Phụng Vụ - Mục Vụ
Phải chăng ngoài Giáo Hội không có ơn Cứu độ?
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương
01:53 23/08/2019
Chúa Nhật XXI Thường Niên C
Is 66,18-21; Dt 12,5-7.11-13; Lc 13,22-30
Ai sẽ được cứu độ và bao nhiêu người được cứu? Đó là câu hỏi rất được nhiều người quan tâm, thường được đặt ra vào thời Chúa Giêsu và ngay cả ngày hôm nay.
1- Extra ecclesiam nulla salus?
Đối với những người Do Thái, họ quan niệm rằng: Để được cứu độ, phải thuộc về dân Do Thái, theo đạo Do Thái, nói tiếng Do Thái và sống trên đất Do Thái.
Ngày xưa, Giáo Hội Công Giáo chúng ta cũng có quan niệm rằng: “Extra ecclesiam nulla salus: ngoài Giáo Hội thì không có ơn cứu độ” (thánh Ciprianô). Một thời, quan niệm này đã bị hiểu một cách méo mó và nó cũng đã tồn tại trong Giáo Hội rất lâu dài hàng thế kỷ. Phải chờ đến Công Đồng Vaticanô II mới cho chúng ta một cái nhìn quân bình và mới mẻ về ơn cứu độ của những người ngoài Giáo Hội.
Theo đó, trong hiến chế Lumen Gentium, Ánh Sáng Muôn Dân, số 16 nói đến những người sau đây dù không thuộc về Giáo Hội một cách hữu hình nhưng vẫn hy vọng được cứu độ: trước hết phải kể đến những người tin nhận Thượng Đế và tôn thờ Người là Đấng Tạo Hóa của đời mình, họ là những người Do Thái và Hồi Giáo. Kế đến là những người vô tình không biết Tin Mừng Đức Kitô và Giáo Hội, nhưng thành tâm tìm kiếm Thiên Chúa và sống theo tiếng lương tâm ngay thẳng, thì có thể được cứu độ. Một cách vô hình họ cũng thuộc về Giáo Hội. Có thể gọi họ là “những Kitô hữu vô danh” (theo ngôn ngữ của nhà thần học Karl Rahner).
Cái nhìn này có nền tảng Kinh Thánh và thần học rất vững chắc: Thiên Chúa muốn tất cả mọi người nhận biết chân lý và được cứu độ (x. 1 Tm 2,4). Thiên Chúa có những cách thế riêng để cứu độ họ. Ơn cứu độ của Đức Kitô mang đến không giới hạn bởi khu vực, chủng tộc, quốc gia, nhưng mang tính phổ quát, cho hết mọi người. Đức Kitô chết cho hết mọi người không loại trừ ai.
Một cách thú vị, Lời Chúa hôm nay đề cập đến chương trình cứu độ của Thiên Chúa. Ở bài đọc I, tiên tri Isaia loan báo về viễn tượng cánh chung trời mới đất mới của nhân loại, trong ngày đó Thiên Chúa quy tụ mọi dân tộc và mọi ngôn ngữ về với Người (x. Is 66,18-21). Theo đó, ơn cứu độ của Thiên Chúa là phổ quát, dành cho hết mọi người. Cũng theo hướng này, bài Tin Mừng loan báo: “Người ta sẽ từ đông chí tây, từ bắc chí nam đến dự tiệc trong nước Thiên Chúa.” Vâng, ý định của Thiên Chúa là cứu độ hết mọi người, đó là niềm hy vọng lớn lao nhất cho tất cả chúng ta và cho những ai không thuộc về Giáo Hội.
2- Nhưng làm sao để được cứu độ?
Nói như thế không có nghĩa là ơn cứu độ chỉ tùy thuộc vào Thiên Chúa thôi, nhưng để được cứu độ, con người cần sự cộng tác với Thiên Chúa. Thánh Augustinô có một câu nói rất nổi tiếng: “Để dựng nên con, thì Thiên Chúa không cần đến con, nhưng để cứu độ con, thì Thiên Chúa cần đến con.”
Đức Kitô trong bài Tin Mừng hôm nay không trực tiếp trả lời có bao nhiêu người được cứu, nhưng Người chỉ cho chúng ta làm sao để được cứu độ khi nói: “Các ngươi hãy cố gắng vào cửa hẹp.” Người đang nói tới sự cộng tác của con người. Đó là nét đẹp của Thiên Chúa của Kitô giáo. Người không tự làm hết mọi sự, không “bao sân” nhưng Người mời gọi chúng ta cộng tác với Người để cứu độ mình. Nếu Người làm hết thì không còn công trạng của chúng ta nữa.
Giống như muốn thi đậu thì phải ôn luyện kỹ càng. Muốn chơi bóng giỏi thì phải tập luyện mỗi ngày. Muốn tránh cao mỡ và cao máu thì phải kiêng dầu mỡ và muối. Muốn có thân hình đẹp, phải luyện tập và ăn kiêng. Cũng vậy, muốn vào thiên đàng thì phải làm gì? Phải “khổ chế,” phải bước “vào cửa hẹp” để đạt tới ơn cứu độ và hạnh phúc.
3- Vào cửa hẹp
Vậy, vào cửa hẹp có nghĩa là gì? Xin thưa là bước vào con đường của hy sinh, khổ luyện, hay nói cách khác, đó là bước theo con đường thập giá mà Chúa Kitô đã đi. “Vào cửa hẹp” là nói không với những cám dỗ của những phim ảnh đồi trụy, những cuộc tình trộm vụng; nói không với những cách kiếm tiền phi đạo đức và phi nhân bản; nói không với những thái độ tự cao tự đại, gây chia rẽ hận thù…
“Vào cửa hẹp” là sống các giá trị của Tin Mừng, sống thật thà và trong sạch, sống bác ái và giúp đỡ tha nhân, nhất là đối với những người nghèo khổ. Mẹ Têrêxa Calcuta nói rằng: “Chúng ta sẽ bị xét xử dựa trên lòng bác ái. Bác ái là thẻ căn cước đích thực cho phép chúng ta bước qua cửa hẹp vào Thiên Đàng.”
“Vào cửa hẹp” là để cho Chúa “quở trách… sửa dạy… và đánh đòn” (Dt 12,5-6) khi chúng ta sai lỗi. Bởi vì, Chúa thương mới “cho roi cho vọt,” nghĩa là để Người sửa dạy chúng ta.
Khi nói có như thế với Chúa, chúng ta đang đi vào cửa hẹp, cửa dẫn chúng ta tới hạnh phúc, tới ơn cứu độ, tới Thiên Chúa là hạnh phúc vĩnh cửu của chúng ta. Hạnh phúc đó, ơn cứu độ đó đã bắt đầu từ ngày hôm nay rồi. Amen!
ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Is 66,18-21; Dt 12,5-7.11-13; Lc 13,22-30
Ai sẽ được cứu độ và bao nhiêu người được cứu? Đó là câu hỏi rất được nhiều người quan tâm, thường được đặt ra vào thời Chúa Giêsu và ngay cả ngày hôm nay.
1- Extra ecclesiam nulla salus?
Đối với những người Do Thái, họ quan niệm rằng: Để được cứu độ, phải thuộc về dân Do Thái, theo đạo Do Thái, nói tiếng Do Thái và sống trên đất Do Thái.
Ngày xưa, Giáo Hội Công Giáo chúng ta cũng có quan niệm rằng: “Extra ecclesiam nulla salus: ngoài Giáo Hội thì không có ơn cứu độ” (thánh Ciprianô). Một thời, quan niệm này đã bị hiểu một cách méo mó và nó cũng đã tồn tại trong Giáo Hội rất lâu dài hàng thế kỷ. Phải chờ đến Công Đồng Vaticanô II mới cho chúng ta một cái nhìn quân bình và mới mẻ về ơn cứu độ của những người ngoài Giáo Hội.
Theo đó, trong hiến chế Lumen Gentium, Ánh Sáng Muôn Dân, số 16 nói đến những người sau đây dù không thuộc về Giáo Hội một cách hữu hình nhưng vẫn hy vọng được cứu độ: trước hết phải kể đến những người tin nhận Thượng Đế và tôn thờ Người là Đấng Tạo Hóa của đời mình, họ là những người Do Thái và Hồi Giáo. Kế đến là những người vô tình không biết Tin Mừng Đức Kitô và Giáo Hội, nhưng thành tâm tìm kiếm Thiên Chúa và sống theo tiếng lương tâm ngay thẳng, thì có thể được cứu độ. Một cách vô hình họ cũng thuộc về Giáo Hội. Có thể gọi họ là “những Kitô hữu vô danh” (theo ngôn ngữ của nhà thần học Karl Rahner).
Cái nhìn này có nền tảng Kinh Thánh và thần học rất vững chắc: Thiên Chúa muốn tất cả mọi người nhận biết chân lý và được cứu độ (x. 1 Tm 2,4). Thiên Chúa có những cách thế riêng để cứu độ họ. Ơn cứu độ của Đức Kitô mang đến không giới hạn bởi khu vực, chủng tộc, quốc gia, nhưng mang tính phổ quát, cho hết mọi người. Đức Kitô chết cho hết mọi người không loại trừ ai.
Một cách thú vị, Lời Chúa hôm nay đề cập đến chương trình cứu độ của Thiên Chúa. Ở bài đọc I, tiên tri Isaia loan báo về viễn tượng cánh chung trời mới đất mới của nhân loại, trong ngày đó Thiên Chúa quy tụ mọi dân tộc và mọi ngôn ngữ về với Người (x. Is 66,18-21). Theo đó, ơn cứu độ của Thiên Chúa là phổ quát, dành cho hết mọi người. Cũng theo hướng này, bài Tin Mừng loan báo: “Người ta sẽ từ đông chí tây, từ bắc chí nam đến dự tiệc trong nước Thiên Chúa.” Vâng, ý định của Thiên Chúa là cứu độ hết mọi người, đó là niềm hy vọng lớn lao nhất cho tất cả chúng ta và cho những ai không thuộc về Giáo Hội.
2- Nhưng làm sao để được cứu độ?
Nói như thế không có nghĩa là ơn cứu độ chỉ tùy thuộc vào Thiên Chúa thôi, nhưng để được cứu độ, con người cần sự cộng tác với Thiên Chúa. Thánh Augustinô có một câu nói rất nổi tiếng: “Để dựng nên con, thì Thiên Chúa không cần đến con, nhưng để cứu độ con, thì Thiên Chúa cần đến con.”
Đức Kitô trong bài Tin Mừng hôm nay không trực tiếp trả lời có bao nhiêu người được cứu, nhưng Người chỉ cho chúng ta làm sao để được cứu độ khi nói: “Các ngươi hãy cố gắng vào cửa hẹp.” Người đang nói tới sự cộng tác của con người. Đó là nét đẹp của Thiên Chúa của Kitô giáo. Người không tự làm hết mọi sự, không “bao sân” nhưng Người mời gọi chúng ta cộng tác với Người để cứu độ mình. Nếu Người làm hết thì không còn công trạng của chúng ta nữa.
Giống như muốn thi đậu thì phải ôn luyện kỹ càng. Muốn chơi bóng giỏi thì phải tập luyện mỗi ngày. Muốn tránh cao mỡ và cao máu thì phải kiêng dầu mỡ và muối. Muốn có thân hình đẹp, phải luyện tập và ăn kiêng. Cũng vậy, muốn vào thiên đàng thì phải làm gì? Phải “khổ chế,” phải bước “vào cửa hẹp” để đạt tới ơn cứu độ và hạnh phúc.
3- Vào cửa hẹp
Vậy, vào cửa hẹp có nghĩa là gì? Xin thưa là bước vào con đường của hy sinh, khổ luyện, hay nói cách khác, đó là bước theo con đường thập giá mà Chúa Kitô đã đi. “Vào cửa hẹp” là nói không với những cám dỗ của những phim ảnh đồi trụy, những cuộc tình trộm vụng; nói không với những cách kiếm tiền phi đạo đức và phi nhân bản; nói không với những thái độ tự cao tự đại, gây chia rẽ hận thù…
“Vào cửa hẹp” là sống các giá trị của Tin Mừng, sống thật thà và trong sạch, sống bác ái và giúp đỡ tha nhân, nhất là đối với những người nghèo khổ. Mẹ Têrêxa Calcuta nói rằng: “Chúng ta sẽ bị xét xử dựa trên lòng bác ái. Bác ái là thẻ căn cước đích thực cho phép chúng ta bước qua cửa hẹp vào Thiên Đàng.”
“Vào cửa hẹp” là để cho Chúa “quở trách… sửa dạy… và đánh đòn” (Dt 12,5-6) khi chúng ta sai lỗi. Bởi vì, Chúa thương mới “cho roi cho vọt,” nghĩa là để Người sửa dạy chúng ta.
Khi nói có như thế với Chúa, chúng ta đang đi vào cửa hẹp, cửa dẫn chúng ta tới hạnh phúc, tới ơn cứu độ, tới Thiên Chúa là hạnh phúc vĩnh cửu của chúng ta. Hạnh phúc đó, ơn cứu độ đó đã bắt đầu từ ngày hôm nay rồi. Amen!
ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:00 23/08/2019
16. Con người ta nếu ham thích người khác khen ngợi, và sợ người khác khinh mạn, thì dù cho tu sửa đức hạnh nào thì sửa cũng không thành, bởi vì đức hạnh của họ giống như nhà lầu không có nền móng, sông không có nguồn nước; sông không có nguồn nước thì lâu ngày sẽ khô cạn, nhà lầu không có nền móng thì lâu ngày sẽ sập đổ, có đức hạnh mà thiếu khiêm tốn thì đều như thế cả.
(Thánh Thomas Aquinas).Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
--------------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
https://jmtaiby.blogspot.com
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:09 23/08/2019
95. KHÓ LÀM CHỦ TIỆC
Có một hoà thượng mỗi khi gặp đêm hè thì cởi truồng nằm ngủ bên núi, miệng niệm kinh Phật tự mình hi sinh lấy thân nuôi muỗi, nhất tâm muốn làm Phật.
Quan Âm đại sư nghe nói như vậy thì muốn khảo nghiệm ông ta coi thử có thành tâm không, bèn biến thành con cọp đến bên núi gầm thét, muốn ông ta hy sinh thân mình cho nó ăn.
Hoà thượng nhảy lên trốn tránh hét lớn:
- “Tối nay gặp ông khách quá lớn, bữa tiệc này tôi làm sao được chứ ?”
(Quảng Tiếu phủ)
Suy tư 95:
Người ta nói: lửa thử vàng gian nan thử đức.
Có người hy sinh một con gà nhưng không dám hy sinh một con trâu; có người hảo tâm giúp kẻ khó trăm ngàn đồng nhưng không dám mời kẻ khó đến nhà dùng cơm; có người chịu khó hy sinh đi bộ đem quà đến tặng người nghèo ở vùng sâu vùng xa nhưng không muốn tặng quà cho đứa bé nhà nghèo bên cạnh...
Con người ta thích làm những chuyện hy sinh to tát nhưng không muốn hy sinh nhịn nhục khi người khác nói móc họng mình; con người ta thích dốc hầu bao ra trước mặt công chúng để giúp người, nhưng không dám bỏ một đồng tiền vào cái thau móp méo của người hành khất bên vệ đường...
Có thể hy sinh cho muỗi hút máu vì muỗi không ăn thịt họ, nhưng hy sinh cho cọp ăn thì lại không làm được vì sợ chết. Cho nên hy sinh của họ là những trò cười.
Hi sinh lớn thì ai cũng thích làm và làm được, nhưng hy sinh nhỏ thì ít người làm và có khi không muốn làm.
Thật buồn thay !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-------------------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
https://jmtaiby.blogspot.com
Có một hoà thượng mỗi khi gặp đêm hè thì cởi truồng nằm ngủ bên núi, miệng niệm kinh Phật tự mình hi sinh lấy thân nuôi muỗi, nhất tâm muốn làm Phật.
Quan Âm đại sư nghe nói như vậy thì muốn khảo nghiệm ông ta coi thử có thành tâm không, bèn biến thành con cọp đến bên núi gầm thét, muốn ông ta hy sinh thân mình cho nó ăn.
Hoà thượng nhảy lên trốn tránh hét lớn:
- “Tối nay gặp ông khách quá lớn, bữa tiệc này tôi làm sao được chứ ?”
(Quảng Tiếu phủ)
Suy tư 95:
Người ta nói: lửa thử vàng gian nan thử đức.
Có người hy sinh một con gà nhưng không dám hy sinh một con trâu; có người hảo tâm giúp kẻ khó trăm ngàn đồng nhưng không dám mời kẻ khó đến nhà dùng cơm; có người chịu khó hy sinh đi bộ đem quà đến tặng người nghèo ở vùng sâu vùng xa nhưng không muốn tặng quà cho đứa bé nhà nghèo bên cạnh...
Con người ta thích làm những chuyện hy sinh to tát nhưng không muốn hy sinh nhịn nhục khi người khác nói móc họng mình; con người ta thích dốc hầu bao ra trước mặt công chúng để giúp người, nhưng không dám bỏ một đồng tiền vào cái thau móp méo của người hành khất bên vệ đường...
Có thể hy sinh cho muỗi hút máu vì muỗi không ăn thịt họ, nhưng hy sinh cho cọp ăn thì lại không làm được vì sợ chết. Cho nên hy sinh của họ là những trò cười.
Hi sinh lớn thì ai cũng thích làm và làm được, nhưng hy sinh nhỏ thì ít người làm và có khi không muốn làm.
Thật buồn thay !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-------------------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
https://jmtaiby.blogspot.com
Hãy vào qua cửa hẹp
Lm JB Nguyễn Minh Hùng
18:43 23/08/2019
Chúa Nhật XXI Thường Niên năm C
Tổng thống Washington, lúc sinh thời, từng phát biểu: “Không nên chỉ đánh giá thành công qua địa vị mà con người đạt được trong cuộc sống, nên đánh giá sự thành công qua những trở ngại mà người đó khắc phục được”.
Trải nghiệm nhiều trên đường đời, trong sự tiến thân, nhất là trên con đường chánh trị vừa phải khéo léo, vừa phải khôn ngoan, mà Washington đã đưa ra nhận định xác thực gần như là “chân lý” về lối sống ở đời.
Thói thường, ai mà không thích đi con đường rộng. Nhưng không có bất cứ ai nhờ lối sống dễ dãi, buông thả, thoải mái…, lại có thể thành thân, thành nhân. Vì thế, lời Chúa Giêsu: “Hãy chiến đấu để vào qua cửa hẹp” là lời dạy chúng ta, ngày nào còn sống trên đời, thì ngày ấy đồng nghĩa với việc chúng ta phải tự đào tạo mình, rèn giũa mình.
Nếu sống ở đời, thành công sẽ không bao giờ là kết quả của ươn lười, thiếu trách nhiệm với bản thân, với tương lai đời mình…, thì đời sống thiêng liêng, sự thánh thiện cũng sẽ không bao giờ mở ra với bất cứ ai không tập tành nhân đức, không khổ luyện đêm ngày, không chấp nhận hy sinh gian khổ, không chuyên chăm cầu nguyện, không biết đặt Chúa ở trước mặt mình, không đặt Chúa làm trung tâm sự nghiệp của mình, không lo tuân hành giới răn Chúa…
Chiến đấu ở đây còn là chiến đấu với chính mình, với cái tôi cồng kềnh của mình. Nó nặng nề vì những vun vén cá nhân, phình to vì tự hào và tham vọng… Thật ra, cửa vào sự sống không hẹp nhưng hẹp vì cái tôi của tôi to quá.
Cần có một cái tôi như trẻ thơ, một cái tôi bé nhỏ, một cái tôi nhu mì mới được vào Nước Trời (Mt 18,3). Cái tôi của chúng ta luôn có khuynh hướng bành trướng nhờ thu tích nơi mình tri thức, tiền bạc, khả năng. Cả kinh nghiệm, tuổi tác, đạo đức, chức vụ, cũng có thể làm cái tôi xơ cứng và khép lại.
Như viên đá cuội, trải qua nhiều thời gian, được sóng biển mài giũa thành viên đã nhẵn nhụi, tôi cần nỗ lực liên tục trong thời gian, để giữ cho cái tôi nhỏ lại, khiêm hạ trước Thiên Chúa, cởi mở trước anh em.
Khi chúng ta tập tành nhân đức, khổ luyện bản thân, hy sinh và từ bỏ, hủy mình ra không, giữ luật Chúa, trung thành sống theo lời Chúa dạy…, đó là cách chúng ta nép mình qua cánh cửa hẹp, là cách chúng ta thao luyện bản thân để đạt tới ơn cứu độ đời đời.
Thánh Phaolô ví cuộc hành trình tiến về bến bờ hạnh phúc ấy như một cuộc chạy đua, như người lực sĩ, trước khi ra thao trường thi đấu, họ cần phải thao luyện, tập dược thường xuyên, mới có thể hy vọng đạt huy chương.
Thánh Phaolô còn nói về chính sự khổ luyện của bản thân: “Tôi đã chiến đấu trong cuộc sống chính nghĩa; đã chạy đến cùng đường; kiên vững trong lòng tin. Giờ đây, triều thiên công chính được dành sẵn cho tôi, và Thiên Chúa, Đấng phán xét chí công, sẽ hoàn lại cho tôi trong ngày ấy, không chỉ cho tôi mà thôi, nhưng còn cho hết mọi người đã đầy lòng mến yêu trông đợi Ngài xuất hiện” (2Tm 4, 6-8).
Cuộc đời có biết bao nhiêu cám dỗ và lôi cuốn, đòi ta phải chiến đấu cam go. Chỉ khi can đảm, không thỏa hiệp hay nhân nhượng với kẻ thù, không để mình sa vào lôi cuốn của bóng tối, ta mới có thể hoàn thành xuất sắc cuộc đời mình như thánh Phaolô.
Ta đừng để đến ngày kia, khi trình diện trước tòa Chúa, lại bị Chúa chối rằng: “Ta không biết các anh từ đâu đến. Cút đi cho khuất mắt ta, hỡi tất cả những quân làm điều bất chính!” (Lc 13, 27).
Bởi dù hôm nay chúng ta vẫn dự lễ, rước lễ, nghe giảng, tĩnh tâm... nhưng chúng ta vẫn cứ trơ trơ, xơ cứng và không thay đổi, không để Chúa đi vào đời mình.
Vì thế, dù ta có thực hành nhiều việc đạo đức, Chúa vẫn không quen biết ta, và ta vẫn xa lạ trong mắt Chúa.
Tóm lại, Ðời sống Kitô hữu là một cuộc chiến đấu liên tục. Chiến đấu để qua cửa hẹp nhờ bỏ cái tôi ích kỷ, và luôn ý thức để thắng cám dỗm, để tiến về phía thiêng liêng, luôn biết hăng hái đi về phía trước trong sự khiêm nhu và cậy dựa vào sức mạnh của ơn Chúa ban.
Ước gì một ngày kia, từng người chúng ta được gọi về trình diện trước tôn nhan Chúa, đều được Chúa vui mừng khen ngợi: “Ðây là đầy tớ tốt lành và trung tín… hãy vào hưởng sự vui mừng của chủ ngươi” (Mt 25, 21).
Tổng thống Washington, lúc sinh thời, từng phát biểu: “Không nên chỉ đánh giá thành công qua địa vị mà con người đạt được trong cuộc sống, nên đánh giá sự thành công qua những trở ngại mà người đó khắc phục được”.
Trải nghiệm nhiều trên đường đời, trong sự tiến thân, nhất là trên con đường chánh trị vừa phải khéo léo, vừa phải khôn ngoan, mà Washington đã đưa ra nhận định xác thực gần như là “chân lý” về lối sống ở đời.
Thói thường, ai mà không thích đi con đường rộng. Nhưng không có bất cứ ai nhờ lối sống dễ dãi, buông thả, thoải mái…, lại có thể thành thân, thành nhân. Vì thế, lời Chúa Giêsu: “Hãy chiến đấu để vào qua cửa hẹp” là lời dạy chúng ta, ngày nào còn sống trên đời, thì ngày ấy đồng nghĩa với việc chúng ta phải tự đào tạo mình, rèn giũa mình.
Nếu sống ở đời, thành công sẽ không bao giờ là kết quả của ươn lười, thiếu trách nhiệm với bản thân, với tương lai đời mình…, thì đời sống thiêng liêng, sự thánh thiện cũng sẽ không bao giờ mở ra với bất cứ ai không tập tành nhân đức, không khổ luyện đêm ngày, không chấp nhận hy sinh gian khổ, không chuyên chăm cầu nguyện, không biết đặt Chúa ở trước mặt mình, không đặt Chúa làm trung tâm sự nghiệp của mình, không lo tuân hành giới răn Chúa…
Chiến đấu ở đây còn là chiến đấu với chính mình, với cái tôi cồng kềnh của mình. Nó nặng nề vì những vun vén cá nhân, phình to vì tự hào và tham vọng… Thật ra, cửa vào sự sống không hẹp nhưng hẹp vì cái tôi của tôi to quá.
Cần có một cái tôi như trẻ thơ, một cái tôi bé nhỏ, một cái tôi nhu mì mới được vào Nước Trời (Mt 18,3). Cái tôi của chúng ta luôn có khuynh hướng bành trướng nhờ thu tích nơi mình tri thức, tiền bạc, khả năng. Cả kinh nghiệm, tuổi tác, đạo đức, chức vụ, cũng có thể làm cái tôi xơ cứng và khép lại.
Như viên đá cuội, trải qua nhiều thời gian, được sóng biển mài giũa thành viên đã nhẵn nhụi, tôi cần nỗ lực liên tục trong thời gian, để giữ cho cái tôi nhỏ lại, khiêm hạ trước Thiên Chúa, cởi mở trước anh em.
Khi chúng ta tập tành nhân đức, khổ luyện bản thân, hy sinh và từ bỏ, hủy mình ra không, giữ luật Chúa, trung thành sống theo lời Chúa dạy…, đó là cách chúng ta nép mình qua cánh cửa hẹp, là cách chúng ta thao luyện bản thân để đạt tới ơn cứu độ đời đời.
Thánh Phaolô ví cuộc hành trình tiến về bến bờ hạnh phúc ấy như một cuộc chạy đua, như người lực sĩ, trước khi ra thao trường thi đấu, họ cần phải thao luyện, tập dược thường xuyên, mới có thể hy vọng đạt huy chương.
Thánh Phaolô còn nói về chính sự khổ luyện của bản thân: “Tôi đã chiến đấu trong cuộc sống chính nghĩa; đã chạy đến cùng đường; kiên vững trong lòng tin. Giờ đây, triều thiên công chính được dành sẵn cho tôi, và Thiên Chúa, Đấng phán xét chí công, sẽ hoàn lại cho tôi trong ngày ấy, không chỉ cho tôi mà thôi, nhưng còn cho hết mọi người đã đầy lòng mến yêu trông đợi Ngài xuất hiện” (2Tm 4, 6-8).
Cuộc đời có biết bao nhiêu cám dỗ và lôi cuốn, đòi ta phải chiến đấu cam go. Chỉ khi can đảm, không thỏa hiệp hay nhân nhượng với kẻ thù, không để mình sa vào lôi cuốn của bóng tối, ta mới có thể hoàn thành xuất sắc cuộc đời mình như thánh Phaolô.
Ta đừng để đến ngày kia, khi trình diện trước tòa Chúa, lại bị Chúa chối rằng: “Ta không biết các anh từ đâu đến. Cút đi cho khuất mắt ta, hỡi tất cả những quân làm điều bất chính!” (Lc 13, 27).
Bởi dù hôm nay chúng ta vẫn dự lễ, rước lễ, nghe giảng, tĩnh tâm... nhưng chúng ta vẫn cứ trơ trơ, xơ cứng và không thay đổi, không để Chúa đi vào đời mình.
Vì thế, dù ta có thực hành nhiều việc đạo đức, Chúa vẫn không quen biết ta, và ta vẫn xa lạ trong mắt Chúa.
Tóm lại, Ðời sống Kitô hữu là một cuộc chiến đấu liên tục. Chiến đấu để qua cửa hẹp nhờ bỏ cái tôi ích kỷ, và luôn ý thức để thắng cám dỗm, để tiến về phía thiêng liêng, luôn biết hăng hái đi về phía trước trong sự khiêm nhu và cậy dựa vào sức mạnh của ơn Chúa ban.
Ước gì một ngày kia, từng người chúng ta được gọi về trình diện trước tôn nhan Chúa, đều được Chúa vui mừng khen ngợi: “Ðây là đầy tớ tốt lành và trung tín… hãy vào hưởng sự vui mừng của chủ ngươi” (Mt 25, 21).
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Chuyến tông du thứ 31 của Đức Thánh Cha - Giới thiệu đất nước và Giáo Hội Mauritius
Đặng Tự Do
01:25 23/08/2019
Tổng quan
Mauritius là một hòn đảo ở phía nam Ấn Độ Dương có diện tích 2,040 km2, tức là xấp xỉ diện tích Sàigòn. Hòn đảo này nằm cách Madagascar 800km về phía Đông. Có nguồn gốc từ núi lửa, Mauritius có một cao nguyên trung tâm cao khoảng 400 mét so với mực nước biển. Núi nằm rải rác trên đảo, rừng nhiệt đới và thực vật là những yếu tố khác làm tăng thêm vẻ đẹp tự nhiên của hòn đảo.
Dân cư trên đảo hầu hết là người gốc Ấn Độ, kế đến là những người di cư từ Madagascar, Mozambique và Sénegal. Tiếng nói chính thức là tiếng Creole, có nguồn gốc từ tiếng Pháp, pha trộn với thổ ngữ và tiếng Anh.
Lịch sử cận đại
Những người Âu châu đầu tiên đến thăm Mauritius là người Bồ Đào Nha vào đầu thế kỷ XVI, rất có thể là vào năm 1510. Người Hà Lan định cư trên đảo vào năm 1598 đã đặt tên cho hòn đảo này là Mauritius theo tên Hoàng tử Maurice của triều đại Nassau.
Người Hà Lan đã đưa cây mía và giống nai từ đảo Java đến đây trước khi bỏ đi vào năm 1710, vì họ đã tìm thấy một nơi định cư tốt hơn nhiều: là Mũi Hảo Vọng ở Nam Phi.
Khoảng năm năm sau, vào năm 1715, người Pháp đã chiếm đảo này, đổi tên thành “Isle de France”.
Năm 1810, người Anh đã chiếm đóng Mauritius và chính thức được Pháp nhượng lại theo hiệp ước “Traiti de Paris” năm 1814. Hầu hết những người định cư Pháp, vẫn ở trên đảo và được phép giữ các phong tục, tôn giáo và luật pháp của họ.
Vài năm sau, vào năm 1835, người Anh đã bãi bỏ chế độ nô lệ và điều này dẫn đến việc nhập khẩu những người lao động Ấn Độ để có công nhân làm việc trên các cánh đồng mía. Cuối cùng, họ đã định cư ở Mauritius và con cháu của họ ngày nay chiếm phần lớn dân số trên đảo.
Mauritius giành được độc lập vào ngày 12 tháng 3 năm 1968 và thông qua hiến pháp dựa trên hệ thống nghị viện của Anh. Những năm đầu tiên rất khó khăn nhưng sau hơn 15 năm lên kế hoạch và làm việc chăm chỉ, Mauritius đã đạt được sự ổn định về kinh tế và chính trị.
Chính trị
Mauritius theo thể chế dân chủ cộng hòa đa đảng, trong đó Tổng thống là người đứng đầu nhà nước và Thủ tướng là người đứng đầu chính phủ được hỗ trợ bởi một Hội đồng Bộ trưởng.
Hiến pháp Mauritius được ban hành ngày 12 tháng 3 năm 1968, và được sửa đổi ngày 12 tháng 3 năm 1992. Tổng thống do Quốc hội bầu, nhiệm kì 5 năm; Thủ tướng do Tổng thống bổ nhiệm và có trách nhiệm trước Quốc hội.
Tổng thống hiện nay là Ông Paramasivum Pillay Vyapoory, thường được gọi tắt là Barlen Vyapoory. Ông đảm nhận chức vụ này một cách tạm thời sau khi nữ tổng thống Ameenah Gurib từ chức sau các tai tiếng về tài chính. Ông Barlen Vyapoory là một tín hữu Ấn Giáo.
Thủ tướng Mauritius là Ông Pravind Jugnauth, cũng một tín hữu Ấn Giáo, nhậm chức từ ngày 23 tháng Giêng, 2017. Ông cũng đồng thời là Bộ trưởng Tài Chính.
Quốc hội Mauritius gồm 66 thành viên, trong đó 62 thành viên được bầu theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kì 5 năm, 4 thành viên còn lại do Ban bầu cử chỉ định cho những đảng không thành công trong cuộc tranh cử để các dân tộc ít người có người đại diện.
Chế độ bầu cử ở Mauritius là chế độ phổ thông đầu phiếu. Công dân từ 18 tuổi trở lên được phép bầu cử.
Chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô
Thứ Hai 9 tháng Chín,
Lúc 7:30 sáng, Đức Thánh Cha sẽ khởi hành bằng máy bay từ phi trường quốc tế Antananarivo để bay đến phi trường Port Louis. Sau 2 giờ 10’ bay, Đức Thánh Cha sẽ đến sân bay Port Louis vào lúc 10:40. Tại đây sẽ diễn ra nghi thức chào đón Đức Thánh Cha (Port Louis đi trước Antananarivo một giờ).
Lúc 12:15 trưa, Đức Thánh Cha sẽ cử hành Thánh lễ tại tượng đài Đức Mẹ, Nữ vương Hòa bình
Sau đó, ngài sẽ có cuộc gặp gỡ với các Giám Mục thành viên của Liên Hội Đồng Giám Mục Ấn Độ Dương.
Lúc 16:25, Đức Thánh Cha đến cầu nguyện tại Đền thờ Chân phước Jacques-Desire Laval, vị tông đồ truyền giáo cho người Mauritus.
Ba mươi phút sau đó, Đức Thánh Cha viếng thăm xã giao tổng thống Barlen Vyapoory tại dinh tổng thống.
Sau cuộc gặp gỡ kéo dài trong 20’, Đức Thánh Cha sẽ có cuộc gặp gỡ với thủ tướng Pravind Jugnauth cũng trong dinh tổng thống
Lúc 17:40, Đức Thánh Cha sẽ có cuộc gặp gỡ với các nhà lãnh đạo chính phủ, xã hội dân sự và ngoại giao đoàn trong dinh tổng thống.
Lúc 18:45 sẽ diễn ra lễ nghi từ biệt tại sân bay Port Louis
Lúc 7 giờ tối, Đức Thánh Cha sẽ khởi hành bằng máy bay để quay lại Antananarivo, Madagascar.
Lúc 8 giờ tối, Đức Thánh Cha sẽ về đến sân bay Antananarivo.
Thứ Ba 10 tháng Chín,
Lúc 9 giờ sáng sẽ có lễ nghi từ biệt Madagascar tại sân bay Antananarivo.
Lúc 9:20, Đức Thánh Cha khởi hành về Rôma.
Theo dự trù, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ về đến sân bay quân sự Ciampino của Rôma vào lúc 7 giờ tối cùng ngày.
Giáo Hội tại Mauritius
Đạo Thánh Chúa đến với hòn đảo này cùng với người Pháp vào năm 1715. 22 năm sau đó, Giáo Hội chính thức có các định chế tại đây.
Với diện tích chỉ xấp xỉ, chưa bằng được Sàigòn, Mauritius có một giáo phận, là giáo phận Port Louis; và một miền Giám Quản Tông Tòa là Rodrigues.
Giáo phận Port Louis
Giáo phận Port Louis là một giáo phận trực thuộc thẳng Tòa Thánh. Ngày 6 tháng Sáu, 1837, Đức Giáo Hoàng Grêgôriô thứ 14 đã thành lập miền Giám Quản Tông Tòa Mauritius và bổ nhiệm Đức Cha Edward Bede Slater dòng Salêsiêng làm Giám Mục tiên khởi. Đến ngày 7 tháng 12, năm 1847, Đức Giáo Hoàng Piô thứ Chín đã nâng lên hàng giáo phận và đổi tên là giáo phận Port Louis như ngày nay. Vị cai quản giáo phận Port Louis hiện nay là Đức Hồng Y Maurice Evenor Piat.
Đức Hồng Y sinh ngày 19 tháng Bẩy năm 1941. Ngài được thụ phong linh mục ngày 2 tháng 8, 1970 và được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm Giám Mục Phó Port Louis vào ngày 21 tháng Giêng, 1991. Khi Đức Hồng Y Jean Margéot về hưu, ngài thay thế ngài làm Giám Mục Port Louis vào ngày 15 tháng Hai, 1993.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nâng ngài lên hàng Hồng Y vào ngày 19 tháng Mười Một, 2016.
Theo Niên Giám Thống Kê 2017, Giáo phận Port Louis có 327,600 tín hữu Công Giáo trên tổng số 1,260,000 dân, tức là chiếm tỷ lệ 26%. Anh chị em tín hữu sinh hoạt trong 36 giáo xứ, do 91 linh mục coi sóc, trong đó có 46 linh mục triều và 45 linh mục dòng. Bên cạnh đó, còn có 117 nữ tu và 70 nam tu sĩ không có chức linh mục.
Miền Giám Quản Tông Tòa Rodrigues
Ngày 31 tháng 10, 2002, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã thành lập miền Giám Quản Tông Tòa Rodrigues, được tách ra từ giáo phận Port Louis, và giao cho Đức Cha Alain Harel làm Giám Mục tiên khởi.
Lý do tách ra là vì Rodrigues là một hòn đảo về phía Đông Mauritius với diện tích 108km2, nơi dân số gần như toàn tòng Công Giáo.
Đức Cha Alain Harel sinh ngày 24 tháng Sáu, 1950. Ngài được thụ phong linh mục tại giáo phận Port Louis vào ngày 3 tháng Chín, 1978 và được bổ nhiệm Giám Mục vào ngày 31 tháng Mười, 2002.
Theo Niên Giám Thống Kê 2017, miền Giám Quản Tông Tòa Rodrigues có 38,714 tín hữu Công Giáo trên tổng số 42,396 dân, tức là chiếm tỷ lệ 91.3%. Trên đảo Rodrigues hiện nay có 5 giáo xứ, do 4 linh mục triều và một linh mục dòng coi sóc, cùng với 12 nữ tu và 2 thầy chưa chịu chức linh mục.
Source:Vatican NewsPope’s schedule for journeys to Mozambique, Madagascar, Mauritius
Mauritius là một hòn đảo ở phía nam Ấn Độ Dương có diện tích 2,040 km2, tức là xấp xỉ diện tích Sàigòn. Hòn đảo này nằm cách Madagascar 800km về phía Đông. Có nguồn gốc từ núi lửa, Mauritius có một cao nguyên trung tâm cao khoảng 400 mét so với mực nước biển. Núi nằm rải rác trên đảo, rừng nhiệt đới và thực vật là những yếu tố khác làm tăng thêm vẻ đẹp tự nhiên của hòn đảo.
Dân cư trên đảo hầu hết là người gốc Ấn Độ, kế đến là những người di cư từ Madagascar, Mozambique và Sénegal. Tiếng nói chính thức là tiếng Creole, có nguồn gốc từ tiếng Pháp, pha trộn với thổ ngữ và tiếng Anh.
Lịch sử cận đại
Những người Âu châu đầu tiên đến thăm Mauritius là người Bồ Đào Nha vào đầu thế kỷ XVI, rất có thể là vào năm 1510. Người Hà Lan định cư trên đảo vào năm 1598 đã đặt tên cho hòn đảo này là Mauritius theo tên Hoàng tử Maurice của triều đại Nassau.
Người Hà Lan đã đưa cây mía và giống nai từ đảo Java đến đây trước khi bỏ đi vào năm 1710, vì họ đã tìm thấy một nơi định cư tốt hơn nhiều: là Mũi Hảo Vọng ở Nam Phi.
Khoảng năm năm sau, vào năm 1715, người Pháp đã chiếm đảo này, đổi tên thành “Isle de France”.
Năm 1810, người Anh đã chiếm đóng Mauritius và chính thức được Pháp nhượng lại theo hiệp ước “Traiti de Paris” năm 1814. Hầu hết những người định cư Pháp, vẫn ở trên đảo và được phép giữ các phong tục, tôn giáo và luật pháp của họ.
Vài năm sau, vào năm 1835, người Anh đã bãi bỏ chế độ nô lệ và điều này dẫn đến việc nhập khẩu những người lao động Ấn Độ để có công nhân làm việc trên các cánh đồng mía. Cuối cùng, họ đã định cư ở Mauritius và con cháu của họ ngày nay chiếm phần lớn dân số trên đảo.
Mauritius giành được độc lập vào ngày 12 tháng 3 năm 1968 và thông qua hiến pháp dựa trên hệ thống nghị viện của Anh. Những năm đầu tiên rất khó khăn nhưng sau hơn 15 năm lên kế hoạch và làm việc chăm chỉ, Mauritius đã đạt được sự ổn định về kinh tế và chính trị.
Chính trị
Mauritius theo thể chế dân chủ cộng hòa đa đảng, trong đó Tổng thống là người đứng đầu nhà nước và Thủ tướng là người đứng đầu chính phủ được hỗ trợ bởi một Hội đồng Bộ trưởng.
Hiến pháp Mauritius được ban hành ngày 12 tháng 3 năm 1968, và được sửa đổi ngày 12 tháng 3 năm 1992. Tổng thống do Quốc hội bầu, nhiệm kì 5 năm; Thủ tướng do Tổng thống bổ nhiệm và có trách nhiệm trước Quốc hội.
Tổng thống hiện nay là Ông Paramasivum Pillay Vyapoory, thường được gọi tắt là Barlen Vyapoory. Ông đảm nhận chức vụ này một cách tạm thời sau khi nữ tổng thống Ameenah Gurib từ chức sau các tai tiếng về tài chính. Ông Barlen Vyapoory là một tín hữu Ấn Giáo.
Thủ tướng Mauritius là Ông Pravind Jugnauth, cũng một tín hữu Ấn Giáo, nhậm chức từ ngày 23 tháng Giêng, 2017. Ông cũng đồng thời là Bộ trưởng Tài Chính.
Quốc hội Mauritius gồm 66 thành viên, trong đó 62 thành viên được bầu theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kì 5 năm, 4 thành viên còn lại do Ban bầu cử chỉ định cho những đảng không thành công trong cuộc tranh cử để các dân tộc ít người có người đại diện.
Chế độ bầu cử ở Mauritius là chế độ phổ thông đầu phiếu. Công dân từ 18 tuổi trở lên được phép bầu cử.
Chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô
Thứ Hai 9 tháng Chín,
Lúc 7:30 sáng, Đức Thánh Cha sẽ khởi hành bằng máy bay từ phi trường quốc tế Antananarivo để bay đến phi trường Port Louis. Sau 2 giờ 10’ bay, Đức Thánh Cha sẽ đến sân bay Port Louis vào lúc 10:40. Tại đây sẽ diễn ra nghi thức chào đón Đức Thánh Cha (Port Louis đi trước Antananarivo một giờ).
Lúc 12:15 trưa, Đức Thánh Cha sẽ cử hành Thánh lễ tại tượng đài Đức Mẹ, Nữ vương Hòa bình
Sau đó, ngài sẽ có cuộc gặp gỡ với các Giám Mục thành viên của Liên Hội Đồng Giám Mục Ấn Độ Dương.
Lúc 16:25, Đức Thánh Cha đến cầu nguyện tại Đền thờ Chân phước Jacques-Desire Laval, vị tông đồ truyền giáo cho người Mauritus.
Ba mươi phút sau đó, Đức Thánh Cha viếng thăm xã giao tổng thống Barlen Vyapoory tại dinh tổng thống.
Sau cuộc gặp gỡ kéo dài trong 20’, Đức Thánh Cha sẽ có cuộc gặp gỡ với thủ tướng Pravind Jugnauth cũng trong dinh tổng thống
Lúc 17:40, Đức Thánh Cha sẽ có cuộc gặp gỡ với các nhà lãnh đạo chính phủ, xã hội dân sự và ngoại giao đoàn trong dinh tổng thống.
Lúc 18:45 sẽ diễn ra lễ nghi từ biệt tại sân bay Port Louis
Lúc 7 giờ tối, Đức Thánh Cha sẽ khởi hành bằng máy bay để quay lại Antananarivo, Madagascar.
Lúc 8 giờ tối, Đức Thánh Cha sẽ về đến sân bay Antananarivo.
Thứ Ba 10 tháng Chín,
Lúc 9 giờ sáng sẽ có lễ nghi từ biệt Madagascar tại sân bay Antananarivo.
Lúc 9:20, Đức Thánh Cha khởi hành về Rôma.
Theo dự trù, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ về đến sân bay quân sự Ciampino của Rôma vào lúc 7 giờ tối cùng ngày.
Giáo Hội tại Mauritius
Đạo Thánh Chúa đến với hòn đảo này cùng với người Pháp vào năm 1715. 22 năm sau đó, Giáo Hội chính thức có các định chế tại đây.
Với diện tích chỉ xấp xỉ, chưa bằng được Sàigòn, Mauritius có một giáo phận, là giáo phận Port Louis; và một miền Giám Quản Tông Tòa là Rodrigues.
Giáo phận Port Louis
Giáo phận Port Louis là một giáo phận trực thuộc thẳng Tòa Thánh. Ngày 6 tháng Sáu, 1837, Đức Giáo Hoàng Grêgôriô thứ 14 đã thành lập miền Giám Quản Tông Tòa Mauritius và bổ nhiệm Đức Cha Edward Bede Slater dòng Salêsiêng làm Giám Mục tiên khởi. Đến ngày 7 tháng 12, năm 1847, Đức Giáo Hoàng Piô thứ Chín đã nâng lên hàng giáo phận và đổi tên là giáo phận Port Louis như ngày nay. Vị cai quản giáo phận Port Louis hiện nay là Đức Hồng Y Maurice Evenor Piat.
Đức Hồng Y sinh ngày 19 tháng Bẩy năm 1941. Ngài được thụ phong linh mục ngày 2 tháng 8, 1970 và được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm Giám Mục Phó Port Louis vào ngày 21 tháng Giêng, 1991. Khi Đức Hồng Y Jean Margéot về hưu, ngài thay thế ngài làm Giám Mục Port Louis vào ngày 15 tháng Hai, 1993.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nâng ngài lên hàng Hồng Y vào ngày 19 tháng Mười Một, 2016.
Theo Niên Giám Thống Kê 2017, Giáo phận Port Louis có 327,600 tín hữu Công Giáo trên tổng số 1,260,000 dân, tức là chiếm tỷ lệ 26%. Anh chị em tín hữu sinh hoạt trong 36 giáo xứ, do 91 linh mục coi sóc, trong đó có 46 linh mục triều và 45 linh mục dòng. Bên cạnh đó, còn có 117 nữ tu và 70 nam tu sĩ không có chức linh mục.
Miền Giám Quản Tông Tòa Rodrigues
Ngày 31 tháng 10, 2002, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã thành lập miền Giám Quản Tông Tòa Rodrigues, được tách ra từ giáo phận Port Louis, và giao cho Đức Cha Alain Harel làm Giám Mục tiên khởi.
Lý do tách ra là vì Rodrigues là một hòn đảo về phía Đông Mauritius với diện tích 108km2, nơi dân số gần như toàn tòng Công Giáo.
Đức Cha Alain Harel sinh ngày 24 tháng Sáu, 1950. Ngài được thụ phong linh mục tại giáo phận Port Louis vào ngày 3 tháng Chín, 1978 và được bổ nhiệm Giám Mục vào ngày 31 tháng Mười, 2002.
Theo Niên Giám Thống Kê 2017, miền Giám Quản Tông Tòa Rodrigues có 38,714 tín hữu Công Giáo trên tổng số 42,396 dân, tức là chiếm tỷ lệ 91.3%. Trên đảo Rodrigues hiện nay có 5 giáo xứ, do 4 linh mục triều và một linh mục dòng coi sóc, cùng với 12 nữ tu và 2 thầy chưa chịu chức linh mục.
Source:Vatican News
New York Post: Những kẻ thù ghét Công Giáo hả hê kết án được một người vô tội
J.B. Đặng Minh An dịch
07:40 23/08/2019
Trong ba Thẩm phán phiên phúc thẩm, Thẩm phán Weinberg, cựu Thẩm phán Tòa án Liên bang, một chuyên gia về các vụ án hình sự, cho rằng Đức Hồng Y Pell vô tội. Ông nhận xét như sau về vụ án này:
“Một đặc điểm khác thường của vụ án này là nó phụ thuộc hoàn toàn vào việc chấp nhận lời khai của người khiếu nại, coi anh ta là một nhân chứng đáng tin cậy và xác thực, bất kể sự nghi ngờ hợp lý.”
Tuy nhiên, “Có những mâu thuẫn, bất nhất, và một số câu trả lời của anh ta đơn giản là vô nghĩa, và không thể loại trừ khả năng một số phần trong lời khai của người này là ‘bịa đặt’”.
“Tôi thấy khó khăn trước thực tế là tôi phải bảo lưu một ý kiến khác biệt với hai đồng nghiệp của mình, là những người mà tôi luôn rất tôn trọng”.
“Điều đó đã khiến tôi suy tư thậm chí còn cẩn thận hơn về kết quả đúng đắn của đơn kháng cáo này. Tuy nhiên, sau khi đã làm như vậy, tôi không thể, với lương tâm ngay lành của mình, có thể làm khác hơn là duy trì sự bất đồng quan điểm của tôi.”
Thẩm phán Weinberg khẳng định quyết liệt như thế cho nên việc hai thẩm phán còn lại khăng khăng buộc tội Đức Hồng Y dựa trên những lời cáo buộc vô bằng vô cớ của người khiếu nại tiếp tục gây ra các phản ứng ở khắp nơi trên thế giới.
Trong số ra ngày thứ Năm 22 tháng Tám, tờ New York Post, một tờ báo thế tục, không phải báo Công Giáo, có bài nhận định sau: “Catholic-haters have just convicted an innocent cardinal” – “Những kẻ thù ghét Công Giáo vừa kết án một Hồng Y vô tội”. Nguyên bản tiếng Anh có thể đọc ở đây. Dưới đây là bản dịch sang Việt Ngữ.
Với tỷ số 2-1, một tòa án phúc thẩm Úc trong tuần này đã bác bỏ đơn kháng cáo của Hồng Y George Pell về 5 tội danh lạm dụng tình dục trẻ em “trong quá khứ”. Đối với những người ủng hộ Hồng Y Pell, quyết định này khó có thể gây ngạc nhiên. Trước những gì đã diễn ra, một phán quyết công minh mới là lạ.
Các công tố viên cho rằng Hồng Y Pell đã gây ngạc nhiên cho hai ca viên trong dàn hợp xướng khi bất ngờ xuất hiện đúng lúc chúng đang nốc rượu lễ trong nhà thờ chính tòa Melbourne ngay sau một Thánh lễ Chúa Nhật năm 1996. Vị Hồng Y bị buộc tội đã bắt các chàng trai này thực hiện khẩu dâm trong khi ngài vẫn mặc đầy đủ phẩm phục của một vị tổng giám mục.
Các cáo buộc là hoàn toàn không thể tin được - vì một số lý do đã được các luật sư biện hộ trình bày rõ ràng tại các phiên tòa.
Trước hết là rượu lễ của nhà thờ được giữ trong một két an toàn; và Hồng Y Pell không thể rời khỏi cuộc rước sau Thánh lễ mà sự vắng mặt của ngài không ai hay biết; các nhân chứng tuyên thệ trước tòa là điều này không bao giờ xảy ra. Tương tự như vậy, các ca viên trong dàn hợp xướng không thể rời khỏi cuộc rước sau Thánh lễ mà không ai hay biết về sự vắng mặt của họ; các nhân chứng đã tuyên thệ trước tòa là điều này cũng chưa từng xảy ra bao giờ.
Thêm vào đó, phòng thánh của nhà thờ rất nhộn nhịp với các hoạt động. Như các nhân chứng xác nhận trước tòa, Hồng Y Pell không bao giờ đơn độc trong nhà thờ khi mặc áo lễ mà luôn có ít nhất một phụ tá đi cùng. Sự sắp xếp an ninh và bố trí của nhà thờ, và các vị trí tương ứng của vị Hồng Y và dàn hợp xướng, khiến cho việc lạm dụng không thể nào xảy ra như cáo buộc. Cũng không thể để lộ ra bộ phận sinh dục của một người trong khi mặc phẩm phục của một tổng giám mục.
Trước khi qua đời vào năm 2014, một trong hai chàng trai đã xác nhận rằng anh ta “chưa từng bị bất cứ ai quấy rối hay sờ mó”. Tất cả điều này đã khiến 10 trong số 12 bồi thẩm viên tại phiên tòa đầu tiên bỏ phiếu trắng án cho vị Hồng Y. Tuy nhiên, tại tòa tái thẩm, bồi thẩm đoàn đã bỏ qua sức nặng to lớn của các bằng chứng ngoại phạm và đã bỏ phiếu vào tháng 12 để kết tội ngài giữa bầu không khí cuồng loạn chống Công Giáo.
Như vị thẩm phán phúc thẩm bất đồng với hai người kia đã nhận xét, các cáo buộc hoàn toàn không bằng không cớ của người tố cáo duy nhất “chứa đựng những điểm thiếu nhất quán và những bất cập hiển nhiên”, và “thiếu giá trị để chứng minh”. Thiệt tình!
Một số linh mục và hàng giáo phẩm Công Giáo đã lạm dụng những thiếu niên và thanh niên trẻ, ở Úc và những nơi khác. Nhưng tội lỗi của một vài nhân vật gian ác mặc áo cổ côn La Mã không thể biện minh cho việc đưa một người vô tội ra làm dê tế thần – cũng không thể biện minh cho chiến dịch thông tin sai lệch và bôi nhọ ngài như ma quỷ được thực hiện bởi giới truyền thông cấp tiến và các luật gia của Úc.
“Giáo Hội Công Giáo hết thời rồi,” tờ The Independent tuyên bố ngay trước khi Hồng Y Pell bị tuyên án. Phóng viên Louise Milligan của ABC Australia đang sử dụng vụ án Hồng Y Pell để kêu gọi các nhà làm luật buộc các linh mục phải vi phạm ấn tín tòa giải tội trong các vụ lạm dụng trẻ em. Milligan là tác giả của cuốn “The Rise and Fall of George Pell” - “Sự thăng trầm của Hồng Y George Pell” một cuốn sách bán chạy nhất làm công việc búa rìu, kích động dư luận xã hội trước phiên tòa của Hồng Y Pell. Trong cuốn sách, Milligan nói công khai về về sự căm ghét của cô ta đối với lập trường Công Giáo bảo thủ của Hồng Y Pell.
Chiến dịch tuyên truyền đen lan nhanh từ sạp báo đến bàn xét xử của tòa án. Tại buổi tuyên án Hồng Y Pell năm nay, chánh phán phiên tòa bất ngờ thốt ra một cách thật lạ lùng về “sự kiêu ngạo” của Hồng Y Pell, là một chủ đề rất được ưa thích của giới truyền thông Úc. Trong nỗi ám ảnh này, người ta phát hiện sự phẫn nộ của giới tinh hoa, là những người đã thất bại trong nhiều năm để ngăn chặn sự vươn lên của Hồng Y Pell khi ngài phản đối ý thức hệ của họ.
Giới tinh hoa cấp tiến tại Úc đang mong muốn “sửa lại” văn hóa chính trị của quốc gia. Và họ cho rằng rất xấu hổ vì bất cứ điều gì họ coi là thụt lùi – Đạo Công Giáo chẳng hạn.
Họ rất nhiệt tình và khéo léo trong việc trừng phạt những người chống đối. Ủy ban Hoàng gia về Phản Ứng Của Các Định Chế đối với lạm dụng tình dục trẻ em, được bắt đầu vào năm 2013, chính thức mà nói không có một mục tiêu cụ thể nào hết. Trong thực tế, mục đích chính của nó chỉ là bắt bẻ Giáo Hội Công Giáo ở Úc và trên hết là một viên chức của Giáo Hội. Trước các chất vấn của các luật sư bào chữa, các quan chức cảnh sát đã buộc phải thừa nhận đã thực hiện một cuộc hành quân “get Pell” - “chộp cho được Pell”. Vì cảnh sát biết không có người tố cáo trong thời gian đầu, họ đã phải dùng đến việc đăng quảng cáo trên các tờ báo địa phương để tìm các nạn nhân.
Tại sao là Hồng Y Pell? Được trang bị một trí thông minh, tài năng quản lý và một cá tính mạnh mẽ, ngài đã trở nên nổi danh như cồn trong khi triệt hạ tất cả các ý kiến sai trái. Một tiếng nói bảo thủ trong các vấn đề chính trị cũng như thần học, ngài tranh luận về sự thay đổi khí hậu và phản đối hôn nhân đồng tính. Được tấn phong Hồng Y từ năm 2003, ngài đã trở thành người đứng đầu tài chính của Vatican và là thành viên trong hàng các Hồng Y thân cận nhất của Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Với việc truy tố thành công Hồng Y, giới truyền thông và chính trị cấp tiến cuối cùng đã chộp được người đàn ông mà họ ghét cay ghét đắng.
Source:New York PostCatholic-haters have just convicted an innocent cardinal
“Một đặc điểm khác thường của vụ án này là nó phụ thuộc hoàn toàn vào việc chấp nhận lời khai của người khiếu nại, coi anh ta là một nhân chứng đáng tin cậy và xác thực, bất kể sự nghi ngờ hợp lý.”
Tuy nhiên, “Có những mâu thuẫn, bất nhất, và một số câu trả lời của anh ta đơn giản là vô nghĩa, và không thể loại trừ khả năng một số phần trong lời khai của người này là ‘bịa đặt’”.
“Tôi thấy khó khăn trước thực tế là tôi phải bảo lưu một ý kiến khác biệt với hai đồng nghiệp của mình, là những người mà tôi luôn rất tôn trọng”.
“Điều đó đã khiến tôi suy tư thậm chí còn cẩn thận hơn về kết quả đúng đắn của đơn kháng cáo này. Tuy nhiên, sau khi đã làm như vậy, tôi không thể, với lương tâm ngay lành của mình, có thể làm khác hơn là duy trì sự bất đồng quan điểm của tôi.”
Thẩm phán Weinberg khẳng định quyết liệt như thế cho nên việc hai thẩm phán còn lại khăng khăng buộc tội Đức Hồng Y dựa trên những lời cáo buộc vô bằng vô cớ của người khiếu nại tiếp tục gây ra các phản ứng ở khắp nơi trên thế giới.
Trong số ra ngày thứ Năm 22 tháng Tám, tờ New York Post, một tờ báo thế tục, không phải báo Công Giáo, có bài nhận định sau: “Catholic-haters have just convicted an innocent cardinal” – “Những kẻ thù ghét Công Giáo vừa kết án một Hồng Y vô tội”. Nguyên bản tiếng Anh có thể đọc ở đây. Dưới đây là bản dịch sang Việt Ngữ.
Với tỷ số 2-1, một tòa án phúc thẩm Úc trong tuần này đã bác bỏ đơn kháng cáo của Hồng Y George Pell về 5 tội danh lạm dụng tình dục trẻ em “trong quá khứ”. Đối với những người ủng hộ Hồng Y Pell, quyết định này khó có thể gây ngạc nhiên. Trước những gì đã diễn ra, một phán quyết công minh mới là lạ.
Các công tố viên cho rằng Hồng Y Pell đã gây ngạc nhiên cho hai ca viên trong dàn hợp xướng khi bất ngờ xuất hiện đúng lúc chúng đang nốc rượu lễ trong nhà thờ chính tòa Melbourne ngay sau một Thánh lễ Chúa Nhật năm 1996. Vị Hồng Y bị buộc tội đã bắt các chàng trai này thực hiện khẩu dâm trong khi ngài vẫn mặc đầy đủ phẩm phục của một vị tổng giám mục.
Các cáo buộc là hoàn toàn không thể tin được - vì một số lý do đã được các luật sư biện hộ trình bày rõ ràng tại các phiên tòa.
Trước hết là rượu lễ của nhà thờ được giữ trong một két an toàn; và Hồng Y Pell không thể rời khỏi cuộc rước sau Thánh lễ mà sự vắng mặt của ngài không ai hay biết; các nhân chứng tuyên thệ trước tòa là điều này không bao giờ xảy ra. Tương tự như vậy, các ca viên trong dàn hợp xướng không thể rời khỏi cuộc rước sau Thánh lễ mà không ai hay biết về sự vắng mặt của họ; các nhân chứng đã tuyên thệ trước tòa là điều này cũng chưa từng xảy ra bao giờ.
Thêm vào đó, phòng thánh của nhà thờ rất nhộn nhịp với các hoạt động. Như các nhân chứng xác nhận trước tòa, Hồng Y Pell không bao giờ đơn độc trong nhà thờ khi mặc áo lễ mà luôn có ít nhất một phụ tá đi cùng. Sự sắp xếp an ninh và bố trí của nhà thờ, và các vị trí tương ứng của vị Hồng Y và dàn hợp xướng, khiến cho việc lạm dụng không thể nào xảy ra như cáo buộc. Cũng không thể để lộ ra bộ phận sinh dục của một người trong khi mặc phẩm phục của một tổng giám mục.
Trước khi qua đời vào năm 2014, một trong hai chàng trai đã xác nhận rằng anh ta “chưa từng bị bất cứ ai quấy rối hay sờ mó”. Tất cả điều này đã khiến 10 trong số 12 bồi thẩm viên tại phiên tòa đầu tiên bỏ phiếu trắng án cho vị Hồng Y. Tuy nhiên, tại tòa tái thẩm, bồi thẩm đoàn đã bỏ qua sức nặng to lớn của các bằng chứng ngoại phạm và đã bỏ phiếu vào tháng 12 để kết tội ngài giữa bầu không khí cuồng loạn chống Công Giáo.
Như vị thẩm phán phúc thẩm bất đồng với hai người kia đã nhận xét, các cáo buộc hoàn toàn không bằng không cớ của người tố cáo duy nhất “chứa đựng những điểm thiếu nhất quán và những bất cập hiển nhiên”, và “thiếu giá trị để chứng minh”. Thiệt tình!
Một số linh mục và hàng giáo phẩm Công Giáo đã lạm dụng những thiếu niên và thanh niên trẻ, ở Úc và những nơi khác. Nhưng tội lỗi của một vài nhân vật gian ác mặc áo cổ côn La Mã không thể biện minh cho việc đưa một người vô tội ra làm dê tế thần – cũng không thể biện minh cho chiến dịch thông tin sai lệch và bôi nhọ ngài như ma quỷ được thực hiện bởi giới truyền thông cấp tiến và các luật gia của Úc.
“Giáo Hội Công Giáo hết thời rồi,” tờ The Independent tuyên bố ngay trước khi Hồng Y Pell bị tuyên án. Phóng viên Louise Milligan của ABC Australia đang sử dụng vụ án Hồng Y Pell để kêu gọi các nhà làm luật buộc các linh mục phải vi phạm ấn tín tòa giải tội trong các vụ lạm dụng trẻ em. Milligan là tác giả của cuốn “The Rise and Fall of George Pell” - “Sự thăng trầm của Hồng Y George Pell” một cuốn sách bán chạy nhất làm công việc búa rìu, kích động dư luận xã hội trước phiên tòa của Hồng Y Pell. Trong cuốn sách, Milligan nói công khai về về sự căm ghét của cô ta đối với lập trường Công Giáo bảo thủ của Hồng Y Pell.
Chiến dịch tuyên truyền đen lan nhanh từ sạp báo đến bàn xét xử của tòa án. Tại buổi tuyên án Hồng Y Pell năm nay, chánh phán phiên tòa bất ngờ thốt ra một cách thật lạ lùng về “sự kiêu ngạo” của Hồng Y Pell, là một chủ đề rất được ưa thích của giới truyền thông Úc. Trong nỗi ám ảnh này, người ta phát hiện sự phẫn nộ của giới tinh hoa, là những người đã thất bại trong nhiều năm để ngăn chặn sự vươn lên của Hồng Y Pell khi ngài phản đối ý thức hệ của họ.
Giới tinh hoa cấp tiến tại Úc đang mong muốn “sửa lại” văn hóa chính trị của quốc gia. Và họ cho rằng rất xấu hổ vì bất cứ điều gì họ coi là thụt lùi – Đạo Công Giáo chẳng hạn.
Họ rất nhiệt tình và khéo léo trong việc trừng phạt những người chống đối. Ủy ban Hoàng gia về Phản Ứng Của Các Định Chế đối với lạm dụng tình dục trẻ em, được bắt đầu vào năm 2013, chính thức mà nói không có một mục tiêu cụ thể nào hết. Trong thực tế, mục đích chính của nó chỉ là bắt bẻ Giáo Hội Công Giáo ở Úc và trên hết là một viên chức của Giáo Hội. Trước các chất vấn của các luật sư bào chữa, các quan chức cảnh sát đã buộc phải thừa nhận đã thực hiện một cuộc hành quân “get Pell” - “chộp cho được Pell”. Vì cảnh sát biết không có người tố cáo trong thời gian đầu, họ đã phải dùng đến việc đăng quảng cáo trên các tờ báo địa phương để tìm các nạn nhân.
Tại sao là Hồng Y Pell? Được trang bị một trí thông minh, tài năng quản lý và một cá tính mạnh mẽ, ngài đã trở nên nổi danh như cồn trong khi triệt hạ tất cả các ý kiến sai trái. Một tiếng nói bảo thủ trong các vấn đề chính trị cũng như thần học, ngài tranh luận về sự thay đổi khí hậu và phản đối hôn nhân đồng tính. Được tấn phong Hồng Y từ năm 2003, ngài đã trở thành người đứng đầu tài chính của Vatican và là thành viên trong hàng các Hồng Y thân cận nhất của Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Với việc truy tố thành công Hồng Y, giới truyền thông và chính trị cấp tiến cuối cùng đã chộp được người đàn ông mà họ ghét cay ghét đắng.
Source:New York Post
Các giám mục Châu Mỹ Latinh cảnh báo: “Nếu rừng Amazon bị hủy diệt thì thế giới cũng bị hủy diệt!”
Thanh Quảng sdb
20:15 23/08/2019
Các giám mục Châu Mỹ Latinh cảnh báo: “Nếu rừng Amazon bị hủy diệt thì thế giới cũng bị hủy diệt!”
Các Giám mục Châu Mỹ Latinh và vùng Caribê (CELAM) đã bày tỏ mối quan tâm sâu sắc của các ngài trước các vụ cháy rừng đang hủy diệt khu rừng của thế giới.
Sự nghiêm trọng của các vụ cháy rừng hiện đang hoành hành ở Alaska, Siberia, Greenland, Quần đảo Canary và đặc biệt ở Amazon, không chỉ ảnh hưởng đến người dân bản địa mà còn ảnh hưởng tới toàn bộ hành tinh toàn cầu.
Nhiều nơi trong khu rừng Amazon, một khu rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới đang bị cơn lửa tàn phá suốt hơn hai tuần qua!
Đức Thánh Cha Phanxicô, người đã biến những tiếng kêu cầu thống thiết của những người dân bản địa thành tiếng mời gọi quan tâm quan yếu của triều đại giáo hoàng của ngài bằng triệu tập một Thượng hội đồng Giám mục vào tháng Mười tới đây cho toàn vùng Amazon này.
Từ hy vọng đến đau khổ
Trong một tuyên bố được đưa ra vào ngày 22 tháng 8, các Giám mục vùng Amazon lên tiếng cho hay cái thảm kịch thiên nhiên vô cùng lớn lao của việc phá hủy Amazon đã biến những hy vọng mong chờ của Thượng Hội đồng Giám mục vùng Amazon này thành một nỗi lo buồn thống thiết!
Đức Thánh Cha nói với các Giám mục: Cha bày tỏ tình hiệp thông đối với anh chị em bản địa đang sinh sống trong khu rừng nhiệt đới thanh bình này, cùng họ kêu gào thế giới hãy đoàn kết và lưu tâm đến thảm kịch khốc liệt này.
Khu rừng giàu có tài nguyên
Đề cập đến một tài liệu chuẩn bị cho Thượng hội đồng sắp tới, các Giám mục viết rằng rừng nhiệt đới Amazon rất phong phú và đa dạng về sinh học, có một tầm quan trọng đối với hành tinh chúng ta đang sinh sống!
Giáo hội nhìn nhận đây là một khu vực đa chủng tộc, đa văn hóa và đa tôn giáo, cần được đổi mới về cấu trúc và cá thể cho phù hợp với toàn thế giới.
Cuộc khủng hoảng sâu sắc này đang bị phá hủy do con người hủy hoại nó trong nhiều năm qua, làm băng hoại hoặc tận hủy đi nhiều nền văn hóa bản địa...
Lá phổi của thế giới
Cuối cùng, các Giám mục kêu gọi chính phủ trong khu vực Amazon, Liên Hợp Quốc và cộng đồng quốc tế hãy giúp đỡ cứu lấy lá phổi của thế giới.
Khi trích dẫn lời của Đức Thánh Cha Phanxicô, kêu mời tất cả những người có trách nhiệm hãy cộng tác vào chương trình sáng tạo của Thiên Chúa được ghi đậm nét trong thiên nhiên qua việc bảo vệ môi trường, đừng hủy diệt chúng và đẩy chúng vào đường chết! Tương tự như các Giám mục trong vùng đã cảnh báo: “Nếu vùng Amazon bị hủy hoại thì cả thế giới cũng chịu chung một số phận!
Các Giám mục Châu Mỹ Latinh và vùng Caribê (CELAM) đã bày tỏ mối quan tâm sâu sắc của các ngài trước các vụ cháy rừng đang hủy diệt khu rừng của thế giới.
Sự nghiêm trọng của các vụ cháy rừng hiện đang hoành hành ở Alaska, Siberia, Greenland, Quần đảo Canary và đặc biệt ở Amazon, không chỉ ảnh hưởng đến người dân bản địa mà còn ảnh hưởng tới toàn bộ hành tinh toàn cầu.
Nhiều nơi trong khu rừng Amazon, một khu rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới đang bị cơn lửa tàn phá suốt hơn hai tuần qua!
Đức Thánh Cha Phanxicô, người đã biến những tiếng kêu cầu thống thiết của những người dân bản địa thành tiếng mời gọi quan tâm quan yếu của triều đại giáo hoàng của ngài bằng triệu tập một Thượng hội đồng Giám mục vào tháng Mười tới đây cho toàn vùng Amazon này.
Từ hy vọng đến đau khổ
Trong một tuyên bố được đưa ra vào ngày 22 tháng 8, các Giám mục vùng Amazon lên tiếng cho hay cái thảm kịch thiên nhiên vô cùng lớn lao của việc phá hủy Amazon đã biến những hy vọng mong chờ của Thượng Hội đồng Giám mục vùng Amazon này thành một nỗi lo buồn thống thiết!
Đức Thánh Cha nói với các Giám mục: Cha bày tỏ tình hiệp thông đối với anh chị em bản địa đang sinh sống trong khu rừng nhiệt đới thanh bình này, cùng họ kêu gào thế giới hãy đoàn kết và lưu tâm đến thảm kịch khốc liệt này.
Khu rừng giàu có tài nguyên
Đề cập đến một tài liệu chuẩn bị cho Thượng hội đồng sắp tới, các Giám mục viết rằng rừng nhiệt đới Amazon rất phong phú và đa dạng về sinh học, có một tầm quan trọng đối với hành tinh chúng ta đang sinh sống!
Giáo hội nhìn nhận đây là một khu vực đa chủng tộc, đa văn hóa và đa tôn giáo, cần được đổi mới về cấu trúc và cá thể cho phù hợp với toàn thế giới.
Cuộc khủng hoảng sâu sắc này đang bị phá hủy do con người hủy hoại nó trong nhiều năm qua, làm băng hoại hoặc tận hủy đi nhiều nền văn hóa bản địa...
Lá phổi của thế giới
Cuối cùng, các Giám mục kêu gọi chính phủ trong khu vực Amazon, Liên Hợp Quốc và cộng đồng quốc tế hãy giúp đỡ cứu lấy lá phổi của thế giới.
Khi trích dẫn lời của Đức Thánh Cha Phanxicô, kêu mời tất cả những người có trách nhiệm hãy cộng tác vào chương trình sáng tạo của Thiên Chúa được ghi đậm nét trong thiên nhiên qua việc bảo vệ môi trường, đừng hủy diệt chúng và đẩy chúng vào đường chết! Tương tự như các Giám mục trong vùng đã cảnh báo: “Nếu vùng Amazon bị hủy hoại thì cả thế giới cũng chịu chung một số phận!
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Làng Truông,GP Vinh : Thánh lễ Tạ ơn cắt băng khánh thành và cung hiến nhà thờ của giáo xứ
Daminh Tiến Khởi
08:29 23/08/2019
Trong tâm tình kỷ niệm 350 năm đón nhận hạt giống Tin mừng, sáng ngày 22/8/2019,tại giáo xứ Làng Truông thuộc giáo hạt Ngàn Sâu, giáo phận Hà Tĩnh,Đức Cha Phao lô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục giáo phận đã long trọng chủ sự Thánh lễ cắt băng khánh thành, cung hiến Nhà thờ và bàn thờ của giáo xứ. Đồng tế với Ngài còn có Cha GB. Nguyễn Khắc Bá, Tổng Đại diện giáo phận; cha Giu se Phan Đình Trung, Quản lý Tòa Giám mục; cha Giu se Trần Văn Học, trưởng Ban Truyền thông giáo phận; cha GB.Nguyễn Huy Tuấn, quản hạt Ngàn Sâu; Quý Cha Đặc trách các công tác mục vụ trong giáo phận, Cha quê hương, quý Cha trong và ngoài giáo phận. Tham dự Thánh lễ còn có sự hiện diện của quý Thầy Chủng sinh Đại chủng viện Phanxico, quý Tu Sĩ nam nữ, quý vị ân nhân, quý khách gần xa và đông đảo cộng đoàn dân Chúa trong và ngoài giáo xứ.
Quả thật; “Ví như Chúa chẳng xây nhà, thợ nề vất vả cũng là uổng công” (Tv 127,1).Sau bao năm tháng miệt mài góp công, góp của cùng nhau chung sức, chung tay xây dựng, bao khát khao chờ đợi trong sự háo hức và niềm hân hoan mừng ngày trọng đại, ngày mà cả toàn giáo xứ Làng Truông dường như đứng ngồi không yên, băn khoăn, thao thức, hồi hộp, mong ngóng để rồi vỡ òa trong niềm vui sướng chào đón sự hiện diện của Đức Cha Phao lô Giám mục giáo phận, chào đón sự hiện diện của Quý Cha về cắt băng khánh thành và cung hiến ngôi Nhà thờ mà nhiều người còn nói là không tin vào sự thật mà chỉ coi đó là việc Thiên Chúa đã làm và đã tặng ban, bởi nơi xứ đạo già cỗi, khó nghèo này lại làm được công trình Nhà Chúa đẹp đẽ, khang trang trong một thời gian chưa phải là dài giữa thời buổi kinh tế khó khăn hiện nay.
Thánh lễ cắt băng khánh thành và cung hiến nhà thờ, bàn thờ được bắt đầu vào lúc 8 giờ, 20 phút trong một bầu khí hết sức trang trọng và sốt sắng dưới thời tiết mát mẻ như được thiên nhiên ưu ái giữa mùa nắng nóng.
Trước khi bắt đầu nghi thức cắt băng khánh thành, Cha quản xứ An tôn Lâm Văn Hân đã bày tỏ niềm vui, niềm hạnh phúc và có lời phúc trình ngắn gọn, súc tích, khiêm tốn đúng như bản chất của Ngài, đồng thời dâng ngôi Thánh đường lên Đức Giám Mục Phao lô. Trước một bầu khí trang trọng, tràn ngập niềm vui, Đức Cha Phao lô cũng bày tỏ sự vui mừng, phấn khích và có những lời huấn từ sâu sắc, đầy ý nghĩa; Ngài nói, “Tôi rất vui mừng khi đặt chân đến đây, đến tại giáo xứ này, đến mảnh đất khởi nguồn cho việc loan báo Tin mừng nơi giáo hạt Ngàn Sâu. Chúng ta cùng cám ơn Chúa đã cho chúng ta một buổi sáng thời tiết mát mẻ, êm dịu và một bầu khí vui tươi, phấn khởi, trang trọng và sốt sắng để hồi tưởng lại con đường tiền nhân của chúng ta đã đi, nhất là cám ơn Cha quản xứ cũng như những người đã cố gắng để hoàn thành ngôi Thánh đường này, một giai đoạn chỉnh sửa, trùng tu và xây dựng để rồi tiếp tục nối bước con đường loan báo Tin Mừng mà các vị tiền nhân của chúng ta đã đi trước…”. Sau những lời huấn từ, Đức Cha Phao lô, cha Tổng Đại diện, cha Quản lý TGM, cha Quản hạt Ngàn Sâu và cha Quản xứ đã cắt băng khánh thành và tiếp tục với nghi thức trao chìa khóa mở cửa Nhà thờ bắt đầu Thánh lễ.
Thánh lễ long trọng trong ngôi Thánh đường mới được bắt đầu với khúc ca “Lên đền” vang lên du dương và sốt sắng từ Ca đoàn giáo xứ.Tiếp đến, Đức Cha Phao lô đã cử hành Thánh lễ với nghi thức rảy nước Thánh, nhắc nhớ mọi người ý thức lại Bí tích Rửa Tội đã lãnh nhận để sống xứng danh là Kitô hữu, cùng với đó ngài đã rảy nước Thánh lên bàn thờ và ngôi nhà thờ mới và tiếp tục Thánh lễ với các nghi thức cung hiến nhà thờ, bàn thơ và các phần trong phụng vụ.
Thật là một niềm vui khôn tả với bao công sức, bao tâm huyết mà cha quản xứ An tôn Lâm Văn Hân cùng sự nổ lực của bà con giáo dân trong giáo xứ đã đổ ra sau hơn 2 năm chung lưng đấu cật không biết mệt mỏi để cưa, xẻ, bào, đục và xây dựng, bởi chắc chắn cha quản xứ đã xác tín cho bà con giáo dân thấu hiểu về tầm quan trọng và ý nghĩa của việc xây dựng công trình Nhà Chúa, xây dựng nhà thờ vì“Đền thờ là nhà cầu nguyện, nơi đó Thiên Chúa đón nhận những lời chúc tụng ngợi khen của dân Ngài, và đồng thời Ngài ban mọi ân huệ dồi dào cho họ” (Is 56, 1.6-7). Có thể nói Nhà thờ là trái tim của người tín hữu, nơi con người gặp gỡ Thiên Chúa, gặp gỡ tha nhân và tìm gặp chính mình. Vì mỗi lần chúng ta đến nhà thờ cầu nguyện, trò chuyện là chúng ta được gặp gỡ và ở lại với Chúa. Mỗi lần chúng ta đến nhà thờ là chúng ta gặp gỡ nhau nơi mái nhà chung. Không những thế mà chúng ta còn gặp lại chính mình, nhận ra con người vốn bất toàn, yếu đuối, dễ sa ngã, để xin Chúa tha thứ những lỗi lầm, những thiếu sót trong cuộc sống thường ngày. Nhà thờ còn là hình ảnh của Hội Thánh, là Hội Thánh được xây bằng gạch, bằng đávà Hội Thánh là nhà thờ được xây dựng bằng những tâm hồn với ý thức "Hãy để Thiên Chúa dùng anh em như những viên đá sống động mà xây nên ngôi Ðền Thờ thiêng liêng" (1P 2, 5). Trên phương diện thực tế thì Nhà thờ là một công trình kiến trúc, một ngôi nhà như bao ngôi nhà khác, nhưng lại là biểu tượng của Đức tin, hình ảnh ngôi nhà thờ cũng mang các chức năng như con người của Đức tin. Là một ân huệ của Thiên Chúa để tiếp diễn sự sống thiêng liêng và là nơi cử hành mầu nhiệm Đức tin, tuyên xưng Đức tin và chia sẻ Đức tin cho người khác.Còn với giáo xứ Làng Truông thì ngôi nhà thờ còn mang đậm dấu ấn lịch sử, dấu ấn của nền tảng Đức tin của cả giáo hạt Ngàn Sâu và Giáo Hội Công Giáo, bởi nơi đây chính là trung tâm loan báo Tin Mừng đầu tiên, nơi đã trải qua biết bao thăng trầm của thời cuộc để minh chứng cho sự hình thành và phát triển của Giáo Hội Công Giáo nơi miền sơn cước Hương Khê. Đặc biệt ngôi nhà thờ mà Đức cha Phao lô chủ sự Thánh lễ cắt băng khánh thành và cung hiến hôm nay còn có nhiều ý nghĩa, đó là kỷ niệm 350 năm giáo xứ và giáo hạt đón nhận hạt giống Tin Mừng, 154 năm thành lập giáo xứ.
Chia sẻ tại Thánh lễ, Đức Cha Phao lô đã gợi hứng và nhắc lại câu lời Chúa trong bài Tin Mừng “Hôm nay, nhà này được ơn cứu độ. Hôm nay, nhà này được chúc phúc”(Lc 19, 9) để nói lên tình yêu thương, che chở, đỡ nâng của Thiên Chúa dành cho giáo xứ, cho những ai hăng say xây dựng nhà Chúa, sẵn sàng hi sinh vì công cuộc loan báo Tin Mừng.
Với giáo xứ Làng Truông nói riêng, Ngài đã nhắn nhủ và khích lệ mọi người vì những hồng ân mà Chúa đã trao ban, nhất là trong việc xây dựng nhà thờ cũng như tổ chức Thánh lễ cắt băng khánh thành và cung hiến, Ngài nói “Thật là may mắn vì có một sự trùng hợp rất là ý nghĩa, trong ngày chúng ta làm phép ngôi Thánh đường của giáo xứ Làng Truông, cũng có thể gọi là ngôi Thánh đường mẹ của vùng thượng huyện này lại trùng với ngày chúng ta mừng kính Đức trinh nữ Maria Trinh Nữ Vương, và ngày 22/8 cũng là ngày mà vừa mới đây Liên Hiệp Quốc tuyên bố là ngày cầu nguyện cho các nạn nhân bị bách hại vì niềm tin Công Giáo...”. Qua đó, Ngài đãđiểm lại quá trình lịch sử của giáo xứ, của những thăng trầm thời cuộc,gợi lại những dấu chỉ tình yêu mà Thiên Chúa đã dành cho những chứng nhân Đức tin, những thế hệ ông cha nơi mảnh đất này. Đặc biệt, Ngài tỏ ra rất cảm kích trước tinh thần hăng say, nhiệt tâm của bà con giáo dân xứ đạo nghèo nhưng không hèn với truyền thống kiên vững Đức tin, Ngài nói “Chính bà con trong giáo xứ chúng ta đang bước theo những bước chân của cha ông, đang nối tiếp tấm gương hi sinh của bao thế hệ để làm chứng cho tình yêu, cho Tin Mừng. Bởi trong gần 3 năm qua, chúng ta đã chắt chiu từng đồng, góp công, góp của, cộng tác với Hội đồng mục vụ, cộng tác với cha quản xứ một cách tích cực để hoàn thành ngôi thánh đường này. Ngôi Thánh đường này là biểu tượng của niềm tin, biểu tượng của tình hiệp nhất. Chắc chắn rằng, khi được Thánh hiến, ngôi Thánh đường này sẽ trở thành một dấu ấn lịch sử, một ngôi Thánh đường mẹ của miền thượng huyện Hương Khê…”. Ngài cũng luôn đề cập những nỗi lo lắng, những khó khăn thách thức với người dân trong cuộc sống thực tại của xã hội hôm nay, nhất là con đường đi tới tương lai của thế hệ trẻ Việt Nam nói chung và của con cái giáo xứ Làng Truông nói riêng.
Là xứ đạo nghèo nằm bên bờ dòng sông Ngàn Sâu, dưới chân dãy núi Trà Sơn, trên địa bàn 2 xã là Hương Giang và Hương Thủy của huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. Làng Truông là nơi được đón nhận hạt giống Tin mừng ngay trong những ngày đầu khi các Nhà truyền giáo thuộc dòng Đa Minh đến truyền bá Đức Tin nơi địa hạt Hương Khê vào năm 1669. Đây cũng chính là nơi các Nhà Truyền giáo lúc bấy giờ đã chọn để làm Trung tâm loan báo Tin mừng cho cả miền sơn cước này và lập nên giáo xứ Ngàn Sâu. Chính trên mảnh đất này đã ghi nhiều dấu ấn lịch sử và là xứ mẹ, xứ ‘Bà” của các giáo xứ miền thượng huyện Hương Khê. Từ mảnh đất này, ngọn lửa Đức tin được thắp lên và bùng cháy để rồi sau 350 năm đón nhận hạt giống Tin Mừng, miền đất lắm núi rừng, ít ruộng nương, nhiều nắng, lắm mưa, khí hậu khắc nghiệt của địa hạt Ngàn Sâu này đã trổ sinh nhiều hoa thơm trái ngọt và đã triển nở thành 15 giáo xứ với Đức tin kiên vững.
Theo dòng lịch sử thì vào năm 1669, các nhà truyền giáo dòng Đa Minh đã rảo bước theo đường sông Ngàn Sâu đến vùng đất sơn cước Hương Khê để loan báo Tin Mừng, rắc gieo đạo Chúa. Sau khi nghỉ chân tại làng Vạn Đò (nay là giáo xứ Thổ Hoàng) các Ngài liền tiếp tục ngược miền thượng nguồn Ngàn Sâu để rao giảng lời Chúa và truyền bá Đức tin. Để trốn tránh sự truy lùng bách hại đạo của Chúa trịnh và sau đó là triều đình nhà Nguyễn, các Cha dòng Đa Minh lúc bấy giờ đã chọn mảnh đât làng Đông Thượng này để trú ngụ bởi đây là vùng đất hiểm trở, một mặt là sông, một mặt là núi, đặc biệt phía sau có hòn động “Cấm” như một bức tường từng được giáo dân đắp thành, lập lũy để đối phó với các thế lực bắt bớ, cấm cách đạo Công Giáo rồi lập nên giáo xứ Ngàn Sâu gồm 2 giáo họ là Làng Truông và Thổ Hoàng. Đến năm 1865, Đức cha Ngô Gia Hậu (Gauthier)Giám mục giáo phận Vinh lúc bấy giờ đã chia tách giáo xứ Ngàn Sâu thành 2 giáo xứ là Làng Truông và xứ Thổ Hoàng. Từ đây giáo xứ Làng Truông được chính thức thành lập và nhận Đức Mẹ Mân Côi làm bổn mạng. Năm 1875, các giáo họ Tràng Lưu, Tân Hội và Chúc A tách ra để thành lập giáo xứ Tràng Lưu. Năm 1916, các giáo họ bên kia sông tiếp tục tách ra để thành lập giáo xứ Ninh Cường. Năm 2007, năm giáo họ là Lạc Hạ, Lạc Trung, Lạc Thượng, Vĩnh Phúc và Trại Nãi lại tách ra để thành lập giáo xứ Thịnh Lạc. Hiện tại giáo xứ Làng Truông có hơn 2.934 giáo dân/740 hộ gia đình được phân bố trên 6 giáo họ là; Làng Truông, Cây Khế, Cây Thị, Thuận Hội, Vạn Nguyên và giáo họ Phước Sơn.
Với công cuộc xây dựng Nhà Chúa thì từ khi thành lập cho tới nay, sau vài lần di dịch vị trí và làm nhà thờ, nhà nguyện, vào năm 1893, Cha Gioan Nguyễn Ngữ đã khởi công làm ngôi Nhà thờ bằng gỗ theo kiểu kiến trúc Á Đông “Chồng Diêm”, lợp bằng ngói Nam, có diện tích khá rộng và đẹp. Nhưng khi nhà thờ đang làm giang dở thì Cha Gioan qua đời và Cha GB. Nguyễn Trọng Trung về tiếp quản coi sóc giáo xứ, tiếp tục xây dựng và hoàn thành vào cuối năm 1897.
Trải qua gần một thế kỷ và phải chống chọi với khí hậu khắc nghiệt, vào những năm 1980 đến 1984, nhiều phần gỗ trong nhà thờ bị hư hỏng không thể đảm bảo an toàn cho việc thờ tự, kinh nguyện và dâng lễ hằng ngày. Năm 1986, Cha Phêrô Vũ Thiết Lợi đã cùng với bà con giáo dân tu sửa và làm lại ngôi nhà thờ bằng gỗ, xây bao tường bằng gạch táp lô và được khánh thành vào năm 1989. Thế nhưng trong thời điểm đó, việc kiểm soát chặt chẽ có phần khắc nghiệt phía Nhà nước như “không được di dời, không được nâng cao, nới rộng, không được thay thế những đồ gỗ cũ còn dùng được…!”. nên chất lượng của công trình vì thế mà phải chịu nhiều ảnh hưởng..
Năm 1994, Cha Phêrô Vũ Thiết Lợi già yếu và được Đức Giám Mục giáo phận cho Ngài nghỉ hưu tại đây và bổ nhiệm Cha G.B Trần Thanh Đạt về coi sóc giáo xứ. Trong những năm ở đây, Cha Gioanbaotixita đã chăm lo xây dựng trường học cho con em và lo tu sửa, xây dựng nhà thờ một số giáo họ. Năm 2002, Cha G.B Trần Thanh Đạt chuyển về xứ Vĩnh Hội, Đức Giám Mục giáo phận Vinh Phaolô Maria Cao Đình Thuyên bổ nhiệm Cha Giuse Nguyễn Văn Thắng về coi sóc giáo xứ. Ngài đã san ủi mặt bằng, hạ độ dốc con đường chính để nâng vị thế ngôi Nhà thờ, chỉnh trang khuôn viên, xây trường giáo lý, xây nhà xứ. ..và một số cơ sở hạ tầng trong giáo xứ.
Cuối năm 1912, Cha Giuse Nguyễn Văn Thắng chuyển về giáo xứ Bùi Ngọa và giáo xứ đã được Đức Giám Mục giáo phận Vinh Phaolô Nguyễn Thái Hợp bổ nhiệm Cha Antôn Lâm Văn Hân, một vị mục tử trẻ, khỏe, năng động, tận tâm về coi sóc giáo xứ. Từ khi về nhận nhiệm sở, ngoài việc chăm lo đời sống đạo hạnh cho giáo dân, thăm viếng các gia đình... Ngài đã quy hoạch lại và tiếp tục chỉnh trang khuôn viên, xây dựng bờ bao, làm tượng đài Đức Mẹ, tượng đài Thánh Antôn...Nhưng điều mà Ngài thao thức, trăn trở và lo lắng nhất là ngôi Nhà thờ bằng gỗ được trùng tu từ năm 1986 đã bị xuống cấp trầm trọng do yếu tố thời gian... phần tường xây và tháp chuông được làm bằng gạch táp lô cũng đã bị mục thối không còn đảm bảo an toàn cho giáo dân sinh hoạt và kinh nguyện hằng ngày. Trước thực trạng đó và với nhu cầu cấp thiết của ngôi Thánh đường, Ngài đã cùng với bà con giáo dân đặt quyết tâm và đệ trình xin phép và được Đức Giám Mục giáo phận cho phép xây dựng lại ngôi nhà thờ mới. Cuối năm 2016 Cha xứ Antôn đã cùng với bà con giáo dân bắt tay vào việc mua gỗ, sắm dụng cụ cưa xẻ gỗ và những vật liệu cần thiết. Đầu năm 2017, những công việc tiếp theo được triển khai và tháo dỡ ngôi Nhà thờ cũ bị xuống cấp để bắt đầu xây dựng. Ngày 16/8/2017, Đức cha phụ tá Phê rô Nguyễn Văn Viên đã về chủ sự lễ đặt viên đá xây dựng Nhà thờ giáo xứ. Sau hơn 2 năm miệt mài xây dựng, ngôi Nhà thờ bằng gỗ khang trang được thiết kế theo kiểu Á - Đông kết hợp với phần xây hiện đại đã hoàn thành một cách mỹ mãn để rồi bao khát khao chờ đợi của giáo xứ đã trở thành hiện thực.
Thánh lễ cắt băng khánh thành và cung hiến Nhà thờ, bàn thờ của giáo xứ được diễn ra một cách long trọng và tốt đẹp. Kể từ đây ngôi nhà thờ này trở nên như Người Mẹ của mỗi con dân trong Giáo xứ, Người Mẹ ấy luôn ở bên, luôn yêu thương, luôn đứng đó chờ đợi để tha thứ lỗi lầm cho mỗi người con trở về với lòng Mẹ để nhờ đó gặp lại được Con Mẹ dấu yêu là Chúa Giêsu.
Sau Thánh lễ, vị đại diện Hội đồng Mục vụ giáo xứ đã bày tỏ niềm vui và lòng tri ân sâu sắc tới Đức cha Phao lô, cha Tổng Đại diện, cha Quản lý Tòa giám mục, cha quản hạt Ngàn Sâu, Quý cha trong và ngoài giáo phận, quý Thầy, quý Souer, quý vị ân nhân, các vị đại diện chính quyền địa phương, và đặc biệt là cám ơn sự chăm lo, chỉ đạo tận tâm, tận tình của cha quản xứ.
Thánh lễ kết thúc nhưng chắc chắn rằng niềm vui của đại lễ, niềm vui của ngôi nhà thờ mới sẽ còn nối dài suốt tuần chầu Đền Tạ của giáo xứ và sẽ còn đọng lại trong tâm trí của mỗi người giáo dân, bởi đây là dấu ấn lịch sử, là mốc son mới trong sự phát triển của giáo xứ để nên những câu thơ;
Dù ai đi ngược về xuôi
Làng Truông quê mẹ xin người chớ quên
Cội nguồn lan tỏa Đức tin
Thăng trầm bao nỗi vẫn luôn vững vàng
.
Đa minh Tiến Khởi
Thánh lễ cắt băng khánh thành và cung hiến nhà thờ, bàn thờ được bắt đầu vào lúc 8 giờ, 20 phút trong một bầu khí hết sức trang trọng và sốt sắng dưới thời tiết mát mẻ như được thiên nhiên ưu ái giữa mùa nắng nóng.
Trước khi bắt đầu nghi thức cắt băng khánh thành, Cha quản xứ An tôn Lâm Văn Hân đã bày tỏ niềm vui, niềm hạnh phúc và có lời phúc trình ngắn gọn, súc tích, khiêm tốn đúng như bản chất của Ngài, đồng thời dâng ngôi Thánh đường lên Đức Giám Mục Phao lô. Trước một bầu khí trang trọng, tràn ngập niềm vui, Đức Cha Phao lô cũng bày tỏ sự vui mừng, phấn khích và có những lời huấn từ sâu sắc, đầy ý nghĩa; Ngài nói, “Tôi rất vui mừng khi đặt chân đến đây, đến tại giáo xứ này, đến mảnh đất khởi nguồn cho việc loan báo Tin mừng nơi giáo hạt Ngàn Sâu. Chúng ta cùng cám ơn Chúa đã cho chúng ta một buổi sáng thời tiết mát mẻ, êm dịu và một bầu khí vui tươi, phấn khởi, trang trọng và sốt sắng để hồi tưởng lại con đường tiền nhân của chúng ta đã đi, nhất là cám ơn Cha quản xứ cũng như những người đã cố gắng để hoàn thành ngôi Thánh đường này, một giai đoạn chỉnh sửa, trùng tu và xây dựng để rồi tiếp tục nối bước con đường loan báo Tin Mừng mà các vị tiền nhân của chúng ta đã đi trước…”. Sau những lời huấn từ, Đức Cha Phao lô, cha Tổng Đại diện, cha Quản lý TGM, cha Quản hạt Ngàn Sâu và cha Quản xứ đã cắt băng khánh thành và tiếp tục với nghi thức trao chìa khóa mở cửa Nhà thờ bắt đầu Thánh lễ.
Thánh lễ long trọng trong ngôi Thánh đường mới được bắt đầu với khúc ca “Lên đền” vang lên du dương và sốt sắng từ Ca đoàn giáo xứ.Tiếp đến, Đức Cha Phao lô đã cử hành Thánh lễ với nghi thức rảy nước Thánh, nhắc nhớ mọi người ý thức lại Bí tích Rửa Tội đã lãnh nhận để sống xứng danh là Kitô hữu, cùng với đó ngài đã rảy nước Thánh lên bàn thờ và ngôi nhà thờ mới và tiếp tục Thánh lễ với các nghi thức cung hiến nhà thờ, bàn thơ và các phần trong phụng vụ.
Thật là một niềm vui khôn tả với bao công sức, bao tâm huyết mà cha quản xứ An tôn Lâm Văn Hân cùng sự nổ lực của bà con giáo dân trong giáo xứ đã đổ ra sau hơn 2 năm chung lưng đấu cật không biết mệt mỏi để cưa, xẻ, bào, đục và xây dựng, bởi chắc chắn cha quản xứ đã xác tín cho bà con giáo dân thấu hiểu về tầm quan trọng và ý nghĩa của việc xây dựng công trình Nhà Chúa, xây dựng nhà thờ vì“Đền thờ là nhà cầu nguyện, nơi đó Thiên Chúa đón nhận những lời chúc tụng ngợi khen của dân Ngài, và đồng thời Ngài ban mọi ân huệ dồi dào cho họ” (Is 56, 1.6-7). Có thể nói Nhà thờ là trái tim của người tín hữu, nơi con người gặp gỡ Thiên Chúa, gặp gỡ tha nhân và tìm gặp chính mình. Vì mỗi lần chúng ta đến nhà thờ cầu nguyện, trò chuyện là chúng ta được gặp gỡ và ở lại với Chúa. Mỗi lần chúng ta đến nhà thờ là chúng ta gặp gỡ nhau nơi mái nhà chung. Không những thế mà chúng ta còn gặp lại chính mình, nhận ra con người vốn bất toàn, yếu đuối, dễ sa ngã, để xin Chúa tha thứ những lỗi lầm, những thiếu sót trong cuộc sống thường ngày. Nhà thờ còn là hình ảnh của Hội Thánh, là Hội Thánh được xây bằng gạch, bằng đávà Hội Thánh là nhà thờ được xây dựng bằng những tâm hồn với ý thức "Hãy để Thiên Chúa dùng anh em như những viên đá sống động mà xây nên ngôi Ðền Thờ thiêng liêng" (1P 2, 5). Trên phương diện thực tế thì Nhà thờ là một công trình kiến trúc, một ngôi nhà như bao ngôi nhà khác, nhưng lại là biểu tượng của Đức tin, hình ảnh ngôi nhà thờ cũng mang các chức năng như con người của Đức tin. Là một ân huệ của Thiên Chúa để tiếp diễn sự sống thiêng liêng và là nơi cử hành mầu nhiệm Đức tin, tuyên xưng Đức tin và chia sẻ Đức tin cho người khác.Còn với giáo xứ Làng Truông thì ngôi nhà thờ còn mang đậm dấu ấn lịch sử, dấu ấn của nền tảng Đức tin của cả giáo hạt Ngàn Sâu và Giáo Hội Công Giáo, bởi nơi đây chính là trung tâm loan báo Tin Mừng đầu tiên, nơi đã trải qua biết bao thăng trầm của thời cuộc để minh chứng cho sự hình thành và phát triển của Giáo Hội Công Giáo nơi miền sơn cước Hương Khê. Đặc biệt ngôi nhà thờ mà Đức cha Phao lô chủ sự Thánh lễ cắt băng khánh thành và cung hiến hôm nay còn có nhiều ý nghĩa, đó là kỷ niệm 350 năm giáo xứ và giáo hạt đón nhận hạt giống Tin Mừng, 154 năm thành lập giáo xứ.
Chia sẻ tại Thánh lễ, Đức Cha Phao lô đã gợi hứng và nhắc lại câu lời Chúa trong bài Tin Mừng “Hôm nay, nhà này được ơn cứu độ. Hôm nay, nhà này được chúc phúc”(Lc 19, 9) để nói lên tình yêu thương, che chở, đỡ nâng của Thiên Chúa dành cho giáo xứ, cho những ai hăng say xây dựng nhà Chúa, sẵn sàng hi sinh vì công cuộc loan báo Tin Mừng.
Với giáo xứ Làng Truông nói riêng, Ngài đã nhắn nhủ và khích lệ mọi người vì những hồng ân mà Chúa đã trao ban, nhất là trong việc xây dựng nhà thờ cũng như tổ chức Thánh lễ cắt băng khánh thành và cung hiến, Ngài nói “Thật là may mắn vì có một sự trùng hợp rất là ý nghĩa, trong ngày chúng ta làm phép ngôi Thánh đường của giáo xứ Làng Truông, cũng có thể gọi là ngôi Thánh đường mẹ của vùng thượng huyện này lại trùng với ngày chúng ta mừng kính Đức trinh nữ Maria Trinh Nữ Vương, và ngày 22/8 cũng là ngày mà vừa mới đây Liên Hiệp Quốc tuyên bố là ngày cầu nguyện cho các nạn nhân bị bách hại vì niềm tin Công Giáo...”. Qua đó, Ngài đãđiểm lại quá trình lịch sử của giáo xứ, của những thăng trầm thời cuộc,gợi lại những dấu chỉ tình yêu mà Thiên Chúa đã dành cho những chứng nhân Đức tin, những thế hệ ông cha nơi mảnh đất này. Đặc biệt, Ngài tỏ ra rất cảm kích trước tinh thần hăng say, nhiệt tâm của bà con giáo dân xứ đạo nghèo nhưng không hèn với truyền thống kiên vững Đức tin, Ngài nói “Chính bà con trong giáo xứ chúng ta đang bước theo những bước chân của cha ông, đang nối tiếp tấm gương hi sinh của bao thế hệ để làm chứng cho tình yêu, cho Tin Mừng. Bởi trong gần 3 năm qua, chúng ta đã chắt chiu từng đồng, góp công, góp của, cộng tác với Hội đồng mục vụ, cộng tác với cha quản xứ một cách tích cực để hoàn thành ngôi thánh đường này. Ngôi Thánh đường này là biểu tượng của niềm tin, biểu tượng của tình hiệp nhất. Chắc chắn rằng, khi được Thánh hiến, ngôi Thánh đường này sẽ trở thành một dấu ấn lịch sử, một ngôi Thánh đường mẹ của miền thượng huyện Hương Khê…”. Ngài cũng luôn đề cập những nỗi lo lắng, những khó khăn thách thức với người dân trong cuộc sống thực tại của xã hội hôm nay, nhất là con đường đi tới tương lai của thế hệ trẻ Việt Nam nói chung và của con cái giáo xứ Làng Truông nói riêng.
Là xứ đạo nghèo nằm bên bờ dòng sông Ngàn Sâu, dưới chân dãy núi Trà Sơn, trên địa bàn 2 xã là Hương Giang và Hương Thủy của huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. Làng Truông là nơi được đón nhận hạt giống Tin mừng ngay trong những ngày đầu khi các Nhà truyền giáo thuộc dòng Đa Minh đến truyền bá Đức Tin nơi địa hạt Hương Khê vào năm 1669. Đây cũng chính là nơi các Nhà Truyền giáo lúc bấy giờ đã chọn để làm Trung tâm loan báo Tin mừng cho cả miền sơn cước này và lập nên giáo xứ Ngàn Sâu. Chính trên mảnh đất này đã ghi nhiều dấu ấn lịch sử và là xứ mẹ, xứ ‘Bà” của các giáo xứ miền thượng huyện Hương Khê. Từ mảnh đất này, ngọn lửa Đức tin được thắp lên và bùng cháy để rồi sau 350 năm đón nhận hạt giống Tin Mừng, miền đất lắm núi rừng, ít ruộng nương, nhiều nắng, lắm mưa, khí hậu khắc nghiệt của địa hạt Ngàn Sâu này đã trổ sinh nhiều hoa thơm trái ngọt và đã triển nở thành 15 giáo xứ với Đức tin kiên vững.
Theo dòng lịch sử thì vào năm 1669, các nhà truyền giáo dòng Đa Minh đã rảo bước theo đường sông Ngàn Sâu đến vùng đất sơn cước Hương Khê để loan báo Tin Mừng, rắc gieo đạo Chúa. Sau khi nghỉ chân tại làng Vạn Đò (nay là giáo xứ Thổ Hoàng) các Ngài liền tiếp tục ngược miền thượng nguồn Ngàn Sâu để rao giảng lời Chúa và truyền bá Đức tin. Để trốn tránh sự truy lùng bách hại đạo của Chúa trịnh và sau đó là triều đình nhà Nguyễn, các Cha dòng Đa Minh lúc bấy giờ đã chọn mảnh đât làng Đông Thượng này để trú ngụ bởi đây là vùng đất hiểm trở, một mặt là sông, một mặt là núi, đặc biệt phía sau có hòn động “Cấm” như một bức tường từng được giáo dân đắp thành, lập lũy để đối phó với các thế lực bắt bớ, cấm cách đạo Công Giáo rồi lập nên giáo xứ Ngàn Sâu gồm 2 giáo họ là Làng Truông và Thổ Hoàng. Đến năm 1865, Đức cha Ngô Gia Hậu (Gauthier)Giám mục giáo phận Vinh lúc bấy giờ đã chia tách giáo xứ Ngàn Sâu thành 2 giáo xứ là Làng Truông và xứ Thổ Hoàng. Từ đây giáo xứ Làng Truông được chính thức thành lập và nhận Đức Mẹ Mân Côi làm bổn mạng. Năm 1875, các giáo họ Tràng Lưu, Tân Hội và Chúc A tách ra để thành lập giáo xứ Tràng Lưu. Năm 1916, các giáo họ bên kia sông tiếp tục tách ra để thành lập giáo xứ Ninh Cường. Năm 2007, năm giáo họ là Lạc Hạ, Lạc Trung, Lạc Thượng, Vĩnh Phúc và Trại Nãi lại tách ra để thành lập giáo xứ Thịnh Lạc. Hiện tại giáo xứ Làng Truông có hơn 2.934 giáo dân/740 hộ gia đình được phân bố trên 6 giáo họ là; Làng Truông, Cây Khế, Cây Thị, Thuận Hội, Vạn Nguyên và giáo họ Phước Sơn.
Với công cuộc xây dựng Nhà Chúa thì từ khi thành lập cho tới nay, sau vài lần di dịch vị trí và làm nhà thờ, nhà nguyện, vào năm 1893, Cha Gioan Nguyễn Ngữ đã khởi công làm ngôi Nhà thờ bằng gỗ theo kiểu kiến trúc Á Đông “Chồng Diêm”, lợp bằng ngói Nam, có diện tích khá rộng và đẹp. Nhưng khi nhà thờ đang làm giang dở thì Cha Gioan qua đời và Cha GB. Nguyễn Trọng Trung về tiếp quản coi sóc giáo xứ, tiếp tục xây dựng và hoàn thành vào cuối năm 1897.
Trải qua gần một thế kỷ và phải chống chọi với khí hậu khắc nghiệt, vào những năm 1980 đến 1984, nhiều phần gỗ trong nhà thờ bị hư hỏng không thể đảm bảo an toàn cho việc thờ tự, kinh nguyện và dâng lễ hằng ngày. Năm 1986, Cha Phêrô Vũ Thiết Lợi đã cùng với bà con giáo dân tu sửa và làm lại ngôi nhà thờ bằng gỗ, xây bao tường bằng gạch táp lô và được khánh thành vào năm 1989. Thế nhưng trong thời điểm đó, việc kiểm soát chặt chẽ có phần khắc nghiệt phía Nhà nước như “không được di dời, không được nâng cao, nới rộng, không được thay thế những đồ gỗ cũ còn dùng được…!”. nên chất lượng của công trình vì thế mà phải chịu nhiều ảnh hưởng..
Năm 1994, Cha Phêrô Vũ Thiết Lợi già yếu và được Đức Giám Mục giáo phận cho Ngài nghỉ hưu tại đây và bổ nhiệm Cha G.B Trần Thanh Đạt về coi sóc giáo xứ. Trong những năm ở đây, Cha Gioanbaotixita đã chăm lo xây dựng trường học cho con em và lo tu sửa, xây dựng nhà thờ một số giáo họ. Năm 2002, Cha G.B Trần Thanh Đạt chuyển về xứ Vĩnh Hội, Đức Giám Mục giáo phận Vinh Phaolô Maria Cao Đình Thuyên bổ nhiệm Cha Giuse Nguyễn Văn Thắng về coi sóc giáo xứ. Ngài đã san ủi mặt bằng, hạ độ dốc con đường chính để nâng vị thế ngôi Nhà thờ, chỉnh trang khuôn viên, xây trường giáo lý, xây nhà xứ. ..và một số cơ sở hạ tầng trong giáo xứ.
Cuối năm 1912, Cha Giuse Nguyễn Văn Thắng chuyển về giáo xứ Bùi Ngọa và giáo xứ đã được Đức Giám Mục giáo phận Vinh Phaolô Nguyễn Thái Hợp bổ nhiệm Cha Antôn Lâm Văn Hân, một vị mục tử trẻ, khỏe, năng động, tận tâm về coi sóc giáo xứ. Từ khi về nhận nhiệm sở, ngoài việc chăm lo đời sống đạo hạnh cho giáo dân, thăm viếng các gia đình... Ngài đã quy hoạch lại và tiếp tục chỉnh trang khuôn viên, xây dựng bờ bao, làm tượng đài Đức Mẹ, tượng đài Thánh Antôn...Nhưng điều mà Ngài thao thức, trăn trở và lo lắng nhất là ngôi Nhà thờ bằng gỗ được trùng tu từ năm 1986 đã bị xuống cấp trầm trọng do yếu tố thời gian... phần tường xây và tháp chuông được làm bằng gạch táp lô cũng đã bị mục thối không còn đảm bảo an toàn cho giáo dân sinh hoạt và kinh nguyện hằng ngày. Trước thực trạng đó và với nhu cầu cấp thiết của ngôi Thánh đường, Ngài đã cùng với bà con giáo dân đặt quyết tâm và đệ trình xin phép và được Đức Giám Mục giáo phận cho phép xây dựng lại ngôi nhà thờ mới. Cuối năm 2016 Cha xứ Antôn đã cùng với bà con giáo dân bắt tay vào việc mua gỗ, sắm dụng cụ cưa xẻ gỗ và những vật liệu cần thiết. Đầu năm 2017, những công việc tiếp theo được triển khai và tháo dỡ ngôi Nhà thờ cũ bị xuống cấp để bắt đầu xây dựng. Ngày 16/8/2017, Đức cha phụ tá Phê rô Nguyễn Văn Viên đã về chủ sự lễ đặt viên đá xây dựng Nhà thờ giáo xứ. Sau hơn 2 năm miệt mài xây dựng, ngôi Nhà thờ bằng gỗ khang trang được thiết kế theo kiểu Á - Đông kết hợp với phần xây hiện đại đã hoàn thành một cách mỹ mãn để rồi bao khát khao chờ đợi của giáo xứ đã trở thành hiện thực.
Thánh lễ cắt băng khánh thành và cung hiến Nhà thờ, bàn thờ của giáo xứ được diễn ra một cách long trọng và tốt đẹp. Kể từ đây ngôi nhà thờ này trở nên như Người Mẹ của mỗi con dân trong Giáo xứ, Người Mẹ ấy luôn ở bên, luôn yêu thương, luôn đứng đó chờ đợi để tha thứ lỗi lầm cho mỗi người con trở về với lòng Mẹ để nhờ đó gặp lại được Con Mẹ dấu yêu là Chúa Giêsu.
Sau Thánh lễ, vị đại diện Hội đồng Mục vụ giáo xứ đã bày tỏ niềm vui và lòng tri ân sâu sắc tới Đức cha Phao lô, cha Tổng Đại diện, cha Quản lý Tòa giám mục, cha quản hạt Ngàn Sâu, Quý cha trong và ngoài giáo phận, quý Thầy, quý Souer, quý vị ân nhân, các vị đại diện chính quyền địa phương, và đặc biệt là cám ơn sự chăm lo, chỉ đạo tận tâm, tận tình của cha quản xứ.
Thánh lễ kết thúc nhưng chắc chắn rằng niềm vui của đại lễ, niềm vui của ngôi nhà thờ mới sẽ còn nối dài suốt tuần chầu Đền Tạ của giáo xứ và sẽ còn đọng lại trong tâm trí của mỗi người giáo dân, bởi đây là dấu ấn lịch sử, là mốc son mới trong sự phát triển của giáo xứ để nên những câu thơ;
Dù ai đi ngược về xuôi
Làng Truông quê mẹ xin người chớ quên
Cội nguồn lan tỏa Đức tin
Thăng trầm bao nỗi vẫn luôn vững vàng
.
Đa minh Tiến Khởi
Vatican và Việt Nam thoả thuận lập văn phòng đại diện tông toà thường trú tại Việt Nam
Trần Mạnh Trác
15:03 23/08/2019
Vatican, ngày 23 tháng 8 năm 2019 ( CNA ). - Nhóm làm việc ngoại giao giữa Tòa Thánh và Việt Nam, họp tại Vatican trong tuần qua, công bố đã đạt được thỏa thuận thành lập một đại diện Toà Thánh thường trú tại Việt Nam.
Một vị đại diện cho Đức Giáo Hoàng, cư ngụ thường trú, được coi là một bước trung gian trong quan hệ ngoại giao, trước khi có một vị Khâm Sứ chính thức.
Tòa Thánh và Việt Nam chưa bao giờ có quan hệ ngoại giao đầy đủ, nhưng đã tham gia vào các cuộc thảo luận song phương chính thức kể từ năm 2009. Cuộc họp thượng đỉnh ngày 21-22 tháng 8 vừa qua là cuộc họp thứ tám của nhóm làm việc, trước đó đã họp tại Hà Nội vào tháng 12 năm 2018.
Từ năm 2011, Tòa Thánh đã có một vị đại diện tông toà không thường trú tại Việt Nam. Tại cuộc họp năm ngoái (2018) tại Hà Nội, các phái đoàn đã đồng ý sẽ nâng cấp đại diện này từ không thường trú thành thường trú.
Theo tuyên bố chung hôm nay (ngày 23 tháng 8,) nhóm làm việc Tòa Thánh-Việt Nam đã thảo luận về các quy định nhằm củng cố một thỏa thuận như vậy, và việc thành lập một văn phòng càng sớm càng hay.
Trong cuộc họp, Tòa Thánh cũng đánh giá cao sự giúp đỡ của Nhà nước đối với cộng đồng Công Giáo Việt Nam. Như đã cam kết tiếp tục cải thiện một chính sách nhất quán về tôn trọng tự do tín ngưỡng và tôn giáo.
Hai bên cũng cam kết tiếp tục đối thoại dựa trên sự tôn trọng các nguyên tắc đã được hai bên thống nhất về các mối quan hệ song phương. Họ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thúc đẩy hơn nữa các liên hệ, bao gồm cả các cấp độ cao, theo lời tuyên bố.
Phái đoàn Việt Nam cũng đã gặp Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Quốc Vụ Khanh Hồng Y Pietro Parolin và Ngoại Trưởng cuả Toà Thánh Tổng Giám mục Paul Gallagher.
Cầm đầu phái đoàn Toà Thánh là Đức Ông. Antoine Camilleri, Thứ Trưởng Ngoại Giao cuả Vatican, và phiá Việt Nam là ông Tô Anh Dũng, Thứ Trưởng Ngoại Giao của Việt Nam.
Hiện nay đại diện tông toà không thường trú tại Việt Nam đang được vị Khâm Sứ cuả Singapore đảm tránh, là Tổng giám mục Marek Zalewski.
Người Công Giáo chiếm khoảng 7% trong dân số 97 triệu ở Việt Nam. Tôn giáo chính là Đạo Ông Bà, theo sau là Phật giáo.
Luật tự do tôn giáo cuả Việt Nam đã được bàn thảo từ năm 2013, sau khi hiến pháp Việt Nam được sửa đổi. Luật pháp bảo đảm tự do tín ngưỡng cho mọi người, và chính thức bảo đảm tự do tôn giáo.
Tuy nhiên, các cộng đồng Công Giáo vẫn phải chịu đựng một số hạn chế dưới chế độ cộng sản.
Theo báo cáo thường niên năm 2019 của Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ, các điều kiện tự do tôn giáo ở nước này vào năm 2019 đã suy thoái so với năm 2018, và mặc dù có những cải thiện nhỏ, chính phủ Việt Nam vẫn tiếp tục đàn áp các cá nhân và tổ chức tôn giáo.
Tòa Thánh và Việt Nam chưa bao giờ có quan hệ ngoại giao đầy đủ, nhưng đã tham gia vào các cuộc thảo luận song phương chính thức kể từ năm 2009. Cuộc họp thượng đỉnh ngày 21-22 tháng 8 vừa qua là cuộc họp thứ tám của nhóm làm việc, trước đó đã họp tại Hà Nội vào tháng 12 năm 2018.
Từ năm 2011, Tòa Thánh đã có một vị đại diện tông toà không thường trú tại Việt Nam. Tại cuộc họp năm ngoái (2018) tại Hà Nội, các phái đoàn đã đồng ý sẽ nâng cấp đại diện này từ không thường trú thành thường trú.
Theo tuyên bố chung hôm nay (ngày 23 tháng 8,) nhóm làm việc Tòa Thánh-Việt Nam đã thảo luận về các quy định nhằm củng cố một thỏa thuận như vậy, và việc thành lập một văn phòng càng sớm càng hay.
Trong cuộc họp, Tòa Thánh cũng đánh giá cao sự giúp đỡ của Nhà nước đối với cộng đồng Công Giáo Việt Nam. Như đã cam kết tiếp tục cải thiện một chính sách nhất quán về tôn trọng tự do tín ngưỡng và tôn giáo.
Hai bên cũng cam kết tiếp tục đối thoại dựa trên sự tôn trọng các nguyên tắc đã được hai bên thống nhất về các mối quan hệ song phương. Họ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thúc đẩy hơn nữa các liên hệ, bao gồm cả các cấp độ cao, theo lời tuyên bố.
Phái đoàn Việt Nam cũng đã gặp Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Quốc Vụ Khanh Hồng Y Pietro Parolin và Ngoại Trưởng cuả Toà Thánh Tổng Giám mục Paul Gallagher.
Cầm đầu phái đoàn Toà Thánh là Đức Ông. Antoine Camilleri, Thứ Trưởng Ngoại Giao cuả Vatican, và phiá Việt Nam là ông Tô Anh Dũng, Thứ Trưởng Ngoại Giao của Việt Nam.
Hiện nay đại diện tông toà không thường trú tại Việt Nam đang được vị Khâm Sứ cuả Singapore đảm tránh, là Tổng giám mục Marek Zalewski.
Người Công Giáo chiếm khoảng 7% trong dân số 97 triệu ở Việt Nam. Tôn giáo chính là Đạo Ông Bà, theo sau là Phật giáo.
Luật tự do tôn giáo cuả Việt Nam đã được bàn thảo từ năm 2013, sau khi hiến pháp Việt Nam được sửa đổi. Luật pháp bảo đảm tự do tín ngưỡng cho mọi người, và chính thức bảo đảm tự do tôn giáo.
Tuy nhiên, các cộng đồng Công Giáo vẫn phải chịu đựng một số hạn chế dưới chế độ cộng sản.
Theo báo cáo thường niên năm 2019 của Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ, các điều kiện tự do tôn giáo ở nước này vào năm 2019 đã suy thoái so với năm 2018, và mặc dù có những cải thiện nhỏ, chính phủ Việt Nam vẫn tiếp tục đàn áp các cá nhân và tổ chức tôn giáo.
Hội Ái hữu Nghệ-Tĩnh-Bình mừng lễ bổn mạng Đức Mẹ lên Trời tại Melbourne
Linh mục An Tôn Phạm Xuân Tạo
21:44 23/08/2019
Kể từ ngày có sự hiện diện của những con người nói tiếng Việt với giọng ‘‘trọ trẹ’’ ở thành phố Melbourne này thì bắt đầu có những cuộc hội họp đặc biệt với danh xưng là “Đồng Hương Vinh”. Tuy nhiên, từ những buổi đầu các cuộc hội họp này chưa đi vào quy cũ, chưa được tổ chức chặt chẽ và còn mang tính lẻ tẻ. Nhưng từ ngày chính thức thành lập (2015) đến nay, Hội Đồng Hương Vinh ở Melbourne thực sự đã đi vào quy cũ, lớn dần và vận hành rất đều đặn. Cứ ‘đến hẹn lại lên’, vào trung tuần tháng 8 hàng năm, đoàn con cái Giáo phận Vinh, đang sinh sống, học tập và làm việc tại tiểu bang Victoria nước Úc lại cùng nhau quy tụ, tổ chức mừng Lễ Bổn Mạng, Đức Maria Hồn Xác Lên Trời.
Người viết xin mạn phép nhắc lại chuyện cũ một chút để độc giả rõ hơn về “truyền thống” của những người Công Giáo xuất thân và có nguồn gốc từ Giáo phận Vinh đang sinh sống tại tiểu bang Victoria, Úc Châu này.
Lần thứ nhất (2015) Hội Đồng Hương Vinh đã cùng nhau tổ chức mừng Lễ Bổn Mạng, Đức Maria Hồn Xác Lên Trời, tại nhà thờ Thánh Vinh-Sơn-Liêm, Melbourne. Đây là một trong những Trung tâm Công Giáo Việt Nam thuộc Tổng Giáo phận Melbounre. Trung tâm này do linh mục Giuse Trần Ngọc Tân (gốc Vinh) quản nhiệm.
Lần thứ hai (2016) Hội Đồng Hương Vinh đã tổ chức mừng Lễ Bổn Mạng, Đức Maria Hồn Xác Lên Trời, tại nhà thờ giáo xứ Chúa Chiên Lành, Tổng Giáo phận Melbourne. Giáo xứ này thời gian đó do linh mục Giuse Nguyễn Hồng Ánh (người Vinh) làm cha xứ.
Lần thứ ba (2017) Hội Đồng Hương Vinh đã cùng nhau tổ chức mừng Lễ Bổn Mạng, Đức Maria Hồn Xác Lên Trời, cũng tại nhà thờ giáo xứ Chúa Chiên Lành, Tổng Giáo phận Melbourne. Giáo xứ này thời gian đó cũng do linh mục Giuse Nguyễn Hồng Ánh (người Vinh) làm cha xứ.
Lần thứ tư (2018) Hội Đồng Hương Vinh đã cùng nhau tổ chức mừng Lễ Bổn Mạng, Đức Maria Hồn Xác Lên Trời, tại nhà thờ giáo xứ Thánh Phê-rô, thuộc Tổng Giáo phận Melbourne. Giáo xứ này do linh mục Giuse Nguyễn Hồng Ánh (người Vinh) làm cha xứ.
Lần này, lần thứ năm, lần này (2019) Hội Đồng Hương Vinh đã cùng nhau tổ chức mừng Lễ Bổn Mạng, Đức Maria Hồn Xác Lên Trời, cũng tại nhà thờ giáo xứ Thánh Phê-rô, thuộc Tổng Giáo phận Melbourne. Giáo xứ này hiện cũng do linh mục Giuse Nguyễn Hồng Ánh (người Vinh) làm cha xứ.
*****
Như đã nói, từ năm 2015, khi Hội Đồng Hương Vinh tại Melbourne đã chính thức thành lập và đi vào hoạt động theo quy cũ, thì Ban điều hành và quý linh mục Tu sĩ người xuất thân từ Giáo phận Vinh, gốc Giáo phận Vinh đã quyết định chọn Lễ Đức Maria Hồn Xác Lên Trời (15/8), Bổn Mạng của Giáo phận Mẹ ở Việt Nam, làm Bổn Mạng của đoàn con cái Vinh đang sinh sống, học tập, làm việc tại Tổng Giáo phận Melbourne. Nhưng kể từ năm nay (2019) danh xưng đã được đổi từ “Hội Đồng Hương Vinh” thành ‘‘Hội Ái Hữu Nghệ - Tĩnh – Bình’’.
Tại sao lại không giữ nguyên danh xưng cũ là Lễ Bổn Mạng “Hội Đồng Hương Vinh” mà lại phải đổi thành Lễ Bổn Mạng “Hội Ái Hữu Nghệ - Tĩnh – Bình”? Đây chính câu hỏi mà một số người đã nêu lên qua dịp mừng Lễ Đức Maria Hồn Xác Lên Trời năm nay tại giáo xứ Thánh Phê-rô, Epping, Melbourne.
Trước hết, người viết kính mời quý vị vui lòng lùi về vài mốc thời gian chính yếu từ ngày thành lập Giáo phận Vinh ở Việt Nam cho đến ngày hôm nay để hiểu rõ hơn về danh xưng mới mà chúng ta chọn gọi từ năm nay (2019).
Được thành lập năm 1846 với tên gọi là "giáo phận Nam Đàng Ngoài". Ngày 15 tháng 8 năm 1892, Giám mục Louis Pineau Trị làm lễ cung hiến Giáo phận cho Đức Mẹ - chọn Đức Maria Hồn Xác Lên Trời làm Bổn Mạng của Giáo phận Vinh.
Đến ngày 3 tháng 12 năm 1924, tất cả các giáo phận ở Việt Nam đổi tên theo địa bàn hành chính nơi đặt Toà Giám mục, nên giáo phận Tông tòa Nam Đàng Ngoài đổi thành giáo phận Vĩnh, về sau được gọi là giáo phận Vinh, do Giám mục André Léonce Eloy Bắc coi sóc.
Ngày 24 tháng 11 năm 1960, Tòa Thánh Vatican thành lập Hàng Giáo phẩm Việt Nam và nâng các giáo phận tông tòa lên hàng chính tòa. Giáo phận Vinh cũng được nâng lên vào ngày này và thuộc Giáo Tỉnh Hà Nội.
Địa bàn giáo phận Vinh từ ngày đó tương ứng 3 tỉnh: Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình. Tổng diện tích của ba tỉnh là 30.599km2; với số giáo dân là 523.046 người, chiếm 10% dân số toàn vùng, với hơn 284 Linh mục triều và dòng và rất nhiều tu sĩ nam nữ.
*****
Như chúng ta đã biết, Giáo phận Vinh là giáo phận có số giáo dân đông thứ ba của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam sau Giáo phận Xuân Lộc và Tổng Giáo phận Sài Gòn. Giáo phận Vinh trải dài trên nhiều tỉnh, nên ngày 22 tháng 12 năm 2018 Tòa Thánh đã Vatican đã công bố quyết định tách Giáo phận Vinh làm hai Giáo phận là: Vinh và Hà Tĩnh. Giáo phận Vinh gồm tất cả các giáo xứ trong tỉnh Nghệ An; Giáo phận Hà Tĩnh gồm tất cả các giáo xứ trong hai tỉnh: Hà Tĩnh và Quảng Bình.
Với quyết định này, trước ngày mừng lễ Bổn Mạng Đức Maria Hồn Xác Lên Trời năm nay (2019), anh chị em trong Ban điều hành Hội Đồng Hương Vinh cùng với các Linh mục, Tu sĩ người Vinh và gốc Vinh đang sống và làm việc tại Melbourne đã nhóm họp và quyết định rằng: Kể từ năm nay (2019) sẽ đổi danh xưng là của HỘI là: “Hội Ái Hữu Nghệ - Tĩnh – Bình tại Melbourne” thay vì “Hội Đồng Hương Vinh tại Melbourne” như trước đây.
Sở dĩ chúng tôi đổi danh xưng là vì hiện tại Giáo phận Vinh bao gồm tất cả các giáo xứ thuộc tỉnh Nghệ An, còn Giáo phận Hà Tĩnh thì lại bao gồm tất cả các giáo xứ thuộc 2 tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình, cho nên nếu cứ để danh xưng cũ thì không đúng, không phù hợp. Nếu chúng tôi vẫn gọi theo danh xưng cũ là “Hội Đồng Hương Vinh” thì vô hình chung đã loại tất cả những con cái thuộc hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình ra khỏi hội. Cho nên, danh xưng mới “Hội Ái Hữu Nghệ - Tĩnh – Bình” là bao trùm tất cả những người con thuộc ba tỉnh: Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình.
Qua cuộc họp đó, ban điều hành, đại diện giáo dân và quý linh mục tu sĩ của Nghệ - Tĩnh – Bình đang sinh sống, học tập và àm việc tại Melbourne vẫn tiếp tục chọn mừng Lễ Bổn Mạng là ngày 15 tháng 8, Lễ Đức Maria Hồn Xác Lên Trời hằng năm.
Kính thưa quý vị! Nếu ai đó đề nghị người viết cho biết một số tài sản quý báu hay di sản văn hóa, hoặc một số địa danh hay danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở Nghệ - Tĩnh – Bình thì người viết chẳng kể được bao nhiêu. Nếu muốn ‘‘khoe’’ với thiên hạ thì thật sự người viết chẳng có nhiều, có chăng thì chỉ có thể khoe chuyện về: chuyện con “CÁ GỘ” của những thầy đồ nghèo; chuyện “CHÀNG SINH VIÊN NGHÈO MƯỢN NỒI CỦA MỘT CÔ GÁI ĐỂ NẤU CƠM”, nhưng thực chất mượn không phải để nấu cơm vì gạo anh ta đâu có, nhưng mỗi lần mượn nổi mục đích là để cạo cơm cháy còn sót dưới đáy nồi của người ta để ăn cho qua ngày đoạn tháng; khoe cái “NGHÈO”; khoe một miền đất khô cằn cày lên toàn sỏi đá; khoe những trận ‘lụt hồng thủy’ tràn vào cuốn theo toàn bộ gia sản; khoe những trận bão điên cuồng càn quét sạch các mái nhà; khoe những trận gió Lào thổi về làm rát bỏng da thịt của những người con nơi quê hương mình mà thôi!
Cũng vì thường xuyên phải đương đầu với những đắng cay, vất và và khốn cùng của những người con trong miền đất Nghệ - Tĩnh – Bình, nên ai đó đã viết lên hai câu thơ, nghe xong thì những ai có trái tim bằng thịt của kiếp nhân sinh cũng đều phải quặn lòng đau nhói và rơm rớm nước mắt:
“Quê tôi gạt sỏi tìm cơm
Hết mưa, thôi hạn lại cơn bão gần.”
Hai câu thơ mộc mạc này đã lột tả tính trần trụi của nỗi vất vả, cái đói, cái nghèo, sự chịu đựng bởi thiên tai khắc nghiệt mà những người sinh sống trong miền đất khô cằn, thiếu may mắn này phải đối diện liên miên. Cũng vì không được thiên nhiên chiếu cố, ưu đãi nên con người sống trong miền đất này đã tự tôi luyện tính cần cù, bền bỉ, sức chịu đựng để sống còn. Ngoài những cái khó, cái khổ, cái cực đó, người viết chỉ có thể nêu lên được một số địa điểm có giá trị vật chất như: Sông Lam (Nghệ An), Sông La (Hà Tĩnh), Núi Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh), Động Phong Nha (Quảng Bình); Bãi Biển Cửa Lò (Nghệ An); Nhà Thờ Đá, Lèn Đá Bảo Nham (Nghệ An),…
Tìm những thứ có giá trị vật chất để viết ra thì chẳng có bao nhiêu, nhưng nếu được phép ‘‘kheo khoang’’ một chút về các giá trị tinh thần và con người Nghệ - Tĩnh – Bình thì người viết có viết đến mỏi cả tay, rũ toàn thân cũng chẳng bao giờ kể ra cho hết. Vì các giá trị tinh thần thì bao la, nhiều, rất nhiều và nhiều lắm!
Vì sức khỏe và khả năng của người viết quá hạn chế, nên chỉ mạn phép kể về một số giá trị mang tính tinh thần thôi.
Khi nói đến các tiền nhân, những anh hùng đức tin của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam hay Giáo hội hoàn vũ thì Giáo phận Vinh cũng có những người con rất ưu tú.
Chúng ta đều biết rằng, ngày 19 tháng 6 ăm 1988, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã phong Thánh cho 117 vị Thánh Tử vì Đạo của Giáo hội Việt Nam trongr 26 Giáo phận thì riêng Giáo phận Vinh đã có đến 6 vị rồi. Trong đó có 5 vị bị giết dưới thời vua Minh Mạng và 1 vị bị giết và dưới thời Thiệu Trị. Các vị Thánh Tử Đạo có tên sau đây:
1/ Thánh Linh mục Phê-rô Lê Tùy (1772-1833)
2/ Thánh Giám mục Phê-rô Borie Cao (1808-1838)
3/ Thánh Linh mục Vũ Đăng Khoa (1790-1838)
4/ Thánh Linh mục Vincentê Nguyễn Thời Điểm (1765-1838)
5/ Thánh Thầy giảng Phê-rô Nguyễn Khắc Tự (1808-1840)
6/ Thánh Linh mục Phê-rô Hoàng Khanh (1780-1842)
Trên đây mới chỉ là những vị đã chính thức được phong Thánh và đã được Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ tôn kính. Còn hàng trăm, hàng ngàn con cái thuộc Giáo phận Vinh đã chịu chết vì đức tin mà Giáo hội chưa phong Thánh nữa.
Rồi trong thời nay cũng vậy thôi, những người Công Giáo Nghệ - Tĩnh – Bình là những con người đi đầu trong việc đòi công lý và hòa bình. Các Giám mục, các linh mục, tu sĩ và giáo dân Nghệ – Tĩnh – Bình chưa bao giờ có khái niệm sợ cộng sản. Vì sinh ra và sống chung với cộng sản nên người Nghê – Tĩnh – Bình coi cộng sản như “cỏ lùng” mọc chung với mình là lúa vậy! Chỉ có cỏ lùng sợ lúa chứ lúa chẳng bao giờ ngán cỏ lùng cả. Do đó, chúng ta không lạ lùng gì chuyện các Giám mục, linh mục, tu sĩ và ngay cả giáo dân đứng lên chống lại các thế lực của cộng sản hàng ngày ở Nghệ - Tĩnh – Bình như hiện nay.
Bản chất của dân “trọ trẹ” rất mộc mạc, đơn sơ, không biết nịnh hót mà chỉ có sao nói vậy. Nói đến dân “cá gộ” là nói đến tính kiên cường trong gian lao, không sợ những khó khăn vất vả, không sợ đấu tranh cho công lý và hòa bình và nhất là có tinh thần đoàn kết rất cao. Mang trong dòng máu những đức tính ấy, từ 2 giờ 30 ngày Chúa Nhật 18 tháng 8 năm 2019 chúng tôi nhìn thấy một lượng người đông đảo đang đi lại xung quanh khu vực nhà thờ Thánh Phê-rô, Epping thuộc Tổng Giáo phận Melbourne. Rồi chúng tôi nghe đâu đó vài ba nhóm người tấm tắc: “đúng là ‘trời đất đầy Vinh’, không những là đầy giáo dân, đầy tu sĩ nam nữ người Vinh đông mà các linh mục cũng rất chi là nhiều!”
Rồi đúng 3 giờ chiều Chúa Nhật ngày 18 tháng 8 năm 2019 đoàn đồng tế từ ngoài từ từ tiến vào phía cuối nhà thờ lên cung thánh. Trước đoàn đồng tế là các thầy giúp lễ người Vinh đến từ Đại chủng viện Corpus Christi Melbourne, với bình hương, nến sang và thánh giá giương cao. Tiếp theo là 12 linh mục người Vinh với màu phẩm phục trắng toát, ung dung tiến dần lên cung thánh để chuẩn bị dâng lễ.
Chiều hôm nay giáo dân đông, tu sĩ đông và linh mục đông, nên chuyện mà có vài ba nhóm người nhìn đoàn con cái Nghệ - Tĩnh - Bình rồi buột miệng nói lên câu “trời đất đầy Vinh’ trước thánh lễ hôm nay chẳng lấy gì làm lạ cả. Vì câu nói nửa đùa nửa thật: ‘‘Trời đất đầy Vinh’’ đã được các ‘đấng’ các ‘bậc’ trong Giáo Hội Công Giáo Việt Nam dùng từ lâu rồi. Khi các đấng các bậc nói “trời đất đầy Vinh’ là muốn khẳng định và nói đến sự dồi dào ơn gọi linh mục tu sĩ của Giáo phận Vinh. Có thể nói, hầu hết nếu không muốn nói là tất cả các dòng tu nam nữ ở Việt Nam đều có sự hiện diện của con cái Giáo phận Vinh. Có người nói đùa: Ở Việt Nam nhiều dòng tu quá nên chỉ có Chúa Thánh Thần mới đếm hết còn người phàm thì không tài nào đếm hết được. Và trong vô số dòng tu không đếm hết đó thì lại có quá nhiều người Vinh đi tu làm linh mục, tu sĩ. Vì con số người Vinh làm linh mục tu sĩ đông quá trong các dòng nên thiên hạ cũng chịu thua không đếm xuể, may chi Chúa Thánh Thần mới có thể đếm hết những người con của Giáo phận Vinh đi tu trong nước cũng như trên toàn thế giới!
Kính thưa quý đọc giả! Từ dịp mừng Lễ Bổn Mạng đầu tiên (2015) đến nay trên bàn thờ lúc nào cũng có trên 12 linh mục đồng tế. Nhìn 12 linh mục đồng tế trên bàn thờ vừa đẹp mặt vừa diễn tả sự tròn đầy - sự tròn đầy với con số giống như con số 12 Tông đồ của Hội Thánh tiên khời mà chính Chúa Giê-su đã thiết lập. Nếu không vì lý do mục vụ, tất cả các linh mục triều và dòng người Vinh và gốc Vinh đang phục vụ tại Tổng Giáo phận Melbourne mà quy tụ đầy đủ thì không chỉ là con số 12 mà là gần 20 vị.
Vì số linh mục của hội Ái Hữu Nghệ - Tĩnh – Bình dồi dào nên mỗi lần tổ chức mừng lễ thì một linh mục được phân công làm chủ tế và một linh mục khác giảng lễ. Năm nay cha Antôn Nguyễn Thế Vĩnh chủ tế và cha Phaolô Nguyễn Văn Hiệp giảng lễ. Trong phần chia sẻ, cha Phaolô Nguyễn Văn Hiệp đã gợi lên một số đức tính của Mẹ Maria và nhắc nhở đoàn con cái của Mẹ cố gắng học bài học khiêm nhường, phó thác tuyệt đối vào sự quan phòng của Thiên Chúa như Mẹ Maria. Đồng thời, ngài cũng nhắc nhở đoàn con cái Mẹ cố gắng giữ gìn bản sắc và truyền thống tốt đẹp từ cội nguồn, nhất là sống đức tin một cách tích cực để xứng đáng là những người con mang danh Nghệ - Tĩnh – Bình.
Mừng lễ Bổn Mạng năm nay sự hiện diện của con cái Nghệ - Tĩnh – Bình cũng đông đảo, tương tự như mấy năm trước. Còn số tu sĩ nam nữ và chủng sinh thì năm nay đông hơn các năm trước. Về phía nữ tu, năm nay có thêm một số nữ tu của dòng Mến Thánh Giá Bắc Ninh, Thủ Đức, dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt, dòng Phan Sinh, dòng Na-da-rét từ Việt Nam qua du học và làm việc tại Melbourne. Còn về bên nam thì năm nay cũng có thêm một số thầy thuộc dòng Chúa Cứu Thế, dòng Ngôi Lời, và chủng sinh của Đại chủng viện Melbourne từ Việt Nam qua du học. Ngoài sự hiện diện đông đảo của đoàn con cái Nghệ - Tĩnh – Bình gồm linh mục, tu sĩ nam nữ và giáo dân, còn có sự hiện diện của: Quý vị Đại diện trong Hội đồng Mục vụ của Cộng đồng Công Giáo Việt Nam tại Melbourne, các Chủ tịch của các Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam tại Melbourne, Hội đồng Mục vụ của các Cộng đoàn Công Giáo tại Melbourne, Hội đồng Mục vụ của các Trung tâm Công Giáo Việt Nam tại Melbourne, Đại diện các Hiệp hội, Đại diện các Đoàn thể, các Nhiếp ảnh gia của Cộng đồng Công Giáo Việt Nam tại Melbourne, các vị trong Ban Truyền thông của Cộng đồng Công Giáo Việt Nam tại Melbourne...
Cuối thánh lễ, ông Antôn Trương Tấn Phát, đại diện Hội Ái Hữu Nghệ - Tĩnh – Bình lên cám ơn quý khác xa gần và tất cả cộng đoàn. Ông đã có lời cám ơn đến Chủ tịch và các vị đại diện Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam tại Melbourne, các vị Chủ tịch và Đại diện các Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam tại Melbourne, các vị Đại diện các Hiệp hội, Hội đoàn, Đoàn thể Công Giáo Việt Nam tại Melbourne, các nhiếp ảnh gia của Cộng đồng Công Giáo Việt Nam tại Melbourne, các ân nhân, thân nhân, bạn hữu đã nhận lời mời của Hội Ái Hữu đến hiệp dâng thánh lễ cầu nguyện cho hội và cầu nguyện cho Giáo phận Mẹ ở Việt Nam. Ông cám ơn tất cả mọi người đã không bỏ thời gian quý báu của mình, không quản ngại thời tiết, khí hậu mùa đông, đã đến tham dự thánh lễ Bổn Mạng của Hội Ái Hữu Nghệ - Tĩnh – Bình. Ông cũng cám ơn ban tổ chức, cám ơn các nhà tài trợ, các mạnh thường quân, ban khánh tiết, ban ẩm thực, ban âm thanh, ánh sáng và tất cả mọi người đã đóng góp tinh thần và vật chất để dịp tổ chức mừng lễ tốt đẹp. Cuối cùng vị đại diện cám ơn đặc biệt đến ca trưởng và tất cả các ca viên, nhạc công trong ca đoàn Mân Côi, Bình Giã đã bỏ nhiều thời gian và công sức tập duyệt để phục vụ bằng lời ca, tiếng hát, tiếng đàn của mình góp phần giúp cho Thánh lễ thêm sốt sắng và long trọng. Nguyện xin Chúa, qua lời bầu cử của Mẹ Maria Hồn Xác Lên Trời, trả công bội hậu và ban cho Quý vị cùng quý quyến muôn ơn lành hồn xác!
Tiếp lời vị đại diện Hội Ái Hữu, linh mục chủ nhà, cha Giuse Nguyễn Hồng Ánh đã trân trọng kính mời tất cả quý khách và mọi người vào hội trường giáo xứ để tham giữ tiệc liên hoan và thưởng thức phần ca nhạc do các ca sĩ nổi tiếng của Hội Ái Hữu Nghệ - Tĩnh – Bình trình diễn.
Khi mọi người tiến vào Hội trường thì rất nhiều món đặc sản quê hương cùng với bia, nước ngọt, nước giải khát, trái cây đủ loại đã được bày sẵn trên hai dãy bàn dài mặc sức cho mọi thực khách thưởng thức. Trước khi vào tiệc, hai quản trò là seour Yến dòng Mến Thánh Giá Bắc Ninh, Thủ Đức và thầy Nam dòng Chúa Cứu Thế đã cho các thực khách khởi động mạnh bằng các động tác mạnh: chạy, nhảy, trườn, bò... hầu giúp cho cái bụng của thực khách đói để chuẩn bị thưởng thức các món ăn một cách ngon miệng.
Sau lời kinh tạ ơn và thánh hóa của ăn của cha Giuse Nguyễn Hồng Ánh, mọi người đã lần lượt đến bàn bắt đầu nhận của ăn và của uống để thưởng thức. Trong lúc mọi người ăn uống thì anh Hùng và chị Thủy người Bình Giã, gốc Vinh chuẩn bị âm thanh, ánh sang và một giàn Karaoke hiện đại để các ca sĩ thuộc “cây nhà lá vườn” của Hội Ái Hữu lên sân khấu giúp vui cho mọi người. Mọi người ăn uống, sinh hoạt văn nghệ, ca hát mãi đến gần 6 giờ chiều mới kết thúc. Một ngày đầy tràn niềm vui và ý nghĩa của những người con trong Hội Ái Hữu Nghệ - Tĩnh – Bình đã kết thúc. Mỗi người một tay, dọn dẹp và lau sạch hội trường trước khi ra về để trả lại không gian cho giáo xứ.
Bữa tiệc vui nào rồi cũng sẽ có lúc tàn, người hợp tan cũng là chuyện thường tình ở đời. Một ngày thật ý nghĩa đã kết thúc, một tương lai đầy hy vọng và niềm vui đang chờ mọi người. Ra về trong hy vọng và lòng tràn ngập niềm vui, đoàn con cái của Hội Ái Hữu Nghệ - Tĩnh – Bình với những khuôn mặt tươi như hoa, bắt tay nhau và nói lời tạm biệt rồi hẹn lại gặp nhau vào ngày lễ Bổn Mạng của Hội trong năm tới.
La-da-rô Antôn Phạm Xuân Tạo
Người viết xin mạn phép nhắc lại chuyện cũ một chút để độc giả rõ hơn về “truyền thống” của những người Công Giáo xuất thân và có nguồn gốc từ Giáo phận Vinh đang sinh sống tại tiểu bang Victoria, Úc Châu này.
Lần thứ nhất (2015) Hội Đồng Hương Vinh đã cùng nhau tổ chức mừng Lễ Bổn Mạng, Đức Maria Hồn Xác Lên Trời, tại nhà thờ Thánh Vinh-Sơn-Liêm, Melbourne. Đây là một trong những Trung tâm Công Giáo Việt Nam thuộc Tổng Giáo phận Melbounre. Trung tâm này do linh mục Giuse Trần Ngọc Tân (gốc Vinh) quản nhiệm.
Lần thứ hai (2016) Hội Đồng Hương Vinh đã tổ chức mừng Lễ Bổn Mạng, Đức Maria Hồn Xác Lên Trời, tại nhà thờ giáo xứ Chúa Chiên Lành, Tổng Giáo phận Melbourne. Giáo xứ này thời gian đó do linh mục Giuse Nguyễn Hồng Ánh (người Vinh) làm cha xứ.
Lần thứ ba (2017) Hội Đồng Hương Vinh đã cùng nhau tổ chức mừng Lễ Bổn Mạng, Đức Maria Hồn Xác Lên Trời, cũng tại nhà thờ giáo xứ Chúa Chiên Lành, Tổng Giáo phận Melbourne. Giáo xứ này thời gian đó cũng do linh mục Giuse Nguyễn Hồng Ánh (người Vinh) làm cha xứ.
Lần thứ tư (2018) Hội Đồng Hương Vinh đã cùng nhau tổ chức mừng Lễ Bổn Mạng, Đức Maria Hồn Xác Lên Trời, tại nhà thờ giáo xứ Thánh Phê-rô, thuộc Tổng Giáo phận Melbourne. Giáo xứ này do linh mục Giuse Nguyễn Hồng Ánh (người Vinh) làm cha xứ.
Lần này, lần thứ năm, lần này (2019) Hội Đồng Hương Vinh đã cùng nhau tổ chức mừng Lễ Bổn Mạng, Đức Maria Hồn Xác Lên Trời, cũng tại nhà thờ giáo xứ Thánh Phê-rô, thuộc Tổng Giáo phận Melbourne. Giáo xứ này hiện cũng do linh mục Giuse Nguyễn Hồng Ánh (người Vinh) làm cha xứ.
*****
Như đã nói, từ năm 2015, khi Hội Đồng Hương Vinh tại Melbourne đã chính thức thành lập và đi vào hoạt động theo quy cũ, thì Ban điều hành và quý linh mục Tu sĩ người xuất thân từ Giáo phận Vinh, gốc Giáo phận Vinh đã quyết định chọn Lễ Đức Maria Hồn Xác Lên Trời (15/8), Bổn Mạng của Giáo phận Mẹ ở Việt Nam, làm Bổn Mạng của đoàn con cái Vinh đang sinh sống, học tập, làm việc tại Tổng Giáo phận Melbourne. Nhưng kể từ năm nay (2019) danh xưng đã được đổi từ “Hội Đồng Hương Vinh” thành ‘‘Hội Ái Hữu Nghệ - Tĩnh – Bình’’.
Tại sao lại không giữ nguyên danh xưng cũ là Lễ Bổn Mạng “Hội Đồng Hương Vinh” mà lại phải đổi thành Lễ Bổn Mạng “Hội Ái Hữu Nghệ - Tĩnh – Bình”? Đây chính câu hỏi mà một số người đã nêu lên qua dịp mừng Lễ Đức Maria Hồn Xác Lên Trời năm nay tại giáo xứ Thánh Phê-rô, Epping, Melbourne.
Trước hết, người viết kính mời quý vị vui lòng lùi về vài mốc thời gian chính yếu từ ngày thành lập Giáo phận Vinh ở Việt Nam cho đến ngày hôm nay để hiểu rõ hơn về danh xưng mới mà chúng ta chọn gọi từ năm nay (2019).
Được thành lập năm 1846 với tên gọi là "giáo phận Nam Đàng Ngoài". Ngày 15 tháng 8 năm 1892, Giám mục Louis Pineau Trị làm lễ cung hiến Giáo phận cho Đức Mẹ - chọn Đức Maria Hồn Xác Lên Trời làm Bổn Mạng của Giáo phận Vinh.
Đến ngày 3 tháng 12 năm 1924, tất cả các giáo phận ở Việt Nam đổi tên theo địa bàn hành chính nơi đặt Toà Giám mục, nên giáo phận Tông tòa Nam Đàng Ngoài đổi thành giáo phận Vĩnh, về sau được gọi là giáo phận Vinh, do Giám mục André Léonce Eloy Bắc coi sóc.
Ngày 24 tháng 11 năm 1960, Tòa Thánh Vatican thành lập Hàng Giáo phẩm Việt Nam và nâng các giáo phận tông tòa lên hàng chính tòa. Giáo phận Vinh cũng được nâng lên vào ngày này và thuộc Giáo Tỉnh Hà Nội.
Địa bàn giáo phận Vinh từ ngày đó tương ứng 3 tỉnh: Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình. Tổng diện tích của ba tỉnh là 30.599km2; với số giáo dân là 523.046 người, chiếm 10% dân số toàn vùng, với hơn 284 Linh mục triều và dòng và rất nhiều tu sĩ nam nữ.
*****
Như chúng ta đã biết, Giáo phận Vinh là giáo phận có số giáo dân đông thứ ba của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam sau Giáo phận Xuân Lộc và Tổng Giáo phận Sài Gòn. Giáo phận Vinh trải dài trên nhiều tỉnh, nên ngày 22 tháng 12 năm 2018 Tòa Thánh đã Vatican đã công bố quyết định tách Giáo phận Vinh làm hai Giáo phận là: Vinh và Hà Tĩnh. Giáo phận Vinh gồm tất cả các giáo xứ trong tỉnh Nghệ An; Giáo phận Hà Tĩnh gồm tất cả các giáo xứ trong hai tỉnh: Hà Tĩnh và Quảng Bình.
Với quyết định này, trước ngày mừng lễ Bổn Mạng Đức Maria Hồn Xác Lên Trời năm nay (2019), anh chị em trong Ban điều hành Hội Đồng Hương Vinh cùng với các Linh mục, Tu sĩ người Vinh và gốc Vinh đang sống và làm việc tại Melbourne đã nhóm họp và quyết định rằng: Kể từ năm nay (2019) sẽ đổi danh xưng là của HỘI là: “Hội Ái Hữu Nghệ - Tĩnh – Bình tại Melbourne” thay vì “Hội Đồng Hương Vinh tại Melbourne” như trước đây.
Sở dĩ chúng tôi đổi danh xưng là vì hiện tại Giáo phận Vinh bao gồm tất cả các giáo xứ thuộc tỉnh Nghệ An, còn Giáo phận Hà Tĩnh thì lại bao gồm tất cả các giáo xứ thuộc 2 tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình, cho nên nếu cứ để danh xưng cũ thì không đúng, không phù hợp. Nếu chúng tôi vẫn gọi theo danh xưng cũ là “Hội Đồng Hương Vinh” thì vô hình chung đã loại tất cả những con cái thuộc hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình ra khỏi hội. Cho nên, danh xưng mới “Hội Ái Hữu Nghệ - Tĩnh – Bình” là bao trùm tất cả những người con thuộc ba tỉnh: Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình.
Qua cuộc họp đó, ban điều hành, đại diện giáo dân và quý linh mục tu sĩ của Nghệ - Tĩnh – Bình đang sinh sống, học tập và àm việc tại Melbourne vẫn tiếp tục chọn mừng Lễ Bổn Mạng là ngày 15 tháng 8, Lễ Đức Maria Hồn Xác Lên Trời hằng năm.
Kính thưa quý vị! Nếu ai đó đề nghị người viết cho biết một số tài sản quý báu hay di sản văn hóa, hoặc một số địa danh hay danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở Nghệ - Tĩnh – Bình thì người viết chẳng kể được bao nhiêu. Nếu muốn ‘‘khoe’’ với thiên hạ thì thật sự người viết chẳng có nhiều, có chăng thì chỉ có thể khoe chuyện về: chuyện con “CÁ GỘ” của những thầy đồ nghèo; chuyện “CHÀNG SINH VIÊN NGHÈO MƯỢN NỒI CỦA MỘT CÔ GÁI ĐỂ NẤU CƠM”, nhưng thực chất mượn không phải để nấu cơm vì gạo anh ta đâu có, nhưng mỗi lần mượn nổi mục đích là để cạo cơm cháy còn sót dưới đáy nồi của người ta để ăn cho qua ngày đoạn tháng; khoe cái “NGHÈO”; khoe một miền đất khô cằn cày lên toàn sỏi đá; khoe những trận ‘lụt hồng thủy’ tràn vào cuốn theo toàn bộ gia sản; khoe những trận bão điên cuồng càn quét sạch các mái nhà; khoe những trận gió Lào thổi về làm rát bỏng da thịt của những người con nơi quê hương mình mà thôi!
Cũng vì thường xuyên phải đương đầu với những đắng cay, vất và và khốn cùng của những người con trong miền đất Nghệ - Tĩnh – Bình, nên ai đó đã viết lên hai câu thơ, nghe xong thì những ai có trái tim bằng thịt của kiếp nhân sinh cũng đều phải quặn lòng đau nhói và rơm rớm nước mắt:
“Quê tôi gạt sỏi tìm cơm
Hết mưa, thôi hạn lại cơn bão gần.”
Hai câu thơ mộc mạc này đã lột tả tính trần trụi của nỗi vất vả, cái đói, cái nghèo, sự chịu đựng bởi thiên tai khắc nghiệt mà những người sinh sống trong miền đất khô cằn, thiếu may mắn này phải đối diện liên miên. Cũng vì không được thiên nhiên chiếu cố, ưu đãi nên con người sống trong miền đất này đã tự tôi luyện tính cần cù, bền bỉ, sức chịu đựng để sống còn. Ngoài những cái khó, cái khổ, cái cực đó, người viết chỉ có thể nêu lên được một số địa điểm có giá trị vật chất như: Sông Lam (Nghệ An), Sông La (Hà Tĩnh), Núi Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh), Động Phong Nha (Quảng Bình); Bãi Biển Cửa Lò (Nghệ An); Nhà Thờ Đá, Lèn Đá Bảo Nham (Nghệ An),…
Tìm những thứ có giá trị vật chất để viết ra thì chẳng có bao nhiêu, nhưng nếu được phép ‘‘kheo khoang’’ một chút về các giá trị tinh thần và con người Nghệ - Tĩnh – Bình thì người viết có viết đến mỏi cả tay, rũ toàn thân cũng chẳng bao giờ kể ra cho hết. Vì các giá trị tinh thần thì bao la, nhiều, rất nhiều và nhiều lắm!
Vì sức khỏe và khả năng của người viết quá hạn chế, nên chỉ mạn phép kể về một số giá trị mang tính tinh thần thôi.
Khi nói đến các tiền nhân, những anh hùng đức tin của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam hay Giáo hội hoàn vũ thì Giáo phận Vinh cũng có những người con rất ưu tú.
Chúng ta đều biết rằng, ngày 19 tháng 6 ăm 1988, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã phong Thánh cho 117 vị Thánh Tử vì Đạo của Giáo hội Việt Nam trongr 26 Giáo phận thì riêng Giáo phận Vinh đã có đến 6 vị rồi. Trong đó có 5 vị bị giết dưới thời vua Minh Mạng và 1 vị bị giết và dưới thời Thiệu Trị. Các vị Thánh Tử Đạo có tên sau đây:
1/ Thánh Linh mục Phê-rô Lê Tùy (1772-1833)
2/ Thánh Giám mục Phê-rô Borie Cao (1808-1838)
3/ Thánh Linh mục Vũ Đăng Khoa (1790-1838)
4/ Thánh Linh mục Vincentê Nguyễn Thời Điểm (1765-1838)
5/ Thánh Thầy giảng Phê-rô Nguyễn Khắc Tự (1808-1840)
6/ Thánh Linh mục Phê-rô Hoàng Khanh (1780-1842)
Trên đây mới chỉ là những vị đã chính thức được phong Thánh và đã được Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ tôn kính. Còn hàng trăm, hàng ngàn con cái thuộc Giáo phận Vinh đã chịu chết vì đức tin mà Giáo hội chưa phong Thánh nữa.
Rồi trong thời nay cũng vậy thôi, những người Công Giáo Nghệ - Tĩnh – Bình là những con người đi đầu trong việc đòi công lý và hòa bình. Các Giám mục, các linh mục, tu sĩ và giáo dân Nghệ – Tĩnh – Bình chưa bao giờ có khái niệm sợ cộng sản. Vì sinh ra và sống chung với cộng sản nên người Nghê – Tĩnh – Bình coi cộng sản như “cỏ lùng” mọc chung với mình là lúa vậy! Chỉ có cỏ lùng sợ lúa chứ lúa chẳng bao giờ ngán cỏ lùng cả. Do đó, chúng ta không lạ lùng gì chuyện các Giám mục, linh mục, tu sĩ và ngay cả giáo dân đứng lên chống lại các thế lực của cộng sản hàng ngày ở Nghệ - Tĩnh – Bình như hiện nay.
Bản chất của dân “trọ trẹ” rất mộc mạc, đơn sơ, không biết nịnh hót mà chỉ có sao nói vậy. Nói đến dân “cá gộ” là nói đến tính kiên cường trong gian lao, không sợ những khó khăn vất vả, không sợ đấu tranh cho công lý và hòa bình và nhất là có tinh thần đoàn kết rất cao. Mang trong dòng máu những đức tính ấy, từ 2 giờ 30 ngày Chúa Nhật 18 tháng 8 năm 2019 chúng tôi nhìn thấy một lượng người đông đảo đang đi lại xung quanh khu vực nhà thờ Thánh Phê-rô, Epping thuộc Tổng Giáo phận Melbourne. Rồi chúng tôi nghe đâu đó vài ba nhóm người tấm tắc: “đúng là ‘trời đất đầy Vinh’, không những là đầy giáo dân, đầy tu sĩ nam nữ người Vinh đông mà các linh mục cũng rất chi là nhiều!”
Rồi đúng 3 giờ chiều Chúa Nhật ngày 18 tháng 8 năm 2019 đoàn đồng tế từ ngoài từ từ tiến vào phía cuối nhà thờ lên cung thánh. Trước đoàn đồng tế là các thầy giúp lễ người Vinh đến từ Đại chủng viện Corpus Christi Melbourne, với bình hương, nến sang và thánh giá giương cao. Tiếp theo là 12 linh mục người Vinh với màu phẩm phục trắng toát, ung dung tiến dần lên cung thánh để chuẩn bị dâng lễ.
Chiều hôm nay giáo dân đông, tu sĩ đông và linh mục đông, nên chuyện mà có vài ba nhóm người nhìn đoàn con cái Nghệ - Tĩnh - Bình rồi buột miệng nói lên câu “trời đất đầy Vinh’ trước thánh lễ hôm nay chẳng lấy gì làm lạ cả. Vì câu nói nửa đùa nửa thật: ‘‘Trời đất đầy Vinh’’ đã được các ‘đấng’ các ‘bậc’ trong Giáo Hội Công Giáo Việt Nam dùng từ lâu rồi. Khi các đấng các bậc nói “trời đất đầy Vinh’ là muốn khẳng định và nói đến sự dồi dào ơn gọi linh mục tu sĩ của Giáo phận Vinh. Có thể nói, hầu hết nếu không muốn nói là tất cả các dòng tu nam nữ ở Việt Nam đều có sự hiện diện của con cái Giáo phận Vinh. Có người nói đùa: Ở Việt Nam nhiều dòng tu quá nên chỉ có Chúa Thánh Thần mới đếm hết còn người phàm thì không tài nào đếm hết được. Và trong vô số dòng tu không đếm hết đó thì lại có quá nhiều người Vinh đi tu làm linh mục, tu sĩ. Vì con số người Vinh làm linh mục tu sĩ đông quá trong các dòng nên thiên hạ cũng chịu thua không đếm xuể, may chi Chúa Thánh Thần mới có thể đếm hết những người con của Giáo phận Vinh đi tu trong nước cũng như trên toàn thế giới!
Kính thưa quý đọc giả! Từ dịp mừng Lễ Bổn Mạng đầu tiên (2015) đến nay trên bàn thờ lúc nào cũng có trên 12 linh mục đồng tế. Nhìn 12 linh mục đồng tế trên bàn thờ vừa đẹp mặt vừa diễn tả sự tròn đầy - sự tròn đầy với con số giống như con số 12 Tông đồ của Hội Thánh tiên khời mà chính Chúa Giê-su đã thiết lập. Nếu không vì lý do mục vụ, tất cả các linh mục triều và dòng người Vinh và gốc Vinh đang phục vụ tại Tổng Giáo phận Melbourne mà quy tụ đầy đủ thì không chỉ là con số 12 mà là gần 20 vị.
Vì số linh mục của hội Ái Hữu Nghệ - Tĩnh – Bình dồi dào nên mỗi lần tổ chức mừng lễ thì một linh mục được phân công làm chủ tế và một linh mục khác giảng lễ. Năm nay cha Antôn Nguyễn Thế Vĩnh chủ tế và cha Phaolô Nguyễn Văn Hiệp giảng lễ. Trong phần chia sẻ, cha Phaolô Nguyễn Văn Hiệp đã gợi lên một số đức tính của Mẹ Maria và nhắc nhở đoàn con cái của Mẹ cố gắng học bài học khiêm nhường, phó thác tuyệt đối vào sự quan phòng của Thiên Chúa như Mẹ Maria. Đồng thời, ngài cũng nhắc nhở đoàn con cái Mẹ cố gắng giữ gìn bản sắc và truyền thống tốt đẹp từ cội nguồn, nhất là sống đức tin một cách tích cực để xứng đáng là những người con mang danh Nghệ - Tĩnh – Bình.
Mừng lễ Bổn Mạng năm nay sự hiện diện của con cái Nghệ - Tĩnh – Bình cũng đông đảo, tương tự như mấy năm trước. Còn số tu sĩ nam nữ và chủng sinh thì năm nay đông hơn các năm trước. Về phía nữ tu, năm nay có thêm một số nữ tu của dòng Mến Thánh Giá Bắc Ninh, Thủ Đức, dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt, dòng Phan Sinh, dòng Na-da-rét từ Việt Nam qua du học và làm việc tại Melbourne. Còn về bên nam thì năm nay cũng có thêm một số thầy thuộc dòng Chúa Cứu Thế, dòng Ngôi Lời, và chủng sinh của Đại chủng viện Melbourne từ Việt Nam qua du học. Ngoài sự hiện diện đông đảo của đoàn con cái Nghệ - Tĩnh – Bình gồm linh mục, tu sĩ nam nữ và giáo dân, còn có sự hiện diện của: Quý vị Đại diện trong Hội đồng Mục vụ của Cộng đồng Công Giáo Việt Nam tại Melbourne, các Chủ tịch của các Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam tại Melbourne, Hội đồng Mục vụ của các Cộng đoàn Công Giáo tại Melbourne, Hội đồng Mục vụ của các Trung tâm Công Giáo Việt Nam tại Melbourne, Đại diện các Hiệp hội, Đại diện các Đoàn thể, các Nhiếp ảnh gia của Cộng đồng Công Giáo Việt Nam tại Melbourne, các vị trong Ban Truyền thông của Cộng đồng Công Giáo Việt Nam tại Melbourne...
Cuối thánh lễ, ông Antôn Trương Tấn Phát, đại diện Hội Ái Hữu Nghệ - Tĩnh – Bình lên cám ơn quý khác xa gần và tất cả cộng đoàn. Ông đã có lời cám ơn đến Chủ tịch và các vị đại diện Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam tại Melbourne, các vị Chủ tịch và Đại diện các Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam tại Melbourne, các vị Đại diện các Hiệp hội, Hội đoàn, Đoàn thể Công Giáo Việt Nam tại Melbourne, các nhiếp ảnh gia của Cộng đồng Công Giáo Việt Nam tại Melbourne, các ân nhân, thân nhân, bạn hữu đã nhận lời mời của Hội Ái Hữu đến hiệp dâng thánh lễ cầu nguyện cho hội và cầu nguyện cho Giáo phận Mẹ ở Việt Nam. Ông cám ơn tất cả mọi người đã không bỏ thời gian quý báu của mình, không quản ngại thời tiết, khí hậu mùa đông, đã đến tham dự thánh lễ Bổn Mạng của Hội Ái Hữu Nghệ - Tĩnh – Bình. Ông cũng cám ơn ban tổ chức, cám ơn các nhà tài trợ, các mạnh thường quân, ban khánh tiết, ban ẩm thực, ban âm thanh, ánh sáng và tất cả mọi người đã đóng góp tinh thần và vật chất để dịp tổ chức mừng lễ tốt đẹp. Cuối cùng vị đại diện cám ơn đặc biệt đến ca trưởng và tất cả các ca viên, nhạc công trong ca đoàn Mân Côi, Bình Giã đã bỏ nhiều thời gian và công sức tập duyệt để phục vụ bằng lời ca, tiếng hát, tiếng đàn của mình góp phần giúp cho Thánh lễ thêm sốt sắng và long trọng. Nguyện xin Chúa, qua lời bầu cử của Mẹ Maria Hồn Xác Lên Trời, trả công bội hậu và ban cho Quý vị cùng quý quyến muôn ơn lành hồn xác!
Tiếp lời vị đại diện Hội Ái Hữu, linh mục chủ nhà, cha Giuse Nguyễn Hồng Ánh đã trân trọng kính mời tất cả quý khách và mọi người vào hội trường giáo xứ để tham giữ tiệc liên hoan và thưởng thức phần ca nhạc do các ca sĩ nổi tiếng của Hội Ái Hữu Nghệ - Tĩnh – Bình trình diễn.
Khi mọi người tiến vào Hội trường thì rất nhiều món đặc sản quê hương cùng với bia, nước ngọt, nước giải khát, trái cây đủ loại đã được bày sẵn trên hai dãy bàn dài mặc sức cho mọi thực khách thưởng thức. Trước khi vào tiệc, hai quản trò là seour Yến dòng Mến Thánh Giá Bắc Ninh, Thủ Đức và thầy Nam dòng Chúa Cứu Thế đã cho các thực khách khởi động mạnh bằng các động tác mạnh: chạy, nhảy, trườn, bò... hầu giúp cho cái bụng của thực khách đói để chuẩn bị thưởng thức các món ăn một cách ngon miệng.
Sau lời kinh tạ ơn và thánh hóa của ăn của cha Giuse Nguyễn Hồng Ánh, mọi người đã lần lượt đến bàn bắt đầu nhận của ăn và của uống để thưởng thức. Trong lúc mọi người ăn uống thì anh Hùng và chị Thủy người Bình Giã, gốc Vinh chuẩn bị âm thanh, ánh sang và một giàn Karaoke hiện đại để các ca sĩ thuộc “cây nhà lá vườn” của Hội Ái Hữu lên sân khấu giúp vui cho mọi người. Mọi người ăn uống, sinh hoạt văn nghệ, ca hát mãi đến gần 6 giờ chiều mới kết thúc. Một ngày đầy tràn niềm vui và ý nghĩa của những người con trong Hội Ái Hữu Nghệ - Tĩnh – Bình đã kết thúc. Mỗi người một tay, dọn dẹp và lau sạch hội trường trước khi ra về để trả lại không gian cho giáo xứ.
Bữa tiệc vui nào rồi cũng sẽ có lúc tàn, người hợp tan cũng là chuyện thường tình ở đời. Một ngày thật ý nghĩa đã kết thúc, một tương lai đầy hy vọng và niềm vui đang chờ mọi người. Ra về trong hy vọng và lòng tràn ngập niềm vui, đoàn con cái của Hội Ái Hữu Nghệ - Tĩnh – Bình với những khuôn mặt tươi như hoa, bắt tay nhau và nói lời tạm biệt rồi hẹn lại gặp nhau vào ngày lễ Bổn Mạng của Hội trong năm tới.
La-da-rô Antôn Phạm Xuân Tạo
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Xướng Họa Phản Đề
Đinh Quân
17:06 23/08/2019
*Bài xướng của Hồ tặc :
Suy ra tôi bác cũng anh hùng, Sau trước cùng chung giữ núi sông. Bác đuổi giặc Nguyên thanh kiếm bạc,
Tôi xua giặc Pháp ngọn cờ hồng.
Bác đưa dân tộc qua nô lệ,
Tôi dẫn năm châu đến đại đồng.
Bác có khôn thiêng cười một tiếng,
Giùm tôi kháng chiến sớm thành công.
*Bài họa của Đinh Quân :
Suy ra mi ta ai anh hùng,
Sau trước ai gìn giữ núi sông.
Mi theo Nga cộng làm đầy tớ,
Ta đuổi Tàu phù lấn biển đông.
Mi đưa dân tộc vào nô lệ,
Ta giữ giang sơn giống Lạc Hồng.
Mi có khôn thiêng đội mồ dậy,
Bảo bọn việt cộng chớ theo ông.
+Ghi chú: Chỉ có bọn côn đồ bán nước việt cộng mới xưng hồ tặc ‘ bác với cháu’.
Còn những người yêu quốc gia dân tộc gọi hắn là ‘ mi với ta ‘.