Phụng Vụ - Mục Vụ
Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?
Lm Jude Siciliano OP
00:13 19/08/2011
CHÚA NHẬT 21 MÙA THƯỜNG NIÊN A
Isaia 22: 19-23; Roma 11: 33-36; Matthêu 16: 13-20
Tôi thiết nghĩ những cái tên như Shépna và Êliakim ở ngay trên cửa miệng của những ai cử hành phụng vụ hôm nay. Hầu hết mọi người khi nghe thấy thông điệp của Isaia thì khiến họ và có thể cả chúng ta nữa đều thắc mắc “Tất cả những sự ấy là gì?”
Shépna và Êliakim được vua Hêzêkia (thế kỷ 8 TCN) chỉ định để thương thảo với quân Assyri đang đe dọa Giêrusalem. Nhưng có điều gì đó trục trặc (22,15-18) và Sépna, một người đầy quyền lực, một tể tướng triều đình, bị khỏi đuổi khỏi địa vị. Thiên Chúa cho Êliakim quyền trên vương quốc Giuđa. Vai trò của ông là để đảm bảo rằng Giuđa sẽ tồn vong và mang lại một hình ảnh của Đấng Thiên Sai để dân nhận biết lòng trung tín của Thiên Chúa. Những vị lãnh đạo của dân Israel phải chịu trách nhiệm cả về mặt chính trị lẫn tôn giáo, và vì thế Êliakim được trao cho “chìa khóa nhà Đavít”. Bài đọc này, đặc biệt là việc đề cập đến chìa khóa quyền lực và sự ủy thác, dẫn chúng ta đến với bài Tin mừng.
"Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai ?" Tôi từng nghe câu hỏi này được dùng như một điểm nhấn trong các cuộc hội thảo trong đạo, các buổi tĩnh tâm và trong những tác phẩm thiêng liêng. Câu hỏi ấy không chỉ dành cho Phêrô, mà cũng dành cho mỗi chúng ta nữa. Chúng ta không thể bỏ mặc niềm tin của mình, vì niềm tin ấy không đơn thuần là việc chúng ta nhận được từ cha mẹ và cứ tự nhiên như thế theo ta suốt đời. “Sao anh lại có một vết bớt ở trên cánh tay?” “Khi sinh ra tôi đã có nó rồi”. “Làm thế nào anh trở là một người Công giáo/Kitô hữu?” “Vì cha mẹ tôi là người Công giáo nên tôi cũng thế.” Sai! Hai câu hỏi trên không thể trả lời bằng cùng một cách thức như nhau.
Thoạt tiên, Simon là tâm điểm của bài đọc hôm nay. Đức Giêsu đặt cho ông một tên mới: ông là Phêrô nghĩa là Đá. Cũng như Êliakim trong bài đọc một, Phêrô được trao quyền và được ủy thác một bổn phận. Lời tuyên xưng của Phêrô diễn ra sau những chỉ dạy của Đức Giêsu dành cho các môn đệ (14,13-16,30). Nơi Phêrô, Đức Giêsu tìm thấy điều mà Người cần nơi các môn đệ: một người gắn bó với Người bằng niềm tin, sẵn sàng sống theo những gì Đức Giêsu dạy dỗ.
Đức Giêsu đã trao quyền cho Phêrô, quyền để phục vụ chứ không phải đê thống trị. Người sẽ nhắc nhở Phêrô về lời mời gọi ấy khi cúi xuống rửa chân cho các môn đệ và người đầu tiên Người rửa là Phêrô. Chỉ sau khi Đức Giêsu chịu khổ nạn, chết và phục sinh thì Phêrô mới nhận ra vai trò thích hợp của mình – điều mà lúc đầu Phêrô không chấp nhận (16,21-27, bài Tin mừng tuần tới). Sau này, ngài sẽ nhắc nhở chúng ta (I Pr 4,10) “ơn riêng Thiên Chúa đã ban, mỗi người trong anh em phải dùng mà phục vụ kẻ khác”. Thiên Chúa chọn để trao cho Êliakim “chìa khóa nhà Đavít”. Trong Tin mừng, Đức Giêsu trao cho Phêrô “chìa khóa Nước Trời”. Thiên Chúa tìm kiếm những gia bộc có trách nhiệm và trung tín để lãnh đạo dân Chúa.
Ơn gọi của Phêrô là nền tảng trong cộng đoàn nguyên thủy của các Tông đồ. Người Công giáo chúng ta thấy vai trò của Phêrô cần được tiếp tục truyền lại cho thế hệ sau. Như Phêrô và các môn đệ đầu tiên, một Giáo hội có tổ chức mang lại những thành quả to lớn nhưng cũng gây ra nhiều sai lầm trầm trọng trong lịch sử. Như niềm tin của Phêrô chao đảo trước thử thách của cuộc khổ nạn và cái chết của Đức Giêsu, thì những yếu đuối của con người cũng xảy ra trong một Giáo hội có tổ chức. Giáo hội của chúng ta sẽ tiếp tục bộc lộ những yếu đuối của con người, nhưng các phần tử thánh thiện của Giáo hội vẫn sẽ là một dấu chỉ Bí tích về sự hiện diện của Đức Giêsu giữa chúng ta. Trong Đức Giêsu, Thiên Chúa chọn thực hiện với chúng ta và qua chúng ta, bất kể những vấp ngã của chúng ta – cho dù những vấp ngã ấy đáng buồn thay lại xảy ra ở mọi cấp độ của Giáo hội.
Một số người có thể nói rằng Giáo hội không lưu giữ nhưng còn tỏa sáng về sự vĩ đại, là dấu chỉ Thiên Chúa hiện hữu luôn mãi giữa chúng ta. Chúng ta có thể cùng hiệp với thánh Phaolô trong lời ca ngợi về sự hiện diện không ngừng của Thiên Chúa giữa chúng ta: “Vì muôn vật đều do Người mà có, nhờ Người mà tồn tại và quy hướng về Người. Xin tôn vinh Thiên Chúa đến muôn đời ! A-men.”
Một khoảnh khắc nào đó trong đời sẽ đặt vấn đề với chúng ta: “Anh/chị bảo Đức Giêsu là ai?” Có thể đó là giây phút thử thách khi chúng ta phải chọn lựa giữa đúng và sai, giữa thiện và ác. Có thể là thời chuyển tiếp khi chúng ta rời nhà để sống tự lập. Cha mẹ sẽ không có ở đó để giúp chúng ta chọn lựa; chúng ta phải tự quyết định cho mình. Dựa vào cái gì và dựa vào ai để chúng ta có thể đưa ra những chọn lựa đó? Chúng ta phải biến niềm tin mà chúng ta nhận lãnh từ cha mẹ và giáo hội thành đức tin của riêng mình. Chỉ được ghi vào sổ rửa tội của giáo xứ thôi thì chưa đủ. Khi chúng ta thực sự trả lời câu hỏi:“Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?” với chính xác tín của mình và minh chứng câu trả lời ấy bằng hành động thiết thực, thì chúng ta mới biết được Đức Giêsu là ai, không phải như một bổn phận hay thói quen, nhưng bằng chính sự xác tín mà Đức Giêsu mong chờ nơi các môn đệ của Người.
Với những gì mà thánh Matthêu dạy chúng ta biết về Đức Giêsu trong những tuần này, chúng ta có thể trả lời cho câu hỏi Đức Giêsu đặt ra với Phêrô: Thầy là Đấng luôn bên cạnh những người bị tổn thương và bị bỏ rơi. Thầy là Đấng hoàn trọn mong chờ của các ngôn sứ về một vương quốc hòa bình và công chính, là Thầy Dạy đầy quyền năng. Thầy là Đấng Emmanuel, Thiên Chúa ở cùng con người. Những lời đáp trả đầy tin tưởng như thế, khi đi kèm với những bằng chứng tương ứng, nghĩa là đức tin của chúng ta có tác động đến cuộc sống thường ngày của mình, chứ không chỉ dừng lại ở những lời huyên thuyên trong những buổi cử hành phụng vụ hay các buổi hội thảo.
Lời đáp của Phêrô chắc hẳn phải đến từ niềm mong mỏi đấng Messia. Niềm chờ mong đấng Messia mang cả hai chiều kích tôn giáo và chính trị; Đấng mà sau cùng có thể giải thoát Israel khỏi ách đô hộ. Khi ấy, Phêrô chỉ thấy lờ mờ về căn tính đích thực của Đức Giêsu. Chúa Nhật tới, trong đoạn Tin mừng ngay sau bài Tin mừng chúng ta vừa nghe, Đức Giêsu tiên báo về cuộc khổ nạn và cái chết của Người – và Phêrô không thể làm gì được. Chính người mà hôm nay Đức Giêsu gọi là “đá tảng” thì Người lại ra lệnh “Hỡi Satan, hãy tránh ra sau Thầy…” Thánh Phêrô có đức tin, nhưng chỉ là ở giai đoạn đầu và cần phải đào sâu hơn nữa, cần phải được gạn lọc và canh tân sự tín thác vào Chúa.
Như Phêrô, chúng ta là những kẻ đi theo Đức Giêsu. Như Phêrô, lắm lúc chúng ta hiểu sâu xa, nhưng đôi khi lại thiếu lòng tin. Điều mà Đức Giêsu thấy nơi Phêrô thì cũng thấy nơi chúng ta – là vật liệu xây dựng có thể hình thành nên người tín hữu để phục vụ cho vương quốc của Người. Đức Giêsu không tìm thấy nơi các thầy Pharisêu một niềm tin và sự dễ dạy như thế, nhưng Người thấy điều đó nơi Phêrô và các môn đệ thuộc đủ mọi thành phần của Người. Các ngài và cả chúng ta nữa được mời gọi để loan truyền Tin mừng cho thế giới.
Chính đức tin có thể giúp chúng ta nói “không” với những quyến rũ và quyền lực vì Đức Giêsu đã trao chính mạng sống Người cho chúng ta. Chúng ta chấp nhận Người là “Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”. Chúng ta đặt niềm hy vọng nơi lời hứa của Người: thế giới đã loại trừ Người và sinh sản ra ma quỷ sẽ thất bại. Sự thiện hảo của Người sẽ hiển trị.
Khi Phêrô bị thử thách, ông đã vấp phạm. Điều đó thật khích lệ cho chúng ta, vì Đức Giêsu đã không bỏ rơi ông, thì Người cũng sẽ không bỏ mặc chúng ta khi chúng ta là kẻ sai lỗi. Ân sủng của Thiên Chúa giúp chúng ta vượt thắng những ngăn trở trong cương vị tông đồ mà chúng ta phải đối diện mỗi ngày. Thiên Chúa hành động bằng những cách thức không thể hiểu thấu được; Thiên Chúa dùng những yếu đuối để hoàn thành kế hoạch mà Chúa dành cho nhân loại. Khi làm như thế, chúng ta biết được Thiên Chúa chính là nguồn mạch mọi thành công trong việc chúng ta mở rộng Nước Chúa. Vì thế, chúng ta hãy dâng lời tạ ơn trong Thánh lễ này.
Chuyển ngữ: Anh Em HV Đamnh Gòvấp
21st SUNDAY (A)
Is 22: 19-23; Rm 11: 33-36; Mt 16: 13-20
I doubt that the names Shebna and Eliakim are on the tips of the tongues of those worshiping today. Most likely they will hear the Isaiah passage and it will probably leave them and maybe us too, wondering, "What’s it all about?"
Shebna and Eliakim were assigned by King Hezekiah (8th century B.C.E.) to negotiate with the Assyrians, who were threatening Jerusalem. Something went wrong (22: 15-18) and Shebna, who once had great authority as master of the palace, is being removed from office. God gives Eliakim authority over the kingdom of Judah. His role is to ensure that Judah will survive and provide a messianic figure so that the people will know of God’s faithfulness. Israel’s leaders had both political and religious responsibility and so Eliakim is given the "key of the house of David." This reading, especially with its mention of a key of authority and stewardship points us to the gospel.
"But who do you say that I am?" I’ve heard that question asked as the focus of religious conferences, retreats and spiritual writings. The rationale being: just as that question was put to Peter, so it is put to each of us. We can’t just coast on our faith, for it is not merely something handed on to us from our parents which we automatically carry with us for the rest of our lives. "Where did you get that birthmark on your arm?" "I was born with it." "How did you get to be a Catholic/Christian?" "My parents were and so I am too." Wrong! Those two questions can’t be answered in the same way.
Initially Simon is the focus in today’s reading. Jesus gives him his new name: he is Peter-Rock. Like Eliakim in our first reading, Peter is given the key of authority and stewardship. Peter’s confession comes at the end of Jesus’ instruction (14:13-16:30) to his disciples. In Peter, Jesus looks for what he needs in his disciples: a person committed to him by faith, ready to live out what Jesus has been teaching.
Jesus has given Peter authority, which is a power to serve and not dominate. He will remind Peter of that calling when he chooses to wash his disciples’ feet and begins with Peter. It is only after Jesus’ suffering, death and resurrection–which at first Peter rejects (16:21-27, next week’s gospel)–that Peter finally comes to understand his proper role. Later he will remind us (I Peter 4:10) that we are "to serve one another with whatever gift each of us has received." God chose to give Eliakim "the key of the House of David." In the gospel, Jesus gives Peter "the keys of the kingdom of heaven." God looks for responsible and faithful servants for the role of leadership over God’s people.
Peter’s call is foundational in the original community of disciples. We Catholics see the need for Peter’s role continuing in subsequent generations. Like Peter and the first disciples, the institutional church has had great accomplishments and also made major mistakes in its history. Just as Peter’s faith buckled under the tests of Jesus’ suffering and death, so too human weakness has been present in the institutional church. Our church will continue to manifest its human weaknesses, but in its holy members it will also be a sacramental sign of Christ’s presence in our midst. In Christ, God has chosen to work with us and through us, despite our failings – which unfortunately show themselves at all levels of our church.
Some would say the very fact that the church not only perseveres but has flashes of greatness, is a sign of God’s abiding presence in our midst. We can join Paul today in his praise of the Lord’s constant presence with us: "For from him and through him and for him are all things. To him be honor and glory forever. Amen."
At some moment life will put the question to us, "Who do you say Jesus is?" It might be at a moment of testing when we need to choose between doing right or wrong. It might be at a transition time when we are leaving home to set out on our own. Our parents are not going to be there to choose for us; we must own the choices we make. On what values and on whom will we base those choices? We will need to make our own the faith we received from our parents and our church. Being listed on the baptismal registry of our parish is not enough. When we do answer the question, "But who do you say that I am?" from our own conviction and exemplify our response by our actions, then we will know Jesus, no longer as an object of obligation and custom, but with the conviction Jesus looked for in his disciples.
Based on what Matthew has been teaching us about Jesus these weeks, we can make an informed response to the question Jesus asks Peter: You are the one who sides with the vulnerable and outcast. You are the one who fulfills the prophet’s call for a just and peaceable kingdom. You are the Teacher with authority. You are Emmanuel, God-with-us. Such faith responses, when followed by the appropriate witness they require, will mean that our faith will have dynamic impact on our daily lives and not just be a formula we rattle off in liturgical celebrations or religious discussions.
Peter’s response probably came with a lot of messianic expectation. The hoped-for messiah was to be both a religious and political figure; one who would finally free Israel from its oppressors. At this point Peter only has a glimpse into Jesus’ true identity. Next Sunday, in a passage immediately following today’s, Jesus will predict his passion and death – and Peter will have nothing to do with it. The very one Jesus today calls "rock" he will order, "Get behind me Satan…." Peter has faith, but is still in its first stages and needs depth, clarification and renewed commitment.
Like Peter we are followers of Jesus. Like him, we sometimes have deep insight and, at other times, a lack of faith. What Jesus saw in Peter he sees in us–building material that can be shaped into a people of faith to serve his reign. Jesus did not find such faith and docility in the Pharisees and so he looked to Peter and his motley band of followers. They and we are the ones called to take the gospel into the world.
Our faith enables us to say "no" to other allures and powers because Jesus has given his life to us his community. We are those who have accepted him as "the Christ, the Son of the Living God." We place our hope on his promise: the world that rejects him and propagates evil will not triumph. His goodness will prevail.
When Peter was tested he faulted. That should give us encouragement because, just as Jesus did not give up on him, he will not give up on us when we falter. God’s grace can help us overcome the obstacles to discipleship we face daily. Our God works in inscrutable ways; God uses the weak to accomplish God’s plans for humanity. In doing that we know God must be the source of any success we have in helping further the reign of God. For that we give thanks at this Eucharist.
Isaia 22: 19-23; Roma 11: 33-36; Matthêu 16: 13-20
Tôi thiết nghĩ những cái tên như Shépna và Êliakim ở ngay trên cửa miệng của những ai cử hành phụng vụ hôm nay. Hầu hết mọi người khi nghe thấy thông điệp của Isaia thì khiến họ và có thể cả chúng ta nữa đều thắc mắc “Tất cả những sự ấy là gì?”
Shépna và Êliakim được vua Hêzêkia (thế kỷ 8 TCN) chỉ định để thương thảo với quân Assyri đang đe dọa Giêrusalem. Nhưng có điều gì đó trục trặc (22,15-18) và Sépna, một người đầy quyền lực, một tể tướng triều đình, bị khỏi đuổi khỏi địa vị. Thiên Chúa cho Êliakim quyền trên vương quốc Giuđa. Vai trò của ông là để đảm bảo rằng Giuđa sẽ tồn vong và mang lại một hình ảnh của Đấng Thiên Sai để dân nhận biết lòng trung tín của Thiên Chúa. Những vị lãnh đạo của dân Israel phải chịu trách nhiệm cả về mặt chính trị lẫn tôn giáo, và vì thế Êliakim được trao cho “chìa khóa nhà Đavít”. Bài đọc này, đặc biệt là việc đề cập đến chìa khóa quyền lực và sự ủy thác, dẫn chúng ta đến với bài Tin mừng.
"Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai ?" Tôi từng nghe câu hỏi này được dùng như một điểm nhấn trong các cuộc hội thảo trong đạo, các buổi tĩnh tâm và trong những tác phẩm thiêng liêng. Câu hỏi ấy không chỉ dành cho Phêrô, mà cũng dành cho mỗi chúng ta nữa. Chúng ta không thể bỏ mặc niềm tin của mình, vì niềm tin ấy không đơn thuần là việc chúng ta nhận được từ cha mẹ và cứ tự nhiên như thế theo ta suốt đời. “Sao anh lại có một vết bớt ở trên cánh tay?” “Khi sinh ra tôi đã có nó rồi”. “Làm thế nào anh trở là một người Công giáo/Kitô hữu?” “Vì cha mẹ tôi là người Công giáo nên tôi cũng thế.” Sai! Hai câu hỏi trên không thể trả lời bằng cùng một cách thức như nhau.
Thoạt tiên, Simon là tâm điểm của bài đọc hôm nay. Đức Giêsu đặt cho ông một tên mới: ông là Phêrô nghĩa là Đá. Cũng như Êliakim trong bài đọc một, Phêrô được trao quyền và được ủy thác một bổn phận. Lời tuyên xưng của Phêrô diễn ra sau những chỉ dạy của Đức Giêsu dành cho các môn đệ (14,13-16,30). Nơi Phêrô, Đức Giêsu tìm thấy điều mà Người cần nơi các môn đệ: một người gắn bó với Người bằng niềm tin, sẵn sàng sống theo những gì Đức Giêsu dạy dỗ.
Đức Giêsu đã trao quyền cho Phêrô, quyền để phục vụ chứ không phải đê thống trị. Người sẽ nhắc nhở Phêrô về lời mời gọi ấy khi cúi xuống rửa chân cho các môn đệ và người đầu tiên Người rửa là Phêrô. Chỉ sau khi Đức Giêsu chịu khổ nạn, chết và phục sinh thì Phêrô mới nhận ra vai trò thích hợp của mình – điều mà lúc đầu Phêrô không chấp nhận (16,21-27, bài Tin mừng tuần tới). Sau này, ngài sẽ nhắc nhở chúng ta (I Pr 4,10) “ơn riêng Thiên Chúa đã ban, mỗi người trong anh em phải dùng mà phục vụ kẻ khác”. Thiên Chúa chọn để trao cho Êliakim “chìa khóa nhà Đavít”. Trong Tin mừng, Đức Giêsu trao cho Phêrô “chìa khóa Nước Trời”. Thiên Chúa tìm kiếm những gia bộc có trách nhiệm và trung tín để lãnh đạo dân Chúa.
Ơn gọi của Phêrô là nền tảng trong cộng đoàn nguyên thủy của các Tông đồ. Người Công giáo chúng ta thấy vai trò của Phêrô cần được tiếp tục truyền lại cho thế hệ sau. Như Phêrô và các môn đệ đầu tiên, một Giáo hội có tổ chức mang lại những thành quả to lớn nhưng cũng gây ra nhiều sai lầm trầm trọng trong lịch sử. Như niềm tin của Phêrô chao đảo trước thử thách của cuộc khổ nạn và cái chết của Đức Giêsu, thì những yếu đuối của con người cũng xảy ra trong một Giáo hội có tổ chức. Giáo hội của chúng ta sẽ tiếp tục bộc lộ những yếu đuối của con người, nhưng các phần tử thánh thiện của Giáo hội vẫn sẽ là một dấu chỉ Bí tích về sự hiện diện của Đức Giêsu giữa chúng ta. Trong Đức Giêsu, Thiên Chúa chọn thực hiện với chúng ta và qua chúng ta, bất kể những vấp ngã của chúng ta – cho dù những vấp ngã ấy đáng buồn thay lại xảy ra ở mọi cấp độ của Giáo hội.
Một số người có thể nói rằng Giáo hội không lưu giữ nhưng còn tỏa sáng về sự vĩ đại, là dấu chỉ Thiên Chúa hiện hữu luôn mãi giữa chúng ta. Chúng ta có thể cùng hiệp với thánh Phaolô trong lời ca ngợi về sự hiện diện không ngừng của Thiên Chúa giữa chúng ta: “Vì muôn vật đều do Người mà có, nhờ Người mà tồn tại và quy hướng về Người. Xin tôn vinh Thiên Chúa đến muôn đời ! A-men.”
Một khoảnh khắc nào đó trong đời sẽ đặt vấn đề với chúng ta: “Anh/chị bảo Đức Giêsu là ai?” Có thể đó là giây phút thử thách khi chúng ta phải chọn lựa giữa đúng và sai, giữa thiện và ác. Có thể là thời chuyển tiếp khi chúng ta rời nhà để sống tự lập. Cha mẹ sẽ không có ở đó để giúp chúng ta chọn lựa; chúng ta phải tự quyết định cho mình. Dựa vào cái gì và dựa vào ai để chúng ta có thể đưa ra những chọn lựa đó? Chúng ta phải biến niềm tin mà chúng ta nhận lãnh từ cha mẹ và giáo hội thành đức tin của riêng mình. Chỉ được ghi vào sổ rửa tội của giáo xứ thôi thì chưa đủ. Khi chúng ta thực sự trả lời câu hỏi:“Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?” với chính xác tín của mình và minh chứng câu trả lời ấy bằng hành động thiết thực, thì chúng ta mới biết được Đức Giêsu là ai, không phải như một bổn phận hay thói quen, nhưng bằng chính sự xác tín mà Đức Giêsu mong chờ nơi các môn đệ của Người.
Với những gì mà thánh Matthêu dạy chúng ta biết về Đức Giêsu trong những tuần này, chúng ta có thể trả lời cho câu hỏi Đức Giêsu đặt ra với Phêrô: Thầy là Đấng luôn bên cạnh những người bị tổn thương và bị bỏ rơi. Thầy là Đấng hoàn trọn mong chờ của các ngôn sứ về một vương quốc hòa bình và công chính, là Thầy Dạy đầy quyền năng. Thầy là Đấng Emmanuel, Thiên Chúa ở cùng con người. Những lời đáp trả đầy tin tưởng như thế, khi đi kèm với những bằng chứng tương ứng, nghĩa là đức tin của chúng ta có tác động đến cuộc sống thường ngày của mình, chứ không chỉ dừng lại ở những lời huyên thuyên trong những buổi cử hành phụng vụ hay các buổi hội thảo.
Lời đáp của Phêrô chắc hẳn phải đến từ niềm mong mỏi đấng Messia. Niềm chờ mong đấng Messia mang cả hai chiều kích tôn giáo và chính trị; Đấng mà sau cùng có thể giải thoát Israel khỏi ách đô hộ. Khi ấy, Phêrô chỉ thấy lờ mờ về căn tính đích thực của Đức Giêsu. Chúa Nhật tới, trong đoạn Tin mừng ngay sau bài Tin mừng chúng ta vừa nghe, Đức Giêsu tiên báo về cuộc khổ nạn và cái chết của Người – và Phêrô không thể làm gì được. Chính người mà hôm nay Đức Giêsu gọi là “đá tảng” thì Người lại ra lệnh “Hỡi Satan, hãy tránh ra sau Thầy…” Thánh Phêrô có đức tin, nhưng chỉ là ở giai đoạn đầu và cần phải đào sâu hơn nữa, cần phải được gạn lọc và canh tân sự tín thác vào Chúa.
Như Phêrô, chúng ta là những kẻ đi theo Đức Giêsu. Như Phêrô, lắm lúc chúng ta hiểu sâu xa, nhưng đôi khi lại thiếu lòng tin. Điều mà Đức Giêsu thấy nơi Phêrô thì cũng thấy nơi chúng ta – là vật liệu xây dựng có thể hình thành nên người tín hữu để phục vụ cho vương quốc của Người. Đức Giêsu không tìm thấy nơi các thầy Pharisêu một niềm tin và sự dễ dạy như thế, nhưng Người thấy điều đó nơi Phêrô và các môn đệ thuộc đủ mọi thành phần của Người. Các ngài và cả chúng ta nữa được mời gọi để loan truyền Tin mừng cho thế giới.
Chính đức tin có thể giúp chúng ta nói “không” với những quyến rũ và quyền lực vì Đức Giêsu đã trao chính mạng sống Người cho chúng ta. Chúng ta chấp nhận Người là “Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”. Chúng ta đặt niềm hy vọng nơi lời hứa của Người: thế giới đã loại trừ Người và sinh sản ra ma quỷ sẽ thất bại. Sự thiện hảo của Người sẽ hiển trị.
Khi Phêrô bị thử thách, ông đã vấp phạm. Điều đó thật khích lệ cho chúng ta, vì Đức Giêsu đã không bỏ rơi ông, thì Người cũng sẽ không bỏ mặc chúng ta khi chúng ta là kẻ sai lỗi. Ân sủng của Thiên Chúa giúp chúng ta vượt thắng những ngăn trở trong cương vị tông đồ mà chúng ta phải đối diện mỗi ngày. Thiên Chúa hành động bằng những cách thức không thể hiểu thấu được; Thiên Chúa dùng những yếu đuối để hoàn thành kế hoạch mà Chúa dành cho nhân loại. Khi làm như thế, chúng ta biết được Thiên Chúa chính là nguồn mạch mọi thành công trong việc chúng ta mở rộng Nước Chúa. Vì thế, chúng ta hãy dâng lời tạ ơn trong Thánh lễ này.
Chuyển ngữ: Anh Em HV Đamnh Gòvấp
21st SUNDAY (A)
Is 22: 19-23; Rm 11: 33-36; Mt 16: 13-20
I doubt that the names Shebna and Eliakim are on the tips of the tongues of those worshiping today. Most likely they will hear the Isaiah passage and it will probably leave them and maybe us too, wondering, "What’s it all about?"
Shebna and Eliakim were assigned by King Hezekiah (8th century B.C.E.) to negotiate with the Assyrians, who were threatening Jerusalem. Something went wrong (22: 15-18) and Shebna, who once had great authority as master of the palace, is being removed from office. God gives Eliakim authority over the kingdom of Judah. His role is to ensure that Judah will survive and provide a messianic figure so that the people will know of God’s faithfulness. Israel’s leaders had both political and religious responsibility and so Eliakim is given the "key of the house of David." This reading, especially with its mention of a key of authority and stewardship points us to the gospel.
"But who do you say that I am?" I’ve heard that question asked as the focus of religious conferences, retreats and spiritual writings. The rationale being: just as that question was put to Peter, so it is put to each of us. We can’t just coast on our faith, for it is not merely something handed on to us from our parents which we automatically carry with us for the rest of our lives. "Where did you get that birthmark on your arm?" "I was born with it." "How did you get to be a Catholic/Christian?" "My parents were and so I am too." Wrong! Those two questions can’t be answered in the same way.
Initially Simon is the focus in today’s reading. Jesus gives him his new name: he is Peter-Rock. Like Eliakim in our first reading, Peter is given the key of authority and stewardship. Peter’s confession comes at the end of Jesus’ instruction (14:13-16:30) to his disciples. In Peter, Jesus looks for what he needs in his disciples: a person committed to him by faith, ready to live out what Jesus has been teaching.
Jesus has given Peter authority, which is a power to serve and not dominate. He will remind Peter of that calling when he chooses to wash his disciples’ feet and begins with Peter. It is only after Jesus’ suffering, death and resurrection–which at first Peter rejects (16:21-27, next week’s gospel)–that Peter finally comes to understand his proper role. Later he will remind us (I Peter 4:10) that we are "to serve one another with whatever gift each of us has received." God chose to give Eliakim "the key of the House of David." In the gospel, Jesus gives Peter "the keys of the kingdom of heaven." God looks for responsible and faithful servants for the role of leadership over God’s people.
Peter’s call is foundational in the original community of disciples. We Catholics see the need for Peter’s role continuing in subsequent generations. Like Peter and the first disciples, the institutional church has had great accomplishments and also made major mistakes in its history. Just as Peter’s faith buckled under the tests of Jesus’ suffering and death, so too human weakness has been present in the institutional church. Our church will continue to manifest its human weaknesses, but in its holy members it will also be a sacramental sign of Christ’s presence in our midst. In Christ, God has chosen to work with us and through us, despite our failings – which unfortunately show themselves at all levels of our church.
Some would say the very fact that the church not only perseveres but has flashes of greatness, is a sign of God’s abiding presence in our midst. We can join Paul today in his praise of the Lord’s constant presence with us: "For from him and through him and for him are all things. To him be honor and glory forever. Amen."
At some moment life will put the question to us, "Who do you say Jesus is?" It might be at a moment of testing when we need to choose between doing right or wrong. It might be at a transition time when we are leaving home to set out on our own. Our parents are not going to be there to choose for us; we must own the choices we make. On what values and on whom will we base those choices? We will need to make our own the faith we received from our parents and our church. Being listed on the baptismal registry of our parish is not enough. When we do answer the question, "But who do you say that I am?" from our own conviction and exemplify our response by our actions, then we will know Jesus, no longer as an object of obligation and custom, but with the conviction Jesus looked for in his disciples.
Based on what Matthew has been teaching us about Jesus these weeks, we can make an informed response to the question Jesus asks Peter: You are the one who sides with the vulnerable and outcast. You are the one who fulfills the prophet’s call for a just and peaceable kingdom. You are the Teacher with authority. You are Emmanuel, God-with-us. Such faith responses, when followed by the appropriate witness they require, will mean that our faith will have dynamic impact on our daily lives and not just be a formula we rattle off in liturgical celebrations or religious discussions.
Peter’s response probably came with a lot of messianic expectation. The hoped-for messiah was to be both a religious and political figure; one who would finally free Israel from its oppressors. At this point Peter only has a glimpse into Jesus’ true identity. Next Sunday, in a passage immediately following today’s, Jesus will predict his passion and death – and Peter will have nothing to do with it. The very one Jesus today calls "rock" he will order, "Get behind me Satan…." Peter has faith, but is still in its first stages and needs depth, clarification and renewed commitment.
Like Peter we are followers of Jesus. Like him, we sometimes have deep insight and, at other times, a lack of faith. What Jesus saw in Peter he sees in us–building material that can be shaped into a people of faith to serve his reign. Jesus did not find such faith and docility in the Pharisees and so he looked to Peter and his motley band of followers. They and we are the ones called to take the gospel into the world.
Our faith enables us to say "no" to other allures and powers because Jesus has given his life to us his community. We are those who have accepted him as "the Christ, the Son of the Living God." We place our hope on his promise: the world that rejects him and propagates evil will not triumph. His goodness will prevail.
When Peter was tested he faulted. That should give us encouragement because, just as Jesus did not give up on him, he will not give up on us when we falter. God’s grace can help us overcome the obstacles to discipleship we face daily. Our God works in inscrutable ways; God uses the weak to accomplish God’s plans for humanity. In doing that we know God must be the source of any success we have in helping further the reign of God. For that we give thanks at this Eucharist.
Bài Giáo Lý Thứ Mười về Cầu Nguyện của ĐTC Bênêđictô XVI: Cầu Nguyện bằng Suy Niệm
Phaolô Phạm Xuân Khôi
08:14 19/08/2011
Dưới đây là bản dịch bài giáo lý thứ mười về Cầu Nguyện của ĐTC Bênêdictô XVI ban hành tại Quảng Trường ở Castel Gandolfo, Thứ Tư ngày 17 tháng 8, năm 2011. ĐTC tiếp tục loạt bài giáo lý về Cầu Nguyện. Lần này ngài nói về ích lợi của suy niệm.
Anh Chị Em thân mến,
Chúng ta vẫn còn ở trong ánh sáng của Lễ Đức Mẹ Lên Trời, như tôi đã nói là lễ của hy vọng. Mẹ Maria đã về Thiên Đàng và đó cũng là cùng đích của chúng ta: tất cả chúng ta đều có thể lên Thiên Đàng. Câu hỏi được đặt ra là bằng cách nào. Đức Mẹ Maria đã lên đó; Mẹ là người mà Tin Mừng nói rằng là “Đấng đã tin vào những gì Chúa đã nói” (Luca 1:45). Cho nên Đức Mẹ đã tin; đã phó thác cho Thiên Chúa, đã kết hợp ý Mẹ làm một với Thánh Ý của Thiên Chúa, và nhờ đó Mẹ đã lên Thiên Đàng bằng con đường thẳng nhất. Tin, phó thác cho Chúa, làm theo Thánh Ý Chúa: Đó là con đường thiết yếu.
Hôm nay tôi không muốn nói về toàn thể cuộc hành trình đức tin này, nhưng chỉ nói về một bình diện nhỏ của đời sống cầu nguyện là đời sống tiếp xúc với Thiên Chúa, đó là về suy niệm (hay chiêm niệm). Vậy suy niệm là gì? Suy niệm có nghĩa là “nhớ lại” những gì Thiên Chúa đã làm và không quên tất cả những ân phúc của Ngài (x. Tv 103:2b). Thường thì chúng ta chỉ thấy những điều tiêu cực, nhưng chúng ta cũng cần phải nhớ lại cả những điều tốt lành, những hồng ân mà Thiên Chúa đã ban cho mình, chú ý đến những dấu chỉ tích cực đến từ Thiên Chúa và ghi nhớ những dấu chỉ này. Cho nên, chúng ta đang nói về một loại cầu nguyện trong truyền thống Kitô giáo gọi là “suy gẫm”. Chúng ta quen thuộc hơn với khẩu nguyện, và đương nhiên là trong khẩu nguyện cũng phải có sự tham dự của trí khôn và tâm hồn, nhưng hôm nay chúng ta nói về một loại suy niệm mà không dùng lời, nhưng là một sự tiếp xúc bằng trí khôn với trái tim của Thiên Chúa, và ở đây Đức Mẹ Maria là mẫu gương tuyệt vời. Thánh sử Luca nhắc lại nhiều lần rằng “về phần Đức Maria, bà giữ tất cả những điều ấy và suy đi nghĩ lại trong lòng” (2.19 x 2.51 b). Mẹ giữ những điều ấy, Mẹ không quên. Mẹ chú tâm đến tất cả những gì Chúa đã nói và đã làm cho Mẹ, và suy niệm; nghĩa là Mẹ đã tiếp xúc với những điều khác nhau và Mẹ suy đi nghĩ lại về chúng tận đáy lòng Mẹ.
Cho nên Mẹ, là Đấng “đã tin” vào lời Thiên Sứ, đã trở thành một công cụ để Ngôi Lời Hằng Hữu của Đấng Tối Cao có thể nhập thể. Mẹ cũng đã đón nhận trong lòng Mẹ phép lạ tuyệt vời về việc Thiên Chúa làm người được sinh ra. Mẹ đã suy niệm điều ấy, đã tận tình suy nghĩ về những gì Thiên Chúa đã làm cho Mẹ, để chấp nhận Thánh Ý Thiên Chúa trong cuộc đời Mẹ và đáp trả. Mầu Nhiệm Nhập Thể của Con Thiên Chúa và việc làm Mẹ của Đức Maria là một mầu nhiệm cả thể đòi hỏi phải có một tiến trình nội tâm hóa. Không phải Thiên Chúa chỉ thực hiện một điều gì thể lý nơi Mẹ, mà là điều cần được nội tâm hóa nơi Mẹ, là Đấng tìm cách hiểu mầu nhiệm này cách sâu thẳm hơn, để giải thích ý nghĩa của nó, để hiểu những liên hệ mật thiết với nó. Cho nên hết ngày này qua ngày khác, trong sự yên lặng của đời sống thường nhật, Đức Mẹ tiếp tục giữ kín trong lòng những biến cố lạ lùng lần lượt xảy ra mà Mẹ được chứng kiến cho đến cuộc thử thách cuối cùng của Thập Giá và vinh quang của Phục Sinh. Đức Mẹ sống trọn cuộc đời, làm tròn bổn phận hàng ngày và sứ vụ của Mẹ như một người mẹ, nhưng Mẹ vẫn có thể dành một chỗ trong tâm hồn để suy niệm về Lời và Thánh Ý của Thiên Chúa, về những gì xảy ra trong Mẹ, và về mầu nhiệm của cuộc đời Con Mẹ.
Trong thời đại chúng ta, chúng ta bị chi phối bởi nhiều hoạt động và trách nhiệm, nhiều bận tâm và nhỉều vấn đề, thường chúng ta có khuynh hướng lúc nào cũng bận rộn mà không cho mình có một giây phút nào ngừng lại để suy nghĩ và bồi dưỡng đời sống tâm linh, tức là cuộc tiếp xúc của mình với Thiên Chúa. Đức Mẹ Maria dạy chúng ta việc tìm thấy trong ngày, dù có bận rộn với mọi hoạt động, những giây phút để hồi tâm trong thinh lặng và để suy niệm về tất cả những gì Chúa dạy chúng ta, về việc Người hiện diện và hoạt động trong thế gian và trong cuộc đời chúng ta thế nào, nghĩa là chúng ta có thể ngừng lại trong giây lát để suy niệm. Thánh Augustinô so sánh việc suy niệm những mầu nhiệm của Thiên Chúa như việc tiêu hóa thực phẩm và dùng một động từ được lập lại nhiều lần trong truyền thống Kitô giáo là “nhai lại”, có nghĩa là nghiền ngẫm những mầu nhiệm của Thiên Chúa là điều phải được vang vọng liên tục trong mình để những mầu nhiệm ấy có thể trở thành quen thuộc với chúng ta, hướng dẫn đời sống của chúng ta, và nuôi dưỡng chúng ta như những gì xảy ra với thực phẩm là điều cần thiết để nuôi dưỡng thân xác chúng ta. Và Thánh Bonaventura, khi nhắc đến những Lời của Thánh Kinh thì ngài nói rằng những Lời ấy “phải luôn được nghiền ngẫm để được giữ lại trong tâm trí qua việc áp dụng hăng hái của linh hồn” ( Coll. Hex In, ed. Quaracchi 1934, p. 218).
Cho nên suy niệm có nghĩa là tạo nên trong mình một tình trạng hồi tâm, một sự yên lặng nội tâm, để suy tư về và thấm nhuần những mầu nhiệm của đức tin và những gì Thiên Chúa thực hiện nơi chúng ta, chứ không phải những gì chóng qua. Chúng ta có thể thực hiện việc “ghiền gẫm” này bằng nhiều cách như lấy một đoạn Thánh Kinh, đặc biệt là từ các Sách Tin Mừng, Tông Đồ Công Vụ, các Thánh Thư, hay các trang sách từ một tác giả về linh đạo có thể đem chúng ta đến gần Thiên Chúa hơn, và làm cho thực tại của Thiên Chúa trong ngày của chúng ta hiện diện cách rõ ràng hơn. Chúng ta cũng có thể đón nhận lời khuyên nhủ của một cha giải tội hay một vị linh hướng, đọc và suy niệm về những gì mình đã đọc, chú tâm vào đoạn ấy, cố gắng hiểu và hiểu đoạn ấy muốn nói gì với tôi, nói gì ngày hôm nay, để mở linh hồn mình ra đón nhận tất cả những gì mà Chúa muốn nói với và dạy chúng ta.
Chuỗi Mân Côi cũng là một kinh nguyện để suy niệm: trong khi đọc đi đọc lại Kinh Kính Mừng, chúng ta được mời gọi suy đi nghĩ lại về mầu nhiệm mà chúng ta công bố. Nhưng chúng ta cũng suy nghĩ về những cảm nghiệm tâm linh có xúc động mạnh mẽ, về những lời mà chúng ta còn giữ lại trong khi tham dự Thánh Lễ ngày Chúa Nhật.
Giờ đây anh chị em thấy rằng có nhiều cách để suy niệm, và nhờ đó được tiếp xúc và gần gũi Thiên Chúa hơn, như thế, để được lên Thiên Đàng.
Các bạn thân mến, kiên định trong việc dành thì giờ cho Thiên Chúa là một yếu tố chính trong việc phát triển tâm linh; chính Chúa là Đấng sẽ cho chúng ta nếm thử mầu nhiệm của Người, Lời Người, sự hiện diện và tác động của Người, để cảm thấy tốt đẹp thế nào khi được Thiên Chúa nói với chúng ta và chúng ta sẽ hiểu cách sâu sắc hơn về việc Thiên Chúa muốn gì nơi mình. Cuối cùng thì đây là mục đích của suy niệm, là càng ngày càng phó thác vào tay Thiên Chúa, bằng đức tin và đức mến, trong khi tin chắc rằng mình chỉ thật sự được hạnh phúc khi thực hiện Thánh Ý Chúa.
Anh Chị Em thân mến,
Chúng ta vẫn còn ở trong ánh sáng của Lễ Đức Mẹ Lên Trời, như tôi đã nói là lễ của hy vọng. Mẹ Maria đã về Thiên Đàng và đó cũng là cùng đích của chúng ta: tất cả chúng ta đều có thể lên Thiên Đàng. Câu hỏi được đặt ra là bằng cách nào. Đức Mẹ Maria đã lên đó; Mẹ là người mà Tin Mừng nói rằng là “Đấng đã tin vào những gì Chúa đã nói” (Luca 1:45). Cho nên Đức Mẹ đã tin; đã phó thác cho Thiên Chúa, đã kết hợp ý Mẹ làm một với Thánh Ý của Thiên Chúa, và nhờ đó Mẹ đã lên Thiên Đàng bằng con đường thẳng nhất. Tin, phó thác cho Chúa, làm theo Thánh Ý Chúa: Đó là con đường thiết yếu.
Hôm nay tôi không muốn nói về toàn thể cuộc hành trình đức tin này, nhưng chỉ nói về một bình diện nhỏ của đời sống cầu nguyện là đời sống tiếp xúc với Thiên Chúa, đó là về suy niệm (hay chiêm niệm). Vậy suy niệm là gì? Suy niệm có nghĩa là “nhớ lại” những gì Thiên Chúa đã làm và không quên tất cả những ân phúc của Ngài (x. Tv 103:2b). Thường thì chúng ta chỉ thấy những điều tiêu cực, nhưng chúng ta cũng cần phải nhớ lại cả những điều tốt lành, những hồng ân mà Thiên Chúa đã ban cho mình, chú ý đến những dấu chỉ tích cực đến từ Thiên Chúa và ghi nhớ những dấu chỉ này. Cho nên, chúng ta đang nói về một loại cầu nguyện trong truyền thống Kitô giáo gọi là “suy gẫm”. Chúng ta quen thuộc hơn với khẩu nguyện, và đương nhiên là trong khẩu nguyện cũng phải có sự tham dự của trí khôn và tâm hồn, nhưng hôm nay chúng ta nói về một loại suy niệm mà không dùng lời, nhưng là một sự tiếp xúc bằng trí khôn với trái tim của Thiên Chúa, và ở đây Đức Mẹ Maria là mẫu gương tuyệt vời. Thánh sử Luca nhắc lại nhiều lần rằng “về phần Đức Maria, bà giữ tất cả những điều ấy và suy đi nghĩ lại trong lòng” (2.19 x 2.51 b). Mẹ giữ những điều ấy, Mẹ không quên. Mẹ chú tâm đến tất cả những gì Chúa đã nói và đã làm cho Mẹ, và suy niệm; nghĩa là Mẹ đã tiếp xúc với những điều khác nhau và Mẹ suy đi nghĩ lại về chúng tận đáy lòng Mẹ.
Cho nên Mẹ, là Đấng “đã tin” vào lời Thiên Sứ, đã trở thành một công cụ để Ngôi Lời Hằng Hữu của Đấng Tối Cao có thể nhập thể. Mẹ cũng đã đón nhận trong lòng Mẹ phép lạ tuyệt vời về việc Thiên Chúa làm người được sinh ra. Mẹ đã suy niệm điều ấy, đã tận tình suy nghĩ về những gì Thiên Chúa đã làm cho Mẹ, để chấp nhận Thánh Ý Thiên Chúa trong cuộc đời Mẹ và đáp trả. Mầu Nhiệm Nhập Thể của Con Thiên Chúa và việc làm Mẹ của Đức Maria là một mầu nhiệm cả thể đòi hỏi phải có một tiến trình nội tâm hóa. Không phải Thiên Chúa chỉ thực hiện một điều gì thể lý nơi Mẹ, mà là điều cần được nội tâm hóa nơi Mẹ, là Đấng tìm cách hiểu mầu nhiệm này cách sâu thẳm hơn, để giải thích ý nghĩa của nó, để hiểu những liên hệ mật thiết với nó. Cho nên hết ngày này qua ngày khác, trong sự yên lặng của đời sống thường nhật, Đức Mẹ tiếp tục giữ kín trong lòng những biến cố lạ lùng lần lượt xảy ra mà Mẹ được chứng kiến cho đến cuộc thử thách cuối cùng của Thập Giá và vinh quang của Phục Sinh. Đức Mẹ sống trọn cuộc đời, làm tròn bổn phận hàng ngày và sứ vụ của Mẹ như một người mẹ, nhưng Mẹ vẫn có thể dành một chỗ trong tâm hồn để suy niệm về Lời và Thánh Ý của Thiên Chúa, về những gì xảy ra trong Mẹ, và về mầu nhiệm của cuộc đời Con Mẹ.
Trong thời đại chúng ta, chúng ta bị chi phối bởi nhiều hoạt động và trách nhiệm, nhiều bận tâm và nhỉều vấn đề, thường chúng ta có khuynh hướng lúc nào cũng bận rộn mà không cho mình có một giây phút nào ngừng lại để suy nghĩ và bồi dưỡng đời sống tâm linh, tức là cuộc tiếp xúc của mình với Thiên Chúa. Đức Mẹ Maria dạy chúng ta việc tìm thấy trong ngày, dù có bận rộn với mọi hoạt động, những giây phút để hồi tâm trong thinh lặng và để suy niệm về tất cả những gì Chúa dạy chúng ta, về việc Người hiện diện và hoạt động trong thế gian và trong cuộc đời chúng ta thế nào, nghĩa là chúng ta có thể ngừng lại trong giây lát để suy niệm. Thánh Augustinô so sánh việc suy niệm những mầu nhiệm của Thiên Chúa như việc tiêu hóa thực phẩm và dùng một động từ được lập lại nhiều lần trong truyền thống Kitô giáo là “nhai lại”, có nghĩa là nghiền ngẫm những mầu nhiệm của Thiên Chúa là điều phải được vang vọng liên tục trong mình để những mầu nhiệm ấy có thể trở thành quen thuộc với chúng ta, hướng dẫn đời sống của chúng ta, và nuôi dưỡng chúng ta như những gì xảy ra với thực phẩm là điều cần thiết để nuôi dưỡng thân xác chúng ta. Và Thánh Bonaventura, khi nhắc đến những Lời của Thánh Kinh thì ngài nói rằng những Lời ấy “phải luôn được nghiền ngẫm để được giữ lại trong tâm trí qua việc áp dụng hăng hái của linh hồn” ( Coll. Hex In, ed. Quaracchi 1934, p. 218).
Cho nên suy niệm có nghĩa là tạo nên trong mình một tình trạng hồi tâm, một sự yên lặng nội tâm, để suy tư về và thấm nhuần những mầu nhiệm của đức tin và những gì Thiên Chúa thực hiện nơi chúng ta, chứ không phải những gì chóng qua. Chúng ta có thể thực hiện việc “ghiền gẫm” này bằng nhiều cách như lấy một đoạn Thánh Kinh, đặc biệt là từ các Sách Tin Mừng, Tông Đồ Công Vụ, các Thánh Thư, hay các trang sách từ một tác giả về linh đạo có thể đem chúng ta đến gần Thiên Chúa hơn, và làm cho thực tại của Thiên Chúa trong ngày của chúng ta hiện diện cách rõ ràng hơn. Chúng ta cũng có thể đón nhận lời khuyên nhủ của một cha giải tội hay một vị linh hướng, đọc và suy niệm về những gì mình đã đọc, chú tâm vào đoạn ấy, cố gắng hiểu và hiểu đoạn ấy muốn nói gì với tôi, nói gì ngày hôm nay, để mở linh hồn mình ra đón nhận tất cả những gì mà Chúa muốn nói với và dạy chúng ta.
Chuỗi Mân Côi cũng là một kinh nguyện để suy niệm: trong khi đọc đi đọc lại Kinh Kính Mừng, chúng ta được mời gọi suy đi nghĩ lại về mầu nhiệm mà chúng ta công bố. Nhưng chúng ta cũng suy nghĩ về những cảm nghiệm tâm linh có xúc động mạnh mẽ, về những lời mà chúng ta còn giữ lại trong khi tham dự Thánh Lễ ngày Chúa Nhật.
Giờ đây anh chị em thấy rằng có nhiều cách để suy niệm, và nhờ đó được tiếp xúc và gần gũi Thiên Chúa hơn, như thế, để được lên Thiên Đàng.
Các bạn thân mến, kiên định trong việc dành thì giờ cho Thiên Chúa là một yếu tố chính trong việc phát triển tâm linh; chính Chúa là Đấng sẽ cho chúng ta nếm thử mầu nhiệm của Người, Lời Người, sự hiện diện và tác động của Người, để cảm thấy tốt đẹp thế nào khi được Thiên Chúa nói với chúng ta và chúng ta sẽ hiểu cách sâu sắc hơn về việc Thiên Chúa muốn gì nơi mình. Cuối cùng thì đây là mục đích của suy niệm, là càng ngày càng phó thác vào tay Thiên Chúa, bằng đức tin và đức mến, trong khi tin chắc rằng mình chỉ thật sự được hạnh phúc khi thực hiện Thánh Ý Chúa.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:17 19/08/2011
CAO LỚN
Có một người Sơn Đông nghe nói ở Tô Châu có cái cầu rất cao, nên đặc biệt đi từ quê nhà đến để coi, đi được nửa đoạn đường thì gặp một người Tô Châu, người Tô Châu này nghe nói ở Sơn Đông có một loại cải củ rất lớn, nên cũng đặc biệt đi đến coi, người Sơn Đông hỏi anh ta cái cầu cao như thế nào ? Người Tô Châu trả lời:
- “Tôi nói cho anh nghe để anh khỏi phải đi coi, tháng sáu năm ngoái có người từ trên cầu rơi xuống cho đến tháng sáu năm nay mà cũng chưa rơi xuống nước, anh coi, có cao không ?”
Người Sơn Đông nói:
- “Vậy thì anh cũng khỏi phải cần đến Sơn Đông coi củ cải, sang năm cũng vào giờ này, củ cải tự nhiên lớn đến tận bên Tô Châu”.
Suy tư:
Sống ở đời cần phải có cái tâm trung thực, không trung thực thì tất cả lời nói của chúng ta dù có thật lòng chăng nữa thì cũng không ai tin cả, bởi vì một khi lòng tin đã bay đi thì khó mà lấy lại được. Thành thật và trung thực trong mọi hoàn cảnh thì sẽ được Thiên Chúa đền đáp xứng đáng, bởi Chúa Giê-su đã dạy chúng ta: “Có thì nói có, không thì nói không...”
Không phải tất cả những người Ki-tô hữu là trung thực, bởi vì không phải tất cả họ đều là những người sống đạo tốt lành, nhưng người ta thường tin tưởng người Ki-tô hữu hơn những người khác, vì họ biết rằng đức tin và Thiên Chúa của người Ki-tô hữu là đức tin chính thống, và Thiên Chúa của người Ki-tô hữu là Thiên Chúa hiện hữu sống động không những trong vũ trụ mà còn trên mỗi người Ki-tô hữu nữa.
Người ta thành thật hỏi còn mình thì trả lời khoác lác, lòng tin đã mất đi thì sự gian dối sẽ đến, đó là sẽ nhận lại sự dối trá của người mình đối thoại.
-----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Có một người Sơn Đông nghe nói ở Tô Châu có cái cầu rất cao, nên đặc biệt đi từ quê nhà đến để coi, đi được nửa đoạn đường thì gặp một người Tô Châu, người Tô Châu này nghe nói ở Sơn Đông có một loại cải củ rất lớn, nên cũng đặc biệt đi đến coi, người Sơn Đông hỏi anh ta cái cầu cao như thế nào ? Người Tô Châu trả lời:
- “Tôi nói cho anh nghe để anh khỏi phải đi coi, tháng sáu năm ngoái có người từ trên cầu rơi xuống cho đến tháng sáu năm nay mà cũng chưa rơi xuống nước, anh coi, có cao không ?”
Người Sơn Đông nói:
- “Vậy thì anh cũng khỏi phải cần đến Sơn Đông coi củ cải, sang năm cũng vào giờ này, củ cải tự nhiên lớn đến tận bên Tô Châu”.
Suy tư:
Sống ở đời cần phải có cái tâm trung thực, không trung thực thì tất cả lời nói của chúng ta dù có thật lòng chăng nữa thì cũng không ai tin cả, bởi vì một khi lòng tin đã bay đi thì khó mà lấy lại được. Thành thật và trung thực trong mọi hoàn cảnh thì sẽ được Thiên Chúa đền đáp xứng đáng, bởi Chúa Giê-su đã dạy chúng ta: “Có thì nói có, không thì nói không...”
Không phải tất cả những người Ki-tô hữu là trung thực, bởi vì không phải tất cả họ đều là những người sống đạo tốt lành, nhưng người ta thường tin tưởng người Ki-tô hữu hơn những người khác, vì họ biết rằng đức tin và Thiên Chúa của người Ki-tô hữu là đức tin chính thống, và Thiên Chúa của người Ki-tô hữu là Thiên Chúa hiện hữu sống động không những trong vũ trụ mà còn trên mỗi người Ki-tô hữu nữa.
Người ta thành thật hỏi còn mình thì trả lời khoác lác, lòng tin đã mất đi thì sự gian dối sẽ đến, đó là sẽ nhận lại sự dối trá của người mình đối thoại.
-----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN 21 TN A)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:21 19/08/2011
CHÚA NHẬT 21 THƯỜNG NIÊN
Tin mừng : Mt 16, 13-20.
“Anh là Phê-rô, nghĩa là Tảng Đá, Thầy sẽ trao cho anh chìa khóa Nước Trời”.
Anh chị em thân mến,
Nếu có người hỏi chúng ta: “Đức Chúa Giê-su mà anh chị đang tin đó là ai ?” thì chúng ta sẽ trả lời như thế nào đây ? Có lẽ sẽ có người trả lời: “Đức Chúa Giê-su là Thiên Chúa” hoặc là “Đức Chúa Giê-su là Đấng cứu độ trần gian”.v.v...đó là những câu trả lời rất đúng, nhưng đúng với những người Ki-tô hữu mà thôi, còn những người không phải là Ki-tô hữu chắc chắn là rất ngạc nhiên vì họ không hiểu chúng ta nói gì !
1. Tuyên xưng Chúa Giê-su là Thiên Chúa mà thôi cũng chưa đủ, bởi vì trên thế gian có rất nhiều người Ki-tô hữu tuyên xưng Chúa Giê-su là Cứu Chúa của mình, nhưng lại không hề tuân giữ lời của Ngài dạy; bởi vì có rất nhiều người vỗ ngực xưng mình là người tin vào Chúa Giê-su, nhưng cuộc sống của họ thật trái với lời dạy của Ngài và giáo huấn Hội Thánh của Ngài dạy, đó là vấn nạn lớn nhất mà những người không cùng niềm tin với chúng ta, đã không nhìn thấy được Chúa Giê-su trong cuộc sống của chúng ta- người Ki-tô hữu .
Lời tuyên xưng vào Chúa Giê-su cần phải có hành động cụ thể vào niềm tin của mình, mà hành động cụ thể nhất chính là thực hành lời của Ngài dạy trong cuộc sống. Nói cho người khác nghe về Chúa Giê-su (tuyên xưng) thì cũng phải làm cho họ thấy rằng, Ngài đang hiện diện thật sự trong cuộc sống (hành động) của mình bất cứ nơi đâu.
2. “Dưới đất anh ràng buộc điều gì, trên trời cũng ràng buộc như vậy; dưới đất, anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng tháo cởi như vậy” (Mt 16, 19). Như thế là đã rõ ràng quyền tha tội và trói buộc đã được Chúa Giê-su trao cho Hội Thánh qua các tông đồ, và những người kế vị các ngài trong thiên chức giám mục và linh mục. Nhưng trước hết, điều này dạy mỗi người chúng ta rằng, bất kỳ ai cũng đều có thể và có bổn phận tha thứ cho người khác chứ không trói buộc họ, bởi vì khi chúng ta không tha thứ cho người khác, thì Cha trên trời cũng sẽ không tha thứ cho chúng ta, dù chúng ta có vào tòa cáo giải để xin Ngài tha tội.
Tha thứ là điều kiện phải có để tuyên xưng Chúa Giê-su là Thiên Chúa và là Đấng Ki-tô, nó (tha thứ) cũng là động cơ kéo ân sủng của Thiên Chúa xuống trên chúng ta, đồng thời cũng là nguyên nhân làm cho người khác tin tưởng và thấy Chúa Giê-su đang hiện diện trong con người và trong cuộc sống của chúng ta vậy.
Anh chị em thân mến,
Mỗi ngày chúng ta đều có tham dự thánh lễ hoặc ít là ngày chúa nhật, đó là lúc mà chúng ta tuyên xưng Chúa Giê-su là Thiên Chúa và là Đấng cứu chuộc nhân loại, và nếu mỗi ngày chúng ta thực hiện một hành vi bác ái, thì lời và việc làm tuyên xưng ấy của chúng ta sẽ rất có hiệu quả, mà hiệu quả lớn nhất chính là chúng ta đã thực sự trở nên môn đệ của Chúa Giê-su...
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
-------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Tin mừng : Mt 16, 13-20.
“Anh là Phê-rô, nghĩa là Tảng Đá, Thầy sẽ trao cho anh chìa khóa Nước Trời”.
Anh chị em thân mến,
Nếu có người hỏi chúng ta: “Đức Chúa Giê-su mà anh chị đang tin đó là ai ?” thì chúng ta sẽ trả lời như thế nào đây ? Có lẽ sẽ có người trả lời: “Đức Chúa Giê-su là Thiên Chúa” hoặc là “Đức Chúa Giê-su là Đấng cứu độ trần gian”.v.v...đó là những câu trả lời rất đúng, nhưng đúng với những người Ki-tô hữu mà thôi, còn những người không phải là Ki-tô hữu chắc chắn là rất ngạc nhiên vì họ không hiểu chúng ta nói gì !
1. Tuyên xưng Chúa Giê-su là Thiên Chúa mà thôi cũng chưa đủ, bởi vì trên thế gian có rất nhiều người Ki-tô hữu tuyên xưng Chúa Giê-su là Cứu Chúa của mình, nhưng lại không hề tuân giữ lời của Ngài dạy; bởi vì có rất nhiều người vỗ ngực xưng mình là người tin vào Chúa Giê-su, nhưng cuộc sống của họ thật trái với lời dạy của Ngài và giáo huấn Hội Thánh của Ngài dạy, đó là vấn nạn lớn nhất mà những người không cùng niềm tin với chúng ta, đã không nhìn thấy được Chúa Giê-su trong cuộc sống của chúng ta- người Ki-tô hữu .
Lời tuyên xưng vào Chúa Giê-su cần phải có hành động cụ thể vào niềm tin của mình, mà hành động cụ thể nhất chính là thực hành lời của Ngài dạy trong cuộc sống. Nói cho người khác nghe về Chúa Giê-su (tuyên xưng) thì cũng phải làm cho họ thấy rằng, Ngài đang hiện diện thật sự trong cuộc sống (hành động) của mình bất cứ nơi đâu.
2. “Dưới đất anh ràng buộc điều gì, trên trời cũng ràng buộc như vậy; dưới đất, anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng tháo cởi như vậy” (Mt 16, 19). Như thế là đã rõ ràng quyền tha tội và trói buộc đã được Chúa Giê-su trao cho Hội Thánh qua các tông đồ, và những người kế vị các ngài trong thiên chức giám mục và linh mục. Nhưng trước hết, điều này dạy mỗi người chúng ta rằng, bất kỳ ai cũng đều có thể và có bổn phận tha thứ cho người khác chứ không trói buộc họ, bởi vì khi chúng ta không tha thứ cho người khác, thì Cha trên trời cũng sẽ không tha thứ cho chúng ta, dù chúng ta có vào tòa cáo giải để xin Ngài tha tội.
Tha thứ là điều kiện phải có để tuyên xưng Chúa Giê-su là Thiên Chúa và là Đấng Ki-tô, nó (tha thứ) cũng là động cơ kéo ân sủng của Thiên Chúa xuống trên chúng ta, đồng thời cũng là nguyên nhân làm cho người khác tin tưởng và thấy Chúa Giê-su đang hiện diện trong con người và trong cuộc sống của chúng ta vậy.
Anh chị em thân mến,
Mỗi ngày chúng ta đều có tham dự thánh lễ hoặc ít là ngày chúa nhật, đó là lúc mà chúng ta tuyên xưng Chúa Giê-su là Thiên Chúa và là Đấng cứu chuộc nhân loại, và nếu mỗi ngày chúng ta thực hiện một hành vi bác ái, thì lời và việc làm tuyên xưng ấy của chúng ta sẽ rất có hiệu quả, mà hiệu quả lớn nhất chính là chúng ta đã thực sự trở nên môn đệ của Chúa Giê-su...
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
-------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:23 19/08/2011
N2T |
13. Linh hồn ơi, không được nên quên loại bản án này: người bị chúc dữ thì đi xuống hỏa ngục đời đời, người được Cha Ta chúc phúc thì đi đến nơi trường sinh.
(Thánh Bonaventure of Peraga)Mỗi tuần một ''Chuyện Rất Ngắn''
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:25 19/08/2011
KHÔNG HỢP LỆ
Anh thanh niên đem giấy chứng nhận Rửa Tội, Thêm Sức và giấy chứng nhận độc thân.v.v…trình cho cha sở ở một họ đạo miền quê, để xin làm phép hôn phối. Cha sở đòi giấy chứng nhận đã học “giáo lý hôn nhân”, anh thanh niên hí hửng trình cha giấy chứng nhận mà anh đã học qua lớp “giáo lý hôn nhân” tại nhà thờ dòng Chúa Cứu Thế - Sài Gòn, cha sở coi xong rồi phán:
- “Không hợp lệ, tôi chỉ định cho ai dạy thì người ấy mới được dạy”.
Anh thanh niên hết lời để nói !
---------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Anh thanh niên đem giấy chứng nhận Rửa Tội, Thêm Sức và giấy chứng nhận độc thân.v.v…trình cho cha sở ở một họ đạo miền quê, để xin làm phép hôn phối. Cha sở đòi giấy chứng nhận đã học “giáo lý hôn nhân”, anh thanh niên hí hửng trình cha giấy chứng nhận mà anh đã học qua lớp “giáo lý hôn nhân” tại nhà thờ dòng Chúa Cứu Thế - Sài Gòn, cha sở coi xong rồi phán:
- “Không hợp lệ, tôi chỉ định cho ai dạy thì người ấy mới được dạy”.
Anh thanh niên hết lời để nói !
---------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Giờ này đối với tôi, Đức Kitô là ai!
Lm. Giuse Nguyễn Thành Long
21:52 19/08/2011
Chúa Nhật 21 Thường Niên
Đã đến lúc Chúa Giêsu cần làm một cuộc thăm dò dư luận (kiểu mini bỏ túi) để biết quan điểm của dân chúng và đặc biệt là của các môn đệ thân tín về căn tính đích thực của Ngài: “Người ta bảo Con Người là ai? Phần anh em, anh em bảo Thầy là ai?” Dân chúng xem ra vẫn còn rất mù mờ về thân phận Đức Giêsu, nên có nhiều ý kiến trái ngược.
Một số người cho đáp án : Chúa Giêsu là Gioan Tẩy Giả. Dựa vào đâu mà họ quả quyết như thế? Họ dựa vào sự kiện Chúa Giêsu cũng làm phép rửa và cũng kêu gọi người ta sám hối như Gioan. Câu trả lời của họ đúng hay sai? Chỉ đúng 1/4.
Một số khác lại đưa ra câu trả lời : Chúa Giêsu là Êlia. Tại sao lại là Êlia? Chúa Giêsu có điểm nào giống Êlia? Vì Chúa Giêsu cũng là người hay làm phép lạ như Êlia đã từng làm. Lời khẳng định của họ sai hay đúng? Đúng nhưng cũng chỉ mới đúng 1/4.
Một số khác nữa lại khẳng định Chúa Giêsu là một ngôn sứ đại loại như bất kỳ một ngôn sứ nào khác. Vì sao? Vì họ thấy Chúa Giêsu cũng nói lời của Thiên Chúa, nói nhân danh Giavê Thiên Chúa mà thôi. Khẳng định này cũng chỉ đúng có 1/4.
Đến đây thì Chúa Giêsu muốn nghe một ý kiến khác, ý kiến của chính các môn đệ là những người đã từng ăn, từng ở, từng sống gần gũi với Ngài. Phêrô đại diện các Tông đồ tuyên xưng cách mạnh mẽ và dứt khoát rằng Chúa Giêsu là Đấng Kitô Con Thiên Chúa hằng sống. Đây là câu trả lời mà Chúa Giêsu chờ đợi từ lâu, và cũng là câu trả lời làm cho Chúa Giêsu hài lòng nhất.
Tuy nhiên xét cho cùng thì câu trả lời này cũng chỉ đúng 1/2, tức là mới chỉ đúng một nửa. Đúng về mặt danh xưng, về mặt tước hiệu của Đức Giêsu: Đấng Kitô nghĩa là Đấng được Thiên Chúa xức dầu. Đấng Kitô nghĩa là Đấng Thiên Sai đến để hoàn tất lịch sử mà muôn dân đang trông đợi. Nếu chỉ dựa vào khía cạnh này mà cho điểm, có lẽ Phêrô sẽ được điểm tuyệt đối, điểm 10/10.
Còn hiểu về sứ mạng cứu thế của Chúa Giêsu thì Phêrô bị lãnh điểm zêrô. Vì ông đã hiểu sai hoàn toàn về cách thức cứu thế, về phương thế cứu độ mà Chúa Giêsu sẽ thực hiện. Trong tâm thức của Phêrô và của đại đa số dân chúng thì họ vẫn mong đợi một Đấng Cứu Thế uy nghi ngự giá mây trời mà đến như sứ ngôn Đaniel đã loan báo. Họ vẫn trông chờ một Đấng Thiên Sai Vua theo kiểu trần thế, đấng đến làm cách mạng lật đổ ách thống trị của Rôma và tái lập một Israael hùng cường. Nói khác đi, họ vẫn còn quan niệm một Đấng Mêsia đến để thống trị hơn là để phục vụ.
Đâu là lý chứng khẳng định Phêrô đã hiểu sai về sứ mạng cứu thế của Chúa Giêsu? Lý chứng đó là Phêrô đã bị Chúa Giêsu quở trách khi ông căn ngăn Chúa về con đường cứu thế mà Ngài sẽ đi. Chúa Giêsu quở trách ông là Satan (x. Mt 16, 23). Ngài cũng điểm chỉ cho Phêrô thấy rằng tư tưởng của ông là tư tưởng của người trần mắt thịt chứ không phải là của Thiên Chúa.
Thế thì con đường cứu thế mà Chúa Giêsu sẽ đi là con đường nào? Đó là con đường đau khổ, con đường thập giá: “Con Người sẽ phải chịu nhiều đau khổ do các kỳ mục, các thượng tế và các kinh sư gây ra, rồi bị giết chết và ngày thứ ba sẽ sống lại” (Mt 16, 21). Đó là con đường của người tôi trung mà ngôn sứ Isaia đã loan báo như chúng ta vừa nghe trong Bài đọc I : con đường phục vụ, con đường hiến dâng.
Mới đây thôi một bức ảnh chụp tân đại sứ Mỹ người gốc Hoa Gary Locke vai đeo ba lô dắt tay con gái tự đi mua cà phê tại sân bay, trên đường sang Trung Quốc nhậm chức, đang khiến cư dân mạng ngưỡng mộ và phát tán với tốc độ chóng mặt.
Một doanh nhân Mỹ gốc Hoa đã tình cờ bắt gặp Đại sứ Gary Locke tại quầy bán cà phê ở sân bay quốc tế Seattle và chụp lại hình ảnh bình dị của ông. Tưởng cũng nên biết thêm, Gary Locke đã từng là cựu thống đốc bang Washington trong nhiều năm và là thành viên trong nội các Tổng thống Barack Obama từ năm 2009 với vai trò bộ trưởng thương mại.
“Hình ảnh các quan chức tại Mỹ tự mình làm các việc lặt vặt vốn là điều hết sức bình thường. Nhưng đây là điều không thể tin nổi tại Trung Quốc vì với ngay cả những quan chức cấp thấp cũng không tự làm các việc. Sẽ có ai đó đi mua cà phê cho họ và có ai đó mang hành lý cho họ", doanh nhân này lý giải.
Con người vẫn thích được phục vụ, được hầu hạ là thế. Càng làm lớn người ta càng muốn được phục vụ. Chính vì lẽ đó khi nhìn thấy hình ảnh một tân đại sứ làm công việc của một dân thường, nhiều người thấy ngỡ ngàng. Đức Kitô Chúa chúng ta là Chúa Cả Đất Trời không những ngài đã chấp nhận mang lấy thân phận của một con người, con người rốt hết, ngài lại còn hạ mình trong cung cách phục vụ và phục vụ đến nỗi hiến dâng cả mạng sống mình: “Ta đến không phải để được phục vụ nhưng đến để phục vụ và hiến dâng mạng sống mình làm giá cứu chuộc nhiều người”(Mt 20, 28). Đó cũng chính là dung mạo đích thực của một Cứu Chúa có tên là Giêsu.
Hôm nay Đức Kitô đối với tôi là ai ? Phải chăng Ngài chỉ là một thần tượng như bao thần tượng khác, hay khá hơn Ngài chỉ là một siêu nhân ? Nếu tôi tuyên xưng Đức Kitô là Đấng Cứu Thế duy nhất đã đi con đường thập giá tử nạn, con đường hi sinh phục vụ, thì tôi cũng phải đi con đường ấy: “Ai muốn theo Ta phải từ bỏ mình, vác thập giá mình mà theo Ta” (Mt 16, 25). Vậy tôi đã chọn lựa con đường mà Chúa Giêsu đã đi hay chưa? Và nếu tôi đã dứt khoát lựa chọn rồi, thế thì tôi đã can đảm bước theo Ngài chưa hay còn chần chừ e ngại ?
Đã đến lúc Chúa Giêsu cần làm một cuộc thăm dò dư luận (kiểu mini bỏ túi) để biết quan điểm của dân chúng và đặc biệt là của các môn đệ thân tín về căn tính đích thực của Ngài: “Người ta bảo Con Người là ai? Phần anh em, anh em bảo Thầy là ai?” Dân chúng xem ra vẫn còn rất mù mờ về thân phận Đức Giêsu, nên có nhiều ý kiến trái ngược.
Một số người cho đáp án : Chúa Giêsu là Gioan Tẩy Giả. Dựa vào đâu mà họ quả quyết như thế? Họ dựa vào sự kiện Chúa Giêsu cũng làm phép rửa và cũng kêu gọi người ta sám hối như Gioan. Câu trả lời của họ đúng hay sai? Chỉ đúng 1/4.
Một số khác lại đưa ra câu trả lời : Chúa Giêsu là Êlia. Tại sao lại là Êlia? Chúa Giêsu có điểm nào giống Êlia? Vì Chúa Giêsu cũng là người hay làm phép lạ như Êlia đã từng làm. Lời khẳng định của họ sai hay đúng? Đúng nhưng cũng chỉ mới đúng 1/4.
Một số khác nữa lại khẳng định Chúa Giêsu là một ngôn sứ đại loại như bất kỳ một ngôn sứ nào khác. Vì sao? Vì họ thấy Chúa Giêsu cũng nói lời của Thiên Chúa, nói nhân danh Giavê Thiên Chúa mà thôi. Khẳng định này cũng chỉ đúng có 1/4.
Đến đây thì Chúa Giêsu muốn nghe một ý kiến khác, ý kiến của chính các môn đệ là những người đã từng ăn, từng ở, từng sống gần gũi với Ngài. Phêrô đại diện các Tông đồ tuyên xưng cách mạnh mẽ và dứt khoát rằng Chúa Giêsu là Đấng Kitô Con Thiên Chúa hằng sống. Đây là câu trả lời mà Chúa Giêsu chờ đợi từ lâu, và cũng là câu trả lời làm cho Chúa Giêsu hài lòng nhất.
Tuy nhiên xét cho cùng thì câu trả lời này cũng chỉ đúng 1/2, tức là mới chỉ đúng một nửa. Đúng về mặt danh xưng, về mặt tước hiệu của Đức Giêsu: Đấng Kitô nghĩa là Đấng được Thiên Chúa xức dầu. Đấng Kitô nghĩa là Đấng Thiên Sai đến để hoàn tất lịch sử mà muôn dân đang trông đợi. Nếu chỉ dựa vào khía cạnh này mà cho điểm, có lẽ Phêrô sẽ được điểm tuyệt đối, điểm 10/10.
Còn hiểu về sứ mạng cứu thế của Chúa Giêsu thì Phêrô bị lãnh điểm zêrô. Vì ông đã hiểu sai hoàn toàn về cách thức cứu thế, về phương thế cứu độ mà Chúa Giêsu sẽ thực hiện. Trong tâm thức của Phêrô và của đại đa số dân chúng thì họ vẫn mong đợi một Đấng Cứu Thế uy nghi ngự giá mây trời mà đến như sứ ngôn Đaniel đã loan báo. Họ vẫn trông chờ một Đấng Thiên Sai Vua theo kiểu trần thế, đấng đến làm cách mạng lật đổ ách thống trị của Rôma và tái lập một Israael hùng cường. Nói khác đi, họ vẫn còn quan niệm một Đấng Mêsia đến để thống trị hơn là để phục vụ.
Đâu là lý chứng khẳng định Phêrô đã hiểu sai về sứ mạng cứu thế của Chúa Giêsu? Lý chứng đó là Phêrô đã bị Chúa Giêsu quở trách khi ông căn ngăn Chúa về con đường cứu thế mà Ngài sẽ đi. Chúa Giêsu quở trách ông là Satan (x. Mt 16, 23). Ngài cũng điểm chỉ cho Phêrô thấy rằng tư tưởng của ông là tư tưởng của người trần mắt thịt chứ không phải là của Thiên Chúa.
Thế thì con đường cứu thế mà Chúa Giêsu sẽ đi là con đường nào? Đó là con đường đau khổ, con đường thập giá: “Con Người sẽ phải chịu nhiều đau khổ do các kỳ mục, các thượng tế và các kinh sư gây ra, rồi bị giết chết và ngày thứ ba sẽ sống lại” (Mt 16, 21). Đó là con đường của người tôi trung mà ngôn sứ Isaia đã loan báo như chúng ta vừa nghe trong Bài đọc I : con đường phục vụ, con đường hiến dâng.
Mới đây thôi một bức ảnh chụp tân đại sứ Mỹ người gốc Hoa Gary Locke vai đeo ba lô dắt tay con gái tự đi mua cà phê tại sân bay, trên đường sang Trung Quốc nhậm chức, đang khiến cư dân mạng ngưỡng mộ và phát tán với tốc độ chóng mặt.
Một doanh nhân Mỹ gốc Hoa đã tình cờ bắt gặp Đại sứ Gary Locke tại quầy bán cà phê ở sân bay quốc tế Seattle và chụp lại hình ảnh bình dị của ông. Tưởng cũng nên biết thêm, Gary Locke đã từng là cựu thống đốc bang Washington trong nhiều năm và là thành viên trong nội các Tổng thống Barack Obama từ năm 2009 với vai trò bộ trưởng thương mại.
“Hình ảnh các quan chức tại Mỹ tự mình làm các việc lặt vặt vốn là điều hết sức bình thường. Nhưng đây là điều không thể tin nổi tại Trung Quốc vì với ngay cả những quan chức cấp thấp cũng không tự làm các việc. Sẽ có ai đó đi mua cà phê cho họ và có ai đó mang hành lý cho họ", doanh nhân này lý giải.
Con người vẫn thích được phục vụ, được hầu hạ là thế. Càng làm lớn người ta càng muốn được phục vụ. Chính vì lẽ đó khi nhìn thấy hình ảnh một tân đại sứ làm công việc của một dân thường, nhiều người thấy ngỡ ngàng. Đức Kitô Chúa chúng ta là Chúa Cả Đất Trời không những ngài đã chấp nhận mang lấy thân phận của một con người, con người rốt hết, ngài lại còn hạ mình trong cung cách phục vụ và phục vụ đến nỗi hiến dâng cả mạng sống mình: “Ta đến không phải để được phục vụ nhưng đến để phục vụ và hiến dâng mạng sống mình làm giá cứu chuộc nhiều người”(Mt 20, 28). Đó cũng chính là dung mạo đích thực của một Cứu Chúa có tên là Giêsu.
Hôm nay Đức Kitô đối với tôi là ai ? Phải chăng Ngài chỉ là một thần tượng như bao thần tượng khác, hay khá hơn Ngài chỉ là một siêu nhân ? Nếu tôi tuyên xưng Đức Kitô là Đấng Cứu Thế duy nhất đã đi con đường thập giá tử nạn, con đường hi sinh phục vụ, thì tôi cũng phải đi con đường ấy: “Ai muốn theo Ta phải từ bỏ mình, vác thập giá mình mà theo Ta” (Mt 16, 25). Vậy tôi đã chọn lựa con đường mà Chúa Giêsu đã đi hay chưa? Và nếu tôi đã dứt khoát lựa chọn rồi, thế thì tôi đã can đảm bước theo Ngài chưa hay còn chần chừ e ngại ?
Bài Giáo Lý Thứ Chín về Cầu Nguyện của ĐTC Bênêđictô XVI: Bầu Khí Cầu Nguyện trong Các Tu Viện
Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ
10:24 19/08/2011
Dưới đây là bản dịch bài giáo lý thứ chín về Cầu Nguyện của ĐTC Bênêdictô XVI ban hành tại Quảng Trường ở Castel Gandolfo, ngày Thứ Tư 10 tháng 8, năm 2011. ĐTC tiếp tục loạt bài giáo lý về Cầu Nguyện. Lần này ngài suy niệm về bầu khí cầu nguyện trong các tu viện.
Anh Chị Em thân mến,
Trong mọi thời đại, nhiều người nam cũng như nữ đã hiến dâng cuộc đời cho Thiên Chúa trong cầu nguyện, như các tu sĩ nam nữ, đã thiết lập các cộng đồng của họ một cách đặc biệt xinh đẹp nơi đồng quê, núi đồi, thung lũng, trên núi, dọc theo ven hồ hay biển cả, ngay cả trên những hòn đảo nhỏ. Những nơi này phối hợp hai yếu tố rất quan trọng cho đời sống chiêm niệm: vẻ đẹp của tạo vật, là những gì nhắc đến Đấng Tạo Hóa, và sự im lặng được đảm bảo bằng nơi thanh vắng xa các thành phố lớn và đường xá. Sự im lặng là điều kiện cho một môi trường thích hợp nhất để đẩy mạnh việc chiêm niệm, lắng nghe tiếng Thiên Chúa và suy niệm. Có thể nói trong thực tế là việc thưởng thức sự yên tĩnh đã có nghĩa là “lấp đầy” sự in lặng, chuẩn bị tâm hồn để chúng ta cầu nguyện. Vị đại ngôn sứ Êia trên Núi Hôreb, tức là Núi Sinai, đã chứng kiến một cơn gió mạnh, rồi một cuộc động đất, rồi một ngọn lửa cháy, nhưng đã không nhận ra tiếng Thiên Chúa trong chúng, mà nhận ra tiếng ấy trong một làn gió nhẹ (x. 1V 19:11-13). Thiên Chúa nói trong yên lặng, mà các bạn biết cách nghe. Đó là lý do tại sao các tu viện là những “ốc đảo” trong đó Thiên Chúa nói với nhân loại, và ở đó có đan viện, một nơi tượng trưng, bởi vì là một nơi đóng kín, nhưng mở ra cho bầu trời.
Các bạn thân mến, ngày mai chúng ta sẽ kính nhớ Thánh Clara thành Assisi. Vì thế tôi muốn nhớ đến một trong “những ốc đảo” về tinh thần đặc biệt thân thương với Gia Đình Phanxicô và tất cả các Kitô hữu: tu viện nhỏ ở San Damiano, nằm ngay dưới thị trấn Assisi, ở giữa những vườn ôliu đổ dốc xuống Santa Maria degli Angeli. Tại ngôi thánh đường được trùng tu sau khi trở lại của ngài, Thánh Phanxicô, Thánh Clara và các đồng bạn của bà thiết lập cộng đồng đầu tiên của các ngài, sống trong cầu nguyện và những việc làm bé nhỏ. Các ngài được gọi là “Chị em khó nghèo” và cách sống của các ngài cũng giống như của các Anh Em Hèn Mọn: “Hãy nhìn vào Tin Mừng Thánh của Đức Giêsu Kitô, Chúa Chúng ta.” (Luật của Thánh Clara, I, 2), bảo trì sự kết hợp trong tình tương thân tương ái (X. ibid, X.6) và đặc biệt lưu ý đến sự khó nghèo và khiêm nhu mà Chúa Giêsu và Đức Mẹ đã cảm nghiệm (x. ibid, XII, 13).
Sự yên lặng và vẻ đẹp của nơi mà một người sống đời sống cộng đồng tu sĩ, sự đơn giản và vẻ đẹp khắc khổ, là một phản ảnh của sự hòa hợp như một cộng đồng tâm linh mà người ấy đang tìm cách đạt được. Thế giới này rải rác nhiều ốc đảo tinh thần ấy, có những nơi rất cổ, đặc biệt là ở Âu Châu, gần đây hơn nữa, những cộng đồng mới đang được phục hồi. Nhìn vào sự thể theo tâm linh, những nơi này là một xương sống tinh thần của thế giới! Không phải ngẫu nhiên mà nhiều người, nhất là trong thời gian nghỉ ngơi, thăm viếng những nơi này và sẽ ở lại vài ngày: Cám ơn Thiên Chúa là linh hồn cũng có nhu cầu riêng của nó.
Cho nên, chúng ta tưởng nhớ đến Thánh Clara. Nhưng chúng ta cũng nhớ đến những khuôn mặt của các Thánh khác là những vị nhắc nhở chúng ta nhìn vào tầm quan trọng của “những sự trên trời” như Thánh Eđith Stein, Thánh Têrêxa Bênêđicta Thánh Giá, vị Thánh đồng quan thầy của Âu Châu, được mừng ngày hôm qua. Và hôm nay, mùng 10 tháng 8, chúng ta không thể quên Thánh Lôrenxô, phó tế và tử đạo, bằng cách gửi một lời chào mừng đặc biệt đến các tín hữu ở Rôma, là những người luôn kính ngài như một trong những vị quan thầy của họ. Và cuối cùng chúng ta nhìn lên Đức Trinh Nữ Maria để Mẹ dạy chúng ta yêu thích sự yên lặng và cầu nguyện.
Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ từ Tiếng Ý
Anh Chị Em thân mến,
Trong mọi thời đại, nhiều người nam cũng như nữ đã hiến dâng cuộc đời cho Thiên Chúa trong cầu nguyện, như các tu sĩ nam nữ, đã thiết lập các cộng đồng của họ một cách đặc biệt xinh đẹp nơi đồng quê, núi đồi, thung lũng, trên núi, dọc theo ven hồ hay biển cả, ngay cả trên những hòn đảo nhỏ. Những nơi này phối hợp hai yếu tố rất quan trọng cho đời sống chiêm niệm: vẻ đẹp của tạo vật, là những gì nhắc đến Đấng Tạo Hóa, và sự im lặng được đảm bảo bằng nơi thanh vắng xa các thành phố lớn và đường xá. Sự im lặng là điều kiện cho một môi trường thích hợp nhất để đẩy mạnh việc chiêm niệm, lắng nghe tiếng Thiên Chúa và suy niệm. Có thể nói trong thực tế là việc thưởng thức sự yên tĩnh đã có nghĩa là “lấp đầy” sự in lặng, chuẩn bị tâm hồn để chúng ta cầu nguyện. Vị đại ngôn sứ Êia trên Núi Hôreb, tức là Núi Sinai, đã chứng kiến một cơn gió mạnh, rồi một cuộc động đất, rồi một ngọn lửa cháy, nhưng đã không nhận ra tiếng Thiên Chúa trong chúng, mà nhận ra tiếng ấy trong một làn gió nhẹ (x. 1V 19:11-13). Thiên Chúa nói trong yên lặng, mà các bạn biết cách nghe. Đó là lý do tại sao các tu viện là những “ốc đảo” trong đó Thiên Chúa nói với nhân loại, và ở đó có đan viện, một nơi tượng trưng, bởi vì là một nơi đóng kín, nhưng mở ra cho bầu trời.
Các bạn thân mến, ngày mai chúng ta sẽ kính nhớ Thánh Clara thành Assisi. Vì thế tôi muốn nhớ đến một trong “những ốc đảo” về tinh thần đặc biệt thân thương với Gia Đình Phanxicô và tất cả các Kitô hữu: tu viện nhỏ ở San Damiano, nằm ngay dưới thị trấn Assisi, ở giữa những vườn ôliu đổ dốc xuống Santa Maria degli Angeli. Tại ngôi thánh đường được trùng tu sau khi trở lại của ngài, Thánh Phanxicô, Thánh Clara và các đồng bạn của bà thiết lập cộng đồng đầu tiên của các ngài, sống trong cầu nguyện và những việc làm bé nhỏ. Các ngài được gọi là “Chị em khó nghèo” và cách sống của các ngài cũng giống như của các Anh Em Hèn Mọn: “Hãy nhìn vào Tin Mừng Thánh của Đức Giêsu Kitô, Chúa Chúng ta.” (Luật của Thánh Clara, I, 2), bảo trì sự kết hợp trong tình tương thân tương ái (X. ibid, X.6) và đặc biệt lưu ý đến sự khó nghèo và khiêm nhu mà Chúa Giêsu và Đức Mẹ đã cảm nghiệm (x. ibid, XII, 13).
Sự yên lặng và vẻ đẹp của nơi mà một người sống đời sống cộng đồng tu sĩ, sự đơn giản và vẻ đẹp khắc khổ, là một phản ảnh của sự hòa hợp như một cộng đồng tâm linh mà người ấy đang tìm cách đạt được. Thế giới này rải rác nhiều ốc đảo tinh thần ấy, có những nơi rất cổ, đặc biệt là ở Âu Châu, gần đây hơn nữa, những cộng đồng mới đang được phục hồi. Nhìn vào sự thể theo tâm linh, những nơi này là một xương sống tinh thần của thế giới! Không phải ngẫu nhiên mà nhiều người, nhất là trong thời gian nghỉ ngơi, thăm viếng những nơi này và sẽ ở lại vài ngày: Cám ơn Thiên Chúa là linh hồn cũng có nhu cầu riêng của nó.
Cho nên, chúng ta tưởng nhớ đến Thánh Clara. Nhưng chúng ta cũng nhớ đến những khuôn mặt của các Thánh khác là những vị nhắc nhở chúng ta nhìn vào tầm quan trọng của “những sự trên trời” như Thánh Eđith Stein, Thánh Têrêxa Bênêđicta Thánh Giá, vị Thánh đồng quan thầy của Âu Châu, được mừng ngày hôm qua. Và hôm nay, mùng 10 tháng 8, chúng ta không thể quên Thánh Lôrenxô, phó tế và tử đạo, bằng cách gửi một lời chào mừng đặc biệt đến các tín hữu ở Rôma, là những người luôn kính ngài như một trong những vị quan thầy của họ. Và cuối cùng chúng ta nhìn lên Đức Trinh Nữ Maria để Mẹ dạy chúng ta yêu thích sự yên lặng và cầu nguyện.
Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ từ Tiếng Ý
Bài Giáo Lý Thứ Tám về Cầu Nguyện của ĐTC Bênêđictô XVI: Đọc Thánh Kinh.
Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ
10:24 19/08/2011
Dưới đây là bản dịch bài giáo lý thứ tám về Cầu Nguyện của ĐTC Bênêdictô XVI ban hành tại Quảng Trường ở Castel Gandolfo, ngày Thứ Tư 3 tháng 8, năm 2011. ĐTC tiếp tục loạt bài giáo lý về Cầu Nguyện. Lần này ngài suy niệm về ích lợi của việc Thánh Kinh, đặc biệt là trong những ngày nghỉ.
Anh chị em thân mến,
Tôi rất vui mừng được gặp anh chị em ở đây, nơi quảng trường Castel Gandolfo và được tiếp tục những buổi triều yết chung đã bị gián đoạn trong tháng bảy vừa qua. Tôi muốn nói tiếp về chủ đề mà chúng ta đã bắt đầu, đó là "trường cầu nguyện" và hôm nay cũng thế, nhưng một cách hơi khác, không mấy xa chủ đề, là đề cập đến một vài khía cạnh có tính cách tâm linh và cụ thể, mà tôi nghĩ rằng hữu ích, không những cho những người đang sống - ở một phần của thế giới - trong giai đoạn nghỉ hè, như chúng ta, mà cả cho nhưng người đang chuyên cần trong công việc hàng ngày.
Khi chúng ta có một giây phút được tạm ngừng nghỉ trong những hoạt động của mình, đặc biệt trong những ngày nghỉ hè, chúng ta hay cầm lấy một quyển sách mà mình muốn đọc trên tay. Đây chính là khía cạnh đầu tiên mà tôi muốn ngừng lại để suy nghĩ. Mỗi người trong chúng ta đều cần có thời gian và không gian để tập trung tư tưởng, để suy niệm và bình tâm.... Cám ơn Trời là được như thế! Thực ra, nhu cầu này cho chúng ta biết rằng mình không được dựng nên chỉ để làm việc, mà còn để suy nghĩ, hồi tâm, hay một cách đơn sơ để theo đuổi bằng tâm trí và con tim một câu chuyện được kể lại, một câu chuyện mà trong đó chúng ta được đồng hóa, theo một nghĩa nào đó, như là "bị lạc mất " để sau đó tìm thấy mình sung mãn hơn.
Đương nhiên là nhiều sách để đọc mà chúng ta cầm trên tay trong những ngày nghỉ, thường là những sách giải trí, và đó là chuyện bình thường. Tuy nhiên, có một số người, đặc biệt là những người nếu có thời gian rảnh rỗi hay nghỉ ngơi dài hơn, họ chuyên cần đọc một điều gì đó hay hơn. Vì thế tôi muốn đưa ra một đề nghị là tại sao không tìm hiểu một vài sách trong Thánh Kinh, mà chúng ta thường chưa biết? Hoặc là những sách mà chúng ta chỉ được nghe một số đoạn trong Phụng Vụ, nhưng chưa bao giờ đọc hết quyển sách? Thật ra, nhiều Kitô hữu không bao giờ đọc Thánh Kinh, nên có một kiến thức rất giới hạn và hời hợt về Thánh Kinh. Thánh Kinh, như tên của nó, là một tuyển tập của nhiều sách, là một "tiểu thư viện", được phát sinh trong vòng một thiên kỷ. Một vài quyển trong "các quyển sách nhỏ " này cấu thành thư viện ấy, dường như không được đa số dân chúng kể cả các Kitô hữu tốt biết đến. Có một ít sách thật ngắn, như Sách Tobia, một câu truyện chứa đựng một ý nghĩa rất cao đẹp về gia đình và về hôn nhân; hay Sách Bà Esther, trong đó Hoàng Hậu người Do Thái, bằng đức tin và lời cầu nguyện, đã cứu thoát dân mình khỏi bị diệt chủng; hoặc còn ngắn hơn nữa, Sách Bà Ruth, một thiếu phụ ngoại quốc nhận biết Thiên Chúa và cảm nghiệm được sự quan phòng của Ngài. Những sách nhỏ này có thể được đọc từ đầu đến cuối trong vòng một tiếng đồng hồ. Cần nhiều cố gắng hơn, và cũng là những tuyệt tác, là Sách Ông Giob, sách này đương đầu với một vấn đề quan trọng là sự đau khổ của người vô tội; Sách Giảng Viên (Qoheleth), nổi bật vì tính hiện đại của nó khi bàn về ý nghĩa của cuộc đời và của thế giới; Sách Diễm Ca hay Nhã Ca, là một áng thơ tuyệt tác, biểu tượng cho tình yêu của con người. Như vậy, như anh chị em thấy, đó là những sách thuộc Cựu Ước. Còn Tân Ước thì sao? Đương nhiên rồi, Tân Ước được biết đến nhiều hơn, và các thể văn cũng không mấy đa dạng. Tuy nhiên cái đẹp là đọc một hết một sách Tin Mừng (Phúc Âm) để tìm hiểu, tôi cũng đề nghị nên đọc sách Tông Đồ Công Vụ hay một trong các Thánh Thư.
Để kết thúc, các bạn thân mến, hôm nay tôi muốn đề nghị là trong lúc nghỉ hè hay những giây phút giải khuây, các bạn nên có trong tay một quyển Thánh Kinh, để thưởng thức một cách mới mẻ, bằng cách đọc hết một số Sách trong đó, những Sách ít người biết đến cũng như những Sách nhiều người biết đến, như những Sách Tin Mừng, nhưng đọc một cách liên tục. Như thế, những giây phút giải lao có thể, ngoài việc làm cho chúng ta được phong phú về văn hóa, cũng trở thành thức ăn cho tâm hồn, có khả năng nuôi dưỡng sự hiểu biết về Thiên Chúa của chúng ta và trở nên cuộc đàm đạo với Ngài, là cầu nguyện. Và điều này là một cách tốt đẹp để sử dụng những ngày nghỉ: hãy cầm một quyển sách Thánh Kinh lên, như thế chúng ta được thưởng thức một chút thảnh thơi, đồng thời được bước vào không gian tuyệt vời của Lời Chúa, cùng làm cho sự tiếp xúc của chúng ta với Đấng Vĩnh Hằng được thêm sâu sắc. Đấy chính là mục đích của thời gian rảnh rổi mà Thiên Chúa ban cho chúng ta.
ĐTC Bênêđictô XVI
Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ từ bản Tiếng Pháp của Vatican
Anh chị em thân mến,
Tôi rất vui mừng được gặp anh chị em ở đây, nơi quảng trường Castel Gandolfo và được tiếp tục những buổi triều yết chung đã bị gián đoạn trong tháng bảy vừa qua. Tôi muốn nói tiếp về chủ đề mà chúng ta đã bắt đầu, đó là "trường cầu nguyện" và hôm nay cũng thế, nhưng một cách hơi khác, không mấy xa chủ đề, là đề cập đến một vài khía cạnh có tính cách tâm linh và cụ thể, mà tôi nghĩ rằng hữu ích, không những cho những người đang sống - ở một phần của thế giới - trong giai đoạn nghỉ hè, như chúng ta, mà cả cho nhưng người đang chuyên cần trong công việc hàng ngày.
Khi chúng ta có một giây phút được tạm ngừng nghỉ trong những hoạt động của mình, đặc biệt trong những ngày nghỉ hè, chúng ta hay cầm lấy một quyển sách mà mình muốn đọc trên tay. Đây chính là khía cạnh đầu tiên mà tôi muốn ngừng lại để suy nghĩ. Mỗi người trong chúng ta đều cần có thời gian và không gian để tập trung tư tưởng, để suy niệm và bình tâm.... Cám ơn Trời là được như thế! Thực ra, nhu cầu này cho chúng ta biết rằng mình không được dựng nên chỉ để làm việc, mà còn để suy nghĩ, hồi tâm, hay một cách đơn sơ để theo đuổi bằng tâm trí và con tim một câu chuyện được kể lại, một câu chuyện mà trong đó chúng ta được đồng hóa, theo một nghĩa nào đó, như là "bị lạc mất " để sau đó tìm thấy mình sung mãn hơn.
Đương nhiên là nhiều sách để đọc mà chúng ta cầm trên tay trong những ngày nghỉ, thường là những sách giải trí, và đó là chuyện bình thường. Tuy nhiên, có một số người, đặc biệt là những người nếu có thời gian rảnh rỗi hay nghỉ ngơi dài hơn, họ chuyên cần đọc một điều gì đó hay hơn. Vì thế tôi muốn đưa ra một đề nghị là tại sao không tìm hiểu một vài sách trong Thánh Kinh, mà chúng ta thường chưa biết? Hoặc là những sách mà chúng ta chỉ được nghe một số đoạn trong Phụng Vụ, nhưng chưa bao giờ đọc hết quyển sách? Thật ra, nhiều Kitô hữu không bao giờ đọc Thánh Kinh, nên có một kiến thức rất giới hạn và hời hợt về Thánh Kinh. Thánh Kinh, như tên của nó, là một tuyển tập của nhiều sách, là một "tiểu thư viện", được phát sinh trong vòng một thiên kỷ. Một vài quyển trong "các quyển sách nhỏ " này cấu thành thư viện ấy, dường như không được đa số dân chúng kể cả các Kitô hữu tốt biết đến. Có một ít sách thật ngắn, như Sách Tobia, một câu truyện chứa đựng một ý nghĩa rất cao đẹp về gia đình và về hôn nhân; hay Sách Bà Esther, trong đó Hoàng Hậu người Do Thái, bằng đức tin và lời cầu nguyện, đã cứu thoát dân mình khỏi bị diệt chủng; hoặc còn ngắn hơn nữa, Sách Bà Ruth, một thiếu phụ ngoại quốc nhận biết Thiên Chúa và cảm nghiệm được sự quan phòng của Ngài. Những sách nhỏ này có thể được đọc từ đầu đến cuối trong vòng một tiếng đồng hồ. Cần nhiều cố gắng hơn, và cũng là những tuyệt tác, là Sách Ông Giob, sách này đương đầu với một vấn đề quan trọng là sự đau khổ của người vô tội; Sách Giảng Viên (Qoheleth), nổi bật vì tính hiện đại của nó khi bàn về ý nghĩa của cuộc đời và của thế giới; Sách Diễm Ca hay Nhã Ca, là một áng thơ tuyệt tác, biểu tượng cho tình yêu của con người. Như vậy, như anh chị em thấy, đó là những sách thuộc Cựu Ước. Còn Tân Ước thì sao? Đương nhiên rồi, Tân Ước được biết đến nhiều hơn, và các thể văn cũng không mấy đa dạng. Tuy nhiên cái đẹp là đọc một hết một sách Tin Mừng (Phúc Âm) để tìm hiểu, tôi cũng đề nghị nên đọc sách Tông Đồ Công Vụ hay một trong các Thánh Thư.
Để kết thúc, các bạn thân mến, hôm nay tôi muốn đề nghị là trong lúc nghỉ hè hay những giây phút giải khuây, các bạn nên có trong tay một quyển Thánh Kinh, để thưởng thức một cách mới mẻ, bằng cách đọc hết một số Sách trong đó, những Sách ít người biết đến cũng như những Sách nhiều người biết đến, như những Sách Tin Mừng, nhưng đọc một cách liên tục. Như thế, những giây phút giải lao có thể, ngoài việc làm cho chúng ta được phong phú về văn hóa, cũng trở thành thức ăn cho tâm hồn, có khả năng nuôi dưỡng sự hiểu biết về Thiên Chúa của chúng ta và trở nên cuộc đàm đạo với Ngài, là cầu nguyện. Và điều này là một cách tốt đẹp để sử dụng những ngày nghỉ: hãy cầm một quyển sách Thánh Kinh lên, như thế chúng ta được thưởng thức một chút thảnh thơi, đồng thời được bước vào không gian tuyệt vời của Lời Chúa, cùng làm cho sự tiếp xúc của chúng ta với Đấng Vĩnh Hằng được thêm sâu sắc. Đấy chính là mục đích của thời gian rảnh rổi mà Thiên Chúa ban cho chúng ta.
ĐTC Bênêđictô XVI
Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ từ bản Tiếng Pháp của Vatican
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Ấn Độ: Người Công giáo cảm nghiệm qui chế đa số ở Đại hội Giới trẻ Thế giới
Nguyễn Trọng Đa
06:13 19/08/2011
Madrid, Tây Ban Nha – Các người Công giáo Ấn Độ, tham dự Đại hội Giới trẻ Thế giới ở Madrid, nói họ đang được hưởng cảm giác rằng họ không phải là một nhóm thiểu số, dù rằng điều này chỉ diễn ra trong một tuần.
Vivek Machado, 32 tuổi, nói với hãng tin CNA: "Đó là một cảm giác tuyệt vời".
"Người Công giáo chúng tôi chỉ chiếm 2% dân số Ấn Độ, nhưng bạn chỉ thực sự cảm nhận kích thước của đạo Công giáo chúng tôi, vốn là tôn giáo lớn nhất thế giới, khi bạn đến đây và gặp gỡ rất nhiều người đến từ khắp nơi trên thế giới".
Machado đến Madrid tuần này với một nhóm 200 thanh niên từ thành phố Mumbai ở miền tây Ấn Độ. Hãng tin CNA đã gặp họ khi họ trên đường đến dự một buổi giáo lý tại một nhà thờ ở trung tâm Madrid. Tổng cộng, có khoảng 1.000 người hành hương Ấn Độ ở thủ đô Tây Ban Nha tuần này.
Chị Sandia Furtado 24 tuổi từ Mumbai đến, nói: "Thật tuyệt vời. Chúng tôi đã đến rất nhiều nơi. Chúng tôi đã đến Ý, và chúng tôi đã đến miền Catalonia như là một phần của “Những ngày trong kế hoạch của Giáo phận".
“Những ngày trong kế hoạch của Giáo phận" là một chương trình vốn phân tán hơn 130.000 người trẻ đến 65 giáo phận của Tây Ban Nha, trong tuần lễ trước khi họ tập hợp tại Đại hội Giới trẻ Thế giới thật sự.
Chị Furtado nói: "Mọi người đều là một và tất cả mọi người đều bình đẳng ở đây. Chúng tôi là một. Chúng tôi thường không có cơ hội để gặp gỡ các thanh niên Công giáo từ khắp nơi trên thế giới, vì vậy đây là thời gian và là không gian cho cuộc gặp - và chúng tôi đang làm những gì tốt nhất của tuần này".
Mặc dầu người Công giáo chỉ là một tỉ lệ phần trăm nhỏ của xã hội Ấn Độ, sự hiện diện của Giáo Hội Ấn Độ là lớn lao, thông qua sự tham gia rộng rãi trong giáo dục, chăm sóc người nghèo và chăm sóc sức khỏe.
Nguồn gốc của đức tin Kitô giáo ở Ấn Độ là cổ xưa. Người ta thường cho rằng Kitô giáo đến tiểu lục địa này vào thế kỷ thứ nhất với Thánh Tôma Tông đồ.
Sabrina Young,17 tuổi, một nữ sinh từ Mumbai, người tham dự lần đầu một Đại hội Giới trẻ Thế giới, nói: “Khung cảnh thật lớn lao, thực sự tuyệt vời, và thật sự gây kinh ngạc”.
Young nói rằng cảm nghiệm của cô thật không thể tin được, bởi vì "có rất ít người Công giáo ở Ấn Độ, nhưng tất cả mọi người ở đây là Công Giáo, tất cả mọi người là chung với nhau, trở nên một với nhau, và làm một việc giống nhau". (CNA 19-8-2011)
"Người Công giáo chúng tôi chỉ chiếm 2% dân số Ấn Độ, nhưng bạn chỉ thực sự cảm nhận kích thước của đạo Công giáo chúng tôi, vốn là tôn giáo lớn nhất thế giới, khi bạn đến đây và gặp gỡ rất nhiều người đến từ khắp nơi trên thế giới".
Machado đến Madrid tuần này với một nhóm 200 thanh niên từ thành phố Mumbai ở miền tây Ấn Độ. Hãng tin CNA đã gặp họ khi họ trên đường đến dự một buổi giáo lý tại một nhà thờ ở trung tâm Madrid. Tổng cộng, có khoảng 1.000 người hành hương Ấn Độ ở thủ đô Tây Ban Nha tuần này.
Chị Sandia Furtado 24 tuổi từ Mumbai đến, nói: "Thật tuyệt vời. Chúng tôi đã đến rất nhiều nơi. Chúng tôi đã đến Ý, và chúng tôi đã đến miền Catalonia như là một phần của “Những ngày trong kế hoạch của Giáo phận".
“Những ngày trong kế hoạch của Giáo phận" là một chương trình vốn phân tán hơn 130.000 người trẻ đến 65 giáo phận của Tây Ban Nha, trong tuần lễ trước khi họ tập hợp tại Đại hội Giới trẻ Thế giới thật sự.
Chị Furtado nói: "Mọi người đều là một và tất cả mọi người đều bình đẳng ở đây. Chúng tôi là một. Chúng tôi thường không có cơ hội để gặp gỡ các thanh niên Công giáo từ khắp nơi trên thế giới, vì vậy đây là thời gian và là không gian cho cuộc gặp - và chúng tôi đang làm những gì tốt nhất của tuần này".
Mặc dầu người Công giáo chỉ là một tỉ lệ phần trăm nhỏ của xã hội Ấn Độ, sự hiện diện của Giáo Hội Ấn Độ là lớn lao, thông qua sự tham gia rộng rãi trong giáo dục, chăm sóc người nghèo và chăm sóc sức khỏe.
Nguồn gốc của đức tin Kitô giáo ở Ấn Độ là cổ xưa. Người ta thường cho rằng Kitô giáo đến tiểu lục địa này vào thế kỷ thứ nhất với Thánh Tôma Tông đồ.
Sabrina Young,17 tuổi, một nữ sinh từ Mumbai, người tham dự lần đầu một Đại hội Giới trẻ Thế giới, nói: “Khung cảnh thật lớn lao, thực sự tuyệt vời, và thật sự gây kinh ngạc”.
Young nói rằng cảm nghiệm của cô thật không thể tin được, bởi vì "có rất ít người Công giáo ở Ấn Độ, nhưng tất cả mọi người ở đây là Công Giáo, tất cả mọi người là chung với nhau, trở nên một với nhau, và làm một việc giống nhau". (CNA 19-8-2011)
Đức Giáo Hoàng nói: ''Con người phải là trung tâm hoạt động kinh tế''
Lê Đình Thông
06:13 19/08/2011
Tin Tổng hợp .- Chiều 18/8, ĐGH Bênêdictô XVI đã đến Madrid để chủ tọa Đại hội Giới trẻ Thế giới lần thứ 26. Vua Juan Carlos, hoàng hậu Sofia và thủ tướng Zapatero nghênh đón ngài tại phi trường Cuatro Vientos. Sau đó, ngài đi qua cửa ô Alcala, đến quảng trường Cibeles và được một rừng thanh niên và các phụ lão nồng nhiệt chào đón. Ngài đội mũ của giới trẻ châu Mỹ la tinh, choàng một vòng hoa của giới trẻ Á châu.
Trong thông điệp đầu tiên, ngài nói về chủ đề Đức tin : ‘‘Có những lời nói thoáng qua như cơn gió. Cũng có những lời nói giúp ta trau giồi trí tuệ về nhiều phương diện. Trái lại, Lời Chúa đong đầy tâm hồn, ăn sâu và rèn luyện cả cuộc sống. Chúa muốn người đối thoại có trách nhiệm để có thể nói chuyện với ngài, chắp đôi cánh cho tự do của chúng ta. Phải chắng đó mới là động lực cho niềm vui của chúng ta ? Phải chăng đó mới là thửa đất vững chắc để kiến tạo nền văn minh tình yêu và sự sống, có khả năng hòa nhập mọi người.’’
12 bạn trẻ được rút thăm dể dùng bữa với Đức Bênêdictô XVI
Con số 12 bạn trẻ, giống như 12 tông đồ, được rút thăm để dự bữa trưa thứ sáu 19/8 với Đức Thánh Cha. Olivier Richard 25 tuối quê ở Dijon (Pháp) cho biết ngày 19/8 là sinh nhật của anh. Trong tuần trăng mật, anh được tin đã đã trúng thăm. Olivier sẽ thưa với Đức Bênêdictô XVI là giới trẻ Pháp một lòng một dạ trung thành với giáo hoàng, có đức tin son sắt vào giáo huấn của Tòa thánh.
Bữa trưa thứ sáu diễn ra tại phòng khách dành cho các vị đại sứ tại Phủ Sứ thần Tòa thánh. Sáng thứ bảy, Đức Bênêdictô sẽ giải tội cho giới trẻ tại công viên Retiro nằm ở trung tâm thủ đô Madrid.
Kinh tế thế giới phải lo cho phúc lợi chung
Trên chuyến bay đặc biệt từ Roma đến Madrid, Đức Bênêdictô XVI đã tuyên bồ với các nhà báo tháp tùng : ‘‘Thay vì chỉ dựa trên lợi nhuận, kinh tế phải lo cho phúc lợi chung. Kinh tế không thể vận hành theo cơ chế tự điều chỉnh nhắm vào lợi nhuận, nhưng cần dựa trên cơ sở đạo lý để phục vụ con người ’’. Được biết Tây Ban Nha hiện phải thắt lưng buộc bụng để hy vọng thoát khỏi tình trạng suy thoái kinh tế, 20% dân số hoạt động, phần lớn là các thanh niên, không có công ăn việc làm. Trong diễn văn đọc tại phi trường, ngài tuyên bố : ‘‘Nhiều bạn trẻ lo lắng nhìn về tương lai, khó khăn để có một việc làm xứng đáng, hoặc bị mất việc, hoặc đời sống còn quá bấp bênh.’’ Ngài cảnh giác về sự hào nhoáng bề ngoài, tình trạng hưởng thụ vì thiếu tình liên đới và nạn tham những lan tràn’’. Thông điệp này không nhắm vào các nhà lãnh đạo chính phủ Tây Ban Nha nghênh đón ngài tại phi trường, nhưng còn mở rộng đến các nước bị tệ nạn tham những đục khoét, trong số có Việt Nam.
Trong ngày thứ sáu, các bạn trẻ đến từ 193 nước sẽ đi Đàng Thánh giá tại quảng trường Cibeles để chuẩn bị canh thức cầu nguyện tối thứ bảy và thánh lễ bế mạc tại sân bay Cuatro Vientos vào chủ nhật.
12 bạn trẻ được rút thăm dể dùng bữa với Đức Bênêdictô XVI
Con số 12 bạn trẻ, giống như 12 tông đồ, được rút thăm để dự bữa trưa thứ sáu 19/8 với Đức Thánh Cha. Olivier Richard 25 tuối quê ở Dijon (Pháp) cho biết ngày 19/8 là sinh nhật của anh. Trong tuần trăng mật, anh được tin đã đã trúng thăm. Olivier sẽ thưa với Đức Bênêdictô XVI là giới trẻ Pháp một lòng một dạ trung thành với giáo hoàng, có đức tin son sắt vào giáo huấn của Tòa thánh.
Bữa trưa thứ sáu diễn ra tại phòng khách dành cho các vị đại sứ tại Phủ Sứ thần Tòa thánh. Sáng thứ bảy, Đức Bênêdictô sẽ giải tội cho giới trẻ tại công viên Retiro nằm ở trung tâm thủ đô Madrid.
Kinh tế thế giới phải lo cho phúc lợi chung
Trên chuyến bay đặc biệt từ Roma đến Madrid, Đức Bênêdictô XVI đã tuyên bồ với các nhà báo tháp tùng : ‘‘Thay vì chỉ dựa trên lợi nhuận, kinh tế phải lo cho phúc lợi chung. Kinh tế không thể vận hành theo cơ chế tự điều chỉnh nhắm vào lợi nhuận, nhưng cần dựa trên cơ sở đạo lý để phục vụ con người ’’. Được biết Tây Ban Nha hiện phải thắt lưng buộc bụng để hy vọng thoát khỏi tình trạng suy thoái kinh tế, 20% dân số hoạt động, phần lớn là các thanh niên, không có công ăn việc làm. Trong diễn văn đọc tại phi trường, ngài tuyên bố : ‘‘Nhiều bạn trẻ lo lắng nhìn về tương lai, khó khăn để có một việc làm xứng đáng, hoặc bị mất việc, hoặc đời sống còn quá bấp bênh.’’ Ngài cảnh giác về sự hào nhoáng bề ngoài, tình trạng hưởng thụ vì thiếu tình liên đới và nạn tham những lan tràn’’. Thông điệp này không nhắm vào các nhà lãnh đạo chính phủ Tây Ban Nha nghênh đón ngài tại phi trường, nhưng còn mở rộng đến các nước bị tệ nạn tham những đục khoét, trong số có Việt Nam.
Trong ngày thứ sáu, các bạn trẻ đến từ 193 nước sẽ đi Đàng Thánh giá tại quảng trường Cibeles để chuẩn bị canh thức cầu nguyện tối thứ bảy và thánh lễ bế mạc tại sân bay Cuatro Vientos vào chủ nhật.
WYD 2011: ĐTC yêu cầu các bạn trẻ hãy suy ngẫm về Đức Tin
Jos. Tú Nạc, NMS
08:39 19/08/2011
MADRID – Ngày Giới trẻ Thế giới đã long trọng đón mừng bằng một rừng cờ nồng nhiệt vẫy chào của hàng trăm ngàn người trẻ từ khắp nơi trên thế giới, ĐTC Benedict XVI đã cổ vũ sự nhiệt tình, hăng hái của họ nhưng cũng thúc giục họ hãy kiên cường, kiên định và suy ngẫm về đức tin của mình.
ĐTC Benedict đi qua Puerta de Alcala, một kiến trúc nguy nga, tráng lệ tượng trưng cho lối vào thành phố, với những người trẻ đại diện cho Âu châu, Mỹ châu, Phi châu, Á châu, và Đại Dương châu.
Di chuyển gần đến Plaza de Cibeles dành cho những lời chào nghi thức và một nghi lễ phụng vụ, những người trẻ đại diện những miền đất nước khác nhau đã chào đón Đức Thánh Cha và dâng lên Ngài một món quà tiêu biểu cho sự chào đón văn hóa trang trọng. Đức Thánh Cha đã nhận muối và bánh mì từ một phụ nữ trẻ Ba Lan; một vòng hoa từ một phụ nữ Nhật Bản; một bát cơm từ Nam Hàn; một chiếc mũ rộng vành từ Hunduras; và những hạt cà-phê gói trong là chuối từ một thanh niên Úc Đại Lợi.
ĐHY Antonio Rouco Varela luân phiên tại micro chào mừng Đức Thánh Cha nhân danh Giáo Hội và xã hội Tây Ban Nha, nhưng nghi lễ kỷ niệm và nghi thức phụng vụ đã được hoạch định cụ thể cho Đức Thánh Cha và nững người trẻ.
Vài giờ trước khi Đức Thanh Cha đến, những người trẻ đã chiếm giữ những điểm ở quảng trường và những đường phố xung quanh. Để đốt thời gian, họ nhảy múa trên đường phố, ca hát, vỗ tay và vẫy quốc kỳ của họ. Hàng trăm ngàn người bị tác động bởi cường độ tiết tấu của ca khúc “Macarena” – Tây Ban Nha.
Sarala Wang người Đức hầu như không thể kiềm chế sự phấn chấn của mình.
“Chúng ta luôn nhìn thấy Ngài trên TV hay trong hình ảnh. Điều vô cùng thú vị rằng Ngài Ngài thực sự cùng chung đất nước (như tôi),” cô nói. “Hai ngày qua chúng ta đã chờ đợi Ngài, nhưng giờ đây, điều đó lại rất khác. Đó là mục đích mà tại sao chúng ta lại ở đây, để nhìn thấy Đức Thánh Cha và nghe lời Ngài.”
Khách hành hung được phun nước trước khi bắt đầu nghi thức chào mừng ĐTC Benedict XVI tại Plaza de Cibeles ở Madrid ngày 18 tháng Tám.
“Khi ta nhìn thấy Đức Thánh Cha, ta cảm thấy y như thể ta là người Công Giáo,” Florence Pua, thành phần của cộng đồng người Phi Luật Tân gốc Hoa ở Manila – Phi Luật Tân đã nói. “Tôi muốn được nhìn thấy Ngài để tôi có thể cố định đức tin của tôi và tự tách mình khỏi những điều thuộc về trần thế.”
Đức thánh Cha đã chào thanh thiếu niên bằng tiếng Tây Ban Nha, Pháp, Anh, Đức, Ý, Bồ Đào nha và Ba Lan.
Bằng Anh ngữ, Ngài đã bày tỏ những hy vọng của Ngài “những ngày của cầu nguyện, tình hữu nghị, và kỷ niệm này” sẽ “đem chúng ta lại gần nhau hơn và với Chúa Giê-su. Tạo sự tin tưởng vào lời của Đức Ki-tô là nền tảng của cuộc sống các bạn.”
Sau bài Tin Mừng được hát bằng Anh ngữ, Đức Thanh Cha đã cho thanh thiếu niên một lời giới thiệu sâu sắc về chủ đề Ngày Giới trẻ Thế giới, “Ổn Định và Xây Dựng trong Chúa Giê-su Ki-tô, Kiên Định trong Đức Tin.”
ĐTC Benedict XVI đón nhận những món quà từ những người trẻ trong buổi kỷ niệm chào mừng Ngày Giới trẻ Thế giới ở Trung tâm Madrid ngày 18 tháng Tám.
DTC nói rằng vài lời đơn giản tiêu khiển hoặc thông báo, những lời của Chúa Giê-su “phải chiếm lĩnh tâm hồn của chúng ta, bén rễ và nở hoa ở đó cho tất cả mọi cuộc đời của chúng ta.”
Ngài yêu cầu thanh niên hãy lắng nghe Lời Chúa và cho phép nó trở thành “một quy luật của cuộc sống mà ví như chúng ta – nghèo nàn tinh thần, khát khao công lý, lòng nhân từ, tâm hồn trong sạch, những người yêu chuộng hòa bình – đối với con người của Đức Ki-tô.”
Ngày Giới trẻ Thế giới là một cơ hội để nhận biết Đức Ki-tô tốt hơn “để bảo đảm rằng, bắt nguồn từ người sự nhiệt tình và hạnh phúc của bạn, khát vọng của bạn bước đi xa hơn, để chiếm lĩnh những đỉnh cao, thậm chí Thiên Chúa tự Người nắm giữ một tương lai vững chắc, bởi sự viên mãn của cuộc sống đã được đặt để trong tâm hồn bạn.” Ngài nói.
Đức Thánh Cha đã yêu cầu giới trẻ hãy kiên định trong đức tin, nhưng cũng phải biết rằng “trong khi đối diện với sự yếu đuối mà đôi khi áp đảo chúng ta, chúng ta có thể cậy trông vào lòng thương xót của Chúa, người mà luôn sẵn sàng giúp đỡ chúng ta trở lại và là người sẵn sàng mang đến cho chúng ta sự tha thứ trong bí tích giải tội.”
Ngài nói một số người “họ tự chấp nhận để quyết định những gì là đúng đắn hay không, những gì là thiện và ác, những gì là công bằng và bất công; những người phải sống và những người phải hy sinh vì những ham muốn của những ưu đãi khác.”
Những người như vậy yêu cầu để được sống một cuộc sống tự do từ mọi cưỡng ép. Nhưng cuộc sống của họ không có sự neo đậu và không có một chân trời tươi sáng, Ngài nói: họ bị vong thân.
Đức Giáo hoàng 84 tuổi kêu gọi những người trẻ hãy “thận trọng và khôn ngoan” để “không có điều gì làm ta phải sợ hãi, và an bình sẽ ngự trị trong tâm hồn chúng ta.”
Sau đó bạn sẽ được chúc phúc và hạnh phúc, và niềm hanh phúc của bạn sẽ ảnh hưởng đến tha nhân.” Ngài nói. “Họ sẽ tự vấn bí mật cuộc sống của bạn là gì,” và họ, cũng sẽ khám phá ra Đức Ki-tô. “Bạn bè, anh em của bạn và Chúa Trời, Con Một Thiên Chúa nhập thể, người mà đã ban ý nghĩa cho tất cả vũ trụ.”
ĐTC Benedict đi qua Puerta de Alcala, một kiến trúc nguy nga, tráng lệ tượng trưng cho lối vào thành phố, với những người trẻ đại diện cho Âu châu, Mỹ châu, Phi châu, Á châu, và Đại Dương châu.
Di chuyển gần đến Plaza de Cibeles dành cho những lời chào nghi thức và một nghi lễ phụng vụ, những người trẻ đại diện những miền đất nước khác nhau đã chào đón Đức Thánh Cha và dâng lên Ngài một món quà tiêu biểu cho sự chào đón văn hóa trang trọng. Đức Thánh Cha đã nhận muối và bánh mì từ một phụ nữ trẻ Ba Lan; một vòng hoa từ một phụ nữ Nhật Bản; một bát cơm từ Nam Hàn; một chiếc mũ rộng vành từ Hunduras; và những hạt cà-phê gói trong là chuối từ một thanh niên Úc Đại Lợi.
ĐHY Antonio Rouco Varela luân phiên tại micro chào mừng Đức Thánh Cha nhân danh Giáo Hội và xã hội Tây Ban Nha, nhưng nghi lễ kỷ niệm và nghi thức phụng vụ đã được hoạch định cụ thể cho Đức Thánh Cha và nững người trẻ.
Vài giờ trước khi Đức Thanh Cha đến, những người trẻ đã chiếm giữ những điểm ở quảng trường và những đường phố xung quanh. Để đốt thời gian, họ nhảy múa trên đường phố, ca hát, vỗ tay và vẫy quốc kỳ của họ. Hàng trăm ngàn người bị tác động bởi cường độ tiết tấu của ca khúc “Macarena” – Tây Ban Nha.
Sarala Wang người Đức hầu như không thể kiềm chế sự phấn chấn của mình.
“Chúng ta luôn nhìn thấy Ngài trên TV hay trong hình ảnh. Điều vô cùng thú vị rằng Ngài Ngài thực sự cùng chung đất nước (như tôi),” cô nói. “Hai ngày qua chúng ta đã chờ đợi Ngài, nhưng giờ đây, điều đó lại rất khác. Đó là mục đích mà tại sao chúng ta lại ở đây, để nhìn thấy Đức Thánh Cha và nghe lời Ngài.”
Khách hành hung được phun nước trước khi bắt đầu nghi thức chào mừng ĐTC Benedict XVI tại Plaza de Cibeles ở Madrid ngày 18 tháng Tám.
“Khi ta nhìn thấy Đức Thánh Cha, ta cảm thấy y như thể ta là người Công Giáo,” Florence Pua, thành phần của cộng đồng người Phi Luật Tân gốc Hoa ở Manila – Phi Luật Tân đã nói. “Tôi muốn được nhìn thấy Ngài để tôi có thể cố định đức tin của tôi và tự tách mình khỏi những điều thuộc về trần thế.”
Đức thánh Cha đã chào thanh thiếu niên bằng tiếng Tây Ban Nha, Pháp, Anh, Đức, Ý, Bồ Đào nha và Ba Lan.
Bằng Anh ngữ, Ngài đã bày tỏ những hy vọng của Ngài “những ngày của cầu nguyện, tình hữu nghị, và kỷ niệm này” sẽ “đem chúng ta lại gần nhau hơn và với Chúa Giê-su. Tạo sự tin tưởng vào lời của Đức Ki-tô là nền tảng của cuộc sống các bạn.”
Sau bài Tin Mừng được hát bằng Anh ngữ, Đức Thanh Cha đã cho thanh thiếu niên một lời giới thiệu sâu sắc về chủ đề Ngày Giới trẻ Thế giới, “Ổn Định và Xây Dựng trong Chúa Giê-su Ki-tô, Kiên Định trong Đức Tin.”
ĐTC Benedict XVI đón nhận những món quà từ những người trẻ trong buổi kỷ niệm chào mừng Ngày Giới trẻ Thế giới ở Trung tâm Madrid ngày 18 tháng Tám.
DTC nói rằng vài lời đơn giản tiêu khiển hoặc thông báo, những lời của Chúa Giê-su “phải chiếm lĩnh tâm hồn của chúng ta, bén rễ và nở hoa ở đó cho tất cả mọi cuộc đời của chúng ta.”
Ngài yêu cầu thanh niên hãy lắng nghe Lời Chúa và cho phép nó trở thành “một quy luật của cuộc sống mà ví như chúng ta – nghèo nàn tinh thần, khát khao công lý, lòng nhân từ, tâm hồn trong sạch, những người yêu chuộng hòa bình – đối với con người của Đức Ki-tô.”
Ngày Giới trẻ Thế giới là một cơ hội để nhận biết Đức Ki-tô tốt hơn “để bảo đảm rằng, bắt nguồn từ người sự nhiệt tình và hạnh phúc của bạn, khát vọng của bạn bước đi xa hơn, để chiếm lĩnh những đỉnh cao, thậm chí Thiên Chúa tự Người nắm giữ một tương lai vững chắc, bởi sự viên mãn của cuộc sống đã được đặt để trong tâm hồn bạn.” Ngài nói.
Đức Thánh Cha đã yêu cầu giới trẻ hãy kiên định trong đức tin, nhưng cũng phải biết rằng “trong khi đối diện với sự yếu đuối mà đôi khi áp đảo chúng ta, chúng ta có thể cậy trông vào lòng thương xót của Chúa, người mà luôn sẵn sàng giúp đỡ chúng ta trở lại và là người sẵn sàng mang đến cho chúng ta sự tha thứ trong bí tích giải tội.”
Ngài nói một số người “họ tự chấp nhận để quyết định những gì là đúng đắn hay không, những gì là thiện và ác, những gì là công bằng và bất công; những người phải sống và những người phải hy sinh vì những ham muốn của những ưu đãi khác.”
Những người như vậy yêu cầu để được sống một cuộc sống tự do từ mọi cưỡng ép. Nhưng cuộc sống của họ không có sự neo đậu và không có một chân trời tươi sáng, Ngài nói: họ bị vong thân.
Đức Giáo hoàng 84 tuổi kêu gọi những người trẻ hãy “thận trọng và khôn ngoan” để “không có điều gì làm ta phải sợ hãi, và an bình sẽ ngự trị trong tâm hồn chúng ta.”
Sau đó bạn sẽ được chúc phúc và hạnh phúc, và niềm hanh phúc của bạn sẽ ảnh hưởng đến tha nhân.” Ngài nói. “Họ sẽ tự vấn bí mật cuộc sống của bạn là gì,” và họ, cũng sẽ khám phá ra Đức Ki-tô. “Bạn bè, anh em của bạn và Chúa Trời, Con Một Thiên Chúa nhập thể, người mà đã ban ý nghĩa cho tất cả vũ trụ.”
Đức TGM Chaput nói với giới trẻ: Sự Mật Thiết với Chúa Giêsu không chỉ dựa vào cảm giác.
Phaolô Phạm Xuân Khôi
12:24 19/08/2011
Madrid, Tây Ban Nha, ngày 18 tháng 8, 2011 / 12:56 am (CNA/EWTN News).- Đức tân TGM của Philadelphia, Charles J. Chaput, đã nói với hàng ngàn người trẻ tụ họp trong Ngày Giới Trẻ tại Madrid rằng một mối liên hệ chân chính vời Đức Kitô không chỉ thuần túy dựa vào cảm giác.
Ngài nói với các người hành hương rằng “Cuối cùng, không phải việc bạn cảm thấy thế nào sẽ quyết định tính cách chận chính và sâu xa của cuộc gặp gỡ của bạn với Chúa Giêsu.”
“Thay vào đó, nó sẽ được định bởi việc bạn biến đổi nên giống Người nhiều bao nhiêu và ước ao đem Người đến cho tha nhân cách tha thiết thế nào, qua việc rao giảng Tin Mừng, phục vụ người nghèo và những người túng thiếu, bảo vệ các trẻ em chưa sinh ra, đảm bảo một nền văn hóa không thù nghịch với việc phát triển của các gia đình Kitô hữu.”
ĐTGM phát biểu những lời trên với những người trẻ nói tiếng Anh tại Vận Động Trường Madrid - là nơi có thể chứa 12.000 người – vào ngày 17 tháng 8 trong “Noche de Alegría” hay “Đêm Vui Mừng.”
Phong trào giáo dân của Pháp là Cộng Đồng Emmanuel đã tổ chức buổi tối này, gồm có cầu nguyện, phụng tự, âm nhạc và chầu Thánh Thể.
ĐTGM nói với đám đông “nếu các bạn muốn biết quyền năng biến đổi của Chúa Giêsu có mãnh lực thế nào, Người có khả năng thay đổi đời sống các bạn bao nhiêu, thì đừng chú tâm quá nhiều đến việc các bạn cảm thấy được hứng thú bao nhiêu đêm nay…. Nếu Người cho các bạn một cảm nghiệm sâu xa, xúc động, hãy chúc tụng Người! Nếu các bạn không kinh nghiệm được cảm giác ấy, nếu các bạn không cảm thấy rợn xương sống, cũng hãy chúc tụng Người!”
ĐTGM đưa ra trường hợp của Thánh Têrêxa thành Avila và Á Thánh Têrêxa thành Calcuta. Cả hai vị đều cho chúng ta thấy rõ “quyền năng biến đổi của Chúa Giêsu hoạt động trong cuộc đời chúng ta thế nào.”
Ngài nói: “Thánh Têrêxa thành Avila ddã kinh nghiệm một đời cầu nguyên khô khan và thất vọng không ngừng trong 30 năm, nhưng lòng trung tín của ngài với ơn gọi của Chúa Giêsu, và lòng tận tụy hăng say cải tổ dòng Camelite luôn luôn nhiệt thành vẫn không thể ngừng được.”
ĐTGM nói thêm rằng Á Thánh Têrêxa thành Calcuta, “như chúng ta được biết sau cái chết của mẹ, đã trải qua một giai đoạn dài và đau khổ kinh khủng vì hoàn toàn không được niềm an ủi trong tâm hồn. Dù thế mẹ đã lập được một trong những dòng tu Công Giáo thời danh, tận hiến để phục vụ những người nghèo nhất trong các người nghèo.”
ĐTGM đã nói rằng “Noche de Alegria” phải đặt trọng tâm vào “Đấng là lý do của biến cố này: Bí Tích Thánh Thể, Chúa Giêsu trong sự hiện diện thật của Người.”
“Bằng cách ấy “Đêm Vui Mừng” này sẽ thật sự trở thành một sự tiền dự vào đời sống tương lai mà cuộc đời chúng ta phải trở nên.”
Tất cả mọi sự từ “những chứng từ khắp nơi trên thế giới, mà các bạn đã được nghe, cho đến âm nhạc và chúc tụng - mọi sự phải được xoay quanh việc chầu Thánh Thể và chuẩn bị cho chúng ta chầu Thánh Thể.”
Ngài nói thêm: “Nhưng việc rước Thánh Thể có những hậu quả. Thờ kính Chúa Giêsu trong Bí Tích Thánh, khi chúng ta dọn mình để làm việc này cũng có những hậu quả” và đòi hỏi các tín hữu phải có hành động.
Ngài đưa ra đoạn Tin Mừng Thánh Luca trong đó các môn đệ của Chúa Giêsu đồng hành với Người trên đường Êmau sau khi chết và phục sinh.
Ngài đã giải thích rằng sau khi Đức Kitô chia sẻ Thánh Kinh với các môn đệ và bẻ bánh với các ông - một tiền trưng cho Thánh Lễ - thì mắt các ông mở ra để thấy Người thật sự là ai.
Ngài nói: “Chắc chắn rằng niềm vu và sự bình an mà các môn đệ cảm nghiệm được sau khi nhận ra Chúa Giêsu phải là một điều khôn tả.”
ĐTGM kết luận: “Kinh nghiệm này dù sâu thẳm và cá nhân, nhưng nó đã không làm cho các ông bị tê liệt trong sự thỏa mãn cá nhân…. Trái lại, nó đánh động các ông để chạy trở lại với bạn bè mà đem Tin Mừng đến cho họ…. Được chiếu soi bởi ánh sáng nội tâm đến từ việc cảm nghiệm Chúa Giêsu cách cá nhân, các ông đã lập tức được đánh động để chia sẻ quyền năng cứu độ của Chúa Giêsu với những người khác.”
Ngài nói với các người hành hương rằng “Cuối cùng, không phải việc bạn cảm thấy thế nào sẽ quyết định tính cách chận chính và sâu xa của cuộc gặp gỡ của bạn với Chúa Giêsu.”
“Thay vào đó, nó sẽ được định bởi việc bạn biến đổi nên giống Người nhiều bao nhiêu và ước ao đem Người đến cho tha nhân cách tha thiết thế nào, qua việc rao giảng Tin Mừng, phục vụ người nghèo và những người túng thiếu, bảo vệ các trẻ em chưa sinh ra, đảm bảo một nền văn hóa không thù nghịch với việc phát triển của các gia đình Kitô hữu.”
ĐTGM phát biểu những lời trên với những người trẻ nói tiếng Anh tại Vận Động Trường Madrid - là nơi có thể chứa 12.000 người – vào ngày 17 tháng 8 trong “Noche de Alegría” hay “Đêm Vui Mừng.”
Phong trào giáo dân của Pháp là Cộng Đồng Emmanuel đã tổ chức buổi tối này, gồm có cầu nguyện, phụng tự, âm nhạc và chầu Thánh Thể.
ĐTGM nói với đám đông “nếu các bạn muốn biết quyền năng biến đổi của Chúa Giêsu có mãnh lực thế nào, Người có khả năng thay đổi đời sống các bạn bao nhiêu, thì đừng chú tâm quá nhiều đến việc các bạn cảm thấy được hứng thú bao nhiêu đêm nay…. Nếu Người cho các bạn một cảm nghiệm sâu xa, xúc động, hãy chúc tụng Người! Nếu các bạn không kinh nghiệm được cảm giác ấy, nếu các bạn không cảm thấy rợn xương sống, cũng hãy chúc tụng Người!”
ĐTGM đưa ra trường hợp của Thánh Têrêxa thành Avila và Á Thánh Têrêxa thành Calcuta. Cả hai vị đều cho chúng ta thấy rõ “quyền năng biến đổi của Chúa Giêsu hoạt động trong cuộc đời chúng ta thế nào.”
Ngài nói: “Thánh Têrêxa thành Avila ddã kinh nghiệm một đời cầu nguyên khô khan và thất vọng không ngừng trong 30 năm, nhưng lòng trung tín của ngài với ơn gọi của Chúa Giêsu, và lòng tận tụy hăng say cải tổ dòng Camelite luôn luôn nhiệt thành vẫn không thể ngừng được.”
ĐTGM nói thêm rằng Á Thánh Têrêxa thành Calcuta, “như chúng ta được biết sau cái chết của mẹ, đã trải qua một giai đoạn dài và đau khổ kinh khủng vì hoàn toàn không được niềm an ủi trong tâm hồn. Dù thế mẹ đã lập được một trong những dòng tu Công Giáo thời danh, tận hiến để phục vụ những người nghèo nhất trong các người nghèo.”
ĐTGM đã nói rằng “Noche de Alegria” phải đặt trọng tâm vào “Đấng là lý do của biến cố này: Bí Tích Thánh Thể, Chúa Giêsu trong sự hiện diện thật của Người.”
“Bằng cách ấy “Đêm Vui Mừng” này sẽ thật sự trở thành một sự tiền dự vào đời sống tương lai mà cuộc đời chúng ta phải trở nên.”
Tất cả mọi sự từ “những chứng từ khắp nơi trên thế giới, mà các bạn đã được nghe, cho đến âm nhạc và chúc tụng - mọi sự phải được xoay quanh việc chầu Thánh Thể và chuẩn bị cho chúng ta chầu Thánh Thể.”
Ngài nói thêm: “Nhưng việc rước Thánh Thể có những hậu quả. Thờ kính Chúa Giêsu trong Bí Tích Thánh, khi chúng ta dọn mình để làm việc này cũng có những hậu quả” và đòi hỏi các tín hữu phải có hành động.
Ngài đưa ra đoạn Tin Mừng Thánh Luca trong đó các môn đệ của Chúa Giêsu đồng hành với Người trên đường Êmau sau khi chết và phục sinh.
Ngài đã giải thích rằng sau khi Đức Kitô chia sẻ Thánh Kinh với các môn đệ và bẻ bánh với các ông - một tiền trưng cho Thánh Lễ - thì mắt các ông mở ra để thấy Người thật sự là ai.
Ngài nói: “Chắc chắn rằng niềm vu và sự bình an mà các môn đệ cảm nghiệm được sau khi nhận ra Chúa Giêsu phải là một điều khôn tả.”
ĐTGM kết luận: “Kinh nghiệm này dù sâu thẳm và cá nhân, nhưng nó đã không làm cho các ông bị tê liệt trong sự thỏa mãn cá nhân…. Trái lại, nó đánh động các ông để chạy trở lại với bạn bè mà đem Tin Mừng đến cho họ…. Được chiếu soi bởi ánh sáng nội tâm đến từ việc cảm nghiệm Chúa Giêsu cách cá nhân, các ông đã lập tức được đánh động để chia sẻ quyền năng cứu độ của Chúa Giêsu với những người khác.”
Ngày thứ bốn của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới
Vũ Văn An
21:13 19/08/2011
Đường thánh giá đường hân hoan cầu nguyện
Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI tham dự Đường Thánh Giá tại Thủ Đô Tây Ban Nha, một trong các điểm mạnh của Ngày Giới Trẻ Thế Giới. Cây Thánh Giá dùng trong dịp này chính là cây Thánh Giá do Đức Gioan Phaolô II trao cho giới trẻ thế giới năm 1984, được người trẻ năm châu thay nhau rước quanh quảng trường Cibeles. Sau đây là tường thuật của các phóng viên La Croix.
17 giờ 20. Dưới cái nóng còn hừng hực hơn ngày hôm qua, tại quảng trường Cibeles trong trung tâm Madrid, các khách hành hương đang tụ về từng nhóm. Chẳng bao lâu, cả một biển người đã chiếm hết từng mét vuông của quảng trường và hè phố. Theo một truyền thống vốn đã được thử nghiệm tại Cologne, và thường bị các khách hành hương khác chỉ trích, người Ý đã trải những tấm bạt mầu xanh để đánh dấu « lãnh thổ » của họ, không cho người khác tiến vào. Hơn hẳn ngày hôm qua, hôm nay an ninh có vẻ căng thẳng hơn, họ không đùa dỡn với khách hành hương.
17 giờ 30. Một nhóm hướng dẫn viên vừa tới, vai đeo túi lưng, quần đùi mầu hải quân, chết ngạt vì đồng phục. Một thiện nguyện viên vội trao cho họ các túi nước, được họ dùng thoa mặt và thoa cổ. Xa hơn một chút, một nhóm hành hương Ý diễn một màn vũ balê với quạt mầu Ngày Giới Trẻ Thế Giới. Hôm nay, hơn bao giờ hết, họ phải bắt chước theo điệu Madrid. Phần lớn ở trần, bất chấp lễ nghi !
17 giờ 35. Emilio, 24 tuổi, một giáo sư sống ở Tây ban Nha phát biểu : « Thấy đám đông này, tôi cảm thấy mình không đơn độc trong niềm tin của mình. Nhất là ngày hôm nay, được đi đường Thánh Giá. (Với) truyền thống này, ở đâu tại Tây Ban Nha đâu còn quan hệ nữa. Tôi vốn người Cadiz, miền Andalousie, được lớn lên cùng với việc rước kiệu tuần thánh, đi đường Thánh Giá công khai ngoài đường phố... Thành thử, hôm nay, tôi đâu có xa xứ ».
17 giờ 55. Kenny, hướng dẫn 47 người trẻ với các cha dòng Salésiens Mỹ, cho hay : « Nói về đường Thánh Giá, tôi nghĩ điều này sẽ gây ấn tượng mạnh nơi người trẻ, vì đây là một hình thức cầu nguyện cao độ, bạn cầu nguyện bằng thân xác. Với những « pasos » (những cỗ xe chở chặng đường Thánh Giá), những bức tượng của tuần thánh Tây Ban Nha do nhiều thành phố cung cấp, lần đầu tiên được tụ lại tại Ngày Giới Trẻ Thế Giới, tôi nghĩ điều này khiến giới trẻ sẽ không thể nào quên được. Người ta sẽ không thể theo dõi Đức Giáo Hoàng một cách cận kề, tuy nhiên với những màn ảnh vĩ đại, thì cũng như thấy ngài gần vậy ».
18 giờ 10. Một nhóm hành hương câm và điếc tiến vào khu dành riêng cho họ. Một vị giám mục, xúc động trông thấy, đang nhờ một thông dịch viên chuyện trò với họ. Quả là một hình ảnh thông đạt bất thường, không những vượt qua các rào cản của ngôn ngữ mà còn vượt qua cả những tàn tật. Không xa mấy, Laurent, một người Martinique 24 tuổi, bệnh hoạn, ngồi trong xe lăn, được bạn bè vây quanh, vui cười phát biểu : « Tôi là nạn nhân một tai nạn lúc còn ở trong quân đội. Đối với tôi, bước chân theo Chúa Kitô trên đường Thánh Giá là một điều hết sức đặc biệt. Tôi tin rằng điều này giúp tôi sức mạnh để chiến đấu luôn vươn mình lên. Tôi sẽ làm mọi cách để một ngày kia có thể bước đi trở lại. Tôi biết rằng Thiên Chúa không bỏ rơi tôi ». Từ khi tới Madrid, người hành hương từ hải ngoại này đã gặp gỡ khá nhiều người trẻ khuyết tật như anh. "Thỉnh thoảng chúng tôi trao đổi cái nhìn với nhau, thỉnh thoảng chúng tôi nói chuyện với nhau. Có một sự đồng tình rất mạnh nơi chúng tôi ».
18 giờ 34. Đức Cha Jean-Yves Riocreux, giám mục Pontoise, tươi cười băng qua đám đông, thỉnh thoảng bắt tay một vài người, chuyện trò thân mật với khách hành hương đủ mọi quốc tịch. « Từ Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Santiago de Compostela năm 1989, tôi đã tham dự mọi Ngày Giới Trẻ Thế Giới khác, 10 lần tất cả ! » Và người ta cảm nhận rõ vị giám mục đang hướng dẫn 600 người trẻ của giáo phận mình, trong đó có 200 người thuộc nghi lễ Canđê đã sung sướng biết bao được vui hưởng bầu khí trẻ trung của vỉa hè Madrid lần này. « Ngay vừa rồi, tôi được dịp trò chuyện với một thiếu nữ trong đám đông, người mà tôi đã rửa tội cách nay 18 năm. Tôi biết cha mẹ cô hồi đi dự Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Compostela năm 1989 ! Chính ở đó, tôi đã nhận ra rằng một thế hệ thứ hai của Ngày Đại Hội Thế Giới đã sẵn sàng để chạy tiếp sức». Đức Cha Riocreux cũng nhấn mạnh tới đặc điểm tuyệt vời của việc Đức Thánh Cha hiện diện tại đường Thánh Giá : « Tôi tin rằng... điều chúng ta đang sống ở đây, nhờ Ngày Giới Trẻ Thế Giới, chính là một tuần thánh thực sự giữa tháng tám ».
19 giờ 10. Có tiếng từ loa phóng thanh cám ơn các cộng đoàn huynh đệ Tây Ban Nha đã cho mượn tượng ảnh dùng trong đường Thánh Giá hôm nay.
19 giờ 20. Đường Thánh Giá với sự tham dự của Đức Giáo Hoàng dự định bắt đầu vào lúc 19 giờ 30 bắt đầu từ quảng trường Cibeles. Hàng nghìn người trẻ hành hương muốn được tham dự đường này và được nhìn thấy Đức Giáo Hoàng đã tụ tập đông đủ dọc theo các hành lang Recoleto và Catellana, thuộc trung tâm Madrid.
19 giờ 22. Ở Tây Ban Nha, chặng đường Thánh Giá mang hình thức một cuộc rước gồm những cỗ xe (pasos) chở các bức tượng bằng gỗ sơn son thiếp vàng diễn tả các chặng đường Khổ Nạn của Chúa Giêsu. Chúng được các người thuộc các cộng đoàn Huynh Đệ (Cofradias) khiêng. Đây là một truyền thống rất mạnh tại nước này.
19 giờ 35 : Đức Giáo Hoàng tới quảng trường Cibeles. Ngài khởi sự đường Thánh Giá. Các người trẻ vác thánh giá của Ngày Giới Trẻ Thế Giới dẫn đầu cuộc rước.
19 giờ 40. Các người trẻ khắp thế giới thay phiên nhau vác Thánh Giá của Ngày Giới Trẻ Thế Giới. Họ đại biểu cho nỗi thống khổ và các khó khăn mà giới trẻ hiện nay đang đương đầu. Trong số họ, ta thấy tuổi trẻ Đất Thánh, tuổi trẻ Iraq, tuổi trẻ tị nạn, tuổi trẻ Rwanda và Burundi, tuổi trẻ khuyết tật, tuổi trẻ mang bệnh AIDS, tuổi trẻ Soudan, tuổi trẻ Haiti và tuổi trẻ Nhật Bản. Đoàn rước đi qua một khoảng dài chứng 700 thước.
19 giờ 47. Cha Frederico Lombard, phát ngôn viên Tòa Thánh, cho biết đây là lần đầu tiên một vị giáo hoàng tham dự trọn vẹn đường Thánh Giá của Ngày Giới Trẻ Thế Giới.
19 giờ 53. Christine, 20 tuổi, người Paris, có mặt tại quảng trường Colon từ nhiều giờ trước, phát biểu : « Quả là một đường Thánh Giá thực sự đã bắt đầu cho chúng tôi ở đây, từ nhiều giờ trước ». Chung quanh cô, khuôn mặt nào cũng cho thấy dấu hiệu của mệt mỏi, nóng bức và nghiêm trọng.
19 giờ 55. Erasmo Alexander, người hành hương 21 tuổi từ Nicaragua, đã tách khỏi nhóm của mình để được yên tĩnh đôi chút. Khi bài hát Ubi Caritas (đâu có tình yêu thương) được cất lên khiến mọi người trong đám đông bỗng rơi vào thinh lặng suy tư, người thanh niên trầm lặng đội chiếc nón vàng này cũng muốn được suy tư chốc lát. Anh phát biểu : « Tôi tin rằng Đức Thánh Cha muốn cho chúng tôi thấy : trong tư cách người trẻ, chúng tôi phải theo chân Chúa Kitô, chúng tôi đã nhận được tuổi trẻ, nhận được cuộc đời là để phục vụ ». Tựa lưng vào hàng rào sắt, nhìn vào xa xăm, thái độ thư giãn của anh không tránh khỏi cho thấy đôi chút mệt mỏi, tiếp theo sau cuộc tụ tập vĩ đại tại Cuatro Vientos. Tuy nhiên, nụ cười thỉnh thoảng xuất hiện trên khuôn mặt anh thì quả là chân hực :
« Đây là Ngày Giới Trẻ Thế Giới đầu tiên tôi tham dự. Tôi không hối tiếc chi, khi được thấy sự hợp nhất của mọi người trẻ chung quanh tôi ».
19giờ 56. Thánh Giá Ngày Giới Trẻ Thế Giới rất đơn giản, không trang trí chi. Nó cao 3 mét 8. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II muốn Thánh Giá này được đặt cạnh bàn thờ chính của vương cung thánh đường Thánh Phêrô tại Rôma trong năm thánh 1984. Vào ngày 22 tháng 4 năm đó, khi kết thúc năm thánh, ngài đã trao nó cho tuổi trẻ thế giới : « Các bạn trẻ thân mến, năm thánh đang kết thúc, cha trao cho chúng con dấu hiệu của năm hồng ân này : đó là Thánh Giá Chúa Kitô. Các con hãy mang nó đi khắp thế giới như dấu chỉ tình yêu của Chúa Giêsu Kitô ».
19 giờ 59. Lối đi chính của khu vực Castellanna hoàn toàn bị tràn ngập bởi khách hành hương. Theo một quan sát viên, người từng tham dự Thánh Lễ khai mạc hôm thứ ba, quả quyết rằng trong số này, ít nhất cũng có thêm một phần ba là tín hữu. Thực vậy, rất nhiều tín hữu Tây Ban Nha vốn có lòng mộ mến đường Thánh Giá đã tới tham dự với tuổi trẻ thế giới. Ở những lối đi ngược lại, người ta cũng tỏ ra e dè không dám làm phiền buổi cầu nguyện của các tín hữu. Trên các sân thượng khách sạn, người ta ăn uống một cách yên tĩnh.
20 giờ 01 . Tại quảng trường Cibeles, dù một đám mây mỏng trải dài trên Madrid, sức nóng vẫn còn ác liệt. Bất chấp thời tiết nóng bức, mọi khách hành hương từ tu sĩ, linh mục, tới các gia đình có con nhỏ đều sốt sắng theo dõi đường Thánh Giá trên các màn ảnh vĩ đại đặt dọc đường. Giữa đám đông, một thiếu nữ bỗng gục đầu, chìm hẳn vào cầu nguyện. Sau một buổi chiều phấn khích của ngày hôm qua để chào đón Đức Giáo Hoàng, hôm nay, người ta rõ ràng hướng nhiều về nội tâm. Sự khác nhau giữa hai biến cố thật hết sức rõ ràng. Và nếu có nhiều mí mắt thỉnh thoảng nhắm lại thì đó không hẳn chỉ vì mệt mỏi, điều không thể tránh được, sau nhiều lễ lạt kiểu Madrid, nhưng trên hết, như nhận định của một linh mục, còn là vì « đường Thánh Giá này vang dội một cách đặc biệt đối với những người trẻ đang đương đầu với các khó khăn của thời đại ». Diego, một thanh niên 20 tuổi người Colombia, thì cho rằng : « chúng ta đang sống một kinh nghiệm thiêng liêng rất mạnh. Tôi có cảm tưởng được hiểu sự vật rõ hơn, như thể mọi sự đều trở nên hiển nhiên với sự hiện diện của Đức Giáo Hoàng. Điều này đẩy tôi trở về với những điều chủ yếu ».
20 giờ 05. Đối với đám đông, Cha Thierry Anne, phụ trách mạng lưới tuổi trẻ Inhaxiô, không dấu nổi xúc động : « Họ nhắc tôi nhớ tới đường Thánh Giá từng thay đổi khuôn mặt Paris năm 1997. Người ta chuyện trò với nhau tuy không biết nhau, người ta chào hỏi nhau : ai ngoài Giáo Hội ra có thể lôi cuốn được nhiều người tuôn đến như thế, không phải cho mình mà cho người khác ».
20 giờ 11. Các người trẻ vác thánh giá đã đi tới trạm thứ 9 trong 15 chặng. « Chúa Giêsu bị lột quần áo ». Đức Bênêđíctô XVI theo dõi đường Thánh Giá trên một màn ảnh nhỏ.
20 giờ 15 . Chặng thứ mười, « Chúa Giêsu bị đóng đinh ». Tại chặng thứ mười một, người ta nghe tiếng vỗ tay từ đám đông, trong khi ở chặng thứ mười, mối xúc động thực sự đã làm nghẹn các khách hành hương.
20 giờ 17 . Dù mặt trời đang ngả xuống, cái nóng dường như còn tệ hại hơn. Các chiếc quạt vàng và đỏ được sử dụng hơn lúc nào khác, một vật dụng thật cần thiết của người tham dự Ngày Giới Trẻ Thế Giới lần này. Trong đám đông, việc thiếu bản dịch ra tiếng nước ngoài đã được viện cớ để khách hành hương đọc các cuốn sách nhỏ dành cho họ. Có khi họ đọc từng nhóm nhỏ trong khi ngồi ngay trên đường nhựa.
20 giờ 22 . Đến lượt các người trẻ của Soudan vác Thánh Giá tới chặng áp chót « Chúa Giêsu trong tay Mẹ của Người ». Các người trẻ Haiti và Nhật Bản tiếp nối.
20 giờ 33 . Tiếng vỗ tay vang lên khi Đức Giáo Hoàng lên tiếng với « các bạn trẻ thân mến ». Ngài chú giải đường Thánh Giá vừa hoàn tất : « việc chiêm ngắm các tượng ảnh ngoại thường phát xuất từ gia bảo tôn giáo của các giáo phận Tây Ban Nha đã giúp ta hướng về Núi Sọ. Đó là các tượng ảnh nơi đức tin và nghệ thuật hoà hợp với nhau để đi vào lòng người và mời gọi họ hồi tâm ».
20 giờ 39 . « Cuộc khổ nạn của Chúa Kitô thúc đẩy ta gánh lấy các đau khổ của thế giới trên đôi vai mình, với niềm tin chắc chắn rằng Thiên Chúa không phải là một người ở xa, xa tít tắp khỏi con người và các thăng trầm của họ ».
20 giờ 40 . Trong diễn văn với giới trẻ, Đức Giáo Hoàng đã giữ vững các mục tiêu của ngài : «các con là những người rất mẫn cảm đối với ý niệm chia sẻ sự sống với người khác, các con đừng làm ngơ sự khốn cùng của con người, nơi Thiên Chúa kỳ vọng ở các con để các con có thể cho đi phần tốt hơn của chính các con : đó là khả năng yêu thương và thương cảm của các con ».
20 giờ 45 . Với đường Thánh Giá này, bầu khí Ngày Giới Trẻ Thế Giới đã từ hân hoan bước qua cầu nguyện. Tuy nhiên, bầu khí tĩnh tâm chấm dứt với bài diễn văn của Đức Giáo Hoàng, được chào đón bằng tràng pháo tay như sấm nổ. Rất tươi cười và thư giãn, Đức Giáo Hoàng đã hướng về phía giáo hoàng xa của ngài trong khi ca đoàn hát những bản thánh ca đạo hạnh của Ngày Giới Trẻ Thế Giới.
20 giờ 50 . Đức cha Jean-Yves Riocreux, giám mục Pontoise, kết luận : « Đường Thánh Giá này trước nhất có tính Thánh Kinh, vì mọi câu chọn đều được rút từ Tin Mừng, trong khi nối kết chúng với các ý chỉ cầu nguyện ở mỗi chặng phù hợp với giới trẻ và mọi người thời ta. Truyền thống bình dân Tây Ban Nha hết sức trong sáng, với các biểu tượng của nhiều thế kỷ qua, đã được lồng một cách tuyệt diệu vào âm nhạc. Phần cuối trong đó người nghe phải nghẹn giọng vì tiếng trống tiếng phèng quả hết sức đặc biệt. Các bài ca của Taizé cũng đã đem lại một bầu khí suy niệm tuyệt vời. Đường Thánh Giá này sẽ là một thời điểm đáng ghi nhớ của những Ngày Giới Trẻ Thế Giới lần này. Chúng ta đã sống ngày này với sức mạnh, xúc động và lời cầu nguyện ».
Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI tham dự Đường Thánh Giá tại Thủ Đô Tây Ban Nha, một trong các điểm mạnh của Ngày Giới Trẻ Thế Giới. Cây Thánh Giá dùng trong dịp này chính là cây Thánh Giá do Đức Gioan Phaolô II trao cho giới trẻ thế giới năm 1984, được người trẻ năm châu thay nhau rước quanh quảng trường Cibeles. Sau đây là tường thuật của các phóng viên La Croix.
17 giờ 20. Dưới cái nóng còn hừng hực hơn ngày hôm qua, tại quảng trường Cibeles trong trung tâm Madrid, các khách hành hương đang tụ về từng nhóm. Chẳng bao lâu, cả một biển người đã chiếm hết từng mét vuông của quảng trường và hè phố. Theo một truyền thống vốn đã được thử nghiệm tại Cologne, và thường bị các khách hành hương khác chỉ trích, người Ý đã trải những tấm bạt mầu xanh để đánh dấu « lãnh thổ » của họ, không cho người khác tiến vào. Hơn hẳn ngày hôm qua, hôm nay an ninh có vẻ căng thẳng hơn, họ không đùa dỡn với khách hành hương.
17 giờ 30. Một nhóm hướng dẫn viên vừa tới, vai đeo túi lưng, quần đùi mầu hải quân, chết ngạt vì đồng phục. Một thiện nguyện viên vội trao cho họ các túi nước, được họ dùng thoa mặt và thoa cổ. Xa hơn một chút, một nhóm hành hương Ý diễn một màn vũ balê với quạt mầu Ngày Giới Trẻ Thế Giới. Hôm nay, hơn bao giờ hết, họ phải bắt chước theo điệu Madrid. Phần lớn ở trần, bất chấp lễ nghi !
17 giờ 35. Emilio, 24 tuổi, một giáo sư sống ở Tây ban Nha phát biểu : « Thấy đám đông này, tôi cảm thấy mình không đơn độc trong niềm tin của mình. Nhất là ngày hôm nay, được đi đường Thánh Giá. (Với) truyền thống này, ở đâu tại Tây Ban Nha đâu còn quan hệ nữa. Tôi vốn người Cadiz, miền Andalousie, được lớn lên cùng với việc rước kiệu tuần thánh, đi đường Thánh Giá công khai ngoài đường phố... Thành thử, hôm nay, tôi đâu có xa xứ ».
17 giờ 55. Kenny, hướng dẫn 47 người trẻ với các cha dòng Salésiens Mỹ, cho hay : « Nói về đường Thánh Giá, tôi nghĩ điều này sẽ gây ấn tượng mạnh nơi người trẻ, vì đây là một hình thức cầu nguyện cao độ, bạn cầu nguyện bằng thân xác. Với những « pasos » (những cỗ xe chở chặng đường Thánh Giá), những bức tượng của tuần thánh Tây Ban Nha do nhiều thành phố cung cấp, lần đầu tiên được tụ lại tại Ngày Giới Trẻ Thế Giới, tôi nghĩ điều này khiến giới trẻ sẽ không thể nào quên được. Người ta sẽ không thể theo dõi Đức Giáo Hoàng một cách cận kề, tuy nhiên với những màn ảnh vĩ đại, thì cũng như thấy ngài gần vậy ».
18 giờ 10. Một nhóm hành hương câm và điếc tiến vào khu dành riêng cho họ. Một vị giám mục, xúc động trông thấy, đang nhờ một thông dịch viên chuyện trò với họ. Quả là một hình ảnh thông đạt bất thường, không những vượt qua các rào cản của ngôn ngữ mà còn vượt qua cả những tàn tật. Không xa mấy, Laurent, một người Martinique 24 tuổi, bệnh hoạn, ngồi trong xe lăn, được bạn bè vây quanh, vui cười phát biểu : « Tôi là nạn nhân một tai nạn lúc còn ở trong quân đội. Đối với tôi, bước chân theo Chúa Kitô trên đường Thánh Giá là một điều hết sức đặc biệt. Tôi tin rằng điều này giúp tôi sức mạnh để chiến đấu luôn vươn mình lên. Tôi sẽ làm mọi cách để một ngày kia có thể bước đi trở lại. Tôi biết rằng Thiên Chúa không bỏ rơi tôi ». Từ khi tới Madrid, người hành hương từ hải ngoại này đã gặp gỡ khá nhiều người trẻ khuyết tật như anh. "Thỉnh thoảng chúng tôi trao đổi cái nhìn với nhau, thỉnh thoảng chúng tôi nói chuyện với nhau. Có một sự đồng tình rất mạnh nơi chúng tôi ».
18 giờ 34. Đức Cha Jean-Yves Riocreux, giám mục Pontoise, tươi cười băng qua đám đông, thỉnh thoảng bắt tay một vài người, chuyện trò thân mật với khách hành hương đủ mọi quốc tịch. « Từ Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Santiago de Compostela năm 1989, tôi đã tham dự mọi Ngày Giới Trẻ Thế Giới khác, 10 lần tất cả ! » Và người ta cảm nhận rõ vị giám mục đang hướng dẫn 600 người trẻ của giáo phận mình, trong đó có 200 người thuộc nghi lễ Canđê đã sung sướng biết bao được vui hưởng bầu khí trẻ trung của vỉa hè Madrid lần này. « Ngay vừa rồi, tôi được dịp trò chuyện với một thiếu nữ trong đám đông, người mà tôi đã rửa tội cách nay 18 năm. Tôi biết cha mẹ cô hồi đi dự Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Compostela năm 1989 ! Chính ở đó, tôi đã nhận ra rằng một thế hệ thứ hai của Ngày Đại Hội Thế Giới đã sẵn sàng để chạy tiếp sức». Đức Cha Riocreux cũng nhấn mạnh tới đặc điểm tuyệt vời của việc Đức Thánh Cha hiện diện tại đường Thánh Giá : « Tôi tin rằng... điều chúng ta đang sống ở đây, nhờ Ngày Giới Trẻ Thế Giới, chính là một tuần thánh thực sự giữa tháng tám ».
19 giờ 10. Có tiếng từ loa phóng thanh cám ơn các cộng đoàn huynh đệ Tây Ban Nha đã cho mượn tượng ảnh dùng trong đường Thánh Giá hôm nay.
19 giờ 20. Đường Thánh Giá với sự tham dự của Đức Giáo Hoàng dự định bắt đầu vào lúc 19 giờ 30 bắt đầu từ quảng trường Cibeles. Hàng nghìn người trẻ hành hương muốn được tham dự đường này và được nhìn thấy Đức Giáo Hoàng đã tụ tập đông đủ dọc theo các hành lang Recoleto và Catellana, thuộc trung tâm Madrid.
19 giờ 22. Ở Tây Ban Nha, chặng đường Thánh Giá mang hình thức một cuộc rước gồm những cỗ xe (pasos) chở các bức tượng bằng gỗ sơn son thiếp vàng diễn tả các chặng đường Khổ Nạn của Chúa Giêsu. Chúng được các người thuộc các cộng đoàn Huynh Đệ (Cofradias) khiêng. Đây là một truyền thống rất mạnh tại nước này.
19 giờ 35 : Đức Giáo Hoàng tới quảng trường Cibeles. Ngài khởi sự đường Thánh Giá. Các người trẻ vác thánh giá của Ngày Giới Trẻ Thế Giới dẫn đầu cuộc rước.
19 giờ 40. Các người trẻ khắp thế giới thay phiên nhau vác Thánh Giá của Ngày Giới Trẻ Thế Giới. Họ đại biểu cho nỗi thống khổ và các khó khăn mà giới trẻ hiện nay đang đương đầu. Trong số họ, ta thấy tuổi trẻ Đất Thánh, tuổi trẻ Iraq, tuổi trẻ tị nạn, tuổi trẻ Rwanda và Burundi, tuổi trẻ khuyết tật, tuổi trẻ mang bệnh AIDS, tuổi trẻ Soudan, tuổi trẻ Haiti và tuổi trẻ Nhật Bản. Đoàn rước đi qua một khoảng dài chứng 700 thước.
19 giờ 47. Cha Frederico Lombard, phát ngôn viên Tòa Thánh, cho biết đây là lần đầu tiên một vị giáo hoàng tham dự trọn vẹn đường Thánh Giá của Ngày Giới Trẻ Thế Giới.
19 giờ 53. Christine, 20 tuổi, người Paris, có mặt tại quảng trường Colon từ nhiều giờ trước, phát biểu : « Quả là một đường Thánh Giá thực sự đã bắt đầu cho chúng tôi ở đây, từ nhiều giờ trước ». Chung quanh cô, khuôn mặt nào cũng cho thấy dấu hiệu của mệt mỏi, nóng bức và nghiêm trọng.
19 giờ 55. Erasmo Alexander, người hành hương 21 tuổi từ Nicaragua, đã tách khỏi nhóm của mình để được yên tĩnh đôi chút. Khi bài hát Ubi Caritas (đâu có tình yêu thương) được cất lên khiến mọi người trong đám đông bỗng rơi vào thinh lặng suy tư, người thanh niên trầm lặng đội chiếc nón vàng này cũng muốn được suy tư chốc lát. Anh phát biểu : « Tôi tin rằng Đức Thánh Cha muốn cho chúng tôi thấy : trong tư cách người trẻ, chúng tôi phải theo chân Chúa Kitô, chúng tôi đã nhận được tuổi trẻ, nhận được cuộc đời là để phục vụ ». Tựa lưng vào hàng rào sắt, nhìn vào xa xăm, thái độ thư giãn của anh không tránh khỏi cho thấy đôi chút mệt mỏi, tiếp theo sau cuộc tụ tập vĩ đại tại Cuatro Vientos. Tuy nhiên, nụ cười thỉnh thoảng xuất hiện trên khuôn mặt anh thì quả là chân hực :
« Đây là Ngày Giới Trẻ Thế Giới đầu tiên tôi tham dự. Tôi không hối tiếc chi, khi được thấy sự hợp nhất của mọi người trẻ chung quanh tôi ».
19giờ 56. Thánh Giá Ngày Giới Trẻ Thế Giới rất đơn giản, không trang trí chi. Nó cao 3 mét 8. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II muốn Thánh Giá này được đặt cạnh bàn thờ chính của vương cung thánh đường Thánh Phêrô tại Rôma trong năm thánh 1984. Vào ngày 22 tháng 4 năm đó, khi kết thúc năm thánh, ngài đã trao nó cho tuổi trẻ thế giới : « Các bạn trẻ thân mến, năm thánh đang kết thúc, cha trao cho chúng con dấu hiệu của năm hồng ân này : đó là Thánh Giá Chúa Kitô. Các con hãy mang nó đi khắp thế giới như dấu chỉ tình yêu của Chúa Giêsu Kitô ».
19 giờ 59. Lối đi chính của khu vực Castellanna hoàn toàn bị tràn ngập bởi khách hành hương. Theo một quan sát viên, người từng tham dự Thánh Lễ khai mạc hôm thứ ba, quả quyết rằng trong số này, ít nhất cũng có thêm một phần ba là tín hữu. Thực vậy, rất nhiều tín hữu Tây Ban Nha vốn có lòng mộ mến đường Thánh Giá đã tới tham dự với tuổi trẻ thế giới. Ở những lối đi ngược lại, người ta cũng tỏ ra e dè không dám làm phiền buổi cầu nguyện của các tín hữu. Trên các sân thượng khách sạn, người ta ăn uống một cách yên tĩnh.
20 giờ 01 . Tại quảng trường Cibeles, dù một đám mây mỏng trải dài trên Madrid, sức nóng vẫn còn ác liệt. Bất chấp thời tiết nóng bức, mọi khách hành hương từ tu sĩ, linh mục, tới các gia đình có con nhỏ đều sốt sắng theo dõi đường Thánh Giá trên các màn ảnh vĩ đại đặt dọc đường. Giữa đám đông, một thiếu nữ bỗng gục đầu, chìm hẳn vào cầu nguyện. Sau một buổi chiều phấn khích của ngày hôm qua để chào đón Đức Giáo Hoàng, hôm nay, người ta rõ ràng hướng nhiều về nội tâm. Sự khác nhau giữa hai biến cố thật hết sức rõ ràng. Và nếu có nhiều mí mắt thỉnh thoảng nhắm lại thì đó không hẳn chỉ vì mệt mỏi, điều không thể tránh được, sau nhiều lễ lạt kiểu Madrid, nhưng trên hết, như nhận định của một linh mục, còn là vì « đường Thánh Giá này vang dội một cách đặc biệt đối với những người trẻ đang đương đầu với các khó khăn của thời đại ». Diego, một thanh niên 20 tuổi người Colombia, thì cho rằng : « chúng ta đang sống một kinh nghiệm thiêng liêng rất mạnh. Tôi có cảm tưởng được hiểu sự vật rõ hơn, như thể mọi sự đều trở nên hiển nhiên với sự hiện diện của Đức Giáo Hoàng. Điều này đẩy tôi trở về với những điều chủ yếu ».
20 giờ 05. Đối với đám đông, Cha Thierry Anne, phụ trách mạng lưới tuổi trẻ Inhaxiô, không dấu nổi xúc động : « Họ nhắc tôi nhớ tới đường Thánh Giá từng thay đổi khuôn mặt Paris năm 1997. Người ta chuyện trò với nhau tuy không biết nhau, người ta chào hỏi nhau : ai ngoài Giáo Hội ra có thể lôi cuốn được nhiều người tuôn đến như thế, không phải cho mình mà cho người khác ».
20 giờ 11. Các người trẻ vác thánh giá đã đi tới trạm thứ 9 trong 15 chặng. « Chúa Giêsu bị lột quần áo ». Đức Bênêđíctô XVI theo dõi đường Thánh Giá trên một màn ảnh nhỏ.
20 giờ 15 . Chặng thứ mười, « Chúa Giêsu bị đóng đinh ». Tại chặng thứ mười một, người ta nghe tiếng vỗ tay từ đám đông, trong khi ở chặng thứ mười, mối xúc động thực sự đã làm nghẹn các khách hành hương.
20 giờ 17 . Dù mặt trời đang ngả xuống, cái nóng dường như còn tệ hại hơn. Các chiếc quạt vàng và đỏ được sử dụng hơn lúc nào khác, một vật dụng thật cần thiết của người tham dự Ngày Giới Trẻ Thế Giới lần này. Trong đám đông, việc thiếu bản dịch ra tiếng nước ngoài đã được viện cớ để khách hành hương đọc các cuốn sách nhỏ dành cho họ. Có khi họ đọc từng nhóm nhỏ trong khi ngồi ngay trên đường nhựa.
20 giờ 22 . Đến lượt các người trẻ của Soudan vác Thánh Giá tới chặng áp chót « Chúa Giêsu trong tay Mẹ của Người ». Các người trẻ Haiti và Nhật Bản tiếp nối.
20 giờ 33 . Tiếng vỗ tay vang lên khi Đức Giáo Hoàng lên tiếng với « các bạn trẻ thân mến ». Ngài chú giải đường Thánh Giá vừa hoàn tất : « việc chiêm ngắm các tượng ảnh ngoại thường phát xuất từ gia bảo tôn giáo của các giáo phận Tây Ban Nha đã giúp ta hướng về Núi Sọ. Đó là các tượng ảnh nơi đức tin và nghệ thuật hoà hợp với nhau để đi vào lòng người và mời gọi họ hồi tâm ».
20 giờ 39 . « Cuộc khổ nạn của Chúa Kitô thúc đẩy ta gánh lấy các đau khổ của thế giới trên đôi vai mình, với niềm tin chắc chắn rằng Thiên Chúa không phải là một người ở xa, xa tít tắp khỏi con người và các thăng trầm của họ ».
20 giờ 40 . Trong diễn văn với giới trẻ, Đức Giáo Hoàng đã giữ vững các mục tiêu của ngài : «các con là những người rất mẫn cảm đối với ý niệm chia sẻ sự sống với người khác, các con đừng làm ngơ sự khốn cùng của con người, nơi Thiên Chúa kỳ vọng ở các con để các con có thể cho đi phần tốt hơn của chính các con : đó là khả năng yêu thương và thương cảm của các con ».
20 giờ 45 . Với đường Thánh Giá này, bầu khí Ngày Giới Trẻ Thế Giới đã từ hân hoan bước qua cầu nguyện. Tuy nhiên, bầu khí tĩnh tâm chấm dứt với bài diễn văn của Đức Giáo Hoàng, được chào đón bằng tràng pháo tay như sấm nổ. Rất tươi cười và thư giãn, Đức Giáo Hoàng đã hướng về phía giáo hoàng xa của ngài trong khi ca đoàn hát những bản thánh ca đạo hạnh của Ngày Giới Trẻ Thế Giới.
20 giờ 50 . Đức cha Jean-Yves Riocreux, giám mục Pontoise, kết luận : « Đường Thánh Giá này trước nhất có tính Thánh Kinh, vì mọi câu chọn đều được rút từ Tin Mừng, trong khi nối kết chúng với các ý chỉ cầu nguyện ở mỗi chặng phù hợp với giới trẻ và mọi người thời ta. Truyền thống bình dân Tây Ban Nha hết sức trong sáng, với các biểu tượng của nhiều thế kỷ qua, đã được lồng một cách tuyệt diệu vào âm nhạc. Phần cuối trong đó người nghe phải nghẹn giọng vì tiếng trống tiếng phèng quả hết sức đặc biệt. Các bài ca của Taizé cũng đã đem lại một bầu khí suy niệm tuyệt vời. Đường Thánh Giá này sẽ là một thời điểm đáng ghi nhớ của những Ngày Giới Trẻ Thế Giới lần này. Chúng ta đã sống ngày này với sức mạnh, xúc động và lời cầu nguyện ».
ĐTC than phiền ''người ta mất trí nhớ về Chúa”
Nguyễn Trọng Đa
21:50 19/08/2011
MADRID (AP) – Ngày 19-8, ĐTC Biển Đức XVI than phiền về điều mà Ngài gọi là "chứng mất trí nhớ" của xã hội hiện đại về Thiên Chúa, khi Ngài đến thăm một tu viện Tây Ban Nha nổi tiếng, trong ngày thứ hai của chuyến thăm bốn ngày, để tham dự Đại hội Giới trẻ thế giới của Giáo hội ở Madrid.
Hàng trăm nữ tu trẻ reo hò, vẫy cờ và thực hiện "làn sóng nhấp nhô" tại tu viện El Escorial, trong khi họ chờ đợi ĐTC Biển Đức XVI bên trong sân của khu phức hợp thế kỷ 16, một di sản thế giới được UNESCO (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc) công nhận, cách thủ đô Madrid khoảng 50km (30 dặm) về phía tây bắc.
ĐTC Biển Đức XVI nói với họ rằng, quyết định của họ để dâng hiến cuộc đời mình cho đức tin là một thông điệp mạnh, trong thế giới ngày càng thế tục ngày nay.
Ngài nói: “Đây là điều càng quan trọng hơn ngày nay, khi chúng ta nhìn thấy một nhật thực nào đó về Thiên Chúa đang diễn ra, một loại mất trí nhớ, vốn mặc dù không phải một từ chối thẳng thừng Kitô giáo, nhưng dù sao cũng là một sự từ chối kho tàng đức tin của chúng ta, một sự từ chối có thể dẫn đến sự đánh mất bản sắc sâu xa nhất của chúng ta".
Ưu tiên chính là ĐTC Biển Đức XVI là cố gắng đánh thức dậy Kitô giáo ở những nơi như Tây Ban Nha, một đất nước Công Giáo kiên cường trung thành, vốn đã trôi dạt xa nguồn gốc đạo đức của nó.
Ngài đã đến nước này ba lần với tư cách Đức Giáo Hoàng, một dấu hiệu rằng Ngài xem đất nước này như là chiến trường quan trọng, khi Ngài cố gắng để nhắc nhở châu Âu về di sản Kitô giáo của mình, và vai trò mà Ngài tin rằng Thiên Chúa vẫn cần phải có trong cuộc sống hàng ngày hôm nay.
Mặc dù có lời than phiền thường lặp đi lặp lại của ĐTC Biển Đức XVI, Ngài không có bằng chứng rằng đạo Công giáo đang sống mạnh tốt tại châu Âu hơn, so với các buổi lễ của Đại hội Giới trẻ Thế giới đang diễn ra ở Madrid, trọng tâm chuyến thăm của Ngài. Hơn 1 triệu người trẻ đến từ 193 quốc gia dự kiến sẽ tham gia một tuần cầu nguyện, mà Giáo hội nhìn thấy như là một cách để truyền bá đức tin cho các thế hệ mới.
Nơi ĐTC Biển Đức XVI chọn để đọc thông điệp của mình ở El Escorial là có ý nghĩa: Tòa nhà cấu trúc đá granite khổng lồ được xây dựng bởi vua Philip II năm 1559 là ngai quyền lực của ông trên một đế chế rộng lớn, mà sự quan tâm quốc tế của ông là bảo vệ đức tin Công giáo, chống lại mối đe dọa của đạo Tin lành và Cải cách.
Hàng trăm nữ tu trẻ reo hò, vẫy cờ và thực hiện "làn sóng nhấp nhô" tại tu viện El Escorial, trong khi họ chờ đợi ĐTC Biển Đức XVI bên trong sân của khu phức hợp thế kỷ 16, một di sản thế giới được UNESCO (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc) công nhận, cách thủ đô Madrid khoảng 50km (30 dặm) về phía tây bắc.
ĐTC Biển Đức XVI nói với họ rằng, quyết định của họ để dâng hiến cuộc đời mình cho đức tin là một thông điệp mạnh, trong thế giới ngày càng thế tục ngày nay.
Ngài nói: “Đây là điều càng quan trọng hơn ngày nay, khi chúng ta nhìn thấy một nhật thực nào đó về Thiên Chúa đang diễn ra, một loại mất trí nhớ, vốn mặc dù không phải một từ chối thẳng thừng Kitô giáo, nhưng dù sao cũng là một sự từ chối kho tàng đức tin của chúng ta, một sự từ chối có thể dẫn đến sự đánh mất bản sắc sâu xa nhất của chúng ta".
Ưu tiên chính là ĐTC Biển Đức XVI là cố gắng đánh thức dậy Kitô giáo ở những nơi như Tây Ban Nha, một đất nước Công Giáo kiên cường trung thành, vốn đã trôi dạt xa nguồn gốc đạo đức của nó.
Ngài đã đến nước này ba lần với tư cách Đức Giáo Hoàng, một dấu hiệu rằng Ngài xem đất nước này như là chiến trường quan trọng, khi Ngài cố gắng để nhắc nhở châu Âu về di sản Kitô giáo của mình, và vai trò mà Ngài tin rằng Thiên Chúa vẫn cần phải có trong cuộc sống hàng ngày hôm nay.
Mặc dù có lời than phiền thường lặp đi lặp lại của ĐTC Biển Đức XVI, Ngài không có bằng chứng rằng đạo Công giáo đang sống mạnh tốt tại châu Âu hơn, so với các buổi lễ của Đại hội Giới trẻ Thế giới đang diễn ra ở Madrid, trọng tâm chuyến thăm của Ngài. Hơn 1 triệu người trẻ đến từ 193 quốc gia dự kiến sẽ tham gia một tuần cầu nguyện, mà Giáo hội nhìn thấy như là một cách để truyền bá đức tin cho các thế hệ mới.
Nơi ĐTC Biển Đức XVI chọn để đọc thông điệp của mình ở El Escorial là có ý nghĩa: Tòa nhà cấu trúc đá granite khổng lồ được xây dựng bởi vua Philip II năm 1559 là ngai quyền lực của ông trên một đế chế rộng lớn, mà sự quan tâm quốc tế của ông là bảo vệ đức tin Công giáo, chống lại mối đe dọa của đạo Tin lành và Cải cách.
WYD 2011: Suy niệm Đàng Thánh Giá - Via Crucis - của Đức Thánh Cha
Nguyễn Trọng Đa dịch
22:10 19/08/2011
Các bạn trẻ thân mến, chúng ta đã đi đàng Thánh giá nàyvới lòng nhiệt thành và lòng đạo đức, đi theo Chúa Kitô trên con đường thương khó và cái chết của Ngài. Các lời diễn giải của các chị Dòng Nữ tử Thánh giá, là những người phục vụ người nghèo và người túng thiếu, đã giúp chúng ta đi vào mầu nhiệm Thập giá vinh quang của Chúa Kitô, trong đó chúng ta tìm thấy sự khôn ngoan thật sự của Thiên Chúa, vồn xét xử thế gian và xét xử những người tự xem mình là khôn ngoan (x. 1 Cor 1,17-19).
Chúng ta cũng đã được hỗ trợ trên hành trình đến Đồi Canvê này, bằng cách nghiêm ngắm các hình ảnh tuyệt vời từ di sản tôn giáo của các giáo phận Tây Ban Nha. Trong những hình ảnh này, đức tin và nghệ thuật đã kết hợp để thâm nhập vào trái tim của chúng ta, và kêu gọi chúng ta hoán cải. Khi việc đức tin nhìn thấy là tinh khiết và xác thực, cái đẹp sẽ tự đặt mình làm phục vụ và có thể mô tả các mầu nhiệm của ơn cứu độ chúng ta, theo một cách thức đánh động chúng ta thật sâu sắc và biến đổi tâm hồn chúng ta, như Thánh Têrêsa của Chúa Giêsu (tức thánh Têrêsa thành Avila) tự cảm nghiệm trong khi chiêm ngắm một ảnh tượng Chúa Kitô đầy thương tích (xem Tự truyện 9,1).
Trong khi chúng ta cùng đi đàng với Chúa Giêsu đến nơi Ngài hy sinh trên Đồi Canvê, những lời của Thánh Phaolô đến trong tâm trí chúng ta: "Đức Kitô đã yêu thương tôi và hiến mạng vì tôi" (Gl 2,20). Trong khuôn mặt của tình yêu quan tâm như vậy, chúng ta thấy mình cần tự hỏi, lòng đầy ngạc nhiên và sự biết ơn: chúng ta có thể làm gì cho Ngài? chúng ta sẽ đáp trả cho Ngài ra sao? Thánh Gioan đã nói ngắn gọn và súc tích: "Căn cứ vào điều này, chúng ta biết được tình yêu là gì: đó là Đức Ki-tô đã thí mạng vì chúng ta. Như vậy, cả chúng ta nữa, chúng ta cũng phải thí mạng vì anh em” (1 Ga 3,16).
Cuộc khổ nạn của Chúa Kitô thúc giục chúng ta hãy vác lên vai mình các đau khổ của thế giới, tin chắc rằng Thiên Chúa không ở xa hoặc tách rời khỏi loài người và các khổ sở của họ. Ngược lại, Ngài trở nên một với chúng ta "để chịu đau khổ với con người một cách thật sự - trong xác thịt và máu ... do đó, trong tất cả các đau khổ của con người, chúng ta cùng được tham gia với Đấng đã cảm nghiệm và mang đau khổ ấy với chúng ta; như vậy, sự an ủi (con- solatio) hiện diện trong tất cả khổ đau, sự an ủi của tình yêu từ bi của Thiên Chúa - và vì vậy ngôi sao hy vọng mọc lên" (Thông điệp Spe Salvi 39).
Các bạn trẻ thân mến, xin tình yêu Chúa Kitô đối với chúng ta gia tăng niềm vui cho các bạn, và khuyến khích các bạn đi tìm kiếm những người kém may mắn hơn. Các bạn hãy mở lòng ra với ý tưởng chia sẻ cuộc sống của mình với những người khác, như vậy các bạn chắc chắn sẽ không đi qua phía bên kia, khi đối mặt với đau khổ của con người, vì chinh ở đó Thiên Chúa mong đợi các bạn hãy trao tặng điều tốt nhất của các bạn: đó là khả năng yêu thương và cảm thông.
Các hình thức khác nhau của đau khổ, vốn đã mở ra trước mắt chúng ta trong việc Đi đàng Thánh giá này, là cách thức Chúa kêu gọi chúng ta hãy dùng cuộc sống của chúng ta đi theo bước chân của Ngài, và trở thành dấu hiệu của sự an ủi và cứu rỗi của Ngài. "Chịu đau khổ với người khác và cho người khác; chịu đau khổ vì tỉm kiếm sự thật và công lý; chịu đau khổ vì tình yêu và trở thành một con người thực sự yêu thương - đây là các yếu tố cơ bản của tình nhân loại, và việc bỏ rơi các yếu tố này sẽ phá hủy bản thân mình "(như trên).
Chúng ta hãy háo hức chào đón các giáo huấn này và đưa chúng ra thực hành. Hãy nhìn vào Chúa Kitô, Đấng bị treo trên thân gỗ sần sùi của Thánh giá, và chúng ta hãy xin Ngài dạy cho chúng ta sự khôn ngoan bí ẩn của Thánh giá, mà nhờ đó con người được sống. Thánh giá không phải là một dấu chỉ của sự thất bại, nhưng là diễn tả sự tự hiến trong tình yêu, vốn mở rộng đến sự hy sinh cao cả sự sống của Chúa. Chúa Cha muốn thể hiện tình yêu của Ngài cho chúng ta qua vòng tay của Chúa Con bị đóng đinh: bị đóng đinh vì tình yêu. Thánh Giá, bởi hình dạng và ý nghĩa của nó, đại diện cho tình yêu của Chúa Cha và Chúa Con đối với con người. Ở đây chúng ta nhận ra biểu tượng của tình yêu tối cao, vốn dạy chúng ta hãy yêu thương những gì Thiên Chúa yêu thương và trong cách mà Chúa yêu thương: đây là Tin Mừng đem hy vọng cho toàn thế giới.
Giờ đây, chúng ta hãyhướng nhìn về Đức Trinh Nữ Maria, Đấng đã được ban cho chúng ta trên Đồi Canvê để làm Mẹ chúng ta, và chúng ta hãy cầu xin Mẹ nâng đỡ chúng ta, với sự chở che yêu thương của Mẹ, trên con đường cuộc sống của chúng ta, đặc biệt khi chúng ta trải qua đêm đen đau khổ, để cho chúng ta có thể đứng vững, như Mẹ đã làm, dưới chân Thánh Giá.
Chúng ta cũng đã được hỗ trợ trên hành trình đến Đồi Canvê này, bằng cách nghiêm ngắm các hình ảnh tuyệt vời từ di sản tôn giáo của các giáo phận Tây Ban Nha. Trong những hình ảnh này, đức tin và nghệ thuật đã kết hợp để thâm nhập vào trái tim của chúng ta, và kêu gọi chúng ta hoán cải. Khi việc đức tin nhìn thấy là tinh khiết và xác thực, cái đẹp sẽ tự đặt mình làm phục vụ và có thể mô tả các mầu nhiệm của ơn cứu độ chúng ta, theo một cách thức đánh động chúng ta thật sâu sắc và biến đổi tâm hồn chúng ta, như Thánh Têrêsa của Chúa Giêsu (tức thánh Têrêsa thành Avila) tự cảm nghiệm trong khi chiêm ngắm một ảnh tượng Chúa Kitô đầy thương tích (xem Tự truyện 9,1).
Trong khi chúng ta cùng đi đàng với Chúa Giêsu đến nơi Ngài hy sinh trên Đồi Canvê, những lời của Thánh Phaolô đến trong tâm trí chúng ta: "Đức Kitô đã yêu thương tôi và hiến mạng vì tôi" (Gl 2,20). Trong khuôn mặt của tình yêu quan tâm như vậy, chúng ta thấy mình cần tự hỏi, lòng đầy ngạc nhiên và sự biết ơn: chúng ta có thể làm gì cho Ngài? chúng ta sẽ đáp trả cho Ngài ra sao? Thánh Gioan đã nói ngắn gọn và súc tích: "Căn cứ vào điều này, chúng ta biết được tình yêu là gì: đó là Đức Ki-tô đã thí mạng vì chúng ta. Như vậy, cả chúng ta nữa, chúng ta cũng phải thí mạng vì anh em” (1 Ga 3,16).
Cuộc khổ nạn của Chúa Kitô thúc giục chúng ta hãy vác lên vai mình các đau khổ của thế giới, tin chắc rằng Thiên Chúa không ở xa hoặc tách rời khỏi loài người và các khổ sở của họ. Ngược lại, Ngài trở nên một với chúng ta "để chịu đau khổ với con người một cách thật sự - trong xác thịt và máu ... do đó, trong tất cả các đau khổ của con người, chúng ta cùng được tham gia với Đấng đã cảm nghiệm và mang đau khổ ấy với chúng ta; như vậy, sự an ủi (con- solatio) hiện diện trong tất cả khổ đau, sự an ủi của tình yêu từ bi của Thiên Chúa - và vì vậy ngôi sao hy vọng mọc lên" (Thông điệp Spe Salvi 39).
Các bạn trẻ thân mến, xin tình yêu Chúa Kitô đối với chúng ta gia tăng niềm vui cho các bạn, và khuyến khích các bạn đi tìm kiếm những người kém may mắn hơn. Các bạn hãy mở lòng ra với ý tưởng chia sẻ cuộc sống của mình với những người khác, như vậy các bạn chắc chắn sẽ không đi qua phía bên kia, khi đối mặt với đau khổ của con người, vì chinh ở đó Thiên Chúa mong đợi các bạn hãy trao tặng điều tốt nhất của các bạn: đó là khả năng yêu thương và cảm thông.
Các hình thức khác nhau của đau khổ, vốn đã mở ra trước mắt chúng ta trong việc Đi đàng Thánh giá này, là cách thức Chúa kêu gọi chúng ta hãy dùng cuộc sống của chúng ta đi theo bước chân của Ngài, và trở thành dấu hiệu của sự an ủi và cứu rỗi của Ngài. "Chịu đau khổ với người khác và cho người khác; chịu đau khổ vì tỉm kiếm sự thật và công lý; chịu đau khổ vì tình yêu và trở thành một con người thực sự yêu thương - đây là các yếu tố cơ bản của tình nhân loại, và việc bỏ rơi các yếu tố này sẽ phá hủy bản thân mình "(như trên).
Chúng ta hãy háo hức chào đón các giáo huấn này và đưa chúng ra thực hành. Hãy nhìn vào Chúa Kitô, Đấng bị treo trên thân gỗ sần sùi của Thánh giá, và chúng ta hãy xin Ngài dạy cho chúng ta sự khôn ngoan bí ẩn của Thánh giá, mà nhờ đó con người được sống. Thánh giá không phải là một dấu chỉ của sự thất bại, nhưng là diễn tả sự tự hiến trong tình yêu, vốn mở rộng đến sự hy sinh cao cả sự sống của Chúa. Chúa Cha muốn thể hiện tình yêu của Ngài cho chúng ta qua vòng tay của Chúa Con bị đóng đinh: bị đóng đinh vì tình yêu. Thánh Giá, bởi hình dạng và ý nghĩa của nó, đại diện cho tình yêu của Chúa Cha và Chúa Con đối với con người. Ở đây chúng ta nhận ra biểu tượng của tình yêu tối cao, vốn dạy chúng ta hãy yêu thương những gì Thiên Chúa yêu thương và trong cách mà Chúa yêu thương: đây là Tin Mừng đem hy vọng cho toàn thế giới.
Giờ đây, chúng ta hãyhướng nhìn về Đức Trinh Nữ Maria, Đấng đã được ban cho chúng ta trên Đồi Canvê để làm Mẹ chúng ta, và chúng ta hãy cầu xin Mẹ nâng đỡ chúng ta, với sự chở che yêu thương của Mẹ, trên con đường cuộc sống của chúng ta, đặc biệt khi chúng ta trải qua đêm đen đau khổ, để cho chúng ta có thể đứng vững, như Mẹ đã làm, dưới chân Thánh Giá.
Top Stories
Pontiff's Press Conference en Route to Madrid
Jesús Colina
02:15 19/08/2011
"For Many People It Will Be the Beginning of a Friendship With God"
ABOARD THE PAPAL PLANE, AUG. 18, 2011 (Zenit.org).- Here is a transcription and translation of the press conference Benedict XVI gave today en route to Madrid, where he will lead World Youth Day.
Q: Madrid's is the 26th World Youth Day. At the beginning of your pontificate, we wondered if you would continue in your predecessor's wake. What significance do you see for these events within the pastoral strategy of the universal Church?
Benedict XVI: Dear friends, good morning. I am delighted to travel with you to Spain for this great event.
After living two World Youth Days firsthand, I can say that it was truly an inspiration given to Pope John Paul II when he created this reality: a great meeting of young people of the world with the Lord. I would say that these WYDs are a sign, a cascade of light -- they give visibility to the faith, visibility to the presence of God in the world, and thus give the courage to be believers. Often, believers feel isolated in this world, somewhat lost. Here they see that they are not alone, that there is a great network of faith, a great community of believers in the world. [They see that] it is lovely to live in this universal friendship, and in this way friendships are born that cross the borders of cultures, of countries. The birth of a universal network of friendship that unites the world with God is an important reality for the future of humanity, for the life of humanity today.
Naturally, WYD cannot be an isolated event; it is part of a greater journey. This journey of the cross must be prepared, which transmigrates to different countries and involves young people with the sign of the cross and the sign of the image of the Virgin. In this way the preparation of WYD, much more than a technical preparation -- and it is an event with many technical problems -- is an interior preparation, a going out to others and, together, to God. Thus groups of friendship are created. This universal contact opens the borders of cultures in a continuous journey, which then leads to a new summit, a new WYD. I think WYD should be considered in this sense as a sign, as part of a great journey; it creates friendships, opens borders, makes visible that it is beautiful to be with God, that God is with us. In this connection, we wish to continue with this great idea of Blessed Pope John Paul II.
Q: Europe and the Western world are going through a profound economic crisis, which also shows signs of a great social and moral crisis, of great uncertainty for the future, particularly painful for young people. What messages can the Church offer to give hope and encouragement to the young people of the world?
Benedict XVI: [We see] confirmed in the present economic crisis what has already been seen in the great preceding crisis: that an ethical dimension is not something exterior to economic problems, but an interior and fundamental dimension. The economy does not function with mercantile self-regulation alone, but it has need of an ethical reason to function for man. This can be seen in what was already said in John Paul II's first social encyclical: Man must be at the center of the economy and the economy must not be measured according to greatest profit, but according to the good of all. It includes responsibility for the other, and it really functions well only if it functions in a human way in regard to the other, in his various dimensions: responsibility with one's nation, and not just with oneself, responsibility with the world. Nations are not isolated, not even Europe is isolated, but they are responsible for the whole of humanity and must always think of addressing economic problems in a context of responsibility, in particular with the other parts of the world, with those who suffer, who are thirsty and hungry, and have no future. Hence, the third dimension of this responsibility is responsibility with the future: We know that we must protect our planet, but we must protect the functioning of the service of economic work for all and think that tomorrow is also today. If the young people of today do not find prospects in their life, our today is also mistaken, it is wrong. Therefore, the Church with her social doctrine, with her doctrine on responsibility before God, opens one to the capacity of giving up the greatest profit and seeing in realities the humanistic and religious dimension, that is, that we are made for one another and so it is also possible to open paths -- as happens with the great number of volunteers who work in different parts of the world not for themselves, but for others, and thus they find the meaning of their life. This can be achieved with an education in the great objectives, as the Church tries to do. This is essential for our future.
Q: I would like to ask you about the relationship between truth and multi-culturalism. Can insistence on the one Truth that is Christ be a problem for young people of today?
Benedict XVI: The relationship between truth and intolerance, monotheism and an incapacity for dialogue with others, is a discussion that frequently is taken up for debate regarding Christianity today. And of course it is true that in history there have been abuses, both of the concept of truth as well as the concept of monotheism. There have been abuses, but the reality is totally different, as truth is only accessible in liberty. A behavior, observances, a way of acting can be imposed with violence, but not truth. Truth opens only to free consent and, for this reason, liberty and truth are united intimately, one is condition of the other. Moreover, we seek truth, authentic values that give life to the future. Without a doubt, we do not want lies, we do not want the Positivism of norms imposed with a certain force. Only authentic values lead to the future and hence it is necessary to seek authentic values and not leave them to the will of some, not allow a positivist reason to be imposed that tells us that there is no rational truth on ethical problems and on man's great problems. This means exposing man to the will of those who have power. We must always be in search of truth, of values; we have fundamental human rights. These fundamental rights are known and recognized and, in fact, this puts us in dialogue with one another. Truth as such is open-minded, as it seeks to know better, to understand better, and it does so in dialogue with others. Thus, to seek truth and man's dignity is the best defense of liberty.
Q: What must be done for the positive experience of the WYD to continue in daily life?
Benedict XVI: God's sowing is always silent; it does not appear in the statistics, and the seed that the Lord sows with WYD is like the seed of which the Gospel speaks: part falls on the road and is lost; part falls on stone and is lost; part falls on thorns and is lost; but a part falls on good earth and gives much fruit. This is, in fact, what happens with the sowing of WYD: Much is lost and this is human. To use other words of the Lord, the mustard seed is small, but it grows and becomes a great tree. Certainly much is lost. We cannot say that starting tomorrow a great growth will begin in the Church. God does not act like this. [His seed] grows in silence. I know that other WYDs have awakened friendships, friendships for life; so many new experiences that God exists. And we trust in this silent growth, and we are certain that, although the statistics do not say much about it, the Lord's seed really grows. And for many people it will be the beginning of a friendship with God and with others, of a universality of thought, of a common responsibility that really shows that these days give fruit.
(Source: Transcription by Jesús Colina; translation by ZENIT)
ABOARD THE PAPAL PLANE, AUG. 18, 2011 (Zenit.org).- Here is a transcription and translation of the press conference Benedict XVI gave today en route to Madrid, where he will lead World Youth Day.
Q: Madrid's is the 26th World Youth Day. At the beginning of your pontificate, we wondered if you would continue in your predecessor's wake. What significance do you see for these events within the pastoral strategy of the universal Church?
Benedict XVI: Dear friends, good morning. I am delighted to travel with you to Spain for this great event.
After living two World Youth Days firsthand, I can say that it was truly an inspiration given to Pope John Paul II when he created this reality: a great meeting of young people of the world with the Lord. I would say that these WYDs are a sign, a cascade of light -- they give visibility to the faith, visibility to the presence of God in the world, and thus give the courage to be believers. Often, believers feel isolated in this world, somewhat lost. Here they see that they are not alone, that there is a great network of faith, a great community of believers in the world. [They see that] it is lovely to live in this universal friendship, and in this way friendships are born that cross the borders of cultures, of countries. The birth of a universal network of friendship that unites the world with God is an important reality for the future of humanity, for the life of humanity today.
Naturally, WYD cannot be an isolated event; it is part of a greater journey. This journey of the cross must be prepared, which transmigrates to different countries and involves young people with the sign of the cross and the sign of the image of the Virgin. In this way the preparation of WYD, much more than a technical preparation -- and it is an event with many technical problems -- is an interior preparation, a going out to others and, together, to God. Thus groups of friendship are created. This universal contact opens the borders of cultures in a continuous journey, which then leads to a new summit, a new WYD. I think WYD should be considered in this sense as a sign, as part of a great journey; it creates friendships, opens borders, makes visible that it is beautiful to be with God, that God is with us. In this connection, we wish to continue with this great idea of Blessed Pope John Paul II.
Q: Europe and the Western world are going through a profound economic crisis, which also shows signs of a great social and moral crisis, of great uncertainty for the future, particularly painful for young people. What messages can the Church offer to give hope and encouragement to the young people of the world?
Benedict XVI: [We see] confirmed in the present economic crisis what has already been seen in the great preceding crisis: that an ethical dimension is not something exterior to economic problems, but an interior and fundamental dimension. The economy does not function with mercantile self-regulation alone, but it has need of an ethical reason to function for man. This can be seen in what was already said in John Paul II's first social encyclical: Man must be at the center of the economy and the economy must not be measured according to greatest profit, but according to the good of all. It includes responsibility for the other, and it really functions well only if it functions in a human way in regard to the other, in his various dimensions: responsibility with one's nation, and not just with oneself, responsibility with the world. Nations are not isolated, not even Europe is isolated, but they are responsible for the whole of humanity and must always think of addressing economic problems in a context of responsibility, in particular with the other parts of the world, with those who suffer, who are thirsty and hungry, and have no future. Hence, the third dimension of this responsibility is responsibility with the future: We know that we must protect our planet, but we must protect the functioning of the service of economic work for all and think that tomorrow is also today. If the young people of today do not find prospects in their life, our today is also mistaken, it is wrong. Therefore, the Church with her social doctrine, with her doctrine on responsibility before God, opens one to the capacity of giving up the greatest profit and seeing in realities the humanistic and religious dimension, that is, that we are made for one another and so it is also possible to open paths -- as happens with the great number of volunteers who work in different parts of the world not for themselves, but for others, and thus they find the meaning of their life. This can be achieved with an education in the great objectives, as the Church tries to do. This is essential for our future.
Q: I would like to ask you about the relationship between truth and multi-culturalism. Can insistence on the one Truth that is Christ be a problem for young people of today?
Benedict XVI: The relationship between truth and intolerance, monotheism and an incapacity for dialogue with others, is a discussion that frequently is taken up for debate regarding Christianity today. And of course it is true that in history there have been abuses, both of the concept of truth as well as the concept of monotheism. There have been abuses, but the reality is totally different, as truth is only accessible in liberty. A behavior, observances, a way of acting can be imposed with violence, but not truth. Truth opens only to free consent and, for this reason, liberty and truth are united intimately, one is condition of the other. Moreover, we seek truth, authentic values that give life to the future. Without a doubt, we do not want lies, we do not want the Positivism of norms imposed with a certain force. Only authentic values lead to the future and hence it is necessary to seek authentic values and not leave them to the will of some, not allow a positivist reason to be imposed that tells us that there is no rational truth on ethical problems and on man's great problems. This means exposing man to the will of those who have power. We must always be in search of truth, of values; we have fundamental human rights. These fundamental rights are known and recognized and, in fact, this puts us in dialogue with one another. Truth as such is open-minded, as it seeks to know better, to understand better, and it does so in dialogue with others. Thus, to seek truth and man's dignity is the best defense of liberty.
Q: What must be done for the positive experience of the WYD to continue in daily life?
Benedict XVI: God's sowing is always silent; it does not appear in the statistics, and the seed that the Lord sows with WYD is like the seed of which the Gospel speaks: part falls on the road and is lost; part falls on stone and is lost; part falls on thorns and is lost; but a part falls on good earth and gives much fruit. This is, in fact, what happens with the sowing of WYD: Much is lost and this is human. To use other words of the Lord, the mustard seed is small, but it grows and becomes a great tree. Certainly much is lost. We cannot say that starting tomorrow a great growth will begin in the Church. God does not act like this. [His seed] grows in silence. I know that other WYDs have awakened friendships, friendships for life; so many new experiences that God exists. And we trust in this silent growth, and we are certain that, although the statistics do not say much about it, the Lord's seed really grows. And for many people it will be the beginning of a friendship with God and with others, of a universality of thought, of a common responsibility that really shows that these days give fruit.
(Source: Transcription by Jesús Colina; translation by ZENIT)
Pope: Fruits of WYD Will Grow in Silence
Zenit
02:16 19/08/2011
Says Statistics Might Miss It, But Youth Meeting Is Important for Humanity's Future
ABOARD THE PAPAL PLANE, AUG. 18, 2011 (Zenit.org).- There will not be a great transformation in the Church starting tomorrow, admits Benedict XVI. Though there are a half million young Catholics gathered in Madrid to celebrate World Youth Day with the Pope, the "seeds" of this experience are like the seeds of the Gospel -- part is lost.
But, the Holy Father said during a press conference on the papal plane in flight to Madrid, for many people, World Youth Day will be the "beginning of a friendship with God and with others." It will open them to a "universality of thought" and make them aware of a "common responsibility." So these days do give much fruit: "God's sowing is always silent; it does not appear in the statistics. … And we trust in this silent growth, and we are certain that, although the statistics do not say much about it, the Lord's seed really grows."
The Bishop of Rome answered questions ranging from how truth relates to multiculturalism, to how to give hope to young people overshadowed by a worldwide economic crisis. He was quick to affirm that World Youth Day was a divine inspiration given to his predecessor, Blessed John Paul II.
"I would say that these WYDs are a sign, a cascade of light -- they give visibility to the faith, visibility to the presence of God in the world, and thus give the courage to be believers," he said. "Often, believers feel isolated in this world, somewhat lost. Here they see that they are not alone, that there is a great network of faith, a great community of believers in the world."
The Pope noted how World Youth Day fosters friendships that cross the borders of cultures and countries. "The birth of a universal network of friendship that unites the world with God is an important reality for the future of humanity," he affirmed, "for the life of humanity today."
He recommended seeing WYD as a sign and part of a great journey. "It creates friendships, opens borders, makes visible that it is beautiful to be with God, that God is with us," he said. And, "in this connection, we wish to continue with this great idea of Blessed Pope John Paul II."
Truth and freedom
Benedict XVI reiterated one of his hallmark teachings when he was asked about the relationship between truth and multiculturalism.
The Pope noted that one of the great debates linked to Christianity today regards monotheism and an incapacity for dialogue with others.
"It is true that in history there have been abuses, both of the concept of truth as well as the concept of monotheism," he said. "There have been abuses, but the reality is totally different, as truth is only accessible in liberty."
He explained that a behavior can be imposed with violence, but truth cannot. "Truth opens only to free consent and, for this reason, liberty and truth are united intimately, one is condition of the other."
Separating truth from ethics and from man's great problems, the Pontiff warned, leads to "exposing man to the will of those who have power."
"We must always be in search of truth, of values," he affirmed. "We have fundamental human rights. These fundamental rights are known and recognized and, in fact, this puts us in dialogue with one another. Truth as such is open-minded, as it seeks to know better, to understand better, and it does so in dialogue with others. Thus, to seek truth and man's dignity is the best defense of liberty."
ABOARD THE PAPAL PLANE, AUG. 18, 2011 (Zenit.org).- There will not be a great transformation in the Church starting tomorrow, admits Benedict XVI. Though there are a half million young Catholics gathered in Madrid to celebrate World Youth Day with the Pope, the "seeds" of this experience are like the seeds of the Gospel -- part is lost.
But, the Holy Father said during a press conference on the papal plane in flight to Madrid, for many people, World Youth Day will be the "beginning of a friendship with God and with others." It will open them to a "universality of thought" and make them aware of a "common responsibility." So these days do give much fruit: "God's sowing is always silent; it does not appear in the statistics. … And we trust in this silent growth, and we are certain that, although the statistics do not say much about it, the Lord's seed really grows."
The Bishop of Rome answered questions ranging from how truth relates to multiculturalism, to how to give hope to young people overshadowed by a worldwide economic crisis. He was quick to affirm that World Youth Day was a divine inspiration given to his predecessor, Blessed John Paul II.
"I would say that these WYDs are a sign, a cascade of light -- they give visibility to the faith, visibility to the presence of God in the world, and thus give the courage to be believers," he said. "Often, believers feel isolated in this world, somewhat lost. Here they see that they are not alone, that there is a great network of faith, a great community of believers in the world."
The Pope noted how World Youth Day fosters friendships that cross the borders of cultures and countries. "The birth of a universal network of friendship that unites the world with God is an important reality for the future of humanity," he affirmed, "for the life of humanity today."
He recommended seeing WYD as a sign and part of a great journey. "It creates friendships, opens borders, makes visible that it is beautiful to be with God, that God is with us," he said. And, "in this connection, we wish to continue with this great idea of Blessed Pope John Paul II."
Truth and freedom
Benedict XVI reiterated one of his hallmark teachings when he was asked about the relationship between truth and multiculturalism.
The Pope noted that one of the great debates linked to Christianity today regards monotheism and an incapacity for dialogue with others.
"It is true that in history there have been abuses, both of the concept of truth as well as the concept of monotheism," he said. "There have been abuses, but the reality is totally different, as truth is only accessible in liberty."
He explained that a behavior can be imposed with violence, but truth cannot. "Truth opens only to free consent and, for this reason, liberty and truth are united intimately, one is condition of the other."
Separating truth from ethics and from man's great problems, the Pontiff warned, leads to "exposing man to the will of those who have power."
"We must always be in search of truth, of values," he affirmed. "We have fundamental human rights. These fundamental rights are known and recognized and, in fact, this puts us in dialogue with one another. Truth as such is open-minded, as it seeks to know better, to understand better, and it does so in dialogue with others. Thus, to seek truth and man's dignity is the best defense of liberty."
Cheering Thousands Welcome Pope to Madrid
Zenit
02:17 19/08/2011
Christ's Words Are Never Empty, He Tells Youth Day Participants
MADRID, Spain, AUG. 18, 2011 (Zenit.org).- Words can be used for entertainment or information, but the words of Jesus have another purpose, Benedict XVI is telling youth in Madrid. The words of Christ are meant to reach the heart and take root.
The Pope arrived in Madrid today to the cheers of hundreds of thousands of youth who lined the streets in welcome. As many as 1 million are expected to participate in this 26th World Youth Day, which ends Sunday.
"There are words which serve only to amuse, as fleeting as an empty breeze; others, to an extent, inform us; those of Jesus, on the other hand, must reach our hearts, take root and bloom there all our lives. If not, they remain empty and become ephemeral. They do not bring us to him and, as a result, Christ stays remote, just one voice among the many others around us which are so familiar," the Holy Father told the young people in an afternoon event at Plaza de Cibeles.
The Master, the Pontiff continued, teaches "not something learned from others, but that which he himself is, the only one who truly knows the path of man towards God, because he is the one who opened it up for us, he made it so that we might have authentic lives, lives which are always worth living, in every circumstance, and which not even death can destroy."
He has always loved you
The Bishop of Rome welcomed the youth of the world to Madrid, speaking in Spanish and then addressing a particular greeting in various languages.
His message to French-speaking youth had particular words of encouragement. Congratulating them for arriving in such great numbers, he noted that they arrive with "profound questions" and "seeking answers."
"It is always a good thing to keep seeking," he told them. "Above all, seek the Truth, which is not an idea or an ideology or a slogan, but a person: Christ, God himself, who has come into our midst! You rightly wish to plant your faith in him, to ground your life in Christ. He has always loved you and he knows you better than anyone else. May these days so rich in prayer, teaching and encounters help you to rediscover this, so that you may love him all the more."
The Holy Father also had a special message for the Poles, "countrymen of Blessed John Paul II, the founder of World Youth Day."
"I am delighted by your presence here in Madrid," Benedict XVI told them. "I pray that these will be good days, days of prayer, in which you will strengthen your relationship with Jesus. May God’s Spirit guide you."
MADRID, Spain, AUG. 18, 2011 (Zenit.org).- Words can be used for entertainment or information, but the words of Jesus have another purpose, Benedict XVI is telling youth in Madrid. The words of Christ are meant to reach the heart and take root.
The Pope arrived in Madrid today to the cheers of hundreds of thousands of youth who lined the streets in welcome. As many as 1 million are expected to participate in this 26th World Youth Day, which ends Sunday.
"There are words which serve only to amuse, as fleeting as an empty breeze; others, to an extent, inform us; those of Jesus, on the other hand, must reach our hearts, take root and bloom there all our lives. If not, they remain empty and become ephemeral. They do not bring us to him and, as a result, Christ stays remote, just one voice among the many others around us which are so familiar," the Holy Father told the young people in an afternoon event at Plaza de Cibeles.
The Master, the Pontiff continued, teaches "not something learned from others, but that which he himself is, the only one who truly knows the path of man towards God, because he is the one who opened it up for us, he made it so that we might have authentic lives, lives which are always worth living, in every circumstance, and which not even death can destroy."
He has always loved you
The Bishop of Rome welcomed the youth of the world to Madrid, speaking in Spanish and then addressing a particular greeting in various languages.
His message to French-speaking youth had particular words of encouragement. Congratulating them for arriving in such great numbers, he noted that they arrive with "profound questions" and "seeking answers."
"It is always a good thing to keep seeking," he told them. "Above all, seek the Truth, which is not an idea or an ideology or a slogan, but a person: Christ, God himself, who has come into our midst! You rightly wish to plant your faith in him, to ground your life in Christ. He has always loved you and he knows you better than anyone else. May these days so rich in prayer, teaching and encounters help you to rediscover this, so that you may love him all the more."
The Holy Father also had a special message for the Poles, "countrymen of Blessed John Paul II, the founder of World Youth Day."
"I am delighted by your presence here in Madrid," Benedict XVI told them. "I pray that these will be good days, days of prayer, in which you will strengthen your relationship with Jesus. May God’s Spirit guide you."
Vietnam: Vague d’arrestations de jeunes militants catholiques
Eglises d'Asie
10:24 19/08/2011
Au cours de la même période, dans l’ombre et sans aucune déclaration publique, la Sécurité vietnamienne entamait une vague d’arrestations d’un type nouveau, s’apparentant à des enlèvements.
L’opération a touché les milieux catholiques militants du Nord-Vietnam et particulièrement le diocèse de Vinh. Les premières arrestations ont eu lieu le 30 juillet dernier. Depuis cette date, treize jeunes catholiques, mariés pour la plupart et pères d’enfants en bas âge, ont été appréhendés : douze d’entre eux appartenaient au diocèse de Vinh, le dernier au diocèse de Thanh Hoa. Tous étaient engagés dans divers mouvements d’action catholique. A l’heure actuelle, trois des jeunes appréhendés ont été relâchés. Dix d’entre eux sont encore internés sans que l’on connaisse ni le lieu de leur détention, ni les charges retenues contre eux. Du côté des autorités civiles, aucune déclaration n’a accompagné cette série d’actions policières et aucune nouvelle des victimes n’a été fournie aux familles. Les commentateurs catholiques hésitent quant aux causes précises de cette campagne policière mais soupçonnent qu’elle est en relation avec le soutien apporté ouvertement par de nombreux catholiques au dissident Cu Huy Ha Vu récemment condamné par le Tribunal populaire suprême.
L’arrestation la plus récente a eu lieu le 16 août à Saigon, dans l’arrondissement de Thu Duc. Dans la matinée, le jeune Paul Ho Van Hoan, originaire du diocèse de Vinh, était en visite chez un de ses amis. Deux policiers, l’un en uniforme, l’autre en civil, se sont présentés à la porte de la maison et l’ont invité à venir participer à une « séance de travail » au siège de la police du quartier. Depuis lors, les parents et les proches n’ont reçu aucune nouvelle de lui. Les autorités policières n’ont émis aucune déclaration à son sujet. L’arrestation précédente s’était déroulée dans des conditions analogues. Il s’agit d’un jeune enseignant catholique, Jean-Baptiste Le Hai Châu, arrêté le 13 août en début d’après-midi alors qu’il se trouvait dans la boutique familiale. Trois agents de la Sûreté l’ont appréhendé et amené jusqu’au siège de la Sécurité du district. De là, une voiture l’a transporté vers une destination encore inconnue. Selon des informations récentes, il semble qu’il ait été ensuite relâché. Jean-Baptiste Le Hai Châu est professeur de dessin dans une école primaire de la province du Nghê An. Il est membre de l’Association des enseignants catholiques de la province.
Les premières arrestations ont eu lieu dans l’après-midi du 30 juillet vers 17h30, à l’aéroport de Saigon. La Sécurité publique y a arrêté trois jeunes catholiques du diocèse de Vinh, revenant d’un voyage touristique en Thaïlande. Pierre Ho Duc Hòa est employé dans une agence financière et membre du mouvement des chefs d’entreprise et des intellectuels catholiques (1). François-Xavier Dang Xuân Diêu, qui appartient à ce même mouvement, a aussi milité dans l’association des étudiants catholiques et est membre du groupe Jean Paul II pour la protection de la vie. Il est aussi l’auteur d’un certain nombre d’articles mis en ligne sur le site des rédemptoristes du Vietnam. Quant à Jean-Baptiste Nguyên Van Oai, originaire du même diocèse de Vinh, il est employé dans une entreprise à Binh Duong. Plus de deux semaines après leur arrestation, aucune action judiciaire n’avait encore été entamée contre eux et aucun ordre d’arrestation transmis à leurs familles.
Pierre Tran Huu Duc, Antoine Dậu Van Duong ont été enlevés par la police dans la soirée du 2 août, le jour du procès du célèbre dissident. Les deux sont étudiants, l’un en histoire, l’autre en information et communication. Ils ont été arrêtés à leur domicile respectif, dans la ville de Vinh. Le lendemain, la police a appréhendé François-Xavier Dang Xuân Tuong, étudiant diplômé en histoire, résidant également dans la ville de Vinh. Trois autres jeunes catholiques, Hoang Phong, Dang Xuân Tuong et Chu Mạnh, ont été arrêtés entre le 2 et le 6 août. Ils étaient membres, eux aussi, de l’association des étudiants catholiques de Vinh et avaient participé à diverses manifestations pacifiques pour la liberté religieuse ou le soutien de dissidents arrêtés. Parmi ces six étudiants, Hoang Phong et Dang Xuân Tuong ont été relâchés. On est encore sans nouvelles des autres.
Le 3 août, la police a appréhendé à Hanoi le plus connu de ces jeunes catholiques, Paul Lê Van Son, originaire du diocèse de Thanh Hoa. Ce jeune militant, descendant du saint martyr Paul Lê Bao Tin, membre actif du mouvement des chefs d’entreprise et des intellectuels catholiques, était surtout connu pour ses talents de journaliste-blogueur. De très nombreux articles signés de lui ont été mis en ligne sur le site des rédemptoristes vietnamiens. Il vivait à Hanoi, étroitement surveillé par la police qui venait de l’obliger à déménager lorsqu’il a été arrêté.
Deux autres arrestations ont eu le 7 août. Dans la matinée, les agents de Sécurité de la ville de Hoang Mai, province du Nghê An, ont mis la main sur Nguyên Van Duyêt. Comme l’a confirmé l’avocat Lê Quôc Quân, un des responsables du mouvement, Duyêt est également membre de l’association des chefs d’entreprise et des intellectuels catholiques. Il est aussi responsable d’une section du syndicat « Joseph ouvrier », récemment fondé pour fédérer les travailleurs.
Le même jour, les policiers sont allés chercher Pierre Nguyên Xuan Anh dans sa paroisse de la ville de Vinh où il initie les jeunes gens aux arts martiaux traditionnels vietnamiens. Arrêté dans l’après-midi, il a d’abord été ramené chez lui pour une perquisition et, ensuite, emmené, comme les autres, vers une destination inconnue.
Cette vague d’arrestations, dont le caractère provocateur a été relevé par beaucoup, a suscité des réactions immédiates, aussi bien de la part des parents et des proches des victimes que des milieux catholiques fréquentés par eux. Dès le 6 août, les responsables du mouvement des chefs d’entreprise et des intellectuels catholiques publiaient un communiqué affirmant que les jeunes catholiques arrêtés faisant partie de leur association étaient animés par des sentiments religieux et patriotiques et avaient toujours fait preuve d’une conduite irréprochable. De leur côté, les familles des victimes ont adressé une requête aux autorités locales, leur demandant de fournir des explications sur ces arrestations. L’organe d’information des religieux rédemptoristes a demandé, quant à lui, la libération immédiate des jeunes militants catholiques. D’autres responsables, comme l’avocat Lê Quôc Quân, ont également protesté publiquement. Mais ce sont les catholiques de Vinh, les paroisses rédemptoristes de Hanoi et Saigon, plus particulièrement concernés, qui ont fait preuve de la plus grande mobilisation. De nombreuses paroisses ont organisé des veillées de prière pour la libération des jeunes catholiques internés (2).
(1) Le mouvement des chefs d’entreprise et des intellectuels catholiques a été fondé dans les années 1990 par l’ancien archevêque de Hanoï, le cardinal Tung. Mais ce n’est que ces dernières années que le mouvement s’est organisé et s’est développé surtout dans les diocèses du Nord-Vietnam.
(2) Cf. site des rédemptoristes (VRNs), VietCatholic News, Radio Free Asia.
(Source: Eglises d'Asie, 19 août 2011)
Tin Giáo Hội Việt Nam
WYD 2011: Học hỏi Giáo Lý đề tài 2: “Bén rễ sâu trong Đức Kitô”
LM Sephanô Bùi Thượng Lưu
01:58 19/08/2011
Học hỏi Giáo Lý đề tài 2: “Bén rễ sâu trong Đức Kitô”
và Thánh Lễ sáng 18.8.2011
của đoàn Việt Nam tham dự ĐHGTTG Madrid
Vào lúc 10g sáng hôm nay 18.8.2011, các bạn trẻ Việt Nam từ khắp nơi đã tụ tập về nhà thờ giáo xứ Cristo de la Paz ở vùng ngoại ô phía nam Madrid để tham dự buổi sinh hoạt thứ hai dành riêng cho đoàn Việt Nam.
Xem hình ảnh Buổi Giáo Lý (Photos: LM Tuấn)
Xem hình ảnh Thánh Lễ (Photos: LM Lưu)
Trước giờ học hỏi Giáo lý, các bạn trẻ đã sinh hoạt với nhau qua các bài hát vui tươi và đầy ý nghĩa, kèm theo các trò chơi linh động do các hoạt náo viên phụ trách.
ĐC Giuse Vũ Văn Thiên, Giám Mục giáo phận Hải Phòng, kiêm chủ tịch ủy ban mục vụ sinh hoạt giới trẻ toàn quốc của HĐGMVN, đã hướng dẫn và trình bầy đề tài Giáo Lý hôm nay: “Bén rễ sâu trong Đức Kitô”. Bài Giáo Lý được trình bầy thật ngắn gọn và cô động, nhưng rất cụ thể, giúp các bạn trẻ có thể dễ hiểu và ghi nhận được những điểm chính yếu. Đức Cha đã chia và trình bầy bài Giáo Lý qua ba phần chính. Sau mỗi phần, có các bài hát hoặc trò chơi để giúp các bạn trẻ thư giãn. Sau đây là tóm lược các ý chính của bài giáo lý:
Phần 1: Bén rễ sâu trong Đức Kitô là ý thức mình đã lãnh nhận Bí tích Rửa Tội:
-Cây phải có rễ sâu mới sum sê, mới đơm hoa kết trái (rễ cây là mặt chìm; thân cành hoa trái là mặt nổi).
-Nhà cũng phải có nền có móng, nhà mới đứng vững (nền nhà là mặt chìm; tòa nhà là mặt nổi)…
Kitô hữu nào càng bén rễ sâu vào Đức Kitô, càng xây dựng tòa nhà thiêng liêng của mình trên nền tảng Giêsu, thì càng vững chắc và càng sinh nhiều hoa trái…
-Tại sao phải ý thức mình đã được lãnh nhận Phép Thánh Tẩy? Thưa là vì Bí Tích này là khởi đầu và nền tảng của đời sống Kitô hữu. Chúng ta được trở nên con Thiên Chúa, chi thể của Đức Kitô và Đền Thờ của Chúa Thánh Thần.
-Bí tích Rửa Tội mở đường cho Kitô hữu hiệp thông với Thiên Chúa Ba Ngôi là nguồn tình yêu, là nguồn sự sống và là nguồn ân thánh. Làm Kitô hữu là con Cha trên trời và là anh chị em với nhau.
-Ba lời hứa khi lãnh nhận Phép Rửa làm cho Kitô hữu chọn điều lành, tránh dữ. Chiến đấu chống lại thần dữ để thanh tẩy và trở nên thánh. Đó là ơn gọi cao đẹp.
Phần 2: Bén rễ sâu trong Đức Kitô là ý thức mình thuộc về gia đình Hội Thánh:
-Qua Phép Rửa chúng ta là thành phần dân riêng của Chúa, là chi thể trong nhiệm thể và là anh em với nhau trong một gia đình của Hội Thánh. Nhờ đó, các bạn trẻ từ khắp năm châu, thuộc đủ mọi mầu da, mọi tiếng nói, nhưng chúng ta vẫn tay bắt mặt mừng, kết tình thân ái với nhau trong những ngày ĐHGTTG này. Những ngày Đại Hội này chúng ta sống và cảm nghiệm gia đình Hội Thánh không biên giới, chan hòa yêu thương và hiệp thông trong cùng một niềm tin, cậy, mến.
-Chúng ta ở trong căn nhà của Giáo Hội, ở trong con thuyền của Hội Thánh, cùng đồng hành với nhau. Giáo hội này Chúa đã thiết lập trên đá tảng Pherô. Nên không có ai ở ngoài…
-Giáo hội cụ thể hơn nữa là chính mỗi người chúng ta, là chính cộng đoàn, giáo xứ nơi chúng ta đang sinh sống…
-Hai câu hỏi căn bản được đặt ra cho mỗi Kitô hữu: Đâu là vị trí, chỗ đứng của tôi trong gia đình Hội Thánh? Giáo Hội mong đợi kỳ vọng gì nơi tôi?
-Gương của Thánh nữ Têrexa Hài Đồng Giêsu: ơn gọi của tôi chính là tình yêu. Như vậy ơn gọi của mỗi tín hữu Chúa Kitô, của mỗi bạn trẻ cũng là ơn gọi sống yêu thương và xây dựng hiệp nhất trong Đức Kitô, qua đời sống cá nhân và gia đình.
Phần 3: Bén rễ sâu trong Đức Kitô là lắng nghe và thực hành Lời Chúa.
-Lời Chúa trong dụ ngôn người gieo giống: hạt giống gieo trên đá sỏi, gieo bên vệ đường, rơi vào bụi gai và rơi vào đất tốt.
-Tín hữu đâm rễ sâu vào Chúa Kitô là xây nhà mình trên đá, chứ không xây trên cát!
-Kinh Thánh là cuốn sách chỉ nam và nền tảng đức tin của Kitô hữu…Có bốn Thánh Sử chép 4 sách Phúc Âm, ghi lại cuộc đời và những Lời của Chúa…Nhưng mỗi tín hữu của Chúa phải là một cuốn Phúc Âm sống, nghĩa là để cho Lời Chúa hướng dẫn cách ăn nết ở của mình, mỗi ngày để cho Chúa lớn lên trong ngôn hành…giống như thánh Phaolô đã quả quyết: tôi sống không phải là tôi sống nhưng là Chúa Kitô sống trong tôi.
(Xin mời quý độc giả học hỏi đề tài Giáo Lý của chính Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên dưới đây)
Cao điểm buổi sinh hoạt hôm nay, chính là Thánh lễ kính danh thánh Đức Kitô do Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh chủ tế, cùng đồng tế với Ngài có Đức Cha Giuse Thiên và 39 linh mục Việt Nam hiện diện.
Thánh lễ đã diễn ra thật sốt sắng. Đặc biệt trong phần trao bình an, Đức Cha đã xin mọi người ca bài “đâu có tình yêu thương” và mời mọi người đến trao tặng cho nhau sự bình an của Chúa Kitô.
Kết thúc Thánh lễ, Đức Cha chủ tế đã mời tất cả cộng đoàn cùng hát bài Kinh Hòa Bình của nhạc sĩ Kim Long, vừa hát vừa làm những cử động theo đúng tâm tình của bài hát, và cùng hiệp thông cầu nguyện cho tất cả các bạn trẻ tham dự ĐHGTTG, cầu nguyện cho Giáo Hội Tây Ban Nha, đặc biệt cầu nguyện cho Giáo Hội và Quê Hương Việt Nam
Trong bài giảng, Đức Cha Giuse Linh đã chia sẻ về sứ mệnh truyền giáo, mang danh thánh của Chúa loan truyền khắp nơi.. Xin mời nghe bài giảng của Ngài.
Theo chương trình vào 10 giờ sáng thứ sáu 19.8.2011, hai Đức Cha sẽ tiếp tục hướng dẫn các giờ Giáo Lý, hội thảo và sinh hoạt chung lần chót. Sau đó cùng dâng Thánh Lễ tạ ơn. Trước Thánh lễ ngoài giờ Giáo Lý, sẽ có nghi thức Thống hối chuẩn bị cho các trẻ cảm nghiệm tình yêu tha thứ của Chúa qua việc xưng thú tội lỗi.
Cũng sẽ có nghi thức tặng quà và cám ơn cha xứ, các tình nguyện viên đã giúp đỡ đoàn Việt Nam…
Xin ghi lại đây địa chỉ
Địa điểm sinh hoạt giáo lý cho đoàn Việt Nam:
Giáo xứ Cristo de la Paz,
Calle de Porto Alegre, 8 - 28019 Madrid.
Nằm trong vùng ngoại ô Parque de los Castillos Madrid
Trạm xe Metro URGEL, đường số 5 ( hướng Casa del Campo và hoặc Alemada de Osuna)
Giáo xứ cách trạm xe Metro Urgel chừng 1 cây số đi bộ.
và Thánh Lễ sáng 18.8.2011
của đoàn Việt Nam tham dự ĐHGTTG Madrid
Vào lúc 10g sáng hôm nay 18.8.2011, các bạn trẻ Việt Nam từ khắp nơi đã tụ tập về nhà thờ giáo xứ Cristo de la Paz ở vùng ngoại ô phía nam Madrid để tham dự buổi sinh hoạt thứ hai dành riêng cho đoàn Việt Nam.
Xem hình ảnh Buổi Giáo Lý (Photos: LM Tuấn)
Xem hình ảnh Thánh Lễ (Photos: LM Lưu)
Trước giờ học hỏi Giáo lý, các bạn trẻ đã sinh hoạt với nhau qua các bài hát vui tươi và đầy ý nghĩa, kèm theo các trò chơi linh động do các hoạt náo viên phụ trách.
ĐC Giuse Vũ Văn Thiên, Giám Mục giáo phận Hải Phòng, kiêm chủ tịch ủy ban mục vụ sinh hoạt giới trẻ toàn quốc của HĐGMVN, đã hướng dẫn và trình bầy đề tài Giáo Lý hôm nay: “Bén rễ sâu trong Đức Kitô”. Bài Giáo Lý được trình bầy thật ngắn gọn và cô động, nhưng rất cụ thể, giúp các bạn trẻ có thể dễ hiểu và ghi nhận được những điểm chính yếu. Đức Cha đã chia và trình bầy bài Giáo Lý qua ba phần chính. Sau mỗi phần, có các bài hát hoặc trò chơi để giúp các bạn trẻ thư giãn. Sau đây là tóm lược các ý chính của bài giáo lý:
Phần 1: Bén rễ sâu trong Đức Kitô là ý thức mình đã lãnh nhận Bí tích Rửa Tội:
-Cây phải có rễ sâu mới sum sê, mới đơm hoa kết trái (rễ cây là mặt chìm; thân cành hoa trái là mặt nổi).
-Nhà cũng phải có nền có móng, nhà mới đứng vững (nền nhà là mặt chìm; tòa nhà là mặt nổi)…
Kitô hữu nào càng bén rễ sâu vào Đức Kitô, càng xây dựng tòa nhà thiêng liêng của mình trên nền tảng Giêsu, thì càng vững chắc và càng sinh nhiều hoa trái…
-Tại sao phải ý thức mình đã được lãnh nhận Phép Thánh Tẩy? Thưa là vì Bí Tích này là khởi đầu và nền tảng của đời sống Kitô hữu. Chúng ta được trở nên con Thiên Chúa, chi thể của Đức Kitô và Đền Thờ của Chúa Thánh Thần.
-Bí tích Rửa Tội mở đường cho Kitô hữu hiệp thông với Thiên Chúa Ba Ngôi là nguồn tình yêu, là nguồn sự sống và là nguồn ân thánh. Làm Kitô hữu là con Cha trên trời và là anh chị em với nhau.
-Ba lời hứa khi lãnh nhận Phép Rửa làm cho Kitô hữu chọn điều lành, tránh dữ. Chiến đấu chống lại thần dữ để thanh tẩy và trở nên thánh. Đó là ơn gọi cao đẹp.
Phần 2: Bén rễ sâu trong Đức Kitô là ý thức mình thuộc về gia đình Hội Thánh:
-Qua Phép Rửa chúng ta là thành phần dân riêng của Chúa, là chi thể trong nhiệm thể và là anh em với nhau trong một gia đình của Hội Thánh. Nhờ đó, các bạn trẻ từ khắp năm châu, thuộc đủ mọi mầu da, mọi tiếng nói, nhưng chúng ta vẫn tay bắt mặt mừng, kết tình thân ái với nhau trong những ngày ĐHGTTG này. Những ngày Đại Hội này chúng ta sống và cảm nghiệm gia đình Hội Thánh không biên giới, chan hòa yêu thương và hiệp thông trong cùng một niềm tin, cậy, mến.
-Chúng ta ở trong căn nhà của Giáo Hội, ở trong con thuyền của Hội Thánh, cùng đồng hành với nhau. Giáo hội này Chúa đã thiết lập trên đá tảng Pherô. Nên không có ai ở ngoài…
-Giáo hội cụ thể hơn nữa là chính mỗi người chúng ta, là chính cộng đoàn, giáo xứ nơi chúng ta đang sinh sống…
-Hai câu hỏi căn bản được đặt ra cho mỗi Kitô hữu: Đâu là vị trí, chỗ đứng của tôi trong gia đình Hội Thánh? Giáo Hội mong đợi kỳ vọng gì nơi tôi?
-Gương của Thánh nữ Têrexa Hài Đồng Giêsu: ơn gọi của tôi chính là tình yêu. Như vậy ơn gọi của mỗi tín hữu Chúa Kitô, của mỗi bạn trẻ cũng là ơn gọi sống yêu thương và xây dựng hiệp nhất trong Đức Kitô, qua đời sống cá nhân và gia đình.
Phần 3: Bén rễ sâu trong Đức Kitô là lắng nghe và thực hành Lời Chúa.
-Lời Chúa trong dụ ngôn người gieo giống: hạt giống gieo trên đá sỏi, gieo bên vệ đường, rơi vào bụi gai và rơi vào đất tốt.
-Tín hữu đâm rễ sâu vào Chúa Kitô là xây nhà mình trên đá, chứ không xây trên cát!
-Kinh Thánh là cuốn sách chỉ nam và nền tảng đức tin của Kitô hữu…Có bốn Thánh Sử chép 4 sách Phúc Âm, ghi lại cuộc đời và những Lời của Chúa…Nhưng mỗi tín hữu của Chúa phải là một cuốn Phúc Âm sống, nghĩa là để cho Lời Chúa hướng dẫn cách ăn nết ở của mình, mỗi ngày để cho Chúa lớn lên trong ngôn hành…giống như thánh Phaolô đã quả quyết: tôi sống không phải là tôi sống nhưng là Chúa Kitô sống trong tôi.
(Xin mời quý độc giả học hỏi đề tài Giáo Lý của chính Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên dưới đây)
Cao điểm buổi sinh hoạt hôm nay, chính là Thánh lễ kính danh thánh Đức Kitô do Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh chủ tế, cùng đồng tế với Ngài có Đức Cha Giuse Thiên và 39 linh mục Việt Nam hiện diện.
Thánh lễ đã diễn ra thật sốt sắng. Đặc biệt trong phần trao bình an, Đức Cha đã xin mọi người ca bài “đâu có tình yêu thương” và mời mọi người đến trao tặng cho nhau sự bình an của Chúa Kitô.
Kết thúc Thánh lễ, Đức Cha chủ tế đã mời tất cả cộng đoàn cùng hát bài Kinh Hòa Bình của nhạc sĩ Kim Long, vừa hát vừa làm những cử động theo đúng tâm tình của bài hát, và cùng hiệp thông cầu nguyện cho tất cả các bạn trẻ tham dự ĐHGTTG, cầu nguyện cho Giáo Hội Tây Ban Nha, đặc biệt cầu nguyện cho Giáo Hội và Quê Hương Việt Nam
Trong bài giảng, Đức Cha Giuse Linh đã chia sẻ về sứ mệnh truyền giáo, mang danh thánh của Chúa loan truyền khắp nơi.. Xin mời nghe bài giảng của Ngài.
Theo chương trình vào 10 giờ sáng thứ sáu 19.8.2011, hai Đức Cha sẽ tiếp tục hướng dẫn các giờ Giáo Lý, hội thảo và sinh hoạt chung lần chót. Sau đó cùng dâng Thánh Lễ tạ ơn. Trước Thánh lễ ngoài giờ Giáo Lý, sẽ có nghi thức Thống hối chuẩn bị cho các trẻ cảm nghiệm tình yêu tha thứ của Chúa qua việc xưng thú tội lỗi.
Cũng sẽ có nghi thức tặng quà và cám ơn cha xứ, các tình nguyện viên đã giúp đỡ đoàn Việt Nam…
Xin ghi lại đây địa chỉ
Địa điểm sinh hoạt giáo lý cho đoàn Việt Nam:
Giáo xứ Cristo de la Paz,
Calle de Porto Alegre, 8 - 28019 Madrid.
Nằm trong vùng ngoại ô Parque de los Castillos Madrid
Trạm xe Metro URGEL, đường số 5 ( hướng Casa del Campo và hoặc Alemada de Osuna)
Giáo xứ cách trạm xe Metro Urgel chừng 1 cây số đi bộ.
Vài ghi nhận về ngày thứ 2 tại WYD 2011 Madrid
Sr Minh Du
10:30 19/08/2011
WYD 2011- Ngày 2 của Đại hội: Chờ đón ĐGH và học Giáo lý: "Bén rễ sâu trong Đức Kitô"
Madrid 18.8.2011 - Thánh lễ xong đã 2g chiều, cha linh hoạt viên thông báo: có hai tin, một tốt một xấu, muốn nghe cái nào trước, cả nhà thờ muốn nghe tin tốt và mọi người vỡ òa lên vỗ tay khi nghe thông báo Đức Giáo Hoàng đã đặt chân đến Madrid. Tin thứ hai: vì cuộc biểu tình tối hôm qua nên Metro đình công không chạy. Mọi người buồn bã vì muốn đi đón Đức Thánh Cha phải đến quảng trường Cibeles, mà từ chỗ ở đến nơi đó cũng mất 2 giờ đồng hồ đi bộ… đang khi còn lưỡng lự thì thông báo mới đến làm nức lòng người : Metro đã hoạt động trở lại.
4g30 chúng tôi có mặt tại quảng trường Cibeles, nơi đón chào đón Đức Giáo Hoàng Bêndicto XVI. Hôm nay những màn hình mới được gắn thêm. Nắng như đổ lửa, dòng người từ khắp các nơi đổ về ngày một đông hơn. Lửa như được thắp lên tại quảng trường Cibeles. Mặc kệ nắng, mặc kệ đông, không ai bảo ai cùng hát, cùng ca, cùng nhảy, cùng vỗ tay… mọi ngườ cười nói như là trẻ con, hồn nhiên vui tươi đây phấn khởi. Rồi chúng tôi cũng được nhìn thấy Đức Giáo Hoàng qua màn hình, thấy Ngài phát biểu, thấy mọi người ca hát trên màn hình. Vì không mang theo radio nên chẳng hiểu gì ngôn ngữ Tây Ban Nha, thế mà như cùng một ngôn ngữ, mọi người hòa chung tiếng vỗ tay sau bài phát biểu của Ngài. Quảng trường Cibeles thật tuyệt vời, nó chứng kiến hàng vạn, hàng gàn các bạn trẻ từ khắp nơi đến, đứng ngồi, nằm trên mặt đường dù nhựa đường hắt lên như muốn “rô-ti” người ta. Niềm tin là đây, chứng từ là đây. Mặc kệ những biểu tình diễn ra đêm hôm qua tại quảng trường ( tôi cũng có mặt tại đó và bị kẹt cứng hơn 1 giờ đồng hồ). Niềm tin và tình thương mến của các bạn trẻ, của những con người tương lai của giáo hội vẫn còn đó tràn đầy hy vọng và niềm tin cùng nét trẻ trung yêu đời.
Trời thật nóng, trạm xe bus bảng điện tử hiện lên 34 độ C, nhưng có lẽ hơn thế nữa, vì các bạn trẻ không chịu nổi nên lấy nước uống tưới lên người, xa xa xe xịt nước cũng đang xịt các bạn trẻ phía trước tôi. Trên một căn nhà cao tầng, người dân mang từng xô nước dội xuống biển người đang trong cơn nóng. Một số dân địa phương làm những xe đẩy đi bán nước và thức uống nhẹ có gas.
Trong ngày hôm nay, tôi chuẩn bị máy chụp hình thật kỹ để chụp các Soeurs đi ĐHGT, mỗi người một vẻ ở mỗi một tư thế khác nhau. Xin được chia sẻ với quý Soeurs ở nhà nhé.
Khi đang ngồi viết những dòng này thì trời Madrid đã là 8g30 tối (1g30 phút sáng giờ VN), thế nhưng mặt trời vẫn chói chang, người vẫn đi lại tấp nập trên phố…
Đêm nay Đức Giáo Hoàng có mặt ở đây… có lẽ nhiều trái tim trẻ sẽ cùng thức với Ngài trong đêm đầu tiên chăng !?
Madrid 18.8.2011 - Thánh lễ xong đã 2g chiều, cha linh hoạt viên thông báo: có hai tin, một tốt một xấu, muốn nghe cái nào trước, cả nhà thờ muốn nghe tin tốt và mọi người vỡ òa lên vỗ tay khi nghe thông báo Đức Giáo Hoàng đã đặt chân đến Madrid. Tin thứ hai: vì cuộc biểu tình tối hôm qua nên Metro đình công không chạy. Mọi người buồn bã vì muốn đi đón Đức Thánh Cha phải đến quảng trường Cibeles, mà từ chỗ ở đến nơi đó cũng mất 2 giờ đồng hồ đi bộ… đang khi còn lưỡng lự thì thông báo mới đến làm nức lòng người : Metro đã hoạt động trở lại.
4g30 chúng tôi có mặt tại quảng trường Cibeles, nơi đón chào đón Đức Giáo Hoàng Bêndicto XVI. Hôm nay những màn hình mới được gắn thêm. Nắng như đổ lửa, dòng người từ khắp các nơi đổ về ngày một đông hơn. Lửa như được thắp lên tại quảng trường Cibeles. Mặc kệ nắng, mặc kệ đông, không ai bảo ai cùng hát, cùng ca, cùng nhảy, cùng vỗ tay… mọi ngườ cười nói như là trẻ con, hồn nhiên vui tươi đây phấn khởi. Rồi chúng tôi cũng được nhìn thấy Đức Giáo Hoàng qua màn hình, thấy Ngài phát biểu, thấy mọi người ca hát trên màn hình. Vì không mang theo radio nên chẳng hiểu gì ngôn ngữ Tây Ban Nha, thế mà như cùng một ngôn ngữ, mọi người hòa chung tiếng vỗ tay sau bài phát biểu của Ngài. Quảng trường Cibeles thật tuyệt vời, nó chứng kiến hàng vạn, hàng gàn các bạn trẻ từ khắp nơi đến, đứng ngồi, nằm trên mặt đường dù nhựa đường hắt lên như muốn “rô-ti” người ta. Niềm tin là đây, chứng từ là đây. Mặc kệ những biểu tình diễn ra đêm hôm qua tại quảng trường ( tôi cũng có mặt tại đó và bị kẹt cứng hơn 1 giờ đồng hồ). Niềm tin và tình thương mến của các bạn trẻ, của những con người tương lai của giáo hội vẫn còn đó tràn đầy hy vọng và niềm tin cùng nét trẻ trung yêu đời.
Trời thật nóng, trạm xe bus bảng điện tử hiện lên 34 độ C, nhưng có lẽ hơn thế nữa, vì các bạn trẻ không chịu nổi nên lấy nước uống tưới lên người, xa xa xe xịt nước cũng đang xịt các bạn trẻ phía trước tôi. Trên một căn nhà cao tầng, người dân mang từng xô nước dội xuống biển người đang trong cơn nóng. Một số dân địa phương làm những xe đẩy đi bán nước và thức uống nhẹ có gas.
Trong ngày hôm nay, tôi chuẩn bị máy chụp hình thật kỹ để chụp các Soeurs đi ĐHGT, mỗi người một vẻ ở mỗi một tư thế khác nhau. Xin được chia sẻ với quý Soeurs ở nhà nhé.
Khi đang ngồi viết những dòng này thì trời Madrid đã là 8g30 tối (1g30 phút sáng giờ VN), thế nhưng mặt trời vẫn chói chang, người vẫn đi lại tấp nập trên phố…
Đêm nay Đức Giáo Hoàng có mặt ở đây… có lẽ nhiều trái tim trẻ sẽ cùng thức với Ngài trong đêm đầu tiên chăng !?
Cả Thế Giới trông đợi Papa Benedicto XVI tại Madrid
Tuyết Mai
21:49 19/08/2011
Mấy hôm nay trên màn hình của CTV Internet Live, tôi và rất nhiều anh chị em đã chứng kiến thật đầy đủ và thật tận mắt, nhân chứng của tình yêu, mà mỗi một con người là một hữu thể, giúp cho thế giới thấy rằng Tình Yêu của Thiên Chúa, đang hiện diện với tất cả mọi người chúng ta; có mặt cũng như vắng mặt. Trong tâm hồn và trong trái tim rực lửa của chúng ta. Không ai là người mang danh Kitô lại không cảm nhận được Tình Yêu Thiên Chúa đang có mặt tại Madrid. Không ai lại không cảm động khi nhìn thấy cả triệu người có mặt là Kitô hay không Kitô, đứng làm giàn chào để đón đợi thật long trọng và thật khấp khởi với niềm vui xúc động có dâng lâng lâng trong lòng.
Riêng tôi, sự cảm động ấy đã có lúc dâng trào trong lòng và trong tận trái tim tôi. Vâng, thưa Papa Benedicto XVI! Những lời chào mừng và đón rước ngài chẳng những chỉ riêng cho Madrid, Spain, mà còn là của cả thế giới. Với tiếng vang dậy từ khắp mọi ngả đường mà chiếc xe Pope mobile của ngài đi qua, là những tiếng Viva Papa Benedicto được cất to lên trên từng mọi môi miệng của mọi người. Từ những đứa con nít cho đến thanh niên thiếu nữ, người đứng tuổi, và cả người già, không trừ một ai. Người ngoại giáo thì sự tò mò của họ cũng muốn biết Papa Benedicto là ai?. Và đương nhiên sự tò mò ấy họ sẽ được cắt nghĩa cho hiểu một cách thỏa đáng nhất. Sự tò mò của họ sẽ là niềm vui khó tả cho chính họ, vì ít nhất đã làm cho họ được vui nhộn trong mấy ngày Đại Hội, mà ít khi được thấy trên khắp mọi ngả đường như vậy!.
Có phải Ngày Đại Hội Giới Trẻ, đã và đang làm cho toàn thế giới, có được Niềm Tin Vui trở lại, và muốn được củng cố Niềm Tin ấy, do từ sự khao khát mong đợi của tất cả các anh chị em bạn trẻ và từ niềm trông đợi của Papa Benedicto XVI rất thân thương muốn được gặp tất cả anh chị em bạn trẻ của chúng ta?. Ngài là ai thưa anh chị em?. Có phải ngài đại diện cho Hội Thánh Chúa là Chúa Giêsu Kitô của chúng ta và ngài là người kế vị của Thánh Phêrô tông đồ nguyên thủy của Chúa?. Vâng, thưa đúng như vậy!. Lòng tôi thật rộn rã khi được coi những gì trước mắt tôi, không muốn bỏ sót điều gì. Trong màn hình tuy được tôi phóng đại nhưng cũng đủ lớn để cho trái tim của tôi nó lớn thêm và sự hãnh diện trong tôi cũng to lên gấp nghìn. Không riêng gì tôi, mà hẳn nhiên ai là con cái Chúa, cũng cảm động và cảm thấy chộn rộn một niềm vui thật to lớn trong lòng. Niềm vui ấy và niềm tin ấy, chẳng phải tất cả chúng ta cảm thấy giống như mình đang ở trong màn hình ấy?. Đang hiện diện tại nơi ấy (Madrid) mà cùng đón chào Papa Benedicto của chúng ta đi ngang đó hay sao?.
Là người Công Giáo, chúng ta thật phải hãnh diện vì chúng ta là con cái của Thiên Chúa. Chúng ta hết thảy phải hãnh diện với thế giới rằng, Đạo Công Giáo là một đạo chân chính đã có từ trước muôn đời; là Giáo Hội Chúa duy nhất có từ khi được Chúa Giêsu lập ra khi đã trao trách nhiệm cho Thánh Phêrô làm đầu của Giáo Hội từ thời tiên khởi. Giáo Hội Công Giáo duy nhất của chúng ta là có Luật Lệ và phẩm trật trên dưới đàng hoàng, mà người đại diện chung, cao hết thảy là Papa Benedicto XVI hiện thời, và tất cả những người kế vị trước như ngài, đã qua đời.
Con số 5000 người phản đối sự hiện diện của Papa Benedicto, tôi không thấy họ ở nơi đâu, so với con số đứng chật ních người và người, đứng làm giàn chào ngài cả bao nhiêu cây số dài; từ khán đài cho đến nơi ngài trú ngụ. Không có khúc nào mà tôi không thấy người ta đứng đón đợi ngài đi qua. Làm cho tôi có cảm tưởng cả Madrid đã phải ra ngoài mà đón chào ngài để họ được ngài chúc lành. Làm cho tôi có cảm tưởng rằng cả Madrid đã không có ai buồn ngủ vì họ ở đầy ngoài đường. Làm cho tôi có cảm tưởng rằng chính tôi cũng đã vui lây với họ, và không gì củng cố thêm niềm tin cho tôi, tuyệt đối vào một Thiên Chúa quyền năng vô song mà tôi đang tôn thờ. Và trên màn hình đã làm cho tôi có cảm tưởng rằng tôi đang có chung niềm vui cùng tất cả mọi anh chị em của tôi trên toàn thế giới, đã đang sống những ngày vui tại Madrid mà bao nhiêu năm trời họ đã trông đợi.
Thưa Papa Benedicto XVI! Con hy vọng có ai đó thông dịch những cảm tưởng của con cho Papa nghe để Papa hiểu rằng cả thế giới đang vui mừng vì sự có mặt của Papa tại Madrid và tất cả đang cầu nguyện cho sức khỏe của ngài. Vì ngài là người đại diện của Đạo Công Giáo trên khắp toàn thế giới chúng con. Vì ngài là vị cha chung của toàn nhân loại chúng con, mà chính Thiên Chúa đã yêu thương tuyển chọn ngài, làm Vị Mục Tử nhân lành. Ngài luôn đem yêu thương và hòa bình của Thiên Chúa đến cho toàn thể nhân loại con người của chúng con. Sự có mặt của ngài hẳn làm cho thế giới phải tự hỏi họ rằng, con đường đức tin của họ đang đi, có đúng đường hay không??. Con hy vọng rằng ngày Giới Trẻ Thế Giới, hằng 3 năm một, là khí cụ phi thường giúp cho muôn người được trở lại đạo. Và cho họ câu trả lời, đâu là Đường, Đạo duy nhất mà giúp họ sống muôn đời Yêu Thương. Một tình yêu chân chính để giúp chúng con hết thảy cùng tìm đến Nước Trời. Một nơi có tình yêu trọn hảo muôn đời của Thiên Chúa Cha, Chúa Con, và Chúa Thánh Thần. Cùng với Đức Mẹ vô cùng yêu dấu, tất cả Triều Thần thiên quốc, các Thánh, và tất cả anh chị em. Sẽ muôn đời sống trong hạnh phúc trong yêu thương một nhà. Amen.
Riêng tôi, sự cảm động ấy đã có lúc dâng trào trong lòng và trong tận trái tim tôi. Vâng, thưa Papa Benedicto XVI! Những lời chào mừng và đón rước ngài chẳng những chỉ riêng cho Madrid, Spain, mà còn là của cả thế giới. Với tiếng vang dậy từ khắp mọi ngả đường mà chiếc xe Pope mobile của ngài đi qua, là những tiếng Viva Papa Benedicto được cất to lên trên từng mọi môi miệng của mọi người. Từ những đứa con nít cho đến thanh niên thiếu nữ, người đứng tuổi, và cả người già, không trừ một ai. Người ngoại giáo thì sự tò mò của họ cũng muốn biết Papa Benedicto là ai?. Và đương nhiên sự tò mò ấy họ sẽ được cắt nghĩa cho hiểu một cách thỏa đáng nhất. Sự tò mò của họ sẽ là niềm vui khó tả cho chính họ, vì ít nhất đã làm cho họ được vui nhộn trong mấy ngày Đại Hội, mà ít khi được thấy trên khắp mọi ngả đường như vậy!.
Có phải Ngày Đại Hội Giới Trẻ, đã và đang làm cho toàn thế giới, có được Niềm Tin Vui trở lại, và muốn được củng cố Niềm Tin ấy, do từ sự khao khát mong đợi của tất cả các anh chị em bạn trẻ và từ niềm trông đợi của Papa Benedicto XVI rất thân thương muốn được gặp tất cả anh chị em bạn trẻ của chúng ta?. Ngài là ai thưa anh chị em?. Có phải ngài đại diện cho Hội Thánh Chúa là Chúa Giêsu Kitô của chúng ta và ngài là người kế vị của Thánh Phêrô tông đồ nguyên thủy của Chúa?. Vâng, thưa đúng như vậy!. Lòng tôi thật rộn rã khi được coi những gì trước mắt tôi, không muốn bỏ sót điều gì. Trong màn hình tuy được tôi phóng đại nhưng cũng đủ lớn để cho trái tim của tôi nó lớn thêm và sự hãnh diện trong tôi cũng to lên gấp nghìn. Không riêng gì tôi, mà hẳn nhiên ai là con cái Chúa, cũng cảm động và cảm thấy chộn rộn một niềm vui thật to lớn trong lòng. Niềm vui ấy và niềm tin ấy, chẳng phải tất cả chúng ta cảm thấy giống như mình đang ở trong màn hình ấy?. Đang hiện diện tại nơi ấy (Madrid) mà cùng đón chào Papa Benedicto của chúng ta đi ngang đó hay sao?.
Là người Công Giáo, chúng ta thật phải hãnh diện vì chúng ta là con cái của Thiên Chúa. Chúng ta hết thảy phải hãnh diện với thế giới rằng, Đạo Công Giáo là một đạo chân chính đã có từ trước muôn đời; là Giáo Hội Chúa duy nhất có từ khi được Chúa Giêsu lập ra khi đã trao trách nhiệm cho Thánh Phêrô làm đầu của Giáo Hội từ thời tiên khởi. Giáo Hội Công Giáo duy nhất của chúng ta là có Luật Lệ và phẩm trật trên dưới đàng hoàng, mà người đại diện chung, cao hết thảy là Papa Benedicto XVI hiện thời, và tất cả những người kế vị trước như ngài, đã qua đời.
Con số 5000 người phản đối sự hiện diện của Papa Benedicto, tôi không thấy họ ở nơi đâu, so với con số đứng chật ních người và người, đứng làm giàn chào ngài cả bao nhiêu cây số dài; từ khán đài cho đến nơi ngài trú ngụ. Không có khúc nào mà tôi không thấy người ta đứng đón đợi ngài đi qua. Làm cho tôi có cảm tưởng cả Madrid đã phải ra ngoài mà đón chào ngài để họ được ngài chúc lành. Làm cho tôi có cảm tưởng rằng cả Madrid đã không có ai buồn ngủ vì họ ở đầy ngoài đường. Làm cho tôi có cảm tưởng rằng chính tôi cũng đã vui lây với họ, và không gì củng cố thêm niềm tin cho tôi, tuyệt đối vào một Thiên Chúa quyền năng vô song mà tôi đang tôn thờ. Và trên màn hình đã làm cho tôi có cảm tưởng rằng tôi đang có chung niềm vui cùng tất cả mọi anh chị em của tôi trên toàn thế giới, đã đang sống những ngày vui tại Madrid mà bao nhiêu năm trời họ đã trông đợi.
Thưa Papa Benedicto XVI! Con hy vọng có ai đó thông dịch những cảm tưởng của con cho Papa nghe để Papa hiểu rằng cả thế giới đang vui mừng vì sự có mặt của Papa tại Madrid và tất cả đang cầu nguyện cho sức khỏe của ngài. Vì ngài là người đại diện của Đạo Công Giáo trên khắp toàn thế giới chúng con. Vì ngài là vị cha chung của toàn nhân loại chúng con, mà chính Thiên Chúa đã yêu thương tuyển chọn ngài, làm Vị Mục Tử nhân lành. Ngài luôn đem yêu thương và hòa bình của Thiên Chúa đến cho toàn thể nhân loại con người của chúng con. Sự có mặt của ngài hẳn làm cho thế giới phải tự hỏi họ rằng, con đường đức tin của họ đang đi, có đúng đường hay không??. Con hy vọng rằng ngày Giới Trẻ Thế Giới, hằng 3 năm một, là khí cụ phi thường giúp cho muôn người được trở lại đạo. Và cho họ câu trả lời, đâu là Đường, Đạo duy nhất mà giúp họ sống muôn đời Yêu Thương. Một tình yêu chân chính để giúp chúng con hết thảy cùng tìm đến Nước Trời. Một nơi có tình yêu trọn hảo muôn đời của Thiên Chúa Cha, Chúa Con, và Chúa Thánh Thần. Cùng với Đức Mẹ vô cùng yêu dấu, tất cả Triều Thần thiên quốc, các Thánh, và tất cả anh chị em. Sẽ muôn đời sống trong hạnh phúc trong yêu thương một nhà. Amen.
ĐGH Bênêđitô XVI cầu nguyện với giới trẻ thế giới 14 chặng đường thánh giá
Lm Paul Phạm Văn Tuấn
22:05 19/08/2011
Madrid - ĐHGT 2011, thứ sáu ngày 19.8.2011 - Tại một giao lộ chính giữa 2 quảng trường Plaza de Colon và Plaza de Cibeles ở trung tâm thành phố Madrid vào tối thứ sáu Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới đã tiếp tục thực hiện với 14 chặng đàng Thánh Giá được ĐGH Bênêđitô XVI chủ sự khai mạc. Hàng trăm ngàn người trẻ Kitô hữu toàn cầu tuôn đổ về khu trung tâm này để tham dự cầu nguyện.
Xem hình ảnh
14 nhóm người trẻ thuộc mọi thành phần khác nhau từ người thất nghiệp cho đến bệnh nhân Siđa, nghiện ma túy và các chủng tộc khác nhau từ Irak, Ruanda đến Nhật Bản thay nhau vác thánh giá gỗ đi 14 chặng đuờng thánh giá. Các bức tượng của đàng Thánh Giá nổi danh thời Barock thuộc truyền thống Tây Ban Nha được bố trí cho từng mỗi chặng đường kéo dài khoảng 800 mét.
Trong sự cầu nguyện, suy niệm của những người trẻ công giáo nói về các vấn đề cấp bách của thời đại như nạn thất nghiệp, bị loại trừ ra khỏi xã hội, nạn nghiện ma túy và bệnh Siđa, mà còn nói đến nạn đói và thiên tai ở một số nơi trên thế giới. Chặng đường thánh giá cũng cầu nguyện cho những người đang bị bách hại về đức tin.
Cây thánh giá gỗ đơn sơ đã trở thành một biểu tượng đức tin của ĐHGT Thế Giới và đã được chu du trên khắp thế giới. ĐGH Gioan Phaolô II đã tặng Thánh Giá này cho ĐHGT Thế Giới vào năm 1984 và giờ đây là một di sản tinh thần vô giá của Á Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II dành cho giới trẻ.
Tối thứ sáu vào lúc 19g30 hàng trăm ngàn người trẻ Kitô hữu quy tụ tại đây hướng lên cây thánh giá gỗ để cầu nguyện chung với ĐGH Bênêđitô XVI. Tại nhiều địa điểm dọc theo con phố được dựng lên các màn ảnh lớn cho mọi người theo dõi.
Người viết được chứng kiến tinh thần cầu nguyện cao độ của các bạn trẻ thế giới. Khi có tiếng ồn gây ra thì đồng thời có tiếng suỵt nho nhỏ ở đâu đó gần đấy như một sự nhắc nhở giữ thinh lặng. Mặc dù nghe âm thanh chẳng rõ cũng như chẳng hiểu tiếng Tây Ban Nha nhưng các bạn trẻ vẫn theo dõi chăm chú trong tập cẩm nang cầu nguyện theo các ngôn ngữ chính. Trên tay họ không rời cuốn cẩm nang này cho đến khi buổi cầu nguyện chấm dứt. Đây là một điểm son thật đẹp của ĐHGT Thế Giới.
Tại chặng dừng chân đầu tiên những người trẻ tuổi từ Đất Thánh vác Thánh Giá và cầu nguyện cho các khu vực đang xung đột chung quanh như tại Iraq, Haiti và Israel. Ngay cả những người trẻ từ các quốc gia, nơi các Kitô hữu bị phân biệt đối xử hoặc bị bách hại đã tham gia vác thánh giá. Buổi lễ được đi kèm với âm nhạc cầu nguyện chiêm niệm của Taizé. Không giống như buổi lễ chào đón Đức Giáo Hoàng vào chiều thứ năm của những người trẻ thế giới đầy reo hò vui mừng thì tối thứ sáu này yên lặng và tập trung trong sự cầu nguyện.
Trước khi kết thúc chặng đường Thánh Giá kéo dài trong 1 tiếng đồng hồ, ĐGH gửi gấm giới trẻ thế giới những lời suy niệm ngắn gọn. "Sự thương khó của Chúa Kitô thúc đẩy chúng ta để đặt những đau khổ của thế giới trên vai chúng ta", vị Cha chung nhắc nhở cho hàng trăm ngàn người trẻ hiện diện. ĐGH nói thêm về sự tín thác: "Thiên Chúa không phải là một người muốn tránh xa những ai đang gặp khó khăn và giữ khoảng cách với họ“.
Tượng Đức Mẹ nổi tiếng của Sevilla được đặt cho chặng thứ 15 như một lời phó thác và tin tưởng của các bạn trẻ thế giới vào Đức Trinh Nữ Maria.
Đức Giáo Hoàng trực tiếp theo dõi và cầu nguyện chung với giới trẻ thế giới trên lễ đài tại Plaza de Cibeles. Ngài và các giám mục hiện diện ở đó được che ô trắng để tránh ánh nắng mặt trời rực rỡ của hoàng hôn trong mùa hè oi nồng.
Chặng đường thánh giá này được phát sóng trực tiếp trên đài truyền hình quốc gia và tại nhiều nơi trên toàn thế giới.
Xem hình ảnh
14 nhóm người trẻ thuộc mọi thành phần khác nhau từ người thất nghiệp cho đến bệnh nhân Siđa, nghiện ma túy và các chủng tộc khác nhau từ Irak, Ruanda đến Nhật Bản thay nhau vác thánh giá gỗ đi 14 chặng đuờng thánh giá. Các bức tượng của đàng Thánh Giá nổi danh thời Barock thuộc truyền thống Tây Ban Nha được bố trí cho từng mỗi chặng đường kéo dài khoảng 800 mét.
Trong sự cầu nguyện, suy niệm của những người trẻ công giáo nói về các vấn đề cấp bách của thời đại như nạn thất nghiệp, bị loại trừ ra khỏi xã hội, nạn nghiện ma túy và bệnh Siđa, mà còn nói đến nạn đói và thiên tai ở một số nơi trên thế giới. Chặng đường thánh giá cũng cầu nguyện cho những người đang bị bách hại về đức tin.
Cây thánh giá gỗ đơn sơ đã trở thành một biểu tượng đức tin của ĐHGT Thế Giới và đã được chu du trên khắp thế giới. ĐGH Gioan Phaolô II đã tặng Thánh Giá này cho ĐHGT Thế Giới vào năm 1984 và giờ đây là một di sản tinh thần vô giá của Á Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II dành cho giới trẻ.
Tối thứ sáu vào lúc 19g30 hàng trăm ngàn người trẻ Kitô hữu quy tụ tại đây hướng lên cây thánh giá gỗ để cầu nguyện chung với ĐGH Bênêđitô XVI. Tại nhiều địa điểm dọc theo con phố được dựng lên các màn ảnh lớn cho mọi người theo dõi.
Người viết được chứng kiến tinh thần cầu nguyện cao độ của các bạn trẻ thế giới. Khi có tiếng ồn gây ra thì đồng thời có tiếng suỵt nho nhỏ ở đâu đó gần đấy như một sự nhắc nhở giữ thinh lặng. Mặc dù nghe âm thanh chẳng rõ cũng như chẳng hiểu tiếng Tây Ban Nha nhưng các bạn trẻ vẫn theo dõi chăm chú trong tập cẩm nang cầu nguyện theo các ngôn ngữ chính. Trên tay họ không rời cuốn cẩm nang này cho đến khi buổi cầu nguyện chấm dứt. Đây là một điểm son thật đẹp của ĐHGT Thế Giới.
Tại chặng dừng chân đầu tiên những người trẻ tuổi từ Đất Thánh vác Thánh Giá và cầu nguyện cho các khu vực đang xung đột chung quanh như tại Iraq, Haiti và Israel. Ngay cả những người trẻ từ các quốc gia, nơi các Kitô hữu bị phân biệt đối xử hoặc bị bách hại đã tham gia vác thánh giá. Buổi lễ được đi kèm với âm nhạc cầu nguyện chiêm niệm của Taizé. Không giống như buổi lễ chào đón Đức Giáo Hoàng vào chiều thứ năm của những người trẻ thế giới đầy reo hò vui mừng thì tối thứ sáu này yên lặng và tập trung trong sự cầu nguyện.
Trước khi kết thúc chặng đường Thánh Giá kéo dài trong 1 tiếng đồng hồ, ĐGH gửi gấm giới trẻ thế giới những lời suy niệm ngắn gọn. "Sự thương khó của Chúa Kitô thúc đẩy chúng ta để đặt những đau khổ của thế giới trên vai chúng ta", vị Cha chung nhắc nhở cho hàng trăm ngàn người trẻ hiện diện. ĐGH nói thêm về sự tín thác: "Thiên Chúa không phải là một người muốn tránh xa những ai đang gặp khó khăn và giữ khoảng cách với họ“.
Tượng Đức Mẹ nổi tiếng của Sevilla được đặt cho chặng thứ 15 như một lời phó thác và tin tưởng của các bạn trẻ thế giới vào Đức Trinh Nữ Maria.
Đức Giáo Hoàng trực tiếp theo dõi và cầu nguyện chung với giới trẻ thế giới trên lễ đài tại Plaza de Cibeles. Ngài và các giám mục hiện diện ở đó được che ô trắng để tránh ánh nắng mặt trời rực rỡ của hoàng hôn trong mùa hè oi nồng.
Chặng đường thánh giá này được phát sóng trực tiếp trên đài truyền hình quốc gia và tại nhiều nơi trên toàn thế giới.
Văn Hóa
Maria Trinh Vương
Trầm Thiên Thu
02:43 19/08/2011
Mẹ được Chúa ban dư đầy Hồng Phúc
Maria Trinh vương trọn thanh khiết
Mẹ tinh tuyền không vướng chút Tội Nguyên
Được Cứu Chúa đầu thai lòng Mẹ hiền
Muôn thế hệ ca mừng Mẹ diễm phúc
Mẹ ngàn hoa dịu tỏa hương thơm ngát
Cho trần gian say đắm khối Tình Trời
Mẹ là gương luôn phản chiếu tình người
Là mẫu gương đức yêu người, mến Chúa
Xin giúp con biết noi gương của Mẹ
Nên đóa hoa xứng đáng với Mẫu Thân.
Đứa con hư và người Cha hiền
Phạm Đinh Huyền Dương
02:44 19/08/2011
đứa con mình từ thuở bỏ nhà đi
ông nhẫn nại ngóng chờ con về lại
sợ biết đâu nó sống chẳng ra gì !
với số tiền nhiều nhất đòi chia chác
nó mang đi phung phí ở nơi xa
nào tửu qúan trà đình ca múa nhạc
nào giai nhân yến tiệc rất xa hoa
nhưng rồi tiền có cao ngất như núi
ngồi ăn không núi cũng phải lở dần
cho đến lúc không còn chi dính túi
nó trắng tay xin chăn lợn kiếm ăn
nhiều lần đói phải giành đồ ăn lợn
một đêm kia nó bổng nhớ nhà xưa
nghĩ đến cha với nhà cao cửa rộng
chẳng lẽ mình khốn nạn thế này ư ?
nhưng biết chắc cha mình rất đại lượng
nó quyết về cầu khẩn xin cha tha
có phải cha đang đứng chờ trước cổng ?
nó đến gần quỳ gối nghẹn ngào thưa...
lời chưa dứt mà cha già vội tiếp :
thôi ! con về cha vui đến rưng rưng
ông truyền lệnh : cả nhà ta đãi tiệc
hãy giết bê,rót rượu để ăn mừng !
con ta tưởng đã chết bờ chết bụi
nay về rồi biết thống hối ăn năn
con ơi con đừng xa cha nữa nhé
cha thương con còn hơn trước bội phần !
ông ôm lấy đứa con từng hư hỏng
hôn khắp người như sợ nó biến đi
sai đầy tớ gia nhân đi khắp chốn
mời mọi người dự tiệc đến tận khuya !
Ha-ga và Ít-ma-ên
Xuân Ly Băng
21:54 19/08/2011
Sáng thế 24, 15-20
Nàng bế con chúi đầu đi trong sa mạc
Gió cát dập vùi
Hừng hực nắng trời như thiêu đốt mẹ con
Bánh ăn đã kiệt
Bầu nước cạn hết từ lâu
Khốn đốn vô cùng !
Nàng ngồi bệt xuống
Hôn con rồi đẩy nó vào bụi cây
Ngước mắt lên trời
Nghẹn ngào nàng than thở:
Đức Chúa ở đâu rồi?
Đau lòng tôi lắm, Chúa ơi !
Làm sao để con tôi thoát chết
Nàng ngoái lại nhìn bầu trời quê hương
Nước mắt chảy ròng ròng
Nhớ lúc ra đi!
Nàng nghẹn ngào than thở :
Ap-ra-ham, tôn chủ ơi !
Tình nghĩa sao chỉ có thế thôi,
Ai đem tôi đến cho ông?
Sao ông nhẫn lòng xua đuổi tôi đi?
Sa-ra, lệnh bà ơi!
Ghen chi ghen lắm hủy đời tôi nay
Rồi nàng khóc rống lên
Ít-ma-ên khóc giật giọng
Âm thanh chạm đến mây trời
Đức Chúa sai thần sứ xuống :
Can đảm lên, đừng sợ, Ha-ga ơi!
Hãy nâng đứa trẻ dạy
Nước uống đã có đây
Hãy cho nó uống gấp!
Nàng biết chăng:
Đức Chúa đã chọn nó từ lâu
Làm thành một dân tộc
Lang thang khắp sa mạc
Cung tên vút kín bốn phương trời.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Căn Nhà Bỏ Hoang – An Abondoned House
Richard Drysdale
21:57 19/08/2011
CĂN NHÀ BỎ HOANG – An Abondoned House.
Ảnh của Richard Drysdale
Thương căn nhà nhỏ giờ hoang, phế
Đã một thời, mái ấm ai ơi!
(Trích thơ của N. T. Hoa)
Abandoned houses are
illusion reaching its end;
wind and rain and time
root for the ground.
They have the calmness brought
by defeat,..
(Zorika Petic)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Ảnh của Richard Drysdale
Thương căn nhà nhỏ giờ hoang, phế
Đã một thời, mái ấm ai ơi!
(Trích thơ của N. T. Hoa)
Abandoned houses are
illusion reaching its end;
wind and rain and time
root for the ground.
They have the calmness brought
by defeat,..
(Zorika Petic)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
VietCatholic TV
WYD 2011: Video Nghi thức chào đón Đức Thánh Cha tại Plaza de Cebeles
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
05:47 19/08/2011
ĐHY MADRID CHÀO MỪNG ĐỨC THÁNH CHA
đến với WYD 2011 tại Plaza de Cebeles, ngày 18 tháng Tám, 2011
Trọng kính Đức Thánh Cha,
Ngài đã đến Madrid, thủ đô của Tây Ban Nha, để chủ toạ Ngày Giới trẻ Thế giới lần thứ 26. Những bạn trẻ từ khăp năm châu đã chào đón Ngài tại cổng chào lịch sử Alcala, sau đó viên Thị trưởng đã trao cho Ngài chìa khóa để vào thành phố này, một thành phố tráng lệ và thân ái , nơi không ai là người xa lạ, mà chỉ toàn anh em của nhau. Chúng ta đã tìm thấy nhau trong Quảng trường Cebeles, tiêu biểu và nổi tiếng nhất trong tất cả quảng trường tại Madrid, và hôm nay nó đã được hân hạnh chào đón sự hiện diện tưng bừng của số lượng đông đảo bạn trẻ, những người đã đến từ mọi nơi mọi ngõ ngách của thế giới và tiếp nhận Ngài bằng lòng nhiệt thành vô hạn và tràn đầy hân hoan trước Đấng đã nhân danh Thiên Chúa mà đến . Đã có rất nhiều người đến Madrid cùng với một số lớn bạn đồng hành người Tây Ban Nha sau khi tham dự một cuộc hành hương đầy thành quả tốt đẹp do nhiều giáo phận, thành phố và thị trấn tại Tây Ban Nha tổ chức. Họ đã đến đây, Thưa Đức Thảnh Cha kính yêu, để sống cuộc gặp gỡ này với Ngài, như những người con, anh chị em cùng một Giáo Hội: một thành phố mới của Chúa, nơi không còn biên giới ! Họ đã biến thành của chính họ dự án tông đồ thiêng liêng vĩ đại mà Đức Thánh Cha là Mục Tử của Giáo Hội Hoàn Vũ đã đề nghị với họ theo đó đời sống của họ được vun trồng và xây dựng trong Chúa Kitô, rằng họ luôn vững vàng trong đức tin của mình, đức tin vào Chúa Giêsu Kitô, vào anh chị em, bạn bè, vào Thiên Chúa, Đấng Cứu Rỗi của họ! Niềm hân hoan được chúc phúc của họ có thể được giải thích một cách dễ dàng, thưa Đức Thánh Cha yêu kính. Đấng kế vị Thánh Phêrô, "vị Đại Diện của Chúa Kitô và người đứng đầu Hội Thánh, ngôi nhà của Thiên Chúa hằng sống ". (L G 18) đã đến chốn tụ tập này để củng cố họ bằng một đức tin có thể mở rộng cửa lòng họ để tiếp nhận tình yêu và ân sủng Chúa Kitô, điều có khả năng thay đổi cuộc sống họ mãi mãi, và đổ tràn trên họ niềm hân hoan tràn lan, có khả năng biến đổi không những chính đời sống họ mà còn của cả gia đình cũng như khu xóm của họ nữa .
Đức Giáo Hoàng đã kêu gọi họ để trở thành "nhân chứng của niềm vui" và đó là điều mà họ đang trở thành. Tây Ban Nha, xứ sở cổ kính nơi có một lịch sử được khởi đầu bằng việc đón nhận Lời Chúa và giáo huấn của các thánh Tông Đồ.
Điều mà Đức Chúa Cha và Mục Tử của Giáo Hội Hoàn Vũ đã đề nghị với họ: rằng đời sống của họ được vun trồng và xây dựng trong Chúa Kitô, rằng họ luôn vững vàng trong đức tin của mình, đức tin vào Chúa Giêsu Kitô, vào anh chị em, bạn bè, vào Thiên Chúa, Đấng Cứu Rỗi của họ! Niềm hân hoan được chúc phúc của họ có thể được giải thích một cách dễ dàng, thưa Đức Thánh Cha yêu kính. Đấng kế vị Thánh Phêrô, "vị Đại Diện của Chúa Kitô và người đứng đầu Hội Thánh, ngôi nhà của Thiên Chúa hằng sống ". (L G 18) đã đến chốn tụ tập này để củng cố họ bằng một đức tin có thể mở rộng cửa lòng họ để tiếp nhận tình yêu và ân sủng Chúa Kitô, điều có khả năng thay đổi cuộc sống họ mãi mãi, và đổ tràn trên họ niềm hân hoan tràn lan, có khả năng biến đổi không những chính đời sống họ mà còn của cả gia đình cũng như khu xóm của họ nữa .
Đức Giáo Hoàng đã kêu gọi họ để trở thành " chứng nhân của niềm vui" và đó là điều mà họ đang trở thành. Tây Ban Nha, xứ sở cổ kính nơi có một lịch sử được khởi đầu bằng việc đón nhận Lời Chúa và giáo huấn của các thánh Tông Đồ, đang trải nghiệm lại sự kiện này . Ngài có thế thấy rằng những bạn trẻ này từ hôm thứ Ba vừa qua đã tràn ngập các đường phố, quảng trường tại Madrid, và tuần lễ trước đó tại nhiều nơi trên xứ sở Tây Ban Nha, một ý thức sâu sắc về mục đích của họ trong cuộc sống, bởi vì họ được làm đầy với sự thật, bởi vì họ được đong đầy bởi sự thật, bởi vì họ được đong đầy bởi Chúa Kitô.
Xin thân thưa cùng Đức Thánh Cha, thành phố Madrid, giáo phận Madrid, giáo dân ở đây và ở các giáo phận khác trên toàn nước Tây Ban Nha chào đón Ngài với với cảm xúc và lòng biết ơn sâu xa, cùng chia xẻ tình yêu dành cho ĐỨc Giáo Hoàng y hệt như những gì các bạn trẻ ở đây đang cảm nhận và biểu lộ .
Cuộc thăm viếng của Ngài là một cuộc thăm viếng có giá trị đặc biệt. Ngài đã đến với một "Giáo Hội trẻ" được đi kèm bởi các giám mục địa phận, các linh mục, và các thành viên thánh hiến trong số đại diện của một Giáo Hội thực sự phổ cập "công giáo"! Chúa Kitô Phục Sinh đang đi ngang qua! Và như vậy với Giáo Hội tại Tây Ban Nha, xã hội và nhà chức trách Tây Ban Nha, và quan trọng nhất, khối đa số to lớn của người Tây Ban Nha đã đón nhận và chào đón Ngài với những cảm xúc tôn kính và cao quý rất tương xứng cho một dân tộc đã có một truyền thống Kitô giáo 2000 tuổi , cực kỳ hào phóng và sẵn sàng làm bất cứ điều gì cần thiết cho sự thành công của Đại hội Ngày Giới Trẻ Thế Giới này!
Người dân Tây Ban Nha Chào mừng Đức Thánh Cha thân yêu! Xin cám ơn Ngài từ tận đáy lòng của chúng con! Madrid và toàn thể Tây Ban Nha, từ Giáo Hội đến xã hội , tất cả đều chào đón Ngài đã đến quê nhà chúng con với trái tim rộng mở! Những lời cầu xin của các hội dòng chiêm niệm của chúng con cũng như của vô số các linh hồn thân yêu sẽ đồng hành với chúng ta trong những ngày tiếp theo với một ý niệm sâu sắc về tình yêu của chúng con dành cho Đức Giáo Hoàng, cho Giáo Hội và cho giới trẻ của Giáo Hội. Chúng con phó thác chính chúng con trong tay Đức Trinh Nữ Maria, Đức Mẹ Almudena, thánh quan thày của Madrid!
Nguyện xin cho những ngày kế tiếp hạnh phúc sẽ tuôn tràn trên chúng ta, Xin thưa cùng Đức Thánh Cha thân yêu!
Chúc tụng Đấng Kitô Phục Sinh.
đến với WYD 2011 tại Plaza de Cebeles, ngày 18 tháng Tám, 2011
Trọng kính Đức Thánh Cha,
Ngài đã đến Madrid, thủ đô của Tây Ban Nha, để chủ toạ Ngày Giới trẻ Thế giới lần thứ 26. Những bạn trẻ từ khăp năm châu đã chào đón Ngài tại cổng chào lịch sử Alcala, sau đó viên Thị trưởng đã trao cho Ngài chìa khóa để vào thành phố này, một thành phố tráng lệ và thân ái , nơi không ai là người xa lạ, mà chỉ toàn anh em của nhau. Chúng ta đã tìm thấy nhau trong Quảng trường Cebeles, tiêu biểu và nổi tiếng nhất trong tất cả quảng trường tại Madrid, và hôm nay nó đã được hân hạnh chào đón sự hiện diện tưng bừng của số lượng đông đảo bạn trẻ, những người đã đến từ mọi nơi mọi ngõ ngách của thế giới và tiếp nhận Ngài bằng lòng nhiệt thành vô hạn và tràn đầy hân hoan trước Đấng đã nhân danh Thiên Chúa mà đến . Đã có rất nhiều người đến Madrid cùng với một số lớn bạn đồng hành người Tây Ban Nha sau khi tham dự một cuộc hành hương đầy thành quả tốt đẹp do nhiều giáo phận, thành phố và thị trấn tại Tây Ban Nha tổ chức. Họ đã đến đây, Thưa Đức Thảnh Cha kính yêu, để sống cuộc gặp gỡ này với Ngài, như những người con, anh chị em cùng một Giáo Hội: một thành phố mới của Chúa, nơi không còn biên giới ! Họ đã biến thành của chính họ dự án tông đồ thiêng liêng vĩ đại mà Đức Thánh Cha là Mục Tử của Giáo Hội Hoàn Vũ đã đề nghị với họ theo đó đời sống của họ được vun trồng và xây dựng trong Chúa Kitô, rằng họ luôn vững vàng trong đức tin của mình, đức tin vào Chúa Giêsu Kitô, vào anh chị em, bạn bè, vào Thiên Chúa, Đấng Cứu Rỗi của họ! Niềm hân hoan được chúc phúc của họ có thể được giải thích một cách dễ dàng, thưa Đức Thánh Cha yêu kính. Đấng kế vị Thánh Phêrô, "vị Đại Diện của Chúa Kitô và người đứng đầu Hội Thánh, ngôi nhà của Thiên Chúa hằng sống ". (L G 18) đã đến chốn tụ tập này để củng cố họ bằng một đức tin có thể mở rộng cửa lòng họ để tiếp nhận tình yêu và ân sủng Chúa Kitô, điều có khả năng thay đổi cuộc sống họ mãi mãi, và đổ tràn trên họ niềm hân hoan tràn lan, có khả năng biến đổi không những chính đời sống họ mà còn của cả gia đình cũng như khu xóm của họ nữa .
Đức Giáo Hoàng đã kêu gọi họ để trở thành "nhân chứng của niềm vui" và đó là điều mà họ đang trở thành. Tây Ban Nha, xứ sở cổ kính nơi có một lịch sử được khởi đầu bằng việc đón nhận Lời Chúa và giáo huấn của các thánh Tông Đồ.
Điều mà Đức Chúa Cha và Mục Tử của Giáo Hội Hoàn Vũ đã đề nghị với họ: rằng đời sống của họ được vun trồng và xây dựng trong Chúa Kitô, rằng họ luôn vững vàng trong đức tin của mình, đức tin vào Chúa Giêsu Kitô, vào anh chị em, bạn bè, vào Thiên Chúa, Đấng Cứu Rỗi của họ! Niềm hân hoan được chúc phúc của họ có thể được giải thích một cách dễ dàng, thưa Đức Thánh Cha yêu kính. Đấng kế vị Thánh Phêrô, "vị Đại Diện của Chúa Kitô và người đứng đầu Hội Thánh, ngôi nhà của Thiên Chúa hằng sống ". (L G 18) đã đến chốn tụ tập này để củng cố họ bằng một đức tin có thể mở rộng cửa lòng họ để tiếp nhận tình yêu và ân sủng Chúa Kitô, điều có khả năng thay đổi cuộc sống họ mãi mãi, và đổ tràn trên họ niềm hân hoan tràn lan, có khả năng biến đổi không những chính đời sống họ mà còn của cả gia đình cũng như khu xóm của họ nữa .
Đức Giáo Hoàng đã kêu gọi họ để trở thành " chứng nhân của niềm vui" và đó là điều mà họ đang trở thành. Tây Ban Nha, xứ sở cổ kính nơi có một lịch sử được khởi đầu bằng việc đón nhận Lời Chúa và giáo huấn của các thánh Tông Đồ, đang trải nghiệm lại sự kiện này . Ngài có thế thấy rằng những bạn trẻ này từ hôm thứ Ba vừa qua đã tràn ngập các đường phố, quảng trường tại Madrid, và tuần lễ trước đó tại nhiều nơi trên xứ sở Tây Ban Nha, một ý thức sâu sắc về mục đích của họ trong cuộc sống, bởi vì họ được làm đầy với sự thật, bởi vì họ được đong đầy bởi sự thật, bởi vì họ được đong đầy bởi Chúa Kitô.
Xin thân thưa cùng Đức Thánh Cha, thành phố Madrid, giáo phận Madrid, giáo dân ở đây và ở các giáo phận khác trên toàn nước Tây Ban Nha chào đón Ngài với với cảm xúc và lòng biết ơn sâu xa, cùng chia xẻ tình yêu dành cho ĐỨc Giáo Hoàng y hệt như những gì các bạn trẻ ở đây đang cảm nhận và biểu lộ .
Cuộc thăm viếng của Ngài là một cuộc thăm viếng có giá trị đặc biệt. Ngài đã đến với một "Giáo Hội trẻ" được đi kèm bởi các giám mục địa phận, các linh mục, và các thành viên thánh hiến trong số đại diện của một Giáo Hội thực sự phổ cập "công giáo"! Chúa Kitô Phục Sinh đang đi ngang qua! Và như vậy với Giáo Hội tại Tây Ban Nha, xã hội và nhà chức trách Tây Ban Nha, và quan trọng nhất, khối đa số to lớn của người Tây Ban Nha đã đón nhận và chào đón Ngài với những cảm xúc tôn kính và cao quý rất tương xứng cho một dân tộc đã có một truyền thống Kitô giáo 2000 tuổi , cực kỳ hào phóng và sẵn sàng làm bất cứ điều gì cần thiết cho sự thành công của Đại hội Ngày Giới Trẻ Thế Giới này!
Người dân Tây Ban Nha Chào mừng Đức Thánh Cha thân yêu! Xin cám ơn Ngài từ tận đáy lòng của chúng con! Madrid và toàn thể Tây Ban Nha, từ Giáo Hội đến xã hội , tất cả đều chào đón Ngài đã đến quê nhà chúng con với trái tim rộng mở! Những lời cầu xin của các hội dòng chiêm niệm của chúng con cũng như của vô số các linh hồn thân yêu sẽ đồng hành với chúng ta trong những ngày tiếp theo với một ý niệm sâu sắc về tình yêu của chúng con dành cho Đức Giáo Hoàng, cho Giáo Hội và cho giới trẻ của Giáo Hội. Chúng con phó thác chính chúng con trong tay Đức Trinh Nữ Maria, Đức Mẹ Almudena, thánh quan thày của Madrid!
Nguyện xin cho những ngày kế tiếp hạnh phúc sẽ tuôn tràn trên chúng ta, Xin thưa cùng Đức Thánh Cha thân yêu!
Chúc tụng Đấng Kitô Phục Sinh.
WYD 2011: Video Thứ Sáu 19/09/2011
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
20:47 19/08/2011