Phụng Vụ - Mục Vụ
Mục Vụ Chữa Lành - Những Suy Tư
VietCatholic Network
07:36 18/08/2013
Trong thông điệp nhân Ngày Thế giới Bệnh Nhân Thứ Hai Mươi ngày 11 tháng Hai năm 2012, Đức Thánh Cha Benedict XVI nói rằng:
"Từ việc đọc các sách Tin Mừng, nổi lên rõ ràng rằng Chúa Giêsu luôn cho thấy mối quan tâm đặc biệt đối với người bệnh. Ngài không chỉ sai các môn đệ đến chăm sóc vết thương của họ mà còn thiết lập một bí tích cụ thể: Bí tích Xức Dầu.”
Khi quảng đại cử hành các bí tích cho các bệnh nhân, các vị Mục Tử theo gương Chúa Kitô, Đấng đã cúi mình trên những đau khổ thể lý và tinh thần của con người để chữa lành họ; và qua đó bày tỏ với mỗi người mối quan tâm từ ái và lòng quí mến của Mẹ Giáo Hội.
Xuyên suốt các thông điệp Ngày Thế giới Bệnh Nhân, Đức Thánh Cha danh dự đã nhiều lần kêu gọi việc xem xét bí tích này cả trong khiá cạnh suy tư thần học và mục vụ bệnh nhân. Thật vậy, bên cạnh những buổi cử hành đông đảo, những nghi thức cầu nguyện sốt sắng, những đau khổ thể lý và những tâm hồn tan nát được chữa lành; cũng không thiếu những kỳ vọng không được như ý, những thất vọng, những tâm hồn đã tan nát còn tan nát thêm mà những thận trọng mục vụ phải được xem xét cẩn trọng.
Trong loạt videos này chúng tôi sẽ lần lượt phỏng vấn các Giám Mục Úc Đại Lợi, các linh mục và anh chị em giáo dân về đề tài này. Chúng tôi xin nói ngay mục đích cuộc phỏng vấn này không phải là để gây ra những tranh cãi. Là cơ quan truyền thông, chúng tôi có nghĩa vụ trình bày vấn đề một cách khách quan, trong tinh thần khiêm tốn, chân thành học hỏi, trong khi đặt lợi ích Giáo Hội, những ích lợi thiêng liêng của các tín hữu, và tình hiệp nhất trong Giáo Hội lên hàng đầu.
"Từ việc đọc các sách Tin Mừng, nổi lên rõ ràng rằng Chúa Giêsu luôn cho thấy mối quan tâm đặc biệt đối với người bệnh. Ngài không chỉ sai các môn đệ đến chăm sóc vết thương của họ mà còn thiết lập một bí tích cụ thể: Bí tích Xức Dầu.”
Khi quảng đại cử hành các bí tích cho các bệnh nhân, các vị Mục Tử theo gương Chúa Kitô, Đấng đã cúi mình trên những đau khổ thể lý và tinh thần của con người để chữa lành họ; và qua đó bày tỏ với mỗi người mối quan tâm từ ái và lòng quí mến của Mẹ Giáo Hội.
Xuyên suốt các thông điệp Ngày Thế giới Bệnh Nhân, Đức Thánh Cha danh dự đã nhiều lần kêu gọi việc xem xét bí tích này cả trong khiá cạnh suy tư thần học và mục vụ bệnh nhân. Thật vậy, bên cạnh những buổi cử hành đông đảo, những nghi thức cầu nguyện sốt sắng, những đau khổ thể lý và những tâm hồn tan nát được chữa lành; cũng không thiếu những kỳ vọng không được như ý, những thất vọng, những tâm hồn đã tan nát còn tan nát thêm mà những thận trọng mục vụ phải được xem xét cẩn trọng.
Trong loạt videos này chúng tôi sẽ lần lượt phỏng vấn các Giám Mục Úc Đại Lợi, các linh mục và anh chị em giáo dân về đề tài này. Chúng tôi xin nói ngay mục đích cuộc phỏng vấn này không phải là để gây ra những tranh cãi. Là cơ quan truyền thông, chúng tôi có nghĩa vụ trình bày vấn đề một cách khách quan, trong tinh thần khiêm tốn, chân thành học hỏi, trong khi đặt lợi ích Giáo Hội, những ích lợi thiêng liêng của các tín hữu, và tình hiệp nhất trong Giáo Hội lên hàng đầu.
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Kitô hữu và cả tín hữu Hồi Ai Cập biết ơn lời kêu gọi hòa bình của ĐTC
Linh Tiến Khải
08:21 18/08/2013
KITÔ HỮU VÀ CẢ TÍN HỮU HỒI AI CẬP BIẾT ƠN LỜI KÊU GỌI HÒA BÌNH CỦA Đức Thánh Cha
CAIRO: Cha Rafiq Reiche, phát ngôn viên của Hội Đồng Giám Mục Ai Cập, cho biết lời Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi cầu nguyện cho hòa bình và đối thoại giữa mọi thành phần xã hội Ai Cập đã được công bố trên mọi nhật báo và địa chỉ liên mạng.
Các Kitô hữu và cả tín hữu Hồi đã rất vui mừng biết ơn Đức Thánh Cha Phanxicô về lời kêu gọi nói trên, nhất là các lời cầu nguyện của ngài và của Giáo Hội hoàn vũ cho các nạn nhân của bạo lực và gia đình họ. Cha cho biết đã có nhiều cuộc biểu tình của các Anh em hồi giáo yêu cầu tái lập quyền của tổng thống Morsi. Đã có 40 nhà thờ, trong đó có 10 nhà thờ của Giáo Hội Công Giáo và 30 nhà thờ của các Giáo Hội chính thống, tin lành và chính thống Hy lạp bị cướp bóc và đốt phá, vài nhà thờ bị đốt phá bình địa. Theo cha thật khó mà tái tạo hòa giải, bởi vì đảng Các anh em hồi giáo và các lực lượng hồi giáo khác không tìm kiếm một giải pháp chính trị. Đại đa số dân muốn có một quốc gia Ai Cập hòa bình, trong khi một nhóm thiểu số đang phổ biến bạo lực và khủng bố cho tới các làng mạc xa xôi hẻo lánh trong vùng Thượng Ai Cập.
Trong một cuộc điện đàm với tổ chức Trợ Giúp các Giáo Hội Đau Khổ, Đức Cha Kyrillos William Samaan, Giám Mục giáo phận Copte Công Giáo Assiut, cho biết sự kiện ông Ayman Al-Zawahiri, lãnh tụ Al Qaeda vu khống các Kitô hữu đã cùng quân đội âm mưu lật đổ tổng thống Morsi, đã khiến cho nhiều cơ sở Kitô bị tấn công. Bên cạnh đó các vụ đụng độ giữa lực lượng an ninh và các đoàn biểu tình phò tổng thống Morsi làm cho nhiều người chết và bị thương, đã khiến cho các lực lượng hồi giận dữ trả thù trên các Kitô hữu.
Danh sách các nhà thờ và tu viện của các Giáo Hội Kitô bị tấn công, cướp phá và thiêu rụi ngày 14-8 dài thêm. Chỉ nội trong giáo phận Assiut đã có khoảng 30 nhà thờ bị tấn công khiến Assiut là giáo phận phải gánh chịu nhiều thiệt hại nhất. Các tín hữu hồi cũng đã tấn công tu viện Chúa Chiên Lành, nhiều hàng quán Kitô và thư viện của Hiệp Hội Thánh Kinh tin lành. Tuy nhiên, cũng có nhiều tín hữu hồi đứng ra bênh vực các Kitô hữu, và họ diễn tả gương mặt thật của xã hội Ai Cập, trong đó tín hữu hồi đa số và Kitô hữu thiểu số chung sống hiệp nhất với nhau. Đức Cha cũng cho biết tình hình của Kitô hữu đã khả quan hơn sau khi tổng thống Morsi bị quân đội bãi nhiệm. Đức Cha rất tiếc là các Anh em hồi giáo đã không tiếp nhận lời quân đội mời gọi hòa giải, vì họ tiếp tục mong muốn một nhà nước hồi giáo. Nhưng đó là điều mà đa số dân Ai Cập không muốn. Đức Cha hy vọng các Giáo Hội Kitô Ai Cập có thể tiếp tục cộng tác và góp phần vào tiến trình dân chủ hóa đất nước (SD RG 16-8-2013)
Linh Tiến Khải
CAIRO: Cha Rafiq Reiche, phát ngôn viên của Hội Đồng Giám Mục Ai Cập, cho biết lời Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi cầu nguyện cho hòa bình và đối thoại giữa mọi thành phần xã hội Ai Cập đã được công bố trên mọi nhật báo và địa chỉ liên mạng.
Các Kitô hữu và cả tín hữu Hồi đã rất vui mừng biết ơn Đức Thánh Cha Phanxicô về lời kêu gọi nói trên, nhất là các lời cầu nguyện của ngài và của Giáo Hội hoàn vũ cho các nạn nhân của bạo lực và gia đình họ. Cha cho biết đã có nhiều cuộc biểu tình của các Anh em hồi giáo yêu cầu tái lập quyền của tổng thống Morsi. Đã có 40 nhà thờ, trong đó có 10 nhà thờ của Giáo Hội Công Giáo và 30 nhà thờ của các Giáo Hội chính thống, tin lành và chính thống Hy lạp bị cướp bóc và đốt phá, vài nhà thờ bị đốt phá bình địa. Theo cha thật khó mà tái tạo hòa giải, bởi vì đảng Các anh em hồi giáo và các lực lượng hồi giáo khác không tìm kiếm một giải pháp chính trị. Đại đa số dân muốn có một quốc gia Ai Cập hòa bình, trong khi một nhóm thiểu số đang phổ biến bạo lực và khủng bố cho tới các làng mạc xa xôi hẻo lánh trong vùng Thượng Ai Cập.
Trong một cuộc điện đàm với tổ chức Trợ Giúp các Giáo Hội Đau Khổ, Đức Cha Kyrillos William Samaan, Giám Mục giáo phận Copte Công Giáo Assiut, cho biết sự kiện ông Ayman Al-Zawahiri, lãnh tụ Al Qaeda vu khống các Kitô hữu đã cùng quân đội âm mưu lật đổ tổng thống Morsi, đã khiến cho nhiều cơ sở Kitô bị tấn công. Bên cạnh đó các vụ đụng độ giữa lực lượng an ninh và các đoàn biểu tình phò tổng thống Morsi làm cho nhiều người chết và bị thương, đã khiến cho các lực lượng hồi giận dữ trả thù trên các Kitô hữu.
Danh sách các nhà thờ và tu viện của các Giáo Hội Kitô bị tấn công, cướp phá và thiêu rụi ngày 14-8 dài thêm. Chỉ nội trong giáo phận Assiut đã có khoảng 30 nhà thờ bị tấn công khiến Assiut là giáo phận phải gánh chịu nhiều thiệt hại nhất. Các tín hữu hồi cũng đã tấn công tu viện Chúa Chiên Lành, nhiều hàng quán Kitô và thư viện của Hiệp Hội Thánh Kinh tin lành. Tuy nhiên, cũng có nhiều tín hữu hồi đứng ra bênh vực các Kitô hữu, và họ diễn tả gương mặt thật của xã hội Ai Cập, trong đó tín hữu hồi đa số và Kitô hữu thiểu số chung sống hiệp nhất với nhau. Đức Cha cũng cho biết tình hình của Kitô hữu đã khả quan hơn sau khi tổng thống Morsi bị quân đội bãi nhiệm. Đức Cha rất tiếc là các Anh em hồi giáo đã không tiếp nhận lời quân đội mời gọi hòa giải, vì họ tiếp tục mong muốn một nhà nước hồi giáo. Nhưng đó là điều mà đa số dân Ai Cập không muốn. Đức Cha hy vọng các Giáo Hội Kitô Ai Cập có thể tiếp tục cộng tác và góp phần vào tiến trình dân chủ hóa đất nước (SD RG 16-8-2013)
Linh Tiến Khải
Đức Thánh Cha Phanxicô thúc giục người Công giáo đọc kinh Mân Côi trong cuộc chiến chống lại sự ác
Lã Thụ Nhân
16:13 18/08/2013
Gần 12.000 khách hành hương đã đứng chật kín quảng trường nhỏ bên ngoài Dinh Thự Castel Gandolfo trong Thánh Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời do Đức Thánh Cha chủ sự.
Đức Thánh Cha Phanxicô xuất hiện đằng sau cánh cửa mang tính biểu tượng như là nơi đã khép lại triều đại giáo hoàng vị tiền nhiệm của ngài là Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, ngài tiến đến bàn thờ dã chiến trong chiếc áo lễ đơn giản. Bài giảng của ngài tập trung vào những đóng góp cho Giáo Hội của Đức Mẹ.
Đức Thánh Cha Phanxicô giảng giải: "Qua ánh sáng của biểu tượng xinh đẹp này của Mẹ chúng ta, chúng ta có thể phân tích đoạn Kinh Thánh của bài đọc hôm nay. Chúng ta có thể tập trung vào ba chữ: chiến đấu, phục sinh, và hy vọng".
Theo Đức Thánh Cha Phanxicô, chữ đầu tiên đề cập đến cuộc chiến đấu liên tục từ đời này đến đời kia giữa thiện và ác, và Đức Mẹ đóng vai trò quan trọng ra sao trong việc dẫn dắt thế giới dọc theo cuộc chiến này.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói: "Đức Maria hiệp cùng chúng ta, Mẹ chiến đấu bên cạnh chúng ta. Mẹ nâng đỡ các Kitô hữu trong cuộc chiến chống lại sức mạnh của sự ác. Nhất là qua lời cầu nguyện, qua kinh Mân Côi. Hãy nghe tôi nói, kinh Mân Côi ... Anh chị em có cầu nguyện kinh Mân Côi mỗi ngày không? Tôi không biết, anh chị em có chắc không? Thế thì chúng ta bắt đầu! "
Đức Thánh Cha tiếp tục nói rằng Đức Mẹ đã dự phần trong cuộc chiến đấu của con Mẹ, là Chúa Giêsu Kitô. Mẹ chịu đau đớn cùng Chúa, và vì thế khi Chúa Giêsu phục sinh, Mẹ nhận được hoa quả đầu mùa của ơn cứu chuộc.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói: "Mẹ của chúng ta, chúng ta có thể nói thêm, là người đại diện cho chúng ta. Mẹ là Chị của chúng ta, Chị Cả của chúng ta được ban ơn cứu độ và được đưa về Thiên Đàng".
Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng vì sự đau khổ và được cứu chuộc của Mẹ, Đức Mẹ cũng là hình ảnh mang tính biểu tượng nhất của hy vọng. Mẹ gần gũi những người đau khổ trên khắp thế giới, và ngài đem đến cho họ niềm hy vọng để vượt qua cuộc chiến của họ.
Đức Thánh Cha kết thúc Thánh Lễ với kinh Truyền Tin. Ngài ở lại Castel Gandolfo cả ngày. Sau chuyến viếng thăm một giáo xứ địa phương, ngài trở về Vatican.
Đức Thánh Cha Phanxicô xuất hiện đằng sau cánh cửa mang tính biểu tượng như là nơi đã khép lại triều đại giáo hoàng vị tiền nhiệm của ngài là Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, ngài tiến đến bàn thờ dã chiến trong chiếc áo lễ đơn giản. Bài giảng của ngài tập trung vào những đóng góp cho Giáo Hội của Đức Mẹ.
Đức Thánh Cha Phanxicô giảng giải: "Qua ánh sáng của biểu tượng xinh đẹp này của Mẹ chúng ta, chúng ta có thể phân tích đoạn Kinh Thánh của bài đọc hôm nay. Chúng ta có thể tập trung vào ba chữ: chiến đấu, phục sinh, và hy vọng".
Theo Đức Thánh Cha Phanxicô, chữ đầu tiên đề cập đến cuộc chiến đấu liên tục từ đời này đến đời kia giữa thiện và ác, và Đức Mẹ đóng vai trò quan trọng ra sao trong việc dẫn dắt thế giới dọc theo cuộc chiến này.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói: "Đức Maria hiệp cùng chúng ta, Mẹ chiến đấu bên cạnh chúng ta. Mẹ nâng đỡ các Kitô hữu trong cuộc chiến chống lại sức mạnh của sự ác. Nhất là qua lời cầu nguyện, qua kinh Mân Côi. Hãy nghe tôi nói, kinh Mân Côi ... Anh chị em có cầu nguyện kinh Mân Côi mỗi ngày không? Tôi không biết, anh chị em có chắc không? Thế thì chúng ta bắt đầu! "
Đức Thánh Cha tiếp tục nói rằng Đức Mẹ đã dự phần trong cuộc chiến đấu của con Mẹ, là Chúa Giêsu Kitô. Mẹ chịu đau đớn cùng Chúa, và vì thế khi Chúa Giêsu phục sinh, Mẹ nhận được hoa quả đầu mùa của ơn cứu chuộc.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói: "Mẹ của chúng ta, chúng ta có thể nói thêm, là người đại diện cho chúng ta. Mẹ là Chị của chúng ta, Chị Cả của chúng ta được ban ơn cứu độ và được đưa về Thiên Đàng".
Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng vì sự đau khổ và được cứu chuộc của Mẹ, Đức Mẹ cũng là hình ảnh mang tính biểu tượng nhất của hy vọng. Mẹ gần gũi những người đau khổ trên khắp thế giới, và ngài đem đến cho họ niềm hy vọng để vượt qua cuộc chiến của họ.
Đức Thánh Cha kết thúc Thánh Lễ với kinh Truyền Tin. Ngài ở lại Castel Gandolfo cả ngày. Sau chuyến viếng thăm một giáo xứ địa phương, ngài trở về Vatican.
Đức Giáo Hoàng kêu gọi hòa bình, đối thoại và hòa giải tại Ai Cập
Lã Thụ Nhân
16:19 18/08/2013
Trong buổi đọc kinh Truyền Tin tại Castel Gandolfo, Đức Thánh Cha Phanxicô bày tỏ lo ngại về tình hình ở Ai Cập, nơi mà các cuộc biểu tình và đụng độ với quân đội đã dẫn đến những thiệt hại nhân mạng trầm trọng, cho đến nay có hơn 600 người thiệt mạng.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói: "Thật không may, tin tức đau đớn đã đến từ Ai Cập. Tôi muốn đảm bảo cầu nguyện cho tất cả các nạn nhân và gia đình họ, những người bị thương và tất cả những người đang chịu đau đớn. Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện cho hòa bình, đối thoại và hòa giải nơi quốc gia thân yêu đó và cho khắp thế giới. Đức Maria, Nữ Vương Hòa Bình, cầu cho chúng con. Tất cả chúng ta hãy kêu cầu, Đức Maria, Nữ Vương Hòa Bình, cầu cho chúng con".
Đức Thánh Cha đưa ra nhận xét của ngài trước hàng ngàn người đến tham dự Thánh Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời tại Quảng trường Tự do tại Castel Gandolfo. Đức Giáo Hoàng cũng cho biết đây là thời điểm 25 năm kể từ khi Đức Gioan Phaolô II ban hành Tông Thư Mulieris Dignitatem, về phẩm giá và ơn gọi của người phụ nữ. Ngài thúc giục các tín hữu phân tích vai trò của phụ nữ trong Giáo Hội.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói: "Tài liệu này rất giàu ý tưởng, xứng đáng để được đổi mới và phát triển, và đó là nền tảng cho chúng ta thấy trọn vẹn hình ảnh của Đức Trinh Nữ Maria."
Đức Thánh Cha cũng cho biết, mỗi tiếng xin vâng với Thiên Chúa, như mẫu gương của Đức Mẹ, là một bước tiến gần hơn đến Thiên Đàng.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói: "Thật không may, tin tức đau đớn đã đến từ Ai Cập. Tôi muốn đảm bảo cầu nguyện cho tất cả các nạn nhân và gia đình họ, những người bị thương và tất cả những người đang chịu đau đớn. Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện cho hòa bình, đối thoại và hòa giải nơi quốc gia thân yêu đó và cho khắp thế giới. Đức Maria, Nữ Vương Hòa Bình, cầu cho chúng con. Tất cả chúng ta hãy kêu cầu, Đức Maria, Nữ Vương Hòa Bình, cầu cho chúng con".
Đức Thánh Cha đưa ra nhận xét của ngài trước hàng ngàn người đến tham dự Thánh Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời tại Quảng trường Tự do tại Castel Gandolfo. Đức Giáo Hoàng cũng cho biết đây là thời điểm 25 năm kể từ khi Đức Gioan Phaolô II ban hành Tông Thư Mulieris Dignitatem, về phẩm giá và ơn gọi của người phụ nữ. Ngài thúc giục các tín hữu phân tích vai trò của phụ nữ trong Giáo Hội.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói: "Tài liệu này rất giàu ý tưởng, xứng đáng để được đổi mới và phát triển, và đó là nền tảng cho chúng ta thấy trọn vẹn hình ảnh của Đức Trinh Nữ Maria."
Đức Thánh Cha cũng cho biết, mỗi tiếng xin vâng với Thiên Chúa, như mẫu gương của Đức Mẹ, là một bước tiến gần hơn đến Thiên Đàng.
Một bộ phim trình bày Đức Mẹ đưa con người trở về với Đức Tin như thế nào
Lã Thụ Nhân
16:28 18/08/2013
Mỗi năm hàng triệu người trên khắp thế giới viếng thăm những đền thánh đã được cung hiến cho Đức Mẹ. Đằng sau mỗi người hành hương là một câu chuyện. Bộ phim "Quê hương Mẹ Maria. Hư cấu hay Thực tại?" chia sẻ chứng tá của những người đã trở về với đức tin Công Giáo, sau khi cảm nghiệm được sự cầu bầu từ Mẹ Chúa Kitô.
"Tôi nghe giọng nói này có vẻ rất ngọt ngào, rất... nặng tình mẫu tử. Mẹ nói với tôi ‘con trai của mẹ, thế là đủ. Con có sẵn sàng để trở về nhà không?’"
Ông Juan Manuel Cotelo, nhà sản xuất bộ phim "Quê hương Mẹ Maria. Hư cấu hay Thực tại?" cho biết: "Bộ phim được dựa trên đó. Con đường dễ nhất và có tác động nhất để trở về với Thiên Chúa là qua Mẹ Maria" (3:16-3:31). "Thật là tuyệt đẹp khi thấy rằng Đức Mẹ không phải là một nhân vật huyền thoại tuyệt đẹp hoặc một câu chuyện cổ Hy Lạp. Mẹ không chỉ là một huyền thoại trong những huyền thoại khác".
Ông Juan Manuel Cotelo giải thích rằng mục tiêu chính của bộ phim này là để nghiên cứu, tìm hiểu thêm về thực tại của con người, bao gồm cả những người tuyên bố họ đã được trò chuyện với chính Thiên Chúa.
Ông Juan Manuel Cotelo nói: "Nếu ai đó nói rằng họ trò chuyện với Michael Jackson chúng tôi không nghi ngờ. Chúng tôi nghĩ rằng hoặc là họ nói dối, hoặc là tâm thần họ không ổn định, họ cần tìm đến một bác sĩ tâm thần. Nhưng có hàng triệu, không chỉ một mà là hàng triệu người tuyên bố họ đã trò chuyện với Chúa Giêsu Kitô hằng ngày. Họ đang nói dối chăng, điên à? Hay họ nói lên sự thật?"
"Hãy nói về những người sống mà không có Thiên Chúa trong nhiều năm, và bây giờ họ sống với Ngài. Họ có quyền nói, tôi đã kiểm nghiệm với cả hai lối sống, và lối sống này tốt hơn. Được, chúng ta hãy xem họ đã chán ngấy, hay họ có tâm thần không ổn định, hay là họ đang trình bày một số sự thật"
Một trong những điều gây ngạc nhiên cho những người không Công Giáo là lòng sùng mộ đặc biệt mà người Công Giáo bộc lộ đối với Đức Trinh Nữ Maria. Lịch của họ là đầy những ngày dành cho ngài, và các đền Đức Mẹ luôn đầy ắp khách hành hương. Cuốn phim "Hư cấu hay Thực tại" giúp người xem hiểu rõ vai trò Đức Mẹ trong Giáo Hội Công Giáo.
"Tôi nghe giọng nói này có vẻ rất ngọt ngào, rất... nặng tình mẫu tử. Mẹ nói với tôi ‘con trai của mẹ, thế là đủ. Con có sẵn sàng để trở về nhà không?’"
Ông Juan Manuel Cotelo, nhà sản xuất bộ phim "Quê hương Mẹ Maria. Hư cấu hay Thực tại?" cho biết: "Bộ phim được dựa trên đó. Con đường dễ nhất và có tác động nhất để trở về với Thiên Chúa là qua Mẹ Maria" (3:16-3:31). "Thật là tuyệt đẹp khi thấy rằng Đức Mẹ không phải là một nhân vật huyền thoại tuyệt đẹp hoặc một câu chuyện cổ Hy Lạp. Mẹ không chỉ là một huyền thoại trong những huyền thoại khác".
Ông Juan Manuel Cotelo giải thích rằng mục tiêu chính của bộ phim này là để nghiên cứu, tìm hiểu thêm về thực tại của con người, bao gồm cả những người tuyên bố họ đã được trò chuyện với chính Thiên Chúa.
Ông Juan Manuel Cotelo nói: "Nếu ai đó nói rằng họ trò chuyện với Michael Jackson chúng tôi không nghi ngờ. Chúng tôi nghĩ rằng hoặc là họ nói dối, hoặc là tâm thần họ không ổn định, họ cần tìm đến một bác sĩ tâm thần. Nhưng có hàng triệu, không chỉ một mà là hàng triệu người tuyên bố họ đã trò chuyện với Chúa Giêsu Kitô hằng ngày. Họ đang nói dối chăng, điên à? Hay họ nói lên sự thật?"
"Hãy nói về những người sống mà không có Thiên Chúa trong nhiều năm, và bây giờ họ sống với Ngài. Họ có quyền nói, tôi đã kiểm nghiệm với cả hai lối sống, và lối sống này tốt hơn. Được, chúng ta hãy xem họ đã chán ngấy, hay họ có tâm thần không ổn định, hay là họ đang trình bày một số sự thật"
Một trong những điều gây ngạc nhiên cho những người không Công Giáo là lòng sùng mộ đặc biệt mà người Công Giáo bộc lộ đối với Đức Trinh Nữ Maria. Lịch của họ là đầy những ngày dành cho ngài, và các đền Đức Mẹ luôn đầy ắp khách hành hương. Cuốn phim "Hư cấu hay Thực tại" giúp người xem hiểu rõ vai trò Đức Mẹ trong Giáo Hội Công Giáo.
Ai Cập: 50 nhà thờ bị đốt trong ngày thứ hai của các cuộc tấn công vào nhà thờ
Lã Thụ Nhân
16:36 18/08/2013
Tổ chức Huynh đệ Hồi giáo đã tuyên bố ngày "Thứ Sáu Cuồng Nộ" để phản đối các hành động của chính phủ, và các chiến binh Hồi giáo đã xuống đường sau khi dự lễ trong các buổi cầu nguyện vào ngày thứ Sáu tại các thánh đường Hồi giáo. Các cuộc tấn công của họ nhắm vào các mục tiêu Kitô giáo sau hành động của cảnh sát và quân đội chống lại những người biểu tình Huynh đệ Hồi giáo ủng hộ Tổng thống bị lật đổ Mohamed Morsi.
Cha Hani Bakhoum Kiroulos, phát ngôn viên của Giáo Hội Công Giáo Coptic cho hãng tin CNS hay: "Quân đội đã cố gắng giải tán cuộc biểu ngồi lì tình bám trụ này của Huynh đệ Hồi giáo, nhưng Huynh đệ Hồi giáo đã xục sạo khắp nơi trong thành phố và đốt cháy những nơi quan trọng, trong đó có nhiều nhà thờ. Đây là vấn đề không chỉ giới hạn trong phạm vi các Kitô hữu nhưng còn liên quan đến những người Hồi giáo ôn hòa. Chúng tôi đang phải đối mặt với một nhóm khủng bố tìm cách đốt cả đất nước bốc cháy".
Đề cập đến cuộc lật đổ Morsi ngày 03 tháng Bảy, cha nói thêm rằng "Giáo Hội không ủng hộ một cuộc đảo chính quân sự - trái lại, quân đội ủng hộ khát vọng của người dân, và Giáo Hội là một phần của người dân".
Giáo hội học của Đức Phanxicô
Vũ Văn An
17:41 18/08/2013
Trong cuộc viếng thăm Ba Tây vừa qua, các bài giảng lễ và các diễn văn của Đức Phanxicô đều có cái nét đơn giản và trực tiếp giúp tín hữu cảm hứng được niềm tin tưởng vào tình yêu Thiên Chúa, hy vọng vào canh tân và thương yêu người lân cận, nhất là người nghèo. Nhưng có hai bài diễn văn của ngài vượt quá tính cách khuyên bảo mục vụ để trình bày viễn kiến cũng như nghị trình của ngài dành cho Giáo Hội. Đó là diễn văn ngày 27 tháng Bẩy nói với các giám mục Ba Tây và bài diễn văn vào ngày hôm sau nói với CELAM, tức hội đồng giám mục Châu Mỹ La Tinh.
Thử hỏi: Đức Phanxicô muốn dẫn dắt Giáo Hội tới đâu? Ngài muốn các giám mục làm gì?
Giáo Hội như người hòa giải: Trong diễn văn ngỏ với các giám mục Ba Tây, Đức Phanxicô thuật lại câu truyện Đức Bà Aparecida như một dụ ngôn của Giáo Hội Châu Mỹ La Tinh. Những ngư phủ mỏi mệt, sau khi thấm thía sự thất bại ê chề trên chiếc thuyền cũ kỹ với tấm lưới rách nát, bỗng tìm được một bức tượng. Nhưng bức tượng này cần được sửa chữa. Đức Thánh Cha nói rằng “Tại Aparecida, sứ điệp của Thiên Chúa, ngay từ đầu, đã là một sứ điệp phải phục hồi lại những gì tan nát, thống nhất lại những gì bị phân chia... Các bức tường, các ngăn cách, các dị biệt hiện tồn cần phải biến đi. Giáo Hội không thể sao lãng bài học này: Giáo Hội vốn được kêu gọi trở thành phương tiện của hòa giải”.
Giáo Hội của trái tim: Đối với Đức Phanxicô, đức tin bước vào Giáo Hội qua trái tim người nghèo, chứ không qua đầu óc người trí thức. Ngài thú thực rằng “ có lẽ ta đã giản lược cách nói năng của ta về mầu nhiệm vào các giải thích duy lý, nhưng đối với người tầm thường, mầu nhiệm bước vào họ qua ngả trái tim”. Điều này khiến ngài hiểu được vai trò truyền giáo của Giáo Hội không phải để thắng một luận điểm mà là để cung hiến một điều gì đẹp đẽ. Ngài nói với các giám mục “Chỉ có vẻ đẹp của Thiên Chúa mới lôi cuốn người ta thôi. Phương thức của Thiên Chúa là phương thức lôi kéo, quyến rũ... Người làm sống lại trong ta ước muốn mời gọi người lân cận, ngõ hầu làm họ nhận ra vẻ đẹp của Người. Truyền giáo đã phát sinh từ chính sự quyến rũ thần linh đó, một quyến rũ phát sinh từ gặp gỡ”.
Một Giáo Hội với một sứ điệp đơn giản: Đức Phanxicô kết luận: “Thành quả công việc mục vụ của ta không hệ ở việc giầu tài nguyên, mà hệ ở tính sáng tạo của tình yêu”. Ngài biện luận rằng phải giữ cho sứ điệp luôn luôn đơn giản. “Đôi khi ta mất dân vì dân không hiểu ta nói gì, vì ta quên khuấy cả ngôn ngữ đơn giản để đưa vào chủ nghĩa duy trí, một chủ nghĩa hoàn toàn xa lạ đối với dân”. Giáo Hội này không nên ám ảnh với việc liệu Chúa Giêsu có “đồng bản tính” với Đức Chúa Cha hay không. Đúng hơn, Giáo Hội phải trình bày Người như lòng xót thương của Thiên Chúa.
Một Giáo Hội của Emmau: Dùng trình thuật Emmau của Tin Mừng, Đức Phanxicô nói với các giám mục về những người rời bỏ Giáo Hội vì “nay họ nghĩ rằng Giáo Hội, thành Giêrusalem của họ, không còn đem lại cho họ bất cứ điều gì có ý nghĩa và quan trọng cả”. Ngài không đổ lỗi cho văn hóa, ngài không lớn tiếng hô hào chống lại thuyết duy tương đối, thuyết duy tiêu thụ và đủ mọi thuyết “duy” khác; thay vào đó, ngài mời gọi các giám mục tự xét mình.
Có lẽ Giáo Hội tỏ ra quá yếu ớt, quá xa cách đối với các nhu cầu của họ, quá nghèo nàn trong đáp ứng đối với các quan tâm của họ, quá lạnh lùng, quá lẩn quẩn với chính mình, quá giam mình vào chính các công thức cứng ngắc của mình, có lẽ thế giới tỏ ra muốn biến Giáo Hội thành tàn dư của quá khứ, không thích đáng đối với vấn nạn nới nữa; có lẽ Giáo Hội chỉ còn có thể nói với người ở tuổi ấu thơ, chứ không nói được với những người đã lớn khôn.
Đứng trước tình thế Emmau này, Đức Phanxicô đề xuất những gì?
Ta cần một Giáo Hội không sợ phải ra ngoài lúc đêm khuya. Ta cần một Giáo Hội có khả năng gặp gỡ người ta ngay trên đường đi của họ. Ta cần một Giáo Hội có khả năng bước vào cuộc trò chuyện với họ. Ta cần một Giáo Hội có khả năng đối thoại với các môn đệ, sau khi bỏ Giêrusalem, đã lang thang vô định, cô đơn một mình, với nỗi thất vọng riêng, vỡ mộng bởi một Kitô Giáo bị coi là khô cằn, là đất vô sinh, thiếu khả năng tạo ra ý nghĩa...
Liệu ta có còn là một Giáo Hội có khả năng sưởi ấm lòng người? Một Giáo Hội có khả năng dẫn người ta trở lại Giêrusalem? Đem họ về quê hương? Giêrusalem vốn là gốc rễ của họ: Thánh Kinh, giáo lý, bí tích, cộng đồng, tình bạn với Chúa, với Đức Maria và các tông đồ... Liệu ta có còn khả năng nói về các gốc rễ này một cách làm sống dậy cảm thức thán phục trước vẻ đẹp của chúng không?
Sau đó, Đức Phanxicô trình bày các thách đố thực tiễn đối với các giám mục Ba Tây và các giám mục khác. Các thách thức này rút ra từ nền Giáo Hội học nói trên:
a. “Nếu không huấn luyện được các thừa tác viên có khả năng sưởi ấm lòng người, cùng đi với họ trong đêm thâu, biết đối thoại với các hy vọng lẫn thất vọng của họ, biết vá lành các đổ vỡ của họ, thì nào còn hy vọng gì cho cuộc hành trình hiện nay và mai sau của ta nữa?”
b. “Như thế, cần phải biết đánh giá nhiều hơn các yếu tố địa phương và miền. Nền hành chánh trung ương không đủ; cũng cần gia tăng tính hiệp đoàn và liên đới nữa”. Điều cần “không phải là sự nhất trí, nhưng là sự hợp nhất thực sự trong cái phong phú của đa dạng tính”.
c. Gia tài của Giáo Hội được lưu truyền nhờ chứng tá, và “ta cần đích thân chuyển giao nó, cần chạm tới người ta muốn trao lại, ta muốn chuyển giao gia bảo này”.
d. “Ta cần một Giáo Hội có khả năng tái khám phá dạ xót thương của người mẹ. Ngày nay, không có xót thương, ta ít có cơ may trở nên thành phần của thế giới ‘những con người bị thương tổn cần được hiểu biết, tha thứ và yêu thương’”.
e. “Ta đừng thu nhỏ phần đóng góp của nữ giới trong Giáo Hội, nhưng phải cổ vũ vai trò tích cực của họ trong cộng đồng Giáo Hội. Mất nữ giới, Giáo Hội có nguy cơ trở thành vô sinh”.
Nói với ủy ban điều hợp của CELAM, Đức Phanxicô tiếp tục lên xương thịt cho nghị trình của ngài dành cho các giám mục:
a. “Chúng ta có lo liệu để việc làm của ta và của các linh mục có tính mục vụ nhiều hơn là tính hành chánh không?”
b. “Chúng ta có đang tạo ra một tâm thức biết tiên liệu (proactive) hay không? Chúng ta có cổ vũ các cơ hội và các khả thể để biểu hiện lòng thương xót của Thiên Chúa hay không?
c. “Chúng ta có làm cho tín hữu giáo dân trở thành người chia sẻ sứ vụ hay không?”
d. Các hội đồng giáo phận và giáo xứ “bất kể là mục vụ hay tài chánh, có đem lại cho tín hữu giáo dân các cơ hội thực sự để họ tham gia vào diễn trình tham khảo, tổ chức và đặt kế hoạch mục vụ không?”
e. Chúng ta có dành cho tín hữu giáo dân “sự tự do được tiếp tục biện phân sứ vụ mà Chúa đã ủy thác cho họ một cách xứng hợp với sự lớn mạnh trong tư cách môn đệ của họ hay không?”
Trung tâm là Chúa Giêsu Kitô. Tư cách môn đệ truyền giáo không cho phép ta tập chú vào mình, lấy mình làm trung tâm. Đức Phanxicô nói rằng “nó phải hoặc là hướng về Chúa Giêsu Kitô hay là hướng về những người ta phải công bố Chúa Kitô cho”. Cả nhà truyền giáo lẫn Giáo Hội đều không phải là trung tâm. “Trung tâm là Chúa Giêsu Kitô, Đấng kêu gọi ta và sai ta đi”. Khi “tự biến mình thành trung tâm, Giáo Hội sẽ trở thành viên chức và từ từ sẽ biến thành một loại cơ quan phi chính phủ (NGO)”.
Với lòng khiêm nhường cố hữu, Đức Phanxicô nhìn nhận rằng ngài và các giám mục đang không theo kịp điều ngài gọi là “hồi tâm mục vụ” (pastoral conversion) và còn có thể làm tốt hơn nữa. Ngài nêu ra một tiêu chuẩn cao để ngài và các giám mục cùng vươn tới.
Các giám mục phải là các mục tử, gần gũi dân, là cha anh, hiền hậu, kiên nhẫn và nhân từ. Là người yêu khó nghèo, cả khó nghèo bên trong hiểu như tự do trước mặt Chúa, lẫn khó nghèo bên ngoài hiểu như sống đơn giản và khắc khổ. Là người không suy nghĩ và hành xử như “ông hoàng”. Là người không tham vọng, chỉ kết hôn với một Giáo Hội duy nhất chứ không để mắt tới bất cứ ai khác nữa. Là người có khả năng trông chừng đoàn chiên được ủy thác cho mình và bảo vệ tất cả những gì giữ cho đoàn chiên tụ lại với nhau, biết giữ gìn để người của mình khỏi phải lo lắng trước các nguy cơ đe dọa họ, nhưng trên hết, phải tạo hy vọng, để ánh sáng luôn rạng chiếu trong tâm hồn người ta. Là người có khả năng yểm trợ, một cách đầy yêu thương và nhẫn nại, các việc làm của Thiên Chúa giữa dân Người. Giám mục phải hiện diện giữa dân của mình bằng ba cách: đi trước họ để chỉ đường; ở giữa họ để giữ họ lại với nhau và ngăn không để họ tán loạn; và đi sau họ để bảo đảm không ai bị bỏ rơi, nhưng còn điều này nữa và là điều chủ yếu: làm thế nào để đoàn chiên ngửi ra những nẻo đường mới của họ.
Qua mô tả trên, ta thấy rõ: Đức Phanxicô sẽ ưu tiên xem sét các đức tính mục vụ khi bổ nhiệm các giám mục mới. Nếu ngài thành công trong việc chọn được các giám mục như trên, thì một lối lãnh đạo mới sẽ từ Rôma lan tỏa ra khắp thế giới Công Giáo.
Thử hỏi: Đức Phanxicô muốn dẫn dắt Giáo Hội tới đâu? Ngài muốn các giám mục làm gì?
Giáo Hội như người hòa giải: Trong diễn văn ngỏ với các giám mục Ba Tây, Đức Phanxicô thuật lại câu truyện Đức Bà Aparecida như một dụ ngôn của Giáo Hội Châu Mỹ La Tinh. Những ngư phủ mỏi mệt, sau khi thấm thía sự thất bại ê chề trên chiếc thuyền cũ kỹ với tấm lưới rách nát, bỗng tìm được một bức tượng. Nhưng bức tượng này cần được sửa chữa. Đức Thánh Cha nói rằng “Tại Aparecida, sứ điệp của Thiên Chúa, ngay từ đầu, đã là một sứ điệp phải phục hồi lại những gì tan nát, thống nhất lại những gì bị phân chia... Các bức tường, các ngăn cách, các dị biệt hiện tồn cần phải biến đi. Giáo Hội không thể sao lãng bài học này: Giáo Hội vốn được kêu gọi trở thành phương tiện của hòa giải”.
Giáo Hội của trái tim: Đối với Đức Phanxicô, đức tin bước vào Giáo Hội qua trái tim người nghèo, chứ không qua đầu óc người trí thức. Ngài thú thực rằng “ có lẽ ta đã giản lược cách nói năng của ta về mầu nhiệm vào các giải thích duy lý, nhưng đối với người tầm thường, mầu nhiệm bước vào họ qua ngả trái tim”. Điều này khiến ngài hiểu được vai trò truyền giáo của Giáo Hội không phải để thắng một luận điểm mà là để cung hiến một điều gì đẹp đẽ. Ngài nói với các giám mục “Chỉ có vẻ đẹp của Thiên Chúa mới lôi cuốn người ta thôi. Phương thức của Thiên Chúa là phương thức lôi kéo, quyến rũ... Người làm sống lại trong ta ước muốn mời gọi người lân cận, ngõ hầu làm họ nhận ra vẻ đẹp của Người. Truyền giáo đã phát sinh từ chính sự quyến rũ thần linh đó, một quyến rũ phát sinh từ gặp gỡ”.
Một Giáo Hội với một sứ điệp đơn giản: Đức Phanxicô kết luận: “Thành quả công việc mục vụ của ta không hệ ở việc giầu tài nguyên, mà hệ ở tính sáng tạo của tình yêu”. Ngài biện luận rằng phải giữ cho sứ điệp luôn luôn đơn giản. “Đôi khi ta mất dân vì dân không hiểu ta nói gì, vì ta quên khuấy cả ngôn ngữ đơn giản để đưa vào chủ nghĩa duy trí, một chủ nghĩa hoàn toàn xa lạ đối với dân”. Giáo Hội này không nên ám ảnh với việc liệu Chúa Giêsu có “đồng bản tính” với Đức Chúa Cha hay không. Đúng hơn, Giáo Hội phải trình bày Người như lòng xót thương của Thiên Chúa.
Một Giáo Hội của Emmau: Dùng trình thuật Emmau của Tin Mừng, Đức Phanxicô nói với các giám mục về những người rời bỏ Giáo Hội vì “nay họ nghĩ rằng Giáo Hội, thành Giêrusalem của họ, không còn đem lại cho họ bất cứ điều gì có ý nghĩa và quan trọng cả”. Ngài không đổ lỗi cho văn hóa, ngài không lớn tiếng hô hào chống lại thuyết duy tương đối, thuyết duy tiêu thụ và đủ mọi thuyết “duy” khác; thay vào đó, ngài mời gọi các giám mục tự xét mình.
Có lẽ Giáo Hội tỏ ra quá yếu ớt, quá xa cách đối với các nhu cầu của họ, quá nghèo nàn trong đáp ứng đối với các quan tâm của họ, quá lạnh lùng, quá lẩn quẩn với chính mình, quá giam mình vào chính các công thức cứng ngắc của mình, có lẽ thế giới tỏ ra muốn biến Giáo Hội thành tàn dư của quá khứ, không thích đáng đối với vấn nạn nới nữa; có lẽ Giáo Hội chỉ còn có thể nói với người ở tuổi ấu thơ, chứ không nói được với những người đã lớn khôn.
Đứng trước tình thế Emmau này, Đức Phanxicô đề xuất những gì?
Ta cần một Giáo Hội không sợ phải ra ngoài lúc đêm khuya. Ta cần một Giáo Hội có khả năng gặp gỡ người ta ngay trên đường đi của họ. Ta cần một Giáo Hội có khả năng bước vào cuộc trò chuyện với họ. Ta cần một Giáo Hội có khả năng đối thoại với các môn đệ, sau khi bỏ Giêrusalem, đã lang thang vô định, cô đơn một mình, với nỗi thất vọng riêng, vỡ mộng bởi một Kitô Giáo bị coi là khô cằn, là đất vô sinh, thiếu khả năng tạo ra ý nghĩa...
Liệu ta có còn là một Giáo Hội có khả năng sưởi ấm lòng người? Một Giáo Hội có khả năng dẫn người ta trở lại Giêrusalem? Đem họ về quê hương? Giêrusalem vốn là gốc rễ của họ: Thánh Kinh, giáo lý, bí tích, cộng đồng, tình bạn với Chúa, với Đức Maria và các tông đồ... Liệu ta có còn khả năng nói về các gốc rễ này một cách làm sống dậy cảm thức thán phục trước vẻ đẹp của chúng không?
Sau đó, Đức Phanxicô trình bày các thách đố thực tiễn đối với các giám mục Ba Tây và các giám mục khác. Các thách thức này rút ra từ nền Giáo Hội học nói trên:
a. “Nếu không huấn luyện được các thừa tác viên có khả năng sưởi ấm lòng người, cùng đi với họ trong đêm thâu, biết đối thoại với các hy vọng lẫn thất vọng của họ, biết vá lành các đổ vỡ của họ, thì nào còn hy vọng gì cho cuộc hành trình hiện nay và mai sau của ta nữa?”
b. “Như thế, cần phải biết đánh giá nhiều hơn các yếu tố địa phương và miền. Nền hành chánh trung ương không đủ; cũng cần gia tăng tính hiệp đoàn và liên đới nữa”. Điều cần “không phải là sự nhất trí, nhưng là sự hợp nhất thực sự trong cái phong phú của đa dạng tính”.
c. Gia tài của Giáo Hội được lưu truyền nhờ chứng tá, và “ta cần đích thân chuyển giao nó, cần chạm tới người ta muốn trao lại, ta muốn chuyển giao gia bảo này”.
d. “Ta cần một Giáo Hội có khả năng tái khám phá dạ xót thương của người mẹ. Ngày nay, không có xót thương, ta ít có cơ may trở nên thành phần của thế giới ‘những con người bị thương tổn cần được hiểu biết, tha thứ và yêu thương’”.
e. “Ta đừng thu nhỏ phần đóng góp của nữ giới trong Giáo Hội, nhưng phải cổ vũ vai trò tích cực của họ trong cộng đồng Giáo Hội. Mất nữ giới, Giáo Hội có nguy cơ trở thành vô sinh”.
Nói với ủy ban điều hợp của CELAM, Đức Phanxicô tiếp tục lên xương thịt cho nghị trình của ngài dành cho các giám mục:
a. “Chúng ta có lo liệu để việc làm của ta và của các linh mục có tính mục vụ nhiều hơn là tính hành chánh không?”
b. “Chúng ta có đang tạo ra một tâm thức biết tiên liệu (proactive) hay không? Chúng ta có cổ vũ các cơ hội và các khả thể để biểu hiện lòng thương xót của Thiên Chúa hay không?
c. “Chúng ta có làm cho tín hữu giáo dân trở thành người chia sẻ sứ vụ hay không?”
d. Các hội đồng giáo phận và giáo xứ “bất kể là mục vụ hay tài chánh, có đem lại cho tín hữu giáo dân các cơ hội thực sự để họ tham gia vào diễn trình tham khảo, tổ chức và đặt kế hoạch mục vụ không?”
e. Chúng ta có dành cho tín hữu giáo dân “sự tự do được tiếp tục biện phân sứ vụ mà Chúa đã ủy thác cho họ một cách xứng hợp với sự lớn mạnh trong tư cách môn đệ của họ hay không?”
Trung tâm là Chúa Giêsu Kitô. Tư cách môn đệ truyền giáo không cho phép ta tập chú vào mình, lấy mình làm trung tâm. Đức Phanxicô nói rằng “nó phải hoặc là hướng về Chúa Giêsu Kitô hay là hướng về những người ta phải công bố Chúa Kitô cho”. Cả nhà truyền giáo lẫn Giáo Hội đều không phải là trung tâm. “Trung tâm là Chúa Giêsu Kitô, Đấng kêu gọi ta và sai ta đi”. Khi “tự biến mình thành trung tâm, Giáo Hội sẽ trở thành viên chức và từ từ sẽ biến thành một loại cơ quan phi chính phủ (NGO)”.
Với lòng khiêm nhường cố hữu, Đức Phanxicô nhìn nhận rằng ngài và các giám mục đang không theo kịp điều ngài gọi là “hồi tâm mục vụ” (pastoral conversion) và còn có thể làm tốt hơn nữa. Ngài nêu ra một tiêu chuẩn cao để ngài và các giám mục cùng vươn tới.
Các giám mục phải là các mục tử, gần gũi dân, là cha anh, hiền hậu, kiên nhẫn và nhân từ. Là người yêu khó nghèo, cả khó nghèo bên trong hiểu như tự do trước mặt Chúa, lẫn khó nghèo bên ngoài hiểu như sống đơn giản và khắc khổ. Là người không suy nghĩ và hành xử như “ông hoàng”. Là người không tham vọng, chỉ kết hôn với một Giáo Hội duy nhất chứ không để mắt tới bất cứ ai khác nữa. Là người có khả năng trông chừng đoàn chiên được ủy thác cho mình và bảo vệ tất cả những gì giữ cho đoàn chiên tụ lại với nhau, biết giữ gìn để người của mình khỏi phải lo lắng trước các nguy cơ đe dọa họ, nhưng trên hết, phải tạo hy vọng, để ánh sáng luôn rạng chiếu trong tâm hồn người ta. Là người có khả năng yểm trợ, một cách đầy yêu thương và nhẫn nại, các việc làm của Thiên Chúa giữa dân Người. Giám mục phải hiện diện giữa dân của mình bằng ba cách: đi trước họ để chỉ đường; ở giữa họ để giữ họ lại với nhau và ngăn không để họ tán loạn; và đi sau họ để bảo đảm không ai bị bỏ rơi, nhưng còn điều này nữa và là điều chủ yếu: làm thế nào để đoàn chiên ngửi ra những nẻo đường mới của họ.
Qua mô tả trên, ta thấy rõ: Đức Phanxicô sẽ ưu tiên xem sét các đức tính mục vụ khi bổ nhiệm các giám mục mới. Nếu ngài thành công trong việc chọn được các giám mục như trên, thì một lối lãnh đạo mới sẽ từ Rôma lan tỏa ra khắp thế giới Công Giáo.
ĐTC chia buồn với gia đình các nạn nhân đắm phà tại Cebu Phi Luật Tân
Linh Tiến Khải
08:10 18/08/2013
Đức Thánh Cha CHIA BUỒN VỚI GIA ĐÌNH CÁC NẠN NHÂN VỤ ĐẮM PHÀ TẠI CẢNG CEBU BÊN PHILIPPINES
VATICĂNG: Đức Thánh Cha Phanxicô bầy tỏ đau buồn trước tin đắm phà ngoài cảng Cebu bên Philippines khiến cho hơn 200 người bị mất tích. Ngài gần gũi gia đình các nạn nhân và phó thác cho lòng thương xót Chúa những người đã qua đời.
Trong điện tín, do Đức Hồng Y Tarcisio Bertone ký gửi Đức Cha Jose Palma Tổng Giám Mục Cebu, Đức Thánh Cha cầu xin Chúa ban ơn can đảm và an ủi gia đình các nạn nhân. Tai nạn đã xảy ra đêm 16-8-2013 khi chiếc phà đụng vào một chiếc tầu chở hàng đang vào cảng. Trên phà có 841 người, nhưng đã chỉ có 600 người sống sót.
Philippines là quốc gia có tới 7.000 đảo, và phương tiện di chuyển thông dụng nhất là phà. Trong quá khứ cũng đã xảy ra nhiều vụ đắm phà. Trầm trọng nhất là vụ đắm phà năm 1987 ngoài khơi Manila khiến cho 4.300 người thiệt mạng (RG 17-8-2013)
Linh Tiến Khải
VATICĂNG: Đức Thánh Cha Phanxicô bầy tỏ đau buồn trước tin đắm phà ngoài cảng Cebu bên Philippines khiến cho hơn 200 người bị mất tích. Ngài gần gũi gia đình các nạn nhân và phó thác cho lòng thương xót Chúa những người đã qua đời.
Trong điện tín, do Đức Hồng Y Tarcisio Bertone ký gửi Đức Cha Jose Palma Tổng Giám Mục Cebu, Đức Thánh Cha cầu xin Chúa ban ơn can đảm và an ủi gia đình các nạn nhân. Tai nạn đã xảy ra đêm 16-8-2013 khi chiếc phà đụng vào một chiếc tầu chở hàng đang vào cảng. Trên phà có 841 người, nhưng đã chỉ có 600 người sống sót.
Philippines là quốc gia có tới 7.000 đảo, và phương tiện di chuyển thông dụng nhất là phà. Trong quá khứ cũng đã xảy ra nhiều vụ đắm phà. Trầm trọng nhất là vụ đắm phà năm 1987 ngoài khơi Manila khiến cho 4.300 người thiệt mạng (RG 17-8-2013)
Linh Tiến Khải
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo Đoàn Thánh Mẫu La Vang Cabramatta Sydney Mừng Kính Bổn Mạng
Diệp Hải Dung
15:34 18/08/2013
Giáo Đoàn Thánh Mẫu La Vang Cabramatta Sydney Mừng Kính Bổn Mạng
Chiều Chúa Nhật 18/08/2013 vào lúc 2 giờ 30 chiều các Hội Đoàn Đoàn Thể, quý Quan Khách và các Giáo Đoàn bạn đã đến nhà thờ Sacred Heart Cabramatta mừng kính Lễ Bổn Mạng Giáo Đoàn Thánh Mẫu La Vang Cabramatta - Sydney.
Xem Hình
Sau 3 hồi chiêng trống truyền thống Việt Nam, Cha Chính xứ Patrick McAuliff xông hương kiệu Thánh tượng Đức Mẹ La Vang đặt bên đài Đức Mẹ trong khuôn viên nhà thờ và bắt đầu kiệu Thánh tượng Mẹ La Vang rước vào nhà thờ. Cuộc kiệu rất trang nghiêm và long trọng, mọi người cùng hợp với Ca đoàn Thánh Mẫu La Vang dâng lên Mẹ chuỗi Mân Côi Mùa Mừng nguyện cầu xin Mẹ chúc lành cho Gia Đình, cho Giáo Đoàn và cho Cộng Đồng.
Khi kiệu Thánh tượng Đức Mẹ vào trong nhà thờ và an vị trên cung thánh. Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn Đặc trách Giáo Đoàn Thánh Mẫu La Vang Cabramatta Sydney ngỏ lời chúc mừng Bổn Mạng Giáo Đoàn, và chào mừng quý Cha Patrick Mc Auliff Chính xứ Cabramatta, Cha Paul Văn Chi, Cha Nguyễn Văn Tuyết, Cha Dương Thanh Liêm, Cha Trần Văn Trợ Cựu Tuyên úy CĐCGVN Sydney, Lâm Công Qúy, Cha Nguyễn Văn Uy Giáo phận Hải Phòng, Cha Nguyễn Hoàng Việt, Cha Nguyễn Thái Hòa Giáo phận Nha Trang, Cha Lâm Quang Thi Tuyên úy Hải Quân Hoàng Gia Úc và Cha Đặng Trung Quốc đến cùng hiệp dâng Thánh lễ mừng kính Bổn Mạng. Đặc biệt hôm nay Giáo Đoàn chúng ta hãy cùng cầu nguyện cho 2 vị Giám Mục Giuse Hoàng Văn Tiệm Giáo phận Bùi Chu và Giám Mục Tôma Nguyễn Văn Tân Giáo phận Vĩnh Long vừa mới qua đời hôm qua tại Việt Nam.
Trong bài giảng Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn kể một câu truyện vui về Đức Mẹ La Vang và Cha nói Đức Mẹ hiện ra ở La Vang, ở Lộ Đức hay ở Fatima là những nơi nghèo nàn. Mẹ đã chọn những nơi đó để hiện ra với con cái Mẹ và ban sứ điệp. Hôm nay chúng ta mừng kính Mẹ La Vang là Bổn Mạng của Giáo Đoàn, chúng ta hãy cầu nguyện xin Mẹ phù trì và ban đầy ơn phước cho Giáo đoàn của chúng ta…
Trước khi kết thúc Thánh lễ. Cha Patrick Mac Auliff Chính xứ Cabramatta ngỏ lời chúc mừng Bổn Mạng Giáo Đoàn và Cha nói khi người Việt Nam đến đây không đem gì đến cho Giáo xứ mà chỉ đem Đức Mẹ La Vang đến cho Giáo xứ mà thôi. Cha khuyến khích mọi người hãy cố gắng duy trì giữ truyền thống văn hóa của người Việt Nam và luôn kính nhớ đến Đức Mẹ La Vang và hàng năm mừng kính Bổn Mạng. Kế tiếp Anh Trần Anh Vũ Chủ tịch CĐCGVN TGP Sydney thay mặt Cộng Đồng cũng ngỏ lời chúc mừng Lễ Quan Thầy của Giáo Đoàn, Ca Đoàn và Xứ Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể. Ngoài ra Giáo đoàn Cabramatta cũng đã đóng góp giúp ích cho Cộng Đồng trong nhiều thời gian qua. Nguyện xin Thiên Chúa qua lời cầu bầu của Đức Mẹ La Vang chúc lành cho Giáo Đoàn.
Sau cùng ông Đào Duy Thái Trưởng Ban Mục Vụ Giáo Đoàn lên ngỏ lời cám ơn quý Cha, quý Sơ, quý Quan Khách và tất cả mọi người đã đến tham dự Lễ Bổn Mạng của Giáo Đoàn. Đặc biệt cám ơn Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn Đặc trách Giáo Đoàn, Cha Phêrô Dương Thanh Liêm Phó xứ Cabramatta đã luôn nâng đỡ dìu dắt Ban Mục Vụ cũng như Giáo Đoàn chúng con trong suốt năm qua. Riêng Cha Dương Thanh Liêm hôm nay cũng là kỷ niệm 7 năm thụ phong Linh Mục của Cha, thay mặt BMV và Giáo đoàn kính chúc mừng Cha. Giáo đoàn chúng con xin tặng Cha bó Hoa để tỏ lòng biết ơn. Sau cùng xin cám ơn quý ân và hết lòng cám ơn 2 Ca đoàn La Vang (thứ Bảy) Ca đoàn Thánh Mẫu (Chúa Nhật) đã liên kết bỏ nhiều công sức hy sinh tập dợt đễ phục vụ Thánh lễ được sốt sắng và long trọng.
Thánh lễ kết thúc mọi người cùng ở lại tham dự tiệc liên hoan trong hội mừng kính Bổn Mạng và tham dự văn nghệ do Ca đoàn và Xứ đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể trình diễn. Cha Dương Thanh Liêm cũng đóng góp giúp vui phần văn nghệ rất đặc sắc và hào hứng.
Diệp Hải Dung
Chiều Chúa Nhật 18/08/2013 vào lúc 2 giờ 30 chiều các Hội Đoàn Đoàn Thể, quý Quan Khách và các Giáo Đoàn bạn đã đến nhà thờ Sacred Heart Cabramatta mừng kính Lễ Bổn Mạng Giáo Đoàn Thánh Mẫu La Vang Cabramatta - Sydney.
Xem Hình
Sau 3 hồi chiêng trống truyền thống Việt Nam, Cha Chính xứ Patrick McAuliff xông hương kiệu Thánh tượng Đức Mẹ La Vang đặt bên đài Đức Mẹ trong khuôn viên nhà thờ và bắt đầu kiệu Thánh tượng Mẹ La Vang rước vào nhà thờ. Cuộc kiệu rất trang nghiêm và long trọng, mọi người cùng hợp với Ca đoàn Thánh Mẫu La Vang dâng lên Mẹ chuỗi Mân Côi Mùa Mừng nguyện cầu xin Mẹ chúc lành cho Gia Đình, cho Giáo Đoàn và cho Cộng Đồng.
Khi kiệu Thánh tượng Đức Mẹ vào trong nhà thờ và an vị trên cung thánh. Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn Đặc trách Giáo Đoàn Thánh Mẫu La Vang Cabramatta Sydney ngỏ lời chúc mừng Bổn Mạng Giáo Đoàn, và chào mừng quý Cha Patrick Mc Auliff Chính xứ Cabramatta, Cha Paul Văn Chi, Cha Nguyễn Văn Tuyết, Cha Dương Thanh Liêm, Cha Trần Văn Trợ Cựu Tuyên úy CĐCGVN Sydney, Lâm Công Qúy, Cha Nguyễn Văn Uy Giáo phận Hải Phòng, Cha Nguyễn Hoàng Việt, Cha Nguyễn Thái Hòa Giáo phận Nha Trang, Cha Lâm Quang Thi Tuyên úy Hải Quân Hoàng Gia Úc và Cha Đặng Trung Quốc đến cùng hiệp dâng Thánh lễ mừng kính Bổn Mạng. Đặc biệt hôm nay Giáo Đoàn chúng ta hãy cùng cầu nguyện cho 2 vị Giám Mục Giuse Hoàng Văn Tiệm Giáo phận Bùi Chu và Giám Mục Tôma Nguyễn Văn Tân Giáo phận Vĩnh Long vừa mới qua đời hôm qua tại Việt Nam.
Trong bài giảng Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn kể một câu truyện vui về Đức Mẹ La Vang và Cha nói Đức Mẹ hiện ra ở La Vang, ở Lộ Đức hay ở Fatima là những nơi nghèo nàn. Mẹ đã chọn những nơi đó để hiện ra với con cái Mẹ và ban sứ điệp. Hôm nay chúng ta mừng kính Mẹ La Vang là Bổn Mạng của Giáo Đoàn, chúng ta hãy cầu nguyện xin Mẹ phù trì và ban đầy ơn phước cho Giáo đoàn của chúng ta…
Trước khi kết thúc Thánh lễ. Cha Patrick Mac Auliff Chính xứ Cabramatta ngỏ lời chúc mừng Bổn Mạng Giáo Đoàn và Cha nói khi người Việt Nam đến đây không đem gì đến cho Giáo xứ mà chỉ đem Đức Mẹ La Vang đến cho Giáo xứ mà thôi. Cha khuyến khích mọi người hãy cố gắng duy trì giữ truyền thống văn hóa của người Việt Nam và luôn kính nhớ đến Đức Mẹ La Vang và hàng năm mừng kính Bổn Mạng. Kế tiếp Anh Trần Anh Vũ Chủ tịch CĐCGVN TGP Sydney thay mặt Cộng Đồng cũng ngỏ lời chúc mừng Lễ Quan Thầy của Giáo Đoàn, Ca Đoàn và Xứ Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể. Ngoài ra Giáo đoàn Cabramatta cũng đã đóng góp giúp ích cho Cộng Đồng trong nhiều thời gian qua. Nguyện xin Thiên Chúa qua lời cầu bầu của Đức Mẹ La Vang chúc lành cho Giáo Đoàn.
Sau cùng ông Đào Duy Thái Trưởng Ban Mục Vụ Giáo Đoàn lên ngỏ lời cám ơn quý Cha, quý Sơ, quý Quan Khách và tất cả mọi người đã đến tham dự Lễ Bổn Mạng của Giáo Đoàn. Đặc biệt cám ơn Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn Đặc trách Giáo Đoàn, Cha Phêrô Dương Thanh Liêm Phó xứ Cabramatta đã luôn nâng đỡ dìu dắt Ban Mục Vụ cũng như Giáo Đoàn chúng con trong suốt năm qua. Riêng Cha Dương Thanh Liêm hôm nay cũng là kỷ niệm 7 năm thụ phong Linh Mục của Cha, thay mặt BMV và Giáo đoàn kính chúc mừng Cha. Giáo đoàn chúng con xin tặng Cha bó Hoa để tỏ lòng biết ơn. Sau cùng xin cám ơn quý ân và hết lòng cám ơn 2 Ca đoàn La Vang (thứ Bảy) Ca đoàn Thánh Mẫu (Chúa Nhật) đã liên kết bỏ nhiều công sức hy sinh tập dợt đễ phục vụ Thánh lễ được sốt sắng và long trọng.
Thánh lễ kết thúc mọi người cùng ở lại tham dự tiệc liên hoan trong hội mừng kính Bổn Mạng và tham dự văn nghệ do Ca đoàn và Xứ đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể trình diễn. Cha Dương Thanh Liêm cũng đóng góp giúp vui phần văn nghệ rất đặc sắc và hào hứng.
Diệp Hải Dung
Họ Mông Triệu CĐCGVN- Nam Úc Mừng Kính “Đức Mẹ Lên Trời” Bổn Mạng của Họ Đạo
Jos. Vĩnh SA
17:55 18/08/2013
Váo lúc 7 giờ tối, thứ Năm ngày 15/8/2013, cùng với Giáo Hội hoàn vũ, họ đạo Mông Triệu thuộc CĐCGVN-Nam Úc cũng mừng kính "Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời", bổn mạng của họ đạo.
Nhưng vì muốn mừng kính Bổn Mạng một cách thể trọng thể hơn, nên Ban Chấp Hành họ đạo đã xin Ban Tuyên Úy và Hội Đồng Mục Vụ cho dời thánh lễ lại, lúc 9 giờ sáng Chúa Nhật, để cùng với hơn 1,000 tín hữu trong cộng đồng hân hoan mừng kính Mẹ Về Trời, bổn mạng của họ đạo Mông Triệu.
Trước khi cử hành thánh lễ, các chức sắc nam nữ trong họ đạo, với những bộ quốc phục, khăn đóng, áo dài, đã xếp hàng theo sau cờ hiệu của giáo họ và đi trước chủ tế đoàn, rước từ cuối hội trường lên Gian Cung Thánh.
Đức ông Phaolô Nguyễn Minh Tâm chủ tế, tiến lên bàn thờ, còn các chức sắc và cờ hiệu, thì tiến bước sang bàn thờ Đức Mẹ Lên Trời, để dâng lời kinh cầu nguyện và kính bái Mẹ.
Hôn nay các thành viên trong họ đạo đã được cắt cử phụng vụ Thánh Lễ và mọi người đã sốt sắng dâng lên Thiên Chúa và Mẹ Lên Trời những lời khẩn cầu thật sốt sắng.
Họ đạo Mông Triệu mừng kính Mẹ Lên Trời cũng là ngày Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam – Nam Úc tiễn biệt thánh tượng Mẹ La Vang lên đường đi thăm viếng tiểu bang khác, sau 5 tuần lễ viếng thăm tiểu bang Nam Úc.
Sau thánh lễ Ban Chấp Hành họ đạo đã tổ chức tiệc mừng cho các gia đình
thuộc họ đạo, một cách linh đình, trong Cung Thánh Gia, Nhà Chung của Cộng Đồng.
Lồng trong bữa tiệc, có chương trình hát Karaoke giúp vui “Cây nhà là vườn” và BCH họ đạo đã phát phần thưởng cho 4 thành viên trong họ đạo đã thắng giải thi giáo lý năm 2013 của Cộng Đồng. Trong bữa tiệc cũng có tiết mục, đấu giá các món quà do các Mạnh Thường Quân tặng, để gây quỹ cho họ đạo.
XEM HÌNH
Được biết, họ đạo Mông Triệu là một trong bốn họ đạo được thành lập từ đầu tiên, khi hình thành Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Nam Úc.
Trước kia họ đạo Mông Triệu bao gồm các vùng phía Đông thành phố Adelaide như: Norwood, Rostrevor, Athelstone, Campbelltown... trải dài đến những vùng phía Đông Bắc: Holden Hill, Klemzig, Greenacres, Gilles Plains…
Nhưng kể từ khi Cộng Đồng di chuyển về vùng Pooraka, đến nay họ Mông Triệu có một vùng hoạt động khá rộng, từ phía Đông đến phía Đông Bắc của thành phố Adelaide. Trong đó có hai vùng dân cư người Việt tập trung rất đông, đa số là tín hữu Công Giáo, đó là vùng Pooraka và vùng Ingle Farm. Vì những vùng này rất gần trung tâm Đức Mẹ Thuyền Nhân của Cộng Đồng, gần đến độ mà nhiều cụ già có thể đi bộ hoặc cùng lắm là chỉ mất 5 phút lái xe. Bên VN thường gọi nôm na là Họ Nhà Xứ.
Vùng có số giáo dân đông nhất vẫn là vùng Pooraka, nơi trung tâm Đức Mẹ Thuyền Nhân tọa lạc. Mặc dù vùng này không phải là nơi tập trung các cơ sở thương mại của người Á Châu.
Trong kỳ bầu cử họ đạo nhiệm kỳ 2005-2007, theo thống kê, số người trên 16 tuổi là 575 người, chưa kể nhiều giáo dân đã di chuyển về họ đạo, nhưng chưa điền phiếu thay đổi địa chỉ và những thanh thiếu niên chưa đủ 16 tuổi.
Những vị trưởng họ đạo, qua các nhiệm kỳ từ đầu tiên cho đến nay, gồm có các ông:
-Nguyễn Văn Huỳnh
-Đỗ Văn Chi
-Vũ Ngọc Vinh
-Vũ Xuân Vịnh
-Đinh Tám
-Nguyễn văn Hạnh
-Bùi Khương Duy
và đương kim trưởng họ đạo là ông Nguyễn Văn Phúc
Ngoài các sinh hoạt thiêng liêng cùng với Cộng Đồng hằng tuần, họ đạo còn có buổi đọc kinh Tôn Vương, luân phiên đến từng gia đình vào mỗi tối Thứ Hai, ở các vùng Pooraka và Ingle Farm.
Trong ý nguyện noi gương Đức Trinh Nữ Maria Lên Trời, tất cả giáo dân trong họ đạo Mông Triệu ước mong sẽ được cùng với Mẹ Maria được về hưởng vinh phúc trên quê trời.
Nhưng vì muốn mừng kính Bổn Mạng một cách thể trọng thể hơn, nên Ban Chấp Hành họ đạo đã xin Ban Tuyên Úy và Hội Đồng Mục Vụ cho dời thánh lễ lại, lúc 9 giờ sáng Chúa Nhật, để cùng với hơn 1,000 tín hữu trong cộng đồng hân hoan mừng kính Mẹ Về Trời, bổn mạng của họ đạo Mông Triệu.
Trước khi cử hành thánh lễ, các chức sắc nam nữ trong họ đạo, với những bộ quốc phục, khăn đóng, áo dài, đã xếp hàng theo sau cờ hiệu của giáo họ và đi trước chủ tế đoàn, rước từ cuối hội trường lên Gian Cung Thánh.
Đức ông Phaolô Nguyễn Minh Tâm chủ tế, tiến lên bàn thờ, còn các chức sắc và cờ hiệu, thì tiến bước sang bàn thờ Đức Mẹ Lên Trời, để dâng lời kinh cầu nguyện và kính bái Mẹ.
Hôn nay các thành viên trong họ đạo đã được cắt cử phụng vụ Thánh Lễ và mọi người đã sốt sắng dâng lên Thiên Chúa và Mẹ Lên Trời những lời khẩn cầu thật sốt sắng.
Họ đạo Mông Triệu mừng kính Mẹ Lên Trời cũng là ngày Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam – Nam Úc tiễn biệt thánh tượng Mẹ La Vang lên đường đi thăm viếng tiểu bang khác, sau 5 tuần lễ viếng thăm tiểu bang Nam Úc.
Sau thánh lễ Ban Chấp Hành họ đạo đã tổ chức tiệc mừng cho các gia đình
thuộc họ đạo, một cách linh đình, trong Cung Thánh Gia, Nhà Chung của Cộng Đồng.
Lồng trong bữa tiệc, có chương trình hát Karaoke giúp vui “Cây nhà là vườn” và BCH họ đạo đã phát phần thưởng cho 4 thành viên trong họ đạo đã thắng giải thi giáo lý năm 2013 của Cộng Đồng. Trong bữa tiệc cũng có tiết mục, đấu giá các món quà do các Mạnh Thường Quân tặng, để gây quỹ cho họ đạo.
XEM HÌNH
Được biết, họ đạo Mông Triệu là một trong bốn họ đạo được thành lập từ đầu tiên, khi hình thành Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Nam Úc.
Trước kia họ đạo Mông Triệu bao gồm các vùng phía Đông thành phố Adelaide như: Norwood, Rostrevor, Athelstone, Campbelltown... trải dài đến những vùng phía Đông Bắc: Holden Hill, Klemzig, Greenacres, Gilles Plains…
Nhưng kể từ khi Cộng Đồng di chuyển về vùng Pooraka, đến nay họ Mông Triệu có một vùng hoạt động khá rộng, từ phía Đông đến phía Đông Bắc của thành phố Adelaide. Trong đó có hai vùng dân cư người Việt tập trung rất đông, đa số là tín hữu Công Giáo, đó là vùng Pooraka và vùng Ingle Farm. Vì những vùng này rất gần trung tâm Đức Mẹ Thuyền Nhân của Cộng Đồng, gần đến độ mà nhiều cụ già có thể đi bộ hoặc cùng lắm là chỉ mất 5 phút lái xe. Bên VN thường gọi nôm na là Họ Nhà Xứ.
Vùng có số giáo dân đông nhất vẫn là vùng Pooraka, nơi trung tâm Đức Mẹ Thuyền Nhân tọa lạc. Mặc dù vùng này không phải là nơi tập trung các cơ sở thương mại của người Á Châu.
Trong kỳ bầu cử họ đạo nhiệm kỳ 2005-2007, theo thống kê, số người trên 16 tuổi là 575 người, chưa kể nhiều giáo dân đã di chuyển về họ đạo, nhưng chưa điền phiếu thay đổi địa chỉ và những thanh thiếu niên chưa đủ 16 tuổi.
Những vị trưởng họ đạo, qua các nhiệm kỳ từ đầu tiên cho đến nay, gồm có các ông:
-Nguyễn Văn Huỳnh
-Đỗ Văn Chi
-Vũ Ngọc Vinh
-Vũ Xuân Vịnh
-Đinh Tám
-Nguyễn văn Hạnh
-Bùi Khương Duy
và đương kim trưởng họ đạo là ông Nguyễn Văn Phúc
Ngoài các sinh hoạt thiêng liêng cùng với Cộng Đồng hằng tuần, họ đạo còn có buổi đọc kinh Tôn Vương, luân phiên đến từng gia đình vào mỗi tối Thứ Hai, ở các vùng Pooraka và Ingle Farm.
Trong ý nguyện noi gương Đức Trinh Nữ Maria Lên Trời, tất cả giáo dân trong họ đạo Mông Triệu ước mong sẽ được cùng với Mẹ Maria được về hưởng vinh phúc trên quê trời.
Giáo xứ Hòa Hưng, Sàigòn - Thánh lễ tạ ơn
Anmai, CSsR
08:21 18/08/2013
GIÁO XỨ HÒA HƯNG: THÁNH LỄ TẠ ƠN
Bầu trời khá dịu hôm nay như hòa chung với niềm vui lớn của Hòa Hưng. Hôm nay, giáo xứ Hòa Hưng tổ chức dâng Thánh Lễ tạ ơn đặc biệt nhân dịp Cha chánh xứ Giuse Phạm Bá Lãm mừng sinh nhật lần 70, 30 trong vai trò chánh xứ và 20 năm trong vai trò quản hạt hạt Phú Thọ giáo phận Sài Gòn.
Xem Hình
Hòa chung niềm vui đó, quý cha trong gia đình linh tông của cha Giuse, quý cha thân hữu, quý nam nữ tu sĩ, gia đình huyết tộc, đại diện các giáo xứ trong hạt Phú Thọ, cộng đoàn dân Chúa Hòa Hưng vui mừng trở về với giáo xứ. Tiếng kèn trổi vang lên những hồi thật hoành tráng để đón tiếp quý cha và cộng đoàn.
10 giờ 00, đoàn đồng tế cùng cất bước từ phía nhà mục vụ của giáo xứ. Khởi đầu đoàn rước là đại diện cộng đoàn, quý tu sĩ nam nữ và quý cha. Chủ tế Thánh Lễ tạ ơn hôm nay là cha Giuse Phạm Bá Lãm, chánh xứ Hòa Hưng, quản hạt hạt Phú Thọ.
Trước khi bắt đầu Thánh lễ, Cha Giuse có đôi lời chào mừng quý cha, quý tu sĩ nam nữ cùng cộng đoàn. Cha nói sơ qua một chút về niềm vui 3 trong 1 hôm nay: mừng thọ 70 tuổi, 30 năm chánh xứ Hòa Hưng và 20 năm quản hạt hạt Phú Thọ. Cha dùng cách nói rất bình dị là "kính thưa cả nhà" cho thân mật và ấm cúng. Cha cảm ơn từng người một trong cộng đoàn. Cha cũng không quên xin lỗi đến những ai Cha đã làm phiền trong thời gian phục vụ ở Hòa Hưng. .. Cha mời gọi cộng đoàn cùng sám hối để bước vào Thánh Lễ.
Trong bài chia sẻ, Cha Giuse nói với "cả nhà" rằng đây không phải là bài giảng mà là bài chia sẻ. Hiếm có dịp hiện diện đông đủ như thế này nên Cha chia sẻ.
Cha lượt lại những ân huệ mà Thiên Chúa trao ban cho Cha từ những ngày bước vào Tiểu Chủng Viện và tu học ở giáo hoàng Học Viện Piô X. .. Cha được gửi về giúp Hòa Hưng trong tư cách là thầy giúp xứ. .. sau đó là cha phó 1. .. và cha chánh xứ năm 1983 sau khi Cha Bênađô Phạm Văn Quy nghỉ hưu. Cha cũng được tín nhiệm làm quản hạt được 20 năm. Cha gợi nhớ từng kỷ niệm với các cha cùng lớp, nhớ đến những anh em còn sống cũng như đã qua đời. .. nhớ đến hình ảnh ông cố qua đời ở tuổi 34. .. bà cố cũng qua đời cách đây 7 năm. .. để lại tuổi cho cha. .. Tất cả là hồng ân Chúa tuôn đổ trên cuộc đời dài 70 năm. Cha xin cộng đoàn tiếp tục cầu nguyện cho Cha để cha tiếp tục phục vụ cộng đoàn. ..
Trước khi kết thúc bài chia sẻ, Cha Giuse cũng nhắc đến sự ra đi của Đức Cha Giuse Hoàng Văn Tiệm và Đức Cha Tôma Nguyễn Văn Tân. Xin cộng đoàn cùng cầu nguyện cho hai Đức Cha. ..
Lời nguyện hiệp Lễ kết thúc, vị đại diện Hội Đồng Mục Vụ gởi đến Cha Giuse lời chúc mừng, vòng hoa tươi thắm và món quà tượng trưng cho tấm lòng của giáo xứ, tấm hình kỷ niệm của quý cha là nghĩa tử của Cha Giuse, lẵng hoa của quý sơ Dòng Mến Thánh Giá Gò Vấp, quà mừng của đại diện các xứ. ..
Cha Giuse có lời cảm ơn "cả nhà".
Quý cha đồng tế cùng ban phép lành cho cộng đoàn như lời của cha Giuse là "vàng bạc chúng tôi không có, chỉ có cái này cho anh chị em là phép lành của Chúa".
Sau Lễ, cộng đoàn cùng chụp chung với Cha Giuse những tấm hình để ghi dấu ngày kỷ niệm hồng ân.
Tiệc mừng rất đạm bạc là những phần ăn từ 9 quầy hàng để xung quanh nhà thờ. Cha Giuse mời cộng đoàn sống tinh thần nghèo khó và tiết kiệm như Đức Giáo Hoàng Phanxicô mời gọi nên "lạc" sau Thánh Lễ tạ ơn là những món ăn chợ quê do chính giáo dân giáo xứ Hòa Hưng đảm nhận.
Nguyện chúc Cha Giuse tràn đầy ơn Thánh Chúa để ngài phục vụ cộng đoàn dân Chúa, cách riêng giáo xứ Hòa Hưng ngày một tốt hơn trong ân sủng của Chúa.
Anmai, CSsR
Bầu trời khá dịu hôm nay như hòa chung với niềm vui lớn của Hòa Hưng. Hôm nay, giáo xứ Hòa Hưng tổ chức dâng Thánh Lễ tạ ơn đặc biệt nhân dịp Cha chánh xứ Giuse Phạm Bá Lãm mừng sinh nhật lần 70, 30 trong vai trò chánh xứ và 20 năm trong vai trò quản hạt hạt Phú Thọ giáo phận Sài Gòn.
Xem Hình
Hòa chung niềm vui đó, quý cha trong gia đình linh tông của cha Giuse, quý cha thân hữu, quý nam nữ tu sĩ, gia đình huyết tộc, đại diện các giáo xứ trong hạt Phú Thọ, cộng đoàn dân Chúa Hòa Hưng vui mừng trở về với giáo xứ. Tiếng kèn trổi vang lên những hồi thật hoành tráng để đón tiếp quý cha và cộng đoàn.
10 giờ 00, đoàn đồng tế cùng cất bước từ phía nhà mục vụ của giáo xứ. Khởi đầu đoàn rước là đại diện cộng đoàn, quý tu sĩ nam nữ và quý cha. Chủ tế Thánh Lễ tạ ơn hôm nay là cha Giuse Phạm Bá Lãm, chánh xứ Hòa Hưng, quản hạt hạt Phú Thọ.
Trước khi bắt đầu Thánh lễ, Cha Giuse có đôi lời chào mừng quý cha, quý tu sĩ nam nữ cùng cộng đoàn. Cha nói sơ qua một chút về niềm vui 3 trong 1 hôm nay: mừng thọ 70 tuổi, 30 năm chánh xứ Hòa Hưng và 20 năm quản hạt hạt Phú Thọ. Cha dùng cách nói rất bình dị là "kính thưa cả nhà" cho thân mật và ấm cúng. Cha cảm ơn từng người một trong cộng đoàn. Cha cũng không quên xin lỗi đến những ai Cha đã làm phiền trong thời gian phục vụ ở Hòa Hưng. .. Cha mời gọi cộng đoàn cùng sám hối để bước vào Thánh Lễ.
Trong bài chia sẻ, Cha Giuse nói với "cả nhà" rằng đây không phải là bài giảng mà là bài chia sẻ. Hiếm có dịp hiện diện đông đủ như thế này nên Cha chia sẻ.
Cha lượt lại những ân huệ mà Thiên Chúa trao ban cho Cha từ những ngày bước vào Tiểu Chủng Viện và tu học ở giáo hoàng Học Viện Piô X. .. Cha được gửi về giúp Hòa Hưng trong tư cách là thầy giúp xứ. .. sau đó là cha phó 1. .. và cha chánh xứ năm 1983 sau khi Cha Bênađô Phạm Văn Quy nghỉ hưu. Cha cũng được tín nhiệm làm quản hạt được 20 năm. Cha gợi nhớ từng kỷ niệm với các cha cùng lớp, nhớ đến những anh em còn sống cũng như đã qua đời. .. nhớ đến hình ảnh ông cố qua đời ở tuổi 34. .. bà cố cũng qua đời cách đây 7 năm. .. để lại tuổi cho cha. .. Tất cả là hồng ân Chúa tuôn đổ trên cuộc đời dài 70 năm. Cha xin cộng đoàn tiếp tục cầu nguyện cho Cha để cha tiếp tục phục vụ cộng đoàn. ..
Trước khi kết thúc bài chia sẻ, Cha Giuse cũng nhắc đến sự ra đi của Đức Cha Giuse Hoàng Văn Tiệm và Đức Cha Tôma Nguyễn Văn Tân. Xin cộng đoàn cùng cầu nguyện cho hai Đức Cha. ..
Lời nguyện hiệp Lễ kết thúc, vị đại diện Hội Đồng Mục Vụ gởi đến Cha Giuse lời chúc mừng, vòng hoa tươi thắm và món quà tượng trưng cho tấm lòng của giáo xứ, tấm hình kỷ niệm của quý cha là nghĩa tử của Cha Giuse, lẵng hoa của quý sơ Dòng Mến Thánh Giá Gò Vấp, quà mừng của đại diện các xứ. ..
Cha Giuse có lời cảm ơn "cả nhà".
Quý cha đồng tế cùng ban phép lành cho cộng đoàn như lời của cha Giuse là "vàng bạc chúng tôi không có, chỉ có cái này cho anh chị em là phép lành của Chúa".
Sau Lễ, cộng đoàn cùng chụp chung với Cha Giuse những tấm hình để ghi dấu ngày kỷ niệm hồng ân.
Tiệc mừng rất đạm bạc là những phần ăn từ 9 quầy hàng để xung quanh nhà thờ. Cha Giuse mời cộng đoàn sống tinh thần nghèo khó và tiết kiệm như Đức Giáo Hoàng Phanxicô mời gọi nên "lạc" sau Thánh Lễ tạ ơn là những món ăn chợ quê do chính giáo dân giáo xứ Hòa Hưng đảm nhận.
Nguyện chúc Cha Giuse tràn đầy ơn Thánh Chúa để ngài phục vụ cộng đoàn dân Chúa, cách riêng giáo xứ Hòa Hưng ngày một tốt hơn trong ân sủng của Chúa.
Anmai, CSsR
Thánh lễ đưa chân Đức Cha Giuse Hoàng Văn Tiệm
BTT GP. Bùi Chu
17:15 18/08/2013
Thánh lễ đưa chân Đức Cha Giuse Hoàng Văn Tiệm
BÙI CHU (18-08-2013) - Ngày hôm nay sắc trời Bùi Chu u ám, hay là mỗi con chiên của Bùi Chu đau buồn thương tiếc người Cha kính yêu…
Từng đoàn từng đoàn người từ khắp các ngả đường, khắp các giáo xứ, họ đạo cùng hướng về Tòa Giám Mục Bùi Chu nơi mà người Cha thân yêu của chúng con đang ở đó. Không khí tang thương đã lan tràn đến khắp các làng xóm của Bùi Chu từ khi nghe tin Cha ra đi. Bàng hoàng quá Cha ơi!
Nghi thức tẩm liệm và làm phép tang được Đức Cha Tôma chủ sự. Bắt đầu nghi thức tẩm liệm, nhất loạt con chiên cùng toàn thể tu sĩ nam nữ của giáo phận cùng xướng lên câu kinh Chúa Thánh Thần. Sau đó Đức Cha Tôma làm nghi thức tẩm liệm cho Đức Cha Giuse và làm nghi thức làm phép tang. Hàng ngàn con tim hướng về Tòa Giám Mục trong ngày hôm nay, không khí tang thương bao trùm khắp không gian. Dường như, khong chỉ có con người thương tiếc Cha, mà cả trời đất thiên nhiên cũng chung một tâm trạng với đoàn chiên con…
Khoảng 8h50 sáng, linh cữu của Đức Cha Giuse được các thầy trong Đại Chùng Viện Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội Bùi Chu chuyển từ phòng khách của Đức Cha Giuse lên nhà Nguyện của Tòa Giám Mục. Dẫn đầu đoàn lễ nghi là Thánh Giá nến cao, cùng những vòng hoa của các hội đoàn đến viếng thi hài Đức Cha trong ngày hôm qua. Năm hội dòng nữ cùng các Cha trong giáo phận và Đức Cha Tôma đưa Cha vào nhà Nguyện - ngôi nhà mà Cha cùng toàn thể giáo phận Bùi Chu dày công xây dựng để rồi trở thành biểu tượng của Giáo phận.
Hàng ngàn con mắt của đoàn chiên con dõi theo linh cữu của Cha - người Cha rất mực thân yêu của chúng con. Ngày nào khi chúng con lên Tòa Giám Mục mà gặp được Cha, Cha giơ tay vẫy chào chúng còn, nhìn gương mặt Cha cười vui vẻ, sao hôm nay Cha gặp chúng con Cha lại nằm đó, không còn giơ cánh tay lên vẫy chào đoàn chiên hay chúng con không còn cơ hội nâng niu hôn nhẫn trên tay Cha nữa. Tiềng chào Cha ngày nào còn hân hoan, sao hôm nay tiếng “Cha ơi” nghẹn lòng quá chúng con không thể thốt lên lời được. Nhìn thấy Cha, lệ con tuôn rơi, lòng con quặn thắt thế này? Dưới cái nắng oi của tháng 8, đoàn chiên con quy tụ về Tòa Giám Mục mỗi lúc đông, và cũng dưới cái nắng đó, linh cữu của Cha được đưa đến và được đặt nơi chính giữa của nhà nguyện.
Cha chánh văn phòng đọc thư phân ưu của Hội đồng Giám Mục Việt Nam gửi đến Đức Cha Tôma và toàn giáo phận Bùi Chu trong không khí trang nghiêm tại bên trong nhà nguyện cũng như phía ngoài nơi giáo dân đến tham dự thánh lễ. Thay mặt Hội Đồng Giám Mục Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn gửi đến Đức Cha Tôma và toàn giáo phận Bùi Chu lời chia buồn sâu sắc. Đồng thời Đức Tổng Phêrô nhắc lại quảng thời gian làm Giám Mục của Đức Cha Giuse cũng như các hoạt động của Đức Cha Giuse trong thời gian Ngài giữ chức vụ tại Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Ngoài ra Đức Tổng Phêrô cũng xin toàn thể anh chị em hiệp ý cùng Ngài cầu nguyện cho Đức Cha Giuse sớm được hưởng nhan thánh Chúa.
Tiếp sau đó là thánh lễ do Đức Cha Tôma chủ sự, mở đầu thánh lễ Ngài kêu gọi toàn thể giáo dân của Bùi Chu phó thác mọi đau thương cho Chúa Giê su và Mẹ Maria để qua ơn cứu độ của Chúa Giê su đã chịu chết vì tội của nhân loại thì Đức Cha Giuse được hưởng nhan thánh Thiên Chúa. Bài đọc 1 trích từ sách Khôn Ngoan và bài đọc 2 trích sách theo Thánh Gioan Tông đồ, sau đó thầy phó tế công bố Tin Mừng. Đức Cha Tôma chia sẻ lời Chúa cùng toàn thể dân Chúa, Ngài thay mặt giáo phận Bùi Chu dâng lên Thiến Chúa lời tạ ơn vì đã ban cho chúng con một vị Giám mục tận tâm với giáo phận và lời tạ ơn đến sự hy sinh của Đức Cha Giuse với toàn thể giáo phận. Xuyên suốt bài giảng, Đức Cha Tôma gợi lại hình ảnh về một người Cha luôn kêu gọi mọi người sống tinh thần lạc quan vui vẻ cùng sự sung kính chuỗi Mân Côi và lòng yêu mến Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Kết lại bài chia sẻ, Đức Cha Tôma dâng lên Thiên Chúa và mẹ Maria lời cầu nguyện, xin Mẹ đón nhận Đức Cha Giuse vào nước Thiên Đàng như chào đón người con xa nhà. Sau đó là phụng vụ Thánh Thể và kết lễ. sau thánh lễ đưa chân là lễ viếng của đoàn chiên con trong toàn giáo phận đối với vị Cha già kính yêu.
Sự ra đi đột ngột của Đức Cha là sự mất mát to lớn đối với Giáo Hội Việt Nam, cách riêng đối với giáo phận Bùi Chu. Chúa đã gọi Ngài về và Ngài đã vâng theo thánh ý chúa. Xin Chúa thương đón nhận lình hồn Đức Cha Giuse về hưởng nhan thánh Ngài. Amen!
BTT GP Bùi Chu
BÙI CHU (18-08-2013) - Ngày hôm nay sắc trời Bùi Chu u ám, hay là mỗi con chiên của Bùi Chu đau buồn thương tiếc người Cha kính yêu…
Nghi thức tẩm liệm và làm phép tang được Đức Cha Tôma chủ sự. Bắt đầu nghi thức tẩm liệm, nhất loạt con chiên cùng toàn thể tu sĩ nam nữ của giáo phận cùng xướng lên câu kinh Chúa Thánh Thần. Sau đó Đức Cha Tôma làm nghi thức tẩm liệm cho Đức Cha Giuse và làm nghi thức làm phép tang. Hàng ngàn con tim hướng về Tòa Giám Mục trong ngày hôm nay, không khí tang thương bao trùm khắp không gian. Dường như, khong chỉ có con người thương tiếc Cha, mà cả trời đất thiên nhiên cũng chung một tâm trạng với đoàn chiên con…
Khoảng 8h50 sáng, linh cữu của Đức Cha Giuse được các thầy trong Đại Chùng Viện Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội Bùi Chu chuyển từ phòng khách của Đức Cha Giuse lên nhà Nguyện của Tòa Giám Mục. Dẫn đầu đoàn lễ nghi là Thánh Giá nến cao, cùng những vòng hoa của các hội đoàn đến viếng thi hài Đức Cha trong ngày hôm qua. Năm hội dòng nữ cùng các Cha trong giáo phận và Đức Cha Tôma đưa Cha vào nhà Nguyện - ngôi nhà mà Cha cùng toàn thể giáo phận Bùi Chu dày công xây dựng để rồi trở thành biểu tượng của Giáo phận.
Hàng ngàn con mắt của đoàn chiên con dõi theo linh cữu của Cha - người Cha rất mực thân yêu của chúng con. Ngày nào khi chúng con lên Tòa Giám Mục mà gặp được Cha, Cha giơ tay vẫy chào chúng còn, nhìn gương mặt Cha cười vui vẻ, sao hôm nay Cha gặp chúng con Cha lại nằm đó, không còn giơ cánh tay lên vẫy chào đoàn chiên hay chúng con không còn cơ hội nâng niu hôn nhẫn trên tay Cha nữa. Tiềng chào Cha ngày nào còn hân hoan, sao hôm nay tiếng “Cha ơi” nghẹn lòng quá chúng con không thể thốt lên lời được. Nhìn thấy Cha, lệ con tuôn rơi, lòng con quặn thắt thế này? Dưới cái nắng oi của tháng 8, đoàn chiên con quy tụ về Tòa Giám Mục mỗi lúc đông, và cũng dưới cái nắng đó, linh cữu của Cha được đưa đến và được đặt nơi chính giữa của nhà nguyện.
Cha chánh văn phòng đọc thư phân ưu của Hội đồng Giám Mục Việt Nam gửi đến Đức Cha Tôma và toàn giáo phận Bùi Chu trong không khí trang nghiêm tại bên trong nhà nguyện cũng như phía ngoài nơi giáo dân đến tham dự thánh lễ. Thay mặt Hội Đồng Giám Mục Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn gửi đến Đức Cha Tôma và toàn giáo phận Bùi Chu lời chia buồn sâu sắc. Đồng thời Đức Tổng Phêrô nhắc lại quảng thời gian làm Giám Mục của Đức Cha Giuse cũng như các hoạt động của Đức Cha Giuse trong thời gian Ngài giữ chức vụ tại Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Ngoài ra Đức Tổng Phêrô cũng xin toàn thể anh chị em hiệp ý cùng Ngài cầu nguyện cho Đức Cha Giuse sớm được hưởng nhan thánh Chúa.
Tiếp sau đó là thánh lễ do Đức Cha Tôma chủ sự, mở đầu thánh lễ Ngài kêu gọi toàn thể giáo dân của Bùi Chu phó thác mọi đau thương cho Chúa Giê su và Mẹ Maria để qua ơn cứu độ của Chúa Giê su đã chịu chết vì tội của nhân loại thì Đức Cha Giuse được hưởng nhan thánh Thiên Chúa. Bài đọc 1 trích từ sách Khôn Ngoan và bài đọc 2 trích sách theo Thánh Gioan Tông đồ, sau đó thầy phó tế công bố Tin Mừng. Đức Cha Tôma chia sẻ lời Chúa cùng toàn thể dân Chúa, Ngài thay mặt giáo phận Bùi Chu dâng lên Thiến Chúa lời tạ ơn vì đã ban cho chúng con một vị Giám mục tận tâm với giáo phận và lời tạ ơn đến sự hy sinh của Đức Cha Giuse với toàn thể giáo phận. Xuyên suốt bài giảng, Đức Cha Tôma gợi lại hình ảnh về một người Cha luôn kêu gọi mọi người sống tinh thần lạc quan vui vẻ cùng sự sung kính chuỗi Mân Côi và lòng yêu mến Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Kết lại bài chia sẻ, Đức Cha Tôma dâng lên Thiên Chúa và mẹ Maria lời cầu nguyện, xin Mẹ đón nhận Đức Cha Giuse vào nước Thiên Đàng như chào đón người con xa nhà. Sau đó là phụng vụ Thánh Thể và kết lễ. sau thánh lễ đưa chân là lễ viếng của đoàn chiên con trong toàn giáo phận đối với vị Cha già kính yêu.
Sự ra đi đột ngột của Đức Cha là sự mất mát to lớn đối với Giáo Hội Việt Nam, cách riêng đối với giáo phận Bùi Chu. Chúa đã gọi Ngài về và Ngài đã vâng theo thánh ý chúa. Xin Chúa thương đón nhận lình hồn Đức Cha Giuse về hưởng nhan thánh Ngài. Amen!
BTT GP Bùi Chu
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Nỗ Lực
Nguyễn Ngọc Liên
21:19 18/08/2013
Ảnh của Nguyễn Ngọc Liên
Hãy dành thì giờ để làm việc. Đó là giá của thành công.
(Lời Mẹ Têrêxa Calcutta)