Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:07 25/08/2009
TIẾC, KHÔNG TIẾC VỨT ĐI CÁI TÂM
Uất kim hương hỏi Đấng tạo hóa:
- “Có phương pháp gì để bỏ đi buồn phiền lo nghĩ và tạp niệm trong lòng của chúng ta không?”
Đấng tạo hóa trả lời cách đơn giản:
- “Vứt bỏ cái tâm đi”.
Uất kim hương giật mình.
- “Như vậy thì không còn tâm hồn nữa hay sao?”
Đấng tạo hóa cười:
- “Thì còn nó đâu để mà buồn phiền lo nghĩ và tạp niệm chứ!”
(Trích "Chuyện ngụ ngôn cho thời hiện nay")
Suy tư:
Đem cái tâm mà vứt đi thì con người chẳng khác gì người điên sống dở chết dở; đem cái tâm mà vứt đi thì con người sẽ trở thành con vật, và tội nghiệp hơn cả con vật; đem cái tâm vứt đi khi chúng ta vẫn còn biết suy tư, biết chọn lựa, thì quả là chuyện không đơn giản...
Đem cái tâm vứt bỏ đi khi chúng ta không bị điên thì quả là không phải chuyện dễ. Cuộc sống đầy lo âu, tiền ăn tiền mặc, tiền học phí cho con cái, tiền bảo hiểm, bị thất nghiệp, lo mất việc, sợ bị bệnh.v.v… làm sao mà không lo được chứ ?
Nhưng Chúa Giê-su đã dạy chúng ta: “Hãy coi chim trời, chúng nó không gieo không gặt, mà cũng không chết đói, hoa huệ ngoài đồng, không dệt không thêu, mà áo cẩm bào của vua Sa-lô-mon cũng không đẹp bằng… (Mt 6, 25- 34), có nghĩa là: hãy phó thác mọi sự cho Thiên Chúa.
Người Ki-tô hữu biết phó thác cho Thiên Chúa, tức là họ “biết” đem cái tâm mà vứt đi vậy, vứt vào tay yêu thương và quan phòng của Ngài, thì có gì mà tiếc chứ ?
-------------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Uất kim hương hỏi Đấng tạo hóa:
- “Có phương pháp gì để bỏ đi buồn phiền lo nghĩ và tạp niệm trong lòng của chúng ta không?”
Đấng tạo hóa trả lời cách đơn giản:
- “Vứt bỏ cái tâm đi”.
Uất kim hương giật mình.
- “Như vậy thì không còn tâm hồn nữa hay sao?”
Đấng tạo hóa cười:
- “Thì còn nó đâu để mà buồn phiền lo nghĩ và tạp niệm chứ!”
(Trích "Chuyện ngụ ngôn cho thời hiện nay")
Suy tư:
Đem cái tâm mà vứt đi thì con người chẳng khác gì người điên sống dở chết dở; đem cái tâm mà vứt đi thì con người sẽ trở thành con vật, và tội nghiệp hơn cả con vật; đem cái tâm vứt đi khi chúng ta vẫn còn biết suy tư, biết chọn lựa, thì quả là chuyện không đơn giản...
Đem cái tâm vứt bỏ đi khi chúng ta không bị điên thì quả là không phải chuyện dễ. Cuộc sống đầy lo âu, tiền ăn tiền mặc, tiền học phí cho con cái, tiền bảo hiểm, bị thất nghiệp, lo mất việc, sợ bị bệnh.v.v… làm sao mà không lo được chứ ?
Nhưng Chúa Giê-su đã dạy chúng ta: “Hãy coi chim trời, chúng nó không gieo không gặt, mà cũng không chết đói, hoa huệ ngoài đồng, không dệt không thêu, mà áo cẩm bào của vua Sa-lô-mon cũng không đẹp bằng… (Mt 6, 25- 34), có nghĩa là: hãy phó thác mọi sự cho Thiên Chúa.
Người Ki-tô hữu biết phó thác cho Thiên Chúa, tức là họ “biết” đem cái tâm mà vứt đi vậy, vứt vào tay yêu thương và quan phòng của Ngài, thì có gì mà tiếc chứ ?
-------------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:08 25/08/2009
N2T |
36. Không vì đức hạnh của mình mà khoe khoang.
(Thánh Francis of Assisi)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:10 25/08/2009
N2T |
209. Việc thiện chung cuộc đến từ việc thiện khởi đầu.
Thánh nữ Monica
Lm. Giacôbê Tạ Chúc
05:44 25/08/2009
THÁNH NỮ MÔNICA (332-387)
Không có gì cao sang trong cuộc đời bình thường, cũng không phải là “đấng nam nhi” hay”bậc anh hùng hảo hán”. Mônica chỉ là phận gái”liễu yếu đào tơ”, nhưng cuộc đời của người phụ nữ này, đã trở thành tấm gương ngời sáng cho những người phụ nữ khác, đặc biệt là những người vợ, người mẹ trong các gia đình.Dù Mônica không sinh trưởng tại quê hương Việt nam, nhưng ở Thánh nữ chúng ta vẫn thấy đầy chất Á Đông của người phụ nữ đất việt:”Công,Dung,Ngôn,Hạnh” và”Tam tòng,Tứ đức”.
Cuộc đời Thánh Mônica
Thánh nữ sinh tại Thagaste,thuộc Bắc Phi châu vào năm 332 trong một gia đình công giáo. Lập gia đình với ông Patricius,một người ngọai giáo và có được ba người con. Chồng Mônica là một người giàu có, nhưng tính tình nóng nảy và không chung thủy.Người mẹ chồng của thánh nữ cũng gắt gỏng và khó chịu.Patricius thường hay rầy la vợ, vì Mônica hay tỏ ra thương yêu và giúp đỡ mọi người.Dù vậy, thánh nữ vẫn luôn âm thầm hy sinh, kiên trì, chịu đựng trong nước mắt của nguyện cầu.Cuối cùng,Mônica cũng chinh phục được mẹ chồng cùng với chồng, và họ đã trở lại cùng Thiên Chúa.Patricius qua đời năm 371, sau khi đã lãnh nhận Bí tích rửa tội.Hết chồng rồi lại đến con, Augustin học theo tính khí của cha, sống phóng đãng và chạy theo bè rối Manichée, trong chín năm.Mônica theo con để mong ngày con được trở lại cùng Chúa. Những hy sinh của Mônica thật không uổng tí nào. Đêm Phục sinh,ngày 24 tháng tư năm 387, bà vui mừng dự lễ rửa tội cho thánh Augustin.Cuối năm 387, khi mẹ con đang chuẩn bị trở về quê hương là Phi châu, thì Thiên chúa đã gọi Mônica về, lúc 56 tuổi.Thánh nữ được chôn cất tại Ostite và sau được dời về Rôma vào năm 1430.
Gương thánh nhân
Thánh Mônica lập gia đình và hòan thành sứ mạng mà Thiên Chúa trao ban qua ơn gọi làm vợ và làm mẹ. Làm vợ, ngài hết tình yêu thương và chiều chuộng chồng, tính nết hiền lành và đạo đức đó là bí quyết mà thánh nhân dùng để bảo vệ hạnh phúc gia đình.Làm mẹ,ngài tận tình chăm sóc và giáo dục con cái, nhất là đời sống đạo đức.Nhờ đó mà chồng con đều lần lượt trở lại đạo Chúa. Mônica nên thánh trong một đời sống gia đình, rất bình thường như những gia đình của mỗi người. Điều đó cũng làm cho chúng ta, nhất là các bà mẹ công giáo thử đặt lại vấn đề,tại sao tôi không dùng chính đời sống gia đình của mình để làm chứng cho Chúa trong cuộc sống hằng ngày?Là một người vợ hay một người mẹ, tôi đã cầu nguyện với Chúa mỗi khi chồng con khô khan, nguội lạnh hay thậm chí mất đức tin…
Lạy Thánh Mọnica, bổn mạng của giới Hiền mẫu, qua lời bầu cử của Ngài, xin cho các người vợ, người mẹ có đời sống thánh thiện, hiền lành, yêu thương và nhẫn nhục, để hướng dẫn gia đình trong tình thương của Thiên Chúa. Giữa một cuộc sống đầy thử thách, tình trạng chối bỏ sự sống ngày càng lan tràn, giáo dục con cái trở nên đầy thách đố.Xin cho các gia đình luôn biết lắng nghe và thực thi lời dạy của Chúa qua những giáo huấn của Giáo hội.Amen.
Không có gì cao sang trong cuộc đời bình thường, cũng không phải là “đấng nam nhi” hay”bậc anh hùng hảo hán”. Mônica chỉ là phận gái”liễu yếu đào tơ”, nhưng cuộc đời của người phụ nữ này, đã trở thành tấm gương ngời sáng cho những người phụ nữ khác, đặc biệt là những người vợ, người mẹ trong các gia đình.Dù Mônica không sinh trưởng tại quê hương Việt nam, nhưng ở Thánh nữ chúng ta vẫn thấy đầy chất Á Đông của người phụ nữ đất việt:”Công,Dung,Ngôn,Hạnh” và”Tam tòng,Tứ đức”.
Cuộc đời Thánh Mônica
Thánh nữ sinh tại Thagaste,thuộc Bắc Phi châu vào năm 332 trong một gia đình công giáo. Lập gia đình với ông Patricius,một người ngọai giáo và có được ba người con. Chồng Mônica là một người giàu có, nhưng tính tình nóng nảy và không chung thủy.Người mẹ chồng của thánh nữ cũng gắt gỏng và khó chịu.Patricius thường hay rầy la vợ, vì Mônica hay tỏ ra thương yêu và giúp đỡ mọi người.Dù vậy, thánh nữ vẫn luôn âm thầm hy sinh, kiên trì, chịu đựng trong nước mắt của nguyện cầu.Cuối cùng,Mônica cũng chinh phục được mẹ chồng cùng với chồng, và họ đã trở lại cùng Thiên Chúa.Patricius qua đời năm 371, sau khi đã lãnh nhận Bí tích rửa tội.Hết chồng rồi lại đến con, Augustin học theo tính khí của cha, sống phóng đãng và chạy theo bè rối Manichée, trong chín năm.Mônica theo con để mong ngày con được trở lại cùng Chúa. Những hy sinh của Mônica thật không uổng tí nào. Đêm Phục sinh,ngày 24 tháng tư năm 387, bà vui mừng dự lễ rửa tội cho thánh Augustin.Cuối năm 387, khi mẹ con đang chuẩn bị trở về quê hương là Phi châu, thì Thiên chúa đã gọi Mônica về, lúc 56 tuổi.Thánh nữ được chôn cất tại Ostite và sau được dời về Rôma vào năm 1430.
Gương thánh nhân
Thánh Mônica lập gia đình và hòan thành sứ mạng mà Thiên Chúa trao ban qua ơn gọi làm vợ và làm mẹ. Làm vợ, ngài hết tình yêu thương và chiều chuộng chồng, tính nết hiền lành và đạo đức đó là bí quyết mà thánh nhân dùng để bảo vệ hạnh phúc gia đình.Làm mẹ,ngài tận tình chăm sóc và giáo dục con cái, nhất là đời sống đạo đức.Nhờ đó mà chồng con đều lần lượt trở lại đạo Chúa. Mônica nên thánh trong một đời sống gia đình, rất bình thường như những gia đình của mỗi người. Điều đó cũng làm cho chúng ta, nhất là các bà mẹ công giáo thử đặt lại vấn đề,tại sao tôi không dùng chính đời sống gia đình của mình để làm chứng cho Chúa trong cuộc sống hằng ngày?Là một người vợ hay một người mẹ, tôi đã cầu nguyện với Chúa mỗi khi chồng con khô khan, nguội lạnh hay thậm chí mất đức tin…
Lạy Thánh Mọnica, bổn mạng của giới Hiền mẫu, qua lời bầu cử của Ngài, xin cho các người vợ, người mẹ có đời sống thánh thiện, hiền lành, yêu thương và nhẫn nhục, để hướng dẫn gia đình trong tình thương của Thiên Chúa. Giữa một cuộc sống đầy thử thách, tình trạng chối bỏ sự sống ngày càng lan tràn, giáo dục con cái trở nên đầy thách đố.Xin cho các gia đình luôn biết lắng nghe và thực thi lời dạy của Chúa qua những giáo huấn của Giáo hội.Amen.
Lời mời gọi cho thế giới
Linh mục Phêrô Hồng Phúc
06:13 25/08/2009
LỜI MỜI GỌI CHO THẾ GIỚI
Vị kinh sư duy nhất được Chúa Giêsu gọi vào tông đồ đoàn, có tên là Nathanael và được đổi tên thành Batôlômêô. Vì là kinh sư nên Nathanael biết rất rõ ở Nazareth nghèo nàn không có gì trổi trang, vậy mà khi ông tiến đến với Đức Giêsu theo lời giới thiệu của Philipphê thì ông chưa kịp nói gì Đức Giêsu đã nói, tiếng nói vang lên tự đáy lòng ông và cũng tiếng nói đi vào từ đáy lòng ông, rằng: “Đây thật là người Israel chân chính, nơi anh không có gì gian dối”. Nathanael bị đánh động, thốt lên: “Tại sao Ngài lại biết tôi?”. Đức Giêsu trả lời: “Trước khi Philipphê gọi anh, lúc anh đang ở dưới gốc cây vả, Ta đã thấy anh” (Ga 1,47-48).
Trong thành ngữ của những người Do Thái thì “ngồi dưới gốc cây vả” là chỉ những người ham học Thánh Kinh. Vì vậy Chúa Giêsu đã nói rõ thân thế, sự nghiệp của Nathanael, một vị kinh sư ham học Thánh Kinh, và trong khi ông ham học Thánh Kinh thì Đức Giêsu đã biết rõ lòng ông. Ông là người khao khát ơn cứu độ. Vì thế, Đức Giêsu không chỉ hứa mà còn mời gọi ông: “Hãy theo Ta! Anh sẽ còn thấy những điều lớn lao hơn thế nữa”(Ga 1,50) và Nathanael chính thức trở thành tông đồ theo chân Đức Giêsu Kitô.
Đời sống của ông Đức tin ngấm sâu, cho đến nỗi, như nhà côn trùng học Sabre người Pháp đã nói: “Tôi thấy Thiên Chúa ẩn sau màn tối bí mật của vũ trụ. Càng nhìn tôi càng thấy rõ. Người ta có thể lột da tôi nhưng không thể bóc lột lòng tin của tôi. Đối với Thiên Chúa không phải là tôi tin, mà là tôi thấy rõ Ngài”. Việc nhà côn trùng nói: “Người ta có thể lột da tôi nhưng không thể bóc lột lòng tin của tôi” thì đã có gương sáng của Batôlômêô để lại. Ngài đã bị lột da và tử đạo vì lòng kính mến Chúa năm 71. Batôlômêô đã chứng tỏ cho thế giới rằng: Đức tin đã ngấm vào máu, vào xương cho nên dù có lột da cũng không thể nào bóc lột lòng tin được. Và đó chính là điều mà chúng ta học được ở nơi thánh tông đồ Batôlômêô.
Một đức tin ngấm sâu vào trong máu là sự sống, vì hiến tế như Đức Giêsu Kitô dâng của lễ hoàn hảo lên Chúa Cha là bằng chính Máu của Ngài “Máu giao ước mới sẽ đổ ra cho nhiều người được tha tội” (1Cr 11,25). Vì vậy, chỉ khi nào đức tin ngấm vào máu, biến thành sự sống lúc ấy chúng ta mới thấy được rằng: Thiên Chúa là Đấng đã quan phòng, đã yêu thương và trong sự sống chúng ta gặp thấy Ngài. Chúng ta gặp thấy Ngài là tác giả của sự sống và vì thế, càng đi vào trong máu, chúng ta càng gặp thấy Ngài.
Lạy Chúa Giêsu,
Chúa đã tuyển chọn Nathanael làm tông đồ cho Chúa.
Nhưng Chúa còn tiếp tục mời gọi cả thế giới này làm tông đồ cho Chúa.
Bởi vì chỉ có bước đi theo Chúa chúng con mới thấy rõ:
Chúa là nguyên ủy của sự sống, của sự thánh thiện.
Xin cho mỗi người chúng con trở nên tông đồ của thời đại mới.
Thời đại chúng con đang sống,
để tiếp tục khám phá ra những ân huệ lớn lao
và khám phá ra Chúa là nguyên ủy của sự sống
để chúng con đạt được sự sống đời đời là cùng đích và là hạnh phúc đời đời cho chúng con. Amen.
Vị kinh sư duy nhất được Chúa Giêsu gọi vào tông đồ đoàn, có tên là Nathanael và được đổi tên thành Batôlômêô. Vì là kinh sư nên Nathanael biết rất rõ ở Nazareth nghèo nàn không có gì trổi trang, vậy mà khi ông tiến đến với Đức Giêsu theo lời giới thiệu của Philipphê thì ông chưa kịp nói gì Đức Giêsu đã nói, tiếng nói vang lên tự đáy lòng ông và cũng tiếng nói đi vào từ đáy lòng ông, rằng: “Đây thật là người Israel chân chính, nơi anh không có gì gian dối”. Nathanael bị đánh động, thốt lên: “Tại sao Ngài lại biết tôi?”. Đức Giêsu trả lời: “Trước khi Philipphê gọi anh, lúc anh đang ở dưới gốc cây vả, Ta đã thấy anh” (Ga 1,47-48).
Trong thành ngữ của những người Do Thái thì “ngồi dưới gốc cây vả” là chỉ những người ham học Thánh Kinh. Vì vậy Chúa Giêsu đã nói rõ thân thế, sự nghiệp của Nathanael, một vị kinh sư ham học Thánh Kinh, và trong khi ông ham học Thánh Kinh thì Đức Giêsu đã biết rõ lòng ông. Ông là người khao khát ơn cứu độ. Vì thế, Đức Giêsu không chỉ hứa mà còn mời gọi ông: “Hãy theo Ta! Anh sẽ còn thấy những điều lớn lao hơn thế nữa”(Ga 1,50) và Nathanael chính thức trở thành tông đồ theo chân Đức Giêsu Kitô.
Đời sống của ông Đức tin ngấm sâu, cho đến nỗi, như nhà côn trùng học Sabre người Pháp đã nói: “Tôi thấy Thiên Chúa ẩn sau màn tối bí mật của vũ trụ. Càng nhìn tôi càng thấy rõ. Người ta có thể lột da tôi nhưng không thể bóc lột lòng tin của tôi. Đối với Thiên Chúa không phải là tôi tin, mà là tôi thấy rõ Ngài”. Việc nhà côn trùng nói: “Người ta có thể lột da tôi nhưng không thể bóc lột lòng tin của tôi” thì đã có gương sáng của Batôlômêô để lại. Ngài đã bị lột da và tử đạo vì lòng kính mến Chúa năm 71. Batôlômêô đã chứng tỏ cho thế giới rằng: Đức tin đã ngấm vào máu, vào xương cho nên dù có lột da cũng không thể nào bóc lột lòng tin được. Và đó chính là điều mà chúng ta học được ở nơi thánh tông đồ Batôlômêô.
Một đức tin ngấm sâu vào trong máu là sự sống, vì hiến tế như Đức Giêsu Kitô dâng của lễ hoàn hảo lên Chúa Cha là bằng chính Máu của Ngài “Máu giao ước mới sẽ đổ ra cho nhiều người được tha tội” (1Cr 11,25). Vì vậy, chỉ khi nào đức tin ngấm vào máu, biến thành sự sống lúc ấy chúng ta mới thấy được rằng: Thiên Chúa là Đấng đã quan phòng, đã yêu thương và trong sự sống chúng ta gặp thấy Ngài. Chúng ta gặp thấy Ngài là tác giả của sự sống và vì thế, càng đi vào trong máu, chúng ta càng gặp thấy Ngài.
Lạy Chúa Giêsu,
Chúa đã tuyển chọn Nathanael làm tông đồ cho Chúa.
Nhưng Chúa còn tiếp tục mời gọi cả thế giới này làm tông đồ cho Chúa.
Bởi vì chỉ có bước đi theo Chúa chúng con mới thấy rõ:
Chúa là nguyên ủy của sự sống, của sự thánh thiện.
Xin cho mỗi người chúng con trở nên tông đồ của thời đại mới.
Thời đại chúng con đang sống,
để tiếp tục khám phá ra những ân huệ lớn lao
và khám phá ra Chúa là nguyên ủy của sự sống
để chúng con đạt được sự sống đời đời là cùng đích và là hạnh phúc đời đời cho chúng con. Amen.
Những điều cần tránh khi dậy giáo lý
Gioan Lê Quang Vinh
07:15 25/08/2009
NHỮNG ĐIỀU CẦN TRÁNH KHI DẠY GIÁO LÝ
Năm học giáo lý sắp bắt đầu. Anh chị em giáo lý viên đang hăng hái chuẩn bị cho năm học mới một cách rộn ràng và hăng say. Chắc chắn các anh chị hiểu được mình cần phải làm gì cho lớp giáo lý sinh động và hiệu quả hơn. Ở đây, chúng ta cùng chia sẻ một số điều cần tránh trong lớp giáo lý (mà thực tế chúng ta thỉnh thoảng hay vướng phải).
1.Đừng dạy thần học.
Cha Giuse Lê Quang Uy DCCT viết: “Thần học là một khoa học chuyên biệt, với nhiều trường phái và quan điểm khảo cứu về Thiên Chúa ( Théologie ), nó cung cấp rất nhiều kiến thức, lý luận, nhận định có hệ thống chặt chẽ về Thiên Chúa, tuy đôi khi vẫn còn có thể gây ra nhiều tranh cãi đưa tới nhiều canh tân đổi mới.
Trong khi đó, việc dạy Giáo Lý, dẫu có vận dụng đến một số điểm thần học căn bản, lại muốn đưa các em đến Lòng Tin, Lòng Yêu Mến và Lòng Cậy Trông chân thành đối với Thiên Chúa, để rồi thể hiện cụ thể ra trong đời sống của mình, vượt qua mọi thứ kiến thức và lý luận của lý trí. Do vậy, học Giáo Lý dứt khoát không phải là để nghe những bài thuyết trình hùng hồn hấp dẫn về Thiên Chúa”. (Nối Lửa Cho Đời 3)
Như vậy, giáo lý viên đừng nói cho các em tất cả những gì mình đọc và học trong sách thần học, mà hãy nói cho các em về Thiên Chúa bằng ngôn ngữ đơn giản, bình dân và phù hợp với các em. Ví dụ: Khi dạy về Đức Chúa Cha, giáo lý viên đừng mất giờ chứng minh mầu nhiệm Thiên Chúa Cha bằng kiến thức thần học, mà hãy nói làm sao cho các em cảm được tình yêu của Chúa Cha dành cho các em qua công cuộc tạo thành, cho các em cảm được rằng từng bông hoa, từng ngọn cỏ, từng làn gió là kết quả của tình yêu.
2.Đừng đòi hỏi các em hoàn hảo.
Giáo lý viên thường muốn cho các em hoàn hảo và nghĩ là các em hoàn hảo. Do đó chúng ta không chấp nhận các em ồn ào, nói dối, quay bài hay đánh nhau. Nhưng chúng ta phải chú ý rằng khi Đức Giêsu đi rao giảng, thì ít ai trong xã hội Do thái hoàn hảo, kể cả các Tông đồ. Giáo lý viên chúng ta cũng còn chưa hoàn hảo kia mà ! Do đó, hãy chú ý uốn nắn, dạy cho các em bỏ tính xấu, tập nhân đức… nhưng đừng quá khắt khe cầu toàn. Dù sao thì các em cũng bị ảnh hưởng nhiều từ trường phổ thông và xã hội trần thế, nhất là một xã hội nơi người ta từ chối Thiên Chúa và chấp nhận cái giả trá để tồn tại. Thái độ bao dung, thông cảm (nhưng nghiêm khắc) sẽ giúp hoán cải các em.
3.Đừng chỉ trích các em trước mặt mọi người.
Trong cuốn Đắc Nhân Tâm, Dale Carnegie viết đại ý là nên tránh chỉ trích. Nếu có phê bình thì nên giữ thể diện cho người khác và biết khen cái tốt của họ trước. Có những lúc theo tính con người, giáo lý viên thấy bực bội khi các em không học bài, quậy phá và hỗn hào. Hơn nữa, có em chẳng chịu sửa lỗi dù đã được chỉ bảo nhiều lần. Khi đó, việc chỉ trích, la mắng các em trước lớp có thể xảy ra dễ dàng. Nhưng nếu chúng ta làm như thế, chúng ta đi ngược lại với đường lối rao giảng của Đức Giêsu. Người không la mắng trẻ em bao giờ. Người chỉ quở trách người lớn khi lỗi của họ nghiêm trọng, gây gương xấu lớn lao và không phù hợp với chương trình Cứu độ.
4.Đừng tiếc lời khen.
Trong thuật xử thế, khen tặng là cách làm vui lòng người, miễn là khen thành thật. Trong sư phạm, khen là cách khích lệ và làm các em có thêm hứng thú để. Đừng tiếc lời khen nhưng cũng đừng khen không đúng chỗ. Có giáo lý viên thấy các em làm gì cũng nói « tốt », « hay quá » khiến lời khen không còn ý nghĩa. Nhưng ngược lại, nhiều giáo lý viên rất tiết kiệm lời khen. Các em thuộc bài, ngoan ngoãn hay có những hành động tốt, ý tưởng hay. Đáng khen lắm chứ. Nếu chúng ta coi việc tốt của các em là đương nhiên, thì cũng có lý một phần. Nhưng mặt khác, tuổi các em rất cần những khích lệ, nâng đỡ và thông cảm. Người lớn còn cần lời khen kia mà. Chúa Giêsu vẫn khen các môn đệ và những người nghe Chúa, vì Người hiểu tâm lý con người.
5.Đừng cau có, la mắng, đe doạ liên tục.
Cha Lê văn Quảng, một nhà tâm lý viết: « Chúng ta cần phải cắt nghĩa Kinh Thánh hay trình bày giáo lý cho con trẻ một cách thích hợp. Sự giải thích phải phù hợp với tuổi tác, kiến thức, văn hóa, và hợp với văn minh thời đại để giúp con trẻ thu thập vốn liếng cần thiết cho đời sống tâm linh mà không làm khủng hoảng chúng trong vấn đề tâm lý. Sự giáo huấn của tôn giáo có thể được dùng để giúp cho con trẻ biết khám phá ra rằng một số loại hành động chắc chắn nào đó đã được tìm thấy là sai trái vì chúng đã làm hư hại sự liên hệ tốt đẹp và hạnh phúc giữa con người ».
6.Đừng kể chuyện tầm phào hay đùa giỡn thái quá.
Ở giáo xứ nọ khu ông Tạ, Sàigòn, một giáo lý viên hỏi các em: « Có em nào chà đồ nhôm chưa ? » Các em ngơ ngác nhìn nhau. Anh cười hì hì và nói: « Chà đồ nhôm là chôm đồ nhà ». Việc đùa giỡn kiểu đó có thể làm các em cười, nhưng cũng chưa lấy gì làm duyên dáng hay giúp gì cho bầu khí giáo lý. Những mẩu chuyện vui, hài hước giúp các em thoải mái học bài và nhớ bài học, nhưng những chuyện tầm phào làm các em chán hoặc có tác dụng ngược. Hãy tránh những lối chọc cười dung tục, chế nhạo hay làm các em thấy bị thương tổn. Ví dụ có giáo lý viên cứ hay đem em bé da đen sậm ra chọc cười !
7.Đừng làm gương xấu mà hãy nêu gương sống đạo.
Thánh Phaolô nói: « Anh em hãy bắt chước tôi, như tôi bắt chước Đức Kytô ». Chúng ta không dám nói như thế, nhưng phải sống điều chúng ta dạy. Một anh trưởng phòng nọ hay chia chác tiền ăn bớt công quĩ, khi dạy giáo lý đến bài Công Bằng thì anh cứng họng không nói được, phải nhờ một chị khác giảng giùm. Sau này anh sửa đổi lối làm việc, đi tu làm linh mục, và cha thường kể chuyện ấy để cho thấy rằng phải sống điều mình dạy. Một cha DCCT giảng về lòng bác ái, sau lễ có người đến nói: « Cha nói hay quá, vậy cha có thể thực hành không ? Cho con xin ba trăm ngàn ». Ngài nghèo nhưng sẵn đang có số tiền có người mới đưa, ngài cho anh ta ngay. Sống lời giảng là vậy đó. Khi một tiến chức được phong chức linh mục, Đức Giám Mục trao Kinh Thánh cho thầy và nói: « Con hãy tin điều con đọc, dạy điều con tin và sống điều con dạy ». Dạy giáo lý hoàn toàn khác với các môn học khác ở chỗ đó.
8.Đừng nóng nảy đánh phạt các em.
Chúng ta đã nghe chuyện một cậu bé giúp lễ bị cha xứ tát và đã bỏ chạy khỏi nhà thờ và xa Giáo Hội mãi mãi, đó là Tito, nhà độc tài Nam tư. Đánh phạt nóng nảy có nhiều tai hại:
- Làm các em chán ghét giáo lý.
- Các em không học bài được và không nhớ bài học.
- Tạo tâm lý bất an cho các em và hình thành nhân cách sai lạc.
- Các em có cái nhìn sai về Giáo Hội và giáo lý.
Có anh chị lý luận: « Đánh các em mới nhớ ! Phụ huynh cũng đồng ý cho tôi đánh các em mà ». Lý luận này nguy hiểm ở chỗ là dùng cái không kiểm chứng được để biện minh cho hành động sai lạc rõ ràng. Chúa Giêsu bảo: « Hãy để trẻ nhỏ đến với Ta, đừng xua đuổi chúng ». May mà các Tông đồ chưa đánh em nào !
9.Đừng chỉ trích Giáo Hội là Mẹ chúng ta.
Giáo Hội là Nhiệm Thể và là Hiền Thê của Đức Kytô, Đấng chúng ta yêu mến và rao giảng. Giáo Hội có những con người và những điều chưa xứng hợp với phẩm giá làm Nhiệm Thể thánh thiện, nhưng bản chất Giáo Hội là thánh. Do đó việc phê bình chỉ trích Giáo Hội trong lớp giáo lý được hiểu là việc chống lại lời rao giảng. Chúng ta không buộc phải giấu những điều chưa đúng của con cái Chúa trong một số trường hợp, nhưng trong lớp giáo phải tránh phê bình chỉ trích, làm gương xấu cho các em.
Lạy Mẹ yêu thương, chúng con xin dâng năm học giáo lý cho Mẹ và chúng con xin dâng các em nhỏ của chúng con cho Mẹ. Các em là học trò của Chúa Giêsu, xin Mẹ là Thầy dạy chúng con, cho chúng con biết cách đối xử sao cho các em cảm thấy mình ngày càng lớn lên trong Giêsu, Con Mẹ.
samuelvpn@gmail.com
Năm học giáo lý sắp bắt đầu. Anh chị em giáo lý viên đang hăng hái chuẩn bị cho năm học mới một cách rộn ràng và hăng say. Chắc chắn các anh chị hiểu được mình cần phải làm gì cho lớp giáo lý sinh động và hiệu quả hơn. Ở đây, chúng ta cùng chia sẻ một số điều cần tránh trong lớp giáo lý (mà thực tế chúng ta thỉnh thoảng hay vướng phải).
1.Đừng dạy thần học.
Cha Giuse Lê Quang Uy DCCT viết: “Thần học là một khoa học chuyên biệt, với nhiều trường phái và quan điểm khảo cứu về Thiên Chúa ( Théologie ), nó cung cấp rất nhiều kiến thức, lý luận, nhận định có hệ thống chặt chẽ về Thiên Chúa, tuy đôi khi vẫn còn có thể gây ra nhiều tranh cãi đưa tới nhiều canh tân đổi mới.
Trong khi đó, việc dạy Giáo Lý, dẫu có vận dụng đến một số điểm thần học căn bản, lại muốn đưa các em đến Lòng Tin, Lòng Yêu Mến và Lòng Cậy Trông chân thành đối với Thiên Chúa, để rồi thể hiện cụ thể ra trong đời sống của mình, vượt qua mọi thứ kiến thức và lý luận của lý trí. Do vậy, học Giáo Lý dứt khoát không phải là để nghe những bài thuyết trình hùng hồn hấp dẫn về Thiên Chúa”. (Nối Lửa Cho Đời 3)
Như vậy, giáo lý viên đừng nói cho các em tất cả những gì mình đọc và học trong sách thần học, mà hãy nói cho các em về Thiên Chúa bằng ngôn ngữ đơn giản, bình dân và phù hợp với các em. Ví dụ: Khi dạy về Đức Chúa Cha, giáo lý viên đừng mất giờ chứng minh mầu nhiệm Thiên Chúa Cha bằng kiến thức thần học, mà hãy nói làm sao cho các em cảm được tình yêu của Chúa Cha dành cho các em qua công cuộc tạo thành, cho các em cảm được rằng từng bông hoa, từng ngọn cỏ, từng làn gió là kết quả của tình yêu.
2.Đừng đòi hỏi các em hoàn hảo.
Giáo lý viên thường muốn cho các em hoàn hảo và nghĩ là các em hoàn hảo. Do đó chúng ta không chấp nhận các em ồn ào, nói dối, quay bài hay đánh nhau. Nhưng chúng ta phải chú ý rằng khi Đức Giêsu đi rao giảng, thì ít ai trong xã hội Do thái hoàn hảo, kể cả các Tông đồ. Giáo lý viên chúng ta cũng còn chưa hoàn hảo kia mà ! Do đó, hãy chú ý uốn nắn, dạy cho các em bỏ tính xấu, tập nhân đức… nhưng đừng quá khắt khe cầu toàn. Dù sao thì các em cũng bị ảnh hưởng nhiều từ trường phổ thông và xã hội trần thế, nhất là một xã hội nơi người ta từ chối Thiên Chúa và chấp nhận cái giả trá để tồn tại. Thái độ bao dung, thông cảm (nhưng nghiêm khắc) sẽ giúp hoán cải các em.
3.Đừng chỉ trích các em trước mặt mọi người.
Trong cuốn Đắc Nhân Tâm, Dale Carnegie viết đại ý là nên tránh chỉ trích. Nếu có phê bình thì nên giữ thể diện cho người khác và biết khen cái tốt của họ trước. Có những lúc theo tính con người, giáo lý viên thấy bực bội khi các em không học bài, quậy phá và hỗn hào. Hơn nữa, có em chẳng chịu sửa lỗi dù đã được chỉ bảo nhiều lần. Khi đó, việc chỉ trích, la mắng các em trước lớp có thể xảy ra dễ dàng. Nhưng nếu chúng ta làm như thế, chúng ta đi ngược lại với đường lối rao giảng của Đức Giêsu. Người không la mắng trẻ em bao giờ. Người chỉ quở trách người lớn khi lỗi của họ nghiêm trọng, gây gương xấu lớn lao và không phù hợp với chương trình Cứu độ.
4.Đừng tiếc lời khen.
Trong thuật xử thế, khen tặng là cách làm vui lòng người, miễn là khen thành thật. Trong sư phạm, khen là cách khích lệ và làm các em có thêm hứng thú để. Đừng tiếc lời khen nhưng cũng đừng khen không đúng chỗ. Có giáo lý viên thấy các em làm gì cũng nói « tốt », « hay quá » khiến lời khen không còn ý nghĩa. Nhưng ngược lại, nhiều giáo lý viên rất tiết kiệm lời khen. Các em thuộc bài, ngoan ngoãn hay có những hành động tốt, ý tưởng hay. Đáng khen lắm chứ. Nếu chúng ta coi việc tốt của các em là đương nhiên, thì cũng có lý một phần. Nhưng mặt khác, tuổi các em rất cần những khích lệ, nâng đỡ và thông cảm. Người lớn còn cần lời khen kia mà. Chúa Giêsu vẫn khen các môn đệ và những người nghe Chúa, vì Người hiểu tâm lý con người.
5.Đừng cau có, la mắng, đe doạ liên tục.
Cha Lê văn Quảng, một nhà tâm lý viết: « Chúng ta cần phải cắt nghĩa Kinh Thánh hay trình bày giáo lý cho con trẻ một cách thích hợp. Sự giải thích phải phù hợp với tuổi tác, kiến thức, văn hóa, và hợp với văn minh thời đại để giúp con trẻ thu thập vốn liếng cần thiết cho đời sống tâm linh mà không làm khủng hoảng chúng trong vấn đề tâm lý. Sự giáo huấn của tôn giáo có thể được dùng để giúp cho con trẻ biết khám phá ra rằng một số loại hành động chắc chắn nào đó đã được tìm thấy là sai trái vì chúng đã làm hư hại sự liên hệ tốt đẹp và hạnh phúc giữa con người ».
6.Đừng kể chuyện tầm phào hay đùa giỡn thái quá.
Ở giáo xứ nọ khu ông Tạ, Sàigòn, một giáo lý viên hỏi các em: « Có em nào chà đồ nhôm chưa ? » Các em ngơ ngác nhìn nhau. Anh cười hì hì và nói: « Chà đồ nhôm là chôm đồ nhà ». Việc đùa giỡn kiểu đó có thể làm các em cười, nhưng cũng chưa lấy gì làm duyên dáng hay giúp gì cho bầu khí giáo lý. Những mẩu chuyện vui, hài hước giúp các em thoải mái học bài và nhớ bài học, nhưng những chuyện tầm phào làm các em chán hoặc có tác dụng ngược. Hãy tránh những lối chọc cười dung tục, chế nhạo hay làm các em thấy bị thương tổn. Ví dụ có giáo lý viên cứ hay đem em bé da đen sậm ra chọc cười !
7.Đừng làm gương xấu mà hãy nêu gương sống đạo.
Thánh Phaolô nói: « Anh em hãy bắt chước tôi, như tôi bắt chước Đức Kytô ». Chúng ta không dám nói như thế, nhưng phải sống điều chúng ta dạy. Một anh trưởng phòng nọ hay chia chác tiền ăn bớt công quĩ, khi dạy giáo lý đến bài Công Bằng thì anh cứng họng không nói được, phải nhờ một chị khác giảng giùm. Sau này anh sửa đổi lối làm việc, đi tu làm linh mục, và cha thường kể chuyện ấy để cho thấy rằng phải sống điều mình dạy. Một cha DCCT giảng về lòng bác ái, sau lễ có người đến nói: « Cha nói hay quá, vậy cha có thể thực hành không ? Cho con xin ba trăm ngàn ». Ngài nghèo nhưng sẵn đang có số tiền có người mới đưa, ngài cho anh ta ngay. Sống lời giảng là vậy đó. Khi một tiến chức được phong chức linh mục, Đức Giám Mục trao Kinh Thánh cho thầy và nói: « Con hãy tin điều con đọc, dạy điều con tin và sống điều con dạy ». Dạy giáo lý hoàn toàn khác với các môn học khác ở chỗ đó.
8.Đừng nóng nảy đánh phạt các em.
Chúng ta đã nghe chuyện một cậu bé giúp lễ bị cha xứ tát và đã bỏ chạy khỏi nhà thờ và xa Giáo Hội mãi mãi, đó là Tito, nhà độc tài Nam tư. Đánh phạt nóng nảy có nhiều tai hại:
- Làm các em chán ghét giáo lý.
- Các em không học bài được và không nhớ bài học.
- Tạo tâm lý bất an cho các em và hình thành nhân cách sai lạc.
- Các em có cái nhìn sai về Giáo Hội và giáo lý.
Có anh chị lý luận: « Đánh các em mới nhớ ! Phụ huynh cũng đồng ý cho tôi đánh các em mà ». Lý luận này nguy hiểm ở chỗ là dùng cái không kiểm chứng được để biện minh cho hành động sai lạc rõ ràng. Chúa Giêsu bảo: « Hãy để trẻ nhỏ đến với Ta, đừng xua đuổi chúng ». May mà các Tông đồ chưa đánh em nào !
9.Đừng chỉ trích Giáo Hội là Mẹ chúng ta.
Giáo Hội là Nhiệm Thể và là Hiền Thê của Đức Kytô, Đấng chúng ta yêu mến và rao giảng. Giáo Hội có những con người và những điều chưa xứng hợp với phẩm giá làm Nhiệm Thể thánh thiện, nhưng bản chất Giáo Hội là thánh. Do đó việc phê bình chỉ trích Giáo Hội trong lớp giáo lý được hiểu là việc chống lại lời rao giảng. Chúng ta không buộc phải giấu những điều chưa đúng của con cái Chúa trong một số trường hợp, nhưng trong lớp giáo phải tránh phê bình chỉ trích, làm gương xấu cho các em.
Lạy Mẹ yêu thương, chúng con xin dâng năm học giáo lý cho Mẹ và chúng con xin dâng các em nhỏ của chúng con cho Mẹ. Các em là học trò của Chúa Giêsu, xin Mẹ là Thầy dạy chúng con, cho chúng con biết cách đối xử sao cho các em cảm thấy mình ngày càng lớn lên trong Giêsu, Con Mẹ.
samuelvpn@gmail.com
Bánh Sự Sống 88 - Sống Làm Chứng Như Thánh Phaolô
Phó tế: JB Nguyễn văn Định
09:39 25/08/2009
Cảm nghiệm Sống # 88
SỐNG LÀM CHỨNG NHƯ PHAOLÔ
Thánh Phaolô đã không hề mệt mỏi làm chứng về Chúa cho dân ngoại trong thời Tân Ước. Ông đã đi đến nhiều thành quanh vùng Địa trung Hải để rao giảng Tin Mừng cho nhiều nền văn minh, văn hoá, ngôn ngữ, và sắc dân khác nhau chưa hề biết Thiên Chúa..
LÀM CHỨNG NHỮNG GÌ:
1/ Chịu nhiều đau khổ: Phaolô bị nguy hiểm trên sông nước, bão tố trên biển, bạo quyền ngăn cản, rình rập bắt bớ, tra khảo tù đày, bị trần truồng, đói khát, đánh đập. Có lúc bị làm trò cười nơi phố chợ, bị chế riễu nơi nhà hội, bị ném đá nơi cửa thành, bị rượt đuổi nơi nhà trọ, nhưng ông vẫn khiên trì, dạn dĩ, vượt qua gian nguy để gieo hạt giống đức tin cho Hội Thánh lúc ban đầu. Hôm nay trong gia đình, cộng đoàn, giáo xứ …có các đau khổ trên, tôi xử sự thế nào?
2/ Không chán nản bỏ cuộc: Phaolô vẫn tiếp tục gìn giữ mối quan hệ với Hội Thánh của Chúa, giữ gìn mối quan hệ chặt chẽ bằng 14 thư chính do tay ông viết gởi các Giáo đoàn, được sự soi dẫn của Chúa Thánh Linh để an ủi, dạy dỗ. khuyên nhủ. khích lệ, răn bảo Tín hữu trong các mối quan hệ cộng đồng. Bạn dùng những phương tiện truyền thông hiện tại để gởi những khát vọng của mình cho những ngừơi đang gây chia rẽ và người mình có trách nhiệm không?
3/ Thư đặc biệt về Yêu Thương: (xem I Ga 4, 8-11) Trong thư I Cor 13, có một đoạn duy nhất viết về Tình Yêu Thương chỉ vỏn vẹn có 13 câu; nhưng lối viết của ông vừa cụ thể dễ hiểu, vừa trong sáng dễ nghe, vừa giản dị dễ nhớ, vừa bóng bảy dễ cảm nhận, khiến các Tín hữu cận đại như bà Ellen G. White phải nhìn nhận: Đây là một trong những chương “Tuyệt vời” nhất của toàn bộ Kinh Thánh.!!!
4/ Nội dung Chương 13: Phaolô viết về bản chất con người vốn hay ghen tị, lên mình kiêu ngạo và ham tư lợi. Nếu ai trong chúng ta có tình yêu thương sẽ không rơi vào, sa vào các tật xấu này. Nhờ có tình yêu thương, con người sẽ gớm ghét sự dữ, mến chuộng sự lành, chẳng vui về sự không công bình, chẳng làm điều trái phép, có lòng nhân từ, biết nhịn nhục, không hề nóng giận, biết dung thứ mọi sự, nín nhịn mọi sự và trông cậy mọi sự, và tìm được niềm vui.
Qua nội dung đoạn thư trên, tôi đã quyết tâm cầu nguyện và thực hành được những tính tốt nào, để mọi người nhìn thấy Chúa.?
5/ Đức mến quan trọng nhất: Phaolô nhấn mạnh: Hiện nay đức tin, đức cậy, đức mến, cả ba đầu tồn tại; nhưng cao trọng hơn cả là Đức Mến. (câu 13) Là những Kitô hữu, ta hiểu được mức quan trọng của Đức Mến cần thiết như thế nào. Nhưng Phaolô nhấn mạnh:
* Dù tôi được ơn nói tiên tri…hay có được Đức Tin có thể chuyển núi dời non, mà không có Đức Mến thì cũng chẳng là gì.
* Giả như tôi có đem hết gia tài mà bố thì…, mà không có Đức Mến thì cũng chẳng ích gì cho tôi. (I Cor 13, 2-3)
6- Tình thế hiện nay: Gia đình, giáo xứ, nơi làm việc có sự lủng củng, bất hoà và đổ vỡ là tại thiếu Đức Mến. Bạn và tôi hãy cố gắng thực hiện 8 KHÔNG về Đức Mến như Phaolô chia sẻ sau đây:
“ Đức mến thì nhẫn nhục, hiền hậu, không ghen tương, không vênh vang, không tự đắc, không làm điều bất chính, không tìm tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù, không mừng khi thấy sự gian ác, nhưng vui mừng khi thấy điều chân thật.” (I Cor 13, 4-6)
* Tục ngữ có câu: Thương nhau trái ấu cũng tròn,
Ghét nhau bồ hòn cũng méo.
Câu này ý nói khi ta thương yêu nhau thì mọi hiềm khích đều trở nên tốt đẹp, dù có bao nhiều lỗi lầm lớn nhỏ đều sẵn sàng tha thứ cho nhau. Nhưng khi ghet nhau thì cái tôt cũng cho là xấu.
7- Nói đến Yêu thương: Thánh Gioan được Đức Giêsu tin yêu đã khẳng định rằng: Chúng ta hãy thương yêu nhau, vì tình yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa. Phàm ai yêu thương thì đã được Thiên Chúa sinh ra, và người ấy biết Thiên Chúa. Ai không yêu thương thì không biết Thiên Chúa, vì Thiên Chúa là tình yêu… (I Ga 4, 7-10)
Đứng trước các biến động hiện nay ở trong gia đình, ngoài xã hội, trong nước cũng như hải ngoại, bạn và tôi cần đọc đi đọc lại và cầu nguyện, để Chúa Thánh Linh dẫn dắt thực hành bức thư này.
Phó tế: GB Nguyễn văn Định * johndvn@yahoo.com
SỐNG LÀM CHỨNG NHƯ PHAOLÔ
Thánh Phaolô đã không hề mệt mỏi làm chứng về Chúa cho dân ngoại trong thời Tân Ước. Ông đã đi đến nhiều thành quanh vùng Địa trung Hải để rao giảng Tin Mừng cho nhiều nền văn minh, văn hoá, ngôn ngữ, và sắc dân khác nhau chưa hề biết Thiên Chúa..
LÀM CHỨNG NHỮNG GÌ:
1/ Chịu nhiều đau khổ: Phaolô bị nguy hiểm trên sông nước, bão tố trên biển, bạo quyền ngăn cản, rình rập bắt bớ, tra khảo tù đày, bị trần truồng, đói khát, đánh đập. Có lúc bị làm trò cười nơi phố chợ, bị chế riễu nơi nhà hội, bị ném đá nơi cửa thành, bị rượt đuổi nơi nhà trọ, nhưng ông vẫn khiên trì, dạn dĩ, vượt qua gian nguy để gieo hạt giống đức tin cho Hội Thánh lúc ban đầu. Hôm nay trong gia đình, cộng đoàn, giáo xứ …có các đau khổ trên, tôi xử sự thế nào?
2/ Không chán nản bỏ cuộc: Phaolô vẫn tiếp tục gìn giữ mối quan hệ với Hội Thánh của Chúa, giữ gìn mối quan hệ chặt chẽ bằng 14 thư chính do tay ông viết gởi các Giáo đoàn, được sự soi dẫn của Chúa Thánh Linh để an ủi, dạy dỗ. khuyên nhủ. khích lệ, răn bảo Tín hữu trong các mối quan hệ cộng đồng. Bạn dùng những phương tiện truyền thông hiện tại để gởi những khát vọng của mình cho những ngừơi đang gây chia rẽ và người mình có trách nhiệm không?
3/ Thư đặc biệt về Yêu Thương: (xem I Ga 4, 8-11) Trong thư I Cor 13, có một đoạn duy nhất viết về Tình Yêu Thương chỉ vỏn vẹn có 13 câu; nhưng lối viết của ông vừa cụ thể dễ hiểu, vừa trong sáng dễ nghe, vừa giản dị dễ nhớ, vừa bóng bảy dễ cảm nhận, khiến các Tín hữu cận đại như bà Ellen G. White phải nhìn nhận: Đây là một trong những chương “Tuyệt vời” nhất của toàn bộ Kinh Thánh.!!!
4/ Nội dung Chương 13: Phaolô viết về bản chất con người vốn hay ghen tị, lên mình kiêu ngạo và ham tư lợi. Nếu ai trong chúng ta có tình yêu thương sẽ không rơi vào, sa vào các tật xấu này. Nhờ có tình yêu thương, con người sẽ gớm ghét sự dữ, mến chuộng sự lành, chẳng vui về sự không công bình, chẳng làm điều trái phép, có lòng nhân từ, biết nhịn nhục, không hề nóng giận, biết dung thứ mọi sự, nín nhịn mọi sự và trông cậy mọi sự, và tìm được niềm vui.
Qua nội dung đoạn thư trên, tôi đã quyết tâm cầu nguyện và thực hành được những tính tốt nào, để mọi người nhìn thấy Chúa.?
5/ Đức mến quan trọng nhất: Phaolô nhấn mạnh: Hiện nay đức tin, đức cậy, đức mến, cả ba đầu tồn tại; nhưng cao trọng hơn cả là Đức Mến. (câu 13) Là những Kitô hữu, ta hiểu được mức quan trọng của Đức Mến cần thiết như thế nào. Nhưng Phaolô nhấn mạnh:
* Dù tôi được ơn nói tiên tri…hay có được Đức Tin có thể chuyển núi dời non, mà không có Đức Mến thì cũng chẳng là gì.
* Giả như tôi có đem hết gia tài mà bố thì…, mà không có Đức Mến thì cũng chẳng ích gì cho tôi. (I Cor 13, 2-3)
6- Tình thế hiện nay: Gia đình, giáo xứ, nơi làm việc có sự lủng củng, bất hoà và đổ vỡ là tại thiếu Đức Mến. Bạn và tôi hãy cố gắng thực hiện 8 KHÔNG về Đức Mến như Phaolô chia sẻ sau đây:
“ Đức mến thì nhẫn nhục, hiền hậu, không ghen tương, không vênh vang, không tự đắc, không làm điều bất chính, không tìm tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù, không mừng khi thấy sự gian ác, nhưng vui mừng khi thấy điều chân thật.” (I Cor 13, 4-6)
* Tục ngữ có câu: Thương nhau trái ấu cũng tròn,
Ghét nhau bồ hòn cũng méo.
Câu này ý nói khi ta thương yêu nhau thì mọi hiềm khích đều trở nên tốt đẹp, dù có bao nhiều lỗi lầm lớn nhỏ đều sẵn sàng tha thứ cho nhau. Nhưng khi ghet nhau thì cái tôt cũng cho là xấu.
7- Nói đến Yêu thương: Thánh Gioan được Đức Giêsu tin yêu đã khẳng định rằng: Chúng ta hãy thương yêu nhau, vì tình yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa. Phàm ai yêu thương thì đã được Thiên Chúa sinh ra, và người ấy biết Thiên Chúa. Ai không yêu thương thì không biết Thiên Chúa, vì Thiên Chúa là tình yêu… (I Ga 4, 7-10)
Đứng trước các biến động hiện nay ở trong gia đình, ngoài xã hội, trong nước cũng như hải ngoại, bạn và tôi cần đọc đi đọc lại và cầu nguyện, để Chúa Thánh Linh dẫn dắt thực hành bức thư này.
Phó tế: GB Nguyễn văn Định * johndvn@yahoo.com
Thư chung của Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt Gửi Cộng đồng Dân Chúa Hà nội
+TGM. Ngô Quang Kiệt
16:22 25/08/2009
Thư chung của Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt Gửi Cộng đồng Dân Chúa Hà nội
Nhân dịp Năm Học Mới và Năm Linh Mục
Hà nội ngày 10 tháng 08 năm 2009
Thưa Anh Chị Em,
Mỗi năm đến ngày khai trường cả xã hội rộn lên niềm hi vọng. Hi vọng, vì học hành là tiền đề cho sự phát triển lâu dài và bền vững của gia đình và đất nước. Thế hệ trẻ ngày nay không phải phục vụ chiến tranh, có điều kiện hơn để được ăn được học, sẽ thăng tiến và giúp đất nước thăng tiến. Mỗi mùa khai trường là một mùa hi vọng. Hi vọng mỗi năm học là một cánh cửa mở ra tương lai tươi sáng.
Nhưng những hi vọng ấy không làm giảm bớt những lo âu ngày càng nhiều và càng nặng gánh. Lo vì cứ mỗi năm chi phí cho việc nhập học lại tăng lên. Lo vì nạn chạy trường ngày càng phổ biến khiến cho ngày nhập học trở thành ngày buồn tủi cho những trẻ em và những gia đình không có điều kiện. Nhưng lo nhất là chất lượng giáo dục. Chất lượng tri thức không chắc có với những chương trình liên tục cải cách nhưng vẫn liên tục sai sót, với nạn học vẹt, với nạn dạy cho hết giờ, với nạn dạy thêm học thêm nặng nề cả về tinh thần lẫn kinh tế. Đáng quan ngại nhất là chất lượng đạo đức. Làm sao không lo âu khi trường học đáng lẽ phải là nơi gương mẫu về đạo đức lại là nơi mà sự gian dối trở thành bình thường trong thi cử, làm bài và cả trong ứng xử. Làm sao không lo âu khi trường học không dạy môn lễ phép lịch sự, thiếu môn học đạo đức, không quan tâm đến môn học làm người.
Giáo dục hôm nay, Giáo hội và xã hội ngày mai. Phải có nền giáo dục toàn diện đào tạo nên những con người có học thức và có đạo đức mới mong xây dựng đất nước phát triển bền vững, xây dựng xã hội chân thật, công bằng, tự do và bác ái. Vì thế tôi tha thiết kêu gọi anh chị em, các giáo xứ và các gia đình, đừng khoán trắng việc giáo dục con em cho nhà trường, nhưng hãy lo liệu cung cấp cho con em mình nền giáo dục Kitô giáo cơ bản. Đó là nền giáo dục giúp phát triển con người toàn diện, không chỉ có thân xác khỏe mạnh, trí tuệ thông minh mà quan trọng trên hết phải có tâm hồn đức hạnh. Đặc biệt hãy dạy cho con em mình tôn trọng sự thật, sống lương thiện theo lương tâm và biết tôn trọng lợi ích chung là những điều rất cần thiết mà xã hội hôm nay đang thiếu thốn trầm trọng. Đức Thánh Cha thấu hiểu xã hội Việt nam, nên trong bài huấn từ nhân dịp Hội đồng Giám mục Việt nam viếng mộ hai thánh Phêrô và Phaolô Tông đồ vừa qua, đã nhắn nhủ chúng ta: “Các gia đình hãy dạy cho con cái biết sống theo lương tâm ngay thẳng, trong sự liêm chính và sự thật, như thế các gia đình công giáo sẽ trở nên trung tâm các giá trị và đức tính nhân bản… Và khi xây dựng đời sống trên nền đức ái, sự liêm chính và quý trọng công ích, người giáo dân đích thực chính là những người công dân tốt”.
Việc giáo dục không phải là truyền đạt một kiến thức nhưng là trao ban một sự sống vì thế cần phải có gương sáng. Không thể dậy trẻ em sống lương thiện nếu người lớn cứ sống gian dối. Các bậc phụ huynh nhất là các vị lãnh đạo tinh thần hãy nêu gương đời sống đức tin sống động thể hiện trong đời sống công bằng, bác ái, quảng đại, vị tha. Có đức tin, con người sẽ có lương tâm trong sáng và sẽ biết làm những điều tốt đẹp. Đó chính là khởi điểm quan trọng trong nhiệm vụ giáo dục thế hệ tương lai, giáo dục để trẻ em nên người và biết làm người trước khi làm người trí thức. “Tiên học lễ hậu học văn” là thế.
Trong chiều hướng đó Đức Thánh Cha đã chọn thánh Gioan Maria Vianney làm mẫu gương của các linh mục khi mở Năm Linh Mục. Có nhiều người thắc mắc tại sao Đức Thánh Cha Bênêđíchtô 16, một học giả lỗi lạc, một trí thức siêu việt lại chọn thánh Gioan Maria Vianney, một linh mục kém học thức làm mẫu gương các linh mục.Đó là vì Đức Thánh Cha muốn giải quyết tận căn cuộc khủng hoảng linh mục hiện nay. Cuộc khủng hoảng linh mục hiện nay không phải về trí thức nhưng về tu đức. Cốt lõi của đời sống linh mục không phải là họat động bên ngoài nhưng là sống với Chúa và cứu độ các linh hồn. Linh mục là nhà đào tạo các vị thánh và là người dậy con đường thánh thiện. Vì thế chính linh mục phải nên thánh trước. Thánh Gioan Maria Vianney là tấm gương sáng chói về đời sống linh mục thánh thiện, đặc biệt ở ba điểm sau:
Đời sống cầu nguyện liên lỉ. Thánh nhân là vị linh mục say mê cầu nguyện. Từ sáng sớm khi nhà thờ chưa có bóng người, ngài đã xách đèn ra nhà thờ cầu nguyện. Đặc biệt yêu mến Thánh Thể nên ngài quì gối hàng giờ trước Thánh Thể mà không cảm thấy mệt mỏi. Không chỉ cầu nguyện lâu giờ nhưng còn ở cường độ cao, ngài kết hợp đến hòa nhập với Chúa Giêsu Thánh Thể “như hai cây nến sáp chảy hòa quyện vào nhau” trở nên đồng hình đồng dạng, không thể phân biệt và không thể tách biệt được nữa. Quỳ trước Thánh Thể, khuôn mặt ngài biến đổi nên tươi sáng trong tâm trạng chan hòa hạnh phúc. Ngài luôn thưa với Chúa: “Lạy Chúa, con yêu mến Chúa. Con chỉ có một nguyện ước là được yêu mến Chúa cho đến hơi thở cuối cùng của đời con”. Ngài coi cầu nguyện là phương thế đầu tiên, phương thế duy nhất và là phương thế cuối cùng giúp việc tông đồ sinh hoa kết quả. Nên ngay từ khi được sai về giáo xứ Ars khô khan nguội lạnh, việc đầu tiên ngài làm là cầu nguyện cho giáo dân trong xứ. Nhờ sống thân mật với Chúa mà ngài tìm được con đường đi vào tâm hồn con người, dẫn đưa được nhiều người về với Chúa.
Đời sống khổ chế nhiệm nhặt. Để tăng cường cho lời cầu nguyện, thánh nhân sống một đời sống kỷ luật, mực thước và khắt khe với bản thân. Cặn kẽ giữ ba lời khuyên Phúc Am, ngài đặc biệt sống đơn sơ khó nghèo. Không chỉ đơn sơ trong đời sống với y phục và đồ dùng giản dị, ngài còn ăn uống kham khổ và tìm nhiều cách để hãm mình phạt xác. Có thời gian ngài tự nấu ăn. Và món ăn duy nhất của ngài là khoai luộc. Nghiêm ngặt với bản thân nhưng ngài rất rộng rãi bao dung đối với người khác. Thời giờ của ngài rất khít khao, nhưng khi giáo dân cần đến ngài sẵn sàng dành nhiều thời giờ phục vụ phần linh hồn cho họ. An uống đạm bạc, nhưng ngài đem trẻ mồ côi về nuôi và chăm sóc cho các em cả phần hồn lẫn phần xác.
Đời sống phục vụ quên mình. Không hề đi du lịch đây đó, nhưng ngài thường xuyên thăm viếng giáo dân, đặc biệt thăm viếng và chăm sóc trẻ mồ côi. Không có phương tiện giải trí nhưng ngài mở rộng cửa đón tiếp khác hành hương. Mỗi ngày ngài đón tiếp hàng trăm người đến xin xưng tội. Có năm ngài đón tiếp hàng trăm ngàn người. Và ngài không ngần ngại ngồi trong tòa giải tội 18 giờ một ngày để phục vụ phần linh hồn cho giáo dân từ khắp nơi tuôn đến. Ngài đã chết vì giải tội quá mệt mỏi. Đức Cố Giáo hoàng Gioan-Phaolô đệ nhị gọi ngài là vị tử đạo của tòa giải tội. Sở dĩ ngài chăm lo phục vụ giáo dân đặc biệt trong cử hành bí tích như thế vì ngài tha thiết với việc thánh hóa giáo dân. Ngay từ khi bước vào cổng làng ngài đã nói với em bé đầu tiên mà ngài gặp: “Cha sẽ chỉ cho con đường về Nước Trời”. Tha thiết với việc nên thánh của giáo dân, chính bản thân ngài cũng không ngừng phấn đấu nên thánh vì ngài hiểu rằng linh mục phải nên thánh mới có thể giúp giáo dân nên thánh. Ngài nói: “ Ở nơi nào có dấu chân vị thánh đi qua, Chúa cũng đi qua nơi ấy với vị thánh”.
Chính vì ý thức điều cốt yếu của đời sống linh mục và chăm lo rèn luyện những điều cốt lõi đó mà thánh Gioan Maria Vianney, một linh mục kém về trí thức đã gặt hái được những kết quả lớn lao trong việc tông đồ. Tấm gương của ngài nhắc nhở chúng ta hãy học cho biết đâu là bổn phận quan trọng nhất trong đời và hãy hết lòng chăm lo chu toàn bổn phận đó. Rochefoucauld, một triết gia Pháp nói: “Trên đời có ba thứ dốt. Một là không biết những điều cần phải biết. Hai là biết những điều không cần biết. Ba là không biết rõ những gì mình đang biết”. Nhân dịp đầu năm học mới và Năm Linh Mục chúng ta hãy noi gương thánh Gioan Maria Vianney, biết học làm người và học nên thánh. Đó là những bổn phận quan trọng nhất của chúng ta. Đó chính là cái học nền tảng, là yếu tố quyết định mọi thành công của con người, của Giáo hội và của xã hội.
Tôi phó dâng các linh mục, các tu sĩ nam nữ, các chủng sinh, các thầy cô giáo, các sinh viên học sinh trong tay Mẹ Maria. Xưa kia Mẹ đã góp phần đào tạo Chúa Giêsu, xin Mẹ trong năm học mới và Năm Linh Mục này đào tạo chúng ta nên giống Chúa Giêsu, nên hình ảnh của Chúa Giêsu, nên cánh tay và trái tim nối dài của Chúa Giêsu, để chúng ta xứng đáng là dụng cụ của Chúa trong việc xây dựng một xã hội tốt đẹp, phục vụ hạnh phúc chân chính của mọi người.
Thân ái chào anh chị em.
Nhân dịp Năm Học Mới và Năm Linh Mục
Hà nội ngày 10 tháng 08 năm 2009
Thưa Anh Chị Em,
Mỗi năm đến ngày khai trường cả xã hội rộn lên niềm hi vọng. Hi vọng, vì học hành là tiền đề cho sự phát triển lâu dài và bền vững của gia đình và đất nước. Thế hệ trẻ ngày nay không phải phục vụ chiến tranh, có điều kiện hơn để được ăn được học, sẽ thăng tiến và giúp đất nước thăng tiến. Mỗi mùa khai trường là một mùa hi vọng. Hi vọng mỗi năm học là một cánh cửa mở ra tương lai tươi sáng.
Nhưng những hi vọng ấy không làm giảm bớt những lo âu ngày càng nhiều và càng nặng gánh. Lo vì cứ mỗi năm chi phí cho việc nhập học lại tăng lên. Lo vì nạn chạy trường ngày càng phổ biến khiến cho ngày nhập học trở thành ngày buồn tủi cho những trẻ em và những gia đình không có điều kiện. Nhưng lo nhất là chất lượng giáo dục. Chất lượng tri thức không chắc có với những chương trình liên tục cải cách nhưng vẫn liên tục sai sót, với nạn học vẹt, với nạn dạy cho hết giờ, với nạn dạy thêm học thêm nặng nề cả về tinh thần lẫn kinh tế. Đáng quan ngại nhất là chất lượng đạo đức. Làm sao không lo âu khi trường học đáng lẽ phải là nơi gương mẫu về đạo đức lại là nơi mà sự gian dối trở thành bình thường trong thi cử, làm bài và cả trong ứng xử. Làm sao không lo âu khi trường học không dạy môn lễ phép lịch sự, thiếu môn học đạo đức, không quan tâm đến môn học làm người.
Giáo dục hôm nay, Giáo hội và xã hội ngày mai. Phải có nền giáo dục toàn diện đào tạo nên những con người có học thức và có đạo đức mới mong xây dựng đất nước phát triển bền vững, xây dựng xã hội chân thật, công bằng, tự do và bác ái. Vì thế tôi tha thiết kêu gọi anh chị em, các giáo xứ và các gia đình, đừng khoán trắng việc giáo dục con em cho nhà trường, nhưng hãy lo liệu cung cấp cho con em mình nền giáo dục Kitô giáo cơ bản. Đó là nền giáo dục giúp phát triển con người toàn diện, không chỉ có thân xác khỏe mạnh, trí tuệ thông minh mà quan trọng trên hết phải có tâm hồn đức hạnh. Đặc biệt hãy dạy cho con em mình tôn trọng sự thật, sống lương thiện theo lương tâm và biết tôn trọng lợi ích chung là những điều rất cần thiết mà xã hội hôm nay đang thiếu thốn trầm trọng. Đức Thánh Cha thấu hiểu xã hội Việt nam, nên trong bài huấn từ nhân dịp Hội đồng Giám mục Việt nam viếng mộ hai thánh Phêrô và Phaolô Tông đồ vừa qua, đã nhắn nhủ chúng ta: “Các gia đình hãy dạy cho con cái biết sống theo lương tâm ngay thẳng, trong sự liêm chính và sự thật, như thế các gia đình công giáo sẽ trở nên trung tâm các giá trị và đức tính nhân bản… Và khi xây dựng đời sống trên nền đức ái, sự liêm chính và quý trọng công ích, người giáo dân đích thực chính là những người công dân tốt”.
Việc giáo dục không phải là truyền đạt một kiến thức nhưng là trao ban một sự sống vì thế cần phải có gương sáng. Không thể dậy trẻ em sống lương thiện nếu người lớn cứ sống gian dối. Các bậc phụ huynh nhất là các vị lãnh đạo tinh thần hãy nêu gương đời sống đức tin sống động thể hiện trong đời sống công bằng, bác ái, quảng đại, vị tha. Có đức tin, con người sẽ có lương tâm trong sáng và sẽ biết làm những điều tốt đẹp. Đó chính là khởi điểm quan trọng trong nhiệm vụ giáo dục thế hệ tương lai, giáo dục để trẻ em nên người và biết làm người trước khi làm người trí thức. “Tiên học lễ hậu học văn” là thế.
Trong chiều hướng đó Đức Thánh Cha đã chọn thánh Gioan Maria Vianney làm mẫu gương của các linh mục khi mở Năm Linh Mục. Có nhiều người thắc mắc tại sao Đức Thánh Cha Bênêđíchtô 16, một học giả lỗi lạc, một trí thức siêu việt lại chọn thánh Gioan Maria Vianney, một linh mục kém học thức làm mẫu gương các linh mục.Đó là vì Đức Thánh Cha muốn giải quyết tận căn cuộc khủng hoảng linh mục hiện nay. Cuộc khủng hoảng linh mục hiện nay không phải về trí thức nhưng về tu đức. Cốt lõi của đời sống linh mục không phải là họat động bên ngoài nhưng là sống với Chúa và cứu độ các linh hồn. Linh mục là nhà đào tạo các vị thánh và là người dậy con đường thánh thiện. Vì thế chính linh mục phải nên thánh trước. Thánh Gioan Maria Vianney là tấm gương sáng chói về đời sống linh mục thánh thiện, đặc biệt ở ba điểm sau:
Đời sống cầu nguyện liên lỉ. Thánh nhân là vị linh mục say mê cầu nguyện. Từ sáng sớm khi nhà thờ chưa có bóng người, ngài đã xách đèn ra nhà thờ cầu nguyện. Đặc biệt yêu mến Thánh Thể nên ngài quì gối hàng giờ trước Thánh Thể mà không cảm thấy mệt mỏi. Không chỉ cầu nguyện lâu giờ nhưng còn ở cường độ cao, ngài kết hợp đến hòa nhập với Chúa Giêsu Thánh Thể “như hai cây nến sáp chảy hòa quyện vào nhau” trở nên đồng hình đồng dạng, không thể phân biệt và không thể tách biệt được nữa. Quỳ trước Thánh Thể, khuôn mặt ngài biến đổi nên tươi sáng trong tâm trạng chan hòa hạnh phúc. Ngài luôn thưa với Chúa: “Lạy Chúa, con yêu mến Chúa. Con chỉ có một nguyện ước là được yêu mến Chúa cho đến hơi thở cuối cùng của đời con”. Ngài coi cầu nguyện là phương thế đầu tiên, phương thế duy nhất và là phương thế cuối cùng giúp việc tông đồ sinh hoa kết quả. Nên ngay từ khi được sai về giáo xứ Ars khô khan nguội lạnh, việc đầu tiên ngài làm là cầu nguyện cho giáo dân trong xứ. Nhờ sống thân mật với Chúa mà ngài tìm được con đường đi vào tâm hồn con người, dẫn đưa được nhiều người về với Chúa.
Đời sống khổ chế nhiệm nhặt. Để tăng cường cho lời cầu nguyện, thánh nhân sống một đời sống kỷ luật, mực thước và khắt khe với bản thân. Cặn kẽ giữ ba lời khuyên Phúc Am, ngài đặc biệt sống đơn sơ khó nghèo. Không chỉ đơn sơ trong đời sống với y phục và đồ dùng giản dị, ngài còn ăn uống kham khổ và tìm nhiều cách để hãm mình phạt xác. Có thời gian ngài tự nấu ăn. Và món ăn duy nhất của ngài là khoai luộc. Nghiêm ngặt với bản thân nhưng ngài rất rộng rãi bao dung đối với người khác. Thời giờ của ngài rất khít khao, nhưng khi giáo dân cần đến ngài sẵn sàng dành nhiều thời giờ phục vụ phần linh hồn cho họ. An uống đạm bạc, nhưng ngài đem trẻ mồ côi về nuôi và chăm sóc cho các em cả phần hồn lẫn phần xác.
Đời sống phục vụ quên mình. Không hề đi du lịch đây đó, nhưng ngài thường xuyên thăm viếng giáo dân, đặc biệt thăm viếng và chăm sóc trẻ mồ côi. Không có phương tiện giải trí nhưng ngài mở rộng cửa đón tiếp khác hành hương. Mỗi ngày ngài đón tiếp hàng trăm người đến xin xưng tội. Có năm ngài đón tiếp hàng trăm ngàn người. Và ngài không ngần ngại ngồi trong tòa giải tội 18 giờ một ngày để phục vụ phần linh hồn cho giáo dân từ khắp nơi tuôn đến. Ngài đã chết vì giải tội quá mệt mỏi. Đức Cố Giáo hoàng Gioan-Phaolô đệ nhị gọi ngài là vị tử đạo của tòa giải tội. Sở dĩ ngài chăm lo phục vụ giáo dân đặc biệt trong cử hành bí tích như thế vì ngài tha thiết với việc thánh hóa giáo dân. Ngay từ khi bước vào cổng làng ngài đã nói với em bé đầu tiên mà ngài gặp: “Cha sẽ chỉ cho con đường về Nước Trời”. Tha thiết với việc nên thánh của giáo dân, chính bản thân ngài cũng không ngừng phấn đấu nên thánh vì ngài hiểu rằng linh mục phải nên thánh mới có thể giúp giáo dân nên thánh. Ngài nói: “ Ở nơi nào có dấu chân vị thánh đi qua, Chúa cũng đi qua nơi ấy với vị thánh”.
Chính vì ý thức điều cốt yếu của đời sống linh mục và chăm lo rèn luyện những điều cốt lõi đó mà thánh Gioan Maria Vianney, một linh mục kém về trí thức đã gặt hái được những kết quả lớn lao trong việc tông đồ. Tấm gương của ngài nhắc nhở chúng ta hãy học cho biết đâu là bổn phận quan trọng nhất trong đời và hãy hết lòng chăm lo chu toàn bổn phận đó. Rochefoucauld, một triết gia Pháp nói: “Trên đời có ba thứ dốt. Một là không biết những điều cần phải biết. Hai là biết những điều không cần biết. Ba là không biết rõ những gì mình đang biết”. Nhân dịp đầu năm học mới và Năm Linh Mục chúng ta hãy noi gương thánh Gioan Maria Vianney, biết học làm người và học nên thánh. Đó là những bổn phận quan trọng nhất của chúng ta. Đó chính là cái học nền tảng, là yếu tố quyết định mọi thành công của con người, của Giáo hội và của xã hội.
Tôi phó dâng các linh mục, các tu sĩ nam nữ, các chủng sinh, các thầy cô giáo, các sinh viên học sinh trong tay Mẹ Maria. Xưa kia Mẹ đã góp phần đào tạo Chúa Giêsu, xin Mẹ trong năm học mới và Năm Linh Mục này đào tạo chúng ta nên giống Chúa Giêsu, nên hình ảnh của Chúa Giêsu, nên cánh tay và trái tim nối dài của Chúa Giêsu, để chúng ta xứng đáng là dụng cụ của Chúa trong việc xây dựng một xã hội tốt đẹp, phục vụ hạnh phúc chân chính của mọi người.
Thân ái chào anh chị em.
Tổng Giáo Phận Sài Gòn: Lời Chủ Chăn, 25.8.2009
Hồng Y Phạm Minh Mẫn
16:43 25/08/2009
Tổng Giáo Phận Sài Gòn: Lời Chủ Chăn, 25.8.2009
Giáo Dục Kitô Giáo và Giáo Huấn của Giáo Hội về Xã Hội
Anh em linh mục và anh chị em tu sĩ, giáo dân trong gia đình giáo phận,
Ngày 27.6.2009, Đức Thánh Cha Bênêđitô XVI đã nhắn nhủ các Giám mục Việt Nam "Người công giáo tốt là người công dân tốt" (xem bài huấn từ của ĐTC dành cho các Giám mục VN). Ngày 7.7.2009, Ngài đã công bố Thông điệp "Bác Ái trong Chân Lý" cho Giáo Hội toàn cầu và cả thế giới. Ngày 8.7.2009, trước cử toạ nhiều ngàn người thuộc nhiều quốc gia quy tụ trong Hội trường Phaolô VI, cạnh đền thờ Thánh Phêrô, chính Ngài đã giới thiệu Thông điệp đó như chỉ nam cho sự phát triển con người thành người tốt góp phần xây dựng một cộng đồng nhân loại mới sống trong chân lý và tình yêu, trong công lý và hoà bình. Chân lý và tình yêu, công lý và hoà bình, là bốn giá trị trụ cột của Tin Mừng. Xây nhà - nhà riêng hay nhà chung, nhà thờ hay nhà nước - trên bốn giá trị trụ cột đó là xây nhà trên nền đá vững chắc, và nhà sẽ tồn tại vững bền qua mọi thử thách của thời gian. Tôi ước mong trong những tháng tới, khi chúng ta có bản dịch Việt ngữ trong tay, anh chị em hãy cố gắng dành thời giờ tổ chức cùng nhau học tập Thông điệp theo chiều cao, chiều sâu, chiều rộng và chiều dài của nó, cùng nhau rút ra những bài học thực hành cho mọi lãnh vực văn hóa và xã hội, kinh tế và chính trị của cuộc sống hôm nay.
Trong lời Chủ chăn này, tôi xin nhường lời cho Đức Thánh Cha giới thiệu về Thông điệp "Bác Ái trong Chân Lý" của Ngài.
+ Gioan B. Phạm Minh Mẫn, Hồng Y Tổng Giám mục
***
Thông điệp mới của tôi "Bác Ái trong Chân Lý", vừa được công bố hôm qua. Nhìn từ nền tảng, Thông điệp phát xuất từ một đoạn văn trong thư Thánh Phaolô gởi giáo đoàn Êphêsô: "Sống trong chân lý và trong tình bác ái, chúng ta sẽ lớn lên về mọi phương diện, vươn tới Đức Kitô, vì Người là Đầu" (Eph 4,15). (Đức Kitô vừa là Đầu của Giáo Hội, vừa là Chân Lý, vừa là hiện thân tình yêu cứu độ của Chúa Cha là Đấng tạo thành loài người theo hình ảnh của Người là Tình Yêu).
Do đó, tình yêu trong chân lý là động lực chính cho sự phát triển chính thực của mỗi người cũng như của toàn thể nhân loại. Chính vì thế, toàn bộ giáo huấn của Giáo Hội về xã hội xoay quanh nguyên lý "Bác Ái trong Chân Lý". Chỉ với tình yêu được lý trí và đức tin soi sáng, loài người mới có thể vươn tới những mục tiêu phát triển mang tính nhân bản và nhân hoá. Là nguyên lý nền tảng cho giáo huấn của Giáo Hội về xã hội, tình yêu trong chân lý mang tính tiêu chuẩn cho mọi hành động luân lý của con người (xem số 6 của Thông điệp).
Trong phần dẫn nhập, Thông điệp ghi nhận hai tiêu chuẩn: công lý và công ích. Công lý là một thành phần toàn vẹn của tình yêu "trong việc làm và trong chân lý" (1 Ga,3,18). Mến thương ai thì muốn điều thiện hảo cho họ, và cố gắng mang lại điều thiện hảo cho họ. Bên cạnh điều thiện hảo cho cá nhân, còn có điều thiện hảo cho đời sống xã hội... Càng nỗ lực mang điều thiện hảo phù hợp với nhu cầu của những người quanh cận, chúng ta càng yêu thương họ cách thiết thực (xem số 6 của Thông điệp). Do đó có hai tiêu chuẩn cho mọi hành động của con người: công bằng và ích chung. Gắn kết với ích chung, bác ái mang chiều kích xã hội. Thông điệp mời gọi mỗi kitô hữu hãy thực thi bác ái, vì cơ cấu tổ chức xã hội mở ra lối đi cho bác ái (xem số 7 của Thông điệp).
Như các tài liệu giáo huấn khác của Giáo Hội, Thông điệp này cũng đi sâu vào việc phân tích cùng suy tư của Giáo Hội về những vấn đề sống còn của nhân loại trong thế kỷ 21 nầy. Nó gắn liền với những gì Đức Phaolô VI đã viết cách đây 40 năm trong Thông điệp "Sự Phát triển của các Dân tộc", trong đó Ngài phác thảo những đường nét chính, đến nay vẫn mang tính thời sự, cho sự phát triển toàn vẹn của con người cùng thế giới hôm nay.
Theo như tin tức được phổ biến rộng rãi trong những ngày tháng gần đây, tình hình thế giới liên tục làm xuất hiện những vấn đề nghiêm trọng, và chướng kỳ của những bất bình đẳng rõ ràng đang tiếp tục tồn tại bất chấp những nỗ lực trong thời gian qua.
Một mặt, xuất hiện những dấu hiệu về sự mất cân đối trầm trọng trong lãnh vực xã hội cũng như kinh tế. Mặt khác, từ nhiều phía, có lời kêu gọi cải cách, không thể trì hoãn nữa, nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các dân tộc. Hướng đến mục đích đó, hiện tượng toàn cầu hoá có thể là một cơ hội, nhưng chính vì lẽ ấy, điều quan trọng là khởi động một cuộc đổi mới sâu xa về luân lý và văn hoá, là có một sự phân định mang tinh thần trách nhiệm đối với những quyết định hướng đến công ích. Một tương lai tươi sáng hơn là điều khả thể cho mọi dân tộc, khi tương lai đó được xây trên nền tảng sự tái khám phá những giá trị căn bản của đạo đức. Điều cần là có một hoạch định mới về tài chính nhằm tái thiết tổng thể công cuộc phát triển trên nền tảng tinh thần trách nhiệm đối với Thiên Chúa cũng như đối với nhân loại là tạo vật của Ngài.
Tất nhiên, Thông điệp không nhằm cống hiến những giải pháp kỹ thuật cho những vấn đề xã hội rộng lớn trong thế giới hôm nay. Điều này nằm ngoài chuyên môn của thẩm quyền giáo huấn trong Giáo Hội (xem số 9 của Thông điệp). Thông điệp nhắc lại những nguyên tắc căn bản cần thiết cho công cuộc phát triển con người trong những năm sắp đến. Những nguyên tắc đó gồm có trước hết là mối quan tâm đến sự sống con người, được coi như trọng tâm của công cuộc phát triển chính thực; thứ đến là sự tôn trọng tự do tôn giáo là điều luôn luôn gắn liền với sự phát triển con người; và từ bỏ quan điểm xác quyết chỉ có con người là tác giả tuyệt đối của vận mạng mình.
Niềm tin tuyệt đối vào tiềm năng của khoa công nghệ, đã được thời gian xác minh chỉ là ảo tưởng. Điều chúng ta cần là những con người ngay chính trong lãnh vực kinh tế cũng như chính trị, có lòng thành quan tâm đến ích chung. Đặc biệt, nhìn vào những tình huống nghiêm trọng trên thế giới, điều khẩn thiết là hướng dư luận quần chúng về thảm kịch đói khổ và an toàn lương thực bao trùm một phần lớn nhân loại. Thảm kịch này chất vấn lương tâm chúng ta: đối diện với thảm kịch đó, giới hữu trách có nhiệm vụ xóa bỏ những nguyên nhân trong cơ cấu tổ chức, đồng thời cổ võ phát triển nông nghiệp tại các nước nghèo nhất. Tôi tin rằng con đường liên đới nhằm đến sự phát triển các nước nghèo nhất sẽ giúp tìm ra đáp số cho cuộc khủng hoảng toàn cầu hôm nay. Rõ ràng là vai trò và quyền hạn chính trị của các nhà nước cần được thận trọng thẩm định lại vào một kỷ nguyên mà bối cảnh kinh tế, giao thương và tài chính của thế giới hạn chế quyền lực tối cao của họ.
Mặt khác, không thể thiếu sự tham gia có trách nhiệm của mọi người dân trong lãnh vực chính trị quốc gia và quốc tế, một phần nhờ sự dấn thân mới của các liên đoàn lao động hướng đến thiết lập những hiệp hội quốc gia cũng như quốc tế. Trong lãnh vực nầy, các phương tiện truyền thông xã hội phải đóng vai trò hàng đầu nhằm gia tăng đối thoại giữa các nền văn hoá cùng các truyền thống khác nhau.
Vì thế, nếu muốn hoạch định một dự án phát triển không mang tính trì trệ và méo mó như hiện nay, điều cần là suy nghĩ nghiêm túc về ý nghĩa và mục đích của phát triển. Tình trạng sức khoẻ của môi trường hành tinh đòi hỏi điều đó. Cuộc khủng hoảng văn hoá và luân lý khắp nơi trên địa cầu yêu cầu điều đó. Kinh tế cần những chuẩn mực đạo đức để có thể góp phần phát triển con người, cần khám phá sự đóng góp quan trọng của nguyên tắc nhưng không, "lôgich của quà tặng", trong nền kinh tế thị trường mà quy luật không thể chỉ là lợi nhuận.
Tuy nhiên, điều này chỉ khả thi khi có sự dấn thân của mọi người thuộc mọi giới, kinh tế cùng chính trị, sản xuất cũng như tiêu dùng. Điều này giả thiết lương tâm phải được huấn luyện và phải biết chú tâm đưa những tiêu chuẩn luân lý vào trong phác thảo những dự án. Nhiều người lên tiếng nhắc nhở rằng những quyền con người phải đi đôi với những nghĩa vụ làm người, bằng không quyền đó có nguy cơ trở nên độc tài.
Điệp khúc ngày càng được lặp lại là toàn thể nhân loại cần chọn một lối sống khác, một lối sống bao hàm sự gắn kết giữa hai loại nhiệm vụ, một là những nhiệm vụ của mỗi người đối với môi trường, hai là những nhiệm vụ của mỗi người đối với bản thân người khác cũng như đối với mối liên hệ của họ với mọi người.
Nhân loại là một gia đình, và cuộc đối thoại giữa niềm tin cùng lý trí chỉ phong phú hoá gia đình nhân loại, chỉ làm cho công việc từ thiện trong đời sống xã hội có hiệu quả hơn, đồng thời mở ra một lối đi cho sự hợp tác giữa người tín hữu với người không tín ngưỡng, cho mọi người cùng đồng hành trên con đường kiến tạo công lý và hoà bình cho thế giới hôm nay.
Trong Thông điệp, tôi có nêu ra nguyên tắc "phụ đới và liên đới". Hai nguyên tắc nầy gắn liền với nhau, như tiêu chuẩn và đường lối cho sự hợp tác huynh đệ nêu trên.
Cuối cùng, trước những vấn đề với chiều sâu và chiều rộng của nó trong thế giới hôm nay, tôi cũng lưu ý cần có một cơ cấu tổ chức quyền lực chính trị quốc tế, theo luật định, biết tôn trọng hai nguyên tắc vừa nêu, có quyết tâm thực hiện ích chung, đồng thời quan tâm tôn trọng những truyền thống đạo đức và tôn giáo trong nhân loại.
Tin Mừng nhắc nhở chúng ta rằng con người không chỉ sống bằng cơm bánh: Không thể lắp đầy cơn khát của lòng người chỉ bằng những của cải vật chất. Rõ ràng là chân trời của nhân loại cao hơn và rộng hơn của cải vật chất... Vì thế, mỗi chương trình phát triển cần phải quan tâm hướng con người - gồm xác và hồn - đến sự tăng trưởng không những về phương diện thể xác, song còn về phương diện tâm linh. Giáo huấn của Giáo Hội về xã hội không ngừng quy chiếu về sự phát triển toàn vẹn đó, một sự phát triển có định hướng và động lực là "tình yêu trong chân lý".
Tôi cầu mong Thông điệp này giúp cho nhân loại cảm thấy mình thuộc một gia đình đang dấn thân kiến tạo một thế giới sống trong công lý và hoà bình. Tôi nguyện cầu cho người tín hữu đang hoạt động trong lãnh vực kinh tế và chính trị, hiểu rằng chứng từ Tin Mừng của mình thật sự quan trọng trong nhiệm vụ phục vụ đất nước và thế giới hôm nay. Cách riêng, tôi mời gọi các vị lãnh đạo các nước đang gặp gỡ nhau..., hãy cùng nhau đi đến thống nhất những định hướng và những quyết định hữu ích cho sự phát triển toàn vẹn và vững bền của các dân tộc, đặc biệt những dân tộc nghèo khổ nhất...
(Trích lời giới thiệu Thông điệp “Bác Ái trong Chân Lý” của ĐGH Bênêđictô XVI)
Giáo Dục Kitô Giáo và Giáo Huấn của Giáo Hội về Xã Hội
Anh em linh mục và anh chị em tu sĩ, giáo dân trong gia đình giáo phận,
Ngày 27.6.2009, Đức Thánh Cha Bênêđitô XVI đã nhắn nhủ các Giám mục Việt Nam "Người công giáo tốt là người công dân tốt" (xem bài huấn từ của ĐTC dành cho các Giám mục VN). Ngày 7.7.2009, Ngài đã công bố Thông điệp "Bác Ái trong Chân Lý" cho Giáo Hội toàn cầu và cả thế giới. Ngày 8.7.2009, trước cử toạ nhiều ngàn người thuộc nhiều quốc gia quy tụ trong Hội trường Phaolô VI, cạnh đền thờ Thánh Phêrô, chính Ngài đã giới thiệu Thông điệp đó như chỉ nam cho sự phát triển con người thành người tốt góp phần xây dựng một cộng đồng nhân loại mới sống trong chân lý và tình yêu, trong công lý và hoà bình. Chân lý và tình yêu, công lý và hoà bình, là bốn giá trị trụ cột của Tin Mừng. Xây nhà - nhà riêng hay nhà chung, nhà thờ hay nhà nước - trên bốn giá trị trụ cột đó là xây nhà trên nền đá vững chắc, và nhà sẽ tồn tại vững bền qua mọi thử thách của thời gian. Tôi ước mong trong những tháng tới, khi chúng ta có bản dịch Việt ngữ trong tay, anh chị em hãy cố gắng dành thời giờ tổ chức cùng nhau học tập Thông điệp theo chiều cao, chiều sâu, chiều rộng và chiều dài của nó, cùng nhau rút ra những bài học thực hành cho mọi lãnh vực văn hóa và xã hội, kinh tế và chính trị của cuộc sống hôm nay.
Trong lời Chủ chăn này, tôi xin nhường lời cho Đức Thánh Cha giới thiệu về Thông điệp "Bác Ái trong Chân Lý" của Ngài.
+ Gioan B. Phạm Minh Mẫn, Hồng Y Tổng Giám mục
***
Thông điệp mới của tôi "Bác Ái trong Chân Lý", vừa được công bố hôm qua. Nhìn từ nền tảng, Thông điệp phát xuất từ một đoạn văn trong thư Thánh Phaolô gởi giáo đoàn Êphêsô: "Sống trong chân lý và trong tình bác ái, chúng ta sẽ lớn lên về mọi phương diện, vươn tới Đức Kitô, vì Người là Đầu" (Eph 4,15). (Đức Kitô vừa là Đầu của Giáo Hội, vừa là Chân Lý, vừa là hiện thân tình yêu cứu độ của Chúa Cha là Đấng tạo thành loài người theo hình ảnh của Người là Tình Yêu).
Do đó, tình yêu trong chân lý là động lực chính cho sự phát triển chính thực của mỗi người cũng như của toàn thể nhân loại. Chính vì thế, toàn bộ giáo huấn của Giáo Hội về xã hội xoay quanh nguyên lý "Bác Ái trong Chân Lý". Chỉ với tình yêu được lý trí và đức tin soi sáng, loài người mới có thể vươn tới những mục tiêu phát triển mang tính nhân bản và nhân hoá. Là nguyên lý nền tảng cho giáo huấn của Giáo Hội về xã hội, tình yêu trong chân lý mang tính tiêu chuẩn cho mọi hành động luân lý của con người (xem số 6 của Thông điệp).
Trong phần dẫn nhập, Thông điệp ghi nhận hai tiêu chuẩn: công lý và công ích. Công lý là một thành phần toàn vẹn của tình yêu "trong việc làm và trong chân lý" (1 Ga,3,18). Mến thương ai thì muốn điều thiện hảo cho họ, và cố gắng mang lại điều thiện hảo cho họ. Bên cạnh điều thiện hảo cho cá nhân, còn có điều thiện hảo cho đời sống xã hội... Càng nỗ lực mang điều thiện hảo phù hợp với nhu cầu của những người quanh cận, chúng ta càng yêu thương họ cách thiết thực (xem số 6 của Thông điệp). Do đó có hai tiêu chuẩn cho mọi hành động của con người: công bằng và ích chung. Gắn kết với ích chung, bác ái mang chiều kích xã hội. Thông điệp mời gọi mỗi kitô hữu hãy thực thi bác ái, vì cơ cấu tổ chức xã hội mở ra lối đi cho bác ái (xem số 7 của Thông điệp).
Như các tài liệu giáo huấn khác của Giáo Hội, Thông điệp này cũng đi sâu vào việc phân tích cùng suy tư của Giáo Hội về những vấn đề sống còn của nhân loại trong thế kỷ 21 nầy. Nó gắn liền với những gì Đức Phaolô VI đã viết cách đây 40 năm trong Thông điệp "Sự Phát triển của các Dân tộc", trong đó Ngài phác thảo những đường nét chính, đến nay vẫn mang tính thời sự, cho sự phát triển toàn vẹn của con người cùng thế giới hôm nay.
Theo như tin tức được phổ biến rộng rãi trong những ngày tháng gần đây, tình hình thế giới liên tục làm xuất hiện những vấn đề nghiêm trọng, và chướng kỳ của những bất bình đẳng rõ ràng đang tiếp tục tồn tại bất chấp những nỗ lực trong thời gian qua.
Một mặt, xuất hiện những dấu hiệu về sự mất cân đối trầm trọng trong lãnh vực xã hội cũng như kinh tế. Mặt khác, từ nhiều phía, có lời kêu gọi cải cách, không thể trì hoãn nữa, nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các dân tộc. Hướng đến mục đích đó, hiện tượng toàn cầu hoá có thể là một cơ hội, nhưng chính vì lẽ ấy, điều quan trọng là khởi động một cuộc đổi mới sâu xa về luân lý và văn hoá, là có một sự phân định mang tinh thần trách nhiệm đối với những quyết định hướng đến công ích. Một tương lai tươi sáng hơn là điều khả thể cho mọi dân tộc, khi tương lai đó được xây trên nền tảng sự tái khám phá những giá trị căn bản của đạo đức. Điều cần là có một hoạch định mới về tài chính nhằm tái thiết tổng thể công cuộc phát triển trên nền tảng tinh thần trách nhiệm đối với Thiên Chúa cũng như đối với nhân loại là tạo vật của Ngài.
Tất nhiên, Thông điệp không nhằm cống hiến những giải pháp kỹ thuật cho những vấn đề xã hội rộng lớn trong thế giới hôm nay. Điều này nằm ngoài chuyên môn của thẩm quyền giáo huấn trong Giáo Hội (xem số 9 của Thông điệp). Thông điệp nhắc lại những nguyên tắc căn bản cần thiết cho công cuộc phát triển con người trong những năm sắp đến. Những nguyên tắc đó gồm có trước hết là mối quan tâm đến sự sống con người, được coi như trọng tâm của công cuộc phát triển chính thực; thứ đến là sự tôn trọng tự do tôn giáo là điều luôn luôn gắn liền với sự phát triển con người; và từ bỏ quan điểm xác quyết chỉ có con người là tác giả tuyệt đối của vận mạng mình.
Niềm tin tuyệt đối vào tiềm năng của khoa công nghệ, đã được thời gian xác minh chỉ là ảo tưởng. Điều chúng ta cần là những con người ngay chính trong lãnh vực kinh tế cũng như chính trị, có lòng thành quan tâm đến ích chung. Đặc biệt, nhìn vào những tình huống nghiêm trọng trên thế giới, điều khẩn thiết là hướng dư luận quần chúng về thảm kịch đói khổ và an toàn lương thực bao trùm một phần lớn nhân loại. Thảm kịch này chất vấn lương tâm chúng ta: đối diện với thảm kịch đó, giới hữu trách có nhiệm vụ xóa bỏ những nguyên nhân trong cơ cấu tổ chức, đồng thời cổ võ phát triển nông nghiệp tại các nước nghèo nhất. Tôi tin rằng con đường liên đới nhằm đến sự phát triển các nước nghèo nhất sẽ giúp tìm ra đáp số cho cuộc khủng hoảng toàn cầu hôm nay. Rõ ràng là vai trò và quyền hạn chính trị của các nhà nước cần được thận trọng thẩm định lại vào một kỷ nguyên mà bối cảnh kinh tế, giao thương và tài chính của thế giới hạn chế quyền lực tối cao của họ.
Mặt khác, không thể thiếu sự tham gia có trách nhiệm của mọi người dân trong lãnh vực chính trị quốc gia và quốc tế, một phần nhờ sự dấn thân mới của các liên đoàn lao động hướng đến thiết lập những hiệp hội quốc gia cũng như quốc tế. Trong lãnh vực nầy, các phương tiện truyền thông xã hội phải đóng vai trò hàng đầu nhằm gia tăng đối thoại giữa các nền văn hoá cùng các truyền thống khác nhau.
Vì thế, nếu muốn hoạch định một dự án phát triển không mang tính trì trệ và méo mó như hiện nay, điều cần là suy nghĩ nghiêm túc về ý nghĩa và mục đích của phát triển. Tình trạng sức khoẻ của môi trường hành tinh đòi hỏi điều đó. Cuộc khủng hoảng văn hoá và luân lý khắp nơi trên địa cầu yêu cầu điều đó. Kinh tế cần những chuẩn mực đạo đức để có thể góp phần phát triển con người, cần khám phá sự đóng góp quan trọng của nguyên tắc nhưng không, "lôgich của quà tặng", trong nền kinh tế thị trường mà quy luật không thể chỉ là lợi nhuận.
Tuy nhiên, điều này chỉ khả thi khi có sự dấn thân của mọi người thuộc mọi giới, kinh tế cùng chính trị, sản xuất cũng như tiêu dùng. Điều này giả thiết lương tâm phải được huấn luyện và phải biết chú tâm đưa những tiêu chuẩn luân lý vào trong phác thảo những dự án. Nhiều người lên tiếng nhắc nhở rằng những quyền con người phải đi đôi với những nghĩa vụ làm người, bằng không quyền đó có nguy cơ trở nên độc tài.
Điệp khúc ngày càng được lặp lại là toàn thể nhân loại cần chọn một lối sống khác, một lối sống bao hàm sự gắn kết giữa hai loại nhiệm vụ, một là những nhiệm vụ của mỗi người đối với môi trường, hai là những nhiệm vụ của mỗi người đối với bản thân người khác cũng như đối với mối liên hệ của họ với mọi người.
Nhân loại là một gia đình, và cuộc đối thoại giữa niềm tin cùng lý trí chỉ phong phú hoá gia đình nhân loại, chỉ làm cho công việc từ thiện trong đời sống xã hội có hiệu quả hơn, đồng thời mở ra một lối đi cho sự hợp tác giữa người tín hữu với người không tín ngưỡng, cho mọi người cùng đồng hành trên con đường kiến tạo công lý và hoà bình cho thế giới hôm nay.
Trong Thông điệp, tôi có nêu ra nguyên tắc "phụ đới và liên đới". Hai nguyên tắc nầy gắn liền với nhau, như tiêu chuẩn và đường lối cho sự hợp tác huynh đệ nêu trên.
Cuối cùng, trước những vấn đề với chiều sâu và chiều rộng của nó trong thế giới hôm nay, tôi cũng lưu ý cần có một cơ cấu tổ chức quyền lực chính trị quốc tế, theo luật định, biết tôn trọng hai nguyên tắc vừa nêu, có quyết tâm thực hiện ích chung, đồng thời quan tâm tôn trọng những truyền thống đạo đức và tôn giáo trong nhân loại.
Tin Mừng nhắc nhở chúng ta rằng con người không chỉ sống bằng cơm bánh: Không thể lắp đầy cơn khát của lòng người chỉ bằng những của cải vật chất. Rõ ràng là chân trời của nhân loại cao hơn và rộng hơn của cải vật chất... Vì thế, mỗi chương trình phát triển cần phải quan tâm hướng con người - gồm xác và hồn - đến sự tăng trưởng không những về phương diện thể xác, song còn về phương diện tâm linh. Giáo huấn của Giáo Hội về xã hội không ngừng quy chiếu về sự phát triển toàn vẹn đó, một sự phát triển có định hướng và động lực là "tình yêu trong chân lý".
Tôi cầu mong Thông điệp này giúp cho nhân loại cảm thấy mình thuộc một gia đình đang dấn thân kiến tạo một thế giới sống trong công lý và hoà bình. Tôi nguyện cầu cho người tín hữu đang hoạt động trong lãnh vực kinh tế và chính trị, hiểu rằng chứng từ Tin Mừng của mình thật sự quan trọng trong nhiệm vụ phục vụ đất nước và thế giới hôm nay. Cách riêng, tôi mời gọi các vị lãnh đạo các nước đang gặp gỡ nhau..., hãy cùng nhau đi đến thống nhất những định hướng và những quyết định hữu ích cho sự phát triển toàn vẹn và vững bền của các dân tộc, đặc biệt những dân tộc nghèo khổ nhất...
(Trích lời giới thiệu Thông điệp “Bác Ái trong Chân Lý” của ĐGH Bênêđictô XVI)
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:50 25/08/2009
VÒNG ĐEO TAY CỦA BÀ GẤU
Bà gấu mua một cái vòng đeo tay bằng ngọc biếc, rất là quý và nổi tiếng là hiếm có.
Bắt đầu từ hôm ấy, bà gấu không những thận trọng từng li từng tí khi đi bộ, mà còn cẩn thận khi làm việc. Thậm chí, buổi tối lúc cùng chồng thắm thiết cũng căng thẳng vạn phần, mỗi giờ mỗi khắc bà luôn giữ gìn cái vòng đeo tay bằng ngọc biếc của bà, chỉ sợ một chút vô ý sẽ làm vỡ nó.
Một hôm, bà ngắm nhìn cái vòng đeo tay ngọc biếc của mình, thích chí quá bèn khoe với Đấng tạo hóa:
- “Ngài coi cái vòng đeo tay bằng ngọc biếc của con có đẹp không?”
Đấng tạo hóa cười:
- “Ta chỉ nhìn thấy cái CÒNG tay ngọc biếc của con mà thôi”.
(Trích "Chuyện ngụ ngôn cho thời hiện nay")
Suy tư:
Của cải ngươi ở đâu thì lòng dạ ngươi ở đó.
Sắm được chiếc xe đời mới cũng không yên tâm vì đi đâu cũng sợ mất, đến chỗ gởi xe cũng chẳng dám gởi vì sợ tróc nước sơn, va quẹt…
Khi gia đình chưa khá giả, thì đi đâu cũng được, chẳng buồn nghĩ đến chuyện về sớm về muộn; nhưng khi giàu có lên thì tối ngủ cũng không yên, sợ trộm vào lấy xe, sợ kẻ cướp vào giết người cướp của…
Khi đã yêu rồi, thì đi đâu, làm gì cũng nghĩ đến người yêu, trong giấc ngủ cũng mơ thấy người yêu, đúng là của cải ngươi ở đâu thì lòng dạ ngươi ở đó.
Các bạn đừng cười, người yêu, vợ con cũng là của cải vật chất đấy nhé.
Hồi tôi còn học ở đại học, lúc học môn “Quản trị kinh doanh”, giáo sư đã giảng về quản lý vật chất trong doanh nghiệp, ông nói: “Người yêu, vợ con cũng là một dạng của cải trong doanh nghiệp tình yêu của các anh chị…”, cả lớp cười ầm lên, nhưng ngẫm nghĩ cũng đúng vậy.
Lời Chúa là của cải của chúng ta.
Bí tích Thánh Thể là của cải của chúng ta.
Cầu nguyện là của cải của chúng ta.
Chuỗi Mân Côi là của cải của chúng ta.
Chúng ta có mỗi giờ mỗi khắc nhớ đến và nâng niu giữ gìn không?
------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Bà gấu mua một cái vòng đeo tay bằng ngọc biếc, rất là quý và nổi tiếng là hiếm có.
Bắt đầu từ hôm ấy, bà gấu không những thận trọng từng li từng tí khi đi bộ, mà còn cẩn thận khi làm việc. Thậm chí, buổi tối lúc cùng chồng thắm thiết cũng căng thẳng vạn phần, mỗi giờ mỗi khắc bà luôn giữ gìn cái vòng đeo tay bằng ngọc biếc của bà, chỉ sợ một chút vô ý sẽ làm vỡ nó.
Một hôm, bà ngắm nhìn cái vòng đeo tay ngọc biếc của mình, thích chí quá bèn khoe với Đấng tạo hóa:
- “Ngài coi cái vòng đeo tay bằng ngọc biếc của con có đẹp không?”
Đấng tạo hóa cười:
- “Ta chỉ nhìn thấy cái CÒNG tay ngọc biếc của con mà thôi”.
(Trích "Chuyện ngụ ngôn cho thời hiện nay")
Suy tư:
Của cải ngươi ở đâu thì lòng dạ ngươi ở đó.
Sắm được chiếc xe đời mới cũng không yên tâm vì đi đâu cũng sợ mất, đến chỗ gởi xe cũng chẳng dám gởi vì sợ tróc nước sơn, va quẹt…
Khi gia đình chưa khá giả, thì đi đâu cũng được, chẳng buồn nghĩ đến chuyện về sớm về muộn; nhưng khi giàu có lên thì tối ngủ cũng không yên, sợ trộm vào lấy xe, sợ kẻ cướp vào giết người cướp của…
Khi đã yêu rồi, thì đi đâu, làm gì cũng nghĩ đến người yêu, trong giấc ngủ cũng mơ thấy người yêu, đúng là của cải ngươi ở đâu thì lòng dạ ngươi ở đó.
Các bạn đừng cười, người yêu, vợ con cũng là của cải vật chất đấy nhé.
Hồi tôi còn học ở đại học, lúc học môn “Quản trị kinh doanh”, giáo sư đã giảng về quản lý vật chất trong doanh nghiệp, ông nói: “Người yêu, vợ con cũng là một dạng của cải trong doanh nghiệp tình yêu của các anh chị…”, cả lớp cười ầm lên, nhưng ngẫm nghĩ cũng đúng vậy.
Lời Chúa là của cải của chúng ta.
Bí tích Thánh Thể là của cải của chúng ta.
Cầu nguyện là của cải của chúng ta.
Chuỗi Mân Côi là của cải của chúng ta.
Chúng ta có mỗi giờ mỗi khắc nhớ đến và nâng niu giữ gìn không?
------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:51 25/08/2009
N2T |
37. Tôi tìm “cái thang” phù hợp trong kinh thánh và cuối cùng cũng tìm được, vì chính Thiên Chúa đã nói: “Ai trở nên trẻ nhỏ thì có thể đến cùng Ta.”
(Thánh Terese of Lisieux)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:53 25/08/2009
N2T |
210. Con người ta sống trên thế giới này đều rất khổ, nhưng họ đều có đủ quyền lợi để đạt tới sự vui vẻ.
Thánh nữ Monica: Người phụ nữ của đức tin và gia đình
Jos. Tú Nạc,NMS
17:22 25/08/2009
THÁNH NỮ MONICA: NGƯỜI PHỤ NỮ CỦA ĐỨC TIN VÀ GIA ĐÌNH
“Người con của những giọt nước mắt sẽ không bao giờ hư hỏng”
Monica, một Thánh nữ được các bà mẹ đặc biệt tôn kính bởi những lời nguyện cầu bền bỉ cho sự hồi tâm của đứa con trai bướng bỉnh của mình, Augustine, được sinh ra trong một gia đình ki-tô giáo ở Thagaste, Bắc Phi năm 333, và mất tại Ostia, gần Rome, năm 387. Bà lập gia đình khi còn trẻ với một quan chức chính phủ, Patricius, không phải là tín đồ Ki-tô giáo, và tính khí cộc cằn khó chịu. Nhưng bà vẫn cam chịu những gánh nặng gia đình một cách nhẫn nại, và cuộc sống đoàn tụ tương đối thuận hòa. Ba người con được ra đời, Augustine, Navigius, và một con gái, Perpetua.
Augustine, con trai cả, lỗi lạc, theo sự nhận xét của chính mình, là một thanh niên lười biếng và trụy lạc mà cách ứng xử tệ bạc của Ngài đã làm cho mẹ Ngài vô cùng đau khổ, nhất là sau khi Ngài bỏ học ở Madaura và tới Carthage. Mặc dù Patricius trở thành một Ki-tô hữu không bao lâu trước khi chết, Augustine vẫn đắm đuối truy hoan. Khi là một sinh viên mười chin tuổi, đã gia nhập phái dị giáo Manichaean. Khi Ngài bắt đầu hùng hồn tuôn ra những tà thuyết, Monica đã trở nên hoảng sợ, và đã tăng cường mọi nỗ lực của mình để đem Ngài đến với Đức Ki-tô. Trong Confesions, Augustine đã tường thuật chi tiết giấc mơ của Monica mà đã an ủi, khích lệ bà:
“Trong giấc mơ, chính bà đã thấy mình đứng trên một loại thước bằng gỗ, và thấy một thanh niên thông minh đang tiến lại gần bà, hân hoan và mỉm cười với bà, trong lúc bà đang đau khổ và cúi mình với tâm trạng muộn phiền. Nhưng khi cậu ta yêu cầu bà cho biết nguyên nhân gây phiền muộn và hàng ngày đầy vơi nước mắt (không phải để biết về bà, mà để hướng dẫn bà, vì là theo cách tưởng tượng), và khi bà trả lời rằng đó là sự suy sụp của linh hồn bà mà bà đang than khóc, cậu ta ngỏ ý mời bà đến một nơi nghỉ ngơi hài lòng, thỏa mãn và bảo bà hãy trông chờ rằng nơi mà bà ở đó cũng là nơi tôi ở. Và khi bà trông chờ tôi đang đứng gần bà trên cùng một cây thước.” (Confessions, Book III, 9. 14).
Trong suốt thời gian cầu nguyện với tinh thần thống khổ cho con trai mình, Monica đã thỉnh cầu một vị giám mục, người mà bản thân cũng đã là một thành viên của hệ tôn giáo Manichaean trước khi trở thành một Ki-tô hữu. Ông đã từ chối can thiệp với Augustine, một người mà, vị giám mục này đã để ý một cách chính xác, là không cởi mở để nghe chân lý. Bà đã năn nỉ đến hết nước mắt, nhưng ông vẫn khước từ. Tuy nhiên vị giám mục này an ủi Monica rằng “đứa con của những giọt nước mắt đó sẽ không bao giờ hư hỏng”, điều mà bà đã nắm bắt như một dấu hiệu của Thiên Chúa. Cho dù Ngài tiếp tục chín năm trong những tà thuyết, Monica đã theo Augustine tới Rome và sau đó tới Milan trong một nỗ lực cứu vớt con trai của mình thoát khỏi những lỗi lầm. Ở Milan, bà đã gặp giám mục Ambrose, người mà đã giúp đỡ dẫn dắt Augustine trở về với đức tin chân chính.
Vài tháng sau khi hoán cải, Augustine, Monica và Adcodatus dự định quay trở lại Phi Châu, nhưng Monica đã qua đời tại Ostia, thành phố cảng cổ đại của Rome, và bà đã được mai táng ở đó. Augustine vô cùng cảm kích trước cái chết của mẹ mình mà Ngài đã được truyền cảm hứng để viết Confessions, “vô cùng viên mãn những gì mẹ tôi đã mong muốn ở tôi – mỹ mãn trong những lời nguyện cầu đã giành cho bà qua những lời thú tội này của tôi hơn những lời nguyện cầu của tôi côi cút.” (Book IX. 13. 17).
Một nhận xét về cuộc sống ban đầu, thời thơ ấu, hôn nhân, những ngày cuối cùng và cái chết của bà đã được trình bày trong Confessions Book IX, 8-12. Ngài đã thể hiện lòng biết ơn của mình đối với mẹ:
“Tôi sẽ không nói về những món quà của bà, mà nói về món quà của Người ở cùng bà; vì bà đã không tự mình làm ra và cũng không tự mình đào tạo. Người đã sáng tạo bà và cả cha lẫn mẹ của bà cũng không biết những gì mà loài người đã được xuất thân từ chúng. Và đó là chiếc roi của Đức Ki-tô con Người, sự trừng phạt của Con Một Người để đào tạo bà trong ơn kính sợ của Người trong ngôi nhà của một trong những người trung thành của Người, là một thành viên hoàn hảo của Hội Thánh Người.” (IX. 8.7)
Những thế kỷ sau, xác của Monica đã được cải táng ở Rome, và cuối cùng di hài của bà đã được chôn cất ở nơi thờ tự riêng phía trái bàn thờ cao của Nhà Thờ Thánh Augustine ở Rome.
“Người con của những giọt nước mắt sẽ không bao giờ hư hỏng”
Monica, một Thánh nữ được các bà mẹ đặc biệt tôn kính bởi những lời nguyện cầu bền bỉ cho sự hồi tâm của đứa con trai bướng bỉnh của mình, Augustine, được sinh ra trong một gia đình ki-tô giáo ở Thagaste, Bắc Phi năm 333, và mất tại Ostia, gần Rome, năm 387. Bà lập gia đình khi còn trẻ với một quan chức chính phủ, Patricius, không phải là tín đồ Ki-tô giáo, và tính khí cộc cằn khó chịu. Nhưng bà vẫn cam chịu những gánh nặng gia đình một cách nhẫn nại, và cuộc sống đoàn tụ tương đối thuận hòa. Ba người con được ra đời, Augustine, Navigius, và một con gái, Perpetua.
Augustine, con trai cả, lỗi lạc, theo sự nhận xét của chính mình, là một thanh niên lười biếng và trụy lạc mà cách ứng xử tệ bạc của Ngài đã làm cho mẹ Ngài vô cùng đau khổ, nhất là sau khi Ngài bỏ học ở Madaura và tới Carthage. Mặc dù Patricius trở thành một Ki-tô hữu không bao lâu trước khi chết, Augustine vẫn đắm đuối truy hoan. Khi là một sinh viên mười chin tuổi, đã gia nhập phái dị giáo Manichaean. Khi Ngài bắt đầu hùng hồn tuôn ra những tà thuyết, Monica đã trở nên hoảng sợ, và đã tăng cường mọi nỗ lực của mình để đem Ngài đến với Đức Ki-tô. Trong Confesions, Augustine đã tường thuật chi tiết giấc mơ của Monica mà đã an ủi, khích lệ bà:
“Trong giấc mơ, chính bà đã thấy mình đứng trên một loại thước bằng gỗ, và thấy một thanh niên thông minh đang tiến lại gần bà, hân hoan và mỉm cười với bà, trong lúc bà đang đau khổ và cúi mình với tâm trạng muộn phiền. Nhưng khi cậu ta yêu cầu bà cho biết nguyên nhân gây phiền muộn và hàng ngày đầy vơi nước mắt (không phải để biết về bà, mà để hướng dẫn bà, vì là theo cách tưởng tượng), và khi bà trả lời rằng đó là sự suy sụp của linh hồn bà mà bà đang than khóc, cậu ta ngỏ ý mời bà đến một nơi nghỉ ngơi hài lòng, thỏa mãn và bảo bà hãy trông chờ rằng nơi mà bà ở đó cũng là nơi tôi ở. Và khi bà trông chờ tôi đang đứng gần bà trên cùng một cây thước.” (Confessions, Book III, 9. 14).
Trong suốt thời gian cầu nguyện với tinh thần thống khổ cho con trai mình, Monica đã thỉnh cầu một vị giám mục, người mà bản thân cũng đã là một thành viên của hệ tôn giáo Manichaean trước khi trở thành một Ki-tô hữu. Ông đã từ chối can thiệp với Augustine, một người mà, vị giám mục này đã để ý một cách chính xác, là không cởi mở để nghe chân lý. Bà đã năn nỉ đến hết nước mắt, nhưng ông vẫn khước từ. Tuy nhiên vị giám mục này an ủi Monica rằng “đứa con của những giọt nước mắt đó sẽ không bao giờ hư hỏng”, điều mà bà đã nắm bắt như một dấu hiệu của Thiên Chúa. Cho dù Ngài tiếp tục chín năm trong những tà thuyết, Monica đã theo Augustine tới Rome và sau đó tới Milan trong một nỗ lực cứu vớt con trai của mình thoát khỏi những lỗi lầm. Ở Milan, bà đã gặp giám mục Ambrose, người mà đã giúp đỡ dẫn dắt Augustine trở về với đức tin chân chính.
Vài tháng sau khi hoán cải, Augustine, Monica và Adcodatus dự định quay trở lại Phi Châu, nhưng Monica đã qua đời tại Ostia, thành phố cảng cổ đại của Rome, và bà đã được mai táng ở đó. Augustine vô cùng cảm kích trước cái chết của mẹ mình mà Ngài đã được truyền cảm hứng để viết Confessions, “vô cùng viên mãn những gì mẹ tôi đã mong muốn ở tôi – mỹ mãn trong những lời nguyện cầu đã giành cho bà qua những lời thú tội này của tôi hơn những lời nguyện cầu của tôi côi cút.” (Book IX. 13. 17).
Một nhận xét về cuộc sống ban đầu, thời thơ ấu, hôn nhân, những ngày cuối cùng và cái chết của bà đã được trình bày trong Confessions Book IX, 8-12. Ngài đã thể hiện lòng biết ơn của mình đối với mẹ:
“Tôi sẽ không nói về những món quà của bà, mà nói về món quà của Người ở cùng bà; vì bà đã không tự mình làm ra và cũng không tự mình đào tạo. Người đã sáng tạo bà và cả cha lẫn mẹ của bà cũng không biết những gì mà loài người đã được xuất thân từ chúng. Và đó là chiếc roi của Đức Ki-tô con Người, sự trừng phạt của Con Một Người để đào tạo bà trong ơn kính sợ của Người trong ngôi nhà của một trong những người trung thành của Người, là một thành viên hoàn hảo của Hội Thánh Người.” (IX. 8.7)
Những thế kỷ sau, xác của Monica đã được cải táng ở Rome, và cuối cùng di hài của bà đã được chôn cất ở nơi thờ tự riêng phía trái bàn thờ cao của Nhà Thờ Thánh Augustine ở Rome.
Trong sạch và ô uế: Truyền thống của người phàm và điều răn của Thiên Chúa
Lm. PX Vũ Phan Long, ofm
17:29 25/08/2009
TRONG SẠCH VÀ Ô UẾ: TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI PHÀM
VÀ ĐIỀU RĂN CỦA THIÊN CHÚA (7,1-8.14-15.21-23 – CN XXII TN - B)
1.- Ngữ cảnh
Bản văn 7,1-23 là một phân đoạn chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng. Đoạn văn này đã được tác giả Mc đặt ngay trước đoạn tường thuật hoạt động của Đức Giêsu bên đất Dân ngoại. Rõ ràng tác giả đã dùng bản văn này như một lời công bố nguyên tắc: Đức Giêsu đã loại bỏ sự phân biệt giữa “trong sạch và ô uế”. Không có hàng rào nào mà lại do Thiên Chúa muốn có giữa loài người. Chỉ có những hàng rào đã được loài người dựng lên (mà như thế là không biết ý muốn của Thiên Chúa), mà bây giờ phải lật đổ, bởi vì “Nước Thiên Chúa đã đến gần” (1,15).
2.- Bố cục
Bản văn này có thể chia thành hai phần:
1) Tranh luận giữa Đức Giêsu và các Pharisêu về trong sạch và ô uế (7,1-8);
2) Giáo huấn của Đức Giêsu về trong sạch và ô uế (7,14-15.21-23).
3.- Vài điểm chú giải
- tay còn ô uế, nghĩa là chưa rửa (2): Giới Pharisêu và kinh sư trách các môn đệ của Đức Giêsu không chịu tuân theo các tập tục truyền thống Do-thái về thanh tẩy. Vậy đây không phải là quan điểm vệ sinh, mà là một nhận định liên hệ đến phượng tự-lêvít (Lv 11–15; x. thêm 19,23-25; 20,7; Đnl 14,3-21; 19; 5,1-4). Lời giải thích của Mc (“nghĩa là chưa rửa”) chứng tỏ ngài viết cho một khối độc giả không quen với những tập tục này. Các câu 3-4 là một giải thích trong ngoặc đơn, cũng vì lý do này.
Trong não trạng người xưa, điều ô uế và điều thánh thiêng là hai khái niệm liên kết với nhau. Cả hai đều hàm chứa một sức mạnh huyền bí và đáng sợ, được phát huy do sự tiếp xúc. Cái ô uế và cái thánh thiêng đều “không thể đụng chạm được”; kẻ nào tiếp xúc với hai “cái” này cũng trở thành “không thể đụng chạm đến được”. Trong Cựu Ước, ta thấy: người ta không thể đụng chạm đến Hòm Bia Giao Ước, cũng như không được chạm đến một tử thi; người mẹ phải được thanh tẩy sau khi sinh con, vì việc sinh nở đã làm cho bà ra ô uế, cũng như vị tư tế phải thay y phục sau khi dâng hy lễ, vì hy lễ đã làm cho vị này ra thánh thiêng. Đây không phải là một sự hoen ố về thể lý hoặc luân lý, và sự thánh thiện đạt được như thế không phải là một nhân đức của tâm hồn, đó là những “trạng thái”, mà người ta phải ra khỏi để trở vào đời sống thông thường (R. de Vaux). Chính khái niệm về “ô uế” và “thánh thiêng” cũng có vai trò trong việc phân biệt Do-thái với các “dân nước” (lương dân). Đây không phải là những khái niệm lý thuyết rút từ Lề Luật, nhưng là những khái niệm diễn tả một kinh nghiệm sống: bình diện của cái “trong sạch” chính là những lãnh vực của sự sống (tượng trưng bằng phượng tự), còn lãnh vực của cái “ô uế” là lãnh vực của sự chết (được tượng trưng bằng các nền phượng tự ngoại quốc).
- rửa tay cẩn thận (3): Từ “cẩn thận” được diễn dịch từ từ ngữ Hy-lạp pygmê (“nắm tay”). Zerw. & Grosv. ghi chú là: ý nghĩa không rõ; dịch sát là: “với nắm tay”. [Bản dịch Weymouth: “carefully, diligently” (cẩn thận, chu đáo); BJ: “jusqu’au coude” (tới tận cùi chỏ); NAB: “carefully”; TOB: “soigneusement”; NJBC không dịch nhưng ghi chú: có thể đây là một kiểu nói La-tinh dựa trên pugnus / pugillus là “handful; một nắm, nhúm, bốc, vốc, nghĩa là “với mọt vốc”. Mc đang mô tả khối nước được dùng trong nghi thức rửa tay của người Do-thái]. Như vậy, “rửa cẩn thận” có nghĩa là rửa đúng quy cách, theo đúng nghi thức.
- truyền thống của tiền nhân (3): Các “tiền nhân” là các vị tôn sư của Israel kể từ Môsê tại núi Sinai cho đến hôm nay. Tác giả giải thích cho các độc giả Kitô hữu gốc Dân ngoại biết lối thực hành luật trong sạch của người Do-thái bằng cách nêu ra một vài ví dụ chọn lọc. Tuy nhiên, khẳng định rằng mọi người Do-thái đều giữ các quy tắc về trong sạch thì không đúng về mặt lịch sử. Trong thực tế, chỉ người Pharisêu mới đặc biệt bám vào đó, dân thường không quan tâm lắm, còn phái Xađốc đã đả kích việc chuyển các tập tục của hàng tư tế vào đời sống tôn giáo của dân chúng. Thật ra, người Pharisêu đang tìm cách áp dụng luật trong sạch theo nghi thức mà các tư tế trong Cựu Ước phải giữ, cho mọi người Israel, để toàn thể Israel trở thành dân tư tế.
- rửa chén bát, bình lọ và các đồ đồng (4): Một vài nhà chú giải cho rằng giọng văn của Mc ở đây có vẻ châm biếm. Nhiều thủ bản thêm “và giường” vào danh mục (x. Lv 15); ở đây, tình cờ chi tiết này bị quên, hay đã bị cố tình bỏ đi vì nghe không thuận.
- đạo đức giả (6): Nghĩa chữ của từ hypokritês là “một diễn viên”, “người đeo một mặt nạ”.
- Dân này tôn kính Ta bằng môi bằng miệng: Câu trích Is 29,13 này được lấy từ bản LXX, chứ không từ bản Híp-ri, nhưng cũng có những khác biệt. Có thể Mc (hoặc truyền thống của ngài) đã sử dụng một bản dịch Hy-lạp khác.
- Các ông gạt bỏ điều răn của Thiên Chúa … (8): Lời Đức Giêsu nói đây minh hoạ những gì được hàm chứa trong câu trích. Hẳn là người Pharisêu và các kinh sư sẽ cực lực phản đối lời kết án này, bởi vì chính họ đang thấy là họ có công trong công việc làm cho những giáo huấn không rõ ràng trong Lề Luật trở thành thực tiễn và cụ thể!
- Không có gì từ bên ngoài … (15): Đức Giêsu đã nói theo kiểu một mâshâl, chứ không phải là một tuyên ngôn. Người không chọn đứng về phía “bên trong” để chống lại phía “bên ngoài”, Người không trực diện đối lập với luật của Cựu Ước. Người mời con người đi ra khỏi tình trạng tồi tệ của họ, không phải nhờ những nỗ lực trí tuệ, mà là bằng một sự hoán cải tận căn. Bằng câu nói này, Đức Giêsu khẳng định con người có một tự do phi thường. Như vậy, con người phải có ý thức về trách nhiệm của mình trước mặt Thiên Chúa và loài người.
- những ý định xấu: tà dâm, trộm cắp… (22): Danh mục này kể ra 12 tật xấu và tội lỗi. Trong phần Tân Ước còn lại, cũng có những danh mục như thế (x. Gl 5,19-21; Rm 1,29-31; 1 Pr 4,3). Trong danh mục Mc, có những từ ngữ tương tự với các danh mục Phaolô. “Thể văn danh mục” là thể văn quen thuộc trong thế giới hy-la và cũng có xuất hiện trong thế giới Do-thái giáo (x. 1 QS 4,9-11).
- Tất cả những điều xấu xa đó đều từ bên trong … (23): Câu này tóm tắt sứ điệp của phần thứ hai.
4.- Ý nghĩa của bản văn
* Tranh luận giữa Đức Giêsu và các Pharisêu về trong sạch và ô uế (1-8)
Vấn đề hôm nay không còn là: điều gì làm cho chúng ta nên trong sạch hoặc ra ô uế, mà là: Chúng ta phải đánh giá lối sống của chúng ta dựa trên điều gì? Điều gì có một trọng lượng quyết định cho tương quan của chúng ta với Thiên Chúa?
Đức Giêsu đặt điều răn của Thiên Chúa ở ngay trung tâm. Tất cả lối cư xử của chúng ta đều được quy định bởi các điều răn: tất cả những gì chống lại các điều răn hoặc ngăn cản thực thi các điều răn đều là lời nói của loài người.
* Giáo huấn của Đức Giêsu về trong sạch và ô uế (14-15.21-23)
Trước tiên, Đức Giêsu khẳng định rằng các hành vi gian tà phát xuất từ trái tim gian tà. Do đó, mối bận tâm đầu tiên của con người là có được một trái tim trong sạch. Trái tim trong sạch làm cho con người sẵn sàng tức khắc đến gặp Thiên Chúa và sống bền vững trong tình hiệp thông với Ngài. Khi kể ra những ý hướng xấu xa có thể phát xuất từ trái tim con người (7,21t), Đức Giêsu đã đan cử vài ví dụ để cho thấy trái tim phải được giải thoát khỏi điều gì để nên trong sạch, tức là để sẵn sàng thấy Thiên Chúa (x. Mt 5,8). Các điều được kể ra (tà dâm, trộm cắp, giết người) là những điều bị cấm theo Mười Điều Răn, cùng với một số thái độ xấu phát sinh từ các tội đó (tham lam, ganh tị, xảo trá). Như thế, giáo huấn về trong sạch và ô uế có thể nói là một bài bình giải Mười Điều Răn. Những thiếu sót được Đức Giêsu nhắc tới có thể giải thích như sau: sự phỉ báng là điều ngược lại với việc ca ngợi và thờ phượng Thiên Chúa. Còn trong thái độ kiêu ngạo, con người nghĩ mình không cần Thiên Chúa, mình có thể làm và sắp xếp mọi sự. Sự ngông cuồng (rồ dại) đây là không sẵn sàng nhận biết Thiên Chúa là Đấng vĩ đại và toàn năng.
+ Kết luận
Ngày hôm nay, có khi còn hơn bao giờ hết, các ki-tô hữu cũng đang bị cám dỗ bỏ rơi lệnh truyền của Thiên Chúa mà chọn truyền thống của loài người, bị cám dỗ tôn thờ Thiên Chúa chỉ bằng môi miệng, còn lòng trí thì ở xa Ngài. Do đó, lời Đức Giêsu kêu gọi hoán cải vẫn còn rất hợp thời. Trái tim con người cần được thanh thoát với mọi sự, để có thể đầy tràn cảm thức về Thiên Chúa, để có thể nhìn nhận với lòng biết ơn sự lệ thuộc của mình vào Ngài.
5.- Gợi ý suy niệm
1. Hôm nay, chúng ta cũng có thể bị Đức Giêsu trách: chúng ta tự đặt ra cho mình những luật lệ loài người, những luật lệ được tính ích kỷ tạo ra hoặc những luật lệ chúng ta áp đặt cho mình từ bên ngoài. Chúng ta thường để mình đi theo những gì được coi là đáng chuộng, là cần thiết, là tân thời, là hiện đại.
2. Đối với chúng ta, điều quan trọng là ở trong tương quan đúng đắn với Thiên Chúa: sự trong sạch đích thực hệ tại điều này. Nẻo đường duy nhất giúp ta đạt tới đó là sống không phải theo những quy tắc của loài người, nhưng theo ý muốn của Thiên Chúa. Và như thế có nghĩa là giữ điều răn bên ngoài mà thôi thì không đủ; chính trái tim con người phải quy hướng về thánh ý Thiên Chúa.
3. Cũng nên ý thức về tính đòi hỏi, bó buộc, của các điều răn của Thiên Chúa, vì các điều răn không bảo: Nếu ngươi muốn, ngươi có thể làm điều này điều nọ, nhưng bảo: Ngươi phải làm, ngươi không được làm.
4. Nếu chúng ta đầy lòng biết ơn Thiên Chúa, chúng ta sẽ luôn tha thiết ca ngợi Ngài, và cũng biết dành chỗ cho người anh chị em cũng như biết đối xử với họ với lòng yêu mến.
VÀ ĐIỀU RĂN CỦA THIÊN CHÚA (7,1-8.14-15.21-23 – CN XXII TN - B)
1.- Ngữ cảnh
Bản văn 7,1-23 là một phân đoạn chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng. Đoạn văn này đã được tác giả Mc đặt ngay trước đoạn tường thuật hoạt động của Đức Giêsu bên đất Dân ngoại. Rõ ràng tác giả đã dùng bản văn này như một lời công bố nguyên tắc: Đức Giêsu đã loại bỏ sự phân biệt giữa “trong sạch và ô uế”. Không có hàng rào nào mà lại do Thiên Chúa muốn có giữa loài người. Chỉ có những hàng rào đã được loài người dựng lên (mà như thế là không biết ý muốn của Thiên Chúa), mà bây giờ phải lật đổ, bởi vì “Nước Thiên Chúa đã đến gần” (1,15).
2.- Bố cục
Bản văn này có thể chia thành hai phần:
1) Tranh luận giữa Đức Giêsu và các Pharisêu về trong sạch và ô uế (7,1-8);
2) Giáo huấn của Đức Giêsu về trong sạch và ô uế (7,14-15.21-23).
3.- Vài điểm chú giải
- tay còn ô uế, nghĩa là chưa rửa (2): Giới Pharisêu và kinh sư trách các môn đệ của Đức Giêsu không chịu tuân theo các tập tục truyền thống Do-thái về thanh tẩy. Vậy đây không phải là quan điểm vệ sinh, mà là một nhận định liên hệ đến phượng tự-lêvít (Lv 11–15; x. thêm 19,23-25; 20,7; Đnl 14,3-21; 19; 5,1-4). Lời giải thích của Mc (“nghĩa là chưa rửa”) chứng tỏ ngài viết cho một khối độc giả không quen với những tập tục này. Các câu 3-4 là một giải thích trong ngoặc đơn, cũng vì lý do này.
Trong não trạng người xưa, điều ô uế và điều thánh thiêng là hai khái niệm liên kết với nhau. Cả hai đều hàm chứa một sức mạnh huyền bí và đáng sợ, được phát huy do sự tiếp xúc. Cái ô uế và cái thánh thiêng đều “không thể đụng chạm được”; kẻ nào tiếp xúc với hai “cái” này cũng trở thành “không thể đụng chạm đến được”. Trong Cựu Ước, ta thấy: người ta không thể đụng chạm đến Hòm Bia Giao Ước, cũng như không được chạm đến một tử thi; người mẹ phải được thanh tẩy sau khi sinh con, vì việc sinh nở đã làm cho bà ra ô uế, cũng như vị tư tế phải thay y phục sau khi dâng hy lễ, vì hy lễ đã làm cho vị này ra thánh thiêng. Đây không phải là một sự hoen ố về thể lý hoặc luân lý, và sự thánh thiện đạt được như thế không phải là một nhân đức của tâm hồn, đó là những “trạng thái”, mà người ta phải ra khỏi để trở vào đời sống thông thường (R. de Vaux). Chính khái niệm về “ô uế” và “thánh thiêng” cũng có vai trò trong việc phân biệt Do-thái với các “dân nước” (lương dân). Đây không phải là những khái niệm lý thuyết rút từ Lề Luật, nhưng là những khái niệm diễn tả một kinh nghiệm sống: bình diện của cái “trong sạch” chính là những lãnh vực của sự sống (tượng trưng bằng phượng tự), còn lãnh vực của cái “ô uế” là lãnh vực của sự chết (được tượng trưng bằng các nền phượng tự ngoại quốc).
- rửa tay cẩn thận (3): Từ “cẩn thận” được diễn dịch từ từ ngữ Hy-lạp pygmê (“nắm tay”). Zerw. & Grosv. ghi chú là: ý nghĩa không rõ; dịch sát là: “với nắm tay”. [Bản dịch Weymouth: “carefully, diligently” (cẩn thận, chu đáo); BJ: “jusqu’au coude” (tới tận cùi chỏ); NAB: “carefully”; TOB: “soigneusement”; NJBC không dịch nhưng ghi chú: có thể đây là một kiểu nói La-tinh dựa trên pugnus / pugillus là “handful; một nắm, nhúm, bốc, vốc, nghĩa là “với mọt vốc”. Mc đang mô tả khối nước được dùng trong nghi thức rửa tay của người Do-thái]. Như vậy, “rửa cẩn thận” có nghĩa là rửa đúng quy cách, theo đúng nghi thức.
- truyền thống của tiền nhân (3): Các “tiền nhân” là các vị tôn sư của Israel kể từ Môsê tại núi Sinai cho đến hôm nay. Tác giả giải thích cho các độc giả Kitô hữu gốc Dân ngoại biết lối thực hành luật trong sạch của người Do-thái bằng cách nêu ra một vài ví dụ chọn lọc. Tuy nhiên, khẳng định rằng mọi người Do-thái đều giữ các quy tắc về trong sạch thì không đúng về mặt lịch sử. Trong thực tế, chỉ người Pharisêu mới đặc biệt bám vào đó, dân thường không quan tâm lắm, còn phái Xađốc đã đả kích việc chuyển các tập tục của hàng tư tế vào đời sống tôn giáo của dân chúng. Thật ra, người Pharisêu đang tìm cách áp dụng luật trong sạch theo nghi thức mà các tư tế trong Cựu Ước phải giữ, cho mọi người Israel, để toàn thể Israel trở thành dân tư tế.
- rửa chén bát, bình lọ và các đồ đồng (4): Một vài nhà chú giải cho rằng giọng văn của Mc ở đây có vẻ châm biếm. Nhiều thủ bản thêm “và giường” vào danh mục (x. Lv 15); ở đây, tình cờ chi tiết này bị quên, hay đã bị cố tình bỏ đi vì nghe không thuận.
- đạo đức giả (6): Nghĩa chữ của từ hypokritês là “một diễn viên”, “người đeo một mặt nạ”.
- Dân này tôn kính Ta bằng môi bằng miệng: Câu trích Is 29,13 này được lấy từ bản LXX, chứ không từ bản Híp-ri, nhưng cũng có những khác biệt. Có thể Mc (hoặc truyền thống của ngài) đã sử dụng một bản dịch Hy-lạp khác.
- Các ông gạt bỏ điều răn của Thiên Chúa … (8): Lời Đức Giêsu nói đây minh hoạ những gì được hàm chứa trong câu trích. Hẳn là người Pharisêu và các kinh sư sẽ cực lực phản đối lời kết án này, bởi vì chính họ đang thấy là họ có công trong công việc làm cho những giáo huấn không rõ ràng trong Lề Luật trở thành thực tiễn và cụ thể!
- Không có gì từ bên ngoài … (15): Đức Giêsu đã nói theo kiểu một mâshâl, chứ không phải là một tuyên ngôn. Người không chọn đứng về phía “bên trong” để chống lại phía “bên ngoài”, Người không trực diện đối lập với luật của Cựu Ước. Người mời con người đi ra khỏi tình trạng tồi tệ của họ, không phải nhờ những nỗ lực trí tuệ, mà là bằng một sự hoán cải tận căn. Bằng câu nói này, Đức Giêsu khẳng định con người có một tự do phi thường. Như vậy, con người phải có ý thức về trách nhiệm của mình trước mặt Thiên Chúa và loài người.
- những ý định xấu: tà dâm, trộm cắp… (22): Danh mục này kể ra 12 tật xấu và tội lỗi. Trong phần Tân Ước còn lại, cũng có những danh mục như thế (x. Gl 5,19-21; Rm 1,29-31; 1 Pr 4,3). Trong danh mục Mc, có những từ ngữ tương tự với các danh mục Phaolô. “Thể văn danh mục” là thể văn quen thuộc trong thế giới hy-la và cũng có xuất hiện trong thế giới Do-thái giáo (x. 1 QS 4,9-11).
- Tất cả những điều xấu xa đó đều từ bên trong … (23): Câu này tóm tắt sứ điệp của phần thứ hai.
4.- Ý nghĩa của bản văn
* Tranh luận giữa Đức Giêsu và các Pharisêu về trong sạch và ô uế (1-8)
Vấn đề hôm nay không còn là: điều gì làm cho chúng ta nên trong sạch hoặc ra ô uế, mà là: Chúng ta phải đánh giá lối sống của chúng ta dựa trên điều gì? Điều gì có một trọng lượng quyết định cho tương quan của chúng ta với Thiên Chúa?
Đức Giêsu đặt điều răn của Thiên Chúa ở ngay trung tâm. Tất cả lối cư xử của chúng ta đều được quy định bởi các điều răn: tất cả những gì chống lại các điều răn hoặc ngăn cản thực thi các điều răn đều là lời nói của loài người.
* Giáo huấn của Đức Giêsu về trong sạch và ô uế (14-15.21-23)
Trước tiên, Đức Giêsu khẳng định rằng các hành vi gian tà phát xuất từ trái tim gian tà. Do đó, mối bận tâm đầu tiên của con người là có được một trái tim trong sạch. Trái tim trong sạch làm cho con người sẵn sàng tức khắc đến gặp Thiên Chúa và sống bền vững trong tình hiệp thông với Ngài. Khi kể ra những ý hướng xấu xa có thể phát xuất từ trái tim con người (7,21t), Đức Giêsu đã đan cử vài ví dụ để cho thấy trái tim phải được giải thoát khỏi điều gì để nên trong sạch, tức là để sẵn sàng thấy Thiên Chúa (x. Mt 5,8). Các điều được kể ra (tà dâm, trộm cắp, giết người) là những điều bị cấm theo Mười Điều Răn, cùng với một số thái độ xấu phát sinh từ các tội đó (tham lam, ganh tị, xảo trá). Như thế, giáo huấn về trong sạch và ô uế có thể nói là một bài bình giải Mười Điều Răn. Những thiếu sót được Đức Giêsu nhắc tới có thể giải thích như sau: sự phỉ báng là điều ngược lại với việc ca ngợi và thờ phượng Thiên Chúa. Còn trong thái độ kiêu ngạo, con người nghĩ mình không cần Thiên Chúa, mình có thể làm và sắp xếp mọi sự. Sự ngông cuồng (rồ dại) đây là không sẵn sàng nhận biết Thiên Chúa là Đấng vĩ đại và toàn năng.
+ Kết luận
Ngày hôm nay, có khi còn hơn bao giờ hết, các ki-tô hữu cũng đang bị cám dỗ bỏ rơi lệnh truyền của Thiên Chúa mà chọn truyền thống của loài người, bị cám dỗ tôn thờ Thiên Chúa chỉ bằng môi miệng, còn lòng trí thì ở xa Ngài. Do đó, lời Đức Giêsu kêu gọi hoán cải vẫn còn rất hợp thời. Trái tim con người cần được thanh thoát với mọi sự, để có thể đầy tràn cảm thức về Thiên Chúa, để có thể nhìn nhận với lòng biết ơn sự lệ thuộc của mình vào Ngài.
5.- Gợi ý suy niệm
1. Hôm nay, chúng ta cũng có thể bị Đức Giêsu trách: chúng ta tự đặt ra cho mình những luật lệ loài người, những luật lệ được tính ích kỷ tạo ra hoặc những luật lệ chúng ta áp đặt cho mình từ bên ngoài. Chúng ta thường để mình đi theo những gì được coi là đáng chuộng, là cần thiết, là tân thời, là hiện đại.
2. Đối với chúng ta, điều quan trọng là ở trong tương quan đúng đắn với Thiên Chúa: sự trong sạch đích thực hệ tại điều này. Nẻo đường duy nhất giúp ta đạt tới đó là sống không phải theo những quy tắc của loài người, nhưng theo ý muốn của Thiên Chúa. Và như thế có nghĩa là giữ điều răn bên ngoài mà thôi thì không đủ; chính trái tim con người phải quy hướng về thánh ý Thiên Chúa.
3. Cũng nên ý thức về tính đòi hỏi, bó buộc, của các điều răn của Thiên Chúa, vì các điều răn không bảo: Nếu ngươi muốn, ngươi có thể làm điều này điều nọ, nhưng bảo: Ngươi phải làm, ngươi không được làm.
4. Nếu chúng ta đầy lòng biết ơn Thiên Chúa, chúng ta sẽ luôn tha thiết ca ngợi Ngài, và cũng biết dành chỗ cho người anh chị em cũng như biết đối xử với họ với lòng yêu mến.
Bài Giảng của linh mục Emmanuen Nguyễn Vinh Gioang trong Thánh Lễ Tạ Ơn: 50 Năm thành lập Giáo xứ Mỹ Á
LM Emmanuen Nguyễn Vinh Gioang
18:53 25/08/2009
Bài Giảng của linh mục Emmanuen Nguyễn Vinh Gioang trong Thánh Lễ Tạ Ơn: 50 Năm thành lập Giáo xứ Mỹ Á
Giáo xứ Mỹ Á (thuộc xã Vinh Hải, huỵên Phú Lộc, tỉnh Thừa thiên Huế), được thành lập ngày 23 tháng 8 năm 1959, dưới thời Đức Cha Urrutia Thi, Giám mục Giáo Phận Huế. Sau khi được thành lập, giáo xứ Mỹ Á đã có được 5 đời linh mục quản xứ. Năm Mậu Thân (1968), Nhà Thờ Mỹ Á bị chiến tranh tiêu diệt hoàn toàn.
Hiện nay, Giáo xứ Mỹ Á thuộc về Giáo xứ Vinh Hoà (xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế). Linh mục Quản xứ Vinh Hoà hiện nay là Linh mục Vinh Sơn Lê Phủ Ngọc Trãn.
Anh chị em thân mến,
Hôm nay, ngày 23 tháng 8 năm 2009, là đúng 50 năm ngày thành lập Giáo xứ Mỹ Á chúng ta: ngày 23 tháng 8 năm 1959. Lúc đó, chính Đức Cha Giáo Phận Huế, là Đức Cha Urrutia Thi, đến tận Mỹ Á nầy, rửa tội cho 89 người đầu tiên lãnh nhận Đức Tin.
Thánh Lễ hôm nay, là Thánh Lễ Tạ Ơn vì hồng phúc 50 năm Đức Tin của Giáo xứ Mỹ Á, một giáo xứ có một điểm rất đặc biệt, mà có thể là rất ít giáo xứ nào có, đó là khi mới được thành lập, vừa vươn lên thì gặp khó khăn quá lớn, và theo như nhiều người tưởng, thế nào cũng bị xóa sổ!
Nhưng không ngờ! Không ngờ 50 năm sau: vẫn còn giáo xứ Mỹ Á.
Nhưng không ngờ! Không ngờ 50 năm sau: vẫn còn có những giáo dân Mỹ Á.
Lạy Chúa, việc Chúa làm thật quá lạ lùng, không ai lường được!
Thánh Ý Chúa thật nhiệm mầu, không ai thấu nổi!
Đầu tháng 12 năm 1963, trong lúc giáo xứ Mỹ Á đang gặp khó khăn, Chúa quan phòng cho tôi về Mỹ Á, và tôi ở lại Mỹ Á hơn ba tháng, cho đến ngày 07 tháng 3 năm 1964. Như vậy, tôi đã có dịp sống với cộng đoàn giáo xứ Mỹ Á lúc đó trong một thời gian hơn ba tháng.
Trong thời gian nầy, tôi nhớ rõ là chúng ta đã cùng nhau mừng một lễ Chúa Giáng Sinh rất đặc biệt: bởi vì mặc dầu chúng ta không trang hoàng được gì nhiều cho nhà thờ bên ngoài, nhưng bên trong nhà thờ tâm hồn chúng ta, đức tin vẫn rạng chiếu, đức cậy vẫn kiên vững và đức mến vẫn dạt dào.
Về Ngày lễ Sinh Nhựt đặc biệt năm đó, năm 1963, tôi có làm một bài thơ để động viên tôi và để mến tặng cho những người đang sống với tôi tại Mỹ Á lúc đó. Nhan đề của bài thơ là: “Bài ta Ca”.
Tôi nghĩ rằng tâm trạng của tôi lúc đó cũng hết sức xao xuyến. Đang dạy học tại trường Thiên Hựu, bỗng được tin Mỹ Á có vấn đề, tôi được Bề Trên sai về Mỹ Á để xem coi tình hình, rồi lên. Nhưng vì tình hinh quá bất ổn và nguy hiểm, nên tôi đã phải ở lại Mỹ Á hơn ba tháng. Sức mạnh của cộng đoàn Mỹ Á chúng tôi lúc đó là cầu nguyện tha thiết, luôn động viên nhau sống nhẫn nhục, can đảm và phó thác cuộc đời của mình trong tay Chúa và Mẹ Maria.
Tôi xin đọc lên bài thơ nầy.
“Cười lên! Hát lên! Bạn và tôi trên con đường dài nhân loại, tay nắm tay cùng ca!
Bài ta ca, ta ca lúc trời mai êm dịu, khi vừng đông vừa chiếu.
Bài ta ca, ta ca khi đêm về lặng lẽ khiến ta buồn, nhưng giọng ta vẫn vang lên lanh lãnh.
Bài ta ca, ta ca khi đời ta xuôi đẹp,
ta ca lúc cố gắng đè vai làm thân ta ngã quỵ,
và khi những đau xót của cuộc đời làm lời ta nghẹn ứa,
nhưng miệng vẫn cười,
môi vẫn hát và
lòng vẫn mở ra
để dâng lên Chúa bài ca: Bài Ca Của Chính Cuộc Đời Ta.”
Sau hơn 90 ngày ở Mỹ Á, tôi được lệnh Đức Cha cho rời Mỹ Á vì lúc đó tình hình đã trở lại bình thường.
Về ngày lìa Mỹ Á để về lại trường Thiên Hựu ở Huế, coi lại sổ tay ghi ngày 07 tháng 3 năm 1964, tôi cảm động khi đọc lại những giòng chữ viết sau đây:
“Sau ba tháng về ở Mỹ Á, hôm nay, ngày 07/3/1964, tôi từ giả Mỹ Á lúc 02giờ 15 chiều. Tôi từ giả những người tôi quen tại đây: Ông Lan, anh Tín; ông Tư; ông Giáo; ông Ngổng; ông Hiếu, cha của Hạnh; ông Diệp; ông Tịch (ta rửa tội con); ông Đổng, ông Tương (chồng chị Khiết); ông Hý (cha Xoa, Túc), ông Mãn; ông Thoại; ông Hợi (cha Lập); ông Sắc (đau bụng); ông Huyến (cha Lược, Nhớ, Chót, Khứu, Vọng); ông Không, bà con ông Huyến; ông Hoan (em Tư); ông Tư (to lớn); ông Sơn (từ thiện); anh Sang (thợ may); anh Khương, anh Chớ, (lấy chị Xảo, anh của Nữ, Hoa, Đụt, con ông Quyện / ông Khanh, cha của Linh / Xuân, ở với Cha Lộc / Miễn, quen Chị Cân; Ông Sở / Đợi / Tương / ông Con (mua đò của Cha Lộc), em Muôn. / hai Chị Dòng Mến Thánh Giá: Chị Tánh và Chị Cân.”
Khi tôi lên Huế, thì cũng gần hè. Và hè năm 1964, tôi được đổi ra Thạch hãn, rồi Bố Liêu, tại Quảng Trị. Năm 1967, tôi được đổi về lại Huế, làm thư ký cho Tòa Giám Mục dưới thời Đức Cha Philiphê Nguyễn Kim Điền trong vòng 6 năm, cho đến năm 1972. Từ năm 1972 đến năm 2009, tôi được đổi ra lại Quảng Trị, làm quản xứ Diên Sanh, thuộc huyện Hải Lăng. Và hôm nay, sau 45 năm xa cách Mỹ Á, Thánh Ý Chúa quan phòng cho tôi gặp lại anh chị em giáo dân Mỹ Á tại đây.
Anh chị em thân mến,
Thánh Ý Chúa thật nhiệm mầu! Một sợi tóc trên đầu chúng ta rơi xuống, cũng do Thánh Ý Chúa sắp đặt.
Chúa sắp đặt trong sự khôn ngoan vô cùng của Ngài. Chúa sắp đặt trong sự yêu thương vô bờ vô bến của Ngài. Chính nhờ vậy mà tôi và anh chị em giáo dân Mỹ Á hôm nay mới gặp được lại nhau.
Chúng ta hãy yêu mến Thánh Ý Chúa!
Chúng ta hãy thờ lạy Thánh Ý Chúa!
Chúng ta hãy tung hô Thánh Ý Chúa!
Một người kia bị đắm tàu giữa biển khơi. Ông thoát chết nhờ vớ được một tấm ván. Gió đưa ông giạt vào một hoang đảo. Ông sống một mình trong một cái chòi do ông cố gắng dựng lên với vật liệu sơ sài. Hằng ngày ông cầu xin Chúa cho mình được về gặp lại vợ con thân yêu. Bỗng một ngày kia, cái chòi ông bị cháy: ngọn lửa đỏ rật, đưa vút những làn khói lên trời cao. Trước sự kiện nầy, ông tự nhiên cảm thấy quá buồn phiền. Ông nằm bệt xuống trên cát, mắt nhắm nghiền lại. Ông cảm thấy hầu như không còn sức nào để sống nữa. Ông tự nhủ: “Chúa ôi, sao Chúa không thương con? Sao Chúa cứ để cho con phải tuyệt vọng như thế nầy?” Bỗng ông giựt mình khi nghe tiếng còi của tàu hú và khi mở mắt ra, ông thấy một đoàn người đang tiến về phía ông. Họ nói: “Chúng tôi thấy khói báo hiệu từ hoang đảo nầy. Chúng tôi đến đây để cứu ông. Chúng tôi đưa ông về nước.” Nghe vậy, ông liền quá vui mùng và khóc nức nở vì thấy Thánh Ý Chúa quá lạ lùng, quá tuyệt vời!
Anh chị em thân mến,
Chúng ta theo Chúa không phải bằng bạc tiền, bằng danh vọng, bằng sung sướng vật chất, nhưng chúng ta theo Chúa bằng đức tin.
Có thể trong những bước đầu của cuộc hành trình đức tin, chúng ta thường sung sướng vì được Chúa ban cho đôi chút an ủi. Nhưng con đường đức tin nào cũng phải trải qua nhiều gian nan, thử thách. Chúng ta hãy noi gương Đức Mẹ, luôn trung thành theo Chúa, từ Hang Đá lạnh lẽo tối tăm đến Núi Sọ tang thương khủng khiếp. Trong mọi hoàn cảnh, nhất là những hoàn cảnh bi đát, Đức Mẹ vẫn luôn thờ lạy Thánh Ý Chúa, vẫn luôn yêu mến Thánh Ý Chúa, vẫn luôn trung thành theo Thánh ý Chúa.
Chúc anh chị em của Giáo xứ Mỹ Á, cùng với Đức Mẹ Maria, anh chị em hãy luôn đi trên con đường đức tin mà Chúa đã ban cho anh chị em: con đường đã 50 năm nay rồi, con đường sẽ đưa anh chị em đến hưởng hạnh phúc đời đời trên Nước Trời. Amen.
Linh mục Emmanuen Nguyễn Vinh Gioang
Giáo xứ Mỹ Á (thuộc xã Vinh Hải, huỵên Phú Lộc, tỉnh Thừa thiên Huế), được thành lập ngày 23 tháng 8 năm 1959, dưới thời Đức Cha Urrutia Thi, Giám mục Giáo Phận Huế. Sau khi được thành lập, giáo xứ Mỹ Á đã có được 5 đời linh mục quản xứ. Năm Mậu Thân (1968), Nhà Thờ Mỹ Á bị chiến tranh tiêu diệt hoàn toàn.
Hiện nay, Giáo xứ Mỹ Á thuộc về Giáo xứ Vinh Hoà (xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế). Linh mục Quản xứ Vinh Hoà hiện nay là Linh mục Vinh Sơn Lê Phủ Ngọc Trãn.
Anh chị em thân mến,
Hôm nay, ngày 23 tháng 8 năm 2009, là đúng 50 năm ngày thành lập Giáo xứ Mỹ Á chúng ta: ngày 23 tháng 8 năm 1959. Lúc đó, chính Đức Cha Giáo Phận Huế, là Đức Cha Urrutia Thi, đến tận Mỹ Á nầy, rửa tội cho 89 người đầu tiên lãnh nhận Đức Tin.
Thánh Lễ hôm nay, là Thánh Lễ Tạ Ơn vì hồng phúc 50 năm Đức Tin của Giáo xứ Mỹ Á, một giáo xứ có một điểm rất đặc biệt, mà có thể là rất ít giáo xứ nào có, đó là khi mới được thành lập, vừa vươn lên thì gặp khó khăn quá lớn, và theo như nhiều người tưởng, thế nào cũng bị xóa sổ!
Nhưng không ngờ! Không ngờ 50 năm sau: vẫn còn giáo xứ Mỹ Á.
Nhưng không ngờ! Không ngờ 50 năm sau: vẫn còn có những giáo dân Mỹ Á.
Lạy Chúa, việc Chúa làm thật quá lạ lùng, không ai lường được!
Thánh Ý Chúa thật nhiệm mầu, không ai thấu nổi!
Đầu tháng 12 năm 1963, trong lúc giáo xứ Mỹ Á đang gặp khó khăn, Chúa quan phòng cho tôi về Mỹ Á, và tôi ở lại Mỹ Á hơn ba tháng, cho đến ngày 07 tháng 3 năm 1964. Như vậy, tôi đã có dịp sống với cộng đoàn giáo xứ Mỹ Á lúc đó trong một thời gian hơn ba tháng.
Trong thời gian nầy, tôi nhớ rõ là chúng ta đã cùng nhau mừng một lễ Chúa Giáng Sinh rất đặc biệt: bởi vì mặc dầu chúng ta không trang hoàng được gì nhiều cho nhà thờ bên ngoài, nhưng bên trong nhà thờ tâm hồn chúng ta, đức tin vẫn rạng chiếu, đức cậy vẫn kiên vững và đức mến vẫn dạt dào.
Về Ngày lễ Sinh Nhựt đặc biệt năm đó, năm 1963, tôi có làm một bài thơ để động viên tôi và để mến tặng cho những người đang sống với tôi tại Mỹ Á lúc đó. Nhan đề của bài thơ là: “Bài ta Ca”.
Tôi nghĩ rằng tâm trạng của tôi lúc đó cũng hết sức xao xuyến. Đang dạy học tại trường Thiên Hựu, bỗng được tin Mỹ Á có vấn đề, tôi được Bề Trên sai về Mỹ Á để xem coi tình hình, rồi lên. Nhưng vì tình hinh quá bất ổn và nguy hiểm, nên tôi đã phải ở lại Mỹ Á hơn ba tháng. Sức mạnh của cộng đoàn Mỹ Á chúng tôi lúc đó là cầu nguyện tha thiết, luôn động viên nhau sống nhẫn nhục, can đảm và phó thác cuộc đời của mình trong tay Chúa và Mẹ Maria.
Tôi xin đọc lên bài thơ nầy.
“Cười lên! Hát lên! Bạn và tôi trên con đường dài nhân loại, tay nắm tay cùng ca!
Bài ta ca, ta ca lúc trời mai êm dịu, khi vừng đông vừa chiếu.
Bài ta ca, ta ca khi đêm về lặng lẽ khiến ta buồn, nhưng giọng ta vẫn vang lên lanh lãnh.
Bài ta ca, ta ca khi đời ta xuôi đẹp,
ta ca lúc cố gắng đè vai làm thân ta ngã quỵ,
và khi những đau xót của cuộc đời làm lời ta nghẹn ứa,
nhưng miệng vẫn cười,
môi vẫn hát và
lòng vẫn mở ra
để dâng lên Chúa bài ca: Bài Ca Của Chính Cuộc Đời Ta.”
Sau hơn 90 ngày ở Mỹ Á, tôi được lệnh Đức Cha cho rời Mỹ Á vì lúc đó tình hình đã trở lại bình thường.
Về ngày lìa Mỹ Á để về lại trường Thiên Hựu ở Huế, coi lại sổ tay ghi ngày 07 tháng 3 năm 1964, tôi cảm động khi đọc lại những giòng chữ viết sau đây:
“Sau ba tháng về ở Mỹ Á, hôm nay, ngày 07/3/1964, tôi từ giả Mỹ Á lúc 02giờ 15 chiều. Tôi từ giả những người tôi quen tại đây: Ông Lan, anh Tín; ông Tư; ông Giáo; ông Ngổng; ông Hiếu, cha của Hạnh; ông Diệp; ông Tịch (ta rửa tội con); ông Đổng, ông Tương (chồng chị Khiết); ông Hý (cha Xoa, Túc), ông Mãn; ông Thoại; ông Hợi (cha Lập); ông Sắc (đau bụng); ông Huyến (cha Lược, Nhớ, Chót, Khứu, Vọng); ông Không, bà con ông Huyến; ông Hoan (em Tư); ông Tư (to lớn); ông Sơn (từ thiện); anh Sang (thợ may); anh Khương, anh Chớ, (lấy chị Xảo, anh của Nữ, Hoa, Đụt, con ông Quyện / ông Khanh, cha của Linh / Xuân, ở với Cha Lộc / Miễn, quen Chị Cân; Ông Sở / Đợi / Tương / ông Con (mua đò của Cha Lộc), em Muôn. / hai Chị Dòng Mến Thánh Giá: Chị Tánh và Chị Cân.”
Khi tôi lên Huế, thì cũng gần hè. Và hè năm 1964, tôi được đổi ra Thạch hãn, rồi Bố Liêu, tại Quảng Trị. Năm 1967, tôi được đổi về lại Huế, làm thư ký cho Tòa Giám Mục dưới thời Đức Cha Philiphê Nguyễn Kim Điền trong vòng 6 năm, cho đến năm 1972. Từ năm 1972 đến năm 2009, tôi được đổi ra lại Quảng Trị, làm quản xứ Diên Sanh, thuộc huyện Hải Lăng. Và hôm nay, sau 45 năm xa cách Mỹ Á, Thánh Ý Chúa quan phòng cho tôi gặp lại anh chị em giáo dân Mỹ Á tại đây.
Anh chị em thân mến,
Thánh Ý Chúa thật nhiệm mầu! Một sợi tóc trên đầu chúng ta rơi xuống, cũng do Thánh Ý Chúa sắp đặt.
Chúa sắp đặt trong sự khôn ngoan vô cùng của Ngài. Chúa sắp đặt trong sự yêu thương vô bờ vô bến của Ngài. Chính nhờ vậy mà tôi và anh chị em giáo dân Mỹ Á hôm nay mới gặp được lại nhau.
Chúng ta hãy yêu mến Thánh Ý Chúa!
Chúng ta hãy thờ lạy Thánh Ý Chúa!
Chúng ta hãy tung hô Thánh Ý Chúa!
Một người kia bị đắm tàu giữa biển khơi. Ông thoát chết nhờ vớ được một tấm ván. Gió đưa ông giạt vào một hoang đảo. Ông sống một mình trong một cái chòi do ông cố gắng dựng lên với vật liệu sơ sài. Hằng ngày ông cầu xin Chúa cho mình được về gặp lại vợ con thân yêu. Bỗng một ngày kia, cái chòi ông bị cháy: ngọn lửa đỏ rật, đưa vút những làn khói lên trời cao. Trước sự kiện nầy, ông tự nhiên cảm thấy quá buồn phiền. Ông nằm bệt xuống trên cát, mắt nhắm nghiền lại. Ông cảm thấy hầu như không còn sức nào để sống nữa. Ông tự nhủ: “Chúa ôi, sao Chúa không thương con? Sao Chúa cứ để cho con phải tuyệt vọng như thế nầy?” Bỗng ông giựt mình khi nghe tiếng còi của tàu hú và khi mở mắt ra, ông thấy một đoàn người đang tiến về phía ông. Họ nói: “Chúng tôi thấy khói báo hiệu từ hoang đảo nầy. Chúng tôi đến đây để cứu ông. Chúng tôi đưa ông về nước.” Nghe vậy, ông liền quá vui mùng và khóc nức nở vì thấy Thánh Ý Chúa quá lạ lùng, quá tuyệt vời!
Anh chị em thân mến,
Chúng ta theo Chúa không phải bằng bạc tiền, bằng danh vọng, bằng sung sướng vật chất, nhưng chúng ta theo Chúa bằng đức tin.
Có thể trong những bước đầu của cuộc hành trình đức tin, chúng ta thường sung sướng vì được Chúa ban cho đôi chút an ủi. Nhưng con đường đức tin nào cũng phải trải qua nhiều gian nan, thử thách. Chúng ta hãy noi gương Đức Mẹ, luôn trung thành theo Chúa, từ Hang Đá lạnh lẽo tối tăm đến Núi Sọ tang thương khủng khiếp. Trong mọi hoàn cảnh, nhất là những hoàn cảnh bi đát, Đức Mẹ vẫn luôn thờ lạy Thánh Ý Chúa, vẫn luôn yêu mến Thánh Ý Chúa, vẫn luôn trung thành theo Thánh ý Chúa.
Chúc anh chị em của Giáo xứ Mỹ Á, cùng với Đức Mẹ Maria, anh chị em hãy luôn đi trên con đường đức tin mà Chúa đã ban cho anh chị em: con đường đã 50 năm nay rồi, con đường sẽ đưa anh chị em đến hưởng hạnh phúc đời đời trên Nước Trời. Amen.
Linh mục Emmanuen Nguyễn Vinh Gioang
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Ba bí quyết để sống trong một thế giới truyền thông
Bùi Hữu Thư
05:22 25/08/2009
VATICAN CITY, ngày 24, tháng 8, 2009 (Zenit.org).- Theo lời một giới chức Tòa Thánh nhận định về ý nghĩa của điệp văn Đức Thánh Cha Benedict XVI gửi cho Ngày Truyền Thông Quốc Tế, có ba bí quyết để sống trong một “nền văn hóa truyền thông.”
Đức Tổng Giám Mục Claudio Celli nói với phóng viên tờ báo L'Osservatore Romano về nhu cầu phải dùng kỹ thuật số học thế nào để cổ võ phẩm giá con người.
Đức Cha khẳng định rằng kỹ thuật có “những khả năng và giới hạn to tát,” ngài thêm rằng Đức Thánh Cha không ngây thơ khi ngài đánh giá tốt cho kỹ thuật.
Đức Cha Celli nói, “Đức Thánh Cha không quên những khó khăn và vấn đề kỹ thuật có thể gây nên."
Giới chức Tòa Thánh này tiếp tục bằng cách đề nghị ba bí quyết để sử dụng kỹ thuật tốt đẹp.
Ngài nói, thứ nhất, duy trì giá trị của con người. Về vấn đề này, Đức Cha nhắc rằng, Đức Thánh Cha nói, “phải cẩn trọng khi dùng những lời lẽ và hình ảnh làm giảm giá trị con người; tất cả những gì nuôi dưỡng sự thù oán và bất khoan dung phải được loại bỏ, cũng như những gì đả phá vẻ đẹp và sự mật thiết của tính dục con người."
Đức Cha Celli đề nghị, một yếu tố thứ hai cho thời đại truyền thông là sự đối thoại giữa các dân nước, văn hóa và tôn giáo khác nhau.
Ngài nói, cuộc đối thoại này “không được che dấu chúng ta là ai vì như vậy là thiếu tôn kính đối với người chúng ta đang đối thoại. Phải là một cuộc đối thoại chăm chú và tôn kính để chân thành tìm kiếm sự thật."
Cuối cùng, Đức Cha nói tình thân hữu là một yếu tố của thời đại truyền thông.
Đề cập đến điện văn của Đức Thánh Cha, Đức Tổng Giám Mục than phiền là “trong ngôn ngữ mới của các mạng lưới số học, đây là một từ ngữ dễ bị dùng lén."
Ngài nói, "Tình thân hữu của chúng ta gia tăng trên hành trình của chúng ta là những con người. Chúng ta không thể coi thường khái niệm về tình bạn vì đây là một trong những bảo vật cao quý nhất nhân loại có thể có được."
Đức Tổng Giám Mục Claudio Celli nói với phóng viên tờ báo L'Osservatore Romano về nhu cầu phải dùng kỹ thuật số học thế nào để cổ võ phẩm giá con người.
Đức Cha khẳng định rằng kỹ thuật có “những khả năng và giới hạn to tát,” ngài thêm rằng Đức Thánh Cha không ngây thơ khi ngài đánh giá tốt cho kỹ thuật.
Đức Cha Celli nói, “Đức Thánh Cha không quên những khó khăn và vấn đề kỹ thuật có thể gây nên."
Giới chức Tòa Thánh này tiếp tục bằng cách đề nghị ba bí quyết để sử dụng kỹ thuật tốt đẹp.
Ngài nói, thứ nhất, duy trì giá trị của con người. Về vấn đề này, Đức Cha nhắc rằng, Đức Thánh Cha nói, “phải cẩn trọng khi dùng những lời lẽ và hình ảnh làm giảm giá trị con người; tất cả những gì nuôi dưỡng sự thù oán và bất khoan dung phải được loại bỏ, cũng như những gì đả phá vẻ đẹp và sự mật thiết của tính dục con người."
Đức Cha Celli đề nghị, một yếu tố thứ hai cho thời đại truyền thông là sự đối thoại giữa các dân nước, văn hóa và tôn giáo khác nhau.
Ngài nói, cuộc đối thoại này “không được che dấu chúng ta là ai vì như vậy là thiếu tôn kính đối với người chúng ta đang đối thoại. Phải là một cuộc đối thoại chăm chú và tôn kính để chân thành tìm kiếm sự thật."
Cuối cùng, Đức Cha nói tình thân hữu là một yếu tố của thời đại truyền thông.
Đề cập đến điện văn của Đức Thánh Cha, Đức Tổng Giám Mục than phiền là “trong ngôn ngữ mới của các mạng lưới số học, đây là một từ ngữ dễ bị dùng lén."
Ngài nói, "Tình thân hữu của chúng ta gia tăng trên hành trình của chúng ta là những con người. Chúng ta không thể coi thường khái niệm về tình bạn vì đây là một trong những bảo vật cao quý nhất nhân loại có thể có được."
40 năm Hiệp Hội Kinh Thánh Công Giáo
Lm. Stêphanô Bùi Thượng Lưu
11:13 25/08/2009
Hoa trái của Công Đồng Vaticanô II
Roma, ngày 24.08.2009 (Zenit) - Hiệp Hội Kinh Thánh (HHKT) Công Giáo Quốc Tế (Fédération biblique catholique internationale (FBC), được khai sinh vào ngày 16.04.1969 thể theo ý của ĐGH Phaolô VI sau Công Đồng, sẽ mừng 40 năm thành lập. Tờ báo Osservatore Romano số ra ngày 23.08 trong trang 4 và 5 đã chào mừng ngày sinh nhật 40 của hiệp hội này
Theo ý hướng của Đức Phaolô VI, đó là cách thể hiện hiến chế công đồng về thần khải, Dei Verbum (Lời Chúa)
Báo Osservatore Romano viết rằng: hiện nay, Hiệp Hội Kinh Thánh Công Giáo hiện diện trong 134 quốc gia và được nhiều người biết đến « vì chứng tá đa nguyên trong hiệp nhất đức tin nhờ biết sử dụng cốt lõi của Kinh Thánh một cách sống động, hoà hợp với giáo huấn của Giáo Hội ».
Hiện có hơn 330 thành viên của Hiệp Hội đang dấn thân để « trợ giúp nhiều người biết sống sứ điệp của Kinh Thánh trong cuộc sống hằng ngày của họ ». Trang nhà của HHKT có nhiều ngôn ngữ khác nhau.
Trang nhà của HHKT xác định: Hiệp Hội Kinh Thánh Công Giáo đã được Đức Phaolô VI thiết lập nhằm mục đích: « khuyến khích và thăng tiến ý thức về tầm quan trọng độc nhất của Kinh Thánh đối với mọi tiêu chuẩn của đời sống Giáo Hội. HHKT phát xuất từ cội nguồn Công Đồng Vaticanô II và quan tâm đến việc thăng tiến Kinh Thánh trong Giáo Hội Công Giáo ».
HHKT bám rễ sâu trong Giáo Hội Công Giáo nhưng mở rộng cho cuộc đối thoại đại kết và liên tôn. HHKT luôn tán dương lòng khoan dung và sự tương kính đối với các nền văn hoá và tôn giáo khác. HHKT cũng tích cực dấn thân phục vụ cho hoà giải, công lý và hoà bình.
Nhờ vào sự dấn thân cho Tin Mừng, HHKTCG « đóng vai trò tích cực trong việc xây dựng một thế giới biết trân quý những giá trị nồng cốt của tình yêu của Thiên Chúa và tha nhân, của công bằng và trách nhiệm ».
Roma, ngày 24.08.2009 (Zenit) - Hiệp Hội Kinh Thánh (HHKT) Công Giáo Quốc Tế (Fédération biblique catholique internationale (FBC), được khai sinh vào ngày 16.04.1969 thể theo ý của ĐGH Phaolô VI sau Công Đồng, sẽ mừng 40 năm thành lập. Tờ báo Osservatore Romano số ra ngày 23.08 trong trang 4 và 5 đã chào mừng ngày sinh nhật 40 của hiệp hội này
Theo ý hướng của Đức Phaolô VI, đó là cách thể hiện hiến chế công đồng về thần khải, Dei Verbum (Lời Chúa)
Báo Osservatore Romano viết rằng: hiện nay, Hiệp Hội Kinh Thánh Công Giáo hiện diện trong 134 quốc gia và được nhiều người biết đến « vì chứng tá đa nguyên trong hiệp nhất đức tin nhờ biết sử dụng cốt lõi của Kinh Thánh một cách sống động, hoà hợp với giáo huấn của Giáo Hội ».
Hiện có hơn 330 thành viên của Hiệp Hội đang dấn thân để « trợ giúp nhiều người biết sống sứ điệp của Kinh Thánh trong cuộc sống hằng ngày của họ ». Trang nhà của HHKT có nhiều ngôn ngữ khác nhau.
Trang nhà của HHKT xác định: Hiệp Hội Kinh Thánh Công Giáo đã được Đức Phaolô VI thiết lập nhằm mục đích: « khuyến khích và thăng tiến ý thức về tầm quan trọng độc nhất của Kinh Thánh đối với mọi tiêu chuẩn của đời sống Giáo Hội. HHKT phát xuất từ cội nguồn Công Đồng Vaticanô II và quan tâm đến việc thăng tiến Kinh Thánh trong Giáo Hội Công Giáo ».
HHKT bám rễ sâu trong Giáo Hội Công Giáo nhưng mở rộng cho cuộc đối thoại đại kết và liên tôn. HHKT luôn tán dương lòng khoan dung và sự tương kính đối với các nền văn hoá và tôn giáo khác. HHKT cũng tích cực dấn thân phục vụ cho hoà giải, công lý và hoà bình.
Nhờ vào sự dấn thân cho Tin Mừng, HHKTCG « đóng vai trò tích cực trong việc xây dựng một thế giới biết trân quý những giá trị nồng cốt của tình yêu của Thiên Chúa và tha nhân, của công bằng và trách nhiệm ».
Cuộc hội ngộ tại Rimini đạt số kỷ lục người tham dự
Phụng Nghi
21:58 25/08/2009
RIMINI, Italy (Zenit.org).- Hội nghị Tình Hữu nghị giữa các Dân tộc lần thứ 30, được phong trào Giải phóng và Hiệp thông của giáo dân Công giáo bảo trợ, đã lôi cuốn được số người tham dự đạt tới mức kỷ lục
Hôm Chủ nhật vừa qua, một Thánh lễ khai mạc đã cử hành để mở đầu cho cuộc họp kéo dài suốt một tuần lễ. Cuộc họp này tổ chức hàng năm vào mùa hè tại Rimini (Ý). Thánh lễ khai mạc đã có tới hơn 10 ngàn người tham dự, được coi như đông đảo nhất kể từ 30 năm nay.
Đức Giám mục Rimini là Francesco Lambiasi, trong bài giảng Thánh lễ đã khẳng định rằng “Chúa Giêsu Kitô là điểm tựa của toàn bộ lịch sử nhân loại.”
“Chúng ta những tín hữu Thiên Chúa giáo đã tin và nhận biết yếu tố cơ bản của đức tin Kitô giáo là tình yêu; tình yêu này nuôi dưỡng niềm cậy trông và nhận thức của chúng ta.”
Ngài nói thêm: “Đức tin là ánh sáng và là nhận thức.” Do đó, có thể nói được rằng “ai không có niềm tin vào Chúa Giêsu thì quả thực không có nhận thức về thực tại.”
Cuộc hội nghị khai mạc hôm Chủ nhật và sẽ kéo dài cho tới ngày thứ Bẩy, tập trung vào chủ đề: “Nhận thức Luôn luôn là một Biến cố.”
Bản thông cáo báo chí đăng trên mạng lưới điện toán của hội nghị giải thích rằng chủ đề này sẽ khảo sát về “con người, sự liên hệ của con người với thế giới và những động lực làm cho con người biết được thực tại.”
Trên 700 ngàn người được dự đoán sẽ tham dự hội nghị, với sự phục vụ của hơn 3100 thiện nguyện viên.
Ngoài cư dân Ý, những người thiện nguyện khác đến từ Nga, Tây ban nha, Bồ đào nha, Lithuania, Kosovo, Pháp, Anh, Thụy sĩ, Kazakhstan, Canada, Hoa kỳ và Paraguay.
Theo lời giải thích của ban tổ chức, cuộc hội ngộ Rimini nhằm tìm cách “kiến tạo những điểm tiếp xúc giữa kinh nghiệm và con người thuộc nhiều niềm tin và nền văn hóa khác biệt nhưng cùng chia sẻ ước muốn tích cực được hiểu biết và thăng tiến lẫn nhau.”
Người Công giáo bất hợp pháp
Trong bối cảnh đó, một trong những thuyết trình viên hôm Chủ nhật là ông Harry Wu, bị tù đầy suốt 19 năm trường trong những trại lao động “cải tạo”, đã tố cáo rằng xứ sở ông không có tự do tôn giáo.
Ông than vãn rằng ở Trung quốc, người ta không được tự do thờ phượng, và “Công giáo vẫn còn là bất hợp pháp.”
Ông nói tiếp: “Mọi thánh đường và chùa chiền đều là tải sản của chính quyền. Có một tôn giáo của cả nước, đó là chủ nghĩa Cộng sản. Vì tôi là người Công giáo nên tôi bị bách hại.”
Dưới chế độ cộng sản này, theo ông cho biết, đã có hơn 50 triệu người bị giết; con số đó nhiều hơn số người bị tàn sát do nạn diệt chủng của Quốc xã và dưới chính quyền của Stalin.
Ông Wu là người sáng lập Cơ sở Nghiên cứu về Laogai, một tổ chức bất vụ lợi đang thiết lập hồ sơ về những tội ác và hành động vi phạm nhân quyền trong các trại tập trung. Ông đã mô tả tình cảnh của những người phải sống và chết trong các “laogai”. (Laogai là từ thu gọn của “lao động cải tạo”).
Ông giải thích: “Năm 1950, các chuyên viên của Stalin đến Trung quốc để lập các trại tập trung, và hệ thống đó còn tồn tại cho mãi đến bây giờ.”
“Hiện nay chúng tôi đếm được có ít nhất khoảng một ngàn “laogai”. Ở đó, tù nhân phải làm việc suốt 12 giờ một ngày mà không được đồng lương nào của chính phủ; họ sản xuất những hàng hóa bán sang các thị trường Tây phương.”
Ông cũng đề cập đến các vấn đề khó khăn khác tại xứ sở ông, kể cả chuyện có tới “30 ngàn vụ giải phẫu để thay thế các cơ phận nơi thân thể trong năm 2006 và 95% những bộ phận này lấy từ những người bị án tử hình.”
Ngoài ra ông cho biết rằng người đàn bà Trung quốc bị bó buộc phải phá thai nếu họ có bầu đứa con thứ hai, do đó đã có tới 30 triệu vụ phá thai mỗi năm.
Ông Wu cũng tố cáo chính sách của Trung quốc “đàn áp và tàn sát” người Tây tạng và Uyghurs.
Chính quyền “không phải là một đảng phái của người vô sản nhưng là một tổ chức làm thương mại với phương Tây để kiếm lời.”
Ông thúc giục mọi người Tây phương: “Khi quý vị ăn uống no đủ thừa thãi, xin hãy nhớ rằng người Trung quốc không được đi nhà thờ, không được tự do truy cập Internet hoặc chỉ trích chính quyền của họ. Nói đến bầu cử ở Trung quốc là điều vô nghĩa. Không có chuyện đầu phiếu ở Trung quốc, người ta chỉ nói đến kinh tế, đến tiền bạc.”
Được biết Đức giáo hoàng Benedict XVI đã gửi một điện văn đến cuộc hội ngộ Rimini, đề cập đến chủ đề của cuộc tụ hội với lời khẳng định rằng gặp gỡ Đức Kitô là một “biến cố” tạo ra thông hiệp. Điện văn do Hồng y Tarcisio Bertone bộ trưởng ngoại giao Tòa thánh gửi, được tuyên đọc tại thánh lễ khai mạc.
Trong các vị diễn giả năm nay người ta thấy có Tony Blair, cựuThủ tướng Anh; Jeb Bush, cựu thống đốc bang Florida; hồng y Antonio María Rouco Varela, tổng giám mục Madrid và chủ tịch hội đồng giám mục Tân ban nha; John Milbank, nhà văn và giáo sư Đại học Nottingham; Carl Anderson, hiệp sĩ tối cao của Hội Hiệp sĩ Columbus.
Hôm Chủ nhật vừa qua, một Thánh lễ khai mạc đã cử hành để mở đầu cho cuộc họp kéo dài suốt một tuần lễ. Cuộc họp này tổ chức hàng năm vào mùa hè tại Rimini (Ý). Thánh lễ khai mạc đã có tới hơn 10 ngàn người tham dự, được coi như đông đảo nhất kể từ 30 năm nay.
Đức Giám mục Rimini là Francesco Lambiasi, trong bài giảng Thánh lễ đã khẳng định rằng “Chúa Giêsu Kitô là điểm tựa của toàn bộ lịch sử nhân loại.”
“Chúng ta những tín hữu Thiên Chúa giáo đã tin và nhận biết yếu tố cơ bản của đức tin Kitô giáo là tình yêu; tình yêu này nuôi dưỡng niềm cậy trông và nhận thức của chúng ta.”
Ngài nói thêm: “Đức tin là ánh sáng và là nhận thức.” Do đó, có thể nói được rằng “ai không có niềm tin vào Chúa Giêsu thì quả thực không có nhận thức về thực tại.”
Cuộc hội nghị khai mạc hôm Chủ nhật và sẽ kéo dài cho tới ngày thứ Bẩy, tập trung vào chủ đề: “Nhận thức Luôn luôn là một Biến cố.”
Bản thông cáo báo chí đăng trên mạng lưới điện toán của hội nghị giải thích rằng chủ đề này sẽ khảo sát về “con người, sự liên hệ của con người với thế giới và những động lực làm cho con người biết được thực tại.”
Trên 700 ngàn người được dự đoán sẽ tham dự hội nghị, với sự phục vụ của hơn 3100 thiện nguyện viên.
Ngoài cư dân Ý, những người thiện nguyện khác đến từ Nga, Tây ban nha, Bồ đào nha, Lithuania, Kosovo, Pháp, Anh, Thụy sĩ, Kazakhstan, Canada, Hoa kỳ và Paraguay.
Theo lời giải thích của ban tổ chức, cuộc hội ngộ Rimini nhằm tìm cách “kiến tạo những điểm tiếp xúc giữa kinh nghiệm và con người thuộc nhiều niềm tin và nền văn hóa khác biệt nhưng cùng chia sẻ ước muốn tích cực được hiểu biết và thăng tiến lẫn nhau.”
Người Công giáo bất hợp pháp
Trong bối cảnh đó, một trong những thuyết trình viên hôm Chủ nhật là ông Harry Wu, bị tù đầy suốt 19 năm trường trong những trại lao động “cải tạo”, đã tố cáo rằng xứ sở ông không có tự do tôn giáo.
Ông than vãn rằng ở Trung quốc, người ta không được tự do thờ phượng, và “Công giáo vẫn còn là bất hợp pháp.”
Ông nói tiếp: “Mọi thánh đường và chùa chiền đều là tải sản của chính quyền. Có một tôn giáo của cả nước, đó là chủ nghĩa Cộng sản. Vì tôi là người Công giáo nên tôi bị bách hại.”
Dưới chế độ cộng sản này, theo ông cho biết, đã có hơn 50 triệu người bị giết; con số đó nhiều hơn số người bị tàn sát do nạn diệt chủng của Quốc xã và dưới chính quyền của Stalin.
Ông Wu là người sáng lập Cơ sở Nghiên cứu về Laogai, một tổ chức bất vụ lợi đang thiết lập hồ sơ về những tội ác và hành động vi phạm nhân quyền trong các trại tập trung. Ông đã mô tả tình cảnh của những người phải sống và chết trong các “laogai”. (Laogai là từ thu gọn của “lao động cải tạo”).
Ông giải thích: “Năm 1950, các chuyên viên của Stalin đến Trung quốc để lập các trại tập trung, và hệ thống đó còn tồn tại cho mãi đến bây giờ.”
“Hiện nay chúng tôi đếm được có ít nhất khoảng một ngàn “laogai”. Ở đó, tù nhân phải làm việc suốt 12 giờ một ngày mà không được đồng lương nào của chính phủ; họ sản xuất những hàng hóa bán sang các thị trường Tây phương.”
Ông cũng đề cập đến các vấn đề khó khăn khác tại xứ sở ông, kể cả chuyện có tới “30 ngàn vụ giải phẫu để thay thế các cơ phận nơi thân thể trong năm 2006 và 95% những bộ phận này lấy từ những người bị án tử hình.”
Ngoài ra ông cho biết rằng người đàn bà Trung quốc bị bó buộc phải phá thai nếu họ có bầu đứa con thứ hai, do đó đã có tới 30 triệu vụ phá thai mỗi năm.
Ông Wu cũng tố cáo chính sách của Trung quốc “đàn áp và tàn sát” người Tây tạng và Uyghurs.
Chính quyền “không phải là một đảng phái của người vô sản nhưng là một tổ chức làm thương mại với phương Tây để kiếm lời.”
Ông thúc giục mọi người Tây phương: “Khi quý vị ăn uống no đủ thừa thãi, xin hãy nhớ rằng người Trung quốc không được đi nhà thờ, không được tự do truy cập Internet hoặc chỉ trích chính quyền của họ. Nói đến bầu cử ở Trung quốc là điều vô nghĩa. Không có chuyện đầu phiếu ở Trung quốc, người ta chỉ nói đến kinh tế, đến tiền bạc.”
Được biết Đức giáo hoàng Benedict XVI đã gửi một điện văn đến cuộc hội ngộ Rimini, đề cập đến chủ đề của cuộc tụ hội với lời khẳng định rằng gặp gỡ Đức Kitô là một “biến cố” tạo ra thông hiệp. Điện văn do Hồng y Tarcisio Bertone bộ trưởng ngoại giao Tòa thánh gửi, được tuyên đọc tại thánh lễ khai mạc.
Trong các vị diễn giả năm nay người ta thấy có Tony Blair, cựuThủ tướng Anh; Jeb Bush, cựu thống đốc bang Florida; hồng y Antonio María Rouco Varela, tổng giám mục Madrid và chủ tịch hội đồng giám mục Tân ban nha; John Milbank, nhà văn và giáo sư Đại học Nottingham; Carl Anderson, hiệp sĩ tối cao của Hội Hiệp sĩ Columbus.
Top Stories
Vietnam: priest condemns forced confessions on national media
Independent Catholic News
00:46 25/08/2009
A Catholic priest has denounced a film screened on national television in which five pro-democracy activists were shown saying that they had been trying to overthrow the Vietnamese state. 700 state newspapers and other media outlets simultaneously reported the event the next day.
Tran Huynh Duy Thuc, Le Cong Dinh, Le Thang Long, Nguyen Tien Trung and Tran Anh Kim were shown bending their heads, admitting their sins against the Vietnamese State, and appealing for lenient treatment.
Fr Peter Phan Van Loi of Hue Archdiocese told Radio Free Asia that such political confessions were "almost always obtained under duress".
He said he believed the prisoners had been beaten. “A defendant can only plead guilty or not guilty during a court upholding a fair and legitimate proceeding,” he concluded.
Fr Peter Phan himself is at possible risk of arrest for suspected links to a group including veteran democracy activists. He and some others “were identified in the police report and indictment for follow-up investigation,” Human Rights Watch stated in a report on 19 August.
Human Rights Watch and other rights organizations have demanded the government to immediate release of the democracy activists. At least 24 dissidents have been jailed since July, according to state media.
Tran Huynh Duy Thuc, Le Cong Dinh, Le Thang Long, Nguyen Tien Trung and Tran Anh Kim were shown bending their heads, admitting their sins against the Vietnamese State, and appealing for lenient treatment.
Fr Peter Phan Van Loi of Hue Archdiocese told Radio Free Asia that such political confessions were "almost always obtained under duress".
He said he believed the prisoners had been beaten. “A defendant can only plead guilty or not guilty during a court upholding a fair and legitimate proceeding,” he concluded.
Fr Peter Phan himself is at possible risk of arrest for suspected links to a group including veteran democracy activists. He and some others “were identified in the police report and indictment for follow-up investigation,” Human Rights Watch stated in a report on 19 August.
Human Rights Watch and other rights organizations have demanded the government to immediate release of the democracy activists. At least 24 dissidents have been jailed since July, according to state media.
Bulldozers raze the Church of Tam Toa quashing Catholic demands.
Asia-News
14:44 25/08/2009
The government has decreed that the ruins of the ancient church will become a public park, having in mind to build a tourist village, and refuse to give it back to the Catholics for sacred use. Criticism from the bishop, who recalls the arrests, beatings, theft against the faithful by the police. On the day of the Assumption, 200 thousand people celebrated Mass at Xa Doai. Another 50 thousand, prevented by police from reaching the meeting place, celebrated Mass along the highway.
Hanoi (AsiaNews) - The standoff between the authorities of Hanoi and the Catholics of the diocese of Vinh (central Vietnam) for the use of the ruins of the church of Tam Toa came to an end on August 20 when city government bulldozers flattened the last shreds of the sacred building, leaving only the bell tower standing.
Days earlier, on 17 August, Ngau Bui Xuan, vice president of the People's Committee of Dong Hoi issued a decree (No 137/TB-UBND) ordering the conversion of the church of Tam Toa in a public park.
The bill is similar to the one issued in the cases of the former Nunciature of Hanoi and for the church of Thai Ha. In all three situations, the Catholics demanded a return to the rightful owners of the land that the government - after they were requisitioned for the public good - wanted to use for private real estate speculation. Faced with the resistance of the Catholics, the government has decided to change the destination of the land (for now) and have turned it into a public park.
In the defense of the sacred use of the Tam Toa church, Catholics were beaten, arrested, and robbed. Two priests were hospitalized and hundreds of thousands of faithful have held prayer vigils and sit-ins.
The church of Tam Toa stands on breathtaking scenery. Fr Claude Bonin who built it in 1887, chose a hill on the shore of Nhat Le river, thinking that it was easier for Catholics to reach the church by using boats. With the economic and building development of the town (Dong Hoi), the zone has become the most expensive in the area.
The greed of the party cadres led them first to determine that the remains of the church must serve as a war memorial (the church had been bombed by the Americans in the '60s). A tourist was to be built village around the ruins of the sacred building (cf. AsiaNews.it, 21/07/2009 Beatings and arrests of priests and faithful in the historic church of Tam Toa).
Already last year government bulldozers had cleared a lot of ground around Tam Toa and many luxury apartments have been built for members of local government. Days ago, after the decree that transform the site into a public park, construction was concluded. According to local witnesses, the Hanoi government, concerned about the publicity the case has received at home and abroad, decreed that the tower was also to be razed. But local authorities want to preserve it as an elegance feature in a future holiday village. This notwithstanding they are in complete agreement with Hanoi to remove all traces of Catholicism from the region.
The office of the Diocese of Vinh has protested against Bui Xuan Ngau’s decree, but in vain.
For the Feast of the Assumption, on 15 August, at least 200 thousand people gathered in Xa Doi for mass. But another 50 thousand were detained by the police for fear of new pressures on the government. Those unable to reach Xa Doi for the celebration decided to celebrate Mass at the edge of the road, on Highway No. 1. The state media described the gesture as "illegal” and of giving rise to “public disorder", but for the locals it was "a wonderful scene, one never seen until now."
During the celebration on August 15, the Bishop of Vinh, Msgr. Mary Paul Cao Dinh Thuyen, 83, expressed his sorrow at police violence against Catholics.
Hanoi (AsiaNews) - The standoff between the authorities of Hanoi and the Catholics of the diocese of Vinh (central Vietnam) for the use of the ruins of the church of Tam Toa came to an end on August 20 when city government bulldozers flattened the last shreds of the sacred building, leaving only the bell tower standing.
Days earlier, on 17 August, Ngau Bui Xuan, vice president of the People's Committee of Dong Hoi issued a decree (No 137/TB-UBND) ordering the conversion of the church of Tam Toa in a public park.
The bill is similar to the one issued in the cases of the former Nunciature of Hanoi and for the church of Thai Ha. In all three situations, the Catholics demanded a return to the rightful owners of the land that the government - after they were requisitioned for the public good - wanted to use for private real estate speculation. Faced with the resistance of the Catholics, the government has decided to change the destination of the land (for now) and have turned it into a public park.
In the defense of the sacred use of the Tam Toa church, Catholics were beaten, arrested, and robbed. Two priests were hospitalized and hundreds of thousands of faithful have held prayer vigils and sit-ins.
The church of Tam Toa stands on breathtaking scenery. Fr Claude Bonin who built it in 1887, chose a hill on the shore of Nhat Le river, thinking that it was easier for Catholics to reach the church by using boats. With the economic and building development of the town (Dong Hoi), the zone has become the most expensive in the area.
The greed of the party cadres led them first to determine that the remains of the church must serve as a war memorial (the church had been bombed by the Americans in the '60s). A tourist was to be built village around the ruins of the sacred building (cf. AsiaNews.it, 21/07/2009 Beatings and arrests of priests and faithful in the historic church of Tam Toa).
Already last year government bulldozers had cleared a lot of ground around Tam Toa and many luxury apartments have been built for members of local government. Days ago, after the decree that transform the site into a public park, construction was concluded. According to local witnesses, the Hanoi government, concerned about the publicity the case has received at home and abroad, decreed that the tower was also to be razed. But local authorities want to preserve it as an elegance feature in a future holiday village. This notwithstanding they are in complete agreement with Hanoi to remove all traces of Catholicism from the region.
The office of the Diocese of Vinh has protested against Bui Xuan Ngau’s decree, but in vain.
For the Feast of the Assumption, on 15 August, at least 200 thousand people gathered in Xa Doi for mass. But another 50 thousand were detained by the police for fear of new pressures on the government. Those unable to reach Xa Doi for the celebration decided to celebrate Mass at the edge of the road, on Highway No. 1. The state media described the gesture as "illegal” and of giving rise to “public disorder", but for the locals it was "a wonderful scene, one never seen until now."
During the celebration on August 15, the Bishop of Vinh, Msgr. Mary Paul Cao Dinh Thuyen, 83, expressed his sorrow at police violence against Catholics.
I bulldozer contro la chiesa di Tam Toa per soffocare le richieste dei cattolici
Asia-News
14:45 25/08/2009
Il governo ha decretato l’uso a parco pubblico delle rovine dell’antica chiesa, rifiutando di ridarla ai cattolici per l’uso sacro, avendo in mente di costruire un villaggio turistico. Le critiche del vescovo, che ricorda gli arresti, i pestaggi, i furti contro i fedeli ad opera della polizia. Nel giorno dell’Assunta, 200 mila persone hanno celebrato la messa a Xa Doi. Altre 500 mila, ostacolate dalla polizia dal raggiungere il luogo di raduno, hanno celebrato messa lungo l’autostrada.
Hanoi (AsiaNews) – Il braccio di ferro fra le autorità di Hanoi e i cattolici della diocesi di Vinh (Vietnam centrale) per l’uso delle rovine della chiesa di Tam Toa è giunto al termine: il 20 agosto scorso i bulldozer del governo cittadino sono giunti sul posto radendo al suolo gli ultimi brandelli dell’edificio sacro, lasciando in piedi soltanto il campanile.
Giorni prima, il 17 agosto, Bui Xuan Ngau, vice presidente del Comitato del popolo di Dong Hoi ha pubblicato un decreto (il n. 137/TB-UBND) con cui ordina la conversione della chiesa di Tam Toa in un parco pubblico.
Il decreto è simile a quelli diramati per i casi della ex nunziatura di Hanoi e per la chiesa di Thai Ha. In tutte e tre le situazioni, i cattolici reclamavano il ritorno ai legittimi proprietari dei terreni che il governo – dopo averle requisite per il bene pubblico - voleva usare per speculazioni edilizie private. Di fronte alla resistenza dei cattolici, il governo ha deciso di cambiare la destinazione (almeno per ora) e trasformarli in parco pubblico.
Per difendere l’uso sacro della chiesa di Tam Toa, i cattolici sono stati picchiati, arrestati, derubati; due preti sono finiti all’ospedale e centinaia di migliaia di fedeli hanno fatto veglie di preghiera e sit-in.
La chiesa di Tam Toa sorge su un delicato scenario naturale. Il p. Claude Bonin che l’ha costruito nel 1887, aveva scelto una collina proprio sulla riva del fiume Nhat Le, pensando che per i cattolici era più facile giungere alla chiesa usando le barche. Con lo sviluppo economico ed edilizio della città (Dong Hoi), la zona è divenuta la più cara dell’area.
L’avidità dei quadri del Partito li ha portati dapprima a decretare che le rovine della chiesa devono servire a un mausoleo della guerra (la chiesa era stata bombardata dagli americani negli anni ’60). Tutt’attorno alle rovine dell’edificio sacro doveva sorgere un villaggio turistico (cfr AsiaNews.it, 21/07/2009 Percosse e arresti per sacerdoti e fedeli nella storica chiesa di Tam Toa).
Già lo scorso anno i bulldozer del governo avevano spianato molto terreno attorno a Tam Toa e sono stati costruiti molti lussuosi appartamenti per i membri del governo locale. Giorni fa, dopo il decreto che trasforma la destinazione del luogo in un parco pubblico, si è concluso il lavoro. Secondo testimonianze locali, il governo di Hanoi, preoccupato della pubblicità che il caso ha assunto all’estero e nel Paese, aveva decretato che anche il campanile venisse raso al suolo. Ma le autorità locali vogliono preservarlo per dare eleganza al futuro villaggio turistico, sebbene condividano con Hanoi il progetto di eliminare ogni traccia di cattolicesimo dalla regione.
L’ufficio della diocesi di Vinh ha protestato contro il decreto di Bui Xuan Ngau, ma invano.
Per la festa dell’Assunta, lo scorso 15 agosto, almeno 200 mila persone si sono radunate a Xa Doi per la messa. Ma altre 500 mila sono state fermate dalla polizia, per il timore di nuove pressioni contro il governo. Le persone che non hanno potuto raggiungere Xa Doi per la concelebrazione, hanno deciso di celebrare messa ai bordi della strada, lungo l’autostrada n.1. I media di Stato hanno definito il gesto “illegale e produttivo di disordine pubblico”, ma per i locali essa è stato “una scena meravigliosa, mai vista fino ad ora”.
Durante la celebrazione del 15 agosto il vescovo di Vinh, mons. Paul Maria Cao Dinh Thuyen, 83 anni, ha espresso il suo dolore per le violenze della polizia contro i cattolici.
Hanoi (AsiaNews) – Il braccio di ferro fra le autorità di Hanoi e i cattolici della diocesi di Vinh (Vietnam centrale) per l’uso delle rovine della chiesa di Tam Toa è giunto al termine: il 20 agosto scorso i bulldozer del governo cittadino sono giunti sul posto radendo al suolo gli ultimi brandelli dell’edificio sacro, lasciando in piedi soltanto il campanile.
Giorni prima, il 17 agosto, Bui Xuan Ngau, vice presidente del Comitato del popolo di Dong Hoi ha pubblicato un decreto (il n. 137/TB-UBND) con cui ordina la conversione della chiesa di Tam Toa in un parco pubblico.
Il decreto è simile a quelli diramati per i casi della ex nunziatura di Hanoi e per la chiesa di Thai Ha. In tutte e tre le situazioni, i cattolici reclamavano il ritorno ai legittimi proprietari dei terreni che il governo – dopo averle requisite per il bene pubblico - voleva usare per speculazioni edilizie private. Di fronte alla resistenza dei cattolici, il governo ha deciso di cambiare la destinazione (almeno per ora) e trasformarli in parco pubblico.
Per difendere l’uso sacro della chiesa di Tam Toa, i cattolici sono stati picchiati, arrestati, derubati; due preti sono finiti all’ospedale e centinaia di migliaia di fedeli hanno fatto veglie di preghiera e sit-in.
La chiesa di Tam Toa sorge su un delicato scenario naturale. Il p. Claude Bonin che l’ha costruito nel 1887, aveva scelto una collina proprio sulla riva del fiume Nhat Le, pensando che per i cattolici era più facile giungere alla chiesa usando le barche. Con lo sviluppo economico ed edilizio della città (Dong Hoi), la zona è divenuta la più cara dell’area.
L’avidità dei quadri del Partito li ha portati dapprima a decretare che le rovine della chiesa devono servire a un mausoleo della guerra (la chiesa era stata bombardata dagli americani negli anni ’60). Tutt’attorno alle rovine dell’edificio sacro doveva sorgere un villaggio turistico (cfr AsiaNews.it, 21/07/2009 Percosse e arresti per sacerdoti e fedeli nella storica chiesa di Tam Toa).
Già lo scorso anno i bulldozer del governo avevano spianato molto terreno attorno a Tam Toa e sono stati costruiti molti lussuosi appartamenti per i membri del governo locale. Giorni fa, dopo il decreto che trasforma la destinazione del luogo in un parco pubblico, si è concluso il lavoro. Secondo testimonianze locali, il governo di Hanoi, preoccupato della pubblicità che il caso ha assunto all’estero e nel Paese, aveva decretato che anche il campanile venisse raso al suolo. Ma le autorità locali vogliono preservarlo per dare eleganza al futuro villaggio turistico, sebbene condividano con Hanoi il progetto di eliminare ogni traccia di cattolicesimo dalla regione.
L’ufficio della diocesi di Vinh ha protestato contro il decreto di Bui Xuan Ngau, ma invano.
Per la festa dell’Assunta, lo scorso 15 agosto, almeno 200 mila persone si sono radunate a Xa Doi per la messa. Ma altre 500 mila sono state fermate dalla polizia, per il timore di nuove pressioni contro il governo. Le persone che non hanno potuto raggiungere Xa Doi per la concelebrazione, hanno deciso di celebrare messa ai bordi della strada, lungo l’autostrada n.1. I media di Stato hanno definito il gesto “illegale e produttivo di disordine pubblico”, ma per i locali essa è stato “una scena meravigliosa, mai vista fino ad ora”.
Durante la celebrazione del 15 agosto il vescovo di Vinh, mons. Paul Maria Cao Dinh Thuyen, 83 anni, ha espresso il suo dolore per le violenze della polizia contro i cattolici.
Pending Trials Show Vietnam's Growing Intolerance of Dissent
Media-Newswire
15:27 25/08/2009
(Media-Newswire.com) - ( New York ) - Vietnam should immediately release six peaceful democracy activists facing trial on groundless charges of threatening national security, in contravention of its obligations under international and Vietnamese guarantees of free expression, Human Rights Watch said today.
The six activists, arrested during a government crackdown that started last September, include the well-known novelist and journalist Nguyen Xuan Nghia, 60. A recipient of the prestigious Hellman/Hammett writers award in 2008, Nghia is a leader of the banned pro-democracy group, Block 8406, and an editorial board member of the underground democracy bulletin, To Quoc ( Fatherland ).
The activists' alleged crimes, according to a copy of a May 17 Ministry of Public Security investigation report obtained by Human Rights Watch, include distributing leaflets, hanging banners on bridges, writing poems and articles, and disseminating articles on the internet calling for democracy, human rights, and a pluralistic political system. In an indictment dated July 3, the six were charged with conducting anti-government propaganda under article 88 of Vietnam's penal code, which carries a sentence of up to 12 years' imprisonment.
"There's no question that the only offense these people have committed is to peacefully advocate for political pluralism and human rights," said Brad Adams, Asia director of Human Rights Watch. "They should be released immediately."
According to the police report, the group hung pro-democracy banners on bridges in Hai Duong and Haiphong cities in August 2008 and planned and conducted demonstrations against China and the Beijing Olympics in 2007 and 2008. In addition, the police report said, the six regularly met to exchange ideas, maintained relationships with democracy activists in Vietnam and abroad, and provided information to foreign radio stations and newspapers.
"Since when does writing poems or hanging banners on a bridge calling for democracy threaten national security?" asked Adams. "Once again the Vietnamese government is treating the expression of opinions as a crime. Vietnam needs to stop locking people up for their political beliefs."
Focusing on Nghia as the alleged leader of the group, the police report details 57 pieces Nghia wrote from 2007 until his arrest in 2008, including poetry, literature, short stories and articles, whose purpose, the report alleged, was to "insult the Communist Party of Vietnam, distort the situation of the country, slander and disgrace the country's leaders, demand a pluralistic and multiparty system. .. and incite and attract other people into the opposition movement."
The five other activists named in Nghia's indictment, who are expected to be tried with him, include veteran democracy activist Nguyen Van Tinh, 67; land rights activists Nguyen Kim Nhan, 60, and Nguyen Van Tuc, 45; university student Ngo Quynh, 25, and engineer Nguyen Manh Son, 66.
Four others arrested last September have not yet been indicted and remain in detention at Thanh Liet Provisional Detention Center ( B-14 ) in Hanoi, They are writer and internet blogger Pham Thanh Nghien, teacher Vu Hung, poet Tran Duc Thach, and engineer Pham Van Troi.
In addition to the ten activists arrested in September 2008, at least seven other dissidents have been arrested in a fresh round of arrests that began in May 2009.
Others at possible risk of arrest for suspected links to Nghia's group include veteran democracy activists Nguyen Thanh Giang, Vu Cao Quan, and Catholic priest Phan Van Loi. They were identified in the police report and indictment for follow-up investigation.
Vietnam's past track record suggests that the upcoming trials will have politically determined verdicts and will be marked by violations of international fair trial standards. Vietnamese courts lack independence and impartiality. Foreign press, diplomats, and international observers are often barred from attending trials of dissidents, who have had difficulty accessing legal counsel.
"Vietnam's donors should raise these cases directly with government authorities and strongly condemn this crackdown on free expression," said Adams. "Respecting basic rights and freedoms must go hand-in-hand with any strategy for economic development."
The Vietnamese government has repeatedly refused to revise or repeal national security provisions in its penal code, such as article 88, which criminalizes peaceful dissent, most recently during the review of its rights record in May by the UN Human Rights Council ( HRC ). In September, the HRC will issue its outcome report on Vietnam's Universal Periodic Review, through which the rights records of all 192 UN member states are examined every four years.
The Vietnamese government has already indicated that it intends to reject key recommendations made by the HRC to lift its restrictions on freedom of expression and association, independent media, and human rights defenders.
"Rather than working with the UN to bring its laws and practices into compliance with international standards, the Vietnamese government continues to use these laws to silence government critics," said Adams. "Even when Vietnam's rights record is in the spotlight at the UN, it refuses to adopt recommendations to improve its record."
Vietnam's Constitution and the International Covenant on Civil and Political Rights ( ICCPR ), to which Vietnam is a state party, oblige the government to respect freedom of expression, belief, and opinion.
The six activists, arrested during a government crackdown that started last September, include the well-known novelist and journalist Nguyen Xuan Nghia, 60. A recipient of the prestigious Hellman/Hammett writers award in 2008, Nghia is a leader of the banned pro-democracy group, Block 8406, and an editorial board member of the underground democracy bulletin, To Quoc ( Fatherland ).
The activists' alleged crimes, according to a copy of a May 17 Ministry of Public Security investigation report obtained by Human Rights Watch, include distributing leaflets, hanging banners on bridges, writing poems and articles, and disseminating articles on the internet calling for democracy, human rights, and a pluralistic political system. In an indictment dated July 3, the six were charged with conducting anti-government propaganda under article 88 of Vietnam's penal code, which carries a sentence of up to 12 years' imprisonment.
"There's no question that the only offense these people have committed is to peacefully advocate for political pluralism and human rights," said Brad Adams, Asia director of Human Rights Watch. "They should be released immediately."
According to the police report, the group hung pro-democracy banners on bridges in Hai Duong and Haiphong cities in August 2008 and planned and conducted demonstrations against China and the Beijing Olympics in 2007 and 2008. In addition, the police report said, the six regularly met to exchange ideas, maintained relationships with democracy activists in Vietnam and abroad, and provided information to foreign radio stations and newspapers.
"Since when does writing poems or hanging banners on a bridge calling for democracy threaten national security?" asked Adams. "Once again the Vietnamese government is treating the expression of opinions as a crime. Vietnam needs to stop locking people up for their political beliefs."
Focusing on Nghia as the alleged leader of the group, the police report details 57 pieces Nghia wrote from 2007 until his arrest in 2008, including poetry, literature, short stories and articles, whose purpose, the report alleged, was to "insult the Communist Party of Vietnam, distort the situation of the country, slander and disgrace the country's leaders, demand a pluralistic and multiparty system. .. and incite and attract other people into the opposition movement."
The five other activists named in Nghia's indictment, who are expected to be tried with him, include veteran democracy activist Nguyen Van Tinh, 67; land rights activists Nguyen Kim Nhan, 60, and Nguyen Van Tuc, 45; university student Ngo Quynh, 25, and engineer Nguyen Manh Son, 66.
Four others arrested last September have not yet been indicted and remain in detention at Thanh Liet Provisional Detention Center ( B-14 ) in Hanoi, They are writer and internet blogger Pham Thanh Nghien, teacher Vu Hung, poet Tran Duc Thach, and engineer Pham Van Troi.
In addition to the ten activists arrested in September 2008, at least seven other dissidents have been arrested in a fresh round of arrests that began in May 2009.
Others at possible risk of arrest for suspected links to Nghia's group include veteran democracy activists Nguyen Thanh Giang, Vu Cao Quan, and Catholic priest Phan Van Loi. They were identified in the police report and indictment for follow-up investigation.
Vietnam's past track record suggests that the upcoming trials will have politically determined verdicts and will be marked by violations of international fair trial standards. Vietnamese courts lack independence and impartiality. Foreign press, diplomats, and international observers are often barred from attending trials of dissidents, who have had difficulty accessing legal counsel.
"Vietnam's donors should raise these cases directly with government authorities and strongly condemn this crackdown on free expression," said Adams. "Respecting basic rights and freedoms must go hand-in-hand with any strategy for economic development."
The Vietnamese government has repeatedly refused to revise or repeal national security provisions in its penal code, such as article 88, which criminalizes peaceful dissent, most recently during the review of its rights record in May by the UN Human Rights Council ( HRC ). In September, the HRC will issue its outcome report on Vietnam's Universal Periodic Review, through which the rights records of all 192 UN member states are examined every four years.
The Vietnamese government has already indicated that it intends to reject key recommendations made by the HRC to lift its restrictions on freedom of expression and association, independent media, and human rights defenders.
"Rather than working with the UN to bring its laws and practices into compliance with international standards, the Vietnamese government continues to use these laws to silence government critics," said Adams. "Even when Vietnam's rights record is in the spotlight at the UN, it refuses to adopt recommendations to improve its record."
Vietnam's Constitution and the International Covenant on Civil and Political Rights ( ICCPR ), to which Vietnam is a state party, oblige the government to respect freedom of expression, belief, and opinion.
HIV-Positive Kids Shunned From Vietnam School
Martha Ann Overland
22:04 25/08/2009
When classes opened across Vietnam on August 17, few students were as excited — or as nervous — as a group of 15 HIV-positive children who had finally been given permission to attend school. For the past two years, the Ho Chi Minh City orphanage where they live had been lobbying to enroll them in a public primary school. Now that the day had arrived, the children were so excited that many were up before the sun, already dressed in the new clothes the nuns had bought for the special occasion.
The school day, however, ended in tears. In fact, it never really began. When the orphans arrived at the gates of An Nhon Dong Elementary School, parents who had been informed ahead of time about the new arrivals grabbed their children and fled. As word spread through the neighborhood, more parents hurried to the school to get their children. As the orphans waited together on the playground to learn if they would be allowed inside, several adults loudly let it be known that they would never let their children sit in the same class with them. "We survived the French bombings and the American bombings," says 70-year old Nguyen Thi Thuoc, who kept her two grandchildren out of the school, which is not far from the entrance to the famous Cu Chi tunnels built by the Vietnamese during the wars. "I'd rather be bombed to death than die slowly of AIDS."
The younger ones, says Sister Nguyen Thi Bao, who had walked the children ranging from ages 6 to 15 to school, were too little too understand. But the older ones knew all too well the reason for the comments and the stares. "They drove us away," one of the children later said. "They hate us. We got the disease from our parents. It's not our fault." With the school balking and classrooms now mostly empty, Sister Bao thought it best to take the children back to the Mai Hoa Center where they live rather than endure more hurt. The center was the first AIDS hospice in Vietnam. But since the introduction of lifesaving antiretroviral medications, few come there to die anymore. The sanctuary-like setting, run by the Roman Catholic Church, has become a home to HIV-positive orphans and those who have no where else to go. "I thought it would be a happy day for them," says Sister Bao, "but it turned out to be a day of sadness."
Discrimination against people living HIV/AIDS is nothing new. But the irony in this case is that Vietnam has some of the most sweeping HIV/AIDS laws in the world, says Jesper Morch, the UNICEF representative in Vietnam. Children cannot be barred from school because they or any of their family members have HIV/AIDS. The law also states that employers cannot fire nor can doctors refuse to treat anyone because of their HIV status. Even the laws in the United States are not as far reaching.
Unfortunately, attitudes on the street are not so easily changed. Unlike the epidemic in parts of Africa, where the virus has cut a large swath through entire communities and few have been untouched, the number of HIV-positive persons in Vietnam is less than one percent. Most of the estimated 300,000 people who have contracted the virus are intravenous drug users and sex workers. Its association with "social evils" says Morch, makes it tough to combat the myths and ignorance around AIDS. "You can have wonderful policies and wonderful legislation," Morch adds, but without a proper campaign on the ground, "you'll have trouble enforcing them."
Efforts to enroll HIV-positive children in Vietnam's public schools have had dismal results. Even where teachers and local officials have gone door-to-door to educate parents, very few children have ever successfully been enrolled and actually attended. "Parents have their own arguments and it's hard to answer them," says Nguyen Van Chan, the beleaguered principal of An Nhon Dong Elementary School. "We all know how HIV is transmitted but who can give complete assurances?" he asks.
Troublingly, Ho Chi Minh City is considered the most progressive region in the country in terms of HIV/AIDS advocacy. The government AIDS committee runs public education campaigns and training programs for local officials. Last year, it supported the decision to allow some of the orphans from the Mai Hoa AIDS Center to attend the school's weekly flag ceremony and occasionally sit at the end of the table in some classes, says Le Truong Giang, deputy chairman of the Ho Chi Minh City Provincial AIDS Committee. Giang concedes that after last week's unfortunate episode, those efforts were clearly not enough.
For now, the 15 children will continue to be schooled at the orphanage. An Nhon Dong Elementary has agreed to provide textbooks and send teachers to the center, which some might see as a victory. The children, however, know it is nothing of the sort. Several broke down, says Sister Bao, when they heard that once again they would not be allowed to go to a "normal" school.
What happened to the children at the Mai Hoa Center illustrates how much work the Vietnamese government, as well as international development and aid agencies, have left to do, says Morch. More awareness campaigns are obviously needed. Government officials and celebrities need to photographed hugging AIDS patients and playing with them out on the sports field, he says. But Morch is encouraged by the fact that as soon as the incident was made public, the central government fired off a stern warning to the local authorities that they had violated the law, and they wanted assurances that this will not be repeated. "The law is crystal clear and the policy is crystal clear," says Morch, which shows incredible progress. "Now it really is a question of parents understanding. They need to be educated, and we have a long ways to go on this in Vietnam."
The school day, however, ended in tears. In fact, it never really began. When the orphans arrived at the gates of An Nhon Dong Elementary School, parents who had been informed ahead of time about the new arrivals grabbed their children and fled. As word spread through the neighborhood, more parents hurried to the school to get their children. As the orphans waited together on the playground to learn if they would be allowed inside, several adults loudly let it be known that they would never let their children sit in the same class with them. "We survived the French bombings and the American bombings," says 70-year old Nguyen Thi Thuoc, who kept her two grandchildren out of the school, which is not far from the entrance to the famous Cu Chi tunnels built by the Vietnamese during the wars. "I'd rather be bombed to death than die slowly of AIDS."
The younger ones, says Sister Nguyen Thi Bao, who had walked the children ranging from ages 6 to 15 to school, were too little too understand. But the older ones knew all too well the reason for the comments and the stares. "They drove us away," one of the children later said. "They hate us. We got the disease from our parents. It's not our fault." With the school balking and classrooms now mostly empty, Sister Bao thought it best to take the children back to the Mai Hoa Center where they live rather than endure more hurt. The center was the first AIDS hospice in Vietnam. But since the introduction of lifesaving antiretroviral medications, few come there to die anymore. The sanctuary-like setting, run by the Roman Catholic Church, has become a home to HIV-positive orphans and those who have no where else to go. "I thought it would be a happy day for them," says Sister Bao, "but it turned out to be a day of sadness."
Discrimination against people living HIV/AIDS is nothing new. But the irony in this case is that Vietnam has some of the most sweeping HIV/AIDS laws in the world, says Jesper Morch, the UNICEF representative in Vietnam. Children cannot be barred from school because they or any of their family members have HIV/AIDS. The law also states that employers cannot fire nor can doctors refuse to treat anyone because of their HIV status. Even the laws in the United States are not as far reaching.
Unfortunately, attitudes on the street are not so easily changed. Unlike the epidemic in parts of Africa, where the virus has cut a large swath through entire communities and few have been untouched, the number of HIV-positive persons in Vietnam is less than one percent. Most of the estimated 300,000 people who have contracted the virus are intravenous drug users and sex workers. Its association with "social evils" says Morch, makes it tough to combat the myths and ignorance around AIDS. "You can have wonderful policies and wonderful legislation," Morch adds, but without a proper campaign on the ground, "you'll have trouble enforcing them."
Efforts to enroll HIV-positive children in Vietnam's public schools have had dismal results. Even where teachers and local officials have gone door-to-door to educate parents, very few children have ever successfully been enrolled and actually attended. "Parents have their own arguments and it's hard to answer them," says Nguyen Van Chan, the beleaguered principal of An Nhon Dong Elementary School. "We all know how HIV is transmitted but who can give complete assurances?" he asks.
Troublingly, Ho Chi Minh City is considered the most progressive region in the country in terms of HIV/AIDS advocacy. The government AIDS committee runs public education campaigns and training programs for local officials. Last year, it supported the decision to allow some of the orphans from the Mai Hoa AIDS Center to attend the school's weekly flag ceremony and occasionally sit at the end of the table in some classes, says Le Truong Giang, deputy chairman of the Ho Chi Minh City Provincial AIDS Committee. Giang concedes that after last week's unfortunate episode, those efforts were clearly not enough.
For now, the 15 children will continue to be schooled at the orphanage. An Nhon Dong Elementary has agreed to provide textbooks and send teachers to the center, which some might see as a victory. The children, however, know it is nothing of the sort. Several broke down, says Sister Bao, when they heard that once again they would not be allowed to go to a "normal" school.
What happened to the children at the Mai Hoa Center illustrates how much work the Vietnamese government, as well as international development and aid agencies, have left to do, says Morch. More awareness campaigns are obviously needed. Government officials and celebrities need to photographed hugging AIDS patients and playing with them out on the sports field, he says. But Morch is encouraged by the fact that as soon as the incident was made public, the central government fired off a stern warning to the local authorities that they had violated the law, and they wanted assurances that this will not be repeated. "The law is crystal clear and the policy is crystal clear," says Morch, which shows incredible progress. "Now it really is a question of parents understanding. They need to be educated, and we have a long ways to go on this in Vietnam."
Tin Giáo Hội Việt Nam
Cuộc hội ngộ Hành Trình Emmaus III của các Linh Mục Việt Nam tại Hoa Kỳ đã khai mạc.
Nguyễn Long Thao
06:52 25/08/2009
SANTA CLARA 25/8/09.- Sau những ngày nỗ lực chuẩn bị, cuộc hội ngộ của các Linh Mục Việt Nam tại Hoa Kỳ có danh xưng là Hành Trình Emmaus III, đã được long trọng khai mạc vào lúc 6 giờ 30 chiều thứ Hai, 24 tháng 8 năm 2009 tại thánh đường Our Lady Of Peace thuộc thành phố Santa Clara, miền Bắc California, cách San Jose 10km về hướng Bắc.
Được gọi là Hành Trình Emmaus III vì đây là lần thứ ba, Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ đứng ra tổ chức cuộc hội ngộ giữa các Linh Mục Việt Nam đang phục vụ tại Hoa Kỳ. Được biết 2 cuộc hội ngộ trước đây, vào các năm 2004 và 2007, đều diễn ra tại Orange County, nam California. Năm nay đại hội diễn ra tại Bắc California vì tiểu bang này có đông các vị Linh Mục Việt Nam
Vị Linh Mục được Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ trao trách nhiệm tổ chức cuộc hội ngộ năm 2009 là cha Phan Quang Cường, quản nhiệm cộng đoàn Việt Nam tại giáo xứ St.Victor, San Jose. Việc tổ chức được sự hỗ trợ của Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ, của cơ quan thông tấn xã VietCatholic và của một số giáo dân thiện chí tại San Jose. Nhưng ai cũng phải công nhận Linh Mục Phan Quang Cường là người đã góp công sức nhiều nhất vào việc tổ chức đại hội lần này và nhờ tài tháo vát, năng nổ của ngài, đại hội đã diễn ra cách tốt đẹp, thu hút được sự chú ý của giới truyền thông Việt - Mỹ.
Theo báo cáo của Linh Mục Trưởng Ban Tổ Chức, cuộc hội ngộ lần này có 140 tham dự viên gồm các linh Mục dòng, triều, một vị Giám Mục là Đức Cha Mai Thanh Lương. Tuy nhiên, vì vấn đề sức khoẻ, Đức Cha đã không thể đến tham dự ngày khai mạc. Ngưòi ta cũng thấy một số Đức Ông như Đức Ông Đỗ Văn Đĩnh, Đức Ông Nguyễn Văn Tài- Giám Đốc Đài Phát Thanh Veritas đến từ Phi Luật Tân. Ngoài ra có một số Linh Mục đến từ Canada, Âu Châu và hai vị Linh Mục đến từ Việt Nam. Con số tham dự viên lần này là đông đảo nhất so với hai lần trước. Các Linh Mục đến từ khắp các tiểu bang Hoa Kỳ, gồm đủ thành phần tuổi tác, đang phục vụ ở các giáo xứ Mỹ, hay giáo xứ Việt. Các vị ấy tỏ ra rất vui mừng được gặp nhau và ai cũng có một nỗi trăn trở là muốn tham dự Hành Trình Emmaus để được trao đổi và học hỏi về một số vấn đề gắn liền với lý tưởng của các ngài, đồng thời đến với Emmaus để tìm biết giải đáp cho những vấn đề tôn giáo đang nổi cộm trong xã hội như vấn đề tại sao ngày nay giới trẻ lại bỏ đạo?
Các Linh Mục bắt đầu đến San Jose từ trưa thứ Hai, được các giáo dân thiện nguyện đón tiếp tại phi trường và đưa về khách sạn Mariott sát khu thánh đường Our Lady Of Peace là nơi diễn ra hầu hết các sinh hoạt cuộc hội ngộ. Nhờ ban tổ chức khéo léo nên khách sạn năm sao Mariott đã tính giá tượng trưng cho “các đấng chỉ có tiếng mà không có miếng”.
Nếu chủ để của cuộc hội ngộ Linh Mục năm 2007 là Sứ Mạng Người Mục Tử thì chủ để cuộc hội ngộ năm nay là Xin Cho Chúng Con Nên Một. Chương trình sinh hoạt 3 ngày đại hội được dự liệu như sau:
Thứ Hai, 24 tháng 8 – Ngày khai mạc Đại Hội:
12 giờ trưa các linh mục bắt đầu ghi danh tại Marriott Hotel. Sau đó, lúc 6 giờ 30 tối các linh mục đồng tế thánh lễ khai mạc tại thánh đường Our Lady of Peace. LM Nguyễn Thanh Liêm, Chủ tịch Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ, chủ tế. LM Trần Công Nghị, Giám Đốc cơ quan thông tấn xã VietCatholic đã thuyết giảng một bài thật sâu sắc về chức thánh Linh Mục.
Thứ Ba, 25 tháng 8:
Buổi sáng, LM Đào Quang Chính thuyết trình đề tài: “Phục Vụ Những Sắc Dân Khác Nhau.” Sau đó sẽ có thánh lễ do LM Nguyễn Đức Trọng chủ tế và LM Nguyễn Nam Thảo, SJ giảng thuyết.
Buổi chiều, Đức Ông Phạm Quốc Tuấn, Nữ Tu Thúy Liễu, LM Trịnh Tuấn Hoàng thuyết trình đề tài: “Sự Liên Đới Giữa Linh Mục Và Tu Sĩ.”.
Sau đó, Sư Huynh La San Trần Trọng An-Phong, LM Nguyễn Hoài Chương và LM Đồng Minh Quang phân tích đề tài “Tại Sao Giới Trẻ Bỏ Đạo và Làm Thế Nào Để Hướng Dẫn Họ Trở Lại.”
Thứ Tư, 26 tháng 8:
Đức cha Mai Thanh Lương chủ tế thánh lễ, cùng với 140 linh mục đồng tế vào lúc 10 giờ sáng tại nhà thờ Chánh tòa Oakland, Christ of the Light. LM Nguyễn Đông Hùng thuyết giảng.
Vào lúc 11:30 Đức cha Mai Thanh Lương thuyết trình đề tài:“Làm Sao Để Phát Triển Tình Huynh Đệ”, sau đó là phần thảo luận. Buổi chiều các LM thăm danh lam thắng cảnh thành phố San Francisco và Oakland.
Thứ Năm, 27 tháng 8:
Linh Mục Nguyễn Khắc Hy, SS thuyết trình đề tài: “Linh Mục và Bí Tích Thánh Thể”. Sau cùng, để kết thúc Hành Trình Emmaus III, LM Phan Quang Cường, trưởng ban tổ chức đại hội sẽ chủ tế thánh lễ bế mạc vào lúc 10 giờ 45 sáng, và tân Linh mục Lê Trung Tướng thuyết giảng. Đại hội sẽ bế mạc lúc 12 giờ trưa.
Tưởng cũng nên nói thêm, Hành Trình Emmaus chưa phải là một sinh hoạt định kỳ của Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ mặc dù đây là sinh hoạt đáng ca ngợi, mang một ý nghiã sâu sắc vì cuộc hội ngộ không chỉ đơn thuần là chỗ trao đổi kinh nghiệm, gặp gỡ thân tình, củng cố tinh thần Emmaus, mà còn là dịp hiếm qúy để gần 850 Linh Mục Việt Nam trên đất Hoa Kỳ có dịp cùng nhau ôn lại căn tính của mình. Và hơn thế nữa, người ta kỳ vọng các cuộc hội ngộ ấy sẽ là dịp thăng tiến tinh thần hiệp thông giữa hàng ngũ đông đảo và đầy khả năng của 850 Linh Mục Việt Nam tại Hoa Kỳ với Giáo Hội Mẹ tại quê hương Việt Nam.
Được gọi là Hành Trình Emmaus III vì đây là lần thứ ba, Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ đứng ra tổ chức cuộc hội ngộ giữa các Linh Mục Việt Nam đang phục vụ tại Hoa Kỳ. Được biết 2 cuộc hội ngộ trước đây, vào các năm 2004 và 2007, đều diễn ra tại Orange County, nam California. Năm nay đại hội diễn ra tại Bắc California vì tiểu bang này có đông các vị Linh Mục Việt Nam
Vị Linh Mục được Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ trao trách nhiệm tổ chức cuộc hội ngộ năm 2009 là cha Phan Quang Cường, quản nhiệm cộng đoàn Việt Nam tại giáo xứ St.Victor, San Jose. Việc tổ chức được sự hỗ trợ của Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ, của cơ quan thông tấn xã VietCatholic và của một số giáo dân thiện chí tại San Jose. Nhưng ai cũng phải công nhận Linh Mục Phan Quang Cường là người đã góp công sức nhiều nhất vào việc tổ chức đại hội lần này và nhờ tài tháo vát, năng nổ của ngài, đại hội đã diễn ra cách tốt đẹp, thu hút được sự chú ý của giới truyền thông Việt - Mỹ.
Theo báo cáo của Linh Mục Trưởng Ban Tổ Chức, cuộc hội ngộ lần này có 140 tham dự viên gồm các linh Mục dòng, triều, một vị Giám Mục là Đức Cha Mai Thanh Lương. Tuy nhiên, vì vấn đề sức khoẻ, Đức Cha đã không thể đến tham dự ngày khai mạc. Ngưòi ta cũng thấy một số Đức Ông như Đức Ông Đỗ Văn Đĩnh, Đức Ông Nguyễn Văn Tài- Giám Đốc Đài Phát Thanh Veritas đến từ Phi Luật Tân. Ngoài ra có một số Linh Mục đến từ Canada, Âu Châu và hai vị Linh Mục đến từ Việt Nam. Con số tham dự viên lần này là đông đảo nhất so với hai lần trước. Các Linh Mục đến từ khắp các tiểu bang Hoa Kỳ, gồm đủ thành phần tuổi tác, đang phục vụ ở các giáo xứ Mỹ, hay giáo xứ Việt. Các vị ấy tỏ ra rất vui mừng được gặp nhau và ai cũng có một nỗi trăn trở là muốn tham dự Hành Trình Emmaus để được trao đổi và học hỏi về một số vấn đề gắn liền với lý tưởng của các ngài, đồng thời đến với Emmaus để tìm biết giải đáp cho những vấn đề tôn giáo đang nổi cộm trong xã hội như vấn đề tại sao ngày nay giới trẻ lại bỏ đạo?
Các Linh Mục bắt đầu đến San Jose từ trưa thứ Hai, được các giáo dân thiện nguyện đón tiếp tại phi trường và đưa về khách sạn Mariott sát khu thánh đường Our Lady Of Peace là nơi diễn ra hầu hết các sinh hoạt cuộc hội ngộ. Nhờ ban tổ chức khéo léo nên khách sạn năm sao Mariott đã tính giá tượng trưng cho “các đấng chỉ có tiếng mà không có miếng”.
Nếu chủ để của cuộc hội ngộ Linh Mục năm 2007 là Sứ Mạng Người Mục Tử thì chủ để cuộc hội ngộ năm nay là Xin Cho Chúng Con Nên Một. Chương trình sinh hoạt 3 ngày đại hội được dự liệu như sau:
Thứ Hai, 24 tháng 8 – Ngày khai mạc Đại Hội:
12 giờ trưa các linh mục bắt đầu ghi danh tại Marriott Hotel. Sau đó, lúc 6 giờ 30 tối các linh mục đồng tế thánh lễ khai mạc tại thánh đường Our Lady of Peace. LM Nguyễn Thanh Liêm, Chủ tịch Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ, chủ tế. LM Trần Công Nghị, Giám Đốc cơ quan thông tấn xã VietCatholic đã thuyết giảng một bài thật sâu sắc về chức thánh Linh Mục.
Thứ Ba, 25 tháng 8:
Buổi sáng, LM Đào Quang Chính thuyết trình đề tài: “Phục Vụ Những Sắc Dân Khác Nhau.” Sau đó sẽ có thánh lễ do LM Nguyễn Đức Trọng chủ tế và LM Nguyễn Nam Thảo, SJ giảng thuyết.
Buổi chiều, Đức Ông Phạm Quốc Tuấn, Nữ Tu Thúy Liễu, LM Trịnh Tuấn Hoàng thuyết trình đề tài: “Sự Liên Đới Giữa Linh Mục Và Tu Sĩ.”.
Sau đó, Sư Huynh La San Trần Trọng An-Phong, LM Nguyễn Hoài Chương và LM Đồng Minh Quang phân tích đề tài “Tại Sao Giới Trẻ Bỏ Đạo và Làm Thế Nào Để Hướng Dẫn Họ Trở Lại.”
Thứ Tư, 26 tháng 8:
Đức cha Mai Thanh Lương chủ tế thánh lễ, cùng với 140 linh mục đồng tế vào lúc 10 giờ sáng tại nhà thờ Chánh tòa Oakland, Christ of the Light. LM Nguyễn Đông Hùng thuyết giảng.
Vào lúc 11:30 Đức cha Mai Thanh Lương thuyết trình đề tài:“Làm Sao Để Phát Triển Tình Huynh Đệ”, sau đó là phần thảo luận. Buổi chiều các LM thăm danh lam thắng cảnh thành phố San Francisco và Oakland.
Thứ Năm, 27 tháng 8:
Linh Mục Nguyễn Khắc Hy, SS thuyết trình đề tài: “Linh Mục và Bí Tích Thánh Thể”. Sau cùng, để kết thúc Hành Trình Emmaus III, LM Phan Quang Cường, trưởng ban tổ chức đại hội sẽ chủ tế thánh lễ bế mạc vào lúc 10 giờ 45 sáng, và tân Linh mục Lê Trung Tướng thuyết giảng. Đại hội sẽ bế mạc lúc 12 giờ trưa.
Tưởng cũng nên nói thêm, Hành Trình Emmaus chưa phải là một sinh hoạt định kỳ của Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ mặc dù đây là sinh hoạt đáng ca ngợi, mang một ý nghiã sâu sắc vì cuộc hội ngộ không chỉ đơn thuần là chỗ trao đổi kinh nghiệm, gặp gỡ thân tình, củng cố tinh thần Emmaus, mà còn là dịp hiếm qúy để gần 850 Linh Mục Việt Nam trên đất Hoa Kỳ có dịp cùng nhau ôn lại căn tính của mình. Và hơn thế nữa, người ta kỳ vọng các cuộc hội ngộ ấy sẽ là dịp thăng tiến tinh thần hiệp thông giữa hàng ngũ đông đảo và đầy khả năng của 850 Linh Mục Việt Nam tại Hoa Kỳ với Giáo Hội Mẹ tại quê hương Việt Nam.
Giáo xứ St. Maria Goretti, San Jose có tân ban phụng vụ.
Têrêsa Đinh
15:58 25/08/2009
Giáo xứ St. Maria Goretti, San Jose có tân ban phụng vụ.
Sau 10 năm là Trưởng Ban Thánh Lễ 8 giờ sáng Chúa nhật, ông Phạm mạnh Tuấn nhất định không tái ứng cử nhiệm kỳ mới, vì ông đã phục vụ trong chức vụ này đã 3 nhiệm kỳ, ông muốn rằng trong các Thừa Tác viên đã cùng hợp tác với ông trong Ban phụng vụ tại nhà thờ Thánh Maria Goretti được có cơ hội đảm nhận chức vụ Trưởng Ban thay ông để “làm mới” sinh hoạt của giáo xứ, một giáo xứ có số giáo dân đông nhất Giáo phận San Jose, mà cộng đoàn Việt nam chiếm nửa tổng số trong các sắc dân bạn như cộng đoàn Mỹ, Mễ và Phi luật tân.
Ban Phụng vụ Thánh lễ đã có một cuộc bầu cử để bầu chọn một Trưởng Ban mới, và ông Đinh Ngọc Long đã đắc cử chức Trưởng Ban Thánh lễ nhiệm kỳ 2009-2012
Trong Thánh lễ 8 giờ sáng ngày 23 tháng 8 năm 2009, Đức ông Dominic Đỗ văn Đĩnh đã cử hành nghi thức” Sai Đi” để chúc phúc cho ông Tân trưởng ban cũng như ban Phụng vụ rất đông đảo gồm 50 Thừa Tác Viên trong các Ban: Đọc SáchThánh, Thánh Thể, Tiếp đón giáo dân, Trật tự, Vệ sinh, Thu tiền, Xã hội …
Trong Thánh lễ, Đức ông, Cha Tân Đông tế, Thầy Phó tế Hồ Quang Nhựt và toàn thể giáo dân tham dự đã cầu nguyên cho ban Phụng vụ mới được “Sai Đi”hôm nay,nhờ ơn Chúa giúp, sẽ chu toàn Thừa tác vụ phục vụ Thiên Chúa và Giáo hội.
Cha Chính xứ Steven Brown cũng nhân dịp này ngỏ lời cám ơn ông cựu Trưởng Ban Phạm Mạnh Tuấn và vợ là bà Dương thị Tiến đã phục vụ rất đắc lực cho giáo xứ trong 10 năm qua. Các Thánh lể tuy đông đảo giáo dân nhưng rất trật tự trang nghiêm, ca đoàn Mông Triệu phụ trách hát lễ rất sốt sắng trong lời ca tiếng hát…Nói chung mọi sự đều tốt đẹp.
Cha Chính xứ đã trao bằng “Ghi Ơn” cho ông Tuấn trong tràng pháo tay tưởng như không bao giờ dứt cuả giáo dân hiện diện.
Sau 10 năm là Trưởng Ban Thánh Lễ 8 giờ sáng Chúa nhật, ông Phạm mạnh Tuấn nhất định không tái ứng cử nhiệm kỳ mới, vì ông đã phục vụ trong chức vụ này đã 3 nhiệm kỳ, ông muốn rằng trong các Thừa Tác viên đã cùng hợp tác với ông trong Ban phụng vụ tại nhà thờ Thánh Maria Goretti được có cơ hội đảm nhận chức vụ Trưởng Ban thay ông để “làm mới” sinh hoạt của giáo xứ, một giáo xứ có số giáo dân đông nhất Giáo phận San Jose, mà cộng đoàn Việt nam chiếm nửa tổng số trong các sắc dân bạn như cộng đoàn Mỹ, Mễ và Phi luật tân.
Ban Phụng vụ Thánh lễ đã có một cuộc bầu cử để bầu chọn một Trưởng Ban mới, và ông Đinh Ngọc Long đã đắc cử chức Trưởng Ban Thánh lễ nhiệm kỳ 2009-2012
Trong Thánh lễ 8 giờ sáng ngày 23 tháng 8 năm 2009, Đức ông Dominic Đỗ văn Đĩnh đã cử hành nghi thức” Sai Đi” để chúc phúc cho ông Tân trưởng ban cũng như ban Phụng vụ rất đông đảo gồm 50 Thừa Tác Viên trong các Ban: Đọc SáchThánh, Thánh Thể, Tiếp đón giáo dân, Trật tự, Vệ sinh, Thu tiền, Xã hội …
Trong Thánh lễ, Đức ông, Cha Tân Đông tế, Thầy Phó tế Hồ Quang Nhựt và toàn thể giáo dân tham dự đã cầu nguyên cho ban Phụng vụ mới được “Sai Đi”hôm nay,nhờ ơn Chúa giúp, sẽ chu toàn Thừa tác vụ phục vụ Thiên Chúa và Giáo hội.
Cha Chính xứ Steven Brown cũng nhân dịp này ngỏ lời cám ơn ông cựu Trưởng Ban Phạm Mạnh Tuấn và vợ là bà Dương thị Tiến đã phục vụ rất đắc lực cho giáo xứ trong 10 năm qua. Các Thánh lể tuy đông đảo giáo dân nhưng rất trật tự trang nghiêm, ca đoàn Mông Triệu phụ trách hát lễ rất sốt sắng trong lời ca tiếng hát…Nói chung mọi sự đều tốt đẹp.
Cha Chính xứ đã trao bằng “Ghi Ơn” cho ông Tuấn trong tràng pháo tay tưởng như không bao giờ dứt cuả giáo dân hiện diện.
Thánh lễ ban bí tích Thêm Sức tại giáo xứ An Khoái, Hà Nam
Giuse Trần Ngọc Huấn
16:27 25/08/2009
Thánh lễ ban bí tích Thêm Sức tại giáo xứ An Khoái.
TGP Hà Nội – Sáng ngày hôm nay, 25 tháng 8 năm 2009, Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt đã cử hành Thánh lễ ban bí tích Thêm Sức cho 70 em thiếu nhi thuộc giáo xứ An Khoái.
Giáo xứ An Khoái nằm ở địa bàn tỉnh Hà Nam, thuộc Tổng giáo phận Hà Nội. Hiện nay, giáo xứ có khoảng 1.800 nhân danh, đa số làm nghề xây dựng và nông nghiệp, đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn. Ngôi thánh đường giáo xứ được khánh thành và cung hiến năm 1997. Từ năm 2007, cha Phêrô Nguyễn Văn Nghị nhận bài sai về làm quản xứ nơi đây.
Được đón Đức Tổng Giám mục Giuse về thăm viếng mục vụ và cử hành Thánh lễ ban bí tích Thêm sức là niềm vui của bà con giáo dân An Khoái. Từ sáng sớm, trên mọi nẻo đường dẫn tới nhà thờ giáo xứ, bà con giáo dân đã nô nức trang phục chỉnh tề, cờ hoa để chào đón vị Cha chung.
Được biết, để chuẩn bị cho Thánh lễ và việc lãnh bí tích Thêm sức hôm nay, Cha xứ, quý nam nữ tu sỹ đã hướng dẫn bà con giáo dân nơi đây, nhất là 70 em thiếu nhi đã tích cực học hỏi về Giáo lý, tập tành các nghi thức… nhờ đó, buổi lễ đã diễn ra rất sốt sắng, trang nghiêm.
Cùng đồng tế với Đức Tổng Giám mục Giuse trong Thánh lễ có cha xứ và 10 linh mục đến từ các xứ lân cận. Ngôi thánh đường trở nên ấm cúng bởi tình Chúa – tình người sum họp.
Chia sẻ trong Thánh lễ, Đức Tổng Giám mục Giuse đã chỉ ra những khó khăn trong việc chọn lựa cái tốt và cái xấu giữa xã hội hỗn dung như hiện nay. Ngài kêu mời mỗi người hãy biết phân định và chọn lựa Chúa là trên hết, là nguồn phát sinh mọi điều thiện hảo, mỗi người, nhất là các em thiếu nhi lãnh bí tích Thêm Sức hôm nay, phải trở nên những ngọn đèn cháy sáng, những khí cụ đem bình an và tình yêu thương với Tin mừng của Chúa đến cho mọi người xung quanh mình.
Trước khi kết thúc Thánh lễ, một em thiếu nhi – đại diện cho 70 em lãnh bí tích Thêm sức hôm nay đã nói lên tâm tình cảm tạ hồng ân Thiên Chúa, tri ân Đức Tổng Giám mục Giuse, quý Cha, quý nam nữ tu sỹ và cộng đồng dân Chúa đã dành nhiều tình yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ và hướng dẫn các em ngày một thăng tiến trên đường nhân đức, và nhất là lo lắng giúp đỡ để các em có ngày lãnh bí tích Thêm Sức đầy ý nghĩa và đáng nhớ hôm nay.
TGP Hà Nội – Sáng ngày hôm nay, 25 tháng 8 năm 2009, Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt đã cử hành Thánh lễ ban bí tích Thêm Sức cho 70 em thiếu nhi thuộc giáo xứ An Khoái.
Giáo xứ An Khoái nằm ở địa bàn tỉnh Hà Nam, thuộc Tổng giáo phận Hà Nội. Hiện nay, giáo xứ có khoảng 1.800 nhân danh, đa số làm nghề xây dựng và nông nghiệp, đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn. Ngôi thánh đường giáo xứ được khánh thành và cung hiến năm 1997. Từ năm 2007, cha Phêrô Nguyễn Văn Nghị nhận bài sai về làm quản xứ nơi đây.
Được đón Đức Tổng Giám mục Giuse về thăm viếng mục vụ và cử hành Thánh lễ ban bí tích Thêm sức là niềm vui của bà con giáo dân An Khoái. Từ sáng sớm, trên mọi nẻo đường dẫn tới nhà thờ giáo xứ, bà con giáo dân đã nô nức trang phục chỉnh tề, cờ hoa để chào đón vị Cha chung.
Được biết, để chuẩn bị cho Thánh lễ và việc lãnh bí tích Thêm sức hôm nay, Cha xứ, quý nam nữ tu sỹ đã hướng dẫn bà con giáo dân nơi đây, nhất là 70 em thiếu nhi đã tích cực học hỏi về Giáo lý, tập tành các nghi thức… nhờ đó, buổi lễ đã diễn ra rất sốt sắng, trang nghiêm.
Cùng đồng tế với Đức Tổng Giám mục Giuse trong Thánh lễ có cha xứ và 10 linh mục đến từ các xứ lân cận. Ngôi thánh đường trở nên ấm cúng bởi tình Chúa – tình người sum họp.
Chia sẻ trong Thánh lễ, Đức Tổng Giám mục Giuse đã chỉ ra những khó khăn trong việc chọn lựa cái tốt và cái xấu giữa xã hội hỗn dung như hiện nay. Ngài kêu mời mỗi người hãy biết phân định và chọn lựa Chúa là trên hết, là nguồn phát sinh mọi điều thiện hảo, mỗi người, nhất là các em thiếu nhi lãnh bí tích Thêm Sức hôm nay, phải trở nên những ngọn đèn cháy sáng, những khí cụ đem bình an và tình yêu thương với Tin mừng của Chúa đến cho mọi người xung quanh mình.
Trước khi kết thúc Thánh lễ, một em thiếu nhi – đại diện cho 70 em lãnh bí tích Thêm sức hôm nay đã nói lên tâm tình cảm tạ hồng ân Thiên Chúa, tri ân Đức Tổng Giám mục Giuse, quý Cha, quý nam nữ tu sỹ và cộng đồng dân Chúa đã dành nhiều tình yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ và hướng dẫn các em ngày một thăng tiến trên đường nhân đức, và nhất là lo lắng giúp đỡ để các em có ngày lãnh bí tích Thêm Sức đầy ý nghĩa và đáng nhớ hôm nay.
Nhóm Bông Hồng Xanh thăm giáo xứ Mỹ Điền Long An.
Maria Vũ Loan
17:10 25/08/2009
Vào thời điểm này, nhóm Bông Hồng Xanh chúng tôi có đến thăm nhà thờ nào thì cũng có nghĩa là để gặp gỡ các em học sinh ở vùng đó mà thôi. Trước khi đi ngang qua con kênh Nước Mặn để vào ngôi nhà thờ giữa đồng không mông quạnh thuộc xã Long Hựu Tây, huyện Cần Đước, tỉnh Long An, chúng tôi ghé vào một trường Trung học Phổ thông để tặng quà học tập cho học sinh cấp 3.
Con đường đến nhà thờ
Có lần, một cộng tác viên trong nhóm đã thắc mắc rằng: “Tại sao mỗi chuyến đi công tác chúng tôi thường ghé thăm hai địa điểm, một nơi “có đạo” và một nơi “không có đạo”? Tôi đã giải thích đơn giản rằng: “Ở các nhà thờ, quí cha và quí sơ cũng có quan tâm đến các thiếu nhi, chúng mình chỉ đến hỗ trợ thêm cho vui vẻ; còn bên ngoài xã hội, người ta cũng chăm lo nhưng không xuể, và việc làm của nhóm chúng mình, nếu tốt, cũng là một cách giới thiệu Đức Kitô đấy!”
Trường THPT bán công Cần Đước nằm sau lưng một trường THPT công lập khác. Vì là trường bán công nên một năm các học sinh phải đóng khoảng 80 Usd, chưa kể tiền “học thêm” và các chi phí khác. Chúng tôi đã tặng 40 phần quà học tập để gọi là khuyến khích việc học tập. Việc trao quà cho các em ở đây cần tế nhị, chân thành vì học sinh đã lớn và bầu khí của trường cấp 3 tuy trong sáng nhưng không còn nhẹ tênh ngây thơ nhiều nữa.
Tiếp chuyện với thầy hiệu trưởng, chúng tôi biết rằng năm học này, trường chuyển thành hệ công lập nên tiền học phí chỉ có 40 Usd cho một năm; biết được như thế, chúng tôi cảm thấy vui vì quà học tập gửi đến cũng có phần thiết thực. Năm tới, nếu có tiền, chỉ cần báo cho nhà trường những xuất học bổng mà không cần khệ nệ mang quà.
Trở ra đường cái, chúng tôi đi qua một con kênh. Gọi là kênh Nước Mặn vì người Pháp đã đào một con kênh dài hơn 1 km nối hai đầu của dòng sông có tên là Bao Ngược giúp cho việc giao thông đường thủy được thuận lợi đến hôm nay. Đứng trên phà giữa cái nắng chói chang thì thấy chẳng có gì là thơ mộng, nhưng tôi lại thấy vui vì nói chuyện với hai em học sinh rồi được biết học sinh mà đi qua phà kênh Nước Mặn này thì không phải trả tiền. Thật tuyệt! Không biết có nhiều nơi làm như ở đây không? Làm như thế vừa hợp lý vừa bác ái. Qua con kênh, con đường quê vào buổi trưa, vui hẳn lên vì màu áo trắng, học sinh lớp đi học lớp ra về.
Rẻ bên phải đi vào con đường nhỏ hơn, có nhiều cây lá hơn, chúng tôi thấy dễ chịu. Gần đến nhà thờ thì chung quanh tầm mắt chúng tôi là những ô ruộng nhỏ và những vuông tôm. Tôi ngồi ngẫm nghĩ: Cũng hay thật! Cả vùng Cần Giuộc khô khan nước ngọt, không có một ngôi nhà thờ nào; đến vùng Cần Đước thì ở sâu trong chỗ đồng trống này bỗng dưng xuất hiện một ngôi nhà thờ, bên cạnh đó là một dãy nhà đẹp thuộc dòng mến Thánh Giá Thủ Thiêm.
Cha sở tiếp chúng tôi trong căn phòng nhỏ. Cạnh ngôi nhà thờ cũ dùng làm nơi dạy học tình thương. Ngồi ở đây nhìn ra sẽ thấy thợ đang xây dựng nhà dạy giáo lý có cơ cấu một trệt một lầu trên diện tích 80 mét vuông. Sân nhà thờ còn ngổn ngang gạch cát, còn nhà thờ thì đã khang trang sạch đẹp, chắc chắn là đáp ứng được nhu cầu thiêng liêng của 120 gia đình Công Giáo ở đây.
Bữa cơm trưa thanh đạm có trà đá làm chúng tôi tỉnh hẳn lên. Ở đây sao cũng nắng quá! Chúng tôi có sáu người như chuyến trước: hai cộng tác viên đứng tuổi, ba sinh viên trẻ và tôi. Giữa trời nắng chang chang, chúng tôi gặp gỡ các em dưới gốc cây bàng, sinh hoạt vài trò chơi rồi phát quà học tập; cha sở cầm nón lá, mặc áo may-ô đi vòng vòng quanh đó. Các em ở đây lành như đất. Việc chia và phát quà học tập đối với chúng tôi đã là nhuần nhuyễn, còn đi vào nhà các em để phát học bổng mới là lạ nước lạ cái.
Đi giữa be bờ các vuông ruộng, làn gió mát của buổi trưa nắng gắt vẫn làm chúng tôi dễ chịu. Một bạn nói: “Đoàn mình là sáu người đi khắp thế gian phải không cô?” Tôi cười: “Thế gian hẹp như cái be bờ này hay rộng như biển Đông thì tùy lòng người mà thôi!”. Ruộng ở đây mỗi năm chỉ có một vụ nên còn nhiều nhà nghèo, người làm mướn vẫn thiếu gạo. Còn vuông tôm thì bỏ trống bốn năm qua do nước đã bị ô nhiễm vì ảnh hưởng nước thải ở Sài Gòn. Nhiều người dân ở đây lên Sài Gòn đi mua bán ve chai, làm hồ, còn số khác đến Đồng Tháp Mười cắt lúa mướn. Nhà ở đây cách xa nhau một quãng, thế nên đi đến nhà mười em là chúng tôi bắt đầu thấm mệt, bụng óch ách toàn nước trà. Đến nhà kia, có một cháu bé bốn, năm tuổi mà tay gấp giấy vàng mã để người ta xuất khẩu sang Hàn Quốc, Trung Quốc – dùng để cúng tế - mà đôi tay nhanh thoăn thoắt. Trẻ con ở đây có thể kiếm tiền bằng cách gấp giấy vàng mã này nhưng tiền công quá rẻ nên nhiều em không mặn mà lắm.
Chúng tôi ghé vào thăm cộng đoàn Mến Thánh Giá Thủ Thiêm ở đây. Nhà rộng mà chỉ có ba dì ở. Câu chuyện khá vui. Một người hỏi thăm về vụ giáo xứ Thủ Thiêm và đất nhà dòng, một bạn trẻ trả lời ngắn gọn: “Tòa Giám Mục đã tuyên bố rồi, có “ngon” thì nhào dzô!”. Tôi nghiêm mặt: “Đó là chuyện của người lớn con ạ! Đừng nói năng cái kiểu đó!” Bạn trẻ bẽn lẽn: “Dạ”
Chúng tôi trở lại nhà thờ để uống thêm một đợt trà đá nữa. Thú vị nhất là trước khi ra về, được nghe cha sở kể lược sử nhà thờ Mỹ Điền này.
Lịch sử giáo xứ Mỹ Điền
Lịch sử giáo xứ Mỹ Điền không được tài liệu nào của Giáo Hội hay của xã hội lưu trữ lại. Theo một số vị cao niên có uy tín kể lại:
Vào thập niên 1820 – 1830, gia đình ông Phêrô Nguyễn Tấn Tài chạy trốn cuộc bách hại đạo Công giáo của nhà Nguyễn nên rời khỏi quê hương Búng (Lái Thiêu) đến định cư tại vùng rừng đước mặn, là một bán đảo, cách sài Gòn 50 cây số theo hướng Đông Nam. Bán đảo được bao bọc bởi dòng sông Bao Ngược, là cuối nguồn của những con sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây, sông Cần Giuộc.
Cùng đi với gia đình ông Tài còn có một số gia đình ở miền Bắc, miền Trung, vùng lân cận như Gò Công…Thế là vùng rừng đước mặn được khai hoang, làng Long Hựu thuộc Tổng Lộc Thành Hạ được hình thành (nay là hai xã Long Hựu Đông và Long Hựu Tây của huyện Cần Đước. Đến năm 1970, nhiều gia đình Công giáo khác cũng đến đây nên nhu cầu đời sống thiêng liêng là cần thiết và một ngôi nhà thờ bằng cây đước, lợp lá dừa nước được dựng lên ngay trung tâm của làng, cách bờ sông nửa cây số. Quí cha ở các họ đạo lân cận thỉnh thoảng có đến giúp và dâng thánh lễ.
Năm 1903, trận bão lụt lịch sử “năm Thìn” đã tàn phá nặng nề làng Long Hựu, nhà thờ bị dòng nước cuốn trôi. Năm sau, cộng đoàn tín hữu dựng lại một ngôi nhà thờ như thế cách nền cũ 1 km về hướng Tây Nam. Năm 1940, dưới sự sắp xếp và điều hành của cha Phaolô Hưng, nhà thờ được xây bằng gạch tự nung, mái lợp ngói.
Được hình thành lâu năm, thế mà mãi đến ngày 15 tháng 7 năm 2002, Đức cha Phaolô Bùi Văn Đọc đã ký quyết định nâng cộng đoàn dân Chúa Mỹ Điền lên thành giáo xứ Mỹ Điền với tước hiệu Đức Mẹ Mân Côi. Cha Gabriel Nguyễn Hữu Kỳ làm cha sở tiên khởi. Cuối năm 2006, Đức Cha đã đến dâng lễ cung hiến thánh đường mới.
Sau hơn 130 năm hiện diện và lớn lên, từ 1870 đến 2009, cộng đoàn Mỹ Điền qua bao thăng trầm vẫn lớn mạnh trong đức tin và lòng cậy trông. Đặc biệt có hai câu chuyện mà nhiều tín hữu cao tuổi rất tự hào về đạo của mình.
Vào những năm chiến tranh khốc liệt, 1965 – 1975, giáo dân chỉ tụ họp đọc kinh cầu nguyện với nhau trước Mình Thánh Chúa trong nhà tạm. Do sợ bom đạn tàn phá nhà thờ và dù khát khao rước lễ nhưng không ai dám mở nhà tạm. Sáu năm sau, nhân một linh mục đi ngang qua, giáo dân xin cha mở nhà tạm đưa Mình Thánh Chúa đi. Thật là lạ, sau sáu năm ròng Mình Thánh Chúa vẫn còn nguyên vẹn thơm tho như mới được truyền phép vậy.
Kỳ lạ hơn là chuyện cái giếng nước ngọt. Từ năm 1984 trở về trước, người dân Mỹ Điền dùng nước ngọt ở ao hồ tự đào, nhưng từ sau 1984, nguồn nước ngọt không còn nữa do chính sách đắp đê ngăn mặn của chính phủ làm phèn từ trong lòng đất nổi lên, nước ao đìa không thể dùng được. Chính quyền đã xin nhiều tỷ đồng của các cơ quan từ thiện quốc tế để khoan giếng. Sau 20 năm tích cực tìm kiếm, hao tốn nhiều tiền của và công sức, nước ngọt vẫn không có, người dân vốn nghèo nay còn khổ sở hơn.
Đầu năm 2004, cha sở quyết định khoan giếng. Khi xin phép để tiến hành, chính quyền đã khuyên can rất thật lòng: “Chúng tôi đã tốn nhiều tỷ đồng và bằng những phương tiện rất hiện đại nhưng vẫn thất bại…” Dù có nao lòng nhưng cha sở vẫn nhất định khoan giếng sau khi đã mời gọi giáo dân cùng lần hạt, cầu nguyện xin Chúa trợ giúp. Giữa tháng tư, nước ngọt được tìm thấy từ giếng khoan của cha. Thế là chính quyền đến chúc mừng: “Các anh không hơn gì chúng tôi cả, các anh có nước ngọt là do Chúa của các anh ban cho.” Từ đó đến nay, mọi người trong xã Long Hựu Tây nói riêng, cù lao Long Hựu nói chung, dù “lương” hay “giáo” đều trầm trồ ca ngợi Chúa khi nói đến giếng nước ngọt của giáo xứ Mỹ Điền.
Một chút suy tư thay lời kết
Chuyến đi Long An lần này tuy không cười dữ dội như chuyến đi Đồng Tháp nhưng chúng tôi lại chia sẻ niềm vui nho nhỏ: đó là mua hai đặc sản là bánh in nhân gừng của Cần Đước và cốm ngò của Cần Giuộc mà trao tặng cho nhau.
Với những phần quà học tập cho trường cấp 3 và những phần học bổng, tập, áo trắng cho thiếu nhi giáo xứ Mỹ Điền, chúng tôi hoàn tất bốn điểm đã chọn trong hai chuyến đi Đồng Tháp và Long An. (Còn xóm nhà lá ở Cần Giờ với hai mươi phần quà học tập, một xuất học bổng đặc biệt cũng đã được cho đi. Chương trình đến đây được coi là tạm ngưng vì hết tài chánh!)
Giáo Hội Công Giáo Việt Nam thật tự hào về những ngôi nhà thờ hơn một trăm năm tuổi vì những thánh đường này đã sóng đôi cùng hành trình đức tin của các tín hữu. Điều quan trọng là người giáo dân không được bỏ nhà thờ trống dù bị chiến tranh hay phải tha phương cầu thực, vì nếu để nhà thờ bỏ hoang, việc lấn chiếm sẽ xảy ra và chuyện tranh chấp sẽ có. Hình ảnh giáo dân gắn bó, bảo tồn và phát triển xứ đạo luôn là hình ảnh đẹp theo dòng lịch sử của Giáo Hội, như nhà thờ Mỹ Điền hôm nay.
Con đường đến nhà thờ
Có lần, một cộng tác viên trong nhóm đã thắc mắc rằng: “Tại sao mỗi chuyến đi công tác chúng tôi thường ghé thăm hai địa điểm, một nơi “có đạo” và một nơi “không có đạo”? Tôi đã giải thích đơn giản rằng: “Ở các nhà thờ, quí cha và quí sơ cũng có quan tâm đến các thiếu nhi, chúng mình chỉ đến hỗ trợ thêm cho vui vẻ; còn bên ngoài xã hội, người ta cũng chăm lo nhưng không xuể, và việc làm của nhóm chúng mình, nếu tốt, cũng là một cách giới thiệu Đức Kitô đấy!”
Trường THPT bán công Cần Đước nằm sau lưng một trường THPT công lập khác. Vì là trường bán công nên một năm các học sinh phải đóng khoảng 80 Usd, chưa kể tiền “học thêm” và các chi phí khác. Chúng tôi đã tặng 40 phần quà học tập để gọi là khuyến khích việc học tập. Việc trao quà cho các em ở đây cần tế nhị, chân thành vì học sinh đã lớn và bầu khí của trường cấp 3 tuy trong sáng nhưng không còn nhẹ tênh ngây thơ nhiều nữa.
Tiếp chuyện với thầy hiệu trưởng, chúng tôi biết rằng năm học này, trường chuyển thành hệ công lập nên tiền học phí chỉ có 40 Usd cho một năm; biết được như thế, chúng tôi cảm thấy vui vì quà học tập gửi đến cũng có phần thiết thực. Năm tới, nếu có tiền, chỉ cần báo cho nhà trường những xuất học bổng mà không cần khệ nệ mang quà.
Trở ra đường cái, chúng tôi đi qua một con kênh. Gọi là kênh Nước Mặn vì người Pháp đã đào một con kênh dài hơn 1 km nối hai đầu của dòng sông có tên là Bao Ngược giúp cho việc giao thông đường thủy được thuận lợi đến hôm nay. Đứng trên phà giữa cái nắng chói chang thì thấy chẳng có gì là thơ mộng, nhưng tôi lại thấy vui vì nói chuyện với hai em học sinh rồi được biết học sinh mà đi qua phà kênh Nước Mặn này thì không phải trả tiền. Thật tuyệt! Không biết có nhiều nơi làm như ở đây không? Làm như thế vừa hợp lý vừa bác ái. Qua con kênh, con đường quê vào buổi trưa, vui hẳn lên vì màu áo trắng, học sinh lớp đi học lớp ra về.
Rẻ bên phải đi vào con đường nhỏ hơn, có nhiều cây lá hơn, chúng tôi thấy dễ chịu. Gần đến nhà thờ thì chung quanh tầm mắt chúng tôi là những ô ruộng nhỏ và những vuông tôm. Tôi ngồi ngẫm nghĩ: Cũng hay thật! Cả vùng Cần Giuộc khô khan nước ngọt, không có một ngôi nhà thờ nào; đến vùng Cần Đước thì ở sâu trong chỗ đồng trống này bỗng dưng xuất hiện một ngôi nhà thờ, bên cạnh đó là một dãy nhà đẹp thuộc dòng mến Thánh Giá Thủ Thiêm.
Cha sở tiếp chúng tôi trong căn phòng nhỏ. Cạnh ngôi nhà thờ cũ dùng làm nơi dạy học tình thương. Ngồi ở đây nhìn ra sẽ thấy thợ đang xây dựng nhà dạy giáo lý có cơ cấu một trệt một lầu trên diện tích 80 mét vuông. Sân nhà thờ còn ngổn ngang gạch cát, còn nhà thờ thì đã khang trang sạch đẹp, chắc chắn là đáp ứng được nhu cầu thiêng liêng của 120 gia đình Công Giáo ở đây.
Bữa cơm trưa thanh đạm có trà đá làm chúng tôi tỉnh hẳn lên. Ở đây sao cũng nắng quá! Chúng tôi có sáu người như chuyến trước: hai cộng tác viên đứng tuổi, ba sinh viên trẻ và tôi. Giữa trời nắng chang chang, chúng tôi gặp gỡ các em dưới gốc cây bàng, sinh hoạt vài trò chơi rồi phát quà học tập; cha sở cầm nón lá, mặc áo may-ô đi vòng vòng quanh đó. Các em ở đây lành như đất. Việc chia và phát quà học tập đối với chúng tôi đã là nhuần nhuyễn, còn đi vào nhà các em để phát học bổng mới là lạ nước lạ cái.
Đi giữa be bờ các vuông ruộng, làn gió mát của buổi trưa nắng gắt vẫn làm chúng tôi dễ chịu. Một bạn nói: “Đoàn mình là sáu người đi khắp thế gian phải không cô?” Tôi cười: “Thế gian hẹp như cái be bờ này hay rộng như biển Đông thì tùy lòng người mà thôi!”. Ruộng ở đây mỗi năm chỉ có một vụ nên còn nhiều nhà nghèo, người làm mướn vẫn thiếu gạo. Còn vuông tôm thì bỏ trống bốn năm qua do nước đã bị ô nhiễm vì ảnh hưởng nước thải ở Sài Gòn. Nhiều người dân ở đây lên Sài Gòn đi mua bán ve chai, làm hồ, còn số khác đến Đồng Tháp Mười cắt lúa mướn. Nhà ở đây cách xa nhau một quãng, thế nên đi đến nhà mười em là chúng tôi bắt đầu thấm mệt, bụng óch ách toàn nước trà. Đến nhà kia, có một cháu bé bốn, năm tuổi mà tay gấp giấy vàng mã để người ta xuất khẩu sang Hàn Quốc, Trung Quốc – dùng để cúng tế - mà đôi tay nhanh thoăn thoắt. Trẻ con ở đây có thể kiếm tiền bằng cách gấp giấy vàng mã này nhưng tiền công quá rẻ nên nhiều em không mặn mà lắm.
Chúng tôi ghé vào thăm cộng đoàn Mến Thánh Giá Thủ Thiêm ở đây. Nhà rộng mà chỉ có ba dì ở. Câu chuyện khá vui. Một người hỏi thăm về vụ giáo xứ Thủ Thiêm và đất nhà dòng, một bạn trẻ trả lời ngắn gọn: “Tòa Giám Mục đã tuyên bố rồi, có “ngon” thì nhào dzô!”. Tôi nghiêm mặt: “Đó là chuyện của người lớn con ạ! Đừng nói năng cái kiểu đó!” Bạn trẻ bẽn lẽn: “Dạ”
Chúng tôi trở lại nhà thờ để uống thêm một đợt trà đá nữa. Thú vị nhất là trước khi ra về, được nghe cha sở kể lược sử nhà thờ Mỹ Điền này.
Lịch sử giáo xứ Mỹ Điền
Lịch sử giáo xứ Mỹ Điền không được tài liệu nào của Giáo Hội hay của xã hội lưu trữ lại. Theo một số vị cao niên có uy tín kể lại:
Vào thập niên 1820 – 1830, gia đình ông Phêrô Nguyễn Tấn Tài chạy trốn cuộc bách hại đạo Công giáo của nhà Nguyễn nên rời khỏi quê hương Búng (Lái Thiêu) đến định cư tại vùng rừng đước mặn, là một bán đảo, cách sài Gòn 50 cây số theo hướng Đông Nam. Bán đảo được bao bọc bởi dòng sông Bao Ngược, là cuối nguồn của những con sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây, sông Cần Giuộc.
Cùng đi với gia đình ông Tài còn có một số gia đình ở miền Bắc, miền Trung, vùng lân cận như Gò Công…Thế là vùng rừng đước mặn được khai hoang, làng Long Hựu thuộc Tổng Lộc Thành Hạ được hình thành (nay là hai xã Long Hựu Đông và Long Hựu Tây của huyện Cần Đước. Đến năm 1970, nhiều gia đình Công giáo khác cũng đến đây nên nhu cầu đời sống thiêng liêng là cần thiết và một ngôi nhà thờ bằng cây đước, lợp lá dừa nước được dựng lên ngay trung tâm của làng, cách bờ sông nửa cây số. Quí cha ở các họ đạo lân cận thỉnh thoảng có đến giúp và dâng thánh lễ.
Năm 1903, trận bão lụt lịch sử “năm Thìn” đã tàn phá nặng nề làng Long Hựu, nhà thờ bị dòng nước cuốn trôi. Năm sau, cộng đoàn tín hữu dựng lại một ngôi nhà thờ như thế cách nền cũ 1 km về hướng Tây Nam. Năm 1940, dưới sự sắp xếp và điều hành của cha Phaolô Hưng, nhà thờ được xây bằng gạch tự nung, mái lợp ngói.
Được hình thành lâu năm, thế mà mãi đến ngày 15 tháng 7 năm 2002, Đức cha Phaolô Bùi Văn Đọc đã ký quyết định nâng cộng đoàn dân Chúa Mỹ Điền lên thành giáo xứ Mỹ Điền với tước hiệu Đức Mẹ Mân Côi. Cha Gabriel Nguyễn Hữu Kỳ làm cha sở tiên khởi. Cuối năm 2006, Đức Cha đã đến dâng lễ cung hiến thánh đường mới.
Sau hơn 130 năm hiện diện và lớn lên, từ 1870 đến 2009, cộng đoàn Mỹ Điền qua bao thăng trầm vẫn lớn mạnh trong đức tin và lòng cậy trông. Đặc biệt có hai câu chuyện mà nhiều tín hữu cao tuổi rất tự hào về đạo của mình.
Vào những năm chiến tranh khốc liệt, 1965 – 1975, giáo dân chỉ tụ họp đọc kinh cầu nguyện với nhau trước Mình Thánh Chúa trong nhà tạm. Do sợ bom đạn tàn phá nhà thờ và dù khát khao rước lễ nhưng không ai dám mở nhà tạm. Sáu năm sau, nhân một linh mục đi ngang qua, giáo dân xin cha mở nhà tạm đưa Mình Thánh Chúa đi. Thật là lạ, sau sáu năm ròng Mình Thánh Chúa vẫn còn nguyên vẹn thơm tho như mới được truyền phép vậy.
Kỳ lạ hơn là chuyện cái giếng nước ngọt. Từ năm 1984 trở về trước, người dân Mỹ Điền dùng nước ngọt ở ao hồ tự đào, nhưng từ sau 1984, nguồn nước ngọt không còn nữa do chính sách đắp đê ngăn mặn của chính phủ làm phèn từ trong lòng đất nổi lên, nước ao đìa không thể dùng được. Chính quyền đã xin nhiều tỷ đồng của các cơ quan từ thiện quốc tế để khoan giếng. Sau 20 năm tích cực tìm kiếm, hao tốn nhiều tiền của và công sức, nước ngọt vẫn không có, người dân vốn nghèo nay còn khổ sở hơn.
Đầu năm 2004, cha sở quyết định khoan giếng. Khi xin phép để tiến hành, chính quyền đã khuyên can rất thật lòng: “Chúng tôi đã tốn nhiều tỷ đồng và bằng những phương tiện rất hiện đại nhưng vẫn thất bại…” Dù có nao lòng nhưng cha sở vẫn nhất định khoan giếng sau khi đã mời gọi giáo dân cùng lần hạt, cầu nguyện xin Chúa trợ giúp. Giữa tháng tư, nước ngọt được tìm thấy từ giếng khoan của cha. Thế là chính quyền đến chúc mừng: “Các anh không hơn gì chúng tôi cả, các anh có nước ngọt là do Chúa của các anh ban cho.” Từ đó đến nay, mọi người trong xã Long Hựu Tây nói riêng, cù lao Long Hựu nói chung, dù “lương” hay “giáo” đều trầm trồ ca ngợi Chúa khi nói đến giếng nước ngọt của giáo xứ Mỹ Điền.
Một chút suy tư thay lời kết
Chuyến đi Long An lần này tuy không cười dữ dội như chuyến đi Đồng Tháp nhưng chúng tôi lại chia sẻ niềm vui nho nhỏ: đó là mua hai đặc sản là bánh in nhân gừng của Cần Đước và cốm ngò của Cần Giuộc mà trao tặng cho nhau.
Với những phần quà học tập cho trường cấp 3 và những phần học bổng, tập, áo trắng cho thiếu nhi giáo xứ Mỹ Điền, chúng tôi hoàn tất bốn điểm đã chọn trong hai chuyến đi Đồng Tháp và Long An. (Còn xóm nhà lá ở Cần Giờ với hai mươi phần quà học tập, một xuất học bổng đặc biệt cũng đã được cho đi. Chương trình đến đây được coi là tạm ngưng vì hết tài chánh!)
Giáo Hội Công Giáo Việt Nam thật tự hào về những ngôi nhà thờ hơn một trăm năm tuổi vì những thánh đường này đã sóng đôi cùng hành trình đức tin của các tín hữu. Điều quan trọng là người giáo dân không được bỏ nhà thờ trống dù bị chiến tranh hay phải tha phương cầu thực, vì nếu để nhà thờ bỏ hoang, việc lấn chiếm sẽ xảy ra và chuyện tranh chấp sẽ có. Hình ảnh giáo dân gắn bó, bảo tồn và phát triển xứ đạo luôn là hình ảnh đẹp theo dòng lịch sử của Giáo Hội, như nhà thờ Mỹ Điền hôm nay.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Những động thái khác lạ liên quan tới Giáo hội Việt Nam!
An Dân
00:58 25/08/2009
Những ngày qua, sự kiện Tam Toà như lắng lại. Người am hiểu tình hình thì liền đưa ra nhận định rằng đây chỉ là một sự lắng dịu giả tạo. Trong thực tế, những động thái gần đây của nhà cầm quyền Hà Nội, được các cơ quan truyền thông một chiều toa rập, đang gây ra những quan ngại cho những người đã từng can đảm đấu tranh cho công lý và hoà bình.
1. Trước hết là sự kiện thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thị sát Tân Rai, Bảo Lộc, Lâm Đồng. Sau đó, ông đến thăm Đức cha Chủ tịch HĐGMVN - Phêrô Nguyễn Văn Nhơn. Đây là lần thứ hai ông thủ tướng “hạ cố” tới thăm Đức Giám mục giáo phận Đà Lạt. Lần trước, ông bất thần tới thăm Đức cha Chủ tịch khi vụ Toà Khâm sứ - giáo xứ Thái Hà đang căng thẳng và lần này khi vụ Tam Toà đang sôi động.
Vấn đề là chương trình truyền hình thời sự VTV1, ngay tối 18/8/2008, đã cho phát rộng rãi bản tin này kèm theo hình ảnh vị Chủ tịch HĐGMVN cùng với một số cháu thiếu nhi người K’hor tươi cười bên cạnh thủ tướng.
Sự kiện thủ tướng Dũng tới thăm Tân Rai theo các nhà quan sát tình hình thì đó là một động thái chính trị nhắm cho toàn dân thấy sự đồng thuận cao trong Quốc Hội về vấn đề khai thác bauxite Tây Nguyên. Do đó, việc ông đến thăm Đức cha Chủ tịch và sự có mặt của các cháu thiếu nhi dân tộc K’hor cũng không ngoài dụng ý cho thấy có một sự đồng thuận cao ngay cả bên trong Giáo Hội nữa.
Ai cũng biết vụ bauxite Tây Nguyên đã và đang tiếp tục bị dư luận, trong đó có cả những vị chức sắc tôn giáo như Đức Hồng y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, một số linh mục, các tu sĩ và giáo dân, bày tỏ sự phản đối bằng nhiều hình thức khác nhau. Do đó, việc thủ tướng hạ cố tới thăm Đức cha Chủ tịch thì chẳng phải là một sự quan tâm hay ưu ái gì. Thực ra, ông chỉ muốn lợi dụng và mượn hình ảnh của Đức cha Chủ tịch HĐGMVN và cũng là Giám mục giáo phận Đà Lạt nơi có mỏ bauxite Tân Rai, để nói với công luận rằng Giáo hội Việt nam cũng đồng thuận trong vụ khai thác bauxite Tây Nguyên. Bên cạnh đó, ông cũng muốn cho thấy giữa Giáo hội Công giáo Việt Nam và chính quyền Việt Nam không có sự xung đột nào mà chỉ có những ai vi phạm pháp luật thì mới bị xử lý.
Đây quả thực là một ngón đòn nguy hiểm và hết sức thâm độc nhằm chia rẽ Giáo Hội và cố tình ngầm cho công luận thấy rằng Giáo hội Việt Nam ủng hộ việc bán đất, bán tài nguyên cho Trung Quốc, cũng như tiếp tục đi bên lề dân tộc.
Không biết vị Chủ tịch HĐGMVN có biết dụng ý thâm hiểm này của cộng sản hay không hay ngài cũng đang muốn mượn hình ảnh của thủ tướng để toan tính một điều gì khác mà ngài tưởng rằng có lợi cho Giáo Hội???
Sự thật thế nào, lịch sử sẽ trả lời.
Nhưng, cũng cần biết rằng, hình ảnh ông thủ tướng tươi cười đi bên Đức Tổng Giám mục Hà Nội khi vụ Toà Khâm sứ nổ ra và những lời hứa hẹn của ông với Đức Tổng đã được thực hiện thế nào sau đó thì ai cũng đã rõ. Hơn nữa, ai cũng biết bản chất của chính quyền cộng sản thì luôn là dối trá. Họ không bao giờ muốn Giáo Hội tồn tại. Do đó, thật ảo tưởng mà nghĩ rằng chính quyền Hà Nội quan tâm tới Giáo Hội và muốn Giáo Hội phát triển. Vì thế, cần phải hiểu rằng những người được chính quyền ưu ái thì không phải là chính quyền cộng sản yêu thương Giáo hội hay cá nhân vị đó mà thực ra vì họ nghĩ rằng họ lợi dụng được những con người đó cho mục tiêu đen tối của họ mà thôi.
2. Ngay sau khi lợi dụng hình ảnh của Đức cha Chủ tịch HĐGMVN tươi cười bên các cháu thiếu nhi dân tộc K’hor, để nói về sự đồng thuận giữa Giáo hội và xã hội trong vụ bauxite cũng như trong vấn đề tôn giáo, ngày 24/8/2008, hàng loạt các tờ báo lề phải như VietnamNet, Hanoimoi… đồng loạt lên tiếng đả kích mạnh mẽ các linh mục, tu sĩ - những người vốn kiên cường trong cộng đấu tranh cho công lý và sự thật.
Điều đáng nói là những vị linh mục bị các cơ quan truyền thông một chiều, dưới sự chỉ đạo của chính quyền Hà Nội, toa rập công kích cách vô lương tâm, thì lại là những vị linh mục đã được Đức cha Chủ tịch HĐGMVN bảo đảm trong công văn gửi ông Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội - Nguyễn Thế Thảo, rằng: “những linh mục này không làm gì vi phạm Giáo luật và pháp luật”.
Việc một số tờ báo lề phải bất thần mạnh mẽ kết án các linh mục đang đấu tranh cho công lý và sự thật, nhất là các linh mục tại Thái Hà, khiến những người có lương tri e ngại về một cuộc đấu tố mới, độc ác hơn, thâm hiểm hơn. Lần này, họ không dùng quần chúng tự phát, con nghiện, các tổ chức xã hội như thói quen vẫn làm, mà dùng chính hình ảnh của Đức cha Chủ tịch để đấu tố các linh mục công Giáo ngay trong Năm thánh linh mục.
Đây là một đòn thâm hiểm, nhưng lại là cái hay để HĐGMVN, nhất là cá nhân Đức cha Chủ tịch phải chính thức lên tiếng nêu lập trường của Giáo hội về các vấn đề đã xảy ra và đang xảy ra: tại Thái Hà trước đây, tại Tam Toà hiện nay và vấn đề bauxite Tây Nguyên. Chắc chắn, ngài sẽ không im lặng nữa và càng không thể im lặng để chính quyền sử dụng hình ảnh của mình vào những mục đích không minh bạch và nhất là dùng hình ảnh của mình để đấu tố các linh mục là con cái của ngài.
Chưa biết sự thể thế nào?
Trong khi chờ đợi những động thái tiếp theo của nhà cầm quyền Hà Nội, thì cũng cần nhắc nhau điều này: “Con cái thế gian thì khôn ngoan hơn con cái sự sáng”. Nhưng không có sự thật nào là không bị phơi bày. Chỉ só sự thật mới giải thoát và đem lại hạnh phúc lâu bền cho xã hội, Giáo hội và cho con người.
1. Trước hết là sự kiện thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thị sát Tân Rai, Bảo Lộc, Lâm Đồng. Sau đó, ông đến thăm Đức cha Chủ tịch HĐGMVN - Phêrô Nguyễn Văn Nhơn. Đây là lần thứ hai ông thủ tướng “hạ cố” tới thăm Đức Giám mục giáo phận Đà Lạt. Lần trước, ông bất thần tới thăm Đức cha Chủ tịch khi vụ Toà Khâm sứ - giáo xứ Thái Hà đang căng thẳng và lần này khi vụ Tam Toà đang sôi động.
Vấn đề là chương trình truyền hình thời sự VTV1, ngay tối 18/8/2008, đã cho phát rộng rãi bản tin này kèm theo hình ảnh vị Chủ tịch HĐGMVN cùng với một số cháu thiếu nhi người K’hor tươi cười bên cạnh thủ tướng.
Sự kiện thủ tướng Dũng tới thăm Tân Rai theo các nhà quan sát tình hình thì đó là một động thái chính trị nhắm cho toàn dân thấy sự đồng thuận cao trong Quốc Hội về vấn đề khai thác bauxite Tây Nguyên. Do đó, việc ông đến thăm Đức cha Chủ tịch và sự có mặt của các cháu thiếu nhi dân tộc K’hor cũng không ngoài dụng ý cho thấy có một sự đồng thuận cao ngay cả bên trong Giáo Hội nữa.
Ai cũng biết vụ bauxite Tây Nguyên đã và đang tiếp tục bị dư luận, trong đó có cả những vị chức sắc tôn giáo như Đức Hồng y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, một số linh mục, các tu sĩ và giáo dân, bày tỏ sự phản đối bằng nhiều hình thức khác nhau. Do đó, việc thủ tướng hạ cố tới thăm Đức cha Chủ tịch thì chẳng phải là một sự quan tâm hay ưu ái gì. Thực ra, ông chỉ muốn lợi dụng và mượn hình ảnh của Đức cha Chủ tịch HĐGMVN và cũng là Giám mục giáo phận Đà Lạt nơi có mỏ bauxite Tân Rai, để nói với công luận rằng Giáo hội Việt nam cũng đồng thuận trong vụ khai thác bauxite Tây Nguyên. Bên cạnh đó, ông cũng muốn cho thấy giữa Giáo hội Công giáo Việt Nam và chính quyền Việt Nam không có sự xung đột nào mà chỉ có những ai vi phạm pháp luật thì mới bị xử lý.
Đây quả thực là một ngón đòn nguy hiểm và hết sức thâm độc nhằm chia rẽ Giáo Hội và cố tình ngầm cho công luận thấy rằng Giáo hội Việt Nam ủng hộ việc bán đất, bán tài nguyên cho Trung Quốc, cũng như tiếp tục đi bên lề dân tộc.
Không biết vị Chủ tịch HĐGMVN có biết dụng ý thâm hiểm này của cộng sản hay không hay ngài cũng đang muốn mượn hình ảnh của thủ tướng để toan tính một điều gì khác mà ngài tưởng rằng có lợi cho Giáo Hội???
Sự thật thế nào, lịch sử sẽ trả lời.
Nhưng, cũng cần biết rằng, hình ảnh ông thủ tướng tươi cười đi bên Đức Tổng Giám mục Hà Nội khi vụ Toà Khâm sứ nổ ra và những lời hứa hẹn của ông với Đức Tổng đã được thực hiện thế nào sau đó thì ai cũng đã rõ. Hơn nữa, ai cũng biết bản chất của chính quyền cộng sản thì luôn là dối trá. Họ không bao giờ muốn Giáo Hội tồn tại. Do đó, thật ảo tưởng mà nghĩ rằng chính quyền Hà Nội quan tâm tới Giáo Hội và muốn Giáo Hội phát triển. Vì thế, cần phải hiểu rằng những người được chính quyền ưu ái thì không phải là chính quyền cộng sản yêu thương Giáo hội hay cá nhân vị đó mà thực ra vì họ nghĩ rằng họ lợi dụng được những con người đó cho mục tiêu đen tối của họ mà thôi.
2. Ngay sau khi lợi dụng hình ảnh của Đức cha Chủ tịch HĐGMVN tươi cười bên các cháu thiếu nhi dân tộc K’hor, để nói về sự đồng thuận giữa Giáo hội và xã hội trong vụ bauxite cũng như trong vấn đề tôn giáo, ngày 24/8/2008, hàng loạt các tờ báo lề phải như VietnamNet, Hanoimoi… đồng loạt lên tiếng đả kích mạnh mẽ các linh mục, tu sĩ - những người vốn kiên cường trong cộng đấu tranh cho công lý và sự thật.
Điều đáng nói là những vị linh mục bị các cơ quan truyền thông một chiều, dưới sự chỉ đạo của chính quyền Hà Nội, toa rập công kích cách vô lương tâm, thì lại là những vị linh mục đã được Đức cha Chủ tịch HĐGMVN bảo đảm trong công văn gửi ông Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội - Nguyễn Thế Thảo, rằng: “những linh mục này không làm gì vi phạm Giáo luật và pháp luật”.
Việc một số tờ báo lề phải bất thần mạnh mẽ kết án các linh mục đang đấu tranh cho công lý và sự thật, nhất là các linh mục tại Thái Hà, khiến những người có lương tri e ngại về một cuộc đấu tố mới, độc ác hơn, thâm hiểm hơn. Lần này, họ không dùng quần chúng tự phát, con nghiện, các tổ chức xã hội như thói quen vẫn làm, mà dùng chính hình ảnh của Đức cha Chủ tịch để đấu tố các linh mục công Giáo ngay trong Năm thánh linh mục.
Đây là một đòn thâm hiểm, nhưng lại là cái hay để HĐGMVN, nhất là cá nhân Đức cha Chủ tịch phải chính thức lên tiếng nêu lập trường của Giáo hội về các vấn đề đã xảy ra và đang xảy ra: tại Thái Hà trước đây, tại Tam Toà hiện nay và vấn đề bauxite Tây Nguyên. Chắc chắn, ngài sẽ không im lặng nữa và càng không thể im lặng để chính quyền sử dụng hình ảnh của mình vào những mục đích không minh bạch và nhất là dùng hình ảnh của mình để đấu tố các linh mục là con cái của ngài.
Chưa biết sự thể thế nào?
Trong khi chờ đợi những động thái tiếp theo của nhà cầm quyền Hà Nội, thì cũng cần nhắc nhau điều này: “Con cái thế gian thì khôn ngoan hơn con cái sự sáng”. Nhưng không có sự thật nào là không bị phơi bày. Chỉ só sự thật mới giải thoát và đem lại hạnh phúc lâu bền cho xã hội, Giáo hội và cho con người.
Giáo xứ Thái Hà bị đánh phá, Giáo xứ Hà Hồi đến hiệp thông
Hà Thạch
06:18 25/08/2009
Giáo xứ Thái Hà bị đánh phá, Giáo xứ Hà Hồi đến hiệp thông
Mấy ngày nay, các phương tiện thông tin đại chúng, cách riêng VTV1 tiếp tục đánh phá các linh mục thuộc giáo xứ Thái Hà, với những lời kết án hết sức nặng nề, rằng: “Một số linh mục tại giáo xứ Thái Hà muốn lật đổ chế độ?”
Đây là lần đầu tiên kể từ khi vụ Thái Hà nổ ra, các cơ quan truyền thông một chiều, dưới sự chỉ đạo của Ban Khoa giáo, dùng những luận điệu nhuốm màu chính trị như vậy để kết án giáo xứ Thái Hà.
Mục tiêu của đợt đánh phá bất ngờ này, theo nhận định của nhiều người, là chính quyền Hà Nội đang muốn khép các linh mục vào chuyện chính trị nhằm kiếm thêm một linh mục “cúi đầu nhận tội” cho đủ các thành phần xã hội trong tấn tuồng “cúi đầu nhận tội” được phát trên tivi những ngày qua.
Thật thương cho các linh mục, tu sĩ và giáo dân Thái Hà vì “cây muốn lặng mà gió chẳng đừng”. Năm qua, những đóng góp cho việc dựng xây đất nước của họ thật đáng trân trọng, nhưng những thế lực xấu, những nhóm quyền lợi đang phá nát đất nước, tiếp tục hằn học tìm cách trả thù. Sự hằn học ấy thể hiện cách rõ ràng trong các bản tin thời sự, các bài báo trên các tờ Hà Nội mới, VietnamNet… trong những ngày qua.
Không nói thì ai cũng biết những bản tin ấy khiến người giáo dân bức xúc thế nào. Còn nhớ hồi Thái Hà gặp nạn cách đây vừa đúng một năm, cũng các phương tiện truyền thông một chiều này, đã cùng nhau lên đồng tập thể, toa rập, kết án, nói xấu, bôi nhọ giáo xứ Thái Hà; nhưng cũng nhờ những phương tiện này mà sự kiện Thái Hà được mọi người biết đến và tuốn tới hiệp thông.
Lần này cũng vậy, ngay khi truyền thông, nhất là VTV1, đưa tin Thái Hà tới tận các vùng sâu vùng xa, thì người giáo dân các nơi cảm thấy có gì đấy không ổn đang diễn ra ở Thái Hà. Nhiều người tức tốc gọi điện hỏi thăm, chia sẻ. Sáng nay (25/8/2009), hơn 200 giáo dân giáo xứ Hà Hồi cũng đã đến Thái Hà để hiệp thông chia sẻ và cùng cầu nguyện cho Thái Hà, cho quê hương đất nước, cho những người đau khổ, những người đang phải chịu một sự đàn áp bất công.
Hình ảnh các giáo dân quây quần bên các linh mục để lắng nghe, để chia sẻ giữa cái nắng gay gắt cuối hè thật đẹp và xúc động. Hình ảnh ấy nói lên rằng: chẳng có thế lực nào dù gian xảo tới đâu, dù gay gắt như cái nắng cuối hè, lại có thể thắng được sự hiệp nhất trong tình yêu, trong niềm tin, trong chân lý và trong sự thật.
Chúa có con đường của Chúa. Chặn lối Ngài, Giáo hội, Đất nước, con người sẽ tiêu vong.
25/8/2009
Mấy ngày nay, các phương tiện thông tin đại chúng, cách riêng VTV1 tiếp tục đánh phá các linh mục thuộc giáo xứ Thái Hà, với những lời kết án hết sức nặng nề, rằng: “Một số linh mục tại giáo xứ Thái Hà muốn lật đổ chế độ?”
Đây là lần đầu tiên kể từ khi vụ Thái Hà nổ ra, các cơ quan truyền thông một chiều, dưới sự chỉ đạo của Ban Khoa giáo, dùng những luận điệu nhuốm màu chính trị như vậy để kết án giáo xứ Thái Hà.
Mục tiêu của đợt đánh phá bất ngờ này, theo nhận định của nhiều người, là chính quyền Hà Nội đang muốn khép các linh mục vào chuyện chính trị nhằm kiếm thêm một linh mục “cúi đầu nhận tội” cho đủ các thành phần xã hội trong tấn tuồng “cúi đầu nhận tội” được phát trên tivi những ngày qua.
Thật thương cho các linh mục, tu sĩ và giáo dân Thái Hà vì “cây muốn lặng mà gió chẳng đừng”. Năm qua, những đóng góp cho việc dựng xây đất nước của họ thật đáng trân trọng, nhưng những thế lực xấu, những nhóm quyền lợi đang phá nát đất nước, tiếp tục hằn học tìm cách trả thù. Sự hằn học ấy thể hiện cách rõ ràng trong các bản tin thời sự, các bài báo trên các tờ Hà Nội mới, VietnamNet… trong những ngày qua.
Không nói thì ai cũng biết những bản tin ấy khiến người giáo dân bức xúc thế nào. Còn nhớ hồi Thái Hà gặp nạn cách đây vừa đúng một năm, cũng các phương tiện truyền thông một chiều này, đã cùng nhau lên đồng tập thể, toa rập, kết án, nói xấu, bôi nhọ giáo xứ Thái Hà; nhưng cũng nhờ những phương tiện này mà sự kiện Thái Hà được mọi người biết đến và tuốn tới hiệp thông.
Lần này cũng vậy, ngay khi truyền thông, nhất là VTV1, đưa tin Thái Hà tới tận các vùng sâu vùng xa, thì người giáo dân các nơi cảm thấy có gì đấy không ổn đang diễn ra ở Thái Hà. Nhiều người tức tốc gọi điện hỏi thăm, chia sẻ. Sáng nay (25/8/2009), hơn 200 giáo dân giáo xứ Hà Hồi cũng đã đến Thái Hà để hiệp thông chia sẻ và cùng cầu nguyện cho Thái Hà, cho quê hương đất nước, cho những người đau khổ, những người đang phải chịu một sự đàn áp bất công.
Hình ảnh các giáo dân quây quần bên các linh mục để lắng nghe, để chia sẻ giữa cái nắng gay gắt cuối hè thật đẹp và xúc động. Hình ảnh ấy nói lên rằng: chẳng có thế lực nào dù gian xảo tới đâu, dù gay gắt như cái nắng cuối hè, lại có thể thắng được sự hiệp nhất trong tình yêu, trong niềm tin, trong chân lý và trong sự thật.
Chúa có con đường của Chúa. Chặn lối Ngài, Giáo hội, Đất nước, con người sẽ tiêu vong.
25/8/2009
Việt Nam và bài toán Ba Lan
Dominic Thiện
07:19 25/08/2009
Việt Nam và Bài Toán Ba-lan
Khi nói về sự xụp đổ chế độ cộng sản Ba-lan vào cuối thập niên 1980, sử gia Timothy G. Ash có lần dùng một câu rất vắn tắt để diễn giải: “Không có Đức Giáo Hoàng, thì không có phong trào Hiệp Thông. Không có Hiệp Thông thì không có Gorbachev. Không có Gorbachev thì không có sự xụp đổ chế độ cộng sản.” (Without the Pope, no Solidarity. Without Solidarity, no Gorbachev. Without Gorbacheve, no fall of communism.) Suy lại câu nói này thì sự nhận xét của ông Timothy có nét toán học. Đảng cộng sản Ba-lan xụp đổ qua thời gian với những yếu tố mà ta có thể diễn ta bằng bài toán đơn giản: C= 1/ (P+S+G)
Biến số “P” là vị Giáo Hoàng Công Giáo, “S” là biểu tượng cho phong trào Hiệp Thông (Solidarity), và “G” là đại diện lãnh đạo của chế độ CS Liên-xô. Khi năng suất của ba biến số P, S, & G gia tăng, thì hiệu quả là “C” (chế độ CS) bị giảm xuống gần tới zêrô (0.0). Nói cách khác, nỗ lực mạnh mẽ do ĐGH Gioan Phaolô II & phong trào Hiệp Thông gây ra, và cùng với thái độ cởi mở của Gorbachev đã làm cho đảng cộng sản Ba-lan đổ vỡ thành con số KHÔNG (zêrô). Nhìn vào các hiện tượng đã xảy ra tại Việt Nam trong vòng 3 năm qua, có những dấu mà người công giáo nên hy vọng là lịch sử sẽ tái diễn lại qua bài toán Ba-lan.
Lãnh Đạo Tinh Thần
Trong bài toán Ba-lan, biến số “P” là khởi điểm và rất quan trọng vì nó gây ảnh hưởng nhiều tới hai biến số sau. Hai yếu tố về ĐTC Gioan Phaolô II đáng chú ý: vai trò và cố sự.
1. Vai trò của ĐTC lúc còn làm TGM và Hồng Y
• Một người thầy. Qua sự gắn bó với giới trẻ Ba-lan, và những lời giảng dạy về đức tin, ngài đã gieo hạt giống cho một thế hệ mà được gọi là “một rừng cây được bào bằng những lương tâm thức tỉnh” (a forest planed by aroused consciences). Khi nói về sự ảnh hưởng của ĐGH, ông George Weigel [tác giả cuốn Chứng Nhân Hy Vọng], nhận định việc ĐTC Gioan Phaolô II khơi lên tinh thần nhân bản (human spirit) và văn hóa dân tộc (culture) của người dân để họ can đảm chống lại áp bức của sức mạnh vật chất và chủ thuyết cộng sản.
• Vị chủ chiên yêu thương và luôn sánh vai với đoàn chiên mình. Trong thời gian còn là giám mục, ĐC Karol Wojtyla (tên gọi trước khi lên chức Giáo Hoàng) đã mạnh dạn đứng về phía giáo dân để nhiều lần đối thoại với chính quyền và đòi đảng CS đáp ứng nhu cầu của con chiên.
2. Cố sự vây quanh ĐTC Gioan Phaolô II
Có hai biến cố quan trọng: sự bất đồng lớn (clash) giữa GP Krakow với đảng CS Balan, và cuộc viếng thăm năm 1979.
• Vào thập niên 1950, ngài đã bất chấp hiểm nguy để đòi đất xây dựng thánh đường tại phố Nowa Huta trong giáo phận mình. Dưới sự đe doạ của vũ lực và thời tiết lạnh lẽo, ngài đã cùng với một nghìn giáo dân mạnh dạn cử hành thánh lễ đêm Giáng Sinh ngoài trời trên mảnh đất mà giáo dân muốn cất dựng nhà thờ. Cuộc xung đột này kéo dài hơn 20 năm, và cuối cùng đảng CS Balan đã phải chịu cho GP Krakow cất lên một thánh đường uy nga, biểu tượng cho lòng tin của các giáo dân.
• Cuộc viếng thăm ‘79, sau khi lãnh nhận chức vị đại diện Chúa Kitô (vicar of Christ), đã làm chấn động thế giới với sự quy tụ của hơn 1 triệu dân Ba-lan. Trong 40 bài giảng, diễn văn và huấn từ, ngài luôn nhắc nhở mọi người về căn tính và trách nhiệm của từng người dân, và họ đã đồng tâm nhất trí reo lên câu: “Chúng con muốn Chúa!” (We want God!)
GHCG Việt Nam tuy không có phước như Ba-lan vì họ có ĐTC Gioan Phaolô II. Nhưng Chúa đã bù đắp vào khoảng trống đó với
• một di sản oai hùng của 117 Thánh Tử Đạo,
• gương hy vọng của cố ĐHY Thuận,
• lòng can đảm đối diện sự chết của cố TGM Điền,
• tiếng nói cương quyết cho công bình của ĐTGM Kiệt,
• lời mời gọi hiệp nhất của ĐHY Mẫn,
• mô hình luân lý/sống đạo của ĐC Khảm,
• và tiếng rống trong sa mạc bất công của các linh mục dòng CCT Việt Nam.
Biến cố toà khâm sứ Hà Nội, GX Thái Hà, và Tam Toà phải chăng là dấu chỉ với nét tương đồng của những gì đã xảy ra tại Krakow và thành phố Nowa Huta xưa kia? Mới đây, cuộc tụ họp gần 200 nghìn giáo dân tại GP Vinh phải chăng là bước đầu -- giống như chuyến công du ’79 của ĐTC Gioan Phaolô II? Lời tiếp đáp không ngừng của giáo dân Thái Hà, Hà Nội, GP Vinh, Sài Gòn và khắp nước có khác gì với câu: “Chúng con muốn Chúa!” của dân Ba-lan xưa kia không?
Năng suất của biến số “P” trong bài toán Ba-lan tại đất Việt đang bày ra trước mắt. Các vị lãnh đạo tinh thần đã trung thành với Lời Chúa và Mẹ Giáo Hội qua hành động. Giáo dân chúng ta tiếp tục cầu nguyện cho các ngài để họ không ngại tiến tới mỗi khi gặp thử thách.
Giáo Dân Hiệp Thông
Phong trào Hiệp Thông tại Ba-lan được lãnh đạo bởi một công nhân thợ điện, ông Lech Walesa (cựu tổng thống). Hiệp Thông đã phát xuất từ nhóm liên đoàn lao động ngầm (underground labor union) khi Ba-lan con dưới chế độ CS. Lúc đó, anh thợ điện trẻ Lech đã hăng say tụ họp các đồng nghiệp của bãi kiến tạo tàu thuỷ (ship yard) và đình công đòi quyền lợi tối thiểu cho các công nhân. Cuộc khởi nghĩa của họ có chút thành công (50%), nhưng 50% phần còn lại là nhờ vào nỗ lực mà ĐTC Gioan Phaolô đã giúp sau chuyến công du ’79.
Nhìn vào nước Việt Nam, với tỷ lệ 8% Công Giáo trong con số 86 triệu dân, người bạn trẻ nào sẽ là anh thợ điện can đảm để tạo nên một phong trào đòi công bình cho các người lao động trong nước? Ai sẽ hy sinh để lãnh đạo cuộc chiến chống lại sức mạnh vật chất và chủ nghĩa sai lầm? Giáo dân nào sẽ là người dám thực hiện thái độ đoàn kết: “chuyện của Thái Hà cũng là chuyện của Vinh” (ĐGM Cao Đ. Thuyên)? Biến số “S” trong bài toán Ba-lan hiện tại còn đang ẩn tàng trong tầng lớp giáo dân. Chi có thời gian mới trả lời được vì hạt giống công lý cần được phát triển nơi thế hệ trẻ. Những tài liệu đạo/đời và tin tức như bộ phim do cha Nguyễn H. Lễ mới tung ra sẽ gây ảnh hưởng tốt. Người trẻ đang được giới thiệu tới một sự thật mà trước đây đã bị che đậy. Một ngày gần đây, “luật rừng” của Việt Nam cũng sẽ bị san bằng bởi những lương tâm thức tỉnh.
Người Việt hải ngoại cần mở rộng vòng tay để giúp giới trẻ trong nước tìm đến những sự thật về tự do và công bình. Hãy trưng bày sự thật một cách minh bạch, và với thái độ âu yếm để giúp các bạn trẻ kiếm tìm giải đáp. Bên Việt Nam không thiếu gì người đi học nhưng chưa chắc gì họ đã được nền huấn giáo chân thật. Vị bổn mạng các nhà chính trị, Thánh Tôma More, nói: “One of the greatest problems of our time is that many are schooled, but few are educated.” (thử thách lớn của thời đại là nhiều người được đi học, nhưng ít người được giáo dục).
Nếu người Việt hải ngoại đoàn kết để mở đường cho giới trẻ trong nước, một ngày không xa cho lắm, sẽ có nhiều anh thợ điện người Việt xuất hiện trong nước. Lúc đó biến số “S” trong bài toán sẽ dẫn tới sự xụp đổ của XHCN.
Bộ Mặt Đảng
Trong những thập niên của Chiến Tranh Lạnh, các trùm lãnh đạo Nga-xô có phần tuổi đã không mang được phú quý và cơm no đến cho người dân nước Nga. Họ đã tận dụng các nguồn tài năng vào việc chế tạo bom đạn và gia tăng quân sự để bành trướng chế độ. Cuộc chiến Afghanistan vào cuối thập niên 1970 là một điển hình. Khi Mikhail Gorbachev lên chức Tổng Bí Thư năm 1983, ông đã không ngại giao dịch với các nước Tây Âu và Châu Mỹ để học hỏi hầu cải cách chính quyền. Ý định của Gorbachev là cho đất nước hùng mạnh về kinh tế.
Hiện tại trong các bộ mặt của lãnh đạo đảng CSVN, chưa có ai cầm quyền theo lối của Gorbachev. Phải chăng họ sợ và không muốn vấp vào sự sai lầm của người đàn anh Liên-xô? Mặc dù vậy, trong hàng ngũ cán bộ lãnh đạo CSVN đã có một số người thay đổi lối nhìn sau khi được đi học nước ngoài hoặc được nếm mùi tư bản tại các nước tự do. Thêm vào đó, lòng tham làm giàu của CSVN đang dần biến đổi họ. Dù muốn hay không họ đã và đang bị cuốn vào guồng máy kinh tế hoàn cầu với những xử lý đối nghịch với Mác-Lenin.
Năng suất của biến số “G” chưa cao đủ nhưng tiềm lực gia tăng thì có. Thời gian sẽ làm cho thế hệ trẻ Việt Nam ý thức sâu hơn và sẽ đứng ra lãnh đạo với đầu óc cởi mở. Chắc chắn trong con số 6,8 triệu dân Công Giáo tại đất Việt sẽ có vài người can đảm noi gương anh hùng Nguyễn Trường Tộ để cải tiến đất nước trong chính quyền.
Giả như không có ai, thì bài toán cũng vẫn có thể làm cho đảng CSVN thành con số “không” nếu 2 nỗ lực của “P” và “S” trở nên cực cao.
Kết Luận
Đối với con mắt đức tin, sự xụp đổ của các chế độ CS tại đông Âu là do sự quan phòng của Thiên Chúa. Nhưng Người đã trao cho con người ta sự tự do và khả năng cá nhân để cộng tác vào kế hoạch Người. Giáo lý công bình xã hội trong Tin Mừng là một nền tảng mà đã tồn tại hơn 2 thiên niên kỷ trong khi các giả thuyết của loài người trồi lên rồi lại xụp xuống. Bài toán mà đã lật đổ chế độ cộng sản vô thần tại Ba-lan rất có nhiều cơ hội để tái diễn tại đất Việt. Hơn bao giờ hết các tín hữu Việt cần giữ niềm hy vọng, tâm hiệp nhất và lòng can đảm vươn lên để mang Tin Mừng tới dân tộc. Hãy tổ chức đốt nến cầu kinh Mân Côi khắp nơi, và hãy mạnh dạn rước Thánh Thể trên đường phố Việt Nam như ĐTC Gioan Phaolô đã làm xưa kia. Con dân Việt Nam đang khao khát thấy và cảm nghiệm sự hiện diện của Chúa Kitô qua Thánh Thể, và hãy hét vang lên bầu trời Việt Nam câu: “Chúng tôi muốn Chúa chứ không phải Hồ chủ tịch!”
Dominic Thiện, TX
Khi nói về sự xụp đổ chế độ cộng sản Ba-lan vào cuối thập niên 1980, sử gia Timothy G. Ash có lần dùng một câu rất vắn tắt để diễn giải: “Không có Đức Giáo Hoàng, thì không có phong trào Hiệp Thông. Không có Hiệp Thông thì không có Gorbachev. Không có Gorbachev thì không có sự xụp đổ chế độ cộng sản.” (Without the Pope, no Solidarity. Without Solidarity, no Gorbachev. Without Gorbacheve, no fall of communism.) Suy lại câu nói này thì sự nhận xét của ông Timothy có nét toán học. Đảng cộng sản Ba-lan xụp đổ qua thời gian với những yếu tố mà ta có thể diễn ta bằng bài toán đơn giản: C= 1/ (P+S+G)
Biến số “P” là vị Giáo Hoàng Công Giáo, “S” là biểu tượng cho phong trào Hiệp Thông (Solidarity), và “G” là đại diện lãnh đạo của chế độ CS Liên-xô. Khi năng suất của ba biến số P, S, & G gia tăng, thì hiệu quả là “C” (chế độ CS) bị giảm xuống gần tới zêrô (0.0). Nói cách khác, nỗ lực mạnh mẽ do ĐGH Gioan Phaolô II & phong trào Hiệp Thông gây ra, và cùng với thái độ cởi mở của Gorbachev đã làm cho đảng cộng sản Ba-lan đổ vỡ thành con số KHÔNG (zêrô). Nhìn vào các hiện tượng đã xảy ra tại Việt Nam trong vòng 3 năm qua, có những dấu mà người công giáo nên hy vọng là lịch sử sẽ tái diễn lại qua bài toán Ba-lan.
Lãnh Đạo Tinh Thần
Trong bài toán Ba-lan, biến số “P” là khởi điểm và rất quan trọng vì nó gây ảnh hưởng nhiều tới hai biến số sau. Hai yếu tố về ĐTC Gioan Phaolô II đáng chú ý: vai trò và cố sự.
1. Vai trò của ĐTC lúc còn làm TGM và Hồng Y
• Một người thầy. Qua sự gắn bó với giới trẻ Ba-lan, và những lời giảng dạy về đức tin, ngài đã gieo hạt giống cho một thế hệ mà được gọi là “một rừng cây được bào bằng những lương tâm thức tỉnh” (a forest planed by aroused consciences). Khi nói về sự ảnh hưởng của ĐGH, ông George Weigel [tác giả cuốn Chứng Nhân Hy Vọng], nhận định việc ĐTC Gioan Phaolô II khơi lên tinh thần nhân bản (human spirit) và văn hóa dân tộc (culture) của người dân để họ can đảm chống lại áp bức của sức mạnh vật chất và chủ thuyết cộng sản.
• Vị chủ chiên yêu thương và luôn sánh vai với đoàn chiên mình. Trong thời gian còn là giám mục, ĐC Karol Wojtyla (tên gọi trước khi lên chức Giáo Hoàng) đã mạnh dạn đứng về phía giáo dân để nhiều lần đối thoại với chính quyền và đòi đảng CS đáp ứng nhu cầu của con chiên.
2. Cố sự vây quanh ĐTC Gioan Phaolô II
Có hai biến cố quan trọng: sự bất đồng lớn (clash) giữa GP Krakow với đảng CS Balan, và cuộc viếng thăm năm 1979.
• Vào thập niên 1950, ngài đã bất chấp hiểm nguy để đòi đất xây dựng thánh đường tại phố Nowa Huta trong giáo phận mình. Dưới sự đe doạ của vũ lực và thời tiết lạnh lẽo, ngài đã cùng với một nghìn giáo dân mạnh dạn cử hành thánh lễ đêm Giáng Sinh ngoài trời trên mảnh đất mà giáo dân muốn cất dựng nhà thờ. Cuộc xung đột này kéo dài hơn 20 năm, và cuối cùng đảng CS Balan đã phải chịu cho GP Krakow cất lên một thánh đường uy nga, biểu tượng cho lòng tin của các giáo dân.
• Cuộc viếng thăm ‘79, sau khi lãnh nhận chức vị đại diện Chúa Kitô (vicar of Christ), đã làm chấn động thế giới với sự quy tụ của hơn 1 triệu dân Ba-lan. Trong 40 bài giảng, diễn văn và huấn từ, ngài luôn nhắc nhở mọi người về căn tính và trách nhiệm của từng người dân, và họ đã đồng tâm nhất trí reo lên câu: “Chúng con muốn Chúa!” (We want God!)
GHCG Việt Nam tuy không có phước như Ba-lan vì họ có ĐTC Gioan Phaolô II. Nhưng Chúa đã bù đắp vào khoảng trống đó với
• một di sản oai hùng của 117 Thánh Tử Đạo,
• gương hy vọng của cố ĐHY Thuận,
• lòng can đảm đối diện sự chết của cố TGM Điền,
• tiếng nói cương quyết cho công bình của ĐTGM Kiệt,
• lời mời gọi hiệp nhất của ĐHY Mẫn,
• mô hình luân lý/sống đạo của ĐC Khảm,
• và tiếng rống trong sa mạc bất công của các linh mục dòng CCT Việt Nam.
Biến cố toà khâm sứ Hà Nội, GX Thái Hà, và Tam Toà phải chăng là dấu chỉ với nét tương đồng của những gì đã xảy ra tại Krakow và thành phố Nowa Huta xưa kia? Mới đây, cuộc tụ họp gần 200 nghìn giáo dân tại GP Vinh phải chăng là bước đầu -- giống như chuyến công du ’79 của ĐTC Gioan Phaolô II? Lời tiếp đáp không ngừng của giáo dân Thái Hà, Hà Nội, GP Vinh, Sài Gòn và khắp nước có khác gì với câu: “Chúng con muốn Chúa!” của dân Ba-lan xưa kia không?
Năng suất của biến số “P” trong bài toán Ba-lan tại đất Việt đang bày ra trước mắt. Các vị lãnh đạo tinh thần đã trung thành với Lời Chúa và Mẹ Giáo Hội qua hành động. Giáo dân chúng ta tiếp tục cầu nguyện cho các ngài để họ không ngại tiến tới mỗi khi gặp thử thách.
Giáo Dân Hiệp Thông
Phong trào Hiệp Thông tại Ba-lan được lãnh đạo bởi một công nhân thợ điện, ông Lech Walesa (cựu tổng thống). Hiệp Thông đã phát xuất từ nhóm liên đoàn lao động ngầm (underground labor union) khi Ba-lan con dưới chế độ CS. Lúc đó, anh thợ điện trẻ Lech đã hăng say tụ họp các đồng nghiệp của bãi kiến tạo tàu thuỷ (ship yard) và đình công đòi quyền lợi tối thiểu cho các công nhân. Cuộc khởi nghĩa của họ có chút thành công (50%), nhưng 50% phần còn lại là nhờ vào nỗ lực mà ĐTC Gioan Phaolô đã giúp sau chuyến công du ’79.
Nhìn vào nước Việt Nam, với tỷ lệ 8% Công Giáo trong con số 86 triệu dân, người bạn trẻ nào sẽ là anh thợ điện can đảm để tạo nên một phong trào đòi công bình cho các người lao động trong nước? Ai sẽ hy sinh để lãnh đạo cuộc chiến chống lại sức mạnh vật chất và chủ nghĩa sai lầm? Giáo dân nào sẽ là người dám thực hiện thái độ đoàn kết: “chuyện của Thái Hà cũng là chuyện của Vinh” (ĐGM Cao Đ. Thuyên)? Biến số “S” trong bài toán Ba-lan hiện tại còn đang ẩn tàng trong tầng lớp giáo dân. Chi có thời gian mới trả lời được vì hạt giống công lý cần được phát triển nơi thế hệ trẻ. Những tài liệu đạo/đời và tin tức như bộ phim do cha Nguyễn H. Lễ mới tung ra sẽ gây ảnh hưởng tốt. Người trẻ đang được giới thiệu tới một sự thật mà trước đây đã bị che đậy. Một ngày gần đây, “luật rừng” của Việt Nam cũng sẽ bị san bằng bởi những lương tâm thức tỉnh.
Người Việt hải ngoại cần mở rộng vòng tay để giúp giới trẻ trong nước tìm đến những sự thật về tự do và công bình. Hãy trưng bày sự thật một cách minh bạch, và với thái độ âu yếm để giúp các bạn trẻ kiếm tìm giải đáp. Bên Việt Nam không thiếu gì người đi học nhưng chưa chắc gì họ đã được nền huấn giáo chân thật. Vị bổn mạng các nhà chính trị, Thánh Tôma More, nói: “One of the greatest problems of our time is that many are schooled, but few are educated.” (thử thách lớn của thời đại là nhiều người được đi học, nhưng ít người được giáo dục).
Nếu người Việt hải ngoại đoàn kết để mở đường cho giới trẻ trong nước, một ngày không xa cho lắm, sẽ có nhiều anh thợ điện người Việt xuất hiện trong nước. Lúc đó biến số “S” trong bài toán sẽ dẫn tới sự xụp đổ của XHCN.
Bộ Mặt Đảng
Trong những thập niên của Chiến Tranh Lạnh, các trùm lãnh đạo Nga-xô có phần tuổi đã không mang được phú quý và cơm no đến cho người dân nước Nga. Họ đã tận dụng các nguồn tài năng vào việc chế tạo bom đạn và gia tăng quân sự để bành trướng chế độ. Cuộc chiến Afghanistan vào cuối thập niên 1970 là một điển hình. Khi Mikhail Gorbachev lên chức Tổng Bí Thư năm 1983, ông đã không ngại giao dịch với các nước Tây Âu và Châu Mỹ để học hỏi hầu cải cách chính quyền. Ý định của Gorbachev là cho đất nước hùng mạnh về kinh tế.
Hiện tại trong các bộ mặt của lãnh đạo đảng CSVN, chưa có ai cầm quyền theo lối của Gorbachev. Phải chăng họ sợ và không muốn vấp vào sự sai lầm của người đàn anh Liên-xô? Mặc dù vậy, trong hàng ngũ cán bộ lãnh đạo CSVN đã có một số người thay đổi lối nhìn sau khi được đi học nước ngoài hoặc được nếm mùi tư bản tại các nước tự do. Thêm vào đó, lòng tham làm giàu của CSVN đang dần biến đổi họ. Dù muốn hay không họ đã và đang bị cuốn vào guồng máy kinh tế hoàn cầu với những xử lý đối nghịch với Mác-Lenin.
Năng suất của biến số “G” chưa cao đủ nhưng tiềm lực gia tăng thì có. Thời gian sẽ làm cho thế hệ trẻ Việt Nam ý thức sâu hơn và sẽ đứng ra lãnh đạo với đầu óc cởi mở. Chắc chắn trong con số 6,8 triệu dân Công Giáo tại đất Việt sẽ có vài người can đảm noi gương anh hùng Nguyễn Trường Tộ để cải tiến đất nước trong chính quyền.
Giả như không có ai, thì bài toán cũng vẫn có thể làm cho đảng CSVN thành con số “không” nếu 2 nỗ lực của “P” và “S” trở nên cực cao.
Kết Luận
Đối với con mắt đức tin, sự xụp đổ của các chế độ CS tại đông Âu là do sự quan phòng của Thiên Chúa. Nhưng Người đã trao cho con người ta sự tự do và khả năng cá nhân để cộng tác vào kế hoạch Người. Giáo lý công bình xã hội trong Tin Mừng là một nền tảng mà đã tồn tại hơn 2 thiên niên kỷ trong khi các giả thuyết của loài người trồi lên rồi lại xụp xuống. Bài toán mà đã lật đổ chế độ cộng sản vô thần tại Ba-lan rất có nhiều cơ hội để tái diễn tại đất Việt. Hơn bao giờ hết các tín hữu Việt cần giữ niềm hy vọng, tâm hiệp nhất và lòng can đảm vươn lên để mang Tin Mừng tới dân tộc. Hãy tổ chức đốt nến cầu kinh Mân Côi khắp nơi, và hãy mạnh dạn rước Thánh Thể trên đường phố Việt Nam như ĐTC Gioan Phaolô đã làm xưa kia. Con dân Việt Nam đang khao khát thấy và cảm nghiệm sự hiện diện của Chúa Kitô qua Thánh Thể, và hãy hét vang lên bầu trời Việt Nam câu: “Chúng tôi muốn Chúa chứ không phải Hồ chủ tịch!”
Dominic Thiện, TX
Cảm ơn VietnamNet !
An Dân
14:54 25/08/2009
Suốt ngày 24/8/2009, các cơ quan thông tấn báo chí lề phải, từ tivi cho tới báo viết, như lên đồng tập thể, đồng loạt kết án các linh mục giáo xứ Thái Hà.
Trong số các bài viết nhằm lên án giáo xứ Thái Hà, bài “Một tín hữu Công giáo tốt là một công dân tốt” của tác giả Hiền Anh, đăng trên trang VietnamNet là đáng xem hơn cả.
Mở đầu bài báo tác giả viết: “Trong huấn từ gửi các Giám mục, trong đó có Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam Nguyễn Văn Nhơn, Tổng Giám mục Giáo tỉnh Huế Nguyễn Như Thể, tân Giám mục Buôn Ma Thuột Nguyễn Văn Bản, Giám mục Giáo phận Đà Nẵng Châu Ngọc Tri..., Giáo hoàng Benedict khuyến khích sự quan tâm đến các linh mục: "Để là những người hướng dẫn đích thực và phù hợp với con tim của Thiên Chúa cũng như giáo huấn của Giáo hội, các linh mục phải hướng đến sự thánh thiện..." (hết trích)
Tiếp theo, tác giả trích dẫn huấn từ của Đức Thánh cha Benedict 16 và cho rằng: “Giáo hoàng Benedict cũng nhấn mạnh sự đóng góp tích cực của Giáo hội vào sự phát triển đất nước: "Sự tham gia của Giáo hội vào tiến trình này là một nghĩa vụ... Giáo hội không hề muốn thay thế các vị hữu trách chính quyền, chỉ mong muốn có thể tham gia chính đáng vào đời sống quốc gia, trong tinh thần đối thoại và cộng tác tôn trọng, để phục vụ toàn dân" (hết trích).
Trọng tâm của bài báo là phần nói về giáo xứ Thái Hà và Tam Toà và những kết án hết sức thô thiển dành cho các linh mục tại giáo xứ Thái Hà như: “Một số linh mục này yêu cầu chính quyền "tôn trọng pháp luật", "tôn trọng tự do tôn giáo bằng cách trả lại quyền sở hữu, sử dụng hợp pháp" nhà thờ và phần đất thuộc khuôn viên nhà thờ cho giáo dân.” (Hết trích). Các linh mục yêu cầu chính quyền “tôn trọng pháp luật”, “tôn trọng tự do tôn giáo bằng cách trả lại quyền sở hữu, sử dụng hợp pháp nhà thờ và phần đất thuộc khuôn viên nhà thờ cho giáo dân” thì đâu có gì sai mà lên án.
Cuối cùng, tác giả nhắc nhở các giám mục phải quan tâm giáo dục các linh mục hướng tới sự thánh thiện như Đức Giáo hoàng đã chỉ dạy. Sic!
Không biết có phải vì khả năng lý luận kém, vì sự bối rối của kiếp người bồi bút hay vì muốn kích động các giám mục Công giáo được nêu tên ở trên phải sớm đưa ra lập trường về các vấn đề liên quan tới Thái Hà, Tam Toà và bauxite Tây Nguyên hay không mà tác giả Hiền Anh lại đã đưa ra một bài viết như vậy.
Theo cách lập luận thông thường, thì không ai lại nói “Vì đất nước Công Gô đã long trọng ký kết bản Công ước Quốc tế về Nhân quyền, nên đề nghị Hoa Kỳ phải tuân giữ”. Chuyện Thái Hà, chuyện Tam Toà trực tiếp liên quan tới Giám tỉnh DCCT và Giám mục Cao Đình Thuyên chứ không trực tiếp liên quan tới các Giám mục được nêu tên ở trên. Do đó, việc nêu tên các giám mục Đà Lạt, Buôn Mê Thuột, Đà Nẵng, Huế khiến người đọc hiểu rằng tại các giáo phận này đang có một số linh mục không sống thánh thiện, cần phải giáo dục theo đúng tinh thần của Đức Giáo Hoàng Benedict 16.
Tinh thần của Đức Benedict 16 theo trích dẫn của Hiền Anh là: “Giáo hội phải tích cực đóng góp vào sự phát triển đất nước. Đó là một nghĩa vụ. Giáo hội không hề muốn thay thế các vị hữu trách chính quyền, chỉ mong muốn có thể tham gia chính đáng vào đời sống quốc gia, trong tinh thần đối thoại và cộng tác tôn trọng, để phục vụ toàn dân".
Chuyện bauxite vốn là chủ trương lớn của đảng, thì chắc chắn ảnh hưởng tới sự phát triển của đất nước, ảnh hưởng tới người dân. Việc chính quyền Quảng Bình đánh đập các giáo dân, đánh trọng thương các linh mục vô cớ chắc chắn không phải là chuyện nhỏ… Do đó, người thực thi huấn từ của Đức Thánh cha phải là người “tích cực” đấu tranh cho sự công bằng của xã hội, cho quyền lợi của người dân, cho an ninh của quốc gia và dân tộc. Họ không được đứng ngoài cuộc.
Thực ra, ai cũng biết dụng ý của tác giả, theo sự chỉ đạo của bộ 4T, đang muốn dùng hình ảnh của một số giám mục – mà theo như một số người thì các giám mục này được coi là dễ bảo, để đánh phá Giáo hội. Tuy nhiên, lợi bất cập hại, thương quá hoá phiền, Hiền Anh và VietnamNet, thay vì đề cao các giám mục này thì lại đã đẩy các ngài vào thế khó. Cứ theo mạch văn được trích dẫn ở trên: “Trong huấn từ gửi các Giám mục, trong đó có Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam Nguyễn Văn Nhơn, Tổng Giám mục Giáo tỉnh Huế Nguyễn Như Thể, tân Giám mục Buôn Ma Thuột Nguyễn Văn Bản, Giám mục Giáo phận Đà Nẵng Châu Ngọc Tri..., Giáo hoàng Benedict khuyến khích sự quan tâm đến các linh mục...", thì phải hiểu rằng hoặc là tại các địa phận này đang có các linh mục không thánh thiện, hoặc là các giám mục này ít quan tâm khích lệ các linh mục sống thánh thiện, hoặc là các giám mục này chẳng bao giờ lên tiếng trước các vấn đề bất công xã hội nên phải nhắc nhở các vị để ý tới huấn từ của Đức Thánh cha.
VietnamNet quả thật rất thâm, không biết họ đang đánh phá Giáo hội hay đang đánh phá Nhà nước mà lại đi “kích động” các giám mục vốn có tiếng hiền lành như vậy???
Người đời thường nói: “nói dối hay cùng”. Những người chẳng có sự thật thì sớm muộn cũng bị lật tẩy và chắc chắn những người này chỉ là những kẻ phá hoại mà thôi.
Trong số các bài viết nhằm lên án giáo xứ Thái Hà, bài “Một tín hữu Công giáo tốt là một công dân tốt” của tác giả Hiền Anh, đăng trên trang VietnamNet là đáng xem hơn cả.
Mở đầu bài báo tác giả viết: “Trong huấn từ gửi các Giám mục, trong đó có Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam Nguyễn Văn Nhơn, Tổng Giám mục Giáo tỉnh Huế Nguyễn Như Thể, tân Giám mục Buôn Ma Thuột Nguyễn Văn Bản, Giám mục Giáo phận Đà Nẵng Châu Ngọc Tri..., Giáo hoàng Benedict khuyến khích sự quan tâm đến các linh mục: "Để là những người hướng dẫn đích thực và phù hợp với con tim của Thiên Chúa cũng như giáo huấn của Giáo hội, các linh mục phải hướng đến sự thánh thiện..." (hết trích)
Tiếp theo, tác giả trích dẫn huấn từ của Đức Thánh cha Benedict 16 và cho rằng: “Giáo hoàng Benedict cũng nhấn mạnh sự đóng góp tích cực của Giáo hội vào sự phát triển đất nước: "Sự tham gia của Giáo hội vào tiến trình này là một nghĩa vụ... Giáo hội không hề muốn thay thế các vị hữu trách chính quyền, chỉ mong muốn có thể tham gia chính đáng vào đời sống quốc gia, trong tinh thần đối thoại và cộng tác tôn trọng, để phục vụ toàn dân" (hết trích).
Trọng tâm của bài báo là phần nói về giáo xứ Thái Hà và Tam Toà và những kết án hết sức thô thiển dành cho các linh mục tại giáo xứ Thái Hà như: “Một số linh mục này yêu cầu chính quyền "tôn trọng pháp luật", "tôn trọng tự do tôn giáo bằng cách trả lại quyền sở hữu, sử dụng hợp pháp" nhà thờ và phần đất thuộc khuôn viên nhà thờ cho giáo dân.” (Hết trích). Các linh mục yêu cầu chính quyền “tôn trọng pháp luật”, “tôn trọng tự do tôn giáo bằng cách trả lại quyền sở hữu, sử dụng hợp pháp nhà thờ và phần đất thuộc khuôn viên nhà thờ cho giáo dân” thì đâu có gì sai mà lên án.
Cuối cùng, tác giả nhắc nhở các giám mục phải quan tâm giáo dục các linh mục hướng tới sự thánh thiện như Đức Giáo hoàng đã chỉ dạy. Sic!
Không biết có phải vì khả năng lý luận kém, vì sự bối rối của kiếp người bồi bút hay vì muốn kích động các giám mục Công giáo được nêu tên ở trên phải sớm đưa ra lập trường về các vấn đề liên quan tới Thái Hà, Tam Toà và bauxite Tây Nguyên hay không mà tác giả Hiền Anh lại đã đưa ra một bài viết như vậy.
Theo cách lập luận thông thường, thì không ai lại nói “Vì đất nước Công Gô đã long trọng ký kết bản Công ước Quốc tế về Nhân quyền, nên đề nghị Hoa Kỳ phải tuân giữ”. Chuyện Thái Hà, chuyện Tam Toà trực tiếp liên quan tới Giám tỉnh DCCT và Giám mục Cao Đình Thuyên chứ không trực tiếp liên quan tới các Giám mục được nêu tên ở trên. Do đó, việc nêu tên các giám mục Đà Lạt, Buôn Mê Thuột, Đà Nẵng, Huế khiến người đọc hiểu rằng tại các giáo phận này đang có một số linh mục không sống thánh thiện, cần phải giáo dục theo đúng tinh thần của Đức Giáo Hoàng Benedict 16.
Tinh thần của Đức Benedict 16 theo trích dẫn của Hiền Anh là: “Giáo hội phải tích cực đóng góp vào sự phát triển đất nước. Đó là một nghĩa vụ. Giáo hội không hề muốn thay thế các vị hữu trách chính quyền, chỉ mong muốn có thể tham gia chính đáng vào đời sống quốc gia, trong tinh thần đối thoại và cộng tác tôn trọng, để phục vụ toàn dân".
Chuyện bauxite vốn là chủ trương lớn của đảng, thì chắc chắn ảnh hưởng tới sự phát triển của đất nước, ảnh hưởng tới người dân. Việc chính quyền Quảng Bình đánh đập các giáo dân, đánh trọng thương các linh mục vô cớ chắc chắn không phải là chuyện nhỏ… Do đó, người thực thi huấn từ của Đức Thánh cha phải là người “tích cực” đấu tranh cho sự công bằng của xã hội, cho quyền lợi của người dân, cho an ninh của quốc gia và dân tộc. Họ không được đứng ngoài cuộc.
Thực ra, ai cũng biết dụng ý của tác giả, theo sự chỉ đạo của bộ 4T, đang muốn dùng hình ảnh của một số giám mục – mà theo như một số người thì các giám mục này được coi là dễ bảo, để đánh phá Giáo hội. Tuy nhiên, lợi bất cập hại, thương quá hoá phiền, Hiền Anh và VietnamNet, thay vì đề cao các giám mục này thì lại đã đẩy các ngài vào thế khó. Cứ theo mạch văn được trích dẫn ở trên: “Trong huấn từ gửi các Giám mục, trong đó có Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam Nguyễn Văn Nhơn, Tổng Giám mục Giáo tỉnh Huế Nguyễn Như Thể, tân Giám mục Buôn Ma Thuột Nguyễn Văn Bản, Giám mục Giáo phận Đà Nẵng Châu Ngọc Tri..., Giáo hoàng Benedict khuyến khích sự quan tâm đến các linh mục...", thì phải hiểu rằng hoặc là tại các địa phận này đang có các linh mục không thánh thiện, hoặc là các giám mục này ít quan tâm khích lệ các linh mục sống thánh thiện, hoặc là các giám mục này chẳng bao giờ lên tiếng trước các vấn đề bất công xã hội nên phải nhắc nhở các vị để ý tới huấn từ của Đức Thánh cha.
VietnamNet quả thật rất thâm, không biết họ đang đánh phá Giáo hội hay đang đánh phá Nhà nước mà lại đi “kích động” các giám mục vốn có tiếng hiền lành như vậy???
Người đời thường nói: “nói dối hay cùng”. Những người chẳng có sự thật thì sớm muộn cũng bị lật tẩy và chắc chắn những người này chỉ là những kẻ phá hoại mà thôi.
Hiệp thông Thánh Giá
Hoàng Quang
20:34 25/08/2009
HIỆP THÔNG THÁNH GIÁ
Tôi nhớ một bài thánh ca:
“Ngày xưa trên đồi Gôn-gô-tha,
Mẹ đứng gần bên Thánh giá,
Mẹ nhìn Chúa trút hơi thở cuối cùng!...
Ngày nay trên bàn thờ bao vui say,
Đoàn con hiệp dâng thánh lễ!....”
Và như thế,
Cho mãi đến bây giờ!
Bài thánh ca xưa xin chắp bút vần thơ…
Thánh giá Tam Tòa nhiều bất ngờ diễn biến!
Tội ác Hê-rô-đê trôi dạt về Nhật-lệ Quảng-Bình
Lũy tiến!!
Chúng xâm thực đền thờ làm di tích chiến tranh,
Quân dữ côn đồ lập thành tích lưu manh !!
Bầy con của Mẹ như chiên lành vô phương chống cự,
Mẹ ơi, làm sao giữa dòng đời lữ thứ?!
Làm sao vẹn tròn hai chữ bình an?!!
Tổ quốc thế nào khi chìm đắm nguy nan?!!!
Giáo hội Việt Nam trước muôn vàn thách đố!...
Người Công giáo trước muôn vàn gian khổ,
Vác thập giá mình vào giao lộ đức tin !
Hiệp thông Thánh giá xưa xin quyết giữ gìn,
Máu đã đổ cúi nguyện xin Thiên Chúa,
Đồi Gôn-gô-tha có Mẹ kề bên lần nữa,
Ơn Thánh Thần từng hơi thở cậy trông,
Giáo dân Việt Nam chung sức chung lòng,
Cùng dân-tộc giành công bằng công lý!!!
(cuối thu tháng tám)
Tôi nhớ một bài thánh ca:
“Ngày xưa trên đồi Gôn-gô-tha,
Mẹ đứng gần bên Thánh giá,
Mẹ nhìn Chúa trút hơi thở cuối cùng!...
Ngày nay trên bàn thờ bao vui say,
Đoàn con hiệp dâng thánh lễ!....”
Và như thế,
Cho mãi đến bây giờ!
Bài thánh ca xưa xin chắp bút vần thơ…
Thánh giá Tam Tòa nhiều bất ngờ diễn biến!
Tội ác Hê-rô-đê trôi dạt về Nhật-lệ Quảng-Bình
Lũy tiến!!
Chúng xâm thực đền thờ làm di tích chiến tranh,
Quân dữ côn đồ lập thành tích lưu manh !!
Bầy con của Mẹ như chiên lành vô phương chống cự,
Mẹ ơi, làm sao giữa dòng đời lữ thứ?!
Làm sao vẹn tròn hai chữ bình an?!!
Tổ quốc thế nào khi chìm đắm nguy nan?!!!
Giáo hội Việt Nam trước muôn vàn thách đố!...
Người Công giáo trước muôn vàn gian khổ,
Vác thập giá mình vào giao lộ đức tin !
Hiệp thông Thánh giá xưa xin quyết giữ gìn,
Máu đã đổ cúi nguyện xin Thiên Chúa,
Đồi Gôn-gô-tha có Mẹ kề bên lần nữa,
Ơn Thánh Thần từng hơi thở cậy trông,
Giáo dân Việt Nam chung sức chung lòng,
Cùng dân-tộc giành công bằng công lý!!!
(cuối thu tháng tám)
Thông Báo
Gia Trang Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Arlington, VA đã đổi điạ chỉ
Bùi Hữu Thư
04:27 25/08/2009
Arlington, VA, ngày 25/8/2009: Trân trọng thông báo:
Vì một lý do bất khả kháng, gia trang giáo xứ CTTĐVN Arlington, VA đã phải di cư sang một server khác và đổi domain thành http://www.cttdva.com thay vì http://www.cttdva.net
Xin quý vị vui lòng sửa lại các bookmarks trong brouser của quý vị.
Vì phải đổi tất cả mấy chục trang và mấy trăm cái links tới cttdva.net, nên rất có thể hãy còn thiếu sót. Xin vào http://www.cttdva.com để thử nghiệm.
Nếu quý vị thấy trang nào có error, xin vui lòng cho biết.
Kể từ ngày 8/9/2009 http://www.cttdva.net sẽ hoàn toàn bất khiển dụng.
Chân thành cảm ơn quý vị,
Vì một lý do bất khả kháng, gia trang giáo xứ CTTĐVN Arlington, VA đã phải di cư sang một server khác và đổi domain thành http://www.cttdva.com thay vì http://www.cttdva.net
Xin quý vị vui lòng sửa lại các bookmarks trong brouser của quý vị.
Vì phải đổi tất cả mấy chục trang và mấy trăm cái links tới cttdva.net, nên rất có thể hãy còn thiếu sót. Xin vào http://www.cttdva.com để thử nghiệm.
Nếu quý vị thấy trang nào có error, xin vui lòng cho biết.
Kể từ ngày 8/9/2009 http://www.cttdva.net sẽ hoàn toàn bất khiển dụng.
Chân thành cảm ơn quý vị,
Gia Trang Giáo Xứ CTTĐ/VN Arlington VA |
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Ngồi Bên Biển Chiều - Sunset Over The Ocean
Nguyễn Đức Cung
13:59 25/08/2009
NGỒI BÊN BIỂN CHIỀU – Sunset Over The Ocean
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Chiều nay ra biển ngồi ngơ ngẩn
Nhúng hai giò trong nước Thái Bình Dương
Ðể hơi ta dạt về bờ Ô Cấp
Chạm thân ái vào lưng đất mẹ tang thương!
(Trích thơ của Cao Tần)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền