Ngày 20-08-2010
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Sống Và Chia Sẻ Lời Chúa - Cút Đi Cho Khỏi Mắt Ta
Phó tế: JB Nguyễn văn Định
15:50 20/08/2010
SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA - CN21TN/C

Cần cho Cá nhân-Gia đình-Nhóm-Hội đoàn-Phong trào

“ CÚT ĐI CHO KHUẤT MẮT TA !”

A- Cảm nghiệm Sống và chia sẻ ba bài đọc sau: (Reflections & share)

Bài đọc 1: I-sai-a (66:18-21). Ta biết rõ việc làm và ý định của chúng. Ta sẽ đến tập họp mọi dân tộc và mọi ngôn ngữ.(c.18)

1/ Khi phục vụ Chúa, tôi làm với những ý tưởng và mục đích gì?

2/ Những việc làm của bạn sẽ được Chúa công bố như thế nào?

Bài đọc 2: Do thái (12:5-7;11-13). Con ơi, đừng coi nhẹ Lời Chúa sửa dạy, chớ nản lòng khi Người khiển trách. (câu 5)

1/ Khi phục Chúa và anh em, tôi đã được Chúa sửa dạy cách nào?

2/ Làm việc lành mà bị người khác công kích, thái độ bạn thế nào ?

Tin Mừng: Luca(13:22-30). Ta không biết các anh từ đâu đến. Cút đi cho khuất mắt Ta, hỡi tất cả những quân làm điếu bất chính.

1/ Nói những tai hại khi tôi làm việc để phô trương và cầu danh lợi?

2/ Chia sẻ những việc làm của bạn bị Chúa từ chối ngày phán xét?

3/ Hãy kể những chiến đấu hàng ngày của bạn với tật xấu đam mê ?

B- Câu Kinh Thánh tôi chọn làm Châm ngôn Sống tuần này:

NHỮNG KẺ ĐỨNG CHÓT SẼ NÊN HÀNG ĐẦU, VÀ CÓ NHỮNG KẺ ĐỨNG ĐẦU SẼ XUỐNG HÀNG CHÓT! (Lc 13, 30)

* Ngay bây giờ bạn và tôi phải làm gì (So what am I doing/For Action)

Tôi không gây bất công bất mãn cho ai, sống công bằng và bác ái.

Bạn dùng ơn Chúa và địa vị để phục vụ tha nhân thật trong sạch.

Người ngoại giáo sẽ được mời vào Nước Trời, còn tôi sao bị loại?

C- Bạn và tôi cùng Sống cầu nguyện với Lời Chúa: (in Action)

Lạy Cha, Đức Giêsu đã nói: có những kẻ đứng chót sẽ nên hàng đầu và có những kẻ đứng đầu sẽ xuống hàng chót. Xin dạy con biết luôn khiêm tốn phục vụ Chúa trong sứ vụ của mình, không cậy quyền thế, địa vị để áp đặt ngưòi khác; không cầu danh tiếng, điạ vị và phô trương cầu lợi, để xứng đáng là môn đệ của Chúa và con Đức Mẹ.

Lời hay ý đẹp: THỜI ĐIỂM CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI LUÔN LUÔN ĐÚNG.

God’s timming is always right

CHÚA PHẢI ĐƯỢC LỚN LÊN, CÒN TÔI NHỎ ĐI. (Ga, 3, 30)

Phó tế: GB Maria Nguyễn văn Định * johndvn@yahoo.com
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:17 20/08/2010
TÊN ĐÃ ĐẶT TRÊN DÂY CUNG, KHÔNG THỂ KHÔNG BẮN.

N2T


Thời Tam quốc, Trần Lâm làm việc dưới trướng của Viên Thiệu, đã nhận mệnh lệnh của Viên Thiệu viết một tờ hịch tố cáo Tào Tháo, đem Tào Tháo ra mà chửi từ tổ tông chửi xuống, không có gì mà không chửi, không ngờ Tào Tháo đọc xong thì không những không nổi giận mà lại còn khâm phục tài khẩu khí của Trần Lâm. Thế là sau khi Tào Tháo đánh bại Viên Thiệu thì tìm Trần Lâm khắp nơi, mời ông ta quản lý công việc thảo tất cả các văn kiện có liên quan đến quốc quân.

Một hôm, Tào Tháo hỏi Trần Lâm: “Hồi trước ông thay Viên Thiệu để chửi ta, chửi một mình ta đủ rồi, tại sao lại chửi luôn cả tổ tông của ta nữa ?”

Trần Lâm giương cặp mắt đỏ trả lời: “Trước đây Viên Thiệu chỉ định tôi phải viết, tôi giống như mũi tên đặt trên dây cung không thể không bắn, đó là chuyện không thể được”.

(Tam quốc chí, Ngụy Trí)

Suy tư:

Mũi tên để trên dây cung rồi cũng có thể bỏ xuống, mũi tên trên dây cung đã căng ra rồi cũng có thể hãm kìm lại không bắn, bởi vì bắn hay không là do cái tâm của người bắn mà thôi.

Có một vài người Ki-tô hữu sau khi phạm tội thì đi xưng tội rằng: “Thưa cha, vì bà đó chửi con nên con mới chửi lại, chứ lòng con không cố ý; thưa cha, vì cô gái đó đẹp quá nên con mới có lòng tà.v.v...” những lời xưng tội ấy chứng tỏ là họ có thể kềm hãm lại những xu hướng của hỉ nộ sân si, nhưng vì họ không muốn chống lại những thất tình Hỷ, Nộ, Ái, Ố, Ai, Lạc, Dục nên đã như mũi tên đã bắn đi, cũng vậy cám dỗ như mũi tên nằm trên dây cung, nếu ưng thuận tức là giống như mũi tên đã bay ra khỏi cây cung.

Chúa Giê-su Ki-tô cũng đã bị ma quỷ cám dỗ, nhưng Ngài đã dùng Lời Chúa để chống trả lại với ma quỷ và Ngài đã chiến thắng.

Mũi tên đã ở trên dây cung nhưng nếu chúng ta biết cầu nguyện, biết dùng Lời Chúa để chống trả, thì chúng ta cũng có thể bỏ mũi tên xuống dù cho mũi tên đã nằm trên dây cung.

--------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN 21 C)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:20 20/08/2010
CHỦ NHẬT 21 THƯỜNG NIÊN

Tin mừng : Lc 13, 22-30.

“Thiên hạ sẽ từ đông sang tây nam bắc đến dự tiệc trong Nước Thiên Chúa”.


Bạn thân mến,

Đi vào cửa hẹp để được vào Nước Trời không như chúng ta đi vào cửa rộng để chết đời đời, bởi vì đi vào cửa rộng là hành động của những người thích hưởng thụ, thích danh tiếng và thích của cải vật chất ở đời này.

Con người ta sống thì thích ở nhà to cửa lớn, ăn thì thích ăn no đến cành bụng, uống thì thích uống xả giàn thả cửa, chơi thì thích chơi mút mùa lệ thủy, đi thì thích đi đường rộng thênh thang, lái xe đời mới.v.v…đó chính là vì con người ta thích sống hưởng thụ thái quá, nhưng hãy coi chừng, sự hưởng thụ chính là con đường rộng để bạn và tôi đi vào nơi trầm luân đời đời. Đã có lúc chúng ta coi lời dạy của Chúa Giê-su là hãy chiến đấu để qua cửa hẹp là lời chói tai và không hợp lý hợp tình trong xã hội hiện đại hóa và hưởng thụ hôm nay, khi mà cửa hẹp có ít người đi thì chiến đấu để làm gì, mà đã ít người đi thì chúng ta đi vào con đường hẹp để làm gì chứ ?

Chiến đấu để đi con đường hẹp là con đường dẫn bạn và tôi đến sự sống đời đời, đường hẹp này Chúa Giê-su đã đi qua, đó là con đường yêu thương và hy sinh cho đến chết trên thập giá, đó là con đường bị sỉ nhục, đó là con đường bị hiểu lầm, là con đường khó nghèo và bị bỏ rơi. Tất cả những con đường ấy giống như con đường nhỏ hẹp gồ ghề lên núi Can-vê mà Chúa Giê-su đã đi với cây thập giá nặng –là tội lỗi nhân loại- trên đôi vai của mình.

Xã hội càng văn minh, khoa học càng phát triển, kỷ thuật ngày càng tiên tiến, nên những con đường hẹp đầy ổ gà không còn nữa trong thành phố hay các khu đông dân cư. Cũng vậy, “con đường hẹp” trong lòng chúng ta từ từ rồi cũng sẽ không còn nữa, bởi vì sự hưởng thụ vật chất chính là những công trình kiến trúc của ma quỷ, như những chiếc xe lô ủi đường nghiền nát “con đường hẹp” hy sinh, yêu thương và bác ái trong tâm hồn chúng ta, để thêm vào đó, nó mở ra những con đường mới rộng thênh thang là đại lộ kiêu ngạo, con đường ích kỷ, con đường ghét ghen, con đường dâm đãng, con đường thù hận.v.v… và cuối những con đường rộng thênh thang ấy chính là hỏa ngục, với những cực hình đời đời đang chờ đón chúng ta.

Bạn thân mến,

Chiến đấu để đi trên con đường hẹp là bổn phận và quyết tâm của bạn của tôi và của người Ki-tô hữu, nếu không, những con đường rộng ấy sẽ nuốt chửng chúng ta vào trong lửa hỏa ngục đời đời của nó.

Chiến đấu để đi trên con đường hẹp là một mệnh lệnh của Chúa Giê-su truyền cho bạn và tôi, mệnh lệnh này đòi hỏi chúng ta phải sáng suốt nhận ra đâu là con đường hẹp, và đâu là con đường rộng trong cuộc sống của mình, bởi vì có những lúc chúng ta không phân biệt được đâu là con đường hẹp phải đi và con đường rộng phải tránh, bởi vì đường hẹp và đường rộng đều có người đi, mà những người đang đi trên hai con đường rộng hẹp ấy có khi là những giám mục, linh mục, là các tu sĩ nam nữ, là giáo dân, là người gian ác, là người tội lỗi và những người đạo hạnh trổi vượt hơn mình !

Chiến đấu với kẻ thù trên đường thiêng liêng thì không cần phải coi người này là ai và người kia như thế nào, nhưng phải nhắm thẳng vào lý tưởng nên thánh mà chiến đấu, người mà chúng ta cho là đạo đức thánh thiện họ đi đường nào thì kệ họ, riêng chúng ta có Lời Chúa soi sáng và cứ thế mà chiến đấu để đi vào đường hẹp, mặc dù đôi lúc phải đổ máu và hy sinh đến mạng sống của mình.

Đường hẹp thì ít người đi, nhưng trong số ít đó có bạn và tôi thì thật hạnh phúc biết bao nhiêu, bởi vì Chúa Giê-su đã nói: “Có nhiều người sẽ tìm cách vào mà không thể”(Lc 13, 24b).

Con đường hẹp là hy sinh,

Con đường hẹp là bác ái,

Con đường hẹp là khiêm tốn,

Con đường hẹp là yêu thương,

Con đường hẹp là phục vụ…


Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.

----------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:22 20/08/2010
N2T


14. Có thể xác tín là khi gặp đau khổ, hoặc là do lòng nhân từ của Chúa, hoặc là do tự con người, chịu nhẫn nhục một ngày có thể so với mười năm tự làm khổ công, công lao càng nhiều thì càng được Chúa yêu mến.

(Thánh Francis de Sales)
 
Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:23 20/08/2010
N2T


506. Giá trị cuối cùng của cuộc sống là ở tại năng lực tỉnh ngộ và suy nghĩ, chứ không tại sự sống còn.

 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tổng Giám mục New York kêu gọi đối thoại về dự án xây thánh thất Hồi giáo gần khu vực Ground Zero
Phụng Nghi
07:00 20/08/2010
NEW YORK (Zenit.org).- Giữa lúc càng ngày càng có nhiều cuộc tranh cãi về dự án xây một trung tâm Hồi giáo gần địa điểm xảy ra vụ tấn công khủng bố 9/11, Tổng giám mục New York là Timothy Dolan nhấn mạnh đến nhu cầu phải có một cuộc đối thoại lễ độ và tương kính.

Tổng giám mục Timothy Dolan phát biểu trong một cuộc họp báo tự phát hôm thứ Tư tuần này: “Tôi biết đó là một đề tài gây nhiều tranh cãi.”

“Tôi cầu nguyện nhiều để cho sự việc đã trở thành gần như vấn đề gây chia rẽ sẽ tiến triển thành một cơ hội cho các cuộc thảo luận lễ độ, hợp lý, đầy yêu thương và tương kính.”
Tổng giám mục Timothy Dolan


Tưởng cũng nên nhắc lại là đã có nhiều tranh luận về các dự án xây trung tâm cộng đồng Hồi giáo Park51 và một thánh thất tại địa điểm chỉ cách 2 khu phố nơi tọa lạc Trung tâm Thương mại Thế giới trước cuộc tấn công của quân khủng bố Hồi giáo ngày 11 tháng 9 năm 2001.

Một số người lập luận rằng đặt một trung tâm Hồi giáo quá gần với Ground Zero, địa điểm của thảm kịch, là điều nhậy cảm đối với các nạn nhân và gia đình họ. Một số người khác lại chủ trương rằng dự án này sẽ cho người Hồi giáo có cơ hội chứng minh các đức tính hoà bình và lòng mong muốn sống chung với người khác của họ.

Các nguyên tắc



Tổng giám mục Dolan khen ngợi ông thị trưởng Michael Bloomberg của New York, đã “phát biểu - bằng một hình thức hùng biện đặc biệt – các nguyên tắc về tự do tôn giáo và lòng hiếu khách mà trên đó quốc gia này, cộng đồng tuyệt vời này, được xây dựng nên.”

“Dĩ nhiên, chúng ta, những người Công giáo, cũng đặc biệt nhạy cảm khi có vấn đề đón tiếp người khác”, Tổng giám mục nhấn mạnh đến nhu cầu “hoan nghênh người di cư và tỵ nạn.”

“Chính chúng ta cũng có phần nào dễ tự ái về vấn đề này bởi vì trong quá khứ, chúng ta đã chống lại vì kỳ thị.”

Mặt khác, tổng giám mục công nhận rằng “có những người đáng quan tâm ở phía bên kia” cũng có những điều nhạy cảm mà họ đang cố gắng làm cho người ta chú ý đến.

“Tôi nguyện cầu để tiếng nói của cả hai phía – khi phát biểu chín chắn, lễ độ, yêu thương và tương kính – sẽ được lắng nghe, và chúng ta có thể đi đến được một loại quyết định nào đó thích hợp và có trách nhiệm.”

Tổng giám mục Dolan cho biết rằng ngài đang “bắt đầu một hình thức đàm luận và đối thoại cùng với các nhà lãnh đạo các tôn giáo khác” nhằm cố gắng giúp tạo ra “một đường lối hợp lý, lễ độ để giải quyết vấn đề.”

Người hòa giải

Ngài cũng nhận định rằng giữa lúc giới truyền thông thế tục đang tường trình về cuộc tranh cãi này, thì ngài cảm thấy “hãnh diện” khi thấy một số ký giả nêu lên tấm gương của Giáo hoàng Gioan Phaolô II trong nỗ lực tìm ra được một giải pháp cho vấn đề.

Họ nói về tấm gương của cố giáo hoàng khi “có một nguyên nhân tương tự gây ra căng thẳng tại trại tập trung Auschwitz của chế độ Quốc xã. Chính Gioan Phaolô là người đã phát biểu: Chúng ta có hai phía đáng được lắng nghe.”

Xin nhắc lại là các nữ tu dòng Cát minh đã lập một tu viện gần địa điểm trước kia là trại tập trung Auschwitz, nhưng cộng đồng Do thái phản đối.

Tổng giám mục nhắc lại: “Có những tiếng nói đáng quan tâm từ cả hai phía. Phía Công giáo, với các nữ tu dòng Cát minh: Chúng tôi muốn cầu nguyện nơi đây, tại một địa điểm linh thánh. Còn tiếng nói đáng quan tâm của người Do thái thì: Tình cảm đó thật đáng trân trọng, nhưng xin đừng làm bất cứ điều gì có thể gây xao lãng để không chú ý tới tính cách thánh thiêng độc đáo của địa điểm này.”

Tổng giám mục nói tiếp: “ĐGH Gioan Phaolô phát biểu: “Tại sao chúng ta không đến với nhau một cách lịch sự và suy nghĩ thấu đáo, với đúng phẩm giá, và có thể quyết định được một giải pháp tốt đẹp.” Chính giáo hoàng là người đã nói thế này: “Hãy cứ duy trì cái ý tưởng, nhưng có thể rời địa điểm tới chỗ khác.”

Tổng giám mục khẳng định: “Thế là câu chuyện được giải quyết ở đó. Và cũng có thể thành công ở đây.”

Ngài nhấn mạnh đến nhu cầu tìm ra một giải pháp theo “đường lối thể hiện sự quan tâm và lòng bác ái yêu thương.”

Khi được các ký giả hỏi ngài có muốn đóng một vai trò trong việc đem các nhóm đang xung đột lại gần nhau hay không, ngài trả lời rằng đó là một “niềm vinh dự”, và đồng thời cho biết là Tổng giáo phận New York đã tiến hành đóng một vai trò “ở phía hậu trường” rồi:

“Trong một đường hướng lặng lẽ, phía sau hậu trường, nhiều linh mục chính xứ của chúng tôi trong khu vực này, và nhiều nhà lãnh đạo các tôn giáo khác, đã tham gia vào cuộc thảo luận, và rất cần được tiếp tục duy trì.”
 
Giáo hội vẫn âm thầm thực hiện sứ mệnh tin mừng của mình
Trần Mạnh Trác
07:30 20/08/2010
Trong những năm qua, các hãng truyền thông lớn dường như có một phong trào bôi nhọ Giáo hội Công giáo. Nhiều bài viết chỉ nhằm khai thác những đề tài giật gân về giáo hội. Đức Giáo hoàng Benedict cũng bị phân tích, mổ xẻ, và tố cáo. Thậm chí cố Giáo hoàng John Paul II cũng không thoát khỏi bị soi bói. Nhiều bài viết đả phóng đại số liệu thống kê, xuyên tạc sự thật, chọn lọc bề trái của sự kiện và đưa ra những kết luận rất bất công và thiên vị.

Nhưng con thuyền Giáo Hội vẫn đứng vững qua nhửng cơn sóng gió.

Giáo hội vẩn âm thầm phát triển sứ mệnh bác ái của mình, dù cho không nhận được một lời khen từ các loa phóng thanh của các hãng truyền thông.

Những thống kê vừa phát hành chứng tỏ điều đó.

1) Về Giáo dục:

Bảng xếp hạng các trường đại học hàng năm của US News và World Report cho thấy các trường cao đẳng và đại học Công giáo một lần nữa được xếp vào danh sách các trường tốt nhất quốc gia, Đại học Notre Dame đứng đầu các trường Công Giáo với thứ hạng 19 tòan quốc. Đại học Georgetown xếp hạng 21. Boston College xếp hạng 31. Đại học Fordham hạng 56. Marquette University xếp hạng 75, Đại học St Louis hạng 86 và Đại học Dayton hạng 99. Loyola University of Chicago và trường Đại học San Francisco đồng hạng 117. Đại học Catholic University of America và Đại học Duquense đồng hạng 120. St Thomas University (St Paul, Minn.), hạng 124. DePaul University và Đại học Seton Hall đồng hạng 136. St John's University (Jamaica, NY) hạng 143. Immaculata University hạng 176, và St Mary's University of Minnesota hạng 183.

Trong số các trường Văn Học (Liberal arts) tốt nhất, trường Holy Cross đứng đầu các trường Công Giáo với hạng 32 tòan quốc. St John's University (Collegeville, Minn.) hạng 62. Thomas Aquinas College (Santa Paula, California) hạng 71. Trường St Benedict (St Joseph, Minn.) hạng 81. St Mary's College (Notre Dame, Ind.) và Trường St Michael's đồng hạng 93. Sienna College (Loudonville, NY) hạng 114. St Anselm College hạng 122, St Norbert College hạng 127, và St Vincent College (Latrobe, Pa) hạng 152. Carroll College (Helena, Mont.) hạng 181.

Khi tính theo từng khu vực thì thứ hạng của các trường học Công giáo còn nổi trội hơn. Sau đây là những trường trong danh sách Top 25 mà thôi:

Ở miền Bắc Hoa Kỳ, các Đại Học Công Giáo chiếm bốn hạng nhất, đó là Đại học Villanova, Providence College, Đại học Loyola Maryland và Fairfield University. Đại học Marist và Đại học Scranton đồng hạng 10. St Joseph's University đứng thứ 13, sau đó là Đại học LaSalle thứ 19. Canisius College được xếp hạng 20. Mount St Mary's University (Emmitsburg, Maryland) hạng 22, và Nazareth College (Rochester, NY) hạng 25.

Tại miền Nam Hoa Kỳ, Loyola University New Orleans đứng đầu các trường Công Giáo với hạng 7 tòan miền. Bellarmine College thứ 12, Spring Hill College thứ 17 và Christian Brothers University thứ 21. Wheeling Jesuit University và Xavier University of Louisiana đồng hạng 22.

Miền Midwest, Creighton University đứng đầu. Xavier University (Cincinnati) đứng thứ 3. John Carroll University xếp hạng thứ 7. Trường St Catherine hạng 17, theo sau là Dominican College (River Forest, Ill) hạng 19. Trường St Scholastica đồng hạng với Rockhurst University ở thứ 24.

Ở miền Tây rộng lớn, Santa Clara University, Loyola Marymount University và Đại học Gonzaga lấy hạng 2, 3 và 4. Đại học Seattle theo sát với hạng 6, Đại học Portland hạng 9. St Mary's College of California hạng 12. University of Dallas hạng 15. St Mary's University of San Antonio hạng 19, St Edward University hạng 21 và Mount St Mary College (Los Angeles) hạng 25.

Nói chung tất cả các trường học Công giáo (kể tử mẫu giáo tới ĐH) giáo dục 2.600.000 học sinh với phí khỏan $10 tỷ dollars lấy từ quỹ đóng góp của giáo hội và nhờ vậy tiết kiệm cho ngân quỹ quốc gia khoảng $ 20.5 tỷ.. Nói một cách khác, Công Giáo cung cấp cho quốc gia một nền giáo dục tốt hơn với một chi phí 30% rẻ hơn.

2) Về Y Tế:

Giáo hội Công giáo là một trong những nhà cung cấp y tế lớn nhất ở Mỹ với một mạng lưới vô vị lợi gồm 624 bệnh viện và 499 cơ sở y tế chăm sóc dài hạn.

Năm 2009, trong bảng danh sách 100 bệnh viện tốt nhất của Mỹ do cơ quan Thompson Reuters lập ra thì các bệnh viện Công Giáo đã chiếm giữ một vị trí thống trị với 29 bệnh viện đứng đầu tất cả các phân loại. Nên nhớ là mọi người dù là Công Giáo hay không đều có thể được điều trị tại các bệnh viện này.

Nghiên cứu của cơ quan Thompson Reuters đã xem xét 255 hệ thống chăm sóc sức khỏe và thấy rằng hệ thống của Công giáo cũng như của các giáo hội khác là "có nhiều khả năng đáng kể để cung cấp y tế có phẩm chất cao và có hiệu quả" hơn tất cả các hệ thống tư và công khác.

Thống kê cũng cho thấy không có sự khác biệt giữa hệ thống y tế Công Giáo và hệ thống y tế của Tin Lành.

Trong bản bá cáo, cơ quan Thompson Reuters lưu ý về một dữ liêu đó là các hệ thống Công Giáo có một sự lãnh đạo tích cực chú ý về chất lượng và giám sát.

Bản báo cáo không đưa ra lý do cụ thể cho sự thành công của các bệnh viện tôn giáo chỉ nói rằng cần có thêm nghiên cứu để hiểu được tại sao có sự khác biệt giữa các tỷ lệ tử vong, số lượng các biến chứng y tế, tái nhập viện, thời gian lưu trú, lợi nhuận, và các yếu tố khác.

Nhưng theo Sơ Mary Ann Walsh, phát ngôn viên của Hội Đồng giám mục Hoa Kỳ thì "Khi sứ mệnh của bạn bắt nguồn từ Chúa Giê-xu là đấng cứu chữa, thì chất lượng phải là hàng đầu, Nghiên cứu này khẳng định một lần nữa điều mà nhiều người thường không để ý tới. Đó là Hội Thánh dẫn đầu trong việc cung cấp y tế có chất lượng và hiệu quả. "

3) Về Xã hội:

Với 70 triệu người Công giáo tại Hoa Kỳ, người Công giáo đã đóng góp gần $ 10 tỷ mỗi năm để hỗ trợ các tổ chức từ thiện Công giáo, như Catholic Relief Services, Caritas và nhiều tổ chức khác. Trong những lúc thiên tai, khủng hoảng quốc gia, người Công Giáo luôn luôn đi tiên phong trước các tổ chức cứu trợ khác và cũng ở lại sau cùng để giúp đỡ những người cần đến, như mới đây ở Haiti và Pakistan.
 
Người Công Giáo Âu Châu chuẩn bị tổ chức kỷ niệm sinh nhật thứ 100 của Mẹ Têrêsa
Nguyễn Hoàng Thương
08:31 20/08/2010
Người Công Giáo Âu Châu chuẩn bị tổ chức kỷ niệm sinh nhật thứ 100 của Mẹ Têrêsa

Rôma (CNA / EWTN News) – Vị sáng lập Dòng Thừa Sai Bác Ái sẽ được tưởng nhớ trong những nghi lễ trên khắp Âu Châu, và trên toàn thế giới, nhân sinh nhật của ngài và ngày lễ kính sẽ diễn ra trong ba tuần tới. Có ít nhất hàng chục hồng y sẽ chủ trì Thánh Lễ trên khắp Âu Châu để tưởng nhớ ngài.

Chân phước Mẹ Têrêsa, tên thật là Gonxhe Bojaxhiu, sinh ngày 26 tháng Tám năm 1910 tại thành phố Skopje, ngày nay thuộc Cộng hòa Macedonia. Vào ngày này năm nay, Mẹ sẽ được tưởng nhớ nhân dịp sinh nhật thứ 100.

Motherteresa.org, trang web chính thức dành cho vị nữ tu thánh thiện, đưa tin những cử hành chủ yếu ở Âu Châu một cách rộng rãi đã được bắt đầu từ đầu năm và sẽ tiếp tục đến những ngày cuối cùng của năm 2010. Phần lớn các lễ tưởng niệm đã được tổ chức ở Rôma và các quốc gia Đông Âu cũ, nhưng Thánh Lễ, Tuần Cửu Nhật và triển lãm nghệ thuật cùng với các sáng kiến khác đang diễn ra trên khắp lục địa.

Nhiều cử hành mừng kính sẽ diễn ra vào ngày kỷ niệm sinh nhật của Mẹ, ngày 26 tháng 8. Chẳng hạn, vào ngày hôm đó tại thành phố Skopje, sau khi đặt hoa tại đài tưởng niệm Mẹ Teresa, Quốc hội Macedonia sẽ tiến hành một nghi lễ và trao giải thưởng quốc gia "Mẹ Teresa". Chiều hôm đó, Đức Tổng Giám Mục của Belgrade Stanislav Hočevar sẽ chủ trì Thánh Tễ tại Nhà thờ Thánh Tâm của thành phố.

Những cử hành Thánh Lễ sẽ được dành cho Chân phước Mẹ Têrêsa ở một loạt các quốc gia khác. Trong số các giám mục có khả năng cử hành Thánh Lễ tôn kính mẹ vào ngày 26 tháng Tám có Đức Hồng Y Angelo Comastri tại Nhà thờ Thánh Lôrenxô Damascus ở Rôme và Cựu Tổng Giám mục Munich, Đức Hồng y Friedrich Wetter, người sẽ chủ trì Thánh lễ tại Nhà thờ Thánh Margaret ở Munich, Đức.

Hai vị lãnh đạo Giáo hội sẽ cùng với 10 vị hồng y khác cử hành Thánh Lễ trong khoảng thời gian sinh nhật hoặc ngày kính Chân Phước Mẹ Têrêsa 05/09, gồm Tổng Trưởng Thánh Bộ Truyền Giáo Cho Các Dân Tộc, Đức Hồng Y Ivan Dias, và Đức Hồng y André vingt Trois, những người sẽ chủ trì Thánh Lễ tại Nhà Thờ Chính Tòa Đức Bà ở Paris.

Theo trang web mẹ Teresa, các sáng kiến tưởng niệm sẽ được tổ chức từ Thụy Sĩ đến Bulgaria, Albania và Vương quốc Anh, với một buổi hòa nhạc Giáng Sinh đặc biệt sẽ được tổ chức tại Rôma vào ngày 19/12 để đánh dấu những ngày cuối cùng năm 2010 cho việc kỷ niệm 100 năm ngày sinh Mẹ Têrêsa.
 
Các Thánh Lễ của Đức Thánh Cha ở Anh sẽ sử dụng một ít trong bản dịch Anh ngữ mới
Nguyễn Hoàng Thương
08:33 20/08/2010
Các Thánh Lễ của Đức Thánh Cha ở Anh sẽ sử dụng một ít trong bản dịch Anh ngữ mới

VATICAN CITY (CNS) – Theo Trưởng Ban Nghi Lễ Giáo Hoàng, những người tham dự Thánh Lễ của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI tại Scotland và Anh vào tháng Chín tới đây sẽ có cơ hội được nghe và hát một ít trong bản dịch Thánh Lễ mới (Anh ngữ).

Hôm 19 tháng Tám, Đức Cha Guido Marini, Theo Trưởng Ban Nghi Lễ Phụng Vụ của Đức Thánh Cha cho hay những lời cầu nguyện được hát bằng Anh ngữ trong các Thánh Lễ của Đức Thánh Cha ở Vương Quốc Anh sẽ sử dụng bản dịch Nghi thức Thánh Lễ được Tòa Thánh Vatican phê chuẩn vào năm 2008. Ngài cho hay: "Những bài hát từ Nghi thức Thánh Lễ - chẳng hạn như Kinh Vinh Danh - sẽ được lấy từ bản dịch mới vừa được phê chuẩn ít lâu".

Đức Cha cho hay thêm những lời cầu nguyện còn lại của Thánh Lễ "sẽ được lấy từ bản văn hiện đang được sử dụng" do trong khi các Thánh Lễ của Đức Giáo Hoàng đang được lên kế hoạch, Tòa Thánh Vatican vẫn chưa đưa ra phê chuẩn chính thức để các giám mục của Scotland, Anh và xứ Wales hoàn tất bản dịch Anh ngữ Sách Lễ Rôma.

Dù bản dịch mới của Nghi thức Thánh Lễ, trong đó có những lời cầu nguyện chính được sử dụng trong Thánh Lễ, đã đượcTòa Thánh Vatican phê chuẩn hai năm trước, nhưng các Hội đồng Giám mục ở các nước nói tiếng Anh quyết định đợi để giới thiệu những lời cầu nguyện cho đến khi toàn bộ Sách Lễ Rôma được phiên dịch và được phê chuẩn.

Bản dịch mới của Thánh Lễ được dự kiến sẽ theo sát bản văn gốc bằng tiếng Latin.

Kinh Vinh Danh mà Đức Cha Marini cho biết sẽ được hát trong suốt chuyến tông du của Đức Thánh Cha, bản văn Anh ngữ mới sẽ được bắt đầu: "Glory to God in the highest, and on earth peace to people of good will. We praise you, we bless you, we adore you, we glorify you, we give you thanks for your great glory, Lord God, heavenly King, O God, almighty Father."

(Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời và bình an dưới thế cho người thiện tâm. Chúng con ca ngợi Chúa, chúng con chúc tụng Chúa, chúng con thờ lạy Chúa, chúng con tôn vinh Chúa, chúng con cảm tạ chúa vì vinh quang cao cả Chúa, lạy Chúa là Thiên Chúa, là Vua trên trời, là Chúa Cha toàn năng)

Trong khi bản văn đang được sử dụng như sau: "Glory to God in the highest and peace to his people on earth. Lord God, heavenly King, almighty God and Father, we worship you, we give you thanks, we praise you for your glory."
 
Căng thẳng tôn giáo vẫn bùng phát ở Ấn Độ
Nguyễn Hoàng Thương
08:35 20/08/2010
Căng thẳng tôn giáo vẫn bùng phát ở Ấn Độ

Bhopal, Ấn Độ (Zenit) - Giáo Hội Công Giáo ở Ấn Độ đang đấu tranh nhằm thúc đẩy tự do tôn giáo ở đất nước này, trong khi các cuộc xung đột gần đây cho thấy căng thẳng vẫn tiếp tục bùng lên.

Tuần này, một trường Công giáo ở bang miền Trung Ấn Độ là Madhya Pradesh bị tấn công bởi một nhóm bị tình nghi là thành viên thuộc cánh sinh viên của Đảng Bharatiya Janata Party (BJP), cánh tay đắc lực của các nhóm ủng hộ Ấn giáo.

Tuy nhiên, cuộc tấn công vào trường học, được cho là đã bị kích động bởi các nhân viên muốn kiếm tiền cao hơn. Nội thất, máy vi tính và các cửa sổ đã bị phá hủy, tuy nhiên hành động phá hoại đã xảy ra trước khi sinh viên tràn vào.

Trong khi đó ở phía Nam Ấn Độ, các Kitô hữu đang phản đối lời kêu gọi "loại trừ Kitô hữu" ra khỏi đất nước được cho là của một chính trị gia Ấn giáo. Prahlad Remani của Đảng BJP, là thành viên của cơ quan lập pháp Karnataka, được cho là đã đưa ra lời bình luận hôm Chúa Nhật vừa qua. Các Kitô hữu đã biểu tình trước văn phòng chính quyền địa phương vào ngày hôm sau, để yêu cầu đưa ra lời xin lỗi.

Thông tấn xã Công Giáo UCA cho hay Đức Giám mục Peter Machado của Belgaum cho biết bình luận của Remani tạo nên "căng thẳng phe phái" trong khu vực, vốn đã "tương đối hòa bình" so với các vùng khác trong bang. Ngài cũng cho hay giờ "các Kitô hữu e sợ" phải đối mặt với căng thẳng.

Cuối cùng, như thể những căng thẳng liên tôn chưa đủ ở Ấn Độ, bang Đông Bắc là Nagaland đang phải chứng kiến xung đột giữa các Kitô hữu với nhau.

Hai người theo Công Giáo bị trục xuất khỏi một ngôi làng chủ yếu là chủ yếu là người thuộc phái Tin lành Báptít, làng Phokhungri, vì hội đồng địa phương tuyên bố rằng chỉ có người Báptít mới có thể sống ở đó. Hiệp hội Công Giáo Nagaland đang kêu gọi lên đại diện của mình ở chính phủ bang.

Nagaland có 90% Kitô hữu, chủ yếu là người thuộc phái Tin lành Báptít. Người Công Giáo điều hành một số trường học và các tổ chức khác trên khắp bang.

Ấn Độ là lò lửa của những căng thẳng tôn giáo - chủ yếu là xung đột Ấn giáo-Kitô giáo - từ năm 2008, khi vụ sát hại một chính trị gia Ấn giáo bị quy cho Kitô hữu. Sự kiện đó đã làm tăng lên căng thẳng tiềm ẩn vốn đã tồn tại ở Ấn Độ qua nhiều thế hệ.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Cộng Đồng Công giáo Việt Nam Seattle mừng lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời & Hội Chợ Vui Hè
Nguyễn An Quý
08:36 20/08/2010
Seattle, ngày 15 tháng 8 năm 2010. Thành phố mang tên Cao nguyên Tình xanh vốn là nơi quanh năm có khí hậu dễ chịu, nhất là trong những ngày hè ít khi nóng nực, thế nhưng vào những ngày cuối tuần này giữa tháng 8 lại là những ngày khá nóng, nhiệt độ hôm nay lên đến 93 độ.

Mới hơn 9 giờ sáng, ánh nắng mặt trời đã khá gay gắt, tạo nên sức nóng khá khó chịu. Hàng ngàn giáo dân từ nhiều Cộng Đoàn địa phương đã tề tựu trước lễ đài để chuẩn bị Thánh lễ. Hôm nay, cùng với Giáo hội hoàn vũ, Cộng Đồng Công giáo Việt Nam thuộc Tổng Giáo phận Seattle long trọng mừng kính Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời. Ngày Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời được rơi đúng vào dịp toàn thể Cộng Đồng dân Chúa Việt Nam thuộc thành phố Seattle và các vùng phụ cận vui mừng chào đón Hội Chợ Vui Hè trong hai ngày thứ bảy 14 và Chúa nhật ngày 15 tháng 8 naă 2010. Hội Chợ Vui Hè của Cộng Đồng Công giáo Việt Nam Seattle được tổ chức hằng năm theo truyền thống đã có từ 17 năm qua. Năm nay đặc biệt mừng Kỷ Niệm 35 Năm Thành Lập Cộng Đồng cũng là dịp để đánh dấu 35 năm ly hương. Kỷ niệm 35 năm thành lập Cộng Đồng là cơ hội để nhìn lại khoảng thời gian dài mà nhiều người Công giáo Việt Nam đến đây đã nối tiếp nhau bỏ bao công sức xây dựng Cộng Đồng Đức Tin theo truyền thống văn hóa Việt Nam tại đây, nhìn lại để cùng nhau cảm tạ bao hồng ân mà Chúa đã tuôn đổ xuống cho mỗi người, mỗi gia đình kể từ khi đặt chân đến đất nước tự do này, vì thế Cộng Đồng đã chọn chủ đề: “Tất Cả Là Hồng Ân”. Thánh lễ mừng kính Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời được cử hành trọng thể trong khu vực Hội Chợ Vui Hè tại trường tiểu học Bailey Gazert cạnh nhà thờ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Seattle. Chủ tế Thánh Lễ là linh mục Nguyễn Thanh Liêm Chủ tịch Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam Hoa Kỳ, cùng đồng tế Thánh Lễ gồm linh mục Nguyễn Duy Linh thuộc Dòng Ngôi Lời, linh mục Tổng Quản nhiệm Hoàng Phượng, linh mục Phụ tá Nguyễn Sơn Miên, linh mục Trần Dũng cùng thầy Phó tế Nguyễn Đức Mậu với sự hiện diện đông đảo của gần hai ngàn giáo dân thuộc Cộng Đồng Công giáo Việt Nam Tổng Giáo phận Seattle ở rãi rác dọc theo xa lộ I-5 từ Everett vùng North Seattle đến Tacoma phía Nam thành phố Seattle. Nhìn lên lễ đài, một đội ngũ ca viên hiện diện khá đông đảo gồm các anh chị trong Ca đoàn Tin Yêu và ca Đoàn Cecilia.

Đúng 9 giờ 45 phút, các linh mục cùng với nghi đoàn tiến lên lễ đài nhịp nhàng theo tiếng hát của Ca Đoàn: “Hôm nay Đức Mẹ lên trời. Trong niềm vui, trong câu ca muôn tiếng tung hô. Mừng khen Trinh Nữ Ave, Ave Maria. Hôm nay bên ngai toà Chúa Thánh Danh. Mẹ ngàn đời sáng ngời…”

Mở đầu Thánh lễ, Cha Hoàng Phượng ngỏ lời chào mừng toàn thể Cộng Đồng dân Chúa hiện diện trong Thánh Lễ, ngài nói: “Tất cả là hồng ân, đó là chủ đề của Hội Chợ Vui Hè năm nay nhân kỷ niệm 35 năm thành lập Cộng Đồng. Hôm nay cùng với Gioá hội hoàn vũ chúng ta mnừg kính trọng thể Đức Me Hồn Xác Lên Trời, Chúng ta cùng cảm tạ bao hồng ân Chúa đã đổ xuống tràn đầy cho Cộng Đồng, cho mỗi người và cho từng gia đình”, đồng thời ngài ngỏ lời chào mừng và giới thiệu từng vị linh mục như đã nêu trên cũng như cám ơn sự hiện diện của các linh mục đã đến để dâng Thánh Lễ cầu nguyện cho Cộng Đồng.

Trong Thánh lễ, linh mục Nguyễn Thanh Liêm Chủ tịch Liên Đoàn CGVN tại Hoa Kỳ đã chia sẻ lời Chúa ngắn gọn theo Phúc âm cùng với lời chúc mừng Cộng Đồng trong ngày Hội Chợ Vui Hè, nhất là kỷ niệm 35 năm thành lập Cộng Đồng được tràn đầy hồng phúc và đạt được ước nguyện. Điểm nổi bậc trong Thánh Lễ là đoàn Dâng Lễ Vật do các em Thiếu Nhi phụ trách. Mở đầu phần dâng lễ vật là lời dẫn nguyện đầy cảm động của một giọng nữ, xin trích đoạn dẫn nguyện như sau: “Lạy Chúa, 35 năm đã trôi qua, chúng con có mặt nơi đây là những con chiên lưu lạc tập hợp từ Trung, Nam, Bắc của đất nước Việt Nam thân yêu. Chúng con đã bỏ lại đằng sau một quá khứ đau thương với bao mất mát khi phải bỏ nước ra đi. Chúng con về đây và đã cùng nắm tay nhau xây dựng một Cộng Đồng Đức Tin tương đối vững mạnh nơi xứ lạ quê người cho đến hôm nay. Chúng con xin cảm tạ tình thương bao la của Chúa đã ban cho chúng con. Giờ đây, chúng con xin dâng lên Ngài những sắc hoa muôn màu rực rỡ tượng trưng cho miền Bắc thân yêu, những trái cây thơm ngon biểu hiện miền Nam trù phú và trầm hương tỏa ngát của miền Trung quanh năm lũ lụt triền miên. Chúng con xin dâng lên Chúa lời nguyện cầu thiết tha cho những đồng bào ruột thịt của chúng con đã bỏ mình nơi rừng sâu biển cả trên vạn nẻo đường tìm tự do, nhiều vị đã chết nơi các trại tỵ nạn nên đã không đến được bến bờ tự do, xin Chúa thương xót cho các ngài sớm được hưởng phúc vinh quang với Chúa muôn đời. Nhân đây chúng con xin Chúa thương đến mọi người dân Việt khắp nơi trên thế giới và nhất là cho mọi người dân Việt đang sống trên quê hương Việt Nam chúng con sớm được có đời sống an bình hạnh phúc”. Sau lời dẫn nguyện, các em tiến lên bàn thánh dâng lễ vật gồm hoa, quả, trầm hương theo nhịp bước với những vũ điệu uyển chuyển nhịp nhàng hoà với tiếng hát của bài ca Dâng Niềm Tri Ân.

Thánh lễ kết thúc vào khoảng 11 giờ 45 phút sau phép lành cuối lễ của linh mục đoàn.

Sau Thánh lễ, tôi thấy khuôn viên khu vực Hội Chợ lượng người càng lúc càng đông hơn buổi sáng. Các gian hàng bán thức ăn bắt đầu đông khách vì đã đến giờ bao tử réo gọi. Hôm nay, chương trình ngày vui thứ hai của những ngày Hội Chợ Vui Hè được tiếp tục với những tiết mục khá hấp dẫn. Khoảng hơn 12 giờ, thầy sáu Nguyễn Đức Mậu giới thiệu Gia Đình Nazateth, tôi thấy các đôi uyên ương trẻ có, già có tiến lên sân khấu trình diện để ra mắt mọi người có mặt trong Hội Chợ. Các đôi vợ chồng này là những người đã tham gia khoá học và hội thảo Mục Vụ Gia Đình từ ngày 23 đến Chúa nhật 25 tháng 7 vừa qua, khóa học nhằm mục đích giúp các cặp vợ chồng duy trì, khám phá và phục hồi những giá trị của đời sống ơn gọi hôn nhân gia đình mà Chúa đã trao ban cho mỗi người.

Tưởng cũng nên nhắc lại, 2 ngày Hội Chợ Vui Hè luôn có sự hiện diện của các ca sĩ nổi tiếng như Y Phương, Như Loan, Trần Thái Hoà, Hồ Điệp, Anh Thư… giúp vui trong các chương trình ca nhạc liên tục, nên đã lôi cuốn đồng hương tham dự Hội Chợ khá đông đảo. Ngơài ra các em Thiếu nhi của các Cộng Đoàn Thánh Tâm từ phía Nam, Cộng Đoàn Phêrô phía Tây thành phố Seattle cũng đã giúp nhiều tiết mục khá vui nhộn, cộng với nhiều mục vui khác khiến cuộc vui của ngày Hội Chợ càng thêm phong phú.

Đặc biệt trong khuôn viên Hội Chợ lại có sự xuất hiện chiếc xe hoa của Cộng Đồng Người Việt Thành phố Seattle. Chiếc xe hoa này là của các đoàn thể trong Cộng Đồng Người Việt Quốc Giạ tại Seattle đã dùng để tham dự cuộc diễn hành trong dịp Lễ Hội Ánh Đuốc TORCHLIGHT PARADE của thành phố Seattle được tổ chức vào đêm cuối tháng 7 vừa qua.

Hội chợ kết thúc vào khoảng 7 giờ chiều Chúa nhật ngày 15-08-2010 sau cuộc xổ số với lô độc đắc trúng một chiếc xe Toyota Corolla đời 2009 trị giá 12 ngàn đồng. Ban tổ chức tuyên bố ngày Hội Chợ sang năm là ngày 13 và 14 tháng 08 năm 2011. Mọi người ra về trong niềm vui hân hoan và hẹn gặp lại ngày Hội sang năm.
 
Đại lễ kính Đức Mẹ La Vang tại giáo xứ Thánh Mẫu – giáo phận Bùi Chu
Giuse Trần Ngọc Huấn
08:44 20/08/2010
BÙI CHU - Trong hai ngày, 18 và 19 tháng 8 năm 2010, tại giáo xứ Thánh Mẫu thuộc giáo phận Bùi Chu đã diễn ra đại lễ Kính Đức Mẹ La Vang - bổn mạng đệ nhị của giáo xứ. Các hoạt động đạo đức, dâng hoa, rước kiệu và Thánh lễ diễn ra trong bầu khí sốt sắng nơi một xứ đạo toàn tòng.

Hình ảnh dâng hoa và thánh lễ

Giáo xứ Thánh Mẫu, nguyên trước đây là giáo họ Nghiệp Thổ, trực thuộc giáo xứ Quần Cống. Vào năm 1999, nhân dịp khánh thành ngôi thánh đường mới, Đức Cha Giuse Maria Vũ Duy Nhất đã ban sắc chỉ thành lập giáo xứ mới với tên gọi Giáo Xứ Thánh Mẫu. Qua hơn 10 năm thành lập, giáo xứ đã được nhiều vị linh mục coi sóc, hiện nay do cha Vinhsơn Nguyễn Tốt Nghiệp, 72 tuổi, làm chính xứ. Tổng số giáo hữu vào khoảng trên 1000 nhân danh.

Từ khi được thành lập, giáo xứ đã tôn nhận Đức Trinh Nữ Maria Mẹ Thiên Chúa làm quan thầy, hàng năm lễ kính vào ngày 1 tháng 1 duơng lịch đựơc tổ chức rất long trọng. Khoảng năm 2002, giáo xứ đã vui mừng đón linh tuợng Đức Mẹ Lavang từ trung tâm hành hương Lavang. Thánh tượng đã được chính Đức Cha Giuse Hoàng Văn Tiệm – Giám mục Bùi Chu – làm phép trọng thể. Từ đó, với lòng sùng kính Đức Mẹ, giáo xứ đã tôn nhận Đức Mẹ Lavang làm quan thầy đệ nhị, tổ chức đại lễ vào tháng 8 hàng năm.

Giáo xứ đã khánh thành một lễ đài để dâng Đức Mẹ, với cây Đa được dựng lên giống với Lavang. Khi đó, Đức Giám mục giáo phận Bùi Chu đã gọi đây là một Lavang thứ hai. Đây là một niềm vui cho mọi thành phần dân Chúa nơi đây, hằng ngày họ đều tới linh đài để kính viếng và cầu nguyện với Đức Mẹ Lavang rất sốt sắng. Bà cụ Maria Tới cho chúng tôi biết: “Từ khi đón Đức Mẹ về, chúng tôi cảm thấy thật vui lắm, chúng tôi ở miền quê nghèo, chẳng thể có điều kiện vào tận Lavang viếng Đức Mẹ, giờ Đức Mẹ từ tận Lavang về ở với chúng tôi, hằng ngày chúng tôi đến đọc kinh cầu nguyện, được gần Đức Mẹ lắm”. Một bạn giới trẻ nói: “Mỗi khi đi qua nhà thờ, thấy Đức Mẹ bế Chúa đứng đó tươi cười chào, tôi thấy bình an và thanh thản tâm hồn”.

Để chuẩn bị cho đại lễ kính Đức Mẹ Lavang năm nay được tổ chức vào hai ngày 18-19/8, từ hàng tháng trước, bà con giáo dân trong giáo xứ đã tích cực thực hành các công việc đạo đức, thu dọn khuôn viên nhà thờ nhà xứ, tập luyện các bản dâng hoa đồng tiến, các bài hát, bản kinh kính Đức Mẹ.

Chương trình ngày đại lễ đựơc khởi đầu với cuộc rứơc kiệu Đức Mẹ Lavang cách trọng thể quanh khuôn viên nhà thờ giáo xứ và lễ đài Đức Mẹ. Sau đó là màn dâng hoa đồng tiến do hàng trăm người với trang phục đẹp mắt. Thánh lễ đồng tế do Cha Tổng đại diện giáo phận Bùi Chu cử hành vào lúc 17h00 ngày 18 tháng 9. Trong bài giảng lễ, Cha Tổng Đại diện đã quảng diễn về những ơn lành của Mẹ Thiên Chúa trong suốt hành trình cuộc đời, đặc biệt, ngài nhấn mạnh đến BẢY LỜI của Đức Mẹ được ghi lại trong Tin Mừng.

Buổi tối ngày 18, ngôi nhà thờ giáo xứ rực rỡ bởi những ánh đèn lung linh và mọi ngừơi gặp gỡ nhau nhân dịp quan thầy đệ nhị của giáo xứ.

Đúng 8h00 sáng ngày 19 tháng 8, Đức Cha Giuse Hoàng Văn Tiệm – Giám mục giáo phận Bùi Chu – đã về đến giáo xứ trong niềm vui hân hoan đón chào của Cha xứ và mọi thành phần dân Chúa nơi đây. Được biết, giáo xứ Thánh Mẫu trong các dịp lễ lớn luôn nhận được sự ưu ái của Đức Cha giáo phận, các thánh lễ chính tiệc thường do chính ngài chủ sự. Vào lúc 8h30, đoàn rước được tiến hành xung quanh khuôn viên Thánh đường và lễ đài Đức Mẹ. Đức Cha Giuse chào và chúc lành cho mọi thành phần dân Chúa.

Thánh lễ trọng thể kính Đức Mẹ Lavang, quan thầy đệ nhị giáo xứ Thánh Mẫu do Đức Cha Giuse chủ sự vào lúc 9h00 sáng tại lễ đài Đức Mẹ Lavang, cùng đồng tế với ngài có rất đông quý linh mục đến từ trong và ngoài giáo phận. Hàng ngàn giáo dân trong giáo xứ và các xứ họ lân cận đã tham dự thánh lễ cách sốt sắng. Khuôn viên của giáo xứ tràn ngập muôn màu sắc, cờ hoa và chan chứa niềm vui.

Bước vào Thánh Lễ, Đức Cha Giuse đã trịnh trọng chúc mừng Cha xứ và cộng đoàn giáo dân giáo xứ Thánh Mẫu trong ngày kính Đức Mẹ Lavang là quan thầy đệ nhị. Ngài nói “Người ta nhìn vào khung cảnh trang trọng của buổi lễ hôm nay, có nhiều ngừời bảo nhau: phải chăng đây là một đại lễ của một nhà thờ chính toà giáo phận ? Thưa, không phải vậy, chúng ta, mọi thành phần dân Chúa, từ Giám mục, linh mục và nam nữ tu sỹ cùng đông đảo anh chị em giáo hữu về đây để mừng kính Đức Mẹ Lavang là quan thầy của giáo xứ Thánh Mẫu - một miền đất có truyền thống tốt đẹp về lòng sùng kính Đức Mẹ”.

Trong bài chia sẻ Tin Mừng, dựa trên ý nghĩa của bài Tin Mừng trình thuật về biến cố Đức Mẹ đi thăm bà Êlisabet, Đức Cha Giuse đã nêu lên những ơn phúc của Đức Mẹ đựơc Thiên Chúa thương ban từ thuở đời đời. Ngài khởi đầu bài giảng của mình với câu chuyện Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II bị ám sát vào năm 1981 tại Rôma nhưng đựơc ơn Đức Mẹ gìn giữ cách lạ lùng. Sau đó ít lâu, ngài đã đến Fatima trịnh trọng dâng lên Đức Mẹ một triều thiên, đặc biệt có đính cả viên đạn đã xuyên vào cơ thể của Ngài. Đức cha Giuse mong muốn mọi hy sinh, mọi lời cầu nguyện và tất cả mọi công việc của giáo xứ sẽ được dâng lên cho Đức Mẹ, tất cả những ưu phiền lo lắng hay niềm vui hạnh phúc sẽ dâng lên và phó thác trong tay Đức Mẹ. Ở phần chính của bài giảng, Đức Cha Giuse nhấn mạnh về nhân đức Đồng Trinh Trọn Đời của Đức Mẹ. Lời kinh Lạy Nữ Vương được cất lên để kết thúc bài chia sẻ đầy ý nghĩa “Ôi nhân thay, ôi khoan thay, dịu thay, Thánh Maria trọn đời đồng trinh cầu cho chúng con!”.

Một điều đặc biệt trong Thánh Lễ hôm nay, sau bài giảng, Đức Cha Giuse đã long trọng cử hành nghi thức ban phép bí tích Thêm Sức cho 19 em thiếu nhi trong giáo xứ Thánh Mẫu. Đây là niềm vui lớn lao cho chính các em và gia đình cùng mọi thành phần dân Chúa hiện diện nơi đây. Để được lãnh nhận ấn tín ơn Chúa Thánh Thần hôm nay, các em đã trải qua 6 năm học hỏi theo chương trình Giáo Lý Hồng Ân (cấp I và cấp II). Các em thiếu nhi, cùng với người đỡ đầu tiến đến bên vị Giám mục giáo phận, dứơi chân Đức Mẹ Lavang để đựơc lãnh nhận Chúa Thánh Thần qua việc đặt tay và xức dầu, chúc bình an, để rồi từ nay, với ơn Chúa Thánh Thần, các em kiên trung giữ vững đức tin, sống đạo nhiệt thành và hăng say làm chứng cho Tin Mừng Tình Yêu của Chúa trong mọi hoàn cảnh giữa cuộc đời hôm nay.

Cha Vincent Nguyễn Tốt Nghiệp – chính xứ Thánh Mẫu – đã đại diện mọi thành phần dân Chúa trong giáo xứ nói lên tâm tình tri ân cảm tạ hồng ân Thiên Chúa, cảm tạ ơn lành của Đức Mẹ và cảm ơn sự ưu ái đặc biệt của Đức Cha giáo phận, cha Tổng Đại diện, quý Cha và mọi thành phần dân Chúa xa gần đã quan tâm đến giáo xứ và hiện diện trong ngày đại lễ này.

Kết thúc thánh lễ, Đức Cha Giuse đã long trọng ban phép lành với ơn toàn xá của Năm Thánh 2010 cho mọi thành phần dân Chúa hiện diện nơi đây.

Chương trình hai ngày Đại lễ kính Đức Mẹ Lavang của giáo xứ Thánh Mẫu được khép lại với Thánh lễ chiều ngày 19-8.

Một điều đặc biệt cần nhắc đến trong hai ngày đại lễ là về vấn đề thời tiết. Vào trưa ngày 18 – 9, những cơn mưa tầm tã trút xuống khiến ai ai cũng lo lắng vì các Thánh lễ đều phải đựơc cử hành ngoài lễ đài. Đã có phương án dời vào trong Thánh Đường. Tuy nhiên, mọi người vẫn tin tưởng Đức Mẹ sẽ cứu giúp. Đúng vậy, vào khoảng 15h00, chỉ nửa giờ trước khi rước kiệu diễn ra, trời tạnh mưa hoàn toàn, đem lại không khí mát mẻ và vô cùng dễ chịu. Mọi người vui mừng tạ ơn Đức Mẹ và dự lễ sốt sắng.

Vào sáng sớm ngày 19-8, trời u ám, thỉnh thoảng lại có sấm sét nổi lên, mưa nhỏ rả rích từng hạt khiến mọi ngừơi lại phải lo lắng. Nhưng quả là Đức Mẹ thương đoàn con cái nơi đây, lúc 8h30 khi đoàn lễ nghi tiến ra lễ đài và màn đồng tiến hoa bắt đầu, trời quang mây tạnh và không khí thoáng đãng mát mẻ. Suốt thánh lễ, bà con giáo dân tham dự dưới tiết trời mát mẻ, không mưa, không nắng hết sức dễ chịu. Điều đặc biệt, khi thánh lễ vừa kết thúc được vài phút, những cơn mưa nặng hạt từ đâu lại kéo đến, nhưng giờ đây, cơn mưa lại một lần nữa làm cho mọi người cảm nghiệm sâu sắc hơn sự chở che của Đức Mẹ. Nhiều người trầm trồ “Đây không là phép lạ của Đức Mẹ hay sao!?”.
 
Lễ Khấn Dòng 31 Nữ Tu Dòng Mến Thánh Giá Phan Thiết.
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
08:49 20/08/2010
PHAN THIẾT - Khấn Lần Đầu là “đổi trắng thay đen”, thay lúp trắng Tập sinh thành lúp đen Khấn sinh.Tân Khấn sinh cam kết đặt bước chân mình trong bước chân của Đấng Cứu Thế và mang lấy ách tình yêu của Ngài để dấn thân qua mọi nẻo đường phục vụ của đời dâng hiến.

Hình ảnh lễ khấn dòng

Ngày 19.8.2010, Đức Giám Mục Giuse Vũ Duy Thống chủ sự lễ Khấn Dòng tại nguyện đường Dòng Mến Thánh Giá Phan Thiết. Hội Dòng thu hoạch một mùa gặt mới với 31 Nữ Tu Khấn Lần Đầu.

Đức cha Giuse giảng lễ, suy niệm Tin mừng Mt 11,25-30.

Trang Tin Mừng chúng ta vừa lắng nghe là một trong số nhiều trích đoạn của thánh Matthêu, nêu lên một hình ảnh vừa cảm động, vừa ân cần của Đấng Cứu Thế gần gũi với cuộc sống nhân loại, qua những lời mời rất cụ thể: “ Hãy đến với Ta, hãy mang lấy ách của Ta, hãy học cùng Ta”. Trong thánh lễ khấn dòng hôm nay, xin được chia sẻ với cộng đoàn, cách riêng với 31 Khấn sinh một vài ý nghĩa cụ thể của việc Khấn Lần Đầu trong một hội dòng như Dòng Mến Thánh Giá Phan Thiết đây.

1. Hãy đến với Ta, Ta sẽ nâng đỡ bổ sức cho.

Khấn Lần Đầu là điểm đến của một quá trình tìm đến với Chúa Giêsu để được Ngài nâng đỡ bổ sức.

Đấng Cứu Thế gần gũi với con người. Từ trời cao, Ngài đã ân cần bước xuống thật gần với cuộc sống nhân loại. Ngài đến đồng hành với con người một và đã trở nên một người giữa mọi người. Ngài còn ân cần mời gọi con người tìm đến với Ngài để được nâng đỡ, để được bồi dưỡng bổ sức.

Các Khấn sinh trải qua một thời gian dài theo đuổi ơn gọi. Tuổi xuân người thiếu nữ ắt hẳn cũng bâng khuâng nghĩ về tương lai. Nhưng các chị đây lại âm thầm đi theo một nẻo đường. Dần dần gặp được thánh ý Chúa đã viết sẵn trên nẻo đường ấy. Mỗi ngày càng thấy rõ hơn lý tưởng cuộc đời chính là dung mạo Đấng cứu Thế, Đấng mà các chị sẵn sàng cam kết bước đi theo Ngài.

Rõ ràng đây là một hồng ân. Bởi vì, mỗi khi đã chọn lấy Chúa Giêsu và gắn kết với Ngài, các chị em bỏ lại sau lưng tất cả những gì không phù hợp. Đó là tình yêu tuổi trẻ, là những ước vọng, là những người thân yêu trong gia đình của mình. Hôm nay khân dòng là kết thúc một giai đoạn Tập sinh để chuyển sang giai đoạn Khấn sinh. Sự từ bỏ quyết liệt và dứt khoát hơn để chọn đối tượng của lòng mình là Đức Giêsu Kitô và đi theo Ngài suốt đời.

Trong lời nguyện nhập lễ, cộng đoàn đã nghe: Xin Chúa các chị em là những người đã hiến dâng cuộc đời mình cho Chúa mà không ngần ngại so đo. Đọc lên lời đó tôi cũng thấy tim mình bị rung động. Không biết 31 con tim của các Khấn sinh đây có thấy mình rung động chút nào không? Tuổi trẻ bây giờ lao đầu vào con đường yêu đương một cách dễ dàng và cũng dứt bỏ con đường ấy một cách thanh thản. Các bạn vẫn nói với nhau là yêu không so đo bỏ không đau khổ. Các Nữ Tu yêu Chúa và hiến thân cho Chúa không so đo điều gì. Xin đừng nói vế thứ hai. Hãy tiếp tục theo Chúa. Hôm nay yêu không so đo và ngày mai cũng không so đo để mà yêu Chúa. Có lúc nào đó mình cảm thấy so đo, rồi quên đi điều mình đã dấn bước hôm nay thì lúc ấy quả là một bước đường không vui trong cuộc đời dâng hiến. Mong rằng những đoan hứa dành cho Đức Kitô trong lời Khấn Dòng, các chị sẽ gặp được sự nâng đỡ của Ngài trên những nẻo đường mới.

2. Hãy mang lấy ách của Ta, ách của Ta thì êm ái, gánh của Ta thì nhẹ nhàng.

Trước mặt tôi, ở trên đường, có một chiếc xe bò vừa đi qua. Trên vai con bò là một chiếc ách. Mang ách vào là kéo theo cả gánh nặng của chiếc xe và cứ phải đi theo nẻo đường của người chủ.

Vậy mà Đấng Cứu Thế lại mời gọi: ai yêu mến Ngài thì hãy mang lấy ách của Ngài. Không phải là ách của chiếc xe bò mà là ách êm ái, ách nhẹ nhàng. Lời mời gọi thật lạ lùng. Khi người ta tự giới thiệu về mình có ai lại chọn hình ảnh của một gánh nặng không, chắc chắn là không. Trên Tivi hằng ngày, người ta tự giới thiệu về cửa hàng về mặt hàng của mình bao giờ cũng là những lời tốt đẹp. Thế mà Đấng Cứu Thế giới thiệu về mình lại chọn một thứ ngôn ngữ của gánh nặng, ngôn ngữ của ách. Các Nữ Tu mang lấy ách tình yêu của Đấng chịu đóng đinh để đi theo một con đường mà chính Đấng là Chủ đang mở ra. Các chị cam kết đặt bước chân mình trong bước chân của Đấng Cứu Thế và mang lấy ách của Ngài. Vì vậy, dù cuộc sống có nặng nề đến đâu, nhưng có tình yêu đặt vào thì tất cả được hóa giải để gánh trở thành nhẹ nhàng êm ái. Dòng Mến Thánh Giá là Hội Dòng chọn Đức Kitô chịu đóng đinh là đối tượng duy nhất của tình yêu của lòng trí. Kể cũng thật lạ! Không chọn cái gì nhẹ nhàng mà lại chọn Đấng chịu đóng đinh trên thánh giá, phải vác phải mang ách nữa chứ! Ngài có thành công gì đâu trước mắt người đời! Có nhẹ nhàng gì đâu trước mắt trần thế! Thế nhưng, Đấng chịu đóng đinh là hồng ân cứu rỗi. Chọn con đường theo Chúa là đi vào con đường hẹp. Một chọn lựa khôn ngoan vì đã chọn chính Đấng Cứu Độ. Thánh giá là đỉnh cao ơn cứu độ. Mến Thánh Giá là tình yêu cao nhất của đời dâng hiến. Từ đó nẻo đường cứu độ mở ra cho bản thân và có khả năng giúp cho những người khác tiến vào nẻo đường ấy.

3.Hãy học cùng Ta vì Ta hiền lành và khiêm nhường trong lòng.

Tôi tự hỏi, tại sao Đấng Cứu Thế không bảo học với Ngài sự thánh thiện, học sự khôn ngoan mà mời gọi học sự khiêm nhường, hiền lành? Đây là lần duy Ngài kêu gọi trong Phúc Âm, hãy đến học với Ngài mà lại học những đức tính nhân bản, khiêm nhường hiền lành. Nối kết lại, tôi nghĩ rằng: sự thánh thiện, sự khôn ngoan vốn là hồng ân Thiên Chúa ban cho con người, còn những đức tính nhân bản như khiêm nhường và hiền lành lại là những đức tính người ta phải tập tành, người ta phải trui rèn gọt dũa uốn nắn sao cho trở thành con người hoàn thiện phù hợp với kích thước của Đấng đang kêu gọi mình, Đấng mà mình dám cam kết dâng hiến cả cuộc đời để đi theo.

Đây chính là một lời mời, một quá trình rèn luyện tác động trên đời sống các chị em dài dài từ hôm nay cho đến chết.

Khiêm nhường là nhân đức cơ bản. Có được đức khiêm nhường là có tất cả. Trái lại, bỏ đức khiêm nhường thì tất cả các nhân đức khác cũng tự nhiên khoác áo đội mũ đi theo.

Hiền lành là dịu dàng, ngọt ngào, không thô bạo, không cứng cỏi. Hiền lành là nhân đức bao gồm tâm thế bên trong và phản ứng bên ngoài. Tâm thế bên trong thì luôn êm ái, hoà nhã, nghĩ tốt về người khác, yêu thương, khoan dung, thông cảm; phản ứng bên ngoài thì nhẹ nhàng, tôn trọng. Đấng Cứu Thế là Con Chiên hiền lành đón nhận lấy tất cả trong sự vâng phục và trở thành của lễ và là Đấng Cứu Độ cho mọi người. Đời dâng hiến, các Nữ tu được mời gọi để uốn nắn từ từ sao cho trở thành hiền lành như Đấng Cứu Thế. Hiền lành như là dáng đứng và cũng như là hình ảnh tuyệt đẹp mà những Nữ tu xuất hiện trước mặt cộng đoàn dân Chúa. Vì thế mà người ta vẫn bảo: em hiền như ma xơ. Các Soeur diễn tả nhân đức hiền lành trong ứng xứ cuộc sống để làm sáng lên vẻ đẹp Tin mừng.Vậy hãy ghi danh vào học trường Giêsu. Hãy học bài học hiền lành, dễ thương, không những chúng ta sẽ gặp được Thiên Chúa mà Thiên Chúa sẽ rũ sạch mọi vất vả, âu lo và chúng ta sẽ tìm được nguồn bình an cho tâm hồn.

Ba lời mời gọi của Đấng Cứu Thế cũng là ba lời khuyên Phúc Âm của đời dâng hiến. Hãy đến với Chúa với tinh thần từ bỏ và ở đó các chị em sẽ cảm nhận dài lâu hơn về đức khó nghèo. Hãy mang lấy ách của Chúa, nặng nề đó nhưng rất dịu dàng để chị em sống đức khiết tịnh. Hãy học nhân đức khiêm nhường hiền lành, đó cũng là cách học đức vâng phục trong đời hiến dâng.

Học với Thầy Giêsu suốt đời, lột bỏ những tự hào về khôn ngoan thông thái, sống hồn nhiên khiêm tốn như trẻ thơ, đó là điều cần thiết để mỗi người được Thầy Giêsu mạc khải và đưa vào thế giới của Thiên Chúa.
 
Chủng Sinh Thái Bình tổng kết mục vụ hè 2010
Trường Giang
17:03 20/08/2010
Tối nay, 20/08/2010, tại nhà hội Tòa giám mục Thái Bình, 66 thày chủng sinh của giáo phận, đang theo học tại Đại chủng viện thánh Giuse Hà Nội và chủng viện Thánh Tâm Mỹ Đức Thái Bình, tổng kết sau hai tháng mười ngày đi mục vụ hè.

Sau khi kết thúc khóa học 2009-2010, các thày chủng sinh được bề trên giáo phận sai đi làm mục vụ hè, tại hai giáo hạt được ưu tiên trong miền truyền giáo, đó là Hưng Yên và Thái Thụy. Sau nghi thức sai đi vào ngày lễ Thánh Tâm Chúa Giê su – Quan thày thứ nhất giáo phận Thái Bình (11/06/2010), các thày được cử đến những họ đạo xa xôi, hẻo lánh, ít người và thậm chí lòng đạo rất khô khan. Nay đã mãn hạn, các thày trở về mái nhà chung của giáo phận, để nhìn lại, để rút ra ưu khuyết điểm trong những ngày làm việc và để hoạch định hướng đi mới cho những kỳ hè tiếp theo.

Qua báo cáo tổng kết của thày Vinh sơn Hùng, đại diện giáo hạt Hưng Yên và thày Gioakim Diễn, đại diện giáo hạt Thái Thụy cho biết: Dù các thày có gặp những khó khăn về nơi ăn chốn ở, về địa bàn xa xôi, nhất là khi đến giáo họ còn rất ít người theo đạo, và còn nhiều vấn đề trở ngại khác nữa, nhưng các thày đã vượt qua và hoàn thành tốt công việc của mình. Cụ thể các phong trào của các giáo họ được nâng lên rõ rệt, nhất là việc học và dạy giáo lý, không chỉ các em nhỏ mà cả người lớn tuổi cũng xin được học. Chẳng hạn, thày F.X. Đinh Văn Trí là người được sai đến trực tiếp giúp ba giáo họ, thuộc giáo xứ thành phố Hưng Yên, nằm gần trung tâm thành phố, thày Trí cho biết: sau biến cố 1954, giáo dân di cư vào miền Nam bỏ lại cho quê hương một ngôi thánh đường dột nát, kèm thêm sự thiếu chủ chăn, nên đời sống Đức Tin của ba họ đạo này trở nên khô khan và nguội lạnh, có nhiều người bỏ đạo. Sau một thời gian dạy giáo lý và sống gần gũi với các gia đình trong giáo họ, các thày như “men”, “muối” đã dần làm cho Đức Tin của những gia đình này thức tỉnh, sau một thời gian dài “ngủ quên”. Trong ngày lễ Đức Mẹ hồn xác lên trời (15/08/2010) vừa qua, Đức cha Phê rô Đệ, chủ chăn giáo phận Thái Bình, đã rửa tội cho 12 anh chị em tân tòng. Trước đó mấy ngày, thày Vinh sơn Trần Văn Hùng cũng kết thúc khóa giáo lý, đã đưa ba anh chị em ở họ lẻ thuộc giáo xứ Tiên Chu gia nhập đạo Công Giáo, đưa con số tân tòng trong dịp hè của giáo hạt Hưng Yên lên đến 25 người. Tuy chưa phải đã có nhiều người trở lại đạo Công Giáo, nhưng đây cũng là dấu hiệu tích cực, là điểm nhấn cho phong trào “tái truyền giáo” cho giáo hạt Hưng Yên, như Đức cha Phê rô Đệ và cả giáo phận Thái Bình vẫn đang ngày đêm hướng về Hưng Yên và làm tất cả vì một Hưng Yên được “hồi sinh” sau bao nhiêu năm “nguội lạnh”.

Thày Thomas Trần Công Hoàng, giúp các họ lẻ thuộc giáo xứ Tràng Lũ, An Tràng, Quỳnh Phụ, Thái Bình cho biết: Thày đã mở hai lớp giáo lý: Lớn lên trong Chúa Thánh Thần (dành cho các em nhỏ tuổi) và lớp giáo lý căn bản (dành cho các em lớn tuổi). Các em học tập đều đặn hai buổi sáng-chiều vào các ngày trong tuần. Được thày Hoàng hướng dẫn cụ thể, bài bản, nên trong kỳ thi các em đạt điểm số rất cao. Bản thân các em cũng như các bậc phụ huynh mong ước trong những kỳ hè tiếp theo, bề trên tiếp tục cử các thày về dạy giáo lý cũng như tổ chức các hoạt động khác nữa cho các em.

Sau khi nghe hai thày đại diện hai giáo hạt báo cáo, cha G.B. Nguyễn Sơn Hải, Giám đốc chủng viện Thánh Tâm Mỹ Đức, đặc trách ơn gọi giáo phận Thái Bình nhận xét về mục vụ của các thày trong hơn hai tháng qua. Được biết hồi tháng 7 vừa qua, cha Hải đã đến thăm từng giáo họ, nơi các thày được sai đến, cha nhận định rằng: Các thày làm việc rất hăng say, nhiệt tình, sống gần gũi với giáo dân. Các thày được các cha xứ nhiệt tình giúp đỡ về mọi phương diện như: nơi ăn uống nghỉ ngơi, hoạch định chương trình cụ thể cho các thày làm việc tại mỗi giáo họ được cử đến. Các thày được giáo dân quý mến và tiếp đón cởi mở, giáo dân tạo điều kiện tốt để các thày an tâm làm việc. Có nhiều giáo họ muốn các thày dành thật nhiều thời gian trên lớp để dạy giáo lý cho con em họ, nên mỗi gia đình trong giáo họ mời thày giúp xứ đến gia đình ăn cơm, vừa tạo bầu khí gần gũi thày trò, vừa tiết kiệm thời gian để các thày đứng lớp nhiều giờ hơn. Điển hình là giáo họ Rồi Công Tây, giáo xứ Cao Mộc, được đón thày Giuse Nguyễn Đình Huynh về giúp. Khi hết hạn để trở về Đại chủng viện tiếp tục học tập, giáo dân không khỏi bùi ngùi và mong được đón Phần cuổi của buổi tổng kết, Đức cha giáo phận chia sẻ với các thày. Đức cha cám ơn các cha ban giám đốc chủng viện Thánh Tâm Mỹ Đức, các cha trong ban tổ chức, và đặc biệt các thày chủng sinh trong hơn hai tháng qua, đã miệt mài cộng tác với giáo phận trong công việc mục vụ hè. Đồng thời Đức cha động viên các cha và các thày cố gắng hơn nữa, vì lợi ích của các linh hồn. Đức cha chắc chắn rằng Thiên Chúa sẽ thêm sức và bù lại cho các cha, các thày bằng những ân huệ thiêng liêng lớn lao hơn nữa.

Sáng mai 21/08/2010, tại nhà nguyện Tòa giám mục, Đức cha sẽ chủ sự thánh lễ tạ ơn Thiên Chúa, về những ơn lành Thiên Chúa đã ban cho giáo phận Thái Bình, cách riêng cho các thày trong dịp mục vụ hè vừa qua. Sau đó Đức cha sẽ cùng các cha trong ban đào luyện, các cha làm việc tại Tòa giám mục và các thày chủng sinh sẽ đi dã ngoại một ngày. Điểm đến là dòng Xi-tô Nho Quan, Ninh Bình, thăm Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt (sau một thời gian chữa bệnh tại nước ngoài nay đã trở về), cha bề trên, các cha và các thày tại đan viện này. Kế đến đoàn ghé thăm Tòa giám mục Thánh Hóa, đi tắm biển Sầm Sơn, và sẽ trở lại Tòa giám mục Thái Bình vào tối ngày mai.

Kính chúc Đức cha, quý cha và quý thày một chuyến thăm quan mang lại nhiều ý nghĩa và bổ ích.
 
Lễ khánh thành và làm phép Nhà thờ giáo họ Bắc Mỹ xứ Lưu Mỹ
Paul Nguyễn Đình Khôi
17:04 20/08/2010
VINH - 20/08/2010. Đức Giám Mục Giáo Phận Vinh Phaolô Nguyễn Thái Hợp đã cắt băng khánh thành và chủ sự Thánh lễ làm phép Nhà thờ Giáo họ Bắc Mỹ, xứ Lưu Mỹ, hạt Bảo Nham – Giáo Phận Vinh. Nằm trên địa bàn xã Trù Sơn huyện Đô lương, Tỉnh Nghệ An.

Xem hình ảnh

Đồng tế với Đức Cha có các Cha: Pet Nguyễn Xuân Chính, Ant Hoàng Đức Luyến, Ant Phạm Thế Hưng, Jos Nguyễn Công Bình, Jos Trần Nam Thắng, Jos Nguyễn Xuân Phương, Jos Nguyễn Vạn Sáng, Jos Trần Ngọc Liêm, Pet Lưu Văn Thành, Pet Phan Văn Sen, Jos Trần Đức Ngợi, Cha Sĩ Dòng Phanxico,Thầy Phó Tế Jos Nguyễn Thanh Mai và linh Mục quản Xứ Lưu Mỹ Jos Trần Văn Phúc.

Trong bài giảng lễ, Đức Giám Mục chia sẻ về ý nghĩa đích thực của Đền thờ tâm linh, Ngài kêu gọi cần xây thêm và kiện toàn ngôi nhà của Đức Tin, của lòng nhân ái; ngôi nhà của tình liên đới, đoàn kết, tha thứ và sống hài hòa với anh chị em Lương dân xung quanh mình…

Buổi lễ quy tụ hơn 2000 giáo dân và đông đảo anh chị em lương dân trong khu vực tới tham dự, chia sẽ niềm vui với giáo họ Bắc Mỹ - Xứ Lưu Mỹ.

Được biết, Giáo họ Bắc Mỹ sinh ra từ xứ mẹ Lưu Mỹ. Trãi qua gần 50 năm với nhiều thăng trầm của lịch sử, hiện giáo họ có khoảng 400 giáo dân.

Vào năm 2005, Giáo họ đã dựng lên một nhà nguyện nhỏ làm bằng vật liệu Tre, Tranh, nhưng chưa được 01 năm thì gặp trận bảo lớn năm đó san bằng. Trong khi đó số giáo dân trong Giáo họ ngày càng tăng.

Vì nhu cầu cấp thiết, Linh mục quản xứ Jos Trần Văn Phúc đã can đảm mở rộng địa thế, san lấp mặt bằng và Ngài cùng giáo dân đã xây dựng nhà thờ mới.

Vào ngày 17/07/2008. Đức Giám Mục Phao lô Cao Đình Thuyên làm lễ đặt viên đá đầu tiên.

Sau 25 tháng xây dựng, hôm nay Đức Tân Giám mục Phao Lô Nguyễn Thái Hợp đã cắt băng khánh Thành, làm phép nhà thờ, cung hiến bàn thờ và dâng lễ tạ ơn.

Sau thánh lễ, đại diện giáo họ đã nói lời tri ân Đức Giám mục, các linh mục Tiền Nhiệm, các linh mục đồng tế, quý nam nam nữ Tu sĩ, quý Ân nhân và cộng đoàn dân Chúa, đã chung tay góp sức với giáo họ; đặc biệt trong lời cảm ơn, Giáo họ cũng đã nói lên những vất vã của giáo họ trong quá trình làm nhà thờ và được sự tận tâm, tận lực của Cha quản xứ Giuse Trần văn Phúc, quý bà con, thân nhân của Cha Phúc ở Sài Gòn, Biên Hòa … đã nhiệt tâm với giáo họ, nhờ đó giáo họ Bắc Mỹ mới có được ngôi thánh đường khang trang, tọa lạc trên mặt bằng thoáng rộng như hôm nay.

Thánh lễ diễn ra trong bầu khí trang trọng, thiêng liêng và sốt mến. Từ đây nơi vùng quê heo hút của miền Tây bắc Nghệ An có thêm một ngôi Thánh đường mới với ngọn tháp cao, vút tiếng chuông ngân, thúc dục bà con Lương Giáo hướng về sự thật, canh tân chính mình để xây dựng giáo hội, xây dựng quê hương, dân tộc ngày thêm vững mạnh, tốt đẹp hơn.
 
LM Joseph Nguyễn Thái được bổ nhiệm làm Linh mục Phối Trí Mục Vụ Công Giáo Việt Nam giáo phận Orange
VietCatholic
18:08 20/08/2010
TTCGVN - Ngày 13.8.2010 trong một văn thư gửi Cộng đồng CGVN giáo phận Orange, Đức Cha Tod Brown, giám mục Orange, đã bổ nhiệm LM Giuse Nguyễn Thái với chức vụ Phối trí viên tiển khởi cho Mục vụ Việt Nam trong giáo phận Orange. Với chức vụ này giáo phận Orange nhận thức sự lớn mạnh và sức sống của Cộng đồng CGVN và công nhận chỗ đứng vững chắc của thành phần người Việt trong giáo phận.

Cuộc họp trình bầy về chương trình mục vụ CGVN giáo phận Orange (Photo: William Nguyễn)

Với chức vụ mới này Cha Nguyễn Thái có địa vị ngang hàng là người đứng đầu trưởng ngành như các ngành mục vụ khác của giáo phận, vì thế sẽ làm việc bán phần ở Văn phòng Mục vụ Việt Nam ở Trung tâm Marywood và sẽ tham dự các buổi họp cùng với các trưởng các ngành khác.

Cha Thái sẽ chỉ thị tất cả các hoạt động xẩy ra ở Trung Tâm Công Giáo Việt Nam và sẽ cư ngụ tại đó.

Cha Thái cũng chịu trách nhiệm việc gây ngân qũy để hỗ trợ cho Trung tâm CGVN. Hằng năm Giáo phận Orange tiếp tục cho quyên tiền "lần thứ hai" trong tất cả các nhà thờ có thánh lễ bằng tiếng Việt Nam trong toàn giáo phận.

Trong thư Đức Cha Tod Brown ca tụng Cha Thái là người có tài năng và chắc chắn là được toàn thể Cộng đồng Việt Nam hỗ trợ.

Đức Cha Tod Brown cũng cho biết là Đức cha Dominic Mai Thanh Lương hiện cư ngụ tại Trung Tâm CGVN và vì thế Ngài sẽ hỗ trợ nhiều hơn cho Cộng đồng Công Giáo Việt Nam. Với nơi cư ngụ mới này Đức Cha Lương sẽ dễ dàng tham dự hơn vào các sinh hoạt liên quan tới Cộng đồng. Đức Cha Lương sẽ tiếp tục có văn phòng của Ngài đặt tại Trung Tâm Marywood và sẽ là đại diện giám quản cho Cha Nguyễn Thái.

Trong thư Đức Giám Mục giáo phận Orange cũng nhấn mạnh đến vai trò Ủy ban Linh mục Việt Nam, Hội đồng Mục vụ Việt Nam và Hội đồng Tài chánh Trung tâm Mục Vụ Việt Nam cần phối hợp và làm cố vấn cho Linh mục Phối trí viên.

Đặc biệt Hội Đồng Mục Vụ và Hội đồng Tài chánh cần phải có các vị trưởng được bầu lên để điều hành các buổi hội họp với sự giám sát và hướng dẫn của Linh mục Phối trí viên.

Cuối cùng, Đức Cha Tod Brown nhấn mạnh đến vai trò của Giới trẻ Việt nam cho tầm nhìn xa của Cộng đồng CGVN. Vì thế cần thiết phải huấn luyện vai trò lãnh đạo giới trẻ và mục vụ cho giới trẻ. Một linh mục thích hợp sẽ được bổ nhiệm toàn phần làm việc cho Giới trẻ Việt Nam trong giáo phận. Ngài cũng mong ước cấp học bổng cho ít là 4 linh mục Việt Nam theo học Khóa Chứng chỉ Quốc gia hầu đáp ứng được những kĩ năng thiết thực và lợi ích cho giới trẻ.

Đức Giám Mục Otange cũng cung cấp học bổng cho lãnh đạo giáo dân để học các khóa thích hợp nhắm khuyến khích các hoạt động hữu ích hầu làm việc hòa hợp giữa giáo sĩ - giáo dân với nhau. Cộng đồng CGVN một khi phát triển được lãnh đạo, chắc chắn Cộng đồng sẽ vững mạnh. Đức Cha Tod Brown viết rằng: "Nếu chúng ta muốn các bạn trẻ Công giáo có ý thức mình là chủ thể giáo hội địa phương, thì chúng ta phải huấn luyện họ thành các người lãnh đạo và cho họ cơ hội phát triển các kế hoạch và để họ đem áp dụng các đề nghị của họ".

Cuối cùng, Đức giám mục Orange cám ơn về các nỗ lực của ban kế hoạch giáo dân và cầu chúc chương trình 5 năm của Cộng đồng CGVN khi cùng nhau đem ra thực hiện sẽ mang lợi ích thiết thực.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Thiếu lửa truyền giáo tại Việt Nam?
FX. Trần Kim Ngọc, OP.
10:38 20/08/2010
Dẫn nhập

“Không có lửa làm sao có khói”, công việc truyền giáo sẽ không bao giờ tốt được nếu không có lửa truyền giáo. Văn kiện “Đối thoại và rao truyền” của Hội đồng Toà thánh về Liên lạc với các tôn giáo có nêu lên những khó khăn, có những khó khăn xuất phát từ trong chính Giáo Hội nhưng cũng có những khó khăn đến từ phía bên ngoài; ở đây bài viết chỉ nêu lên những khó khăn tạo nên sự thiếu lửa trong công cuộc truyền giáo theo tình hình tại Việt Nam; và người viết tự hỏi có phải những khó khăn đó tạo nên tình trạng thiếu lửa trong việc truyền giáo qua những khía cạnh được nêu lên dưới đây hay không.

1. Thiếu nhân lực truyền giáo

Trong những thập niên gần đây, con số người đi tu tại Việt Nam không có dấu hiệu sút giảm mà tăng lên thì có. Các dòng tu ở nước ngoài đến Việt Nam tuyển ơn gọi cũng nhiều, có nhiều dòng tu cũng như tu hội được thành lập, có nhiều tỉnh dòng được khai sinh, nhiều đại chủng viện được tái hoạt động, nhiều giáo xứ được hình thành, một vài địa phận ra đời. Đội ngũ giáo lý viên không ngừng gia tăng. Các hội dòng chuyên về truyền giáo cũng nhiều. Các hiệp hội giáo dân hay nhóm công giáo tiến hành ngày càng sinh hoạt sầm uất hơn. Nhân lực làm việc mục vụ ngày càng tăng lên, có thể nói nhân sự làm việc cho lãnh vực này là không thiếu, nhưng lại thiếu người đi truyền giáo, nhân sự truyền giáo hầu như không có! Các tổ chức hay các đơn vị đều lấy mục tiêu truyền giáo làm mục tiêu chính nhưng lại không chuyên tí nào: Cơ quan này, tổ chức kia; hội đoàn này, dòng tu nọ; địa phận này, giáo xứ kia; tất cả đều lấy việc truyền giáo làm mục tiêu chính; nhưng lại chẳng có một tổ chức nào chuyên về việc truyền giáo.

2. Thiếu đào tạo

Thử thực hiện một cuộc phỏng vấn bỏ túi xung quanh các xứ đạo lớn và có sinh hoạt sầm uất để xem người ta nói như thế nào về ơn gọi truyền giáo và tinh thần truyền giáo; thử lướt qua các nhà thờ để xem các áp phích kêu gọi truyền giáo; thử đọc lại các thư mục vụ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam để xem có đề cập đến việc truyền giáo không. Có thể nói là nhiều chỗ nói về truyền giáo, và Giáo Hội tại Việt Nam cách đây mấy năm đã lấy một năm làm năm thánh truyền giáo; năm nay Giáo Hội lại mừng năm thánh đặc biệt để gây ý thức hơn nữa nơi các thành phần Dân Chúa về công cuộc loan báo Tin Mừng cho đồng bào. Ai ai cũng ý thức về trách nhiệm, sứ vụ truyền giáo; và rất nhiều người tha thiết với công cuộc truyền giáo, nhưng lại không biết phải bắt đầu từ đâu, phải làm gì và phải làm như thế nào; do đó chẳng có ai dám ra đi truyền giáo. Sợ đi truyền giáo đó là tình trạng chung của các tín hữu giáo dân. Chúng tôi tiếp xúc nhiều người tín hữu giáo dân, có người tham gia vào nhiều công việc của giáo xứ, sinh hoạt trong nhiều hội đoàn. Có thể nói họ rất gương mẫu và nhiệt tình trong mọi công việc của giáo xứ, nhưng khi đề cập đến việc truyền giáo hay mời gọi đi truyền giáo thì họ trả lời là bận nhiều việc, và không biết phải truyền giáo như thế nào. Việc dạy giáo lý như thế nào đến nỗi khiến người giáo dân rất sợ ra đi truyền giáo?! Đó là một lỗ hổng lớn trong việc dạy giáo lý phổ thông cho học sinh. Tại sao lại có lỗ hổng lớn như vậy? Trách nhiệm đào tạo thuộc về ai? Hẳn là mỗi người có thể tự đi tìm câu trả lời cho câu hỏi ấy, và mỗi người đều có một phần trách nhiệm trong lỗ hổng ấy!

3. Thiếu tổ chức

Cứ đến các giáo xứ từ trong nam ra ngoài bắc, chúng ta sẽ thấy nếp sống đạo ở đâu cũng rất rầm rộ với các cuộc rước linh đình, lễ lạc hoành tráng. Các giáo xứ có nhiều hội đoàn sinh hoạt đều đặn, có người tham gia hết hội này đến hội kia, đi họp đi hành liên miên. Trong các thánh lễ và trong các buổi chầu, lời nguyện mời gọi ra khơi vẫn thường vang lên. Nếp sống đạo sinh hoạt đang chiếm ưu thế trong các giáo xứ. Nếp sống đạo hình thức hay nặng về sĩ diện đang đè nặng trên tâm thức của người giáo dân. Trong các dịp lễ lớn, cụ thể là lễ Chúa Giáng Sinh, các xóm đạo đua nhau làm hang đá, đèn ngôi sao; các xóm đua nhau xem xóm nào, nhà nào hoành tráng hơn...! Hội đoàn này tổ chức lễ làm sao phải to hơn hội đoàn kia! Phải chăng đó là “căn bệnh trầm kha” trong nếp sống đạo tại Việt Nam? Và cái nếp sống đạo đó có liên quan đến “tính đoàn lũ”, nghĩa là người ta đi lễ thì mình cũng đi lễ, người ta làm cái này thì mình cũng làm theo mà không biết là mình làm vì cái gì?

Cũng như các công việc khác, truyền giáo sẽ không đi tới đâu, nếu không có tổ chức, hoặc là mạnh ai nấy làm! Khi hỏi những người giáo dân nhiệt tình trong việc truyền giáo, thì họ cũng không được hướng dẫn hay trợ giúp từ các cấp có thẩm quyền, thậm chí là họ không được tin tưởng để được giao cho sứ mạng truyền giáo. Nhiều người đang tự phát làm cái công việc cao quý và phức tạp này. Nhưng như đã biết, việc gì mà tự phát thì sẽ không có độ bền, cũng chẳng đi tới đâu rồi lạc gây xáo trộn dẫn đến việc chia rẽ thành phái này phe kia. Không có tổ chức thì việc làm sao chạy được! Vấn đề là ai tổ chức đây? Và tổ chức như thế nào?

4. Thiếu mục tiêu

Nhiều giáo xứ phát động ra quân truyền giáo rất bài bản, rồi huy động nhà nhà và người người ra đi truyền giáo, thấy người ta ra quân truyền giáo cứ như là mở hội đua tài: làm hết việc này qua việc khác, không việc gì mà không làm. Nhưng thử hỏi ai cũng đi truyền giáo thì truyền giáo cho ai!? Ai cũng là thầy dạy thì hỏi đâu ra học trò!? Ai cũng là linh mục lấy ai làm giáo dân!? Cỡi ngựa xem hoa, làm qua loa đại khái đang là tình trạng phổ biến tại các giáo xứ và trong các tổ chức khác. Giáo Hội mở năm thánh truyền giáo, lễ ra quân rất là hoành tráng, nhưng xong rồi thì đâu vào đấy, tướng chẳng thấy mà quân cũng chẳng còn! Làm bất cứ việc gì cũng cần phải có mục đích và phải có kế hoạch. Phải chăng việc truyền giáo đang thiếu một chiến lược, định hướng và mục tiêu cụ thể?

5. Thiếu cộng tác

Các thành phần trong gia đình Giáo Hội tại Việt Nam rất phong phú: 26 địa phận, nhiều dòng tu nam nữ, nhiều hiệp hội công giáo tiến hành, nhiều hội đoàn... Nhưng trong vấn đề truyền giáo thì lại thiếu sự phối hợp. Không ai, không tổ chức nào có thể ôm nổi sứ mệnh lớn lao này được đâu! Đức Giêsu đã dạy các môn đệ là “mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này: là anh em có lòng yêu thương nhau" (Ga 13,35). Làm sao mà truyền giáo được khi mạnh ai nấy làm, yếu ai nấy chết, chia năm sẻ bảy, theo bè chia phái!? Để có sự cộng tác thì điều đầu tiên là phải có tình yêu thương với nhau, chỉ cần có lòng yêu thương nhau thì đã là truyền giáo rồi, là một cách truyền giáo hiệu quả nhất! Theo tinh thần của Giáo Hội, tông đồ truyền giáo cần có sự cộng tác của nhiều người trong Giáo Hội thì việc chung của Giáo Hội mới tiến triển được, thế nhưng công việc này tiến triển tới đâu? Chúng ta có thúc đẩy việc này hay là đưa tay cản lối? Và tổ chức nào hay ai có thẩm quyền để phối hợp những khác biệt hợp nhất trong một sứ vụ chung đây?

6. Thừa mà lại thiếu

Họ họ, xứ xứ... lo xây cất nhà thờ nhà thánh. Không biết bao nhiêu tiền của tập trung vào các công trình xây cất! Liệu có thừa giấy vẽ voi khi một giáo xứ ở vùng quê nghèo có khoảng 1000 giáo dân mà lại xây dựng một ngôi thánh đường ngốn hết 4-6 tỉ...? Thử hỏi giáo xứ ấy dành tiền cho việc truyền giáo được bao nhiêu?

Xứ xứ, dòng dòng lo đi làm việc bác ái xã hội. Trong những dịp thiên tai bão lụt, trong những dịp lễ đặc biệt như Chúa Giáng Sinh, đâu đâu cũng thấy người ta quyên góp tiền của, áo quần, gạo bánh... để đi làm từ thiện. Đức Gioan Phaolô II, trong thông điệp Redemptoris Missio, nói rằng việc bác ái từ thiện không thể thay thế cho công việc rao giảng Tin Mừng. Rao giảng sứ điệp cứu đổ phải là công việc ưu tiên hàng đâu. Thực tế tại Việt Nam có làm người lại không khi người ta chú tâm vào việc bác ái xã hội mà lơ là việc rao giảng sứ điệp cứu độ? Chúng ta chưa tận dụng hết những khả năng mình có để rao giảng Tin Mừng, chưa tận dụng mọi cơ hội để nói về Đức Kitô. Thánh Phaolô khuyên nhủ đệ tử của mình: “Hãy rao giảng lời Chúa, hãy lên tiếng, lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện; hãy biện bác, ngăm đe, khuyên nhủ, với tất cả lòng nhẫn nại và chủ tâm dạy dỗ. Phần anh, hãy thận trọng trong mọi sự, hãy chịu đựng đau khổ, làm công việc của người loan báo Tin Mừng và chu toàn chức vụ của anh” (2 Tm 5,2.5).

Không ai phủ nhận sự cần thiết của công việc bác ái từ thiện. Nhưng cứ làm mà không tính toán, thì vô hình chung những việc làm như thế lại biến những con người đón nhận những của trợ cấp thành những người chỉ biết ăn chực nằm chờ, ngồi chờ sung rụng. Cứ cho người ta cá mà không cho người ta cái cần câu, để tự người ta đi câu cá lấy thì cứ tưởng là ta giúp họ, nhưng thực ra lại đang làm cho họ thêm thê thảm hơn! Nhân lực làm bác ái từ thiện thì nhiều, nhưng làm việc truyền giáo lại không bao nhiêu! Thừa mà lại thiếu!

Sứ mạng đến với muôn dân không chỉ ở việc cho người ta nhiều cơm áo gạo tiền, nhưng trên hết phải mang sứ điệp cứu độ của Đức Kitô đến cho họ. Thánh Phêrô đã làm rõ sứ mạng đó: “Vàng bạc thì tôi không có; nhưng cái tôi có, tôi cho anh đây: nhân danh Đức Giêsu Kitô người Nadarét, anh đứng dậy mà đi!” (Cv 3,6). Trong thông điệp đầu tay, Đức Bênêdictô XVI nhấn mạnh đến ba chiều kích của Giáo Hội: rao giảng Đức Kitô (truyền giáo), cử hành mầu nhiệm Đức Kitô (phụng vụ) và thực thi đức ai (tông đồ bác ái). Hình vào tình hình Giáo Hội tại Việt Nam, có phải ba chiều kích này đang bị đảo ngược ưu tiên? Người viết nêu thắc mắc này, chứ không dám đưa ra câu trả lời!

Đức Kitô phải là ưu tiên hàng đầu trong sứ mạng đến với muôn dân. Nếu việc bác ái xã hội không gắn liền với công cuộc truyền giáo thì chẳng ăn nhằm gì! Người nghèo không bao giờ thiếu trong đời mình (xc. Ga 12,8), nhưng cần tận dụng mọi cơ hội để cho họ chính Đức Kitô (xc. 2 Tm 5,2), Đấng vốn giàu sang đã tự nên nghèo để cho con người được sung túc (xc. 2 Cr 8,9) và sống dồi dào (xc Ga 10,10).

Tạm kết

Đức Bênêdictô XVI trong nhiều lần và nhiều nơi nêu lên tình trạng Giáo Hội đang phải đối diện với trào lưu dửng dưng với tôn giáo. Liệu tình trạng dửng dưng với tôn giáo hay với chân lý tuyệt đối có ảnh hưởng đến tình hình truyền giáo tại Việt Nam hay không? Người viết không dám đưa ra câu trả lời! Công cuộc truyền giáo tại Việt Nam tiến chậm hay nói cách chua cay hơn là dừng chân tại chỗ là do nhiều nguyên nhân, nhưng có lẽ một nguyên nhân không kém phần quan trọng là việc “thiếu lửa”. Thiết tưởng công việc truyền giáo tại Việt Nam chỉ có thể tiến triển tốt đẹp, và lửa truyền giáo mới có thể cháy lên trên quê hương chúng ta chỉ khi các thành phần của đại gia đình Giáo Hội tại Việt Nam hiệp thông với nhau và cùng nhau thi hành mệnh lệnh truyền giáo của Đức Giêsu Kitô qua lời nhắn nhủ trong sứ điệp của Đức Thánh Cha gửi cho Cộng Đồng Dân Chúa tại Việt Nam nhân dịp khai mặc Năm Thánh 2010: “Năm Thánh cũng là một thời gian đặc biệt dành cho chúng ta để làm mới lại công việc loan báo Tin Mừng cho anh em đồng bào, và để chúng ta ngày càng trở nên một giáo hội của Hiệp Thông và Sứ Vụ.”
 
Tin Đáng Chú Ý
DB Hoa Kỳ cầu nguyện cho nạn nhân bị đánh chết ở Cồn Dầu
BPSOS
08:32 20/08/2010
HTĐ ngày 18/8/10 -- Đáp ứng lời yêu cầu của DB Christopher Smith (Cộng Hoà, NJ), DB Frank Wolf (Cộng Hoà, VA) ngưng buổi phúc trình trong một phút để mọi người cầu nguyện cho hương hồn của anh Nguyễn Thành Năm, người đã bị chính quyền Đà Nẵng truy bức và đã chết vì chấn thương do sự tra tấn bởi dân phòng và công an Cồn Dầu đầu tháng 7 vừa qua.

Trong không khí trang nghiêm của Quốc Hội Hoa Kỳ, nhiều người đã mủi lòng và không cầm được nước mắt.

DB Smith ngỏ lời yêu cầu ngay sau phần tường trình của Ông Nguyễn Thành Tài, anh ruột của Nguyễn Thành Năm.

Ông Tài điều trần tại Hạ Viện HK (ảnh BPSOS)
Từ Houston đến Hoa Thịnh Đốn lần đầu, Ông Tài dùng hình ảnh để trình bày về những diễn tiến dẫn đến cuộc đàn áp của công an và cái chết của ngưởi em ruột. Dơ tấm hình của người em đã ngã gục vì tranh đấu cho công lý và tự do tôn giáo, Ông Tài sụt sùi kể lại những lần tra tấn dã man.

Theo Ông, ngày 2 tháng 7, dân phòng và công an địa phương đã bắt em của Ông, còng tay lại, bắt quỳ xuống giữa ruộng.

“Họ đạp đầu em tôi xuống bùn, đá tới tấp vào lưng, đấm vào ngực, đánh vào hai bên thái dương.”

Ông cho biết cô em dâu khi biết tin đã chạy đến quỳ lạy xin tha cho chồng nhưng vô ích.

Khi Ông Năm đã bị đánh mềm người, công an ra lệnh người vợ đem chồng về tắm rửa, lau chùi cho sạch máu để phi tang. Qua ngày hôm sau Ông Năm đã ra đi để lại vợ con và bà mẹ già.

“Khi hấp hối, máu đã trào ra tai, mũi, họng của em tôi. Em tôi ôm chân mẹ tôi và chết trong tay người mẹ già. Thế mà chính quyền tuyên bố rằng em tôi chết vì bệnh đột quị,” Ông Tài kể lại.

Những nhân chứng người Việt khác đều nói lên sự tra tấn dã man đối với thân nhân họ.

Các dân biểu Hoa Kỳ tham dự đều lắc đầu khi một nhân chứng kể lại việc công an đã lột truồng một phụ nữ, treo lên và đánh đập tàn nhẫn. Một phụ nữ khác đã bị công an dùng súng lục đưa vào âm hộ để hăm doạ.

“Không có tội, tao đánh cho chúng mày phải nhận tội. Nhận tội rồi, tao đánh cho chúng mày phải chừa” là lời nói của công an theo lời tường thuật của một nhân chứng có em ruột bị bắt và được thả sau ba ngày bị đánh đập triền miên.

DB Cao Quang Ánh (Cộng Hoà, LA ), người yêu cầu buổi phúc trình của Uỷ Hội Nhân Quyền Tom Lantos, lên án các hành vi vi phạm tự do tôn giáo một cách thô bạo và có tính cách thách thức lương tâm thế giới.

“Tôi kêu gọi Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào danh sách CPC,” Ông nói.

DB Smith cho biết là cả ba vị dân biểu tham dự buổi điều trần đang bàn với nhau kế hoạch đi Việt Nam.

“Chúng tôi sẽ đến dự thánh lễ tại nhà thờ Cồn Dầu”, Ông phát biểu.

Ông Tài đã đặc biệt cảm ơn DB Smith đã hai lần giúp gia đình Ông. Cựu thuyền nhân ở Hồng Kông, năm 1998 Ông và vợ cùng hai con đã đến được Hoa Kỳ trong chương trình ROVR (Cơ Hội Tái Định Cư Cho Người Việt Hồi Hương) sau khi bị hồi hương về Việt Nam. Đáp ứng cuộc vận động của BPSOS, năm 1995 DB Smith áp lực Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đưa ra chương trình ROVR.

Chương trình này đã đưa trên 18 ngàn cựu thuyền nhân đến Hoa Kỳ sau khi hồi hương. Sau đó, chương trình này được nới rộng để định cư nốt số 2 ngàn cựu thuyền nhân kẹt lại ở Phi Luật Tân.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Dấu Thời Gian - Aging
Richard Drysdale
22:16 20/08/2010

DẤU THỜI GIAN - Aging



Ảnh của Richard Drysdale

Thời gian độc dược

ta tu hàng ngày !

Time is a poison we swallow everyday !

-Lưu Văn Vịnh-

(nđc phóng ngữ)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền