Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:41 22/08/2013
TRỜI CHO LƯƠNG DUYÊN
Thiết Phiến công chúa vì muốn đoạt lấy kim tháp của Quang Hoa thiên vương, nên dùng thiết phiến (quạt sắt) hung ác quạt ông ta bay xa về phía bắc một vạn tám trăm dặm, thế là Quang Hoa thiên vương đến Phong Độc bái kiến lão tiên, lão tiên cho ông ta uống một viên trấn phong đan, lại còn nói với ông ta:
- “Thiết Phiến công chúa có duyên với ngươi, cho nên khi ra tay thì lưu tình chút ít.”
Quang Hoa thiên vương không cần chú ý nhiều việc ấy mà chỉ nhất tâm đoạt lại kim tháp mới thôi.
Đang khi ông ta cùng Thiết Phiến công chúa giao tranh, cường lực của thiết phiến rất mạnh, cát bay đá chạy mù trời, đến nổi cây cổ thụ cũng trốc gốc mà bay, nhưng Quang Hoa thiên vương vẫn ung dung bất động, làm cho Thiết Phiến công chúa giận cực độ vừa chửi vừa hét tướng dáng trông rất bại hoại, làm cho Quang Hoa thiên vương nhìn thấy thì cười lớn.
Về sau, hai người thật giống như lời của lão tiên đã nói: kết thành vợ chồng.
(Minh, Dư Tượng Đẩu “Nam du ký”)
Suy tư:
Tình yêu có lý lẽ của tình yêu mà lý trí không hiểu được, cho nên có những cô gái con đài các yêu thương anh chàng tướng cướp; có những anh chàng nhà giàu học giỏi lại đi yêu một cô gái nhà nghèo vô học; lại có những tình yêu xem ra không môn đăng hộ đối, nhưng họ sống với nhau hết đời này…
Tình yêu có lý lẽ của nó, nên Đức Chúa Giê-su mới xuống thế làm người, như lời thánh Phao-lô đã dạy: Đức Chúa Giê-su tuy là thân phận của Thiên Chúa nhưng không đòi ngang hàng với Thiên Chúa, mà tự hạ mình xuống làm con người để cứu chuộc nhân loại khỏi ách thống trị của ma quỷ.
Lý lẽ của tình yêu Thiên Chúa chính là yêu cho đến cùng, yêu đến hy sinh mạng sống cho người mình yêu, yêu hết mọi người và cứu hết mọi người, là yêu cho đến giọt máu cuối cùng, là tha thứ tất cả và đón nhận tất cả.
Có những lúc chúng ta –người Ki-tô hữu- nói phải bắt chước yêu thương của Thiên Chúa trong cuộc sống của mình, nhưng chúng ta chỉ bat91 chước Chúa ở trong nhà thờ là nguyện ngắm dự thánh lễ, mà không bắt chước tình yêu của Ngài tỏ lộ trên đường phố, đó là an ủi, giúp đỡ, chữa lành và phục vụ…
----------------------
http://jmtaiby.blogspot.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Thiết Phiến công chúa vì muốn đoạt lấy kim tháp của Quang Hoa thiên vương, nên dùng thiết phiến (quạt sắt) hung ác quạt ông ta bay xa về phía bắc một vạn tám trăm dặm, thế là Quang Hoa thiên vương đến Phong Độc bái kiến lão tiên, lão tiên cho ông ta uống một viên trấn phong đan, lại còn nói với ông ta:
- “Thiết Phiến công chúa có duyên với ngươi, cho nên khi ra tay thì lưu tình chút ít.”
Quang Hoa thiên vương không cần chú ý nhiều việc ấy mà chỉ nhất tâm đoạt lại kim tháp mới thôi.
Đang khi ông ta cùng Thiết Phiến công chúa giao tranh, cường lực của thiết phiến rất mạnh, cát bay đá chạy mù trời, đến nổi cây cổ thụ cũng trốc gốc mà bay, nhưng Quang Hoa thiên vương vẫn ung dung bất động, làm cho Thiết Phiến công chúa giận cực độ vừa chửi vừa hét tướng dáng trông rất bại hoại, làm cho Quang Hoa thiên vương nhìn thấy thì cười lớn.
Về sau, hai người thật giống như lời của lão tiên đã nói: kết thành vợ chồng.
(Minh, Dư Tượng Đẩu “Nam du ký”)
Suy tư:
Tình yêu có lý lẽ của tình yêu mà lý trí không hiểu được, cho nên có những cô gái con đài các yêu thương anh chàng tướng cướp; có những anh chàng nhà giàu học giỏi lại đi yêu một cô gái nhà nghèo vô học; lại có những tình yêu xem ra không môn đăng hộ đối, nhưng họ sống với nhau hết đời này…
Tình yêu có lý lẽ của nó, nên Đức Chúa Giê-su mới xuống thế làm người, như lời thánh Phao-lô đã dạy: Đức Chúa Giê-su tuy là thân phận của Thiên Chúa nhưng không đòi ngang hàng với Thiên Chúa, mà tự hạ mình xuống làm con người để cứu chuộc nhân loại khỏi ách thống trị của ma quỷ.
Lý lẽ của tình yêu Thiên Chúa chính là yêu cho đến cùng, yêu đến hy sinh mạng sống cho người mình yêu, yêu hết mọi người và cứu hết mọi người, là yêu cho đến giọt máu cuối cùng, là tha thứ tất cả và đón nhận tất cả.
Có những lúc chúng ta –người Ki-tô hữu- nói phải bắt chước yêu thương của Thiên Chúa trong cuộc sống của mình, nhưng chúng ta chỉ bat91 chước Chúa ở trong nhà thờ là nguyện ngắm dự thánh lễ, mà không bắt chước tình yêu của Ngài tỏ lộ trên đường phố, đó là an ủi, giúp đỡ, chữa lành và phục vụ…
----------------------
http://jmtaiby.blogspot.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:45 22/08/2013
N2T |
9. Cái tâm của người ghen ghét và tâm của ma quỷ thì giống nhau.
(Thánh Gregory)---------------
http://jmtaiby.blogspot.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Kinh nghiệm về niềm tin và mô-hình bậc cha-chú
Mai Tá
04:44 22/08/2013
Kinh nghiệm về niềm tin và mô-hình bậc cha-chú
(bài 9)
Phần I
Ánh sáng niềm tin trong tối tăm
Về niềm tin, hẳn có người lại sẽ đặt câu hỏi: “Đâu là tầm-kích về niềm tin vào Thiên-Chúa?” Sách Giáo lý Hội thánh Công Giáo cũng từng nói: “Niềm tin là sự đáp-trả cách tự-do của con người, với sáng-kiến của Thiên Chúa là Đấng mặc-khải cho ta biết. Mặc-khải đây, có nghĩa làm sáng-tỏ, khai-sáng hiểu biết của ta”.
Nhưng, sáng-kiến là sáng những ý-kiến gì? Mặc-khải, là mặc lấy những điều gì đây?
Hồi thời trước, các sách thần-học thường đề-cập đến sự khác-biệt giữa điều mà tiếng La-tinh khi đó có khác biệt, gọi là: “Fides quae creditur” và “Fides qua creditor”, tức: “Tin, những gì ta tin” và “Niềm tin, qua đó ta tin”. Khác biệt này, lúc ấy, được gán cho tác giả là thánh Augustinô. Trong khi đó, thánh Tôma Akinô lại cũng viết về việc “Tin Chúa” và “Tin vào Chúa” hệt một kiểu như “Tin ở nơi Chúa”. Quan niệm ấy, được các thần-học-gia Thệ-Phản sử-dụng nhiều mãi cho đến thế kỷ thứ 17. Khi ấy, sách giáo-lý của các nhà thần-học dẫn về hai chiều-hướng rất tách-biệt, một: là truyền-thống có khuynh-hướng thuận, như: “Tin, những gì ta đang tin”, và khuynh-hướng kia, là: “Niềm Tin, qua đó ta tin”, tức: tin Chúa và tin vào Lời hằng sống của Ngài. Thế nhưng, điều này từng đóng khép, lại đã không cho phép ta tiếp-cận quan-điểm sâu sắc vẫn bảo rằng: đối-tượng của động tác tin, thật ra là “Có Chúa trong Tình-yêu cùng với ta, vẫn rất thật.” Và, điều đó có khuynh-hướng làm giảm-suy động-tác “tin” theo cách-thế chủ-động thành thứ nghiên-cứu tâm-lý thường-tình của một niềm tin cũng rất thường, lại để quên mất tính-chất đặc-trưng/đặc-biệt của động-tác “tin” rất thần thánh, theo cung cách chủ-động, rất tâm-lý. Tầm-kích của niềm “tin thần-thánh”, là tin vào Chúa, với tôi, xem ra như thể để dung-hoà và có khi còn đổi thay tầm-kích nhân-bản và tâm-lý của niềm tin, hoặc như thế.
Tối tăm ở niềm tin
Mục đích của những giòng chiêm-niệm này, là để đào sâu thêm những gì được gọi là “ánh sáng” đức tin.
Đề cập chuyện này, cũng có nhiều phương-án, rất khác nhau. Nhưng, trước khi đi vào từng phương-án một, tôi nghĩ: bà con mình cũng nên xác-quyết lại lập-trường riêng tư, theo cách tổng-thể. Đa số truyền-thống thần-học có chủ-trương rỡ bỏ niềm tin khỏi bất cứ loại-hình nào mang tính “hiểu biết”, mà ta thường gọi là “ánh sáng đức tin”, ngõ hầu biến nó thành động-tác tin-tưởng vào thứ tối-tăm của vô-tri/vô-giác, tức không-hiểu-và-cũng-không-biết, vẫn thường thấy. Một số vị cùng lúc, cũng đồng-thuận với lập-trường trên, lại biến nó thành động-thái của một tín-nhiệm và đặc biệt của tình thương-yêu vào với “Đấng Nào Đó” gìn giữ họ -tức: những người tin tưởng thật an-toàn ở trong cõi tối-tăm của sự sống đang gia-tăng -và thật ra, cũng giống như đang ở trong cõi tối-tăm của sự chết. Các vị ấy đều đồng ý bảo rằng: “tin”, là sự thể cảm-xúc có trực-giác, một thứ trực-giác có hỗ trợ tương-tác không thất-bại ở trong tăm tối, mà lại không có thêm quà tặng “nhận xét”, nữa.
Mới đây, trong một hội-thảo được tổ chức tại Đại học Yale năm 2012 để vinh danh tác-giả Denys Turner từng khai-triển chọn lựa này, rất thành công. Đây là phương-án huyền-bí khá tiêu-cực về niềm tin vào Đức Chúa.
Hôm nay, tôi xin báo trước, là: tôi sẽ theo khuynh-hướng nào, khi nghiên cứu về vấn đề này.
Ở đây có điểm-nhấn về tâm-não người Thệ Phản
Trước khi có cái nhìn thực-tế rất tích-cực về “tin”, tôi xin nhấn mạnh đến chiều sâu của lập-trường tiêu-cực lấy tối tăm làm chủ đích. Rõ ràng là: trong các “hiểu” và “biết” về thánh Phaolô cách đặc-trưng của người Thệ Phản theo hệ-phái Luther, tức: đặt niềm tin một cách biệt-lập, vv..
Trước nhất, là: xoay quanh vai trò của những đề nghị, cam kết, tín điều và động-tác “tin” nào phát tự tâm can. “Tin”, như thế có điểm-tới dẫn về với Chúa, nhưng là Đức Chúa “trong” công-thức hạn hẹp. Ở đây, những khác-biệt như thế lại đã bắt đầu. Truyền-thống của giáo-phái Thệ-Phản những nhấn mạnh rằng: Thiên Chúa không hề và không thể “bị giam nhốt” trong bất cứ phát-biểu nào, dù ta có theo hệ-thống con người hay không. Truyền thống ấy, là thói quen tôn-trọng Lời Chúa hơn bất cứ thế-giới nào, của con người. Nguồn-gốc của những thứ này, là sự “hiểu biết” rất triết lý –thật ra, ta không thể có phép “loại-suy”/tương-đồng nào giữa Thiên Chúa và tạo-vật hữu-hạn được. Ngược lại, nói thế sẽ chỉ dẫn đưa mình vào chốn mơ-hồ lẫn-lộn, tự bản chất, mà thôi. “Loại suy”/tương đồng ở đây, có nghĩa là: sự khác-biệt căn-bản giữa các sự việc được so sánh; trong khi đó, lại có thứ “loại-suy”/tương-đồng hoặc tương-tự ở tầm-kích đích-thực nào khác. Trái lại, thái-độ của người Công Giáo chúng ta, lúc nào cũng mang hình-thức “loại-suy”/tương tự về niềm tin bên trong các khác biệt giữa Thượng-Đế-là-Đấng-vô-hạn và con-người-hữu-hạn, luôn có sự tương-đồng/tương-tự giữa hai yếu-tố đó. Nói về “loại suy”/tương đồng như thế, Thiên Chúa-là-Đấng-vô-hạn, ta có thể sờ chạm và nhận biết được trong đó, tức: bên trong tạo vật hữu-hạn. Lời Chúa, là thực-tại không thể bị pha-loãng/chế biến ở trong và tận sâu bên trong lời của phàm-nhân, rất tục trần.
Khác biệt này, xuất tự động-thái của người Thệ Phản cứ nhấn mạnh nhiều đến tính-chất “biệt-lập” của niềm tin. “Tin” biệt lập, ân-huệ biệt-lập, Kinh Sách “biệt-lập”, Đức Kitô Biệt Lập, Vinh danh Chúa cách biệt lập, riêng rẽ, vv... đương nhiên ở đây luôn có sự tôn kính sự hiện-diện của Đấng-Thánh-Không-Ai-Biết –và sự tôn kính/tôn sùng ấy thực sự được gọi là tình thương-yêu Đức Chúa, hoặc ít ra cũng đòi hỏi được phong-bao gói ghém thật kỹ-luỡng. “Tin”, thực ra là bản-chất mù-quáng của tình thương-yêu ấy. Và, toàn bộ nền thần-học từng biện minh niềm tin, cũng xuất tự nơi đó.
Tôi thiển nghĩ, cũng tự nơi đây, ta mới thấy được là: Niềm tin, Hy vọng và Bác ái có khuynh-hướng trỗi dậy đi vào tình-huống duy chỉ có mỗi kinh-nghiệm siêu-thăng, thôi. Tôi lại cũng nghĩ, rằng: đằng sau khuynh-hướng của phía Thệ-Phản là họ muốn biện-hộ cho tương quan ta vẫn có đối với Đức Giêsu, như một người. Xem ra, làm thế nhiều lúc cũng để miễn-chuẩn khỏi phải nhìn gần nhìn thật sát vào phẩm-chất và nhu-liệu thiết-lập nên tương quan tư-riêng ấy.
Tin và hiểu biết thật bất nhất
Điều này dẫn ta đến, và thực sự là lịch sử cho thấy nó đã dẫn đưa ta đồng-hoá niềm tin vào với chấp-nhận một “hiểu biết” thật bất-nhất khi ta khẳng định về niềm tin. Nói nôm na, thì: những khẳng-định này được phép xuất hiện như thứ gì đó mâu-thuẫn tự bản-chất và việc chấp-nhận cách mù quáng mối mâu thuẫn như thế, lại được coi như đặc trưng/đặc điểm của niềm tin-yêu đích thật.
Động thái tương-tự, trải rộng cả vào việc chấp-nhận “quyền bính về niềm tin” trong các vấn đề về “tin” khi quyền-bính ấy không hiện rõ như thứ gì đó khả dĩ khiến ta có thể tin tưởng được. Như thế, đã khiến cho niềm tin của ta ít thành động-tác trí-tuệ, ít ra là khi trí-tuệ được coi như thế. Nhiều lúc, việc này còn dẫn đến vị-thế ở trên/dưới của hệ-cấp cầm quyền trong Giáo Hội, được gồm tóm trong sự việc như thể bảo rằng: “Tôi đã nói là đã nói, xin đừng hỏi tôi như thế có nghĩa gì, mà làm gì.”
(còn tiếp)
Lm Kevin O’Shea CSsR
Mai Tá lược dịch
(bài 9)
Phần I
Ánh sáng niềm tin trong tối tăm
Về niềm tin, hẳn có người lại sẽ đặt câu hỏi: “Đâu là tầm-kích về niềm tin vào Thiên-Chúa?” Sách Giáo lý Hội thánh Công Giáo cũng từng nói: “Niềm tin là sự đáp-trả cách tự-do của con người, với sáng-kiến của Thiên Chúa là Đấng mặc-khải cho ta biết. Mặc-khải đây, có nghĩa làm sáng-tỏ, khai-sáng hiểu biết của ta”.
Nhưng, sáng-kiến là sáng những ý-kiến gì? Mặc-khải, là mặc lấy những điều gì đây?
Hồi thời trước, các sách thần-học thường đề-cập đến sự khác-biệt giữa điều mà tiếng La-tinh khi đó có khác biệt, gọi là: “Fides quae creditur” và “Fides qua creditor”, tức: “Tin, những gì ta tin” và “Niềm tin, qua đó ta tin”. Khác biệt này, lúc ấy, được gán cho tác giả là thánh Augustinô. Trong khi đó, thánh Tôma Akinô lại cũng viết về việc “Tin Chúa” và “Tin vào Chúa” hệt một kiểu như “Tin ở nơi Chúa”. Quan niệm ấy, được các thần-học-gia Thệ-Phản sử-dụng nhiều mãi cho đến thế kỷ thứ 17. Khi ấy, sách giáo-lý của các nhà thần-học dẫn về hai chiều-hướng rất tách-biệt, một: là truyền-thống có khuynh-hướng thuận, như: “Tin, những gì ta đang tin”, và khuynh-hướng kia, là: “Niềm Tin, qua đó ta tin”, tức: tin Chúa và tin vào Lời hằng sống của Ngài. Thế nhưng, điều này từng đóng khép, lại đã không cho phép ta tiếp-cận quan-điểm sâu sắc vẫn bảo rằng: đối-tượng của động tác tin, thật ra là “Có Chúa trong Tình-yêu cùng với ta, vẫn rất thật.” Và, điều đó có khuynh-hướng làm giảm-suy động-tác “tin” theo cách-thế chủ-động thành thứ nghiên-cứu tâm-lý thường-tình của một niềm tin cũng rất thường, lại để quên mất tính-chất đặc-trưng/đặc-biệt của động-tác “tin” rất thần thánh, theo cung cách chủ-động, rất tâm-lý. Tầm-kích của niềm “tin thần-thánh”, là tin vào Chúa, với tôi, xem ra như thể để dung-hoà và có khi còn đổi thay tầm-kích nhân-bản và tâm-lý của niềm tin, hoặc như thế.
Tối tăm ở niềm tin
Mục đích của những giòng chiêm-niệm này, là để đào sâu thêm những gì được gọi là “ánh sáng” đức tin.
Đề cập chuyện này, cũng có nhiều phương-án, rất khác nhau. Nhưng, trước khi đi vào từng phương-án một, tôi nghĩ: bà con mình cũng nên xác-quyết lại lập-trường riêng tư, theo cách tổng-thể. Đa số truyền-thống thần-học có chủ-trương rỡ bỏ niềm tin khỏi bất cứ loại-hình nào mang tính “hiểu biết”, mà ta thường gọi là “ánh sáng đức tin”, ngõ hầu biến nó thành động-tác tin-tưởng vào thứ tối-tăm của vô-tri/vô-giác, tức không-hiểu-và-cũng-không-biết, vẫn thường thấy. Một số vị cùng lúc, cũng đồng-thuận với lập-trường trên, lại biến nó thành động-thái của một tín-nhiệm và đặc biệt của tình thương-yêu vào với “Đấng Nào Đó” gìn giữ họ -tức: những người tin tưởng thật an-toàn ở trong cõi tối-tăm của sự sống đang gia-tăng -và thật ra, cũng giống như đang ở trong cõi tối-tăm của sự chết. Các vị ấy đều đồng ý bảo rằng: “tin”, là sự thể cảm-xúc có trực-giác, một thứ trực-giác có hỗ trợ tương-tác không thất-bại ở trong tăm tối, mà lại không có thêm quà tặng “nhận xét”, nữa.
Mới đây, trong một hội-thảo được tổ chức tại Đại học Yale năm 2012 để vinh danh tác-giả Denys Turner từng khai-triển chọn lựa này, rất thành công. Đây là phương-án huyền-bí khá tiêu-cực về niềm tin vào Đức Chúa.
Hôm nay, tôi xin báo trước, là: tôi sẽ theo khuynh-hướng nào, khi nghiên cứu về vấn đề này.
Ở đây có điểm-nhấn về tâm-não người Thệ Phản
Trước khi có cái nhìn thực-tế rất tích-cực về “tin”, tôi xin nhấn mạnh đến chiều sâu của lập-trường tiêu-cực lấy tối tăm làm chủ đích. Rõ ràng là: trong các “hiểu” và “biết” về thánh Phaolô cách đặc-trưng của người Thệ Phản theo hệ-phái Luther, tức: đặt niềm tin một cách biệt-lập, vv..
Trước nhất, là: xoay quanh vai trò của những đề nghị, cam kết, tín điều và động-tác “tin” nào phát tự tâm can. “Tin”, như thế có điểm-tới dẫn về với Chúa, nhưng là Đức Chúa “trong” công-thức hạn hẹp. Ở đây, những khác-biệt như thế lại đã bắt đầu. Truyền-thống của giáo-phái Thệ-Phản những nhấn mạnh rằng: Thiên Chúa không hề và không thể “bị giam nhốt” trong bất cứ phát-biểu nào, dù ta có theo hệ-thống con người hay không. Truyền thống ấy, là thói quen tôn-trọng Lời Chúa hơn bất cứ thế-giới nào, của con người. Nguồn-gốc của những thứ này, là sự “hiểu biết” rất triết lý –thật ra, ta không thể có phép “loại-suy”/tương-đồng nào giữa Thiên Chúa và tạo-vật hữu-hạn được. Ngược lại, nói thế sẽ chỉ dẫn đưa mình vào chốn mơ-hồ lẫn-lộn, tự bản chất, mà thôi. “Loại suy”/tương đồng ở đây, có nghĩa là: sự khác-biệt căn-bản giữa các sự việc được so sánh; trong khi đó, lại có thứ “loại-suy”/tương-đồng hoặc tương-tự ở tầm-kích đích-thực nào khác. Trái lại, thái-độ của người Công Giáo chúng ta, lúc nào cũng mang hình-thức “loại-suy”/tương tự về niềm tin bên trong các khác biệt giữa Thượng-Đế-là-Đấng-vô-hạn và con-người-hữu-hạn, luôn có sự tương-đồng/tương-tự giữa hai yếu-tố đó. Nói về “loại suy”/tương đồng như thế, Thiên Chúa-là-Đấng-vô-hạn, ta có thể sờ chạm và nhận biết được trong đó, tức: bên trong tạo vật hữu-hạn. Lời Chúa, là thực-tại không thể bị pha-loãng/chế biến ở trong và tận sâu bên trong lời của phàm-nhân, rất tục trần.
Khác biệt này, xuất tự động-thái của người Thệ Phản cứ nhấn mạnh nhiều đến tính-chất “biệt-lập” của niềm tin. “Tin” biệt lập, ân-huệ biệt-lập, Kinh Sách “biệt-lập”, Đức Kitô Biệt Lập, Vinh danh Chúa cách biệt lập, riêng rẽ, vv... đương nhiên ở đây luôn có sự tôn kính sự hiện-diện của Đấng-Thánh-Không-Ai-Biết –và sự tôn kính/tôn sùng ấy thực sự được gọi là tình thương-yêu Đức Chúa, hoặc ít ra cũng đòi hỏi được phong-bao gói ghém thật kỹ-luỡng. “Tin”, thực ra là bản-chất mù-quáng của tình thương-yêu ấy. Và, toàn bộ nền thần-học từng biện minh niềm tin, cũng xuất tự nơi đó.
Tôi thiển nghĩ, cũng tự nơi đây, ta mới thấy được là: Niềm tin, Hy vọng và Bác ái có khuynh-hướng trỗi dậy đi vào tình-huống duy chỉ có mỗi kinh-nghiệm siêu-thăng, thôi. Tôi lại cũng nghĩ, rằng: đằng sau khuynh-hướng của phía Thệ-Phản là họ muốn biện-hộ cho tương quan ta vẫn có đối với Đức Giêsu, như một người. Xem ra, làm thế nhiều lúc cũng để miễn-chuẩn khỏi phải nhìn gần nhìn thật sát vào phẩm-chất và nhu-liệu thiết-lập nên tương quan tư-riêng ấy.
Tin và hiểu biết thật bất nhất
Điều này dẫn ta đến, và thực sự là lịch sử cho thấy nó đã dẫn đưa ta đồng-hoá niềm tin vào với chấp-nhận một “hiểu biết” thật bất-nhất khi ta khẳng định về niềm tin. Nói nôm na, thì: những khẳng-định này được phép xuất hiện như thứ gì đó mâu-thuẫn tự bản-chất và việc chấp-nhận cách mù quáng mối mâu thuẫn như thế, lại được coi như đặc trưng/đặc điểm của niềm tin-yêu đích thật.
Động thái tương-tự, trải rộng cả vào việc chấp-nhận “quyền bính về niềm tin” trong các vấn đề về “tin” khi quyền-bính ấy không hiện rõ như thứ gì đó khả dĩ khiến ta có thể tin tưởng được. Như thế, đã khiến cho niềm tin của ta ít thành động-tác trí-tuệ, ít ra là khi trí-tuệ được coi như thế. Nhiều lúc, việc này còn dẫn đến vị-thế ở trên/dưới của hệ-cấp cầm quyền trong Giáo Hội, được gồm tóm trong sự việc như thể bảo rằng: “Tôi đã nói là đã nói, xin đừng hỏi tôi như thế có nghĩa gì, mà làm gì.”
(còn tiếp)
Lm Kevin O’Shea CSsR
Mai Tá lược dịch
Suy niệm Lời Ngài đọc trong tuần thứ 21 Thường niên năm C 25.8..2013
Mai Tá
04:45 22/08/2013
Suy niệm Lời Ngài đọc trong tuần thứ 21 Thường niên năm C 25.8..2013
“Ôi phép lạ, ôi nhiệm mầu,”
“Vườn tiên sáng láng, như lòng người thương.”
(dẫn từ thơ Hàn Mặc Tử)
Lc 13: 22-30 / Lc 12
Phép lạ nhiệm mầu, là phép rất lạ của tình thương-yêu Chúa diễn bày cho mọi người. Như, trình thuật rày ghi chép.
Đọc trình thuật thánh Luca, ra như có người muốn hỏi: vào cửa hẹp, phải chăng có nghĩa: mọi người đều được cứu rỗi, hay chỉ người nghèo/kẻ hèn, không nơi nương tựa, đoái nhìn mình? Vào cửa hẹp, phải chăng là sống như người nghèo, chẳng mơ ước chuyện tương lai, vẫn sống nghèo?
Trình thuật thánh Luca, nhiều đoạn nói về thân phận nghèo được Chúa đoái thương/cổ suý như lối sống vẫn thấy ở đời. Có nhận xét bảo rằng: sở dĩ thế giới này nghèo dần đi, là vì người người cứ tiêu xài phung phí mọi trữ-lượng ở địa cầu. Lâu nay, người người chỉ chú tâm đến chuyện tăng gia khai thác tài nguyên thiên-nhiên, gia tăng tiêu thụ mọi thứ, cả những thứ lẽ đáng không để cho riêng mình mà dành để cho con cháu, thế hệ sau.
Nhiều người, lại cứ nghĩ: mình vốn là trung tâm vũ trụ nên có quyền hưởng thụ đủ mọi thứ ngõ hầu thỏa mãn nhu cầu không dứt của mình. Có vị, lại cứ tưởng: cõi địa cầu và tinh tú nằm trên địa cầu phẳng lì, nên chẳng việc gì phải lo cho trái đất. Thế nhưng, khoa-học nay báo động rằng: ngân-hà-nhà-mình đang ngày càng xa rời ta, cũng rất chóng. Chẳng mấy chốc, người người sẽ không còn thấy bầu trời đầy tinh tú như xưa/cũ, nữa. Và, hệ thống mặt trời ta đang sống, sẽ ngày một chết dần, là do: ta ở giữa chu kỳ hoạt động của hệ thống ấy.
Vấn đề đáng ta quan ngại không nằm ở dữ kiện thấy vũ trụ đang tàn lụi dần, nhưng nằm ở thái-độ của mọi người, chí ít là ở trong đầu mỗi người. Bởi, nếu cứ “vùi đầu vào cát” như loài chim trĩ, ắt hẳn ta sẽ không giải quyết được vấn-đề, và cũng chẳng thể sống sót trong tình huống ấy.
Thái-độ này, tựa hồ động-thái ta vẫn có đối với thuốc chủng ngừa cúm vào lúc mới sáng chế; hoặc, như cuộc bầu phiếu gia-nhập Hiệp hội Châu Âu, khi nhóm này lần đầu được đề nghị, vv. Cũng không khác, tình-huống thế-tận mọi người lo sợ vào cuối năm 2000. Khi ấy, các chuyên-gia bị coi như sức mạnh của quỉ ma, chẳng ai tin. Và, sự thể là: người người đều có tầm nhìn khác biệt, rất sợ thiên-nhiên vạn vật sẽ đổi khác, và họ không muốn thay đổi lối sống cũ/xưa, chỉ tập trung vào chính mình, theo kiểu cách rất vị kỷ.
Nay, là lúc để mọi người quay lại nhìn vào tình-huống vũ-trụ ta đang sống. Vào, chính con người mình, bởi mình và người đều là thành phần của vũ trụ. Từ năm 2008 đến nay, nhiều người đều nói đến hiện-tượng “khí hậu đổi thay”, tức: lối “viết tắt” của vũ trụ đang ngày dần sụp đổ. Con người bỗng chốc thức giấc trước hiện tượng ấy. Nhưng, chẳng ai thức dậy hoặc thay đổi lối sống của mình, vì mọi người vẫn khát khao có được nhiều thứ: từ năng lượng, tiền của đến tài nguyên thiên-nhiên. Khao khát, vì mọi người không hài lòng về mức độ mình sở hữu. Vẫn khát khao không ngừng, cả kinh tế lẫn tài nguyên môi trường. Nhưng, thiên nhiên đất mẹ chẳng thay đổi lối cung cấp nguồn mạch sống, khác trước đây.
Điều tệ hại, là: con người vẫn tham sống và coi cuộc sống rất ham làm thành thứ thiên-nhiên-tự-tại của cuộc sống, và coi đó như chuyện tự-nhiên thường tình của đời sống. Nên, cứ thế khai thác, hủy hoại môi trường thực tại. Hủy cả con người mình. Thành thử, nay là lúc mọi người cần ngưng kiểu cách ấy. Cần tái tạo ý nghĩa tùy thuộc thiên nhiên, hơn chính mình. Tùy, vào những gì mình không thể tạo ra “thiên nhiên”. Bởi, ta không là cá thể sống riêng rẽ chỉ hưởng lợi cho riêng mình, nhưng là thành phần sống động trên mặt đất, biết sẻ san, trung hoà, trộn lẫn sống với nhau/cho nhau.
Hiển nhiên, là: thế giới ta đang sống sẽ trở thành một thế giới khác thời trước, như ta biết. Mỗi người và mọi người rồi ra sẽ chỉ sở-hữu tài nguyên vật-dụng theo tầm kích đúng đắn. Tầm kích, cả về cơ ngơi, thực phẩm, phương tiện di chuyển cũng như vật dụng đều của chung. Mỗi cá thể hoặc nhóm hội đều sẽ không hoàn toàn được tự do làm theo ý riêng mình, nhưng gò bó trong khuôn khổ do điều mình sở hữu hoặc những gì vượt tầm kiểm soát của chính mình. Bởi, trong tương lai, các hoạt động có tầm kích quốc gia hoặc quốc tế, sẽ chi phối khả năng của cá nhân mỗi người.
Nhằm chuẩn bị cho một tương lai tươi sáng, cũng nên tìm đến các giải pháp khả dĩ chỉnh sửa tình-trạng tồi tệ trước khi nó trở thành quá trễ. Trước nhất, là đề nghị: tái định-vị địa-thế chốn miền ta sinh sống. Định-vị, không theo nghĩa tái-lập môi trường, mà vẫn sống tại chốn miền mình đang ở. Tái-định-vị, chỉ có nghĩa: bớt đi mọi chuyển-dịch đường dài, các chuyến bay đường trường để hội họp hoặc thảo-luận ở nơi xa. Bớt dần các chuyến đi xa, dài ngày nhiều tốn kém. Định-vị, còn là sử dụng phương tiện công cộng hoặc đi bộ nhiều hơn, cả khi ta có sẵn xe để đi.
Chuẩn bị cho tương lai tươi sáng, còn là: giảm bớt thức ăn thừa mứa những thịt thà, tôm cá để rồi, thay vào đó bằng rau trái, đậu/hạt rất ích lợi. Đồng thời, cũng nên chỉnh sửa cung cách sử dụng máy móc chạy bằng xăng/dầu hay năng lượng điện. Sử dụng đèn thắp sáng hoặc máy lạnh/tủ lạnh cho hợp lẽ, ít phung phí. Nói khác đi, về lại với thiên-nhiên càng nhiều càng tốt, mới sống sót.
Trình thuật thánh Luca còn cho thấy Chúa nói với người theo Ngài để mai ngày trở thành đồ đệ Ngài, rằng: “Bấy giờ anh em sẽ khóc lóc nghiến răng, khi thấy các ông Abraham, Isaac và Giacóp…” (Lc 13: 28). Nói như thế, Chúa không có ý nhắn nhủ mọi người hãy có cuộc sống nghèo nàn hơn khi trước, nếu muốn ở lại với Chúa và những người sống rất nghèo, của Ngài; mà là: Ngài có ý yêu cầu mọi người hãy thay đổi cuộc sống sao cho hợp lẽ, ngay bây giờ.
Sống hợp lẽ, như ý Chúa, phải chăng là: diễn đạt lập trường “sống cho thích hợp” thời của Chúa để rồi đưa lập trường ấy vào với cuộc sống thực tế của ta, hôm nay/mai ngày? Và, làm sao ta học được cung cách sống cho phải Đạo, có trách-nhiệm với kinh tế và môi trường theo quan niệm của tín-hữu?
Để trả lời, có lẽ cũng nên định nghĩa lại tính “khó nghèo” khác hẳn những gì ta thường nói. Sự việc ta thường nói, là: đặt quá nặng lên khía cạnh tinh thần hoặc linh thiêng, chỉ một ý. Nói cách khác, ta chỉ nói, chứ chưa thực hiện đủ cung cách sống nghèo thực thụ, như người nghèo, theo đòi hỏi của Tin Mừng.
Hội thánh Chúa, có nhiều vị vẫn khấn nguyện sống khó/nghèo trọn đời mình theo tư cách tu sĩ hoặc thừa-tác-viên.Và, vẫn sống đúng với lời khấn hứa ấy. Nếu các vị tu sĩ và cả ta nữa là mẫu mực cho tín-hữu Đức Kitô nay sống nghèo theo nghĩa môi-trường thiên nhiên cần phải sống, thì “khó nghèo” hiện tại mang ý nghĩa thế nào đây?
Trả lời câu hỏi này, không phải để khuyến khích mọi người trở về với tình huống thuở đầu đời, thời Chúa sống. Nhưng, hãy cùng nhau ngồi xuống để cùng tìm ra giải pháp thích hợp cho mọi người, mọi thời, rất tự nhiên.
Trong tâm tình ấy, cũng nên ngâm lại lời thơ trên để cảm kích:
“Ôi phép lạ, ôi nhiệm mầu,”
“Vườn tiên sáng láng, như lòng người thương.”
(Hàn Mặc Tử - Chơi Lên Trăng)
Chắc một điều, là: trở về với “vườn tiên sáng láng, như lòng người thương”, khi ấy ta sẽ thấy “phép lạ”, “nhiệm mầu” xảy đến với mọi người, cả với ta. Chính đó là Thiên Đường. Là, cửa hẹp không khó vào. Chỉ khó, cho người giàu có hoặc khó thương, mà thôi.
Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh
Mai Tá lược dịch
“Ôi phép lạ, ôi nhiệm mầu,”
“Vườn tiên sáng láng, như lòng người thương.”
(dẫn từ thơ Hàn Mặc Tử)
Lc 13: 22-30 / Lc 12
Phép lạ nhiệm mầu, là phép rất lạ của tình thương-yêu Chúa diễn bày cho mọi người. Như, trình thuật rày ghi chép.
Đọc trình thuật thánh Luca, ra như có người muốn hỏi: vào cửa hẹp, phải chăng có nghĩa: mọi người đều được cứu rỗi, hay chỉ người nghèo/kẻ hèn, không nơi nương tựa, đoái nhìn mình? Vào cửa hẹp, phải chăng là sống như người nghèo, chẳng mơ ước chuyện tương lai, vẫn sống nghèo?
Trình thuật thánh Luca, nhiều đoạn nói về thân phận nghèo được Chúa đoái thương/cổ suý như lối sống vẫn thấy ở đời. Có nhận xét bảo rằng: sở dĩ thế giới này nghèo dần đi, là vì người người cứ tiêu xài phung phí mọi trữ-lượng ở địa cầu. Lâu nay, người người chỉ chú tâm đến chuyện tăng gia khai thác tài nguyên thiên-nhiên, gia tăng tiêu thụ mọi thứ, cả những thứ lẽ đáng không để cho riêng mình mà dành để cho con cháu, thế hệ sau.
Nhiều người, lại cứ nghĩ: mình vốn là trung tâm vũ trụ nên có quyền hưởng thụ đủ mọi thứ ngõ hầu thỏa mãn nhu cầu không dứt của mình. Có vị, lại cứ tưởng: cõi địa cầu và tinh tú nằm trên địa cầu phẳng lì, nên chẳng việc gì phải lo cho trái đất. Thế nhưng, khoa-học nay báo động rằng: ngân-hà-nhà-mình đang ngày càng xa rời ta, cũng rất chóng. Chẳng mấy chốc, người người sẽ không còn thấy bầu trời đầy tinh tú như xưa/cũ, nữa. Và, hệ thống mặt trời ta đang sống, sẽ ngày một chết dần, là do: ta ở giữa chu kỳ hoạt động của hệ thống ấy.
Vấn đề đáng ta quan ngại không nằm ở dữ kiện thấy vũ trụ đang tàn lụi dần, nhưng nằm ở thái-độ của mọi người, chí ít là ở trong đầu mỗi người. Bởi, nếu cứ “vùi đầu vào cát” như loài chim trĩ, ắt hẳn ta sẽ không giải quyết được vấn-đề, và cũng chẳng thể sống sót trong tình huống ấy.
Thái-độ này, tựa hồ động-thái ta vẫn có đối với thuốc chủng ngừa cúm vào lúc mới sáng chế; hoặc, như cuộc bầu phiếu gia-nhập Hiệp hội Châu Âu, khi nhóm này lần đầu được đề nghị, vv. Cũng không khác, tình-huống thế-tận mọi người lo sợ vào cuối năm 2000. Khi ấy, các chuyên-gia bị coi như sức mạnh của quỉ ma, chẳng ai tin. Và, sự thể là: người người đều có tầm nhìn khác biệt, rất sợ thiên-nhiên vạn vật sẽ đổi khác, và họ không muốn thay đổi lối sống cũ/xưa, chỉ tập trung vào chính mình, theo kiểu cách rất vị kỷ.
Nay, là lúc để mọi người quay lại nhìn vào tình-huống vũ-trụ ta đang sống. Vào, chính con người mình, bởi mình và người đều là thành phần của vũ trụ. Từ năm 2008 đến nay, nhiều người đều nói đến hiện-tượng “khí hậu đổi thay”, tức: lối “viết tắt” của vũ trụ đang ngày dần sụp đổ. Con người bỗng chốc thức giấc trước hiện tượng ấy. Nhưng, chẳng ai thức dậy hoặc thay đổi lối sống của mình, vì mọi người vẫn khát khao có được nhiều thứ: từ năng lượng, tiền của đến tài nguyên thiên-nhiên. Khao khát, vì mọi người không hài lòng về mức độ mình sở hữu. Vẫn khát khao không ngừng, cả kinh tế lẫn tài nguyên môi trường. Nhưng, thiên nhiên đất mẹ chẳng thay đổi lối cung cấp nguồn mạch sống, khác trước đây.
Điều tệ hại, là: con người vẫn tham sống và coi cuộc sống rất ham làm thành thứ thiên-nhiên-tự-tại của cuộc sống, và coi đó như chuyện tự-nhiên thường tình của đời sống. Nên, cứ thế khai thác, hủy hoại môi trường thực tại. Hủy cả con người mình. Thành thử, nay là lúc mọi người cần ngưng kiểu cách ấy. Cần tái tạo ý nghĩa tùy thuộc thiên nhiên, hơn chính mình. Tùy, vào những gì mình không thể tạo ra “thiên nhiên”. Bởi, ta không là cá thể sống riêng rẽ chỉ hưởng lợi cho riêng mình, nhưng là thành phần sống động trên mặt đất, biết sẻ san, trung hoà, trộn lẫn sống với nhau/cho nhau.
Hiển nhiên, là: thế giới ta đang sống sẽ trở thành một thế giới khác thời trước, như ta biết. Mỗi người và mọi người rồi ra sẽ chỉ sở-hữu tài nguyên vật-dụng theo tầm kích đúng đắn. Tầm kích, cả về cơ ngơi, thực phẩm, phương tiện di chuyển cũng như vật dụng đều của chung. Mỗi cá thể hoặc nhóm hội đều sẽ không hoàn toàn được tự do làm theo ý riêng mình, nhưng gò bó trong khuôn khổ do điều mình sở hữu hoặc những gì vượt tầm kiểm soát của chính mình. Bởi, trong tương lai, các hoạt động có tầm kích quốc gia hoặc quốc tế, sẽ chi phối khả năng của cá nhân mỗi người.
Nhằm chuẩn bị cho một tương lai tươi sáng, cũng nên tìm đến các giải pháp khả dĩ chỉnh sửa tình-trạng tồi tệ trước khi nó trở thành quá trễ. Trước nhất, là đề nghị: tái định-vị địa-thế chốn miền ta sinh sống. Định-vị, không theo nghĩa tái-lập môi trường, mà vẫn sống tại chốn miền mình đang ở. Tái-định-vị, chỉ có nghĩa: bớt đi mọi chuyển-dịch đường dài, các chuyến bay đường trường để hội họp hoặc thảo-luận ở nơi xa. Bớt dần các chuyến đi xa, dài ngày nhiều tốn kém. Định-vị, còn là sử dụng phương tiện công cộng hoặc đi bộ nhiều hơn, cả khi ta có sẵn xe để đi.
Chuẩn bị cho tương lai tươi sáng, còn là: giảm bớt thức ăn thừa mứa những thịt thà, tôm cá để rồi, thay vào đó bằng rau trái, đậu/hạt rất ích lợi. Đồng thời, cũng nên chỉnh sửa cung cách sử dụng máy móc chạy bằng xăng/dầu hay năng lượng điện. Sử dụng đèn thắp sáng hoặc máy lạnh/tủ lạnh cho hợp lẽ, ít phung phí. Nói khác đi, về lại với thiên-nhiên càng nhiều càng tốt, mới sống sót.
Trình thuật thánh Luca còn cho thấy Chúa nói với người theo Ngài để mai ngày trở thành đồ đệ Ngài, rằng: “Bấy giờ anh em sẽ khóc lóc nghiến răng, khi thấy các ông Abraham, Isaac và Giacóp…” (Lc 13: 28). Nói như thế, Chúa không có ý nhắn nhủ mọi người hãy có cuộc sống nghèo nàn hơn khi trước, nếu muốn ở lại với Chúa và những người sống rất nghèo, của Ngài; mà là: Ngài có ý yêu cầu mọi người hãy thay đổi cuộc sống sao cho hợp lẽ, ngay bây giờ.
Sống hợp lẽ, như ý Chúa, phải chăng là: diễn đạt lập trường “sống cho thích hợp” thời của Chúa để rồi đưa lập trường ấy vào với cuộc sống thực tế của ta, hôm nay/mai ngày? Và, làm sao ta học được cung cách sống cho phải Đạo, có trách-nhiệm với kinh tế và môi trường theo quan niệm của tín-hữu?
Để trả lời, có lẽ cũng nên định nghĩa lại tính “khó nghèo” khác hẳn những gì ta thường nói. Sự việc ta thường nói, là: đặt quá nặng lên khía cạnh tinh thần hoặc linh thiêng, chỉ một ý. Nói cách khác, ta chỉ nói, chứ chưa thực hiện đủ cung cách sống nghèo thực thụ, như người nghèo, theo đòi hỏi của Tin Mừng.
Hội thánh Chúa, có nhiều vị vẫn khấn nguyện sống khó/nghèo trọn đời mình theo tư cách tu sĩ hoặc thừa-tác-viên.Và, vẫn sống đúng với lời khấn hứa ấy. Nếu các vị tu sĩ và cả ta nữa là mẫu mực cho tín-hữu Đức Kitô nay sống nghèo theo nghĩa môi-trường thiên nhiên cần phải sống, thì “khó nghèo” hiện tại mang ý nghĩa thế nào đây?
Trả lời câu hỏi này, không phải để khuyến khích mọi người trở về với tình huống thuở đầu đời, thời Chúa sống. Nhưng, hãy cùng nhau ngồi xuống để cùng tìm ra giải pháp thích hợp cho mọi người, mọi thời, rất tự nhiên.
Trong tâm tình ấy, cũng nên ngâm lại lời thơ trên để cảm kích:
“Ôi phép lạ, ôi nhiệm mầu,”
“Vườn tiên sáng láng, như lòng người thương.”
(Hàn Mặc Tử - Chơi Lên Trăng)
Chắc một điều, là: trở về với “vườn tiên sáng láng, như lòng người thương”, khi ấy ta sẽ thấy “phép lạ”, “nhiệm mầu” xảy đến với mọi người, cả với ta. Chính đó là Thiên Đường. Là, cửa hẹp không khó vào. Chỉ khó, cho người giàu có hoặc khó thương, mà thôi.
Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh
Mai Tá lược dịch
Tin, động tác phát tự con tim: điều này thật ra có nghĩa gì?
Mai Tá
04:46 22/08/2013
Tin, động tác phát tự con tim: điều này thật ra có nghĩa gì?
(bài 8)
Phần I
(tiếp theo)
Học hỏi niềm tin qua cuộc sống
Nay hỏi rằng: đằng sau một hiểu biết thông thường, vậy thì thế nào là niềm tin?
Niềm tin của người tín hữu gồm những gì?
Đằng sau sự tin tưởng thông thường, thì “niềm tin thần thánh”, tức tin vào Thiên Chúa đích thực, có nghĩa gì?
Theo tôi, nhiều vị cũng đã có một số trải-nghiệm về niềm tin, khá xuyên suốt. Nói cách khác, nhiều người vẫn tin vào thứ gì đó, người nào hoặc Đấng nào đó. Có lẽ, đó cũng là tương lai nhân-loại, tức: con người vẫn tin vào tình thương yêu vợ chồng; hoặc tin vào các lý lẽ/lý sự khiến các chính-trị-gia ra tay hành-động; hoặc giả như họ không tin một ai, thì họ cũng sẽ tin vào tài-năng của chính mình.
Ta thường thấy, một số vị lại muốn rỡ bỏ kinh-nghiệm từng trải về niềm tin khỏi mọi “hiểu biết” theo cung cách “cổ-xưa” hoặc còn rất mới cũng đều thế. Điều đó, không là “hiểu” và “biết” định ra từ những gì khiến ta tin; hoặc do lời lẽ diễn tả niềm tin không là tầm nhìn ban đầu về những gì được gợi ý như chuyện đáng ta tin, lại không là nội dung niềm tin như định nghĩa có hỗ trợ; cũng không là những gì tùy thuộc trực tiếp vào “đối tượng” tin, tức: những gì được khoa học giải thích; hoặc chẳng là kết cuộc do tín điều nào đó đem đến. Thế nên, khi niềm tin được trình bày theo kiểu như thế, ta lại bảo: không phải thế đâu! Ở đây, không có yếu-tố đệ-tam-nhân dính dự vào. Và, cũng chẳng nối-kết trực tiếp nào với “thực-tại” niềm tin, hết.
Vấn đề là thế này: ta tin vào một người nào đó, chứ không vào sự vật. Bởi, “tin” là tin vào con người, chứ không phải vật chất. Đấng ta tin, ta không thể diễn tả ra bên ngoài cách thấu đáo, được. Đúng hơn, mọi nỗ lực để làm thế phải bị niềm tin xoá bỏ. Khát vọng của ta, vẫn muốn “biết” hết mọi sự, nay bị thương tổn do có những điều ta không “biết”, hoặc không có khả-năng để biết, hoặc vì vắng mặt, hoặc do người khác hay những người ban đầu không có khả năng trở thành đệ-tam-nhân, bởi không hiện-diện thực sự và không có gì để thay thế. Giả như “người khác” để lại dấu vết gì thì “người khác” ấy cũng thuộc về “dĩ vãng”. Ở đây, có sự hư không/trống rỗng ra khỏi nỗ lực kiếm tìm một giải đáp khá trọn hảo. Thật sự, niềm tin khởi từ những điểm như thế.
Tin, là cung cách khác biệt để trở thành sự thể cho con người. Đó là hành động thực thi; là nghệ-thuật sống rất khác biệt. Là, sống khác với lối khôn ngoan/khéo léo của người đời. Niềm tin, khiến cho các tín-hữu có khả năng nhận hiệu lệnh nào khác hẳn để hiện hữu. Nó khiến cho chủ thể tự do có thể hiện-hữu ngõ hầu sống một cuộc sống đích-thực và nói lên những gì có ý nghĩa cho người khác biết.
Cuộc sống dạy ta tin
Ta không thể khiến cho tính mỏng dòn/dễ vỡ của niềm tin thành chuyện dĩ vãng. Đó là tính chất độc đáo duy nhất của niềm tin. Điều này không có nghĩa bảo rằng: niềm tin là loại-hình kém cỏi có hoán-chuyển giữa tín-nhiệm và hiểu biết. Đó không là chọn lựa, nhưng nó mang tính “mỏng dòn” và chỉ đoan-chắc với chính nó, thôi. Nó không bao giờ bị “qua mặt” hoặc “lướt thắng”. Nó như thứ gì khác các kết cuộc của điều tra/truy tầm, hoặc ngẫm nghĩ.
Cũng tựa như “trò chơi”, trong đó có sai sót, lỡ hụt và cũng như thành-tựu, thắng cuộc sao đó, rất không ngờ. Khi ta không mấy chắc chắn về nhiều “sự việc” nào đó thì đó là lúc ta tin và biết rất chắc về Đấng Duy Nhất –dù được diễn tả như thế- là để ta tin.
Trong cuộc sống có niềm tin, bao giờ cũng có những giây phút thăng trầm khi thì lên cao lúc lại xuống thấp. Tin, tiếp tục là niềm tin khi nó được thử nghiệm; và điều này xảy đến cũng rất thường. Tin liên tục và xuyên suốt rất hạnh phúc không là sự việc thông thường. Khi xảy đến, nó là quà tặng hơn cả chuyện tự nhiên, rất thường tình.
Tôi nghĩ, niềm tin vẫn xa rời tín hữu Đức Kitô khi họ thực sự trải qua thời khắc của các thảm kịch ở đời người. Chí ít, là vào lúc mọi người gọi đó là “thánh giá mới” Chúa gửi đến cho những người đã từng vác thập giá của chính mình hoặc của ai khác. Trong khoảnh khắc vác thập giá như thế, có thể: đó là thời khắc kéo dài mà người vác không cố gắng tìm ra giải đáp, mà chỉ biết vác mang nó, thôi. Như thế, tức là: tin vào “Đấng” nào đó vẫn có mặt ở đó, vào mọi lúc. Đó lại là những điều khiến cộng-đoàn kẻ tin vẫn cứ tin.
Luận về niềm tin cách hay nhất là bằng truyện kể. Truyện, kể về tính nhiệm-mầu, khó hiểu hoặc bí ẩn hệt như thể đoản khúc thi-ca, tức: thứ ngôn ngữ nào mà mình không sở hữu, nắm chắc. Tức: hoàn toàn không bị ép buộc phải theo, hoặc thấy mình thoải mái hơn với những gì đang xảy đến. Các truyện kể, còn đặc biệt hơn khi kể về Đức Kitô và về thập giá Ngài gánh vác, nhất là về sự việc Ngài Phục Sinh quang vinh, tức: những điều trở thành thứ gì đó có nghĩa đối với ta, cho ta. Đó, cũng là lý do khiến ta lại hỏi: làm sao những truyện kể như truyện thánh Tôma “cứng lòng tin” lại có tầm quan trọng đối với cuộc sống có đức tin được?
Ở động-tác “tin”, vẫn có thứ gì đó như thủ thuật “giả kim loại” từng làm người khác tin như thật, lại biến đổi lý tưởng “tin” khiến ta vượt kinh nghiệm có thể có với các trải nghiệm thực hữu. Thứ kinh nghiệm diễn bày những gì vượt trội diễn trình khả dĩ thực hiện được. Nó là tài sản của lòng tin để biến đổi lý tưởng, lý lẽ về Đức Chúa là Đấng Cao Cả thành lý tưởng đặc trưng cho tưởng tượng, như về chuyện Đất Chúa hứa ban cho dân con của Ngài.
Cũng là điều hay, để ta thấy: không có gì sai trái đối với niềm tin ta đang dành chỗ cho sự ngờ vực. Bởi, bao giờ ta cũng muốn cam đoan và khẳng định về đấng thánh như “Tôma cứng lòng tin” đang có bên trong ta mà hiểu rằng ta cũng biết: ai đó phải ngang qua giai đoạn đó và niềm tin vẫn còn đó, không đi đâu và cũng không mất mát ở đâu hết.
Tin Chúa: điều này có nghĩa gì?
Lâu nay, ta vẫn quan niệm động-tác “tin” Chúa theo lối trên. Khi Đức-Chúa-là-Sự-Thật rất thánh ở trước trí-tuệ của ta, thì cũng như thể Chúa đang chứng kiến Sự Thật được biểu lộ rất rõ nét để ta hiểu cách tư riêng, đặc biệt. Lời chứng ấy, được Chúa gửi đến với ta, vẫn là điều ta có thể “tin” một cách rất thần thánh. Đó, là những gì khiến cho động-tác “tin” Chúa trở thành hiện thực, đúng thật.
Ta chẳng thể nào quên rằng: việc ấy cũng như tình bác-ái và ân-huệ mình nhận-lãnh, đều là chuyện huyền bí, khó hiểu. Là, thực tại siêu-nhiên ở phần sâu thẳm trong tâm can của ta. Là, tham dự vào “hiểu biết” thần thánh của Chúa qua đó, Thiên Chúa biết Chúa là Đấng nào.
Thiên-Chúa có thể làm chứng về Chúa cho ta. Bởi, Thiên Chúa hiểu rõ Chúa và biết rất rõ Chúa là Đấng nào. Cuối cùng thì, ta được gọi mời gia nhập vào với “hiểu biết” như Thiên Chúa, bằng vào thị kiến đã “hiểu biết” như thế; và đã làm mọi sự để “hiểu biết” ấy trở thành vật sở-hữu của ta. Đó chính là “Mối Phúc Thật”. Thật, ở chỗ: “Phúc Hạnh” của Chúa lại cũng trở thành mối “Phúc thật” của ta, cho ta. Đó, là điều mà mọi người vẫn hay gọi bằng tên gọi rất “thiên đường”. Ở thế gian, ta không có và không thể có niềm tin cách trọn vẹn được, mà phải tham dự và sẻ san “phúc thật” ấy nhờ cung cách của “niềm tin”. Chúa đến với ta như Nhân Chứng. Trí tuệ của ta tin có Chúa, có Sự Thật thần thánh nhờ lý lẽ/lý sự của Chúa, tức: nhờ Sự Thật thần thánh, là chính Chúa. Là, Sự Thật rất Đức Chúa, Ngài đã tặng ban cho ta. Đó, là điều mà bên tiếng La-tinh thường hay biểu hiện bằng cụm từ “Credit Deum, credit Deo” (tức: “Tin Chúa, tức tin vào Đức Chúa.”)
Ta có thể và có bổn phận phải thêm một điều, rằng: đối tượng của niềm tin như thế gánh vác đặc điểm nào đó mà ý-chí cứ khát khao muốn kéo dài một đợi chờ việc “tin vào Chúa” (Credit in Deum). Vai trò của ý-chí nơi niềm tin như thế, là động-thái rất tự do. Nó tự-do, ngõ hầu quyết-định “tin”. Nó làm thế, nhằm quyết định có được hoa quả của ân huệ. Ân-huệ đã khiến cho niềm tin làm được điều đó.
Tác phẩm Summa Theologica của thánh Tôma Akinô, có đôi giòng chữ La tinh viết như sau: “Ipsum autem credere est actus intellectus assentientis Veritati Divinae ex imperio voluntatis a Deo motae per gratiam”, tức: “Động-tác tin”, là động-thái của trí tuệ đồng-thuận với Sự Thật thần thánh theo lệnh của ý-chí do Chúa điều-động bằng ân-huệ.” (x. Aquinas 2a 2ae, Chương 2 đoạn 9)
Xác-quyết trên mang tính công khai, nhưng là cung-cách chính xác để nói lên những gì xảy đến.
Nói đến đây, tôi lại muốn ghi thêm ngôn-từ mang tính-chất riêng-tư/cá thể, để bảo rằng: ý chí đã bị đánh động nhiều bằng sự thể chứng tỏ Chúa là Nhân-Chứng cho tính xác-thực của Thiên-Chúa và do Chúa đánh động bằng cảm-xúc gửi đến người được Ngài mời gọi có quan hệ với Chúa qua niềm tin thương yêu. Theo nghĩa này, Chúa thoát ra khỏi Bản Ngã thánh-thiêng của Ngài là để thương-yêu người nhận-lãnh, tức: kẻ tin; đó là những gì được “tin tưởng” trước nhất và nhiều nhất. Nói cách khác, ta nói được rằng: ta “thấy” được sự Cả Tin của Chúa và “tin” vào tình thương-yêu hiện-hữu đằng sau việc Chúa thoát ra ngoài, dù tình thương-yêu chưa được trải nghiệm trọn vẹn. Điều trước nhất và chính yếu nhất, mà ta thực sự tin tưởng cùng với “niềm tin” thần thánh, là động-thái Chúa đặc biệt đối xử với ta như thế.
Đó, cũng là lý do tại sao tư tưởng của thánh Tôma Akinô, tỉ như khi thánh-nhân nói đến động-từ “thấy” được sự việc Chúa thoát ra ngoài, đề cập ở đây, như hệ-quả của sứ vụ của Chúa do Thiên-Chúa-là-Cha sai phái Con Ngài (như “Lời”) cùng với Thần Khí của Ngài là Tình Yêu có sẻ san.
Thiên Chúa đến gần và trở thành Đấng khiến ta cảm thông
Riêng tôi, đã nhận ra rằng: hành xử của Chúa như thế, là sự khát khao từ nơi Chúa ngõ hầu Ngài có thể đến gần con người hơn. Và làm thế, Ngài sẽ khiến cho con người được gần gũi Ngài, mãi mãi. Thực tế, con người là tạo vật có trí-tuệ; nên, do việc Ngài gần gũi tạo vật bé nhỏ là con người, như thế tức: Ngài gần gũi trí-tuệ của con người; và nhờ đó, tạo vật “người” có trí-tuệ hẳn mới “hiểu” được Ngài. Và nhờ đó, con người mới cảm thông “hiểu” và “biết” Ngài hơn.
Niềm tin, không chỉ là bước đầu trong tiến trình được Chúa thiết lập theo cách tùy tiện. Xem thế thì, niềm tin không là động-tác-đầy-sáng-tạo sẽ bị xoá bỏ, về sau này, do bởi và ở trong thị kiến về “phúc thật”. Đó không là những thứ ta đạt được trước khi nhắm mắt ra đi vào với cõi chết. Đó, cũng không là thứ gì tốt lành từng được con người sử dụng qua một lần, nay người ấy lại sử dụng lần nữa, rồi còn hỏi: sao Chúa lại không thể làm cách nào tốt hơn cho ta, ở đây? Lúc này? Thực chất, thì đây là cách khiến con người được tạo-dựng. Và, cũng là cách mô-tả việc Chúa tạo dựng con người tiến triển ra sao. Bởi, với con người sống trong điều-kiện thế trần, thì “niềm tin” là sáng kiến giúp ta đáp ứng đòi hỏi của thiên-chức làm “người” được Chúa cho gần cận. Có thế, con người mới “hiểu” được Chúa, một cách dễ dàng hơn. “Hiểu biết” này, còn diễn-tiến qua các chặng đường về sau; để rồi, khi đó nó chứng tỏ tính-chất gần-cận khiến ta “hiểu” được. Theo nghĩa này, thì thị-khiến về “mối phúc thật” sẽ không hủy bỏ niềm tin hoặc phần thưởng nào ngõ hầu công bố các hạn chế của niềm tin. Đó, là sự tràn ngập /sung mãn vẫn có trong niềm tin, do bản chất có trí-tuệ-nhưng-hạn-chế nơi con người mà ra. Thánh Tôma Akinô khẳng định là nền thần-học đặt nặng lên nhận-thức “đến với” và “sẵn có” trong niềm tin, là mệnh-đề đặc-trưng (hoặc thuộc cấp dưới) của thị-kiến “mối phúc thật”, rõ nghĩa hơn khi hầu hết các thần-học-gia khác hiểu ý nghĩa của từ-vựng trên. “Tin”, là cách Chúa tôn trọng nhu-cầu của hữu-thể có trí-tuệ-bị-hạn-chế như việc Ngài gần gũi với con người. Khi ta bàn việc Chúa di-dời ý-chí vào với niềm tin, thì việc di-dời thực ra chỉ là sự việc Chúa gần-gũi ta như Đấng khiến ta “hiểu” được.
Ghi chú:
Vấn đề đặt ra ở đây, không chỉ là: trao cho nhau các công-thức chính-xác của niềm tin, mà là điều-hướng cách đích-thực “cảm xúc” giữa những người trao và nhận. Ở đây, tôi muốn nói đến việc điều-hướng giữa Chúa và ta, nhưng còn điều-hướng cả sự việc cần điều giữa ta và những người mà ta được Cha sai đi giảng rao Tin Mừng của Chúa. Việc này kết thành điều-kiện cho công-thức trí-tuệ theo cách “cảm xúc”.
Ví dụ cụ thể, là sự việc niềm tin của ta vẫn tùy vào niềm tin của các thánh tông-đồ. Ta nhận lãnh những gì các ngài nói, nhưng những điều ta nhận còn nhiều hơn những gì các ngài nói. Có ba điểm ta cần quan tâm, đó là: thứ nhất, đừng nên đánh giá người nào theo truyền-thống lịch-sử dựa vào niềm tin của họ, khi so sánh họ với người khác; do công-thức của những người này có điều gì tốt-lành hơn người kia, cũng là do bởi phong-thái niềm tin của họ tốt đẹp hơn, thế mới đúng. Thứ hai, điều này tạo ảnh-hưởng mạnh lên đặc trưng/đặc điểm của giáo-điều được triển-khai. Thứ ba nữa, là: có nhiều điều để nói hơn, nhất là về: sự việc các tín-hữu thực ra là tùy vào giáo-hội. Dĩ nhiên, nói điều này, tôi không có ý hạ giá công-thức của niềm tin. Ở đây, tôi chỉ muốn thấy nơi những người như thế, sự việc khả dĩ chứng tỏ rằng: niềm tin sống-động (của thời đã qua) vẫn đặt nặng lên con người của các kẻ tin, hôm nay.
Chủ-nghĩa duy-thực và duy-thức nơi niềm tin
(Xem H. Donneaud, o.p., La constitution dialectique de la théologie et de son histoire selon M.-D. Chenu, Revue Thomiste, 1996 tr. 41-66)
Xưa nay, bao giờ cũng có hai tầm-kích nơi động-tác “tin” vào Chúa, đó là: chủ-nghĩa duy-thực và duy-thức. Tính duy-thực đến từ sự thể cho thấy: bằng vào niềm tin ta đạt đến với Chúa –vâng! Đúng là Chúa không trở nên thể loãng/lỏng. Thực sự là ta đang làm như thế. Còn, chủ-nghĩa duy-thức lại đến từ sự việc cho thấy: ta làm thế ở những nơi và ngang qua đề-nghị, tức: các công-thức. Ta vẫn cần những thứ như thế.
Chủ-nghĩa duy-thức tạo nên sự việc khiến ta vẫn bảo rằng: niềm tin nhất thiết là “hiểu-biết” mang tính cảm-xúc, nhưng vẫn là hiểu-biết thuộc loại-hình ta làm được. Cũng thế, nơi niềm tin, Chúa không được phổ biến trực tiếp để đưa vào tâm can hiệp-thông theo cung cách thần-bí. Qui-luật nhập-thể đòi Chúa phải được ban bố phổ biến thẳng vào với trí-tuệ, do ý chí điều-hướng. Đó là trường hợp sự hiện-diện của Chúa theo chủ-thuyết duy-thực bằng vào cung cách “hiểu biết” của con người. Đó, còn là hai bản-chất của sự vật ta vẫn hy vọng, và là niềm-tin đến từ những gì mình nghe biết. Chủ thuyết này có mặt trong chủ thuyết kia. Chủ thuyết kia nhường chỗ cho chủ-thuyết này.
Tác giả Chenu từng viết một luận-án tiến-sĩ tại viện thần-học Angelicum năm 1920 dựa theo vị thày lúc ấy còn trẻ là Garigou (ở đây, cũng nên thêm: tác giả Chenu là học trò và là đồ đệ của bậc thày Gardeil tại học viện Le Saulchoir). Trong luận án, tác giả Chenu có viết: niềm tin là sự lĩnh hội cách sống động và sâu sắc quyết hướng về một “hiểu biết” rất trí-tuệ, về thị-kiến nào đó hướng đến đối tượng của mình. Tác giả Chenu lại luôn chống chọi não trạng của bà con Công Giáo có từ thời “Baroque” qua Bellarmine, Suarex và Wolf; và tâm não nhìn bản chất con người tự nền tảng vốn tách ly khỏi ân-huệ tự đứng vững không cần đến ơn huệ lành thánh. Mặt khác, các tác giả như: Scheeben và Mohler cùng trường phái Tubingen, lại coi tính-chất của con người là cách diễn-tả thứ gì đó rất thần-thánh trong nhân loại. Về sau này, Chenu lại kết tội vì thày dạy Garigou của mình đã đặt các nguyên tắc ban đầu về lý-trí (tức: nguyên tắc mâu thuẫn, tương quan nhân-quả) ở trên niềm tin nhưng vô tình lại không biết là thày mình đứng cùng vị thế với tác giả Wolf. (Riêng tôi đây, vẫn tôi ngờ rằng tác giả Garigou từng đọc kỹ tư tưởng của Wolf một cách nghiêm chỉnh hay không). Và, tác giả Chenu lại cứ nghĩ thày Garigou mình nhìn sự việc Nhập Thể chỉ như một sự kiện thế thôi, chứ không như huyền nhiệm và theo qui luật Chúa quan phòng. (Ở đây, tôi lại nghĩ: tác giả Garigou làm tốt hơn là Chenu nghĩ).
Về phần mình, Chenu cũng có lý để khước-từ tính hỗn-tạp căn-bản giữa chủ thuyết duy-thực và duy-thức. Hai chủ thuyết đó, luôn có biện-chứng-pháp và tổng-hợp, kèm theo. Nhưng, tác giả đây lại từ-khước không chịu bãi bỏ các mối rang-buộc trong nhận-thức. Thế nên, ông cũng chẳng ngần ngại mà khởi đi từ Aristotle, rồi lại nghĩ: trí-tuệ rút tỉa được tính xác-thực không chỉ từ chứng-cứ của đối tượng thôi, nhưng còn từ ảnh-hưởng của chủ-thể áp đặt lên trên ý-chí nữa. Tác giả đã phá-bỏ tính độc-quyền cần có chứng-cứ coi đó như nguồn-mạch duy-nhất của “hiểu biết” rất chắc chắn. Ông biết sự thật có thể là đối-tượng của cả hai vừa của trí-tuệ, vừa của ý-chí. Với nhiều người, đó là việc cần-thiết. Kết cuộc là, đối với niềm tin vào Chúa, luôn có sự hiếu-động không ngưng nghỉ -và chủ-đề này trở về lại với lập-trường của thánh Augustinô. Bởi, với thánh-nhân, thì: điều đó nằm trong bản-chất của niềm tin. Đó, cũng như cỗ máy xe cố gắng truy-lùng bản-chất đích-thật, nhưng lại không mãn-nguyện vì thấy rằng: sự đồng thuận rất chắc chắn (như ở niềm tin) không thể thẩm-thấu vào với ngôn ngữ ta sử-dụng để có thể nói về chuyện này. Đồng thuận trong tư-duy, ngơi nghỉ và chuyển động nhất nhất đều có đó, rất đồng đều.
Phần II
Mô-hình triển-khai
“Giá-trị và giới-hạn của mô-hình tin-tưởng có ý-thức trong hiểu biết về niềm tin” (Fowler, vv.) cùng với lời bàn về thành ngữ “Giảng rao Tin Mừng theo cách mới”.
Vẫn biết rằng, có người đã sử dụng một cách rộng rãi mô-hình triển-khai niềm tin ở các trường chuyên giáo-dục niềm tin tôn-giáo. Đó là mô-hình đặt nền tảng trên tâm-lý triển-khai và nó có mặt từ thời các tác-giả kinh-điển thuộc lĩnh-vực này, như: trường-phái Piaget và Erikson từng được Fowler và một số vị khác áp dụng cho niềm tin. Đây là mô-hình thực-dụng được các nhà lập kế-hoạch cũng như các nhà giáo đưa vào sử dụng. Nó truy-lùng để triển-khai từ giai-đoạn này đến giai-đoạn khác trong một loạt gồm 4 đến 6 giai-đoạn. Câu hỏi tôi đặt ra cho mô-hình ấy không về động-lực thúc đẩy triển-khai, mà là nhấn mạnh vào hiểu biết niềm tin trong từng giai-đoạn và các giai-đoạn được nó khai-triển. Hiểu như thế, với tôi, đã vững chãi dựa vào mô-hình có ý-thức của niềm tin.
Hôm nay đây, quí vị sẽ cùng tôi, ta tìm hiểu khả năng của mô-hình ít có ý-thức hơn về sự niềm tin để xem nó có cho ta thấy mức-độ phong-phú trong niềm tin hơn loại-hình nào có khả-năng tạo lợi ích qua khai-phá niềm tin vào Chúa không? Tôi muốn quí vị cùng tôi tiến-hành việc bàn quanh và đi sâu vào với mô hình sâu-sắc hơn và các mô-hình nào mang tính chiêm niệm, mà lại ít bị ý-thức khống-chế; để rồi, qua đó, ta khám phá ra thứ gì đó mang tính bí-nhiệm lớn về niềm tin phong-phú. Nói cách khác, tôi sẽ không đặt vấn nạn về khía-cạnh triển-khai niềm tin, cho bằng hỏi: loại niềm tin nào, được triển khai như thế? Có nhiều chăng, nếu đó là sự triển-khai con người về mọi mặt? Và, có ít chăng, nếu đó là nền giáo-dục đi vào tìm hiểu niềm tin xem thực ra nó có nghĩa gì, nếu ta dựa vào đặc tính khác biệt của nó? Có lẽ, đây cũng là một trong các lý do để hỏi: sao một số nhà phê-bình nay gọi được là trong mô hình vượt trội, lại đã thấy ưu tiên nào đó của sự công bằng giữa các tính đặc trưng/đặc biệt? Và, nhiều người lại cũng tập-trung không đủ vào đức tính nào khác sâu sắc hơn như: Niềm tin – Hy vọng – Bác ái, thiên-vị như thế có thể được phát-hiện vào chung cuộc, để chọn lựa lập trường đứng sau Piaget và Erikson, như: những người thuộc trường-phái Carnap và Kant, chẳng hạn!
Cũng nên nhớ, tôi không quan tâm nhìn vào mô-hình sâu sắc này, như một trong các giai đoạn cuối của việc triển-khai niềm tin có mặt chỉ ở một số người trưởng thành đích-thực. Tôi thấy nó như vẫn hiện diện ở giai-đoạn rất sớm ở đời người; vấn đề tôi đặt ra không phải là về các giai-đoạn để tin cho bằng về niềm tin.
Tôi ngờ rằng, mô hình vượt-trội này, sẽ đề cập đến các vấn đề như tính hậu-hiện-đại và tôi tự hỏi: không biết làm thế có đi quá cơ cấu chăng, nhất thứlà khi ta chuyển-giao các dữ kiện thực-nghiệm mà tín-hữu khắp nơi cho biết về họ? Nay, cũng tùy khuynh hướng phê bình rộng rãi, kéo dài như David Heywood ở Oxford từng làm.
(còn tiếp)
Lm Kevin O’Shea CSsR
Mai Tá lược dịch
(bài 8)
Phần I
(tiếp theo)
Học hỏi niềm tin qua cuộc sống
Nay hỏi rằng: đằng sau một hiểu biết thông thường, vậy thì thế nào là niềm tin?
Niềm tin của người tín hữu gồm những gì?
Đằng sau sự tin tưởng thông thường, thì “niềm tin thần thánh”, tức tin vào Thiên Chúa đích thực, có nghĩa gì?
Theo tôi, nhiều vị cũng đã có một số trải-nghiệm về niềm tin, khá xuyên suốt. Nói cách khác, nhiều người vẫn tin vào thứ gì đó, người nào hoặc Đấng nào đó. Có lẽ, đó cũng là tương lai nhân-loại, tức: con người vẫn tin vào tình thương yêu vợ chồng; hoặc tin vào các lý lẽ/lý sự khiến các chính-trị-gia ra tay hành-động; hoặc giả như họ không tin một ai, thì họ cũng sẽ tin vào tài-năng của chính mình.
Ta thường thấy, một số vị lại muốn rỡ bỏ kinh-nghiệm từng trải về niềm tin khỏi mọi “hiểu biết” theo cung cách “cổ-xưa” hoặc còn rất mới cũng đều thế. Điều đó, không là “hiểu” và “biết” định ra từ những gì khiến ta tin; hoặc do lời lẽ diễn tả niềm tin không là tầm nhìn ban đầu về những gì được gợi ý như chuyện đáng ta tin, lại không là nội dung niềm tin như định nghĩa có hỗ trợ; cũng không là những gì tùy thuộc trực tiếp vào “đối tượng” tin, tức: những gì được khoa học giải thích; hoặc chẳng là kết cuộc do tín điều nào đó đem đến. Thế nên, khi niềm tin được trình bày theo kiểu như thế, ta lại bảo: không phải thế đâu! Ở đây, không có yếu-tố đệ-tam-nhân dính dự vào. Và, cũng chẳng nối-kết trực tiếp nào với “thực-tại” niềm tin, hết.
Vấn đề là thế này: ta tin vào một người nào đó, chứ không vào sự vật. Bởi, “tin” là tin vào con người, chứ không phải vật chất. Đấng ta tin, ta không thể diễn tả ra bên ngoài cách thấu đáo, được. Đúng hơn, mọi nỗ lực để làm thế phải bị niềm tin xoá bỏ. Khát vọng của ta, vẫn muốn “biết” hết mọi sự, nay bị thương tổn do có những điều ta không “biết”, hoặc không có khả-năng để biết, hoặc vì vắng mặt, hoặc do người khác hay những người ban đầu không có khả năng trở thành đệ-tam-nhân, bởi không hiện-diện thực sự và không có gì để thay thế. Giả như “người khác” để lại dấu vết gì thì “người khác” ấy cũng thuộc về “dĩ vãng”. Ở đây, có sự hư không/trống rỗng ra khỏi nỗ lực kiếm tìm một giải đáp khá trọn hảo. Thật sự, niềm tin khởi từ những điểm như thế.
Tin, là cung cách khác biệt để trở thành sự thể cho con người. Đó là hành động thực thi; là nghệ-thuật sống rất khác biệt. Là, sống khác với lối khôn ngoan/khéo léo của người đời. Niềm tin, khiến cho các tín-hữu có khả năng nhận hiệu lệnh nào khác hẳn để hiện hữu. Nó khiến cho chủ thể tự do có thể hiện-hữu ngõ hầu sống một cuộc sống đích-thực và nói lên những gì có ý nghĩa cho người khác biết.
Cuộc sống dạy ta tin
Ta không thể khiến cho tính mỏng dòn/dễ vỡ của niềm tin thành chuyện dĩ vãng. Đó là tính chất độc đáo duy nhất của niềm tin. Điều này không có nghĩa bảo rằng: niềm tin là loại-hình kém cỏi có hoán-chuyển giữa tín-nhiệm và hiểu biết. Đó không là chọn lựa, nhưng nó mang tính “mỏng dòn” và chỉ đoan-chắc với chính nó, thôi. Nó không bao giờ bị “qua mặt” hoặc “lướt thắng”. Nó như thứ gì khác các kết cuộc của điều tra/truy tầm, hoặc ngẫm nghĩ.
Cũng tựa như “trò chơi”, trong đó có sai sót, lỡ hụt và cũng như thành-tựu, thắng cuộc sao đó, rất không ngờ. Khi ta không mấy chắc chắn về nhiều “sự việc” nào đó thì đó là lúc ta tin và biết rất chắc về Đấng Duy Nhất –dù được diễn tả như thế- là để ta tin.
Trong cuộc sống có niềm tin, bao giờ cũng có những giây phút thăng trầm khi thì lên cao lúc lại xuống thấp. Tin, tiếp tục là niềm tin khi nó được thử nghiệm; và điều này xảy đến cũng rất thường. Tin liên tục và xuyên suốt rất hạnh phúc không là sự việc thông thường. Khi xảy đến, nó là quà tặng hơn cả chuyện tự nhiên, rất thường tình.
Tôi nghĩ, niềm tin vẫn xa rời tín hữu Đức Kitô khi họ thực sự trải qua thời khắc của các thảm kịch ở đời người. Chí ít, là vào lúc mọi người gọi đó là “thánh giá mới” Chúa gửi đến cho những người đã từng vác thập giá của chính mình hoặc của ai khác. Trong khoảnh khắc vác thập giá như thế, có thể: đó là thời khắc kéo dài mà người vác không cố gắng tìm ra giải đáp, mà chỉ biết vác mang nó, thôi. Như thế, tức là: tin vào “Đấng” nào đó vẫn có mặt ở đó, vào mọi lúc. Đó lại là những điều khiến cộng-đoàn kẻ tin vẫn cứ tin.
Luận về niềm tin cách hay nhất là bằng truyện kể. Truyện, kể về tính nhiệm-mầu, khó hiểu hoặc bí ẩn hệt như thể đoản khúc thi-ca, tức: thứ ngôn ngữ nào mà mình không sở hữu, nắm chắc. Tức: hoàn toàn không bị ép buộc phải theo, hoặc thấy mình thoải mái hơn với những gì đang xảy đến. Các truyện kể, còn đặc biệt hơn khi kể về Đức Kitô và về thập giá Ngài gánh vác, nhất là về sự việc Ngài Phục Sinh quang vinh, tức: những điều trở thành thứ gì đó có nghĩa đối với ta, cho ta. Đó, cũng là lý do khiến ta lại hỏi: làm sao những truyện kể như truyện thánh Tôma “cứng lòng tin” lại có tầm quan trọng đối với cuộc sống có đức tin được?
Ở động-tác “tin”, vẫn có thứ gì đó như thủ thuật “giả kim loại” từng làm người khác tin như thật, lại biến đổi lý tưởng “tin” khiến ta vượt kinh nghiệm có thể có với các trải nghiệm thực hữu. Thứ kinh nghiệm diễn bày những gì vượt trội diễn trình khả dĩ thực hiện được. Nó là tài sản của lòng tin để biến đổi lý tưởng, lý lẽ về Đức Chúa là Đấng Cao Cả thành lý tưởng đặc trưng cho tưởng tượng, như về chuyện Đất Chúa hứa ban cho dân con của Ngài.
Cũng là điều hay, để ta thấy: không có gì sai trái đối với niềm tin ta đang dành chỗ cho sự ngờ vực. Bởi, bao giờ ta cũng muốn cam đoan và khẳng định về đấng thánh như “Tôma cứng lòng tin” đang có bên trong ta mà hiểu rằng ta cũng biết: ai đó phải ngang qua giai đoạn đó và niềm tin vẫn còn đó, không đi đâu và cũng không mất mát ở đâu hết.
Tin Chúa: điều này có nghĩa gì?
Lâu nay, ta vẫn quan niệm động-tác “tin” Chúa theo lối trên. Khi Đức-Chúa-là-Sự-Thật rất thánh ở trước trí-tuệ của ta, thì cũng như thể Chúa đang chứng kiến Sự Thật được biểu lộ rất rõ nét để ta hiểu cách tư riêng, đặc biệt. Lời chứng ấy, được Chúa gửi đến với ta, vẫn là điều ta có thể “tin” một cách rất thần thánh. Đó, là những gì khiến cho động-tác “tin” Chúa trở thành hiện thực, đúng thật.
Ta chẳng thể nào quên rằng: việc ấy cũng như tình bác-ái và ân-huệ mình nhận-lãnh, đều là chuyện huyền bí, khó hiểu. Là, thực tại siêu-nhiên ở phần sâu thẳm trong tâm can của ta. Là, tham dự vào “hiểu biết” thần thánh của Chúa qua đó, Thiên Chúa biết Chúa là Đấng nào.
Thiên-Chúa có thể làm chứng về Chúa cho ta. Bởi, Thiên Chúa hiểu rõ Chúa và biết rất rõ Chúa là Đấng nào. Cuối cùng thì, ta được gọi mời gia nhập vào với “hiểu biết” như Thiên Chúa, bằng vào thị kiến đã “hiểu biết” như thế; và đã làm mọi sự để “hiểu biết” ấy trở thành vật sở-hữu của ta. Đó chính là “Mối Phúc Thật”. Thật, ở chỗ: “Phúc Hạnh” của Chúa lại cũng trở thành mối “Phúc thật” của ta, cho ta. Đó, là điều mà mọi người vẫn hay gọi bằng tên gọi rất “thiên đường”. Ở thế gian, ta không có và không thể có niềm tin cách trọn vẹn được, mà phải tham dự và sẻ san “phúc thật” ấy nhờ cung cách của “niềm tin”. Chúa đến với ta như Nhân Chứng. Trí tuệ của ta tin có Chúa, có Sự Thật thần thánh nhờ lý lẽ/lý sự của Chúa, tức: nhờ Sự Thật thần thánh, là chính Chúa. Là, Sự Thật rất Đức Chúa, Ngài đã tặng ban cho ta. Đó, là điều mà bên tiếng La-tinh thường hay biểu hiện bằng cụm từ “Credit Deum, credit Deo” (tức: “Tin Chúa, tức tin vào Đức Chúa.”)
Ta có thể và có bổn phận phải thêm một điều, rằng: đối tượng của niềm tin như thế gánh vác đặc điểm nào đó mà ý-chí cứ khát khao muốn kéo dài một đợi chờ việc “tin vào Chúa” (Credit in Deum). Vai trò của ý-chí nơi niềm tin như thế, là động-thái rất tự do. Nó tự-do, ngõ hầu quyết-định “tin”. Nó làm thế, nhằm quyết định có được hoa quả của ân huệ. Ân-huệ đã khiến cho niềm tin làm được điều đó.
Tác phẩm Summa Theologica của thánh Tôma Akinô, có đôi giòng chữ La tinh viết như sau: “Ipsum autem credere est actus intellectus assentientis Veritati Divinae ex imperio voluntatis a Deo motae per gratiam”, tức: “Động-tác tin”, là động-thái của trí tuệ đồng-thuận với Sự Thật thần thánh theo lệnh của ý-chí do Chúa điều-động bằng ân-huệ.” (x. Aquinas 2a 2ae, Chương 2 đoạn 9)
Xác-quyết trên mang tính công khai, nhưng là cung-cách chính xác để nói lên những gì xảy đến.
Nói đến đây, tôi lại muốn ghi thêm ngôn-từ mang tính-chất riêng-tư/cá thể, để bảo rằng: ý chí đã bị đánh động nhiều bằng sự thể chứng tỏ Chúa là Nhân-Chứng cho tính xác-thực của Thiên-Chúa và do Chúa đánh động bằng cảm-xúc gửi đến người được Ngài mời gọi có quan hệ với Chúa qua niềm tin thương yêu. Theo nghĩa này, Chúa thoát ra khỏi Bản Ngã thánh-thiêng của Ngài là để thương-yêu người nhận-lãnh, tức: kẻ tin; đó là những gì được “tin tưởng” trước nhất và nhiều nhất. Nói cách khác, ta nói được rằng: ta “thấy” được sự Cả Tin của Chúa và “tin” vào tình thương-yêu hiện-hữu đằng sau việc Chúa thoát ra ngoài, dù tình thương-yêu chưa được trải nghiệm trọn vẹn. Điều trước nhất và chính yếu nhất, mà ta thực sự tin tưởng cùng với “niềm tin” thần thánh, là động-thái Chúa đặc biệt đối xử với ta như thế.
Đó, cũng là lý do tại sao tư tưởng của thánh Tôma Akinô, tỉ như khi thánh-nhân nói đến động-từ “thấy” được sự việc Chúa thoát ra ngoài, đề cập ở đây, như hệ-quả của sứ vụ của Chúa do Thiên-Chúa-là-Cha sai phái Con Ngài (như “Lời”) cùng với Thần Khí của Ngài là Tình Yêu có sẻ san.
Thiên Chúa đến gần và trở thành Đấng khiến ta cảm thông
Riêng tôi, đã nhận ra rằng: hành xử của Chúa như thế, là sự khát khao từ nơi Chúa ngõ hầu Ngài có thể đến gần con người hơn. Và làm thế, Ngài sẽ khiến cho con người được gần gũi Ngài, mãi mãi. Thực tế, con người là tạo vật có trí-tuệ; nên, do việc Ngài gần gũi tạo vật bé nhỏ là con người, như thế tức: Ngài gần gũi trí-tuệ của con người; và nhờ đó, tạo vật “người” có trí-tuệ hẳn mới “hiểu” được Ngài. Và nhờ đó, con người mới cảm thông “hiểu” và “biết” Ngài hơn.
Niềm tin, không chỉ là bước đầu trong tiến trình được Chúa thiết lập theo cách tùy tiện. Xem thế thì, niềm tin không là động-tác-đầy-sáng-tạo sẽ bị xoá bỏ, về sau này, do bởi và ở trong thị kiến về “phúc thật”. Đó không là những thứ ta đạt được trước khi nhắm mắt ra đi vào với cõi chết. Đó, cũng không là thứ gì tốt lành từng được con người sử dụng qua một lần, nay người ấy lại sử dụng lần nữa, rồi còn hỏi: sao Chúa lại không thể làm cách nào tốt hơn cho ta, ở đây? Lúc này? Thực chất, thì đây là cách khiến con người được tạo-dựng. Và, cũng là cách mô-tả việc Chúa tạo dựng con người tiến triển ra sao. Bởi, với con người sống trong điều-kiện thế trần, thì “niềm tin” là sáng kiến giúp ta đáp ứng đòi hỏi của thiên-chức làm “người” được Chúa cho gần cận. Có thế, con người mới “hiểu” được Chúa, một cách dễ dàng hơn. “Hiểu biết” này, còn diễn-tiến qua các chặng đường về sau; để rồi, khi đó nó chứng tỏ tính-chất gần-cận khiến ta “hiểu” được. Theo nghĩa này, thì thị-khiến về “mối phúc thật” sẽ không hủy bỏ niềm tin hoặc phần thưởng nào ngõ hầu công bố các hạn chế của niềm tin. Đó, là sự tràn ngập /sung mãn vẫn có trong niềm tin, do bản chất có trí-tuệ-nhưng-hạn-chế nơi con người mà ra. Thánh Tôma Akinô khẳng định là nền thần-học đặt nặng lên nhận-thức “đến với” và “sẵn có” trong niềm tin, là mệnh-đề đặc-trưng (hoặc thuộc cấp dưới) của thị-kiến “mối phúc thật”, rõ nghĩa hơn khi hầu hết các thần-học-gia khác hiểu ý nghĩa của từ-vựng trên. “Tin”, là cách Chúa tôn trọng nhu-cầu của hữu-thể có trí-tuệ-bị-hạn-chế như việc Ngài gần gũi với con người. Khi ta bàn việc Chúa di-dời ý-chí vào với niềm tin, thì việc di-dời thực ra chỉ là sự việc Chúa gần-gũi ta như Đấng khiến ta “hiểu” được.
Ghi chú:
Vấn đề đặt ra ở đây, không chỉ là: trao cho nhau các công-thức chính-xác của niềm tin, mà là điều-hướng cách đích-thực “cảm xúc” giữa những người trao và nhận. Ở đây, tôi muốn nói đến việc điều-hướng giữa Chúa và ta, nhưng còn điều-hướng cả sự việc cần điều giữa ta và những người mà ta được Cha sai đi giảng rao Tin Mừng của Chúa. Việc này kết thành điều-kiện cho công-thức trí-tuệ theo cách “cảm xúc”.
Ví dụ cụ thể, là sự việc niềm tin của ta vẫn tùy vào niềm tin của các thánh tông-đồ. Ta nhận lãnh những gì các ngài nói, nhưng những điều ta nhận còn nhiều hơn những gì các ngài nói. Có ba điểm ta cần quan tâm, đó là: thứ nhất, đừng nên đánh giá người nào theo truyền-thống lịch-sử dựa vào niềm tin của họ, khi so sánh họ với người khác; do công-thức của những người này có điều gì tốt-lành hơn người kia, cũng là do bởi phong-thái niềm tin của họ tốt đẹp hơn, thế mới đúng. Thứ hai, điều này tạo ảnh-hưởng mạnh lên đặc trưng/đặc điểm của giáo-điều được triển-khai. Thứ ba nữa, là: có nhiều điều để nói hơn, nhất là về: sự việc các tín-hữu thực ra là tùy vào giáo-hội. Dĩ nhiên, nói điều này, tôi không có ý hạ giá công-thức của niềm tin. Ở đây, tôi chỉ muốn thấy nơi những người như thế, sự việc khả dĩ chứng tỏ rằng: niềm tin sống-động (của thời đã qua) vẫn đặt nặng lên con người của các kẻ tin, hôm nay.
Chủ-nghĩa duy-thực và duy-thức nơi niềm tin
(Xem H. Donneaud, o.p., La constitution dialectique de la théologie et de son histoire selon M.-D. Chenu, Revue Thomiste, 1996 tr. 41-66)
Xưa nay, bao giờ cũng có hai tầm-kích nơi động-tác “tin” vào Chúa, đó là: chủ-nghĩa duy-thực và duy-thức. Tính duy-thực đến từ sự thể cho thấy: bằng vào niềm tin ta đạt đến với Chúa –vâng! Đúng là Chúa không trở nên thể loãng/lỏng. Thực sự là ta đang làm như thế. Còn, chủ-nghĩa duy-thức lại đến từ sự việc cho thấy: ta làm thế ở những nơi và ngang qua đề-nghị, tức: các công-thức. Ta vẫn cần những thứ như thế.
Chủ-nghĩa duy-thức tạo nên sự việc khiến ta vẫn bảo rằng: niềm tin nhất thiết là “hiểu-biết” mang tính cảm-xúc, nhưng vẫn là hiểu-biết thuộc loại-hình ta làm được. Cũng thế, nơi niềm tin, Chúa không được phổ biến trực tiếp để đưa vào tâm can hiệp-thông theo cung cách thần-bí. Qui-luật nhập-thể đòi Chúa phải được ban bố phổ biến thẳng vào với trí-tuệ, do ý chí điều-hướng. Đó là trường hợp sự hiện-diện của Chúa theo chủ-thuyết duy-thực bằng vào cung cách “hiểu biết” của con người. Đó, còn là hai bản-chất của sự vật ta vẫn hy vọng, và là niềm-tin đến từ những gì mình nghe biết. Chủ thuyết này có mặt trong chủ thuyết kia. Chủ thuyết kia nhường chỗ cho chủ-thuyết này.
Tác giả Chenu từng viết một luận-án tiến-sĩ tại viện thần-học Angelicum năm 1920 dựa theo vị thày lúc ấy còn trẻ là Garigou (ở đây, cũng nên thêm: tác giả Chenu là học trò và là đồ đệ của bậc thày Gardeil tại học viện Le Saulchoir). Trong luận án, tác giả Chenu có viết: niềm tin là sự lĩnh hội cách sống động và sâu sắc quyết hướng về một “hiểu biết” rất trí-tuệ, về thị-kiến nào đó hướng đến đối tượng của mình. Tác giả Chenu lại luôn chống chọi não trạng của bà con Công Giáo có từ thời “Baroque” qua Bellarmine, Suarex và Wolf; và tâm não nhìn bản chất con người tự nền tảng vốn tách ly khỏi ân-huệ tự đứng vững không cần đến ơn huệ lành thánh. Mặt khác, các tác giả như: Scheeben và Mohler cùng trường phái Tubingen, lại coi tính-chất của con người là cách diễn-tả thứ gì đó rất thần-thánh trong nhân loại. Về sau này, Chenu lại kết tội vì thày dạy Garigou của mình đã đặt các nguyên tắc ban đầu về lý-trí (tức: nguyên tắc mâu thuẫn, tương quan nhân-quả) ở trên niềm tin nhưng vô tình lại không biết là thày mình đứng cùng vị thế với tác giả Wolf. (Riêng tôi đây, vẫn tôi ngờ rằng tác giả Garigou từng đọc kỹ tư tưởng của Wolf một cách nghiêm chỉnh hay không). Và, tác giả Chenu lại cứ nghĩ thày Garigou mình nhìn sự việc Nhập Thể chỉ như một sự kiện thế thôi, chứ không như huyền nhiệm và theo qui luật Chúa quan phòng. (Ở đây, tôi lại nghĩ: tác giả Garigou làm tốt hơn là Chenu nghĩ).
Về phần mình, Chenu cũng có lý để khước-từ tính hỗn-tạp căn-bản giữa chủ thuyết duy-thực và duy-thức. Hai chủ thuyết đó, luôn có biện-chứng-pháp và tổng-hợp, kèm theo. Nhưng, tác giả đây lại từ-khước không chịu bãi bỏ các mối rang-buộc trong nhận-thức. Thế nên, ông cũng chẳng ngần ngại mà khởi đi từ Aristotle, rồi lại nghĩ: trí-tuệ rút tỉa được tính xác-thực không chỉ từ chứng-cứ của đối tượng thôi, nhưng còn từ ảnh-hưởng của chủ-thể áp đặt lên trên ý-chí nữa. Tác giả đã phá-bỏ tính độc-quyền cần có chứng-cứ coi đó như nguồn-mạch duy-nhất của “hiểu biết” rất chắc chắn. Ông biết sự thật có thể là đối-tượng của cả hai vừa của trí-tuệ, vừa của ý-chí. Với nhiều người, đó là việc cần-thiết. Kết cuộc là, đối với niềm tin vào Chúa, luôn có sự hiếu-động không ngưng nghỉ -và chủ-đề này trở về lại với lập-trường của thánh Augustinô. Bởi, với thánh-nhân, thì: điều đó nằm trong bản-chất của niềm tin. Đó, cũng như cỗ máy xe cố gắng truy-lùng bản-chất đích-thật, nhưng lại không mãn-nguyện vì thấy rằng: sự đồng thuận rất chắc chắn (như ở niềm tin) không thể thẩm-thấu vào với ngôn ngữ ta sử-dụng để có thể nói về chuyện này. Đồng thuận trong tư-duy, ngơi nghỉ và chuyển động nhất nhất đều có đó, rất đồng đều.
Phần II
Mô-hình triển-khai
“Giá-trị và giới-hạn của mô-hình tin-tưởng có ý-thức trong hiểu biết về niềm tin” (Fowler, vv.) cùng với lời bàn về thành ngữ “Giảng rao Tin Mừng theo cách mới”.
Vẫn biết rằng, có người đã sử dụng một cách rộng rãi mô-hình triển-khai niềm tin ở các trường chuyên giáo-dục niềm tin tôn-giáo. Đó là mô-hình đặt nền tảng trên tâm-lý triển-khai và nó có mặt từ thời các tác-giả kinh-điển thuộc lĩnh-vực này, như: trường-phái Piaget và Erikson từng được Fowler và một số vị khác áp dụng cho niềm tin. Đây là mô-hình thực-dụng được các nhà lập kế-hoạch cũng như các nhà giáo đưa vào sử dụng. Nó truy-lùng để triển-khai từ giai-đoạn này đến giai-đoạn khác trong một loạt gồm 4 đến 6 giai-đoạn. Câu hỏi tôi đặt ra cho mô-hình ấy không về động-lực thúc đẩy triển-khai, mà là nhấn mạnh vào hiểu biết niềm tin trong từng giai-đoạn và các giai-đoạn được nó khai-triển. Hiểu như thế, với tôi, đã vững chãi dựa vào mô-hình có ý-thức của niềm tin.
Hôm nay đây, quí vị sẽ cùng tôi, ta tìm hiểu khả năng của mô-hình ít có ý-thức hơn về sự niềm tin để xem nó có cho ta thấy mức-độ phong-phú trong niềm tin hơn loại-hình nào có khả-năng tạo lợi ích qua khai-phá niềm tin vào Chúa không? Tôi muốn quí vị cùng tôi tiến-hành việc bàn quanh và đi sâu vào với mô hình sâu-sắc hơn và các mô-hình nào mang tính chiêm niệm, mà lại ít bị ý-thức khống-chế; để rồi, qua đó, ta khám phá ra thứ gì đó mang tính bí-nhiệm lớn về niềm tin phong-phú. Nói cách khác, tôi sẽ không đặt vấn nạn về khía-cạnh triển-khai niềm tin, cho bằng hỏi: loại niềm tin nào, được triển khai như thế? Có nhiều chăng, nếu đó là sự triển-khai con người về mọi mặt? Và, có ít chăng, nếu đó là nền giáo-dục đi vào tìm hiểu niềm tin xem thực ra nó có nghĩa gì, nếu ta dựa vào đặc tính khác biệt của nó? Có lẽ, đây cũng là một trong các lý do để hỏi: sao một số nhà phê-bình nay gọi được là trong mô hình vượt trội, lại đã thấy ưu tiên nào đó của sự công bằng giữa các tính đặc trưng/đặc biệt? Và, nhiều người lại cũng tập-trung không đủ vào đức tính nào khác sâu sắc hơn như: Niềm tin – Hy vọng – Bác ái, thiên-vị như thế có thể được phát-hiện vào chung cuộc, để chọn lựa lập trường đứng sau Piaget và Erikson, như: những người thuộc trường-phái Carnap và Kant, chẳng hạn!
Cũng nên nhớ, tôi không quan tâm nhìn vào mô-hình sâu sắc này, như một trong các giai đoạn cuối của việc triển-khai niềm tin có mặt chỉ ở một số người trưởng thành đích-thực. Tôi thấy nó như vẫn hiện diện ở giai-đoạn rất sớm ở đời người; vấn đề tôi đặt ra không phải là về các giai-đoạn để tin cho bằng về niềm tin.
Tôi ngờ rằng, mô hình vượt-trội này, sẽ đề cập đến các vấn đề như tính hậu-hiện-đại và tôi tự hỏi: không biết làm thế có đi quá cơ cấu chăng, nhất thứlà khi ta chuyển-giao các dữ kiện thực-nghiệm mà tín-hữu khắp nơi cho biết về họ? Nay, cũng tùy khuynh hướng phê bình rộng rãi, kéo dài như David Heywood ở Oxford từng làm.
(còn tiếp)
Lm Kevin O’Shea CSsR
Mai Tá lược dịch
Cửa hẹp
Lm.Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
09:02 22/08/2013
CỬA HẸP
(Chúa Nhật XXI TN C)
Thoặt nghe đến từ cửa hẹp người ta nghĩ ngay đến những gian truân, khó khăn, vất vả. Sự liên tưởng này không sai, nhưng nguời ta có thể lầm khi chỉ dán mắt vào độ hẹp của cánh cửa mà quên nhìn thực tại đằng sau nó. Đó là Nước Trời, là Vương quốc của tình yêu, là hạnh phúc vĩnh cửu. Chúng ta cần phải tự hỏi rằng Thiên Chúa ban hạnh phúc vĩnh cửu, vương quốc Nước trời cho những ai? Thật dễ dàng trả lời đó là cho tất cả những tạo vật mà Người dựng nên, các loài hữu hình và vô hình mà trong đó có loài người chúng ta, loài thụ tạo cao cả nhẩt trong các loài hữu hình được tạo dựng.
“You get what you pay” (tiền nào của nấy). Để có được những thiện hảo đời này hẳn nhiên không thể thiếu sự gắng công nỗ lực. Và chắc chắn để có hạnh phúc vĩnh cửu thì sự nỗ lực gắng công càng nhiều hơn gấp bội. Có nhiều cách thế cũng như lãnh vực phải gắng công để đạt hạnh phúc vĩnh cửu, nhưng trong tất cả những sự gắng công ấy thì việc nỗ lực trở nên “con người” là một nỗ lực nền tảng, không thể thiếu. Thiên Chúa ban hạnh phúc Nước Trời cho con người thì có thể nói cách không thể sai lầm rằng những ai đích thực là con người thì sẽ được hưởng nhận hạnh phúc ấy.
Theo nhãn quan này thì việc bước qua cửa hẹp chính là những cố gắng để trở nên con người như thuở ban đầu được tạo dựng. Trước khi Ngôi Lời nhập thể, dù được ánh sáng Thiên Chúa soi dẫn qua vũ trụ thiên nhiên và đặc biệt qua tiếng lương tâm, nhưng con người khi tìm cách trở nên chính mình, trở nên con người, thì vẫn một cách nào đó còn mò mẩm như đi trong đêm tối. Các hiền triết cổ đại thường mời gọi đồng loại ưu tiên cho việc “biết mình”. Biết mình là cái biết nền tảng để thành nhân. Đến thời viên mãn với mầu nhiệm nhập thể của Con Thiên Chúa thì chân dung và căn tính “con người” đã được mạc khải cách toàn hảo nơi chính Đức Giêsu Kitô. “Người chính là hình ảnh của Thiên Chúa vô hình” là “Trưởng tử giữa các loài thọ tạo”(x.Col 1,1). Lần giở các trang Tin Mừng, chúng ta cùng xem Chúa Kitô đã trình bày chân dung “con người” như thế nào.
Con người được tạo dựng có nam có nữ (x.Mc 10,6): Con người là loài được dựng nên chứ không phải tự mình mà có hay hiện hữu cách ngẫu nhiên. Dữ kiện phái tính cách nào đó khẳng định tính hữu hạn và tính hướng tha của con người. “Người đi một nửa hồn tôi mất. Một nửa hồn tôi bỗng dại khờ”. Nhiều thi nhân ví von cuộc đời như là quá trình tìm kiếm cái phần nửa của bản thân mình. Hội Thánh dạy rằng con người là hữu thể hướng đến tha nhân và hướng về Tuyệt đối. Như thế bước qua cửa hẹp là nỗ lực làm chủ khuynh hướng tìm mình cách vị kỷ cũng như làm chủ sự tự mãn, tự cao cho mình hoàn hảo hay toàn năng.
Con người là loài có thể xác nên có các nhu cầu ăn uống nghỉ ngơi…(x.Mt 11,19). Tuy nhiên con người còn có linh hồn thiêng liêng làm linh động thân xác. Mặc dù có sự góp phần không thể thiếu của thân xác, nhưng chính linh hồn qua các cơ năng luận suy, phán đoán, chọn lựa mới làm nên giá trị tốt, xấu, đúng sai của các hành vi. Vì không phải những gì bên ngoài vào trong con người làm cho con người ra ô uế mà chính những gì bên trong phát xuất ra…(x.Mt15,11). Bước qua cửa hẹp là nỗ lực thanh luyện linh hồn đồng thời dùng linh hồn để hướng dẫn và làm chủ thân xác.
Lề luật hay ngày Sabbat được lập ra vì con người chứ không phải con người có ra vì ngày Sabbat hay vì lề luật (Mt 12,8; Mc 2,28). Khi sống thành bầy đoàn, loài vật giành giật và duy trì địa vị thống trị của chúng chủ yếu bằng sức mạnh của cơ bắp. Dĩ nhiên khi đã già yếu thì vị trí thống trị của chúng bị đe dọa và đến lúc nào đó bị tước đoạt bởi cá thể khác mạnh hơn. Con người thì nhờ có lý trí đã biết vận dụng lề luật để duy trì quyền uy và sự thống trị của mình. Là sản phẩm do tay con người lập nên, lề luật đã được khách quan hóa thành ý của thần minh, thành ý trời, để một cách có chủ ý phục vụ quyền lợi cho những người làm nên lề luật ấy. Như thế, một cách nào đó con người đã tự phong thần phong thánh cho bản thân. Khi bắt người khác tuyệt đối quy phục lề luật mình làm ra thì mình đã nô lệ hóa tha nhân bằng chính ý chí chủ quan của mình. Bước qua cửa hẹp chính là nỗ lực cởi bỏ những ràng buộc khiến ta và tha nhân trở thành nô lệ cho sản phẩm của con người, để đưa chính mình và tha nhân trở thành những chủ nhân thực sự đối với các thực tại trần thế theo thánh ý Thiên Chúa truyền ngay tự buổi đầu thưở tạo dựng (x.St 1,26; 2,20)
Con Người đến thế gian không phải để được người ta hầu hạ nhưng để hầu hạ người ta và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người (x.Mc 10,45). Đến thế gian này, một trong những sứ mạng của Ngôi Hai Thiên Chúa đó là mạc khải cách đủ đầy và hoàn hảo căn tính của con người, vốn là loài được dựng nên, là hình ảnh của Thiên Chúa. Nét khác biệt và sự trỗi vượt của loài người trên các loài thọ tạo hữu hình không chỉ được thể hiện bằng trí khôn, một khả năng giúp con người ngày càng phát triển mọi mặt, mà còn được thể hiện qua ý chí tự do. Các loài vật bậc thấp khi yêu thích sự gì thì bị thôi thúc chiếm hữu nó bằng mọi giá. Trái lại tình yêu nơi con người lên đến đỉnh cao nơi động thái dâng hiến. Không có tình yêu nào cao cả cho bằng tình yêu tự hiến thân vì người mình yêu (x.Ga 15,13). Bước qua cửa hẹp là gột bỏ những rào cản khiến chúng ta không thể yêu thương tha nhân bằng sự tự hạ và dâng hiến, bằng sự quên mình để phục vụ như Chúa Kitô đã yêu thương (x.Ga 13,34).
Chúng ta đã nhân danh Chúa mà giảng dạy, mà cử hành hay tham dự các bí tích, mà làm phép lạ, … nhưng nhiều khi có thể sẽ bị Chúa nói là đã làm những điều gian ác, nên Chúa không biết chúng ta. Tuy nhiên nếu chúng ta thực sự đã làm người thì Chúa Kitô phải biết và sẽ đón nhận chúng ta vì chính Người vào trần gian này là để làm người. Vào qua cửa hẹp chính là sự nỗ lực gắng công từng ngày gột bỏ những gì khiến chúng ta không còn là con người hoặc làm chân dung con người nơi chúng ta bị biến dạng. Một vài điều cần gột bỏ đó là sự tự cao, tự đại cho mình toàn năng, toàn hảo hay toàn tri; đó là sự vụ lợi ích kỷ; đó cũng là những ý đồ thống trị tha nhân bằng sức mạnh của quyền lực, thế quyền và lẫn thần quyền, bằng các thể chế luật lệ phi nhân, bất hợp lý do chính mình dựng nên để phục vụ cho quyền lợi của bản thân mình, tập thể của mình…
Lm.Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
(Chúa Nhật XXI TN C)
Thoặt nghe đến từ cửa hẹp người ta nghĩ ngay đến những gian truân, khó khăn, vất vả. Sự liên tưởng này không sai, nhưng nguời ta có thể lầm khi chỉ dán mắt vào độ hẹp của cánh cửa mà quên nhìn thực tại đằng sau nó. Đó là Nước Trời, là Vương quốc của tình yêu, là hạnh phúc vĩnh cửu. Chúng ta cần phải tự hỏi rằng Thiên Chúa ban hạnh phúc vĩnh cửu, vương quốc Nước trời cho những ai? Thật dễ dàng trả lời đó là cho tất cả những tạo vật mà Người dựng nên, các loài hữu hình và vô hình mà trong đó có loài người chúng ta, loài thụ tạo cao cả nhẩt trong các loài hữu hình được tạo dựng.
“You get what you pay” (tiền nào của nấy). Để có được những thiện hảo đời này hẳn nhiên không thể thiếu sự gắng công nỗ lực. Và chắc chắn để có hạnh phúc vĩnh cửu thì sự nỗ lực gắng công càng nhiều hơn gấp bội. Có nhiều cách thế cũng như lãnh vực phải gắng công để đạt hạnh phúc vĩnh cửu, nhưng trong tất cả những sự gắng công ấy thì việc nỗ lực trở nên “con người” là một nỗ lực nền tảng, không thể thiếu. Thiên Chúa ban hạnh phúc Nước Trời cho con người thì có thể nói cách không thể sai lầm rằng những ai đích thực là con người thì sẽ được hưởng nhận hạnh phúc ấy.
Theo nhãn quan này thì việc bước qua cửa hẹp chính là những cố gắng để trở nên con người như thuở ban đầu được tạo dựng. Trước khi Ngôi Lời nhập thể, dù được ánh sáng Thiên Chúa soi dẫn qua vũ trụ thiên nhiên và đặc biệt qua tiếng lương tâm, nhưng con người khi tìm cách trở nên chính mình, trở nên con người, thì vẫn một cách nào đó còn mò mẩm như đi trong đêm tối. Các hiền triết cổ đại thường mời gọi đồng loại ưu tiên cho việc “biết mình”. Biết mình là cái biết nền tảng để thành nhân. Đến thời viên mãn với mầu nhiệm nhập thể của Con Thiên Chúa thì chân dung và căn tính “con người” đã được mạc khải cách toàn hảo nơi chính Đức Giêsu Kitô. “Người chính là hình ảnh của Thiên Chúa vô hình” là “Trưởng tử giữa các loài thọ tạo”(x.Col 1,1). Lần giở các trang Tin Mừng, chúng ta cùng xem Chúa Kitô đã trình bày chân dung “con người” như thế nào.
Con người được tạo dựng có nam có nữ (x.Mc 10,6): Con người là loài được dựng nên chứ không phải tự mình mà có hay hiện hữu cách ngẫu nhiên. Dữ kiện phái tính cách nào đó khẳng định tính hữu hạn và tính hướng tha của con người. “Người đi một nửa hồn tôi mất. Một nửa hồn tôi bỗng dại khờ”. Nhiều thi nhân ví von cuộc đời như là quá trình tìm kiếm cái phần nửa của bản thân mình. Hội Thánh dạy rằng con người là hữu thể hướng đến tha nhân và hướng về Tuyệt đối. Như thế bước qua cửa hẹp là nỗ lực làm chủ khuynh hướng tìm mình cách vị kỷ cũng như làm chủ sự tự mãn, tự cao cho mình hoàn hảo hay toàn năng.
Con người là loài có thể xác nên có các nhu cầu ăn uống nghỉ ngơi…(x.Mt 11,19). Tuy nhiên con người còn có linh hồn thiêng liêng làm linh động thân xác. Mặc dù có sự góp phần không thể thiếu của thân xác, nhưng chính linh hồn qua các cơ năng luận suy, phán đoán, chọn lựa mới làm nên giá trị tốt, xấu, đúng sai của các hành vi. Vì không phải những gì bên ngoài vào trong con người làm cho con người ra ô uế mà chính những gì bên trong phát xuất ra…(x.Mt15,11). Bước qua cửa hẹp là nỗ lực thanh luyện linh hồn đồng thời dùng linh hồn để hướng dẫn và làm chủ thân xác.
Lề luật hay ngày Sabbat được lập ra vì con người chứ không phải con người có ra vì ngày Sabbat hay vì lề luật (Mt 12,8; Mc 2,28). Khi sống thành bầy đoàn, loài vật giành giật và duy trì địa vị thống trị của chúng chủ yếu bằng sức mạnh của cơ bắp. Dĩ nhiên khi đã già yếu thì vị trí thống trị của chúng bị đe dọa và đến lúc nào đó bị tước đoạt bởi cá thể khác mạnh hơn. Con người thì nhờ có lý trí đã biết vận dụng lề luật để duy trì quyền uy và sự thống trị của mình. Là sản phẩm do tay con người lập nên, lề luật đã được khách quan hóa thành ý của thần minh, thành ý trời, để một cách có chủ ý phục vụ quyền lợi cho những người làm nên lề luật ấy. Như thế, một cách nào đó con người đã tự phong thần phong thánh cho bản thân. Khi bắt người khác tuyệt đối quy phục lề luật mình làm ra thì mình đã nô lệ hóa tha nhân bằng chính ý chí chủ quan của mình. Bước qua cửa hẹp chính là nỗ lực cởi bỏ những ràng buộc khiến ta và tha nhân trở thành nô lệ cho sản phẩm của con người, để đưa chính mình và tha nhân trở thành những chủ nhân thực sự đối với các thực tại trần thế theo thánh ý Thiên Chúa truyền ngay tự buổi đầu thưở tạo dựng (x.St 1,26; 2,20)
Con Người đến thế gian không phải để được người ta hầu hạ nhưng để hầu hạ người ta và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người (x.Mc 10,45). Đến thế gian này, một trong những sứ mạng của Ngôi Hai Thiên Chúa đó là mạc khải cách đủ đầy và hoàn hảo căn tính của con người, vốn là loài được dựng nên, là hình ảnh của Thiên Chúa. Nét khác biệt và sự trỗi vượt của loài người trên các loài thọ tạo hữu hình không chỉ được thể hiện bằng trí khôn, một khả năng giúp con người ngày càng phát triển mọi mặt, mà còn được thể hiện qua ý chí tự do. Các loài vật bậc thấp khi yêu thích sự gì thì bị thôi thúc chiếm hữu nó bằng mọi giá. Trái lại tình yêu nơi con người lên đến đỉnh cao nơi động thái dâng hiến. Không có tình yêu nào cao cả cho bằng tình yêu tự hiến thân vì người mình yêu (x.Ga 15,13). Bước qua cửa hẹp là gột bỏ những rào cản khiến chúng ta không thể yêu thương tha nhân bằng sự tự hạ và dâng hiến, bằng sự quên mình để phục vụ như Chúa Kitô đã yêu thương (x.Ga 13,34).
Chúng ta đã nhân danh Chúa mà giảng dạy, mà cử hành hay tham dự các bí tích, mà làm phép lạ, … nhưng nhiều khi có thể sẽ bị Chúa nói là đã làm những điều gian ác, nên Chúa không biết chúng ta. Tuy nhiên nếu chúng ta thực sự đã làm người thì Chúa Kitô phải biết và sẽ đón nhận chúng ta vì chính Người vào trần gian này là để làm người. Vào qua cửa hẹp chính là sự nỗ lực gắng công từng ngày gột bỏ những gì khiến chúng ta không còn là con người hoặc làm chân dung con người nơi chúng ta bị biến dạng. Một vài điều cần gột bỏ đó là sự tự cao, tự đại cho mình toàn năng, toàn hảo hay toàn tri; đó là sự vụ lợi ích kỷ; đó cũng là những ý đồ thống trị tha nhân bằng sức mạnh của quyền lực, thế quyền và lẫn thần quyền, bằng các thể chế luật lệ phi nhân, bất hợp lý do chính mình dựng nên để phục vụ cho quyền lợi của bản thân mình, tập thể của mình…
Lm.Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tin thêm về Đức Giáo Hoàng sẽ cung hiến Thế Giới cho Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ.
Trần Mạnh Trác
12:57 22/08/2013
Đức Tổng Giám Mục Fisichella, Chủ tịch Hội đồng giáo hoàng thúc đẩy Tân Phúc Âm Hóa, đã gửi thư cho Đức Giám Mục Antonio Marto cuả địa phận Leiria-Fatima với nội dung như sau:
"Đức Thánh Cha ước ao được cử hành Ngày Thánh Mẫu với một dấu chỉ đặc biệt là có sự hiện diện cuả bức tượng cuả Mẹ mà các Kitô hữu trên toàn thế giới tôn kính một cách đặc biệt, do đó, chúng tôi nghĩ ngay tới bức tượng nguyên thủy đáng yêu dấu của Mẹ Fatima."
Theo trang web của đền thánh Fatima thì đó là bức tượng đang được lưu giữ ở Nhà Nguyện Nhỏ (Capelinha, Chapel of the Apparitions), là nhà nguyện dựng lên tại nơi Đức Mẹ hiện ra. Bức tượng sẽ được cung nghinh qua Roma vào sáng ngày 12 tháng 10 và sẽ được rước trở về ngay chiều hôm sau, ngày 13 tháng 10..
Đức Tổng Giám Mục nói rằng "tất cả các hội đoàn Đức Mẹ" được mời tham dự Ngày Thánh Mẫu trọng đại này.
Tin sơ khởi từ Đền Thánh Đức Mẹ Fatima cho biết đã có hàng trăm phong trào và tổ chức sùng kính Đức Mẹ sẽ đến Roma tham gia ngày lễ.
Lễ 'Ngày Thánh Mẫu' được cử hành hai ngày, ngày Thứ Bảy 12 tháng 10 là cuộc hành hương viếng mộ Thánh Phêrô và nhiều chương trình cầu nguyện và suy gẫm. Vào sáng Chuá Nhật, 13 tháng 10, là thánh lễ đại trào tại Quảng trường Thánh Phêrô do Đức Thánh Cha cử hành.
Nhắc lại vào năm 1917, Đức Mẹ đã hiện ra với ba trẻ mục đồng ở làng Fatima Bồ Đào Nha. Đức Mẹ cảnh báo về những bạo lực trong thế kỷ hai mươi nếu thế giới không ăn năn đền tội. Đức Mẹ nhắn nhủ hãy đọc kinh Mân Côi và làm việc tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm của Mẹ.
Ngay sau khi được bầu làm Giáo Hoàng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã xin đức Hồng Y Jose Polycarp, Thượng Phụ cuả Lisbon, thay mặt Ngài thánh hiến triều đại giáo hoàng của mình cho Đức Mẹ Fatima vào ngày 13 tháng 5, là ngày lễ Đức Mẹ Fatima.
Xem tin video cuả RomeReports
Note*: Đây là bức tượng đầu tiên được khắc bằng gỗ và được đem ra tôn kính tại Nhà Nguyện Nhỏ (Capelinha) kể từ ngày 13 tháng 5 năm 1920. Bức tượng đã được ĐGH Pius XII đặt vương miện vào năm 1946 (tại Roma.)
Cũng vào năm đó (1946), sau khi kết thúc một đại hội giới trẻ, các thanh niên Bồ Đào Nha đã cung nghinh bức tượng (trên vai) từ Fatima đến Lisbon, đi qua và dừng lại ở nhiều thị trấn. Dân chúng đã tụ tập để nghinh đón bức tượng mới được đặt vương miện và cầu nguyện sốt sắng.
3 con chim bồ câu được người ta tung lên trong buổi lễ ở một thị xã gọi là Bombazral gần Fatima, đã không bay đi mà đã bay vòng vòng nhiều lần rồi xà xuống nằm dưới chân bức tượng, không ăn uống trong suốt 2 tuần lễ và cũng không rời chỗ cho dù có nhiều tiếng kèn trống inh ỏi cuả hàng chục ban nhạc.
Báo chí Bồ đào Nha đã bàn luận và thêu dệt ồn ào về hiện tượng lạ lùng này.
Khi đến nhà thờ Chính Toà ở Lisbon, trong buổi lễ nghinh đón có nhiều giám mục tham dự, ngay lúc vị chủ tế đọc lời truyền phép Thánh Thể thì 2 con chim đã bất ngờ quạt cánh bay lên và đáp xuống hai bên bàn thờ, nằm phủ phục như thể chiêm bái Mình Thánh Chuá vậy và chúng đã nằm như vậy cho đến hết buổi lễ, còn con thứ ba thì trong lúc hiệp lễ đã đậu trên đỉnh bức tượng, giang đôi cánh ra rất lâu trông giống như một thiên thần.
Sau buổi lễ, chúng bay đi mất.
Bức tượng được đưa về Fatima và được cung nghinh trong các cuộc rước trọng thể, đặc biệt là các ngày 13 tháng 5 và 13 tháng 10 mỗi năm. Ngoài bức tượng nguyên thủy vừa kể, còn có 2 bức tượng gỗ khác gọi là tượng Thánh Du, lai lịch như sau:
Để đáp ứng với những yêu cầu muốn được thực hiện các cuộc thánh du ở nhiều nơi trên Thế Giới, Đức Giám Mục cuả Fatima đã viết thư cho chị Lucia có ý muốn gửi bức tượng 'nguyên thủy' đi, nhưng chị Lucia đã khuyên nên dùng một bức tượng khác đang được nhà điêu khắc trứ danh là Jose Thedim thực hiện theo lời mô tả cuả chị. Và do đó một bức tượng thứ hai được gọi là tượng ĐM Fatima Thánh Du Quốc Tế (International Pilgrim Virgin Statue of Our Lady of Fatima) đã được làm phép và gửi đi vào ngày 13 tháng 5 năm 1947.
Cũng cùng năm 1947, nhân dịp mừng lễ 30 năm ngày phép lạ Mặt Trời Xoay, ngày 13 tháng 10, người ta lại thánh hiến một bức tượng thứ ba gọi là tượng Thánh Du 'Phương Tây' (the Western statue, chắp tay giống như tượng nguyên thủy) và trao cho Đạo Binh Xanh cuả Hoa Kỳ. Bức Tượng Phương Tây thường du hành các xứ Mỹ Châu.
Cả hai bức tượng Thánh Du đã đi qua trên 100 quốc gia, kể cả Nga và Trung Quốc.
Các lớp lang trong đe dọa đối với Kitô hữu Ai Cập
Vũ Văn An
04:42 22/08/2013
Nhiều quan sát viên cho rằng cuộc tranh chấp hiện nay tại Ai Cập là cuộc tranh chấp giữa chủ nghĩa Hồi Giáo và chủ nghĩa duy tục. Tuy nhiên, cuộc bách hại kéo dài đối với thiểu số Kitô hữu, từng xẩy ra liên tiếp hàng mấy thập niên và mấy thế kỷ qua, cho thấy thực tại ở đất nước Kim Tự Tháp phức tạp hơn nhiều và không phải chỉ là cuộc tranh chấp giữa hai chủ nghĩa vừa nói.
Tờ The Los Angeles Times ngày 20 tháng Tám qua có bài tường trình đáng lưu ý của ký giả Jeffrey Fleishman tựa là Christian-Muslim Animosity Becomes Incendiary Subplot In Egypt (Sự Thù Nghịch Kitô Giáo-Hồi Giáo Trở Thành Câu Truyện Phụ Bốc Lửa Tại Ai Cập). Bài báo cho thấy các thực tại hiện nay tại nước này khiến người ta mù mờ hơn nhiều về các nhóm thiểu số tôn giáo.
Ký giả này thuật lại câu nói của Nagy Shokrallah, người vừa mở cho xem hình ngôi nhà thờ bị đốt vừa bảo: “khi đem con cháu tới thăm các đan viện tại miền nam, chúng tôi thường cho chúng biết các đan viện này bị đốt tới hai lần trong lịch sử: lần đầu thời Rôma chiếm đóng và lần hai thời Huynh Đệ Hồi Giáo” lúc Morsi và các lãnh tụ khác của nó bị lật nhào khỏi quyền lực.
Có phúc trình gần đây cho hay hai Kitô hữu đã bị giết. Nhiều nhà thờ, trường học, tu viện và ít nhất một cô nhi viện Kitô Giáo đã bị tấn công, thiêu rụi hay cướp bóc, nhiều cơ sở trong số này toạ lạc tại các sa mạc miền nam. Áo lễ bị đốt, tượng ảnh tung tóe. Cảnh sát thường chỉ cung cấp rất ít sự che chở; các giáo dân cho hay: lực lượng an ninh chỉ tới Nhà Thờ Thánh George sau khi người tấn công bỏ chạy 3 tiếng đồng hồ trước đó.
Tony Sabry, một hội viên của liên đoàn thanh niên Coptic, cho rằng “quân đội và cảnh sát không duy trì được an ninh chi cả”. Anh cho rằng Tướng Abdel Fattah Sisi, tư lệnh quân đội, đã phát động cuộc thanh trừng Huynh Đệ Hồi Giáo, gây vạ lây cho Kitô hữu Ai Cập. “Sisi bảo ông ta sẽ phục hồi các nhà thờ... nhưng đáng lẽ ra ông ta nên bảo vệ chúng trước khi tính thánh thiêng của chúng bị vi phạm”.
Điều chủ yếu cần ghi nhận, vì vậy, là Kitô hữu Ai Cập không tin rằng họ có thể tin tưởng cảnh sát và quân đội sẽ bảo vệ họ. Tại sao? Vì sự thật đơn giản là tuyệt đại đa số người Ai Cập muốn có một loại nhà nước duy Hồi Giáo nào đó và vai trò của các nhóm thiểu số tôn giáo trong nhà nước tương lai ấy là chuyện cần đặt thành nghi vấn. Nhưng đồng thời, vẫn có nhiều người Hồi Giáo Ai Cập coi người Kitô Hữu Ai Cập là thành phần của quá khứ và của tương lai đất nước.
Chính vì thế, nhiều tín hữu Hồi Giáo đã góp tay bảo vệ các thánh đường và đan viện, trong khi nhiều người khác tấn công chúng. Sự thực là: người ta nhìn thấy cuộc mâu thuẫn nội bộ của Hồi Giáo này trong mọi sinh hoạt của Ai Cập. Quân đội có thắng, thì thực tại ấy vẫn còn đó, chỉ ít khẩn trương hơn một chút thôi.
Trong khi ấy, điều gì đang xẩy ra cho các Kitô hữu Coptic? Mỹ và các quốc gia Phương Tây sẽ có vai trò gì trong việc bảo vệ tín hữu Do Thái, tín hữu Hồi Giáo thiểu số, Kitô hữu Coptic và nhiều người khác trong tình thế bị đe dọa hiện nay?
Tờ Los Angeles ghi nhận sự kiện hàng ngàn Kitô hữu Coptic đã rời bỏ xứ sở ngay khi người duy Hồi Giáo thắng ở các thùng phiếu. Họ đi đâu? Họ có thể đi đâu? Ai đó tại Bộ Ngoại Giao Mỹ và Ủy Ban Hoa Kỳ Về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế hẳn phải nghiên cứu việc này. Vì dù sao, vẫn chẳng có chỗ nào an toàn cho Kitô hữu tại Trung Đông cả.
Theo tờ báo này, cảm nhận của phần lớn người ở đây, cả Kitô hữu nữa, là Mỹ đã phê phán không công bằng hành động hiện nay của quân đội, khiến cho 900 người thiệt mạng trong mấy ngày gần đây, mà phần lớn là những người ủng hộ Huynh Đệ Hồi Giáo và những người biểu tình chống quân đội. Phần đông dân chúng ở đây ủng hộ quan điểm của quân đội coi những người ủng hộ Huynh Đệ là người khủng bố.
Quan điểm trên rất phù hợp với quyền lợi của nền quân chủ Saudi, vì nền quân chủ này xưa nay vốn sợ các phong trào duy Hồi Giáo được nhiều người tin theo như Huynh Đệ Hồi Giáo sẽ nổi dậy chống lại họ một ngày nào đó. Nên nhà cầm quyền Saudi đã cam kết viện trợ cho Cairo 5 tỷ mỹ kim sau khi Morsi bị lật đổ. Fayek hoan hô nghĩa cử này dù luật lệ Saudi sẽ chặt đầu ông ta nếu người ta khám phá thấy ông cầu nguyện bằng Kinh Thánh. Rất nhiều loại liên minh lạ lùng như thế đang xuất hiện tại Ai Cập, nơi hiện nay nhiều người chuộng an ninh hơn là các dân quyền.
Các tín hữu của các nhóm thiểu số tôn giáo có thể sống như thế bao lâu? Họ từng sống như thế cả hàng thế kỷ nay.
Sau cùng, với các ký giả và những ai lưu tâm tới các thực tại nền tảng lấp ló phía sau các câu truyện trên đây, thiển nghĩ nên đọc bài “Năm Điều Nên Biết Về Ai Cập, Khi Các Nhà Thờ Bị Đốt, Một Đền Thờ Hồi Giáo Bị Vây Hãm Và Hàng Trăm Người Chết” trên tờ The Weekly Number, ngày 19 tháng Tám. Trong đó, điều 3 và 5 đáng lưu ý hơn hết.
Điều 3: Bạo lực phe phái, hiện đang diễn ra tại Ai Cập, có liên hệ mạnh mẽ với các hạn chế của chính phủ
Loại bạo lực này không hề là một hiện tượng mới tại Ai Cập. Tuy nhiên, nó đang trên đà gia tăng. Thí dụ, trước ngày xẩy ra bạo loại vào tuần trước, Al-Jazeera tường thuật rằng sự đối nghịch giữa người Hồi Giáo và Kitô Giáo đã gia tăng tại Ai Cập từ ngày Hosni Mubarak bị lật đổ năm 2011. Và Hội Ân Xá Quốc Tế từng bá cáo các gia tăng căng thẳng gần đây tại Wasta (chừng 100 cây số phía nam Cairo), có ý nhấn mạnh tới tính dễ bị thương tổn của các Kitô hữu Coptic Ai Cập, là nhóm thiểu số tôn giáo lớn nhất của xứ này.
Tuy nhiên, bạo lực bởi và chống lại Huynh Đệ Hồi Giáo cũng là một hình thức bạo lực cộng đoàn ngay bên trong dân số Hồi Giáo, khiến những người ủng hộ phương thức nhiều duy Hồi Giáo hơn chống lại các người Hồi Giáo khác của xứ sở...
Điều 5: Giữa các quốc gia đa số Hồi Giáo, Ai Cập ít khoan dung nhất đối với chủ nghĩa đa nguyên tôn giáo
Ai Cập vốn là quốc gia nơi chính phủ áp dụng nhiều biện pháp hạn chế nhất đối với tôn giáo. Thêm vào đó, quần chúng Hồi Giáo lại là những người ít khoan dung nhất đối với chủ nghĩa đa nguyên tôn giáo, so với người Hồi Giáo tại các nước khác.
* Giống nhiều quần chúng Hồi Giáo khác được thăm dò trên thế giới, đa số người Hồi Giáo Ai Cập (đến 74%) muốn luật Sharia, tức luật Hồi Giáo, được qui định thành luật chính thức của quốc gia. Tuy nhiên, Ai Cập là một trong số ít, nơi đa số những người ủng hộ luật Sharia (74%) cho rằng cả người Hồi Giáo lẫn người không Hồi Giáo sống trong nước phải theo luật Hồi Giáo. Xét chung khắp thế giới, chỉ khoảng 39% người Hồi Giáo ủng hộ việc này.
* Người Hồi Giáo Ai Cập cũng ủng hộ chính sách biến việc bỏ đạo, hay bỏ Hồi Giáo để theo một tôn giáo khác, thành một tội ác. Một đa số áp đảo người Hồi Giáo Ai Cập (88%) cho biết án tử hình phải được áp dụng đối với bất cứ cuộc cải đạo nào từ Hồi Giáo. Trong số 37 quốc gia được thăm dò, trung bình chỉ có 28% người Hồi Giáo cho rằng người bỏ đạo phải bị tử hình.
Thành thử, cuộc tranh chấp hiện nay tại Ai Cập khó có thể tàn lụi vì đa số rõ ràng dân chúng xứ này muốn có một nhà nước chịu áp dụng luật Sharia cho mọi người Ai Cập. Đa số này có mặt trong cả liên minh hiện đang ủng hộ việc bác bỏ Huynh Đệ Hồi Giáo. Đó là lý do, Kitô hữu Ai Cập đặt rất ít tin tưởng vào sự che chở của quân đội và cảnh sát.
Tờ The Los Angeles Times ngày 20 tháng Tám qua có bài tường trình đáng lưu ý của ký giả Jeffrey Fleishman tựa là Christian-Muslim Animosity Becomes Incendiary Subplot In Egypt (Sự Thù Nghịch Kitô Giáo-Hồi Giáo Trở Thành Câu Truyện Phụ Bốc Lửa Tại Ai Cập). Bài báo cho thấy các thực tại hiện nay tại nước này khiến người ta mù mờ hơn nhiều về các nhóm thiểu số tôn giáo.
Ký giả này thuật lại câu nói của Nagy Shokrallah, người vừa mở cho xem hình ngôi nhà thờ bị đốt vừa bảo: “khi đem con cháu tới thăm các đan viện tại miền nam, chúng tôi thường cho chúng biết các đan viện này bị đốt tới hai lần trong lịch sử: lần đầu thời Rôma chiếm đóng và lần hai thời Huynh Đệ Hồi Giáo” lúc Morsi và các lãnh tụ khác của nó bị lật nhào khỏi quyền lực.
Có phúc trình gần đây cho hay hai Kitô hữu đã bị giết. Nhiều nhà thờ, trường học, tu viện và ít nhất một cô nhi viện Kitô Giáo đã bị tấn công, thiêu rụi hay cướp bóc, nhiều cơ sở trong số này toạ lạc tại các sa mạc miền nam. Áo lễ bị đốt, tượng ảnh tung tóe. Cảnh sát thường chỉ cung cấp rất ít sự che chở; các giáo dân cho hay: lực lượng an ninh chỉ tới Nhà Thờ Thánh George sau khi người tấn công bỏ chạy 3 tiếng đồng hồ trước đó.
Tony Sabry, một hội viên của liên đoàn thanh niên Coptic, cho rằng “quân đội và cảnh sát không duy trì được an ninh chi cả”. Anh cho rằng Tướng Abdel Fattah Sisi, tư lệnh quân đội, đã phát động cuộc thanh trừng Huynh Đệ Hồi Giáo, gây vạ lây cho Kitô hữu Ai Cập. “Sisi bảo ông ta sẽ phục hồi các nhà thờ... nhưng đáng lẽ ra ông ta nên bảo vệ chúng trước khi tính thánh thiêng của chúng bị vi phạm”.
Điều chủ yếu cần ghi nhận, vì vậy, là Kitô hữu Ai Cập không tin rằng họ có thể tin tưởng cảnh sát và quân đội sẽ bảo vệ họ. Tại sao? Vì sự thật đơn giản là tuyệt đại đa số người Ai Cập muốn có một loại nhà nước duy Hồi Giáo nào đó và vai trò của các nhóm thiểu số tôn giáo trong nhà nước tương lai ấy là chuyện cần đặt thành nghi vấn. Nhưng đồng thời, vẫn có nhiều người Hồi Giáo Ai Cập coi người Kitô Hữu Ai Cập là thành phần của quá khứ và của tương lai đất nước.
Chính vì thế, nhiều tín hữu Hồi Giáo đã góp tay bảo vệ các thánh đường và đan viện, trong khi nhiều người khác tấn công chúng. Sự thực là: người ta nhìn thấy cuộc mâu thuẫn nội bộ của Hồi Giáo này trong mọi sinh hoạt của Ai Cập. Quân đội có thắng, thì thực tại ấy vẫn còn đó, chỉ ít khẩn trương hơn một chút thôi.
Trong khi ấy, điều gì đang xẩy ra cho các Kitô hữu Coptic? Mỹ và các quốc gia Phương Tây sẽ có vai trò gì trong việc bảo vệ tín hữu Do Thái, tín hữu Hồi Giáo thiểu số, Kitô hữu Coptic và nhiều người khác trong tình thế bị đe dọa hiện nay?
Tờ Los Angeles ghi nhận sự kiện hàng ngàn Kitô hữu Coptic đã rời bỏ xứ sở ngay khi người duy Hồi Giáo thắng ở các thùng phiếu. Họ đi đâu? Họ có thể đi đâu? Ai đó tại Bộ Ngoại Giao Mỹ và Ủy Ban Hoa Kỳ Về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế hẳn phải nghiên cứu việc này. Vì dù sao, vẫn chẳng có chỗ nào an toàn cho Kitô hữu tại Trung Đông cả.
Theo tờ báo này, cảm nhận của phần lớn người ở đây, cả Kitô hữu nữa, là Mỹ đã phê phán không công bằng hành động hiện nay của quân đội, khiến cho 900 người thiệt mạng trong mấy ngày gần đây, mà phần lớn là những người ủng hộ Huynh Đệ Hồi Giáo và những người biểu tình chống quân đội. Phần đông dân chúng ở đây ủng hộ quan điểm của quân đội coi những người ủng hộ Huynh Đệ là người khủng bố.
Quan điểm trên rất phù hợp với quyền lợi của nền quân chủ Saudi, vì nền quân chủ này xưa nay vốn sợ các phong trào duy Hồi Giáo được nhiều người tin theo như Huynh Đệ Hồi Giáo sẽ nổi dậy chống lại họ một ngày nào đó. Nên nhà cầm quyền Saudi đã cam kết viện trợ cho Cairo 5 tỷ mỹ kim sau khi Morsi bị lật đổ. Fayek hoan hô nghĩa cử này dù luật lệ Saudi sẽ chặt đầu ông ta nếu người ta khám phá thấy ông cầu nguyện bằng Kinh Thánh. Rất nhiều loại liên minh lạ lùng như thế đang xuất hiện tại Ai Cập, nơi hiện nay nhiều người chuộng an ninh hơn là các dân quyền.
Các tín hữu của các nhóm thiểu số tôn giáo có thể sống như thế bao lâu? Họ từng sống như thế cả hàng thế kỷ nay.
Sau cùng, với các ký giả và những ai lưu tâm tới các thực tại nền tảng lấp ló phía sau các câu truyện trên đây, thiển nghĩ nên đọc bài “Năm Điều Nên Biết Về Ai Cập, Khi Các Nhà Thờ Bị Đốt, Một Đền Thờ Hồi Giáo Bị Vây Hãm Và Hàng Trăm Người Chết” trên tờ The Weekly Number, ngày 19 tháng Tám. Trong đó, điều 3 và 5 đáng lưu ý hơn hết.
Điều 3: Bạo lực phe phái, hiện đang diễn ra tại Ai Cập, có liên hệ mạnh mẽ với các hạn chế của chính phủ
Loại bạo lực này không hề là một hiện tượng mới tại Ai Cập. Tuy nhiên, nó đang trên đà gia tăng. Thí dụ, trước ngày xẩy ra bạo loại vào tuần trước, Al-Jazeera tường thuật rằng sự đối nghịch giữa người Hồi Giáo và Kitô Giáo đã gia tăng tại Ai Cập từ ngày Hosni Mubarak bị lật đổ năm 2011. Và Hội Ân Xá Quốc Tế từng bá cáo các gia tăng căng thẳng gần đây tại Wasta (chừng 100 cây số phía nam Cairo), có ý nhấn mạnh tới tính dễ bị thương tổn của các Kitô hữu Coptic Ai Cập, là nhóm thiểu số tôn giáo lớn nhất của xứ này.
Tuy nhiên, bạo lực bởi và chống lại Huynh Đệ Hồi Giáo cũng là một hình thức bạo lực cộng đoàn ngay bên trong dân số Hồi Giáo, khiến những người ủng hộ phương thức nhiều duy Hồi Giáo hơn chống lại các người Hồi Giáo khác của xứ sở...
Điều 5: Giữa các quốc gia đa số Hồi Giáo, Ai Cập ít khoan dung nhất đối với chủ nghĩa đa nguyên tôn giáo
Ai Cập vốn là quốc gia nơi chính phủ áp dụng nhiều biện pháp hạn chế nhất đối với tôn giáo. Thêm vào đó, quần chúng Hồi Giáo lại là những người ít khoan dung nhất đối với chủ nghĩa đa nguyên tôn giáo, so với người Hồi Giáo tại các nước khác.
* Giống nhiều quần chúng Hồi Giáo khác được thăm dò trên thế giới, đa số người Hồi Giáo Ai Cập (đến 74%) muốn luật Sharia, tức luật Hồi Giáo, được qui định thành luật chính thức của quốc gia. Tuy nhiên, Ai Cập là một trong số ít, nơi đa số những người ủng hộ luật Sharia (74%) cho rằng cả người Hồi Giáo lẫn người không Hồi Giáo sống trong nước phải theo luật Hồi Giáo. Xét chung khắp thế giới, chỉ khoảng 39% người Hồi Giáo ủng hộ việc này.
* Người Hồi Giáo Ai Cập cũng ủng hộ chính sách biến việc bỏ đạo, hay bỏ Hồi Giáo để theo một tôn giáo khác, thành một tội ác. Một đa số áp đảo người Hồi Giáo Ai Cập (88%) cho biết án tử hình phải được áp dụng đối với bất cứ cuộc cải đạo nào từ Hồi Giáo. Trong số 37 quốc gia được thăm dò, trung bình chỉ có 28% người Hồi Giáo cho rằng người bỏ đạo phải bị tử hình.
Thành thử, cuộc tranh chấp hiện nay tại Ai Cập khó có thể tàn lụi vì đa số rõ ràng dân chúng xứ này muốn có một nhà nước chịu áp dụng luật Sharia cho mọi người Ai Cập. Đa số này có mặt trong cả liên minh hiện đang ủng hộ việc bác bỏ Huynh Đệ Hồi Giáo. Đó là lý do, Kitô hữu Ai Cập đặt rất ít tin tưởng vào sự che chở của quân đội và cảnh sát.
Đức Thánh Cha nói với các học sinh Nhật Bản: “Không thể có hòa bình mà không đối thoại.”
Anthony Đông Thái
07:39 22/08/2013
Đức Thánh Cha nói với các học sinh Nhật Bản: “Không thể có hòa bình mà không đối thoại.”
“Không thể có hòa bình mà không đối thoại.” Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói điều này vào sáng thứ Tư ngày 21/08 với một nhóm 200 học sinh và 15 giáo viên người Nhật của Trường Phổ Thông Trung Học Seibu Gauken Bunri (Tokyo, Nhật Bản) trong sân San Damasus ở Vatican.
Nhiều năm nay, trường (nghiên cứu về Thiên Chúa giáo và Phật giáo) có truyền thống tổ chức một chuyến đi đến Rome vào tháng Tám và tham dự vào một buổi tiếp kiến chung trong ngày thứ Tư. Chuyến đi đã được đặt trước, trước khi Vatican công bố hủy bỏ buổi tiếp kiến chung trong tháng Tám này.
Nhưng trong một cử chỉ hữu nghị, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã thực hiện một ngoại lệ khi ngài quyết định cắt ngắn kỳ nghỉ để gặp nhóm.
Giáo Hoàng nói với các học sinh người Nhật: “Tất cả các cuộc chiến tranh, tất cả các xung đột, tất cả các vấn đề không được giải quyết và vẫn còn tiếp tục là do thiếu sự đối thoại. Khi có một vấn đề nảy sinh, hãy đối thoại: điều này làm nên hòa bình.”
“Đối với tôi, cuộc viếng thăm này là một niềm vui và tôi hy vọng chuyến đi này sẽ có ích cho các bạn, bởi vì biết những người khác và các nền văn hóa khác là việc rất tốt.” Đức Thánh Cha chỉ ra tầm quan trọng của việc “trở nên quen thuộc với những người khác và các nền văn hóa khác”. Kinh nghiệm này “làm cho chúng ta thăng tiến”. Thật vậy, ngài giải thích: “nếu chúng ta bị cô lập trong chính chúng ta. Chúng ta chỉ có những gì chúng ta có, chúng ta không thể phát triển văn hóa; thay vào đó, nếu chúng ta tìm kiếm những người khác, các nền văn hóa khác, cách suy nghĩ khác, các tôn giáo khác, chúng ta bước ra khỏi bản thân chúng ta và bắt đầu cho cuộc phiêu lưu tốt đẹp nhất, cái được gọi là “đối thoại”.
Tuy nhiên, Đức Thánh Cha cũng cảnh báo, đối thoại không cho phép sự khép kín, giận dữ và kết thúc bằng xung đột, “bởi vì chúng ta nói chuyện với nhau để tìm thấy chính mình chứ không để cãi nhau.”
Kết thúc bài phát biểu ngẫu hứng, Đức Thánh Cha nói về đối thoại giữa các nền văn hóa và “sự ôn hòa”, điều mà ngài định nghĩa là “khả năng đặt ra những câu hỏi thông minh: Tại sao bạn nghĩ theo cách này? Tại sao nền văn hóa này làm điều này? Lắng nghe người khác nói và sau đó trò chuyện, trước hết là lắng nghe, sau đó là nói chuyện. Đây chính là sự ôn hòa.”
Anthony Đông Thái
Nhiều năm nay, trường (nghiên cứu về Thiên Chúa giáo và Phật giáo) có truyền thống tổ chức một chuyến đi đến Rome vào tháng Tám và tham dự vào một buổi tiếp kiến chung trong ngày thứ Tư. Chuyến đi đã được đặt trước, trước khi Vatican công bố hủy bỏ buổi tiếp kiến chung trong tháng Tám này.
Nhưng trong một cử chỉ hữu nghị, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã thực hiện một ngoại lệ khi ngài quyết định cắt ngắn kỳ nghỉ để gặp nhóm.
Giáo Hoàng nói với các học sinh người Nhật: “Tất cả các cuộc chiến tranh, tất cả các xung đột, tất cả các vấn đề không được giải quyết và vẫn còn tiếp tục là do thiếu sự đối thoại. Khi có một vấn đề nảy sinh, hãy đối thoại: điều này làm nên hòa bình.”
Tuy nhiên, Đức Thánh Cha cũng cảnh báo, đối thoại không cho phép sự khép kín, giận dữ và kết thúc bằng xung đột, “bởi vì chúng ta nói chuyện với nhau để tìm thấy chính mình chứ không để cãi nhau.”
Kết thúc bài phát biểu ngẫu hứng, Đức Thánh Cha nói về đối thoại giữa các nền văn hóa và “sự ôn hòa”, điều mà ngài định nghĩa là “khả năng đặt ra những câu hỏi thông minh: Tại sao bạn nghĩ theo cách này? Tại sao nền văn hóa này làm điều này? Lắng nghe người khác nói và sau đó trò chuyện, trước hết là lắng nghe, sau đó là nói chuyện. Đây chính là sự ôn hòa.”
Anthony Đông Thái
Vatican ban hành sắc lệnh thay đổi bản văn Phép Rửa Tội một chút
Bùi Hữu Thư
17:02 22/08/2013
Vatican ban hành sắc lệnh thay đổi bản văn Phép Rửa Tội một chút
VATICAN ngày 22/8/2013: Để nhấn mạnh là Bí Tích Rửa Tội chính thức đem một người vào trong Giáo Hội của Thiên Chúa, chứ không chỉ vào một cộng đồng Kitô giáo địa phương, Vatican đã ban hành sắc lệnh thay đổi bản văn Phép Rửa Tội đôi chút.
Vào lúc khởi đầu nghi thức, thay vì nói: “Cộng đồng Kitô giáo hân hoan đón chào bạn,” vị chủ sự sẽ nói: “Giáo Hội của Thiên Chúa hân hoan đón chào bạn.”
Sắc lệnh của Thánh Bộ Phụng Tự và Bí Tích viết như sau: "Phép Rửa là bí tích của đức tin trong đó một người được tiếp nhận vào Giáo Hội của Chúa Kitô, nghĩa là Giáo Hội Công Giáo, do đấng kế vị Thánh Phêrô cùng với các giám mục hiệp thông với ngài cai quản.”
Sắc lệnh này được ban hành ngày 22 tháng Hai, và được đăng trong bản tin "Notitiae" cuối cùng của Thánh Bộ.
Sắc lệnh do Đức Hồng Y Canizares Llovera, bộ trưởng và Tổng Giám Mục Arthur Roche, thư ký thánh bộ đồng ký. Sắc lệnh nói rằng, lời văn của Phép Rửa được thay đổi trong tiếng La Tinh và các ngôn ngữ địa phương và đã được Đức Thánh Cha Biển Đức XVI phê chuẩn ngày 28 tháng Giêng; sau đó một tháng thì ngài từ nhiệm.
Bản văn mới, theo sắc lệnh, nhấn mạnh rõ hơn học thuyết của đạo Công Giáo về sự kiện qua Phép Rửa một người được sát nhập vào Giáo Hội hoàn vũ chứ không chỉ được tiếp nhận vào một giáo xứ mà thôi.
Mặc dầu phần còn lại của nghi thức vẫn như cũ, bằng cách khởi đầu với sự khẳng định là toàn thể Giáo Hội chào đón người sắp chịu phép rửa, vị chủ sự cũng bầy tỏ rõ ràng là bí tích này được cử hành nhân danh Giáo Hội thay vì nhân danh một cộng đồng điạ phương.
Trước khi có sự thay đổi, bản văn nguyên thủy như sau: “Cộng đồng Kitô giáo hân hoan đón chào bạn. Nhân danh cộng đồng, tôi thu nhận bạn cho Chúa Kitô, Đấng Cứu Chuộc chúng ta bằng dấu thánh giá.”
Sắc lệnh nói việc thay đổi phải được thực hiện bằng tiếng La tinh vào ngày 31 tháng Ba.
Đức Ông Rick Hilgartner, giám đốc điều hành của Ủy Ban Phụng Tự trong Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ nói: các giám mục đang chờ đợi bản dịch sơ khởi của Nghi Thức Rửa Tội Trẻ Em sẽ hoàn tất sang năm, và tin rằng sự sửa đổi sẽ được sát nhập vào ấn bản đã tu chính khi được chấp thuận và phổ biến.
VATICAN ngày 22/8/2013: Để nhấn mạnh là Bí Tích Rửa Tội chính thức đem một người vào trong Giáo Hội của Thiên Chúa, chứ không chỉ vào một cộng đồng Kitô giáo địa phương, Vatican đã ban hành sắc lệnh thay đổi bản văn Phép Rửa Tội đôi chút.
Vào lúc khởi đầu nghi thức, thay vì nói: “Cộng đồng Kitô giáo hân hoan đón chào bạn,” vị chủ sự sẽ nói: “Giáo Hội của Thiên Chúa hân hoan đón chào bạn.”
Sắc lệnh của Thánh Bộ Phụng Tự và Bí Tích viết như sau: "Phép Rửa là bí tích của đức tin trong đó một người được tiếp nhận vào Giáo Hội của Chúa Kitô, nghĩa là Giáo Hội Công Giáo, do đấng kế vị Thánh Phêrô cùng với các giám mục hiệp thông với ngài cai quản.”
Sắc lệnh này được ban hành ngày 22 tháng Hai, và được đăng trong bản tin "Notitiae" cuối cùng của Thánh Bộ.
Sắc lệnh do Đức Hồng Y Canizares Llovera, bộ trưởng và Tổng Giám Mục Arthur Roche, thư ký thánh bộ đồng ký. Sắc lệnh nói rằng, lời văn của Phép Rửa được thay đổi trong tiếng La Tinh và các ngôn ngữ địa phương và đã được Đức Thánh Cha Biển Đức XVI phê chuẩn ngày 28 tháng Giêng; sau đó một tháng thì ngài từ nhiệm.
Bản văn mới, theo sắc lệnh, nhấn mạnh rõ hơn học thuyết của đạo Công Giáo về sự kiện qua Phép Rửa một người được sát nhập vào Giáo Hội hoàn vũ chứ không chỉ được tiếp nhận vào một giáo xứ mà thôi.
Mặc dầu phần còn lại của nghi thức vẫn như cũ, bằng cách khởi đầu với sự khẳng định là toàn thể Giáo Hội chào đón người sắp chịu phép rửa, vị chủ sự cũng bầy tỏ rõ ràng là bí tích này được cử hành nhân danh Giáo Hội thay vì nhân danh một cộng đồng điạ phương.
Trước khi có sự thay đổi, bản văn nguyên thủy như sau: “Cộng đồng Kitô giáo hân hoan đón chào bạn. Nhân danh cộng đồng, tôi thu nhận bạn cho Chúa Kitô, Đấng Cứu Chuộc chúng ta bằng dấu thánh giá.”
Sắc lệnh nói việc thay đổi phải được thực hiện bằng tiếng La tinh vào ngày 31 tháng Ba.
Đức Ông Rick Hilgartner, giám đốc điều hành của Ủy Ban Phụng Tự trong Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ nói: các giám mục đang chờ đợi bản dịch sơ khởi của Nghi Thức Rửa Tội Trẻ Em sẽ hoàn tất sang năm, và tin rằng sự sửa đổi sẽ được sát nhập vào ấn bản đã tu chính khi được chấp thuận và phổ biến.
Bia như khí cụ tân phúc âm hóa
Vũ Văn An
18:37 22/08/2013
Ngay trước khi Đức Bênêđíctô XVI lập một hội đồng giáo hoàng lo việc tân phúc âm hóa, và triệu tập một thượng hội đồng giám mục thế giới về chủ đề này, một nhóm các đan sĩ Biển Đức đã sử dụng tiếng La Tinh và phụng vụ để lôi cuốn những người yếu hay thiếu hẳn đức tin.
Bây giờ, các đan sĩ này lại thêm rượu bia vào danh mục tân phúc âm hóa của họ, và dân chúng đang kéo tới đan viện Norcia, nơi sinh của Thánh Biển Đức, cách đông bắc Rôma chừng 70 dặm thuộc vùng đồng quê Umbria.
Tuy nhiên, đối với 18 thành viên của đan viện Biển Đức này, đời sống vẫn xoay quanh cầu nguyện. Cha Benedict Nivakoff, giám đốc xưởng bia Birra Nursia và là phó đan viện phụ của đan viện cho hay: “nếu cầu nguyện không dẫn đầu, thì bia cũng bị ảnh hưởng”.
Các đan sĩ tại Norcia thoạt đầu vẫn nổi tiếng nhờ thừa tác vụ phụng vụ của họ, nhất là trong việc chia sẻ trực tuyến lời cầu nguyện dưới hình thức ca hát bằng tiếng La Tinh của họ với mọi người khắp thế giớ trên http://osbnorcia.org/blog .
Nhưng giữ luật Thánh Biển Đức cũng có nghĩa vừa cầu nguyện vừa làm việc tay chân, với việc nhấn mạnh: các đan sĩ phải kiếm kế sinh nhai cho chính mình.
Sau một năm nấu bia và bán sản phẩm của mình tại ngay cửa hàng bán đồ lưu niệm và một số nhà hàng tại Norcia, tình hình tự túc về tài chánh xem ra đã vững, nên các đan sĩ nghĩ cách phát triển “thương vụ’ của mình.
Cha Cassian Folsom, vị đan sĩ Biển Đức người Mỹ, người đã sáng lập ra cộng đồng này năm 1998 và hiện là đan viện phụ, cho hay: “Chúng tôi đâu ngờ nó lại thành công đến thế. Quả là một đáp ứng khổng lồ, và sản lượng của chúng tôi không cung ứng nổi nhu cầu và nhu cầu cứ thế gia tăng”.
Nhưng dù có đề cập tới chuyện tăng sản lượng cho xưởng bia, thậm chí còn xuất cảng sang cả Hoa Kỳ nữa, Thánh Lễ và các giờ kinh phụng vụ vẫn là chủ điểm trong cuộc sống của các đan sĩ. Cha Folsom cho hay: “Đời sống chúng tôi nhờ phụng vụ mà được thống nhất hóa; phụng vụ tạo nên một bộ xương mà quanh đó mọi sự khác lên hình tượng”.
Nhiều khách vãng lai đi qua đi lại giữa nhà thờ và tiệm bán đồ kỷ niệm, và càng ngày họ càng đi qua đi lại giữa các thùng bia và nhà thờ. Cha Nivakoff cho hay: các đan sĩ bắt đầu nấu bia vào ngày 15 tháng 8 năm 2012, với ba mục đích: góp phần vào việc tự túc của đan viện; củng cố mối liên hệ với thị trấn; và vươn tới những người “mất hứng bởi tôn giáo”.
Ngài nói rằng đối với những người không thích tham dự Thánh Lễ, tiệm bán đồ lưu niệm của đan viện sẽ giúp họ giao tiếp với các đan sĩ “trong một khung cảnh và với một sản phẩm mà họ cảm thấy thoải mái. Thành thử họ cũng thu lượm được chút đình nào đó về thiêng liêng, dù họ không chủ ý tìm kiếm nó”.
Theo Cha Nivakoff, có nhiều hoàn cảnh “chúng ta phải rao giảng Tin Mừng mà không cần rao giảng Tin Mừng, chỉ bằng gương sáng của đức ái Kitô Giáo và xử tốt với mọi người”.
Thánh Lễ của các đan sĩ thường được cử hành dưới hình thức ngoại thường hay theo nghi thức tiền Vatican II, và bia của các đan sĩ lôi kéo được sự thưởng ngoạn của nhiều loại người khác nhau, nhưng Cha Nivakoff cho hay cái đẹp của cả hai có thể mở lòng người hướng về Thiên Chúa.
Sau mười năm nghiên cứu và tìm tòi, trong đó có những lần Cha Folsom đi thăm các xưởng nấu bia của các đan sĩ Trappist tại Bỉ, để biết chắc làm thế nào các đan sĩ vừa làm kinh doanh vừa duy trì nguyên vẹn đời sống cầu nguyện và cộng đoàn, các đan sĩ tại Norcia quyết định sản xuất hai loại bia kiểu Bỉ, loại “bạch kim” và loại đen, có nồng độ ancôn 10%.
Theo Cha Nivakoff, nồng độ ancôn của bia đen cao hơn bia Mỹ, nhưng giống như bia “tripel” của các đan sĩ Trappist Bỉ. Nó cũng rất thích hợp với đồ ăn tại Norcia, nổi tiếng về thịt heo nhồi và heo rừng, và thói uống truyền thống của người Ý trong đó, rượu vang hay bia luôn đi đôi với bữa ăn.
Kỷ niệm một năm nấu bia vào ngày 14 tháng 8 vừa qua, với việc mở cửa đan viện và tự do nếm bia, các đan sĩ cùng uống với khách, một điều không xẩy ra mỗi ngày, kể cả ngày lễ. Cha Nivakoff cho hay: “qúa mắc, chúng tôi không uống được”. Tuy nhiên, khi lỗi lầm xẩy ra trong lúc nấu hay trong lúc đóng chai, một số chất lỏng sủi bọt được mang tới phòng ăn và “không ai phiền hà cả”.
Bảo đảm giữ cho lầm lỗi ở mức thấp nhất là trách nhiệm của Thầy Francis Davoren, quê ở Dallas, vốn là thợ nấu chính hay “đan sĩ đứng đầu việc nấu”. Trước khi vào đan viện, thầy từng giúp việc cho một người bạn nấu bia tại quê nhà, nhưng nay vẫn tiếp tục học tập dù đã nghiên cứu tại các xưởng nấu bia ở Bỉ và được một người nấu bia từ Bỉ qua Norcia dạy.
Thầy bảo: “Thách đố lớn nhất đối với tôi là đi từ lý thuyết lúc học qua việc thực sự áp dụng cái học ấy vào thực hành. Vì bia là một sản phẩm tự nhiên, mang men sống trong nó, nên xem ra nó cũng có một ‘tâm trí’ riêng”.
Thầy dí dỏm cho hay: “Bia là điều có thể xóa tan rào cản. Bia là chất xúc tác” trong việc đem con người lại với nhau, làm đầu câu chuyện cho họ, nhưng câu chuyện tại đan viện không dừng ở bia mà thôi.
Cha Basil Nixen, trưởng nhà tập, cho rằng việc nấu bia đã nâng cao tinh thần các đan sĩ và củng cố cảm thức cộng đoàn của họ vì mọi đan sĩ đều được kêu gọi góp tay vào một trong các khâu sản xuất, đóng chai, phân phối và bán bia. Ngài cho hay: “Ở Norcia này, chúng tôi hiện diện tại một địa điểm tân phúc hóa rất quan trọng” vì rất nhiều du khách và người hành hương tới lui ngang qua thị trấn. “Chúng tôi liên tục chia sẻ cuộc sống của chúng tôi, nhất là phụng vụ, với người khác”
Cha cho hay: “đã đành người ta tới đan viện vì bia” nhưng bỏ đây, họ hiểu ra rằng Thiên Chúa đem họ tới Norcia để gặp gỡ Người. Với ngài, làm bia “có lẽ đã phá tan bất cứ nỗi sợ sệt nào về việc chúng tôi bị coi là hay phê phán hoặc phê phán thiên hạ cách quá đáng”. Người ta chắc chắn sẽ cho rằng các ông đan sĩ nấu bia hẳn sẽ chấp nhận họ.
Thầy Anthony Zemenick, quê ở Arlington, Texas, người đã ở Đan Viện được 7 năm, cho hay bia “quả là món tốt thực sự. Tôi không phải là người thử bia kinh nghiệm nhất trên đời, nhưng tôi đã thử một số bia khác nhau, nên dám nói bia của chúng tôi là nhất... không phải vì nó là bia của chúng tôi, nhưng vì mùi vị của nó”.
Bây giờ, các đan sĩ này lại thêm rượu bia vào danh mục tân phúc âm hóa của họ, và dân chúng đang kéo tới đan viện Norcia, nơi sinh của Thánh Biển Đức, cách đông bắc Rôma chừng 70 dặm thuộc vùng đồng quê Umbria.
Tuy nhiên, đối với 18 thành viên của đan viện Biển Đức này, đời sống vẫn xoay quanh cầu nguyện. Cha Benedict Nivakoff, giám đốc xưởng bia Birra Nursia và là phó đan viện phụ của đan viện cho hay: “nếu cầu nguyện không dẫn đầu, thì bia cũng bị ảnh hưởng”.
Các đan sĩ tại Norcia thoạt đầu vẫn nổi tiếng nhờ thừa tác vụ phụng vụ của họ, nhất là trong việc chia sẻ trực tuyến lời cầu nguyện dưới hình thức ca hát bằng tiếng La Tinh của họ với mọi người khắp thế giớ trên http://osbnorcia.org/blog .
Nhưng giữ luật Thánh Biển Đức cũng có nghĩa vừa cầu nguyện vừa làm việc tay chân, với việc nhấn mạnh: các đan sĩ phải kiếm kế sinh nhai cho chính mình.
Sau một năm nấu bia và bán sản phẩm của mình tại ngay cửa hàng bán đồ lưu niệm và một số nhà hàng tại Norcia, tình hình tự túc về tài chánh xem ra đã vững, nên các đan sĩ nghĩ cách phát triển “thương vụ’ của mình.
Cha Cassian Folsom, vị đan sĩ Biển Đức người Mỹ, người đã sáng lập ra cộng đồng này năm 1998 và hiện là đan viện phụ, cho hay: “Chúng tôi đâu ngờ nó lại thành công đến thế. Quả là một đáp ứng khổng lồ, và sản lượng của chúng tôi không cung ứng nổi nhu cầu và nhu cầu cứ thế gia tăng”.
Nhưng dù có đề cập tới chuyện tăng sản lượng cho xưởng bia, thậm chí còn xuất cảng sang cả Hoa Kỳ nữa, Thánh Lễ và các giờ kinh phụng vụ vẫn là chủ điểm trong cuộc sống của các đan sĩ. Cha Folsom cho hay: “Đời sống chúng tôi nhờ phụng vụ mà được thống nhất hóa; phụng vụ tạo nên một bộ xương mà quanh đó mọi sự khác lên hình tượng”.
Nhiều khách vãng lai đi qua đi lại giữa nhà thờ và tiệm bán đồ kỷ niệm, và càng ngày họ càng đi qua đi lại giữa các thùng bia và nhà thờ. Cha Nivakoff cho hay: các đan sĩ bắt đầu nấu bia vào ngày 15 tháng 8 năm 2012, với ba mục đích: góp phần vào việc tự túc của đan viện; củng cố mối liên hệ với thị trấn; và vươn tới những người “mất hứng bởi tôn giáo”.
Ngài nói rằng đối với những người không thích tham dự Thánh Lễ, tiệm bán đồ lưu niệm của đan viện sẽ giúp họ giao tiếp với các đan sĩ “trong một khung cảnh và với một sản phẩm mà họ cảm thấy thoải mái. Thành thử họ cũng thu lượm được chút đình nào đó về thiêng liêng, dù họ không chủ ý tìm kiếm nó”.
Theo Cha Nivakoff, có nhiều hoàn cảnh “chúng ta phải rao giảng Tin Mừng mà không cần rao giảng Tin Mừng, chỉ bằng gương sáng của đức ái Kitô Giáo và xử tốt với mọi người”.
Thánh Lễ của các đan sĩ thường được cử hành dưới hình thức ngoại thường hay theo nghi thức tiền Vatican II, và bia của các đan sĩ lôi kéo được sự thưởng ngoạn của nhiều loại người khác nhau, nhưng Cha Nivakoff cho hay cái đẹp của cả hai có thể mở lòng người hướng về Thiên Chúa.
Sau mười năm nghiên cứu và tìm tòi, trong đó có những lần Cha Folsom đi thăm các xưởng nấu bia của các đan sĩ Trappist tại Bỉ, để biết chắc làm thế nào các đan sĩ vừa làm kinh doanh vừa duy trì nguyên vẹn đời sống cầu nguyện và cộng đoàn, các đan sĩ tại Norcia quyết định sản xuất hai loại bia kiểu Bỉ, loại “bạch kim” và loại đen, có nồng độ ancôn 10%.
Theo Cha Nivakoff, nồng độ ancôn của bia đen cao hơn bia Mỹ, nhưng giống như bia “tripel” của các đan sĩ Trappist Bỉ. Nó cũng rất thích hợp với đồ ăn tại Norcia, nổi tiếng về thịt heo nhồi và heo rừng, và thói uống truyền thống của người Ý trong đó, rượu vang hay bia luôn đi đôi với bữa ăn.
Kỷ niệm một năm nấu bia vào ngày 14 tháng 8 vừa qua, với việc mở cửa đan viện và tự do nếm bia, các đan sĩ cùng uống với khách, một điều không xẩy ra mỗi ngày, kể cả ngày lễ. Cha Nivakoff cho hay: “qúa mắc, chúng tôi không uống được”. Tuy nhiên, khi lỗi lầm xẩy ra trong lúc nấu hay trong lúc đóng chai, một số chất lỏng sủi bọt được mang tới phòng ăn và “không ai phiền hà cả”.
Bảo đảm giữ cho lầm lỗi ở mức thấp nhất là trách nhiệm của Thầy Francis Davoren, quê ở Dallas, vốn là thợ nấu chính hay “đan sĩ đứng đầu việc nấu”. Trước khi vào đan viện, thầy từng giúp việc cho một người bạn nấu bia tại quê nhà, nhưng nay vẫn tiếp tục học tập dù đã nghiên cứu tại các xưởng nấu bia ở Bỉ và được một người nấu bia từ Bỉ qua Norcia dạy.
Thầy bảo: “Thách đố lớn nhất đối với tôi là đi từ lý thuyết lúc học qua việc thực sự áp dụng cái học ấy vào thực hành. Vì bia là một sản phẩm tự nhiên, mang men sống trong nó, nên xem ra nó cũng có một ‘tâm trí’ riêng”.
Thầy dí dỏm cho hay: “Bia là điều có thể xóa tan rào cản. Bia là chất xúc tác” trong việc đem con người lại với nhau, làm đầu câu chuyện cho họ, nhưng câu chuyện tại đan viện không dừng ở bia mà thôi.
Cha Basil Nixen, trưởng nhà tập, cho rằng việc nấu bia đã nâng cao tinh thần các đan sĩ và củng cố cảm thức cộng đoàn của họ vì mọi đan sĩ đều được kêu gọi góp tay vào một trong các khâu sản xuất, đóng chai, phân phối và bán bia. Ngài cho hay: “Ở Norcia này, chúng tôi hiện diện tại một địa điểm tân phúc hóa rất quan trọng” vì rất nhiều du khách và người hành hương tới lui ngang qua thị trấn. “Chúng tôi liên tục chia sẻ cuộc sống của chúng tôi, nhất là phụng vụ, với người khác”
Cha cho hay: “đã đành người ta tới đan viện vì bia” nhưng bỏ đây, họ hiểu ra rằng Thiên Chúa đem họ tới Norcia để gặp gỡ Người. Với ngài, làm bia “có lẽ đã phá tan bất cứ nỗi sợ sệt nào về việc chúng tôi bị coi là hay phê phán hoặc phê phán thiên hạ cách quá đáng”. Người ta chắc chắn sẽ cho rằng các ông đan sĩ nấu bia hẳn sẽ chấp nhận họ.
Thầy Anthony Zemenick, quê ở Arlington, Texas, người đã ở Đan Viện được 7 năm, cho hay bia “quả là món tốt thực sự. Tôi không phải là người thử bia kinh nghiệm nhất trên đời, nhưng tôi đã thử một số bia khác nhau, nên dám nói bia của chúng tôi là nhất... không phải vì nó là bia của chúng tôi, nhưng vì mùi vị của nó”.
Quan sát viên của Vatican tại Liên Hiệp Quốc thận trọng với báo cáo về tấn công hóa học ở Syria
Anthony Đông Thái
21:07 22/08/2013
Quan sát viên của Vatican tại Liên Hiệp Quốc thận trọng với báo cáo về tấn công hóa học ở Syria
Phát quyết vội vàng trong thời điểm chiến tranh và xung đột, đặc biệt là các phương tiện truyền thông, luôn không dẫn đến sự thật và sẽ không mang lại hòa bình. Đức Tổng Giám Mục Silvano Tomasi - quan sát viên của Tòa Thánh tại các cơ quan của Liên Hiệp Quốc ở Geneva, bao gồm cả Ủy ban Nhân quyền của Liên Hợp Quốc, đã cho biết như trên.
Thi thể của trẻ em mà các nhà hoạt động chống chính phủ nói đã bị giết bởi một cuộc tấn công khí độc - ảnh chụp ở vùng ngoại ô phía đông của Damascus, Syria ngày 21/08 (CNS / Reuters)
Phát biểu với Đài phát thanh Vatican sau những báo cáo về các cuộc tấn công hóa học bên ngoài Damascus ở Syria, Đức TGM Tomasi nói rằng mọi người đang quan tâm một cách đúng đắn và bị xúc phạm bởi những hình ảnh xuất hiện trên Internet và trên truyền hình cho thấy hàng loạt thường dân chết, có cả trẻ em.
Lực lượng đối lập Syria cho biết hơn 1.000 người đã thiệt mạng trong các cuộc tấn công, các nhà hoạt động khác đưa ra con số lên đến hàng trăm. Nếu được xác nhận, đó sẽ là báo cáo tồi tệ nhất về vũ khí hóa học trong cuộc nội chiến bắt đầu vào tháng Ba năm 2011.
Truyền hình nhà nước Syria phủ nhận lực lượng chính phủ đã sử dụng khí độc và nói những cáo buộc nhằm đánh lạc hướng nhóm các chuyên gia vũ khí hóa học của Liên Hợp Quốc đang ở Syria. Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã nhóm họp ngày 22/08 và cho biết những gì đã xảy ra trong các cuộc tấn công cần phải được làm rõ.
Đức TGM Tomasi nói rằng: “Chúng ta không nên vội vàng ra phát quyết mà không có đủ bằng chứng. Cộng đồng quốc tế, thông qua các quan sát viên Liên Hợp Quốc – những người đang hiện diện ở Syria, có thể làm sáng tỏ về bi kịch mới này.”
Vội vã đi đến phán quyết trong một tình huống xung đột có thể làm cho vấn đề tồi tệ hơn, ngài nói.
“Tôi có cảm tưởng rằng báo chí và các phương tiện truyền thông không xem xét tất cả các khía cạnh tạo ra những tình huống bạo lực và xung đột liên tục. Chúng ta thấy điều này ở Ai Cập với trường hợp của Huynh đệ Hồi giáo mà việc hỗ trợ cho họ bừa bãi đưa đến bạo lực hơn.” Cách duy nhất là đối thoại, Đức Tổng Giám Mục Tomasi nói.
Như Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh, bạo lực sẽ không mang lại một giải pháp, và do đó, một cuộc đối thoại phải bắt đầu để chúng ta có thể đến Geneva II (hội nghị hòa bình Trung Đông Syria), nơi đại diện của tất cả các thành phần trong xã hội Syria có thể trình bày, giải thích suy nghĩ của họ và cố gắng để tạo ra vài loại hình chính phủ chuyển tiếp”.
Hội nghị sẽ thất bại nếu có một số nhóm bị loại trừ.
TGM tiếp tục, và sẽ không có gì biến chuyển nếu các quốc gia và các nhóm tiếp tục gửi vũ khí hoặc cho quân đội hoặc cho phe đối lập.
"Bạn không thể tạo nên hòa bình bằng cách cho họ vũ khí mới", ngài nói.
Trước đó, phát biểu với Đài phát thanh Vatican ngày 21/08, Đức Tổng Giám Mục Mario Zenari - Sứ thần Toà Thánh ở Syria, đã mô tả những hình ảnh lưu hành trên Internet và truyền hình “thực sự gây sốc.”
“Người dân ở đây đã chán ngấy” với chiến tranh, Đức Tổng Giám Mục Zenari nói. “Họ đang khóc với cộng đồng quốc tế để nói rằng, “Hãy giúp chúng tôi kết thúc cuộc chiến này ngay lập tức. Chúng tôi đã có đủ rồi. Chúng tôi không thể chịu đựng được nữa. Chúng ta không thể tiếp tục như thế này.”
Anthony Đông Thái
Phát quyết vội vàng trong thời điểm chiến tranh và xung đột, đặc biệt là các phương tiện truyền thông, luôn không dẫn đến sự thật và sẽ không mang lại hòa bình. Đức Tổng Giám Mục Silvano Tomasi - quan sát viên của Tòa Thánh tại các cơ quan của Liên Hiệp Quốc ở Geneva, bao gồm cả Ủy ban Nhân quyền của Liên Hợp Quốc, đã cho biết như trên.
Phát biểu với Đài phát thanh Vatican sau những báo cáo về các cuộc tấn công hóa học bên ngoài Damascus ở Syria, Đức TGM Tomasi nói rằng mọi người đang quan tâm một cách đúng đắn và bị xúc phạm bởi những hình ảnh xuất hiện trên Internet và trên truyền hình cho thấy hàng loạt thường dân chết, có cả trẻ em.
Lực lượng đối lập Syria cho biết hơn 1.000 người đã thiệt mạng trong các cuộc tấn công, các nhà hoạt động khác đưa ra con số lên đến hàng trăm. Nếu được xác nhận, đó sẽ là báo cáo tồi tệ nhất về vũ khí hóa học trong cuộc nội chiến bắt đầu vào tháng Ba năm 2011.
Truyền hình nhà nước Syria phủ nhận lực lượng chính phủ đã sử dụng khí độc và nói những cáo buộc nhằm đánh lạc hướng nhóm các chuyên gia vũ khí hóa học của Liên Hợp Quốc đang ở Syria. Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã nhóm họp ngày 22/08 và cho biết những gì đã xảy ra trong các cuộc tấn công cần phải được làm rõ.
Đức TGM Tomasi nói rằng: “Chúng ta không nên vội vàng ra phát quyết mà không có đủ bằng chứng. Cộng đồng quốc tế, thông qua các quan sát viên Liên Hợp Quốc – những người đang hiện diện ở Syria, có thể làm sáng tỏ về bi kịch mới này.”
“Tôi có cảm tưởng rằng báo chí và các phương tiện truyền thông không xem xét tất cả các khía cạnh tạo ra những tình huống bạo lực và xung đột liên tục. Chúng ta thấy điều này ở Ai Cập với trường hợp của Huynh đệ Hồi giáo mà việc hỗ trợ cho họ bừa bãi đưa đến bạo lực hơn.” Cách duy nhất là đối thoại, Đức Tổng Giám Mục Tomasi nói.
Như Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh, bạo lực sẽ không mang lại một giải pháp, và do đó, một cuộc đối thoại phải bắt đầu để chúng ta có thể đến Geneva II (hội nghị hòa bình Trung Đông Syria), nơi đại diện của tất cả các thành phần trong xã hội Syria có thể trình bày, giải thích suy nghĩ của họ và cố gắng để tạo ra vài loại hình chính phủ chuyển tiếp”.
Hội nghị sẽ thất bại nếu có một số nhóm bị loại trừ.
TGM tiếp tục, và sẽ không có gì biến chuyển nếu các quốc gia và các nhóm tiếp tục gửi vũ khí hoặc cho quân đội hoặc cho phe đối lập.
"Bạn không thể tạo nên hòa bình bằng cách cho họ vũ khí mới", ngài nói.
Trước đó, phát biểu với Đài phát thanh Vatican ngày 21/08, Đức Tổng Giám Mục Mario Zenari - Sứ thần Toà Thánh ở Syria, đã mô tả những hình ảnh lưu hành trên Internet và truyền hình “thực sự gây sốc.”
“Người dân ở đây đã chán ngấy” với chiến tranh, Đức Tổng Giám Mục Zenari nói. “Họ đang khóc với cộng đồng quốc tế để nói rằng, “Hãy giúp chúng tôi kết thúc cuộc chiến này ngay lập tức. Chúng tôi đã có đủ rồi. Chúng tôi không thể chịu đựng được nữa. Chúng ta không thể tiếp tục như thế này.”
Anthony Đông Thái
Top Stories
Japon: L’épiscopat catholique met en garde contre une éventuelle révision de la Constitution du pays
Eglises d'Asie
18:08 22/08/2013
Dans son message rédigé pour la publication d’une nouvelle traduction en japonais de l’encyclique Pacem in Terris du pape Jean XXIII, Mgr Okada, qui est aussi le président de la Conférence épiscopale japonaise, a souligné combien l’encyclique publiée le 11 avril 1963 dans le contexte de la guerre froide portait en elle l’idée que la paix ne pouvait être construite que sur la protection de la dignité de la personne humaine et de ses droits.
Or, a souligné l’archevêque de Tokyo, la Constitution du Japon, promulguée en 1946 et entrée en vigueur en 1947 alors que le Japon était sous occupation américaine, porte en elle « un trésor dont le Japon peut être fier », à savoir l’article 9 disposant que le Japon renonce à jamais à la guerre (2). Depuis que la loi fondamentale du pays porte cet article, « le Japon n’a tué personne du fait de la guerre et aucun Japonais n’a été tué du fait de la guerre ». Il est « de notre responsabilité la plus aiguë de protéger et de promouvoir l’article 9 », écrit encore l’archevêque de Tokyo qui s’inquiète d’« un mouvement qui prend de l’ampleur et vise à assouplir les règles ouvrant la voie à une révision de la Constitution ».
Par ce « mouvement », Mgr Okada fait référence au fait que l’aile conservatrice du Parti libéral-démocrate (PLD) ne cache pas, depuis de nombreuses années, son intention de réviser la Constitution pacifiste de 1947, qui, à ses yeux, présente le défaut d’avoir été imposée au Japon de l’époque par le vainqueur américain (3). Or, cette aile conservatrice du PLD a le vent en poupe depuis la victoire du parti aux élections législatives de décembre 2012 et le retour consécutif au poste de Premier ministre d’Abe Shinzô. Plus encore, les élections du mois de juillet dernier à la Chambre des conseillers, la deuxième chambre du Parlement japonais, ont vu la nette victoire du PLD et de son allié du Nouveau Komeito. Désormais, pour faire passer ses réformes, Abe Shinzô dispose à la fois de tous les leviers au sein du pouvoir législatif et d’un horizon de trois ans sans élection nationale.
Pour Mgr Okada, l’annonce par l’administration Abe de faire voter une réforme visant à autoriser les révisions de la Constitution à une majorité simple des membres de la Diète (le Parlement japonais), et non plus à une majorité des deux tiers comme c’est le cas actuellement, augure de cette volonté du pouvoir politique de réviser la Constitution pour vider de sa substance « ce trésor » que constitue l’article 9 de la Constitution de 1947.
Les déclarations du Premier ministre Abe au soir de la victoire des élections de juillet dernier ont d’ailleurs été dénuées de toute ambiguïté à ce sujet. Après avoir augmenté le budget militaire dévolu aux Forces d’autodéfense, celui qui est souvent présenté comme un « faucon » sur la scène politique japonaise a déclaré au sujet d’un amendement futur de la Constitution pacifiste : « Il est important de poursuivre profondément la discussion sur ce sujet et nous allons pouvoir le faire grâce à cette stabilité politique. »
Pour l’Eglise catholique au Japon comme pour un certain nombre d’observateurs politiques, la révision de l’article 9 de la Constitution n’est pas un sujet visant à redéfinir seulement la place du Japon sur la scène internationale. Ainsi que le soulignait un proche d’Abe Shinzô à l’époque où celui-ci a été au pouvoir de septembre 2006 à septembre 2007, ce qui est en jeu est la nécessité d’instaurer un nouveau « régime » pour le Japon d’aujourd’hui. Selon ses propres termes, Abe Shinzô tient en effet la Constitution de 1947 pour « un acte de contrition du vaincu envers le vainqueur » et estime que ce texte fondamental doit « être élaboré de nos mains » ; il ne fait pas mystère de sa volonté d’« abandonner le régime d’après-guerre ».
Les spécialistes du droit constitutionnel font remarquer que le projet de refonte de la Constitution promu par l’aile conservatrice du PLD ne porte pas que sur l’article 9, mais touche aux rapports entre l’Etat et les cultes, à l’enseignement du patriotisme, ainsi qu’aux droits fondamentaux des citoyens. La Constitution ne serait plus un texte visant à garantir les droits des citoyens face à l’Etat mais deviendrait un outil destiné élargir et préserver la latitude d’action des autorités.
Chez les voisins du Japon, où les blessures liées à la période d’expansion impérialiste du Japon et à la seconde guerre mondiale ne sont pas refermées, ces évolutions sont suivies avec attention. A Hongkong, au Centre asiatique pour le progrès des peuples, on note avec inquiétude que les réformes d’Abe Shinzô ont une portée bien supérieure à un simple toilettage de la Constitution. « Le PLD défend l’idée que les évolutions sociales venues de l’Occident, la progression de l’individualisme notamment, ont affaibli la culture et les traditions japonaises, centrées non autour de l’individu mais du groupe », lit-on dans un document récemment publié par cette organisation proche de l’Eglise catholique locale. Dans le projet de refonte de la Constitution du PLD, on peut lire que « les citoyens doivent être conscients que les devoirs et les obligations qui accompagnent les droits et les libertés ne pourront jamais attenter à l’ordre et à l’intérêt publics ». Pour les analystes du Centre asiatique pour le progrès des peuples, il y a là matière à s’inquiéter : « En résumé, les libertés fondamentales d’expression, de réunion et d’association pourront être suspendues ou limitées lorsqu’elles menaceront ce que le gouvernement perçoit comme étant l’ordre ou l’intérêt publics. Et cela parce que ces libertés ne seront plus reconnues comme naturelles, inaliénables et constitutives des droits de l’homme, mais ne seront plus que des droits accordés ou concédés par le gouvernement. » Le Japon se mettrait ainsi en contradiction directe avec les droits de l’homme tels qu’inscrits dans la Charte des Nations Unies, pourtant signée et promulguée par Tokyo.
Au Japon, les sondages indiquent que l’opinion, si elle est prête à une réforme de l’article 9, n’accepte pas aussi aisément les autres dimensions du projet du PLD. Des éditorialistes de la presse écrivent que le Premier ministre Abe pourrait circonvenir cette opposition en proposant une refonte globale de la Constitution dans laquelle la suppression ou l’édulcoration de l’article 9 serait l’arbre cachant la forêt des autres réformes moins populaires. Que ce soit par voie de référendum ou devant la Diète, cette réforme aurait des chances de passer, le Premier ministre s’appuyant sur sa popularité et les réformes économiques qu’il a mises en œuvre, soulignent-ils.
(1) Les « Dix jours pour la paix » sont organisés chaque année par l’épiscopat japonais depuis la visite du pape Jean Paul II à Hiroshima en 1981. Cette année-là, le pape avait lancé un appel à la paix et à un monde dénucléarisé depuis la ville bombardé le 6 août 1945 par les Américains. Organisés du 5 au 15 août, ces dix jours pour la paix font mémoire des bombardements atomiques de Hiroshima et Nagasaki (9 août), le 15 août marquant à la fois l’anniversaire de la reddition japonaise de 1945 et la fête de l’Assomption de la Vierge Marie. Cette année, le cardinal Peter Turkson, président du Conseil pontifical ‘Justice et Paix’, s’est rendu à Hiroshima et Nagasaki où il a prié pour la paix aux côtés des évêques japonais et pris part à un rassemblement interreligieux pour la paix.
(2) L’article 9 de la Constitution de 1947 constitue le seul et unique article du chapitre II de la loi fondamentale, intitulé « Renonciation à la guerre » :
« Article 9. Aspirant sincèrement à une paix internationale fondée sur la justice et l’ordre, le peuple japonais renonce à jamais à la guerre en tant que droit souverain de la nation, ou à la menace, ou à l’usage de la force comme moyen de règlement des conflits internationaux.
Pour atteindre le but fixé au paragraphe précédent, il ne sera jamais maintenu de forces terrestres, navales et aériennes, ou autre potentiel de guerre. Le droit de belligérance de l’État ne sera pas reconnu. »
(3) Voir à ce sujet dans Eglises d’Asie « Les non-dits de la réforme constitutionnelle présentée par le Parti libéral-démocrate » (16 décembre 2007) ainsi que « Les enjeux du projet de révision de la Constitution » (1er novembre 2008).
(Source: Eglises d'Asie, 21 août 2013 )
Pope to announce canonization date of Roncalli and Wojtyla on 30th September
VIS
18:10 22/08/2013
2013-08-21- "On September 30th, the Pope will hold consistory and on this occasion he will announce the date of canonizations." It is with these words that Cardinal Angelo Amato, prefect of the Congregation for the Causes of Saints responded to reporters who asked him when was the planned canonizations of John Paul II and John XXIII.
The two Popes, who will be canonized at the same ceremony, will be canonized certainly in 2014. "I think it is difficult this year and will probably be next year" added Cardinal Amato on the sidelines of the Meeting for Friendship Among Peoples in Rimini.
Cardinal Amato only confirms what was already spoken of by the Pope himself. "The Holy Father on the plane that brought him to Brazil had already announced that the canonizations would not be imminent during the last months of 2013, but in 2014," says Cardinal Amato.
The two Popes, who will be canonized at the same ceremony, will be canonized certainly in 2014. "I think it is difficult this year and will probably be next year" added Cardinal Amato on the sidelines of the Meeting for Friendship Among Peoples in Rimini.
Cardinal Amato only confirms what was already spoken of by the Pope himself. "The Holy Father on the plane that brought him to Brazil had already announced that the canonizations would not be imminent during the last months of 2013, but in 2014," says Cardinal Amato.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ Kim Khánh và Vĩnh Khấn Dòng Khiết Tâm Đức Mẹ Nha Trang 2013
Hồng Hương
20:00 22/08/2013
Sáng ngày 22.8.2013, trong niềm vui tạ ơn Thiên Chúa, Hội Dòng Khiết Tâm Đức Mẹ Giáo phận Nha Trang hân hoan mừng Lễ Vĩnh Khấn của 15 nữ tu lớp Hà và Kim Khánh khấn dòng của 5 nữ tu lớp Trinh. Thánh lễ trọng thể diễn ra tại Thánh đường Giáo xứ Bình Cang do Đức Cha Giuse Võ Đức Minh, Giám mục Giáo phận chủ sự.
Xem hình ảnh
Cùng đồng tế có Cha Tổng Đại Diện, Quý Đức Ông, Quý cha trong và ngoài Giáo phận. Sự hiện diện của Quý tu sĩ, Quý Phụ Huynh, Quý Ân – Thân nhân trong ngày vui như một khích lệ và nâng đỡ cho các Tân Vĩnh Khấn trên hành trình tận hiến.
Với nến sáng trên tay và một trái tim dâng hiến trọn vẹn cho Thiên Chúa, 15 chị nữ tu tiến vào nguyện đường như những trinh nữ khôn ngoan hân hoan tiến vào tiệc cưới Nước Trời. Hôm nay đây, sau 6 năm sống giao ước thánh hiến, cảm nghiệm được đủ niềm hạnh phúc và những thách thức trong đời sống tu trì, các chị vẫn can đảm và quyết tâm tuyên khấn trọn đời sống tuân giữ 3 lời khuyên Phúc Âm: Khiết Tịnh, Khó Nghèo và Vâng Phục. Một lần nữa, quý phụ huynh lại quy tụ về để cùng Hội Dòng dâng lời tạ ơn Thiên Chúa vì hồng ân cao trọng Chúa đã ban cho ái nữ yêu quý của mình.
Thánh lễ khấn trọn diễn ra gồm các phần: Nghi thức mở đầu, Phụng vụ Lời Chúa, Nghi thức tuyên khấn trọn đời, phụng vụ Thánh Thể và phần kết lễ.
Điều 53 trong Hiến Pháp Dòng ghi rõ: “Tuyên khấn là một hành vi phụng tự, niêm ấn tình yêu thánh hiến của chúng ta, đứa chúng ta vào tương quan giao ước với Thiên Chúa, trong Đức Kitô”. Nghi thức tuyên khấn được khởi đầu bằng việc các ứng sinh tiến lên trước cung thánh dâng thỉnh nguyện lên Chị Tổng Phụ Trách xin khấn trọn đời giữ 3 lời khuyên Phúc Âm theo hiến pháp của Hội Dòng Khiết Tâm Đức Mẹ. Tiếp đến là huấn từ của Đức Cha Giuse. Với giọng trìu mến của Người Cha, Ngài chúc mừng các Ứng sinh với hồng ân được lãnh nhận hôm nay do tình thương của Thiên Chúa. Ngài nhắn nhủ các ứng sinh khi đã chọn Chúa làm đối tượng duy nhất của mình thì phải biết dứt khoát từ bỏ mọi điều không xứng hợp với bậc sống của mình để luôn giữ một trái tim tinh tuyền, vẹn sạch xứng đáng thuộc về Chúa theo gương Đức Mẹ Maria. Đức Cha cũng cầu chúc cho các Ứng sinh luôn tìm ra được niềm hạnh phúc đích thực trong suốt cuộc đời thánh hiến của mình.
Sau bài huấn từ, Đức Cha thẩm vấn các ứng sinh về sự xác định ước muốn trọn đời theo sát dấu chân Chúa Giêsu trong lời khuyên Phúc Âm, theo Linh đạo – Sứ Mạng và Đoàn sủng của Hội Dòng Khiết Tâm Đức Mẹ. Sau mỗi câu thẩm vấn của Đức Cha, với giọng xác tín và cương quyết, 15 ứng sinh mạnh dạn đáp lời “Thưa con muốn”. Tiếp theo là Kinh Cầu Các Thánh, các ứng sinh phủ phục sát đất để ý thức thân phận yếu hèn của mình và xin sự trợ giúp của Chư Thánh và tất cả mọi người.
Phần đọc lời Tuyên khấn của từng nữ tu được xem là phần trọng tâm của nghi lễ khấn hôm nay. Từng ứng sinh tiến lên mồi lửa từ nến Phục Sinh, đến quỳ đặt tay trong tay Chị Tổng Phụ Trách của Hội Dòng đọc lời tuyên khấn trọn đời. Sau khi các ứng sinh tuyên khấn, Đức Cha chủ tế đọc lời nguyện thánh hiến. Tiếp đến, đại diện cho Đức Kitô Lang Quân, Đức Cha trao nhẫn giao ước vào tay các Tân Vĩnh Khấn. Chị Tổng Phụ Trách tuyên bố sáp nhập các Tân Vĩnh Khấn làm thành viên vĩnh viễn của Hội Dòng. Nghi thức tuyên khấn kết thúc bằng việc trao hôn bình an của Chị Tổng thay mặt chị em trong dòng.
Tiếp sau đó, 5 nữ tu lớp Trinh tiến lên trước bàn thờ, lập lại lời khấn dòng sau ½ thế kỉ đã sống và thực thi lời mời gọi bước theo sát dấu chân Chúa Kitô. Đây là những chị mừng Kim Khánh Khấn Dòng đầu tiên của hội dòng Khiết Tâm Đức Mẹ.
Sau phần hiệp lễ, Chị Tổng Phụ Trách Imelda Thanh Bình, thay mặt Hội Dòng dâng lời tri ân Đức Cha Giuse, Quý Cha, Quý tu sĩ, Quý Phụ Huynh và cộng đoàn. Đại diện phụ huynh của các chị khấn hôm nay đã cám ơn cách đặc biệt Hội Dòng Khiết Tâm Đức Mẹ đã đón nhận và huấn luyện để các nữ tu là thân nhân của họ có được niềm vui mừng 50 năm khấn dòng và tuyên khấn trọn đời hôm nay. Với các chị em Tân Vĩnh Khấn, ông thân tình nhắn nhủ: Cha mẹ tự hào về các con vì các con đã quảng đại đáp lại tiếng Chúa gọi. Chắc chắn không có gì đẹp lòng Chúa và Mẹ Khiết Tâm hơn hai tiếng Xin Vâng mà các con thưa lên hôm nay. Hãy trung thành bước theo Chúa Giêsu, luôn vui vẻ quên mình để phụng sự Thiên Chúa, qua việc phục vụ Giáo Hội và xã hội trong những môi trường mà chúng con được sai đến, cho dù có lúc phải vác thánh giá mà đi theo Ngài.
Hội Dòng Khiết Tâm Đức Mẹ là một hội dòng Giáo phận thuộc Giáo phận Nha Trang được Đức Cha Marcelô Piquet Lợi, Giám Mục Tiên khởi Gp Nha Trang, thành lập vào ngày 15.9.1958. Ngài đã chọn Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ Maria làm Tước Hiệu, Bổn Mạng và Linh Đạo của Hội Dòng. Nhân sự của Dòng hiện nay khoảng 326 nữ tu phục vụ trong 57 cộng đoàn tại các Giáo phận Nha Trang, Phan Thiết, Buôn Mê Thuột, Sài Gòn và một số chị đang tu học – truyền giáo tại hải ngoại.
Xem hình ảnh
Cùng đồng tế có Cha Tổng Đại Diện, Quý Đức Ông, Quý cha trong và ngoài Giáo phận. Sự hiện diện của Quý tu sĩ, Quý Phụ Huynh, Quý Ân – Thân nhân trong ngày vui như một khích lệ và nâng đỡ cho các Tân Vĩnh Khấn trên hành trình tận hiến.
Với nến sáng trên tay và một trái tim dâng hiến trọn vẹn cho Thiên Chúa, 15 chị nữ tu tiến vào nguyện đường như những trinh nữ khôn ngoan hân hoan tiến vào tiệc cưới Nước Trời. Hôm nay đây, sau 6 năm sống giao ước thánh hiến, cảm nghiệm được đủ niềm hạnh phúc và những thách thức trong đời sống tu trì, các chị vẫn can đảm và quyết tâm tuyên khấn trọn đời sống tuân giữ 3 lời khuyên Phúc Âm: Khiết Tịnh, Khó Nghèo và Vâng Phục. Một lần nữa, quý phụ huynh lại quy tụ về để cùng Hội Dòng dâng lời tạ ơn Thiên Chúa vì hồng ân cao trọng Chúa đã ban cho ái nữ yêu quý của mình.
Thánh lễ khấn trọn diễn ra gồm các phần: Nghi thức mở đầu, Phụng vụ Lời Chúa, Nghi thức tuyên khấn trọn đời, phụng vụ Thánh Thể và phần kết lễ.
Điều 53 trong Hiến Pháp Dòng ghi rõ: “Tuyên khấn là một hành vi phụng tự, niêm ấn tình yêu thánh hiến của chúng ta, đứa chúng ta vào tương quan giao ước với Thiên Chúa, trong Đức Kitô”. Nghi thức tuyên khấn được khởi đầu bằng việc các ứng sinh tiến lên trước cung thánh dâng thỉnh nguyện lên Chị Tổng Phụ Trách xin khấn trọn đời giữ 3 lời khuyên Phúc Âm theo hiến pháp của Hội Dòng Khiết Tâm Đức Mẹ. Tiếp đến là huấn từ của Đức Cha Giuse. Với giọng trìu mến của Người Cha, Ngài chúc mừng các Ứng sinh với hồng ân được lãnh nhận hôm nay do tình thương của Thiên Chúa. Ngài nhắn nhủ các ứng sinh khi đã chọn Chúa làm đối tượng duy nhất của mình thì phải biết dứt khoát từ bỏ mọi điều không xứng hợp với bậc sống của mình để luôn giữ một trái tim tinh tuyền, vẹn sạch xứng đáng thuộc về Chúa theo gương Đức Mẹ Maria. Đức Cha cũng cầu chúc cho các Ứng sinh luôn tìm ra được niềm hạnh phúc đích thực trong suốt cuộc đời thánh hiến của mình.
Sau bài huấn từ, Đức Cha thẩm vấn các ứng sinh về sự xác định ước muốn trọn đời theo sát dấu chân Chúa Giêsu trong lời khuyên Phúc Âm, theo Linh đạo – Sứ Mạng và Đoàn sủng của Hội Dòng Khiết Tâm Đức Mẹ. Sau mỗi câu thẩm vấn của Đức Cha, với giọng xác tín và cương quyết, 15 ứng sinh mạnh dạn đáp lời “Thưa con muốn”. Tiếp theo là Kinh Cầu Các Thánh, các ứng sinh phủ phục sát đất để ý thức thân phận yếu hèn của mình và xin sự trợ giúp của Chư Thánh và tất cả mọi người.
Phần đọc lời Tuyên khấn của từng nữ tu được xem là phần trọng tâm của nghi lễ khấn hôm nay. Từng ứng sinh tiến lên mồi lửa từ nến Phục Sinh, đến quỳ đặt tay trong tay Chị Tổng Phụ Trách của Hội Dòng đọc lời tuyên khấn trọn đời. Sau khi các ứng sinh tuyên khấn, Đức Cha chủ tế đọc lời nguyện thánh hiến. Tiếp đến, đại diện cho Đức Kitô Lang Quân, Đức Cha trao nhẫn giao ước vào tay các Tân Vĩnh Khấn. Chị Tổng Phụ Trách tuyên bố sáp nhập các Tân Vĩnh Khấn làm thành viên vĩnh viễn của Hội Dòng. Nghi thức tuyên khấn kết thúc bằng việc trao hôn bình an của Chị Tổng thay mặt chị em trong dòng.
Tiếp sau đó, 5 nữ tu lớp Trinh tiến lên trước bàn thờ, lập lại lời khấn dòng sau ½ thế kỉ đã sống và thực thi lời mời gọi bước theo sát dấu chân Chúa Kitô. Đây là những chị mừng Kim Khánh Khấn Dòng đầu tiên của hội dòng Khiết Tâm Đức Mẹ.
Sau phần hiệp lễ, Chị Tổng Phụ Trách Imelda Thanh Bình, thay mặt Hội Dòng dâng lời tri ân Đức Cha Giuse, Quý Cha, Quý tu sĩ, Quý Phụ Huynh và cộng đoàn. Đại diện phụ huynh của các chị khấn hôm nay đã cám ơn cách đặc biệt Hội Dòng Khiết Tâm Đức Mẹ đã đón nhận và huấn luyện để các nữ tu là thân nhân của họ có được niềm vui mừng 50 năm khấn dòng và tuyên khấn trọn đời hôm nay. Với các chị em Tân Vĩnh Khấn, ông thân tình nhắn nhủ: Cha mẹ tự hào về các con vì các con đã quảng đại đáp lại tiếng Chúa gọi. Chắc chắn không có gì đẹp lòng Chúa và Mẹ Khiết Tâm hơn hai tiếng Xin Vâng mà các con thưa lên hôm nay. Hãy trung thành bước theo Chúa Giêsu, luôn vui vẻ quên mình để phụng sự Thiên Chúa, qua việc phục vụ Giáo Hội và xã hội trong những môi trường mà chúng con được sai đến, cho dù có lúc phải vác thánh giá mà đi theo Ngài.
Hội Dòng Khiết Tâm Đức Mẹ là một hội dòng Giáo phận thuộc Giáo phận Nha Trang được Đức Cha Marcelô Piquet Lợi, Giám Mục Tiên khởi Gp Nha Trang, thành lập vào ngày 15.9.1958. Ngài đã chọn Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ Maria làm Tước Hiệu, Bổn Mạng và Linh Đạo của Hội Dòng. Nhân sự của Dòng hiện nay khoảng 326 nữ tu phục vụ trong 57 cộng đoàn tại các Giáo phận Nha Trang, Phan Thiết, Buôn Mê Thuột, Sài Gòn và một số chị đang tu học – truyền giáo tại hải ngoại.
Giáo xứ Tin Mừng dâng lễ Tạ Ơn 40 năm thành lập
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
20:06 22/08/2013
HÀM TÂN - Hôm nay, ngày 22-8-2013, Lễ Đức Maria Nữ Vương, cha TĐD GP Phan Thiết - JB Hoàng Văn Khanh đến chủ tế thánh lễ tạ ơn mừng 40 năm thành lập Giáo xứ Tin Mừng. Cùng đồng tế có cha giáo Kim Long, cha Giám đốc Chủng viện Nicola, quý cha Hạt trưởng và 50 cha trong ngoài giáo phận. Đông đảo tu sĩ chủng sinh quý khách xa gần và bà con giáo dân Tin Mừng chung lời tạ ơn.
Xem hình ảnh
Những ngày chinh chiến Mùa Hè Đỏ Lửa 1972, từ miền Trung, cha Đaminh Cẩm Nguyễn Đình Cẩm đã dìu dắt đàn chiên đi tìm chốn bình yên và đã đến miền đất mới tại Động Đền Bình Tuy lập nghiệp.
Đức cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, bấy giờ là Giám mục Giáo phận Nha Trang đã cho phép thành lập Giáo xứ Tin Mừng vào ngày 22 tháng 12 năm 1973. Cha Đaminh làm quản xứ tiên khởi. Ngài cùng giáo dân xây Nhà thờ Nhà xứ bằng những vật liệu cây gỗ đơn sơ. Năm 1976, chỉ vì có mối liên hệ gần gũi với Đức Cha FX Nguyễn Văn Thuận nên ngài bị chính quyền bắt đi tù hơn 5 năm biệt giam. Cha FX Nguyễn Văn Nam quản xứ Gio Linh giúp đỡ mục vụ ngày Chúa Nhật. Niềm tin là sức mạnh lớn nhất trên thế gian này. Người có đức tin thì không gì có thể làm cho họ sợ hải, nản lòng hay chùn bước trước thử thách gian truân. Khó khăn đi qua, thêm nhiều chứng nhân đức tin kiên trung. Giáo dân đã sống mãnh liệt đức tin trong nhiều năm tháng cam go. “Hãy chiến đấu đi qua cửa hẹp” (Lc 13,24). Theo cái nhìn của Thánh Luca thì không hẳn đi đường hẹp phải vất vả chiến đấu nhưng là chiến đấu vất vả để đi con đường này. Vì đường hẹp dẫn đến sự sống.
Mãi đến năm 1981, cha Đaminh Cẩm ra tù và về lại giáo xứ. Năm tháng lao tù đã làm cho sức khỏe của ngài suy sụp, vốn đã ốm nay càng gầy hơn. Thời kinh tế khó khăn, ngài vẫn nổ lực xây được phần cung thánh, cũng cố đời sống đạo đức của giáo dân, gieo mầm nhiều ơn gọi, và còn đảm trách mục vụ Giáo họ Phục sinh. Sau 21 năm gắn bó với đoàn chiên, đến ngày 1-6-1994, ngài đi nhận nhiệm sở mới, Giáo Xứ Bình An.
Cha GB Hoàng Thanh Huê về nhận xứ Tin Mừng. Ngài tiếp tục xây nhà thờ và được Đức Cha Nicolas cung hiến ngày 22-6-1995. Sau 12 năm phục vụ, ngài đi nhận giáo xứ Vinh tân.
Ngày 1-4-2006, cha Antôn Lê Minh Tuấn đến nhiệm sở Tin Mừng. Hơn 7 năm qua, ngài đã đưa giáo xứ phát triển mọi mặt. Tháp chuông, nhà xứ, nhà giáo lý được xây mới, trùng tu nhà thờ, khuôn viên rộng thoáng và đất thánh chỉnh trang. Giáo dân nhiệt thành cộng tác và được các ân nhân tiếp sức nên cơ sở vật chất tương đối ổn định. Đời sống đạo mỗi ngày một thăng tiến. Các Hội Đoàn như Gia Trưởng, Bà Mẹ, Thiếu Nhi, Giáo Lý Viên, Huynh Trưởng, Lêgiô sinh hoạt đều đặn tạo nên sức sống của Giáo xứ. Cộng đoàn Nữ tu MTG Phan Thiết góp nhiều công sức trong sinh hoạt mục vụ giáo xứ. Mặc dù di dân từ nhiều miền đất khác nhau nhưng cộng đoàn giáo dân luôn hiệp nhất, yêu thương cùng nhau xây dựng giáo xứ thân yêu. Hiện nay Tin Mừng có 2.400 giáo dân. Giáo xứ đóng góp cho Giáo Hội 3 Linh mục, 9 Nữ, 3 Chủng sinh, 1 Tu sĩ nam và đang có nhiều mầm non ơn gọi.
Trong bài giảng lễ, từ câu chuyện Phúc Âm (Ga 21,1-23), hình ảnh một cộng đoàn Tông Đồ bên biển hồ Tibêria hiệp nhất cùng làm việc, có Chúa Phục Sinh hiện diện trao bánh và cá, rồi sai đi truyền giáo, cha Tổng đại diện nói đến cộng đoàn giáo xứ là một cộng đoàn yêu thương hiệp nhất phục vụ, giáo xứ là một cộng đoàn loan Tin mừng và giáo xứ là một cộng đoàn Thánh Thể. Ngài thay mặt Đức Giám Mục Giáo phận và quý cha đồng tế chia vui, chúc mừng cha Antôn và giáo xứ. Nhìn lại chặng đường 40 năm để tạ ơn Chúa và tri ân các bậc tiền bối. Con số 40 trong Kinh Thánh mang đậm ý nghĩa thần học. Đây cũng là mốc thời gian để giáo xứ Tin mừng hướng về tương lai.
Mừng 40 thành lập và phát triển, giáo xứ đã tổ chức đêm diễn nguyện “Cảm tạ hồng ân” với những diễn viên “cây nhà lá vườn” diễn lại lịch sử thời chiến tranh loạn lạc và cuộc di dân vào miền Nam qua nhạc cảnh với những dấu ấn thời gian và những khúc ca điệu múa dâng lời cảm tạ. Hạt giống Nước Trời được gieo xuống đất và lớn lên từng ngày. Hồng ân Thiên Chúa diệu vợi tuôn tràn để sức sống Nước Trời nở rộ trên miền đất mới màu mỡ suốt hành trình thời gian. Giờ đây, Tin Mừng là một xứ đạo phát triển mọi mặt. Có thành quả hiện tại như những bó lúa nặng hạt, thế hệ sau ghi nhớ công ơn những thế hệ trước đã gieo trong vất vả và vun trồng trong nắng mưa và cũng đong đầy niềm vui hạnh phúc.
Nhìn lại hành trình 40 năm, có đựơc thành quả hôm nay như những bó lúa nặng hạt để không bao giờ quên ơn những người đã gieo trong gian truân, trồng trong vất vả. Nhìn lại hành trình 40 năm, như là một nhắc nhớ về cội nguồn “con người có tổ có tông, như cây có cội như sông có nguồn”. Nhờ đó mà mọi thành viên trong Giáo xứ luôn tâm niệm rằng “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
Hôm nay Tin Mừng với Nhà thờ khang trang, thánh lễ kinh hạt đều đặn mỗi ngày như dấu chứng sức sống đức tin mạnh mẽ.Ở bất cứ nơi nào trên thế giới, Nhà thờ luôn là biểu trưng của cuộc sống. Nhà thờ là nhà của con người, chính nơi đây con người nhận lấy sự sống mới và cũng chính nơi đây, con người được yên nghỉ sau cuộc sống tạm bợ nơi trần gian. Nhà thờ còn là nơi chứng kiến biết bao buồn vui của kiếp người. Nhà thờ là nơi gặp gỡ giữa trời cao đất thấp là nơi gặp gỡ giữa con người với Thiên Chúa. Nhưng quan trọng hơn cả, Nhà thờ là nơi gặp gỡ giữa người với người. Gặp gỡ trong lời cầu nguyện, gặp gỡ nhau trong chia sẻ, gặp gỡ nhau trong lời chào bình an, trong cái bắt tay của tha thứ, của hòa giải. Gặp gỡ nhau để nối kết vòng tay với người khác, gặp gỡ nhau để cùng trở lại cuộc sống với lòng hăng say và nhiệt thành hơn.Sát bên Nhà thờ có tháp chuông hướng về trời cao, những tiếng chuông không ngừng giục giã gọi mời giáo dân đến nhà thờ gặp gỡ Chúa và gặp gỡ nhau.
Chính nhờ chiều kích thiêng liêng này, mà con người nên cao thượng hơn, và những gặp gỡ giữa con người với nhau trong cuộc sống có ý nghĩa cao đẹp hơn.
Hiệp ý tạ ơn với cộng đoàn Giáo Xứ Tin Mừng và nguyện xin Thiên Chúa giàu tình thương ban phúc lành cho mọi người gần xa đã góp công góp của, góp cảm tình và mọi thứ giúp đỡ khác vào việc xây dựng những công trình phục vụ lợi ích chung, nhất là những công trình nhằm phát triển chiều kích thiêng liêng.
Xem hình ảnh
Những ngày chinh chiến Mùa Hè Đỏ Lửa 1972, từ miền Trung, cha Đaminh Cẩm Nguyễn Đình Cẩm đã dìu dắt đàn chiên đi tìm chốn bình yên và đã đến miền đất mới tại Động Đền Bình Tuy lập nghiệp.
Đức cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, bấy giờ là Giám mục Giáo phận Nha Trang đã cho phép thành lập Giáo xứ Tin Mừng vào ngày 22 tháng 12 năm 1973. Cha Đaminh làm quản xứ tiên khởi. Ngài cùng giáo dân xây Nhà thờ Nhà xứ bằng những vật liệu cây gỗ đơn sơ. Năm 1976, chỉ vì có mối liên hệ gần gũi với Đức Cha FX Nguyễn Văn Thuận nên ngài bị chính quyền bắt đi tù hơn 5 năm biệt giam. Cha FX Nguyễn Văn Nam quản xứ Gio Linh giúp đỡ mục vụ ngày Chúa Nhật. Niềm tin là sức mạnh lớn nhất trên thế gian này. Người có đức tin thì không gì có thể làm cho họ sợ hải, nản lòng hay chùn bước trước thử thách gian truân. Khó khăn đi qua, thêm nhiều chứng nhân đức tin kiên trung. Giáo dân đã sống mãnh liệt đức tin trong nhiều năm tháng cam go. “Hãy chiến đấu đi qua cửa hẹp” (Lc 13,24). Theo cái nhìn của Thánh Luca thì không hẳn đi đường hẹp phải vất vả chiến đấu nhưng là chiến đấu vất vả để đi con đường này. Vì đường hẹp dẫn đến sự sống.
Mãi đến năm 1981, cha Đaminh Cẩm ra tù và về lại giáo xứ. Năm tháng lao tù đã làm cho sức khỏe của ngài suy sụp, vốn đã ốm nay càng gầy hơn. Thời kinh tế khó khăn, ngài vẫn nổ lực xây được phần cung thánh, cũng cố đời sống đạo đức của giáo dân, gieo mầm nhiều ơn gọi, và còn đảm trách mục vụ Giáo họ Phục sinh. Sau 21 năm gắn bó với đoàn chiên, đến ngày 1-6-1994, ngài đi nhận nhiệm sở mới, Giáo Xứ Bình An.
Cha GB Hoàng Thanh Huê về nhận xứ Tin Mừng. Ngài tiếp tục xây nhà thờ và được Đức Cha Nicolas cung hiến ngày 22-6-1995. Sau 12 năm phục vụ, ngài đi nhận giáo xứ Vinh tân.
Ngày 1-4-2006, cha Antôn Lê Minh Tuấn đến nhiệm sở Tin Mừng. Hơn 7 năm qua, ngài đã đưa giáo xứ phát triển mọi mặt. Tháp chuông, nhà xứ, nhà giáo lý được xây mới, trùng tu nhà thờ, khuôn viên rộng thoáng và đất thánh chỉnh trang. Giáo dân nhiệt thành cộng tác và được các ân nhân tiếp sức nên cơ sở vật chất tương đối ổn định. Đời sống đạo mỗi ngày một thăng tiến. Các Hội Đoàn như Gia Trưởng, Bà Mẹ, Thiếu Nhi, Giáo Lý Viên, Huynh Trưởng, Lêgiô sinh hoạt đều đặn tạo nên sức sống của Giáo xứ. Cộng đoàn Nữ tu MTG Phan Thiết góp nhiều công sức trong sinh hoạt mục vụ giáo xứ. Mặc dù di dân từ nhiều miền đất khác nhau nhưng cộng đoàn giáo dân luôn hiệp nhất, yêu thương cùng nhau xây dựng giáo xứ thân yêu. Hiện nay Tin Mừng có 2.400 giáo dân. Giáo xứ đóng góp cho Giáo Hội 3 Linh mục, 9 Nữ, 3 Chủng sinh, 1 Tu sĩ nam và đang có nhiều mầm non ơn gọi.
Trong bài giảng lễ, từ câu chuyện Phúc Âm (Ga 21,1-23), hình ảnh một cộng đoàn Tông Đồ bên biển hồ Tibêria hiệp nhất cùng làm việc, có Chúa Phục Sinh hiện diện trao bánh và cá, rồi sai đi truyền giáo, cha Tổng đại diện nói đến cộng đoàn giáo xứ là một cộng đoàn yêu thương hiệp nhất phục vụ, giáo xứ là một cộng đoàn loan Tin mừng và giáo xứ là một cộng đoàn Thánh Thể. Ngài thay mặt Đức Giám Mục Giáo phận và quý cha đồng tế chia vui, chúc mừng cha Antôn và giáo xứ. Nhìn lại chặng đường 40 năm để tạ ơn Chúa và tri ân các bậc tiền bối. Con số 40 trong Kinh Thánh mang đậm ý nghĩa thần học. Đây cũng là mốc thời gian để giáo xứ Tin mừng hướng về tương lai.
Mừng 40 thành lập và phát triển, giáo xứ đã tổ chức đêm diễn nguyện “Cảm tạ hồng ân” với những diễn viên “cây nhà lá vườn” diễn lại lịch sử thời chiến tranh loạn lạc và cuộc di dân vào miền Nam qua nhạc cảnh với những dấu ấn thời gian và những khúc ca điệu múa dâng lời cảm tạ. Hạt giống Nước Trời được gieo xuống đất và lớn lên từng ngày. Hồng ân Thiên Chúa diệu vợi tuôn tràn để sức sống Nước Trời nở rộ trên miền đất mới màu mỡ suốt hành trình thời gian. Giờ đây, Tin Mừng là một xứ đạo phát triển mọi mặt. Có thành quả hiện tại như những bó lúa nặng hạt, thế hệ sau ghi nhớ công ơn những thế hệ trước đã gieo trong vất vả và vun trồng trong nắng mưa và cũng đong đầy niềm vui hạnh phúc.
Nhìn lại hành trình 40 năm, có đựơc thành quả hôm nay như những bó lúa nặng hạt để không bao giờ quên ơn những người đã gieo trong gian truân, trồng trong vất vả. Nhìn lại hành trình 40 năm, như là một nhắc nhớ về cội nguồn “con người có tổ có tông, như cây có cội như sông có nguồn”. Nhờ đó mà mọi thành viên trong Giáo xứ luôn tâm niệm rằng “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
Hôm nay Tin Mừng với Nhà thờ khang trang, thánh lễ kinh hạt đều đặn mỗi ngày như dấu chứng sức sống đức tin mạnh mẽ.Ở bất cứ nơi nào trên thế giới, Nhà thờ luôn là biểu trưng của cuộc sống. Nhà thờ là nhà của con người, chính nơi đây con người nhận lấy sự sống mới và cũng chính nơi đây, con người được yên nghỉ sau cuộc sống tạm bợ nơi trần gian. Nhà thờ còn là nơi chứng kiến biết bao buồn vui của kiếp người. Nhà thờ là nơi gặp gỡ giữa trời cao đất thấp là nơi gặp gỡ giữa con người với Thiên Chúa. Nhưng quan trọng hơn cả, Nhà thờ là nơi gặp gỡ giữa người với người. Gặp gỡ trong lời cầu nguyện, gặp gỡ nhau trong chia sẻ, gặp gỡ nhau trong lời chào bình an, trong cái bắt tay của tha thứ, của hòa giải. Gặp gỡ nhau để nối kết vòng tay với người khác, gặp gỡ nhau để cùng trở lại cuộc sống với lòng hăng say và nhiệt thành hơn.Sát bên Nhà thờ có tháp chuông hướng về trời cao, những tiếng chuông không ngừng giục giã gọi mời giáo dân đến nhà thờ gặp gỡ Chúa và gặp gỡ nhau.
Chính nhờ chiều kích thiêng liêng này, mà con người nên cao thượng hơn, và những gặp gỡ giữa con người với nhau trong cuộc sống có ý nghĩa cao đẹp hơn.
Hiệp ý tạ ơn với cộng đoàn Giáo Xứ Tin Mừng và nguyện xin Thiên Chúa giàu tình thương ban phúc lành cho mọi người gần xa đã góp công góp của, góp cảm tình và mọi thứ giúp đỡ khác vào việc xây dựng những công trình phục vụ lợi ích chung, nhất là những công trình nhằm phát triển chiều kích thiêng liêng.
Thánh lễ phong chức Phó Tế tại Dòng Chúa Cứu Thế - Sàigòn
Anmai, CSsR
21:04 22/08/2013
DÒNG CHÚA CỨU THẾ: THÁNH LỄ TRAO TÁC VỤ PHÓ TẾ
4 giờ 30, cơn mưa nhẹ làm dịu đi khí trời nóng bức của Sài Thành trong mấy ngày qua. Cơn mưa như hồng ân của Chúa tuôn đổ xuống trên Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam, cách riêng cho 9 tân chức lãnh tác vụ phó tế ngày hôm nay.
Xem Hình
Sau cơn mưa nhẹ, gia đình thân hữu xa gần của quý tân chức đã trở về với Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp - ngôi Thánh Đường thân quen của những người thân thuộc với Dòng Chúa Cứu Thế. Quý thầy đã ra đến tận cổng để chào đón cũng như tiếp đãi quý thân nhân, quý khách tại những chỗ đã chuẩn bị sẵn.
6 giờ, cộng đoàn cùng vang lên lời ca: "Đường đi lên nhà Chúa, Chúa ơi cung Thánh Ngài ngời bao huyền diệu, ngất ngây trong cõi lòng. ..". Đoàn đồng tế cất bước từ sân Tu Viện, khởi đầu là thánh giá đèn hầu, quý tiến chức, quý cha trong Dòng cũng như quý cha nghĩa phụ, quý cha thân hữu. Chủ tế cũng là chủ phong tác vụ phó tế hôm nay là Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước - giám mục giáo phận Phú Cường.
Trước khi bước vào Thánh Lễ, Đức Cha Giuse mời gọi cộng đoàn cùng dâng Thánh Lễ tạ ơn hôm nay. Ngài mời gọi cộng đoàn cùng cầu nguyện cho các tiến chức hôm nay để các tiến chức sống như một Đức Kitô khác. Để lời nguyện được sốt sắng, Đức Cha mời gọi cộng đoàn cùng khiêm tốn nhìn nhận yếu đuối, tội lỗi của mình.
Sau bài Tin Mừng, nghi thức trao tác vụ phó tế được bắt đầu.
Bắt đầu nghi thức trao tác vụ, Cha Giám Đốc Học Viện Dòng Chúa Cứu Thế Giuse Trịnh Ngọc Hiên điểm danh các tiến chức.
Các tiến chức lãnh tác vụ phó tế hôm nay là:
1. Giuse Trần Xuân Nguyên
2. Giuse Nguyễn Hồng Phúc
3. Giuse Vũ Văn Tuấn
4. Vinhsơn Hoàng Văn Báo
5. Micaen Nguyễn Be
6. Gioan B. Trần Đức Thống
7. Phaolô Trần Thanh Điền
8. Gioan B. Trần Ngọc Minh
9. Giuse Nguyễn Văn Vượng
Sau đó, Cha Giám Tỉnh Vinhsơn Phạm Trung Thành giới thiệu các tiến chức cho Đức Cha. Đức Cha thỉnh vấn Cha Giám Tỉnh về các tiến chức, kinh cầu Các Thánh, Đức Cha nhắn nhủ các tiến chức, lời nguyện phong chức. Lời nguyện phong chức kết thúc, Cha Giám Tỉnh trao dây vai cho các tân chức, các phó tế ôm hôn bình an cho các tân phó tế.
Thánh Lễ tiếp tục sau tràng pháo tay chúc mừng quý tân chức.
Sau lời nguyện hiệp Lễ, Cha Giám Tỉnh đại diện cộng đoàn có đôi lời cảm ơn Đức Cha. Cha Giám Tỉnh cảm ơn Đức Cha vì Đức Cha nhận lời trao tác vụ phó tế hôm nay.Cha Giám Tỉnh cũng cảm ơn Đức Cha vì Đức Cha nhận lời đến đây để dâng Thánh Lễ Cung Hiến Bàn Thờ vào đầu tháng 12 và Đức Cha cũng nhận lời trao sứ vụ linh mục cho quý thầy phó tế vào đầu tháng 7 năm sau.
Cha Giám Tỉnh sau cơn mưa trời tươi đẹp như khuôn mặt tươi tắn của Đức Cha. Cha Giám Tỉnh cũng cảm ơn Đức Cha về việc Đức Cha cho anh em cộng tác với giáo phận Đức Cha và cũng xin Đức Cha và Hội Đồng Giám Mục cũng thương đón nhận anh em Dòng Chúa Cứu Thế phục vụ trong các giáo phận.
Cha Giám Tỉnh cũng cảm ơn quý cha nghĩa phụ, quý cha thân nghĩa, quý tu sĩ nam nữ và cộng đoàn dân Chúa. .. cách riêng quý ông bà thân sinh. Cha cũng xin cộng đoàn tiếp tục cầu nguyện cho các tân chức.
Thánh Lễ kết thúc, quý cha cùng quý tân chức chụp hình lưu niệm với Đức Cha Giuse. Sau đó, cộng đoàn cùng chia vui với Tỉnh Dòng và quý tân chức bằng bữa sáng đơn sơ đạm bạc xung quanh nhà thờ.
Anmai, CSsR
4 giờ 30, cơn mưa nhẹ làm dịu đi khí trời nóng bức của Sài Thành trong mấy ngày qua. Cơn mưa như hồng ân của Chúa tuôn đổ xuống trên Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam, cách riêng cho 9 tân chức lãnh tác vụ phó tế ngày hôm nay.
Xem Hình
Sau cơn mưa nhẹ, gia đình thân hữu xa gần của quý tân chức đã trở về với Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp - ngôi Thánh Đường thân quen của những người thân thuộc với Dòng Chúa Cứu Thế. Quý thầy đã ra đến tận cổng để chào đón cũng như tiếp đãi quý thân nhân, quý khách tại những chỗ đã chuẩn bị sẵn.
6 giờ, cộng đoàn cùng vang lên lời ca: "Đường đi lên nhà Chúa, Chúa ơi cung Thánh Ngài ngời bao huyền diệu, ngất ngây trong cõi lòng. ..". Đoàn đồng tế cất bước từ sân Tu Viện, khởi đầu là thánh giá đèn hầu, quý tiến chức, quý cha trong Dòng cũng như quý cha nghĩa phụ, quý cha thân hữu. Chủ tế cũng là chủ phong tác vụ phó tế hôm nay là Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước - giám mục giáo phận Phú Cường.
Trước khi bước vào Thánh Lễ, Đức Cha Giuse mời gọi cộng đoàn cùng dâng Thánh Lễ tạ ơn hôm nay. Ngài mời gọi cộng đoàn cùng cầu nguyện cho các tiến chức hôm nay để các tiến chức sống như một Đức Kitô khác. Để lời nguyện được sốt sắng, Đức Cha mời gọi cộng đoàn cùng khiêm tốn nhìn nhận yếu đuối, tội lỗi của mình.
Sau bài Tin Mừng, nghi thức trao tác vụ phó tế được bắt đầu.
Bắt đầu nghi thức trao tác vụ, Cha Giám Đốc Học Viện Dòng Chúa Cứu Thế Giuse Trịnh Ngọc Hiên điểm danh các tiến chức.
Các tiến chức lãnh tác vụ phó tế hôm nay là:
1. Giuse Trần Xuân Nguyên
2. Giuse Nguyễn Hồng Phúc
3. Giuse Vũ Văn Tuấn
4. Vinhsơn Hoàng Văn Báo
5. Micaen Nguyễn Be
6. Gioan B. Trần Đức Thống
7. Phaolô Trần Thanh Điền
8. Gioan B. Trần Ngọc Minh
9. Giuse Nguyễn Văn Vượng
Sau đó, Cha Giám Tỉnh Vinhsơn Phạm Trung Thành giới thiệu các tiến chức cho Đức Cha. Đức Cha thỉnh vấn Cha Giám Tỉnh về các tiến chức, kinh cầu Các Thánh, Đức Cha nhắn nhủ các tiến chức, lời nguyện phong chức. Lời nguyện phong chức kết thúc, Cha Giám Tỉnh trao dây vai cho các tân chức, các phó tế ôm hôn bình an cho các tân phó tế.
Thánh Lễ tiếp tục sau tràng pháo tay chúc mừng quý tân chức.
Sau lời nguyện hiệp Lễ, Cha Giám Tỉnh đại diện cộng đoàn có đôi lời cảm ơn Đức Cha. Cha Giám Tỉnh cảm ơn Đức Cha vì Đức Cha nhận lời trao tác vụ phó tế hôm nay.Cha Giám Tỉnh cũng cảm ơn Đức Cha vì Đức Cha nhận lời đến đây để dâng Thánh Lễ Cung Hiến Bàn Thờ vào đầu tháng 12 và Đức Cha cũng nhận lời trao sứ vụ linh mục cho quý thầy phó tế vào đầu tháng 7 năm sau.
Cha Giám Tỉnh sau cơn mưa trời tươi đẹp như khuôn mặt tươi tắn của Đức Cha. Cha Giám Tỉnh cũng cảm ơn Đức Cha về việc Đức Cha cho anh em cộng tác với giáo phận Đức Cha và cũng xin Đức Cha và Hội Đồng Giám Mục cũng thương đón nhận anh em Dòng Chúa Cứu Thế phục vụ trong các giáo phận.
Cha Giám Tỉnh cũng cảm ơn quý cha nghĩa phụ, quý cha thân nghĩa, quý tu sĩ nam nữ và cộng đoàn dân Chúa. .. cách riêng quý ông bà thân sinh. Cha cũng xin cộng đoàn tiếp tục cầu nguyện cho các tân chức.
Thánh Lễ kết thúc, quý cha cùng quý tân chức chụp hình lưu niệm với Đức Cha Giuse. Sau đó, cộng đoàn cùng chia vui với Tỉnh Dòng và quý tân chức bằng bữa sáng đơn sơ đạm bạc xung quanh nhà thờ.
Anmai, CSsR
Bài giảng thánh lễ an táng ĐGM Giuse Hoàng Văn Tiệm
+ Giám mục Giuse Đinh Đức Đạo
20:54 22/08/2013
BÀI GIẢNG THÁNH LỄ AN TÁNG Đức Cha GIUSE HOÀNG VĂN TIỆM
Trọng kính Đức Cha Giuse, người cha rất đáng mến của con cái Bùi Chu,
1. Giờ đây, tất cả chúng con, con cái Bùi Chu, xin được hiệp ý cùng Đức Cha Chủ tế: Đức Tổng Phêrô, Chủ Tịch HĐGM/VN, Đức Tổng Leopoldo Girelli, Đại Diện Tòa Thánh, quí Đức Cha, quí Cha Tổng Đại Diện, quí Bề Trên các Hội Dòng và Tỉnh Dòng, quí Linh mục Tu sĩ, đặc biệt quí Cha Dòng Salêsien, quí thân nhân linh tông và huyết tộc và quí khách, chúng con xin kính chào Đức Cha, với tất cả lòng kính mến của chúng con.
Chúng con kính chào Đức Cha, vì chúng con biết Đức Cha vẫn sống và như thể Đức Cha đang nói với chúng con qua lời sách Gióp mới được công bố trong Thánh lễ: “Tôi biết rằng Đấng bênh vực tôi vẫn sống… Sau khi da tôi đây bị tiêu huỷ, không còn xác thân này, tôi sẽ được nhìn ngắm Thiên Chúa. Chính tôi sẽ được ngắm nhìn Người và đôi mắt tôi sẽ chiêm ngắm Người, thân thiện chứ không phải như người xa lạ.” (G 19,25-27)
Trọng kính Đức Cha, trong những ngày vừa qua, con cái Bùi Chu, với lòng quí mến và tiếc thương, dìu dắt nhau, ùn ùn về Tòa Giám Mục, đông vô kể, để kính chào Đức Cha. Trong giây phút chia ly này, lòng chúng con bồi hồi, xúc động và muốn nói nhiều điều về Đức Cha và về những công việc Đức Cha đã thực hiện khi còn ở giữa chúng con. Nhưng trong bầu khí linh thiêng của Thánh Lễ, chúng con lại muốn đi vào cõi sầu lắng của tâm hồn để thưa truyện với Đức Cha và nhất là để lắng nghe Đức Cha. Xin Đức Cha dạy bảo chúng con và cắt nghĩa Lời Chúa cho chúng con, như bao lần Đức Cha đã từng làm trong những buổi lễ của Giáo phận.
2. Thánh Phaolô đã nhắn nhủ người con yêu quí của ngài là Timôtêô trong bài đọc thứ II: “Con hãy nhớ là Đức Giêsu Kitô, xuất thân từ dòng dõi Đavít, đã sống lại từ cõi chết, như cha vẫn nói trong Tin Mừng cha loan báo. Vì Tin Mừng ấy, cha chịu khổ đến độ phải mang xiềng xích như một tên gian phi… Bởi vậy, cha cam chịu mọi sự, để mưu ích cho những người Thiên Chúa đã chọn, để họ cũng đạt tới ơn cứu độ trong Đức Kitô Giêsu, và được hưởng vinh quang muôn đời.” (2Tim 2,8-10). Hôm nay, chúng con đón nhận những lời đó như thể là lời nhắn nhủ mà chính Đức Cha nói với chúng con. Đó là những lời đem lại niềm vui và niềm cậy trông, đồng thời, dẫn đưa chúng con mở rộng tầm nhìn và đi vào chiều sâu của sứ mệnh tông đồ được Chúa trao phó.
“Con hãy nhớ là Chúa Kitô đã sống lại từ cõi chết” (2Tim 2,8). Còn gì an ủi hơn khi được biết là Đấng mình tin tưởng và tôn thờ vẫn đang sống. Ngài mạnh hơn cả sự chết. Chính Ngài mới thực là nguồn mạch sự sống và Ngài cần được tôn thờ. Sự thật này cần phải nhắc đi nhắc lại cho nhau, nhất là trong hoàn cảnh của một xã hội hôm nay trong đó, người ta đang thi nhau tranh giành quyền lực và tiền bạc, tìm mọi cách để hưởng thụ thú vui cho dù có phải hy sinh danh dự, phẩm giá con người và ngay cả phần rỗi đời đời. Họ như những con thiêu thân trước đống lửa. Chính vì vậy, những lời thánh Phaolô đã nói với người con yêu quí Timôtêô phải là khuôn vàng thước ngọc cho mỗi môn đệ của Chúa, dù là linh mục, tu sĩ hay giáo dân.
“Vì Tin Mừng, cha chịu khổ đến độ phải mang xiềng xích như một tên gian phi… Cha cam chịu mọi sự, để mưu ích cho những người Thiên Chúa đã chọn” (2Tim 2,9-10). Khi nói đến đời sống kitô và sứ mệnh tông đồ, người ta thường nghĩ ngay đến việc phục vụ, đến các dự án, đến những công tác phải làm và các sinh hoạt phải tổ chức, còn đau khổ thì bị coi thường và còn tìm cách xa lánh. Nhưng để cứu chuộc nhân loại, Chúa Giêsu không chỉ giảng dạy, làm phép lạ, chữa lành các bệnh nhân, giúp đỡ người nghèo. Tất cả những điều đó cần thiết và tốt lành, nhưng không đủ. Cuối cùng, Chúa Giêsu còn phải chấp nhận Tuần Thương Khó, kết thúc với cái chết đớn đau và nhục nhã trên cây Thánh Giá. Đau khổ được đón nhận với lòng tin tưởng vào Thiên Chúa, với lòng bao dung và tình yêu dâng hiến sẽ trở thành nguồn ơn cứu độ và đem phúc lành đến cho chính mình, cho gia đình mình, cho Giáo Hội và thế giới. Chính vì vậy, thánh Phaolô đã thổ lộ với các tín hữu của ngài ở Colossê: “Tôi vui mừng được chịu đau khổ vì anh em. Những gian nan thử thách Đức Ki-tô còn phải chịu, tôi xin mang lấy vào thân cho đủ mức, vì lợi ích cho thân thể Người là Hội Thánh” (Col 1,24).
3. Bài sách Tin Mừng thánh Gioan được công bố trong Thánh Lễ tiễn biệt Đức Cha đã ghi lại lời cầu nguyện của Chúa Giêsu dâng lên Chúa Cha: “Con không chỉ cầu nguyện cho những người này, nhưng còn cho những ai nhờ lời họ mà tin vào con, để tất cả nên một, như Cha ở trong con và con ở trong Cha để họ cũng ở trong chúng ta. Nhờ vậy, thế gian sẽ tin rằng Cha đã sai con” (Ga 17,20-21). Lời cầu nguyện của Chúa Giêsu được công bố hôm nay trở thành như lời nhắn nhủ của Đức Cha để lại cho đàn con giáo phận Bùi chu, đang thương tiếc Đức Cha: Hiệp nhất vả truyền giáo. Đó chính là ước mơ của Chúa Giêsu. Ước mơ đó của Chúa, Đức Cha đã đón nhận và hôm nay Đức Cha truyền lại cho con cái Bùi Chu, như thể Đức Cha muốn nói: “Hỡi tất cả con cái giáo phận Bùi Chu, hãy hiệp nhất trong tình yêu của Chúa để cùng nhau ra đi thông truyền tình yêu đó cho anh chị em lương dân, mà ở giáo phận Bùi Chu chúng ta vẫn còn rất nhiều. Đó là chưa nói đến số anh chị em lương dân trên khắp Đất Nước Việt Nam và trên thế giới. Làm thế nào để anh chị em lương dân, còn vô vàn vô số, nhận biết ra là Chúa Giêsu đúng là kho tàng quí báu? Ngài quí giá hơn mọi sự quí giá trên đời! Làm thế nào để anh chị em lương dân nếm được niềm vui và sự ngọt ngào của môn đệ Chúa chỉ vì đã gặp được Chúa?”
Ước mơ hiệp nhất và truyền giáo là một công trình còn giang dở, chưa được thực hiện vẹn toàn trước khi Đức Cha rời bỏ đàn con Giáo phận ra đi. Hôm nay, ước mơ đó, chúng con đón nhận trong Thánh Lễ tiễn biệt Đức Cha, như một di chúc Đức Cha để lại mà đàn con Bùi Chu sẽ phải ghi tâm tạc dạ để cùng với vị Chủ Chăn mới của Giáo phận, Đức Cha Tôma Vũ Đình Hiệu, chung sức thực hiện như nhiệm vụ mà chính Chúa Giêsu, qua Đức Cha, ký thác nơi con cái giáo phận Bùi Chu.
4. Trong giây phút này, con cái Bùi Chu lại nhớ đến khẩu hiệu Giám mục của Đức Cha: “Người bảo sao cứ làm vậy” (Ga 2,5). Khẩu hiệu này đã là câu tâm niệm hướng dẫn Đức Cha trong cuộc sống cũng như trong sứ vụ Giám Mục của Đức Cha.
Với Khẩu hiệu “Người bảo sao cứ làm vậy”, Đức Cha dẫn đưa con cái Bùi Chu vào tâm tư sầu lắng của Chúa Giêsu, Đấng đã lấy việc thi hành Thánh Ý Thiên Chúa Cha như của ăn nuôi sống Ngài (x. Ga 4,34). Đây cũng chính là bí quyết của con đường hạnh phúc thật. Đó là con đường tình yêu, vì khi yêu ai, người ta mong mỏi muốn biết người mình yêu ưa thích điều gì và cố gắng đáp ứng. Thánh vịnh 119 đã reo lên: “Trong Thánh Ý Ngài là niềm vui mừmg của chúng con!” (Tv 119,16). Nhưng hỏi mấy ai đã thực sự hiểu và trân trọng bí quyết này và mấy ai thực sự đã muốn bước theo con đường mà chính Chúa đã vạch ra?
Hành trình thực hiện Thánh Ý Thiên Chúa đặt ra trước mắt hai khó khăn rất lớn. Đó là hiểu và làm theo Thánh Ý Chúa. Để hiểu và vâng theo ý Chúa, cần phải thực sự ao ước và tìm kiếm, mà tìm kiếm với lòng khiêm nhượng, vì, như thánh Phêrô đã nói: “Chúa chống lại những kẻ kiêu căng và ban ơn phúc cho những người khiêm nhượng” (1Pr 5,5). Giáo huấn của thánh Phêrô đã được thánh Gandhi diễn đạt lại cách mạnh mẽ hơn: “Ai muốn tìm kiếm Thiên Chúa là Sự Thật, phải khiêm nhượng, hạ mình xuống như cát bụi. Chỉ khi đó mới hy vọng đón nhận được đôi tia sáng của Sự Thật”.
Khấu hiệu Giám Mục của Đức Cha cũng chính là lời của Đức Mẹ đã nói với những người giúp việc trong tiệc cưới Cana: “Các anh hãy làm những gì ngài sẽ bảo”. Như vậy, khẩu hiệu Giám Mục đã cho thấy vị trí và tầm quan trọng của Mẹ Maria trong cuộc đời của Đức Cha. Có lẽ không phải là ngoa ngôn nếu nói là mọi con cái Bùi Chu, già trẻ lớn bé, ai cũng nhận ra là Đức Cha có lòng yêu mến Đức Mẹ rất tha thiết và luôn phó thác nơi Đức Mẹ. Tên Đức Mẹ luôn ở trên môi trên miệng Đức Cha. Khi nghe nói Đức Cha được Chúa gọi về Nhà Cha vào ngày Thứ Bảy, con cái Bùi Chu đã nói ngay cách hết sức bộc phát: “ Đúng là Đức Mẹ đã xuống đón Đức Cha về trời vì Đức Cha chúng con có lòng mến yêu Đức Mẹ lắm.”
5. Lời cầu nguyện Chúa Giêsu dâng lên Thiên Chúa Cha, đã được thánh Gioan ghi lại và hôm nay được công bố trong Thánh Lễ tiễn biệt Đức Cha: “Lạy Cha, con muốn rằng con ở đâu, thì những người Cha đã ban cho con cũng ở đó với con” (Ga 17,25). Ôi những lời ngọt ngào yêu thương, chứa chan hy vọng và niềm vui phát xuất từ chính cửa miệng của Chúa mà mọi con cái Chúa, ai cũng mong muốn được nghe.
Hôm nay, Đức Cha đã được nghe những lời đầy yêu thương của Chúa, cùng với các Đức Giám Mục tiền nhiệm của Đức Cha tại Tòa Bùi Chu này. Cả chúng con nữa, chúng con cũng ao ước sẽ được nghe những lời ngọt ngào đầy yêu thương đó, để cùng với Đức Cha hưởng hạnh phúc trên Quê Hương Nước Trời, nơi “Thiên Chúa sẽ lau sạch nước mắt, sẽ không còn sự chết; cũng chẳng còn tang tóc, kêu than và đau khổ nữa” (Kh 21,4). Trong khi chờ đợi ngày vui vẻ hạnh phúc đó, đoàn con cái Bùi Chu chúng con, với lòng kính mến và tiếc thương, chúng con xin tạm biệt Đức Cha.
+ Giuse Đinh Đức Đạo
Giám mục Phụ tá Gp Xuân Lộc
Trọng kính Đức Cha Giuse, người cha rất đáng mến của con cái Bùi Chu,
1. Giờ đây, tất cả chúng con, con cái Bùi Chu, xin được hiệp ý cùng Đức Cha Chủ tế: Đức Tổng Phêrô, Chủ Tịch HĐGM/VN, Đức Tổng Leopoldo Girelli, Đại Diện Tòa Thánh, quí Đức Cha, quí Cha Tổng Đại Diện, quí Bề Trên các Hội Dòng và Tỉnh Dòng, quí Linh mục Tu sĩ, đặc biệt quí Cha Dòng Salêsien, quí thân nhân linh tông và huyết tộc và quí khách, chúng con xin kính chào Đức Cha, với tất cả lòng kính mến của chúng con.
Chúng con kính chào Đức Cha, vì chúng con biết Đức Cha vẫn sống và như thể Đức Cha đang nói với chúng con qua lời sách Gióp mới được công bố trong Thánh lễ: “Tôi biết rằng Đấng bênh vực tôi vẫn sống… Sau khi da tôi đây bị tiêu huỷ, không còn xác thân này, tôi sẽ được nhìn ngắm Thiên Chúa. Chính tôi sẽ được ngắm nhìn Người và đôi mắt tôi sẽ chiêm ngắm Người, thân thiện chứ không phải như người xa lạ.” (G 19,25-27)
Trọng kính Đức Cha, trong những ngày vừa qua, con cái Bùi Chu, với lòng quí mến và tiếc thương, dìu dắt nhau, ùn ùn về Tòa Giám Mục, đông vô kể, để kính chào Đức Cha. Trong giây phút chia ly này, lòng chúng con bồi hồi, xúc động và muốn nói nhiều điều về Đức Cha và về những công việc Đức Cha đã thực hiện khi còn ở giữa chúng con. Nhưng trong bầu khí linh thiêng của Thánh Lễ, chúng con lại muốn đi vào cõi sầu lắng của tâm hồn để thưa truyện với Đức Cha và nhất là để lắng nghe Đức Cha. Xin Đức Cha dạy bảo chúng con và cắt nghĩa Lời Chúa cho chúng con, như bao lần Đức Cha đã từng làm trong những buổi lễ của Giáo phận.
2. Thánh Phaolô đã nhắn nhủ người con yêu quí của ngài là Timôtêô trong bài đọc thứ II: “Con hãy nhớ là Đức Giêsu Kitô, xuất thân từ dòng dõi Đavít, đã sống lại từ cõi chết, như cha vẫn nói trong Tin Mừng cha loan báo. Vì Tin Mừng ấy, cha chịu khổ đến độ phải mang xiềng xích như một tên gian phi… Bởi vậy, cha cam chịu mọi sự, để mưu ích cho những người Thiên Chúa đã chọn, để họ cũng đạt tới ơn cứu độ trong Đức Kitô Giêsu, và được hưởng vinh quang muôn đời.” (2Tim 2,8-10). Hôm nay, chúng con đón nhận những lời đó như thể là lời nhắn nhủ mà chính Đức Cha nói với chúng con. Đó là những lời đem lại niềm vui và niềm cậy trông, đồng thời, dẫn đưa chúng con mở rộng tầm nhìn và đi vào chiều sâu của sứ mệnh tông đồ được Chúa trao phó.
“Con hãy nhớ là Chúa Kitô đã sống lại từ cõi chết” (2Tim 2,8). Còn gì an ủi hơn khi được biết là Đấng mình tin tưởng và tôn thờ vẫn đang sống. Ngài mạnh hơn cả sự chết. Chính Ngài mới thực là nguồn mạch sự sống và Ngài cần được tôn thờ. Sự thật này cần phải nhắc đi nhắc lại cho nhau, nhất là trong hoàn cảnh của một xã hội hôm nay trong đó, người ta đang thi nhau tranh giành quyền lực và tiền bạc, tìm mọi cách để hưởng thụ thú vui cho dù có phải hy sinh danh dự, phẩm giá con người và ngay cả phần rỗi đời đời. Họ như những con thiêu thân trước đống lửa. Chính vì vậy, những lời thánh Phaolô đã nói với người con yêu quí Timôtêô phải là khuôn vàng thước ngọc cho mỗi môn đệ của Chúa, dù là linh mục, tu sĩ hay giáo dân.
“Vì Tin Mừng, cha chịu khổ đến độ phải mang xiềng xích như một tên gian phi… Cha cam chịu mọi sự, để mưu ích cho những người Thiên Chúa đã chọn” (2Tim 2,9-10). Khi nói đến đời sống kitô và sứ mệnh tông đồ, người ta thường nghĩ ngay đến việc phục vụ, đến các dự án, đến những công tác phải làm và các sinh hoạt phải tổ chức, còn đau khổ thì bị coi thường và còn tìm cách xa lánh. Nhưng để cứu chuộc nhân loại, Chúa Giêsu không chỉ giảng dạy, làm phép lạ, chữa lành các bệnh nhân, giúp đỡ người nghèo. Tất cả những điều đó cần thiết và tốt lành, nhưng không đủ. Cuối cùng, Chúa Giêsu còn phải chấp nhận Tuần Thương Khó, kết thúc với cái chết đớn đau và nhục nhã trên cây Thánh Giá. Đau khổ được đón nhận với lòng tin tưởng vào Thiên Chúa, với lòng bao dung và tình yêu dâng hiến sẽ trở thành nguồn ơn cứu độ và đem phúc lành đến cho chính mình, cho gia đình mình, cho Giáo Hội và thế giới. Chính vì vậy, thánh Phaolô đã thổ lộ với các tín hữu của ngài ở Colossê: “Tôi vui mừng được chịu đau khổ vì anh em. Những gian nan thử thách Đức Ki-tô còn phải chịu, tôi xin mang lấy vào thân cho đủ mức, vì lợi ích cho thân thể Người là Hội Thánh” (Col 1,24).
3. Bài sách Tin Mừng thánh Gioan được công bố trong Thánh Lễ tiễn biệt Đức Cha đã ghi lại lời cầu nguyện của Chúa Giêsu dâng lên Chúa Cha: “Con không chỉ cầu nguyện cho những người này, nhưng còn cho những ai nhờ lời họ mà tin vào con, để tất cả nên một, như Cha ở trong con và con ở trong Cha để họ cũng ở trong chúng ta. Nhờ vậy, thế gian sẽ tin rằng Cha đã sai con” (Ga 17,20-21). Lời cầu nguyện của Chúa Giêsu được công bố hôm nay trở thành như lời nhắn nhủ của Đức Cha để lại cho đàn con giáo phận Bùi chu, đang thương tiếc Đức Cha: Hiệp nhất vả truyền giáo. Đó chính là ước mơ của Chúa Giêsu. Ước mơ đó của Chúa, Đức Cha đã đón nhận và hôm nay Đức Cha truyền lại cho con cái Bùi Chu, như thể Đức Cha muốn nói: “Hỡi tất cả con cái giáo phận Bùi Chu, hãy hiệp nhất trong tình yêu của Chúa để cùng nhau ra đi thông truyền tình yêu đó cho anh chị em lương dân, mà ở giáo phận Bùi Chu chúng ta vẫn còn rất nhiều. Đó là chưa nói đến số anh chị em lương dân trên khắp Đất Nước Việt Nam và trên thế giới. Làm thế nào để anh chị em lương dân, còn vô vàn vô số, nhận biết ra là Chúa Giêsu đúng là kho tàng quí báu? Ngài quí giá hơn mọi sự quí giá trên đời! Làm thế nào để anh chị em lương dân nếm được niềm vui và sự ngọt ngào của môn đệ Chúa chỉ vì đã gặp được Chúa?”
Ước mơ hiệp nhất và truyền giáo là một công trình còn giang dở, chưa được thực hiện vẹn toàn trước khi Đức Cha rời bỏ đàn con Giáo phận ra đi. Hôm nay, ước mơ đó, chúng con đón nhận trong Thánh Lễ tiễn biệt Đức Cha, như một di chúc Đức Cha để lại mà đàn con Bùi Chu sẽ phải ghi tâm tạc dạ để cùng với vị Chủ Chăn mới của Giáo phận, Đức Cha Tôma Vũ Đình Hiệu, chung sức thực hiện như nhiệm vụ mà chính Chúa Giêsu, qua Đức Cha, ký thác nơi con cái giáo phận Bùi Chu.
4. Trong giây phút này, con cái Bùi Chu lại nhớ đến khẩu hiệu Giám mục của Đức Cha: “Người bảo sao cứ làm vậy” (Ga 2,5). Khẩu hiệu này đã là câu tâm niệm hướng dẫn Đức Cha trong cuộc sống cũng như trong sứ vụ Giám Mục của Đức Cha.
Với Khẩu hiệu “Người bảo sao cứ làm vậy”, Đức Cha dẫn đưa con cái Bùi Chu vào tâm tư sầu lắng của Chúa Giêsu, Đấng đã lấy việc thi hành Thánh Ý Thiên Chúa Cha như của ăn nuôi sống Ngài (x. Ga 4,34). Đây cũng chính là bí quyết của con đường hạnh phúc thật. Đó là con đường tình yêu, vì khi yêu ai, người ta mong mỏi muốn biết người mình yêu ưa thích điều gì và cố gắng đáp ứng. Thánh vịnh 119 đã reo lên: “Trong Thánh Ý Ngài là niềm vui mừmg của chúng con!” (Tv 119,16). Nhưng hỏi mấy ai đã thực sự hiểu và trân trọng bí quyết này và mấy ai thực sự đã muốn bước theo con đường mà chính Chúa đã vạch ra?
Hành trình thực hiện Thánh Ý Thiên Chúa đặt ra trước mắt hai khó khăn rất lớn. Đó là hiểu và làm theo Thánh Ý Chúa. Để hiểu và vâng theo ý Chúa, cần phải thực sự ao ước và tìm kiếm, mà tìm kiếm với lòng khiêm nhượng, vì, như thánh Phêrô đã nói: “Chúa chống lại những kẻ kiêu căng và ban ơn phúc cho những người khiêm nhượng” (1Pr 5,5). Giáo huấn của thánh Phêrô đã được thánh Gandhi diễn đạt lại cách mạnh mẽ hơn: “Ai muốn tìm kiếm Thiên Chúa là Sự Thật, phải khiêm nhượng, hạ mình xuống như cát bụi. Chỉ khi đó mới hy vọng đón nhận được đôi tia sáng của Sự Thật”.
Khấu hiệu Giám Mục của Đức Cha cũng chính là lời của Đức Mẹ đã nói với những người giúp việc trong tiệc cưới Cana: “Các anh hãy làm những gì ngài sẽ bảo”. Như vậy, khẩu hiệu Giám Mục đã cho thấy vị trí và tầm quan trọng của Mẹ Maria trong cuộc đời của Đức Cha. Có lẽ không phải là ngoa ngôn nếu nói là mọi con cái Bùi Chu, già trẻ lớn bé, ai cũng nhận ra là Đức Cha có lòng yêu mến Đức Mẹ rất tha thiết và luôn phó thác nơi Đức Mẹ. Tên Đức Mẹ luôn ở trên môi trên miệng Đức Cha. Khi nghe nói Đức Cha được Chúa gọi về Nhà Cha vào ngày Thứ Bảy, con cái Bùi Chu đã nói ngay cách hết sức bộc phát: “ Đúng là Đức Mẹ đã xuống đón Đức Cha về trời vì Đức Cha chúng con có lòng mến yêu Đức Mẹ lắm.”
5. Lời cầu nguyện Chúa Giêsu dâng lên Thiên Chúa Cha, đã được thánh Gioan ghi lại và hôm nay được công bố trong Thánh Lễ tiễn biệt Đức Cha: “Lạy Cha, con muốn rằng con ở đâu, thì những người Cha đã ban cho con cũng ở đó với con” (Ga 17,25). Ôi những lời ngọt ngào yêu thương, chứa chan hy vọng và niềm vui phát xuất từ chính cửa miệng của Chúa mà mọi con cái Chúa, ai cũng mong muốn được nghe.
Hôm nay, Đức Cha đã được nghe những lời đầy yêu thương của Chúa, cùng với các Đức Giám Mục tiền nhiệm của Đức Cha tại Tòa Bùi Chu này. Cả chúng con nữa, chúng con cũng ao ước sẽ được nghe những lời ngọt ngào đầy yêu thương đó, để cùng với Đức Cha hưởng hạnh phúc trên Quê Hương Nước Trời, nơi “Thiên Chúa sẽ lau sạch nước mắt, sẽ không còn sự chết; cũng chẳng còn tang tóc, kêu than và đau khổ nữa” (Kh 21,4). Trong khi chờ đợi ngày vui vẻ hạnh phúc đó, đoàn con cái Bùi Chu chúng con, với lòng kính mến và tiếc thương, chúng con xin tạm biệt Đức Cha.
+ Giuse Đinh Đức Đạo
Giám mục Phụ tá Gp Xuân Lộc
Văn Hóa
Hối Hận
Lm Vũđình Tường
06:26 22/08/2013
Hân và Thi quen nhau trên Bidong, cả hai cùng làm trong ban thông dịch nên có dịp gặp nhau luôn. Thi sang Bidong trước Hân nên mọi công việc trong đảo Thi rành rẽ hơn. Thi nói Anh ngữ cũng dễ nghe hơn Hân nhưng nàng không biết nhiều chữ bằng Hân. Hân dường như có cái mặc cảm đó, chàng ít khi nào chịu ngồi lâu với Thi để tâm sự, có chăng chỉ là những chuyện qua đường, dăm ba câu vớ vẩn rồi thì chàng tìm cách đi mất. Thi nhận ra điều đó, nàng cũng không để tâm mấy. Một phần vì vừa thoát được ngục tù, vừa mới tìm thấy một tí hạnh phúc, tuy rằng hạnh phúc trên đảo chẳng gì khác hơn là tự do. Cái tự do vỏn vẹn gói gọn trong khuôn khổ của một người tỵ nạn, mặc dù thế nàng vẫn thấy thích thú, nàng thấy mình còn sống đầy đủ tư cách của một con người, cái tình người vẫn còn được tôn trọng, tình dân tộc còn được thể hiện. Quanh nàng vẫn còn có những bàn tay từ thiện đang ra công, cố sức giúp đỡ đồng hương. Nghĩ như thế Thi cảm thấy được an ủi nhiều lắm, những điều đó giúp Thi hăng say làm việc. Thi sống trong thầm lặng, không đua chen, ganh tỵ. Thi cố gắng giúp những người mới tới, những người đang sống vất vưởng trên đảo nhiều hơn. Thời gian trên đảo có lẽ là thời gian mà Thi làm được nhiều việc nhất. Nhìn lại quãng đời đã qua, nàng nhìn thấy hình như chưa làm được gì cả, ngoại trừ cắp sách đến trường và vài năm dạy học sau ngày mất nước. Thi, giờ tìm được niềm vui trong công việc nàng đang làm. Nó tuy không đáng kể nhưng ít ra cũng cùng với những người khác góp tay giúp đỡ, thoa dịu những vết thương của bao nhiêu năm khói lửa, Thi bằng lòng với công việc và vui với chính mình nhiều hơn.
Giờ này Hân mới dám nói là mình còn sống, cuộc đời chàng thay đổi quá nhanh chóng, đến nỗi chính chàng cũng chẳng có thể nào có thể tưởng tượng được, từ ngày mất nước đến nay bao nhiêu là biến cố, mấy lần thập tử nhất sinh; những ngày trong tù cải tạo, chàng sống như người không hồn, không chấp nhận cuộc sống nhưng cũng không thể nào từ chối nó được, con người trong trại cải tạo hầu như không ai có đủ lý trí suy xét nữa, mà suy làm sao được, một đàng thì lấy tình người, tình nhân loại mà đối xử với nhau, còn đàng kia thì lấy tình đảng mà xử, mang đảng ra chống đỡ để rồi tất cả đều nhân danh đảng, nhân danh quần chúng nhân dân mà làm việc. Những ngày tổ chức vượt biên thì sống chui rúc, luôn trong lo âu, sợ sệt, nỗi mừng vừa đến khi tất cả mọi người an toàn trên tàu thì sóng gió đại dương mang lại những nỗi lo mới; những ngày lênh đênh trên biển cả, bao nhiêu lần con thuyền tưởng chừng như mất hút vào lòng đại dương, tránh chưa hết sóng gió thì lại gặp cướp biển, những khung mặt hung thần xuất hiện, chúng cướp bóc tất cả, đến một tí hy vọng mong manh cũng dường như tan biến trong làn nước xanh của đại dương. Chán nản, thất vọng, ê chề, nhục nhã, đau thương, ngần ấy thứ khiến con người trở nên buông xuôi, phó mặc cho số mạng; cho số mạng hay cho biển khơi ? Có đôi lúc thân xác làm chủ lương tâm, nhưng trong những lúc túng quẫn nhất, giờ phút cuối cùng, chính những lúc thất vọng nhất lại là lúc con người chạm phải lòng mình, đó là lúc lương tâm thức tỉnh, con người tự nhiên tìm thấy niềm hy vọng, tuy nó rất nhỏ nhưng đủ khơi dậy một sức sống, sức sống nội tâm. Hân trong lúc chán nản cùng cực chàng đã bám víu vào niềm hy vọng đó, niềm hy vọng cuối cùng của con người. Chính niềm hy vọng đó đưa Hân tới bờ bình an. Những ngày đầu trên đảo Hân còn bỡ ngỡ lắm, bạn bè chưa có mấy ngoại trừ những người đi cùng tàu. Hân coi tất cả những người trên đảo như là một đại gia đình. Cái tư tưởng ấy mờ dần sau một vài tuần lễ sống trên đảo, không phải vì Hân không mến họ nữa nhưng vì Hân có cảm tình sâu đậm với vài người. Tình cảm được chia xẻ cho những người bạn mới và dần dần làm lu mờ số đông kia đi. Thời gian trôi đi, tình cảm Hân dành cho Thi càng nhiều, chàng cảm thấy Thi thật dễ mến, có nhiều đức tính tốt, lại đảm đang nữa. Nếu so sánh Thi với những người khác trong đảo thì Hân thấy Thi là một bông hoa quý. Hân thường ngồi tán gẫu với bạn bè về hết người này người kia, mỗi người đều có một sắc thái riêng, một vẻ đẹp riêng. Thực sự Hân chẳng muốn phê bình làm chi, nhưng chàng cảm thấy vui trong việc bình phẩm ấy. Ý định của Hân là phải tạo lập cho mình một chút gì căn bản đã, nó không phải là địa vị, danh vọng trong xã hội, nhưng ít ra nó cũng phải là căn bản cho đời sống. Chàng vẫn biết là đã lớn tuổi. Cái tuổi của hoạt động chứ không phải của mơ mộng nữa, tuy nhiên hy vọng vẫn là mối hạnh phúc lớn nhất của con người. Con người hy vọng để mà sống. Hân không mơ mộng, chàng chỉ hy vọng thôi, niềm hy vọng nầy không phải mới mẻ gì, nó có từ lúc Hân đang ngồi dưới mái trường trung học. Ngày mất nước, niềm hy vọng cũng chìm theo mây khói, giờ nó lại bật dậy. Hân thấy mình già, tuổi trẻ đã thí cho chiến tranh. Hân ít có hy vọng thành đạt được ước mơ của mình, nhưng ít ra nó cũng là niềm hy vọng giúp chàng nhìn thấy mục đích của cuộc đời.
Ngày đi định cư gần kề, Hân thấy mình vẫn thế, những toan tính lúc đầu trên đảo cứ được khất lần lượt và cái chương trình đó tạm chấm dứt trong ngày dời đảo. Lúc đến đảo, Hân nghĩ là mình có thể học được nhiều lắm, hiểu được nhiều lắm, cho đến ngày hôm nay ‘cái nhiều lắm’ đó không bao giờ tới. Hân thấy phí thời gian qua, không có cơ hội thì mong mỏi, đến khi có được thì lại không làm. Hân bào chữa cho mình và đặt ra một chương trình mới cho tương lai. Chương trình này Hân hứa nhất định thực hiện vì thời gian không còn đủ để chần chờ nữa. Nó phải được thực hiện, nếu không thì lại tiếc, tiếc để mà tiếc chứ tài thánh cũng thua nếu cứ vẽ mà không làm.
Hân không ngờ ngày nay gặp lại Thi, ngày Hân đi, Thi vẫn còn ở lại đảo, nàng chưa được quốc gia nào nhận cả. Nàng thích đi định cư ở Mỹ nhưng ông cậu ở Canada bảo lãnh chính vì thế mà có sự trục trặc. Thi sang Úc quả là một sự tình cờ, Thi gặp lại Hân lại cũng là một sự tình cờ nữa. Hân không biết rõ Thi đã ở Úc được bao nhiêu lâu nhưng nàng thay đổi thật nhiều, Hân không tin vào mắt mình. Thoạt trông thấy Thi nơi phòng bán vé của đại nhạc hội do hội người Việt tổ chức, Hân nghĩ thầm người nào dáng điệu trông giống Thi lạ, Hân đến gần để nhìn rõ hơn, Hân vẫn không nhận ra Thi. Thi rất là mừng, nàng nhận ra Hân ngay, có lẽ Hân không thay đổi mấy, Hân cũng nhận thấy điều đó, chàng chẳng thay đổi bao nhiêu. Thời gian ở đảo và thời gian ở Uc này không làm Hân thay đổi; Hân là con người của suy nghĩ, chàng suy nghĩ luôn, đời sống nội tâm làm Hân lúc nào cũng biểu lộ một sắc thái trầm tư, cương quyết và đầy nghị lực. Hai người vào hội trường, Thi kể cho Hân nghe lý do tại sao nàng đi Úc; chỉ hơn tháng sau ngày Hân đi Uc, gia đình Thi đến thẳng Darwin bằng thuyền, chính vì thế mà Thi đã xin đi Uc, từ ngày xin đi Uc cho đến ngày được đi chỉ mất có bốn tháng, vậy là Thi đến Uc sau Hân nửa năm.
Tình bạn giữa Hân và Thi dần dần biến thành tình yêu, hai người quen nhau trên đảo, rồi cả hai cùng quên, bỗng ngày hội ngộ cả hai cùng mừng, giờ cả hai cùng tìm hiểu nhau. Thi thích ứng với hoàn cảnh mới dễ dàng, Thi thành thạo tiếng Anh là một điều kiện giúp Thi hội nhập với xã hội mới. Nàng có việc làm vững chắc, vẫn đi sinh hoạt thường xuyên với các sinh hoạt của cộng đồng. Đời sống vật chất đầy đủ giúp nàng lấy lại được cái phong cách của người phụ nữ, nước da không còn đen ngăm như ngày còn ở đảo, khuôn mặt tươi tắn thay cho những lo sâu suy nghĩ ngày nào. Nụ cười tươi hơn, vóc dáng mảnh mai hơn là những thay đổi lớn nhất mà Hân không thể nào tưởng tượng được. Chính vì thế mà Hân không nhận ra Thi.
Hân sau khi tạm ổn định đời sống, Hân thấy rõ cái khả năng của chàng bị giới hạn trong đời sống mới, một điều mà Hân nhận thấy rõ nhất. Trình độ Anh ngữ của Hân không đủ để tiếp tục học, khả năng thu thập những điều mới cũng chậm hẳn đi, tay nghề thì không vững, đời sống mới đầy dẫy những điều mới cần phải học. Hân thường nói với bạn bè, bằng nầy tuổi rồi mà phải học như đứa bé lên ba. Thật sự, những nhận định của chàng lúc ra đi cũng đúng nhưng không thể nào hiều rõ được những khó khăn mà người tỵ nạn gặp phải. Hân nhận được vị trí của mình, chàng chấp nhận nó như là một sự thật, một sự thật mà mỗi người phải tạo điều kiện để tìm lấy cho mình. Chàng không có tham vọng đặt những hy vọng lên trên những nấc thang quá cao, mà chỉ dám đặt chúng ở những điều kiện mà chàng nghĩ là mình có thể với được. Điều này giúp Hân sống thoải mái và vui vẻ trong cuộc sống. Hân cũng đã để ý đến việc lập gia đình, nó không phải là dễ, cũng không phải là quá khó không thể làm được như một số bạn bè Hân vẫn than “tình trạng mật ít nhiều ruồi”. Cái quan niệm để ý đến một vài người bạn gái để “mơ mộng” cũng có cái thú của nó, chàng biết thế, chàng cũng biết để giới hạn nó trong khuôn khổ để khỏi chuốc thêm đau khổ. Hân để ý đến một số bạn gái và Hân cũng nhận thấy một vài cô cũng để ý đến Hân. Chàng đang tìm hiều để đạt đến hy vọng, hy vọng mà chàng đã vạch ra cho chính mình.
Ngày gặp lại Thi, kỷ niệm cũ được nhắc lại, cả hai cùng thích những kỷ niệm cũ ở đảo, mỗi người nhắc một tí, cuối cùng cái kỷ niệm kia đã gắn bó hai người lại với nhau. Giờ thì cả hai tâm tư đều bộc lộ, Thi thầm yêu Hân. Còn Hân cũng yêu Thi trong thầm lặng. Không ai nói cho ai, mỗi người đều giữ kín tâm tư của mình, gói trọn trong đáy lòng. Cả hai cùng yêu, cả hai đều sợ người khác biết mình đang yêu. Lý do đơn giản là họ sợ những lời bình phẩm của bạn bè. Hai người đã từng sống chung trên một đảo, làm việc chung với nhau, giờ lại cùng gặp nhau trên mảnh đất mới, mảnh đất mà cả hai đều có thể tự lập được, tương lai trong tầm tay với.
Hân và Thi sống thật hạnh phúc, bạn bè thường trêu là mối tình vượt đại dương, tình mọc trên hòn đảo khô cằn, giờ gặp lại đất tốt đâm chồi nảy lộc mau. Họ yêu nhau như thú yêu rừng hoang, đi đâu cũng có nhau như bóng với hình. Tình yêu của họ trong sáng như bầu trời tháng ba, mênh mông như đại dương, cao đẹp tuyệt vời. Ngày tháng trôi qua, giờ họ đã là một gia đình với hai con. Hân đặt tên cho đứa con trai là Hậu, còn Thi đặt tên cho đứa con gái là Thu. Cả hai đều lém lỉnh, Thu là em nhưng lại khôn hơn, học dưới Hậu hai lớp, Thu luôn dẫn đầu lớp. Nhìn hai đứa con, vợ chồng Hân cảm thấy được an ủi nhiều, những ngày tháng đau khổ, chật vật đã qua đi, giờ chỉ thấy một màu hạnh phúc, hạnh phúc của chính họ và hạnh phúc của hai con, hai đứa rồi đây sẽ mang lại cho gia đình một niềm hy vọng lớn. Cả Hân lẫn Thi đều đặt hy vọng vào hai con thật nhiều. Hậu tuy không học giỏi và lanh như Thu, nhưng Hậu có đặc tính giống Hân. Hậu điềm tĩnh và có vẻ chững chạc như người lớn, có lẽ vì điểm đó mà Hậu không ganh đua, chàng thích phán đoán sự việc trước khi làm, chính vì thế mà Hậu được Hân và Thi tin cẩn. Thi mặc dầu tin cẩn Hậu, nàng cũng không thích cái tính tỉ mỉ của Hậu. Nàng thường gọi Hậu là ông cụ non vừa để trêu Hân vừa trêu Hậu. Hai bố con thường cười xòa khi thấy mẹ gọi thế.
Gia đình sống thật êm ấm hạnh phúc. Ngoài việc bếp núc và chăm lo cho gia đình, Thi còn may vá thêm để phụ giúp vào ngân quỹ gia đình, nó chẳng được bao nhiêu nhưng Thi muốn tiêu thời gian rảnh vào những việc hữu ích hơn là ngồi không. Nàng tính toán một mình. Nào là hai con lớn lên phải cho chúng học trường tương đối nổi tiếng, nào là phải tránh cái cảnh đi ở thuê suốt đời, phải tạo cho mình một căn nhà, hay ít ra phải có một cái gì bảo đảm cho tương lai. Những suy nghĩ này Thi chia sẻ cho Hân, Hân cũng có cùng cảm nghĩ như thế, nhưng chàng không muốn vợ phải đi làm. Dù muốn dù không, nếu Thi đi làm thì gia đình sẽ không ai chăm sóc, nhất là hai con. Hân hối hận khi chàng quyết định làm ca chiều. Từ ngày làm ca chiều chàng gặp Hậu và Thu ít hẳn đi. Vì buổi sáng lúc chúng đi học thì chàng còn đang ngủ, chiều chúng về nhà thì chàng đã đi làm mất rồi. Sáng thứ bảy thì chợ búa, ngày Chúa Nhật còn lại đôi khi phải thăm bạn bè, hay việc này việc nọ. Thành ra thời gian chăm sóc cho hai con thật là hiếm. Nói là chăm sóc chứ thực sự thì công việc này Thi lo cho chúng chu đáo lắm rồi. Tuy nhiên tình cha cũng cần thiết cho chúng. Mấy lần Hân xin đổi sang ca ngày nhưng chưa được chấp thuận, Hân còn đang loay hoay chưa biết tính sao, giờ Thi đòi đi làm. Hân cố gắng giải thích cho Thi hiểu tình trạng gia đình. Chàng có cùng quan điểm với nàng, nhưng chàng không muốn giải quyết vấn đề theo ý Thi. Thi nắm vững điều đó, một là Thi muốn giúp Hân trong việc tạo dựng gia đình, việc chăm lo cho con cái, Thi không đặt nặng vấn đề như Hân. Nàng biết Hân không muốn nàng đi làm, nhưng nàng tin tưởng là có thể thay đổi được Hân. Nàng không đặt thẳng vấn đề đi làm như lần trước với Hân, trái lại nàng luôn kể những công việc mà các hãng xuởng đăng trên báo cần người, nào là việc thư ký đánh máy, thông dịch, toàn những việc nhàn hạ mà nàng có thể làm được, lương lại cao, giờ giấc thuận tiện. Hân dần dần siêu lòng và đồng ý để Thi đi làm phụ mỗi ngày nửa buổi. Công việc trong gia đình đều trôi chảy đều đặn, gia đình có đồng ra đồng vào thấy thoải mái hơn nhiều. Từ chỗ đó, Thi tiến thêm một bước nữa, thế là Thi đi làm trọn buổi. Công việc tuy mệt mỏi nhưng Thi vẫn âm thầm chịu đựng một mình, nàng chẳng dám hé môi kêu một tiếng, nàng tự an ủi mình và cố gắng chịu đựng. Chỉ vài tháng sau, mọi sự trở nên bình thường, công việc không còn quá nặng cho nàng nữa, tuy rằng nàng không cảm thấy mệt mỏi như những ngày đầu, dẫu thế sức khoẻ của nàng sa sút hẳn. Nàng bắt đầu đổi tính, lại hay càu nhàu. Hân nhận ra điều này nhưng chàng chưa tìm được dịp thuận tiện để nói với vợ.
Buổi sáng chàng còn ngủ thì nàng đã đi làm, tối chàng đi làm về thì cả nhà đã yên giấc, thành ra trước đây Hân thấy thiếu bổn phận của mình với hai con, giờ chàng lại không có nhiều cơ hội chuyện trò bên người yêu. Hân cảm thấy thật khó tính. Thi có lý do để đi làm, nàng có lý do riêng để bênh vực cho việc làm của nàng, hơn nữa lý do đó Hân cũng thấy có lý. Hân cũng có lý do riêng để kêu vợ nghỉ việc, nhưng cuối cùng tình cảm đã thắng. Chàng thương yêu vợ, chiều chuộng nàng một tí. Chàng thông cảm cái cảnh cô đơn ở nhà một mình, một ngày hai ngày thì còn có thể chấp nhận được, đàng này năm này qua năm khác, thật khó chứ không phải chơi. Hân suy nghĩ mong lung rồi cuối cùng lại trở về vấn đề để vợ đi làm hay khuyên nghỉ việc. Làm thế nào để cho vợ hiểu là chàng thương nàng và nàng thì không bị chạm tự ái. Hân nghĩ miên man; chiếc đồng hồ tay báo thức, báo hiệu cho chàng là giờ đi làm đã điểm. Chàng vội vã đứng dậy pha ly cà phê, đổ thật nhiều sữa uống một hơi cạn rồi xếp đồ vào bị đi làm. Mùi cà phê thiếu hơi thuốc nhạt nhẽo làm sao. Hân cố gắng quên việc làm của Thi để tâm trí vào việc lái xe, nhưng càng cố quên chàng càng suy nghĩ nhiều hơn. Vào đến sở trông thấy công viêc bề bộn làm chán ngán. Hân nhắm mắt lại lấy can đảm bắt tay vào công việc, công việc đưa chàng vào thực tại, chàng làm theo thói quen hơn là làm theo sự suy nghĩ. Tiếng kẻng nghỉ giải lao điểm. Chàng đứng thẳng người thở dài rồi lững thững bước đi uống nước. Vài người bạn thấy chàng mệt mỏi tới hỏi thăm, chàng lảng chuyện để tránh những cặp mắt soi mói. Họ thực sự chẳng soi mói gì chàng, họ là những người làm cùng sở có cảm tình rất nhiều với Hân, nhưng hôm nay chàng cảm thấy họ soi mói hơn là hỏi thăm theo đúng nghĩa bạn. Hân trả lời cộc lốc khiến những người bạn lấy làm lạ, vài người khuyên Hân về nghỉ để khi nào khoẻ hãy làm. Hân biết chẳng thể nào dấu được bạn nên chàng xin phép nghỉ nửa buổi. Sau khi ký sổ xong, chàng lái xe ra biển hóng gió đêm, nhưng chẳng được bao lâu chàng lại đổi ý.
Hân vào trong xe ngã mình trên ghế thở dài hai ba lượt, chàng nhắm nghiền mắt lại, hình ảnh người vợ hiền rõ mồn một trong trí. Chàng mở cuốn sổ tay ghi vội mấy lý do vừa hiện đến trong đầu, tất nhiên những lý do này biện hộ cho việc Thi nghỉ việc. Hân đọc vội những lý do đó, chàng sửa đi sửa lại cho xuôi chảy và cuối cùng chẳng đồng ý. Một tờ giấy bị vò nát dưới chân. Hân vặn chìa khóa xe lái đi nơi mà chàng chưa định hướng. Cuối cùng chàng đổi ý đi về nhà, vừa bật đèn quẹo, chàng lách sang bên trái, tiếng kèn xe đến cùng lúc với tiếng xe thắng gấp và cuối cùng là hai tiếng xe va chạm.
Mở mắt ra thấy mình trong bệnh viện, mình mẩy đau nhừ. Chàng chớp chớp mắt rồi nhắm nghiền lại, vài giọt nước mắt trào ra. Hân mở mắt ngước nhìn lên trần nhà, chàng thấy hình như trần nhà đang xiêu vẹo đi, những vòng tròn nhỏ cứ lớn dần, lớn dần tưởng chừng như khỏa lấp căn phòng, Hân nhắm vội mắt lại, định giơ tay dụi mắt nhưng cánh tay không cử động được dễ dàng, chàng đành nhắm mắt nằm yên để tránh bị quay cuồng. Hân cố nhớ lại những gì đã xảy ra, chàng chỉ nghe thấy tiếng nổ lùng bùng lảng vảng trong trí nhớ, tuyệt nhiên không nhớ gì khác. Hân nhăn mặt, rùng mình rồi chàng mím môi chịu đựng tiếng âm vang đó. Tỉnh dậy Hân thấy mình dễ chịu hơn, chàng ngó quanh căn phòng một lượt, toàn màu trắng bệnh viện, đảo mắt lên phía đầu chàng nhận thấy chai nước biển đang thong thả nhễu từng giọt, từng giọt, đảo mắt nhìn dọc theo ống dây dẫn nước biển đến tận cánh tay trái, lúc này chàng mới thấy nước da xanh xao. Những lằn gân xanh hiện rõ trên cánh tay gầy ốm. Những chỉ tay trong lòng bàn tay chạy cắt chéo nhau, những đường rõ nét tạo thành chữ M lệch, những đường rẽ chân chim chạy lung tung không theo một thứ tự nào cả. Nhìn hết lòng bàn tay đến những chỉ gân xanh, Hân nghĩ thầm những động mạch nổi rõ thế này thì dễ cho y tá chích gân lắm đây. Nghĩ thế, chàng nhoẻn miệng cười. Ừ sao lạ nhỉ, không biết mình nằm đây đã lâu chưa mà da trở nên xanh xao thế ? Hỏi để hỏi chứ Hân vững tin lắm. Từ ngày đi định cư đến nay đã mấy năm rồi chàng có bao giờ đau ốm đâu. Chàng tự tin ở sức khoẻ của mình, chắc không lâu đâu, chỉ mấy ngày là khỏi ngay chứ gì. Chàng khoan khoái thở dài nghĩ đến công việc trong thời gian qua không biết ra sao. Chàng nhớ đến vợ, đến con, giờ đang làm gì, chắc trong thời gian qua lo lắng cho chàng nhiều lắm.
Thi ở nhà lo lắng đến sốt ruột. Nàng mơ mơ màng màng ngủ chẳng yên, định bụng sẽ nói cho Hân biết một tin vui, tin nàng mới được thăng chức trong công việc. Nói là thăng chức cho nó oai, thực sự Thi được một công việc tương đối nhàn hơn việc cũ. Nàng được chủ hãng cho làm văn phòng. Ngoài việc thông dịch cho nhân viên, nàng coi một máy điện toán về sổ sách, hồ sơ lý lịch cá nhân của công nhân. Chờ mãi không thấy Hân về, mọi đêm Hân về lúc nào nàng cũng chẳng hay, theo sự suy đoán thì giờ này Hân đã tan sở hơn tiếng đồng hồ. Bóng Hân vẫn im bặt. Nàng thầm than, chập chạm cũng chỉ tại cái tính cẩn thận của Hân. Nghĩ xong nàng nhìn đồng hồ lần nữa, có chậm thì cũng không lâu như thế, gần sáng rồi còn gì. Từ chỗ thương chồng, nàng làm mặt giận quay ra trách Hân. Trách cứ cho bõ tức để rồi mình vừa trách vừa nghe, có ai biết dấy vào đâu. Thi bật đèn ra cắm điện thoại quay lên hãng hỏi. Nàng chờ một lúc không ai trả lời, nàng chép miệng bỏ điện thoại xuống, đứng tần ngần một tí rồi nghĩ bụng hay mình quay sai số. Nàng quay điện thoại lần thứ hai, đợi hồi lâu không ai trả lời. Đúng là sở đóng cửa rồi, không còn ai trả lời điện thoại cả. Thế thì Hân đi đâu ? Không lẽ chàng sinh ra bê bối. Thi trở lại giường nằm ngóng nghe những tiếng xe qua lại. Nàng định bụng giận lẫy để Hân mất công năn nỉ cho bõ ghét. Chờ mãi tin Hân vẫn biệt tăm. Hỏi ai bây giờ. Thi lục ngăn tủ tìm cuốn địa chỉ bạn của Hân, nàng cố nhớ xem ai làm cùng hãng với Hân, cuối cùng tìn được, họ không có điện thoại. Nàng tức tối quăng cuốn sổ địa chỉ xuống bàn kêu cái bạch, chép miệng than ‘ở xứ này mà nhà không chịu sắm điện thoại’. Nói xong nàng giơ tay che miệng vì chợt nhớ ra mình trách oan cho người ta, Thi chực đứng dậy trở về giường, nàng chợt nhớ đến tên một người bạn thân khác của Hân, nàng chộp ngay cuốn địa chỉ mở, mở. Tên người đó không có trong sổ địa chỉ, Thi ngồi thẫn thờ bỗng nhún vai khẻ nói ‘rõ là ngớ ngẩn, anh bạn thân đó ở bên đảo chứ có ở đây đâu mà kiếm’. Nàng bỏ cuốn địa chỉ xuống bàn. Hai chân gác chéo hình chữ thập trên bàn, mắt ngó mông lung không biết làm gì. Nàng dùng ngón chân cái khảy khảy cuốn sổ địa chỉ. Nhìn những đầu ngón chân di động ngượng ngịu thấy nực cười. Thi nghĩ thầm giá những ngón tay cũng ngượng ngập như thế thì chắc là vụng về lắm nhỉ, không những đã vụng về mà còn thô kệch nữa. Nghĩ đến đây, Thi giơ bàn tay ra xem, không, những ngón tay thon dài xinh xăn khác hẵn với những ngón chân. Thi nhoẻn miệng cười tự mãn vì vẻ đẹp óng ả của bàn tay. Chiếc đồng hồ nhỏ xíu vừa vặn với cổ tay trông thật xinh. Ồ, gần tới giờ đi làm rồi, Thi ngó ra của lần nữa xem có thấy bóng Hân không, vẫn biệt tăm. Nàng trấn tĩnh, không có gì xảy ra đâu, nếu có gì thì anh em bạn đã đến báo tin cho biết chứ đâu có ai tệ bạc như mình nghĩ. Thi vào bếp chuẩn bị làm điểm tâm cho nàng và cho con. Trông thấy đĩa thức ăn để dành cho Hân vẫn còn đấy, đĩa thức ăn nguội lạnh, nàng nói một mình ‘tối nay phạt không cho anh ăn cơm nóng’, nói chưa hết câu, nàng tự trách ‘nói thế đâu có gì gọi là văn vẻ’, ừ, mình sẽ bảo Hân để Hân tự phạt thì hay hơn. Thi bỏ đĩa thức ăn cũ vào xào lại, mùi thơm bay lên thơm phức, nàng gật đầu ra chiều vừa ý với món ăn nấu tối qua. Chuẩn bị xong thức ăn sáng,Thi vào đánh thức con dậy để chúng ăn sáng rồi còn đi học. Thằng Hậu nhảy tọt ra khỏi giường chạy thẳng đến chỗ TV mở, Hậu có tật vừa đánh răng vừa xem tivi, nó thuộc loại ghiền tivi hạng nặng. Sáng ra mà không điểm tâm bằng tivi thì ngày hôm đó coi như trời mưa. Con Thu đi theo sau anh trách ‘anh không mở tivi nhỏ nhỏ còn để cho bố ngủ à’. Hậu nheo mắt cười cãi lại ‘bố mà thức dậy thì mời bố coi tivi luôn’. Thu đanh đá cãi ‘hí, ai mà thèm, có coi thì coi chứ ai thèm’. Hậu bực mình phản công ‘em nói còn to hơn tivi nữa’, Thu nguýt dài rồi đi thẳng.
Hậu vừa ăn sáng vừa khen ‘bữa nay mẹ cho ăn sáng long trọng thế’. Thi ngước nhìn con âu yếm hỏi ‘có ngon không’. Thu vội trả lời ‘mẹ cứ nhìn anh Hậu ăn như cào cào thế kia thì đủ biết’. Hậu vội nuốt xong miếng ăn liến tháu ‘anh ăn như cào cào mà mới hết một phần ba dĩa, còn Thu á hả, ngấu hết nửa dĩa hồi nào không hay’. Thu dãy nảy phân trần ‘tại anh vừa ăn vừa coi tivi như thế thì nó đừng lâu à’. Hậu lên mặt dạy đời ‘đúng rồi, người ta vừa ăn vừa coi tivi để thưởng thức thức ăn, còn em thì chỉ biết ăn thôi, không biết thưởng thức gì cả. Thức ăn mẹ nấu ngon thế mà đánh xém một tí là hết sạch.’ Thi nãy giờ ngồi ngẫm nghĩ không biết có nên cho chúng biết là bố đi làm chưa về không, nàng bỏ lững câu nói ‘thức ăn còn thừa để lại tối qua... ’Thu nghe thế vội vàng giễu Hậu ‘mẹ thấy chưa, anh Hậu chả còn biết thức ăn nóng hay thiu nữa’. Thi vội chen vào ‘hai con ăn nhanh lên còn chuẩn bị đi học, muộn rồi, mẹ đang là buồn đây’. Thu hỏi ‘mẹ làm sao mà buồn’. ‘Mẹ buồn vì các con cãi nhau’.Thu dãy nảy’đâu có, chúng con cãi nhau cho vui mà, thôi thế thì mình không cãi nữa anh Hậu ạ’. Hậu đáp gọn lỏn ‘đầu đuôi cũng tại mầy cả chứ còn ai vào đây nữa’. Thu xí dài, định nói gì nhưng thôi. Ba mẹ con bước đều dưới làn sương ban mai. Hậu và Thu mỗi đứa đeo một cái ba lô kiểu học sinh nặng trĩu trên vai, thỉnh thoảng chúng phải dừng bước để xốc lại cái ba lô cho đúng vị trí, cứ mỗi lần như thế Thi lại hỏi ‘có nặng lắm không con ?’, Hậu không trả lời thẳng câu hỏi của Thi, cậu ta đánh lảng sang chuyện khác, không phải Hậu cố tình tránh né câu hỏi, thực sự trong những ngày gần đây, Hậu và Thu luôn luôn vui vẻ trò chuyện với mẹ, chúng khoe hết cái này đến cái khác, nào là làm bài được nhiều điểm, nào là gặp câu hỏi khó cả lớp không ai trả lời được, nào chơi trong giờ chơi vui vẻ, nào là có đứa đi học ngủ gật; có đứa đi học đánh rơi mất đồ ăn trưa khóc, cô giáo phải dỗ kẹo. Thôi thì đủ thứ từ học hành đến chơi đùa, chẳng còn thiếu thứ gì. Hai anh em cứ thi nhau kể, đứa này chưa dứt thì đứa kia đã sẵn sàng kể câu chuyện mới. Cứ thế mà chúng quên cả lạnh và đường dài cũng thu ngắn lại. Mọi ngày Thi còn xen vào hỏi chúng câu này câu nọ, hay giải thích thêm cho chúng, hôm nay nàng chỉ ừ hử cho qua chuyện, tuy nhiên không đứa nào nhận ra nỗi lo lắng của nàng. Hai tâm hồn trẻ, vô tư, sánh bước cạnh hiền mẫu, tâm tư tràn ngập lo lắng. Hai tâm hồn không hoà nhập được với nhau, niềm vui của con vẫn là của con, nỗi lo của mẹ vẫn là của mẹ. Thế giới của ai vẫn là của người ấy. Không ai ngăn cách chúng nhưng chúng chẳng tràn ngập qua nhau được. Người buồn cảnh cũng buồn theo. Ở đây cảnh vui làm người buồn thấy buồn hơn. Nguyên nhân của nỗi buồn không do Hậu và Thu. Nó đến từ sự vắng mặt của Hân. Sự thiếu vắng đó đã được đổ đầy vào bằng những câu hỏi vô căn cứ. Những câu hỏi mà mỗi câu trả lời đều có thể chấp nhận được. Cái nỗi lo của Thi là ở chỗ đó. Làm sao để tìm được câu trả lời đúng, đúng theo sở thích của nàng. Chỉ có câu trả lời đó mới đủ để biến nỗi lo kia thành niềm vui. Chỉ có câu trả lời đó mới có thể vượt qua được bức rào ngăn cách của hai tâm hồn trẻ, già. Chỉ có cách đó mới có thể giúp cho cả ba mẹ con hưởng trọn được niềm vui.
Cổng trường đã hiện ra trước mắt dưới làn sương mờ. Hơi lạnh vẫn còn phả vào mặt qua làn gió sớm. Những sợi tóc mai vẫn phe phẩy theo gió hiu hiu. Nắng sớm có tiếng chim hót và vẻ rực rỡ của bình minh. Ngần ấy thứ như vừa biến mất sau cổng trường, nơi mà Thi đứng chết trân nhìn hai con tung tăng vội bước để gặp bạn bè, cùng những cảnh quen thuộc. Cặp mắt đen huyền của Thi đã không đủ sáng để nhìn qua làn sương dầy của ban mai, nơi mà hai con nàng vừa mất hút sau cổng trường. Cũng vậy, cặp mắt và tâm trí Thi không đủ sáng để nhìn qua làn đen của tương lai. Tương lai được phủ một làn sương đêm qua sự vắng mặt của Hân, qua một đêm thao thức bồn chồn.
Thi tin là không có điều gì xấu xảy ra cho Hân. Nàng cảm thấy vững tâm với sự có mặt của hai đứa bé. Bây giờ còn lại mình nàng, nàng cảm thấy sờ sợ, không hiểu điều gì đã xảy ra cho Hân. Nàng không thể nào đoán được. Gia đình nàng có nhiều may mắn trong những năm qua, không một điềm xấu nào báo hiệu điều dữ sẽ xảy đến. Càng suy nghĩ về Hân nàng càng thấy lo. Lo sợ cho hạnh phúc gia đình. Mối lo càng lúc càng tăng. Nàng nghe rõ nhịp đập của tim mình. Hơi lạnh buổi sáng giúp nàng thở dễ hơn, nhưng không cảm thấy dễ chịu hơn. Nàng có ý định xin nghỉ việc. Suy đi nghĩ lại nàng quyết định vào sở làm. Lý do đơn giản là hôm nay là ngày đầu tiên nàng làm việc tại khu này, khu điều hành nhân viên. Nàng phải có mặt để được giới thiệu với công việc mới và với bạn cùng sở trong văn phòng.
Chưa bắt tay vào việc mà nàng đã mệt lả. Khuôn mặt để lộ rõ vẻ lo âu. Cặp mắt sâu hoắm nấp sau đôi mi dài chớp lia lịa. Thi ngồi phịch xuống ghế, một tay chống cằm, tay kia cầm cây viết hững hờ. Nàng suy nghĩ mông lung. Tiếng gõ cửa kéo nàng về thực tại. Sau một vài câu chào hỏi qua loa, nàng được dẫn xuống nhận công việc mới. Nàng âm thầm bước đi sau ông trưởng ban điều hành nhân viên. Tuy cố gắng giữ để không ai biết là nàng đang lo sợ điều gì, thế mà nàng cũng mấy lần để lộ rõ vẻ lo lắng trên khuôn mặt. Mỗi lần như thế ông trưởng ban điều hành nhân viên lại trấn an nàng. Ông cho rằng nàng lo vì sợ không đảm trách được công việc mới. Mọi sự hoàn tất thì nàng cũng quên sạch những gì vừa mới được hướng dẫn. Nàng chỉ mong cho mọi việc xong sớm nàng còn tìm cách liên lạc với Hân. Khi mọi công việc tạm ổn, nàng liền vội điện thoại về nhà. Trong lúc chờ đợi trong hy vọng, nàng cũng suy nghĩ những câu đàm thoại. Tiếng chuông điện thoại reo trong thất vọng. Nàng bỏ điện thoại xuống, hai tay chống cằm như muốn khỏa lấp cái buồn trên khuôn mặt. Đôi vai run lẩy bẩy theo nhịp thở não nề. Không ai hiểu nàng suy nghĩ gì nhưng những cử chỉ trên cho thấy nàng buồn lắm, tâm hồn trống vắng. Một tư tưởng vụt sáng trong tâm trí nàng, tại sao lại không gọi điện thoại tới sở Hân làm ? Bị hỏi bất ngờ nhân viên văn phòng không trả lời Thi được. Họ phải liên lạc với ban giám đốc để tìm tông tích Hân. Sau khi biết Hân rời sở vì bệnh đêm qua, Thi thật trở nên cuống, nàng đánh rơi ống nghe điện thoại xuống bàn làm tất cả nhân viên trong phòng kinh ngạc. Vài nhân viên ngồi gần nhanh chân chạy đến giúp đỡ. Thi không nói gì được ngoài câu ‘chồng tôi bị tai nạn đêm qua’. Mấy anh thư ký trẻ ngạc nhiên về tin tai nạn thì ít mà ngạc nhiên vì tin nàng đã có chồng thì nhiều. Tuy vậy ai cũng muốn biết tin tai nạn như thế nào ? Thi phải mất lâu lắm mới bình tĩnh lại được, nhưng nàng cũng chẳng biết phải trả lời thế nào nữa vì nàng đâu có biết chính xác Hân bị nạn như thế nào. Nàng chỉ dự đoán là Hân bị nạn, có thế thôi. Nàng không dám quả quyết. Mấy người cùng sở đề nghị gọi điện thoại đến Cảnh sát tìm kiếm xem có tai nạn nào xảy ra trong suốt thời gian qua không ? Cảnh sát cho biết là có tai nạn xe cộ xảy ra và tài xế được chở đi bệnh viện. Họ đề nghị liên lạc với bệnh viện để tìm thêm chi tiết nạn nhân, có lẽ họ ngại cho danh tánh nạn nhân trên điện thoại chăng, kể cả thân nhân.
Hân từ lúc tỉnh lại chàng cũng mong muốn tìm cách liên lạc với Thi. Chàng biết là nàng thế nào cũng lo lắng lắm. Liên lạc về nhà thì y tá cho biết là không có ai trả lời điện thoại, còn gọi lại sở làm thì Hân không nhớ được số điện thoại của Thi, ngay cả tên hãng Thi làm. Hân còn đang băn khoăn thì y tá cho biết là chàng có điện thoại. Cầm điện thoại trong tay mà cả hai cùng không nói được nhiều. Cả hai cùng xúc động sau một vài câu trao đổi danh tánh. Cả hai cùng mừng, cùng cảm thấy nghẹn ngào, cùng cảm thấy khó nói, cùng cảm thấy như mất nhau giờ tìm lại được. Ngôn ngữ nào diễn tả được cảnh xúc động đó, ngôn ngữ làm chi khi niềm vui dâng trào.
Ngày ngày Thi dắt hai con vào trong bệnh viện thăm Hân. Hết giờ thăm nuôi, ba mẹ con dẫn nhau về. Công việc tuy chẳng nặng nhọc gì, nhưng nó cũng chiếm mất khá nhiều thời giờ. Từ ngày Hân nằm bệnh viện, Thi cảm thấy trách nhiệm lo cho hai con và cho chồng đè nặng trên vai nàng. Trước đây Thi cũng lo cho gia đình chu đáo lắm, nàng không cảm thấy cái trách nhiệm nặng nề đó, nay công việc cũng như thế mà sao Thi cảm thấy trách nhiệm lớn ghê. Lần đầu tiên trong đời nàng tập làm trưởng gia đình. Trưởng đây có nghĩa là đứng mũi chịu sào một mình để lo cho gia đình. Đây cũng là lần đầu tiên Thi cảm thấy cái trách nhiệm của người cha là quan trọng. Công việc không nặng hơn là bao, nhưng cái trọng trách lo cho gia đình thật là nặng nề. Mọi công việc lớn nhỏ, nàng đều phải một mình quyết định. Chính cái quyết định này khiến nàng cảm thấy trách nhiệm. Quyết định một công việc là chịu trách nhiệm về công việc đó và đồng thời cũng chịu trách nhiệm thi hành công việc nữa. Càng suy nghĩ về nó, nàng càng thấy nặng, nàng khâm phục những goá phụ nuôi con. Một số không những đã dạy dỗ con nên người mà còn cho chúng ăn học thành tài như những người khác, họ giỏi thật. Điều làm Thi lo sợ nhất là một biến cố nào đó không tốt xảy ra thì nàng không biết phải xoay sở ra sao. Nàng cầu mong cho mọi sự trôi chảy tốt đẹp. Nàng cũng cầu mong cho Hân chóng khỏi bệnh để nàng trao trả lại cái trách nhiệm làm trưởng kia. Bao năm sống trong gia đình mà nàng không hiểu được trách nhiệm của trưởng gia đình. Bây giờ phải đương đầu với công việc mới thấy là khó, mới thấy trách nhiệm làm chồng, làm cha là quan trọng. Có lẽ bây giờ Thi mới hiều rõ được vai trò của một người chồng trong gia đình. Có lẽ nàng hiểu thấu hơn cái sinh hoạt nhịp nhàng trong gia đình có cha, có mẹ. Nàng thực sự cảm thấy sự có mắt của Hân trong gia đình là cần thiết. Có Hân ở nhà, cái bầu khí gia đình thay đổi hẳn, nàng cũng không cảm thấy cái trách nhiệm nặng nề kia là của nàng nữa. Nàng chia sẻ gánh nặng với chồng, nàng chăm sóc con cái, nàng cũng suy tính việc làm ăn, nhưng nàng không phải suy nghĩ quá nhiều về nó. Cái bề bộn của công việc đưa nàng vào chỗ quên mất thời gian. Nàng chỉ biết, tan sở là coi như sắp được gặp gỡ các con, gặp cái bầu khí gia đình ấm cúng. Bây giờ tan sở nhưng không tan việc. Về nhà không phải để nghỉ ngơi mà là để lo cho các con, cho chồng. Hân đi làm buổi chiều, nàng đã cảm thấy vắng chồng, cái thiếu vắng đó nay trở nên to lớn hơn. Căn phòng trở nên hiu quạnh. Bao nhiêu kỷ niệm còn chăng ngang tường. Chúng nằm đó như những vật không hồn. Có Hân ở nhà, mọi kỷ vật đều có ý nghĩa, nó nhắc nhở lại những giờ phút vui, những kỷ niệm thân thương ghi vào tâm khảm hai người. Con người không thỏa mãn với tiền bạc, còn Thi thì không bao giờ thỏa mãn với kỷ niệm, bằng nào nàng cũng thấy thiếu. Điều Thi sợ nhất là sự trống vắng của lòng mình, sợ không có ai để chia sẻ cuộc sống. Có Hân ở nhà, mỗi lần nghĩ được câu gì hay, vợ chồng kể cho nhau nghe, bây giờ không có ai để kể, nếu muốn, phải đợi tới giờ. Nhiều khi gặp chàng lại không nhớ ra, hay cũng đôi khi lúc gặp chàng lại không muốn kể điều đó nữa. Những ngày cuối tuần đối với nàng không quan trọng như xưa. Thiếu Hân làm cuộc sống đảo lộn. Còn đâu tính toán đi chơi, còn giờ đâu vẽ ra làm bánh trái. Còn tâm trí nào để thưởng thức cuộc đời. Cuộc sống của nàng đảo lộn đã đành, nếp sống gia đình cũng đảo lộn nhiều. Sáng dẫn con đi học, chiều dẫn con đi bệnh viện thăm cha. Tối đến hai con cứ bu lấy mẹ. Đuổi chúng ra để chúng học thì mẹ thấy cô đơn, buồn tẻ; để chúng bu lại mẹ thì hại cho việc học của chúng. Việc học của hai con sút thấy rõ. Thằng Hậu xem tivi ít hẳn đi. Chúng vẫn vui, vẫn đùa, nhưng đôi khi không được tự nhiên mấy. Không hiểu chúng nghĩ gì khi thấy bố nằm bệnh viện, nhưng điều Thi chắc chắn là đời chúng có thay đổi ít nhiều. Sự thiếu vắng bóng cha có thể gắn liền với thiếu vắng tình thương của cha, thiếu những tiếng gọi tha thiết của tình cha con. Cuộc đời thật buồn cười, thời con gái Thi hoàn toàn tự lập, tâm hồn lúc nào cũng thảnh thơi, sống hồn nhiên. Cuộc đời thay đổi hẳn sau ngày lập gia đình. Từ ngày Hân nằm bệnh viện, nàng nhận rõ đời nàng thiếu Hân, một phần đời sống nàng thiếu thốn. Hân không phải là lẽ sống của nàng, nhưng Hân chiếm một phần quan trọng trong đời nàng. Có lẽ đây là ý nghĩa của gia đình. Thi thực sự cần có Hân. Điều cần này Thi cảm nhận rõ sau ngày Hân nằm bệnh viện.
Hân luôn luôn đặt niềm tin nơi Thi, chàng tin rằng Thi là người vợ hiền, người đàn bà đảm đang, một tay nàng đủ quán xuyến gia đình. Dẫu tin như thế nhưng chàng không khỏi lo lắng cho Thi. Một mình nàng phải hy sinh nhiều quá, vừa lo công ăn việc làm, lo chăm sóc con cái, giờ lại phải lo chăm sóc cho Hân. Chàng nài nỉ Thi đừng thăm chàng mỗi ngày để giờ tịnh dưỡng và chăm lo con cái. Dẫu nói thế nhưng Hân biết là mình đang dối lòng. Tự thâm tâm Hân muốn có Thi ở bên cạnh luôn. Mỗi lần Thi đến thăm chàng cảm thấy khoẻ hẳn lên, thời gian có ý nghĩa trôi nhanh. Sự hiện diện của Thi mang đến cho Hân môt sinh lực mới, có hiệu quả hơn những viên thuốc xanh đỏ kia. Thi nhận ra điều đó. Thi cũng thừa biết là Hân khuyên nàng đừng thăm hàng ngày là sợ Thi mệt, quá vất vả. Chính vì thế mà Thi hiểu rõ hơn tình yêu của chồng. Nàng cảm thấy hãnh diện và muốn thăm Hân nhiều hơn. Lúc mới bị nạn, cả Hân lẫn Thi đều cho là chuyện xui xẻo, nhưng bây giờ cả hai cùng hiểu theo một nghĩa mới. Trong cái xui kia, cả hai cùng tìm được niềm vui, đó chính là tình yêu của hai người. Cả hai cùng cảm nghiệm được mối tình họ dành cho nhau. Cả hai cùng cần có nhau. Cả hai cùng học được một bài học yêu trong tai nạn. Trong cái xui có cái hên. Nếu không có tai nạn có lẽ chẳng mấy khi họ ngồi suy nghĩ về ý nghĩa tình yêu. Cuộc sông bình thường cho thấy Hân và Thi yêu nhau, cùng nhau tạo lập gia đình nhưng họ chẳng bao giờ để ý đến ý nghĩa đích thực của tình yêu. Chỉ trong lúc đau khổ này họ mới thấy rõ được ý nghĩa sâu đậm của tình yêu vợ chồng.
Hôm nay là ngày Hân rời bệnh viện, Thi nghỉ làm, Hậu và Thu nghỉ học cùng nhau đi tới đón bố. Gia đình vui vẻ như hội. Cô y tá phải chỉ đến lần thứ ba Hân mới nhìn thấy chỗ ký tên rời viện. Chàng vui đến hoa mắt, chẳng còn thấy gì ngoài vợ và hai con. Được rời viện nhưng Hân cũng cần nghỉ dưỡng một vài ba tuần cho lại sức. Những ngày ở nhà chàng đảm nhận công việc nội trợ. Có bắt tay vào việc chàng mới thấy cái rắc rối của nó. Việc nhà là việc không tên nhưng đòi hỏi rất nhiều thời gian, tính toán và khéo léo nữa. Nếu cần phải nói thật thì Hân đã thủ tiêu mất hai nồi cơm khê mà không để lại dấu tích nào. Chàng cũng kiên nhẫn ngồi hằng giờ để đánh bóng chiếc xoong bị cháy khê. Kinh nghiệm nấu canh cũng là bài học quý. Chàng cứ thêm mắm, thêm muối, thêm nước mãi cũng không vừa ý. Cuối cùng nấu canh cho bốn người ăn mà cả chục người ăn cũng còn dư, đó là xoong canh đã đầy ứ, nếu không thì Hân còn vất vả chế mắm, muối, nước thêm nhiều. Bây giờ Hân phải thú nhận việc nấu ăn là cả một nghệ thuật. Chàng tự hứa lòng sẽ không bao giờ chê món ăn Thi nấu nữa. Ở nhà mới có hai tuần mà Hân đã thấm cái buồn tẻ của nó. Ngày nào cũng như ngày nấy từ sáng đến chiều, chàng cứ quanh ra quẩn vào, ngó đồng hồ chờ vợ và con về. Thời gian sao trôi chậm thế. Chàng vẫn biết ở nhà một mình buồn nhưng chỉ biết trên lý thuyết, đụng phải thực tế Hân thấy rõ cái khổ của kẻ ngồi một mình. Bây giờ Hân mới thấm hiểu cái buồn và hiểu rõ lý do tại sao Thi cứ nằng nặc đòi đi làm. Thế mới biết, có ở trong hoàn cảnh mới thấu hiểu được hoàn cảnh, người đứng ngoài nhìn vào chỉ biết lý thuyết mà không biết thực tế. Lý thuyết chỉ là chiếc áo đánh bóng thực tế, kinh nghiệm mới là cái tâm, cái hồn của lý thuyết.
Thi từ ngày biết được nguyên nhân Hân bị đụng xe, nàng cảm thấy hối hận, vì ép buộc Hân chấp nhận cho nàng đi làm. Thi không ngờ sự việc diễn tiến như thế.Thi muốn đi làm để giúp Hân, giúp gia đình. Hân muốn Thi ở nhà để lo cho con cái. Cả hai cùng có ý tưởng tốt, cả hai cùng vì yêu mà nhường nhịn lẫn nhau. Sau khi suy nghĩ Thi quyết định xin nghỉ việc, nhưng nàng đợi khi nào Hân khoẻ hẳn, bắt đầu đi làm đều đặn nàng mới báo cho Hân, nếu báo tin sớm sợ Hân đòi đi làm sớm có hại cho sức khoẻ của chàng. Hân ngồi nhà cũng tính toán lời lẽ để xin lỗi Thi vì đã ngăn cản không cho nàng đi làm. Chàng xin lỗi vì trước đây chàng không hiểu được hoàn cảnh của người ngồi nhà mong đợi, không hiểu được cái nhàm chán của những công việc nhặt nhãnh không tên, không hiểu được cái tình cảm sâu đậm Thi dành cho Hân và hai con, nhất là không hiểu rõ được Thi, không phải Hân định giá sai về khả năng đảm đang của Thi mà là những điều hiểu biết kia không có gì bảo đảm. Qua biến cố Hân đã thấy rõ cái khả năng phán đoán của mình, thấy rõ được tình yêu sâu đậm của hai người và nhất là định rõ được giá trị của đối thoại trong cuộc sống gia đình. Chỉ qua đối thoại hai người mới hiểu nhau, hiểu rõ vấn đề và như thế tự do của mỗi người sẽ được tôn trọng.
Cơm nước xong xuôi, Hân hắng giọng hai ba lần mới mở đầu câu chuyện. Thi lắng nghe từng câu một và đợi đến khi Hân chấm dứt nàng mới nói ý định xin thôi việc của nàng. Nghe xong Hân ôm chầm lấy vợ khóc ngon lành. Thi quá xúc động cũng khóc theo. Hai đứa bé đang xem tivi thấy bố mẹ khóc, chẳng hiểu gì chạy đến ôm chầm lấy bố mẹ cũng oà lên khóc.
Lm Vũdình Tường
TiengChuong.org
Giờ này Hân mới dám nói là mình còn sống, cuộc đời chàng thay đổi quá nhanh chóng, đến nỗi chính chàng cũng chẳng có thể nào có thể tưởng tượng được, từ ngày mất nước đến nay bao nhiêu là biến cố, mấy lần thập tử nhất sinh; những ngày trong tù cải tạo, chàng sống như người không hồn, không chấp nhận cuộc sống nhưng cũng không thể nào từ chối nó được, con người trong trại cải tạo hầu như không ai có đủ lý trí suy xét nữa, mà suy làm sao được, một đàng thì lấy tình người, tình nhân loại mà đối xử với nhau, còn đàng kia thì lấy tình đảng mà xử, mang đảng ra chống đỡ để rồi tất cả đều nhân danh đảng, nhân danh quần chúng nhân dân mà làm việc. Những ngày tổ chức vượt biên thì sống chui rúc, luôn trong lo âu, sợ sệt, nỗi mừng vừa đến khi tất cả mọi người an toàn trên tàu thì sóng gió đại dương mang lại những nỗi lo mới; những ngày lênh đênh trên biển cả, bao nhiêu lần con thuyền tưởng chừng như mất hút vào lòng đại dương, tránh chưa hết sóng gió thì lại gặp cướp biển, những khung mặt hung thần xuất hiện, chúng cướp bóc tất cả, đến một tí hy vọng mong manh cũng dường như tan biến trong làn nước xanh của đại dương. Chán nản, thất vọng, ê chề, nhục nhã, đau thương, ngần ấy thứ khiến con người trở nên buông xuôi, phó mặc cho số mạng; cho số mạng hay cho biển khơi ? Có đôi lúc thân xác làm chủ lương tâm, nhưng trong những lúc túng quẫn nhất, giờ phút cuối cùng, chính những lúc thất vọng nhất lại là lúc con người chạm phải lòng mình, đó là lúc lương tâm thức tỉnh, con người tự nhiên tìm thấy niềm hy vọng, tuy nó rất nhỏ nhưng đủ khơi dậy một sức sống, sức sống nội tâm. Hân trong lúc chán nản cùng cực chàng đã bám víu vào niềm hy vọng đó, niềm hy vọng cuối cùng của con người. Chính niềm hy vọng đó đưa Hân tới bờ bình an. Những ngày đầu trên đảo Hân còn bỡ ngỡ lắm, bạn bè chưa có mấy ngoại trừ những người đi cùng tàu. Hân coi tất cả những người trên đảo như là một đại gia đình. Cái tư tưởng ấy mờ dần sau một vài tuần lễ sống trên đảo, không phải vì Hân không mến họ nữa nhưng vì Hân có cảm tình sâu đậm với vài người. Tình cảm được chia xẻ cho những người bạn mới và dần dần làm lu mờ số đông kia đi. Thời gian trôi đi, tình cảm Hân dành cho Thi càng nhiều, chàng cảm thấy Thi thật dễ mến, có nhiều đức tính tốt, lại đảm đang nữa. Nếu so sánh Thi với những người khác trong đảo thì Hân thấy Thi là một bông hoa quý. Hân thường ngồi tán gẫu với bạn bè về hết người này người kia, mỗi người đều có một sắc thái riêng, một vẻ đẹp riêng. Thực sự Hân chẳng muốn phê bình làm chi, nhưng chàng cảm thấy vui trong việc bình phẩm ấy. Ý định của Hân là phải tạo lập cho mình một chút gì căn bản đã, nó không phải là địa vị, danh vọng trong xã hội, nhưng ít ra nó cũng phải là căn bản cho đời sống. Chàng vẫn biết là đã lớn tuổi. Cái tuổi của hoạt động chứ không phải của mơ mộng nữa, tuy nhiên hy vọng vẫn là mối hạnh phúc lớn nhất của con người. Con người hy vọng để mà sống. Hân không mơ mộng, chàng chỉ hy vọng thôi, niềm hy vọng nầy không phải mới mẻ gì, nó có từ lúc Hân đang ngồi dưới mái trường trung học. Ngày mất nước, niềm hy vọng cũng chìm theo mây khói, giờ nó lại bật dậy. Hân thấy mình già, tuổi trẻ đã thí cho chiến tranh. Hân ít có hy vọng thành đạt được ước mơ của mình, nhưng ít ra nó cũng là niềm hy vọng giúp chàng nhìn thấy mục đích của cuộc đời.
Ngày đi định cư gần kề, Hân thấy mình vẫn thế, những toan tính lúc đầu trên đảo cứ được khất lần lượt và cái chương trình đó tạm chấm dứt trong ngày dời đảo. Lúc đến đảo, Hân nghĩ là mình có thể học được nhiều lắm, hiểu được nhiều lắm, cho đến ngày hôm nay ‘cái nhiều lắm’ đó không bao giờ tới. Hân thấy phí thời gian qua, không có cơ hội thì mong mỏi, đến khi có được thì lại không làm. Hân bào chữa cho mình và đặt ra một chương trình mới cho tương lai. Chương trình này Hân hứa nhất định thực hiện vì thời gian không còn đủ để chần chờ nữa. Nó phải được thực hiện, nếu không thì lại tiếc, tiếc để mà tiếc chứ tài thánh cũng thua nếu cứ vẽ mà không làm.
Hân không ngờ ngày nay gặp lại Thi, ngày Hân đi, Thi vẫn còn ở lại đảo, nàng chưa được quốc gia nào nhận cả. Nàng thích đi định cư ở Mỹ nhưng ông cậu ở Canada bảo lãnh chính vì thế mà có sự trục trặc. Thi sang Úc quả là một sự tình cờ, Thi gặp lại Hân lại cũng là một sự tình cờ nữa. Hân không biết rõ Thi đã ở Úc được bao nhiêu lâu nhưng nàng thay đổi thật nhiều, Hân không tin vào mắt mình. Thoạt trông thấy Thi nơi phòng bán vé của đại nhạc hội do hội người Việt tổ chức, Hân nghĩ thầm người nào dáng điệu trông giống Thi lạ, Hân đến gần để nhìn rõ hơn, Hân vẫn không nhận ra Thi. Thi rất là mừng, nàng nhận ra Hân ngay, có lẽ Hân không thay đổi mấy, Hân cũng nhận thấy điều đó, chàng chẳng thay đổi bao nhiêu. Thời gian ở đảo và thời gian ở Uc này không làm Hân thay đổi; Hân là con người của suy nghĩ, chàng suy nghĩ luôn, đời sống nội tâm làm Hân lúc nào cũng biểu lộ một sắc thái trầm tư, cương quyết và đầy nghị lực. Hai người vào hội trường, Thi kể cho Hân nghe lý do tại sao nàng đi Úc; chỉ hơn tháng sau ngày Hân đi Uc, gia đình Thi đến thẳng Darwin bằng thuyền, chính vì thế mà Thi đã xin đi Uc, từ ngày xin đi Uc cho đến ngày được đi chỉ mất có bốn tháng, vậy là Thi đến Uc sau Hân nửa năm.
Tình bạn giữa Hân và Thi dần dần biến thành tình yêu, hai người quen nhau trên đảo, rồi cả hai cùng quên, bỗng ngày hội ngộ cả hai cùng mừng, giờ cả hai cùng tìm hiểu nhau. Thi thích ứng với hoàn cảnh mới dễ dàng, Thi thành thạo tiếng Anh là một điều kiện giúp Thi hội nhập với xã hội mới. Nàng có việc làm vững chắc, vẫn đi sinh hoạt thường xuyên với các sinh hoạt của cộng đồng. Đời sống vật chất đầy đủ giúp nàng lấy lại được cái phong cách của người phụ nữ, nước da không còn đen ngăm như ngày còn ở đảo, khuôn mặt tươi tắn thay cho những lo sâu suy nghĩ ngày nào. Nụ cười tươi hơn, vóc dáng mảnh mai hơn là những thay đổi lớn nhất mà Hân không thể nào tưởng tượng được. Chính vì thế mà Hân không nhận ra Thi.
Hân sau khi tạm ổn định đời sống, Hân thấy rõ cái khả năng của chàng bị giới hạn trong đời sống mới, một điều mà Hân nhận thấy rõ nhất. Trình độ Anh ngữ của Hân không đủ để tiếp tục học, khả năng thu thập những điều mới cũng chậm hẳn đi, tay nghề thì không vững, đời sống mới đầy dẫy những điều mới cần phải học. Hân thường nói với bạn bè, bằng nầy tuổi rồi mà phải học như đứa bé lên ba. Thật sự, những nhận định của chàng lúc ra đi cũng đúng nhưng không thể nào hiều rõ được những khó khăn mà người tỵ nạn gặp phải. Hân nhận được vị trí của mình, chàng chấp nhận nó như là một sự thật, một sự thật mà mỗi người phải tạo điều kiện để tìm lấy cho mình. Chàng không có tham vọng đặt những hy vọng lên trên những nấc thang quá cao, mà chỉ dám đặt chúng ở những điều kiện mà chàng nghĩ là mình có thể với được. Điều này giúp Hân sống thoải mái và vui vẻ trong cuộc sống. Hân cũng đã để ý đến việc lập gia đình, nó không phải là dễ, cũng không phải là quá khó không thể làm được như một số bạn bè Hân vẫn than “tình trạng mật ít nhiều ruồi”. Cái quan niệm để ý đến một vài người bạn gái để “mơ mộng” cũng có cái thú của nó, chàng biết thế, chàng cũng biết để giới hạn nó trong khuôn khổ để khỏi chuốc thêm đau khổ. Hân để ý đến một số bạn gái và Hân cũng nhận thấy một vài cô cũng để ý đến Hân. Chàng đang tìm hiều để đạt đến hy vọng, hy vọng mà chàng đã vạch ra cho chính mình.
Ngày gặp lại Thi, kỷ niệm cũ được nhắc lại, cả hai cùng thích những kỷ niệm cũ ở đảo, mỗi người nhắc một tí, cuối cùng cái kỷ niệm kia đã gắn bó hai người lại với nhau. Giờ thì cả hai tâm tư đều bộc lộ, Thi thầm yêu Hân. Còn Hân cũng yêu Thi trong thầm lặng. Không ai nói cho ai, mỗi người đều giữ kín tâm tư của mình, gói trọn trong đáy lòng. Cả hai cùng yêu, cả hai đều sợ người khác biết mình đang yêu. Lý do đơn giản là họ sợ những lời bình phẩm của bạn bè. Hai người đã từng sống chung trên một đảo, làm việc chung với nhau, giờ lại cùng gặp nhau trên mảnh đất mới, mảnh đất mà cả hai đều có thể tự lập được, tương lai trong tầm tay với.
Hân và Thi sống thật hạnh phúc, bạn bè thường trêu là mối tình vượt đại dương, tình mọc trên hòn đảo khô cằn, giờ gặp lại đất tốt đâm chồi nảy lộc mau. Họ yêu nhau như thú yêu rừng hoang, đi đâu cũng có nhau như bóng với hình. Tình yêu của họ trong sáng như bầu trời tháng ba, mênh mông như đại dương, cao đẹp tuyệt vời. Ngày tháng trôi qua, giờ họ đã là một gia đình với hai con. Hân đặt tên cho đứa con trai là Hậu, còn Thi đặt tên cho đứa con gái là Thu. Cả hai đều lém lỉnh, Thu là em nhưng lại khôn hơn, học dưới Hậu hai lớp, Thu luôn dẫn đầu lớp. Nhìn hai đứa con, vợ chồng Hân cảm thấy được an ủi nhiều, những ngày tháng đau khổ, chật vật đã qua đi, giờ chỉ thấy một màu hạnh phúc, hạnh phúc của chính họ và hạnh phúc của hai con, hai đứa rồi đây sẽ mang lại cho gia đình một niềm hy vọng lớn. Cả Hân lẫn Thi đều đặt hy vọng vào hai con thật nhiều. Hậu tuy không học giỏi và lanh như Thu, nhưng Hậu có đặc tính giống Hân. Hậu điềm tĩnh và có vẻ chững chạc như người lớn, có lẽ vì điểm đó mà Hậu không ganh đua, chàng thích phán đoán sự việc trước khi làm, chính vì thế mà Hậu được Hân và Thi tin cẩn. Thi mặc dầu tin cẩn Hậu, nàng cũng không thích cái tính tỉ mỉ của Hậu. Nàng thường gọi Hậu là ông cụ non vừa để trêu Hân vừa trêu Hậu. Hai bố con thường cười xòa khi thấy mẹ gọi thế.
Gia đình sống thật êm ấm hạnh phúc. Ngoài việc bếp núc và chăm lo cho gia đình, Thi còn may vá thêm để phụ giúp vào ngân quỹ gia đình, nó chẳng được bao nhiêu nhưng Thi muốn tiêu thời gian rảnh vào những việc hữu ích hơn là ngồi không. Nàng tính toán một mình. Nào là hai con lớn lên phải cho chúng học trường tương đối nổi tiếng, nào là phải tránh cái cảnh đi ở thuê suốt đời, phải tạo cho mình một căn nhà, hay ít ra phải có một cái gì bảo đảm cho tương lai. Những suy nghĩ này Thi chia sẻ cho Hân, Hân cũng có cùng cảm nghĩ như thế, nhưng chàng không muốn vợ phải đi làm. Dù muốn dù không, nếu Thi đi làm thì gia đình sẽ không ai chăm sóc, nhất là hai con. Hân hối hận khi chàng quyết định làm ca chiều. Từ ngày làm ca chiều chàng gặp Hậu và Thu ít hẳn đi. Vì buổi sáng lúc chúng đi học thì chàng còn đang ngủ, chiều chúng về nhà thì chàng đã đi làm mất rồi. Sáng thứ bảy thì chợ búa, ngày Chúa Nhật còn lại đôi khi phải thăm bạn bè, hay việc này việc nọ. Thành ra thời gian chăm sóc cho hai con thật là hiếm. Nói là chăm sóc chứ thực sự thì công việc này Thi lo cho chúng chu đáo lắm rồi. Tuy nhiên tình cha cũng cần thiết cho chúng. Mấy lần Hân xin đổi sang ca ngày nhưng chưa được chấp thuận, Hân còn đang loay hoay chưa biết tính sao, giờ Thi đòi đi làm. Hân cố gắng giải thích cho Thi hiểu tình trạng gia đình. Chàng có cùng quan điểm với nàng, nhưng chàng không muốn giải quyết vấn đề theo ý Thi. Thi nắm vững điều đó, một là Thi muốn giúp Hân trong việc tạo dựng gia đình, việc chăm lo cho con cái, Thi không đặt nặng vấn đề như Hân. Nàng biết Hân không muốn nàng đi làm, nhưng nàng tin tưởng là có thể thay đổi được Hân. Nàng không đặt thẳng vấn đề đi làm như lần trước với Hân, trái lại nàng luôn kể những công việc mà các hãng xuởng đăng trên báo cần người, nào là việc thư ký đánh máy, thông dịch, toàn những việc nhàn hạ mà nàng có thể làm được, lương lại cao, giờ giấc thuận tiện. Hân dần dần siêu lòng và đồng ý để Thi đi làm phụ mỗi ngày nửa buổi. Công việc trong gia đình đều trôi chảy đều đặn, gia đình có đồng ra đồng vào thấy thoải mái hơn nhiều. Từ chỗ đó, Thi tiến thêm một bước nữa, thế là Thi đi làm trọn buổi. Công việc tuy mệt mỏi nhưng Thi vẫn âm thầm chịu đựng một mình, nàng chẳng dám hé môi kêu một tiếng, nàng tự an ủi mình và cố gắng chịu đựng. Chỉ vài tháng sau, mọi sự trở nên bình thường, công việc không còn quá nặng cho nàng nữa, tuy rằng nàng không cảm thấy mệt mỏi như những ngày đầu, dẫu thế sức khoẻ của nàng sa sút hẳn. Nàng bắt đầu đổi tính, lại hay càu nhàu. Hân nhận ra điều này nhưng chàng chưa tìm được dịp thuận tiện để nói với vợ.
Buổi sáng chàng còn ngủ thì nàng đã đi làm, tối chàng đi làm về thì cả nhà đã yên giấc, thành ra trước đây Hân thấy thiếu bổn phận của mình với hai con, giờ chàng lại không có nhiều cơ hội chuyện trò bên người yêu. Hân cảm thấy thật khó tính. Thi có lý do để đi làm, nàng có lý do riêng để bênh vực cho việc làm của nàng, hơn nữa lý do đó Hân cũng thấy có lý. Hân cũng có lý do riêng để kêu vợ nghỉ việc, nhưng cuối cùng tình cảm đã thắng. Chàng thương yêu vợ, chiều chuộng nàng một tí. Chàng thông cảm cái cảnh cô đơn ở nhà một mình, một ngày hai ngày thì còn có thể chấp nhận được, đàng này năm này qua năm khác, thật khó chứ không phải chơi. Hân suy nghĩ mong lung rồi cuối cùng lại trở về vấn đề để vợ đi làm hay khuyên nghỉ việc. Làm thế nào để cho vợ hiểu là chàng thương nàng và nàng thì không bị chạm tự ái. Hân nghĩ miên man; chiếc đồng hồ tay báo thức, báo hiệu cho chàng là giờ đi làm đã điểm. Chàng vội vã đứng dậy pha ly cà phê, đổ thật nhiều sữa uống một hơi cạn rồi xếp đồ vào bị đi làm. Mùi cà phê thiếu hơi thuốc nhạt nhẽo làm sao. Hân cố gắng quên việc làm của Thi để tâm trí vào việc lái xe, nhưng càng cố quên chàng càng suy nghĩ nhiều hơn. Vào đến sở trông thấy công viêc bề bộn làm chán ngán. Hân nhắm mắt lại lấy can đảm bắt tay vào công việc, công việc đưa chàng vào thực tại, chàng làm theo thói quen hơn là làm theo sự suy nghĩ. Tiếng kẻng nghỉ giải lao điểm. Chàng đứng thẳng người thở dài rồi lững thững bước đi uống nước. Vài người bạn thấy chàng mệt mỏi tới hỏi thăm, chàng lảng chuyện để tránh những cặp mắt soi mói. Họ thực sự chẳng soi mói gì chàng, họ là những người làm cùng sở có cảm tình rất nhiều với Hân, nhưng hôm nay chàng cảm thấy họ soi mói hơn là hỏi thăm theo đúng nghĩa bạn. Hân trả lời cộc lốc khiến những người bạn lấy làm lạ, vài người khuyên Hân về nghỉ để khi nào khoẻ hãy làm. Hân biết chẳng thể nào dấu được bạn nên chàng xin phép nghỉ nửa buổi. Sau khi ký sổ xong, chàng lái xe ra biển hóng gió đêm, nhưng chẳng được bao lâu chàng lại đổi ý.
Hân vào trong xe ngã mình trên ghế thở dài hai ba lượt, chàng nhắm nghiền mắt lại, hình ảnh người vợ hiền rõ mồn một trong trí. Chàng mở cuốn sổ tay ghi vội mấy lý do vừa hiện đến trong đầu, tất nhiên những lý do này biện hộ cho việc Thi nghỉ việc. Hân đọc vội những lý do đó, chàng sửa đi sửa lại cho xuôi chảy và cuối cùng chẳng đồng ý. Một tờ giấy bị vò nát dưới chân. Hân vặn chìa khóa xe lái đi nơi mà chàng chưa định hướng. Cuối cùng chàng đổi ý đi về nhà, vừa bật đèn quẹo, chàng lách sang bên trái, tiếng kèn xe đến cùng lúc với tiếng xe thắng gấp và cuối cùng là hai tiếng xe va chạm.
Mở mắt ra thấy mình trong bệnh viện, mình mẩy đau nhừ. Chàng chớp chớp mắt rồi nhắm nghiền lại, vài giọt nước mắt trào ra. Hân mở mắt ngước nhìn lên trần nhà, chàng thấy hình như trần nhà đang xiêu vẹo đi, những vòng tròn nhỏ cứ lớn dần, lớn dần tưởng chừng như khỏa lấp căn phòng, Hân nhắm vội mắt lại, định giơ tay dụi mắt nhưng cánh tay không cử động được dễ dàng, chàng đành nhắm mắt nằm yên để tránh bị quay cuồng. Hân cố nhớ lại những gì đã xảy ra, chàng chỉ nghe thấy tiếng nổ lùng bùng lảng vảng trong trí nhớ, tuyệt nhiên không nhớ gì khác. Hân nhăn mặt, rùng mình rồi chàng mím môi chịu đựng tiếng âm vang đó. Tỉnh dậy Hân thấy mình dễ chịu hơn, chàng ngó quanh căn phòng một lượt, toàn màu trắng bệnh viện, đảo mắt lên phía đầu chàng nhận thấy chai nước biển đang thong thả nhễu từng giọt, từng giọt, đảo mắt nhìn dọc theo ống dây dẫn nước biển đến tận cánh tay trái, lúc này chàng mới thấy nước da xanh xao. Những lằn gân xanh hiện rõ trên cánh tay gầy ốm. Những chỉ tay trong lòng bàn tay chạy cắt chéo nhau, những đường rõ nét tạo thành chữ M lệch, những đường rẽ chân chim chạy lung tung không theo một thứ tự nào cả. Nhìn hết lòng bàn tay đến những chỉ gân xanh, Hân nghĩ thầm những động mạch nổi rõ thế này thì dễ cho y tá chích gân lắm đây. Nghĩ thế, chàng nhoẻn miệng cười. Ừ sao lạ nhỉ, không biết mình nằm đây đã lâu chưa mà da trở nên xanh xao thế ? Hỏi để hỏi chứ Hân vững tin lắm. Từ ngày đi định cư đến nay đã mấy năm rồi chàng có bao giờ đau ốm đâu. Chàng tự tin ở sức khoẻ của mình, chắc không lâu đâu, chỉ mấy ngày là khỏi ngay chứ gì. Chàng khoan khoái thở dài nghĩ đến công việc trong thời gian qua không biết ra sao. Chàng nhớ đến vợ, đến con, giờ đang làm gì, chắc trong thời gian qua lo lắng cho chàng nhiều lắm.
Thi ở nhà lo lắng đến sốt ruột. Nàng mơ mơ màng màng ngủ chẳng yên, định bụng sẽ nói cho Hân biết một tin vui, tin nàng mới được thăng chức trong công việc. Nói là thăng chức cho nó oai, thực sự Thi được một công việc tương đối nhàn hơn việc cũ. Nàng được chủ hãng cho làm văn phòng. Ngoài việc thông dịch cho nhân viên, nàng coi một máy điện toán về sổ sách, hồ sơ lý lịch cá nhân của công nhân. Chờ mãi không thấy Hân về, mọi đêm Hân về lúc nào nàng cũng chẳng hay, theo sự suy đoán thì giờ này Hân đã tan sở hơn tiếng đồng hồ. Bóng Hân vẫn im bặt. Nàng thầm than, chập chạm cũng chỉ tại cái tính cẩn thận của Hân. Nghĩ xong nàng nhìn đồng hồ lần nữa, có chậm thì cũng không lâu như thế, gần sáng rồi còn gì. Từ chỗ thương chồng, nàng làm mặt giận quay ra trách Hân. Trách cứ cho bõ tức để rồi mình vừa trách vừa nghe, có ai biết dấy vào đâu. Thi bật đèn ra cắm điện thoại quay lên hãng hỏi. Nàng chờ một lúc không ai trả lời, nàng chép miệng bỏ điện thoại xuống, đứng tần ngần một tí rồi nghĩ bụng hay mình quay sai số. Nàng quay điện thoại lần thứ hai, đợi hồi lâu không ai trả lời. Đúng là sở đóng cửa rồi, không còn ai trả lời điện thoại cả. Thế thì Hân đi đâu ? Không lẽ chàng sinh ra bê bối. Thi trở lại giường nằm ngóng nghe những tiếng xe qua lại. Nàng định bụng giận lẫy để Hân mất công năn nỉ cho bõ ghét. Chờ mãi tin Hân vẫn biệt tăm. Hỏi ai bây giờ. Thi lục ngăn tủ tìm cuốn địa chỉ bạn của Hân, nàng cố nhớ xem ai làm cùng hãng với Hân, cuối cùng tìn được, họ không có điện thoại. Nàng tức tối quăng cuốn sổ địa chỉ xuống bàn kêu cái bạch, chép miệng than ‘ở xứ này mà nhà không chịu sắm điện thoại’. Nói xong nàng giơ tay che miệng vì chợt nhớ ra mình trách oan cho người ta, Thi chực đứng dậy trở về giường, nàng chợt nhớ đến tên một người bạn thân khác của Hân, nàng chộp ngay cuốn địa chỉ mở, mở. Tên người đó không có trong sổ địa chỉ, Thi ngồi thẫn thờ bỗng nhún vai khẻ nói ‘rõ là ngớ ngẩn, anh bạn thân đó ở bên đảo chứ có ở đây đâu mà kiếm’. Nàng bỏ cuốn địa chỉ xuống bàn. Hai chân gác chéo hình chữ thập trên bàn, mắt ngó mông lung không biết làm gì. Nàng dùng ngón chân cái khảy khảy cuốn sổ địa chỉ. Nhìn những đầu ngón chân di động ngượng ngịu thấy nực cười. Thi nghĩ thầm giá những ngón tay cũng ngượng ngập như thế thì chắc là vụng về lắm nhỉ, không những đã vụng về mà còn thô kệch nữa. Nghĩ đến đây, Thi giơ bàn tay ra xem, không, những ngón tay thon dài xinh xăn khác hẵn với những ngón chân. Thi nhoẻn miệng cười tự mãn vì vẻ đẹp óng ả của bàn tay. Chiếc đồng hồ nhỏ xíu vừa vặn với cổ tay trông thật xinh. Ồ, gần tới giờ đi làm rồi, Thi ngó ra của lần nữa xem có thấy bóng Hân không, vẫn biệt tăm. Nàng trấn tĩnh, không có gì xảy ra đâu, nếu có gì thì anh em bạn đã đến báo tin cho biết chứ đâu có ai tệ bạc như mình nghĩ. Thi vào bếp chuẩn bị làm điểm tâm cho nàng và cho con. Trông thấy đĩa thức ăn để dành cho Hân vẫn còn đấy, đĩa thức ăn nguội lạnh, nàng nói một mình ‘tối nay phạt không cho anh ăn cơm nóng’, nói chưa hết câu, nàng tự trách ‘nói thế đâu có gì gọi là văn vẻ’, ừ, mình sẽ bảo Hân để Hân tự phạt thì hay hơn. Thi bỏ đĩa thức ăn cũ vào xào lại, mùi thơm bay lên thơm phức, nàng gật đầu ra chiều vừa ý với món ăn nấu tối qua. Chuẩn bị xong thức ăn sáng,Thi vào đánh thức con dậy để chúng ăn sáng rồi còn đi học. Thằng Hậu nhảy tọt ra khỏi giường chạy thẳng đến chỗ TV mở, Hậu có tật vừa đánh răng vừa xem tivi, nó thuộc loại ghiền tivi hạng nặng. Sáng ra mà không điểm tâm bằng tivi thì ngày hôm đó coi như trời mưa. Con Thu đi theo sau anh trách ‘anh không mở tivi nhỏ nhỏ còn để cho bố ngủ à’. Hậu nheo mắt cười cãi lại ‘bố mà thức dậy thì mời bố coi tivi luôn’. Thu đanh đá cãi ‘hí, ai mà thèm, có coi thì coi chứ ai thèm’. Hậu bực mình phản công ‘em nói còn to hơn tivi nữa’, Thu nguýt dài rồi đi thẳng.
Hậu vừa ăn sáng vừa khen ‘bữa nay mẹ cho ăn sáng long trọng thế’. Thi ngước nhìn con âu yếm hỏi ‘có ngon không’. Thu vội trả lời ‘mẹ cứ nhìn anh Hậu ăn như cào cào thế kia thì đủ biết’. Hậu vội nuốt xong miếng ăn liến tháu ‘anh ăn như cào cào mà mới hết một phần ba dĩa, còn Thu á hả, ngấu hết nửa dĩa hồi nào không hay’. Thu dãy nảy phân trần ‘tại anh vừa ăn vừa coi tivi như thế thì nó đừng lâu à’. Hậu lên mặt dạy đời ‘đúng rồi, người ta vừa ăn vừa coi tivi để thưởng thức thức ăn, còn em thì chỉ biết ăn thôi, không biết thưởng thức gì cả. Thức ăn mẹ nấu ngon thế mà đánh xém một tí là hết sạch.’ Thi nãy giờ ngồi ngẫm nghĩ không biết có nên cho chúng biết là bố đi làm chưa về không, nàng bỏ lững câu nói ‘thức ăn còn thừa để lại tối qua... ’Thu nghe thế vội vàng giễu Hậu ‘mẹ thấy chưa, anh Hậu chả còn biết thức ăn nóng hay thiu nữa’. Thi vội chen vào ‘hai con ăn nhanh lên còn chuẩn bị đi học, muộn rồi, mẹ đang là buồn đây’. Thu hỏi ‘mẹ làm sao mà buồn’. ‘Mẹ buồn vì các con cãi nhau’.Thu dãy nảy’đâu có, chúng con cãi nhau cho vui mà, thôi thế thì mình không cãi nữa anh Hậu ạ’. Hậu đáp gọn lỏn ‘đầu đuôi cũng tại mầy cả chứ còn ai vào đây nữa’. Thu xí dài, định nói gì nhưng thôi. Ba mẹ con bước đều dưới làn sương ban mai. Hậu và Thu mỗi đứa đeo một cái ba lô kiểu học sinh nặng trĩu trên vai, thỉnh thoảng chúng phải dừng bước để xốc lại cái ba lô cho đúng vị trí, cứ mỗi lần như thế Thi lại hỏi ‘có nặng lắm không con ?’, Hậu không trả lời thẳng câu hỏi của Thi, cậu ta đánh lảng sang chuyện khác, không phải Hậu cố tình tránh né câu hỏi, thực sự trong những ngày gần đây, Hậu và Thu luôn luôn vui vẻ trò chuyện với mẹ, chúng khoe hết cái này đến cái khác, nào là làm bài được nhiều điểm, nào là gặp câu hỏi khó cả lớp không ai trả lời được, nào chơi trong giờ chơi vui vẻ, nào là có đứa đi học ngủ gật; có đứa đi học đánh rơi mất đồ ăn trưa khóc, cô giáo phải dỗ kẹo. Thôi thì đủ thứ từ học hành đến chơi đùa, chẳng còn thiếu thứ gì. Hai anh em cứ thi nhau kể, đứa này chưa dứt thì đứa kia đã sẵn sàng kể câu chuyện mới. Cứ thế mà chúng quên cả lạnh và đường dài cũng thu ngắn lại. Mọi ngày Thi còn xen vào hỏi chúng câu này câu nọ, hay giải thích thêm cho chúng, hôm nay nàng chỉ ừ hử cho qua chuyện, tuy nhiên không đứa nào nhận ra nỗi lo lắng của nàng. Hai tâm hồn trẻ, vô tư, sánh bước cạnh hiền mẫu, tâm tư tràn ngập lo lắng. Hai tâm hồn không hoà nhập được với nhau, niềm vui của con vẫn là của con, nỗi lo của mẹ vẫn là của mẹ. Thế giới của ai vẫn là của người ấy. Không ai ngăn cách chúng nhưng chúng chẳng tràn ngập qua nhau được. Người buồn cảnh cũng buồn theo. Ở đây cảnh vui làm người buồn thấy buồn hơn. Nguyên nhân của nỗi buồn không do Hậu và Thu. Nó đến từ sự vắng mặt của Hân. Sự thiếu vắng đó đã được đổ đầy vào bằng những câu hỏi vô căn cứ. Những câu hỏi mà mỗi câu trả lời đều có thể chấp nhận được. Cái nỗi lo của Thi là ở chỗ đó. Làm sao để tìm được câu trả lời đúng, đúng theo sở thích của nàng. Chỉ có câu trả lời đó mới đủ để biến nỗi lo kia thành niềm vui. Chỉ có câu trả lời đó mới có thể vượt qua được bức rào ngăn cách của hai tâm hồn trẻ, già. Chỉ có cách đó mới có thể giúp cho cả ba mẹ con hưởng trọn được niềm vui.
Cổng trường đã hiện ra trước mắt dưới làn sương mờ. Hơi lạnh vẫn còn phả vào mặt qua làn gió sớm. Những sợi tóc mai vẫn phe phẩy theo gió hiu hiu. Nắng sớm có tiếng chim hót và vẻ rực rỡ của bình minh. Ngần ấy thứ như vừa biến mất sau cổng trường, nơi mà Thi đứng chết trân nhìn hai con tung tăng vội bước để gặp bạn bè, cùng những cảnh quen thuộc. Cặp mắt đen huyền của Thi đã không đủ sáng để nhìn qua làn sương dầy của ban mai, nơi mà hai con nàng vừa mất hút sau cổng trường. Cũng vậy, cặp mắt và tâm trí Thi không đủ sáng để nhìn qua làn đen của tương lai. Tương lai được phủ một làn sương đêm qua sự vắng mặt của Hân, qua một đêm thao thức bồn chồn.
Thi tin là không có điều gì xấu xảy ra cho Hân. Nàng cảm thấy vững tâm với sự có mặt của hai đứa bé. Bây giờ còn lại mình nàng, nàng cảm thấy sờ sợ, không hiểu điều gì đã xảy ra cho Hân. Nàng không thể nào đoán được. Gia đình nàng có nhiều may mắn trong những năm qua, không một điềm xấu nào báo hiệu điều dữ sẽ xảy đến. Càng suy nghĩ về Hân nàng càng thấy lo. Lo sợ cho hạnh phúc gia đình. Mối lo càng lúc càng tăng. Nàng nghe rõ nhịp đập của tim mình. Hơi lạnh buổi sáng giúp nàng thở dễ hơn, nhưng không cảm thấy dễ chịu hơn. Nàng có ý định xin nghỉ việc. Suy đi nghĩ lại nàng quyết định vào sở làm. Lý do đơn giản là hôm nay là ngày đầu tiên nàng làm việc tại khu này, khu điều hành nhân viên. Nàng phải có mặt để được giới thiệu với công việc mới và với bạn cùng sở trong văn phòng.
Chưa bắt tay vào việc mà nàng đã mệt lả. Khuôn mặt để lộ rõ vẻ lo âu. Cặp mắt sâu hoắm nấp sau đôi mi dài chớp lia lịa. Thi ngồi phịch xuống ghế, một tay chống cằm, tay kia cầm cây viết hững hờ. Nàng suy nghĩ mông lung. Tiếng gõ cửa kéo nàng về thực tại. Sau một vài câu chào hỏi qua loa, nàng được dẫn xuống nhận công việc mới. Nàng âm thầm bước đi sau ông trưởng ban điều hành nhân viên. Tuy cố gắng giữ để không ai biết là nàng đang lo sợ điều gì, thế mà nàng cũng mấy lần để lộ rõ vẻ lo lắng trên khuôn mặt. Mỗi lần như thế ông trưởng ban điều hành nhân viên lại trấn an nàng. Ông cho rằng nàng lo vì sợ không đảm trách được công việc mới. Mọi sự hoàn tất thì nàng cũng quên sạch những gì vừa mới được hướng dẫn. Nàng chỉ mong cho mọi việc xong sớm nàng còn tìm cách liên lạc với Hân. Khi mọi công việc tạm ổn, nàng liền vội điện thoại về nhà. Trong lúc chờ đợi trong hy vọng, nàng cũng suy nghĩ những câu đàm thoại. Tiếng chuông điện thoại reo trong thất vọng. Nàng bỏ điện thoại xuống, hai tay chống cằm như muốn khỏa lấp cái buồn trên khuôn mặt. Đôi vai run lẩy bẩy theo nhịp thở não nề. Không ai hiểu nàng suy nghĩ gì nhưng những cử chỉ trên cho thấy nàng buồn lắm, tâm hồn trống vắng. Một tư tưởng vụt sáng trong tâm trí nàng, tại sao lại không gọi điện thoại tới sở Hân làm ? Bị hỏi bất ngờ nhân viên văn phòng không trả lời Thi được. Họ phải liên lạc với ban giám đốc để tìm tông tích Hân. Sau khi biết Hân rời sở vì bệnh đêm qua, Thi thật trở nên cuống, nàng đánh rơi ống nghe điện thoại xuống bàn làm tất cả nhân viên trong phòng kinh ngạc. Vài nhân viên ngồi gần nhanh chân chạy đến giúp đỡ. Thi không nói gì được ngoài câu ‘chồng tôi bị tai nạn đêm qua’. Mấy anh thư ký trẻ ngạc nhiên về tin tai nạn thì ít mà ngạc nhiên vì tin nàng đã có chồng thì nhiều. Tuy vậy ai cũng muốn biết tin tai nạn như thế nào ? Thi phải mất lâu lắm mới bình tĩnh lại được, nhưng nàng cũng chẳng biết phải trả lời thế nào nữa vì nàng đâu có biết chính xác Hân bị nạn như thế nào. Nàng chỉ dự đoán là Hân bị nạn, có thế thôi. Nàng không dám quả quyết. Mấy người cùng sở đề nghị gọi điện thoại đến Cảnh sát tìm kiếm xem có tai nạn nào xảy ra trong suốt thời gian qua không ? Cảnh sát cho biết là có tai nạn xe cộ xảy ra và tài xế được chở đi bệnh viện. Họ đề nghị liên lạc với bệnh viện để tìm thêm chi tiết nạn nhân, có lẽ họ ngại cho danh tánh nạn nhân trên điện thoại chăng, kể cả thân nhân.
Hân từ lúc tỉnh lại chàng cũng mong muốn tìm cách liên lạc với Thi. Chàng biết là nàng thế nào cũng lo lắng lắm. Liên lạc về nhà thì y tá cho biết là không có ai trả lời điện thoại, còn gọi lại sở làm thì Hân không nhớ được số điện thoại của Thi, ngay cả tên hãng Thi làm. Hân còn đang băn khoăn thì y tá cho biết là chàng có điện thoại. Cầm điện thoại trong tay mà cả hai cùng không nói được nhiều. Cả hai cùng xúc động sau một vài câu trao đổi danh tánh. Cả hai cùng mừng, cùng cảm thấy nghẹn ngào, cùng cảm thấy khó nói, cùng cảm thấy như mất nhau giờ tìm lại được. Ngôn ngữ nào diễn tả được cảnh xúc động đó, ngôn ngữ làm chi khi niềm vui dâng trào.
Ngày ngày Thi dắt hai con vào trong bệnh viện thăm Hân. Hết giờ thăm nuôi, ba mẹ con dẫn nhau về. Công việc tuy chẳng nặng nhọc gì, nhưng nó cũng chiếm mất khá nhiều thời giờ. Từ ngày Hân nằm bệnh viện, Thi cảm thấy trách nhiệm lo cho hai con và cho chồng đè nặng trên vai nàng. Trước đây Thi cũng lo cho gia đình chu đáo lắm, nàng không cảm thấy cái trách nhiệm nặng nề đó, nay công việc cũng như thế mà sao Thi cảm thấy trách nhiệm lớn ghê. Lần đầu tiên trong đời nàng tập làm trưởng gia đình. Trưởng đây có nghĩa là đứng mũi chịu sào một mình để lo cho gia đình. Đây cũng là lần đầu tiên Thi cảm thấy cái trách nhiệm của người cha là quan trọng. Công việc không nặng hơn là bao, nhưng cái trọng trách lo cho gia đình thật là nặng nề. Mọi công việc lớn nhỏ, nàng đều phải một mình quyết định. Chính cái quyết định này khiến nàng cảm thấy trách nhiệm. Quyết định một công việc là chịu trách nhiệm về công việc đó và đồng thời cũng chịu trách nhiệm thi hành công việc nữa. Càng suy nghĩ về nó, nàng càng thấy nặng, nàng khâm phục những goá phụ nuôi con. Một số không những đã dạy dỗ con nên người mà còn cho chúng ăn học thành tài như những người khác, họ giỏi thật. Điều làm Thi lo sợ nhất là một biến cố nào đó không tốt xảy ra thì nàng không biết phải xoay sở ra sao. Nàng cầu mong cho mọi sự trôi chảy tốt đẹp. Nàng cũng cầu mong cho Hân chóng khỏi bệnh để nàng trao trả lại cái trách nhiệm làm trưởng kia. Bao năm sống trong gia đình mà nàng không hiểu được trách nhiệm của trưởng gia đình. Bây giờ phải đương đầu với công việc mới thấy là khó, mới thấy trách nhiệm làm chồng, làm cha là quan trọng. Có lẽ bây giờ Thi mới hiều rõ được vai trò của một người chồng trong gia đình. Có lẽ nàng hiểu thấu hơn cái sinh hoạt nhịp nhàng trong gia đình có cha, có mẹ. Nàng thực sự cảm thấy sự có mắt của Hân trong gia đình là cần thiết. Có Hân ở nhà, cái bầu khí gia đình thay đổi hẳn, nàng cũng không cảm thấy cái trách nhiệm nặng nề kia là của nàng nữa. Nàng chia sẻ gánh nặng với chồng, nàng chăm sóc con cái, nàng cũng suy tính việc làm ăn, nhưng nàng không phải suy nghĩ quá nhiều về nó. Cái bề bộn của công việc đưa nàng vào chỗ quên mất thời gian. Nàng chỉ biết, tan sở là coi như sắp được gặp gỡ các con, gặp cái bầu khí gia đình ấm cúng. Bây giờ tan sở nhưng không tan việc. Về nhà không phải để nghỉ ngơi mà là để lo cho các con, cho chồng. Hân đi làm buổi chiều, nàng đã cảm thấy vắng chồng, cái thiếu vắng đó nay trở nên to lớn hơn. Căn phòng trở nên hiu quạnh. Bao nhiêu kỷ niệm còn chăng ngang tường. Chúng nằm đó như những vật không hồn. Có Hân ở nhà, mọi kỷ vật đều có ý nghĩa, nó nhắc nhở lại những giờ phút vui, những kỷ niệm thân thương ghi vào tâm khảm hai người. Con người không thỏa mãn với tiền bạc, còn Thi thì không bao giờ thỏa mãn với kỷ niệm, bằng nào nàng cũng thấy thiếu. Điều Thi sợ nhất là sự trống vắng của lòng mình, sợ không có ai để chia sẻ cuộc sống. Có Hân ở nhà, mỗi lần nghĩ được câu gì hay, vợ chồng kể cho nhau nghe, bây giờ không có ai để kể, nếu muốn, phải đợi tới giờ. Nhiều khi gặp chàng lại không nhớ ra, hay cũng đôi khi lúc gặp chàng lại không muốn kể điều đó nữa. Những ngày cuối tuần đối với nàng không quan trọng như xưa. Thiếu Hân làm cuộc sống đảo lộn. Còn đâu tính toán đi chơi, còn giờ đâu vẽ ra làm bánh trái. Còn tâm trí nào để thưởng thức cuộc đời. Cuộc sống của nàng đảo lộn đã đành, nếp sống gia đình cũng đảo lộn nhiều. Sáng dẫn con đi học, chiều dẫn con đi bệnh viện thăm cha. Tối đến hai con cứ bu lấy mẹ. Đuổi chúng ra để chúng học thì mẹ thấy cô đơn, buồn tẻ; để chúng bu lại mẹ thì hại cho việc học của chúng. Việc học của hai con sút thấy rõ. Thằng Hậu xem tivi ít hẳn đi. Chúng vẫn vui, vẫn đùa, nhưng đôi khi không được tự nhiên mấy. Không hiểu chúng nghĩ gì khi thấy bố nằm bệnh viện, nhưng điều Thi chắc chắn là đời chúng có thay đổi ít nhiều. Sự thiếu vắng bóng cha có thể gắn liền với thiếu vắng tình thương của cha, thiếu những tiếng gọi tha thiết của tình cha con. Cuộc đời thật buồn cười, thời con gái Thi hoàn toàn tự lập, tâm hồn lúc nào cũng thảnh thơi, sống hồn nhiên. Cuộc đời thay đổi hẳn sau ngày lập gia đình. Từ ngày Hân nằm bệnh viện, nàng nhận rõ đời nàng thiếu Hân, một phần đời sống nàng thiếu thốn. Hân không phải là lẽ sống của nàng, nhưng Hân chiếm một phần quan trọng trong đời nàng. Có lẽ đây là ý nghĩa của gia đình. Thi thực sự cần có Hân. Điều cần này Thi cảm nhận rõ sau ngày Hân nằm bệnh viện.
Hân luôn luôn đặt niềm tin nơi Thi, chàng tin rằng Thi là người vợ hiền, người đàn bà đảm đang, một tay nàng đủ quán xuyến gia đình. Dẫu tin như thế nhưng chàng không khỏi lo lắng cho Thi. Một mình nàng phải hy sinh nhiều quá, vừa lo công ăn việc làm, lo chăm sóc con cái, giờ lại phải lo chăm sóc cho Hân. Chàng nài nỉ Thi đừng thăm chàng mỗi ngày để giờ tịnh dưỡng và chăm lo con cái. Dẫu nói thế nhưng Hân biết là mình đang dối lòng. Tự thâm tâm Hân muốn có Thi ở bên cạnh luôn. Mỗi lần Thi đến thăm chàng cảm thấy khoẻ hẳn lên, thời gian có ý nghĩa trôi nhanh. Sự hiện diện của Thi mang đến cho Hân môt sinh lực mới, có hiệu quả hơn những viên thuốc xanh đỏ kia. Thi nhận ra điều đó. Thi cũng thừa biết là Hân khuyên nàng đừng thăm hàng ngày là sợ Thi mệt, quá vất vả. Chính vì thế mà Thi hiểu rõ hơn tình yêu của chồng. Nàng cảm thấy hãnh diện và muốn thăm Hân nhiều hơn. Lúc mới bị nạn, cả Hân lẫn Thi đều cho là chuyện xui xẻo, nhưng bây giờ cả hai cùng hiểu theo một nghĩa mới. Trong cái xui kia, cả hai cùng tìm được niềm vui, đó chính là tình yêu của hai người. Cả hai cùng cảm nghiệm được mối tình họ dành cho nhau. Cả hai cùng cần có nhau. Cả hai cùng học được một bài học yêu trong tai nạn. Trong cái xui có cái hên. Nếu không có tai nạn có lẽ chẳng mấy khi họ ngồi suy nghĩ về ý nghĩa tình yêu. Cuộc sông bình thường cho thấy Hân và Thi yêu nhau, cùng nhau tạo lập gia đình nhưng họ chẳng bao giờ để ý đến ý nghĩa đích thực của tình yêu. Chỉ trong lúc đau khổ này họ mới thấy rõ được ý nghĩa sâu đậm của tình yêu vợ chồng.
Hôm nay là ngày Hân rời bệnh viện, Thi nghỉ làm, Hậu và Thu nghỉ học cùng nhau đi tới đón bố. Gia đình vui vẻ như hội. Cô y tá phải chỉ đến lần thứ ba Hân mới nhìn thấy chỗ ký tên rời viện. Chàng vui đến hoa mắt, chẳng còn thấy gì ngoài vợ và hai con. Được rời viện nhưng Hân cũng cần nghỉ dưỡng một vài ba tuần cho lại sức. Những ngày ở nhà chàng đảm nhận công việc nội trợ. Có bắt tay vào việc chàng mới thấy cái rắc rối của nó. Việc nhà là việc không tên nhưng đòi hỏi rất nhiều thời gian, tính toán và khéo léo nữa. Nếu cần phải nói thật thì Hân đã thủ tiêu mất hai nồi cơm khê mà không để lại dấu tích nào. Chàng cũng kiên nhẫn ngồi hằng giờ để đánh bóng chiếc xoong bị cháy khê. Kinh nghiệm nấu canh cũng là bài học quý. Chàng cứ thêm mắm, thêm muối, thêm nước mãi cũng không vừa ý. Cuối cùng nấu canh cho bốn người ăn mà cả chục người ăn cũng còn dư, đó là xoong canh đã đầy ứ, nếu không thì Hân còn vất vả chế mắm, muối, nước thêm nhiều. Bây giờ Hân phải thú nhận việc nấu ăn là cả một nghệ thuật. Chàng tự hứa lòng sẽ không bao giờ chê món ăn Thi nấu nữa. Ở nhà mới có hai tuần mà Hân đã thấm cái buồn tẻ của nó. Ngày nào cũng như ngày nấy từ sáng đến chiều, chàng cứ quanh ra quẩn vào, ngó đồng hồ chờ vợ và con về. Thời gian sao trôi chậm thế. Chàng vẫn biết ở nhà một mình buồn nhưng chỉ biết trên lý thuyết, đụng phải thực tế Hân thấy rõ cái khổ của kẻ ngồi một mình. Bây giờ Hân mới thấm hiểu cái buồn và hiểu rõ lý do tại sao Thi cứ nằng nặc đòi đi làm. Thế mới biết, có ở trong hoàn cảnh mới thấu hiểu được hoàn cảnh, người đứng ngoài nhìn vào chỉ biết lý thuyết mà không biết thực tế. Lý thuyết chỉ là chiếc áo đánh bóng thực tế, kinh nghiệm mới là cái tâm, cái hồn của lý thuyết.
Thi từ ngày biết được nguyên nhân Hân bị đụng xe, nàng cảm thấy hối hận, vì ép buộc Hân chấp nhận cho nàng đi làm. Thi không ngờ sự việc diễn tiến như thế.Thi muốn đi làm để giúp Hân, giúp gia đình. Hân muốn Thi ở nhà để lo cho con cái. Cả hai cùng có ý tưởng tốt, cả hai cùng vì yêu mà nhường nhịn lẫn nhau. Sau khi suy nghĩ Thi quyết định xin nghỉ việc, nhưng nàng đợi khi nào Hân khoẻ hẳn, bắt đầu đi làm đều đặn nàng mới báo cho Hân, nếu báo tin sớm sợ Hân đòi đi làm sớm có hại cho sức khoẻ của chàng. Hân ngồi nhà cũng tính toán lời lẽ để xin lỗi Thi vì đã ngăn cản không cho nàng đi làm. Chàng xin lỗi vì trước đây chàng không hiểu được hoàn cảnh của người ngồi nhà mong đợi, không hiểu được cái nhàm chán của những công việc nhặt nhãnh không tên, không hiểu được cái tình cảm sâu đậm Thi dành cho Hân và hai con, nhất là không hiểu rõ được Thi, không phải Hân định giá sai về khả năng đảm đang của Thi mà là những điều hiểu biết kia không có gì bảo đảm. Qua biến cố Hân đã thấy rõ cái khả năng phán đoán của mình, thấy rõ được tình yêu sâu đậm của hai người và nhất là định rõ được giá trị của đối thoại trong cuộc sống gia đình. Chỉ qua đối thoại hai người mới hiểu nhau, hiểu rõ vấn đề và như thế tự do của mỗi người sẽ được tôn trọng.
Cơm nước xong xuôi, Hân hắng giọng hai ba lần mới mở đầu câu chuyện. Thi lắng nghe từng câu một và đợi đến khi Hân chấm dứt nàng mới nói ý định xin thôi việc của nàng. Nghe xong Hân ôm chầm lấy vợ khóc ngon lành. Thi quá xúc động cũng khóc theo. Hai đứa bé đang xem tivi thấy bố mẹ khóc, chẳng hiểu gì chạy đến ôm chầm lấy bố mẹ cũng oà lên khóc.
Lm Vũdình Tường
TiengChuong.org
Lời kinh chiều Emmaus
Lê Đình Bảng
08:56 22/08/2013
Từ vực thẳm, tôi trông lên, lạy Chúa
Mảnh trời riêng, sao rét mướt linh hồn
Suốt dặm dài, xa tít tắp Sion
Chong mắt đợi, đêm muộn màng, góa bụa
Tôi nghe đáy hồn mình đương trở gió
Tiếc thời gian không đủ để làm người
Giữa bời bời xô dạt những dòng khơi
Trăm bến đỗ, thuyền đi, chưa kịp tới
Tôi nghe rõ mỗi gập ghềnh, trôi nổi
Trĩu trên vai gánh nặng của đời mình
Của phận người, của một kiếp phù sinh
Như thiếu phụ nửa khuya chờ trở dạ
Từ vực thẳm, tôi nhìn lên, xa qúa
Bóng mây che, che khuất cửa thiên đường
Sao nhọc nhằn,mải miết những chiều sương
Nghe gió thở ướt đầm rung ngực áo
Thuở nhan sắc đỏ rực trời hoa gạo
Trách mà chi, muôn ảo ảnh lụa là
Khi lòng mình buồn, ngã rẽ năm ba
Lúc đi giữa hai hàng cây thắp nến
Em lặng lẽ quỳ bên tôi cầu nguyện
Ngày chia xa, chưa kịp chạm tay gần
Lại một mùa Chay tím ngát hoa xoan
Những khóc giấu với yêu thầm chưa ngỏ
Từ vực thẳm đáy hồn tôi, lạy Chúa
Những cơn mê dằng dặc, bão không mùa
Những mạch ngầm u uất của nghìn xưa
Hoa có rụng, xin rụng vàođất sạch
Làm hương khói gửi qua miền thể phách
Và hơi may reo ngoài nội trăng tà
Mỗi nhạt nhòa, rơi rớt, mỗi phù hoa
Cả vũ trụ mênh mông trong hạt cát
Tôi nghe rõ nhịp đầy vơi, khoan nhặt
Từ cõi hư không, từ nẻo vô thường
Nơi đầu ghềnh, nơi cuối bãi mù sương
Những còn mất, những xa gần, khép mở
Từ vực thẳm, con kêu lên, lạy Chúa
Chở che tôi, dù ngọn lửa, tim đèn
Để bằng lòng chịu sự khó cho nên
Chỉ có tiếng thơm mới bay ngược gió
Ngài cứ đến, cửa nhà tôi mở ngỏ
Xác hồn tôi đang khô khát, nghẹn lời
Lạy Chúa Trời, xin ghé mắt thương tôi
Cây lau dập, vướng chân người qua lại
Đừng để tôi ra biếng lười, ươn ái
Ngày tháng rong rêu, se cát dã tràng
Nỗi đau đời, xin chịu lụy riêng mang
Sống hay thác, trông nhờ ơn cứu độ
Từ thăm thẳm luyện hình, than lửa đỏ
Tôi van xin, tôi hạn hán mong mưa
Mỗi đoạn đường còn in dấu tuổi thơ
Mỗi ngọn cỏ cũng thì thầm nỗi nhớ
Đến muông thú, chim trời còn có tổ
Chỉ mình tôi không viên đá gối đầu
Emmaus hề, chiều đã muộn, về đâu?
Xin ở lại cùng tôi, vâng lạy Chúa
Chiều đã muộn, đêm chập chờn ngoài cửa
Tôi mong manh, tôi dễ vỡ vô cùng
Chỉ đụng hờ, chỉ một sợi tơ rung
Tôi đợi Chúa hơn đợi vàng đủ tuổi
Lê Đình Bảng
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Những Bước Đi
Joseph Ngọc Phạm
21:13 22/08/2013
Ảnh của Joseph Ngọc Phạm
Xin bước đi cùng con, Chúa ơi
Cho bước đường con luôn tươi mới
Vượt qua u tối
Ánh hồng xinh tươi
Đường ngay thẳng lối
Sáng ngời hạnh phúc muôn đời.
(Trích thơ của Hương Kinh Trà Lũ)
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 16/8 - 22/8/2013 - Các nhà thờ Ai Cập chìm trong biển lửa
VietCatholic Network
16:59 22/08/2013
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 18 tháng 8 tại quảng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha Phanxicô đã lặp lại những lời kêu gọi hòa bình tại Ai Cập, nơi các cuộc đụng độ dữ dội giữa quân đội và những người ủng hộ tổng thống bị lật đổ Mohammed Morsi tiếp tục làm gia tăng số người chết.
Đức Thánh Cha nói:
"Chúng ta hãy tiếp tục cầu nguyện cho hòa bình ở Ai Cập cùng với nhau, Lạy Đức Maria Nữ Vương Hòa Bình cầu cho chúng con."
Đề cập đến bài Tin Mừng Chúa Nhật 20 Mùa Thường Niên, trong đó, tình cờ cũng đề cập đến hòa bình, Đức Thánh Cha nhận định rằng bạo lực không bao giờ phù hợp với đức tin.
Ngày hôm nay Đức Giêsu đang nói với chúng ta về sự bình an, nhưng không phải loại bình an mà thế gian ban cho chúng ta, không phải bình an theo kiểu bằng mọi giá để đạt được. Không phải thứ bình an giữ chúng ta im lặng trước những bất công trong xã hội.
Ngài nói:
"Chúa Giêsu không mô tả sự trung lập. Hòa bình không phải là một sự thỏa hiệp bằng mọi giá. Theo Chúa Giêsu, có nghĩa là từ bỏ tất cả điều ác và ích kỷ, làm điều thiện, chọn sự thật và công lý. "
Đức Thánh Cha đã tiếp tục lên án mọi hình thức bạo lực. Ngài nói rằng không ai được phép sử dụng bạo lực để truyền bá Tin Mừng.
"Nhưng ngược lại: sức mạnh thật sự của các Kitô hữu là sức mạnh của sự thật và tình yêu, có nghĩa là từ bỏ tất cả các hình thức bạo lực. Đức tin không tương hợp với bạo lực! Đức tin không thể đi đôi với bạo lực! Thay vào đó, đức tin và lòng dũng cảm tay trong tay. Một Kitô hữu không thể hung hăng. "
2. Đức Thánh Cha Phanxicô cám ơn Đức Hồng Y Raymundo Damasceno Assis về sự tiếp đón tại đền thánh Đức Mẹ Aparecida
Đức Thánh Cha Phanxicô đã viết thư cho Đức Hồng Y Raymundo Damasceno Assis, Tổng Giám Mục Aparecida kiêm Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Brasil, để bầy tỏ lòng biết ơn đối với sự tiếp đón nồng hậu dành cho ngài trong chuyến hành hương tại đây nhân Ngày Quốc Tế Giới Trẻ Rio de Janeiro hồi hạ tuần tháng 7 năm 2013.
Trong sứ điệp đề ngày mùng 2-8-2013 Đức Thánh Cha nói ngài giữ gìn trong tâm trí các hình ảnh của buổi cử hành sâu đậm tại đền thánh Đức Mẹ Aparecida. Đó cũng đã là dịp sống lại các kỷ niệm của hội nghị lần thứ V của Liên Hội Đồng Giám Muc châu Mỹ Latinh và vùng Caraibi. Sau khi bầy tỏ lòng yêu mến và sùng mộ đối với Đức Bà Aparecida Đức Thánh Cha xin Đức Hồng Y chuyển lời cám ơn của ngài tới các Giám Mục Brasil cũng như các linh mục và phong trào của Giáo Hội đã lo lắng và nỗ lực tổ chức Ngày Quốc Tế Tế Trẻ rất trôi chảy tốt đẹp. Đức Thánh Cha cầu mong rằng các hạt giống đã gieo vãi nở hoa cho một mùa xuân mới của Giáo Hội và quốc gia Brasil yêu dấu. Ngài xin Đức Mẹ Aparecida bầu cử cho Giáo Hội và dân nước Brasil.
3. Kỷ niệm 110 năm ngày sinh của Raoul Follereau, người dành hết cuộc đời cho các bệnh nhân bệnh phong.
Ngày thứ Bảy, 17 tháng 8, cộng đồng thế giới đã kỷ niệm sinh nhật thứ 110 của Raoul Follereau, người Pháp đã dành cả cuộc đời mình để giúp đỡ các bệnh nhân, đặc biệt là những người được chẩn đoán với bệnh phong.
Follereau là một nhà báo ở trước Thế chiến II Pháp. Trong một chuyến đi săn ở châu Phi, ông phát hiện ra hoàn cảnh bi đát mà nhiều người mắc bệnh phong phải đối mặt. Khi trở về châu Âu, ông bắt đầu chiến dịch của mình để giúp đỡ họ.
Ông đã thành lập một quỹ dành riêng để giúp những người bị bệnh phong trên thế giới. Ông cũng đã vận động mạnh mẽ để có thể giúp đỡ nhiều hơn cho các cộng đồng bệnh nhân phong. Vận động quan trọng nhất là việc thiết lập ngày Thế giới Bệnh phong tại Liên Hiệp Quốc.
Để đánh dấu sinh nhật thứ 110 của Follereau, Tòa Thánh sẽ phát hành tem đặc biệt để vinh danh ông, bắt đầu phát hành từ tháng Mười Một.
Bộ Phong Thánh đang nghiên cứu tiến trình phong Chân Phước cho ông.
4. Đức Thánh Cha Phanxicô thúc giục người Công Giáo đọc kinh Mân Côi trong cuộc chiến chống lại sự ác
Gần 12.000 khách hành hương đã đứng chật kín quảng trường nhỏ bên ngoài Dinh Thự Castel Gandolfo trong Thánh Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời do Đức Thánh Cha chủ sự.
Đức Thánh Cha Phanxicô xuất hiện đằng sau cánh cửa mang tính biểu tượng như là nơi đã khép lại triều đại giáo hoàng vị tiền nhiệm của ngài là Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, ngài tiến đến bàn thờ dã chiến trong chiếc áo lễ đơn giản. Bài giảng của ngài tập trung vào những đóng góp cho Giáo Hội của Đức Mẹ.
Đức Thánh Cha Phanxicô giảng giải: "Qua ánh sáng của biểu tượng xinh đẹp này của Mẹ chúng ta, chúng ta có thể phân tích đoạn Kinh Thánh của bài đọc hôm nay. Chúng ta có thể tập trung vào ba chữ: chiến đấu, phục sinh, và hy vọng".
Theo Đức Thánh Cha Phanxicô, chữ đầu tiên đề cập đến cuộc chiến đấu liên tục từ đời này đến đời kia giữa thiện và ác, và Đức Mẹ đóng vai trò quan trọng ra sao trong việc dẫn dắt thế giới dọc theo cuộc chiến này.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói: "Đức Maria hiệp cùng chúng ta, Mẹ chiến đấu bên cạnh chúng ta. Mẹ nâng đỡ các Kitô hữu trong cuộc chiến chống lại sức mạnh của sự ác. Nhất là qua lời cầu nguyện, qua kinh Mân Côi. Hãy nghe tôi nói, kinh Mân Côi ... Anh chị em có cầu nguyện kinh Mân Côi mỗi ngày không? Tôi không biết, anh chị em có chắc không? Thế thì chúng ta bắt đầu! "
Đức Thánh Cha tiếp tục nói rằng Đức Mẹ đã dự phần trong cuộc chiến đấu của con Mẹ, là Chúa Giêsu Kitô. Mẹ chịu đau đớn cùng Chúa, và vì thế khi Chúa Giêsu phục sinh, Mẹ nhận được hoa quả đầu mùa của ơn cứu chuộc.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói: "Mẹ của chúng ta, chúng ta có thể nói thêm, là người đại diện cho chúng ta. Mẹ là Chị của chúng ta, Chị Cả của chúng ta được ban ơn cứu độ và được đưa về Thiên Đàng".
Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng vì sự đau khổ và được cứu chuộc của Mẹ, Đức Mẹ cũng là hình ảnh mang tính biểu tượng nhất của hy vọng. Mẹ gần gũi những người đau khổ trên khắp thế giới, và ngài đem đến cho họ niềm hy vọng để vượt qua cuộc chiến của họ.
Đức Thánh Cha kết thúc Thánh Lễ với kinh Truyền Tin. Ngài ở lại Castel Gandolfo cả ngày. Sau chuyến viếng thăm một giáo xứ địa phương, ngài trở về Vatican.
5. Đức Giáo Hoàng kêu gọi hòa bình, đối thoại và hòa giải tại Ai Cập
Trong buổi đọc kinh Truyền Tin tại Castel Gandolfo, Đức Thánh Cha Phanxicô bày tỏ lo ngại về tình hình ở Ai Cập, nơi mà các cuộc biểu tình và đụng độ với quân đội đã dẫn đến những thiệt hại nhân mạng trầm trọng, cho đến nay có hơn 600 người thiệt mạng.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói: "Thật không may, tin tức đau đớn đã đến từ Ai Cập. Tôi muốn đảm bảo cầu nguyện cho tất cả các nạn nhân và gia đình họ, những người bị thương và tất cả những người đang chịu đau đớn. Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện cho hòa bình, đối thoại và hòa giải nơi quốc gia thân yêu đó và cho khắp thế giới. Đức Maria, Nữ Vương Hòa Bình, cầu cho chúng con. Tất cả chúng ta hãy kêu cầu, Đức Maria, Nữ Vương Hòa Bình, cầu cho chúng con".
Đức Thánh Cha đưa ra nhận xét của ngài trước hàng ngàn người đến tham dự Thánh Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời tại Quảng trường Tự do tại Castel Gandolfo. Đức Giáo Hoàng cũng cho biết đây là thời điểm 25 năm kể từ khi Đức Gioan Phaolô II ban hành Tông Thư Mulieris Dignitatem, về phẩm giá và ơn gọi của người phụ nữ. Ngài thúc giục các tín hữu phân tích vai trò của phụ nữ trong Giáo Hội.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói: "Tài liệu này rất giàu ý tưởng, xứng đáng để được đổi mới và phát triển, và đó là nền tảng cho chúng ta thấy trọn vẹn hình ảnh của Đức Trinh Nữ Maria."
Đức Thánh Cha cũng cho biết, mỗi tiếng xin vâng với Thiên Chúa, như mẫu gương của Đức Mẹ, là một bước tiến gần hơn đến Thiên Đàng.
6. Một bộ phim trình bày Đức Mẹ đưa con người trở về với Đức Tin như thế nào
Mỗi năm hàng triệu người trên khắp thế giới viếng thăm những đền thánh đã được cung hiến cho Đức Mẹ. Đằng sau mỗi người hành hương là một câu chuyện. Bộ phim "Quê hương Mẹ Maria. Hư cấu hay Thực tại?" chia sẻ chứng tá của những người đã trở về với đức tin Công Giáo, sau khi cảm nghiệm được sự cầu bầu từ Mẹ Chúa Kitô.
"Tôi nghe giọng nói này có vẻ rất ngọt ngào, rất... nặng tình mẫu tử. Mẹ nói với tôi ‘con trai của mẹ, thế là đủ. Con có sẵn sàng để trở về nhà không?’"
Ông Juan Manuel Cotelo, nhà sản xuất bộ phim "Quê hương Mẹ Maria. Hư cấu hay Thực tại?" cho biết: "Bộ phim được dựa trên đó. Con đường dễ nhất và có tác động nhất để trở về với Thiên Chúa là qua Mẹ Maria" (3:16-3:31). "Thật là tuyệt đẹp khi thấy rằng Đức Mẹ không phải là một nhân vật huyền thoại tuyệt đẹp hoặc một câu chuyện cổ Hy Lạp. Mẹ không chỉ là một huyền thoại trong những huyền thoại khác".
Ông Juan Manuel Cotelo giải thích rằng mục tiêu chính của bộ phim này là để nghiên cứu, tìm hiểu thêm về thực tại của con người, bao gồm cả những người tuyên bố họ đã được trò chuyện với chính Thiên Chúa.
Ông Juan Manuel Cotelo nói: "Nếu ai đó nói rằng họ trò chuyện với Michael Jackson chúng tôi không nghi ngờ. Chúng tôi nghĩ rằng hoặc là họ nói dối, hoặc là tâm thần họ không ổn định, họ cần tìm đến một bác sĩ tâm thần. Nhưng có hàng triệu, không chỉ một mà là hàng triệu người tuyên bố họ đã trò chuyện với Chúa Giêsu Kitô hằng ngày. Họ đang nói dối chăng, điên à? Hay họ nói lên sự thật?"
"Hãy nói về những người sống mà không có Thiên Chúa trong nhiều năm, và bây giờ họ sống với Ngài. Họ có quyền nói, tôi đã kiểm nghiệm với cả hai lối sống, và lối sống này tốt hơn. Được, chúng ta hãy xem họ đã chán ngấy, hay họ có tâm thần không ổn định, hay là họ đang trình bày một số sự thật"
Một trong những điều gây ngạc nhiên cho những người không Công Giáo là lòng sùng mộ đặc biệt mà người Công Giáo bộc lộ đối với Đức Trinh Nữ Maria. Lịch của họ là đầy những ngày dành cho ngài, và các đền Đức Mẹ luôn đầy ắp khách hành hương. Cuốn phim "Hư cấu hay Thực tại" giúp người xem hiểu rõ vai trò Đức Mẹ trong Giáo Hội Công Giáo.
7. Hồi Giáo Mã Lai Á đe doạ biểu tình nếu tòa án cho người Công Giáo gọi Thiên Chúa là Allah.
Nếu bây giờ một tòa án ở Việt Nam ra một phán quyết cấm người Công Giáo không được gọi Thiên Chúa bằng danh từ “Chúa” như chúng ta vẫn thường dùng hàng mấy trăm năm nay, bắt phải dùng một từ khác đi thì chúng ta nghĩ như thế nào?
Đó là hoàn cảnh vô lý mà những người Công Giáo tại Mã Lai Á đang phải đối diện. Nếu như hàng mấy trăm năm nay người Việt dùng danh từ “Chúa”, thì người Công Giáo Mã Lai dùng danh từ “Allah”.
Tuy nhiên, vì người Hồi Giáo cũng dùng từ “Allah” nên họ cấm không cho người Công Giáo dùng từ ấy mà phải sửa trong tất cả các kinh sách. Ngày 22 tháng 8, Đức Tổng Giám Mục Murphy Nicholas Xavier Pakiam của Kuala Lampur sẽ phải ra trước toà án để nghe phán quyết.
Trong tuần qua, các quan tòa tại Mã Lai cũng thấy sự vô lý và ngang ngược của người Hồi Giáo nên đã có những dấu chỉ thăm dò quần chúng là họ không thể ra một phán quyết vô lý như thế.
Để gây áp lực với nền tư pháp Mã Lai, Perkasa, một tổ chức chủ trương bạo động và có khuynh hướng dân tộc hẹp hòi, đã kêu gọi người Hồi giáo biểu tình phản đối "với số lượng lớn" nếu quan tòa không cấm người Công Giáo sử dụng từ "Allah" để chỉ Thiên Chúa.
Từ “Allah” đã được người Công Giáo sử dụng từ thế kỷ thứ 17 nhưng cách đây 4 năm chính phủ Malaysia đã cấm một tờ báo Công Giáo không được sử dụng thuật ngữ này làm dấy lên một cuộc chiến pháp lý kéo dài đến bốn năm qua.
Đầu tháng 7 vừa qua, sứ thần Tòa Thánh tại Mã Lai là Đức Tổng Giám Mục Joseph Marino đã nhận xét rằng việc người Công Giáo dùng từ “Allah” là “hợp lý và chấp nhận được”.
Một số lãnh đạo Hồi giáo và báo chí tại nước này đã kêu gọi chính phủ trục xuất Đức Tổng Giám Mục cho rằng tuyên bố của ngài là một sự xúc phạm đến Hồi giáo. Tình hình căng thẳng đến mức Đức Tổng Giám Mục đã phải gặp Bộ trưởng Ngoại giao Mã Lai là ông Datuk Seri Anifah Aman, trong một nỗ lực để giảm bớt căng thẳng. Ngày 16 tháng 7, ngài phải ra một tuyên bố có tính hòa giải với những người Hồi Giáo.
Mã Lai có 29.2 triệu dân trong đó 60% theo Hồi giáo, Phật giáo 19%, 6% theo đạo Hindu, 6% Tin Lành, và 3% theo Công Giáo.
8. Tuyên ngôn của Giáo Hội Công Giáo Ai Cập
Thượng Phụ Alexandria của Giáo Hội Công Giáo Coptic Ai Cập, Ibrahim Isaac, vừa cho công bố một tuyên ngôn liên quan tới tình hình chính trị đang diễn ra tại Đất Nước ngài, sau khi những người ủng hộ Huynh Đệ Hồi Giáo chém giết và đốt phá các nhà thờ, trường học và nhiều cơ sở khác. Thượng Phụ Isaac cũng là Chủ Tịch Hội Đồng Các Thượng Phụ và Giám Mục Công Giáo Ai Cập. Sau đây là nguyên văn bản tuyên bố, “nhân danh tình yêu quê hương và tình liên đới với mọi người yêu thương Ai Cập, bất luận là Kitô hữu hay người Hồi Giáo”:
Với nỗi đau buồn nhưng cũng hy vọng, Giáo Hội Công Giáo tại Ai Cập đang theo dõi những gì quê hương chúng tôi đang trải nghiệm: các tấn kích, giết chóc và thiêu đốt nhà thờ, trường học và các định chế nhà nước do người khủng bố. Bởi thế, nhân danh tình yêu quê hương và tình liên đới với mọi người yêu thương Ai Cập, bất luận là Kitô hữu hay người Hồi Giáo, chúng tôi cố gắng hết sức để truyền thông cho các tổ chức thân hữu khắp thế giới ngõ hầu làm sáng tỏ cho họ sự thực của các biến cố đang diễn ra tại quê hương chúng tôi. Chúng tôi muốn được phát biểu những điều sau đây:
Chúng tôi hỗ trợ một cách tự do, mạnh mẽ và đầy ý thức mọi định chế quốc gia, đặc biệt là Quân Đội và cảnh sát, trong tất cả các cố gắng của họ nhằm bảo vệ quê hương.
Chúng tôi đánh giá việc các quốc gia thành thật đã am hiểu bản chất các biến cố và thẳng thừng bác bỏ bất cứ mưu toan can thiệp nào vào nội tình Ai Cập hoặc ảnh hưởng tới các quyết định tối cao của Ai Cập bất kể định hướng của nó có ra sao.
Chúng tôi cám ơn mọi cơ sở truyền thông của Ai Cập và của quốc tế đã tường trình các tin tức và các biến cố một cách khách quan và vô tư, trong khi lên án những cơ sở truyền thông nào cổ vũ dối trá và làm sai lạc sự thật hòng lừa dối công luận thế giới.
Chúng tôi cám ơn các đồng bào Hồi Giáo đáng kính của chúng tôi, những người luôn đứng bên cạnh chúng tôi, bao nhiêu có thể, để bảo vệ các thánh đường và các định chế của chúng tôi.
Sau cùng, chúng tôi xin ngỏ lời cùng các nhà lãnh đạo quốc tế có ý thức và mọi nhà lãnh đạo quốc gia, xin họ hiểu và tin rằng những gì đang diễn ra tại Ai Cập hiện nay không phải là cuộc đấu tranh chính trị giữa các phe phái khác nhau, mà là một cuộc chiến chống khủng bố.
Để kết luận, chúng tôi tỏ lời chia buồn với mọi gia đình và thân nhân của các nạn nhân. Chúng tôi xin Chúa chữa lành mọi vết thương.
+ Ibrahim Isaac
Thượng Phụ Alexandria của Người Công Giáo Coptic
Chủ tịch Hội Đồng Các Thượng Phụ và Giám Mục Công Giáo Ai Cập
9. Đức Thánh Cha cắt ngắn những ngày nghỉ hè để gặp gỡ các bạn trẻ Nhật Bản
Cuộc tiếp kiến giữa Đức Giáo Hoàng Phanxicô và 200 bạn trẻ Nhật Bản tại Vườn Damasus hôm thứ Tư 21 tháng 8 đã diễn ra rất vui vẻ, thân mật và tự nhiên.
Đây cũng là một sự kiện bất thường bởi các vị Giáo Hoàng hiếm khi chào đón du khách trong tháng Tám. Nhưng Đức Thánh Cha Phanxicô đã không ngần ngại gặp gỡ cá nhân với nhóm bạn trẻ. Trong buổi gặp gỡ, ngài đã làm nổi bật tầm quan trọng của đối thoại.
Đức Thánh Cha nói:
"Đối thoại là rất quan trọng đối với sự trưởng thành cá nhân, bởi vì trong việc làm quen với những người khác và các nền văn hóa, trong việc làm quen với các tôn giáo khác, chúng ta phát triển và trưởng thành."
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng nói thêm rằng để xây dựng sự hiểu biết và hòa bình giữa các nền văn hóa, điều quan trọng là phải có một thái độ cởi mở.
Ngài nói:
"Hiền lành, khả năng gặp gỡ con người, gặp gỡ các nền văn hóa một cách an bình, khả năng đặt câu hỏi thông minh: tại sao họ lại suy nghĩ như thế? Tại sao nền văn hóa này thực hiện điều này? Lắng nghe người khác và sau đó hãy nói. Đầu tiên là lắng nghe và sau đó mới nói. Đây là sự khiêm nhường. "
Đức Thánh Cha Phanxicô đã thể hiện một tình cảm đặc biệt với Nhật Bản, và nhiều lần ngài giải thích rằng khi còn nhỏ ngài đã muốn trở thành một nhà truyền giáo ở Nhật Bản. Kết thúc buổi triều yết chung, một trong số những bạn trẻ đã cám ơn Đức Giáo Hoàng, và tất cả đều hát vang một bài tặng Đức Thánh Cha.
10. Hơn 60 nhà thờ bị đốt phá tại Ai Cập.
Hôm 14 tháng 8, một ngày trước Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, Giáo Hội tại Ai Cập đã phát đi lời kêu cứu khẩn cấp trước cơn cuồng nộ của người Hồi Giáo khi 23 nhà thờ bị đồng loạt tấn công và đốt phá ngay tại thủ đô Cairo.
Sáng thứ Hai 20 tháng 8, cha Rafic Greiche, phát ngôn viên của Hội đồng Giám mục Công Giáo Ai Cập, nói với thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng rằng ít nhất 60 nhà thờ đã bị đốt phá trong đó có 14 nhà thờ Công Giáo, 1 nhà thờ Tin Lành, số còn lại thuộc Giáo Hội Chính Thống Coptic.
Theo nhận xét của cha Rafic Greiche, những nơi bị tấn công mạnh là những nơi có đông những chiến binh Hồi Giáo thuộc phong trào Huynh Đệ Hồi Giáo, một tổ chức thường được phương Tây mô tả là tổ chức khủng bố có những quan hệ gần gũi với Al Qaeda của Bin Laden.
Cha Rafic Greiche nhấn mạnh "Đây không phải là một cuộc chiến giữa các Kitô hữu và người Hồi giáo. Nó không phải là một cuộc nội chiến quốc gia nhưng là một cuộc chiến tranh chống khủng bố."
11. Các nữ tu bị tấn công tình dục, bị bắt du hành thị chúng
Trong khi đó, hãng tin AP đã mô tả chi tiết vụ tấn công nhắm vào một trường học do dòng Phanxicô điều hành tại Beni Suef, một thành phố ở trung tâm miền bắc Ai Cập, nơi có 230,000 dân.
Nữ tu Manal, hiệu trưởng của trường cho biết chị cùng với hai nữ tu khác bị người Hồi Giáo bắt được. “Họ đưa chúng tôi đi diễu hành như những tù binh chiến tranh và ném đủ thứ vào chúng tôi trong khi họ dẫn chúng tôi từ ngõ này sang ngõ khác mà không nói cho chúng tôi biết họ sẽ đưa chúng tôi đi đâu.”
"Chúng tôi là người tu hành. Chúng tôi dựa vào Thiên Chúa và các thiên thần bảo vệ chúng tôi"
Chị Manal cho biết một phụ nữ Hồi giáo trước đây làm việc tại các trường học có con rể là cảnh sát đã can thiệp và giải thoát cho ba nữ tu.
Chị Manal nói thêm là chị nhìn thấy hai chị khác của nhà trường bị đám đông Hồi Giáo cuồng nộ tấn công tình dục. Vẫn chưa có tin gì thêm về hai chị này.
12. Những mốc thời gian quan trọng
Tưởng cũng nên nói thêm về những diễn biến mới đây tại Ai Cập.
Ai Cập có 85,300,000 dân trong đó 90% là người Hồi Giáo, chủ yếu là Hồi Giáo Sunny, 9% là tín hữu Chính Thống Giáo Coptic. Người Công Giáo Coptic hiệp thông hoàn toàn với Tòa Thánh chỉ chiếm 163,700 tín hữu trong số 1% còn lại.
Trong cao trào cuộc nổi dậy Ai Cập, các cuộc biểu tình khổng lồ từ 25 tháng Giêng Năm 2011 đến ngày 11 tháng Hai năm đó đã lật đổ tổng thống Hosni Mubarak sau gần 30 năm cầm quyền của ông này. Cựu tổng thống Hosni Mubarak, năm nay 85 tuổi, đang bị giam giữ và quân đội nước này hôm thứ Hai 19 tháng 8 đã có ý muốn trả tự do cho ông ta.
Ngày 11 tháng Hai năm 2011, Hosni Mubarak thoái vị, quân đội giải tán quốc hội, hoãn việc thi hành hiến pháp và trực tiếp lãnh đạo đất nước.
Sau những tranh cãi liên tục từ tháng 11 năm 2011 đến ngày 15 tháng Hai năm 2012, quốc hội lập hiến đã được bầu ra trong đó tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo chiếm gần một nửa số ghế tại Hạ Viện và 90% số ghế tại Thượng Viện.
Trong cuộc bầu cử tổng thống kéo dài trong hai ngày 16 và 17 tháng Sáu năm 2012, Mohammed Morsi thành viên của tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo được 51.7% phiếu thắng khít khao ông Ahmed Shafiq, người đã từng là thủ tướng cuối cùng dưới thời tổng thống Hosni Mubarak.
Các cuộc biểu tình khổng lồ đã liên tục nổ ra sau đó vì Mohammed Morsi tự ban cho mình quá nhiều quyền hành, lãnh đạo đất nước tồi tệ, lạm phát gia tăng và dung dưỡng tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo tấn công vào các tôn giáo khác, kể cả Hồi Giáo Shiite.
Một vài chi tiết sau đây có thể minh hoạ cho đường lối dung dưỡng tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo của Mohammed Morsi.
Ngày 7 tháng Tư năm nay 2013, tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo tấn công vào Vương Cung Thánh Đường Cairo giết chết 4 tín hữu Chính Thống Giáo trong khi những người này tổ chức đám tang cho một tín hữu khác đã bị tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo giết chết trong một cuộc biểu tình của người Chính Thống Giáo Coptic chống lại chính sách phân biệt đối xử dựa trên niềm tin của Mohammed Morsi.
Đức Giáo Chủ Tawadros đệ Nhị đã cực lực lên án chính sách của Mohammed Morsi trước khi có cuộc gặp gỡ với Đức Thánh Cha Phanxicô vào ngày 10 tháng Năm để bày tỏ mối âu lo của ngài về tương lai của các Giáo Hội Kitô tại Ai Cập.
Trong khuôn khổ các cuộc thanh trừng tôn giáo, không chỉ có các Kitô hữu bị tấn công, hôm 23 tháng 6, bốn người Hồi Giáo Shiite đã bị đánh chết tại một làng ở ngoại ô thủ đô Cairo. Làn sóng bất bình dâng cao.
Ngày 30 tháng 6, hàng triệu người xuống đường biểu tình kêu gọi Mohammed Morsi từ chức.
Sáng ngày 1 tháng 7, trước sự hỗn loạn của đất nước, quân đội ra tối hậu thư cho Mohammed Morsi phải giải quyết tình hình trong vòng 48 giờ.
Tối ngày 2 tháng 7, Mohammed Morsi phát đi tuyên bố cuối cùng nhất quyết không thoái vị cũng không đáp ứng các yêu cầu của quân đội và phe đối lập.
Ngày 3 tháng 7, hết hạn tối hậu thư, quân đội bắt giữ Mohammed Morsi, lật đổ chế độ và đưa ông Adly Mansour, chánh án Tối Cao Pháp Viện lên làm tổng thống lâm thời.
Tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo lập tức huy động tổng biểu tình chống lại quân đội.
Hôm 5 tháng 7, đụng độ dữ dội giữa quân đội, cảnh sát và người biểu tình tại Alexandria khiến 36 người chết. Ba ngày sau đó, 50 người nữa bị giết trong các cuộc đụng độ tại Cairo. Hàng loạt các vụ đụng độ sau đó tại hai thành phố này đã nâng tổng số người chết lên đến hơn 300 người chỉ trong vòng một tuần.
Tại thủ đô Cairo, tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo tiếp tục huy động những cuộc biểu tình khổng lồ làm tê liệt đời sống quốc gia.
Sau những trì hoãn và cân nhắc, sáng ngày 14 tháng 8, cảnh sát dưới sự yểm trợ của xe thiết giáp và xe ủi đất đã tấn công vào hai địa điểm biểu tình của những người Hồi Giáo ủng hộ tổng thống Mohammed Morsi đã bị quân đội lật đổ. Cuộc tắm máu bắt đầu xảy ra. Tại hai địa điểm này 638 người bị giết chết.
Các đồn bót lẻ tẻ của cảnh sát, các nhà thờ Kitô Giáo lập tức bị tấn công đồng loạt. Nhiều đồn cảnh sát được ghi nhận là không còn cảnh sát viên nào sống sót. Các dinh thự của chính phủ bị đốt phá. Cảnh sát chết la liệt trên nhiều con đường của Cairo khiến cho bộ trưởng nội vụ ban hành lệnh khẩn cấp cho phép các cảnh sát viên được nổ súng tự vệ bằng mọi giá.
Trong ngày Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, tất cả các nhà thờ phải đóng cửa. Chỉ nội trong ngày 15 tháng 8, 36 nhà thờ nữa bị đốt phá.
Ngày 16 tháng 8, súng nổ liên tục tại Cairo. Quân đội và cảnh sát giao tranh với tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo tại nhiều nơi trong thành phố, đặc biệt là tại một ngôi đền Hồi Giáo nơi hàng trăm người Hồi Giáo cố thủ bên trong. Hàng trăm người bị bắt giữ sau khi lực lượng an ninh chiếm được ngôi đền. 173 người được ghi nhận là thiệt mạng.
Ngày 17 tháng 8, quân đội cho biết họ có ý định đặt tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo ra ngoài vòng pháp luật.
Sáng sớm thứ Ba 20 tháng 8, quân đội Ai Cập đã bắt được lãnh tụ Huynh Đệ Hồi Giáo Mohamed Badie đang trốn tại một căn chung cư ở thành phố Nasr, phía đông bắc Cairo.
Mohamed Badie đã bỏ trốn từ hôm 3 tháng 7, sau khi quân đội bắt giam cựu tổng thống Mohamed Morsi. Hầu hết các cấp lãnh đạo của Huynh Đệ Hồi Giáo đã bị bắt ngay đầu tháng 7. Tuy nhiên, Badie nhanh chân trốn thoát và đạo diễn những vụ tấn công vào các đồn bót cảnh sát, các nhà thờ Kitô Giáo và các dinh thự chính phủ. Con trai ông này là Ammar Badie, 38 tuổi, đã bị giết chết hôm thứ Sáu trong cuộc nổi loạn gọi là "ngày cuồng nộ".
Trong một diễn biến mới nhất tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo bị cáo buộc là đã phục kích một đoàn xe cảnh sát tại khu vực núi Sinai giết chết 25 binh sĩ.
Hôm 19 tháng 8, cảnh sát đã di chuyển 612 người bị bắt, phần lớn là các thành viên của tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo, từ Cairo đến nhà tù Abu Zaabal. Dọc đường đoàn xe chở tù đã bị phục kích trong một mưu toan giải thoát các tù nhân. 35 tù nhân đã bị chết ngộp.
Với việc bắt giữ Mohamed Badie, hầu hết các lãnh tụ Huynh Đệ Hồi Giáo đã bị bắt giữ. Tuy nhiên, làn sóng bạo động có vẻ vẫn chưa lắng dịu vì những thày giảng Kinh Koran vẫn tiếp tục tung ra những Fatwa kêu gọi tổ chức những “ngày cuồng nộ” tại quảng trường Rames. Những lãnh tụ tinh thần này cách nào đó là bất khả xâm phạm.
Từ hôm thứ Tư 14 tháng 8 đến nay, theo báo cáo chính thức đã có 830 người thiệt mạng trong đó có 95 cảnh sát và binh sĩ Ai Cập.
Phần lớn các cảnh sát viên bị thiệt mạng vào ngày 14 và 15 tháng 8 khi tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo tấn công vào các đồn bót cảnh sát lẻ tẻ không có khả năng tự vệ. Những băng ghi hình cho thấy nhiều đồn cảnh sát đã bị tàn sát tập thể không còn người nào sống sót.
Tại Alexandria, nhiều người cả thường dân lẫn cảnh sát bị tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo ném đá đến chết hay bị bắt đưa lên các tòa nhà cao rồi xô xuống cho bể sọ chết.