Phụng Vụ - Mục Vụ
Đi qua cửa hẹp
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
00:39 18/08/2019
Chúa Nhật XXI Thường Niên, năm C
Lc 13,22-30
Sống trên đời là một cuộc chiến đấu không ngừng. Con người từ lúc sinh ra cho đến khi nhắm mắt xuôi tay là một cuộc phiêu lưu, một cuộc vượt thắng liên lỉ để sinh tồn.Do đó, chiến đấu không ngừng có nghĩa là chiến đấu liên lỉ, mãi mãi không nghỉ ngơi. Nói một cách siêu nhiên như Chúa dạy hôm nay trong đoạn Tin Mừng của thánh Luca 13,22-30 :” Hãy chiến đấu để qua được cửa hẹp mà vào “ ( Lc 13,24 ). Cửa hẹp là cửa khó lách, khó vào. Người ta đã có nhiều lần ví von khi vẽ hình tượng của một anh khổng lồ định chui qua cửa hẹp nhỏ xíu, giống như hình ảnh con lạc đà và lỗ kim. Cửa hẹp đòi hỏi con người phải phấn đấu, phải cố gắng, vượt thắng nhiều, liên lỉ và mãi mãi. Cửa càng hẹp mà vào được mới quý. Chúa Giêsu đã nói :” Phấn đấu bước qua cửa hẹp mà vào “. Chữ “vào” ở đây là vào Nước Thiên Chúa. Cửa hẹp dẫn đến sự sống (Mt 7,14 ).
Chữ phấn đấu mà Chúa dùng ở đây là chiến đấu với cái tôi to lớn của mình, cái tôi cồng kềnh, ích kỷ, cái tôi tham vọng, cái tôi tự hào, tự mãn của bản thân con người. Chính vì thế, càng làm cho cái tôi nhỏ bé đi như trẻ thơ, Nước Trời mới thuộc về mình được. Cái tôi càng trở nên khiêm hạ trước mặt Thiên Chúa, trước mặt anh em.Thật ra, con người luôn có khuynh hướng làm cho cái tôi của mình phình ra, to lên. Đó là sự kiêu ngạo, tự mãn về tiền bạc, của cải, danh vọng, địa vị, danh dự vv…Cái tôi của con người càng to thì càng xa rời Thiên Chúa.
Ơn cứu độ không dành riêng cho bất cứ một ai dẫu là dân Do Thái được Thiên Chúa truyển chọn. Người Do Thái xưa cứ tưởng rằng Chúa đã chọn họ, họ đương nhiên được cứu độ. Mặc dầu Thiên Chúa tuyển chọn lựa Dân Do Thái, nhưng nhiều người đã phản nghịch, đi theo tà thần, thờ bò vàng, do đó, họ mất phần phúc Nước Trời…Đức Giêsu đã nêu gương cho nhân loại, cho con người, cho chúng ta bằng việc “ tự hủy “. Ngài tự hủy mình ra không để sống kiếp loài người ngoại trừ tội lỗi ( Philip 2, 6-11 ). Chúa Giêsu tự hủy không đòi ngang với Thiên Chúa, Cha của Người. Đây là sự tự hạ thẩm sâu làm cho Người được tôn vinh. Chính cái chết trên thập giá theo ý định của Thiên Chúa Cha là lời nói yêu thương cao vời nhất vì “ Ơn cứu độ chứa chan nơi thập giá”.
Con đường dẫn vào sự sống, vào Thiên Đàng là do mỗi người định đoạt vì Chúa ban sự tự do chọn lựa đi qua cửa rộng hay đi qua cửa hẹp. Con đường rộng thênh thanh là con đường dẫn tới sự chết.Con đường hẹp là dẫn con người tới sự sống đời đời. Chúa không nới rộng cửa ra cho chúng ta mà chính mỗi ngườu phải nỗ lực nới cửa rộng ra. Trở nên trẻ thơ như Chúa nói vì Nước Trời thuộc về chúng. Trở nên trẻ thơ là luôn biết phó thác, cậy dựa vào Thiên Chúa.
Vâng, Nước Trời không phải là một phần thưởng đương nhiên chúng ta có được. Phần thưởng chỉ được trao ban co những ai trung thành, tin tưởng, tín thác vào Chúa, đồng thời thực thi luật bác ái yêu thương “ mến Chúa yêu người “ trong suốt cuộc đời của mình va nói như Đức Thánh Cha Phanxicô :” …Sống tình yêu của Chúa và chấp nhận nói lời “ xin vâng “ như Đức Mẹ là chúng ta đang bước vào con đường hẹp, bước vào cửa Nước Trời “.
Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con biết mau mắn cởi bỏ con người cũ, mặc lấy Đức Kitô, sẵn sàng nỗ lực phấn đấu, vượt thắng bản thân, để đi vào cxon đường hẹp, tiến tới sự sống đời đời.Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Tại sao Chúa lại nói :” Hãy phấn đấu bước qua cửa hẹp ? “.
2.Cửa hẹp theo ý Chúa nghĩa là gì ?
3.Cái tôi cồng kềnh là gì ?
4.Làm sao có thể làm nhỏ cái tôi lại được ?
5.Nước Thiên Chúa là gì ?
Lc 13,22-30
Sống trên đời là một cuộc chiến đấu không ngừng. Con người từ lúc sinh ra cho đến khi nhắm mắt xuôi tay là một cuộc phiêu lưu, một cuộc vượt thắng liên lỉ để sinh tồn.Do đó, chiến đấu không ngừng có nghĩa là chiến đấu liên lỉ, mãi mãi không nghỉ ngơi. Nói một cách siêu nhiên như Chúa dạy hôm nay trong đoạn Tin Mừng của thánh Luca 13,22-30 :” Hãy chiến đấu để qua được cửa hẹp mà vào “ ( Lc 13,24 ). Cửa hẹp là cửa khó lách, khó vào. Người ta đã có nhiều lần ví von khi vẽ hình tượng của một anh khổng lồ định chui qua cửa hẹp nhỏ xíu, giống như hình ảnh con lạc đà và lỗ kim. Cửa hẹp đòi hỏi con người phải phấn đấu, phải cố gắng, vượt thắng nhiều, liên lỉ và mãi mãi. Cửa càng hẹp mà vào được mới quý. Chúa Giêsu đã nói :” Phấn đấu bước qua cửa hẹp mà vào “. Chữ “vào” ở đây là vào Nước Thiên Chúa. Cửa hẹp dẫn đến sự sống (Mt 7,14 ).
Chữ phấn đấu mà Chúa dùng ở đây là chiến đấu với cái tôi to lớn của mình, cái tôi cồng kềnh, ích kỷ, cái tôi tham vọng, cái tôi tự hào, tự mãn của bản thân con người. Chính vì thế, càng làm cho cái tôi nhỏ bé đi như trẻ thơ, Nước Trời mới thuộc về mình được. Cái tôi càng trở nên khiêm hạ trước mặt Thiên Chúa, trước mặt anh em.Thật ra, con người luôn có khuynh hướng làm cho cái tôi của mình phình ra, to lên. Đó là sự kiêu ngạo, tự mãn về tiền bạc, của cải, danh vọng, địa vị, danh dự vv…Cái tôi của con người càng to thì càng xa rời Thiên Chúa.
Ơn cứu độ không dành riêng cho bất cứ một ai dẫu là dân Do Thái được Thiên Chúa truyển chọn. Người Do Thái xưa cứ tưởng rằng Chúa đã chọn họ, họ đương nhiên được cứu độ. Mặc dầu Thiên Chúa tuyển chọn lựa Dân Do Thái, nhưng nhiều người đã phản nghịch, đi theo tà thần, thờ bò vàng, do đó, họ mất phần phúc Nước Trời…Đức Giêsu đã nêu gương cho nhân loại, cho con người, cho chúng ta bằng việc “ tự hủy “. Ngài tự hủy mình ra không để sống kiếp loài người ngoại trừ tội lỗi ( Philip 2, 6-11 ). Chúa Giêsu tự hủy không đòi ngang với Thiên Chúa, Cha của Người. Đây là sự tự hạ thẩm sâu làm cho Người được tôn vinh. Chính cái chết trên thập giá theo ý định của Thiên Chúa Cha là lời nói yêu thương cao vời nhất vì “ Ơn cứu độ chứa chan nơi thập giá”.
Con đường dẫn vào sự sống, vào Thiên Đàng là do mỗi người định đoạt vì Chúa ban sự tự do chọn lựa đi qua cửa rộng hay đi qua cửa hẹp. Con đường rộng thênh thanh là con đường dẫn tới sự chết.Con đường hẹp là dẫn con người tới sự sống đời đời. Chúa không nới rộng cửa ra cho chúng ta mà chính mỗi ngườu phải nỗ lực nới cửa rộng ra. Trở nên trẻ thơ như Chúa nói vì Nước Trời thuộc về chúng. Trở nên trẻ thơ là luôn biết phó thác, cậy dựa vào Thiên Chúa.
Vâng, Nước Trời không phải là một phần thưởng đương nhiên chúng ta có được. Phần thưởng chỉ được trao ban co những ai trung thành, tin tưởng, tín thác vào Chúa, đồng thời thực thi luật bác ái yêu thương “ mến Chúa yêu người “ trong suốt cuộc đời của mình va nói như Đức Thánh Cha Phanxicô :” …Sống tình yêu của Chúa và chấp nhận nói lời “ xin vâng “ như Đức Mẹ là chúng ta đang bước vào con đường hẹp, bước vào cửa Nước Trời “.
Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con biết mau mắn cởi bỏ con người cũ, mặc lấy Đức Kitô, sẵn sàng nỗ lực phấn đấu, vượt thắng bản thân, để đi vào cxon đường hẹp, tiến tới sự sống đời đời.Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Tại sao Chúa lại nói :” Hãy phấn đấu bước qua cửa hẹp ? “.
2.Cửa hẹp theo ý Chúa nghĩa là gì ?
3.Cái tôi cồng kềnh là gì ?
4.Làm sao có thể làm nhỏ cái tôi lại được ?
5.Nước Thiên Chúa là gì ?
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:37 18/08/2019
11. Lấy khiêm tốn giả để làm cho người khác vui thích, thì giống như lấy hành động xấu xa để làm cho cái tên đẹp vậy.
(Thánh Bernard)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
--------------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
https://jmtaiby.blogspot.com
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:45 18/08/2019
90. NGÓ SEN LỚN NHƯ THUYỀN
Chủ nhân dùng búp sen để đãi khách nhưng giữ lại khúc lớn trong nhà bếp.
Khách cười nói:
- “Tôi thường đọc thơ: ‘Đỉnh Thái Tất đầu ngọc giếng sen, nở hoa mười trượng ngó sen như thuyền’. Trước đây hoài nghi không thể có ngó sen to lớn như thế, hôm nay thì tin rồi”.
Chủ nhân hỏi:
- “Đó là duyên cớ gì ?”
Khách trả lời:
- “Chóp sen đã đến nơi đây mà đầu sen thì vẫn còn ở trong nhà bếp ấy”.
(Qủang Tiếu phủ)
Suy tư 90:
Người ta khi đãi khách thì có hai thái độ: một là lo lắng không biết khách thích ăn món gì và chọn nấu làm sao cho khách vui lòng, hai là có gì ăn nấy.
Thái độ thứ nhất là của người đón khách quý và coi trọng khách, thái độ thứ hai là coi khách thân tình như người quen biết trong gia đình, cả hai thái độ đều bày tỏ tâm tình hiếu khách của chủ nhà.
Có người khách đến nhà chỉ đem là ly nước lã với lời nói trỏng trỏng: uống nước; có người khách tới nhà thì vồn vã tay bắt mặt mừng rối rít gọi con cái đem nước ngọt mát lạnh ra khách dùng; lại có người khách đến nhà thì kêu con ra coi khách là ai, nếu là người mình không thích thì nói: cha mẹ không có nhà...
Đức Chúa Giê-su mời gọi chúng ta tiếp đãi bất cứ người khách nào: khách quen khách lạ, khách là quan lớn hay thường dân, là người lớn hay trẻ em, là người giàu có hay nghèo hèn, bởi vì chính Ngài đã chia sẻ thân phận khách đày như chúng ta: hy vọng được mọi người đối đãi ân cần và đó cũng là tâm tình của chúng ta khi lỡ đường lở sá.
Người Ki-tô hữu không phân biệt khách là ai, bởi vì đối với họ tất cả mọi người đều là con cái của Thiên Chúa và trong Đức Chúa Giê-su họ là anh chị em của mình...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
--------------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
https://jmtaiby.blogspot.com
Chủ nhân dùng búp sen để đãi khách nhưng giữ lại khúc lớn trong nhà bếp.
Khách cười nói:
- “Tôi thường đọc thơ: ‘Đỉnh Thái Tất đầu ngọc giếng sen, nở hoa mười trượng ngó sen như thuyền’. Trước đây hoài nghi không thể có ngó sen to lớn như thế, hôm nay thì tin rồi”.
Chủ nhân hỏi:
- “Đó là duyên cớ gì ?”
Khách trả lời:
- “Chóp sen đã đến nơi đây mà đầu sen thì vẫn còn ở trong nhà bếp ấy”.
(Qủang Tiếu phủ)
Suy tư 90:
Người ta khi đãi khách thì có hai thái độ: một là lo lắng không biết khách thích ăn món gì và chọn nấu làm sao cho khách vui lòng, hai là có gì ăn nấy.
Thái độ thứ nhất là của người đón khách quý và coi trọng khách, thái độ thứ hai là coi khách thân tình như người quen biết trong gia đình, cả hai thái độ đều bày tỏ tâm tình hiếu khách của chủ nhà.
Có người khách đến nhà chỉ đem là ly nước lã với lời nói trỏng trỏng: uống nước; có người khách tới nhà thì vồn vã tay bắt mặt mừng rối rít gọi con cái đem nước ngọt mát lạnh ra khách dùng; lại có người khách đến nhà thì kêu con ra coi khách là ai, nếu là người mình không thích thì nói: cha mẹ không có nhà...
Đức Chúa Giê-su mời gọi chúng ta tiếp đãi bất cứ người khách nào: khách quen khách lạ, khách là quan lớn hay thường dân, là người lớn hay trẻ em, là người giàu có hay nghèo hèn, bởi vì chính Ngài đã chia sẻ thân phận khách đày như chúng ta: hy vọng được mọi người đối đãi ân cần và đó cũng là tâm tình của chúng ta khi lỡ đường lở sá.
Người Ki-tô hữu không phân biệt khách là ai, bởi vì đối với họ tất cả mọi người đều là con cái của Thiên Chúa và trong Đức Chúa Giê-su họ là anh chị em của mình...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
--------------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
https://jmtaiby.blogspot.com
Để nghe yêu dạy tình và để xem tình dạy ta yêu
LM Giuse Nguyễn công Đoan SJ
14:04 18/08/2019
Để nghe yêu dạy tình và để xem tình dạy ta yêu
“Chúa Cha đã yêu mến Thầy thế nào, Thầy cũng yêu mến anh em như vậy. Anh em hãy ở lại trong tình thương của Thầy. 10Nếu anh em giữ các điều răn của Thầy, anh em sẽ ở lại trong tình thương của Thầy, như Thầy đã giữ các điều răn của Cha Thầy và ở lại trong tình thương của Người. 11Các điều ấy, Thầy đã nói với anh em để anh em được hưởng niềm vui của Thầy, và niềm vui của anh em được nên trọn vẹn. 12“Đây là điều răn của Thầy : anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em. 13Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình. » (Gioan 15, 9…13)
"7Anh em thân mến, chúng ta hãy yêu thương nhau, vì tình yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa. Phàm ai yêu thương, thì đã được Thiên Chúa sinh ra, và người ấy biết Thiên Chúa. 8Ai không yêu thương, thì không biết Thiên Chúa, vì Thiên Chúa là tình yêu. 9Tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta được biểu lộ như thế này: Thiên Chúa đã sai Con Một đến thế gian để nhờ Con Một của Người mà chúng ta được sống. 10Tình yêu cốt ở điều này : không phải chúng ta đã yêu mến Thiên Chúa, nhưng chính Người đã yêu thương chúng ta, và sai Con của Người đến làm của lễ đền tội cho chúng ta. 11Anh em thân mến, nếu Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta như thế, chúng ta cũng phải yêu thương nhau. 12Thiên Chúa, chưa ai được chiêm ngưỡng bao giờ n.Nếu chúng ta yêu thương nhau, thì Thiên Chúa ở lại trong chúng ta, và tình yêu của Người nơi chúng ta mới nên hoàn hảo. (1 Gioan 4,7…12)
« Đức Kitô đã thí mạng vì chúng ta.,Như vậy, cả chúng ta nữa, chúng ta cũng phải thí mạng vì anh em. 17Nếu ai có của cải thế gian và thấy anh em mình lâm cảnh túng thiếu, mà chẳng động lòng thương, thì làm sao tình yêu Thiên Chúa ở lại trong người ấy được ? 18Hỡi anh em là những người con bé nhỏ, chúng ta đừng yêu thương nơi đầu môi chót lưỡi, nhưng phải yêu thương cách chân thật và bằng việc làm" (1Gioan 3, 16…18).
Chúng ta đã một lần tới đây, đã bay cao trên bầu trời này, đã xem vùng đất này, đã nhìn những con phố này, đã thấy những di tích này, đã xem đất trời của Thiên Chúa giải nghĩa Tình, đã nghe Con Thiên Chúa dạy Yêu. Chúng ta ra về sống cho mọi người xem:
ĐẠO của chúng ta là ĐẠO YÊU NHAU, như tổ tiên chúng ta 400 năm trước, khi mới nghe được Tin Mừng: “Giáo hữu ở đây có độ một ngàn: Những người chung quanh chưa biết tên Đạo mới này là gì, nhưng thấy cách họ yêu thương nhau thì gọi họ là những người theo ĐẠO YÊU NHAU ” .(Thư cha Gaspar d’’Amaral S.J.. viết từ Thăng Long ngày 31/12/16310)
Vì Chúa đã dạy: “Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này : là anh em có lòng yêu thương nhau.” (Gioan 13, 35)..
Giêrusalem, ngày lễ Đức Mẹ hồn xác lên trời năm 2019
LM Giuse Nguyễn công Đoan SJ
“Chúa Cha đã yêu mến Thầy thế nào, Thầy cũng yêu mến anh em như vậy. Anh em hãy ở lại trong tình thương của Thầy. 10Nếu anh em giữ các điều răn của Thầy, anh em sẽ ở lại trong tình thương của Thầy, như Thầy đã giữ các điều răn của Cha Thầy và ở lại trong tình thương của Người. 11Các điều ấy, Thầy đã nói với anh em để anh em được hưởng niềm vui của Thầy, và niềm vui của anh em được nên trọn vẹn. 12“Đây là điều răn của Thầy : anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em. 13Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình. » (Gioan 15, 9…13)
"7Anh em thân mến, chúng ta hãy yêu thương nhau, vì tình yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa. Phàm ai yêu thương, thì đã được Thiên Chúa sinh ra, và người ấy biết Thiên Chúa. 8Ai không yêu thương, thì không biết Thiên Chúa, vì Thiên Chúa là tình yêu. 9Tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta được biểu lộ như thế này: Thiên Chúa đã sai Con Một đến thế gian để nhờ Con Một của Người mà chúng ta được sống. 10Tình yêu cốt ở điều này : không phải chúng ta đã yêu mến Thiên Chúa, nhưng chính Người đã yêu thương chúng ta, và sai Con của Người đến làm của lễ đền tội cho chúng ta. 11Anh em thân mến, nếu Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta như thế, chúng ta cũng phải yêu thương nhau. 12Thiên Chúa, chưa ai được chiêm ngưỡng bao giờ n.Nếu chúng ta yêu thương nhau, thì Thiên Chúa ở lại trong chúng ta, và tình yêu của Người nơi chúng ta mới nên hoàn hảo. (1 Gioan 4,7…12)
« Đức Kitô đã thí mạng vì chúng ta.,Như vậy, cả chúng ta nữa, chúng ta cũng phải thí mạng vì anh em. 17Nếu ai có của cải thế gian và thấy anh em mình lâm cảnh túng thiếu, mà chẳng động lòng thương, thì làm sao tình yêu Thiên Chúa ở lại trong người ấy được ? 18Hỡi anh em là những người con bé nhỏ, chúng ta đừng yêu thương nơi đầu môi chót lưỡi, nhưng phải yêu thương cách chân thật và bằng việc làm" (1Gioan 3, 16…18).
Chúng ta đã một lần tới đây, đã bay cao trên bầu trời này, đã xem vùng đất này, đã nhìn những con phố này, đã thấy những di tích này, đã xem đất trời của Thiên Chúa giải nghĩa Tình, đã nghe Con Thiên Chúa dạy Yêu. Chúng ta ra về sống cho mọi người xem:
ĐẠO của chúng ta là ĐẠO YÊU NHAU, như tổ tiên chúng ta 400 năm trước, khi mới nghe được Tin Mừng: “Giáo hữu ở đây có độ một ngàn: Những người chung quanh chưa biết tên Đạo mới này là gì, nhưng thấy cách họ yêu thương nhau thì gọi họ là những người theo ĐẠO YÊU NHAU ” .(Thư cha Gaspar d’’Amaral S.J.. viết từ Thăng Long ngày 31/12/16310)
Vì Chúa đã dạy: “Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này : là anh em có lòng yêu thương nhau.” (Gioan 13, 35)..
Giêrusalem, ngày lễ Đức Mẹ hồn xác lên trời năm 2019
LM Giuse Nguyễn công Đoan SJ
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Chuyến tông du thứ 31 của Đức Thánh Cha - Giới thiệu đất nước và Giáo Hội Madagascar
Đặng Tự Do
18:47 18/08/2019
Tổng quát
Madagascar, trước đây gọi là nước Cộng hòa Malagasy, là đảo quốc lớn thứ hai trên thế giới (chỉ sau Indonesia), nằm ngoài khơi bờ biển đông nam bộ của Phi châu trong Ấn Độ Dương, đối diện với Mozambique. Quốc gia này bao gồm đảo Madagascar, là đảo lớn thứ tư trên thế giới chỉ sau Greenland, New Guinea, và Borneo, và nhiều hòn đảo ngoại vi nhỏ hơn.
Với tổng diện tích 587,041 km2 (1.7 lần Việt Nam) trong đó 581,540 km2 là đất liền, Madagascar là quốc gia lớn thứ 48 trên thế giới.
Hầu hết người dân Madagascar là người Merila, thuộc chủng Mã Lai. Sau đó đến người Cotiers pha trộn giữa chủng Mã Lai và Phi châu. Rồi đến người Pháp, Ấn Độ và những người Ả rập.
Các nhà nhân chủng học cho rằng con người bắt đầu định cư tại Madagascar trong khoảng từ 350 trước Chúa Giáng Sinh cho đến 550 sau Chúa Giáng Sinh. Tin tưởng chung được công nhận rộng rãi là vào thời điểm Chúa Giáng Sinh, Madagascar vẫn còn là một đảo hoang. Các nhà khảo cổ học cho rằng người Indonesia là những người đầu tiên di cư đến vùng đất này và canh tác ở vùng phía Đông của hòn đảo trong khoảng từ năm 200 đến năm 500 sau Chúa Giáng Sinh.
Cho đến nay, các thành phố lớn và các trung tâm kinh tế của Madagascar vẫn chủ yếu nằm ở phần phía Đông. 21% diện tích của Madagascar vẫn là các khu rừng nguyên sinh với các loại thú to lớn không nơi nào có.
Từ thế kỷ thứ 7, người Ả rập bắt đầu gia nhập với người Indonesia ở phía Đông Madagascar. Khoảng năm 1000, người Bantu bắt đầu vượt qua eo biển Mozambique để di cư sang Madagascar. Họ sống chủ yếu ở phần phía Tây.
Lịch sử cận đại
Một con tàu Bồ Đào Nha đã nhìn thấy hòn đảo và đi dọc theo bờ biển vào năm 1500. Diogo Dias đã nhìn thấy hòn đảo sau khi con tàu của ông tách khỏi một hạm đội đang trên đường đến Ấn Độ. Ông đặt tên cho hòn đảo là São Lourenco, vì hôm đó là ngày lễ kính Thánh Lôrensô, và tiếp tục việc buôn bán với người dân trên đảo. Phát hiện của người Bồ Đào Nha lan sang Pháp và Anh, và cả hai nước đổ xô thiết lập các khu định cư trên đảo.
Năm 1794, vua Andrianampoinimerina đã tìm cách hợp nhất các bộ lạc khác nhau ở Madagascar, tạo thành một vương quốc duy nhất. Ông thành lập Vương quốc Merina. Đến năm 1810, ông được con trai của mình là Vua Radama Đệ Nhất kế vị. Nhà vua mở rộng vương quốc Merina trên các hòn đảo chính, đặc biệt là đảo Betsimisaraka và các đảo khác ở phía nam. Vua Radama I hoan nghênh và kết bạn với các nước lớn ở Âu châu và yêu cầu họ hỗ trợ trong việc hiện đại hóa vương quốc và tiếp tục các cuộc chinh phạt của ông. Nhờ thế, các nhà truyền giáo, dẫn đầu bởi David Jones, đã đưa được Kitô Giáo và bảng chữ cái La Mã vào Madagascar.
Sau khi vua Radama qua đời vào năm 1828, Nữ hoàng Ranavalona, vợ của Radama I, đã lên ngôi. Là một tín hữu Hồi Giáo nhiệt thành, bà cương quyết chống lại Kitô Giáo và năm 1835 bà buộc các nhà truyền giáo rời khỏi Madagascar.
Năm 1883, người Pháp tấn công Madagascar. Sau gần 3 năm chiến tranh, Madagascar đã trở thành một xứ bảo hộ của Pháp trước khi trở thành thuộc địa vào năm 1895. Chế độ quân chủ đã bị bãi bỏ và tiếng Pháp trở thành ngôn ngữ chính thức.
Sau thế chiến thứ Hai, năm 1958, người Pháp đã bầu một tổng thống mới, Charles De Gaulle. Tổng thống ngay lập tức trao trả độc lập cho Madagascar.
Người dân Madagascar phải mất một thập kỷ nữa để rũ bỏ hoàn toàn chủ nghĩa thực dân, và năm 1975, Tổng thống Didier Ratsiraka được bầu lên. Chẳng may, ông đã đưa Madagascar đi trên con đường sai lầm nghiêm trọng là chạy theo chủ nghĩa xã hội, với một kết thúc bi đát vào năm 1993, sau hai năm biểu tình bạo lực: Kinh tế Madagascar hoàn toàn bị phá sản.
Kể từ đó, Madagascar đã trải qua những cuộc chính biến liên tục. Vào tháng 12 năm 2013, người dân Madagascar cuối cùng đã có cơ hội bầu một tổng thống mới, là Ông Hery Rajaonarimampianina. Cuộc bầu cử diễn ra trong hòa bình, nhưng mãi đến nay, Madagascar vẫn chưa thoát khỏi tình trạng ảm đạm về kinh tế.
Chính trị
Madagascar là một nước cộng hòa đa đảng dân chủ, trong đó tổng thống do dân bầu với nhiệm kỳ 5 năm. Tổng thống sau đó chỉ định một thủ tướng, là người giới thiệu các ứng viên bộ trưởng lên tổng thống để hình thành nội các. Tổng thống hiện nay là Ông Andry Nirina Rajoelina, sinh ngày 30 tháng Năm, 1974, đảm nhận chức vụ này từ ngày 19 tháng Giêng năm nay. Cả ông và vợ là Mialy Rajoelina đều là người Công Giáo và đã được Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp khi ngài vừa được bầu vào ngôi Giáo Hoàng. Thủ tướng hiện nay là Ông Christian Ntsay. Ông đã được cựu tổng thống Hery Rajaonarimampianina mời vào chức vụ này từ ngày 6 tháng Sáu, 2018 và được tân tổng thống lưu nhiệm.
Thượng viện gồm 63 ghế trong đó 42 vị được các Hội Đồng Địa Phương bầu lên và 21 vị do tổng thống chỉ định.
Hạ viện gồm 151 ghế trong đó 127 vị do dân bầu và số còn lại do các Hội Đồng Địa Phương bầu lên.
Chuyến tông du của Đức Thánh Cha tại Madagascar
Thứ Sáu ngày 6 tháng Chín
Lúc 12:40 thứ Sáu 6 tháng Chín, Đức Thánh Cha sẽ khởi hành từ phi trường quốc tế Maputo để bay sang Antananarivo, Madagascar.
Sau 2 giờ 50 phút bay, ngài sẽ đến sân bay Antananarivo lúc 16:30 theo giờ địa phương (Antananarivo đi trước Maputo một giờ).
Sau các nghi lễ đón tiếp tại phi trường quốc tế Antananarivo, Đức Thánh Cha sẽ về nghỉ tại Tòa Sứ Thần Tòa Thánh.
Thứ Bảy ngày 7 tháng Chín
Lúc 9:30 sáng, Đức Thánh Cha sẽ thăm xã giao tổng thống tại dinh Iavoloha
Sau các nghi thức chào đón chính thức, Đức Thánh Cha sẽ gặp riêng tổng thống trong vòng 30 phút. Kế đó, lúc 10:15, Đức Thánh Cha sẽ gặp gỡ các nhà lãnh đạo trong chính quyền, xã hội dân sự và ngoại giao đoàn trong tòa nhà nghi lễ cũng nằm trong dinh tổng thống.
Lúc 11:15, Đức Thánh Cha sẽ gặp gỡ và đọc kinh chung trong tu viện các nữ tu dòng Carmêlô Nhặt Phép.
Vào buổi chiều lúc 16 giờ, Đức Thánh Cha sẽ gặp gỡ các giám mục Madagascar tại nhà thờ chính tòa Thánh Giuse Andohalo.
Sau cuộc gặp gỡ này, lúc 17:10, Đức Thánh Cha sẽ viếng mộ Chân phước Victoire Rasoamanarivo (1848 – 21/8/1894) là người đã tận hiến đời mình chăm sóc cho những người nghèo và những người bất hạnh. Ngài đã được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tuyên phong Chân Phước vào ngày 30 tháng Tư, 1989.
Lúc 18giờ, Đức Thánh Cha sẽ chủ sự Đêm Canh Thức với giới trẻ trẻ tại cánh đồng Soamandrakizay
Chúa Nhật, ngày 8 tháng Chín
Lúc 10 giờ sáng, Đức Thánh Cha sẽ chủ sự Thánh lễ tại cánh đồng giáo Soamandrakizay.
Buổi chiều, lúc 15:10, Đức Thánh Cha sẽ thăm “Cộng đồng Những Người Bạn Tốt” Akamasoa. Cộng đồng này đã được Cha Pedro Opeka, một người đồng hương Á Căn Đình với Đức Giáo Hoàng, thành lập trong nỗ lực chống nghèo đói tại quốc gia nghèo nhất nhì thế giới này.
Lúc 16 giờ Đức Thánh Cha sẽ cùng cầu nguyện với các công nhân xây dựng tại Mahatzana.
Hơn một giờ sau đó, lúc 17:10 Đức Thánh Cha sẽ có cuộc gặp gỡ với các linh mục, tu sĩ và chủng sinh tại trường đại học Tổng Lãnh Thiên Thần Micae.
Thứ Hai, ngày 9 tháng Chín
Lúc 7:30 sáng, Đức Thánh Cha sẽ khởi hành bằng máy bay đến phi trường Port Louis của Mauritius. Tuy nhiên, Đức Thánh Cha chưa chính thức từ giã Madagascar. Sau khi thăm Mauritius, Đức Thánh Cha sẽ trở lại đây vào buổi tối.
Giáo Hội tại Madagascar
Theo Niên Giám Thống Kê 2017 của Tòa Thánh, Madagascar có 23,572,000 dân trong đó 34.47% sống trong các đô thị và 65.53% sống trong các vùng nông thôn hẻo lánh.
Số người Công Giáo đã được Rửa Tội là 7,934,000, tức là 34.90%.
Đạo Thánh Chúa đến được vùng này nhờ các nhà truyền giáo, nổi bật là David Jones (7/1796 – 1/5/1841), một người xứ Welsh. Ông có công dịch Kinh Thánh sang tiếng Madagascar cùng với ông David Griffiths. Năm 1820, ông đặt chân đến Antananarivo và bắt đầu công cuộc truyền bá Tin Mừng tại đây cho đến khi bị Nữ hoàng Ranavalona trục xuất vào năm 1835. Vào thời điểm đó, ông đã thiết lập được 37 trường học, với 44 giáo viên và 2309 học sinh. Họ là những mầm mống Tin Mừng cho quốc gia này. Sau khi bị trục xuất, ông rút về Mauritius nơi ông qua đời vì sốt rét ngã nước vào ngày 1 tháng 5, 1841.
Đạo Thánh Chúa bị cấm cách cho đến năm 1883, khi người Pháp chiếm được quốc gia này.
Giáo Hội tại Madagascar hiện có 4 tổng giáo phận và 18 giáo phận. Anh chị em giáo dân sinh hoạt trong 423 giáo xứ, dưới sự coi sóc của 1,654 linh mục. Bên cạnh đó, còn có 4,778 nữ tu.
Do 65.53% sống trong các vùng nông thôn hẻo lánh, Giáo Hội Madagascar có 8,805 cứ điểm truyền giáo nơi điều kiện làm việc của các linh mục và các nhà truyền giáo hết sức chông gai.
Giáo Hội tại Madagascar sở hữu 23 bệnh viện và 29 nhà chăm sóc cho những người già, trẻ mồ côi và những người khuyết tật.
Madagascar có quan hệ ngoại giao đầy đủ ở mức Sứ Thần Tòa Thánh vào ngày 23 tháng Chín, 1960.
Sứ Thần Tòa Thánh hiện nay là Đức Tổng Giám Mục Paolo Rocco Gualtieri, 58 tuổi, được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm từ ngày 13 tháng Tư, 2015.
Tổng giáo phận Antananarivo
Tổng giáo phận thủ đô Antananarivo là nơi diễn ra các hoạt động của Đức Thánh Cha trong chuyến tông du thứ 31 bên ngoài Italia, và cũng là chuyến tông du thứ Tư của ngài đến Đại Lục Phi Châu (sau Uganda, Kenya and Cộng Hòa Trung Phi vào năm 2015, Ai Cập 2017 và Morocco 30-31/3/2019).
Ngay trong thời gian Đạo Thánh Chúa còn bị cấm cách, năm 1841, Đức Thánh Cha Grêgôriô thứ 16 đã thiết lập Miền Truyền Giáo Madagascar. Năm 1848, Đức Thánh Cha Piô thứ Chín nâng lên hàng Phủ Doãn Tông Tòa. Thánh Piô X nâng lên hàng giáo phận và đặt tên là giáo phận Tananarive và năm 1913. Ngày 14 tháng Chín, 1955, Đức Thánh Cha Piô thứ 12 nâng lên hàng tổng giáo phận. Cuối cùng, ngày 28 tháng 10, 1989, sau khi thay đổi các địa giới, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thiết lập tổng giáo phận Antananarivo như hiện nay.
Theo Niên Giám Thống Kê 2017 của Tòa Thánh, tổng giáo phận Antananarivo có 1,830,875 người Công Giáo trong tổng số 3,864,120 dân, tức là 47.4% dân số.
Tổng giáo phận hiện được Đức Tổng Giám Mục Odon Marie Arsène Razanakolona coi sóc. Ngài được Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 bổ nhiệm vào ngày 7 tháng 12, 2005.
Anh chị em tín hữu Công Giáo sinh hoạt trong 87 giáo xứ, dưới sự coi sóc của 394 linh mục, trong đó có 181 triều và 213 linh mục dòng. Bên cạnh đó còn có 1,715 nữ tu và 1,065 nam tu sĩ không có chức linh mục.
Source:Catholic & CulturesMadagascar
Madagascar, trước đây gọi là nước Cộng hòa Malagasy, là đảo quốc lớn thứ hai trên thế giới (chỉ sau Indonesia), nằm ngoài khơi bờ biển đông nam bộ của Phi châu trong Ấn Độ Dương, đối diện với Mozambique. Quốc gia này bao gồm đảo Madagascar, là đảo lớn thứ tư trên thế giới chỉ sau Greenland, New Guinea, và Borneo, và nhiều hòn đảo ngoại vi nhỏ hơn.
Với tổng diện tích 587,041 km2 (1.7 lần Việt Nam) trong đó 581,540 km2 là đất liền, Madagascar là quốc gia lớn thứ 48 trên thế giới.
Hầu hết người dân Madagascar là người Merila, thuộc chủng Mã Lai. Sau đó đến người Cotiers pha trộn giữa chủng Mã Lai và Phi châu. Rồi đến người Pháp, Ấn Độ và những người Ả rập.
Các nhà nhân chủng học cho rằng con người bắt đầu định cư tại Madagascar trong khoảng từ 350 trước Chúa Giáng Sinh cho đến 550 sau Chúa Giáng Sinh. Tin tưởng chung được công nhận rộng rãi là vào thời điểm Chúa Giáng Sinh, Madagascar vẫn còn là một đảo hoang. Các nhà khảo cổ học cho rằng người Indonesia là những người đầu tiên di cư đến vùng đất này và canh tác ở vùng phía Đông của hòn đảo trong khoảng từ năm 200 đến năm 500 sau Chúa Giáng Sinh.
Cho đến nay, các thành phố lớn và các trung tâm kinh tế của Madagascar vẫn chủ yếu nằm ở phần phía Đông. 21% diện tích của Madagascar vẫn là các khu rừng nguyên sinh với các loại thú to lớn không nơi nào có.
Từ thế kỷ thứ 7, người Ả rập bắt đầu gia nhập với người Indonesia ở phía Đông Madagascar. Khoảng năm 1000, người Bantu bắt đầu vượt qua eo biển Mozambique để di cư sang Madagascar. Họ sống chủ yếu ở phần phía Tây.
Lịch sử cận đại
Một con tàu Bồ Đào Nha đã nhìn thấy hòn đảo và đi dọc theo bờ biển vào năm 1500. Diogo Dias đã nhìn thấy hòn đảo sau khi con tàu của ông tách khỏi một hạm đội đang trên đường đến Ấn Độ. Ông đặt tên cho hòn đảo là São Lourenco, vì hôm đó là ngày lễ kính Thánh Lôrensô, và tiếp tục việc buôn bán với người dân trên đảo. Phát hiện của người Bồ Đào Nha lan sang Pháp và Anh, và cả hai nước đổ xô thiết lập các khu định cư trên đảo.
Năm 1794, vua Andrianampoinimerina đã tìm cách hợp nhất các bộ lạc khác nhau ở Madagascar, tạo thành một vương quốc duy nhất. Ông thành lập Vương quốc Merina. Đến năm 1810, ông được con trai của mình là Vua Radama Đệ Nhất kế vị. Nhà vua mở rộng vương quốc Merina trên các hòn đảo chính, đặc biệt là đảo Betsimisaraka và các đảo khác ở phía nam. Vua Radama I hoan nghênh và kết bạn với các nước lớn ở Âu châu và yêu cầu họ hỗ trợ trong việc hiện đại hóa vương quốc và tiếp tục các cuộc chinh phạt của ông. Nhờ thế, các nhà truyền giáo, dẫn đầu bởi David Jones, đã đưa được Kitô Giáo và bảng chữ cái La Mã vào Madagascar.
Sau khi vua Radama qua đời vào năm 1828, Nữ hoàng Ranavalona, vợ của Radama I, đã lên ngôi. Là một tín hữu Hồi Giáo nhiệt thành, bà cương quyết chống lại Kitô Giáo và năm 1835 bà buộc các nhà truyền giáo rời khỏi Madagascar.
Năm 1883, người Pháp tấn công Madagascar. Sau gần 3 năm chiến tranh, Madagascar đã trở thành một xứ bảo hộ của Pháp trước khi trở thành thuộc địa vào năm 1895. Chế độ quân chủ đã bị bãi bỏ và tiếng Pháp trở thành ngôn ngữ chính thức.
Sau thế chiến thứ Hai, năm 1958, người Pháp đã bầu một tổng thống mới, Charles De Gaulle. Tổng thống ngay lập tức trao trả độc lập cho Madagascar.
Người dân Madagascar phải mất một thập kỷ nữa để rũ bỏ hoàn toàn chủ nghĩa thực dân, và năm 1975, Tổng thống Didier Ratsiraka được bầu lên. Chẳng may, ông đã đưa Madagascar đi trên con đường sai lầm nghiêm trọng là chạy theo chủ nghĩa xã hội, với một kết thúc bi đát vào năm 1993, sau hai năm biểu tình bạo lực: Kinh tế Madagascar hoàn toàn bị phá sản.
Kể từ đó, Madagascar đã trải qua những cuộc chính biến liên tục. Vào tháng 12 năm 2013, người dân Madagascar cuối cùng đã có cơ hội bầu một tổng thống mới, là Ông Hery Rajaonarimampianina. Cuộc bầu cử diễn ra trong hòa bình, nhưng mãi đến nay, Madagascar vẫn chưa thoát khỏi tình trạng ảm đạm về kinh tế.
Chính trị
Madagascar là một nước cộng hòa đa đảng dân chủ, trong đó tổng thống do dân bầu với nhiệm kỳ 5 năm. Tổng thống sau đó chỉ định một thủ tướng, là người giới thiệu các ứng viên bộ trưởng lên tổng thống để hình thành nội các. Tổng thống hiện nay là Ông Andry Nirina Rajoelina, sinh ngày 30 tháng Năm, 1974, đảm nhận chức vụ này từ ngày 19 tháng Giêng năm nay. Cả ông và vợ là Mialy Rajoelina đều là người Công Giáo và đã được Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp khi ngài vừa được bầu vào ngôi Giáo Hoàng. Thủ tướng hiện nay là Ông Christian Ntsay. Ông đã được cựu tổng thống Hery Rajaonarimampianina mời vào chức vụ này từ ngày 6 tháng Sáu, 2018 và được tân tổng thống lưu nhiệm.
Thượng viện gồm 63 ghế trong đó 42 vị được các Hội Đồng Địa Phương bầu lên và 21 vị do tổng thống chỉ định.
Hạ viện gồm 151 ghế trong đó 127 vị do dân bầu và số còn lại do các Hội Đồng Địa Phương bầu lên.
Chuyến tông du của Đức Thánh Cha tại Madagascar
Thứ Sáu ngày 6 tháng Chín
Lúc 12:40 thứ Sáu 6 tháng Chín, Đức Thánh Cha sẽ khởi hành từ phi trường quốc tế Maputo để bay sang Antananarivo, Madagascar.
Sau 2 giờ 50 phút bay, ngài sẽ đến sân bay Antananarivo lúc 16:30 theo giờ địa phương (Antananarivo đi trước Maputo một giờ).
Sau các nghi lễ đón tiếp tại phi trường quốc tế Antananarivo, Đức Thánh Cha sẽ về nghỉ tại Tòa Sứ Thần Tòa Thánh.
Thứ Bảy ngày 7 tháng Chín
Lúc 9:30 sáng, Đức Thánh Cha sẽ thăm xã giao tổng thống tại dinh Iavoloha
Sau các nghi thức chào đón chính thức, Đức Thánh Cha sẽ gặp riêng tổng thống trong vòng 30 phút. Kế đó, lúc 10:15, Đức Thánh Cha sẽ gặp gỡ các nhà lãnh đạo trong chính quyền, xã hội dân sự và ngoại giao đoàn trong tòa nhà nghi lễ cũng nằm trong dinh tổng thống.
Lúc 11:15, Đức Thánh Cha sẽ gặp gỡ và đọc kinh chung trong tu viện các nữ tu dòng Carmêlô Nhặt Phép.
Vào buổi chiều lúc 16 giờ, Đức Thánh Cha sẽ gặp gỡ các giám mục Madagascar tại nhà thờ chính tòa Thánh Giuse Andohalo.
Sau cuộc gặp gỡ này, lúc 17:10, Đức Thánh Cha sẽ viếng mộ Chân phước Victoire Rasoamanarivo (1848 – 21/8/1894) là người đã tận hiến đời mình chăm sóc cho những người nghèo và những người bất hạnh. Ngài đã được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tuyên phong Chân Phước vào ngày 30 tháng Tư, 1989.
Lúc 18giờ, Đức Thánh Cha sẽ chủ sự Đêm Canh Thức với giới trẻ trẻ tại cánh đồng Soamandrakizay
Chúa Nhật, ngày 8 tháng Chín
Lúc 10 giờ sáng, Đức Thánh Cha sẽ chủ sự Thánh lễ tại cánh đồng giáo Soamandrakizay.
Buổi chiều, lúc 15:10, Đức Thánh Cha sẽ thăm “Cộng đồng Những Người Bạn Tốt” Akamasoa. Cộng đồng này đã được Cha Pedro Opeka, một người đồng hương Á Căn Đình với Đức Giáo Hoàng, thành lập trong nỗ lực chống nghèo đói tại quốc gia nghèo nhất nhì thế giới này.
Lúc 16 giờ Đức Thánh Cha sẽ cùng cầu nguyện với các công nhân xây dựng tại Mahatzana.
Hơn một giờ sau đó, lúc 17:10 Đức Thánh Cha sẽ có cuộc gặp gỡ với các linh mục, tu sĩ và chủng sinh tại trường đại học Tổng Lãnh Thiên Thần Micae.
Thứ Hai, ngày 9 tháng Chín
Lúc 7:30 sáng, Đức Thánh Cha sẽ khởi hành bằng máy bay đến phi trường Port Louis của Mauritius. Tuy nhiên, Đức Thánh Cha chưa chính thức từ giã Madagascar. Sau khi thăm Mauritius, Đức Thánh Cha sẽ trở lại đây vào buổi tối.
Giáo Hội tại Madagascar
Theo Niên Giám Thống Kê 2017 của Tòa Thánh, Madagascar có 23,572,000 dân trong đó 34.47% sống trong các đô thị và 65.53% sống trong các vùng nông thôn hẻo lánh.
Số người Công Giáo đã được Rửa Tội là 7,934,000, tức là 34.90%.
Đạo Thánh Chúa đến được vùng này nhờ các nhà truyền giáo, nổi bật là David Jones (7/1796 – 1/5/1841), một người xứ Welsh. Ông có công dịch Kinh Thánh sang tiếng Madagascar cùng với ông David Griffiths. Năm 1820, ông đặt chân đến Antananarivo và bắt đầu công cuộc truyền bá Tin Mừng tại đây cho đến khi bị Nữ hoàng Ranavalona trục xuất vào năm 1835. Vào thời điểm đó, ông đã thiết lập được 37 trường học, với 44 giáo viên và 2309 học sinh. Họ là những mầm mống Tin Mừng cho quốc gia này. Sau khi bị trục xuất, ông rút về Mauritius nơi ông qua đời vì sốt rét ngã nước vào ngày 1 tháng 5, 1841.
Đạo Thánh Chúa bị cấm cách cho đến năm 1883, khi người Pháp chiếm được quốc gia này.
Giáo Hội tại Madagascar hiện có 4 tổng giáo phận và 18 giáo phận. Anh chị em giáo dân sinh hoạt trong 423 giáo xứ, dưới sự coi sóc của 1,654 linh mục. Bên cạnh đó, còn có 4,778 nữ tu.
Do 65.53% sống trong các vùng nông thôn hẻo lánh, Giáo Hội Madagascar có 8,805 cứ điểm truyền giáo nơi điều kiện làm việc của các linh mục và các nhà truyền giáo hết sức chông gai.
Giáo Hội tại Madagascar sở hữu 23 bệnh viện và 29 nhà chăm sóc cho những người già, trẻ mồ côi và những người khuyết tật.
Madagascar có quan hệ ngoại giao đầy đủ ở mức Sứ Thần Tòa Thánh vào ngày 23 tháng Chín, 1960.
Sứ Thần Tòa Thánh hiện nay là Đức Tổng Giám Mục Paolo Rocco Gualtieri, 58 tuổi, được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm từ ngày 13 tháng Tư, 2015.
Tổng giáo phận Antananarivo
Tổng giáo phận thủ đô Antananarivo là nơi diễn ra các hoạt động của Đức Thánh Cha trong chuyến tông du thứ 31 bên ngoài Italia, và cũng là chuyến tông du thứ Tư của ngài đến Đại Lục Phi Châu (sau Uganda, Kenya and Cộng Hòa Trung Phi vào năm 2015, Ai Cập 2017 và Morocco 30-31/3/2019).
Ngay trong thời gian Đạo Thánh Chúa còn bị cấm cách, năm 1841, Đức Thánh Cha Grêgôriô thứ 16 đã thiết lập Miền Truyền Giáo Madagascar. Năm 1848, Đức Thánh Cha Piô thứ Chín nâng lên hàng Phủ Doãn Tông Tòa. Thánh Piô X nâng lên hàng giáo phận và đặt tên là giáo phận Tananarive và năm 1913. Ngày 14 tháng Chín, 1955, Đức Thánh Cha Piô thứ 12 nâng lên hàng tổng giáo phận. Cuối cùng, ngày 28 tháng 10, 1989, sau khi thay đổi các địa giới, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thiết lập tổng giáo phận Antananarivo như hiện nay.
Theo Niên Giám Thống Kê 2017 của Tòa Thánh, tổng giáo phận Antananarivo có 1,830,875 người Công Giáo trong tổng số 3,864,120 dân, tức là 47.4% dân số.
Tổng giáo phận hiện được Đức Tổng Giám Mục Odon Marie Arsène Razanakolona coi sóc. Ngài được Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 bổ nhiệm vào ngày 7 tháng 12, 2005.
Anh chị em tín hữu Công Giáo sinh hoạt trong 87 giáo xứ, dưới sự coi sóc của 394 linh mục, trong đó có 181 triều và 213 linh mục dòng. Bên cạnh đó còn có 1,715 nữ tu và 1,065 nam tu sĩ không có chức linh mục.
Source:Catholic & Cultures
Trong buổi triều yết trưa Chúa nhật 18/8 tại quảng trường thánh Phêrô, Đức Thánh Cha chia sẻ: “Ngọn lửa Tình yêu Chúa hun đúc lòng bác ái”.
Thanh Quảng sdb
19:06 18/08/2019
Trong buổi triều yết trưa Chúa nhật 18/8 tại quảng trường thánh Phêrô, Đức Thánh Cha chia sẻ: “Ngọn lửa Tình yêu Chúa hun đúc lòng bác ái”.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã suy tư từ bài Phúc âm (Lc 12: 49-33), trong đó Chúa Giêsu nói với các tông đồ rằng thời gian đã chín mùi để dấn thân theo Tin Mừng.
Sự lựa chọn này, theo Đức Thánh Cha Phanxicô không thể được chần chừ nhưng phải được bừng cháy lên lửa yêu mến của Chúa Giêsu.
Chúa Giêsu nói với các tông đồ rằng: “Thầy đến để đem lửa từ trời xuống trần gian, và Thầy mong ước cho lửa ấy được rực sáng lên!
Những lời này nhằm giúp các tông đồ biết từ bỏ những thái độ biếng nhác, thờ ơ và khép kín trước ngọn lửa tình yêu của Chúa.
Đó là ngọn lửa thiêu đốt và cứu sống nhân loại. Đức Thánh Cha Phanxicô cho hay “Cách làm cho tình yêu vô biên của Chúa được lan tỏa khắp nơi trên thế gian và đó là dấu chỉ chúng ta là môn đệ chân chính của Chúa Giêsu.
Lửa khắc phục sự chia rẽ
Đức Thánh Cha Phanxicô cho hay người Kitô giáo là những chứng nhân của Tin Mừng; cũng giống như lửa yêu thương của Chúa làm phát sinh ra những lộc ân, vượt lên trên mọi chia rẽ cá nhân, xã hội, dân tộc và quốc gia.
Lửa thiêu hủy lòng ích kỷ
Đức Thánh Cha nhắn gửi và kêu mời những người trẻ tình nguyện hãy hy sinh những thời gian rảnh rỗi để phục vụ bệnh nhân, nâng đỡ những người nghèo túng và khuyết tật.
Đức Thánh Cha tiếp tục cho hay: “Sống theo Tin Mừng đòi hỏi người Kitô hữu phải đáp ứng những nhu cầu muôn mặt qua những sáng kiến yêu thương đổi mới!”
Vì thế, Tin Mừng thực sự là ngọn lửa cứu rỗi, thêm vào đó, nó còn biến đổi thế giới khởi đi từ chính những hoán cải trong lòng mỗi người.
Lửa phá vỡ đi những ảo tưởng
Sống theo Tin Mừng đòi hỏi các Kitô hữu phải đáp ứng nhu cầu luôn thay đổi qua những sáng kiến từ thiện mới.
Đức Thánh Cha Phanxicô cho hay “Sống theo Tin Mừng đòi hỏi các Kitô hữu phải đáp ứng nhu cầu luôn thay đổi bằng các sáng kiến từ thiện mới”.
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng cho biết việc nhóm lên lửa tin yêu của Chúa là chìa khóa để hiểu được lệnh truyền đầy thách đố của Chúa Giêsu như Chúa đã phán “các con tưởng Thầy đến mang hòa bình cho thế gian ư, mà ngược lại Thầy mang đến những chia rẽ bất hòa!...
Chúa đã đến mang lửa yêu thương để dựng xây sự công bằng, đẩy lui đi bóng tối gian ác. Theo nghĩa này, Chúa đã đến gieo mầm chia rẽ bất đồng, nhưng theo một ý nghĩa chân chính thì Chúa nhóm lên lửa yêu thương cho các môn sinh của Ngài.
Đức Thánh Cha Phanxicô cho hay lửa của Chúa thanh lọc, phá tan đi những ảo tưởng biếng lười hầu chúng ta có thể kết hợp đời sống Kitô hữu qua các thỏa hiệp, tự do tôn giáo và chống lại hận thù chia rẽ.
Ngọn lửa của Thiên Chúa tình yêu thanh tẩy tình yêu của chúng ta, để chúng ta biết sống chân thật không giả dối, sẵn sàng hy sinh cho những dấn thân mà Tin Mừng gọi mời...
Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp: “Mặc dù chúng ta mang danh là Kitô hữu, nhưng chúng ta phải thể hiện danh hiệu ấy qua những việc làm cụ thể, để làm chứng cho Tin mừng là mến Chúa và yêu người”.
Đức Thánh Cha đã kết thúc buổi triều yết bằng một lời nguyện xin cùng Đức Maria: “Xin Mẹ cầu bầu chúng con được lửa mến của Chúa thiêu đốt, để chúng ta cũng biết nhóm lên những ngọn lửa yêu thương trong cuộc sống hàng ngày của chúng con qua những dấn thân hy sinh”.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã suy tư từ bài Phúc âm (Lc 12: 49-33), trong đó Chúa Giêsu nói với các tông đồ rằng thời gian đã chín mùi để dấn thân theo Tin Mừng.
Sự lựa chọn này, theo Đức Thánh Cha Phanxicô không thể được chần chừ nhưng phải được bừng cháy lên lửa yêu mến của Chúa Giêsu.
Chúa Giêsu nói với các tông đồ rằng: “Thầy đến để đem lửa từ trời xuống trần gian, và Thầy mong ước cho lửa ấy được rực sáng lên!
Những lời này nhằm giúp các tông đồ biết từ bỏ những thái độ biếng nhác, thờ ơ và khép kín trước ngọn lửa tình yêu của Chúa.
Đó là ngọn lửa thiêu đốt và cứu sống nhân loại. Đức Thánh Cha Phanxicô cho hay “Cách làm cho tình yêu vô biên của Chúa được lan tỏa khắp nơi trên thế gian và đó là dấu chỉ chúng ta là môn đệ chân chính của Chúa Giêsu.
Lửa khắc phục sự chia rẽ
Đức Thánh Cha Phanxicô cho hay người Kitô giáo là những chứng nhân của Tin Mừng; cũng giống như lửa yêu thương của Chúa làm phát sinh ra những lộc ân, vượt lên trên mọi chia rẽ cá nhân, xã hội, dân tộc và quốc gia.
Lửa thiêu hủy lòng ích kỷ
Đức Thánh Cha nhắn gửi và kêu mời những người trẻ tình nguyện hãy hy sinh những thời gian rảnh rỗi để phục vụ bệnh nhân, nâng đỡ những người nghèo túng và khuyết tật.
Đức Thánh Cha tiếp tục cho hay: “Sống theo Tin Mừng đòi hỏi người Kitô hữu phải đáp ứng những nhu cầu muôn mặt qua những sáng kiến yêu thương đổi mới!”
Vì thế, Tin Mừng thực sự là ngọn lửa cứu rỗi, thêm vào đó, nó còn biến đổi thế giới khởi đi từ chính những hoán cải trong lòng mỗi người.
Lửa phá vỡ đi những ảo tưởng
Sống theo Tin Mừng đòi hỏi các Kitô hữu phải đáp ứng nhu cầu luôn thay đổi qua những sáng kiến từ thiện mới.
Đức Thánh Cha Phanxicô cho hay “Sống theo Tin Mừng đòi hỏi các Kitô hữu phải đáp ứng nhu cầu luôn thay đổi bằng các sáng kiến từ thiện mới”.
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng cho biết việc nhóm lên lửa tin yêu của Chúa là chìa khóa để hiểu được lệnh truyền đầy thách đố của Chúa Giêsu như Chúa đã phán “các con tưởng Thầy đến mang hòa bình cho thế gian ư, mà ngược lại Thầy mang đến những chia rẽ bất hòa!...
Chúa đã đến mang lửa yêu thương để dựng xây sự công bằng, đẩy lui đi bóng tối gian ác. Theo nghĩa này, Chúa đã đến gieo mầm chia rẽ bất đồng, nhưng theo một ý nghĩa chân chính thì Chúa nhóm lên lửa yêu thương cho các môn sinh của Ngài.
Đức Thánh Cha Phanxicô cho hay lửa của Chúa thanh lọc, phá tan đi những ảo tưởng biếng lười hầu chúng ta có thể kết hợp đời sống Kitô hữu qua các thỏa hiệp, tự do tôn giáo và chống lại hận thù chia rẽ.
Ngọn lửa của Thiên Chúa tình yêu thanh tẩy tình yêu của chúng ta, để chúng ta biết sống chân thật không giả dối, sẵn sàng hy sinh cho những dấn thân mà Tin Mừng gọi mời...
Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp: “Mặc dù chúng ta mang danh là Kitô hữu, nhưng chúng ta phải thể hiện danh hiệu ấy qua những việc làm cụ thể, để làm chứng cho Tin mừng là mến Chúa và yêu người”.
Đức Thánh Cha đã kết thúc buổi triều yết bằng một lời nguyện xin cùng Đức Maria: “Xin Mẹ cầu bầu chúng con được lửa mến của Chúa thiêu đốt, để chúng ta cũng biết nhóm lên những ngọn lửa yêu thương trong cuộc sống hàng ngày của chúng con qua những dấn thân hy sinh”.
TGM Melbourne kêu gọi chính quyền đừng xâm phạm tới "ấn tín Tòa giải tội"
Thanh Quảng sdb
19:49 18/08/2019
Tổng giám mục Melbourne đáp lại luật đòi buộc các linh mục phải tố cáo kẻ xưng tội lạm dụng tính dục.
Thứ năm ngày 15 tháng 8 năm 2019 Văn phòng Truyền thông của Tổng Giáo phận Melbourne cho hay Đức Tổng giám mục Peter Comensoli đã hoan nghênh việc đề xuất mở rộng phải báo cáo tội lạm dụng bao gồm các vị lãnh đạo các tôn giáo mà Chính phủ Tiểu bang Victoria đã châu phê và công bố hôm nay. Thực ra đây là một đòi hỏi phải được nêu lên thành luật vào năm 2013 do chính Giáo Hội Công Giáo ở Victoria đề xuất trước Cuộc điều tra Hoàng gia về sự lạm dụng lòng tin của tín hữu vào các vị chủ chăn.
Đức Tổng Giám Mục xác quyết rằng những cam kết chăm sóc và bảo vệ trẻ em và thanh thiếu niên là điều phải được mọi người Victoria đồng thuận. Giáo hội không bao giờ trốn tránh trách nhiệm của mình trong lãnh vực này, vì đó là một lệnh truyền của Tin Mừng.
Đức Tổng Giám Mục Comensoli cho biết ngài rất đỗi ngạc nhiên rằng dù đã có những cam kết của Thủ tướng vào tháng 8 năm 2018; nhưng cộng đồng Công Giáo chưa có cơ hội để xem xét và học hỏi về dự thảo này trước khi được công bố công khai.
Để đáp lại thông cáo này, Đức Tổng Giám Mục đã nhắc lại vị trí của Giáo Hội Công Giáo liên quan đến việc bảo vệ cái được gọi là “Ấn tòa của Bí tích Hòa giải”.
Đức Tổng Giám Mục nói, ‘hàng ngàn người giáo dân Công Giáo xác tín “Bí tích Hòa giải” là một bí tích cần thiết để lãnh nhận ân sủng và lòng thương xót của Thiên Chúa, đã bị luật pháp trần thế, có thể nói là xâm phạm đến quyền tự do lương tâm và tự do tôn giáo của họ. Người dân Victoria nhận ra rằng quyền tự do thể hiện tôn giáo và tín ngưỡng của mỗi người theo đạo giáo cũng phải tuân thủ luật pháp của tiểu bang lẫn liên bang và thực hành quyền con người mà Hiến chương Nhân quyền đã đề ra.
Việc xưng tội không vượt lên trên luật pháp. Các linh mục là những mục tử bắt buộc, nhưng theo cách thức tương tự như các luật sư và người khách hàng phải được bảo mật, cũng tương tự như các ký giả...
Đối với người Công Giáo, Bií tích Hòa giải là một cuộc gặp gỡ linh thiêng sâu xa của hối nhân với Thiên Chúa. Nó xứng đáng được bảo mật.
Tôi kêu gọi Chính phủ hãy tập trung vào việc bảo vệ trẻ em mạnh mẽ hơn, nhưng đừng xâm phạm đến quyền tự do tôn giáo, đặc biệt là bí mật của ‘ấn tòa Giải tội’. Hai lãnh vực này không đi ngược lại nhau.
Thứ năm ngày 15 tháng 8 năm 2019 Văn phòng Truyền thông của Tổng Giáo phận Melbourne cho hay Đức Tổng giám mục Peter Comensoli đã hoan nghênh việc đề xuất mở rộng phải báo cáo tội lạm dụng bao gồm các vị lãnh đạo các tôn giáo mà Chính phủ Tiểu bang Victoria đã châu phê và công bố hôm nay. Thực ra đây là một đòi hỏi phải được nêu lên thành luật vào năm 2013 do chính Giáo Hội Công Giáo ở Victoria đề xuất trước Cuộc điều tra Hoàng gia về sự lạm dụng lòng tin của tín hữu vào các vị chủ chăn.
Đức Tổng Giám Mục xác quyết rằng những cam kết chăm sóc và bảo vệ trẻ em và thanh thiếu niên là điều phải được mọi người Victoria đồng thuận. Giáo hội không bao giờ trốn tránh trách nhiệm của mình trong lãnh vực này, vì đó là một lệnh truyền của Tin Mừng.
Đức Tổng Giám Mục Comensoli cho biết ngài rất đỗi ngạc nhiên rằng dù đã có những cam kết của Thủ tướng vào tháng 8 năm 2018; nhưng cộng đồng Công Giáo chưa có cơ hội để xem xét và học hỏi về dự thảo này trước khi được công bố công khai.
Để đáp lại thông cáo này, Đức Tổng Giám Mục đã nhắc lại vị trí của Giáo Hội Công Giáo liên quan đến việc bảo vệ cái được gọi là “Ấn tòa của Bí tích Hòa giải”.
Đức Tổng Giám Mục nói, ‘hàng ngàn người giáo dân Công Giáo xác tín “Bí tích Hòa giải” là một bí tích cần thiết để lãnh nhận ân sủng và lòng thương xót của Thiên Chúa, đã bị luật pháp trần thế, có thể nói là xâm phạm đến quyền tự do lương tâm và tự do tôn giáo của họ. Người dân Victoria nhận ra rằng quyền tự do thể hiện tôn giáo và tín ngưỡng của mỗi người theo đạo giáo cũng phải tuân thủ luật pháp của tiểu bang lẫn liên bang và thực hành quyền con người mà Hiến chương Nhân quyền đã đề ra.
Việc xưng tội không vượt lên trên luật pháp. Các linh mục là những mục tử bắt buộc, nhưng theo cách thức tương tự như các luật sư và người khách hàng phải được bảo mật, cũng tương tự như các ký giả...
Đối với người Công Giáo, Bií tích Hòa giải là một cuộc gặp gỡ linh thiêng sâu xa của hối nhân với Thiên Chúa. Nó xứng đáng được bảo mật.
Tôi kêu gọi Chính phủ hãy tập trung vào việc bảo vệ trẻ em mạnh mẽ hơn, nhưng đừng xâm phạm đến quyền tự do tôn giáo, đặc biệt là bí mật của ‘ấn tòa Giải tội’. Hai lãnh vực này không đi ngược lại nhau.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Nhóm Bông Hồng Xanh thăm giáo xứ An Sơn Tam Kỳ, GP Đà Nẵng
Maria Vũ Loan
07:28 18/08/2019
Vào dịp lễ Đức Mẹ Lên Trời ngày 15/8/2019, hai người chúng tôi đại diện nhóm công tác xã hội Bông Hồng Xanh đã đến giáo xứ An Sơn, giáo hạt Tam Kỳ, giáo phận Đà Nẵng để cùng hiệp ý mừng bổn mạng giáo xứ, phát học bổng cho các em học sinh tại giáo họ An Trường thăm một vài nơi của tỉnh Quảng Nam.
Xem Hình
Đây là lần thứ hai chúng tôi đến tỉnh Quảng Nam: lần đầu là huyện Nam Giang sát biên giới nước Lào, lần này là huyện Thăng Bình gần biển.
Giáo xứ An Sơn ở thôn An Phước, xã Bình An huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng nam, thuộc miền trung trung bộ, là giáo xứ lâu đời nhất của giáo phận Đà Nẵng vì đón nhận Tin Mừng vào khoảng năm 1625, có một số cha ông được phúc tử đạo. Ban đầu, nơi đây là rừng núi âm u, dân cư thưa thớt, sống thành từng cụm nhỏ, sinh sống bằng việc trồng trọt và khai khẩn đất hoang; sau có dân di cư từ miền Bắc vào lập nghiệp cùng dân bản xứ mà làm cho nơi này hình thành và phát triển. Người dân gọi nơi đây là làng Phụ Sơn, sau đổi là làng An Sơn cho đến ngày nay. Có một số chứng tích đức tin còn lưu giữ đến ngày hôm nay (Có đền kính thánh tử đạo vì ở thời điểm có phong trào Cần Vương, ngay tại giáo xứ An Sơn, vào ngày 10/10/1885 với trận đánh Hà Đông, phủ Tam Kỳ, quân Văn Thân đã sát hại trên 60 người giáo dân, bằng cách thiêu sống hoặc ném xuống giếng. Hiện trong khuôn viên nhà thờ có 5 ngôi mộ tử đạo; một ngôi mộ gồm 36 hài cốt bị thiêu cháy. Các hài cốt được cải táng trong khuôn viên trước nhà thờ nên gọi là Gò Thánh...) đã minh chứng rằng giáo xứ An Sơn có dòng lịch sử giai đoạn từ năm 1625 đến năm 2012. Nếu đọc hết lược sử giáo xứ An Sơn, với tài liệu của giáo phận, nhiều người có thể dâng trào cảm xúc về một hành trình đức tin của một giáo xứ nằm giữa cánh đồng này.
Vừa đến giáo xứ, chúng tôi chỉ chào hỏi cha sở Anton Nguyễn Thanh Vũ ít phút rồi chuẩn bị đến giáo họ An Trường, cách đó chín cây số, là một trong bốn giáo họ (Phú Hòa, Phụng Loan, Sơn Tây, An Trường) của giáo xứ.
Giáo họ An Trường mới được chỉnh trang trong lòng nhà thờ và sân rộng được lát si-măng cứng cáp. Ông biện tên là Nguyễn Sanh đưa cho chúng tôi danh sách 37 em học sinh. Các em đều nhận được phong bì tiền học, tập vở và một gói kẹo nhưng các em cấp 1 và 2 còn nhận được quyển truyện tranh Kinh Thánh, truyện các thánh nữa. Vùng này rất hiếm khi có đoàn công tác nào đến chia sẻ nên các em tỏ ra lạ lẫm và lộ vẻ mừng rỡ rõ ràng. Có một số em lo việc dâng hoa trong thánh lễ tối nay nên các phụ huynh đến nhận dùm. Công việc diễn ra nhịp nhàng, vui vẻ như mọi năm.
Ở vùng sâu vùng xa, giáo xứ nào cũng có những gia đình khó khăn, vì thế sau khi các em học sinh ra về, hai ông biện dẫn chúng tôi đến thăm một số gia đình có hoàn cảnh đặc biệt trong giáo họ. Xin phép chỉ đưa một hai hình ảnh về việc chia sẻ này.
Chiều tối, đến phần chúng tôi lạ lẫm về cách sinh hoạt giáo xứ. Trước khi thánh lễ vọng mừng Mẹ Lên Trời, cha xứ và giáo dân đi gần một cây số đến đài Đức Mẹ. Sau đó rước kiệu Đức Mẹ đi từ đồi cao xuống trước sân nhà thờ để hiệp dâng thánh lễ kính bổn mạng. Ánh nến nối dài khi trời đã sẩm tối, vừa trang nghiêm vừa sốt sắng, các giáo họ lần lượt dâng hoa trước thánh lễ; đơn sơ thôi nhưng đẹp nhẹ nhàng và ấm cúng làm sao! Trong lời mở đầu thánh lễ, cha chánh xứ giới thiệu chúng tôi là quí khách, song chúng tôi ngại ngùng, chỉ muốn âm thầm ẩn mình.
Khi thánh lễ sắp kết thúc, một chị đã nhanh nhẹn mời một số cụ già có gia đình neo đơn, những chị có gia cảnh vất vả để giới thiệu cho chúng tôi và việc chia sẻ kín đáo ở góc sân nhà thờ diễn ra gọn gàng, tốt đẹp. Giúp học sinh nghèo là việc làm hằng năm của nhóm Bông Hồng Xanh nhưng chia sẻ cho các cụ già bao giờ cũng làm chúng tôi vui lạ thường.
Sáng sớm ngày lễ 15/8, chúng tôi hiệp thông cùng giáo xứ khi cha chánh xứ và giáo dân làm thành đoàn rước với tiếng chiêng trống vang lên giữa khoảng không gian tươi đẹp của buổi sáng. Cộng đoàn đi từ cuối sân vào trong thánh đường, bắt đầu hiệp dâng thánh lễ mừng kính trọng thể. Chúng tôi thầm nghĩ, nhiều Kitô hữu trên thế giới đều có thể vui và hạnh phúc vì có thêm một “người Mẹ trên trời”, để cậy dựa và được yêu mến, ngoài người mẹ huyết thống mà ai cũng nặng ơn yêu thương suốt cuộc đời.
Ở miền trung có nhiều cảnh đẹp, trong đó có cụm đảo Cù Lao Chàm với 8 hòn đảo là Hòn Lao, Hòn Khô Mẹ, Hòn Khô Con, Hòn Lá, Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn Tai, Hòn Ông và có khoảng 3.000 cư dân sinh sống trên đảo. Chúng tôi được một chị trong giáo xứ An Sơn cùng du lịch ra thăm thú cụm đảo đó. Cù Lao Chàm thuộc xã đảo Tân Hiệp, thành phố Hội An tỉnh Quảng Nam, nằm cách bờ biển Cửa Đại 16 km, đã được Unesco công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới vì là một di tích văn hóa lịch sử gắn với sự hình thành và phát triển của đô thị thương cảng Hội An ngày xưa...
Chiếc canô lớn, màu sắc tươi tắn, hài hòa, lao đi giữa làn nước biển trong vắt. Cảnh đẹp trên đảo làm chúng tôi thấy thú vị, lòng dâng trào tình yêu quê hương. Nhiều người thường khoe là đã đi Tây đi Tàu, nhưng chúng tôi rất thích cảnh đẹp trên quê hương đất nước Việt này. Bữa ăn trưa trên đảo làm chúng tôi hiểu được rau củ quả, hải sản ở đây thật rẻ, người dân hiền lành. Đi quanh đảo, chúng tôi thấy một ngôi chùa đã có từ 261 năm, có lẽ vì thế mà hầu hết cư dân đảo này theo đạo Phật và thờ ông bà, một giếng cổ và eo biển đẹp, nước màu ngọc biếc.
Trong chuyến đi này, chúng tôi còn ghé thăm một làng chài ven biển. Ở đây có một chút gì ngộ nghĩnh khi có những chiếc thuyền, chiếc thúng được sơn, vẽ, trang trí cũng khá đẹp; tranh còn được vẽ trên tường của những ngôi nhà, vẽ những con người sống trong ngôi nhà ấy...Người ta gọi đây là làng Bích Họa Tam Thanh, rất nổi tiếng, nằm trong dự án Mỹ Thuật cộng đồng của người Hàn Quốc.
Buổi tối, trở về ngôi nhà thờ nằm giữa cánh đồng, chúng tôi thấy trời tối om, ánh đèn của chiếc xe bốn chỗ đưa đón chúng tôi chiếu sáng con đường xi-măng nhỏ. Làng quê thật thanh bình!
Sáng ngày thứ sáu 16/8, chúng tôi mới quây quần ở nhà khách cùng với cha xứ và quí ông trùm, chuyện trò đó đây. Được biết, khu vực quanh nhà thờ hầu hết là người có đạo, đa số là người bản xứ thuần nông. Kiếm ra đồng tiền ở đây rất khó dù rằng giá xăng dầu và mì gói đều có giá như các tỉnh thành khác. Người dân sống cần kiệm, khuôn mặt phảng phất một nét khắc khổ giống nhau. Vì khó khăn, nhiều thanh niên và người trung niên ở tỉnh này đi vào miền nam kiếm sống nên mật độ dân số rất thưa, ngoài quốc lộ mà xe gắn máy lưu thông rất ít, trên đường làng quê chẳng có nhiều hàng quán. Cha xứ kể, dù nghèo nhưng mọi người có lòng tự trọng, đến nhà thờ đều cố gắng tươm tất và với một tấm lòng thành.
Trong chuyến công tác này, những điều mắt thấy, tai nghe, cảm xúc khi gặp gỡ khiến lòng chúng tôi ấm lên, Chúa đã dẫn chúng tôi đến đúng nơi, đúng chỗ - một nhà thờ mà cách thành phố Tam Kỳ 15 km, cách thành phố Đà Nẵng 65 km. Quả là giáo xứ An Sơn, có lược sử lâu đời với những minh chứng đức tin, là nơi qui tụ dân Chúa trong niềm tin và niềm vui an bình.
Maria Vũ Loan
Xem Hình
Đây là lần thứ hai chúng tôi đến tỉnh Quảng Nam: lần đầu là huyện Nam Giang sát biên giới nước Lào, lần này là huyện Thăng Bình gần biển.
Vừa đến giáo xứ, chúng tôi chỉ chào hỏi cha sở Anton Nguyễn Thanh Vũ ít phút rồi chuẩn bị đến giáo họ An Trường, cách đó chín cây số, là một trong bốn giáo họ (Phú Hòa, Phụng Loan, Sơn Tây, An Trường) của giáo xứ.
Giáo họ An Trường mới được chỉnh trang trong lòng nhà thờ và sân rộng được lát si-măng cứng cáp. Ông biện tên là Nguyễn Sanh đưa cho chúng tôi danh sách 37 em học sinh. Các em đều nhận được phong bì tiền học, tập vở và một gói kẹo nhưng các em cấp 1 và 2 còn nhận được quyển truyện tranh Kinh Thánh, truyện các thánh nữa. Vùng này rất hiếm khi có đoàn công tác nào đến chia sẻ nên các em tỏ ra lạ lẫm và lộ vẻ mừng rỡ rõ ràng. Có một số em lo việc dâng hoa trong thánh lễ tối nay nên các phụ huynh đến nhận dùm. Công việc diễn ra nhịp nhàng, vui vẻ như mọi năm.
Ở vùng sâu vùng xa, giáo xứ nào cũng có những gia đình khó khăn, vì thế sau khi các em học sinh ra về, hai ông biện dẫn chúng tôi đến thăm một số gia đình có hoàn cảnh đặc biệt trong giáo họ. Xin phép chỉ đưa một hai hình ảnh về việc chia sẻ này.
Chiều tối, đến phần chúng tôi lạ lẫm về cách sinh hoạt giáo xứ. Trước khi thánh lễ vọng mừng Mẹ Lên Trời, cha xứ và giáo dân đi gần một cây số đến đài Đức Mẹ. Sau đó rước kiệu Đức Mẹ đi từ đồi cao xuống trước sân nhà thờ để hiệp dâng thánh lễ kính bổn mạng. Ánh nến nối dài khi trời đã sẩm tối, vừa trang nghiêm vừa sốt sắng, các giáo họ lần lượt dâng hoa trước thánh lễ; đơn sơ thôi nhưng đẹp nhẹ nhàng và ấm cúng làm sao! Trong lời mở đầu thánh lễ, cha chánh xứ giới thiệu chúng tôi là quí khách, song chúng tôi ngại ngùng, chỉ muốn âm thầm ẩn mình.
Khi thánh lễ sắp kết thúc, một chị đã nhanh nhẹn mời một số cụ già có gia đình neo đơn, những chị có gia cảnh vất vả để giới thiệu cho chúng tôi và việc chia sẻ kín đáo ở góc sân nhà thờ diễn ra gọn gàng, tốt đẹp. Giúp học sinh nghèo là việc làm hằng năm của nhóm Bông Hồng Xanh nhưng chia sẻ cho các cụ già bao giờ cũng làm chúng tôi vui lạ thường.
Sáng sớm ngày lễ 15/8, chúng tôi hiệp thông cùng giáo xứ khi cha chánh xứ và giáo dân làm thành đoàn rước với tiếng chiêng trống vang lên giữa khoảng không gian tươi đẹp của buổi sáng. Cộng đoàn đi từ cuối sân vào trong thánh đường, bắt đầu hiệp dâng thánh lễ mừng kính trọng thể. Chúng tôi thầm nghĩ, nhiều Kitô hữu trên thế giới đều có thể vui và hạnh phúc vì có thêm một “người Mẹ trên trời”, để cậy dựa và được yêu mến, ngoài người mẹ huyết thống mà ai cũng nặng ơn yêu thương suốt cuộc đời.
Ở miền trung có nhiều cảnh đẹp, trong đó có cụm đảo Cù Lao Chàm với 8 hòn đảo là Hòn Lao, Hòn Khô Mẹ, Hòn Khô Con, Hòn Lá, Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn Tai, Hòn Ông và có khoảng 3.000 cư dân sinh sống trên đảo. Chúng tôi được một chị trong giáo xứ An Sơn cùng du lịch ra thăm thú cụm đảo đó. Cù Lao Chàm thuộc xã đảo Tân Hiệp, thành phố Hội An tỉnh Quảng Nam, nằm cách bờ biển Cửa Đại 16 km, đã được Unesco công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới vì là một di tích văn hóa lịch sử gắn với sự hình thành và phát triển của đô thị thương cảng Hội An ngày xưa...
Chiếc canô lớn, màu sắc tươi tắn, hài hòa, lao đi giữa làn nước biển trong vắt. Cảnh đẹp trên đảo làm chúng tôi thấy thú vị, lòng dâng trào tình yêu quê hương. Nhiều người thường khoe là đã đi Tây đi Tàu, nhưng chúng tôi rất thích cảnh đẹp trên quê hương đất nước Việt này. Bữa ăn trưa trên đảo làm chúng tôi hiểu được rau củ quả, hải sản ở đây thật rẻ, người dân hiền lành. Đi quanh đảo, chúng tôi thấy một ngôi chùa đã có từ 261 năm, có lẽ vì thế mà hầu hết cư dân đảo này theo đạo Phật và thờ ông bà, một giếng cổ và eo biển đẹp, nước màu ngọc biếc.
Trong chuyến đi này, chúng tôi còn ghé thăm một làng chài ven biển. Ở đây có một chút gì ngộ nghĩnh khi có những chiếc thuyền, chiếc thúng được sơn, vẽ, trang trí cũng khá đẹp; tranh còn được vẽ trên tường của những ngôi nhà, vẽ những con người sống trong ngôi nhà ấy...Người ta gọi đây là làng Bích Họa Tam Thanh, rất nổi tiếng, nằm trong dự án Mỹ Thuật cộng đồng của người Hàn Quốc.
Buổi tối, trở về ngôi nhà thờ nằm giữa cánh đồng, chúng tôi thấy trời tối om, ánh đèn của chiếc xe bốn chỗ đưa đón chúng tôi chiếu sáng con đường xi-măng nhỏ. Làng quê thật thanh bình!
Sáng ngày thứ sáu 16/8, chúng tôi mới quây quần ở nhà khách cùng với cha xứ và quí ông trùm, chuyện trò đó đây. Được biết, khu vực quanh nhà thờ hầu hết là người có đạo, đa số là người bản xứ thuần nông. Kiếm ra đồng tiền ở đây rất khó dù rằng giá xăng dầu và mì gói đều có giá như các tỉnh thành khác. Người dân sống cần kiệm, khuôn mặt phảng phất một nét khắc khổ giống nhau. Vì khó khăn, nhiều thanh niên và người trung niên ở tỉnh này đi vào miền nam kiếm sống nên mật độ dân số rất thưa, ngoài quốc lộ mà xe gắn máy lưu thông rất ít, trên đường làng quê chẳng có nhiều hàng quán. Cha xứ kể, dù nghèo nhưng mọi người có lòng tự trọng, đến nhà thờ đều cố gắng tươm tất và với một tấm lòng thành.
Trong chuyến công tác này, những điều mắt thấy, tai nghe, cảm xúc khi gặp gỡ khiến lòng chúng tôi ấm lên, Chúa đã dẫn chúng tôi đến đúng nơi, đúng chỗ - một nhà thờ mà cách thành phố Tam Kỳ 15 km, cách thành phố Đà Nẵng 65 km. Quả là giáo xứ An Sơn, có lược sử lâu đời với những minh chứng đức tin, là nơi qui tụ dân Chúa trong niềm tin và niềm vui an bình.
Maria Vũ Loan
Giáo Đoàn Thánh Mẫu La Vang Cabramatta Sydney Mừng Kính Bổn Mạng
Diệp Hải Dung
08:32 18/08/2019
Chiều Chúa Nhật 18/08/2019 vào lúc 1giờ 45 giờ các Hội Đoàn Đoàn Thể, quý Quan Khách và các Giáo Đoàn bạn đã đến nhà thờ Sacred Heart Cabramatta tham dự mừng kính Lễ Bổn Mạng Giáo Đoàn Thánh Mẫu La Vang Cabramatta - Sydney.
Sau 3 hồi chiêng trống truyền thống Việt Nam, ban Tây Nhạc Cecilia thổi bài Kính Mừng Nữ Vương. Cha Remy Bùi Sơn Lâm Tuyên úy Trưởng Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Tổng Giáo Phận Sydney, Đặc trách Giáo Đoàn Thánh Mẫu La Vang Cabramatta ngỏ lời chào mừng quý quan khách và tất cả mọi người đồng thời Cha Paul Văn Chi xông hương kiệu Thánh tượng Đức Mẹ La Vang đặt trước đài Đức Mẹ Từ Ái trong khuôn viên nhà thờ và bắt đầu kiệu Thánh tượng Mẹ La Vang rước vào nhà thờ. Cuộc kiệu rất trang nghiêm và long trọng, mọi người cùng dâng lên Mẹ chuỗi Mân Côi Mùa Vui nguyện cầu xin Mẹ chúc lành cho Gia Đình, cho Giáo Đoàn và cho Cộng Đồng.
Xem Hình
Khi kiệu Thánh tượng Đức Mẹ vào trong nhà thờ và an vị trên cung thánh. Cha Tuyên úy Trưởng Remy Bùi Sơn Lâm Đặc trách Giáo Đoàn Thánh Mẫu La Vang và quý Cha Paul Văn Chi, Cha Nguyễn Văn Tuyết, Cha Trần Văn Trợ, Cha Lê Hồnh Mạnh và Cha Nguyễn Thái Hoạch cùng hiệp dânh Thánh lễ.
Đặc biệt trong Thánh lễ các em Thiếu Nhi Thánh Thể với nghi thức trang trọng cung nghinh Lời Chúa, rước từ cuối Thánh đường và tất cả mọi người cùng hướng về sách Phúc Âm để đón nhận Lời Chúa là Lời Hằng Sống.
Trong bài giảng Cha Tuyên úy Trưởng Bủi Sơn Lâm nói ngày hôm nay chúng ta mừng kính Lễ Đức Mẹ La Vang và vào khoảng thế kỷ 17, 18 các con cái thế gian chạy đến với Đức Mẹ để xin giữ gìn bình an, không phải bình an là không bị bắt bớ, không bị đe dọa, mà là sự bình an dám sống công bố nền tảng niềm tin của mình và dám sống theo điều Chúa mời gọi, hơn nữa bình an của gia đình Đức Mẹ ở Nazareth đâu được yên ả bình dị, mà là ngay bên chân Thập Giá mà Đức Mẹ phải cùng chịu với Con của mình….
Trước khi kết thúc Thánh lễ. Ông Michael Vella thay mặt Hội Đồng Giáo Xứ Cabramatta ngỏ lời chúc mừng Bổn Mạng Giáo Đoàn và chúc Giáo Đoàn luôn phát triển trong Giáo Xứ. Cha FX. Nguyễn Văn Tuyết thay mặt Ban Tuyên Úy cũng ngỏ lời chúc mừng bổn mạng Giáo Đoàn, Ca Đoàn và Xứ Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể. Kế tiếp anh Nguyễn Trường Giang Phó Chủ tịch CĐCGVN TGP Sydney thay mặt Hội Đồng Mục Vụ Sydney cũng ngỏ lời chúc mừng Lễ Quan Thầy của Giáo Đoàn, Ca Đoàn và Xứ Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể. Anh cũng khen ngợi Giáo đoàn Cabramatta đã đóng góp giúp ích cho Cộng Đồng nhiều trong thời gian qua. Nguyện xin Thiên Chúa qua lời cầu bầu của Đức Mẹ La Vang chúc lành cho Giáo Đoàn.
Sau cùng ông Đào Duy Thái Trưởng Ban Mục Vụ Giáo Đoàn lên ngỏ lời cám ơn quý Cha, quý Sơ, quý Quan Khách, các Hội Đoàn Đoàn Thể và tất cả mọi người đã đến tham dự Lễ Bổn Mạng của Giáo Đoàn. Ông cũng xin cám ơn quý ân đã đóng góp trợ giúp công và của để Giáo đoàn mừng kính Bổn Mạng hôm nay được mọi sự tốt đẹp.
Thánh lễ kết thúc mọi người cùng ở lại tham dự tiệc liên hoan trong hội trường mừng kính Bổn Mạng và tham dự phần văn nghệ cây nhà lá vườn do Ca đoàn và Xứ Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể trình diễn.
Diệp Hải Dung
Sau 3 hồi chiêng trống truyền thống Việt Nam, ban Tây Nhạc Cecilia thổi bài Kính Mừng Nữ Vương. Cha Remy Bùi Sơn Lâm Tuyên úy Trưởng Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Tổng Giáo Phận Sydney, Đặc trách Giáo Đoàn Thánh Mẫu La Vang Cabramatta ngỏ lời chào mừng quý quan khách và tất cả mọi người đồng thời Cha Paul Văn Chi xông hương kiệu Thánh tượng Đức Mẹ La Vang đặt trước đài Đức Mẹ Từ Ái trong khuôn viên nhà thờ và bắt đầu kiệu Thánh tượng Mẹ La Vang rước vào nhà thờ. Cuộc kiệu rất trang nghiêm và long trọng, mọi người cùng dâng lên Mẹ chuỗi Mân Côi Mùa Vui nguyện cầu xin Mẹ chúc lành cho Gia Đình, cho Giáo Đoàn và cho Cộng Đồng.
Xem Hình
Khi kiệu Thánh tượng Đức Mẹ vào trong nhà thờ và an vị trên cung thánh. Cha Tuyên úy Trưởng Remy Bùi Sơn Lâm Đặc trách Giáo Đoàn Thánh Mẫu La Vang và quý Cha Paul Văn Chi, Cha Nguyễn Văn Tuyết, Cha Trần Văn Trợ, Cha Lê Hồnh Mạnh và Cha Nguyễn Thái Hoạch cùng hiệp dânh Thánh lễ.
Đặc biệt trong Thánh lễ các em Thiếu Nhi Thánh Thể với nghi thức trang trọng cung nghinh Lời Chúa, rước từ cuối Thánh đường và tất cả mọi người cùng hướng về sách Phúc Âm để đón nhận Lời Chúa là Lời Hằng Sống.
Trong bài giảng Cha Tuyên úy Trưởng Bủi Sơn Lâm nói ngày hôm nay chúng ta mừng kính Lễ Đức Mẹ La Vang và vào khoảng thế kỷ 17, 18 các con cái thế gian chạy đến với Đức Mẹ để xin giữ gìn bình an, không phải bình an là không bị bắt bớ, không bị đe dọa, mà là sự bình an dám sống công bố nền tảng niềm tin của mình và dám sống theo điều Chúa mời gọi, hơn nữa bình an của gia đình Đức Mẹ ở Nazareth đâu được yên ả bình dị, mà là ngay bên chân Thập Giá mà Đức Mẹ phải cùng chịu với Con của mình….
Trước khi kết thúc Thánh lễ. Ông Michael Vella thay mặt Hội Đồng Giáo Xứ Cabramatta ngỏ lời chúc mừng Bổn Mạng Giáo Đoàn và chúc Giáo Đoàn luôn phát triển trong Giáo Xứ. Cha FX. Nguyễn Văn Tuyết thay mặt Ban Tuyên Úy cũng ngỏ lời chúc mừng bổn mạng Giáo Đoàn, Ca Đoàn và Xứ Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể. Kế tiếp anh Nguyễn Trường Giang Phó Chủ tịch CĐCGVN TGP Sydney thay mặt Hội Đồng Mục Vụ Sydney cũng ngỏ lời chúc mừng Lễ Quan Thầy của Giáo Đoàn, Ca Đoàn và Xứ Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể. Anh cũng khen ngợi Giáo đoàn Cabramatta đã đóng góp giúp ích cho Cộng Đồng nhiều trong thời gian qua. Nguyện xin Thiên Chúa qua lời cầu bầu của Đức Mẹ La Vang chúc lành cho Giáo Đoàn.
Sau cùng ông Đào Duy Thái Trưởng Ban Mục Vụ Giáo Đoàn lên ngỏ lời cám ơn quý Cha, quý Sơ, quý Quan Khách, các Hội Đoàn Đoàn Thể và tất cả mọi người đã đến tham dự Lễ Bổn Mạng của Giáo Đoàn. Ông cũng xin cám ơn quý ân đã đóng góp trợ giúp công và của để Giáo đoàn mừng kính Bổn Mạng hôm nay được mọi sự tốt đẹp.
Thánh lễ kết thúc mọi người cùng ở lại tham dự tiệc liên hoan trong hội trường mừng kính Bổn Mạng và tham dự phần văn nghệ cây nhà lá vườn do Ca đoàn và Xứ Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể trình diễn.
Diệp Hải Dung
Phỏng vấn Cha Phêrô Nguyễn Văn Hiền về Bộ Giáo Lý Hiệp Thông
Gioan Lê Quang Vinh
08:47 18/08/2019
Từ mấy năm nay, Ban Giáo Lý Tổng Giáo phận Sài Gòn đã soạn thảo và phát hành bộ Giáo Lý Hiệp Thông và đang được sử dụng rộng rãi, trong Tổng Giáo phận và các giáo phận khác nữa. Nhân chuẩn bị cho năm học Giáo lý mới sắp khai giảng. Vietcatholic xin phỏng vấn Cha Phêrô Nguyễn Văn Hiền, Trưởng Ban Giáo Lý TGP (chủ biên) về bộ sách Giáo lý này và cách sử dụng sao cho hiệu quả.
PV. Chúng con xin kính chào Cha. Xin Cha cho chúng con biết đôi nét về bộ sách Giáo Lý Hiệp Thông và hướng biên soạn của bộ sách này.
Cha Phêrô Hiền: Chắc anh cũng biết Tgp. Sài Gòn là nơi đã diễn ra Đại Hội dân Chúa 2010 (ĐHDC) với chủ đề “Mầu nhiệm – Hiệp thông – Sứ vụ”. Trong đó, hai chữ hiệp thông là nền tảng : hiệp thông xuất phát từ sự hiệp thông của mầu nhiệm Ba Ngôi và dẫn đến loan báo Tin Mừng nhằm hiệp thông mọi người với Thiên Chúa. Dựa vào định hướng mục vụ này, chúng tôi đã chuyển hướng bộ giáo lý của Tgp cho phù hợp với đường hướng chung của Giáo Hội tại Việt Nam.
PV. Thưa Cha, trong bài trình bày “Lời Chúa trong việc dạy Giáo lý”, Cha có đặt vấn đề “làm thế nào để đời sống đức tin của người Kitô hữu Việt Nam có được chiều sâu và sự phong phú?”. Xin Cha cho độc giả biết câu trả lời một cách tóm lược.
Cha Phêrô Hiền: Trong Thư Chung Hậu ĐHDC 2011, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam nhận định “tâm thức tôn giáo nơi người Việt Nam thường thiên về tình cảm, giới hạn vào một số thực hành nghi lễ và luân lý. Khuynh hướng này dễ dẫn đến chủ trương ‘tương đối hóa tôn giáo’, gây khó khăn cho việc trình bày cũng như lãnh hội giáo lý mạc khải của Kitô giáo” (s.8). Từ nhận định này, chúng tôi – những người hoạt động trong lãnh vực huấn giáo – tự hỏi: “Làm thế nào để đời sống đức tin của người Kitô hữu Việt Nam có được chiều sâu và sự phong phú?”. Câu trả lời đã được tìm thấy ngay trong Thư Chung số 11: “Được Lời Chúa qui tụ, Dân Thiên Chúa chỉ có thể được xây dựng vững vàng trên nền tảng Lời Chúa. Được lắng nghe với lòng chân thành và kiên nhẫn, Lời Chúa sẽ trở thành nguồn sống dưỡng nuôi, ánh sáng soi đường và sức mạnh củng cố đức tin của các tín hữu trong mọi hoàn cảnh”. Đó là lý do mà chúng tôi chuyển từ cách dạy giáo lý dựa trên thần học sang cách dạy giáo lý dựa trên Thánh Kinh, lấy Lời Chúa làm “linh hồn và nền tảng” cho việc dạy giáo lý như được nhắn nhủ bởi nhiều vị giáo hoàng và nhiều văn kiện của Giáo Hội gần đây.
PV. Theo nhiều người nhận xét, bộ Giáo Lý Hiệp Thông rất phong phú, cả về đề tài và cách trình bày đề tài. Xin Cha cho các giáo lý viên vài lời khuyên thực tế về cách áp dụng bộ sách khi giảng dạy?
Cha Phêrô Hiền: Khi giáo dục đức tin dựa trên Lời Chúa, chúng tôi đặt trọng tâm vào việc cho học viên tiếp cận với chính bản văn Thánh Kinh; từ đó, giúp họ hiểu và đón nhận sứ điệp của Lời Chúa đồng thời đáp lại bằng cầu nguyện, sống và thông truyền Lời Chúa. Như thế, hiệp thông sẽ dẫn đến truyền giáo hay “mang tính truyền giáo” theo kiểu nói của Thánh Giáo hoàng GP. II trong Tông huấn “Kitô hữu Giáo dân”. Dù dạy giáo lý cho thiếu nhi với tiến trình mười bước hay cho thiếu niên với tiến trình ba bước (xem-xét-làm), trọng tâm vẫn là kinh nghiệm được soi dẫn bởi Lời Chúa để có được một kinh nghiệm đức tin mới, cho một cuộc sống mới trong hành trình đức tin.
PV. Việc dạy Giáo lý hiện nay cần theo tiến trình của đường Emmaus mà Cha đã nhiều lần nhấn mạnh. Tiến trình này có nét mới là gì, thưa Cha?
Cha Phêrô Hiền: Là giáo viên, chắc hẳn anh cũng biết phương pháp giáo dục trong những thập niên vừa qua đã thay đổi rất nhiều, từ giáo dục theo hệ hình (paradigm) đường thẳng (thầy cô – sách vở – học trò) sang hệ hình vòng tròn hay mạng lưới (inter-net); trong đó, thầy cô cũng như học trò cùng ngồi vào vòng tròn, thầy cô đặt vấn đề và trao đổi với học trò cũng như giúp cho họ trao đổi với nhau nhằm đạt tới chân lý. Phương pháp giáo dục tại Việt Nam cũng đang chuyển theo hướng lấy học trò làm trọng tâm, trong khi cách dạy giáo lý của chúng ta vẫn dừng lại ở việc lấy thầy cô hoặc nội dung kiến thức làm trọng tâm.
Vì thế, cần thay đổi cách dạy giáo lý theo phương pháp đồng hành qua gặp gỡ và đối thoại như thấy trong hành trình của Đức Giêsu với hai môn đệ đi Emmau. Trước hết, Ngài lắng nghe, thấu hiểu và cảm thông. Kế đến, dùng lời nói (giải thích) và việc làm (bẻ bánh) mà khai tâm mở trí cho hai môn đệ. Sau cùng, biến đi (ẩn mình) để các ngài tự chất vấn và lấy quyết định trở về Giêrusalem, thuật lại cho các môn đệ khác biết Chúa đã hiện ra với mình thế nào. Đức Giêsu thực sự là người thầy tuyệt vời! Ngài không những mở trí và mở lòng cho hai môn đệ, mà còn giúp các ngài mở rộng đôi tay và thúc đẩy đôi chân lên đường phục vụ. Đó là lý do chúng tôi nhấn mạnh đến hành trình Emmau.
PV. Có lẽ nhiều giáo lý viên lúng túng ở bước nội tâm hóa sứ điệp Lời Chúa. Theo Cha, đâu là chìa khóa giúp các bạn giáo lý viên thực hành bước này cách hiệu quả.
Cha Phêrô Hiền: Trong việc dạy giáo lý, giảng viên có hai nhiệm vụ chính: một là trình bày Lời Chúa để học viên nghe được “Tiếng của Lời” và thấy được “Dung mạo của Lời” (tác vụ Lời Chúa); hai là bước vào “Nhà của Lời” và bước theo “Con đường của Lời” (giáo dục đức tin). Để hoàn thành hai nhiệm vụ này, đúng hơn, để có thể chuyển từ bước một sang bước hai, giảng viên phải học với Đức Giêsu “ẩn mình” hoặc “rút lui” để học viên trực tiếp gặp gỡ và cầu nguyện với Chúa trong thinh lặng, sau đó, học viên thường được mời gọi diễn tả lại cuộc gặp gỡ này qua việc vẽ tranh và viết lời nguyện, giảng viên dựa vào cơ sở này để đối thoại mục vụ (pastoral dialogue) nhằm củng cố và phát triển mối tương giao của học viên với Chúa cũng như với mọi người. Đó chính là việc giúp học viên nội tâm hóa hay đón nhận sứ điệp Lời Chúa, để có được sức mạnh nội tâm thực thi lời Chúa dạy.
PV. Chúng con xin cám ơn Cha và cầu nguyện cho chương trình canh tân Giáo lý có kết quả tốt đẹp.
Gioan Lê Quang Vinh thực hiện
PV. Chúng con xin kính chào Cha. Xin Cha cho chúng con biết đôi nét về bộ sách Giáo Lý Hiệp Thông và hướng biên soạn của bộ sách này.
PV. Thưa Cha, trong bài trình bày “Lời Chúa trong việc dạy Giáo lý”, Cha có đặt vấn đề “làm thế nào để đời sống đức tin của người Kitô hữu Việt Nam có được chiều sâu và sự phong phú?”. Xin Cha cho độc giả biết câu trả lời một cách tóm lược.
Cha Phêrô Hiền: Trong Thư Chung Hậu ĐHDC 2011, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam nhận định “tâm thức tôn giáo nơi người Việt Nam thường thiên về tình cảm, giới hạn vào một số thực hành nghi lễ và luân lý. Khuynh hướng này dễ dẫn đến chủ trương ‘tương đối hóa tôn giáo’, gây khó khăn cho việc trình bày cũng như lãnh hội giáo lý mạc khải của Kitô giáo” (s.8). Từ nhận định này, chúng tôi – những người hoạt động trong lãnh vực huấn giáo – tự hỏi: “Làm thế nào để đời sống đức tin của người Kitô hữu Việt Nam có được chiều sâu và sự phong phú?”. Câu trả lời đã được tìm thấy ngay trong Thư Chung số 11: “Được Lời Chúa qui tụ, Dân Thiên Chúa chỉ có thể được xây dựng vững vàng trên nền tảng Lời Chúa. Được lắng nghe với lòng chân thành và kiên nhẫn, Lời Chúa sẽ trở thành nguồn sống dưỡng nuôi, ánh sáng soi đường và sức mạnh củng cố đức tin của các tín hữu trong mọi hoàn cảnh”. Đó là lý do mà chúng tôi chuyển từ cách dạy giáo lý dựa trên thần học sang cách dạy giáo lý dựa trên Thánh Kinh, lấy Lời Chúa làm “linh hồn và nền tảng” cho việc dạy giáo lý như được nhắn nhủ bởi nhiều vị giáo hoàng và nhiều văn kiện của Giáo Hội gần đây.
PV. Theo nhiều người nhận xét, bộ Giáo Lý Hiệp Thông rất phong phú, cả về đề tài và cách trình bày đề tài. Xin Cha cho các giáo lý viên vài lời khuyên thực tế về cách áp dụng bộ sách khi giảng dạy?
Cha Phêrô Hiền: Khi giáo dục đức tin dựa trên Lời Chúa, chúng tôi đặt trọng tâm vào việc cho học viên tiếp cận với chính bản văn Thánh Kinh; từ đó, giúp họ hiểu và đón nhận sứ điệp của Lời Chúa đồng thời đáp lại bằng cầu nguyện, sống và thông truyền Lời Chúa. Như thế, hiệp thông sẽ dẫn đến truyền giáo hay “mang tính truyền giáo” theo kiểu nói của Thánh Giáo hoàng GP. II trong Tông huấn “Kitô hữu Giáo dân”. Dù dạy giáo lý cho thiếu nhi với tiến trình mười bước hay cho thiếu niên với tiến trình ba bước (xem-xét-làm), trọng tâm vẫn là kinh nghiệm được soi dẫn bởi Lời Chúa để có được một kinh nghiệm đức tin mới, cho một cuộc sống mới trong hành trình đức tin.
PV. Việc dạy Giáo lý hiện nay cần theo tiến trình của đường Emmaus mà Cha đã nhiều lần nhấn mạnh. Tiến trình này có nét mới là gì, thưa Cha?
Cha Phêrô Hiền: Là giáo viên, chắc hẳn anh cũng biết phương pháp giáo dục trong những thập niên vừa qua đã thay đổi rất nhiều, từ giáo dục theo hệ hình (paradigm) đường thẳng (thầy cô – sách vở – học trò) sang hệ hình vòng tròn hay mạng lưới (inter-net); trong đó, thầy cô cũng như học trò cùng ngồi vào vòng tròn, thầy cô đặt vấn đề và trao đổi với học trò cũng như giúp cho họ trao đổi với nhau nhằm đạt tới chân lý. Phương pháp giáo dục tại Việt Nam cũng đang chuyển theo hướng lấy học trò làm trọng tâm, trong khi cách dạy giáo lý của chúng ta vẫn dừng lại ở việc lấy thầy cô hoặc nội dung kiến thức làm trọng tâm.
Vì thế, cần thay đổi cách dạy giáo lý theo phương pháp đồng hành qua gặp gỡ và đối thoại như thấy trong hành trình của Đức Giêsu với hai môn đệ đi Emmau. Trước hết, Ngài lắng nghe, thấu hiểu và cảm thông. Kế đến, dùng lời nói (giải thích) và việc làm (bẻ bánh) mà khai tâm mở trí cho hai môn đệ. Sau cùng, biến đi (ẩn mình) để các ngài tự chất vấn và lấy quyết định trở về Giêrusalem, thuật lại cho các môn đệ khác biết Chúa đã hiện ra với mình thế nào. Đức Giêsu thực sự là người thầy tuyệt vời! Ngài không những mở trí và mở lòng cho hai môn đệ, mà còn giúp các ngài mở rộng đôi tay và thúc đẩy đôi chân lên đường phục vụ. Đó là lý do chúng tôi nhấn mạnh đến hành trình Emmau.
PV. Có lẽ nhiều giáo lý viên lúng túng ở bước nội tâm hóa sứ điệp Lời Chúa. Theo Cha, đâu là chìa khóa giúp các bạn giáo lý viên thực hành bước này cách hiệu quả.
Cha Phêrô Hiền: Trong việc dạy giáo lý, giảng viên có hai nhiệm vụ chính: một là trình bày Lời Chúa để học viên nghe được “Tiếng của Lời” và thấy được “Dung mạo của Lời” (tác vụ Lời Chúa); hai là bước vào “Nhà của Lời” và bước theo “Con đường của Lời” (giáo dục đức tin). Để hoàn thành hai nhiệm vụ này, đúng hơn, để có thể chuyển từ bước một sang bước hai, giảng viên phải học với Đức Giêsu “ẩn mình” hoặc “rút lui” để học viên trực tiếp gặp gỡ và cầu nguyện với Chúa trong thinh lặng, sau đó, học viên thường được mời gọi diễn tả lại cuộc gặp gỡ này qua việc vẽ tranh và viết lời nguyện, giảng viên dựa vào cơ sở này để đối thoại mục vụ (pastoral dialogue) nhằm củng cố và phát triển mối tương giao của học viên với Chúa cũng như với mọi người. Đó chính là việc giúp học viên nội tâm hóa hay đón nhận sứ điệp Lời Chúa, để có được sức mạnh nội tâm thực thi lời Chúa dạy.
PV. Chúng con xin cám ơn Cha và cầu nguyện cho chương trình canh tân Giáo lý có kết quả tốt đẹp.
Gioan Lê Quang Vinh thực hiện
Tài Liệu - Sưu Khảo
Tài liệu năm 2014 về Linh Hứng của Ủy Ban Giáo Hoàng về Thánh Kinh , Phần 1: Kết luận, tiếp theo
Vũ Văn An
18:57 18/08/2019
4.3 Diễn trình viết các Sách thánh và việc linh hứng
56. Cách tiếp cận dị đại (Approche diachronique) việc viết các trước tác Kinh thánh cho thấy Qui điển (canon) Sách thánh được hình thành dần dần như thế nào trong quá trình lịch sử, từng chặng từng chặng. Đối với Cựu Ước, những chặng khác nhau này có thể được lên sơ đồ như sau:
- viết thành văn các truyền thống truyền miệng, các lời tiên tri, các sưu tập luật lệ.
- biên soạn bộ thu thập các truyền thống đã thành văn, những truyền thống đã dần dần nhận được thế giá và được công nhận như các phát biểu của mặc khải thần thiêng, như Tôra chẳng hạn.
- Liên kết các bộ thu thập khác nhau: Tôra, Các Tiên tri và Trước tác Khôn ngoan.
Mặt khác, các truyền thống cổ xưa nhất đã là chủ đề của những việc đọc lại liên tục, và của nhiều giải thích lại. Cùng một hiện tượng như thế diễn ra trong tuyển tập (corpus) đã được cấu thành: do đó, trong Tôra, các tường thuật lập pháp gần kề nhất đề xuất một sự khai triển và giải thích các lề luật trước thời kỳ lưu đày; hoặc một lần nữa, trong sách Isaia, chúng ta tìm thấy dấu vết của những khai triển kế tiếp cũng như dấu vết một trước tác văn học thống nhất hóa.
Cuối cùng, các trước tác sau đó hơn trình bày một việc hiện thực hóa các bản văn cổ xưa, chẳng hạn như sách Huấn Ca, sách đã nhận diện Sách Khôn Ngoan và bộ Tôra.
Việc nghiên cứu các truyền thống Tân Ước đã cho thấy cách chúng đã bắt đầu ra sao từ các truyền thống đã thành văn của Do Thái giáo để loan báo Tin Mừng của Chúa Kitô. Về phương diện này, chỉ cần nhắc lại rằng trước tác phẩm hai phần (diptyque) Tin Mừng Luca – Công Vụ đã tham chiếu rất nhiều ở Tôra, văn chương tiên tri và Thánh vịnh, để chứng minh Chúa Giêsu "làm nên trọn" Kinh thánh của Israel ra sao (Lc 24:25-27,44).
Hiểu được khái niệm linh hứng của Sách thánh, do đó, đòi hỏi phải xem xét "chuyển động bên trong" này của chính các Sách thánh. Khái niệm linh hứng liên quan đến các bản văn đặc thù, nhưng cũng liên quan đến toàn bộ Qui Điển, 1 qui điển thống nhất hóa các truyền thống Cựu Ước và Tân Ước: các truyền thống cổ xưa của Israel, được ghi lại bằng bản văn, đã được đọc lại, bình luận và cuối cùng được giải thích dưới ánh sáng mầu nhiệm Chúa Kitô, Đấng mang đến cho chúng ý nghĩa đầy đủ, dứt khoát.
Chính bằng cách bước theo "các tuyến đường", "các trục" bên trong Kinh thánh, mà người đọc nó có thể đưa ra ánh sáng cách nhờ đó các chủ đề thần học được mở rộng và triển khai. Cách đọc Kinh thánh đúng qui điển cho phép việc nêu bằng chứng cho việc triển khai mặc khải, theo một luận lý học vừa dị đại vừa đồng đại.
Lấy một ví dụ, thần học về sự sáng thế, được phát biểu ngay ở phần dẫn nhập sách Sáng thế, tìm thấy các khai triển trong văn chương tiên tri (do đó, sách Isaia nối kết ơn cứu rỗi và sự sáng thế, bằng cách hiểu ơn cứu rỗi của Israel như sự kéo dài của sáng thế (Is 43), trong khi các chương 65-66 giải thích việc hồi sinh được chờ mong của Israel như một sáng thế mới (Is 65:17; 66:22) và được triển khai bởi các Thánh vịnh và văn chương khôn ngoan.
57. Trong Tân Ước, người ta có thể, một mặt, làm cho minh bạch "mối tương quan nên trọn" đối với các truyền thống Cựu Ước, mặt khác là chuyển động dị đại của việc phát triển và diễn giải lại các truyền thống, giống hệt với chuyển động được đề cập đối với Cựu Ước.
Để minh họa mối tương quan nên trọn giữa các trước tác Tân Ước và các truyền thống Cựu Ước, chúng ta có thể trích dẫn Tin Mừng Gioan, là tin mừng, trong Lời mở đầu, đã trình bày Chúa Kitô như Lời Sáng tạo, cũng như các thư của Thánh Phaolô gợi lên ý nghĩa vũ trụ trong sự xuất hiện của Chúa Kitô (1 Cr 8:6; Cl 1:12-20), và cuối cùng Sách Khải Huyền, sách đã mô tả chiến thắng của Chúa Kitô như sự đổi mới cánh chung của sáng thế (x. Kh 21).
Việc nghiên cứu dị đại về các sách Tân Ước chứng tỏ cách chúng tích hợp ra sao các truyền thống cổ xưa, đôi khi tiền văn tự, nhưng phản ánh cuộc sống và các biểu thức phụng vụ của cộng đồng Kitô giáo sơ khai: lá thư đầu tiên gửi cho tìn hữu Côrintô, chẳng hạn, trích dẫn một lời tuyên xưng đức tin rất xưa trong 1 Cr 15:3-5. Mặt khác, các cuốn sách được tập hợp trong Qui điển Tân Ước phản ảnh một sự phát triển và biến hóa của việc khai triển thần học và định chế của các cộng đồng tiên khởi: do đó, thư gửi Titô làm chứng cho sự hiện hữu của các chức năng thừa tác vụ và các thủ tục biện phân công phu hơn những gì được tìm thấy trong các thư đầu tiên của Thánh Phaolô.
Cuộc hành trình dị đại ngắn ngủi này phải được nối khớp với một quan điểm đồng đại về việc đọc: bao lâu qui điển Kinh thánh còn được đóng khung bởi các sách từ Sáng Thế tới Khải Huyền, người đọc Kinh thánh đều được mời gọi để hiểu nó như một toàn bộ, như một câu chuyện độc nhất mở ra từ sáng thế đến tân sáng thế được khai mở trong Chúa Kitô.
Do đó, khái niệm linh hứng của Sách Thánh áp dụng vào từng bản văn tạo ra nó, cũng như vào toàn bộ Qui Điển. Khẳng định rằng một cuốn sách Kinh thánh được linh hứng hệ ở việc nhìn nhận rằng nó tạo ra một vectơ, một ống dẫn chuyên biệt và đặc quyền của mặc khải Thiên Chúa tới con người, và các tác giả phàm nhân của nó đã được Chúa Thánh Thần thúc đẩy để phát biểu các sự thật về đức tin, trong một bản văn được định vị trong lịch sử và được cộng đồng tín hữu tiếp nhận làm quy phạm.
Khẳng định rằng Sách Thánh, trong tính toàn bộ của nó, được linh hứng cũng tương đương như nhìn nhận rằng nó tạo thành một Qui Điển, nghĩa là, một bộ các trước tác quy phạm cho đức tin, đã tiếp được nhận như vậy trong Giáo hội. Hiểu như vậy, Kinh Thánh là nơi mặc khải một sự thật không thể vượt quá, một sự thật đồng nhất với một người, là Chúa Giêsu Kitô – Đấng, bằng lời nói cũng như bằng hành động của Người, "đã làm nên trọn" và "hoàn tất" các truyền thống Cựu Ước, và mặc khải Chúa Cha một cách viên mãn.
4.4 Hướng tới một Qui điển cho hai Giao Ước
58. Thư thứ hai gửi Timôtê và thư thứ hai của Thánh Phêrô có một vai trò quan trọng trong việc cho phép cái hiểu đầu tiên và cách tiếp cận đầu tiên về qui điển Kitô giáo của Sách Thánh. Các thư này lần lượt được đặt ở phần kết thúc các thư của Thánh Phaolô và các thư của Thánh Phêrô, và chúng ngăn chặn bất cứ sự bổ sung nào sau này vào các thư này, do đó chuẩn bị kết thúc một qui điển. Bản văn 2 Pr đặc biệt nhắc đến một Qui Điển của cả hai giao ước, và đến việc Giáo hội tiếp nhận các thư của Thánh Phaolô. Những yếu tố này là nhân tố quan trọng cho việc Giáo hội tiếp nhận hai trước tác này. Phần lớn các học giả Kinh Thánh coi hai bức thư là tác phẩm "dưới bút danh" (pseudonymes = được gán cho các tông đồ, nhưng thực sự được viết bởi các tác giả sau này). Điều này không ảnh hưởng đến đặc tính được linh hứng của chúng, cũng không làm giảm tính liên quan thần học của chúng.
a. Kết thúc bộ thư của Thánh Phaolô và các thư của Thánh Phêrô
Cả hai lá thư đều chú ý đến quá khứ và nhấn mạnh đến sự kết thúc sắp xảy ra cho cuộc đời hai tác giả của chúng. Chúng thường sử dụng khái niệm "hồi tưởng" và khuyên độc giả ghi nhớ và áp dụng lời dạy mà các Tông Đồ đã truyền đạt cho họ trong quá khứ (2 Tm 1:6,13; 2:2,8,14; 3: 14; 2 Pr 1:12,15; 3.1-2). Trong mức độ hai bức thư liên tục nhắc đến cái chết của các tác giả của chúng, chúng đóng vai trò kết thúc các bộ thư tương ứng của các ngài.
2 Tm nhắc đến cái chết sắp xảy ra của Thánh Phaolô: vị tông đồ, bị bỏ rơi bởi những người đồng đạo và sau khi bị thua kiện tại triều đình (x. 2 Tm 4:16-18), sẵn sàng nhận vương miện tử đạo: "Còn tôi, tôi sắp phải đổ máu ra làm lễ tế, đã đến giờ tôi phải ra đi. Tôi đã đấu trong cuộc thi đấu cao đẹp, đã chạy hết chặng đường, đã giữ vững niềm tin. Giờ đây tôi chỉ còn đợi vòng hoa dành cho người công chính; Chúa là vị Thẩm Phán chí công sẽ trao phần thưởng đó cho tôi trong Ngày ấy, và không phải chỉ cho tôi, nhưng còn cho tất cả những ai hết tình mong đợi Người xuất hiện"(2 Tm 4:6-8). Tương tự như thế, 2 Pr chỉ ra rằng Chúa đã mặc khải sự cận kề của cái chết của vị tông đồ: "Tôi thiết nghĩ: bao lâu tôi còn sống cuộc đời chóng qua này, tôi phải nhắc nhở để thức tỉnh anh em, đó là điều phải lẽ, vì biết rằng sắp đến thời tôi phải bỏ lều này, như Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, cũng đã tỏ cho tôi biết. Nhưng tôi sẽ cố gắng, để trong mọi trường hợp, sau khi tôi ra đi, anh em có thể nhớ lại các điều ấy"(2 P 1:13-15, xem 2 Pr 3:1).
Hai lá thư được trình bày như là bản văn cuối cùng của mỗi tác giả, bản di chúc của ngài, đặt dấu chấm hết cho những gì các ngài muốn truyền đạt.
b. Hướng tới một Qui điển cho hai giao ước
59. Trong 2 Pr 3:2, Thánh Phêrô chỉ ra mục đích của hai lá thư của ngài: " Anh em hãy nhớ lại những điều các thánh ngôn sứ đã nói trước kia, và điều răn của Chúa, Đấng Cứu Độ, mà các Tông Đồ của anh em đã truyền lại". Mặc dù bản văn nhắc đến "những điều đã nói" của các vị tiên tri, nhưng không còn nghi ngờ gì về việc tác giả nghĩ đến các sách tiên tri (xem 2 Pr 1:20). Thuật ngữ "điều răn của Chúa và là Đấng Cứu độ" không nhắm một điều răn chuyên biệt nào của Chúa, nhưng có cùng một ý nghĩa y như trong đoạn trước, trong đó "sự hiểu biết về Chúa và Cứu Chúa Giêsu Kitô" được gọi là " đường công chính" và " điều răn thánh đã được truyền cho họ "(2 Pr 2:20-21). Thuật ngữ "điều răn", số ít, được tạo ra tương tự như Tôra, có một ý nghĩa gần như kỹ thuật và, trong 2 Pr 3:2, được nối kết với một thuộc cách (génitif) kép, nó chỉ giáo huấn của Chúa Kitô được các Tông đồ truyền lại, nghĩa là Tin Mừng được hiểu là một nhiệm cục cứu rỗi mới.
2 Pr 3:2 nêu bật các Tiên tri, Chúa, các Tông đồ. Qui điển cho hai Giao ước đã được phân định ranh giới nhờ cách này; trong đó, giao ước đầu được nối kết với các Tiên tri, và giao ước sau được nối kết với Chúa và là Cứu Chúa Giêsu, Đấng được các Tông đồ làm chứng. Hai Giao ước đuợc nối kết mật thiết với chứng từ đức tin vào Chúa Kitô (2 Pr 1:16-21; 3:1-2), Cựu Ước (các tiên tri), nhờ việc giải thích Kitô học của nó và Tân Ước, nhờ chứng từ của các Tông đồ, được diễn tả trong các thư của các ngài (đặc biệt các thư của Thánh Phêrô và Thánh Phaolô), nhưng cũng bởi các Tin mừng, đặt căn bản trên lời chứng của "các nhân chứng tận mắt và những người phục vụ Lời Chúa" (Lc 1:2; xem Ga 1,14).
2 Pr 3:15-16 cũng quan trọng không kém đối với việc thấu hiểu khái niệm Qui điển cho cả hai Giao ước và đặc tính được linh hứng của nó. Thánh Phêrô, sau khi giải thích sự chậm trễ của parousia (quang lâm, xem 2 Pr 3:3-14), đã đề cao việc ngài hội tụ với Thánh Phaolô: "như ông Phaolô, người anh em thân mến của chúng ta, đã viết cho anh em, theo ơn khôn ngoan Thiên Chúa đã ban cho ông. Ông cũng nói như vậy trong tất cả các thư của ông, khi bàn đến các vấn đề này. Trong các thư ấy, có những chỗ khó hiểu; những chỗ ấy cũng như những chỗ khác trong Kinh Thánh, bị những kẻ vô học và nông nổi xuyên tạc, khiến chúng phải chuốc lấy hoạ diệt vong”.
Bản văn nhắc đến một bộ sưu tập các thư của Thánh Phaolô mà các người nhận của Thánh Phêrô đã nhận được. Lời khẳng định rằng Thánh Phaolô đã viết "theo ơn khôn ngoan đã được ban cho ông" trình bày ngài như một người viết được linh hứng. Việc giải thích sai các đoạn văn khó của Thánh Phaolô được so sánh với các giải thích sai "phần còn lại của Kinh thánh": theo cách này, các trước tác của Thánh Phaolô và thư của Thánh Phêrô, nhờ các trước tác này củng cố, được nối kết với "các Sách thánh", những sách, giống như các bản văn tiên tri, đều được Thiên Chúa linh hứng (2 Pr 1:20-21).
4.5 Việc tiếp nhận các Sách thánh và việc hình thành Qui điển
60. Những cuốn sách ngày nay hợp thành Kinh thánh của chúng ta không tự trình bày như "qui điển". Thế giá của chúng, nhờ được linh hứng, phải được cộng đồng nhìn nhận và chấp nhận, bất chấp là Hội đường (Do Thái) hay Giáo hội. Do đó, điều có liên quan là lưu ý tới diễn trình lịch sử của việc nhìn nhận này.
Nền văn học nào cũng có các sách cổ điển của nó. Một sách "cổ điển" xuất phát từ môi trường văn hóa của một dân tộc nhất định, nhưng đồng thời khai mở ngôn ngữ của xã hội đó, và tự đặt để như mô hình cho các người viết trong tương lai. Một cuốn sách sẽ không trở thành "cổ điển" bởi nghị định của một cơ quan nào đó, nhưng vì được công nhận như thế bởi những người có văn hóa nhất của dân tộc. Tương tự như vậy, có thể nói như thế, nhiều tôn giáo có những sách "cổ điển" của họ. Trong trường hợp này, các trước tác được chọn phản ảnh các niềm tin của thành viên các tôn giáo này, những người tìm thấy ở đó nền tảng của thực hành tôn giáo của họ. Đây là trường hợp ở vùng Cận Đông xưa, ở Lưỡng Hà và cả ở Ai Cập nữa. Cùng một hiện tượng như thế đã xảy ra cho người Do Thái, những người, đặc biệt ý thức mình là dân được Thiên Chúa chọn, tự đồng hóa mình cách hữu cơ với truyền thống tôn giáo của họ. Trong số các trước tác khác nhau được lưu giữ trong các văn khố của họ, các kinh sư đã chọn những trước tác chứa đựng luật lệ thánh thiêng, câu truyện lịch sử quốc gia họ, các sấm ngôn tiên tri và bộ sưu tập những lời lẽ khôn ngoan trong đó, dân tộc Do Thái có thể tìm thấy bản sắc của họ và nhận ra nguồn gốc đức tin của mình. Cùng một hiện tượng như thế đã xảy ra nơi các Kitô hữu trong các thế kỷ đầu tiên, với các trước tác tông đồ chứa trong Tân Ước.
Thời kỳ tiền lưu đầy
Các nghiên cứu chú giải cho rằng rất có thể việc lựa chọn các truyền thống thành văn hoặc truyền khẩu, trong đó có các lời lẽ tiên tri và nhiều Thánh vịnh, đã bắt đầu ngay cả trước cuộc lưu đày. Trên thực tế, người ta tìm thấy ở Grm 18:18 công thức sau: "Vì thiếu tư tế, lề luật không chết, thiếu hiền nhân, không thiếu ý kiến, thiếu ngôn sứ, không thiếu lời dạy bảo”. Cuộc cải cách của Giôsigia dựa trên sách Giao ước (có lẽ là Đệ nhị luật) được tìm thấy trong Đền thờ (2 V 23:2).
Thời kỳ hậu lưu đày
Chính ở lúc trở về từ lưu đày, dưới sự thống trị của Ba Tư, chúng ta có thể nói tới các khởi đầu của sự hình thành một bộ Qui điển 3 phần – Lề luật, Các Tiên tri và Trước tác (có bản chất chủ yếu khôn ngoan). Những người sống sót cuộc lưu đầy Babylon cần phải tìm lại bản sắc của họ như dân giao ước. Do đó, điều cần thiết là phải hệ thống hóa lề luật, mà chính nhà cầm quyền Ba Tư cũng yêu cầu điều này. Việc sưu tập các câu chuyện lịch sử đã nối kết những người sống sót trở về với Giuđêa tiền lưu đầy; các sách tiên tri cho phép giải thích các lý do của lưu đầy, trong khi các Thánh vịnh là điều không thể thiếu đối với việc thờ phượng ở Đền thờ vừa được tái thiết. Và vì người ta tin rằng kể từ triều đại Áttắcxátta (465 - 423 trước Công nguyên), việc nói tiên tri đã chấm dứt và Thánh Thần đã được truyền cho các thánh hiền (xin xem Flavius Josephus, Contr. Ap.1, 8,41, Ant. 13,311-313), nhiều cuốn sách về khôn ngoan bắt đầu được trước tác bởi các kinh sư có văn hóa. Những vị này chịu trách nhiệm thu thập những cuốn sách, do tính cổ xưa của chúng, sự tôn kính người ta dành cho chúng và thế giá của chúng, có thể cung cấp cho những người sống sót một bản sắc xác định, cả đối với các chủ nhân mới của họ. Do đó, không được loại trừ các lý do chính trị và xã hội trong việc hình thành ra Qui điển lúc ban đầu. Người ta có thể coi chính phủ của Nơkhemia như giai đoạn cuối cùng hình thành ra Qui điển. Thực thế, 2 Mcb 2:13-15 đề cập đến sự kiện này: Nơkhemia đã thành lập một thư viện, bằng các thu thập tất cả các sách liên quan đến các vị vua và các tiên tri, và các trước tác của Đavít, cũng như các bức thư của các vị vua liên quan đến lễ vật biệt hiến. Hơn nữa, như trong thời của Giôsigia, kinh sư Ezra đọc một cách có thẩm quyền cho dân sách Lề Luật Môsê (xem Nkm 8).
Các kinh sư của thời kỳ hậu lưu đày không bằng lòng thu thập những cuốn sách có thế giá ở bình diện tôn giáo. Họ cập nhật lề luật và các câu chuyện lịch sử, thu thập các sấm ngôn tiên tri và thêm vào đó các bình luận nhằm giải thích chúng, và soạn một cuốn sách duy nhất từ nhiều tài liệu khác nhau (như sách Isaia, hoặc sách Mười hai Tiên tri). Họ còn soạn thảo các Thánh vịnh mới và cho chúng một hình thức khôn ngoan. Họ thống nhất tất cả dưới thế giá của nhà làm luật Môsê và là một nhà tiên tri ngoại hạng, dưới thế giá của Đavít, thánh vịnh gia và của Sôlômôn, nhà thánh hiền. Bộ trước tác do đó mà có rất hữu ích cho việc nâng đỡ đức tin, nhất là lúc phải đối đầu với những thách thức văn hóa của thời Ba Tư và Hy Lạp. Đồng thời, họ bắt đầu chỉnh sửa bản văn của những cuốn sách cổ xưa nhất, nhờ thế, qui điển và bản văn phát triển trong tương quan qua lại với nhau.
Thời Maccabê
Một vấn đề mới xuất hiện khi Antiôkhô IV phá hủy mọi sách thánh thiêng của người Do Thái. Một sự sắp xếp lại đã tự chứng minh là cần thiết, và điều này đã dẫn đến hồi cuối cùng (terminus ad quem) của kỷ nguyên Cựu Ước. Trong các thập niên đầu tiên của thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên, Sách Huấn ca thiết lập việc phân loại đầu tiên các sách thánh thành Lề luật, Tiên tri và Trước tác theo sau các ngài (xem Lời mở đầu Sách Huấn ca). Trong Hc 44-50, tác giả kể lại lịch sử của Israel từ nguồn gốc của nó đến thời của ông; trong Hc 48:1-11, ông minh nhiên nhắc đến tiên tri Êlia, trong Hc 48: 20-25, nhắc đến Isaia và trong Hc 49:7-10, nhắc đến Giêrêmia, Êdêkien và Mười hai Tiên tri. Khoảng năm mươi năm sau, 1 Mcb 1:56-57 cho chúng ta hay rằng người Xêlêukít, trong cuộc bách hại của Antiôkhô, đã đốt các sách Lề luật và sách Giao ước, nhưng 2 Mcb 2:14 nhắc đến việc Giuđa Maccabê thu thập các sách được cứu thoát khỏi cuộc bách hại.
Trong thế kỷ thứ nhất của kỷ nguyên Kitô giáo, Flavius Josephus kể lại rằng hai mươi hai cuốn sách được người Do Thái công nhận là sách thánh (Contr. Ap. 1,37-43), những cuốn sách chứa đựng lề luật, các truyền ký, thánh ca và lời khuyên. Con số này có thể được giải thích như sau: nhiều cuốn sách, được tách khỏi các ấn bản Kinh Thánh của chúng ta (ví dụ: Mười hai Tiên tri chẳng hạn), đã được tính như một. Con số 22 có thể có nghĩa là hoàn tất, bởi vì nó tương ứng với số lượng chữ cái trong bảng mẫu tự Do Thái. Ngày nay, người ta đề nghị định niên biểu ngày kết thúc qui điển Do Thái vào thế kỷ thứ hai của thời đại chúng ta, hoặc thậm chí sau đó, vì các lý do nội bộ của Do Thái giáo, hoặc để chống lại các sách Tân Ước được các Kitô hữu coi là Kinh thánh. Sự phân biệt, đôi khi được thiết lập giữa Qui điển Palestine gồm 22 sách và Qui điển lớn hơn trong cộng đồng người di tản, ngày nay không còn cần thiết nữa, đặc biệt sau các khám phá tại Qumran.
Qui điển Cựu Ước nơi các Giáo phụ
Chúng ta cũng tìm thấy sự dị biệt nơi các Giáo phụ của Giáo hội giữa những vị chấp nhận một Qui điển ngắn, có lẽ để có thể đối thoại với người Do Thái, và những vị cũng bao gồm các đệ nhị qui điển (deutérocanoniques, viết bằng tiếng Hy Lạp) nơi các sách được Giáo hội tiếp nhận. Tại Công đồng Hippo, vào năm 393, một công đồng có sự tham dự của Thánh Augustinô, lúc đó mới chỉ là một linh mục tầm thường, các giám mục của Châu Phi, khi ấn định tiêu chuẩn cho việc đọc sách công khai trong phần lớn các giáo hội, hoặc trong các giáo hội chính, đã cung cấp nền tảng cho việc tiếp nhận các đệ nhị qui điển, một việc tiếp nhận đã được áp đặt dứt khoát thời trung cổ. Trong Giáo Hội Công Giáo, chính Công đồng Trente đã chấp thuận hình thức dài của Qui điển, ngược với các nhà cải cách đã trở lại hình thức ngắn gọn của nó. Phần lớn các Giáo hội Chính thống không khác với Giáo Hội Công Giáo, nhưng có những khác biệt giữa các Giáo hội Đông phương cổ xưa khác nhau.
Việc hình thành Qui điển Tân Ước
61. Giờ đây, khi xem xét việc hình thành các sách Tân Ước, trước tiên chúng ta hãy lưu ý sự kiện này: nội dung các sách này đã được các giáo hội tiếp nhận trước khi được viết ra, bởi vì các tín hữu tiếp nhận lời rao giảng của Chúa Kitô và các tông đồ trước khi các sách thánh được soạn thảo. Chỉ cần nghĩ tới lời mở đầu của Tin Mừng Luca, nơi có lời khẳng định rằng bản văn tin mừng của ngài không tìm kiếm gì hơn là cung cấp, qua câu chuyện về Chúa Giêsu, một nền tảng vững chắc cho các giáo huấn mà Theophilus đã nhận được. Mặc dù nhiều trước tác đã từng có đó đây, chúng đều bày tỏ một nhu cầu nội bộ của các cộng đồng Kitô hữu: thêm phần didachè (giáo huấn thành văn) vào kerygma (giáo lý sơ truyền). Ban đầu được đọc bởi các cộng đoàn tụ tập, là các cộng đoàn chúng muốn ngỏ lời, những trước tác này dần dần được truyền đến các giáo hội khác vì thế giá tông truyền của chúng. Không thể nhầm lẫn việc chấp nhận những văn kiện này - nói bằng thẩm quyền của Chúa Giêsu và các tông đồ - với sự tiếp nhận chúng như là "Kinh thánh", như Cựu Ước. Chúng ta đã nhắc đến các chỉ dẫn được 2 Pr 3:15-16 cung cấp, nhưng phải đợi đến cuối thế kỷ thứ hai, ý tưởng đồng giá trị giữa hai Qui điển mới được tổng quát hóa, và các sách gọi là "Cựu Ước" và các sách gọi là "Tân Ước" mới được đưa lên cùng một bình diện.
Trong thế kỷ thứ nhất của kỷ nguyên chúng ta, người ta đã từ "tài liệu" (document) (có dạng sách cuộn) bước sang “bộ văn bản” (codex) (bao gồm các trang được nối lại với nhau, như thông lệ ngày nay ta quen làm cho một cuốn sách); điều này đóng góp đáng kể vào việc tạo ra các tuyển tập văn học nhỏ có thể được chứa trong một tập (volume) duy nhất, trước hết là các Tin Mừng và các thư của Thánh Phaolô. Những ám chỉ đến việc tạo ra một bộ trước tác Gioan (corpus johanneum) và một bộ các thư chung thì sau này mới có.
Sự cần thiết phải ấn định bộ sưu tập các trước tác có thẩm quyền xuất hiện khi, vào đầu thế kỷ thứ hai, phái ngộ đạo bắt đầu soạn thảo các tác phẩm có cùng thể văn như các tác phẩm của Giáo hội phổ quát (các Tin mừng, Công vụ, các Thư và các sách khải huyền) để phổ biến học thuyết của họ. Nhu cầu lúc đó cảm thấy cần phải thiết lập các tiêu chuẩn chắc chắn để phân biệt các bản văn chính thống và các bản văn không chính thống. Một số nhóm cực đoan Do Thái-Kitô giáo, chẳng hạn như phái Êbion (Duy Bần, chối bỏ thiên tính của Chúa Giêsu), thích lên án việc hoài niệm (damnatio memoriae) của Thánh Phaolô, trong khi nhóm Montanô coi trọng thái quá các đặc sủng. Thánh Luca, với Công vụ các Tông đồ, gây ảnh hưởng quyết định đối với việc ủng hộ học thuyết của Thánh Phaolô, vì phần lớn cuốn sách này mô tả hoạt động của Thánh Phaolô và sự thành công của sứ mệnh ngài. Theo cách riêng của mình, Marcion cũng đóng góp vào diễn trình tiếp nhận các bản văn Tân Ước, với việc ông chọn Thánh Phaolô và Thánh Luca làm các trước tác "qui điển" duy nhất, do đó tạo ra một phản ứng mang ra ánh sáng các trước tác đã được các Kitô hữu tôn kính. Các tiêu chuẩn để biện phân đang dần xuất hiện, trong đó việc đọc công khai và phổ quát, tính Tông truyền, hiểu như truyền thống đích thực của một Tông đồ, và nhất là qui luật đức tin (regula fidei, Thánh Irénée), nghĩa là việc không mâu thuẫn của một trước tác với truyền thống tông đồ được các giám mục trong mọi giáo hội truyền tải. Marcion không thể cho rằng mình có tính Công Giáo (catholicitas) này, vì ông giới hạn truyền thống Tông đồ vào các trước tác của Thánh Phaolô mà thôi và làm ngơ các truyền thống Phêrô, Gioan và Do Thái-Kitô giáo.
Từ cuối thế kỷ thứ hai trở đi, bắt đầu xuất hiện các bản liệt kê các sách Tân Ước. Được phổ quát chấp nhận là Bốn sách Tin Mừng, Sách Công vụ, mười ba thư Thánh Phaolô đã được chấp nhận phổ biến, trong khi có nhiều do dự đối với thư Do Thái, các thư chung và cả sách Khải huyền nữa. Trong một số bản liệt kê, thư thứ nhất của Thánh Clêmentê, mục tử Hermas và một số trước tác khác đã được thêm vào. Nhưng những trước tác này, vì không được đọc một cách phổ quát, nên không được lồng vào Qui Điển. Công đồng Hippo (cuối thế kỷ thứ 4) ấn định Qui điển cho Tân Ước, trên cơ sở đồng thuận phổ quát của các giáo hội, được phát biểu trong nhiều tuyên bố của Huấn quyền và được chứng thực bằng các tuyên bố của các công đồng khu vực khác nhau. Qui điển này được xác nhận bởi định nghĩa tín điều của Công đồng Trent.
Khác với Qui điển Cựu Ước, hai mươi bảy sách Tân Ước được công nhận là các sách qui điển bởi người Công Giáo, Chính thống giáo và Thệ phản. Việc tiếp nhận các sách này của cộng đồng tín hữu nói lên việc công nhận ơn linh hứng thần thiêng của chúng, và phẩm tính sách thánh thiêng và qui phạm của chúng.
Như đã nói, đối với Giáo Hội Công Giáo, việc công nhận dứt khoát và chính thức đối với qui điển “dài” của Cựu Ước và hai mươi bảy cuốn sách của Tân Ước đã diễn ra tại Công đồng Trent (Denz, 1501-1503). Việc ấn định của công đồng đã trở nên cần thiết do sự kiện này: các nhà Cải cách đã loại trừ các sách đệ nhị qui điển khỏi qui điển truyền thống.
Kỳ tới: Phần II: CHỨNG TỪ CỦA CÁC TRƯỚC TÁC KINH THÁNH VỀ SỰ THẬT CỦA CHÍNH CHÚNG
56. Cách tiếp cận dị đại (Approche diachronique) việc viết các trước tác Kinh thánh cho thấy Qui điển (canon) Sách thánh được hình thành dần dần như thế nào trong quá trình lịch sử, từng chặng từng chặng. Đối với Cựu Ước, những chặng khác nhau này có thể được lên sơ đồ như sau:
- viết thành văn các truyền thống truyền miệng, các lời tiên tri, các sưu tập luật lệ.
- biên soạn bộ thu thập các truyền thống đã thành văn, những truyền thống đã dần dần nhận được thế giá và được công nhận như các phát biểu của mặc khải thần thiêng, như Tôra chẳng hạn.
- Liên kết các bộ thu thập khác nhau: Tôra, Các Tiên tri và Trước tác Khôn ngoan.
Mặt khác, các truyền thống cổ xưa nhất đã là chủ đề của những việc đọc lại liên tục, và của nhiều giải thích lại. Cùng một hiện tượng như thế diễn ra trong tuyển tập (corpus) đã được cấu thành: do đó, trong Tôra, các tường thuật lập pháp gần kề nhất đề xuất một sự khai triển và giải thích các lề luật trước thời kỳ lưu đày; hoặc một lần nữa, trong sách Isaia, chúng ta tìm thấy dấu vết của những khai triển kế tiếp cũng như dấu vết một trước tác văn học thống nhất hóa.
Cuối cùng, các trước tác sau đó hơn trình bày một việc hiện thực hóa các bản văn cổ xưa, chẳng hạn như sách Huấn Ca, sách đã nhận diện Sách Khôn Ngoan và bộ Tôra.
Việc nghiên cứu các truyền thống Tân Ước đã cho thấy cách chúng đã bắt đầu ra sao từ các truyền thống đã thành văn của Do Thái giáo để loan báo Tin Mừng của Chúa Kitô. Về phương diện này, chỉ cần nhắc lại rằng trước tác phẩm hai phần (diptyque) Tin Mừng Luca – Công Vụ đã tham chiếu rất nhiều ở Tôra, văn chương tiên tri và Thánh vịnh, để chứng minh Chúa Giêsu "làm nên trọn" Kinh thánh của Israel ra sao (Lc 24:25-27,44).
Hiểu được khái niệm linh hứng của Sách thánh, do đó, đòi hỏi phải xem xét "chuyển động bên trong" này của chính các Sách thánh. Khái niệm linh hứng liên quan đến các bản văn đặc thù, nhưng cũng liên quan đến toàn bộ Qui Điển, 1 qui điển thống nhất hóa các truyền thống Cựu Ước và Tân Ước: các truyền thống cổ xưa của Israel, được ghi lại bằng bản văn, đã được đọc lại, bình luận và cuối cùng được giải thích dưới ánh sáng mầu nhiệm Chúa Kitô, Đấng mang đến cho chúng ý nghĩa đầy đủ, dứt khoát.
Chính bằng cách bước theo "các tuyến đường", "các trục" bên trong Kinh thánh, mà người đọc nó có thể đưa ra ánh sáng cách nhờ đó các chủ đề thần học được mở rộng và triển khai. Cách đọc Kinh thánh đúng qui điển cho phép việc nêu bằng chứng cho việc triển khai mặc khải, theo một luận lý học vừa dị đại vừa đồng đại.
Lấy một ví dụ, thần học về sự sáng thế, được phát biểu ngay ở phần dẫn nhập sách Sáng thế, tìm thấy các khai triển trong văn chương tiên tri (do đó, sách Isaia nối kết ơn cứu rỗi và sự sáng thế, bằng cách hiểu ơn cứu rỗi của Israel như sự kéo dài của sáng thế (Is 43), trong khi các chương 65-66 giải thích việc hồi sinh được chờ mong của Israel như một sáng thế mới (Is 65:17; 66:22) và được triển khai bởi các Thánh vịnh và văn chương khôn ngoan.
57. Trong Tân Ước, người ta có thể, một mặt, làm cho minh bạch "mối tương quan nên trọn" đối với các truyền thống Cựu Ước, mặt khác là chuyển động dị đại của việc phát triển và diễn giải lại các truyền thống, giống hệt với chuyển động được đề cập đối với Cựu Ước.
Để minh họa mối tương quan nên trọn giữa các trước tác Tân Ước và các truyền thống Cựu Ước, chúng ta có thể trích dẫn Tin Mừng Gioan, là tin mừng, trong Lời mở đầu, đã trình bày Chúa Kitô như Lời Sáng tạo, cũng như các thư của Thánh Phaolô gợi lên ý nghĩa vũ trụ trong sự xuất hiện của Chúa Kitô (1 Cr 8:6; Cl 1:12-20), và cuối cùng Sách Khải Huyền, sách đã mô tả chiến thắng của Chúa Kitô như sự đổi mới cánh chung của sáng thế (x. Kh 21).
Việc nghiên cứu dị đại về các sách Tân Ước chứng tỏ cách chúng tích hợp ra sao các truyền thống cổ xưa, đôi khi tiền văn tự, nhưng phản ánh cuộc sống và các biểu thức phụng vụ của cộng đồng Kitô giáo sơ khai: lá thư đầu tiên gửi cho tìn hữu Côrintô, chẳng hạn, trích dẫn một lời tuyên xưng đức tin rất xưa trong 1 Cr 15:3-5. Mặt khác, các cuốn sách được tập hợp trong Qui điển Tân Ước phản ảnh một sự phát triển và biến hóa của việc khai triển thần học và định chế của các cộng đồng tiên khởi: do đó, thư gửi Titô làm chứng cho sự hiện hữu của các chức năng thừa tác vụ và các thủ tục biện phân công phu hơn những gì được tìm thấy trong các thư đầu tiên của Thánh Phaolô.
Cuộc hành trình dị đại ngắn ngủi này phải được nối khớp với một quan điểm đồng đại về việc đọc: bao lâu qui điển Kinh thánh còn được đóng khung bởi các sách từ Sáng Thế tới Khải Huyền, người đọc Kinh thánh đều được mời gọi để hiểu nó như một toàn bộ, như một câu chuyện độc nhất mở ra từ sáng thế đến tân sáng thế được khai mở trong Chúa Kitô.
Do đó, khái niệm linh hứng của Sách Thánh áp dụng vào từng bản văn tạo ra nó, cũng như vào toàn bộ Qui Điển. Khẳng định rằng một cuốn sách Kinh thánh được linh hứng hệ ở việc nhìn nhận rằng nó tạo ra một vectơ, một ống dẫn chuyên biệt và đặc quyền của mặc khải Thiên Chúa tới con người, và các tác giả phàm nhân của nó đã được Chúa Thánh Thần thúc đẩy để phát biểu các sự thật về đức tin, trong một bản văn được định vị trong lịch sử và được cộng đồng tín hữu tiếp nhận làm quy phạm.
Khẳng định rằng Sách Thánh, trong tính toàn bộ của nó, được linh hứng cũng tương đương như nhìn nhận rằng nó tạo thành một Qui Điển, nghĩa là, một bộ các trước tác quy phạm cho đức tin, đã tiếp được nhận như vậy trong Giáo hội. Hiểu như vậy, Kinh Thánh là nơi mặc khải một sự thật không thể vượt quá, một sự thật đồng nhất với một người, là Chúa Giêsu Kitô – Đấng, bằng lời nói cũng như bằng hành động của Người, "đã làm nên trọn" và "hoàn tất" các truyền thống Cựu Ước, và mặc khải Chúa Cha một cách viên mãn.
4.4 Hướng tới một Qui điển cho hai Giao Ước
58. Thư thứ hai gửi Timôtê và thư thứ hai của Thánh Phêrô có một vai trò quan trọng trong việc cho phép cái hiểu đầu tiên và cách tiếp cận đầu tiên về qui điển Kitô giáo của Sách Thánh. Các thư này lần lượt được đặt ở phần kết thúc các thư của Thánh Phaolô và các thư của Thánh Phêrô, và chúng ngăn chặn bất cứ sự bổ sung nào sau này vào các thư này, do đó chuẩn bị kết thúc một qui điển. Bản văn 2 Pr đặc biệt nhắc đến một Qui Điển của cả hai giao ước, và đến việc Giáo hội tiếp nhận các thư của Thánh Phaolô. Những yếu tố này là nhân tố quan trọng cho việc Giáo hội tiếp nhận hai trước tác này. Phần lớn các học giả Kinh Thánh coi hai bức thư là tác phẩm "dưới bút danh" (pseudonymes = được gán cho các tông đồ, nhưng thực sự được viết bởi các tác giả sau này). Điều này không ảnh hưởng đến đặc tính được linh hứng của chúng, cũng không làm giảm tính liên quan thần học của chúng.
a. Kết thúc bộ thư của Thánh Phaolô và các thư của Thánh Phêrô
Cả hai lá thư đều chú ý đến quá khứ và nhấn mạnh đến sự kết thúc sắp xảy ra cho cuộc đời hai tác giả của chúng. Chúng thường sử dụng khái niệm "hồi tưởng" và khuyên độc giả ghi nhớ và áp dụng lời dạy mà các Tông Đồ đã truyền đạt cho họ trong quá khứ (2 Tm 1:6,13; 2:2,8,14; 3: 14; 2 Pr 1:12,15; 3.1-2). Trong mức độ hai bức thư liên tục nhắc đến cái chết của các tác giả của chúng, chúng đóng vai trò kết thúc các bộ thư tương ứng của các ngài.
2 Tm nhắc đến cái chết sắp xảy ra của Thánh Phaolô: vị tông đồ, bị bỏ rơi bởi những người đồng đạo và sau khi bị thua kiện tại triều đình (x. 2 Tm 4:16-18), sẵn sàng nhận vương miện tử đạo: "Còn tôi, tôi sắp phải đổ máu ra làm lễ tế, đã đến giờ tôi phải ra đi. Tôi đã đấu trong cuộc thi đấu cao đẹp, đã chạy hết chặng đường, đã giữ vững niềm tin. Giờ đây tôi chỉ còn đợi vòng hoa dành cho người công chính; Chúa là vị Thẩm Phán chí công sẽ trao phần thưởng đó cho tôi trong Ngày ấy, và không phải chỉ cho tôi, nhưng còn cho tất cả những ai hết tình mong đợi Người xuất hiện"(2 Tm 4:6-8). Tương tự như thế, 2 Pr chỉ ra rằng Chúa đã mặc khải sự cận kề của cái chết của vị tông đồ: "Tôi thiết nghĩ: bao lâu tôi còn sống cuộc đời chóng qua này, tôi phải nhắc nhở để thức tỉnh anh em, đó là điều phải lẽ, vì biết rằng sắp đến thời tôi phải bỏ lều này, như Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, cũng đã tỏ cho tôi biết. Nhưng tôi sẽ cố gắng, để trong mọi trường hợp, sau khi tôi ra đi, anh em có thể nhớ lại các điều ấy"(2 P 1:13-15, xem 2 Pr 3:1).
Hai lá thư được trình bày như là bản văn cuối cùng của mỗi tác giả, bản di chúc của ngài, đặt dấu chấm hết cho những gì các ngài muốn truyền đạt.
b. Hướng tới một Qui điển cho hai giao ước
59. Trong 2 Pr 3:2, Thánh Phêrô chỉ ra mục đích của hai lá thư của ngài: " Anh em hãy nhớ lại những điều các thánh ngôn sứ đã nói trước kia, và điều răn của Chúa, Đấng Cứu Độ, mà các Tông Đồ của anh em đã truyền lại". Mặc dù bản văn nhắc đến "những điều đã nói" của các vị tiên tri, nhưng không còn nghi ngờ gì về việc tác giả nghĩ đến các sách tiên tri (xem 2 Pr 1:20). Thuật ngữ "điều răn của Chúa và là Đấng Cứu độ" không nhắm một điều răn chuyên biệt nào của Chúa, nhưng có cùng một ý nghĩa y như trong đoạn trước, trong đó "sự hiểu biết về Chúa và Cứu Chúa Giêsu Kitô" được gọi là " đường công chính" và " điều răn thánh đã được truyền cho họ "(2 Pr 2:20-21). Thuật ngữ "điều răn", số ít, được tạo ra tương tự như Tôra, có một ý nghĩa gần như kỹ thuật và, trong 2 Pr 3:2, được nối kết với một thuộc cách (génitif) kép, nó chỉ giáo huấn của Chúa Kitô được các Tông đồ truyền lại, nghĩa là Tin Mừng được hiểu là một nhiệm cục cứu rỗi mới.
2 Pr 3:2 nêu bật các Tiên tri, Chúa, các Tông đồ. Qui điển cho hai Giao ước đã được phân định ranh giới nhờ cách này; trong đó, giao ước đầu được nối kết với các Tiên tri, và giao ước sau được nối kết với Chúa và là Cứu Chúa Giêsu, Đấng được các Tông đồ làm chứng. Hai Giao ước đuợc nối kết mật thiết với chứng từ đức tin vào Chúa Kitô (2 Pr 1:16-21; 3:1-2), Cựu Ước (các tiên tri), nhờ việc giải thích Kitô học của nó và Tân Ước, nhờ chứng từ của các Tông đồ, được diễn tả trong các thư của các ngài (đặc biệt các thư của Thánh Phêrô và Thánh Phaolô), nhưng cũng bởi các Tin mừng, đặt căn bản trên lời chứng của "các nhân chứng tận mắt và những người phục vụ Lời Chúa" (Lc 1:2; xem Ga 1,14).
2 Pr 3:15-16 cũng quan trọng không kém đối với việc thấu hiểu khái niệm Qui điển cho cả hai Giao ước và đặc tính được linh hứng của nó. Thánh Phêrô, sau khi giải thích sự chậm trễ của parousia (quang lâm, xem 2 Pr 3:3-14), đã đề cao việc ngài hội tụ với Thánh Phaolô: "như ông Phaolô, người anh em thân mến của chúng ta, đã viết cho anh em, theo ơn khôn ngoan Thiên Chúa đã ban cho ông. Ông cũng nói như vậy trong tất cả các thư của ông, khi bàn đến các vấn đề này. Trong các thư ấy, có những chỗ khó hiểu; những chỗ ấy cũng như những chỗ khác trong Kinh Thánh, bị những kẻ vô học và nông nổi xuyên tạc, khiến chúng phải chuốc lấy hoạ diệt vong”.
Bản văn nhắc đến một bộ sưu tập các thư của Thánh Phaolô mà các người nhận của Thánh Phêrô đã nhận được. Lời khẳng định rằng Thánh Phaolô đã viết "theo ơn khôn ngoan đã được ban cho ông" trình bày ngài như một người viết được linh hứng. Việc giải thích sai các đoạn văn khó của Thánh Phaolô được so sánh với các giải thích sai "phần còn lại của Kinh thánh": theo cách này, các trước tác của Thánh Phaolô và thư của Thánh Phêrô, nhờ các trước tác này củng cố, được nối kết với "các Sách thánh", những sách, giống như các bản văn tiên tri, đều được Thiên Chúa linh hứng (2 Pr 1:20-21).
4.5 Việc tiếp nhận các Sách thánh và việc hình thành Qui điển
60. Những cuốn sách ngày nay hợp thành Kinh thánh của chúng ta không tự trình bày như "qui điển". Thế giá của chúng, nhờ được linh hứng, phải được cộng đồng nhìn nhận và chấp nhận, bất chấp là Hội đường (Do Thái) hay Giáo hội. Do đó, điều có liên quan là lưu ý tới diễn trình lịch sử của việc nhìn nhận này.
Nền văn học nào cũng có các sách cổ điển của nó. Một sách "cổ điển" xuất phát từ môi trường văn hóa của một dân tộc nhất định, nhưng đồng thời khai mở ngôn ngữ của xã hội đó, và tự đặt để như mô hình cho các người viết trong tương lai. Một cuốn sách sẽ không trở thành "cổ điển" bởi nghị định của một cơ quan nào đó, nhưng vì được công nhận như thế bởi những người có văn hóa nhất của dân tộc. Tương tự như vậy, có thể nói như thế, nhiều tôn giáo có những sách "cổ điển" của họ. Trong trường hợp này, các trước tác được chọn phản ảnh các niềm tin của thành viên các tôn giáo này, những người tìm thấy ở đó nền tảng của thực hành tôn giáo của họ. Đây là trường hợp ở vùng Cận Đông xưa, ở Lưỡng Hà và cả ở Ai Cập nữa. Cùng một hiện tượng như thế đã xảy ra cho người Do Thái, những người, đặc biệt ý thức mình là dân được Thiên Chúa chọn, tự đồng hóa mình cách hữu cơ với truyền thống tôn giáo của họ. Trong số các trước tác khác nhau được lưu giữ trong các văn khố của họ, các kinh sư đã chọn những trước tác chứa đựng luật lệ thánh thiêng, câu truyện lịch sử quốc gia họ, các sấm ngôn tiên tri và bộ sưu tập những lời lẽ khôn ngoan trong đó, dân tộc Do Thái có thể tìm thấy bản sắc của họ và nhận ra nguồn gốc đức tin của mình. Cùng một hiện tượng như thế đã xảy ra nơi các Kitô hữu trong các thế kỷ đầu tiên, với các trước tác tông đồ chứa trong Tân Ước.
Thời kỳ tiền lưu đầy
Các nghiên cứu chú giải cho rằng rất có thể việc lựa chọn các truyền thống thành văn hoặc truyền khẩu, trong đó có các lời lẽ tiên tri và nhiều Thánh vịnh, đã bắt đầu ngay cả trước cuộc lưu đày. Trên thực tế, người ta tìm thấy ở Grm 18:18 công thức sau: "Vì thiếu tư tế, lề luật không chết, thiếu hiền nhân, không thiếu ý kiến, thiếu ngôn sứ, không thiếu lời dạy bảo”. Cuộc cải cách của Giôsigia dựa trên sách Giao ước (có lẽ là Đệ nhị luật) được tìm thấy trong Đền thờ (2 V 23:2).
Thời kỳ hậu lưu đày
Chính ở lúc trở về từ lưu đày, dưới sự thống trị của Ba Tư, chúng ta có thể nói tới các khởi đầu của sự hình thành một bộ Qui điển 3 phần – Lề luật, Các Tiên tri và Trước tác (có bản chất chủ yếu khôn ngoan). Những người sống sót cuộc lưu đầy Babylon cần phải tìm lại bản sắc của họ như dân giao ước. Do đó, điều cần thiết là phải hệ thống hóa lề luật, mà chính nhà cầm quyền Ba Tư cũng yêu cầu điều này. Việc sưu tập các câu chuyện lịch sử đã nối kết những người sống sót trở về với Giuđêa tiền lưu đầy; các sách tiên tri cho phép giải thích các lý do của lưu đầy, trong khi các Thánh vịnh là điều không thể thiếu đối với việc thờ phượng ở Đền thờ vừa được tái thiết. Và vì người ta tin rằng kể từ triều đại Áttắcxátta (465 - 423 trước Công nguyên), việc nói tiên tri đã chấm dứt và Thánh Thần đã được truyền cho các thánh hiền (xin xem Flavius Josephus, Contr. Ap.1, 8,41, Ant. 13,311-313), nhiều cuốn sách về khôn ngoan bắt đầu được trước tác bởi các kinh sư có văn hóa. Những vị này chịu trách nhiệm thu thập những cuốn sách, do tính cổ xưa của chúng, sự tôn kính người ta dành cho chúng và thế giá của chúng, có thể cung cấp cho những người sống sót một bản sắc xác định, cả đối với các chủ nhân mới của họ. Do đó, không được loại trừ các lý do chính trị và xã hội trong việc hình thành ra Qui điển lúc ban đầu. Người ta có thể coi chính phủ của Nơkhemia như giai đoạn cuối cùng hình thành ra Qui điển. Thực thế, 2 Mcb 2:13-15 đề cập đến sự kiện này: Nơkhemia đã thành lập một thư viện, bằng các thu thập tất cả các sách liên quan đến các vị vua và các tiên tri, và các trước tác của Đavít, cũng như các bức thư của các vị vua liên quan đến lễ vật biệt hiến. Hơn nữa, như trong thời của Giôsigia, kinh sư Ezra đọc một cách có thẩm quyền cho dân sách Lề Luật Môsê (xem Nkm 8).
Các kinh sư của thời kỳ hậu lưu đày không bằng lòng thu thập những cuốn sách có thế giá ở bình diện tôn giáo. Họ cập nhật lề luật và các câu chuyện lịch sử, thu thập các sấm ngôn tiên tri và thêm vào đó các bình luận nhằm giải thích chúng, và soạn một cuốn sách duy nhất từ nhiều tài liệu khác nhau (như sách Isaia, hoặc sách Mười hai Tiên tri). Họ còn soạn thảo các Thánh vịnh mới và cho chúng một hình thức khôn ngoan. Họ thống nhất tất cả dưới thế giá của nhà làm luật Môsê và là một nhà tiên tri ngoại hạng, dưới thế giá của Đavít, thánh vịnh gia và của Sôlômôn, nhà thánh hiền. Bộ trước tác do đó mà có rất hữu ích cho việc nâng đỡ đức tin, nhất là lúc phải đối đầu với những thách thức văn hóa của thời Ba Tư và Hy Lạp. Đồng thời, họ bắt đầu chỉnh sửa bản văn của những cuốn sách cổ xưa nhất, nhờ thế, qui điển và bản văn phát triển trong tương quan qua lại với nhau.
Thời Maccabê
Một vấn đề mới xuất hiện khi Antiôkhô IV phá hủy mọi sách thánh thiêng của người Do Thái. Một sự sắp xếp lại đã tự chứng minh là cần thiết, và điều này đã dẫn đến hồi cuối cùng (terminus ad quem) của kỷ nguyên Cựu Ước. Trong các thập niên đầu tiên của thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên, Sách Huấn ca thiết lập việc phân loại đầu tiên các sách thánh thành Lề luật, Tiên tri và Trước tác theo sau các ngài (xem Lời mở đầu Sách Huấn ca). Trong Hc 44-50, tác giả kể lại lịch sử của Israel từ nguồn gốc của nó đến thời của ông; trong Hc 48:1-11, ông minh nhiên nhắc đến tiên tri Êlia, trong Hc 48: 20-25, nhắc đến Isaia và trong Hc 49:7-10, nhắc đến Giêrêmia, Êdêkien và Mười hai Tiên tri. Khoảng năm mươi năm sau, 1 Mcb 1:56-57 cho chúng ta hay rằng người Xêlêukít, trong cuộc bách hại của Antiôkhô, đã đốt các sách Lề luật và sách Giao ước, nhưng 2 Mcb 2:14 nhắc đến việc Giuđa Maccabê thu thập các sách được cứu thoát khỏi cuộc bách hại.
Trong thế kỷ thứ nhất của kỷ nguyên Kitô giáo, Flavius Josephus kể lại rằng hai mươi hai cuốn sách được người Do Thái công nhận là sách thánh (Contr. Ap. 1,37-43), những cuốn sách chứa đựng lề luật, các truyền ký, thánh ca và lời khuyên. Con số này có thể được giải thích như sau: nhiều cuốn sách, được tách khỏi các ấn bản Kinh Thánh của chúng ta (ví dụ: Mười hai Tiên tri chẳng hạn), đã được tính như một. Con số 22 có thể có nghĩa là hoàn tất, bởi vì nó tương ứng với số lượng chữ cái trong bảng mẫu tự Do Thái. Ngày nay, người ta đề nghị định niên biểu ngày kết thúc qui điển Do Thái vào thế kỷ thứ hai của thời đại chúng ta, hoặc thậm chí sau đó, vì các lý do nội bộ của Do Thái giáo, hoặc để chống lại các sách Tân Ước được các Kitô hữu coi là Kinh thánh. Sự phân biệt, đôi khi được thiết lập giữa Qui điển Palestine gồm 22 sách và Qui điển lớn hơn trong cộng đồng người di tản, ngày nay không còn cần thiết nữa, đặc biệt sau các khám phá tại Qumran.
Qui điển Cựu Ước nơi các Giáo phụ
Chúng ta cũng tìm thấy sự dị biệt nơi các Giáo phụ của Giáo hội giữa những vị chấp nhận một Qui điển ngắn, có lẽ để có thể đối thoại với người Do Thái, và những vị cũng bao gồm các đệ nhị qui điển (deutérocanoniques, viết bằng tiếng Hy Lạp) nơi các sách được Giáo hội tiếp nhận. Tại Công đồng Hippo, vào năm 393, một công đồng có sự tham dự của Thánh Augustinô, lúc đó mới chỉ là một linh mục tầm thường, các giám mục của Châu Phi, khi ấn định tiêu chuẩn cho việc đọc sách công khai trong phần lớn các giáo hội, hoặc trong các giáo hội chính, đã cung cấp nền tảng cho việc tiếp nhận các đệ nhị qui điển, một việc tiếp nhận đã được áp đặt dứt khoát thời trung cổ. Trong Giáo Hội Công Giáo, chính Công đồng Trente đã chấp thuận hình thức dài của Qui điển, ngược với các nhà cải cách đã trở lại hình thức ngắn gọn của nó. Phần lớn các Giáo hội Chính thống không khác với Giáo Hội Công Giáo, nhưng có những khác biệt giữa các Giáo hội Đông phương cổ xưa khác nhau.
Việc hình thành Qui điển Tân Ước
61. Giờ đây, khi xem xét việc hình thành các sách Tân Ước, trước tiên chúng ta hãy lưu ý sự kiện này: nội dung các sách này đã được các giáo hội tiếp nhận trước khi được viết ra, bởi vì các tín hữu tiếp nhận lời rao giảng của Chúa Kitô và các tông đồ trước khi các sách thánh được soạn thảo. Chỉ cần nghĩ tới lời mở đầu của Tin Mừng Luca, nơi có lời khẳng định rằng bản văn tin mừng của ngài không tìm kiếm gì hơn là cung cấp, qua câu chuyện về Chúa Giêsu, một nền tảng vững chắc cho các giáo huấn mà Theophilus đã nhận được. Mặc dù nhiều trước tác đã từng có đó đây, chúng đều bày tỏ một nhu cầu nội bộ của các cộng đồng Kitô hữu: thêm phần didachè (giáo huấn thành văn) vào kerygma (giáo lý sơ truyền). Ban đầu được đọc bởi các cộng đoàn tụ tập, là các cộng đoàn chúng muốn ngỏ lời, những trước tác này dần dần được truyền đến các giáo hội khác vì thế giá tông truyền của chúng. Không thể nhầm lẫn việc chấp nhận những văn kiện này - nói bằng thẩm quyền của Chúa Giêsu và các tông đồ - với sự tiếp nhận chúng như là "Kinh thánh", như Cựu Ước. Chúng ta đã nhắc đến các chỉ dẫn được 2 Pr 3:15-16 cung cấp, nhưng phải đợi đến cuối thế kỷ thứ hai, ý tưởng đồng giá trị giữa hai Qui điển mới được tổng quát hóa, và các sách gọi là "Cựu Ước" và các sách gọi là "Tân Ước" mới được đưa lên cùng một bình diện.
Trong thế kỷ thứ nhất của kỷ nguyên chúng ta, người ta đã từ "tài liệu" (document) (có dạng sách cuộn) bước sang “bộ văn bản” (codex) (bao gồm các trang được nối lại với nhau, như thông lệ ngày nay ta quen làm cho một cuốn sách); điều này đóng góp đáng kể vào việc tạo ra các tuyển tập văn học nhỏ có thể được chứa trong một tập (volume) duy nhất, trước hết là các Tin Mừng và các thư của Thánh Phaolô. Những ám chỉ đến việc tạo ra một bộ trước tác Gioan (corpus johanneum) và một bộ các thư chung thì sau này mới có.
Sự cần thiết phải ấn định bộ sưu tập các trước tác có thẩm quyền xuất hiện khi, vào đầu thế kỷ thứ hai, phái ngộ đạo bắt đầu soạn thảo các tác phẩm có cùng thể văn như các tác phẩm của Giáo hội phổ quát (các Tin mừng, Công vụ, các Thư và các sách khải huyền) để phổ biến học thuyết của họ. Nhu cầu lúc đó cảm thấy cần phải thiết lập các tiêu chuẩn chắc chắn để phân biệt các bản văn chính thống và các bản văn không chính thống. Một số nhóm cực đoan Do Thái-Kitô giáo, chẳng hạn như phái Êbion (Duy Bần, chối bỏ thiên tính của Chúa Giêsu), thích lên án việc hoài niệm (damnatio memoriae) của Thánh Phaolô, trong khi nhóm Montanô coi trọng thái quá các đặc sủng. Thánh Luca, với Công vụ các Tông đồ, gây ảnh hưởng quyết định đối với việc ủng hộ học thuyết của Thánh Phaolô, vì phần lớn cuốn sách này mô tả hoạt động của Thánh Phaolô và sự thành công của sứ mệnh ngài. Theo cách riêng của mình, Marcion cũng đóng góp vào diễn trình tiếp nhận các bản văn Tân Ước, với việc ông chọn Thánh Phaolô và Thánh Luca làm các trước tác "qui điển" duy nhất, do đó tạo ra một phản ứng mang ra ánh sáng các trước tác đã được các Kitô hữu tôn kính. Các tiêu chuẩn để biện phân đang dần xuất hiện, trong đó việc đọc công khai và phổ quát, tính Tông truyền, hiểu như truyền thống đích thực của một Tông đồ, và nhất là qui luật đức tin (regula fidei, Thánh Irénée), nghĩa là việc không mâu thuẫn của một trước tác với truyền thống tông đồ được các giám mục trong mọi giáo hội truyền tải. Marcion không thể cho rằng mình có tính Công Giáo (catholicitas) này, vì ông giới hạn truyền thống Tông đồ vào các trước tác của Thánh Phaolô mà thôi và làm ngơ các truyền thống Phêrô, Gioan và Do Thái-Kitô giáo.
Từ cuối thế kỷ thứ hai trở đi, bắt đầu xuất hiện các bản liệt kê các sách Tân Ước. Được phổ quát chấp nhận là Bốn sách Tin Mừng, Sách Công vụ, mười ba thư Thánh Phaolô đã được chấp nhận phổ biến, trong khi có nhiều do dự đối với thư Do Thái, các thư chung và cả sách Khải huyền nữa. Trong một số bản liệt kê, thư thứ nhất của Thánh Clêmentê, mục tử Hermas và một số trước tác khác đã được thêm vào. Nhưng những trước tác này, vì không được đọc một cách phổ quát, nên không được lồng vào Qui Điển. Công đồng Hippo (cuối thế kỷ thứ 4) ấn định Qui điển cho Tân Ước, trên cơ sở đồng thuận phổ quát của các giáo hội, được phát biểu trong nhiều tuyên bố của Huấn quyền và được chứng thực bằng các tuyên bố của các công đồng khu vực khác nhau. Qui điển này được xác nhận bởi định nghĩa tín điều của Công đồng Trent.
Khác với Qui điển Cựu Ước, hai mươi bảy sách Tân Ước được công nhận là các sách qui điển bởi người Công Giáo, Chính thống giáo và Thệ phản. Việc tiếp nhận các sách này của cộng đồng tín hữu nói lên việc công nhận ơn linh hứng thần thiêng của chúng, và phẩm tính sách thánh thiêng và qui phạm của chúng.
Như đã nói, đối với Giáo Hội Công Giáo, việc công nhận dứt khoát và chính thức đối với qui điển “dài” của Cựu Ước và hai mươi bảy cuốn sách của Tân Ước đã diễn ra tại Công đồng Trent (Denz, 1501-1503). Việc ấn định của công đồng đã trở nên cần thiết do sự kiện này: các nhà Cải cách đã loại trừ các sách đệ nhị qui điển khỏi qui điển truyền thống.
Kỳ tới: Phần II: CHỨNG TỪ CỦA CÁC TRƯỚC TÁC KINH THÁNH VỀ SỰ THẬT CỦA CHÍNH CHÚNG
VietCatholic TV
Xin mọi người hãy cùng chúng tôi cầu nguyện cho Đức Hồng Y George Pell
Giáo Hội Năm Châu
10:35 18/08/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Ngài là một cây bút viết các bài chính luận thường xuyên trên báo chí, và là một bình luận viên truyền hình và đài phát thanh, một người rất thích tranh luận - với sự cứng rắn của một cựu cầu thủ bóng đá theo luật Úc – trước những người tấn Công Giáo Hội về phá thai, quyền của người đồng tính, phong chức cho phụ nữ, và vô số các vấn đề cấp tiến khác (và ngài thậm chí còn tham gia vào các cuộc tranh luận khoa học về các vấn đề như biến đổi khí hậu). Vì thế, ngài là tiêu điểm của trào lưu chống Công Giáo, chống giáo sĩ và chống chủ nghĩa bảo thủ ở một đất nước rất thế tục.
Chúng ta hãy cầu nguyện cho công lý được hiển trị, cho sự thất bại của những mưu toan biến các giáo sĩ vô tội và các nhân viên mục vụ khác trở thành nạn nhân của các vụ bôi nhọ danh dự thông qua các cáo buộc sai trái - hoặc tệ hơn, trở thành các tội phạm bị kết án và giam cầm vì các tội ác thật tồi tệ, mà họ không bao giờ phạm. Chúng ta phải bảo vệ các giáo sĩ vô tội với một lòng nhiệt thành tương tự như chúng ta bảo vệ những đứa trẻ vô tội, và đòi những người làm tổn thương chúng phải chịu trách nhiệm.