Ngày 26-08-2021
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 27/8: Hãy tỉnh thức. Suy Niệm: Linh mục Giuse Vũ Ngọc Tuyển CSsR.
Giáo Hội Năm Châu
01:25 26/08/2021

PHÚC ÂM: Mt 25, 1-13

“Kìa chàng rể đến, hãy ra đón người”.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ dụ ngôn này: “Nước trời giống như mười trinh nữ cầm đèn đi đón chàng rể. Trong số đó, có năm cô khờ dại và năm cô khôn ngoan. Năm cô khờ dại mang đèn mà không đem dầu theo. Còn những cô khôn ngoan đã mang đèn, lại đem dầu đầy bình. Vì chàng rể đến chậm, nên các cô đều thiếp đi và ngủ cả.

“Nửa đêm có tiếng hô to: Kìa, chàng rể đến, hãy ra đón người. Bấy giờ các trinh nữ đều chỗi dậy, sửa soạn đèn của mình. Những cô khờ dại nói với các cô khôn ngoan rằng: ‘Các chị cho chúng em chút dầu, vì đèn của chúng em đã tắt cả’. Các cô khôn ngoan đáp lại rằng: ‘E không đủ cho chúng em và các chị, các chị ra (nhà) hàng mà mua thì hơn’. Song khi họ đang đi mua, thì chàng rể đến. Những trinh nữ đã sẵn sàng, thì theo chàng rể cùng vào tiệc cưới, và cửa đóng lại. Sau cùng các trinh nữ kia cũng đến và nói: ‘Thưa ngài, xin mở cửa cho chúng tôi’. Nhưng người đáp lại: ‘Ta bảo thật các ngươi, ta không biết các ngươi’. Vậy hãy tỉnh thức, vì các con không biết ngày nào, giờ nào”.

Đó là lời Chúa.
 
Cách thờ phượng Thiên Chúa đúng nghĩa
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
09:00 26/08/2021
Cách thờ phượng Thiên Chúa đúng nghĩa

(Suy niệm Chúa nhật 22 TNB)

Câu chuyện: Hai người bộ hành.

Có hai người bộ hành đi đường xa. Đêm đến họ phải vào một cái miếu để ngủ nhờ. Đây là một ngôi miếu nổi tiếng là nhiều ma quái. Bầu không khí lạnh lẽo đến rợn người làm cho hai người khách bộ hành cảm thấy sợ khi đã vào trong miếu.

Trong hoàn cảnh này, người không Kitô nói với bạn Kitô rằng: “Anh làm ơn cho tôi mượn cây thánh giá anh đang đeo ở cổ đi. Tôi sợ quá. Hy vọng rằng cây thành giá của anh sẽ làm cho tôi bớt sợ”.

Thế là người Kitô kia đã gỡ cây Thánh giá anh đang đeo ở cổ trao cho người bạn không Kitô. Hai người nằm nghỉ đêm.

Trời về khuya, con yêu tinh xuất hiện, nó rờ vào cổ của người Kitô, tính sát hại người này, bỗng nó thốt lên: Người này có trong mà không có ngoài. Con yêu tinh có ý nói rằng người này là người Kitô đích thực, tuy không mang trong mình một dấu hiệu Kitô nào.

Qua người không Kitô, con yêu tinh chạm đến cây Thánh giá người này đeo ở cổ, nó thốt lên: Người này có ngoài mà không có trong. Con yêu tinh có ý nói rằng, người này tuy mang Thánh giá ở cổ, nhưng không phải là người Kitô đích thực.

Câu truyện trên đây cho chúng ta hiểu rằng bản chất của người Kitô không hệ tại những tô điểm bên ngoài. Chiếc áo dòng không làm nên ông thầy tu. Cây Thánh giá mang vào cổ cũng chẳng thể biến ngay một người trở thành Kitô hữu được.

1. Rửa tay hay lối sống hình thức bên ngoài không phải là thờ phượng Thiên Chúa?

Những người Pha-ri-sêu đặt nặng hình thức bên ngoài qua việc giữ truyền thống rửa tay, thanh tẩy trước khi dùng bữa: “họ không ăn gì, khi chưa rửa tay cẩn thận; thức gì mua ngoài chợ về, cũng phải rảy nước đã rồi mới ăn; họ còn giữ nhiều tập tục khác nữa như rửa chén bát, bình lọ và các đồ đồng.” (Mc 7, 3-4). Vì thế, khi thấy các môn đệ của Đức Giê-su không rửa tay trước khi dùng bữa, họ đã vội vàng kết tội và lên án các môn đệ nói chung, cách riêng Đức Giê-su vì đã vi phạm Lề Luật. Họ đặt Lề Luật hay truyền thống do con người làm ra cao trọng hơn Thiên Chúa, Đấng sáng tạo muôn loài muôn vật. Họ quên mất rằng giáo huấn hay lệnh truyền Thiên Chúa không bao giờ được thay đổi, còn truyền thống có thể thay đổi. Qua cách nhìn và thái độ của người Pha-ri-sêu, Đức Giê-su đã không ngần ngại để trả lời họ như thế này: “Ngôn sứ I-sai-a thật đã nói tiên tri rất đúng về các ông là những kẻ đạo đức giả, khi viết rằng: Dân này tôn kính Ta bằng môi bằng miệng, còn lòng chúng thì lại xa Ta. Chúng có thờ phượng Ta thì cũng vô ích, vì giáo lý chúng giảng dạy chỉ là giới luật phàm nhân. Các ông gạt bỏ điều răn của Thiên Chúa, mà duy trì truyền thống của người phàm.”(cc. 6-8). Quả thật, đạo hình thức/ giả hình/ đạo đức giả/ thích hình thức, thích vẻ bề ngoài/ trau chuốt cái bên ngoài/ yêu chuộng cũng như chạy theo vẻ bề ngoài/ bề nổi,…Phải chăng đây là lối sống mà Chúa Giê-su đang lên án khắt khe? Ngài mong muốn là “rửa” cái bên trong, “rửa” tâm hồn?

Quả thật, qua lối giữ đạo của người Pha-ri-sêu ngày xưa là chú trọng cách thờ phượng Thiên Chúa ngang qua hình thức bề ngoài, chúng ta cũng không ngần ngại xét lại lối sống đạo của chúng ta ngày hôm nay. Nhiều người bị giới hạn việc thờ phượng Thiên Chúa trong nhà thờ: như đi tham dự thánh lễ mỗi tuần, đọc kinh nhiều, hay chỉ cần chịu Phép Rửa tội để có danh hiệu Ki-tô hữu hoặc chỉ cần thực hành một số điều bên ngoài mà Lề luật đòi buộc. Do đó, họ đi đạo mà không sống đạo. Đó là lối sống hữu danh vô thực. Họ chỉ nệ vào hình thức bên ngoài mà không màng tới chiều kích thực hành đạo. Như vậy, lối sống của họ diễn tả một tôn giáo chỉ còn là cái xác không hồn. Họ quên mất rằng đón nhận Tin Mừng bình an của Đức Ki-tô không chỉ là “đi lễ, đọc kinh”, mà còn là hoán cải và phục vụ trong cả cuộc sống. Họ đọc kinh xem lễ nhưng bên trong chất chứa nhiều điều xấu xa thì không phù hợp là người con cái của Chúa. Đúng là “Bề ngoài thơn thớt nói cười/ Mà trong nham hiểm giết người không dao!” (truyện Kiều).

Trong bài giảng thánh lễ tại nhà nguyện thánh Mátta sáng 23-3-2017, Đức Thánh Cha Phan-xi-cô cũng đã nói: “Khi chúng ta không chăm chú nghe Lời Chúa, chúng ta sẽ lánh xa Ngài và quay lưng lại với Ngài. Nếu chúng ta không lắng nghe Lời Ngài, chúng ta sẽ tìm nghe những lời khác…Khi khước từ Lời Chúa và khi cứng lòng, chúng ta sẽ trở thành những người Công Giáo bất trung, những người dân ngoại, và tệ hại hơn, những người Công Giáo vô thần, bởi vì chúng ta không yêu mến Thiên Chúa hằng sống”. Vì thế,

2. “Rửa sạch” bên trong mới là quan trọng, là cách thờ phượng Thiên Chúa phù hợp?

Tại sao cần “rửa” cái bên trong? Vì Chúa Giê-su đã nói: cái gì từ trong con người xuất ra, cái đó mới làm cho con người ra ô uế. Mà cái gì ô uế, nhất là tâm hồn ô uế thì càng phải tẩy rửa. Cái ô uế bên trong cần được tẩy rửa hơn bao giờ hết. Một tâm hồn thánh thiện dễ dàng đón đợi Chúa đến. Hay nói cách khác, Chúa chỉ thực sự ngự vào những tâm hồn thanh sạch và trong sáng. Tâm hồn ô uế làm sao có thể mời Chúa bước vào trú ngụ được? Theo Đức Giê-su, cái làm cho con người ra ô uế là cái từ bên trong, từ lòng người chứ không phải từ bên ngoài. “Vì từ bên trong, từ lòng người, phát xuất những ý định xấu : tà dâm, trộm cắp, giết người, ngoại tình, tham lam, độc ác, xảo trá, trác táng, ganh tỵ, phỉ báng, kiêu ngạo, ngông cuồng. Tất cả những điều xấu xa đó, đều từ bên trong xuất ra, và làm cho con người ra ô uế.”(Mc 7, 21-23). Những người Pha-ri-sêu dạy rằng sự ô uế tìm cách để từ bên ngoài thâm nhập vào trong con người; còn Đức Giê-su lại bảo rằng, sự ô uế tự trong mà ra. Chẳng phải thức ăn làm cho con người ra ô uế, nhưng đúng hơn là thế này, những gì được thốt ra trên môi miệng, trong ngôn từ của người nào, thì chính là sự diễn tả những tâm tư và tính cách của người ấy. Tâm hồn là nền tảng hiện hữu của con người, là nguồn mạch của những cảm xúc, tư tưởng, tình cảm, khát vọng cũng như hành động của người ấy. Đây cũng chính là nơi dung chứa cái căn cớ gây ra sự ô uế về mặt luân lý của con người. Đức Giê-su nhấn mạnh vào nguồn cội bên trong này bằng hai cụm từ: “từ bên trong” (không phải là bên ngoài) và “ từ lòng người” (không phải là thức ăn). (xem Chân ngôn, chủ giải Tin mừng các chủ nhật và đại lễ năm B, Học viện Đa mình 2011, trang 460). Như vậy, Chúa Giê-su đã “khử thiêng” các nghi thức tập tục bên ngoài của người Do-thái vì trong công trình sáng tạo của Thiên Chúa, không có gì là ô uế cả. Đụng đến người bệnh, xác chết hay máu, đâu phải là xúc phạm đến Thiên Chúa. Ăn món này món kia, ta đâu có xúc phạm đến Thiên Chúa. Tội lỗi là điều xuất phát từ lòng người chứ không phải là điều ta làm mà không cố ý. (xem phần chủ giải Kinh Thánh trọn Bộ, Tin mừng Mác-cô, trang 1681, xuất bản năm 2010).

Thật vậy, chúng ta theo đạo, theo Chúa không là chạy theo hình thức bề ngoài nhưng cách thờ phượng Thiên Chúa đúng nghĩa phải chẳng là “anh em hãy giũ sạch mọi điều ô uế và mọi thứ độc ác còn lan tràn; hãy khiêm tốn đón nhận lời đã được gieo vào lòng anh em; lời ấy có sức cứu độ linh hồn anh em. Anh em hãy đem Lời ấy ra thực hành, chứ đừng nghe suông mà lừa dối chính mình.”(Gc 1, 21b-22); Và “Có lòng đạo đức tinh tuyền và không tỳ ố trước mặt Thiên Chúa Cha, là thăm viếng cô nhi quả phụ lâm cảnh gian truân, và giữ mình cho khỏi mọi vết nhơ của thế gian.”(c.27). Hơn nữa, bên cạnh phải tuân giữ các Giới luật như Mô-sê mời gọi dân Israen trong bài đọc I, chúng ta cần thực hành liên lỉ những điều Chúa dạy nơi môi trường sống của chúng ta, vì “cũng như xác không hồn là xác chết, thì đức tin không việc làm là đức tin chết.” (Gc 2,26). Nghĩa rằng là giữa đời sống nhà thờ và đời sống xã hội phải có sự nối kết chặt chẽ mà không tách rời. Không thể chỉ giữ đạo nhà thờ mà lại bỏ qua những quy tắc sống nơi môi trường chung quanh. Không thể môi miệng nói mến Chúa, mà trong lòng lại không thể yêu nổi anh chị em mình. Không thể chỉ đề cao cung cách giữ đạo sao cho đẹp, cho văn hoá - văn minh mà lối sống, hành vi cử chỉ thường ngày lại vô tâm, vô cảm, hận thù, ghen ghét, phân biệt đối xử với anh chị em đồng loại.

Nói tóm lại, mỗi khi đã thực sự trở thành ki-tô hữu ngang qua Bí tích Rửa tội, chúng ta không thể không có những biểu lộ bên ngoài là năng nguyện kinh, năng tham dự Thánh lễ, nhất là lễ Chúa nhật, cũng như thành tâm tuân giữ các giới răn của Thiên Chúa và Giáo hội. Tuy nhiên, chúng ta phải ý thức rằng thờ phượng Thiên Chúa không chỉ dừng lại ở hình thức bên ngoài, nhưng điều quan trọng là để Lời Chúa cũng như các giới răn của Chúa thấm nhập vào đời sống thường ngày qua lối sống đượm tình bác ái yêu thương.

Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:49 26/08/2021

15. Tôi tự nguyện trở thành một con vật ti tiện nhất để phục tùng thánh ý của Thiên Chúa, chứ không muốn làm một thiên thần sốt mến mà làm theo ý mình.

(Chân phước Enrice Susung)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức)


-----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:52 26/08/2021
39. RÃNH TRỜI TRƯỜNG GIANG

Vị Lăng có một thư sinh, vợ của anh ta rất biết làm thơ, về sau anh ta lấy thêm một bà vợ bé và đem ở một nơi khác, bà vợ lớn điều tra thì biết được sự tình và muốn tự mình đi bắt quả tang.

Ông chồng nghe được thì hốt hoảng đem vợ bé vượt qua sông Trường Giang, và thuê một căn nhà ở Quảng Lăng (Dương Châu). Bà vợ truy tìm đến cửa khẩu kinh thành bờ sông, nhìn thấy nước sông Trường Giang cuồn cuộn thì không dám ngồi thuyền qua sông, rầu rỉ trở về.

Một hôm, bạn bè nói đến chuyện này, thì có người nói:

- “Cái gọi là rãnh trời Trường Giang ấy, chính là trên trời dùng để cắt đứt nam bắc đó mà!”

Mọi người cười ha ha.

(Tiếu Tiếu lục)

Suy tư 39:

Có thêm tiền thì giấc ngủ không trọn vẹn vì sợ mất trộm, có thêm chức quyền thì nổi sợ càng lớn thêm vì sợ thù oán, nhưng có thêm một bà vợ nữa thì quả là vừa lo vừa sợ, và cuộc sống lúc nào cũng lén lén lút lút...

Cái gọi là “rãnh trời Trường Giang” chỉ cách trở người nhát gan mà thôi, nhưng không thể tách rời tình yêu của chồng vợ được, cái tách rời tình yêu của vợ chồng chính là tiền là tài là danh vọng...

Người Ki-tô hữu được nghe được dạy và được thấy tiền tài danh vọng và th không phải là mục đích và cứu cánh của con người, nên họ tuy có tiền mà như không có vì họ sống như những người nghèo, có danh vọng mà rất bình dân, và tình yêu của họ thì thật tuyệt vời nhứt phu nhứt phụ như Đức Chúa Giê-su đã dạy.

Có vợ bé thì lo sợ và khổ não buồn phiền dồn dập, bởi vì đó là chuyện đi ngược lại với giáo huấn của Đức Chúa Giê-su và Giáo Hội, là chuyện mà lương tâm và trách nhiệm lên án suốt cả đời...

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


-------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Cuộc tuần hành phò sinh lần đầu tiên của California sau khi đại dịch coronavirus bùng phát
Đặng Tự Do
05:03 26/08/2021


Những người ủng hộ sự sống đã tập trung vào hôm thứ Tư 25 tháng 8, tại thủ phủ của tiểu bang ở Sacramento cho cuộc tuần hành phò sinh lần đầu tiên của California sau khi đại dịch coronavirus bùng phát, để thể hiện sự hỗ trợ cho những đứa trẻ chưa chào đời và để tìm hiểu những gì họ có thể làm để thúc đẩy chính nghĩa phò sinh của họ trong tiểu bang.

Jeanne Mancini, chủ tịch của March for Life and Education Fund, cho biết: “Cuộc tuần hành là cơ hội để những người ủng hộ sự sống ở California đoàn kết và khuyến khích các nhà lập pháp tiểu bang xây dựng các chính sách tôn trọng quyền của những đứa trẻ chưa sinh ra.”

Sự kiện ngày 25 tháng 8 được tổ chức với sự hợp tác giữa tổ chức March for Life quốc gia và Hội đồng Gia đình California, là một nhóm phò sinh, là chi nhánh ở cấp tiểu bang của Focus on the Family.

Sự kiện đã bắt đầu bằng một cuộc biểu tình lúc 11 giờ sáng tại các bậc thang của tòa nhà Quốc Hội tiểu bang, sau đó là một cuộc tuần hành vào buổi trưa.

Mancini sẽ là một trong những diễn giả tại sự kiện, cũng như Jonathan Keller, chủ tịch Hội đồng Gia đình California.

Keller nói rằng bất chấp danh tiếng tiến bộ của California, “khi nói đến việc đối xử với mọi cuộc sống con người với phẩm giá và sự tôn trọng của Golden State, chúng ta có một kỷ lục bị hoen ố”.

Hôm thứ Hai, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, là một người ở California, đã lặp lại luận điểm cho rằng phá thai là quyền của người phụ nữ và lên tiếng chỉ trích cuộc tuần hành phò sinh này.

Tưởng cũng nên nhắc lại ý kiến Đức Cha Salvatore J. Cordileone, Tổng Giám mục San Francisco, là Tổng Giám Mục của bà ta đã từng đáp lại ý kiến của bà này như sau:

Tôi muốn bắt đầu với điều hiển nhiên: Nancy Pelosi không thể phát biểu thay mặt cho Giáo Hội Công Giáo. Bà ấy nói với tư cách là một nhà lãnh đạo quan trọng ở cấp cao của chính phủ và với tư cách là một cá nhân công dân. Và về vấn đề phẩm giá bình đẳng của cuộc sống con người khi còn trong bụng mẹ, bà ấy cũng đã đưa ra một điều mâu thuẫn trực tiếp với một quyền cơ bản của con người mà giáo huấn Công Giáo đã luôn ủng hộ trong 2,000 năm qua.

Các tín hữu Kitô luôn hiểu rằng điều răn “Ngươi không được giết người” phải được áp dụng cho mọi sự sống, kể cả sự sống còn trong bụng mẹ. Vào khoảng cuối thế kỷ thứ nhất, Thư của Thánh Ba-na-ba viết rằng: “Ngươi không được giết đứa trẻ bằng cách phá thai; Ngươi cũng không được giết nó sau khi nó đã được sinh ra”(# 19). Một nghìn, tám trăm sáu mươi lăm năm sau, Công Đồng Vatican II khẳng định: “Sự sống phải được bảo vệ hết sức cẩn thận ngay từ khi được thụ thai: phá thai và giết trẻ sơ sinh là những tội ác ghê tởm” (Gaudium et spes – Hiến Chế Mục Vụ Giáo Hội Trong Thế Giới Ngày Nay, số 51).

Không một người Công Giáo nào có lương tâm ngay chính lại có thể ủng hộ việc phá thai. “Quyền được lựa chọn” là một hỏa mù nhằm duy trì cả một ngành công nghiệp thu lợi nhuận từ một trong những tệ nạn kinh khủng nhất có thể tưởng tượng được. Mảnh đất của chúng ta thấm đẫm máu của những người vô tội, và nó phải dừng lại.
Source:Catholic News Agency
 
Các phương tiện truyền thông Ý phỏng đoán về khả năng từ chức của Đức Thánh Cha Phanxicô
Đặng Tự Do
05:04 26/08/2021


Trên tờ Libero số ra ngày 23 tháng 8, ký giả Antonio Socci cho rằng anh ta có các tin nội bộ theo đó Đức Giáo Hoàng Phanxicô sắp từ chức. Maria Antonietta Calabrò của tờ Huffington Post cho rằng không phải như vậy. Theo cô, đúng hơn, Đức Giáo Hoàng sắp đưa ra một Tông Hiến bãi bỏ chức danh “Papa emerito”, hay Đức Giáo Hoàng danh dự.

“Hãy theo dõi, tiếp tục theo dõi”. Hôm 1 tháng 8, ký giả John Allen, người Mỹ chuyên về Vatican đã kêu gọi độc giả của ông chú ý theo dõi về một điều bất ngờ có thể xảy ra vào tháng 8, có tầm quan trọng như những gì sắp xảy ra vào tháng 10 khi chính trường Mỹ bắt đầu cuộc thăm dò để chọn ứng cử viên tổng thống trong cuộc bầu cử vào năm 2024. Có lẽ đây là nguồn gốc của những giả định và tin đồn của Antonio Socci trên tờ Libero hôm 23 tháng 8 - về việc Đức Giáo Hoàng Phanxicô sắp từ chức.

Antonio Socci đã so sánh những gì xảy ra trong những ngày này với bầu không khí tương tự như năm cuối cùng của triều đại Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô 16. Anh ta đã đặt các suy đoán của mình trong bối cảnh của một vụ bê bối tài chính lớn. Nếu như năm 2012 chỉ có vụ IOR, hay viện Giáo Vụ, thì trong những ngày này đó là vụ mua bán một tòa nhà ở London, liên quan đến cả Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh với một phiên tòa vừa được mở ra để xét xử 10 bị cáo, bao gồm cả Hồng Y Angelo Becciu.

Những lời đe dọa về cái chết cũng đến, như đã xảy ra đối với Đức Ratzinger. Hai bức thư khác nhau trong phong bì có đạn gửi cho Đức Giáo Hoàng, lần đầu tiên bị chặn vào ngày 9 tháng 8.

Tất cả những điều này, còn được cộng thêm với những suy đoán về tình trạng sức khỏe của Đức Bergoglio, sau khi ngài trải qua một cuộc phẫu thuật đại tràng vào ngày 4 tháng 7.

Tất nhiên, Đức Giáo Hoàng Phanxicô là một người cao tuổi, sẽ bước sang tuổi 85 vào tháng 12.

Trên thực tế, một sự thay đổi về lập pháp có thể sớm xảy ra, và điều này sẽ khiến những người ủng hộ “Đức Giáo Hoàng danh dự” vô cùng lo lắng. Đức Thánh Cha Phanxicô có thể sớm ban hành một đạo luật mới, dưới hình thức một Tông Hiến, để điều chỉnh việc từ chức của Đức Giáo Hoàng, và đặc biệt là tình trạng sau khi một vị Giáo Hoàng từ chức. Điều này cũng để tránh một loạt các diễn giải sai lệch về sự tồn tại của hai vị giáo hoàng, về thời gian chung sống của họ, về luận điểm “một triều đại giáo hoàng mở rộng” và về các vấn đề khác, mặc dù không động đến đại đa số các tín hữu, nhưng rất đáng quan tâm, đặc biệt trong bối cảnh nhiều người vẫn tin vào giả thuyết cho rằng Giáo hoàng thực sự duy nhất là Đức Ratzinger. Luật mới có thể sẽ không có Giáo hoàng danh dự nào cả.
Source:Hufftington Post
 
Khả năng Đức Giáo Hoàng từ chức theo Francesco Antonio Grana
Đặng Tự Do
05:05 26/08/2021


Francesco Antonio Grana, một Vaticanista, tức là một ký giả chuyên về Vatican, có bài nhận định sau trên tờ il Fatto Quotidiano, số ra ngày 23 tháng Tám.

Đức Giáo Hoàng sắp từ chức? Theo Libero, Đức Thánh Cha Phanxicô đang nghĩ đến việc từ chức vì tuổi tác, khi ngài sẽ bước sang tuổi 85 vào ngày 17 tháng 12 tới và vì các vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như ca phẫu thuật đại tràng mà ngài phải trải qua vào ngày 4 tháng 7. Tác giả của bài báo là Antonio Socci, người luôn là một nhà phê bình rất hăng hái đối với Đức Bergoglio đến mức lập luận, một cách hoàn toàn vô căn cứ, rằng cuộc bầu cử của ngài là “vô hiệu”. Nói về tuổi của Đức Phanxicô, nhà báo này nhớ lại rằng Đức Bênêđíctô XVI đã từ chức ở tuổi 85; và Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã qua đời ngay trước ngưỡng cửa của tuổi 85 này.

Ở Vatican và đặc biệt là tại Casa Santa Marta, nơi ở của Đức Bergoglio, không có gì cho thấy Đức Giáo Hoàng đang suy nghĩ nghiêm túc về việc từ chức của mình. Ngược lại. Gần đây, Đức Phanxicô đã tiếp tục các buổi tiếp kiến riêng và xác nhận chuyến hành trình dài và đầy khó khăn, từ ngày 12 đến ngày 15 tháng 9 tới, tới Budapest để bế mạc Đại hội Thánh Thể Quốc tế và đến Slovakia để thăm viếng mục vụ. Chương trình tông du, đầy kín các cuộc họp và các chuyến đi, được quyết định trước khi vào bệnh viện đa khoa Gemelli để phẫu thuật đại tràng, đã không bị thay đổi, ít nhất ngay cả sau khi ngài nhập viện mười ngày. Đó là một dấu chỉ hùng hồn cho thấy Đức Giáo Hoàng, thậm chí còn được khích lệ bởi ý kiến của các bác sĩ, cảm thấy tự tin và quyết tâm đối mặt với chuyến đi này.

Cho đến nay, mặc dù chưa có chuyến đi nào khác được Vatican chính thức xác nhận cho năm 2021, cũng như cho năm 2022, ngài tiếp tục làm việc trong những tháng mùa hè với tốc độ bình thường. Ngoài ánh đèn sân khấu, Đức Bergoglio cũng đã được rất nhiều bạn bè đến thăm ngài trong những tuần gần đây tại Casa Santa Marta.

Cần phải nói rằng, ngay cả trước khi có vụ phẫu thuật đại tràng, câu chuyện về Hồng Y Reinhard Marx, tổng giám mục của Munich và Freising, một tổng giáo phận đã từng do Đức Joseph Ratzinger lãnh đạo, đã mở ra thời kỳ tiền Cơ Mật Viện. Vị Hồng Y người Đức, một trong những vị của Hội Đồng Các Hồng Y Cố Vấn nhằm soạn thảo các cải cách của Giáo triều Rôma, đã từ chức với cáo buộc rằng Giáo hội đã thất bại trong cuộc chiến chống lại tệ nạn lạm dụng tính dục của hàng giáo sĩ. Đó là một cuộc tấn công rất khắc nghiệt mà lần đầu tiên không phải từ kẻ thù, mà là từ một trong những cộng tác viên thân cận nhất của Đức Giáo Hoàng, người đã chia sẻ việc cai quản Giáo hội, đặc biệt là trong các vấn đề kinh tế.

Đức Phanxicô ngay lập tức bác bỏ đơn từ chức của vị Hồng Y, nhưng sự bất mãn này giữa những người được gọi là các Hồng Y trong nhóm Bergoglio, đã mở ra một suy tư nghiêm túc, ít nhiều công khai, về những cải cách của triều giáo hoàng này.

Do đó, không thể phủ nhận rằng thời kỳ tiền Cơ Mật Viện đã mở ra, ít nhất là trong những tháng gần đây, nhưng điều này không có nghĩa là triều đại của Đức Phanxicô đã kết thúc.

Thời kỳ tiền Cơ Mật Viện trước cái chết của Đức Wojtyla kéo dài hàng thập kỷ trước khi vị Giáo hoàng Ba Lan qua đời. Và phải nói rằng trong thập kỷ đó, nhiều ứng cử viên đủ điều kiện đã chết trước vị Thánh Giáo hoàng.
Source:Il Fatto Quotidiano
 
Tình trạng của Hồng Y Đoàn
Đặng Tự Do
05:05 26/08/2021


Ngày nay, số Hồng Y cử tri có thể tham gia Cơ Mật Viện để bầu ra một tân Giáo Hoàng là 122 vị, một con số ít nhiều phù hợp với những gì Đức Thánh Cha Phaolô VI quy định. Cần nhớ rằng Đức Giáo Hoàng Montini đã ấn định số lượng Hồng Y cử tri tối đa là 120 vị và với Tự Sắc Ingravescentem ngài thiết định rằng ở tuổi 80, các Hồng Y mất quyền tham gia Cơ Mật Viện bầu tân Giáo Hoàng.

Cho đến thời điểm hiện nay, trong số các vị Hồng Y cử tri:

13 vị được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tấn phong;

39 vị được Đức Bênêđíctô 16 tấn phong;

70 vị được Đức Thánh Cha Phanxicô tấn phong.

Về lý thuyết, nếu mọi thứ không thay đổi cho đến cuối năm 2022, thì vào cuối năm sau, số Hồng Y được bầu sẽ giảm từ 122 xuống còn 110, tức là ít hơn 10 vị so với con số do Đức Phaolô VI thiết lập.

Con số các Hồng Y cử tri không bao gồm Đức Hồng Y Giovanni Angelo Becciu, 73 tuổi, đang bị xét xử. Ngài đã bị tước bỏ các quyền và đặc quyền liên quan đến tước vị Hồng Y vào ngày 27 tháng 9 năm ngoái, 2020.

Trong khoảng thời gian từ nay đến tháng 12 năm 2022, 6 vị Hồng Y Mỹ Latinh và 6 vị Hồng Y Âu châu sẽ vượt qua tuổi 80.

1) Đức Hồng Y Angelo Scola người Ý sinh ngày 07.11.1941

2) Đức Hồng Y Ricardo Ezzati Andrello người Chí Lợi sinh ngày 07.01.1942

3) Đức Hồng Y Gualtiero Bassetti người Ý - sinh ngày 07.04.1942

4) Đức Hồng Y Ricardo Blázquez Pérez người Tây Ban Nha - sinh ngày 13.04.1942

5) Đức Hồng Y Norberto Rivera Carrera người Mễ Tây Cơ - sinh ngày 06.06.1942

6) Đức Hồng Y Jorge Liberato Urosa Savino người Venezuela - sinh ngày 28.08.1942

7) Đức Hồng Y Gregorio Rosa Chávez người El Salvador - sinh ngày 09.09.1942

8) Đức Hồng Y Rubén Salazar Gómez người Colombia - sinh ngày 22.09.1942

9) Đức Hồng Y Giuseppe Bertello người Ý - sinh ngày 01.10.1942

10) Đức Hồng Y Gianfranco Ravasi người Ý - sinh ngày 18.10.1942

11) Đức Hồng Y André Armand Vingt-Trois người Pháp - sinh ngày 07.11.1942

12) Đức Hồng Y Óscar Andrés Rodríguez Maradiaga người Honduras - sinh ngày 29.12.1942

Những dữ liệu này cung cấp cơ sở cho xác suất rằng vào cuối năm nay hay chậm nhất là những tháng đầu tiên của năm 2022, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ công bố Sắc lệnh thứ tám của ngài về việc tấn phong các tân Hồng Y, đặc biệt là các đại cử tri.
Source:Sismpgrafo
 
Đức Thánh Cha bổ nhiệm Sơ Smerilli làm thư ký của Thánh Bộ Phát triển Con người
Thanh Quảng sdb
05:52 26/08/2021
Đức Thánh Cha bổ nhiệm Sơ Smerilli làm thư ký của Thánh Bộ Phát triển Con người

Đức Thánh Cha Phanxicô mới bổ nhiệm Sơ Alessandra Smerilli, FMA, (Dòng salesian nữ) làm Thư ký của Thánh Bộ Phát triển Con người Toàn diện, đồng thời sơ cũng là đại biểu của Ủy ban chống Covid-19 của Vatican.

(Tin Vatican)

Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm Sơ Alessandra Smerilli "thay thế cho Đức ông Bruno Marie Duffé và Cha Augusto Zampini, hiện là Thư ký và Phụ tá Thư ký của Thánh bộ, cả hai nay đã trở về giáo phận gốc của mình."

Sơ Alessandra Smerilli đã đảm nhiệm vai trò này kể từ tháng 3 năm 2021.

Theo Văn phòng Báo chí Tòa thánh cho hay Đức Thánh Cha Phanxicô đã “xin các nhân viên trong Ủy ban chống Covid-19 của Vatican gồm có Đức Hồng Y Peter Kodwo Appiah Turkson, Tổng trưởng Thánh Bộ, Sơ Alessandra Smerilli, và Cha Fabio Baggio, Thứ trưởng Thánh Bộ về Người di cư và tị nạn dành riêng sơ Alessandra Smerrilli ra giúp cho Thánh bộ “Phát triển Con người.”

Vai trò mới

Sơ Alessandra Smerilli được sinh trưởng tại thị trấn Vasto (Chieti) của Ý vào năm 1974, Sơ Smerilli đã bắt đầu chức vụ Thư ký của Thánh Bộ từ tháng 3 năm 2021, đồng thời sơ cũng là điều phối viên của Ủy Ban Đặc nhiệm Kinh tế của Ủy ban chống Covid-19 của Vatican.

Với tư cách là Thư ký, sơ thay thế cho Đức ông Bruno-Marie Duffé, người đã mãn nhiệm kỳ vào tháng Bảy năm nay, và thay thế cho cả Cha Augusto Zampini nữa vì linh mục này cũng rời Thánh bộ về phục vụ tại giáo phận quê hương của ngài ở Argentina.

Phục vụ với tâm tình biết ơn

Sơ Smerilli phát biểu: “Con biết ơn Đức Thánh Cha đã tín nhiệm trao phó cho con vào chức vụ đầy thách đố này. Con xin Chúa giúp con hoàn thành bổn phận với tinh thần vâng phục, khiêm tốn, đam mê, sáng tạo và khả năng lắng nghe. Ước mong của con là phục vụ Giáo hội trong khả năng của con bao lâu Đức Thánh Cha thấy con có khả năng chu toàn..."

Sau đó sơ cũng bày tỏ tấm lòng cám ơn các bề trên của sơ, Sơ Smerilli đoan chắc "tin tưởng vào tinh thần hiệp thông và cộng tác của toàn Thánh Bộ, cũng như của nhiều đối tác quốc tế đã và đang cộng tác với Ủy ban chống Covid, hầu làm thăng tiến toàn diện con người và quan tâm đến việc sáng tạo bằng cách thúc đẩy và phát triển những nguyên tắc của học thuyết xã hội Kitô Giáo mà Đức Thánh Cha Phanxicô không ngừng kêu gọi chúng ta xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn. "

Giai đoạn mới của Thánh bộ

Cha Augusto Zampini cũng phát biểu tâm tình của ngài trên trang mạng của Thánh bộ như sau: "Con biết ơn Đức Thánh Cha đã tin tưởng giao phó cho con trọng trách đầy thử thách này là điều phối Ủy ban chống Covid-19 của Vatican và phục vụ với tư cách là trợ lý thư ký của Thánh bộ. Giờ đây Ủy ban bước vào một giai đoạn mới nên Giám mục của con đã xin phép Đức Thánh Cha Phanxicô để con trở về phục vụ tại Giáo phận của con. Con tin tưởng dưới sự lãnh đạo của Sơ Alessandra Smerilli, Ủy ban sẽ tiếp tục triển nở để giúp cả con người và hành tinh chúng ta thoát khỏi những tình trạng khó khăn hiện nay."
 
Linh mục người Costa Rica bị đình chỉ, đưa đi điều trị tâm lý vì cử hành thánh lễ theo Phụng Vụ mới bằng tiếng Latinh
Đặng Tự Do
17:16 26/08/2021


Một linh mục người Costa Rica nói rằng ngài đã bị đình chỉ, đuổi khỏi giáo xứ của mình và bị giám mục bản quyền đưa đi điều trị tâm lý vì đã cử hành phụng vụ mới bằng tiếng Latinh và cử hành thánh lễ theo phong cách ad orientem, nghĩa là quay mặt lên bàn thờ.

Cha Eduardo Varela Santamaría dòng Xitô nhặt phép, từng là Chưởng Ấn của Giáo phận Alajuela, đã cử hành Thánh lễ kể từ năm 2019 cho một cộng đồng hàng trăm tín hữu, những người yêu mến nghi thức Thánh lễ Latinh Truyền thống của Giáo Hội Công Giáo, được gọi phổ biến là “Thánh lễ Tridentinô”. Các phụng vụ được cử hành tại giáo xứ San Jose, nơi ngài là Cha sở, được sự chúc lành của giám mục bản quyền.

Cha Varela và các thành viên khác của tín hữu nói rằng vị linh mục đã vâng lời giám mục của mình không cho phép ngài tiếp tục cử hành Thánh lễ Latinh Truyền thống trước cuộc cải cách của Công Đồng Vatican II, nhưng thực hiện quyền của mình theo giáo luật để cử hành thánh lễ mới hoặc “Novus Ordo” bằng tiếng Latinh. Điều này đã châm ngòi cho sự tức giận của Đức Giám Mục bản quyền và dẫn đến việc ngài bị cách chức.

Việc loại bỏ Cha Varela khiến hàng trăm tín hữu của nghi lễ truyền thống ở Costa Rica không có linh mục và không có các bí tích truyền thống.

Vào tháng trước để đáp lại Tự Sắc Traditionis Custodes của Đức Thánh Cha Phanxicô, Hội đồng giám mục Costa Rica đã tuyên bố cấm hoàn toàn các nghi thức Thánh lễ Latinh Truyền thống. Tự Sắc Traditionis Custodes áp đặt những hạn chế đối với các Thánh lễ Latinh Truyền thống nhưng không buộc các Giám Mục phải cấm hình thức Phụng Vụ này.

Tuy nhiên, các giám mục Costa Rica không những cấm Thánh lễ Latinh Truyền thống mà cũng cấm mọi thực hành có liên quan đến với phụng vụ trước năm 1970, bao gồm cả việc sử dụng tiếng Latinh cũng như việc các linh mục đối diện với bàn thờ thay vì đối diện với dân chúng.

Cha Varela cho biết ngài đã được gửi về sống với cha mẹ trong nửa năm “nghỉ phép dài hạn”, và đã bị cấm cử hành các bí tích nơi công cộng. Ngài nói thêm rằng vị giám mục của ngài, là Đức Cha Bartolomé Buigues, cũng sẽ gửi ngài đến một bệnh viện ở Mễ Tây Cơ để chăm sóc “tâm lý” và “y tế”.

“Tôi sẽ đến Mễ Tây Cơ trong ba tháng để đến một học viện mà giám mục đã chỉ định để họ có thể đồng hành với tôi về mặt tâm linh, tâm lý và y tế,” Cha Varela nói.
Source:Catholic World Report
 
Trung Quốc thưởng tiền cho những ai báo cáo các hoạt động tôn giáo bất hợp pháp
Đặng Tự Do
17:17 26/08/2021


Bọn cầm quyền Trung Quốc đang thưởng tiền mặt cho bất kỳ ai báo cáo các “hoạt động tôn giáo bất hợp pháp”, báo cáo từ các cơ quan theo dõi tình trạng tự do tôn giáo cho biết như trên.

Ví dụ, ở tỉnh Hắc Long Giang, những người cung cấp thông tin có thể nhận được tới 1,000 nhân dân tệ, tức là khoảng 150 đô la Mỹ, nếu báo cáo các cử hành tôn giáo do những người “từ địa phương khác đến”.

Một báo cáo trên tờ China Christian Daily cho biết tại thành phố Tề Tề Cáp Nhĩ (Qiqihar, 齐齐哈尔) người dân được yêu cầu báo cáo các “nhân viên tôn giáo không đủ tiêu chuẩn”, những hành vi “rao giảng và phân phối các tác phẩm tôn giáo in ấn” và “tụ tập tại nhà riêng”, cùng những hành động đáng ngờ khác.

Thông báo của thành phố Tề Tề Cáp Nhĩ cho biết các biện pháp này nhằm mục đích “tăng cường kiểm soát các hoạt động tôn giáo bất hợp pháp trong thành phố, ngăn chặn bất kỳ cụm COVID-19 nào phát sinh từ các cuộc tụ tập tôn giáo, vận động quần chúng tham gia ngăn chặn, trấn áp các hoạt động tôn giáo bất hợp pháp và bảo đảm một sự hài hòa tôn giáo và ổn định an ninh chính trị”.

Các hệ thống ban thưởng bằng tiền mặt tương tự cũng được đưa ra tại thành phố Bác Sơn (Boshan, 博山) ở tỉnh Tri Bác ( Zibo, 淄博) và ở thành phố Uy Hải (Weihai, 威海), tỉnh Sơn Đông (Shandong, 山东).

Các khóa đào tạo tôn giáo và các trại hè hoặc trại đông có trẻ vị thành niên tham gia hoặc bất kỳ hoạt động tôn giáo nào vì “mục đích nuôi dạy con cái” đều bị cấm và quần chúng nhân dân nào báo cáo thì có thưởng.

Thông tin tôn giáo trên Internet không được phê duyệt, và các chiến dịch quyên góp tôn giáo bị coi là vi phạm pháp luật và các hoạt động từ thiện để truyền giáo bị cấm triệt để.

Kể từ năm ngoái, chính quyền cấp thành phố và cấp quận ở những nơi như Phúc Kiến, Quảng Tây, Hà Nam, Hà Bắc và Liêu Ninh đã đưa ra các ưu đãi tài chính cho những người cung cấp thông tin.

Cơ quan theo dõi các bách hại nhắm vào các tín hữu Kitô International Christian Concern cho biết các nhà thờ tư gia là đối tượng chính trong cuộc đàn áp này.

Open Doors USA, tổ chức theo dõi cuộc bách hại ở hơn 60 quốc gia, ước tính rằng có khoảng 97 triệu Kitô Hữu ở Trung Quốc, đa số các Kitô Hữu này thờ phượng ở những nhà thờ tư gia thầm lặng mà Trung Quốc coi là “bất hợp pháp”. Những người bị bắt tham gia vào các cuộc tụ họp “bất hợp pháp” này bị buộc phải ký giấy tuyên bố bỏ đạo, hoặc phải đóng một khoản tiền lên đến 40,000 nhân dân tệ, tức là khoảng 6,000 đô la Mỹ.

Tờ Christian Post đưa tin, cuộc bách hại tôn giáo ở Trung Quốc đã gia tăng vào năm 2020, với hàng nghìn Kitô Hữu bị ảnh hưởng bởi chủ trương đóng cửa nhà thờ và các hành vi vi phạm nhân quyền khác.

Theo chỉ đạo của Chủ tịch Tập Cận Bình, các quan chức của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã thực thi các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt đối với tôn giáo, theo một báo cáo được công bố vào tháng 3 bởi nhóm China Aid có trụ sở tại Mỹ.

Các nhà chức trách ở Trung Quốc cũng đang trấn áp Kitô Giáo bằng cách xóa các ứng dụng Kinh thánh và các tài khoản công khai WeChat của các tín hữu Kitô nếu họ đề cập đến niềm tin tôn giáo.

Trong Danh sách Theo dõi các vi phạm tự do tôn giáo Thế giới của Open Doors Trung Quốc được xếp hạng là một trong những quốc gia tồi tệ nhất trên thế giới.

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng đã coi Trung Quốc là “quốc gia cần quan tâm đặc biệt” vì “tiếp tục có những vi phạm đặc biệt nghiêm trọng đối với tự do tôn giáo”.
Source:Licas News
 
Taliban chiếm được Afghanistan làm tăng thêm nỗi sợ hãi của người Duy Ngô Nhĩ đối với Trung Quốc
Đặng Tự Do
17:18 26/08/2021


Các nhà hoạt động và nhà phân tích tình hình tự do tôn giáo bày tỏ quan ngại rằng việc Taliban chiếm được Afghanistan đã khiến người Duy Ngô Nhĩ và những người Hồi giáo gốc Thổ khác ở khu vực Tân Cương lo sợ rằng Trung Quốc sẽ sử dụng tình hình hỗn loạn ở Kabul để nhân đôi các chính sách đàn áp đã khiến quốc tế lên án và cáo buộc diệt chủng.

Sau sự rút lui của lực lượng Hoa Kỳ, các tay súng Taliban đã càn qua Afghanistan, giành quyền kiểm soát chính phủ khi Tổng thống Ashraf Ghani và hàng nghìn dân thường chạy trốn vì sự an toàn, và lo sợ sự quay trở lại các quy tắc Hồi giáo khắc nghiệt mà nhóm này áp đặt khi họ cai trị Afghanistan trong những năm 1990.

Một mặt Trung Quốc cho biết sẵn sàng hợp tác với chính quyền mới ở Kabul và không dấu được sự hả hê trước thất bại của Hoa Kỳ. Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã có cuộc đàm phán với người đồng sáng lập Taliban là Mullah Abdul Ghani Baradar, tại Thiên Tân vào cuối tháng Bảy vừa qua.

Tuy nhiên, Trung Quốc xem ra cũng lo ngại quân Taliban và tác động của nó đối với Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, nơi các nhà chức trách trong thập kỷ qua đã áp đặt hết đợt này đến đợt khác các biện pháp đàn áp nhằm chống lại chủ nghĩa cực đoan tôn giáo và chủ nghĩa khủng bố trong khu vực.

Một dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh lo ngại: Trung Quốc đã tiến hành các cuộc tập trận quân sự chống khủng bố bắt đầu từ hôm thứ Tư với Tajikistan, quốc gia có đường biên giới dài với Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương và với Afghanistan.

Cần nhấn mạnh rằng Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương có đường biên giới dài 57 dặm, tức là 90 km, với Afghanistan.

Các nhóm vận động cho biết họ đang lo sợ điều tồi tệ nhất sẽ xảy ra đối với người Duy Ngô Nhĩ, những người kể từ năm 2017 đã trở thành mục tiêu của một chiến dịch đồng hóa có hệ thống bao gồm kiểm soát sinh sản cưỡng bức và triệt sản, cưỡng bức lao động tại các nhà máy và trang trại, và việc tống giam hàng loạt ít nhất 1.8 triệu người Duy Ngô Nhĩ bằng một mạng lưới các trại lao động.
Source:RFA
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Nhật Ký Tu Sĩ Thiện Nguyện: Sài Gòn Và Bệnh Viện Covid Ca Đêm
Hoàn Phạm, Hội Thừa Sai Việt Nam
09:21 26/08/2021
WHĐ (26.8.2021) - Người ta vẫn thường nói Sài Gòn là thành phố không ngủ. Nhưng hôm nay trên đường đi làm ca đêm tại bệnh viện, tôi bắt gặp một Sài Gòn đang ngủ, nhưng đó là một giấc ngủ không bình yên…

Một ngày lại trôi qua. Trong khung cảnh của không gian bệnh viện về đêm, tôi lặng yên để lắng nghe nhịp đập của hơi thở, lắng nghe những thanh âm xung quanh tôi. Tôi cố gắng cảm nghiệm bằng con tim cũng đang thổn thức cùng nhịp đập với Sài Gòn và ánh nhìn của một người tin. Tôi biết Sài Gòn đang thấm mệt vì đang oằn vai gánh nặng, ôm vào lòng con người từ muôn phương. Tôi đang nghiêng tai nghe tiếng phố thở dài, cố nghe tiếng rao đêm bằng tiếng lòng quen thuộc – tiếng rao gắn liền của một thời ôn thi của tôi cũng như bao thế hệ sinh viên Sài Thành. Tôi biết rằng, Sài Gòn cũng đang nhớ những tiếng rao đó, tiếng rao của “người mẹ ra đi từ mái tranh nghèo, của người chị ra đi từ miền trung xa xôi...” Tiếng rao như lời mời gọi xé lòng tôi, “về đi” – về với cội nguồn sự sống, về với gia đình có mẹ có cha. Tôi bồi hồi… như nghe đâu đâu vọng đến bên tai những vần thơ của Phong Việt:

“Về nhà đi!
Bỏ lại hết những gì đau đớn nhất
những ngày vui đến trào nước mắt
những lần cô đơn như cuộc đời khất thực
lật ngửa bàn tay làm biểu tượng nguyện cầu...”
(Về nhà đi, Phong Việt)


Nhưng tôi tự nói với chính mình, Sài Gòn cũng là nhà của tôi mà. Sài Gòn cho tôi lớn lên trong những tháng ngày đại học. Sài Gòn che chở tôi những lúc chênh vênh nhất của chọn lựa ơn gọi. Sài Gòn cho tôi những bài học tình người đầy nhân văn trong cách ứng xử và Sài Gòn cho tôi gặp gỡ biết bao con người mà qua họ tôi nghiệm thấy tình Chúa tình người hiện diện…

Đang dòng chảy suy tư như thế để cảm nhận thanh âm của cuộc sống, một bạn trẻ nhắn cho tôi biết là em mới chầu online xong… làm ngắt quãng những nghĩ suy… Tôi mỉm cười vui sướng vì em, vì đức tin rất tinh tuyền và một sự tín thác tuyệt đối vào Đấng mà chỉ có Ngài mới có thể làm cho Sài Gòn và nhân loại bớt đau; và chỉ có Ngài mới có thể chữa lành những vết thương mà Sài Gòn đang phải gánh chịu. Tôi cảm ơn em cũng như mọi người vẫn đang hướng về chúng tôi, hướng về Sài Gòn trong những lời nguyện giờ kinh.

Khi đồng hồ điểm 1h, dù còn đến 3 tiếng nữa mới đến ca làm, nhưng tôi cứ muốn vào sớm hơn, vào để hiện diện cho họ bớt cô đơn và cho họ chút hơi ấm của tình người dù nhỏ nhoi đi nữa, vì tôi biết các bệnh nhân trong phòng bệnh đang muốn thấy nhiều hơn nữa những “thiên thần áo trắng”, tôi biết họ cần tình yêu. Tôi phải cho họ biết Sài Gòn cũng như đất mẹ Việt Nam không bỏ rơi họ, đặc biệt Thiên Chúa cũng đang hiện hữu bên họ.



Tôi đi vào trong phòng bệnh, nơi bàn làm việc các của các bác sĩ và nhân viên vẫn còn túc trực, nơi đây tôi cảm nghiệm được những giấc ngủ không an nhiên của Sài Gòn. Vì tình người, các cô chú và các bạn không tỏ ra quá mệt mỏi mà vẫn hoạt động với một tinh thần cao nhất. Tôi thấy mọi người chạy nhanh đến phòng bệnh 603 như đang có chuyện gì không suôn sẻ lắm. Mấy phút sau, thấy mọi người trở lại làm việc cười cười nói nói vì không có chuyện gì bất an cả. Tôi thầm tạ ơn Chúa vì không sao rồi!

Tôi bắt đầu rảo bước trong bộ đồ như các nhân viên y tế, đi đến từng phòng người bệnh đang nằm. Khi vào phòng nhìn những bệnh nhân đang nằm ngủ ngon lành, tôi thấy sao bình an thế,… nhưng cũng có một số bệnh nhân khó ngủ vì đau, chập chờn vì những cơn đau. Tôi đến bên cạnh của những bệnh nhân này, nói chuyện với họ một tí rồi động viên họ, đọc thầm một kinh cho các bệnh nhân từng phòng, mong sao họ bình an và mau khỏe lại. Họ an tâm và cảm nghiệm được tình yêu khi các điều dưỡng viên, các thiện nguyện viên vẫn thay nhau đi đi lại lại, vào thay thuốc và chăm sóc họ.

Đi được hai vòng các phòng bệnh nhân, tôi thấy khi đêm về họ bình an hơn, nhẹ nhàng hơn. Bên ngoài, đội ngũ điều dưỡng viên và bác sĩ vẫn túc trực. Tôi ngồi xuống và đọc thầm kinh nguyện để cầu cho tất cả mọi người được bình an đích thực. Và rồi khi đồng hồ điểm 4h sáng, khi có các anh trong nhóm của tôi vào, tôi bắt đầu công việc của mình. Dù có đôi chút mệt mỏi nhưng tôi cảm nghiệm được niềm vui khi qua một đêm được sống trong không gian yên tĩnh đầy tình người.

Viết những dòng nhật ký khi bên ngoài trời vẫn mưa. Từ trên cao nhìn xuống đường, tôi lại tiếp tục thấy Sài Gòn đang ngủ. Nhưng đó là một giấc ngủ của người mẹ trong lúc con cái của mình đang đối diện với bệnh tật và khó khăn. Đó cũng là giấc ngủ trong tin yêu, bởi hàng triệu con tim đang hướng về Sài Gòn và chắc chắn đó là một giấc ngủ trong hi vọng vượt qua hết mọi nỗi đau vì quanh tôi vẫn còn nhiều tu sĩ trên tay với bộ tràng chuỗi mân côi nguyện cầu cho Sài Gòn, cho mọi người và toàn thể nhân loại./.


Sài Gòn 25.8.2021,
Bệnh Viện Ung Bướu 2
 
Sự Cảm Phục Của Một Bác Sĩ Dành Cho Các Nữ Tu Từ Thiện Nguyện
Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P
09:27 26/08/2021
Sự Cảm Phục Của Một Bác Sĩ Dành Cho Các Nữ Tu Từ Thiện Nguyện

Những lần gần đây, mỗi khi nhận và xuống hàng cho khu cách ly, khu điều trị tại Trường THSP MN, Bình Đa, Biên Hòa nơi có các nữ tu của hai hội Dòng Đa Minh Thánh Tâm và Nữ tỳ Chúa Giêsu Linh Mục phục vụ, có một bác sĩ khi nghe thấy hàng hỗ trợ cho bệnh nhân đến, chị bác sĩ đã chạy đến, chụp hình và nói với sơ "Để con gửi những hình này cho các bệnh nhân, để họ thấy các sơ phục vụ vất vả thế nào, một sự phục vụ hoàn toàn miễn phí. Con gửi hình để các bệnh nhân chịu khó cộng tác, đừng càm ràm, và nhất là để chân nhận những vất vả hy sinh của các sơ đó sơ!"

Và chị bác sĩ nói tiếp "Con cảm phục tất cả các sơ ở đây lắm sơ ơi- là bốn sơ đang làm việc- rất nhiệt tình, rất dễ thương, không nề hà chi cả."

Chị bác sĩ ấy, chắc hẳn là một người ngoại đạo, không cùng tôn giáo với các sơ, nhưng với sự cảm phục ấy, các sơ đang gián tiếp giới thiệu Chúa cho mọi người, không chỉ dành cho chị bác sĩ đang có trách nhiệm trong khu điều trị, cách ly này, nhưng còn là cho các bệnh nhân. Đó là sự giảng thuyết không bằng lời về một Thiên Chúa yêu thương, nhưng chỉ bằng sự phục vụ.

Tạ ơn Chúa, và đó là mục đích của chúng con, khi chúng con phục vụ anh chị em đau bệnh, phục vụ anh chị em đang đói khổ, là chúng con muốn Chúa được biết đến, Chúa được vinh danh, chứ không phải chúng con tìm kiếm vinh danh cho bản thân mình.

Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P

 
Họp Hội Đồng Lãnh Đạo 2021 Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể tại Hoa Kỳ
Giuse Đặng Văn Kiếm
16:55 26/08/2021
Họp Hội Đồng Lãnh Đạo 2021 Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể tại Hoa Kỳ

Hội Đồng Lãnh Đạo họp từ ngày 19 đến ngày 22 tháng 08 tại Trụ Sở Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam tại Hoa Kỳ, tọa lạc tại 1811 E. Center, Anaheim, California.

Cuộc họp quy tụ 30 thành viên của Hội Đồng gồm cả những vị kỳ cựu như Đức Ông Francis Phạm Văn Phương và Cha Phanxicô Xaviê Trần Quốc Tuấn là hai nguyên Tổng Tuyên Úy, và Cha Micae Mai Khải Hoàn, nguyên Tuyên Úy ngành Nghĩa Sĩ và Ban Trợ Tá. Kỳ này có vị khách qúy là Cha Vicente Phạm Ngọc Hùng, Giám Đốc Trung Tâm Công Giáo, Giáo phận Orange. Sự hiện diện của các ngài cùng các vị hữu trách đương nhiệm mang lại bầu khí ấm cúng thân tình vì thế hệ mới cảm nhận được sự ủng hộ đồng hành của những người giàu kinh nghiệm, từ nhiều năm qua tha thiết chăm lo cho tuổi trẻ được sống một nền giáo dục toàn diện, gắn bó với Chúa Giêsu Thánh Thể và thực hành Lời Chúa trong đời sống hằng ngày.

Buổi họp được bắt đầu với niềm vui mừng họp mặt gần gũi nhau trong Đức Kitô qua bài hát rất vui nhộn và ý nghĩa:

Ta về đây, ta đùa vui, trong tâm tình của Đức Kitô

Như bình minh, trong hừng đông, giữa Sa Mạc đốt cháy tim ta.

Ta về đây, ta đùa vui, trong tâm tình của Đức Kitô,

Như bình minh, trong hừng đông, giữa Sa Mạc đốt cháy tim hồng.

Sau gần hai năm gián đoạn sinh hoạt vì đại dịch Covid-19, hôm nay quý thành viên hân hoan trở về bên nhau, trước là hâm nóng lại tinh thần bạn hữu trong phục vụ và sau đó là được nhìn thấy tận mắt Văn Phòng mới mà nhiều thành viên chưa có cơ hội chứng kiến kể từ ngày khánh thành tháng 12 năm 2019. Do đó, kỳ họp lần này đánh dấu một thời điểm lịch sử vì đây là cuộc họp Hội Đồng Lãnh Đạo toàn quốc đầu tiên được tổ chức tại Văn Phòng mới này.

Qua cuộc họp, quý Hội Đồng cùng nhau điểm lại nguồn gốc và căn tính của Phong Trào để rồi từ đó đưa ra viễn tượng tương lai. Nguồn gốc và căn tính đó được Cha Tổng Tuyên Úy Phanxicô Xaviê Nguyễn Thanh Bình nối kết qua câu chuyện ơn gọi của Ông Môisen từ bụi gai bốc cháy nhưng không bị thiu rụi trên núi Sinai. Từ hình ảnh này, Cha Tổng gợi ý với qúy thành viên xác tín sứ mệnh lãnh đạo phục vụ giới trẻ là một ơn gọi rất thánh thiêng, và cần chạm đến sự thánh thiêng đó trong khiêm nhường phục vụ liên tục mỗi ngày như Môisen được Chúa nhắc nhở nơi vùng đất ông đang đứng là Đất Thánh (Sáng Thế 3:1-6).

Hội Đồng cũng được gợi ý nhìn lại tầm quan trọng của Thiếu Nhi Thánh Thể đối với Giáo Hội địa phương, đặc biệt ba năm tới đây sẽ cùng đồng hành với chương trình mục vụ của Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Hoa Kỳ trong việc khơi lại tâm tình sùng kính Chúa Thánh Thể cho chính mình và mọi Giêsu hữu.

Mỗi kỳ họp Hội Đồng là dịp nhìn thấy được sự lớn mạnh của Phong Trào trong hồng ân. PT/TNTTVN/HK đã có mặt sinh hoạt tại các Cộng đoàn CGVN tại Hoa Kỳ từ năm 1978-79, và chính thức thành lập dịp Đại Hội Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ tháng 7 năm 1984 ở New Orleans, Louisiana. Hiện nay có khoảng 25 ngàn đoàn viên sinh hoạt tại 145 Đoàn địa phương trên toàn quốc, và đang góp phần song hành với hai đoàn thể trẻ lớn trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Hoa Kỳ; các vị chủ chăn và Hội Thánh địa phương rất ngưỡng mộ.

Xem Hình

Đối với tầm nhìn quen thường ngày của bà con dân Việt thì có lẽ TNTTVN tại HK đã “đánh mất” nét sinh hoạt “thuần túy VN” của thuở ban đầu; nhưng đối với người Mỹ và các sắc tộc khác, ngay cả các Giám mục và Linh mục, nhìn thấy cái lạ thường trước sinh hoạt quy củ hùng hậu và sôi động của Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam.

Bên cạnh những giây phút cảm tạ hồng ân thì qúy thành viên cũng dành ra thời giờ lượt qua những thách đố chờ đợi trước mắt để cùng nhau ứng phó. Thánh đố được nhìn theo hướng nội tại và ngoại cảnh. Về nội tại Phong Trào nhắc lại thách đố đã có từ trước là thiếu Linh Mục Tuyên Úy đồng hành hướng dẫn các em từ cấp địa phương Giáo Xứ đến cấp Liên Đoàn (Liên Giáo phận tại HK) và Trung Ương toàn quốc. Việc thiếu chủ chăn này mỗi ngày mỗi thấy trầm trọng hơn và do đó có ảnh hưởng trực tiếp rõ đến sinh hoạt của các em.

Bên cạnh thách đố “thiếu LM TNTT” lâu dài này, Phong Trào còn đối diện với ảnh hưởng của đại dịch đã làm chao đảo tinh thần người trẻ, khiến một số Huynh Trưởng trẻ chưa sẵn sàng trở lại sinh hoạt với Đoàn; thậm chí có một số ít đã bỏ cuộc. Về ngoại cảnh thì tư duy chính trị toàn thế giới nói chung và Hoa Kỳ nói riêng áp đảo mạnh đã ảnh hưởng ngấm ngầm trong tư tưởng người trẻ và do đó được bộc lộ một cách “tự nhiên” trong lối cư xử và sinh hoạt trong Phong Trào. Người lãnh đạo cần thấy điều này để không mang ảnh hưởng xấu đến môi trường giáo dục đạo đức.

Sinh hoạt giới trẻ có nhiều suy tư về mọi phía và vì thế thách đố là một thực tế mỗi ngày. Do đó, Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể cần sự đồng hành hổ trợ của quý Linh Mục tu sĩ nam nữ và quý phụ huynh thật nhiều. Mong thay điều mong ước này được thực hiện rõ nét hơn tại các Cộng Đoàn Giáo Xứ và khắp nơi.

Cuộc họp Hội Đồng Lãnh Đạo được kết thúc bằng chuyến đi hành hương về Linh Địa La Vang tại Cathedral of Christ, Nhà Thờ Chính Tòa Giáo Phận Orange, như là một hành trình phó thác Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam trong vòng tay yêu thương trìu mến của Đức Mẹ Maria.

Giuse Đặng Văn Kiếm

(Thông tin và hình ảnh: Cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Thanh Bình, SVD, và Trưởng Đaminh Hoàng Công Thái Dương)
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hình ảnh nghi thức rửa tay
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
08:48 26/08/2021
Hình ảnh nghi thức rửa tay

Hằng ngày từ lúc thức dậy cho tới chiều tối trước khi đi ngủ, ai cũng rửa tay thường xuyên cho sạch sẽ, nhất là khi tay bị dơ bẩn.

Rửa tay gắn liền với nhu cầu đời sống!

Từ gần hai năm nay( từ 2020), vì đại dịch do vi trùng Corona lây lan truyền nhiễm đe doạ sức khoẻ con người, nên việc rửa tay bằng xà phòng, với dung dịch thuốc sát trùng là qui luật y tế được khuyến khích phải thi hành thường xuyên, nhất là ở các nơi công cộng có đông người ra vào, nơi cửa hàng, nơi công sở, khi đụng chạm vào đồ vật, sau khi đi vệ sinh…

Vì đó là việc thiết yếu nhằm tiêu diệt vi trùng Corona ngăn ngừa không cho lây lan xâm nhập vào cơ thể qua làn da bàn tay. Đây là nhu cầu gìn giữ bảo vệ sức khoẻ cho mỗi người, và cho cả người khác bên cạnh nữa.

Nhu cầu nghi thức rửa tay có trong đời sống đức tin đạo giáo không?

Ngày xa xưa trên núi Sinai, Tiên tri Mose đã tiếp nhận từ Thiên Chúa những lề luật cương lĩnh cho đời sống chung đang trên đường đi về quê hương Thiên Chúa hứa ban cho dân Do Thái. Trong đó có luật lệ trước khi ăn phải rửa tay cho sạch. Điều này trở thành truyền thống luật truyền từ thời Tiên tri Mose ghi chép lại trong sách Đệ nhị luật ( 4,1) cho đời sống chung trong xã hội. Và cùng là điều cần thiết cho nếp sống chung của con người.

Và người tín hữu Do Thái luôn tôn trọng giữ qui luật truyền thống này rất chặt chẽ. Vì thế khi nhìn thấy môn đệ Chúa Giêsu không rửa tay trước khi ăn, họ lên tiếng tố cáo phàn nàn ngay với Chúa Giêsu. Họ cho đó là vi phạm lỗi luật truyền đã có từ ngàn xưa do tổ phụ cha ông ghi chép truyền lại. ( Mc 7,1-23)

Nhưng Chúa Giêsu hiểu sự thanh sạch theo hình ảnh ý nghĩa khác, mà không theo chữ đen một sang một.

Với Chúa Giêsu tinh thần luật lệ của Thiên Chúa là chính yếu cùng quan trọng hơn nhiều những chữ đen ghi viết lại.

Hình ảnh Chúa Giesu dùng để làm sáng tỏ ý nghĩa luật rửa (tay) cho sạch bao gồm hai yếu tố: từ bên ngoài vào, và từ bên trong tâm hồn ra.

"Hết thảy hãy nghe và hiểu rõ lời Ta. Không có gì từ bên ngoài vào trong con người mà có thể làm cho họ ra ô uế. Chỉ có những gì từ con người xuất ra, chính những cái đó mới làm cho họ ra ô uế. Vì từ bên trong, từ tâm trí người ta xuất phát những tư tưởng xấu: ngoại tình, dâm ô, giết người, trộm cắp, tham lam, độc ác, xảo trá, lăng loàn, ganh tị, vu khống, kiêu căng, ngông cuồng. Tất cả những sự xấu đó đều ở trong mà ra, và làm cho người ta ra ô uế". ( Mc 7,15).

Trong tâm tình lòng ăn năn thống hối vì tội lỗi đã vấp phạm lỗi luật Chúa, Vua David đã nài xin Chúa rửa sạch cho mình:

„Lạy Thiên Chúa, xin lấy lòng nhân hậu xót thương con,

mở lượng hải hà xóa tội con đã phạm.

Xin rửa con sạch hết lỗi lầm, tội lỗi con, xin Ngài thanh tẩy. „ ( Tv 50,3-4).

Và Vua David trong Ca vịnh Người vô tội cầu nguyện có tâm tình cử chỉ rửa tay:

„ Lạy Chúa, con rửa tay nói lên lòng vô tội và đi vòng quanh bàn thờ Chúa.“ ( Tv 26,6)

Ngày xưa, lúc xử án Chúa Giêsu Kito, nhận thấy Chúa Giêsu vô tội, muốn tha cho. Nhưng quan tổng trấn Philato bị áp lực của dân chúng đã chiều theo ý họ muốn để mặc họ hành xử đem đi tử hình đóng đinh Chúa Giêsu vào thập giá...

Để phủi tay chạy tội trốn trách nhiệm cho việc lên án giết người vô tội, Ông Philato đã lấy nước rửa tay trước mặt mọi người muốn nói lên mình vô can trong việc kết án Chúa Giêsu: Ta vô can trong việc đổ máu người này! ( Mt 27, 24)

Trong lễ nghi thánh lễ Misa, vị chủ tế cũng thi hành nghi thức rửa tay trong tâm tình thống hối: „Lạy Chúa, xin rửa con sạch hết lỗi lầm, tội con phạm, xin Ngài thanh tẩy.“

Việc rửa tay theo truyền thống luật lệ qui tắc vệ sinh giữ gìn sức khoẻ cần thiết cho đời sống con người. Nhưng việc tẩy rửa trái tim tâm hồn cho đời sống thanh sạch có được bình an còn quan trọng cần thiết hơn cho đời sống hôm nay giữa con người với nhau, và ngày mai khi đến trước tòa Chúa.

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
 
Đam Mê Của Thánh Augustino
EYMARD An Mai Đỗ O.Cist.
17:47 26/08/2021
Đam Mê Của Thánh Augustino


O.Wide đã khẳng định: “Mỗi vị Thánh có một quá khứ, mỗi tội nhân có một tương lai”. Câu nói này được áp dụng triệt để cho cuộc đời của Thánh Augustino, một con người sống với nhiều nỗi đam mê. Có những đam mê đã kéo theo một đời sống lệch lạc và truỵ lạc, cũng có những đam mê giúp ngài sống thật và sống thánh. Tất cả được bộc bạch trong cuốn Tự Thuật, một trước tác của ngài.

Lược qua tác phẩm, chúng ta ghi nhận hai điểm nổi bật nơi đam mê của thánh nhân: danh vọng và sắc dục. Thông thường, chỉ có những đau khổ hay mất mát lớn lao cách nào đó mới khiến con người giảm trừ hay chấm dứt đam mê quá đà hoặc bất chính; thánh nhân cũng không phải trường hợp ngoại lệ. Nhưng với ơn Chúa, ngài đã “lột xác” trải qua một cuộc biến đổi ngoạn mục mà đó cũng là một phần thao thức ngài muốn trình bày trong tác phẩm Tự thú này.

Trước tiên, chúng ta bàn đến đam mê danh vọng nơi ngài. Đam mê này được chính thánh Augustino nhìn nhận, thích trổi vượt hơn người khác, vì vậy vinh dự của ngài là làm đẹp lòng người khác[i]. Thật ra, nếu ngài có trí khôn và tài giỏi thì việc trổi vượt hơn người hay được người khác khen ngợi, đó là điều chính đáng. Nhưng ngài đã lừa dối giáo sư, giấu giếm cha mẹ vì ham chơi, say mê những vở kịch nhảm nhí, điên cuồng; bắt chước các trình diễn đó rồi sinh ra kiêu hãnh, tìm tiếng khen… Chúng ta nghe chính ngài tự thú: “Về các loại cám dỗ khác, còn có một cách nào đó dò xét được mình, còn về loại này (đam mê danh vọng), thì hầu như không có cách nào cả”[ii]. Nói như thế, ngài tỏ ra bất lực nhưng kỳ thực với ơn Chúa, ngài nỗ lực rất nhiều. Ngài ý thức đam mê này quá quy về bản thân nên ngài hướng ra tha nhân, ngài viết: “Con thấy rõ là các tiếng khen của người ta đã làm cho con chăm chú đến lợi ích của con”[iii]. Điều này được chứng thực qua việc ngài dùng tài hùng biện để thuyết phục người khác tìm đến chân lý.

Quả thật, với vinh dự sinh viên thủ khoa môn này, ngài nhanh chóng trở thành nhà hùng biện. Đam mê này đã khiến ngài tìm đến Cicéron là tác giả cuốn Hortensius. Chính tác phẩm này làm thay đổi nguyện vọng và ước muốn của thánh nhân, muốn quay về sự khôn ngoan bất tử. Bắt đầu ngài tìm đọc Kinh Thánh nhưng cảm giác vô vị. Có thể nói, đây chỉ là một cảm xúc nhất thời vụt tắt. Nhưng dù sao, ngài cũng biểu hiện một cảm thức đam mê đi tìm Chân, Thiện, Mỹ.

Đam mê chân lý là một điều đáng ước ao nhưng chân lý là một thực tại không dễ thủ đắc vì lý trí đã ra tối tăm vì “vết thương tội lỗi”. Một khi lý trí sai lầm, chân lý ấy biến thành một loại nguỵ biện. Do đam mê hiếu tri đi tìm chân lý, thánh Augustino vương phải bè rối mà ngài ví như người có cặp mắt mù tối vướng phải cạm bẫy giăng trên đường. Bè rối ấy âm mưu đẩy khoa học lên đến đỉnh điểm để loại tôn giáo khỏi đời sống con người. Sự thể càng thêm trầm trọng khi một Giám Mục tên là Faustus cũng theo bè rối này. Với tài hùng biện và lối nói dí dỏm đã làm say mê thánh nhân khiến ngài càng xác tín về những “chân lý” sai lầm; dầu là những gì thánh nhân tiếp xúc chỉ là nguỵ biện. Nhưng điều tệ hại là một khi nhổ hết cỏ mọc hoang, mảnh đất tâm hồn trở nên trống rỗng vì không có một giáo lý lành mạnh khác trồng vào cho đến khi ngài gặp được Giám mục Ambrôsiô, từ những bài giảng hùng hồn và không kém phần hùng biện của Đức Cha này, ngài đã nhận ra được chân lý mình phải tin nhận.

Nhưng cuộc trở về của ngài không phải một sớm một chiều. Chúng ta nghe ngài tâm sự: “Sự xấu kinh niên có sức mạnh trên con hơn là sự lành mới mẻ đối với con. Cái giây phút mà con sẽ được thay đổi càng gần tới, thì làm cho con càng sợ hãi; nó không làm cho con lùi bước, cũng chẳng đổi chiều, nhưng là lưỡng lự”. Đây là một cuộc chiến giằng co nội tâm nhưng “giờ Chúa đã đến”. Ngài tỏ ý muốn bằng chính dấu chỉ bên ngoài. Ngài viết: “Việc dạy học quá vất vả đã làm cho phổi con yếu đi, con khó thở và sự đau ngực chứng tỏ có vết thương” [iv]. Nỗi đau này đồng nghĩa với việc từ bỏ nỗi đam mê hùng biện là mối cản trở lớn khiến ngài không thể hợp nhất với Giáo Hội. Thêm một dấu lạ khác nữa, “Chúa hành hạ con với cái bệnh đau răng nguy kịch đến nỗi làm cho con không nói được nữa. Trong lòng con nảy ra ý nghĩ là kêu gọi các bạn có mặt tại nhà, cầu xin Chúa cho con… Nhưng chúng con vừa quỳ gối để khẩn khoản cầu xin thì cơn đau biến mất…Và tự đáy lòng, con cảm thấy một sự khuyến cáo của Chúa và vui vẻ trong đức tin”[v].

Từ những lời tự thuật trên, chúng ta có thể xác tín rằng đức tin là hồng ân Chúa ban và “giờ Chúa đến” thì không ai có thể ngăn cản được! Vì ý muốn của Chúa là ý muốn quyền năng, nghĩa là muốn gì thì được vậy !

Hành trình đi đến đức tin của thánh nhân còn nếm trải một nỗi đam mê chết người là đam mê sắc dục. Có thể nói, nó chi phối toàn bộ cuộc sống của ngài. Augustino đã tự thú: “Con không biết phân biệt sự sáng sủa của tình yêu và sự tối tăm của nhục dục. Cả hai tình yêu đều bốc cháy lẫn lộn trong con, lôi kéo tuổi xuân khờ dại của con qua những ghềnh dốc đam mê và dìm con xuống vực thẳm các nết xấu… Sự dâm đãng đã làm con dao động và xiêu té, phung phí và tiêu tan sức lực” [vi]. Ngài và các bạn của ngài ganh đua nhau không phải tập tành nhân đức hay nghiên cứu tri thức mà lại so kè xem ai làm chuyện xấu xa đồi bại hơn. Có lúc, vì muốn hơn chúng bạn, ngài phải nói dối, ngài tâm sự: “Con sợ bị khinh thị vì vô tội, bị coi hèn hạ hơn vì trong sạch”[vii].

Ngài mô tả đam mê nhục dục: “Chúng xuất hiện lờ mờ trước mặt khi con tỉnh thức, nhưng trong giấc ngủ, chúng gợi lên không những cảm giác thú vui, mà còn sự ưng thuận và như có cả hành động nữa”[viii]. Ở đây, có sự can dự của tiềm thức; những hình ảnh đập vào mắt, chúng ám ảnh toàn diện con người nên dịp tội và ưng thuận là khoảng cách mong manh. Đến nỗi, khi nghĩ về những điều này, ngài thốt lên: “Trước thánh nhan Chúa, con là một bí mật cho con và đó chính là sự yếu đuối của con” [ix]. Quả thật, đam mê nào cũng đi kèm với khoái lạc, mà đam mê nhục dục chi phối toàn bộ sinh hoạt con người nên khi muốn từ bỏ ngay đối tượng đam mê, khoái lạc lại khuấy động, cảm xúc trào dâng, giác quan dễ tìm lại cảm giác cũ. Với những nguy hiểm rình chờ, ngài chỉ còn cách kêu cầu Chúa: “Con đã nói cho Chúa nhân lành biết hiện trạng yếu đuối của con: con vui mừng mà run sợ về những ơn Chúa đã ban, con khóc lóc về những thiếu sót trong con, con hy vọng Chúa sẽ hoàn tất nơi con lòng thương xót của Chúa, cho tới sự bình an trọn vẹn, mà mọi quan năng bề trong bề ngoài của con được hưởng nơi Chúa”[x].

Chúng ta vừa lược qua những đam mê của thánh Augustino, xem ra rất con người xác thịt nhưng nhờ ơn Chúa, ngài đã chuyển hướng biến nó thành phương tiện mang ơn cứu độ. Chắc hẳn, đây sẽ là sứ điệp về niềm hy vọng cho mỗi chúng ta, rằng: chúng ta vẫn sống hoài nỗi đam mê mà không làm nguôi ngoai khát vọng nên thánh. Một hành trình đến đức tin, một hành trình dài nên thánh đòi buộc ngài phải xét mình luôn, ngài tâm sự: “Con thường xuyên kiểm điểm về cái yếu đuối tội lỗi của con dưới những hình thức đam mê”[xi]. Và xác tín như thánh Phao lô: chính lúc tôi yếu là lúc tôi mạnh.

Phải chăng chính khi ngài trải qua những đêm tối lầm lạc, đam mê nhiều phen mà Giáo hội đã có một hướng nhìn đúng đắn và cởi mở từ học thuyết đam mê của ngài?

EYMARD An Mai Đỗ O.Cist.

(Bài viết được tác giả gửi đến dongten.net)

[i] X.Thánh Augustino, Tự Thuật, QI, XIX, 30.

[ii] Sđd, QX, XXXVII, 60.

[iii] Sđd, Q X, XXXVII, 62.

[iv] Sđd, Q IX, II, 4.

[v] Sđd, Q IX, IV, 12.

[vi] Sđd, Q II,II.

[vii] Sđd, Q II, III,7.

[viii] Sđd, Q X, XXX, 4.

[ix] Sđd, Q X, XXXIV, 50.

[x] Sđd, Q X, XXX, 42.

[xi] Sđd, Q X, XLI, 66.
 
Văn Hóa
Tình Yêu Và Nước Mắt
Sơn Ca Linh
09:03 26/08/2021
Chút cảm nhận về “Thánh nữ Monica”, người mẹ khóc nhiều nhất trên thế giới

Nếu thế gian nầy là “lũng đầy nước mắt” (1),
Thì “chín mươi phần trăm” là nước mắt đàn bà,
Nước mắt
của mẹ,
của vợ,
của chị…
của muôn phận đời trong thế giới bao la,
Nước mắt
Của khổ,
Của sầu,
Của thương,
Của nghìn nỗi đắng cay, đau buồn, oan nghiệt…

Như nước mắt Mẹ Nain,
Thánh Monica đã khóc Augustinô, “đứa con đã chết”.
Như nước mắt cô Maria,
Thánh Monica đã khóc để mong chồng sám hối ăn năn.
Như nước mắt Mácta,
Thánh Monica khóc để con trai “ra khỏi mồ tội lỗi tối tăm”.
Như nước mắt của Mađalêna,
Thánh Monica khóc để có ngày Chúa Phục sinh vinh thắng !

Nước mắt cầu nguyện,
Nước mắt hy sinh,
Nước mắt của một niềm tin và tình yêu thầm lặng.
Nước mắt thuỷ chung,
Nước mắt quảng đại,
Nước mắt của niềm trông cậy, phó thác vô biên.
Thánh nữ Monica, một đời người lệ đẫm triền miên,
Nhưng mãi mãi,
Nêu tấm gương rạng ngời: mẹ hiền, vợ thảo.

Thế giới hôm nay,
Rạn nứt cương thường, ngã nghiêng gia đạo.
Cần làm sao,
Những người vợ, người mẹ mang “dáng đứng Monica”.
Đâu cần đài các, kiêu sa, quyền quý, ngọc ngà…
Mà cần công chính, khiêm nhu, thật thà, đức hạnh …

Cần những giọt nước mắt hoà lời kinh thầm lặng,
Cần những bước chân đồng hành, hiện diện cảm thông.
Cần trái tim người vợ vững chí cậy trông,
Cần cõi lòng người mẹ bao dung và dạt dào thương mến.

Hỡi mẹ hiền, Thánh Monica từ trời cao nhìn đến,
Thương Augustinô thế nào, thì chúng con cũng vậy. Amen.

Sơn Ca Linh (26.8.2021)

(1) Kinh “Lạy Nữ Vương Mẹ nhân lành…”



 
Romano Guardini: Giáo Hội và Người Công Giáo, Con đường Dẫn đến Tự do
Vũ Văn An
18:53 26/08/2021

4. CON ĐƯỜNG DẪN ĐẾN TỰ DO

Khi Kitô hữu Công Giáo xử lý một vấn đề quan trọng một cách lý thuyết hoặc thực tế, tình hình nên được thay đổi ngay lập tức. Nó nên giống như khi một điều gì đó được đưa từ ánh sáng giả tạo vào ánh sáng đầy đủ và rõ ràng của ban ngày; hoặc một vật trước đây bị giữ chặt trong một kìm kẹp bạo lực của một số kẻ bắt nạt thô lỗ đã được giải thoát khỏi quyền sở hữu của kẻ này và được trao qua tay của một người biết tôn trọng và đánh giá cao họ.

Mọi đối tượng được đưa vào phạm vi ảnh hưởng Công Giáo và chịu sự chi phối của tinh thần Công Giáo nên phục hồi tự do của nó và một lần nữa thể hiện được đầy đủ bản chất của nó. Tinh thần Công Giáo nên áp đặt tiêu chuẩn đích thực, điều vĩ đại nên xuất hiện vĩ đại, và điều nhỏ nhen nên xuất hiện nhỏ nhen; và ánh sáng và bóng tối nên được đặt đúng chỗ.... Đúng – phải như vậy nếu người ta muốn thực sự là Công Giáo! Như thế thì quả thật chúng ta nên sở hữu Sự Tốt lành đích thực biết nhìn mọi sự như chúng vốn là, và đem lại tự do. Và cuộc đời, mà ở khắp nơi hiện đang phải chịu đựng bạo lực, một lần nữa sẽ được thở tự do trong tất cả những gì chúng ta đang là và đang làm, và mọi điều đều trở thành mới mẻ!



Điều này chắc chắn được những người đang nhìn vào họ từ bên ngoài mong đợi nơi Kitô hữu Công Giáo. Những người này không mong đợi họ ăn nói xuất sắc, hay sống theo phong cách đặc biệt xa rời cuộc sống, độc đoán và phiến diện. Có một giới trí thức hành động bạo lực đối với cuộc sống còn xuất sắc hơn và đáng kể hơn họ, theo phong cách tri thức. Những người bàng quan này không mong đợi điều này từ người Công Giáo. Họ mong đợi người Công Giáo sở hữu một điều gì đó theo viễn kiến tinh ròng của Ađam, và quyền lực sáng tạo mà con người đầu tiên đã dùng để đặt tên cho vạn vật theo bản chất của chúng. Họ mong đợi tìm thấy nơi người Công Giáo một thoáng nhìn phát xuất từ tâm điểm linh hồn và xuyên thấu tâm điểm của các đối tượng, và họ tự bộc lộ hoàn toàn bản thân họ trong đó; tình yêu vĩ đại đó cứu chuộc sự khốn cùng thầm lặng của thế giới [1].

Nhưng chúng ta không thực sự là người Công Giáo, nếu thuật ngữ này phải được hiểu theo hệ luận đầy đủ và đòi hỏi nhiều của nó, và quả là may mắn lớn lao, tuy đau đớn, khi chúng ta nhận ra mình là người Công Giáo ít ỏi xiết bao. Nhưng làm người Công Giáo thực sự là hình thức hiện sinh nhân bản duy nhất chân chính, cách sống của nó cùng một lúc được ấn định bởi bản chất sâu thẳm nhất của con người và bởi sự mặc khải của Thiên Chúa. Đó là một cách nhìn sự vật và suy nghĩ về chúng đã trở thành bản năng. Tuy nhiên, điều này chỉ có thể được hình thành trong quá trình vận hành của một truyền thống lâu đời, khi thái độ bản thân của cá nhân đã được hình thành dưới những hình thức, phong tục tập quán, tổ chức khách quan, những thành tựu thực tiễn và những điều này gây ảnh hưởng đào tạo lên các cá nhân, đến lượt được họ tái lên khuôn. Phong trào Cải cách và Phong trào Ánh sáng (Aufklarung) đã tạo ra sự hủy diệt khôn lường; tất cả chúng ta đều đang chịu ảnh hưởng của tinh thần chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa tự nhiên và tự do.

Do đó, chắc chắn chúng ta có nguy cơ khi nói về cuộc sống con người, mà không thực sự là người Công Giáo. Nhưng chúng ta dự kiến và nhận thức rõ rằng công phúc lớn lao nhất mà chúng ta có thể đạt được là trở thành các vị tiền hô. Thầy của chúng ta là Thánh Gioan Tẩy giả, người đã nói rằng sau ngài, một Đấng sẽ đến, Đấng mà Chúa Thánh Thần sẽ làm phép rửa cho bằng lửa. Chỉ sau chúng ta, mới có những người sẽ suy nghĩ, cảm nhận, sản xuất và lên tiếng, từ sự viên mãn của đời sống Công Giáo. Niềm vui của chúng ta hẳn là niềm vui nhỏ nhoi hơn của những người dọn đường cho họ.

* * * * *

Chúng ta sẽ nói về một trong những kho báu tối cao của cuộc sống - về tự do.

Từ ngữ này đã trở nên nhàm chán xiết bao, nhưng nó là một trong những từ ngữ cao quý nhất! Người Công Giáo chúng ta thường để cho những gì thân thiết nhất của chúng ta bị tước khỏi chúng ta; và tràn đầy tinh thần lầm lỗi, và sau đó lắng nghe một cách nghi ngờ những gì linh hồn chúng ta nên thốt ra với những âm sắc trầm bổng của ngôn từ bẩm sinh của nó! Tự do – từ ngữ đã nhận được những vọng âm đáng nghi ngờ xiết bao! Tuy nhiên, nó chứa đựng mọi điều Chúa Kitô đã mang lại cho chúng ta. Nó là một trong những từ ngữ hoàng gia mà các bậc thầy linh đạo thời Trung cổ mô tả là sự uy nghi của Thiên Chúa. "Chúa Đấng tự do," họ gọi Người như thế.

* * * * *

Thế thì tự do là gì? Chính xác thì loại người nào là người tự do?

Trả lời rằng tự do là không có sự ràng buộc bên ngoài, quyền lựa chọn, theo ý muốn của chính mình, trong một số cách có thể, không cho ta một khái niệm nào về sự phong phú bao hàm trong thuật ngữ này. Vì không thể chứa nó trong một cụm từ ngắn gọn.

Chúng ta hãy cố gắng đưa ra ánh sáng một điều gì đó từ kho báu này.

Mỗi người trong chúng ta đều sở hữu một khuôn mẫu nào đó về hữu thể của mình, ý niệm thần linh, trong đó Đấng Tạo Hóa chiêm ngưỡng họ. Nó không chỉ bao gồm ý niệm phổ quát về bản chất con người, mà còn bao gồm mọi thứ khác, cấu thành nên cá nhân đặc thù này. Mỗi cá nhân đều độc đáo, và là một muôn mầu muôn sắc độc đáo của bản chất con người. Thật vậy, Rembrandt-German [2] có thể nói đúng, thậm chí có thể chủ trương, có thể nói một cách chính xác như thế, rằng không nên kể một số người lại với nhau, vì trên thực tế, mỗi người đều độc đáo và không thể so sánh với những người khác.

Khi tính chất độc đáo này của hữu thể cá thể nơi một con người được phép xuất hiện, và xác định ra trọn hiện hữu và các hoạt động của họ; và, khi họ sống từ tâm điểm của chính hữu thể mình, không tự đặt cho mình một hạn chế giả tạo nào, nhưng một cách tự nhiên và như một lẽ đương nhiên, họ là một người tự do. Họ tự do sống hoàn toàn hòa hợp với ý niệm thần linh về nhân cách của họ, và là điều Đấng Dựng nên họ muốn họ trở thành. Họ đã đạt được trạng thái cân bằng hoàn toàn, hậu quả của một căng thẳng nhưng là một căng thẳng đã được giải quyết, một nhịp sống mạnh mẽ nhưng nhẹ nhàng, một cuộc sống vừa phong phú vừa tập trung, đầy đủ nhưng hạn chế.

Tuy nhiên, tất cả những điều trên chỉ là một phần của tự do đích thực. Con người tự do cũng phải nhìn sự vật như chúng vốn là, với một tầm nhìn không bị che phủ bởi ngờ vực, cũng không bị thu hẹp bởi thành kiến, cũng không bị bóp méo bởi đam mê, dù là hận thù, kiêu ngạo hay ích kỷ; phải nhìn chúng trong toàn bộ thực tế khách quan của chúng, và trong thước đo chân chính của chúng. Họ phải nhìn chúng trong tính toàn vẹn của chúng, được làm cho cân đối, hiển thị ở mọi phía, trong mối liên hệ đích thực của chúng với các đối tượng khác, và theo đúng thứ tự của chúng. Vì vậy, họ sẽ nhìn chúng từ quan điểm của ý niệm thần linh về chúng, hệt như chúng là. Cái thoáng nhìn của họ phải xuyên suốt từ tâm điểm linh hồn họ qua tâm điểm của các đối tượng của nó. Tình yêu của họ, phát xuất từ trọn trái tim, sẽ bao trùm toàn bộ sự viên mãn của chúng. Và hành động của họ, được hỗ trợ bởi một nhân cách không bị phân chia để chống lại chính nó, nắm bắt thế giới một cách vững chắc và rút ra từ nó điều vốn đã chờ đợi bàn tay của con cái Thiên Chúa, để được đưa tinh trong và trọn vẹn vào ánh sáng.

Con người đó nên phản ứng với bản chất đích thực của sự vật bằng sự chính trực của chính bản tính họ và theo kiểu độc đáo của tính cá thể được Thiên Chúa định sẵn cho họ, để ý niệm thần linh bên trong và ý niệm thần linh bên ngoài gặp nhau trong cuộc sống bản thân của họ - đó là tự do.

* * * * *

Nhưng tự do thậm chí còn nhiều hơn thế. Một người được tự do khi họ có thể thấy điều vĩ đại là vĩ đại, và điều nhỏ mọn là nhỏ mọn; điều vô giá trị là vô giá trị và điều có giá trị là có giá trị; khi họ thấy một cách chính xác các phân biệt giữa các đối tượng khác nhau và các điều kiện khác nhau; các mối liên hệ giữa các vật thể và thước đo của chúng. Họ tự do khi họ nhận ra một cách trung thực phẩm trật của các sự vật và các giá trị của chúng, đặt cơ sở và đỉnh cao của nó, và mỗi điểm trung gian vào đúng vị trí của nó. Họ tự do khi họ hiểu thấu ý tưởng trong sự thuần khiết của nó, nhưng chiêm ngưỡng thực tại hoàn chỉnh dưới sự soi sáng của nó; khi họ thấy cuộc sống hàng ngày với tất cả những gập ghềnh và lộn xộn và tất cả những thiếu sót của nó, nhưng cũng với những gì vĩnh cửu trong đó. Họ tự do khi tầm nhìn của họ về ý niệm không làm họ mù quáng trước thực tại, và cuộc hiện sinh hàng ngày không khiến họ quên mất ý niệm, khi họ "có thể ngắm các vì sao, nhưng vẫn thấy đường xuyên qua phố phường".

Thấy tất cả những điều đó, nắm vững viễn kiến với trái tim kiên cường và ý chí không chao đảo, và hành động phù hợp với nó giữa sự hồ đồ của ngoại hình và đam mê - đó là tự do.

Nhưng họ phải làm điều đó không phải vì họ bị ép buộc, mà vì họ quyết tâm về nó; không chỉ đơn thuần như một việc áp dụng các nguyên tắc một cách gian khổ và đau đớn, mà vì sự thôi thúc và ý chí của bản chất họ thôi thúc họ, và vì chính tâm điểm của nhân cách họ nhờ đó được nên trọn – nhờ thế chứ không nhờ điều gì khác, họ được tự do.

Tự do là một điều tuyệt vời - sự thành toàn tối cao và là tiêu chuẩn thuần túy nhất của giá trị, sự thật và bình an.

Và với tất cả những gì chúng ta đã nói, chúng ta vẫn chưa thăm dò được độ sâu cuối cùng của tự do. Đó là con người thực sự tự do là con người biết mở lòng mình ra với Thiên Chúa và lao vào Người. Đây là thứ tự do dành cho Chúa và ở trong Chúa.

Các bạn sẽ hỏi, nếu đó là tự do, thì chúng ta có tự do không? Tất nhiên, bề ngoài, chúng ta thường tự do. Chúng ta có thể chống lại sự kiềm chế có thể sờ thấy được. Về mặt tâm lý cũng thế, vì chúng ta có thể chọn giữa phải và trái. Nhưng còn tự do theo nghĩa toàn diện mà chúng ta đã được ban tặng thì sao? Không, chúng ta chắc chắn phải nhìn nhận rằng chúng ta là nô lệ.

Ở đây một lần nữa chúng ta gặp sứ mệnh của Giáo hội - Giáo hội, và chỉ một mình Giáo hội, dẫn chúng ta đến sự tự do này.

* * * * *

Những ràng buộc mà một con người phải phá vỡ để giành được tự do hoàn toàn này là gì?



Trước hết, có những hoàn cảnh bên ngoài cản trở sự phát triển của một con người. Chúng có thể rất mạnh; nhưng nếu năng lực của họ đủ, cuối cùng họ sẽ vượt qua chúng, hoặc bề ngoài, bằng cách thay đổi chúng, hoặc bên trong, bằng một sự từ bỏ tự do nâng họ lên trên chúng.

Môi trường tri thức gắn bó các phong tục và truyền thống cách mạnh mẽ hơn, qua các ý kiến đương thời; qua tất cả những lực lượng nhỏ nhoi nhưng liên tục tác động như gương sáng và ảnh hưởng, về tinh thần và cảm xúc. Những điều này thấm sâu vào những tầng sâu thẳm nhất của tinh thần. Ngay cả các thiên tài cũng không thể phá vỡ hoàn toàn các sức lôi cuốn ma thuật của chúng. Và những người bình thường chúng ta đều phải chịu những ảnh hưởng này, cho dù chúng ta đồng ý với chúng hay phản đối chúng.

Chỉ cần xem xét một chút mức độ ảnh hưởng của chúng. Điều gì không thể chịu hậu quả bởi một khẩu hiệu nếu môi trường thuận lợi? Không ai có thể hoàn toàn thoát khỏi sức mạnh của nó. Các khuynh hướng tri thức của một thời đại mạnh mẽ xiết bao! Chúng có sức mạnh đến mức các ý tưởng đơn giản không thể hiểu được nhưng khi hoàn cảnh tri thức đã thay đổi có thể nhận được độ đáng tin không chút nghi ngờ nhờ các tín điều của đức tin. Ngày nay, há chúng ta không ngạc nhiên tự hỏi mình tại sao một số ý tưởng nhất định của Kant lại có thể được chấp nhận như bao nhiêu tín điều, mà nếu bất đồng với chúng bị coi như một bằng chứng của sự yếu kém về tri thức? Cũng nên nhớ rằng, các loại hình nghệ thuật phát triển cao đã gây được sức ép buộc mạnh mẽ như thế nào nếu môi trường văn hóa là tương đắc. Hãy nghĩ đến những cách thức đa dạng, thường rất tinh vi đến khó mà khám phá ra được, trong đó một số hình thức chính trị, xã hội hoặc kinh tế nhất định, thí dụ, nền dân chủ hoặc chủ nghĩa tư bản, đã lên khuôn toàn bộ tâm lý của một con người; làm thế nào một loại nhân tính được công nhận là lý tưởng, chẳng hạn, hiệp sĩ, đan sĩ, hoặc khách du lịch, lại lên khuôn người ta bằng ảnh hưởng của nó đối với cốt lõi hữu thể của họ. Chống lại những lực lượng như vậy, cá nhân hết sức bất lực.

Các các bạn hãy suy gẫm, dưới sự mê hoặc của một khuynh hướng tổng quát như vậy, một thời đại đặc thù, chẳng hạn, thời Phục hưng, với quyết định phát sinh từ cảm thức về một sự vượt trội vô biên, làm thế nào lại bác bỏ những gì mà một thời đại khác - trong trường hợp này là thời Trung cổ - đã nhiệt thành tiếp nhận, làm thế nào mà bây giờ chúng ta mới bắt đầu coi thời kỳ Phục hưng và những gì theo sau nó là một thảm họa, và thời Trung cổ - hiểu đúng – là tương lai của chúng ta. Và các các bạn hãy nhớ rằng đây không chỉ là sự thay đổi bên ngoài, mà là thái độ của con người đối với những điều thiết yếu, các giá trị và ý tưởng. Xét về tất cả những điều này, chúng ta chỉ có một lựa chọn. Hoặc chúng ta phải tuyên phong thuyết tương đối dưới hình dạng này hay hình dạng nọ, ở hình thức thô thiển hơn của nó, là lý thuyết môi trường, hay dưới hình thức do Keyserling đề xuất, về mặt tâm lý học sâu sắc hơn và dựa trên cơ sở siêu hình, hay hết lòng chấp nhận một sức mạnh có thể giải phóng chúng ta.

Đó là Giáo Hội.

* * * * *

Trong Giáo hội, vĩnh cửu đã đi vào thời gian. Ngay trong Giáo hội, đúng là có rất nhiều điều mang tính tạm thời. Không ai từng quen thuộc với lịch sử của Giáo hội lại phủ nhận điều đó. Nhưng bản chất học lý của Giáo hội, những sự kiện căn bản xác định ra cơ cấu trong hệ thống tôn giáo của Giáo hội và những phác thảo tổng quát về quy tắc đạo đức và lý tưởng hoàn thiện của Giáo hội, vượt quá thời gian.

Ngay từ đầu, tự bản chất của mình, Giáo hội vốn nghĩ bằng tâm trí không phải một chủng tộc nào, mà là thế giới toàn diện và Công Giáo. Giáo hội đánh giá và sống, không phải bằng cái nhìn thông sáng về khoảnh khắc mau qua, mà là bằng truyền thống. Tuy nhiên, truyền thống là tổng số kinh nghiệm tập thể của quá khứ Giáo hội. Do đó, Giáo hội vượt quá các giới hạn địa phương, quốc gia và thời gian, và những người sống và suy nghĩ với Giáo hội đều có " điểm tựa" vượt trên tất cả các lĩnh vực viễn kiến hạn chế như vậy, và do đó có thể đạt được một cái nhìn tự do hơn.

Tự bản chất của mình, Giáo hội bắt nguồn, không phải từ những điều kiện địa phương đặc thù hay những giai đoạn lịch sử đặc thù, nhưng từ phạm vi vượt trên không gian và thời gian, từ việc tồn tại vĩnh viễn. Tất nhiên, Giáo hội bước vào mối liên hệ với mọi thời đại. Nhưng Giáo hội cũng phản đối mỗi thời đại. Giáo hội không bao giờ hiện đại. Điều này đúng ngay trong thời Trung cổ. Chúng ta chỉ cần đọc ẩn ý của cuốn Gương Phúc [Imitation] sẽ phát hiện ra điều ấy. Hiện tại luôn trách mắng Giáo hội thuộc quá khứ. Nhưng đó là một quan niệm sai lầm; sự thật là Giáo hội không thuộc về thời gian. Giáo hội từ nội tâm tách biệt khỏi mọi thứ tạm thời, và thậm chí có phần hoài nghi trong thái độ của Giáo hội đối với nó.

Và Giáo hội cũng bị buộc tội liên tục rằng Giáo hội không phải có tính quốc gia, Giáo hội đại diện cho các nước ngoài, không hẳn một quốc gia đặc thù nào. Đó là một quan niệm sai lầm về sự thật. Xét cho cùng, Giáo hội không quan tâm đến các quốc gia, mà là với toàn thể nhân loại, và từng cá nhân nam nữ. Tuy nhiên, đó là hai biểu thức của nhân loại đụng đến vĩnh cửu, trong khi mọi điều nằm ở giữa chúng, và cách riêng các tổ chức chính trị và quốc gia, đều bị ràng buộc vào thời gian.

Do đó, Giáo hội đứng giữa các trào lưu thời trang tri thức như một đê chắn sóng [breakwater] rộng lớn. Giáo hội là sức mạnh chống lại sứ lôi cuốn ma thuật của mọi chuyển động lịch sử, bất kể là điều gì. Giáo Hội mạnh mẽ nghi ngại mọi thế lực đe dọa nô dịch linh hồn - các lý thuyết kinh tế, các khẩu hiệu chính trị, các lý tưởng hoàn thiện của con người, các thời trang tâm lý - và bác bỏ việc chúng tự cho là có giá trị tuyệt đối. Giáo hội luôn là đối thủ của đương thời. Khi một ý tưởng mới mẻ, nó có một sức lôi cuốn đặc biệt. Nó tươi mát và mới lạ; mở ra cho tâm trí những nẻo đường suy nghĩ chưa ai khám phá, và do đó khơi dậy nhiều nhiệt tình hơn các giá trị nội tại của nó Và khi một dân tộc trở nên quen thuộc với một nền văn hóa trước đây chưa từng được biết đến và khi các điều kiện thuận lợi, thì nền văn hóa này kiềm chế dân tộc đó một cách không thể cưỡng lại được, như nền văn hóa Á Châu, chẳng hạn, đang ảnh hưởng đến chúng ta ngày nay. Cùng cách này, các khuynh hướng mới trong nghệ thuật, các nguyên tắc chính trị mới, thực sự là những nét mới lạ trong mọi lĩnh vực cho đến những hình thức bên ngoài như thời trang ăn mặc và các quy ước giao tiếp xã hội. Nếu môi trường dễ lĩnh hội, mọi điều mới mẻ đều mạnh gấp đôi, giống như khí ốcxi "trong trạng thái phát sinh” [in statu nascendi]. Điều rất thông thường là sức mạnh của nó hầu như không mang bất cứ tỷ lệ nào so với giá trị thực của nó, với kết quả là bức tranh của chúng ta về nó bị làm sai lệch đến mức méo mó. Do đó, hiện tại, đến một mức độ nào đó, luôn là một ảo giác và một nhà tù. Nó luôn tấn Công Giáo Hội, vì nó quá phấn khích, và sự thanh thản vượt thời gian của Giáo Hội chống lại sự thúc bách đầy nóng nẩy của nó; vì nó một chiều, và sự toàn diện của Giáo hội vượt quá tầm nhìn hạn chế của nó. Và Giáo hội luôn luôn là kẻ thù của hiện tại, vì bạo lực phi tâm linh của nó nô dịch linh hồn và tiếng ồn ào khó chịu của nó át đi tiếng nói vĩnh cửu. Trong mọi thời đại, Giáo hội đều phản đối những gì Ở Đây và Bây giờ vì lợi ích của Mãi mãi; chống các khuynh hướng đương thời và "chính trị", vì các khía cạnh nhân tính mở cửa hướng tới vĩnh cửu - nhân cách cá nhân và nhân tính. Khi ta hiểu rõ điều này, rất nhiều điều trở nên rõ ràng.

Ai sống với Giáo hội thoạt đầu sẽ cảm thấy một bất bình nôn nóng, vì Giáo hội liên tục thúc đẩy họ chống lại các mục tiêu của những người cùng thời với họ. Bao lâu họ coi những gì đang được nói ở khắp mọi nơi, công luận đang thịnh hành vào lúc này như lời cuối cùng cho bất cứ vấn đề nào, và biến các đảng hoặc quốc gia thành các tiêu chuẩn cho các giá trị của mình, họ chắc chắn sẽ cảm thấy bị kết án là ngu đần. Nhưng một khi tấm băng dán đã được gỡ khỏi mắt, họ sẽ thừa nhận rằng Giáo hội luôn giải thoát những người sống trong lòng Giáo Hội khỏi sự chuyên chế của những điều tạm thời, và việc đo lường các giá trị của Giáo Hội sẽ đem lại cho họ tiêu chuẩn của sự thật vĩnh cửu. Một sự kiện đáng chú ý là không ai hoài nghi, độc lập trong nội tâm đối với “những gì mọi người đang nói” hơn người thực sự sống trong Giáo hội. Và khi một người từ bỏ sự kết hợp của mình với Giáo hội, họ sẽ sa vào các ảo tưởng mạnh mẽ của môi trường họ ở cùng một mức độ, thậm chí đến mức hoàn toàn mê tín.Và chắc chắn quyết định giữa hai thái độ này liên quan đến chính gốc rễ của nền văn hóa nhân bản. Giáo hội thực sự là con đường dẫn đến tự do.

Còn tiếp

 
VietCatholic TV
Rôma rộ lên tin Đức Phanxicô sắp thoái vị, và Cơ Mật Viện. Tuổi 85 của ba vị Giáo Hoàng gần nhất
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
05:01 26/08/2021


1. Cuộc tuần hành phò sinh lần đầu tiên của California sau khi đại dịch coronavirus bùng phát

Những người ủng hộ sự sống đã tập trung vào hôm thứ Tư 25 tháng 8, tại thủ phủ của tiểu bang ở Sacramento cho cuộc tuần hành phò sinh lần đầu tiên của California sau khi đại dịch coronavirus bùng phát, để thể hiện sự hỗ trợ cho những đứa trẻ chưa chào đời và để tìm hiểu những gì họ có thể làm để thúc đẩy chính nghĩa phò sinh của họ trong tiểu bang.

Jeanne Mancini, chủ tịch của March for Life and Education Fund, cho biết: “Cuộc tuần hành là cơ hội để những người ủng hộ sự sống ở California đoàn kết và khuyến khích các nhà lập pháp tiểu bang xây dựng các chính sách tôn trọng quyền của những đứa trẻ chưa sinh ra.”

Sự kiện ngày 25 tháng 8 được tổ chức với sự hợp tác giữa tổ chức March for Life quốc gia và Hội đồng Gia đình California, là một nhóm phò sinh, là chi nhánh ở cấp tiểu bang của Focus on the Family.

Sự kiện đã bắt đầu bằng một cuộc biểu tình lúc 11 giờ sáng tại các bậc thang của tòa nhà Quốc Hội tiểu bang, sau đó là một cuộc tuần hành vào buổi trưa.

Mancini sẽ là một trong những diễn giả tại sự kiện, cũng như Jonathan Keller, chủ tịch Hội đồng Gia đình California.

Keller nói rằng bất chấp danh tiếng tiến bộ của California, “khi nói đến việc đối xử với mọi cuộc sống con người với phẩm giá và sự tôn trọng của Golden State, chúng ta có một kỷ lục bị hoen ố”.

Hôm thứ Hai, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, là một người ở California, đã lặp lại luận điểm cho rằng phá thai là quyền của người phụ nữ và lên tiếng chỉ trích cuộc tuần hành phò sinh này.

Tưởng cũng nên nhắc lại ý kiến Đức Cha Salvatore J. Cordileone, Tổng Giám mục San Francisco, là Tổng Giám Mục của bà ta đã từng đáp lại ý kiến của bà này như sau:

Tôi muốn bắt đầu với điều hiển nhiên: Nancy Pelosi không thể phát biểu thay mặt cho Giáo Hội Công Giáo. Bà ấy nói với tư cách là một nhà lãnh đạo quan trọng ở cấp cao của chính phủ và với tư cách là một cá nhân công dân. Và về vấn đề phẩm giá bình đẳng của cuộc sống con người khi còn trong bụng mẹ, bà ấy cũng đã đưa ra một điều mâu thuẫn trực tiếp với một quyền cơ bản của con người mà giáo huấn Công Giáo đã luôn ủng hộ trong 2,000 năm qua.

Các tín hữu Kitô luôn hiểu rằng điều răn “Ngươi không được giết người” phải được áp dụng cho mọi sự sống, kể cả sự sống còn trong bụng mẹ. Vào khoảng cuối thế kỷ thứ nhất, Thư của Thánh Ba-na-ba viết rằng: “Ngươi không được giết đứa trẻ bằng cách phá thai; Ngươi cũng không được giết nó sau khi nó đã được sinh ra”(# 19). Một nghìn, tám trăm sáu mươi lăm năm sau, Công Đồng Vatican II khẳng định: “Sự sống phải được bảo vệ hết sức cẩn thận ngay từ khi được thụ thai: phá thai và giết trẻ sơ sinh là những tội ác ghê tởm” (Gaudium et spes – Hiến Chế Mục Vụ Giáo Hội Trong Thế Giới Ngày Nay, số 51).

Không một người Công Giáo nào có lương tâm ngay chính lại có thể ủng hộ việc phá thai. “Quyền được lựa chọn” là một hỏa mù nhằm duy trì cả một ngành công nghiệp thu lợi nhuận từ một trong những tệ nạn kinh khủng nhất có thể tưởng tượng được. Mảnh đất của chúng ta thấm đẫm máu của những người vô tội, và nó phải dừng lại.
Source:Catholic News Agency

2. Các phương tiện truyền thông Ý phỏng đoán về khả năng từ chức của Đức Thánh Cha Phanxicô

Trên tờ Libero số ra ngày 23 tháng 8, ký giả Antonio Socci cho rằng anh ta có các tin nội bộ theo đó Đức Giáo Hoàng Phanxicô sắp từ chức. Maria Antonietta Calabrò của tờ Huffington Post cho rằng không phải như vậy. Theo cô, đúng hơn, Đức Giáo Hoàng sắp đưa ra một Tông Hiến bãi bỏ chức danh “Papa emerito”, hay Đức Giáo Hoàng danh dự.

“Hãy theo dõi, tiếp tục theo dõi”. Hôm 1 tháng 8, ký giả John Allen, người Mỹ chuyên về Vatican đã kêu gọi độc giả của ông chú ý theo dõi về một điều bất ngờ có thể xảy ra vào tháng 8, có tầm quan trọng như những gì sắp xảy ra vào tháng 10 khi chính trường Mỹ bắt đầu cuộc thăm dò để chọn ứng cử viên tổng thống trong cuộc bầu cử vào năm 2024. Có lẽ đây là nguồn gốc của những giả định và tin đồn của Antonio Socci trên tờ Libero hôm 23 tháng 8 - về việc Đức Giáo Hoàng Phanxicô sắp từ chức.

Antonio Socci đã so sánh những gì xảy ra trong những ngày này với bầu không khí tương tự như năm cuối cùng của triều đại Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô 16. Anh ta đã đặt các suy đoán của mình trong bối cảnh của một vụ bê bối tài chính lớn. Nếu như năm 2012 chỉ có vụ IOR, hay viện Giáo Vụ, thì trong những ngày này đó là vụ mua bán một tòa nhà ở London, liên quan đến cả Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh với một phiên tòa vừa được mở ra để xét xử 10 bị cáo, bao gồm cả Hồng Y Angelo Becciu.

Những lời đe dọa về cái chết cũng đến, như đã xảy ra đối với Đức Ratzinger. Hai bức thư khác nhau trong phong bì có đạn gửi cho Đức Giáo Hoàng, lần đầu tiên bị chặn vào ngày 9 tháng 8.

Tất cả những điều này, còn được cộng thêm với những suy đoán về tình trạng sức khỏe của Đức Bergoglio, sau khi ngài trải qua một cuộc phẫu thuật đại tràng vào ngày 4 tháng 7.

Tất nhiên, Đức Giáo Hoàng Phanxicô là một người cao tuổi, sẽ bước sang tuổi 85 vào tháng 12.

Trên thực tế, một sự thay đổi về lập pháp có thể sớm xảy ra, và điều này sẽ khiến những người ủng hộ “Đức Giáo Hoàng danh dự” vô cùng lo lắng. Đức Thánh Cha Phanxicô có thể sớm ban hành một đạo luật mới, dưới hình thức một Tông Hiến, để điều chỉnh việc từ chức của Đức Giáo Hoàng, và đặc biệt là tình trạng sau khi một vị Giáo Hoàng từ chức. Điều này cũng để tránh một loạt các diễn giải sai lệch về sự tồn tại của hai vị giáo hoàng, về thời gian chung sống của họ, về luận điểm “một triều đại giáo hoàng mở rộng” và về các vấn đề khác, mặc dù không động đến đại đa số các tín hữu, nhưng rất đáng quan tâm, đặc biệt trong bối cảnh nhiều người vẫn tin vào giả thuyết cho rằng Giáo hoàng thực sự duy nhất là Đức Ratzinger. Luật mới có thể sẽ không có Giáo hoàng danh dự nào cả.
Source:Hufftington Post

3. Khả năng Đức Giáo Hoàng từ chức theo Francesco Antonio Grana

Francesco Antonio Grana, một Vaticanista, tức là một ký giả chuyên về Vatican, có bài nhận định sau trên tờ il Fatto Quotidiano, số ra ngày 23 tháng Tám.

Đức Giáo Hoàng sắp từ chức? Theo Libero, Đức Thánh Cha Phanxicô đang nghĩ đến việc từ chức vì tuổi tác, khi ngài sẽ bước sang tuổi 85 vào ngày 17 tháng 12 tới và vì các vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như ca phẫu thuật đại tràng mà ngài phải trải qua vào ngày 4 tháng 7. Tác giả của bài báo là Antonio Socci, người luôn là một nhà phê bình rất hăng hái đối với Đức Bergoglio đến mức lập luận, một cách hoàn toàn vô căn cứ, rằng cuộc bầu cử của ngài là “vô hiệu”. Nói về tuổi của Đức Phanxicô, nhà báo này nhớ lại rằng Đức Bênêđíctô XVI đã từ chức ở tuổi 85; và Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã qua đời ngay trước ngưỡng cửa của tuổi 85 này.

Ở Vatican và đặc biệt là tại Casa Santa Marta, nơi ở của Đức Bergoglio, không có gì cho thấy Đức Giáo Hoàng đang suy nghĩ nghiêm túc về việc từ chức của mình. Ngược lại. Gần đây, Đức Phanxicô đã tiếp tục các buổi tiếp kiến riêng và xác nhận chuyến hành trình dài và đầy khó khăn, từ ngày 12 đến ngày 15 tháng 9 tới, tới Budapest để bế mạc Đại hội Thánh Thể Quốc tế và đến Slovakia để thăm viếng mục vụ. Chương trình tông du, đầy kín các cuộc họp và các chuyến đi, được quyết định trước khi vào bệnh viện đa khoa Gemelli để phẫu thuật đại tràng, đã không bị thay đổi, ít nhất ngay cả sau khi ngài nhập viện mười ngày. Đó là một dấu chỉ hùng hồn cho thấy Đức Giáo Hoàng, thậm chí còn được khích lệ bởi ý kiến của các bác sĩ, cảm thấy tự tin và quyết tâm đối mặt với chuyến đi này.

Cho đến nay, mặc dù chưa có chuyến đi nào khác được Vatican chính thức xác nhận cho năm 2021, cũng như cho năm 2022, ngài tiếp tục làm việc trong những tháng mùa hè với tốc độ bình thường. Ngoài ánh đèn sân khấu, Đức Bergoglio cũng đã được rất nhiều bạn bè đến thăm ngài trong những tuần gần đây tại Casa Santa Marta.

Cần phải nói rằng, ngay cả trước khi có vụ phẫu thuật đại tràng, câu chuyện về Hồng Y Reinhard Marx, tổng giám mục của Munich và Freising, một tổng giáo phận đã từng do Đức Joseph Ratzinger lãnh đạo, đã mở ra thời kỳ tiền Cơ Mật Viện. Vị Hồng Y người Đức, một trong những vị của Hội Đồng Các Hồng Y Cố Vấn nhằm soạn thảo các cải cách của Giáo triều Rôma, đã từ chức với cáo buộc rằng Giáo hội đã thất bại trong cuộc chiến chống lại tệ nạn lạm dụng tính dục của hàng giáo sĩ. Đó là một cuộc tấn công rất khắc nghiệt mà lần đầu tiên không phải từ kẻ thù, mà là từ một trong những cộng tác viên thân cận nhất của Đức Giáo Hoàng, người đã chia sẻ việc cai quản Giáo hội, đặc biệt là trong các vấn đề kinh tế.

Đức Phanxicô ngay lập tức bác bỏ đơn từ chức của vị Hồng Y, nhưng sự bất mãn này giữa những người được gọi là các Hồng Y trong nhóm Bergoglio, đã mở ra một suy tư nghiêm túc, ít nhiều công khai, về những cải cách của triều giáo hoàng này.

Do đó, không thể phủ nhận rằng thời kỳ tiền Cơ Mật Viện đã mở ra, ít nhất là trong những tháng gần đây, nhưng điều này không có nghĩa là triều đại của Đức Phanxicô đã kết thúc.

Thời kỳ tiền Cơ Mật Viện trước cái chết của Đức Wojtyla kéo dài hàng thập kỷ trước khi vị Giáo hoàng Ba Lan qua đời. Và phải nói rằng trong thập kỷ đó, nhiều ứng cử viên đủ điều kiện đã chết trước vị Thánh Giáo hoàng.
Source:Il Fatto Quotidiano

4. Tình trạng của Hồng Y Đoàn

Ngày nay, số Hồng Y cử tri có thể tham gia Cơ Mật Viện để bầu ra một tân Giáo Hoàng là 122 vị, một con số ít nhiều phù hợp với những gì Đức Thánh Cha Phaolô VI quy định. Cần nhớ rằng Đức Giáo Hoàng Montini đã ấn định số lượng Hồng Y cử tri tối đa là 120 vị và với Tự Sắc Ingravescentem ngài thiết định rằng ở tuổi 80, các Hồng Y mất quyền tham gia Cơ Mật Viện bầu tân Giáo Hoàng.

Cho đến thời điểm hiện nay, trong số các vị Hồng Y cử tri:

13 vị được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tấn phong;

39 vị được Đức Bênêđíctô 16 tấn phong;

70 vị được Đức Thánh Cha Phanxicô tấn phong.

Về lý thuyết, nếu mọi thứ không thay đổi cho đến cuối năm 2022, thì vào cuối năm sau, số Hồng Y được bầu sẽ giảm từ 122 xuống còn 110, tức là ít hơn 10 vị so với con số do Đức Phaolô VI thiết lập.

Con số các Hồng Y cử tri không bao gồm Đức Hồng Y Giovanni Angelo Becciu, 73 tuổi, đang bị xét xử. Ngài đã bị tước bỏ các quyền và đặc quyền liên quan đến tước vị Hồng Y vào ngày 27 tháng 9 năm ngoái, 2020.

Trong khoảng thời gian từ nay đến tháng 12 năm 2022, 6 vị Hồng Y Mỹ Latinh và 6 vị Hồng Y Âu châu sẽ vượt qua tuổi 80.

1) Đức Hồng Y Angelo Scola người Ý sinh ngày 07.11.1941

2) Đức Hồng Y Ricardo Ezzati Andrello người Chí Lợi sinh ngày 07.01.1942

3) Đức Hồng Y Gualtiero Bassetti người Ý - sinh ngày 07.04.1942

4) Đức Hồng Y Ricardo Blázquez Pérez người Tây Ban Nha - sinh ngày 13.04.1942

5) Đức Hồng Y Norberto Rivera Carrera người Mễ Tây Cơ - sinh ngày 06.06.1942

6) Đức Hồng Y Jorge Liberato Urosa Savino người Venezuela - sinh ngày 28.08.1942

7) Đức Hồng Y Gregorio Rosa Chávez người El Salvador - sinh ngày 09.09.1942

8) Đức Hồng Y Rubén Salazar Gómez người Colombia - sinh ngày 22.09.1942

9) Đức Hồng Y Giuseppe Bertello người Ý - sinh ngày 01.10.1942

10) Đức Hồng Y Gianfranco Ravasi người Ý - sinh ngày 18.10.1942

11) Đức Hồng Y André Armand Vingt-Trois người Pháp - sinh ngày 07.11.1942

12) Đức Hồng Y Óscar Andrés Rodríguez Maradiaga người Honduras - sinh ngày 29.12.1942

Những dữ liệu này cung cấp cơ sở cho xác suất rằng vào cuối năm nay hay chậm nhất là những tháng đầu tiên của năm 2022, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ công bố Sắc lệnh thứ tám của ngài về việc tấn phong các tân Hồng Y, đặc biệt là các đại cử tri.
Source:Sismpgrafo
 
Quá ác: TQ thưởng tiền cho ai báo cáo thánh lễ tư gia, ép người bị bắt phải ký giấy tuyên bố bỏ đạo
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
17:14 26/08/2021


1. Linh mục người Costa Rica bị đình chỉ, đưa đi điều trị tâm lý vì cử hành thánh lễ theo Phụng Vụ mới bằng tiếng Latinh

Một linh mục người Costa Rica nói rằng ngài đã bị đình chỉ, đuổi khỏi giáo xứ của mình và bị giám mục bản quyền đưa đi điều trị tâm lý vì đã cử hành phụng vụ mới bằng tiếng Latinh và cử hành thánh lễ theo phong cách ad orientem, nghĩa là quay mặt lên bàn thờ.

Cha Eduardo Varela Santamaría dòng Xitô nhặt phép, từng là Chưởng Ấn của Giáo phận Alajuela, đã cử hành Thánh lễ kể từ năm 2019 cho một cộng đồng hàng trăm tín hữu, những người yêu mến nghi thức Thánh lễ Latinh Truyền thống của Giáo Hội Công Giáo, được gọi phổ biến là “Thánh lễ Tridentinô”. Các phụng vụ được cử hành tại giáo xứ San Jose, nơi ngài là Cha sở, được sự chúc lành của giám mục bản quyền.

Cha Varela và các thành viên khác của tín hữu nói rằng vị linh mục đã vâng lời giám mục của mình không cho phép ngài tiếp tục cử hành Thánh lễ Latinh Truyền thống trước cuộc cải cách của Công Đồng Vatican II, nhưng thực hiện quyền của mình theo giáo luật để cử hành thánh lễ mới hoặc “Novus Ordo” bằng tiếng Latinh. Điều này đã châm ngòi cho sự tức giận của Đức Giám Mục bản quyền và dẫn đến việc ngài bị cách chức.

Việc loại bỏ Cha Varela khiến hàng trăm tín hữu của nghi lễ truyền thống ở Costa Rica không có linh mục và không có các bí tích truyền thống.

Vào tháng trước để đáp lại Tự Sắc Traditionis Custodes của Đức Thánh Cha Phanxicô, Hội đồng giám mục Costa Rica đã tuyên bố cấm hoàn toàn các nghi thức Thánh lễ Latinh Truyền thống. Tự Sắc Traditionis Custodes áp đặt những hạn chế đối với các Thánh lễ Latinh Truyền thống nhưng không buộc các Giám Mục phải cấm hình thức Phụng Vụ này.

Tuy nhiên, các giám mục Costa Rica không những cấm Thánh lễ Latinh Truyền thống mà cũng cấm mọi thực hành có liên quan đến với phụng vụ trước năm 1970, bao gồm cả việc sử dụng tiếng Latinh cũng như việc các linh mục đối diện với bàn thờ thay vì đối diện với dân chúng.

Cha Varela cho biết ngài đã được gửi về sống với cha mẹ trong nửa năm “nghỉ phép dài hạn”, và đã bị cấm cử hành các bí tích nơi công cộng. Ngài nói thêm rằng vị giám mục của ngài, là Đức Cha Bartolomé Buigues, cũng sẽ gửi ngài đến một bệnh viện ở Mễ Tây Cơ để chăm sóc “tâm lý” và “y tế”.

“Tôi sẽ đến Mễ Tây Cơ trong ba tháng để đến một học viện mà giám mục đã chỉ định để họ có thể đồng hành với tôi về mặt tâm linh, tâm lý và y tế,” Cha Varela nói.
Source:Catholic World Report

2. Bọn cầm quyền Trung Quốc thưởng tiền cho những ai báo cáo 'các hoạt động tôn giáo bất hợp pháp'

Bọn cầm quyền Trung Quốc đang thưởng tiền mặt cho bất kỳ ai báo cáo các “hoạt động tôn giáo bất hợp pháp”, báo cáo từ các cơ quan theo dõi tình trạng tự do tôn giáo cho biết như trên.

Ví dụ, ở tỉnh Hắc Long Giang, những người cung cấp thông tin có thể nhận được tới 1,000 nhân dân tệ, tức là khoảng 150 đô la Mỹ, nếu báo cáo các cử hành tôn giáo do những người “từ địa phương khác đến”.

Một báo cáo trên tờ China Christian Daily cho biết tại thành phố Tề Tề Cáp Nhĩ (Qiqihar, 齐齐哈尔) người dân được yêu cầu báo cáo các “nhân viên tôn giáo không đủ tiêu chuẩn”, những hành vi “rao giảng và phân phối các tác phẩm tôn giáo in ấn” và “tụ tập tại nhà riêng”, cùng những hành động đáng ngờ khác.

Thông báo của thành phố Tề Tề Cáp Nhĩ cho biết các biện pháp này nhằm mục đích “tăng cường kiểm soát các hoạt động tôn giáo bất hợp pháp trong thành phố, ngăn chặn bất kỳ cụm COVID-19 nào phát sinh từ các cuộc tụ tập tôn giáo, vận động quần chúng tham gia ngăn chặn, trấn áp các hoạt động tôn giáo bất hợp pháp và bảo đảm một sự hài hòa tôn giáo và ổn định an ninh chính trị”.

Các hệ thống ban thưởng bằng tiền mặt tương tự cũng được đưa ra tại thành phố Bác Sơn (Boshan, 博山) ở tỉnh Tri Bác ( Zibo, 淄博) và ở thành phố Uy Hải (Weihai, 威海), tỉnh Sơn Đông (Shandong, 山东).

Các khóa đào tạo tôn giáo và các trại hè hoặc trại đông có trẻ vị thành niên tham gia hoặc bất kỳ hoạt động tôn giáo nào vì “mục đích nuôi dạy con cái” đều bị cấm và quần chúng nhân dân nào báo cáo thì có thưởng.

Thông tin tôn giáo trên Internet không được phê duyệt, và các chiến dịch quyên góp tôn giáo bị coi là vi phạm pháp luật và các hoạt động từ thiện để truyền giáo bị cấm triệt để.

Kể từ năm ngoái, chính quyền cấp thành phố và cấp quận ở những nơi như Phúc Kiến, Quảng Tây, Hà Nam, Hà Bắc và Liêu Ninh đã đưa ra các ưu đãi tài chính cho những người cung cấp thông tin.

Cơ quan theo dõi các bách hại nhắm vào các tín hữu Kitô International Christian Concern cho biết các nhà thờ tư gia là đối tượng chính trong cuộc đàn áp này.

Open Doors USA, tổ chức theo dõi cuộc bách hại ở hơn 60 quốc gia, ước tính rằng có khoảng 97 triệu Kitô Hữu ở Trung Quốc, đa số các Kitô Hữu này thờ phượng ở những nhà thờ tư gia thầm lặng mà Trung Quốc coi là “bất hợp pháp”. Những người bị bắt tham gia vào các cuộc tụ họp “bất hợp pháp” này bị buộc phải ký giấy tuyên bố bỏ đạo, hoặc phải đóng một khoản tiền lên đến 40,000 nhân dân tệ, tức là khoảng 6,000 đô la Mỹ.

Tờ Christian Post đưa tin, cuộc bách hại tôn giáo ở Trung Quốc đã gia tăng vào năm 2020, với hàng nghìn Kitô Hữu bị ảnh hưởng bởi chủ trương đóng cửa nhà thờ và các hành vi vi phạm nhân quyền khác.

Theo chỉ đạo của Chủ tịch Tập Cận Bình, các quan chức của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã thực thi các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt đối với tôn giáo, theo một báo cáo được công bố vào tháng 3 bởi nhóm China Aid có trụ sở tại Mỹ.

Các nhà chức trách ở Trung Quốc cũng đang trấn áp Kitô Giáo bằng cách xóa các ứng dụng Kinh thánh và các tài khoản công khai WeChat của các tín hữu Kitô nếu họ đề cập đến niềm tin tôn giáo.

Trong Danh sách Theo dõi các vi phạm tự do tôn giáo Thế giới của Open Doors Trung Quốc được xếp hạng là một trong những quốc gia tồi tệ nhất trên thế giới.

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng đã coi Trung Quốc là “quốc gia cần quan tâm đặc biệt” vì “tiếp tục có những vi phạm đặc biệt nghiêm trọng đối với tự do tôn giáo”.
Source:Licas News

3. Taliban chiếm được Afghanistan làm tăng thêm nỗi sợ hãi của người Duy Ngô Nhĩ đối với Trung Quốc

Các nhà hoạt động và nhà phân tích tình hình tự do tôn giáo bày tỏ quan ngại rằng việc Taliban chiếm được Afghanistan đã khiến người Duy Ngô Nhĩ và những người Hồi giáo gốc Thổ khác ở khu vực Tân Cương lo sợ rằng Trung Quốc sẽ sử dụng tình hình hỗn loạn ở Kabul để nhân đôi các chính sách đàn áp đã khiến quốc tế lên án và cáo buộc diệt chủng.

Sau sự rút lui của lực lượng Hoa Kỳ, các tay súng Taliban đã càn qua Afghanistan, giành quyền kiểm soát chính phủ khi Tổng thống Ashraf Ghani và hàng nghìn dân thường chạy trốn vì sự an toàn, và lo sợ sự quay trở lại các quy tắc Hồi giáo khắc nghiệt mà nhóm này áp đặt khi họ cai trị Afghanistan trong những năm 1990.

Một mặt Trung Quốc cho biết sẵn sàng hợp tác với chính quyền mới ở Kabul và không dấu được sự hả hê trước thất bại của Hoa Kỳ. Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã có cuộc đàm phán với người đồng sáng lập Taliban là Mullah Abdul Ghani Baradar, tại Thiên Tân vào cuối tháng Bảy vừa qua.

Tuy nhiên, Trung Quốc xem ra cũng lo ngại quân Taliban và tác động của nó đối với Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, nơi các nhà chức trách trong thập kỷ qua đã áp đặt hết đợt này đến đợt khác các biện pháp đàn áp nhằm chống lại chủ nghĩa cực đoan tôn giáo và chủ nghĩa khủng bố trong khu vực.

Một dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh lo ngại: Trung Quốc đã tiến hành các cuộc tập trận quân sự chống khủng bố bắt đầu từ hôm thứ Tư với Tajikistan, quốc gia có đường biên giới dài với Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương và với Afghanistan.

Cần nhấn mạnh rằng Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương có đường biên giới dài 57 dặm, tức là 90 km, với Afghanistan.

Các nhóm vận động cho biết họ đang lo sợ điều tồi tệ nhất sẽ xảy ra đối với người Duy Ngô Nhĩ, những người kể từ năm 2017 đã trở thành mục tiêu của một chiến dịch đồng hóa có hệ thống bao gồm kiểm soát sinh sản cưỡng bức và triệt sản, cưỡng bức lao động tại các nhà máy và trang trại, và việc tống giam hàng loạt ít nhất 1.8 triệu người Duy Ngô Nhĩ bằng một mạng lưới các trại lao động.
Source:RFA