Phụng Vụ - Mục Vụ
Thánh Lễ Chúa Nhật 21 Mùa Quanh Năm 22/8/2021 dành cho những người không thể đến nhà thờ
Giáo Hội Năm Châu
00:34 21/08/2021
BÀI ĐỌC I: Gs 24, 1-2a. 15-17. 18b
“Chúng tôi sẽ tôn thờ Chúa, vì chính Người là Thiên Chúa chúng tôi”.
Trích sách ông Giosuê.
Trong những ngày ấy, Giosuê triệu tập tất cả các chi tộc lại ở Sikem, rồi gọi các kỳ lão, các thủ lãnh gia tộc, quan án, sĩ quan đến, và họ đứng trước mặt Thiên Chúa. Giosuê liền nói với toàn dân như thế này: “Nếu các ngươi không muốn tôn thờ Thiên Chúa, thì cho các ngươi lựa chọn: hôm nay, các ngươi hãy tuỳ ý chọn phải tôn thờ ai hơn: hoặc là các thần cha ông các ngươi đã tôn thờ ở Mêsôpôtamia, hoặc các thần của người xứ Amôrê, nơi các ngươi đang ở. Phần tôi và gia đình tôi, chúng tôi sẽ tôn thờ Chúa”. Dân trả lời rằng: “Không thể có chuyện chúng tôi bỏ Chúa mà tôn thờ những thần ngoại. Chúa là Thiên Chúa chúng tôi, chính Người đã dẫn chúng tôi và cha ông chúng tôi ra khỏi đất Ai-cập, khỏi nhà nô lệ. Người đã làm những việc kỳ diệu cả thể trước mắt chúng tôi và đã gìn giữ chúng tôi suốt con đường chúng tôi đã đi, giữa tất cả mọi dân chúng tôi đã đi qua. Chúa đã trục xuất tất cả những dân đó cũng như người Amôrê trên phần đất chúng tôi đã tiến vào”.
Đó là lời Chúa.
ĐÁP CA: Tv 33, 2-3. 16-17. 18-19. 20-21. 22-23
Đáp: Các bạn hãy nếm thử và hãy nhìn coi, cho biết Chúa thiện hảo nhường bao (c. 9a).
1) Tôi chúc tụng Chúa trong mọi lúc, miệng tôi hằng liên lỉ ngợi khen Người. Trong Chúa, linh hồn tôi hãnh diện, bạn nghèo hãy nghe và hãy mừng vui.
2) Thiên Chúa để mắt coi người hiền đức, và tai Người lắng nghe tiếng họ cầu. Thiên Chúa ra mặt chống người làm ác, để tẩy trừ di tích chúng nơi trần ai.
3) Người hiền đức kêu cầu và Chúa nghe lời họ; Người cứu họ khỏi mọi nỗi âu lo. Thiên Chúa gần gũi những kẻ đoạn trường, và cứu chữa những tâm hồn đau thương giập nát.
4) Người hiền đức gặp nhiều bước gian truân, nhưng Thiên Chúa luôn luôn giải thoát. Người giữ gìn họ xương cốt vẹn toàn, không để cho một cái nào bị gãy.
5) Sự độc dữ sẽ sát hại đứa ác nhân; kẻ ghét người hiền sẽ phải đích thân đền tội. Thiên Chúa cứu chữa linh hồn tôi tớ của Người, và phàm ai tìm đến nương tựa nơi Người, người đó sẽ không phải đền bồi tội lỗi.
BÀI ĐỌC II: Ep 5, 21-32
“Mầu nhiệm này thật lớn lao: trong Đức Kitô và trong Hội Thánh”.
Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Êphêxô.
Anh em thân mến, anh em hãy phục tùng nhau trong sự kính sợ Đức Kitô. Người vợ hãy phục tùng chồng mình, như đối với Chúa: vì chồng là đầu người vợ, như Đức Kitô là đầu Hội Thánh: chính Người là Đấng Cứu Chuộc thân thể mình. Nhưng như Hội Thánh phục tùng Đức Kitô thể nào, thì người vợ cũng phục tùng chồng mình trong mọi sự như vậy. Hỡi những người làm chồng, hãy yêu thương vợ mình, như Đức Kitô yêu thương Hội Thánh và phó mình vì Hội Thánh, để thánh hoá Hội Thánh, khi Người dùng nước và lời hằng sống rửa sạch Hội Thánh, ngõ hầu bày tỏ cho mình một Hội Thánh vinh quang, không vết nhơ, không nhăn nheo hay phải điều gì khác tương tự, nhưng thánh thiện và vẹn tuyền. Cũng thế, người chồng phải yêu thương vợ mình như chính thân mình. Ai yêu thương vợ mình, là yêu thương chính mình. Vì không ai ghét thân xác mình bao giờ, nhưng nuôi dưỡng và nâng niu nó, như Đức Kitô đối với Hội Thánh: vì chúng ta là chi thể của thân xác Người, do xương thịt Người. Bởi thế, người ta lìa bỏ cha mẹ mình mà kết hợp với vợ mình: và cả hai nên một thân xác. Mầu nhiệm này thật lớn lao, tôi muốn nói về Đức Kitô và Hội Thánh.
Đó là lời Chúa.
ALLELUIA: Ga 10, 27
Alleluia, alleluia! – Chúa phán: “Con chiên Ta thì nghe tiếng Ta; Ta biết chúng và chúng biết Ta”. – Alleluia.
PHÚC ÂM: Ga 6, 61-70
“Chúng con sẽ đi đến với ai? Thầy mới có những lời ban sự sống”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi ấy, có nhiều môn đệ của Chúa Giêsu nói rằng: “Lời này chói tai quá! Ai nghe được!” Tự biết rằng các môn đệ đang lẩm bẩm về chuyện ấy, Chúa Giêsu nói với họ: “Điều đó làm các con khó chịu ư? Vậy nếu các con thấy Con Người lên nơi đã ở trước thì sao? Chính thần trí mới làm cho sống, chứ xác thịt nào có ích gì? Nhưng lời Ta nói với các con là thần trí và là sự sống. Nhưng trong các con có một số không tin”. Vì từ đầu Chúa Giêsu đã biết ai là những kẻ không tin, và kẻ nào sẽ nộp Người. Và Người nói: “Bởi đó, Ta bảo các con rằng: Không ai có thể đến với Ta, nếu không được Cha Ta ban cho”. Từ bấy giờ có nhiều môn đệ rút lui, không còn theo Người nữa. Chúa Giêsu liền nói với nhóm Mười Hai rằng: “Cả các con, các con có muốn bỏ đi không?” Simon Phêrô thưa Người: “Lạy Thầy, chúng con sẽ đi theo ai? Thầy mới có những lời ban sự sống đời đời. Phần chúng con, chúng con tin và chúng con biết rằng: Thầy là Đấng Kitô Con Thiên Chúa”.
Đó là lời Chúa.
Không thể hạ thấp hơn
Lm. Minh Anh
01:29 21/08/2021
KHÔNG THỂ HẠ THẤP HƠN
“Ai nhắc mình lên, sẽ phải hạ xuống; ai hạ mình xuống, sẽ được nhắc lên!”.
Benjamin Franklin, ông tổ lập quốc Hoa Kỳ, khi còn trẻ đến thăm một bậc vị vọng. Lúc ấy, Franklin tràn đầy nhiệt huyết, chân sải bước rộng tiến về phía trước. Vào nhà vị tiền bối, đầu ông vấp phải một khung cửa khá thấp, đau điếng. Chủ nhà đón khách, thấy bộ dạng nhăn nhó của người bạn trẻ, liền xuýt xoa, “Đau lắm hả! Tuy nhiên, đây là thu hoạch lớn nhất của cậu khi đến thăm tôi hôm nay! Một người muốn bình an trong cuộc sống, phải luôn ghi nhớ một điều, “Hạ mình xuống!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Muốn bình an, hãy hạ mình xuống! Lời Chúa hôm nay cũng nói đến việc hạ mình, nhưng không chỉ để được bình an, nhưng còn để được cứu độ. Và sẽ bất ngờ đến kinh ngạc khi chúng ta khám phá ra rằng, Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa lại là con cháu của một goá phụ trẻ ‘mót lúa’ ngoài đồng. Ngài là Thiên Chúa đã hạ mình đến mức ‘không thể hạ thấp hơn’; cũng là Đấng đã nói trong Tin Mừng hôm nay, “Ai nhắc mình lên, sẽ phải hạ xuống; ai hạ mình xuống, sẽ được nhắc lên!”.
Thánh Bernard Clairvaux đã so sánh người khiêm hạ với lũng sâu bên dưới, kẻ kiêu hãnh với đỉnh núi phủ tuyết bên trên. Xuân về, tuyết tan, ví tựa ân sủng của Thiên Chúa, không thể chảy ngược lên cho người kiêu ngạo. Qua thái độ này, hạng kiêu căng đặt mình vào vị thế không có khả năng nhận được ân sủng của Thiên Chúa; đang khi, người khiêm hạ, vì ở dưới chân núi, ‘không thể hạ thấp hơn’, hoàn toàn nhận được dòng nước ân sủng của Ngài; người ấy có thể sinh hoa kết trái bốn mùa. Chỉ người khiêm hạ mới có thể thực sự tiếp xúc với Thiên Chúa, trầm mình trong Thiên Chúa và để cho ân sủng của Thiên Chúa làm nên những điều kỳ diệu trong cuộc sống mình.
Bài đọc thứ nhất hôm nay cống hiến cho chúng ta một chi tiết thú vị, khi nói về gốc gác khiêm hạ có dây mơ rễ má đến ‘Bà Tổ’ của Chúa Giêsu, Đấng Cứu Độ Thế Giới. Đó là một nàng dâu ngoại giáo hiếu thảo, một goá phụ trẻ xinh đẹp, có tên là ‘Cô Ruth’. Nàng dâu ấy được Thánh Kinh đánh giá “đáng quý hơn bảy người con trai”; nàng đã không bỏ quê chồng mà về nhà ngoại theo ý quảng đại của mẹ chồng, “Xin mẹ đừng bắt con bỏ mẹ, mẹ đi đâu, con cũng đi theo đó; dân tộc của mẹ là dân tộc của con; Thiên Chúa của mẹ là Thiên Chúa của con!”. Ngày kia, ‘Cô Ruth’ được phép mẹ chồng cho đi mót lúa, cô ‘mót luôn’ cả trái tim ông Bôát, để về sau làm bạn với ông, sinh “Obed, vốn sẽ là thân phụ của Giessê, là ông nội của Đavít”, tổ tiên của Giuse, cha nuôi Chúa Giêsu. Thánh Vịnh đáp ca hôm nay đã công bố, “Đó chính là phúc lộc Chúa dành cho kẻ kính sợ Ngài!”.
Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu nói đến các luật sĩ và biệt phái, những người đứng trên toà mà giảng dạy, “Những gì họ dạy, các con hãy làm và tuân giữ, nhưng đừng noi theo hành vi của họ, vì họ nói mà không làm!”. Ngài biết, thật dễ để dạy bảo người khác thực hiện điều này, điều kia; nhưng khó hơn nhiều, khi người nói phải tự chứng tỏ là chứng nhân của điều mình nói. Một cái là nội dung, cái kia là gương sáng! Ở đây, Ngài dạy chúng ta khiêm hạ. Khi ai đó chỉ cho chúng ta một sự thật, chúng ta nên đón nhận, cả khi người ấy không sống sự thật họ rao giảng. Việc đi theo sự thật không phụ thuộc vào việc người khác có sống nó hay không, nhưng phụ thuộc vào việc sự thật giúp chúng ta nên thánh hơn đến mức nào! Ngược lại, nếu ở vị thế mà trách nhiệm là phải dạy dỗ người khác, chúng ta cần chân thành sống điều chúng ta giảng dạy; vì lẽ, các giáo huấn không phải của chúng ta, mà là của Thiên Chúa. Chúng ta cần tránh những hành vi khiến người khác thất vọng khi điều chúng ta dạy không đi đôi với lời chúng ta nói. Để thực sự là môn đệ Chúa Giêsu, chúng ta cần suy nghĩ, ước muốn và yêu thương trong khiêm hạ như Ngài.
Anh Chị em,
Chúa Giêsu, “Phận là phận của một vị Thiên Chúa, nhưng đã không dành cho được ngang hàng với Thiên Chúa mà hoá mình ra không”. Là Con Đấng Tối Cao, nhưng khi vào trần gian, Ngài nhập đoàn con cháu của một “Bà Tổ” goá bụa ngoại giáo; tiếp đó, Ngài chấp nhận hết khinh khi này đến khinh dể nọ cũng chỉ vì gia tộc không chút tiếng tăm của mình. Cuối cùng, Ngài hạ mình đến nỗi ‘không thể hạ thấp hơn’ khi chết trên thập giá để trở nên căn nguyên cứu rỗi đời đời cho nhân loại. Ngài mời gọi chúng ta sống khiêm hạ để được Thiên Chúa nâng lên một phẩm trật vô cùng cao quý, nên con Thiên Chúa. Rõ ràng, “Khiêm hạ của Ngài là quyến rũ lớn nhất của mọi quyền năng!”.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, như trũng sâu ‘không thể hạ thấp hơn’ luôn hứng được ân sủng bốn mùa của Chúa, xin giúp con biết cười vào những huênh hoang của mình; và biết tạ ơn về những cảm thức được trở nên bé mọn mà Chúa ban cho lúc này lúc khác!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Chọn lựa theo Chúa
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
04:20 21/08/2021
CHÚA NHẬT XXI THƯỜNG NIÊN
Gs 24,1a.15-17.18b; Ep 5,21-32; Ga 6,54a.61-70
Chọn lựa theo Chúa
Trong những Chúa Nhật qua, chúng ta đã tìm hiểu về Thánh Thể, là bí tích gắn liền với đời sống Kitô hữu mỗi ngày. Hôm nay chúng ta suy niệm về chủ đề “chọn lựa để theo Chúa” xuyên qua các bài đọc, đặc biệt qua câu nói “bỏ Thầy chúng con biết theo ai?” Đây là xác tín của thánh Phêrô đại diện cho Giáo Hội và cho mỗi Kitô hữu mọi thời khi đối diện với những khó khăn, thử thách của niềm tin vào Chúa Giêsu.
1- Thách đố lòng tin của dân riêng
Trong bài đọc I, sau khi đã gần như hoàn tất sứ vụ của mình, Giosuê nhắc nhở dân Ítraen biết rằng Đức Chúa đã trung thành và nhân hậu đối với họ như thế nào. Rồi ông thách thức họ: “Nếu anh em không bằng lòng phụng thờ, Đức Chúa, thì hôm nay anh em cứ tùy ý chọn thần mà thờ hoặc là các thần cha ông anh em đã phụng thờ bên kia sông Cả…” (Gs 24,15). Họ liền đáp lại một cách mau mắn và tích cực: “Chúng tôi không hề có ý lìa bỏ Đức Chúa để phụng thờ các thần khác! Vì chính Đức Chúa, Thiên Chúa của chúng tôi, đã đem chúng tôi cùng với cha ông chúng tôi lên từ đất Aicập…” (Gs 24,16-17).
Dĩ nhiên, cũng như bao nhiêu người khác, họ đã nói rất hay, họ đã hứa rất mạnh. Nhưng thật buồn thay, sau đó họ không tuân giữ lời hứa. Khi Giosuê vừa lìa trần (x. Tl 1-12), họ đã đi thờ các thần khác. Nên tác giả sách Thánh Vịnh nói: “Còn thần ngoại xứ này, những thần linh xưa con sùng mộ, vẫn gia tăng tàn phá, và thiên hạ tới tấp chạy theo” (Tv 16,3-4).
Quả thế, lịch sử cho thấy khi họ quyết định từ bỏ Đức Chúa mà chạy theo các thần ngoại giáo, khi họ lãng quên những ân huệ và phép lạ Thiên Chúa thực hiện, họ đã gặp biết bao nỗi truân chuyên và tai họa trong cuộc sống. Điều này minh chứng rằng khi con người từ bỏ Thiên Chúa cũng là lúc con người vong thân, vong ngã. Nên lời mời gọi cho chúng ta hôm nay ở đây là chúng ta hãy chọn lựa đi theo Chúa và nhớ lại những gì tốt lành Người đã làm cho chúng ta. Nhờ đó, chúng ta có thể được nâng đỡ để theo Chúa và phụng thờ Người trên hết mọi sự.
2- Chúa Kitô, mô mẫu lòng trung thành
Trong bài đọc II, thánh Phaolô dùng hình ảnh về hôn phối để diễn tả và nhắc nhở chúng ta về một dạng thức tương quan mật thiết phải có giữa Chúa Kitô và chúng ta, xét như là những môn đệ của Người. Thánh Tông Đồ diễn tả tương quan này như một mầu nhiệm cao quý với rất nhiều áp dụng. Đó là tương quan được xây dựng trên tình yêu hỗ tương đối với nhau, tương quan giữa Chúa Kitô và Hội Thánh như tương quan giữa vợ với chồng. Một tương quan như thế hoàn toàn không có sự giả dối. Hơn thế, nó được xây dựng trên chân lý, sự thật và tình yêu hiến mìnhcho nhau. Đó là một tương quan luôn vững bền trước mọi khó khăn, thử thách của thời gian. Nó rất khác với những gì mà ngày hôm nay chúng ta chứng kiến sự đổ vỡ của gia đình trong xã hội hiện đại. Nơi đó, có những người kết hôn buổi sáng nhưng buổi chiều họ ly dị nhau. Có những đám cưới được tổ chức rất hoành tráng tháng trước, nhưng ít tháng sau, người hàng xóm phải chứng kiến cảnh vợ chồng đánh nhau. Chỉ vì thiếu tình yêu, lòng trung thành, sự tôn trọng và chấp nhận nhau. Bởi thế, tình yêu hiến mình của Chúa Kitô đối với Hội Thánh là kiểu mẫu lý tưởng cho các đôi vợ chồng noi gương. Nhờ đó khi biết gắn bó với Chúa Kitô, họ cũng biết trung thành và yêu thương nhau.
Trong bài Tin Mừng, sau khi nghe Chúa Giêsu trình bày diễn từ về Bánh hằng sống với những điều mới mẻ, nhiều môn đệ của Chúa đã thất vọng. Họ liền nói: “Lời này chướng tai quá! Ai mà nghe nổi?” (Ga 6,60). Điều mà họ nghe không phải là điều mà họ chờ đợi được nghe từ Chúa Giêsu. “Lời Ngài không thể chấp nhận được! Ngài đang làm phức tạp hóa cuộc đời chúng tôi.” Vì lý do này, nhiều người trong họ đã quyết định rút lui, không còn đi theo Chúa nữa.
Khi thấy thế, Chúa Giêsu quay lại hỏi các môn đệ mình: “Cả anh em nữa, anh em cũng muốn bỏ đi hay sao?” (Ga 6,67). Câu hỏi này của Chúa Giêsu giống với câu hỏi của Giosuê. Nó cho phép một người chọn lựa theo ý muốn của mình để trung thành ở lại hay là bỏ Chúa mà đi trong những lúc khó khăn của cuộc sống. Nó cũng tương tự như nói rằng: nếu bạn cảm thấy không được thuyết phục và không thoải mái với chân lý này, bạn có thể rút lui.
3- Bài học và mẫu gương
Có rất nhiều bài học dành cho chúng ta hôm nay. Nhiều người trong chúng ta đến với Chúa Giêsu khi nghĩ rằng mọi sự phải dễ dàng; theo Chúa cuộc đời tôi sẽ hết cảnh khổ đau, thất nghiệp, hết bệnh tật... Nhiều người đến với Chúa với một đức tin rất hời hợt nông cạn. Vâng, nhiều người đến với Chúa với những toan tính và những mong chờ định sẵn, chúng ta chỉ muốn nghe những gì chúng ta thích nghe thôi. Và khi những mong chờ của chúng ta không thõa mãn, chúng ta bỏ chạy, và chào tạm biệt Chúa! Vì thế, chúng ta phải tự hỏi mình hôm nay. Cũng như dân Do Thái và các môn đệ Chúa Giêsu, có biết bao nhiêu lần chúng ta đã bỏ Chúa và Giáo Hội khi chúng ta gặp những khó khăn và thử thách trong cuộc sống? Chúng ta biết rằng bước theo Chúa không có nghĩa là được miễn trừ mọi khó khăn đau khổ. Nhưng tin vào Chúa để có sức mạnh vượt qua mọi đau khổ thử thách.
Cuối cùng, nếu chúng ta có gặp thử thách trăm chiều, thật ý nghĩa để nhớ lại lời của thánh Phêrô nhắc nhở: “Những thử thách đó nhằm tinh luyện đức tin của anh em là thứ quý hơn vàng gấp bội, vàng là của phù vân, mà còn phải chịu thử lửa. Nhờ thế,… đức tin đã được tinh luyện đó sẽ trở thành lời khen ngợi, và đem lại vinh quang, danh dự” (1 Pr 1,7). Những lúc khó khăn thức thách, chỉ những môn đệ đích thực sẽ đứng vững với Chúa Kitô để nói rằng: “Thưa Thầy, bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai? Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời. Phần chúng con, chúng con đã tin và nhận biết rằng chính Thầy là Đấng Thánh của Thiên Chúa” (Ga 6,69). Hay giống như Giôsuê nói: “Về phần tôi và gia đình tôi, chúng tôi sẽ phụng thờ Đức Chúa” (Gs 24,15).
Như thế, Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta hãy luôn trung thành với Chúa Kitô, Đấng Thánh của Thiên Chúa; đặc biệt khi gặp gian nan thử thách trong cuộc sống, hay khi không biết phải đi con đường nào, Giáo Hội mời gọi chúng ta hãy trung thành với Chúa Giêsu để có những quyết định và chọn lựa đúng đắn, nhằm kiến tạo một tương lai tốt đẹp.
Thánh Mônica và thánh Augustinô là hai vị thánh mà Giáo Hội kính nhờ ở cuối tháng 8 như là hai mẫu gương tuyệt hảo về lòng trung thành bước theo Chúa. Thánh Mônica là người mẹ đã phải đau khổ và khóc lóc suốt mười tám năm trời khi thấy người con trai mình bỏ Chúa mà chạy theo những ngẫu tượng thế gian. Nhờ lời cầu nguyện và sự kiên trì của người mẹ, Augustinô được ơn trở lại. Cuối cùng, cả hai trở thành những vị thánh vĩ đại trong Giáo Hội. Các ngài là những mẫu gương cụ thể và sống động trong việc chọn lựa theo Chúa cho mỗi người chúng ta hôm nay. Amen!
ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Câu Trả Lời Đi Cùng Năm Tháng
LM. Giuse Trương Đình Hiềnt
08:30 21/08/2021
Chúa nhật 21 TN Năm B 2021
Trong chu kỳ Thường Niên Năm B, suốt 4 tuần Chúa Nhật 17,18,19, 20, phụng vụ chọn đọc trích đoạn Chương 6 của Tin Mừng Gioan; và chủ đề trọng tâm được giới thiệu cho chúng ta đó là “Bánh Hằng Sống”. Đối với độc giả thời Chúa Giêsu hay với các tín hữu Kitô thời Tông Đồ Gioan, chủ đề “Bánh Hằng Sống” chính là “chiếc cầu mạc khải” dẫn đến trung tâm của mầu nhiệm Đấng Cứu Độ là chính Đức Kitô.
Chúa Nhật hôm nay (21 TN B) phụng vụ trích đọc “đoạn kết của Chương 6” (Ga 6,60-70). Trong ngữ cảnh Tin Mừng, có thể nói được, đây là một “bài thu hoạch”, một “bài lượng giá” hay “trắc nghiệm” về thái độ tin nhận, hiểu biết của thính giả đối với chủ đề “lạ lẫm”, nếu không nói là “nhạy cảm” nầy: “Bánh Hằng sống từ trời xuống” ! Và một kết quả nói được là “khá ảm đạm”: không chỉ đám đông chẳng hâm mộ gì mà cho tới các môn đệ, một số đông đã bực bội phát biểu và quay lưng: “Lời nầy chướng tai quá ! Ai mà nghe nổi?”…Từ lúc đó, nhiều môn đệ rút lui, không còn đi với Người nữa !
Thật ra, đây không phải là lần đầu tiên Chúa Giêsu gặp phản ứng không thuận lợi về việc rao giảng Tin Mừng, nếu không nói là “thất bại”. Chúng ta còn nhớ: khi Chúa Giêsu công bố và chú giải chủ đề “Đấng Mêsia được Thần Khí xức dầu” của sách ngôn sứ Isaia nơi hội đường Nadarét, Ngài đã nhận một “thất bại khá thê thảm”: bị dân Nadarét tẩy chay đến độ muốn “xô Ngài xuống vực” để thủ tiêu cho bỏ ghét (Lc 4,16-30). Hôm nay, nơi hội đường Capharnum nầy, cũng một “kết quả tương tự”: thất bại; nếu có khá hơn, thì đó là dân Capharnaum không “manh động” kiểu “khủng bố” như dân Nadarét ! Nhưng cũng thật “đau” là ở đây, Chúa Giêsu đã “thất bại nơi chính hàng ngũ môn sinh” của mình: Khi ấy, có nhiều môn đệ của Chúa Giêsu nói rằng: “Lời này chói tai quá! Ai nghe được!” (…). Từ bấy giờ có nhiều môn đệ rút lui, không còn theo Người nữa.
Nếu đặt “sự cố bị tẩy chay” của Chúa Giêsu trong “Lịch sử cứu rỗi”, chúng ta sẽ không lấy làm lạ: các ngôn sứ và sứ điệp của các ngài chẳng những không được đón nhận mà còn bị mưu hại, chế giễu, xua đuổi… là chuyện thường:
- Dân miền Bắc Israel xua đuổi ngôn sứ Amốt: “Này thầy chiêm ơi, mau chạy về đất Giu-đa, về đó mà kiếm ăn, về đó mà tuyên sấm!...” (Am 7,12).
- Trong khi đó Giêrêmia bị dân hè nhau mưu hại (Gr 18,18) đến nỗi ngài đã than thở: “… Suốt ngày con đã nên trò cười cho thiên hạ, … Vì lời ĐỨC CHÚA mà con đây bị sỉ nhục và chế giễu suốt ngày…” (Gr 20,7-8).
Và xét cho cùng, không phải cách đây 2000 năm, Chúa Giêsu mới phải gặp sự thất bại nầy khi trình bày các chân lý cao sâu mầu nhiệm, nhất là “Mầu Nhiệm Thánh Thể” ! Ngài vẫn thất bại dài dài trong lịch sử 2000 năm nay; thất bại mọi nơi, mọi thời, qua Hiền Thê của Ngài là Hội Thánh, Thân Thể huyền nhiệm của Ngài, đang tiếp nối, không chỉ bằng lời rao giảng về “Bánh Hằng Sống” mà còn cử hành “Mầu Nhiệm Thánh Thể” để làm cho Ngài hiện hữu mãi trong thời gian.
Thật vậy, ngay từ thuở ban đầu, dân Rôma đã từng kết án và bài xích Kitô giáo tập trung trong 3 điều cơ bản mà trong đó có hai điều liên quan đến Thánh Thể: “Có 3 lời vu khống chính yếu nhất được lưu truyền chống người kitô hữu: (a). Kitô hữu là người vô thần, vì không tham dự các tế tự thờ thần cổ truyền, không dự vào nghi thức tôn thờ Hoàng Đế và phượng tự của các tôn giáo Đông Phương. (b). Kitô hữu vô luân, tụ tập lại trong các bữa ăn tối chính là để truy hoan, làm những hành vi đồi bại. (c). Kitô hữu ăn thịt người, tức ăn thịt và uống máu trẻ bị giết để tế lễ. Các vu khống trên được loan truyền rộng rãi; vì thế người kitô hữu bị chê bai là mê tín, cứng đầu, bị khinh bỉ trong một thời gian dài”.
Riêng tại Việt Nam chúng ta, trong thời bách hại đạo, bí tích Thánh Thể cũng là một ý do để các quan chức triều đình tra khảo, bài xích, chế nhạo; như câu chuyện về cuộc tử dạo của thánh Marchand Du: Ngày 30-11-1835, trước khi hành hình cha Marchand Du, tại toà Tam Pháp, ngài bị quan án hỏi:
- Khi làm yến tiệc trong nhà thờ, bay làm sự gì quái gở lắm phải không?
- Không, chẳng có gì quái gở - cha trả lời.
- Vậy tại sao có thứ bánh dùng làm bùa mê, thuốc lú để phát cho những đứa đã xưng tội mà chúng mê đạo đến thế!.
Chúng ta cũng không quên về câu chuyện “Tử đạo vì 32 Tấm Bánh Thánh Thể của một em bé Trung Quốc thời Trung Cọng mới nắm quyền” được Đức Tổng Giám Mục Fulton J. Sheen kể lại và ngài trân trọng coi đó như là một chứng từ thôi thúc ngài mến yêu tôn thờ Thánh Thể.
Ngày nay, trong bối cảnh tục hoá đang lan tràn khắp nơi, “Bánh Thánh Thể và Lời Chúa” cũng chẳng còn sức hấp dẫn gì nữa nơi rất nhiều cộng đoàn tín hữu. Người ta bảo, bên Âu Mỹ, nhà thờ ngày Chúa Nhật vẫn trống trơn, trong khi bãi biển thì đầy người. Giới trẻ đua nhau tụ lại để nghe các chương trình ca nhạc, bóng đá… còn tòa giảng Lời Chúa và bàn thờ Thánh Thể thì quạnh hiu… Vâng, bây giờ người ta cũng đang rút lui, không còn theo Người nữa, không còn nghe Giáo Hội nữa, không còn tha thiết với lương thực trường sinh là “Bánh Thánh Thể” và “Bánh Lời Chúa”.
Nói cách khác: tin và theo Đức Kitô luôn luôn mà một thách đố lớn lao ! Và đứng trước thực trạng nầy, đức tin luôn đòi hỏi chúng ta cần “làm mới’ lại câu trả lời trước câu hỏi của Chúa Giêsu: “Cả các con, các con có muốn bỏ đi không?”
Nhưng, để trả lời câu hỏi đó, Lời Chúa muốn giới thiệu cho chúng ta một kinh nghiệm của thời Cựu Ước: câu trả lời trước là của vị lãnh đạo Giosuê và tiếp sau là của tập thể dân Ít-ra-en ngay ngưỡng cửa tiến vào hứa địa; một câu trả lời đã định hình cho toàn bộ niềm tin của dân Chúa thời Cựu ước mà vẫn còn giá trị và mô hình mẫu cho tất cả chúng ta hôm nay: “Phần tôi và gia đình tôi, chúng tôi sẽ tôn thờ Chúa”… “Không thể có chuyện chúng tôi bỏ Chúa mà tôn thờ những thần ngoại. Chúa là Thiên Chúa chúng tôi, chính Người đã dẫn chúng tôi và cha ông chúng tôi ra khỏi đất Ai-cập, khỏi nhà nô lệ…”.
Phải chăng đây chính là “câu trả lời” đã làm nên “kỳ tích Do Thái”, một dân tộc bé nhỏ bên bờ Địa Trung Hải, xã bị xoá sổ, xâm lăng, bình địa, lưu đày… không biết bao nhiêu lần, nhưng vẫn tồn tại và phát triển mạnh mẽ cho đến mãi hôm nay ! Câu trả lời của một niềm “xác tín vào Thiên Chúa”.
Xuyên qua câu trả lời của dân Cựu ước, chúng ta lại thấy sáng lên câu trả lời của Phêrô: “Lạy Thầy, chúng con sẽ đi theo ai? Thầy mới có những lời ban sự sống đời đời. Phần chúng con, chúng con tin và chúng con biết rằng: Thầy là Đấng Kitô Con Thiên Chúa”. Từ câu trả lời nầy, chúng ta lại thấy vang vọng những câu trả lời của dân Tân ước, những câu trả lời không phải bằng lời mà qua những chứng từ sống động của niềm tin yêu, trông cậy, phó thác vào một Đấng hiện thân của quyền năng và tình thương:
- Đó là câu trả lời của những người như: Người phụ nữ chạm vào gấu áo đã khỏi bệnh, anh mù Báctimê nhảy chồm lên, được sáng và tiến trên con đường mới, kẻ què nhảy cửng lên như nai, những kẻ phung hủi bị đọa đầy cách ly ngoài hoang mạc trở về sống kiếp con người…
- Đó cũng là câu trả lời của những người như: Giakê, Matthêu, người phụ nữ Samari bên bờ giếng Giacob, cô Maria “tai tiếng trong thành” khóc lóc xức dầu thơm …, tất cả đứng lên làm lại cuộc đời; hay như tên trộm bị đóng đinh bên hữu, cho tới giây phút cúi đời bỗng dưng “hoán cải, tin nhận…” để sớm nhận được câu trả lời “Hôm nay anh sẽ trên thiên đàng với Ta” !...
Và suốt 2000 năm nay, có hàng hàng lớp người nhờ “hiện thực hóa câu trả lời của Phêrô” trong đời sống, trong niềm tin và hy vọng, mà tìm được con đường sống đích thực, tìm được ý nghĩa cho cuộc đời, tìm được hạnh phúc vĩnh hằng. Cho nên, đó không chỉ giản đơn là “một câu trả lời”, mà là một tuyên xưng niềm tin, một xác tín, một niềm hy vọng ngút ngàn, một tiếng kêu òa vỡ của hạnh phúc và niềm vui khi chợt khám phá ra “Nước Trời đang đến”, ơn cứu độ đã được trao ban, Thiên Chúa đã nhập thể và đang đồng hành cùng nhân loại, Đấng Thánh của Thiên Chúa chấp nhận chia sẻ kiếp phàm nhân tội lỗi đớn hèn… Đúng là một “câu trả lời đã đi cùng năm tháng” !
Hơn lúc nào hết, trước một thế giới hoang mang, lo sợ vì đại dịch Covid, vì bao lạc thuyết lung lạc niềm tin, vì bao thứ “bánh vẽ vật chất” cám dỗ mời chào…, người tín hữu hôm nay cần củng cố niềm tin vào chính Đức Kitô đang hiện diện qua Thánh Thể và Lời Chúa trong Giáo Hội; đặc biệt, qua chính Bàn Tiệc mà chúng ta đang cử hành. Quả thật, Đức Kitô không ở đâu xa; Ngài đang ở đây giữa lòng Hội Thánh, như một “Phu Quân” đang yêu thương và chăm sóc “Hiền Thê” (Bđ 2). Amen.
LM. Trương Đình Hiền
Trong chu kỳ Thường Niên Năm B, suốt 4 tuần Chúa Nhật 17,18,19, 20, phụng vụ chọn đọc trích đoạn Chương 6 của Tin Mừng Gioan; và chủ đề trọng tâm được giới thiệu cho chúng ta đó là “Bánh Hằng Sống”. Đối với độc giả thời Chúa Giêsu hay với các tín hữu Kitô thời Tông Đồ Gioan, chủ đề “Bánh Hằng Sống” chính là “chiếc cầu mạc khải” dẫn đến trung tâm của mầu nhiệm Đấng Cứu Độ là chính Đức Kitô.
Chúa Nhật hôm nay (21 TN B) phụng vụ trích đọc “đoạn kết của Chương 6” (Ga 6,60-70). Trong ngữ cảnh Tin Mừng, có thể nói được, đây là một “bài thu hoạch”, một “bài lượng giá” hay “trắc nghiệm” về thái độ tin nhận, hiểu biết của thính giả đối với chủ đề “lạ lẫm”, nếu không nói là “nhạy cảm” nầy: “Bánh Hằng sống từ trời xuống” ! Và một kết quả nói được là “khá ảm đạm”: không chỉ đám đông chẳng hâm mộ gì mà cho tới các môn đệ, một số đông đã bực bội phát biểu và quay lưng: “Lời nầy chướng tai quá ! Ai mà nghe nổi?”…Từ lúc đó, nhiều môn đệ rút lui, không còn đi với Người nữa !
Thật ra, đây không phải là lần đầu tiên Chúa Giêsu gặp phản ứng không thuận lợi về việc rao giảng Tin Mừng, nếu không nói là “thất bại”. Chúng ta còn nhớ: khi Chúa Giêsu công bố và chú giải chủ đề “Đấng Mêsia được Thần Khí xức dầu” của sách ngôn sứ Isaia nơi hội đường Nadarét, Ngài đã nhận một “thất bại khá thê thảm”: bị dân Nadarét tẩy chay đến độ muốn “xô Ngài xuống vực” để thủ tiêu cho bỏ ghét (Lc 4,16-30). Hôm nay, nơi hội đường Capharnum nầy, cũng một “kết quả tương tự”: thất bại; nếu có khá hơn, thì đó là dân Capharnaum không “manh động” kiểu “khủng bố” như dân Nadarét ! Nhưng cũng thật “đau” là ở đây, Chúa Giêsu đã “thất bại nơi chính hàng ngũ môn sinh” của mình: Khi ấy, có nhiều môn đệ của Chúa Giêsu nói rằng: “Lời này chói tai quá! Ai nghe được!” (…). Từ bấy giờ có nhiều môn đệ rút lui, không còn theo Người nữa.
Nếu đặt “sự cố bị tẩy chay” của Chúa Giêsu trong “Lịch sử cứu rỗi”, chúng ta sẽ không lấy làm lạ: các ngôn sứ và sứ điệp của các ngài chẳng những không được đón nhận mà còn bị mưu hại, chế giễu, xua đuổi… là chuyện thường:
- Dân miền Bắc Israel xua đuổi ngôn sứ Amốt: “Này thầy chiêm ơi, mau chạy về đất Giu-đa, về đó mà kiếm ăn, về đó mà tuyên sấm!...” (Am 7,12).
- Trong khi đó Giêrêmia bị dân hè nhau mưu hại (Gr 18,18) đến nỗi ngài đã than thở: “… Suốt ngày con đã nên trò cười cho thiên hạ, … Vì lời ĐỨC CHÚA mà con đây bị sỉ nhục và chế giễu suốt ngày…” (Gr 20,7-8).
Và xét cho cùng, không phải cách đây 2000 năm, Chúa Giêsu mới phải gặp sự thất bại nầy khi trình bày các chân lý cao sâu mầu nhiệm, nhất là “Mầu Nhiệm Thánh Thể” ! Ngài vẫn thất bại dài dài trong lịch sử 2000 năm nay; thất bại mọi nơi, mọi thời, qua Hiền Thê của Ngài là Hội Thánh, Thân Thể huyền nhiệm của Ngài, đang tiếp nối, không chỉ bằng lời rao giảng về “Bánh Hằng Sống” mà còn cử hành “Mầu Nhiệm Thánh Thể” để làm cho Ngài hiện hữu mãi trong thời gian.
Thật vậy, ngay từ thuở ban đầu, dân Rôma đã từng kết án và bài xích Kitô giáo tập trung trong 3 điều cơ bản mà trong đó có hai điều liên quan đến Thánh Thể: “Có 3 lời vu khống chính yếu nhất được lưu truyền chống người kitô hữu: (a). Kitô hữu là người vô thần, vì không tham dự các tế tự thờ thần cổ truyền, không dự vào nghi thức tôn thờ Hoàng Đế và phượng tự của các tôn giáo Đông Phương. (b). Kitô hữu vô luân, tụ tập lại trong các bữa ăn tối chính là để truy hoan, làm những hành vi đồi bại. (c). Kitô hữu ăn thịt người, tức ăn thịt và uống máu trẻ bị giết để tế lễ. Các vu khống trên được loan truyền rộng rãi; vì thế người kitô hữu bị chê bai là mê tín, cứng đầu, bị khinh bỉ trong một thời gian dài”.
Riêng tại Việt Nam chúng ta, trong thời bách hại đạo, bí tích Thánh Thể cũng là một ý do để các quan chức triều đình tra khảo, bài xích, chế nhạo; như câu chuyện về cuộc tử dạo của thánh Marchand Du: Ngày 30-11-1835, trước khi hành hình cha Marchand Du, tại toà Tam Pháp, ngài bị quan án hỏi:
- Khi làm yến tiệc trong nhà thờ, bay làm sự gì quái gở lắm phải không?
- Không, chẳng có gì quái gở - cha trả lời.
- Vậy tại sao có thứ bánh dùng làm bùa mê, thuốc lú để phát cho những đứa đã xưng tội mà chúng mê đạo đến thế!.
Chúng ta cũng không quên về câu chuyện “Tử đạo vì 32 Tấm Bánh Thánh Thể của một em bé Trung Quốc thời Trung Cọng mới nắm quyền” được Đức Tổng Giám Mục Fulton J. Sheen kể lại và ngài trân trọng coi đó như là một chứng từ thôi thúc ngài mến yêu tôn thờ Thánh Thể.
Ngày nay, trong bối cảnh tục hoá đang lan tràn khắp nơi, “Bánh Thánh Thể và Lời Chúa” cũng chẳng còn sức hấp dẫn gì nữa nơi rất nhiều cộng đoàn tín hữu. Người ta bảo, bên Âu Mỹ, nhà thờ ngày Chúa Nhật vẫn trống trơn, trong khi bãi biển thì đầy người. Giới trẻ đua nhau tụ lại để nghe các chương trình ca nhạc, bóng đá… còn tòa giảng Lời Chúa và bàn thờ Thánh Thể thì quạnh hiu… Vâng, bây giờ người ta cũng đang rút lui, không còn theo Người nữa, không còn nghe Giáo Hội nữa, không còn tha thiết với lương thực trường sinh là “Bánh Thánh Thể” và “Bánh Lời Chúa”.
Nói cách khác: tin và theo Đức Kitô luôn luôn mà một thách đố lớn lao ! Và đứng trước thực trạng nầy, đức tin luôn đòi hỏi chúng ta cần “làm mới’ lại câu trả lời trước câu hỏi của Chúa Giêsu: “Cả các con, các con có muốn bỏ đi không?”
Nhưng, để trả lời câu hỏi đó, Lời Chúa muốn giới thiệu cho chúng ta một kinh nghiệm của thời Cựu Ước: câu trả lời trước là của vị lãnh đạo Giosuê và tiếp sau là của tập thể dân Ít-ra-en ngay ngưỡng cửa tiến vào hứa địa; một câu trả lời đã định hình cho toàn bộ niềm tin của dân Chúa thời Cựu ước mà vẫn còn giá trị và mô hình mẫu cho tất cả chúng ta hôm nay: “Phần tôi và gia đình tôi, chúng tôi sẽ tôn thờ Chúa”… “Không thể có chuyện chúng tôi bỏ Chúa mà tôn thờ những thần ngoại. Chúa là Thiên Chúa chúng tôi, chính Người đã dẫn chúng tôi và cha ông chúng tôi ra khỏi đất Ai-cập, khỏi nhà nô lệ…”.
Phải chăng đây chính là “câu trả lời” đã làm nên “kỳ tích Do Thái”, một dân tộc bé nhỏ bên bờ Địa Trung Hải, xã bị xoá sổ, xâm lăng, bình địa, lưu đày… không biết bao nhiêu lần, nhưng vẫn tồn tại và phát triển mạnh mẽ cho đến mãi hôm nay ! Câu trả lời của một niềm “xác tín vào Thiên Chúa”.
Xuyên qua câu trả lời của dân Cựu ước, chúng ta lại thấy sáng lên câu trả lời của Phêrô: “Lạy Thầy, chúng con sẽ đi theo ai? Thầy mới có những lời ban sự sống đời đời. Phần chúng con, chúng con tin và chúng con biết rằng: Thầy là Đấng Kitô Con Thiên Chúa”. Từ câu trả lời nầy, chúng ta lại thấy vang vọng những câu trả lời của dân Tân ước, những câu trả lời không phải bằng lời mà qua những chứng từ sống động của niềm tin yêu, trông cậy, phó thác vào một Đấng hiện thân của quyền năng và tình thương:
- Đó là câu trả lời của những người như: Người phụ nữ chạm vào gấu áo đã khỏi bệnh, anh mù Báctimê nhảy chồm lên, được sáng và tiến trên con đường mới, kẻ què nhảy cửng lên như nai, những kẻ phung hủi bị đọa đầy cách ly ngoài hoang mạc trở về sống kiếp con người…
- Đó cũng là câu trả lời của những người như: Giakê, Matthêu, người phụ nữ Samari bên bờ giếng Giacob, cô Maria “tai tiếng trong thành” khóc lóc xức dầu thơm …, tất cả đứng lên làm lại cuộc đời; hay như tên trộm bị đóng đinh bên hữu, cho tới giây phút cúi đời bỗng dưng “hoán cải, tin nhận…” để sớm nhận được câu trả lời “Hôm nay anh sẽ trên thiên đàng với Ta” !...
Và suốt 2000 năm nay, có hàng hàng lớp người nhờ “hiện thực hóa câu trả lời của Phêrô” trong đời sống, trong niềm tin và hy vọng, mà tìm được con đường sống đích thực, tìm được ý nghĩa cho cuộc đời, tìm được hạnh phúc vĩnh hằng. Cho nên, đó không chỉ giản đơn là “một câu trả lời”, mà là một tuyên xưng niềm tin, một xác tín, một niềm hy vọng ngút ngàn, một tiếng kêu òa vỡ của hạnh phúc và niềm vui khi chợt khám phá ra “Nước Trời đang đến”, ơn cứu độ đã được trao ban, Thiên Chúa đã nhập thể và đang đồng hành cùng nhân loại, Đấng Thánh của Thiên Chúa chấp nhận chia sẻ kiếp phàm nhân tội lỗi đớn hèn… Đúng là một “câu trả lời đã đi cùng năm tháng” !
Hơn lúc nào hết, trước một thế giới hoang mang, lo sợ vì đại dịch Covid, vì bao lạc thuyết lung lạc niềm tin, vì bao thứ “bánh vẽ vật chất” cám dỗ mời chào…, người tín hữu hôm nay cần củng cố niềm tin vào chính Đức Kitô đang hiện diện qua Thánh Thể và Lời Chúa trong Giáo Hội; đặc biệt, qua chính Bàn Tiệc mà chúng ta đang cử hành. Quả thật, Đức Kitô không ở đâu xa; Ngài đang ở đây giữa lòng Hội Thánh, như một “Phu Quân” đang yêu thương và chăm sóc “Hiền Thê” (Bđ 2). Amen.
LM. Trương Đình Hiền
CN 21B TN : Chọn Lựa
Lm. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
11:32 21/08/2021
CN 21B TN : Chọn Lựa
“Ngã ba đường” là một diễn ngữ mô tả một người đứng trước hai chọn lựa, mà hai chọn lựa này gần như ngang ngửa nhau, bên tám lạng, bên nửa cân, bên 50 bên 49, hoặc như điều thường xảy ra trong cuộc sống người Việt, bên chữ tình, bên chữ hiếu; bên người yêu, bên người bạn… biết chọn đàng nào.
Nhưng cũng có những chọn lựa đã rõ rành rành, hai năm rõ mười, một bên đúng, một bên sai, ấy vậy mà ta vẫn cứ do dự chần chừ và nhiều khi nghiêng chiều rẽ về bên không đúng. Trước ngã ba đường, có người rẽ phải, có người quẹo trái
1. Quẹo trái
Sách Đnl 30:15-19: ghi lại lời mời của Mô-sê trước khi chết: Này tôi đặt trước mặt anh em hai con đường: (tức là đang đứng ở ngã ba) một là đường sống, hạnh phúc; hai là tử lộ, đường chết, hoạ tai. Ai tôn thờ Đức Chúa và tuân giữ luật Ngài là sống, còn kẻ trở lòng và không vâng nghe, lại bị lôi cuốn và sụp xuống lạy các thần khác và phụng thờ chúng, thì (hôm nay tôi báo cho anh (em) biết): chắc chắn anh (em) sẽ bị diệt vong, sẽ không được sống lâu trên đất mà anh (em) sắp sang qua sông Gio-đan để vào chiếm hữu. Rõ ràng là như thế, nhưng dân Israel vẫn thờ bò vàng, thần ngoại, không giữ lề luật Chúa.
Thật ra không phải đợi đến đời con cháu, mới thấy muốn chọn chết hơn sống, mà thuỷ tổ của loài người, Adong Eva đã như vậy rồi. Chúa nói rõ rành rành: có một trái cây không được ăn, ăn vào thì phải chết. Phải chết, chứ không phải có thể chết, e có lẽ chết. Phải chết. Vậy mà cứ ăn. Bà Eva ăn, ông Adong cắn. Tiền công của ăn là chết. Phaolô nói như vậy. Ăn là chết.
Hôm nay bài Tin Mừng, ngược lại: ăn là được sống. Dĩ nhiên không phải ăn trái cấm, mà ăn thịt Chúa: Ai ăn thịt Tôi và uống máu Tôi, sẽ được sống… muôn đời. Nhưng dân không thèm. Dân không thèm đã đành, mà đồ đệ thân tín Chúa cũng chẳng cần. "Lời này chướng tai quá! Ai mà nghe nổi?" và từ lúc đó, nhiều môn đệ rút lui, không còn đi theo Người nữa. Đứng trước ngã ba đường, Chúa rẽ phải, họ quẹo trái. Rẽ phải là được sống và sống muôn đời, nhưng họ lại thích rẽ trái.
Không phải chỉ những người Do Thái xưa rẽ trái, mà chúng ta thời nay, nhất là các bạn trẻ cũng thường rẽ trái. Biết là sai, nhưng vẫn quẹo trái.
Biết hút thuốc là hại sức khoẻ, nhưng vẫn cứ hút. Không vài ba điếu một ngày thì cũng dăm ba gói một tuần. Cách nhật nhất gói.
Cái hút khác là tử lộ rõ hơn, hy vọng không ai trong chúng ta, hoặc rất rất ít người đi vào, là hút ma tuý xì ke. Biết đi vào là chết. Tử lộ, tử địa. Vậy mà vẫn có người đi.
Biết đi mát-xa là sẽ rẽ xa Chúa, mà vẫn cứ đến gần.
Biết lửa gần rơm sẽ cháy, mà vẫn cứ để rơm cạnh kề lửa.
Biết cờ bạc là bác thằng bần, nhưng vẫn cứ quẹo trái bước lại. Nói là để “gỡ” : anh cho em lần này nữa thôi, để anh gỡ. Mà gỡ thật : gỡ lịch trong nhà giam
2. Rẽ phải
Nhưng trước ngã ba đường, cũng có người rẽ phải. Bài đọc một cho ta một mẫu gương, bài Tin Mừng cho ta một trường hợp điển hình:
- Gs 24,1-2a.15-17.18b: (2) Ông Giôsuê qui tụ ở Sikem các chi tộc các kỳ mục của Israel và nói : (15) «Nếu anh em không bằng lòng phụng thờ Đức Chúa, thì hôm nay anh em cứ tuỳ ý chọn thần mà thờ: thần xưa, thần của người Êmori. Về phần tôi và gia đình tôi, chúng tôi sẽ phụng thờ Đức Chúa». (16) Dân đáp lại: (18) «Chúng tôi sẽ phụng thờ Đức Chúa, vì Người là Thiên Chúa của chúng tôi»
- Bài Tin mừng cho ta một điển hình là Phêrô. Khi các đồ đệ khác bỏ đi Phêrô lên tiếng dõng dạc: Bỏ Thầy con biết đến với ai. Thầy mới có những lời đem lại sự sống… đời đời.
P. Kim đã diễn lời dệt nhạc như sau:
"Bỏ Ngài con biết theo ai, đời lộng gió cánh chim ngàn khơi": Bỏ Ngài thì đời con sẽ như một cánh chim bơ vơ trong khung trời lộng gió.
Bỏ Ngài thì đời con sẽ như một con thuyền lao đao trên biển cả mênh mông: "Bỏ Ngài con biết theo ai thuyền buông lái biết trôi về đâu?"
Bỏ Ngài thì đời con sẽ mờ mịt trước tương lai mơ hồ.
"Bỏ Ngài con biết theo ai, trên đời kia tương lai khuất mờ.”
Và bỏ Ngài thì đời con sẽ như một cuộc hành trình cô đơn, buồn bã: "Bước đi không Ngài, đời con buồn tênh".
Nhưng bước đi theo Ngài, hành trình theo Chúa, rẽ phải với Ngài không phải lúc nào cũng luôn êm ái. Không phải là "Bước đi không Ngài, đời con buồn tênh" mà sẽ có lúc bước đi có Ngài lòng con cực ghê.
Một ngày nào đó, có thể Lời Chúa làm chúng ta cảm thấy chói tai, nhất là khi Lời Chúa buộc ta phải thực hiện một sự lựa chọn khó khăn. Vd. Hãy thành thật, đừng gian lận. Có nói có, không nói không. Bạn trẻ có thực thi được không? Một bạn trẻ tâm sự với Chúa:
“Có những ngày con cảm thấy Lời Chúa rất ngọt ngào êm ái và bình an. Khi đó con rất dễ dàng đáp lại Lời Chúa. Nhưng cũng có những ngày khác con thấy Lời Chúa thật chói tai, con không muốn chấp nhận, con muốn rút lui, muốn chuồn, muốn dù. Nhưng xin cho con hiểu rằng Lời Chúa- và chỉ có Lời Chúa- mới là lời chân thật và mới đem lại cho con sự sống thật. Xin cho con đừng bao giờ rút lui, vì ‘Lạy thầy, con sẽ đi theo ai? Thầy mới có những lời ban sự sống đời đời’ ”.
Trong vườn, một gốc nho héo úa giữa bao cây xanh tươi mơn mởn. Tưới bao nhiêu nước, bón bao nhiêu phân cũng chẳng thấy khá hơn. Cuối cùng, người chủ đào gốc lên xem, thì thấy có miếng tôn chắn ngang gốc nho. Có lẽ đời ta cũng vậy. Nếu không đâm rễ sâu vào lòng đất là Lời Chúa, đời ta cũng tàn úa theo mùa thu chết.
Rẽ phải theo Chúa, là phải theo đến cùng, không nao núng, dù gặp nghịch cảnh. Báo Tuổi Trẻ thứ sáu 22-8-03, mục cửa sổ tâm hồn, có thuật: Hai đứa trẻ nọ, mỗi em có một người cha bạn của Lưu Linh: sáng xỉn chiều say tối lăn quay. Tuổi thơ của các em trôi qua với hình ảnh người cha tối về sau khi nhậu say thật đáng sợ. Năm tháng qua đi, hai cậu đã lớn và mỗi người có một cuộc sống của riêng mình. Một nhà tâm lý học đi tìm thực tế cho bài nghiên cứu "Tác động của sự say xỉn" đã tìm đến hai người. Một người giờ đây đã trở thành phiên bản mới (cloning) của cha cậu ngày xưa: một tay bợm nhậu suốt ngày chìm trong bia rượu. Còn người kia lại là một trong những người đi đầu trong việc phòng chống rượu bia.
Nhà tâm lý học hỏi người đầu tiên: Tại sao anh trở thành bợm nhậu? Và hỏi người thứ hai: Tại sao anh lại tham gia phong trào bài trừ rượu bia. Chúng ta có biết không, thật là bất ngờ, cả hai cùng cho một câu trả lời: Có một người cha như thế đương nhiên là tôi phải trở thành người như thế này thôi.
Đến đây ta có thể hiểu được một câu danh ngôn kia: Cảnh khổ là một nấc thang cho bậc anh tài, một kho tàng cho kẻ khôn khéo, một vực thẳm cho kẻ yếu đuối. Hoàn cảnh không bao giờ là nguyên nhân cho những hành động không đúng mực, tiêu cực hoặc sai trái. Nó chỉ là lý do để những kẻ lười biếng, không có ý chí và tâm hồn hẹp hòi vin vào đó để tự bào chữa cho mình mà thôi.
“Tôi chọn Giêsu” là tựa và chủ đề của một bài hát của Ý Vũ. Bài có ý lời rất hay: Nếu trời nắng. Tôi chọn Giêsu là nắng. Nếu trời mưa, tôi chọn Giêsu là mưa. Trong bất cứ nghịch cảnh nào tôi vẫn cứ chọn Giêsu. Tôi chọn Giêsu là nắng tôi chọn Giêsu là mưa, cho tháng năm thôi nỗi đìu hiu giá lạnh khô cằn. Nắng về tôi chia em nồng ấm, mưa về tôi trao anh mầm xanh, xanh ấm cho nhau hết buồn tênh, hết phai tàn. Cho trái tim xanh mãi thêm xanh. Cho trái tim tươi mãi thêm tươi. Tôi chọn Giêsu.
Để có thể chọn Giêsu như thế, dù nắng hay mưa, dù vui hay khổ, dù cực hay vinh, ta trước hết phải tin vào Giêsu. Tin là một đề tài lớn, không thể khai triển giờ này. Ta chỉ biết cất lên lời tin qua Kinh Tin Kính mà thôi.
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
“Ngã ba đường” là một diễn ngữ mô tả một người đứng trước hai chọn lựa, mà hai chọn lựa này gần như ngang ngửa nhau, bên tám lạng, bên nửa cân, bên 50 bên 49, hoặc như điều thường xảy ra trong cuộc sống người Việt, bên chữ tình, bên chữ hiếu; bên người yêu, bên người bạn… biết chọn đàng nào.
Nhưng cũng có những chọn lựa đã rõ rành rành, hai năm rõ mười, một bên đúng, một bên sai, ấy vậy mà ta vẫn cứ do dự chần chừ và nhiều khi nghiêng chiều rẽ về bên không đúng. Trước ngã ba đường, có người rẽ phải, có người quẹo trái
1. Quẹo trái
Sách Đnl 30:15-19: ghi lại lời mời của Mô-sê trước khi chết: Này tôi đặt trước mặt anh em hai con đường: (tức là đang đứng ở ngã ba) một là đường sống, hạnh phúc; hai là tử lộ, đường chết, hoạ tai. Ai tôn thờ Đức Chúa và tuân giữ luật Ngài là sống, còn kẻ trở lòng và không vâng nghe, lại bị lôi cuốn và sụp xuống lạy các thần khác và phụng thờ chúng, thì (hôm nay tôi báo cho anh (em) biết): chắc chắn anh (em) sẽ bị diệt vong, sẽ không được sống lâu trên đất mà anh (em) sắp sang qua sông Gio-đan để vào chiếm hữu. Rõ ràng là như thế, nhưng dân Israel vẫn thờ bò vàng, thần ngoại, không giữ lề luật Chúa.
Thật ra không phải đợi đến đời con cháu, mới thấy muốn chọn chết hơn sống, mà thuỷ tổ của loài người, Adong Eva đã như vậy rồi. Chúa nói rõ rành rành: có một trái cây không được ăn, ăn vào thì phải chết. Phải chết, chứ không phải có thể chết, e có lẽ chết. Phải chết. Vậy mà cứ ăn. Bà Eva ăn, ông Adong cắn. Tiền công của ăn là chết. Phaolô nói như vậy. Ăn là chết.
Hôm nay bài Tin Mừng, ngược lại: ăn là được sống. Dĩ nhiên không phải ăn trái cấm, mà ăn thịt Chúa: Ai ăn thịt Tôi và uống máu Tôi, sẽ được sống… muôn đời. Nhưng dân không thèm. Dân không thèm đã đành, mà đồ đệ thân tín Chúa cũng chẳng cần. "Lời này chướng tai quá! Ai mà nghe nổi?" và từ lúc đó, nhiều môn đệ rút lui, không còn đi theo Người nữa. Đứng trước ngã ba đường, Chúa rẽ phải, họ quẹo trái. Rẽ phải là được sống và sống muôn đời, nhưng họ lại thích rẽ trái.
Không phải chỉ những người Do Thái xưa rẽ trái, mà chúng ta thời nay, nhất là các bạn trẻ cũng thường rẽ trái. Biết là sai, nhưng vẫn quẹo trái.
Biết hút thuốc là hại sức khoẻ, nhưng vẫn cứ hút. Không vài ba điếu một ngày thì cũng dăm ba gói một tuần. Cách nhật nhất gói.
Cái hút khác là tử lộ rõ hơn, hy vọng không ai trong chúng ta, hoặc rất rất ít người đi vào, là hút ma tuý xì ke. Biết đi vào là chết. Tử lộ, tử địa. Vậy mà vẫn có người đi.
Biết đi mát-xa là sẽ rẽ xa Chúa, mà vẫn cứ đến gần.
Biết lửa gần rơm sẽ cháy, mà vẫn cứ để rơm cạnh kề lửa.
Biết cờ bạc là bác thằng bần, nhưng vẫn cứ quẹo trái bước lại. Nói là để “gỡ” : anh cho em lần này nữa thôi, để anh gỡ. Mà gỡ thật : gỡ lịch trong nhà giam
2. Rẽ phải
Nhưng trước ngã ba đường, cũng có người rẽ phải. Bài đọc một cho ta một mẫu gương, bài Tin Mừng cho ta một trường hợp điển hình:
- Gs 24,1-2a.15-17.18b: (2) Ông Giôsuê qui tụ ở Sikem các chi tộc các kỳ mục của Israel và nói : (15) «Nếu anh em không bằng lòng phụng thờ Đức Chúa, thì hôm nay anh em cứ tuỳ ý chọn thần mà thờ: thần xưa, thần của người Êmori. Về phần tôi và gia đình tôi, chúng tôi sẽ phụng thờ Đức Chúa». (16) Dân đáp lại: (18) «Chúng tôi sẽ phụng thờ Đức Chúa, vì Người là Thiên Chúa của chúng tôi»
- Bài Tin mừng cho ta một điển hình là Phêrô. Khi các đồ đệ khác bỏ đi Phêrô lên tiếng dõng dạc: Bỏ Thầy con biết đến với ai. Thầy mới có những lời đem lại sự sống… đời đời.
P. Kim đã diễn lời dệt nhạc như sau:
"Bỏ Ngài con biết theo ai, đời lộng gió cánh chim ngàn khơi": Bỏ Ngài thì đời con sẽ như một cánh chim bơ vơ trong khung trời lộng gió.
Bỏ Ngài thì đời con sẽ như một con thuyền lao đao trên biển cả mênh mông: "Bỏ Ngài con biết theo ai thuyền buông lái biết trôi về đâu?"
Bỏ Ngài thì đời con sẽ mờ mịt trước tương lai mơ hồ.
"Bỏ Ngài con biết theo ai, trên đời kia tương lai khuất mờ.”
Và bỏ Ngài thì đời con sẽ như một cuộc hành trình cô đơn, buồn bã: "Bước đi không Ngài, đời con buồn tênh".
Nhưng bước đi theo Ngài, hành trình theo Chúa, rẽ phải với Ngài không phải lúc nào cũng luôn êm ái. Không phải là "Bước đi không Ngài, đời con buồn tênh" mà sẽ có lúc bước đi có Ngài lòng con cực ghê.
Một ngày nào đó, có thể Lời Chúa làm chúng ta cảm thấy chói tai, nhất là khi Lời Chúa buộc ta phải thực hiện một sự lựa chọn khó khăn. Vd. Hãy thành thật, đừng gian lận. Có nói có, không nói không. Bạn trẻ có thực thi được không? Một bạn trẻ tâm sự với Chúa:
“Có những ngày con cảm thấy Lời Chúa rất ngọt ngào êm ái và bình an. Khi đó con rất dễ dàng đáp lại Lời Chúa. Nhưng cũng có những ngày khác con thấy Lời Chúa thật chói tai, con không muốn chấp nhận, con muốn rút lui, muốn chuồn, muốn dù. Nhưng xin cho con hiểu rằng Lời Chúa- và chỉ có Lời Chúa- mới là lời chân thật và mới đem lại cho con sự sống thật. Xin cho con đừng bao giờ rút lui, vì ‘Lạy thầy, con sẽ đi theo ai? Thầy mới có những lời ban sự sống đời đời’ ”.
Trong vườn, một gốc nho héo úa giữa bao cây xanh tươi mơn mởn. Tưới bao nhiêu nước, bón bao nhiêu phân cũng chẳng thấy khá hơn. Cuối cùng, người chủ đào gốc lên xem, thì thấy có miếng tôn chắn ngang gốc nho. Có lẽ đời ta cũng vậy. Nếu không đâm rễ sâu vào lòng đất là Lời Chúa, đời ta cũng tàn úa theo mùa thu chết.
Rẽ phải theo Chúa, là phải theo đến cùng, không nao núng, dù gặp nghịch cảnh. Báo Tuổi Trẻ thứ sáu 22-8-03, mục cửa sổ tâm hồn, có thuật: Hai đứa trẻ nọ, mỗi em có một người cha bạn của Lưu Linh: sáng xỉn chiều say tối lăn quay. Tuổi thơ của các em trôi qua với hình ảnh người cha tối về sau khi nhậu say thật đáng sợ. Năm tháng qua đi, hai cậu đã lớn và mỗi người có một cuộc sống của riêng mình. Một nhà tâm lý học đi tìm thực tế cho bài nghiên cứu "Tác động của sự say xỉn" đã tìm đến hai người. Một người giờ đây đã trở thành phiên bản mới (cloning) của cha cậu ngày xưa: một tay bợm nhậu suốt ngày chìm trong bia rượu. Còn người kia lại là một trong những người đi đầu trong việc phòng chống rượu bia.
Nhà tâm lý học hỏi người đầu tiên: Tại sao anh trở thành bợm nhậu? Và hỏi người thứ hai: Tại sao anh lại tham gia phong trào bài trừ rượu bia. Chúng ta có biết không, thật là bất ngờ, cả hai cùng cho một câu trả lời: Có một người cha như thế đương nhiên là tôi phải trở thành người như thế này thôi.
Đến đây ta có thể hiểu được một câu danh ngôn kia: Cảnh khổ là một nấc thang cho bậc anh tài, một kho tàng cho kẻ khôn khéo, một vực thẳm cho kẻ yếu đuối. Hoàn cảnh không bao giờ là nguyên nhân cho những hành động không đúng mực, tiêu cực hoặc sai trái. Nó chỉ là lý do để những kẻ lười biếng, không có ý chí và tâm hồn hẹp hòi vin vào đó để tự bào chữa cho mình mà thôi.
“Tôi chọn Giêsu” là tựa và chủ đề của một bài hát của Ý Vũ. Bài có ý lời rất hay: Nếu trời nắng. Tôi chọn Giêsu là nắng. Nếu trời mưa, tôi chọn Giêsu là mưa. Trong bất cứ nghịch cảnh nào tôi vẫn cứ chọn Giêsu. Tôi chọn Giêsu là nắng tôi chọn Giêsu là mưa, cho tháng năm thôi nỗi đìu hiu giá lạnh khô cằn. Nắng về tôi chia em nồng ấm, mưa về tôi trao anh mầm xanh, xanh ấm cho nhau hết buồn tênh, hết phai tàn. Cho trái tim xanh mãi thêm xanh. Cho trái tim tươi mãi thêm tươi. Tôi chọn Giêsu.
Để có thể chọn Giêsu như thế, dù nắng hay mưa, dù vui hay khổ, dù cực hay vinh, ta trước hết phải tin vào Giêsu. Tin là một đề tài lớn, không thể khai triển giờ này. Ta chỉ biết cất lên lời tin qua Kinh Tin Kính mà thôi.
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:30 21/08/2021
11. Chúng ta nên luôn luôn vâng phục thánh ý của Chúa trong hoàn cảnh mà Ngài ban cho chúng ta, ngoài việc hiểu biết Thiên Chúa muốn chúng ta thay đổi ra, thì không nên tự mình thay đổi.
(Thánh Vincent de Paul)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:35 21/08/2021
35. ĐỔI THƠ CỦA THÔI HẠO
Thời nhà Minh, các sĩ đại phu ở kinh thành thường dùng da chồn để làm thành cái bao, lấy cái bao trùm lên cái mũ để tránh lạnh, gọi là “bao mũ”.
Một hôm, có vị quan nọ cưỡi ngựa đi thăm bạn bè, có một người cưỡi ngựa đi kế bên thuận tay giựt cái bao mũ mà chạy. Ngày hôm sau, vị quan ấy đi đến nơi làm việc và đem chuyện này thuật lại cho các đồng liêu nghe.
Có người bèn đổi bài thơ “lên lầu hoàng oanh” của Thôi Hạo và tặng cho vị quan ấy:
- “Người xưa đã lấy bao mũ đi, giờ không bao mũ để bao đầu. Bao mũ một đi không trở lại, cái đầu chừ nghìn năm trống không”.
Mọi người cười ha ha.
(Tiếu Tiếu lục)
Suy tư 35:
Bị mất cắp là chuyện thường xảy ra trong một xã hội lắm bon chen và hưởng thụ, không có gì đáng cười cả, cái đáng cười là tại sao mình không biết an ủi người bị hại mà còn cười họ !
Cái bao mũ của người khác mất đi chỉ là chuyện nhỏ so với cái mất đi to lớn của mình là lòng thương cảm, người đánh mất đi lòng trắc ẩn thương cảm thì không còn chạnh lòng thương trước những mảnh đời bất hạnh của người khác; người đánh mất lòng trắc ẩn của mình sẽ trở thành kẻ vô tâm trước đau khổ của tha nhân...
Cái bao mũ mất đi thì mua lại cái khác, lòng trắc ẩn bị đánh mất thì cũng có thể kiếm lại được.
Người Ki-tô hữu sẽ tìm lại được lòng trắc ẩn của mình nơi Thánh Giá của Đức Chúa Giê-su, nơi bí tích Hòa Giải và nơi bí tích Thánh Thể, bởi vì những nơi ấy chứa tràn đầy tình thương và lòng thương xót của Đức Chúa Giê-su đối với người tội lỗi là chúng ta...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Thời nhà Minh, các sĩ đại phu ở kinh thành thường dùng da chồn để làm thành cái bao, lấy cái bao trùm lên cái mũ để tránh lạnh, gọi là “bao mũ”.
Một hôm, có vị quan nọ cưỡi ngựa đi thăm bạn bè, có một người cưỡi ngựa đi kế bên thuận tay giựt cái bao mũ mà chạy. Ngày hôm sau, vị quan ấy đi đến nơi làm việc và đem chuyện này thuật lại cho các đồng liêu nghe.
Có người bèn đổi bài thơ “lên lầu hoàng oanh” của Thôi Hạo và tặng cho vị quan ấy:
- “Người xưa đã lấy bao mũ đi, giờ không bao mũ để bao đầu. Bao mũ một đi không trở lại, cái đầu chừ nghìn năm trống không”.
Mọi người cười ha ha.
(Tiếu Tiếu lục)
Suy tư 35:
Bị mất cắp là chuyện thường xảy ra trong một xã hội lắm bon chen và hưởng thụ, không có gì đáng cười cả, cái đáng cười là tại sao mình không biết an ủi người bị hại mà còn cười họ !
Cái bao mũ của người khác mất đi chỉ là chuyện nhỏ so với cái mất đi to lớn của mình là lòng thương cảm, người đánh mất đi lòng trắc ẩn thương cảm thì không còn chạnh lòng thương trước những mảnh đời bất hạnh của người khác; người đánh mất lòng trắc ẩn của mình sẽ trở thành kẻ vô tâm trước đau khổ của tha nhân...
Cái bao mũ mất đi thì mua lại cái khác, lòng trắc ẩn bị đánh mất thì cũng có thể kiếm lại được.
Người Ki-tô hữu sẽ tìm lại được lòng trắc ẩn của mình nơi Thánh Giá của Đức Chúa Giê-su, nơi bí tích Hòa Giải và nơi bí tích Thánh Thể, bởi vì những nơi ấy chứa tràn đầy tình thương và lòng thương xót của Đức Chúa Giê-su đối với người tội lỗi là chúng ta...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Ngày 23/8: Tội mù quáng- Suy niệm: Linh mục Anthony Nguyễn Hữu Quảng SDB
Giáo Hội Năm Châu
22:47 21/08/2021
PHÚC ÂM: Mt 23, 13-22
“Khốn cho các ngươi, hỡi những kẻ dẫn đường đui mù”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán rằng: “Khốn cho các ngươi, hỡi những luật sĩ và biệt phái giả hình! Vì các ngươi đóng cửa nước trời không cho người ta vào: vì các ngươi không vào, mà kẻ muốn vào, các ngươi cũng chẳng để cho vào.
“Khốn cho các ngươi, hỡi những luật sĩ và biệt phái giả hình! Vì các ngươi đọc kinh cho dài để nuốt tài sản của các bà goá, bởi thế, các ngươi sẽ chịu phán xét nặng hơn.
“Khốn cho các ngươi, hỡi những luật sĩ và biệt phái giả hình! Vì các ngươi rảo khắp biển khơi và lục địa, để tìm cho được một người tòng giáo, nhưng khi đã cho người đó tòng giáo, các ngươi làm cho nó trở thành con cái hoả ngục gấp hai lần các ngươi.
“Khốn cho các ngươi, hỡi những kẻ dẫn đường đui mù! Vì các ngươi nói rằng: Ai lấy đền thờ mà thề, thì không có giá trị gì, nhưng ai lấy vàng trong đền thờ mà thề, thì mắc lời thề. Hỡi kẻ ngu ngốc và đui mù, chớ thì vàng hay là đền thờ thánh hoá vàng, cái nào trọng hơn? Các ngươi còn bảo rằng: Ai lấy bàn thờ mà thề, thì không giá trị gì, nhưng ai lấy của lễ để trên bàn thờ mà thề, thì mắc lời thề. Hỡi những kẻ đui mù, chớ thì của lễ hay là bàn thờ thánh hoá của lễ, cái nào trọng hơn?
“Vậy ai lấy bàn thờ mà thề, thì lấy cả bàn thờ và mọi sự để trên bàn thờ mà thề. Kẻ nào lấy đền thờ mà thề, thì lấy cả đền thờ và Đấng ngự trong đền thờ mà thề. Và kẻ nào lấy trời mà thề, thì lấy ngai toà Thiên Chúa và Đấng ngự trên ngai toà ấy mà thề”.
Đó là lời Chúa.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đền thờ Quốc gia của Thánh Maximilian Kolbe tại Marytown
Đặng Tự Do
05:21 21/08/2021
Đền Thánh Quốc gia Thánh Maximilian Kolbe tại Marytown là một viên ngọc ẩn của Công Giáo Mỹ. Tọa lạc trên diện tích 15 mẫu Anh với phong cảnh thanh bình ở Liberty, Illinois, ngôi đền được đánh giá cao vì vẻ đẹp của nó. Với một loạt các nguồn tài nguyên giáo dục trong tầm tay của khách hành hương, đây là một điểm chính để đào sâu lòng sùng kính đối với vị linh mục mà Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã gọi là “vị thánh bảo trợ của thế kỷ đầy khó khăn của chúng ta”.
Đền thờ Quốc gia Marytown là một trong những nơi hành hương chính của các tín hữu Hoa Kỳ. Nhiều người đã nhận được nhiều ơn lạ sau khi hành hương đền thánh này.
Vào năm 2000, ngôi thánh đường này được các Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ dành kính nhớ vị tử đạo người Ba Lan, Thánh Maximilian. Kể từ đó, ngôi thánh đường đã phát triển để bao gồm các trung tâm hành hương và tĩnh tâm, một bảo tàng Holocaust, và nhiều hơn nữa.
Các Tu sĩ Dòng Phanxicô của Tỉnh dòng Thánh Bonaventura, là dòng của Thánh Maximilian Kolbe, bảo trì ngôi đền thờ này. Cộng đồng khuyến khích những người hành hương đi bộ trong khuôn viên, nơi có nhiều chặng đàng thánh giá ngoài trời rải rác. Các cá nhân và nhóm có thể ghi danh các chuyến tham quan có hướng dẫn đưa khách hành hương quanh nơi này.
Khách tham quan được giảng giải đầy đủ về lịch sử của Thánh Maximilian Kolbe và về Thế chiến thứ hai. Những bài học này trở nên sống động hơn tất cả bởi sự hiện diện của các thánh tích từ vị linh mục tử đạo. Các tín hữu có thể tôn kính thánh tích của Thánh Maximilian Kolbe trong một nhà nguyện.
Lịch sử của đền thờ Thánh Maximilian Kolbe bắt đầu từ năm 2000, nhưng cộng đồng tôn giáo đã ở Marytown từ đầu thế kỷ 20. Khu đất này là nơi Chầu Thánh Thể liên tục kể từ năm 1928. Nhà nguyện Đức Mẹ Thánh Thể, được coi là một trong những địa điểm hành hương đẹp nhất trên toàn quốc, mở cửa 24 giờ một ngày, bảy ngày một tuần. Các anh chị em đã tiếp tục việc tôn thờ Thánh Thể này trong gần 100 năm qua.
Source:Aleteia
Timor-Leste sẽ khai giảng trường đại học Công Giáo đầu tiên trong năm nay
Đặng Tự Do
05:21 21/08/2021
Đức Tổng Giám Mục của Dili hy vọng rằng trường đại học Công Giáo đầu tiên của Timor-Leste sẽ được mở cửa trong năm nay sau khi ngài gặp Thủ tướng Taur Matan Ruak. Trong cuộc gặp gỡ, Thủ tướng Taur Matan Ruak nói rằng sáng kiến này của Giáo hội sẽ giúp duy trì phẩm chất giáo dục đại học
Đức Tổng Giám Mục Dom Virgilio do Carmo da Silva, dòng Salêdiêng Don Bosco, của Dili đã gặp Thủ tướng Ruak vào ngày 13 tháng 8, một tháng sau khi tổng giáo phận chính thức xin phép thành lập Đại học Công Giáo Timor ở quốc gia đa số theo Công Giáo.
Tổng giáo phận Dili, có trụ sở tại thủ đô Dili, là tổng giáo phận duy nhất của đất nước 1.2 triệu dân. Người Công Giáo chiếm khoảng 1 triệu người ở thuộc địa cũ này của Bồ Đào Nha, còn được gọi là Đông Timor.
Tổng giáo phận đã nộp đơn xin thành lập trường đại học vào ngày 16 tháng 7. Hiện trường đang được Bộ Giáo dục Đại học và Văn hóa xem xét.
Đức Tổng Giám Mục Da Silva cho biết ngài và nhóm của ngài từ tổng giáo phận đã được thông báo trong cuộc họp rằng quy trình của chính phủ đã hoàn thành và đang chờ ngày ra quyết định.
Ngài bày tỏ hy vọng rằng “trường đại học có thể bắt đầu hoạt động trong năm nay”.
Các quan chức Giáo Hội cho biết các ngài có thể bắt đầu mở trường đại học ngay sau khi được cấp phép bằng cách nâng cấp Học viện Công Giáo của giáo phận
Đức Tổng Giám Mục Da Silva cho biết kế hoạch về một trường đại học Công Giáo bắt đầu cách đây hơn ba thập kỷ dưới thời Đức Giám Mục tiên khởi của Dili là Đức Cha Carlos Filipe Ximenes Belo. Ngài cai quản tổng giáo phận từ 1983 đến 2002. Vị kế nhiệm là Đức Cha Alberto Ricardo da Silva, qua đời năm 2015, vẫn tiếp tục các nỗ lực.
“Tôi muốn tiếp tục nỗ lực của các ngài ngay bây giờ”, Đức Tổng Giám Mục Da Silva nói.
Thủ tướng Ruak trong một tuyên bố đã cảm ơn sáng kiến của Giáo hội và cho biết trường đại học sẽ “giúp chính phủ duy trì phẩm chất giáo dục đại học ở Timor-Leste”.
Source:UCANews
Tòa Thượng phụ Latinh có vị Chưởng Ấn mới
Đặng Tự Do
05:22 21/08/2021
Hôm thứ Hai, ngày 16 tháng 8 năm 2021, cuộc bàn giao giữa Cha Ibrahim Shomali và vị Chưởng Ấn mới của Tòa Thượng Phụ Latinh Giêrusalem, là Cha Davide Meli, đã diễn ra trước sự hiện diện của Đức Tổng Giám Mục Pierbattista Pizzaballa, là Thượng Phụ Nghi Lễ La Tinh.
Với tư cách là Chưởng ấn, Cha Davide, cùng với các nhân viên của mình, trực tiếp hỗ trợ Đức Thượng Phụ trong nhiệm vụ nâng đỡ và giúp đỡ các tín hữu và cộng đồng, theo những gì được quy định bởi Giáo luật ở cấp địa phương. Văn phòng Chưởng ấn quản lý các công việc hàng ngày của Giáo phận, chăm sóc tất cả các tài liệu chính thức, bao gồm cả các tài liệu lưu trữ.
Cha Davide sinh tại Rôma, ngày 22 tháng 4 năm 1984. Ngài theo học tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ ở Washington DC, tốt nghiệp ngành Kiến trúc năm 2006. Sau khi thụ phong linh mục vào tháng 6 năm 2014, ngài làm Cha sở tại Giáo xứ Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội ở Al Husson ở Jordan, trước khi tiếp tục học Thần học tại Đại học Giáo hoàng Latêranô ở Rôma vào năm 2016.
Source:Latin Patriarch Jerusalem
LỜI CẦU NGUYỆN ĐÃ ĐƯỢC NHẬN LỜI: Đức Hồng Y Burke dự kiến sẽ rời ICU
Đặng Tự Do
06:01 21/08/2021
Trưa ngày thứ Sáu 20 tháng Tám theo giờ Đông Bộ Hoa Kỳ, nghĩa là rạng sáng ngày thứ Bẩy 21 tháng Tám, theo giờ Việt Nam, Nhật báo “The Remnant” trực tuyến tuyên bố đã phá tan bức màn im lặng chung quanh tình trạng sức khoẻ của Đức Hồng Y Burke.
Tờ báo viết:
Điều này chỉ là từ một người bạn linh mục cũ và rất đáng tin cậy, một người thân cận với Hồng Y Burke:
Bạn thân mến trong Chúa Kitô,
Sau một thời gian bị hôn mê do tác dụng của các dược phẩm, Đức Hồng Y Burke đang dần cải thiện, hết sốt, hô hấp tốt hơn nhiều, các bác sĩ lạc quan... Đức Hồng Y dự kiến sẽ rời ICU trong một hoặc hai ngày tới. Deo Gratias! Tạ Ơn Chúa!.
Tán tụng Chúa. Xin hãy tiếp tục cầu nguyện vì Đức Hồng Y vẫn chưa ra hoàn toàn bình phục.
Xin Chúa chúc lành cho ngài và xin Mẹ Maria gìn giữ Đức Hồng Y Burke tốt lành của chúng ta.
Trong thông cáo báo chí được đưa ra hôm 17 tháng 8, gia đình Đức Hồng Y và Đền Thánh Đức Mẹ Guadalupe cho biết:
“Để cung cấp một nguồn an toàn cho các cập nhật về tình trạng sức khỏe của Đức Hồng Y, bên cạnh phương tiện truyền thông cá nhân của Đức Hồng Y, gia đình đã yêu cầu Đền thánh Đức Mẹ Guadalupe phải là nền tảng được ủy quyền duy nhất trong việc cung cấp thông tin chính xác, và kịp thời. Các báo cáo khác có thể không đầy đủ hoặc sai lầm và do đó có thể làm xáo trộn tâm trí và trái tim của những người mến mộ ngài một cách không cần thiết.”
Đến khi chúng tôi thực hiện chương trình này gia đình Đức Hồng Y và Đền Thánh Đức Mẹ Guadalupe vẫn chưa lên tiếng xác nhận hay bác bỏ tin này. Do đó, chúng tôi loan tin với sự dè dặt thường lệ.
Source:Remnant
Những lời cầu nguyện tiếp tục cho Đức Hồng Y Burke
Đặng Tự Do
06:02 21/08/2021
Những lời cầu nguyện cho Đức Hồng Y Raymond Burke tiếp tục được đưa ra trong bối cảnh có các báo cáo chưa được xác nhận, theo đó tình trạng của ngài đang được cải thiện.
“Tôi đang cầu nguyện cho sự chữa lành của Hồng Y Burke. Và cho sự gia tăng lòng khiêm nhường,” Kathryn Jean Lopez của National Review viết. “Và hơn nữa, một sự tôn trọng đối với quyền lương tâm vào thời điểm vô cùng đáng sợ này. Dường như nỗi sợ hãi không mang lại những điều tốt đẹp nhất trong chúng ta”.
Lopez than phiền về các báo cáo trên các phương tiện truyền thông, trong đó người ta chỉ trích đức tin Công Giáo chính thống của Đức Hồng Y Burke, về phá thai, hôn nhân đồng tính, luật độc thân linh mục, và việc Giáo Hội không thể truyền chức linh mục cho phụ nữ; cũng như sự phản đối của ngài đối với việc bắt buộc tiêm chủng. Người ta không biết liệu Hồng Y Burke có được tiêm vắc xin chống lại COVID-19 hay không, nhưng ngài đã lên tiếng phản đối việc đóng cửa các nhà thờ, cũng như các loại vắc xin bắt buộc.
Trong tài liệu về đạo đức liên quan đến vắc-xin chống Covid, Bộ Giáo lý Đức tin nói rằng “lý do thực tế cho thấy rõ ràng rằng tiêm chủng không phải là một quy tắc, một nghĩa vụ đạo đức và do đó, nó phải tự nguyện”.
Hiệp hội Thánh lễ Latinh Truyền thống đã tạo ra một “bó hoa tinh thần”, nơi mọi người có thể gửi lời cầu nguyện hoặc các hành động sùng kính khác được thực hiện với ý định cầu xin cho sự phục hồi của Hồng Y Burke.
Amanda Schrauth, một trinh nữ tận hiến ở Giáo phận Great Falls-Billings, đã yêu cầu mọi người cầu nguyện cho Hồng Y Burke. Cô gọi ngài là “một người quảng bá tuyệt vời cho ơn gọi Trinh Nữ Tận Hiến Trên Thế Giới”.
Những người khác nhớ lại những hành động nhân từ của Hồng Y Burke.
“Tôi đã gặp Đức Hồng Y Burke một lần trong một khung cảnh nhỏ và yêu cầu ngài cầu nguyện cho một trong những người con trai của tôi đang phải vật lộn với bệnh tâm thần. Ngài đã chúc lành cho tôi và cầu nguyện một lời cầu nguyện tuyệt đẹp cho con trai tôi”, Tina Townsend Smyth đã tweet vào ngày 20 tháng 8. “Xin Chúa của chúng ta ở với Đức Hồng Y Burke trong cuộc đấu tranh này và chữa lành thể xác và linh hồn cho ngài”.
Ngày 14 tháng 8, đại diện của Hồng Y Burke thông báo rằng ông đã được nhập viện và đang thở máy do biến chứng của coronavirus. Trước đó, chính ngài đã xác nhận được chẩn đoán dương tính với COVID-19 tháng 8. Vào ngày 17 tháng 8, có thông báo rằng vị Hồng Y đang ở trong “tình trạng nghiêm trọng nhưng ổn định” và vài ngày tới sẽ có tính chất sinh tử.
Vào giữa trưa ngày 20 tháng 8, sau một thời gian im lặng về tình trạng của Hồng Y Burke, Nhật báo “The Remnant” trực tuyến tuyên bố đã nghe được thông tin từ một người bạn linh mục giấu tên của vị Hồng Y.
“Sau một thời gian bị hôn mê do tác dụng của các dược phẩm, Đức Hồng Y Burke đang dần cải thiện, hết sốt, hô hấp tốt hơn nhiều, các bác sĩ lạc quan... Đức Hồng Y dự kiến sẽ rời ICU trong một hoặc hai ngày tới”, The Remnant đưa tin và kết luận rằng “Deo Gratias!”, nghĩa là “Tạ Ơn Chúa”.
Báo cáo này chưa được xác nhận bởi đại diện của Đức Hồng Y Burke hoặc Đền thờ Đức Mẹ Guadalupe ở La Crosse, Wisconsin. Ngôi đền này chịu trách nhiệm cung cấp thông tin cập nhật về tình trạng sức khỏe của Hồng Y Burke.
Source:Catholic News Agency
Chiến dịch hợp pháp hóa trợ tử, và an tử được tiến hành ở Ý
Đặng Tự Do
17:03 21/08/2021
Các nhà vận động ở Ý đã vượt qua rào cản đầu tiên trong nỗ lực hợp pháp hóa an tử và trợ tử.
Cả hai hành vi an tử và trợ tử đều là bất hợp pháp ở Ý, nơi luật hình sự quy định “bất kỳ ai gây ra cái chết của một người dù với sự đồng ý của người ấy, sẽ bị phạt tù từ sáu đến mười lăm năm.”
Kể từ tháng Tư, các nhà hoạt động ủng hộ trợ tử, và an tử đã đưa ra một bản kiến nghị với hy vọng sẽ đưa ra bỏ phiếu một cuộc trưng cầu dân ý để loại bỏ một phần của luật cấm các hành vi trợ tử, và an tử.
Hội đồng giám mục Ý đã bày tỏ “quan ngại nghiêm trọng” về đơn thỉnh cầu, và tuyên bố rằng “không có biểu hiện của lòng trắc ẩn trong việc giúp đỡ người khác chết”.
Các nhà vận động cho trợ tử, và an tử tại Ý cho biết trong tuần này họ đã đạt được 500,000 chữ ký tối thiểu cần thiết để quốc hội quyết định có nên tiến hành trưng cầu dân ý hay không.
Các nhà hoạt động cho biết, một cuộc trưng cầu dân ý về hỗ trợ tự tử thành công sẽ dọn đường cho một dự luật hợp pháp hóa phá thai.
Trong một tuyên bố được đưa ra sau cuộc họp trực tuyến vào tuần này, các giám mục của Ý cho biết, “bất kỳ ai đang ở trong tình trạng cực kỳ đau khổ phải được giúp đỡ để kiềm chế nỗi đau, vượt qua nỗi thống khổ và tuyệt vọng, chứ không phải loại bỏ cuộc sống của chính họ”.
Trích dẫn Samaritanus Bonus, lá thư năm 2020 của Bộ Giáo lý Đức tin về việc chăm sóc con người trong những giai đoạn quan trọng và cuối cùng của cuộc đời, các ngài nói: “Huấn quyền của Giáo hội nhắc lại rằng, khi một người sắp kết thúc cuộc sống trần thế, phẩm giá của con người đòi hỏi quyền được chết với sự thanh thản cao nhất có thể và với phẩm giá con người và Kitô xứng hợp.”
Tài liệu tái khẳng định rằng hành vi trợ tử là một “hành động xấu xa về bản chất”.
Trong tuyên bố của mình, các giám mục nói rằng “lựa chọn cái chết là sự thất bại của con người, đó là chiến thắng của một quan niệm nhân học đậm nét chủ nghĩa cá nhân và hư vô, trong đó không có chỗ cho cả hy vọng lẫn các mối quan hệ giữa các cá nhân”.
Source:Catholic News Agency
Bắt giữ liên quan đến hỏa hoạn tại giáo xứ Glasgow
Đặng Tự Do
17:04 21/08/2021
Một người đàn ông đã bị bắt và bị buộc tội cố ý phóng hỏa một nhà thờ Công Giáo ở Glasgow vào tháng trước.
Vụ bắt giữ được công bố vào ngày 17 tháng 8. Người đàn ông bị bắt vẫn chưa được công khai danh tính, nhưng được mô tả là 24 tuổi.
Ở Tô Cách Lan, tội danh “ cố ý gây hỏa hoạn “ dùng để chỉ khi một người cố tình đốt cháy nhằm mục đích làm hư hỏng tài sản.
Nhà thờ St. Simon, ở Partick, là một nhà thờ 163 năm tuổi ở Glasgow, được tường thuật là đã bốc cháy vào sáng sớm ngày 28 tháng 7. Ngọn lửa đã được dập tắt sau những nỗ lực rất lớn của lính cứu hỏa nhưng ngôi thánh đường đã hoàn toàn bị phá hủy. Một người đã được cứu sống và không có ai bị thương trong vụ cháy. Nhà thờ St. Simon là ngôi Nhà thờ lâu đời thứ ba ở Glasgow, và ban đầu được gọi là Thánh Phêrô. Ngôi thánh đường đã được trùng tu hoàn toàn vào năm 2008.
Carol Monaghan, một giáo dân tại St. Simon và là thành viên Quốc hội ở Westminster, đã tweet rằng cô ấy “bị tàn phá” bởi sự mất mát của ngôi nhà thờ và cộng đồng giáo xứ của cô ấy đã hy vọng rằng vụ cháy này không phải là một vụ cố ý phóng hỏa.
“Đây là tin tức mà giáo dân chúng tôi không muốn nghe. Chúng tôi đã hy vọng ngọn lửa chỉ là tai nạn tình cờ”, Monaghan cho biết hôm 17 Tháng Tám. “Nghe rằng ai đó đã cố tình nhắm mục tiêu vào nơi thờ phượng của chúng tôi thực sự là đau lòng”.
Theo Tổng giáo phận Glasgow, nhà thờ là “ngôi nhà tinh thần của cộng đồng người Ba Lan ở Glasgow”.
Tổng giáo phận gọi vụ hỏa hoạn là “một cú đánh khủng khiếp đối với người dân trên khắp Glasgow”, và nói rằng vụ bắt giữ “sẽ chỉ làm tăng thêm nỗi đau cho tất cả những người bị ảnh hưởng”.
Cảnh sát thông báo họ không nghĩ có ai khác liên quan đến vụ cháy.
“Chúng tôi biết ngọn lửa này đã tàn phá và gây ra nhiều đau khổ cho cộng đồng địa phương và rộng lớn hơn”, thông báo từ Thanh tra Thám tử Kenny McDonald của Drumchapel CID cho biết. “Cùng với các đối tác của mình, chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ cộng đồng của mình”.
McDonald nói rằng bộ phận an ninh “muốn trấn an công chúng rằng chúng tôi không tìm kiếm bất kỳ ai khác liên quan đến vụ việc”, và khu vực xung quanh nhà thờ sẽ tiếp tục được tuần tra.
Nhà thờ St. Simon, ở Partick, đã bị phá hoại vào tháng 4 năm 2019, với các bức tượng bị đập phá, các tranh ảnh tôn giáo và hoa bị ném xuống, và cung thánh bị phá hoại.
Cuộc Cải cách Tô Cách Lan vào thế kỷ 16 đã dẫn đến sự hình thành của Giáo Hội Tô Cách Lan, một cộng đồng giáo hội theo truyền thống Tin lành Calvin, là cộng đồng tôn giáo lớn nhất của đất nước hiện nay.
Các tội ác chống Công Giáo đang gia tăng ở Tô Cách Lan trong những năm gần đây.
Source:Catholic News Agency
Thông Cáo Báo Chí về tình trạng của Đức Hồng Y Raymond Leo Burke 21/08/2021
Đặng Tự Do
22:57 21/08/2021
Ngày 21 tháng 8 năm 2021
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô!
Gia đình của Đức Hồng Y vui mừng thông báo rằng Đức Hồng Y đã không cần dùng đến máy thở nữa và ngài sẽ rời ICU hôm nay để trở về phòng bệnh của mình. Em gái của ngài đã nói chuyện với ngài qua điện thoại sáng nay, và Đức Hồng Y đã bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc trước những lời cầu nguyện dâng lên Chúa thay mặt ngài. Gia đình của Đức Hồng Y yêu cầu chúng ta tiếp tục những lời cầu nguyện đó để ngài bình phục hoàn toàn và nhanh chóng, và họ biết ơn Chúa vì sự chăm sóc y tế đặc biệt mà Đức Hồng Y đã nhận được từ các bác sĩ và y tá tận tâm tiếp tục hỗ trợ ngài.
Đền thánh Đức Mẹ Guadalupe và các phương tiện truyền thông của Đức Hồng Y sẽ cung cấp thêm thông tin cập nhật theo chỉ đạo của gia đình.
Xin Chúa phù hộ anh chị em.
Cha Paul N. Check
Giám đốc điều hành
Đền Đức Mẹ Guadalupe
Source:Shine of Our Lady Of Guadalupe
Tài Liệu - Sưu Khảo
Lược Sử Hình Thành Hội Thừa Sai Paris
Michel Trương
09:37 21/08/2021
Lược Sử Hình Thành Hội Thừa Sai Paris
Mục lục
1. Đôi dòng thành kính ghi ân
2. Những tháng ngày ảm đạm trong xứ Cochin
3. Vận động bước đầu tại Rôma
4. Thánh Bộ Truyền bá Đức tin
5. Tiến triển mối quan hệ khi đến Paris
6. Nhóm thừa sai đầy khả năng và nhiệt huyết
7. Hành trình Rôma vận động xin duyệt xét
8. Sắc chỉ Super Cathedram
9. Tổ chức Chủng viện Thừa sai và nguồn kinh phí
10. Vài nhận định kết thúc
1. Đôi dòng thành kính ghi ân
Hầu như mọi đồng bào tín hữu Công Giáo sinh hoạt nơi Giáo hội Việt nam, ngay trong thời buổi hiện nay, không ai có thể quên mà không nhắc đến bao công lao của các Tiền nhân trong Hội Thừa Sai Paris. Một số đồng liêu ngoài Tôn giáo, đặc biệt vài tác giả ở các lãnh vực khác không thuộc Sử học, cũng có người tỏ vẻ khâm phục, nhưng đôi lúc thì vài kẻ vẫn buông lời luận tội. Dẫu sao thì những thành quả cống hiến của các Vị cho xứ sở, bằng tính chân thật của Lịch sử mà khẳng định, thật là vô tiền khoáng hậu. Làm sao có thể phủ nhận được đối với các công trình xây dựng nền tảng nhân bản, góp phần tạo nên một khung cảnh sinh hoạt xã hội văn minh trong vùng Đông Nam Á. Nếu chưa kể đến các yếu tố hiển nhiên mà các Ngài đã kiên trì sáng tạo như: Phát quang Chân lý Tôn giáo; Gầy dựng những Cộng đoàn tu trì chăm lo phục vụ đồng bào lương giáo; Tác chế Ngôn ngữ hòa nhập với Thế giới; Dựng nét mỹ quan tôn ti trật tự xã hội; Nhận vai Quới nhân chia sẻ tình đồng loại cho người bất hạnh v.v... Người ta còn ghi nhận ngay cả trong phong cách giao tế ứng xử tình người giữa quần thể Người Việt, cũng mang nét độc đáo riêng, mà nó được ảnh hưởng từ quá trình lâu dài do các Ngài dạy dỗ cho Dân tộc. Tất nhiên, trong môi trường nội bộ mà đàm luận nhắc lại chuyện xưa thái quá thì cũng không mấy gì hay, nhưng hiện thực quá khứ quả là như thế, khó mà cho chìm vào quên lãng.
Việc một số tác giả trong Đạo bỏ công ghi chép quá trình hoạt động của các Ngài trên Quê hương đất nước Việt Nam như là, để ôn lại Lịch sử và tỏ lòng ghi ơn thì đếm ra cũng không ít. Nếu theo dõi cặn kẽ trên các phương tiện Truyền thông đại chúng, xem ra như đã khá phong phú, nhất là một số truyền nhân ở vài Giáo phận, còn thực hiện những án văn tường thuật có pha vào những tâm tình bày tỏ nhắc lại kỷ niệm xưa với các Vị như hồi còn phục vụ tại địa phương mình, xem qua thấy thật cảm động. Trong niềm phấn khởi từ bối cảnh ấy, nhóm biên soạn cũng xin mạn phép chung bút đóng góp các tư liệu sau đây và nhã ý thân mời Quý độc giả dành ít thời gian để cùng theo dõi, và nếu có thể, cũng xin bổ túc thêm đôi điều còn thiếu sót trong bài viết, liên quan đến tiến trình hình thành của Hội Thừa Sai Paris chúng ta.
2. Những tháng ngày ảm đạm trong xứ Cochin
Bối cảnh khi Cha Đắc Lộ (Alexandre de Rhodes) đến hoạt động truyền giáo tại Việt Nam thì đất nước đang trong thời kỳ Trịnh Nguyễn phân tranh, vì thế người Tây phương đến đây gọi xứ Đàng Ngoài là Tonkin và xứ Đàng Trong có tên Cochin.
Lúc đó vào tháng 7-1644, một phụ nữ có tên Tống Thị, xem như là Chính phi của Chúa Thượng (chính danh của Chúa Nguyễn Đàng trong: Nguyễn Phúc Lan), bà ta từ lâu đã có thái độ thù ghét Đạo, đồng thời cấu kết với quan trấn Quảng Nam (ông Nghè Bộ) cũng là người mang nhiều thành tích mưu toan phá Đạo, tên quan này đã không ít lần làm cho Cha Đắc Lộ phải điêu đứng.[1] Khi vừa ở phủ Chúa về thì quan ra lệnh bắt giam một cụ già có tên Thánh là Anrê, vì người này đã công khai tuyên xưng niềm tin của mình ở Hội An. Sau đó quan cho lính tiến về nơi ở của Cha Đắc Lộ để bắt một Thầy giảng tên là Inhaxiô, nhưng trước đó không lâu Cha và Thầy Inhaxiô đã rời nhà đi lên trấn, nên chúng không gặp được người cần tìm, bèn bắt một Thầy khác đang có mặt ở đó để thế lại, Thầy này cũng trùng tên Anrê. Người ta không nắm rõ lai lịch bao nhiêu về Thầy giảng Anrê này, chỉ biết Mẹ của Thầy đem gởi để theo giúp việc và học Đạo với Cha Đắc Lộ khi còn ở Phú Yên, cũng là nơi sinh quán của Thầy. Sau đó được Cha Đắc Lộ rửa tội đặt tên Thánh là Anrê, nên mọi người quen gọi theo tên Thánh và nơi xuất xứ, Anrê Phú Yên.[2] Khi vào tù, Thầy Anrê còn rất trẻ tuổi này, gặp được cụ già giống với tên Anrê cũng mới vừa vào chung căn ngục trước đó không lâu. Suốt cả đêm hai người trao đổi với nhau những lời lẽ nhằm động viên tinh thần can đảm để sẵn sàng hy sinh vì Đạo.
Sáng hôm sau Cha Đắc Lộ cùng với vài lái buôn người Bồ Đào Nha đến trình diện với quan trấn Quảng Nam để xin miễn xá cho hai tội phạm. Cha là người được Chúa Thượng kính nể vì lý do muốn giữ mối giao hảo với người Tây phương trong quan hệ mua bán súng ống đạn dược. Quan trấn tỏ ra không nhượng bộ, nhưng rốt cuộc thì cũng phải đồng ý tha bổng cho cụ già Anrê, còn Thầy trẻ tuổi Anrê vì cứng đầu từng dám nói với ông là: “Dù có chết cũng nhất định không chịu bỏ tên người có Đạo”, nên không thể dung tha. Không còn cách cứu sống cho Thầy Anrê, vì thế Cha Đắc Lộ chỉ đành biết an ủi, động viên và ban các Bí tích sau hết cho Thầy. Thầy vui vẻ bước đi, vai mang gông nặng mà chân bước rất mau. Trước khi lãnh án, Thầy ngậm ngùi nhìn Cha Đắc Lộ lần cuối như bày tỏ lời từ biệt, Cha cũng làm dấu, chỉ lên Trời như muốn nói nơi mà Thiên Chúa đang chờ để trao Triều thiên tử đạo cho Thầy. Bọn lính liên tiếp đâm Thầy ba nhát đao, nhưng Thầy vẫn quỳ ngay ngắn, mắt nhìn lên trời, thấy thế chúng vung đao chém vào cổ Thầy, nhát thứ nhất chém hụt, nhát sau mới làm Thầy rơi đầu. Một ngày đáng kính nhớ, đó là ngày 26 tháng 7 năm 1644. Của lễ hy sinh đầu mùa của Giáo Hội Việt Nam được dâng lên cho Thiên Chúa, đồng thời đó cũng là hồi chuông cảnh báo cho các Vị anh hùng khác trên đất Việt, sẽ còn nối gót theo gương Thầy mà tuyên xưng danh Chúa trong những ngày sắp tới.
Sau khi xử xong Thầy Anrê, quan trấn Quảng Nam ra lệnh trục xuất Cha Đắc Lộ. Đối với suy nghĩ của Cha khi ấy, nếu bỏ đi trong lúc này là hèn nhát, nên Cha lên tàu người Bồ Đào Nha nhổ neo lúc ban ngày, nhưng đêm đến thì lại lén vào bờ để thăm các Giáo đoàn. Lúc đó vào trung tuần tháng 9-1644, Cha Đắc Lộ thấy tình hình ở lại đó không được ổn, Cha chia thầy Inhaxiô lên miền bắc là vùng từ Hội An ra đến Huế, phần Cha tránh về phía nam (Nam Hội An) là vùng Quảng Ngãi – Qui Nhơn. Nhiều người lũ lượt đến gặp Cha để xin nhận các Ơn Bí tích và tìm hiểu Đạo, vì là thời kỳ hoạt động trong bóng tối nên Cha phải hết sức dè dặt khi tiếp xúc cùng lúc đông người. Từ trước đến giờ tuy bách hại giáo dân, nhưng quan trấn Quảng Nam vẫn không dám phạm đến tính mạng của Cha Đắc Lộ, dẫu sao Cha cũng là người được Chúa Thượng kính nể. Mùa Sinh nhật năm 1644, một lần quan trấn đã từng bắt giam Cha nhưng rồi Chúa Thượng lại ra lệnh phóng thích.
Nguyên vào năm 1643, Trịnh Tráng đem đại binh đến Bắc Bồ Chính để đánh Chúa Nguyễn, nhưng vì tiết trời nóng bức nên bị thiệt hại quân sĩ rất nhiều, Trịnh Tráng đành phải ra lệnh rút quân trở về. Sau đó thì thuyền tuần tra của Chúa Nguyễn hoạt động rất nghiêm nhặt vì đề phòng sợ quân Trịnh sẽ thừa dịp trở lại tấn công. Lần này thuyền của Cha Đắc Lộ trong khi đi thăm các xứ đạo thì bị bắt và tình nghi là quân thám thính của phương bắc, họ thấy có Cha là người Tây phương nên đối đãi tử tế nhưng vẫn giam giữ và báo về phủ Chúa. Được tin báo, Chúa Nguyễn liền ra lệnh phải giải Cha và các Thầy về kinh.
Tại phủ Chúa, triều thần họp lại để định đoạt số phận của Cha Đắc Lộ. Chúa Thượng tuyên án xử tử tất cả và phải thi hành lệnh ngay hôm đó, nhưng nhờ có vị đại thần Thái phó là thầy dạy của Chúa Thượng, đứng ra can ngăn xin cho Cha, Ông tâu rằng, Đạo này không dạy điều chi xấu mà kết án như thế là vấy máu người vô tội. Nhờ thế Cha Đắc Lộ được miễn tội chết nhưng phải rời ngay khỏi xứ Đàng trong và không bao giờ được phép quay trở lại, còn những người khác bị bắt chung trong chuyến đó đều bị giết.[3] Sáng ngày hôm sau, chính vị quan trấn Quảng Nam được lệnh giải Cha ra cửa Hội An để đưa xuống tàu người Bồ Đào Nha mà trở về Macao.
Đến đây chúng ta có thể hơi thắc mắc vì sao trước đây có lần Cha Đắc Lộ bị các quan bắt giữ mà Chúa Thượng tỏ vẻ kiêng nể rồi ra lệnh thả, còn lần này thì nhanh chóng kết án xử tử? Các nguồn sử liên quan điểm này không có những tường thuật cặn kẽ, vài tác giả có đưa ra cách giải thích theo suy đoán, như là: Tình hình chính trị thế giới lúc đó không còn thuận lợi cho người Bồ Đào Nha tại vùng này nữa, vì có các cường quốc mới đang xuất hiện như Tây Ban Nha, Hòa Lan, Anh Quốc, cũng đều đến gạ gẫm giao thương với Việt Nam. Đồng thời tin tức từ cuộc cấm đạo ở Nhật lan dần đến Việt Nam qua các thương gia ngoại quốc, các Chúa Nguyễn chịu ảnh hưởng của các hoàng đế Trung Hoa, các Mạc Phủ và những tin tức đồn đại xuyên tạc, nên dần dần chuyển sang thái độ nghi ngờ và ác cảm với Đạo Công Giáo.[4] Và như thế chúng ta hiểu, Cha Đắc Lộ trên danh nghĩa lúc đầu là người đã theo đoàn tàu Bồ Đào Nha để đến Việt Nam.
Hôm đó ngày 03 tháng 7 năm 1645, Cha Đắc Lộ vĩnh viễn từ giã đất Việt thân yêu sau bao nhiêu năm ra sức truyền giáo và để lại di sản chữ Quốc ngữ cho dân tộc này. Ngày Cha ra đi có mang theo bảo vật quí giá, đó là chiếc thủ cấp của Thầy Anrê Phú Yên. Trên đường đi khi ngang qua đảo Hải Nam thì tàu gặp trận bão, mọi người trên tàu cầu khẩn với Vị tử đạo này nên tai qua nạn khỏi, rồi về được đến Macao bình yên, trong khi 2 chiếc tàu khác, cũng của thương buôn Bồ Đào Nha thì bị chìm trong cơn bão. Sau một thời gian lưu trú ở Macao, Bề trên ra lệnh Cha Đắc Lộ phải về Rôma để báo cáo tình hình. Ngày 20-12-1645, Cha xuống tàu trở về Châu Âu, Ngài bị người Hòa Lan bắt giam trong vòng ba tháng, sau đó thì Cha theo tàu người Anh đi một chặng đường rồi phải dùng đường bộ băng qua xứ Ba Tư đặng kết thúc hành trình. Lẽ ra chuyến đi chỉ cần sáu tháng, thế nhưng phải mất tới ba năm rưỡi thì Ngài mới về đến được Rôma.[5]
3. Vận động bước đầu tại Rôma
Cha Đắc Lộ đặt chân lên Kinh thành Rôma ngày 27-6-1649, sau đó ngài được Ðức Inôcentê X cho tiếp kiến. Một năm sau, ngày 02-8-1650 Cha đã hoàn thành xong Bản tường trình cho Thánh Bộ Truyền Bá Đức Tin về tình trạng Giáo Hội Việt Nam, với hiện tình nơi ấy có hơn 300.000 tín hữu và mỗi năm còn tăng thêm khoảng 15.000 tân tòng.[6] Từ số liệu bối cảnh đó, Cha Đắc Lộ tha thiết thỉnh cầu Thánh Bộ gởi Giám mục giám quản Tông tòa đến hai xứ Ðàng Trong và Ðàng Ngoài. Ngày 26-9-1650, cùng với sự hiện diện của Ðức Inôcentê X, các Hồng Y đã họp lại chuẩn xét lời thỉnh cầu này. Năm 1651, Thánh Bộ đề nghị chọn Cha Ðắc Lộ đảm nhiệm chức vụ Giám mục giám quản Tông tòa, nhưng Cha lại từ chối, vịn theo lý do bởi các báo cáo của Vị thư ký Thánh Bộ là Cha Francesco Ingoli, thì các thừa sai Bồ Ðào Nha sẽ không thể nào chấp nhận được điều này và tình thế sẽ còn tệ hại hơn nữa. Nếu như không được sự đồng thuận của người Bồ Ðào Nha, Cha sẽ có nguy cơ bị cầm tù. Ngày 30-7-1652, Thánh Bộ lại họp lần nữa cũng có sự hiện diện của Ðức Giáo Hoàng, nhưng vấn đề bổ nhiệm Giám mục giám quản Tông tòa cho Việt Nam vẫn bị bế tắc, nguyên do vì những trở ngại bởi qui chế “Quyền Tài Phán” Bồ Ðào Nha, chủ yếu là vì Cha Đắc Lộ không phải gốc đào tạo và điều động bởi Bồ Đào Nha, mà là người gốc Pháp với quốc tịch của Nước Tòa Thánh. Do đấy Ðức Inôcentê X vẫn chưa thể đi đến một quyết định dứt khoát nào.
Không hy vọng tìm được giải pháp gì cho tương lai Giáo Hội Việt Nam tại Rôma, Cha Ðắc Lộ đành rời chốn Kinh thành ngày 11-9-1652 để đi Marseille, nước Pháp, rồi sau đó tới lưu trú ở Lyon. Tại đây, Ngài biên soạn quyển “Lịch Sử Vương Quốc Đàng Ngoài trong giai đoạn từ năm 1627 tới năm 1646”. Vào tháng Giêng năm 1653, Cha lên đường trực chỉ Paris, tại đây sẽ có nhiều hy vọng mà Cha Ðắc Lộ nghĩ có thể tìm được giải pháp thỏa đáng cho một Giáo hội mà Ngài hết sức yêu quí: Giáo Hội Việt Nam.
4. Thánh Bộ Truyền bá Đức tin
Vừa qua ở đoạn trên có đề cập đến một cơ cấu trong Giáo Hội vào thời kỳ này, đó là Thánh Bộ Truyền Bá Đức Tin, để tiện theo dõi tình huống, thiết nghĩ chúng ta cũng cần dành ra đôi dòng để mô tả những nguyên do hình thành và cách hoạt động của tổ chức này.
Phong trào truyền giáo phát động tại Mỹ châu và Á Châu đã làm cho Giáo Hội ý thức được rằng: Chế độ Bảo trợ (Patronato: tiếng Tây Ban Nha, hoặc Padroado: tiếng Bồ Đào Nha), được thiết lập từ Trọng sắc Inter Caetera 1493 và Hiệp ước Tordesillas 1494, mà Đức Alexandre VI ban hành và cam kết với hai Đế quốc hàng hải Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Tuy nó cũng đã đóng góp và bảo vệ ít nhiều cho công cuộc truyền giáo, nhưng dần dần cũng đưa đến lắm ngăn trở cho nỗ lực rao truyền Phúc Âm ngày càng đòi hỏi cao hơn.[7] Vì mục tiêu lợi ích kinh tế và quyền khai thác thuộc địa của các Quốc gia có liên quan, mà họ luôn coi trọng ưu tiên lợi nhuận hàng đầu, nên đã gây ra không ít những phiền nhiễu cho việc Truyền giáo. Kế hoạch mở rộng thành trì Kitô giáo, nếu muốn giảm bớt tính cách thế tục mà chỉ nhắm vào mưu ích Thiêng liêng, thì tất phải trực thuộc thẩm quyền Giáo Hội một cách trọn vẹn. Đã đến lúc cần xem xét để hủy bỏ Chế độ Bảo Trợ này mà thay vào là Thẩm quyền Tòa Thánh, để nắm giữ vai trò trực tiếp đặc cử những Giám mục đại diện Tông tòa đi tới các vùng vừa mới khám phá đặng thực hiện công việc truyền giáo, như thế mới hợp lý hơn.
Xin được mở ngoặc giải thích ngôn từ: Cùng một Qui chế về thực trạng hiện hữu thời đó, nhưng các tác giả Sử hay dùng hoán chuyển cách gọi. Nếu tiền ngữ là Chế độ thì nói “Chế độ Bảo trợ”; còn với tiền ngữ Quyền thì “Quyền Tài Phán”, cả hai gần như chỉ một thực thể. Theo Trọng sắc Inter Caetera: 2 cường quốc hàng hải Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha phải chiết ra một phần tỉ lệ lợi nhuận từ việc khai thác thuộc địa để chịu trách nhiệm gánh chi phí và cung cấp nhân lực cho việc truyền bá Kitô giáo trong các xứ ấy.[8]
Ý tưởng đã được manh nha từ khi Công Ðồng Trentô kết thúc năm 1563, Đức Pi-ô V đã lập một Ủy Ban lo việc hoán cải dân ngoại. Đến năm 1600, Ðức Clêmentê VIII thay thế Ủy Ban này bằng một cơ cấu khác tên là Thánh Bộ Ðức Tin. Khi Ðức Grêgôriô XV được bầu làm Giáo Hoàng năm 1621, thì Ngài rất quan tâm đến việc thiết lập Hàng Giáo sĩ địa phương, do vậy, vào ngày lễ Ba Vua 06-01-1622, Ngài đi đến quyết định thành lập Thánh Bộ Truyền Bá Đức Tin (Sacra Congregatio de Propaganda Fidei). Thánh Bộ này gồm 13 Hồng Y, hai vị cao cấp khác trong Giáo Hội và một thư ký, Đức Thánh Cha giao phó bổn phận chủ yếu cho Thánh Bộ này là quản trị sứ mệnh truyền bá Ðức tin.
Vừa khi ra đời, một loạt các công việc mà Thánh Bộ có nhiệm vụ phải thực hiện: Tổ chức nội bộ của Thánh Bộ, phân chia toàn thế giới ra làm 13 tỉnh hạt truyền giáo, phổ biến lệnh cấm các vị Thừa sai không được hoạt động chính trị và loại bỏ mọi mưu toan chính trị ra khỏi mục tiêu thi hành tôn giáo và mục vụ, thiết lập trung tâm học vấn chuyên ngành truyền giáo nhằm đào tạo các Thừa sai và huấn luyện Hàng Giáo sĩ địa phương, lập ấn quán xuất bản các sách phụng vụ và giáo lý ngoại ngữ, thu thập các báo cáo về tình hình thừa sai. Đặc biệt là điều đình với triều đình Madrid và Lisbonne về những lãnh thổ hải ngoại do họ bảo trợ, bổ nhiệm Giám mục làm Giám quản Tông toà, đặc trách điều khiển các Giáo hội địa phương. Trong tất cả những công việc ấy, Cha Ingoli, thư ký Thánh Bộ, đã có công gánh vác rất nhiều.
Như vậy vào đầu thế kỷ XVII mọi người đã ý thức được những hạn chế của chính sách Chế Độ Bảo Trợ liên quan đến hai nước Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Ban đầu từ nguyên do tranh chấp về hàng hải, rồi dẫn đến tham vọng mở rộng ảnh hưởng Kitô giáo. Nhưng kết cuộc thì, nỗi bận tâm dành ưu tiên cho quyền lợi vật chất bao giờ cũng tỏ ra có ưu thế vượt trội hơn. Lịch sử thường cho thấy, khi có sự đụng chạm giữa 2 thế lực đạo đời, thì thành quả bên bổn phận vì Nước Chúa, nhiều lúc cũng có thể thu về một số lợi điểm nào đó, nhưng đều phải trải qua lắm nhiêu khê và xương máu. Bối cảnh thời Cha Đắc Lộ vận động cho Việt Nam, mọi người muốn áp dụng và hưởng nhờ theo những qui định mới như Thánh Bộ Truyền Bá Đức Tin chủ trương, tuy nhiên song hành cùng lúc, thì ảnh hưởng của cơ chế cũ liên quan đến Quyền Tài phán của Bồ Đào Nha hãy còn đó, tình hình bấy giờ người ta chưa có biện pháp để loại trừ hẳn. Chính vì thế mới thấy được tài khéo léo của Cha Đắc Lộ cũng như những Vị tiên khởi lãnh mệnh xuất tiến sang vùng Châu Á này. Song song đó, cũng có quyền nhận xét ở điểm này, những biểu hiện thật hiển nhiên cho thấy, dường như Ý Định Quan Phòng đã thương đoái cách riêng đến xứ sở Đất Việt chúng ta, xin hãy theo dõi tiếp câu chuyện và sẽ nhận thấy ra điều minh chứng.
5. Tiến triển mối quan hệ khi đến Paris
Ba năm lưu lại ở Rôma từ năm 1649-1652, sau nhiều lần tiếp kiến với Ðức Inôcentê X và Thánh Bộ Truyền Bá Đức Tin, Cha Ðắc Lộ nhận thấy ra chủ yếu ba điểm khó khiến cho Giáo triều chưa thể gởi Giám mục Tông tòa đi Việt Nam: Một là thiếu tổ chức hậu cần ở Châu Âu; hai là thiếu quỹ tài trợ chi phí cho việc gởi người đi, và cuối cùng là, thiếu những thừa sai đủ nhiệt huyết và khả năng để giải quyết những yêu cầu đối với truyền giáo tại xứ phương xa.[9] Mà mục tiêu công việc này hiện đang đối mặt với hai thách thức lớn: Phải thích ứng với người bản địa xứ phương Đông nhằm thu hút được tân tòng, và hai là, phải đương đầu với những thế lực của Chế độ Bảo Trợ, là kẻ tham vọng độc quyền quản trị truyền giáo tại vùng này, để nhờ song song đó, cũng bảo vệ luôn tư lợi quốc gia họ. Từ những nguyên nhân phức tạp ấy, Cha Ðắc Lộ quyết định chọn hành trình tiến về nước Pháp để tìm phương hướng cho câu giải đáp.
Tàu từ Kinh thành Rôma sau khi cặp được bến Marseille, bờ nam nước Pháp, Cha Ðắc Lộ cất bước ngay hướng về Paris, giữa chặng đường thì Ngài có dừng chân lại Roanne. Nơi đây Cha may mắn được làm quen với Ðức Cha Henri de Maupas du Tour, Giám mục Giáo phận Puy và cũng là tuyên úy của Hoàng Hậu đương thời. Dịp may lúc ấy, cũng đúng vào lúc Ðức cha De Maupas có việc và đang chuẩn bị để đi Paris, Ngài đề xuất ý mời Cha Ðắc Lộ đồng hành cùng chuyến. Hành trình 11 ngày giữa Roanne và Paris, kể từ ngày 17 đến 28-01-1653, đã cho phép Cha Ðắc Lộ được dịp kể hết mọi chuyện tại vùng Châu Á và đặc biệt cách riêng về Giáo Hội Việt Nam, những gì diễn ra ở xứ Tonkin cũng như trong xứ Cochinchine (vì bên Ấn Độ cũng có một địa danh trùng tên Cochin, nên người Phương tây gọi bên Ấn là Cochin-inde và tại Việt Nam là Cochinchine). Đồng thời Cha Ðắc Lộ cũng tường thuật cặn kẽ về tình hình rao giảng và những cuộc trở lại Đạo, về văn hóa và niềm tin của người Việt, gồm luôn những khó khăn, bách hại, nhu cầu thừa sai, niềm hy vọng tương lai cho một Giáo hội tiềm năng thịnh vượng… Thật là một cơ hội thuận lợi không thể ngờ, nhờ đó mà như là duyên cớ để dẫn đến những biến chuyển thành lập Hội Thừa Sai Paris sau này.
Ðức cha Henri de Maupas là một người đặc biệt có rất nhiều mối quan hệ quen biết tại Paris. Ngài được Vua Louis XIII và hoàng hậu Anne d’Autriche bảo trợ, đồng thời cũng là một phát ngôn viên của Hội Thánh Thể (Compagnie du Saint-Sacrement). Hội này được thành lập từ năm 1627 do Henri de Lévis, công tước Vantadour, Hội hoạt động từ thiện mạnh mẽ như: Chữa trị bệnh nhân, tài trợ dưỡng đường, cứu giúp người nghèo, hoàn lương kẻ lỡ bước, thăm viếng tù nhân, dẹp trừ tà giáo, ủng hộ các chương trình Mục vụ ở thành thị cũng như thôn quê. Hội qui tụ được nhiều Giáo sĩ và nhân vật quyền thế tiếng tăm, trong đó có Thánh Vincent de Paul (1581-1660) và nhà giảng thuyết lừng danh Bossuet (1627-1704), sau này trở thành Giám mục Giáo phận Meaux (1681-1704). Hội đặt trụ sở tại Paris, hàng tuần đều có những buổi họp cho hội nghị chung hoặc cho từng ủy ban, trên toàn quốc có 40 chi hội địa phương. Mục tiêu Truyền giáo là một trong những ưu tư chính của Hội trong những năm ấy. Năm 1639, Hội tài trợ các đoàn thừa sai Hừng đông, 1642 góp phần thành lập Hội Ðức Bà Montréal – hoạt động truyền giáo vùng Tân Pháp ở Canada. Chính bản thân Vị sáng lập Hội là công tước Vandatour, được thụ phong Linh mục vào năm 1641, còn đứng ra thành lập “Hội các chủng viện Tông đồ và Vương quốc” để truyền bá Đức tin cho dân ngoại. Vị này còn đề nghị lập Hội các thừa sai Ấn Ðộ, nhiều thân cận của Công tước Vantadour cũng đã góp phần mở mang giao thương với Ba Tư, Ấn Ðộ, Madagascar…
Ðến Paris vào cuối tháng giêng 1653, Cha Đắc Lộ đã được Đức Cha Henri de Maupas giới thiệu để gặp gỡ nhiều vị Giáo sĩ và các nhân vật quan trọng ở Paris. Cha đã được tiếp xúc với Hoàng Hậu Anne d’Autriche; Cha de Lingendes, Bề trên giám tỉnh Dòng Tên Pháp lúc bấy giờ; Cha Charles Lalemant, bề trên Nhà tập Dòng Tên; cha Charles Paulin, linh hướng của vua Louis XIV. Cũng trong dịp này, Cha Đắc Lộ đã được giới thiệu với triều đình, được tiếp xúc cấp lãnh đạo của Hội Thánh Thể, gặp cha Vincent de Paul; Nữ Bá Tước d’Aiguillon, là cháu thừa tự của Hồng Y Richelieu và bà ta cũng là người điều hành một Hội phụ nữ trợ tá cho Hội Thánh Thể. Nữ Bá Tước đứng đầu nhiều hội từ thiện rất có ảnh hưởng ở Paris và Rôma, bà đặc biệt quan tâm đến hoàn cảnh của các Giám mục Pháp, cùng làm việc bên cạnh Nữ Bá Tước, có bà De Miramion và cô De Bouillon, là những Vị tích cực và hăng say đi làm việc thiện bất cứ nơi đâu.
Cũng trong khoảng thời gian này, Ðức Cha Henri de Maupas còn giới thiệu cho Cha Ðắc Lộ một nhân vật quan trọng khác, đó là Ðức Khâm Sứ “di Bagno”, biệt danh Bagni. Sau cuộc gặp gỡ, Ðức Khâm Sứ Bagni đã gởi một bản phúc trình, trong đó thấy có hết lời khen ngợi về Cha Ðắc Lộ và đệ trình lên Hồng Y Fabio Chigni, Quốc Vụ Khanh của Ðức Inôcentê X, mà vị Hồng Y này sau được bầu làm Giáo Hoàng trong danh hiệu Alexandre VII. Năm 1654, trong một buổi họp có Cha Ðắc Lộ tham dự, Vị phát ngôn viên Hội Thánh Thể cho hay là đã qui tụ được một quỹ tài trợ và có thể giúp cho các Giám mục thừa sai. Do vậy, nhiều dấu hiệu tích cực cho thấy các khó khăn thuộc hai khâu tổ chức hậu cần và tài trợ kinh phí, như đã manh nha tìm ra giải đáp. Thành quả ấy có được là nhờ những sáng kiến và sự nhiệt tình đóng góp của các nhân vật chủ chốt trong Hội Thánh Thể.
6. Nhóm thừa sai đầy khả năng và nhiệt huyết
Ðầu tháng 2 năm 1653, Ðức Cha Henri de Maupas còn giới thiệu cho Cha Ðắc Lộ, Cha Jean Bagot (1580-1664), giáo sư tín lý, bề trên nhà tập Dòng Tên và là người điều hành trong một hội tư, gọi là “Hội Bạn Hiền” (Associatio amicorum, Les Bons Amis).[10] Ý nghĩa “Bạn Hiền” với chí hướng như “một tâm, một lòng”, là một hội dành riêng cho các Giáo sĩ hướng tới đời sống thiêng liêng qua tình bạn, đồng thời cũng nhằm giúp đỡ những sinh viên nghèo và cô đơn. Vào thời điểm này, Cha Jean Bagot đang điều động một nhóm khoảng mười hai người trẻ, tất cả đều sẵn sàng đáp lại Tiếng gọi thừa sai mà Cha Ðắc Lộ nêu ra.
Với danh tiếng từ quyển Tự điển Việt-La-Bồ, ấn hành tại Rôma năm 1651, Cha Ðắc Lộ đã được mời để đến nói chuyện ở Nhà tập Dòng Tên trước một cử tọa gồm Tập sinh Dòng và các Ðại chủng sinh Triều sắp chuẩn bị được làm linh mục. Ðây cũng là buổi nói chuyện đầu tiên mà Cha Ðắc Lộ thực hiện trong tháng 2-1653 với các thành viên của Hội Bạn Hiền và dẫn đến một kết quả thật mỹ mãn. Cha đã hoàn toàn chinh phục được các thính giả trẻ tuổi đầy nhiệt huyết để sẵn sàng dấn thân đi thừa sai. Có ba vấn đề đã được Cha đề cập trong bài diễn văn vào dịp này, nội dung Ngài phát biểu hôm đó, người ta còn ghi lại như sau:
Trước tiên Cha thuật lại một cách cụ thể và tỉ mỉ về những chuyến mạo hiểm của Ngài ở Việt Nam, và về việc thế nào Cha thích ứng với các điều kiện sinh hoạt, văn hóa địa phương, cũng như việc học tiếng Việt, Cha nói: “Trong thời gian 12 năm lưu trú trong xứ này, ở Ðàng Trong cũng như Ðàng Ngoài, tôi đã học Tiếng Việt với dân chúng địa phương. Tôi lại còn có một người thầy dạy: Cha Francisco de Pina, người Bồ Ðào Nha, là cộng sự đầu tiên trong nhóm Dòng Tên nhỏ bé của chúng tôi đã hiểu biết một cách thấu đáo ngôn ngữ Việt và giảng đạo mà không cần thông dịch. Thêm vào đó, tôi dùng các tài liệu của các Linh mục dòng Tên khác, đặc biệt là những công trình của hai Cha Gasparil de Amoral và Antoine Barbosa, mỗi Cha đều đã soạn thảo một tự điển, Cha Gasparil de Amoral tự điển Việt-Bồ và Cha Antoine Barbosa tự điển Bồ-Việt. Tôi đã sử dụng công trình của các Ngài và thêm vào đó cột chữ La-tinh tương ứng. Rốt cuộc có khoảng bảy đến tám ngàn từ chữ Việt quốc ngữ được đối chiếu với ngôn ngữ Bồ và La-tinh, mà không cần sử dụng đến loại kiểu chữ nôm hay chữ nho Việt Nam.”
Kế đến sang điểm thứ hai, Cha mô tả về tổ chức thừa sai tại Ðàng Trong và Ðàng Ngoài thích ứng với những phong tục tập quán địa phương. Tổ chức đời sống của các Thầy Giảng dựa theo khuôn mẫu của các sư sãi trong các chùa Phật giáo. Sau cùng, về điểm thứ ba, Cha trình bày nhu cầu khẩn thiết phải gởi Giám mục đại diện Tông tòa đến Việt Nam để truyền chức Linh mục cho người bản địa. Những cuộc bách hại liên tục hiện nay sẽ không cho phép người ngoại quốc được ở lại trong xứ, phải tránh những sai lầm như đã từng gặp ở Nhật, vì hiện nay không còn một Linh mục ngoại quốc nào có thể lưu lại nơi đấy. Phải sử dụng hết mọi biện pháp có thể, chính Ðức Inôcentê X và Thánh Bộ Truyền Bá Đức Tin cũng phải công nhận rằng, Giáo Hội sẽ không đủ khả năng thực hiện ý định nếu như từ khước sự nhờ cậy vào tài trợ vật chất của hoàng gia Tây Ban Nha hoặc Bồ Ðào Nha trong việc di chuyển và bảo vệ các thừa sai, cũng như việc xây cất nhà nguyện, thánh đường, nhà xứ, cơ sở… Chính Cha Ðắc Lộ, bản thân cũng phải nhờ vả tàu bè Bồ Đào Nha và Hòa Lan trên đường trở về Châu Âu.
Kế đến Cha Ðắc Lộ còn có thêm một buổi nói chuyện khác, cũng được thực hiện vào tháng 2-1653, lần này tại nhà Nữ Bá Tước d’Aiguillon và mang tính cách quan trọng hơn lần trước. Đây là buổi gặp gỡ có sự tham dự của các thành phần quan trọng trong Hội Thánh Thể mà Cha Ðắc Lộ hy vọng sẽ tìm được nguồn tài chính, nhân lực, cũng như những hợp tác khác... Nhờ lần này mà có 3 Linh mục trẻ đặc biệt gây nên sự thu hút bởi Cha Jean Bagot và Cha Ðắc Lộ, vì họ tỏ ra có đủ khả năng và xứng đáng để được phong Giám mục. Ðó là các Vị: Cha François de Montmorency-Laval, Cha François Pallu và Cha Pierre Piques.
Cha François Pallu, sinh năm 1626, là con thứ 10 trong một gia đình 18 anh em, giàu nhất thành phố Tours; 7 người chết sớm, 4 người lập gia đình, 7 người dâng mình cho Chúa, trong đó có 2 vị thuộc dòng Tên, 3 nữ tu và 2 Linh mục Triều phụ tá Giám mục. Cha Pallu xin đi tu lúc 9 tuổi, học Thần học ở trường Clermont, cư ngụ tại cư xá sinh viên “La Rose blanche”, ở chung với Cha François de Montmorency-Laval, Bernard Gontier, Luc Fermanel de Favery và Henri Boudon, sau này cùng là thành viên trong Hội Bạn Hiền. Được thụ phong Linh mục lúc 24 tuổi, tức năm 1650, Cha François Pallu đã tham dự trong một số sinh hoạt do Hội Thánh Thể tổ chức, có ý định muốn đi làm thừa sai ở Ðàng Ngoài Việt Nam, nhưng thân phụ không bằng lòng nên đành nhờ đến một người bạn của thân mẫu là Bà mẹ Marie de Saint-Bernard, nữ tu Dòng kín, can thiệp và bảo đảm rằng, Cha đã suy nghĩ chín chắn chứ không phải là một quyết định nhẹ dạ.
Còn cha François de Montmorency-Laval sinh ngày 30-4-1622, quê quán ở làng Montigny-sur-Avre, Giáo phận Chartres. Cha có tham dự trong Hội Thánh Nữ Ðồng Trinh do cha Jean Bagot điều hành. Cha Bagot cũng là giáo sư thần học của Cha François de Montmorency-Laval tại trường Clermont.
Qua các Linh mục trẻ đầy nhiệt huyết và lắm khả năng này, Cha Ðắc Lộ đã tìm ra được giải đáp cho yếu tố thứ ba về nhân sự thừa sai. Ngày 07-3-1653, Cha soạn thảo một thỉnh nguyện thư để trình lên cho Ðức Cha Bagni, Khâm Sứ Tòa Thánh. Trong đó trước tiên Cha nhắc lại rằng, từ năm 1615 ở Việt Nam đã có một cộng đồng tín hữu Công Giáo được hình thành và qui tụ với trên 300.000 giáo dân; thứ đến là báo tin cho hay hiện nay trong nước Pháp, Cha đã tìm được một số Linh mục Triều với tấm lòng đầy nhiệt huyết và nhận thấy có đủ khả năng để lãnh nhận chức Giám mục, họ sẵn sàng đi đến những miền xa xôi ấy nhằm đáp ứng các nhu cầu truyền giáo của Giáo Hội.
Vậy là ba khó khăn lớn hầu như đều có được những giải pháp thỏa đáng. Vào tháng 7-1653, một thỉnh nguyện thư rất cảm động đã được soạn thảo để đệ trình lên Ðức Inôcentê X, trong đó có các chữ ký của Cha Vincent de Paul; Cha Colombet, chánh sở Saint-Germain, một Họ đạo trọng điểm của Paris; và Cha Ðắc Lộ. Nội dung chủ yếu trong thư như sau:
“… chúng con khiêm tốn thỉnh nguyện lên Ðức Thánh Cha xin tiến hành truyền chức Giám mục Hiệu tòa và trao cho họ trách nhiệm Đại diện Tông tòa trong hai vùng truyền giáo Ðàng Trong và Ðàng Ngoài. Tại Paris, chúng con đã tìm được một số Linh mục Triều có đủ khả năng thi hành những chức vụ này. Chúng con dám xin giới thiệu vì nhận thấy họ có tâm hồn trong sạch, có nhiệt tình, khôn ngoan và đủ kiến thức về Tín lý. Vả lại, họ sẵn sàng để đón nhận sự khảo hạch bởi những Vị mà do Ðức Thánh Cha đề cử... chúng con xin dâng lên lời thỉnh nguyện này với hết tấm lòng chân thành.”
Một điều đáng tiếc xảy đến, những nỗ lực hoạt động của Cha Đắc Lộ muốn dâng hiến cho Việt Nam giờ đây buộc phải đến hồi kết thúc. Do áp lực từ hoàng gia Bồ Đào Nha, Ngài được Bề trên Dòng thuyên chuyển và bổ nhiệm làm Giám tỉnh Dòng Tên trong xứ Ba Tư. Tháng 8-1654, Cha Ðắc Lộ từ giã Paris, vào phút chia tay, Cha François Pallu còn ghi lại những lời sau cùng của Ngài: “Tôi luôn luôn xác tín rằng Chúa là Đấng lo liệu và tổ chức thời gian, một ngày nào đó Người sẽ ban Ơn phù trợ cho dân chúng Ðàng Ngoài và Đàng Trong vào lúc thuận tiện nào đó, hẳn sẽ có Giám mục được gởi đến cho họ”. Cha Đắc Lộ đã cống hiến cho Giáo Hội phần còn lại của đời mình ở Ispahan (Thủ đô Ba Tư lúc bấy giờ, cách Teheran khoảng 350 km về phía nam), với chức vụ Giám tỉnh dòng Tên xứ Ba Tư. Không lâu sau, Ngài đã qua đời ngày 05 tháng 11 năm 1660 và được chôn cất tại đó.[11]
Ba vị François Pallu, François de Montmorency-Laval và Pierre Piques có hy vọng được chọn làm giám mục từ tháng 2 năm 1653, các Ngài được Ðức Khâm Sứ Bagni điều tra theo Giáo luật, nhưng rốt cuộc thì vẫn chờ đợi quyết định của Ðức Thánh Cha. Sở dĩ có sự chậm trễ vì Tòa Thánh còn đang nghi ngại những chống đối từ phía Bồ Ðào Nha, họ đe dọa sẽ cầm tù và bắt giam những Giám mục Pháp mà Tòa Thánh đang dự định gởi sang Châu Á. Vua Jean IV của Bồ Ðào Nha đã xúi dục Dòng Tên bất cộng tác với dự án nước Pháp và đề nghị một bảo trợ khác bởi 60 Tu sĩ dòng Tên. Từ đó những công việc thực hiện do Hội Thánh Thể cực lực vận động đã không tiến triển gì thêm, suốt trong năm 1654 chẳng thấy nhúc nhích chi cả.
7. Hành trình Rôma vận động xin duyệt xét
Paris năm 1655, thêm một nhân vật khác xuất hiện, Cha Vincent de Meur, người gốc Bretagne duyên hải Côtes d’Armor (tây bắc nước Pháp), đã theo học ở đây từ năm 1643, Ngài cũng là tùy viên phòng tuyên úy Hoàng triều, được thừa kế chức Tu viện trưởng Saint-André-de-la-Bellière.[12] Cha quyết định về ở chung phố Coupeau cùng với các bạn : Louis Chevreuil, Jean Dudouyt, Michel Gazil de la Bernardière, Pierre Piques... họ tất cả gồm 13 người sống quây quần với cha Jean Bagot. Mỗi thứ năm, và đôi khi cả thứ ba, Cha Vincent de Meur cùng với người bạn là Cha Vincent de Paul đi giảng thuyết cho một Hội thừa sai hoạt động khắp vùng nước Pháp, nhằm phát triển việc truyền giáo ở thành phố cũng như thôn quê. Trong một buổi họp, họ bàn bạc với nhau rồi lấy quyết định tổ chức một chuyến công du sang Rôma, coi như biện pháp quyết định cuối cùng để vận động cho chương trình thừa sai Việt Nam.
Ðược báo tin, Cha François Pallu rời ngay thành Tours để quay về Paris, rồi cùng với Cha Vincent de Meur và ba người khác, tất cả năm người đều thuộc nhóm Bạn Hiền, chuẩn bị khởi hành đi Rôma. Bấy giờ là mùa xuân 1656, họ ghé chân qua Marseille rồi lấy tàu để sang Kinh đô, đoàn đến nơi ngày 03-6-1657, chỗ lưu trú cho Phái đoàn được sắp xếp tại nhà các Ðệ Tử Thánh Vincent, đường Missione, Monte Citario. Trong khi nhóm lữ hành trên đường tiến về Rôma thì hay tin được tăng cường thêm người thứ sáu nhưng Vị này không đi cùng một lượt, đó là cha Pierre Lambert de la Motte. Vị Linh mục này sinh năm 1624 tại Lisieux, thụ phong linh mục ngày 27-12-1655 ở Coutances, từng hành nghề Luật sư và sau đó còn được bổ nhiệm làm giám đốc một bệnh viện tại thành phố Rouen. Cha Pierre Lambert de la Motte, do quen biết Cha François de Montmorency-Laval nên mỗi lần lên Paris, đều ghé qua trụ sở nhóm Bạn Hiền ở phố Couteau để thăm một người em của mình, cũng là một thành viên thuộc nhóm này.
Chính ở đây mà Ngài được hay tin về dự tính đi Rôma của các bạn Vincent de Meur và François Pallu. Bản thân mình, Ngài cũng từng mơ ước được đi Canada hay Trung Quốc, khi nói chuyện với cha Vincent de Paul thì cha Lambert De la Motte được động viên, nên quyết định cũng lấy hành trình nhằm có ý trợ giúp với đoàn công du Rôma một tay. Ghé qua Dijon, rồi Lyon, kế đến trên hành trình, Cha hay tin rằng, mình cũng là một trong ba ứng viên được đề cử chức Giám mục, thay thế cho cha Pierre Piques. Cha liền ghé Annecy viếng mộ thánh François de Sales, viếng Notre-Dame de Myans, viếng tu viện Grande Chartreuse (một Đan viện danh tiếng ở Pháp), rồi sau đó lên đường đi Toulon để chặng cuối lấy tàu tiến về Thành thánh Kinh đô Giáo hội.
Giờ đây bối cảnh Giáo triều vừa chuyển sang một bước ngoặt mới, Tân Giáo Hoàng với danh hiệu Alexandre VII được bầu lên ngày 07-4 và đăng quang ngày 18-4-1655. Ðoàn hành hương gồm các Cha François Pallu và Vincent de Meur, vừa khi đến Rôma đã được Ðức Hồng Y Bagni, cựu khâm sứ Paris, tiếp đón nồng nhiệt và chỉ dẫn tận tình về những thủ tục Giáo triều. Họ được gặp Ðức Hồng Y Corrado, bạn của Ðức Giáo Hoàng, gặp Bộ trưởng Thánh Bộ Truyền giáo là Ðức Hồng Y Mario Alberici, và sau cùng đã xin được cuộc hẹn để yết kiến Ðức Alexandre VII, ấn định vào ngày 17-7-1657. Cha Vincent de Meur dịp này được trình bày lời thỉnh cầu với Ðức Giáo Hoàng về tình hình Kitô giáo tại Trung Quốc, Bắc và Nam Việt Nam. Trong thỉnh nguyện thư lần này Cha Vincent de Meur đã tỏ ý với Ðức Alexandre VII về một vài điểm tương đối tế nhị, đại khái qua những lời sau đây :
“… Chính vì lẽ đó mà chúng con dám đích thân mạo muội đệ trình công việc này với Ðức Thánh Cha..., xác tín về những thành công mà các thừa sai sẽ mang lại trong những vùng truyền giáo này. Chúng con không dám đề cập đến vấn đề Giám mục vĩnh viễn, mà chỉ xin Ðức Thánh Cha gởi các Giám mục hiệu tòa. Còn như việc thực hiện dự án này, chúng con xin hứa tự lo liệu mọi chi phí mà không có ý đòi hỏi gì nơi Thánh Bộ Truyền Giáo. Chúng con sẵn sàng làm một đảm bảo đặt tại thành phố Avignon, mà thấy là đủ để lo liệu phương tiện cho các thừa sai sẽ được gởi đi. Ngoài ra chúng con cũng hy vọng rằng, chính quyền Bồ Ðào Nha từ hai năm nay đã thuận phép cho 12 thừa sai quốc tịch khác, lưu chuyển trên đất Bồ và những miền thuộc địa của họ, thì tin rằng cũng sẽ giúp chúng con như vậy. Giả như họ có muốn gây ra khó dễ, thì chúng con vẫn có hướng đi khác không phải lệ thuộc họ, bằng cách dùng đường băng qua Ba Tư và Mông Cổ...”
Nhiệt tình của nhóm linh mục trẻ này đã làm Ðức Alexandre VII rất cảm động, chính bản thân Ngài hồi còn trẻ cũng từng mơ ước để trở thành thừa sai. Nghe phúc trình xong, Ngài khích lệ họ và hứa sẽ triệu tập một ủy ban gồm 4 Hồng Y Rospigliosi, Spada, Albizzi và Azzolini để lo xúc tiến thủ tục. Như vậy mọi chuyện đều đã ổn, Cha François Pallu vui mừng báo tin cho Nữ Bá Tước d’Aiguillon. Các thành viên đoàn hành hương đều trở về Pháp chỉ còn một mình Cha François Pallu ở lại Rôma để theo dõi hồ sơ. Tại đây Cha được Linh mục Guillaume Lesley, thư ký của hai Ðức Hồng Y Charles Barberini và Mario Alberici, tận tình giúp đỡ nhưng vẫn là, công việc xúc tiến rất chậm.
Bốn tháng sau vào ngày 18-11-1657, Cha Pierre Lambert de la Motte cuối cùng thì cũng tới được Rôma. Đây là một con người mưu lược và lắm tài ngoại giao, Cha Lambert đã tìm dịp để xin được yết kiến Ðức Hồng Y Alberici, trưởng Thánh Bộ Truyền Bá Đức Tin. Qua suốt 11 giờ bàn thảo, cuộc yết kiến đã đề cập đến hết mọi khía cạnh của công việc, trong đó có hai vấn đề đặc biệt quan trọng được đem ra mổ xẻ. Khó khăn thứ nhất: Vấn đề ngân khoản tài trợ cho các thừa sai, Cha Lambert đang thừa hưởng một tài sản khá dồi dào, Ngài liền làm giấy tại chỗ với một luật sư người Ý, xin lấy tài sản riêng này để đảm bảo chu cấp cho các thừa sai. Khó khăn thứ hai: Vấn đề mối cấu kết gần đây được thiết lập giữa Dòng Tên và chính quyền Bồ Ðào Nha, nhằm cản trở việc gởi các thừa sai Pháp đến những miền trong khu vực Quyền Tài Phán của họ. Cha thư ký Guillaume Lesley trong ý phát biểu tại buổi họp cho rằng, dẫu biết đây là một khó khăn lớn, có khi nó còn lớn hơn cả việc rao giảng Phúc Âm cho lương dân nữa, nhưng Ngài bày tỏ vẫn chủ trương phải quyết chí tiến hành trong nhẫn nại.
Với biết bao nhiêu nỗ lực của nhiều con người rốt cuộc thì, cũng tới lúc phải đi đến kết quả. Ngày 13-5-1658 Thánh Bộ Truyền Giáo đệ trình đề nghị nhằm bổ nhiệm Cha François de Montmorency-Laval làm Giám mục đi Canada, Cha François Pallu và Cha Pierre de la Motte làm Đại diện tông tòa đi các xứ truyền giáo ở Trung hoa và các nước lân cận. Ngày 08-6-1658, Ðức Alexandre VII chuẩn y các đề nghị này. Sau đó qua bổ nhiệm thư đề ngày 29-7-1658, Ðức Alexandre VII bổ nhiệm Cha François Pallu làm Giám mục hiệu tòa Héliopolis, Cha Pierre Lambert de la Motte làm Giám mục hiệu tòa Béryte, cả hai làm Giám Quản Tông Tòa cho các xứ truyền giáo Nam Trung Hoa và Việt Nam.[13] Chính ngày này được coi là ngày thành lập Hội Thừa Sai Hải Ngoại Paris, tên tiếng Pháp: La Société des Missions Etrangères de Paris (cách viết tắt: Les MEP, sở dĩ phải có thêm chữ “de Paris”, vì muốn phân biệt với một Hội thừa sai khác tại Pháp do Cha Vincent de Paul thành lập để đào tạo người đi truyền giáo Ba Tư). Ngày 17-11-1658, Cha Pallu được tấn phong Giám mục tại Rôma và ngày 02-6-1660, Cha Lambert thụ phong Giám mục tại Paris.
8. Sắc chỉ Super Cathedram
Ngày 09-9-1659, Ðức Alexandre VII ban hành Sắc chỉ Super Cathedram thiết lập 2 Giáo phận truyền giáo đầu tiên tại Việt Nam: Ðức Cha François Pallu được bổ nhiệm làm Giám Quản Tông Tòa Đàng Ngoài, kiêm quyền cai quản 5 tỉnh Vân Nam, Quí Châu, Hồ Nam, Hồ Bắc và Tứ Xuyên của Trung Quốc cùng với nước Lào. Đức Cha Pierre Lambert de la Motte được bổ nhiệm làm Giám Quản Tông Tòa Đàng Trong, kiêm quyền các tỉnh Chiết Giang, Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây và Đảo Hải Nam của Trung Quốc và gồm cả Chiêm Thành. Theo đề nghị của 2 Ðức Cha Pallu và Lambert, ngày 20-9-1660, Cha Ignace Cotolendi cũng được tấn phong Giám mục hiệu tòa Métellopolis, bổ nhiệm Giám Quản Tông Toà Nam Kinh, Vị này được tiến hành tấn phong Giám mục vào ngày 07-11-1660 tại Nhà tập Dòng Tên Paris.
Với biến cố ngày ra Sắc chỉ Truyền giáo này, cũng được coi là ngày mở đầu chuyển sang thời kỳ thứ hai trong lịch sử truyền giáo tại Việt Nam: đó là Thời kỳ phát triển với Hàng giáo phẩm Tông tòa. Cần nắm sơ qua, các tác giả khi ghi lại quá trình hình thành Giáo hội Việt nam, thường hay phân chia thành 3 thời kỳ: Một là, Bước thăm dò và bảo trợ; kế đến là thời kỳ Phát triển, cai quản bởi Giáo phẩm Tông tòa; và sau hết là Trưởng thành trong cơ chế tự lập Hàng giáo phẩm Việt nam.[14]
Có thể xem rằng Sắc chỉ Super Cathedram được ví như một “Sứ vụ lệnh” mà Đức Alexandre VII ban cho hai Đức Cha, Lambert de la Motte và François Pallu, được hiểu như là lệnh bổ nhiệm Giám Mục Tông Tòa, mỗi bản giao cho từng người được viết giống nhau, chỉ khác ở mục ghi tên và nhiệm sở Tông tòa. Trong đó có ba ý tưởng chính, xin được trích yếu lược mô tả sau đây:
Về mục tiêu: “... Nới rộng tầm nhìn trên toàn thể thế giới Kitô, để lo lắng tận tâm có thể được và trong Ơn Chúa, hầu hướng dẫn và săn sóc tinh thần cho toàn tín hữu trong các quốc gia chỉ định”.
Về sứ mệnh và công việc: “... Ta cắt đặt và đề cử Ngài (Tên Đức Cha Pallu) làm Đại diện Tông Tòa (xứ Đàng Ngoài), với quyền cai quản các tỉnh mà Ta đã nêu ra ở phần trên, cùng khả năng được nới rộng địa hạt cai quản ra các tỉnh khác. Được quyền phân chia cho một Giám mục khác, nếu Ngài thấy rằng đó là điều cần thiết để đáp ứng nhu cầu tinh thần cho các giáo dân, hầu để họ không phải rơi vào hoàn cảnh không có Mục tử”.
Về quyền hạn: “... Để cho việc phong chức các Linh mục bản xứ được dễ dàng hơn, và để cho Đạo Công Giáo được thiết lập một cách chắc chắn hơn. Với sự chúc lành của Chúa, với uy tín và nội dung của Sắc lệnh này, Ta cho phép và nhượng quyền cho Ngài, trong tư cách là Đại Diện Tông Tòa, chỉ trong vòng bảy năm, được miễn trừ cho các Giáo sĩ nói trên trong Giáo phận của Ngài không cần hiểu biết tiếng La-tinh, miễn là họ phải biết đọc tiếng La-tinh và biết giải thích qui định của Giáo Luật về Thánh lễ và về thể thức của các phép Bí tích trong Giáo Hội”.
Và còn thêm “Trong những điều kiện trên, những Giáo sĩ địa phương sẽ có thể được tiến chức vào mọi Chức thánh, kể cả chức Linh mục, miễn là họ phải biết chấp hành mọi luật định. Ngài sẽ có toàn quyền giản lược việc đọc các Nghi thức Thánh, nghĩa là đối với việc thi hành các Giờ kinh phụng vụ theo Giáo luật, họ có thể đọc những Lời kinh nguyện ấy bằng ngôn ngữ địa phương”.
Về hiện tình và hướng hoạt động cho hai Địa phận Ðàng Trong và Ðàng Ngoài trong tương lai như vậy đã được định đoạt, những nhiệm vụ cần phải hoàn thành là: Truyền chức Linh mục để thiết lập Hàng Giáo sĩ địa phương. Ngoài ra các vị Đại diện Tông tòa còn phải làm gương sáng cho Hàng Giáo sĩ bản địa, tuyệt đối không dính líu vào chính sự, phải thích ứng với tập tục và thói quen địa phương. Song song đó còn lo thiết lập các Chủng viện hay Học viện để đào tạo Linh mục bản xứ, liên lạc chặt chẽ và vâng phục tuyệt đối vào Tông Tòa.[15]
Vậy là giờ đây đến phần các Vị phải bắt đầu nghĩ đến nhu cầu lo chuẩn bị hậu cần, một tương lai đường dài. Làm sao vẫn còn người tiếp nối theo sau công việc của kẻ đi trước và lo toan đảm bảo cung cấp tài chánh để gánh vác cho mọi nhu cầu đòi hỏi của tất cả sinh hoạt của Hội trong thời gian tới.
9. Tổ chức Chủng viện Thừa sai và nguồn kinh phí
Song song với ý định tiến hành ra đi truyền giáo, những Vị sáng lập Hội Thừa Sai Paris, ngay từ buổi ban đầu đã nghĩ đến việc đào tạo nhân lực. Hồi còn bên Rôma đang khi vận động thành lập Hội, thì trong hồi ký hai Vị Lambert và Pallu có đề ra phương án thành lập một chủng viện chuyên lo việc hoán cải cho dân ngoại.[16] Ngày 01-7-1658, ba Đấng là François de Laval, François Pallu và Pierre Lambert de la Motte đã làm một thỉnh nguyện thư lên Thánh Bộ Truyền Giáo xin phép mở một chủng viện mà mục đích duy nhất chỉ là đào tạo kỹ năng rao giảng tin mừng cho các Thừa sai. Trong kế hoạch đó người ta sẽ nhận tất cả các Linh mục nào muốn sống thử Ơn gọi thừa sai của mình và sẽ tiến hành đào tạo họ bằng mọi cách để có thể thích ứng với khả năng và môi trường hoạt động truyền giáo xa xôi. Thánh Bộ tiếp nhận thỉnh nguyện thư một cách thuận lợi, nhưng cũng để cho 3 Vị sáng lập ấy hoàn toàn tự do, lấy sáng kiến của mình áp dụng trong việc gầy dựng và tổ chức.
Từ buổi sơ khai tại Paris, cũng vẫn luôn là hai nhóm Hội này đảm nhận dự án: Hội Bạn Hiền tuyển chọn nhân sự thừa sai, còn Hội Thánh Thể huy động ngân quỹ tài chánh đồng thời lo xây dựng cơ sở.[17] Ðức Cha François Pallu ngay sau khi thụ phong Giám mục ở Rôma, thì đầu năm 1659 đã quay về Paris gặp lại Hội Bạn Hiền ở phố Coupeau và phố Saint-Dominique, nhằm tìm kiếm và tuyển chọn các thừa sai trẻ cho chương trình huấn luyện để gửi sang Việt Nam. Nhóm Bạn Hiền ở Paris và các tỉnh đã gởi về khoảng 20 Linh mục trẻ sẵn sàng tình nguyện đi truyền giáo. Một người trong thân tộc Cha Pallu, bà De Miramion, đã bằng lòng cấp dưỡng nơi ăn chốn ở cho các ứng sinh tại một dinh thự của bà trong trấn La Couarde gần La Queue-les-Yvelynes, cách Paris khoảng 50 cây số về phía đông nam. Nơi đây, Ðức Cha Pallu đã thiết lập một chương trình đào tạo gồm 2 lãnh vực: giảng dạy lý thuyết bằng cách học hiểu các tác phẩm nói về Châu Á và cho thử việc qua thực tập cụ thể các phương pháp giảng đạo bình dân nơi ba làng quê trong nước Pháp: Haute-Marne, Oise và Dreux. Ngày 27-9-1659 người ta cũng giới thiệu thêm cho Ðức Cha khoảng 40 ứng viên mới tại La Couarde, vì xét thấy phù hợp với những tiêu chuẩn do Ngài đã đề ra, là sức khoẻ, khả năng khoa học, tinh thần vâng lời, nhân đức siêu thoát... Ðức Cha chỉ chọn được có 6 người.
Như vậy Chủng Viện Thừa Sai có được một nơi đóng cứ tại La Couarde từ mùa hè cho đến cuối năm 1659, sang đầu năm 1660 thì dời về Paris, đường Quincampoix, cạnh bên nhà thờ Saint-Josse. Lúc ấy nhân lực tất cả gồm 2 Giám mục, 11 Linh mục, 5 Tu sĩ và 8 giáo dân. Vậy là chương trình đào tạo đã được khởi động, còn tiếp đến tình hình cơ sở chủng viện và ngân quỹ truyền giáo sẽ diễn biến ra sao? Hội Thánh Thể chính là nhân tố tích cực chủ động trong việc kiến tạo Chủng Viện Thừa Sai. Năm 1658 Hội đã lập một Hội Ðồng Thừa Sai và chỉ định những ủy viên để lo xây dựng một cơ sở chủng viện dành cho “Thừa Sai hải ngoại”, một trong những ủy viên này là ông Du Plessis, người đã tỏ ra rất hăng say tích cực. Để huy động nguồn tài chánh và nhân lực, năm 1659, Hội Thánh Thể cho phát hành một tờ bướm tin và một tập tư liệu nhỏ để phổ biến trong toàn nước Pháp. Tờ loan tin đó mang tựa đề “Thông báo về các phái đoàn thừa sai đến xứ Bắc Việt và Nam Việt”, trong đó đề cập tới tình hình hiện có khoảng từ 20 đến 30 thừa sai đang chuẩn bị hành trang để cùng lên đường với hai Giám Mục Ðại Diện Tông Tòa, và kêu gọi các ân nhân hãy rộng lượng giúp đỡ hầu gầy dựng một ngân khoản tài trợ cho chuyến hành trình và cuộc sống hải ngoại xa xôi của các thừa sai.
Trước khi lên đường đi nhận nhiệm sở mình, bốn Giám mục thừa sai tiên khởi, cũng là các Đấng sáng lập Hội Thừa Sai Paris là Laval, Pallu, de la Motte và Cotolendi đã chỉ định cho 6 nhà quản lý để lo việc quản trị cơ sở ở Paris trong khi các Ngài vắng mặt. Sáu người quản lý ấy gồm 3 Giáo sĩ, đó là các Cha Vincent de Meur, Luc Fermanel de Favery và Michel Gazil de la Bernardière; 3 giáo dân là các ông Jean de Garibal, René de Voyer và Antoine Pajot de la Chapelle. Năm 1660, Ðức Cha Lambert de la Motte cũng đã ký một giấy ủy quyền khác cho các quản lý của Ngài, trao phó trách nhiệm phải kiến thiết một chủng viện để đào tạo thừa sai nhằm phục vụ cho các Giám Mục Ðại Diện Tông Tòa. Năm 1663, Ông Du Plessis, được sự ủng hộ và giúp đỡ của bạn bè, đã điều đình để mua lại căn nhà của Ðức Cha Bernard de Sainte-Thérèse. Đến ngày 16-3-1663 thì Ðức Cha này đã ký giấy bán các dãy nhà của Ngài ở địa chỉ: 128, Rue du Bac, Paris quận 7 để làm cơ sở Chủng Viện Thừa Sai, cơ sở này vẫn còn tiếp tục duy trì điều hành cho đến ngày nay.
Sau khi lo xong cơ sở, các Vị quản lý bắt đầu tiến hành thủ tục xin được chính thức công nhận bởi chính quyền và giáo quyền cho Chủng Viện Thừa Sai này. Ngày 26-7-1663 vua Louis XIV ký ngự chỉ công nhận Chủng Viện Thừa Sai, Vua xác nhận hợp đồng được ký kết mua bán giữa đôi bên và thừa nhận tính hợp pháp của “Chủng Viện truyền giáo cho lương dân tại các xứ hải ngoại”, ngày 07-9-1663 Nghị viện Paris đã tiến hành thủ tục đăng ký tính pháp quyền của ngự chỉ ấy. Ngày 10-10-1663, Viện trưởng tu viện Saint-Germain-des-Prés, Henry de Verneuil, phê chuẩn xác nhận cho hai nhà quản lý Gazil de la Bernardière và Armand Poitevin được toàn quyền điều hành Chủng viện. Ngày 11-6-1664, đại hội đầu tiên của Chủng Viện được triệu tập, Cha Vincent de Meur được bầu làm Bề Trên tiên khởi cho Chủng Viện Thừa Sai; François Bésard làm phụ tá và Luc Fermanel làm quản lý. Ðại hội cũng đã chỉ định ra một giáo sư thần học coi chuyên khoa và một giám đốc đặc trách chủng sinh vụ. Tất cả các nhân viên điều hành tiên khởi của Chủng Viện Thừa Sai đều xuất thân từ nhóm Bạn Hiền, do cha Jean Bagot điều động.
Được bầu làm bề trên, Cha Vincent de Meur lo liệu ngay việc xin Tòa Thánh công nhận Chủng Viện Thừa Sai. Ngày 11-8-1664, Ðức Hồng Y Chigni, là cháu của Ðức Giáo Hoàng Alexandre VII đang làm đại diện tại Paris, đã nhân danh Tòa Thánh cấp Thánh chỉ công nhận Chủng Viện Thừa Sai Hải Ngoại. Như vậy, Chủng Viện này dẫu là được thành lập do các Đấng Bậc chức quyền trong Giáo hội Pháp, nhưng họ cũng sát cánh cùng với Thánh Bộ Truyền Bá Đức Tin và Các Giám Mục Ðại Diện Tông Tòa để đào tạo và tiếp tục gởi đi khắp nơi những nhân sự mà Thánh Bộ có yêu cầu cho công việc mở mang Kitô giáo.
Sau khi được bổ nhiệm Giám mục Tông tòa và thu xếp xong việc hậu cần, các Ngài chuẩn bị lên đường để nhận nhiệm sở. Lực lượng từ Châu Âu khởi hành sang Viễn đông gồm Giám mục, Linh mục và giáo dân tất cả có 16 nhân sự, thì hết 8 Vị phải bỏ mạng trên đường đi. Trong số đó đau buồn nhất là có cả Đức Cha Ignace Cotolendi. Sau cuộc hành trình vất vả xuyên Ấn Độ, khi đến cảng Masulipatam để lấy tàu đi Ayuthia, Ngài mắc bệnh ruột và lên cơn sốt nặng, rồi vì kiệt sức nên đành vĩnh viễn bỏ cuộc ngày 16-8-1662, thi thể Ngài được mai táng ngay tại bờ biển Đông Ấn.[18] Số còn lại, kẻ thì đến trước người tới sau, các Vị chọn điểm dừng chân đầu tiên để khởi sự cho Sứ vụ là tại Ayuthia, kinh đô nước Xiêm thời bấy giờ. Với số còn lại gồm 8 người, thì 3 người thuộc phái đoàn thừa sai Ðàng Trong đã đến nhiệm sở trước vào ngày 22-08-1662, là các Vị: Ðức Cha Lambert với 2 Cha Jacques de Bourges và François Deydier. Năm người thuộc đoàn thừa sai Ðàng Ngoài đến ngày 27-01-1664, đó là Ðức cha Pallu và 4 Cha: Pierre Brindeau, Louis Laneau, Louis Chevreuil và Antoine Hainques. Tuy nhiên trước đó, ngày 14-10-1663 Cha Jacques de Bourges được Ðức Cha Lambert ủy thác trở về Châu Âu với sứ mệnh trình bày cho Tòa Thánh biết về những khó khăn gặp phải trên đường đi đối với các Cha Dòng tên Bồ Ðào Nha và xin nới rộng quyền cho các Giám mục Đại diện Tông tòa. Như vậy tính vào thời điểm đầu năm 1664, thì số có mặt tại Ayuthia chỉ có 7 nhân sự để khởi phát cho một công trình truyền giáo trường kỳ lịch sử của Hội Thừa sai Paris tại Châu Á.[19]
10. Vài nhận định kết thúc
Đến đây bài tường trình xin được mạn phép dừng lại việc ghi chép những bối cảnh về quá trình hình thành của Hội Thừa Sai Hải Ngoại Paris. Về sau nếu trong một dịp nào để tìm hiểu thêm phần hoạt động của lực lượng Thừa sai này, thì nội dung nối tiếp sẽ là những gì mà Hội cống hiến cho Giáo Hội Việt Nam. Dĩ nhiên chúng ta không thể phác họa hết cho đầy đủ, dù chỉ là ngắn gọn, của khoảng thời gian hơn 350 năm hoạt động truyền giáo của Hội. Dẫu vậy, hẳn là cần thiết để dựng lại một nội dung trình thuật về buổi gầy dựng ban đầu, mà họ đã trải qua một thời kỳ với không biết bao nhiêu nghịch cảnh và thử thách. Đồng thời người ta cũng không quên ghi nhận lại các thành tích đạt được cũng như những phương pháp ngoạn mục mà Hội đã vận dụng để đi tới thành công mỹ mãn. Nỗ lực trọng yếu của các Ngài và các Đấng kế tục là làm sao thực thi cho phù hợp với những chỉ dẫn của Tòa Thánh, thể hiện vai trò Đại diện Tông tòa, quan tâm đến việc đào tạo các Linh mục bản xứ.
Sau khi đến Ayuthia, từ tháng Giêng 1663 Ðc Lambert lập một địa sở thường trực tại đây và đặt tên là Nhà Thánh Giuse, có thể xem đây như là địa chỉ đầu tiên của Tòa Giám Mục Ðịa phận Ðàng Trong. Ngày 31-3-1668, vọng lễ Phục Sinh tại Ayuthia, Đức Cha Lambert de la Motte đã tiến hành nghi thức tấn phong cho Linh mục người Việt đầu tiên là thầy Giuse Trang, một người thuộc Đàng Trong quê ở An Chỉ, Quảng Ngãi, nay thuộc Giáo phận Qui Nhơn, lúc ấy Thầy chỉ mới 29 tuổi. Biến cố này như đánh dấu cho một bước ngoặt quan trọng hình thành Giáo hội Việt nam.[20] Hơn 2 tháng sau, đến phiên hai thầy từ Đàng ngoài, là Gioan Huệ và Bênêđictô Hiền, được thụ phong Linh mục vào ngày 8-6-1668; cũng trong năm ấy, có thêm một người Đàng Trong được chịu chức là thầy Luca Bền. Thật đáng tiếc vài năm sau đó, chính quyền Siam (nay là Thái Lan) bắt đầu bách hại những người Kitô hữu và Chủng viện buộc phải dời sang nơi khác. Đầu tiên, được chuyển đến Cam Bốt, rồi Ấn Độ và cuối cùng trụ về đến Penang thuộc Malaysia, và nơi đấy vẫn còn duy trì sinh hoạt cho đến ngày nay. Thời gian sau đó, các nhà Thừa sai Paris đã tiếp tục mở thêm những tiểu và đại chủng viện trong nhiều quốc gia khác nhau. Năm 1850 họ điều hành 19 chủng viện, năm 1900: con số là 41, năm 1939 lên đến 75. Rồi dần dần các chủng viện này đều được giao lại cho các Giám mục điều hành sở tại.[21]
Đồng thời với việc thi hành bổn phận đào tạo các Linh mục được coi như là trọng tâm hoạt động chính yếu, thì ở lãnh vực khác rộng lớn hơn, chính là lo thành lập các cộng đồng Tân Giáo hội địa phương. Từ hình ảnh được ghi nhận vào tháng 10-1663, cộng đoàn người Công Giáo coi như đầu tiên sinh hoạt với các Thừa sai Paris đếm được khoảng 150 người, mà đa số là Việt Nam và Nhật Bản.[22] Thì cho đến ngày nay đã có hơn một trăm Giáo phận tại Châu Á do các Nhà truyền giáo của Hội Thừa Sai Paris giữ vai trò thiết lập, truyền bá Tin Mừng và khai sinh những cộng đồng Kitô hữu. Họ đã dạy giáo lý, mua đất đai, xây dựng nhà thờ, mở các trường học, các chủng viện, bệnh viện và tất cả những cơ sở này về sau, đều chuyển giao lại cho Giáo Hội địa phương.
Ngày nay song song với việc gửi người ra hải ngoại, Hội còn lo điều hành một chương trình hoạt động Thừa sai tại chỗ, thường xuyên có khoảng hơn 100 Linh mục, Tu sĩ đến từ các Xứ truyền giáo khi xưa, nay đang được cứu mang trên nước Pháp để theo học các khóa tu nghiệp hoặc nâng cấp trình độ Thần học. Rất nhiều Giám mục hiện tại và sẽ còn thêm không ít trong tương lai, nhờ chương trình này mà được tiến chức, đồng thời cũng do sự cống hiến đó, mà các Giám mục hội đủ mọi kỹ năng cần thiết để phục vụ đắc lực cho Giáo Hội địa phương mình.
Cần phải có một trường thiên bất tận về Lời cảm tạ mà tỏ bày dâng lên cùng Đấng Quan Phòng, và hẳn nhiên, cũng hướng tấm lòng tri ân đến các vị Tiền nhân Đáng kính trong một Hội Thừa Sai thật là huyền diệu./.
WHĐ (20.8.2021)
[1] Dữ liệu trong Phân mục: “Những tháng ngày ảm đạm...” trích dẫn trong: Lm Nguyễn Hồng, Lịch sử Truyền giáo ở Việt nam; Quyển I; chương VI: Cha Đắc lộ với những trang sử máu đầu tiên.
[2] x. VPPK Tông đồ VN hải ngoại, Sơ lược tiểu sử Chân phước Anrê Phú Yên, trang Web: vntaiwan.catholic.org.tw/andre/4andre.htm (truy cập ngày 20.8.2021)
[3] x. Bùi Đức Sinh OP, Lịch sử Giáo Hội Công Giáo, Phần Nhì, Ấn bản 1972, trang 325.
[4] x. Antôn Nguyễn Trường Thăng, Tìm hiểu lịch sử Công Giáo tại Việt nam, chương VI: Lý do Dòng Tên đến Đàng Trong; Phụ lục: Dấu ấn Công Giáo Nhật Bản. Trang Web: antontruongthang.wordpress.com/tim-hieu-lich-su-cong-giao-tai-viet-nam/ (truy cập ngày 20.8.2021)
[5] Ibid: Chương VIII, Linh mục Alexandre de Rhodes; mục E, Hoạt động ở Macau.
[6] x. Gs. Trần văn Cảnh, Thừa Sai Hải Ngoại Paris / 350 năm xây dựng Giáo hội Việt nam; Bài 2, tại: http://ghhv.quetroi.net/63TVCANH/63TVCANHMEP03.htm (truy cập ngày 20.8.2021)
[7] Ibid, Mục 6: Thành lập Thánh Bộ Truyền giáo.
[8] x. Antôn Nguyễn Trường Thăng; Tìm hiểu lịch sử Công Giáo tại Việt nam, chương II: Quyền Bảo trợ và thành lập Thánh bộ Truyền giáo.
[9] Dữ liệu trong Phân mục: “Những thuận lợi trong quan hệ...” trích dẫn: Gs. Trần văn Cảnh. Thừa Sai Hải Ngoại Paris / 350 năm xây dựng Giáo hội Việt nam; Bài 3, tại: http://ghhv.quetroi.net/63TVCANH/63TVCANHMEP04.htm (truy cập ngày 20.8.2021)
[10] Ibid, Mục 2: Qui tụ được một nhóm Thừa sai.
[11] x. Lm. Đỗ Quang Chính, Sj, Tu sĩ Dòng Tên Alexandre de Rhodes Từ Trần.
[12] Dữ liệu trong Phân mục “Hành trình Rôma vận động...” trích dẫn: Gs. Trần văn Cảnh. Thừa Sai Hải Ngoại Paris / 350 năm xây dựng Giáo hội Việt nam; Bài 3, tại: http://ghhv.quetroi.net/63TVCANH/63TVCANHMEP04.htm (truy cập ngày 20.8.2021)
[13] Nếu cần hiểu thêm về ý từ gọi chuyên: Hiệu Tòa, xin tham khảo ý giải thích ở: Lm. Nguyễn Hồng; Lịch sử Truyền giáo ở Việt nam quyển II, trang 31.
[14] x. Những mốc Lịch sử quan trọng của GH Công Giáo VN, tại https://hdgmvietnam.com/chi-tiet/nhung-moc-lich-su-quan-trong-cua-ghcgvn-31228 (truy cập ngày 20.8.2021)
[15] x. Gs Trần văn cảnh, đề mục: Sắc chỉ Super Cathedram ngày 09.9.1659; trang Web: http://ghhv.quetroi.net/63TVCANH/63TVCANHLichSuTruyenGiaoVietNam01.htm (truy cập ngày 20.8.2021)
[16] x. Tạp chí Hội Thừa sai bằng Pháp ngữ, Revue des Missions Etrangerès de Paris, Asie et Océan Indien (hors série No1 mars 2009) trang 15.
[17] Dữ liệu trong Phân mục “Tổ chức chủng viện Thừa sai...” trích dẫn: Gs. Trần văn Cảnh. Thừa Sai Hải Ngoại Paris / 350 năm xây dựng Giáo hội Việt nam; Bài 4, tại: http://ghhv.quetroi.net/63TVCANH/63TVCANHMEP05.htm (truy cập ngày 20.8.2021)
[18] x. Lm. Nguyễn Hồng; Lịch sử Truyền giáo ở Việt nam quyển II, trang 44.
[19] x. Gs. Trần văn Cảnh. Thừa Sai Hải Ngoại Paris / 350 năm xây dựng Giáo hội Việt nam; Bài 6, tại: http://ghhv.quetroi.net/63TVCANH/63TVCANHMEP07.htm (truy cập ngày 20.8.2021)
[20] x. Lm. Nguyễn Hồng, Lịch sử Truyền giáo ở Việt nam quyển II, trang 106.
[21] Dựa theo số liệu: Père Raymond Rossignol; MEP d' Asie.
[22] Gs. Trần văn Cảnh. Thừa Sai Hải Ngoại Paris / 350 năm xây dựng Giáo hội Việt nam; Bài 5, tại: http://ghhv.quetroi.net/63TVCANH/63TVCANHMEP06.htm (truy cập ngày 20.8.2021)
Mục lục
1. Đôi dòng thành kính ghi ân
2. Những tháng ngày ảm đạm trong xứ Cochin
3. Vận động bước đầu tại Rôma
4. Thánh Bộ Truyền bá Đức tin
5. Tiến triển mối quan hệ khi đến Paris
6. Nhóm thừa sai đầy khả năng và nhiệt huyết
7. Hành trình Rôma vận động xin duyệt xét
8. Sắc chỉ Super Cathedram
9. Tổ chức Chủng viện Thừa sai và nguồn kinh phí
10. Vài nhận định kết thúc
1. Đôi dòng thành kính ghi ân
Hầu như mọi đồng bào tín hữu Công Giáo sinh hoạt nơi Giáo hội Việt nam, ngay trong thời buổi hiện nay, không ai có thể quên mà không nhắc đến bao công lao của các Tiền nhân trong Hội Thừa Sai Paris. Một số đồng liêu ngoài Tôn giáo, đặc biệt vài tác giả ở các lãnh vực khác không thuộc Sử học, cũng có người tỏ vẻ khâm phục, nhưng đôi lúc thì vài kẻ vẫn buông lời luận tội. Dẫu sao thì những thành quả cống hiến của các Vị cho xứ sở, bằng tính chân thật của Lịch sử mà khẳng định, thật là vô tiền khoáng hậu. Làm sao có thể phủ nhận được đối với các công trình xây dựng nền tảng nhân bản, góp phần tạo nên một khung cảnh sinh hoạt xã hội văn minh trong vùng Đông Nam Á. Nếu chưa kể đến các yếu tố hiển nhiên mà các Ngài đã kiên trì sáng tạo như: Phát quang Chân lý Tôn giáo; Gầy dựng những Cộng đoàn tu trì chăm lo phục vụ đồng bào lương giáo; Tác chế Ngôn ngữ hòa nhập với Thế giới; Dựng nét mỹ quan tôn ti trật tự xã hội; Nhận vai Quới nhân chia sẻ tình đồng loại cho người bất hạnh v.v... Người ta còn ghi nhận ngay cả trong phong cách giao tế ứng xử tình người giữa quần thể Người Việt, cũng mang nét độc đáo riêng, mà nó được ảnh hưởng từ quá trình lâu dài do các Ngài dạy dỗ cho Dân tộc. Tất nhiên, trong môi trường nội bộ mà đàm luận nhắc lại chuyện xưa thái quá thì cũng không mấy gì hay, nhưng hiện thực quá khứ quả là như thế, khó mà cho chìm vào quên lãng.
Việc một số tác giả trong Đạo bỏ công ghi chép quá trình hoạt động của các Ngài trên Quê hương đất nước Việt Nam như là, để ôn lại Lịch sử và tỏ lòng ghi ơn thì đếm ra cũng không ít. Nếu theo dõi cặn kẽ trên các phương tiện Truyền thông đại chúng, xem ra như đã khá phong phú, nhất là một số truyền nhân ở vài Giáo phận, còn thực hiện những án văn tường thuật có pha vào những tâm tình bày tỏ nhắc lại kỷ niệm xưa với các Vị như hồi còn phục vụ tại địa phương mình, xem qua thấy thật cảm động. Trong niềm phấn khởi từ bối cảnh ấy, nhóm biên soạn cũng xin mạn phép chung bút đóng góp các tư liệu sau đây và nhã ý thân mời Quý độc giả dành ít thời gian để cùng theo dõi, và nếu có thể, cũng xin bổ túc thêm đôi điều còn thiếu sót trong bài viết, liên quan đến tiến trình hình thành của Hội Thừa Sai Paris chúng ta.
2. Những tháng ngày ảm đạm trong xứ Cochin
Bối cảnh khi Cha Đắc Lộ (Alexandre de Rhodes) đến hoạt động truyền giáo tại Việt Nam thì đất nước đang trong thời kỳ Trịnh Nguyễn phân tranh, vì thế người Tây phương đến đây gọi xứ Đàng Ngoài là Tonkin và xứ Đàng Trong có tên Cochin.
Lúc đó vào tháng 7-1644, một phụ nữ có tên Tống Thị, xem như là Chính phi của Chúa Thượng (chính danh của Chúa Nguyễn Đàng trong: Nguyễn Phúc Lan), bà ta từ lâu đã có thái độ thù ghét Đạo, đồng thời cấu kết với quan trấn Quảng Nam (ông Nghè Bộ) cũng là người mang nhiều thành tích mưu toan phá Đạo, tên quan này đã không ít lần làm cho Cha Đắc Lộ phải điêu đứng.[1] Khi vừa ở phủ Chúa về thì quan ra lệnh bắt giam một cụ già có tên Thánh là Anrê, vì người này đã công khai tuyên xưng niềm tin của mình ở Hội An. Sau đó quan cho lính tiến về nơi ở của Cha Đắc Lộ để bắt một Thầy giảng tên là Inhaxiô, nhưng trước đó không lâu Cha và Thầy Inhaxiô đã rời nhà đi lên trấn, nên chúng không gặp được người cần tìm, bèn bắt một Thầy khác đang có mặt ở đó để thế lại, Thầy này cũng trùng tên Anrê. Người ta không nắm rõ lai lịch bao nhiêu về Thầy giảng Anrê này, chỉ biết Mẹ của Thầy đem gởi để theo giúp việc và học Đạo với Cha Đắc Lộ khi còn ở Phú Yên, cũng là nơi sinh quán của Thầy. Sau đó được Cha Đắc Lộ rửa tội đặt tên Thánh là Anrê, nên mọi người quen gọi theo tên Thánh và nơi xuất xứ, Anrê Phú Yên.[2] Khi vào tù, Thầy Anrê còn rất trẻ tuổi này, gặp được cụ già giống với tên Anrê cũng mới vừa vào chung căn ngục trước đó không lâu. Suốt cả đêm hai người trao đổi với nhau những lời lẽ nhằm động viên tinh thần can đảm để sẵn sàng hy sinh vì Đạo.
Sáng hôm sau Cha Đắc Lộ cùng với vài lái buôn người Bồ Đào Nha đến trình diện với quan trấn Quảng Nam để xin miễn xá cho hai tội phạm. Cha là người được Chúa Thượng kính nể vì lý do muốn giữ mối giao hảo với người Tây phương trong quan hệ mua bán súng ống đạn dược. Quan trấn tỏ ra không nhượng bộ, nhưng rốt cuộc thì cũng phải đồng ý tha bổng cho cụ già Anrê, còn Thầy trẻ tuổi Anrê vì cứng đầu từng dám nói với ông là: “Dù có chết cũng nhất định không chịu bỏ tên người có Đạo”, nên không thể dung tha. Không còn cách cứu sống cho Thầy Anrê, vì thế Cha Đắc Lộ chỉ đành biết an ủi, động viên và ban các Bí tích sau hết cho Thầy. Thầy vui vẻ bước đi, vai mang gông nặng mà chân bước rất mau. Trước khi lãnh án, Thầy ngậm ngùi nhìn Cha Đắc Lộ lần cuối như bày tỏ lời từ biệt, Cha cũng làm dấu, chỉ lên Trời như muốn nói nơi mà Thiên Chúa đang chờ để trao Triều thiên tử đạo cho Thầy. Bọn lính liên tiếp đâm Thầy ba nhát đao, nhưng Thầy vẫn quỳ ngay ngắn, mắt nhìn lên trời, thấy thế chúng vung đao chém vào cổ Thầy, nhát thứ nhất chém hụt, nhát sau mới làm Thầy rơi đầu. Một ngày đáng kính nhớ, đó là ngày 26 tháng 7 năm 1644. Của lễ hy sinh đầu mùa của Giáo Hội Việt Nam được dâng lên cho Thiên Chúa, đồng thời đó cũng là hồi chuông cảnh báo cho các Vị anh hùng khác trên đất Việt, sẽ còn nối gót theo gương Thầy mà tuyên xưng danh Chúa trong những ngày sắp tới.
Sau khi xử xong Thầy Anrê, quan trấn Quảng Nam ra lệnh trục xuất Cha Đắc Lộ. Đối với suy nghĩ của Cha khi ấy, nếu bỏ đi trong lúc này là hèn nhát, nên Cha lên tàu người Bồ Đào Nha nhổ neo lúc ban ngày, nhưng đêm đến thì lại lén vào bờ để thăm các Giáo đoàn. Lúc đó vào trung tuần tháng 9-1644, Cha Đắc Lộ thấy tình hình ở lại đó không được ổn, Cha chia thầy Inhaxiô lên miền bắc là vùng từ Hội An ra đến Huế, phần Cha tránh về phía nam (Nam Hội An) là vùng Quảng Ngãi – Qui Nhơn. Nhiều người lũ lượt đến gặp Cha để xin nhận các Ơn Bí tích và tìm hiểu Đạo, vì là thời kỳ hoạt động trong bóng tối nên Cha phải hết sức dè dặt khi tiếp xúc cùng lúc đông người. Từ trước đến giờ tuy bách hại giáo dân, nhưng quan trấn Quảng Nam vẫn không dám phạm đến tính mạng của Cha Đắc Lộ, dẫu sao Cha cũng là người được Chúa Thượng kính nể. Mùa Sinh nhật năm 1644, một lần quan trấn đã từng bắt giam Cha nhưng rồi Chúa Thượng lại ra lệnh phóng thích.
Nguyên vào năm 1643, Trịnh Tráng đem đại binh đến Bắc Bồ Chính để đánh Chúa Nguyễn, nhưng vì tiết trời nóng bức nên bị thiệt hại quân sĩ rất nhiều, Trịnh Tráng đành phải ra lệnh rút quân trở về. Sau đó thì thuyền tuần tra của Chúa Nguyễn hoạt động rất nghiêm nhặt vì đề phòng sợ quân Trịnh sẽ thừa dịp trở lại tấn công. Lần này thuyền của Cha Đắc Lộ trong khi đi thăm các xứ đạo thì bị bắt và tình nghi là quân thám thính của phương bắc, họ thấy có Cha là người Tây phương nên đối đãi tử tế nhưng vẫn giam giữ và báo về phủ Chúa. Được tin báo, Chúa Nguyễn liền ra lệnh phải giải Cha và các Thầy về kinh.
Tại phủ Chúa, triều thần họp lại để định đoạt số phận của Cha Đắc Lộ. Chúa Thượng tuyên án xử tử tất cả và phải thi hành lệnh ngay hôm đó, nhưng nhờ có vị đại thần Thái phó là thầy dạy của Chúa Thượng, đứng ra can ngăn xin cho Cha, Ông tâu rằng, Đạo này không dạy điều chi xấu mà kết án như thế là vấy máu người vô tội. Nhờ thế Cha Đắc Lộ được miễn tội chết nhưng phải rời ngay khỏi xứ Đàng trong và không bao giờ được phép quay trở lại, còn những người khác bị bắt chung trong chuyến đó đều bị giết.[3] Sáng ngày hôm sau, chính vị quan trấn Quảng Nam được lệnh giải Cha ra cửa Hội An để đưa xuống tàu người Bồ Đào Nha mà trở về Macao.
Đến đây chúng ta có thể hơi thắc mắc vì sao trước đây có lần Cha Đắc Lộ bị các quan bắt giữ mà Chúa Thượng tỏ vẻ kiêng nể rồi ra lệnh thả, còn lần này thì nhanh chóng kết án xử tử? Các nguồn sử liên quan điểm này không có những tường thuật cặn kẽ, vài tác giả có đưa ra cách giải thích theo suy đoán, như là: Tình hình chính trị thế giới lúc đó không còn thuận lợi cho người Bồ Đào Nha tại vùng này nữa, vì có các cường quốc mới đang xuất hiện như Tây Ban Nha, Hòa Lan, Anh Quốc, cũng đều đến gạ gẫm giao thương với Việt Nam. Đồng thời tin tức từ cuộc cấm đạo ở Nhật lan dần đến Việt Nam qua các thương gia ngoại quốc, các Chúa Nguyễn chịu ảnh hưởng của các hoàng đế Trung Hoa, các Mạc Phủ và những tin tức đồn đại xuyên tạc, nên dần dần chuyển sang thái độ nghi ngờ và ác cảm với Đạo Công Giáo.[4] Và như thế chúng ta hiểu, Cha Đắc Lộ trên danh nghĩa lúc đầu là người đã theo đoàn tàu Bồ Đào Nha để đến Việt Nam.
Hôm đó ngày 03 tháng 7 năm 1645, Cha Đắc Lộ vĩnh viễn từ giã đất Việt thân yêu sau bao nhiêu năm ra sức truyền giáo và để lại di sản chữ Quốc ngữ cho dân tộc này. Ngày Cha ra đi có mang theo bảo vật quí giá, đó là chiếc thủ cấp của Thầy Anrê Phú Yên. Trên đường đi khi ngang qua đảo Hải Nam thì tàu gặp trận bão, mọi người trên tàu cầu khẩn với Vị tử đạo này nên tai qua nạn khỏi, rồi về được đến Macao bình yên, trong khi 2 chiếc tàu khác, cũng của thương buôn Bồ Đào Nha thì bị chìm trong cơn bão. Sau một thời gian lưu trú ở Macao, Bề trên ra lệnh Cha Đắc Lộ phải về Rôma để báo cáo tình hình. Ngày 20-12-1645, Cha xuống tàu trở về Châu Âu, Ngài bị người Hòa Lan bắt giam trong vòng ba tháng, sau đó thì Cha theo tàu người Anh đi một chặng đường rồi phải dùng đường bộ băng qua xứ Ba Tư đặng kết thúc hành trình. Lẽ ra chuyến đi chỉ cần sáu tháng, thế nhưng phải mất tới ba năm rưỡi thì Ngài mới về đến được Rôma.[5]
3. Vận động bước đầu tại Rôma
Cha Đắc Lộ đặt chân lên Kinh thành Rôma ngày 27-6-1649, sau đó ngài được Ðức Inôcentê X cho tiếp kiến. Một năm sau, ngày 02-8-1650 Cha đã hoàn thành xong Bản tường trình cho Thánh Bộ Truyền Bá Đức Tin về tình trạng Giáo Hội Việt Nam, với hiện tình nơi ấy có hơn 300.000 tín hữu và mỗi năm còn tăng thêm khoảng 15.000 tân tòng.[6] Từ số liệu bối cảnh đó, Cha Đắc Lộ tha thiết thỉnh cầu Thánh Bộ gởi Giám mục giám quản Tông tòa đến hai xứ Ðàng Trong và Ðàng Ngoài. Ngày 26-9-1650, cùng với sự hiện diện của Ðức Inôcentê X, các Hồng Y đã họp lại chuẩn xét lời thỉnh cầu này. Năm 1651, Thánh Bộ đề nghị chọn Cha Ðắc Lộ đảm nhiệm chức vụ Giám mục giám quản Tông tòa, nhưng Cha lại từ chối, vịn theo lý do bởi các báo cáo của Vị thư ký Thánh Bộ là Cha Francesco Ingoli, thì các thừa sai Bồ Ðào Nha sẽ không thể nào chấp nhận được điều này và tình thế sẽ còn tệ hại hơn nữa. Nếu như không được sự đồng thuận của người Bồ Ðào Nha, Cha sẽ có nguy cơ bị cầm tù. Ngày 30-7-1652, Thánh Bộ lại họp lần nữa cũng có sự hiện diện của Ðức Giáo Hoàng, nhưng vấn đề bổ nhiệm Giám mục giám quản Tông tòa cho Việt Nam vẫn bị bế tắc, nguyên do vì những trở ngại bởi qui chế “Quyền Tài Phán” Bồ Ðào Nha, chủ yếu là vì Cha Đắc Lộ không phải gốc đào tạo và điều động bởi Bồ Đào Nha, mà là người gốc Pháp với quốc tịch của Nước Tòa Thánh. Do đấy Ðức Inôcentê X vẫn chưa thể đi đến một quyết định dứt khoát nào.
Không hy vọng tìm được giải pháp gì cho tương lai Giáo Hội Việt Nam tại Rôma, Cha Ðắc Lộ đành rời chốn Kinh thành ngày 11-9-1652 để đi Marseille, nước Pháp, rồi sau đó tới lưu trú ở Lyon. Tại đây, Ngài biên soạn quyển “Lịch Sử Vương Quốc Đàng Ngoài trong giai đoạn từ năm 1627 tới năm 1646”. Vào tháng Giêng năm 1653, Cha lên đường trực chỉ Paris, tại đây sẽ có nhiều hy vọng mà Cha Ðắc Lộ nghĩ có thể tìm được giải pháp thỏa đáng cho một Giáo hội mà Ngài hết sức yêu quí: Giáo Hội Việt Nam.
4. Thánh Bộ Truyền bá Đức tin
Vừa qua ở đoạn trên có đề cập đến một cơ cấu trong Giáo Hội vào thời kỳ này, đó là Thánh Bộ Truyền Bá Đức Tin, để tiện theo dõi tình huống, thiết nghĩ chúng ta cũng cần dành ra đôi dòng để mô tả những nguyên do hình thành và cách hoạt động của tổ chức này.
Phong trào truyền giáo phát động tại Mỹ châu và Á Châu đã làm cho Giáo Hội ý thức được rằng: Chế độ Bảo trợ (Patronato: tiếng Tây Ban Nha, hoặc Padroado: tiếng Bồ Đào Nha), được thiết lập từ Trọng sắc Inter Caetera 1493 và Hiệp ước Tordesillas 1494, mà Đức Alexandre VI ban hành và cam kết với hai Đế quốc hàng hải Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Tuy nó cũng đã đóng góp và bảo vệ ít nhiều cho công cuộc truyền giáo, nhưng dần dần cũng đưa đến lắm ngăn trở cho nỗ lực rao truyền Phúc Âm ngày càng đòi hỏi cao hơn.[7] Vì mục tiêu lợi ích kinh tế và quyền khai thác thuộc địa của các Quốc gia có liên quan, mà họ luôn coi trọng ưu tiên lợi nhuận hàng đầu, nên đã gây ra không ít những phiền nhiễu cho việc Truyền giáo. Kế hoạch mở rộng thành trì Kitô giáo, nếu muốn giảm bớt tính cách thế tục mà chỉ nhắm vào mưu ích Thiêng liêng, thì tất phải trực thuộc thẩm quyền Giáo Hội một cách trọn vẹn. Đã đến lúc cần xem xét để hủy bỏ Chế độ Bảo Trợ này mà thay vào là Thẩm quyền Tòa Thánh, để nắm giữ vai trò trực tiếp đặc cử những Giám mục đại diện Tông tòa đi tới các vùng vừa mới khám phá đặng thực hiện công việc truyền giáo, như thế mới hợp lý hơn.
Xin được mở ngoặc giải thích ngôn từ: Cùng một Qui chế về thực trạng hiện hữu thời đó, nhưng các tác giả Sử hay dùng hoán chuyển cách gọi. Nếu tiền ngữ là Chế độ thì nói “Chế độ Bảo trợ”; còn với tiền ngữ Quyền thì “Quyền Tài Phán”, cả hai gần như chỉ một thực thể. Theo Trọng sắc Inter Caetera: 2 cường quốc hàng hải Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha phải chiết ra một phần tỉ lệ lợi nhuận từ việc khai thác thuộc địa để chịu trách nhiệm gánh chi phí và cung cấp nhân lực cho việc truyền bá Kitô giáo trong các xứ ấy.[8]
Ý tưởng đã được manh nha từ khi Công Ðồng Trentô kết thúc năm 1563, Đức Pi-ô V đã lập một Ủy Ban lo việc hoán cải dân ngoại. Đến năm 1600, Ðức Clêmentê VIII thay thế Ủy Ban này bằng một cơ cấu khác tên là Thánh Bộ Ðức Tin. Khi Ðức Grêgôriô XV được bầu làm Giáo Hoàng năm 1621, thì Ngài rất quan tâm đến việc thiết lập Hàng Giáo sĩ địa phương, do vậy, vào ngày lễ Ba Vua 06-01-1622, Ngài đi đến quyết định thành lập Thánh Bộ Truyền Bá Đức Tin (Sacra Congregatio de Propaganda Fidei). Thánh Bộ này gồm 13 Hồng Y, hai vị cao cấp khác trong Giáo Hội và một thư ký, Đức Thánh Cha giao phó bổn phận chủ yếu cho Thánh Bộ này là quản trị sứ mệnh truyền bá Ðức tin.
Vừa khi ra đời, một loạt các công việc mà Thánh Bộ có nhiệm vụ phải thực hiện: Tổ chức nội bộ của Thánh Bộ, phân chia toàn thế giới ra làm 13 tỉnh hạt truyền giáo, phổ biến lệnh cấm các vị Thừa sai không được hoạt động chính trị và loại bỏ mọi mưu toan chính trị ra khỏi mục tiêu thi hành tôn giáo và mục vụ, thiết lập trung tâm học vấn chuyên ngành truyền giáo nhằm đào tạo các Thừa sai và huấn luyện Hàng Giáo sĩ địa phương, lập ấn quán xuất bản các sách phụng vụ và giáo lý ngoại ngữ, thu thập các báo cáo về tình hình thừa sai. Đặc biệt là điều đình với triều đình Madrid và Lisbonne về những lãnh thổ hải ngoại do họ bảo trợ, bổ nhiệm Giám mục làm Giám quản Tông toà, đặc trách điều khiển các Giáo hội địa phương. Trong tất cả những công việc ấy, Cha Ingoli, thư ký Thánh Bộ, đã có công gánh vác rất nhiều.
Như vậy vào đầu thế kỷ XVII mọi người đã ý thức được những hạn chế của chính sách Chế Độ Bảo Trợ liên quan đến hai nước Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Ban đầu từ nguyên do tranh chấp về hàng hải, rồi dẫn đến tham vọng mở rộng ảnh hưởng Kitô giáo. Nhưng kết cuộc thì, nỗi bận tâm dành ưu tiên cho quyền lợi vật chất bao giờ cũng tỏ ra có ưu thế vượt trội hơn. Lịch sử thường cho thấy, khi có sự đụng chạm giữa 2 thế lực đạo đời, thì thành quả bên bổn phận vì Nước Chúa, nhiều lúc cũng có thể thu về một số lợi điểm nào đó, nhưng đều phải trải qua lắm nhiêu khê và xương máu. Bối cảnh thời Cha Đắc Lộ vận động cho Việt Nam, mọi người muốn áp dụng và hưởng nhờ theo những qui định mới như Thánh Bộ Truyền Bá Đức Tin chủ trương, tuy nhiên song hành cùng lúc, thì ảnh hưởng của cơ chế cũ liên quan đến Quyền Tài phán của Bồ Đào Nha hãy còn đó, tình hình bấy giờ người ta chưa có biện pháp để loại trừ hẳn. Chính vì thế mới thấy được tài khéo léo của Cha Đắc Lộ cũng như những Vị tiên khởi lãnh mệnh xuất tiến sang vùng Châu Á này. Song song đó, cũng có quyền nhận xét ở điểm này, những biểu hiện thật hiển nhiên cho thấy, dường như Ý Định Quan Phòng đã thương đoái cách riêng đến xứ sở Đất Việt chúng ta, xin hãy theo dõi tiếp câu chuyện và sẽ nhận thấy ra điều minh chứng.
5. Tiến triển mối quan hệ khi đến Paris
Ba năm lưu lại ở Rôma từ năm 1649-1652, sau nhiều lần tiếp kiến với Ðức Inôcentê X và Thánh Bộ Truyền Bá Đức Tin, Cha Ðắc Lộ nhận thấy ra chủ yếu ba điểm khó khiến cho Giáo triều chưa thể gởi Giám mục Tông tòa đi Việt Nam: Một là thiếu tổ chức hậu cần ở Châu Âu; hai là thiếu quỹ tài trợ chi phí cho việc gởi người đi, và cuối cùng là, thiếu những thừa sai đủ nhiệt huyết và khả năng để giải quyết những yêu cầu đối với truyền giáo tại xứ phương xa.[9] Mà mục tiêu công việc này hiện đang đối mặt với hai thách thức lớn: Phải thích ứng với người bản địa xứ phương Đông nhằm thu hút được tân tòng, và hai là, phải đương đầu với những thế lực của Chế độ Bảo Trợ, là kẻ tham vọng độc quyền quản trị truyền giáo tại vùng này, để nhờ song song đó, cũng bảo vệ luôn tư lợi quốc gia họ. Từ những nguyên nhân phức tạp ấy, Cha Ðắc Lộ quyết định chọn hành trình tiến về nước Pháp để tìm phương hướng cho câu giải đáp.
Tàu từ Kinh thành Rôma sau khi cặp được bến Marseille, bờ nam nước Pháp, Cha Ðắc Lộ cất bước ngay hướng về Paris, giữa chặng đường thì Ngài có dừng chân lại Roanne. Nơi đây Cha may mắn được làm quen với Ðức Cha Henri de Maupas du Tour, Giám mục Giáo phận Puy và cũng là tuyên úy của Hoàng Hậu đương thời. Dịp may lúc ấy, cũng đúng vào lúc Ðức cha De Maupas có việc và đang chuẩn bị để đi Paris, Ngài đề xuất ý mời Cha Ðắc Lộ đồng hành cùng chuyến. Hành trình 11 ngày giữa Roanne và Paris, kể từ ngày 17 đến 28-01-1653, đã cho phép Cha Ðắc Lộ được dịp kể hết mọi chuyện tại vùng Châu Á và đặc biệt cách riêng về Giáo Hội Việt Nam, những gì diễn ra ở xứ Tonkin cũng như trong xứ Cochinchine (vì bên Ấn Độ cũng có một địa danh trùng tên Cochin, nên người Phương tây gọi bên Ấn là Cochin-inde và tại Việt Nam là Cochinchine). Đồng thời Cha Ðắc Lộ cũng tường thuật cặn kẽ về tình hình rao giảng và những cuộc trở lại Đạo, về văn hóa và niềm tin của người Việt, gồm luôn những khó khăn, bách hại, nhu cầu thừa sai, niềm hy vọng tương lai cho một Giáo hội tiềm năng thịnh vượng… Thật là một cơ hội thuận lợi không thể ngờ, nhờ đó mà như là duyên cớ để dẫn đến những biến chuyển thành lập Hội Thừa Sai Paris sau này.
Ðức cha Henri de Maupas là một người đặc biệt có rất nhiều mối quan hệ quen biết tại Paris. Ngài được Vua Louis XIII và hoàng hậu Anne d’Autriche bảo trợ, đồng thời cũng là một phát ngôn viên của Hội Thánh Thể (Compagnie du Saint-Sacrement). Hội này được thành lập từ năm 1627 do Henri de Lévis, công tước Vantadour, Hội hoạt động từ thiện mạnh mẽ như: Chữa trị bệnh nhân, tài trợ dưỡng đường, cứu giúp người nghèo, hoàn lương kẻ lỡ bước, thăm viếng tù nhân, dẹp trừ tà giáo, ủng hộ các chương trình Mục vụ ở thành thị cũng như thôn quê. Hội qui tụ được nhiều Giáo sĩ và nhân vật quyền thế tiếng tăm, trong đó có Thánh Vincent de Paul (1581-1660) và nhà giảng thuyết lừng danh Bossuet (1627-1704), sau này trở thành Giám mục Giáo phận Meaux (1681-1704). Hội đặt trụ sở tại Paris, hàng tuần đều có những buổi họp cho hội nghị chung hoặc cho từng ủy ban, trên toàn quốc có 40 chi hội địa phương. Mục tiêu Truyền giáo là một trong những ưu tư chính của Hội trong những năm ấy. Năm 1639, Hội tài trợ các đoàn thừa sai Hừng đông, 1642 góp phần thành lập Hội Ðức Bà Montréal – hoạt động truyền giáo vùng Tân Pháp ở Canada. Chính bản thân Vị sáng lập Hội là công tước Vandatour, được thụ phong Linh mục vào năm 1641, còn đứng ra thành lập “Hội các chủng viện Tông đồ và Vương quốc” để truyền bá Đức tin cho dân ngoại. Vị này còn đề nghị lập Hội các thừa sai Ấn Ðộ, nhiều thân cận của Công tước Vantadour cũng đã góp phần mở mang giao thương với Ba Tư, Ấn Ðộ, Madagascar…
Ðến Paris vào cuối tháng giêng 1653, Cha Đắc Lộ đã được Đức Cha Henri de Maupas giới thiệu để gặp gỡ nhiều vị Giáo sĩ và các nhân vật quan trọng ở Paris. Cha đã được tiếp xúc với Hoàng Hậu Anne d’Autriche; Cha de Lingendes, Bề trên giám tỉnh Dòng Tên Pháp lúc bấy giờ; Cha Charles Lalemant, bề trên Nhà tập Dòng Tên; cha Charles Paulin, linh hướng của vua Louis XIV. Cũng trong dịp này, Cha Đắc Lộ đã được giới thiệu với triều đình, được tiếp xúc cấp lãnh đạo của Hội Thánh Thể, gặp cha Vincent de Paul; Nữ Bá Tước d’Aiguillon, là cháu thừa tự của Hồng Y Richelieu và bà ta cũng là người điều hành một Hội phụ nữ trợ tá cho Hội Thánh Thể. Nữ Bá Tước đứng đầu nhiều hội từ thiện rất có ảnh hưởng ở Paris và Rôma, bà đặc biệt quan tâm đến hoàn cảnh của các Giám mục Pháp, cùng làm việc bên cạnh Nữ Bá Tước, có bà De Miramion và cô De Bouillon, là những Vị tích cực và hăng say đi làm việc thiện bất cứ nơi đâu.
Cũng trong khoảng thời gian này, Ðức Cha Henri de Maupas còn giới thiệu cho Cha Ðắc Lộ một nhân vật quan trọng khác, đó là Ðức Khâm Sứ “di Bagno”, biệt danh Bagni. Sau cuộc gặp gỡ, Ðức Khâm Sứ Bagni đã gởi một bản phúc trình, trong đó thấy có hết lời khen ngợi về Cha Ðắc Lộ và đệ trình lên Hồng Y Fabio Chigni, Quốc Vụ Khanh của Ðức Inôcentê X, mà vị Hồng Y này sau được bầu làm Giáo Hoàng trong danh hiệu Alexandre VII. Năm 1654, trong một buổi họp có Cha Ðắc Lộ tham dự, Vị phát ngôn viên Hội Thánh Thể cho hay là đã qui tụ được một quỹ tài trợ và có thể giúp cho các Giám mục thừa sai. Do vậy, nhiều dấu hiệu tích cực cho thấy các khó khăn thuộc hai khâu tổ chức hậu cần và tài trợ kinh phí, như đã manh nha tìm ra giải đáp. Thành quả ấy có được là nhờ những sáng kiến và sự nhiệt tình đóng góp của các nhân vật chủ chốt trong Hội Thánh Thể.
6. Nhóm thừa sai đầy khả năng và nhiệt huyết
Ðầu tháng 2 năm 1653, Ðức Cha Henri de Maupas còn giới thiệu cho Cha Ðắc Lộ, Cha Jean Bagot (1580-1664), giáo sư tín lý, bề trên nhà tập Dòng Tên và là người điều hành trong một hội tư, gọi là “Hội Bạn Hiền” (Associatio amicorum, Les Bons Amis).[10] Ý nghĩa “Bạn Hiền” với chí hướng như “một tâm, một lòng”, là một hội dành riêng cho các Giáo sĩ hướng tới đời sống thiêng liêng qua tình bạn, đồng thời cũng nhằm giúp đỡ những sinh viên nghèo và cô đơn. Vào thời điểm này, Cha Jean Bagot đang điều động một nhóm khoảng mười hai người trẻ, tất cả đều sẵn sàng đáp lại Tiếng gọi thừa sai mà Cha Ðắc Lộ nêu ra.
Với danh tiếng từ quyển Tự điển Việt-La-Bồ, ấn hành tại Rôma năm 1651, Cha Ðắc Lộ đã được mời để đến nói chuyện ở Nhà tập Dòng Tên trước một cử tọa gồm Tập sinh Dòng và các Ðại chủng sinh Triều sắp chuẩn bị được làm linh mục. Ðây cũng là buổi nói chuyện đầu tiên mà Cha Ðắc Lộ thực hiện trong tháng 2-1653 với các thành viên của Hội Bạn Hiền và dẫn đến một kết quả thật mỹ mãn. Cha đã hoàn toàn chinh phục được các thính giả trẻ tuổi đầy nhiệt huyết để sẵn sàng dấn thân đi thừa sai. Có ba vấn đề đã được Cha đề cập trong bài diễn văn vào dịp này, nội dung Ngài phát biểu hôm đó, người ta còn ghi lại như sau:
Trước tiên Cha thuật lại một cách cụ thể và tỉ mỉ về những chuyến mạo hiểm của Ngài ở Việt Nam, và về việc thế nào Cha thích ứng với các điều kiện sinh hoạt, văn hóa địa phương, cũng như việc học tiếng Việt, Cha nói: “Trong thời gian 12 năm lưu trú trong xứ này, ở Ðàng Trong cũng như Ðàng Ngoài, tôi đã học Tiếng Việt với dân chúng địa phương. Tôi lại còn có một người thầy dạy: Cha Francisco de Pina, người Bồ Ðào Nha, là cộng sự đầu tiên trong nhóm Dòng Tên nhỏ bé của chúng tôi đã hiểu biết một cách thấu đáo ngôn ngữ Việt và giảng đạo mà không cần thông dịch. Thêm vào đó, tôi dùng các tài liệu của các Linh mục dòng Tên khác, đặc biệt là những công trình của hai Cha Gasparil de Amoral và Antoine Barbosa, mỗi Cha đều đã soạn thảo một tự điển, Cha Gasparil de Amoral tự điển Việt-Bồ và Cha Antoine Barbosa tự điển Bồ-Việt. Tôi đã sử dụng công trình của các Ngài và thêm vào đó cột chữ La-tinh tương ứng. Rốt cuộc có khoảng bảy đến tám ngàn từ chữ Việt quốc ngữ được đối chiếu với ngôn ngữ Bồ và La-tinh, mà không cần sử dụng đến loại kiểu chữ nôm hay chữ nho Việt Nam.”
Kế đến sang điểm thứ hai, Cha mô tả về tổ chức thừa sai tại Ðàng Trong và Ðàng Ngoài thích ứng với những phong tục tập quán địa phương. Tổ chức đời sống của các Thầy Giảng dựa theo khuôn mẫu của các sư sãi trong các chùa Phật giáo. Sau cùng, về điểm thứ ba, Cha trình bày nhu cầu khẩn thiết phải gởi Giám mục đại diện Tông tòa đến Việt Nam để truyền chức Linh mục cho người bản địa. Những cuộc bách hại liên tục hiện nay sẽ không cho phép người ngoại quốc được ở lại trong xứ, phải tránh những sai lầm như đã từng gặp ở Nhật, vì hiện nay không còn một Linh mục ngoại quốc nào có thể lưu lại nơi đấy. Phải sử dụng hết mọi biện pháp có thể, chính Ðức Inôcentê X và Thánh Bộ Truyền Bá Đức Tin cũng phải công nhận rằng, Giáo Hội sẽ không đủ khả năng thực hiện ý định nếu như từ khước sự nhờ cậy vào tài trợ vật chất của hoàng gia Tây Ban Nha hoặc Bồ Ðào Nha trong việc di chuyển và bảo vệ các thừa sai, cũng như việc xây cất nhà nguyện, thánh đường, nhà xứ, cơ sở… Chính Cha Ðắc Lộ, bản thân cũng phải nhờ vả tàu bè Bồ Đào Nha và Hòa Lan trên đường trở về Châu Âu.
Kế đến Cha Ðắc Lộ còn có thêm một buổi nói chuyện khác, cũng được thực hiện vào tháng 2-1653, lần này tại nhà Nữ Bá Tước d’Aiguillon và mang tính cách quan trọng hơn lần trước. Đây là buổi gặp gỡ có sự tham dự của các thành phần quan trọng trong Hội Thánh Thể mà Cha Ðắc Lộ hy vọng sẽ tìm được nguồn tài chính, nhân lực, cũng như những hợp tác khác... Nhờ lần này mà có 3 Linh mục trẻ đặc biệt gây nên sự thu hút bởi Cha Jean Bagot và Cha Ðắc Lộ, vì họ tỏ ra có đủ khả năng và xứng đáng để được phong Giám mục. Ðó là các Vị: Cha François de Montmorency-Laval, Cha François Pallu và Cha Pierre Piques.
Cha François Pallu, sinh năm 1626, là con thứ 10 trong một gia đình 18 anh em, giàu nhất thành phố Tours; 7 người chết sớm, 4 người lập gia đình, 7 người dâng mình cho Chúa, trong đó có 2 vị thuộc dòng Tên, 3 nữ tu và 2 Linh mục Triều phụ tá Giám mục. Cha Pallu xin đi tu lúc 9 tuổi, học Thần học ở trường Clermont, cư ngụ tại cư xá sinh viên “La Rose blanche”, ở chung với Cha François de Montmorency-Laval, Bernard Gontier, Luc Fermanel de Favery và Henri Boudon, sau này cùng là thành viên trong Hội Bạn Hiền. Được thụ phong Linh mục lúc 24 tuổi, tức năm 1650, Cha François Pallu đã tham dự trong một số sinh hoạt do Hội Thánh Thể tổ chức, có ý định muốn đi làm thừa sai ở Ðàng Ngoài Việt Nam, nhưng thân phụ không bằng lòng nên đành nhờ đến một người bạn của thân mẫu là Bà mẹ Marie de Saint-Bernard, nữ tu Dòng kín, can thiệp và bảo đảm rằng, Cha đã suy nghĩ chín chắn chứ không phải là một quyết định nhẹ dạ.
Còn cha François de Montmorency-Laval sinh ngày 30-4-1622, quê quán ở làng Montigny-sur-Avre, Giáo phận Chartres. Cha có tham dự trong Hội Thánh Nữ Ðồng Trinh do cha Jean Bagot điều hành. Cha Bagot cũng là giáo sư thần học của Cha François de Montmorency-Laval tại trường Clermont.
Qua các Linh mục trẻ đầy nhiệt huyết và lắm khả năng này, Cha Ðắc Lộ đã tìm ra được giải đáp cho yếu tố thứ ba về nhân sự thừa sai. Ngày 07-3-1653, Cha soạn thảo một thỉnh nguyện thư để trình lên cho Ðức Cha Bagni, Khâm Sứ Tòa Thánh. Trong đó trước tiên Cha nhắc lại rằng, từ năm 1615 ở Việt Nam đã có một cộng đồng tín hữu Công Giáo được hình thành và qui tụ với trên 300.000 giáo dân; thứ đến là báo tin cho hay hiện nay trong nước Pháp, Cha đã tìm được một số Linh mục Triều với tấm lòng đầy nhiệt huyết và nhận thấy có đủ khả năng để lãnh nhận chức Giám mục, họ sẵn sàng đi đến những miền xa xôi ấy nhằm đáp ứng các nhu cầu truyền giáo của Giáo Hội.
Vậy là ba khó khăn lớn hầu như đều có được những giải pháp thỏa đáng. Vào tháng 7-1653, một thỉnh nguyện thư rất cảm động đã được soạn thảo để đệ trình lên Ðức Inôcentê X, trong đó có các chữ ký của Cha Vincent de Paul; Cha Colombet, chánh sở Saint-Germain, một Họ đạo trọng điểm của Paris; và Cha Ðắc Lộ. Nội dung chủ yếu trong thư như sau:
“… chúng con khiêm tốn thỉnh nguyện lên Ðức Thánh Cha xin tiến hành truyền chức Giám mục Hiệu tòa và trao cho họ trách nhiệm Đại diện Tông tòa trong hai vùng truyền giáo Ðàng Trong và Ðàng Ngoài. Tại Paris, chúng con đã tìm được một số Linh mục Triều có đủ khả năng thi hành những chức vụ này. Chúng con dám xin giới thiệu vì nhận thấy họ có tâm hồn trong sạch, có nhiệt tình, khôn ngoan và đủ kiến thức về Tín lý. Vả lại, họ sẵn sàng để đón nhận sự khảo hạch bởi những Vị mà do Ðức Thánh Cha đề cử... chúng con xin dâng lên lời thỉnh nguyện này với hết tấm lòng chân thành.”
Một điều đáng tiếc xảy đến, những nỗ lực hoạt động của Cha Đắc Lộ muốn dâng hiến cho Việt Nam giờ đây buộc phải đến hồi kết thúc. Do áp lực từ hoàng gia Bồ Đào Nha, Ngài được Bề trên Dòng thuyên chuyển và bổ nhiệm làm Giám tỉnh Dòng Tên trong xứ Ba Tư. Tháng 8-1654, Cha Ðắc Lộ từ giã Paris, vào phút chia tay, Cha François Pallu còn ghi lại những lời sau cùng của Ngài: “Tôi luôn luôn xác tín rằng Chúa là Đấng lo liệu và tổ chức thời gian, một ngày nào đó Người sẽ ban Ơn phù trợ cho dân chúng Ðàng Ngoài và Đàng Trong vào lúc thuận tiện nào đó, hẳn sẽ có Giám mục được gởi đến cho họ”. Cha Đắc Lộ đã cống hiến cho Giáo Hội phần còn lại của đời mình ở Ispahan (Thủ đô Ba Tư lúc bấy giờ, cách Teheran khoảng 350 km về phía nam), với chức vụ Giám tỉnh dòng Tên xứ Ba Tư. Không lâu sau, Ngài đã qua đời ngày 05 tháng 11 năm 1660 và được chôn cất tại đó.[11]
Ba vị François Pallu, François de Montmorency-Laval và Pierre Piques có hy vọng được chọn làm giám mục từ tháng 2 năm 1653, các Ngài được Ðức Khâm Sứ Bagni điều tra theo Giáo luật, nhưng rốt cuộc thì vẫn chờ đợi quyết định của Ðức Thánh Cha. Sở dĩ có sự chậm trễ vì Tòa Thánh còn đang nghi ngại những chống đối từ phía Bồ Ðào Nha, họ đe dọa sẽ cầm tù và bắt giam những Giám mục Pháp mà Tòa Thánh đang dự định gởi sang Châu Á. Vua Jean IV của Bồ Ðào Nha đã xúi dục Dòng Tên bất cộng tác với dự án nước Pháp và đề nghị một bảo trợ khác bởi 60 Tu sĩ dòng Tên. Từ đó những công việc thực hiện do Hội Thánh Thể cực lực vận động đã không tiến triển gì thêm, suốt trong năm 1654 chẳng thấy nhúc nhích chi cả.
7. Hành trình Rôma vận động xin duyệt xét
Paris năm 1655, thêm một nhân vật khác xuất hiện, Cha Vincent de Meur, người gốc Bretagne duyên hải Côtes d’Armor (tây bắc nước Pháp), đã theo học ở đây từ năm 1643, Ngài cũng là tùy viên phòng tuyên úy Hoàng triều, được thừa kế chức Tu viện trưởng Saint-André-de-la-Bellière.[12] Cha quyết định về ở chung phố Coupeau cùng với các bạn : Louis Chevreuil, Jean Dudouyt, Michel Gazil de la Bernardière, Pierre Piques... họ tất cả gồm 13 người sống quây quần với cha Jean Bagot. Mỗi thứ năm, và đôi khi cả thứ ba, Cha Vincent de Meur cùng với người bạn là Cha Vincent de Paul đi giảng thuyết cho một Hội thừa sai hoạt động khắp vùng nước Pháp, nhằm phát triển việc truyền giáo ở thành phố cũng như thôn quê. Trong một buổi họp, họ bàn bạc với nhau rồi lấy quyết định tổ chức một chuyến công du sang Rôma, coi như biện pháp quyết định cuối cùng để vận động cho chương trình thừa sai Việt Nam.
Ðược báo tin, Cha François Pallu rời ngay thành Tours để quay về Paris, rồi cùng với Cha Vincent de Meur và ba người khác, tất cả năm người đều thuộc nhóm Bạn Hiền, chuẩn bị khởi hành đi Rôma. Bấy giờ là mùa xuân 1656, họ ghé chân qua Marseille rồi lấy tàu để sang Kinh đô, đoàn đến nơi ngày 03-6-1657, chỗ lưu trú cho Phái đoàn được sắp xếp tại nhà các Ðệ Tử Thánh Vincent, đường Missione, Monte Citario. Trong khi nhóm lữ hành trên đường tiến về Rôma thì hay tin được tăng cường thêm người thứ sáu nhưng Vị này không đi cùng một lượt, đó là cha Pierre Lambert de la Motte. Vị Linh mục này sinh năm 1624 tại Lisieux, thụ phong linh mục ngày 27-12-1655 ở Coutances, từng hành nghề Luật sư và sau đó còn được bổ nhiệm làm giám đốc một bệnh viện tại thành phố Rouen. Cha Pierre Lambert de la Motte, do quen biết Cha François de Montmorency-Laval nên mỗi lần lên Paris, đều ghé qua trụ sở nhóm Bạn Hiền ở phố Couteau để thăm một người em của mình, cũng là một thành viên thuộc nhóm này.
Chính ở đây mà Ngài được hay tin về dự tính đi Rôma của các bạn Vincent de Meur và François Pallu. Bản thân mình, Ngài cũng từng mơ ước được đi Canada hay Trung Quốc, khi nói chuyện với cha Vincent de Paul thì cha Lambert De la Motte được động viên, nên quyết định cũng lấy hành trình nhằm có ý trợ giúp với đoàn công du Rôma một tay. Ghé qua Dijon, rồi Lyon, kế đến trên hành trình, Cha hay tin rằng, mình cũng là một trong ba ứng viên được đề cử chức Giám mục, thay thế cho cha Pierre Piques. Cha liền ghé Annecy viếng mộ thánh François de Sales, viếng Notre-Dame de Myans, viếng tu viện Grande Chartreuse (một Đan viện danh tiếng ở Pháp), rồi sau đó lên đường đi Toulon để chặng cuối lấy tàu tiến về Thành thánh Kinh đô Giáo hội.
Giờ đây bối cảnh Giáo triều vừa chuyển sang một bước ngoặt mới, Tân Giáo Hoàng với danh hiệu Alexandre VII được bầu lên ngày 07-4 và đăng quang ngày 18-4-1655. Ðoàn hành hương gồm các Cha François Pallu và Vincent de Meur, vừa khi đến Rôma đã được Ðức Hồng Y Bagni, cựu khâm sứ Paris, tiếp đón nồng nhiệt và chỉ dẫn tận tình về những thủ tục Giáo triều. Họ được gặp Ðức Hồng Y Corrado, bạn của Ðức Giáo Hoàng, gặp Bộ trưởng Thánh Bộ Truyền giáo là Ðức Hồng Y Mario Alberici, và sau cùng đã xin được cuộc hẹn để yết kiến Ðức Alexandre VII, ấn định vào ngày 17-7-1657. Cha Vincent de Meur dịp này được trình bày lời thỉnh cầu với Ðức Giáo Hoàng về tình hình Kitô giáo tại Trung Quốc, Bắc và Nam Việt Nam. Trong thỉnh nguyện thư lần này Cha Vincent de Meur đã tỏ ý với Ðức Alexandre VII về một vài điểm tương đối tế nhị, đại khái qua những lời sau đây :
“… Chính vì lẽ đó mà chúng con dám đích thân mạo muội đệ trình công việc này với Ðức Thánh Cha..., xác tín về những thành công mà các thừa sai sẽ mang lại trong những vùng truyền giáo này. Chúng con không dám đề cập đến vấn đề Giám mục vĩnh viễn, mà chỉ xin Ðức Thánh Cha gởi các Giám mục hiệu tòa. Còn như việc thực hiện dự án này, chúng con xin hứa tự lo liệu mọi chi phí mà không có ý đòi hỏi gì nơi Thánh Bộ Truyền Giáo. Chúng con sẵn sàng làm một đảm bảo đặt tại thành phố Avignon, mà thấy là đủ để lo liệu phương tiện cho các thừa sai sẽ được gởi đi. Ngoài ra chúng con cũng hy vọng rằng, chính quyền Bồ Ðào Nha từ hai năm nay đã thuận phép cho 12 thừa sai quốc tịch khác, lưu chuyển trên đất Bồ và những miền thuộc địa của họ, thì tin rằng cũng sẽ giúp chúng con như vậy. Giả như họ có muốn gây ra khó dễ, thì chúng con vẫn có hướng đi khác không phải lệ thuộc họ, bằng cách dùng đường băng qua Ba Tư và Mông Cổ...”
Nhiệt tình của nhóm linh mục trẻ này đã làm Ðức Alexandre VII rất cảm động, chính bản thân Ngài hồi còn trẻ cũng từng mơ ước để trở thành thừa sai. Nghe phúc trình xong, Ngài khích lệ họ và hứa sẽ triệu tập một ủy ban gồm 4 Hồng Y Rospigliosi, Spada, Albizzi và Azzolini để lo xúc tiến thủ tục. Như vậy mọi chuyện đều đã ổn, Cha François Pallu vui mừng báo tin cho Nữ Bá Tước d’Aiguillon. Các thành viên đoàn hành hương đều trở về Pháp chỉ còn một mình Cha François Pallu ở lại Rôma để theo dõi hồ sơ. Tại đây Cha được Linh mục Guillaume Lesley, thư ký của hai Ðức Hồng Y Charles Barberini và Mario Alberici, tận tình giúp đỡ nhưng vẫn là, công việc xúc tiến rất chậm.
Bốn tháng sau vào ngày 18-11-1657, Cha Pierre Lambert de la Motte cuối cùng thì cũng tới được Rôma. Đây là một con người mưu lược và lắm tài ngoại giao, Cha Lambert đã tìm dịp để xin được yết kiến Ðức Hồng Y Alberici, trưởng Thánh Bộ Truyền Bá Đức Tin. Qua suốt 11 giờ bàn thảo, cuộc yết kiến đã đề cập đến hết mọi khía cạnh của công việc, trong đó có hai vấn đề đặc biệt quan trọng được đem ra mổ xẻ. Khó khăn thứ nhất: Vấn đề ngân khoản tài trợ cho các thừa sai, Cha Lambert đang thừa hưởng một tài sản khá dồi dào, Ngài liền làm giấy tại chỗ với một luật sư người Ý, xin lấy tài sản riêng này để đảm bảo chu cấp cho các thừa sai. Khó khăn thứ hai: Vấn đề mối cấu kết gần đây được thiết lập giữa Dòng Tên và chính quyền Bồ Ðào Nha, nhằm cản trở việc gởi các thừa sai Pháp đến những miền trong khu vực Quyền Tài Phán của họ. Cha thư ký Guillaume Lesley trong ý phát biểu tại buổi họp cho rằng, dẫu biết đây là một khó khăn lớn, có khi nó còn lớn hơn cả việc rao giảng Phúc Âm cho lương dân nữa, nhưng Ngài bày tỏ vẫn chủ trương phải quyết chí tiến hành trong nhẫn nại.
Với biết bao nhiêu nỗ lực của nhiều con người rốt cuộc thì, cũng tới lúc phải đi đến kết quả. Ngày 13-5-1658 Thánh Bộ Truyền Giáo đệ trình đề nghị nhằm bổ nhiệm Cha François de Montmorency-Laval làm Giám mục đi Canada, Cha François Pallu và Cha Pierre de la Motte làm Đại diện tông tòa đi các xứ truyền giáo ở Trung hoa và các nước lân cận. Ngày 08-6-1658, Ðức Alexandre VII chuẩn y các đề nghị này. Sau đó qua bổ nhiệm thư đề ngày 29-7-1658, Ðức Alexandre VII bổ nhiệm Cha François Pallu làm Giám mục hiệu tòa Héliopolis, Cha Pierre Lambert de la Motte làm Giám mục hiệu tòa Béryte, cả hai làm Giám Quản Tông Tòa cho các xứ truyền giáo Nam Trung Hoa và Việt Nam.[13] Chính ngày này được coi là ngày thành lập Hội Thừa Sai Hải Ngoại Paris, tên tiếng Pháp: La Société des Missions Etrangères de Paris (cách viết tắt: Les MEP, sở dĩ phải có thêm chữ “de Paris”, vì muốn phân biệt với một Hội thừa sai khác tại Pháp do Cha Vincent de Paul thành lập để đào tạo người đi truyền giáo Ba Tư). Ngày 17-11-1658, Cha Pallu được tấn phong Giám mục tại Rôma và ngày 02-6-1660, Cha Lambert thụ phong Giám mục tại Paris.
8. Sắc chỉ Super Cathedram
Ngày 09-9-1659, Ðức Alexandre VII ban hành Sắc chỉ Super Cathedram thiết lập 2 Giáo phận truyền giáo đầu tiên tại Việt Nam: Ðức Cha François Pallu được bổ nhiệm làm Giám Quản Tông Tòa Đàng Ngoài, kiêm quyền cai quản 5 tỉnh Vân Nam, Quí Châu, Hồ Nam, Hồ Bắc và Tứ Xuyên của Trung Quốc cùng với nước Lào. Đức Cha Pierre Lambert de la Motte được bổ nhiệm làm Giám Quản Tông Tòa Đàng Trong, kiêm quyền các tỉnh Chiết Giang, Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây và Đảo Hải Nam của Trung Quốc và gồm cả Chiêm Thành. Theo đề nghị của 2 Ðức Cha Pallu và Lambert, ngày 20-9-1660, Cha Ignace Cotolendi cũng được tấn phong Giám mục hiệu tòa Métellopolis, bổ nhiệm Giám Quản Tông Toà Nam Kinh, Vị này được tiến hành tấn phong Giám mục vào ngày 07-11-1660 tại Nhà tập Dòng Tên Paris.
Với biến cố ngày ra Sắc chỉ Truyền giáo này, cũng được coi là ngày mở đầu chuyển sang thời kỳ thứ hai trong lịch sử truyền giáo tại Việt Nam: đó là Thời kỳ phát triển với Hàng giáo phẩm Tông tòa. Cần nắm sơ qua, các tác giả khi ghi lại quá trình hình thành Giáo hội Việt nam, thường hay phân chia thành 3 thời kỳ: Một là, Bước thăm dò và bảo trợ; kế đến là thời kỳ Phát triển, cai quản bởi Giáo phẩm Tông tòa; và sau hết là Trưởng thành trong cơ chế tự lập Hàng giáo phẩm Việt nam.[14]
Có thể xem rằng Sắc chỉ Super Cathedram được ví như một “Sứ vụ lệnh” mà Đức Alexandre VII ban cho hai Đức Cha, Lambert de la Motte và François Pallu, được hiểu như là lệnh bổ nhiệm Giám Mục Tông Tòa, mỗi bản giao cho từng người được viết giống nhau, chỉ khác ở mục ghi tên và nhiệm sở Tông tòa. Trong đó có ba ý tưởng chính, xin được trích yếu lược mô tả sau đây:
Về mục tiêu: “... Nới rộng tầm nhìn trên toàn thể thế giới Kitô, để lo lắng tận tâm có thể được và trong Ơn Chúa, hầu hướng dẫn và săn sóc tinh thần cho toàn tín hữu trong các quốc gia chỉ định”.
Về sứ mệnh và công việc: “... Ta cắt đặt và đề cử Ngài (Tên Đức Cha Pallu) làm Đại diện Tông Tòa (xứ Đàng Ngoài), với quyền cai quản các tỉnh mà Ta đã nêu ra ở phần trên, cùng khả năng được nới rộng địa hạt cai quản ra các tỉnh khác. Được quyền phân chia cho một Giám mục khác, nếu Ngài thấy rằng đó là điều cần thiết để đáp ứng nhu cầu tinh thần cho các giáo dân, hầu để họ không phải rơi vào hoàn cảnh không có Mục tử”.
Về quyền hạn: “... Để cho việc phong chức các Linh mục bản xứ được dễ dàng hơn, và để cho Đạo Công Giáo được thiết lập một cách chắc chắn hơn. Với sự chúc lành của Chúa, với uy tín và nội dung của Sắc lệnh này, Ta cho phép và nhượng quyền cho Ngài, trong tư cách là Đại Diện Tông Tòa, chỉ trong vòng bảy năm, được miễn trừ cho các Giáo sĩ nói trên trong Giáo phận của Ngài không cần hiểu biết tiếng La-tinh, miễn là họ phải biết đọc tiếng La-tinh và biết giải thích qui định của Giáo Luật về Thánh lễ và về thể thức của các phép Bí tích trong Giáo Hội”.
Và còn thêm “Trong những điều kiện trên, những Giáo sĩ địa phương sẽ có thể được tiến chức vào mọi Chức thánh, kể cả chức Linh mục, miễn là họ phải biết chấp hành mọi luật định. Ngài sẽ có toàn quyền giản lược việc đọc các Nghi thức Thánh, nghĩa là đối với việc thi hành các Giờ kinh phụng vụ theo Giáo luật, họ có thể đọc những Lời kinh nguyện ấy bằng ngôn ngữ địa phương”.
Về hiện tình và hướng hoạt động cho hai Địa phận Ðàng Trong và Ðàng Ngoài trong tương lai như vậy đã được định đoạt, những nhiệm vụ cần phải hoàn thành là: Truyền chức Linh mục để thiết lập Hàng Giáo sĩ địa phương. Ngoài ra các vị Đại diện Tông tòa còn phải làm gương sáng cho Hàng Giáo sĩ bản địa, tuyệt đối không dính líu vào chính sự, phải thích ứng với tập tục và thói quen địa phương. Song song đó còn lo thiết lập các Chủng viện hay Học viện để đào tạo Linh mục bản xứ, liên lạc chặt chẽ và vâng phục tuyệt đối vào Tông Tòa.[15]
Vậy là giờ đây đến phần các Vị phải bắt đầu nghĩ đến nhu cầu lo chuẩn bị hậu cần, một tương lai đường dài. Làm sao vẫn còn người tiếp nối theo sau công việc của kẻ đi trước và lo toan đảm bảo cung cấp tài chánh để gánh vác cho mọi nhu cầu đòi hỏi của tất cả sinh hoạt của Hội trong thời gian tới.
9. Tổ chức Chủng viện Thừa sai và nguồn kinh phí
Song song với ý định tiến hành ra đi truyền giáo, những Vị sáng lập Hội Thừa Sai Paris, ngay từ buổi ban đầu đã nghĩ đến việc đào tạo nhân lực. Hồi còn bên Rôma đang khi vận động thành lập Hội, thì trong hồi ký hai Vị Lambert và Pallu có đề ra phương án thành lập một chủng viện chuyên lo việc hoán cải cho dân ngoại.[16] Ngày 01-7-1658, ba Đấng là François de Laval, François Pallu và Pierre Lambert de la Motte đã làm một thỉnh nguyện thư lên Thánh Bộ Truyền Giáo xin phép mở một chủng viện mà mục đích duy nhất chỉ là đào tạo kỹ năng rao giảng tin mừng cho các Thừa sai. Trong kế hoạch đó người ta sẽ nhận tất cả các Linh mục nào muốn sống thử Ơn gọi thừa sai của mình và sẽ tiến hành đào tạo họ bằng mọi cách để có thể thích ứng với khả năng và môi trường hoạt động truyền giáo xa xôi. Thánh Bộ tiếp nhận thỉnh nguyện thư một cách thuận lợi, nhưng cũng để cho 3 Vị sáng lập ấy hoàn toàn tự do, lấy sáng kiến của mình áp dụng trong việc gầy dựng và tổ chức.
Từ buổi sơ khai tại Paris, cũng vẫn luôn là hai nhóm Hội này đảm nhận dự án: Hội Bạn Hiền tuyển chọn nhân sự thừa sai, còn Hội Thánh Thể huy động ngân quỹ tài chánh đồng thời lo xây dựng cơ sở.[17] Ðức Cha François Pallu ngay sau khi thụ phong Giám mục ở Rôma, thì đầu năm 1659 đã quay về Paris gặp lại Hội Bạn Hiền ở phố Coupeau và phố Saint-Dominique, nhằm tìm kiếm và tuyển chọn các thừa sai trẻ cho chương trình huấn luyện để gửi sang Việt Nam. Nhóm Bạn Hiền ở Paris và các tỉnh đã gởi về khoảng 20 Linh mục trẻ sẵn sàng tình nguyện đi truyền giáo. Một người trong thân tộc Cha Pallu, bà De Miramion, đã bằng lòng cấp dưỡng nơi ăn chốn ở cho các ứng sinh tại một dinh thự của bà trong trấn La Couarde gần La Queue-les-Yvelynes, cách Paris khoảng 50 cây số về phía đông nam. Nơi đây, Ðức Cha Pallu đã thiết lập một chương trình đào tạo gồm 2 lãnh vực: giảng dạy lý thuyết bằng cách học hiểu các tác phẩm nói về Châu Á và cho thử việc qua thực tập cụ thể các phương pháp giảng đạo bình dân nơi ba làng quê trong nước Pháp: Haute-Marne, Oise và Dreux. Ngày 27-9-1659 người ta cũng giới thiệu thêm cho Ðức Cha khoảng 40 ứng viên mới tại La Couarde, vì xét thấy phù hợp với những tiêu chuẩn do Ngài đã đề ra, là sức khoẻ, khả năng khoa học, tinh thần vâng lời, nhân đức siêu thoát... Ðức Cha chỉ chọn được có 6 người.
Như vậy Chủng Viện Thừa Sai có được một nơi đóng cứ tại La Couarde từ mùa hè cho đến cuối năm 1659, sang đầu năm 1660 thì dời về Paris, đường Quincampoix, cạnh bên nhà thờ Saint-Josse. Lúc ấy nhân lực tất cả gồm 2 Giám mục, 11 Linh mục, 5 Tu sĩ và 8 giáo dân. Vậy là chương trình đào tạo đã được khởi động, còn tiếp đến tình hình cơ sở chủng viện và ngân quỹ truyền giáo sẽ diễn biến ra sao? Hội Thánh Thể chính là nhân tố tích cực chủ động trong việc kiến tạo Chủng Viện Thừa Sai. Năm 1658 Hội đã lập một Hội Ðồng Thừa Sai và chỉ định những ủy viên để lo xây dựng một cơ sở chủng viện dành cho “Thừa Sai hải ngoại”, một trong những ủy viên này là ông Du Plessis, người đã tỏ ra rất hăng say tích cực. Để huy động nguồn tài chánh và nhân lực, năm 1659, Hội Thánh Thể cho phát hành một tờ bướm tin và một tập tư liệu nhỏ để phổ biến trong toàn nước Pháp. Tờ loan tin đó mang tựa đề “Thông báo về các phái đoàn thừa sai đến xứ Bắc Việt và Nam Việt”, trong đó đề cập tới tình hình hiện có khoảng từ 20 đến 30 thừa sai đang chuẩn bị hành trang để cùng lên đường với hai Giám Mục Ðại Diện Tông Tòa, và kêu gọi các ân nhân hãy rộng lượng giúp đỡ hầu gầy dựng một ngân khoản tài trợ cho chuyến hành trình và cuộc sống hải ngoại xa xôi của các thừa sai.
Trước khi lên đường đi nhận nhiệm sở mình, bốn Giám mục thừa sai tiên khởi, cũng là các Đấng sáng lập Hội Thừa Sai Paris là Laval, Pallu, de la Motte và Cotolendi đã chỉ định cho 6 nhà quản lý để lo việc quản trị cơ sở ở Paris trong khi các Ngài vắng mặt. Sáu người quản lý ấy gồm 3 Giáo sĩ, đó là các Cha Vincent de Meur, Luc Fermanel de Favery và Michel Gazil de la Bernardière; 3 giáo dân là các ông Jean de Garibal, René de Voyer và Antoine Pajot de la Chapelle. Năm 1660, Ðức Cha Lambert de la Motte cũng đã ký một giấy ủy quyền khác cho các quản lý của Ngài, trao phó trách nhiệm phải kiến thiết một chủng viện để đào tạo thừa sai nhằm phục vụ cho các Giám Mục Ðại Diện Tông Tòa. Năm 1663, Ông Du Plessis, được sự ủng hộ và giúp đỡ của bạn bè, đã điều đình để mua lại căn nhà của Ðức Cha Bernard de Sainte-Thérèse. Đến ngày 16-3-1663 thì Ðức Cha này đã ký giấy bán các dãy nhà của Ngài ở địa chỉ: 128, Rue du Bac, Paris quận 7 để làm cơ sở Chủng Viện Thừa Sai, cơ sở này vẫn còn tiếp tục duy trì điều hành cho đến ngày nay.
Sau khi lo xong cơ sở, các Vị quản lý bắt đầu tiến hành thủ tục xin được chính thức công nhận bởi chính quyền và giáo quyền cho Chủng Viện Thừa Sai này. Ngày 26-7-1663 vua Louis XIV ký ngự chỉ công nhận Chủng Viện Thừa Sai, Vua xác nhận hợp đồng được ký kết mua bán giữa đôi bên và thừa nhận tính hợp pháp của “Chủng Viện truyền giáo cho lương dân tại các xứ hải ngoại”, ngày 07-9-1663 Nghị viện Paris đã tiến hành thủ tục đăng ký tính pháp quyền của ngự chỉ ấy. Ngày 10-10-1663, Viện trưởng tu viện Saint-Germain-des-Prés, Henry de Verneuil, phê chuẩn xác nhận cho hai nhà quản lý Gazil de la Bernardière và Armand Poitevin được toàn quyền điều hành Chủng viện. Ngày 11-6-1664, đại hội đầu tiên của Chủng Viện được triệu tập, Cha Vincent de Meur được bầu làm Bề Trên tiên khởi cho Chủng Viện Thừa Sai; François Bésard làm phụ tá và Luc Fermanel làm quản lý. Ðại hội cũng đã chỉ định ra một giáo sư thần học coi chuyên khoa và một giám đốc đặc trách chủng sinh vụ. Tất cả các nhân viên điều hành tiên khởi của Chủng Viện Thừa Sai đều xuất thân từ nhóm Bạn Hiền, do cha Jean Bagot điều động.
Được bầu làm bề trên, Cha Vincent de Meur lo liệu ngay việc xin Tòa Thánh công nhận Chủng Viện Thừa Sai. Ngày 11-8-1664, Ðức Hồng Y Chigni, là cháu của Ðức Giáo Hoàng Alexandre VII đang làm đại diện tại Paris, đã nhân danh Tòa Thánh cấp Thánh chỉ công nhận Chủng Viện Thừa Sai Hải Ngoại. Như vậy, Chủng Viện này dẫu là được thành lập do các Đấng Bậc chức quyền trong Giáo hội Pháp, nhưng họ cũng sát cánh cùng với Thánh Bộ Truyền Bá Đức Tin và Các Giám Mục Ðại Diện Tông Tòa để đào tạo và tiếp tục gởi đi khắp nơi những nhân sự mà Thánh Bộ có yêu cầu cho công việc mở mang Kitô giáo.
Sau khi được bổ nhiệm Giám mục Tông tòa và thu xếp xong việc hậu cần, các Ngài chuẩn bị lên đường để nhận nhiệm sở. Lực lượng từ Châu Âu khởi hành sang Viễn đông gồm Giám mục, Linh mục và giáo dân tất cả có 16 nhân sự, thì hết 8 Vị phải bỏ mạng trên đường đi. Trong số đó đau buồn nhất là có cả Đức Cha Ignace Cotolendi. Sau cuộc hành trình vất vả xuyên Ấn Độ, khi đến cảng Masulipatam để lấy tàu đi Ayuthia, Ngài mắc bệnh ruột và lên cơn sốt nặng, rồi vì kiệt sức nên đành vĩnh viễn bỏ cuộc ngày 16-8-1662, thi thể Ngài được mai táng ngay tại bờ biển Đông Ấn.[18] Số còn lại, kẻ thì đến trước người tới sau, các Vị chọn điểm dừng chân đầu tiên để khởi sự cho Sứ vụ là tại Ayuthia, kinh đô nước Xiêm thời bấy giờ. Với số còn lại gồm 8 người, thì 3 người thuộc phái đoàn thừa sai Ðàng Trong đã đến nhiệm sở trước vào ngày 22-08-1662, là các Vị: Ðức Cha Lambert với 2 Cha Jacques de Bourges và François Deydier. Năm người thuộc đoàn thừa sai Ðàng Ngoài đến ngày 27-01-1664, đó là Ðức cha Pallu và 4 Cha: Pierre Brindeau, Louis Laneau, Louis Chevreuil và Antoine Hainques. Tuy nhiên trước đó, ngày 14-10-1663 Cha Jacques de Bourges được Ðức Cha Lambert ủy thác trở về Châu Âu với sứ mệnh trình bày cho Tòa Thánh biết về những khó khăn gặp phải trên đường đi đối với các Cha Dòng tên Bồ Ðào Nha và xin nới rộng quyền cho các Giám mục Đại diện Tông tòa. Như vậy tính vào thời điểm đầu năm 1664, thì số có mặt tại Ayuthia chỉ có 7 nhân sự để khởi phát cho một công trình truyền giáo trường kỳ lịch sử của Hội Thừa sai Paris tại Châu Á.[19]
10. Vài nhận định kết thúc
Đến đây bài tường trình xin được mạn phép dừng lại việc ghi chép những bối cảnh về quá trình hình thành của Hội Thừa Sai Hải Ngoại Paris. Về sau nếu trong một dịp nào để tìm hiểu thêm phần hoạt động của lực lượng Thừa sai này, thì nội dung nối tiếp sẽ là những gì mà Hội cống hiến cho Giáo Hội Việt Nam. Dĩ nhiên chúng ta không thể phác họa hết cho đầy đủ, dù chỉ là ngắn gọn, của khoảng thời gian hơn 350 năm hoạt động truyền giáo của Hội. Dẫu vậy, hẳn là cần thiết để dựng lại một nội dung trình thuật về buổi gầy dựng ban đầu, mà họ đã trải qua một thời kỳ với không biết bao nhiêu nghịch cảnh và thử thách. Đồng thời người ta cũng không quên ghi nhận lại các thành tích đạt được cũng như những phương pháp ngoạn mục mà Hội đã vận dụng để đi tới thành công mỹ mãn. Nỗ lực trọng yếu của các Ngài và các Đấng kế tục là làm sao thực thi cho phù hợp với những chỉ dẫn của Tòa Thánh, thể hiện vai trò Đại diện Tông tòa, quan tâm đến việc đào tạo các Linh mục bản xứ.
Sau khi đến Ayuthia, từ tháng Giêng 1663 Ðc Lambert lập một địa sở thường trực tại đây và đặt tên là Nhà Thánh Giuse, có thể xem đây như là địa chỉ đầu tiên của Tòa Giám Mục Ðịa phận Ðàng Trong. Ngày 31-3-1668, vọng lễ Phục Sinh tại Ayuthia, Đức Cha Lambert de la Motte đã tiến hành nghi thức tấn phong cho Linh mục người Việt đầu tiên là thầy Giuse Trang, một người thuộc Đàng Trong quê ở An Chỉ, Quảng Ngãi, nay thuộc Giáo phận Qui Nhơn, lúc ấy Thầy chỉ mới 29 tuổi. Biến cố này như đánh dấu cho một bước ngoặt quan trọng hình thành Giáo hội Việt nam.[20] Hơn 2 tháng sau, đến phiên hai thầy từ Đàng ngoài, là Gioan Huệ và Bênêđictô Hiền, được thụ phong Linh mục vào ngày 8-6-1668; cũng trong năm ấy, có thêm một người Đàng Trong được chịu chức là thầy Luca Bền. Thật đáng tiếc vài năm sau đó, chính quyền Siam (nay là Thái Lan) bắt đầu bách hại những người Kitô hữu và Chủng viện buộc phải dời sang nơi khác. Đầu tiên, được chuyển đến Cam Bốt, rồi Ấn Độ và cuối cùng trụ về đến Penang thuộc Malaysia, và nơi đấy vẫn còn duy trì sinh hoạt cho đến ngày nay. Thời gian sau đó, các nhà Thừa sai Paris đã tiếp tục mở thêm những tiểu và đại chủng viện trong nhiều quốc gia khác nhau. Năm 1850 họ điều hành 19 chủng viện, năm 1900: con số là 41, năm 1939 lên đến 75. Rồi dần dần các chủng viện này đều được giao lại cho các Giám mục điều hành sở tại.[21]
Đồng thời với việc thi hành bổn phận đào tạo các Linh mục được coi như là trọng tâm hoạt động chính yếu, thì ở lãnh vực khác rộng lớn hơn, chính là lo thành lập các cộng đồng Tân Giáo hội địa phương. Từ hình ảnh được ghi nhận vào tháng 10-1663, cộng đoàn người Công Giáo coi như đầu tiên sinh hoạt với các Thừa sai Paris đếm được khoảng 150 người, mà đa số là Việt Nam và Nhật Bản.[22] Thì cho đến ngày nay đã có hơn một trăm Giáo phận tại Châu Á do các Nhà truyền giáo của Hội Thừa Sai Paris giữ vai trò thiết lập, truyền bá Tin Mừng và khai sinh những cộng đồng Kitô hữu. Họ đã dạy giáo lý, mua đất đai, xây dựng nhà thờ, mở các trường học, các chủng viện, bệnh viện và tất cả những cơ sở này về sau, đều chuyển giao lại cho Giáo Hội địa phương.
Ngày nay song song với việc gửi người ra hải ngoại, Hội còn lo điều hành một chương trình hoạt động Thừa sai tại chỗ, thường xuyên có khoảng hơn 100 Linh mục, Tu sĩ đến từ các Xứ truyền giáo khi xưa, nay đang được cứu mang trên nước Pháp để theo học các khóa tu nghiệp hoặc nâng cấp trình độ Thần học. Rất nhiều Giám mục hiện tại và sẽ còn thêm không ít trong tương lai, nhờ chương trình này mà được tiến chức, đồng thời cũng do sự cống hiến đó, mà các Giám mục hội đủ mọi kỹ năng cần thiết để phục vụ đắc lực cho Giáo Hội địa phương mình.
Cần phải có một trường thiên bất tận về Lời cảm tạ mà tỏ bày dâng lên cùng Đấng Quan Phòng, và hẳn nhiên, cũng hướng tấm lòng tri ân đến các vị Tiền nhân Đáng kính trong một Hội Thừa Sai thật là huyền diệu./.
WHĐ (20.8.2021)
[1] Dữ liệu trong Phân mục: “Những tháng ngày ảm đạm...” trích dẫn trong: Lm Nguyễn Hồng, Lịch sử Truyền giáo ở Việt nam; Quyển I; chương VI: Cha Đắc lộ với những trang sử máu đầu tiên.
[2] x. VPPK Tông đồ VN hải ngoại, Sơ lược tiểu sử Chân phước Anrê Phú Yên, trang Web: vntaiwan.catholic.org.tw/andre/4andre.htm (truy cập ngày 20.8.2021)
[3] x. Bùi Đức Sinh OP, Lịch sử Giáo Hội Công Giáo, Phần Nhì, Ấn bản 1972, trang 325.
[4] x. Antôn Nguyễn Trường Thăng, Tìm hiểu lịch sử Công Giáo tại Việt nam, chương VI: Lý do Dòng Tên đến Đàng Trong; Phụ lục: Dấu ấn Công Giáo Nhật Bản. Trang Web: antontruongthang.wordpress.com/tim-hieu-lich-su-cong-giao-tai-viet-nam/ (truy cập ngày 20.8.2021)
[5] Ibid: Chương VIII, Linh mục Alexandre de Rhodes; mục E, Hoạt động ở Macau.
[6] x. Gs. Trần văn Cảnh, Thừa Sai Hải Ngoại Paris / 350 năm xây dựng Giáo hội Việt nam; Bài 2, tại: http://ghhv.quetroi.net/63TVCANH/63TVCANHMEP03.htm (truy cập ngày 20.8.2021)
[7] Ibid, Mục 6: Thành lập Thánh Bộ Truyền giáo.
[8] x. Antôn Nguyễn Trường Thăng; Tìm hiểu lịch sử Công Giáo tại Việt nam, chương II: Quyền Bảo trợ và thành lập Thánh bộ Truyền giáo.
[9] Dữ liệu trong Phân mục: “Những thuận lợi trong quan hệ...” trích dẫn: Gs. Trần văn Cảnh. Thừa Sai Hải Ngoại Paris / 350 năm xây dựng Giáo hội Việt nam; Bài 3, tại: http://ghhv.quetroi.net/63TVCANH/63TVCANHMEP04.htm (truy cập ngày 20.8.2021)
[10] Ibid, Mục 2: Qui tụ được một nhóm Thừa sai.
[11] x. Lm. Đỗ Quang Chính, Sj, Tu sĩ Dòng Tên Alexandre de Rhodes Từ Trần.
[12] Dữ liệu trong Phân mục “Hành trình Rôma vận động...” trích dẫn: Gs. Trần văn Cảnh. Thừa Sai Hải Ngoại Paris / 350 năm xây dựng Giáo hội Việt nam; Bài 3, tại: http://ghhv.quetroi.net/63TVCANH/63TVCANHMEP04.htm (truy cập ngày 20.8.2021)
[13] Nếu cần hiểu thêm về ý từ gọi chuyên: Hiệu Tòa, xin tham khảo ý giải thích ở: Lm. Nguyễn Hồng; Lịch sử Truyền giáo ở Việt nam quyển II, trang 31.
[14] x. Những mốc Lịch sử quan trọng của GH Công Giáo VN, tại https://hdgmvietnam.com/chi-tiet/nhung-moc-lich-su-quan-trong-cua-ghcgvn-31228 (truy cập ngày 20.8.2021)
[15] x. Gs Trần văn cảnh, đề mục: Sắc chỉ Super Cathedram ngày 09.9.1659; trang Web: http://ghhv.quetroi.net/63TVCANH/63TVCANHLichSuTruyenGiaoVietNam01.htm (truy cập ngày 20.8.2021)
[16] x. Tạp chí Hội Thừa sai bằng Pháp ngữ, Revue des Missions Etrangerès de Paris, Asie et Océan Indien (hors série No1 mars 2009) trang 15.
[17] Dữ liệu trong Phân mục “Tổ chức chủng viện Thừa sai...” trích dẫn: Gs. Trần văn Cảnh. Thừa Sai Hải Ngoại Paris / 350 năm xây dựng Giáo hội Việt nam; Bài 4, tại: http://ghhv.quetroi.net/63TVCANH/63TVCANHMEP05.htm (truy cập ngày 20.8.2021)
[18] x. Lm. Nguyễn Hồng; Lịch sử Truyền giáo ở Việt nam quyển II, trang 44.
[19] x. Gs. Trần văn Cảnh. Thừa Sai Hải Ngoại Paris / 350 năm xây dựng Giáo hội Việt nam; Bài 6, tại: http://ghhv.quetroi.net/63TVCANH/63TVCANHMEP07.htm (truy cập ngày 20.8.2021)
[20] x. Lm. Nguyễn Hồng, Lịch sử Truyền giáo ở Việt nam quyển II, trang 106.
[21] Dựa theo số liệu: Père Raymond Rossignol; MEP d' Asie.
[22] Gs. Trần văn Cảnh. Thừa Sai Hải Ngoại Paris / 350 năm xây dựng Giáo hội Việt nam; Bài 5, tại: http://ghhv.quetroi.net/63TVCANH/63TVCANHMEP06.htm (truy cập ngày 20.8.2021)
Văn Hóa
Tôi Thú Nhận…
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
08:27 21/08/2021
Tôi Thú Nhận…
Sáng ngày 20/8/2021 có 8 linh mục và 84 tu sĩ nam nữ lên đường phục vụ bệnh nhân Côvid đợt thứ tư. Qua bốn đợt lên đường phục vụ đã có gần 600 thiện nguyện viên là linh mục và nam nữ tu sĩ. Những tấm gương sáng về sự dấn thân quên mình để sống đạo yêu thương khiến lòng tôi e thẹn. Sao cũng là linh mục mà lắm khi mình lại quá “sợ chết” đến nỗi thu mình lại trong nhiều vỏ bọc rào chắn để giữ an toàn cho riêng mình? Dẫu rằng có đó nhiều lý lẽ biện minh xem ra khá hợp lý, nhưng hình như đằng sau các lý lẽ ấy chính là một con tim khó mà vắt được những giọt tình cống hiến. Tin Mừng hôm nay thứ Bảy sau Chúa Nhật XX TN: “Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng dân chúng và các môn đệ rằng: "Các Luật sĩ và các người biệt phái ngồi trên toà Môsê: vậy những gì họ nói với các ngươi, hãy làm và tuân giữ, nhưng đừng noi theo hành vi của họ, vì họ nói mà không làm” (Mt 23,1-3). Chưa cần phải nại đến đức khiêm nhu, chỉ với chút lương thiện cũng đủ để thốt lên: “Tôi thú nhận…”
Thú nhận xuông chắc chắn là không đáng. Cần có chút gì đó đổi thay.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa - Ban Mê Thuột
Sáng ngày 20/8/2021 có 8 linh mục và 84 tu sĩ nam nữ lên đường phục vụ bệnh nhân Côvid đợt thứ tư. Qua bốn đợt lên đường phục vụ đã có gần 600 thiện nguyện viên là linh mục và nam nữ tu sĩ. Những tấm gương sáng về sự dấn thân quên mình để sống đạo yêu thương khiến lòng tôi e thẹn. Sao cũng là linh mục mà lắm khi mình lại quá “sợ chết” đến nỗi thu mình lại trong nhiều vỏ bọc rào chắn để giữ an toàn cho riêng mình? Dẫu rằng có đó nhiều lý lẽ biện minh xem ra khá hợp lý, nhưng hình như đằng sau các lý lẽ ấy chính là một con tim khó mà vắt được những giọt tình cống hiến. Tin Mừng hôm nay thứ Bảy sau Chúa Nhật XX TN: “Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng dân chúng và các môn đệ rằng: "Các Luật sĩ và các người biệt phái ngồi trên toà Môsê: vậy những gì họ nói với các ngươi, hãy làm và tuân giữ, nhưng đừng noi theo hành vi của họ, vì họ nói mà không làm” (Mt 23,1-3). Chưa cần phải nại đến đức khiêm nhu, chỉ với chút lương thiện cũng đủ để thốt lên: “Tôi thú nhận…”
Thú nhận xuông chắc chắn là không đáng. Cần có chút gì đó đổi thay.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa - Ban Mê Thuột
Romano Guardini: Giáo Hội và Người Công Giáo, Cách trở nên nhân bản
Vũ Văn An
17:36 21/08/2021
3. CÁCH TRỞ NÊN NHÂN BẢN
Chúng ta đề nghị xem xét ý nghĩa của Giáo hội. Tôi đã cố gắng phác thảo nó trong những nét tổng quát. Đối với cá nhân, Giáo hội là tiền đề sống động của sự hoàn thiện cá nhân của họ. Giáo Hội là con đường dẫn đến nhân cách [1]. Tuy nhiên, trước khi đi vào chi tiết, hãy cho phép tôi nhận xét sơ bộ. Khi tôi cố gắng giải thích ý nghĩa của Giáo hội đối với nhân cách cá nhân, có lẽ tâm trí các bạn sẽ phản đối. Cái nhìn vào bên trong của các bạn thấy nhiều khiếm khuyết đang đương đầu với nó. Suy nghĩ của các bạn tới lui nhiều lần với sự vỡ mộng bản thân, và do đó các bạn có thể cảm thấy những gì tôi nói là không đúng sự thật. Các bạn nghĩ rằng điều tôi nói thực sự đúng với lý tưởng, về một giáo hội tâm linh, nhưng Giáo hội thực sự thì không, và không hoàn thành điều mà tôi đang chủ trương. Tôi nợ các bạn một câu trả lời đối với sự phản bác này. Những người có thể nói về ý nghĩa của Giáo hội cũng phải nói về những khiếm khuyết của Giáo hội. Ngay cả Giáo hội cũng không thể thoát khỏi bi kịch vốn có trong mọi sự việc nhân bản, vốn nảy sinh từ sự kiện các giá trị vô hạn bị ràng buộc với những gì là nhân bản và do đó bất toàn. Sự thật gắn liền với sự hiểu biết và giảng dạy của con người; lý tưởng hoàn thiện gắn liền với việc trình bày nhân bản của nó; luật lệ và hình thức cộng đồng gắn liền với nhận thức của con người; ân sủng, và ngay cả chính Thiên Chúa - hãy nghĩ đến Hy tế Thánh lễ - gắn liền với các hành động do con người thực hiện. Sự Hoàn thiện Vô hạn hòa trộn với thể hữu hạn và không hoàn hảo. Chúng ta dám nói, điều này là bi kịch của chính Đấng Vĩnh Hằng, vì chính Người phải phục tùng tất cả những điều này nếu Người muốn bước vào lãnh vực nhân loại. Và đó là bi kịch của con người, vì họ có nghĩa vụ phải chấp nhận những khiếm khuyết nhân bản, nếu họ muốn đạt được Thể Vĩnh cửu. Tất cả những điều này đều đúng đối với cả Giáo hội, lẫn mọi định chế hiện hữu giữa các hữu thể nhân bản. Nhưng trong trường hợp Giáo Hội, nó có thêm nét sắc cạnh của nó.
Vì ở đây, còn có các giá trị cao nhất can dự vào. Có một phẩm trật các giá trị, và giá trị được đề cập càng cao, thì nhân tố bi thảm này càng được cảm nhận một cách đau đớn hơn. Tuy nhiên, ở đây, chúng ta quan tâm đến sự Thánh thiện, đến Ân sủng và sự thật của Thiên Chúa, với chính Thiên Chúa. Và chúng ta quan tâm đến số phận con người vốn phụ thuộc vào Thực tại Thần linh này – tức ơn cứu rỗi của linh hồn họ. Tất nhiên, việc Nhà nước cần được sắp đặt tốt là điều vô cùng quan trọng, và một hệ thống khoa học tự nhiên được xây dựng tốt cũng thế; nhưng ở phương sách cuối cùng, chúng ta có thể miễn chước cả hai. Nhưng các giá trị gắn bó với Giáo hội không thể nào miễn chước được trên bình diện thiêng liêng như thức ăn trong trật tự thể lý. Chính sự sống cũng phụ thuộc vào chúng. Ơn cứu rỗi của tôi tùy thuộc vào Thiên Chúa; và tôi không thể miễn chước điều đó. Tuy nhiên, nếu các giá trị tối cao này, và do đó ơn cứu rỗi của linh hồn tôi, do đó bị ràng buộc mật thiết vào các khiếm khuyết của con người, nó sẽ ảnh hưởng đến tôi một cách rất khác, chẳng hạn, với việc phá hủy một hiến pháp chính trị đúng đắn qua lòng ích kỷ đảng phái.
Nhưng có một sự xem xét thêm. Tôn giáo có mối liên hệ độc đáo với sự sống. Nhìn kỹ hơn, chúng ta sẽ thấy nó chính là sự sống; quả thật, trong căn bản nó không là gì khác ngoài là sự sống dồi dào do Thiên Chúa ban tặng. Do đó, tác dụng của nó là khơi dậy mọi lực lượng và biểu hiện sự sống. Như mặt trời làm cho cây cối đâm chồi nảy lộc, tôn giáo cũng đánh thức sự sống như vậy. Trong phạm vi của nó, mọi sự, dù tốt hay xấu, đều ở mức căng thẳng cao nhất. Sự thiện được tôn vinh, nhưng cái ác cũng tăng cường, nếu ý chí không vượt qua nó. Tình yêu quyền lực có tính áp bức trong mọi lĩnh vực, nhưng trên hết trong lãnh vực tôn giáo. Sự tham lam luôn có tính hủy diệt, nhưng khi nó hiện diện cùng với các giá trị tôn giáo hoặc trong bối cảnh tôn giáo, tác động của nó quả tai hại đặc biệt. Và khi tính ưa nhục dục xâm nhập vào tôn giáo, nó gây ngột ngạt hơn bất cứ nơi nào khác. Nếu đúng như thế, thì bi kịch của con người càng gia tăng trong tôn giáo, vì ở đây, bất cứ thiếu sót nào đều là gánh nặng nặng nề hơn và cảm thấy đau đớn nhiều hơn.
Tuy nhiên, còn một điểm nữa. Trong các định chế khác của con người, việc thể hiện các giá trị tinh thần ít cứng ngắc hơn. Họ để cho người ta tự do chấp nhận hoặc bác bỏ một hiện thân đặc thù. Thí dụ, giá trị được một hệ thống chính trị có trật tự tốt đại diện, thực sự bị ràng buộc với các nhà nước cụ thể đặc thù. Nhưng mọi người được tự do từ bỏ bất cứ nhà nước nào đó và gắn bó với một nhà nước khác, bất cứ khi nào họ có lý do nghiêm túc để chọn bước này. Tuy nhiên, trong Giáo hội, chúng ta phải thừa nhận không những các giá trị tôn giáo theo nghĩa trừu tượng, không những sự kiện giá trị tôn giáo này đan kết chặt chẽ với yếu tố nhân bản, nhưng nó còn gắn bó với yếu tố này, và chỉ với cộng đồng lịch sử đặc thù này. Giáo hội cụ thể, như hiện thân của giá trị tôn giáo. yêu cầu lòng trung thành của chúng ta. Và ngay cả như vậy, chúng ta vẫn chưa nói đủ. Chân lý của Kitô giáo không hệ ở các chủ trương và giá trị trừu tượng, “gắn liền với Giáo hội”. Sự thật mà ơn cứu rỗi của tôi phụ thuộc vào đó là một Sự kiện, một thực tại cụ thể. Chúa Kitô và Giáo hội là sự thật đó. Người nói: "Ta là sự thật". Tuy nhiên, Giáo hội là Thân thể của Người. Nhưng nếu Giáo hội là Chúa Kitô, sống động một cách mầu nhiệm; thì Giáo Hội là sự sống cụ thể của sự thật và sự viên mãn ơn cứu rỗi do Đấng Thiên Chúa làm người thực hiện; và nếu các giá trị của ơn cứu rỗi không thể bị tách rời khỏi Giáo Hội và phải được tìm ở nơi khác, nhưng được hiện thân một lần và mãi mãi trong Giáo Hội như một thực tại lịch sử, thì bi kịch sẽ đau đớn tương ứng, để người phân phối ơn cứu độ này liên kết mật thiết với những thiếu sót của con người.
Do đó, chỉ vì Giáo hội quan tâm đến những giá trị tối cao, đến ơn cứu rỗi của linh hồn, vì tôn giáo tập chú các sức mạnh của sự sống và do đó phát huy mọi điều nhân bản, cả tốt lẫn xấu, vì, ở đây, chúng ta đang đối đầu với một thực tại lịch sử vốn trong tư cách ấy ràng buộc chúng ta và đòi lòng trung thành của chúng ta, nên bi kịch của Giáo hội quả nặng nề xiết bao. Nặng nề đến mức chúng ta hiểu được nỗi buồn sâu xa ấy hằng trùm phủ lên các tinh thần vĩ đại. Nó là "tristezza cosi perenne" [nỗi buồn gần như vĩnh hằng], không bao giờ bị xua tan trên trái đất, vì nguồn của nó không bao giờ khô cạn. Thật vậy, tâm hồn càng thanh khiết, tầm nhìn của nó càng rõ ràng, và lòng yêu mến Giáo hội của nó càng lớn, thì nỗi buồn ấy càng sâu xa hơn nữa.
Thảm kịch này là một phần tạo ra bản chất của Giáo hội, bắt nguồn từ chính yếu tính của Giáo Hội, vì “Giáo hội” có nghĩa là Thiên Chúa đã đi vào lịch sử nhân loại; Chúa Kitô, trong bản tính, quyền năng và sự thật của Người, tiếp tục sống trong Giáo Hội bằng một sự sống huyền nhiệm. Nó sẽ chỉ chấm dứt trên Thiên đàng, khi Giáo hội chiến thắng đã trở thành Giáo hội vinh quang. Và thậm chí ở đó? Chúng ta phải nói gì về sự kiện một con người đặc thù đáng lẽ đã trở thành một vị thánh và có thể đạt được sự sở hữu Thiên Chúa hoàn toàn, nhưng đã không làm như vậy? Và ai dám nói rằng người này đã hoàn toàn thể hiện tất cả những gì họ có thể thể hiện? Ở đây, chúng ta đang đối đầu với một trong những bí ẩn tối hậu mà đứng trước nó, tư tưởng của con người hoàn toàn bất lực. Không có gì còn lại ngoài việc hướng tới một Quyền năng không bị ràng buộc bởi giới hạn nào, và sức mạnh sáng tạo của Đấng này có thể "kêu gọi những gì đang không có, lẫn những gì đang có" – tức Tình yêu Thần linh. Có lẽ bi kịch của nhân loại sẽ tự chứng tỏ là cơ hội để tình yêu đó tạo nên một chiến thắng không thể nghĩ tưởng, trong đó mọi khuyết điểm của con người sẽ bị nuốt chửng. Chúng ta từng có thể gọi lỗi lầm của Adam là "có diễm phúc". Việc tình yêu của Thiên Chúa vượt quá mọi giới hạn và vượt quá mọi công lý vốn là bản thể của niềm hy vọng Kitô giáo của chúng ta. Nhưng vì chính lý do này, mà những gì chúng ta đã nói vẫn đúng.
Tuy nhiên, trở thành một người Công Giáo là chấp nhận Giáo hội như Giáo Hội hiện là, cùng với bi kịch của Giáo hội. Đối với Kitô hữu Công Giáo, việc chấp nhận này phát xuất từ việc đồng thuận nền tảng của họ đối với toàn bộ thực tại. Họ không thể rút lui vào phạm vi các ý tưởng, cảm xúc và kinh nghiệm cá nhân thuần túy. Như thế, quả tình, sẽ không còn một "thỏa hiệp" nào nữa để yêu cầu. Nhưng thế giới thực sẽ được để mặc cho chính nó, tức lìa xa Thiên Chúa. Người có thể sẽ phải chịu sự trách cứ đã ràng buộc Kitô giáo tinh ròng của Tin Mừng vào quyền lực con người và tổ chức thế tục, đã biến nó thành một tôn giáo hợp pháp theo mô hình Rôma, một tôn giáo của những tham vọng trần thế, đã hạ thấp các tiêu chuẩn cao nhất của nó từng ngỏ với tầng lớp ưu tú tinh thần để phù hợp với khả năng của một con người trung bình, hoặc bất cứ cách nào cùng một tố giác được phát biểu. Quả thực, Người chỉ trung thành với nghĩa vụ nghiêm khắc do thế giới thực áp đặt. Người thích từ bỏ thứ chủ nghĩa lãng mạn đẹp đẽ của các lý tưởng, những nguyên tắc cao thượng và những kinh nghiệm đẹp đẽ hơn là quên đi mục đích của Chúa Kitô – là chiến thắng thực tại, với tất cả những gì mà từ ngữ này ngụ ý, vì Nước Thiên Chúa.
Nghịch lý như nó có vẻ, sự bất toàn thuộc về chính yếu tính của Giáo hội trên mặt đất, Giáo hội như một sự kiện lịch sử. Và chúng ta không thể kêu gọi Giáo hội hữu hình vươn tới lý tưởng của Giáo hội. Chắc chắn chúng ta có thể đo lường trạng thái hiện thực của Giáo Hội bằng những gì Giáo Hội nên trở thành, và có thể làm hết sức để loại bỏ các điểm không hoàn hảo của Giáo Hội. Linh mục thực sự bị ràng buộc vào nhiệm vụ này qua việc được truyền chức, giáo dân qua Bí tích Thêm sức. Nhưng chúng ta phải luôn chấp nhận Giáo hội thực chất như Giáo hội hiện là, đặt mình vào trong Giáo hội và biến Giáo hội trở thành điểm xuất phát của chúng ta.
Tất nhiên, điều này giả thiết chúng ta phải có đủ can đảm để chịu đựng trạng thái luôn không hài lòng. Con người càng nhận thức sâu sắc Thiên Chúa là gì, tầm nhìn của họ về Chúa Kitô và Vương quốc của Người càng cao thượng, thì họ càng chịu đau khổ sắc nét hơn vì sự bất toàn của Giáo hội. Đó là nỗi buồn sâu xa luôn sống trong linh hồn của tất cả các Kitô hữu vĩ đại, bên dưới tất cả niềm vui của con cái Thiên Chúa. Nhưng người Công Giáo không được trốn tránh nó. Không có chỗ cho một Giáo hội của các nhà thẩm mỹ, một công trình nhân tạo của các nhà triết học, hay cộng đoàn của thiên niên kỷ. Giáo hội mà con người cần là một giáo hội của những hữu thể nhân bản; thần linh, chắc chắn, nhưng bao gồm mọi sự sẽ tạo thành nhân loại, Tinh thần và xác thịt, thực sự là trái đất. Vì "Ngôi Lời đã thành Xác thịt", và Giáo Hội đơn thuần là Chúa Kitô, đang sống, như nội dung và hình thức của xã hội mà Người đã thiết lập. Tuy nhiên, chúng ta có lời hứa rằng lúa mì sẽ không bao giờ bị chết ngộp vì cỏ lùng.
Chúa Kitô tiếp tục sống trong Giáo hội, nhưng là Chúa Kitô bị đóng đinh. Người ta gần như mạo hiểm khi cho rằng những khiếm khuyết của Giáo hội là Thập giá của Người. Toàn bộ Hữu thể của Chúa Kitô huyền nhiệm – sự thật, sự thánh thiện, ân sủng, và con người đáng thờ lạy của Người, - đã được đóng đinh vào chúng, như Thân thể thể lý của Người ngày xưa bị đóng đinh vào cây gỗ Thập giá. Và ai muốn có Chúa Kitô, cũng phải vác Thập giá của Người. Chúng ta không thể tách Người ra khỏi nó.
Tôi đã nhấn mạnh rằng chúng ta sẽ chỉ có thái độ đúng đắn đối với những khiếm khuyết của Giáo hội khi chúng ta nắm được mục đích của chúng. Có lẽ là điều này - chúng được phép đóng đinh đức tin của chúng ta, để chúng ta có thể chân thành tìm kiếm Thiên Chúa và ơn cứu rỗi của chúng ta, chứ không phải chính chúng ta. Và đó là lý do tại sao chúng có mặt ở mọi thời đại. Có những người thực sự nói với chúng ta rằng Giáo hội Sơ khai là Giáo Hội lý tưởng. Hãy đọc chương thứ sáu của sách Tông đồ Công vụ. Chúa chúng ta vừa lên Thiên đàng thì sự bất hòa đã nổ ra trong cộng đồng nguyên thủy. Và tại sao? Các tân tòng từ chủ nghĩa ngoại giáo nghĩ rằng các Kitô hữu gốc Do Thái nhận được một phần lớn hơn họ trong việc phân phối thực phẩm và tiền bạc. Đây chắc chắn là một trạng thái sự việc gây sốc? Trong cộng đồng qua đó, sự tràn đổ Chúa Thánh Thần vẫn còn tuôn trào từ sự tràn đổ của ngày Ngũ Tuần? Nhưng mọi điều được ghi trong Thánh Kinh đều được ghi lại vì một mục đích. Chúng ta sẽ ra sao nếu các yếu đuối của con người thực sự biến mất khỏi Giáo hội? Có lẽ chúng ta sẽ trở nên kiêu căng, ích kỷ và cao ngạo; những nhà thẩm mỹ và nhà cải cách của thế giới. Niềm tin của chúng ta không còn bắt nguồn từ những động cơ đúng đắn mà thôi, tức là tìm Thiên Chúa và hạnh phúc vĩnh cửu chắc chắn cho linh hồn chúng ta. Thay vào đó, chúng ta là những người Công Giáo nhằm xây dựng một nền văn hóa, tận hưởng một nền linh đạo cao siêu, có một cuộc sống đầy vẻ đẹp trí thức. Những khiếm khuyết của Giáo hội khiến bất cứ điều gì như vậy đều không thể có. Chúng là Thập giá. Chúng thanh tẩy đức tin của chúng ta.
Hơn nữa, thái độ như vậy, xét cho cùng, là kiểu chỉ trích mang tính xây dựng duy nhất, vì nó dựa trên một khẳng định. Người nào muốn cải thiện một hữu thể nhân bản phải bắt đầu bằng cách đánh giá cao họ. Sự thừa nhận sơ khởi này sẽ khơi dậy mọi khả năng làm điều tốt của họ và hoạt động của chúng sẽ biến đổi các lỗi lầm của họ từ bên trong. Ngược lại, việc phê bình tiêu cực là hài lòng với việc chỉ ra các khuyết điểm. Như thế, nhất thiết nó trở nên bất công và đặt người bị đổ lỗi vào thế phòng thủ. Lòng tự trọng và sự tự vệ chính đáng của họ tự liên minh với những lỗi lầm của họ và phủ áo choàng chấp nhận lên chúng. Tuy nhiên, nếu chúng ta bắt đầu bằng cách chấp nhận con người như một toàn bộ và nhấn mạnh điều tốt nơi họ, thì mọi khả năng làm điều tốt của họ, được tình yêu gợi lên, sẽ được khơi dậy và họ sẽ cố gắng trở nên xứng đáng với sự chấp nhận của chúng ta. Hạt giống đã được gieo, và sự phát triển sống động bắt đầu không thể dừng lại.
Do đó, chúng ta phải yêu mến Giáo hội như Giáo Hội hiện là. Chỉ có như vậy chúng ta mới thực sự yêu Giáo Hội. Người ta chỉ thật lòng yêu người bạn của mình khi yêu họ y như họ hiện là, ngay cả khi lên án các lỗi lầm của họ và cố gắng cải tạo chúng. Cũng vậy, chúng ta phải chấp nhận Giáo hội như Giáo Hội hiện là, và duy trì thái độ này trong cuộc sống hàng ngày. Để chắc chắn, chúng ta không được để cái nhìn của mình về những thất bại của Giáo Hội bị che khuất, nhất là do sự nhiệt tình giả tạo được khơi dậy bởi các cuộc biểu tình công khai hoặc các bài báo. Nhưng, qua và vượt quá những khiếm khuyết này, chúng ta phải luôn nhìn thấy bản chất yếu tính của Giáo Hội. Chúng ta phải xác tín được tính không thể bị phá hủy của Giáo Hội, đồng thời quyết tâm làm mọi việc trong khả năng của mình, mỗi người theo cách riêng của mình và trong phạm vi trách nhiệm của mình, để đưa Giáo Hội đến gần hơn với lý tưởng của Giáo Hội. Đây là thái độ Công Giáo đối với Giáo hội.
Phần giới thiệu của tôi đã dài. Nhưng nó rất quan trọng; thực sự quan trọng đến mức tôi tin rằng những gì sau đây xem ra đúng với các bạn, chỉ theo tỷ lệ với việc các bạn đồng ý với những gì đã nói cho đến nay.
Còn tiếp
VietCatholic TV
Hành hương trực tuyến Đền thờ Quốc gia Thánh Maximilian Kolbe, nơi xảy ra nhiều phép lạ tại Hoa Kỳ
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
05:19 21/08/2021
1. Đền thờ Quốc gia của Thánh Maximilian Kolbe tại Marytown xảy ra nhiều phép lạ
Đền Thánh Quốc gia Thánh Maximilian Kolbe tại Marytown là một viên ngọc ẩn của Công Giáo Mỹ. Tọa lạc trên diện tích 15 mẫu Anh với phong cảnh thanh bình ở Liberty, Illinois, ngôi đền được đánh giá cao vì vẻ đẹp của nó. Với một loạt các nguồn tài nguyên giáo dục trong tầm tay của khách hành hương, đây là một điểm chính để đào sâu lòng sùng kính đối với vị linh mục mà Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã gọi là “vị thánh bảo trợ của thế kỷ đầy khó khăn của chúng ta”.
Đền thờ Quốc gia Marytown là một trong những nơi hành hương chính của các tín hữu Hoa Kỳ. Nhiều người đã nhận được nhiều ơn lạ sau khi hành hương đền thánh này.
Vào năm 2000, ngôi thánh đường này được các Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ dành kính nhớ vị tử đạo người Ba Lan, Thánh Maximilian. Kể từ đó, ngôi thánh đường đã phát triển để bao gồm các trung tâm hành hương và tĩnh tâm, một bảo tàng Holocaust, và nhiều hơn nữa.
Các Tu sĩ Dòng Phanxicô của Tỉnh dòng Thánh Bonaventura, là dòng của Thánh Maximilian Kolbe, bảo trì ngôi đền thờ này. Cộng đồng khuyến khích những người hành hương đi bộ trong khuôn viên, nơi có nhiều chặng đàng thánh giá ngoài trời rải rác. Các cá nhân và nhóm có thể ghi danh các chuyến tham quan có hướng dẫn đưa khách hành hương quanh nơi này.
Khách tham quan được giảng giải đầy đủ về lịch sử của Thánh Maximilian Kolbe và về Thế chiến thứ hai. Những bài học này trở nên sống động hơn tất cả bởi sự hiện diện của các thánh tích từ vị linh mục tử đạo. Các tín hữu có thể tôn kính thánh tích của Thánh Maximilian Kolbe trong một nhà nguyện.
Lịch sử của đền thờ Thánh Maximilian Kolbe bắt đầu từ năm 2000, nhưng cộng đồng tôn giáo đã ở Marytown từ đầu thế kỷ 20. Khu đất này là nơi Chầu Thánh Thể liên tục kể từ năm 1928. Nhà nguyện Đức Mẹ Thánh Thể, được coi là một trong những địa điểm hành hương đẹp nhất trên toàn quốc, mở cửa 24 giờ một ngày, bảy ngày một tuần. Các anh chị em đã tiếp tục việc tôn thờ Thánh Thể này trong gần 100 năm qua.
Source:Aleteia
2. Timor-Leste sẽ khai giảng trường đại học Công Giáo đầu tiên trong năm nay
Đức Tổng Giám Mục của Dili hy vọng rằng trường đại học Công Giáo đầu tiên của Timor-Leste sẽ được mở cửa trong năm nay sau khi ngài gặp Thủ tướng Taur Matan Ruak. Trong cuộc gặp gỡ, Thủ tướng Taur Matan Ruak nói rằng sáng kiến này của Giáo hội sẽ giúp duy trì phẩm chất giáo dục đại học
Đức Tổng Giám Mục Dom Virgilio do Carmo da Silva, dòng Salêdiêng Don Bosco, của Dili đã gặp Thủ tướng Ruak vào ngày 13 tháng 8, một tháng sau khi tổng giáo phận chính thức xin phép thành lập Đại học Công Giáo Timor ở quốc gia đa số theo Công Giáo.
Tổng giáo phận Dili, có trụ sở tại thủ đô Dili, là tổng giáo phận duy nhất của đất nước 1.2 triệu dân. Người Công Giáo chiếm khoảng 1 triệu người ở thuộc địa cũ này của Bồ Đào Nha, còn được gọi là Đông Timor.
Tổng giáo phận đã nộp đơn xin thành lập trường đại học vào ngày 16 tháng 7. Hiện trường đang được Bộ Giáo dục Đại học và Văn hóa xem xét.
Đức Tổng Giám Mục Da Silva cho biết ngài và nhóm của ngài từ tổng giáo phận đã được thông báo trong cuộc họp rằng quy trình của chính phủ đã hoàn thành và đang chờ ngày ra quyết định.
Ngài bày tỏ hy vọng rằng “trường đại học có thể bắt đầu hoạt động trong năm nay”.
Các quan chức Giáo Hội cho biết các ngài có thể bắt đầu mở trường đại học ngay sau khi được cấp phép bằng cách nâng cấp Học viện Công Giáo của giáo phận
Đức Tổng Giám Mục Da Silva cho biết kế hoạch về một trường đại học Công Giáo bắt đầu cách đây hơn ba thập kỷ dưới thời Đức Giám Mục tiên khởi của Dili là Đức Cha Carlos Filipe Ximenes Belo. Ngài cai quản tổng giáo phận từ 1983 đến 2002. Vị kế nhiệm là Đức Cha Alberto Ricardo da Silva, qua đời năm 2015, vẫn tiếp tục các nỗ lực.
“Tôi muốn tiếp tục nỗ lực của các ngài ngay bây giờ”, Đức Tổng Giám Mục Da Silva nói.
Thủ tướng Ruak trong một tuyên bố đã cảm ơn sáng kiến của Giáo hội và cho biết trường đại học sẽ “giúp chính phủ duy trì phẩm chất giáo dục đại học ở Timor-Leste”.
Source:UCANews
3. Tòa Thượng phụ Latinh có vị Chưởng Ấn mới
Hôm thứ Hai, ngày 16 tháng 8 năm 2021, cuộc bàn giao giữa Cha Ibrahim Shomali và vị Chưởng Ấn mới của Tòa Thượng Phụ Latinh Giêrusalem, là Cha Davide Meli, đã diễn ra trước sự hiện diện của Đức Tổng Giám Mục Pierbattista Pizzaballa, là Thượng Phụ Nghi Lễ La Tinh.
Với tư cách là Chưởng ấn, Cha Davide, cùng với các nhân viên của mình, trực tiếp hỗ trợ Đức Thượng Phụ trong nhiệm vụ nâng đỡ và giúp đỡ các tín hữu và cộng đồng, theo những gì được quy định bởi Giáo luật ở cấp địa phương. Văn phòng Chưởng ấn quản lý các công việc hàng ngày của Giáo phận, chăm sóc tất cả các tài liệu chính thức, bao gồm cả các tài liệu lưu trữ.
Cha Davide sinh tại Rôma, ngày 22 tháng 4 năm 1984. Ngài theo học tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ ở Washington DC, tốt nghiệp ngành Kiến trúc năm 2006. Sau khi thụ phong linh mục vào tháng 6 năm 2014, ngài làm Cha sở tại Giáo xứ Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội ở Al Husson ở Jordan, trước khi tiếp tục học Thần học tại Đại học Giáo hoàng Latêranô ở Rôma vào năm 2016.
Source:Latin Patriarch Jerusalem
Cập nhật tình trạng ĐHY Burke – Afghanistan: Đồng minh tháo chạy, những người trúng số giờ thứ 25
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
06:00 21/08/2021
1. LỜI CẦU NGUYỆN ĐÃ ĐƯỢC NHẬN LỜI: Đức Hồng Y Burke dự kiến sẽ rời ICU
Trưa ngày thứ Sáu 20 tháng Tám theo giờ Đông Bộ Hoa Kỳ, nghĩa là rạng sáng ngày thứ Bẩy 21 tháng Tám, theo giờ Việt Nam, Nhật báo “The Remnant” trực tuyến tuyên bố đã phá tan bức màn im lặng chung quanh tình trạng sức khoẻ của Đức Hồng Y Burke.
Tờ báo viết:
Điều này chỉ là từ một người bạn linh mục cũ và rất đáng tin cậy, một người thân cận với Hồng Y Burke:
Bạn thân mến trong Chúa Kitô,
Sau một thời gian bị hôn mê do tác dụng của các dược phẩm, Đức Hồng Y Burke đang dần cải thiện, hết sốt, hô hấp tốt hơn nhiều, các bác sĩ lạc quan... Đức Hồng Y dự kiến sẽ rời ICU trong một hoặc hai ngày tới. Deo Gratias! Tạ Ơn Chúa!.
Tán tụng Chúa. Xin hãy tiếp tục cầu nguyện vì Đức Hồng Y vẫn chưa ra hoàn toàn bình phục.
Xin Chúa chúc lành cho ngài và xin Mẹ Maria gìn giữ Đức Hồng Y Burke tốt lành của chúng ta.
Trong thông cáo báo chí được đưa ra hôm 17 tháng 8, gia đình Đức Hồng Y và Đền Thánh Đức Mẹ Guadalupe cho biết:
“Để cung cấp một nguồn an toàn cho các cập nhật về tình trạng sức khỏe của Đức Hồng Y, bên cạnh phương tiện truyền thông cá nhân của Đức Hồng Y, gia đình đã yêu cầu Đền thánh Đức Mẹ Guadalupe phải là nền tảng được ủy quyền duy nhất trong việc cung cấp thông tin chính xác, và kịp thời. Các báo cáo khác có thể không đầy đủ hoặc sai lầm và do đó có thể làm xáo trộn tâm trí và trái tim của những người mến mộ ngài một cách không cần thiết.”
Đến khi chúng tôi thực hiện chương trình này gia đình Đức Hồng Y và Đền Thánh Đức Mẹ Guadalupe vẫn chưa lên tiếng xác nhận hay bác bỏ tin này. Do đó, chúng tôi loan tin với sự dè dặt thường lệ.
Source:Remnant
2. Những lời cầu nguyện tiếp tục cho Đức Hồng Y Burke
Những lời cầu nguyện cho Đức Hồng Y Raymond Burke tiếp tục được đưa ra trong bối cảnh có các báo cáo chưa được xác nhận, theo đó tình trạng của ngài đang được cải thiện.
“Tôi đang cầu nguyện cho sự chữa lành của Hồng Y Burke. Và cho sự gia tăng lòng khiêm nhường,” Kathryn Jean Lopez của National Review viết. “Và hơn nữa, một sự tôn trọng đối với quyền lương tâm vào thời điểm vô cùng đáng sợ này. Dường như nỗi sợ hãi không mang lại những điều tốt đẹp nhất trong chúng ta”.
Lopez than phiền về các báo cáo trên các phương tiện truyền thông, trong đó người ta chỉ trích đức tin Công Giáo chính thống của Đức Hồng Y Burke, về phá thai, hôn nhân đồng tính, luật độc thân linh mục, và việc Giáo Hội không thể truyền chức linh mục cho phụ nữ; cũng như sự phản đối của ngài đối với việc bắt buộc tiêm chủng. Người ta không biết liệu Hồng Y Burke có được tiêm vắc xin chống lại COVID-19 hay không, nhưng ngài đã lên tiếng phản đối việc đóng cửa các nhà thờ, cũng như các loại vắc xin bắt buộc.
Trong tài liệu về đạo đức liên quan đến vắc-xin chống Covid, Bộ Giáo lý Đức tin nói rằng “lý do thực tế cho thấy rõ ràng rằng tiêm chủng không phải là một quy tắc, một nghĩa vụ đạo đức và do đó, nó phải tự nguyện”.
Hiệp hội Thánh lễ Latinh Truyền thống đã tạo ra một “bó hoa tinh thần”, nơi mọi người có thể gửi lời cầu nguyện hoặc các hành động sùng kính khác được thực hiện với ý định cầu xin cho sự phục hồi của Hồng Y Burke.
Amanda Schrauth, một trinh nữ tận hiến ở Giáo phận Great Falls-Billings, đã yêu cầu mọi người cầu nguyện cho Hồng Y Burke. Cô gọi ngài là “một người quảng bá tuyệt vời cho ơn gọi Trinh Nữ Tận Hiến Trên Thế Giới”.
Những người khác nhớ lại những hành động nhân từ của Hồng Y Burke.
“Tôi đã gặp Đức Hồng Y Burke một lần trong một khung cảnh nhỏ và yêu cầu ngài cầu nguyện cho một trong những người con trai của tôi đang phải vật lộn với bệnh tâm thần. Ngài đã chúc lành cho tôi và cầu nguyện một lời cầu nguyện tuyệt đẹp cho con trai tôi”, Tina Townsend Smyth đã tweet vào ngày 20 tháng 8. “Xin Chúa của chúng ta ở với Đức Hồng Y Burke trong cuộc đấu tranh này và chữa lành thể xác và linh hồn cho ngài”.
Ngày 14 tháng 8, đại diện của Hồng Y Burke thông báo rằng ông đã được nhập viện và đang thở máy do biến chứng của coronavirus. Trước đó, chính ngài đã xác nhận được chẩn đoán dương tính với COVID-19 tháng 8. Vào ngày 17 tháng 8, có thông báo rằng vị Hồng Y đang ở trong “tình trạng nghiêm trọng nhưng ổn định” và vài ngày tới sẽ có tính chất sinh tử.
Vào giữa trưa ngày 20 tháng 8, sau một thời gian im lặng về tình trạng của Hồng Y Burke, Nhật báo “The Remnant” trực tuyến tuyên bố đã nghe được thông tin từ một người bạn linh mục giấu tên của vị Hồng Y.
“Sau một thời gian bị hôn mê do tác dụng của các dược phẩm, Đức Hồng Y Burke đang dần cải thiện, hết sốt, hô hấp tốt hơn nhiều, các bác sĩ lạc quan... Đức Hồng Y dự kiến sẽ rời ICU trong một hoặc hai ngày tới”, The Remnant đưa tin và kết luận rằng “Deo Gratias!”, nghĩa là “Tạ Ơn Chúa”.
Báo cáo này chưa được xác nhận bởi đại diện của Đức Hồng Y Burke hoặc Đền thờ Đức Mẹ Guadalupe ở La Crosse, Wisconsin. Ngôi đền này chịu trách nhiệm cung cấp thông tin cập nhật về tình trạng sức khỏe của Hồng Y Burke.
Source:Catholic News Agency
3. Thảm họa Afghanistan dưới mắt một Kitô Hữu
Kabul đã rơi vào tay bọn Taliban kéo theo cả Afghanistan lọt vào tay những kẻ có tầm nhìn hết sức cực đoan về Hồi Giáo. Trong mấy ngày qua, người ta loay hoay với câu hỏi: với 20 năm hiện diện và thật nhiều sinh mạng, cụ thể là 2,448 binh sĩ thiệt mạng, cùng với một ngàn tỷ đã đổ vào đây, vậy mà vẫn thua, là tại sao?
Trả lời câu hỏi đó, phần lớn người ta chú tâm tới khía cạnh chính trị, quân sự. Nhưng Terry Mattingly đi tìm “bóng ma” cực đoan Hồi Giáo trong thảm họa này. Anh tìm đọc nhiều bài báo, nhất là tờ New York Times, tờ báo được coi là hướng dẫn dư luận Mỹ. Nhưng anh thấy hình như họ thiếu một điều gì.
Mohammad Naeem, phát ngôn viên văn phòng chính trị của Taliban nói với Al Jazeera: “Tạ ơn Chúa, chiến tranh đã chấm dứt trên xứ sở”. Jon Sopel của BBC thì nói: “Cố gắng của Hoa kỳ trong việc xuất cảng nền dân chủ tự do qua Afghanistan đã kết thúc thực sự và rõ ràng”
Terry cho rằng trong khi Taliban có một tầm nhìn hết sức rõ ràng về Hồi Giáo, thì Hoa Kỳ, đồng minh và chính phủ “dân chủ” Afghanistan dường như không đưa ra được một viễn kiến nào ngoài việc cổ vũ nữ quyền, thậm chí quyền của những người như LGBTQ.
Người ta chưa biết viễn kiến Hồi giáo cực đoan sẽ dẫn Taliban đến thái độ nào đối với những người Công Giáo Afghanistan. CNA, ngày 17 tháng 8, cho hay một nhóm nữ tu Công Giáo ở Kabul được an toàn sau khi thủ đô này bị Taliban chiếm đóng ngày 15 tháng 8. Tuy nhiên, Cha Matteo Sanavio, chủ tịch một cơ quan bác ái chuyên lo cho trẻ em cho hay, các nữ tu xin mọi người cầu nguyện “để mọi Kitô hữu hiện diện tại Kabul tìm được ơn cứu rỗi và, cùng với họ, người dân nghèo và bị tra tấn Afghanistan sớm có được một tương lai hòa bình”.
Hai linh mục Dòng Tên từ Ấn Độ và 4 nữ tu Dòng Truyền Giáo Bác Ái cũng đang có mặt tại Kabul. Các cha Dòng Tên đã ngưng vô thời hạn sứ vụ của họ tại Afghanistan và hai linh mục này đang chờ để được di tản về nước của họ.
Cộng đồng Kitô hữu tại Afghanistan rất nhỏ trong một đất nước Hồi Giáo, nơi người dân Afghanistan có thể bị khai trừ, thậm chí tử hình khi tuyên xưng đức tin Kitô giáo.
Chỉ có một nhà thờ Công Giáo duy nhất, tọa lạc trong tòa Đại sứ Ý ở Kabul. Bên cạnh đó còn có các nhà thờ thầm lặng do các nhà truyền giáo Dòng Tên xây dựng.
Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thiết lập lãnh thổ truyền giáo Công Giáo hồi tháng 5 năm 2002. Bề trên của lãnh thổ này là Cha Giovanni M. Scalese, một linh mục người Ý, thuộc Dòng Bácnabê. Cha lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo ở Afghanistan từ tháng Giêng năm 2015. Cha được CNA liên lạc bằng điện thoại, nhưng từ khước bình luận vì lý do an ninh.
Caritas Italiana, một cơ quan bác ái hiện đang làm việc tại Afghanistan, trong một bản tuyên bố, viết rằng tình hình bất ổn gia tăng nỗi sợ về “khả thể duy trì được sự hiện diện cả trong tương lai, cũng như sự an toàn cho số ít người Afghanistan có đức tin Kitô giáo”.
Thất bại lưỡng đảng giống Sài Gòn
Trong khi đó, Joan Frawley Desmond phỏng vấn Đức Ông Stuart Swetland về sự sụp đổ của Afghanistan. Đức Ông vốn tốt nghiệp Học Viện Hải Quân Hoa Kỳ đồng thời là một Học Giả Rhodes, hiện là chủ tịch Cao đẳng Donnelly ở Kansas City, Kansas, nơi ngài làm giáo sư môn lãnh đạo và đạo đức học Kitô giáo. Ngài tốt nghiệp cử nhân vật lý, trong tư cách Học giả Rhodes, ngài nghiên cứu chính trị, triết học và kinh tế tại Đại Học Oxford, nơi ngài trở lại Đạo Công Giáo.
Trả lời câu hỏi về cảnh hỗn loạn tại Phi trường Kabul, Đức Ông cho hay: những người lớn tuổi hẳn nhớ tới Việt Nam, và thấy có nhiều điểm tương tự. Cả hai đều là những thất bại lớn lao, có tính lưỡng đảng. Đáng lẽ nên có việc triệt thoái trật tự, có phương pháp. Việc tan hàng nhanh chóng và hỗn loạn của quân đội và chính phủ Afghanistan dưới ánh sáng cuộc rút lui của Hoa Kỳ cho thấy sự thiếu lãnh đạo và tin tức tình báo đến ngỡ ngàng.
HĐGM Brazil lên tiếng về một giám mục đang gây ô nhục cho Giáo Hội. Bắt được kẻ đốt nhà thờ Glasgow
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:56 21/08/2021
1. Thông báo của Hội Đồng Giám Mục Brazil về trường hợp một Giám Mục đang gây nhục nhã cho Giáo Hội
Đức Thánh Cha Phanxicô đã chấp nhận đơn từ chức của Giám mục giáo phận São José do Rio Preto năm ngày sau khi một video đồi bại của vị giám mục này được chia sẻ trên internet.
Giám mục Tomé Ferreira da Silva, 60 tuổi, lãnh đạo Giáo phận São José do Rio Preto từ ngày 16 tháng 11 năm 2012, cho đến ngày 18 tháng 8.
Thông cáo của Hội đồng Giám mục Brazil, gọi tắt là CNBB, cho biết như sau.
“Sứ thần Tòa thánh thông báo rằng ngày hôm nay Đức Thánh Cha đã chấp nhận yêu cầu từ chức khỏi các trách nhiệm mục vụ trong Giáo phận São José do Rio Preto của Giám Mục Tomé Ferreira da Silva.”
Tuyên bố được ký bởi Đức Cha Joel Portella Amado, Giám Mục Phụ Tá của Tổng giáo phận Thánh Sebastiô trong bang Rio de Janeiro và là tổng thư ký của CNBB.
Đức Tổng Giám Mục Moacir Silva của Ribeirão Preto được bổ nhiệm làm giám quản tông tòa của Giáo phận São José do Rio Preto.
Theo Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, vào ngày 13 tháng 8, một đoạn video dài một phút về Giám mục Ferreira da Silva trong cuộc gọi điện video với một người đàn ông khác đã bắt đầu được đăng tải trên mạng xã hội. Trong video, giám mục mặc một chiếc áo sơ mi sọc polo, đang thủ dâm.
Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo dạy rằng thủ dâm “là một hành động rối loạn tự bản chất và nghiêm trọng” và “việc cố ý sử dụng khả năng tình dục, vì bất cứ lý do gì, ngoài hôn nhân về cơ bản là trái với mục đích của nó”.
Giám mục Ferreira da Silva được cho là đã nói với mạng Globo của Brazil rằng ông ta là người trong video và ông ta tin rằng việc phát tán video là một hành động trả thù của một người mà ông ta quan hệ. Ông ta nói với truyền thông Brazil rằng ông ta sẽ nói chuyện với luật sư của mình cũng như lực lượng cảnh sát bang của Brazil để xác định cách thức video được phát hành.
Đây không phải là lần đầu tiên Giám mục Ferreira da Silva dính líu vào những vấn đề gây tranh cãi, và ông đã bị Vatican điều tra nhiều lần vì cáo buộc có hành vi sai trái tình dục hoặc che đậy hành vi sai trái tình dục.
Năm 2015, ông ta bị tố có quan hệ tình cảm với tài xế của mình. Ba năm sau, giáo phận bị điều tra trong bối cảnh có các báo cáo rằng giám mục đã thất bại trong việc điều tra các khiếu nại về lạm dụng. Ông ta còn bị cáo buộc gửi tin nhắn khiêu dâm cho một trẻ vị thành niên.
Giám mục Ferreira da Silva đã phủ nhận mọi cáo buộc.
Vị giám mục bị thất sủng đã được thụ phong linh mục tại Giáo phận Campanha vào năm 1987, và vào năm 2005, ông được phong làm giám mục. Ông từng là Giám Mục Phụ Tá của São Paulo cho đến khi được bổ nhiệm đến São José do Rio Preto vào năm 2012.
Source:Catholic News Agency
2. Chiến dịch hợp pháp hóa trợ tử, và an tử được tiến hành ở Ý
Các nhà vận động ở Ý đã vượt qua rào cản đầu tiên trong nỗ lực hợp pháp hóa an tử và trợ tử.
Cả hai hành vi an tử và trợ tử đều là bất hợp pháp ở Ý, nơi luật hình sự quy định “bất kỳ ai gây ra cái chết của một người dù với sự đồng ý của người ấy, sẽ bị phạt tù từ sáu đến mười lăm năm.”
Kể từ tháng Tư, các nhà hoạt động ủng hộ trợ tử, và an tử đã đưa ra một bản kiến nghị với hy vọng sẽ đưa ra bỏ phiếu một cuộc trưng cầu dân ý để loại bỏ một phần của luật cấm các hành vi trợ tử, và an tử.
Hội đồng giám mục Ý đã bày tỏ “quan ngại nghiêm trọng” về đơn thỉnh cầu, và tuyên bố rằng “không có biểu hiện của lòng trắc ẩn trong việc giúp đỡ người khác chết”.
Các nhà vận động cho trợ tử, và an tử tại Ý cho biết trong tuần này họ đã đạt được 500,000 chữ ký tối thiểu cần thiết để quốc hội quyết định có nên tiến hành trưng cầu dân ý hay không.
Các nhà hoạt động cho biết, một cuộc trưng cầu dân ý về hỗ trợ tự tử thành công sẽ dọn đường cho một dự luật hợp pháp hóa phá thai.
Trong một tuyên bố được đưa ra sau cuộc họp trực tuyến vào tuần này, các giám mục của Ý cho biết, “bất kỳ ai đang ở trong tình trạng cực kỳ đau khổ phải được giúp đỡ để kiềm chế nỗi đau, vượt qua nỗi thống khổ và tuyệt vọng, chứ không phải loại bỏ cuộc sống của chính họ”.
Trích dẫn Samaritanus Bonus, lá thư năm 2020 của Bộ Giáo lý Đức tin về việc chăm sóc con người trong những giai đoạn quan trọng và cuối cùng của cuộc đời, các ngài nói: “Huấn quyền của Giáo hội nhắc lại rằng, khi một người sắp kết thúc cuộc sống trần thế, phẩm giá của con người đòi hỏi quyền được chết với sự thanh thản cao nhất có thể và với phẩm giá con người và Kitô xứng hợp.”
Tài liệu tái khẳng định rằng hành vi trợ tử là một “hành động xấu xa về bản chất”.
Trong tuyên bố của mình, các giám mục nói rằng “lựa chọn cái chết là sự thất bại của con người, đó là chiến thắng của một quan niệm nhân học đậm nét chủ nghĩa cá nhân và hư vô, trong đó không có chỗ cho cả hy vọng lẫn các mối quan hệ giữa các cá nhân”.
Source:Catholic News Agency
3. Bắt giữ liên quan đến hỏa hoạn tại giáo xứ Glasgow
Một người đàn ông đã bị bắt và bị buộc tội cố ý phóng hỏa một nhà thờ Công Giáo ở Glasgow vào tháng trước.
Vụ bắt giữ được công bố vào ngày 17 tháng 8. Người đàn ông bị bắt vẫn chưa được công khai danh tính, nhưng được mô tả là 24 tuổi.
Ở Tô Cách Lan, tội danh “ cố ý gây hỏa hoạn “ dùng để chỉ khi một người cố tình đốt cháy nhằm mục đích làm hư hỏng tài sản.
Nhà thờ St. Simon, ở Partick, là một nhà thờ 163 năm tuổi ở Glasgow, được tường thuật là đã bốc cháy vào sáng sớm ngày 28 tháng 7. Ngọn lửa đã được dập tắt sau những nỗ lực rất lớn của lính cứu hỏa nhưng ngôi thánh đường đã hoàn toàn bị phá hủy. Một người đã được cứu sống và không có ai bị thương trong vụ cháy. Nhà thờ St. Simon là ngôi Nhà thờ lâu đời thứ ba ở Glasgow, và ban đầu được gọi là Thánh Phêrô. Ngôi thánh đường đã được trùng tu hoàn toàn vào năm 2008.
Carol Monaghan, một giáo dân tại St. Simon và là thành viên Quốc hội ở Westminster, đã tweet rằng cô ấy “bị tàn phá” bởi sự mất mát của ngôi nhà thờ và cộng đồng giáo xứ của cô ấy đã hy vọng rằng vụ cháy này không phải là một vụ cố ý phóng hỏa.
“Đây là tin tức mà giáo dân chúng tôi không muốn nghe. Chúng tôi đã hy vọng ngọn lửa chỉ là tai nạn tình cờ”, Monaghan cho biết hôm 17 Tháng Tám. “Nghe rằng ai đó đã cố tình nhắm mục tiêu vào nơi thờ phượng của chúng tôi thực sự là đau lòng”.
Theo Tổng giáo phận Glasgow, nhà thờ là “ngôi nhà tinh thần của cộng đồng người Ba Lan ở Glasgow”.
Tổng giáo phận gọi vụ hỏa hoạn là “một cú đánh khủng khiếp đối với người dân trên khắp Glasgow”, và nói rằng vụ bắt giữ “sẽ chỉ làm tăng thêm nỗi đau cho tất cả những người bị ảnh hưởng”.
Cảnh sát thông báo họ không nghĩ có ai khác liên quan đến vụ cháy.
“Chúng tôi biết ngọn lửa này đã tàn phá và gây ra nhiều đau khổ cho cộng đồng địa phương và rộng lớn hơn”, thông báo từ Thanh tra Thám tử Kenny McDonald của Drumchapel CID cho biết. “Cùng với các đối tác của mình, chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ cộng đồng của mình”.
McDonald nói rằng bộ phận an ninh “muốn trấn an công chúng rằng chúng tôi không tìm kiếm bất kỳ ai khác liên quan đến vụ việc”, và khu vực xung quanh nhà thờ sẽ tiếp tục được tuần tra.
Nhà thờ St. Simon, ở Partick, đã bị phá hoại vào tháng 4 năm 2019, với các bức tượng bị đập phá, các tranh ảnh tôn giáo và hoa bị ném xuống, và cung thánh bị phá hoại.
Cuộc Cải cách Tô Cách Lan vào thế kỷ 16 đã dẫn đến sự hình thành của Giáo Hội Tô Cách Lan, một cộng đồng giáo hội theo truyền thống Tin lành Calvin, là cộng đồng tôn giáo lớn nhất của đất nước hiện nay.
Các tội ác chống Công Giáo đang gia tăng ở Tô Cách Lan trong những năm gần đây.
Source:Catholic News Agency
Tin vui cho người Công Giáo từ thông cáo sáng Chúa Nhật 22/8. Dấu lạ tại bệnh viện dã chiến số 16
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
22:55 21/08/2021
1. Chuyện lạ phi thường: Một Vận động viên Olympic người Ba Lan đã đấu giá huy chương bạc để trả tốn phí phẫu thuật tim cho một em bé
Maria Andrejczyk, vận động viên thế giới đã giành được huy chương bạc môn phóng lao tại Thế vận hội Tokyo 2020 (2021) vừa qua, tấm huy chương này có giá trị hơn bất kỳ một kim loại quý nào… Nhưng cô đã quyết định bán đấu giá để trả chi phí cho một ca phẫu thuật tim của một em bé 8 tháng tuổi.
Vận động viên Olympic người Ba Lan này đã sống sót sau căn bệnh ung thư xương vài năm trước đây. Cô chia sẻ: “Tôi đã gắng sức như một con sư tử cái, vượt qua rất nhiều đau đớn căm go.” Vì vậy, cô quá hiểu nỗi lo lắng của gia đình bé Miłoszek Małysa trước căn bệnh hiểm nghèo của người con bé bỏng của họ.
Rất may, cuộc đấu giá đã đạt được $ 125,000 một giá đáng ngạc nhiên để chi trả cho ca mổ tim cho bé Miłoszek tại Trung tâm Y tế thuộc Đại học Stanford.
Cô Maria chia sẻ trên trang Facebook của cô: “Tôi rất vui khi giao cho khổ chủa Żabka, một cửa hàng nhỏ, huy chương của tôi, mà đối với tôi nó là biểu tượng của niềm tin và sự kiên trì vượt thắng mọi trở ngại khó khăn”, cô Maria 25 tuổi chia sẻ như vậy trên trang Facebook của cô.
Cô cũng chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn với tờ Eurosport Polska: “Giá trị thực sự của tấm huy chương luôn ở trong tim tôi. Kỷ vật đó tuy chỉ là một kỷ vật, nhưng nó có giá trị rất to lớn với tôi và người khác. Tấm huy chương bạc này có thể cứu mạng một người, thay vì tôi cất giữ nó trong tủ của tôi. Đó là lý do tại sao tôi quyết định bán đấu giá nó để giúp đỡ đứa bé bị bệnh”.
Trong một cử chỉ đầy xúc động, Ông Żabka, chủ cửa hàng Ba Lan, người đã mua huy chương, đã tặng lại cho vận động viên với một lời tâm tình trên tweet như sau: “Chúng tôi rất xúc động trước nghĩa cử cao đẹp của vận động viên Olympic này, vì vậy chúng tôi quyết định hỗ trợ hoạt động gây quỹ cho Miłoszek. Chúng tôi cũng quyết định huy chương bạc này phải luôn ở lại với cô Maria”.
Theo nguồn tin NBC cho hay: Hy vọng bé sẽ được phẫu thuật càng sớm càng tốt vì cậu đang trong tình trạng nguy kịch. Bé hiện đang ở Ba Lan, đang được chăm sóc tại một trung tâm tim mạch vì áp huyết của bé rất cao, gây ảnh hưởng đến các động mạch ở cả tim và phổi.
Đây là một câu chuyện hy hữu, cô vận động viên Andrejczyk chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn với Onet.Sport trước khi đến Tokyo thi đấu: Tôn giáo với tôi thật là quan trọng, vì “Cha mẹ đã nuôi dưỡng chúng tôi bằng một đức tin Công Giáo sâu sắc. Niềm tin này rất thật quan trọng trong cuộc đời tôi”.
Cô ấy giải thích rằng cô luôn cám tạ Chúa về thành công này như cô chia sẻ: “Tôi xác tín rằng mọi sự xảy ra, đều nằm trong chương trình của Chúa. Tôi đã luôn cầu nguyện trước mọi cuộc thi đấu”.
Chúng ta hãy cầu nguyện cho em bé Miłoszek sẽ vượt qua được cuộc phẫu thuật và sẽ được gặp người nữ vận động viên Olympic quảng đại, ân nhân của bé.
2. Thông Cáo Báo Chí mang lại vui mừng cho người Công Giáo
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Giữa những tin đồn về tình trạng sức khoẻ của Đức Hồng Y Raymond Leo Burke, ngày 10 tháng 8, Đức Hồng Y khẳng định mình bị nhiễm coronavirus.
Chỉ vài ngày sau đó, hôm 14 tháng 8, ngài đã được khẩn cấp đưa vào bệnh viện và phải sử dụng một máy thở để chiến đấu với các biến chứng tai hại của COVID-19.
Các phương tiện truyền thông có khuynh hướng chống Công Giáo bày tỏ một sự hả hê, không dấu được khao khát mong cho ngài sớm qua đời vì con virus quái ác này. Người ta chỉ trích đức tin Công Giáo chính thống của Đức Hồng Y Burke, về phá thai, hôn nhân đồng tính, luật độc thân linh mục, và việc Giáo Hội không thể truyền chức linh mục cho phụ nữ; cũng như sự phản đối của ngài đối với việc bắt buộc tiêm chủng. Người ta không biết liệu Hồng Y Burke có được tiêm vắc xin chống lại COVID-19 hay không, nhưng ngài đã lên tiếng phản đối việc đóng cửa các nhà thờ, cũng như các loại vắc xin bắt buộc.
Trong khi khích lệ người Công Giáo chích ngừa như một cử chỉ yêu thương lo lắng cho an nguy của người khác, hầu hết các Giám Mục chống lại việc ép buộc chích vắc xin. Thật thế, trong tài liệu về đạo đức liên quan đến vắc-xin chống Covid, Bộ Giáo lý Đức tin nói rõ rằng “lý do thực tế cho thấy rõ ràng rằng tiêm chủng không phải là một quy tắc, một nghĩa vụ đạo đức và do đó, nó phải tự nguyện”.
Trong bối cảnh của những ngày này, người Công Giáo thấy rõ những lời sau của Thánh Vịnh mang tính chất thời sự hơn bao giờ:
“Linh hồn con khao khát Chúa Trời, là Chúa Trời hằng sống.
Bao giờ con được đến vào bệ kiến Tôn Nhan?
Châu lệ là cơm bánh đêm ngày,
khi thiên hạ thường ngày cứ hỏi:
“Này Thiên Chúa ngươi đâu?” (Tv 42:10)
Sao Ngài để cho dân ngoại nói:
“Thiên Chúa chúng ở đâu?”
May mắn thay, “chúng con thấy nhãn tiền: Ngài làm cho chư dân nhận biết”.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Chúng tôi muốn đề cập đến một Thông Cáo Báo Chí từ gia đình Đức Hồng Y, và đền thánh Đức Mẹ Guadalupe ở Wiscosin, mang lại vui mừng cho người Công Giáo
Toàn văn thông báo viết như sau:
Ngày 21 tháng 8 năm 2021
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô!
Gia đình của Đức Hồng Y vui mừng thông báo rằng Đức Hồng Y đã không cần dùng đến máy thở nữa và ngài sẽ rời ICU hôm nay để trở về phòng bệnh của mình. Em gái của ngài đã nói chuyện với ngài qua điện thoại sáng nay, và Đức Hồng Y đã bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc trước những lời cầu nguyện dâng lên Chúa thay mặt ngài. Gia đình của Đức Hồng Y yêu cầu chúng ta tiếp tục những lời cầu nguyện đó để ngài bình phục hoàn toàn và nhanh chóng, và họ biết ơn Chúa vì sự chăm sóc y tế đặc biệt mà Đức Hồng Y đã nhận được từ các bác sĩ và y tá tận tâm tiếp tục hỗ trợ ngài.
Đền thánh Đức Mẹ Guadalupe và các phương tiện truyền thông của Đức Hồng Y sẽ cung cấp thêm thông tin cập nhật theo chỉ đạo của gia đình.
Xin Chúa phù hộ anh chị em.
Cha Paul N. Check
Giám đốc điều hành
Đền Đức Mẹ Guadalupe
3. Tiểu sử Đức Hồng Y Raymond Leo Burke
Đức Hồng Y Burke sinh ngày 30 tháng 6 năm 1948 tại Richland Center, Wisconsin. Ngài là con út trong gia đình 6 người con của ông Thomas Burke và bà Marie Burke. Ngài có nguồn gốc từ Ái Nhĩ Lan, tổ tiên sống ở Cork và Tipperary. Cậu Burke theo học Trường Giáo xứ St. Mary sau đó chuyển đến Stratford, Wisconsin.
Từ năm 1962 đến năm 1968, ngài theo học tại Chủng viện Holy Cross ở La Crosse, Wisconsin.
Từ năm 1968 đến năm 1971, ngài theo học tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ ở Washington, DC, với một học bổng Basselin, nhận bằng Cử nhân Triết học năm 1970 và bằng Thạc sĩ Triết học năm 1971.
Ngài đã hoàn thành các chương trình Triết và Thần học tại Đại học Giáo hoàng Grêgoriô ở Rôma từ năm 1971 đến năm 1975, nhận bằng Cử nhân Thần học và bằng Thạc sĩ Khoa học Xã hội.
Thánh Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục đã phong chức linh mục cho Cha Burke vào ngày 29 tháng 6 năm 1975, tại Đền Thờ Thánh Phêrô.
Sau khi được thụ phong linh mục, ngài được bổ nhiệm làm phụ tá cho Cha sở Nhà thờ chính tòa Thánh Giuse Thợ ở La Crosse, Wisconsin.
Ngài cũng dạy môn tôn giáo tại trường trung học Aquinas ở La Crosse, nơi một công trình mới được đặt tên ngài để vinh danh những đóng góp của ngài vào năm 1997.
Từ năm 1980 đến năm 1984, ngài theo học giáo luật tại Đại học Giáo hoàng Gregoriô ở Rôma, nơi ngài nhận bằng cử nhân giáo luật năm 1982 và bằng tiến sĩ giáo luật năm 1984.
Sau đó, ngài trở lại La Crosse, nơi ngài được bổ nhiệm điều hành Curia và Phó Chưởng ấn giáo phận La Crosse.
Năm 1989, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II chỉ định Cha Burke là người Mỹ đầu tiên làm trạng sư tại Tối Cao Pháp Viện Tòa Thánh, là tòa án cao nhất trong Giáo Hội Công Giáo.
Ngày 10 tháng 12 năm 1994, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã bổ nhiệm Cha Burke làm Giám mục Giáo phận La Crosse và tấn phong Giám Mục cho ngài vào ngày 6 tháng Giêng năm 1995, tại Đền Thờ Thánh Phêrô. Đức Cha Burke nhận tòa La Crosse vào ngày 22 tháng 2 năm 1995.
Vào ngày 2 tháng 12 năm 2003, Đức Cha Burke được bổ nhiệm làm Tổng giám mục của St. Louis, kế vị Đức Hồng Y Justin Francis Rigali, là người đã được bổ nhiệm làm Tổng giám mục của Philadelphia.
Ngài nhận tòa vào ngày 26 tháng Giêng năm 2004, và được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trao tặng dây pallium vào ngày 29 tháng 6 năm 2004.
Tại St. Louis, Đức Tổng Giám Mục Burke nhấn mạnh đến việc cổ võ ơn gọi linh mục. Ngài cũng viết cho một chuyên mục trên tờ tuần báo của tổng giáo phận, là tờ Saint Louis Review. Ở cả La Crosse và St. Louis, Đức Cha Burke đều đã thành lập các nhà nguyện cho những người muốn thờ phượng theo hình thức thánh lễ Latinh truyền thống.
Tháng 7 năm 2006, Đức Thánh Cha Bênêđictô 16 đã bổ nhiệm Đức Cha Burke làm thành viên của Tối Cao Pháp Viện Tòa Thánh. Vào ngày 6 tháng 5 năm 2008, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô 16 đã giao cho Đức Cha Burke hai nhiệm vụ tại Vatican. Ngài được chỉ định là thành viên của Hội đồng Giáo hoàng Giải thích các văn bản luật, và là thành viên của Bộ Giáo sĩ.
Vào ngày 27 tháng 6 năm 2008, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô 16 đã bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục Burke là Chánh Tòa Tối Cao Pháp Viện. Đức Tổng Giám Mục Burke là người đầu tiên không phải người Âu châu đứng đầu tòa án này và trở thành người Mỹ cao cấp thứ hai tại Vatican chỉ sau Đức Hồng Y William Levada, tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin.
Vào ngày 11 tháng 3 năm 2010, sau khi các vụ tai tiếng lạm dụng tình dục được đưa ra ánh sáng ở Âu châu, Đức Tổng Giám Mục Burke nói rằng Vatican cần phải chuẩn bị một tài liệu vạch ra một bộ hướng dẫn rõ ràng bắt nguồn từ Giáo luật để hướng dẫn các giám mục địa phương, và xác định cách thức báo cáo các vụ việc lên Tòa thánh, để đẩy nhanh quá trình thực hiện công lý cho các nạn nhân.
Vào ngày 20 tháng 11 năm 2010, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô 16 đã tấn phong Hồng Y-Phó tế cho ngài với hiệu tòa Sant'Agata dei Goti.
Ngày 8 tháng 11, 2014, Đức Thánh Cha Phanxicô cách chức Chánh Tòa Tối Cao Pháp Viện của ngài và bổ nhiệm ngài làm linh hướng dòng Malta, một chức vụ chủ yếu mang tính nghi lễ thường được trao cho một Hồng Y đã nghỉ hưu hoặc như một công việc phụ đối với một công việc khác.
Sau mười năm ở cấp bậc Hồng Y phó tế, Đức Hồng Y Burke đã được Đức Thánh Cha Phanxicô thăng Hồng Y đẳng linh mục vào ngày 3 tháng 5 năm 2021.
4. Dấu lạ tại bệnh viện dã chiến số 16
Trong sách Công vụ Tông đồ, sau khi Thánh Phêrô giảng dạy tại nhà ông Cornêliô thì một dấu lạ đã xảy ra khiến cho “những tín hữu thuộc giới cắt bì cùng đến đó với ông Phêrô đều kinh ngạc vì thấy Thiên Chúa cũng ban Thánh Thần xuống cả trên các dân ngoại nữa, bởi họ nghe những người này nói các thứ tiếng và tán dương Thiên Chúa” (Cv 10,45-46).
Và một dấu lạ cũng đã xảy ra với anh chị em tu sĩ thiện nguyện chúng tôi vào đầu ca làm việc chiều ngày 18/8/2021 tại Bệnh viện Dã chiến số 16. Khi chuẩn bị bước vào ca làm, chúng tôi nhận được thông báo rằng chúng tôi sẽ gặp một bác sĩ vì có vài vấn đề cần trao đổi. Tất cả anh chị em trong nhóm chúng tôi đều thắc mắc không biết vấn đề đó là gì, một số cảm thấy hồi hộp, bồn chồn. Sau đó, một bác sĩ bước vào và mở lời chào: “Chào các anh chị tình nguyện viên. Ở đây là các sơ, các thầy cả phải không?” Và bác sĩ giới thiệu mình là bác sĩ Vinh của bệnh viện Bạch Mai. Sau đó, bác cho chúng tôi biết về vấn đề mà bệnh viện muốn và tin rằng chúng tôi là những người có thể làm tốt việc đó.
Bác sĩ nói: “Hiện tại có một số người bệnh tử vong và đang bảo quản thi hài ở phòng bảo quản - là 2 chiếc container lạnh - nằm phía cuối khuôn viên bệnh viện. Họ là những người xấu số đã ra đi trong hoàn cảnh không có người thân bên cạnh và đang phải nằm lạnh lẽo trong phòng bảo quản. Chúng ta nên cầu nguyện cho vong linh họ. Điều đó, chúng tôi là những bác sĩ, điều dưỡng và nhân viên y tế không thể làm được bởi còn nhiều việc chuyên môn. Tôi là một người không theo đạo, nhưng chúng tôi biết điều này các thầy, các sơ có thể làm tốt hơn chúng tôi. Vì thế, chúng tôi mong muốn các thầy các sơ có thể cầu nguyện cho họ”.
Khi nghe những lời nói này từ một vị bác sĩ vốn không phải là người tin Chúa, trong lòng tôi vô cùng cảm kích và xúc động. Đúng là “Sự giàu có, khôn ngoan và thông suốt của Thiên Chúa sâu thẳm dường nào! Quyết định của Người, ai dò cho thấu! Đường lối của Người, ai theo dõi được!” (Rm 11,33). Trong giây phút ấy, tôi cũng nhớ tới lời Thánh Phêrô đã nói với người què ở Cửa Đẹp của Đền Thờ: “Vàng bạc thì tôi không có; nhưng cái tôi có, tôi cho anh đây…” (Cv 3,6). Chúng tôi là những tu sĩ thiện nguyện, đa số không có chuyên môn y tế nhưng điều chúng tôi “có dư” để cho đi là lòng nhiệt huyết phục vụ và lời nguyện cầu của bản thân mình.
Trước đó, tôi đã có dịp cộng tác với một vài bác sĩ và điều dưỡng nam trong việc tẫn liệm thi hài và chuyển thi hài ra phòng bảo quản. Mỗi lần có người bệnh qua đời, trong lúc tẫn liệm và di chuyển, tôi chỉ biết thầm đọc kinh, cầu nguyện và phó dâng linh hồn người đó và các bệnh nhân khác cho lòng Chúa thương xót. Vì thế, khi nhận được tin mới này, tôi cảm thấy nó giống như một chiếc chìa khóa mở “đúng chuyên ngành” của anh em tu sĩ thiện nguyện chúng tôi trong việc cầu nguyện và phó dâng các bệnh nhân qua đời cho Chúa.
Sau đó, bác sĩ dẫn chúng tôi tới phòng bảo quản thi hài để đọc kinh cầu nguyện. Sau buổi cầu nguyện, chúng tôi đã trình bày ước nguyện với bác sĩ là chúng tôi có thể cầu nguyện như thế này vào đầu mỗi ca làm được không. Bác sĩ nói với chúng tôi rằng đó là một điều quá tuyệt vời và bác sĩ cám ơn chúng tôi. Vì thế, bây giờ cứ đầu mỗi ca làm việc, nhóm anh em tu sĩ thiện nguyện chúng tôi lại tập trung nhau lại để cầu nguyện cho linh hồn các bệnh nhân đã qua đời.
Tạ ơn Thiên Chúa bởi những điều Ngài đã thực hiện trong cuộc sống và nơi cuộc đời của chúng con để cho vinh quang Ngài được tỏa sáng, Danh Thánh Ngài được vinh hiển.
Xin Chúa cho những người đã qua đời vì covid được nghỉ yên muôn đời.
Và cho ánh sáng ngàn thu chiếu soi trên các linh hồn này.
Chúa Dắt Dìu Con, C.Ss.R