Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Hồng Y Kurt Koch: Thông điệp Laudeto Sí đẩy mạnh hiệp nhất Kitô Giáo
Đặng Tự Do
07:04 22/08/2015
Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Hiệp nhất Kitô giáo nói trong một cuộc phỏng vấn được đăng trên tờ trên tờ Quan Sát Viên Rôma rằng thông điệp Laudeto Sí của Đức Thánh Cha Phanxicô về sinh thái không chỉ thúc đẩy sự hiệp nhất giữa Công Giáo với Chính Thống Giáo, nhưng cũng có khả năng giúp vượt qua những ngăn cách với các hệ phái Kitô khác.
Đức Hồng Y Kurt Koch nói: “Sự hợp tác giữa Đức Thánh Cha Phanxicô với Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô của Chính Thống Giáo Constantinople không phải là chuyện mới lạ. Chúng ta không được quên rằng đã có một sự hợp tác tuyệt vời giữa Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 và Đức Thượng Phụ Bácthôlômêô."
Ngài nói tiếp:
"Chúng ta phải nhận ra rằng cuộc đối thoại đại kết phát triển trên những mức độ khác nhau: đại kết về bác ái, về quan hệ hữu nghị, về thần học, văn hóa và về sự hợp tác chung. Tôi cho rằng điều quan trọng là chúng ta cần đào sâu các cuộc đối thoại về sự hợp tác để bảo vệ phẩm giá của người nghèo."
Đức Hồng Y nhấn mạnh rằng:
"Giữa các Kitô hữu với nhau, chẳng may là có những khác biệt rất lớn về đạo đức sinh học và đạo đức về tính dục trong bối cảnh về giới tính. Về vấn đề này, thông điệp có thể giúp tìm thấy một sự hiểu biết chung."
Đức Hồng Y Kurt Koch nói: “Sự hợp tác giữa Đức Thánh Cha Phanxicô với Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô của Chính Thống Giáo Constantinople không phải là chuyện mới lạ. Chúng ta không được quên rằng đã có một sự hợp tác tuyệt vời giữa Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 và Đức Thượng Phụ Bácthôlômêô."
Ngài nói tiếp:
"Chúng ta phải nhận ra rằng cuộc đối thoại đại kết phát triển trên những mức độ khác nhau: đại kết về bác ái, về quan hệ hữu nghị, về thần học, văn hóa và về sự hợp tác chung. Tôi cho rằng điều quan trọng là chúng ta cần đào sâu các cuộc đối thoại về sự hợp tác để bảo vệ phẩm giá của người nghèo."
Đức Hồng Y nhấn mạnh rằng:
"Giữa các Kitô hữu với nhau, chẳng may là có những khác biệt rất lớn về đạo đức sinh học và đạo đức về tính dục trong bối cảnh về giới tính. Về vấn đề này, thông điệp có thể giúp tìm thấy một sự hiểu biết chung."
Đức Hồng Y Gualtiero Bassetti so sánh thông điệp Laudeto Sí với thông điệp Rerum Novarum
Đặng Tự Do
07:50 22/08/2015
Trong một bài báo đăng trên trang nhất tờ Quan Sát Viên Rôma số ra ngày 21 tháng 8, Đức Hồng Y Gualtiero Bassetti của tổng giáo phận Perugia-Città della Pieve nói rằng thông điệp mới của Đức Thánh Cha Phanxicô về chăm sóc cho ngôi nhà chung của chúng ta có thể so sánh được với thông điệp xã hội mang tính đột phá của Đức Giáo Hoàng Lêô thứ XIII, là thông điệp Rerum Novarum, thường được dịch sang Việt Ngữ là Tân Sự.
Đức Hồng Y Bassetti viết rằng vào năm 1891, Đức Giáo Hoàng Leo đã hướng "cái nhìn từ mẫu của Giáo Hội" vào những vấn nạn lao động trong quá trình chuyển đổi quan trọng từ một xã hội nông nghiệp sang một xã hội kỹ nghệ với cuộc cách mạng công nghiệp.
Đức Hồng Y Bassetti viết tiếp:
“Bây giờ chúng ta đang sống trong một thời gian rất quan trọng tương tự như quá trình chuyển đổi đó, một quá trình được dự đoán bởi Cha Romano Guardini trong cuốn The End of The Morndern World – Ngày Tàn của Thế Giới Hiện Đại - trong đó có một ‘kẻ phi nhân’ tuyên bố thống trị vô hạn đối với thiên nhiên và một ‘nhà nước hùng bá về kinh tế, kỹ thuật, và tổ chức’ khẳng định quyền lực vô hạn trên nhân loại và thụ tạo”
Ngài kết luận rằng thách thức quan trọng nhất của Laudato Sí, do đó, là thách thức chống lại thứ quyền lực tưởng chừng bất khả chế ngự của "mô hình kinh tế kỹ thuật."
Thông điệp Tân Sự của Ðức Lêô XIII về hoàn cảnh của giới công nhân, được công bố ngày 15 tháng 05 năm 1891, được coi như một giáo huấn đầu tiên về xã hội của Giáo Hội. Với một nội dung ôn hoà, nhưng sắc sảo và chính xác, tấn công vào các vấn đề và xuất phát từ cấp cao nhất của Giáo Hội, thông điệp nhanh chóng gây được một tiếng vang rộng lớn trong giới báo chí. Bức thông điệp được một số tuyên ngôn của các đảng phái xã hội đánh giá cao trong khi một số khác tuyên bố rằng nó đã phá đổ hẳn bức tường ngăn cách giữa Giáo Hội và thế giới hiện đại và làm trổi dậy mối thiện cảm đối với Giáo Hội.
Ngày nay thông điệp Laudato Sí của Đức Thánh Cha Phanxicô về việc bảo vệ 'căn nhà chung', cũng có những ảnh hưởng lớn trên các chính phủ và các tổ chức quốc tế.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho Đài Vatican, hôm 11 tháng 8, sau khi Đức Thánh Cha Phanxicô ấn định Ngày Thế giới cầu nguyện cho sự chăm sóc thiên nhiên, cử hành vào ngày 1-9 hằng năm, Đức Hồng Y Turkson nói: “Các chính phủ và các vị lãnh đạo các tổ chức quốc tế đã bắt đầu lắng nghe. Và tôi có bằng chứng về điều đó. Ngày 29-6 năm nay, tôi ở New York, hướng dẫn phái đoàn Tòa Thánh, trong cuộc thảo luận về vấn đề thay đổi khí hậu. Các bài phát biểu đều trích dẫn Thông điệp của Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Mặc dù Thông điệp không hẳn nói về đề tài “sự thay đổi khí hậu”, nhưng về thiên nhiên và môi sinh học toàn diện, những các bài tham luận, bài này tới bài khác, đều trích dẫn phần Thông Điêp bàn về vấn đề thay đổi khí hậu. Vì thế, âm hưởng của Thông điệp là điều đã được kiểm chứng”.
Đức Hồng Y Bassetti viết rằng vào năm 1891, Đức Giáo Hoàng Leo đã hướng "cái nhìn từ mẫu của Giáo Hội" vào những vấn nạn lao động trong quá trình chuyển đổi quan trọng từ một xã hội nông nghiệp sang một xã hội kỹ nghệ với cuộc cách mạng công nghiệp.
Đức Hồng Y Bassetti viết tiếp:
“Bây giờ chúng ta đang sống trong một thời gian rất quan trọng tương tự như quá trình chuyển đổi đó, một quá trình được dự đoán bởi Cha Romano Guardini trong cuốn The End of The Morndern World – Ngày Tàn của Thế Giới Hiện Đại - trong đó có một ‘kẻ phi nhân’ tuyên bố thống trị vô hạn đối với thiên nhiên và một ‘nhà nước hùng bá về kinh tế, kỹ thuật, và tổ chức’ khẳng định quyền lực vô hạn trên nhân loại và thụ tạo”
Ngài kết luận rằng thách thức quan trọng nhất của Laudato Sí, do đó, là thách thức chống lại thứ quyền lực tưởng chừng bất khả chế ngự của "mô hình kinh tế kỹ thuật."
Thông điệp Tân Sự của Ðức Lêô XIII về hoàn cảnh của giới công nhân, được công bố ngày 15 tháng 05 năm 1891, được coi như một giáo huấn đầu tiên về xã hội của Giáo Hội. Với một nội dung ôn hoà, nhưng sắc sảo và chính xác, tấn công vào các vấn đề và xuất phát từ cấp cao nhất của Giáo Hội, thông điệp nhanh chóng gây được một tiếng vang rộng lớn trong giới báo chí. Bức thông điệp được một số tuyên ngôn của các đảng phái xã hội đánh giá cao trong khi một số khác tuyên bố rằng nó đã phá đổ hẳn bức tường ngăn cách giữa Giáo Hội và thế giới hiện đại và làm trổi dậy mối thiện cảm đối với Giáo Hội.
Ngày nay thông điệp Laudato Sí của Đức Thánh Cha Phanxicô về việc bảo vệ 'căn nhà chung', cũng có những ảnh hưởng lớn trên các chính phủ và các tổ chức quốc tế.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho Đài Vatican, hôm 11 tháng 8, sau khi Đức Thánh Cha Phanxicô ấn định Ngày Thế giới cầu nguyện cho sự chăm sóc thiên nhiên, cử hành vào ngày 1-9 hằng năm, Đức Hồng Y Turkson nói: “Các chính phủ và các vị lãnh đạo các tổ chức quốc tế đã bắt đầu lắng nghe. Và tôi có bằng chứng về điều đó. Ngày 29-6 năm nay, tôi ở New York, hướng dẫn phái đoàn Tòa Thánh, trong cuộc thảo luận về vấn đề thay đổi khí hậu. Các bài phát biểu đều trích dẫn Thông điệp của Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Mặc dù Thông điệp không hẳn nói về đề tài “sự thay đổi khí hậu”, nhưng về thiên nhiên và môi sinh học toàn diện, những các bài tham luận, bài này tới bài khác, đều trích dẫn phần Thông Điêp bàn về vấn đề thay đổi khí hậu. Vì thế, âm hưởng của Thông điệp là điều đã được kiểm chứng”.
Đức Thượng Phụ Giêrusalem lên án Do Thái xây tường ngang qua tu viện dòng Salêsiêng và gia cư của các Kitô hữu
Đặng Tự Do
08:11 22/08/2015
Sau một quyết định của tòa thượng thẩm Israel, các công nhân đã tái tục việc xây dựng bức tường an ninh ở Bờ Tây trong thung lũng Cremisan, ngang qua tu viện dòng Salesien và những mảnh đất của 58 gia đình Kitô hữu Palestine.
Trong thông cáo đưa ra hôm 20 tháng 8, Tòa Thượng Phụ Công Giáo nghi lễ Latinh tại Giêrusalem cho biết:
"Tòa Thượng phụ Công Giáo nghi lễ Latinh Giêrusalem mạnh mẽ lên án hành động này của Israel, tiến hành bất kể quyền lợi của các gia đình; là những quyền mà các gia đình đã mạnh dạn cùng cố gắng bảo vệ trước pháp luật trong một thập kỷ qua. Chúng tôi hiệp thông với nỗi buồn và sự thất vọng của các gia đình những người bị áp bức, và chúng tôi cực lực lên án sự bất công đối với họ."
Hôm 25 tháng Năm 2014, hình ảnh Đức Giáo Hoàng Phanxicô cúi đầu cầu nguyện, ép lòng bàn tay của mình chống lại bức tường bê tông, và cụng đầu như muốn xô đổ "bức tường ngăn cách" của Israel được nhanh chóng truyền đi khắp thế giới như một cử chỉ phản kháng mạnh mẽ của nhà lãnh đạo Công Giáo trước một biểu tượng của sự chia rẽ và xung đột trong một thế giới với quá nhiều những dàn xếp lắt léo mà cuối cùng phần thiệt đè nặng trên vai những người dân nghèo vô tội.
Được xây dựng bởi Israel như một hàng rào an ninh để bảo vệ công dân của mình khỏi bị tấn công sau phong trào intifada lần thứ hai, bức tường dài 438 km này bò như một con rắn chia cách khu vực Tây Ngạn, xuyên qua những dải lãnh thổ Palestine, chia cách các cộng đồng cư dân Palestine. Bên cạnh những thiệt hại kinh tế trầm trọng, nó đã trở thành một biểu tượng của sự chiếm đóng của Israel.
Trong thông cáo đưa ra hôm 20 tháng 8, Tòa Thượng Phụ Công Giáo nghi lễ Latinh tại Giêrusalem cho biết:
"Tòa Thượng phụ Công Giáo nghi lễ Latinh Giêrusalem mạnh mẽ lên án hành động này của Israel, tiến hành bất kể quyền lợi của các gia đình; là những quyền mà các gia đình đã mạnh dạn cùng cố gắng bảo vệ trước pháp luật trong một thập kỷ qua. Chúng tôi hiệp thông với nỗi buồn và sự thất vọng của các gia đình những người bị áp bức, và chúng tôi cực lực lên án sự bất công đối với họ."
Được xây dựng bởi Israel như một hàng rào an ninh để bảo vệ công dân của mình khỏi bị tấn công sau phong trào intifada lần thứ hai, bức tường dài 438 km này bò như một con rắn chia cách khu vực Tây Ngạn, xuyên qua những dải lãnh thổ Palestine, chia cách các cộng đồng cư dân Palestine. Bên cạnh những thiệt hại kinh tế trầm trọng, nó đã trở thành một biểu tượng của sự chiếm đóng của Israel.
Ý cầu nguyện của Đức Giáo Hoàng cho năm 2016
LM. Phạm Quốc Điềm
08:52 22/08/2015
Ý cầu nguyện của Đức Giáo Hoàng cho năm 2016
THÁNG GIÊNG
Ý chung: Cầu cho việc đối thoại chân thành giữa những người thuộc các tôn giáo khác nhau, mang lại các kết quả hoà bình và công lý.
Ý truyền giáo: Cầu cho các Kitô hữu, có thể vượt qua những chia rẽ, nhờ các phương thế đối thoại, tình bác ái huynh đệ và ân ban của Chúa Thánh Thần.
THÁNG HAI
Ý chung: Cầu cho chúng ta, biết quan tâm đến vũ trụ vạn vật, là hồng ân nhưng không đã nhận được, để canh tác và gìn giữ cho các thế hệ tương lai.
Ý truyền giáo: Cầu cho những cơ hội đối thoại và gặp gỡ giữa niềm tin Kitô giáo với các dân tộc Châu Á được gia tăng.
THÁNG BA
Ý chung: Cầu cho các gia đình đang gặp khó khăn, nhận được sự trợ giúp cần thiết và cho các trẻ em được lớn lên trong môi trường lành mạnh và an toàn.
Ý truyền giáo: Cầu cho các Kitô hữu đang bị kỳ thị hoặc bị bách hại vì đức tin, được ơn sức mạnh và trung thành với Tin Mừng, nhờ lời cầu nguyện không ngừng của toàn thể Hội Thánh.
THÁNG TƯ
Ý chung: Cầu cho những nông dân nhỏ, nhận được phần thưởng xứng đáng do công lao động quý giá của mình.
Ý truyền giáo: Cầu cho các Kitô hữu tại Châu Phi, biết làm chứng cho niềm tin và lòng yêu mến vào Đức Giêsu Kitô, giữa những xung đột về chính trị và tôn giáo.
THÁNG NĂM
Ý chung: Cầu cho người phụ nữ ở mọi quốc gia trên thế giới được tôn trọng, nhìn nhận và đề cao, vì đóng góp thiết yếu của họ cho xã hội.
Ý truyền giáo: Cầu cho các gia đình, các cộng đoàn và các đoàn thể biết thực hành việc lần chuỗi Mân Côi để loan báo Tin Mừng và bình an.
THÁNG SÁU
Ý chung: Cầu cho những người già cả, những người bị gạt ra bên lề xã hội, những người sống lẻ loi, ngay cả trong các thành phố lớn, có được những cơ hội để gặp gỡ và liên đới.
Ý truyền giáo: Cầu cho các chủng sinh và các tập sinh, gặp được những nhà đào tạo sống niềm vui Tin Mừng và chuẩn bị cách khôn ngoan cho sứ mạng của họ.
THÁNG BẢY
Ý chung: Cầu cho các dân tộc bản địa, đang gặp nguy cơ vì bản sắc và sự tồn vong của mình, được đối xử tôn trọng.
Ý truyền giáo: Cầu cho Giáo Hội tại Châu Mỹ Latinh và vùng Caribê, bằng các phương thế truyền giáo cho lục địa mình, biết loan báo Tin Mừng bằng nghị lực và lòng nhiệt thành mới mẻ.
THÁNG TÁM
Ý chung: Cầu cho các môn thể thao, là cơ hội gặp gỡ thân tình giữa các dân tộc và mang lại nền hoà bình cho thế giới.
Ý truyền giáo: Cầu cho các Kitô hữu biết sống theo Tin Mừng, để mang lại chứng tá về niềm tin, lòng ngay chính và tình yêu thương tha nhân.
THÁNG CHÍN
Ý chung: Cầu cho mỗi người chúng ta, biết đóng góp cho thiện ích chung và xây dựng một xã hội đặt trọng tâm vào con người.
Ý truyền giáo: Cầu cho các Kitô hữu, nhờ việc tham dự vào các Bí tích và suy niệm Thánh Kinh, ý thức hơn nữa sứ mạng loan báo Tin Mừng.
THÁNG MƯỜI
Ý chung: Cầu cho các nhà báo, khi thi hành công việc của mình, luôn được thôi thúc bởi việc tôn trọng sự thật và ý thức đạo đức chắc chắn.
Ý truyền giáo: Cầu cho ngày thế giới truyền giáo đổi mới các cộng đoàn Kitô hữu, đem đến niềm vui và trách nhiệm loan báo Tin Mừng.
THÁNG MƯỜI MỘT
Ý chung: Cầu cho số đông người di cư và tị nạn, được các quốc gia đón tiếp và trợ giúp, trong nỗ lực thể hiện tình liên đới với họ.
Ý truyền giáo: Cầu cho tại các giáo xứ, các linh mục và giáo dân cộng tác nhiệt thành với nhau để phục vụ cộng đoàn.
THÁNG MƯỜI HAI
Ý chung: Cầu cho nạn trẻ em bị bắt đi quân dịch, được loại bỏ trên toàn thế giới.
Ý truyền giáo: Cầu cho các dân tại Châu Âu, biết tái khám phá ra vẻ đẹp, sự tốt lành và chân thật của Tin Mừng, ngõ hầu mang lại niềm vui và niềm hy vọng cho đời sống.
Từ Vatican, ngày 3 tháng Giêng năm 2015
ĐGH Phanxicô
Bản dịch của Lm. Giuse Phạm Quốc Điêm
THÁNG GIÊNG
Ý chung: Cầu cho việc đối thoại chân thành giữa những người thuộc các tôn giáo khác nhau, mang lại các kết quả hoà bình và công lý.
Ý truyền giáo: Cầu cho các Kitô hữu, có thể vượt qua những chia rẽ, nhờ các phương thế đối thoại, tình bác ái huynh đệ và ân ban của Chúa Thánh Thần.
THÁNG HAI
Ý chung: Cầu cho chúng ta, biết quan tâm đến vũ trụ vạn vật, là hồng ân nhưng không đã nhận được, để canh tác và gìn giữ cho các thế hệ tương lai.
Ý truyền giáo: Cầu cho những cơ hội đối thoại và gặp gỡ giữa niềm tin Kitô giáo với các dân tộc Châu Á được gia tăng.
THÁNG BA
Ý chung: Cầu cho các gia đình đang gặp khó khăn, nhận được sự trợ giúp cần thiết và cho các trẻ em được lớn lên trong môi trường lành mạnh và an toàn.
Ý truyền giáo: Cầu cho các Kitô hữu đang bị kỳ thị hoặc bị bách hại vì đức tin, được ơn sức mạnh và trung thành với Tin Mừng, nhờ lời cầu nguyện không ngừng của toàn thể Hội Thánh.
THÁNG TƯ
Ý chung: Cầu cho những nông dân nhỏ, nhận được phần thưởng xứng đáng do công lao động quý giá của mình.
Ý truyền giáo: Cầu cho các Kitô hữu tại Châu Phi, biết làm chứng cho niềm tin và lòng yêu mến vào Đức Giêsu Kitô, giữa những xung đột về chính trị và tôn giáo.
THÁNG NĂM
Ý chung: Cầu cho người phụ nữ ở mọi quốc gia trên thế giới được tôn trọng, nhìn nhận và đề cao, vì đóng góp thiết yếu của họ cho xã hội.
Ý truyền giáo: Cầu cho các gia đình, các cộng đoàn và các đoàn thể biết thực hành việc lần chuỗi Mân Côi để loan báo Tin Mừng và bình an.
THÁNG SÁU
Ý chung: Cầu cho những người già cả, những người bị gạt ra bên lề xã hội, những người sống lẻ loi, ngay cả trong các thành phố lớn, có được những cơ hội để gặp gỡ và liên đới.
Ý truyền giáo: Cầu cho các chủng sinh và các tập sinh, gặp được những nhà đào tạo sống niềm vui Tin Mừng và chuẩn bị cách khôn ngoan cho sứ mạng của họ.
THÁNG BẢY
Ý chung: Cầu cho các dân tộc bản địa, đang gặp nguy cơ vì bản sắc và sự tồn vong của mình, được đối xử tôn trọng.
Ý truyền giáo: Cầu cho Giáo Hội tại Châu Mỹ Latinh và vùng Caribê, bằng các phương thế truyền giáo cho lục địa mình, biết loan báo Tin Mừng bằng nghị lực và lòng nhiệt thành mới mẻ.
THÁNG TÁM
Ý chung: Cầu cho các môn thể thao, là cơ hội gặp gỡ thân tình giữa các dân tộc và mang lại nền hoà bình cho thế giới.
Ý truyền giáo: Cầu cho các Kitô hữu biết sống theo Tin Mừng, để mang lại chứng tá về niềm tin, lòng ngay chính và tình yêu thương tha nhân.
THÁNG CHÍN
Ý chung: Cầu cho mỗi người chúng ta, biết đóng góp cho thiện ích chung và xây dựng một xã hội đặt trọng tâm vào con người.
Ý truyền giáo: Cầu cho các Kitô hữu, nhờ việc tham dự vào các Bí tích và suy niệm Thánh Kinh, ý thức hơn nữa sứ mạng loan báo Tin Mừng.
THÁNG MƯỜI
Ý chung: Cầu cho các nhà báo, khi thi hành công việc của mình, luôn được thôi thúc bởi việc tôn trọng sự thật và ý thức đạo đức chắc chắn.
Ý truyền giáo: Cầu cho ngày thế giới truyền giáo đổi mới các cộng đoàn Kitô hữu, đem đến niềm vui và trách nhiệm loan báo Tin Mừng.
THÁNG MƯỜI MỘT
Ý chung: Cầu cho số đông người di cư và tị nạn, được các quốc gia đón tiếp và trợ giúp, trong nỗ lực thể hiện tình liên đới với họ.
Ý truyền giáo: Cầu cho tại các giáo xứ, các linh mục và giáo dân cộng tác nhiệt thành với nhau để phục vụ cộng đoàn.
THÁNG MƯỜI HAI
Ý chung: Cầu cho nạn trẻ em bị bắt đi quân dịch, được loại bỏ trên toàn thế giới.
Ý truyền giáo: Cầu cho các dân tại Châu Âu, biết tái khám phá ra vẻ đẹp, sự tốt lành và chân thật của Tin Mừng, ngõ hầu mang lại niềm vui và niềm hy vọng cho đời sống.
Từ Vatican, ngày 3 tháng Giêng năm 2015
ĐGH Phanxicô
Bản dịch của Lm. Giuse Phạm Quốc Điêm
Cuộc Tông Du Hoa Kỳ: những điều ĐTC Phanxicô muốn nói với người Mỹ, theo lời vị cố vấn trưởng cuả ĐGH.
Trần Mạnh Trác
15:37 22/08/2015
"Mọi người đều mong mỏi Quốc Hội Hoa Kỳ ngưng chống đối nhau và bắt đầu chung sức hoạt động cho Công ích, và ngay cả Đức Thánh Cha Phanxicô cũng thế" là lời cuả vị niên trưởng cuả nhóm 9 vị cố vấn đặc biệt (8 Hồng Y và 1 TGM) về việc cải tổ các cơ cấu cuả Toà Thánh.
ĐTC Phanxicô sẽ là vị giáo hoàng đầu tiên đọc một thông điệp trước lưỡng viện quốc hội cuả Hoa Kỳ tại điện Capitol. Bản thông điệp này đang được đồn đoán một cách đặc biệt hơn hết các bản thông điệp khác ở New York (trước đại hội đồng Liên Hiệp Quốc) và ở Philadelphia (trước đại hội quốc tế về Gia đình). Sở dĩ như vậy là vì quốc hội Hoa Kỳ đang ở giữa một muà tranh cử và bầu không khí đấu tranh chính trị thì đang nóng lên dữ dội.
"Ngài sẽ đến một cách khiêm tốn nhưng sẽ nói một cách rất rõ ràng," theo lời cuả ĐHY Oscar Rodriguez Maradiaga cuả Honduras trước một cử toạ gồm nhiều giáo sư và sinh viên cuả viện ĐH Công Giáo Goeorgetown University ở Washington DC vào ngày 29 tháng 4 trước đây.
ĐTC Phanxicô đã không ngại ngùng trong việc cổ võ những Giáo huấn cuả Giáo Hội về Công Bằng Kinh Tế, Biến đổi Khí Hậu và Di Dân, dù đó là những vấn đề nóng bỏng còn trong vòng tranh cãi chính trị. Và vì thế mà nhiều người trong giới chính trị bảo thủ cuả Hoa Kỳ đã cảm thấy bồn chồn.
Nhưng có vẻ như "ĐTC sẽ không thay đổi cung điệu", theo lời cuả ĐHY Maradiaga khi mô tả 4 chủ đề mà ĐGH có thể sẽ đề cập tới trong cuộc Tông Du Hoa Kỳ vào tháng 9 tới:
1- Hãy đón nhận người di cư:
ĐHY Maradiaga nhắc lại việc ĐTC Phanxicô đã mong muốn đi vào Hoa Kỳ qua lối biên giới với Mễ tây Cơ để tỏ ra một cử chỉ nhấn mạnh đến nhu cầu phải 'xây cầu' tiếp đón những ngưòi di dân, chứ không nên 'dựng tường' để loại trừ nhau. Nhưng chương trình Tông Du khít khao không cho phép Ngài làm như thế, cho nên hầu như chắc chắn ĐTC sẽ đề cập đến vấn đề đó tại điện Capitol.
"Vùng xa mạc cuả Mỹ Châu không nên để trở thành một mồ chôn hay một nghiã điạ," ĐHY Maradiaga ám chỉ đến những người di dân xấu số đã bỏ mình trong những bãi cát nóng bỏng ở vùng biên giới Arizona và Texas.
Đây là một chủ đề đang gây chia rẽ lớn lao tại Hoa Kỳ. Tuy rằng mọi người đều đồng ý cần phải cải tổ luật lệ để giải quyết nạn di dân bất hợp pháp, tuy nhiên không ai có thể đồng ý với ai là luất ấy sẽ phải ra sao, ưu tiên ở điểm nào.
Những lời kêu gọi liên lỉ cuả ĐTC hình như đã có chút tác động trên cử tri Mỹ, mới đây (ngày 3 tháng 8) một cuộc thăm dò cuả Quinnipiac University National Poll cho thấy rằng có đến 55% cử tri Mỹ đồng ý những người di dân bất hợp pháp nên được ở lại Hoa Kỳ và nhập quốc tịch. Nếu chỉ cho phép ở lại mà thôi thì con số ủng hộ thêm lên được 9% nữa là 64%, chỉ có 32% đòi hỏi họ phải trở về nguyên quán.
76% người theo đảng Dân Chủ đồng ý cho phép những người di dân bất hợp pháp ở lại, còn 49% Cộng Hoà thì đòi họ phải ra đi.
2- Hãy xoá bỏ những bất công kinh tế:
"Chủ nghĩa tư bản không phải là một vị thần thánh. Cũng không từ Thiên Chuá. Nó cũng không phải là một hệ thống hoàn thiện mà không cải tiến hơn lên được," ĐHY Maradiaga nói. "Hệ thống này đã tạo ra một mức chênh lệch giàu nghèo quá sức lớn."
Một hệ thống kinh tế công chính là một hệ thống có thể làm cột trụ cho các gia đình. ĐHY Maradiaga cho biết thông điệp cuả ĐTC sẽ tập trung vào việc nâng đỡ tầng lớp trung lưu đang phải chật vật để củng cố mái ấm gia đình cuả mình.
"Nền kinh tế thị trường tự do thì không hoàn hảo. Chúng ta cần một nền kinh tế thị trường hướng về công ích. Đây là sự đóng góp cuả nền xã hội học Công Giáo - là một cố gắng đưa yếu tố xã hội vào nền kinh tế tự do để cho nó được công bình hơn," ĐHY nói." Thật là bất công khi một hệ thống kinh tế có thể tạo ra nhiều sự giầu sang đến như thế mà lại song song tạo ra nhiều sự nghèo khổ đến như thế."
3- Hãy bảo vệ môi trường sống:
ĐTC Phanxicô đã phát hành một tông huấn về môi trường và kêu gọi phải có hành động để hoá giải những nguy cơ:
"ĐTC muốn đi thẳng vào trách nhiệm cuả những người đã được rửa tội, là trách nhiệm đối với sự tạo thành vũ trụ." ĐHY Maradiaga nói.
"Tôi muốn thật là rõ ràng. Chúng ta không thể tiếp tục đuà giỡn với con tạo bằng những việc làm ô nhiễm."
Đây là một điểm đang gây phẫn nộ cho giới bảo thủ, phần đông theo đảng Cộng Hoà, là giới có nhiều quyền lợi gắn bó với nền kỹ nghệ năng lượng.
Nhưng họ sẽ gây ồn ào bao nhiêu hay sẽ nín lặng hoàn toàn thì còn tuỳ thuộc vào việc bắt mạch thái độ cuả quần chúng. Cuộc thăm dò cuả Quinnipiac University National Poll đã nói ở trên cho thấy rằng thông điệp về môi sinh cuả ĐTC được ủng hộ một cách khổng lồ (huge). Cử tri Mỹ đồng ý với ĐGH là 65-27 (65% đồng ý so với 27% không đồng ý), trong đó tỷ số cuả những người theo phe Dân Chủ là 89-9, những người độc lập là 67-27 và ngay trong nội bộ Cộng Hoà tuy số chống cao hơn nhưng tỷ số không chênh lệch là bao nhiêu, chỉ hơn 8 điểm và vẫn là ở trong vòng sai biệt (48-40).
4- Hãy cưỡng lại tinh thần bè phái, phát huy đối thoại chứ đừng phát huy chủ nghiã:
"Đã xảy ra cho nhiều người Công Giáo, bắt đầu là việc tranh cãi về chính trị, rồi lây lan ra tranh cãi về Giáo Hội," ĐHY Maradiaga cho biết.
"Tôi đã thấy có nhiều giáo dân nghĩ rằng trước tiên họ phải là những đảng viên Dân Chủ hoặc Cộng Hoà, rồi sau đó mới là người Công Giáo. Đây là một vấn đề rất lớn. Bởi vì chúng ta phải đặt ưu tiên cho đúng chỗ. Thiên Chuá lúc nào cũng phải ở trên hết, rồi sau đó mới kể đến các định chế cuả con người."
Để giải quyết tranh cãi thì cần phải phát huy đối thoại, "mà trước khi đối thoại thì phải lắng nghe. Ngay cả những dân biểu nghị sĩ cũng phải lắng nghe, ít ra là từ các cố vấn cuả họ. Lắng nghe là một thái độ mà chúng ta cần học hỏi và tập tành. Những người nghe được nhiều lời khuyên thì ít phạm phải lỗi lầm. Vì thế mà tôi nghĩ rằng Quốc Hội Hoa Kỳ nên lắng nghe ĐTC, dù cho có nhiều điều sẽ không thoải mái cho họ," vị Hồng Y nói tiếp.
"Một trong những điều căn bản cho một cuộc đối thoại thẳng thắn là phải giữ bình an trong tâm hồn, bình an trong thái độ và nhân cách, và là một người lo toan mang lại sự bình an. Đừng đào thêm hào lũy. Khi bạn chiến đấu dưới giao thông hào, khi bạn thủ thế để bảo vệ cho một chủ nghĩa, thì bạn không còn khả năng đối thoại nữa."
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo khu Nữ Vương mừng bổn mạng
Trần Văn Minh
06:45 22/08/2015
Melbourne, Vào lúc 6 giờ chiều thứ Bảy 22 Tháng Tám năm 2015. Tại Trung tâm Công giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm. Thánh lễ Mừng kính Đức Maria Trinh Nữ Vương là bổn mạng của Giáo khu Nữ Vương thuộc Cộng đoàn Công giáo Việt Nam đã được cử hành trọng thể.
Mời coi hình
Trong một chiều ấm áp, các thành viên trong giáo khu đã về ngôi nguyện đường chính thật đông đảo, để hợp cùng cộng đoàn hân hoan mừng kính Đức Maria Trinh Nữ Vương là bổn mạng giáo khu. Trong bài ca nhập lễ, Ca đoàn Vô Nhiễm đã vang lời ca véo von để “Kính mừng Nữ Vương” bên cạnh bàn thờ Đức Nữ Trinh Vương với hoa đèn trang trọng.
Thánh lễ do Linh mục Giuse Trần Ngọc Tân quản nhiệm Cộng đoàn Vinh Sơn Liêm dâng lễ, trong bài chia sẻ Tin mừng Chúa Nhật 21 thường niên. Linh mục chủ tế đã dành nhiều thời gian để ca khen về các danh hiệu như: Nữ Vương các Thánh Thiên Thần, Nữ Vương Các Thánh Tổ Tông, Nữ Vương Các Thánh Tông Đồ, Nữ Vương Các Thánh Tử Vì Đạo mà đã được phong tặng cho Đức Trinh Nữ Mẹ Thiên Chúa và cũng là Mẹ chúng ta với quyền năng siêu phàm ban cho chúng ta muôn muôn ơn lành.
Sau Thánh lễ, vị đại diện Giáo khu Nữ Vương đã lên cám ơn đến Linh mục chủ tế, các ban ngành đoàn thể, ca đoàn và toàn thể mọi người trong cộng đoàn đã hợp lòng cùng Giáo khu dâng Thánh lễ tạ ơn Đức Trinh Nữ Vương đã ban cho Giáo khu được nhiều ơn lành trong năm qua.
Một buổi tiệc mừng bổn mạng đã được giáo khu tổ chức tại hội trường Trung tâm với lòng tri ân cảm tạ, được mọi người tham dự trong niềm vui của tất cả cộng đoàn.
Mời coi hình
Trong một chiều ấm áp, các thành viên trong giáo khu đã về ngôi nguyện đường chính thật đông đảo, để hợp cùng cộng đoàn hân hoan mừng kính Đức Maria Trinh Nữ Vương là bổn mạng giáo khu. Trong bài ca nhập lễ, Ca đoàn Vô Nhiễm đã vang lời ca véo von để “Kính mừng Nữ Vương” bên cạnh bàn thờ Đức Nữ Trinh Vương với hoa đèn trang trọng.
Thánh lễ do Linh mục Giuse Trần Ngọc Tân quản nhiệm Cộng đoàn Vinh Sơn Liêm dâng lễ, trong bài chia sẻ Tin mừng Chúa Nhật 21 thường niên. Linh mục chủ tế đã dành nhiều thời gian để ca khen về các danh hiệu như: Nữ Vương các Thánh Thiên Thần, Nữ Vương Các Thánh Tổ Tông, Nữ Vương Các Thánh Tông Đồ, Nữ Vương Các Thánh Tử Vì Đạo mà đã được phong tặng cho Đức Trinh Nữ Mẹ Thiên Chúa và cũng là Mẹ chúng ta với quyền năng siêu phàm ban cho chúng ta muôn muôn ơn lành.
Sau Thánh lễ, vị đại diện Giáo khu Nữ Vương đã lên cám ơn đến Linh mục chủ tế, các ban ngành đoàn thể, ca đoàn và toàn thể mọi người trong cộng đoàn đã hợp lòng cùng Giáo khu dâng Thánh lễ tạ ơn Đức Trinh Nữ Vương đã ban cho Giáo khu được nhiều ơn lành trong năm qua.
Một buổi tiệc mừng bổn mạng đã được giáo khu tổ chức tại hội trường Trung tâm với lòng tri ân cảm tạ, được mọi người tham dự trong niềm vui của tất cả cộng đoàn.
Giáo phận Hưng Hóa: Thánh lễ ban Bí tích Thêm Sức tại Giáo xứ Ro Lục
Lm. Giuse Nguyễn Văn Hạnh
09:25 22/08/2015
GP. HƯNG HOÁ: Thánh lễ ban Bí tích Thêm Sức tại Giáo xứ Ro Lục
Vào lúc 08g00 ngày 21/8/2015, Đức Cha Anphongsô Nguyễn Hưũ Long, Giám mục phụ tá giáo phận Hưng Hoá đã về thăm mục vụ giáo xứ Ro Lục, ban phép Thêm sức cho 134 em thiếu nhi.
Xem Hình
Mặc dù thời tiết nắng nóng từ rất sớm, nhưng các em, các phụ huynh và mọi thành phần dân Chúa đã đến từ rất sớm để chuẩn bị lãnh nhận bí tích và chào đón Đức Cha, quý cha và quý đại biểu.
Đầu lễ, Đức Cha thân ái chào cha xứ Giuse Đỗ Công Tiếu, quý cha đồng tế và toàn thể cộng đoàn dân Chúa; đồng thời Ngài mời gọi cộng đoàn cùng hiệp ý cầu nguyện cách đặc biệt cho 134 em chuẩn bị lãnh nhận Bí tích Thêm sức.
Sau khi nghe công bố tin mừng của cha Giuse Phan Văn Luật – cha nhà quê, Đức Cha đã gợi lại hiện trạng của cuộc sống ngày hôm nay: dù có nhiều thuận lợi, nhưng theo đó là đầy những thử thách. Ngài nói: “Hôm nay cha phong 134 tông đồ lên đường làm chứng cho Chúa…”. Ngài cũng mời gọi cộng đoàn phụng vụ hiệp ý để cầu nguyện để các em trưởng thành hơn trong đời sống đức tin, sẵn sàng làm chứng nhân tình yêu của Chúa Giêsu Kitô trong suốt cuộc đời.
Trước khi ban Bí tích Thêm Sức, Đức Giám Mục đã mời gọi cộng đoàn và nhất là các em lãnh nhận Bí tích Thêm Sức lặp lại lời tuyên xưng đức tin, và sau đó ngài cử hành nghi thức ban Bí tích Thêm Sức qua việc đặt tay, xức dầu trên trán từng em. Bằng sự cố gắng học hỏi, đào sâu lời Chúa cũng như sự động viên, cầu nguyện của cha mẹ, người thân, các em đã nhận thức và trưởng thành hơn trong đời sống đức tin của mình.
Cuối thánh lễ, một em đại diện cho 134 em vừa được lãnh nhận Bí tích Thêm sức nói lên lời tri ân Đức Cha, Cha xứ, quý cha và các bậc cha mẹ. Những tràng pháo tay không ngớt vang lên khi các em dâng tặng Đức Cha và quý cha đồng tế (7 cha) những đoá hoa tươi thắm tượng trưng cho tấm lòng của các em và của cộng đoàn dân Chúa.
Đáp lời, Đức Cha cũng cám ơn tất cả cộng đoàn giáo xứ vì đã dành cho Ngài những tình cảm thân thương tốt đẹp. Ngài mong cộng đoàn Giáo xứ Ro Lục, hãy là cộng đoàn con cái Chúa, nâng cao lòng đạo đức, nhất là luôn thương yêu nhau, siêng năng kinh lễ sáng tối. Bên cạnh đó, Ngài cũng mong các em lãnh nhận Bí tích Thêm Sức hôm nay hãy sống như sứ giả tình yêu của Chúa trong gia đình, trường học, giáo xứ, thánh lễ, hay các giờ học giáo lý, để hiểu Chúa và thân thiết với Chúa hơn.
Ngài đặc biệt cám ơn đến sự hiện diện và hoạt động của quý Dì dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ tại Ro Lục. Sau khi ngỏ lời với quý Dì, Ngài mời quý Dì tiến lên gian cung thánh và đề nghị những lẵng hoa của Đức Cha và của Quý Cha xin tặng lại cho quý Dì. Những tràng pháo tay lại cứ thế vang lên cùng với những nét mặt tươi vui hớn hở trên nét mặt mỗi người.
Sau thánh lễ, Đức Cha và Quý Cha cùng chụp hình lưu niệm với các em.
Thánh lễ Thêm Sức đã kết thúc thành công tốt đẹp trong niềm hân hoan vui mừng của toàn thể cộng đoàn dân Chúa Giáo xứ Ro Lục.
Được biết, giáo xứ Ro Lục hiện có trên 6000 giáo dân, nằm trên địa bàn hai huyện Cẩm Khê và Yên Lập, việc đi lại rất khó khăn, trình độ dân trí, kinh tế… còn nhiều hạn chế.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Hạnh
Vào lúc 08g00 ngày 21/8/2015, Đức Cha Anphongsô Nguyễn Hưũ Long, Giám mục phụ tá giáo phận Hưng Hoá đã về thăm mục vụ giáo xứ Ro Lục, ban phép Thêm sức cho 134 em thiếu nhi.
Xem Hình
Mặc dù thời tiết nắng nóng từ rất sớm, nhưng các em, các phụ huynh và mọi thành phần dân Chúa đã đến từ rất sớm để chuẩn bị lãnh nhận bí tích và chào đón Đức Cha, quý cha và quý đại biểu.
Đầu lễ, Đức Cha thân ái chào cha xứ Giuse Đỗ Công Tiếu, quý cha đồng tế và toàn thể cộng đoàn dân Chúa; đồng thời Ngài mời gọi cộng đoàn cùng hiệp ý cầu nguyện cách đặc biệt cho 134 em chuẩn bị lãnh nhận Bí tích Thêm sức.
Sau khi nghe công bố tin mừng của cha Giuse Phan Văn Luật – cha nhà quê, Đức Cha đã gợi lại hiện trạng của cuộc sống ngày hôm nay: dù có nhiều thuận lợi, nhưng theo đó là đầy những thử thách. Ngài nói: “Hôm nay cha phong 134 tông đồ lên đường làm chứng cho Chúa…”. Ngài cũng mời gọi cộng đoàn phụng vụ hiệp ý để cầu nguyện để các em trưởng thành hơn trong đời sống đức tin, sẵn sàng làm chứng nhân tình yêu của Chúa Giêsu Kitô trong suốt cuộc đời.
Trước khi ban Bí tích Thêm Sức, Đức Giám Mục đã mời gọi cộng đoàn và nhất là các em lãnh nhận Bí tích Thêm Sức lặp lại lời tuyên xưng đức tin, và sau đó ngài cử hành nghi thức ban Bí tích Thêm Sức qua việc đặt tay, xức dầu trên trán từng em. Bằng sự cố gắng học hỏi, đào sâu lời Chúa cũng như sự động viên, cầu nguyện của cha mẹ, người thân, các em đã nhận thức và trưởng thành hơn trong đời sống đức tin của mình.
Cuối thánh lễ, một em đại diện cho 134 em vừa được lãnh nhận Bí tích Thêm sức nói lên lời tri ân Đức Cha, Cha xứ, quý cha và các bậc cha mẹ. Những tràng pháo tay không ngớt vang lên khi các em dâng tặng Đức Cha và quý cha đồng tế (7 cha) những đoá hoa tươi thắm tượng trưng cho tấm lòng của các em và của cộng đoàn dân Chúa.
Đáp lời, Đức Cha cũng cám ơn tất cả cộng đoàn giáo xứ vì đã dành cho Ngài những tình cảm thân thương tốt đẹp. Ngài mong cộng đoàn Giáo xứ Ro Lục, hãy là cộng đoàn con cái Chúa, nâng cao lòng đạo đức, nhất là luôn thương yêu nhau, siêng năng kinh lễ sáng tối. Bên cạnh đó, Ngài cũng mong các em lãnh nhận Bí tích Thêm Sức hôm nay hãy sống như sứ giả tình yêu của Chúa trong gia đình, trường học, giáo xứ, thánh lễ, hay các giờ học giáo lý, để hiểu Chúa và thân thiết với Chúa hơn.
Ngài đặc biệt cám ơn đến sự hiện diện và hoạt động của quý Dì dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ tại Ro Lục. Sau khi ngỏ lời với quý Dì, Ngài mời quý Dì tiến lên gian cung thánh và đề nghị những lẵng hoa của Đức Cha và của Quý Cha xin tặng lại cho quý Dì. Những tràng pháo tay lại cứ thế vang lên cùng với những nét mặt tươi vui hớn hở trên nét mặt mỗi người.
Sau thánh lễ, Đức Cha và Quý Cha cùng chụp hình lưu niệm với các em.
Thánh lễ Thêm Sức đã kết thúc thành công tốt đẹp trong niềm hân hoan vui mừng của toàn thể cộng đoàn dân Chúa Giáo xứ Ro Lục.
Được biết, giáo xứ Ro Lục hiện có trên 6000 giáo dân, nằm trên địa bàn hai huyện Cẩm Khê và Yên Lập, việc đi lại rất khó khăn, trình độ dân trí, kinh tế… còn nhiều hạn chế.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Hạnh
Dòng Khiết Tâm GP Nha Trang mừng lễ Kim Khánh và Vĩnh Khấn
Nữ Tu Hồng Huơng
09:55 22/08/2015
Dòng Khiết Tâm Đức Mẹ mừng Kim Khánh Lớp Trang và Vĩnh Khấn lớp Vỹ
Sáng ngày 22-8-2015, trong niềm vui tạ ơn Thiên Chúa, Hội dòng Khiết Tâm Đức Mẹ Giáo phận Nha Trang hân hoan mừng Lễ Vĩnh Khấn của 8 nữ tu lớp Vỹ và Kim Khánh khấn dòng của 2 nữ tu lớp Trang.
Xem Hình
Thánh lễ trọng thể diễn ra tại Thánh đường Giáo xứ Bình Cang do Đức Cha Giuse Võ Đức Minh, Giám mục Giáo phận Nha Trang, chủ sự. Cùng đồng tế có sự hiện diện trân quý Cha Tổng Đại diện, quý cha đại diện Giám mục, quý cha trong và ngoài Giáo phận. Sự hiện diện của quý tu sĩ, quý phụ huynh, quý ân - thân nhân trong ngày vui như một khích lệ và nâng đỡ cho các nữ tu trên hành trình tận hiến.
Một lần nữa, quý phụ huynh lại quy tụ về để cùng Hội dòng dâng lời tạ ơn Thiên Chúa vì hồng ân cao trọng Chúa đã ban cho ái nữ yêu quý của mình. Với hai chị mừng 50 năm khấn dòng, thì hôm nay là ngày đại tạ ơn vì một hành trình dài được Chúa yêu thương và tận hiến phục vụ Giáo Hội.Với nến sáng trên tay và một trái tim dâng hiến trọn vẹn cho Thiên Chúa, các nữ tu tiến vào nguyện đường như những trinh nữ khôn ngoan hân hoan tiến vào tiệc cưới Nước Trời. Hôm nay đây, với các chị Vĩnh khấn, sau 6 năm sống giao ước thánh hiến, cảm nghiệm được đủ niềm hạnh phúc và những thách thức trong đời sống tu trì, các chị vẫn can đảm và quyết tâm tuyên khấn trọn đời sống tuân giữ 3 lời khuyên Phúc Âm: Khiết Tịnh, Khó Nghèo và Vâng Phục.
Thánh lễ khấn trọn diễn ra gồm các phần: Nghi thức mở đầu, Phụng vụ Lời Chúa, Nghi thức tuyên khấn trọn đời, Phụng vụ Thánh Thể và phần kết lễ.
Điều 53 trong Hiến pháp Dòng ghi rõ: “Tuyên khấn là một hành vi phụng tự, niêm ấn tình yêu thánh hiến của chúng ta, đứa chúng ta vào tương quan giao ước với Thiên Chúa, trong Đức Kitô.” Nghi thức tuyên khấn được khởi đầu bằng việc các ứng sinh tiến lên trước cung thánh dâng thỉnh nguyện lên Chị Tổng Phụ trách xin khấn trọn đời giữ 3 lời khuyên Phúc Âm theo hiến pháp của Hội dòng Khiết Tâm Đức Mẹ.
Tiếp đến là huấn từ của Đức Cha Giuse. Với giọng trìu mến của người cha, ngài chúc mừng các chị em với hồng ân được lãnh nhận hôm nay do tình thương của Thiên Chúa. Ngài nhắn nhủ các chị hãy giữ lòng hiếu thảo với Thiên Chúa trong cả tâm trí và hành động của mình theo gương Chúa Giêsu và Mẹ Maria. Bởi người con sống tâm tình hiếu thảo thì luôn luôn mong muốn và làm mọi việc để cho Cha vui. Từ ý thức này, các chị sẽ dễ dàng vui vẻ đón nhận mọi thánh ý Chúa trong đời thánh hiến và chiếu tỏa tình yêu đó ra thánh hóa tất cả mọi người, mọi nơi chị hiện diện. Chị nữ tu Khiết Tâm Đức Mẹ phải có “trái tim hiếu thảo” và “trái tim vui tươi” vì đây là dấu chỉ của người hạnh phúc thuộc về và sống cho Chúa Kitô. Đức Cha cũng cầu chúc cho các ứng sinh vĩnh khấn luôn tìm ra được niềm hạnh phúc đích thực trong suốt cuộc đời thánh hiến của mình.
Phần đọc lời Tuyên khấn của từng nữ tu được xem là phần trọng tâm của nghi lễ khấn hôm nay. Từng ứng sinh tiến lên mồi lửa từ nến Phục Sinh, đến quỳ đặt tay trong tay Chị Tổng Phụ trách của Hội dòng đọc lời tuyên khấn trọn đời. Sau khi các ứng sinh tuyên khấn, Đức Cha chủ tế đọc lời nguyện thánh hiến. Tiếp đến, đại diện cho Đức Kitô Lang Quân, Đức Cha trao nhẫn giao ước vào tay các tân vĩnh khấn. Chị Tổng Phụ trách tuyên bố sáp nhập các tân vĩnh khấn làm thành viên vĩnh viễn của Hội dòng. Nghi thức tuyên khấn kết thúc bằng việc trao hôn bình an của Chị Tổng thay mặt chị em trong dòng.
Tiếp sau đó, các chị lớp trang tiến lên trước bàn thờ, lặp lại lời khấn dòng sau ½ thế kỉ đã sống và thực thi lời mời gọi bước theo sát dấu chân Chúa Kitô trong linh đạo Hội dòng Khiết Tâm Đức Mẹ.
Sau phần hiệp lễ, Chị Tổng Phụ trách Imelda Thanh Bình, thay mặt Hội dòng dâng lời tri ân Quý Đức Cha Giuse, quý cha, quý tu sĩ, quý phụ huynh và cộng đoàn. Đại diện phụ huynh của các chị khấn hôm nay đã cám ơn cách đặc biệt Hội dòng Khiết Tâm Đức Mẹ đã đón nhận và huấn luyện để các nữ tu là thân nhân của họ có được niềm vui mừng hôm nay.
Hội dòng Khiết Tâm Đức Mẹ là một hội dòng Giáo phận thuộc Giáo phận Nha Trang được Đức Cha Marcelô Piquet Lợi, Giám mục tiên khởi GP. Nha Trang, thành lập vào ngày 15-9-1958. Ngài đã chọn Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ Maria làm Tước hiệu, Bổn mạng và Linh đạo của Hội dòng. Hội dòng hiện gồm 340 nữ tu phục vụ trong 59 cộng đoàn tại các Giáo phận Nha Trang, Phan Thiết, Ban Mê Thuột, Sài Gòn và một số chị đang tu học - truyền giáo tại hải ngoại.
Hồng Hương
Sáng ngày 22-8-2015, trong niềm vui tạ ơn Thiên Chúa, Hội dòng Khiết Tâm Đức Mẹ Giáo phận Nha Trang hân hoan mừng Lễ Vĩnh Khấn của 8 nữ tu lớp Vỹ và Kim Khánh khấn dòng của 2 nữ tu lớp Trang.
Xem Hình
Thánh lễ trọng thể diễn ra tại Thánh đường Giáo xứ Bình Cang do Đức Cha Giuse Võ Đức Minh, Giám mục Giáo phận Nha Trang, chủ sự. Cùng đồng tế có sự hiện diện trân quý Cha Tổng Đại diện, quý cha đại diện Giám mục, quý cha trong và ngoài Giáo phận. Sự hiện diện của quý tu sĩ, quý phụ huynh, quý ân - thân nhân trong ngày vui như một khích lệ và nâng đỡ cho các nữ tu trên hành trình tận hiến.
Một lần nữa, quý phụ huynh lại quy tụ về để cùng Hội dòng dâng lời tạ ơn Thiên Chúa vì hồng ân cao trọng Chúa đã ban cho ái nữ yêu quý của mình. Với hai chị mừng 50 năm khấn dòng, thì hôm nay là ngày đại tạ ơn vì một hành trình dài được Chúa yêu thương và tận hiến phục vụ Giáo Hội.Với nến sáng trên tay và một trái tim dâng hiến trọn vẹn cho Thiên Chúa, các nữ tu tiến vào nguyện đường như những trinh nữ khôn ngoan hân hoan tiến vào tiệc cưới Nước Trời. Hôm nay đây, với các chị Vĩnh khấn, sau 6 năm sống giao ước thánh hiến, cảm nghiệm được đủ niềm hạnh phúc và những thách thức trong đời sống tu trì, các chị vẫn can đảm và quyết tâm tuyên khấn trọn đời sống tuân giữ 3 lời khuyên Phúc Âm: Khiết Tịnh, Khó Nghèo và Vâng Phục.
Thánh lễ khấn trọn diễn ra gồm các phần: Nghi thức mở đầu, Phụng vụ Lời Chúa, Nghi thức tuyên khấn trọn đời, Phụng vụ Thánh Thể và phần kết lễ.
Điều 53 trong Hiến pháp Dòng ghi rõ: “Tuyên khấn là một hành vi phụng tự, niêm ấn tình yêu thánh hiến của chúng ta, đứa chúng ta vào tương quan giao ước với Thiên Chúa, trong Đức Kitô.” Nghi thức tuyên khấn được khởi đầu bằng việc các ứng sinh tiến lên trước cung thánh dâng thỉnh nguyện lên Chị Tổng Phụ trách xin khấn trọn đời giữ 3 lời khuyên Phúc Âm theo hiến pháp của Hội dòng Khiết Tâm Đức Mẹ.
Tiếp đến là huấn từ của Đức Cha Giuse. Với giọng trìu mến của người cha, ngài chúc mừng các chị em với hồng ân được lãnh nhận hôm nay do tình thương của Thiên Chúa. Ngài nhắn nhủ các chị hãy giữ lòng hiếu thảo với Thiên Chúa trong cả tâm trí và hành động của mình theo gương Chúa Giêsu và Mẹ Maria. Bởi người con sống tâm tình hiếu thảo thì luôn luôn mong muốn và làm mọi việc để cho Cha vui. Từ ý thức này, các chị sẽ dễ dàng vui vẻ đón nhận mọi thánh ý Chúa trong đời thánh hiến và chiếu tỏa tình yêu đó ra thánh hóa tất cả mọi người, mọi nơi chị hiện diện. Chị nữ tu Khiết Tâm Đức Mẹ phải có “trái tim hiếu thảo” và “trái tim vui tươi” vì đây là dấu chỉ của người hạnh phúc thuộc về và sống cho Chúa Kitô. Đức Cha cũng cầu chúc cho các ứng sinh vĩnh khấn luôn tìm ra được niềm hạnh phúc đích thực trong suốt cuộc đời thánh hiến của mình.
Phần đọc lời Tuyên khấn của từng nữ tu được xem là phần trọng tâm của nghi lễ khấn hôm nay. Từng ứng sinh tiến lên mồi lửa từ nến Phục Sinh, đến quỳ đặt tay trong tay Chị Tổng Phụ trách của Hội dòng đọc lời tuyên khấn trọn đời. Sau khi các ứng sinh tuyên khấn, Đức Cha chủ tế đọc lời nguyện thánh hiến. Tiếp đến, đại diện cho Đức Kitô Lang Quân, Đức Cha trao nhẫn giao ước vào tay các tân vĩnh khấn. Chị Tổng Phụ trách tuyên bố sáp nhập các tân vĩnh khấn làm thành viên vĩnh viễn của Hội dòng. Nghi thức tuyên khấn kết thúc bằng việc trao hôn bình an của Chị Tổng thay mặt chị em trong dòng.
Tiếp sau đó, các chị lớp trang tiến lên trước bàn thờ, lặp lại lời khấn dòng sau ½ thế kỉ đã sống và thực thi lời mời gọi bước theo sát dấu chân Chúa Kitô trong linh đạo Hội dòng Khiết Tâm Đức Mẹ.
Sau phần hiệp lễ, Chị Tổng Phụ trách Imelda Thanh Bình, thay mặt Hội dòng dâng lời tri ân Quý Đức Cha Giuse, quý cha, quý tu sĩ, quý phụ huynh và cộng đoàn. Đại diện phụ huynh của các chị khấn hôm nay đã cám ơn cách đặc biệt Hội dòng Khiết Tâm Đức Mẹ đã đón nhận và huấn luyện để các nữ tu là thân nhân của họ có được niềm vui mừng hôm nay.
Hội dòng Khiết Tâm Đức Mẹ là một hội dòng Giáo phận thuộc Giáo phận Nha Trang được Đức Cha Marcelô Piquet Lợi, Giám mục tiên khởi GP. Nha Trang, thành lập vào ngày 15-9-1958. Ngài đã chọn Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ Maria làm Tước hiệu, Bổn mạng và Linh đạo của Hội dòng. Hội dòng hiện gồm 340 nữ tu phục vụ trong 59 cộng đoàn tại các Giáo phận Nha Trang, Phan Thiết, Ban Mê Thuột, Sài Gòn và một số chị đang tu học - truyền giáo tại hải ngoại.
Hồng Hương
Đại hội Giới trẻ Giáo phận Thái Bình 2015
Ban Truyền thông Giáo phận
11:03 22/08/2015
Đại hội Giới trẻ Giáo phận Thái Bình 2015
Thứ Bảy, ngày 22 tháng 8 năm 2015, đến hẹn lại lên, ngày Hội giới trẻ Giáo phận được tổ chức thường niên vào các dịp Hè. Năm nay, niềm vui này như nhân lên gấp bội với việc mừng kỷ niệm 200 năm ngày sinh Cha Thánh Gioan Bosco – Bổn mạng Giới trẻ, và còn là dịp các bạn trẻ mừng Năm Thánh kỷ niệm 80 năm thành lập Giáo phận (1936 – 2015).
Xem Hình
Từ chiều hôm trước (21.8.2015), khuôn viên Tòa Giám mục đã tấp nập những người qua lại: mọi người ai nấy đều chăm hoàn tất công tác chuẩn bị cho ngày Đại lễ. Bên cạnh đó, còn có những nhóm bạn trẻ của một số đơn vị trong những Giáo phận từ xa đã đặt chân đến Thái Bình.
Đặc biệt ngay từ sáng sớm ngày 22, từng đoàn các các bạn trẻ khắp mọi nẻo đường đổ về khuôn viên Nhà chung Giáo phận để được hoà mình trong bầu khí hiệp thông của ngày Đại lễ. Góp mặt hôm nay, có gần 4000 bạn trẻ đến từ 8 Giáo hạt trong Giáo phận, và trong số đó có 1100 bạn trẻ đến từ các đơn vị: Bùi Chu, Hà Nội, Hà Tĩnh, Hưng Hóa, Lạng Sơn, Phát Diệm và Yên Bái. Với con số đông các bạn trẻ như vậy, nhưng chưa thể ngồi hết khu sân giếng trời Nhà chung Giáo phận.
Sau khi ghi danh báo con số của mình, các đơn vị tập trung tại sân Quảng trường Nhà chung Giáo phận theo vị trí đã được sắp xếp, và cùng nhau khởi động vũ điệu bài ca chủ đề của ngày Đại hội.
Đúng 7g00, chương trình ngày Hội chính thức được khai mạc qua nghi thức diễu hành của các đơn vị. Tiếp đến, 8g00 Đức Cha làm phép tượng Thánh Gioan Bosco và nghi thức cung nghinh Cha Thánh xung quanh sân Quảng trường và tiến vào sân vòm Nhà chung (sân giếng trời) để hiệp dâng thánh lễ.
Trước khi bước vào thánh lễ, Đức Cha Phêrô – Chủ chăn Giáo phận Thái Bình – thay mặt cho quý cha đồng tế gửi lời chào trân trọng đến các bạn trẻ từ các đơn vị của một số Giáo phận cũng như Giới trẻ Giáo phận nhà.
Mở đầu thánh lễ, Đức Cha mời gọi mọi thành phần cầu nguyện cách đặc biệt cho các bạn trẻ. Ngài cũng cầu xin Thánh Gioan Bosco chuyển cầu cùng Chúa và giúp các bạn trẻ vượt qua những thách đố cuộc đời. Đồng thời, ngài cũng cầu xin Thiên Chúa ban cho ngày Hội được mọi sự tốt đẹp theo như lòng Ngài mong ước.
Trong bài giảng, Đức Cha đã mượn tư tưởng của Đức Thánh Cha Phanxicô mà nhắn nhủ các bạn trẻ rằng, dù có gặp bất cứ khó khăn nào cũng đừng sợ, hãy luôn cố gắng vượt qua mọi thử thách để trở thành những con người có ích cho gia đình, cho Giáo Hội và xã hội. Đặc biệt, thông qua ba hình ảnh về người cha, người thầy và người bạn, Đức Cha kêu gọi các bạn trẻ hãy noi gương Thánh Gioan Bosco, dấn thân nhiều hơn nữa, sống tinh thần yêu thương bao la dành cho giới trẻ và các trẻ em nghèo, để người trẻ cũng trở thành món quà trao tặng cho anh chị em chung quanh chúng ta, trở thành những Gioan Bosco thứ hai.
Kết thúc thánh lễ, tất cả các bạn trẻ chụp chung tấm hình lưu niệm với Đức Cha và quí cha tại Quảng trường Nhà chung Giáo phận. Nhân cơ hội này, Đức Cha tiến đến từng khu vực của mỗi giáo hạt để giao lưu và chụp hình cùng các em.
Sau ít phút giải lao, các bạn trẻ trở lại sân vòm Nhà chung để tham dự phần hội thảo chung với các đề tài: Đề tài I “Tuổi teen và tâm lý Giới trẻ” và Đề tài II “Các cạm bẫy và thách đố của Giới trẻ”. Trong giờ hội thảo, các bạn trẻ còn được nghe những giọng ca của nhóm Ca sĩ đến từ Sài Gòn.
Kết thúc phần hội thảo, các bạn cùng quây quần bên nhau để điểm tâm bữa trưa trong tinh thần yêu thương vào lúc 12g00.
Buổi chiều, hồi 13g00, chương trình văn nghệ “hát cho nhau nghe” kéo dài 1 giờ đồng hồ, gồm những tiết mục đặc sắc của từng đơn vị thể hiện. Trong phần này, có Ban Giám khảo chấm điểm thi đua và lựa chọn ba tiết mục xuất sắc để trình diễn lại trong giờ bế mạc Đại hội.
14g15, các bạn trẻ tiếp tục vui chơi với nhau qua chương trình giao lưu Thể thao của các đơn vị, với các bộ môn: bóng đá, bóng bàn, cầu lông, đá cầu và nhảy dây. Các đơn vị bốc thăm chia thành 3 bảng A-B-C.
Chương trình của ngày Hội được khép lại lúc 18g00. Trong khi chờ Ban tổ chức tổng kết thành tích thi đua toàn đoàn của các giáo hạt trong tất cả các chuyên mục, ba tiết mục văn nghệ đặc sắc đã lựa chọn lại được thể hiện ngay tại sân khấu Quảng trường Nhà chung.
Sau khi Đức Cha trao phần thưởng thi đua cho các đơn vị, anh đại diện Giới trẻ của Giáo phận nói lời tri ân Đức Cha, cám ơn quý cha và tất cả những người đã cộng tác giúp đỡ trong ngày Hội, cũng như các tham dự viên.
Trước khi tuyên bố bế mạc ngày Hội, Đức Cha thêm lời căn dặn các bạn, đồng thời ngài ban phép lành và cầu chúc các bạn trở về gia đình bình an.
Ban Truyền thông Giáo phận
Thứ Bảy, ngày 22 tháng 8 năm 2015, đến hẹn lại lên, ngày Hội giới trẻ Giáo phận được tổ chức thường niên vào các dịp Hè. Năm nay, niềm vui này như nhân lên gấp bội với việc mừng kỷ niệm 200 năm ngày sinh Cha Thánh Gioan Bosco – Bổn mạng Giới trẻ, và còn là dịp các bạn trẻ mừng Năm Thánh kỷ niệm 80 năm thành lập Giáo phận (1936 – 2015).
Xem Hình
Từ chiều hôm trước (21.8.2015), khuôn viên Tòa Giám mục đã tấp nập những người qua lại: mọi người ai nấy đều chăm hoàn tất công tác chuẩn bị cho ngày Đại lễ. Bên cạnh đó, còn có những nhóm bạn trẻ của một số đơn vị trong những Giáo phận từ xa đã đặt chân đến Thái Bình.
Đặc biệt ngay từ sáng sớm ngày 22, từng đoàn các các bạn trẻ khắp mọi nẻo đường đổ về khuôn viên Nhà chung Giáo phận để được hoà mình trong bầu khí hiệp thông của ngày Đại lễ. Góp mặt hôm nay, có gần 4000 bạn trẻ đến từ 8 Giáo hạt trong Giáo phận, và trong số đó có 1100 bạn trẻ đến từ các đơn vị: Bùi Chu, Hà Nội, Hà Tĩnh, Hưng Hóa, Lạng Sơn, Phát Diệm và Yên Bái. Với con số đông các bạn trẻ như vậy, nhưng chưa thể ngồi hết khu sân giếng trời Nhà chung Giáo phận.
Sau khi ghi danh báo con số của mình, các đơn vị tập trung tại sân Quảng trường Nhà chung Giáo phận theo vị trí đã được sắp xếp, và cùng nhau khởi động vũ điệu bài ca chủ đề của ngày Đại hội.
Đúng 7g00, chương trình ngày Hội chính thức được khai mạc qua nghi thức diễu hành của các đơn vị. Tiếp đến, 8g00 Đức Cha làm phép tượng Thánh Gioan Bosco và nghi thức cung nghinh Cha Thánh xung quanh sân Quảng trường và tiến vào sân vòm Nhà chung (sân giếng trời) để hiệp dâng thánh lễ.
Trước khi bước vào thánh lễ, Đức Cha Phêrô – Chủ chăn Giáo phận Thái Bình – thay mặt cho quý cha đồng tế gửi lời chào trân trọng đến các bạn trẻ từ các đơn vị của một số Giáo phận cũng như Giới trẻ Giáo phận nhà.
Mở đầu thánh lễ, Đức Cha mời gọi mọi thành phần cầu nguyện cách đặc biệt cho các bạn trẻ. Ngài cũng cầu xin Thánh Gioan Bosco chuyển cầu cùng Chúa và giúp các bạn trẻ vượt qua những thách đố cuộc đời. Đồng thời, ngài cũng cầu xin Thiên Chúa ban cho ngày Hội được mọi sự tốt đẹp theo như lòng Ngài mong ước.
Trong bài giảng, Đức Cha đã mượn tư tưởng của Đức Thánh Cha Phanxicô mà nhắn nhủ các bạn trẻ rằng, dù có gặp bất cứ khó khăn nào cũng đừng sợ, hãy luôn cố gắng vượt qua mọi thử thách để trở thành những con người có ích cho gia đình, cho Giáo Hội và xã hội. Đặc biệt, thông qua ba hình ảnh về người cha, người thầy và người bạn, Đức Cha kêu gọi các bạn trẻ hãy noi gương Thánh Gioan Bosco, dấn thân nhiều hơn nữa, sống tinh thần yêu thương bao la dành cho giới trẻ và các trẻ em nghèo, để người trẻ cũng trở thành món quà trao tặng cho anh chị em chung quanh chúng ta, trở thành những Gioan Bosco thứ hai.
Kết thúc thánh lễ, tất cả các bạn trẻ chụp chung tấm hình lưu niệm với Đức Cha và quí cha tại Quảng trường Nhà chung Giáo phận. Nhân cơ hội này, Đức Cha tiến đến từng khu vực của mỗi giáo hạt để giao lưu và chụp hình cùng các em.
Sau ít phút giải lao, các bạn trẻ trở lại sân vòm Nhà chung để tham dự phần hội thảo chung với các đề tài: Đề tài I “Tuổi teen và tâm lý Giới trẻ” và Đề tài II “Các cạm bẫy và thách đố của Giới trẻ”. Trong giờ hội thảo, các bạn trẻ còn được nghe những giọng ca của nhóm Ca sĩ đến từ Sài Gòn.
Kết thúc phần hội thảo, các bạn cùng quây quần bên nhau để điểm tâm bữa trưa trong tinh thần yêu thương vào lúc 12g00.
Buổi chiều, hồi 13g00, chương trình văn nghệ “hát cho nhau nghe” kéo dài 1 giờ đồng hồ, gồm những tiết mục đặc sắc của từng đơn vị thể hiện. Trong phần này, có Ban Giám khảo chấm điểm thi đua và lựa chọn ba tiết mục xuất sắc để trình diễn lại trong giờ bế mạc Đại hội.
14g15, các bạn trẻ tiếp tục vui chơi với nhau qua chương trình giao lưu Thể thao của các đơn vị, với các bộ môn: bóng đá, bóng bàn, cầu lông, đá cầu và nhảy dây. Các đơn vị bốc thăm chia thành 3 bảng A-B-C.
Chương trình của ngày Hội được khép lại lúc 18g00. Trong khi chờ Ban tổ chức tổng kết thành tích thi đua toàn đoàn của các giáo hạt trong tất cả các chuyên mục, ba tiết mục văn nghệ đặc sắc đã lựa chọn lại được thể hiện ngay tại sân khấu Quảng trường Nhà chung.
Sau khi Đức Cha trao phần thưởng thi đua cho các đơn vị, anh đại diện Giới trẻ của Giáo phận nói lời tri ân Đức Cha, cám ơn quý cha và tất cả những người đã cộng tác giúp đỡ trong ngày Hội, cũng như các tham dự viên.
Trước khi tuyên bố bế mạc ngày Hội, Đức Cha thêm lời căn dặn các bạn, đồng thời ngài ban phép lành và cầu chúc các bạn trở về gia đình bình an.
Ban Truyền thông Giáo phận
Tài Liệu - Sưu Khảo
Tẫn Liệm hay Tẩm Liệm
LM. Stephanô Huỳnh Trụ
09:06 22/08/2015
TẪN LIỆM HAY TẨM LIỆM
Trong một dịp tĩnh tâm năm của linh mục, thấy một cha có cuốn nghi thức an táng, trong đó có đề cập đến việc “tẩm liệm”, tôi nói: “Tẫn liệm mới đúng, sao lại là tẩm liệm”. Cha ấy nói: “Dùng quen rồi không sửa lại nữa”. Tôi rất lấy làm ngạc nhiên, chữ dùng sai không chịu sửa, chỉ vì dùng quen.
Thử vào www.yahoo.com tìm chữ “tẩm liệm” tôi thấy có đến 1.500 chữ trong hơn 400 trang Web; khi tìm chữ “tẫn liệm” tôi thấy có không đến 600 chữ trong khoảng 170 trang Web.
Mở các từ điển hay tự điển (xem phần Sách tham khảo) thì hầu hết đều không có từ “tẫn liệm” hay “tẩm liệm”, trừ những cuốn sau đây:
1) ĐẠI NAM QUẤC ÂM TỰ VỊ[1]
Tẩm: Ngâm, dầm.
tẩm thuốc = Dùng nước gì mà dầm thuốc.
tẩm rượu = Dầm với rượu, ngâm với rượu.
Tẫn: Phong gói tử thi mà để vào hòm, liệm.
tẫn liệm; quàn tẫn = liệm mà để lại, chưa chôn.
Liệm: Để tử thi vào hòm.
Tẫn liệm: Liệm mà để lâu, quàn lại cũng có nghĩa là liệm.
2) TỪ ĐIỂN TRUNG VIỆT[2]
Tẩm: Thấm, ngâm, tẩm tưới, dần dần.
Tẫn: (In sai tẩn) Quàn áo quan lại chưa chôn.
Liệm: Cho tử thi vào áo quan.
3) VIỆT NGỮ CHÁNH TẢ TỰ VỊ[3]
Tẩm: Thấm, ngâm; thấm lần lần.
tẩm bổ; dâm tẩm, nhập tẩm, nhiễm tẩm; nhuận tẩm; tẩm tiệm.
Tẫn: Phong gói tử thi mà để vào hòm.
Liệm: Bó xác người chết mà để vào hòm.
liệm táng; đại liệm; khâm liệm; nhập liệm; tẫn liệm; tiểu liệm; trang liệm.
4) VIỆT NAM TỰ ĐIỂN[4]
Tẩm: Dầm, ngấm cho thấm.
Tẫn: Dùng hàng vải gói ghém thây người chết để trong hòm.
5) TỪ ĐIỂN HÁN - VIỆT HIỆN ĐẠI[5]
Tẫn: Xác đã liệm nhưng chưa chôn.
Liệm: Đặt người chết vào áo quan.
Tẫn liệm: Khâm liệm; bó.
Vì phần lớn các từ điển đều không có chữ “tẫn liệm” hay “tẩm liệm”, kể cả cuốn TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT của Viện Ngôn Ngữ Học, 2005 (11) , TỪ ĐIỂN CHÍNH TẢ TIẾNG VIỆT của PGS Tiến sĩ Nguyễn Trọng Báu, 2005 (12) cũng không có. Nên chúng ta phải tìm lại nguồn gốc của chữ “tẫn” và “tẩm”.
1. Nghĩa chữ tẫn
Tẫn chữ Hán viết là殯: gồm có bộ歹(đãi) và chữ賓(tân).
Chữ Hán là loại chữ biểu ý, gồm 4 thể loại: tượng hình, chủ sự, hội ý và hình thinh. Chữ殯(tẫn) thuộc về thể loại hội ý và hình thinh. Bộ歹(đãi) có nghĩa là chết, chữ賓(tân) có nghĩa là khách, nên thuộc thể loại hội ý. Và bộ歹(đãi) tượng trưng cho sự chết, chữ賓(tân) tượng trưng cho âm thanh, nên cũng thuộc thể loại hình thinh.
- Đãi (歹) nghĩa là thi thể;
- Tân (賓) là lễ viếng người chết, như người khách. Chữ tân(賓) còn có nghĩa là khách, tức là không dừng lại lâu, nên phải làm cho tốt đẹp việc tiễn đưa. Nghĩa chính của chữ tân賓là người chết nằm trong áo quan sẽ được dời đi chôn, khách đến viếng.
Theo ngữ học, chữ “tẫn” (殯) có những nghĩa sau:
Danh từ: 1. Linh cữu liệm rồi mà chưa chôn, gọi là tẫn.
2. Việc liệm và chôn, gọi là tẫn.
Động từ: 1. Đặt áo quan rồi đưa thi thể vào liệm.
2. Quàn tạm.
3. Chôn cạn để sau này cải táng.
4. Mai một.
2. Nghĩa chữ tẩm
Tẩm chữ hán viết là(浸), chữ xưa viết 濅, là thể hội ý, viết bộ氵(thủy), có nghĩa: ngâm , dầm, nhúng, ngấm, thấm, thấm lần lần, làm cho một chất lỏng ngấm vào, là đưa vật vào nước cho ướt thấm cả để làm sạch, nên đi với bộ氵 (thuỷ), và chữ bên cạnh cho âm tẩm. Nói chung là đưa vật vào nước thì vật sẽ được sạch. Có nghĩa là thấm, ngâm; thấm lần lần; làm cho một chất lỏng ngấm vào.
Ngoài ra, “tẩm” còn có các nghĩa: (1) Chìm; (2) Tưới; (3) Nhuận, dùng dầu, nước làm cho đỡ khô; (4) Rửa; (5) Sâu; (6) Có bổ ích; (7) Dần dần; (8) Nhìn sơ; (9) Phạm, thông với chữ “Xâm”; (10) Từ gọi chung dầm ao.
3. Nhận xét
Như thế, chữ “tẩm” hoàn toàn không có nghĩa là liệm xác chết. Khi người ta ướp xác thì nói là “tẩm xác”. Còn khi phong gói tử thi mà cho vào hòm thì nói là “tẫn liệm”.
Ở Việt Nam hiện giờ hầu như không ai ướp xác nữa. Tôi cũng đi thực tế vòng quanh nhiều trại hòm trong khu vực Chợ Lớn, người ta chỉ dùng chữ “tẫn liệm” hay “nhập quan”, chứ không khi nào dùng chữ “tẩm liệm”.
Kết luận
Vậy, ta nên dùng từ “tẫn liệm”, thay vì từ “tẩm liệm”.
Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
____________________________
TỰ ĐIỂN THAM KHẢO (Xếp theo năm xuất bản):
(1) TỪ ĐIỂN ANNAM - LUSITAN - LATINH (TỪ ĐIỂN VIỆT - BỒ - LA)
Biên soạn: Alexandre de Rhodes,
Roma, 1651.
Phiên dịch: Thanh Lãng, Hoàng Xuân Việt, Đỗ Quang Chính.
Nxb Khoa Học Xã Hội, Hà Nội 1991, khổ 14,5 x 20.
Không có chữ tẫn.
(2) TỪ VỰNG ANNAM - LATINH (VOCABURARIUM ANNAMITICO - LATINUM)
Par Mgr Pierre Pigneaux de Béhaine, membre des Missions Étrangères de Paris, évêque d’Adran, vicaire apostolique de Cochinchine, Cambodge et Ciampa.
Sách được giới-thiệu như sau : ‘’Cuốn tự-vị viết tay này dầy 729 trang, khổ A3, là sách đầu tiên trong lịch-sử Việt-Nam trình-bầy cả hai lối chữ, chữ Nôm và chữ quốc ngữ viết theo mẫu-tự La-tinh, và dịch sang tiếng La-tinh. Sách được biên soạn trong những năm 1772 và 1773, do Pierre Pigneaux de Béhaine, trong khi phải lưu đày tại Pondichéry, với sự giúp đỡ của tám người Đàng Trong’’
(3) TỪ ĐIỂN ANNAM - LATINH (DICTIONARIUM ANAMITICO - LATINUM)
Ex Opere Ill. et Rev. Taberd constans Necnon AB Ill. et Rev. J.S. Theurel
Nxb: ???, Serampore Mashman, Ấn Độ, 1838.
Nxb: Ninh Phú, in lần thứ 2, 1877.
Khổ 18,5 x 26, 566 trang (và Appendix 71 trang).
(4) ĐẠI NAM QUẤC ÂM TỰ VỊ (DICTIONNAIRE ANNAMITE)
Biên soạn: Huỳnh Tịnh Paulus Của
Imprimerie REY, CURIOL & Cie, Saigon, 1895
Khổ 23 x 30, tập I: A-L: 608 trang, tập II: N-X: 596 trang.
Nxb: Khai Trí, Sài Gòn, 1974.
(5) TỰ VỊ ANNAM - LATINH (LEXICON ANAMITICO - LATINUM)
Biên soạn: (Khuyết danh).
Nxb: Ninh Phú, in lần thư hai. 1899,
Khổ 13 x 19, 153 trang
(6) VIỆT NAM TỰ ĐIỂN
Biên soạn: Hội Khai Trí Tiến Đức (khởi thảo).
Imprimerie: Trung Bắc Tân Văn, 1931, khổ 24 x 31,5, 663 trang
Nxb: Văn Mới, Sài Gòn, 1954, 662 trang
Không có chữ tẫn.
(7) HÁN VIỆT TỪ ĐIỂN (GIẢN YẾU)
Biên soạn: Đào Duy Anh
Nxb: Tiếng dân, Huế, 1932, in lần thứ nhất.
Nxb: Paris, Minh Tân, 1936, in lần thứ hai.
Nxb: Trường Thi, Sài Gòn, 1957, in lần thứ ba, khổ 14 x 20.
Quyển thượng: 542 trang, quyển hạ: 596 trang.
Nxb Khoa Học Xã Hội, Hà Nội 1992, khổ 14,5 x 20
Quyển thượng: 588 trang, quyển hạ: 605 trang.
Nxb TP. Hồ Chí Minh, 1996, khổ 13 x 19.
Không có chữ tẫn.
(8) HÁN VIỆT TỪ ĐIỂN
Biên soạn: Thiều Chửu.
Nxb: Đuốc Tuệ, Hà Nội, 1942, in lần thứ nhất.
Nxb: Hưng Long, Sài Gòn, 1966, in lần thứ hai.
Nxb: Tp.HCM, 1993, khổ 14,5x20,5, 807 trang+muc lục tra theo vần 92 trang.
Nxb: TP. Hồ Chí Minh, 1997, khổ 14,5 x 20,5, 809 trang.
(Đã tái bản trên 10 lần).
Không có chữ tẫn, nhưng lai có chữ tấn có nghĩa là liệm xác.
(9) TỪ ĐIỂN TRUNG - VIỆT
Biên soạn: Văn Tân.
Nxb: Sự Thật, Hà Nội, 1956.
Khổ 16 x 23, 1418 trang.
(10) VIỆT NGỮ CHÍNH TẢ TỰ VỊ
Biên soạn: Lê Ngọc Trụ
Nxb: Thanh Tân, Sài Gòn, 1959.
Khổ 14,5 x 20,5.
(11) TỪ ĐIỂN VIỆT NAM
Biên soạn: Lê Văn Đức.
Nxb: Khai Trí, Sài Gòn, năm xuất bản 1970.
Quyển thượng A-L, 966 trang, quyển hạ M-X: 999 trang
(12) TỪ ĐIỂN HÁN - VIỆT HIỆN ĐẠI
Biên soạn: Nguyễn Hữu Cầu (chủ biên) và nhiều tác giả.
Nxb: Tôn Giáo, Hà Nội, 1994, khổ 16 x 24, 1744 trang.
(13) ĐẠI TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT
Biên soạn: Nguyễn Như Ý (chủ biên), Nguyễn Văn Khang, Vũ Quang Hào, Phan Xuân Thành.
Nxb: Văn Hóa Thông Tin, Hà Nội, 1999, khổ 19 x 27, 1.890 trang.
Không có chữ tẫn.
(14) TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT
Biên soạn: Viện Ngôn Ngữ Học
Nxb: Hà Nội, 2005.
(15) TỪ ĐIỂN CHÍNH TẢ TIẾNG VIỆT
Biên soạn: PGS Tiến Sĩ Nguyễn Trọng Báu
Nxb: Văn Hoá Thông Tin, Hà Nội, 2005.
--------------------------------------------------------------------------------
[1] Huỳnh Tịnh Paulus Của, Đại Nam Quấc Âm Tự Vị (Dictionnaire Annamite), Imprimerie REY, CURIOL & Cie, Saigon, 1895 (Khai Trí, Sài Gòn, 1974).
[2] Văn Tân, Từ Điển Trung - Việt, Sự Thật, Hà Nội, 1956.
[3] Lê Ngọc Trụ, Việt Ngữ Chính Tả Tự Vị, Thanh Tân, Sài Gòn, 1959.
[4] Hội Khai Trí Tiến Đức (khởi thảo), Việt Nam Tự Điển, Trung Bắc Tân Văn, 1931, (Văn Mới, Sài Gòn, 1954). Không có chữ tẩn.
[5] Nguyễn Hữu Cầu và nhiều tác giả, Từ Điển Hán - Việt Hiện Đại, Tôn Giáo, Hà Nội, 1994.
Trong một dịp tĩnh tâm năm của linh mục, thấy một cha có cuốn nghi thức an táng, trong đó có đề cập đến việc “tẩm liệm”, tôi nói: “Tẫn liệm mới đúng, sao lại là tẩm liệm”. Cha ấy nói: “Dùng quen rồi không sửa lại nữa”. Tôi rất lấy làm ngạc nhiên, chữ dùng sai không chịu sửa, chỉ vì dùng quen.
Thử vào www.yahoo.com tìm chữ “tẩm liệm” tôi thấy có đến 1.500 chữ trong hơn 400 trang Web; khi tìm chữ “tẫn liệm” tôi thấy có không đến 600 chữ trong khoảng 170 trang Web.
Mở các từ điển hay tự điển (xem phần Sách tham khảo) thì hầu hết đều không có từ “tẫn liệm” hay “tẩm liệm”, trừ những cuốn sau đây:
1) ĐẠI NAM QUẤC ÂM TỰ VỊ[1]
Tẩm: Ngâm, dầm.
tẩm thuốc = Dùng nước gì mà dầm thuốc.
tẩm rượu = Dầm với rượu, ngâm với rượu.
Tẫn: Phong gói tử thi mà để vào hòm, liệm.
tẫn liệm; quàn tẫn = liệm mà để lại, chưa chôn.
Liệm: Để tử thi vào hòm.
Tẫn liệm: Liệm mà để lâu, quàn lại cũng có nghĩa là liệm.
2) TỪ ĐIỂN TRUNG VIỆT[2]
Tẩm: Thấm, ngâm, tẩm tưới, dần dần.
Tẫn: (In sai tẩn) Quàn áo quan lại chưa chôn.
Liệm: Cho tử thi vào áo quan.
3) VIỆT NGỮ CHÁNH TẢ TỰ VỊ[3]
Tẩm: Thấm, ngâm; thấm lần lần.
tẩm bổ; dâm tẩm, nhập tẩm, nhiễm tẩm; nhuận tẩm; tẩm tiệm.
Tẫn: Phong gói tử thi mà để vào hòm.
Liệm: Bó xác người chết mà để vào hòm.
liệm táng; đại liệm; khâm liệm; nhập liệm; tẫn liệm; tiểu liệm; trang liệm.
4) VIỆT NAM TỰ ĐIỂN[4]
Tẩm: Dầm, ngấm cho thấm.
Tẫn: Dùng hàng vải gói ghém thây người chết để trong hòm.
5) TỪ ĐIỂN HÁN - VIỆT HIỆN ĐẠI[5]
Tẫn: Xác đã liệm nhưng chưa chôn.
Liệm: Đặt người chết vào áo quan.
Tẫn liệm: Khâm liệm; bó.
Vì phần lớn các từ điển đều không có chữ “tẫn liệm” hay “tẩm liệm”, kể cả cuốn TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT của Viện Ngôn Ngữ Học, 2005 (11) , TỪ ĐIỂN CHÍNH TẢ TIẾNG VIỆT của PGS Tiến sĩ Nguyễn Trọng Báu, 2005 (12) cũng không có. Nên chúng ta phải tìm lại nguồn gốc của chữ “tẫn” và “tẩm”.
1. Nghĩa chữ tẫn
Tẫn chữ Hán viết là殯: gồm có bộ歹(đãi) và chữ賓(tân).
Chữ Hán là loại chữ biểu ý, gồm 4 thể loại: tượng hình, chủ sự, hội ý và hình thinh. Chữ殯(tẫn) thuộc về thể loại hội ý và hình thinh. Bộ歹(đãi) có nghĩa là chết, chữ賓(tân) có nghĩa là khách, nên thuộc thể loại hội ý. Và bộ歹(đãi) tượng trưng cho sự chết, chữ賓(tân) tượng trưng cho âm thanh, nên cũng thuộc thể loại hình thinh.
- Đãi (歹) nghĩa là thi thể;
- Tân (賓) là lễ viếng người chết, như người khách. Chữ tân(賓) còn có nghĩa là khách, tức là không dừng lại lâu, nên phải làm cho tốt đẹp việc tiễn đưa. Nghĩa chính của chữ tân賓là người chết nằm trong áo quan sẽ được dời đi chôn, khách đến viếng.
Theo ngữ học, chữ “tẫn” (殯) có những nghĩa sau:
Danh từ: 1. Linh cữu liệm rồi mà chưa chôn, gọi là tẫn.
2. Việc liệm và chôn, gọi là tẫn.
Động từ: 1. Đặt áo quan rồi đưa thi thể vào liệm.
2. Quàn tạm.
3. Chôn cạn để sau này cải táng.
4. Mai một.
2. Nghĩa chữ tẩm
Tẩm chữ hán viết là(浸), chữ xưa viết 濅, là thể hội ý, viết bộ氵(thủy), có nghĩa: ngâm , dầm, nhúng, ngấm, thấm, thấm lần lần, làm cho một chất lỏng ngấm vào, là đưa vật vào nước cho ướt thấm cả để làm sạch, nên đi với bộ氵 (thuỷ), và chữ bên cạnh cho âm tẩm. Nói chung là đưa vật vào nước thì vật sẽ được sạch. Có nghĩa là thấm, ngâm; thấm lần lần; làm cho một chất lỏng ngấm vào.
Ngoài ra, “tẩm” còn có các nghĩa: (1) Chìm; (2) Tưới; (3) Nhuận, dùng dầu, nước làm cho đỡ khô; (4) Rửa; (5) Sâu; (6) Có bổ ích; (7) Dần dần; (8) Nhìn sơ; (9) Phạm, thông với chữ “Xâm”; (10) Từ gọi chung dầm ao.
3. Nhận xét
Như thế, chữ “tẩm” hoàn toàn không có nghĩa là liệm xác chết. Khi người ta ướp xác thì nói là “tẩm xác”. Còn khi phong gói tử thi mà cho vào hòm thì nói là “tẫn liệm”.
Ở Việt Nam hiện giờ hầu như không ai ướp xác nữa. Tôi cũng đi thực tế vòng quanh nhiều trại hòm trong khu vực Chợ Lớn, người ta chỉ dùng chữ “tẫn liệm” hay “nhập quan”, chứ không khi nào dùng chữ “tẩm liệm”.
Kết luận
Vậy, ta nên dùng từ “tẫn liệm”, thay vì từ “tẩm liệm”.
Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
____________________________
TỰ ĐIỂN THAM KHẢO (Xếp theo năm xuất bản):
(1) TỪ ĐIỂN ANNAM - LUSITAN - LATINH (TỪ ĐIỂN VIỆT - BỒ - LA)
Biên soạn: Alexandre de Rhodes,
Roma, 1651.
Phiên dịch: Thanh Lãng, Hoàng Xuân Việt, Đỗ Quang Chính.
Nxb Khoa Học Xã Hội, Hà Nội 1991, khổ 14,5 x 20.
Không có chữ tẫn.
(2) TỪ VỰNG ANNAM - LATINH (VOCABURARIUM ANNAMITICO - LATINUM)
Par Mgr Pierre Pigneaux de Béhaine, membre des Missions Étrangères de Paris, évêque d’Adran, vicaire apostolique de Cochinchine, Cambodge et Ciampa.
Sách được giới-thiệu như sau : ‘’Cuốn tự-vị viết tay này dầy 729 trang, khổ A3, là sách đầu tiên trong lịch-sử Việt-Nam trình-bầy cả hai lối chữ, chữ Nôm và chữ quốc ngữ viết theo mẫu-tự La-tinh, và dịch sang tiếng La-tinh. Sách được biên soạn trong những năm 1772 và 1773, do Pierre Pigneaux de Béhaine, trong khi phải lưu đày tại Pondichéry, với sự giúp đỡ của tám người Đàng Trong’’
(3) TỪ ĐIỂN ANNAM - LATINH (DICTIONARIUM ANAMITICO - LATINUM)
Ex Opere Ill. et Rev. Taberd constans Necnon AB Ill. et Rev. J.S. Theurel
Nxb: ???, Serampore Mashman, Ấn Độ, 1838.
Nxb: Ninh Phú, in lần thứ 2, 1877.
Khổ 18,5 x 26, 566 trang (và Appendix 71 trang).
(4) ĐẠI NAM QUẤC ÂM TỰ VỊ (DICTIONNAIRE ANNAMITE)
Biên soạn: Huỳnh Tịnh Paulus Của
Imprimerie REY, CURIOL & Cie, Saigon, 1895
Khổ 23 x 30, tập I: A-L: 608 trang, tập II: N-X: 596 trang.
Nxb: Khai Trí, Sài Gòn, 1974.
(5) TỰ VỊ ANNAM - LATINH (LEXICON ANAMITICO - LATINUM)
Biên soạn: (Khuyết danh).
Nxb: Ninh Phú, in lần thư hai. 1899,
Khổ 13 x 19, 153 trang
(6) VIỆT NAM TỰ ĐIỂN
Biên soạn: Hội Khai Trí Tiến Đức (khởi thảo).
Imprimerie: Trung Bắc Tân Văn, 1931, khổ 24 x 31,5, 663 trang
Nxb: Văn Mới, Sài Gòn, 1954, 662 trang
Không có chữ tẫn.
(7) HÁN VIỆT TỪ ĐIỂN (GIẢN YẾU)
Biên soạn: Đào Duy Anh
Nxb: Tiếng dân, Huế, 1932, in lần thứ nhất.
Nxb: Paris, Minh Tân, 1936, in lần thứ hai.
Nxb: Trường Thi, Sài Gòn, 1957, in lần thứ ba, khổ 14 x 20.
Quyển thượng: 542 trang, quyển hạ: 596 trang.
Nxb Khoa Học Xã Hội, Hà Nội 1992, khổ 14,5 x 20
Quyển thượng: 588 trang, quyển hạ: 605 trang.
Nxb TP. Hồ Chí Minh, 1996, khổ 13 x 19.
Không có chữ tẫn.
(8) HÁN VIỆT TỪ ĐIỂN
Biên soạn: Thiều Chửu.
Nxb: Đuốc Tuệ, Hà Nội, 1942, in lần thứ nhất.
Nxb: Hưng Long, Sài Gòn, 1966, in lần thứ hai.
Nxb: Tp.HCM, 1993, khổ 14,5x20,5, 807 trang+muc lục tra theo vần 92 trang.
Nxb: TP. Hồ Chí Minh, 1997, khổ 14,5 x 20,5, 809 trang.
(Đã tái bản trên 10 lần).
Không có chữ tẫn, nhưng lai có chữ tấn có nghĩa là liệm xác.
(9) TỪ ĐIỂN TRUNG - VIỆT
Biên soạn: Văn Tân.
Nxb: Sự Thật, Hà Nội, 1956.
Khổ 16 x 23, 1418 trang.
(10) VIỆT NGỮ CHÍNH TẢ TỰ VỊ
Biên soạn: Lê Ngọc Trụ
Nxb: Thanh Tân, Sài Gòn, 1959.
Khổ 14,5 x 20,5.
(11) TỪ ĐIỂN VIỆT NAM
Biên soạn: Lê Văn Đức.
Nxb: Khai Trí, Sài Gòn, năm xuất bản 1970.
Quyển thượng A-L, 966 trang, quyển hạ M-X: 999 trang
(12) TỪ ĐIỂN HÁN - VIỆT HIỆN ĐẠI
Biên soạn: Nguyễn Hữu Cầu (chủ biên) và nhiều tác giả.
Nxb: Tôn Giáo, Hà Nội, 1994, khổ 16 x 24, 1744 trang.
(13) ĐẠI TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT
Biên soạn: Nguyễn Như Ý (chủ biên), Nguyễn Văn Khang, Vũ Quang Hào, Phan Xuân Thành.
Nxb: Văn Hóa Thông Tin, Hà Nội, 1999, khổ 19 x 27, 1.890 trang.
Không có chữ tẫn.
(14) TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT
Biên soạn: Viện Ngôn Ngữ Học
Nxb: Hà Nội, 2005.
(15) TỪ ĐIỂN CHÍNH TẢ TIẾNG VIỆT
Biên soạn: PGS Tiến Sĩ Nguyễn Trọng Báu
Nxb: Văn Hoá Thông Tin, Hà Nội, 2005.
--------------------------------------------------------------------------------
[1] Huỳnh Tịnh Paulus Của, Đại Nam Quấc Âm Tự Vị (Dictionnaire Annamite), Imprimerie REY, CURIOL & Cie, Saigon, 1895 (Khai Trí, Sài Gòn, 1974).
[2] Văn Tân, Từ Điển Trung - Việt, Sự Thật, Hà Nội, 1956.
[3] Lê Ngọc Trụ, Việt Ngữ Chính Tả Tự Vị, Thanh Tân, Sài Gòn, 1959.
[4] Hội Khai Trí Tiến Đức (khởi thảo), Việt Nam Tự Điển, Trung Bắc Tân Văn, 1931, (Văn Mới, Sài Gòn, 1954). Không có chữ tẩn.
[5] Nguyễn Hữu Cầu và nhiều tác giả, Từ Điển Hán - Việt Hiện Đại, Tôn Giáo, Hà Nội, 1994.
Thông Báo
Cáo phó: Thân phụ của Linh mục Fx. Trần An, dòng Biển Đức, qua đời
Gia đình kính báo
09:06 22/08/2015
“Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống” (Ga 11, 25)
Trong niềm cậy trông vào lòng nhân từ của Chúa, Gia đình chúng tôi vô cùng thương tiếc kính báo:
Ông cố GIUSE TRẦN VĂN LÊ
Sinh ngày 15/7/1937, nguyên quán: Diễn Vạn, Diễn Châu, Nghệ An.
Trú quán tại giáo họ Cầu Rầm, giáo xứ Cầu Rầm, Tp. Vinh, Nghệ An.
Là thân phụ của Linh mục Fx. Trần An, dòng Biển Đức Thiên An – Huế.
Đã được Chúa gọi về hồi 7h, ngày 22 tháng 8 năm 2015.
Hưởng thọ 79 tuổi.
Cách đây gần 11 tháng, vào ngày 02 tháng 10 năm 2014,
bà cố Mácta, thân mẫu của cha Trần An cũng đã được Chúa gọi về!
Lễ viếng bắt đầu từ 21h ngày 22 tháng 8 năm 2015.
Nghi thức tẩm liệm lúc 5h ngày 24 tháng 8 năm 2015.
Thánh lễ An táng vào lúc 7h ngày 24 tháng 8 năm 2015 tại nhà thờ giáo xứ Cầu Rầm,
giáo phận Vinh (khối 6A, phường Cửa Nam, Tp. Vinh, Nghệ An).
Xin cầu nguyện cho ông cố Giuse được mau hưởng Thánh Nhan Chúa! R.I.P
LM Fx. Trần An và Gia đình kính báo.