HỘI THÁNH CỦA CHÚA
I. TẤM BÁNH LỜI CHÚA
(Mt 16, 13–20)
II. TẤM BÁNH CHIA SẺ
“Con là Phêrô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thày sẽ xây Hội Thánh của Thày”. Với lời này, Chúa Giêsu chính thức thiết lập Hội Thánh. Lời Chúa cho ta thấy những đặc tính của Hội Thánh.
Đó là một Hội Thánh cho con người.
Chúa Giê su xây dựng Hội Thánh trên nền đá Phêrô. Phêrô vốn là một người yếu đuối. Đời ông nhiều thất bại hơn thành công, nhiều yếu đuối hơn mạnh mẽ. Đã từng ra khơi suốt đêm để sáng sớm trở về tay trắng. Đã từng chìm xuống khi muốn đi trên mặt nước. Đã từng ngủ mê khi phải canh thức với Thầy trước giờ tử nạn. Và tệ hại nhất là đã từng chối Thầy ba lần khi Thầy chịu khổ nạn. Nền tảng tượng trưng cho cả tòa nhà. Nền tảng Phêrô là một con người yếu đuối cũng như cả Hội Thánh gồm những con người mỏng giòn. Những thất bại của Phê rô thường diễn ra trong bóng đêm. Đánh cá suốt đêm không được gì. Chìm xuống mặt nước lúc ban đêm. Ngủ gật trong vườn Cây Dầu khi trời tối. Chối Thày trong bóng đêm. Đó là hình ảnh Hội Thánh còn phải lần mò đi trong đêm tối thử thách của thế giới với những yếu đuối của con người. Chúa dùng người yếu đuối để qui tụ những con người yếu đuối. Chúa sử dụng những phương tiện của con người để nâng đỡ con người.
Đó là một Hội Thánh của Thiên Chúa.
Tuy Hội Thánh dành cho con người, gồm những con người yếu đuối, nhưng đó lại là Hội Thánh của Thiên Chúa. Hội Thánh của Thiên Chúa vì chính Thiên Chúa thiết lập. Chúa Giê su xác định đây là “Hội Thánh của Thầy”. Hội Thánh của Thiên Chúa nên sống bằng sức sống của Thiên Chúa chứ không bằng sức sống của con người. Thật vậy, Hội Thánh rất yếu đuối. Có những yếu đuối khi phải đương đầu với những khó khăn thử thách bên ngoài. Biết bao vua chúa đã muốn triệt hạ Hội Thánh khi Hội Thánh chỉ là một nhóm những người bé nhỏ nghèo hèn. Có những yếu đuối từ trong nội bộ. Biết bao lần chia rẽ, phân ly. Biết bao lỗi lầm tai hại tưởng như khiến Hội Thánh đổ nát tan tành. Nhưng Hội Thánh vẫn đứng vững với thời gian. Vì đó là Hội Thánh của Thiên Chúa.
Hiểu biết như thế, ta phải có thái độ thích hợp.
Vì Hội Thánh là chính chúng ta, những con người mỏng giòn, nên ta cần khiêm nhường. Khiêm nhường nhận biết mình yếu đuối. Khiêm nhường nhận biết Hội Thánh còn chưa thánh thiện. Khiêm nhường như thánh Phêrô suốt đời cầu xin lòng thương xót của Chúa. Khiêm nhường như Đức Thánh Cha Gioan Phaolô công khai lên tiếng xin lỗi về những sai sót của Hội Thánh. Ta không chỉ khiêm nhường khi đấm ngực chuẩn bị dâng thánh lễ, mà còn phải khiêm nhường trong đời sống hằng ngày.
Vì Hội Thánh là cho con người nên ta cần có thái độ cảm thông. Biết mình yếu đuối, tôi sẽ dễ cảm thông với những yếu đuối của anh em. Cảm thông không phải để mặc anh em chìm xuống, nhưng để giúp anh em vượt lên. Như lời Chúa dạy Phêrô: “Phần anh, một khi đã trở lại, hãy làm cho các anh em của anh nên vững mạnh” (Lc 22, 32).
Vì Hội Thánh là của Chúa nên ta phải hoàn toàn tin tưởng vào Chúa. Biết mình u mê, ta sẽ phó thác cho Chúa hướng dẫn cuộc đời. Biết mình yếu đuối, ta sẽ không còn cậy dựa vào sức riêng, nhưng hoàn toàn tin tưởng vào Chúa, làm việc bằng sức mạnh của Chúa. Như thánh Phêrô tuyên xưng đức tin nhờ ơn soi sáng của Chúa Cha. Như thánh Phêrô giảng đạo trong ngày lễ Ngũ Tuần nhờ ơn Chúa Thánh Thần hướng dẫn.
Chính Chúa là sức mạnh của Hội Thánh. Phêrô là Đá Tảng nhưng chính Chúa làm cho Đá Tảng vững bền. Phêrô giữ chìa khoá nhưng chính Chúa gìn giữ toà nhà.
Lạy Chúa, xin thánh hóa Hội Thánh Chúa. Amen.
III. TẤM BÁNH HÓA NHIỀU
1- Hội Thánh rất yếu đuối. Nhưng Hội Thánh vẫn vững bền. Bạn có ngạc nhiên về điều đó không ?
2- Khuôn mặt Hội Thánh còn nhiều vết tì ố. Bạn thấy vết nào xấu xa nhất, cần gột rửa ngay tức khắc ?
3- Hội Thánh là của Chúa. Bạn tâm đắc gì về điều này ?
4- Hội Thánh cho con người. Bạn sống điều này thế nào ?
Lc 1, 26-38
Viết về Mẹ, nói về Mẹ không bao giờ có thể diễn tả được hết những tâm tình, những cảm xúc, nói về Mẹ thật không ngôn từ nào có thể nói lên đầy đủ về Mẹ. Maria tên của Mẹ gói trọn tất cả, bao trùm tất cả. Mẹ Maria trong suốt cuộc sống của đời mình đã đón nhận tất cả từ Thiên Chúa. Mẹ là người đầu tiên nhận được Tin Mừng, được hạnh phúc làm Mẹ Thiên Chúa và hoàn toàn Mẹ được Thiên Chúa yêu thương tuyển chọn, cất nhắc và ban cho muôn vàn ơn thiêng cao quí. Những đặc ân quí giá Thiên Chúa chỉ dành riêng cho mình Mẹ: Ơn làm Mẹ Thiên Chúa, ơn vô nhiễm nguyên tội, ơn trọn đời đồng trinh và ơn hồn xác lên trời. Với muôn vàn tước hiệu Hội Thánh tặng ban cho Mẹ, tước hiệu nào, danh hiệu nào cũng thật quí giá, cũng nói lên con người tuyệt diệu của Mẹ.
MẸ MARIA TRINH NỮ VƯƠNG :
Mẹ là người được chúc phúc giữa mọi người phụ nữ. Trong đời sống của Mẹ ở dưới thế Mẹ là người đầu tiên đón nhận được Tin Mừng từ nơi Chúa và qua cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu, Con của Mẹ, Maria cũng là người đầu tiên đón nhận ơn cứu độ. Mẹ đã cảm tạ tri ân Chúa suốt đời Mẹ và bài ca Magnificat Mẹ cất lên là lời ngợi khen cảm tạ không chỉ trong giây lát, không phải nơi đó và lúc đó, nhưng là lời chúc tụng suốt cả đời của Mẹ: ” Đấng toàn năng đã làm cho tôi những việc cao vời. Danh của Người thật chí thánh chí tôn…Vì vậy mọi thế hệ sẽ khen tôi là người có phúc “. Những lời lẽ như thế và với ơn phúc mà Thiên Chúa tặng ban và muôn thế hệ sẽ khen ngợi Mẹ là có phúc nói lên rõ ràng tước hiệu:” Maria Trinh Nữ Vương” của Mẹ. Thực ra, lòng tôn sùng Mẹ Maria, tôn sùng trái tim tinh khiết, vẹn tuyền, trinh khiết của Mẹ đã được các Kitô hữu trên toàn thế giới tôn kính từ lâu đời rồi. Đức Thanh Cha Piô VII vào thế kỷ XIX đã cho phép rõ ràng một số giáo phận được mừng kính lễ này. Đức Giáo Hoàng Piô IX đã thiết lập một lời nguyện riêng và một lễ kính riêng Đức Maria Nữ Vương. Đức Piô XII đã ước mong cho toàn thể Hội Thánh mừng lễ Đức Maria Trinh Nữ Vương. Năm 1942, chiến tranh thế giới hai bùng nổ, Đức Thánh Cha Piô XII đã dâng nhân loại cho trái tim vẹn sạch Đức Mẹ. Năm 1944, chính Đức Thánh Cha Piô XII đã buộc toàn thể Hội Thánh mừng kính lễ Mẹ Trinh Vương một cách long trọng. Những kinh Kính Mừng, Thánh Maria và kinh Lạy Nữ Vương là những kinh ca ngợi ơn phúc của Mẹ và giúp cho con người, nhân loại cậy trông vào uy quyền của Mẹ: ” Thân lạy Nữ Vương, lạy Mẹ từ bi, nhân hậu, Mẹ là sự sống, sự ngọt ngào và hy vọng của chúng con “. Mẹ là Mẹ của Con Thiên Chúa, là Nữ Vương hòa bình, Vương Quốc của Mẹ sẽ muôn đời tồn tại.
LỄ MARIA NỮ VƯƠNG NÓI GÌ CHO CHÚNG TA ?:
Mẹ Maria đã sống hoàn toàn cho Thiên Chúa, nên Mẹ sống gần gũi con người, sống gần gũi thế giới. Mẹ là Đấng đón nhận ơn cứu độ và chia sẻ ơn cứu độ cho muôn người, cho nhiều người. Mẹ vừa là Mẹ Thiên Chúa vừa là Mẹ Hội Thánh và Mẹ của mỗi người chúng ta. Mẹ Maria là Mẹ của lòng thương xót, là Trinh Nữ Vương, Mẹ luôn thúc giục Giáo Hội lo lắng cho con người, cho loài người như Mẹ đã lo lắng, chăm sóc thánh Gioan và thánh Gioan dưỡng nuôi Mẹ thay thế Chúa Giêsu. Là Nữ Vương, Mẹ là Esther mới: Thánh Mẫu của Thiên Chúa, Nữ Vương an bình và Nữ Vương của Tình Yêu. Mẹ hoàn toàn để Chúa hướng dẫn đời mình và cuộc đời của Mẹ hoàn toàn thuộc về Thiên Chúa.
Dưới ánh sáng của Tin Mừng: ” Một người nữ mình mặc áo mặt trời, chân đạp mặt trăng, đầu đội triều thiên mười hai ngôi sao “, chúng ta mừng lễ Mẹ Trinh Vương với tấm lòng chân thành, chúng ta chiêm ngắm Mẹ đang đồng hành với chúng ta trên đường dương thế trần gian tiến về quê trời và chiêm ngắm những vì sao lung linh tỏa chiếu triều thiên trên đầu Mẹ như sách Khải Huyền đã viết. Đó là những vì sao dẫn đường cho nhân loại đi về Nước Trời mà không sợ tối tăm, lạc lối.
Lạy Mẹ Trinh Vương, chúng con ca ngợi lòng từ bi nhân hậu của Mẹ. Chúng con cảm tạ tri ân Mẹ.
Mẹ là Đấng tinh tuyền, vô tội không người phụ nữ nào trên trần gian có thể so bì với Mẹ.
Mẹ là niềm vui,
là niềm hy vọng
là niềm cậy trông của chúng con.
Xin Mẹ dẫn đưa chúng con đến với Chúa Giêsu. Amen.
Tuần trước Chúa Giêsu cho chúng ta thấy đức tin mạnh mẽ của một người phụ nữ ngoại đạo. Dù bị Chúa từ chối đến ba lần, bà vẫn một mực tin vào Chúa và kêu xin Người cứu giúp. Sau cùng không những Chúa đã nhận lời bà, mà còn đề cao đức tin của bà trước mặt dân Do Thái. Tuần này Chúa hỏi các môn đệ xem các ông có biết Người là ai không. Đồng thời Người cũng chấp nhận lời Thánh Phêrô tuyên xưng Người là “Đức Kitô, Con Thiên Chúa Hằng Sống.” Dựa vào lời tuyên xưng này Người cho các môn đệ biết rằng chính Đức Chúa Cha đã tỏ cho Thánh Phêrô biết điều đó và Người đã đặt Thánh Phêrô làm “Đá” mà trên đó Người sẽ xây Hội Thánh của Người cùng hứa sẽ trao Chìa Khóa Nước Trời cho ngài.
Mt 16:13 - Khi ấy, Chúa Giêsu đến địa hạt thành Xêsarêa Philipphê, và hỏi các môn đệ rằng: "Người ta bảo Con Người là ai?"
Xêsarêa Philípphê là một thành huộc chi tộc Naphthali gần núi Libanô, trong tỉnh hạt Iturêa. Tên ngày xưa là Dan (St 14:14). Sau đó gọi là Laish (Laghít) (Tl 18:7). Tiểu vương Philípphê đã xây dựng nó thành một thị trấn lớn và đổi tên là Xêsarêa để tỏ lòng biết ơn Tibêriô Xêsarê, là hoàng đế Rôma thời đó. Ðể phân biệt với một thành phố khác cùng tên nằm bên bờ Ðịa Trung Hải, người ta gọi thành phố này là Xêsarêa Philípphê. Bây giờ thành phố này vẫn còn, nhưng rất bé.
Người ta bảo Con Người là ai? Có một số bản lại viết rằng: “Người ta nói rằng Thầy, Con Người, là ai?”, nhưng đa số đều không có chữ Thầy. Có lẽ các nhà chép Thánh Kinh đã thêm vào đó để cho giống với Tin Mừng Marcô và Luca (Mc 8:27; Lc 9:18). Con Người ở đây ám chỉ chính Chúa Giêsu như Đấng Mêsia (Đaniel 7:13).
Mt 16:14 - Các ông thưa: "Người thì bảo là Gioan Tẩy Giả, kẻ thì bảo là Êlia, kẻ khác lại bảo là Giêrêmia hay một tiên tri nào đó"
Trong câu này các môn đệ thưa lại với Chúa về những ý kiến của người khác về Người. Hêrôđê Antipa nói rằng Người là Thánh Gioan Tẩy Giả đã sống lại (Mt 14:1-2). Còn những người khác đều tin rằng Chúa là một ngôn sứ (xem Mc 6:15; Lkc 9:8).
Mt 16:15 - Chúa Giêsu nói với các ông: "Phần các con, các con bảo Thầy là ai?"
Câu hỏi này Chúa đặt ra cho các môn đệ để các ông xác tín Người là ai, Người có liên hệ gì với đời sống các ông, và các ông có tin vào Người, có yêu mến Người hay không. Ngày hôm nay Chúa cũng hỏi mỗi người chúng ta: “Con nói Thầy là ai?”. Mỗi lần chúng ta rước Chúa vào lòng qua Bí Tích Thánh Thể, chúng ta có thật sự tin là chúng ta rước Chúa không, hay đó chỉ là một tấm bánh vô nghĩa? Nếu chúng ta tin, chúng ta có ôm ấp, thờ lạy, yêu mến và tâm tình với Người không? Hay là chúng ta chẳng màng gì đến Người, mà lo để tâm đến những chuyện khác? Mỗi khi chúng ta chạm trán với những quyết định về luân lý, công bằng, bác ái, chúng ta có thực sự nghe theo tiếng Chúa hay chỉ nghe theo những dục vọng của mình? Mỗi khi gặp khó khăn, chúng ta có tin và chạy đến với Chúa hay tìm sự giúp đỡ của thế gian?
Mt 16:16 - Simon Phêrô thưa rằng: "Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống".
Lần này Thánh Phêrô nhanh nhảu đại diện cho các môn đệ mà trả lời Chúa. Từ đầu đến giờ chúng ta thấy Thánh Phêrô đứng đầu danh sách các Tông Ðồ, nhưng ở đây ngài trả lời trước nhất. Vì ngài xác tín rằng Chúa Giêsu là Ðức Kitô, nên đã trả lời ngay mà không do dự gì cả. Danh hiệu Ðức Kitô, hay Ðấng Ðược Xức Dầu, được dùng trong Cựu Ước để chỉ một Vua Tương Lai của Nước Do Thái, nhưng không mấy ai tuyên xưng Ðức Kitô là Con Thiên Chúa Hằng Sống. Còn Thánh Phêrô thì xác quyết điều này trong lòng, và tuyên xưng ra ở đây.
Mt 16:17 - Chúa Giêsu trả lời rằng: "Hỡi Simon con ông Giona, con có phúc, vì chẳng phải xác thịt hay máu huyết mạc khải cho con, nhưng là Cha Thầy, Đấng ngự trên trời.
Thực ra phải dịch là Simon Bar-Giôna mới đúng, vì đó là cách gọi của người Do Thái có nghĩa là Simon con ông Giôna.
Xác thịt hay máu huyết - thực ra là xác thịt và máu huyết hay huyết nhục, từ Hy Lạp là σαρξ και αιμα - thịt và máu, có nghĩa bóng là người ta, người phàm. Từ trước đến giờ, Chúa Giêsu đã giảng dạy và làm nhiều phép lạ nhưng các môn đệ vẫn chưa tin chắc rằng Người là Ðức Kitô. Câu chuyện men Pharisiêu ở chương 16 chứng tỏ điều đó. Nhưng nhờ ơn mặc khải của Chúa Cha mà Thánh Phêrô đã hiểu tin chắc rằng Người là Con Thiên Chúa.
Mt 16:18 Vậy Thầy bảo cho con biết: Con là Đá, trên đá này Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và cửa địa ngục sẽ không thắng được.
Ðây là lần đầu tiên Chúa Giêsu cho các môn đệ biết rằng Người sẽ lập một Hội Thánh, và đặt Thánh Phêrô làm đá tảng của Hội Thánh này. Ngay khi mới gặp ông Simon, Chúa đã đặt cho ông một tên mới là Kêpha nghĩa là Ðá, mà tiếng La Tinh dịch là Petrus và Hy Lạp là Πετρος (Ga 1:43), với mục đích là sẽ dùng ông làm nền móng của Hội Thánh Người sau này.
Nhiều người Tin Lành không chấp nhận điều này, vì Chúa gọi Thánh Phêrô là “Πετρος”, rồi nói rằng “επ ταυτη τη πετρα οικοδομησω μου την εκκλησιαν - Trên chính đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh Thầy. Họ lý luận rằng chữ πετρα – đá ở câu này là chỉ Lời Tuyên Xưng Ðức Tin của Thánh Phêrô, hay chính Ðức Kitô, chứ không phải là Thánh Phêrô, vì Chúa gọi Thánh Phêrô là Πετρος chứ không phải Πετρα. Theo văn phạm Hy Lạp thì một tảng đá lớn gọi là “πετρα” (giống cái), chứ không gọi là πετρος (giống đực). Nhưng cũng theo văn phạm thì Thánh Phêrô là giống đực nên Thánh Matthêu phải dùng Πετρος cho ngài chứ không dùng Πετρα được. Thực ra bàn cãi về văn phạm Hy Lạp ở đây là sai, vì Chúa không nói tiếng Hy Lạp, mà nói tiếng Aram. Trong tiếng Aram thì Kêpha có thể được dịch ra là πετρος hoặc πετρα. Như thế trong ở hợp này, hai chữ chỉ là một, sở dĩ phải viết khác nhau để cho đúng văn phạm Hy Lạp mà thôi. Chính học giả Tin Lành Albert Barns cũng phải công nhận là Giải thích rằng Chúa Giêsu hứa xây dựng Hội Thánh trên lời tuyên xưng của Thánh Phêrô hoặc trên chính Chúa Giêsu là những giải thích gượng ép. Ông viết thêm trong Barnes' New Testament Notes câu Mt
Các cửa địa ngục cũng có thể dịch là các cổng âm phủ. Ðây là dịch câu πυλα αδου ου κατισχυσουσιν αυτης. Chữ αδου được dịch là âm phủ, và hiểu theo nghĩa bóng là địa ngục, vì âm phủ là nơi ở của người chết, mà sự chết là do tội lỗi mà đến. Sự chết đây phải hiểu là sự chết thiêng liêng, nghĩa là không có ân sủng của Thiên Chúa. Vậy âm phủ được đồng hóa với địa ngục, là chỗ ở của những người chết về phần linh hồn, kể cả ma quỷ. Có sách dịch là quyền lực sự chết.
Ðể hiểu rõ câu này chúng ta phải hiểu cổng thành vào thời Chúa Giêsu là gì. Các thành ở Trung Ðông ngày xưa được bao bọc bởi tường thành, trong đó các cổng thành là nơi người ta ra vào, họp chợ, hội họp, xử án,… và thường là nơi được xây dựng vững chắc và canh phòng cẩn thận nhất. Một thành có thể có nhiều cổng. Đôi khi người ta dùng chữ cổng để chỉ quân đội xông ra từ đó. Vậy Chúa Giêsu dùng cổng âm phủ để nói về những âm mưu của ma quỷ và của những người chúng quy tụ làm đồng minh với chúng để phá Hội Thánh, và cả việc ma quỷ mở toang các cổng mà dồn hết quân lực của chúng ra để tấn công Hội Thánh. Chúa hứa là dù ma quỷ có làm gì đi nữa thì Hội Thánh Người xây dựng trên Thánh Phêrô cũng không bị lay chuyển. Sứ vụ căn bản của Thánh Phêrô và các Ðức Thánh Cha và bảo vệ sự hiệp nhất trong đức tin và luân lý của Hội Thánh. Vì hiểu điều này nên trong lịch sử Hội Thánh, khi có những tranh luận về luân lý hay đức tin mà các Ðức Giám Mục không thể giải quyết được đều được trình lên Ðức Giám Mục Rôma, là Ðức Giáo Hoàng, phán quyết. Các Ðức Giám Mục tham dự Công Ðồng Chalcedon, năm 451, viết: “Thánh Phêrô đã nói qua miệng (ÐGH) Lêo.... Ai tin không tin như thế sẽ bị vạ tuyệt thông.”
Mt 16:19 - Thầy sẽ trao cho con chìa khoá nước trời: sự gì con cầm buộc dưới đất, trên trời cũng cầm buộc; và sự gì con cởi mở dưới đất, trên trời cũng cởi mở".
Trong câu này Chúa nói rõ là Người ban cho Thánh Phêrô chìa khóa Nước Trời. Trong Kinh Thánh chìa khóa tượng trưng cho quyền cai quản và điều hành, như Chúa ban cho Êliakim quyền điều hành nhà Ðavid (Is 22:20-22), hoặc quyền hành của Chúa Giêsu trên sự chết (Kh 1:17-18). Còn Nước Trời là Hội Thánh ở trần gian (Mt 3:2). Nhiều học giả Tin Lành cũng công nhận rằng Chúa ban quyền này cho Thánh Phêrô, nhưng chỉ là quyền mở cửa Nước Trời mà thôi. Họ quyên rằng trong câu này, Chúa cũng ban cho quyền tháo mở, cầm buộc nữa. Quyền tháo mở và cầm buộc gồm cả quyền tha tội mà sau này Chúa cũng ban cho các Tông Ðồ (Mt 18:18).
Dựa vào những câu Mt 16:17-19; Ga 1:42; 21:15-17 mà Hội Thánh trong Công Ðồng Vaticanô I long trọng tuyên bố và buộc mọi người Công Giáo phải tin ba điều này:
1. Chúa Giêsu trực tiếp đặt Thánh Phêrô làm thủ lãnh các Tông Ðồ và là đầu hữu hình của Hội Thánh dưới thế, chứ không phải chỉ là một thủ lãnh danh dự.
2. Dựa theo sự cắt đặt này của Ðức Kitô, thì những vị kế nghiệp Thánh Phêrô, là các Ðức Giáo Hoàng, cũng có quyền trên toàn thể Hội Thánh như Thánh Phêrô vậy.
3. Ðức Giáo Hoàng, khi ngồi trên Tòa của Thánh Phêrô (ex cathedra), nghĩa là khi ngài dùng quyền chủ chiên và thầy dạy của tất cả Kitô hữu, qua quyền hành tối thượng mà các Tông Ðồ truyền lại cho ngài, và quyết định những tín điều liên quan đến đức tin và luân lý, và buộc Hội Thánh Hoàn Vũ phải tuân theo, thì ngài được ơn bất khả ngộ - không thể sai lầm, nhờ sự trợ giúp của Ðấng đã hứa những điều này cùng Thánh Phêrô.
Trải qua hơn hai ngàn năm lịch sử, hầu hết các nhà lãnh đạo lạc giáo phát xuất từ Giáo Hội Ðông Phương, kể cả từ các Thượng Phụ Giáo Chủ Constantinople, nhưng chưa có một Ðức Giám Mục Rôma nào (tức là Ðức Giáo Hoàng, dù là những Giáo Hoàng tồi tệ, như có con ngoại hôn) đã long trọng đưa ra những giáo huấn sai lầm. Chỉ có một vi Giáo Hoàng là Ðức Giáo Hoàng Hônôriô I (623-638) bị Công Ðồng Constantinople năm 680 dưới thời Ðức Thánh Giáo Hoàng Agathô kết án là lạc giáo vì một lá thư ngài trả lời Thượng Phụ Giáo Chủ Constanstinople, là Sergiô, trong đó ngài đã không lên án một sai lầm của Sergiô. Một số người Tin Lành dựa vào sự kiện lịch sử này để đả kích tín điều Vô Ngộ. Nhưng bức thư trả lời Sergiô của Ðức Giáo Hoàng Hônôriô không hội đủ những điều kiện kể ra trong mục thứ ba ở trên, nên tín điều Vô Ngộ không áp dụng cho bức thư này được.
Mt 16:20 - Bấy giờ Người truyền cho các môn đệ đừng nói với ai rằng Người là Đức Kitô.
Lần này Chúa đã chính thức cho các môn đệ biết Người là ai, nhưng Người vẫn không muốn cho quần chúng biết, vì quan niệm sai lầm về Ðức Kitô của người Do Thái sẽ gây ra rối loạn.
Lạy Chúa, hôm nay Chúa cũng hỏi con, “Con bảo Thầy là ai?” Xin Chúa ban cho con đức tin mạnh mẽ để xác tín rằng “Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”, là “Đấng phải đến trong thế gian”. Xin cho con biết luôn phó thác vào Chúa vì biết rằng Chúa yêu con. Xin cho con biết trung thành với các giáo huấn của Hội Thánh vì tin rằng Chúa luôn giữ gìn Hội Thánh và sức quỷ Hoả Ngục cũng không lay chuyển được, để con không hiểu biết sai lạc về các Giáo Huấn của Chúa. Amen.
Câu hỏi để suy nghĩ và thảo luận
1. Tại sao người ta lại nghĩ rằng Chúa Giêsu là ông Gioan Tẩy Giả, ông Êlia, ông Giêrêmia hay một trong các ngôn sứ mà không phải là Ðức Kitô?
2. Lời tuyên xưng của Thánh Phêrô có ý nghĩa gì đặc biệt? Và trong câu 17 Chúa Giêsu có ý nói gì về ơn gọi của Thánh Phêrô?
3. Thoạt đọc câu 18, bạn có nghĩ rằng Chúa nói rõ rằng Chúa sẽ xây Hội Thánh của Người trên Ðá là Thánh Phêrô không? Tại sao?
4. Cổng âm phủ là gì? Tại sao cổng âm phủ lại không thắng nổi Hội Thánh xây trên Phêrô?
5. Trong câu 19, Chúa ban cho Thánh Phêrô quyền gì? Chìa khóa Nước Trời là gỉ? Thánh Phêrô có được trao quyền này lại cho người kế vị ngài là các Ðức Giáo Hoàng hay không? Nếu được, thì việc người Công Giáo tin rằng Ðức Giáo Hoàng không sai lầm khi “long trọng dùng quyền Thánh Phêrô mà công bố những điều liên quan đến đức tin và luân lý cho Hội Thánh Hoàn Vũ” có phải là điều trái với lời Chúa không? Tại sao?
6. “Bất cứ sự gì” có nghĩa gì? Có luật trừ không? Nếu bạn nghĩ là có thì Chúa nói ở chỗ nào trong Kinh Thánh?
7. Tại sao Chúa lại cấm các môn đệ không được nói cho ai biết Người là Ðức Kitô? Như vậy Người có nhận Mình là Ðức Kitô không?
“Thiên Chúa chết rồi. Thiên Chúa vẫn chết. Và chúng ta đã giết hắn!”
Đó là lời Friedrich W. Nietzsche đã tuyên bố năm 1882 trong sách Die fröhliche Wissenschaft. Chỉ bảy năm sau đó, thay vì giết được Thiên Chúa thì Nietzsche lại mất trí và chết một năm sau đó vào ngày 25 tháng 8, năm 1900. Ông ra điên vì đã cố gắng dùng lý trí của mình để chứng minh rằng không có Thiên Chúa.
Nhiều học giả về Phật Giáo cũng đang dùng thuyết Duyên Khởi của Đức Phật để chứng minh rằng niềm tin của Kitô giáo vào Thiên Chúa là phản khoa học. Nhưng họ quên rằng trong kinh Tăng Chi Bộ (IV,77), Đức Phật Thích Ca khuyên họ không nên suy luận về bốn điều không tưởng vì những điều này vượt quá khả năng hiểu biết của con người, nếu nghĩ đến, người suy nghĩ có thể đi đến cuồng loạn và thống khổ. Bốn điều ấy là:
§ Những người đã giác ngộ sau khi nhập Niết Bàn sẽ ra sao.
§ Thiền giới của những người nhập thiền thế nào.
§ Kết quả của Nghiệp mà mỗi người làm sẽ ra sao.
§ Nguồn gốc thế giới, vũ trụ. Dù Thuyết Duyên Sinh chỉ dạy rằng mọi sự do Tứ Đại hợp thành, nhưng Tứ Đại do đâu mà đến thi không nên thắc mắc.
(xem Kinh Không có thể nghĩ được trong Tăng Chi Bộ, IV, 77).
Ngày nay nhiều người cũng dùng thuyết duy lý để chứng minh rằng không có Thiên Chúa và tuyên bố rằng họ chỉ tin những gì mà khoa học có thể chứng minh được. Họ quên rằng chúng ta là loài thụ tạo, bị giam hãm trong thân xác hữu hạn và một thế giới hữu hình, như những con cóc bị giam trong đáy giếng, làm sao mà hiểu được những gì ở ngoài cái giếng?
Dò sông dò biển dễ dò, đố ai lấy thước mà đo lòng người!
Lòng con người chúng ta còn chưa dò nổi nữa thì làm sao chúng ta có thể dùng lý trí mà hiểu hết các mầu nhiệm của Thiên Chúa được. Muốn hiểu biết những gì là siêu nhiên, con người cần được Thiên Chúa mạc khải chứ không thể hoàn toàn dựa vào lý trí mình được. Trong bài Tin Mừng hôm nay, không ai có thể trả lời Chúa Giêsu được căn tính của Người trừ Thánh Phêrô, bởi vì “Đấng Ngự Trên Trời” đã mặc khải cho ngài (x. Mt 16:16). Vì thế khi kết thúc chương 9-11 của thư Rôma là những chương nói về vai trò của dân Do Thái và Dân Ngoại trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa, Thánh Phaolô phải thốt lên: “Ôi thẳm sâu thay sự giàu có, thượng trí và thông biết của Thiên Chúa”, bởi vì ý định của Ngài quá nhiệm mầu, trí óc loài người không tài nào hiểu thấu!
Câu 33 - Ôi thẳm sâu thay sự giàu có, thượng trí và thông biết của Thiên Chúa: sự phán quyết của Người làm sao hiểu được, và đường lối của Người làm sao dò được!
Sau những suy tư dài về chương trình mầu nhiệm của Thiên Chúa đối với dân Israel và Dân Ngoại, Thánh Phaolô đã kết luận bằng những lời chúc tụng sự cao cả của Thiên Chúa. Suy tư của Thánh Nhân về chương trình của Thiên Chúa đã mở cõi vô biên ra trước mặt ngài cho ngài thấy một mầu nhiệm mà chính ngài cũng không hoàn toàn hiểu nổi. Ngay khi bắt đầu suy niệm về liên hệ giữa dân Israel và Dân Ngoại, Thánh Phaolô đã thú nhận rằng ngài khó mà có thể giải thích được, và kết luận rằng điều ấy vượt quá sự hiểu biết của ngài. Dù có hiểu đi nữa thì cũng không ngôn ngữ nào của loài người có thể diễn tả được, “như đã chép: Điều mắt chẳng hề thấy, tai chẳng hề nghe, lòng người không hề nghĩ tới, đó lại là điều Thiên Chúa đã dọn sẵn cho những ai mến yêu Người” (1 Cor 2:9)
Muốn hiểu được phán quyết và đường lối của Thiên Chúa thì chúng ta phải “được Thiên Chúa mặc khải cho, nhờ Thần Khí. Thật vậy, Thần Khí thấu suốt mọi sự, ngay cả những gì sâu thẳm nơi Thiên Chúa. Vậy ai trong loài người biết được những gì nơi con người, nếu không phải là thần trí của con người trong con người? Cũng thế, không ai biết được những gì nơi Thiên Chúa, nếu không phải là Thần Khí của Thiên Chúa" (1 Cor 2:10-11).
Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo viết:
“Thiên Chúa toàn năng không hề độc đoán: ‘Nơi Thiên Chúa, quyền năng và yếu tính, ý chí và trí tuệ, khôn ngoan và công bình là một, cho nên không có gì trong quyền năng của Thiên Chúa mà không nằm trong ý muốn chí công hay trong trí tuệ khôn ngoan của Người’" (Th. Tôma Aq., s. th. 125, 5, ad 1) (GLCG 271).
“Thiên Chúa vô cùng cao cả vượt trên các công trình của Người (x. Hc 43, 28): "Oai phong của Người vượt trên các tầng trời" (Tv 8, 2). "Sự cao cả của Người khôn lường" (Tv 145, 3). Nhưng vì Người là Ðấng Tạo Hóa tối cao và tự do, căn nguyên của tất cả những gì hiện hữu, Người hiện diện nơi thâm sâu nhất của loài thụ tạo: "Nơi Người chúng ta sống, chúng ta cử động và chúng ta hiện hữu"(Cv 17, 28). Theo lời Thánh Âu-tinh: "Người cao cả hơn những gì cao cả nhất trong tôi, thâm sâu hơn những gì thâm sâu nhất trong tôi" (T. Âu-tinh, Conf 3, 6, 11)” (GLCG 300).
Câu 34a - Vì chưng, nào ai biết được ý Chúa?
Ở đây Thánh Phaolô nói rằng chiều sâu của sự hiểu biết của Thiên Chúa không ai có thể dò được. Ngay cả những nhà thần học thông thái nhất cũng không thể biết được ý Chúa. Thánh Tôma Aquinô sau khi bỏ cả đời ra nghiên cứu và viết bộ sách Tổng Lược Thần Học, đã muốn đốt bộ sách này đi vì thấy nội dung quá nghèo nàn không đủ để nói về Thiên Chúa.
Sở dĩ có một số thần học gia trở nên kiêu căng vì họ tưởng rằng mình biết hết về Thiên Chúa mà không ý thức được rằng họ không thể hoàn toàn hiểu biết về Ngài. Họ coi sự hiểu biết của họ là vô ngộ và tự nhận là huấn quyền của các thần học gia (magisterium of theologians) “song song với Huấn Quyền của Đức Thánh Cha và các Giám Mục, có thể dạy đúng những điều trái ngược với những gì mà Huấn quyền theo phẩm trật dạy” (Thomas Storck, What Is the Magisterium?, Catholic Faith Magazine, July/August 2001). Chỉ có thần học gia nào tin rằng mình biết về Thiên Chúa nhưng chưa biết cách hoàn toàn mới trở nên khiêm nhường, cởi mở và quân bình như trường hợp Thánh Phaolô và Thánh Tôma Aquinô.
Trong Cựu Ước, Thiên Chúa hỏi ông Gióp: “Ngươi ở đâu khi Ta đặt nền móng cho thế giới? Nếu ngươi có tri thức, thì hãy nói cho Ta! Ngươi có biết ai đã định các chiều của nó? và ai đã chăng thước dây đo nó?” (Gp 38:4-5). Ngài cho biết rằng chúng ta được khôn ngoan là nhờ hồng ân của Ngài: “Ai ban cho lòng người sự khôn ngoan? (Gp 38:36). Nhưng sự khôn ngoan của chúng ta chỉ có giới hạn: “Ai có thể dùng khôn ngoan mà đếm các tầng mây?” (Gp 38:37-38)
Trước mặt Thiên Chúa tất cả các quốc gia trên thế gian này đều là không: "Này các quốc gia như thể giọt nước bám miệng thùng, khác nào hạt cát dính bàn cân,… Mọi nước chỉ là không không trước mặt Người, Người coi chúng là hư vô trống rỗng” (Is 40:15,17).
Chỉ có những người được Thiên Chúa mặc khải cho, như các ngôn sứ và các Tông Đồ mới có thể biết về Thiên Chúa và ý định hay thông điệp của Ngài như Thánh Phêrô viết, "Thiên Chúa đã mặc khải cho các ngài biết là các ngài có phận sự truyền đạt thông điệp ấy, không phải cho chính mình, mà là cho anh em. Đó là thông điệp mà nay các người giảng Tin Mừng đã loan báo cho anh em, nhờ tác động của Thánh Thần là Đấng đã được cử đến từ trời. Chính các thiên thần cũng ước mong được tìm hiểu kỹ lưỡng thông điệp ấy” (1 Phr 1:12).
Câu 34b - Hoặc ai đã làm cố vấn cho Người?
Thánh Phaolô nói rằng sự khôn ngoan của Thiên Chúa quá sâu sắc nên Ngài không cần ai làm cố vấn hay chỉ cho Ngài phải điều khiển vũ trụ cách nào. Thiên Chúa không cần ai làm cố vấn cả vì Ngài hằng hữu và thông biết mọi sự: “Thần khí ĐỨC CHÚA, ai đo cho nổi? Ai làm quân sư chỉ vẽ cho Người? Người đã thỉnh ý ai để giúp Người thông hiểu, bảo cho Người biết lối công minh, dạy cho Người mở mang kiến thức, chỉ cho Người con đường trí tuệ?” (Is 40:13-14).
Nhiều người trong chúng ta khi cầu nguyện thay vì nhận mình là không trước mặt Thiên Chúa và tuân phục Thánh Ý Ngài, thì lại bắt Thiên Chúa phải làm hết điều này đến điều khác cho mình, hay trách móc Ngài tại sao lại để cho việc này việc nọ xảy ra. Hành động như thế chẳng khác gì ông Gióp khi ông thách thức Thiên Chúa tranh luận với ông như được kể trong sách Ông Gióp. Hằng loạt những câu hỏi mà Thiên Chúa đặt ra cho ông về khả năng hiểu biết có giới hạn của ông không có ý định đè bẹp ông hay hạ nhục ông, nhưng giúp ông ý thức rằng khả năng con người không thể giải thích được tất cả mọi sự, và đưa ông đến việc chấp nhận là mình không thể có câu trả lời cho tất cả mọi vấn đề. Sau cùng ông đã chịu thua và thưa: “Phải, con đã nói dù chẳng hiểu biết gì về những điều kỳ diệu vượt quá sức con” (Gp 42:3).
Tóm lại, quyền năng, trí thông minh và sự hiểu biết của loài người chỉ có giới hạn. Đó là lý do tại sao chúng ta phải mở lòng ra mà chúc tụng Thiên Chúa trong thinh lặng vì những việc kỳ diệu Ngài làm mà trong đó có những điều chúng ta không thể hiểu nổi. Chiêm niệm trong thinh lặng cho chúng ta hưởng sự hiện diện thương yêu và quan phòng của Thiên Chúa và cảm nghiệm tình yêu Thiên Chúa tận đáy lòng mình mà không ngôn ngữ nào có thể diễn tả nổi.
Câu 35 - Hay ai đã cho Người trước để Người sẽ trả lại sau?
Trong câu này Thánh Phaolô nói về sự sung mãn và đại lượng của Thiên Chúa. Thiên Chúa là Đấng hoàn toàn sung mãn vì ngài làm chủ tất cả, Ngài không cần ai biếu hay tặng điều gì. “Ta mà đói, Ta đâu cần nói ngươi hay, vì trái đất với mọi loài, chính Ta làm chủ” (Tv 50:12). Ngài cũng chẳng cần chúng ta thờ phượng hoặc phục vụ Ngài: “Ngài cũng không cần được bàn tay con người phục vụ, như là Ngài cần điều gì, vì chính Ngài ban cho mọi người sự sống, hơi thở và tất cả mọi sự” (Cv 17:25). Nhưng Ngài đại lương với chúng ta và ban cho chúng ta tất cả mọi sự một cách nhưng không: “Thật vậy, nào có ai coi bạn hơn kẻ khác đâu? Bạn có gì mà bạn đã không nhận lãnh? Nếu đã nhận lãnh, tại sao lại vênh vang như thể đã không nhận lãnh?" (1 Cor 4:7).
Món quà quan trọng nhất là Đức Kitô. Chúa Cha đã ban Con Một của Ngài xuống thế gian chịu chết để cứu độ chúng ta vì Ngài yêu chúng ta trước. “Trong khi chúng ta còn là những người tội lỗi, thì Ðức Kitô đã chết cho chúng ta” (Rom 5:7).
Câu 36 - Vì mọi sự đều do Người, nhờ Người và trong Người: nguyện Người được vinh quang đến muôn đời. Amen.
Thánh Phao lô nhắc cho tất cả mọi người rằng mọi sự chúng ta có đều đến từ Thiên Chúa. Bao lâu chúng ta còn sống được là nhờ Ngài, “vì chính ‘ở trong Ngài mà chúng ta sống, cử động, và hiện hữu’” (Cv 17:28).
Vì “Thiên Chúa có uy quyền trên vạn vật… vì Ngài đã tác tạo nên chúng. Không có gì mà Ngài không làm được (x. Gr 32, 17; Lc 1, 37); Ngài sắp đặt công trình theo ý Ngài (x. Gr 27, 5); Ngài là Chúa cả vũ trụ, đã thiết lập trật tự cho nó, và trật tự đó luôn luôn quy phục Ngài. Ngài làm Chủ lịch sử: hướng dẫn các tâm hồn và các biến cố theo ý Ngài (x. Et 4, 17b; Cn 21, 1; Tb 13, 2). (GLCG 269).
Ý định của Thiên Chúa là “mọi người được cứu độ và nhận biết chân lý” (1 Tim 2:4), trong đó có cả dân
“Cùng đích của toàn bộ nhiệm cục của Thiên Chúa là đưa các thụ tạo vào sự kết hợp trọn vẹn với Ba Ngôi diễm phúc (Ga 17, 21-23). Nhưng ngay từ bây giờ, chúng ta được mời gọi trở nên nơi cư ngụ của Ba Ngôi Chí Thánh: ‘Chúa nói: ai yêu mến Thầy, sẽ giữ lời Thầy, và Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy, Cha Thầy và Thầy sẽ đến và ở nơi người ấy’" (Ga 14, 23) (GLCG 260).
Ôi Thiên Chúa của con, con thờ lạy Ba Ngôi, xin giúp con quên hẳn mình đi để ở trong Chúa, bất động và bình an như thể hồn con đang sống trong vĩnh hằng; xin đừng để điều gì quấy phá sự bình an của con, và làm con phải ra khỏi Chúa, ôi Ðấng Bất Biến của con, nhưng xin cho mỗi phút đem con vào sâu hơn trong mầu nhiệm của Chúa! Xin cho tâm hồn con được bình an và trở thành thiên đường của Chúa, nơi cư ngụ Chúa yêu thích, nơi Chúa nghỉ ngơi. Xin cho con đừng bao giờ để Chúa một mình, nhưng luôn có mặt, trọn vẹn, tỉnh thức trong đức tin, hết lòng thờ kính, hiến dâng trọn vẹn để Chúa tác tạo (lời nguyện của chân phúc Êlisabeth Ba Ngôi).
Câu hỏi để suy nghĩ và thảo luận
1. Có khi nào tôi nghi ngờ về sự hiện diện của Thiên Chúa trong đời tôi vì tôi không có đủ hiểu biết để chứng minh niềm tin của tôi không?
2. Tôi có thật sự tin rằng Chúa Giêsu hiện diện thật trong Bí Tích Thánh Thể và đối xử với Người cách xứng hợp khi tham dự Thánh Lễ không? Tôi đã làm gì sau khi Rước Lễ? Tôi phải làm gì khác để chứng tỏ lòng tin của tôi
3. Mầu nhiệm của Thiên Chúa thì vô cùng sâu thẳm. Tôi có bỏ giờ ra học hỏi thêm về Thiên Chúa không? Mục đích để làm gì? Và áp dụng những điều tôi học vào đời sống như thế nào?
4. Tôi làm sao để giải thích đức tin của tôi cho con cái tôi? cho bạn bè tôi? và cho những người đang đi tìm Thiên Chúa? đặc biệt là cho những người đang dùng lý luận để đánh đổ niềm tin của tôi?
5. Có khi nào tôi lặng thinh chiêm ngắm những mầu nhiệm của Thiên Chúa được bày tỏ qua thiên nhiên và để cho lòng tôi được đắm chìm trong tình yêu của Ngài không?
Niềm tin Việt Nam: Huy chương Olympics
Niềm tin Việt Nam minh họa trong dạng truyện ngắn về những đời sống niềm tin của người Việt Nam, không phải trong quá khứ, cũng không phải trong tương lai, nhưng ngay trong ngày hôm nay và ngay bây giờ. Đọc Niềm tin Việt Nam, có thể bạn sẽ nhận ra những nhân vật xuất hiện trong Niềm tin Việt Nam chính là bạn, hoặc những người thân trong gia đình, hoặc những người hàng xóm, hoặc những người tín hữu trong xứ đạo của chính bạn.— Bác làm chi mà mắt quầng thâm như người mất ngủ vậy?
— Mấy ngày hôm nay trong hãng hàng điện tử vào nhiều quá, ngày nào cũng cứ phải làm thêm mấy tiếng. Về được tới nhà là nửa đêm về sáng, tôi mệt nhoài, lăn quay ra ngủ mất đất. Mới được mấy tiếng lại phải thức dậy đi bỏ báo, rồi lại hốt hoảng mặc quần áo lái xe vào hãng điện tử… Vất vả cứ như con trâu. Giờ cũng chả biết ai đang đứng đầu bảng nữa?
— Em nghe chửa rõ, bác nói bảng gì?
— Ông kỳ này thấy có vẻ hơi điếc lác đấy nhé. Đang Thế Vận Hội 2008 tưng bừng ở bên Bắc Kinh. Không phải bảng huy chương vàng Olympics thì còn bảng nào vào đây.
— À, lại tưởng bảng nào? Em nhớ hình như là suốt từ hôm khai mạc cho tới bữa nay, Trung Hoa vẫn đứng đầu bảng. Thì đây, báo đây này, bác nom cho kỹ đi…
— (Chép miệng) Thì tiện thể đang cầm tờ báo, ông đọc luôn đi…
— (Đeo kiếng lão vào) Thì nhẩn nha để em coi. Hôm nay Trung Hoa vẫn đứng hạng nhất, với 44 huy chương vàng. Mỹ lại hạng nhì, 26 huy chương vàng… Còn hạng ba thì thấy hôm nay báo ghi là Anh. Nhưng bác biết rồi đấy, có bữa lại thấy là Nam Hàn.
— Ừ, ông nói mới nhớ. Cái nước Nam Hàn lù khù nhưng lại ôm lu mà chạy nhỉ. Thấy mà kinh…
— Bác cứ ngồi đấy bĩu môi mà chê người ta lù khù. Em nhớ tuần đầu Thế Vận Hội, có tới mấy bữa liền Nam Hàn đứng hạng nhì đấy, trên cả nước Mỹ nữa cơ. Có bữa còn đứng trên cả nước Úc của mình đấy.
— Thấy nước người ta mà ham nhỉ.
— Chuyện! Người ta cường quốc mà… Mặt nào cũng thấy trội hẳn lên. Thì đấy, bác nom thấy rồi đấy. Tới nhà nhiều người quen chơi, em thấy cả nhà là cứ quây quần ngồi coi phim Đại Hàn… Thấy mà hãi.
— Thế Vận Hội kỳ này có nhiều thành tích đáng nể nhỉ. Nào là Michael Phelps với tám cái huy chương vàng môn bơi lội. Rồi cái ông lực sĩ điền kinh chạy bộ 100 mét phá kỷ lục thế giới. Cái ông này người nước gì ông nhỉ?
— Nước Jamaica. Ông Usain Bolt. Trong cả ngần ấy người lực sĩ dự thi, ông ấy bỏ xa tất cả một đoạn dài.
— Ừ, ông nói đúng đấy. Người đâu mà lại có người chạy nhanh tới cỡ như thế nhỉ.
— Bác cứ nói. Thì người ta cũng phải tập luyện đêm ngày mới ra được như thế chứ. Em cá một ăn mười với bác đấy, cái ông Michael Phelps này làm gì mà ngày đêm không bơi mấy chập. Còn ông Usain thì làm gì mà không chạy cả ngày lẫn đêm. Bởi khổ luyện như vậy trong suốt cả bốn năm trời, người ta mới đạt được tám huy chương vàng và thành tích phá kỷ lục chạy bộ. Chứ ai như bác, có cái vụ đi bộ ba mươi phút một ngày mà thấy cũng biếng nhác quá sức…
— (Cười chữa thẹn) Ừ, thì cũng tại ham làm quá. Ông cũng người tỵ nạn, ông hiểu rồi đấy. Ai ai cũng cứ cắm cúi đi làm cũng chỉ bởi mấy đứa con. Ông nghĩ coi, vượt biên qua được tới Úc rồi, đời mình coi như là bỏ đi. Giờ chỉ còn hy vọng vào tương lai của mấy cháu. Sang năm thằng Cả nó ra trường, rồi sang năm tới nữa là cháu Hương. Hy vọng tới lúc đó tôi mới thư thả được dăm phút.
— Thì đấy, bác thì đặt hết hy vọng vào tương lai của con cái, cho nên vất vả thở không ra hơi. Còn cái ông Michael với cái ông Usain cũng hy vọng vào huy chương vàng, cho nên người ta ba bốn năm liền, không đi chơi, không rượu chè trai gái, nhưng cứ chăm chăm chú chú vào hồ bơi với chạy bộ. Cứ hy vọng như thế, làm chi một không đạt được huy chương vàng.
Suy NiệmHy vọng không phải là một danh từ trừu tượng xa lạ. Hy vọng là một danh từ của hiện tại nhưng chỉ về tương lai. Bởi hy vọng vào một ngày mai tươi sáng hơn, những nhọc nhằn và phiền muộn của ngày hôm nay được xoa dịu và trở nên bớt nhọc nhằn, bớt phiền muộn hơn.
Bởi hy vọng vào tương lai, cách sống của một người trong giây phút hiện tại có thể thay đổi. Bởi hy vọng con cái của mình sẽ có một mớ kiến thức vững chắc hơn để làm hành trang đi vào tương lai, có nhiều cặp vợ chồng Việt Nam hy sinh ngày nắng cũng như ngày mưa cày hai jobs để có nhiều tiền gửi con mình vào những trường trung học tư thục mắc tiền. Bởi thế, ngày thứ Bảy tuyết đổ cao tới cửa sổ, họ cào tuyết, lái xe ra xa lộ vắng tanh đi làm; ngày Chúa Nhật mưa rào, họ đội dù ra bến xe bus đón xe đi làm luôn.
Michael và Usain, hai người lực sĩ của đại hội Thế Vận Hội Olympics, bởi hy vọng đoạt được huy chương vàng vô địch quốc tế, họ sáng chiều bơi tại hồ bơi, đêm ngày chạy bộ trong vận động trường.
Ngược lại, người nhà giầu trong Luca 16:19-31 không có niềm hy vọng vào cuộc sống đời sau. Bởi thế ông ta tiếp tục lối sống ích kỷ, tiếp tục nhắm mắt làm ngơ trước người hàng xóm ghẻ lở đầy mình đang nằm lăn lóc trước cửa nhà.
Trong phạm trù tôn giáo, khái niệm hy vọng có một vị thế cũng khá quan trọng trong đời sống đức tin của người Kitô hữu. Bởi hy vọng đoạt được huy chương vàng của Đại Hội Olympics trên Nước Trời, người tín hữu có thể sẽ thay đổi lối sống đạo của chính mình. Bởi hy vọng vào nước Thiên Đàng, chúng ta sẽ làm tất cả mọi thứ, bằng mọi giá để chiếm lấy được huy chương vàng 24 carat của Nước Trời, tương tự như Michael Phelps và Usain Bolt, hai lực sĩ huy chương vàng của Thế Vận Hội Olympics Bắc Kinh 2008.
www.nguyentrungtay.com
Khi ấy, Chúa Giêsu đến địa hạt thành Xêsarêa Philipphê, và hỏi các môn đệ rằng: "Người ta bảo Con Người là ai?" Các ông thưa: "Người thì bảo là Gioan Tẩy Giả, kẻ thì bảo là Êlia, kẻ khác lại bảo là Giêrêmia hay một tiên tri nào đó". Chúa Giêsu nói với các ông: "Phần các con, các con bảo Thầy là ai?" Simon Phêrô thưa rằng: "Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống". Chúa Giêsu trả lời rằng: "Hỡi Simon con ông Giona, con có phúc, vì chẳng phải xác thịt hay máu huyết mạc khải cho con, nhưng là Cha Thầy, Đấng ngự trên trời. Vậy Thầy bảo cho con biết: Con là Đá, trên đá này Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và cửa địa ngục sẽ không thắng được. Thầy sẽ trao cho con chìa khoá nước trời: sự gì con cầm buộc dưới đất, trên trời cũng cầm buộc; và sự gì con cởi mở dưới đất, trên trời cũng cởi mở". Bấy giờ Người truyền cho các môn đệ đừng nói với ai rằng Người là Đức Kitô. (Mt 16, 13-20).
Không biết thời nay thật sự bao nhiêu con người nhân loại anh chị em chúng ta trên khắp hoàn cầu sẽ trả lời được với Chúa Giêsu như Thánh Phêrô đã trả lời rất khôn khéo khi được Chúa Giêsu hỏi một câu tương tự như trên: "Người ta bảo Con Người là ai?". Có phải Thánh Phêrô không tự mình trả lời được mà là do "Cha Thầy, Đấng ngự trên Trời" đã mạc khải cho biết hay không? Nghe lời mạc khải của Chúa Cha qua miệng của Thánh Phêrô nên Chúa Giêsu liền phán với ông Phêrô rằng: "Hỡi Simon con ông Giona, con có phúc, vì chẳng phải xác thịt hay máu huyết mạc khải cho con, nhưng là Cha Thầy, Đấng ngự trên trời. Vậy Thầy bảo cho con biết: Con là Đá, trên đá này Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và cửa địa ngục sẽ không thắng được. Thầy sẽ trao cho con chìa khoá nước trời: sự gì con cầm buộc dưới đất, trên trời cũng cầm buộc; và sự gì con cởi mở dưới đất, trên trời cũng cởi mở".
Câu Chúa Giêsu hỏi ông Thánh Phêrô xem chừng như rất khó mà trả lời cho đúng với ý của Chúa được, nếu không được Thiên Chúa Cha cho biết, thì hà huống gì chúng con đây, chả biết trả lời ra sao khi được Chúa hỏi? Vì có phải đầu óc của chúng con thì luôn đầy và đặc như đất sét? Bởi chúng con và ngay cả người ngoại giáo bây giờ cũng biết Thiên Chúa hay ông Trời là ai kia mà! Mà còn biết cả Đức Mẹ Maria Đầy Ơn Phúc của chúng con nữa cơ! Nhưng biết chỉ để mà chạy đến Chúa và Mẹ khi cần, khi xin xỏ điều gì, nhất là những người ngoại giáo, theo con được biết thì nhiều người ngoại giáo họ rất tin tưởng ở Cha Trương Bửu Diệp và xem Cha như một thần linh rất linh ứng và linh thiêng. Cần gì là họ chạy ngay đến Cha để khấn vái cho điều mình xin, chứ chẳng cần tìm hiểu ngọn ngành và biết rõ Cha là ai?
Có phải con người nhân loại luôn yếu kém của chúng con, thoạt đầu đi theo Chúa Giêsu nghe Ngài giảng dậy vì do tánh tò mò, không biết ông Giêsu là ai nhưng lại có Lời giảng dậy thật hùng hồn, thật lạ, thật lôi cuốn như có ma lực, khác hẳn với những lời giảng dậy của những ông pharisêu biệt phái mà họ từng quen nghe trong Nhà Thờ hay trong Hội Đường? Rồi có phải dân chúng đi theo Ngài vì chứng kiến thấy Ngài làm bao nhiêu chuyện lạ lùng trước mắt như Ngài có xảo thuật của một giáo phái nào chăng? Vì trước mắt họ mà Ngài đã chữa biết bao nhiêu người bệnh tật được khỏi, lành, và sạch? Vì có phải cũng ngay trước mắt họ mà Ngài đã làm xảo thuật biến hóa bánh và cá ra thật nhiều nuôi bao nhiêu ngàn người đàn ông đàn bà và con nít một bữa ăn no nê và còn dư 12 thúng đầy.
Có phải đời thường con người nhân loại của chúng con luôn thích tìm kiếm những gì là không có thật? Hạnh phúc là tìm kiếm những gì ở ngoài xa tầm tay, là mơ tưởng, là ước ao và thường khi có được thì dễ chán, dễ hư hỏng, dễ thay lòng đổi dạ, và không còn cảm thấy những gì mình có cho mình hạnh phúc thật. Cho nên có phải bản tánh của con người chúng con rất dễ thay đổi tánh tình khi còn nghèo khổ thì khác và khi trở thành giầu có vì mánh mung thì trở thành con người khác, như hai con người hoàn toàn khác nhau, một nghèo và một giầu vậy!?
Con người của chúng con thì có phải luôn nghĩ trước tiên là vấn đề lợi lộc. Bạn bè có chơi với nhau trước tiên cũng phải xem anh chị em này có giầu không thì mình mới làm quen mà chơi, còn nghèo thì xin khỏi. Bởi có giầu mình chơi thì mới có lợi, nào là có thể vay được tiền, nào là có thể mượn được những gì mình cần, nào là chỉ cần mình nịnh khen cho mấy câu là nói gì mà chẳng nghe theo mà chẳng chìu theo điều mình mong muốn. Còn nghèo ư! Ai mà lại thèm chơi với người nghèo làm gì, vì suốt đời chỉ nghe họ than thở và mượn vay. Ai mà chơi với người nghèo làm gì! Vì đi chung với họ thì mắc cở và mất mặt lắm! Chơi với giới nghèo thì chẳng được lợi lộc gì mà chỉ mang vận vào người mà thôi có đúng không thưa Chúa!? Chưa kể họ lại còn mang bệnh hoạn có thể lây cho mình thì khổ.
Đấy là nói về chuyện bạn bè, còn họ hàng thân thuộc thì sao? Thưa cũng không khác gì cho mấy Chúa ơi! Bởi theo kinh nghiệm bản thân, con cảm nhận như thế trong họ hàng của con hầu như đều là như thế! Hễ nghèo thì họ miễn hỏi thăm hay muốn đến chào hỏi, thường có dịp họ đi nghỉ mát hay có việc nơi chỗ của chúng con ở, thì thường đến và tìm những người họ hàng giầu có để mong có chỗ ở nhờ, mong được đón đưa đi ăn, hay mượn chỗ để làm nơi gặp gỡ. Buồn cười là như thế này! Chúng con cả nhà thì hai vợ chồng có mỗi hai cái xe hơi để vợ chồng đi làm và là cái chân để đưa cả nhà con cái đi học và đi làm, mà xe nào xe nấy chúng con mua từ thời Vua Bảo Đại lận. Có lần vợ chồng chúng con bị người anh chị bên chồng, từ khước không muốn cho chúng con đến nhà thăm vì lý do không chính đáng, nhưng chúng con hiểu vì xe của chúng con quá tệ để vào cái khu ở sang trọng của họ có lính gác cổng vì khu nhà họ ở gần sát biển.
Có phải đời thường, cách xử thế của chúng con với nhau là xe xua, so sánh nhau qua đồng tiền, nhà ở, xe cộ, và công ăn việc làm? Tầng cấp xã hội cũng bị chia cách giữa người giầu có, trung lưu, và dân nghèo như chúng con đây, luôn chịu thiệt thòi? Nhưng thưa lậy Chúa! Có phải dân nghèo như chúng con lại được Chúa luôn ghé mắt, thương tình, đồng cảm, đồng tình, và đồng lao, như các Thánh Tông Đồ chài lưới được Chúa thương tuyển chọn? Như Thánh Phêrô xưa xuất thân từ con nhà chài lưới nghèo khổ, được Chúa Giêsu tuyển chọn làm một trong 12 môn đệ của Ngài, được Chúa Cha mạc khải cho những điều mà không ai được diễm phúc như ông, rồi thì lại được Chúa Giêsu giao cho một trọng trách làm Đầu Hội Thánh.
Lậy Chúa, nếu nghèo khổ mà luôn được sống gần và bên Chúa để được uống những Lời Châu Báu của Chúa thì cũng nên lắm phải không thưa Ngài!? Nếu Ngài hỏi chúng con Ngài là Ai? Có thể vì chúng con ngu dốt không nói đúng với danh xưng của Chúa nhưng chúng con có thể cam kết mà nói rằng Ngài là Đức Kitô con một Thiên Chúa Cha. Mẹ Ngài là Đức Nữ Đồng Trinh Maria. Ngài Chịu chết trên Thập Giá. Ngày thứ ba Ngài sống lại, lên Trời, ngự bên hữu Đức Chúa Cha phép tắc vô cùng. Ngày sau bởi Trời Ngài lại xuống phán xét kẻ sống và kẻ chết. Con tin kính Đức Chúa Thánh Thần. Con tin có Hội Thánh hằng có ở khắp thế này, các Thánh thông công. Con tin phép tha tội. Con tin xác loài người ngày sau sống lại. Con tin hằng sống vậy, Amen.
N2T |
Phật tổ đi vào Pransanjit là thủ đô của quốc vương, quốc vương thân hành ra nghênh đón.
Quốc vương là bạn thân của phụ thân Phật tổ, trước đây đã nghe nói chuyện người thanh niên này đã từ bỏ tất cả để đi học đạo. Nhớ đến tình cảm cũ với phụ thân của Phật tổ, nên quốc vương bèn khuyên bảo chàng trai trẻ hậu bối này, nên kết thúc những tháng ngày lang thang, an tâm trở về cung điện mới phải.
Phật tổ hướng về quốc vương và nói:
“Xin mời ngài hãy thành thực nói cho tôi biết, xa xỉ hoan lạc trong cung đình, thật có làm cho ngài được một ngày dễ chịu thư thái chăng ?”
Quốc vương khép mắt lại không lời đáp lại.
(Trích: Bài ca của loài ếch, phần tu đức)
Suy tư:
Lòng tham của con người thì không đáy, mà hể có lòng tham thì tâm không lúc nào được an vui, bởi vì không bao giờ và không có gì làm thỏa mãn tâm hồn của con người, nếu họ vẫn cứ coi hưởng thụ vật chất là mục đích của họ ở đời này.
Quốc vương không thể hiểu thấu lòng của Phật tổ, bởi vì lòng của quốc vương đầy ắp thế tục, nhưng Phật tổ hiểu thấu lòng của quốc vương, vì Phật tổ đã từ bỏ cung điện và từ trong cung điện mà ra đi.
Giàu có quyền lực như quốc vương mà cũng không có được một ngày an vui, bởi vì tất cả những điệu múa cung đình, những tiệc tùng thâu đêm và những thú vui đầy nhục dục chỉ là tạm bợ, kết thúc cuộc vui là nỗi buồn lại xâm chiếm tâm hồn. Vậy thì thế nào là niềm vui đích thực ?
Thưa, niềm vui đích thực là niềm vui phục vụ trong yêu thương.
Không tin thì xin mời bạn thử đi phục vụ người nghèo xem sao, xin mời bạn mỗi ngày làm một việc thiện xem sao. Chắc chắn bạn sẽ rất vui vẻ và thấy cuộc sống có ý nghĩa, nếu bạn đưa tay ra giúp đỡ một người nào đó...
N2T |
6. Chúng ta nhận đau khổ như thế nào, thì cũng phải cầu nguyện như thế.
(Thánh Augustinus)Peter Jacob, Thư ký điều hành của Ủy ban Công lý và Hoà bình của Giáo Hội Công Giáo Pakistan (NCJP) bình luận về việc Tổng Thống Musharraf quyết định rời bỏ chức vụ để tránh các thủ tục luận tội vì vi hiến và biển thủ công qũy.
Ông cho hay: “Giờ thi việc thảo luận chính trị là có thể. Các quan toà bị sa thải sẽ được phục hồi chức vụ và chính phủ liên hiệp sẽ có thể giải quyết tốt hơn các vấn đề của đất nước”. “Nhưng chính phủ sẽ phải gánh vác trách nhiệm nặng nề hơn kể từ khi có đủ quyền lực”.
Trong diễn văn cuối cùng trên cương vị Tổng Thống, ông Musharraf bảo vệ thành tích của mình khi nói rằng đã làm tất cả những gì cần thiết để làm cho Pakistan trở thành một đất nước thịnh vượng và dân chủ. Ông nói rằng mình đã tổ chức các cuộc bầu cử tự do và công bằng cũng như ông đã rời bỏ chức vụ Tổng tư lệnh quân đội (vốn ông đã nắm giữ cùng với chức vụ Tổng Thống).
Ông nói rằng lời buộc tội chống lại ông là không có cơ sở và “bịa đặt” nhưng ông thừa nhận rằng mối quan hệ giữa ông và chính phủ trở nên xấu đi. Vì thế, ông từ chức vì tình yêu đối với đất nước và để chấm dứt những đối đầu đang diễn ra. Cuối cùng, ông xin người dân tha thứ cho ông vì những lỗi lầm thuộc về con người.
Những lời buộc tội chống lại ông Musharraf chưa được công bố nhưng theo giới truyền thông thì chúng bao gồm cuộc đảo chính lật độ ông Nawaz Sharif hồi năm 1999, hai lần đình chỉ hiến pháp và tấn công toà án vào ngày 9 tháng Ba và 3 tháng Mười Một năm 2007. Ông cũng bị cáo buộc không hỏi ý kiến quốc hội, ban tặng ngân qũy cho các tỉnh mà không thông qua quốc hội, việc điều hành quân đội ở Balochistan và nhắm đến giết hại vị lãnh đạo địa phương Balochi là Nawab Akbar Bugt, cũng như việc điều hành chống lại Đền thờ Đỏ (Lal Masjid) và các vụ điều hành quân đội khác.
Hầu hết các quan sát viên đều cho rằng việc từ chức của ông là một đòn giáng vào chính phủ. Tuy nhiên, đối với ông Jacob thì bài diễn văn chia tay của ông Musharraf trong đó vị cựu Tổng tư lệnh quân đội nói rằng ông đã tiến hành các cuộc bâu cử tự do hơn và công bằng hơn đối với các cộng đồng thiểu số là sai (các cử tri thiểu số trước đây chỉ có thể bầu cho các ứng viên từ các cộng đoàn của họ) đối với việc thừa nhận rằng các cuộc bầu cử tự do chỉ được cải thiện sau cuộc chiến đấu dài của xã hội dân sự và các nhà hoạt động nhân quyền chống lại sự tại vị lâu dài của chính phủ Musharraf.
Có điều nguy hiểm là luận điểm của thư ký đảng bảo thủ NCJP cho rằng chính phủ hiện nay có “những bộ trưởng có kinh nghiệm tốt” có thể giải quyết các vấn đề của đất nước này. Mặc dù Nawaz Sharif, người đứng đầu đảng Liên đoàn Hồi giáo Pakistan (PML-N) có liên hệ với các nhóm tôn giáo quá khích và ủng hộ việc đưa vào Luật Hồi giáo nhưng các quan điểm về ông là tích cực.
Ông Jacob cho hay thêm: “Hiện nay, PML-N đáng tin cậy hơn vì đảng này không nắm quyền một mình nhưng phải chia sẻ quyền lực với các đảng tự do” và các đảng khác trong liên minh hiện không thể có vị thế đó. Vì lý do này mà Jacob lạc quan vì sức mạnh của các yếu tố tôn giáo của các chính trị gia Hồi giáo quá khích sẽ không thể được phát huy và người thiểu số sẽ có tiếng nói trong xã hội Pakistan, kể cả Kitô giáo. Cho đến giờ, vẫn còn khó khăn vì sự đương đầu giữa Musharraf và chính phủ.
Ông Jacob hy vọng rằng người thiểu số có thể đóng vai trò tích cực hơn trong chính phủ và các quyền chính trị của họ sẽ được công nhận. Ông cũng nói rằng ông dự định “sẽ gặp mỗi bộ trưởng để thảo luận các vấn đề có ảnh hưởng đến người thiểu số”.
Trước mắt, người thiểu số có thể nói rõ các vấn đề của họ hết sức thận trọng. Trong hai hoặc ba tháng tới việc cải tổ hiến pháp sẽ công nhận tính đa dạng của tôn giáo và “Pakistan không phải là một quốc gia của một tôn giáo”.
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho tạp chí Radici Christiane, Tổng giám mục Raymond Burke nói rằng trong Thánh lễ thường có sự thiếu kính trọng khi rước MìnhThánh Chúa. Ngài cảnh báo: “Rước Mình và Máu Thánh Chúa khi không xứng đáng, là một điều phạm thánh. Nếu chủ tâm rước lễ đang khi mắc tội trọng, thì đó là một điều phạm thánh”.
Tổng Giám mục Raymond Burke |
Giải thích quan điểm của mình, ngài đề cập đến “các viên chức công quyền, khi có nhận thức và chủ tâm, ủng hộ những hành động chống lại luật luân lý Vĩnh hằng của Chúa. Chẳng hạn, nếu họ ủng hộ việc phá thai, là hành động phá hủy những sinh mạng con người vô tội và yếu ớt. Một người phạm tội như thế nên bị khiển trách công khai bằng cách không được rước lễ cho đến khi nào người đó cải tiến cuộc sống của mình.”
“Nếu ai đã bị khiển trách mà vẫn cố chấp ở trong tội trọng công khai như thế và cố lên rước Mình Thánh Chúa, thì thừa tác viên Thánh Thể có bổn phận phải từ chối không cho người đó rước lễ. Tại sao vậy? Trước nhất là vì phần rỗi linh hồn của người đó, ta phải ngăn ngừa người đó khỏi phạm thánh.”
Tổng giám mục nói tiếp: “Chúng ta phải tránh làm cho người khác có cảm tưởng rằng họ có thể ở trong tình trạng mắc tội trọng mà vẫn được chịu lễ. Thứ đến, có thể gây ra một hình thức tai tiếng khác nữa, đó là làm cho người ta nghĩ rằng hành động công khai người đó đang thực hiện, từ trước đến nay mọi người đều tin là một tội trọng, lại thực ra không nghiêm trọng đến thế - nếu Giáo hội cho phép người đó lên rước Mình Thánh Chúa.”
Ngài cảnh báo: “Nếu chúng ta thấy một nhân vật công cộng chủ tâm và công khai ủng hộ quyền phá thai mà lên rước lễ, thì một con người bình thường sẽ nghĩ như thế nào? Người đó có thể đi đến chỗ tin tưởng rằng, ở một lúc nào đó, lấy đi sinh mạng vô tội còn trong bụng mẹ là chuyện được làm.”
Tổng giám mục Burke cũng còn cho biết rằng khi một vị giám mục hay một nhà lãnh đạo trong Giáo hội ngăn không cho người ủng hộ phá thai lên rước Thánh Thể “thì đó không phải với ý đồ can thiệp vào sinh hoạt công cộng mà là vì tình trạng tâm linh của chính trị gia hay viên chức công quyền đó, nếu họ là người Công giáo, phải tuân theo luật Chúa cả trong lãnh vực công nữa.”
“Vì thế, thật đơn giản chỉ là chuyện kỳ cục và sai lạc khi cố bắt một người mục tử phải im tiếng, tố cáo là can thiệp vào việc chính trị, để vị đó không thể làm lợi ích cho linh hồn của một con chiên trong bầy chiên mình chăn dắt.”
Ngài nói: Thật “đơn giản chỉ là điều sai lầm” khi nghĩ rằng đức tin phải rút vào thực hiện nơi chốn riêng tư và bị loại trừ ra khỏi sinh hoạt công cộng. Ngài khuyến khích người Công giáo “làm chứng nhân đức tin không chỉ riêng tư nơi nhà ở, mà còn trong các sinh hoạt công cộng với những người khác để làm chứng mạnh mẽ về Đức Kitô.”
Dịp nghỉ hè tại Đại chủng viện Bressanone, Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI có dành cho các linh mục, phó tế, đại chủng sinh của Giáo Phận một buổi hỏi thưa với nội dung sau đây:
1. Michael Horrer, chủng sinh: Kính thưa Đức Thánh Cha, tên con là Michael Horrer và con là một đại chủng sinh. Dịp Ngày Thế Giới XIX tại Sydney, Úc Châu, trong đó con có tham dự với các người trẻ khác của giáo phận chúng con, Đức Thánh Cha luôn tái khẳng định với 400,000 người trẻ hiện diện ở đó tầm quan trọng của công trình Chúa Thánh Thần nơi người trẻ chúng con và nơi Giáo Hội. Chủ đề của Ngày ấy là “Chúng con sẽ nhận được sức mạnh khi Chúa Thánh Thần hiện xuống trên chúng con và chúng con sẽ là nhân chứng của Ta” (Cv 1:8).
Giới trẻ chúng con nay đã về nhà, về giáo phận và về với cuộc sống hàng ngày, sau khi được Chúa Thánh Thần và lời Người tăng sức mạnh.
Kính thưa Đức Thánh Cha, làm thế nào chúng con sống được các ơn phúc của Chúa Thánh Thần trong thực hành, tại đây ngay trong lòng xứ sở của chúng con và trong cuộc sống hàng ngày của chúng con, cách nào đó để thân nhân, bạn hữu và người quen thuộc cảm nhận được sức mạnh của Người, và làm thế nào chúng con thi hành được sứ mệnh làm nhân chứng cho Chúa Kitô? Đức Thánh Cha sẽ khuyên dạy chúng con điều gì để bảo đảm rằng giáo phận chúng con tươi trẻ mãi, bất chấp hàng giáo sĩ đang ra già nua, ngõ hầu giáo phận chúng con luôn mở lòng cho Chúa Thánh Thần, Đấng hằng hướng dẫn Giáo Hội?
Benedict XVI: Cám ơn con về câu hỏi của con. Cha vui mừng được gặp một đại chủng sinh, một ứng viên linh mục của giáo phận này mà theo một nghĩa nào đó trên khuôn mặt con, cha có thể khám phá ra khuôn mặt trẻ trung của giáo phận. Và Cha cũng vui mừng được nghe việc con đã cùng nhiều người khác có mặt tại Sydney nơi có cử hành lớn mà trong đó chúng ta cùng cảm nghiệm được sự kiện này là Giáo Hội vẫn trẻ trung.
Đối với người Úc cũng thế, đó là một kinh nghiệm quan trọng. Thoạt đầu, họ nhìn Ngày Giới Trẻ Thế Giới với thật nhiều hoài nghi vì hiển nhiên nó có thể gây ra nhiều phiền hà và bất tiện cho cuộc sống hàng ngày, như nạn kẹt xe chẳng hạn v.v…
Tuy nhiên, kết cục, như chúng ta đã thấy trên truyền thông, các thiên kiến của họ dần dần bị đánh tan, mọi người đều cảm thấy mình tham dự vào bầu không khí đầy hân hoan và đức tin đó; họ thấy giới trẻ đến nhưng không gây ra vấn đề an ninh nào hay bất cứ vấn đề nào khác, trái lại chỉ tụ tập hân hoan lại với nhau mà thôi.
Họ thấy rằng đức tin ngày nay là một sức mạnh đang hiện diện, một sức mạnh có thể đem lại cho con người định hướng đúng đắn. Đó là lý do có những lúc chúng ta thực sự cảm nhận được ngọn gió Chúa Thánh Thần, Đấng đã quét sạch hết thiên kiến, Đấng làm con người hiểu ra rằng vâng, ở đây chúng tôi khám phá ra điều ảnh hưởng tới chúng tôi một cách gần gũi, đó là hướng chúng tôi phải đi; và chúng tôi có thể sống cách đó, tương lai có thể triển nở cách đó.
Con nói đúng: việc trên quả là giây phút mạnh mẽ mà ta có thể đem về nhà một chút tia sáng nào đó.Tuy nhiên, trong cuộc sống hàng ngày, nghĩa là trong thực hành, khó khăn hơn nhiều mới nhận thức được hành động của Chúa Thánh Thần hay cả việc để bản thân mình thành một phương thế làm cho Người hiện diện, bảo đảm cho sự hiện diện của ngọn gió ấy có thể quét sạch hết các thiên kiến của thời đại, sự hiện diện tạo ra ánh sáng cho đêm tối và làm chúng ta không những cảm nhận được sự kiện đức tin có tương lai mà đức tin còn là chính tương lai nữa
Chúng ta làm sao làm được điều đó? Dĩ nhiên, tự sức mình, chúng ta không thể làm được điều đó.Tựu chung, chính Chúa giúp chúng ta nhưng ta phải sẵn sàng làm khí cụ của Người. Cha chỉ muốn nói: không ai có thể cho điều chính bản thân họ không có; nói cách khác, chúng ta không thể chuyển giao Chúa Thánh Thần cách hữu hiệu hay làm người khác nhận thức được Người trừ khi chính chúng ta phải gần gũi với Người.
Đó là lý do tại sao Cha nghĩ: điều quan trọng nhất, có thể nói, là chính chúng ta phải ở lại trong đường kính cơn gió của Chúa Thánh Thần, phải tiếp xúc với Người. Chỉ khi nào nội tâm chúng ta được Chúa Thánh Thần đụng chạm tới, nghĩa là Người ngụ cư trong chúng ta, chúng ta mới có thể chuyển giao Người cho người khác.
Lúc ấy, Người sẽ ban cho ta óc tưởng tượng và các ý tưởng sáng tạo phải hành động ra sao, các ý tưởng không thể do ta đặt kế sách trước mà phải được phát sinh từ chính hoàn cảnh, vì chính ở đó, Chúa Thánh Thần ra tay hành động. Như thế, điểm đầu tiên là: chúng ta phải ở lại trong đường kính cơn gió của Chúa Thánh Thần.
Phúc âm Thánh Gioan cho ta hay rằng sau Phục Sinh, Chúa đi gặp các môn đệ, thổi hơi vào họ mà nói: “Các con hãy nhận Chúa Thánh Thần”. Điều này có thể so sánh với Sách Sáng Thế, trong đó, Thiên Chúa cũng hà hơi vào hợp chất Người đã nặn bằng bụi đất và nó trở nên có sự sống và thành người.
Rồi con người, vốn đen tối từ bên trong và nửa sống nửa chết, lại nhận được hơi thở của Chúa Kitô và đó là hơi thở của Thiên Chúa, hơi thở đem lại cho cuộc sống họ một chiều kích mới mẻ, chiều kích ban cho họ sự sống với Chúa Thánh Thần.
Cho nên chúng ta có thể nói: Chúa Thánh Thần chính là hơi thở của Chúa Giêsu Kitô và theo một nghĩa nào đó, chúng ta nên xin Chúa Kitô luôn thổi hơi thở của Người vào chúng ta, để hơi thở ấy trở nên sống động và mạnh mẽ và tác động trên thế giới. Điều ấy có nghĩa: chúng ta phải tiếp xúc gần gũi với Chúa Kitô.
Chúng ta làm việc trên nhờ suy niệm Lời Người. Ta biết rằng tác giả chính của Sách Thánh là Chúa Thánh Thần. Khi, nhờ Lời Người, ta nói với Thiên Chúa, khi ta không những đi tìm quá khứ mà thực sự đi tìm Chúa hiện diện trong đó và đang nói với ta, thì, như Cha từng nói ở Úc Châu, những khi ấy như thể ta đang đi dạo trong vườn Chúa Thánh Thần; truyện trò với Người và Người truyện trò với ta.
Ở đây, học hỏi để hiện hữu trong môi trường này, trong môi trường Lời Chúa, là điều hết sức quan trọng, một điều, theo một nghĩa nào đó, sẽ dẫn chúng ta vào hơi thở Thiên Chúa. Và rồi, một cách tự nhiên, ta phải biến đổi việc lắng nghe này, việc đi dạo trong môi trường Lời Chúa này thành một đáp ứng, một đáp ứng trong cầu nguyện, trong tiếp xúc với Chúa Kitô.
Lẽ dĩ nhiên, trước hết phải là đáp ứng đối với bí tích cực trọng Thánh Thể trong đó Người đến với chúng ta và bước vào trong ta và hiệp nhất với ta, như người ta thường nói. Tuy nhiên, còn là với bí tích thống hối nữa, là bí tích thanh tẩy ta, rửa sạch mọi cáu bẩn mà cuộc sống hàng ngày đã tích tụ trong ta.
Nói tóm lại, đó là sống với Chúa Kitô trong Chúa Thánh Thần, trong Lời Chúa và trong hiệp thông Giáo Hội, trong cộng đồng Giáo Hội. Thánh Augustinô viết: “Nếu các bạn ước muốn Chúa Thánh Thần, các bạn phải ở trong Thân Thể Chúa Kitô”. Thần Trí Chúa Kitô, vì thế, sống động trong Nhiệm Thể Người.
Tất cả các điều trên phải xác định ra khuôn hình cho ngày sống của ta để ngày sống ấy trở thành cơ cấu, ngày sống trong đó Thiên Chúa có thể lui tới với chúng ta bất cứ lúc nào, trong đó, ta luôn tiếp xúc với Chúa Kitô và trong đó, vì chính lý do ấy, ta liên tục nhận được hơi thở của Chúa Thánh Thần.
Nếu ta chịu làm thế, nếu ta không quá lười biếng, vô kỷ luật hay uể oải, thì việc này sẽ xẩy đến cho ta: ngày ấy sẽ nhận được hình dạng, và trong ngày ấy cuộc sống ta sẽ nhận được hình dạng và ánh sáng này sẽ từ ta tỏa chiếu ra mà không cần phải suy tư nhiều hay phải chủ trương lối hành động “duy tuyên truyền”, có thể nói được như thế. Nó tự động xẩy tới vì nó chỉ phản chiếu linh hồn ta mà thôi. Đối với điều trên Cha cũng xin thêm chiều kích thứ hai vốn liên hệ một cách hợp luận lý với chiều kích thứ nhất: nếu ta sống với Chúa Kitô, ta cũng sẽ thành công trong các chuyện nhân bản.
Thực vậy, đức tin không chỉ liên quan đến khía cạnh siêu nhiên mà thôi, nó cũng xây đắp con người, đem con người trở lại với nhân tính của họ, như hai đoạn song hành giữa Sách Sáng Thế và Chương 20 Phúc Âm Gioan đã chứng tỏ: Đức tin đặt căn bản trên các nhân đức nhân bản: trung thực, hân hoan, sẵn sàng lắng nghe người lân cận, khả năng biết tha thứ, lòng đại lượng, lòng tốt và tình thân hữu giữa mọi người.
Các nhân đức nhân bản này cho thấy: đức tin hiện hữu thực sự, ta thực sự hiện hữu với Chúa Kitô và Cha tin rằng ta nên chú ý nhiều đến cả việc này nữa, việc cũng liên quan đến chính chúng ta: là khai triển một nhân tính chân chính trong chính chúng ta vì đức tin hệ ở việc thể hiện trọn vẹn hữu thể nhân bản, nhân tính trọn vẹn.
Ta nên chú ý tới việc thực thi các trách vụ nhân bản một cách tốt đẹp và chính xác, trong nghề nghiệp, đối với người lân cận, tỏ lòng quan tâm đối với họ, cũng là cách tốt nhất quan tâm đến chính chúng ta: Thực vậy, “hiện hữu” vì người lân cận của ta là cách tốt nhất để ta “hiện hữu” vì chính bản thân mình.
Điều trên, do đó, đã phát sinh ra nhiều sáng kiến không thể nào lên chương trình trước được: các cộng đoàn cầu nguyện, các cộng đoàn đọc Thánh Kinh với nhau hay các cộng đoàn cung cấp các trợ giúp hữu hiệu cho người túng thiếu, những người cần đến nó, những người đang nằm ngoài lề cuộc sống, cho người bệnh, cho người khuyết tật và nhiều người khác nữa. Đó là lúc mắt ta mở ra để nhận ra các kỹ năng bản thân của mình, để đảm nhiệm các sáng kiến tương xứng và để giúp người khác có can đảm làm cùng một điều như thế. Và chính vì những vấn đề nhân bản này tăng sức mạnh cho ta, nên nó cũng đồng thời giúp ta tiếp xúc như mới với Thánh Thần Thiên Chúa.
Vị đứng đầu Dòng Hiệp Sĩ Malta tại Rôma cho Cha hay: dịp Lễ Giáng Sinh, ngài cùng một số thanh thiếu niên tới một nhà ga kia để đem ít quà Giáng Sinh tặng người vô gia cư. Vừa quay đi, ngài nghe một thanh niên nói với đồng bạn: “Việc này chì hơn buổi disco nhiều. Ở đây thật tuyệt diệu vì tôi có thể làm được điều gì đó cho người khác!”. Đó chính là những sáng kiến được Chúa Thánh Thần đánh động nơi ta. Chỉ bằng những lời ít ỏi như thế, chúng cũng giúp ta cảm nhận được sức mạnh Chúa Thánh Thần, khiến chúng ta biết chăm chú đối với Chúa Kitô.
Hình như lúc này, Cha chưa nói được nhiều điều thực tiễn, nhưng Cha tin rằng điều quan trọng nhất là: cuộc sống ta, trước hết, phải quy hướng về Chúa Thánh Thần, vì chúng ta sống trong môi trường Thần Khí, trong thân thể Chúa Kitô, và nhờ thế, ta cảm nhận được diễn trình nhân bản hóa, ta nuôi dưỡng được các nhân đức hoàn toàn có tính nhân bản và như thế học tập để trở nên tốt theo nghĩa rộng rãi nhất của từ ngữ. Nhờ thế, ta thủ đắc được sự nhậy cảm đối với các sáng kiến tốt, là các sáng kiến dĩ nhiên sẽ khai triển được sức mạnh truyền giáo sau này và theo một nghĩa nào đó, sẽ chuẩn bị cơ sở cho giây phút trong đó việc nói về Chúa Giêsu và về đức tin được người ta coi là hợp lý và dễ hiểu.
2. Cha Willibald Hopfgartner, OFM: Kính thưa Đức Thánh Cha, con thuộc Dòng Phanxicô và làm việc tại một trường học và tại nhiều khu vực dưới sự hướng dẫn của Dòng con. Trong bài diễn văn tại Regensburg, Đức Thánh Cha có nhấn mạnh tới sợi dây nối kết chủ yếu giữa Thần Trí Thiên Chúa và lý trí nhân bản.
Đàng khác, Đức Thánh Cha cũng luôn nhấn mạnh đến sự quan trọng của nghệ thuật và cái đẹp, của thẩm mỹ. Vậy há không nên không ngừng tái khẳng định kinh nghiệm thẩm mỹ của đức tin trong bối cảnh Giáo Hội, đối với việc công bố (Lời Chúa) và phụng vụ, song song với việc đối thoại bằng ý niệm về Thiên Chúa (tức thần học) hay sao?
Benecdict XVI: Cám ơn cha. Vâng tôi nghĩ: hai điều này luôn tay trong tay với nhau: lý lẽ, sự chính xác, sự trung thực trong suy tư chân lý, và cái đẹp. Lý lẽ nào tự ý vứt bỏ cái đẹp cũng chỉ là lý lẽ nửa vời, có thể chỉ là lý lẽ mù quáng. Chỉ khi nào chúng kết hợp với nhau, hai điều trên mới tạo thành một toàn bộ, và sự kết hợp đó hết sức quan trọng đối với chính đức tin. Trong thời đại này, đức tin phải không ngừng đối diện với các thách đố của tư tưởng, để nó hết còn bị coi là một truyện dã sử phi lý mà chúng ta duy trì cho sống động nhưng thực sự là một giải đáp cho nhiều câu hỏi vĩ đại, không phải chỉ là một thói quen nhưng là chân lý, như Tertullian từng nói.
Trong thứ thứ nhất của mình, Thánh Phêrô viết câu sau đây được các thần học gia thời Trung Cổ, vì muốn hợp thức hóa nó, đã nhận làm trách nhiệm cho trách vụ thần học của mình: “Anh chị em phải luôn sẵn sàng để tự bênh vực mình chống bất cứ ai đòi anh chị em phải trả lẽ cho niềm hy vọng của anh chị em”, tức phải hộ giáo, bênh vực cho lời hy vọng, nghĩa là phải biến đổi lời lẽ, lý lẽ hy vọng thành khoa hộ giáo, để trả lời cho người đời.
Hiển nhiên là ngài xác tín được sự kiện này: đức tin là lời lẽ (logos), là lý lẽ, là ánh sáng phát xuất từ Lý Trí sáng tạo chứ không phải chỉ là một pha chế kỳ diệu, một hoa trái của tư tưởng ta. Và đó là lý do tại sao nó phổ quát và vì vậy được thông truyền cho mọi người.
Ấy thế nhưng, chính vì lời lẽ sáng tạo này không phải chỉ là lời lẽ kỹ thuật (ta sẽ trở lại khía cạnh này với câu trả lời khác nữa), nên nó rất rộng, nó là lời lẽ của yêu thương, nên phải được diễn tả như thế trong sự mỹ và trong sự thiện.
Lại nữa, tôi cũng đã có lần nói rằng đối với tôi, nghệ thuật và các thánh là hai nhà hộ giáo vĩ đại nhất cho đức tin của ta. Các luận chứng do lý lẽ đóng góp hiển nhiên rất quan trọng và không thể thiếu được, nhưng ta thấy luôn có bất đồng ở nhiều nơi.
Đàng khác, nếu ta nhìn lên các thánh, tức con đường sáng láng vĩ đại mà Thiên Chúa hằng bước qua khắp trong lịch sử, ta sẽ thấy rằng thực sự có một sức mạnh của sự thiện từng chống chọi suốt mấy ngàn năm qua; thực sự có thứ ánh sáng trên các ánh sáng. Cũng thế, nếu ta ngắm nhìn các vẻ đẹp do đức tin tạo ra, tôi dám nói, ta thấy chúng quả là các bằng chứng sống động của đức tin.
Khi tôi nhìn vào ngôi nhà thờ chính tòa đẹp đẽ này, (tôi thấy) nó quả là một công bố sống động! Nó tự nói về chính nó với ta, và trên căn bản cái đẹp của ngôi nhà thờ chính tòa này, ta sẽ thành công trong việc công bố Thiên Chúa, công bố Chúa Kitô và mọi mầu nhiệm của Người một cách hữu hình: Ở đây, chúng đã thủ đắc được một hình dạng và nhìn vào chúng ta.
Mọi công trình nghệ thuật vĩ đại, các nhà thờ chính tòa, những ngôi nhà thờ chính toà kiểu Gô-tích và những ngôi thánh đường kiểu Ba-rốc lộng lẫy, thẩy đều là các dấu chỉ sáng láng của Thiên Chúa và do đó thực là các biểu hiện hay hiển linh của Chúa. Và trong Kitô giáo, đây chính là thực chất của sự hiển linh này: trước đây, Thiên Chúa trở nên Hiển Linh dấu ẩn, nhưng nay Người xuất hiện rực rỡ sáng láng.
Chúng ta vừa được nghe tiếng đàn organ hết sức thánh thót. Tôi nghĩ nền âm nhạc vĩ đại phát sinh trong Giáo Hội đã làm cho chân lý đức tin của ta trở thành nghe được và nhận thức được: từ nhạc bình ca tới nhạc nhà thờ chính tòa, từ Palestrina và thời đại ông, tới Bach và từ đó tới Mozart và Bruckner và vân vân. Nghe tất cả các công trình ấy: Cuộc Khổ Nạn của Bach, Thánh Lễ giọng Si giáng của ông, và các sáng tác thiêng liêng của đa âm thế kỷ 16, của trường phái Vienna, của mọi loại âm nhạc, ngay cả các sáng tác của các nhà soạn nhạc ít nổi danh, ta đều bỗng hiểu được: nó quả đúng!
Bất cứ nơi nào phát sinh ra chúng, Chân lý cũng đều có mặt ở đấy. Nếu không có thứ trực giác từng khám phá ra tâm điểm sáng tạo thực sự của thế giới này, vẻ đẹp như thế không tài nào phát sinh được.
Chính vì thế, tôi nghĩ ta nên luôn luôn bảo đảm để hai điều trên đi đôi với nhau, ta nên đem chúng lại với nhau.
Trong thời đại ta, khi thảo luận tính hợp lý của đức tin, chính là lúc ta thảo luận sự kiện này: lý lẽ không ngừng ở chỗ ngừng của các khám phá thực nghiệm, nó không chấm dứt ở chủ nghĩa duy nghiệm; thuyết biến hóa nhìn ra sự thật nhưng chỉ nhìn ra một nửa sự thật: Nó không thấy rằng đàng sau nó là Thần Trí sáng tạo. Chúng ta tranh đấu để mở rộng lý lẽ, và do đó, tranh đấu vì một lý lẽ, lý lẽ ấy chính là mở cửa cho cái đẹp và không gạt cái đẹp ấy ra một bên giống như một điều gì khác hẳn và vô lý.
Nghệ thuật Kitô giáo là một nghệ thuật hữu lý, ta hãy nghĩ tới nghệ thuật Gô-tích hay âm nhạc vĩ đại hay ngay cả nghệ thuật Ba-rốc của chính chúng ta, nhưng nó chính là việc phát biểu bằng nghệ thuật các lý lẽ đã được mở rộng một cách lớn lao, trong đó trái tim và lý trí gặp nhau. Đó mới là trọng điểm. tôi tin rằng, theo một cách thế nào đó, đây mới chính là minh chứng cho đức tin Kitô giáo: trái tim và lý trí gặp nhau, cái mỹ và cái chân hội tụ về một nơi, và ta càng thành công trong việc sống bằng cái đẹp của chân lý thì đức tin càng có khả năng trở thành sáng tạo một lần nữa cả trong thời đại chúng ta, và sẽ tự phát biểu mình ra dưới một hình thức nghệ thuật đầy thuyết phục.
Cho nên, thưa cha Hopfgartner, cám ơn cha về câu hỏi của cha; ta hãy tìm cách bảo đảm rằng hai phạm trù thẩm mỹ và nhận thức (noetic) được kết hợp với nhau và chính trong cái rộng dài này, tính toàn diện và tính sâu sắc trong đức tin của ta được tỏ hiện.
3. Cha Willi Fusaro: Kính thưa Đức Thánh Cha, con năm nay 42 tuổi và mắc bệnh từ ngày mới chịu chức linh mục. Con chịu chức năm 1991; rồi tháng 9 cùng năm, con bị khám nghiệm mắc chứng đa xơ cứng (multiple sclerosis). Con cùng trông coi Giáo xứ Corpus Domini tại Bolzano. Con hết sức ngưỡng phục Đức Gioan Phaolô II, nhất là trong phần cuối triều đại giáo hoàng của ngài, lúc ngài chịu đựng sự yếu đuối nhân bản một cách can đảm và khiêm nhu trước mặt toàn thế giới.
Vì sự gần gũi của Đức Thánh Cha với vị tiền nhiệm qúy yêu và dựa trên kinh nghiệm bản thân của Đức Thánh Cha, Đức Thánh Cha sẽ nói gì với con và với mọi người chúng ta làm sao thực sự giúp đỡ cách hữu hiệu các linh mục già nua và ốm đau để các ngài sống ơn gọi linh mục của mình cách tốt đẹp và có hiệu quả trong hàng ngũ linh mục và trong cộng đồng Giáo Hội? Con xin cám ơn Đức Thánh Cha.
Benedict XVI: Cám ơn cha, thưa cha đáng kính. Tôi dám nói rằng, đối với tôi, cả hai phần trong triều giáo hoàng của Đức Gioan Phaolô II đều quan trọng cả. Trong phần đầu, ta thấy Ngài như vị khổng lồ của đức tin: với một lòng can đảm phi thường, một sức mạnh ngoại hạng, một niềm vui thực sự trong đức tin và một óc sáng suốt cao độ, Ngài đã mang sứ điệp Phúc Âm đến tận cùng trái đất.
Ngài nói với mọi người, Ngài thăm dò các nẻo đường mới với các phong trào, với đối thoại liên tôn, với các cuộc gặp gỡ đại kết,với việc sâu sắc hóa phương cách lắng nghe Lời Chúa, với mọi sự…với tình yêu của Ngài dành cho phụng vụ thánh. Ta có thể nói, Ngài đã hạ các bức tường Giêricô xuống, nhưng là các bức tường phân chia hai thế giới, bằng sức mạnh đức tin riêng của Ngài. Chứng tá của Ngài tiếp tục sống, không thể nào quên được, và tiếp tục là ánh sáng cho thiên niên kỷ này.
Tuy nhiên, tôi phải nói rằng nhờ chứng tá khiêm nhu trong cuộc “khổ nạn” của Ngài, đối với tâm trí tôi, các năm cuối cùng trong triều giáo hoàng của Ngài cũng không kém phần quan trọng; như việc Ngài vác thánh giá của Chúa trước mặt chúng ta và đem vào thực hành lời của chính Chúa: “Hãy theo Ta, hãy vác thánh giá với Ta và bước theo bước chân Ta!”.
Với đức khiêm nhu và lòng nhẫn nại như thế, Ngài đã chấp nhận một điều mà trên thực tế quả đang hủy diệt thân xác Ngài và đang đưa Ngài dần vào chỗ không còn nói năng được nữa, trong khi Ngài là bậc thầy của khoa ăn nói. Đối với tôi, điều ấy đủ cho thấy chân lý sâu sắc này là Chúa cứu vớt ta bằng thánh giá của Người, bằng cuộc khổ nạn của Người, như một hành vi tận cùng của tình yêu. Ngài cho ta thấy: đau khổ không phải chỉ là lời nói “không”, một cái gì tiêu cực, việc thiếu một cái gì đó, mà là một thực tại tích cực. Ngài cho ta thấy: đau khổ khi được chấp nhận vì tình yêu Chúa Kitô, vì tình yêu Chúa và yêu tha nhân chính là một sức mạnh cứu rỗi, sức mạnh yêu thương, không kém mạnh mẽ hơn các công trình vĩ đại Ngài từng hoàn thành ở phần đầu triều đại giáo hoàng của Ngài.
Ngài dạy chúng ta thứ tình yêu mới đối với những ai đang chịu đau khổ và làm ta hiểu được ý nghĩa của “thánh giá và nhờ thánh giá mà ta được cứu rỗi”.
Ta cũng thấy hai khía cạnh đó trong cuộc đời của Chúa. Ở phần đầu, Chúa dạy ta niềm vui của Nước Thiên Chúa, đem ơn phúc đến cho mọi người; ở phần hai, Người dìm mình vào cuộc Khổ Nạn cho đến hơi thở cuối cùng trên thánh giá. Chính bằng cách đó, Người đã dạy cho ta biết Thiên Chúa là ai, Thiên Chúa chính là tình yêu và qua việc đồng hóa với các đau đớn của con người nhân bản chúng ta, Người đã ôm chúng ta vào lòng và dìm chúng ta vào tình yêu của Người và một mình tình yêu này đã tắm gội chúng ta bằng ơn cứu chuộc, ơn thanh tẩy và ơn tái sinh.
Bởi thế, tôi nghĩ: tất cả chúng ta phải học biết chân lý tình yêu, một tình yêu đã trở thành “khổ nạn” và nhờ thế đã cứu rỗi con người và kết hợp họ với Thiên Chúa, Đấng vốn là tình yêu. Điều ấy mỗi ngày ta càng phải học hỏi nhiều hơn, vì ta đang sống trong một thế giới hết sức phát đạt về tranh đấu, về tuổi trẻ, về việc phải trẻ trung, phải mạnh phải đẹp, phải thành công trong những công trình lớn lao.
Cho nên, tôi muốn cám ơn tất cả những ai biết chấp nhận đau khổ, những ai đang đau khổ vì Chúa, và xin khuyến khích tất cả chúng ta nên có một trái tim biết mở rộng đối với người đau khổ và người già cả; biết hiểu rằng cuộc “khổ nạn” của họ tự nó là một nguồn suối canh tân cho nhân loại, một tình yêu sáng tạo trong ta và kết hợp ta với Chúa. Ấy thế nhưng, tựu chung, đau khổ luôn luôn vẫn là điều khó khăn. Tôi nhớ đến người chị của Đức Hồng Y Mayer. Bà bệnh rất nặng và khi bà mất kiên nhẫn, Đức Hồng Y nói với bà: “Chị thấy đó, giờ đây chị đang ở cùng Chúa”. Bà thưa lại: “Đối với em, nói như thế thì quá dễ vì em là người khỏe mạnh, còn chị, chị đang phải chịu ‘khổ nạn’ đấy em ơi”. Qủa thực, trong cuộc “khổ nạn” thực sự, người ta trở nên càng khó kết hợp đúng nghĩa với Chúa và duy trì được thiên hướng kết hợp với Chúa đau khổ.
Bởi thế, ta hãy cầu nguyện cho tất cả mọi người đang đau khổ và làm hết sức để giúp đỡ họ, để tỏ lòng biết ơn của ta đối với các đau khổ của họ và hiện diện bên họ bao nhiêu có thể, cho đến giây phút cuối cùng. Đó là sứ điệp nền tảng của Kitô giáo, một sứ điệp vốn phát sinh từ nền thần học Thánh Giá: sự kiện đau khổ và khổ nạn hiện diện trong tình yêu của Chúa Kitô là một thách đố để chúng ta kết hiệp với cuộc khổ nạn của Người.
Ta phải yêu thương những ai đang đau khổ, yêu thương không những bằng lời mà còn bằng mọi hành động và cam kết của ta. Tôi nghĩ: chỉ bằng cách đó, ta mới thực sự là Kitô hữu. Trong thông điệp “Spe Salvi” (Được cứu rỗi nhờ Đức Cậy), tôi có viết rằng: khả năng chấp nhận đau khổ và những ai đang đau khổ chính là thước đo nhân tính ta có được. Khi thiếu khả năng này, con người bị thu nhỏ và và bị định nghĩa cách khác rồi. Cho nên, ta hãy cầu xin để Chúa giúp ta trong cơn đau đớn và dẫn ta tới gần gũi với mọi người đang đau khổ trên thế giới này.
Theo bản tiếng Anh của tờ L'Osservatore Romano
Hồi tháng 7 vừa qua Đức Cha Diarmuid Martin, Tổng Giám Mục Dublin, đã phát động chiến dịch tái truyền giảng Tin Mừng cho Ailen, đặc biệt cho các anh chị em Kitô đã đánh mất lòng tin của mình. Đức Cha đã mời gọi 200 giáo xứ toàn tổng giáo phận Dublin tích cực tham gia chương trình truyền giáo cho năm 2009 tới đây.
Chương trình tái truyền giảng Tin Mừng do Linh Mục Claran O'Carroli, Cha chính giáo phận, điều hành. Nó bao gồm các sinh hoạt trong lãnh vực giáo dục, linh hoạt phụng vụ, Lời Chúa, tiếp xúc với giới trẻ và sinh hoạt thiện nguyện.
Đức Tổng Giám Mục Martin cho biết một trong các ưu tiên của chương trình là tái rao truyền Tin Mừng cho gia đình.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của Đức Cha Diarmuid Martin, Tổng Giám Mục Dublin, về tầm quan trọng của sáng kiến này và vai trò nòng cốt của gia đình đối với sự thành công của công tác truyền giáo và phần đóng góp, mà Giáo Hội Công Giáo Ailen có thể cống hiến cho thế giới ngày nay.
Hỏi: Thưa Đức Tổng Giám Mục Martin, đâu đã là lý do khiến Đức Cha đề ra sáng kiến tái truyền giảng Tin Mừng cho xã hội Ailen?
Đáp: Tôi nghĩ rằng sự thánh thiện của chúng ta có thể cống hiến cho xã hội ngày nay, trong năm 2008 này, một kiểu sống mới. Chúng ta phải đem sứ điệp tình yêu của Chúa Giêsu đến cho thế giới này, một sứ điệp của sự thật công lý và hòa bình. Ngày nay, có rất nhiều người đã từng được rửa tội như Kitô hữu nhưng thật ra họ không biết Chúa Giêsu và kiểu sống của họ chứng minh cho thấy sứ điệp tình yêu của Chúa chỉ đánh động bên lề cuộc sống của họ mà thôi.
Một đàng giáo phận Dublin cảm nhận một cách sâu xa như là vùng đất truyền giáo. Đàng khác tôi đã được khích lệ bởi cung cách cộng tác của anh chị em giáo dân trong công tác mục vụ, bằng cách tự nguyện đóng góp đặc sủng riêng của họ cho Giáo Hội, với rất nhiều quảng đại và chuyên môn. Họ chờ đợi có cơ may để làm nhiều hơn, và trong các cách thế khác nhau. Tôi thấy có bàn tay của Chúa trong đó. Ngài nói với chúng ta và đưa ra cho chúng ta các thách đố.
Hỏi: Đức Cha chờ đợi các kết qủa nào trong năm tái truyền giảng Tin Mừng này?
Đáp: Yếu tố đầu tiên của mọi thừa tác là sự hoán cải. Nhưng sự hoán cải không phải là một tiến trình xảy ra trong một lúc duy nhất. Việc đào tạo lòng tin tiếp tục và kéo dài trong suốt cuộc đời.
Ước mong của tôi đó là thành công trong việc viếng thăm nhiều gia đình chừng nào có thể trong năm 2009 tới đây. Nhiều giáo xứ đã được khởi động và nhiều giáo xứ khác đang bắt đầu. Chúng tôi hy vọng có thể biếu một văn bản Phúc Âm của năm truyền giáo tới tận tay từng gia đình một. Phúc Âm sẽ là đối tượng suy tư của chúng tôi, và qua đó Chúa Thánh Thần sẽ mở cửa con tim chúng tôi.
Nhiều hội đồng mục vụ của các giáo xứ cũng đang có dự án kết nghĩa anh em với các cộng đoàn nghèo nhất trên thế giới này để sống tình liên đới chia sẻ huynh đệ với tín hữu các giáo xứ đó. Tôi cũng ước mong trông thấy các hình thức mới, qua đó tổng giáo phận có thể làm chứng tá một cách hữu hình cụ thể cho tình huynh đệ, bằng cách mỗi năm nhận đỡ đầu một giáo đoàn cần được trợ giúp. Như Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã nhắc nhở chúng ta: ”Giáo Hội không thể và không được đứng bên lề cuộc đấu tranh cho công bằng”.
Hỏi: Thưa Đức Cha Martin, đâu sẽ là các điểm nổi bật của sáng kiến tái truyền giảng Tin Mừng trong năm 2009 tới này?
Đáp: Văn phòng đặc trách truyền giáo của tổng giáo phận sẽ cung cấp sự yểm trợ kỹ thuật và tài chánh cho sứ mệnh truyền giáo mới này cũng như sẽ trợ giúp trong việc điều hành công tác giáo dục lòng tin, linh hoạt phụng vụ và Lời Chúa, tiếp xúc với giới trẻ và công tác thiện nguyện.
Truyền giảng Tin Mừng và canh tân - một sự canh tân không chỉ trên bình diện cơ cấu mà cả trên bình diện của cuộc sống thánh thiện nữa - liên quan tới việc phải đến với nhiều người chừng nào có thể trong tinh thần truyền giáo. Mọi khía cạnh của cuộc sống và hành chánh giáo phận sẽ tập trung vào chương trình này. Các nhóm linh mục, phó tế, và giáo dân sẽ được tổ chức để làm việc trợ giúp các cộng đoàn giáo xứ.
Hiện nay bên Ailen chúng tôi đang đứng trước một tình trạng lạ: đó là sau nhiều năm giáo dục tôn giáo trong các trường công giáo, nhiều người trẻ tỏ ra chỉ hiểu biết lòng tin một cách rất hời hợt và không dấn thân sống lòng tin. Trước sự tục hóa mạnh mẽ lòng tin của họ gặp thứ thách cam go, và họ không có khả năng sống tương quan giữa lòng tin và cuộc sống thường ngày.
Hỏi: Đức Cha đã coi việc rao giảng Tin Mừng của các gia đình như là một ưu tiên của sáng kiến này. Tại sao gia đình lại quan trọng trong việc loan báo Tin Mừng như vậy thưa Đức Cha?
Đáp: Gia đình là nền tảng chính của việc thông truyền lòng tin cho con cái và cho người trẻ. Nơi đâu lòng tin của gia đình yếu kém, thì nơi đó việc rao giảng Tin Mừng cũng sẽ mất đi các gốc rễ của nó. Nơi đâu các gia đình khoán trắng cho trường học các trách nhiệm của mình trong việc đào tạo người trẻ, thì nơi đó cũng có nghĩa là các gia đình không chỉ đánh mất đi trách nhiệm của mình, mà cũng đánh mất đi ơn thánh của hôn nhân nữa.
Hỏi: Có nhiều người nói rằng gia đình truyền thống đang suy đồi trong xã hội Tây âu. Theo Đức Cha, tại sao lại xảy ra sự kiện này và Giáo Hội có thể làm gì để bảo vệ gia đình?
Đáp: Ngày nay rất thường khi các cuộc thảo luận về gia đình biến thành các cuộc thảo luận về các vấn nạn, về chuyện ly thân ly dị, về các mô thức thay thế. Ít khi chúng ta đề cập tới hôn nhân như là nguồn lợi cho Giáo Hội cũng như cho xã hội. Ít khi chúng ta nói tới ơn gọi của các Kitô hữu là thi hành chức thừa tác qua bí tích hôn nhân, một bí tích - tự bản chất của nó và giống như mọi bí tích khác - hướng tới nhiệm vụ xây dựng Giáo Hội.
Việc rao truyền Tin Mừng cho gia đình là một ưu tiên trong các sinh hoạt của các giáo xứ toàn giáo phận Dublin. Nhờ sự kiện đa số giáo dân là thành phần của các hội đồng mục vụ, giáo xứ dấn thân trong việc thăng tiến suy tư về gia đình như là tài nguyên của xã hội và của Giáo Hội. Chúng tôi có thể cùng nhau làm việc để phát triển các phương kế mới cho việc dậy giáo lý cho gia đình. Một ưu tiên cho văn phòng mới của giáo phận về truyền giáo: đó là tìm ra các phương cách để trợ giúp các gia đình trong nhiệm vụ này.
Hỏi: Thưa Đức Cha, đâu là các thách đố của việc rao truyền Tin Mừng trong nước Ailen ngày nay?
Đáp: Tôi đã lập lại trong nhiều dịp rằng số người thường xuyên tham dự bí tích Thánh Thể trong giáo phận của chúng tôi suy giảm, và nhiều tín hữu công giáo không còn biết Chúa Giêsu nữa. Sứ điệp của Chúa không đánh động cuộc sống của họ nữa.
Có lẽ giáo lý của chúng ta đã qúa mang chiều kích luân lý, xem ra nó như là một danh sách các luật lệ sống hơn là câu trả lời cho sứ điệp của Chúa Giêsu, một sứ điệp đòi hỏi, nhưng cũng phản ánh các đòi buộc của tình yêu và cho phép tìm ra ý nghĩa sâu xa của cuộc sống.
Nhưng chúng ta không được bỏ qua sự kiện ý chí tốt lành của Giáo Hội đã bị thương tổn vì một loạt các vụ gây gương mù gương xấu. Như là cộng đoàn giáo hội chúng ta phải chú ý tới tất cả những ai bị thương tích, bị đối xử tàn tệ hay bị Giáo Hội bỏ rơi bằng bất cứ cách nào. Giáo Hội tại Dublin phải tái chiếm trở lại sự tin tưởng của tất cả mọi người. Nó phải là một nơi, trong đó cần phải có mọi hành động cần thiết để bảo vệ trẻ em và những người dễ bị thương tích. Cần phải coi các hành động này như là một ưu tiên chứ không như là một gánh nặng. Văn phòng bảo vệ trẻ em của giáo phận cùng làm việc với các hội đồng mục vụ giáo xứ để đào tạo và trợ giúp trong lãnh vực này.
Hỏi: Ailen có một truyền thống truyền giáo dài, vì đã từng gửi các thừa sai đi rao giảng Tin Mừng tại khắp nơi trên thế giới. Thế Giáo Hội Công Giáo Ailen còn có gì giá trị để cống hiến cho Giáo Hội hoàn vũ hay không thưa Đức Cha?
Đáp: Sự dấn thân vững chãi của dân tộc Ailen đối với các nước đang trên đường phát triển qua sự gia tăng trợ giúp tài chánh của chính quyền có được cũng là nhờ truyền thống hoạt động truyền giáo dài của Giáo Hội. Cám ơn Chúa, vì các vấn đề liên quan tới sự phát triển vẫn còn khơi dậy được sự đam mê của xã hội Ailen.
Trong khi Ailen tiếp tục thay đổi, và trong khi có hàng ngàn người từ khắp nơi trên thế giới tìm đến đây sinh sống, Giáo Hội Công Giáo Ailen còn rất nhiều điều để cống hiến cho họ. Trong lễ hội các dân tộc của chúng tôi, được cử hành vào ngày lễ Hiển Linh, tôi đã tiếp đón các nhóm và các cộng đoàn tới từ nhiều nước Âu châu.
Tôi hài lòng vì Giáo Hội tại Dublin đã tỏ ra đi tiên phong trong việc tiếp đón và hội nhập các anh chị em mới tới sau này. Tương lai xã hội, kinh tế và chính trị của Ailen, với tất cả các khó khăn sẽ xảy đến trong các năm tới đây, cần đến hoạt động của tất cả mọi người để xây dựng một xã hội không phải của những người hàng xóm vô danh, mà của những người có nguồn gốc khác nhau, nhưng dấn thân xây dựng một cộng đoàn mới. (ZENIT 7-7-2008)
Vì sân nhà nghỉ mát chỉ có 2000 chỗ nên phân nửa phải theo dõi ngoài quảng trường trước nhà nghỉ mát. Trong số hàng trăm doàn hành hương năm châu cũng có nhóm 42 tín hữu Việt Nam thuộc giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam ở Arlington, bang Virginia Hoa Kỳ, do Linh Mục Gioan Baotixita Ngyễn Đức Vượng, dòng Đa Minh hướng dẫn.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã nhắc đến vài vị thánh, mà phụng vụ Giáo Hội mừng kính trong các ngày này, và khẳng định rằng ơn gọi nên thánh không phải chỉ được dành riêng cho một số người, nhưng là ơn gọi bình thường của mọi Kitô hữu. Ngài cũng khuyến khích mọi người trong kỳ nghỉ hè đọc tiểu sử và các bút tích của một vài vị thánh để làm quen với các bị bổn mạng của mình trên trời. Mở đầu bài huấn dụ ngài nói:
Anh chị em thân mến. Mỗi ngày Giáo Hội cống hiến cho chúng ta một hai vị thánh hay chân phước để khẩn cầu và bắt chước. Trong tuần này chẳng hạn chúng ta kính nhớ vài vị rất thân thiết với lòng đạo đức bình dân. Hôm qua là lễ thánh Jean Eudes. Chúng ta đang ở trong thế kỷ XVII. Trước khuynh hướng sống đạo cứng nhắc của những người theo Jansen, thánh nhân là người đã thăng tiến một lòng tôn sùng hiền dịu đối với Thánh Tâm Chúa Giêsu và Trái Tim Đức Mẹ, là hai suối nguồn ơn thánh bất tận. Hôm nay chúng ta kính nhớ thánh Bênađô thành Clairveaux, mà Đức Giáo Hoàng Pio VIII gọi là ”tiến sĩ chảy mật ong”, vì người rất giỏi rút tỉa ra từ các văn bản kinh thánh ý nghĩa tiềm ẩn trong đó. Vị thánh thần bí này ước muốn sống đắm chìm trong ”thung lũng ánh sáng” của sự chiêm niệm, và đã được các biến cố dẫn đi đó đây trong Âu châu để phục vụ Giáo Hội, trong các nhu cầu thời đại và bênh vực lòng tin Kitô. Người cũng được định nghĩa như là ”tiến sĩ của Mẹ Maria”, không phải vì đã viết nhiều về Đức Mẹ, nhưng vì biết tiếp nhận vai trò nòng cốt của Mẹ trong Giáo Hội, bằng cách giới thiệu Mẹ như là mẫu gương toàn vẹn của cuộc sống viện tu và của mọi hình thức sống Kitô khác.
Ngày mai chúng ta sẽ nhớ thánh Pio X là người đã sống trong một giai đoạn lịch sử chao đảo. Vì thế nên khi viếng thăm quê sinh của người hồi năm 1985, Đức Gioan Phoalo II đã nói: ”Người đã chiến đấu và đau khổ vì sự tự do của Giáo Hội, và vì sự tự do đó người sẵn sàng hy sinh các đặc ân đặc lợi và danh dự, phải đương đầu với sự hiểu lầm và chế nhạo, vì người coi sự tự do đó là như là sự bảo đảm cuối cùng cho sự toàn vẹn và trung thực của lòng tin” (Insegnamenti di Giovanni Paolo II, VIII, 1, 1985, tr.1818).
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói thứ sáu tới đây là lễ kính Đức Mẹ Maria Trinh Nữ Vương, do vị tôi tớ Chúa Đức Pio XII thành lập năm 1955, và việc canh cải phụng vụ đo Công Đồng Chung Vaticăng II đã bổ túc cho lễ trọng Đức Mẹ hồn xác lên trời, vì hai đặc ân này làm thành cùng một mầu nhiệm.
Thứ bẩy chúng ta sẽ cầu nguyện với thánh nữ Rosa thành Lima, là vị thánh đầu tiên của châu Mỹ Latinh và là thánh Bổn Mạng chính của vùng này. Thánh nữ hay lập đi lập lại: ”Nếu người ta biết được sống trong ơn thánh có nghĩa là gì, thì người ta sẽ không hoảng sợ trước bất cứ nỗi khổ đau nào, và sẽ sẵn sàng chịu đựng bất cứ sự vất vả nào, bởi vì ơn thánh là hoa trái của sự kiên nhẫn”. Sau một cuộc sống ngắn ngủi đầy hy sinh hãm mình và khổ đau, thánh nữ chết năm 1617 thọ 31 tuổi, trong chính ngày lễ thánh Bartolomeo tông đồ, rất được thánh nữ sùng kính vì người đã chịu tử đạo rất đau đớn.
Anh chị em thân mến, như thế mỗi ngày Giáo Hội cống hiến cho chúng ta khả thể đồng hành với các thánh. Thần học gia Urs von Balthasar nói rằng các thánh là lời bình luận quan trọng nhất của Phúc Âm, là việc thời sự hóa Phúa Âm mỗi ngày, và vì thế các vị là con đường dẫn chúng ta tới với Chúa Giêsu. Văn sĩ Pháp Jean Guitton miêu tả các thánh như ”mầu sắc của tấm kính đối với ánh sáng”, vì mỗi vị phản chiếu ánh sáng sự thánh thiện của Thiên Chúa với các cường độ khác nhau. Vì thế dấn thân vun trồng sự hiểu biết và sùng kính các thánh, bên cạnh việc suy niệm Lời Chúa mỗi ngày và lòng yêu mến Mẹ Maria, thật là điều quan trọng và thích hợp biết bao!
Tiếp đến Đức Thánh Cha nói mùa hè chắc chắn là thời gian hữu ích để đọc tiểu sử và các bút tích của một vị thánh nam nữ đặc biệt, nhưng mỗi ngày trong năm đều cống hiến cho chúng ta cơ may làm quen với các vị bổn mạng của chúng ta trên trời. Rồi ngài khẳng định như sau:
Kinh nghiệm nhân bản và thiêng liêng của các vị cho thấy rằng sự thánh thiện không phải là một xa xỉ phẩm, không phải là đặc quyền cho ít người, nhưng là số phận chung của tất cả mọi người được mời gọi trở thành con cái Thiên Chúa, là ơn gọi đại đồng của tất cả mọi người đã được rửa tội. Sự thánh thiện được cống hiến cho tất cả mọi người, cả khi không phải mọi vị thánh đều như nhau. Và vị thánh lớn nhất không nhất thiết phải có các đặc sủng phi thường. Thật ra có rất nhiều vị thánh, mà tên tuổi chỉ có Thiên Chúa biết, vì trên trần gian này các vị đã có một cuộc sống bề ngoài xem ra rất bình thường. Gương của các vị làm chứng cho thấy rằng chỉ khi tiếp xúc với Chúa chúng ta mới được tràn đầy sự bình an và niềm vui, và có thể phổ biến khằp nơi sự an bình và lạc quan. Khi duyệt xét các đặc sủng khác nhau của các thánh nhà văn Bernanos, là người đã luôn luôn bị các thánh lôi cuốn, đã kể tên rất nhiều vị trong các tiểu thuyết của mình. Ông ghi nhận như sau: ”Cuộc sống của mỗi một vị thánh giống như một mùa hoa mới của mùa xuân”. Ước gì điều đó cũng xảy ra đối với từng người trong chúng ta! Vì thế chúng ta hãy để cho mình bị sức lôi cuốn siêu nhiên của sự thánh thiện cuốn hút! Xin Mẹ Maria là Nữ Vương các Thánh, là Mẹ và là Nơi Nương Náu của kẻ tội lỗi, bầu cử cho chúng ta được ơn đó!
Đức Thánh Cha đã cất kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Đức Thánh Cha đã chào các tín hữu hiện diện bằng các thứ tiếng Pháp, Anh, Đức, Tây Ban Nha, Đồ Đào Nha, Ba Lan, Slovac và Ý. Ngài đã đặc biệt chào một nhóm Tiểu Muội Chúa Giêsu đang dọn mình khấn trọn đời. Chào nhóm tín hữu Ba Lan ngài nói tuần qua các cơn bão lớn ập trên Ba Pan đã khiến cho nhiều người chết và bị thương, và biết bao nhiêu người phải mất gia cư sản nghiệp. Đức Thánh Cha tỏ tình liên đới và gần gữi họ trong lời cầu nguyện.
Sau đó ngài ra bao lơn mặt tiền dinh thự nghỉ mát quay ra quảng trường phía trước để chào 2000 người khác theo dõi buổi tiếp kiến từ đâu, vì không đủ chỗ trong sân nhà nghỉ mát. Ngài cám ơn mọi người về sự hiện diện của họ và cầu chúc mọi người một mùa hè khỏe mạnh và một tuần tươi vui.
A plain clothed police taking down an icon of Mother of Perpetual Help |
An icon of Mother of Perpetual Help was thrown to the ground |
Police at the site |
Protestors arguing with plain clothed police officers |
Security forces only withdrew after thousands of Catholics rushed to the site to join with Redemptorists and their parishioners in an effort to protest the blasphemy.
The incident occurred after a long media campaign run by the Voice of Vietnam, the Hanoi Television, the police newspaper Capital Security, the New Hanoi newspaper, and some other state-owned media to accuse the Catholic demonstrators of occupying state-owned land, gathering and praying illegally in public areas, illegally erecting crucifixes and icons of the Virgin Mary, and disturbing public order.
The campaign had erupted right after French WYD pilgrims visited the site on the way return home from Sydney. Dozens of French pilgrims prayed at the site to show their solidarity with the protestors.
The demonstrations have been taking place near the confiscated property, which consists of 15 acres of land purchased by the Redemptorist religious order in 1928. Most of the Redemptorists were jailed or deported after the Communist takeover in 1954, leaving a local priest in charge of the land. Despite the pastor’s protests, local government authorities have seized the parish’s land one section at a time. The 15-acre plot has been reduced to about half an acre.
At the beginning of 2008, the government allowed construction to begin at the site for the Chien Thang sewing company. The confiscated property was then surrounded by a fence and guarded by security personnel.
Local Catholics began their protests in early January, leading prayer campaigns, demonstrations, and sit-ins at the site in an attempt to prevent any further construction work by the state-run company.
After three months of these protests, the People’s Committee of Dong Da District released a statement on April 6 warning the protesters that they were engaged in “illegal activities.” The statement threatened “extreme action” if demonstrations and sit-ins at land owned by the Redemptorist religious order were not halted by April 7. The statement also ordered the Hanoi Redemptorists to remove the cross and all statues of the Virgin Mary from the site, while all demonstrators were ordered to remove their camping tents.
However, Catholic protestors persist that they have their rights to protest against an obvious injustice.
Hundreds of protestors are presently camped at the site. Demonstrators attend Mass each morning and evening, where plain clothed and uniformed police officers reportedly photograph and videotape them in what is seen as an intimidation tactic.
A standoff between protestors and police at a Redemptorist monastery in Hanoi erupted yesterday as security forces tried to destroy crucifixes and icons of the Virgin Mary that protestors had erected on a piece of disputed land. Police in Hanoi took strong measures to disperse Catholic protestors who have sought the return of the monastery, and have been demonstrating at the site since January. On August 19, hundreds of police came to the site of the protests. They threw away icons of the Virgin Mary and tried to destroy an altar in the area. Security forces only withdrew after thousands of Catholics rushed to the site to join with Redemptorists and their parishioners in an effort to protest the desecration.
The incident occurred after a long media campaign by the state-controlled media, accusing the Catholic demonstrators of occupying state-owned land, gathering and praying illegally in public areas, and disturbing public order.
The dispute came to a climax just after a group of French pilgrims, returning from World Youth Day by way of Vietnam, stopped to pray on the disputed site to show their solidarity with the protestors.
The disputed property consists of 15 acres of land purchased by the Redemptorist religious order in 1928. Most of the Redemptorists in Vietnam were jailed or deported after the Communist takeover in 1954, leaving a local priest in charge of the land. Despite the pastor’s protests, local government authorities have seized the parish’s land one section at a time. The 15-acre plot has been reduced to about half an acre.
At the beginning of 2008, the government allowed construction to begin at the site for the Chien Thang sewing company. The confiscated property was then surrounded by a fence and guarded by security personnel. Local Catholics began their protests in early January, leading prayer campaigns, demonstrations, and sit-ins at the site in an attempt to prevent any further construction work by the state-run company.
After three months of these protests, the People’s Committee of Dong Da District released a statement on April 6 warning the protesters that they were engaged in “illegal activities.” The statement threatened “extreme action” if demonstrations and sit-ins at land owned by the Redemptorist religious order were not halted by April 7. The statement also ordered the Hanoi Redemptorists to remove the cross and all statues of the Virgin Mary from the site, while all demonstrators were ordered to remove their camping tents. However, Catholic protestors persist that they have their rights to protest against an obvious injustice.
Hundreds of protestors are presently camped at the site. Demonstrators attend Mass each morning and evening, where plainclothes and uniformed police officers reportedly photograph and videotape them in what is seen as an intimidation tactic.
Fr. Matthew Vu Khoi Phung, the superior of the Redemptorists in North Vietnam, and other Redemptorists in Hanoi state that the local government has illegally confiscated land belonging to their monastery and is selling their land unlawfully while conducting a media campaign against them with false accusations.
They request an immediate investigation on accusations that the Voice of Vietnam, the Hanoi Television, the police newspaper Capital Security, the New Hanoi newspaper, the Metropolitan Economics newspaper and some other state-owned media leveled against them and their flock, particularly, on August 17th, 18th, and 19th.
The Hanoi Television and state-run papers said that the Hanoi Redemptorists have no way to challenge the ownership of the disputed land as Fr. Joseph Vu Ngoc Bich donated it to the communist government on November 24th 1961. They warned Catholic protestors of being engaged in “illegal activities,” charging Hanoi Redemptorists of taking advantages of religious freedom to stir up protests against the government.
However, Fr. Matthew Vu states that “We [Redemptorists in Hanoi] have all necessary documents and witnesses to prove that the property had completely belonged to Hanoi Redemptorist monastery and Thai Ha parish until it was seized unlawfully by government organizations”.
He goes further stating that Redemptorists in Hanoi had owned the land and the property before the born of the communist government, and that Fr. Joseph Vu Ngoc Bich never ever donated the land, challenging the government to show any document relating to the donation.
“The government has never been able to prove that the land was confiscated lawfully”, he said.
Most of the Redemptorists were jailed or deported after the Communist takeover in 1954, leaving Fr. Joseph Vu lonely in charge of 15 acres of land purchased by the Redemptorist religious order in 1928. Despite his protests, local government authorities have seized the parish’s land one section at a time. The 15-acre plot has been reduced to about half an acre.
“Fr. Joseph Vu repeatedly stated verbally and in writing that he never donated any sections of the land”, states Fr. Matthew Vu.
Fr. Matthew Vu also referred to Canon 1292 which specifies that “… the competent authority is the diocesan bishop with the consent of the finance council, the college of consultors and those concerned. The diocesan bishop himself also needs their consent to alienate the goods of the diocese.” Fr. Joseph Vu was only a local priest, he himself was not the owner of the property and had no authority to make such a decision.
Redemptorists in Hanoi conclude their letter with a vow to fight until the end for the justice to prevail asking the government to respect their own law and state-run media to be honest with their audience.
Hanoi, Vietnam.- Five months ago in Tibet, several Chinese Communist comrades mingled with the crowd of peaceful monks to revolt against the government. As a result, thousands of peaceful monks were trapped in an inhuman scheme to quickly become innocent victims who were ruthlessly killed, arrested, tortured, and beheaded because of their strong faith. This peaceful protest really shocked the world, and China has really rough times to save its ugly and cruel face to the world. Not only with these dirty tricks, Chinese government have also vilified, made false accusation and labeled these monks as troublemakers.
"Like father like son," as Vietnamese proverb says.
Then on last Tuesday (August 19, 2008) these same dirty tricks were again used by the Vietnamese government of Hanoi to constrain Catholic faithful from a Redemptorist-run parish Thai Ha.
Policemen in full forces, officials from Vietnamese government and some fake workers at a Chien Thang fashionhouse nearby were sent by the government to harass parishioners of Thai Ha who were solemnly praying and reciting the Rosary in front of their errected statue of Our Blessed Virgin Mary at that time. Government televisions were also present on the scene to do a so-called standby "fake" interview.
An old man who mingled with the crowd of Thai Ha parishioners suddently showed off his face for the interview. He called and described himself as a "Catholic." But thanks to God's help and providence, the crowd of peaceful parishioners of Thai Ha quickly identified him as a "fake Catholic" who did not know his baptism name when being questioned by the crowd, and was sent by the Communist government of Vietnam to make false accusations against these parishioners of Thai Ha.
The youthful crowd along with several women of the parish then pointed at him and ordered him not to tell lies, not to accuse falsely, and stop acting like a Catholic. His face turned pale and he was speechless and then found way to disappear from the crowd.
Thai Ha parishioners are not abetted in mutiny this time by these Communist malefactors thanks to God's providence and help!
Sau một vài tiết mục mở đầu của giáo xứ Dũ Yên, nhóm Cổ Nhuế- Xuân La thuộc đoàn khuyết tật, đêm văn nghệ đi vào phần chính sau lời giới thiệu vắn tắt về Mái ấm Don Bosco và hành trình của đoàn dịp này.
Tiếp lời giới thiệu của Đức Cha, giới trẻ Dũ Yên cho khán giả được xem những điệu múa uyển chuyển, nhẹ nhàng, màn múa kết hợp của nhiều dân tộc thiểu số như Êđê, Chăm, Thái…. Điệu múa được các bạn thể hiện trên nền nhạc của bài “Đôi mắt sáng", trong trang phục dân tộc nhiều màu sắc tạo sức hấp dẫn trên sân khấu.
Hoạt cảnh “Bàn tay Giê-su” được các bạn thuộc Mái ấm Don Bosco thể hiện. Trên nền nhạc của bài hát cùng tên, đưa ra những hình ảnh cụ thể về đôi bàn tay của Chúa Giê su. Chính đôi bàn tay đó đã “cứu chữa bao nhiêu cuộc đời, người tội lỗi, kẻ khốn khó, tật nguyền, khổ đau đến cùng cực trong xã hội; đôi bàn tay đó dang ra chữa lành người mù, người câm điếc, người bại liệt, phong cùi, quỉ ám và những bệnh tật khác, …Nhưng để cảm ơn, người ta đã đưa người lên đỉnh Gôngôtha. Đôi bàn tay đó vác lấy thập giá, trên đường đi bị ngã xuống không biết bao nhiêu lần. Thông qua hoạt cảnh này, một thông điệp đã được gửi đến cho mọi người trong đêm diễn này: Đôi bàn tay Giêsu luôn nối kết tình yêu thương giữa Thiên Chúa – nhân gian, nối kết tình người với nhau
Trở về sau chuyến hành hương La Vang dài ngày, những dư âm tại thánh địa vẫn còn sâu đậm trong tâm trí của các thành viên trong đoàn. Điều đó được thể hiện phần nào qua vũ khúc “Kính mừng Nữ Vương” do các tình nguyện viên Don Bosco thể hiện. Trong Mái ấm Don Bosco đi hành hương tại thánh địa La vang đợt này ngoài 224 thành viên khuyết tật còn có nhiều anh chị tình nguyện viên. Chính họ là thành phần không thể thiếu trong chuyến đi, góp phần tạo nên sức sống của đoàn. Đội ngũ tình nguyện viên đến từ dòng Mến Thánh Giá Hà Nội, Phaolô Hàng Bột, Đa Minh Bùi chu và sinh viên công giáo... Vũ khúc là tâm tình của đoàn con khuyết tật nói riêng và toàn giáo hội Việt Nam nói chung dâng lên Mẹ; tung hô Mẹ La Vang là Nữ Vương của đất nước Việt Nam; nguyện xin Mẹ tiếp tục yêu thương và nâng đỡ đoàn con đất Việt. Một thông điệp cũng được gửi đến hết mọi người: giữa một xã hội tục hóa này, hãy cố gắng sống đến cùng phong cách làm người, hãy khám phá những điều thú vị của tình yêu ban tặng, hãy ống và xây dựng nên một thế giới hòa bình, một thế giới mà Mẹ hằng mong muốn.
Tiếp sau vũ khúc “Nữ Vương Hòa Bình” là vũ khúc “Thôn xưa” của giới trẻ Dũ Yên. Vũ khúc gợi nên hình ảnh một thôn quê yên bình, êm ấm, hiền hòa và quả thực nơi đây cũng có những thôn xóm bình yên như vậy. Nằm dưới chân núi, cách biển không xa nên khung cảnh Dũ Yên rất nên thơ. Trong tương lai, không biết khung cảnh nên thơ ấy có còn nữa chăng bởi hiện nay một dự án của Đài Loan đã được ký kết, đầu tư vào đây hàng tỷ đô để hình thành nên khu công nghiệp Vũng Áng; đó là dự án khu công nghiệp gang thép lớn nhất Đông Nam Á và là dự án lớn nhất của Việt Nam. ước mong sao, đời sống kinh tế của giáo dân trong xứ ngày càng phát triển và lòng đạo vẫn luôn vững vàng, tiếp bước các bậc tiền nhân đã đi ở mảnh đất phía nam Hà Tĩnh này.
Cũng nhẹ nhàng và uyển chuyển như điệu múa đa dân tộc của các bạn trẻ Dũ Yên điệu múa “gáo dừa” của tình nguyện viên Don Bosco. Trên sân khấu lúc này, người xem được chứng kiến những chàng trai, cô gái Chăm trong trang phục màu vàng truyền thống, rực rỡ dưới ánh đèn. Những chiếc vỏ dừa tưởng chừng như vất đi lại được các anh chị tận dụng làm thành những vật diễn độc đáo, âm thanh nghe rất vui tai
Hầu như các tình nguyện viên Don Bosco đều đến từ các Giáo phận miền Bắc, nhất là ở Giáo phận Bùi Chu, các bạn mang đến đây những nét đặc trưng văn hóa của mình qua vũ khúc “Trống cơm” theo làn điệu dân ca Bắc Bộ. Vũ khúc đã làm không khí đêm diễn nóng lên bởi nhạc điệu rộn ràng của nó.
Trong đoàn có không ít thành viên có nhiều năng khiếu, có người đã sáng tác và tự biễu diễn tác phẩm của mình. Một trong số đó là anh Phúc- tình nguyện viên Don Bosco với khúc ca “Niềm vui vọng mãi”. Một ca khúc anh tự sáng tác nhưng không thua kém sáng tác của các nhạc sỹ. Đáp lại bài hát của anh, giới trẻ trong xứ cũng biểu diễn một màn nhảy theo vũ điệu Hiphop không kém phần sôi động, chuyên nghiệp.
Xen kẽ những tiết mục văn nghệ là phần bắt thăm may mắn. Mỗi người đều được phát một tấm phiếu trong đó có ghi một con số bất kỳ. Chính Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ và Cha xứ Vincentê Trần Bích lựa chọn từ thùng phiếu con số trúng thưởng.Ai may mắn được lựa chọn sẽ được trao những phần quà. Đây là nội dung mà mọi người nhất là các em đều thích thú. Sau nhiều lần tuyển chọn, em Matta Nguyễn Thị Giang thuộc họ Dũ Yên đã được trao giải thưởng là một chiếc xe đạp mi ni mới.
Đêm đã vào khuya, để kết thúc đêm diễn và cũng để nói lời chia tay với giới trẻ giáo xứ, bài hát “Không phải lỗi tại con” của nhạc sỹ Trọng Khẩn được các anh chị em khuyết tật cất lên cùng với lời dẫn của Đức Cha Phêrô: “Các em không có được số phận may mắn như chúng ta, có người không cha, không mẹ, có người chưa một lần được nhìn thấy ánh sáng long lanh hay nghe một âm thanh diệu huyền nào, chưa một lần chạy nhảy cùng bạn bè tự do, chưa một lần đưa tay hái những bông hoa tươi thắm để dâng tặng mẹ che, chưa một lần cất lên tiếng nói để nói lên hai tiếng cám ơn cũng chưa hát được âm thanh nào để chúc tụng Thiên Chúa, v.v. Cuộc đời các em đã có nhiều khổ đau và tủi hờn. Các em không kết án ai cả, “không phải lỗi tại con, cũng không phải của cha hay của mẹ”… mặc dù có nhiều trường hợp có nhiều trách nhiệm của gia đình và xã hội. Mỗi khi đau khổ xuất hiện, tấm gương Chúa Giêsu quằn quại trên cây Thánh giá được các em nhìn lên để được giúp đỡ. Các em sẽ dâng lên Chúa nhưng đau khổ của cuộc đời mình, “tạ ơn Thiên Chúa trong nỗi đau phận người”, nhìn cuộc đời “bằng con mắt của tình yêu Thiên Chúa” và để chính thân phận hèn mọn của mình “làm rạng danh một Thiên Chúa giữa nhân loại hôm nay””
Thời gian gặp gỡ giữa các thành viên khuyết tật trong Mái ấm Don Bosco với giới trẻ Dũ Yên thật không dài nhưng nó đã thực sự để lại nhiều ấn tượng. Các bạn Don Bosco biết thêm một vùng đất tươi đẹp ở miền Trung gió lào và nắng gió, biết thêm những tín hữu chất phát, hiền hòa ở giáo phận phía nam của Tổng giáo phận Hà Nội. Đặc biệt hơn, các em ở Dũ Yên lại được các bạn khuyết tật tiếp thêm ánh lửa niềm tin và hy vọng, tiếp thêm ý chí vươn lên đối diện khó khăn thử thách gặp phải trong cuộc sống.
Jessica ………….
Ngày 14 tháng 7/2008 Jessica đã khởi hành từ Perth đi Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới (ĐHGTTG) cùng với 155 thanh thiếu niên Công Giáo khác từ Perth.
Cất bước lên đường đi dự đại hội em không mang nhiều ước vọng, nhưng chỉ hy vọng tìm ra một điều gì để giúp em hiểu rõ hơn chỗ đứng của Chúa Giêsu trong cuộc đời em.
Em biết em đã xúc động và cảm nhận được một điều gì đó khi em khóc vì Chặng Đường Thánh Giá thật cảm động. Em lấy làm lạ và xấu hổ, vì trong 19 năm sống là nguời Công Giáo, em chưa bao giờ suy gẫm Kinh Thánh hay để ý tới những bài giảng của linh mục. Em chỉ đi dự lễ mỗi tuần một lần và em tin rằng như thế đã đủ để giữ đạo. Nhưng thật sự thì em đã quá sai lầm.
Kinh nghiệm mà ĐHGTTG mang lại cho em là đã cho em cơ hội gặp gỡ rất nhiều bạn trẻ khác trên khắp thế giới và nghe kể về cuộc đời họ cũng như lý do họ chọn hướng đi cuộc đời. Đối với cộng đoàn công giáo, em đã không biết rằng có rất nhiều thanh thiếu niên Công Giáo đến từ khắp nơi trên thế giới từ Đức Quốc, Đan Mạch, Thuỵ Sĩ và Pháp Quốc. Thật là điều kỳ diệu khi thấy đạo Công Giáo đã lớn mạnh và có nhiều người theo đạo đến thế.
Điểm son của ĐHGTTG là đêm ngủ ngoài trời dưới bầu trời đầy sao tại trường đua Randwick cùng cả trăm ngàn người khác trong những phái đoàn hành hương. Nhờ lời cầu nguyện nên tuy là rất lạnh nhưng trời không mưa. Vui vì được thấy Đức Thánh Cha Benedict 16, và vui vì những tặng vật trao đổi với các bạn bốn phương. Có bao nhiêu điều vui, nhưng vui nhất là em có cơ hội kết thân với các bạn khác trong cộng đoàn Công Giáo Việt Nam.
Thoạt đầu, em nghĩ ĐHGTTG sẽ chán ngắt vì tối ngày chỉ đọc kinh hoặc nghe cha giảng về Kinh Thánh. Thật sự thì chúng em cũng có những sinh hoạt như vậy, nhưng qua những giờ phút đó em đã rút tiả được nhiều điều hay.
Em đã làm bạn với nhiều người, em biết kiên nhẫn hơn và không luôn chọn con đường dễ dãi cho mình. Đây là hai điều quý giá em đã lãnh hội được.
Em hy vọng sẽ gặp các bạn trong lần đại hội kỳ tới tại Tây ban Nha.
Annie
Ngồi trong phi trường chờ chuyến bay, lúc đó em luôn tự nhủ mình là người hành hương chứ không phải chỉ là một du khách; tư tưởng này loay xoay mãi trong đầu em. Nghĩ tới đức tính kiên nhẫn phải có của một người lãnh đạo, em suy tư có lẽ rồi đây sẽ là điều thật khó khăn đối với em.
Em đoán chắc là khó chịu lắm khi phải sống chung trong nhà với một đám con gái và phải hướng dẫn họ trong cả tuần lễ. Em thú thật rằng điều đó đã làm cho em lo lắng, và lo lắng đến sợ hãi.
Khi hồi tưởng lại em thấy suốt tuần lễ đó trong lòng em tràn đầy sức mạnh và em đã bình thản và kiên nhẫn được. Em cảm thấy rằng Thiên Chúa đã chăm sóc cho em và giúp em vượt qua những khó khăn này.
Điểm nổi bật trong tuần lễ này là ngày Thứ Năm, khi Đức Thánh Cha đặt chân tới Barangaroo. Em mang trong lòng một niềm vui khó tả khi thấy mình được đứng thật gần Đức Thánh Cha. Em vẫn còn nhớ cảm giác hồi hộp mong đợi khi biết Đức Thánh Cha sẽ đi ngang qua nơi chúng em đứng. Em đã run lên vì tràn ngập niềm vui. Em đã chung tiếng hát ca & hò hét. Cảm giác thật kỳ dị! Thật là một hồng ân được đứng gần Đức Thánh Cha đến thế.
Chuyến đi này đã làm cho em cảm thấy gần Chúa hơn, đã nhiều lần em cảm thấy Chúa lắng nghe em và nghe lời cầu xin của em.
Thí dụ như thứ Sáu, trước đêm ngủ ngoài trời, trời mưa tầm tã, tất cả bọn con gái chúng em cùng cầu nguyện để xon Chúa cho thứ Bảy trời đẹp, như thế mới có thể đi bộ quãng đuờng dài 12 cây số ra trường đua Randwick. Xin cho Linda khỏi bệnh để cùng đi với chúng em. Cuối cùng, ngày hôm sau, cả ngày trời nắng đẹp, đi bộ về tới nhà chúng em hết sức nhưng vẫn khỏe sau khi cuốc bộ 12 cây số dài.
Nhìn lại thời gian em ở Sydney dự đại hội, em cảm thấy Thiên Chúa đã đoái nhìn đến em, và chúc lành cho chúng em cho thời tiết thật đẹp và được gặp được những người bạn tuyệt vời.
Chúa đã ban cho em sức mạnh, nguồn cảm hứng và sự kiên nhẫn và Ngài luôn gìn giữ em khỏi mọi hiểm nguy. Kỷ niệm này Em sẽ không bao giờ quên.
Anthony
Điều người ta thường nói là: “Cho bao nhiêu thì nhận được bấy nhiêu” thật hợp với Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới. Năm ngoái, chủ đích lúc đầu của em là làm sao ráng chịu cho qua tuần lễ đầu ở Sydney với những nghi lễ tôn giáo, để tuần sau được đi chơi. Nhưng rồi một năm trôi qua với biết bao khó khăn cá nhân em nghĩ có thể làm đảo lộn đời em. Đây là điều tệ nhất xảy ra cho em từ khi bà em qua đời năm 1999. Nhưng rồi em nghĩ, nếu đó là điều xấu xa nhất xảy ra cho em, thì cũng đâu đến nỗi nào.
Em bắt đầu suy nghĩ về những điều tốt đẹp em đã nhận được. Em có gia đình hạnh phúc, có cha, có mẹ, có em gái thật dễ thương, có bạn bè thân thiện như người trong gia đình. Em có biết bao nhiêu điều để tạ ơn Chúa. Và em đã quyết tâm mang đến Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới lòng tri ân của em. Em sẽ đi Sydney để dâng lời tạ ơn Chúa vì những hồng ân Ngài đã ban. Em rất vui là em đã đi và không thể nào cảm ơn Chúa cho đủ.
Em tạ ơn vì nhóm bạn tốt, vì khách sạn năm sao của thầy Cường có tài xế đưa đón, vì nơi ăn ở tiện nghi, vì chuyến đi thật vui. Trong khi em cố gắng để có tinh thần hành hương thì em lại cảm thấy như đi du lich vậy Thật sự ra, vào tuần lễ thứ hai khi em say sưa chơi thì lại không vui bằng tuần lễ đầu khi em hành hương!
Em vui vì chỉ cách xa Đức Thánh Cha có hai thước, vui vì gặp gỡ các bạn từ các nơi đến, và trao đổi quà với các bạn, vui vì cái áo khoác này mà em có được trong những ngày đó.
Điều em phải tạ ơn Chúa nhất là thời gian em chia sẻ với 155 bạn trẻ đi cùng. Sẽ có những Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới khác, nhưng không chắc tất cả các bạn này sẽ cùng có mặt được lần nữa. Dù vậy, em đang học tiếng Tây Ban Nha vì sang Madrid chắc chắn sẽ vui lắm.
Philip Truong
Kính chào quý cha, quý sơ và toàn thể cộng đoàn,
Chúa đã ban cho em một cơ hội ngàn vàng để tìm Chúa. Em xin chia xẻ với mọi người một chút về chính em và điều đã đưa em đi tìm Chúa. Em may mắn sanh ra trong một gia đình đạo đức và ông em luôn sống đời đạo đức cho Chúa và cho giáo hội.
Em lớn lên đưọc rửa tội, rước lễ lần đầu & thêm sức, nhưng em không có liên hệ mật thiết với Chúa. Em đi lễ mỗi Chúa Nhật nhưng không hiểu vì sao mình lại đi.
Nhưng nhờ một người bạn gái khuyến khích mà em hiểu được tình yêu Chúa. Bạn đó khuyên em cởi mở cõi lòng và hãy tin rằng Chúa sẽ thay đổi đời sống em và sống mật thiết với Ngài, vì Chúa đã hứa rằng nếu chúng ta bước một bước tới gần Ngài thì Ngài sẽ bước cả ngàn bước lại gần chúng ta. Đến với Chúa khi vui cũng như khi buồn. Bạn đó nhắc rằng Kinh Thánh đã chép: “Hãy tin nơi Chúa với cả cõi lòng bạn, và đừng dựa cậy vào trí khôn mình. Trong mọi sự, hãy nhận biết Ngài, và Ngài sẽ uốn đường bạn đi cho thẳng.” Và em muốn tìm hiểu hơn về Chúa và ĐHGTTG đã làm no thoả cơn đói và khát khao Chúa của em.
Khi mới bắt đầu nghe về ĐHGTTG, em thấy hào hứng vì nghĩ là vui lắm, nhưng sự sốt sắng nhạt dần vài tháng sau đó vì việc học và việc làm, tưởng rằng anh em chúng em phải huỷ cuộc đi. Nhưng vì ý Chúa lớn lao hơn nên chúng em không huỷ chuyến đi được, và em không bao giờ tiếc đã quyết định ở lại, và em cảm thấy đây là hồng ân lớn lao Chúa đã ban cho em.
Cuộc hành hương bắt đầu và chúng em phải nhắm vào mục tiêu tại sao mình tới đây và mình muốn ai góp phần vào đời sống vĩnh cửu của mình. Mỗi ngày, chúng em tụ họp, nguyện kinh tạ ơn Chúa và xin Ngài hướng dẫn chúng em qua cuộc hành trình này để lãnh nhận Chúa Thánh Thần. Hầu như ngày nào chúng em cũng cực nhọc cuốc bộ đường dài, đôi khi mệt mỏi, đói khát, nhưng nghĩ tới Chúa Giêsu và các môn đệ đã vất vả hơn nhiều. Với ơn Chúa giúp, chúng em đã có sức mạnh và không thấy cực nhọc.
Những đêm suy niệm, chúng em đã chia xẻ, học hỏi lẫn nhau trong tình thân. Đây là lần đầu tiên trong đời em đã không ngần ngại chia sẻ cảm nghĩ của em về niềm tin của chính mình và hãnh diện vì các anh em Kitô hữu, đã suy niệm và chia sẻ tầm mức quan trọng của Chúa trong đời sống mỗi người và vì Chúa mà chúng em quy tụ nơi đây. Em biết Chúa muốn em là kẻ loan tin mừng Chúa đến cho mọi người. Chúng em cần Chúa và vì tình yêu mến Thiên Chúa mà chúng em tụ tập nơi đây.
Em đã nhận ra sức mạnh của lời cầu nguyện. Đây là món quà Chúa ban để chúng ta liên hệ với Ngài và chia sẻ với Ngài những tư tưởng thầm kín nhất. Em nhớ ngày Đức Thánh Cha đặt chân tới đó, mọi người chen lấn hò hét để được gần Đức Thánh Cha. Em tự nghĩ chính Chúa là đấng chúng ta phải tới gần. Em nhắm mắt cầu nguyện và Chúa nói em tới để đón nhận chúa Thánh Thần và thể hiện ý Chúa, cảm tạ và ca khen Ngài.
Thứ Bảy là ngày thử thách. Với hy vọng dâng cao và tinh thần hăng hái chúng em cuốc bộ 12 cây số, ngừng lại ở mỗi chặng, để cầu xin Chúa hướng dẫn và ban sức mạnh. Khi gần tới nơi, môt ngưòi bạn bị đau, chúng em nghỉ ngơi, cầu nguyện, và với Lời Chúa, Chúa đã nâng đỡ và đưa anh tới chỗ nghỉ an toàn.
Chúng ta sẽ biết khi Chúa Thánh Thần đến trong chúng ta. Tới ngày Chúa Nhật, em biết chắc là Chúa đã ngự vào tâm hồn em. Ngài đã có kế hoạch lớn lao cho em và Ngài sẽ thay đổi đời sống em mãi mãi. Cuộc hành trình của em với Chúa rõ ràng hơn, và mục đích sống mang nhiều ý nghiã hơn, là trở nên tôi tớ Chúa và kêu gọi tất cả các con trở về vương quốc của Ngài.
Giây phút em đặt Chúa lên hàng đầu vào đời em là lúc các thiên thần vui mừng và xướng ca, em thấy vững lòng, không lo sợ và được làm một với Chúa Thánh Thần.
Các bạn thân mến, để Chúa có thể đi vào lòng bạn và thay đổi bạn hoàn toàn, bạn phải mở cõi lòng mình và tìm kiếm Ngài, tuyệt đối tin tưởng vào Chúa, để Chúa thực hiện ý định của Ngài nơi bạn. Xin hãy nhớ rằng “Xin thì được, gõ sẽ mở”. Tôi xin hứa với các anh em bằng hữu của tôi rằng đời bạn sẽ tràn ngập hồng ân, hạnh phúc và niềm vui. Hãy cho tôi nên chứng cớ và nguồn cảm hứng cho tất cả các bạn. Chúa yêu bạn vì tự Ngài yêu bạn, nên đừng bao giờ nghĩ rằng bạn không đáng giá trước mặt ngài. Đừng bao giờ ái ngại không để cho Ngài ngự vào lòng bạn và hướng dẫn bạn vào con đường chân chính.
Xin cám ơn tất cả quý Cha, quý sơ và tất cả quý vị.
Kính chào căn nhà ở nhà
Tôi đã mấy lần đền La Vang từ những năm cuối thập niên 90, đó là những lần đi công tác tôi kết hợp ghé qua. Tôi đến La Vang khi đó với tâm tình rất đơn sơ và sự hiểu biết còn đơn sơ hơn đó là La Vang là Thánh Địa và Mẹ Maria ở đó thiêng lắm. Mỗi lần ghé thăm như thế tôi cầu xin cho tôi được bình an trên đường đi, cầu cho công việc làm ăn của tôi được thuận lợi... Thời gian dần trôi công việc làm ăn của tôi đã trên đà phát triển, nó lấn chiếm hết thời gian ngày đêm, tôi không còn dịp tới La Vang nữa và tôi cũng đã dần quên 2 chữ “La Vang”.
Khi Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới (WYD 2008) tại Sydney sắp khai mạc vào trung tuần tháng 7 tôi có dịp được giao lưu với một số bạn trẻ Việt Nam từ vùng Đông Bắc Đức đi tham dự do Cha Paul Phạm Văn Tuấn làm trưởng đoàn, trước khi tới WYD 2008 nhóm các bạn có ghé thăm quê hương Việt Nam và hành hương Thánh Địa La Vang cũng như các bạn kết hợp làm công tác uỷ lạo người nghèo trên các nẻo đường đi qua. Lúc đó trong tôi hiện ra dòng suy nghĩ tại sao các bạn từ Đức về Việt Nam rồi từ Việt Nam đi Sydney dự Đại Hội được mà tôi lại không có thời gian về tham dự Đại Hội La Vang 2008 khi mà khoảng cách từ nơi tôi ở tới La Vang vừa đúng 1 giờ bay? Phải chăng trong tôi còn quá nhiều tham vọng về cuộc sống kiếm tiền này? Phải chăng tôi đã quên đi những lúc khó khăn mà tôi đã tới xin Mẹ? Lúc này trong lòng tôi dâng trào cảm xúc hướng về Mẹ La Vang, tôi liền gọi ngay đặt vé cho ngày đi mặc dù khi đó còn hơn 1 tháng nữa mới tới ngày khai mạc đại hội 13/8/2008. Từ lúc cầm tấm vé trong tay tôi mong từng ngày đến với Đại Hội La Vang, tôi chưa đi nhưng tôi đã khoe hết với những người thân là “Năm nay tôi đi Đại Hội La Vang“, nhóm các bạn trẻ Việt Nam từ Đức biết thế cũng chúc mừng tôi nhưng các bạn cũng không quên những câu đùa vui rất thực tế với tôi là “Ô! bạn cũng dám đóng cửa tiệm đi dự Đại hội La Vang sao?". Nghe các bạn đùa thế tôi cảm thấy hổ thẹn nhưng cũng rất vui vì trong tôi đã có được chút tinh thần của Đại Hội Giới Trẻ mà các bạn truyền đến cho tôi, một anh bạn ngoại giáo khi biết tôi đi La Vang thì buông một câu bâng khuâng là “Dịp này chủ chăn lại tìm được 1 con chiên lạc đây“. Càng nghe thế tôi lại càng mong mỏi tới ngày tôi được về với Mẹ La Vang, tôi muốn đến để cám ơn Mẹ những gì tôi đã xin và tôi đã nhận được, tôi muốn đến để xin Mẹ tha thứ cho những vô tình hay cố ý của tôi mà Mẹ đã phải buồn lòng.
Cuối cùng điều mong mỏi của tôi cũng đã tới, Tôi tới được La Vang vào lúc 0h15 sáng 15/8, nhìn dòng người lũ lượt đổ về Linh Đài nơi mà trước đây 210 năm Mẹ La Vang đã hiện ra để ủi an những người Kitô hữu trong thời cấm đạo, lúc đó tôi cảm thấy mình nhỏ bé và yếu đuối quá, bởi những người hành hương về đây không phải ai cũng cũng có điều kiện vật chất đầy đủ, phương tiện thuận lợi để hành hương. Có một cụ Bà tôi gặp trong La Vang năm nay đã 90 tuổi, thế mà cụ bất chấp tuổi già đón xe đò từ Quảng Ninh vào La Vang trước ngày khai mạc 1 tuần, nhìn các cờ Hội Thánh và các băng rôn treo trên các đầu xe đò đi hành hương thì tôi thấy không thiếu 1 tỉnh nào trên lãnh thổ Việt Nam. Quả thật hai chữ La Vang mà hiện diện là Mẹ Maria ở đó đã có sự ảnh hưởng hưởng vô cùng to lớn tới đức tin của mỗi người chúng ta.
Trước Đại Hội La Vang chưa đầy 1 tháng một trận cầu bóng đá giữa các ngôi sao bóng đá thế giới Brazil với đội tuyển Viện Nam, để có trận bóng đó ban tổ chức đã chi 10 tỷ đồng và tất cả các báo chí, đài truyền hình trong nước đồng loạt đưa tin quảng cáo nhưng trận đấu đó cũng chỉ có 40.000 khán giả đến xem, trong khi đó tin tức về Đại Hội La Vang không hề xuất hiện trên một tờ báo hay đài truyền hình nào của xã hội, nhưng dòng thác người hành hương có hơn 500.000 đổ về tham dự trong 3 ngày, quả thật đây cũng là một phép lạ mà Mẹ La Vang đã dành cho mỗi người đi hành hương dịp này. Khi bài đọc 1 trong thánh lễ đồng tế sáng 15/8/2008 vừa cất lên thì thì những tràng pháo tay liên tục vang lên, lúc đó tôi chưa hiểu gì thì chợt nghe mọi người la lên Đức Mẹ hiện ra kìa! Đức Mẹ hiện ra kìa! Hãy nhìn thẳng vào mặt trời đó! Tôi cũng nhìn vào nhưng không thể mở mắt ra được vì mặt trời mùa hè trong cái nắng nóng khắc nghiệt của vùng cát trắng Quảng Trị thì mọi người biết rồi đó, nắng và chói mắt lắm, hai lần nhìn thử nhưng không được tôi liền cầu xin Mẹ: “Xin Mẹ cho con một lần được thấy Mẹ nơi đây!” Lời cầu vừa dứt thì tôi ngẩng lên nhìn được thẳng vào giữa mặt trời, một màu xanh thiên thanh của Mẹ ngự trị trong ánh mặt trời cứ xoay tròn và lấp lánh đẹp làm sao, có lẽ vì đức tin của tôi chưa đủ mạnh mẽ nên khi nhìn được một lúc tôi quay ra xem mắt mình có sao không bởi vì có ai nhìn được trực tiếp vào mặt trời bao giờ đâu? Rồi những giây phút ngắn ngủi xuất hiện của Mẹ qua đi tôi cảm thấy tiếc nuối cho sự yếu đuối đức tin của mình nhưng tôi cảm thấy rất hạnh phúc vì tôi đã được nhìn thấy Mẹ, có lẽ vì quá vui và tràn ngập hạnh phúc mà tôi tự cất lên câu hát khi mà bài đọc một trong thánh lễ chưa hết “Kìa Bà nào đang tiến lên như rạng đông, đẹp như mặt trăng, rực rỡ như mặt trời, oai hùng như đạo binh xếp hàng vào trận Bà là ai, Bà là ai…”
Đại Hội La Vang bế mạc, tôi trở về với công việc hàng ngày trong lòng tràn đầy hân hoan và vui sướng, cái cảm xúc này tôi nghĩ không chỉ mình tôi có mà tất cả những ai đã đến với Mẹ La Vang đều có. Giờ thì tôi đã hiểu tại sao hàng năm trên thế giới hàng triệu con người không phân biệt sắc tộc, địa vị, trình độ, tuổi tác... đều tập chung đến với các cuộc hành hương từ Đức Mẹ Lộ Đức ở Miền Nam nước Pháp tới Đức Mẹ Fatima ở Bồ Đào Nha và đến Đức Mẹ La Vang ở Việt Nam, bởi chính những cuộc hành hương như thế đã củng cố thêm lòng tin của mỗi người chúng ta với Thiên Chúa, hành hương đã đem đến cho chúng ta sự hoà giải giữa Thiên Chúa với chúng ta và giữa mỗi người với nhau, hành hương còn mang một ý nghĩ cao cả hơn đó là chúng ta được thông phần với cuộc khổ nạn của Chúa Kytô.
Nguyện xin Mẹ Maria ban cho con niềm tin và lòng khao khát Chúa, cám ơn Mẹ đã cho con được được đến với Đại Hội và trở về được bình an. Xin Mẹ cũng ban cho những người không có điều kiện để đến với Đại Hội La Vang trong dịp này để họ luôn nhận được sự chở che yêu thương của Mẹ.
- 1. Linh mục Giuse Cái Hồng Phượng, Quản xứ Loan Lý, nay được thuyên chuyển làm Quản xứ Xuân Thiên.
- 2. Linh mục Phaolô Ngô Thanh Sơn, Quản xứ Kim Đôi, nay được thuyên chuyển làm Quản xứ Loan Lý và Họ nhánh Lập An.
- 3. Linh mục Phaolô Hoàng Nhật, Phó xứ Phủ Cam, nay được thuyên chuyển làm Quản xứ Kim Đôi và các Họ nhánh.
- 4. Linh mục Antôn Nguyễn Ngọc Hà được thuyên chuyển làm Quản xứ Tiên Nộn và Họ nhánh Thanh Tiên.
- 5. Linh mục Gioan Bosco Dương Quang Niệm, Quản xứ Tiên Nộn, nay được thuyên chuyển làm Quản xứ Thừa Lưu và các Họ nhánh.
- 6. Linh mục Giuse Đặng Thanh Minh, Quản xứ Gia Hội, nay được thuyên chuyển làm Quản xứ An Vân.
- 7. Linh mục Phêrô Phan Xuân Thanh, Quản xứ An Vân, nay được thuyên chuyển làm Quản xứ Gia Hội.
- 8. Linh mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Hoàng Hải, Quản xứ Thừa Lưu, nay được thuyên chuyển làm Quản xứ Tân Mỹ và Họ nhánh Thuận An.
- 9. Linh mục Antôn Dương Quỳnh, Giám Đốc Trung Tâm Mục Vụ, nay được thuyên chuyển làm Quản xứ Phủ Cam.
- 10. Linh mục Stanislaô Nguyễn Đức Vệ, Quản xứ Phủ Cam, nay được thuyên chuyển về Nhà Chung để dưỡng bệnh.
- 11. Linh mục Philiphê Hoàng Linh, Phó xứ Phanxicô, nay được thuyên chuyển về Nhà Chung.
- 12. Linh mục Giuse Phan Văn Quyền, Phó xứ Cầu Hai, nay được thuyên chuyển làm Quản xứ Đá Hàn và Họ nhánh Buồng Tằm.
- 13. Linh mục Đôminicô Phan Phước, Quản xứ Đá Hàn, nay được thuyên chuyển làm Quản xứ Phù Lương và các Họ nhánh.
- 1. Thầy Bênêđictô Ngô Văn Hải, sinh năm 1973, thuộc Giáo xứ Thành Công.
- 2. Thầy Phanxicô Xaviê Nguyễn Thiện Nhân, sinh năm 1975, thuộc Giáo xứ Thạch Hãn.
- 3. Thầy Phêrô Nguyễn Vũ, sinh năm 1975, thuộc Giáo xứ Hà Úc.
- 4. Thầy Gioan Baotixita Phạm Xứ, sinh năm 1969, thuộc Giáo xứ Sơn Công.
- 5. Thầy Giuse Nguyễn Văn Tiến, sinh năm 1976, thuộc Giáo xứ Tân Lương.
- 6. Tu sĩ Phêrô Nguyễn Thái Công, sinh năm 1974, thuộc Dòng Thánh Tâm, Huế.
- 7. Tu sĩ Têphanô Trần Đình Tề, sinh năm 1973, thuộc Dòng Thánh Tâm, Huế.
Tại LUCERNE VALLEY.San Bernardino
Chúa nhật 17.8.2008. Giữa Sa mạc thanh vắng bao bọc giữa hai dẫy núi Stoddard Ridge và sidewinder Mtn.là con đường Lucerne Valley Cut off dẫn tới Đan Viện Xito Thánh Giuse trong một khuôn viên 120 mẫu Anh (acres), mà từ triền núi có thể nhìn được toàn cảnh North Lucerne Valley hùng vĩ bao la, thấp thoáng Hwy 247 Barstow Rd. đường đi Barstow- Las Vegas, xa xa quanh các triền núi đối diện lác đác những cụm nhà mobile Home của những nông trại nhà vườn như muốn thử thách với gió cát nắng mưa sa mạc.
Đan viện trong giai đoạn đầu khởi công, mặc dầu chưa một bóng cây, từ đường đi vào bãi đậu xe nằm giữa hai ngọn núi như một cổng chào thiên nhiên dưới nắng hè sa mạc chói chang, khách hành hương, nhất là các bạn trẻ nhìn khung cảnh này tưởng chừng như một thách đố của đất trời. Nhưng ngay tại bãi đậu xe các thiện nguyện viên trên người với bộ đồ veste chình tề đang hăng say qua lại hướng dẫn sắp xếp xe khách, các đan viện sĩ với hai lớp áo Dòng trắng-đen vẫn tươi cười đon đả làm việc, chào đón khách hành hương, lại có thêm những tà áo dài Việt Nam thướt tha của các Bà mẹ Công giáo các CĐ thuộc GP..Orange đón khách ở hai lều tiếp tân tại cổng đã làm tăng phần tươi mát cho ngày lễ. Nhìn từng đoàn xe khách đậu tại parking lot và một đoàn xe Bus chở bà con giáo dân từ các Cộng đoàn Westminter, St.barbara, Orange, Anaheim, trong làn gió mát hiu hiu thổi làm cho khách hành hương có cảm tưởng đây không phải là sa mạc, vì những làn khí nhẹ nhàng thanh tịnh giữa một đoàn người tươi cười chào đón nhau ngay tử bãi đậu xe tiến vào khuôn viên Đan viện giai đọạn khỡi công, giữa chốn hoang sơ đất trới bao la hùng vĩ của sa mạc đang diễn ra một linh cảnh lạ lùng mà Đan viện Phụ đã gọi đó là “biến cố ân huệ” quả thật không sai, với tinh thần của các đan viện sĩ âm thầm làm việc trong đời sống chiêm niệm- cầu nguyện chắc chắn nơi đây trong những năm tháng sắp tới sẽ không phải chỉ là nơi đan viện tồn tại sinh hoạt mà từ đó sẽ đem đến một nguồn sinh lực sức sống mới là điều hiện thực đang được khởi sự minh chứng..
Sau biểu ngữ Chào mừng Quan khách là Cổng Đan viện, ngay trung tâm là Tượng đài Thánh Cả Giuse vời tấm biển “Hãy đến cùng GIUSE”, Hai bên, sau tượng đài là hai dẫy nhà tạm thời: Bên phải là Tu viện của các Đan viện sĩ: Linh Mục, Tu sĩ của Đan viện, tu tập.
Bên trái là dẫy nhà dành cho khách hành hương đến Tĩnh tâm.
Sau hai dẫy nhà là ba dẫy lều bạt với Lễ đài, hôm nay cử hành Đại Lễ Tạ ơn cũng là nơi đặt viên đá đầu tiên xây dựng Nguyện đường và Làm phép hai Tượng Đức Mẹ LaVang và Thánh Cả Giuse.
Theo chương trình sẽ khởi sự lúc 10:30AM sáng, chúng tôi có mặt tại Đan viện lúc 9:30AM, mà bãi đậu xe đã từng hang đầy kín, đoàn xe bus vận chuyển bà con giáo dân từ Orange County đã xếp lớp, trong khuôn viên Lễ đài, giáo dân đã tề tựu ngồi gần chật kín, và cứ thế từng đoàn người vẫn tiếp tục bước vào.đến trong giờ Lễ đã đầy kín ba dẫy lều bạt với gần 1,000 người tham dự
Đúng 10:30AM, Lễ đoàn do Đức Cha Gerald R.Barnes Giám mục Giáo phận San Bernardino chủ tế với Đức Đan viện phụ Vương đình Lâm cùng 16 Linh mục Việt-Mỹ -Mễ đồng tế từ cổng Đan viện tiến vào lễ đài giữa tiếng hợp xướng của Ca đoàn Cecilia CĐ Westminster. Orange.
Mở đầu chương trình:- LM. Anton Phạm sĩ Hanh giới thiệu Đức Giám mục chủ tế và quý khách.
Kế tiếp Đức Viện phụ Vương- đình -Lâm ngỏ lời chào mừng và tri ân; ngài nhấn mạnh Tình yêu Đức Kito đã qui tụ chúng ta hôm nay giữa sa mạc thanh vắng này và nói lên niềm tri ân Đức Giám mục GP.San Bernardino Gerald R.Barnes đã tiếp nhận Cộng đoàn Đan viện Thánh Giuse vào đại gia đình Giáo phận và đã đến chủ sự Thánh Lễ Tạ ơn hôm nay.
Tâm tình cảm tạ quí Đức cha, Đức Ông, quí Linh Mục quản xứ, quản nhiệm, Tu sĩ nam nữ Mỹ-Mễ -Việt cùng đông đảo quí vị Ân nhân tiên khởi từ khắp nơi đã tận tình hi sinh và quảng đại đóng góp bằng tặng đất, dâng cúng hiện kim tài vật, công sức cùng lời cầu nguyện để công trình được thực hiện, khởi đầu phát triển trong việc thờ phụng Thiên Chúa và phục vụ lợi ích cho các tâm hồn tại nơi đây.
Kết luận, Ngài tiếp: ” để thể hiện tình hiệp thông bền vững trong Chúa, chúng tôi xin được ghi danh quí vị Ân nhân vào sổ các thành viên vĩnh viễn của Gia điình Thánh Giuse để cùng tham dự các ơn huệ thiêng liêng Chúa thực hiện qua công trình này, khi còn sống cũng như khi đã qua đời,
Chúng tôi mãi mãi ghi ân qúi Đức Giám mục, Linh mục, Tu sĩ nam nữ, các thành viên Gia đình thánh Giuse, quí thân hữu và ông bà Anh chị em hiệp thông với chúng tôi trong biến cố ân huệ này.”
Tiếp theo nghi thức làm phép tượng Thánh Giuse và Đức Mẹ Lavang và làm phép Đặt viên đá đầu tiên xây dựng nguyện đường. do Đức GM. GP. SDan Bernardino chủ tế
Kế tiếp Thánh lễ đại trào được cử hành với phần hợp xướng của ca đoàn Cecilia và phần giảng thuyết của Đức Giám mục Gerald R. Barnes, ngài chia sẻ:’ dẫn vào đoạn Tin Mừng hôm nay khi Thiên thần đưa Đức Mẹ đem Đức Kito cứu chuộc đến cho nhân loại, Giáo hội cũng được gọi là Mẹ chúng ta được gửi tới nhận được Tình yêu của Chúa,
Hôm nay, Đan viện Xito Thánh Giuse cũng được Thánh thần chúa gửi đến cho Giáo phận San Bernardino được hân hoan tiếp nhận.
Trước khi kế Lễ: Lm. Trần Hiếu, viện phó đến từ Việt Nam đã đọc lời Cảm ơn của Đức viện phụ Dom. Phạm văn Hiền từ nhà Mẹ Phước Sơn,, ngài nhắc lại lịch sử Đan viện Xito Việt Nam vào năm 1918 Linh mục Tổ phụ Biển đưc Thuận đã thiết lập Dòng đầu tiên tại núi Phước Sơn, Quảng Trị., Đúng 90 năm sau, hôm nay ngày 17.8.2008 Đan viện Xito Thánh gia Việt nam hiện diện tại Hoa kỳ được thiết lập tại Linh Sơn (Lucerne valley).Quả đấy là hồng ân xếp đặt của Tình Yêu Thiên Chúa.
Ngoài ra LM. Earl Henry, O.S.B. prior of St.Vincent Archabbey Viện phó Tổng đan Viện Saint.Vincent tại Pensyvania nơi có gần 200 Linh mụcvà thầy dòng người Hoa kỳ đã bảo trợ Đan viện Xito Việt nam hiện diện tại Hoa kỳ đúng 7 năm về trước, đả cử Anthony du học Hoa kỳ mà nay đã thụ phong Linh Mục đó là Lm. Phạm –sĩ- Hanh trong trách vụ quản đốc Đan viện đã cùng với Đan Viện Phụ Vương đình Lâm trong việc hình thành Đan viện Thánh Giuse tại Lucerne Valley.
Cuối cùng Linh mục Nguyễn đăng Đệ Chủ nhiệm Cộng đoàn St.Barbara, người đã sát cánh với Đan viện phụ Vương đình Lâm và LM. Phạm sĩ Hanh ngỏ lời cảm tạ đặc biệt đến Quí BCH và Giáo dân các CĐ. CGVN. St.Barbata, Westminster, Orange, Anaheim đã cộng tác với ngài trong việc gây quĩ,kiến thiết, xây dựng, tổ chức và tham dự buổi lễ hôm nay.
Đặc điểm của buổi Lễ, là sự hiện diện nồng nhiệt của đủ thành phần sắc dân MỸ-MEXICO-VIỆT NAM những người đã tích cực hỗ trợ cho Đan Viện và hôm nay nay đã đến tham dự Thánh Lễ Tạ Ơn.
Về phía Hoa kỳ, Chúng tôi nhận thấy ngoài Đức Giám mục chủ tế cùng quí Đức Ông, quí Cha Tổng đại diện của Giáo phận San Bernardino, còn sự hiện diện của Lm. Earl Henry Viện phó Tổng Đan viện Vincent đến từ Pensyvania đã bảo trợ cho Đan viện Xito Việt Nam, Lm. Chánh xứ St.Barbara Kenedy,
Lm. Agustin Escoba và các giáo dân người Mexico những người đã đến dựng Lều bạt và hôm nay đến tham dự.
Về Phía Việt Nam, ngoài thành phần Quí Linh mục Tu sĩ của Đan viện thánh Giuse Lucerne Valley, thêm sự hiện diện các Linh mục, Đan sĩ Đan viện Xito ở Sacramento, Linh mục Trần Hiếu viện phó Xito đến từ Việt nam.
Còn có mặt của các Linh mục Mai-khải-Hoàn Cựu Giám đốc TTCG.VN. Giáo phận Orange, Linh mục Trần đình Huệ, Dòng Ngôi Lời Riverside, Lm Nguyễn đang-Đệ, Quản nhiệm CĐ. St.Barbara với sự hiện diện gần 1,000 giáo dân của các CĐCGVN từ các. , GP. San Diego, GP. San Bernardino-Riverside,GP. Los Angeles có ngừơi đến từ Florida, Pennsyvania, Massachusetts.mà đông đảo chủ chốt nhất là từ GP. Orange với các CĐ. St.Barbara, Westminter, Anaheim, Orange.
Sự hình thành Đan viện Xito Việt Nam thánh Giuse giữa sa mạc Lucerne Valley không chỉ dành cho các Đan sĩ tu tập mà còn là nơi để khách hành hương, không phân biệt tín ngưỡng tôn giáo, đặc biệt các Giáo dân việt Nam quanh vùng có nhu cầu tinh thần, tâm linh tìm đến để tìm lại an vui, quân bình đời sống nội tâm những khi bị khủng hoảng có một nơi an tịnh tâm hồn trong thinh lặng cầu nguyện và được hướng dẫn tâm linh quân bình cuộc sống bản thân, gia đình hay sinh hoạt xã hội.
Một địa chỉ rất cần thiết cho nhu cầu tinh thần con người giữa một xã hội với nhiều khủng hoảng từ cá nhân, gia đình đến sinh hoạt cộng đồng xã hội nên cần tìm đến.
Buổi lễ chấm dứt lúc 12:30AM.
Sau khi thánh lễ bế mạc, mọi người đã được phục vụ bữa ăn trưa ngay tại chỗ ngồi, đan viện còn chu đáo hơn với mỗi phần ăn còn kèm theo một khăn ướp lạnh để lau mặt và đem theo trên đường đi về,
Thông thường sau các buổi lễ kết thúc, đoàn người tuôn đổ ra bãi đậu xe để ra về, nhưng hôm nay, điều dự đoán đã sai,vì sau khi buổi lễ chấm dứt khá lâu mà bãi đậu xe vẫn im lìm chỉ lác đác một vài xe rời parking lot, vì đòan người dù sau hai giờ lễ vẫn còn đứng nán lại chụp hình với Đức Đan viện phụ vá các đan sĩ, hay tham quan vãn cảnh đan viện với hai ngôi nhà tạm mới xây dựng khởi công với một giếng nước đào và nguồn điện năng lượng mặt trời mà tất cả đều là do nguồn tự tạo tự túc của Đan viện.
7 năm gieo giống, 4 năm chuẩn bị, hôm nay Hạt giống Đan viện Xito Việt Nam Thánh Giuse bắt đầu nảy mầm giữa sa mạc Linh sơn địa (Lucerne Valley ) để con Rồng cháu Tiên nước Việt một lần nữa sẽ làm rạng danh chứng nhân TIN YÊU nơi miền đất hứa biến hoang địa sa mạc trở thành phố thị sung túc về cả tinh thần tâm linh lẫn sinh hoạt xã hội phục vụ con người để người bản xứ và con cháu chúng ta hôm nay và mai sau được thừa hưởng những phúc lợi phát sinh từ đó.
Xem hình giáo dân Thái Hà cầu nguyện và nghỉ đêm 19.8.2008
Ngoài trời đang mưa rất lớn. “Có lẽ Mẹ đang khóc thương cho những đứa con hư hỏng dám bày trò quỷ quái để hại anh chị em mình” – Mấy chị đạo đức còn thức tán gẫu như thế.
Không có chỗ trú, mấy chú công an chạy vội vào lều bạt của mấy bà đạo đức xin trú mưa. Mấy bà đạo đức chừng mắt. Sau rồi nghĩ tới nghi lui, các bà vui vẻ đón tiếp mấy chú. Vậy là cả mấy chú công an ngồi tán gẫu với mấy bà. Cuộc trò chuyện bắt đầu bằng những xã giao:
- Chú đang ở cấp bậc nào?
- Đại úy ạ.
- Lương tháng bao nhiêu?
- Vỏn vẹn ba triệu thôi, cụ ạ
- Giữ trật tự an ninh ở đây, có được phụ cấp thêm đồng nào không?
- Tuyệt nhiên là không ạ.
- Thế còn cơm nước thì ăn ở đâu?
- Dạ, tui cháu bỏ tiền túi ra, chứ ai cho.
- Mấy thằng đầu gấu sáng nay đến quậy phá chúng tôi cầu nguyện, sao mấy chú không can thiệp.
- Dạ, chưa có lệnh của sếp
- Sếp của các chú xúi tụi nó đến quậy phá tụi tôi phải không?
- Dạ, có trời mới biết, tụi cháu chịu thua.
Cứ thế mấy bà đạo đức huyên thuyên chuyện này qua chuyện nọ với mấy chú an ninh cho tới tận 4h.
Trời tạnh mưa. Bóng đèn điện bên linh đài Đức Bà được bật sáng. Các ông các bà đi lễ sáng ghé qua linh đài cầu nguyện với Đức Bà. Vậy là một đêm bình yên nơi linh địa đã trôi qua. Vẫn chưa thấy mấy anh thương binh và quân nghiện hút được thuê mướn (theo như thông tin ngầm cho biết) đến quậy phá linh địa.
Tiêng chuông nhà thờ vang lên. Bây giờ đã là 4h30. Một ngày mới bắt đầu. Hôm nay có lẽ sẽ vẫn là ngày trảy hội về nơi linh địa Đức Bà nhờ phản ứng ngược từ những thông tin sai lệch, gian trá của truyền thông nhà nước cộng sản.
Trời đất xui khiến thế nào đấy, mấy tay nhà báo của nhà nước cộng sản càng nói bậy, càng bóp méo sự thật về Thái Hà bao nhiêu, càng làm cho bà con giáo dân ở các tỉnh xa không thể đến trực tiếp hiệp thông tại linh địa được, thì tìm cách gọi điện thoại cho những người bà con giáo dân giáo xứ Thái Hà để hiệp thông cầu nguyện từ xa.
Tại linh địa từ sáng cho đến lúc này (14h30 ngày 20/8) luôn có hai tốp các bà các cô cầu nguyện liên lỉ với lời kinh mân côi và tiếng hát thông thiết xin Đức Mẹ phù trì: “Mẹ ơi xứ đạo con đây, nguyện xin ….” Bà con kéo đến đông đúc nhất là vào lúc 12h trưa.
Ba linh mục trẻ và một tu sĩ của tu viện Dòng Chúa Cứu Thế cũng đi ra hiệp ý với bà con nguyện kinh truyền tin cầu nguyên cho hòa bình thế giới và xin bình an, công lý, sự thật được hiển trị trên quê hương đất Việt, nhất là trên mảnh đất Thái Hà.
Trong khi bên trong linh địa bà con giáo dân lần chuỗi mân côi, thì bên ngoài bà con lương dân chăm chú xem những tin tức được đăng tải tại bảng tin. Tin tức được bà con quan tâm nhất trên bảng tin đó là đơn kiện của các linh mục và giáo dân giáo xứ Thái Hà đối với một số các đài báo nhà nước cộng sản về những việc bóp méo, vu khống trắng trợn trong mấy ngày qua.
Về phía các quan tham, một chiêu bài mới được dàn dựng. Các quan tung hỏa mù để hù dọa giáo dân: Cảnh sản cơ động 113 sẽ đến giải tán vào lúc 9h, vào lúc 14h, và… không biết là vào lúc mấy giờ nữa…! Các giờ mà các quan xác định như thế đã trôi qua, nhưng chưa thấy ma nào đến… Đấy là thứ đòn gió của các quan!
Bị chính bà con lương dân phản đối quá lẽ, nên các loa phóng thanh của phường được lắp đặt ở cạnh linh địa và gần tu viện của các tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế chỉ oang oang khủng bố được một lúc rồi im tịt.
Tiết trời Hà Nội ngày hôm nay tương đối dễ chịu. Bầu khí tại linh địa cho đến giờ này cũng bớt ngột ngạt, căng thẳng hơn so với hôm qua. Chúng tôi sẽ tiếp tục chuyển đến quý vị diễn biến của buổi cầu nguyện tối nay tại linh địa Đức Bà Thái Hà lúc 19h15.
Xem hình ảnh sinh hoạt hôm nay
Trong bài giảng, linh mục chánh xứ nhấn đi nhấn lại tinh thần hiệp nhất yêu thương, yêu thương và cầu nguyện cho cả những người gây hấn với mình. Ngài cũng trịnh trọng loan báo cho mọi người được biết, tối nay tại Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sài Gòn sẽ có buổi cầu nguyện hiệp thông với anh chị em giáo dân Thái Hà trên con đường tìm kiếm công lý và sự thật trong tinh thần hiệp nhất, yêu thương.
Sau phép lành cuối lễ, lời kinh hòa bình vang lên: “Lạy Chúa từ nhân, xin cho con biết mến yêu và phụng sự trong mọi người…” Đoàn người đông đúc đi theo hàng theo lối tiến ra linh địa Đức Bà. Có khoảng hơn 600 người! Mọi người đã vây kín xung quanh linh đài Đức Bà. Các nhân viên an ninh, bảo vệ vẫn chia làm ba tốp canh gác, mắt liếc ngang liếc dọc.
Dứt lời kinh kính Đức Bà Hằng Cứu Giúp, lời ca: “Mẹ ơi xứ đạo con đây… xin Mẹ luôn đỡ nâng phù trì” vang vang khắp chốn linh địa.
Cuối buổi cầu nguyện, các linh mục niệm hương trước tượng Đức Bà Ban Ơn và trở về tu viện, còn bà con giáo dân thì ở lại tiếp tục lời kinh mân côi, rồi không biết đến khi nào mới ngừng nghỉ…
22h30 chúng tôi lại có mặt tại linh địa Đức Bà. Vẫn còn khá nhiều người hiện diện ở đây, người thì đọc kinh, người thì xem bảng tin về những văn bản của Nhà Thờ gửi các cơ quan công quyền từ trước tới nay, còn các em nhỏ thì đang vui đùa trước cổng vào linh đài. Tất cả diễn ra dưới sự canh chừng của các chú an ninh và bảo vệ.
Mấy cô, mấy bà đạo đức cũng đã chuẩn bị nghỉ đêm nơi linh địa Đức Bà. Không biết đêm nay họ có được bình yên như đêm qua hay chăng?
HÀ NỘI - Mấy hôm nay, đến vùng đất “Linh địa Đức Bà” ở giáo xứ Thái Hà, được nghe người công giáo đến cầu nguyện với những chuyện cười nghiêng ngả về truyền thông nhà nước trong vụ đất đai Thái Hà. Kiểm nghiệm lại điều này, thì không chỉ bà con ở Thái Hà, mà cả những người Công giáo từ Nam ra bắc cả những người Công giáo không ở Việt Nam đều ngạc nhiên. Nhiều câu chuyện thật cứ như bịa, buộc chúng tôi phải kiểm chứng lại những câu chuyện này, thì ra, bà con không nói điêu.
1 – “Điều răn thứ 3 của Kinh Thánh”?
Người Công giáo Việt Nam và trên toàn thế giới, chắc không ai không thuộc Mười Điều Răn Thiên Chúa dạy, trong đó Điều răn thứ 3 được ghi rõ ràng: “Thứ ba: Giữ ngày Chúa Nhật”.
Vậy nhưng, Đài Truyền hình Trung ương (bộ mặt của 84 triệu nhân dân Việt Nam, đại diện cho khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam, trong đó Công giáo có số dân là 1/10 dân số) trong chương trình thời sự đã sáng tác thêm cho đồng bào Công giáo “Điều răn thứ 3 của Kinh Thánh”: "Ngươi không được dùng danh Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi một cách sơ suất, vì Thiên Chúa không dung tha kẻ dùng danh Người một cách sơ suất” (Trích Chương tình Thời sự đài Truyền hình Việt Nam).
Quả thật, đồng bào Công giáo và không Công giáo, khi nghe chương trình thời sự này, nhiều người choáng. Họ bảo nhau: Chẳng lẽ có thêm một điều răn nào như thế mà không ai được biết? Nhưng sau đó, họ cười nghiêng ngả, chỉ vì sự dốt nát của chương trình truyền hình Quốc gia, với cung cách truyền thông nói lấy được đã sáng tác ra điều răn này.
Trớ trêu thay, họ còn trách giáo dân Thái Hà đã không thuộc điều răn này? Bà con chép miệng: Thưa các bố, với những điều răn của nhà nước dạy, ngay cả cán bộ nhà nước còn không thuộc, sao bắt giáo dân thuộc được? Nhưng mình sáng tác ra, thì đừng gắn vào miệng của Thiên Chúa, vì dù Thiên Chúa không cãi, nhưng không thể vì thế mà gắn râu nhà nước vào cằm Đức Chúa được. Cái lối dựng chuyện như dựng ông già “giáo gian” hôm qua, không có tác dụng đâu, ngược lại, nó chỉ có tác dụng ngược cho uy tín của Đài TH Quốc gia mà thôi.
2- Giáo Phận Thái Hà?
Cũng trong chương trình thời sự của Đài Truyền hình Quốc gia, có thông tin về “Giáo phận Thái Hà” làm nhiều người hết sức ngạc nhiên khi cô phát thanh viên nói rằng: “cho rằng, đất này thuộc Giáo phận Thái Hà…tuy nhiên, theo những văn bản pháp lý mà nhà nước đã ban hành, thì việc đòi lại mảnh đất này cho Giáo phận Thái Hà là không có căn cứ”.
Quả là đáng khâm phục những người ăn lương nhà nước trong cái bộ mặt Đài Truyền hình Trung ương. Người ta cứ tưởng Tòa Thánh mới lập nên Giáo phận Thái Hà một ngày nào đó mà không ai biết, hoặc đang nói về Giáo phận Thái Bình, nhưng không, đây lại là Giáo phận Thái Hà? Thật không còn lời gì để bình luận thêm.
Cũng với cách nói lấy được, nhét vào miệng ai những điều mình thích thì nhét, Đài THVN còn quay luôn cả những văn bản, miệng phát thanh viên thì đọc: “Đây là những văn bản mà cách đây gần 50 năm, năm 1961, linh mục Vũ Ngọc Bích là người quản lý nhà khu vực này đã bàn giao cho Nhà nước toàn bộ nhà đất mà dòng Chúa Cứu thế quản lý”?
Nhưng hình ảnh được chiếu trên bản tin lại là cái quyết định số 76/SQL-NĐ của sở Quản lý Nhà đất Hà Nội “giao cho Xí nghiệp Thảm len Hà Nội được xử dụng (chúng tôi trích đúng nguyên văn sai chính tả) khu đất và nhà sẵn có trong khu vực Nhà thờ Nam Đồng Thái – hà, diện tích 16.296 m2 để làm xí nghiệp”. (Mời xem tại http://clip.vn/watch/Vi-pham-cua-mot-so-giao-dan-Giao-xu-Thai-Ha-da-ro/WPyu,vn)
Có một điều mà họ cố tình quên mất, đó là cái quyết định này được ký ngày 30/1/1961. Trong khi họ luôn cho rằng: Linh mục Vũ Ngọc Bích đã bàn giao qua nhà nước nhà đất này vào ngày 24/10/1961 (Theo UBND TP Hà Nội) và là ngày 24/11/1961 (Theo Sở TN Môi trường và Nhà đất Hà Nội). Nghĩa là quyết định giao đất này, trước khi “Linh mục Bích nào đó của nhà nước”? giao cho Nhà nước trước 10 tháng?
Trong đó, họ cũng nói rằng, “Nghị quyết 23 của Quốc hội ra ngày 26/11/2003 khẳng định: Nhà nước không xem xét lại chủ trương chính sách và việc thực hiện các chính sách về quản lý nhà đất và chính sách “cải tạo xã hội chủ nghĩa” liên quan đến nhà đất đã ban hành trước ngày 1/7/1991”.
Tiếc cho họ rằng: Khu đất Dòng Chúa Cứu thế - Xứ Thái Hà cho đến nay, lại không nằm trong bất cứ một điều khoản nào của các chủ trương, chính sách đã nói ở trên. Vì nếu có, chắc giáo dân và hàng giáo sĩ đã “im như thóc”. Và nếu có những văn bản, chính sách đó, chắc chắn đến bây giờ, không chỉ được chiếu trên truyền hình, mà khắp các ngõ xóm của khu vực Nam Đồng, Thái Hà đã được dán nhan nhản. Nhưng bói đâu ra? Đó là cái khó, chính vì vậy, mà giáo dân cứ đòi họ xuất trình thị họ cứ đánh bài… lờ.
Chính vì điều này mà giáo dân khẳng định: Nhà nước không có bất cứ một văn bản nào hợp pháp cho việc chiếm đoạt này.
Rõ ràng, đây là việc cố tình “nói lấy được” bịt miệng người khác để nói cho họ nghe mà thôi.
3- Linh mục Giuse Nguyễn Tiến Sự và nhân vật thuộc “đàn két Công giáo”:
Cũng trong chương trình thời sự đó, xuất hiện một gương mặt, linh mục Giuse Nguyễn Tiến Sự và một nhân vật thuộc Ủy ban đoàn kết Công giáo, mà giáo dân thường gọi là “đàn két công giáo”.
Bỏ qua nhân vật thuộc “đàn két” này, vì thường thì giống két, khi chủ nó cho thức ăn nó sẽ nói theo những gì chủ nó dạy.
Trên truyền hình, linh mục Sự hoa tay múa chân rất dũng mãnh lên án chuyện dùng ảnh tượng “một cách sơ suất” (theo cách nói của Đài THVN)? Người ta cứ nghĩ không biết ông linh mục này thuộc hàng linh mục nào? Quốc doanh hay Công giáo đoàn kết? Đã biết thế sự ra sao chưa mà mạnh mẽ đến thế?
Tìm hiểu, chúng tôi được biết, Linh mục Giuse Nguyễn Tiến Sự, sinh ngày 2/1/1933, hiện là quản xứ Thánh Linh – Đl2- 103 Nơ Trang Gưh, Phường Tân Tiến, Thành phố Ban Mê Thuột, điện thoại: 0500851 907.
Gọi điện thoại đến hỏi thăm, thì ông đã đi ngủ. Người giữ máy ở văn phòng cho biết: Cha Sự đang phản đối đài TH cắt xén ghép những lời ông nói để đưa lên?
Nếu quả vậy thật, thì cũng đáng để cho một cụ già đã 75 tuổi mà vẫn còn… ngây thơ. Cụ sống lâu thì cụ nên biết là phương tiện truyền thông này là của Nhà nước, mà cụ muốn nổi danh, cũng không nên bằng cách đó nếu chưa tìm hiểu rõ ràng người anh em của mình đang lâm nạn như thế nào. Hay cả đời Cụ chưa được lên truyền hình nên cụ… khoái?
Nhưng nếu không đúng như vậy, thì chắc Đức Cha Nguyễn Văn Hòa cũng cần xem lại nhân sự của mình trong cách hành xử?
Chỉ có hai chương trình thời sự, người ta đã rút ra được nhiều điều vui, cười, hài hước, bổ ích và đáng suy ngẫm về tính đạo đức và trung thực của truyền thông nhà nước, một loại truyền thông độc quyền.
Thật là đúng như cha ông nói: “Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe” câu đúc kết kinh nghiệm tuyệt vời này đúng cho tất cả các nhân vật nói ở trên.
Hà Nội, Ngày 20 tháng 8 năm 2008
A. Các Văn Kiện Được Đề Cập Tới trong Bài Viết:
Văn Kiện 1. Chỉ Dẫn Chung về Sách Lễ Rôma riêng cho riêng Giáo Hội Công Giáo tại Hoa Kỳ (General Instruction of the Roman Missal hay GIRM) về Novus Ordo Mass (tức về Thánh Lễ theo hình thức như hiện nay sau Công Đồng Chung Vaticăn II) tại địa chỉ:
http://www.usccb.org/liturgy/current/revmissalisromanien.shtml
hay GIRM cho cả Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ tại địa chỉ:
http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/ccdds/documents/rc_con_ccdds_doc_20030317_ordinamento-messale_en.html
Văn Kiện 2. Bộ Giáo Luật (The Code of Canon Law theo Anh Ngữ hay Codex Iuris Canonici tức CIC theo La Tinh) tại địa chỉ:
http://www.vatican.va/archive/ENG1104/_INDEX.HTM
Văn Kiện 3. Tông Hiến về Phụng Vụ Thánh (Constitution on the Sacred Liturgy hay Sacrosanctum Concilium) tại địa chỉ:
http://www.vatican.va/archive/hist_councils/ii_vatican_council/documents/vat-ii_const_19631204_sacrosanctum-concilium_en.html
Văn Kiện 4. Thông Điệp về Phụng Vụ Thánh (On Sacred Liturgy hay Mediator Dei) tại địa chỉ:
http://www.vatican.va/holy_father/pius_xii/encyclicals/documents/hf_p-xii_enc_20111947_mediator-dei_en.html
Văn Kiện 5. Thông Điệp về Phép Bí Tích Thánh Thể của Giáo Hội (Ecclesia de Eucharista) do Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị ban hành tại địa chỉ:
http://www.vatican.va/holy_father/special_features/encyclicals/documents/hf_jp-ii_enc_20030417_ecclesia_eucharistia_en.html
Văn Kiện 6. Chỉ Dẫn Chung về Thánh Lễ phiên bản La Tinh gốc (Institutio Generalis Missalis Romani) tại địa chỉ:
www.ewtn.com/library/CURIA/cdwlgrm.htm
Văn Kiện 7. Tự Sắc của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị có liên quan đến Một Số Khía Cạnh của Việc Cử Hành Bí Tích Hòa Giải (Misericordia Dei) tại địa chỉ:
http://www.vatican.va/holy_father/john_paul_ii/motu_proprio/documents/hf_jp-ii_motu-proprio_20020502_misericordia-dei_en.html
Văn Kiện 8. Tông Hiến của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị về một số Cải Cách trong Giáo Triều Rôma để cũng cố sự Hiệp Nhất của Đức Tin và việc Giao Tiếp với các Thành Phần Dân Chúa (Pastor Bonus) tại địa chỉ:
http://www.vatican.va/holy_father/john_paul_ii/apost_constitutions/documents/hf_jp-ii_apc_19880628_pastor-bonus-index_en.html
Văn Kiện 9. Tông Thư của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị về Về Chuổi Tràng Hạt / Kinh Mân Côi của Đức Trinh Nữ Maria (Rosarium Virginis Mariae) tại địa chỉ:
http://www.vatican.va/holy_father/john_paul_ii/apost_letters/documents/hf_jp-ii_apl_20021016_rosarium-virginis-mariae_en.html
Văn Kiện 10. Tông Thư của Đức Cố Giáo Hoàng Phaolô Đệ Nhị về Việc Kỷ Niệm 25 Năm của Việc Ban Hành Ra Tông Hiến về Phụng Vụ Thánh (Vicesimus Quintus Annus) tại địa chỉ:
http://www.vatican.va/holy_father/john_paul_ii/apost_letters/documents/hf_jp-ii_apl_04121988_vicesimus-quintus-annus_en.html
1. Tôi biết rằng Giáo Hội đã cho xuất bản ra một văn kiện nhằm giải quyết đến những lạm dụng hiện có trong Phụng Vụ. Thế tôi có thể biết được gì về văn kiện này?
Thưa, văn kiện đó có tên là "Redemptionis Sacramentum" (tức theo Anh Ngữ chính là "The Sacrament of Redemption," hay theo Việt Ngữ chính là "Bí Tích Cứu Rỗi/Chuộc").
Văn kiện này được soạn thảo ra bởi Thánh Bộ đặc trách việc Phụng Tự Thánh và Kỷ Luật Các Phép Bí Tích (Congregation for Divine Worship and the Discipline of the Sacraments) theo yêu cầu của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị, nhằm đưa ra những luật lệ (quy phạm / chuẩn tắc / norms) rất cụ thể có liên quan đến cách mà Thánh Lễ được cử hành và việc nên tôn kính Phép Thánh Thể như thế nào.
Văn kiện này cũng đề cập tới những lạm dụng phổ biến nhất vốn hãy còn tồn tại trong Phụng Vụ, nhất là trong những năm gần đây.
2. Giáo Hội nghiêm khắc như thế nào trong việc giải quyết những vấn nạn có liên quan đến việc lạm dụng rất phổ biến trong Phụng Vụ ngày nay?
Thưa, không thể nào có thể hoàn toàn im lặng cho được đối với những lạm dụng hiện có trong Phụng Vụ, thậm chí đối với những lạm dụng trầm trọng và trắng trợn nhất, vốn đi ngược lại với bản chất tự nhiên của Phụng Vụ và của các Phép Bí Tích cũng như truyền thống và quyền bính của Giáo Hội, mà trong thời đại ngày nay chúng được coi như là chuyện đương nhiên theo lẽ thường, tức không còn có ai coi đó như là một thứ bệnh dịch hết sức lạ kỳ và hiếm thấy nữa trong việc cử hành Phụng Vụ tại Giáo Hội địa phương này, hay Giáo Hội địa phương khác.
Tại một số nơi, việc lạm dụng trắng trợn này hầu như đã trở thành một thói quen, một sự kiện vốn rõ ràng không được sự cho phép của Giáo Hội và phải chấm dứt ngay (xem thêm Đoạn 4 trong Redemptionis Sacramentum).
3. Giáo Hội nói ra điều gì đối với những ai vốn đã cam kết và che mắt để cho những lạm dụng đó cứ thế mà được tiếp diễn?
Thưa, hãy để cho các vị Giám Mục, các vị Linh Mục và các Phó Tế - những Vị thực thi sứ vụ Thánh (Sacred ministry), tự kiểm điểm lại chính lương tâm của các Vị vốn liên quan đến tính đích thực và sự trung thành trọn vẹn của những hành động mà các Vị đó thực hiện nhân danh chính Chúa Kitô và Giáo Hội trong việc cử hành Phụng Vụ Thánh.
Hãy để cho từng Vị thực thi sứ vụ Thánh tự chất vấn và tự nhìn lại chính bản thân mình - thậm chí đối với cả những Vị thích phóng tác và khống chế cách cử hành Thánh Lễ theo lối tự biên, và tự diễn nhất - hãy để cho Vị đó tự kiểm tra lại xem là mình có tôn trọng đến các quyền của người giáo dân, của cả cộng đoàn tín hữu của Chúa Kitô - những người vốn tín thác trọn vẹn sự tin tưởng của họ và của con cái họ vào chính Vị tư tế đó, để mong rằng Vị ấy chu toàn và trung tín vào những chức năng Thánh (sacred functions) mà Giáo Hội muốn thực thi qua việc cử hành Phụng Vụ Thánh theo phán lệnh của chính Chúa Giêsu Kitô. Vì từng người trong các Vị ấy phải luôn nhớ rằng mình chính là tôi tớ, chứ không phải là ông chủ của Phụng Vụ Thánh (xem thêm Đoạn 186 có trong Redemptionis Sacramentum).
C. Quy Định về Phụng Vụ:
4. Ai có quyền để quy định về Phụng Vụ?
Thưa, việc quy định về Phụng Vụ Thánh hoàn toàn phụ thuộc vào quyền bính của Giáo Hội, hay nói một cách cụ thể hơn đó là quyền của Tòa Thánh, và theo đúng với những quy phạm (chuẩn tắc / norms) của luật lệ thì đó là quyền của vị Giám Mục địa phương (xem thêm Đoạn 22 Mục 1 của Tông Hiến Sacrosanctum Concilium).
Người tín hữu của Chúa Kitô có quyền để mong những Vị có quyền bính trong Giáo Hội nên biết quy định một cách trọn vẹn và hiệu quả về những gì có liên quan đến Phụng Vụ Thánh, cũng như thực hiện đúng đắn với những gì đã được Tòa Thánh quy định một cách rõ ràng và rạch ròi có liên quan đến Phụng Vụ Thánh, để tránh tình trạng xem Phụng Vụ Thánh "như là tài sản của riêng bất kỳ ai, cho dẫu đó là vị cử hành Phụng Vụ hay cộng đoàn mà các mầu nhiệm có trong Phụng Vụ Thánh được cử hành," (xem thêm các Đoạn 14, 18 của Redemptionis Sacramentum; và Đoạn 52 của Ecclesia de Eucharista).
5. Liệu vị Giám Mục địa phương có quyền điều chỉnh hay quy định về Phụng Vụ theo kiểu nào mà Vị ấy muốn được không? Hay nói một cách cụ thể là liệu vị Giám Mục địa phương có quyền bỏ đi những phần phụ hay chọn lựa (options) có trong các sách có liên quan đến Phụng Vụ của Giáo Hội bằng cách cấm không cho các Linh Mục hay giáo dân của mình được thực hành những phần phụ hay chọn lựa đó không?
Thưa, vị Giám Mục địa phận hay địa phương có quyền rất giới hạn để quyết định về những gì thuộc vào quyền hạn của mình mà thôi... . tức "trong những giới hạn thuộc vào quyền hạn của vị Giám Mục địa phương, để đưa ra những chuẩn tắc về Phụng Vụ có trong Giáo Phận của mình, vốn không đi ngược lại với những quy định chung hết của Tòa Thánh."
Do đó, vị Giám Mục địa phương phải hết sức cẩn thận không được cho phép việc bỏ đi một cách tùy tiện những gì thuộc về chuẩn tắc có trong các sách Phụng Vụ để việc cử hành được tuân thủ một cách chặt chẽ và thích ứng với nhóm giáo dân tín hữu đang hiện diện, hay vào những hoàn cảnh mục vụ cụ thể (xem thêm CIC Đoạn 838 Mục 4; hay Đoạn 21 của Redemptionis Sacramentum).
6. Vị Giám Mục địa phận phải có trách nhiệm hành động kịp thời để ngăn ngừa ngay những lạm dụng hiện có trong Phụng Vụ đúng không?
Thưa, chính các cộng đoàn giáo hữu, chính giáo dân, và từng người Kitô hữu có quyền mong đợi vị Giám Mục địa phận phải hành động ngay lập tức để ngăn chặn tất cả những vụ lạm dụng, hiện đang xảy ra trong Phụng Vụ, bằng cách kỷ luật những vị có vi phạm, đặc biệt là những lạm dụng có liên quan đến mục vụ Lời Chúa, việc cử hành các Phép Bí Tích, những gì có liên quan đến Phép Thánh Thể, việc tôn thờ Thiên Chúa, và việc tôn kính các Thánh (xem thêm Đoạn 21 của Redemptionis Sacramentum).
7. Các vị Giám Mục và Hội Đồng Giám Mục có quyền để cho phép việc thử nghiệm (experimentation) về Phụng Vụ có trong từng lãnh vực riêng của các Vị đúng không?
Thưa, vào đầu năm 1970, Tòa Thánh đã công bố việc ngưng hẳn ngay lập tức tất cả mọi thử nghiệm có liên quan đến việc cử hành Thánh Lễ và đã nhắc lại rất rõ về điều này vào năm 1988. Theo đó, các vị Giám Mục và các Hội Đồng Giám Mục không có quyền để cho phép việc thử nghiệm về các bản văn của Phụng Vụ hay bất cứ vấn đề nào khác vốn đã được quy định rất rõ trong các sách Phụng Vụ.
Để muốn thực hiện bất kỳ việc thử nghiệm theo kiểu này trong tương lai, thì các vị Giám Mục và các Hội Đồng Giám Mục buộc phải có sự cho phép và chấp thuận của Thánh Bộ đặc trách việc Phụng Tự Thánh và Kỷ Luật Các Phép Bí Tích (Congregation for Divine Worship and the Discipline of the Sacraments). Yêu cầu này phải được trình bày bằng văn bản, và phải được thực hiện trên danh nghĩa của cả Hội Đồng Giám Mục, chứ không phải của từng vị Giám Mục riêng lẽ được. Và hầu như những yêu cầu này đều bị Thánh Bộ từ chối nếu như sự yêu cầu đó không có lý do chính đáng nào cả.
Còn liên quan đến việc cố hội nhập những yếu tố của nền văn hóa địa phương vào Phụng Vụ, thì những chuẩn tắc cụ thể vốn đã được quy định một cách trọn vẹn, rõ ràng, và nghiêm ngặt nhất phải được tôn trọng (xem thêm Đoạn 22 của Redemptionis Sacramentum).
8. Có người đã cho tôi thấy một văn kiện - vốn được soạn thảo bởi một ủy ban của một Hội Đồng Giám Mục địa phương, thế nhưng những gì mà tôi biết được thì văn kiện đó chưa được cả Hội Đồng Giám Mục bỏ phiếu đồng ý hay được phê chuẩn bởi Tòa Thánh. Thế thì văn kiện đó có sức nặng hay hiệu lực nào không?
Thưa, tất cả những chuẩn tắc về Phụng Vụ mà một Hội Đồng Giám Mục sẽ thiết lập nên cho riêng lãnh vực địa phương của mình, đều buộc phải tuân thủ một cách chính xác và đúng đắn với những luật lệ mà Thánh Bộ đặc trách việc Phụng Tự Thánh và Kỷ Luật Các Phép Bí Tích (Congregation for Divine Worship and the Discipline of the Sacraments) đã đề ra, nếu không thì văn kiện đó chẳng có tính hiệu lực bắt buộc nào cả (xem thêm Đoạn 28 của Redemptionis Sacramentum).
D. Việc Tham Dự của Người Giáo Dân Trong Thánh Lễ:
9. Vị giám đốc đặc trách về Phụng Vụ trong giáo xứ của tôi có vẽ rất quan trọng hóa việc người giáo dân phải tích cực tham gia vào trong Phụng Vụ không những phải chú ý, phải ca hát, và phải đối đáp sao cho đúng khi chúng tôi tham dự Thánh Lễ, mà vị ấy còn đòi hỏi nhiều hơn thế nữa. Thế Giáo Hội hiểu như thế nào về việc tham dự của người giáo dân trong Thánh Lễ?
Thưa, sự thật đúng là việc cử hành Phụng Vụ rõ ràng có liên quan đến hoạt động, thế nhưng nó không đòi hỏi rằng tất cả mọi người phải làm một điều gì đó hết sức cụ thể vượt ra ngoài những gì thuộc về bổn phận của người giáo dân, trong việc tích cực tham dự vào trong Thánh Lễ. Mà trái lại, người giáo dân phải biết cách làm sao để suy niệm một cách sâu sa, để hướng cả lòng lẫn trí một cách trọn vẹn đến những mầu nhiệm có liên quan đến đức tin, đó chính là Phép Thánh Thể, để phần nào hiểu được vẽ đẹp, tính vĩ đại và cao siêu của Mầu Nhiệm Thánh (xem thêm Đoạn 40 của Redemptionis Sacramentum).
10. Một người giáo dân có thể phục vụ trong một vai trò đặc biệt nào đó trong Thánh Lễ được không? Đôi lúc tại giáo xứ của tôi, có trường hợp giáo dân lên giảng đạo như Ông Cha, hay phục vụ trong các vai trò khác, hay cố áp đặt ý tưởng của mình vốn đi ngược lại với học thuyết về đạo đức và luân lý của Giáo Hội.
Thưa, người tín hữu Kitô Giáo được kêu gọi để trợ giúp vào việc cử hành Phụng Vụ, chỉ khi nào người đó được giáo huấn một cách rõ ràng và người đó phải là những người có đời sống Kitô Giáo đạo đức thật sự, biết trung tín một cách tuyệt đối với những giảng dạy của Giáo Hội.
Còn việc chọn lựa ra người để phục vụ hay giúp đỡ trong Thánh Lễ vốn là những người thuộc phe phái của Ông Cha Sở, hay Ông Cha Phó; hay những kẻ thích nịn đầm trong giáo xứ; hay những kẻ vốn đâm thuê chém mướn, lọc lừa, có đời sống ác nhân, ác đức; hay có đời sống đạo hạnh kém cõi, lười biếng, ích kỷ, ti tiện, vân vân... .thì chỉ làm ô uế thêm cho Phụng Vụ Thánh của Thiên Chúa mà thôi.
Sự chọn lựa theo kiểu này cần phải chấm dứt ngay để tránh gây ra sự khiếp đảm, sự kinh ngạc hay sửng sốt của những người giáo dân nào vốn có lòng đạo hạnh và tinh thần yêu mến Chúa thật sự nhưng vì quá nghèo về tiền bạc (chứ không phải về tri thức lẫn tinh thần), vốn không quen thói mánh khóe, tính sân si, hay tìm cách nịnh đầm Ông Cha này, Ông Cha nọ trong giáo xứ để có thể được phục vụ trong giáo xứ (xem thêm Đoạn 46 của Redemptionis Sacramentum).
11. Vì người nam trưởng thành có thể được huấn luyện để trợ giúp trong Thánh Lễ hay Phụ Tế (acolytes), do đó phải chăng nên duy trì thói quen theo truyền thống là chỉ có những chú (chứ không phải những cô hay bà) giúp lễ mà thôi đúng không?
Thưa, điều đáng khen là nên duy trì truyền thống cao quý này, vốn những người giúp lễ thường là các cậu thanh niên hay các bạn thanh niên trẻ tuổi, như truyền thống từ bấy lâu nay đã là như vậy rồi. Cũng không nên quên rằng phần lớn các sứ vụ viên Thánh hay các nhân viên Thánh chức (sacred ministers) qua suốt dòng thế kỷ, đều xuất thân từ trong số các cậu bé nay là những chú giúp lễ như thế này (xem thêm Đoạn 47 của Redemptionis Sacramentum).
12. Tôi biết được rằng theo giáo luật chỉ có nam giới mới có thể được huấn luyện hay đào tạo để trở thành những người trợ giúp trong Thánh Lễ hay Phụ Tế (acolytes) mà thôi (theo CIC Đoạn 230 Mục 1), thế nhưng những cô gái và các bà lại trở thành những người giúp Lễ mà không hề được đào tạo như là những Phụ Tế, nghĩa là sao vậy?
Thưa, các cô gái hay các bà cũng có thể được cho phép để phục vụ nơi bàn thành, theo sự cho phép của vị Giám Mục địa phận mà thôi (chứ không phải quyền hay sự cho phép của riêng Ông Cha Sở hay Ông Cha Phó) trong việc tôn trọng và gìn giữ đến các chuẩn tắc được thiết lập và hiện có trong Phụng Vụ Thánh (xem thêm Đoạn 47 của Redemptionis Sacramentum).
E1. Vấn Đề Có Liên Quan Đến Phép Thánh Thể:
13. Giáo xứ của tôi thỉnh thoảng dùng đến bánh mì trong Thánh Lễ vốn có tố chất hay kết cấu lạ kỳ. Thế loại bánh nào mới được cho phép sử dụng trong Thánh Lễ?
Thưa, loại bánh được sử dụng trong việc cử hành Hy Tế Thánh Thể Cực Thánh phải là bánh không men, thuần tuý là bột mì (wheat), và vừa mới làm ra để tránh tình trạng bánh bị phân hủy hay mục rữa (xem thêm Đoạn 48 của Redemptionis Sacramentum).
14. Thế nếu các thành phần khác được dùng đến thì sao? Hay nếu chỉ có một phần nhỏ các thành phần khác được thêm vào mà thôi, để cho chất liệu vẫn có thể được xem là bánh theo ý kiến của đại đa số người?
Thưa, bánh được làm từ các chất liệu khác, thậm chí nếu chất liệu đó là hạt gạo hay ngũ cốc (grain), hoặc nếu nó được trộn lẫn với một chất liệu hoàn toàn khác hẳn so với cây lúa mì tới một mức độ nào đó, vốn không thể nào cho đó là bánh mì làm từ hạt lúa mì, thì loại bánh đó không chứa đủ các thành chất để được pha chế trở thành Sự Hy Tế và Bí Tích Thánh Thể được (xem thêm Đoạn 48 của Redemptionis Sacramentum).
15. Thế còn các gia vị với số lượng rất nhỏ, như mật ong, chẳng hạn thì sao? Thêm vào đó, xin hỏi có phải ai nấy cũng đều có thể làm bánh Thánh (the Host) cho giáo xứ của họ đúng không?
Thưa, sẽ là một sự lạm dụng trầm trọng và trắng trợn khi thêm vào các gia vị khác như: trái cây, đường, hay mật ong, vân vân... vào trong bánh để được thánh hóa trở thành Mình Thánh Chúa. Bánh Thánh hiển nhiên phải được làm ra bởi những người không những được xem là những người thành thật nhất trong xứ đạo, mà còn có khả năng trổi vượt trong việc làm Bánh Thánh với những dụ cụ thích hợp (xem thêm Đoạn 48 của Redemptionis Sacramentum).
E2. Lời Nguyện Thánh Thể:
16. Đôi lúc một Phó Tế hay vị trợ tá mục vụ hay thậm chí cả cộng đoàn được mời gọi để cùng đọc chung phần Lời Nguyện Thánh Thể (Eucharistic Prayers). Liệu điều này có được phép không?
Thưa, việc công bố hay đọc ra các Lời Nguyện Thánh Thể, chỉ dành cho vị Linh Mục mà thôi. Do đó, sẽ là một sự lạm dụng trắng trợn khi bất kỳ ai khác, ngoài vị Linh Mục chủ tế, như giáo dân, cộng đoàn, hay Phó Tế được đọc một phần nào đó của các Lời Nguyện Thánh Thể này. Lời Nguyện Thánh Thể chỉ được vị Linh Mục đọc hết một mình mà thôi (xem thêm Đoạn 52 của Redemptionis Sacramentum).
17. Tại giáo xứ của tôi, thỉnh thoảng ca đoàn vẫn chơi đàn organ và hát với gịong nhẹ nhẹ trong lúc đang diễn ra các Lời Nguyện Thánh Thể. Vị giám đốc đặc trách về Phụng Vụ của giáo xứ nói rằng sở dĩ có điều này là để cho mọi người có thể dự phần tích cực hơn, để tránh tình trạng họ trở thành những người thụ động. Điều này có đúng không?
Thưa, trong khi vị Linh Mục chủ tế đang đọc các Lời Nguyện Thánh Thể, "sẽ không có bất kỳ sự ca hát, cầu nguyện, hay gãy đàn nào, mà tất cả phải im lặng hết hoàn toàn," trừ phi đến phần mọi người tuyên xưng theo đúng trình tự của Thánh Lễ mà thôi (xem thêm Đoạn 53 của Redemptionis Sacramentum; và Đoạn 32 có trong GIRM).
18. Cha Sở của tôi, ngay lúc thánh hóa, đã bẻ Bánh và đọc rằng "Vào đêm bị đem nộp, Chúa Giêsu cầm lấy Bánh và bẻ ra" (On the night He was betrayed, Jesus took Bread and broke it). Thì liệu ngài có được phép làm như vậy không?
Thưa, tại một số nơi, vẫn tồn tại sự lạm dụng theo kiểu này, nghĩa là vị Linh Mục chủ tế bẻ bánh cùng lúc mà việc thánh hiến trong Thánh Lễ được diễn ra. Đây là một sự lạm dụng, hoàn toàn trái ngược với truyền thống của Giáo Hội. Hành động này chính là tội lỗi, là sự trụy lạc (reprobated) và phải được sửa chữa gấp ngay (xem thêm Đoạn 55 của Redemptionis Sacramentum).
E3. Những Phần Khác Của Thánh Lễ:
19. Tôi biết rằng các Linh Mục được phép để áp dụng một số lời giải thích vốn xảy ra trong Thánh Lễ (theo như Đoạn 31 có trong GIRM), thế nhưng vị Linh Mục nơi giáo xứ của tôi tự động thay đổi trình tự của các từ ngữ có trong một đoạn văn bản cố định để "giữ cho mọi người chú ý," theo như lời giải thích của Vị ấy. Thì xin hỏi vị Linh Mục có được phép làm như vậy không?
Thưa, cách thực hành trụy lạc, tội lỗi chính là cách mà các vị Linh Mục, các vị Phó Tế hay giáo dân tại nơi này nơi nọ, tự động ngang nhiên thay đổi, cắt xén, thêm bớt có chủ ý, những đoạn văn bản được trình bày cố định hiện có trong Phụng Vụ Thánh. Hành động này chính là sự xúc phạm trầm trọng đến Phụng Vụ Thánh, và phải cần được chấm dứt ngay. Hành động này cũng được xem như là cách làm méo mó và gây ra tính bất ổn, đối với ý nghĩa đích thực của Phụng Vụ Thánh (xem thêm Đoạn 59 của Redemptionis Sacramentum).
20. Tại một tu viện nhỏ ở địa phương, thỉnh thoảng họ có một trong các Nữ Tu lên đọc sách Phúc Âm. Thế điều này có đúng không?
Thưa, trong phạm vi của việc cử hành Phụng Vụ Thánh, việc đọc sách Phúc Âm phải được dành cho một vị Tư Tế hay nói cách khác một vị được Giáo Hội phong chức để trở thành Linh Mục, theo đúng như truyền thống vốn có từ ngàn đời của Giáo Hội. Do đó, người giáo dân, lẫn các nam/nữ tu sĩ - không được phép để đọc bài Phúc Âm trong khi việc cử hành Thánh Lễ được diễn ra, lẫn trong bất kỳ trường hợp nào khác mà các chuẩn tắc dứt khoát không cho phép về chuyện này (xem thêm Đoạn 63 của Redemptionis Sacramentum).
[Lưu Ý: Người viết cũng sẽ giới thiệu trong phạm vi của một bài viết khác về sự lạm dụng của Phụng Vụ Thánh hiện có nơi các Dòng Tu - NV.]
21. Ai được cho phép để giảng trong Thánh Lễ?
Thưa, bài giảng, vốn được đưa ra trong phạm vi của việc cử hành Thánh Lễ, và tự bài giảng cũng chính là một phần của Phụng Vụ Thánh, do đó "chỉ có vị Linh Mục chủ tế mới được đưa ra bài giảng" cho cộng đoàn mà thôi. Vị Chủ Tế đó thỉnh thoảng nhường cho vị Linh Mục cùng đồng tế với ngài để đưa ra bài giảng, hay trong một số trường hợp giới hạn nào đó, có thể để cho vị Phó Tế đưa ra bài giảng cho cả cộng đoàn tín hữu, chứ không hề nhường sứ vụ này cho bất kỳ người giáo dân nào, kể cả các nam/nữ tu sĩ.
Trong một số trường hợp cụ thể và vì lý do chính đáng, bài giảng có thể được đưa ra bởi vị Giám Mục hay vị Linh Mục cùng hiện diện trong lúc cử hành Thánh Lễ, nhưng không thể cùng đồng tế với vị Linh Mục chủ tế được (xem thêm Đoạn 64 của Redemptionis Sacramentum; và Đoạn 66 có trong GIRM).
22. Tại giáo xứ của tôi, Cha Sở đã cho phép một Chủng Sinh - người đang ở vào năm "Mục Vụ" (Pastoral Year), thỉnh thoảng đưa ra bài giảng trong Thánh Lễ cho giáo dân, để giúp cho vị Chủng Sinh này "thực tập điều mà Chủng Sinh này sẽ giảng sau khi trở thành Linh Mục." Liệu điều này có được cho phép không?
Thưa, điều này hoàn toàn sai trái với luật lệ của Phụng Vụ Thánh. Luật lệ của Phụng Vụ Thánh cấm tất cả mọi thành phần giáo dân không được phép giảng trong Thánh Lễ, và dĩ nhiên cũng áp dụng luôn cho cả các Chủng Sinh, các Sinh Viên hiện đang theo học các môn Thần Học, và những ai khoác áo đi tu, vốn chưa trở thành Thầy Sáu, cũng như với bất kỳ các nhóm giáo dân, các nhóm cộng đoàn nào đi chăng nữa (xem thêm Đoạn 66 của Redemptionis Sacramentum).
23. Thỉnh thoảng trong giáo xứ của tôi có một người giáo dân lên "nói chuyện về đức tin" (give a faith talk) sau và trong lúc diễn ra bài giảng của vị Linh Mục chủ tế. Thì liệu điều này có được cho phép không?
Thưa, nếu có nhu cầu gia tăng cho các cộng đoàn tín hữu đang tham dự, nên nghe được những lời chứng thực hay lời khuyên nào từ một người giáo dân trong Giáo Hội có liên quan đến đời sống Kitô Giáo, thì điều này có thể được cho phép nếu như chuyện này được thực hiện bên ngoài phạm vi của Thánh Lễ, tức sau khi Kết Lễ rồi, muốn làm gì thì làm.
Sẽ là một Tội Trọng nếu cho phép kiểu chia sẽ hay lời chứng thực này được diễn ra trong hay sau phạm vi của một bài giảng do chính vị Linh Mục chủ tế đưa ra. Thế nhưng, điều này chỉ có thể được cho phép sau khi kết thúc việc cho Rước Lễ mà thôi, và việc này phải cần tránh để có thể trở thành một thói quen không hay.
Hơn nữa, những kiểu chứng thực hay chia sẽ này không nên đi ngược hẳn với nội dung của bài giảng, gây ra sự hiểu lầm hay rối bời, hoặc dùng nó để thay thế cho bài giảng (xem thêm Đoạn 74 của Redemptionis Sacramentum).
24. Một người giáo dân có thể nào giảng trong Nhà Thờ được không, thậm chí nếu đó không phải là một bài giảng?
Thưa, bài giảng, theo đúng bản chất và tầm quan trọng của nó, chỉ được dành riêng cho vị Linh Mục hay Phó Tế trong Thánh Lễ mà thôi. Còn liên quan đến những dạng khác của việc giảng thuyết, nếu cần thiết và do nhu cầu đòi hỏi trong một vài hoàn cảnh cụ thể nào đó, hay nếu sự giảng thuyết đó là hữu dụng trong những trường hợp đặc biệt, thì các thành viên trong cộng đoàn dân Chúa có thể được cho phép giảng thuyết trong Nhà Thờ hay trong một Nhà Nguyện (Oratory) bên ngoài phạm vi của Thánh Lễ, phù hợp với các chuẩn tắc của luật lệ có liên quan đến Phụng Vụ Thánh.
Điều này chỉ có thể trở thành hiện thực trong trường hợp thiếu vắng hay khan khiếm Linh Mục tại một số nơi hẻo lánh hay xa xôi nào đó mà thôi, để đáp ứng nhu cầu lúc đó, chứ không phải là cớ để trở thành một thói quen, hay được hiểu như là một dạng thăng tiến đích thực của giáo dân. Điều này chỉ có thể nếu như người giáo dân đó, chính thức nhận được sự cho phép của vị Giám Mục bản quyền thuộc địa phương mà thôi, và ngay cả các vị Linh Mục hay Phó Tế cũng không có quyền để cho phép điều này xảy ra (xem thêm Đoạn 161 của Redemptionis Sacramentum).
25. Giáo Hội muốn gì nơi bài giảng? Tức bài giảng phải được cấu trúc như thế nào, vì trong giáo xứ của tôi, Ông Cha với giọng nói đều đều cứ thế mà nói đi, nói lại, do đó khiến người nghe rất khó mà biết được là liệu nội dung của bài giảng có gắn liền với nội dung của các bài đọc hay không. Thường thì trông có vẽ Vị ấy dành ra những lời ngợi khen hay tâng bốc nào đó cho một nhóm người nào đó, hay nói về tính đạo đức hết sức nhàm chán, hay sự hổ trợ của Vị ấy cho một đảng phái chánh trị nào đó?
Thưa, bài giảng cần phải được soạn ra hay chuẩn bị trước một cách rất kỹ càng và mạch lạc, không thể nào tự động giảng ngang được mà không được dựa vào các mầu nhiệm của việc cứu rỗi, của việc giải nghĩa về các mầu nhiệm của đức tin, và về các chuẩn tắc của đời sống Kitô Giáo từ trong các bài đọc Sách Thánh và các bản văn Phụng Vụ, cho đến cả năm Phụng Vụ.
Tất cả những lời giảng trong bài giảng phải được quy chiếu hết về cho chính Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu Rỗi của cả nhân loại và Đấng là Chủ Vũ Trụ của cả Trời lẫn Đất. Bài giảng cần phải được đưa ra để làm sáng danh Chúa Kitô qua các sự kiện xảy ra của các bài đọc. Chứ bài giảng chỉ toàn là những lời lên án, hay tâng bốc một phe phái nào đó, hay ca ngợi hoặc tâng bốc chính bản thân mình, hay chỉ toàn là những gì hết sức trần tục, thì đó chính là sự xúc phạm trầm trọng đến tính thánh thiêng của bài giảng và của Phụng Vụ Thánh (xem thêm Đoạn 67 của Redemptionis Sacramentum).
26. Tất cả những vị Linh Mục trong giáo phận của tôi trông có vẽ đều là những vị giảng rất dỡ (lousy preachers), chắc có lẽ là vì nền học vấn hay sự đào tạo mà các Vị ấy nhận được khi còn trong chủng viện. Thế có thể làm được điều gì ngoài việc mong đợi một thế hệ các Linh Mục mới?
Thưa, vị Giám Mục địa phận phải tích cực nhạy bén và giám sát việc giảng thuyết và nội dung của bài giảng trong Thánh Lễ, cũng như việc ban hành ra các chuẩn tắc, đưa ra những lời chỉ dẫn rõ ràng, và các công cụ phụ khác cho chính các vị Thánh Chức này, và cổ võ ra những cuộc gặp gỡ và tạo nhiều cơ hội để các Vị này có được dịp cùng học hỏi thêm cách giảng, nghệ thuật giảng thuyết, và bản chất của bài giảng để cho chính xác hơn, cũng như giúp các vị Linh Mục biết chuẩn bị kỹ càng hơn về từng bài giảng một có trong Thánh Lễ (xem thêm Đoạn 68 của Redemptionis Sacramentum).
27. Sau khi việc bỏ coi (collection) được hoàn tất, những ông trùm bỏ tất cả những gì thâu được trong một cái giỏ và đặt nó trên bàn thờ. Đôi lúc, họ cũng đặt cả những thứ hay hộp thực phẩm thâu nhận được cho người nghèo trên hay dưới bàn thờ. Liệu họ có được phép làm như vậy không?
Thưa, để gìn giữ vẽ trang nghiêm và tính đích thực của Phụng Vụ Thánh, trong bất kỳ trường hợp nào đi chăng nữa, việc dâng cúng phải được nghiêm trang đưa lên bàn thờ qua cử điệu tôn kính, chứ không phải ngang nhiên chạy lên để trên bàn thờ.
Tiền và các đóng góp khác dành cho người nghèo, phải được đặt tại một nơi thích hợp nào đó, chứ không phải ngay trên bàn thờ để cử hành Phụng Vụ Thánh Thể.
Ngoại trừ tiền, còn các thứ dâng cúng nào khác, nên được thực hiện bên ngoài phạm vi của Thánh Lễ mà thôi, chứ không được diễn ra trong lúc cử hành Thánh Lễ (xem thêm Đoạn 70 của Redemptionis Sacramentum).
28. Mọi người thường hay băng xuyên qua các lối đi và hàng ghế của họ để chúc bình an cho nhau, còn những ông từ (hay những người chỉ chổ ngồi trong Nhà Thờ mà tiếng Anh gọi là ushers) thì lại đi lên và đi xuống các lối đi để giơ tay chúc bình an cho những người ngồi dọc theo các hàng ghế, và vị Linh Mục cũng thế, cũng đi hết khắp cả mọi nơi để chúc bình an cho giáo dân. Thế điều này có được cho phép không?
Thưa, vấn đề bắt tay để chúc bình an cho nhau, suy cho cùng, đã là một sự lạm dụng trong Phụng Vụ rồi, vì Thánh Lễ không phải là nơi tiêu khiển, để bắt tay và giới thiệu nhau. Do đó, nếu việc bắt tay chúc bình an cho nhau diễn ra thì nó chỉ dành cho những ai đứng kế cạnh nhau mà thôi trong một cung cách nghiêm túc, chứ không có việc phải rời chổ ngồi của mình, để chúc bình an cho những người ở vào các dãy ghế khác, hay bạn bè gì gì đó của mình ngồi tại những hàng ghế đó.
Và dĩ nhiên, sẽ trái với Phụng Vụ Thánh nếu như vị Linh Mục tự động rời khỏi cung Thánh, để chúc bình an cho giáo dân (xem thêm Đoạn 72 của Redemptionis Sacramentum; Đoạn 82 có trong GIRM; và Đoạn 154 có trong Institutio Generalis Missalis Romani).
Riêng tại Hoa Kỳ, chỉ trong một số trường hợp đặc biệt cụ thể nào đó, như "trong lễ tang, lễ cưới, hay khi có sự hiện diện của vị lãnh đạo dân sự, thì vị Linh Mục chủ tế có thể đưa dấu hiệu chúc bình an cho một vài người này khi họ đến gần cung Thánh mà thôi" (xem thêm Đoạn 154 có trong GIRM).
E4. Chèn Các Nghi Thức Khác Vào Trong Thánh Lễ:
29. Giáo xứ của tôi có các "nghi thức sám hối" nghĩa là tín hữu đến xưng tội trong khi Thánh Lễ đang diễn ra. Thế điều này có được phép không?
Thưa, theo truyền thống cổ xưa của Giáo Hội La Mã, không được phép chèn bí tích hòa giải vào trong phạm vi của Thánh Lễ để biến thành một sự cử hành chung và duy nhất về Phụng Vụ được (xem thêm Đoạn 76 của Redemptionis Sacramentum).
30. Có phải điều đó có nghĩa là việc xưng tội không thể nào được thực hiện trong Thánh Lễ đúng không? Thỉnh thoảng tôi muốn đi xưng tội, nhưng không thể nào đến trước khi Thánh Lễ được diễn ra cả. Tôi muốn đến xưng tội với vị Linh Mục trong giáo xứ vốn không có cử hành Thánh Lễ ngày hôm đó, và được bảo rằng: không được làm chuyện đó vì gây ra sự chia trí của cộng đoàn đang tham dự Thánh Lễ, hay chuyển sự chú ý của Thánh Lễ vào việc xưng tội.
Thưa, điều đó không có kể đến, trường hợp có những Linh Mục - vốn không có cử hành Thánh Lễ hay không có đồng tế trong Thánh Lễ, có thể ngồi tòa giải tội, để giải tội cho những tín hữu nào muốn đến xưng tội, trong cùng một nơi mà Thánh Lễ đang được cử hành, để đáp ứng tất cả mọi nhu cầu đức tin của người tín hữu. Tuy nhiên việc này chỉ nên làm trong hình thức đúng đắn mà thôi (xem thêm Đoạn 76 của Redemptionis Sacramentum).
31. Giáo xứ của tôi đã giới thiệu ra một số lời cầu nguyện mà vị giám đốc về Phụng Vụ nói rằng: những lời nguyện cầu đó được dựa trên "tâm linh của những người Mỹ gốc" (Native American spirituality). Điều này có được cho phép không?
Thưa, việc đó sẽ hoàn toàn được xem như là một sự lạm dụng trắng trợn, coi thường đến Phụng Vụ Thánh, khi giới thiệu vào việc cử hành Thánh Lễ những yếu tố nào đó vốn trái ngược hẳn với những gì đã được quy định rất rõ ràng trong các Sách Phụng Vụ, hay lấy từ các nghi thức của các tôn giáo khác (xem thêm Đoạn 79 của Redemptionis Sacramentum).
F. Việc Rước Lễ:
32. Đôi lúc có những người mà tôi biết được họ không phải là Công Giáo đã lên Rước Lễ. Cha sở của tôi cũng thừa biết họ không phải là Công Giáo, thế nhưng lại trả lời rằng: "không phải là công việc của ngài khi kiểm tra Thẻ Nhân Dạng (I.D.) của họ" trước khi cho Rước Lễ. Thì liệu Giáo Hội nói gì về điều này?
Thưa, khi Thánh Lễ được cử hành cho một đám đông, chẳng hạn tại các thành phố lớn - thì phải chú ý rõ ràng về ai không phải là những người Kitô Giáo, và ai không phải là những người Công Giáo khi họ tiến lên để Rước Lễ, mà không hề ngó ngàng hay chú ý gì cả đến những giảng dạy của Giáo Hội trong những vấn đề có liên quan đến tính học thuyết và kỷ luật.
Trách nhiệm của các Cha Sở hay của vị Linh Mục chủ tế là phải thông báo trước cho những ai đang hiện diện trong Thánh Lễ, về tính đích thực và tính kỷ luật vốn phải được tuân thủ một cách rất chặt chẽ và nghiêm khắt, để tránh việc coi thường đến Mình Thánh Chúa, bằng cách cho những ai không phải là Công Giáo, được Rước Lễ (xem thêm Đoạn 84 của Redemptionis Sacramentum).
Trách nhiệm của những ông trùm hay những người chỉ chổ ngồi cho giáo dân nên được thể hiện trong việc giúp vị Linh Mục chủ tế ngăn ngừa những người không phải là Công Giáo, tiến lên hàng Rước Lễ.
Ở Hoa Kỳ, những người nào vốn không phải là Công Giáo, vẫn có thể xếp hàng theo đoàn người lên Rước Lễ - trong những trường hợp rất hạn chế và theo đúng giáo luật mà thôi - để lên nhận ơn chúc lành từ vị Linh Mục chủ tế, bằng cách để chéo hai tay trên đôi vai.
33. Những em mới Rước Lễ Lần Đầu có được phép lên Rước Lễ trước khi các em đi xưng tội lần đầu không? Trong giáo xứ của tôi, có những em chỉ biết chút ít về đức tin của các em, thế mà được Rước Lễ lần đầu, trong khi đó có những em biết về đức tin nhiều hơn lại không được cho phép Rước Lễ lần đầu chỉ vì các em chưa đến tuổi.
Thưa, việc Rước Lễ lần đầu của các trẻ em phải được bắt đầu trước bằng bí tích xưng tội và giải tội lần đầu trước đã. Hơn nữa, chỉ có vị Linh Mục mới chủ tế Thánh Lễ Rước Lễ lần đầu của các em mà thôi, và điều này phải được diễn ra trong phạm vi của việc cử hành Thánh Lễ.
"Các trẻ em nào chưa đến tuổi hiểu biết," hay vị Linh Mục giáo xứ "quyết định là các em chưa được chuẩn bị một cách kỹ càng và đầy đủ" thì các em đó không nên xếp hàng lên Rước Lễ, hay được chọn để được Rước Lễ và Xưng Tội lần đầu (xem thêm Đoạn 87 của Redemptionis Sacramentum; và Đoạn 914 có trong CIC).
34. Đâu chính là điệu bộ đúng đắn và tôn kính nhất để lãnh nhận Mình Thánh Chúa, và có phải tôi nên tỏ ra một dấu hiệu tôn kính trước khi đón nhận Mình và Máu Thánh Chúa không?
Thưa, "người giáo dân nên đón nhận Mình Thánh Chúa bằng cách quỳ xuống hay đứng, theo quy định hiện tại của Hội Đồng Giám Mục tại đất nước đó," chỉ với sự nhìn nhận, cho phép hay chấp thuận của Tòa Thánh mà thôi.
Tuy nhiên, "nếu người giáo dân đón nhận Mình Thánh Chúa trong tư thế đứng, thì trước khi đón nhận Mình Thánh Chúa, thì người đó nên cung kính cuối đầu chào, trước khi đón nhận Mình Thánh Chúa, như đã được quy định bởi các chuẩn tắc" (xem thêm Đoạn 90 của Redemptionis Sacramentum; và Đoạn 160 có trong Institutio Generalis Missalis Romani).
35. Cha sở của tôi đã từ chối việc cho phép tôi đón nhận Mình Thánh Chúa bằng cách quỳ xuống. Tôi chưa bao giờ cảm thấy hết sức xấu hổ như vậy trong suốt cả cuộc đời tôi. Vậy xin hỏi hành động đó là đúng hay sai?
Thưa, hành động đó là hoàn toàn sai, và ngược lại với Phụng Vụ Thánh, vì vị Linh Mục không có quyền từ chối việc cho Rước Lễ bởi những người tín hữu nào biết tôn kính Phép Thánh Thể bằng cách quỳ xuống để đón nhận Mình Thánh Chúa vào trong cung lòng của mình (xem thêm Đoạn 91 của Redemptionis Sacramentum; và Đoạn 843 có trong CIC).
36. Liệu vị Linh Mục có được phép hay bắt buộc người tín hữu phải đón nhận Mình Thánh Chúa trên hay bằng tay không?
Thưa, việc Rước Lễ bằng tay chỉ được phép diễn ra nếu như Hội Đồng Giám Mục của quốc gia đó, có trình bày điều này lên cho Tòa Thánh, và được Tòa Thánh chính thức chấp thuận hay cho phép, bằng văn bản trả lời chính thức, thì điều này mới được phép diễn ra. Vị Linh Mục không có quyền áp đặt người tín hữu phải đón nhận Mình Thánh Chúa trên hay bằng tay (xem thêm Đoạn 92 của Redemptionis Sacramentum).
37. Vị Linh Mục chủ tế nên lãnh nhận Mình Thánh Chúa trước hay sau cộng đoàn tín hữu? Một vị Linh Mục trong giáo xứ của tôi cứ nhất quyết lãnh nhận Mình Thánh Chúa sau khi cả cộng đoàn đã Rước Lễ rồi để xem đó như là "một dấu chỉ của việc phục vụ đàn chiên." Thì hỏi điều này có đúng không?
Thưa, điều đó hoàn toàn không đúng và đi ngược lại với Phụng Vụ Thánh. Vị Linh Mục chủ tế cùng các vị Linh Mục cùng đồng tế khác phải lãnh nhận Phép Thánh Thể trước khi phân phát Phép Thánh Thể cho giáo dân (xem thêm Đoạn 97 của Redemptionis Sacramentum).
38. Việc đón nhận cả Mình và Máu Thánh Chúa có nên tự động ban cho các tín hữu, hay là có một số trường hợp nào đó để người giáo dân chỉ có thể đón nhận Mình Thánh Chúa không thôi?
Thưa, người giáo dân không được phép đúng tới Chén Thánh (chalice) để uống vào Máu Thánh Chúa trong trường hợp có số tín hữu tham dự Thánh Lễ quá đông (xem thêm Đoạn 102 của Redemptionis Sacramentum; và Đoạn 285 Mục a có trong GIRM).
39. Thế nếu có quá nhiều tín hữu hiện diện nếu như một Chén Thánh duy nhất được sử dụng đến thì sao?
Thưa, nếu một Chén Thánh không đủ để cho Phép Thánh Thể được phân phát dưới cả hai dạng Mình và Máu Thánh Chúa cho cả các vị Linh Mục đang cùng đồng tế và cả cộng đoàn tín hữu của Chúa Kitô thì không có lý do gì mà vị Linh Mục chủ tế lại không dùng đến các Chén Thánh khác. Vì điều mà chúng ta phải ghi nhớ rằng: tất cả các vị Linh Mục cùng đồng tế trong Thánh Lễ phải đón nhận Phép Thánh Thể dưới cả hai dạng: Mình và Máu Thánh Chúa. Việc làm này chỉ được thực hiện bởi vị Linh Mục mà thôi, chứ không phải giáo dân trong tư cách là thừa tác viên Thánh Thể.
Việc đổ Máu của Chúa Kitô sau khi đã thánh hóa từ Ly Thánh này sang Ly Thánh khác là điều cần phải được tránh hoàn toàn, vì sợ rằng sẽ tổn thương đến Mầu Nhiệm Thánh nếu như còn sót lại một vài giọt Máu nào nhỏ nhất đi chăng nữa. Cũng không được phép dùng các bình, lọ hay hũ, các tô, hay các chậu nào đó để chứa Máu Thánh Chúa, vì điều này hoàn toàn trái ngược với các chuẩn tắc đã được quy định rất rõ trong các Sách Phụng Vụ Thánh (xem thêm Đoạn 105 và 106 của Redemptionis Sacramentum).
40. Tôi đã đọc các báo cáo cho biết rằng có người đã đổ Máu Thánh Chúa vào trong bể nước Thánh (sacrarium) sau Thánh Lễ hơn là uống hết các phần Máu Thánh còn lại đó. Thế Giáo Hội có sự trừng phạt nào cho những người làm điều này?
Thưa, theo đúng với những gì đã được trình bày rất rõ trong Bộ Giáo Luật, "những ai đổ bất kỳ các chất liệu đã được Thánh Hóa rồi, hay lấy đi hoặc giữ nó vì một mục đích phạm thượng, coi thường thần thánh, thì tự động phạm vào tội bị vạ tuyệt thông khỏi Giáo Hội ngay lập tức, bởi chính Tòa Thánh; còn nếu đó là một vị Linh Mục, thì ngoài việc bị vạ tuyệt thông, vị ấy còn bị mất cả luôn chức thánh nữa" (xem thêm Đoạn 107 của Redemptionis Sacramentum; và Đoạn 1367 có trong CIC).
T.B. Bài viết tuần tới sẽ có nhan đề "Những câu Hỏi và Trả Lời về những Lạm Dụng hiện có trong Phụng Vụ (Phần Cuối)," kính mời Quý Vị nhớ dõi theo!
NHÂN DÂN - Những ngày gần đây, nhân dân phường Quang Trung và các phường lân cận thuộc quận Ðống Ða (Hà Nội) đã rất bất bình trước hành vi vi phạm pháp luật của một số chức sắc và giáo dân ở giáo xứ Thái Hà. Họ đã lợi dụng tôn giáo để gây mất trật tự trị an ở khu vực.
Xét trên cơ sở luật pháp và từ lịch sử của vấn đề, các khu nhà, đất ở số 178 phố Nguyễn Lương Bằng (nơi Công ty cổ phần may Chiến Thắng, Bệnh viện Ðống Ða, Công ty Vật tư Vận tải xi-măng, Công ty Ðiện lực Hà Nội đã và đang quản lý) đã được linh mục giáo xứ Thái Hà là Vũ Ngọc Bích bàn giao sang Nhà nước quản lý từ năm 1961. Căn cứ Ðiều 1 Nghị quyết số 23/2003/QH11 ngày 26-11-2003 của QH khóa XI: "Nhà nước không xem xét lại chủ trương, chính sách và việc thực hiện các chính sách về quản lý nhà đất và chính sách cải tạo XHCN liên quan đến nhà đất đã ban hành trước ngày 1-7-1991. Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại nhà đất mà Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách về quản lý nhà đất và chính sách cải tạo XHCN liên quan đến nhà đất".
Tuy nhiên, tháng 1-2007, ông Trịnh Ngọc Hiên - Linh mục chính xứ Thái Hà, lại có đơn khiếu nại về khu nhà đất này và ngày 7-5-2007, Sở Tài nguyên - Môi trường và Nhà đất TP Hà Nội đã có Văn bản số 1784/TNMT&NÐ-CS để trả lời. Nhưng, bất chấp tính pháp lý trong việc quản lý của Nhà nước đối với khu đất nói trên, tháng 11-2007, giáo xứ Thái Hà đã cho xây dựng nhà nguyện, hang đá và xây dựng nhà trên khu đất tại tổ 3B, phường Quang Trung, quận Ðống Ða, do Công ty Vật tư Vận tải xi-măng và Công ty Ðiện lực Hà Nội quản lý, đồng thời tự ý dựng cổng sắt chiếm phần đường đi vào hai đơn vị này. Sau đó, đầu tháng 1-2008, giáo xứ Thái Hà lại tiếp tục huy động giáo dân phá đổ tường rào của Công ty cổ phần may Chiến Thắng, lập bàn thờ, đặt tượng, treo ảnh Ðức Mẹ...
Ngày 9-1-2008, UBND thành phố Hà Nội đã thành lập đoàn thanh tra liên ngành kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất, trật tự xây dựng, trật tự giao thông công cộng trên địa bàn phường Quang Trung. Và ngày 30-6-2008, UBND thành phố Hà Nội đã có Quyết định số 2476/QÐ-UBND giải quyết đơn của ông Trịnh Ngọc Hiên - Linh mục chính xứ Thái Hà; đồng thời UBND thành phố đã có Công văn số 4213/UBND-NNÐC chỉ đạo Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch - Ðầu tư, UBND quận Ðống Ða lập dự án đầu tư, xây dựng tuyến đường phía sau khu đất của Công ty cổ phần may Chiến Thắng, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân (trong đó có giáo dân) đi lại, sinh hoạt. Công văn cũng ghi rõ: Nếu Nhà thờ Thái Hà có nhu cầu xin sử dụng đất để phục vụ mục đích tôn giáo theo quy định của Nhà nước thì phải thực hiện theo trình tự, thủ tục, quy định của pháp luật, báo cáo cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
Như vậy, UBND thành phố Hà Nội đã thể hiện rõ thiện chí của mình, và trên thực tế, trong những năm qua, giáo xứ Thái Hà đã được chính quyền các cấp tạo điều kiện xây dựng khu nhà bảy tầng trong khuôn viên khu vực Nhà thờ, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tôn giáo của giáo dân thuộc giáo xứ đến hành lễ hằng ngày cũng như các hoạt động tôn giáo trong các dịp lễ.
Song, trước thiện chí và biện pháp giải quyết thấu tình, đạt lý, phù hợp quy định pháp luật của chính quyền TP Hà Nội, trong các tháng 3 và 4-2008, giáo xứ Thái Hà tiếp tục huy động giáo dân chiếm dụng đất của Công ty cổ phần may Chiến Thắng, ngang nhiên đặt bàn thờ, bát hương, ảnh Ðức Mẹ, đặt nhiều cây thánh giá, dựng lều bạt trên vỉa hè ngách 49 ngõ 64 phố Nguyễn Lương Bằng. UBND phường Quang Trung và UBND quận Ðống Ða đã nhiều lần lập biên bản, yêu cầu giáo xứ Thái Hà dừng ngay những việc làm vi phạm trật tự xây dựng tại khu vực này, nhưng giáo xứ Thái Hà vẫn không thực hiện. Ðiều đó cho thấy, bằng hành vi của mình, một số chức sắc tôn giáo ở giáo xứ Thái Hà cùng một số giáo dân đã tỏ ra coi thường và bất chấp các quy định của pháp luật. Nghiêm trọng hơn, khoảng 2 giờ sáng ngày 14-8, giáo xứ Thái Hà lại tiếp tục huy động giáo dân tổ chức đặt tượng Ðức Mẹ và thánh giá trong khuôn viên nhà đất của Công ty cổ phần may Chiến Thắng. Vì thế, chiều 14-8, Tổ công tác của UBND phường Quang Trung đã vào làm việc với Nhà thờ Thái Hà để yêu cầu chấm dứt ngay những hành vi phạm pháp, nhưng không có bất kỳ cá nhân nào làm việc với Tổ công tác, dù khi đó các linh mục đều có mặt tại Nhà thờ. Thậm chí hàng chục giáo dân còn kéo đến gây sự, đưa ra lời lẽ xúc phạm, đe dọa và đuổi các cán bộ địa phương ra khỏi Nhà thờ. Ðiều đó cho thấy, các Linh mục ở giáo xứ Thái Hà và Ban hành giáo đã không tôn trọng chính quyền địa phương, né tránh tiếp xúc với chính quyền, cố tình kích động giáo dân có những hành vi vi phạm pháp luật.
Không dừng lại ở đó, chiều 15-8, giáo xứ Thái Hà cho hàng trăm giáo dân ngang nhiên dùng búa, xà beng đập phá, đẩy đổ tường rào, lát gỗ tạo lối đi, chiếm mấy gian nhà, đặt thêm hai tượng Ðức Mẹ và thánh giá, kéo điện thắp sáng trong khuôn viên nhà và đất của Công ty cổ phần may Chiến Thắng. Những ngày sau, giáo xứ Thái Hà còn cho dựng lều bạt, rải hàng chục ảnh Ðức Mẹ, thánh giá trên khắp hàng rào, bờ tường, trên cành cây, cho giáo dân chặt cây, đốt cỏ, la ó, đòi bảo vệ và công nhân Công ty cổ phần may Chiến Thắng không được làm việc, gây mất trật tự trị an nghiêm trọng trong khu vực này và địa bàn chung quanh. Ðồng thời, một số linh mục còn cùng hàng trăm giáo dân ngang nhiên tổ chức cầu nguyện ngay trong khu vực đất và nhà không thuộc Nhà thờ. Ðáng lên án là giáo xứ Thái Hà còn đưa các em thiếu nhi, các cụ già, phụ nữ túc trực tại đây, tổ chức hành lễ trong quang cảnh nhếch nhác và lộn xộn.
Như vậy là, bằng hành vi phá tường, chiếm đất và nhà,... một số chức sắc và giáo dân ở giáo xứ Thái Hà đã có hành vi vi phạm pháp luật hết sức nghiêm trọng. Việc một số giáo dân phá tường rào, tự ý chiếm dụng khu đất của các đơn vị khác là vi phạm Ðiều 140 của Luật Ðất đai năm 2003; Nghị định 182/2004/NÐ-CP ngày 29-10-2004 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai; Ðiều 120 Luật Xây dựng năm 2003. Ðồng thời, việc tự ý lập bàn thờ, đặt tượng, đặt ảnh, tập trung đông người cầu nguyện trên khu vực không thuộc phạm vi quản lý của nhà thờ là vi phạm Ðiều 25 Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo ngày 18-6-2004 và Ðiều 26 Nghị định số 22/2005/NÐ-CP ngày 1-3-2005 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo; Ðiều 5 Nghị định 138/2005-NÐ-CP ngày 18-3-2005 của Chính phủ về quy định một số biện pháp bảo đảm trật tự công cộng... Những hành vi này cùng với việc từ chối tiếp xúc với chính quyền đã cho thấy thái độ thiếu thiện chí, động cơ xấu của một số linh mục và giáo dân thuộc giáo xứ Thái Hà.
Trong bối cảnh các cơ quan chức năng, Mặt trận Tổ quốc TP Hà Nội, các đoàn thể các phường Quang Trung, Ô Chợ Dừa và quận Ðống Ða đã tỏ rõ thiện chí thông qua việc thuyết phục, vận động, phối hợp để giải quyết vụ việc, thì hành vi của một số chức sắc và giáo dân giáo xứ Thái Hà là sai trái và cần bị phê phán. Dư luận nhân dân khu vực chung quanh giáo xứ Thái Hà và trong thành phố yêu cầu công luận đề nghị chính quyền có biện pháp kiên quyết chấm dứt những hành vi vi phạm pháp luật nói trên.
Trẻ em Tầu dự thi thể thao |
Cơn mơ vàng Olympia của người Tàu đang phải trả giá cao cho những vận động viên thi đấu. Họ phải thoát ly gia đình, phải hòa nhập vào một chế độ tập luyện cưỡng bách, dấu hỏi được đặt thêm là họ đang bí mật dùng các loại thuốc kích thích tăng trưởng (Doping) hay không? Dưới sự chỉ đạo của đảng cộng sản họ luôn bị nung nấu trong lò tập luyện, bất chấp mọi giá để gạt bỏ tất cả rào cản tiến tới một cường quốc đỏ. Như nữ vận động viên Yang Yilin, 15 tuổi dáng người dễ thương. Sau khi đoạt giải huy chương đồng trong bộ môn thể dục dụng cụ cho biết rằng hơn một năm tập luyện với đội tuyển quốc gia nhưng chưa được về thăm gia đình đến một lần.
Đáng thương hơn đối với số phận của nữ vận động bắn cung Guo Wenjun. Cho đến hôm nay người phụ nữ này chỉ được gặp mặt người bố lần cuối vào một đêm tháng 4 năm 1999. Sau đấy ông bố nhắn một tin ngắn cho huấn luyện viên Huang Yanhua: „Tôi phải đi xa, xin thày đối xử với con gái tôi như con gái của thày và cố gắng giúp cháu đạt những thành quả tốt nhất.“ Điều này không phải chỉ là một thí dụ điển hình riêng của 1,3 tỷ người Tàu. Những đứa bé Tàu được hướng dẫn qua thể thao để tìm một tương lai sáng lạn sau này phải chấp nhận cách ly gia đình. Cộng sản Tàu lợi dụng điều ấy và sẽ giúp họ 25.000 đô la bước đầu tiên nếu đạt tấm huy chương vàng.
Trong 5 trung tâm huấn luyện kiểu mẫu quốc gia về bóng bàn, những đứa trẻ 8 tuổi đã phải cách ly gia đình. Khi 12 tuổi những đứa bé này được ưu đãi hưởng mức lương tháng hơn cả bố mẹ chúng đang kiếm được. Cộng sản Tàu luôn tìm cách ngăn cản các sự quan hệ của gia đình có thể gây rối cho đứa trẻ, mặc dù rằng với chế độ một con - đứa con duy nhất luôn là niềm hy vọng của cha mẹ - nhưng các phụ huynh của những đúa trẻ này đã bị tước đi quyền làm cha mẹ.
Gia đình của cô Cao Lei, môn cử tạ là một ví dụ diển hình. Các quan chức đã dấu kín tin người mẹ của cô qua đời vào ngày 22/6/2008. Sau khi thi đấu và đạt được kỷ lục thế giới cô đã mất tinh thần và ngất xỉu khi biết tin mẹ chết. Nữ vận động viên bắn cung Chen Ying đạt huy chương vàng cũng được đối xử bức xúc như thế. Sau khi đạt huy chương thì cấp trên mới cho biết người mẹ đang bị ung thư vú trầm trọng.
Cộng sản Tàu đang thực hiện một chế độ bất nhân đối với các vận động viên của mình ngay trên đất nước của họ. Với chế độ huấn luyện không khác gì đối với thú vật, gạt tình cảm cao quý của con người ra bên ngoài. Tại Olympia 2004 Athen vận động viên nhảy nước Tian Liang đạt huy chương vàng đã bị loại bỏ ra khỏi đội tuyển quốc gia vì đã yêu một người con gái và có quan hệ với cô ta. „Liang đã vi phạm luật của bộ thể thao“ theo lời biện hộ rẻ tiền của một quan chức thể thao.
Olympia càng kéo dài thì nhiều chuyện „bí mật quốc gia“ của Tàu cộng được khám phá rõ hơn. Tại nội địa người dân cũng chú ý đến những „xảo trá“ của nhà cầm quyền đang làm. Qua thông tin Internet một mạng bí mật đang được hình thành trên toàn quốc để đi tìm người cha của nữ vận động bắn cung Guo Wenjun với niềm hy vọng cho hai cha con gặp lại nhau sau 9 năm xa cách.
Liu bị chấn thương |
Trong thế giới cộng sản, tất cả hệ thống tập luyện thể thao cho các vận động viên theo cưỡng bách và cách ly gia đình được đặt dưới sự chỉ đạo của trung ương đảng cộng sản. Cộng thêm lúc nào cũng có một hệ thống khoa học bậc nhất về thuốc men (Doping) giúp tăng trưởng cho từng vận động viên với từng bộ môn thi đấu, cũng như họ luôn có hệ thống hữu hiệu tránh được tầm kiểm soát của ban khảo nghiệm Doping.
Sau bức màn sắt đổ xuống khối Đông Âu mất hẳn hệ thống tập luyện cưỡng bách và cách ly gia đình. Điều gì đã đến khi thi đấu tại Olympia là các nước cộng sản cũ đã bị hụt hẫng không đạt được một phần tư những huy chương khi xưa. Chỉ mới năm 1988 tại Seul Liên Xô còn đứng dầu bảng với 133 huy chương và thứ hai là Đông Đức với 102 huy chương. Sau khi thống nhất nước Đức 1990 các vận động viên của Đông Đức cũ đã tố cáo các trung tâm huấn luyện thể thao bắt họ uống thuốc kích thích, để bây giờ họ mang nhiều mầm mống bệnh tật cũng như việc đổi giới tính nơi các nữ vận động viên: thân thể họ mọc lông như giới nam, cằm có râu, giọng nói trở nên khàn như đàn ông… Nhiều vận động viên sinh ra những đứa con bị tàn tật. Nên biết thêm về Đông Đức cũ chỉ trong vòng 1964 đến 1988, đúng 24 năm họ đã đạt được con số kỷ lục cho một quốc gia nhỏ bé với: 454 huy chương tại các Olympia Mùa Hè và cộng thêm 110 huy chương nơi các Olympia Mùa Đông.
Không lạ gì khi nhìn cộng sản Tàu đang dẫn đầu bảng về đoạt giải huy chương vàng với 45, 14 bạc và 20 đồng. Chắc chắn cộng sản Tàu cũng đang đi trên con đường „gian xảo“ này. Hy vọng báo chí quốc tế còn khám phá ra nhiều „bí mật quốc gia“ của họ cũng như Olympia Peking sẽ còn là truyện dài nhiều tập.
Nhìn lại thành quả của khối cộng sản Đông Âu trong những Olympia vừa qua.
Olympia 1972 tại Munich
1. Liên Xô: 50 vàng, 27 bạc, 23 đồng = tổng cộng 100 huy chương
2. Hoa Kỳ: 33 vàng, 31 bạc, 30 đồng = tổng cộng 94 huy chương
3. Đông Đức: 20 vàng, 23 bạc, 24 đồng = tổng cộng 67 huy chương
4. Tây Đức: 13 vàng, 11 bạc, 16 đồng = tổng cộng 40 huy chương
Olympia 1976 tại Montreal
1. Liên Xô: 49 vàng, 41 bạc, 36 đồng = tổng cộng 126 huy chương
2. Đông Đức: 41 vàng, 25 bạc, 25 đồng = tổng cộng 91 huy chương
3. Hoa Kỳ: 34 vàng, 25 bạc, 35 đồng = tổng cộng 94 huy chương
4. Tây Đức: 10 vàng, 12 bạc, 17 đồng = tổng cộng 39 huy chương
Olympia 1988 tại Seul (Cuộc thi đấu cuối cùng của thế giới cộng sản Đông Âu)
1. Liên Xô: 56 vàng, 31 bạc, 46 đồng = tổng cộng 133 huy chương
2. Đông Đức: 37 vàng, 35 bạc, 30 đồng = tổng cộng 102 huy chương
3. Hoa Kỳ: 36 vàng, 31 bạc, 27 đồng = tổng cộng 94 huy chương
4. Tây Đức: 10 vàng, 12 bạc, 17 đồng = tổng cộng 39 huy chương.
KHẤN TRỌN ĐỜI NỮ TU
Ảnh của Bro. Phạm Ngọc Thạch CMC, Carthage, MO.
Xin chân thành với Chúa, Chúa trên cao
Đi trên đường phù hoa thôi lưu luyến
Muốn trọn đời ôm ấp phút kết giao.
(Trích thơ của Linh Duyên)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền