Phụng Vụ - Mục Vụ
Căn tính
Lm Vũđình Tường
05:00 21/08/2014
Thời Đức Kitô dường như người ta không có khai sanh, cũng chẳng có giấy tờ tùy thân. Kinh Thánh ghi lại trước khi Đức Kitô sanh ra, hoàng đế Caesar Augustus ra lệnh kiểm tra dân số. Đây là lần kiểm tra dân số đầu tiên trong lịch sử và ai sanh tại làng nào phải trở về quê quán mình để làm sổ kiểm tra. Bởi không sổ sách nên người ta chỉ biết tên gọi của nhau và tên gọi cha mẹ, ngoài ra không còn chi tiết nào khác về cá nhân người đó.
Rất có thể đặt tên là việc quan trọng vì tên thường hoặc là gắn liền với ân sủng biến cố lịch sử hoặc là mong cho người đó sau này thành danh như tên đặt. Ngoài việc đặt tên thì không còn chi tiết khác liên quan đến người đó, kể cả khi còn sống cũng như sau khi qua đời. Đi ra khỏi làng vấn đề phân biệt người này với người khác dường như chỉ nhắc đến tên và xuất xứ làng mạc nơi người đó sanh ra hay cư ngụ để phân biệt người làng này với làng khác. Như thế tên gắn liền với thôn quê sanh trưởng.
Đại đa số biết Đức Kitô người Nazareth con ông bà Giuse-Maria nghề thợ mộc. Người ta biết Ngài có vậy. Sau một thời gian rao giảng Ngài muốn biết người ta nghĩ thế nào về mình nên Ngài hỏi các môn đệ. Các ông thưa người ta gọi Ngài bằng nhiều tên khác nhau.
Kẻ bảo Ngài là Gioan Tẩy Giả, kẻ khác là tiên tri Elijah, kẻ cho là tiên tri Jeremiah hoặc là một trong số các tiên tri. Mat 16,14
Đám đông theo Ngài đó đây từng ngưỡng mộ phép lạ Ngài thực hiện, cũng đã được Ngài nuôi ăn, vẫn không biết rõ Ngài. Những người được Ngài chữa bệnh nan i cũng mù mờ về Ngài nên ca tụng Ngài là đấng chữa lành. Họ biết Ngài giúp họ giải thoát mọi bệnh, tật nguyền, nhưng không biết Ngài làm chủ sự sống tâm linh, giải thoát linh hổn khỏi tội lỗi và sự chết. Số khác mong Ngài lãnh đạo họ giải thoát khỏi ách nô lệ ngoại bang. Ngài không hài lòng với những nhận định trên. Ngài hỏi các tông đồ. Đại diện anh em Phêrô thưa:
Ngài là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống. Mat 16,16
Phêrô nói đúng căn tính của Đức Kitô vì thế không những ngài khen mà còn tin tưởng trao phó Giáo Hội tương lai trong tay Phêrô. Con người mà Đức Kitô xây dựng Giáo Hội trần thế không phải thiên vị trong chọn lựa mà có sự đồng í của Thiên Chúa Cha. Đức Kitô nói rõ, Phêrô biết căn tính của Đức Kitô không phải do sự khôn ngoan của ông mà do Thánh Thần Chúa mặc khải. Thánh Thần Chúa mặc khải như thế chọn Phêrô để trao chìa khoá là đồng tâm, cùng í và hợp nhất với Chúa Cha. Nói cách khác í Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời. Lời kinh Đức Kitô dậy.
Phêrô được Thiên Chúa mặc khải nên từ đây Phêrô có căn tính mới. Simon con Jonah từ nay căn tính mới là Đá. Bao lâu Phêrô còn liên kết mật thiết với Đức Kitô căn tính Đá Tảng này sẽ bền vững, rắn chắc không gì có thể phá huỷ được, ngay cả sức mạnh thần dữ cũng chào thua vì có Đức Kitô bảo vệ. Đá Tảng này không phải là Đá Tảng chết mà là Đá Tảng sống động và lớn mạnh mãi. Phêrô với căn tính Đá Tảng với chìa khoá sẽ không tránh khỏi bị người đời chiếm đoạt, lũng đoạn mong chiếm lấy. Đòi lấy danh nghĩa Đá Tảng và chìa khoá nơi Phêrô để xây dựng Giáo Hội riêng là điều không thể tránh và cũng không có hồi kết vì lúc nào cũng có kẻ tham danh, hám quyền. Đá Tảng Phêrô truyền lại cho hậu thế dù bị chống đối, bách hại tư bề, Đá Tảng có thể bị bụi trần che mờ vẫn không mất hút. Có lúc lùi bước trước sức mạnh thế quyền, nhất định không đầu hàng. Khi bị xỉ cả can tâm nhịn nhục rồi tha thứ mà không trả thù. Dù phải đổ đến giọt máu cuối cùng cũng không chùn bước. Chịu khổ đến tột cùng, ngã gục trước họng súng, bầm dập vì đòn ghen, nghi kị nhưng không thất bại; trái lại được triều thiên vinh hiển, thắng trận chiến cuối cùng.
Giáo Hội không xây dựng trên nền tảng Đá Tảng Phêrô không thể coi là chánh đạo từ Đức Kitô. Mặc dù họ luôn lớn tiếng tự nhận nhưng biết đâu đằng sau những khẩu hiệu cao đẹp kia còn ẩn dấu những mục đích ám muội chính họ cố tình che dấu.
Người ta gọi Đức Kitô bằng rất nhiều thánh danh khác nhau nhưng chỉ có một thánh danh Ngài chấp nhận. Người ta cũng dùng Danh Chúa thiết lập nhiều Giáo Hội khác nhưng chỉ có một Giáo Hội do chính Đức Kitô thiết lập vào đặt trọn tin tưởng vào Đá Tảng, Phêrô. Ngoài ra đều dùng Danh Chúa nhưng không phải do Ngài khởi xướng, thiết lập. Giáo Hội không đặt căn bản nền tảng trên giáo huấn Lời Chúa, không tiếp tục truyền thống Phêrô khởi xướng sao có thể mệnh danh là chân truyền. Căn tính đích thực Giáo Hội Chúa nơi trần thế bắt đầu từ Đá Tảng Phêrô.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Rất có thể đặt tên là việc quan trọng vì tên thường hoặc là gắn liền với ân sủng biến cố lịch sử hoặc là mong cho người đó sau này thành danh như tên đặt. Ngoài việc đặt tên thì không còn chi tiết khác liên quan đến người đó, kể cả khi còn sống cũng như sau khi qua đời. Đi ra khỏi làng vấn đề phân biệt người này với người khác dường như chỉ nhắc đến tên và xuất xứ làng mạc nơi người đó sanh ra hay cư ngụ để phân biệt người làng này với làng khác. Như thế tên gắn liền với thôn quê sanh trưởng.
Đại đa số biết Đức Kitô người Nazareth con ông bà Giuse-Maria nghề thợ mộc. Người ta biết Ngài có vậy. Sau một thời gian rao giảng Ngài muốn biết người ta nghĩ thế nào về mình nên Ngài hỏi các môn đệ. Các ông thưa người ta gọi Ngài bằng nhiều tên khác nhau.
Kẻ bảo Ngài là Gioan Tẩy Giả, kẻ khác là tiên tri Elijah, kẻ cho là tiên tri Jeremiah hoặc là một trong số các tiên tri. Mat 16,14
Đám đông theo Ngài đó đây từng ngưỡng mộ phép lạ Ngài thực hiện, cũng đã được Ngài nuôi ăn, vẫn không biết rõ Ngài. Những người được Ngài chữa bệnh nan i cũng mù mờ về Ngài nên ca tụng Ngài là đấng chữa lành. Họ biết Ngài giúp họ giải thoát mọi bệnh, tật nguyền, nhưng không biết Ngài làm chủ sự sống tâm linh, giải thoát linh hổn khỏi tội lỗi và sự chết. Số khác mong Ngài lãnh đạo họ giải thoát khỏi ách nô lệ ngoại bang. Ngài không hài lòng với những nhận định trên. Ngài hỏi các tông đồ. Đại diện anh em Phêrô thưa:
Ngài là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống. Mat 16,16
Phêrô nói đúng căn tính của Đức Kitô vì thế không những ngài khen mà còn tin tưởng trao phó Giáo Hội tương lai trong tay Phêrô. Con người mà Đức Kitô xây dựng Giáo Hội trần thế không phải thiên vị trong chọn lựa mà có sự đồng í của Thiên Chúa Cha. Đức Kitô nói rõ, Phêrô biết căn tính của Đức Kitô không phải do sự khôn ngoan của ông mà do Thánh Thần Chúa mặc khải. Thánh Thần Chúa mặc khải như thế chọn Phêrô để trao chìa khoá là đồng tâm, cùng í và hợp nhất với Chúa Cha. Nói cách khác í Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời. Lời kinh Đức Kitô dậy.
Phêrô được Thiên Chúa mặc khải nên từ đây Phêrô có căn tính mới. Simon con Jonah từ nay căn tính mới là Đá. Bao lâu Phêrô còn liên kết mật thiết với Đức Kitô căn tính Đá Tảng này sẽ bền vững, rắn chắc không gì có thể phá huỷ được, ngay cả sức mạnh thần dữ cũng chào thua vì có Đức Kitô bảo vệ. Đá Tảng này không phải là Đá Tảng chết mà là Đá Tảng sống động và lớn mạnh mãi. Phêrô với căn tính Đá Tảng với chìa khoá sẽ không tránh khỏi bị người đời chiếm đoạt, lũng đoạn mong chiếm lấy. Đòi lấy danh nghĩa Đá Tảng và chìa khoá nơi Phêrô để xây dựng Giáo Hội riêng là điều không thể tránh và cũng không có hồi kết vì lúc nào cũng có kẻ tham danh, hám quyền. Đá Tảng Phêrô truyền lại cho hậu thế dù bị chống đối, bách hại tư bề, Đá Tảng có thể bị bụi trần che mờ vẫn không mất hút. Có lúc lùi bước trước sức mạnh thế quyền, nhất định không đầu hàng. Khi bị xỉ cả can tâm nhịn nhục rồi tha thứ mà không trả thù. Dù phải đổ đến giọt máu cuối cùng cũng không chùn bước. Chịu khổ đến tột cùng, ngã gục trước họng súng, bầm dập vì đòn ghen, nghi kị nhưng không thất bại; trái lại được triều thiên vinh hiển, thắng trận chiến cuối cùng.
Giáo Hội không xây dựng trên nền tảng Đá Tảng Phêrô không thể coi là chánh đạo từ Đức Kitô. Mặc dù họ luôn lớn tiếng tự nhận nhưng biết đâu đằng sau những khẩu hiệu cao đẹp kia còn ẩn dấu những mục đích ám muội chính họ cố tình che dấu.
Người ta gọi Đức Kitô bằng rất nhiều thánh danh khác nhau nhưng chỉ có một thánh danh Ngài chấp nhận. Người ta cũng dùng Danh Chúa thiết lập nhiều Giáo Hội khác nhưng chỉ có một Giáo Hội do chính Đức Kitô thiết lập vào đặt trọn tin tưởng vào Đá Tảng, Phêrô. Ngoài ra đều dùng Danh Chúa nhưng không phải do Ngài khởi xướng, thiết lập. Giáo Hội không đặt căn bản nền tảng trên giáo huấn Lời Chúa, không tiếp tục truyền thống Phêrô khởi xướng sao có thể mệnh danh là chân truyền. Căn tính đích thực Giáo Hội Chúa nơi trần thế bắt đầu từ Đá Tảng Phêrô.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Sau khi trở về Rôma, Đức Thánh Cha đã đi tạ ơn Đức Mẹ
Bùi Hữu Thư
11:09 21/08/2014
Ngài đã đến thăm Nhà Thờ Đức Bà Cả ngay sau khi trở về từ Nam Hàn
ROME, 19 tháng 8, 2014 (Zenit.org) – Khi trở về sau chuyến tông du Nam Hàn 5 ngày (13-18 tháng 8), Đức Thánh Cha đã đến thăm Đức Mẹ Maria ngay.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã đáp xuống Phi Trường Rome-Ciampino trước 18 giờ chiều ngày 18 tháng 8, 2014 sau chuyến bay 11 giờ 30 phút. Ngài mang theo bó hoa do một em bé Nam Hàn 7 tuổi tên Mary Sol. Mary Sol đã đến gần xe của Đức Thánh Cha trước khi xe khởi hành đi phi trường Hán Thành. Đức Thánh Cha đã đón lấy bó hoa qua cửa kính xe, ngài đã rất cảm động, và ngài hứa sẽ đem hoa dâng cho Đức Trinh Nữ Maria.
Đây là cuộc viếng thăm đầu tiên của ngài ngay khi trở về, và mới đặt chân trên đất Ý, ngài đã hướng về Nhà Thờ Đức Bà Cả, như ngài đã thường làm trước và sau mỗi chuyến du hành lớn (xem Zenit ngày 13 tháng 8, 2014).
Đức Thánh Cha đã loan báo chương trình của ngài cho buổi chiều hôm qua khi trả lời các phóng viên báo chí trên máy bay: "Từ phi trường, tôi sẽ ghé thăm Mẹ Maria tại nhà thờ Đức Bà Cả. Thật là đẹp khi vừa ra khỏi tòa khâm sứ, một bé gái đã đem tặng một bó hoa và chúng tôi đã nói: “Chúng ta hãy đem dâng cho Đức Trinh Nữ Maria bó hoa của em bé gái Nam Hàn này.” Từ phi trường chúng tôi sẽ đi cầu nguyện một chút rồi sau đó mới về nhà."
Đây là lần thứ 11 Đức Thánh Cha đến thăm Vương Cung Thánh Đường này, nơi có bầy tượng ảnh Đức Mẹ và Hài Nhi được tôn thờ từ thế kỷ 13 dưới hàng chữ “Dân Thành Rôma kính chào Mẹ” (Salus Populi Romani). Ngài cũng đã đến đây ngày ngài khởi hành đi Nam Hàn dể dâng lên Đức Mẹ chuyến đi của ngài.
Sáng nay, ngài đã cám ơn “Các bạn hữu Nam Hàn” trong một Tweet và nhắc đến chuyến đi sắp tới của ngài sang Á Châu – Sri Lanka và Phi Luật Tân – từ ngày 12 đến 19 tháng 1, 2015: “Cám ơn các bạn hữu Nam Hàn! Với sự giúp đỡ của Thiên Chúa, tôi sẽ mau trở lại Á Châu! Sri Lanka và Phi Luật Tân.
ROME, 19 tháng 8, 2014 (Zenit.org) – Khi trở về sau chuyến tông du Nam Hàn 5 ngày (13-18 tháng 8), Đức Thánh Cha đã đến thăm Đức Mẹ Maria ngay.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã đáp xuống Phi Trường Rome-Ciampino trước 18 giờ chiều ngày 18 tháng 8, 2014 sau chuyến bay 11 giờ 30 phút. Ngài mang theo bó hoa do một em bé Nam Hàn 7 tuổi tên Mary Sol. Mary Sol đã đến gần xe của Đức Thánh Cha trước khi xe khởi hành đi phi trường Hán Thành. Đức Thánh Cha đã đón lấy bó hoa qua cửa kính xe, ngài đã rất cảm động, và ngài hứa sẽ đem hoa dâng cho Đức Trinh Nữ Maria.
Đây là cuộc viếng thăm đầu tiên của ngài ngay khi trở về, và mới đặt chân trên đất Ý, ngài đã hướng về Nhà Thờ Đức Bà Cả, như ngài đã thường làm trước và sau mỗi chuyến du hành lớn (xem Zenit ngày 13 tháng 8, 2014).
Đức Thánh Cha đã loan báo chương trình của ngài cho buổi chiều hôm qua khi trả lời các phóng viên báo chí trên máy bay: "Từ phi trường, tôi sẽ ghé thăm Mẹ Maria tại nhà thờ Đức Bà Cả. Thật là đẹp khi vừa ra khỏi tòa khâm sứ, một bé gái đã đem tặng một bó hoa và chúng tôi đã nói: “Chúng ta hãy đem dâng cho Đức Trinh Nữ Maria bó hoa của em bé gái Nam Hàn này.” Từ phi trường chúng tôi sẽ đi cầu nguyện một chút rồi sau đó mới về nhà."
Đây là lần thứ 11 Đức Thánh Cha đến thăm Vương Cung Thánh Đường này, nơi có bầy tượng ảnh Đức Mẹ và Hài Nhi được tôn thờ từ thế kỷ 13 dưới hàng chữ “Dân Thành Rôma kính chào Mẹ” (Salus Populi Romani). Ngài cũng đã đến đây ngày ngài khởi hành đi Nam Hàn dể dâng lên Đức Mẹ chuyến đi của ngài.
Sáng nay, ngài đã cám ơn “Các bạn hữu Nam Hàn” trong một Tweet và nhắc đến chuyến đi sắp tới của ngài sang Á Châu – Sri Lanka và Phi Luật Tân – từ ngày 12 đến 19 tháng 1, 2015: “Cám ơn các bạn hữu Nam Hàn! Với sự giúp đỡ của Thiên Chúa, tôi sẽ mau trở lại Á Châu! Sri Lanka và Phi Luật Tân.
Đức Thánh Cha gọi điện thoại cho gia đình người ký giả Công Giáo bị quân khủng bố Hồi Giáo IS chặt đầu
Đặng Tự Do
22:48 21/08/2014
Đức Thánh Cha Phanxicô đã đích thân gọi điện thoại cho gia đình anh James Foley, 40 tuổi, nhà báo người Mỹ vừa bị chặt đầu ở Iraq.
Trong cuộc họp báo chiều ngày thứ Năm 21 tháng 8, cha Federico Lombardi, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho các phóng viên biết là vài giờ trước đó, đích thân Đức Thánh Cha Phanxicô đã gọi điện thoại sang New Hampshire, Hoa Kỳ để chia buồn cùng gia đình và hứa cầu nguyện cho linh hồn người quá cố, cũng như xin Chúa và Đức Mẹ lau những giọt nước mắt của gia đình và người thân trước cái chết bi thảm này.
Foley, đã thi hành công việc tường thuật tình hình tại Trung Đông trong 5 năm qua và đã từng bị giam giữ tại Libya, sau đó được trả tự do và lại bị bắt cóc vào ngày 22 tháng 11 năm 2012 gần thành phố Binnish ở tỉnh Idlib của Syria, khi ông và các đồng nghiệp đang trên đường trở lại biên giới Thổ Nhĩ Kỳ.
James Foley có một lòng sùng mộ đối với Kinh Mân Côi. Nhờ đó, anh giữ được tinh thần trong thời gian bị giam giữ và để lại những ấn tượng sâu sắc nơi những bạn tù.
Didier Francois, một phóng viên chiến trường kỳ cựu người Pháp đã từng bị giam chung với Foley và sau đó đã được trả tự do với ba con tin khác người Pháp vào tháng Tư, cho biết anh "là một người đặc biệt với một tính cách mạnh mẽ".
Foley thường bị bọn khủng bố đánh đập nhưng anh không khuất phục.
Ký giả Nicolas Henin, người bị giam chung với James Foley nói:
"Anh ấy là người bạn tù đầy an ủi trong trại giam vì anh ấy có tinh thần vững mạnh và tập thể. Bất chấp bạo lực của những kẻ bắt cóc, anh không bao giờ chiều theo áp lực của chúng".
Ngày 13 tháng 8 vừa qua, gia đình anh đã nhận được những emails của quân khủng bố Hồi Giáo IS dọa giết anh.
Sáu ngày sau đó, chúng tung ra một video trong đó anh James Foley bị bắt quỳ giữa sa mạc trong khi chúng diễu hành một người ký giả Mỹ khác là Steven Sotloff mà chúng dọa sẽ hành quyết sau khi đã hành quyết anh.
Sau đó, bọn khủng bố Hồi Giáo chặt đầu anh.
Các chuyên gia tin rằng bọn giáo trưởng Hồi Giáo trong cái gọi là Nhà Nước Hồi Giáo “Islamic State” hay gọi tắt là IS, đang muốn “đầu cơ chiến tranh”.
Những vụ đóng đinh các tín hữu Kitô, chặt đầu và hành quyết hàng loạt những người đàn ông, những vụ bắt cóc phụ nữ để làm nô lệ tình dục cho cái gọi là những chiến binh thánh chiến, sự hủy diệt các nền văn minh cổ đại và các nền văn hóa, từ các bức tượng Assyria của người Yazidi, đến những hình thức đe dọa có hệ thống, tống tiền và giết hại các Kitô hữu, và bây giờ là chuyện chặt đầu một người Mỹ Công Giáo, tất cả đều có một mục đích duy nhất là kích động chiến tranh để moi tiền của các tín đồ Hồi Giáo trên thế giới vẫn luôn hoài niệm quá khứ huy hoàng thời Trung Cổ và mơ tưởng một tương lai vinh quang của Hồi giáo.
Nhiều người tin rằng Osama Bin Laden chưa đáng mặt học trò của Abu Bakr al-Baghdadi, kẻ tự xức dầu tấn phong cho mình là “Đấng Thống Lĩnh Các Tín Đồ” Ibrahim. Trong khi Osama Bin Laden còn phải móc tiền túi ra, phung phí gia tài để thực hiện thánh chiến; Abu Bakr al-Baghdadi vài năm trước vẫn chỉ là một thằng khố rách áo ôm giờ đây ẵm hàng tỉ đô la quyên góp từ thế giới Hồi Giáo Sunni để làm thánh chiến, để có một ngày nào đó, như lời hứa hẹn của hắn “Không lâu đâu, với sự cho phép của Allah, sẽ có một ngày người Hồi giáo sẽ rảo bước khắp mọi nơi như một vị tôn sư, đầy danh dự, được tôn kính, được ngẩng cao đầu đầy trọng vọng. Bất cứ ai dám xúc phạm đến anh em sẽ bị xử nặng, và bất kỳ kẻ nào dám ra tay làm hại anh em thì tay nó sẽ bị cắt bỏ. Chúng ta phải cho thế giới biết rằng chúng ta đang sống trong một kỷ nguyên mới...”
Osama Bin Laden có khi còn cấm lính tráng làm bậy, “Đấng Thống Lĩnh Các Tín Đồ” Ibrahim thực tế hơn. Hắn vừa mị dân Hồi Giáo - để có tiền - vừa mị cả lính tráng để có những sư đoàn thánh chiến.
Từ giữa năm 2011, các giáo trưởng Hồi Giáo dưới quyền của Abu Bakr al-Baghdadi không ngớt đưa ra những fatwa cho phép lính tráng tha hồ cưỡng hiếp những phụ nữ “ngoại đạo”, tức là những phụ nữ theo Kitô Giáo và cả những phụ nữ theo Hồi Giáo Shiite. Tùy tiện giải thích kinh Koran, chúng coi các thiếu nữ và phụ nữ thuộc cộng đoàn Yazidi và Kitô như các chiến lợi phẩm – sabaya – mà bọn khủng bố Hồi Giáo có thể chà đạp theo ý muốn.
Trong thế giới Hồi Giáo, có những người lên tiếng chống lại Abu Bakr al-Baghdadi. Tiêu biểu nhất là giáo sĩ Iyad Madani Ameen, Tổng thư ký của Tổ chức Hợp tác Hồi giáo, đại diện cho 57 quốc gia, và 1,4 tỷ người Hồi giáo.
Trong một tuyên bố, ông chính thức lên án "việc cưỡng bức trục xuất" các Kitô hữu, gọi đó là một "tội ác không thể dung thứ." Vị tổng thư ký cũng cố gắng tách biệt Hồi giáo với các hành vi của bọn khủng bố IS. Ông nói rằng những hành vi của IS “không dính líu gì với Hồi giáo.” Ông giải thích rằng nguyên tắc của Hồi Giáo là tôn trọng công lý, lòng nhân ái, công bằng, tự do tôn giáo và sự cùng tồn tại.
Giáo sĩ hàng đầu của Thổ Nhĩ Kỳ, là Mehmet Gormez cũng thẳng thừng bác bỏ tính cách hợp pháp của “Đấng Thống Lĩnh Các Tín Đồ” Ibrahim.
Nhưng còn các nhà lãnh đạo Hồi Giáo khác trên thế giới thì sao?
“Tình trạng thê thảm của các tín hữu Kitô, của những người Yazidis và các cộng đồng tôn giáo và chủng tộc thiểu số tại Iraq đòi phải có một lập trường minh bạch và can đảm từ phía các vị lãnh đạo tôn giáo, nhất là Hồi giáo, những người dấn thân trong cuộc đối thoại liên tôn và tất cả mọi người thiện chí. Tất cả phải đồng thanh quyết liệt lên án những tội ác vừa nói và tố giác việc lạm dụng tôn giáo để biện minh cho những việc làm ấy. Nếu không như thế thì các tôn giáo này, các tín đồ và thủ lãnh của họ còn có gì đáng cho người ta tin? Cuộc đối thoại liên tôn đã được kiên nhẫn theo đuổi trong những năm qua còn chút uy tín nào nữa không?” (Tuyên ngôn của Hội đồng Tòa Thánh về Đối Thoại Liên Tôn – 12/8/2014)
Thế giới đang đứng trước những thảm họa khôn lường vì những kẻ đang âm thầm, nhưng ráo riết quyên góp, bòn rút tiền bạc của các tín đồ cho một ảo tưởng về một ngày “không lâu đâu, với sự cho phép của Allah, sẽ có một ngày người Hồi giáo sẽ rảo bước khắp mọi nơi như một vị tôn sư, đầy danh dự, được tôn kính, được ngẩng cao đầu đầy trọng vọng.”
Đức Hồng Y Fernando Filoni báo cáo với Đức Thánh Cha về chuyến thăm Iraq
Đặng Tự Do
18:33 21/08/2014
Đức Hồng Y Fernando Filoni, Tổng Trưởng Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc, là đặc sứ của Đức Thánh Cha tại Iraq đã về đến Vatican bình an. Theo nhận định của ngài “cuộc bách hại các Kitô hữu và cộng đồng người Yazedi của quân khủng bố Hồi Giáo IS phải là một mối quan tâm cấp bách cho ‘tất cả những ai quan tâm đến nhân loại.’”
Đức Hồng Y Filoni đã từng là sứ thần Tòa Thánh tại Iraq trong thời chiến tranh 2003. Ngài nói chuyện với Đài phát thanh Vatican sau khi gặp Đức Giáo Hoàng Phanxicô và tóm tắt về chuyến đi của mình. Đức Hồng Y cho biết ngài đã có một "cuộc họp rất thân thiện" với Tổng thống Iraq Fuad Masum, khi ngài trao cho tân tổng thống một thông điệp cá nhân của Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Trong thông điệp này, Đức Thánh Cha nói với nhà lãnh đạo Iraq: "Tôi gởi đến ông với một trái tim đầy đau đớn trước sự đau khổ thê thảm của các Kitô hữu và anh chị em thuộc các tôn giáo thiểu số khác, là những người đã bị buộc phải rời bỏ nhà cửa trong khi những nơi thờ phượng của họ bị phá hủy." Trong thư, Đức Giáo Hoàng kêu gọi tổng thống "sử dụng tất cả các phương thế hữu hiệu để giải quyết cuộc khủng hoảng nhân đạo" đang diễn ra với những người tị nạn.
Đức Hồng Y Filoni nói với Đài phát thanh Vatican rằng những người tị nạn mà ngài gặp gỡ đã bày tỏ hy vọng rằng họ có thể trở về làng mạc thành phố của họ nhưng trong an ninh và thanh thản dưới sự hỗ trợ của quốc tế.
Người tị nạn trong các traị tạm cư được dựng lên vội vã tại Iraq đang rất cần sự trợ giúp của cộng đồng quốc tế. Trong đó, tình trạng tại Dohuk được xem là rất cấp bách vì hàng nửa triệu người đang chen chúc sống đói khát tại đây.
Đức Hồng Y Filoni đã từng là sứ thần Tòa Thánh tại Iraq trong thời chiến tranh 2003. Ngài nói chuyện với Đài phát thanh Vatican sau khi gặp Đức Giáo Hoàng Phanxicô và tóm tắt về chuyến đi của mình. Đức Hồng Y cho biết ngài đã có một "cuộc họp rất thân thiện" với Tổng thống Iraq Fuad Masum, khi ngài trao cho tân tổng thống một thông điệp cá nhân của Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Trong thông điệp này, Đức Thánh Cha nói với nhà lãnh đạo Iraq: "Tôi gởi đến ông với một trái tim đầy đau đớn trước sự đau khổ thê thảm của các Kitô hữu và anh chị em thuộc các tôn giáo thiểu số khác, là những người đã bị buộc phải rời bỏ nhà cửa trong khi những nơi thờ phượng của họ bị phá hủy." Trong thư, Đức Giáo Hoàng kêu gọi tổng thống "sử dụng tất cả các phương thế hữu hiệu để giải quyết cuộc khủng hoảng nhân đạo" đang diễn ra với những người tị nạn.
Đức Hồng Y Filoni nói với Đài phát thanh Vatican rằng những người tị nạn mà ngài gặp gỡ đã bày tỏ hy vọng rằng họ có thể trở về làng mạc thành phố của họ nhưng trong an ninh và thanh thản dưới sự hỗ trợ của quốc tế.
Người tị nạn trong các traị tạm cư được dựng lên vội vã tại Iraq đang rất cần sự trợ giúp của cộng đồng quốc tế. Trong đó, tình trạng tại Dohuk được xem là rất cấp bách vì hàng nửa triệu người đang chen chúc sống đói khát tại đây.
Tổng giáo phận Oklahoma thắng trong vụ kiện nhóm thờ Satan ăn cắp Mình Thánh Chúa
Đặng Tự Do
21:38 21/08/2014
Chiều ngày 21 tháng 8, một luật sư đại diện cho Tổng Giáo phận Thành phố Oklahoma đã công bố chiến thắng trong một vụ tổng giáo phận kiện một nhóm thờ Satan đã ăn cắp Mình Thánh Chúa để thực hiện một lễ Đen tại trung tâm hành chính của thành phố trong tháng Chín.
Luật sư Michael Crispino thông báo rằng, những kẻ cầm đầu một nhóm Satanist, tức là nhóm tôn thờ Satan, đã phải đồng ý trả lại những Mình Thánh Chúa đã được thánh hiến cho Đức Tổng Giám Mục Paul Coakley. Trong vụ kiện này, các luật sư đại diện cho tổng giáo phận đã lập luận rằng Mình Thánh Chúa đã được thánh hiến thuộc về Giáo Hội, và do đó các nhóm Satanist đang tàng trữ tài sản bị đánh cắp.
Luật sư Caspino nói:
"Một phần quan trọng của lễ Đen là phỉ báng hoặc phá hủy Mình Thánh Chúa đã được thánh hiến. Nếu không có Mình Thánh Chúa, một lễ Đen hoàn toàn không có ý nghĩa, vì vậy nhóm này sẽ không thể tổ chức nghi lễ Satan của họ như kế hoạch."
Ông Caspino phấn khởi nói:
“Chúng tôi trừng mắt nhìn thằng quỷ và nó biến mất”
Luật sư Michael Crispino thông báo rằng, những kẻ cầm đầu một nhóm Satanist, tức là nhóm tôn thờ Satan, đã phải đồng ý trả lại những Mình Thánh Chúa đã được thánh hiến cho Đức Tổng Giám Mục Paul Coakley. Trong vụ kiện này, các luật sư đại diện cho tổng giáo phận đã lập luận rằng Mình Thánh Chúa đã được thánh hiến thuộc về Giáo Hội, và do đó các nhóm Satanist đang tàng trữ tài sản bị đánh cắp.
Luật sư Caspino nói:
"Một phần quan trọng của lễ Đen là phỉ báng hoặc phá hủy Mình Thánh Chúa đã được thánh hiến. Nếu không có Mình Thánh Chúa, một lễ Đen hoàn toàn không có ý nghĩa, vì vậy nhóm này sẽ không thể tổ chức nghi lễ Satan của họ như kế hoạch."
Ông Caspino phấn khởi nói:
“Chúng tôi trừng mắt nhìn thằng quỷ và nó biến mất”
Bọn khủng bố Hồi Giáo IS đòi tiền chuộc mạng các ký giả
Đặng Tự Do
22:44 21/08/2014
Giám đốc điều hành của GlobalPost, có trụ sở đặt tại Boston Hoa Kỳ, là ông Philip Balboni nói với các phóng viên rằng hồi tháng 11 năm 2013, gia đình anh James Foley và GlobalPost đã nhận được những emails của bọn khủng bố Hồi Giáo với những bằng chứng cho thấy anh vẫn còn sống sau khi bị bắt được gần tròn một năm. Trong những emails này bọn khủng bố Hồi Giáo đòi tiền chuộc mạng là 132 triệu Mỹ Kim hay Hoa Kỳ phải trả tự do cho những thành viên của chúng bị bắt. Trong khoảng nửa tá emails sau đó, bọn khủng bố cho thấy không có chút lòng thương xót và không để lộ ý muốn thương lượng về số tiền chuộc.
Email sau cùng gia đình anh James Foley nhận được hôm 13 tháng 8 "đầy giận dữ" và cảnh báo sẽ giết chết anh.
Trong cuộc họp báo hôm Thứ Năm 21 tháng 8, phát ngôn viên của Ủy Ban An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ, Caitlin Hayden, nói:
"Chính sách của chúng tôi là rõ ràng. Chính phủ Hoa Kỳ theo đuổi một chính sách lâu dài là không nhượng bộ cho bọn bắt cóc con tin. Làm như vậy sẽ chỉ đưa nhiều người Mỹ vào nguy cơ bị bắt làm tù binh."
Cả Anh quốc và Hoa Kỳ đều theo đuổi cùng một chính sách tương tự: Không trả tiền chuộc mạng. Tuy nhiên, các nước khác thì đồng ý thương lượng với bọn chúng. Pháp, Đức, Ý và Tây Ban Nha là những nước đã trực tiếp hay gián tiếp trả tiền chuộc mạng cho bọn khủng bố Hồi Giáo.
Bốn ký giả Pháp và hai ký giả Tây Ban Nha đã được bọn khủng bố Hồi Giáo IS trả tự do đầu năm nay sau khi chúng đã nhận được tiền chuộc. Hiện chưa rõ số tiền này là bao nhiêu và được trả bởi các cơ quan, chính phủ hay gia đình họ.
Một trong bốn ký giả người Pháp là Nicolas Henin của tạp chí Pháp Le Point, người đã bị bỏ tù bảy tháng chung với James Foley trước khi được trả tự do vào tháng Tư, cho biết hôm thứ Năm rằng "một số quốc gia, khá nhiều quốc gia, thực sự đã thương lượng với bọn khủng bố." Khi được hỏi lý do tại sao ông đã được trả tự do, Henin nói với BBC rằng: "Tôi không biết là do chính phủ Pháp trả tiền, hoặc là trao đổi tù nhân".
David Cohen, quan chức Bộ Tài chính Mỹ phụ trách điều tra trương mục của các nhóm khủng bố, cho biết các cuộc điều tra do nhóm ông phụ trách mà thôi đã cho thấy các quốc gia đã chi ít 120 triệu Mỹ Kim tiền chuộc cho công dân của họ kể từ năm 2008.
Trong khi đó thì tờ New York Times khẳng định rằng Pháp đã trả ít nhất 58 triệu Mỹ Kim cho bọn khủng bố và điều này giải thích tại sao các ký giả người Pháp được trả tự do đông đảo nhất.
Tờ Washington Post tường thuật hôm thứ Năm là Chuẩn Tướng John Kirby, phát ngôn viên Ngũ Giác Đài cho biết Hoa Kỳ đã thất bại trong một mưu toan giải cứu James Foley:
“Chúng tôi đã mở một cuộc hành quân đột kích bao gồm cả các thành phần trên không và trên bộ tập trung vào một mạng lưới giam giữ tù binh của quân khủng bố Hồi Giáo IS. Thật không may, nhiệm vụ đã không thành công vì các con tin đã không có mặt tại địa điểm này”.
Các chuyên gia Hoa Kỳ tin rằng tên khủng bố đã chặt đầu anh James Foley là một người nói tiếng Anh giọng London.
Trong cuộc họp báo hôm Thứ Năm 21 tháng 8, phát ngôn viên của Ủy Ban An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ, Caitlin Hayden, nói:
"Chính sách của chúng tôi là rõ ràng. Chính phủ Hoa Kỳ theo đuổi một chính sách lâu dài là không nhượng bộ cho bọn bắt cóc con tin. Làm như vậy sẽ chỉ đưa nhiều người Mỹ vào nguy cơ bị bắt làm tù binh."
Cả Anh quốc và Hoa Kỳ đều theo đuổi cùng một chính sách tương tự: Không trả tiền chuộc mạng. Tuy nhiên, các nước khác thì đồng ý thương lượng với bọn chúng. Pháp, Đức, Ý và Tây Ban Nha là những nước đã trực tiếp hay gián tiếp trả tiền chuộc mạng cho bọn khủng bố Hồi Giáo.
Bốn ký giả Pháp và hai ký giả Tây Ban Nha đã được bọn khủng bố Hồi Giáo IS trả tự do đầu năm nay sau khi chúng đã nhận được tiền chuộc. Hiện chưa rõ số tiền này là bao nhiêu và được trả bởi các cơ quan, chính phủ hay gia đình họ.
Một trong bốn ký giả người Pháp là Nicolas Henin của tạp chí Pháp Le Point, người đã bị bỏ tù bảy tháng chung với James Foley trước khi được trả tự do vào tháng Tư, cho biết hôm thứ Năm rằng "một số quốc gia, khá nhiều quốc gia, thực sự đã thương lượng với bọn khủng bố." Khi được hỏi lý do tại sao ông đã được trả tự do, Henin nói với BBC rằng: "Tôi không biết là do chính phủ Pháp trả tiền, hoặc là trao đổi tù nhân".
David Cohen, quan chức Bộ Tài chính Mỹ phụ trách điều tra trương mục của các nhóm khủng bố, cho biết các cuộc điều tra do nhóm ông phụ trách mà thôi đã cho thấy các quốc gia đã chi ít 120 triệu Mỹ Kim tiền chuộc cho công dân của họ kể từ năm 2008.
Trong khi đó thì tờ New York Times khẳng định rằng Pháp đã trả ít nhất 58 triệu Mỹ Kim cho bọn khủng bố và điều này giải thích tại sao các ký giả người Pháp được trả tự do đông đảo nhất.
Tờ Washington Post tường thuật hôm thứ Năm là Chuẩn Tướng John Kirby, phát ngôn viên Ngũ Giác Đài cho biết Hoa Kỳ đã thất bại trong một mưu toan giải cứu James Foley:
“Chúng tôi đã mở một cuộc hành quân đột kích bao gồm cả các thành phần trên không và trên bộ tập trung vào một mạng lưới giam giữ tù binh của quân khủng bố Hồi Giáo IS. Thật không may, nhiệm vụ đã không thành công vì các con tin đã không có mặt tại địa điểm này”.
Các chuyên gia Hoa Kỳ tin rằng tên khủng bố đã chặt đầu anh James Foley là một người nói tiếng Anh giọng London.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh Lễ an táng Đức Cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
08:12 21/08/2014
Thánh lễ an táng Đức Cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan được cử hành cách long trọng vào lúc 9g00 ngày 21.08.2014, tại Nguyện đường Bát phúc của Tu Đoàn Bác ái Xã hội.
Hình ảnh
Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, Giám Mục Giáo Phận Phan Thiết chủ tế, đoàn đồng tế gồm 15 Giám mục (Đức TGM Hà nội, Đức TGM Huế, ĐGM Lạng sơn, ĐGM Bùi chu, ĐGM Vinh, ĐGM Đà nẵng, ĐGM Kontum, ĐGM Ban mê thuộc, ĐGM Đà lạt, ĐGM Xuân lộc, ĐGM Bà rịa, ĐGM Mỹ tho, ĐGM Cần thơ, ĐGM Phụ tá Long xuyên), Đức Ông Barnabê Nguyễn Văn Phương, hơn 200 Linh mục đến từ nhiều giáo phận và dòng tu. Đông đảo quý tu sĩ nam nữ, quý linh tông huyết tộc và hàng chục ngàn người từ các nhiều giáo xứ, anh chị em lương dân hiệp thông cầu nguyện sốt sắng.
Khởi đầu thánh lễ, cha Antôn Nguyễn Minh Tuấn, hạt trưởng Hạt Hàm tân đọc tiểu sử Đức Cha Phaolô. Kế đến Cha niên trưởng FX Phạm Quyền đọc di chúc của Đức Cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan. Cha GB Trần Văn Thuyết hạt trưởng Hạt Đức Tánh đọc các điện văn phân ưu của Đức Hồng Y Pietro Parolin - Quốc Vụ Khanh Toà Thánh, Đức Hồng Y Fernando Filoni – Bộ trưởng Bộ Rao giảng Tin Mừng cho các dân tộc, Đức TGM Leopoldo Girelli - Đại diện Toàn Thánh, Đức TGM Phaolô Bùi Văn Đọc – Chủ tịch HĐGMVN, Đức TGM Phêrô Nguyễn Văn Nhơn và Đức GM Phụ tá Laurenxô Chu Văn Minh, Toà Giám Mục GP Vinh, Cha JB Etcharren; ngoài ra còn có các Đức Cha gọi điện, viết thư phân ưu như Đức Cha Giuse Nguyễn Văn Yến – nguyên GM GP Phát diệm, Đức Cha Giuse Trần Xuân Tiếu - GM Long xuyên, Đức Cha Matthêu Nguyễn Văn Khôi - GM Quy nhơn, Đức Cha Phêrô Nguyễn Soạn – nguyên GM Quy nhơn, Đức Cha Tôma Vũ Đình Hiệu – GM Bùi chu, Đức Cha Gioan Maria Vũ Tất – GM Hưng hoá, Đức Cha Anphongsô Nguyễn Hữu Long - GM Phụ tá Hưng hoá, Đức Cha Giuse Võ Đức Minh – GM Nha trang, Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên – GM Hải phòng, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ - GM Thái Bình, Đức Cha Giuse Nguyễn Năng – GM Phát diệm, Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh - GM Kontum, Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt – GM Bắc ninh, Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước – GM Phú cường, Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, GM Thanh hoá, Đức Cha GB Bùi Tuần – nguyên GM Long xuyên, Đức Cha Vinhcentê Nguyễn Văn Bản – GM Ban mê thuộc, Đức Cha FX Lê Văn Hồng – TGM Huế, cha Phêrô Dương Văn Thạnh, Giám quản Vĩnh long, cha Luy Nguyễn anh Tuấn – Thư ký HĐGMVN, và nhiều dòng tu nam nữ cũng đã gọi điện phân ưu.
Đức Giuse Vũ Duy Thống chủ tế, ngỏ lời với cộng đoàn.
Kính thưa cộng đoàn,
Thánh lễ an táng cho Đức Cố Giám Mục Phaolô Nguyễn Thanh Hoan hôm nay được diễn ra một cách đặc biệt; một phần vì có sự hiện diện rất đông của quý Đức Cha từ miền xa xôi cực Bắc đến cực Nam của đất nước Việt Nam, cũng như đông đảo các linh mục đến từ các giáo phận, hoặc liên hệ với Giáo phận Phan thiết hoặc liên hệ với Tu Đoàn Bác ái Xã hội, hay liên hệ với chính cá nhân Đức Cha Phaolô; và sự hiện diện vô cùng đông đảo quý Nam Nữ Tu Sĩ Chủng Sinh và cộng đoàn giáo dân các giáo xứ. Nhưng có lẽ đặc biệt, bởi vì đây là thánh lễ cuối cùng của Đức Cha Phaolô; chỉ nguyên việc ngài được đặt nằm trong quan tài để sát đất trước bàn thờ cũng đã diễn tả nên nét riêng biệt này. Nếu như trong các thánh lễ trước đây do ngài cử hành trong tư cách là chủ tế hiến dâng của lễ cầu dâng cứu độ cho tất cả mọi người, thì hôm nay ngài diện diện giữa cộng đoàn ấm áp với mọi thành phần trong Hội Thánh Việt Nam là trong tư cách của của lễ, ngày hôm nay được mọi người hiến dâng cho Thiên Chúa. Chính vì vậy, ngài được hợp tất cả những công ơn từ sự hiệp thông đặc biệt này. Xin cộng đoàn chung lời cầu nguyện để của lễ hiến dâng đời ngài được Thiên Chúa chuẩn nhận, thanh luyện và thánh hoá, mở cửa thiên đàng cho ngài và dẫn dắt ngài vào quê hương vĩnh phúc. Tất cả những công việc trần thế ngài đã thực hiện các trong tư cách là con Thiên Chúa hay trong tư cách mục tử dẫn dắt đoàn chiên của Giáo Phận Phan Thiết, cũng sẽ được Thiên Chúa ghi nhận. Và như thế của lễ Phaolô Nguyễn Thanh Hoan cũng sẽ được các thiên thần dâng lên và Thiên Chúa chuẩn nhận. Trong niềm tin ấy mời cộng đoàn cùng dâng lễ.
Đức Cha Giuse giảng lễ, suy niệm Tin mừng Mt 5, 1-12a, về Mối Phúc Thứ Nhất “Phúc cho ai có tinh thần nghèo khó”.
Cách đây 2 năm, khi chuẩn bị khánh thành nguyện đường tu đoàn BAXH, chuyện trò với Đức Cha Phaolô, được biết ước nguyện của ngài là trình bày một nguyện đường gói gọn cả “Bài giảng trên núi”: vị trí phải ở trung tâm của cộng đoàn, như xưa Chúa Giêsu ngồi đó, môn đệ vòng trong, dân chúng vòng ngoài và xa hơn là cỏ xanh mút mắt; cấu trúc phải là bát giác hình tượng hóa “tám mối phúc thật” và chất liệu phải đơn sơ nhưng giầu ý nghĩa biểu trưng, như cộng đoàn thấy đây. Nghe xong, nhất là vào phòng khách, dừng chân trước bức phù điêu “Chúa Giêsu rửa chân cho các môn đệ”, mới hiểu tấm lòng của ngài gắn bó thế nào với bát phúc, hay cụ thể hơn với mối phúc thứ nhất dành cho người nghèo. Và đó cũng chính là nét tiêu biểu trong đời Đức Cha Phaolô, xin chia sẻ với cộng đoàn trong thánh lễ an táng ngài hôm nay.
1. Từ một xác tín “phúc cho người nghèo”
Nếu trong “tám mối phúc thật” như bài Phúc Âm ghi lại, mối phúc dành cho người nghèo đứng vị trí đầu tiên, khiến một cách nào đó người ta hiểu đây là mối phúc phổ biến nhất, chẳng những vì nghèo thường là số đông lúc nào và ở đâu cũng dễ dàng gặp thấy, mà còn vì nghèo thường dắt díu cả gia đình dòng tộc như nghèo đói, nghèo cực, nghèo khốn, nghèo khổ… Nghèo có ai ham, và nghèo có xã hội nào thích. Nhưng nếu Chúa Giêsu dạy “phúc cho ai có tinh thần nghèo khó” thì chẳng phải Ngài tôn vinh sự nghèo khổ, mà ngược lại chỉ muốn cho thấy nghèo có thể là cơ hội để làm giàu về hạnh phúc Nước Trời. Sau này Giáo Hội nhận diện giá trị của đời sống nghèo, vì đó là theo gương Chúa Giêsu hiến mình vì Nước Trời, nhất là khi thanh thoát với của cải vật chất, người ta sẽ tín thác hơn vào tình yêu của Thiên Chúa quan phòng và dễ dàng cảm thông sẻ chia hơn với những người đồng cảnh ngộ.
Đức Cha Phaolô đã sống mối phúc này với niềm xác tín đầy đặn. Những ai có dịp sống gần ngài đều công nhận như vậy. Cha Etcharren, nguyên bề trên Hội Thừa sai Paris (MEP), là cha sở của Đức Cha Phaolô trước đây ở Đông Hà, Quảng Trị, nhận định: ĐC Phaolô là một người vô cùng lạc quan, trong cuộc sống cũng như trong sứ vụ, cách riêng thời chiến tranh ly tán và dịp tản cư vào nam, ngài đã vui vẻ nhận cảnh sống nghèo và sẵn sàng chia sẻ cũng như cưu mang những người nghèo gặp được trên đường.
2. Đến bận tâm mục vụ “lo cho người nghèo”
Không chỉ trong đời sống riêng mà còn trong sinh hoạt mục vụ, Đức Cha Phaolô đặc biệt quan tâm đến người nghèo, làm sao cho những người yếu thế này được nâng đỡ về tinh thần, giúp đỡ về vật chất và bênh đỡ khỏi những thiệt thòi về quyền lợi nhân sinh cũng như kinh tế. Có thể bảo đây chính là bận tâm lớn nhất của ngài, khi còn là linh mục hay khi đã nhận thêm trọng trách giám mục. Chẳng phải nói đâu xa, mới thứ năm tuần trước, ngày 14/8, trong Hội nghị cấp tỉnh, phát biểu về “mô hình xây dựng đời sống văn minh tại các vùng dân cư”, ngài còn nêu lên kinh nghiệm: một lần đi mục vụ vùng Long Hương nơi cực bắc giáo phận Phan Thiết, cách đây chừng 150 km, ngang qua một bãi rác thấy có nhiều gia đình lầm than bới tìm cuộc sống trên đống phế thải, vừa tổn hại sức khỏe thân xác vừa tổn thất năng lực tinh thần, ngài đã giải quyết không đắn đo là lo cho 19 gia đình ấy có chỗ định cư, rồi đề nghị việc làm mới để người lớn có thể ổn định cuộc sống và trẻ thơ có điều kiện đến trường.
Phúc cho người nghèo, nhưng cũng phúc cho người biết chăm lo cho người nghèo. Cuộc đời Đức Cha Phaolô là một dấu ấn không quên liên quan đến những người lâm cảnh túng quẫn mọi mặt, nhất là vào thời kỳ tao loạn phải dắt díu gánh gồng cô nhi người trẻ từ vĩ tuyến 17 vào nam lập nên xứ Đông Hà nay còn đó, hay trường trại “bồ câu trắng” nay thành xứ Thánh linh cận kề đây. Nhiều cô nhi năm nào giờ đã trưởng thành và chẳng bao giờ quên người cha đã cho mình cuộc sống xã hội, để xưng hô với ngài “bố bố-con con” nghe ấm áp tình cảm gia đình.
3. Để hình thành tu đoàn Bác Ái Xã Hội, đem “Tin Mừng cho người nghèo”
Khi được Tòa Thánh chọn làm giám mục phó Giáo Phận Phan Thiết vào năm 2001, Đức Cha Phaolô đã không ngần ngại chọn khẩu hiệu “Tin Mừng cho người nghèo” vốn đã là châm ngôn sống của ngài từ lâu. Với chức giám mục, nếu điều bất lợi là không còn được sống gần gũi với người nghèo như trước kia nữa, thì điều thuận lợi hơn là thực hiện được nhiều chương trình phát triển cho người nghèo không phân biệt lương giáo, từ dự án “đập nước tưới tiêu” cho vùng nông thôn khô cằn lửa cháy vùng Tân Hà (dân địa phương quen gọi là đập “cha Hoan”), đến những dự án “chăn nuôi gia súc” hằng trăm con, không chỉ để cải thiện đời sống mà còn hướng đến tích lũy làm giầu. Hồi chưa về giáo phận Phan Thiết, nghe ngài báo cáo trong các hội nghị thường niên HĐGM, nhất là thấy ngài coi trọng việc làm cụ thể hơn là tư duy lý thuyết, thú thực tôi không hiểu lắm, nhưng khi được mắt thấy tại chỗ, tôi đã bị thuyết phục: đúng là muốn đem Tin Mừng cho người nghèo, trước hết cần đem bác ái vào xã hội.
Thảo nào, trong nhiệm kỳ 2 làm chủ tịch UB/BAXH, năm 2004, ngài đã mạnh dạn thành lập tu đoàn cùng tên gọi với UB ngài đặc trách, với linh đạo truyền giáo qua nẻo bác ái, trong ước nguyện mỗi thành viên tu đoàn trở thành “Tin Mừng cho người nghèo”. Tại lối vào tu đoàn đây, chắc cộng đoàn cũng kịp nhìn thấy tấm bảng ghi chữ “Thiên Thảo Đường”. Đó là chương trình thuốc chữa bệnh miễn phí tại vùng dân cư này cũng như tại các giáo điểm do ngài thiết lập, và theo nhãn giới của bài Phúc Âm, đây chính là “Tin Mừng cụ thể cho người nghèo” mọi lúc mọi nơi.
Đó là đôi nét khái quát về hành trình sống “bát phúc” của Đức Cha Phaolô. Sống được như thế, vì ngài đã chọn Chúa trong người nghèo làm hạnh phúc. Những gì ngài tâm huyết chọn lựa và thực hiện chắc đã được Chúa lượng giá. Hôm nay, trong thánh lễ an táng, chỉ xin Chúa nhớ lại lòng thương xót ngàn đời của Chúa, thương thanh tẩy lỗi lầm và ban hạnh phúc đời đời cho Đức Cha Phaolô, người tôi trung đã hết lòng phụng sự Chúa và phục vụ Giáo Hội.
Và Thưa Đức Cha Phaolô, sinh thời ngài đã sống gắn bó với bát phúc, nhất là với “mối phúc dành cho người nghèo”, hôm nay cộng đoàn cầu nguyện cho Đức Cha đạt tới đích điểm hạnh phúc là chính Thiên Chúa hằng sống, và một khi rời “Thiên Thảo Đường” đây để về thiên đường vĩnh phúc, xin Đức Cha cũng nhớ đến mọi người đang thương mến cầu nguyện cho ngài. Amen.
Cuối thánh lễ, Cha niên trưởng FX Phạm Quyền thay mặt Linh mục đoàn Phan thiết đọc lời từ biệt và chủ sự nghi thức tiễn biệt.
Kính thưa Đức Cha Phaolô
Đức Cha đã đến chung sống với chúng con trên phần đất của Giáo phận từ năm 1972, với nhiệm vụ linh mục phụ trách trường trung học và cô nhi viện 6 năm, quản xứ 21 năm, sáng lập Tu Đoàn Bác Ái Xã Hội, hạt trưởng 2 năm, Giám mục phó 4 năm, Giám mục Chính tòa 4 năm. Chúng con tạ ơn Chúa đã ban cho giáo phận một vị mục tử hiền lành và khiêm nhường, một người cha, một người thầy, một người anh, giàu lòng bác ái đối với người nghèo, đúng như châm ngôn Giám mục của Đức Cha: “Tin Mừng cho người nghèo”. Hình ảnh thân thương tốt đẹp của Đức Cha sẽ vẫn còn sống động mãi trong lòng giáo phận.
Kính thưa Đức Cha,
Trong thời gian 42 năm, Đức Cha phục vụ tại giáo phận, chắc chắn chúng con: các linh mục, tu sĩ, nam nữ, chủng sinh và giáo dân không tránh khỏi những việc làm buồn lòng Đức Cha. Chúng con cúi xin Đức Cha rộng lượng tha thứ.
Trong niềm tín thác vào lòng nhân từ thương xót của Thiên Chúa, và với lời bầu cử của Đức Mẹ Tàpao, xin Thiên Chúa sớm đưa linh hồn Đức Cha về hưởng thánh nhan như lời Ngài đã hứa: “Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi ngay từ thuở tạo thiên lập địa.. .Vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu, các ngươi đã thăm nom.” (Mt 25, 34-36). Chúng con xin tạm biệt Đức Cha, và xin Đức Cha cũng cầu bầu cho chúng con được gặp lại Đức Cha trên thiên quốc. Giáo Phận Phan Thiết xin bày tỏ sự hiệp thông sâu xa, và chân thành chia buồn với Tu Đoàn Bác Ái Xã Hội, cùng tang quyến của Đức Cha Phaolô.
Cha Giuse Đặng Văn Tiếp, linh mục tiên khởi của Tu đoàn dâng lời cảm tạ quý Đức Cha, quý cha, quý tu sĩ nam nữ và cộng đoàn.
Linh cữu Đức Cha Phaolô được đưa đến trước nguyện đường Bát phúc, án táng trong phần mộ theo di chúc ngài để lại. Đức TGM FX Lê Văn Hồng chủ sự nghi thức trước phần mộ.
Cả cộng đoàn phụng vụ cùng trầm tư tĩnh lặng. Cảm giác khi đứng trước mộ phần giữa rừng cây xanh um như nối dài cuộc sống bình thường đến cõi thiêng liêng.
Mồ mả là chốn thiêng liêng nhất trong tâm thức người Việt. Mồ yên mả đẹp bao giờ cũng là phần thưởng lớn nhất và cũng là cuối cùng của một đời người. Trong mạch thời gian, sự sống và cái chết đổi chỗ lẫn nhau. Sự sống thay đổi chứ không mất đi.
Sự tôn trọng đối với người đã chết hòa chung với sự tôn trọng đối với người còn sống. Ngôi mộ Đức Cha Phaolô nằm trước nguyện đường có tiếng chuông ngân, có lời kinh hạt, có thánh lễ hàng ngày, giữa đoàn con cái Tu đoàn với cây xanh ruộng vườn nương rẫy. Một vòng đời đi qua, giống như một đoạn đường từ nhà ra đồng ruộng, lên rừng, rồi lại về nhà... Con người sinh ra ở trần gian không phải để rồi vĩnh viễn cư ngụ tại đó, trái lại, đây chỉ là khởi đầu một cuộc hành trình về với Chúa.
Một cuộc sống hiến dâng phục vụ được tưởng thưởng bằng một cái chết bình yên. Trong sự tiễn đưa nghĩa tình của mọi thành phần dân Chúa, trong sự đón nhận ấm áp của đất trời... Đức Cha Phaolô thật sự vui mừng về với Thiên Chúa tình yêu.
Chính trong khát vọng về với Thiên Chúa, cội nguồn sự sống mà thi sĩ Tagore đã dâng lời kinh tha thiết:
Như đàn hạc hoài hương
Bay thẳng về tổ ấm
Trên đỉnh núi vút cao
Qua vùng trời thăm thẳm
Lên tận chốn huyền siêu. (Gitanjali 103,4).
Hình ảnh
Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, Giám Mục Giáo Phận Phan Thiết chủ tế, đoàn đồng tế gồm 15 Giám mục (Đức TGM Hà nội, Đức TGM Huế, ĐGM Lạng sơn, ĐGM Bùi chu, ĐGM Vinh, ĐGM Đà nẵng, ĐGM Kontum, ĐGM Ban mê thuộc, ĐGM Đà lạt, ĐGM Xuân lộc, ĐGM Bà rịa, ĐGM Mỹ tho, ĐGM Cần thơ, ĐGM Phụ tá Long xuyên), Đức Ông Barnabê Nguyễn Văn Phương, hơn 200 Linh mục đến từ nhiều giáo phận và dòng tu. Đông đảo quý tu sĩ nam nữ, quý linh tông huyết tộc và hàng chục ngàn người từ các nhiều giáo xứ, anh chị em lương dân hiệp thông cầu nguyện sốt sắng.
Khởi đầu thánh lễ, cha Antôn Nguyễn Minh Tuấn, hạt trưởng Hạt Hàm tân đọc tiểu sử Đức Cha Phaolô. Kế đến Cha niên trưởng FX Phạm Quyền đọc di chúc của Đức Cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan. Cha GB Trần Văn Thuyết hạt trưởng Hạt Đức Tánh đọc các điện văn phân ưu của Đức Hồng Y Pietro Parolin - Quốc Vụ Khanh Toà Thánh, Đức Hồng Y Fernando Filoni – Bộ trưởng Bộ Rao giảng Tin Mừng cho các dân tộc, Đức TGM Leopoldo Girelli - Đại diện Toàn Thánh, Đức TGM Phaolô Bùi Văn Đọc – Chủ tịch HĐGMVN, Đức TGM Phêrô Nguyễn Văn Nhơn và Đức GM Phụ tá Laurenxô Chu Văn Minh, Toà Giám Mục GP Vinh, Cha JB Etcharren; ngoài ra còn có các Đức Cha gọi điện, viết thư phân ưu như Đức Cha Giuse Nguyễn Văn Yến – nguyên GM GP Phát diệm, Đức Cha Giuse Trần Xuân Tiếu - GM Long xuyên, Đức Cha Matthêu Nguyễn Văn Khôi - GM Quy nhơn, Đức Cha Phêrô Nguyễn Soạn – nguyên GM Quy nhơn, Đức Cha Tôma Vũ Đình Hiệu – GM Bùi chu, Đức Cha Gioan Maria Vũ Tất – GM Hưng hoá, Đức Cha Anphongsô Nguyễn Hữu Long - GM Phụ tá Hưng hoá, Đức Cha Giuse Võ Đức Minh – GM Nha trang, Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên – GM Hải phòng, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ - GM Thái Bình, Đức Cha Giuse Nguyễn Năng – GM Phát diệm, Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh - GM Kontum, Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt – GM Bắc ninh, Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước – GM Phú cường, Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, GM Thanh hoá, Đức Cha GB Bùi Tuần – nguyên GM Long xuyên, Đức Cha Vinhcentê Nguyễn Văn Bản – GM Ban mê thuộc, Đức Cha FX Lê Văn Hồng – TGM Huế, cha Phêrô Dương Văn Thạnh, Giám quản Vĩnh long, cha Luy Nguyễn anh Tuấn – Thư ký HĐGMVN, và nhiều dòng tu nam nữ cũng đã gọi điện phân ưu.
Đức Giuse Vũ Duy Thống chủ tế, ngỏ lời với cộng đoàn.
Kính thưa cộng đoàn,
Thánh lễ an táng cho Đức Cố Giám Mục Phaolô Nguyễn Thanh Hoan hôm nay được diễn ra một cách đặc biệt; một phần vì có sự hiện diện rất đông của quý Đức Cha từ miền xa xôi cực Bắc đến cực Nam của đất nước Việt Nam, cũng như đông đảo các linh mục đến từ các giáo phận, hoặc liên hệ với Giáo phận Phan thiết hoặc liên hệ với Tu Đoàn Bác ái Xã hội, hay liên hệ với chính cá nhân Đức Cha Phaolô; và sự hiện diện vô cùng đông đảo quý Nam Nữ Tu Sĩ Chủng Sinh và cộng đoàn giáo dân các giáo xứ. Nhưng có lẽ đặc biệt, bởi vì đây là thánh lễ cuối cùng của Đức Cha Phaolô; chỉ nguyên việc ngài được đặt nằm trong quan tài để sát đất trước bàn thờ cũng đã diễn tả nên nét riêng biệt này. Nếu như trong các thánh lễ trước đây do ngài cử hành trong tư cách là chủ tế hiến dâng của lễ cầu dâng cứu độ cho tất cả mọi người, thì hôm nay ngài diện diện giữa cộng đoàn ấm áp với mọi thành phần trong Hội Thánh Việt Nam là trong tư cách của của lễ, ngày hôm nay được mọi người hiến dâng cho Thiên Chúa. Chính vì vậy, ngài được hợp tất cả những công ơn từ sự hiệp thông đặc biệt này. Xin cộng đoàn chung lời cầu nguyện để của lễ hiến dâng đời ngài được Thiên Chúa chuẩn nhận, thanh luyện và thánh hoá, mở cửa thiên đàng cho ngài và dẫn dắt ngài vào quê hương vĩnh phúc. Tất cả những công việc trần thế ngài đã thực hiện các trong tư cách là con Thiên Chúa hay trong tư cách mục tử dẫn dắt đoàn chiên của Giáo Phận Phan Thiết, cũng sẽ được Thiên Chúa ghi nhận. Và như thế của lễ Phaolô Nguyễn Thanh Hoan cũng sẽ được các thiên thần dâng lên và Thiên Chúa chuẩn nhận. Trong niềm tin ấy mời cộng đoàn cùng dâng lễ.
Đức Cha Giuse giảng lễ, suy niệm Tin mừng Mt 5, 1-12a, về Mối Phúc Thứ Nhất “Phúc cho ai có tinh thần nghèo khó”.
Cách đây 2 năm, khi chuẩn bị khánh thành nguyện đường tu đoàn BAXH, chuyện trò với Đức Cha Phaolô, được biết ước nguyện của ngài là trình bày một nguyện đường gói gọn cả “Bài giảng trên núi”: vị trí phải ở trung tâm của cộng đoàn, như xưa Chúa Giêsu ngồi đó, môn đệ vòng trong, dân chúng vòng ngoài và xa hơn là cỏ xanh mút mắt; cấu trúc phải là bát giác hình tượng hóa “tám mối phúc thật” và chất liệu phải đơn sơ nhưng giầu ý nghĩa biểu trưng, như cộng đoàn thấy đây. Nghe xong, nhất là vào phòng khách, dừng chân trước bức phù điêu “Chúa Giêsu rửa chân cho các môn đệ”, mới hiểu tấm lòng của ngài gắn bó thế nào với bát phúc, hay cụ thể hơn với mối phúc thứ nhất dành cho người nghèo. Và đó cũng chính là nét tiêu biểu trong đời Đức Cha Phaolô, xin chia sẻ với cộng đoàn trong thánh lễ an táng ngài hôm nay.
1. Từ một xác tín “phúc cho người nghèo”
Nếu trong “tám mối phúc thật” như bài Phúc Âm ghi lại, mối phúc dành cho người nghèo đứng vị trí đầu tiên, khiến một cách nào đó người ta hiểu đây là mối phúc phổ biến nhất, chẳng những vì nghèo thường là số đông lúc nào và ở đâu cũng dễ dàng gặp thấy, mà còn vì nghèo thường dắt díu cả gia đình dòng tộc như nghèo đói, nghèo cực, nghèo khốn, nghèo khổ… Nghèo có ai ham, và nghèo có xã hội nào thích. Nhưng nếu Chúa Giêsu dạy “phúc cho ai có tinh thần nghèo khó” thì chẳng phải Ngài tôn vinh sự nghèo khổ, mà ngược lại chỉ muốn cho thấy nghèo có thể là cơ hội để làm giàu về hạnh phúc Nước Trời. Sau này Giáo Hội nhận diện giá trị của đời sống nghèo, vì đó là theo gương Chúa Giêsu hiến mình vì Nước Trời, nhất là khi thanh thoát với của cải vật chất, người ta sẽ tín thác hơn vào tình yêu của Thiên Chúa quan phòng và dễ dàng cảm thông sẻ chia hơn với những người đồng cảnh ngộ.
Đức Cha Phaolô đã sống mối phúc này với niềm xác tín đầy đặn. Những ai có dịp sống gần ngài đều công nhận như vậy. Cha Etcharren, nguyên bề trên Hội Thừa sai Paris (MEP), là cha sở của Đức Cha Phaolô trước đây ở Đông Hà, Quảng Trị, nhận định: ĐC Phaolô là một người vô cùng lạc quan, trong cuộc sống cũng như trong sứ vụ, cách riêng thời chiến tranh ly tán và dịp tản cư vào nam, ngài đã vui vẻ nhận cảnh sống nghèo và sẵn sàng chia sẻ cũng như cưu mang những người nghèo gặp được trên đường.
2. Đến bận tâm mục vụ “lo cho người nghèo”
Không chỉ trong đời sống riêng mà còn trong sinh hoạt mục vụ, Đức Cha Phaolô đặc biệt quan tâm đến người nghèo, làm sao cho những người yếu thế này được nâng đỡ về tinh thần, giúp đỡ về vật chất và bênh đỡ khỏi những thiệt thòi về quyền lợi nhân sinh cũng như kinh tế. Có thể bảo đây chính là bận tâm lớn nhất của ngài, khi còn là linh mục hay khi đã nhận thêm trọng trách giám mục. Chẳng phải nói đâu xa, mới thứ năm tuần trước, ngày 14/8, trong Hội nghị cấp tỉnh, phát biểu về “mô hình xây dựng đời sống văn minh tại các vùng dân cư”, ngài còn nêu lên kinh nghiệm: một lần đi mục vụ vùng Long Hương nơi cực bắc giáo phận Phan Thiết, cách đây chừng 150 km, ngang qua một bãi rác thấy có nhiều gia đình lầm than bới tìm cuộc sống trên đống phế thải, vừa tổn hại sức khỏe thân xác vừa tổn thất năng lực tinh thần, ngài đã giải quyết không đắn đo là lo cho 19 gia đình ấy có chỗ định cư, rồi đề nghị việc làm mới để người lớn có thể ổn định cuộc sống và trẻ thơ có điều kiện đến trường.
Phúc cho người nghèo, nhưng cũng phúc cho người biết chăm lo cho người nghèo. Cuộc đời Đức Cha Phaolô là một dấu ấn không quên liên quan đến những người lâm cảnh túng quẫn mọi mặt, nhất là vào thời kỳ tao loạn phải dắt díu gánh gồng cô nhi người trẻ từ vĩ tuyến 17 vào nam lập nên xứ Đông Hà nay còn đó, hay trường trại “bồ câu trắng” nay thành xứ Thánh linh cận kề đây. Nhiều cô nhi năm nào giờ đã trưởng thành và chẳng bao giờ quên người cha đã cho mình cuộc sống xã hội, để xưng hô với ngài “bố bố-con con” nghe ấm áp tình cảm gia đình.
3. Để hình thành tu đoàn Bác Ái Xã Hội, đem “Tin Mừng cho người nghèo”
Khi được Tòa Thánh chọn làm giám mục phó Giáo Phận Phan Thiết vào năm 2001, Đức Cha Phaolô đã không ngần ngại chọn khẩu hiệu “Tin Mừng cho người nghèo” vốn đã là châm ngôn sống của ngài từ lâu. Với chức giám mục, nếu điều bất lợi là không còn được sống gần gũi với người nghèo như trước kia nữa, thì điều thuận lợi hơn là thực hiện được nhiều chương trình phát triển cho người nghèo không phân biệt lương giáo, từ dự án “đập nước tưới tiêu” cho vùng nông thôn khô cằn lửa cháy vùng Tân Hà (dân địa phương quen gọi là đập “cha Hoan”), đến những dự án “chăn nuôi gia súc” hằng trăm con, không chỉ để cải thiện đời sống mà còn hướng đến tích lũy làm giầu. Hồi chưa về giáo phận Phan Thiết, nghe ngài báo cáo trong các hội nghị thường niên HĐGM, nhất là thấy ngài coi trọng việc làm cụ thể hơn là tư duy lý thuyết, thú thực tôi không hiểu lắm, nhưng khi được mắt thấy tại chỗ, tôi đã bị thuyết phục: đúng là muốn đem Tin Mừng cho người nghèo, trước hết cần đem bác ái vào xã hội.
Thảo nào, trong nhiệm kỳ 2 làm chủ tịch UB/BAXH, năm 2004, ngài đã mạnh dạn thành lập tu đoàn cùng tên gọi với UB ngài đặc trách, với linh đạo truyền giáo qua nẻo bác ái, trong ước nguyện mỗi thành viên tu đoàn trở thành “Tin Mừng cho người nghèo”. Tại lối vào tu đoàn đây, chắc cộng đoàn cũng kịp nhìn thấy tấm bảng ghi chữ “Thiên Thảo Đường”. Đó là chương trình thuốc chữa bệnh miễn phí tại vùng dân cư này cũng như tại các giáo điểm do ngài thiết lập, và theo nhãn giới của bài Phúc Âm, đây chính là “Tin Mừng cụ thể cho người nghèo” mọi lúc mọi nơi.
Đó là đôi nét khái quát về hành trình sống “bát phúc” của Đức Cha Phaolô. Sống được như thế, vì ngài đã chọn Chúa trong người nghèo làm hạnh phúc. Những gì ngài tâm huyết chọn lựa và thực hiện chắc đã được Chúa lượng giá. Hôm nay, trong thánh lễ an táng, chỉ xin Chúa nhớ lại lòng thương xót ngàn đời của Chúa, thương thanh tẩy lỗi lầm và ban hạnh phúc đời đời cho Đức Cha Phaolô, người tôi trung đã hết lòng phụng sự Chúa và phục vụ Giáo Hội.
Và Thưa Đức Cha Phaolô, sinh thời ngài đã sống gắn bó với bát phúc, nhất là với “mối phúc dành cho người nghèo”, hôm nay cộng đoàn cầu nguyện cho Đức Cha đạt tới đích điểm hạnh phúc là chính Thiên Chúa hằng sống, và một khi rời “Thiên Thảo Đường” đây để về thiên đường vĩnh phúc, xin Đức Cha cũng nhớ đến mọi người đang thương mến cầu nguyện cho ngài. Amen.
Cuối thánh lễ, Cha niên trưởng FX Phạm Quyền thay mặt Linh mục đoàn Phan thiết đọc lời từ biệt và chủ sự nghi thức tiễn biệt.
Kính thưa Đức Cha Phaolô
Đức Cha đã đến chung sống với chúng con trên phần đất của Giáo phận từ năm 1972, với nhiệm vụ linh mục phụ trách trường trung học và cô nhi viện 6 năm, quản xứ 21 năm, sáng lập Tu Đoàn Bác Ái Xã Hội, hạt trưởng 2 năm, Giám mục phó 4 năm, Giám mục Chính tòa 4 năm. Chúng con tạ ơn Chúa đã ban cho giáo phận một vị mục tử hiền lành và khiêm nhường, một người cha, một người thầy, một người anh, giàu lòng bác ái đối với người nghèo, đúng như châm ngôn Giám mục của Đức Cha: “Tin Mừng cho người nghèo”. Hình ảnh thân thương tốt đẹp của Đức Cha sẽ vẫn còn sống động mãi trong lòng giáo phận.
Kính thưa Đức Cha,
Trong thời gian 42 năm, Đức Cha phục vụ tại giáo phận, chắc chắn chúng con: các linh mục, tu sĩ, nam nữ, chủng sinh và giáo dân không tránh khỏi những việc làm buồn lòng Đức Cha. Chúng con cúi xin Đức Cha rộng lượng tha thứ.
Trong niềm tín thác vào lòng nhân từ thương xót của Thiên Chúa, và với lời bầu cử của Đức Mẹ Tàpao, xin Thiên Chúa sớm đưa linh hồn Đức Cha về hưởng thánh nhan như lời Ngài đã hứa: “Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi ngay từ thuở tạo thiên lập địa.. .Vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu, các ngươi đã thăm nom.” (Mt 25, 34-36). Chúng con xin tạm biệt Đức Cha, và xin Đức Cha cũng cầu bầu cho chúng con được gặp lại Đức Cha trên thiên quốc. Giáo Phận Phan Thiết xin bày tỏ sự hiệp thông sâu xa, và chân thành chia buồn với Tu Đoàn Bác Ái Xã Hội, cùng tang quyến của Đức Cha Phaolô.
Cha Giuse Đặng Văn Tiếp, linh mục tiên khởi của Tu đoàn dâng lời cảm tạ quý Đức Cha, quý cha, quý tu sĩ nam nữ và cộng đoàn.
Linh cữu Đức Cha Phaolô được đưa đến trước nguyện đường Bát phúc, án táng trong phần mộ theo di chúc ngài để lại. Đức TGM FX Lê Văn Hồng chủ sự nghi thức trước phần mộ.
Cả cộng đoàn phụng vụ cùng trầm tư tĩnh lặng. Cảm giác khi đứng trước mộ phần giữa rừng cây xanh um như nối dài cuộc sống bình thường đến cõi thiêng liêng.
Mồ mả là chốn thiêng liêng nhất trong tâm thức người Việt. Mồ yên mả đẹp bao giờ cũng là phần thưởng lớn nhất và cũng là cuối cùng của một đời người. Trong mạch thời gian, sự sống và cái chết đổi chỗ lẫn nhau. Sự sống thay đổi chứ không mất đi.
Sự tôn trọng đối với người đã chết hòa chung với sự tôn trọng đối với người còn sống. Ngôi mộ Đức Cha Phaolô nằm trước nguyện đường có tiếng chuông ngân, có lời kinh hạt, có thánh lễ hàng ngày, giữa đoàn con cái Tu đoàn với cây xanh ruộng vườn nương rẫy. Một vòng đời đi qua, giống như một đoạn đường từ nhà ra đồng ruộng, lên rừng, rồi lại về nhà... Con người sinh ra ở trần gian không phải để rồi vĩnh viễn cư ngụ tại đó, trái lại, đây chỉ là khởi đầu một cuộc hành trình về với Chúa.
Một cuộc sống hiến dâng phục vụ được tưởng thưởng bằng một cái chết bình yên. Trong sự tiễn đưa nghĩa tình của mọi thành phần dân Chúa, trong sự đón nhận ấm áp của đất trời... Đức Cha Phaolô thật sự vui mừng về với Thiên Chúa tình yêu.
Chính trong khát vọng về với Thiên Chúa, cội nguồn sự sống mà thi sĩ Tagore đã dâng lời kinh tha thiết:
Như đàn hạc hoài hương
Bay thẳng về tổ ấm
Trên đỉnh núi vút cao
Qua vùng trời thăm thẳm
Lên tận chốn huyền siêu. (Gitanjali 103,4).
Đại hội lễ sinh 2014 tại giáo phận Thanh Hóa
BTT Giáo phận Thanh Hóa
08:42 21/08/2014
Đại hội lể sinh 2014 tại giáo phận Thanh Hóa
Ngày 20.8.2014 tại Tòa Giám mục Thanh hóa đã diễn ra Đại hội lễ sinh giáo phận 2014 do UB Phụng tự giáo phận tổ chức. Hơn 1200 lễ sinh của 47/51 giáo xứ trong giáo phận đã quy tụ về giáo đô để tham dự ngày ĐH. Cùng tham dự có Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, giám mục giáo phận, cha Giuse Hoàng Văn Hạnh, chủ tịch UB Phụng vụ giáo phận, quý cha trong BTC, quý cha trong giáo phận và quý chức đồng hành với lễ sinh tại các giáo xứ.
Xem Hình
Nhằm gây ý thức và giúp các lễ sinh giáo phận sống Năm Phúc Âm Hóa Gia Đình, UB Phụng tự giáo phận đã chọn chủ đề cho năm nay: LỄ SINH VÀ PHÚC ÂM HÓA ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH.
Buổi sáng, sau chương trình khai mạc, các em đã được nghe thuyết trình về vai trò và nhiệm vụ của người lễ sinh do cha chủ tịch UB Phụng tự giáo phận, Giuse Hoàng Văn Hạnh giới thiệu.
BTC cũng dành thời gian để gặp gỡ đồng thời giải đáp thắc mắc phụng vụ do lễ sinh đặt câu hỏi.
Ngày ĐH được ngắt quãng bằng giờ nghỉ trưa ngắn ngủi. Hơn 1200 lễ sinh đã cũng nhau chung chia bữa trưa với BTC ngay tại khuôn viên TGM.
Sau đó, lễ sinh tham dự nghi thức Sám Hối, Chầu Thánh Thể, lãnh nhận Bí Tích Hòa Giải và kết thúc bằng Thánh lễ Tạ ơn với nghi thức sai đi do chính vị Chủ chăn giáo phận chủ tế.
Ngày Lễ sinh giáo phận được tổ chức lần đầu tiên ngày 17.9.2010, do Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh khởi xướng và giao cho UB Phụng tự giáo phận tổ chức, nhằm giúp lễ sinh trong giáo phận gặp gỡ nhau, gây ý thức vai trò và trách nhiệm của lễ sinh trong phục vụ Bàn Thánh và trong đời sống của các em. Đồng thời nhắm tới một mục tiêu chiến lược: Chuẩn bị nhân sự tương lai cho giáo phận.
Hoạt động này nằm trong định hướng mục vụ của vị chủ chăn giáo phận đó là tổ chức thường huấn cho mọi thành phần Dân Chúa trong giáo phận, trong đó, đối với ngài “lễ sinh là thành phần quan trọng, là những người gần gũi phục vụ Bàn Thánh (giúp lễ), là những thành phần ưu tú trong giáo phận, nếu lễ sinh được huấn luyện chu đáo sẽ trở thành nguồn nhân lực hứa hẹn cho tương lai của giáo phận, giáo xứ. Đây chính là dự nguồn tương lai của giáo phận.”.
Năm nay, giáo hạt Sông Mã với 252 lễ sinh, dẫn đầu về con số lề sinh tham dự. Tiếp đến, giáo hạt Nga Sơn 232 em, hạt Chính Tòa 189 em, Mỹ Điện 184, Ba Làng 181 và hạt Sông Chu 144 em.
Tam Tổng là giáo xứ có đông lễ sinh tham dự nhất 100 lễ sinh. Đại Tiền, một giáo xứ chỉ có 174 nhân danh cũng có tới 7 lễ sinh tham dự.
Với con số lễ sinh đông đảo và hầu hết các giáo xứ đều tổ chức cho lễ sinh đến tham dự đã cho thấy sự quan tâm của các mục tử tại các giáo xứ đối với lễ sinh nói riêng và rộng hơn tương lai của giáo phận và giáo xứ.
Ngày 20.8.2014 tại Tòa Giám mục Thanh hóa đã diễn ra Đại hội lễ sinh giáo phận 2014 do UB Phụng tự giáo phận tổ chức. Hơn 1200 lễ sinh của 47/51 giáo xứ trong giáo phận đã quy tụ về giáo đô để tham dự ngày ĐH. Cùng tham dự có Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, giám mục giáo phận, cha Giuse Hoàng Văn Hạnh, chủ tịch UB Phụng vụ giáo phận, quý cha trong BTC, quý cha trong giáo phận và quý chức đồng hành với lễ sinh tại các giáo xứ.
Xem Hình
Nhằm gây ý thức và giúp các lễ sinh giáo phận sống Năm Phúc Âm Hóa Gia Đình, UB Phụng tự giáo phận đã chọn chủ đề cho năm nay: LỄ SINH VÀ PHÚC ÂM HÓA ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH.
Buổi sáng, sau chương trình khai mạc, các em đã được nghe thuyết trình về vai trò và nhiệm vụ của người lễ sinh do cha chủ tịch UB Phụng tự giáo phận, Giuse Hoàng Văn Hạnh giới thiệu.
BTC cũng dành thời gian để gặp gỡ đồng thời giải đáp thắc mắc phụng vụ do lễ sinh đặt câu hỏi.
Ngày ĐH được ngắt quãng bằng giờ nghỉ trưa ngắn ngủi. Hơn 1200 lễ sinh đã cũng nhau chung chia bữa trưa với BTC ngay tại khuôn viên TGM.
Sau đó, lễ sinh tham dự nghi thức Sám Hối, Chầu Thánh Thể, lãnh nhận Bí Tích Hòa Giải và kết thúc bằng Thánh lễ Tạ ơn với nghi thức sai đi do chính vị Chủ chăn giáo phận chủ tế.
Ngày Lễ sinh giáo phận được tổ chức lần đầu tiên ngày 17.9.2010, do Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh khởi xướng và giao cho UB Phụng tự giáo phận tổ chức, nhằm giúp lễ sinh trong giáo phận gặp gỡ nhau, gây ý thức vai trò và trách nhiệm của lễ sinh trong phục vụ Bàn Thánh và trong đời sống của các em. Đồng thời nhắm tới một mục tiêu chiến lược: Chuẩn bị nhân sự tương lai cho giáo phận.
Hoạt động này nằm trong định hướng mục vụ của vị chủ chăn giáo phận đó là tổ chức thường huấn cho mọi thành phần Dân Chúa trong giáo phận, trong đó, đối với ngài “lễ sinh là thành phần quan trọng, là những người gần gũi phục vụ Bàn Thánh (giúp lễ), là những thành phần ưu tú trong giáo phận, nếu lễ sinh được huấn luyện chu đáo sẽ trở thành nguồn nhân lực hứa hẹn cho tương lai của giáo phận, giáo xứ. Đây chính là dự nguồn tương lai của giáo phận.”.
Năm nay, giáo hạt Sông Mã với 252 lễ sinh, dẫn đầu về con số lề sinh tham dự. Tiếp đến, giáo hạt Nga Sơn 232 em, hạt Chính Tòa 189 em, Mỹ Điện 184, Ba Làng 181 và hạt Sông Chu 144 em.
Tam Tổng là giáo xứ có đông lễ sinh tham dự nhất 100 lễ sinh. Đại Tiền, một giáo xứ chỉ có 174 nhân danh cũng có tới 7 lễ sinh tham dự.
Với con số lễ sinh đông đảo và hầu hết các giáo xứ đều tổ chức cho lễ sinh đến tham dự đã cho thấy sự quan tâm của các mục tử tại các giáo xứ đối với lễ sinh nói riêng và rộng hơn tương lai của giáo phận và giáo xứ.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Càng học bác - Càng nhếch nhác
Phạm Trần
15:08 21/08/2014
CÀNG HỌC BÁC CÀNG NHẾCH NHÁC
Tục ngữ Việt Nam có câu “có công mài sắt có ngay nên kim”, nhưng bộ máy tuyên truyền của đảng Cộng sản Việt Nam thì càng gân cổ lên càng hụt hơi, ăn nói “nhạt như nước lã ao bèo”, rập khuôn, phản cảm, “phóng đại tô mầu” và “đặt chuyện” ngay cả với Di chúc Hồ Chí Minh vào dịp kỷ niệm 45 năm thực hiện nó (02/09/1969 - 02/09/2014).
DIỄN TIẾN HỌC VỚI HÀNH
Trong muôn vàn bằng chứng, có vấn đề cốt lõi là đảng đã “hòan tòan thất bại” nhưng vẫn cứ khoe về thành tích cuộc "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” , trong tòan đảng, tòan dân bắt đầu từ ngày 03-02-2007 đến ngày 03-02-2011 thì tổng kết theo Chỉ thị 06-CT/TW ngày 07/11/2006 của Bộ Chính trị.
Cuộc học tập này tập trung vào:"Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân", "Di chúc" và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tập trung vào các phẩm chất "cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư", ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức trách nhiệm, ý thức phục vụ nhân dân, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, quan liêu, tham nhũng, lãng phí.”
Cũng đã bị cán bộ lãng quên từ lâu là Chỉ thị số 23 -CT/TW ngày 27/3/2003 của Ban Bí thư về “đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới” .
Lý do phải làm công tác này vì: “Việc tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh còn một số hạn chế, yếu kém. Nội dung giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh chưa thống nhất và chưa đạt được chiều sâu tư tưởng, lý luận. Chậm đưa tư tưởng Hồ Chí Minh thành môn học trong các trường đại học, cao đẳng, các trường trung học chuyên nghiệp, dạy nghề và chưa có chương trình thích hợp trong các bậc phổ thông. Nội dung, hình thức, phương pháp tuyên truyền tư tưởng Hồ Chí Minh thiếu sinh động; chưa giúp cán bộ, đảng viên gắn việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh với giải quyết những vấn đề thực tiễn; chưa tạo được phong trào học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh sâu rộng trong Đảng và trong nhân dân. Việc đấu tranh bảo vệ tư tưởng Hồ Chí Minh chưa chủ động, kịp thời và sắc bén.”
Ngặt nỗi, sau khi môn học về Chủ nghĩa Cộng sản Mac-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh vào học đường, ngọai trừ bậc Tiểu học, đã bị phần đông học sinh và sinh viên “lạnh lùng” nhưng phải học vì bắt buộc, nếu không sẽ không đủ điểm ra trường hay lên lớp.
Chín (09) tháng sau, vào ngày 23/12/2003 Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 (lần 2), khóa đảng VIII thời Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu ra đời nói “Về một số vấn đề cơ bản và cấp bách trong công tác xây dựng Đảng hiện nay”.
Lý do có Nghị quyết này, vì theo lời đảng: “Trước yêu cầu mới ngày càng cao của sự nghiệp cách mạng, trong Đảng đang bộc lộ một số yếu kém: sự suy thoái về tư tưởng chính trị; tình trạng tham nhũng, quan liêu, lãng phí của một bộ phận cán bộ, đảng viên có chiều hướng phát triển nghiêm trọng hơn. Việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ không nghiêm, bộ máy tổ chức của Đảng và Nhà nước chậm được củng cố và đổi mới. Để đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy rmạnh CNH, HĐH (Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa) đất nước, Đảng phải có biện pháp phát huy ưu điểm, kiên quyết sửa chữa các khuyết điểm, tiếp tục củng cố, chỉnh đốn, để ngày càng vững mạnh về mọi mặt, đặc biệt là về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, tổ chức và cán bộ.”
Nhưng sau gần 7 năm (tháng 03/2003-tháng 02/2011) “đánh vật” với việc phổ biến Tư tưởng, gương đạo đức và nội dung Di chúc của ông Hồ phổ biến sau khi qua đời ngày 02/09/1969, Bộ Chính trị khóa đảng XI, sau 4 tháng cầm quyền của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đã phải ra Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14/5/2011 để “tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.”
Chỉ thị được ban hành nhằm: “Phát huy kết quả đã đạt được, khắc phục những hạn chế trong việc thực hiện cuộc vận động trong thời gian qua, tiếp tục làm cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân nhận thức sâu sắc những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh; tạo chuyển biến mạnh mẽ và sâu rộng hơn nữa về ý thức tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao đạo đức cách mạng, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội thực dụng, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và các tệ nạn tham nhũng, tiêu cực.”
Tưởng đâu tình hình cán bộ, đảng viên sẽ khá hơn sau 8 năm rèn luyện “theo lời Bác”, nào ngờ còn tệ hại hơn gấp trăm lần nên ông Trọng đã phải triệu tập Hội nghị Trung ương 4 để cho ra đời Nghị quyết mới về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” (12/01/2012).
Nguyên do phải khẩn trương bổ sung vào Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) thời ông Phiêu để tăng cường “xây dựng, chỉnh đốn đảng” và đánh tham nhũng, lãng phí vì, theo lời Nghị quyết Trung ương 4 thì: “Bên cạnh kết quả đạt được, công tác xây dựng Đảng vẫn còn không ít hạn chế, yếu kém, thậm chí có những yếu kém khuyết điểm kéo dài qua nhiều nhiệm kỳ chậm được khắc phục, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng; nếu không được sửa chữa sẽ là thách thức đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn vong của chế độ.”
Tại sao ra nông nỗi này ? Bởi vì, theo lời đảng thì đã có: “Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc... Nguyên tắc "tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách" trên thực tế ở nhiều nơi rơi vào hình thức, do không xác định rõ cơ chế trách nhiệm, mối quan hệ giữa tập thể và cá nhân, khi sai sót, khuyết điểm không ai chịu trách nhiệm… các nghị quyết, chỉ thị, quy định về xây dựng, chỉnh đốn Đảng ở một số nơi chưa đến nơi đến chốn, kỷ cương, kỷ luật không nghiêm, nói không đi đôi với làm, hoặc làm chiếu lệ.”
Như vậy rõ ràng những gì lãnh đạo bảo đảng viên phải làm tốt hơn qúa khứ thì họ lại kiên quyết chai lì thêm để dành tâm trí ưu tiên cho việc kiếm tiền ngòai luồng, mua quan bán chức, buôn bán bằng cấp là ưu tiên.
TRƯƠNG TẤN SANG
Vì vậy, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, trong bài viết trên Tạp chí Cộng sản (10/08/2014) vào 3 dịp kỷ niệm 69 năm Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945 - 19-8-2014) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2-9-1945 - 2-9-2014); Kỷ niệm 45 năm thực hiện Di chúc của Hồ Chí Minh đã phải lập lại rằng : “Các cấp ủy, tổ chức đảng, mọi cán bộ, đảng viên cần phải tiếp tục thực hiện thật tốt Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” (12/01/2012) gắn với thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW, ngày 14-5-2011, của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; kiên quyết đẩy lùi sự suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức; phải dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng, để giám sát các cấp ủy, tổ chức đảng, để đánh giá cán bộ, đảng viên.”
Về tình hình chung của xã hội, ông Sang viết: “Chúng ta vẫn luôn đau đáu vì nền kinh tế nước ta còn tụt hậu, cuộc sống của đồng bào ta ở nhiều vùng, nhiều đối tượng còn rất khó khăn; vẫn còn tệ tham nhũng, lãng phí, thiếu trách nhiệm, thói quan liêu hống hách cửa quyền với nhân dân, tình trạng trù dập, ức hiếp người dân lương thiện, gây ra bao nỗi oán thán, bất bình trong nhân dân. Chúng ta vẫn còn phải trăn trở, đau lòng khi nghe những câu truyền miệng lâu nay trong nhân dân: “Nhất hậu duệ, nhì tiền tệ, ba quan hệ, bốn trí tuệ...” trong công tác cán bộ và những nhận xét về thứ “đạo đức bốn mặt” (trước mặt, sau lưng, trước cấp trên và trước đồng bào mình) đang là phương thức hành xử của không ít cán bộ, đảng viên, cũng như trước tình trạng không ít cán bộ “tay đã nhúng chàm” bị dư luận xã hội lên án hoặc đã và đang bị truy tố, xét xử. Đây chính là những điều đã làm xói mòn lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ ta, là mầm họa đối với độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.”
Liên quan đến trách nhiệm phải triệt để và kiên quyết thi hành kỷ luật đối với những vi phạm trong đảng, ông Sang nói chung chung:”Người xưa nói: không biết xấu hổ thì không thành người được! Ấy là liêm sỉ ở đời! Không trừ một ai, dù là cán bộ lãnh đạo, người đứng đầu các tổ chức, cơ quan, đơn vị hay một công dân bình thường luôn phải tự vấn về nghĩa vụ và trách nhiệm của mình, luôn phải biết tự hổ thẹn với lương tâm về đạo lý làm người! Không trừ một ai, ở bất kỳ cấp nào, có việc làm hại cho dân cho nước, làm nhân dân bất bình, nếu đạo lý, lương tâm không đủ thức tỉnh, răn đe thì pháp lý phải được triệt để áp dụng. Ai vi phạm thì khuyên răn, nếu vẫn chưa thức tỉnh thì cần thiết phải nghiêm trị, “xây” phải đi đôi với “chống”, để giữ gìn, củng cố lòng tin của nhân dân, củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.”
Lời ông Sang nhắc mọi người nhớ đến sự thất bại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Ban Chấp hành Trung ương đã không kỷ luật được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị Trung ương 6, dù ông Dũng đã bị Bộ Chính trị đề nghị với Ban Chấp hành Trung ương “cho chịu một hình thức kỷ luật” vì ông Dũng có trách nhiệm trong vụ vỡ nợ hàng trăm ngàn Tỷ đồng của 2 Tổng Công ty Vinashine và Vinalines và một số dự án kinh tế khác.
Khi Bộ Chính trị đề nghị kỷ luật với ông Dũng thì tên ông không bị đưa ra công khai mà chỉ nói là “một Ủy viên Bộ Chính trị”, nhưng ai cũng biết người đó chính là ông Nguyễn Tấn Dũng.
Các Ủy viên Trung ương đảng biết nhưng không ai dám lộ ra ngòai để gọi là “giữ đòan kết trong đảng” !
Chính ông Trương Tấn Sang từng nói ông thuộc “thiểu số” nên việc kỷ luật một cán bộ “X” không thực hiện được !
TUYÊN GIÁO THỪA GIẤY VẼ VOI
Tình hình cán bộ, đảng viên tiếp tục suy thoái đạo đức, tư tưởng xuống cấp và đảng thì vẫn chưa thực hiện nổi “giấc mơ” của ông Hồ mong sao cho “dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành” mà Ban Tuyên giáo Trung ương lại cả gan nói văng mạng rằng: “Công cuộc đổi mới ở nước ta gần 30 năm qua đã đạt được những thành tựu to lớn. Về kinh tế, đã đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, kinh tế tăng trưởng, cơ sở vật chất - kỹ thuật được tăng cường, đời sống của các tầng lớp nhân dân không ngừng được cải thiện; thực hiện có kết quả chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần; thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành; cơ cấu kinh tế ngành, vùng có sự chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; thực hiện có hiệu quả mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hoá, giữa tiến bộ và công bằng xã hội; công tác giải quyết việc làm và xóa đói, giảm nghèo đạt kết quả tốt; sự nghiệp giáo dục có bước phát triển mới về quy mô, đa dạng hoá về loại hình trường lớp; khoa học công nghệ và tiềm lực khoa học - công nghệ có bước phát triển nhất định; công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân có tiến bộ; những giá trị văn hoá đặc sắc của dân tộc được kế thừa và phát triển, giao lưu hợp tác văn hoá với nước ngoài được mở rộng, các tài năng văn hoá - nghệ thuật được khuyến khích; chính sách phát triển nguồn nhân lực được chú trọng; quan hệ đối ngoại phát triển mạnh mẽ, vị thế nước ta trên trường quốc tế được nâng cao...” (trích Đề cương tuyên truyền 45 năm thực hiện Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh -- 2/9/1969 – 2/9/2014 -- )
Đề cương tuyền truyền năm 2014, hầu hết được sao chép lại từ bản Đề cương năm 2009, vào dịp kỷ niệm 40 năm Di chúc của Ban Tư tưởng-Văn hoá Trung ương, tiền thân của Ban Tuyên giáo bây giờ. Nhưng có điểm vẫn lập lại và còn khuếch đại ra để ca tụng và bảo vệ quyết định chọn Chủ nghĩa Mác-Lênlin làm nền tảng xây dựng đất nước của Đại hội đảng kỳ VII năm 1991 với ngụ ý như chính ông Hồ là người đã “căn dặn” như thế trước khi chết.
Trong Di chúc chính thức phổ biến năm 1969 bởi Bí thư thứ nhất Lê Duẩn, sau ngày ông Hồ qua đời (02/09/1969) có đọan viết:” ĐOÀN KẾT là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình.
Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng. Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau.
Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân.”
Nhưng những thất bại liên tục trong công tác học tập, xây dựng chỉnh đốn đảng, không dẹp nổi tham nhũng, lãng phí, vứt “cần kiệm liêm chính, chí công vô tư “ vào sọt rác và tiếp tục mất đòan kết triền miên trong đảng đã cho thấy những gì ông Hồ mong hậu duệ của ông thực hiện đã không thành.
Khi nói về Phong trào Cộng sản Thế giới, Di chúc viết: “ Là một người suốt đời phục vụ cách mạng, tôi càng tự hào với sự lớn mạnh của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế bao nhiêu, thì tôi càng đau lòng bấy nhiêu vì sự bất hoà hiện nay giữa các đảng anh em!
Tôi mong rằng Đảng ta sẽ ra sức hoạt động, góp phần đắc lực vào việc khôi phục lại khối đoàn kết giữa các đảng anh em trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản, có lý, có tình.
Tôi tin chắc rằng các đảng anh em và các nước anh em nhất định sẽ phải đoàn kết lại.”
Trong đọan này, đố ai tìm thấy ý tứ hay ngụ ý nào của ông Hồ mong muốn Việt Nam cứ mãi cắm đầu xuống cát để xây dựng đất nước dựa trên “nền tảng Chủ nghĩa Mác-Lenin” ?
Vậy mà Ban Tuyên giáo Trung ương, cầm đầu bởi Ủy viên Bộ Chính trị Đinh Thế Huynh, một người được nói là thân Trung Cộng, đã viết trong Đề cương (2014) rằng: “Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định “Đảng ta là Đảng cầm quyền”. Để đáp ứng được nhiệm vụ lãnh đạo xã hội, Đảng phải luôn vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và gắn bó máu thịt với nhân dân, không ngừng nâng cao bản chất giai cấp công nhân, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng, làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của mình…”
“…Cách mạng Việt Nam không thể tách rời cách mạng thế giới. Sự vững mạnh của Đảng còn được khẳng định trong mối quan hệ đoàn kết chặt chẽ với các đảng cộng sản và bè bạn quốc tế. Điều Bác dặn trong Di chúc “về phong trào cộng sản thế giới” chỉ dẫn định hướng quan trọng cho quan hệ đối ngoại của Đảng, đó là nguyên tắc đoàn kết quốc tế dựa trên “nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản, có lý có tình.”
Khốn nỗi, bản doanh của Thế giới Cộng sản đã vỡ ra tan tác ở Nga năm 1991 và ở các nước Cộng sản Đông Âu trước đó từ năm 1989. Cả thế giới bây giờ chỉ còn vỏn vẹn 4 nước là Việt Nam, Trung Cộng, Cuba và Bắc Hàn.
Rất tiếc cho Ban Tuyên giáo là Trung Cộng ngày nay không còn là “vừa là đồng chí vừa là anh em” của đảng CSVN nữa.
16 chữ vàng và tinh thần 4 tốt được Lãnh tụ Trung Cộng Giang Trạch Dân bỏ vào mồm Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh từ 1991 và lập lại với Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu năm 1999 tại Bắc Kinh là “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt” đã bị Tổng Bí thư đảng-Chủ tịch Nhà nước Trung Tập Cận Bình chôn xuống huyệt sâu từ khi thay Hồ Cẩm Đào năm 2012.
Các bài học gìan khoan Hải dương 981, chiến tranh Biên giới 1979, trận chiến mất 8 đảo và đá ngầm ở Trường Sa năm 1988 và trước đó Trung Cộng cũng đã chiếm mất Hòang Sa từ tay quân đội Việt Nam Cộng hòa tháng 1/1974 và hàng ngày, từ 6 năm qua, các tầu Hải quân Trung Cộng không ngừng chận bắt, xua đuổi, đánh đập dã man và tịch thu tài sản của ngư phủ Việt Nam ra Biển Đông hành nghề chưa đủ cho ông Đinh Thế Huynh “sáng mắt sáng lòng” hay sao mà Ban Tuyên giáo còn vô cảm đến lạnh người không biết phân biệt bạn-thù mà còn muốn “quan hệ chặt chẽ” với Bắc Kinh ?
Nhưng không phãi chỉ có thế, Ban Tuyên giáo vẽ tiếp rằng Di chúc còn: “Vạch ra phương hướng cho cách mạng Việt Nam cả hôm nay và trong tương lai, đặc biệt là quan hệ với các Đảng Cộng sản anh em, các nước xã hội chủ nghĩa. Ở vấn đề này, khi hệ thống chủ nghĩa xã hội có nhiều biến đổi, nhất là những diễn biến phức tạp trong khu vực và thế giới gần đây càng cho chúng ta thấy Di chúc của Người có ý nghĩa thời sự sâu sắc.”
Nhóm ông Đinh Thế Huynh còn hồ hởi vẽ rắn thêm chân khi hô hào phải:” Kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định con đường xã hội chủ nghĩa, kiên định sự lãnh đạo của Đảng - nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam; thực hiện công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng.”
Trong khi Ban Tuyên gíao ra sức tuyên truyền “lông bông” về bản Di chúc từ tháng 9 đến tháng 11/2014 thì Việt Nam đang phải đối phó với tình trạng kinh tế còn bấp bênh với khỏan nợ công khỏang 90 tỷ dollars, nhưng nếu tính cả nợ của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) thì khoảng 180 tỉ USD,theo phân tích của Tiến Sỹ Phạm Thế Anh - trưởng bộ môn kinh tế vĩ mô Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội nói với báo Tuổi Trẻ ngày 14/04/2014.
Tiến sỹ Anh nói:”Nếu số chính thức VN công bố thì nợ công hiện nay là 55,7% GDP (tức khoảng 90 tỉ USD). Đây là mức chúng ta coi là vẫn an toàn. Nhưng gánh nặng nợ là không nhỏ. Tôi chỉ tính sơ bộ, khoảng một nửa, tức 45 tỉ USD chúng ta vay trong nước với lãi suất trung bình 10%/năm thì mỗi năm VN phải bỏ ra khoảng 4-5 tỉ USD trả lãi. Khoảng 45 tỉ USD vay nước ngoài, lãi suất trung bình 2,5%/năm thì mỗi năm cần trên 1 tỉ USD nữa trả lãi. Như vậy, chưa tính trả gốc, riêng tiền trả lãi trung bình đã cần khoảng 6 tỉ USD/năm.”
Theo báo Dân Trí thì Báo cáo phân tích kinh tế Việt Nam tháng 5/2013 Uỷ ban Giám sát Tài chính quốc gia (UBGSTCQG) dẫn số liệu Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, chỉ tính riêng trong tháng 5, số doanh nghiệp giải thể và tạm ngừng hoạt động là 3.590 doanh nghiệp. Luỹ kế 5 tháng đầu năm, số doanh nghiệp giải thể phá sản đã lên đến 23.226 doanh nghiệp. Như vậy, 5 tháng song con số doanh nghiệp giải thể phá sản đã bằng một nửa các năm trước: Cả năm 2012 có 53.972 doanh nghiệp; cả năm năm 2011 có 54.198 doanh nghiệp trong diện này. (Báo Dân Trí)
Cũng theo báo chí Việt Nam tổng số năm 2013 có 60,700 doanh nghiệp đóng cửa và 28.000 doanh nghiệp đã đình chỉ hoạt động từ đầu năm 2014.
Như vậy thì Việt Nam có khốn đốn không mà đảng CSVN vẫn còn mê sảng để chủ trương làm ” kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa” để tiếp tục được tham nhũng và làm những việc phương hại đến sức mạnh và đòan kết của dân tộc hay càng học Bác bao nhiêu thì cán bộ, đảng viên càng làm ăn nhếch nhác bấy nhiêu ?
Phạm Trần
(08/014)
Tục ngữ Việt Nam có câu “có công mài sắt có ngay nên kim”, nhưng bộ máy tuyên truyền của đảng Cộng sản Việt Nam thì càng gân cổ lên càng hụt hơi, ăn nói “nhạt như nước lã ao bèo”, rập khuôn, phản cảm, “phóng đại tô mầu” và “đặt chuyện” ngay cả với Di chúc Hồ Chí Minh vào dịp kỷ niệm 45 năm thực hiện nó (02/09/1969 - 02/09/2014).
DIỄN TIẾN HỌC VỚI HÀNH
Trong muôn vàn bằng chứng, có vấn đề cốt lõi là đảng đã “hòan tòan thất bại” nhưng vẫn cứ khoe về thành tích cuộc "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” , trong tòan đảng, tòan dân bắt đầu từ ngày 03-02-2007 đến ngày 03-02-2011 thì tổng kết theo Chỉ thị 06-CT/TW ngày 07/11/2006 của Bộ Chính trị.
Cuộc học tập này tập trung vào:"Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân", "Di chúc" và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tập trung vào các phẩm chất "cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư", ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức trách nhiệm, ý thức phục vụ nhân dân, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, quan liêu, tham nhũng, lãng phí.”
Cũng đã bị cán bộ lãng quên từ lâu là Chỉ thị số 23 -CT/TW ngày 27/3/2003 của Ban Bí thư về “đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới” .
Lý do phải làm công tác này vì: “Việc tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh còn một số hạn chế, yếu kém. Nội dung giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh chưa thống nhất và chưa đạt được chiều sâu tư tưởng, lý luận. Chậm đưa tư tưởng Hồ Chí Minh thành môn học trong các trường đại học, cao đẳng, các trường trung học chuyên nghiệp, dạy nghề và chưa có chương trình thích hợp trong các bậc phổ thông. Nội dung, hình thức, phương pháp tuyên truyền tư tưởng Hồ Chí Minh thiếu sinh động; chưa giúp cán bộ, đảng viên gắn việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh với giải quyết những vấn đề thực tiễn; chưa tạo được phong trào học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh sâu rộng trong Đảng và trong nhân dân. Việc đấu tranh bảo vệ tư tưởng Hồ Chí Minh chưa chủ động, kịp thời và sắc bén.”
Ngặt nỗi, sau khi môn học về Chủ nghĩa Cộng sản Mac-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh vào học đường, ngọai trừ bậc Tiểu học, đã bị phần đông học sinh và sinh viên “lạnh lùng” nhưng phải học vì bắt buộc, nếu không sẽ không đủ điểm ra trường hay lên lớp.
Chín (09) tháng sau, vào ngày 23/12/2003 Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 (lần 2), khóa đảng VIII thời Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu ra đời nói “Về một số vấn đề cơ bản và cấp bách trong công tác xây dựng Đảng hiện nay”.
Lý do có Nghị quyết này, vì theo lời đảng: “Trước yêu cầu mới ngày càng cao của sự nghiệp cách mạng, trong Đảng đang bộc lộ một số yếu kém: sự suy thoái về tư tưởng chính trị; tình trạng tham nhũng, quan liêu, lãng phí của một bộ phận cán bộ, đảng viên có chiều hướng phát triển nghiêm trọng hơn. Việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ không nghiêm, bộ máy tổ chức của Đảng và Nhà nước chậm được củng cố và đổi mới. Để đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy rmạnh CNH, HĐH (Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa) đất nước, Đảng phải có biện pháp phát huy ưu điểm, kiên quyết sửa chữa các khuyết điểm, tiếp tục củng cố, chỉnh đốn, để ngày càng vững mạnh về mọi mặt, đặc biệt là về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, tổ chức và cán bộ.”
Nhưng sau gần 7 năm (tháng 03/2003-tháng 02/2011) “đánh vật” với việc phổ biến Tư tưởng, gương đạo đức và nội dung Di chúc của ông Hồ phổ biến sau khi qua đời ngày 02/09/1969, Bộ Chính trị khóa đảng XI, sau 4 tháng cầm quyền của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đã phải ra Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14/5/2011 để “tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.”
Chỉ thị được ban hành nhằm: “Phát huy kết quả đã đạt được, khắc phục những hạn chế trong việc thực hiện cuộc vận động trong thời gian qua, tiếp tục làm cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân nhận thức sâu sắc những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh; tạo chuyển biến mạnh mẽ và sâu rộng hơn nữa về ý thức tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao đạo đức cách mạng, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội thực dụng, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và các tệ nạn tham nhũng, tiêu cực.”
Tưởng đâu tình hình cán bộ, đảng viên sẽ khá hơn sau 8 năm rèn luyện “theo lời Bác”, nào ngờ còn tệ hại hơn gấp trăm lần nên ông Trọng đã phải triệu tập Hội nghị Trung ương 4 để cho ra đời Nghị quyết mới về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” (12/01/2012).
Nguyên do phải khẩn trương bổ sung vào Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) thời ông Phiêu để tăng cường “xây dựng, chỉnh đốn đảng” và đánh tham nhũng, lãng phí vì, theo lời Nghị quyết Trung ương 4 thì: “Bên cạnh kết quả đạt được, công tác xây dựng Đảng vẫn còn không ít hạn chế, yếu kém, thậm chí có những yếu kém khuyết điểm kéo dài qua nhiều nhiệm kỳ chậm được khắc phục, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng; nếu không được sửa chữa sẽ là thách thức đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn vong của chế độ.”
Tại sao ra nông nỗi này ? Bởi vì, theo lời đảng thì đã có: “Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc... Nguyên tắc "tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách" trên thực tế ở nhiều nơi rơi vào hình thức, do không xác định rõ cơ chế trách nhiệm, mối quan hệ giữa tập thể và cá nhân, khi sai sót, khuyết điểm không ai chịu trách nhiệm… các nghị quyết, chỉ thị, quy định về xây dựng, chỉnh đốn Đảng ở một số nơi chưa đến nơi đến chốn, kỷ cương, kỷ luật không nghiêm, nói không đi đôi với làm, hoặc làm chiếu lệ.”
Như vậy rõ ràng những gì lãnh đạo bảo đảng viên phải làm tốt hơn qúa khứ thì họ lại kiên quyết chai lì thêm để dành tâm trí ưu tiên cho việc kiếm tiền ngòai luồng, mua quan bán chức, buôn bán bằng cấp là ưu tiên.
TRƯƠNG TẤN SANG
Vì vậy, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, trong bài viết trên Tạp chí Cộng sản (10/08/2014) vào 3 dịp kỷ niệm 69 năm Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945 - 19-8-2014) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2-9-1945 - 2-9-2014); Kỷ niệm 45 năm thực hiện Di chúc của Hồ Chí Minh đã phải lập lại rằng : “Các cấp ủy, tổ chức đảng, mọi cán bộ, đảng viên cần phải tiếp tục thực hiện thật tốt Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” (12/01/2012) gắn với thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW, ngày 14-5-2011, của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; kiên quyết đẩy lùi sự suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức; phải dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng, để giám sát các cấp ủy, tổ chức đảng, để đánh giá cán bộ, đảng viên.”
Về tình hình chung của xã hội, ông Sang viết: “Chúng ta vẫn luôn đau đáu vì nền kinh tế nước ta còn tụt hậu, cuộc sống của đồng bào ta ở nhiều vùng, nhiều đối tượng còn rất khó khăn; vẫn còn tệ tham nhũng, lãng phí, thiếu trách nhiệm, thói quan liêu hống hách cửa quyền với nhân dân, tình trạng trù dập, ức hiếp người dân lương thiện, gây ra bao nỗi oán thán, bất bình trong nhân dân. Chúng ta vẫn còn phải trăn trở, đau lòng khi nghe những câu truyền miệng lâu nay trong nhân dân: “Nhất hậu duệ, nhì tiền tệ, ba quan hệ, bốn trí tuệ...” trong công tác cán bộ và những nhận xét về thứ “đạo đức bốn mặt” (trước mặt, sau lưng, trước cấp trên và trước đồng bào mình) đang là phương thức hành xử của không ít cán bộ, đảng viên, cũng như trước tình trạng không ít cán bộ “tay đã nhúng chàm” bị dư luận xã hội lên án hoặc đã và đang bị truy tố, xét xử. Đây chính là những điều đã làm xói mòn lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ ta, là mầm họa đối với độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.”
Liên quan đến trách nhiệm phải triệt để và kiên quyết thi hành kỷ luật đối với những vi phạm trong đảng, ông Sang nói chung chung:”Người xưa nói: không biết xấu hổ thì không thành người được! Ấy là liêm sỉ ở đời! Không trừ một ai, dù là cán bộ lãnh đạo, người đứng đầu các tổ chức, cơ quan, đơn vị hay một công dân bình thường luôn phải tự vấn về nghĩa vụ và trách nhiệm của mình, luôn phải biết tự hổ thẹn với lương tâm về đạo lý làm người! Không trừ một ai, ở bất kỳ cấp nào, có việc làm hại cho dân cho nước, làm nhân dân bất bình, nếu đạo lý, lương tâm không đủ thức tỉnh, răn đe thì pháp lý phải được triệt để áp dụng. Ai vi phạm thì khuyên răn, nếu vẫn chưa thức tỉnh thì cần thiết phải nghiêm trị, “xây” phải đi đôi với “chống”, để giữ gìn, củng cố lòng tin của nhân dân, củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.”
Lời ông Sang nhắc mọi người nhớ đến sự thất bại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Ban Chấp hành Trung ương đã không kỷ luật được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị Trung ương 6, dù ông Dũng đã bị Bộ Chính trị đề nghị với Ban Chấp hành Trung ương “cho chịu một hình thức kỷ luật” vì ông Dũng có trách nhiệm trong vụ vỡ nợ hàng trăm ngàn Tỷ đồng của 2 Tổng Công ty Vinashine và Vinalines và một số dự án kinh tế khác.
Khi Bộ Chính trị đề nghị kỷ luật với ông Dũng thì tên ông không bị đưa ra công khai mà chỉ nói là “một Ủy viên Bộ Chính trị”, nhưng ai cũng biết người đó chính là ông Nguyễn Tấn Dũng.
Các Ủy viên Trung ương đảng biết nhưng không ai dám lộ ra ngòai để gọi là “giữ đòan kết trong đảng” !
Chính ông Trương Tấn Sang từng nói ông thuộc “thiểu số” nên việc kỷ luật một cán bộ “X” không thực hiện được !
TUYÊN GIÁO THỪA GIẤY VẼ VOI
Tình hình cán bộ, đảng viên tiếp tục suy thoái đạo đức, tư tưởng xuống cấp và đảng thì vẫn chưa thực hiện nổi “giấc mơ” của ông Hồ mong sao cho “dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành” mà Ban Tuyên giáo Trung ương lại cả gan nói văng mạng rằng: “Công cuộc đổi mới ở nước ta gần 30 năm qua đã đạt được những thành tựu to lớn. Về kinh tế, đã đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, kinh tế tăng trưởng, cơ sở vật chất - kỹ thuật được tăng cường, đời sống của các tầng lớp nhân dân không ngừng được cải thiện; thực hiện có kết quả chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần; thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành; cơ cấu kinh tế ngành, vùng có sự chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; thực hiện có hiệu quả mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hoá, giữa tiến bộ và công bằng xã hội; công tác giải quyết việc làm và xóa đói, giảm nghèo đạt kết quả tốt; sự nghiệp giáo dục có bước phát triển mới về quy mô, đa dạng hoá về loại hình trường lớp; khoa học công nghệ và tiềm lực khoa học - công nghệ có bước phát triển nhất định; công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân có tiến bộ; những giá trị văn hoá đặc sắc của dân tộc được kế thừa và phát triển, giao lưu hợp tác văn hoá với nước ngoài được mở rộng, các tài năng văn hoá - nghệ thuật được khuyến khích; chính sách phát triển nguồn nhân lực được chú trọng; quan hệ đối ngoại phát triển mạnh mẽ, vị thế nước ta trên trường quốc tế được nâng cao...” (trích Đề cương tuyên truyền 45 năm thực hiện Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh -- 2/9/1969 – 2/9/2014 -- )
Đề cương tuyền truyền năm 2014, hầu hết được sao chép lại từ bản Đề cương năm 2009, vào dịp kỷ niệm 40 năm Di chúc của Ban Tư tưởng-Văn hoá Trung ương, tiền thân của Ban Tuyên giáo bây giờ. Nhưng có điểm vẫn lập lại và còn khuếch đại ra để ca tụng và bảo vệ quyết định chọn Chủ nghĩa Mác-Lênlin làm nền tảng xây dựng đất nước của Đại hội đảng kỳ VII năm 1991 với ngụ ý như chính ông Hồ là người đã “căn dặn” như thế trước khi chết.
Trong Di chúc chính thức phổ biến năm 1969 bởi Bí thư thứ nhất Lê Duẩn, sau ngày ông Hồ qua đời (02/09/1969) có đọan viết:” ĐOÀN KẾT là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình.
Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng. Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau.
Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân.”
Nhưng những thất bại liên tục trong công tác học tập, xây dựng chỉnh đốn đảng, không dẹp nổi tham nhũng, lãng phí, vứt “cần kiệm liêm chính, chí công vô tư “ vào sọt rác và tiếp tục mất đòan kết triền miên trong đảng đã cho thấy những gì ông Hồ mong hậu duệ của ông thực hiện đã không thành.
Khi nói về Phong trào Cộng sản Thế giới, Di chúc viết: “ Là một người suốt đời phục vụ cách mạng, tôi càng tự hào với sự lớn mạnh của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế bao nhiêu, thì tôi càng đau lòng bấy nhiêu vì sự bất hoà hiện nay giữa các đảng anh em!
Tôi mong rằng Đảng ta sẽ ra sức hoạt động, góp phần đắc lực vào việc khôi phục lại khối đoàn kết giữa các đảng anh em trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản, có lý, có tình.
Tôi tin chắc rằng các đảng anh em và các nước anh em nhất định sẽ phải đoàn kết lại.”
Trong đọan này, đố ai tìm thấy ý tứ hay ngụ ý nào của ông Hồ mong muốn Việt Nam cứ mãi cắm đầu xuống cát để xây dựng đất nước dựa trên “nền tảng Chủ nghĩa Mác-Lenin” ?
Vậy mà Ban Tuyên giáo Trung ương, cầm đầu bởi Ủy viên Bộ Chính trị Đinh Thế Huynh, một người được nói là thân Trung Cộng, đã viết trong Đề cương (2014) rằng: “Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định “Đảng ta là Đảng cầm quyền”. Để đáp ứng được nhiệm vụ lãnh đạo xã hội, Đảng phải luôn vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và gắn bó máu thịt với nhân dân, không ngừng nâng cao bản chất giai cấp công nhân, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng, làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của mình…”
“…Cách mạng Việt Nam không thể tách rời cách mạng thế giới. Sự vững mạnh của Đảng còn được khẳng định trong mối quan hệ đoàn kết chặt chẽ với các đảng cộng sản và bè bạn quốc tế. Điều Bác dặn trong Di chúc “về phong trào cộng sản thế giới” chỉ dẫn định hướng quan trọng cho quan hệ đối ngoại của Đảng, đó là nguyên tắc đoàn kết quốc tế dựa trên “nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản, có lý có tình.”
Khốn nỗi, bản doanh của Thế giới Cộng sản đã vỡ ra tan tác ở Nga năm 1991 và ở các nước Cộng sản Đông Âu trước đó từ năm 1989. Cả thế giới bây giờ chỉ còn vỏn vẹn 4 nước là Việt Nam, Trung Cộng, Cuba và Bắc Hàn.
Rất tiếc cho Ban Tuyên giáo là Trung Cộng ngày nay không còn là “vừa là đồng chí vừa là anh em” của đảng CSVN nữa.
16 chữ vàng và tinh thần 4 tốt được Lãnh tụ Trung Cộng Giang Trạch Dân bỏ vào mồm Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh từ 1991 và lập lại với Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu năm 1999 tại Bắc Kinh là “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt” đã bị Tổng Bí thư đảng-Chủ tịch Nhà nước Trung Tập Cận Bình chôn xuống huyệt sâu từ khi thay Hồ Cẩm Đào năm 2012.
Các bài học gìan khoan Hải dương 981, chiến tranh Biên giới 1979, trận chiến mất 8 đảo và đá ngầm ở Trường Sa năm 1988 và trước đó Trung Cộng cũng đã chiếm mất Hòang Sa từ tay quân đội Việt Nam Cộng hòa tháng 1/1974 và hàng ngày, từ 6 năm qua, các tầu Hải quân Trung Cộng không ngừng chận bắt, xua đuổi, đánh đập dã man và tịch thu tài sản của ngư phủ Việt Nam ra Biển Đông hành nghề chưa đủ cho ông Đinh Thế Huynh “sáng mắt sáng lòng” hay sao mà Ban Tuyên giáo còn vô cảm đến lạnh người không biết phân biệt bạn-thù mà còn muốn “quan hệ chặt chẽ” với Bắc Kinh ?
Nhưng không phãi chỉ có thế, Ban Tuyên giáo vẽ tiếp rằng Di chúc còn: “Vạch ra phương hướng cho cách mạng Việt Nam cả hôm nay và trong tương lai, đặc biệt là quan hệ với các Đảng Cộng sản anh em, các nước xã hội chủ nghĩa. Ở vấn đề này, khi hệ thống chủ nghĩa xã hội có nhiều biến đổi, nhất là những diễn biến phức tạp trong khu vực và thế giới gần đây càng cho chúng ta thấy Di chúc của Người có ý nghĩa thời sự sâu sắc.”
Nhóm ông Đinh Thế Huynh còn hồ hởi vẽ rắn thêm chân khi hô hào phải:” Kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định con đường xã hội chủ nghĩa, kiên định sự lãnh đạo của Đảng - nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam; thực hiện công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng.”
Trong khi Ban Tuyên gíao ra sức tuyên truyền “lông bông” về bản Di chúc từ tháng 9 đến tháng 11/2014 thì Việt Nam đang phải đối phó với tình trạng kinh tế còn bấp bênh với khỏan nợ công khỏang 90 tỷ dollars, nhưng nếu tính cả nợ của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) thì khoảng 180 tỉ USD,theo phân tích của Tiến Sỹ Phạm Thế Anh - trưởng bộ môn kinh tế vĩ mô Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội nói với báo Tuổi Trẻ ngày 14/04/2014.
Tiến sỹ Anh nói:”Nếu số chính thức VN công bố thì nợ công hiện nay là 55,7% GDP (tức khoảng 90 tỉ USD). Đây là mức chúng ta coi là vẫn an toàn. Nhưng gánh nặng nợ là không nhỏ. Tôi chỉ tính sơ bộ, khoảng một nửa, tức 45 tỉ USD chúng ta vay trong nước với lãi suất trung bình 10%/năm thì mỗi năm VN phải bỏ ra khoảng 4-5 tỉ USD trả lãi. Khoảng 45 tỉ USD vay nước ngoài, lãi suất trung bình 2,5%/năm thì mỗi năm cần trên 1 tỉ USD nữa trả lãi. Như vậy, chưa tính trả gốc, riêng tiền trả lãi trung bình đã cần khoảng 6 tỉ USD/năm.”
Theo báo Dân Trí thì Báo cáo phân tích kinh tế Việt Nam tháng 5/2013 Uỷ ban Giám sát Tài chính quốc gia (UBGSTCQG) dẫn số liệu Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, chỉ tính riêng trong tháng 5, số doanh nghiệp giải thể và tạm ngừng hoạt động là 3.590 doanh nghiệp. Luỹ kế 5 tháng đầu năm, số doanh nghiệp giải thể phá sản đã lên đến 23.226 doanh nghiệp. Như vậy, 5 tháng song con số doanh nghiệp giải thể phá sản đã bằng một nửa các năm trước: Cả năm 2012 có 53.972 doanh nghiệp; cả năm năm 2011 có 54.198 doanh nghiệp trong diện này. (Báo Dân Trí)
Cũng theo báo chí Việt Nam tổng số năm 2013 có 60,700 doanh nghiệp đóng cửa và 28.000 doanh nghiệp đã đình chỉ hoạt động từ đầu năm 2014.
Như vậy thì Việt Nam có khốn đốn không mà đảng CSVN vẫn còn mê sảng để chủ trương làm ” kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa” để tiếp tục được tham nhũng và làm những việc phương hại đến sức mạnh và đòan kết của dân tộc hay càng học Bác bao nhiêu thì cán bộ, đảng viên càng làm ăn nhếch nhác bấy nhiêu ?
Phạm Trần
(08/014)
Văn Hóa
Người cha nhân hậu.
Giuse Thẩm Nguyễn
12:18 21/08/2014
NGƯỜI CHA NHÂN HẬU
Dường như không có đoạn kinh thánh nào mô tả việc ăn năn trở về với Chúa của người tội lỗi được người ta biết đến nhiều bằng đoạn kinh thánh này. Đó là đoạn kinh thánh có tiêu đề là “ Người Cha Nhân Hậu” (Lc 15:11-24) hay còn gọi là “ Đứa Con Hoang Đàng”, tùy theo cái nhìn của mỗi người.
Người con thứ đòi người cha chia gia tài và người cha cũng chiều con để chia cho anh. Trong cuộc sống đời thường, nhất là phong tục văn hóa Việt Nam, thì người con mà đòi chia gia tài ngay khi cha mẹ còn sống là đứa con bất hiếu. Người Việt mình có câu “Trẻ cậy cha, già cậy con”, thế mà bây giờ người con đòi chia gia tài để ra đi, thì còn trông mong nhờ cậy gì được nữa. Biết bao những bậc cha mẹ phải sống trong cô đơn buồn tủi vì sự bất hiếu của những người con. Chia gia tài cho con chẳng phải là bổn phận của người cha, cũng chẳng phải là quyền lợi nhất thiết được hưởng của người con, nhưng thôi con nó đòi thì cha mẹ đành ngậm ngùi chia cho nó. Tất cả những gì của cha là của con, nhưng tất cả những gì của con không phải là của cha!
Sau khi đã lãnh phần của mình, người con ấy lại mang tiền của đi phương xa, không phải để làm ăn mà tiêu hoang phí vào say sưa, đàng điếm. Để rồi khi hết tiền, anh ta rơi vào tình trạng khốn khổ, phải đi làm thuê, làm công việc chăn heo và rồi anh ta bị đói đến nỗi thèm cả thức ăn của heo mà cũng không được ăn. Lúc đó anh ấy mới hồi tâm để nghĩ về cha mình, nghĩ về nhà mình.
Đã bao lần tôi đã xử dụng gia tài Chúa ban cho tôi như tài năng, của cải, địa vị, danh tiếng… để làm điều tội lỗi, làm buồn lòng Chúa, làm hại đến tha nhân. Tôi cũng đã bỏ nhà đi hoang tưởng chừng như quên lối về. Cám ơn Chúa, những biến cố trong đời, những nghiệt ngã trong cuộc sống đã đẩy tôi vào hoàn cảnh phải hồi tâm và nhận ra ân huệ Chúa ban cho tôi. Hôm nay tôi cũng nhất định đứng lên tìm đường về với Chúa là Cha Yêu Thương của tôi.
Từ khi người con ra đi, người cha luôn nhìn ra cửa để mong đợi con trở về. Ông còn chuẩn bị cho con mình áo mới, giầy mới, nhẫn mới và cũng chuẩn bị luôn một con bê béo để ăn mừng khi con ông trở về. Thái độ bồn chồn mong ngóng của người cha già, bước chân năng nhọc khó khăn lê theo cây gậy, đi tới đi lui thật tội nghiệp. Người cha ngóng đợi con, nhưng không chờ trong tuyệt vọng. Ông tin vào con ông vì ông là cha nó, ông biết rồi thế nào nó cũng về.
Có người cho rằng việc trở về của người con này chẳng phải vì nhận thấy mình bất hiếu, hối hận mà trở về với cha. Nhưng vì anh ta không còn con đường nào khác. Anh ta về vì miếng ăn, vì cái bụng và như thế sự trở về của anh ta không phải vì cha mà là vì chính nhu cầu của anh. Giả như anh ta không đói, không bị đưa đến đường cùng thì anh ta có về với cha không? Anh ta có hối hận không?
Rất may là người cha nhân hậu không quan tâm đến điều người ta bình phẩm. Ông chỉ quan tâm đến sự trở về của con ông thôi. Đối với người cha, thì dù con ông trở về với bất cứ lý do gì, động lực gì thì sự trở về vẫn là sự trở về, vẫn là niềm vui của ông. Được nhìn thấy con ông còn sống trở về là ông mãn nguyện lắm rồi. Ông không còn muốn tìm hiểu gì hơn nữa, ông chỉ muốn được hưởng trọn vẹn niềm hạnh phúc đoàn tụ hôm nay mà ông đã mong chờ bấy lâu. Cho nên vừa nghe thấy tiếng con về, người cha như có thêm sinh lực. Ông đứng phắt dậy, quên cả chiếc gậy giúp ông đứng lên lao ra cửa. Những giọt nước mắt vui mừng làm nhạt nhòa đôi mắt ông. Người cha già run run giang rộng vòng tay ôm lấy đứa con khốn khổ của mình!
Dù người con có tiêu hết tài sản, có tội lỗi thế nào, có hôi hám bẩn thỉu ra sao ông cũng không màng tới. Ông chỉ biết có một điều đây là con ông, nó đã trở về. Ông “ hôn lấy hôn để” cái con người hôi tanh ấy, cái con người bất hiếu ấy. Ông tha thứ tất cả lỗi lầm trước khi con ông xin tha. Không những thế, ông còn phục hồi địa vị làm con trong nhà bằng cách xỏ nhẫn, mặc áo mới, đi giày mới… và mở tiệc ăn mừng.
Trong khi người con quỳ mọp dưới chân cha khóc lóc ăn năn “Thưa cha, con thật đắc tội với trời và với cha, con chẳng còn đáng được gọi là con cha nữa…” Người cha già như không nghe thấy gì, tâm hồn ông tràn ngập niềm vui “ Con tôi đã chết mà nay sống lại, đã mất mà nay lại tìm thấy”.
Cả căn phòng chìm trong im lặng, không gian như chùng xuống, thời gian như lắng đọng… Những gương mặt tưởng chừng như đã quá quen với sương gió, vất vả với thời gian cũng đang bị xúc động mạnh. Nét suy tư hằn rõ, niềm ân hận đồng cảm với người con lạc trở về… những đôi mắt đỏ hoe, những đôi mắt lệ nhòa, những ánh mắt xót xa đăm chiêu tìm trong ký ức ngày xưa .. Có người nhìn lên trần nhà, có người cúi gầm nhìn đất, có người lau vội dòng lệ cứ mãi tuôn trào. Cũng có người không ngăn được niềm cảm xúc, đôi vai cứ rung lên, cứ nấc lên từng hồi , từng hồi…Không ai còn ngại ngùng khi khóc trước đám đông. Người ngồi khóc cho thân phận mình, khóc vì cảm nhận được tình thương bao la của Cha. Khóc vì được yêu thương, được tha thứ…
Nhìn lên ảnh Thày Giêsu được đặt giữa căn phòng, đôi mắt hiền từ âu yếm nhìn đàn con. Trong ánh mắt vừa âu yếm vừa nghiêm nghị ấy ẩn hiện một nụ cười tươi, nụ cười tìm lại được những đứa con tưởng chừng đã mất mà nay lại tìm thấy.
Ngoài kia những tia nắng ấm vẫn tung tăng đùa với gió, những ánh mây vẫn lững lờ trôi lang thang vô định và sóng biển vẫn rì rào khúc nhạc “ Cha ơi, nay con đã về, tội đầy cùng thưa với cha…”
Giuse Thẩm Nguyễn
Dường như không có đoạn kinh thánh nào mô tả việc ăn năn trở về với Chúa của người tội lỗi được người ta biết đến nhiều bằng đoạn kinh thánh này. Đó là đoạn kinh thánh có tiêu đề là “ Người Cha Nhân Hậu” (Lc 15:11-24) hay còn gọi là “ Đứa Con Hoang Đàng”, tùy theo cái nhìn của mỗi người.
Người con thứ đòi người cha chia gia tài và người cha cũng chiều con để chia cho anh. Trong cuộc sống đời thường, nhất là phong tục văn hóa Việt Nam, thì người con mà đòi chia gia tài ngay khi cha mẹ còn sống là đứa con bất hiếu. Người Việt mình có câu “Trẻ cậy cha, già cậy con”, thế mà bây giờ người con đòi chia gia tài để ra đi, thì còn trông mong nhờ cậy gì được nữa. Biết bao những bậc cha mẹ phải sống trong cô đơn buồn tủi vì sự bất hiếu của những người con. Chia gia tài cho con chẳng phải là bổn phận của người cha, cũng chẳng phải là quyền lợi nhất thiết được hưởng của người con, nhưng thôi con nó đòi thì cha mẹ đành ngậm ngùi chia cho nó. Tất cả những gì của cha là của con, nhưng tất cả những gì của con không phải là của cha!
Sau khi đã lãnh phần của mình, người con ấy lại mang tiền của đi phương xa, không phải để làm ăn mà tiêu hoang phí vào say sưa, đàng điếm. Để rồi khi hết tiền, anh ta rơi vào tình trạng khốn khổ, phải đi làm thuê, làm công việc chăn heo và rồi anh ta bị đói đến nỗi thèm cả thức ăn của heo mà cũng không được ăn. Lúc đó anh ấy mới hồi tâm để nghĩ về cha mình, nghĩ về nhà mình.
Đã bao lần tôi đã xử dụng gia tài Chúa ban cho tôi như tài năng, của cải, địa vị, danh tiếng… để làm điều tội lỗi, làm buồn lòng Chúa, làm hại đến tha nhân. Tôi cũng đã bỏ nhà đi hoang tưởng chừng như quên lối về. Cám ơn Chúa, những biến cố trong đời, những nghiệt ngã trong cuộc sống đã đẩy tôi vào hoàn cảnh phải hồi tâm và nhận ra ân huệ Chúa ban cho tôi. Hôm nay tôi cũng nhất định đứng lên tìm đường về với Chúa là Cha Yêu Thương của tôi.
Từ khi người con ra đi, người cha luôn nhìn ra cửa để mong đợi con trở về. Ông còn chuẩn bị cho con mình áo mới, giầy mới, nhẫn mới và cũng chuẩn bị luôn một con bê béo để ăn mừng khi con ông trở về. Thái độ bồn chồn mong ngóng của người cha già, bước chân năng nhọc khó khăn lê theo cây gậy, đi tới đi lui thật tội nghiệp. Người cha ngóng đợi con, nhưng không chờ trong tuyệt vọng. Ông tin vào con ông vì ông là cha nó, ông biết rồi thế nào nó cũng về.
Có người cho rằng việc trở về của người con này chẳng phải vì nhận thấy mình bất hiếu, hối hận mà trở về với cha. Nhưng vì anh ta không còn con đường nào khác. Anh ta về vì miếng ăn, vì cái bụng và như thế sự trở về của anh ta không phải vì cha mà là vì chính nhu cầu của anh. Giả như anh ta không đói, không bị đưa đến đường cùng thì anh ta có về với cha không? Anh ta có hối hận không?
Rất may là người cha nhân hậu không quan tâm đến điều người ta bình phẩm. Ông chỉ quan tâm đến sự trở về của con ông thôi. Đối với người cha, thì dù con ông trở về với bất cứ lý do gì, động lực gì thì sự trở về vẫn là sự trở về, vẫn là niềm vui của ông. Được nhìn thấy con ông còn sống trở về là ông mãn nguyện lắm rồi. Ông không còn muốn tìm hiểu gì hơn nữa, ông chỉ muốn được hưởng trọn vẹn niềm hạnh phúc đoàn tụ hôm nay mà ông đã mong chờ bấy lâu. Cho nên vừa nghe thấy tiếng con về, người cha như có thêm sinh lực. Ông đứng phắt dậy, quên cả chiếc gậy giúp ông đứng lên lao ra cửa. Những giọt nước mắt vui mừng làm nhạt nhòa đôi mắt ông. Người cha già run run giang rộng vòng tay ôm lấy đứa con khốn khổ của mình!
Dù người con có tiêu hết tài sản, có tội lỗi thế nào, có hôi hám bẩn thỉu ra sao ông cũng không màng tới. Ông chỉ biết có một điều đây là con ông, nó đã trở về. Ông “ hôn lấy hôn để” cái con người hôi tanh ấy, cái con người bất hiếu ấy. Ông tha thứ tất cả lỗi lầm trước khi con ông xin tha. Không những thế, ông còn phục hồi địa vị làm con trong nhà bằng cách xỏ nhẫn, mặc áo mới, đi giày mới… và mở tiệc ăn mừng.
Trong khi người con quỳ mọp dưới chân cha khóc lóc ăn năn “Thưa cha, con thật đắc tội với trời và với cha, con chẳng còn đáng được gọi là con cha nữa…” Người cha già như không nghe thấy gì, tâm hồn ông tràn ngập niềm vui “ Con tôi đã chết mà nay sống lại, đã mất mà nay lại tìm thấy”.
Cả căn phòng chìm trong im lặng, không gian như chùng xuống, thời gian như lắng đọng… Những gương mặt tưởng chừng như đã quá quen với sương gió, vất vả với thời gian cũng đang bị xúc động mạnh. Nét suy tư hằn rõ, niềm ân hận đồng cảm với người con lạc trở về… những đôi mắt đỏ hoe, những đôi mắt lệ nhòa, những ánh mắt xót xa đăm chiêu tìm trong ký ức ngày xưa .. Có người nhìn lên trần nhà, có người cúi gầm nhìn đất, có người lau vội dòng lệ cứ mãi tuôn trào. Cũng có người không ngăn được niềm cảm xúc, đôi vai cứ rung lên, cứ nấc lên từng hồi , từng hồi…Không ai còn ngại ngùng khi khóc trước đám đông. Người ngồi khóc cho thân phận mình, khóc vì cảm nhận được tình thương bao la của Cha. Khóc vì được yêu thương, được tha thứ…
Nhìn lên ảnh Thày Giêsu được đặt giữa căn phòng, đôi mắt hiền từ âu yếm nhìn đàn con. Trong ánh mắt vừa âu yếm vừa nghiêm nghị ấy ẩn hiện một nụ cười tươi, nụ cười tìm lại được những đứa con tưởng chừng đã mất mà nay lại tìm thấy.
Ngoài kia những tia nắng ấm vẫn tung tăng đùa với gió, những ánh mây vẫn lững lờ trôi lang thang vô định và sóng biển vẫn rì rào khúc nhạc “ Cha ơi, nay con đã về, tội đầy cùng thưa với cha…”
Giuse Thẩm Nguyễn
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Heo May Hà Nội
Nguyễn Ngọc Liên
21:15 21/08/2014
Ảnh của Nguyễn Ngọc Liên
Hà Nội là thơ vẫn mãi mê hoài
Vì ở đó Em ơi ! Lời của gió...
Heo may ...Hà Nội !
(Trích thơ của Bích Phượng)
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 15-21/08/2014: Những hình ảnh đẹp trong chuyến tông du Đại Hàn của Đức Thánh Cha
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
11:07 21/08/2014
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Như chúng tôi đã đưa tin lúc 4h chiều theo giờ địa phương Rôma ngày thứ Tư 13 tháng 8. Đức Thánh Cha đã đến phi trường Fiumicino của Rôma trên chiếc Ford Focus màu xanh để đáp máy bay của hãng hàng không Alitalia đi Hàn quốc.
Tiễn ngài tại sân bay có thủ tướng Ý ông Matteo Renzi. Cùng tháp tùng trong chuyến bay với Đức Thánh Cha có Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, Đức Tổng Giám Mục Giovanni Angelo Becciu phụ tá quốc vụ khanh Tòa Thánh, các viên chức Tòa Thánh và 72 ký giả quốc tế.
Lúc 10 giờ 10 phút sáng thứ Năm, 14 tháng 8, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến thủ đô Hán Thành của Hàn Quốc sau chuyến bay dài hơn 11 tiếng đồng hồ.
Trong một cử chỉ khiêu khích, Bắc Hàn đã bắn ba hỏa tiễn tầm ngắn 220km. Hỏa tiễn đầu tiên được bắn lúc 9h30 và hoả tiễn cuối cùng chỉ 35 phút trước khi máy bay Đức Thánh Cha đáp xuống Hán Thành.
Chiếc Airbus A330 của hãng Alitalia đáp xuống căn cứ không quân Hán Thành ở thành phố Thành Nam (Seongnam) thuộc tỉnh Kinh Kỳ (Gyeonggi). 21 phát đại bác nổ vang chào mừng vị quốc khách, trong khi Bà Tổng thống Phác Cận Huệ đón chào Đức Thánh Cha ngay tại chân thang máy bay trước khi hai em bé trong y phục cổ truyền của Hàn quốc tặng hoa cho ngài.
Trong phái đoàn 300 tín hữu Công Giáo Hàn Quốc hiện diện tại Phi trường để chào đón Đức Thánh Cha cũng có 2 người đã vượt biên từ Bắc Triều Tiên, 4 thân nhân các nạn nhân bị thiệt mạng trong vụ đắm tầu ngày 16-4 năm nay, hai công nhân nước ngoài từ Philippines và Bolivia, những người tàn tật và con cháu các vị tử đạo sắp được phong chân phước.
Đức Thánh Cha đã được cha John Chong Che Chon, tân Giám tỉnh Dòng Tên tại Hàn Quốc, làm thông ngôn trong chuyến viếng thăm này. Khi được giới thiệu với một trong những thân nhân nạn nhân đắm tàu, ngài nói: “Tai nạn này thật là đau thương. Tôi không quên các nạn nhân.”
Trong những lời đầu tiên với những người ra đón ngài, Đức Thánh Cha cũng nói “Hòa bình tại Bán đảo Triều Tiên luôn có chỗ đứng trong tâm hồn tôi”.
Bầu không khí tiếp đón thật nồng nhiệt và tưng bừng. Liền đó Đức Thánh Cha đã lên chiếc xe nhỏ hiệu Kia màu xám đậm, chế tạo tại địa phương, để về tòa Sứ Thần Tòa Thánh cách đó 17 cây số để cử hành thánh lễ riêng, trước khi dùng bữa và nghỉ trưa.
2. Đức Thánh Cha gặp gỡ chính quyền Nam Hàn
Lúc gần 4 giờ chiều giờ địa phương, Đức Thánh Cha đã đến Phủ Tổng thống Hàn Quốc chỉ cách tòa Sứ Thần 800 mét. Dinh thự này quen gọi là tòa Nhà Xanh hay là “Thanh ngõa đài” với 150 ngàn miếng ngói màu xanh dương. Dinh này được kiến thiết hồi năm 1991 thay thế cho dinh được xây dựng dưới thời Nhật Bản cai trị Hàn quốc.
Đến nơi Đức Thánh Cha đã được bà tổng thống Park Geun-hye hay còn gọi là Phác Cận Huệ đón tiếp với tất cả nghi thức, quốc thiều và đoàn quân danh dự diễn hành trước lễ đài, và được mời vào phòng khánh tiết của Phủ Tổng Thống để hội kiến, cùng với hai vị Bộ trưởng Hàn quốc, Đức Hồng Y Quốc vụ khanh Parolin và Đức TGM Osvaldo Padilla, Sứ Thần Tòa Thánh tại Hán Thành.
Bà Phác Cận Huệ nguyên là con của cố tổng thống Phác Chung Hy, năm nay 62 tuổi (1952). Bà đã theo học tại trường Nữ Trung Học Thánh Tâm. Hồi đó vào năm 1965, bà đã chịu phép rửa tội với tên thánh là Juliana.
Bà đã tốt nghiệp Kỹ Sư tại Đại học Tây Giang (Sogang) do Dòng Tên thành lập ở Hán Thành. Năm 2012 bà là Phụ nữ đầu tiên đắc cử tổng thống Hàn quốc và thuộc đảng Saenuri.
Từ khi được bầu làm tổng thống hồi tháng 2 năm ngoái, bà Phác Cận Huệ đã 5 lần cố gắng mời Đức Giáo Hoàng Phanxicô đến viếng thăm Hàn Quốc trong đó có 4 thư bà viết tay mời ngài đến thăm. Lần đầu tiên hồi tháng 3 năm ngoái khi bà gửi phái đoàn do Bộ trưởng Văn hóa, thể thao và du lịch đến dự lễ khai mạc sứ vụ của Đức Thánh Cha ngày 19-3-2013 tại Quảng trường thánh Phêrô, và trong dịp đó phái đoàn đã trao thư viết tay của Bà Tổng thống chúc mừng Đức Thánh Cha. Năm ngoái bà lại mời nhân dịp kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao giữa Hàn quốc và Tòa Thánh.
Sau khi hội kiến riêng và trao đổi quà tặng, Tổng thống và Đức Thánh Cha tiến sang phòng khánh tiết trước sự hiện diện của khoảng 200 người gồm các vị lãnh đạo chính quyền, đại diện ngoại giao đoàn và nhiều chức sắc khác.
Trong diễn văn chào mừng Đức Thánh Cha, Bà Phác Cận Huệ đã trình bày những giai đoạn trong cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha tại Hàn Quốc và nói về những nơi sẽ được ngài đến. Sau đó bà cũng nói về cuộc chiến giữa hai miền thuộc bán đảo Triều Tiên, không những tạo nên một vết thương sâu đậm cho quốc dân, nhưng còn gây ra bao nhiêu chia cách cho các gia đình.
Về phần Đức Thánh Cha, trong diễn văn đầu tiên, ngài đã dùng tiếng Anh và nói rằng:
“Thật là một niềm vui lớn cho tôi được đến Hàn Quốc, đất nước buổi sáng yên hàn, Triều Tiên, và cảm nghiệm không những vẻ đẹp thiên nhiên của quốc gia này, nhưng nhất là vẻ đẹp của dân chúng và lịch sử văn hóa phong phú của nước này. Gia sản đất nước này qua các năm tháng đang bị thửc thách vì bạo lực, bách hại và chiến tranh. Nhưng mặc dù những đau thương, sự nóng nực ban ngày và bóng tối của ban đêm vẫn luôn nhường chỗ cho buổi sáng yên hàn, nghĩa là cho một niềm hy vọng không suy giảm, mong được công lý, hòa bình và thống nhất.
Đức Thánh Cha cũng nhắc đến hai lý do chính cuộc viếng thăm của ngài, trước tiên là Đại hội giới trẻ Công Giáo Á châu lần thứ 6, một cuộc cử hành đức tin chung trong vui tươi, qui tụ các bạn trẻ Công Giáo từ các nước thuộc Á châu, và tiếp đến là lễ tôn phong chân phước cho các vị chứng nhân đức tin Hàn quốc: Phaolô Duẫn Trì Trung (Yun Ji Chung) và 123 bạn.
Đức Thánh Cha ca ngợi sự kiện xã hội Hàn quốc hiểu rõ sự khôn ngoan và phẩm giá của người già và vai trò của họ trong xã hội. Như một dân tộc khôn ngoan không phải chỉ yêu mến truyền thống của mình, nhưng còn đề cao giá trị của người trẻ, tìm cách thông truyền cho họ gia sản quá khứ và áp dụng gia sản ấy vào những thách đố ngày nay. Đức Thánh Cha cũng nhắc đến tầm quan trọng của việc suy tư về cách thức thích hợp nhất để thông truyền các giá trị cho các thế hệ tương lai và đâu là loại xã hội mà ta mong muốn. Trong bối cảnh Hàn quốc, Đức Thánh Cha nhấn mạnh hồng ân hòa bình, hòa giải, và sự ổn định tại bán đảo Triều tiên. Một thách đố đối với ngoại giao, một thách đố ngàn đời là làm sao phá đổ những bức tường nghi kỵ và oán ghét, thăng tiến một nền văn hóa hòa giải và liên đới.
“Ngoại giao là một nghệ thuật về những gì có thể, dựa trên xác tín kiên vững và bền bỉ, theo đó, hòa bình có thể đạt được bằng sự lắng nghe và đối thoại trong thanh thản, hơn là bằng sự trách cứ nhau, những phê bình vô bổ và sử dụng võ lực”.
“Hòa bình không phải chỉ là vắng bóng chiến tranh, nhưng là thành quả công lý. Và công lý, như một nhân đức, đòi phải có sự bền chí kiên nhẫn, nó đòi chúng ta không quên những bất công quá khứ, nhưng cần vượt thắng chúng bằng sự tha thứ, bao dung và cộng tác. Nó đòi phải có ý chí phân định và đạt tới những mục tiêu có lợi cho nhau, trên những nền tảng tôn trọng lẫn nhau, cảm thông và hòa giải”.
Đức Thánh Cha cũng nhận định rằng: Kinh nghiệm dạy chúng ta trong một thế giới ngày càng hoàn cầu hóa, nhận thức của chúng ta về công ích, tiến bộ và phát triển, xét cho cùng không phải chỉ có tính chất kinh tế, nhưng còn phải có đặc tính nhân bản nữa.
Cùng với phần lớn các nước phát triển, Hàn Quốc đang đương đầu với những vấn đề xã hội quan trọng, những chia rẽ chính trị, chênh lệch về kinh tế và những lo âu liên quan tới việc quản lý môi sinh trong tinh thần trách nhiệm. Đức Thánh Cha kêu gọi làm tất cả những gì có thể để kiến tạo một bầu không khí xã hội trong đó mỗi thành phần của xã hội được lắng nghe, trong đó người ta duy trì tinh thần đả thông cởi mở, đặc biệt quan tâm đến những người nghèo, những người dễ bị tổn thương, nhưng người không có tiếng nói, không những chỉ đáp ứng nhu cầu nhất thời của họ, nhưng còn thăng tiến họ trong sự tăng trưởng về mặt nhân bản và tinh thần. Một điề biệt cần thiết ngày nay là một sự hoàn cầu hóa sự liên đới, nhắm mục tiêu phát triển toàn diện mỗi người trong gia đình nhân loại.
Sau cùng, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc lại lời Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã nói tại Hàn Quốc cách đây 25 năm về ước muốn liên lỉ của Cộng đoàn Công Giáo Hàn Quốc được tham gia trọn vẹn vào đời sống quốc gia. Giáo Hội muốn góp phần vào việc giáo dục người trẻ, làm tăng trưởng tình liên đới đối với người nghèo, người gặp khó khăn và góp phần vào việc huấn luyện các thế hệ công dân trẻ, sẵn sàng đóng góp sự khôn ngoan và sáng suốt được thừa hưởng từ tiền nhân và nảy sinh từ đức tin, để đương đầu với những vấn đề lớn về chính trị và xã hội của đất nước”.
3. Gặp gỡ Hội Đồng Giám Mục Hàn quốc.
Giã từ phủ tổng thống Hàn Quốc vào lúc quá 5 giờ chiều, Đức Thánh Cha đã đến trụ sở Hội đồng Giám Mục cách đó 12 cây số để gặp gỡ 2 Hồng Y và 33 Giám Mục thuộc 16 giáo phận toàn quốc.
Đức Thánh Cha đã nhắc nhở các vị về hai khía cạnh trong Sứ vụ Giám Mục: bảo tồn ký ức và bảo tồn hy vọng.
Đức Cha Phêrô Khương Vũ Nhất (Kang U-il) Giám Mục giáo phận Tể Châu (Cheju), Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hàn Quốc, đã đại diện mọi người chào mừng ĐTC.
Và trong huấn dụ bằng tiếng Ý, được dịch ra tiếng Hàn từng đoạn một, Đức Thánh Cha khai triển nghĩa vụ của các Giám Mục là bảo vệ đoàn chiên Chúa và nhấn mạnh đến hai khía cạnh của việc bảo vệ này, đó là bảo tồn ký ức và bảo tồn hy vọng.
- Trước tiên là bảo tồn ký ức. Anh em là con cháu của các vị tử đạo, là những người thừa kế chứng tá đức tin anh dũng của các vị nơi Chúa Kitô. Ngoài ra anh em là người thừa kế một truyền thống ngoại thường, đã được khởi đầu và tăng trưởng phần lớn nhờ vào lòng trung thành, sự kiên trì và công việc của các thế hệ giáo dân. Thật là điều đầy ý nghĩa sự kiện lịch sử Giáo Hội tại Hàn Quốc được khởi đầu với một cuộc gặp gỡ trực tiếp với Lời Chúa. Đó là một vẻ đẹp nội tại và sự toàn vẹn của Sứ điệp Kitô, Tin Mừng và lời mời gọi hoán cải, canh tân nội tâm và sống đời bác ái - gây ấn tượng mạnh nơi Ông Lý Bách (Yi Byeok, 1754-1785) và các kỳ lão của thế hệ đầu tiên. Điều này phản ánh qua sức sinh động của các giáo xứ, của các phong trào Giáo Hội, trong sự quan tâm mục vụ đối với giới trẻ và trong các trường Công Giáo, trong các chủng viện và trong các đại học cũng như trong các chương trình giáo lý vững chắc. Giáo Hội tại Hàn Quốc được quí chuộng vì vai trò của mình trong đời sống tinh thần và văn hóa của quốc gia và vì động lực truyền giáo mạnh mẽ.
Là người bảo tồn ký ức không phải chỉ có nghĩa là nhớ lại và bảo tồn những ân phúc quá khứ. Nó cũng có nghĩa là kín múc từ đó những nguồn lực thiêng liêng để đáp ứng một cách sáng suốt và quyết liệt với niềm hy vọng, những lời hứa và thách đố tương lai. Xét cho cùng, đời sống và sứ mạng của Giáo Hội tại Hàn Quốc không chỉ được đo lường bằng những yếu tố bên ngoài, số lượng và các cơ chế; đúng hơn đời sống và sứ mạng Giáo Hội phải được phán đoán trong ánh sáng minh bạch của Tin Mừng và lời mời gọi hoán cải, trở về cùng Chúa Giêsu Kitô. Bảo tồn ký ức có nghĩa là ý thức rằng sự tăng trưởng đến từ Thiên Chúa (Xc 1 Cr 3,6) và đồng thời là thành quả của sự kiên nhân và bền chí làm việc, trong quá khứ cũng như hiện nay. Ký ức chúng ta về các vị tử đạo và các thế hệ Kitô trước đây phải có tính chất thực tiễn, chứ không lý tưởng hóa hoặc háo thắng. Nhìn lại quá khứ bà mà không lắng nghe tiếng Chúa kêu gọi hoán cải trong hiện tại thì sẽ không giúp chúng ta tiến bước; trái lại nó sẽ cản trở hoặc thậm chí nó chặn đứng sự tiến triển thiêng liêng của chúng ta.
Đức Thánh Cha nói tiếp: Thứ hai là bảo tồn hy vọng: niềm hy vọng do Tin Mừng ân sủng và từ bi của Thiên Chúa trong Chúa Giêsu Kitô trao tặng, niềm hy vọng đã soi sáng cho các vị tử đạo. Chúng ta được mời gọi công bố niềm hy vọng ấy cho một thế giới, tuy thịnh vượng về vật chất, nhưng vẫn đang tìm kiếm một cái gì hơn nữa, một cái gì chân thực và sung mãn. Anh em hãy bảo tồn niềm hy vọng này bằng cách duy trì sinh động ngọn lửa thánh thiện, bác ái huynh đệ và lòng nhiệt thành truyền giáo trong niềm hiệp thông của Giáo Hội.
Là một Giáo Hội thừa sai, một Giáo Hội luôn đi ra ngoài, hướng về thế giới, đặc biệt là hướng về các ngoại ô của xã hội hiện đại, đòi phải phát triển một sở thích tinh thần làm cho chúng ta có khả năng đón nhận và đồng hóa với mỗi chi thế của Thân Mình Chúa Kitô (Xc Tông Huấn Niềm Vui Phúc Âm, 268). Theo nghĩa này, cần chứng tỏ một sự quan tâm đặc biệt trong các cộng đoàn chúng ta đối với các trẻ em và những khát vọng của người trẻ; cũng như quan tâm đến người già, bảo tồn sự khôn ngoan và kinh nghiệm của người già.
Bảo tồn hy vọng cũng bao hàm việc bảo đảm sao cho chứng tá ngôn sứ của Giáo Hội tại Hàn Quốc tiếp tục được biểu lộ qua sự quan tâm đến người nghèo và các chương trình liên đới, nhất là đối với những người tị nạn và di dân, những người sống ngoài lề xã hội; trong sự liên lỷ hoạt động để thăng tiến về mặt xã hội, công ăn việc làm và giáo dục. Chúng ta có thể gặp nguy cơ thu hẹp sự dấn thân của chúng ta cho người túng thiếu vào chiều kích từ thiện mà quên đi nhu cầu của mỗi người cần được tăng trưởng như con người va có thể biểu lộ nhân cách, sự sáng vào và văn hóa của mình trong phẩm giá. Lý tưởng tông đồ của một Giáo Hội của người nghèo và cho người nghèo được diễn tả hùng hồn trong các cộng đồng Kitô tiên khởi tại đất nước anh em. Tôi cầu mong rằng lý tưởng này tiếp tục uốn nắn hành trình của Giáo Hội tại Hàn Quốc trong cuộc lữ hành hướng về tương lai.
Một chứng tá ngôn sứ theo Tin Mừng trình bày một số thách đố đặc biệt đối với Giáo Hội tại Hàn Quốc, xét vì Giáo Hội đang sống và hoạt động giữa một xã hội sung túc nhưng ngày càng bị tục hóa và duy vật. Trong những hoàn cảnh ấy, các nhân viên mục vụ bị cám dỗ muốn sử dụng không những kiểu mẫu quản trị hữu hiệu, những chương trình và tổ chức được thế giới doanh nghiệp thu hút, nhưng cả một lối sống và một não trạng được hướng dẫn bằng những tiêu chuẩn trần tục về sự thành công và thậm chí cả về quyền lực thay vì theo các tiêu chuẩn mà Chúa Giêsu đã nêu lên trong Tin Mừng. ”Khốn cho chúng ta nếu Thập Giá bị tước mất khả năng phán đoán sự khôn ngoan của thế gian này! (Xc 1 Cr 1,17). Tôi khuyên anh em và các linh mục của anh em hãy chống lại cám dỗ này dưới mọi hình thức”.
4. Đức Thánh Cha gặp gỡ giới trẻ tại Đại Hội Giới Trẻ Á Châu
Hôm thứ Sáu ngày 15 tháng 8, Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, cũng là ngày thứ hai trong cuộc tông du Nam Hàn của Đức Thánh Cha Phanxicô, ngài đã đáp xe lửa tới Daejeon, thuộc miền Trung nước này, để cử hành thánh lễ cho Ngày Giới Trẻ Á Châu.
Nhân dịp này, ngài khuyên người trẻ Á Châu từ bỏ chủ nghĩa duy vật từng gây tác hại cho nhiều xã hội Á Châu ngày nay. Họ cũng nên từ bỏ các hệ thống kinh tế “bất nhân” chuyên tước đoạt quyền lợi người nghèo.
Đức Phanxicô được tiếp đón nồng nhiệt bởi hàng chục ngàn người trẻ Á Châu khi ngài tới cử hành thánh lễ trước công chúng đầu tiên tại Nam Hàn, một quốc gia với một Giáo Hội tuy nhỏ nhưng đang lớn mạnh đến nỗi được Tòa Thánh coi là kiểu mẫu cho cả thế giới.
Trong bài giảng, Đức Phanxicô đã thúc giục người trẻ trở thành lực lượng canh tân và hy vọng cho xã hội. Ngài nói bằng tiếng Ý và được dịch sang tiếng Đại Hàn “mong họ chống lại sự cám dỗ của một thứ chủ nghĩa vật chất làm tê cứng các giá trị thiêng liêng và văn hóa chân chính và chống lại tinh thần đua tranh vô giới hạn chỉ sản sinh ra lòng vị kỷ và tranh chấp. Mong họ cũng từ bỏ các mô thức kinh tế bất nhân vốn tạo ra các hình thức nghèo đói mới và đẩy công nhân ra bên lề, và nền văn hóa sự chết đang hạ giá hình ảnh của Thiên Chúa và vi phạm phẩm giá mọi người nam nữ và trẻ em”.
Sứ điệp của ngài đánh động Nam Hàn, một xã hội đã phát triển từ hủy diệt và nghèo đói trong Chiến Tranh Triều Tiên của thập niên 1950 để trở thành một trong các nền kinh tế cao nhất của Á Châu. Nhiều người ở đây liên kết thành công với việc khoe của và địa vị. Cạnh tranh trong giới trẻ, nhất là để giành chỗ tại các trường danh tiếng, đã bắt đầu ngay từ lớp mẫu giáo và rất ác liệt đến nỗi quốc gia này vốn có tỷ lệ tự sát cao nhất thế giới
Đức Phanxicô nói rằng trong các xã hội “dư thừa ở bề ngoài” như thế, người ta thường trải nghiệm một “nỗi buồn và trống vắng nội tâm. Nỗi thất vọng này đã gây hại cho không biết bao nhiêu người trẻ của chúng ta!”
Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng Đức Mẹ mời gọi ta hy vọng “một niềm hy vọng được Tin Mừng đề xuất. Niềm hy vọng ấy đối nghịch triệt để với tinh thần thất vọng hình như đang phát triển như một thứ ung thư trong các xã hội dư thừa ở bên ngoài nhưng thường buồn thảm và trống rỗng bên trong. Niềm thất vọng này đang gây hại trên không biết bao nhiêu người trẻ! Mong sao họ, những người trẻ đang bao quanh chúng ta trong những ngày này được đầy hân hoan trong lòng và tin tưởng, và không bao giờ bị cướp mất hy vọng!”.
Đối với người Công Giáo Nam Hàn, hôm nay là một ngày lễ kép vì 15 tháng Tám cũng là ngày mừng độc lập của Nam Hàn. Đức Phanxicô ghi nhận điều này khi ngài nói rằng: “Người Đại Hàn, theo truyền thống, cử hành lễ này dưới ánh sáng trải nghiệm lịch sử của họ, coi việc bầu cử đầy yêu thương của Đức Mẹ diễn ra ngay trong lịch sử quốc gia và đời sống nhân dân”.
Đức Phanxicô cũng đề cập tới một bài học khác của Đức Mẹ. Dựa vào lời Thánh Phaolô nói rằng Chúa Kitô là Ađam mới mà sự vâng lời thánh ý Chúa Cha đã khắc phục ách thống trị và sự nô dịch của tội lỗi và khai mở ra triều đại sự sống và tự do (cf. 1 Cor 15:24-25), ngài đưa ra nhận xét rằng: tự do đích thực tìm thấy nơi việc ngoan ngoãn tuân theo thánh ý Thiên Chúa.
“Nơi Đức Mẹ, là Đấng đầy ơn phúc, ta học thấy rằng tự do Kitô Giáo không phải chỉ là giải thoát khỏi tội. Nó là thứ tự do để nhìn thực tại trần gian một cách mới mẻ, thiêng liêng. Nó là thứ tự do để yêu mến Thiên Chúa và anh chị em ta bằng một quả tim trong sạch, và sống một cuộc sống hân hoan hy vọng chờ mong Vương Quốc Chúa Kitô”.
Vận động đường túc cầu Daejeon có sức chứa 50,000 người, gần như đã chật ních cả mấy tiếng đồng hồ trước khi Đức Phanxicô tới. Đám đông vẫy khăn trong tiếng vang hô "Viva il papa!" (Đức Thánh Cha vạn tuế!) chào đón ngài khi chiếc xe chở ngài từ từ tiến vào vận động trường.
Trước khi cử hành Thánh Lễ, Đức Phanxicô đã gặp khoảng hơn 10 người sống sót tai nạn chìm phà hồi tháng Tư và thân nhân những người đã qua đời trong tai nạn này đang đòi chính phủ phải điều tra vụ việc.
Phần lớn hơn 300 người tử nạn trong thảm họa trên là học sinh trung học đang đi du khảo. Các thân nhân của họ đang áp lực các nhà làm luật thiết lập một ủy ban điều tra độc lập và trong sáng. Đảng cầm quyền chống đối áp lực này vì cho rằng một ủy ban quốc hội không có quyền buộc tội.
Phát ngôn viên Tòa Thánh, Cha Federico Lombardi, cho hay: Đức Phanxicô sẽ không can thiệp vào vấn đề mà chỉ an ủi các gia đình mà thôi. Một biểu ngữ ở bên ngoài vận đông trường có hình Đức Giáo Hoàng và câu “Xin ngài hãy lau khô nước mắt của các gia đình Sewol”.
Sau Thánh Lễ, Đức Phanxicô dùng bữa trưa với một số người trẻ tham dự ngày hội rồi viếng thăm một đền thờ của thế kỷ 18 nơi vị linh mục Đại Hàn đầu tiên đã được dưỡng dục.
5. Đức Thánh Cha thăm Đền Thánh Solmoe
Sau bữa trưa với các bạn trẻ, vào 5 giờ chiều, Đức Thánh Cha đến Đền Thánh Solmoe, hay là “Tác Nhĩ Mặc” cách đó 43 cây số. Đây là nơi sinh trưởng của Thánh Anrê Kim Đại Kiến, linh mục đầu tiên của Giáo Hội Hàn quốc chịu tử đạo. Gia đình thánh nhân có 11 người chịu chết vì đức tin, trong đó có cả thân phụ và ông nội. Thánh Anrê Kim Đại Kiến được rửa tội năm lên 16 tuổi, theo học tại Macao và thụ phong linh mục tại đó, rồi năm 1845, cha Kim Đại Kiến trở về nước để làm thừa sai. Nhưng chẳng bao lâu cha bị bắt và bị kết án treo cổ tại Hán Thành năm 1846, khi mới được 25 tuổi và làm linh mục được 13 tháng.
Năm 1996, giáo xứ Công Giáo ở giáo phận Đại điền đã quyết định kỷ niệm 150 năm tử đạo của cha Kim Đại Kiến bằng cách tái thiết căn nhà nơi ngài sinh ra và biến thành một thánh điện.
Khi xe chở Đức Thánh Cha đến Đền thánh trên ngọn đồi thông thật đẹp, có hàng ngàn người đứng hai bên đường để chào đón ngài, và gần đền thánh có sự hiện diện của hàng trăm chủng sinh. Đến nơi, ngài được cha Quản đốc đền thánh đón tiếp và đã cầu nguyện trước căn nhà nhỏ của Thánh Kim Đại Kiến trước khi tiến ra nơi gặp gỡ 6 ngàn bạn trẻ tham dự Đại hội giới trẻ Công Giáo Á châu kỳ 6 kể từ hôm 13-8 trước đó với chủ đề 'Hỡi những người trẻ Á châu, hãy tỉnh dậy! Vinh quang của các vị tử đạo chiếu tỏa trên các bạn!”.
Cuộc gặp gỡ diễn ra trong bầu không khí tưng bừng và hân hoan, với các bài ca và trình diễn văn nghệ, do một toán bạn trẻ Indonesia trình diễn, rồi 3 bạn trẻ: Campuchia, Hong Kong và Hàn quốc, lần lượt trình bày chứng từ và thắc mắc với Đức Thánh Cha.
Đặc biệt thiếu nữ người Campuchia tên là Leap Lakaraksmey kể lại cuộc sống đạo của cô khi còn nhỏ, theo thân phụ đi nhà thờ, học Kinh Thánh và cách cầu nguyện. Vì tình trạng kinh tế khó khăn, cô đã phải từ bỏ ước mộng lên đại học, nhưng rồi cô được các ân nhân giúp đỡ sang Hàn quốc theo học.
Cô Smey nói thêm rằng Hàn quốc có bao nhiêu thánh tử đạo, và con thấy người ta có một hình ảnh rất tốt về đức tin Công Giáo. Vì thế con nghĩ thật là đẹp nếu ở Campuchia cũng có những vị thánh như vậy. Khi con còn nhỏ con nghe các Sơ nói có bao nhiêu vị tử đạo ở Campuchia. Vào đầu thập niên 1970, tại đất nước chúng con có bao nhiêu người chết trong các trại diệt chủng do Pol Pot gây ra. Bao nhiêu linh mục và nữ tu đã bị giết trong thời kỳ đó. Đặc biệt là Đức Giám Mục tiên khởi Joseph Chhmar Sala. Thưa Đức Thánh Cha, ngài có thể đến Campuchia của chúng con và phong thánh cho các vị tử đạo của chúng con không. Con nghĩ nếu ngài làm như thế thì bao nhiêu linh mục và nữ tu có thể thi hành các hoạt động truyền giáo một cách mạnh mẽ hơn và nhiều người trẻ có thể được biết Chúa Giêsu!”.
Trong phần trả lời, Đức Thánh Cha nói ngài cũng xác tín ở Campuchia có các vị thánh và hứa khi trở về Roma, ngài sẽ nói với ĐHY Angelo Amato, Tổng trưởng Bộ Phong Thánh, ưu tiên nghiên cứu vấn đề này.
6. Lễ tôn phong các vị tử đạo Hàn quốc
Lúc 8 giờ 45 sáng thứ Bẩy 16 tháng 8, Đức Thánh Cha đã rời tòa Sứ Thần đi xe tới viếng đền các vị tử đạo Seo-So-Mun nằm cách đó 4 cây số. Đây là nơi 103 tín hữu Công Giáo đã bị hành quyết và đã được Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tôn phong hiển thánh ngày mùng 6 tháng 5 năm 1984. Con đường đi từ quảng trường Quang Môn tới Seo-So-Mun được mệnh danh là “tử lộ”, con đường của sự chết hay ”tử đạo”.
Đền thánh các vị đạo là nơi chôn cất 44 vị tử đạo, gồm ba cây cột bằng nham thạch, cột chính giữa cao 15 thước, hai cột hai bên cao 13 thước. Đền kỷ niệm tọa lạc gần nhà thờ Yakhyeon, là ngôi nhà thờ Công Giáo đầu tiên của Đại Hàn xây năm 1892.
Có hai bạn trẻ đã giúp Đức Thánh Cha đặt vòng hoa tôn kính các Thánh Tử Đạo và ngài đã thinh lặng cầu nguyện một lúc.
Tiếp đến Đức Thánh Cha đã lên xe để tới quảng trường Quang Môn cách đó 2 cây số. Đây là quảng trường rộng nối liền cửa Hoàng Cung với quảng trường Tòa Thị Sảnh, biểu tượng cho lịch sử Hàn quốc, và là nơi diễn ra các lễ nghi quan trọng.
Xe đã chở Đức Thánh Cha đi một vòng để ngài chào 1 triệu tín hữu đến tham dự thánh lễ, vượt ngoài mọi chờ mong của ban tổ chức. Thánh lễ tôn phong chân phước cho 124 vị tử đạo Hàn quốc đã được cừ hành bằng tiếng Latinh và tiếng Đại Hàn. Đức Thánh Cha đã giảng bằng tiếng Ý được dịch sang tiếng Đại Hàn.
Đây là lần thứ ba Giáo Hội Đại Hàn cử hành lễ phong chân phước cho một số các con cái chết vì đạo Chúa. Lần thứ nhất ngày mùng 5 tháng 7 năm 1925 đã có 79 vị tử đạo, bị giết trong các năm 1839-1846 được phong chân phước. Lần thứ hai ngày 29 tháng 2 năm 1968, đã có 24 vị chết trong cuộc bách hại năm 1866 được phong chân phước. Ngoài ra, cũng đang có án phong chân phước và phong thánh cho cho một số vị tử đạo khác nữa, trong đó có vị linh mục thứ hai của Đại Hàn là cha Tôma Choe Yang-Cop và Đức Cha Phanxicô Borgia Hong Yong-Ho.
Đức Cha Phanxicô Xaviê Ahn Myong-Ok Chủ tịch Ủy ban xin phong chân phước và vị thỉnh nguyện viên đã tới trước mặt Đức Thánh Cha xin ngài phong chân phước cho các vị tử đạo, rồi vị thỉnh nguyên viên đọc tiểu sử của các vị Tôi Tớ Chúa. Tiếp đến Đức Thánh Cha đọc công thức tuyên phong Chân Phước cho các vị. Đức Hồng Y Yeum Soo-Jung, Tổng Giám Mục Seoul đã cám ơn Đức Thánh Cha và nêu bật vai trò của các vị tử đạo đối với Giáo Hội Hàn quốc: 103 Thánh và 124 Chân Phước.
Quảng trường này đã là nơi các vị chết vì đức tin. Nhưng chính cái chết đó đã khiến cho Giáo Hội Đại Hàn lớn lên. Và Giáo Hội đã chứng minh cho xã hội thấy gương sáng của Giáo Hội bằng việc thăng tiến công lý và các quyền con người. Thánh lễ phong Chân phước hôm nay là một dịp để Giáo Hội tiếp tục theo đuổi sự hài hòa và hiệp nhất, không chỉ giữa các tín hữu Công Giáo mà cả toàn dân Đại Hàn và mọi dân tộc Á châu nữa, qua tình huynh đệ đại đồng. Nó cũng là dịp thăng tiến truyền giáo và theo đuổi lý tưởng là một Giáo Hội phục vụ người nghèo, người bị áp bức và gạt bỏ ngoài lề xã hội, bằng cách loan báo Tin Mừng cho họ.
Giảng trong thánh lễ Đức Thánh Cha đã nêu bật sự kiện các vị tử đạo Hàn quốc đã sống và chết vì Chúa Kitô, nên giờ đây được cùng hiển trị với Người trong niềm vui và vinh quang, bởi vì trong cái chết và sự sống lại của Con của Ngài, Thiên Chúa đã ban cho chúng ta chiến thắng vĩ đại nhất. Thật thế, “Cho dù là sự chết hay sự sống, trời cao hay vực thẳm, hay bất cứ một loài thọ tạo nào khác, không có gì có thể tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta” (Rm 8,38-39).
Lễ tôn phong cha Phaolô và các bạn tử đạo cống hiến cho chúng ta dịp trở lại các thời ban đầu của lịch sử Giáo Hội Hàn quốc. Nó mời gọi tín hữu Công Giáo Đại Hàn nhớ lại những điều trọng đại mà Thiên Chúa đã thực hiện trên phần đất này và giữ gìn gia tài đức tin đo cha ông họ để lại như kho tàng cho cuộc sống xã hội. Tin Mừng đã đến Hàn quốc không do các thừa sai, mà là do chính các giáo dân trí thức tò mò đã rộng mở tâm trí cho Tin Mừng và dẫn họ đến chỗ gặp gỡ chính Chúa, các bí tích đầu tiên và ước muốn một cuộc sống bí tích và Giáo Hội cũng như các dấn thân truyền giáo đầu tiên. Nó đã đem lại các hoa trái trong các cộng đoàn sống theo mẫu gương của Giáo Hội thời khai sinh, đồng tâm nhất trí, không chú ý tới các khác biệt xã hội. Lịch sử này nói với chúng ta về tầm quan trọng, phẩm giá và vẻ dẹp ơn gọi của giáo dân. Tôi đặc biệt chào anh chị em giáo dân hiện diện, đặc biệt là các gia đình kitô, hằng ngày dấn thân giáo dục người trẻ sống đức tin và tình yêu thương hòa giải của Chúa Giêsu.
Phúc Âm hôm nay nhắn gửi chúng ta tất cả một sứ điệp. Chúa Giêsu xin Thiên Chúa Cha thánh hiến chúng ta trong sự thật, và giữ gìn chúng ta khỏi thế gian. Ngài không xin Chúa Cha cất chúng ta ra khỏi trần gian. Nhưng Ngài sai các môn đệ ra đi làm muối đất và ánh sáng thế gian. Các vị tử đạo chỉ đường cho chúng ta. Khi theo Chúa, họ đã biết lời Chúa cảnh báo rằng họ sẽ bị thế giới thù ghét vì Ngài. Họ biết giá phải trả.
Đối với nhiều người điều này có nghĩa là sự bắt bớ và sau này, trốn chạy lên núi, nơi họ thành lập các làng Công Giáo. Họ sẵn sàng chịu các hy sinh lớn lao và để cho mình bị tước bỏ mọi sự có thể làm cho họ xa rời Chúa Kitô: của cải và đất đai, uy thế và danh dự, bởi vì họ biết rằng Chúa Kitô là kho tàng đích thật của họ. Ngày nay, rất thường khi chúng ta cũng sống kinh nghiệm đức tin bị thử thách, và trong rất nhiều cách thế người ta xin chúng ta chấp nhận các giàn xếp về lòng tin, làm tan loãng các đòi buộc của Tin Mừng, và thích nghi với tinh thần thế gian. Các vị tử đạo nhắc nhở chúng ta phải để Chúa Kitô trên tất cả mọi sự, và nhìn tất cả mọi sự còn lại trong tương quan với Người. Các vị tử đạo khiêu khích chúng ta tự vấn xem chúng ta có sẵn sàng chết vì điều gì không.
Tiếp tục bài giảng Đức Thánh Cha nói: gương các vị tử đạo đậy cho chúng ta biết tầm quan trọng của tình bác ái trong cuộc sống đức tin. Chính chứng tá trong sáng của họ đối với Chúa Kitô được thể hiện ra trong việc chấp nhận phẩm giá như nhau của tất cả mọi người được rửa tội, dẫn họ tới một hình thức sống huynh đệ thách đố các cơ cấu xã hội cứng nhắc thời đó. Sự khưởc từ phân rẽ giới răn tình yêu đối với Thiên Chúa và tình yêu đối với tha nhân khiến cho họ dấn thân lo lắng cho nhu cầu của các anh chị em khác. Áp dụng vào hiện tình thế giới Đức Thánh Cha nói:
Gương sống của họ có nhiều điều để nói với chúng ta, là những người sống trong xã hội, nơi bên cạnh các giầu có vô biên, gia tăng trong thinh lặng sự nghèo hèn; nơi ít khi tiếng kêu của người nghèo được lắng nghe; và nơi Chúa Kitô tiếp tục mời gọi, xin chúng ta yêu Người và phục vụ Người, bằng cách giơ tay ra trợ giúp các anh chị em nghèo túng... Buổi lễ hôm nay cũng ôm trọn biết bao nhiêu vị tử đạo vô danh, trong đất nước này và trên thế giới, là những người, đặc biệt trong thế kỷ vừa qua, đã hiến mạng sống vì Chúa Kitô và đã chịu các cuộc bách hại vì danh Người.
Gia tài của các vị tử đạo có thể gợi hứng cho tất cả mọi người thiện chí hoạt động trong hòa hợp cho một xã hội công bắng hơn, tự do và hòa giải và như thế cộng tác vào nền hòa bình và việc bảo vệ các giá trị nhân bản đích thực của quốc gia này và trên toàn thế giới. Ước chi các lời cầu của tất cả các vị tử đạo Hàn quốc, hiệp nhất với các lời bầu cử của Đức Bà là Mẹ Giáo Hội, ban cho chúng ta ơn kiên trì trong đức tin và mọi việc lành, trong sự thánh thiện và trong sạch của con tim, và trong lòng hăng say tông đồ làm chứng cho Chúa Giêsu trong quốc gia thân yêu này, và trong toàn Á châu cho tới tận cùng bờ cõi trái đất.
Thánh lễ đã kết thúc lúc 12 giờ rưỡi trong bầu khi rất hân hoan. Đức Thánh Cha đã đi xe về Tòa Sứ Thần dùng bữa trưa với đoàn tùy tùng và nghỉ ngơi chốc lát trước khi tiếp tục các sinh hoạt ban chiều.
7. Tông Đồ Sự Sống không có tay chân
Trong cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha dành cho những người khuyết tật hôm thứ Bẩy, 16 tháng 8 tại trung tâm Hoa Chi Thôn, thuộc giáo phận Kim Châu (Cheonju), Đức Thánh Cha đã có cuộc gặp gỡ với Thày Lý Cố Văn (Lee Gu Won), một người không tay không chân đã trở thành tông đồ sự sống, thuộc tu hội Hội Thánh Luca Hoàng ở Hàn Quốc.
Tuy bị bỏ rơi ngay từ lúc mới sinh ra vì khuyết tật trầm trọng như vậy, Lý Cố Văn đã sống sót và đã quyết tâm tận hiến đời mình cho Thiên Chúa và loan báo Tin Mừng hy vọng cho những người tàn tật ở Hàn Quốc.
Thầy Lý Cố Văn sinh ngày 9-5-1990 không tay chân và không hề có tiếp xúc nào với cha mẹ và cũng chẳng biết mình sinh ra ở đâu. Điều chắc chắn là hài nhi bị bỏ rơi tại trung tâm nhận con nuôi Thánh Giá ở Hán Thánh. Ngày 12 tháng 7 cùng năm 1990, Cha Gioan Bosco Kim Đông Nhật (Kim Dong-il) đến thăm cô nhi viện và thấy bé Lý. Cha biết chắc chắn sẽ không ai nhận cậu bé này làm con nuôi, nên đã xin Đức Giám Mục bản quyền cho phép nhận bé làm con nuôi và được Giám Mục đồng ý. Thế là cha mang hài nhi về Hội Thừa Sai Luca Hoàng ở giáo phận Kim Châu (Cheonju) và nuôi dưỡng trong cộng đoàn.
Cha nói: “Giả sử tôi không nhận và mang bé theo tôi, thì cũng như là giết cậu bé. Tôi nhận thấy rằng nhận nuôi một đứa trẻ với những vấn đề như thế có nghĩa là phải hy sinh rất lớn về tài chánh và thời giờ, nhưng chúng ta không thể đo lường mọi sự trên căn bản tiền bạc. Xã hội Hàn quốc cần hiểu rằng mỗi sự sống đều là quí giá, cho dù đó là một sự sống có vẻ phức tạp hơn.”
Được các ân nhân và thừa sai trợ giúp, hồi tháng 3 năm 2008, anh Lý Cố Văn, 18 tuổi, được nhận vào Đại học Công Giáo ở thành phố Đại Điền (Daejeon). Anh và cha nuôi đều ý thức rằng những kết quả này không phải là điều tự nhiên mà được, nhưng là kết quả của một sự học hành và làm việc chăm chỉ. Trong khi đó thì ơn gọi thừa sai bắt đầu chín mùi nơi anh Lý Cố Văn và ngày 31 tháng Giêng năm 2011, với phép của Đức Giám Mục, thầy đã được khấn lần đầu tiên sau tập viện. Thầy kể “Những ngừơi anh em của tôi nói với tôi về ‘Trung tâm phụng sự sự sống’ thuộc Tu hội của chúng tôi nên tôi quyết định hiến đời tôi cho lý tưởng đó. Mong ước của tôi là công bố Tin Mừng sự sống và tình yêu thương con người”.
Tháng 3 năm 2013 thầy Lý Cố Văn tốt nghiệp đại học sau 5 năm theo học và giấc mơ của thầy thành tựu. Nay thầy làm việc tại trung tâm, an ủi các bệnh nhân và những người bị bỏ rơi, và hàng tháng viết bản tin, mang lại cho nhiều độc giả niềm phấn khởi và hy vọng.
Thày Lý Cố Văn cũng kể rằng: Cha Bosco Kim xin tôi công bố Tin Mừng cho những người khuyết tật. Tôi cầu xin Chúa và cám ơn Chúa vì phúc lành của Ngài, kể cả khả năng làm việc bênh vực sự sống trong lãnh vực truyền giáo. Tôi muốn thông truyền cho thế giới và Hàn quốc, là nước có tỷ lệ người trẻ tự tử cao nhất thế giới, sứ điệp hy vọng nơi Chúa chúng ta”.
8. Rửa tội cho người cha có con bị đắm tàu
Lúc 7 giờ sáng Chúa Nhật 17 tháng 8, tại nhà nguyện tòa Sứ Thần Tòa Thánh ở thủ đô Hán Thành, Đức Thánh Cha đã ban phép rửa tội cho Ông Lee Ho Jin, thân phụ của một trong những người trẻ bị thiệt mạng trong vụ đắm tàu Sewol ngày 16 tháng 4 năm nay. Hôm thứ sáu 15 tháng 8, trong thánh lễ tại Sân bóng đá thế giới ở thành phố Đại Điền, ông đã xin ngài rửa tội cho trong dịp ngài gặp một nhóm thân nhân các nạn nhân bị đắm tàu và ngài đã nhận lời. Ông đã mang thánh giá đi hành hương 900 cây số từ nơi con ông sinh ra tới hải cảng nơi con tàu Sewol khởi hành. Trong hai năm trước đó, ông đã theo học giáo lý tại một xứ đạo Công Giáo.
Tháp tùng Ông Lee Ho Jin trong lễ nghi rửa tội có con trai và con gái của ông, cùng với 1 linh mục đã giới thiệu ông với Đức Thánh Cha khi ở Đại Điền. Phần lớn lễ nghi rửa tội đơn sơ do Cha John Chong Che Chon, giám tỉnh dòng Tên Hàn quốc, thông dịch viên của Đức Thánh Cha cử hành, và chính Đức Thánh Cha đổ nước rửa tội và xức dầu ban phép thêm sức cho tân tòng. Ông đã nhận tên thánh là Phanxicô để ghi ơn Đức Thánh Cha và người đỡ đầu là một nhân viên tòa Sứ Thần Tòa Thánh.
Cha Federico Lombardi, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết Đức Thánh Cha tỏ ra rất vui được rửa tội cho một người Hàn quốc.
9. Gặp gỡ các Giám Mục Á Châu
Sáng Chúa Nhật 19 tháng 8, Đức Thánh Cha đã đáp trực thăng đến Đền thánh Hải My cách thủ đô Hán Thành 100km về hướng Nam. Đây là nơi kính nhớ các vị tử đạo vô danh của Hàn quốc. Lúc gần 11 giờ, Đức Thánh Cha đã cùng với 68 Giám Mục Á Châu cử hành kinh trưa bằng tiếng Anh tại nguyện đường của thánh điện.
Trong bài huấn dụ trước các Giám Mục Á châu, Đức Thánh Cha đặc biệt nói đến vai trò của Giáo Hội tại Đại lục bao la này, trong đó có rất nhiều nền văn hóa khác nhau. Ngài khích lệ các Giám Mục trong khi chấp nhận sự đa dạng của con người và các nền văn hóa tại Á Châu, cần giữ vững căn tính Kitô của mình.
Đức Thánh Cha nói:
“Giáo Hội được mời gọi làm chứng cho Tin Mừng, qua cuộc đối thoại và cởi mở đối với mọi người. Điểm khởi hành và điểm tham chiếu cơ bản chính là căn tính của chúng ta, căn tính Kitô hữu. Chúng ta không thể dấn thân đối thoại đích thực nếu chúng ta không ý thức về căn tính của mình. Nếu chúng ta muốn trao đổi một cách tự do, cởi mở và phúc lợi với tha nhân, chúng ta phải biết rõ mình là ai, điều mà Thiên Chúa đã làm cho chúng ta và điều Ngài yêu cầu chúng ta. Và nếu sự trao đổi của chúng ta không muốn là một cuộc độc thoại, thì phải có tâm trí mở rộng để chấp nhận những con người và các nền văn hóa.”
Ngài cũng cảnh cáo về những thái độ nên tránh như thái độ duy tương đối xuề xòa dễ dãi đến mức tương đối hóa căn tính Kitô của mình; thái độ hời hợt trong mục vụ, việc thực hành nhân đức chỉ có là vụ hình thức và cuộc đối thoại chỉ là một hình thức thương lượng hoặc đồng ý về sự bất đồng với nhau.
Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng: “Anh em hãy làm sao để căn tính Kitô của các Giáo Hội địa phương được xuất hiện rõ ràng trong các chương trình huấn giáo và mục vụ giới trẻ của anh em, trong việc phục vụ người nghèo và những người mòn mỏi sống bên lề các xã hội sung túc của chúng ta và qua những cố gắng của anh em nuôi dưỡng các ơn gọi linh mục và tu sĩ.”
10. Thánh Lễ bế mạc Đại Hội Giới Trẻ Á Châu
Hiện diện trong cánh đồng trước lâu đài Hải My chiều Chúa Nhật 17 tháng 8, có hàng chục ngàn tín hữu tụ tập để tham dự thánh lễ do Đức Thánh Cha cử hành, trong đó có hơn 2 ngàn bạn trẻ Á châu, và 4 ngàn bạn trẻ tham dự Ngày Giới trẻ Công Giáo Hàn Quốc. Đồng tế với Đức Thánh Cha có đông đảo các Giám Mục Á châu và Hàn quốc cùng với 70 linh mục từ các nước Á châu.
Trong bài giảng thánh lễ, Đức Thánh Cha đã phân tích từng phần của chủ đề Đại hội giới trẻ Công Giáo Á châu kỳ 6: “Hỡi giới trẻ Á châu, hãy trỗi dậy! Vinh quang của các vị tử đạo chiếu sáng trên các bạn!”.
Ngài nhận định rằng Á châu là một đại lục phong phú về các truyền thống triết học và tôn giáo, đại lục này vẫn là một biên cương lớn đối với việc làm chứng cho Chúa Kitô, “là đường, là sự thật và là sự sống” (Ga 14,6). ”Không những các bạn sống tại Á châu, nhưng các bạn còn là những người con của đại lục rộng lớn này, các bạn có quyền và nghĩa vụ tham gia trọn vẹn vào đời sống xã hội của các bạn. Các bạn đừng sợ mang sự khôn ngoan của đức tin vào trong mọi lãnh vực của đời sống xã hội.”
Đức Thánh Cha nói thêm rằng trong tư cách là những người trẻ Á châu, các bạn nhìn thấy và yêu mến từ bên trong tất cả những gì là đẹp đẽ, cao quí và chân thực trong các nền văn hóa và truyền thống của các bạn. Đồng thời, trong tư cách là Kitô hữu, các bạn cũng biết rằng Tin Mừng có sức mạnh thanh tẩy, nâng cao và kiện toàn gia sản ấy. Ngoài ra, các bạn có khả năng phân định điều gì là không thể dung hợp với đức tin Công Giáo, điều gì trái ngược với đời sống ơn thánh được phú vào các bạn nhờ bí tích rửa tội, và đâu là những khía cạnh trong nền văn hóa hiện đại là tội lỗi, hư hỏng và dẫn tới sự chết.”
Đề cập đến phần thứ 3 trong đề tài của Ngày Giới trẻ Á châu là ”Hãy trỗi dậy!”, Đức Thánh Cha nói: câu này nói về trách nhiệm mà Chúa ủy thác cho các bạn. Đó là nghĩa vụ phải tỉnh thức để không để cho những áp lực, cám dỗ và tội lỗi của chúng ta hay của người khác làm cho chúng ta không còn nhạy cảm đối với vẻ đẹp của sự thánh thiện, với niềm vui của Tin Mừng nữa.
Thánh lễ Đức Thánh Cha cử hành bằng tiếng latinh, nhưng bài giảng của ngài bằng tiếng Anh, với phần thông dịch ra tiếng Hàn quốc, và các bài đọc bằng tiếng Philippines, Bahasa Malaysia, Hàn quốc, còn các ý nguyện trong lời nguyện giáo dân bằng tiếng Nhật, Anh, Lào và Hàn quốc.
11. Thánh lễ cầu cho hòa giải giữa hai miền Nam Bắc Triều Tiên
Bầu trời xám xịt như muốn mưa đã không ngăn đông đảo người Hàn Quốc tham dự Thánh lễ cầu cho hòa bình và hòa giải giữa hai miền Nam Bắc Triều Tiên do Đức Thánh Cha Phanxicô chủ sự tại nhà thờ Minh Đổng ở thủ đô Hán Thành sáng thứ Hai 18 tháng 8.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích rằng buổi lễ này chủ yếu là "một lời cầu nguyện cho hòa giải trong gia đình Hàn Quốc". Ngài khích lệ người Triều Tiên trung thành với Tin Mừng để có được sự hòa giải này.
Đức Thánh Cha nói:
"Hòa giải quốc gia đòi hỏi nơi anh chị em, trong tư cách vừa là Kitô hữu vừa là người Hàn Quốc, phải mạnh mẽ khước từ thứ tư duy hình thành bởi sự ngờ vực, đối đầu và cạnh tranh, và thay vào đó là hình thành một nền văn hóa hun đúc bởi giáo huấn của Tin Mừng và các giá trị truyền thống cao quý nhất của người dân Hàn Quốc."
Đức Thánh Cha nói rằng sự tha thứ và hòa giải đi đôi với nhau và chứng tá Kitô Giáo là chìa khóa trong việc truyền bá hòa bình.
Ngài nói:
"Chúa Giêsu đòi hỏi chúng ta tin rằng tha thứ là cánh cửa dẫn đến hòa giải. Tôi xin anh chị em hãy đưa ra những chứng tá thuyết phục cho thông điệp tha thứ của Chúa Kitô trong gia đình, trong cộng đồng của anh chị em và ở mọi cấp độ của đời sống quốc gia."
Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng Triều Tiên là một dân tộc và một gia đình, vì thế chúng ta hãy cầu xin để có một cuộc đối thoại giữa hai miền Nam Bắc.
"Chúng ta hãy cầu nguyện cho sự nảy sinh những cơ hội mới cho cuộc đối thoại, gặp gỡ và giải quyết các khác biệt, cho sự hào phóng tiếp tục trong những viện trợ nhân đạo cho những người cần, và cho sự công nhận mạnh mẽ hơn nữa rằng tất cả người Hàn Quốc đều là anh chị em với nhau, là các thành viên của một gia đình, một dân tộc. "
Đức Thánh Cha kết luận bài giảng của mình với việc cảm ơn đất nước cũng như Tổng thống Hàn Quốc đã đón tiếp ngài. Đức Thánh Cha đặc biệt nhấn mạnh vai trò của các linh mục của Hàn Quốc trong việc xây dựng hòa giải và hòa bình.
12. Đức Thánh Cha cầu nguyện cho Đức Hồng Y Filoni sứ mệnh tại Iraq
Trong phần lời nguyện giáo dân, Đức Thánh Cha đã ứng khẩu cầu nguyện cho Đức Hồng Y Fernando Filoni, Tổng trưởng Bộ Truyền Giáo, đang là đặc sứ của ngài tại Iraq.
Theo dự trù ban đầu, Đức Hồng Y Filoni lẽ ra cùng đi với Đức Giáo Hoàng đến Hàn Quốc, nhưng hôm thứ Sáu mùng 8 tháng 8, trước thảm họa nhân đạo đang diễn ra tại Iraq, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử Đức Hồng Y sang quốc gia này để viếng thăm và bầy tỏ sự gần gũi và tình liên đới của toàn thể Giáo Hội với các Kitô hữu bị quân khủng bố Hồi Giáo IS bách hại.
Đức Thánh Cha cầu nguyện cho "những người đau khổ tại Iraq", đặc biệt là đối với các nhóm tôn giáo thiểu số, là những người đã bị quân khủng bố Hồi Giáo IS bách hại tàn bạo. Ngài cầu nguyện xin Chúa gần gũi và nâng đỡ Đức Hồng Y Filoni trong sứ mệnh của mình.
13. Đức Giáo Hoàng gặp những phụ nữ bị làm nô lệ tình dục cho quân Nhật trong thế chiến thứ Hai
Trước khi bắt đầu Thánh lễ cho Hòa bình và Hòa giải, Đức Giáo Hoàng gặp gỡ và an ủi một số "phụ nữ hộ lý", là những người đã được sắp xếp ngồi ở hàng ghế đầu tiên trong nhà thờ Minh Đổng của thủ đô Hán Thành.
Những phụ nữ này đã bị lạm dụng tình dục trong chiến tranh thế giới thứ hai. Họ đã bị bắt cóc bởi quân đội Nhật Bản và sử dụng như nô lệ tình dục cho những người lính khi Nhật Bản chiếm đóng bán đảo Triều Tiên.
14. Đức Thánh Cha Phanxicô gặp gỡ các nhà lãnh đạo tôn giáo tại Hàn Quốc
Trước khi cử hành thánh lễ, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đã gặp gỡ một số nhà lãnh đạo tôn giáo. Đức Thánh Cha đã cám ơn họ "về cử chỉ đồng hành với nhau trước sự hiện diện của Thiên Chúa."
"Chúng ta là anh em, chúng ta nhận ra nhau là anh em, chúng ta cùng đồng hành với nhau", và ngài kết luận với việc yêu cầu các nhà lãnh đạo tôn giáo cầu nguyện cho ngài. Tất cả các nhà lãnh đạo tôn giáo sau đó đã cùng dự thánh lễ do Đức Thánh Cha chủ sự.
15. Cuộc họp báo trên máy bay từ Hán Thành về Rôma
Trong cuộc họp báo kéo dài hơn một giờ với các phóng viên trên chuyến bay trở về từ Hán Thành, Đức Thánh Cha đã trả lời những câu hỏi về một loạt các chủ đề, bao gồm cả Hàn Quốc, Iraq, cuộc xung đột ở Gaza, sức khỏe của ngài, lịch trình, và các kế hoạch tông du trong tương lai.
Trả lời một câu hỏi về thảm họa nhân đạo đang diễn ra tại những phần lãnh thổ do quân khủng bố Hồi Giáo IS chiếm được bao gồm hơn 40% lãnh thổ Iraq và 30% lãnh thổ Syria, nơi các tín hữu Kitô và các nhóm thiểu số khác đang bị bách hại tàn bạo, Đức Thánh Cha nói:
"Ở đâu có những tấn kích bất công tôi chỉ có thể nói rằng thật là hợp pháp để ngăn chặn những kẻ tấn công bất chính. Tôi nhấn mạnh từ ‘ngăn chặn’. Tôi không nói rằng 'ném bom' hoặc 'gây chiến’ nhưng ‘ngăn chặn người đó’. Những phương thế để ngăn chặn hắn phải được đánh giá. Ngăn chặn kẻ gây hấn là hợp pháp. "
Tuy nhiên, Đức Thánh Cha khuyến khích một sự đồng thuận quốc tế trong các hoạt động chống khủng bố. "Một quốc gia không thể đánh giá làm thế nào để ngăn chặn một kẻ gây hấn bất chính. Đã bao nhiêu lần dưới cái cớ ngăn chặn một kẻ xâm lược bất lương, các cường quốc đã lợi dụng để thống trị các dân tộc, và thực sự đã tạo ra một cuộc chiến chinh phục."
Đức Thánh Cha tiết lộ rằng ngài đã nói chuyện với các trợ lý của ngài về một chuyến thân chinh đến Iraq. "Tại thời điểm này đó không phải là điều tốt nhất để thực hiện", nhưng ngài nói thêm rằng ngài để ngỏ khả năng đó và sẽ thực hiện khi đó là điều hữu ích.
Nói về lịch trình bận rộn của mình, Đức Giáo Hoàng thừa nhận rằng ngài đã có một xu hướng sử dụng quá tải các nguồn năng lượng của mình. Ngài thừa nhận rằng một số bệnh nhỏ mà ngài phải chịu đựng trong suốt mùa hè có thể do kiệt sức mà gây ra, và nói: "Bây giờ tôi phải thận trọng hơn một chút "
Đức Thánh Cha nói rằng mặc dù ngài đã không thực hiện được một kỳ nghỉ bên ngoài Rôma, nhưng ngài cũng đã dành chút thời gian để thư giãn, ngủ nhiều, đọc sách, nghe nhạc, nói chuyện với bạn bè. Đức Thánh Cha cũng nói thêm rằng những mệt nhọc của ngài có thể là do tâm lý quen thuộc với nơi đã từng sinh sống trong nhiều năm, và không muốn có sự thay đổi.
Trả lời câu hỏi về mối quan hệ của mình với Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16, Đức Thánh Cha nói rằng việc từ chức của vị tiền nhiệm của ngài "đã mở ra một cánh cửa về cơ chế, chứ không phải là một trường hợp ngoại thường." Việc từ chức của một vị Giáo Hoàng thật có ý nghĩa "bởi vì khi chúng tôi sống lâu thì đến một độ tuổi nhất định chúng tôi không còn khả năng cai quản Giáo Hội tốt vì cơ thể đã bị mệt mỏi, và dù sức khỏe vẫn tốt đi nữa, vẫn không có khả năng gánh vác tất cả các vấn đề trong việc cai quản Giáo Hội.” Đức Thánh Cha nói thêm rằng nếu ngài cảm thấy không thể thực hiện nổi nhiệm vụ của mình nữa, ngài chắc chắn sẽ theo gương của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16.
Về các chủ đề khác, Đức Giáo Hoàng nói:
Ngài "muốn đến Philadelphia" để tham dự Hội nghị Thế giới về gia đình trong năm tới, nhưng kế hoạch cụ thể vẫn chưa được rõ ràng. Ngài cũng có thể dừng lại ở những địa điểm khác trong chuyến đi đến Bắc Mỹ, có thể bao gồm cả New York (phát biểu tại Liên Hợp Quốc), Washington (nơi ngài đã được mời đọc diễn văn trước Quốc hội Hoa Kỳ), và Mexico, để hành hương tại đền thờ Đức Mẹ Guadalupe.
Đức Thánh Cha vẫn giữ kế hoạch hoàn thành một thông điệp về môi trường, và dự thảo đầu tiên đã được Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hòa bình dưới sự chỉ đạo của Đức Hồng Y Peter Turkson phác thảo. Tuy nhiên, dự thảo sẽ được xem xét lại, để loại bỏ các báo cáo khoa học có vấn đề. Ngài nhận xét rằng "trong một thông điệp như thế này, tất nhiên phải là một thông điệp của huấn quyền, ta chỉ có thể dựa vào những điều chắc chắn, những điều an toàn."
Tiến độ trong án phong chân phước cho Đức Tổng Giám mục Oscar Romero đã bị trì hoãn bởi vì các nhà thần học còn phải xét xem liệu cái chết của vị Tổng Giám Mục nước Salvador có phải là tử vì đạo hay không. Trong khi bày tỏ sự ngưỡng mộ của mình đối với Đức Tổng Giám mục Romero, Đức Thánh Cha cũng phân biệt giữa chết cho đức tin và chết "cho hành động theo cách thức mà Chúa Giêsu đòi hỏi nơi chúng ta."
Mặc dù có những hình thái bạo lực mới ở Gaza, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng buổi cầu nguyện với tổng thống Israel và Palestine "hoàn toàn không phải là một thất bại." Ngài nhấn mạnh rằng tổng thống Peres và tổng thống Abbas là những "người của hòa bình", và ý thức đầy đủ "rằng con đường đàm phán, đối thoại và hòa bình là con đường duy nhất để giải quyết vấn đề. "
Đức Thánh Cha nói ngài sẽ rất vui được đến thăm Trung Quốc-"Chắc chắn, ngay ngày mai cũng được". Đức Thánh Cha nói rằng Giáo Hội muốn cải thiện quan hệ với chế độ Bắc Kinh chỉ vì "Giáo Hội muốn được tự do cho sứ vụ của mình, và cho công việc của mình".
Trước khi kết thúc cuộc họp báo với các phóng viên, Đức Giáo Hoàng Phanxicô tiết lộ rằng khi trở về Rôma, ngài sẽ làm điều tương tự mà ngài đã từng thực hiện trước chuyến đi tới Hàn Quốc: là đến viếng đền thờ Đức Bà Cả, và đặt hoa trước bức ảnh Đức Mẹ là Phần Rỗi của dân Rôma. Đức Thánh Cha nói thêm ngài đã mang về một bó hoa mà các trẻ em Hàn Quốc đã tặng ngài để dâng lên Đức Mẹ.
16. Đức Thánh Cha cầu nguyện tại Đền Thờ Đức Bà Cả tại Rôma
Lúc 11 giờ sáng Thứ Tư, 13 tháng 8, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến Đền thờ Đức Bà Cả, trong tư cách riêng, không có người tháp tùng, và ngài cầu nguyện trong thinh lặng khoảng 20 phút trước ảnh Đức Mẹ là Phần Rỗi của dân Roma và dâng hoa trên bàn thờ kính Đức Mẹ.
Đây là lần thứ 10 Đức Thánh Cha đến cầu nguyện tại Đền thờ Đức Mẹ. Lần đầu tiên là vào sáng ngày 14 tháng 3 năm ngoái, tức là hôm sau ngày được bầu làm Giáo Hoàng. Những lần trước đây, trước khi khởi hành công du và sau đó, ngài đều đến cầu nguyện trước ảnh Đức Mẹ.
Ngay sau khi Đức Thánh Cha trở về đến Rôma lúc 6h chiều thứ Hai 18 tháng 8, ngài đã đến thẳng Đền thờ Đức Bà Cả mang theo một bó hoa do các em bé Đại Hàn tặng cho ngài.
17. Đức Thánh Cha mặc niệm ký giả Simone Camilli
Trên chuyến bay từ Roma tới Hàn quốc, Đức Thánh Cha đã chào đón 72 ký giả thuộc 11 quốc gia tháp tùng ngài. Ngài đặc biệt tưởng niệm và cầu nguyện cho một ký giả người Italia bị thiệt mạng hôm 13 tháng 8 vừa qua trong khi thi hành phận sự ở Gaza.
Đó là ông Simone Camilli, 35 tuổi, phóng viên nhiếp ảnh làm việc với hãng thông tấn AP của Hoa Kỳ. Ông cùng với người Palestine thông dịch tên là Ali Shehda Abu Afash và 3 cảnh sát viên Palestine bị thiệt mạng trong lúc tháo gỡ một quả bom chưa nổ trong cuộc chiến giữa Israel và lực lượng Hamas. Có 4 người khác bị thương nặng trong đó có một phóng viên nhiếp ảnh của hãng AP.
Đức Thánh Cha đã cúi đầu mặc niệm và cầu nguyện trong 30 giây cùng với các ký giả trong lúc cha Lombardi, Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh, kể lại số phận của ký giả Camilli.
Cha cũng cám ơn Đức Thánh Cha vì sự dấn thân bênh vực hòa bình, như lá thư ngài gửi Ông Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc về số phận của nhiều người dân ở Iraq đang bị bách hại.
Sau đó, Đức Thánh Cha nói: “Tất cả những điều này là hậu quả của chiến tranh. Ước gì những lời của anh chị em giúp liên kết chúng ta với thế giới. Tôi xin anh chị em luôn truyền đi sứ điệp này, cố gắng trao ban một lời an bình”.
Sau cùng Đức Thánh Cha mỉm cười nói các ký giả tháp tùng: “Daniel sẽ vào trong miệng sư tử trên chuyến bay trở về Roma.. Nhưng mà các sư tử này không cắn!”. Ngài hứa sẽ mở cuộc họp báo với các ký giả tháp tùng như đã làm trên đường trở về Roma sau cuộc viếng thăm tại Brazil và Thánh Địa. Tiếp đến Đức Thánh Cha bắt tay chào từng ký giả trong máy bay.
18. Đức Thánh Cha xuống xe chào thăm những người có thân nhân chết trong tai nạn chìm phà
Hôm thứ Bẩy 16 tháng 8, khi Đức Thánh Cha Phanxicô đang di chuyển trên chiếc Pope Mobile dọc theo đường phố Hán Thành, đến một khúc quanh nơi có đông đảo những người tụ tập biểu tình đòi công lý và sự thật về tai nạn phà chết người hồi tháng Tư năm nay, ngài đã cho dừng xe, bước xuống an ủi những người biểu tình.
Từ những ngày trước, gia đình của các nạn nhân đã tụ họp tại quảng trường Quang Môn nơi sẽ diễn ra lễ phong chân phước, để phản đối, và kêu gọi chính phủ thực hiện một cuộc điều tra về tai nạn này.
Đức Thánh Cha cũng đã nói chuyện với một người đàn ông có con gái chết trong tai nạn. Ông đã tuyệt thực trong hơn một tháng qua, để đòi chính phủ phải có câu trả lời thoả đáng.
Một số cha mẹ nạn nhân đã gặp Đức Giáo Hoàng Phanxicô một ngày trước đó. Một người cha bị mất con trai trong vụ tai nạn, đã xin Đức Giáo Hoàng rửa tội cho ông và Đức Giáo Hoàng đã đồng ý.
Vụ chìm phà đã xảy ra hôm 16 tháng Tư làm 226 người chết và 76 người mất tích. Chiếc phà chở 476 người trong đó có 325 học sinh trung học trên đường từ Incheon đến khu nghỉ mát ở đảo Jeju đã bị lật ngang trước khi chìm. Cuộc điều tra sơ khởi cho thấy chiếc tầu đã chở đến 3608 tấn trong khi trọng tải tối đa chỉ là 987 tấn.
19. Rửa tội cho người cha có con bị đắm tàu
Lúc 7 giờ sáng Chúa Nhật 17 tháng 8, tại nhà nguyện tòa Sứ Thần Tòa Thánh ở thủ đô Hán Thành, Đức Thánh Cha đã ban phép rửa tội cho Ông Lee Ho Jin, thân phụ của một trong những người trẻ bị thiệt mạng trong vụ đắm tàu Sewol ngày 16 tháng 4 năm nay. Hôm thứ sáu 15 tháng 8, trong thánh lễ tại Sân bóng đá thế giới ở thành phố Đại Điền, ông đã xin ngài rửa tội cho trong dịp ngài gặp một nhóm thân nhân các nạn nhân bị đắm tàu và ngài đã nhận lời. Ông đã mang thánh giá đi hành hương 900 cây số từ nơi con ông sinh ra tới hải cảng nơi con tàu Sewol khởi hành. Trong hai năm trước đó, ông đã theo học giáo lý tại một xứ đạo Công Giáo.
Tháp tùng Ông Lee Ho Jin trong lễ nghi rửa tội có con trai và con gái của ông, cùng với 1 linh mục đã giới thiệu ông với Đức Thánh Cha khi ở Đại Điền. Phần lớn lễ nghi rửa tội đơn sơ do Cha John Chong Che Chon, giám tỉnh dòng Tên Hàn quốc, thông dịch viên của Đức Thánh Cha cử hành, và chính Đức Thánh Cha đổ nước rửa tội và xức dầu ban phép thêm sức cho tân tòng. Ông đã nhận tên thánh là Phanxicô để ghi ơn Đức Thánh Cha và người đỡ đầu là một nhân viên tòa Sứ Thần Tòa Thánh.
Cha Federico Lombardi, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết Đức Thánh Cha tỏ ra rất vui được rửa tội cho một người Hàn quốc.
20. Đức Hồng Y Fernando Filoni đến Baghdad
Đặc sứ của Đức Thánh Cha là Đức Hồng Y Fernando Filoni, Tổng trưởng Bộ Truyền Giáo đã đến Baghdad sáng thứ Ba 19 tháng 8. Trong ngày đầu tiên ở thủ đô Iraq, ngài sẽ gởi một thông điệp của Đức Giáo Hoàng cho tân Tổng thống Iraq là ông Fuad Masam.
Đức Hồng Y Filoni cùng với Đức Thượng Phụ Louis Sako, đang yêu cầu cộng đồng quốc tế hành động cụ thể để giúp các Kitô hữu bị đàn áp và cộng đồng người Yazedi.
Trong một tuyên bố, cả hai Hồng Y thỉnh cầu việc trợ giúp các nhu cầu cơ bản, như nước uống và các dụng cụ y tế. Hai vị cũng mong sự can thiệp quốc tế để hàng triệu người tản cư có thể quay về những làng mạc và thành phố của họ càng sớm càng tốt trong an ninh và yên hàn.
Đức Hồng Y Filoni đã gặp gỡ các chính trị gia và nhà các giới chức thẩm quyền của người Kurd, nơi mà hầu hết những người tị nạn đang tá túc. Ngài cũng đã đến thăm các thành phố Duhop và Erbil.
21. Những chuyện đau lòng trên đường tìm tự do của người Iraq
Hàng trăm ngàn người đã phải bỏ chạy quân khủng bố Hồi Giáo IS. Trong số này, bao nhiêu người giữ mãi trong lòng những ký ức hãi hùng của cuộc hành trình tìm đất sống. Hamas và gia đình anh là những người trong số đó.
Anh cho biết câu chuyện quá đỗi đau lòng của mình:
“Mẹ tôi đi cùng với chúng tôi. Không có lương thực, mệt nhọc, đi đường xa, dốc dác. Hết đồi này đến núi nọ. Cuối cùng mẹ tôi nói với chúng tôi: “Đủ rồi, mẹ không thể gắng hơn được nữa”. Hai đứa con tôi cố cõng mẹ tôi nhưng không được. Bà vẫn còn tỉnh trí. Bà nói với chúng tôi: “Các con hãy cứ đi đi. Mẹ sớm muộn gì cũng chết. Ở lại mà cùng chết với mẹ hay sao?” Chúng tôi từ chối không đi nếu không có mẹ chúng tôi theo cùng. Sau vài giờ đói khát và mệt nhọc, mẹ tôi ngất đi và qua đời. Xin Chúa đón nhận linh hồn bà vào nơi an nghỉ.
“Chúng tôi không thể chôn bà. Nếu chúng tôi có cơ may trở lại, chúng tôi sẽ tìm mẹ, thi thể mẹ, nắm xương tàn, còn chút gì cũng được. Mẹ là quý giá vô vàn. Chúng tôi lo lắng là trẻ con và mấy đứa trẻ khác đi cùng với chúng tôi cũng chết. Chẳng còn biết làm gì khác hơn đành để mẹ mình lại đó. Ai có thể cam tâm để cha mẹ mình lại như thế?”
Hamas và gia đình còn phải cuốc bộ 7 giờ nữa.
Nhìn lại biến cố đau lòng này, ông nói:
“Cảm tưởng của tôi về Sinjar. Không bao giờ, không bao giờ còn dám quay lại.
Làm sao đôi mắt tôi có thể nhìn thấy Sinjar lần nữa khi nó đã chứng kiến hàng trăm người chết thảm ở đó?
22. Ba người thân của Đức Thánh Cha chết thảm trong một tai nạn xe cộ tại Á Căn Đình
Gia đình người cháu của Đức Thánh Cha Phanxicô tại Á Căn Đình đã bị tai nạn xe cộ vào đêm thứ Hai rạng sáng ngày thứ Ba 19 tháng 8. Tai nạn xảy ra gần thành phố James Craik cách thủ đô Buenos Aires khoảng 550km về phía Tây Bắc.
Cháu trai của Đức Giáo Hoàng, là Emanuel Horacio Bergoglio, 38 tuổi, là người lái xe, đang ở trong tình trạng nghiêm trọng sau tai nạn trong khi đó hai đứa con ông, bé trai Jose Bergoglio 8 tháng tuổi và bé trai Antonio Bergoglio 2 tuổi, đã thiệt mạng cùng với mẹ chúng là bà Valeria Carmona, 36 tuổi.
Cha Federico Lombardi, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết Đức Thánh Cha đã được thông báo về vụ tai nạn và ngài "rất đau đớn".
"Ngài xin tất cả những người chia sẻ nỗi đau với ngài cùng hiệp thông trong lời cầu nguyện".
Theo báo cáo của cảnh sát, gia đình người cháu ngài đang di chuyển trên một đường cao tốc ở trung tâm tỉnh Cordoba khi chiếc xe của họ đâm sầm vào phía sau của một chiếc xe tải chở ngũ cốc và bốc cháy.
Những tình tiết xung quanh vụ tai nạn vẫn đang được điều tra.
Cháu trai ngài Emanuel Horacio Bergoglio, đã phải nhập viện với nhiều chấn thương. Ông là con trai của người anh đã quá cố của Đức Giáo Hoàng là Alberto Bergoglio.
Ông và đứa con trai hai tuổi đã được lôi ra từ đống đổ nát của chiếc xe. Họ còn sống và được đưa tới bệnh viện cách đó 30 km. Tuy nhiên, đứa trẻ đã chết ngay sau khi nhập viên vào khoảng 1 giờ sáng thứ Ba 19 tháng 8.