Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:57 20/08/2013
THIÊN LÝ NHÃN VÀ THUẬN PHONG NHĨ
Quang Hoa thiên vương trước đây là một ngọn đèn dầu bên cạnh Phật tổ Như Lai, ngày đêm hút lấy linh khí của Phật tổ mà biến thành Hỏa Tinh (con tinh lửa).
Quang Hoa thiên vương đi đến núi Ly Lâu, thổ địa công nói với ông ta:
- “Trấn thủ sơn huyệt này là hai con yêu tinh thích ăn thịt người là Thiên Lý Nhãn và Thuận Phong Nhĩ, bây giờ có lẽ chúng nó đang chuẩn bị muốn ăn thịt ngài rồi đó.”
Khi Quang Hoa thiên vương đi gần đến núi Ly Lâu thì niệm thần chú, một ngọn lửa ngùn ngụt từ ngón tay của ông ta phun ra, toàn bộ ngọn núi đều ngập trong biển lửa, Thiên Lý Nhãn và Thuận Phong Nhĩ lập tức hiện nguyên hình, Quang Hoa thiên vương lấy cây thương hàng ma phục quái ra, khiến chúng nó nhúc nhích không được, tiếp theo là cho chúng nó ăn hai viên hỏa đan, chỉ cần ai muốn ăn thịt người thì lập tức toàn thân phát ra lửa.
Từ đó về sau, hai con yêu quái này chỉ biết ngoan ngoãn ở bên cạnh Quang Hoa thiên vương.
(Minh, Dư Tượng Đẩu “Nam du ký”)
Suy tư:
Truyện thần thoại:
Lai lịch của Quang Hoa thiên vương chỉ là ngọn đèn dầu thắp sáng bên cạnh Phật tổ, được hút linh khí của Phật tổ mà thành con yêu tinh lửa có pháp thuật cao cường, có thể hàng ma phục quái.
Kinh Thánh cựu ước:
Từ bùn đất Thiên Chúa tạo dựng nên con người và thổi sinh khí của Ngài vào, khiến bùn đất trở thành con người, và đặt con người thay mặt Ngài làm chủ vạn vật, lại được làm con của Thiên Chúa.
Suy niệm Tân ước:
Con người phạm tội và bị mất tất cả những ân huệ mà Thiên Chúa ban cho, nhất là mất ơn làm con Chúa và phải chết. Nhưng vì yêu thương con người do mình tạo dựng, Thiên Chúa đã sai Con Một của mình là Đức Chúa Giê-su xuống thế làm người, chịu đau khổ, chịu chết trên thập giá, mai táng trong mồ đá và ba ngày sau sống lại để những ai tin vào Ngài thì được cứu độ.
Nhờ bí tích Rửa Tội mà người Ki-tô hữu được tái sinh làm con Thiên Chúa, được hứa hưởng phúc trường sinh trên thiên đàng với Thiên Chúa nếu họ nghe và thực hành Lời Chúa trong cuộc sống của mình.
Nhờ đức tin mà người Ki-tô hữu có thể “hàng ma phục quái”, tức là chiến thắng ma quỷ và những cám dỗ của nó; nhờ đức tin mà người Ki-tô hữu đón nhận từ ơn này đến ơn khác của Thiên Chúa ban cho họ trong cuộc sống đời thường.
-------------
http://jmtaiby.blogspot.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Quang Hoa thiên vương trước đây là một ngọn đèn dầu bên cạnh Phật tổ Như Lai, ngày đêm hút lấy linh khí của Phật tổ mà biến thành Hỏa Tinh (con tinh lửa).
Quang Hoa thiên vương đi đến núi Ly Lâu, thổ địa công nói với ông ta:
- “Trấn thủ sơn huyệt này là hai con yêu tinh thích ăn thịt người là Thiên Lý Nhãn và Thuận Phong Nhĩ, bây giờ có lẽ chúng nó đang chuẩn bị muốn ăn thịt ngài rồi đó.”
Khi Quang Hoa thiên vương đi gần đến núi Ly Lâu thì niệm thần chú, một ngọn lửa ngùn ngụt từ ngón tay của ông ta phun ra, toàn bộ ngọn núi đều ngập trong biển lửa, Thiên Lý Nhãn và Thuận Phong Nhĩ lập tức hiện nguyên hình, Quang Hoa thiên vương lấy cây thương hàng ma phục quái ra, khiến chúng nó nhúc nhích không được, tiếp theo là cho chúng nó ăn hai viên hỏa đan, chỉ cần ai muốn ăn thịt người thì lập tức toàn thân phát ra lửa.
Từ đó về sau, hai con yêu quái này chỉ biết ngoan ngoãn ở bên cạnh Quang Hoa thiên vương.
(Minh, Dư Tượng Đẩu “Nam du ký”)
Suy tư:
Truyện thần thoại:
Lai lịch của Quang Hoa thiên vương chỉ là ngọn đèn dầu thắp sáng bên cạnh Phật tổ, được hút linh khí của Phật tổ mà thành con yêu tinh lửa có pháp thuật cao cường, có thể hàng ma phục quái.
Kinh Thánh cựu ước:
Từ bùn đất Thiên Chúa tạo dựng nên con người và thổi sinh khí của Ngài vào, khiến bùn đất trở thành con người, và đặt con người thay mặt Ngài làm chủ vạn vật, lại được làm con của Thiên Chúa.
Suy niệm Tân ước:
Con người phạm tội và bị mất tất cả những ân huệ mà Thiên Chúa ban cho, nhất là mất ơn làm con Chúa và phải chết. Nhưng vì yêu thương con người do mình tạo dựng, Thiên Chúa đã sai Con Một của mình là Đức Chúa Giê-su xuống thế làm người, chịu đau khổ, chịu chết trên thập giá, mai táng trong mồ đá và ba ngày sau sống lại để những ai tin vào Ngài thì được cứu độ.
Nhờ bí tích Rửa Tội mà người Ki-tô hữu được tái sinh làm con Thiên Chúa, được hứa hưởng phúc trường sinh trên thiên đàng với Thiên Chúa nếu họ nghe và thực hành Lời Chúa trong cuộc sống của mình.
Nhờ đức tin mà người Ki-tô hữu có thể “hàng ma phục quái”, tức là chiến thắng ma quỷ và những cám dỗ của nó; nhờ đức tin mà người Ki-tô hữu đón nhận từ ơn này đến ơn khác của Thiên Chúa ban cho họ trong cuộc sống đời thường.
-------------
http://jmtaiby.blogspot.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:00 20/08/2013
N2T |
8. Ghen ghét là vì nhìn thấy người khác giỏi hơn mình, nên trong lòng nảy sinh một buồn bực không duyên cớ.
(Thánh Thomas Aquinas)------------
http://jmtaiby.blogspot.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Chúa nhật 21: Phấn đấu qua cửa hẹp vào nước trời
Lm. Đan Vinh
09:27 20/08/2013
CHÚA NHẬT 21 THƯỜNG NIÊN C
Is 66,18-21 ; Dt 12,5-7.11-13 ; Lc 13,22-30
PHẤN ĐẤU QUA CỬA HẸP VÀO NƯỚC TRỜI
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Lc 13,22-30
(22) Trên đường lên Giê-ru-sa-lem, Đức Giê-su đi ngang qua các thành thị và làng mạc mà giảng dạy. (23) Có kẻ hỏi Người: “Thưa Ngài, những người được cứu thoát thì ít, có phải không ?” Người bảo họ: (24) “Hãy chiến đấu để qua được cửa hẹp mà vào. Vì tôi nói cho anh em biết: Có nhiều người sẽ tìm cách vào mà không thể được”. (25) Một khi chủ nhà đã đứng dậy và khóa cửa lại, mà anh em còn đứng ở ngoài, bắt đầu gõ cửa mà nói: “Thưa Ngài, xin mở cho chúng tôi vào !”, thì ông sẽ bảo anh em: “Các anh đấy ư ? Ta không biết các anh từ đâu đến !” (26) Bấy giờ anh em mới nói: “Chúng tôi đã từng được ăn uống trước mặt Ngài, và Ngài cũng đã từng giảng dạy trên các đường phố của chúng tôi”. (27) Nhưng ông sẽ đáp với anh em: “Ta không biết các anh từ đâu đến. Cút đi cho khuất mắt Ta, hỡi tất cả những quân làm điều bất chính !” (28) “Ở đó anh em sẽ khóc lóc nghiến răng, khi thấy các ông Áp-ra-ham, I-xa-ác và Gia-cóp cùng tất cả các ngôn sứ được ở trong Nước Thiên Chúa, còn mình lại bị đuổi ra ngoài. (29) Thiên hạ sẽ từ Đông Tây Nam Bắc đến dự tiệc trong Nước Thiên Chúa. (30) Và kìa, có những kẻ đứng chót sẽ lên hàng đầu, và có những kẻ đứng đầu sẽ xuống hàng chót”.
2. Ý CHÍNH: Trong Tin mừng hôm nay, Lu-ca ghi lại những đòi hỏi của Đức Giê-su để được vào Nước Thiên Chúa là phải đi qua “cửa hẹp”, tức là phải tránh làm điều ác. Thực tế xảy ra là dân ngoại sẽ từ khắp bốn phương thiên hạ đến tham dự bàn tiệc Nước Thiên Chúa chung với các Tổ phụ dân Do thái, đang khi chính dân này lại bị loại ra ngoài Nước Thiên Chúa để vào trong hỏa ngục, nơi phải khóc lóc và nghiến răng.
3. CHÚ THÍCH:
- C 22-24: + Đức Giê-su ngang qua các thành thị và làng mạc mà giảng dạy: Trên đường từ miền Ga-li-lê (Bắc), theo đường bộ về Thủ đô Giê-ru-sa-lem thuộc miền Giu-đê (Nam), Đức Giê-su đã đi ngang qua nhiều thành thị làng mạc. + Thưa Ngài, những người được cứu thoát thì ít, có phải không ?: Thời Đức Giê-su có hai quan niệm về ơn cứu độ trái ngược nhau: Phe lạc quan thì cho rằng bất cứ ai gốc Do thái, tuân giữ Luật pháp Mô-sê, thì đương nhiên sẽ được ơn cứu độ. Còn phe bi quan, chịu ảnh hưởng của sách mạo thư (4 Esdra) thì chỉ có rất ít người được ơn cứu độ mà thôi. + Hãy chiến đấu để qua được cửu hẹp mà vào: Đức Giê-su không trả lời trực tiếp câu hỏi của người kia, mà Người khuyên hãy cố gắng phấn đấu và bền chí để được cứu thoát (x. Lc 16,16 ; Mt 11,12 ; 24,13). + Có nhiều người sẽ tìm cách vào mà không thể được: Không vào được vì đã quá muộn (x. c. 25), hoặc vì muốn đi con đường rộng thênh thang là đường dẫn tới diệt vong (x. Mt 7,13-14), hay vì khổ người quá to, vì tham lam tiền bạc thú vui nên không thể đi lọt qua được cửa hẹp.
- 25-27: + Một khi chủ nhà đã đứng dậy và khóa cửa lại: “Cửa khóa lại” là biểu tượng của ngày tận thế chung toàn thể nhân loại hay giờ chết riêng của mỗi người. Những kẻ không sống theo ý Chúa, khi phải ra trước tòa Chúa phán xét thì đã muộn, vì bấy giờ cửa đã khóa lại. + “Thưa Ngài xin mở cửa cho chúng tôi vào !”: Đợi đến lúc gần chết hay lúc tận thế mới chịu hồi tâm sám hối và nài xin vị Thẩm phán mở cửa cho vào thì đã muộn. + “Ta không biết các anh từ đâu đến !”: Đây là kiểu nói Do thái, tương đương với câu: “Ta không biết các ngươi là ai”. Vị Thẩm phán không nhận những người Do thái xấu xa làm gia nhân. Để được làm dân Thiên Chúa thì nguyên việc thuộc dòng giống Áp-ra-ham không đủ (x. Lc 3,8 ; Ga 8,33-41), mà còn phải biết đón nhận Đức Giê-su, nghĩa là phải được vị Thẩm phán cánh chung nhận biết nữa (x. Lc 13,25-27). + Chúng tôi đã từng được ăn uống trước mặt Ngài, và Ngài cũng đã từng giảng dạy trên các đường phố của chúng tôi: “Chúng tôi” trong câu này ám chỉ những người Do thái sống đồng thời với Đức Giê-su, đã được mắt thấy tai nghe những lời giảng dạy và các phép lạ Người làm. Họ tưởng rằng sự liên hệ ấy là bảo đảm cho họ được vào Nước Thiên Chúa. Nhưng họ đã lầm. + “Ta không biết các anh từ đâu đến”: Lời tuyên bố được lặp lại hai lần nói lên sự dứt khoát từ chối những kẻ cố chấp không tin Đức Giê-su và không chịu ăn năn sám hối được vào Nước Thiên Chúa. + “Cút đi cho khuất mắt Ta, hỡi tất cả những quân làm điều bất chính !”: Hình phạt đau khổ nhất trong hỏa ngục là không được chiêm ngưỡng thánh nhan Thiên Chúa, không được nhận Người là Cha của mình.
- C 28-30: + Ở đó anh em sẽ khóc lóc nghiến răng: Kiểu nói này diễn tả hình phạt hỏa ngục, dành cho những kẻ làm điều gian ác. Trong hỏa ngục, chúng sẽ phải khóc lóc đau khổ và nghiến răng tức giận. + Khi thấy các ông Áp-ra-ham, I-xa-ác và Gia-cóp cùng tất cả ngôn sứ được ở trong Nước Thiên Chúa: Những ai đi qua cửa hẹp nghĩa là sống công chính sẽ được về với các Tổ phụ dân Do thái là Áp-ra-ham, I-sa-ác, Gia-cóp và các Ngôn sứ, nghĩa là sẽ được hưởng ơn cứu độ. Giống như trường hợp La-da-rô nghèo khổ khi chết được thiên thần đem vào lòng Tổ phụ Áp-ra-ham (x. Lc 16,22). + Còn mình lại bị đuổi ra bên ngoài: Những người Do thái cố chấp không chịu đón nhận Tin mừng Đức Giê-su rao giảng sẽ bị loại ra ngoài và chịu hình phạt. + Những kẻ đứng chót sẽ lên hàng đầu, và có những kẻ đứng đầu sẽ xuống hàng chót: Người Do thái luôn được ưu tiên đón nhận ơn cứu độ (x. Cv 3,26). Nhưng họ đã từ chối, nên Tin mừng đã được rao giảng cho dân ngoại (x. Cv 13,46; 18,6). Qua đó cho thấy có sự thay đổi thứ tự trước sau giữa dân Do thái và dân ngoại.
4. CÂU HỎI: 1) Đức Giê-su dạy phải đi con đường nào để được cứu độ ? 2) Hành động của ông chủ khóa cửa lại diễn tả điều gì ? 3) Muốn được ơn cứu độ thì nguyên việc thuộc dòng giống Do thái, và được sống đồng thời với Đức Giê-su đã đủ chưa ? Đòi người ta phải có những điều kiện quan trọng nào khác ? 4) Điểm nổi bật nhất giúp phân biệt giữa thiên đàng với hỏa ngục là gì và những ai sẽ bị loại ra khỏi Nước Thiên Chúa ?
II.SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: “Hãy chiến đấu để qua được cửa hẹp mà vào” (Lc 13,24).
2. CÂU CHUYỆN: SỐNG DỄ DÃI SẼ DẪN ĐẾN BẤT HẠNH
Một đôi vợ chồng trẻ kia đều là công nhân trong xí nghiệp may. Họ mới lấy nhau và sống hòa hợp hạnh phúc trong một căn phòng chật hẹp. Họ bàn nhau phải kiếm nhiều tiền để mua một căn nhà khang trang đầy đủ tiện nghi hơn. Nhưng với đồng lương công nhân như hiện nay thì đủ sống được cũng còn là may. Rồi một hôm cô vợ được một người quen giới thiệu làm chiêu đãi viên trong một quán bia ôm. Công việc này được tiền “bo” của khách cao gấp chục lần so với đồng lương công nhân trước đó. Anh chồng vì muốn sớm đổi đời nên đã đồng ý cho vợ đi làm. Anh hy vọng sau một thời gian vài ba năm ăn nhịn để dành, hai vợ chồng sẽ mua được ngôi nhà ưng ý và sẽ cho vợ nghỉ làm. Nhưng sự việc xảy ra lại không đơn giản như họ nghĩ. Từ khi đi bán bia ôm, cô vợ làm ra nhiều tiền và được nhiều người vừa giàu có lại vừa có địa vị theo đuổi tán tỉnh, dần dần đã thay đổi tính nết, trở thành một con người khác hẳn. Cô không còn mặn nồng với người chồng mà cô đánh giá là bất tài, lười biếng và chỉ biết ăn bám vào vợ. Từ suy nghĩ trên, cô hay tỏ ra khinh chồng và ăn nói chua ngoa. Cô cũng thường gắt gỏng và la lối chồng với những lời thô tục khó nghe, khiến anh cảm thấy rất buồn bực. Anh ta chỉ còn biết bầu bạn với rượu bia để giải sầu. Cuộc sống chung của hai người không còn nồng ấm và vui vẻ như trước. Cuối cùng họ đã ra tòa xin ly hôn. Thật đúng như lời Chúa phán: “Con đường rộng rãi là đường dẫn tới hư mất” (Mt 7,13), và người đời cũng có câu “sự thành công không đến một cách ngẫu nhiên, nhưng chính là kết quả của những cố gắng liên tục kèm theo sự kiên nhẫn lâu dài” hoặc “Có công mài sắt có ngày nên kim”.
3. SUY NIỆM:
Tin mừng hôm nay trình bày về những điều kiện để được gia nhập vào Nước Thiên Chúa do Đức Giê-su thiết lập là: Phải vào qua cửa hẹp, phải vào kịp thời trước khi cửa đóng, và phải đủ các điều kiện để được vào trong Nước Thiên Chúa.
1)PHẢI BƯỚC VÀO NƯỚC Thiên Chúa NGANG QUA CỬA HẸP:
-Đức Giê-su đã tự ví Người là cửa: “Tôi là cửa cho chiên ra vào” (Ga 10,7). Người đòi những ai muốn vào Nước Thiên Chúa phải bước qua cửa hẹp: “Hãy chiến đấu để qua được cửa hẹp mà vào”. Theo thánh Phao-lô: “Bước qua cửa hẹp” là phải chiến đấu đến cùng, phải đi con đường hẹp của thập giá, phải can đảm chống lại sự cám dỗ của ma quỷ, thế gian và xác thịt, đồng thời luôn làm theo thánh ý Chúa Cha như Chúa Giê-su đã dạy:”Không phải cứ kêu “lạy Chúa, lạy Chúa” mà được vào Nước Trời, nhưng chỉ những ai làm theo ý cha Ta ở trên trời mới được vào” (Mt 7,21).
-Bước qua cửa hẹp là chọn sống theo các đòi hỏi của Tin Mừng: là đi con đường chật hẹp, leo dốc ít người muốn theo, là đường thập giá mà Đức Giê-su đã xin bỏ ý riêng để vâng theo ý Chúa Cha (x Lc 22,41). Người cũng đòi các môn đệ phải chọn cửa hẹp noi gương Người: “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo (Lc 9,23).
-Bước qua cửa hẹp là phải loại trừ “cái tôi”: Ở đây là chiến đấu với “cái tôi” ích kỷ của mình, cái tôi nặng nề vì những vun quén cá nhân, “cái tôi” phình to ra vì sự tự mãn tự kiêu và tham vọng cao. Thật ra cửa vào sự sống không hẹp bao nhiêu, nhưng đã trở nên hẹp vì “cái tôi” quá to. Cần phải làm cho “cái tôi” ấy nhỏ lại mới được vào Nước Trời (x. Mt 18,3). “Cái tôi” của chúng ta luôn có khuynh hướng phình to do sự thu tích tri thức, tiền bạc, khả năng. Cả kinh nghiệm, tuổi tác, chức vụ cũng có thể làm cho “cái tôi” ấy bị xơ cứng và to ra. Để trở nên như trẻ nhỏ, chúng ta cần phải đươc ơn Chúa dần dần biến đổi nên khiêm nhường tự hạ hơn (x. Mt 18,3-7). Đây là một cuộc chiến đấu với chính mình. Khi huỷ mình ra không, ta sẽ dễ đi qua cửa hẹp và dễ vào trong Nước Trời. Hãy noi gương khiêm hạ của Gio-an Tiền Sứ khi trả lời các môn đệ về tương quan giữa ông với Đấng Thiên Sai Giê-su: “Người phải nổi bật lên, còn thầy phải lu mờ đi” (Ga 3,30).
2)PHẢI NHANH CHÂN BƯỚC VÀO NƯỚC Thiên Chúa CHO KỊP THỜI:
Thời gian rất cấp bách, đòi mỗi người phải mau chóng quyết định bước vào Nước Thiên Chúa ngay hôm nay, vì để sang ngày mai sẽ là quá trễ. Phải bắt đầu ngay từ hiện tại, vì mỗi giây phút, mỗi biến cố trong cuộc đời chúng ta đều có giá trị đưa ta vào hay ngăn chặn ta trước cửa Nước Thiên Chúa bị đóng lại. Tránh đừng để “khi chủ nhà đã đứng dậy và khóa cửa lại” ta mới đến gõ cửa nài van: “Thưa Ngài, xin mở cho chúng tôi vào!” thì đã quá muộn. Vì bấy giờ chủ sẽ bảo: “Các anh đấy ư ? Ta không biết các anh từ đâu đến !” (Lc 13,25).
3)ĐIỀU KIỆN PHẢI CÓ ĐỂ ĐƯỢC VÀO NƯƠC Thiên Chúa:
- Phải chiến đấu để vào Nước Trời: Đời sống Ki-tô hữu là một cuộc chiến đấu liên tục để vượt qua “cái tôi” ích kỷ và phải nhanh chân chiến đấu để vào Nước Trời trước khi quá muộn. Ơn Cứu độ là của Chúa ban cho, nhưng đòi ta phải kiên trì cầu xin và biết giơ tay đón nhận. Ước gì đừng bao giờ chúng ta tự hào vì mình đã biết Chúa, nhưng phải luôn khiêm hạ, đơn sơ như trẻ thơ để Chúa biết và thừa nhận ta trong giờ phán xét khi nói với chúng ta: “Khá lắm ! Hỡi người đầy tớ tài giỏi và trung thành ! Được giao ít mà anh đã trung thành, thì tôi sẽ giao nhiều cho anh. Hãy vào mà hưởng niềm vui của chủ anh !” (Mt 25,21).
- “Ta không biết các ngươi”: Nhiều người Do thái đã đến chậm khi cửa Nước Trời đã đóng lại. Họ gõ cửa đòi vào. Họ tưởng mình chắc sẽ có một chỗ nơi bàn tiệc Nước Trời, vì họ đã từng ngồi đồng bàn với Đức Giê-su, đã nhiều lần nghe Người giảng dạy và đã chứng kiến các phép lạ Người làm. Thế nhưng họ đã bị Chúa từ chối: “Ta không biết các anh từ đâu đến. Cút đi cho khuất mắt Ta, hỡi những quân làm điều bất chính !” (Lc 13,27). Chúa cũng có thể nói với mỗi người chúng ta như vậy, nếu chúng ta dù có chăm chỉ học hỏi Kinh thánh và cầu nguyện, có siêng năng xưng tội rước lễ, nhưng lại không thực hành theo Lời Chúa dạy, không muốn mở cửa tâm hồn cho Chúa vào làm chủ cuộc đời của ta.
- Sống sứ điệp Tin Mừng hôm nay:
Có khi nào chúng ta nghĩ rằng mình cũng ở trong số những người bị đuổi đi cho khuất mắt Chúa và trong số những quân làm điều bất chính nói trên hay không ? Lời chữa mình của người Do-thái cũng có thể là của nhiều ngừơi hôm nay. Vì chúng ta cũng đã từng tham dự thánh lễ và nghe rao giảng lời Chúa, từng là thành viên Hội đồng Mục vụ hay tham gia vào các hội đoàn Công Giáo tiến hành… Nhưng điều quan trọng Chúa đòi là chúng ta có sống lời Chúa không ? Mỗi người cần thực hành lời Chúa hôm nay: “Hãy chiến đấu để qua cửa hẹp mà vào”.
Để bước qua một cánh cửa hẹp, chúng ta phải bỏ lại bên ngoài những đồ đạc cồng kềnh làm nghẽn lối, là thói tham lam tiền bạc của cải, những sự tranh giành địa vị quyền hành, những đam mê lạc thú bất chính, những cuộc nhậu nhẹt thâu đêm thừa mứa, những cuộc bài bạc cá độ có thể gây tán gia bại sản. Đó cũng còn là thói ích kỷ, làm ngơ trước những nỗi đau khổ bất hạnh của người bên cạnh… Vất bỏ những thói hư nói trên thật không dễ dàng, vì đây là một cuộc “chiến đấu” nội tâm trường kỳ và đầy khó khăn. Tuy vậy, chúng ta không được nản lòng, vì xác tín rằng Chúa luôn ban ơn Thánh Thần cho chúng ta và đang chờ để đón chúng ta vào hưởng hạnh phúc đời đời ở phía bên kia cánh cửa cuộc đời là giờ chết của chúng ta.
4. CÂU HỎI: 1) Cửa hẹp đối với các tín hữu hôm nay là gì ? 2) Tôi hiện đang mắc thói hư nào nghiêm trọng nhất ? 3) Trong những ngày này, tôi sẽ làm gì cụ thể để tu sửa thói hư ấy hầu xứng đáng được Chúa đón nhận vào Nước Trời đời sau?
5. NGUYỆN CẦU
LẠY CHÚA GIÊ-SU. Cửa hẹp ít người muốn bước vào, nhưng Chúa lại chọn đi qua cửa hẹp và đòi chúng con cũng phải qua cửa ấy để vào Nước Trời. Cửa hẹp chúng con phải qua chính là những đau khổ thập giá, là những hy sinh từ bỏ các đam mê lạc thú bất chính… Xin cho chúng con luôn chọn đi con đường hẹp, dám hành động theo những đòi hỏi khắt khe của Tin Mừng. Ước gì khi dâng lên Chúa những lời cầu nguyện, kèm theo sự hãm mình cùng những đau khổ gặp phải trong cuộc sống hằng ngày, chúng con sẽ cảm nghiệm được niềm vui có Chúa và hy vọng chắc sẽ được Chúa đón nhận vào hưởng hạnh phúc muôn đời trong Nước Trời đời sau.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON
LM ĐAN VINH
Is 66,18-21 ; Dt 12,5-7.11-13 ; Lc 13,22-30
PHẤN ĐẤU QUA CỬA HẸP VÀO NƯỚC TRỜI
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Lc 13,22-30
(22) Trên đường lên Giê-ru-sa-lem, Đức Giê-su đi ngang qua các thành thị và làng mạc mà giảng dạy. (23) Có kẻ hỏi Người: “Thưa Ngài, những người được cứu thoát thì ít, có phải không ?” Người bảo họ: (24) “Hãy chiến đấu để qua được cửa hẹp mà vào. Vì tôi nói cho anh em biết: Có nhiều người sẽ tìm cách vào mà không thể được”. (25) Một khi chủ nhà đã đứng dậy và khóa cửa lại, mà anh em còn đứng ở ngoài, bắt đầu gõ cửa mà nói: “Thưa Ngài, xin mở cho chúng tôi vào !”, thì ông sẽ bảo anh em: “Các anh đấy ư ? Ta không biết các anh từ đâu đến !” (26) Bấy giờ anh em mới nói: “Chúng tôi đã từng được ăn uống trước mặt Ngài, và Ngài cũng đã từng giảng dạy trên các đường phố của chúng tôi”. (27) Nhưng ông sẽ đáp với anh em: “Ta không biết các anh từ đâu đến. Cút đi cho khuất mắt Ta, hỡi tất cả những quân làm điều bất chính !” (28) “Ở đó anh em sẽ khóc lóc nghiến răng, khi thấy các ông Áp-ra-ham, I-xa-ác và Gia-cóp cùng tất cả các ngôn sứ được ở trong Nước Thiên Chúa, còn mình lại bị đuổi ra ngoài. (29) Thiên hạ sẽ từ Đông Tây Nam Bắc đến dự tiệc trong Nước Thiên Chúa. (30) Và kìa, có những kẻ đứng chót sẽ lên hàng đầu, và có những kẻ đứng đầu sẽ xuống hàng chót”.
2. Ý CHÍNH: Trong Tin mừng hôm nay, Lu-ca ghi lại những đòi hỏi của Đức Giê-su để được vào Nước Thiên Chúa là phải đi qua “cửa hẹp”, tức là phải tránh làm điều ác. Thực tế xảy ra là dân ngoại sẽ từ khắp bốn phương thiên hạ đến tham dự bàn tiệc Nước Thiên Chúa chung với các Tổ phụ dân Do thái, đang khi chính dân này lại bị loại ra ngoài Nước Thiên Chúa để vào trong hỏa ngục, nơi phải khóc lóc và nghiến răng.
3. CHÚ THÍCH:
- C 22-24: + Đức Giê-su ngang qua các thành thị và làng mạc mà giảng dạy: Trên đường từ miền Ga-li-lê (Bắc), theo đường bộ về Thủ đô Giê-ru-sa-lem thuộc miền Giu-đê (Nam), Đức Giê-su đã đi ngang qua nhiều thành thị làng mạc. + Thưa Ngài, những người được cứu thoát thì ít, có phải không ?: Thời Đức Giê-su có hai quan niệm về ơn cứu độ trái ngược nhau: Phe lạc quan thì cho rằng bất cứ ai gốc Do thái, tuân giữ Luật pháp Mô-sê, thì đương nhiên sẽ được ơn cứu độ. Còn phe bi quan, chịu ảnh hưởng của sách mạo thư (4 Esdra) thì chỉ có rất ít người được ơn cứu độ mà thôi. + Hãy chiến đấu để qua được cửu hẹp mà vào: Đức Giê-su không trả lời trực tiếp câu hỏi của người kia, mà Người khuyên hãy cố gắng phấn đấu và bền chí để được cứu thoát (x. Lc 16,16 ; Mt 11,12 ; 24,13). + Có nhiều người sẽ tìm cách vào mà không thể được: Không vào được vì đã quá muộn (x. c. 25), hoặc vì muốn đi con đường rộng thênh thang là đường dẫn tới diệt vong (x. Mt 7,13-14), hay vì khổ người quá to, vì tham lam tiền bạc thú vui nên không thể đi lọt qua được cửa hẹp.
- 25-27: + Một khi chủ nhà đã đứng dậy và khóa cửa lại: “Cửa khóa lại” là biểu tượng của ngày tận thế chung toàn thể nhân loại hay giờ chết riêng của mỗi người. Những kẻ không sống theo ý Chúa, khi phải ra trước tòa Chúa phán xét thì đã muộn, vì bấy giờ cửa đã khóa lại. + “Thưa Ngài xin mở cửa cho chúng tôi vào !”: Đợi đến lúc gần chết hay lúc tận thế mới chịu hồi tâm sám hối và nài xin vị Thẩm phán mở cửa cho vào thì đã muộn. + “Ta không biết các anh từ đâu đến !”: Đây là kiểu nói Do thái, tương đương với câu: “Ta không biết các ngươi là ai”. Vị Thẩm phán không nhận những người Do thái xấu xa làm gia nhân. Để được làm dân Thiên Chúa thì nguyên việc thuộc dòng giống Áp-ra-ham không đủ (x. Lc 3,8 ; Ga 8,33-41), mà còn phải biết đón nhận Đức Giê-su, nghĩa là phải được vị Thẩm phán cánh chung nhận biết nữa (x. Lc 13,25-27). + Chúng tôi đã từng được ăn uống trước mặt Ngài, và Ngài cũng đã từng giảng dạy trên các đường phố của chúng tôi: “Chúng tôi” trong câu này ám chỉ những người Do thái sống đồng thời với Đức Giê-su, đã được mắt thấy tai nghe những lời giảng dạy và các phép lạ Người làm. Họ tưởng rằng sự liên hệ ấy là bảo đảm cho họ được vào Nước Thiên Chúa. Nhưng họ đã lầm. + “Ta không biết các anh từ đâu đến”: Lời tuyên bố được lặp lại hai lần nói lên sự dứt khoát từ chối những kẻ cố chấp không tin Đức Giê-su và không chịu ăn năn sám hối được vào Nước Thiên Chúa. + “Cút đi cho khuất mắt Ta, hỡi tất cả những quân làm điều bất chính !”: Hình phạt đau khổ nhất trong hỏa ngục là không được chiêm ngưỡng thánh nhan Thiên Chúa, không được nhận Người là Cha của mình.
- C 28-30: + Ở đó anh em sẽ khóc lóc nghiến răng: Kiểu nói này diễn tả hình phạt hỏa ngục, dành cho những kẻ làm điều gian ác. Trong hỏa ngục, chúng sẽ phải khóc lóc đau khổ và nghiến răng tức giận. + Khi thấy các ông Áp-ra-ham, I-xa-ác và Gia-cóp cùng tất cả ngôn sứ được ở trong Nước Thiên Chúa: Những ai đi qua cửa hẹp nghĩa là sống công chính sẽ được về với các Tổ phụ dân Do thái là Áp-ra-ham, I-sa-ác, Gia-cóp và các Ngôn sứ, nghĩa là sẽ được hưởng ơn cứu độ. Giống như trường hợp La-da-rô nghèo khổ khi chết được thiên thần đem vào lòng Tổ phụ Áp-ra-ham (x. Lc 16,22). + Còn mình lại bị đuổi ra bên ngoài: Những người Do thái cố chấp không chịu đón nhận Tin mừng Đức Giê-su rao giảng sẽ bị loại ra ngoài và chịu hình phạt. + Những kẻ đứng chót sẽ lên hàng đầu, và có những kẻ đứng đầu sẽ xuống hàng chót: Người Do thái luôn được ưu tiên đón nhận ơn cứu độ (x. Cv 3,26). Nhưng họ đã từ chối, nên Tin mừng đã được rao giảng cho dân ngoại (x. Cv 13,46; 18,6). Qua đó cho thấy có sự thay đổi thứ tự trước sau giữa dân Do thái và dân ngoại.
4. CÂU HỎI: 1) Đức Giê-su dạy phải đi con đường nào để được cứu độ ? 2) Hành động của ông chủ khóa cửa lại diễn tả điều gì ? 3) Muốn được ơn cứu độ thì nguyên việc thuộc dòng giống Do thái, và được sống đồng thời với Đức Giê-su đã đủ chưa ? Đòi người ta phải có những điều kiện quan trọng nào khác ? 4) Điểm nổi bật nhất giúp phân biệt giữa thiên đàng với hỏa ngục là gì và những ai sẽ bị loại ra khỏi Nước Thiên Chúa ?
II.SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: “Hãy chiến đấu để qua được cửa hẹp mà vào” (Lc 13,24).
2. CÂU CHUYỆN: SỐNG DỄ DÃI SẼ DẪN ĐẾN BẤT HẠNH
Một đôi vợ chồng trẻ kia đều là công nhân trong xí nghiệp may. Họ mới lấy nhau và sống hòa hợp hạnh phúc trong một căn phòng chật hẹp. Họ bàn nhau phải kiếm nhiều tiền để mua một căn nhà khang trang đầy đủ tiện nghi hơn. Nhưng với đồng lương công nhân như hiện nay thì đủ sống được cũng còn là may. Rồi một hôm cô vợ được một người quen giới thiệu làm chiêu đãi viên trong một quán bia ôm. Công việc này được tiền “bo” của khách cao gấp chục lần so với đồng lương công nhân trước đó. Anh chồng vì muốn sớm đổi đời nên đã đồng ý cho vợ đi làm. Anh hy vọng sau một thời gian vài ba năm ăn nhịn để dành, hai vợ chồng sẽ mua được ngôi nhà ưng ý và sẽ cho vợ nghỉ làm. Nhưng sự việc xảy ra lại không đơn giản như họ nghĩ. Từ khi đi bán bia ôm, cô vợ làm ra nhiều tiền và được nhiều người vừa giàu có lại vừa có địa vị theo đuổi tán tỉnh, dần dần đã thay đổi tính nết, trở thành một con người khác hẳn. Cô không còn mặn nồng với người chồng mà cô đánh giá là bất tài, lười biếng và chỉ biết ăn bám vào vợ. Từ suy nghĩ trên, cô hay tỏ ra khinh chồng và ăn nói chua ngoa. Cô cũng thường gắt gỏng và la lối chồng với những lời thô tục khó nghe, khiến anh cảm thấy rất buồn bực. Anh ta chỉ còn biết bầu bạn với rượu bia để giải sầu. Cuộc sống chung của hai người không còn nồng ấm và vui vẻ như trước. Cuối cùng họ đã ra tòa xin ly hôn. Thật đúng như lời Chúa phán: “Con đường rộng rãi là đường dẫn tới hư mất” (Mt 7,13), và người đời cũng có câu “sự thành công không đến một cách ngẫu nhiên, nhưng chính là kết quả của những cố gắng liên tục kèm theo sự kiên nhẫn lâu dài” hoặc “Có công mài sắt có ngày nên kim”.
3. SUY NIỆM:
Tin mừng hôm nay trình bày về những điều kiện để được gia nhập vào Nước Thiên Chúa do Đức Giê-su thiết lập là: Phải vào qua cửa hẹp, phải vào kịp thời trước khi cửa đóng, và phải đủ các điều kiện để được vào trong Nước Thiên Chúa.
1)PHẢI BƯỚC VÀO NƯỚC Thiên Chúa NGANG QUA CỬA HẸP:
-Đức Giê-su đã tự ví Người là cửa: “Tôi là cửa cho chiên ra vào” (Ga 10,7). Người đòi những ai muốn vào Nước Thiên Chúa phải bước qua cửa hẹp: “Hãy chiến đấu để qua được cửa hẹp mà vào”. Theo thánh Phao-lô: “Bước qua cửa hẹp” là phải chiến đấu đến cùng, phải đi con đường hẹp của thập giá, phải can đảm chống lại sự cám dỗ của ma quỷ, thế gian và xác thịt, đồng thời luôn làm theo thánh ý Chúa Cha như Chúa Giê-su đã dạy:”Không phải cứ kêu “lạy Chúa, lạy Chúa” mà được vào Nước Trời, nhưng chỉ những ai làm theo ý cha Ta ở trên trời mới được vào” (Mt 7,21).
-Bước qua cửa hẹp là chọn sống theo các đòi hỏi của Tin Mừng: là đi con đường chật hẹp, leo dốc ít người muốn theo, là đường thập giá mà Đức Giê-su đã xin bỏ ý riêng để vâng theo ý Chúa Cha (x Lc 22,41). Người cũng đòi các môn đệ phải chọn cửa hẹp noi gương Người: “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo (Lc 9,23).
-Bước qua cửa hẹp là phải loại trừ “cái tôi”: Ở đây là chiến đấu với “cái tôi” ích kỷ của mình, cái tôi nặng nề vì những vun quén cá nhân, “cái tôi” phình to ra vì sự tự mãn tự kiêu và tham vọng cao. Thật ra cửa vào sự sống không hẹp bao nhiêu, nhưng đã trở nên hẹp vì “cái tôi” quá to. Cần phải làm cho “cái tôi” ấy nhỏ lại mới được vào Nước Trời (x. Mt 18,3). “Cái tôi” của chúng ta luôn có khuynh hướng phình to do sự thu tích tri thức, tiền bạc, khả năng. Cả kinh nghiệm, tuổi tác, chức vụ cũng có thể làm cho “cái tôi” ấy bị xơ cứng và to ra. Để trở nên như trẻ nhỏ, chúng ta cần phải đươc ơn Chúa dần dần biến đổi nên khiêm nhường tự hạ hơn (x. Mt 18,3-7). Đây là một cuộc chiến đấu với chính mình. Khi huỷ mình ra không, ta sẽ dễ đi qua cửa hẹp và dễ vào trong Nước Trời. Hãy noi gương khiêm hạ của Gio-an Tiền Sứ khi trả lời các môn đệ về tương quan giữa ông với Đấng Thiên Sai Giê-su: “Người phải nổi bật lên, còn thầy phải lu mờ đi” (Ga 3,30).
2)PHẢI NHANH CHÂN BƯỚC VÀO NƯỚC Thiên Chúa CHO KỊP THỜI:
Thời gian rất cấp bách, đòi mỗi người phải mau chóng quyết định bước vào Nước Thiên Chúa ngay hôm nay, vì để sang ngày mai sẽ là quá trễ. Phải bắt đầu ngay từ hiện tại, vì mỗi giây phút, mỗi biến cố trong cuộc đời chúng ta đều có giá trị đưa ta vào hay ngăn chặn ta trước cửa Nước Thiên Chúa bị đóng lại. Tránh đừng để “khi chủ nhà đã đứng dậy và khóa cửa lại” ta mới đến gõ cửa nài van: “Thưa Ngài, xin mở cho chúng tôi vào!” thì đã quá muộn. Vì bấy giờ chủ sẽ bảo: “Các anh đấy ư ? Ta không biết các anh từ đâu đến !” (Lc 13,25).
3)ĐIỀU KIỆN PHẢI CÓ ĐỂ ĐƯỢC VÀO NƯƠC Thiên Chúa:
- Phải chiến đấu để vào Nước Trời: Đời sống Ki-tô hữu là một cuộc chiến đấu liên tục để vượt qua “cái tôi” ích kỷ và phải nhanh chân chiến đấu để vào Nước Trời trước khi quá muộn. Ơn Cứu độ là của Chúa ban cho, nhưng đòi ta phải kiên trì cầu xin và biết giơ tay đón nhận. Ước gì đừng bao giờ chúng ta tự hào vì mình đã biết Chúa, nhưng phải luôn khiêm hạ, đơn sơ như trẻ thơ để Chúa biết và thừa nhận ta trong giờ phán xét khi nói với chúng ta: “Khá lắm ! Hỡi người đầy tớ tài giỏi và trung thành ! Được giao ít mà anh đã trung thành, thì tôi sẽ giao nhiều cho anh. Hãy vào mà hưởng niềm vui của chủ anh !” (Mt 25,21).
- “Ta không biết các ngươi”: Nhiều người Do thái đã đến chậm khi cửa Nước Trời đã đóng lại. Họ gõ cửa đòi vào. Họ tưởng mình chắc sẽ có một chỗ nơi bàn tiệc Nước Trời, vì họ đã từng ngồi đồng bàn với Đức Giê-su, đã nhiều lần nghe Người giảng dạy và đã chứng kiến các phép lạ Người làm. Thế nhưng họ đã bị Chúa từ chối: “Ta không biết các anh từ đâu đến. Cút đi cho khuất mắt Ta, hỡi những quân làm điều bất chính !” (Lc 13,27). Chúa cũng có thể nói với mỗi người chúng ta như vậy, nếu chúng ta dù có chăm chỉ học hỏi Kinh thánh và cầu nguyện, có siêng năng xưng tội rước lễ, nhưng lại không thực hành theo Lời Chúa dạy, không muốn mở cửa tâm hồn cho Chúa vào làm chủ cuộc đời của ta.
- Sống sứ điệp Tin Mừng hôm nay:
Có khi nào chúng ta nghĩ rằng mình cũng ở trong số những người bị đuổi đi cho khuất mắt Chúa và trong số những quân làm điều bất chính nói trên hay không ? Lời chữa mình của người Do-thái cũng có thể là của nhiều ngừơi hôm nay. Vì chúng ta cũng đã từng tham dự thánh lễ và nghe rao giảng lời Chúa, từng là thành viên Hội đồng Mục vụ hay tham gia vào các hội đoàn Công Giáo tiến hành… Nhưng điều quan trọng Chúa đòi là chúng ta có sống lời Chúa không ? Mỗi người cần thực hành lời Chúa hôm nay: “Hãy chiến đấu để qua cửa hẹp mà vào”.
Để bước qua một cánh cửa hẹp, chúng ta phải bỏ lại bên ngoài những đồ đạc cồng kềnh làm nghẽn lối, là thói tham lam tiền bạc của cải, những sự tranh giành địa vị quyền hành, những đam mê lạc thú bất chính, những cuộc nhậu nhẹt thâu đêm thừa mứa, những cuộc bài bạc cá độ có thể gây tán gia bại sản. Đó cũng còn là thói ích kỷ, làm ngơ trước những nỗi đau khổ bất hạnh của người bên cạnh… Vất bỏ những thói hư nói trên thật không dễ dàng, vì đây là một cuộc “chiến đấu” nội tâm trường kỳ và đầy khó khăn. Tuy vậy, chúng ta không được nản lòng, vì xác tín rằng Chúa luôn ban ơn Thánh Thần cho chúng ta và đang chờ để đón chúng ta vào hưởng hạnh phúc đời đời ở phía bên kia cánh cửa cuộc đời là giờ chết của chúng ta.
4. CÂU HỎI: 1) Cửa hẹp đối với các tín hữu hôm nay là gì ? 2) Tôi hiện đang mắc thói hư nào nghiêm trọng nhất ? 3) Trong những ngày này, tôi sẽ làm gì cụ thể để tu sửa thói hư ấy hầu xứng đáng được Chúa đón nhận vào Nước Trời đời sau?
5. NGUYỆN CẦU
LẠY CHÚA GIÊ-SU. Cửa hẹp ít người muốn bước vào, nhưng Chúa lại chọn đi qua cửa hẹp và đòi chúng con cũng phải qua cửa ấy để vào Nước Trời. Cửa hẹp chúng con phải qua chính là những đau khổ thập giá, là những hy sinh từ bỏ các đam mê lạc thú bất chính… Xin cho chúng con luôn chọn đi con đường hẹp, dám hành động theo những đòi hỏi khắt khe của Tin Mừng. Ước gì khi dâng lên Chúa những lời cầu nguyện, kèm theo sự hãm mình cùng những đau khổ gặp phải trong cuộc sống hằng ngày, chúng con sẽ cảm nghiệm được niềm vui có Chúa và hy vọng chắc sẽ được Chúa đón nhận vào hưởng hạnh phúc muôn đời trong Nước Trời đời sau.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON
LM ĐAN VINH
My Seven-Minute-Homily, 21st Sunday in Ordinary Time year C, August 25th 2013
Father Great Rice
09:31 20/08/2013
My Seven-Minute-Homily, 21st Sunday in Ordinary Time year C, August 25th 2013
Twenty-First Sunday in Ordinary Time, Year C
The Book of the prophet Isaiah 66. 18-21; The Letter of St. Paul to the Hebrews 12.5-7.11-13
and the Gospel of St. Luke 13.32-30
In today’s gospel, someone asked Jesus, “Lord, are they few in number who are to be saved?” Notice how Jesus simply shifts the emphasis away from “how many,” to focus on two things: Jesus talks about entering through the “narrow gate.” It seems obvious that just having the marks of Jewish circumcision is not enough. Being born into your Catholic faith is not enough either. We still need to enter the narrow gate. Also there is a sense of urgency present here. Salvation is offered to all, but not forced upon all. If we do not seize the moment for what it is, a moment of grace in which to act, then before we know it, the time has come to “close the door.” Every moment we live is an opportunity for grace, an occasion to take action as a disciple of Jesus.
Will we be surprised when the time comes for each of us to stand at the gates? Jesus Christ is the narrow gate by which we enter our Father’s house; he is the sole and necessary gate way to his sheepfold, the Church. Everyone needs daily conversion, including you and me; those who find the way to life are few. “Try to come in,” He replied; “try to come in through the narrow door.” Narrow is the door into the Kingdom of God. So narrow that only the person himself or herself can manage to squeeze through. Only the person, only who we really are and not all the baggage that we would like to bring with us, all the things we possess and identify ourselves with, all the pretenses, the refusals to own up to our failings and sins, all that baggage. How embarrassing, even if we managed to drag it all along with us, how embarrassing it would all be anyway in the brilliant light of the open square of God’s kingdom.
How narrow is the door so that it left many people outside? Again, the door is narrow, as our Lord described it. Too narrow for a person with a load of falsehoods, with that big bundle of rationalizations for sins committed, that overstuffed bag of refusals to fess up and be honest with oneself, with others, and with God; too narrow for all that, but just about right, just wide enough for a poor sinner whose heart longs for holiness and purity and goodness and justice, whose heart then asks, seeks and knocks. And lo, the door is opened to the sunlit square, to the vaulted roof of heaven, to a whole new life both in the here and now and in the life to come.
This is exactly what is happening in today's gospel. Jesus is going through the towns and villages teaching and making his way to Jerusalem. Someone interrupts him and asks, "Lord, will only a few be saved?"(Luke 13:33). What does Jesus answer? "My friend, strive to enter through the narrow door; for many, I tell you, will try to enter and will not be able". We see that Jesus is not really answering the man's question: "Will only a few be saved?" In fact he is answering a more important question, "How can he be saved?"
God wants everyone to be saved, to be happy with him forever: “I come to gather the nations of every language; they shall come and see my glory.” We heard it in the first reading today. Jesus came to open the gates of heaven. But whether we want to enter that depends on us. He gives us the freedom to accept or reject salvation. So our salvation is not only God’s work but also our work. And we have to hasten to do our work while there is time. If we are faithful to our duties God has given, the joy of heaven will be ours.
Once to trick a wise man, a boy held in his palms a tinny bird and asked him, “Tell me sir, if the bird in my hand is alive or dead”. The wise man thought for a while; if I say the bird is dead, the boy will let the bird fly, and if I say the bird is alive, he will crush the bird and show that the bird is dead. Therefore the wise man said, ‘for the bird to be alive or dead it is within your hands’. In the same way dear friends for us to be saved or not to be saved is within our hands. “God who created us without us cannot save us without us” says St. Augustine. Instead of trying to find answers to the questions of curiosity, let us ask more important questions about our salvation: "What do I need to do to be saved? How can I serve God better in my present situation in life? How can I make use of the opportunities God gives me here and now for my eternal salvation?" Let us take a moment and ask ourselves some of these relevant questions today.
Jesus describes the condition for entering the kingdom when he says: My mother and my brothers are those who hear the word of God and keep it” (Lk. 8:21). Fellowship in the kingdom is open to all peoples who hear the word of God and keep it. The door policy is determined by fidelity to the word of God.
Oremus: O Lord Jesus, thank you for teaching us the way to enter the narrow door. Door itself is always narrow and limited the space and the number people to enter it. You are yourself is the narrow door. You are yourself the doorkeeper. Having salvation means to make ourselves fit with you and your requirements. Make us to remember these things in our busy life. Amen.
Father Great Rice
Twenty-First Sunday in Ordinary Time, Year C
The Book of the prophet Isaiah 66. 18-21; The Letter of St. Paul to the Hebrews 12.5-7.11-13
and the Gospel of St. Luke 13.32-30
In today’s gospel, someone asked Jesus, “Lord, are they few in number who are to be saved?” Notice how Jesus simply shifts the emphasis away from “how many,” to focus on two things: Jesus talks about entering through the “narrow gate.” It seems obvious that just having the marks of Jewish circumcision is not enough. Being born into your Catholic faith is not enough either. We still need to enter the narrow gate. Also there is a sense of urgency present here. Salvation is offered to all, but not forced upon all. If we do not seize the moment for what it is, a moment of grace in which to act, then before we know it, the time has come to “close the door.” Every moment we live is an opportunity for grace, an occasion to take action as a disciple of Jesus.
Will we be surprised when the time comes for each of us to stand at the gates? Jesus Christ is the narrow gate by which we enter our Father’s house; he is the sole and necessary gate way to his sheepfold, the Church. Everyone needs daily conversion, including you and me; those who find the way to life are few. “Try to come in,” He replied; “try to come in through the narrow door.” Narrow is the door into the Kingdom of God. So narrow that only the person himself or herself can manage to squeeze through. Only the person, only who we really are and not all the baggage that we would like to bring with us, all the things we possess and identify ourselves with, all the pretenses, the refusals to own up to our failings and sins, all that baggage. How embarrassing, even if we managed to drag it all along with us, how embarrassing it would all be anyway in the brilliant light of the open square of God’s kingdom.
How narrow is the door so that it left many people outside? Again, the door is narrow, as our Lord described it. Too narrow for a person with a load of falsehoods, with that big bundle of rationalizations for sins committed, that overstuffed bag of refusals to fess up and be honest with oneself, with others, and with God; too narrow for all that, but just about right, just wide enough for a poor sinner whose heart longs for holiness and purity and goodness and justice, whose heart then asks, seeks and knocks. And lo, the door is opened to the sunlit square, to the vaulted roof of heaven, to a whole new life both in the here and now and in the life to come.
This is exactly what is happening in today's gospel. Jesus is going through the towns and villages teaching and making his way to Jerusalem. Someone interrupts him and asks, "Lord, will only a few be saved?"(Luke 13:33). What does Jesus answer? "My friend, strive to enter through the narrow door; for many, I tell you, will try to enter and will not be able". We see that Jesus is not really answering the man's question: "Will only a few be saved?" In fact he is answering a more important question, "How can he be saved?"
God wants everyone to be saved, to be happy with him forever: “I come to gather the nations of every language; they shall come and see my glory.” We heard it in the first reading today. Jesus came to open the gates of heaven. But whether we want to enter that depends on us. He gives us the freedom to accept or reject salvation. So our salvation is not only God’s work but also our work. And we have to hasten to do our work while there is time. If we are faithful to our duties God has given, the joy of heaven will be ours.
Once to trick a wise man, a boy held in his palms a tinny bird and asked him, “Tell me sir, if the bird in my hand is alive or dead”. The wise man thought for a while; if I say the bird is dead, the boy will let the bird fly, and if I say the bird is alive, he will crush the bird and show that the bird is dead. Therefore the wise man said, ‘for the bird to be alive or dead it is within your hands’. In the same way dear friends for us to be saved or not to be saved is within our hands. “God who created us without us cannot save us without us” says St. Augustine. Instead of trying to find answers to the questions of curiosity, let us ask more important questions about our salvation: "What do I need to do to be saved? How can I serve God better in my present situation in life? How can I make use of the opportunities God gives me here and now for my eternal salvation?" Let us take a moment and ask ourselves some of these relevant questions today.
Jesus describes the condition for entering the kingdom when he says: My mother and my brothers are those who hear the word of God and keep it” (Lk. 8:21). Fellowship in the kingdom is open to all peoples who hear the word of God and keep it. The door policy is determined by fidelity to the word of God.
Oremus: O Lord Jesus, thank you for teaching us the way to enter the narrow door. Door itself is always narrow and limited the space and the number people to enter it. You are yourself is the narrow door. You are yourself the doorkeeper. Having salvation means to make ourselves fit with you and your requirements. Make us to remember these things in our busy life. Amen.
Father Great Rice
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tìm hiểu về những nhân vật mới trong giáo triều : Một Linh Mục Khiêm Tốn
Têrêsa Thu Lan
08:18 20/08/2013
Nguyên Đức ông Konrad Krajewski, là một trong 2 'Quản Lễ cuả Giáo Hoàng' (papal master of ceremonies) vừa được Đức Phanxicô bổ nhiệm chức vụ mới là Quan Phát Chẩn cuả Toà Thánh, đồng thời nâng phẩm trật cuả ngài lên hàng Tổng Giám Mục. Vị quản lễ khác là đức ông Guido Marini.
Mặc dù đây chỉ là một chức vụ nhỏ trong Giáo Triều và không được báo chí chú ý đến nhiều, nhưng việc bổ nhiệm đã trở thành một dấu chỉ cho thấy chiều hướng nhân sự tương lai cuả ĐGH. Đó là những nhân vật khiêm nhường có một quá trình hoạt động cụ thể.
Một cách cụ thể hơn, người ta thấy rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã chọn Đức ông (bây giờ là TGM) Konrad Krajewski vì nhân cách cuả ngài, một nhân cách nổi tiếng ở Giáo Triều Rôma là một linh mục tốt lành, thường xuyên mang lương thực đi bố thí cho những người nghèo trên đường phố.
Ngài sinh năm 1963 ở Lodz, Ba Lan, chiụ chức Linh Mục năm 1988, được du học tại Roma năm 1990 về môn Phụng Vụ Thánh và không lâu sau, vào năm 1998, được gọi vào làm việc ở 'Văn phòng các buổi Cử hành Phụng vụ của Đức Thánh Cha' (Office for Liturgical Celebrations of the Supreme Pontiff). Năm 1999, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm ngài làm Quản Lễ.
Trong một phỏng vấn ngày 4 tháng 8 với tờ nhật báo Công Giáo Nasz Dziennik ở Ba Lan, Đức Cha Krajewski đã tiết lộ một số chi tiết rất thú vị về sự bổ nhiệm này.
Ngài tiết lộ rằng trên chuyến bay đi Rio với Đức Giáo Hoàng, ngài cứ nghĩ lẩn quẩn mãi về sự bổ nhiệm. Như vậy chứng tỏ rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã thông báo quyết định cho ngài biết trước từ lâu rồi, từ trước khi rời Roma đi tham dự Ngày Giới Trẻ Thế Giới.
Đức Cha Krajewski cũng cho biết ngài đã "noi theo gương Mẹ Têrêsa," mà ngài là một trong những người cổ động cho việc phong chân phước cho mẹ. Ngài đã không thực hiện công việc giúp những người nghèo khó một mình, nhưng với sự trợ giúp cuả các nữ tu dòng Thánh Albert (Albertine) đang lo việc nội trợ cho đội binh Thụy Sĩ, và các nữ tu dòng ĐM Dâng Mình vào Đền Thánh (Presentation) đang lo việc giữ kho cho Vatican.
"Chúng tôi thu thập các thực phẩm còn dư lại từ các nhà ăn và các văn phòng của Vệ binh Thụy Sĩ (hơn 100 phần), thực phẩm từ phần ăn của Đức Giáo Hoàng, và mang nó đến cho những người nghèo trên đường phố tiếp giáp với Vatican, " ngài cho biết.
"Chúng tôi không phải là những nhân viên xã hội. Họ làm việc tốt hơn chúng tôi nhiều vì họ là những chuyên gia, " ngài nói. "Chúng tôi làm điều này là chỉ để được chạm vào Chúa Kitô, đang hiện thân trên đường phố." Ngài nhắc lại "Mẹ Têrêsa đã nói rằng ai chạm vào người nghèo là chạm vào Chúa Kitô." Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng nói y như thế.
Đức Cha Krajewski thú nhận rằng ngài không biết ai đã mách cho Đức Giáo Hoàng về công việc này, nhưng có một điều ngài chắc chắn là "Sự đề cử của tôi vẫn hoàn toàn là một bí ẩn!".
Khi Đức Thánh Cha bổ nhiệm ngài, Đức Thánh Cha đã nói: "Có rất nhiều người có khả năng và kinh nghiệm để tổ chức các công việc từ thiện, vì vậy Đức Cha nên học hỏi từ họ, và làm công việc này với thật nhiều sáng tạo! "
Với phẩm trật là Tổng Giám Mục, Đức Cha Krajewski đã chọn châm ngôn "Thương Xót" (Mercy) cho huy hiệu Giám mục "bởi vì tiếng này bao gồm tất cả mọi việc. "
Chức vụ Quan Phát Chẩn là một chức vụ được hình thành qua kết quả cuả nhiều thế kỷ. Truyền thống cuả Giáo Hội ngay từ thuở ban đầu đã là làm việc từ thiện cho những người cần giúp đỡ. Lúc đó trách nhiệm bố thí là một phận sự trực tiếp của các phó tế. Sau này, trách nhiệm đó được trao cho một nhân viên trong hàng ngũ quản gia của cung điện Giáo Hoàng, là một trách nhiệm thêm thắt vào trách nhiêm chính chứ chưa phải là một chức vụ riêng biệt rõ ràng.
Người ta không biết đích xác lúc nào thì Toà Thánh lập ra chức vụ Phát Chẩn, nhưng một Sắc Lệnh cuả ĐGH Innocent III (1198-1216) đã có đề cập đến chức vụ này rồi, làm như thể đó là một chức vụ đã có từ trước.
Thời Chân Phước Giáo Hoàng Gregory X (1271-1276), ngài thành lập Văn Phòng Từ Thiện và liệt kê các nhiệm vụ của Quan Phát Chẩn. Sắc lệnh năm 1409 cuả ĐGH Alexander V lại bổ sung thêm nhiều quy định và nguyên tắc chỉ đạo cho văn phòng này.
Như vậy thì các triều đại giáo hoàng cuả Giáo Hội đã luôn luôn biểu lộ sự quan tâm về công việc từ thiện. Ngày nay, Quan Phát Chẩn có phẩm trật là một Tổng Giám Mục, là một thành viên trong Nội Thất cuả Giáo hoàng và như thế, chính thức giữ một vai trò trong các việc cử hành phụng vụ của Đức Thánh Cha.
Cũng trong bài phỏng vấn với tờ nhật báo Nasz Dziennik, Đức Cha Krajewski kể lại một giai thoại về Đức Giáo Hoàng Phanxicô như sau: Trong khi về quê nghỉ hè ở vùng núi Ba Lan tuần trước, Đức Cha Krajewski đã nhận được điện thoại cuả Đức Giáo Hoàng Phanxicô, ĐGH hỏi: "Đức Cha có cảm tưởng gì khi nhận sự đề cử mới?" Đức Cha Krajewski trả lời, "Con đã quì đầu gối xuống chứ. Có thể nào mà làm khác được đâu!" Sau đó, Đức Giáo Hoàng lại hỏi," Đức Cha có đi với ai không?" Ngài trả lời cho biết có một số bạn hữu đi cùng. Thế là Đức Giáo Hoàng yêu cầu Ngài vặn âm lượng điện thoại cho to lên, rồi sau đó đọc lời ban phước lành cho Đức Cha và các bạn bè của ngài.
Mẹ không phá thai, hai con song sinh làm linh mục
Nguyễn Long Thao
09:50 20/08/2013
Mẹ không phá thai, hai con song sinh làm linh mục
Hai linh mục người Chile là anh em song sinh cho hãng tin Công Giáo Hoa Kỳ CNA biết, nhờ thân mẫu kiên quyết không chịu phá thai mà hai anh em đã được sinh ra và nay trở thành linh mục.
Hai linh mục đó là cha Paulo Lizama và cha Felipe Lizama sinh ngày 10 tháng 9 năm 1984 tại thành phố Lagunillas de Casablanca. Cha Felipe sinh trước, cha Paulo sinh sau 17 phút
Cha Felipe kể rằng mẹ ngài là bà Rosa Silva, khi biết mình có thai, đã xin đi chiếu điện và sau đó đã được siêu âm bào thai. Bác sĩ cho biết bào thai của bà có một cái gì lạ: “Thai nhi có 3 tay, hai cái đầu, chân thì quấn lấy nhau.”
Bác sĩ cho biết, tính mạng bà có thể bị nguy hiểm nếu giữ bào thai và cách chữa trị là phá thai. Phá thai ở Chile được luật pháp cho phép. Tuy nhiên, bà Rosa, mẹ của hai Linh Mục, đã không bằng lòng và kiên quyết từ chối lời đề nghị phá thai. Bà nói, bà chấp nhận những gì Thiên Chúa trao cho bà.
Cha Felipe nói: “Chúa đã tạo dựng bào thai song nhi. Tôi không biết các bác sĩ đã sai hay có chuyện gì”
Còn cha Paolo nói: “ Tôi thì luôn luôn nhớ tới lòng yêu thương và dịu dàng trong trái tim của mẹ tôi là người đã cho chúng tôi sự sống”.
Cha Paulo kể thêm rằng “ Khi anh ngài là cha Felipe sanh rồi, thì cuống nhau vẫn chưa đứt ra khỏi cung lòng mẹ nên bác sĩ đã đề nghị nạo bào thai để lấy cuống nhau ra. Bà Rosa Silva, mẹ của hai Linh Mục từ chối và nói bà cảm thấy còn một đứa bé nữa ở trong cung lòng. Và quả thế 17 phút sau, cha Paulo đã được sinh ra.
Trước sự kiện này cha Paolo nói: “ Chi tiết cuối cùng này có ý nghiã rất quan trọng đối với tôi. Mẹ tôi biết tôi còn ở trong bụng, tôi sinh ra trễ nhưng đã được sinh ra. Nếu bác sĩ nạo cung lòng mẹ tôi thì chắc chắn tôi đã bị thương nặng rồi”.
Câu chuyện hai cha đã được sinh ra thế nào chỉ được hai cha biết đến khi đang học năm thứ Sáu tại chủng viện
Cha Paolô kể tiếp: “Điều chắc chắn là sự khôn ngoan của mẹ tôi và tâm hồn của bà đã đúng lúc cho chúng tôi được biết chuyện kỳ diệu như thế ”
Rồi ngài kể tiếp: “Hồi tưởng lại chuyện đó trong khi trước đây tôi vẫn nghĩ rằng ơn kêu gọi làm linh mục của tôi chỉ bắt đầu từ thời thanh xuân, nhưng sau này tôi mới nhận ra rằng Chúa đã can thiệp vào đời tôi ngay từ thuở ban đầu nhờ cái tiếng “Xin Vâng” của mẹ tôi”.
Thời còn bé, dù được lớn lên trong gia đình Công Giáo, nhưng cả hai anh em đã mất đức tin và thôi không dự thánh lễ nữa. Rồi chính việc cha mẹ ngài ly dị mà hai anh em lại đã trở về với Giáo Hội và chịu phép Thêm Sức.
Cha Paolô kể tiếp rằng dù lúc mất đức tin, nhưng hai anh em vẫn cảm thấy mình bị hấp dẫn bởi Mình Thánh Chúa, thánh ca và việc âm thầm cầu nguyện.
Cha Felipe thì kể rằng chính cha Reinaldo Osorio đã kéo ngài trở về với Chúa. Và sau này cha Reinaldo Osorio đã hướng dẫn hai anh em trong chủng viện để lên chức linh mục.
Cha kể với cơ quan truyền thông CNA: “ Chúa đã gọi tôi, tôi nhận ra rằng chính Chúa và mọi sự trong Chúa làm tôi rất hạnh phúc. Chắc chắn tôi muốn làm linh mục”.
Điều ngạc nhiên là dù hai anh em sống gần nhau nhưng không bao giờ nói cho nhau biết về ơn kêu gọi của mình. Cha Paolo nói “ Tôi không biết anh em tôi ai đã nghe tiếng Chúa gọi trước, nhưng tôi nghĩ Chúa đã chọn đường lối tôn trọng sự tự do đáp trả của anh em tôi.”
Tháng 3 năm 2003, cả hai anh em gia nhập chủng viện. Ban đầu gia đình băn khoăn về quyết định của họ, nhưng sau một năm sống trong chủng viện, mẹ ngài thấy hai con hạnh phúc nên bà đã an tâm.
Vào ngày 28 tháng 4 năm 2012, hai anh em song sinh, thầy Felipe và thầy Paulo chịu chức linh mục và cử hành lễ mở tay tại quê hương của các ngài là Nhà Thờ Đức Mẹ Ban Ơn ở Lagunillas.
Sau một năm chịu chức, giờ đây cha Felipe phục vụ tại giáo xứ Thánh Martin of Tours ở Quillota, và cha Paolo phục vụ tại giáo xứ Đức Mẹ Mông Triệu tai Achupallas.
Kết thúc câu chuyện về đời mình với CNA Cha Felipe nói: Chúa không làm chuyện linh tinh với chúng ta. Ngài muốn chúng ta hạnh phúc, và chức linh mục là ơn gọi tuyệt vời làm chúng tôi vô cùng hạnh phúc.
Còn cha Paolô kết luận “ Theo Chúa Giêsu không phải là dễ, nhưng là chuyện tuyệt vời. Chúa Giêsu, Giáo Hội và thế giới cần chúng ta, nhưng không phải cần bất cứ bạn trẻ nào, mà chỉ cần những bạn nào được trao ban sự thật của Thiên Chúa để chính đời sống họ sẽ chuyển tải sự sống, nụ cười của họ mang theo niềm hy vọng, diện mạo của họ chuyển tải đức tin, và hành động của họ sẽ mang theo niềm tin yêu”
Hai linh mục đó là cha Paulo Lizama và cha Felipe Lizama sinh ngày 10 tháng 9 năm 1984 tại thành phố Lagunillas de Casablanca. Cha Felipe sinh trước, cha Paulo sinh sau 17 phút
Cha Felipe kể rằng mẹ ngài là bà Rosa Silva, khi biết mình có thai, đã xin đi chiếu điện và sau đó đã được siêu âm bào thai. Bác sĩ cho biết bào thai của bà có một cái gì lạ: “Thai nhi có 3 tay, hai cái đầu, chân thì quấn lấy nhau.”
Bác sĩ cho biết, tính mạng bà có thể bị nguy hiểm nếu giữ bào thai và cách chữa trị là phá thai. Phá thai ở Chile được luật pháp cho phép. Tuy nhiên, bà Rosa, mẹ của hai Linh Mục, đã không bằng lòng và kiên quyết từ chối lời đề nghị phá thai. Bà nói, bà chấp nhận những gì Thiên Chúa trao cho bà.
Cha Felipe nói: “Chúa đã tạo dựng bào thai song nhi. Tôi không biết các bác sĩ đã sai hay có chuyện gì”
Còn cha Paolo nói: “ Tôi thì luôn luôn nhớ tới lòng yêu thương và dịu dàng trong trái tim của mẹ tôi là người đã cho chúng tôi sự sống”.
Cha Paulo kể thêm rằng “ Khi anh ngài là cha Felipe sanh rồi, thì cuống nhau vẫn chưa đứt ra khỏi cung lòng mẹ nên bác sĩ đã đề nghị nạo bào thai để lấy cuống nhau ra. Bà Rosa Silva, mẹ của hai Linh Mục từ chối và nói bà cảm thấy còn một đứa bé nữa ở trong cung lòng. Và quả thế 17 phút sau, cha Paulo đã được sinh ra.
Trước sự kiện này cha Paolo nói: “ Chi tiết cuối cùng này có ý nghiã rất quan trọng đối với tôi. Mẹ tôi biết tôi còn ở trong bụng, tôi sinh ra trễ nhưng đã được sinh ra. Nếu bác sĩ nạo cung lòng mẹ tôi thì chắc chắn tôi đã bị thương nặng rồi”.
Câu chuyện hai cha đã được sinh ra thế nào chỉ được hai cha biết đến khi đang học năm thứ Sáu tại chủng viện
Cha Paolô kể tiếp: “Điều chắc chắn là sự khôn ngoan của mẹ tôi và tâm hồn của bà đã đúng lúc cho chúng tôi được biết chuyện kỳ diệu như thế ”
Rồi ngài kể tiếp: “Hồi tưởng lại chuyện đó trong khi trước đây tôi vẫn nghĩ rằng ơn kêu gọi làm linh mục của tôi chỉ bắt đầu từ thời thanh xuân, nhưng sau này tôi mới nhận ra rằng Chúa đã can thiệp vào đời tôi ngay từ thuở ban đầu nhờ cái tiếng “Xin Vâng” của mẹ tôi”.
Thời còn bé, dù được lớn lên trong gia đình Công Giáo, nhưng cả hai anh em đã mất đức tin và thôi không dự thánh lễ nữa. Rồi chính việc cha mẹ ngài ly dị mà hai anh em lại đã trở về với Giáo Hội và chịu phép Thêm Sức.
Cha Paolô kể tiếp rằng dù lúc mất đức tin, nhưng hai anh em vẫn cảm thấy mình bị hấp dẫn bởi Mình Thánh Chúa, thánh ca và việc âm thầm cầu nguyện.
Cha Felipe thì kể rằng chính cha Reinaldo Osorio đã kéo ngài trở về với Chúa. Và sau này cha Reinaldo Osorio đã hướng dẫn hai anh em trong chủng viện để lên chức linh mục.
Cha kể với cơ quan truyền thông CNA: “ Chúa đã gọi tôi, tôi nhận ra rằng chính Chúa và mọi sự trong Chúa làm tôi rất hạnh phúc. Chắc chắn tôi muốn làm linh mục”.
Điều ngạc nhiên là dù hai anh em sống gần nhau nhưng không bao giờ nói cho nhau biết về ơn kêu gọi của mình. Cha Paolo nói “ Tôi không biết anh em tôi ai đã nghe tiếng Chúa gọi trước, nhưng tôi nghĩ Chúa đã chọn đường lối tôn trọng sự tự do đáp trả của anh em tôi.”
Tháng 3 năm 2003, cả hai anh em gia nhập chủng viện. Ban đầu gia đình băn khoăn về quyết định của họ, nhưng sau một năm sống trong chủng viện, mẹ ngài thấy hai con hạnh phúc nên bà đã an tâm.
Vào ngày 28 tháng 4 năm 2012, hai anh em song sinh, thầy Felipe và thầy Paulo chịu chức linh mục và cử hành lễ mở tay tại quê hương của các ngài là Nhà Thờ Đức Mẹ Ban Ơn ở Lagunillas.
Sau một năm chịu chức, giờ đây cha Felipe phục vụ tại giáo xứ Thánh Martin of Tours ở Quillota, và cha Paolo phục vụ tại giáo xứ Đức Mẹ Mông Triệu tai Achupallas.
Kết thúc câu chuyện về đời mình với CNA Cha Felipe nói: Chúa không làm chuyện linh tinh với chúng ta. Ngài muốn chúng ta hạnh phúc, và chức linh mục là ơn gọi tuyệt vời làm chúng tôi vô cùng hạnh phúc.
Còn cha Paolô kết luận “ Theo Chúa Giêsu không phải là dễ, nhưng là chuyện tuyệt vời. Chúa Giêsu, Giáo Hội và thế giới cần chúng ta, nhưng không phải cần bất cứ bạn trẻ nào, mà chỉ cần những bạn nào được trao ban sự thật của Thiên Chúa để chính đời sống họ sẽ chuyển tải sự sống, nụ cười của họ mang theo niềm hy vọng, diện mạo của họ chuyển tải đức tin, và hành động của họ sẽ mang theo niềm tin yêu”
Ai Cập: Quân đội đã bắt được lãnh tụ Huynh Đệ Hồi Giáo
Đặng Tự Do
09:48 20/08/2013
Mohamed Badie |
Mohamed Badie đã bỏ trốn từ hôm 3 tháng 7, sau khi quân đội bắt giam cựu tổng thống Mohamed Morsi. Hầu hết các cấp lãnh đạo của Huynh Đệ Hồi Giáo đã bị bắt ngay đầu tháng 7. Tuy nhiên, Badie nhanh chân trốn thoát và đạo diễn những vụ tấn công vào các đồn bót cảnh sát, các nhà thờ Kitô Giáo và các dinh thự chính phủ. Con trai ông này là Ammar Badie, 38 tuổi, đã bị giết chết hôm thứ Sáu trong cuộc nổi loạn gọi là "ngày cuồng nộ".
Trong một diễn biến mới nhất tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo bị cáo buộc là đã phục kích một đoàn xe quân đội tại khu vực núi Sinai giết chết 25 binh sĩ.
Hôm 19 tháng 8, cảnh sát đã di chuyển 612 người bị bắt, phần lớn là các thành viên của tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo, từ Cairo đến nhà tù Abu Zaabal. Dọc đường đoàn xe chở tù đã bị phục kích trong một mưu toan giải thoát các tù nhân. 35 tù nhân đã bị chết ngộp.
Với việc bắt giữ Mohamed Badie, hầu hết các lãnh tụ Huynh Đệ Hồi Giáo đã bị bắt giữ. Tuy nhiên, làn sóng bạo động có vẻ vẫn chưa lắng dịu vì những thày giảng Kinh Koran vẫn tiếp tục tung ra những Fatwa kêu gọi tổ chức những “ngày cuồng nộ” tại quảng trường Rames. Những lãnh tụ tinh thần này cách nào đó là bất khả xâm phạm.
Từ hôm thứ Tư 14 tháng 8 đến nay, theo báo cáo chính thức đã có 830 người thiệt mạng trong đó có 95 cảnh sát và binh sĩ Ai Cập.
Phần lớn các cảnh sát viên bị thiệt mạng vào ngày 14 và 15 tháng 8 khi tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo tấn công vào các đồn bót cảnh sát lẻ tẻ không có khả năng tự vệ. Những băng ghi hình cho thấy nhiều đồn cảnh sát đã bị tàn sát tập thể không còn người nào sống sót.
Tại Alexandria, nhiều người cả thường dân lẫn cảnh sát bị tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo ném đá đến chết hay bị bắt đưa lên các tòa nhà cao rồi xô xuống cho bể sọ chết.
Thụ phong Lm. lúc 71 tuổi đã có 8 người con và 18 cháu nội ngoại
Trầm Hương Thơ
08:11 20/08/2013
THỤ PHONG LM. LÚC 71 TUỔI ĐÃ CÓ 8 NGƯỜI CON VÀ 18 CHÁU NỘI NGOẠI
Cảm động về một ơn gọi bền đỗ.
Nhờ nền giáo dục Công Giáo mà cậu Enrique nhận được từ gia đình cha mẹ là người gương mẫu trong cách sống đạo. Từ khi còn là một cậu giúp lễ bên bàn thờ Enrique đã cảm thấy mình có ơn gọi làm lm. và ở tuổi 17 Henry bước vào chủng viện Tổng Giáo Phận Chihuahua ở Mexicô. Tuy nhiên Enrique phải bỏ học vì lý do sức khỏe.
Sau bao nhiêu cố gắng chiến đấu với bệnh viêm xương và xoang mũi và sức khỏe có phần tốt hơn nên Enrique xin trở lại chủng viện để học tiếp theo con đường ơn gọi. Nhưng sau một thời gian không lâu thì bệnh cậu lại tái phát nên lại phải từ giã chủng viện để trở về đời sống thường.
Sau một thời gian sức khỏe kha khá trở lại thì cậu xin được việc làm ở một khu mỏ sắt. Vẫn tiếc nuối ơn gọi nên lần thứ ba cậu đã cố gắng xin để trở về chủng viện nhưng đã bị từ chối vì những hậu quả của bệnh.
Sau đó một thời gian dài thì cậu gặp được Wilhelmina cả hai cùng đồng chí hướng trong việc tông đồ. Cảm nhận rằng Chúa đã gọi mình trong cuộc sống hôn nhân, và họ kết hôn vào ngày 14 tháng 10 năm 1967 tại xứ đạo Santa Rosalia. Enrique. cách chọn lựa của hai người là luôn sẵn sàng sống trong công việc tông đồ trong bậc hôn nhân Sau này Enrique được sự đồng ý của vợ nên đã theo học và được chịu chức phó tế vĩnh viễn 08 tháng 9 năm 1981 với người bạn của ông Cornelius Corral.
Họ hai có sáng kiến lập qũy đoàn kết và tương trợ để giúp cho các trẻ em được học hành, và họ đã thành công trong việc quyên góp và quản lý để xây dựng một trường mẫu giáo, trường tiểu học và trung học, một trạm y tế và xây dựng một nhà nguyện.
Hai vợ chồng hạnh phúc đã có được tám người con: Francis, Henry, Celia, Isela, Roque, Mark, và Celina Melina Patricia Dew. và 18 đứa cháu nội ngoại từ 1 đến 17 tuổi.
Mặc dù không có đủ khả năng tài chánh để thực hiện cho tất cả các con đi học đại học. Nhưng Enrique luôn luôn cố gắng hết mình phục vụ giáo xứ và công việc chung. Nhưng quan trọng là luôn nhận được sự hỗ trợ từ người vợ thân yêu của mình.
Sau một thời gian mang căn bệnh ung thư người vợ đã qua đời vào ngày 07 tháng 2 năm 2011. Một sự mất mát to lớn trong đời đối với Enrique. Đó là một thời điểm thử thách rất quan trọng. "Nếu bạn sống luôn sẵn sàng để Thiên Chúa quyết định, thì cái chết tự nó không phải là một bi kịch, nhưng là đường đời đích thực nơi chúng ta đi về"
Sau cái chết của Wilhelmina người vợ thân yêu độ nửa năm Enrique được sự gợi ý của một số người thân và xin với tòa giám mục học thêm để trở thành linh mục. Đức Tổng Giám Mục Constancio Miranda đã gởi thơ lên Tòa Thánh sau một năm rưỡi thì được thông báo rằng có thể tiến hành với lễ thụ phong.
"Tôi muốn trở thành linh mục là vâng phục Thiên Chúa, chứ không phải để lựa chọn một con đường riêng" Người mà tôi đã luôn luôn tôn thờ và cảm thấy gần gũi. Đây là thời điểm quyết định quan trọng nhất của cuộc đời tôi, vì vậy tôi sẽ tiếp tục thực hiện theo ý muốn của Thiên Chúa,
Hôm thứ năm 15. 08 2013 ngày lễ Đức Mẹ hồn xác lên trời tại Giáo phận Chihuahua, Enrique Martinez được thụ phong linh mục."Cùng với những hạnh phúc của anh chị em và con cháu và Giáo Hội. Con gái Celia của ông cho biết lễ thụ phong linh mục của cha cô là một phước lành từ Thiên Chúa", là một món quà cho các giáo phận và các gia đình ."
Linh mục Enrique sẽ dâng Thánh lễ mở tay và tạ ơn tại nhà thờ Đức Mẹ Guadalupe.
Lược dịch theo (CNA/EWTN)
Cảm động về một ơn gọi bền đỗ.
Sau bao nhiêu cố gắng chiến đấu với bệnh viêm xương và xoang mũi và sức khỏe có phần tốt hơn nên Enrique xin trở lại chủng viện để học tiếp theo con đường ơn gọi. Nhưng sau một thời gian không lâu thì bệnh cậu lại tái phát nên lại phải từ giã chủng viện để trở về đời sống thường.
Sau một thời gian sức khỏe kha khá trở lại thì cậu xin được việc làm ở một khu mỏ sắt. Vẫn tiếc nuối ơn gọi nên lần thứ ba cậu đã cố gắng xin để trở về chủng viện nhưng đã bị từ chối vì những hậu quả của bệnh.
Sau đó một thời gian dài thì cậu gặp được Wilhelmina cả hai cùng đồng chí hướng trong việc tông đồ. Cảm nhận rằng Chúa đã gọi mình trong cuộc sống hôn nhân, và họ kết hôn vào ngày 14 tháng 10 năm 1967 tại xứ đạo Santa Rosalia. Enrique. cách chọn lựa của hai người là luôn sẵn sàng sống trong công việc tông đồ trong bậc hôn nhân Sau này Enrique được sự đồng ý của vợ nên đã theo học và được chịu chức phó tế vĩnh viễn 08 tháng 9 năm 1981 với người bạn của ông Cornelius Corral.
Họ hai có sáng kiến lập qũy đoàn kết và tương trợ để giúp cho các trẻ em được học hành, và họ đã thành công trong việc quyên góp và quản lý để xây dựng một trường mẫu giáo, trường tiểu học và trung học, một trạm y tế và xây dựng một nhà nguyện.
Hai vợ chồng hạnh phúc đã có được tám người con: Francis, Henry, Celia, Isela, Roque, Mark, và Celina Melina Patricia Dew. và 18 đứa cháu nội ngoại từ 1 đến 17 tuổi.
Mặc dù không có đủ khả năng tài chánh để thực hiện cho tất cả các con đi học đại học. Nhưng Enrique luôn luôn cố gắng hết mình phục vụ giáo xứ và công việc chung. Nhưng quan trọng là luôn nhận được sự hỗ trợ từ người vợ thân yêu của mình.
Sau một thời gian mang căn bệnh ung thư người vợ đã qua đời vào ngày 07 tháng 2 năm 2011. Một sự mất mát to lớn trong đời đối với Enrique. Đó là một thời điểm thử thách rất quan trọng. "Nếu bạn sống luôn sẵn sàng để Thiên Chúa quyết định, thì cái chết tự nó không phải là một bi kịch, nhưng là đường đời đích thực nơi chúng ta đi về"
Sau cái chết của Wilhelmina người vợ thân yêu độ nửa năm Enrique được sự gợi ý của một số người thân và xin với tòa giám mục học thêm để trở thành linh mục. Đức Tổng Giám Mục Constancio Miranda đã gởi thơ lên Tòa Thánh sau một năm rưỡi thì được thông báo rằng có thể tiến hành với lễ thụ phong.
"Tôi muốn trở thành linh mục là vâng phục Thiên Chúa, chứ không phải để lựa chọn một con đường riêng" Người mà tôi đã luôn luôn tôn thờ và cảm thấy gần gũi. Đây là thời điểm quyết định quan trọng nhất của cuộc đời tôi, vì vậy tôi sẽ tiếp tục thực hiện theo ý muốn của Thiên Chúa,
Hôm thứ năm 15. 08 2013 ngày lễ Đức Mẹ hồn xác lên trời tại Giáo phận Chihuahua, Enrique Martinez được thụ phong linh mục."Cùng với những hạnh phúc của anh chị em và con cháu và Giáo Hội. Con gái Celia của ông cho biết lễ thụ phong linh mục của cha cô là một phước lành từ Thiên Chúa", là một món quà cho các giáo phận và các gia đình ."
Linh mục Enrique sẽ dâng Thánh lễ mở tay và tạ ơn tại nhà thờ Đức Mẹ Guadalupe.
Lược dịch theo (CNA/EWTN)
Chữ cổ Do Thái vào thế kỷ VII trước Công Nguyên được tìm thấy ở Jerusalem
Lm. Paul Phạm Văn Tuấn
12:58 20/08/2013
Chữ cổ Do Thái vào thế kỷ VII trước Công Nguyên được tìm thấy ở Jerusalem
Jerusalem – Theo tờ thời báo Bưu Điện Jerusalem (The Jerusalem Post) đưa tin ngày 18.8.2013 cho biết hàng ngàn mảnh sành vỡ, đèn đất sét và những bức tượng nhỏ có niên đại cuối cùng của Đền Thờ đầu tiên ở Jerusalem (thế kỷ thứ VII trước Công nguyên) được phát hiện trong cuộc khai quật khảo cổ trong thành phố của David ở Jerusalem. Một thông cáo báo chí của Cơ quan Cổ vật Do Thái chính thức cho biết tin quan trọng này vào ngày Chúa Nhật, 18.8.2013.
Thành phố của David, tiếng Anh gọi là "City of David", nằm trên một con đường hẹp phía Nam của Đền thờ Núi (Temple Mount). Thành phố được bao quanh bốn phía bởi các thung lũng và gần nguồn nước Gihon và ngôi làng Ả Rập của Silwan.
Những phát hiện khảo cổ này đã được tìm thấy trong cuộc khai quật được tiến hành bởi Cơ quan Cổ vật, quan trọng nhất trong số tìm được đó là một chiếc bát gốm có khắc một dòng chữ tiếng cổ Do Thái, còn có thể đọc được, qua đó hình như ghi tên của một nhân vật trong Kinh Thánh thời Cựu Ước. Khai quật này được mô tả như "một sự phát hiện phong phú" với nhiều cổ vật.
Hai nhà khảo cổ học tìm ra chiếc bát cổ là Tiến sĩ Joe Uziel và Nahshon Zanton nói rằng các ký tự khắc ghi trên chiếc bát nung thuộc về thế kỷ VII trước Công nguyên. Cái bát gốm này đưa chúng ta trở về thời điểm sụp đổ của thành phố Jerusalem dưới thời vua Zedekia của Juda, vào khoảng năm 586 trước Công nguyên.
Dòng chữ trên bát gốm đã được xác định là tiếng Do Thái cổ, mặc dù chữ cái đầu tiên đã mất và một phần còn lại của cái bát được bảo tồn. Ông Joe Uziel và Nahshon Zanton nói rằng các dòng chữ còn đọc được có thể là một địa chỉ. Dòng chữ đọc được không có nguyên âm và được ký tự lại qua tiếng Anh là "…riahu ben Benaiah".
Dòng chữ này cũng tương tự như tên của Zechariah, con trai của Benaiah, là cha đẻ của tiên tri Jahaziel, có tên trong Sử Biên Niên 2, đoạn 20:14 khi Jahaziel nói lời tiên tri cho vua Jehoshaphat trước khi vua đi đánh trận để chống lại người Ammonites và Moabites.
Trong Sử Biên Niên 2, đoạn 20 câu 14 ghi như sau: "Bấy giờ, giữa cộng đoàn, thần khí ĐỨC CHÚA xuống trên ông Gia-kha-di-ên con ông Dơ-khác-gia-hu, cháu ông Bơ-na-gia, ông này là con ông Giơ-y-ên, cháu ông Mát-tan-gia; Gia-kha-di-ên là một thầy Lê-vi trong hàng con cháu ông A-xáp".
Trên mảnh bát "câu văn chưa hoàn chỉnh, tuy nhiên dòng chữ giới thiệu cho chúng ta với một tên gọi của thế kỷ thứ VII trước Công nguyên, giống như tên khác được biết đến với chúng ta từ Kinh Thánh và khảo cổ học... và cho chúng ta một liên hệ với những người dân sống ở Jerusalem vào cuối thời đại của Đền Thờ đầu tiên", thông tin của Cơ quan Cổ vật Do Thái cho biết.
Hai nhà khảo cổ học Joe Uziel và Nahshon Zanton lưu ý rằng dòng chữ "được khắc trên chiếc bát gốm trước khi được nung, cho thấy là dòng chữ ban đầu được trang trí trên mép bát nằm trong ý nghĩa toàn bộ chứ không phải viết trên một mảnh của chiếc bát sành đã bị vỡ."
Lm. Paul Phạm Văn Tuấn
Jerusalem – Theo tờ thời báo Bưu Điện Jerusalem (The Jerusalem Post) đưa tin ngày 18.8.2013 cho biết hàng ngàn mảnh sành vỡ, đèn đất sét và những bức tượng nhỏ có niên đại cuối cùng của Đền Thờ đầu tiên ở Jerusalem (thế kỷ thứ VII trước Công nguyên) được phát hiện trong cuộc khai quật khảo cổ trong thành phố của David ở Jerusalem. Một thông cáo báo chí của Cơ quan Cổ vật Do Thái chính thức cho biết tin quan trọng này vào ngày Chúa Nhật, 18.8.2013.
Những phát hiện khảo cổ này đã được tìm thấy trong cuộc khai quật được tiến hành bởi Cơ quan Cổ vật, quan trọng nhất trong số tìm được đó là một chiếc bát gốm có khắc một dòng chữ tiếng cổ Do Thái, còn có thể đọc được, qua đó hình như ghi tên của một nhân vật trong Kinh Thánh thời Cựu Ước. Khai quật này được mô tả như "một sự phát hiện phong phú" với nhiều cổ vật.
Hai nhà khảo cổ học tìm ra chiếc bát cổ là Tiến sĩ Joe Uziel và Nahshon Zanton nói rằng các ký tự khắc ghi trên chiếc bát nung thuộc về thế kỷ VII trước Công nguyên. Cái bát gốm này đưa chúng ta trở về thời điểm sụp đổ của thành phố Jerusalem dưới thời vua Zedekia của Juda, vào khoảng năm 586 trước Công nguyên.
Dòng chữ này cũng tương tự như tên của Zechariah, con trai của Benaiah, là cha đẻ của tiên tri Jahaziel, có tên trong Sử Biên Niên 2, đoạn 20:14 khi Jahaziel nói lời tiên tri cho vua Jehoshaphat trước khi vua đi đánh trận để chống lại người Ammonites và Moabites.
Trong Sử Biên Niên 2, đoạn 20 câu 14 ghi như sau: "Bấy giờ, giữa cộng đoàn, thần khí ĐỨC CHÚA xuống trên ông Gia-kha-di-ên con ông Dơ-khác-gia-hu, cháu ông Bơ-na-gia, ông này là con ông Giơ-y-ên, cháu ông Mát-tan-gia; Gia-kha-di-ên là một thầy Lê-vi trong hàng con cháu ông A-xáp".
Trên mảnh bát "câu văn chưa hoàn chỉnh, tuy nhiên dòng chữ giới thiệu cho chúng ta với một tên gọi của thế kỷ thứ VII trước Công nguyên, giống như tên khác được biết đến với chúng ta từ Kinh Thánh và khảo cổ học... và cho chúng ta một liên hệ với những người dân sống ở Jerusalem vào cuối thời đại của Đền Thờ đầu tiên", thông tin của Cơ quan Cổ vật Do Thái cho biết.
Hai nhà khảo cổ học Joe Uziel và Nahshon Zanton lưu ý rằng dòng chữ "được khắc trên chiếc bát gốm trước khi được nung, cho thấy là dòng chữ ban đầu được trang trí trên mép bát nằm trong ý nghĩa toàn bộ chứ không phải viết trên một mảnh của chiếc bát sành đã bị vỡ."
Lm. Paul Phạm Văn Tuấn
Ý kiến từ Ai Cập: ''Obama không hiểu tình hình, hoặc là đồng loã với nhóm Hồi Giáo quá khích.''
Trần Mạnh Trác
15:19 20/08/2013
Một lần nữa, Phương Tây có thể chọn sai như đã từng xảy ra trong quá khứ, là nhiều lần ủng hộ những tên đồ tể thay vì bảo vệ những nạn nhân.
Những tiếng than phiền và cảnh báo đến từ nhiều phiá khác nhau, từ giaó phái Coptic, Công Giáo, Hồi Giáo, từ những nhà chức trách cũng như những học giả dân sự. Họ hy vọng Phương Tây sớm thức tỉnh trước một thực tế đã là rất rõ ràng cho những người sống trong cuộc.
Tóm lược như sau:
Vị linh mục nói thêm: " Đây là điều cần phải làm cho rõ ràng, nhóm Huynh đệ Hồi giáo là một nhóm khủng bố, họ gắn bó với nhóm Al Qaeda và Salafites. Lịch sử của Huynh đệ Hồi giáo, ngay từ lúc bắt đầu, đã là lịch sử cuả 85 năm đẫm máu".
Theo cha Greiche, nhóm Huynh đệ Hồi giáo có một đặc điểm chính: Lừa đảo. "Họ có 2 bộ mặt. Với Phương Tây, họ rêu rao dân chủ và than vãn về cuộc đảo chánh. Với thế giới Ả Rập, họ đề cao ý niệm một quốc gia Hồi giáo, dựa vào căn bản luật Sharia, và về lý tưởng một Đại Thiên Quốc (Caliphate) bao gồm các quốc gia Ả Rập."
"Vậy thì, hoặc là Obama không hiểu những gì đang xảy ra, hoặc là ông ta đồng lõa với những âm mưu này, " cha Greiche kết luận.
"Chúng tôi đánh giá cao lập trường của nhiều quốc gia thân thiện và từng là bạn trung thành đã hiểu được bản chất của các sự kiện đang diễn ra. Tuy nhiên chúng tôi tố cáo mạnh mẽ những tin tức sai lệch đang được chuyển tải bởi các phương tiện truyền thông Phương Tây và chúng tôi kêu gọi họ nhìn lại các sự kiện một cách khách quan hơn mỗi khi tường trình về các tổ chức khủng bố đẫm máu và những người theo họ. Không nên hợp thức hóa những (tổ chức khủng bố) bằng sự hỗ trợ toàn cầu và bảo vệ chính trị khi mà những nỗ lực của họ chắc chắn sẽ làm lan rộng sự tàn phá và hủy diệt trên đất nước thân yêu của chúng tôi."
- Faysal J. Abbas, biên tập viên của tờ báo Al Arabiya Ingles, đã không e dè với những lời quở mắng Phương Tây vì thái độ nửa lạnh nửa nóng (lukewarm), nhút nhát và không rõ ràng:. "Những lời tố cáo của Phương Tây về những sự kiện ở Ai Cập gần đây đặt ra nhiều câu hỏi. Tôi tự hỏi không biết các nhà lãnh đạo của thế giới tự do có nhận thức, hoặc hiểu, về tình hình hiện tại trên hiện trường. Cách thức mà Mỹ và châu Âu, chưa kể đến Thổ Nhĩ Kỳ, đã minh thị đứng về một phe thì là chắc chắn sẽ không thể giải quyết tình hình được. Họ có biết rằng họ đang hỗ trợ ai không? [... ] Chúng ta nên bảo vệ và đón nhận một nền Dân Chủ, nhưng Phương Tây dường như đã quên mất rằng sự đó (bảo vệ và chào đón nền dân chủ) thì xa vời (chẳng bao giờ có được) với nhóm Huynh Đệ Hồi Giáo sau khi họ cầm quyền. "
Kết luận mà ông Abbas đi đến là một lời khuyên cay đắng và bén nhọn: "Nhìn vào những tai hại mà Phương Tây đã tạo ra qua hầu hết các vấn đề liên quan đến mùa xuân Ả Rập năm 2011, tôi khuyên cách mạnh mẽ rằng Phương Tây đừng can thiệp vào nội bộ của Ai Cập. "...
"Sự Tiết Chế chỉ có thể làm được khi mọi người hoàn toàn chấp nhận một thể chế nhà nước thế tục, nhưng nhóm Huynh Đệ Hồi Giáo lại cho đó là một sản phẩm của Satan. "
Rimini, cuộc gặp gỡ của tình bạn giữa các dân tộc
Vũ Văn An
19:40 20/08/2013
Đại Hội được Phong Trào Hiệp Thông và Giải Phóng của Giáo Hội Công Giáo tổ chức hàng năm tại Rimini, Ý, có tên là Cuộc Gặp Gỡ Vì Tình Bạn Giữa Các Dân Tộc. Đây là một đại hội gồm nhiều biến cố, kéo dài một tuần lễ vào cuối tháng Tám. Đại Hội lần đầu tiên được tổ chức vào năm 1980.
Phần lớn công việc tổ chức dựa vào lực lượng hùng hậu của 4,000 thiện nguyện viên, phần lớn là các sinh viên đại học, đến từ Ý và khoảng 10 quốc gia khác trên thế giới. Trong các năm gần đây, số người tham dự vào khoảng 800,000 người. Thành thử Đại Hội tác động mạnh mẽ trên văn hóa và xã hội Ý nói riêng và thế giới nói chung. Các diễn giả được mời nói tại đại hội là đại biểu của hầu hết mọi bộ môn như khoa học, văn hóa, xã hội và chính trị, trong đó có các khôi nguyên Nobel, giáo hoàng (Đức Gioan Phaolô II tham dự năm 1982), chính khách (năm nay có sự tham dự của thủ tướng Ý, Enrico Letta), bộ trưởng, các nhà lãnh đạo quốc tế (Tony Blair có lần tham dự)...
Mỗi năm, Đại Hội đều có chủ đề riêng: Hoà Bình Và Nhân Quyền (1980); Những Người Tìm Kiếm Vô Tận, Những Người Kiến Tạo Lịch Sử (1988); Người Ngưỡng Mộ, Einstein, Thomas Becket (1990); Cuộc Tìm Kiếm Châu Mỹ của Người Da Vàng, Người Da Đen, Người Da Đỏ, Và Người La Tinh (1992); Một Ngàn Năm Giống Như Một Phiên Gác Đêm (1995); Đời Không Phải Là Một Giấc Mơ (1998); 2000 Năm, Một Lý Tưởng Không Bao Giờ Cùng (2000); Tự Do Là Quà Phúc Quí Giá Nhất Mà Trời Cao Ban Cho Con Người (2005); Bản Nhiên Khiến Ta Ước Mơ Những Điều Vĩ Đại Là Trái Tim (2010); Và Hiện Hữu Trở Thành Niềm Chắc Chắn Mênh Mông (2011); Từ Bản Nhiên, Con Người Đã Tương Quan Với Vô Tận (2012) và Con Người Nhân Bản: Tình Trạng Cấp Cứu (2013).
Con người nhân bản: tình trạng cấp cứu
Đại Hội năm nay kéo dài từ ngày 18 tới 24 tháng Tám, với chủ đề Con Người Nhân Bản: Tình Trạng Cấp Cứu. Đại Hội sẽ tìm hiểu con người nhân bản trong nhu cầu hiện hữu như một thực tại độc đáo, con người nhân bản trong tính bất giản lược hoài mong, con người nhân bản cảm nhận rằng điều định tính và điều đặc điểm hóa mình chính là tự do.
Tại các trang cuối của cuốn Mọi Sự Đều Xuôi Chẩy, văn hào Nga Vasily Grossman đã mô tả cảm thức tự do không bao giờ bị hoàn toàn dập tắt nơi trái tim nhân vật chủ đạo của mình, người trở về quê hương sau 30 năm biệt xứ tại Tây Bá Lợi Á : “Điều không làm Ivan Grigoryevich ngạc nhiên là chữ ‘tự do’ từng nằm trên môi anh khi anh bị đày tới Tây Bá Lợi Á trong lúc còn là một sinh viên trẻ và chữ này vẫn sống động ở trong anh, vẫn hiện diện trong tâm trí anh, cho tới tận nay”.
Con người nhân bản hiện nay đang sống trong một tình trạng cấp cứu, không những vì các chế độ độc tài chính trị đang đe dọa cả các điều kiện cơ bản nhất của tự do và sinh tồn, mà còn vì các khát vọng của trái tim có nguy cơ bị gây mê, kiểm duyệt, ngay trong các hệ thống cho rằng mình bảo vệ tự do dân chủ.
Các phân tích xã hội và kinh nghiệm của nhiều nhà giáo dục đã cung cấp nhiều tài liệu cho thấy một trong các cơn bệnh lớn lao nhất đang ảnh hưởng tới người trẻ ngày nay chính là sự yếu kém trong ước mơ, sự giảm thiểu trong đà vươn tới lý tưởng, sự bằng lòng đối với bất cứ sản phẩm nào của xã hội. Quả không thiếu sản phẩm để thoả mãn muôn hình muôn vẻ bản năng con người.
Nhưng khi trái tim con người, một trái tim được tạo nên cho sự cao cả, một trái tim không thể bác bỏ việc tìm kiếm ý nghĩa cho đời, thấy mình bị kiềm chế và tiêu chuẩn hóa như thế, thì chẳng sớm cũng muộn, nó sẽ nổi loạn, đôi khi rất bi thảm bằng bạo lực hay tự hủy. Hay một cách đơn giản hơn, ít bi thảm hơn, nó sẽ mất hứng đối với cuộc đời.
Tình trạng cấp cứu mà ta đang sống ngày nay này đủ rõ để ai cũng nhìn thấy.
Tuy nhiên, Cuộc Gặp Gỡ tại Rimini sẽ không nhấn mạnh tới các khía cạnh tiêu cực trên; thay vào đó, nó sẽ chứng tỏ rằng nhân bản là điều có thể có và khắp trên thế giới vẫn có những con người tìm được sức mạnh từ đốm lửa hoài mong của họ, và do đó tỉnh thức nhờ một gặp gỡ, nhờ một sự kiện, nhờ một hoàn cảnh.
Bởi thế, Cuộc Gặp Gỡ sẽ cố gắng lên tài liệu cho thấy tự do của con người nhân bản được phát biểu ra sao trong nhu cầu nhận thức thực tại, phê phán nó và xây dựng trong nó, không theo các khuôn khổ tiên niệm và các dự án áp đặt từ bên ngoài, mà khởi đi từ chính các nhu cầu và hoài mong của họ.
Điều mà Cuộc Gặp Gỡ nhắm là tạo cơ hội để gặp gỡ người khác và gặp gỡ chính mình, để trải nghiệm tính tích cực trong đời và trên hết để chứng thực rằng các dị biệt về văn hóa và truyền thống chỉ nói lên các phương thức khác nhau qua đó mọi người và mọi dân tộc sử dụng các cuộc gặp gỡ mà định mệnh và lịch sử đem lại cho họ để đương đầu với vấn nạn cuộc đời và đưa ra lời giải đáp hữu lý cho nhu cầu tìm kiếm sự thật và hoài mong tìm kiếm ý nghĩa đã được ghi khắc trong trái tim họ.
Chương Trình
Cũng như mọi năm, cuộc gặp gỡ hàng ngày lần này xoay quanh 3 trục chính: diễn thuyết, thể thao, trình diễn (chiếu phim hay triển lãm). Riêng phần diễn thuyết, nhiều đề tài rất thời cuộc sẽ lần lượt được trình bày hàng ngày: Hợp Xướng Từ Tân Thế Giới. Một Âu Châu Thống Nhất, Từ Đại Tây Dương Tới Dẫy Urals; Armenia, Cái Nôi Của Kitô Giáo; Thăng Tiến Tài Năng. Nhóm Nghị Viện Phò Phụ Đới; Cuộc Thách Thức Của Tính Di Động. Cuộc Thách Thức Của Giao Thông Tại Các Khu Đô Thị Chính: Đầu Tư Không Gây Gánh Nặng... Cảm Thức Cộng Đồng và Các Đô Thị Thông Minh; Điều Gì Thức Tỉnh Nhân Loại. Chứng Từ; Đọc Thánh Kinh Với Joseph Weiler: Diễn Trình Giêsu; Kịch Nghệ Và Tự Do: Kinh Nghiệm Của Một Bậc Thầy Vĩ Đại; Hỗ Trợ Tương Lai: Bảo Vệ Tài Nguyên và Phát Triển Kinh Tế; Quan Niệm Về Con Người: Triết Lý Và Tự Do; Nhân Bản, Chính Trị và Công Lý Trong Các Diễn Văn Của Đức Bênêđíctô XVI... Đức Phanxicô: với “Ánh Sáng Đức Tin” tại Các Khu Ngoại Ô Hiện Hữu... Tự Do Tôn Giáo, Đường Dẫn Tới Hòa Bình....
Về trình diễn, có những buổi nhạc cổ điển và dân ca; nhạc kịch dựa trên thi phẩm Le Porche du Mystère de la duexième vertu của Charles Peguy; các ca đoàn San Nicola, Millennium và ca đoàn Chính Thống tại Rimini... Lễ trao giải thưởng Đại Hội Phim Ngắn Quốc Tế Lần Thứ Sáu... Về thể thao, liên tục có những buổi thi đấu như giải bóng rổ thanh niên lần thứ 19, giải quần vợt tại bãi biển, trình diễn thể dục nhào lộn, giải túc cầu tưởng niệm Giuseppe Fabbri, trình diễn nhu đạo...
Thông điệp của Đức Phanxicô
Nhân danh Đức Phanxicô, Đức HY Tarcisio Bertone, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, đã gửi tới Đại Hội một thông điệp với nội dung sau đây:
[...] Chủ đề “Con Người Nhân Bản: Tình Trạng Cấp Cứu” cho thấy tính khẩn trương lớn lao của việc phúc âm hóa được Đức Thánh Cha nói tới nhiều lần, theo gương vị tiền nhiệm, và khiến ngài có nhiều suy tư sâu sắc mà tôi xin được kính chuyển như sau.
Con người vốn là đường đi của Giáo Hội: Đức Chân Phúc GH Gioan Phaolô II từng viết như thế trong thông điệp đầu tiên của ngài là “Redemptor hominis” (xem số 14). Sự thật này vẫn còn giá trị, nhất là trong thời ta, thời mà Giáo Hội, giữa một thế giới hoàn cầu hóa và nhiều giả tưởng hơn bao giờ hết, giữa một xã hội duy tục hóa hơn bao giờ hết và thiếu hẳn điểm qui chiếu, đang được kêu gọi tái khám phá ra sứ mệnh riêng của mình, bằng cách tập chú vào những gì chính yếu và tìm ra nhiều con đường mới để tân phúc âm hóa.
Con người vẫn còn là một huyền nhiệm, không thể bị giản lược vào bất cứ hình ảnh nào do xã hội tạo nên và được các thế lực trần gian áp đặt. Họ là một huyền nhiệm của tự do và ơn thánh, của nghèo hèn và cao cả. Nhưng có nghĩa gì khi nói rằng con người là “đường đi của Giáo Hội”? Và trên hết, có nghĩa gì đối với ta khi đi trên con đường này vào ngày hôm nay?
Con người là đường đi của Giáo Hội vì con người là đường đi của chính Thiên Chúa. Từ buổi hừng đông của nhân loại, sau cơn sa ngã của họ, Thiên Chúa đã đi tìm con người rồi. Người hỏi Ađam, kẻ đang ẩn nấp: “Ngươi ở đâu?” (St 3:9). Câu hỏi xuất hiện ở ngay đầu Sách Sáng Thế này, một câu hỏi vẫn tiếp tục vang lên dọc dài suốt bộ Thánh Kinh và trong mọi giây phút của lịch sử mà Thiên Chúa, dọc dài qua mấy thiên niên kỷ qua, vốn dựng xây với nhân loại, đã tìm được biểu thức cao nhất trong cuộc nhập thể của Chúa Con. Thánh Augustinô, trong lời chú giải Tin Mừng Gioan, đã quả quyết rằng: “Ở trong Chúa Cha, Chúa Con là sự thật và là sự sống; khoác lấy xác phàm, Người trở thành đường đi” (I, 34,9). Chúa Giêsu Kitô, do đó, là “đường đi chính của Giáo Hội”, nhưng vì Người “cũng là đường đi của mỗi người” nên con người trở thành “đường đi tiên khởi và nền tảng của Giáo Hội” (Xem Redemptor hominis, 13-14).
Chúa Giêsu cũng nói rằng “Ta là cửa” (Ga 10:7): nghĩa là, Ta là đường dẫn tới mọi con người và mọi sự. Nếu ta không đi qua Chúa Kitô, nếu không tập chú cái nhìn của trái tim ta vào Người, ta sẽ không hiểu bất cứ điều gì liên quan tới huyền nhiệm con người. Và như thế, một cách không chủ ý, ta sẽ bó buộc phải vay mượn các tiêu chuẩn phán đoán và hành động của thế gian, và mỗi lần gặp gỡ anh chị em ta trong nhân loại, ta sẽ như những “tên trộm tên cướp” mà Chúa Giêsu đã nói tới trong Tin Mừng (xem Ga 10:8). Cả thế gian nữa, trong đường lối riêng của nó, cũng lưu tâm tới con người. Các thế lực kinh tế, chính trị, và truyền thông cần con người để vĩnh viễn hóa và lớn lên. Và vì lý do đó, họ tìm cách thao túng quần chúng, khêu gợi lòng dục, loại bỏ sở hữu quí giá nhất của con người: là liên hệ của họ với Thiên Chúa. Quyền lực rất sợ những ai chịu đối thoại với Thiên Chúa vì điều này làm những người này thành tự do và bất khả hội nhập.
Đó chính là tình trạng khẩn trương của con người nhân bản mà Cuộc Gặp Gỡ Vì Tình Bạn Giữa Các Dân Tộc đặt làm tâm điểm cho các suy tư của mình: sự khẩn trương phải tái lập con người trở lại với chính họ, với phẩm giá cao cả nhất của họ, với tính độc đáo và quí giá của mọi hiện hữu nhân bản từ lúc tượng thai cho tới lúc chết tự nhiên. Điều cần thiết là phải tái xem sét tính thánh thiêng của con người và đồng thời nói rằng chính trong tương quan với Thiên Chúa, nghĩa là nhờ khám phá ra và trung thành với ơn gọi của mình, con người mới có thể lớn lên theo kích thước thực sự của họ. Giáo Hội, người mà Chúa Kitô đã ủy thác Lời và các Bí Tích của Người, đã gìn giữ niềm hy vọng lớn lao nhất, khả thể chân thực nhất của việc con người có thể tự thể hiện mình ở bất cứ nơi nào và thời nào. Trách nhiệm của ta lớn lao xiết bao! Ta đừng giữ kho tàng châu báu này cho riêng ta, một kho tàng mà ai ai cũng tìm kiếm bất kể có ý thức hay không. Ta hãy can đảm ra đi gặp gỡ mọi người nam nữ của thời ta, trẻ em cũng như người già, người có học cũng như người thất học, thanh thiếu niên và các gia đình. Trong việc này, ta hãy noi gương Thầy Chí Thánh của ta, Đấng đã bỏ cả trời để trở thành người gần gũi với mỗi người chúng ta. Ta hãy đem hương thơm tình yêu Chúa Kitô (xem 2Cor 2:15) không những chỉ tới các Giáo Hội và các giáo xứ mà là tới khắp mọi nơi: trường học, đại học, sở làm, nhà thương, nhà tù; tới cả các tiệm pizza, phố xá, phòng thể dục, bất cứ nơi nào có người tụ tập. Ta không nên keo kiệt trong việc cho đi những gì mình đã lãnh nhận nhưng không! Ta không nên sợ phải công bố Chúa Kitô hết mùa này sang mùa nọ (xem 2Tm 4:2), một cách kính cẩn và mạnh dạn.
Đây là trách nhiệm của Giáo Hội, đây là trách nhiệm của mọi Kitô hữu: phục vụ con người, tìm kiếm họ ngay trong những ngõ hẻm xã hội và tâm linh kín đáo nhất. Tuy nhiên, mức khả tín của Giáo Hội trong sứ mệnh làm mẹ và làm thầy tùy thuộc lòng trung trinh của mình đối với Chúa Kitô. Việc cởi mở đối với thế giới luôn đi đôi, và theo một nghĩa nào đó chỉ có thể có, với việc vâng lời sự thật mà chính Giáo Hội không có quyền kiểm soát. Như thế, “cấp cứu con người nhân bản” có nghĩa là cứu nguy việc trở về với Chúa Kitô, học từ Người sự thật về chính ta và thế giới, và cùng với Người và trong Người, ra đi gặp gỡ con người, nhất là người nghèo, là người mà Chúa Giêsu luôn biểu hiện sự sủng ái. Và sự nghèo khó này không phải chỉ về vật chất. Còn có thứ nghèo khó tâm linh nữa đang nắm lấy con người hiện đại. Chúng ta đang nghèo về tình yêu, đang khát sự thật và công lý, đang là những kẻ ăn mày của Thiên Chúa, như Tôi Tớ Chúa là Đức Cha Luigi Giussani luôn nhấn mạnh. Thực vậy, sự nghèo khó lớn nhất chính là việc thiếu Chúa Kitô, và cho tới khi đem được Chúa Kitô đến cho con người, ta sẽ luôn chỉ làm được rất ít đối với họ.
Đức Hồng Y Bertone hy vọng những suy tư trên sẽ được các tham dự viên của Cuộc Gặp Gỡ lần này sử dụng, để đốt lên một ngọn lửa trong tâm hồn họ, nuôi dưỡng và hỗ trợ việc làm chứng cho Tin Mừng giữa thế gian.
Phần lớn công việc tổ chức dựa vào lực lượng hùng hậu của 4,000 thiện nguyện viên, phần lớn là các sinh viên đại học, đến từ Ý và khoảng 10 quốc gia khác trên thế giới. Trong các năm gần đây, số người tham dự vào khoảng 800,000 người. Thành thử Đại Hội tác động mạnh mẽ trên văn hóa và xã hội Ý nói riêng và thế giới nói chung. Các diễn giả được mời nói tại đại hội là đại biểu của hầu hết mọi bộ môn như khoa học, văn hóa, xã hội và chính trị, trong đó có các khôi nguyên Nobel, giáo hoàng (Đức Gioan Phaolô II tham dự năm 1982), chính khách (năm nay có sự tham dự của thủ tướng Ý, Enrico Letta), bộ trưởng, các nhà lãnh đạo quốc tế (Tony Blair có lần tham dự)...
Mỗi năm, Đại Hội đều có chủ đề riêng: Hoà Bình Và Nhân Quyền (1980); Những Người Tìm Kiếm Vô Tận, Những Người Kiến Tạo Lịch Sử (1988); Người Ngưỡng Mộ, Einstein, Thomas Becket (1990); Cuộc Tìm Kiếm Châu Mỹ của Người Da Vàng, Người Da Đen, Người Da Đỏ, Và Người La Tinh (1992); Một Ngàn Năm Giống Như Một Phiên Gác Đêm (1995); Đời Không Phải Là Một Giấc Mơ (1998); 2000 Năm, Một Lý Tưởng Không Bao Giờ Cùng (2000); Tự Do Là Quà Phúc Quí Giá Nhất Mà Trời Cao Ban Cho Con Người (2005); Bản Nhiên Khiến Ta Ước Mơ Những Điều Vĩ Đại Là Trái Tim (2010); Và Hiện Hữu Trở Thành Niềm Chắc Chắn Mênh Mông (2011); Từ Bản Nhiên, Con Người Đã Tương Quan Với Vô Tận (2012) và Con Người Nhân Bản: Tình Trạng Cấp Cứu (2013).
Con người nhân bản: tình trạng cấp cứu
Đại Hội năm nay kéo dài từ ngày 18 tới 24 tháng Tám, với chủ đề Con Người Nhân Bản: Tình Trạng Cấp Cứu. Đại Hội sẽ tìm hiểu con người nhân bản trong nhu cầu hiện hữu như một thực tại độc đáo, con người nhân bản trong tính bất giản lược hoài mong, con người nhân bản cảm nhận rằng điều định tính và điều đặc điểm hóa mình chính là tự do.
Tại các trang cuối của cuốn Mọi Sự Đều Xuôi Chẩy, văn hào Nga Vasily Grossman đã mô tả cảm thức tự do không bao giờ bị hoàn toàn dập tắt nơi trái tim nhân vật chủ đạo của mình, người trở về quê hương sau 30 năm biệt xứ tại Tây Bá Lợi Á : “Điều không làm Ivan Grigoryevich ngạc nhiên là chữ ‘tự do’ từng nằm trên môi anh khi anh bị đày tới Tây Bá Lợi Á trong lúc còn là một sinh viên trẻ và chữ này vẫn sống động ở trong anh, vẫn hiện diện trong tâm trí anh, cho tới tận nay”.
Con người nhân bản hiện nay đang sống trong một tình trạng cấp cứu, không những vì các chế độ độc tài chính trị đang đe dọa cả các điều kiện cơ bản nhất của tự do và sinh tồn, mà còn vì các khát vọng của trái tim có nguy cơ bị gây mê, kiểm duyệt, ngay trong các hệ thống cho rằng mình bảo vệ tự do dân chủ.
Các phân tích xã hội và kinh nghiệm của nhiều nhà giáo dục đã cung cấp nhiều tài liệu cho thấy một trong các cơn bệnh lớn lao nhất đang ảnh hưởng tới người trẻ ngày nay chính là sự yếu kém trong ước mơ, sự giảm thiểu trong đà vươn tới lý tưởng, sự bằng lòng đối với bất cứ sản phẩm nào của xã hội. Quả không thiếu sản phẩm để thoả mãn muôn hình muôn vẻ bản năng con người.
Nhưng khi trái tim con người, một trái tim được tạo nên cho sự cao cả, một trái tim không thể bác bỏ việc tìm kiếm ý nghĩa cho đời, thấy mình bị kiềm chế và tiêu chuẩn hóa như thế, thì chẳng sớm cũng muộn, nó sẽ nổi loạn, đôi khi rất bi thảm bằng bạo lực hay tự hủy. Hay một cách đơn giản hơn, ít bi thảm hơn, nó sẽ mất hứng đối với cuộc đời.
Tình trạng cấp cứu mà ta đang sống ngày nay này đủ rõ để ai cũng nhìn thấy.
Tuy nhiên, Cuộc Gặp Gỡ tại Rimini sẽ không nhấn mạnh tới các khía cạnh tiêu cực trên; thay vào đó, nó sẽ chứng tỏ rằng nhân bản là điều có thể có và khắp trên thế giới vẫn có những con người tìm được sức mạnh từ đốm lửa hoài mong của họ, và do đó tỉnh thức nhờ một gặp gỡ, nhờ một sự kiện, nhờ một hoàn cảnh.
Bởi thế, Cuộc Gặp Gỡ sẽ cố gắng lên tài liệu cho thấy tự do của con người nhân bản được phát biểu ra sao trong nhu cầu nhận thức thực tại, phê phán nó và xây dựng trong nó, không theo các khuôn khổ tiên niệm và các dự án áp đặt từ bên ngoài, mà khởi đi từ chính các nhu cầu và hoài mong của họ.
Điều mà Cuộc Gặp Gỡ nhắm là tạo cơ hội để gặp gỡ người khác và gặp gỡ chính mình, để trải nghiệm tính tích cực trong đời và trên hết để chứng thực rằng các dị biệt về văn hóa và truyền thống chỉ nói lên các phương thức khác nhau qua đó mọi người và mọi dân tộc sử dụng các cuộc gặp gỡ mà định mệnh và lịch sử đem lại cho họ để đương đầu với vấn nạn cuộc đời và đưa ra lời giải đáp hữu lý cho nhu cầu tìm kiếm sự thật và hoài mong tìm kiếm ý nghĩa đã được ghi khắc trong trái tim họ.
Chương Trình
Cũng như mọi năm, cuộc gặp gỡ hàng ngày lần này xoay quanh 3 trục chính: diễn thuyết, thể thao, trình diễn (chiếu phim hay triển lãm). Riêng phần diễn thuyết, nhiều đề tài rất thời cuộc sẽ lần lượt được trình bày hàng ngày: Hợp Xướng Từ Tân Thế Giới. Một Âu Châu Thống Nhất, Từ Đại Tây Dương Tới Dẫy Urals; Armenia, Cái Nôi Của Kitô Giáo; Thăng Tiến Tài Năng. Nhóm Nghị Viện Phò Phụ Đới; Cuộc Thách Thức Của Tính Di Động. Cuộc Thách Thức Của Giao Thông Tại Các Khu Đô Thị Chính: Đầu Tư Không Gây Gánh Nặng... Cảm Thức Cộng Đồng và Các Đô Thị Thông Minh; Điều Gì Thức Tỉnh Nhân Loại. Chứng Từ; Đọc Thánh Kinh Với Joseph Weiler: Diễn Trình Giêsu; Kịch Nghệ Và Tự Do: Kinh Nghiệm Của Một Bậc Thầy Vĩ Đại; Hỗ Trợ Tương Lai: Bảo Vệ Tài Nguyên và Phát Triển Kinh Tế; Quan Niệm Về Con Người: Triết Lý Và Tự Do; Nhân Bản, Chính Trị và Công Lý Trong Các Diễn Văn Của Đức Bênêđíctô XVI... Đức Phanxicô: với “Ánh Sáng Đức Tin” tại Các Khu Ngoại Ô Hiện Hữu... Tự Do Tôn Giáo, Đường Dẫn Tới Hòa Bình....
Về trình diễn, có những buổi nhạc cổ điển và dân ca; nhạc kịch dựa trên thi phẩm Le Porche du Mystère de la duexième vertu của Charles Peguy; các ca đoàn San Nicola, Millennium và ca đoàn Chính Thống tại Rimini... Lễ trao giải thưởng Đại Hội Phim Ngắn Quốc Tế Lần Thứ Sáu... Về thể thao, liên tục có những buổi thi đấu như giải bóng rổ thanh niên lần thứ 19, giải quần vợt tại bãi biển, trình diễn thể dục nhào lộn, giải túc cầu tưởng niệm Giuseppe Fabbri, trình diễn nhu đạo...
Thông điệp của Đức Phanxicô
Nhân danh Đức Phanxicô, Đức HY Tarcisio Bertone, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, đã gửi tới Đại Hội một thông điệp với nội dung sau đây:
[...] Chủ đề “Con Người Nhân Bản: Tình Trạng Cấp Cứu” cho thấy tính khẩn trương lớn lao của việc phúc âm hóa được Đức Thánh Cha nói tới nhiều lần, theo gương vị tiền nhiệm, và khiến ngài có nhiều suy tư sâu sắc mà tôi xin được kính chuyển như sau.
Con người vốn là đường đi của Giáo Hội: Đức Chân Phúc GH Gioan Phaolô II từng viết như thế trong thông điệp đầu tiên của ngài là “Redemptor hominis” (xem số 14). Sự thật này vẫn còn giá trị, nhất là trong thời ta, thời mà Giáo Hội, giữa một thế giới hoàn cầu hóa và nhiều giả tưởng hơn bao giờ hết, giữa một xã hội duy tục hóa hơn bao giờ hết và thiếu hẳn điểm qui chiếu, đang được kêu gọi tái khám phá ra sứ mệnh riêng của mình, bằng cách tập chú vào những gì chính yếu và tìm ra nhiều con đường mới để tân phúc âm hóa.
Con người vẫn còn là một huyền nhiệm, không thể bị giản lược vào bất cứ hình ảnh nào do xã hội tạo nên và được các thế lực trần gian áp đặt. Họ là một huyền nhiệm của tự do và ơn thánh, của nghèo hèn và cao cả. Nhưng có nghĩa gì khi nói rằng con người là “đường đi của Giáo Hội”? Và trên hết, có nghĩa gì đối với ta khi đi trên con đường này vào ngày hôm nay?
Con người là đường đi của Giáo Hội vì con người là đường đi của chính Thiên Chúa. Từ buổi hừng đông của nhân loại, sau cơn sa ngã của họ, Thiên Chúa đã đi tìm con người rồi. Người hỏi Ađam, kẻ đang ẩn nấp: “Ngươi ở đâu?” (St 3:9). Câu hỏi xuất hiện ở ngay đầu Sách Sáng Thế này, một câu hỏi vẫn tiếp tục vang lên dọc dài suốt bộ Thánh Kinh và trong mọi giây phút của lịch sử mà Thiên Chúa, dọc dài qua mấy thiên niên kỷ qua, vốn dựng xây với nhân loại, đã tìm được biểu thức cao nhất trong cuộc nhập thể của Chúa Con. Thánh Augustinô, trong lời chú giải Tin Mừng Gioan, đã quả quyết rằng: “Ở trong Chúa Cha, Chúa Con là sự thật và là sự sống; khoác lấy xác phàm, Người trở thành đường đi” (I, 34,9). Chúa Giêsu Kitô, do đó, là “đường đi chính của Giáo Hội”, nhưng vì Người “cũng là đường đi của mỗi người” nên con người trở thành “đường đi tiên khởi và nền tảng của Giáo Hội” (Xem Redemptor hominis, 13-14).
Chúa Giêsu cũng nói rằng “Ta là cửa” (Ga 10:7): nghĩa là, Ta là đường dẫn tới mọi con người và mọi sự. Nếu ta không đi qua Chúa Kitô, nếu không tập chú cái nhìn của trái tim ta vào Người, ta sẽ không hiểu bất cứ điều gì liên quan tới huyền nhiệm con người. Và như thế, một cách không chủ ý, ta sẽ bó buộc phải vay mượn các tiêu chuẩn phán đoán và hành động của thế gian, và mỗi lần gặp gỡ anh chị em ta trong nhân loại, ta sẽ như những “tên trộm tên cướp” mà Chúa Giêsu đã nói tới trong Tin Mừng (xem Ga 10:8). Cả thế gian nữa, trong đường lối riêng của nó, cũng lưu tâm tới con người. Các thế lực kinh tế, chính trị, và truyền thông cần con người để vĩnh viễn hóa và lớn lên. Và vì lý do đó, họ tìm cách thao túng quần chúng, khêu gợi lòng dục, loại bỏ sở hữu quí giá nhất của con người: là liên hệ của họ với Thiên Chúa. Quyền lực rất sợ những ai chịu đối thoại với Thiên Chúa vì điều này làm những người này thành tự do và bất khả hội nhập.
Đó chính là tình trạng khẩn trương của con người nhân bản mà Cuộc Gặp Gỡ Vì Tình Bạn Giữa Các Dân Tộc đặt làm tâm điểm cho các suy tư của mình: sự khẩn trương phải tái lập con người trở lại với chính họ, với phẩm giá cao cả nhất của họ, với tính độc đáo và quí giá của mọi hiện hữu nhân bản từ lúc tượng thai cho tới lúc chết tự nhiên. Điều cần thiết là phải tái xem sét tính thánh thiêng của con người và đồng thời nói rằng chính trong tương quan với Thiên Chúa, nghĩa là nhờ khám phá ra và trung thành với ơn gọi của mình, con người mới có thể lớn lên theo kích thước thực sự của họ. Giáo Hội, người mà Chúa Kitô đã ủy thác Lời và các Bí Tích của Người, đã gìn giữ niềm hy vọng lớn lao nhất, khả thể chân thực nhất của việc con người có thể tự thể hiện mình ở bất cứ nơi nào và thời nào. Trách nhiệm của ta lớn lao xiết bao! Ta đừng giữ kho tàng châu báu này cho riêng ta, một kho tàng mà ai ai cũng tìm kiếm bất kể có ý thức hay không. Ta hãy can đảm ra đi gặp gỡ mọi người nam nữ của thời ta, trẻ em cũng như người già, người có học cũng như người thất học, thanh thiếu niên và các gia đình. Trong việc này, ta hãy noi gương Thầy Chí Thánh của ta, Đấng đã bỏ cả trời để trở thành người gần gũi với mỗi người chúng ta. Ta hãy đem hương thơm tình yêu Chúa Kitô (xem 2Cor 2:15) không những chỉ tới các Giáo Hội và các giáo xứ mà là tới khắp mọi nơi: trường học, đại học, sở làm, nhà thương, nhà tù; tới cả các tiệm pizza, phố xá, phòng thể dục, bất cứ nơi nào có người tụ tập. Ta không nên keo kiệt trong việc cho đi những gì mình đã lãnh nhận nhưng không! Ta không nên sợ phải công bố Chúa Kitô hết mùa này sang mùa nọ (xem 2Tm 4:2), một cách kính cẩn và mạnh dạn.
Đây là trách nhiệm của Giáo Hội, đây là trách nhiệm của mọi Kitô hữu: phục vụ con người, tìm kiếm họ ngay trong những ngõ hẻm xã hội và tâm linh kín đáo nhất. Tuy nhiên, mức khả tín của Giáo Hội trong sứ mệnh làm mẹ và làm thầy tùy thuộc lòng trung trinh của mình đối với Chúa Kitô. Việc cởi mở đối với thế giới luôn đi đôi, và theo một nghĩa nào đó chỉ có thể có, với việc vâng lời sự thật mà chính Giáo Hội không có quyền kiểm soát. Như thế, “cấp cứu con người nhân bản” có nghĩa là cứu nguy việc trở về với Chúa Kitô, học từ Người sự thật về chính ta và thế giới, và cùng với Người và trong Người, ra đi gặp gỡ con người, nhất là người nghèo, là người mà Chúa Giêsu luôn biểu hiện sự sủng ái. Và sự nghèo khó này không phải chỉ về vật chất. Còn có thứ nghèo khó tâm linh nữa đang nắm lấy con người hiện đại. Chúng ta đang nghèo về tình yêu, đang khát sự thật và công lý, đang là những kẻ ăn mày của Thiên Chúa, như Tôi Tớ Chúa là Đức Cha Luigi Giussani luôn nhấn mạnh. Thực vậy, sự nghèo khó lớn nhất chính là việc thiếu Chúa Kitô, và cho tới khi đem được Chúa Kitô đến cho con người, ta sẽ luôn chỉ làm được rất ít đối với họ.
Đức Hồng Y Bertone hy vọng những suy tư trên sẽ được các tham dự viên của Cuộc Gặp Gỡ lần này sử dụng, để đốt lên một ngọn lửa trong tâm hồn họ, nuôi dưỡng và hỗ trợ việc làm chứng cho Tin Mừng giữa thế gian.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hội Nghị Thường Niên Uỷ Ban Mục Vụ Gia Đình lần IV tại La Vang .
Maria Thủy Tiên
09:03 20/08/2013
Hội Nghị Thường Niên Uỷ Ban Mục Vụ Gia Đình lần IV tại La Vang (13,14,15/08/2013).
Thư Mục Vụ Năm Đức Tin của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam gửi cộng đồng dân Chúa (11.10.2012) đã nhấn mạnh rằng: “Trong suốt lịch sử mấy trăm năm của Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam, gia đình vẫn là cái nôi truyền thống đức tin cho con cái, là trường dạy Giáo lý đầu tiên cho thế hệ trẻ, là nơi đào tạo những Kitô hữu vững mạnh trong đức tin và gương mẫu trong đời sống đạo đức”.(9).
Xem Hình
Bên cạnh đó, Thư Mục Vụ cũng ngỏ lời với các Linh mục: “Giáo dục đức tin là trách nhiệm gắn liền với thừa tác vụ Linh mục, đến nỗi các Linh mục mắc nợ với mọi người về việc thông truyền cho họ chân lý phúc âm mà các ngài đã nhận được từ nơi Chúa”.(Presbyterorum Ordinis 4)". Đồng thời, Tu sĩ là "những người mong muốn bước theo Đức Kitô gần gũi hơn, dâng hiến bản thân cho Thiên Chúa là Đấng đáng mến trên hết mọi sự, và theo đuổi sự trọn hảo của Đức Mến để phục vụ Nước Trời" (Giáo lý HTCG, 916).
Được gợi hứng từ đó, trong năm Đức Tin 2013, vào dịp Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời (15/08), tại Trung tâm hành hương Đức Mẹ La Vang, Uỷ Ban Mục Vụ Gia Đình trực thuộc HĐGMVN phối hợp cùng với Tổng giáo phận Huế, đã có sáng kiến tổ chức Hội Nghị Thường Niên Ủy Ban Mục Vụ Gia đình lần IV.
Vào những ngày cuối hè này, tiết trời miền Trung đất Việt có phần dễ chịu hơn đã thúc giục bước chân con cái của Mẹ từ mọi miền đất nước, quy tụ về vùng đất linh thiêng mừng 215 năm Đức Mẹ hiện ra tại La Vang.
Từ ngày 13.8.2013, những đoàn xe lũ lượt nối đuôi nhau về La Vang mỗi lúc mỗi đông hơn, nhìn quanh khuôn viên linh địa La Vang, những biểu ngữ đã được treo lên sẵn sàng để phục vụ cho chương trình Hội nghị.
Vào lúc 19g00, Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri, Giám Mục Giáo Phận Đà Nẵng, Chủ tịch Uỷ ban Mục vụ Gia đình trực thuộc HĐGM VN đã dâng Thánh Lễ khai mạc, cho Hội Nghị Thường Niên Ủy Ban Mục Vụ Gia đình lần IV tại Linh Đài Đức Mẹ. Với sự đồng tế của các Linh mục Đặc Trách mục vụ Gia đình của các giáo phận và nhiều Linh mục khác, cùng với sự tham dự đông đảo của khách hành hương đến sớm.
Trong lời dẫn đầu vào Thánh Lễ, Đức Cha mời gọi Cộng đoàn hành hương cùng hợp lòng dâng lên Thiên Chúa lời tạ ơn vì Ngài đã thương ban cho con cái được bình an sum họp bên Mẹ với nhiều ơn lành, trong lúc nhiều nơi trên Thái Bình Dương đang gặp phải sóng gió, mưa bão.
Thánh Lễ diễn ra trong bầu khí trang nghiêm và sốt sắng dưới chân Mẹ La Vang.
Trong bài chia sẻ Lời Chúa, bằng việc kể lại cuộc trò chuyện đơn sơ với những lời đối thoại ngắn gọn của hai mẹ con trên chuyến xe từ Đà Nẵng ra Huế, Đức Cha muốn nhắn gửi đến Cộng đoàn về tầm quan trọng của người mẹ trên bất cứ ơn gọi nào của con cái. Đặc biệt, đời sống Đức tin và chia sẻ Đức tin trước hết và trên hết, là giữa các gia đình, vợ chồng và con cái với nhau. Bởi mỗi gia đình Công Giáo đều có một tài sản vô cùng quý giá, đó là Đức Tin, là quà tặng vô giá mà Thiên Chúa ân ban cho gia đình và được thông truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trong Năm Đức Tin này, Giáo Hội mời gọi các gia đình phải nâng cao vai trò của mình. Giáo Hội đặt kỳ vọng nơi mỗi gia đình là phải làm thế nào để vun vén đời sống Đức tin của mình. Hình ảnh Mẹ Maria lên đường thăm viếng bà Elisabeth, mang đến cho chúng ta một mẫu gương sống động về đời sống thông truyền Đức tin cho người khác.
Trong dịp này, các gia đình gặp gỡ nhau bên Mẹ La Vang. Chúng ta xin Đức Mẹ giúp chúng ta sống Đức tin vững vàng trong xã hội hôm nay để làm chỗ dựa vững chắc, hầu giúp kiến tạo nên thế giới của lòng tin, cùng nhau bước theo chân Mẹ để đến nơi Mẹ đã đến và sử dụng ân huệ Chúa ban trong mỗi gia đình để xây dựng Đức tin và thông truyền Đức tin cho người khác.
Sau khi kết thúc Thánh Lễ, Ban Mục Vụ Gia Đình, cùng với các đại biểu tham dự, quy tụ về Hội Trường của Nhà Hành Hương để cùng nhau gặp gỡ, trao đổi và bàn thảo những hoạt động cụ thể cho những ngày Hội nghị tiếp theo được tốt đẹp và đem lại ý nghĩa thiết thực hơn.
Trong buổi họp mặt hôm nay, có sự hiện diện của Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri, Chủ Tịch Ủy Ban Mục Vụ Gia đình trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Cha Lu-y Nguyễn Anh Tuấn, Tổng Thư Ký, Cha Augustinô Nguyễn Văn Dụ, Trưởng Ban Nghiên huấn cùng với quý Cha Đặc Trách Mục vụ Gia đình và các tham dự viên đại diện các phong trào gia đình của tất cả các giáo phận từ Nam ra Bắc (19/26 giáo phận tham gia).
Mở đầu buổi họp mặt, Cha Lu-y Nguyễn Anh Tuấn nêu lên mục đích, ý nghĩa của chương trình Hội Nghị là nhằm tạo ra cuộc gặp gỡ, tình hiệp thông giữa các UBMV Gia đình trong công tác chăm sóc các gia đình. Đồng thời, cùng nhau học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm trong công tác mục vụ gia đình tại từng giáo phận.
Tiếp đến, Đức Cha Giuse đã có lời động viên, khích lệ tinh thần của tất cả những người cộng tác vào chương trình Hội nghị, đồng thời mời gọi mọi người nên tích cực tham gia vào chương trình Mục vụ Gia đình vì đây là sứ vụ hết sức quan trọng của Giáo Hội. Đức Cha cũng ngỏ lời cám ơn đến những người trong thời gian qua đã nhiệt tình với công việc của Uỷ ban Mục vụ Gia đình.
Riêng Cha Augustinô, ngài sẵn sàng đến với tất cả những giáo phận nào có nhu cầu thiết lập cơ cấu Mục Vụ Hôn Nhân - Gia Đình cho giáo phận. Ngài cũng chia sẻ thêm về tầm quan trọng của gia đình đã được các Đức Giáo Hoàng quan tâm, từ Đức Thánh Cha Gioan XXIII, Đức Thánh Cha Gioan - Phaolô II, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI và Đức Thánh Cha Phanxicô đương nhiệm.
Sau cùng, mọi người cùng dâng lên Mẹ lời ca “Xin Vâng” và mỗi người tìm đến nương bóng Mẹ trong đêm đầu tiên tại La Vang này.
Bước sang sáng ngày 14/08/2013, từng đại diện Ban Mục vụ gia đình của các giáo phận lần lượt báo cáo các hoạt động, những thuận lợi và khó khăn tại các giáo phận, đồng thời đưa ra những định hướng của mình để giúp khắc phục những khó khăn cũng như để đáp ứng nhu cầu mục vụ gia đình phù hợp với tình hình của mỗi giáo phận. Ưu điểm của hầu hết các giáo phận là đều đã có các hội đoàn gia trưởng, hiền mẫu sinh hoạt lâu năm, nhưng một số giáo phận vẫn chưa thành lập được Ban mục vụ gia đình.
Lúc 14 giờ 30, tại nhà tiền chế Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ La Vang, Uỷ Ban mục vụ Gia đình đã chính thức khai mạc Đại hội “Gia Đình Sống Năm Đức Tin Cùng Mẹ La Vang Năm 2013”.
Đại hội đã quy tụ 82 đại biểu chính thức bao gồm các linh mục, giáo dân đến từ 19 Giáo phận của Giáo Hội Việt Nam. Bên cạnh đó, có sự tham dự của 9 đoàn thể và thu hút sự quan tâm của rất nhiều khách hành hương, là các gia đình, kể cả những gia đình trẻ và những người đang tiến tới đời sống hôn nhân…về tham dự kỳ Hành hương thường niên Đức Mẹ La Vang lần này.
Năm Đức Tin mời gọi các Kitô hữu nhìn lại gia đình mình trong ánh sáng Đức tin, gia đình Kitô hữu cũng là một cánh cửa đức tin, nghĩa là một chứng từ sống động để giới thiệu Chúa, đưa người khác đến gần với Đức Giêsu Kitô hơn. Đối tượng của việc loan báo ấy trước hết cũng chính là đôi vợ chồng và con cái của họ, cũng như những người thân thuộc và bằng hữu, rồi đến xã hội, nhưng công cuộc ấy luôn được thực hiện ở trong và cùng với Giáo Hội, vừa là Thầy vừa là Mẹ. Ai sẽ là người làm nhiệm vụ đó, chính là mỗi cặp vợ chồng, con cái của họ, những người thân thuộc. Vì thế, với ước mong góp phần vào việc xây dựng và nuôi dưỡng ý thức cho các gia đình, giúp các gia đình thực sự trở nên những khí cụ sắc bén của Chúa, của Giáo Hội và xã hội trong việc lưu truyền và làm chứng Đức tin, loan báo Chúa Kitô cho khắp muôn người, Đại hội đã cùng nhau tìm hiểu, trao đổi và suy tư qua ba đề tài chính, do các Linh mục phụ trách thuyết trình, hướng dẫn:
- Đề tài 1: Gia đình Kitô: Cánh cửa Đức tin cho đôi vợ chồng
- Đề tài 2: Gia đình Kitô: Cánh cửa Đức tin cho con cái
- Đề tài 3: Gia đình Kitô: Sống Đức tin trong lòng Giáo Hội và xã hội.
Lúc 14 giờ 45, Cha Lu-y Nguyễn Anh Tuấn đã giúp cho mọi người hiểu về đề tài đầu tiên: Gia đình Kitô: Cánh cửa Đức tin cho đôi vợ chồng.
Với đề tài này, Cha đã giúp cho các đôi vợ chồng một lần nữa, xác quyết lại rằng: chúng tôi sống đời hôn nhân trong niềm tin vào Thiên Chúa, giúp cho họ nhớ lại ngày hạnh phúc khi được cầm tay nhau đến nhà thờ và những ân huệ Chúa đã ban cho gia đình. Hôn nhân là công trình sáng tạo của Thiên Chúa, là một hồng ân lớn lao mà Thiên Chúa ban tặng cho con người trong cuộc sống trần gian, đón nhận tình yêu của Thiên Chúa, chúng tôi được mời gọi sống với nhau và cho nhau để xây dựng một mái ấm yêu thương cho nhiều người. Không chỉ đôi vợ chồng kết ước với nhau, mà còn kết ước với chính Thiên Chúa, để Ngài chúc lành và thánh hóa tình yêu của đôi vợ chồng và giúp đôi vợ chồng xây dựng gia đình mình hợp với ý định và kế hoạch của Người, và mời gọi họ làm chứng và phản ánh tình yêu nơi Thiên Chúa Ba Ngôi.
Đề tài giúp cho mỗi đôi vợ chồng xây dựng quyết tâm trong đời sống hôn nhân bằng cách kết hiệp với Chúa qua việc: cầu nguyện, đọc Lời Chúa, ôn lại những kỷ niệm trong những ngày đầu sống đời hôn nhân, những biến cố lớn trong cuộc đời của hai người, cùng nhau lắng nghe và luôn luôn hiểu nhau một cách tích cực…
Sau đó, mọi người được lắng nghe chứng từ của đôi vợ chồng trẻ mới kết hôn được 10 tháng, sinh hoạt trong Cộng đoàn Emmanuel về những cảm nghiệm Đức tin của họ trong cuộc sống hằng ngày.
Trong lúc cả hội trường đang chăm chú lắng nghe chứng từ của đôi vợ chồng thì Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli, Đại diện không thường trú của Đức Thánh Cha tại Việt Nam; Đức Tổng Giám mục Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng, Tổng Giám mục Huế; Linh mục Antôn Dương Quỳnh, Tổng Đại diện Tổng Giáo phận Huế xuất hiện. Sự xuất hiện của Đức Tổng Girelli và Đức Tổng Phanxicô Xaviê đã khiến cả Đại hội đều bất ngờ và đầy hân hoan.
Ngay lúc đó, Đức Cha Chủ tịch Uỷ Ban Mục vụ đã ngỏ lời chào mừng sự hiện diện của Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli, quý Đức Cha, quý Cha và toàn thể các gia đình đang hiện diện trong đại hội hôm nay, Đức Cha Giuse nhấn mạnh đến tầm quan trọng của các gia đình trong việc xây dựng Giáo Hội và xã hội, với ước muốn các đôi vợ chồng sẽ xây dựng gia đình mình trên Đức tin sống động mà Thiên Chúa ban tặng cho mỗi người và lan tỏa niềm tin ấy ra xung quanh bằng việc làm của mình.
Trong lời chào mừng, Đức TGM Leopoldo Girelli bày tỏ niềm vui khi thấy Ủy Ban Mục Vụ Gia Đình có những vị Đặc trách là những chuyên viên đã được am tường về đường lối của Giáo Hội về mục vụ gia đình, đã tổ chức những buổi sinh hoạt, gặp gỡ các gia đình trong bối cảnh xã hội đầy những khó khăn, phức tạp. Đồng thời Đức Tổng Giám Mục cũng khen ngợi, khích lệ tinh thần của mọi người đã hy sinh đến đây để cùng nhau cầu nguyện và suy tư bên Mẹ La Vang. Gia đình không những là trung điểm, là hạt nhân của Giáo Hội mà là của xã hội nữa. Đức Tổng cũng nhấn mạnh đến sự sống con người bắt đầu từ khi tượng hình trong lòng mẹ cho lúc chết. Sự sống gắn chặt với gia đình và gia đình lại được gắn chặt vào sự kết hợp giữa người nam và người nữ để tạo ra sự sống mới. Đặc biệt trong bối cảnh của đất nước Việt Nam đang có tệ nạn phá thai rất trầm trọng và đang có chiều hướng chấp nhận hôn nhân đồng tính, phá hủy kế hoạch nguyên thủy của Thiên Chúa. Với ý nghĩa đó, mỗi người cần phải giữ vững Đức tin của mình, đừng chạy theo não trạng của xã hội.
Đức Tổng Girelli mời gọi mọi người cùng nhau nhìn vào mẫu gương trong Kinh Thánh là tổ phụ Abraham, chính là biểu tượng của Đức tin, là người Cha của những kẻ tin, đi theo Lời Chúa gọi mà không biết đi đâu. “Chúng ta hãy nhìn vào mẫu gương Đức tin tuyệt vời của Tổ Phụ Abraham, chính nhờ Đức Tin mà Thiên Chúa đã ban tặng cho Abraham và Sara một người con, đó là Isaac, cho dù hai người đã lớn tuổi. Vì thế, Cánh Cửa Đức Tin sẽ mở ra cho những cặp vợ chồng nào đặt tin tưởng hoàn toàn vào Thiên Chúa, ngay cả trong những lúc khó khăn nhất của cuộc đời. Như vậy, Cánh Cửa Đức tin tiếp tục mở ra cho những người cha, những người mẹ biết thông truyền Đức tin cho con cái mình. Do đó,chúng ta là những người Công Giáo Việt Nam đóng góp vào việc xây dựng đất nước xuất phát từ Đức tin của mình. Sống theo những luân lý, nguyên tắc của niềm tin Công Giáo đưa vào đời sống xã hội này, bằng cách sống yêu thương, tha thứ, phục vụ lẫn nhau, tôn trọng sự thật và sống đạo đức...Chúng ta cần tôn trọng tự do, phẩm giá của con người trong bất kỳ hoàn cảnh nào”.
Tiếp tục đề tài thứ hai: Gia đình Kitô: Cánh cửa đức tin cho con cái do Cha Augustinô Nguyễn Văn Dụ trình bày, giúp cho mọi người hướng về gia đình Nadarét, một gia đình thánh thiện kiểu mẫu của mọi gia đình, đã được Thiên Chúa chọn làm gia đình cho Con mình. Đề tài cũng nhấn mạnh đến việc cha mẹ là sứ giả đầu tiên của Đức tin cho con cái, đưa con cái đến niềm tin vào mầu nhiệm Thiên Chúa “Nhờ ơn bí tích Hôn Phối, cha mẹ nhận trách nhiệm và đặc quyền giáo dục đức tin cho con cái. Cha mẹ là những sứ giả đầu tiên của đức tin, khai tâm cho con cái về các mầu nhiệm đức tin từ lúc chúng còn nhỏ. Họ phải đưa con cái hòa nhập vào đời sống của Hội Thánh ngay từ lúc còn thơ bé. Nếp sống gia đình có thể tạo nên những tâm tình tốt đẹp, chuẩn bị và nâng đỡ đức tin sống động cho con cái trong suốt cuộc đời” (GLCG 2225).
Đồng thời đề tài cũng đặt ra câu hỏi cho những người làm cha mẹ phải thông truyền đức tin cho con cái như thế nào? bằng cách nào? Với những đề nghị cụ thể như: sử dụng các dấu chỉ biểu lộ lòng tin (bàn thờ, ảnh tượng, dấu thánh giá…), dạy giáo lý giúp chúng hiểu biết các mầu nhiệm trong đạo, giúp hiểu biết về tình yêu Thiên Chúa bằng đời sống cầu nguyện và làm chứng tá của mình, cho dù có những khó khăn trong cuộc sống. Vì đời sống gia đình là "lời nhắc nhở thường xuyên cho Giáo Hội về điều đã xảy ra trên Thập Giá" (FC 13).
Để minh họa rõ thêm về nội dung chia sẻ, anh Antôn Nguyễn Văn Khoa đã chia sẻ cho toàn thể Đại hội được lắng nghe và cảm thông với chứng từ sống động và rất thực tế, xuất phát từ chính đời sống của anh trong việc giáo dục Đức tin cho con cái, ngay cả lúc chúng bước vào con đường lầm lạc.
Và đề tài cuối cùng do Cha Antôn Nguyễn Văn Tuyến trình bày: Gia đình Kitô: Sống Đức tin trong lòng Giáo Hội và xã hội. Đề tài nói rõ tầm quan trọng của gia đình: gia đình là nền tảng của Giáo Hội và xã hội, những giá trị mang tính vĩnh cửu được hình thành từ mái ấm gia đình: tình yêu, sự chung thủy, lòng hiếu thảo, tính gia tộc…và gia đình là con đường của Giáo Hội (Đức Gioan Phaolô II). Bên cạnh đó, đề tài cũng đề cập đến vấn đề khủng hoảng luân lý đạo đức xã hội xuất phát từ khủng hoảng Đức Tin mà hình ảnh trái cấm, theo diễn giả, dù bất cứ hoàn cảnh xã hội nào luôn là biểu tượng sự dữ, là con đường của Satan luôn luôn tìm cách phá hoại kế hoạch của Thiên Chúa.
Hơn bao giờ hết, Giáo Hội ý thức rằng, sống trong một thế giới ngày càng tiến bộ và đang đạt tới những khả năng mới mẻ, cần phải kỹ càng hướng dẫn và đào tạo người Kitô hữu sâu xa hơn về mặt Đức tin, để có thể gánh vác những trách nhiệm mới, cũng như để tránh những nguy cơ mới trong xã hội mới.
Với đề tài này, đôi vợ chồng anh chị Quang- Anh thuộc Chương trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình (Đà Nẵng) đã chia sẻ chứng từ trong việc sống Đức tin của mỗi thành viên trong gia đình để lôi kéo người con dâu tân tòng tin vào Chúa ngày một xác tín hơn qua mỗi biến cố trong cuộc sống.
Với những chia sẻ, gợi ý, trao đổi qua 3 đề tài nói trên, ước gì mỗi tham dự viên nói riêng, và các gia đình Công Giáo Việt Nam nói chung, ý thức được rằng "Gia đình không chỉ là đối tượng mà còn chính là chủ thể của công cuộc Loan báo Tin Mừng, một "Giáo Hội thu nhỏ/ Giáo Hội tại gia".
Cao điểm của ngày Đại Hội hôm nay là Thánh lễ lúc 19 giờ, tại Linh Đài Đức Mẹ La Vang, do Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli, chủ tế Thánh lễ Vọng Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời. Cùng đồng tế, còn có sự hiện diện của Đức Cha Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng, Tổng Giám Mục Tổng Giáo phận Huế; Đức Tổng Giám Mục Têphanô Nguyễn Như Thể; Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ, Giám Mục Giáo Phận Thái Bình; Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri, Giám Mục Giáo Phận Đà Nẵng; Đức Tân Giám Mục Anphongsô Nguyễn Hữu Long, Giám Mục Phụ Tá Giáo Phận Hưng Hóa; Cha Tổng Đại Diện TGP Huế, Linh mục Antôn Dương Quỳnh; Đức Đan Viện Phụ Thiên An Têphanô Huỳnh Quang Sanh, và đông đảo các Linh mục đến từ trong và ngoài giáo phận.
Vào ngày 01 tháng 11 năm 1950, Đức Thánh Cha Piô XII đã long trọng công bố Tín điều Đức Maria Hồn Xác Lên Trời, qua tông hiến Munificentissimus Deus: “Đức Maria, Mẹ Vô Nhiễm của Thiên Chúa, Đấng trọn đời Đồng trinh, sau cuộc sống trần gian này, đã được phúc vinh quang Thiên Đàng cả linh hồn và thân xác.”
Trước khi bắt đầu Thánh lễ, Linh mục Giacôbê Lê Sĩ Hiền, quản nhiệm Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ La Vang, ngỏ lời chào mừng sự hiện diện của Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli, Đức Tổng Giám Mục Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng, Đức Tổng Têphanô Nguyễn Như Thể, nguyên Tổng Giám mục Tổng giáo phận Huế; Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đ; Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri, Đức Tân Giám mục Anphongsô Nguyễn Hữu Long, Cha Tổng Đại Diện TGP Huế; Đức Đan Viện Phụ Thiên An, quý Linh mục đồng tế và quý khách hành hương trong nước cũng như hải ngoại đã tề tựu về bên Mẹ La Vang.
Dẫn vào Thánh lễ, Đức Tổng Leopoldo Girelli tỏ bày với cộng đoàn hiện diện rằng: “Tôi rất vui sướng khi có mặt ở đây, để cùng hiệp thông với anh chị em ca tụng Thiên Chúa và Đức Mẹ.”
Sau đó, Đức Tổng Giám Mục Têphanô hướng tâm hồn người tín hữu lên cùng Chúa, Ngài nói: “Đêm nay là một đêm đặc biệt, đêm hồng phúc, đêm mà anh em, chị em được gần gũi với nhau, đêm mà đại gia đình Mẹ và con cùng nhau tạ ơn Thiên Chúa”. Đức Tổng Têphanô đã nhắc lại lời giảng dạy của Chúa Giêsu: “Khi ấy, có một người phụ nữ lên tiếng rằng: 'Phúc thay người mẹ đã cưu mang và cho Thầy bú mớm!’ Nhưng Người đáp lại: ‘Đúng hơn phải nói: Phúc thay kẻ lắng nghe và tuân giữ Lời Chúa’.” Xin Mẹ giúp cho mỗi người biết noi gương Mẹ, yêu mến và suy niệm Lời Chúa, để cùng với Mẹ về hưởng hạnh phúc muôn đời.
Đoạn Tin Mừng trong Thánh lễ hôm nay trích trong Tin Mừng theo Thánh Luca (Lc 11, 27-28), nhắn nhủ với đoàn con cái Chúa biết tìm hạnh phúc thật ở đâu và thế nào là hạnh phúc thật?
Trong phần chia sẻ Lời Chúa, Đức Tổng Leopoldo Girelli nhắn nhủ với cộng đoàn tham dự rằng:
Niềm tin vào Thiên Chúa mở ra trước mắt chúng ta một chân trời hy vọng vững chắc, một chân trời vắng bóng thất vọng. Niềm tin ấy cho thấy một nền móng kiên cố, trên đó, cuộc đời mỗi người được xây lên mà không chút sợ hãi; niềm tin ấy đòi hỏi một sự phó thác đầy tin tưởng vào bàn tay của Thiên Chúa là Tình Yêu, cũng là Đấng đang cầm cân nảy mực thế giới.
Trong khi nhiều người sẵn sàng hy sinh tất cả những gì là thiêng thánh nhất, hòng đạt được những quyền lợi nhỏ nhen ích kỷ cho các quốc gia, chủng tộc, ý thức hệ, phe nhóm và cá nhân mình, thì Lời Chúa Giêsu vẫn nhắc nhở chúng ta rằng, chỉ những ai nghe và tuân giữ Lời Thiên Chúa mới là người có phúc.
Và nơi đây, tại La Vang này, Mẹ Diễm Phúc của chúng ta đã đến từ trời, những muốn ghi khắc lòng từ mẫu và sự bao bọc của Ngài nơi tâm hồn tất cả những ai tín thác vào lời của Thiên Chúa.
Đức Tổng Leopoldo Girelli cũng gửi lời chào đến toàn thể các gia đình đang hiện diện tại linh địa La Vang, Ngài nói: “Chị em thân mến,
Tôi xin gửi lời chào đến tất cả các gia đình đang quy tụ nơi đây.
Suốt năm 2009, Hội Thánh cử hành Năm Gia Đình và suy tư về gia đình như một mầu nhiệm tình yêu trao ban sự sống. Chúng ta phải trân trọng gìn giữ việc cử hành Năm Gia Đình này.
Ước gì mọi gia đình Kitô hữu ngày càng lớn lên trong sự trung thành với ơn gọi của mình, là trở nên một trường dạy cầu nguyện đích thực, nơi mà con cái học biết tình yêu chân thật của Thiên Chúa, nơi mà mỗi người quan tâm đến những nhu cầu của người khác, và là nơi mà các bậc cha mẹ góp phần xây dựng một xã hội công bằng huynh đệ hơn.
Hơn thế nữa, các gia đình Công Giáo rường cột của đất nước này là di sản lớn lao kế thừa từ các thế hệ trước. Mong sao các gia đình hôm nay trung thành với di sản ấy, và ước chi các gia đình hôm nay luôn có đủ sự hỗ trợ vật chất và luân lý cần thiết để thực hiện vai trò của mình trong xã hội”.
Bên cạnh đó, ngài cũng mời gọi cộng đoàn hiện diện siêng năng cầu nguyện cho công việc xây dựng Vương Cung Thánh Đường sớm được hoàn thành, thỏa lòng mong ước của bao thế hệ.
Thánh lễ diễn ra trong bầu khí nghiêm trang và sốt sắng. Sau phần Tuyên xưng Đức Tin, Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri, Chủ Tịch Ủy Ban Mục Vụ Gia Đình, đã chủ sự nghi thức lặp lại hôn ước dành cho các đôi vợ chồng kỷ niệm ngân khánh và kim khánh hôn phối.
Trong bầu khí thiêng liêng, sốt sắng, trước mặt Chúa và Mẹ La Vang, cùng với sự tham dự của hàng chục ngàn khách hành hương, các đôi vợ chồng hạnh phúc cầm tay nhau lặp lại lời hôn ước cách đây 25 năm, 50 năm với biết bao niềm vui xen lẫn nỗi buồn trong cuộc sống. Giây phút tuyệt đẹp tại Linh Đài Đức Mẹ La Vang của các đôi vợ chồng hôm nay đã trở nên một hình ảnh sống động, minh họa cho một tình yêu thủy chung trước mặt Thiên Chúa và Hội Thánh.
Các phần Phụng vụ trong Thánh Lễ hôm nay đều do các tham dự viên đại diện các giáo phận phụ trách từ việc đọc Lời Chúa, dâng lời nguyện tín hữu, dâng lễ vật....để nói lên sự hiệp thông sâu sắc cũng như nêu cao vai trò quan trọng của đời sống gia đình.
Kết thúc Thánh Lễ, nhân danh Đức Thánh Cha, Đức Tổng Leopoldo Girelli đã ưu ái ban phép lành Tòa Thánh với Ơn Toàn Xá cho mọi người hiện diện. Ngài cũng mời gọi mọi tín hữu hãy chạy đến với Mẹ La Vang, hãy học cùng với Mẹ, và đặc biệt là biết yêu mến Mẹ.
Sau Thánh lễ, vào lúc 21g30, Đức Giám Mục Giáo Phận Đà Nẵng, đã chủ sự giờ Chầu Thánh Thể tại Linh Đài Đức Mẹ. Đức Tổng Giám Mục Đại diện Tòa Thánh, quý Đức Cha, quý Cha, các tham dự viên Đại Hội Gia Đình và toàn thể Cộng đoàn hành hương, cùng sốt sắng tham dự giờ chầu.
Cha Phaolô Nguyễn Luận, quản xứ Hà Úc, đặc trách Chương trình Thăng tiến Hôn nhân Gia đình Giáo phận Huế rước Mình Thánh Chúa trọng thể từ Nhà Nguyện trung tâm về Linh đài Đức Mẹ. Cộng đoàn lắng nghe suy niệm của Đức Cha Giuse, Ngài chia sẻ đời sống của Gia đình Thánh Gia Thất mẫu mực cho mọi gia đình.
Lời dẫn và ca nguyện do Cộng đoàn Emmanuel thuộc Tổng Giáo phận Sài Gòn đảm trách, hướng lòng mọi người đến với Chúa Giêsu Thánh Thể.
Từ Lời Chúa theo Thánh Luca 10, 25-28, Cộng đoàn hành hương được nhắc nhở về lòng yêu mến Thiên Chúa trên hết mọi sự và yêu tha nhân như chính mình là phương thế để được gia nghiệp Nước Trời: “Và này có người thông luật kia đứng lên hỏi Đức Giêsu để thử Người rằng: “Thưa Thầy, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp”. Người đáp: “Trong Luật đã viết gì? Ông đọc thế nào?” Ông ấy thưa: “Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết sức lực, và hết trí khôn ngươi, và yêu mến người thân cận như chính mình.” Đức Giêsu bảo ông ta: “Ông trả lời đúng lắm. Cứ làm như vậy là sẽ được sống.”
Giờ Chầu Thánh Thể được kết thúc trong thinh lặng, trang nghiêm và tràn đầy tâm tình yêu mến của cộng đoàn tham dự.
Sau phiên Chầu Thánh Thể, đại diện các đoàn thể thuộc Ủy ban Mục vụ Gia đình gồm: Gia trưởng và Hiền mẫu, Thăng tiến Hôn nhân Gia đình, Gia đình Cùng Theo Chúa, Gia đình phạt tạ Thánh tâm, Gia đình Chúa, Cộng đoàn Emmanuel... lần lượt chia sẻ những hoạt động và linh đạo của các đoàn thể và phong trào gia đình. Xen kẽ vào đó là những tiết mục văn nghệ của giáo phận Huế, giáo phận Đà Nẵng đã giúp cho bầu khí sinh hoạt bên chân Mẹ thêm phần sinh động và ý nghĩa hơn. Đặc biệt, tiết mục biểu diễn của gia đình anh Hoài và chị Hoa thuộc Giáo phận Huế: một gia đình mặc dù người cha bị mù lòa nhưng vẫn nuôi dạy các con nên người. Cả 5 thành viên trong gia đình đều sử dụng các loại nhạc cụ khác nhau một cách điêu luyện. Mọi người cũng được nghe những chia sẻ đầy cảm xúc của anh Hoài, chị Hoa và con gái để thấy được niềm tin mãnh liệt vào Thiên Chúa và Mẹ Maria khi trong gia đình gặp phải thử thách gian nan nhất tưởng chừng phải nản lòng.
Với sự quan tâm và ưu ái đặc biệt, Đức Tổng Girelli đã hiện diện trong suốt buổi giao lưu, gặp gỡ giữa các đoàn thể và gia đình.
Đến 23 giờ, Cộng đoàn hành hương nhận huấn từ cuối ngày và phép lành của Đức Tổng Giám Mục.
Kết thúc một ngày sinh hoạt, các đoàn thể, các phong trào gia đình hòa mình với khách hành hương quây quần bên Mẹ, mang theo những tâm tình của những người con dâng lời kinh tiếng hát ngợi khen Mẹ, xin ơn phù trợ chở che của Mẹ.
Đúng 5 giờ sáng 15.8, các tham dự viên cùng tham dự rước Kiệu Đức Mẹ, do Đức Giám Mục Giáo phận Thái Bình Phêrô Nguyễn Văn Đệ chủ sự, từ Nhà Hành hương vòng ra cổng chính tiến vào Quảng trường Mân Côi về Linh Đài.
Sau khi kết thúc cuộc rước kiệu, Thánh lễ trọng thể mừng kính Đức Mẹ hồn xác lên trời do Đức Tổng Giám Mục Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng, Tổng Giám Mục TGP Huế, chủ tế. Cùng đồng tế, có sự hiện diện của Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli, Đức Tổng Giám Mục Têphanô Nguyễn Như Thể, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ, Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri, Đức Cha Anphongsô Nguyễn Hữu Long, Đức Đan Viện Phụ Thiên An, quý Cha Tổng Đại Diện, và đông đảo các Linh mục đến từ khắp nơi trong và ngoài Giáo Phận.
Trước khi bắt đầu Thánh lễ, Cộng đoàn hành hương sốt sắng tham dự nghi thức trao dây Pallium cho Đức Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Huế Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng do Đức Tổng Giám mục Đại diện Đức Thánh Cha Leopoldo Girelli chủ sự.
Xin tạ ơn Chúa và tri ân Mẹ La Vang đã chúc lành cho cuộc Hội Nghị Uỷ Ban Mục Vụ Gia Đình lần IV và Đại hội Gia đình được diễn ra tốt đẹp trên đất Mẹ. Ước gì các gia đình sống Đức tin với tâm tình luôn hân hoan và biết ơn Thiên Chúa Ba Ngôi, về hồng ân Đức tin đã lãnh nhận; và bằng những bước chân vui tươi phấn khởi ra đi loan báo Tin Mừng bằng chính đời sống chứng tá trong gia đình và ngoài xã hội: "Tuy có những khác biệt về hoàn cảnh địa lý, văn hóa và xã hội, tất cả các Giám mục tại Thượng Hội Đồng Giám Mục đều khẳng định vai trò thiết yếu của gia đình trong việc thông truyền Đức tin. Việc Tân Phúc âm hóa là điều không thể có được, nếu không nhìn nhận một trách nhiệm trong việc loan báo Tin Mừng cho các gia đình và nếu không nâng đỡ các gia đình trong trách vụ giáo dục" (Sứ điệp THĐGM XIII,7).
Nguyện xin Đức Maria, Mẹ La Vang, Nữ Vương của Công cuộc Tân Phúc Âm Hóa đồng hành với các gia đình Công Giáo Việt Nam trong nỗ lực làm chứng Đức tin trên Quê hương yêu dấu này.
Maria Thủy Tiên
Thư Mục Vụ Năm Đức Tin của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam gửi cộng đồng dân Chúa (11.10.2012) đã nhấn mạnh rằng: “Trong suốt lịch sử mấy trăm năm của Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam, gia đình vẫn là cái nôi truyền thống đức tin cho con cái, là trường dạy Giáo lý đầu tiên cho thế hệ trẻ, là nơi đào tạo những Kitô hữu vững mạnh trong đức tin và gương mẫu trong đời sống đạo đức”.(9).
Xem Hình
Bên cạnh đó, Thư Mục Vụ cũng ngỏ lời với các Linh mục: “Giáo dục đức tin là trách nhiệm gắn liền với thừa tác vụ Linh mục, đến nỗi các Linh mục mắc nợ với mọi người về việc thông truyền cho họ chân lý phúc âm mà các ngài đã nhận được từ nơi Chúa”.(Presbyterorum Ordinis 4)". Đồng thời, Tu sĩ là "những người mong muốn bước theo Đức Kitô gần gũi hơn, dâng hiến bản thân cho Thiên Chúa là Đấng đáng mến trên hết mọi sự, và theo đuổi sự trọn hảo của Đức Mến để phục vụ Nước Trời" (Giáo lý HTCG, 916).
Được gợi hứng từ đó, trong năm Đức Tin 2013, vào dịp Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời (15/08), tại Trung tâm hành hương Đức Mẹ La Vang, Uỷ Ban Mục Vụ Gia Đình trực thuộc HĐGMVN phối hợp cùng với Tổng giáo phận Huế, đã có sáng kiến tổ chức Hội Nghị Thường Niên Ủy Ban Mục Vụ Gia đình lần IV.
Vào những ngày cuối hè này, tiết trời miền Trung đất Việt có phần dễ chịu hơn đã thúc giục bước chân con cái của Mẹ từ mọi miền đất nước, quy tụ về vùng đất linh thiêng mừng 215 năm Đức Mẹ hiện ra tại La Vang.
Từ ngày 13.8.2013, những đoàn xe lũ lượt nối đuôi nhau về La Vang mỗi lúc mỗi đông hơn, nhìn quanh khuôn viên linh địa La Vang, những biểu ngữ đã được treo lên sẵn sàng để phục vụ cho chương trình Hội nghị.
Vào lúc 19g00, Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri, Giám Mục Giáo Phận Đà Nẵng, Chủ tịch Uỷ ban Mục vụ Gia đình trực thuộc HĐGM VN đã dâng Thánh Lễ khai mạc, cho Hội Nghị Thường Niên Ủy Ban Mục Vụ Gia đình lần IV tại Linh Đài Đức Mẹ. Với sự đồng tế của các Linh mục Đặc Trách mục vụ Gia đình của các giáo phận và nhiều Linh mục khác, cùng với sự tham dự đông đảo của khách hành hương đến sớm.
Trong lời dẫn đầu vào Thánh Lễ, Đức Cha mời gọi Cộng đoàn hành hương cùng hợp lòng dâng lên Thiên Chúa lời tạ ơn vì Ngài đã thương ban cho con cái được bình an sum họp bên Mẹ với nhiều ơn lành, trong lúc nhiều nơi trên Thái Bình Dương đang gặp phải sóng gió, mưa bão.
Thánh Lễ diễn ra trong bầu khí trang nghiêm và sốt sắng dưới chân Mẹ La Vang.
Trong bài chia sẻ Lời Chúa, bằng việc kể lại cuộc trò chuyện đơn sơ với những lời đối thoại ngắn gọn của hai mẹ con trên chuyến xe từ Đà Nẵng ra Huế, Đức Cha muốn nhắn gửi đến Cộng đoàn về tầm quan trọng của người mẹ trên bất cứ ơn gọi nào của con cái. Đặc biệt, đời sống Đức tin và chia sẻ Đức tin trước hết và trên hết, là giữa các gia đình, vợ chồng và con cái với nhau. Bởi mỗi gia đình Công Giáo đều có một tài sản vô cùng quý giá, đó là Đức Tin, là quà tặng vô giá mà Thiên Chúa ân ban cho gia đình và được thông truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trong Năm Đức Tin này, Giáo Hội mời gọi các gia đình phải nâng cao vai trò của mình. Giáo Hội đặt kỳ vọng nơi mỗi gia đình là phải làm thế nào để vun vén đời sống Đức tin của mình. Hình ảnh Mẹ Maria lên đường thăm viếng bà Elisabeth, mang đến cho chúng ta một mẫu gương sống động về đời sống thông truyền Đức tin cho người khác.
Trong dịp này, các gia đình gặp gỡ nhau bên Mẹ La Vang. Chúng ta xin Đức Mẹ giúp chúng ta sống Đức tin vững vàng trong xã hội hôm nay để làm chỗ dựa vững chắc, hầu giúp kiến tạo nên thế giới của lòng tin, cùng nhau bước theo chân Mẹ để đến nơi Mẹ đã đến và sử dụng ân huệ Chúa ban trong mỗi gia đình để xây dựng Đức tin và thông truyền Đức tin cho người khác.
Sau khi kết thúc Thánh Lễ, Ban Mục Vụ Gia Đình, cùng với các đại biểu tham dự, quy tụ về Hội Trường của Nhà Hành Hương để cùng nhau gặp gỡ, trao đổi và bàn thảo những hoạt động cụ thể cho những ngày Hội nghị tiếp theo được tốt đẹp và đem lại ý nghĩa thiết thực hơn.
Trong buổi họp mặt hôm nay, có sự hiện diện của Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri, Chủ Tịch Ủy Ban Mục Vụ Gia đình trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Cha Lu-y Nguyễn Anh Tuấn, Tổng Thư Ký, Cha Augustinô Nguyễn Văn Dụ, Trưởng Ban Nghiên huấn cùng với quý Cha Đặc Trách Mục vụ Gia đình và các tham dự viên đại diện các phong trào gia đình của tất cả các giáo phận từ Nam ra Bắc (19/26 giáo phận tham gia).
Mở đầu buổi họp mặt, Cha Lu-y Nguyễn Anh Tuấn nêu lên mục đích, ý nghĩa của chương trình Hội Nghị là nhằm tạo ra cuộc gặp gỡ, tình hiệp thông giữa các UBMV Gia đình trong công tác chăm sóc các gia đình. Đồng thời, cùng nhau học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm trong công tác mục vụ gia đình tại từng giáo phận.
Tiếp đến, Đức Cha Giuse đã có lời động viên, khích lệ tinh thần của tất cả những người cộng tác vào chương trình Hội nghị, đồng thời mời gọi mọi người nên tích cực tham gia vào chương trình Mục vụ Gia đình vì đây là sứ vụ hết sức quan trọng của Giáo Hội. Đức Cha cũng ngỏ lời cám ơn đến những người trong thời gian qua đã nhiệt tình với công việc của Uỷ ban Mục vụ Gia đình.
Riêng Cha Augustinô, ngài sẵn sàng đến với tất cả những giáo phận nào có nhu cầu thiết lập cơ cấu Mục Vụ Hôn Nhân - Gia Đình cho giáo phận. Ngài cũng chia sẻ thêm về tầm quan trọng của gia đình đã được các Đức Giáo Hoàng quan tâm, từ Đức Thánh Cha Gioan XXIII, Đức Thánh Cha Gioan - Phaolô II, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI và Đức Thánh Cha Phanxicô đương nhiệm.
Sau cùng, mọi người cùng dâng lên Mẹ lời ca “Xin Vâng” và mỗi người tìm đến nương bóng Mẹ trong đêm đầu tiên tại La Vang này.
Bước sang sáng ngày 14/08/2013, từng đại diện Ban Mục vụ gia đình của các giáo phận lần lượt báo cáo các hoạt động, những thuận lợi và khó khăn tại các giáo phận, đồng thời đưa ra những định hướng của mình để giúp khắc phục những khó khăn cũng như để đáp ứng nhu cầu mục vụ gia đình phù hợp với tình hình của mỗi giáo phận. Ưu điểm của hầu hết các giáo phận là đều đã có các hội đoàn gia trưởng, hiền mẫu sinh hoạt lâu năm, nhưng một số giáo phận vẫn chưa thành lập được Ban mục vụ gia đình.
Lúc 14 giờ 30, tại nhà tiền chế Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ La Vang, Uỷ Ban mục vụ Gia đình đã chính thức khai mạc Đại hội “Gia Đình Sống Năm Đức Tin Cùng Mẹ La Vang Năm 2013”.
Đại hội đã quy tụ 82 đại biểu chính thức bao gồm các linh mục, giáo dân đến từ 19 Giáo phận của Giáo Hội Việt Nam. Bên cạnh đó, có sự tham dự của 9 đoàn thể và thu hút sự quan tâm của rất nhiều khách hành hương, là các gia đình, kể cả những gia đình trẻ và những người đang tiến tới đời sống hôn nhân…về tham dự kỳ Hành hương thường niên Đức Mẹ La Vang lần này.
Năm Đức Tin mời gọi các Kitô hữu nhìn lại gia đình mình trong ánh sáng Đức tin, gia đình Kitô hữu cũng là một cánh cửa đức tin, nghĩa là một chứng từ sống động để giới thiệu Chúa, đưa người khác đến gần với Đức Giêsu Kitô hơn. Đối tượng của việc loan báo ấy trước hết cũng chính là đôi vợ chồng và con cái của họ, cũng như những người thân thuộc và bằng hữu, rồi đến xã hội, nhưng công cuộc ấy luôn được thực hiện ở trong và cùng với Giáo Hội, vừa là Thầy vừa là Mẹ. Ai sẽ là người làm nhiệm vụ đó, chính là mỗi cặp vợ chồng, con cái của họ, những người thân thuộc. Vì thế, với ước mong góp phần vào việc xây dựng và nuôi dưỡng ý thức cho các gia đình, giúp các gia đình thực sự trở nên những khí cụ sắc bén của Chúa, của Giáo Hội và xã hội trong việc lưu truyền và làm chứng Đức tin, loan báo Chúa Kitô cho khắp muôn người, Đại hội đã cùng nhau tìm hiểu, trao đổi và suy tư qua ba đề tài chính, do các Linh mục phụ trách thuyết trình, hướng dẫn:
- Đề tài 1: Gia đình Kitô: Cánh cửa Đức tin cho đôi vợ chồng
- Đề tài 2: Gia đình Kitô: Cánh cửa Đức tin cho con cái
- Đề tài 3: Gia đình Kitô: Sống Đức tin trong lòng Giáo Hội và xã hội.
Lúc 14 giờ 45, Cha Lu-y Nguyễn Anh Tuấn đã giúp cho mọi người hiểu về đề tài đầu tiên: Gia đình Kitô: Cánh cửa Đức tin cho đôi vợ chồng.
Với đề tài này, Cha đã giúp cho các đôi vợ chồng một lần nữa, xác quyết lại rằng: chúng tôi sống đời hôn nhân trong niềm tin vào Thiên Chúa, giúp cho họ nhớ lại ngày hạnh phúc khi được cầm tay nhau đến nhà thờ và những ân huệ Chúa đã ban cho gia đình. Hôn nhân là công trình sáng tạo của Thiên Chúa, là một hồng ân lớn lao mà Thiên Chúa ban tặng cho con người trong cuộc sống trần gian, đón nhận tình yêu của Thiên Chúa, chúng tôi được mời gọi sống với nhau và cho nhau để xây dựng một mái ấm yêu thương cho nhiều người. Không chỉ đôi vợ chồng kết ước với nhau, mà còn kết ước với chính Thiên Chúa, để Ngài chúc lành và thánh hóa tình yêu của đôi vợ chồng và giúp đôi vợ chồng xây dựng gia đình mình hợp với ý định và kế hoạch của Người, và mời gọi họ làm chứng và phản ánh tình yêu nơi Thiên Chúa Ba Ngôi.
Đề tài giúp cho mỗi đôi vợ chồng xây dựng quyết tâm trong đời sống hôn nhân bằng cách kết hiệp với Chúa qua việc: cầu nguyện, đọc Lời Chúa, ôn lại những kỷ niệm trong những ngày đầu sống đời hôn nhân, những biến cố lớn trong cuộc đời của hai người, cùng nhau lắng nghe và luôn luôn hiểu nhau một cách tích cực…
Sau đó, mọi người được lắng nghe chứng từ của đôi vợ chồng trẻ mới kết hôn được 10 tháng, sinh hoạt trong Cộng đoàn Emmanuel về những cảm nghiệm Đức tin của họ trong cuộc sống hằng ngày.
Trong lúc cả hội trường đang chăm chú lắng nghe chứng từ của đôi vợ chồng thì Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli, Đại diện không thường trú của Đức Thánh Cha tại Việt Nam; Đức Tổng Giám mục Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng, Tổng Giám mục Huế; Linh mục Antôn Dương Quỳnh, Tổng Đại diện Tổng Giáo phận Huế xuất hiện. Sự xuất hiện của Đức Tổng Girelli và Đức Tổng Phanxicô Xaviê đã khiến cả Đại hội đều bất ngờ và đầy hân hoan.
Ngay lúc đó, Đức Cha Chủ tịch Uỷ Ban Mục vụ đã ngỏ lời chào mừng sự hiện diện của Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli, quý Đức Cha, quý Cha và toàn thể các gia đình đang hiện diện trong đại hội hôm nay, Đức Cha Giuse nhấn mạnh đến tầm quan trọng của các gia đình trong việc xây dựng Giáo Hội và xã hội, với ước muốn các đôi vợ chồng sẽ xây dựng gia đình mình trên Đức tin sống động mà Thiên Chúa ban tặng cho mỗi người và lan tỏa niềm tin ấy ra xung quanh bằng việc làm của mình.
Trong lời chào mừng, Đức TGM Leopoldo Girelli bày tỏ niềm vui khi thấy Ủy Ban Mục Vụ Gia Đình có những vị Đặc trách là những chuyên viên đã được am tường về đường lối của Giáo Hội về mục vụ gia đình, đã tổ chức những buổi sinh hoạt, gặp gỡ các gia đình trong bối cảnh xã hội đầy những khó khăn, phức tạp. Đồng thời Đức Tổng Giám Mục cũng khen ngợi, khích lệ tinh thần của mọi người đã hy sinh đến đây để cùng nhau cầu nguyện và suy tư bên Mẹ La Vang. Gia đình không những là trung điểm, là hạt nhân của Giáo Hội mà là của xã hội nữa. Đức Tổng cũng nhấn mạnh đến sự sống con người bắt đầu từ khi tượng hình trong lòng mẹ cho lúc chết. Sự sống gắn chặt với gia đình và gia đình lại được gắn chặt vào sự kết hợp giữa người nam và người nữ để tạo ra sự sống mới. Đặc biệt trong bối cảnh của đất nước Việt Nam đang có tệ nạn phá thai rất trầm trọng và đang có chiều hướng chấp nhận hôn nhân đồng tính, phá hủy kế hoạch nguyên thủy của Thiên Chúa. Với ý nghĩa đó, mỗi người cần phải giữ vững Đức tin của mình, đừng chạy theo não trạng của xã hội.
Đức Tổng Girelli mời gọi mọi người cùng nhau nhìn vào mẫu gương trong Kinh Thánh là tổ phụ Abraham, chính là biểu tượng của Đức tin, là người Cha của những kẻ tin, đi theo Lời Chúa gọi mà không biết đi đâu. “Chúng ta hãy nhìn vào mẫu gương Đức tin tuyệt vời của Tổ Phụ Abraham, chính nhờ Đức Tin mà Thiên Chúa đã ban tặng cho Abraham và Sara một người con, đó là Isaac, cho dù hai người đã lớn tuổi. Vì thế, Cánh Cửa Đức Tin sẽ mở ra cho những cặp vợ chồng nào đặt tin tưởng hoàn toàn vào Thiên Chúa, ngay cả trong những lúc khó khăn nhất của cuộc đời. Như vậy, Cánh Cửa Đức tin tiếp tục mở ra cho những người cha, những người mẹ biết thông truyền Đức tin cho con cái mình. Do đó,chúng ta là những người Công Giáo Việt Nam đóng góp vào việc xây dựng đất nước xuất phát từ Đức tin của mình. Sống theo những luân lý, nguyên tắc của niềm tin Công Giáo đưa vào đời sống xã hội này, bằng cách sống yêu thương, tha thứ, phục vụ lẫn nhau, tôn trọng sự thật và sống đạo đức...Chúng ta cần tôn trọng tự do, phẩm giá của con người trong bất kỳ hoàn cảnh nào”.
Tiếp tục đề tài thứ hai: Gia đình Kitô: Cánh cửa đức tin cho con cái do Cha Augustinô Nguyễn Văn Dụ trình bày, giúp cho mọi người hướng về gia đình Nadarét, một gia đình thánh thiện kiểu mẫu của mọi gia đình, đã được Thiên Chúa chọn làm gia đình cho Con mình. Đề tài cũng nhấn mạnh đến việc cha mẹ là sứ giả đầu tiên của Đức tin cho con cái, đưa con cái đến niềm tin vào mầu nhiệm Thiên Chúa “Nhờ ơn bí tích Hôn Phối, cha mẹ nhận trách nhiệm và đặc quyền giáo dục đức tin cho con cái. Cha mẹ là những sứ giả đầu tiên của đức tin, khai tâm cho con cái về các mầu nhiệm đức tin từ lúc chúng còn nhỏ. Họ phải đưa con cái hòa nhập vào đời sống của Hội Thánh ngay từ lúc còn thơ bé. Nếp sống gia đình có thể tạo nên những tâm tình tốt đẹp, chuẩn bị và nâng đỡ đức tin sống động cho con cái trong suốt cuộc đời” (GLCG 2225).
Đồng thời đề tài cũng đặt ra câu hỏi cho những người làm cha mẹ phải thông truyền đức tin cho con cái như thế nào? bằng cách nào? Với những đề nghị cụ thể như: sử dụng các dấu chỉ biểu lộ lòng tin (bàn thờ, ảnh tượng, dấu thánh giá…), dạy giáo lý giúp chúng hiểu biết các mầu nhiệm trong đạo, giúp hiểu biết về tình yêu Thiên Chúa bằng đời sống cầu nguyện và làm chứng tá của mình, cho dù có những khó khăn trong cuộc sống. Vì đời sống gia đình là "lời nhắc nhở thường xuyên cho Giáo Hội về điều đã xảy ra trên Thập Giá" (FC 13).
Để minh họa rõ thêm về nội dung chia sẻ, anh Antôn Nguyễn Văn Khoa đã chia sẻ cho toàn thể Đại hội được lắng nghe và cảm thông với chứng từ sống động và rất thực tế, xuất phát từ chính đời sống của anh trong việc giáo dục Đức tin cho con cái, ngay cả lúc chúng bước vào con đường lầm lạc.
Và đề tài cuối cùng do Cha Antôn Nguyễn Văn Tuyến trình bày: Gia đình Kitô: Sống Đức tin trong lòng Giáo Hội và xã hội. Đề tài nói rõ tầm quan trọng của gia đình: gia đình là nền tảng của Giáo Hội và xã hội, những giá trị mang tính vĩnh cửu được hình thành từ mái ấm gia đình: tình yêu, sự chung thủy, lòng hiếu thảo, tính gia tộc…và gia đình là con đường của Giáo Hội (Đức Gioan Phaolô II). Bên cạnh đó, đề tài cũng đề cập đến vấn đề khủng hoảng luân lý đạo đức xã hội xuất phát từ khủng hoảng Đức Tin mà hình ảnh trái cấm, theo diễn giả, dù bất cứ hoàn cảnh xã hội nào luôn là biểu tượng sự dữ, là con đường của Satan luôn luôn tìm cách phá hoại kế hoạch của Thiên Chúa.
Hơn bao giờ hết, Giáo Hội ý thức rằng, sống trong một thế giới ngày càng tiến bộ và đang đạt tới những khả năng mới mẻ, cần phải kỹ càng hướng dẫn và đào tạo người Kitô hữu sâu xa hơn về mặt Đức tin, để có thể gánh vác những trách nhiệm mới, cũng như để tránh những nguy cơ mới trong xã hội mới.
Với đề tài này, đôi vợ chồng anh chị Quang- Anh thuộc Chương trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình (Đà Nẵng) đã chia sẻ chứng từ trong việc sống Đức tin của mỗi thành viên trong gia đình để lôi kéo người con dâu tân tòng tin vào Chúa ngày một xác tín hơn qua mỗi biến cố trong cuộc sống.
Với những chia sẻ, gợi ý, trao đổi qua 3 đề tài nói trên, ước gì mỗi tham dự viên nói riêng, và các gia đình Công Giáo Việt Nam nói chung, ý thức được rằng "Gia đình không chỉ là đối tượng mà còn chính là chủ thể của công cuộc Loan báo Tin Mừng, một "Giáo Hội thu nhỏ/ Giáo Hội tại gia".
Cao điểm của ngày Đại Hội hôm nay là Thánh lễ lúc 19 giờ, tại Linh Đài Đức Mẹ La Vang, do Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli, chủ tế Thánh lễ Vọng Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời. Cùng đồng tế, còn có sự hiện diện của Đức Cha Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng, Tổng Giám Mục Tổng Giáo phận Huế; Đức Tổng Giám Mục Têphanô Nguyễn Như Thể; Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ, Giám Mục Giáo Phận Thái Bình; Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri, Giám Mục Giáo Phận Đà Nẵng; Đức Tân Giám Mục Anphongsô Nguyễn Hữu Long, Giám Mục Phụ Tá Giáo Phận Hưng Hóa; Cha Tổng Đại Diện TGP Huế, Linh mục Antôn Dương Quỳnh; Đức Đan Viện Phụ Thiên An Têphanô Huỳnh Quang Sanh, và đông đảo các Linh mục đến từ trong và ngoài giáo phận.
Vào ngày 01 tháng 11 năm 1950, Đức Thánh Cha Piô XII đã long trọng công bố Tín điều Đức Maria Hồn Xác Lên Trời, qua tông hiến Munificentissimus Deus: “Đức Maria, Mẹ Vô Nhiễm của Thiên Chúa, Đấng trọn đời Đồng trinh, sau cuộc sống trần gian này, đã được phúc vinh quang Thiên Đàng cả linh hồn và thân xác.”
Trước khi bắt đầu Thánh lễ, Linh mục Giacôbê Lê Sĩ Hiền, quản nhiệm Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ La Vang, ngỏ lời chào mừng sự hiện diện của Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli, Đức Tổng Giám Mục Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng, Đức Tổng Têphanô Nguyễn Như Thể, nguyên Tổng Giám mục Tổng giáo phận Huế; Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đ; Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri, Đức Tân Giám mục Anphongsô Nguyễn Hữu Long, Cha Tổng Đại Diện TGP Huế; Đức Đan Viện Phụ Thiên An, quý Linh mục đồng tế và quý khách hành hương trong nước cũng như hải ngoại đã tề tựu về bên Mẹ La Vang.
Dẫn vào Thánh lễ, Đức Tổng Leopoldo Girelli tỏ bày với cộng đoàn hiện diện rằng: “Tôi rất vui sướng khi có mặt ở đây, để cùng hiệp thông với anh chị em ca tụng Thiên Chúa và Đức Mẹ.”
Sau đó, Đức Tổng Giám Mục Têphanô hướng tâm hồn người tín hữu lên cùng Chúa, Ngài nói: “Đêm nay là một đêm đặc biệt, đêm hồng phúc, đêm mà anh em, chị em được gần gũi với nhau, đêm mà đại gia đình Mẹ và con cùng nhau tạ ơn Thiên Chúa”. Đức Tổng Têphanô đã nhắc lại lời giảng dạy của Chúa Giêsu: “Khi ấy, có một người phụ nữ lên tiếng rằng: 'Phúc thay người mẹ đã cưu mang và cho Thầy bú mớm!’ Nhưng Người đáp lại: ‘Đúng hơn phải nói: Phúc thay kẻ lắng nghe và tuân giữ Lời Chúa’.” Xin Mẹ giúp cho mỗi người biết noi gương Mẹ, yêu mến và suy niệm Lời Chúa, để cùng với Mẹ về hưởng hạnh phúc muôn đời.
Đoạn Tin Mừng trong Thánh lễ hôm nay trích trong Tin Mừng theo Thánh Luca (Lc 11, 27-28), nhắn nhủ với đoàn con cái Chúa biết tìm hạnh phúc thật ở đâu và thế nào là hạnh phúc thật?
Trong phần chia sẻ Lời Chúa, Đức Tổng Leopoldo Girelli nhắn nhủ với cộng đoàn tham dự rằng:
Niềm tin vào Thiên Chúa mở ra trước mắt chúng ta một chân trời hy vọng vững chắc, một chân trời vắng bóng thất vọng. Niềm tin ấy cho thấy một nền móng kiên cố, trên đó, cuộc đời mỗi người được xây lên mà không chút sợ hãi; niềm tin ấy đòi hỏi một sự phó thác đầy tin tưởng vào bàn tay của Thiên Chúa là Tình Yêu, cũng là Đấng đang cầm cân nảy mực thế giới.
Trong khi nhiều người sẵn sàng hy sinh tất cả những gì là thiêng thánh nhất, hòng đạt được những quyền lợi nhỏ nhen ích kỷ cho các quốc gia, chủng tộc, ý thức hệ, phe nhóm và cá nhân mình, thì Lời Chúa Giêsu vẫn nhắc nhở chúng ta rằng, chỉ những ai nghe và tuân giữ Lời Thiên Chúa mới là người có phúc.
Và nơi đây, tại La Vang này, Mẹ Diễm Phúc của chúng ta đã đến từ trời, những muốn ghi khắc lòng từ mẫu và sự bao bọc của Ngài nơi tâm hồn tất cả những ai tín thác vào lời của Thiên Chúa.
Đức Tổng Leopoldo Girelli cũng gửi lời chào đến toàn thể các gia đình đang hiện diện tại linh địa La Vang, Ngài nói: “Chị em thân mến,
Tôi xin gửi lời chào đến tất cả các gia đình đang quy tụ nơi đây.
Suốt năm 2009, Hội Thánh cử hành Năm Gia Đình và suy tư về gia đình như một mầu nhiệm tình yêu trao ban sự sống. Chúng ta phải trân trọng gìn giữ việc cử hành Năm Gia Đình này.
Ước gì mọi gia đình Kitô hữu ngày càng lớn lên trong sự trung thành với ơn gọi của mình, là trở nên một trường dạy cầu nguyện đích thực, nơi mà con cái học biết tình yêu chân thật của Thiên Chúa, nơi mà mỗi người quan tâm đến những nhu cầu của người khác, và là nơi mà các bậc cha mẹ góp phần xây dựng một xã hội công bằng huynh đệ hơn.
Hơn thế nữa, các gia đình Công Giáo rường cột của đất nước này là di sản lớn lao kế thừa từ các thế hệ trước. Mong sao các gia đình hôm nay trung thành với di sản ấy, và ước chi các gia đình hôm nay luôn có đủ sự hỗ trợ vật chất và luân lý cần thiết để thực hiện vai trò của mình trong xã hội”.
Bên cạnh đó, ngài cũng mời gọi cộng đoàn hiện diện siêng năng cầu nguyện cho công việc xây dựng Vương Cung Thánh Đường sớm được hoàn thành, thỏa lòng mong ước của bao thế hệ.
Thánh lễ diễn ra trong bầu khí nghiêm trang và sốt sắng. Sau phần Tuyên xưng Đức Tin, Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri, Chủ Tịch Ủy Ban Mục Vụ Gia Đình, đã chủ sự nghi thức lặp lại hôn ước dành cho các đôi vợ chồng kỷ niệm ngân khánh và kim khánh hôn phối.
Trong bầu khí thiêng liêng, sốt sắng, trước mặt Chúa và Mẹ La Vang, cùng với sự tham dự của hàng chục ngàn khách hành hương, các đôi vợ chồng hạnh phúc cầm tay nhau lặp lại lời hôn ước cách đây 25 năm, 50 năm với biết bao niềm vui xen lẫn nỗi buồn trong cuộc sống. Giây phút tuyệt đẹp tại Linh Đài Đức Mẹ La Vang của các đôi vợ chồng hôm nay đã trở nên một hình ảnh sống động, minh họa cho một tình yêu thủy chung trước mặt Thiên Chúa và Hội Thánh.
Các phần Phụng vụ trong Thánh Lễ hôm nay đều do các tham dự viên đại diện các giáo phận phụ trách từ việc đọc Lời Chúa, dâng lời nguyện tín hữu, dâng lễ vật....để nói lên sự hiệp thông sâu sắc cũng như nêu cao vai trò quan trọng của đời sống gia đình.
Kết thúc Thánh Lễ, nhân danh Đức Thánh Cha, Đức Tổng Leopoldo Girelli đã ưu ái ban phép lành Tòa Thánh với Ơn Toàn Xá cho mọi người hiện diện. Ngài cũng mời gọi mọi tín hữu hãy chạy đến với Mẹ La Vang, hãy học cùng với Mẹ, và đặc biệt là biết yêu mến Mẹ.
Sau Thánh lễ, vào lúc 21g30, Đức Giám Mục Giáo Phận Đà Nẵng, đã chủ sự giờ Chầu Thánh Thể tại Linh Đài Đức Mẹ. Đức Tổng Giám Mục Đại diện Tòa Thánh, quý Đức Cha, quý Cha, các tham dự viên Đại Hội Gia Đình và toàn thể Cộng đoàn hành hương, cùng sốt sắng tham dự giờ chầu.
Cha Phaolô Nguyễn Luận, quản xứ Hà Úc, đặc trách Chương trình Thăng tiến Hôn nhân Gia đình Giáo phận Huế rước Mình Thánh Chúa trọng thể từ Nhà Nguyện trung tâm về Linh đài Đức Mẹ. Cộng đoàn lắng nghe suy niệm của Đức Cha Giuse, Ngài chia sẻ đời sống của Gia đình Thánh Gia Thất mẫu mực cho mọi gia đình.
Lời dẫn và ca nguyện do Cộng đoàn Emmanuel thuộc Tổng Giáo phận Sài Gòn đảm trách, hướng lòng mọi người đến với Chúa Giêsu Thánh Thể.
Từ Lời Chúa theo Thánh Luca 10, 25-28, Cộng đoàn hành hương được nhắc nhở về lòng yêu mến Thiên Chúa trên hết mọi sự và yêu tha nhân như chính mình là phương thế để được gia nghiệp Nước Trời: “Và này có người thông luật kia đứng lên hỏi Đức Giêsu để thử Người rằng: “Thưa Thầy, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp”. Người đáp: “Trong Luật đã viết gì? Ông đọc thế nào?” Ông ấy thưa: “Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết sức lực, và hết trí khôn ngươi, và yêu mến người thân cận như chính mình.” Đức Giêsu bảo ông ta: “Ông trả lời đúng lắm. Cứ làm như vậy là sẽ được sống.”
Giờ Chầu Thánh Thể được kết thúc trong thinh lặng, trang nghiêm và tràn đầy tâm tình yêu mến của cộng đoàn tham dự.
Sau phiên Chầu Thánh Thể, đại diện các đoàn thể thuộc Ủy ban Mục vụ Gia đình gồm: Gia trưởng và Hiền mẫu, Thăng tiến Hôn nhân Gia đình, Gia đình Cùng Theo Chúa, Gia đình phạt tạ Thánh tâm, Gia đình Chúa, Cộng đoàn Emmanuel... lần lượt chia sẻ những hoạt động và linh đạo của các đoàn thể và phong trào gia đình. Xen kẽ vào đó là những tiết mục văn nghệ của giáo phận Huế, giáo phận Đà Nẵng đã giúp cho bầu khí sinh hoạt bên chân Mẹ thêm phần sinh động và ý nghĩa hơn. Đặc biệt, tiết mục biểu diễn của gia đình anh Hoài và chị Hoa thuộc Giáo phận Huế: một gia đình mặc dù người cha bị mù lòa nhưng vẫn nuôi dạy các con nên người. Cả 5 thành viên trong gia đình đều sử dụng các loại nhạc cụ khác nhau một cách điêu luyện. Mọi người cũng được nghe những chia sẻ đầy cảm xúc của anh Hoài, chị Hoa và con gái để thấy được niềm tin mãnh liệt vào Thiên Chúa và Mẹ Maria khi trong gia đình gặp phải thử thách gian nan nhất tưởng chừng phải nản lòng.
Với sự quan tâm và ưu ái đặc biệt, Đức Tổng Girelli đã hiện diện trong suốt buổi giao lưu, gặp gỡ giữa các đoàn thể và gia đình.
Đến 23 giờ, Cộng đoàn hành hương nhận huấn từ cuối ngày và phép lành của Đức Tổng Giám Mục.
Kết thúc một ngày sinh hoạt, các đoàn thể, các phong trào gia đình hòa mình với khách hành hương quây quần bên Mẹ, mang theo những tâm tình của những người con dâng lời kinh tiếng hát ngợi khen Mẹ, xin ơn phù trợ chở che của Mẹ.
Đúng 5 giờ sáng 15.8, các tham dự viên cùng tham dự rước Kiệu Đức Mẹ, do Đức Giám Mục Giáo phận Thái Bình Phêrô Nguyễn Văn Đệ chủ sự, từ Nhà Hành hương vòng ra cổng chính tiến vào Quảng trường Mân Côi về Linh Đài.
Sau khi kết thúc cuộc rước kiệu, Thánh lễ trọng thể mừng kính Đức Mẹ hồn xác lên trời do Đức Tổng Giám Mục Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng, Tổng Giám Mục TGP Huế, chủ tế. Cùng đồng tế, có sự hiện diện của Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli, Đức Tổng Giám Mục Têphanô Nguyễn Như Thể, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ, Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri, Đức Cha Anphongsô Nguyễn Hữu Long, Đức Đan Viện Phụ Thiên An, quý Cha Tổng Đại Diện, và đông đảo các Linh mục đến từ khắp nơi trong và ngoài Giáo Phận.
Trước khi bắt đầu Thánh lễ, Cộng đoàn hành hương sốt sắng tham dự nghi thức trao dây Pallium cho Đức Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Huế Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng do Đức Tổng Giám mục Đại diện Đức Thánh Cha Leopoldo Girelli chủ sự.
Xin tạ ơn Chúa và tri ân Mẹ La Vang đã chúc lành cho cuộc Hội Nghị Uỷ Ban Mục Vụ Gia Đình lần IV và Đại hội Gia đình được diễn ra tốt đẹp trên đất Mẹ. Ước gì các gia đình sống Đức tin với tâm tình luôn hân hoan và biết ơn Thiên Chúa Ba Ngôi, về hồng ân Đức tin đã lãnh nhận; và bằng những bước chân vui tươi phấn khởi ra đi loan báo Tin Mừng bằng chính đời sống chứng tá trong gia đình và ngoài xã hội: "Tuy có những khác biệt về hoàn cảnh địa lý, văn hóa và xã hội, tất cả các Giám mục tại Thượng Hội Đồng Giám Mục đều khẳng định vai trò thiết yếu của gia đình trong việc thông truyền Đức tin. Việc Tân Phúc âm hóa là điều không thể có được, nếu không nhìn nhận một trách nhiệm trong việc loan báo Tin Mừng cho các gia đình và nếu không nâng đỡ các gia đình trong trách vụ giáo dục" (Sứ điệp THĐGM XIII,7).
Nguyện xin Đức Maria, Mẹ La Vang, Nữ Vương của Công cuộc Tân Phúc Âm Hóa đồng hành với các gia đình Công Giáo Việt Nam trong nỗ lực làm chứng Đức tin trên Quê hương yêu dấu này.
Maria Thủy Tiên
Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang Portland Oregon Mừng Kính Bổn Mạng
Phan Hoàng Phú Qúy
09:20 20/08/2013
Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang Mừng Kính Bổn Mạng
Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời.
(Portland-Oregon) Chúa Nhật ngày 18 tháng 8 năm 2013, vào lúc 9 giờ sáng, giáo xứ Đức mẹ La Vang đã long trọng tổ chức thánh lễ Mừng kính Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời bổn mạng của giáo xứ một cách trang nghiêm va sốt sáng.
Xem Hình
Hàng ngàn giáo dân đã cùng với ca đoàn tổng hợp của giáo xứ cât ca lờI ca ngợi mửng Mẹ Lên Trời, đồng thời chào đón quý vị linh mục tiến về lễ đài:
Mẹ lên trời giữa một ngày rực sáng
Đàn ca, các thánh tung hô
Nhân loại vui hát mừng
Vì xác hồn Mẹ về thiên cung
Mẹ ơi thê trần là nơi gian khổ
Biển đờI con gặp bao cơn going tố
Mẹ chính là đuốc sáng soi ban đêm
Dẫn lối thuyền con về bến êm đềm
Trước khi bắt đầu thanh lễ, lính mục chánh xứ Bathôlômêô Phạm Hữu Đạt đã ngỏ lờI chào mừng đến quý linh mục, quý tu sĩ nam nữ, quý ban ngành và quý hộI đoàn cùng toàn thể cộng đoàn dân Chúa, và giới thiệu với cộng đoàn quý linh mục cùng đồng tế với ngài hôm nay.
Trong phần chia sẽ Lời Chúa, vị chủ tế đã đề cao giá trị tuyệt với của Đức Mẹ, vì không ai có quyền chọn cho mình một người mẹ, ngoài trừ Thiên Chúa, và Thiên Chúa đã chọn Đừc Nữ Maria là Mẹ Ngài
Hai tiếng “ Xin Vâng” của Đức Mẹ đã làm đảo ngược lại những chương trình của riêng Mẹ, để thi hành theo chương trình cứu độ của Thiên Chúa.
Linh mục chánh xứ cũng đưa ra 2 đĩễm chính yếu để kêu mờI mọI tín hữu noi theo gương của Đức Mẹ:
1- Tín thác tuyẹt đối vaò ban tay quan phòng của Thien Chúa
2- Sống vâng phục để được diễm phúc chết lành như Đức Mẹ.
Ông chủ tịch Phạm Hoàng Ân cũng ngỏ lờI chào mửng và cầu chúc bổn mạng đến quý linh mục, quý tu si nam nữ và toàn thể mọi ngưòi hiện diện, đồng thời trình bày chương trình gây quỷ tu bổ trường Giáo Lý và Việt Ngữ La Vang.
Sau thánh lễ mọi người được mời ở lại để dự tiệc mừng bổn mạng gíao xứ, cũng như thưởng thức một chương trình văn nghệ thật đặc sắc do những tài năng trong giáo xứ đóng góp, đây cũng là dịp để mọi người có cơ hội hàn huyên tâm sự và trao đổi kinh nghiêm trong cuộc sống nơi xứ la quê người.
Xin chúc mừng bổn mạng giáo xứ, nguyện xin Thiên Chúa và Mẹ La Vang luôn đồng hành, và ban nhiều hồng ân xuống cho mỗi người chúng ta.
Phan Hoàng Phú Quý
Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời.
(Portland-Oregon) Chúa Nhật ngày 18 tháng 8 năm 2013, vào lúc 9 giờ sáng, giáo xứ Đức mẹ La Vang đã long trọng tổ chức thánh lễ Mừng kính Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời bổn mạng của giáo xứ một cách trang nghiêm va sốt sáng.
Xem Hình
Hàng ngàn giáo dân đã cùng với ca đoàn tổng hợp của giáo xứ cât ca lờI ca ngợi mửng Mẹ Lên Trời, đồng thời chào đón quý vị linh mục tiến về lễ đài:
Mẹ lên trời giữa một ngày rực sáng
Đàn ca, các thánh tung hô
Nhân loại vui hát mừng
Vì xác hồn Mẹ về thiên cung
Mẹ ơi thê trần là nơi gian khổ
Biển đờI con gặp bao cơn going tố
Mẹ chính là đuốc sáng soi ban đêm
Dẫn lối thuyền con về bến êm đềm
Trước khi bắt đầu thanh lễ, lính mục chánh xứ Bathôlômêô Phạm Hữu Đạt đã ngỏ lờI chào mừng đến quý linh mục, quý tu sĩ nam nữ, quý ban ngành và quý hộI đoàn cùng toàn thể cộng đoàn dân Chúa, và giới thiệu với cộng đoàn quý linh mục cùng đồng tế với ngài hôm nay.
Trong phần chia sẽ Lời Chúa, vị chủ tế đã đề cao giá trị tuyệt với của Đức Mẹ, vì không ai có quyền chọn cho mình một người mẹ, ngoài trừ Thiên Chúa, và Thiên Chúa đã chọn Đừc Nữ Maria là Mẹ Ngài
Hai tiếng “ Xin Vâng” của Đức Mẹ đã làm đảo ngược lại những chương trình của riêng Mẹ, để thi hành theo chương trình cứu độ của Thiên Chúa.
Linh mục chánh xứ cũng đưa ra 2 đĩễm chính yếu để kêu mờI mọI tín hữu noi theo gương của Đức Mẹ:
1- Tín thác tuyẹt đối vaò ban tay quan phòng của Thien Chúa
2- Sống vâng phục để được diễm phúc chết lành như Đức Mẹ.
Ông chủ tịch Phạm Hoàng Ân cũng ngỏ lờI chào mửng và cầu chúc bổn mạng đến quý linh mục, quý tu si nam nữ và toàn thể mọi ngưòi hiện diện, đồng thời trình bày chương trình gây quỷ tu bổ trường Giáo Lý và Việt Ngữ La Vang.
Sau thánh lễ mọi người được mời ở lại để dự tiệc mừng bổn mạng gíao xứ, cũng như thưởng thức một chương trình văn nghệ thật đặc sắc do những tài năng trong giáo xứ đóng góp, đây cũng là dịp để mọi người có cơ hội hàn huyên tâm sự và trao đổi kinh nghiêm trong cuộc sống nơi xứ la quê người.
Xin chúc mừng bổn mạng giáo xứ, nguyện xin Thiên Chúa và Mẹ La Vang luôn đồng hành, và ban nhiều hồng ân xuống cho mỗi người chúng ta.
Phan Hoàng Phú Quý
Lễ Vĩnh Khấn Sơ Cêcilia Nguyễn Thị Thúy Hường Dòng MTG. Bonn
Thanh Sơn
13:14 20/08/2013
Lễ Vĩnh Khấn Sơ Cêcilia Nguyễn Thị Thúy Hường Dòng Mtg. Bonn
Sáng thứ bảy vào lúc 9 giờ ngày 17-08-2013 tại nhà nguyện Dòng Mến Thánh Giá Gò vấp Sài Gòn Sr. Cêcilia Nguyễn Thị Thúy Hường đã Tuyên Khấn vĩnh viễn.
Được biết Sr.Cêcilia đã sang Đức từ khi còn khá nhỏ sống ở cộng đoàn Norden Bắc Đức. Từ ngày bước theo tiếng mời gọi của Đức Giêsu thì lên tu học ở Bonn, sau hơn tám năm sống trong nhà dòng cùng qúy Sr ở đây mà bể trên là Sr. Têrêsa Vũ Thị Phượng. Hôm nay người Nữ tu trẻ trở về Nhà Mẹ tại Việt nam để Tuyên Khấn vĩnh viễn trước mặt cộng đoàn và Mẹ Bề Trên Tổng Quyền.
Linh mục Giu-se Trần Hoà Hưng Bề trên Giám tỉnh Dòng Don Bosco chủ tế và chia sẻ Lời Chúa.Trong những lời chia sẻ ngài đã đã nhấn mạnh đến sự cao cả ra đi phục vụ và làm chứng nhân cho Thiên Chúa. Đời tu là lội ngược dòng. Sơ Cecilia đã dám lội ngược dòng để minh chứng cho mọi người thấy rằng Thiên Chúa là Tình Yêu. Dù rằng trong đau khổ và đắng cay vẫn có sự hiện diện ngọt ngào của "Tình Yêu Thiên Chúa". Chỉ có Thiên Chúa mới làm cho con người trở nên hạnh phúc trọn vẹn mà thôi.
Kết thúc bài chia sẻ Lời Chúa là phần tuyên Khấn vĩnh viễn của Nữ tu Cêcilia trước mặt Thiên Chúa, Mẹ Bề Trên Tổng Quyền cùng quý cha, quý tu sĩ nam nữ và cộng đoàn dân Chúa.
Trước mặt Chúa con tuyên lời vĩnh khấn
Hạnh phúc thay! trong ngấn lệ nồng say
Ngài đưa con bước vào thế gian này
Bên bàn thánh hôm này tràn yêu mến
Thánh Giá Ngài tuyệt hảo con đưa đến
Từng bước đường như nến sáng tỏa lan
Trong tim con rực lửa cháy nồng nàn
Xin tan chảy vào ngàn nơi con đến.
Trong thánh lễ còn có sự hiện diện linh mục Maria Mátthêu Nguyễn Bá Linh Viện Phụ Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Thiên Phước, linh mục Giuse Hồ Sỹ Hữu thư ký Toà Giám Mục Phan Thiết, cùng với qúy linh mục đồng tế và cộng đoàn tham dự. Đặc biệt hơn là có sự hiện diện của đa số các Sơ từ Bonn bên Đức Quốc về tham dự để cùng đồng hành trong vui mừng và yêu thương.
Sau thánh lễ chắc hẳn không thế thiếu được buổi tiệc mừng Sr. Cecilia tân vĩnh khấn. Quý Cha, Qúy tu sỹ nam nữ và cộng đoàn tham dự cùng chúc mừng trong tình huynh đệ và đầy yêu thương.
Xin hân hoan chúc mừng đến gia đình ông bà cố Tịnh và cộng đoàn Norden Bắc Đức. Cũng không thể thiếu lời chúc mừng tới sơ bề trên Têrêsa Vũ Thị Phượng và qúy sơ thuộc dòng Mến Thánh Giá Bonn.
Thanh Sơn 19.08.2013
Được biết Sr.Cêcilia đã sang Đức từ khi còn khá nhỏ sống ở cộng đoàn Norden Bắc Đức. Từ ngày bước theo tiếng mời gọi của Đức Giêsu thì lên tu học ở Bonn, sau hơn tám năm sống trong nhà dòng cùng qúy Sr ở đây mà bể trên là Sr. Têrêsa Vũ Thị Phượng. Hôm nay người Nữ tu trẻ trở về Nhà Mẹ tại Việt nam để Tuyên Khấn vĩnh viễn trước mặt cộng đoàn và Mẹ Bề Trên Tổng Quyền.
Linh mục Giu-se Trần Hoà Hưng Bề trên Giám tỉnh Dòng Don Bosco chủ tế và chia sẻ Lời Chúa.Trong những lời chia sẻ ngài đã đã nhấn mạnh đến sự cao cả ra đi phục vụ và làm chứng nhân cho Thiên Chúa. Đời tu là lội ngược dòng. Sơ Cecilia đã dám lội ngược dòng để minh chứng cho mọi người thấy rằng Thiên Chúa là Tình Yêu. Dù rằng trong đau khổ và đắng cay vẫn có sự hiện diện ngọt ngào của "Tình Yêu Thiên Chúa". Chỉ có Thiên Chúa mới làm cho con người trở nên hạnh phúc trọn vẹn mà thôi.
Trước mặt Chúa con tuyên lời vĩnh khấn
Hạnh phúc thay! trong ngấn lệ nồng say
Ngài đưa con bước vào thế gian này
Bên bàn thánh hôm này tràn yêu mến
Thánh Giá Ngài tuyệt hảo con đưa đến
Từng bước đường như nến sáng tỏa lan
Trong tim con rực lửa cháy nồng nàn
Xin tan chảy vào ngàn nơi con đến.
Trong thánh lễ còn có sự hiện diện linh mục Maria Mátthêu Nguyễn Bá Linh Viện Phụ Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Thiên Phước, linh mục Giuse Hồ Sỹ Hữu thư ký Toà Giám Mục Phan Thiết, cùng với qúy linh mục đồng tế và cộng đoàn tham dự. Đặc biệt hơn là có sự hiện diện của đa số các Sơ từ Bonn bên Đức Quốc về tham dự để cùng đồng hành trong vui mừng và yêu thương.
Sau thánh lễ chắc hẳn không thế thiếu được buổi tiệc mừng Sr. Cecilia tân vĩnh khấn. Quý Cha, Qúy tu sỹ nam nữ và cộng đoàn tham dự cùng chúc mừng trong tình huynh đệ và đầy yêu thương.
Xin hân hoan chúc mừng đến gia đình ông bà cố Tịnh và cộng đoàn Norden Bắc Đức. Cũng không thể thiếu lời chúc mừng tới sơ bề trên Têrêsa Vũ Thị Phượng và qúy sơ thuộc dòng Mến Thánh Giá Bonn.
Thanh Sơn 19.08.2013
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Hai chuyến công du Hoa Kỳ - Những suy nghĩ
Hà Minh Thảo
18:23 20/08/2013
HAI CHUYẾN CÔNG DU HOA KỲ, NHỮNG SUY NGHĨ
Khi đọc bài ‘Quốc tế đánh giá cao quan hệ toàn diện Việt Nam-Mỹ’ trên vietnamplus.vn ngày 26.07.2013, chúng tôi được biết, do chuyến công du Hoa kỳ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Việt Nam và Hoa kỳ tuyên bố nâng tầm quan hệ hai nước lên thành đối tác chiến lược toàn diện đã thu hút được sự chú ý của giới quan sát. Tác giả đã giới thiệu nhận định của hai chuyên gia sau đây:
1) Cố vấn cấp cao Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược quốc tế Enrnest Bower cho rằng quan hệ Việt Mỹ trong tương lai có thể đạt những tiến bộ trên nhiều mặt từ kinh tế tới an ninh, là bước đi đưa hai nước trở thành đối tác chiến lược toàn diện trong tương lai, và đây là ‘ngày đẹp nhất’ trong quan hệ hai nước;
2) Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, một chuyên gia về chính trị quan hệ quốc tế Đại học George Mason (Virginia - Hoa kỳ), đánh giá một tiến trình hợp tác thực chất ở mức ‘toàn diện’ sẽ giúp cả Hoa kỳ và Việt Nam cùng đạt được mục tiêu ‘duy trì ổn định và hòa bình trong khu vực’.
Thêm vào đó, báo chí nhà nước đều đồng loạt hoan hô cuộc công du này là một ‘chuyến đi thành công mỹ mãn’. Đây không điều lạ khi, ngày 09.01.2013, tại Hội nghị Ban Tuyên giáo toàn quốc bàn về tổng kết công tác 2012 và kế hoạch năm 2013, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phải đồng ý với Thứ trưởng bộ Thông tin và Truyền thông Đỗ Quý Doãn là, thay vì các đài, báo và toàn bộ bộ máy tuyên truyền ‘lề đảng’ với 17.000 nhà báo, trên 800 báo, đài do ‘tiền dân đóng thuế’ trang bị với cơ sở và phương tiện hiện đại, nhưng không ‘định hướng được thông tin’ theo hướng lãnh đạo muốn mà đã để cho một số blog điện tử độc lập ở trong và ngoài nước nắm chủ động, chiếm mất ‘trận địa’.
I.- CÔNG DU TRONG DANH DỰ.
Chính quyền Eisenhower đã gởi lời mời Tổng thống Ngô Đình Diệm công du chính thức Hoa kỳ được từ năm 1955. Quốc gia này hai lần đã lập lịch trình tiếp đón nhưng, ngay khi còn là Thủ tướng, ông Diệm quá bận rộn với quốc sự sau chiến tranh và bị Pháp đô hộ. Nỗ lực tiếp đón và an cư lạc nghiệp cho 860 ngàn đồng bào di cư tìm tự do từ miền Bắc, sau khi Đất Nước bị chia đôi, là một thành quả vượt bực của ông Diệm và Chính phủ.
Rời Sài gòn ngày 06.05.1957, ông Ngô Đình Diệm và chỉ gồm 7 thành viên đáp phi cơ đến Honolulu hôm sau, 21 phát đại bác nổ vang chào mừng. Tổng thống Eisenhower đặc biệt cử Bộ trưởng Ngoại giao John Foster Dulles đến đón và mời phái đoàn Việt Nam Cộng hòa cùng đáp phi cơ riêng Tổng thống Mỹ Columbine III để bay đến thủ đô. Đến Los Angeles, Thị trưởng ở đây ra đón và trao chìa khóa vàng cho ông Diệm. Một buổi yến tiệc được tổ chức với dao, muỗng, nĩa bằng vàng để thiết đãi. Đến phi trường quốc gia Andrew (Hoa thạnh đốn), Tổng thống Việt Nam được chính Tổng thống Hoa kỳ tiếp đón ngay tại cầu thang phi cơ. Đồng thời, 21 phát đại bác nổ vang long trọng chào đón Nguyên Thủ Quốc gia Việt Nam. Theo Wikipedia, dọc theo đại lộ từ phi trường vào thủ đô, khoảng 50.000 người đứng hai bên vệ đường để vẫy tay chào Người.
Hôm sau, thay mặt đồng bào, Tổng thống Ngô Đình Diệm nhận danh dự đọc Diễn văn tại Lưỡng viện Quốc hội Hoa kỳ, trước các Dân biểu và Thượng nghị sĩ Liên bang. Số lãnh đạo Á châu được hưởng niềm hãnh diện này chỉ được đếm trên các ngón tay. Nhân dịp này, Tổng thống cám ơn Nhân dân Mỹ đã hỗ trợ Việt Nam: « Trong một thời gian kỷ lục, nhờ sự hy sinh của toàn dân chúng tôi và sự trợ giúp của quý Quốc, Việt Nam Tự do đã thắng được tình trạng hỗn loạn do chiến tranh và Hiệp định Genève gây ra, hoàn thành cuộc phục hưng xứ sở và ổn định tình thế để 860 ngàn người di cư có thể dự vào nền kinh tế chung với 13 triệu đồng bào khác Ừ. Tiếp theo, ông Diệm giải thích nền tảng chính trị của mình: « Đứng trước những khối kinh tế và chính trị cấu thành những áp lực lớn lao luôn uy hiếp chúng tôi, Dân tộc tôi cảm thấy hơn các Dân tộc khác sự cần thiết phải xây dựng đời sống chính trị của mình dựa trên một căn bản rõ rệt và vững chắc và phải triệt để hướng tất cả các giai đoạn liên tiếp của sự hoạt động chúng ta vào con đường tiến bộ dân chủ ngày càng sâu rộng phài có căn bản duy linh, với Nhân Vị trong thể chất cũng như trong cố gắng để đạt tới mức toàn thiện, toàn mỹ về các phương diện lý trí, đạo đức và thiêng liêng. Chúng tôi xác nhận lòng tin vào giá trị tuyệt đối của con người có thiên mạng bất diệt và sẵn có phẩm giá từ khi xã hội được tạo thành. Dân chủ không phải chỉ là hạnh phúc vật chất, lấy mạnh hiếp yếu. Nhưng bản chất Dân chủ là nỗ lực lâu dài để tìm thấy những phương tiện chính trị hầu đảm bảo cho mọi công dân có quyền phát triển tự do và chủ động tối đa trách nhiệm về đời sống tinh thần. »
Tổng thống Diệm lưu lại Hoa thạnh đốn trong bốn ngày để gặp gỡ Tổng thống, các nhân viên cao cấp Bộ Ngoại giao và những chính khách Mỹ đã từng giúp đỡ Việt Nam. Ngoại trưởng Dulles và các phụ tá đã đến thăm và hội kiến với ông Diệm tại Dinh Blair House. Sau khi ông Diệm rời Thủ đô, Tòa Bạch ốc phát hành một văn kiện ca ngợi ‘Những thành quả đáng kể của Việt Nam Cộng hòa dưới sự lãnh đạo của ông’. Tại New York, Tổng thống được Thị trưởng và Nhân dân thành phố tiếp đón long trong (Ticker Tape Parade) như đã từng tổ chức để vinh danh các Tướng thắng trận Thế chiến hay các phi hành gia không gian từ Mặt Trăng trở về. Tổng thống Việt Nam cũng đã đến nhiều Tiểu bang khác để cám ơn các cá nhân và hiệp hội tôn giáo đã giúp đở để thành công việc định cư đồng bào tị nạn tìm Tự do.
…… Năm 1960, theo Nghị quyết Đại hội III Đảng Lao động Việt Nam, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam (Việt cộng) được thành lập ngày 20.12.1960 để đánh phá Việt Nam Cộng hòa và giết đồng bào. Dựa lý do chống Việt cộng, Tổng thống John F. Kennedy đòi đem lính chiến Mỹ vào Việt Nam, nhưng ông Diệm từ chối vì Việt Nam sẽ mất chính nghĩa và xã hội bị băng hoại. Bởi thế, nhà nước Mỹ tìm cách lật đỗ Chính phủ ông Diệm và cơ hội đã đến khi, vì một lệnh về treo cờ Đạo và Quốc kỳ, Phật giáo cho rằng Tổng thống vi phạm Tự do Tôn giáo. Do đó, ngày 01.11.1963, các Tướng lãnh nhận tiền của Mỹ để đảo chính Chính phủ hợp pháp và, hôm sau, tàn sát Tổng thống dân cử và em trai Ngô Đình Nhu. Họ loan báo trên Đài Phát thanh Sài gòn: hai ông tự tử. Sự nói láo này không được đa số người dân tin, nên sự tín nhiệm bị mất từ đó. Sau đó, ngày 22.11.1963, Tổng thống Kennedy bị bắn chết. Kẻ chủ mưu lẫn nguyên nhân cái chết đều không tìm ra.
Chiều ngày 02.11.1963, Hồ Chí Minh, sau khi đọc điện tín báo tin, đã mừng và nói với một khách đến thăm: « Ông Diệm là địch thủ ghê gớm của Bác. Nay ông đã bị loại rồi, thì chiến thắng chắc chắn sẽ về với ta ». Khi chính thức bình luận, ông nói: « Ông Diệm là người yêu nước theo cách của ông ấy ». Xin mời đọc ‘Bài học yêu nước qua tấm gương Ngô Đình Diệm’ tại http://danlambaovn.blogspot.fr/2012/11/bai-hoc-yeu-nuoc-qua-tam-guong-ngo-inh.html#.UfnTNXdOKM9 để biết Sự Thật này: khác biệt về hầu hết mọi phương diện. Ông Hồ đã từng mời ông Diệm tham chính ngày 15.01.1946. Khi ông Diệm bị Việt Minh bắt tại Tuy hòa-Phú yên và bị giải ra Hà nội để giam giữ tại Tuyên Quang nhưng được trả tự do theo lệnh ông Hồ năm 1946 và mời ông giữ chức Bộ trưởng Nội vụ. Vì ông Diệm muốn được rõ các bí mật việc điều hành quốc sự, nên sự tham chính bất thành. Hai ôâng quá biết nhau, ông Diệm đã khẳng khái hỏi: ề Tại sao ông giết anh tôi? » (Ngô Đình Khôi và con, Ngô Đình Huân). Đó là câu hỏi của một người thật can đảm khi trong tay không một tấc sắt trước ông Hồ đang đầy uy quyền và dưới tay hắn có cả một nhóm du côn tàn bạo giết người.
Sau khi ông Diệm chết, những điều tiên đoán của Ông về đoàn quân viễn chinh Mỹ trên Đất Việt đã trở thành sự thật. Ngày 30.04.1975, đúng như lời ông Hồ nói trên, cộng sản Bắc Việt thôn tính miền Nam và thống nhất Đất Nước do họ đã cấu kết với thực dân Pháp chia cắt ngày 20.07.1954 bằng tính mạng của hàng triệu đồng bào vô tội Việt Nam và còn đang tiếp tục… để xây dựng xã hội chủ nghĩa trên Quê Hương.
II.- CÔNG DU TRONG HẤP TẤP.
Từ ngày 19 đến 21.06.2013, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã công du Trung quốc và lãnh đạo hai nước đã ra Tuyên bố chung Việt-Trung, gồm 8 điểm với 298 lần nhất trí theo Tàu cộng. Ngày 11.07.2013, Nhà Trắng mời ông Sang viếng Hoa kỳ từ ngày 23 đến 27.07.2013. Cuộc họp thượng đỉnh Việt-Mỹ không có tính cách khẩn cấp lúc này khi Tổng thống Barack Obama phải tập trung vào việc chuẩn bị cho Hội nghị thượng đĩnh G20, được tổ chức tại St. Peterburg (Nga) ngày 05 và 06.09.2013, nhất là việc có họp riêng với Tổng thống Nga Vladimir Putin hay không vì ông này tìm cách bảo vệ nhân viên tình báo Mỹ Edward Snowden bị cáo tội phản quốc đang lưu trên lãnh thổ Nga (ngày 07.08.2013, Tổng thống Obama ông đã hủy cuộc họp đã lên kế hoạch vào tháng tới với Tổng thống Nga Vladimir Putin, một quyết định ngoại giao hiếm hoi). Ngoài ra, ông Obama còn phải đối đầu với Viện Dân biểu do đảng Cộng hòa đối lập kiểm soát trong vấn đề ngân sách và phải thu hút sự tín nhiệm của cử tri liên bang cho ứng cử viên tới cho kỳ bầu Tổng thống năm 2016. Tại nước Cờ Hoa, việc tranh cử không đơn giản như ở các nước độc đảng Việt Nam hay Tàu quốc.
Ngày 23.07.2013, phi cơ đưa Chủ tịch nước Việt Nam và đoàn đại biểu cấp cao (khoảng 300 người, gồm nhiều tướng công an để giải thích sự tôn trọng Tự do Tôn giáo ?) đã đáp xuống sân bay Andrew, thủ đô Washington, ông Trương Tấn Sang chỉ được ông David Shear, Đại sứ Hoa kỳ tại Hà nội, đón tiếp không đại bác, thảm đỏ, quốc kỳ và đội quân danh dự… Các nghi lễ quá sơ sài so với dân biểu đối lập Miến điện Aung San Suu Kyi, được Mỹ đón tiếp bởi một Thứ trưởng Ngoại giao, trước đó không lâu. Ông cũng không được lưu ngụ tại dinh Quốc khách mà phải thuê phòng ở khách sạn. Lý do là vì chức vụ Chủ tịch nước của ông không do dân cử trong một chế độ đàn áp người dân. Hiện có hơn 160 người vô tội bị giam giữ và đang gia tăng trong năm 2013. Hậu quả, do ngụ tại khách sạn Marriott Wardman Park Hotel, ông Sang và phái đoàn đã phải chứng kiến cảnh thú vị: « Sáng 24.07.2013, bà Lý Lệ Hoa, một ‘dân oan’ bị trấn đoạt đất đai ỏ Việt Nam, đã sang tận Mỹ để trưng biểu ngữ và chính mình trao bức thư khiếu kiện tới tận tay vợ ông Trương Tấn Sang khiến nhân viên đôi phía Mỹ-Việt đều bối rối ra sức ngăn cản, nhưng không thành công vì bà Hoa là khách hàng của khách sạn.
Ngày 24.07.2013, Bộ trưởng Ngoại giao John Kerry mời Chủ tịch nước và phái đoàn tham dự bửa ‘working lunch’ (làm việc khi ăn trưa) tại Bộ Ngoại giao. Chủ và khách chỉ nhắc cho nhau những lời lẽ xã giao và kỷ niệm đã qua hơn những dự kiến tương lai. Ngày 25.07.2013, tại tòa Bạch cung, Tổng thống Hoa kỳ Barack Obama đã tiếp và họp kín với Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang và hai bên đã đưa ra Bản Tuyên Bố Chung gồm 9 điểm với 3 điều quan trọng:
1. Hợp tác chính trị và ngoại giao tức lập quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam-Hoa kỳ trao đổi cấp cao cũng như sự liên lạc ở tất cả các cấp. Tổng thống Mỹ ủng hộ một Việt Nam độc lập, chủ quyền, thịnh vượng và hội nhập vào cộng đồng quốc tế. Chủ tịch Việt Nam hoan nghênh sự tăng cường hợp tác của Hoa Kỳ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nhằm góp phần vào hòa bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực.
2. Quan hệ thương mại và kinh tế, nhị Vị cam kết đi đến kết luận một quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) tiêu chuẩn cao, một cách toàn diện, thỏa thuận càng sớm càng tốt trong năm nay, để tạo việc làm tại Hoa kỳ, Việt Nam, và các nước thành viên khác.
8. Thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền, hai lãnh đạo thấy cần có đối thoại thẳng thắn và cởi mở để hiểu biết nhau và thu hẹp về những khác biệt về nhân quyền và tầm quan trọng bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền.
Đọc 3 điểm đó, chúng ta có thể nghĩ để được Chính phủ Hoa kỳ ký kết và Quốc hội chuẩn nhận ‘lập quan hệ đối tác toàn diện Việt–Mỹ’ và ‘gia nhập TPP’ hay không đều tùy thuộc Việt Nam có ‘bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền’ hay không. Sau phiên họp, trước báo chí, tại phòng Bầu dục, Tổng thống Obama có nhắc ông Trương Tấn Sang: « Hoa kỳ tiếp tục tin tưởng tất cả chúng ta đều phải tôn trọng những vấn đề như tự do phát biểu, tự do tôn giáo, tự do hội họp. » (the United States continues to believe that all of us have to respect issues like freedom of expression, freedom of religion, freedom of assembly). Như vậy, ông Trương Tấn Sang chỉ nhận được những hứa hẹn với điều kiện thực thi nhân quyền.
III. NHỮNG SUY NGHĨ.
1. Hấp tấp. Video cuộc tiếp xúc với báo chí của hai ông Obama và Sang cho thấy: Ở phút 12, khi Chủ tịch Sang Việt Nam đang nói phát biểu thì Tổng thống Obama đưa tay vào túi áo và rút một mảnh giấy ra đọc. Sau đó, phút 16, ông kéo cổ tay áo sơ-mi để xem đồng hồ, ngụ ý nhắc giờ ông Sang đã ‘nói lâu quá'.
2. Thật vậy, ông Sang đã ‘nói lâu quá' khi ông cảm tạ Chính phủ Hoa kỳ về sự chăm sóc hết sức chu đáo đối với người Mỹ gốc Việt hàng chục năm qua’. Điều này thật dư thừa khi khoảng 2.000 người này đang biểu tình phản đối ông và nhà nước cộng sản đang đàn áp dã man và bỏ tù đồng bào vô tội trong nước. Hơn nữa, tại Hoa kỳ, không có chuyện ‘hồng hơn chuyên’, cũng không cần ‘thủ tục đầu tiên’ hay ‘ô dù’, nên những ai có khả năng đều được trọng dụng và, nhờ đó, nước Mỹ luôn có một nền kinh tế cường thịnh. Muốn Việt Nam được tiến bộ hơn, người cộng sản đang cầm quyền nên noi theo các quốc gia tiền tiến khác để mọi công dân có chuyên môn được góp phần phục vụ Đất Nước và đồng bào. Như vậy, Việt Nam có thể thiết lập ‘hợp tác chính trị và ngoại giao’ và ‘quan hệ thương mại và kinh tế’ với bất cứ nước nào mà vấn đề nhân quyền không bị đặt ra.
3. Tuyên bố của Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn cho rằng người Mỹ gốc Việt biểu tình chống ông Sang đến Hoa kỳ vì ‘chút hận thù cuối cùng’ hay ‘chỉ vì đồng tiền’ đã làm rõ bộ mặt xấu xa của cán bộ phụ trách về người Việt hải ngoại. Những người này đã bỏ tài sản cho cán bộ cộng sản thu lấy để đi tìm tự do, dù nguy hiểm trên biển cả. Chiếm và ăn hết tài sản bỏ lại, chúng lại cướp đất đai, hoa lợi của đồng bào. Trường hợp điển hình: Đỗ Văn Ca dẫn công an đi cướp thủy sản do công sức gia đình Anh Đoàn Văn Vươn nay đã được thăng Tướng. Mong các ông Hoàng Duy Hùng, HO Nguyễn Đạt Thành… nên nghĩ lại về nhân cách của Nguyễn Thanh Sơn, để đừng gây lầm lẫn nơi đồng bào.
4. Thời Việt Nam Cộng hòa, khi người dân bị viên chức hành chánh vượt quyền thì họ có thể tìm đến Dân biểu đơn vị để xin can thiệp. Ngày nay, thời xã hội chủ nghĩa, các Đại biểu Quốc hội không làm nhiệm vụ này nữa do vì họ không được cử tri bầu mà chỉ sợ Đảng không tín nhiệm, nhất là đối với những dân oan và người tù vô tội. Do đó, các nạn nhân này phải nhờ sự giúp đỡ của các dân cử ngoại quốc. Khả năng lập pháp của họ rất kém nên các điều khoản 79, 88, 258… Bộ luật hình sự đang bị các Tổ chức Nhân quyền Quốc tế và các Dân cử làm luật nhiều Cơ quan Lập pháp thế giới chỉ trích. Đảng cộng sản đã tạo nên những hình ảnh không đẹp này cho Đất Nước và Dân Tộc Việt Nam trên chính trường Thế giới.
Khi đọc bài ‘Quốc tế đánh giá cao quan hệ toàn diện Việt Nam-Mỹ’ trên vietnamplus.vn ngày 26.07.2013, chúng tôi được biết, do chuyến công du Hoa kỳ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Việt Nam và Hoa kỳ tuyên bố nâng tầm quan hệ hai nước lên thành đối tác chiến lược toàn diện đã thu hút được sự chú ý của giới quan sát. Tác giả đã giới thiệu nhận định của hai chuyên gia sau đây:
1) Cố vấn cấp cao Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược quốc tế Enrnest Bower cho rằng quan hệ Việt Mỹ trong tương lai có thể đạt những tiến bộ trên nhiều mặt từ kinh tế tới an ninh, là bước đi đưa hai nước trở thành đối tác chiến lược toàn diện trong tương lai, và đây là ‘ngày đẹp nhất’ trong quan hệ hai nước;
2) Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, một chuyên gia về chính trị quan hệ quốc tế Đại học George Mason (Virginia - Hoa kỳ), đánh giá một tiến trình hợp tác thực chất ở mức ‘toàn diện’ sẽ giúp cả Hoa kỳ và Việt Nam cùng đạt được mục tiêu ‘duy trì ổn định và hòa bình trong khu vực’.
Thêm vào đó, báo chí nhà nước đều đồng loạt hoan hô cuộc công du này là một ‘chuyến đi thành công mỹ mãn’. Đây không điều lạ khi, ngày 09.01.2013, tại Hội nghị Ban Tuyên giáo toàn quốc bàn về tổng kết công tác 2012 và kế hoạch năm 2013, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phải đồng ý với Thứ trưởng bộ Thông tin và Truyền thông Đỗ Quý Doãn là, thay vì các đài, báo và toàn bộ bộ máy tuyên truyền ‘lề đảng’ với 17.000 nhà báo, trên 800 báo, đài do ‘tiền dân đóng thuế’ trang bị với cơ sở và phương tiện hiện đại, nhưng không ‘định hướng được thông tin’ theo hướng lãnh đạo muốn mà đã để cho một số blog điện tử độc lập ở trong và ngoài nước nắm chủ động, chiếm mất ‘trận địa’.
I.- CÔNG DU TRONG DANH DỰ.
Rời Sài gòn ngày 06.05.1957, ông Ngô Đình Diệm và chỉ gồm 7 thành viên đáp phi cơ đến Honolulu hôm sau, 21 phát đại bác nổ vang chào mừng. Tổng thống Eisenhower đặc biệt cử Bộ trưởng Ngoại giao John Foster Dulles đến đón và mời phái đoàn Việt Nam Cộng hòa cùng đáp phi cơ riêng Tổng thống Mỹ Columbine III để bay đến thủ đô. Đến Los Angeles, Thị trưởng ở đây ra đón và trao chìa khóa vàng cho ông Diệm. Một buổi yến tiệc được tổ chức với dao, muỗng, nĩa bằng vàng để thiết đãi. Đến phi trường quốc gia Andrew (Hoa thạnh đốn), Tổng thống Việt Nam được chính Tổng thống Hoa kỳ tiếp đón ngay tại cầu thang phi cơ. Đồng thời, 21 phát đại bác nổ vang long trọng chào đón Nguyên Thủ Quốc gia Việt Nam. Theo Wikipedia, dọc theo đại lộ từ phi trường vào thủ đô, khoảng 50.000 người đứng hai bên vệ đường để vẫy tay chào Người.
Hôm sau, thay mặt đồng bào, Tổng thống Ngô Đình Diệm nhận danh dự đọc Diễn văn tại Lưỡng viện Quốc hội Hoa kỳ, trước các Dân biểu và Thượng nghị sĩ Liên bang. Số lãnh đạo Á châu được hưởng niềm hãnh diện này chỉ được đếm trên các ngón tay. Nhân dịp này, Tổng thống cám ơn Nhân dân Mỹ đã hỗ trợ Việt Nam: « Trong một thời gian kỷ lục, nhờ sự hy sinh của toàn dân chúng tôi và sự trợ giúp của quý Quốc, Việt Nam Tự do đã thắng được tình trạng hỗn loạn do chiến tranh và Hiệp định Genève gây ra, hoàn thành cuộc phục hưng xứ sở và ổn định tình thế để 860 ngàn người di cư có thể dự vào nền kinh tế chung với 13 triệu đồng bào khác Ừ. Tiếp theo, ông Diệm giải thích nền tảng chính trị của mình: « Đứng trước những khối kinh tế và chính trị cấu thành những áp lực lớn lao luôn uy hiếp chúng tôi, Dân tộc tôi cảm thấy hơn các Dân tộc khác sự cần thiết phải xây dựng đời sống chính trị của mình dựa trên một căn bản rõ rệt và vững chắc và phải triệt để hướng tất cả các giai đoạn liên tiếp của sự hoạt động chúng ta vào con đường tiến bộ dân chủ ngày càng sâu rộng phài có căn bản duy linh, với Nhân Vị trong thể chất cũng như trong cố gắng để đạt tới mức toàn thiện, toàn mỹ về các phương diện lý trí, đạo đức và thiêng liêng. Chúng tôi xác nhận lòng tin vào giá trị tuyệt đối của con người có thiên mạng bất diệt và sẵn có phẩm giá từ khi xã hội được tạo thành. Dân chủ không phải chỉ là hạnh phúc vật chất, lấy mạnh hiếp yếu. Nhưng bản chất Dân chủ là nỗ lực lâu dài để tìm thấy những phương tiện chính trị hầu đảm bảo cho mọi công dân có quyền phát triển tự do và chủ động tối đa trách nhiệm về đời sống tinh thần. »
Tổng thống Diệm lưu lại Hoa thạnh đốn trong bốn ngày để gặp gỡ Tổng thống, các nhân viên cao cấp Bộ Ngoại giao và những chính khách Mỹ đã từng giúp đỡ Việt Nam. Ngoại trưởng Dulles và các phụ tá đã đến thăm và hội kiến với ông Diệm tại Dinh Blair House. Sau khi ông Diệm rời Thủ đô, Tòa Bạch ốc phát hành một văn kiện ca ngợi ‘Những thành quả đáng kể của Việt Nam Cộng hòa dưới sự lãnh đạo của ông’. Tại New York, Tổng thống được Thị trưởng và Nhân dân thành phố tiếp đón long trong (Ticker Tape Parade) như đã từng tổ chức để vinh danh các Tướng thắng trận Thế chiến hay các phi hành gia không gian từ Mặt Trăng trở về. Tổng thống Việt Nam cũng đã đến nhiều Tiểu bang khác để cám ơn các cá nhân và hiệp hội tôn giáo đã giúp đở để thành công việc định cư đồng bào tị nạn tìm Tự do.
…… Năm 1960, theo Nghị quyết Đại hội III Đảng Lao động Việt Nam, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam (Việt cộng) được thành lập ngày 20.12.1960 để đánh phá Việt Nam Cộng hòa và giết đồng bào. Dựa lý do chống Việt cộng, Tổng thống John F. Kennedy đòi đem lính chiến Mỹ vào Việt Nam, nhưng ông Diệm từ chối vì Việt Nam sẽ mất chính nghĩa và xã hội bị băng hoại. Bởi thế, nhà nước Mỹ tìm cách lật đỗ Chính phủ ông Diệm và cơ hội đã đến khi, vì một lệnh về treo cờ Đạo và Quốc kỳ, Phật giáo cho rằng Tổng thống vi phạm Tự do Tôn giáo. Do đó, ngày 01.11.1963, các Tướng lãnh nhận tiền của Mỹ để đảo chính Chính phủ hợp pháp và, hôm sau, tàn sát Tổng thống dân cử và em trai Ngô Đình Nhu. Họ loan báo trên Đài Phát thanh Sài gòn: hai ông tự tử. Sự nói láo này không được đa số người dân tin, nên sự tín nhiệm bị mất từ đó. Sau đó, ngày 22.11.1963, Tổng thống Kennedy bị bắn chết. Kẻ chủ mưu lẫn nguyên nhân cái chết đều không tìm ra.
Chiều ngày 02.11.1963, Hồ Chí Minh, sau khi đọc điện tín báo tin, đã mừng và nói với một khách đến thăm: « Ông Diệm là địch thủ ghê gớm của Bác. Nay ông đã bị loại rồi, thì chiến thắng chắc chắn sẽ về với ta ». Khi chính thức bình luận, ông nói: « Ông Diệm là người yêu nước theo cách của ông ấy ». Xin mời đọc ‘Bài học yêu nước qua tấm gương Ngô Đình Diệm’ tại http://danlambaovn.blogspot.fr/2012/11/bai-hoc-yeu-nuoc-qua-tam-guong-ngo-inh.html#.UfnTNXdOKM9 để biết Sự Thật này: khác biệt về hầu hết mọi phương diện. Ông Hồ đã từng mời ông Diệm tham chính ngày 15.01.1946. Khi ông Diệm bị Việt Minh bắt tại Tuy hòa-Phú yên và bị giải ra Hà nội để giam giữ tại Tuyên Quang nhưng được trả tự do theo lệnh ông Hồ năm 1946 và mời ông giữ chức Bộ trưởng Nội vụ. Vì ông Diệm muốn được rõ các bí mật việc điều hành quốc sự, nên sự tham chính bất thành. Hai ôâng quá biết nhau, ông Diệm đã khẳng khái hỏi: ề Tại sao ông giết anh tôi? » (Ngô Đình Khôi và con, Ngô Đình Huân). Đó là câu hỏi của một người thật can đảm khi trong tay không một tấc sắt trước ông Hồ đang đầy uy quyền và dưới tay hắn có cả một nhóm du côn tàn bạo giết người.
Sau khi ông Diệm chết, những điều tiên đoán của Ông về đoàn quân viễn chinh Mỹ trên Đất Việt đã trở thành sự thật. Ngày 30.04.1975, đúng như lời ông Hồ nói trên, cộng sản Bắc Việt thôn tính miền Nam và thống nhất Đất Nước do họ đã cấu kết với thực dân Pháp chia cắt ngày 20.07.1954 bằng tính mạng của hàng triệu đồng bào vô tội Việt Nam và còn đang tiếp tục… để xây dựng xã hội chủ nghĩa trên Quê Hương.
II.- CÔNG DU TRONG HẤP TẤP.
Ngày 23.07.2013, phi cơ đưa Chủ tịch nước Việt Nam và đoàn đại biểu cấp cao (khoảng 300 người, gồm nhiều tướng công an để giải thích sự tôn trọng Tự do Tôn giáo ?) đã đáp xuống sân bay Andrew, thủ đô Washington, ông Trương Tấn Sang chỉ được ông David Shear, Đại sứ Hoa kỳ tại Hà nội, đón tiếp không đại bác, thảm đỏ, quốc kỳ và đội quân danh dự… Các nghi lễ quá sơ sài so với dân biểu đối lập Miến điện Aung San Suu Kyi, được Mỹ đón tiếp bởi một Thứ trưởng Ngoại giao, trước đó không lâu. Ông cũng không được lưu ngụ tại dinh Quốc khách mà phải thuê phòng ở khách sạn. Lý do là vì chức vụ Chủ tịch nước của ông không do dân cử trong một chế độ đàn áp người dân. Hiện có hơn 160 người vô tội bị giam giữ và đang gia tăng trong năm 2013. Hậu quả, do ngụ tại khách sạn Marriott Wardman Park Hotel, ông Sang và phái đoàn đã phải chứng kiến cảnh thú vị: « Sáng 24.07.2013, bà Lý Lệ Hoa, một ‘dân oan’ bị trấn đoạt đất đai ỏ Việt Nam, đã sang tận Mỹ để trưng biểu ngữ và chính mình trao bức thư khiếu kiện tới tận tay vợ ông Trương Tấn Sang khiến nhân viên đôi phía Mỹ-Việt đều bối rối ra sức ngăn cản, nhưng không thành công vì bà Hoa là khách hàng của khách sạn.
Ngày 24.07.2013, Bộ trưởng Ngoại giao John Kerry mời Chủ tịch nước và phái đoàn tham dự bửa ‘working lunch’ (làm việc khi ăn trưa) tại Bộ Ngoại giao. Chủ và khách chỉ nhắc cho nhau những lời lẽ xã giao và kỷ niệm đã qua hơn những dự kiến tương lai. Ngày 25.07.2013, tại tòa Bạch cung, Tổng thống Hoa kỳ Barack Obama đã tiếp và họp kín với Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang và hai bên đã đưa ra Bản Tuyên Bố Chung gồm 9 điểm với 3 điều quan trọng:
1. Hợp tác chính trị và ngoại giao tức lập quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam-Hoa kỳ trao đổi cấp cao cũng như sự liên lạc ở tất cả các cấp. Tổng thống Mỹ ủng hộ một Việt Nam độc lập, chủ quyền, thịnh vượng và hội nhập vào cộng đồng quốc tế. Chủ tịch Việt Nam hoan nghênh sự tăng cường hợp tác của Hoa Kỳ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nhằm góp phần vào hòa bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực.
2. Quan hệ thương mại và kinh tế, nhị Vị cam kết đi đến kết luận một quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) tiêu chuẩn cao, một cách toàn diện, thỏa thuận càng sớm càng tốt trong năm nay, để tạo việc làm tại Hoa kỳ, Việt Nam, và các nước thành viên khác.
8. Thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền, hai lãnh đạo thấy cần có đối thoại thẳng thắn và cởi mở để hiểu biết nhau và thu hẹp về những khác biệt về nhân quyền và tầm quan trọng bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền.
Đọc 3 điểm đó, chúng ta có thể nghĩ để được Chính phủ Hoa kỳ ký kết và Quốc hội chuẩn nhận ‘lập quan hệ đối tác toàn diện Việt–Mỹ’ và ‘gia nhập TPP’ hay không đều tùy thuộc Việt Nam có ‘bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền’ hay không. Sau phiên họp, trước báo chí, tại phòng Bầu dục, Tổng thống Obama có nhắc ông Trương Tấn Sang: « Hoa kỳ tiếp tục tin tưởng tất cả chúng ta đều phải tôn trọng những vấn đề như tự do phát biểu, tự do tôn giáo, tự do hội họp. » (the United States continues to believe that all of us have to respect issues like freedom of expression, freedom of religion, freedom of assembly). Như vậy, ông Trương Tấn Sang chỉ nhận được những hứa hẹn với điều kiện thực thi nhân quyền.
III. NHỮNG SUY NGHĨ.
1. Hấp tấp. Video cuộc tiếp xúc với báo chí của hai ông Obama và Sang cho thấy: Ở phút 12, khi Chủ tịch Sang Việt Nam đang nói phát biểu thì Tổng thống Obama đưa tay vào túi áo và rút một mảnh giấy ra đọc. Sau đó, phút 16, ông kéo cổ tay áo sơ-mi để xem đồng hồ, ngụ ý nhắc giờ ông Sang đã ‘nói lâu quá'.
2. Thật vậy, ông Sang đã ‘nói lâu quá' khi ông cảm tạ Chính phủ Hoa kỳ về sự chăm sóc hết sức chu đáo đối với người Mỹ gốc Việt hàng chục năm qua’. Điều này thật dư thừa khi khoảng 2.000 người này đang biểu tình phản đối ông và nhà nước cộng sản đang đàn áp dã man và bỏ tù đồng bào vô tội trong nước. Hơn nữa, tại Hoa kỳ, không có chuyện ‘hồng hơn chuyên’, cũng không cần ‘thủ tục đầu tiên’ hay ‘ô dù’, nên những ai có khả năng đều được trọng dụng và, nhờ đó, nước Mỹ luôn có một nền kinh tế cường thịnh. Muốn Việt Nam được tiến bộ hơn, người cộng sản đang cầm quyền nên noi theo các quốc gia tiền tiến khác để mọi công dân có chuyên môn được góp phần phục vụ Đất Nước và đồng bào. Như vậy, Việt Nam có thể thiết lập ‘hợp tác chính trị và ngoại giao’ và ‘quan hệ thương mại và kinh tế’ với bất cứ nước nào mà vấn đề nhân quyền không bị đặt ra.
3. Tuyên bố của Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn cho rằng người Mỹ gốc Việt biểu tình chống ông Sang đến Hoa kỳ vì ‘chút hận thù cuối cùng’ hay ‘chỉ vì đồng tiền’ đã làm rõ bộ mặt xấu xa của cán bộ phụ trách về người Việt hải ngoại. Những người này đã bỏ tài sản cho cán bộ cộng sản thu lấy để đi tìm tự do, dù nguy hiểm trên biển cả. Chiếm và ăn hết tài sản bỏ lại, chúng lại cướp đất đai, hoa lợi của đồng bào. Trường hợp điển hình: Đỗ Văn Ca dẫn công an đi cướp thủy sản do công sức gia đình Anh Đoàn Văn Vươn nay đã được thăng Tướng. Mong các ông Hoàng Duy Hùng, HO Nguyễn Đạt Thành… nên nghĩ lại về nhân cách của Nguyễn Thanh Sơn, để đừng gây lầm lẫn nơi đồng bào.
4. Thời Việt Nam Cộng hòa, khi người dân bị viên chức hành chánh vượt quyền thì họ có thể tìm đến Dân biểu đơn vị để xin can thiệp. Ngày nay, thời xã hội chủ nghĩa, các Đại biểu Quốc hội không làm nhiệm vụ này nữa do vì họ không được cử tri bầu mà chỉ sợ Đảng không tín nhiệm, nhất là đối với những dân oan và người tù vô tội. Do đó, các nạn nhân này phải nhờ sự giúp đỡ của các dân cử ngoại quốc. Khả năng lập pháp của họ rất kém nên các điều khoản 79, 88, 258… Bộ luật hình sự đang bị các Tổ chức Nhân quyền Quốc tế và các Dân cử làm luật nhiều Cơ quan Lập pháp thế giới chỉ trích. Đảng cộng sản đã tạo nên những hình ảnh không đẹp này cho Đất Nước và Dân Tộc Việt Nam trên chính trường Thế giới.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Trong lễ cưới, linh mục được phép nói “Cha tuyên bố hai con là vợ chồng với nhau” không?
Nguyễn Trọng Đa
08:14 20/08/2013
Giải đáp phụng vụ: Trong lễ cưới, linh mục được phép nói “Cha tuyên bố hai con là vợ chồng với nhau” không?
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Trong 10 năm qua, tôi đã tham dự nhiều lễ cưới Công Giáo, và không lần nào nghe vị linh mục nói "Giờ đây cha tuyên bố hai con là vợ chồng với nhau". Điều gì sẽ xảy ra cho một lời tuyên bố đơn giản như thế, và tại sao nó bị cắt khỏi lời thề hôn phối? - G. B., Richmond, Virginia, Mỹ.
Đáp: Theo tôi đã có thể đoan chắc, công thức đặc biệt này không bao giờ là một phần trong nghi thức hôn phối Công Giáo Rôma. Lời này, hoặc các biến thể tương tự, là phần nghi thức của hôn phối Anh Giáo, hoặc của một số giáo phái Tin Lành khác.
Kể từ khi phương tiện truyền thông không khắt khe với chi tiết khi nói đến nghi lễ, nhiều người đã thấy và đã nghe cụm từ được cho là Công Giáo này, trong vô số phim và chương trình truyền hình. Vì lý do này, họ có thể mong đợi như thế khi tham dự một lễ cưới Công Giáo thực sự.
Những người Công Giáo cuối cùng có thể nghe một câu tương tự là người tham dự lễ cưới theo hình thức ngoại thường của nghi thức Rôma, vốn được sử dụng chung cho đến đầu thập niên 1970. Sau khi đôi hôn phối bày tỏ sự ưng thuận kết hôn, và trước khi làm phép nhẫn, linh mục nói, "Ego conjúngo vos in matrimónium. In nómine Patris, et Fílii, et Spíritus Sancti. Amen" (Cha kết hợp hai con trong bí tích hôn phối. Nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần. Amen).
Với cải cách phụng vụ, lời trên đã được hủy bỏ khỏi nghi thức hôn phối. Trong số các lý do để hủy bỏ nó là, do việc cử hành lễ cưới được thực hiện bằng ngôn ngữ địa phương, việc sử dụng ngôi thứ nhất số ít có thể dễ dàng làm cho người ta hiểu rằng linh mục hành sử như là thừa tác viên bí tích, tương tự như cách thức ngài hành sử khi nói "Cha rửa tội cho con” hoặc “Cha tha tội cho con”. Tuy nhiên, truyền thống Latinh nói rằng chính đôi nam nữ mới là thừa tác viên của bí tích hôn phối. Sách Giáo Lý nói:
“1623. Theo truyền thống Latinh, chính đôi hôn phối là thừa tác viên ân sủng Ðức Kitô; họ ban bí tích Hôn Phối cho nhau khi họ bày tỏ sự ưng thuận kết hôn trước mặt Hội Thánh. Trong truyền thống các Giáo Hội Ðông Phương, linh mục hay Giám mục chủ lễ làm chứng việc đôi hôn phối trao đổi lời ưng thuận kết hôn (x.CCEO 817), nhưng lời chúc hôn của các ngài cũng cần thiết để bí tích thành sự (x. CCEO 828).
“1626. Hội Thánh coi việc hai người bày tỏ sự ưng thuận kết hôn là yếu tố cần thiết "làm nên hôn nhân" (x. CIC 1057, 1). Thiếu sự ưng thuận này thì không có hôn nhân.
“1627. Sự ưng thuận là "hành vi nhân linh, trong đó đôi vợ chồng tự hiến cho nhau và đón nhận nhau" (x. GS 48,1); (x. CIC 1057, 2): "Anh nhận em làm vợ"; "Em nhận anh làm chồng" (x. OcM 45). Sự ưng thuận này nối kết hai vợ chồng lại với nhau, được thể hiện trọn vẹn khi hai người "trở nên một thân thể" (x. St 2, 24; Mc 10, 8; Ep 5,31).
“1628. Sự ưng thuận phải là hành vi ý chí của mỗi người phối ngẫu, không bị cưỡng bức vì bạo lực hay quá sợ hãi do một nguyên cớ ngoại tại (x. CIC 1103). Không có thế lực nhân loại nào có thể thay thế sự ưng thuận này (x. CIC 1057, 1) . Thiếu sự tự do, hôn nhân không thành.
“1630. Linh mục (hay phó tế), chứng giám nghi thức Hôn Phối, nhân danh Hội Thánh nhận lời ưng thuận của đôi hôn phối và chúc lành cho họ. Sự hiện diện của thừa tác viên Hội Thánh (và của những người làm chứng), cho thấy rõ ràng hôn nhân là một bậc sống trong Hội Thánh.
“1631. Vì lý do này, Hội Thánh thường đòi buộc các tín hữu phải kết hôn theo thể thức của Hội Thánh (x. CÐ Trentô: DS 1813-1816; CIC 1108). Qui định này có những lý do sau:
- hôn nhân là một bậc sống trong Hội Thánh, có những nghĩa vụ và quyền lợi giữa đôi vợ chồng và đối với con cái;
- bí tích Hôn Phối là một hành vi phụng vụ. Do đó, nên cử hành trong nghi thức phụng vụ công khai của Hội Thánh;
- vì hôn nhân là một bậc sống trong Hội Thánh, nên phải có sự chắc chắn (vì thế buộc phải có những người làm chứng);
- việc công khai bày tỏ sự ưng thuận bảo vệ lời cam kết và giúp vợ chồng sống chung thủy” (Bản dịch Việt ngữ của Bộ Giáo Luật do các Linh Mục Nguyễn Văn Phương, Phan Tấn Thành, Vũ Văn Thiện, Mai Ðức Vinh thực hiện).
Vì các lý do này, linh mục không còn sử dụng ngôi thứ nhất số ít, nhưng tiếp nhận sự ưng thuận của cặp vợ chồng, bằng cách nói:
“Xin Chúa tỏ lòng nhân hậu chuẩn y sự ưng thuận các con (...) vừa tỏ bày trước mặt Hội thánh. Và xin Chúa tuôn đổ phúc lành của Ngài trên các con. Sự gì Thiên Chúa kết hợp, loài người không được phân ly”. (Zenit.org 18-1-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Trong 10 năm qua, tôi đã tham dự nhiều lễ cưới Công Giáo, và không lần nào nghe vị linh mục nói "Giờ đây cha tuyên bố hai con là vợ chồng với nhau". Điều gì sẽ xảy ra cho một lời tuyên bố đơn giản như thế, và tại sao nó bị cắt khỏi lời thề hôn phối? - G. B., Richmond, Virginia, Mỹ.
Kể từ khi phương tiện truyền thông không khắt khe với chi tiết khi nói đến nghi lễ, nhiều người đã thấy và đã nghe cụm từ được cho là Công Giáo này, trong vô số phim và chương trình truyền hình. Vì lý do này, họ có thể mong đợi như thế khi tham dự một lễ cưới Công Giáo thực sự.
Những người Công Giáo cuối cùng có thể nghe một câu tương tự là người tham dự lễ cưới theo hình thức ngoại thường của nghi thức Rôma, vốn được sử dụng chung cho đến đầu thập niên 1970. Sau khi đôi hôn phối bày tỏ sự ưng thuận kết hôn, và trước khi làm phép nhẫn, linh mục nói, "Ego conjúngo vos in matrimónium. In nómine Patris, et Fílii, et Spíritus Sancti. Amen" (Cha kết hợp hai con trong bí tích hôn phối. Nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần. Amen).
Với cải cách phụng vụ, lời trên đã được hủy bỏ khỏi nghi thức hôn phối. Trong số các lý do để hủy bỏ nó là, do việc cử hành lễ cưới được thực hiện bằng ngôn ngữ địa phương, việc sử dụng ngôi thứ nhất số ít có thể dễ dàng làm cho người ta hiểu rằng linh mục hành sử như là thừa tác viên bí tích, tương tự như cách thức ngài hành sử khi nói "Cha rửa tội cho con” hoặc “Cha tha tội cho con”. Tuy nhiên, truyền thống Latinh nói rằng chính đôi nam nữ mới là thừa tác viên của bí tích hôn phối. Sách Giáo Lý nói:
“1623. Theo truyền thống Latinh, chính đôi hôn phối là thừa tác viên ân sủng Ðức Kitô; họ ban bí tích Hôn Phối cho nhau khi họ bày tỏ sự ưng thuận kết hôn trước mặt Hội Thánh. Trong truyền thống các Giáo Hội Ðông Phương, linh mục hay Giám mục chủ lễ làm chứng việc đôi hôn phối trao đổi lời ưng thuận kết hôn (x.CCEO 817), nhưng lời chúc hôn của các ngài cũng cần thiết để bí tích thành sự (x. CCEO 828).
“1626. Hội Thánh coi việc hai người bày tỏ sự ưng thuận kết hôn là yếu tố cần thiết "làm nên hôn nhân" (x. CIC 1057, 1). Thiếu sự ưng thuận này thì không có hôn nhân.
“1627. Sự ưng thuận là "hành vi nhân linh, trong đó đôi vợ chồng tự hiến cho nhau và đón nhận nhau" (x. GS 48,1); (x. CIC 1057, 2): "Anh nhận em làm vợ"; "Em nhận anh làm chồng" (x. OcM 45). Sự ưng thuận này nối kết hai vợ chồng lại với nhau, được thể hiện trọn vẹn khi hai người "trở nên một thân thể" (x. St 2, 24; Mc 10, 8; Ep 5,31).
“1628. Sự ưng thuận phải là hành vi ý chí của mỗi người phối ngẫu, không bị cưỡng bức vì bạo lực hay quá sợ hãi do một nguyên cớ ngoại tại (x. CIC 1103). Không có thế lực nhân loại nào có thể thay thế sự ưng thuận này (x. CIC 1057, 1) . Thiếu sự tự do, hôn nhân không thành.
“1630. Linh mục (hay phó tế), chứng giám nghi thức Hôn Phối, nhân danh Hội Thánh nhận lời ưng thuận của đôi hôn phối và chúc lành cho họ. Sự hiện diện của thừa tác viên Hội Thánh (và của những người làm chứng), cho thấy rõ ràng hôn nhân là một bậc sống trong Hội Thánh.
“1631. Vì lý do này, Hội Thánh thường đòi buộc các tín hữu phải kết hôn theo thể thức của Hội Thánh (x. CÐ Trentô: DS 1813-1816; CIC 1108). Qui định này có những lý do sau:
- hôn nhân là một bậc sống trong Hội Thánh, có những nghĩa vụ và quyền lợi giữa đôi vợ chồng và đối với con cái;
- bí tích Hôn Phối là một hành vi phụng vụ. Do đó, nên cử hành trong nghi thức phụng vụ công khai của Hội Thánh;
- vì hôn nhân là một bậc sống trong Hội Thánh, nên phải có sự chắc chắn (vì thế buộc phải có những người làm chứng);
- việc công khai bày tỏ sự ưng thuận bảo vệ lời cam kết và giúp vợ chồng sống chung thủy” (Bản dịch Việt ngữ của Bộ Giáo Luật do các Linh Mục Nguyễn Văn Phương, Phan Tấn Thành, Vũ Văn Thiện, Mai Ðức Vinh thực hiện).
Vì các lý do này, linh mục không còn sử dụng ngôi thứ nhất số ít, nhưng tiếp nhận sự ưng thuận của cặp vợ chồng, bằng cách nói:
“Xin Chúa tỏ lòng nhân hậu chuẩn y sự ưng thuận các con (...) vừa tỏ bày trước mặt Hội thánh. Và xin Chúa tuôn đổ phúc lành của Ngài trên các con. Sự gì Thiên Chúa kết hợp, loài người không được phân ly”. (Zenit.org 18-1-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Giáo dục con cái trong gia đình tín hữu
Lm. Đan Vinh
09:29 20/08/2013
THỰC TẬP XÂY DỰNG HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH
GIÁO DỤC CON CÁI TRONG GIA ĐÌNH TÍN HỮU
1.LỜI CHÚA: Thánh Phao-lô dạy về việc giáo dục con cái như sau: “Những bậc làm cha mẹ, đừng làm cho con cái phẫn nộ, nhưng hãy giáo dục chúng thay mặt Chúa bằng cách khuyên răn và sửa dạy” (Ep 6,4).
2.CÂU CHUYỆN: CHA BẮT CON TRAI 11 TUỔI ĂN PHÂN NGƯỜI
Trang mạng điện tử VnMedia đã ghi nhận câu chuyện một người cha giáo dục con cách độc ác như sau:
Mất mẹ khi mới 6 tuổi, Thuận bị bố bỏ rơi và được bà nội đón về chăm sóc. Bất ngờ, người bố lấy vợ ba rồi đòi quyền nuôi con. Sống cùng bố và dì ghẻ, bé trai 11 tuổi thường xuyên bị đánh bằng dây điện và bị bắt ăn… phân người. Tại nhà của bà Nguyễn Thị Dụn (61 tuổi, ở đội 2, thôn Minh Kha, xã Đồng Thái, An Dương, Hải Phòng), cháu Bùi Xuân Thuận (11 tuổi, hiện là học sinh lớp 5A Trường Tiểu học Đồng Thái) cho biết, cháu thường xuyên bị cha đẻ là Bùi Xuân Phong (33 tuổi) đánh đập dã man nhiều lần.
Theo trình bày của bé Thuận, vào ngày 6/10, Thuận lấy điện thoại của người chú để chơi điện tử. Đang chơi thì bất ngờ Phong trở về. Bé Thuận sợ quá nên không dám để điện thoại vào chỗ cũ mà vứt ở ngoài hiên nhà. Một lát sau, người chú tìm điện thoại và hỏi Thuận xem có lấy không, bé Thuận nói dối là không lấy. Khi tìm được chiếc điện thoại ở ngoài hiên, biết là do bé Thuận để ở đó, Phong đã nổi trận lôi đình đánh con. Người bố tàn ác đã bắt bé Thuận cởi trần truồng rồi dùng dây điện có lõi bằng đồng, chập hai, chập ba làm hung khí thẳng tay quật vào người con. Khắp người cháu bé chi chit những vết bầm tím, sưng tấy. Đến thời điểm bé Thuận được công an xã và bà nội đưa đi khám tại Bệnh viện đa khoa huyện An Dương thì vết thương đã trải qua 5 ngày, nhưng mức độ nghiêm trọng vẫn hằn sâu trên da thịt đứa trẻ. Theo kết quả khám thương, bé Thuận bị nhiều vết bầm tím tại cánh tay, cẳng tay, lưng và hai mông. Cậu bé đau đớn kể: “Cháu thường bị bố đánh bằng dây điện, có lần bị đánh bằng cây que. Bố đánh vào người, vào đầu…”. Lần khám thương này, Thuận mới chỉ được khám ngoài da, còn vùng đầu chưa được giám định. Bé Thuận kể lại rằng, có lần, khi Thuận đi chơi về thì bố và dì đang ngồi ăn cơm. Khi bố gọi vào ăn, Thuận trả lời đã ăn rồi thì bất ngờ Phong lại nổi cáu vì cho rằng Thuận nói dối. Lần đó, người bố mất nhân tính đã đánh đập Thuận rồi nhốt vào hố xí sau nhà. Chưa dừng lại ở đó, Phong còn sai đứa con thứ hai (em trai ruột của Thuận, 5 tuổi – PV) cầm bát sứ ăn cơm ra sau nhà xúc một bát phân người vào bắt Thuận ăn. Thấy Phong quá độc ác, một người hàng xóm đã ra sức can ngăn nên Phong đã thôi, không bắt bé Thuận ăn bát phân ấy. Khi công an xã hỏi về chi tiết này, Phong cho rằng y chỉ... dọa.
3.SUY NIỆM:
Chúng ta thường được giáo dục để trở nên những đứa con tốt trong gia đình, nhưng rất ít khi chúng ta được giáo dục để trở nên những cha mẹ tốt. Ở trường học, chúng ta học rất nhiều môn, nhưng không môn nào dạy ta nghệ thuật làm cha mẹ, nghệ thuật mà ta phải áp dụng suốt cả cuộc đời kể từ khi có con, đồng thời cũng là một nghệ thuật hết sức quan trọng cho hạnh phúc của ta cũng như cho tương lai của con cái. Vì thế, đa số nhân loại khi lên làm cha mẹ đã không biết phải đóng vai trò đó như thế nào cho đúng. Thường thì chỉ khi làm cha mẹ chúng ta mới bắt đầu học nghệ thuật ấy, học theo kiểu “nghề dạy nghề”, tự mò mẫm học, phải tự suy nghĩ để tìm ra phương pháp. Cũng có những sách nói về nghệ thuật này, nhưng không nhiều.
1. Đừng quá kỳ vọng vào con cái:
Con người không ai hòan hảo: “Nhân vô thập tòan”, nên cha mẹ đừng đòi con cái phải tốt lành hoàn hảo làm hài lòng ta hoàn toàn. Vì khi nghĩ lại chính chúng ta cũng thấy mình bất tòan và không làm cho cha mẹ ta hài lòng. Dù vậy ta cũng nên đòi hỏi con cái thế nào để chúng cố gắng hơn. Cần biết khen ngợi khi thấy con có sự tiến bộ.
2. Hãy chấp nhận giới hạn của chúng:
Do ai cũng có giới hạn, mà dù có cố gắng đến đâu cũng khó lòng vượt qua. Điều quan trọng là đặt ra mục tiêu phù hợp với khả năng của con cái để động viên chúng thực hiện. Thông thường, cha mẹ hay đòi hỏi con mình phải thế này thế kia… Nhưng trong nhiều trường hợp, những kỳ vọng đó lại vượt quá khả năng của chúng. Ta không nên lấy mình làm khuôn mẫu cho con cái. Điều đó có thể làm cho chúng mang mặc cảm tự ti và bị nhụt chí khi. Hãy chấp nhận mức độ cao nhất mà chúng có thể đạt được. Cần đặt mình vào hòan cảnh của con để đánh giá sự việc cách chính xác.
3. Hãy dành thì giờ đối thoại với con:
Nên bỏ ra mỗi ngày ít nhất 15-20 phút tiếp xúc trò chuyện với con để tìm hiểu chúng thường là trong các bữa ăn. Nên khuyến khích chúng nói ra những điều chúng nghĩ và lắng nghe. Phải phản ứng kịp thời qua sự tán thành hay khen ngợi những gì chúng nói… Phải tập nói chuyện với chúng như bạn bè, nhất là khi chúng được 10 tuổi trở lên. Đừng để chúng trở thành hư hỏng lúc nào mà ta không biết.
4. Hãy tạo mối quan hệ thân mật với con cái:
Con cái ta cần được cha mẹ yêu thương, khuyến khích và hỗ trợ để phát triển. Do đó, cha mẹ cần liệu sao để chúng cảm nhận được tình thương của mình. Cần biểu lộ tình cảm của ta ra bên ngoài, qua ánh mắt, qua những cử chỉ âu yếm, những lời nói ngọt ngào, những hy sinh cụ thể của ta. Càng nhỏ, chúng càng nhạy cảm với tình thương của cha mẹ. Chúng cần tình thương để lớn lên và phát triển giống như cần thức ăn nước uống. Đừng chỉ yêu thương con bằng khối óc dù rằng rất cần, mà còn phải yêu chúng bằng con tim nữa.
5. Cần tạo cho con cái tin tưởng vào cha mẹ:
Trẻ mong tìm được những bảo đảm yêu thương từ nơi cha mẹ, nên ta phải trở nên chỗ dựa vững chắc cho chúng về mọi mặt. Phải sống làm sao để chúng cảm thấy an tâm. Mọi lời ta nói phải đúng để chúng tin tưởng, mọi việc ta làm phải tốt để chúng noi theo. Phải làm sao để chúng tin vào tình yêu, sự thành thật, khả năng hy sinh và sự cao thượng của cha mẹ.
6. Hãy luôn đồng hành với con cái:
Tuy nhiên, ta không nên tự thần tượng hóa mình trước mặt con cái. Tới một lúc nào đó, ta phải cho chúng thấy rằng chính ta cũng là người bất toàn đang phải nỗ lực tiến tới hoàn thiện. Ta chỉ là người đi trước và có trách nhiệm dẫn dắt chúng trong những bước đầu đời của chúng, đưa chúng đi vào đời sống nhân bản, và sau này, chính ta cũng cần sẵn sàng nhận lại sự nâng đỡ của con cái. Cần phải khiêm tốn nhận những khuyết điểm của mình. Cha mẹ nên trở thành bạn đồng hành của con cái và sẵn sàng nhận sự góp ý xây dựng của chúng.
7. Cần tôn trọng phẩm giá của con cái:
Đừng cấm đoán con cái những gì vô hại chỉ vì không hợp với sở thích cuă mình. Nên tôn trọng giờ học, giờ ngủ và giờ chơi của con cái. Nếu cần sửa phạt thì thì nên sửa phạt đúng mức, hợp lý và tránh sự quá đáng như mắng con bằng những lời thậm tệ, xúc phạm tới phẩm giá hoặc làm tổn thương tự ái của chúng. Đừng bêu xấu con trước mặt trẻ khác. Nếu được cha mẹ tôn trọng thì con cái mới biết tự trọng và sẽ có sự tự tin hơn.
8. Hãy tập cho con “đứng trên chính đôi chân của mình”:
Khi còn nhỏ, con cái lệ thuộc cha mẹ về mọi mặt. Lúc đó, ta phải bắt chúng vâng lời, làm theo ý ta để phát triển đúng hướng. Nhưng ta phải giáo dục thế nào để chúng từng bước trưởng thành, có khả năng tự do và tự lập về mọi mặt. Đừng bắt chúng phải lệ thuộc và phải luôn làm theo ý ta. Cần phải biến con cái thành những người bạn ngang hàng với mình, liệu sao cho chúng có đủ điều kiện phát triển và ngày một trưởng thành hơn.
9. Hãy từng bước trao trách nhiệm cho con cái:
Phải tập cho con cái tinh thần trách nhiệm ngay từ khi chúng còn nhỏ bằng cách trao cho chúng những việc làm giúp đỡ cha mẹ từ dễ đến khó trong gia đình. Phải tập cho con cái dần dần quán xuyến được mọi việc trong nhà. Và khi chúng được 20 - 25 tuổi, phải tập cho chúng làm những việc ngừoi lớn như: làm ăn, giao thiệp, điều hành công việc,… Cần tập cho chúng làm hầu hết những công việc của cha mẹ, thậm chí có thể thay thế cha mẹ khi cần. Nên sớm giao trọng trách cho con cái đang khi chúng ta còn đứng đàng sau để hướng dẫn trợ giúp. Đừng để tới lúc ta không còn làm được gì nữa mới trao trách nhiệm cho con thì đã muộn, chúng có thể mắc phải sai lầm mà ta đành chịu bất lực vì không thể giúp gì được cho chúng.
10. Về việc giáo dục đức tin cho con cái: Các cha mẹ Công Giáo cần ý thức trách nhiệm truyền đạt đức tin cho con cái ngay từ khi chúng còn nhỏ. Như một người trồng cây cảnh, muốn có cây cảnh có giá trị nghệ thuật, mang hình hươu nai hay chim phượng đẹp mắt… Ngoài việc chọn giống cây thích hợp và áp dụng kỹ thuật tưới bón theo từng loại cây, còn phải quan tâm định hình cho cây ngay từ khi cây mới ra cành non. Tránh để khi cây đã phát triển mới uốn thì đã muộn. Cũng vậy, cha mẹ tín hữu phải giáo dục đưc tin cho con cái ngay từ trong trứng nước, như có người nói: “Phải giáo dục đứa con ngay từ trước khi nó sinh ra 20 năm”, nghĩa là phải giáo dục chính cha mẹ của nó. Từ cái khuôn đạo đức của cha mẹ mà đứa con sẽ được định hình phù hợp với đức tin truyền thống gia đình. Giáo dục đức tin không chỉ dừng lại ở các việc đạo đức như đọc kinh lần hạt, lập bàn thờ, treo tranh ảnh đạo, dự lễ tại nhà thờ, theo học các lớp giáo lý theo lứa tuổi… mà còn phải dạy con học sống lời Chúa, tuân giữ đặc biệt giới răn yêu thương qua thái độ luôn nghĩ đến người khác, qua cách ứng xử tốt đẹp giữa các thành viên trong gia đinh. Cha mệ biết dùng lời Chúa mà dạy dỗ con, nêu gương cầu nguyện tự phát phù hợp với hoàn cảnh trong các giờ kinh tối gia đình hay vào các ngày giỗ tết trong năm…
Kết luận: Thế hệ con cái chúng ta có đức tin, đức hạnh và tài năng hay không phần lớn tùy thuộc vào sự giáo dục nhận được từ cha mẹ ngay từ nhỏ. Vì thế, các bậc cha mẹ cần phải biết cách giáo dục con cái cách khôn ngoan, phù hợp với khoa tâm lý giáo dục. Đừng phó mặc nhiệm vụ quan trọng này cho may rủi. Cũng đừng làm cách tùy tiện được chăng hay chớ.
4. THẢO LUẬN: 1) Bạn có đồng ý với các lời khuyên về việc giáo dục con cái nêu trên hay không ? Tại sao ? 2) Theo bạn, điều nào trong 10 lời khuyên nói trên là quan trọng nhất : Tại sao ? 3) Đọc đọan Tin Mừng đầu bài và dâng lời cầu nguyện cho minh chu toàn bổn phận làm cha mẹ đối với con cái.
5.LỜI NGUYỆN:
Lạy Thiên Chúa Cha từ bi nhân ái. Xin cho các bậc cha mẹ chúng con biết noi gương Cha để yêu thương dạy dỗ con cái chúng con. Xin cho chúng con biết cách dạy dỗ con bằng tình yêu thương và bằng việc nêu gương sáng cho chúng. Xin cho chúng con biết xây dựng một thể chế gia đình nề nếp gia phong, trên thuận dưới hòa theo truyền thống đức tin Công Giáo, để gia đình chúng con trở nên thiên đàng ngay từ trần gian hôm nay và chu toàn sứ vụ loan báo Tin Mừng Nước Trời cho các gia đình chưa nhận biết Chúa,- AMEN.
LM ĐAN VINH - HHTM
GIÁO DỤC CON CÁI TRONG GIA ĐÌNH TÍN HỮU
1.LỜI CHÚA: Thánh Phao-lô dạy về việc giáo dục con cái như sau: “Những bậc làm cha mẹ, đừng làm cho con cái phẫn nộ, nhưng hãy giáo dục chúng thay mặt Chúa bằng cách khuyên răn và sửa dạy” (Ep 6,4).
2.CÂU CHUYỆN: CHA BẮT CON TRAI 11 TUỔI ĂN PHÂN NGƯỜI
Trang mạng điện tử VnMedia đã ghi nhận câu chuyện một người cha giáo dục con cách độc ác như sau:
Mất mẹ khi mới 6 tuổi, Thuận bị bố bỏ rơi và được bà nội đón về chăm sóc. Bất ngờ, người bố lấy vợ ba rồi đòi quyền nuôi con. Sống cùng bố và dì ghẻ, bé trai 11 tuổi thường xuyên bị đánh bằng dây điện và bị bắt ăn… phân người. Tại nhà của bà Nguyễn Thị Dụn (61 tuổi, ở đội 2, thôn Minh Kha, xã Đồng Thái, An Dương, Hải Phòng), cháu Bùi Xuân Thuận (11 tuổi, hiện là học sinh lớp 5A Trường Tiểu học Đồng Thái) cho biết, cháu thường xuyên bị cha đẻ là Bùi Xuân Phong (33 tuổi) đánh đập dã man nhiều lần.
Theo trình bày của bé Thuận, vào ngày 6/10, Thuận lấy điện thoại của người chú để chơi điện tử. Đang chơi thì bất ngờ Phong trở về. Bé Thuận sợ quá nên không dám để điện thoại vào chỗ cũ mà vứt ở ngoài hiên nhà. Một lát sau, người chú tìm điện thoại và hỏi Thuận xem có lấy không, bé Thuận nói dối là không lấy. Khi tìm được chiếc điện thoại ở ngoài hiên, biết là do bé Thuận để ở đó, Phong đã nổi trận lôi đình đánh con. Người bố tàn ác đã bắt bé Thuận cởi trần truồng rồi dùng dây điện có lõi bằng đồng, chập hai, chập ba làm hung khí thẳng tay quật vào người con. Khắp người cháu bé chi chit những vết bầm tím, sưng tấy. Đến thời điểm bé Thuận được công an xã và bà nội đưa đi khám tại Bệnh viện đa khoa huyện An Dương thì vết thương đã trải qua 5 ngày, nhưng mức độ nghiêm trọng vẫn hằn sâu trên da thịt đứa trẻ. Theo kết quả khám thương, bé Thuận bị nhiều vết bầm tím tại cánh tay, cẳng tay, lưng và hai mông. Cậu bé đau đớn kể: “Cháu thường bị bố đánh bằng dây điện, có lần bị đánh bằng cây que. Bố đánh vào người, vào đầu…”. Lần khám thương này, Thuận mới chỉ được khám ngoài da, còn vùng đầu chưa được giám định. Bé Thuận kể lại rằng, có lần, khi Thuận đi chơi về thì bố và dì đang ngồi ăn cơm. Khi bố gọi vào ăn, Thuận trả lời đã ăn rồi thì bất ngờ Phong lại nổi cáu vì cho rằng Thuận nói dối. Lần đó, người bố mất nhân tính đã đánh đập Thuận rồi nhốt vào hố xí sau nhà. Chưa dừng lại ở đó, Phong còn sai đứa con thứ hai (em trai ruột của Thuận, 5 tuổi – PV) cầm bát sứ ăn cơm ra sau nhà xúc một bát phân người vào bắt Thuận ăn. Thấy Phong quá độc ác, một người hàng xóm đã ra sức can ngăn nên Phong đã thôi, không bắt bé Thuận ăn bát phân ấy. Khi công an xã hỏi về chi tiết này, Phong cho rằng y chỉ... dọa.
3.SUY NIỆM:
Chúng ta thường được giáo dục để trở nên những đứa con tốt trong gia đình, nhưng rất ít khi chúng ta được giáo dục để trở nên những cha mẹ tốt. Ở trường học, chúng ta học rất nhiều môn, nhưng không môn nào dạy ta nghệ thuật làm cha mẹ, nghệ thuật mà ta phải áp dụng suốt cả cuộc đời kể từ khi có con, đồng thời cũng là một nghệ thuật hết sức quan trọng cho hạnh phúc của ta cũng như cho tương lai của con cái. Vì thế, đa số nhân loại khi lên làm cha mẹ đã không biết phải đóng vai trò đó như thế nào cho đúng. Thường thì chỉ khi làm cha mẹ chúng ta mới bắt đầu học nghệ thuật ấy, học theo kiểu “nghề dạy nghề”, tự mò mẫm học, phải tự suy nghĩ để tìm ra phương pháp. Cũng có những sách nói về nghệ thuật này, nhưng không nhiều.
1. Đừng quá kỳ vọng vào con cái:
Con người không ai hòan hảo: “Nhân vô thập tòan”, nên cha mẹ đừng đòi con cái phải tốt lành hoàn hảo làm hài lòng ta hoàn toàn. Vì khi nghĩ lại chính chúng ta cũng thấy mình bất tòan và không làm cho cha mẹ ta hài lòng. Dù vậy ta cũng nên đòi hỏi con cái thế nào để chúng cố gắng hơn. Cần biết khen ngợi khi thấy con có sự tiến bộ.
2. Hãy chấp nhận giới hạn của chúng:
Do ai cũng có giới hạn, mà dù có cố gắng đến đâu cũng khó lòng vượt qua. Điều quan trọng là đặt ra mục tiêu phù hợp với khả năng của con cái để động viên chúng thực hiện. Thông thường, cha mẹ hay đòi hỏi con mình phải thế này thế kia… Nhưng trong nhiều trường hợp, những kỳ vọng đó lại vượt quá khả năng của chúng. Ta không nên lấy mình làm khuôn mẫu cho con cái. Điều đó có thể làm cho chúng mang mặc cảm tự ti và bị nhụt chí khi. Hãy chấp nhận mức độ cao nhất mà chúng có thể đạt được. Cần đặt mình vào hòan cảnh của con để đánh giá sự việc cách chính xác.
3. Hãy dành thì giờ đối thoại với con:
Nên bỏ ra mỗi ngày ít nhất 15-20 phút tiếp xúc trò chuyện với con để tìm hiểu chúng thường là trong các bữa ăn. Nên khuyến khích chúng nói ra những điều chúng nghĩ và lắng nghe. Phải phản ứng kịp thời qua sự tán thành hay khen ngợi những gì chúng nói… Phải tập nói chuyện với chúng như bạn bè, nhất là khi chúng được 10 tuổi trở lên. Đừng để chúng trở thành hư hỏng lúc nào mà ta không biết.
4. Hãy tạo mối quan hệ thân mật với con cái:
Con cái ta cần được cha mẹ yêu thương, khuyến khích và hỗ trợ để phát triển. Do đó, cha mẹ cần liệu sao để chúng cảm nhận được tình thương của mình. Cần biểu lộ tình cảm của ta ra bên ngoài, qua ánh mắt, qua những cử chỉ âu yếm, những lời nói ngọt ngào, những hy sinh cụ thể của ta. Càng nhỏ, chúng càng nhạy cảm với tình thương của cha mẹ. Chúng cần tình thương để lớn lên và phát triển giống như cần thức ăn nước uống. Đừng chỉ yêu thương con bằng khối óc dù rằng rất cần, mà còn phải yêu chúng bằng con tim nữa.
5. Cần tạo cho con cái tin tưởng vào cha mẹ:
Trẻ mong tìm được những bảo đảm yêu thương từ nơi cha mẹ, nên ta phải trở nên chỗ dựa vững chắc cho chúng về mọi mặt. Phải sống làm sao để chúng cảm thấy an tâm. Mọi lời ta nói phải đúng để chúng tin tưởng, mọi việc ta làm phải tốt để chúng noi theo. Phải làm sao để chúng tin vào tình yêu, sự thành thật, khả năng hy sinh và sự cao thượng của cha mẹ.
6. Hãy luôn đồng hành với con cái:
Tuy nhiên, ta không nên tự thần tượng hóa mình trước mặt con cái. Tới một lúc nào đó, ta phải cho chúng thấy rằng chính ta cũng là người bất toàn đang phải nỗ lực tiến tới hoàn thiện. Ta chỉ là người đi trước và có trách nhiệm dẫn dắt chúng trong những bước đầu đời của chúng, đưa chúng đi vào đời sống nhân bản, và sau này, chính ta cũng cần sẵn sàng nhận lại sự nâng đỡ của con cái. Cần phải khiêm tốn nhận những khuyết điểm của mình. Cha mẹ nên trở thành bạn đồng hành của con cái và sẵn sàng nhận sự góp ý xây dựng của chúng.
7. Cần tôn trọng phẩm giá của con cái:
Đừng cấm đoán con cái những gì vô hại chỉ vì không hợp với sở thích cuă mình. Nên tôn trọng giờ học, giờ ngủ và giờ chơi của con cái. Nếu cần sửa phạt thì thì nên sửa phạt đúng mức, hợp lý và tránh sự quá đáng như mắng con bằng những lời thậm tệ, xúc phạm tới phẩm giá hoặc làm tổn thương tự ái của chúng. Đừng bêu xấu con trước mặt trẻ khác. Nếu được cha mẹ tôn trọng thì con cái mới biết tự trọng và sẽ có sự tự tin hơn.
8. Hãy tập cho con “đứng trên chính đôi chân của mình”:
Khi còn nhỏ, con cái lệ thuộc cha mẹ về mọi mặt. Lúc đó, ta phải bắt chúng vâng lời, làm theo ý ta để phát triển đúng hướng. Nhưng ta phải giáo dục thế nào để chúng từng bước trưởng thành, có khả năng tự do và tự lập về mọi mặt. Đừng bắt chúng phải lệ thuộc và phải luôn làm theo ý ta. Cần phải biến con cái thành những người bạn ngang hàng với mình, liệu sao cho chúng có đủ điều kiện phát triển và ngày một trưởng thành hơn.
9. Hãy từng bước trao trách nhiệm cho con cái:
Phải tập cho con cái tinh thần trách nhiệm ngay từ khi chúng còn nhỏ bằng cách trao cho chúng những việc làm giúp đỡ cha mẹ từ dễ đến khó trong gia đình. Phải tập cho con cái dần dần quán xuyến được mọi việc trong nhà. Và khi chúng được 20 - 25 tuổi, phải tập cho chúng làm những việc ngừoi lớn như: làm ăn, giao thiệp, điều hành công việc,… Cần tập cho chúng làm hầu hết những công việc của cha mẹ, thậm chí có thể thay thế cha mẹ khi cần. Nên sớm giao trọng trách cho con cái đang khi chúng ta còn đứng đàng sau để hướng dẫn trợ giúp. Đừng để tới lúc ta không còn làm được gì nữa mới trao trách nhiệm cho con thì đã muộn, chúng có thể mắc phải sai lầm mà ta đành chịu bất lực vì không thể giúp gì được cho chúng.
10. Về việc giáo dục đức tin cho con cái: Các cha mẹ Công Giáo cần ý thức trách nhiệm truyền đạt đức tin cho con cái ngay từ khi chúng còn nhỏ. Như một người trồng cây cảnh, muốn có cây cảnh có giá trị nghệ thuật, mang hình hươu nai hay chim phượng đẹp mắt… Ngoài việc chọn giống cây thích hợp và áp dụng kỹ thuật tưới bón theo từng loại cây, còn phải quan tâm định hình cho cây ngay từ khi cây mới ra cành non. Tránh để khi cây đã phát triển mới uốn thì đã muộn. Cũng vậy, cha mẹ tín hữu phải giáo dục đưc tin cho con cái ngay từ trong trứng nước, như có người nói: “Phải giáo dục đứa con ngay từ trước khi nó sinh ra 20 năm”, nghĩa là phải giáo dục chính cha mẹ của nó. Từ cái khuôn đạo đức của cha mẹ mà đứa con sẽ được định hình phù hợp với đức tin truyền thống gia đình. Giáo dục đức tin không chỉ dừng lại ở các việc đạo đức như đọc kinh lần hạt, lập bàn thờ, treo tranh ảnh đạo, dự lễ tại nhà thờ, theo học các lớp giáo lý theo lứa tuổi… mà còn phải dạy con học sống lời Chúa, tuân giữ đặc biệt giới răn yêu thương qua thái độ luôn nghĩ đến người khác, qua cách ứng xử tốt đẹp giữa các thành viên trong gia đinh. Cha mệ biết dùng lời Chúa mà dạy dỗ con, nêu gương cầu nguyện tự phát phù hợp với hoàn cảnh trong các giờ kinh tối gia đình hay vào các ngày giỗ tết trong năm…
Kết luận: Thế hệ con cái chúng ta có đức tin, đức hạnh và tài năng hay không phần lớn tùy thuộc vào sự giáo dục nhận được từ cha mẹ ngay từ nhỏ. Vì thế, các bậc cha mẹ cần phải biết cách giáo dục con cái cách khôn ngoan, phù hợp với khoa tâm lý giáo dục. Đừng phó mặc nhiệm vụ quan trọng này cho may rủi. Cũng đừng làm cách tùy tiện được chăng hay chớ.
4. THẢO LUẬN: 1) Bạn có đồng ý với các lời khuyên về việc giáo dục con cái nêu trên hay không ? Tại sao ? 2) Theo bạn, điều nào trong 10 lời khuyên nói trên là quan trọng nhất : Tại sao ? 3) Đọc đọan Tin Mừng đầu bài và dâng lời cầu nguyện cho minh chu toàn bổn phận làm cha mẹ đối với con cái.
5.LỜI NGUYỆN:
Lạy Thiên Chúa Cha từ bi nhân ái. Xin cho các bậc cha mẹ chúng con biết noi gương Cha để yêu thương dạy dỗ con cái chúng con. Xin cho chúng con biết cách dạy dỗ con bằng tình yêu thương và bằng việc nêu gương sáng cho chúng. Xin cho chúng con biết xây dựng một thể chế gia đình nề nếp gia phong, trên thuận dưới hòa theo truyền thống đức tin Công Giáo, để gia đình chúng con trở nên thiên đàng ngay từ trần gian hôm nay và chu toàn sứ vụ loan báo Tin Mừng Nước Trời cho các gia đình chưa nhận biết Chúa,- AMEN.
LM ĐAN VINH - HHTM
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Mặt Trời Chiều
Richard Drysdale
21:19 20/08/2013
Ảnh của Richard Drysdale
Hãy thưởng thức chiều tà và chờ đón bình minh.
Life is all about enjoying every Sunset and looking forward for the next Sunrise.
(Sandeep Shergill)