Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:34 27/08/2014
NGUYỆN VỌNG CỦA CÂY CỎ NHỎ
Đấng tạo hóa cho phép mọi người, mỗi cá nhân đều có thể đề xuất ra một nguyện vọng.
Hổ nó:
- “Con vẫn khát vọng trở thành vua của các loại thú rừng, con cần quyền lực.”
Hươu cao cổ nói:
- “Trí tuệ là của cải lớn nhất, con thích có một đầu óc thông minh.”
Con cáo nói:
- “Tiền bạc có thể đem lại cho người ta cảm giác an toàn, con chỉ cần có tiền thì cái gì cũng không sợ.”
Con công đối với những nhu cầu của chúng bạn thì nó thật coi khinh:
- “Các anh dung tục, tôi chỉ cần thanh xuân và dung mạo đẹp đẽ là có thể được rồi.”
Mỗi cá nhân đều nói xong nguyện vọng của mình, chỉ có cây cỏ nhỏ trầm mặc không lời. Đấng tạo hóa dịu dàng hỏi:
- “Bé con, con cần gì?”
Cây cỏ nhỏ ngẩng đầu lên, nhỏ nhẹ trả lời:
- “Nguyện vọng của con là vĩnh viễn không nhụt chí đối với cuộc sống, không khuất phục trước hoàn cảnh xấu xa.”
Cho đến hôm nay dù cho vật đổi sao dời, tất cả quyền thế địa vị, của cải, thông minh đều như “hoa trong gương, trăng dưới nước” trong nháy mắt trở thành không không, chỉ có cây cỏ nhỏ vẫn cứ đời đời không chấm dứt, nơi nào có đất là ở đó có nó.
(Hạnh Lâm Tử)
Suy tư:
Thiên Chúa cho vua Sa-lô-mon một lời cầu xin, ông chỉ xin có một điều nhưng rất đẹp lòng Ngài, đó là ông xin cho được khôn ngoan để cai trị dân Chúa, và Chúa đã ban cho ông được như thế.
Trong cuộc đời của chúng ta, chỉ một người thôi cũng đã có hàng chục triệu lần cầu xin, thử làm một thống kê xem sao:
- Cầu xin cho bản thân, gia đình: 90%.
- Cầu xin cho tha nhân (bạn bè, ân nhân…): 5%.
- Cầu xin cho kẻ thù: 2%.
- Cầu xin cho sáng danh Chúa: 3%
Thường thì chúng ta cầu xin cho mình nhiều hơn cho tha nhân, cho tha nhân nhiều hơn cho kẻ thù, và thỉnh thoảng cũng nhớ cầu chút ít cho sáng danh Chúa.
Vậy thì bây giờ chúng ta làm ngược lại:
1. Xin cho sáng danh Chúa: 90%
2. Cầu xin cho kẻ thù: 5%
3. Cầu xin cho tha nhân: 3%
4. Cầu xin cho bản thân, gia đình: 2%
Theo thứ tự ưu tiên là như thế, còn % thì tùy mỗi người vậy.
Nguyện vọng chính đáng nhất của người Ki-tô hữu là cầu xin cho được làm sáng danh Chúa trong mọi sự.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch và viết suy tư
----------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
N2T |
Đấng tạo hóa cho phép mọi người, mỗi cá nhân đều có thể đề xuất ra một nguyện vọng.
Hổ nó:
- “Con vẫn khát vọng trở thành vua của các loại thú rừng, con cần quyền lực.”
Hươu cao cổ nói:
- “Trí tuệ là của cải lớn nhất, con thích có một đầu óc thông minh.”
Con cáo nói:
- “Tiền bạc có thể đem lại cho người ta cảm giác an toàn, con chỉ cần có tiền thì cái gì cũng không sợ.”
Con công đối với những nhu cầu của chúng bạn thì nó thật coi khinh:
- “Các anh dung tục, tôi chỉ cần thanh xuân và dung mạo đẹp đẽ là có thể được rồi.”
Mỗi cá nhân đều nói xong nguyện vọng của mình, chỉ có cây cỏ nhỏ trầm mặc không lời. Đấng tạo hóa dịu dàng hỏi:
- “Bé con, con cần gì?”
Cây cỏ nhỏ ngẩng đầu lên, nhỏ nhẹ trả lời:
- “Nguyện vọng của con là vĩnh viễn không nhụt chí đối với cuộc sống, không khuất phục trước hoàn cảnh xấu xa.”
Cho đến hôm nay dù cho vật đổi sao dời, tất cả quyền thế địa vị, của cải, thông minh đều như “hoa trong gương, trăng dưới nước” trong nháy mắt trở thành không không, chỉ có cây cỏ nhỏ vẫn cứ đời đời không chấm dứt, nơi nào có đất là ở đó có nó.
(Hạnh Lâm Tử)
Suy tư:
Thiên Chúa cho vua Sa-lô-mon một lời cầu xin, ông chỉ xin có một điều nhưng rất đẹp lòng Ngài, đó là ông xin cho được khôn ngoan để cai trị dân Chúa, và Chúa đã ban cho ông được như thế.
Trong cuộc đời của chúng ta, chỉ một người thôi cũng đã có hàng chục triệu lần cầu xin, thử làm một thống kê xem sao:
- Cầu xin cho bản thân, gia đình: 90%.
- Cầu xin cho tha nhân (bạn bè, ân nhân…): 5%.
- Cầu xin cho kẻ thù: 2%.
- Cầu xin cho sáng danh Chúa: 3%
Thường thì chúng ta cầu xin cho mình nhiều hơn cho tha nhân, cho tha nhân nhiều hơn cho kẻ thù, và thỉnh thoảng cũng nhớ cầu chút ít cho sáng danh Chúa.
Vậy thì bây giờ chúng ta làm ngược lại:
1. Xin cho sáng danh Chúa: 90%
2. Cầu xin cho kẻ thù: 5%
3. Cầu xin cho tha nhân: 3%
4. Cầu xin cho bản thân, gia đình: 2%
Theo thứ tự ưu tiên là như thế, còn % thì tùy mỗi người vậy.
Nguyện vọng chính đáng nhất của người Ki-tô hữu là cầu xin cho được làm sáng danh Chúa trong mọi sự.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch và viết suy tư
----------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:37 27/08/2014
N2T |
49. Chỉ cần yêu mến Thiên Chúa là nguyên nhân mà bằng lòng sống trong vũng khóc lóc (thế gian) này, thì dù có tất cả mọi khuyết điểm, Thiên Chúa sẽ bù cho lại cho.
(Thánh Terese of Lisieux)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch trong “Cách ngôn thần học tu đức”
---------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Ca đoàn Nhà nguyện Sistina sẽ lưu diễn Á Châu nhưng không đến Bắc Kinh
Tiền Hô
05:40 27/08/2014
Ca đoàn Nhà nguyện Sistina sẽ lưu diễn Á Châu nhưng không đến Bắc Kinh
Hồng Kông, 25/08/2014 - Ca đoàn Nhà nguyện Sistina là một trong những dàn hợp xướng tôn giáo lâu đời nhất trên thế giới. Họ đang có kế hoạch hát phục vụ tại một số thành phố ở Á Châu, cụ thể là những nơi nói tiếng Trung, bao gồm: Macao (ngày 19 tháng 9), Hồng Kông (ngày 21 tháng 9), và Đài Bắc (ngày 23 tháng 9) nhưng không có thành phố nào tại Trung Quốc Đại Lục
Theo Eglises d'Asie, ban đầu, ca đoàn Sistina - đi kèm với tất cả các lễ nghi giáo hoàng - được dự định là sẽ đến Bắc Kinh và một số nơi khác ở Trung Quốc Đại Lục. Thậm chí, Tòa Thánh và chính phủ Trung Quốc đã liên hệ dọn dường để thực hiện kế hoạch này, nhằm mở ra một mối quan hệ ngoại giao về văn hóa.
"Ngoại giao văn hóa" giữa Vatican và Trung Quốc mới chỉ có một vai trò khiêm tốn từ hồi tháng 5 năm 2008, khi dàn nhạc giao hưởng Bắc Kinh và dàn hợp xướng opera Thượng Hải đến Vatican trình diễn trước sự thưởng thức của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI. Vào thời điểm đó, Trung Quốc muốn giới thiệu hình ảnh về sự cởi mở của họ với cộng đồng quốc tế, để quảng bá, thu hút du khách đến Thế vận hội Olympic Bắc Kinh.
Tour lưu diễn sắp tới của Ca đoàn nhà nguyện Sistina thực ra đã được công bố trước chuyến viếng thăm Nam Hàn của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, như là cách để nhấn mạnh rằng hoạt động này mang khía cạnh văn hóa chứ không phải tôn giáo. Tuy nhiên, sự thận trọng của họ đã được chứng minh là không có kết quả tại Trung Quốc.
"Ngoại giao văn hóa" không chỉ là bước ngoại giao đột phá của Vatican. Năm ngoái đã có nỗ lực tổ chức một cuộc triển lãm về các tác phẩm đặc trưng từ Viện Bảo tàng Vatican tại Bắc Kinh và các thành phố khác của Trung Quốc, nhưng về sau đã bị hủy bỏ. Hiện nay, một số trường đại học của Trung Quốc cũng thỉnh cầu để có thể triển lãm các tài liệu lịch sử về mối quan hệ giữa các vị giáo hoàng và các vương triều Trung Quốc được lưu trong Văn Khố Vatican. (Asian News)
Tiền Hô
Hồng Kông, 25/08/2014 - Ca đoàn Nhà nguyện Sistina là một trong những dàn hợp xướng tôn giáo lâu đời nhất trên thế giới. Họ đang có kế hoạch hát phục vụ tại một số thành phố ở Á Châu, cụ thể là những nơi nói tiếng Trung, bao gồm: Macao (ngày 19 tháng 9), Hồng Kông (ngày 21 tháng 9), và Đài Bắc (ngày 23 tháng 9) nhưng không có thành phố nào tại Trung Quốc Đại Lục
Theo Eglises d'Asie, ban đầu, ca đoàn Sistina - đi kèm với tất cả các lễ nghi giáo hoàng - được dự định là sẽ đến Bắc Kinh và một số nơi khác ở Trung Quốc Đại Lục. Thậm chí, Tòa Thánh và chính phủ Trung Quốc đã liên hệ dọn dường để thực hiện kế hoạch này, nhằm mở ra một mối quan hệ ngoại giao về văn hóa.
"Ngoại giao văn hóa" giữa Vatican và Trung Quốc mới chỉ có một vai trò khiêm tốn từ hồi tháng 5 năm 2008, khi dàn nhạc giao hưởng Bắc Kinh và dàn hợp xướng opera Thượng Hải đến Vatican trình diễn trước sự thưởng thức của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI. Vào thời điểm đó, Trung Quốc muốn giới thiệu hình ảnh về sự cởi mở của họ với cộng đồng quốc tế, để quảng bá, thu hút du khách đến Thế vận hội Olympic Bắc Kinh.
Tour lưu diễn sắp tới của Ca đoàn nhà nguyện Sistina thực ra đã được công bố trước chuyến viếng thăm Nam Hàn của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, như là cách để nhấn mạnh rằng hoạt động này mang khía cạnh văn hóa chứ không phải tôn giáo. Tuy nhiên, sự thận trọng của họ đã được chứng minh là không có kết quả tại Trung Quốc.
"Ngoại giao văn hóa" không chỉ là bước ngoại giao đột phá của Vatican. Năm ngoái đã có nỗ lực tổ chức một cuộc triển lãm về các tác phẩm đặc trưng từ Viện Bảo tàng Vatican tại Bắc Kinh và các thành phố khác của Trung Quốc, nhưng về sau đã bị hủy bỏ. Hiện nay, một số trường đại học của Trung Quốc cũng thỉnh cầu để có thể triển lãm các tài liệu lịch sử về mối quan hệ giữa các vị giáo hoàng và các vương triều Trung Quốc được lưu trong Văn Khố Vatican. (Asian News)
Tiền Hô
Giáo Hội duy nhất thánh thiện, nhưng bao gồm các người yếu đuối phạm tội chống lại sự hiệp nhất và thánh thiện ấy
Linh Tiến Khải
11:26 27/08/2014
Giáo Hội ”duy nhất” và ”thánh thiện” vì phát xuất từ Thiên Chúa Ba Ngôi, được xây dựng trên nền tảng là Đức Giêsu Kitô, được linh hoạt bởi Chúa Thánh Thần, và tràn đầy tình yêu và ơn cứu độ của Người. Nhưng Giáo Hội bao gồm những người tội lỗi mỗi ngày sống kinh nghiệm sự giòn mỏng và các bần cùng của mình và phạm biết bao nhiêu tội chống lại sự hiệp nhất.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với khoảng 30.000 tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư 27-8-2014 tại quảng trường Thánh Phêrô.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã tiếp tục suy tư về Kinh Tin Kính. Ngài nói: Anh chị em thân mến, mỗi lần chúng ta tuyên xưng đức tin bằng cách đọc Kinh Tin Kính, chúng ta khẳng định rằng Giáo Hội là ”duy nhất” và ”thánh thiện”. Giáo Hội là một, bởi vì nó có nguồn gốc nơi Thiên Chúa Ba Ngôi, mầu nhiệm của sự hiệp nhất và hiệp thông tràn đầy. Thế rồi Giáo Hội thánh thiện, vì được xây dựng trên Đức Giêsu Kitô, được linh hoạt bởi Chúa Thánh Thần, được tràn đầy tình yêu và ơn cứu độ của Người. Tuy nhiên đồng thời Giáo Hội cũng bao gồm các người tội lỗi hằng ngày phải sống kinh nghiệm sự giòn mỏng và các bần cùng của mình. Như vậy lời tuyên xưng đức tin thúc đẩy chúng ta hoán cải, có can đảm sống mỗi ngày sự hiệp nhất và thánh thiện đến từ Thiên Chúa. Đức Thánh Cha nhấn mạnh điểm này như sau:
Chúa Giêsu Kitô là suối nguồn sự hiệp nhất và thánh thiện của chúng ta, và nếu chúng ta không hiệp nhất, nếu chúng ta không thánh thiện, thì chính bởi vì chúng ta không trung thành với Người. Nhưng Người không bỏ chúng ta một minh, Người không bỏ Giáo Hội Người!
Sự an ủi đầu tiên đến từ sự kiện Chúa Giêsu đã cầu nguyện biết bao cho sự hiệp nhất của các môn đệ. Nhất là Người đã làm điều đó khi cuộc Khổ Nạn gần kề, và khi Người sắp sửa hiến dâng toàn cuộc sống Người cho chúng ta. Đó là điều chúng ta được liên tục mời gọi đọc lại và suy gẫm, trong chương 17 là một trong những trang sâu đậm và cảm động nhất của Phúc Âm thánh Gioan (x. cc.11.21-23). Thật đẹp biết bao khi biết rằng trước khi chết, Chúa đã không lo lắng cho chính Người, nhưng đã nghĩ tới chúng ta! Và trong cuộc đối thoại với Thiên Chúa Cha, Người đã cầu nguyện để chúng ta có thể là một với Người và giữa chúng ta với nhau. Đó, với các lời này Chúa Giêsu trở thành người bầu cử cho chúng ta bên Thiên Chúa Cha, để chúng ta cũng có thể bước vào trong sự hiệp thông tình yêu với Người; đồng thời, Người giao phó nó cho chúng ta như di chúc tinh thần, để sự hiệp nhất có thể ngày càng trở thành nét đặc thù của các cộng đoàn kitô, và là câu trả lời đẹp nhất cho bất cứ ai hỏi chúng ta lý lẽ niềm hy vọng nơi chúng ta (x. 1 Pr 3,15).
”Ước chi tất cả chúng chỉ là một; như Cha ở trong Con và Con ở trong Cha, xin cho chúng cũng được như vậy để thế gian tin rằng Cha đã sai Con” (Ga 17,21). Ngay từ ban đầu Giáo Hội đã tìm thực hiện đề nghị mà Chúa Giêsu đã ước muốn này. Sách Công vụ các Tông Đồ nhắc nhớ cho chúng ta rằng các kitô hữu tiên khởi đã được nhận ra bởi sự kiện họ ”đồng tâm nhất trí” (Cv 4,32).
Thế rồi tông đồ Phaolô đã khích lệ các cộng đoàn của người đừng quên rằng họ là ”một thân thể” (1 Cr 12,13). Tuy nhiên, kinh nghiệm nói với chúng ta rằng có biết bao nhiêu tội chống lại sự hiệp nhất. Và chúng ta không chỉ nghĩ tới các tà thuyết lớn, các ly giáo, nhưng cũng nghĩ tới các thiếu sót rất thông thường trong các cộng đoàn, tới các tội “giáo xứ”. Thật thế, đôi khi các giáo xứ của chúng ta, được kêu mời trở thành nơi chia sẻ và hiệp thông, đáng buồn thay lại bị ghi dấu bởi các đố kỵ, ghen tương, ác cảm... Điều này nhân loại, đúng, nhưng không kitô! Điều này xảy ra, khi chúng ta nhắm các chỗ nhất; khi chúng ta đặt mình vào trung tâm với các tham vọng cá nhân và các kiểu nhìn sự vật, và chúng ta phán xử người khác. Điều này xảy ra, khi chúng ta nhìn các thiếu sót của các anh em khác, thay vì nhìn các tài khéo của họ; khi chúng ta coi trọng điều chia rẽ chúng ta, thay vì coi trọng điều nối kết chúng ta...
Đứng trước tất cả những điều này chúng ta phải nghiêm chỉnh xét mình. Rồi Đức Thánh Cha mạnh mẽ khẳng định như sau:
Trong một cộng đoàn kitô sự chia rẽ là một trong những tội nặng nhất, bởi vì nó không là dấu chỉ công trình của Thiên Chúa mà là của ma qủy, là kẻ bởi định nghĩa chia rẽ, làm hư hỏng các tương quan, khiến cho các thành kiến len lỏi vào tâm trí chúng ta... Trái lại, Thiên Chúa muốn rằng chúng ta lớn lên trong khả năng tiếp đón nhau, tha thứ cho nhau và yêu thương nhau, để ngày càng giống Người hơn, Đấng là sự hiệp thông và tình yêu thương. Chính đó là sự thánh thiện của Giáo Hội: trong việc nhận ra mình giống hình ảnh của Thiên Chúa, được tràn đầy bởi lòng thương xót và ơn thánh của Người.
Các bạn thên mến, chúng ta hãy làm vang lên trong tim các lời này của Chúa Giêsu: ”Phúc cho những người xây dựng hòa bình, bởi vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa” (Mt 5,9). Chúng ta hãy chân thành xin lỗi vì tất cả những lần, trong đó chúng ta đã là dịp gây chia rẽ hay hiểu lầm bên trong các cộng đoàn của chúng ta, dầu biết rằng không thể đạt sự hiệp thông nếu không phải là qua một sự hoán cải liên tục. Và chúng ta hãy xin cho các tương quan thường ngày của chúng ta có thể trở thành một phản chiếu ngày càng xinh đẹp và tươi vui hơn tương quan của Chúa Giêsu với Thiên Chúa Cha.
Đức Thánh Cha đã chào các đoàn hành hương. Ngài khích lệ các nhóm nói tiếng Pháp khi trở về giáo xứ của mình trở thành những người xây dựng hòa bình và hòa giải để thực sự là dấu chỉ sự hiện diện của Thiên Chúa của tình yêu và lòng thương xót. Với các nhóm nói tiếng Anh ngài xin Chúa Giêsu củng cố đức tin của họ và làm cho họ trở thành các chứng nhân sự thánh thiện và hiệp nhất của Giáo Hội.
Với các nhóm nói tiếng Đức Ngài đặc biệt chào các học sinh đến từ Lennestadt và các bạn trẻ đang tham dự trại hè tại Ostia ở Roma; cũng như các tín hữu đến từ Tây Ban Nha, Venezuela, Chile, Argentina và Mehicô và một nhóm các Giám Mục Cuba về Roma hành hương nhân ngày mai có lễ nghi đặt bức tượng Đức Bà Bác Ái Mỏ Đồng trong vườn Vaticăng.
Chào các đoàn hanh hương Ba Lan Đức Thánh Cha nhắc tới lễ kính Đức Mẹ Jasna Gora cử hành hôm thứ ba. Ngài phó thác cho sự chở che hiền mẫu của Mẹ mọi gia đình và đất nước Ba Lan.
Chào các nhóm nói tiếng Ý Đức Thánh Cha nhắc tới các nữ tu dòng thánh Anna đang họp tổng tu nghị tại Roma; nhóm ”đua xe đạp cho hòa bình” vùng Toscana được Đức Cha Tardelli, Giám Mục Miniato tháp tùng. Ngài cầu chúc chuyến viếng mộ hai thánh Tông Đồ gia tăng ý thức của họ thuộc về Giáo Hội.
Chào các bạn trẻ, người đau yếu và các cặp vợ chồng mới cưới Đức Thánh Cha nói hôm nay Giáo Hội cử hành lễ nhớ thánh Monica, thân mẫu thánh Agostino. Ngài xin tình yêu của thánh nữ đối với Chúa giúp các bạn trẻ biết lấy Chúa làm trọng tâm cuộc sống của mình. Xin thánh nữ cũng giúp các người đau yếu biết đương đầu với khổ đau trong đức tin, và khích lệ các cặp vợ chồng mới cưới biết giáo dục con cái mà Chúa ban cho theo tinh thần kitô.
Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lậy Cha và phép lành tòa thánh Đức Thánh Cha ban cho moi người.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với khoảng 30.000 tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư 27-8-2014 tại quảng trường Thánh Phêrô.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã tiếp tục suy tư về Kinh Tin Kính. Ngài nói: Anh chị em thân mến, mỗi lần chúng ta tuyên xưng đức tin bằng cách đọc Kinh Tin Kính, chúng ta khẳng định rằng Giáo Hội là ”duy nhất” và ”thánh thiện”. Giáo Hội là một, bởi vì nó có nguồn gốc nơi Thiên Chúa Ba Ngôi, mầu nhiệm của sự hiệp nhất và hiệp thông tràn đầy. Thế rồi Giáo Hội thánh thiện, vì được xây dựng trên Đức Giêsu Kitô, được linh hoạt bởi Chúa Thánh Thần, được tràn đầy tình yêu và ơn cứu độ của Người. Tuy nhiên đồng thời Giáo Hội cũng bao gồm các người tội lỗi hằng ngày phải sống kinh nghiệm sự giòn mỏng và các bần cùng của mình. Như vậy lời tuyên xưng đức tin thúc đẩy chúng ta hoán cải, có can đảm sống mỗi ngày sự hiệp nhất và thánh thiện đến từ Thiên Chúa. Đức Thánh Cha nhấn mạnh điểm này như sau:
Chúa Giêsu Kitô là suối nguồn sự hiệp nhất và thánh thiện của chúng ta, và nếu chúng ta không hiệp nhất, nếu chúng ta không thánh thiện, thì chính bởi vì chúng ta không trung thành với Người. Nhưng Người không bỏ chúng ta một minh, Người không bỏ Giáo Hội Người!
Sự an ủi đầu tiên đến từ sự kiện Chúa Giêsu đã cầu nguyện biết bao cho sự hiệp nhất của các môn đệ. Nhất là Người đã làm điều đó khi cuộc Khổ Nạn gần kề, và khi Người sắp sửa hiến dâng toàn cuộc sống Người cho chúng ta. Đó là điều chúng ta được liên tục mời gọi đọc lại và suy gẫm, trong chương 17 là một trong những trang sâu đậm và cảm động nhất của Phúc Âm thánh Gioan (x. cc.11.21-23). Thật đẹp biết bao khi biết rằng trước khi chết, Chúa đã không lo lắng cho chính Người, nhưng đã nghĩ tới chúng ta! Và trong cuộc đối thoại với Thiên Chúa Cha, Người đã cầu nguyện để chúng ta có thể là một với Người và giữa chúng ta với nhau. Đó, với các lời này Chúa Giêsu trở thành người bầu cử cho chúng ta bên Thiên Chúa Cha, để chúng ta cũng có thể bước vào trong sự hiệp thông tình yêu với Người; đồng thời, Người giao phó nó cho chúng ta như di chúc tinh thần, để sự hiệp nhất có thể ngày càng trở thành nét đặc thù của các cộng đoàn kitô, và là câu trả lời đẹp nhất cho bất cứ ai hỏi chúng ta lý lẽ niềm hy vọng nơi chúng ta (x. 1 Pr 3,15).
”Ước chi tất cả chúng chỉ là một; như Cha ở trong Con và Con ở trong Cha, xin cho chúng cũng được như vậy để thế gian tin rằng Cha đã sai Con” (Ga 17,21). Ngay từ ban đầu Giáo Hội đã tìm thực hiện đề nghị mà Chúa Giêsu đã ước muốn này. Sách Công vụ các Tông Đồ nhắc nhớ cho chúng ta rằng các kitô hữu tiên khởi đã được nhận ra bởi sự kiện họ ”đồng tâm nhất trí” (Cv 4,32).
Thế rồi tông đồ Phaolô đã khích lệ các cộng đoàn của người đừng quên rằng họ là ”một thân thể” (1 Cr 12,13). Tuy nhiên, kinh nghiệm nói với chúng ta rằng có biết bao nhiêu tội chống lại sự hiệp nhất. Và chúng ta không chỉ nghĩ tới các tà thuyết lớn, các ly giáo, nhưng cũng nghĩ tới các thiếu sót rất thông thường trong các cộng đoàn, tới các tội “giáo xứ”. Thật thế, đôi khi các giáo xứ của chúng ta, được kêu mời trở thành nơi chia sẻ và hiệp thông, đáng buồn thay lại bị ghi dấu bởi các đố kỵ, ghen tương, ác cảm... Điều này nhân loại, đúng, nhưng không kitô! Điều này xảy ra, khi chúng ta nhắm các chỗ nhất; khi chúng ta đặt mình vào trung tâm với các tham vọng cá nhân và các kiểu nhìn sự vật, và chúng ta phán xử người khác. Điều này xảy ra, khi chúng ta nhìn các thiếu sót của các anh em khác, thay vì nhìn các tài khéo của họ; khi chúng ta coi trọng điều chia rẽ chúng ta, thay vì coi trọng điều nối kết chúng ta...
Đứng trước tất cả những điều này chúng ta phải nghiêm chỉnh xét mình. Rồi Đức Thánh Cha mạnh mẽ khẳng định như sau:
Trong một cộng đoàn kitô sự chia rẽ là một trong những tội nặng nhất, bởi vì nó không là dấu chỉ công trình của Thiên Chúa mà là của ma qủy, là kẻ bởi định nghĩa chia rẽ, làm hư hỏng các tương quan, khiến cho các thành kiến len lỏi vào tâm trí chúng ta... Trái lại, Thiên Chúa muốn rằng chúng ta lớn lên trong khả năng tiếp đón nhau, tha thứ cho nhau và yêu thương nhau, để ngày càng giống Người hơn, Đấng là sự hiệp thông và tình yêu thương. Chính đó là sự thánh thiện của Giáo Hội: trong việc nhận ra mình giống hình ảnh của Thiên Chúa, được tràn đầy bởi lòng thương xót và ơn thánh của Người.
Các bạn thên mến, chúng ta hãy làm vang lên trong tim các lời này của Chúa Giêsu: ”Phúc cho những người xây dựng hòa bình, bởi vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa” (Mt 5,9). Chúng ta hãy chân thành xin lỗi vì tất cả những lần, trong đó chúng ta đã là dịp gây chia rẽ hay hiểu lầm bên trong các cộng đoàn của chúng ta, dầu biết rằng không thể đạt sự hiệp thông nếu không phải là qua một sự hoán cải liên tục. Và chúng ta hãy xin cho các tương quan thường ngày của chúng ta có thể trở thành một phản chiếu ngày càng xinh đẹp và tươi vui hơn tương quan của Chúa Giêsu với Thiên Chúa Cha.
Đức Thánh Cha đã chào các đoàn hành hương. Ngài khích lệ các nhóm nói tiếng Pháp khi trở về giáo xứ của mình trở thành những người xây dựng hòa bình và hòa giải để thực sự là dấu chỉ sự hiện diện của Thiên Chúa của tình yêu và lòng thương xót. Với các nhóm nói tiếng Anh ngài xin Chúa Giêsu củng cố đức tin của họ và làm cho họ trở thành các chứng nhân sự thánh thiện và hiệp nhất của Giáo Hội.
Với các nhóm nói tiếng Đức Ngài đặc biệt chào các học sinh đến từ Lennestadt và các bạn trẻ đang tham dự trại hè tại Ostia ở Roma; cũng như các tín hữu đến từ Tây Ban Nha, Venezuela, Chile, Argentina và Mehicô và một nhóm các Giám Mục Cuba về Roma hành hương nhân ngày mai có lễ nghi đặt bức tượng Đức Bà Bác Ái Mỏ Đồng trong vườn Vaticăng.
Chào các đoàn hanh hương Ba Lan Đức Thánh Cha nhắc tới lễ kính Đức Mẹ Jasna Gora cử hành hôm thứ ba. Ngài phó thác cho sự chở che hiền mẫu của Mẹ mọi gia đình và đất nước Ba Lan.
Chào các nhóm nói tiếng Ý Đức Thánh Cha nhắc tới các nữ tu dòng thánh Anna đang họp tổng tu nghị tại Roma; nhóm ”đua xe đạp cho hòa bình” vùng Toscana được Đức Cha Tardelli, Giám Mục Miniato tháp tùng. Ngài cầu chúc chuyến viếng mộ hai thánh Tông Đồ gia tăng ý thức của họ thuộc về Giáo Hội.
Chào các bạn trẻ, người đau yếu và các cặp vợ chồng mới cưới Đức Thánh Cha nói hôm nay Giáo Hội cử hành lễ nhớ thánh Monica, thân mẫu thánh Agostino. Ngài xin tình yêu của thánh nữ đối với Chúa giúp các bạn trẻ biết lấy Chúa làm trọng tâm cuộc sống của mình. Xin thánh nữ cũng giúp các người đau yếu biết đương đầu với khổ đau trong đức tin, và khích lệ các cặp vợ chồng mới cưới biết giáo dục con cái mà Chúa ban cho theo tinh thần kitô.
Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lậy Cha và phép lành tòa thánh Đức Thánh Cha ban cho moi người.
Các Thượng Phụ Trung Đông và tình hình Kitô hữu Iraq
Vũ Văn An
23:22 27/08/2014
Theo tin AINA, ngày 20 tháng Tám vừa qua, 5 Thượng Phụ Trung Đông đã tới thăm Arbel ở Bắc Iraq để bày tỏ sự hỗ trợ của các ngài đối với Cộng Đồng Kitô Hữu Assyria đang bị vây khốn và kêu gọi dư luận thế giới lưu ý tới thảm họa diệt chủng văn hóa đang diễn ra bởi Hồi Giáo Trị ISIS. Ngày 7 tháng Tám, ISIS đã tiến vào phía bắc Mosul khiến cho 200,000 người Assyria phải bỏ chạy trong hoảng sợ khỏi các căn làng ở vùng Đồng Bằng Ninivê cũng như các vùng Baghdede Bartella và Karamles. Họ chạy về phía Bắc tới Dohuk và về phía đông tới Ankawa, ngay bắc Arbel.
Các thượng phụ này là Thượng Phụ Maronite Bechara Boutros AlRai, Thượng Phụ Ignatius Ephrem II Karim của GH Chính Thống Syriac, Thượng Phụ Canđê Louis Rafael Sako, Thượng Phụ Công Giáo Hy Lạp Gregorius III Lahham và Thượng Phụ Công Giáo Syriac Ignatius Joseph III Younan.
Ba vị thượng phụ thăm Bắc Iraq là người Assyria: TP Karim, TP Sako và TP Younan. Thượng Phụ của Giáo Hội Thánh Thiện Tông Truyền Công Giáo Assyria Đông Phương, Đức Dinkha IV, không thể tới Bắc Iraq được vì lý do sức khỏe.
Sau khi thăm người tỵ nạn và hướng dẫn các lời cầu nguyện, bao gồm việc cùng nhau đọc kinh Lạy Cha bằng tiếng Syriac (Aramaic), ngôn ngữ của chínhh Chúa Giêsu, các thượng phụ đã tổ chức một cuộc họp báo.
Hồi hương, bảo vệ và tự bảo vệ
Thượng Phụ Karim tuyên bố rằng: “Người Syriac, Canđê, Assyria, những người vốn hiện diện tại các lãnh thổ này cả hàng nghìn năm trước Chúa Kitô, thậm chí còn là những người thành lập ra các xã hội này, hiện đang bị tận diệt và tống xuất. Chẳng bao lâu nữa, có lẽ chúng ta sẽ không còn thấy người Syriac, người Canđê và người Assyria trong vùng này, cùng với nhiều sắc dân khác đang hiện hữu”. Ngài cũng nói rằng Mosul và các thị trấn và làng mạc của đồng bằng Mosul phải được giải phóng với sự giúp đỡ của các cường quốc bên ngoài và người Assyria cần được trợ giúp để hồi hương. Ngài cũng kêu gọi phải có một lực lượng bảo vệ quốc tế cho người Assyria và một vùng tự trị, là đồng bằng Ninivê, do người Assyria quản trị và được bảo vệ bởi lực lượng Assyria.
Thượng Phụ Sako tuyên bố rằng: “Ngày nay điều đòi hỏi đối với chúng ta là bất kể ở đâu, chúng ta cũng phải có một tiếng nói, một chủ trương, một cảm nhận. Ngày nay chúng ta buộc phải vượt qua các dị biệt sắc tộc và tôn giáo. Vì nghĩ cho cùng, chúng ta chỉ là một Giáo Hội. Bao lâu còn là một Giáo Hội, ta sẽ còn mạnh hơn và sẽ có một tương lai”.
Thượng Phụ Younan cho hay: “Chúng ta phải cất cao tiếng nói của chúng ta để nói với tòan thể thế giới rằng: thế giới văn minh của thế kỷ 21 không được phép chấp nhận việc tận diệt một nhóm người nào, bất kể nhóm này thuộc tôn giáo nào, chủng tộc nào và mầu da nào”.
Thượng Phụ AlRai nói rằng các thượng phụ tới đây viếng thăm để hỗ trợ tinh thần và tâm linh các Kitô hữu Assyria, để gặp gỡ các viên chức chính phủ nhân cuộc khủng hoảng tỵ nạn hiện nay và để cánh báo cộng đồng quốc tế về thảm họa diệt chủng người Kitô hữu đang diễn ra tại Bắc Iraq.
Cộng đồng Assyria thế giới
Thảm họa đang diễn ra cho người Assyria ở Iraq đã động viên toàn bộ cộng đồng Assyria khắp thế giới, và phá vỡ các bức tường hệ phái vốn hiện hữu cả hàng thế kỷ nay. Ngưòi Assyria có ba Giáo Hội lớn: Giáo Hội Thánh Thiện Tông Truyền Công Giáo Assyria Đông Phương, Giáo Hội Chính Thống Syriac và Giáo Hội Canđê Babylon.Trong nhiều thế kỷ qua, thành viên các Giáo Hội này vẫn nhận diện mình bằng hệ phái của họ (“người Canđê”, “người Syriac”) và kiểu nhận diện này được các nhà cầm quyền Hồi Giáo khuyến khích và định chế hóa từ bao thế kỷ qua nhằm chia rẽ dân chúng. Nhưng căn tính Assyria vẫn chưa bao giờ bị mất và người Assyria luôn luôn ý thức căn tính sắc tộc của mình, và đã có lịch sử bằng văn tự và truyền khẩu của họ từ 7 thiên niên kỷ qua.
Các thành viên nói tiếng Syriac/Aramaic của các Giáo Hội này là người thuộc sắc tộc Assyria, tuy các Giáo Hội cũng có các thành viên không phải là người Assyria. Trong một trăm năm qua, các bức tường hệ phái đang dần dần sụp đổ, và phần đông người Assyria không còn dùng các hệ phái của họ làm căn tính sắc tộc nữa. Người Assyria là người bản địa của vùng Bắc Lưỡng Hà. Giáo dục, kiến thức và ý thức về lịch sử rộng lớn của họ, 6764 năm, đã làm bừng tỉnh ý thức quốc gia và ước muốn thiết tha cũng như sự khẩn thiết của việc bảo tồn nền văn hóa, ngôn ngữ và di sản Assyria, đang bị đe dọa bởi chính sách thuần hóa hoàn cầu.
Do đó, khi nói rằng “nhân dân ta, người Syriac, người Canđê, người Assyira”, TP Karim quả đã chuyển một thông điệp mạnh mẽ về hy vọng và hợp nhất tới người Assyria, mà đa số đang sống, lần đầu tiên trong lịch sử, tại Phương Tây, vì bị xua đuổi khỏi quê cha đất tổ do việc liên tục bị đối xử như các công dân bậc nhì ở các xã hội Hồi Giáo và những cuộc diệt chủng bất tận. Cuộc diệt chủng người Assyria tại Thổ Nhĩ Kỳ trong Thế Chiến I làm thiệt mạng 750,000 người Assyria (75%).
Trong một cuộc phỏng vấn trên đài Truyền Hình Al Mayadeen, TP Karim tuyên bố: “cho đến mấy tuần nay, chúng ta phải đối diện với một thực tại đắng cay, người Syriac, người Canđê và người Assyria. Thời gian này, có một sự chia rẽ, một sự chia rẽ lớn lao giữa các đảng phái chính trị của chúng ta và các tổ chức của chúng ta đang hành động trên bình diện chính trị bên trong các cộng đồng này nhưng cuộc khủng hoảng hiện nay đang hợp nhất chúng ta lại, ngay lúc chúng ta đang cùng nhau ngồi tại đây [với TP Younan và TP Sako], và chúng ta sẽ tiếp tục gặp nhau và làm việc với nhau. Các đảng phái chính trị của ta cũng đã phải kết luận rằng họ không thể giúp nhân dân họ nếu họ hoạt động riêng rẽ”.
Ngày 22 tháng Tám, đã có cuộc họp của các đảng phái chính trị và các tổ chức này tại Ankawa và nếu Chúa muốn, sự hợp tác này sẽ tiếp diễn, và bất cứ kế hoạch nào nhằm hồi hương những người dân này và bảo vệ họ đều không thể thực hiện hay thành công nếu các nhà tranh đấu này, cả chính trị lẫn xã hội, không đoàn kết với nhau. Sẽ có sự liên minh giữa người Syriac, Canđê và Assyria.
Một vùng tự trị cho Assyria
Samuel Ozdemir, một đan sĩ người Assyria ở Brussels, hết sức xúc động vì cuộc khủng hoảng tại Iraq, đã đưa ra lời kêu gọi thống thiết với người Assyria khắp thế giới. Ngài nói rằng người Assyria phải để các chia rẽ hệ phái của họ sang một bên, phải tăng tiến, phải làm việc bên trên các hệ phái nhằm bảo đảm việc họ tiếp tục ở lại mảnh đất tổ tiên, và phải được trang bị để tự bảo vệ mình và có được vùng tự trị cho riêng mình.
Các tổ chức chính trị người Assyria từng kêu gọi một vùng tự trị của họ ít nhất từ 10 năm nay và thường nêu đích danh loại đe dọa này (ISIS) để biện minh trước người Assyria. Ngày 21 tháng Giêng, Hội Đồng Bộ Trưởng Iraq chấp thuận kế hoạch thiết lập 3 tỉnh mới tại Iraq, một trong 3 tỉnh này nằm ở bắc Iraq, trong Đồng Bằng Ninivê, giáp ranh với khu vực người Kurd. Đồng Bằng Ninive vốn có số người Assyria đông nhất cho tới ngày 7 tháng Tám, khi ISIS xua đuổi hầu hết những người này ra khỏi vùng.
Các lời kêu gọi trang bị vũ khí cho người Assyria ở Iraq vốn phát xuất từ nhiều giới, trong đó có Vatican.
Sau đây là lời tuyên bố của các thương phụ tại cuộc họp báo:
Thượng Phụ Karim
Trước nhất, tôi xin cám ơn (TP) Beshara AlRai và (TP) Laham, mọi người khác trong chúng tôi đều có đoàn chiên ở đây, nhưng sự hiện diện của hai vị thực sự đã làm chúng tôi thấy mình như một và được viếng thăm một Giáo Hội hợp nhất.
Người Syriac, Canđê, Assyria, những người từng sống trên các lãnh thổ này cả hàng nghìn năm trước Chúa Kitô, thậm chí còn là những người chính đã tạo lập ra các xã hội này, hiện đang bị tận diệt và trục xuất. Chẳng bao lâu nữa, có lẽ chúng ta sẽ không còn thấy người Syriac, người Canđê hay người Assyria tại vùng này, cùng với nhiều sắc dân khác đang hiện hữu.
Chúng ta không chịu đựng nổi các thảm họa đang chứng kiến hiện nay nữa. Như những người cha phải chứng kiến con cái mình không nơi để ngủ, làm sao chúng ta có thể ngủ được? Thực vậy, tất cả chúng ta đều phải chẩy nước mắt khi chứng kiến nỗi đau khổ này. Chúng ta xúc động sâu xa vì chúng ta không thể cho họ bất cứ điều gì ngoại trừ yêu cầu họ giữ vững hy vọng vì chúng ta vốn là con cái của Giáo Hội, của hy vọng và của Phục Sinh.
Để kết luận, tôi xin tóm tắt những gì đang được thỉnh cầu:
1. Trợ giúp để giải phóng Mosul và các thị trấn cùng làng mạc của Đồng Bằng Ninivê. Đây là một điều các nước lớn có thể làm được.
2. Trợ giúp để hồi hương người dân trở lại nhà cửa và đất đai của họ càng nhanh càng tốt.
3. Cung cấp sự che chở quốc tế cho những người dân này, vì hôm nay chúng tôi nghe họ và cả chính quyền địa phương Kurdistan nữa nói rằng họ không còn tin tưởng ở peshmerga [các lực lượng của người Kurd] hay các lực lượng khác nữa. Do đó, cần cung cấp sự che chở quốc tế cho những người dân này để họ tiếp tục ở lại trên mảnh đất và nhà cửa của họ.
4. Chúng tôi yêu cầu và đòi cho người dân chúng tôi có khả năng tự bảo vệ họ và tự lo lấy công việc của họ trong các vùng của riêng họ, với sự thỏa hiệp của chính quyền địa phương Kurdistan hay các thoả hiệp khác có thể có. Xin cám ơn.
Thượng Phụ Sako
Đây là cuộc viếng thăm lịch sử đối với chúng tôi, một biểu dương tình liên đới. Nó làm chúng tôi cảm thấy như một và chúng tôi không bị quên lãng, không bị cắt đứt khỏi nhau. Cuộc thăm viếng và sự hiện diện của các vị tự nó đã là một sứ điệp rồi.
Các Giáo Hội đông phương của chúng ta đang ở giữa một thảm kịch, một thảm kịch đang giáng xuống các Kitô hữu, người Yazidis và nhiều người khác. Cuộc thăm viếng này thăng tiến niềm tin của chúng ta và gia tăng niềm hy vọng của chúng ta vào tương lai.
Cùng nhau, chúng ta đã thăm viếng chủ tịch và thủ tướng của Kurdistan và sứ điệp thống nhất này là một sức mạnh đối với chúng ta.
Hôm nay, điều đòi hỏi nơi chúng ta là bất cứ ở đâu, chúng ta cũng phải có một tiếng nói, một chủ trương, một cảm nhận. Hôm nay, chúng ta được yêu cầu phải vượt qua các dị biệt về sắc tộc và tôn giáo. Xét cho cùng, chúng ta là một Giáo Hội. Bao lâu còn là một Giáo Hội, ta sẽ là một Giáo Hội mạnh hơn, và chúng ta sẽ có một tương lai.
Nhiều người dân của ta đã di cư và chúng ta trở thành các Giáo Hội nhỏ bé, nhưng cùng nhau ta sẽ trở thành một Giáo Hội, một Giáo Hội của Chúa Kitô, một Giáo Hội ăn sâu và bén rễ vào Phương Đông này.
Như Đức Giáo Hoàng từng nói, các Giáo Hội chúng ta là một sứ điệp.
Thượng Phụ Younan
Như các hiền huynh Sako và Bshara đã tuyên bố, chủ đề là thảm kịch của người dân ta. Tôi chỉ thêm điểm sau.
Ngày nay, ta không thể chỉ nói tới thảm kịch và nạn diệt chủng đối với các Kitô hữu hay người Yazidis hoặc Shabak mà thôi. Ta còn phải cất cao tiếng nói của ta để nói với toàn thể thế giới rằng thế giới văn minh không được phép chấp nhận việc tận diệt một nhóm người nào, bất kể họ thuộc tôn giáo, sắc tộc hay mầu da nào.
Chúng ta biết rằng cuộc diệt chủng hay mưu toan diệt chủng người dân của chúng ta này nằm trong tay một nhóm takfiri vốn không chấp nhận “người khác”.
Vấn đề rất nguy hiểm của việc trên là nhóm này phát triển và được nuôi dưỡng trong các cộng đồng và được sự hỗ trợ của các nước nổi tiếng trong vùng vì đã xây dựng trên chủ nghĩa Wahab của Hồi Giáo và họ đang tìm cách trốn tránh, không nhận trách nhiệm vì họ bảo Al-Qaeda là kẻ thù của họ.
Ngày nay, là các mục tử thiêng liêng, chúng ta muốn tham gia với tất cả những ai đang bảo vệ các nhân quyền và lên tiếng với mọi thế lực quốc tế, như các thượng phụ vừa nói. Chúng ta muốn nhắc Tây Phương, nhất là Hoa Kỳ, Anh và Pháp rằng các nhóm Takfiri này không trở nên mạnh nếu không phải vì các hỗ trợ dấu mặt của họ. Ngày nay họ đang rút lui và mưu toan dấu diếm các vấn đề.
Đó là nan đề của chúng ta, vì ngày nay, ta đang đương đầu với hai chọn lựa: hiện hữu hay không hiện hữu. Không phải vì chúng ta là người Kitô hữu hay thuộc một giáo phái chuyên biệt nào, mà đúng hơn chúng ta là người. Là người. Xin cám ơn.
Thượng phụ AlRai
Các thượng phụ của chúng ta, mọi thượng phụ Chính Thống Đông Phương và Công Giáo, đã gặp nhau ngày 7 tháng Tám trong đó chúng ta đã quyết định thực hiện chuyến viếng thăm này vì ba lý do:
1. Tuyên bố tình liên đới thiêng liêng, tinh thần, nhân đạo và vật chất với các Kitô hữu từ trước tới nay đang phải rời cư hay bị trục xuất khỏi đất đai của họ, và chúng ta cũng muốn được gặp người Yazidis và chúng ta đã đạt được việc này. Nên, trước nhất, chúng ta có thể nói với những người này rằng chúng tôi hiện diện với quí anh chị em, chúng tôi đứng về phía quí anh chị em, các đau khổ của quí anh chị em cũng là các đau khổ của chúng tôi và thảm kịch của quí anh chị em cũng là thảm kịch của chúng tôi. Đừng sợ, tất cả chúng ta đều hiện diện với nhau, chúng ta có vai trò để đóng, quí anh chị em như những Kitô hữu ngày nay đang vác thánh giá mà chúng ta phải vác vì chính giá trị của nó cho tới ngày phục sinh.
Và chúng tôi muốn nói với quí anh chị em đừng nghĩ tới việc di cư, nay là lúc ở lại trên mảnh đất của quí anh chị em và bảo vệ nền văn hóa, lịch sử và gốc rễ của anh chị em, quí anh chị em không ở một nơi tạm bợ đâu, quí anh chị em trong tư cách Kitô hữu vốn có 2,000 năm lịch sử và gốc rễ của thân mình Kitô Giáo vốn có từ thời Ápraham.
Quí anh chị em có vai trò lớn để đóng, chúng tôi ở với quí anh chị em và bên cạnh quí anh chị em, trong mọi nan đề của anh chị em, và chúng tôi sẽ trông chừng anh chị em, với mọi Giáo Hội của chúng tôi đang hiện diện với mọi thượng phụ, mọi giám mục và mọi linh mục.
2. Mục tiêu thứ hai là chúng tôi gặp gỡ các viên chức chính phủ, cuộc gặp gỡ của chúng tôi rất tốt đẹp và rất quan trọng, chúng tôi nói tới mọi vấn đề của anh chị em Kitô hữu; chúng tôi nhận được lời bảo đảm của chủ tịch cũng như thủ tướng của Cộng Hòa Kurdistan, chúng tôi cám ơn các vị tận đáy lòng vì đã mở rộng cửa đón tiếp mọi người.
3. Để làm cho cộng đồng quốc tế nghe được tiếng nói của chúng ta phát ra từ mảnh đất này giúp họ nhận trách nhiệm, vì trong thế kỷ 21 này, một tổ chức khủng bố như ISIS, hay còn gọi là Nhà Nước Hồi Giáo Trị, hay một từ nào khác, không thể để chúng thống trị những người đang sống yên ổn tại nhà, tống xuất họ khỏi nhà cửa, trưng thu các tài sản của họ, rồi giết họ và hành hạ họ, trong khi cộng đồng quốc tế đứng im mà ngắm. Đây là điều chúng ta hoàn toàn bác bỏ. Chúng ta yêu cầu rằng không thể cho phép các tổ chức khủng bố quyền kiểm soát các công dân yêu hòa bình. Từ đó, những người này cần sự bảo vệ để họ có thể sống cách xứng đáng. Chúng ta đòi hỏi rằng họ phải được trở về một cách xứng đáng với đất đai của họ, với tài sản của họ, vốn là két quả cả một đời lam lũ.
(Ngỏ với TP Sako) Như ngài vừa nói, dĩ nhiên, chúng ta là một Giáo Hội, lẽ dĩ nhiên với cùng một số phận, trên các bình diện nhân đạo và tâm linh, và chúng ta muốn xác nhận: tất cả chúng ta đều là một tiếng nói, một thân thể, các vết thương của quí vị cũng là các vết thương của chúng tôi, của tất cả chúng ta.
Chúng ta hy vọng sẽ có thiện chí trên thế giới.
Các thượng phụ chúng ta sẽ hành động trên mọi bình diện phù hợp với tuyên bố ngày 7 tháng Tám.
Thượng Phụ Lahham
Thánh Phaolô dạy phải khóc với người khóc nên chúng tôi đã tới đây như Thánh Phaolô để hiện diện với quí anh chị em và cùng khóc với quí anh chị em. Tôi muốn nói chúng tôi yêu mến tất cả quí anh chị em và Thiên Chúa yêu thương tất cả quí anh chị em. Tôi mời anh chị em cầu nguyện, chúng tôi đã thấy các phụ nữ và trẻ em cầu nguyện với chúng ta. Thảm kịch này cần lời cầu nguyện và ăn chay.
Tôi đã nói chuyện với các thượng phụ, và khi trở lại Syria, tôi sẽ xin mọi nhà thờ của chúng tôi cầu nguyện và ăn chay hàng ngày bắt đầu từ tháng Chín cho sự an toàn và an ninh của nhân dân và các quốc gia chúng ta là Syria, Iraq, Lebanon, Jordan, Palestine, Ghaza, Ai Cập. Và hôm nay, các thượng phụ chúng tôi tụ họp nhau ở đây và đó là một điều tươi đẹp. Giữa tháng Sáu, tháng Bẩy và tháng Tám, chúng tôi họp nhau bốn lần để lên chiến lược và xác định cương lĩnh không những cho người Kitô hữu và Yazidis mà thôi, mà là một cương lĩnh cho nhân loại, vì ngày nay, nhân phẩm đang bị chà đạp dưới chân. Chúng tôi sẽ làm việc cho phẩm giá của mọi người, để một loại người mới sẽ được sinh ra trong thế giới Ả Rập.
Bởi vì nếu chúng ta thực sự thương yêu nhau trong thế giới Ả Rập, thì ngay lúc này, ta cần một cuộc sinh hạ mới.
Và chúng tôi xin thưa với họ rằng theo lời Chúa Kitô nói với các tông đồ, người ta sẽ biết các con là môn sinh của Thầy nếu các con yêu thương nhau. Nếu chúng ta yêu thương nhau như người Ả Rập, như người Hồi Giáo, như Kitô hữu, như người Shiite, như người Sunni, chúng ta sẽ xây dựng một thế giới trên nền tảng yêu thương.
Chúng tôi cũng còn nhiều cuộc hội họp với nhau, và riêng rẽ, chúng tôi sẽ qua Vatican, và có lẽ viếng thăm các nước khác như Hoa Kỳ, và các nước khác, để nói với họ: chúng ta phải hành động, và đó là vai trò của các Kitô hữu ngày nay, và đừng sợ cho chính chúng ta mà phải sợ cho các chứng từ của chúng ta.
Sự hiện diện mà không có chứng từ của ta, thì vai trò và sứ điệp của ta sẽ không đủ. Tôi hy vọng chúng ta sẽ làm việc cho sự hiện diện, cho vai trò và sứ điệp của chúng ta.
Người Hồi Giáo và người Kitô Giáo phải hiểu cách xây dựng một thế giới tốt hơn tại các quốc gia của mình. Thứ hai, người Hồi Giáo và người Kitô Giáo có thể sống chung với nhau để xây dựng một thế giới tốt hơn tại các quốc gia của riêng mình. Thứ ba, chúng ta muốn sống với nhau để xây dựng một thế giới tốt hơn, là thế giới của chúng ta mà Thiên Chúa rất yêu thương.
Và tôi xin nói với con cái tôi, anh chị em tôi, những người thân yêu của tôi, cám ơn ngài Ephrem và ngài Sako và ngài Younan, qúi vị là các mục tử của mảnh đất này.
Chúng tôi xin thưa với các người con nam nữ tại Iraq, các con đang ở trên đường Thánh Giá và là một con đường cực kỳ tàn bạo, nhưng các con đừng quên tên tuổi và nhãn hiệu của các con trong lịch sử. Các con là con cái của Phục Sinh.
Và từ diễn đàn này, chúng tôi muốn nói: hỡi Iraq, anh chị em là một phục sinh mới, hỡi thế giới Ả Rập, anh chị em có một mùa phục sinh mới.
Các thượng phụ này là Thượng Phụ Maronite Bechara Boutros AlRai, Thượng Phụ Ignatius Ephrem II Karim của GH Chính Thống Syriac, Thượng Phụ Canđê Louis Rafael Sako, Thượng Phụ Công Giáo Hy Lạp Gregorius III Lahham và Thượng Phụ Công Giáo Syriac Ignatius Joseph III Younan.
Ba vị thượng phụ thăm Bắc Iraq là người Assyria: TP Karim, TP Sako và TP Younan. Thượng Phụ của Giáo Hội Thánh Thiện Tông Truyền Công Giáo Assyria Đông Phương, Đức Dinkha IV, không thể tới Bắc Iraq được vì lý do sức khỏe.
Sau khi thăm người tỵ nạn và hướng dẫn các lời cầu nguyện, bao gồm việc cùng nhau đọc kinh Lạy Cha bằng tiếng Syriac (Aramaic), ngôn ngữ của chínhh Chúa Giêsu, các thượng phụ đã tổ chức một cuộc họp báo.
Hồi hương, bảo vệ và tự bảo vệ
Thượng Phụ Karim tuyên bố rằng: “Người Syriac, Canđê, Assyria, những người vốn hiện diện tại các lãnh thổ này cả hàng nghìn năm trước Chúa Kitô, thậm chí còn là những người thành lập ra các xã hội này, hiện đang bị tận diệt và tống xuất. Chẳng bao lâu nữa, có lẽ chúng ta sẽ không còn thấy người Syriac, người Canđê và người Assyria trong vùng này, cùng với nhiều sắc dân khác đang hiện hữu”. Ngài cũng nói rằng Mosul và các thị trấn và làng mạc của đồng bằng Mosul phải được giải phóng với sự giúp đỡ của các cường quốc bên ngoài và người Assyria cần được trợ giúp để hồi hương. Ngài cũng kêu gọi phải có một lực lượng bảo vệ quốc tế cho người Assyria và một vùng tự trị, là đồng bằng Ninivê, do người Assyria quản trị và được bảo vệ bởi lực lượng Assyria.
Thượng Phụ Sako tuyên bố rằng: “Ngày nay điều đòi hỏi đối với chúng ta là bất kể ở đâu, chúng ta cũng phải có một tiếng nói, một chủ trương, một cảm nhận. Ngày nay chúng ta buộc phải vượt qua các dị biệt sắc tộc và tôn giáo. Vì nghĩ cho cùng, chúng ta chỉ là một Giáo Hội. Bao lâu còn là một Giáo Hội, ta sẽ còn mạnh hơn và sẽ có một tương lai”.
Thượng Phụ Younan cho hay: “Chúng ta phải cất cao tiếng nói của chúng ta để nói với tòan thể thế giới rằng: thế giới văn minh của thế kỷ 21 không được phép chấp nhận việc tận diệt một nhóm người nào, bất kể nhóm này thuộc tôn giáo nào, chủng tộc nào và mầu da nào”.
Thượng Phụ AlRai nói rằng các thượng phụ tới đây viếng thăm để hỗ trợ tinh thần và tâm linh các Kitô hữu Assyria, để gặp gỡ các viên chức chính phủ nhân cuộc khủng hoảng tỵ nạn hiện nay và để cánh báo cộng đồng quốc tế về thảm họa diệt chủng người Kitô hữu đang diễn ra tại Bắc Iraq.
Cộng đồng Assyria thế giới
Thảm họa đang diễn ra cho người Assyria ở Iraq đã động viên toàn bộ cộng đồng Assyria khắp thế giới, và phá vỡ các bức tường hệ phái vốn hiện hữu cả hàng thế kỷ nay. Ngưòi Assyria có ba Giáo Hội lớn: Giáo Hội Thánh Thiện Tông Truyền Công Giáo Assyria Đông Phương, Giáo Hội Chính Thống Syriac và Giáo Hội Canđê Babylon.Trong nhiều thế kỷ qua, thành viên các Giáo Hội này vẫn nhận diện mình bằng hệ phái của họ (“người Canđê”, “người Syriac”) và kiểu nhận diện này được các nhà cầm quyền Hồi Giáo khuyến khích và định chế hóa từ bao thế kỷ qua nhằm chia rẽ dân chúng. Nhưng căn tính Assyria vẫn chưa bao giờ bị mất và người Assyria luôn luôn ý thức căn tính sắc tộc của mình, và đã có lịch sử bằng văn tự và truyền khẩu của họ từ 7 thiên niên kỷ qua.
Các thành viên nói tiếng Syriac/Aramaic của các Giáo Hội này là người thuộc sắc tộc Assyria, tuy các Giáo Hội cũng có các thành viên không phải là người Assyria. Trong một trăm năm qua, các bức tường hệ phái đang dần dần sụp đổ, và phần đông người Assyria không còn dùng các hệ phái của họ làm căn tính sắc tộc nữa. Người Assyria là người bản địa của vùng Bắc Lưỡng Hà. Giáo dục, kiến thức và ý thức về lịch sử rộng lớn của họ, 6764 năm, đã làm bừng tỉnh ý thức quốc gia và ước muốn thiết tha cũng như sự khẩn thiết của việc bảo tồn nền văn hóa, ngôn ngữ và di sản Assyria, đang bị đe dọa bởi chính sách thuần hóa hoàn cầu.
Do đó, khi nói rằng “nhân dân ta, người Syriac, người Canđê, người Assyira”, TP Karim quả đã chuyển một thông điệp mạnh mẽ về hy vọng và hợp nhất tới người Assyria, mà đa số đang sống, lần đầu tiên trong lịch sử, tại Phương Tây, vì bị xua đuổi khỏi quê cha đất tổ do việc liên tục bị đối xử như các công dân bậc nhì ở các xã hội Hồi Giáo và những cuộc diệt chủng bất tận. Cuộc diệt chủng người Assyria tại Thổ Nhĩ Kỳ trong Thế Chiến I làm thiệt mạng 750,000 người Assyria (75%).
Trong một cuộc phỏng vấn trên đài Truyền Hình Al Mayadeen, TP Karim tuyên bố: “cho đến mấy tuần nay, chúng ta phải đối diện với một thực tại đắng cay, người Syriac, người Canđê và người Assyria. Thời gian này, có một sự chia rẽ, một sự chia rẽ lớn lao giữa các đảng phái chính trị của chúng ta và các tổ chức của chúng ta đang hành động trên bình diện chính trị bên trong các cộng đồng này nhưng cuộc khủng hoảng hiện nay đang hợp nhất chúng ta lại, ngay lúc chúng ta đang cùng nhau ngồi tại đây [với TP Younan và TP Sako], và chúng ta sẽ tiếp tục gặp nhau và làm việc với nhau. Các đảng phái chính trị của ta cũng đã phải kết luận rằng họ không thể giúp nhân dân họ nếu họ hoạt động riêng rẽ”.
Ngày 22 tháng Tám, đã có cuộc họp của các đảng phái chính trị và các tổ chức này tại Ankawa và nếu Chúa muốn, sự hợp tác này sẽ tiếp diễn, và bất cứ kế hoạch nào nhằm hồi hương những người dân này và bảo vệ họ đều không thể thực hiện hay thành công nếu các nhà tranh đấu này, cả chính trị lẫn xã hội, không đoàn kết với nhau. Sẽ có sự liên minh giữa người Syriac, Canđê và Assyria.
Một vùng tự trị cho Assyria
Samuel Ozdemir, một đan sĩ người Assyria ở Brussels, hết sức xúc động vì cuộc khủng hoảng tại Iraq, đã đưa ra lời kêu gọi thống thiết với người Assyria khắp thế giới. Ngài nói rằng người Assyria phải để các chia rẽ hệ phái của họ sang một bên, phải tăng tiến, phải làm việc bên trên các hệ phái nhằm bảo đảm việc họ tiếp tục ở lại mảnh đất tổ tiên, và phải được trang bị để tự bảo vệ mình và có được vùng tự trị cho riêng mình.
Các tổ chức chính trị người Assyria từng kêu gọi một vùng tự trị của họ ít nhất từ 10 năm nay và thường nêu đích danh loại đe dọa này (ISIS) để biện minh trước người Assyria. Ngày 21 tháng Giêng, Hội Đồng Bộ Trưởng Iraq chấp thuận kế hoạch thiết lập 3 tỉnh mới tại Iraq, một trong 3 tỉnh này nằm ở bắc Iraq, trong Đồng Bằng Ninivê, giáp ranh với khu vực người Kurd. Đồng Bằng Ninive vốn có số người Assyria đông nhất cho tới ngày 7 tháng Tám, khi ISIS xua đuổi hầu hết những người này ra khỏi vùng.
Các lời kêu gọi trang bị vũ khí cho người Assyria ở Iraq vốn phát xuất từ nhiều giới, trong đó có Vatican.
Sau đây là lời tuyên bố của các thương phụ tại cuộc họp báo:
Thượng Phụ Karim
Trước nhất, tôi xin cám ơn (TP) Beshara AlRai và (TP) Laham, mọi người khác trong chúng tôi đều có đoàn chiên ở đây, nhưng sự hiện diện của hai vị thực sự đã làm chúng tôi thấy mình như một và được viếng thăm một Giáo Hội hợp nhất.
Người Syriac, Canđê, Assyria, những người từng sống trên các lãnh thổ này cả hàng nghìn năm trước Chúa Kitô, thậm chí còn là những người chính đã tạo lập ra các xã hội này, hiện đang bị tận diệt và trục xuất. Chẳng bao lâu nữa, có lẽ chúng ta sẽ không còn thấy người Syriac, người Canđê hay người Assyria tại vùng này, cùng với nhiều sắc dân khác đang hiện hữu.
Chúng ta không chịu đựng nổi các thảm họa đang chứng kiến hiện nay nữa. Như những người cha phải chứng kiến con cái mình không nơi để ngủ, làm sao chúng ta có thể ngủ được? Thực vậy, tất cả chúng ta đều phải chẩy nước mắt khi chứng kiến nỗi đau khổ này. Chúng ta xúc động sâu xa vì chúng ta không thể cho họ bất cứ điều gì ngoại trừ yêu cầu họ giữ vững hy vọng vì chúng ta vốn là con cái của Giáo Hội, của hy vọng và của Phục Sinh.
Để kết luận, tôi xin tóm tắt những gì đang được thỉnh cầu:
1. Trợ giúp để giải phóng Mosul và các thị trấn cùng làng mạc của Đồng Bằng Ninivê. Đây là một điều các nước lớn có thể làm được.
2. Trợ giúp để hồi hương người dân trở lại nhà cửa và đất đai của họ càng nhanh càng tốt.
3. Cung cấp sự che chở quốc tế cho những người dân này, vì hôm nay chúng tôi nghe họ và cả chính quyền địa phương Kurdistan nữa nói rằng họ không còn tin tưởng ở peshmerga [các lực lượng của người Kurd] hay các lực lượng khác nữa. Do đó, cần cung cấp sự che chở quốc tế cho những người dân này để họ tiếp tục ở lại trên mảnh đất và nhà cửa của họ.
4. Chúng tôi yêu cầu và đòi cho người dân chúng tôi có khả năng tự bảo vệ họ và tự lo lấy công việc của họ trong các vùng của riêng họ, với sự thỏa hiệp của chính quyền địa phương Kurdistan hay các thoả hiệp khác có thể có. Xin cám ơn.
Thượng Phụ Sako
Đây là cuộc viếng thăm lịch sử đối với chúng tôi, một biểu dương tình liên đới. Nó làm chúng tôi cảm thấy như một và chúng tôi không bị quên lãng, không bị cắt đứt khỏi nhau. Cuộc thăm viếng và sự hiện diện của các vị tự nó đã là một sứ điệp rồi.
Các Giáo Hội đông phương của chúng ta đang ở giữa một thảm kịch, một thảm kịch đang giáng xuống các Kitô hữu, người Yazidis và nhiều người khác. Cuộc thăm viếng này thăng tiến niềm tin của chúng ta và gia tăng niềm hy vọng của chúng ta vào tương lai.
Cùng nhau, chúng ta đã thăm viếng chủ tịch và thủ tướng của Kurdistan và sứ điệp thống nhất này là một sức mạnh đối với chúng ta.
Hôm nay, điều đòi hỏi nơi chúng ta là bất cứ ở đâu, chúng ta cũng phải có một tiếng nói, một chủ trương, một cảm nhận. Hôm nay, chúng ta được yêu cầu phải vượt qua các dị biệt về sắc tộc và tôn giáo. Xét cho cùng, chúng ta là một Giáo Hội. Bao lâu còn là một Giáo Hội, ta sẽ là một Giáo Hội mạnh hơn, và chúng ta sẽ có một tương lai.
Nhiều người dân của ta đã di cư và chúng ta trở thành các Giáo Hội nhỏ bé, nhưng cùng nhau ta sẽ trở thành một Giáo Hội, một Giáo Hội của Chúa Kitô, một Giáo Hội ăn sâu và bén rễ vào Phương Đông này.
Như Đức Giáo Hoàng từng nói, các Giáo Hội chúng ta là một sứ điệp.
Thượng Phụ Younan
Như các hiền huynh Sako và Bshara đã tuyên bố, chủ đề là thảm kịch của người dân ta. Tôi chỉ thêm điểm sau.
Ngày nay, ta không thể chỉ nói tới thảm kịch và nạn diệt chủng đối với các Kitô hữu hay người Yazidis hoặc Shabak mà thôi. Ta còn phải cất cao tiếng nói của ta để nói với toàn thể thế giới rằng thế giới văn minh không được phép chấp nhận việc tận diệt một nhóm người nào, bất kể họ thuộc tôn giáo, sắc tộc hay mầu da nào.
Chúng ta biết rằng cuộc diệt chủng hay mưu toan diệt chủng người dân của chúng ta này nằm trong tay một nhóm takfiri vốn không chấp nhận “người khác”.
Vấn đề rất nguy hiểm của việc trên là nhóm này phát triển và được nuôi dưỡng trong các cộng đồng và được sự hỗ trợ của các nước nổi tiếng trong vùng vì đã xây dựng trên chủ nghĩa Wahab của Hồi Giáo và họ đang tìm cách trốn tránh, không nhận trách nhiệm vì họ bảo Al-Qaeda là kẻ thù của họ.
Ngày nay, là các mục tử thiêng liêng, chúng ta muốn tham gia với tất cả những ai đang bảo vệ các nhân quyền và lên tiếng với mọi thế lực quốc tế, như các thượng phụ vừa nói. Chúng ta muốn nhắc Tây Phương, nhất là Hoa Kỳ, Anh và Pháp rằng các nhóm Takfiri này không trở nên mạnh nếu không phải vì các hỗ trợ dấu mặt của họ. Ngày nay họ đang rút lui và mưu toan dấu diếm các vấn đề.
Đó là nan đề của chúng ta, vì ngày nay, ta đang đương đầu với hai chọn lựa: hiện hữu hay không hiện hữu. Không phải vì chúng ta là người Kitô hữu hay thuộc một giáo phái chuyên biệt nào, mà đúng hơn chúng ta là người. Là người. Xin cám ơn.
Thượng phụ AlRai
Các thượng phụ của chúng ta, mọi thượng phụ Chính Thống Đông Phương và Công Giáo, đã gặp nhau ngày 7 tháng Tám trong đó chúng ta đã quyết định thực hiện chuyến viếng thăm này vì ba lý do:
1. Tuyên bố tình liên đới thiêng liêng, tinh thần, nhân đạo và vật chất với các Kitô hữu từ trước tới nay đang phải rời cư hay bị trục xuất khỏi đất đai của họ, và chúng ta cũng muốn được gặp người Yazidis và chúng ta đã đạt được việc này. Nên, trước nhất, chúng ta có thể nói với những người này rằng chúng tôi hiện diện với quí anh chị em, chúng tôi đứng về phía quí anh chị em, các đau khổ của quí anh chị em cũng là các đau khổ của chúng tôi và thảm kịch của quí anh chị em cũng là thảm kịch của chúng tôi. Đừng sợ, tất cả chúng ta đều hiện diện với nhau, chúng ta có vai trò để đóng, quí anh chị em như những Kitô hữu ngày nay đang vác thánh giá mà chúng ta phải vác vì chính giá trị của nó cho tới ngày phục sinh.
Và chúng tôi muốn nói với quí anh chị em đừng nghĩ tới việc di cư, nay là lúc ở lại trên mảnh đất của quí anh chị em và bảo vệ nền văn hóa, lịch sử và gốc rễ của anh chị em, quí anh chị em không ở một nơi tạm bợ đâu, quí anh chị em trong tư cách Kitô hữu vốn có 2,000 năm lịch sử và gốc rễ của thân mình Kitô Giáo vốn có từ thời Ápraham.
Quí anh chị em có vai trò lớn để đóng, chúng tôi ở với quí anh chị em và bên cạnh quí anh chị em, trong mọi nan đề của anh chị em, và chúng tôi sẽ trông chừng anh chị em, với mọi Giáo Hội của chúng tôi đang hiện diện với mọi thượng phụ, mọi giám mục và mọi linh mục.
2. Mục tiêu thứ hai là chúng tôi gặp gỡ các viên chức chính phủ, cuộc gặp gỡ của chúng tôi rất tốt đẹp và rất quan trọng, chúng tôi nói tới mọi vấn đề của anh chị em Kitô hữu; chúng tôi nhận được lời bảo đảm của chủ tịch cũng như thủ tướng của Cộng Hòa Kurdistan, chúng tôi cám ơn các vị tận đáy lòng vì đã mở rộng cửa đón tiếp mọi người.
3. Để làm cho cộng đồng quốc tế nghe được tiếng nói của chúng ta phát ra từ mảnh đất này giúp họ nhận trách nhiệm, vì trong thế kỷ 21 này, một tổ chức khủng bố như ISIS, hay còn gọi là Nhà Nước Hồi Giáo Trị, hay một từ nào khác, không thể để chúng thống trị những người đang sống yên ổn tại nhà, tống xuất họ khỏi nhà cửa, trưng thu các tài sản của họ, rồi giết họ và hành hạ họ, trong khi cộng đồng quốc tế đứng im mà ngắm. Đây là điều chúng ta hoàn toàn bác bỏ. Chúng ta yêu cầu rằng không thể cho phép các tổ chức khủng bố quyền kiểm soát các công dân yêu hòa bình. Từ đó, những người này cần sự bảo vệ để họ có thể sống cách xứng đáng. Chúng ta đòi hỏi rằng họ phải được trở về một cách xứng đáng với đất đai của họ, với tài sản của họ, vốn là két quả cả một đời lam lũ.
(Ngỏ với TP Sako) Như ngài vừa nói, dĩ nhiên, chúng ta là một Giáo Hội, lẽ dĩ nhiên với cùng một số phận, trên các bình diện nhân đạo và tâm linh, và chúng ta muốn xác nhận: tất cả chúng ta đều là một tiếng nói, một thân thể, các vết thương của quí vị cũng là các vết thương của chúng tôi, của tất cả chúng ta.
Chúng ta hy vọng sẽ có thiện chí trên thế giới.
Các thượng phụ chúng ta sẽ hành động trên mọi bình diện phù hợp với tuyên bố ngày 7 tháng Tám.
Thượng Phụ Lahham
Thánh Phaolô dạy phải khóc với người khóc nên chúng tôi đã tới đây như Thánh Phaolô để hiện diện với quí anh chị em và cùng khóc với quí anh chị em. Tôi muốn nói chúng tôi yêu mến tất cả quí anh chị em và Thiên Chúa yêu thương tất cả quí anh chị em. Tôi mời anh chị em cầu nguyện, chúng tôi đã thấy các phụ nữ và trẻ em cầu nguyện với chúng ta. Thảm kịch này cần lời cầu nguyện và ăn chay.
Tôi đã nói chuyện với các thượng phụ, và khi trở lại Syria, tôi sẽ xin mọi nhà thờ của chúng tôi cầu nguyện và ăn chay hàng ngày bắt đầu từ tháng Chín cho sự an toàn và an ninh của nhân dân và các quốc gia chúng ta là Syria, Iraq, Lebanon, Jordan, Palestine, Ghaza, Ai Cập. Và hôm nay, các thượng phụ chúng tôi tụ họp nhau ở đây và đó là một điều tươi đẹp. Giữa tháng Sáu, tháng Bẩy và tháng Tám, chúng tôi họp nhau bốn lần để lên chiến lược và xác định cương lĩnh không những cho người Kitô hữu và Yazidis mà thôi, mà là một cương lĩnh cho nhân loại, vì ngày nay, nhân phẩm đang bị chà đạp dưới chân. Chúng tôi sẽ làm việc cho phẩm giá của mọi người, để một loại người mới sẽ được sinh ra trong thế giới Ả Rập.
Bởi vì nếu chúng ta thực sự thương yêu nhau trong thế giới Ả Rập, thì ngay lúc này, ta cần một cuộc sinh hạ mới.
Và chúng tôi xin thưa với họ rằng theo lời Chúa Kitô nói với các tông đồ, người ta sẽ biết các con là môn sinh của Thầy nếu các con yêu thương nhau. Nếu chúng ta yêu thương nhau như người Ả Rập, như người Hồi Giáo, như Kitô hữu, như người Shiite, như người Sunni, chúng ta sẽ xây dựng một thế giới trên nền tảng yêu thương.
Chúng tôi cũng còn nhiều cuộc hội họp với nhau, và riêng rẽ, chúng tôi sẽ qua Vatican, và có lẽ viếng thăm các nước khác như Hoa Kỳ, và các nước khác, để nói với họ: chúng ta phải hành động, và đó là vai trò của các Kitô hữu ngày nay, và đừng sợ cho chính chúng ta mà phải sợ cho các chứng từ của chúng ta.
Sự hiện diện mà không có chứng từ của ta, thì vai trò và sứ điệp của ta sẽ không đủ. Tôi hy vọng chúng ta sẽ làm việc cho sự hiện diện, cho vai trò và sứ điệp của chúng ta.
Người Hồi Giáo và người Kitô Giáo phải hiểu cách xây dựng một thế giới tốt hơn tại các quốc gia của mình. Thứ hai, người Hồi Giáo và người Kitô Giáo có thể sống chung với nhau để xây dựng một thế giới tốt hơn tại các quốc gia của riêng mình. Thứ ba, chúng ta muốn sống với nhau để xây dựng một thế giới tốt hơn, là thế giới của chúng ta mà Thiên Chúa rất yêu thương.
Và tôi xin nói với con cái tôi, anh chị em tôi, những người thân yêu của tôi, cám ơn ngài Ephrem và ngài Sako và ngài Younan, qúi vị là các mục tử của mảnh đất này.
Chúng tôi xin thưa với các người con nam nữ tại Iraq, các con đang ở trên đường Thánh Giá và là một con đường cực kỳ tàn bạo, nhưng các con đừng quên tên tuổi và nhãn hiệu của các con trong lịch sử. Các con là con cái của Phục Sinh.
Và từ diễn đàn này, chúng tôi muốn nói: hỡi Iraq, anh chị em là một phục sinh mới, hỡi thế giới Ả Rập, anh chị em có một mùa phục sinh mới.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thiếu Nhi Trại Phong Bến Sắn Rước Lễ lần đầu
Giáo xứ Bến Sắn
06:13 27/08/2014
Thiếu Nhi Trại Phong Bến Sắn Rước Lễ lần đầu
Đã khá lâu rồi những sinh hoạt đức tin nơi cộng đoàn Phong Bến Sắn thật bình dị, hôm nay Chúa Nhật 24/8/2014 cộng đoàn vui mừng có 14 con em trong trại được Xưng Tội và Rước Lễ Lần Đầu, mấy hôm trước các em đã có 3 ngày tĩnh tâm và cùng cha mẹ xưng tội, để hôm nay ngày hồng phúc, gia đình cùng đưa các em lên Rước Lễ lần đầu.
Trong bài giảng cha Đa Minh Nguyễn Đức Trung, chánh xứ Bến Sắn kiêm mục vụ Trại Phong Bến Sắn đã nêu bật ý nghĩa Thánh Thể là quà tặng của Thiên Chúa ban, con em chúng ta được chính Chúa ngự vào lòng, Ngài là nguồn dinh dưỡng thiêng liêng mà chẳng có thực phẩm nào có thể cung cấp được, khi ăn chúng ta thưởng nếm hương vị của món ăn, ước ao mọi người đều thưởng nếm Chúa dịu ngọt, ăn thì phải nhai mới tiêu hóa, khi chịu Mình Máu Thánh Chúa, khi nghe Lời Chúa chúng ta phải ăn và tiêu hóa, nghĩa là khi Rước Lễ và khi nghe Lời Chúa phải chuẩn bị tâm hồn và thưởng thức và sống Lời Chúa, chứ không nuốt chửng, không khéo lại bị đau bao tử.
Sau Thánh lễ, cha chánh xứ cũng đã cám ơn quí tu sĩ Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn, quí thầy Dòng Tên đã đồng hành và dạy giáo lý cho các em, cám ơn phụ huynh đã cộng tác việc giáo dục đức tin, mà gia đình là nhân tố tích cực, các em cũng đã nhận những phần thưởng về giáo lý và học tập ở trường học do quí dì và ân nhân ủng hộ, ước mong cộng đoàn Trại Phong Bến Sắn luôn phát triển.
Trong bài giảng cha Đa Minh Nguyễn Đức Trung, chánh xứ Bến Sắn kiêm mục vụ Trại Phong Bến Sắn đã nêu bật ý nghĩa Thánh Thể là quà tặng của Thiên Chúa ban, con em chúng ta được chính Chúa ngự vào lòng, Ngài là nguồn dinh dưỡng thiêng liêng mà chẳng có thực phẩm nào có thể cung cấp được, khi ăn chúng ta thưởng nếm hương vị của món ăn, ước ao mọi người đều thưởng nếm Chúa dịu ngọt, ăn thì phải nhai mới tiêu hóa, khi chịu Mình Máu Thánh Chúa, khi nghe Lời Chúa chúng ta phải ăn và tiêu hóa, nghĩa là khi Rước Lễ và khi nghe Lời Chúa phải chuẩn bị tâm hồn và thưởng thức và sống Lời Chúa, chứ không nuốt chửng, không khéo lại bị đau bao tử.
Sau Thánh lễ, cha chánh xứ cũng đã cám ơn quí tu sĩ Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn, quí thầy Dòng Tên đã đồng hành và dạy giáo lý cho các em, cám ơn phụ huynh đã cộng tác việc giáo dục đức tin, mà gia đình là nhân tố tích cực, các em cũng đã nhận những phần thưởng về giáo lý và học tập ở trường học do quí dì và ân nhân ủng hộ, ước mong cộng đoàn Trại Phong Bến Sắn luôn phát triển.
Phỏng vấn LM Phêrô Nguyễn Văn Hiền đầu năn học Giáo Lý
Gioan Lê Quang Vinh
09:09 27/08/2014
Trong những ngày chuẩn bị khai giảng năm học Giáo Lý mới, Thông Tấn Xã Công Giáo Vietcatholic xin phỏng vấn Cha Phêrô Nguyễn Văn Hiền, nguyên Trưởng ban Giáo lý toàn quốc về việc dạy và học Giáo Lý.
PV. Kính thưa Cha, trong Đại Hội Giáo Lý Toàn Quốc vừa qua tại tổng giáo phận Huế, Cha có đưa ra nhận định rằng “bối cảnh xã hội hiện nay đòi hỏi phải có phương pháp giảng dạy giáo lý cho phù hợp”. Xin Cha chia sẻ đôi nét về vấn đề này.
LmNVH. Trong Đại Hội, chúng tôi nói đến xu hướng thế tục hóa trong xã hội Việt Nam hiện nay. Tục hóa tại Việt Nam không nhất thiết đi đôi với việc phản lại tôn giáo, cách riêng Kitô giáo. Nó xuất phát từ chỗ Việt Nam đang phấn đấu thoát cảnh nghèo bằng mọi giá, bất kể phải sử dụng đến phương cách nào. Những chuyện lừa đảo bạc tỷ đủ minh chứng lối tư duy và hành động này. Thêm vào đó, người Việt hiện nay đang tìm cách khẳng định mình bằng cái hào nhoáng bên ngoài như hàng hiệu, xe hơi bóng loáng … Người trẻ tiếp thu mau lẹ lối sống tự do theo kiểu minh tinh Âu Mỹ, việc hưởng thụ giới tính nhờ vào những “trạm” internet theo chủ trương lợi nhuận, vào những nhà “nghỉ tạm”, vào các điện thoại thông minh, smartphones, cung cấp mọi hình thức thô tục cho thanh thiếu niên. Những biểu hiện này phản ánh sự bất ổn sâu kín nơi tâm hồn và khát vọng khôn nguôi về những giá trị trường cửu nơi người Việt hiện nay. Hòa giải, hiệp thông và đối thoại trở thành những giá trị thiết yếu nhưng người ta không biết phải tìm ở đâu. Liệu huấn giáo, xét như nỗ lực giới thiệu Đấng duy nhất có thể trả lời và làm thỏa mãn những khát vọng sâu kín nhất nơi tâm hồn con người, có là nơi đáng tin cậy để người ta được gặp gỡ Ngài hầu được biến đổi tận căn không? Câu hỏi này đòi hỏi chúng ta phải canh tân việc dạy giáo lý tại Việt Nam.
PV. Cha thường nhấn mạnh đến việc dạy giáo lý ở khía cạnh trình bày cho các em cảm nhận được tình yêu của Chúa Giêsu để các em yêu mến và sống theo Chúa Giêsu. Theo Cha Giáo Lý viên cần làm gì để đạt được mục tiêu này?
LmNVH. Thành quả của Đại Hội Giáo Lý được thâu tóm trong Bản Ghi Nhớ gồm những điểm mà các tham dự viên ước muốn thực hiện trong ba năm tới, hướng tới việc đổi mới nhiệt tình của giảng viên và học viên giáo lý, đổi mới phương pháp và ngôn ngữ sử dụng trong việc dạy giáo lý. Trong các bình diện cần đổi mới này, thì đổi mới con người là quan trọng hơn cả. Giảng viên giáo lý phải là người tuyệt đối tin vào quyền năng của Chúa Thánh Thần, lắng nghe và nhận ra sự thúc đẩy của Ngài nhờ đời sống cầu nguyện và lãnh nhận các bí tích, nhờ đó có được nhiệt tình loan báo Tin Mừng và trở thành chứng nhân sống động của Tin mừng. Kế đến, giảng viên giáo lý phải biết thoát ra khỏi khuôn khổ của một “lớp” học thường nghiêng chiều về việc cung cấp kiến thức hơn là thiết lập tương quan giữa học viên với Chúa cũng như với tha nhân. Cuối cùng, làm cho các buổi học giáo lý trở thành những buổi gặp gỡ, gặp gỡ nhau và cùng nhau gặp gỡ Chúa, nhờ cho các em tiếp cận chính bản văn Lời Chúa và nội tâm hóa sứ điệp của Tin Mừng.
PV. Xin Cha cho chúng con biết vai trò của Kinh Thánh trong Giáo Lý và có cách nào giúp các em tiếp cận Lời Chúa dễ dàng nhất, giúp các em yêu mến Lời Chúa hơn?
LmNVH. Chính từ “dạy giáo lý”, theo Hy ngữ, có nghĩa là “làm cho vang dội”, cụ thể là “làm cho Lời Chúa vang dội” nơi tâm hồn của học viên giáo lý, để họ có thể lắng nghe và đón nhận Lời Chúa, nhờ đó, bản thân được biến đổi và góp phần biến đổi môi trường sống. Vì thế, Lời Chúa vừa là nguồn mạch, là nền tảng và linh hồn của việc dạy giáo lý. Trong tông huấn “Lời Chúa”, ĐTC Bênêđictô viết: “Tôi muốn nhấn mạnh đặc biệt rằng khoa giáo lý phải thấm nhuần và nắm vững tư tưởng, tinh thần và thái độ Kinh Thánh và Tin Mừng nhờ việc chuyên cần tiếp xúc với chính bản văn […] cũng có thể là bổ ích nếu hiểu biết và học thuộc lòng một vài đoạn Kinh Thánh, đặc biệt những đoạn nói về các Mầu nhiệm Kitô giáo” (s.74). Như thế, giảng viên giáo lý nên giúp các em tiếp cận với chính bản văn Kinh Thánh, thay vì chỉ giải thích và áp dụng xuông; nhờ đó, học viên giáo lý có thể nếm được hương vị ngọt ngào của Lời Chúa, yêu mến và có thói quen quy chiếu vào Lời Chúa trong đời sống hàng ngày.
PV. Một số Giáo Lý Viên cho rằng học Giáo Lý chán thì cho sinh hoạt, hát, chơi trò chơi mà những sinh hoạt này có khi chẳng ăn nhập gì với nội dung Giáo Lý. Cha nhận định về trò chơi trong Giáo Lý thế nào ạ?
Lm.NVH. Nếu như các giảng viên có khả năng giúp cho các học viên tiếp cận với bản văn Lời Chúa và thưởng nếm được hương vị của Lời Chúa thì làm sao các học viên nhàm chán được. Để có được khả năng truyền đạt Lời Chúa, chắc hẳn bản thân giảng viên giáo lý phải dành chỗ ưu tiên cho việc đọc và suy niệm Lời Chúa, phải đắm mình trong Lời của Thiên Chúa, để được lôi cuốn vào cuộc sống thân tình với Ngài. Thêm vào đó, việc công bố và trình bày Lời Chúa sẽ trở nên sinh động hơn nếu các giảng viên giáo lý biết vận dụng hình ảnh, bài hát và trò chơi (games). Điều này đòi hỏi giảng viên giáo lý phải được huấn luyện để hiểu đúng đắn về các hoạt động (activities) trong việc dạy giáo lý. Chắc hẳn nó phải là hoạt động phục vụ cho việc giáo dục đức tin, chứ không phải bất kỳ hoạt động vui chơi nào nhằm giải trí hay mua vui, chưa kể có nhiều bài hát hay trò chơi còn có nội dung phản giáo dục nữa.
PV. Thưa Cha, Cha cũng thường nhắc đến vai trò của gia đình trong công cuộc huấn giáo. Xin Cha cho chia sẻ thêm về vấn đề quan trọng này.
Lm.NVH Trong các sách giáo lý hiện nay của Canada, Pháp, Mỹ, Phi …, tôi thường thấy cuối mỗi buổi gặp gỡ giáo lý, bao giờ cũng có một trang phần dành cho các bậc phụ huynh, thậm chí thỉnh thoảng còn mời họ đến dự giờ để thấy và nghe con cái họ diễn tả đức tin của chúng qua những tiểu phẩm, tranh vẽ hay hình tượng nặn bằng chất dẻo … nhằm phối hợp gia đình và giáo xứ trong việc dạy giáo lý. Như anh biết, cho đến thế kỷ thứ XVI, mới có việc dạy giáo lý và sách giáo lý cho trẻ em, trước đó, chỉ có việc dạy giáo lý cho người lớn, cụ thể là cha mẹ, để họ về dạy lại cho con cái của họ. Sau này, do “trường lớp hóa” hay “giáo xứ hóa” việc dạy giáo lý, cha mẹ dường như đánh mất vai trò của mình trong việc giáo dục đức tin cho con cái, đang khi họ chính là “giáo lý viên đầu tiên” của con cái trong gia đình. Thực tế cũng cho thấy trẻ em chỉ học giáo lý và tham dự thánh lễ một vài giờ trong tuần, còn phần lớn thời gian sống trong gia đình. Vì thế, huấn giáo hiện nay có xu hướng đẩy mạnh việc dạy giáo lý cho người trưởng thành và việc dạy giáo lý trong gia đình, bởi ý thức vai trò cần thiết và quan trọng của các bậc làm cha mẹ trong việc giáo dục đức tin cho con cái.
PV. Xin chân thành cám ơn Cha và kính chúc Cha cùng tất cả các anh chị Giáo Lý Viên, các học viên Giáo Lý một năm học mới tràn đầy hồng ân Chúa.
Lm.NVH. Cũng xin cám ơn Vietcatholic đã cho tôi cơ hội trao đổi với các giảng viên giáo lý cũng như những anh chị đang tích cực dấn thân cho hoạt động giáo lý trong nước cũng như ở nước ngoài.
PV. Kính thưa Cha, trong Đại Hội Giáo Lý Toàn Quốc vừa qua tại tổng giáo phận Huế, Cha có đưa ra nhận định rằng “bối cảnh xã hội hiện nay đòi hỏi phải có phương pháp giảng dạy giáo lý cho phù hợp”. Xin Cha chia sẻ đôi nét về vấn đề này.
PV. Cha thường nhấn mạnh đến việc dạy giáo lý ở khía cạnh trình bày cho các em cảm nhận được tình yêu của Chúa Giêsu để các em yêu mến và sống theo Chúa Giêsu. Theo Cha Giáo Lý viên cần làm gì để đạt được mục tiêu này?
LmNVH. Thành quả của Đại Hội Giáo Lý được thâu tóm trong Bản Ghi Nhớ gồm những điểm mà các tham dự viên ước muốn thực hiện trong ba năm tới, hướng tới việc đổi mới nhiệt tình của giảng viên và học viên giáo lý, đổi mới phương pháp và ngôn ngữ sử dụng trong việc dạy giáo lý. Trong các bình diện cần đổi mới này, thì đổi mới con người là quan trọng hơn cả. Giảng viên giáo lý phải là người tuyệt đối tin vào quyền năng của Chúa Thánh Thần, lắng nghe và nhận ra sự thúc đẩy của Ngài nhờ đời sống cầu nguyện và lãnh nhận các bí tích, nhờ đó có được nhiệt tình loan báo Tin Mừng và trở thành chứng nhân sống động của Tin mừng. Kế đến, giảng viên giáo lý phải biết thoát ra khỏi khuôn khổ của một “lớp” học thường nghiêng chiều về việc cung cấp kiến thức hơn là thiết lập tương quan giữa học viên với Chúa cũng như với tha nhân. Cuối cùng, làm cho các buổi học giáo lý trở thành những buổi gặp gỡ, gặp gỡ nhau và cùng nhau gặp gỡ Chúa, nhờ cho các em tiếp cận chính bản văn Lời Chúa và nội tâm hóa sứ điệp của Tin Mừng.
PV. Xin Cha cho chúng con biết vai trò của Kinh Thánh trong Giáo Lý và có cách nào giúp các em tiếp cận Lời Chúa dễ dàng nhất, giúp các em yêu mến Lời Chúa hơn?
LmNVH. Chính từ “dạy giáo lý”, theo Hy ngữ, có nghĩa là “làm cho vang dội”, cụ thể là “làm cho Lời Chúa vang dội” nơi tâm hồn của học viên giáo lý, để họ có thể lắng nghe và đón nhận Lời Chúa, nhờ đó, bản thân được biến đổi và góp phần biến đổi môi trường sống. Vì thế, Lời Chúa vừa là nguồn mạch, là nền tảng và linh hồn của việc dạy giáo lý. Trong tông huấn “Lời Chúa”, ĐTC Bênêđictô viết: “Tôi muốn nhấn mạnh đặc biệt rằng khoa giáo lý phải thấm nhuần và nắm vững tư tưởng, tinh thần và thái độ Kinh Thánh và Tin Mừng nhờ việc chuyên cần tiếp xúc với chính bản văn […] cũng có thể là bổ ích nếu hiểu biết và học thuộc lòng một vài đoạn Kinh Thánh, đặc biệt những đoạn nói về các Mầu nhiệm Kitô giáo” (s.74). Như thế, giảng viên giáo lý nên giúp các em tiếp cận với chính bản văn Kinh Thánh, thay vì chỉ giải thích và áp dụng xuông; nhờ đó, học viên giáo lý có thể nếm được hương vị ngọt ngào của Lời Chúa, yêu mến và có thói quen quy chiếu vào Lời Chúa trong đời sống hàng ngày.
PV. Một số Giáo Lý Viên cho rằng học Giáo Lý chán thì cho sinh hoạt, hát, chơi trò chơi mà những sinh hoạt này có khi chẳng ăn nhập gì với nội dung Giáo Lý. Cha nhận định về trò chơi trong Giáo Lý thế nào ạ?
Lm.NVH. Nếu như các giảng viên có khả năng giúp cho các học viên tiếp cận với bản văn Lời Chúa và thưởng nếm được hương vị của Lời Chúa thì làm sao các học viên nhàm chán được. Để có được khả năng truyền đạt Lời Chúa, chắc hẳn bản thân giảng viên giáo lý phải dành chỗ ưu tiên cho việc đọc và suy niệm Lời Chúa, phải đắm mình trong Lời của Thiên Chúa, để được lôi cuốn vào cuộc sống thân tình với Ngài. Thêm vào đó, việc công bố và trình bày Lời Chúa sẽ trở nên sinh động hơn nếu các giảng viên giáo lý biết vận dụng hình ảnh, bài hát và trò chơi (games). Điều này đòi hỏi giảng viên giáo lý phải được huấn luyện để hiểu đúng đắn về các hoạt động (activities) trong việc dạy giáo lý. Chắc hẳn nó phải là hoạt động phục vụ cho việc giáo dục đức tin, chứ không phải bất kỳ hoạt động vui chơi nào nhằm giải trí hay mua vui, chưa kể có nhiều bài hát hay trò chơi còn có nội dung phản giáo dục nữa.
PV. Thưa Cha, Cha cũng thường nhắc đến vai trò của gia đình trong công cuộc huấn giáo. Xin Cha cho chia sẻ thêm về vấn đề quan trọng này.
Lm.NVH Trong các sách giáo lý hiện nay của Canada, Pháp, Mỹ, Phi …, tôi thường thấy cuối mỗi buổi gặp gỡ giáo lý, bao giờ cũng có một trang phần dành cho các bậc phụ huynh, thậm chí thỉnh thoảng còn mời họ đến dự giờ để thấy và nghe con cái họ diễn tả đức tin của chúng qua những tiểu phẩm, tranh vẽ hay hình tượng nặn bằng chất dẻo … nhằm phối hợp gia đình và giáo xứ trong việc dạy giáo lý. Như anh biết, cho đến thế kỷ thứ XVI, mới có việc dạy giáo lý và sách giáo lý cho trẻ em, trước đó, chỉ có việc dạy giáo lý cho người lớn, cụ thể là cha mẹ, để họ về dạy lại cho con cái của họ. Sau này, do “trường lớp hóa” hay “giáo xứ hóa” việc dạy giáo lý, cha mẹ dường như đánh mất vai trò của mình trong việc giáo dục đức tin cho con cái, đang khi họ chính là “giáo lý viên đầu tiên” của con cái trong gia đình. Thực tế cũng cho thấy trẻ em chỉ học giáo lý và tham dự thánh lễ một vài giờ trong tuần, còn phần lớn thời gian sống trong gia đình. Vì thế, huấn giáo hiện nay có xu hướng đẩy mạnh việc dạy giáo lý cho người trưởng thành và việc dạy giáo lý trong gia đình, bởi ý thức vai trò cần thiết và quan trọng của các bậc làm cha mẹ trong việc giáo dục đức tin cho con cái.
PV. Xin chân thành cám ơn Cha và kính chúc Cha cùng tất cả các anh chị Giáo Lý Viên, các học viên Giáo Lý một năm học mới tràn đầy hồng ân Chúa.
Lm.NVH. Cũng xin cám ơn Vietcatholic đã cho tôi cơ hội trao đổi với các giảng viên giáo lý cũng như những anh chị đang tích cực dấn thân cho hoạt động giáo lý trong nước cũng như ở nước ngoài.
Lễ ban phép thêm sức tại xứ Đăng Cao, GP Vinh
Matthia Thiện Thắng
16:03 27/08/2014
Giáo xứ Đăng Cao: Đức nguyên Giám mục GP Vinh Phaolô Maria Cao Đình Thuyên ban Ấn tín Chúa Thánh Thần cho 280 em.
Xem Hình
Sáng thứ ba ngày 26.08.2014, vào lúc 7h00, tại ngôi Đền Thánh Đức Mẹ Camêlô – Giáo xứ Đăng Cao, sau khoảng thời gian dài dày công học tập giáo lý và vun đúc các nhân đức, 280 em đã vui mừng đón nhận ấn tín Chúa Thánh Thần trong Thánh lễ ban Bí tích Thêm sức do Đức nguyên Giám mục Giáo phận Vinh Phaolô Maria Cao Đình Thuyên cử hành. Đồng tế với Đức Cha có Cha quản hạt, Cha quản xứ và Quý Cha trong hạt Kẻ Dừa. Hiệp dâng Thánh Lễ cầu nguyện cho các em có Quý Thầy, Quý Sơ và toàn thể cộng đoàn dân Chúa trong và ngoài giáo xứ.
Đúng 7h00, Đức Cha và Quý Cha đồng tế tiến vào đền thánh.
Mở đầu Thánh lễ, Đức Cha mời gọi cộng đoàn và đặc biệt các em sắp được lãnh nhận bí tích Thêm sức hay dục lòng sám hối và cầu xin ơn Chúa Thánh Thần ngự xuống trong tâm hồn mỗi người trong ngày trọng đại này để được xứng đáng đón nhận Chúa Thánh Thần và bảy ơn cả mà qua Bí tích Thêm sức các em được lãnh nhận. Ngài cũng mời gọi cộng đoàn cùng sống lại giây phút đầu tiên lãnh nhận ấn tín tình yêu để cùng hiệp thông và cầu nguyện cho các em.
Giảng trong Thánh lễ Đức Cha đã làm nổi bật sự quan trọng của Bí tích Thêm sức trong đời sống của người tín hữu. Ngài nói: “Một lễ hiện xuống mới sẽ được tái diễn lại trong ngôi Thánh đường giáo xứ chúng ta, đó là việc của hành Bí tích Thêm sức, bí tích hết sức quan trong trọng cuộc sống người tín hữu, là, một trong ba bí tích khai tâm Ki-tô giáo, người Ki tô hữu cần lãnh nhận bí tích thêm sức để hoàn tất ân sủng của Bí tích Rửa tội. Bí tích Thêm sức in vào linh hồn một dấu ấn thiêng liêng, một dấu ấn không thể hư nát trong tâm hồn mỗi người chúng ta”. Cách đặc biệt, Bí tích Thêm sức ban Chúa Thánh Thần và bảy ơn cả của Người cho những ai đã được lãnh nhận. “Vậy thì Chúa Thánh Thần là ai?”. Đây là câu hỏi mà Đức Cha đã nói lên để giúp mọi người thêm một là nữa xác tín về sự hiện hữu của Ngôi Ba Thiên Chúa. Ngài quả quyết: Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa. Chúng ta tin được như vậy, dựa vào lời của Chúa Giê-su và truyền thống của Giáo Hội. Sức mạnh và ơn Chúa Thánh Thần trải dài khắp chiều dài lịch sử Hội Thánh và ngay trong cuộc sống của mỗi người chúng ta, Ngài hướng dẫn, ban ơn và đồng hành với chúng ta trên hành trình tìm về Nước Chúa, hơn hết Ngài làm cho chúng ta trở nên con cái Thiên Chúa. Tiếp đến, Đức Cha nhắc nhở với cộng đoàn phụng vụ: Anh chị em đều là những “Linh mục”, các Cha là những Linh mục thừa tác qua Bí tích Truyền chức thánh, anh chị em là những “Linh mục cộng đồng” qua Bí tích Rửa tội và Thêm sức”. Bởi vì được thông phần vào chức tư tế của Chúa Ki-tô do Bí tích Rửa tội và Thêm sức. Cho nên anh chị em hãy sống đúng để chứng tỏ rằng có Chúa Thánh Thần ở trong tâm hồn.
Kết thúc bài giảng, Đức Cha mời gọi cộng đoàn hãy sống đúng phẩm giá của mình để đáp trả ơn của Thiên Chúa, vì mỗi người chúng ta là người con của Thiên Chúa, Thiên Chúa thương yêu chúng ta vô cùng, Chúa đã lập ra bảy bí tích, đã ban sức mạnh cho chúng ta để giúp ta sống xứng đáng với Thiên Chúa, để quy hướng chúng ta về cùng đích cuối cùng là Thiên Chúa. Đức Cha mời gọi cách đặc biệt các em được lãnh nhận bí tích Thêm sức hôm nay hãy nhớ mãi giây phút trọng đại này, giây phút các em lãnh nhận ấn tín Chúa Thánh Thần, ấn tín tình yêu linh thiêng. Và từ đó các em hãy sống xứng đáng trở thành những chiến sĩ của Chúa Ki-tô trong suốt hành trình cuộc sống.
Sau bài giảng, Đức Cha đã long trọng cử hành nghi thức ban Bí tích thêm sức cho các em. Trước khi Đức Cha in dấu ấn hồng phúc vào trong tâm hồn, các em và cộng đoàn đã cùng lập lại lời tuyên xưng Đức Tin khi lãnh nhận bí tích Rửa Tội. Sau đó Ngài đọc lời nguyện và xức dầu thánh ban ấn tín Chúa Thánh Thần cho các em. Cộng đoàn có thể dễ dàng nhận thấy sự hồi hộp, tâm tình quy phục đón nhận ấn tín Chúa Thánh Thần trên từng khuôn mặt của các em.
Sau Thánh lễ, một em đại diện trong số 280 em được lãnh nhận Bí tích thêm sức đã nói lên lời tri ân đến Đức Cha, Quý Cha và toàn thể cộng đoàn phụng vụ.
Sau lời cảm ơn của các em, Đức Cha đã ban huấn dụ và chúc mừng các em vì hôm nay đã được lãnh nhận Chúa Thánh Thần, đồng thời Đức Cha chúc mừng cộng đoàn vì kể từ hôm nay có thêm một đoàn chiến sĩ dẫn thân vào công cuộc truyền giáo trong giáo xứ và những vùng xung quanh.
Matthia Thiện Thắng
Xem Hình
Sáng thứ ba ngày 26.08.2014, vào lúc 7h00, tại ngôi Đền Thánh Đức Mẹ Camêlô – Giáo xứ Đăng Cao, sau khoảng thời gian dài dày công học tập giáo lý và vun đúc các nhân đức, 280 em đã vui mừng đón nhận ấn tín Chúa Thánh Thần trong Thánh lễ ban Bí tích Thêm sức do Đức nguyên Giám mục Giáo phận Vinh Phaolô Maria Cao Đình Thuyên cử hành. Đồng tế với Đức Cha có Cha quản hạt, Cha quản xứ và Quý Cha trong hạt Kẻ Dừa. Hiệp dâng Thánh Lễ cầu nguyện cho các em có Quý Thầy, Quý Sơ và toàn thể cộng đoàn dân Chúa trong và ngoài giáo xứ.
Đúng 7h00, Đức Cha và Quý Cha đồng tế tiến vào đền thánh.
Mở đầu Thánh lễ, Đức Cha mời gọi cộng đoàn và đặc biệt các em sắp được lãnh nhận bí tích Thêm sức hay dục lòng sám hối và cầu xin ơn Chúa Thánh Thần ngự xuống trong tâm hồn mỗi người trong ngày trọng đại này để được xứng đáng đón nhận Chúa Thánh Thần và bảy ơn cả mà qua Bí tích Thêm sức các em được lãnh nhận. Ngài cũng mời gọi cộng đoàn cùng sống lại giây phút đầu tiên lãnh nhận ấn tín tình yêu để cùng hiệp thông và cầu nguyện cho các em.
Giảng trong Thánh lễ Đức Cha đã làm nổi bật sự quan trọng của Bí tích Thêm sức trong đời sống của người tín hữu. Ngài nói: “Một lễ hiện xuống mới sẽ được tái diễn lại trong ngôi Thánh đường giáo xứ chúng ta, đó là việc của hành Bí tích Thêm sức, bí tích hết sức quan trong trọng cuộc sống người tín hữu, là, một trong ba bí tích khai tâm Ki-tô giáo, người Ki tô hữu cần lãnh nhận bí tích thêm sức để hoàn tất ân sủng của Bí tích Rửa tội. Bí tích Thêm sức in vào linh hồn một dấu ấn thiêng liêng, một dấu ấn không thể hư nát trong tâm hồn mỗi người chúng ta”. Cách đặc biệt, Bí tích Thêm sức ban Chúa Thánh Thần và bảy ơn cả của Người cho những ai đã được lãnh nhận. “Vậy thì Chúa Thánh Thần là ai?”. Đây là câu hỏi mà Đức Cha đã nói lên để giúp mọi người thêm một là nữa xác tín về sự hiện hữu của Ngôi Ba Thiên Chúa. Ngài quả quyết: Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa. Chúng ta tin được như vậy, dựa vào lời của Chúa Giê-su và truyền thống của Giáo Hội. Sức mạnh và ơn Chúa Thánh Thần trải dài khắp chiều dài lịch sử Hội Thánh và ngay trong cuộc sống của mỗi người chúng ta, Ngài hướng dẫn, ban ơn và đồng hành với chúng ta trên hành trình tìm về Nước Chúa, hơn hết Ngài làm cho chúng ta trở nên con cái Thiên Chúa. Tiếp đến, Đức Cha nhắc nhở với cộng đoàn phụng vụ: Anh chị em đều là những “Linh mục”, các Cha là những Linh mục thừa tác qua Bí tích Truyền chức thánh, anh chị em là những “Linh mục cộng đồng” qua Bí tích Rửa tội và Thêm sức”. Bởi vì được thông phần vào chức tư tế của Chúa Ki-tô do Bí tích Rửa tội và Thêm sức. Cho nên anh chị em hãy sống đúng để chứng tỏ rằng có Chúa Thánh Thần ở trong tâm hồn.
Kết thúc bài giảng, Đức Cha mời gọi cộng đoàn hãy sống đúng phẩm giá của mình để đáp trả ơn của Thiên Chúa, vì mỗi người chúng ta là người con của Thiên Chúa, Thiên Chúa thương yêu chúng ta vô cùng, Chúa đã lập ra bảy bí tích, đã ban sức mạnh cho chúng ta để giúp ta sống xứng đáng với Thiên Chúa, để quy hướng chúng ta về cùng đích cuối cùng là Thiên Chúa. Đức Cha mời gọi cách đặc biệt các em được lãnh nhận bí tích Thêm sức hôm nay hãy nhớ mãi giây phút trọng đại này, giây phút các em lãnh nhận ấn tín Chúa Thánh Thần, ấn tín tình yêu linh thiêng. Và từ đó các em hãy sống xứng đáng trở thành những chiến sĩ của Chúa Ki-tô trong suốt hành trình cuộc sống.
Sau bài giảng, Đức Cha đã long trọng cử hành nghi thức ban Bí tích thêm sức cho các em. Trước khi Đức Cha in dấu ấn hồng phúc vào trong tâm hồn, các em và cộng đoàn đã cùng lập lại lời tuyên xưng Đức Tin khi lãnh nhận bí tích Rửa Tội. Sau đó Ngài đọc lời nguyện và xức dầu thánh ban ấn tín Chúa Thánh Thần cho các em. Cộng đoàn có thể dễ dàng nhận thấy sự hồi hộp, tâm tình quy phục đón nhận ấn tín Chúa Thánh Thần trên từng khuôn mặt của các em.
Sau Thánh lễ, một em đại diện trong số 280 em được lãnh nhận Bí tích thêm sức đã nói lên lời tri ân đến Đức Cha, Quý Cha và toàn thể cộng đoàn phụng vụ.
Sau lời cảm ơn của các em, Đức Cha đã ban huấn dụ và chúc mừng các em vì hôm nay đã được lãnh nhận Chúa Thánh Thần, đồng thời Đức Cha chúc mừng cộng đoàn vì kể từ hôm nay có thêm một đoàn chiến sĩ dẫn thân vào công cuộc truyền giáo trong giáo xứ và những vùng xung quanh.
Matthia Thiện Thắng
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Nhà nước Mỹ và tự do tôn giáo tại Việt Nam
Hà Minh Thảo
15:54 27/08/2014
NHÀ NƯỚC MỸ VÀ TỰ DO TÔN GIÁO TẠI VIỆT NAM
Một nhận xét : Tiếp xúc với công dân Mỹ, những người thành tâm thiện chí, đều đồng quan điểm với chúng ta về tự do tôn giáo về Niềm Tin và Sống Đạo. Tuy nhiên, những vị Dân cử, Hành pháp lẫn Lập pháp, thường khi vì lý do chính trị đảng phái hay thương mãi, đã quên đi những quan niệm cao cả của tự do tôn giáo cần phải được tôn trọng. Sự kiện này, rất tiếc, không phải chỉ xảy ra cho giới Dân cử Hoa kỳ mà cũng được thực hiện bởi những dân cử được tín nhiệm bởi cử tri tại các quốc gia có truyền thống dân chủ lâu đời.
Hành pháp Hoa kỳ đã dành cho mình quyền ‘cho điểm’ việc thực thi Tự do Tôn giáo tại Việt Nam Cộng hòa từ 1963 và toàn nước Việt Nam từ 1975.
1.* KỲ THỊ PHẬT GIÁO NĂM 1963 ?
Do lập trường cương quyết Bảo vệ Chủ quyền Quốc gia, Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã luôn hy sinh để tranh đấu cho sự Độc lập Dân tộc và, ngày 09.05.1961, đã bày tỏ với Phó Tổng Thống Mỹ Johnson đang viếng thăm chính thức Việt Nam rằng quan điểm chính phủ Việt Nam rất biết ơn sự viện trợ quân sự và cố vấn Mỹ. Nhưng, việc gửi Quân đội tác chiến Hoa kỳ đến Việt Nam, ông cương quyết từ chối : ề Nếu quý Vị mang Quân đội Mỹ vào Việt Nam, tôi phải giải thích thế nào đây với dân tộc tôi? Với người Việt, hình ảnh hãi hùng của Quân đội Viễn chinh Pháp còn ghi sâu trong tâm trí họ. Sự hiện diện Quân đội Mỹ sẽ làm cho dân chúng dễ tin những lời tuyên truyền của cộng sản. Sự can thiệp của bất cứ quân đội ngoại quốc nào vào Việt Nam cũng đem lại sự bất lợi cho Việt Nam, vì làm cho cuộc chiến đấu của chúng ta mất chính nghĩaỪ. Tháng 11.1961, Đại sứ Frederick Nolting được yêu cầu từ tòa Bạch ốc gặp Tổng thống Diệm về vấn đề quân chiến đấu Mỹ (được xem như ‘chia sẽ trách nhiệm’. Nhưng, ông Diệm trả lời : « Chắc Đại sứ cũng hiểu, những đề nghị ấy đụng chạm tới vấn đề trách nhiệm của Chính phủ Việt Nam, Việt Nam không muốn là một nước bị bảo hộ (Vietnam does not want to be a protectorate) ».
Mùa Xuân 1962, quân Bắc Việt và Pathet Lào (cộng sản) chiếm căn cứ Nam Tha khiến tình hình Đông Dương trở nên khẩn trương. Tháng 05.1962, Tổng thống Kennedy gởi quân tới Thái Lan để tạm làm chùn bước quân Bắc Việt. Một chính phủ trung lập được thành hình tại Vạn Tượng và hiệp định Genève về Lào được ký kết mà ông Kennedy coi là sẽ đem lại thế quân bình chính trị tại đây và chận bước tiến của cộng sản Bắc Việt và Pathet Lào tại Đông Nam Á. Tổng thống Ngô Đình Diệm cho rằng hiệp định này đe dọa an ninh Việt Nam Cộng hòa và dọa không ký nếu chánh phủ liên hiệp tại Vạn Tượng cam kết sẽ không lập quan hệ ngoại giao với Hà Nội. Oâng chỉ miễn cưỡng ký sau khi nhận được thư ông Kennedy cam đoan ‘Lãnh thổ Lào sẽ không được sử dụng như một căn cứ để can thiệp và khuynh đảo các nước láng giềng’.
Những phản đối từ Tổng thống Ngô Đình Diệm tuy không làm ông Kennedy hài lòng, nhưng đã làm bực bội các cố vấn của ông tại tòa Bạch ốc. Chúng biết bản tính Tổng thống là do dự, thiếu cương quyết và dễ thay đổi ý kiến. Những thất bại tại vịnh Con Heo năm 1962, vụ Lào 1962 và Việt Nam 1963 là những thí dụ. Do đó, khi một đề nghị hay quyết định của Tổng thống Mỹ bị Vị đồng nhiệm Việt Nam chống đối là họ tức tối vì chính họ là những kẻ đã soạn thảo những đề nghị hay quyết định đó. Những kẻ hung hãn nhầt trong họ là Roger Hillsman và Averell Harriman, những tên thực dân không chấp nhận Tổng thống một nước nhận viện trợ của Mỹ lại dám hành động như Nguyên thủ một quốc gia có chủ quyền. Do đó, chúng đi tìm một lý do để đảo chính vị Tổng thống dân cử Việt Nam Cộng hòa và ‘cơ may’ đã đến : Đó là vụ Phật giáo.
Ngày 06.05.1963, Đổng lý văn phòng Phủ Tổng thống Quách Tòng Đức theo chỉ thị của Tổng thống đã gởi công điện số 5159 yêu cầu các địa phương áp dụng quy định không được treo cờ tôn giáo ngoài khuôn viên cơ sở tôn giáo, dù trước đó, cờ Tòa thánh Vatican lẫn cờ Phật giáo được treo tự do. Hôm sau, trong khi Phật tử Huế và Thừa Thiên sửa soạn làm lễ Phật Đản thì cảnh sát đến tận nhà buộc họ hạ cờ Phật giáo. Sau đó, Phật giáo và chính quyền đã đạt được thỏa thuận cho phép treo Phật kỳ trong ngày lễ Phật đảng và những xe thông tin đi loan báo là đồng bào cứ treo cờ như thường lệ. Nhưng lúc đó, bao nhiêu dồn nén trong quần chúng được khơi dậy và họ quyết định sẽ nhân cơ hội này đấu tranh chống chính quyền, đòi quyền bình đẳng tôn giáo và dễ dàng lôi cuốn được mọi Phật tử.
Ngày 08.05.1963, tại lễ Phật đản ở chùa Từ Đàm, Thiếu tướng Lê Văn Nghiêm, Tư lịnh Quân đoàn I và Vùng I Chiến thuật, ông Đại biểu Chính phủ Hồ Đắc Khương, ông Tỉnh trưởng Nguyễn Văn Đẳng đều khăn đóng áo dài đến chùa Từ Đàm dự lễ vừa với tư cách chính quyền vừa với tư cách Phật tử. Trong bài thuyết pháp, Thượng tọa Thích Trí Quang, một vị sư bị các nhà phân tích CIA mô tả là một kẻ mị dân, chống Công Giáo, … lên tiếng công kích chính quyền rất nặng nề và tố cáo sự kỳ thị tôn giáo, bất bình đẳng tôn giáo và có tính cách kêu gọi Phật tử tranh đấu cho Phật Pháp. Lúc 19 giờ 30, Phật tử tụ tập thật đông tại chùa Từ Đàm. Bỗng nhiên ban tổ chức loan báo thay đổi chương trình : thay gì có đốt pháo bông như đã dự định thì mời mọi người đến tập trung tại Đài Phát thanh Huế. Nơi đây, ông Quản đốc Ngô Ganh đang sửa soạn để phát vào lúc 8 giờ 15 chương trình Lễ Phật Đản đã thu thanh trước và đã được kiểm duyệt theo thể lệ chung. Đám đông tập trung quanh Đài Phát thanh. Nhiều Thượng tọa, Đại đức và các thanh niên Phật tử vào thẳng văn phòng Quản đốc yêu cầu ông thay đổi chương trình phát thanh bằng phát đi cuộn băng mà họ đã thu buổi lễ ban sáng với bài thuyết pháp của Thượng Tọa Trí Quang. Oâng Ngô Ganh từ chối vì ông chỉ được phép cho truyền thanh những cuộn băng nào đã được kiểm duyệt. Khi đám đông tràn vào sân Đài, ông gọi điện thoại cầu cứu với Thiếu tá Đặng Sỹ, Phó Tỉnh trưởng Nội an. Sau khi nhận lịnh giải tán từ cấp trên, Thiếu tá Sỹ tập họỉỉp các đơn vị thi hành lịnh tại sân tiểu khu và giải thích cho quân nhân các cấp rõ về lệnh dùng súng Garant và lựu đạn MK3. Đây là lựu đạn thuộc loại huấn luyện có mục đích làm cho tân binh quen với tiếng nổ, cũng dùng khi tấn công địch nhưng không có tác dụng giết người và, nếu đứng gần chỗ nổ, có thể bị chói tai và bị thương nhẹ. Đại úy Lê Nguyên Phu, Tiểu khu phó, nhắc chỉ ném MK3 nơi không có người như vào bãi cỏ hay gốc cây.
Nhận lịnh từ thượng cấp, các sĩ quan hiện diện đều đồng ý là phải hết sức thận trọng vì đây là vấn đề thuộc phạm vi tôn giáo, dù có giải tán một cách êm đẹp cũng vẫn bị mang tiếng là đàn áp. Trong lúc họ bàn thảo kế hoạch đối phó thì Đài Phát thanh đang lâm nguy trầm trọng do gạch đá bị đám đông ném, bay vun vút vào. Từ Đà Nẵng, Thiếu tướng Nghiêm gọi điện thoại hỏi tình hình và ra lệnh cho ông Sỹ: ‘Việc đã gấp rồi giải tán thì giải tán ngay đi’. Oâng Sỹ, sau hai đợt giải tán bằng xe phun nước và Quạn cảnh cùng Cảnh sát vô hiệu, đã cho 2 trung đội lính tiến theo đội hình ngang với ba xe phóng thanh kêu gọi đồng bào giải tán, gạch đá tung cùng hàng ngàn tiếng la ó, đả đảo, hoan hô. Tỉnh trưởng Đẳng yêu cầu Thượng tọa Trí Quang : « Thầy dùng micro, Thầy nói dùm như thế này nguy hiểm quá ». Thầy ngần ngại: « Bây giờ tôi phải nói với Phật tử sao đây? » Đám đông vẫn tiến vào Đài. Thầy Trí Quang đứng ở cửa Đài và nói : « Phật tử cứ bình tĩnh, mọi việc Thầy đang tìm cách giải quyết »… Nhưng vô hiệu.
Thiếu tá Sỹ đi trên xe cơ giới đang tiến vào Đài khoảng 50 thước thì bổng có một tiếng nổ kinh hồn và tiếp theo một tiếng nổ khác. Lúc ấy lối 22 giờ 30. Một cận vệ ông la lớn ‘Nổ ! Thiếu tá coi chừng Việt cộng’. Theo các sĩ quan ở gần Đài thì tiếng nổ làm rung chuyển tất cả và ánh sáng từ phía nổ phát ra một tia sét mà họ đều chưa nghe thấy một tiếng nổ nào lạ tai như vậy. Cảnh tượng trở nên vô cùng hỗn loạn và kinh hoàng. Đồng bào xô đẩy nhau tìm đường thoát thân trong tiếng khóc kêu la… Tám người tử thương, không xác chết nào được toàn thây do sức hơi (soufflement) ép, chứ không bởi mảnh (écletements).
Không tìm được thủ phạm : chính quyền nghi Việt cộng ; Phật giáo buộc tội chính quyền và Hoa kỳ buộc chính phủ phải thỏa mãn 5 đòi hỏi của Phật giáo. Vì Đại sứ Nolting đang nghỉ phép, nên xử lý thường vụ William Trueheart phúc trình, ngày 11.06.1963, về Bạch ốc : 1. Không có dấu hiệu là các lãnh đạo Phật giáo bị ảnh hưởng cộng sản ; 2. Họ xử dụng báo chí ngoại quốc cho cuộc đấu tranh và một số trong họ hy vọng lật đổ chính quyền ; 3. Vẫn còn cơ may Tổng thống Diệm sẽ giải quyết thỏa đáng vấn đề Phật giáo.
Cùng ngày phúc trình được gởi đi, Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu, một thành công tuyệt vời để báo chí và truyền hình Mỹ, rồi dư luận và, cuối cùng, chính quyền Hoa kỳ kết luận : tại Việt Nam, Phật giáo đang bị bách hại. Lúc xảy ra vụ tự thiêu, Tổng thống Ngô Đình Diệm cùng nội các, Chủ tịch Quốc hội và ngoại giao đoàn hiệp dâng Thánh Lễ cầu hồn cho Đức Thánh Cha Gioan XXIII tại Vương cung Thánh đường do Đức Cha Phao lô Nguyễn Văn Bình chủ lễ. Thánh Lễ vừa tan, Bộ trưởng Nội vụ Bùi Văn Lương đến bên ông Diệm để báo tin vụ tự thiêu. Tổng thống khựng lại, mặt biến sắc nói ‘có gì mà phải làm như vậy’. Theo giới thân cận xác nhận thái độ Tổng thống lúc đó thật bàng hoàng, đau xót… Là một Kitô hữu đạo đức, Giáo lý Công Giáo không cho phép tự hủy mình, ông thấy mình có phần trách nhiệm.
Trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 1971, ông Dương Văn Minh tranh cử chống Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và vấn đề ông Diệm chết được đặt ra. Khi được phỏng vấn, ông Minh tuyên bố ông Thiệu phải chịu trách nhiệm về cái chêát của anh em ông Diệm : « Thiệu, lúc đó là một đại tá tham gia cuộc đảo chánh, đã không đem quân vào dinh Tổng thống đúng thời điểm để ngăn chận họ trốn thoát ». Nếu hai ông bị bắt giữ ngay trong dinh Gia Long, họ đã không bị giết. Đồng thời, một quyển sách tựa đề ‘Làm Thế nào để Giết một Tổng thống’ http://www.vietnamdefence.info/ttdiembigietrasao8.htm xuất hiện. Đọc trong đó, chúng ta có giải đáp cho những thắc mắc vụ nổ tại Đài Phát Thanh Huế đêm 08.05.1963 :
1./ Thủ phạm mang tên Scott.
Tại phiên tòa xử Thiếu tá Đặng Sỹ ngày 02.06.1964, các chuyên viên quân cụ đã phân tích các loại chất nổ M26 và MK3. Giả thuyết M26 đã bị loại và MK3, dù các thẩm phán đặc biệt lưu ý, nhưng rồi cũng bị loại vì, tuy có thể làm chết người do áp lực của hơi nổ (soufflement) nhưng tác dụng không thể nào đạt tới con số thương vong cao như vậy nhất là ở nơi có khoảng trống.
Năm 1966, Đại úy Scott, cố vấn Tiểu đoàn 1/3 Sư đoàn I Bộ binh, cho biết sự thật. Năm 1965, miền Trung đang sôi động trong ngọn lửa Phật giáo đấu tranh. Nhân một cuộc trò chuyện tình cờ bắt qua chuyện Phật giáo lúc đó, ông Scott nói với Đại úy Bửu đại ý ‘Phật giáo miền Trung sẽ không thành công trong vụ này’ vì không tạo đủ yếu tố để thành công như năm 1963. Tuy có khí giới tinh thần, nhưng không được đồng minh ủng hộ : Hoa kỳ không giúp đỡ Phật giáo nữa. Vụ 1963 thì tôi biết rõ’. Đại úy Bửu hỏi : « Năm 1963, ông ở đâu? ». Scott nói: « Tôi hiểu rõ Phật giáo có thể còn hơn các anh. Tháng 05/63 tôi ở Đà Nẵng và đến Huế một ngày trước khi xảy ra vụ nổ tại Đài Phát thanh Huế. Chỉ người ngây thơ tin Việt cộng gây ra vụ nổ đó. Tội nghiệp cho Thiếu tá Sĩ đang ở tù vì bị kết tội đã đàn áp Phật giáo và làm chết 8 Phật tử. Tiếng nổ của Plastic Việt cộng hay lựu đạn của chính quyền Việt Nam? Đó là một chất nổ đặc biệt của CIA…
2./ Vợ chồng Bác Sĩ Wuff.
Trong cơn hổn loạn sau tiếng nổ kinh hồn tại Đài Phát thanh, một viên chức Mỹ đến hiện trường để lo chụp hình quay phim nhưng bị nhân viên công lực không cho. Vợ chồng Bác sĩ Wuff, người Đức thuộc Đại học Y khoa Huế, xin vào trong Đài để săn sóc nạn nhân nhưng bị từ chối. Ông Wuff đã nhanh tay chụp được mấy tấm hình nạn nhân và vài chiếc xe cơ giới Bảo An đang đậu trước Đài. Đêm đó, họ cắt và ghép những hình này để cho thấy xe cơ giới cán người và, trong nội sáng ngày 09.05.1963, những tấm hình ghép này được gởi về Saigon và mấy ngày sau xuất hiện trên báo chí Tây Đức, Pháp, Mỹ. Một chi tiết cần lưu ý năm 1965, ba Bác sĩ Đức ở Đại học Y khoa Huế kể cả Wuff chụp hình và ráp nối hình đêm 08.05.1963 đều bị an ninh Sư đoàn I thời Tướng Nguyễn Chánh Thi làm Tư lịnh, trong một cuộc hành quân tại khu Nam Đồng Khánh khám phá được tài liệu mật cho biết rằng họ đều là người Đông Đức vượt qua Tây Đức và là những điệp viên cộng sản thuộc loại quốc tế.
Mời đọc thêm. Trong khi làm Thủ tướng, Tướng Nguyễn Khánh muốn làm hài lòng Đại sứ Mỹ Henry Cabot Lodge và Thích Trí Quang đã dùng ‘Tòa án Cách mạng’ để tuyên án tử hình ông Ngô Đình Cẩn cùng Trung úy Phan Quang Đông và cả hai bị xử bắn ngày 09.05.1964. Không thể để ‘bọn lợi dụng cách mạng để đàn áp Công Giáo’ đối với Thiếu tá Đặng Sĩ, ngày 07.06.1964, Khối Công dân Công Giáo đã tổ chức cuộc biểu tình lớn với khoảng cả 100.000 người tại Công trường Lam Sơn. Chiều hôm đó, ông Khánh đã phái Tướng Albert Nguyễn Cao đến gặp Đức Cha Nguyễn Văn Bình, Linh mục Trần Tử Nhãn, Dòng Chúa Cứu Thế, và gia đình Thiếu tá Đặng Sĩ biết : ‘Thiếu tá Đặng Sĩ sẽ không bị tuyên án tử hình và đừng quan tâm đến bản án tòa sẽ tuyên trong ngày mai. Tòa chỉ tuyên án để thỏa mãn những đòi hỏi của Phật giáo mà thôi. Trong một thời gian ngắn, khi tình hình lắng dịu, Đặng Sĩ sẽ được trả tự do’.
Ngoài ra, ngày 24.11.1963, Thiếu tá Đặng Sĩ bị bắt, giải vào Sài gòn giam tại Nha An Ninh Quân Đội. Buổi chiều, Thiếu tướng Đỗ Mậu cho đưa Thiếu tá đến gặp ông và ông nói ‘Anh khai cho ông Ngô Đình Thục đã ra lệnh cho anh đàn áp Phật giáo ở Huế thì anh sẽ được trả tự do’. Ông Sĩ từ chối vì không đúng sự thật. Hôm sau, một Trung úy đã cho ông Sĩ biết ‘nếu đồng ý khai theo ý Thiếu tướng thì sẽ được cho vào làm việc tại Sài Gòn, vẫn mang cấp bậc cũ và còn được cho một chiếc xe Peugeot 203 mới nữa’. Ông Sĩ đề nghị ‘Nếu Thiếu tướng đã chỉ thị rõ ràng như vậy thì xin viết tay ra lệnh cho tôi thì tôi mới thi hành’. Đỗ Mậu viết trên một mảnh giấy nhỏ ‘Lưu ý Đặng Sĩ đừng khai dài dòng, chỉ nói mục đích chính cuộc đàn áp. Hỏi Ngô Đình Thục đã ra lệnh cho y khi nào?’. Sau đó, một Đại úy nhắc lại ‘Theo ý của Thiếu tướng, Thiếu tá chỉ khai một lời duy nhất: Chính ông Ngô Đình Thục đã ra lệnh cho Thiếu tá ngày nào, giờ nào, trực tiếp hay qua trung gian...Chỉ cần viết một trang, rồi ký tên là đủ, không cần dài dòng’. Viết xong, trở về phòng giam, ông Sỹ liên lạc nhờ một người quen ở Nha An ninh Quân Đội để nhờ photocopy chỉ thị viết tay của Đỗ Mậu và đem đến trao cho bà vợ ông Sĩ để trao cho Đức Tổng Giám mục Nguyễn Văn Bình gởi cho Hội đồng Giám mục Hoa kỳ hầu báo cho thẩm quyền Mỹ.
2.* VIỆT NAM : QUỐC GIA ĐÁNG QUAN TÂM.
Đạo luật ‘Tự do Tôn giáo Quốc tế’ (International Religious Freedom Act of 1998) của Hoa kỳ đã được Quốc hội Liên bang thông qua và được Tổng thống ban hành ngày 27.10.1998 với việc thành lập :
1. Chức đại sứ lưu động về Tự do Tôn giáo với Văn phòng Tự do Tôn giáo Quốc tế của Bộ Ngoại giao ;
2. Ủy hội Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa kỳ (USCIRF – United States Commission on International Religious Freedom) là một cơ quan độc lập, hoạt động với ngân quỹ trực tiếp từ Quốc hội, gồm 9 thành viên (3 chỉ định bởi Tổng thống, 3 bởi Thượng Nghị Viện và 3 bởi Viện Dân biểu), có nhiệm vụ nghiên cứu và giám sát các vấn đề tự do tôn giáo quốc tế, được ủy quyền để đi làm nhiệm vụ tìm hiểu thực tế với các nước khác; Phúc trình thường niên tình trạng tự do tôn giáo, tín ngưỡng ở các quốc gia và cung cấp các khuyến nghị chính sách để đảm bảo việc thúc đẩy tự do tín ngưỡng tôn giáo như một phần của chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ.
3. Đối với các quốc gia vi phạm tự do tôn giáo một cách trầm trọng đến mức bị chỉ định là ‘Quốc gia đáng Quan tâm Đặc biệt’ (Country of Particular Concern, CPC) khi có sự đồng ý song song của USCIRF và Đại sứ lưu động về Tự do Tôn giáo.
Ngay từ năm 1999, người Mỹ gốc Việt đã có những cuộc vận động với Chính phủ cũng như các vị dân cử Quốc hội Hoa kỳ hầu có những cải thiện về tình trạng tự do tôn giáo tâi Việt Nam.
Năm 2001, Việt Nam muốn hưởng những điều kiện buôn bán bình thường với Hoa kỳ, nên cần phải có một Hiệp ước Thương mại song phương và Thương ước này đòi hỏi phải có sự phê chuẩn của Quốc hội. Cơ quan này, để rõ sự việc thực thi Tự do Tôn giáo tại Việt Nam trước khi thảo luận, đã tham ý USCIRF. Vì thế, Ủy ban này đã mời nhiều thuyết trình viên nguời Việt lẫn ngoại quốc, trong có Linh mục Nguyễn Văn Lý và Thượng tọa Thích Thái Hòa ở Việt Nam tham gia cuộc điều trần ngày 13.02.2001. Sau phiên điều trần, Ủy ban đưa ra các khuyến cáo giới cầm quyền Việt Nam mà các điểm chính là:
- Quốc hội chỉ chấp thuận Thương ước Việt-Mỹ sau khi đã thông qua nghị quyết đòi Việt Nam phải cải thiện Tự do Tôn giáo,
- Trả tự do cho tất cả những người bị giam cầm và bị quản chế vì lý do tôn giáo,
- Các Tôn giáo được tự do hành động (tự quản lý, đề cử lãnh đạo, phân phối các ấn phẩm tôn giáo), thực hiện các công tác giáo dục, từ thiện, nhân đạo.
Sau đó, Ban Đối thoại về Việt Nam Quốc hội Hoa kỳ lại mời Cha Lý điều trần tại Hạ nghị viện vào ngày 16.05.2001 (giờ Washington). Cha vẫn không thể đến được, Mục sư Kiều tuấn Nam, thay mặt để đọc bản điều trần của Cha. Chỉ vài giờ sau đó, Linh mục Lý bị 600 công an đến bắt khi Cha đang chuẩn bị dâng Thánh Lễ sáng ngày 17.05.2001, khoảng 6 giờ. Ngày 19.10.2001, tòa án ở Huế đã tuyên phạt Cha 15 năm tù và 5 năm quản chế vì phạm tội ‘phá hoại đoàn kết quốc gia’ và ‘không tuân theo lệnh quản chế hành chánh’. Trước áp lực của các quốc gia tây phương và các tổ chức phi chính phủ, Linh mục Lý đã được trả tự do ngày 01.02.2005, nhưng phải bị quản chế tại Nhà Chung Tòa Tổng Giám mục Huế.
Các cuộc vận động vẫn được tiếp diễn và USCIRF đã yêu cầu Bộ Ngoại giao ghi tên Việt Nam vào danh sách các ‘Quốc Gia Đáng Quan Tâm Đặc Biệt’ nhiều lần nhưng thành công…
Năm 2004 là năm có Bầu cử Tổng thống. Ngày 15.09.2004 Ngoại Trưởng Colin Powell chính thức chỉ định Việt Nam vào danh sách này bên cạnh các nước khác : Miến điện, Trung cộng, Iran, Bắc hàn, Sudan, Eritrea và Ả Rập Saudi. Ngày 02.11.2004, kết quả Tổng thống George Bush thắng nhiệm kỳ 2 với 50,73% số phiếu hợp lệ so với 48,27% cho Jonh Kerry rõ rệt hơn năm 2000, chỉ thu được 47,87% so với 48,38% cho Al Gore (hơn nhau về số đại cử tri : Bush 271 và Gore 266).
Đến năm 2006, USCIRF nhận định rằng nhờ bị đặt vào danh sách CPC, nhà nước Việt Nam đã có những cải tiến về Tự do Tôn giáo, nhưng còn nhiều tín hữu vẫn bị bách hại vì niềm tin, như trường hợp một số tín hữu Phật giáo Hòa Hảo hay Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Ngoài ra, Hà nội chưa hực thi đầy đủ những cam kết mà họ đưa ra với phía chính phủ Hoa kỳ hồi tháng 05 năm ngoái. Tuy nhiên, Tổng thống G. Bush cần một quà tặng cho nhà nước Việt Nam khi ông đến Hà nội để dự Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác (APEC - Asia-Pacific Economic Cooperation) ngày 18 và 19.11.2006. Lúc đầu, ông ta tin chắc là Thượng viện lẫn Viện Dân biểu thông qua dễ dàng Quy chế Thương mại Bình thường Vĩnh viễn (Permanent normal trade relations - PNTR) cho Việt Nam cần thiết để gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO. Nhưng cuộc bầu cử bán kỳ ngày 07.11.2006, đảng Dân chủ chiếm đa số tại Viện Dân biểu đã không thông qua dự luật H.R.5602 thiết lập quy chế này. Thất bại vụ PNTR, ông Bush và bà Condoleezza Rice, Ngoại trưởng, phải bỏ tên Việt Nam khỏi danh sách các Quốc gia đáng Quan tâm Đặc biệt (CPC) để làm quà biếu cho Việt cộng.
3.* CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG VỀ TỰ DO TÔN GIÁO.
A./ Đương kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Hoa kỳ.
Sinh ngày 11.12.1943 tại Aurora, Colorado, John Kerry đã nhập ngũ Hải quân Trừ bị năm 1966, và giai đoạn 1968-1969 là sĩ quan thường trực trong 4 tháng trên một duyên tốc đỉnh ở Việt Nam. Trở về Hoa kỳ, Kerry gia nhập Cựu chiến binh chống chiến tranh và ông đóng vai trò là phát ngôn viên toàn quốc Hoa kỳ của một tổ chức chống chiến tranh Việt Nam. Ông đã xuất hiện trước Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Hoa Kỳ nơi ông coi chính sách Hoa kỳ ở Việt Nam là nguyên nhân của ‘các tội ác chiến tranh’. Ông từng là Thượng nghị sĩ liên bang của Massachusetts từ 1985 đến 2013 và là Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện. Kerry là ứng viên Tổng thống đảng Dân chủ trong kỳ bầu cử Tổng thống 2004 nhưng thua Tổng thống George W. Bush. Bộ trưởng Ngoại giao Hoa kỳ thứ 68 từ ngày 01.02.2013 cho đến nay.
Tham gia Phong trào phản chiến tại Mỹ, John Kerry đã đứng về ‘Bên thắng cuộc’ vì :
- đã ngăn chận được sự trợ giúp Hoa kỳ cho người Việt tự do bảo vệ Miền Nam Việt Nam chống Cộng sản xâm lăng;
- đã tin phải giúp kẻ xâm lăng Bắc Việt được Liên xô và Trung cộng ủng hộ để dân tộc Việt Nam mới có dân chủ hơn.
Ngày 28.07.2014, Bộ Ngoại giao Hoa kỳ công bố phúc trình thường niên về tình hình Tự do Tôn giáo thế giới 2013. Bản báo cáo này dành cho Việt Nam nhiều sự dễ dàng vì trong phần dẫn nhập, trước đây tên nước này được nêu lên trong những quốc gia có vi phạm tự do tôn giáo, thì nay không còn nữa. Trong đó, chính quyền Mỹ cho biết là để thúc đẩy nhà nước Việt Nam tôn trọng quyền tự do tôn giáo và hoạt động của các tổ chức tôn giáo, như việc thường xuyên gặp gỡ lãnh đạo các tôn giáo và những người đấu tranh cho tự do tôn giáo. Bộ Ngoại giao thời Kerry báo cáo hoàn toàn sai sự thật khi nói không có giáo dục chủ nghĩa vô thần trong các trường học công vì chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam dựa trên duy vật vô thần bài bác tôn giáo, giới trẻ bị nhồi sọ và phải chấp nhận chủ nghĩa đó. Đi xa hơn nữa, kẻ viết phúc trình còn tưởng tượng về vấn đề tự do thờ phượng của các tù nhân và có trường hợp họ còn được hành xử quyền tự do tôn giáo trong các trại giam, như trường hợp linh mục Nguyễn Văn Lý được phép cử hành thánh lễ và trao bánh thánh cho các bạn đồng tù, trong khi Cha đang bị biệt giam.
Ngày 31.07.2014, sau kết thúc chuyến thăm Việt Nam theo lời mời của chính phủ nước này từ ngày 21 đến 31.07.2014, đã cho phổ biến bản Tuyên bố báo chí 13 trang, ông Heiner Bielefeldt, Báo cáo viên Đặc biệt Liên hiệp quốc về tự do tôn giáo, phê phán việc ông ‘bị giám sát chặt’ bởi công an, và một số người ông muốn gặp bị ‘đe dọa, sách nhiễu’. Tuy nói Việt Nam đã có ‘một số chuyển biến tích cực’, ông tin rằng ‘vi phạm nghiêm trọng… là thực tế’ ở Việt Nam. Từ 28 đến 30.07.2014, dự định đi thăm An Giang, Gia Lai và Kon Tum của đoàn ‘không may đã bị gián đoạn’ : ‘Tôi nhận được những thông tin đáng tin cậy là một số cá nhân tôi muốn gặp đã bị đặt dưới sự theo dõi chặt chẽ, cảnh cáo, đe dọa, sách nhiễu hoặc bị công an ngăn cản việc đi lại. Ngay cả những người đã gặp được tôi cũng không tránh khỏi việc bị công an theo dõi hoặc chất vấn ở một mức độ nhất định’.
Ông cho biết nhiều tôn giáo gia nhập Mặt trận Tổ quốc vì ‘hầu hết các giá trị tôn giáo và lợi ích của Nhà nước trùng nhau’ như về Phật giáo, thái độ ‘phủ nhận các thực hành Phật giáo bên ngoài Giáo Hội Phật giáo Việt Nam, một vài chức sắc trong Giáo Hội này cho biết họ chưa bao giờ nghe thấy các nhóm Phật tử độc lập ở Việt Nam’.
Năm 1963, Bộ Ngoại giao Hoa kỳ cho là chế độ Đệ I Việt Nam Cộng hòa đàn áp Phật giáo trong khi Bản Phúc Trình Liên hiệp quốc về cuộc Điều tra đàn áp Phật giáo đã kết luận :
1)- Tại Việt Nam hoàn toàn không có chính sách kỳ thị áp bức hay khủng bố đối với Phật giáo trên căn bản tôn giáo.
2)- Những người khai báo cho phái đoàn biết về vụ nầy thường là chỉ nghe nói lại và trình bày một cách mơ hồ, tổng quát.
Hiện nay, Báo cáo viên Đặc biệt Liên hiệp quốc cho rằng có vi phạm nghiêm trọng Tự do Tôn giáo thì Bộ Ngoại giao Hoa kỳ cho là quyền Tự do này được ‘đôi khi’ tôn trọng ngay cả trong nhà tù.
Hãy nhớ rằng : ngày 01.04.2014, nhiều tù nhân lương tâm đã ký tên
‘Hộ Bản Kiến Nghị Địi Được Hưởng Quyền Tự Do tơn Giáo Trong Nhà tù Việt Nam’ : http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/fre-reli-in-prison-04052014114859.html
Trước đó, ngày 07.05.2012, nhà báo Tạ Phong Tần nhờ Luật sư Nguyễn Thanh Lương đến Dòng Chúa Cứu Thế Sài gòn để nhờ Cha đến ban Bí tích Xức Dầu Bịnh Nhân vì sức khỏe Chị rất kém sau khi tuyệt thực. Linh mục Chân Tín có đơn yêu cầu nhà cầm quyền cho phép vào trại giam để ban Bí tích theo đòi hỏi tôn giáo của Chị.
Chị Tạ Phong Tần là ai ? Ngày 08.03.2014 lúc 15 giờ, nhân Ngày Quốc Tế Phụ Nữ, Bộ Ngoại giao Hoa kỳ đã tổ chức buổi lễ vinh danh, tại Hội trường Dean Acheson, và trao giải Phụ Nữ Quốc Tế Dũng Cảm cho mười khuôn mặt nữ kiệt xuất thế giới, trong đó có công dân nước Việt, chị Tạ Phong Tần, một tù nhân lương tâm đang thụ án 10 năm tù. Các phụ nữ được vinh hạnh chọn bởi Bộ trưởng Ngoại giao John Kerry, và buổi lễ được thêm phần danh dự với sự hiện diện của Đệ Nhất Phu nhân Hoa kỳ Michelle Obama.
Người luôn ngưỡng mộ và đồng cảm với Tạ Phong Tần, blogger Huỳnh Thục Vy phát biểu : « Em vui mừng và hơi bất ngờ nữa. Một phụ nữ tranh đấu dũng cảm được vinh danh như vậy thì đó là vinh dự không chỉ cho chị Tạ Phong Tần mà còn cho chính em và cho tất cả phụ nữ Việt Nam, đặc biệt những phụ nữ đang bị khó khăn trong sự đàn áp của chính quyền Việt Nam. Điều này có lẽ mang lại niềm an ủi lớn cho chị Tần sau những mất mát những đau khổ mà chị ấy phải gánh chịu trong thời gian qua. Nhân dịp này, em muốn gởi lời chúc sức khỏe đến chị Tạ Phong Tần ».
Còn đối với cô Tạ Khởi Phụng, em ruột Tạ Phong Tần, tin vui đến trong cảnh nhà cô quạnh sau khi mẹ tự thiêu chết và chị vẫn ngồi tù khiến cô không biết bày tỏ điều gì: « Buồn vui lẫn lộn, vui vì chị em được vinh dự đó, nhưng gia đình em giờ đang khổ sở em cũng không biết nói sao. 10 năm tù 5 năm quản chế là 15 năm chứ ít đâu. Em chỉ muốn làm sao cho chị em ra khỏi chỗ đó thôi, mong muốn chị em thoát nạn thôi, ngoài ra em không mong gì hết ».
Hà Minh Thảo
Một nhận xét : Tiếp xúc với công dân Mỹ, những người thành tâm thiện chí, đều đồng quan điểm với chúng ta về tự do tôn giáo về Niềm Tin và Sống Đạo. Tuy nhiên, những vị Dân cử, Hành pháp lẫn Lập pháp, thường khi vì lý do chính trị đảng phái hay thương mãi, đã quên đi những quan niệm cao cả của tự do tôn giáo cần phải được tôn trọng. Sự kiện này, rất tiếc, không phải chỉ xảy ra cho giới Dân cử Hoa kỳ mà cũng được thực hiện bởi những dân cử được tín nhiệm bởi cử tri tại các quốc gia có truyền thống dân chủ lâu đời.
Hành pháp Hoa kỳ đã dành cho mình quyền ‘cho điểm’ việc thực thi Tự do Tôn giáo tại Việt Nam Cộng hòa từ 1963 và toàn nước Việt Nam từ 1975.
1.* KỲ THỊ PHẬT GIÁO NĂM 1963 ?
Do lập trường cương quyết Bảo vệ Chủ quyền Quốc gia, Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã luôn hy sinh để tranh đấu cho sự Độc lập Dân tộc và, ngày 09.05.1961, đã bày tỏ với Phó Tổng Thống Mỹ Johnson đang viếng thăm chính thức Việt Nam rằng quan điểm chính phủ Việt Nam rất biết ơn sự viện trợ quân sự và cố vấn Mỹ. Nhưng, việc gửi Quân đội tác chiến Hoa kỳ đến Việt Nam, ông cương quyết từ chối : ề Nếu quý Vị mang Quân đội Mỹ vào Việt Nam, tôi phải giải thích thế nào đây với dân tộc tôi? Với người Việt, hình ảnh hãi hùng của Quân đội Viễn chinh Pháp còn ghi sâu trong tâm trí họ. Sự hiện diện Quân đội Mỹ sẽ làm cho dân chúng dễ tin những lời tuyên truyền của cộng sản. Sự can thiệp của bất cứ quân đội ngoại quốc nào vào Việt Nam cũng đem lại sự bất lợi cho Việt Nam, vì làm cho cuộc chiến đấu của chúng ta mất chính nghĩaỪ. Tháng 11.1961, Đại sứ Frederick Nolting được yêu cầu từ tòa Bạch ốc gặp Tổng thống Diệm về vấn đề quân chiến đấu Mỹ (được xem như ‘chia sẽ trách nhiệm’. Nhưng, ông Diệm trả lời : « Chắc Đại sứ cũng hiểu, những đề nghị ấy đụng chạm tới vấn đề trách nhiệm của Chính phủ Việt Nam, Việt Nam không muốn là một nước bị bảo hộ (Vietnam does not want to be a protectorate) ».
Mùa Xuân 1962, quân Bắc Việt và Pathet Lào (cộng sản) chiếm căn cứ Nam Tha khiến tình hình Đông Dương trở nên khẩn trương. Tháng 05.1962, Tổng thống Kennedy gởi quân tới Thái Lan để tạm làm chùn bước quân Bắc Việt. Một chính phủ trung lập được thành hình tại Vạn Tượng và hiệp định Genève về Lào được ký kết mà ông Kennedy coi là sẽ đem lại thế quân bình chính trị tại đây và chận bước tiến của cộng sản Bắc Việt và Pathet Lào tại Đông Nam Á. Tổng thống Ngô Đình Diệm cho rằng hiệp định này đe dọa an ninh Việt Nam Cộng hòa và dọa không ký nếu chánh phủ liên hiệp tại Vạn Tượng cam kết sẽ không lập quan hệ ngoại giao với Hà Nội. Oâng chỉ miễn cưỡng ký sau khi nhận được thư ông Kennedy cam đoan ‘Lãnh thổ Lào sẽ không được sử dụng như một căn cứ để can thiệp và khuynh đảo các nước láng giềng’.
Những phản đối từ Tổng thống Ngô Đình Diệm tuy không làm ông Kennedy hài lòng, nhưng đã làm bực bội các cố vấn của ông tại tòa Bạch ốc. Chúng biết bản tính Tổng thống là do dự, thiếu cương quyết và dễ thay đổi ý kiến. Những thất bại tại vịnh Con Heo năm 1962, vụ Lào 1962 và Việt Nam 1963 là những thí dụ. Do đó, khi một đề nghị hay quyết định của Tổng thống Mỹ bị Vị đồng nhiệm Việt Nam chống đối là họ tức tối vì chính họ là những kẻ đã soạn thảo những đề nghị hay quyết định đó. Những kẻ hung hãn nhầt trong họ là Roger Hillsman và Averell Harriman, những tên thực dân không chấp nhận Tổng thống một nước nhận viện trợ của Mỹ lại dám hành động như Nguyên thủ một quốc gia có chủ quyền. Do đó, chúng đi tìm một lý do để đảo chính vị Tổng thống dân cử Việt Nam Cộng hòa và ‘cơ may’ đã đến : Đó là vụ Phật giáo.
Ngày 06.05.1963, Đổng lý văn phòng Phủ Tổng thống Quách Tòng Đức theo chỉ thị của Tổng thống đã gởi công điện số 5159 yêu cầu các địa phương áp dụng quy định không được treo cờ tôn giáo ngoài khuôn viên cơ sở tôn giáo, dù trước đó, cờ Tòa thánh Vatican lẫn cờ Phật giáo được treo tự do. Hôm sau, trong khi Phật tử Huế và Thừa Thiên sửa soạn làm lễ Phật Đản thì cảnh sát đến tận nhà buộc họ hạ cờ Phật giáo. Sau đó, Phật giáo và chính quyền đã đạt được thỏa thuận cho phép treo Phật kỳ trong ngày lễ Phật đảng và những xe thông tin đi loan báo là đồng bào cứ treo cờ như thường lệ. Nhưng lúc đó, bao nhiêu dồn nén trong quần chúng được khơi dậy và họ quyết định sẽ nhân cơ hội này đấu tranh chống chính quyền, đòi quyền bình đẳng tôn giáo và dễ dàng lôi cuốn được mọi Phật tử.
Ngày 08.05.1963, tại lễ Phật đản ở chùa Từ Đàm, Thiếu tướng Lê Văn Nghiêm, Tư lịnh Quân đoàn I và Vùng I Chiến thuật, ông Đại biểu Chính phủ Hồ Đắc Khương, ông Tỉnh trưởng Nguyễn Văn Đẳng đều khăn đóng áo dài đến chùa Từ Đàm dự lễ vừa với tư cách chính quyền vừa với tư cách Phật tử. Trong bài thuyết pháp, Thượng tọa Thích Trí Quang, một vị sư bị các nhà phân tích CIA mô tả là một kẻ mị dân, chống Công Giáo, … lên tiếng công kích chính quyền rất nặng nề và tố cáo sự kỳ thị tôn giáo, bất bình đẳng tôn giáo và có tính cách kêu gọi Phật tử tranh đấu cho Phật Pháp. Lúc 19 giờ 30, Phật tử tụ tập thật đông tại chùa Từ Đàm. Bỗng nhiên ban tổ chức loan báo thay đổi chương trình : thay gì có đốt pháo bông như đã dự định thì mời mọi người đến tập trung tại Đài Phát thanh Huế. Nơi đây, ông Quản đốc Ngô Ganh đang sửa soạn để phát vào lúc 8 giờ 15 chương trình Lễ Phật Đản đã thu thanh trước và đã được kiểm duyệt theo thể lệ chung. Đám đông tập trung quanh Đài Phát thanh. Nhiều Thượng tọa, Đại đức và các thanh niên Phật tử vào thẳng văn phòng Quản đốc yêu cầu ông thay đổi chương trình phát thanh bằng phát đi cuộn băng mà họ đã thu buổi lễ ban sáng với bài thuyết pháp của Thượng Tọa Trí Quang. Oâng Ngô Ganh từ chối vì ông chỉ được phép cho truyền thanh những cuộn băng nào đã được kiểm duyệt. Khi đám đông tràn vào sân Đài, ông gọi điện thoại cầu cứu với Thiếu tá Đặng Sỹ, Phó Tỉnh trưởng Nội an. Sau khi nhận lịnh giải tán từ cấp trên, Thiếu tá Sỹ tập họỉỉp các đơn vị thi hành lịnh tại sân tiểu khu và giải thích cho quân nhân các cấp rõ về lệnh dùng súng Garant và lựu đạn MK3. Đây là lựu đạn thuộc loại huấn luyện có mục đích làm cho tân binh quen với tiếng nổ, cũng dùng khi tấn công địch nhưng không có tác dụng giết người và, nếu đứng gần chỗ nổ, có thể bị chói tai và bị thương nhẹ. Đại úy Lê Nguyên Phu, Tiểu khu phó, nhắc chỉ ném MK3 nơi không có người như vào bãi cỏ hay gốc cây.
Nhận lịnh từ thượng cấp, các sĩ quan hiện diện đều đồng ý là phải hết sức thận trọng vì đây là vấn đề thuộc phạm vi tôn giáo, dù có giải tán một cách êm đẹp cũng vẫn bị mang tiếng là đàn áp. Trong lúc họ bàn thảo kế hoạch đối phó thì Đài Phát thanh đang lâm nguy trầm trọng do gạch đá bị đám đông ném, bay vun vút vào. Từ Đà Nẵng, Thiếu tướng Nghiêm gọi điện thoại hỏi tình hình và ra lệnh cho ông Sỹ: ‘Việc đã gấp rồi giải tán thì giải tán ngay đi’. Oâng Sỹ, sau hai đợt giải tán bằng xe phun nước và Quạn cảnh cùng Cảnh sát vô hiệu, đã cho 2 trung đội lính tiến theo đội hình ngang với ba xe phóng thanh kêu gọi đồng bào giải tán, gạch đá tung cùng hàng ngàn tiếng la ó, đả đảo, hoan hô. Tỉnh trưởng Đẳng yêu cầu Thượng tọa Trí Quang : « Thầy dùng micro, Thầy nói dùm như thế này nguy hiểm quá ». Thầy ngần ngại: « Bây giờ tôi phải nói với Phật tử sao đây? » Đám đông vẫn tiến vào Đài. Thầy Trí Quang đứng ở cửa Đài và nói : « Phật tử cứ bình tĩnh, mọi việc Thầy đang tìm cách giải quyết »… Nhưng vô hiệu.
Thiếu tá Sỹ đi trên xe cơ giới đang tiến vào Đài khoảng 50 thước thì bổng có một tiếng nổ kinh hồn và tiếp theo một tiếng nổ khác. Lúc ấy lối 22 giờ 30. Một cận vệ ông la lớn ‘Nổ ! Thiếu tá coi chừng Việt cộng’. Theo các sĩ quan ở gần Đài thì tiếng nổ làm rung chuyển tất cả và ánh sáng từ phía nổ phát ra một tia sét mà họ đều chưa nghe thấy một tiếng nổ nào lạ tai như vậy. Cảnh tượng trở nên vô cùng hỗn loạn và kinh hoàng. Đồng bào xô đẩy nhau tìm đường thoát thân trong tiếng khóc kêu la… Tám người tử thương, không xác chết nào được toàn thây do sức hơi (soufflement) ép, chứ không bởi mảnh (écletements).
Không tìm được thủ phạm : chính quyền nghi Việt cộng ; Phật giáo buộc tội chính quyền và Hoa kỳ buộc chính phủ phải thỏa mãn 5 đòi hỏi của Phật giáo. Vì Đại sứ Nolting đang nghỉ phép, nên xử lý thường vụ William Trueheart phúc trình, ngày 11.06.1963, về Bạch ốc : 1. Không có dấu hiệu là các lãnh đạo Phật giáo bị ảnh hưởng cộng sản ; 2. Họ xử dụng báo chí ngoại quốc cho cuộc đấu tranh và một số trong họ hy vọng lật đổ chính quyền ; 3. Vẫn còn cơ may Tổng thống Diệm sẽ giải quyết thỏa đáng vấn đề Phật giáo.
Cùng ngày phúc trình được gởi đi, Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu, một thành công tuyệt vời để báo chí và truyền hình Mỹ, rồi dư luận và, cuối cùng, chính quyền Hoa kỳ kết luận : tại Việt Nam, Phật giáo đang bị bách hại. Lúc xảy ra vụ tự thiêu, Tổng thống Ngô Đình Diệm cùng nội các, Chủ tịch Quốc hội và ngoại giao đoàn hiệp dâng Thánh Lễ cầu hồn cho Đức Thánh Cha Gioan XXIII tại Vương cung Thánh đường do Đức Cha Phao lô Nguyễn Văn Bình chủ lễ. Thánh Lễ vừa tan, Bộ trưởng Nội vụ Bùi Văn Lương đến bên ông Diệm để báo tin vụ tự thiêu. Tổng thống khựng lại, mặt biến sắc nói ‘có gì mà phải làm như vậy’. Theo giới thân cận xác nhận thái độ Tổng thống lúc đó thật bàng hoàng, đau xót… Là một Kitô hữu đạo đức, Giáo lý Công Giáo không cho phép tự hủy mình, ông thấy mình có phần trách nhiệm.
Trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 1971, ông Dương Văn Minh tranh cử chống Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và vấn đề ông Diệm chết được đặt ra. Khi được phỏng vấn, ông Minh tuyên bố ông Thiệu phải chịu trách nhiệm về cái chêát của anh em ông Diệm : « Thiệu, lúc đó là một đại tá tham gia cuộc đảo chánh, đã không đem quân vào dinh Tổng thống đúng thời điểm để ngăn chận họ trốn thoát ». Nếu hai ông bị bắt giữ ngay trong dinh Gia Long, họ đã không bị giết. Đồng thời, một quyển sách tựa đề ‘Làm Thế nào để Giết một Tổng thống’ http://www.vietnamdefence.info/ttdiembigietrasao8.htm xuất hiện. Đọc trong đó, chúng ta có giải đáp cho những thắc mắc vụ nổ tại Đài Phát Thanh Huế đêm 08.05.1963 :
1./ Thủ phạm mang tên Scott.
Tại phiên tòa xử Thiếu tá Đặng Sỹ ngày 02.06.1964, các chuyên viên quân cụ đã phân tích các loại chất nổ M26 và MK3. Giả thuyết M26 đã bị loại và MK3, dù các thẩm phán đặc biệt lưu ý, nhưng rồi cũng bị loại vì, tuy có thể làm chết người do áp lực của hơi nổ (soufflement) nhưng tác dụng không thể nào đạt tới con số thương vong cao như vậy nhất là ở nơi có khoảng trống.
Năm 1966, Đại úy Scott, cố vấn Tiểu đoàn 1/3 Sư đoàn I Bộ binh, cho biết sự thật. Năm 1965, miền Trung đang sôi động trong ngọn lửa Phật giáo đấu tranh. Nhân một cuộc trò chuyện tình cờ bắt qua chuyện Phật giáo lúc đó, ông Scott nói với Đại úy Bửu đại ý ‘Phật giáo miền Trung sẽ không thành công trong vụ này’ vì không tạo đủ yếu tố để thành công như năm 1963. Tuy có khí giới tinh thần, nhưng không được đồng minh ủng hộ : Hoa kỳ không giúp đỡ Phật giáo nữa. Vụ 1963 thì tôi biết rõ’. Đại úy Bửu hỏi : « Năm 1963, ông ở đâu? ». Scott nói: « Tôi hiểu rõ Phật giáo có thể còn hơn các anh. Tháng 05/63 tôi ở Đà Nẵng và đến Huế một ngày trước khi xảy ra vụ nổ tại Đài Phát thanh Huế. Chỉ người ngây thơ tin Việt cộng gây ra vụ nổ đó. Tội nghiệp cho Thiếu tá Sĩ đang ở tù vì bị kết tội đã đàn áp Phật giáo và làm chết 8 Phật tử. Tiếng nổ của Plastic Việt cộng hay lựu đạn của chính quyền Việt Nam? Đó là một chất nổ đặc biệt của CIA…
2./ Vợ chồng Bác Sĩ Wuff.
Trong cơn hổn loạn sau tiếng nổ kinh hồn tại Đài Phát thanh, một viên chức Mỹ đến hiện trường để lo chụp hình quay phim nhưng bị nhân viên công lực không cho. Vợ chồng Bác sĩ Wuff, người Đức thuộc Đại học Y khoa Huế, xin vào trong Đài để săn sóc nạn nhân nhưng bị từ chối. Ông Wuff đã nhanh tay chụp được mấy tấm hình nạn nhân và vài chiếc xe cơ giới Bảo An đang đậu trước Đài. Đêm đó, họ cắt và ghép những hình này để cho thấy xe cơ giới cán người và, trong nội sáng ngày 09.05.1963, những tấm hình ghép này được gởi về Saigon và mấy ngày sau xuất hiện trên báo chí Tây Đức, Pháp, Mỹ. Một chi tiết cần lưu ý năm 1965, ba Bác sĩ Đức ở Đại học Y khoa Huế kể cả Wuff chụp hình và ráp nối hình đêm 08.05.1963 đều bị an ninh Sư đoàn I thời Tướng Nguyễn Chánh Thi làm Tư lịnh, trong một cuộc hành quân tại khu Nam Đồng Khánh khám phá được tài liệu mật cho biết rằng họ đều là người Đông Đức vượt qua Tây Đức và là những điệp viên cộng sản thuộc loại quốc tế.
Mời đọc thêm. Trong khi làm Thủ tướng, Tướng Nguyễn Khánh muốn làm hài lòng Đại sứ Mỹ Henry Cabot Lodge và Thích Trí Quang đã dùng ‘Tòa án Cách mạng’ để tuyên án tử hình ông Ngô Đình Cẩn cùng Trung úy Phan Quang Đông và cả hai bị xử bắn ngày 09.05.1964. Không thể để ‘bọn lợi dụng cách mạng để đàn áp Công Giáo’ đối với Thiếu tá Đặng Sĩ, ngày 07.06.1964, Khối Công dân Công Giáo đã tổ chức cuộc biểu tình lớn với khoảng cả 100.000 người tại Công trường Lam Sơn. Chiều hôm đó, ông Khánh đã phái Tướng Albert Nguyễn Cao đến gặp Đức Cha Nguyễn Văn Bình, Linh mục Trần Tử Nhãn, Dòng Chúa Cứu Thế, và gia đình Thiếu tá Đặng Sĩ biết : ‘Thiếu tá Đặng Sĩ sẽ không bị tuyên án tử hình và đừng quan tâm đến bản án tòa sẽ tuyên trong ngày mai. Tòa chỉ tuyên án để thỏa mãn những đòi hỏi của Phật giáo mà thôi. Trong một thời gian ngắn, khi tình hình lắng dịu, Đặng Sĩ sẽ được trả tự do’.
Ngoài ra, ngày 24.11.1963, Thiếu tá Đặng Sĩ bị bắt, giải vào Sài gòn giam tại Nha An Ninh Quân Đội. Buổi chiều, Thiếu tướng Đỗ Mậu cho đưa Thiếu tá đến gặp ông và ông nói ‘Anh khai cho ông Ngô Đình Thục đã ra lệnh cho anh đàn áp Phật giáo ở Huế thì anh sẽ được trả tự do’. Ông Sĩ từ chối vì không đúng sự thật. Hôm sau, một Trung úy đã cho ông Sĩ biết ‘nếu đồng ý khai theo ý Thiếu tướng thì sẽ được cho vào làm việc tại Sài Gòn, vẫn mang cấp bậc cũ và còn được cho một chiếc xe Peugeot 203 mới nữa’. Ông Sĩ đề nghị ‘Nếu Thiếu tướng đã chỉ thị rõ ràng như vậy thì xin viết tay ra lệnh cho tôi thì tôi mới thi hành’. Đỗ Mậu viết trên một mảnh giấy nhỏ ‘Lưu ý Đặng Sĩ đừng khai dài dòng, chỉ nói mục đích chính cuộc đàn áp. Hỏi Ngô Đình Thục đã ra lệnh cho y khi nào?’. Sau đó, một Đại úy nhắc lại ‘Theo ý của Thiếu tướng, Thiếu tá chỉ khai một lời duy nhất: Chính ông Ngô Đình Thục đã ra lệnh cho Thiếu tá ngày nào, giờ nào, trực tiếp hay qua trung gian...Chỉ cần viết một trang, rồi ký tên là đủ, không cần dài dòng’. Viết xong, trở về phòng giam, ông Sỹ liên lạc nhờ một người quen ở Nha An ninh Quân Đội để nhờ photocopy chỉ thị viết tay của Đỗ Mậu và đem đến trao cho bà vợ ông Sĩ để trao cho Đức Tổng Giám mục Nguyễn Văn Bình gởi cho Hội đồng Giám mục Hoa kỳ hầu báo cho thẩm quyền Mỹ.
2.* VIỆT NAM : QUỐC GIA ĐÁNG QUAN TÂM.
Đạo luật ‘Tự do Tôn giáo Quốc tế’ (International Religious Freedom Act of 1998) của Hoa kỳ đã được Quốc hội Liên bang thông qua và được Tổng thống ban hành ngày 27.10.1998 với việc thành lập :
1. Chức đại sứ lưu động về Tự do Tôn giáo với Văn phòng Tự do Tôn giáo Quốc tế của Bộ Ngoại giao ;
2. Ủy hội Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa kỳ (USCIRF – United States Commission on International Religious Freedom) là một cơ quan độc lập, hoạt động với ngân quỹ trực tiếp từ Quốc hội, gồm 9 thành viên (3 chỉ định bởi Tổng thống, 3 bởi Thượng Nghị Viện và 3 bởi Viện Dân biểu), có nhiệm vụ nghiên cứu và giám sát các vấn đề tự do tôn giáo quốc tế, được ủy quyền để đi làm nhiệm vụ tìm hiểu thực tế với các nước khác; Phúc trình thường niên tình trạng tự do tôn giáo, tín ngưỡng ở các quốc gia và cung cấp các khuyến nghị chính sách để đảm bảo việc thúc đẩy tự do tín ngưỡng tôn giáo như một phần của chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ.
3. Đối với các quốc gia vi phạm tự do tôn giáo một cách trầm trọng đến mức bị chỉ định là ‘Quốc gia đáng Quan tâm Đặc biệt’ (Country of Particular Concern, CPC) khi có sự đồng ý song song của USCIRF và Đại sứ lưu động về Tự do Tôn giáo.
Ngay từ năm 1999, người Mỹ gốc Việt đã có những cuộc vận động với Chính phủ cũng như các vị dân cử Quốc hội Hoa kỳ hầu có những cải thiện về tình trạng tự do tôn giáo tâi Việt Nam.
Năm 2001, Việt Nam muốn hưởng những điều kiện buôn bán bình thường với Hoa kỳ, nên cần phải có một Hiệp ước Thương mại song phương và Thương ước này đòi hỏi phải có sự phê chuẩn của Quốc hội. Cơ quan này, để rõ sự việc thực thi Tự do Tôn giáo tại Việt Nam trước khi thảo luận, đã tham ý USCIRF. Vì thế, Ủy ban này đã mời nhiều thuyết trình viên nguời Việt lẫn ngoại quốc, trong có Linh mục Nguyễn Văn Lý và Thượng tọa Thích Thái Hòa ở Việt Nam tham gia cuộc điều trần ngày 13.02.2001. Sau phiên điều trần, Ủy ban đưa ra các khuyến cáo giới cầm quyền Việt Nam mà các điểm chính là:
- Quốc hội chỉ chấp thuận Thương ước Việt-Mỹ sau khi đã thông qua nghị quyết đòi Việt Nam phải cải thiện Tự do Tôn giáo,
- Trả tự do cho tất cả những người bị giam cầm và bị quản chế vì lý do tôn giáo,
- Các Tôn giáo được tự do hành động (tự quản lý, đề cử lãnh đạo, phân phối các ấn phẩm tôn giáo), thực hiện các công tác giáo dục, từ thiện, nhân đạo.
Sau đó, Ban Đối thoại về Việt Nam Quốc hội Hoa kỳ lại mời Cha Lý điều trần tại Hạ nghị viện vào ngày 16.05.2001 (giờ Washington). Cha vẫn không thể đến được, Mục sư Kiều tuấn Nam, thay mặt để đọc bản điều trần của Cha. Chỉ vài giờ sau đó, Linh mục Lý bị 600 công an đến bắt khi Cha đang chuẩn bị dâng Thánh Lễ sáng ngày 17.05.2001, khoảng 6 giờ. Ngày 19.10.2001, tòa án ở Huế đã tuyên phạt Cha 15 năm tù và 5 năm quản chế vì phạm tội ‘phá hoại đoàn kết quốc gia’ và ‘không tuân theo lệnh quản chế hành chánh’. Trước áp lực của các quốc gia tây phương và các tổ chức phi chính phủ, Linh mục Lý đã được trả tự do ngày 01.02.2005, nhưng phải bị quản chế tại Nhà Chung Tòa Tổng Giám mục Huế.
Các cuộc vận động vẫn được tiếp diễn và USCIRF đã yêu cầu Bộ Ngoại giao ghi tên Việt Nam vào danh sách các ‘Quốc Gia Đáng Quan Tâm Đặc Biệt’ nhiều lần nhưng thành công…
Năm 2004 là năm có Bầu cử Tổng thống. Ngày 15.09.2004 Ngoại Trưởng Colin Powell chính thức chỉ định Việt Nam vào danh sách này bên cạnh các nước khác : Miến điện, Trung cộng, Iran, Bắc hàn, Sudan, Eritrea và Ả Rập Saudi. Ngày 02.11.2004, kết quả Tổng thống George Bush thắng nhiệm kỳ 2 với 50,73% số phiếu hợp lệ so với 48,27% cho Jonh Kerry rõ rệt hơn năm 2000, chỉ thu được 47,87% so với 48,38% cho Al Gore (hơn nhau về số đại cử tri : Bush 271 và Gore 266).
Đến năm 2006, USCIRF nhận định rằng nhờ bị đặt vào danh sách CPC, nhà nước Việt Nam đã có những cải tiến về Tự do Tôn giáo, nhưng còn nhiều tín hữu vẫn bị bách hại vì niềm tin, như trường hợp một số tín hữu Phật giáo Hòa Hảo hay Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Ngoài ra, Hà nội chưa hực thi đầy đủ những cam kết mà họ đưa ra với phía chính phủ Hoa kỳ hồi tháng 05 năm ngoái. Tuy nhiên, Tổng thống G. Bush cần một quà tặng cho nhà nước Việt Nam khi ông đến Hà nội để dự Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác (APEC - Asia-Pacific Economic Cooperation) ngày 18 và 19.11.2006. Lúc đầu, ông ta tin chắc là Thượng viện lẫn Viện Dân biểu thông qua dễ dàng Quy chế Thương mại Bình thường Vĩnh viễn (Permanent normal trade relations - PNTR) cho Việt Nam cần thiết để gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO. Nhưng cuộc bầu cử bán kỳ ngày 07.11.2006, đảng Dân chủ chiếm đa số tại Viện Dân biểu đã không thông qua dự luật H.R.5602 thiết lập quy chế này. Thất bại vụ PNTR, ông Bush và bà Condoleezza Rice, Ngoại trưởng, phải bỏ tên Việt Nam khỏi danh sách các Quốc gia đáng Quan tâm Đặc biệt (CPC) để làm quà biếu cho Việt cộng.
3.* CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG VỀ TỰ DO TÔN GIÁO.
A./ Đương kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Hoa kỳ.
Sinh ngày 11.12.1943 tại Aurora, Colorado, John Kerry đã nhập ngũ Hải quân Trừ bị năm 1966, và giai đoạn 1968-1969 là sĩ quan thường trực trong 4 tháng trên một duyên tốc đỉnh ở Việt Nam. Trở về Hoa kỳ, Kerry gia nhập Cựu chiến binh chống chiến tranh và ông đóng vai trò là phát ngôn viên toàn quốc Hoa kỳ của một tổ chức chống chiến tranh Việt Nam. Ông đã xuất hiện trước Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Hoa Kỳ nơi ông coi chính sách Hoa kỳ ở Việt Nam là nguyên nhân của ‘các tội ác chiến tranh’. Ông từng là Thượng nghị sĩ liên bang của Massachusetts từ 1985 đến 2013 và là Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện. Kerry là ứng viên Tổng thống đảng Dân chủ trong kỳ bầu cử Tổng thống 2004 nhưng thua Tổng thống George W. Bush. Bộ trưởng Ngoại giao Hoa kỳ thứ 68 từ ngày 01.02.2013 cho đến nay.
Tham gia Phong trào phản chiến tại Mỹ, John Kerry đã đứng về ‘Bên thắng cuộc’ vì :
- đã ngăn chận được sự trợ giúp Hoa kỳ cho người Việt tự do bảo vệ Miền Nam Việt Nam chống Cộng sản xâm lăng;
- đã tin phải giúp kẻ xâm lăng Bắc Việt được Liên xô và Trung cộng ủng hộ để dân tộc Việt Nam mới có dân chủ hơn.
Ngày 28.07.2014, Bộ Ngoại giao Hoa kỳ công bố phúc trình thường niên về tình hình Tự do Tôn giáo thế giới 2013. Bản báo cáo này dành cho Việt Nam nhiều sự dễ dàng vì trong phần dẫn nhập, trước đây tên nước này được nêu lên trong những quốc gia có vi phạm tự do tôn giáo, thì nay không còn nữa. Trong đó, chính quyền Mỹ cho biết là để thúc đẩy nhà nước Việt Nam tôn trọng quyền tự do tôn giáo và hoạt động của các tổ chức tôn giáo, như việc thường xuyên gặp gỡ lãnh đạo các tôn giáo và những người đấu tranh cho tự do tôn giáo. Bộ Ngoại giao thời Kerry báo cáo hoàn toàn sai sự thật khi nói không có giáo dục chủ nghĩa vô thần trong các trường học công vì chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam dựa trên duy vật vô thần bài bác tôn giáo, giới trẻ bị nhồi sọ và phải chấp nhận chủ nghĩa đó. Đi xa hơn nữa, kẻ viết phúc trình còn tưởng tượng về vấn đề tự do thờ phượng của các tù nhân và có trường hợp họ còn được hành xử quyền tự do tôn giáo trong các trại giam, như trường hợp linh mục Nguyễn Văn Lý được phép cử hành thánh lễ và trao bánh thánh cho các bạn đồng tù, trong khi Cha đang bị biệt giam.
Ngày 31.07.2014, sau kết thúc chuyến thăm Việt Nam theo lời mời của chính phủ nước này từ ngày 21 đến 31.07.2014, đã cho phổ biến bản Tuyên bố báo chí 13 trang, ông Heiner Bielefeldt, Báo cáo viên Đặc biệt Liên hiệp quốc về tự do tôn giáo, phê phán việc ông ‘bị giám sát chặt’ bởi công an, và một số người ông muốn gặp bị ‘đe dọa, sách nhiễu’. Tuy nói Việt Nam đã có ‘một số chuyển biến tích cực’, ông tin rằng ‘vi phạm nghiêm trọng… là thực tế’ ở Việt Nam. Từ 28 đến 30.07.2014, dự định đi thăm An Giang, Gia Lai và Kon Tum của đoàn ‘không may đã bị gián đoạn’ : ‘Tôi nhận được những thông tin đáng tin cậy là một số cá nhân tôi muốn gặp đã bị đặt dưới sự theo dõi chặt chẽ, cảnh cáo, đe dọa, sách nhiễu hoặc bị công an ngăn cản việc đi lại. Ngay cả những người đã gặp được tôi cũng không tránh khỏi việc bị công an theo dõi hoặc chất vấn ở một mức độ nhất định’.
Ông cho biết nhiều tôn giáo gia nhập Mặt trận Tổ quốc vì ‘hầu hết các giá trị tôn giáo và lợi ích của Nhà nước trùng nhau’ như về Phật giáo, thái độ ‘phủ nhận các thực hành Phật giáo bên ngoài Giáo Hội Phật giáo Việt Nam, một vài chức sắc trong Giáo Hội này cho biết họ chưa bao giờ nghe thấy các nhóm Phật tử độc lập ở Việt Nam’.
Năm 1963, Bộ Ngoại giao Hoa kỳ cho là chế độ Đệ I Việt Nam Cộng hòa đàn áp Phật giáo trong khi Bản Phúc Trình Liên hiệp quốc về cuộc Điều tra đàn áp Phật giáo đã kết luận :
1)- Tại Việt Nam hoàn toàn không có chính sách kỳ thị áp bức hay khủng bố đối với Phật giáo trên căn bản tôn giáo.
2)- Những người khai báo cho phái đoàn biết về vụ nầy thường là chỉ nghe nói lại và trình bày một cách mơ hồ, tổng quát.
Hiện nay, Báo cáo viên Đặc biệt Liên hiệp quốc cho rằng có vi phạm nghiêm trọng Tự do Tôn giáo thì Bộ Ngoại giao Hoa kỳ cho là quyền Tự do này được ‘đôi khi’ tôn trọng ngay cả trong nhà tù.
Hãy nhớ rằng : ngày 01.04.2014, nhiều tù nhân lương tâm đã ký tên
‘Hộ Bản Kiến Nghị Địi Được Hưởng Quyền Tự Do tơn Giáo Trong Nhà tù Việt Nam’ : http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/fre-reli-in-prison-04052014114859.html
Trước đó, ngày 07.05.2012, nhà báo Tạ Phong Tần nhờ Luật sư Nguyễn Thanh Lương đến Dòng Chúa Cứu Thế Sài gòn để nhờ Cha đến ban Bí tích Xức Dầu Bịnh Nhân vì sức khỏe Chị rất kém sau khi tuyệt thực. Linh mục Chân Tín có đơn yêu cầu nhà cầm quyền cho phép vào trại giam để ban Bí tích theo đòi hỏi tôn giáo của Chị.
Chị Tạ Phong Tần là ai ? Ngày 08.03.2014 lúc 15 giờ, nhân Ngày Quốc Tế Phụ Nữ, Bộ Ngoại giao Hoa kỳ đã tổ chức buổi lễ vinh danh, tại Hội trường Dean Acheson, và trao giải Phụ Nữ Quốc Tế Dũng Cảm cho mười khuôn mặt nữ kiệt xuất thế giới, trong đó có công dân nước Việt, chị Tạ Phong Tần, một tù nhân lương tâm đang thụ án 10 năm tù. Các phụ nữ được vinh hạnh chọn bởi Bộ trưởng Ngoại giao John Kerry, và buổi lễ được thêm phần danh dự với sự hiện diện của Đệ Nhất Phu nhân Hoa kỳ Michelle Obama.
Người luôn ngưỡng mộ và đồng cảm với Tạ Phong Tần, blogger Huỳnh Thục Vy phát biểu : « Em vui mừng và hơi bất ngờ nữa. Một phụ nữ tranh đấu dũng cảm được vinh danh như vậy thì đó là vinh dự không chỉ cho chị Tạ Phong Tần mà còn cho chính em và cho tất cả phụ nữ Việt Nam, đặc biệt những phụ nữ đang bị khó khăn trong sự đàn áp của chính quyền Việt Nam. Điều này có lẽ mang lại niềm an ủi lớn cho chị Tần sau những mất mát những đau khổ mà chị ấy phải gánh chịu trong thời gian qua. Nhân dịp này, em muốn gởi lời chúc sức khỏe đến chị Tạ Phong Tần ».
Còn đối với cô Tạ Khởi Phụng, em ruột Tạ Phong Tần, tin vui đến trong cảnh nhà cô quạnh sau khi mẹ tự thiêu chết và chị vẫn ngồi tù khiến cô không biết bày tỏ điều gì: « Buồn vui lẫn lộn, vui vì chị em được vinh dự đó, nhưng gia đình em giờ đang khổ sở em cũng không biết nói sao. 10 năm tù 5 năm quản chế là 15 năm chứ ít đâu. Em chỉ muốn làm sao cho chị em ra khỏi chỗ đó thôi, mong muốn chị em thoát nạn thôi, ngoài ra em không mong gì hết ».
Hà Minh Thảo
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Các tín hữu có buộc làm dấu Thánh giá kép trước bài Tin Mừng không?
Nguyễn Trọng Đa
09:02 27/08/2014
Giải đáp phụng vụ: Các tín hữu có buộc làm dấu Thánh giá kép trước bài Tin Mừng không?
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Mới đây tôi đã nghe rằng một số cộng đoàn tu sĩ, chẳng hạn Dòng Cát Minh, không làm dấu Thánh giá kép trên trán, trên miệng và trên ngực khi thưa lời “Lạy Chúa, vinh danh Chúa, Gloria tibi, Domine", trước khi nghe đọc bài Tin Mừng trong Thánh lễ. Lý do là luật Dòng của họ xuất hiện trước khi người ta đưa việc làm dấu thánh giá vào phụng vụ. Trong luật chữ đỏ hiện nay của Novus Ordo, chỉ có linh mục hay thầy phó tế, bất cứ ai tuyên đọc Tin Mừng, được hướng dẫn làm dấu Thánh giá mà thôi. Qui chế Tổng quát Sách lễ Rôma (GIRM) chỉ nhắc đến việc làm dấu Thánh gia ở ba số: số 134, khi một linh mục cử hành Thánh lễ mà không có thầy phó tế, hướng dẫn các tín hữu làm dấu Thánh giá. Số 175, khi một phó tế tuyên đọc Tin Mừng, không hướng dẫn các tín hữu làm dấu Thánh giá. Số 262, khi linh mục cử hành Thánh lễ chỉ có một người giúp, không nhắc đến việc làm dấu Thánh giá. Yếu tố cuối cùng của câu khó này: các từ ngữ mà chúng con được dạy nói kèm theo cử chỉ (ngoài chữ "Gloria tibi, Domine") là "Xin cho lời Tin Mừng ở trong tâm trí con, trên môi con, và trong trái tim con". Các chữ ở giữa, "trên môi con", có vẻ thích hợp về phụng vu cho thừa tác viên công bố Tin Mừng, nhưng liệu nó có thích hợp về phụng vụ cho cộng đoàn không? Liệu sự qui chiếu không là vào tai của các người nghe Tin Mừng sao? Liệu cử chỉ làm dấu Thánh giá này có là cần thiết cho cộng đoàn không, nếu không, tại sao chúng ta lại làm? - T. D., Madison, bang Wisconsin, Mỹ.
Đáp: Trong khi tôi không thể xác nhận từ sự hiểu biết riêng của mình về sự thực hành của các tu sĩ Cát Minh. Không có gì là bất thường khi các Dòng tu cổ có vài tập tục phụng vụ hợp pháp, vốn là khác với sự thực hành chung.
Như bạn đọc của chúng ta nêu ra, số 134 của Qui chế Tổng quát Sách lễ Rôma nhắc rằng các tín hữu làm dấu Thánh giá cùng với linh mục. Xin trích dẫn:
"134. Tại giảng đài, vị tư tế mở sách và chắp tay đọc: "Chúa ở cùng anh chị em, Dominus vobiscum", dân chúng đáp: "Và ở cùng Cha, Et cum spiritu tuo", vị tư tế đọc tiếp: "Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô, Lectio sancti Evangelii.", đưa ngón tay cái làm dấu trên sách và trên mình, nơi trán, miệng và ngực, mọi người khác cũng làm như thế. Dân chúng tung hô nói: "Lạy Chúa, vinh danh Chúa, Gloria tibi, Domine ". Rồi vị tư tế xông hương sách Tin Mừng, nếu có xông hương (x. các số 277-278). Sau đó, vị tư tế công bố bài Tin Mừng, và cuối bài thì tung hô: "Ðó là Lời Chúa, Verbum Domini ", dân chúng đáp: "Lạy Chúa Kitô, ngợi khen Chúa, Laus tibi, Christe". Vị tư tế hôn sách và đọc thầm: "Nhờ những lời Tin Mừng vừa đọc, Per evangelica dicta " (bản dịch Việt ngữ của cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Chí Cần, giáo phận Nha Trang).
Sự chỉ dẫn làm dấu Thánh giá bị bỏ qua, khi nói về thầy phó tế trong số 175, không có nghĩa là dân chúng cũng bỏ qua việc làm dấu Thánh giá. Nó chỉ có nghĩa rằng không cần phải lặp lại một chỉ dẫn vốn đã rõ ràng rồi.
Đối với trường hợp một linh mục cử hành Thánh lễ chỉ có một người giúp, số 262 nói: " Ðoạn vị tư tế cúi mình đọc "Lạy Thiên Chúa toàn năng, xin thanh tẩy, Munda cor meum", rồi đọc bài Tin Mừng. Kết bài ngài nói: "Ðó là Lời Chúa, Verbum Domini ", người giúp thưa: "Lạy Chúa Kitô, ngợi khen Chúa, Laus tibi Christe ". Vị tư tế hôn sách và đọc thầm: "Nhờ những lời Tin Mừng, Per evangelica dicta" (bản dịch như trên).
Phải thẳng thắn nói rằng thật là chưa rõ ràng liệu đoạn này ngụ ý rằng linh mục đơn giản đọc Tin mừng theo cách bình thường đã được mô tả hai lần trước đó, hoặc liệu ngài phải bỏ qua việc làm dấu kép trước khi đọc Tin Mừng. Việc giải thích thứ hai chắc là xa lạ, vì các lời chào ít ý nghĩa hơn với người giúp lệ lại được đưa vào. Tương tự như vậy, không có chỉ dẫn về cách thức bắt đầu bài Tin Mừng như thế nào mà không có việc làm dấu Thánh giá kép. Sẽ là ngớ ngẩn khi người đọc sách đọc “Trích sách ngôn sứ X…”, còn linh mục bỏ qua lời dẫn vào Tin Mừng. Do đó, tôi cho rằng linh mục cứ vẫn đọc câu dẫn vào Tin Mừng bình thường, và làm dấu Thánh giá kép.
Thật đáng nêu ra rằng việc số 134 chỉ dẫn cho dân chúng làm dấu Thánh giá kép là một điểm mới của ấn bản thứ ba của Sách lễ Rôma. Nó không được tìm thấy trong số 95 tương ứng của Qui chế Tổng quát Sách lễ Rôma trong thập niên 1970, mà trong đó cử chỉ làm dấu Thánh giá chỉ qui định cho thừa tác viên đọc Tin Mừng mà thôi. Khi nêu ra chỉ dẫn này, Sách Lễ chỉ đơn giản nhìn nhận một tập quán vốn đã trở thành phổ biến nơi các tín hữu trong nhiều thế kỷ.
Nguồn gốc của việc làm dấu Thánh giá trên trán và trên ngực là do người Frank hoặc người Đức, và nó có thể du nhập vào phụng vụ Rôma trong khoảng giữa các năm 800 và 1000. Việc làm dấu Thánh giá trên môi được đưa vào trễ hơn, nhưng không rõ là khi nào cách này trở thành một sự thực hành tiêu chuẩn.
Người ta có thể bắt đầu bắt chước cử chỉ của linh mục hay thầy phó tế ở một số điểm. Dường như không ai biết là nó diễn ra từ khi nào, nhưng tôi mạo muội đoán rằng chỉ sau khi phụng vụ Rôma được hoàn toàn thống nhất tiếp theo sau Công đồng Trentô. Sự thực hành này có thể được củng cố bởi các giáo lý viên dạy cho thiếu niên các cử chỉ trong Thánh lễ.
Do lịch sử như thế, bất kỳ ý nghĩa thiêng liêng nào gắn liền với các cử chỉ là cũng có nguồn gốc trễ hơn. Điều này không có nghĩa rằng chúng là tưởng tượng hay không có cơ sở trong sự thật, nhưng nó có nghĩa rằng chúng không nhất thiết là các giải thích duy nhất có thể được. Chúng cũng chia sẻ trong ý nghĩa chung của dấu Thánh giá, như là việc tuyên xưng đức tin vào Chúa Ba Ngôi và việc cứu chuộc qua Thánh Giá.
Một ý nghĩa được gợi ý bởi các lời cầu nguyện, mà linh mục đọc trước và sau khi tuyên đọc Tin Mừng. Trước khi đọc Tin Mừng, linh mục cúi mình trước bàn thờ và thầm thỉ cầu nguyện: " Lạy Thiên Chúa Toàn năng, xin tẩy sạch tâm hồn và miệng lưỡi con, để con có thể công bố Tin mừng của Chúa cho xứng đáng” (bản dịch Việt ngữ của Ủy ban Phụng tự thuộc HĐGMVN). Các ý này cũng có trong việc chúc lành cho thầy phó tế: “Xin Chúa ngự nơi tâm hồn và miệng lưỡi con, để con xứng đáng và đủ tư cách công bố Tin mừng của Chúa, nhân Danh Cha, + và Con, và Thánh Thần” (bản dịch như trên). Sau bài Tin Mừng, linh mục hay thầy phó tế hôn sách Tin Mừng và cầu nguyện: "Nhờ những lời Tin Mừng vừa đọc, xin Chúa xóa tội chúng con” (bản dịch như trên).
Bằng cách này, khi làm dấu Thánh giá kép, các tín hữu xin Thiên Chúa chúc phúc cho tâm trí và trái tim họ, để họ sẽ chấp nhận, ôm trọn sứ điệp Tin mừng vừa được tuyên đọc bởi linh mục hay thầy phó tế, và đến phiên họ, họ sẽ tự công bố sứ điệp qua đôi môi và đời sống của họ.
Dấu Thánh giá cũng là một lời tuyên xưng đức tin rằng lời chúng ta đã tiếp nhận là thật sự lời của Chúa Kitô. Thật vậy, chính Chúa Giêsu nói với chúng tôi, và chúng ta muốn rằng ngài chiếm hữu toàn thể con người ta, tư tưởng, lời nói, tình cảm và việc làm chúng ta.
Có thể có các diễn giải khác cho cử chỉ làm dấu Thánh giá này, nhưng như thế là đã đủ để cho thấy rằng ngay cả một cử chỉ đơn giản như việc làm dấu Thánh giá có thể chứa ý nghĩa thiêng liêng sâu sắc hơn. (Zenit.org 26-8-2014)
Nguyễn Trọng Đa
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Mới đây tôi đã nghe rằng một số cộng đoàn tu sĩ, chẳng hạn Dòng Cát Minh, không làm dấu Thánh giá kép trên trán, trên miệng và trên ngực khi thưa lời “Lạy Chúa, vinh danh Chúa, Gloria tibi, Domine", trước khi nghe đọc bài Tin Mừng trong Thánh lễ. Lý do là luật Dòng của họ xuất hiện trước khi người ta đưa việc làm dấu thánh giá vào phụng vụ. Trong luật chữ đỏ hiện nay của Novus Ordo, chỉ có linh mục hay thầy phó tế, bất cứ ai tuyên đọc Tin Mừng, được hướng dẫn làm dấu Thánh giá mà thôi. Qui chế Tổng quát Sách lễ Rôma (GIRM) chỉ nhắc đến việc làm dấu Thánh gia ở ba số: số 134, khi một linh mục cử hành Thánh lễ mà không có thầy phó tế, hướng dẫn các tín hữu làm dấu Thánh giá. Số 175, khi một phó tế tuyên đọc Tin Mừng, không hướng dẫn các tín hữu làm dấu Thánh giá. Số 262, khi linh mục cử hành Thánh lễ chỉ có một người giúp, không nhắc đến việc làm dấu Thánh giá. Yếu tố cuối cùng của câu khó này: các từ ngữ mà chúng con được dạy nói kèm theo cử chỉ (ngoài chữ "Gloria tibi, Domine") là "Xin cho lời Tin Mừng ở trong tâm trí con, trên môi con, và trong trái tim con". Các chữ ở giữa, "trên môi con", có vẻ thích hợp về phụng vu cho thừa tác viên công bố Tin Mừng, nhưng liệu nó có thích hợp về phụng vụ cho cộng đoàn không? Liệu sự qui chiếu không là vào tai của các người nghe Tin Mừng sao? Liệu cử chỉ làm dấu Thánh giá này có là cần thiết cho cộng đoàn không, nếu không, tại sao chúng ta lại làm? - T. D., Madison, bang Wisconsin, Mỹ.
Đáp: Trong khi tôi không thể xác nhận từ sự hiểu biết riêng của mình về sự thực hành của các tu sĩ Cát Minh. Không có gì là bất thường khi các Dòng tu cổ có vài tập tục phụng vụ hợp pháp, vốn là khác với sự thực hành chung.
Như bạn đọc của chúng ta nêu ra, số 134 của Qui chế Tổng quát Sách lễ Rôma nhắc rằng các tín hữu làm dấu Thánh giá cùng với linh mục. Xin trích dẫn:
"134. Tại giảng đài, vị tư tế mở sách và chắp tay đọc: "Chúa ở cùng anh chị em, Dominus vobiscum", dân chúng đáp: "Và ở cùng Cha, Et cum spiritu tuo", vị tư tế đọc tiếp: "Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô, Lectio sancti Evangelii.", đưa ngón tay cái làm dấu trên sách và trên mình, nơi trán, miệng và ngực, mọi người khác cũng làm như thế. Dân chúng tung hô nói: "Lạy Chúa, vinh danh Chúa, Gloria tibi, Domine ". Rồi vị tư tế xông hương sách Tin Mừng, nếu có xông hương (x. các số 277-278). Sau đó, vị tư tế công bố bài Tin Mừng, và cuối bài thì tung hô: "Ðó là Lời Chúa, Verbum Domini ", dân chúng đáp: "Lạy Chúa Kitô, ngợi khen Chúa, Laus tibi, Christe". Vị tư tế hôn sách và đọc thầm: "Nhờ những lời Tin Mừng vừa đọc, Per evangelica dicta " (bản dịch Việt ngữ của cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Chí Cần, giáo phận Nha Trang).
Sự chỉ dẫn làm dấu Thánh giá bị bỏ qua, khi nói về thầy phó tế trong số 175, không có nghĩa là dân chúng cũng bỏ qua việc làm dấu Thánh giá. Nó chỉ có nghĩa rằng không cần phải lặp lại một chỉ dẫn vốn đã rõ ràng rồi.
Đối với trường hợp một linh mục cử hành Thánh lễ chỉ có một người giúp, số 262 nói: " Ðoạn vị tư tế cúi mình đọc "Lạy Thiên Chúa toàn năng, xin thanh tẩy, Munda cor meum", rồi đọc bài Tin Mừng. Kết bài ngài nói: "Ðó là Lời Chúa, Verbum Domini ", người giúp thưa: "Lạy Chúa Kitô, ngợi khen Chúa, Laus tibi Christe ". Vị tư tế hôn sách và đọc thầm: "Nhờ những lời Tin Mừng, Per evangelica dicta" (bản dịch như trên).
Phải thẳng thắn nói rằng thật là chưa rõ ràng liệu đoạn này ngụ ý rằng linh mục đơn giản đọc Tin mừng theo cách bình thường đã được mô tả hai lần trước đó, hoặc liệu ngài phải bỏ qua việc làm dấu kép trước khi đọc Tin Mừng. Việc giải thích thứ hai chắc là xa lạ, vì các lời chào ít ý nghĩa hơn với người giúp lệ lại được đưa vào. Tương tự như vậy, không có chỉ dẫn về cách thức bắt đầu bài Tin Mừng như thế nào mà không có việc làm dấu Thánh giá kép. Sẽ là ngớ ngẩn khi người đọc sách đọc “Trích sách ngôn sứ X…”, còn linh mục bỏ qua lời dẫn vào Tin Mừng. Do đó, tôi cho rằng linh mục cứ vẫn đọc câu dẫn vào Tin Mừng bình thường, và làm dấu Thánh giá kép.
Thật đáng nêu ra rằng việc số 134 chỉ dẫn cho dân chúng làm dấu Thánh giá kép là một điểm mới của ấn bản thứ ba của Sách lễ Rôma. Nó không được tìm thấy trong số 95 tương ứng của Qui chế Tổng quát Sách lễ Rôma trong thập niên 1970, mà trong đó cử chỉ làm dấu Thánh giá chỉ qui định cho thừa tác viên đọc Tin Mừng mà thôi. Khi nêu ra chỉ dẫn này, Sách Lễ chỉ đơn giản nhìn nhận một tập quán vốn đã trở thành phổ biến nơi các tín hữu trong nhiều thế kỷ.
Nguồn gốc của việc làm dấu Thánh giá trên trán và trên ngực là do người Frank hoặc người Đức, và nó có thể du nhập vào phụng vụ Rôma trong khoảng giữa các năm 800 và 1000. Việc làm dấu Thánh giá trên môi được đưa vào trễ hơn, nhưng không rõ là khi nào cách này trở thành một sự thực hành tiêu chuẩn.
Người ta có thể bắt đầu bắt chước cử chỉ của linh mục hay thầy phó tế ở một số điểm. Dường như không ai biết là nó diễn ra từ khi nào, nhưng tôi mạo muội đoán rằng chỉ sau khi phụng vụ Rôma được hoàn toàn thống nhất tiếp theo sau Công đồng Trentô. Sự thực hành này có thể được củng cố bởi các giáo lý viên dạy cho thiếu niên các cử chỉ trong Thánh lễ.
Do lịch sử như thế, bất kỳ ý nghĩa thiêng liêng nào gắn liền với các cử chỉ là cũng có nguồn gốc trễ hơn. Điều này không có nghĩa rằng chúng là tưởng tượng hay không có cơ sở trong sự thật, nhưng nó có nghĩa rằng chúng không nhất thiết là các giải thích duy nhất có thể được. Chúng cũng chia sẻ trong ý nghĩa chung của dấu Thánh giá, như là việc tuyên xưng đức tin vào Chúa Ba Ngôi và việc cứu chuộc qua Thánh Giá.
Một ý nghĩa được gợi ý bởi các lời cầu nguyện, mà linh mục đọc trước và sau khi tuyên đọc Tin Mừng. Trước khi đọc Tin Mừng, linh mục cúi mình trước bàn thờ và thầm thỉ cầu nguyện: " Lạy Thiên Chúa Toàn năng, xin tẩy sạch tâm hồn và miệng lưỡi con, để con có thể công bố Tin mừng của Chúa cho xứng đáng” (bản dịch Việt ngữ của Ủy ban Phụng tự thuộc HĐGMVN). Các ý này cũng có trong việc chúc lành cho thầy phó tế: “Xin Chúa ngự nơi tâm hồn và miệng lưỡi con, để con xứng đáng và đủ tư cách công bố Tin mừng của Chúa, nhân Danh Cha, + và Con, và Thánh Thần” (bản dịch như trên). Sau bài Tin Mừng, linh mục hay thầy phó tế hôn sách Tin Mừng và cầu nguyện: "Nhờ những lời Tin Mừng vừa đọc, xin Chúa xóa tội chúng con” (bản dịch như trên).
Bằng cách này, khi làm dấu Thánh giá kép, các tín hữu xin Thiên Chúa chúc phúc cho tâm trí và trái tim họ, để họ sẽ chấp nhận, ôm trọn sứ điệp Tin mừng vừa được tuyên đọc bởi linh mục hay thầy phó tế, và đến phiên họ, họ sẽ tự công bố sứ điệp qua đôi môi và đời sống của họ.
Dấu Thánh giá cũng là một lời tuyên xưng đức tin rằng lời chúng ta đã tiếp nhận là thật sự lời của Chúa Kitô. Thật vậy, chính Chúa Giêsu nói với chúng tôi, và chúng ta muốn rằng ngài chiếm hữu toàn thể con người ta, tư tưởng, lời nói, tình cảm và việc làm chúng ta.
Có thể có các diễn giải khác cho cử chỉ làm dấu Thánh giá này, nhưng như thế là đã đủ để cho thấy rằng ngay cả một cử chỉ đơn giản như việc làm dấu Thánh giá có thể chứa ý nghĩa thiêng liêng sâu sắc hơn. (Zenit.org 26-8-2014)
Nguyễn Trọng Đa
Những Điểm tương đồng giữa Do Thái giáo và Hồi giáo
Trầm Thiên Thu
20:54 27/08/2014
Do Thái giáo có trước Kitô giáo và Hồi giáo, chúng ta không thể xác định nước Hồi giáo nào có số tín đồ nhiều nhất thế giới. Đây là 10 điểm tương đồng giữa Do Thái giáo và Hồi giáo:
1. TÔN THỜ CÙNG MỘT Thiên Chúa
Các khoảng trống như vậy trong kiến thức phổ thông (hoặc căn bản) về tôn giáo chỉ là dấu hiệu của sự xa lạ sâu xa và thông thường, với một số đặc điểm căn bản nhất giữa Do Thái giáo và Hồi giáo (nghĩa là không có gì là không quen với các điều căn bản của các tôn giáo lớn nổi trội trên thế giới, như Ấn giáo hoặc Phật giáo). Nhiều người có thể rất ngạc nhiên khi biết rằng Do Thái giáo và Hồi giáo thực sự có nền tảng chung. Chắc chắn rất nhiều sinh viên học các khóa về tôn giáo cộng đồng mỗi học kỳ cảm thấy ngạc nhiên khi biết có nhiều điều giống nhau và song song với nhau giữa các tín đồ Do Thái giáo và Hồi giáo.
Cả Do Thái giáo và Hồi giáo đều là độc thần giáo, đạo chỉ thờ một thần, đó là Thiên Chúa. Nhiều người hiểu rằng các tín đồ Do Thái giáo và các Kitô hữu cùng tôn thờ một Chúa. Tuy nhiên, có thể họ không biết rằng các tín đồ Hồi giáo cũng tôn thờ một Chúa như họ.
Đức Allah không là tên riêng như một số thần linh khác (Odin, Thor, Zeus, Apollo, Vishnu, hoặc Shiva). Tên Allah không xác định riêng biệt, xa lạ, hoặc vị thần Ả Rập duy nhất. Theo nghĩa đen, Allah chỉ là từ ngữ Ả Rập có nghĩa là “Chúa”. Các Kitô hữu Ả Rập diễn tả Thiên Chúa là “Allah”, họ không có từ ngữ nào khác để diễn tả Thiên Chúa. Kinh Koran (Quran, Qu’ran) là sách thánh của Hồi giáo nói về Ađam, Nô-ê, Áp-ra-ham, Mô-sê, Đa-vít, Sa-lô-môn, Chúa Giêsu, và các nhân vật khác. Khi làm vậy, chính Kinh Thánh Hồi giáo xác định Chúa của Muhammad, Chúa của Đức Giêsu, và Chúa của Ít-ra-en đều là MỘT Thiên Chúa. Thiên Chúa của Hồi giáo cũng là Thiên Chúa của Do Thái Giáo và Kitô giáo, Allah cũng chính là Thiên Chúa của Áp-ra-ham, I-sa-ác, và Gia-cóp.
Do Thái giáo, Kitô giáo và Hồi giáo được coi là các tôn giáo truyền thống Áp-ra-ham, thế nên cả ba tôn giáo có chung nguồn gốc, bắt nguồn từ Tổ phụ Áp-ra-ham. Hồi giáo được Muhammad thiết lập tại Ả Rập hồi thế kỷ thứ 7 sau công nguyên, cả người Do Thái và Ả Rập đều được gọi là “người Sê-mít” (Semitic), là dòng dõi của Shem, con trai ông Nô-ê.
2. KHÔNG TIN CHÚA GIÊSU NHƯ KITÔ GIÁO
Kitô giáo là tôn giáo độc thần theo truyền thống Áp-ra-ham, cùng tin một Thiên Chúa tối cao và là anh em với nhau. Tuy nhiên, niềm tin Kitô giáo cũng duy trì đặc tính tôn giáo duy nhất về Đức Giêsu Kitô, điều này đưa ra một điểm tương đồng khác giữa Do Thái giáo và Hồi giáo: Không chấp nhận niềm tin Kitô giáo về Chúa Giêsu. Niềm tin Kitô giáo như vậy tin thần tính của Chúa Giêsu, sự sống lại của Chúa Giêsu, vai trò duy nhất và cương vị của Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa, là Đấng cứu độ, các tín đồ Do Thái giáo và Hồi giáo không chỉ coi đó là sai lầm mà còn là phỉ báng. Kitô giáo tin rằng chính Ngôi Hai Thiên Chúa (Đức Giêsu Kitô) hóa thân làm người. Do Thái giáo và Hồi giáo coi đó là vô lý (họ cho rằng Thiên Chúa không mặc xác phàm), là tôn sùng ngẫu tượng (vì đặt con người ngang hàng với Thiên Chúa, giống như Thiên Chúa).
Từ viễn cảnh của Do Thái giáo và Hồi giáo, việc tin Chúa Giêsu như vậy là mâu thuẫn với thuyết độc thần mà cả Do Thái giáo và Hồi giáo đều cương quyết không nhượng bộ về đức tin. Đối với Do Thái giáo và Hồi giáo, Thiên Chúa là Một Ngôi duy nhất, chứ không là Ba Ngôi. Họ cho rằng Kitô giáo tin Chúa Ba Ngôi (Tam Vị Nhất Thể, Trinity) là không thể chấp nhận. Hồi giáo coi Chúa Giêsu chỉ là một ngôn sứ vĩ đại chứ không là gì hơn. Do Thái giáo có cái nhìn mơ hồ hơn về vấn đề này, họ coi Chúa Giêsu là vị cứu tinh thất bại, hoặc là một tiên tri giả. Đối với Do Thái giáo và Hồi giáo, Chúa Giêsu không là Đấng cứu độ, không là thần linh, không sống lại, không là Thiên Chúa nhập thể hoặc là Con Thiên Chúa theo bất kỳ nghĩa nào. Cả Do Thái giáo và Hồi giáo đều đồng ý như vậy.
3. TIN CÓ CÁC THIÊN THẦN
Nhãn quan tôn giáo của Do Thái giáo và Hồi giáo đều có vị trí cho những vị không là phàm nhân, thường được đề cập là các “thiên thần”, các thụ tạo siêu nhiên được Thiên Chúa dựng nên để làm sứ giả của Ngài.
Cả sách Tanakh (Kinh Thánh Do Thái) và sách Talmud (văn chương giáo sĩ Do Thái) đầy các vấn đề liên quan cá hoạt động của các thiên thần, kể cả các Tổng lãnh Thiên thần Gáp-ri-en, Mi-ca-e, và các thiên thần vô danh khác. Cũng vậy, Kinh Koran nói về các thiên thần là các sứ giả của Thiên Chúa, kể cả Mikail (Mi-ca-e), Israfil (Ra-pha-e), và các thiên thần khác. Thật vậy, chính thiên thần Jibril (Gáp-ri-en) đã mặc khải kinh Koran cho Muhammad. Có điểm tương tự khác giữa Do Thái giáo và Hồi giáo là sự cảnh báo nghiêm túc về việc coi các thiên thần là các đối tượng để tôn thờ, hoặc coi các thiên thần là Thiên Chúa. Làm vậy là phạm tội thờ ngẫu tượng.
4. TIN LỜI CÁC TIÊN TRI VÀ SỰ MẶC KHẢI
Do Thái giáo và Hồi giáo đều tin rằng Thiên Chúa giao tiếp trực tiếp với loài người qua các ngôn sứ, hoặc những người được Thiên Chúa tuyển chọn làm “phát ngôn viên” để làm “nhịp cầu” giữa Thiên Chúa với cộng đồng. Ngược với cách dùng thông thường, thuật ngữ “ngôn sứ” không nói tới người dự đoán tương lai, mà chỉ có nghĩa là “người nói thay Thiên Chúa”.
Đối với Do Thái giáo, Mô-sê là ngôn sứ “cao cấp”, vì qua Mô-sê mà Thiên Chúa mặc khải các điều răn và giáo huấn, nền tảng của giao ước được Thiên Chúa thiết lập với dân Ít-ra-en trên Núi Sinai. Năm cuốn sách đầu tiên của Cựu ước gồm điều này, gọi là “Ngũ Kinh” (năm sách của Mô-sê, Torah). Phần thứ hai (hoặc phần giữa) gọi là Nevi’im (ngôn sứ), gồm các sách của các ngôn sứ trong lịch sử sau đó của dân Ít-ra-en như Ê-li-a, Ê-li-sa, Ê-dê-ki-en, I-sai-a, và các ngôn sứ khác.
Đối với Hồi giáo, Muhammad là ngôn sứ được Thiên Chúa mặc khải kinh Koran (đọc, kể), sách thánh mà các tín đồ Hồi giáo tôn kính là Lời Chúa và là mặc khải cuối cùng truyền lại cho nhân loại. Do đó, ngôn sứ Muhammad được người Hồi giáo coi là tiên tri cuối cùng làm phát ngôn viên của Chúa nói với nhân loại. Hồi giáo chân nhận tính thực tế và giá trị của các mặc khải trước mà Thiên Chúa nói với các dân tộc ngày xưa. Kinh Koran chân nhận Ađam, Nô-ê, Áp-ra-ham, I-sa-ác, Gia-cóp, Mô-sê, Đa-vít, Sa-lô-môn, Ê-li-a, Ê-li-sa, Ê-dê-ki-en, Đức Giêsu, và các nhân vật khác (kể cả các nhân vật không có trong Kinh Thánh) là các ngôn sứ đích thực mà Thiên Chúa nói với họ, ngay cả với Muhammad là người cuối cùng được thêm vào danh sách này, sau khi các lời tiên tri và mặc khải được khép lại.
Dĩ nhiên, họ có những điểm chung về mặc khải và tiên tri, nhưng vẫn có các điểm dị biệt quan trọng giữa ba tôn giáo theo truyền thống Áp-ra-ham. Hồi giáo chấp nhận tính hợp pháp của các mặc khải trước như vậy vì có cả trong Kinh Thánh của Do Thái giáo và Kitô giáo, các Kinh Thánh này bị “biến dạng” theo thời gian, cả Ngũ Kinh và Phúc Âm, cho tới chúng ta ngày nay, không còn phản ánh chính xác bản văn gốc của các mặc khải. Điều này nghĩa là Kinh Thánh của Do Thái giáo và Kitô giáo không còn nguyên bản, Do Thái giáo và Kitô giáo dựa trên Kinh Thánh đó, các tôn giáo bối rối với các sai lỗi. Theo quan điểm Hồi giáo, việc mặc khải kinh Koran là để sửa các sai lỗi đó và sự sai lệch có trong Kinh Thánh cổ – chẳng hạn, không công nhận Chúa Giêsu là Thiên Chúa nhập thể, Con Thiên Chúa, hoặc Đấng cứu độ phục sinh. Hồi giáo tin Đức Giêsu là một ngôn sứ vĩ đại hoặc sứ giả của Thiên Chúa, chứ không là Thiên Chúa hoặc thần linh.
Dĩ nhiên, Do Thái giáo hoàn toàn đồng ý với Hồi giáo rằng Đức Giêsu không là Đấng cứu độ hoặc Thiên Chúa nhập thể. Mặt khác, Do Thái giáo không đồng ý với Hồi giáo về việc tin Muhammad là ngôn sứ thật, hoặc kinh Koran là mặc khải thật. Do Thái giáo không đồng ý khi Hồi giáo nói rằng kinh Koran không thể sai lầm và để “sửa” các lỗi có trong Kinh Thánh của Do Thái giáo. Vì thế, chắc chắn vẫn có vấn đề quan trọng, ngay cả các vấn đề thần học không thể tranh luận mà người Do Thái giáo và Hồi giáo “không thống nhất”. Về nền tảng, cả Do Thái giáo và Hồi giáo đều tin một Thiên Chúa (cùng một Thiên Chúa), Đấng mặc khải chính Ngài cho nhân loại bằng cách nói với họ qua các ngôn sứ. Được Thiên Chúa chọn làm “phát ngôn viên” của Ngài, các ngôn sứ đã nói nhiều sứ điệp của Thiên Chúa đối với cộng đồng.
5. TIN CÓ SỰ SỐNG LẠI, NGÀY PHÁN XÉT, THIÊN ĐÀNG VÀ HỎA NGỤC
Các Kitô hữu cũng tin như vậy, và có sự tương đồng với cả ba tôn giáo theo truyền thống Áp-ra-ham. Các chi tiết đặc biệt có thể khác nhau trong mỗi tôn giáo hoặc giáo phái. Do Thái giáo, Kitô giáo, và Hồi giáo tin khác nhau một chút về những điều liên quan tư tưởng tôn giáo về sự sống đời sau và thận thế. Các tư tưởng được chấp nhận mới đầu được phát triển trong Do Thái giáo, rồi cả Kitô giáo và Hồi giáo đều thừa hưởng, tin rằng sẽ có ngày Thiên Chúa cho kẻ chết sống lại, và có cuộc phán xét các linh hồn. Những người công chính sẽ được hưởng phúc trường sinh trên Thiên đàng, còn những người không công chính sẽ bị phạt đời đời trong Hỏa ngục.
Có những cách hiểu khác nhau trong ba tôn giáo chính của người Sê-mít (không kể các nhóm phân chia của họ). Nhưng phần cốt lõi giữ vai trò quan trọng trong các dạng thần học riêng. Niềm tin về “những điều cuối cùng” cũng làm cho ba tôn giáo theo truyền thống Áp-ra-ham khác với các tôn giáo lớn trên thế giới, có thể duy trì niềm tin nền tảng và khác nhau về sự sống đời đời, hoặc số phận cuối cùng của con người (chẳng hạn, Ấn giáo, Phật giáo, và đạo Sikh tin có sự tái sinh).
6. COI GIÊRUSALEM LÀ THÀNH THÁNH
Dĩ nhiên Kitô giáo cũng coi Giêrusalem là thành thánh. Khó có thể nói tầm quan trọng chính đối với Do Thái giáo về thánh thánh Giêrusalem. Thủ đô của Ít-ra-en ngày nay, một trong các thành phố cổ xưa nhất thế giới, là Giêrusalem. Thành phố này đã được vua Đa-vít xây dựng gần 3000 năm trước (khoảng năm 1000 trước công nguyên). Vua Sa-lô-môn, con vua Đa-vít, đã xây dựng đền thờ đầu tiên tại đó, làm cho Giêrusalem là trung tâm tôn giáo của Do Thái, mặc dù Đền thờ này đã bị phá hủy hai lần (lần đầu bị người Babylon phá vào năm 586 trước công nguyên, được tái xạy dựng rồi lại bị người Rôma phá hủy vào năm 70 sau công nguyên). Ngày nay, Đền thờ Giêrusalem vẫn là nơi lịch sử tôn giáo có ý nghĩa đối với Do Thái giáo. Đền thờ Núi (nơi nguyên thủy của cả hai Đền thờ), với bức tường phía Tây nổi tiếng, gọi là “Bức tường Khóc than” (di tích cũ), hàng năm có hàng ngàn du khách đến cầu nguyện, người Do Thái coi đây là nơi thánh nhất thế gian này.
Thành phố Mecca ở Ả Rập Saudi là nơi sinh của ngôn sứ Muhammad, cũng là nơi nổi tiếng gọi là Hajj (chạy trốn, di trú) để hành hương tới Mecca (một trong năm “cột trụ” của Hồi giáo, mọi tín đồ Hồi giáo đều phải hành hương tới Mecca ít nhất một lần trong đời). Đối với các tín đồ Hồi giáo, Mecca là thành thánh. Gần đó có thành phố Medina, nơi có mộ của Muhammad và nơi trú ẩn mà Muhammad cùng các bạn đã trốn khi bị bách hại ở Mecca. Do đó, Medina được coi là thánh địa thứ nhì của Hồi giáo.
Đối với Hồi giáo, thành Giêrusalem là nơi thánh. Thật vậy, đó là nơi thánh thứ ba của Hồi giáo, sau Mecca và Medina. Hồi giáo chấp nhận sự mặc khải của Thiên Chúa đối với các ngôn sứ trong lịch sử, kể cả lịch sử theo Kinh Thánh, và Giêrusalem được coi là thành thánh đối với các ngôn sứ thời kỳ đầu.
Thành Giêrusalem cũng nổi bật trong câu chuyện về cuộc hành trình đêm và việc bay lên của Muhammad, Tổng lãnh Thiên thần Jibril (Gáp-ri-en) đã đưa Muhammad từ Mecca tới Giêrusalem (để cầu nguyện), rồi lại đưa ông từ Giêrusalem lên trời (để gặp gỡ và đối thoại với các tiên tri thời trước), chuyện xảy ra chỉ trong một đêm. Giêrusalem cũng là qibla (phương hướng) đầu tiên mà các tín đồ Hồi giáo được dạy trong khi cầu nguyện, tới mặc khải sau đó được Muhammad thuật lại cách đổi hướng để người Hồi giáo từ Giêrusalem tới Mecca. Ngày nay, Đền thờ Núi tại Giêrusalem là nơi thánh có Bức tường Than khóc phía Tây – di tích còn lại duy nhất của Đền thờ thứ nhì cùa Do Thái giáo – nhưng cũng là Đền thờ al-Aqsa của Hồi giáo, kể cả Mái vòm của Đền thờ Đá.
Đá này là Đá Tảng của Đền thờ mà người Do Thái tin là nơi thánh của Đền thờ, nơi cực thánh của Do Thái giáo. Hồi giáo tin Mái Vòm Đá tại Giêrusalem là nơi Muhammad đã được “di chuyển” trong đêm kỳ diệu. Đền thờ al-Aqsa gần đó là nơi cực thánh thứ ba để người Hồi giáo cầu nguyện, sau Đền thờ Vĩ đại tại Mecca (nơi hành hương) và Đền thờ Tiên tri tại Medina (có mộ Muhammad).
7. NAM GIỚI PHẢI CẮT BÌ
Trong Kinh Thánh, Áp-ra-ham được Thiên Chúa truyền lệnh cắt bì, dấu chỉ giao ước thánh được thiết lập. Yêu cầu này được truyền cho con cháu nam giới của Áp-ra-ham. Nam giới Hồi giáo cũng giữ luật này một thời gian dài. Theo “Ngũ Kinh” (năm cuốn dầu của Cựu ước), các trẻ nam Do Thái được cắt bì vào ngày thứ tám kể từ lúc sinh. Dịp này gọi là bris (tức là “giao ước cắt bì”), có cử hành nghi lễ tôn giáo. Việc này được làm bởi một chuyên gia Do Thái, gọi là mohel (người cắt bì), sau đó có một bữa ăn. Kinh Koran không đòi buộc cắt bì, nhưng việc cắt bì cho nam giới vẫn được kể đến trong bộ sựu tập hadith (do Muhammad biên soạn, các tín đồ Hồi giáo coi đó là bản hướng dẫn đáng tin cậy để hiểu và xử sự). Chính Muhammad cũng được cắt bì, kể cả các tiên tri trước cho tới Áp-ra-ham. Cắt bì nam giới (gọi là khitan hoặc tahara) là tiêu chuẩn trong Hồi giáo từ những ngày đầu. Đa số các tín đồ Hồi giáo coi đó là nghi thức bắt buộc, ngay cả những người không áp dụng cũng coi đó là việc xứng đáng và rất nên giữ.
8. CẦU NGUYỆN NHIỀU LẦN TRONG NGÀY
Dĩ nhiên, người ta có thể cầu nguyện bất cứ lúc nào, bao nhiêu lần cũng được. Nhưng trong Do Thái giáo và Hồi giáo, số lần cầu nguyện chính thức được ấn định mỗi ngày: Năm lần – sáng sớm, trưa, chiều, tối, và đêm. Việc cầu nguyện là một trong Năm Cột Trụ của Hồi giáo, bắt buộc đối với mọi tín đồ Hồi giáo. Khi cầu nguyện, họ phải tìm nơi thích hợp (nếu có nhà thờ thì tốt nhất, nhưng không cần thiết). Năm lần cầu nguyện trong ngày là việc bắt buộc, nếu ai bỏ vì lý do gì thì phải cầu nguyện bù vào. Khi cầu nguyện, các tín đồ Hồi giáo phải quay mặt hướng về thánh địa Mecca (ở Ả Rập Saudi), và cầu nguyện theo nghi thức. Ngôn ngữ chính là tiếng Ả Rập, ngôn ngữ của kinh Koran.
Cũng vậy, người Do Thái cũng ấn định số lần cầu nguyện trong ngày – sáng, chiều, và tối. Cả Do Thái giáo chính thống và Do Thái giáo bảo thủ đều bắt buộc cầu nguyện mỗi ngày ba lần, còn Do Thái giáo cải cách và Do Thái giáo kiến thiết lại không bắt buộc, cho phép tùy ý mỗi cá nhân.
9. GIỮ LUẬT ĂN UỐNG
Người ta đa số đều không biết rằng các tín đồ Do Thái giáo giữ “luật kosher”, nghĩa là họ chỉ ăn thực phẩm “kosher”. Chẳng hạn, phải tránh thịt hèo vì thịt heo không là “thực phẩm kosher”. Tương tự, các tín đồ Hồi giáo cũng chỉ ăn các thực phẩm “halal” (được phép), và tránh các thực phẩm “haram” (cấm). Tại Hoa Kỳ, những nơi có nhiều người theo Do Thái giáo và Hồi giáo, người ta thường ghi ở các cửa hàng: Thịt kosher hoặc tạp hóa halal. Chữ kosher nghĩa là “đúng luật”. Luật Do Thái giáo rút ra từ “Ngũ Kinh”, cho biết loại thực phẩm nào là “đúng luật”. Trong thực tế, điều này có thể khá phức tạp, nhưng những người giữ luật Do Thái giáo phải giữ – gọi là luật kashrut (đúng, riêng) – được liệt kê trong “Ngũ Kinh”. Các thực phẩm cấm như thịt heo và hải sản (cua, tôm, sò, ốc,…) vì chúng “không tinh sạch”. Các loại thực phẩm khác phải được chuẩn bị theo “đúng nghi thức”. Chẳng hạn, các loại máu phải rút ra khỏi thịt trước khi nấu hoặc ăn (loại thịt “kosher” bảo đảm quá trình này), thịt và sữa không được trộn hoặc ăn chung với nhau (loại hamburger thì không sao, nhưng thịt băm có phô-mai thì không là thực phẩm “kosher”). Nhiều gia đình Do Thái có các loại dụng cụ riêng (dao, bình, hũ, nồi, soong, chảo,…), đôi khi dành riêng biệt cả bồn rửa và tử lạnh, làm vậy để bảo đảm không phạm luật. Tuy nhiên, những người theo Do Thái giáo chính thống không giữ nghiêm ngặt như vậy, nhiều người theo Do Thái giáo cải cách vẫn giữ đúng nghiêm luật.
Hồi giáo cũng có một số luật về ăn uốgn. Kinh Koran cấm ăn thịt heo và uống rượu (kể cả các chất có men). Luật Hồi giáo rút ra các hướng dẫn từ kinh Koran, phân biệt các dạng thực phẩm “halal” và “haram”. Rượu, thịt heo, máu, động vật giết mổ không đúng cách, và một số thực phẩm được phân loại là “haram” hoặc không được phép. Có những điểm tương đồng và dị biệt giữa các thực phẩm “kosher” và “halal”. Chẳng hạn, cả những người Do Thái giáo và Hồi giáo đều không được ăn thịt heo. Mặt khác, người Do Thái giáo không được ăn hải sản, nhưng đa số người Hồi giáo lại được ăn (tùy giáo phái). Ngược lại, người Hồi giáo không được uống rượu, nhưng người Do Thái giáo lại có thể uống rượu.
10. TÁCH RIÊNG NAM VỚI NỮ KHI THỜ PHƯỢNG
Trong Do Thái giáo, việc ngồi riêng như vậy còn tùy giáo phái. Tại các nhà thờ Do Thái giáo chính thống, nam giới và nữ giới Do Thái có chỗ riêng biệt (phụ nữ thường ở trên lầu), tại các nhà thờ Do Thái giáo cải cách thí không phân biệt nam nữ.
Trong Hồi giáo, luôn có sự phân biệt giới tính trong khi cầu nguyện, nhưng tục lệ đặc biệt này thay đổi tùy văn hóa và tùy nơi. Thường chỉ có nam giới cầu nguyện tại các đền thờ, còn phụ nữ cầu nguyện ở nhà. Có nơi phụ nữ có thể cầu nguyện ở đền thờ, nhưng thường ở phòng cầu nguyện phía sau (khác chỗ với nam giới) hoặc ở một nơi riêng khác, đôi khi là nơi khuất, hoặc ở trên lầu.
Dĩ nhiên có những điểm tương đồng giữa Do Thái giáo và Hồi giáo có thể ngoài danh sách này. Đối với cả hai tôn giáo, một ngày bắt đầu từ lúc mặt trời lặn, chứ không là nửa đêm hoặc rạng đông. Mỗi tôn giáo có âm lịch riêng, khác hẳn với dương lịch tiêu chuẩn theo Tây phương hoặc lịch Grê-gô-ri-an. Để tỏ lòng sùng đạo, đàn ông Do Thái giáo và Hồi giáo thường đội mũ chỏm, gọi là “yarmulkes” (tiếng Yiddish) hoặc “kippahs” (tiếng Do Thái), còn đàn ông Hồi giáo thường dùng “mũ cầu nguyện”, gọi là “kufi” hoặc “taqiyah”. Có thể hai tôn giáo này không khác nhau về những điểm cơ bản.
(Chuyển ngữ từ Beliefnet.com)
1. TÔN THỜ CÙNG MỘT Thiên Chúa
Các khoảng trống như vậy trong kiến thức phổ thông (hoặc căn bản) về tôn giáo chỉ là dấu hiệu của sự xa lạ sâu xa và thông thường, với một số đặc điểm căn bản nhất giữa Do Thái giáo và Hồi giáo (nghĩa là không có gì là không quen với các điều căn bản của các tôn giáo lớn nổi trội trên thế giới, như Ấn giáo hoặc Phật giáo). Nhiều người có thể rất ngạc nhiên khi biết rằng Do Thái giáo và Hồi giáo thực sự có nền tảng chung. Chắc chắn rất nhiều sinh viên học các khóa về tôn giáo cộng đồng mỗi học kỳ cảm thấy ngạc nhiên khi biết có nhiều điều giống nhau và song song với nhau giữa các tín đồ Do Thái giáo và Hồi giáo.
Cả Do Thái giáo và Hồi giáo đều là độc thần giáo, đạo chỉ thờ một thần, đó là Thiên Chúa. Nhiều người hiểu rằng các tín đồ Do Thái giáo và các Kitô hữu cùng tôn thờ một Chúa. Tuy nhiên, có thể họ không biết rằng các tín đồ Hồi giáo cũng tôn thờ một Chúa như họ.
Đức Allah không là tên riêng như một số thần linh khác (Odin, Thor, Zeus, Apollo, Vishnu, hoặc Shiva). Tên Allah không xác định riêng biệt, xa lạ, hoặc vị thần Ả Rập duy nhất. Theo nghĩa đen, Allah chỉ là từ ngữ Ả Rập có nghĩa là “Chúa”. Các Kitô hữu Ả Rập diễn tả Thiên Chúa là “Allah”, họ không có từ ngữ nào khác để diễn tả Thiên Chúa. Kinh Koran (Quran, Qu’ran) là sách thánh của Hồi giáo nói về Ađam, Nô-ê, Áp-ra-ham, Mô-sê, Đa-vít, Sa-lô-môn, Chúa Giêsu, và các nhân vật khác. Khi làm vậy, chính Kinh Thánh Hồi giáo xác định Chúa của Muhammad, Chúa của Đức Giêsu, và Chúa của Ít-ra-en đều là MỘT Thiên Chúa. Thiên Chúa của Hồi giáo cũng là Thiên Chúa của Do Thái Giáo và Kitô giáo, Allah cũng chính là Thiên Chúa của Áp-ra-ham, I-sa-ác, và Gia-cóp.
Do Thái giáo, Kitô giáo và Hồi giáo được coi là các tôn giáo truyền thống Áp-ra-ham, thế nên cả ba tôn giáo có chung nguồn gốc, bắt nguồn từ Tổ phụ Áp-ra-ham. Hồi giáo được Muhammad thiết lập tại Ả Rập hồi thế kỷ thứ 7 sau công nguyên, cả người Do Thái và Ả Rập đều được gọi là “người Sê-mít” (Semitic), là dòng dõi của Shem, con trai ông Nô-ê.
2. KHÔNG TIN CHÚA GIÊSU NHƯ KITÔ GIÁO
Kitô giáo là tôn giáo độc thần theo truyền thống Áp-ra-ham, cùng tin một Thiên Chúa tối cao và là anh em với nhau. Tuy nhiên, niềm tin Kitô giáo cũng duy trì đặc tính tôn giáo duy nhất về Đức Giêsu Kitô, điều này đưa ra một điểm tương đồng khác giữa Do Thái giáo và Hồi giáo: Không chấp nhận niềm tin Kitô giáo về Chúa Giêsu. Niềm tin Kitô giáo như vậy tin thần tính của Chúa Giêsu, sự sống lại của Chúa Giêsu, vai trò duy nhất và cương vị của Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa, là Đấng cứu độ, các tín đồ Do Thái giáo và Hồi giáo không chỉ coi đó là sai lầm mà còn là phỉ báng. Kitô giáo tin rằng chính Ngôi Hai Thiên Chúa (Đức Giêsu Kitô) hóa thân làm người. Do Thái giáo và Hồi giáo coi đó là vô lý (họ cho rằng Thiên Chúa không mặc xác phàm), là tôn sùng ngẫu tượng (vì đặt con người ngang hàng với Thiên Chúa, giống như Thiên Chúa).
Từ viễn cảnh của Do Thái giáo và Hồi giáo, việc tin Chúa Giêsu như vậy là mâu thuẫn với thuyết độc thần mà cả Do Thái giáo và Hồi giáo đều cương quyết không nhượng bộ về đức tin. Đối với Do Thái giáo và Hồi giáo, Thiên Chúa là Một Ngôi duy nhất, chứ không là Ba Ngôi. Họ cho rằng Kitô giáo tin Chúa Ba Ngôi (Tam Vị Nhất Thể, Trinity) là không thể chấp nhận. Hồi giáo coi Chúa Giêsu chỉ là một ngôn sứ vĩ đại chứ không là gì hơn. Do Thái giáo có cái nhìn mơ hồ hơn về vấn đề này, họ coi Chúa Giêsu là vị cứu tinh thất bại, hoặc là một tiên tri giả. Đối với Do Thái giáo và Hồi giáo, Chúa Giêsu không là Đấng cứu độ, không là thần linh, không sống lại, không là Thiên Chúa nhập thể hoặc là Con Thiên Chúa theo bất kỳ nghĩa nào. Cả Do Thái giáo và Hồi giáo đều đồng ý như vậy.
3. TIN CÓ CÁC THIÊN THẦN
Nhãn quan tôn giáo của Do Thái giáo và Hồi giáo đều có vị trí cho những vị không là phàm nhân, thường được đề cập là các “thiên thần”, các thụ tạo siêu nhiên được Thiên Chúa dựng nên để làm sứ giả của Ngài.
Cả sách Tanakh (Kinh Thánh Do Thái) và sách Talmud (văn chương giáo sĩ Do Thái) đầy các vấn đề liên quan cá hoạt động của các thiên thần, kể cả các Tổng lãnh Thiên thần Gáp-ri-en, Mi-ca-e, và các thiên thần vô danh khác. Cũng vậy, Kinh Koran nói về các thiên thần là các sứ giả của Thiên Chúa, kể cả Mikail (Mi-ca-e), Israfil (Ra-pha-e), và các thiên thần khác. Thật vậy, chính thiên thần Jibril (Gáp-ri-en) đã mặc khải kinh Koran cho Muhammad. Có điểm tương tự khác giữa Do Thái giáo và Hồi giáo là sự cảnh báo nghiêm túc về việc coi các thiên thần là các đối tượng để tôn thờ, hoặc coi các thiên thần là Thiên Chúa. Làm vậy là phạm tội thờ ngẫu tượng.
4. TIN LỜI CÁC TIÊN TRI VÀ SỰ MẶC KHẢI
Do Thái giáo và Hồi giáo đều tin rằng Thiên Chúa giao tiếp trực tiếp với loài người qua các ngôn sứ, hoặc những người được Thiên Chúa tuyển chọn làm “phát ngôn viên” để làm “nhịp cầu” giữa Thiên Chúa với cộng đồng. Ngược với cách dùng thông thường, thuật ngữ “ngôn sứ” không nói tới người dự đoán tương lai, mà chỉ có nghĩa là “người nói thay Thiên Chúa”.
Đối với Do Thái giáo, Mô-sê là ngôn sứ “cao cấp”, vì qua Mô-sê mà Thiên Chúa mặc khải các điều răn và giáo huấn, nền tảng của giao ước được Thiên Chúa thiết lập với dân Ít-ra-en trên Núi Sinai. Năm cuốn sách đầu tiên của Cựu ước gồm điều này, gọi là “Ngũ Kinh” (năm sách của Mô-sê, Torah). Phần thứ hai (hoặc phần giữa) gọi là Nevi’im (ngôn sứ), gồm các sách của các ngôn sứ trong lịch sử sau đó của dân Ít-ra-en như Ê-li-a, Ê-li-sa, Ê-dê-ki-en, I-sai-a, và các ngôn sứ khác.
Đối với Hồi giáo, Muhammad là ngôn sứ được Thiên Chúa mặc khải kinh Koran (đọc, kể), sách thánh mà các tín đồ Hồi giáo tôn kính là Lời Chúa và là mặc khải cuối cùng truyền lại cho nhân loại. Do đó, ngôn sứ Muhammad được người Hồi giáo coi là tiên tri cuối cùng làm phát ngôn viên của Chúa nói với nhân loại. Hồi giáo chân nhận tính thực tế và giá trị của các mặc khải trước mà Thiên Chúa nói với các dân tộc ngày xưa. Kinh Koran chân nhận Ađam, Nô-ê, Áp-ra-ham, I-sa-ác, Gia-cóp, Mô-sê, Đa-vít, Sa-lô-môn, Ê-li-a, Ê-li-sa, Ê-dê-ki-en, Đức Giêsu, và các nhân vật khác (kể cả các nhân vật không có trong Kinh Thánh) là các ngôn sứ đích thực mà Thiên Chúa nói với họ, ngay cả với Muhammad là người cuối cùng được thêm vào danh sách này, sau khi các lời tiên tri và mặc khải được khép lại.
Dĩ nhiên, họ có những điểm chung về mặc khải và tiên tri, nhưng vẫn có các điểm dị biệt quan trọng giữa ba tôn giáo theo truyền thống Áp-ra-ham. Hồi giáo chấp nhận tính hợp pháp của các mặc khải trước như vậy vì có cả trong Kinh Thánh của Do Thái giáo và Kitô giáo, các Kinh Thánh này bị “biến dạng” theo thời gian, cả Ngũ Kinh và Phúc Âm, cho tới chúng ta ngày nay, không còn phản ánh chính xác bản văn gốc của các mặc khải. Điều này nghĩa là Kinh Thánh của Do Thái giáo và Kitô giáo không còn nguyên bản, Do Thái giáo và Kitô giáo dựa trên Kinh Thánh đó, các tôn giáo bối rối với các sai lỗi. Theo quan điểm Hồi giáo, việc mặc khải kinh Koran là để sửa các sai lỗi đó và sự sai lệch có trong Kinh Thánh cổ – chẳng hạn, không công nhận Chúa Giêsu là Thiên Chúa nhập thể, Con Thiên Chúa, hoặc Đấng cứu độ phục sinh. Hồi giáo tin Đức Giêsu là một ngôn sứ vĩ đại hoặc sứ giả của Thiên Chúa, chứ không là Thiên Chúa hoặc thần linh.
Dĩ nhiên, Do Thái giáo hoàn toàn đồng ý với Hồi giáo rằng Đức Giêsu không là Đấng cứu độ hoặc Thiên Chúa nhập thể. Mặt khác, Do Thái giáo không đồng ý với Hồi giáo về việc tin Muhammad là ngôn sứ thật, hoặc kinh Koran là mặc khải thật. Do Thái giáo không đồng ý khi Hồi giáo nói rằng kinh Koran không thể sai lầm và để “sửa” các lỗi có trong Kinh Thánh của Do Thái giáo. Vì thế, chắc chắn vẫn có vấn đề quan trọng, ngay cả các vấn đề thần học không thể tranh luận mà người Do Thái giáo và Hồi giáo “không thống nhất”. Về nền tảng, cả Do Thái giáo và Hồi giáo đều tin một Thiên Chúa (cùng một Thiên Chúa), Đấng mặc khải chính Ngài cho nhân loại bằng cách nói với họ qua các ngôn sứ. Được Thiên Chúa chọn làm “phát ngôn viên” của Ngài, các ngôn sứ đã nói nhiều sứ điệp của Thiên Chúa đối với cộng đồng.
5. TIN CÓ SỰ SỐNG LẠI, NGÀY PHÁN XÉT, THIÊN ĐÀNG VÀ HỎA NGỤC
Các Kitô hữu cũng tin như vậy, và có sự tương đồng với cả ba tôn giáo theo truyền thống Áp-ra-ham. Các chi tiết đặc biệt có thể khác nhau trong mỗi tôn giáo hoặc giáo phái. Do Thái giáo, Kitô giáo, và Hồi giáo tin khác nhau một chút về những điều liên quan tư tưởng tôn giáo về sự sống đời sau và thận thế. Các tư tưởng được chấp nhận mới đầu được phát triển trong Do Thái giáo, rồi cả Kitô giáo và Hồi giáo đều thừa hưởng, tin rằng sẽ có ngày Thiên Chúa cho kẻ chết sống lại, và có cuộc phán xét các linh hồn. Những người công chính sẽ được hưởng phúc trường sinh trên Thiên đàng, còn những người không công chính sẽ bị phạt đời đời trong Hỏa ngục.
Có những cách hiểu khác nhau trong ba tôn giáo chính của người Sê-mít (không kể các nhóm phân chia của họ). Nhưng phần cốt lõi giữ vai trò quan trọng trong các dạng thần học riêng. Niềm tin về “những điều cuối cùng” cũng làm cho ba tôn giáo theo truyền thống Áp-ra-ham khác với các tôn giáo lớn trên thế giới, có thể duy trì niềm tin nền tảng và khác nhau về sự sống đời đời, hoặc số phận cuối cùng của con người (chẳng hạn, Ấn giáo, Phật giáo, và đạo Sikh tin có sự tái sinh).
6. COI GIÊRUSALEM LÀ THÀNH THÁNH
Dĩ nhiên Kitô giáo cũng coi Giêrusalem là thành thánh. Khó có thể nói tầm quan trọng chính đối với Do Thái giáo về thánh thánh Giêrusalem. Thủ đô của Ít-ra-en ngày nay, một trong các thành phố cổ xưa nhất thế giới, là Giêrusalem. Thành phố này đã được vua Đa-vít xây dựng gần 3000 năm trước (khoảng năm 1000 trước công nguyên). Vua Sa-lô-môn, con vua Đa-vít, đã xây dựng đền thờ đầu tiên tại đó, làm cho Giêrusalem là trung tâm tôn giáo của Do Thái, mặc dù Đền thờ này đã bị phá hủy hai lần (lần đầu bị người Babylon phá vào năm 586 trước công nguyên, được tái xạy dựng rồi lại bị người Rôma phá hủy vào năm 70 sau công nguyên). Ngày nay, Đền thờ Giêrusalem vẫn là nơi lịch sử tôn giáo có ý nghĩa đối với Do Thái giáo. Đền thờ Núi (nơi nguyên thủy của cả hai Đền thờ), với bức tường phía Tây nổi tiếng, gọi là “Bức tường Khóc than” (di tích cũ), hàng năm có hàng ngàn du khách đến cầu nguyện, người Do Thái coi đây là nơi thánh nhất thế gian này.
Thành phố Mecca ở Ả Rập Saudi là nơi sinh của ngôn sứ Muhammad, cũng là nơi nổi tiếng gọi là Hajj (chạy trốn, di trú) để hành hương tới Mecca (một trong năm “cột trụ” của Hồi giáo, mọi tín đồ Hồi giáo đều phải hành hương tới Mecca ít nhất một lần trong đời). Đối với các tín đồ Hồi giáo, Mecca là thành thánh. Gần đó có thành phố Medina, nơi có mộ của Muhammad và nơi trú ẩn mà Muhammad cùng các bạn đã trốn khi bị bách hại ở Mecca. Do đó, Medina được coi là thánh địa thứ nhì của Hồi giáo.
Đối với Hồi giáo, thành Giêrusalem là nơi thánh. Thật vậy, đó là nơi thánh thứ ba của Hồi giáo, sau Mecca và Medina. Hồi giáo chấp nhận sự mặc khải của Thiên Chúa đối với các ngôn sứ trong lịch sử, kể cả lịch sử theo Kinh Thánh, và Giêrusalem được coi là thành thánh đối với các ngôn sứ thời kỳ đầu.
Thành Giêrusalem cũng nổi bật trong câu chuyện về cuộc hành trình đêm và việc bay lên của Muhammad, Tổng lãnh Thiên thần Jibril (Gáp-ri-en) đã đưa Muhammad từ Mecca tới Giêrusalem (để cầu nguyện), rồi lại đưa ông từ Giêrusalem lên trời (để gặp gỡ và đối thoại với các tiên tri thời trước), chuyện xảy ra chỉ trong một đêm. Giêrusalem cũng là qibla (phương hướng) đầu tiên mà các tín đồ Hồi giáo được dạy trong khi cầu nguyện, tới mặc khải sau đó được Muhammad thuật lại cách đổi hướng để người Hồi giáo từ Giêrusalem tới Mecca. Ngày nay, Đền thờ Núi tại Giêrusalem là nơi thánh có Bức tường Than khóc phía Tây – di tích còn lại duy nhất của Đền thờ thứ nhì cùa Do Thái giáo – nhưng cũng là Đền thờ al-Aqsa của Hồi giáo, kể cả Mái vòm của Đền thờ Đá.
Đá này là Đá Tảng của Đền thờ mà người Do Thái tin là nơi thánh của Đền thờ, nơi cực thánh của Do Thái giáo. Hồi giáo tin Mái Vòm Đá tại Giêrusalem là nơi Muhammad đã được “di chuyển” trong đêm kỳ diệu. Đền thờ al-Aqsa gần đó là nơi cực thánh thứ ba để người Hồi giáo cầu nguyện, sau Đền thờ Vĩ đại tại Mecca (nơi hành hương) và Đền thờ Tiên tri tại Medina (có mộ Muhammad).
7. NAM GIỚI PHẢI CẮT BÌ
Trong Kinh Thánh, Áp-ra-ham được Thiên Chúa truyền lệnh cắt bì, dấu chỉ giao ước thánh được thiết lập. Yêu cầu này được truyền cho con cháu nam giới của Áp-ra-ham. Nam giới Hồi giáo cũng giữ luật này một thời gian dài. Theo “Ngũ Kinh” (năm cuốn dầu của Cựu ước), các trẻ nam Do Thái được cắt bì vào ngày thứ tám kể từ lúc sinh. Dịp này gọi là bris (tức là “giao ước cắt bì”), có cử hành nghi lễ tôn giáo. Việc này được làm bởi một chuyên gia Do Thái, gọi là mohel (người cắt bì), sau đó có một bữa ăn. Kinh Koran không đòi buộc cắt bì, nhưng việc cắt bì cho nam giới vẫn được kể đến trong bộ sựu tập hadith (do Muhammad biên soạn, các tín đồ Hồi giáo coi đó là bản hướng dẫn đáng tin cậy để hiểu và xử sự). Chính Muhammad cũng được cắt bì, kể cả các tiên tri trước cho tới Áp-ra-ham. Cắt bì nam giới (gọi là khitan hoặc tahara) là tiêu chuẩn trong Hồi giáo từ những ngày đầu. Đa số các tín đồ Hồi giáo coi đó là nghi thức bắt buộc, ngay cả những người không áp dụng cũng coi đó là việc xứng đáng và rất nên giữ.
8. CẦU NGUYỆN NHIỀU LẦN TRONG NGÀY
Dĩ nhiên, người ta có thể cầu nguyện bất cứ lúc nào, bao nhiêu lần cũng được. Nhưng trong Do Thái giáo và Hồi giáo, số lần cầu nguyện chính thức được ấn định mỗi ngày: Năm lần – sáng sớm, trưa, chiều, tối, và đêm. Việc cầu nguyện là một trong Năm Cột Trụ của Hồi giáo, bắt buộc đối với mọi tín đồ Hồi giáo. Khi cầu nguyện, họ phải tìm nơi thích hợp (nếu có nhà thờ thì tốt nhất, nhưng không cần thiết). Năm lần cầu nguyện trong ngày là việc bắt buộc, nếu ai bỏ vì lý do gì thì phải cầu nguyện bù vào. Khi cầu nguyện, các tín đồ Hồi giáo phải quay mặt hướng về thánh địa Mecca (ở Ả Rập Saudi), và cầu nguyện theo nghi thức. Ngôn ngữ chính là tiếng Ả Rập, ngôn ngữ của kinh Koran.
Cũng vậy, người Do Thái cũng ấn định số lần cầu nguyện trong ngày – sáng, chiều, và tối. Cả Do Thái giáo chính thống và Do Thái giáo bảo thủ đều bắt buộc cầu nguyện mỗi ngày ba lần, còn Do Thái giáo cải cách và Do Thái giáo kiến thiết lại không bắt buộc, cho phép tùy ý mỗi cá nhân.
9. GIỮ LUẬT ĂN UỐNG
Người ta đa số đều không biết rằng các tín đồ Do Thái giáo giữ “luật kosher”, nghĩa là họ chỉ ăn thực phẩm “kosher”. Chẳng hạn, phải tránh thịt hèo vì thịt heo không là “thực phẩm kosher”. Tương tự, các tín đồ Hồi giáo cũng chỉ ăn các thực phẩm “halal” (được phép), và tránh các thực phẩm “haram” (cấm). Tại Hoa Kỳ, những nơi có nhiều người theo Do Thái giáo và Hồi giáo, người ta thường ghi ở các cửa hàng: Thịt kosher hoặc tạp hóa halal. Chữ kosher nghĩa là “đúng luật”. Luật Do Thái giáo rút ra từ “Ngũ Kinh”, cho biết loại thực phẩm nào là “đúng luật”. Trong thực tế, điều này có thể khá phức tạp, nhưng những người giữ luật Do Thái giáo phải giữ – gọi là luật kashrut (đúng, riêng) – được liệt kê trong “Ngũ Kinh”. Các thực phẩm cấm như thịt heo và hải sản (cua, tôm, sò, ốc,…) vì chúng “không tinh sạch”. Các loại thực phẩm khác phải được chuẩn bị theo “đúng nghi thức”. Chẳng hạn, các loại máu phải rút ra khỏi thịt trước khi nấu hoặc ăn (loại thịt “kosher” bảo đảm quá trình này), thịt và sữa không được trộn hoặc ăn chung với nhau (loại hamburger thì không sao, nhưng thịt băm có phô-mai thì không là thực phẩm “kosher”). Nhiều gia đình Do Thái có các loại dụng cụ riêng (dao, bình, hũ, nồi, soong, chảo,…), đôi khi dành riêng biệt cả bồn rửa và tử lạnh, làm vậy để bảo đảm không phạm luật. Tuy nhiên, những người theo Do Thái giáo chính thống không giữ nghiêm ngặt như vậy, nhiều người theo Do Thái giáo cải cách vẫn giữ đúng nghiêm luật.
Hồi giáo cũng có một số luật về ăn uốgn. Kinh Koran cấm ăn thịt heo và uống rượu (kể cả các chất có men). Luật Hồi giáo rút ra các hướng dẫn từ kinh Koran, phân biệt các dạng thực phẩm “halal” và “haram”. Rượu, thịt heo, máu, động vật giết mổ không đúng cách, và một số thực phẩm được phân loại là “haram” hoặc không được phép. Có những điểm tương đồng và dị biệt giữa các thực phẩm “kosher” và “halal”. Chẳng hạn, cả những người Do Thái giáo và Hồi giáo đều không được ăn thịt heo. Mặt khác, người Do Thái giáo không được ăn hải sản, nhưng đa số người Hồi giáo lại được ăn (tùy giáo phái). Ngược lại, người Hồi giáo không được uống rượu, nhưng người Do Thái giáo lại có thể uống rượu.
10. TÁCH RIÊNG NAM VỚI NỮ KHI THỜ PHƯỢNG
Trong Do Thái giáo, việc ngồi riêng như vậy còn tùy giáo phái. Tại các nhà thờ Do Thái giáo chính thống, nam giới và nữ giới Do Thái có chỗ riêng biệt (phụ nữ thường ở trên lầu), tại các nhà thờ Do Thái giáo cải cách thí không phân biệt nam nữ.
Trong Hồi giáo, luôn có sự phân biệt giới tính trong khi cầu nguyện, nhưng tục lệ đặc biệt này thay đổi tùy văn hóa và tùy nơi. Thường chỉ có nam giới cầu nguyện tại các đền thờ, còn phụ nữ cầu nguyện ở nhà. Có nơi phụ nữ có thể cầu nguyện ở đền thờ, nhưng thường ở phòng cầu nguyện phía sau (khác chỗ với nam giới) hoặc ở một nơi riêng khác, đôi khi là nơi khuất, hoặc ở trên lầu.
Dĩ nhiên có những điểm tương đồng giữa Do Thái giáo và Hồi giáo có thể ngoài danh sách này. Đối với cả hai tôn giáo, một ngày bắt đầu từ lúc mặt trời lặn, chứ không là nửa đêm hoặc rạng đông. Mỗi tôn giáo có âm lịch riêng, khác hẳn với dương lịch tiêu chuẩn theo Tây phương hoặc lịch Grê-gô-ri-an. Để tỏ lòng sùng đạo, đàn ông Do Thái giáo và Hồi giáo thường đội mũ chỏm, gọi là “yarmulkes” (tiếng Yiddish) hoặc “kippahs” (tiếng Do Thái), còn đàn ông Hồi giáo thường dùng “mũ cầu nguyện”, gọi là “kufi” hoặc “taqiyah”. Có thể hai tôn giáo này không khác nhau về những điểm cơ bản.
(Chuyển ngữ từ Beliefnet.com)
Tóm lược Thần Học Thân Xác theo Đức Gioan Phaolô II
Lm. Mai Đức Vinh
10:00 27/08/2014
LTS- « LINH ĐẠO HÔN PHỐI THEO THÁNH GIÁO HOÀNG GIOAN PHAOLÔ II » là tác phẩm thứ 32 mà Ban Tu Thư Giáo Xứ Việt Nam Paris vừa soạn để « Kỷ niệm ngày Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II được tuyên phong Hiển Thánh, 27.04.2014 » và để « Kỷ niệm 20 năm sinh hoạt của Ban Mục Vụ Gia Đình, 1995-2015 ». Chúng tôi xin được hân hạnh giới thiệu tác phẩm này với quí độc giả.
Xin Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ban phúc lành cho những người góp phần thực hiện tác phẩm này, cũng như cho quí độc giả thân thương. Tất cả để vinh danh Thiên Chúa và thánh hóa các gia đình.
Bài được phổ biến :
1. LỜI MỞ, ngày 17.04.2014
2. Thần học Thân xác và Linh đạo Hôn phối của Lm Mai Đức Vinh, ngày 24.04.2014
3. Hôn nhân trong ánh sáng Hôn lễ của Đức Kytô và Giáo Hội, của Lm Mai Đức Vinh, ngày 01.05.2014
4. Duyên lành và thánh thiện của cặp vợ chồng của Ptvv Phạm Bá Nha, ngày 08.05.2014.
5. Để Hôn nhân trở nên một ơn gọi của C. Micheline Kim Chi, ngày 15.05.2014.
6. Hạnh phúc hôn nhân của AC Phạm Hòa Hiệp, ngày 22.05.2014
7. Làm sao để vợ chồng sống hạnh phúc của ÔB Phan Hữu Lộc, ngày 05.06.2014
8. Trưởng thành của tình yêu của AC Nguyễn Long Hằng, ngày 12.06.2014
9. Niềm vui trao ban của AC Đoàn Quốc Khánh, ngày 19.06.2014
10. Tình yêu vợ chồng : một bài phụng ca của Gs Trần Văn Cảnh, ngày 26.06.2014
11. Thánh giá và khổ cực của đời sống gia đình của Ls Lê Đình Thông, ngày 14.08.2014
12. Bí tích Thánh Thể, mầu nhiệm hôn nhân của AC Vũ Khiêm-Đào, ngày 19.08.2014
13. Hôm nay, ngày 26.08.2014, xin giới thiệu bài 13 và cuối cùng «Tóm lược Thần học Thân xác theo Đức Gioan Phaolô II». của Lm Mai Đức Vinh
TÓM LƯỢC THẦN HỌC THÂN XÁC THEO ĐỨC GIOAN PHAOLÔ II.
Trong những trang dưới đây, chúng tôi mạo muội tóm lược về thần học thân xác (Compendium de la théologie du corps) múc ra từ những ý tưởng của đức Gioan Phaolô II.
Đức Gioan Phaolô II đã dành hơn năm năm đầu triều đại giáo hoàng của ngài (.9.1979-28.11.1984) để trình bày giáo huấn về ‘thần học thân xác’, đặc biệt vào những buổi triều yết chung ngày thứ tư. Ít nhất đã có 129 bài gồm lại thành gần 800 trang viết. Đọc những trang này, đức Hồng Y Angelo Scola, lúc còn là viện trưởng đại học Latran đã nhận định: ‘Đây là huấn giáo tuyệt tác của đức Gioan Phaolô II’ (magistère génial de Jean-Paul II) (1) và cha George Weilgel, tác giả cuốn tiểu sử đức Gioan Phaolô II đầy đủ và uy tín nhất, không ngần ngại gọi ‘đây là quả bom nổ chậm của thần học’ (bombe à retardement théologique). Cha còn nói thêm: "Thần học về thân xác của đức Gioan Phaolô II có thể được coi như một khúc quặt, không chỉ đối với thần học Công Giáo mà còn đối với cả tư tưởng hiện đại" (2). Có điều mâu thuẫn, huấn giáo của đức Gioan Phaolô II không được phổ biến rộng rãi và sớm sủa vào đại chúng, mãi tới mấy năm gần đây người ta mới khám phá ra những chiều kích đáng giá về thần học của huấn giáo.
Ngay bây giờ chúng tôi cũng cảm thấy ‘nhột dạ’ khi dám tóm lược thần học thân xác của đức Gioan Phaolô II vào mấy trang sách (3) đang khi phải nhìn nhận tính cách phức tạp và khó nắm bắt tư tưởng của nền thần học này. Vì thế để dễ dàng nắm bắt, chúng tôi xin dựa trên những lời Thánh Kinh mà đức Gioan Phaolô II đã dùng, để trình bày bản tóm lược này. Quả vậy, đức Gioan Phaolô II đã dùng ba lời thánh kinh mà chính Chúa Giêsu đã công bố, để làm nền tảng xây dựng thần học thân xác (4). Ba lời này (trityque) được nêu bật nhờ cách chú giải hoàn toàn mới mẻ của đức Gioan Phalô II, và ngài luôn quy hướng hôn phối về viễn tượng ‘cứu chuộc’ và được đồng hình với hôn phối huyền nhiệm của Đức Kitô và Giáo Hội (x. Ep 5,22-23).
Việc đức Gioan Phaolô II diễn tả ba lời chính yếu này thật giàu ý nghĩa. Ba lời này làm thành ba bức tranh mà đề tài của mỗi bức tranh bổ túc cho nhau và soi sáng lẫn nhau. Có thể nói đây là bộ ba bức tranh thánh kinh về thần học thân xác, cũng là ba đoạn Tin Mừng của Thánh Matthêu:
• Mt 19,3-8: Chúa Giêsu trả lời cho người biệt phái về việc rẫy bỏ vợ, và giúp họ nhận ra rằng: theo câu chuyện sáng tạo trong sách Sáng Thế thì chương trình của Thiên Chúa là nguồn gốc về sự kết hợp của người đàn ông và người đàn bà.
• Mt 5,27-28: Trong đoạn về Bài Giảng trên núi, có câu ‘hễ ai nhìn xem người phụ nữ và ước ao phạm tội với người ấy, thì đã mắc tội tà dâm trong lòng rồi. Như vậy chúng ta được mời gọi nhận định rằng: Do tội nguyên tổ mà trái tim của người đàn ông bị tổn thương bởi dục vọng.
• Mt 22,23-30: Câu trả lời của Chúa Giêsu cho người Saducê về sự sống lại của thân xác, rồi từ đó, phải đề cập đến cùng đích thế mạt của hôn phối và ý nghĩa đích thực của sự đồng trinh.
1. Chương trình của Thiên Chúa ngay từ nguyên thuỷ về sự phối hợp của người nam và người nữ (Mt 19,3-8).
Lời thứ nhất của Tin Mừng: Có mấy người Biệt Phái đến gần Chúa Giêsu để thử Ngài. Họ nói : ‘Thưa Thầy, có được phép rẫy vợ mình vì bất cứ lý do gì không?’. - Ngài đáp: ‘Các ông không đọc thấy điều này sao: Thuở ban đầu, Đấng tạo hóa đã dựng nên con người có nam có nữ và Người đã phán: ‘Vì thế người ta sẽ lìa bỏ cha mẹ, mà gắn bó với vợ mình, và cả hai sẽ thành một xương một thịt. Như vậy họ không còn là hai, nhưng chỉ là một xương một thịt. Vậy sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly’. - Họ thưa với Ngài: ‘Thế sao ông Maisen lại truyền cấp giấy ly dị mà rẫy vợ?’ - Ngài bảo họ : ‘Vì các ông lòng chai dạ đá, nên ông Maisen đã cho phép các ông rẫy vợ, chớ thuở ban đầu không có thế đâu’.
Hai lần, đức Gioan Phaolô II đã lưu ý: Đức Kitô nhắc đến những nguồn gốc. Nói cách khác, về vấn đề luật pháp người Biệt Phái đặt ra: Người ta có quyền không…? Trong trường hợp nào người ta có thể…? Đức Kitô không trả lời thẳng câu hỏi, nhưng Ngài dẫn họ về tận nguồn gốc. Vì người biệt phái không biết Thánh Kinh bao nhiêu, nên Chúa Giêsu muốn dẫn họ về tận nguồn gốc: nguồn gốc của hôn phối còn ghi lại trong các văn bản mạc khải và thánh thiêng của sách Sáng Thế, qua các trình thuật về việc sáng tạo và việc đoạn tuyệt do tội lỗi trong lịch sử loài người. Đức Gioan Phaolô II đã đi theo sự chỉ dẫn của chính Đức Kitô và nghiên cứu kỹ lưỡng bản văn sách Sáng Thế, Ngài soi chiếu bản văn bằng một ánh sáng hoàn toàn mới mẻ.
Nhờ bản Tin Mừng của thánh Matthêu, chúng ta trở lại sách Sáng Thế, và tìm ra nguồn gốc của câu này: ‘Họ không còn phải là hai nhưng chỉ là một’. Đức Gioan Phaolô II đã chú giải câu này cách sâu sắc: chính lúc khám phá ra sự hiệp thông trong hai thân xác mà người nam và người nữ trở nên hình ảnh của Thiên Chúa cách toàn vẹn, họ trở nên như một kiệt tác và sự hoàn tất của việc sáng tạo. Hành động xác thịt, trao ban thân xác, là những việc làm vô tội tự nguồn gốc, chúng diễn tả toàn thể sự hiến thân của người này cho người khác. Ngài gọi đó là ơn gọi hay sứ mệnh. Ơn gọi này vẫn tồn tại cho dù đối với chúng ta, việc thể hiện này còn khó hơn đến độ, nếu không có ơn sủng, chúng ta không thể hoàn tất. ‘Là một nhân vị’, có nghĩa là con người hiện hữu như một thực thể trao ban, khi thấy ‘mình toàn mãn’ trong sự hiệp thông (5). Tự đầu trong chương trình của Thiên Chúa, người nam và người nữ có ơn gọi, nhờ sự hiệp thông với nhau trọn vẹn, trong đó có sự hiệp thông hai thân xác, trở nên hình ảnh sự hiệp thông của Ba Ngôi Thiên Chúa. Thiên Chúa đã muốn đặt trong xác thịt hình ảnh của Ngài từ muôn thuở. Đó là sứ mệnh của thân xác nhân loại trong chương trình của Thiên Chúa ngay từ đầu cho chúng ta trở nên món quà trao ban của chính chúng ta. Được đóng ấn bởi hồng ân này, thân xác của loài người mạc khải Thiên Chúa cho trần gian: "Thân xác đã được dựng nên để chuyển thông vào thực tại hữu hình của thế giới mầu nhiệm dấu kín từ đời đời nơi Thiên Chúa và trở nên dấu chỉ hữu hình của mầu nhiệm ấy" (6).
Điều căn bản nhất mà người ta có thể giữ lại theo sự chú giải đoạn sách Sáng Thế của đức Gioan Phaolô II: Con người là hình ảnh của sự hiệp thông giữa Ba Ngôi Thiên Chúa, trước tiên nhờ sự hiệp thông giữa ‘con người - nhân vị’, hơn là nhờ sự kiện ‘con người - thụ tạo’ được phú bẩm thần linh tính (spiritualité). Thiên Chúa là một hữu thể thuần túy thiêng liêng. Chúng ta chỉ được phú bẩm một mức độ thần tính nào đó thôi. Các thiên thần được phú bẩm nhiều thần tính hơn con người. Các ngài là thần linh thuần thục. Vì thế, hình ảnh của Thiên Chúa nơi các thiên thần đậm nét hơn nơi chúng ta. Thế mà, sách Sáng Thế không nói đến các thiên thần là hình ảnh của Thiên Chúa, mà chỉ nói người nam và người nữ là hình ảnh của Thiên Chúa. Sự hiệp thông giữa người nam và người nữ được hoàn tất trong sự hiệp thông của thân xác. Từ đầu việc sáng tạo, dục tính (sexualité) được coi là một sự tốt lành căn bản. Chính nhờ vậy mà sự hiệp thông giữa người nam và người nữ ngay trong xác thịt, là hình tượng của sự hiệp thông giữa Ba Ngôi Thiên Chúa: Đức Gioan Phaolô II nói: "Con người đã trở nên tương giống và là hình ảnh của Thiên Chúa nhờ sự hiệp thông nhân vị mà người nam và người nữ tạo nên từ ban đầu (…). Lúc sống cô đơn, con người trở nên hình ảnh của Thiên Chúa, một cách đuối kém hơn lúc con người sống hiệp thông. Vậy, ngay từ đầu, xét theo yếu tính, con người là hình ảnh của một sự hiệp thông không thể dò thấu của Ba Ngôi Thiên Chúa" (7). Đức Giáo Hoàng còn nói thêm: "Thậm chí, điều này có thể thiết lập nên một khía cạnh thần học sâu xa nhất mà người ta có thể nói về con người" (8).
2. Trái tim con người đã bị thương từ tội nguyên tổ (Mt 5,27-28)
Lời thứ hai của Tin Mừng: "Anh em đã nghe luật dạy rằng: ‘chớ ngoại tình’. Còn Thày, Thày bảo anh em biết: ‘ai nhìn người phụ nữ mà thèm muốn họ, thì trong lòng đã ngoại tình với người ấy rồi (a déjà commis l’adultère avec elle dans son cœur)" (Mt 5,27-28). Đức Gioan Phaolô II trưng dẫn một lời dịch khác cổ thời hơn và ngài cho là đúng hơn: "Còn Ta, Ta nói cho anh em : ‘Ai nhìn một người phụ nữ và thèm muốn họ, thì đã làm cho họ ngoại tình trong lòng của họ rồi’ (l’a rendue adultère dans son cœur)" (9). Chỉ hơn một năm mà ngài đã nhắc lại câu này quãng 40 lần trong các buổi triều yết (16.4.1980 -6.5.1981). Theo ngài, ‘Lặp lại như vậy vì ý nghĩa của những lời này là nồng cốt cho toàn bộ thần học về thân xác được chứa đựng trong giáo huấn của Chúa Kitô’ (10).
Như vậy, ngoại tình trong lòng là một hành động đã được định nghĩa rõ ràng cái nhìn thèm muốn, nghĩa là cái nhìn chăm chú trên một người khác để chiếm hữu họ, để xử dụng họ, để được thỏa mãn, để lợi dụng họ, để dụ bắt họ. Đức Gioan Phaolô II còn dùng một kiểu nói vừa rất chính xác vừa rất hoảng hồn: ‘Đó là cách cưỡng đoạn sự hiến thân của họ dành cho một hữu thể nhân loại khác (người nam dành cho người nữ hay ngược lại) và thu rút hồng ân ấy thành một đối vật thuần túy dành cho mình’ (11). Như vậy Ngài muốn chứng tỏ rằng: Những lời của Chúa Kitô trong bài giảng trên núi tố cáo tất cả những thái độ có ý từ chối phẩm tính nhân vị nơi một người khác xét theo họ là chủ thể hiến dâng (sujet de son don).
Chính đó là hậu quả của tội lỗi nơi chúng ta, hay rõ hơn, là nguồn gốc của ba dục vọng thánh Gioan nói đến trong thơ của ngài, đặc biệt về dục vọng xác thịt (12). Khác với điều chúng ta đọc được trong sách Sáng Thế ‘Bấy giờ cả hai người nam và người nữ đều trần truồng và họ không cảm thấy xấu hổ khi đứng trước mặt nhau’ (St 2,25). Lúc đó họ ở trong tình trạng vô tội, có cái nhìn trong sáng hoàn toàn. Họ nhận ra trong nam tính và nữ tính có những dấu chỉ về ơn gọi chung của họ là hiệp thông vào sự hiến thân của chính họ. Đức Gioan Phaolô II nói: "Nếu họ không cảm thấy xấu hổ, điều ấy có nghĩa là họ được kết hợp bởi sự ý thức về sự hiến thân, họ đã cùng nhau ý thức về ý nghĩa hôn phối của thân xác họ, ý nghĩa diễn tả sự tự do của việc hiến thân và bày tỏ tất cả sự giàu sang bên trong của con người xét theo là hữu thể hiến dâng" (13).
Trái lại, sau khi phạm tội thì theo sách Sáng Thế, hậu quả đầu tiên là: "Bấy giờ mắt hai ông bà mở ra, và họ thấy mình trần truồng, họ mới kết lá và làm khố che thân" (St 3,7). Như vậy, điều đầu tiên người ta nhận thấy chính là sự thối nát của tội nguyên tổ. Không phải là thái độ của Thiên Chúa, (chỉ sau khi phạm tội người nam và người nữ mới trốn tránh Thiên Chúa) (14), nhưng chính là thái độ mà hai người dành cho nhau, nhìn vào nhau. Cái nhìn của họ không còn trong suốt nữa, cũng không phải là cái nhìn chiêm ngưỡng về ơn gọi hiến thân, nhưng là cái nhìn đã đổi hướng và từ nay thấy người khác như là đối vật có tiềm năng hưởng thụ ích kỷ. Đó là cái nhìn thèm muốn, cái nhìn coi người khác như một đối vật (objet) chứ không phải như một chủ thể (sujet). Đi xa hơn đức Gioan Phaolô II còn khẳng định: "Cái nhìn đưa đến sự ngoại tình trong lòng, người nam cũng có thể phạm tội ngoại tình đó đối với chính người vợ của mình, vì lúc đó ông coi vợ ông như một đối tượng để thỏa mãn những đòi hỏi theo bản năng của ông mà thôi" (15).
Trong nhiều buổi triều yết, đức Gioan Phaolô II chú tâm đến những lời này trong bài giảng trên núi và ngài đã chứng minh cách tuyệt vời rằng: Chính trái tim con người mới bệnh hoạn vì hậu quả của tội chứ không phải thân xác bệnh hoạn. Thân xác vô tội. Chúng ta lạm dụng chính bản thân chúng ta khi chúng ta tố cáo thân xác chúng ta, trong khi chính trái tim mới cần phải khám nghiệm. Sự dơ bẩn dưới mọi dạng thức không phải là tội của thân xác nhưng là một tội chống lại thân xác. Đức Gioan Phaolô II khẳng định: "Đối với người có não trạng nhị nguyên thuyết (mentalité manichenne) thì thân xác và dục tính tạo nên cái người ta gọi là ‘phản giá trị’ (anti-valeur), trái lại đối với Kitô giáo thì giá trị của thân xác còn được trân trọng quá ít. Cách nhận thức và đánh giá trị về thân xác và dục tính của thuyết nhị nguyên thì chính yếu xa lạ với Tin Mừng. Nhiều người đã bắt được ý nghĩa đích thực của những lời này mà Chúa Giêsu đã công bố trong bài giảng trên núi" (16). Ít lâu sau, trong một vài buổi triều yết, đức Gioan Phaolô II còn nhấn mạnh: Trong bài giảng trên núi, Chúa Giêsu mời gọi con người trở về với tình trạng nguyên thủy vô tội, tức là tìm lại những ý nghĩa căn bản trường tồn, dưới nhiều dạng thức bền vững, của cái được gọi là ‘nhân tính’ sống động của con người mới. Như vậy, sẽ có sự nối kết giữa ‘nguyên thủy’ (origine) và ‘viễn tượng của ơn cứu độ’ (17).
3. Hôn nhân là như sự công bố và chuẩn bị ơn phục sinh (Mt 22,23-30).
Lời thứ ba của Tin Mừng: là câu Chúa Giêsu trả lời cho người Sađuxê. Một phái người Do Thái mang tên là Sađuxê không tin vào sự sống lại của thân xác, đã đến gặp Chúa Giêsu và đặt với Ngài một câu hỏi liên hệ đến ‘luật anh em thế nhau’ (loi du lévirat). Trong luật Do Thái, khi một người nam chết, thì một trong các anh em trai của họ phải kết hôn với người nữ góa bụa hầu bảo đảm dòng giống cho người anh em quá cố. Những người Saduxê đặt vấn nạn với Chúa Giêsu như sau: "Thưa Thày, ông Maisen có nói: nếu ai chết mà không có con, thì anh hay em của người ấy phải cưới lấy người vợ góa, để sinh con nối dõi cho anh hay em mình. Mà trong chúng tôi có bảy anh em trai. Người anh cả lấy vợ, rồi chết, và vì không có con nối dòng, nên để vợ lại cho em. Người thứ hai, rồi thứ ba, cho đến hết bảy người, người nào cũng vậy. Sau hết, người đàn bà ấy cũng chết. Vậy, trong ngày sống lại, bà ấy sẽ là vợ của ai trong số bảy người, vì tất cả đều đã lấy bà?" - Đức Giêsu trả lời họ: "Các ông lầm, vì không biết Kinh Thánh, cũng chẳng biết quyền năng của Thiên Chúa. Quả thế, trong ngày sống lại, người ta chẳng lấy vợ lấy chồng, nhưng sẽ sống như các thiên thần trên trời" (Mt 22,23-30).
Chúa có ý nói rằng: một khi đã sống lại, không còn hôn nhân nữa, vì hai lý do: Lý do thứ nhất việc sống lại xảy ra lúc Chúa Giêsu trở lại trong vinh quang, đánh dấu sự kết thúc của lịch sử. Lịch sử đã hoàn tất, không còn cần thiết việc sinh sản nữa, và vì thế không còn việc dựng vợ gả chồng nữa. Lý do thứ hai, chính chúng ta có một cái nhìn rất chật hẹp về sự sống lại, hay đúng hơn một cái nhìn của người theo tự nhiên thuyết (naturaliste): Chúng ta thường lẫn lộn sự sống lại với một hy vọng tự nhiên về sự bất tử (immortalité). Đó là một quan niệm sai lầm mà chúng ta phải gạt bỏ. Đức Gioan Phaolô II nói: "Phục sinh không chỉ có nghĩa là sự vãn hồi thân xác và tái lập sự sống của con người, hầu con người trở lại tình trạng nguyên vẹn nhờ sự kết hợp của linh hồn và thân xác, nhưng còn có nghĩa là sự vãn hồi một tình trạng tuyệt đối mới mẻ của chính sự sống con người" (18).
Căn cứ vào đâu để nói đến tình trạng tuyệt đối mới mẻ này? - Đức Gioan Phaolô II bảo: "Tình trạng này được khởi sắc nhờ ‘một hệ thống tuyệt hảo đầy sức mạnh trong những tương quan hỗ trợ giữa tinh thần và thể xác của con người" (19). Nghĩa là trong sự sống lại, có sự đối lập mà người ta trải nghiệm trong đời sống hiện nay, cụ thể là những hậu quả của tội nguyên tổ. Đó là sự đối lập giữa những khát vọng của tinh thần chúng ta và những nặng nề của thân xác chúng ta, sự đối lập này sẽ bị đẩy lui hoàn toàn bởi sự hiệp nhất và sự hòa hợp tuyệt hảo của thân xác và tinh thần. Đức Giáo Hoàng nói tiếp: "Nhờ sự sống lại mà thân xác sẽ tìm lại sự hiệp nhất và hòa điệu toàn hảo với tinh thần. Con người sẽ không còn bị khống chế bởi sự đối lập giữa những yếu tố tinh thần và những yếu tố thân xác nơi con người nữa. Việc tinh thần hóa không chỉ có nghĩa là tinh thần sẽ thống trị thân xác, nhưng tinh thần thâm nhập hoàn toàn thân xác và những sức mạnh của tinh thần sẽ thấm nhiễm vào các nghị lực của thân xác" (20).
Sức mạnh của tinh thần sẽ thấm nhiễm và thống trị sức mạnh của thể xác chúng ta, rồi sẽ dẫn chúng ta vào trong một bậc sống cao trọng hơn bậc sống thực nghiệm tại thế. Nhờ ơn sủng, chúng ta sẽ đạt tới sự trọn lành tột độ của chương trình thần linh hóa. Đức Gioan Phaolô II viết: "Mức độ linh đạo hóa riêng của con người thời cánh chung nảy sinh và lớn lên theo mức độ thần linh hóa của con người. Mức độ thần linh hóa vô cùng trổi vượt sánh với mức độ người ta có thể đạt tới trong đời sống trần thế. Còn phải thêm rằng: ở đây không nói đến một mức độ khác biệt, nhưng theo một ý nghĩa nào đó, là nói về một loại thần linh hóa khác. Việc tham dự vào đời sống nội tâm của chính Thiên Chúa, việc yếu tố thực chất nhân bản được thấu triệt và thâm nhập bởi yếu tố thực chất là thần linh, sẽ đạt tới trọn đỉnh. Ngay đời sống tinh thần của con người cũng đạt tới độ cao mà trước đó tuyệt đối không thể nào vươn tới được (…). Sự thần linh hóa trong một thế giới khác mà những lời dạy của Chúa Giêsu ám chỉ đến, sẽ đem lại cho kinh nghiệm của con người một ‘âm giai’ kinh nghiệm về sự thật và về tình yêu vượt xa tất cả những cái mà con người có thể đạt được trong đời sống tại thế" (21).
Tuy nhiên sự sống lại sẽ không phải là ‘sự thoát xác’ (désincardination). Chúng ta sẽ không trở thành thuần tuý tinh thần, và điều đó là điều Chúa Giêsu muốn đề cao khi nói "Trong ngày sống lại, người ta như các thiên thần". Đức Gioan Phaolô II nhấn mạnh: "Dĩ nhiên ở đây không nói đến việc biến đổi bản tính nhân loại thành bản tính thiên thần, nghĩa là thành tinh thần thuần tuý. Văn mạch chỉ rõ rằng: trong thế giới khác, con người sẽ còn bảo toàn bản tính riêng của con người tâm lý nhục thể (psychosomatique). Nếu hiểu cách khác, thì việc nói về sự sống lại sẽ mất hết ý nghĩa" (22).
Thân xác chúng ta đã được phục sinh vẫn là thân xác con người. Chúng vẫn giữ nam tính hay nữ tính của chúng. Tuy nhiên, hôn phối sẽ ngừng hiện hữu trong thân phận sống lại. Tại sao? Bởi vì trong thân phận mới này của nhân loại, nghĩa là trong sự sống lại, sự hiệp thông của Thiên Chúa với con người sẽ tuyệt hảo đến nỗi sẽ làm thỏa mãn sự hiệp thông của chúng ta một cách toàn diện và chan chứa, dư đầy. Mục đích chúng ta được dựng nên, là để chúng ta trở nên những hữu thể hiệp thông. Lý tưởng chúng ta phải thực hiện trong hôn nhân tại thế là sống theo gương mẫu trọn hảo ‘việc Thiên Chúa hiến thân cho mỗi người’. Chúng ta sẽ không còn lấy vợ lấy chồng nữa, bởi vì việc hiến thân của chính chúng ta cho một người sẽ vô cùng thấp kém sánh với việc chúng ta được hưởng kiến hồng phúc nhan thánh Thiên Chúa. Đức Gioan Phaolô II cho biết: "Những người sẽ tham dự vào thế giới mới, nghĩa là vào sự hiệp thông tuyệt hảo với Thiên Chúa hằng sống, họ sẽ vui hưởng một chủ thể tính tuyệt hảo. Nếu trong chủ thể tính tuyệt hảo này không còn dựng vợ gả chồng nữa, và vẫn duy trì nam tính và nữ tính trong thân xác phục sinh của họ, nghĩa là thân xác vinh quang, thì điều đó được cắt nghĩa bởi sự kết thúc của lịch sử, nhưng cũng và đặc biệt bởi sự kiện của ngày cánh chung (…). Như vậy, sau ngày cánh chung người ta không còn dựng vợ gả chồng nữa, người ta sẽ bước vào đời sống miên trường, luôn hưởng kiến Thiên Chúa, diện đối diện. Lúc đó, sẽ nảy sinh một tình yêu thật sâu thẳm và thật mãnh liệt quy hướng về chính Thiên Chúa. Tình yêu ấy sẽ chiếm hữu hoàn toàn chủ thể tính tâm lý nhục thể (subjectivité psychosomatique)" (23).
Diễm phúc được hưởng kiến mầu nhiệm tình yêu Chúa Ba Ngôi giúp chúng ta đạt tới sự hiệp thông toàn hảo và phổ quát. Đức Gioan Phaolô II nói: "Quy hướng mọi hiểu biết và tình yêu thương vào Thiên Chúa, chính là tham dự trọn vẹn vào đời sống nội tâm của Thiên Chúa nghĩa là vào đời sống của chính Ba Ngôi cực thánh (…)" (24)
Nếu trong ngày sống lại không còn hôn phối nữa, không phải vì sự sống lại phủ nhận giá trị hôn phối, nhưng vì sự hiệp thông mà hôn phối loan báo đã được thực hiện toàn mãn. Hôn phối là như công trình hiệp thông, loan báo sự sống lại. Và sự sống lại loan báo sự hiệp thông toàn mãn của Thiên Chúa nơi chúng ta. Bởi đó, sự hiệp thông của chúng ta với mọi người theo khuôn mẫu tín điều ‘các thánh cùng thông công’, giúp chúng ta làm trong sáng bậc sống hôn nhân và nêu bật những ý nghĩa phong phú của hôn nhân.
Chúng ta có thể kết thúc chương sách này bằng lời của đức Hồng Y Barbarin, người đề tựa và giới thiệu cuốn sách ‘Linh đạo hôn phối theo đức Gioan Phaolô II’: "Tuy vắn gọn, những trang tóm lược (Compendium) về thần học thân xác theo đức Gioan Phaolô II thật hữu ích. Bản tóm lược hiến tặng chúng ta những nét trục chính, giúp chúng ta đào sâu những giáo huấn thần học của đức Gioan Phaolô II. Hy vọng nhiều đôi bạn sẽ múc lấy được những điều cần thiết để canh tân đời sống nội tâm của mình và thông truyền nguồn phong phú tiếp thu được đến các gia đình khác" (25).
Sau cùng là lời của chính đức Gioan Phaolô II, ngài nhấn mạnh: "Thần học thân xác này cần thiết để hiểu cho đúng lời dạy của quyền giáo huấn (magistère) của Giáo Hội đương thời" (26) (27).
---------------------
(1) x Carlo Caffara, ‘Identidad y diferencia. La relacionbombre y mujer’, Madrid, nxb. Encuentro, 1989 tr. 34.
(2) George Weigel, ‘Jean Paul II, témoin de l’Espérance’, JC Latès, tr.427.
(3) Có thể đọc tác phẩm đầy đủ và kỹ thuật về thần học thân xác của đức Gioan Phaolô II của ông Yves Semen ‘La sexualité selon Jean-Paul II’, Presses de la Renaissance, 2004.
(4) Triều yết chung ngày 11.11.1981, s.1
(5) x. Hiến Chế Mục Vụ ‘Gaudium et Spes’ s. 24.
(6) Triều yết chung ngày 20.02.1980, s.4
(7) Triều yết chung ngày 14. 11. 1979, s.31
(8) Triều yết chung ngày 14.11.1979, s.3
(9) Triều yết chung ngày 6.8.1980, s.5
(10) Triều yết chung ngày 22.10. 1980, s.1.
(11) Triều yết chung ngày 6.2.1980, s.3
(12) X. 1Ga 2,16
(13) Triều yết chung ngày 20.2.1980, s.1
(14) x. Ga 3,8
(15) Triều yết chung ngày 8.10.1980, s.3
(16) Triều yết chung ngày 22.10.1980 ss 3+5
(17) Triều yết chung ngày 3.12.1980, s.3
(18) Triều yết chung ngày 2.12.1981, s.3
(19) Triều yết chung ngày 9.12.1981, s.1
(20) Triều yết chung ngày 9.12.1981, s.1
(21) Nt, s.3+4.
(22) Buổi triều yết 2.12.1981, s.5
(23) Triều yết chung ngày 16.12.1981, s.2+3.
(24) Nt s.4
(25) Yves Semen, La spiritualité Conjugale selon Jean-Paul II, Paris, Presses de la Renaissance, 2010, tr.14
(26) Triều yết chung ngày 8.4.1981, s.5
(27) Bài viết trên đây dựa theo phần phụ lục ‘Annexe, Compendium (abrégé) de la théologie du corps’, của cuốn ‘La Spiritualité Conjugale selon Jean-Paul II’, … tr.217-236.
Thông Báo
Phân Ưu: Thân mẫu LM Gioan Trần Mạnh Duyệt được Chúa gọi về Quê Trời vĩnh cửu
LM Trần Công Nghị và Các Bạn Cùng Lớp
19:59 27/08/2014
Trong niềm tin vào Chúa Kitô Phục Sinh, chúng tôi nhận được tin
Bà cố ROSA TRẦN NGỌC UYỂN
(thân mẫu LM Trần Mạnh Duyệt, Giám đốc Foyer Phát Diệm Roma)
Sinh ngày 12 tháng 5 năm 1924, tại Ứng Luật, Kim Sơn, Ninh Bình (Phát Diệm)
Đã được Chúa gọi về lúc 3 giờ 27 phút chiều, thứ Ba, ngày 26 tháng 8 năm 2014
Tại Orange Coast Memorial Hospital, California, USA
Huởng thọ 90 tuổi.
CHƯƠNG TRÌNH TANG LỄ
(được cử hành tại Thánh đường Saint Barbara, 730 S Euclid Street, Santa Ana, California)
Thứ Sáu ngày 29 tháng 8 năm 2014
+ 1PM – 2PM: Nghi thức Phát Tang (Ban Tang lễ) và Huynh Đoàn Đa Minh
+ 3PM – 4PM: Hội Tông đồ Cầu Nguyện
+ 4PM – 5PM: Hội Các Bà Mẹ Công Giáo
+ 5:30PM Thánh lễ
Thứ Bảy ngày 30 tháng 8 năm 2014
+ 6:30AM Thánh lễ An táng
Sau Thánh lễ, linh cữu sẽ được an táng tại Nghĩa trang Chúa Chiên Lành Huntongton Beach, CA 92646
Chúng tôi những Linh mục và những Bạn học đồng môn Tiểu Chúng Viện Phát Diệm Phú Nhuận (1956-1963)
Những Chủng sinh và Linh mục cùng lớp tại Đại Chủng Viện thánh Giuse Sàigòn (1963-1966)
Những Hồng Y, Giám mục, Linh mục cùng lớp học tại Đại học Truyền Giáo Urbano VIII Roma (1966-1971)
Xin thành kính phân ưu cùng LM Gioan Trần Mạnh Duyệt, gia quyền, bạn hữu và thân nhân trong đại gia đình họ Trần.
Xin Chúa thưởng công bội hậu cho linh hồn Rosa trên Quê Trời vĩnh cửu.
Thành kính phân ưu:
LM Trần Công Nghị và Các Bạn Cùng Lớp
Văn Hóa
Lá thư Canada : Các cụ chọn gì ?
Trà Lũ
05:59 27/08/2014
Lá thư Canada: CÁC CỤ CHỌN GÌ ?
Trà Lũ
Canada tháng Tám, nắng đầy trời. Nắng vàng bát ngát như lời mời mọi người xuất hành. Ngày mồng 2 đầu tháng là lễ hội Caribana. Các cụ phương xa còn nhớ lễ hội đầy âm thanh đầy mầu sắc này ở Toronto chứ? Mấy năm trước tôi có trình các cụ rồi mà. Thành phố Toronto này đúng là miền đất hạnh phúc vì nó được nhiều sắc dân các đảo quốc phía Trung Mỹ chọn làm nơi hội tụ hàng năm. Gốc nó như thế này : Người dân Trung Mỹ ai cũng đầy máu văn nghệ, họ không ca hát không nhảy múa thì không chịu được. Họ phải gặp nhau để ca hát nhảy múa, nhưng vì có bao nhiêu sắc dân thì biết chọn đất dân nào để hội tụ đây? Các ngài cãi nhau um xùm mà tìm không ra giải pháp. Canada bèn mở cửa : Mời các ngài lên đây, thành phố chúng tôi dư phương tiện để đón tiếp tất cả qúy liệt vị. Thế là các ngài phương nam gật đầu liền. Hàng năm các sắc dân miền Trung Mỹ da màu nâu đều kéo hết lên đây. Năm nay là lần thứ 47 . Báo chí cho biết con số dân các đảo quốc kéo lên và các du khách đến đây xem là một triệu người. Các ngài thuộc miền Caribbean, nên lễ hội mang tên là Caribana. Các ngài chọn đầu tháng Tám hàng năm vì thởi gian này thời tiết Toronto nắng và nóng như miền Caribbean vậy. Và vì cất công đi xa, từ phía nam lên tận phía bắc, lễ hội của họ phải kéo dài 3 tuần lễ cho bõ công di chuyển, cho bõ công lao động và dành dụm.
Năm nay đại lễ đã bắt đầu. Dân Canada có thói quen ra đường sớm dể xem cuộc diễn hành khai mạc. Bao giờ đoàn diễn hành này cũng dài , màu sắc và tươi đẹp hơn cuộc rước ông già Santa Claus dịp lễ Giáng sinh.
Làng An Lạc chúng tôi cũng đã hẹn nhau xuống phố. Ôi chao, người đâu mà đông thế, vui thế, náo nhiệt đến thế. Đoàn diễn hành dài gần 4 cây số, trên đại lộ Lakeshore ngay bờ hồ, lâu hơn 6 tiếng đồng hồ mới xong. Chao ơi là mầu sắc, chao ơi là âm thanh. Tôi thích nhất những cô gái miền Trung Mỹ này. Các nàng đẹp nây nẩy, đẹp hây hây, da bánh mật, xiêm y rất phong phanh, bao nhiêu da thịt bày ra hết. Các cô đeo hình những con công, con phượng, cô nào cũng mang bộ cánh chim xòe ra rộng tới 4 hay 5 thước. trên đầu các cô là những rừng lông chim xanh đỏ, hết sức rực rỡ. Các cô bước đi theo nhịp kèn nhịp trống, các cô nhún nhẩy, miệng tươi cười, tay vẫy chào mọi người, thật đáng yêu hết sức. Còn phe nam thì khỏi nói, cũng sexy hết biết. Anh nảo cũng cởi trần đóng khố, đầu đội mũ lông chim, thân mình vẽ xanh vẽ đỏ, tay cầm những cây gậy hoa. Cũng lắc lư theo nhịp trống, miệng hò la theo nhịp Nam Mỹ. Đoàn diễn hành dài ngắc ngư này kết thúc ở miền bờ hồ nơi có các thuyền rồng đang chờ sẵn. Họ được rước sang một hòn đảo nhỏ ngay đó, nơi đây sẽ là một thế giới vui chơi nhảy múa trong 3 tuần liền.
Cụ Chánh tiên chỉ làng tôi đứng xem mấy tiếng đồng hồ đã thấy ngất ngư. Cụ bảo : May mà thành phố có một hòn đảo cho họ vui chơi hò hét, chứ họ mà hò hét như thế này trong thành phố mấy tuần lể liền thì chúng ta sẽ điếc tai mà chết. Bạn nào chưa biết văn hóa da nâu Trung Mỹ Caribbean Carnival xin mời đến Toronto vào dịp tháng Tám nha.
Ông H.O. trong làng say sưa ngắm mấy cô gái da nâu sặc sỡ múa nhảy xong liền phát biểu : Ôi, các nàng da nâu bóng loáng ánh mặt trời sao mà trông khỏe mạnh và đẹp thế ! Ông ODP cười hà hà : Đồng ý là đẹp, nhưng không phải là đẹp nhất nha. Anh John ngày xưa đã bảo da vàng của Á Châu chúng ta mới là đẹp nhất. Ông H.O. liền chất vấn anh John : Chứng cớ nào cho anh câu kết luận như vậy ? Anh John đáp ngay : Chứng cớ rõ ràng ở trong Thánh Kinh. Thánh Kinh, sách Sáng Thế Ký chép rằng Chúa đã lấy đất sét mà nặn ra ông Adam. Sách chỉ chép vắn tắt như thế, phần tiếp theo là hiểu ngầm. Ngầm đây là gì? Thưa, ban đầu Chúa nặn tượng Adam bằng đất sét xong thì Ngài bỏ vào lò nung. Tượng đất bao giờ cũng phải nung, đó là lẽ đương nhiên bắt buộc. Vì Chúa để trong lò lâu qúa, lúc đem ra thì tượng đất đã đen ngòm. Đó là gốc người da đen. Chúa làm lại, lần này Chúa bỏ vào lò nhưng lấy ra qúa sớm nên tượng còn trắng bệch, đó là gốc người da trắng. Rút kinh nghiệm, lần thứ ba Chúa bỏ tượng đất Adam vào lò và Chúa căn giở rất cẩn thận nên lúc lấy ra tượng hình Adam vàng tươi. Đó là gốc người da vàng. Người da vàng đẹp nhất là thế. Nghe xong thì cả làng vỗ tay râm ran khen cái anh John này nịnh vợ hay nhất thế giới. Chị Ba Biên Hòa mặt đỏ lên vì cái anh chồng da trắng miệng có mật ong này.
Sau khi xem diễn hành lễ hội Caribana xong, làng tôi kéo về nhà Cụ Chánh mừng lễ Vu Lan. Tháng Tám này có lễ Caribana cho người da nâu và da trắng, còn làng da vàng chúng tôi có lễ Vũ Lan. Ông ODP bảo cả làng : Ngày xưa xứ Canada này được coi là xứ Thiên Chúa Giáo, nhà thờ ở khắp nơi. 95% dân chúng đều đi nhà thờ, Nhưng nay đời sống đã biến đổi. Sau 1975, người VN đã mang theo Đức Phật và chùa tới đây. Chỉ riêng Toronto này có biết bao nhiêu là chùa. Ban đầu chùa nhỏ, nay chùa đang biến dạng, biến ra những chùa lớn hết sức, như Chùa Pháp Vân ở miền Mississauga, như Chùa Cam Lộ Vương ở miền Vaughan. Chùa này đang đúc một tượng Đức Phật cao gần 5 thước. Toronto lại còn có Chùa Phật Giáo Hòa Hảo, và Thánh Thất Cao Đài. Tháng Tám này, đâu đâu cũng nghe thấy tiếng tụng kinh gõ mõ cầu siêu của đại lễ Vu Lan. Đây là mùa báo hiếu. Canada qủa là miền đất hòa bình, đầy bác ái và yêu thương, phải không cơ ?
Trên đây là sơ sơ mấy tin tôn giáo. Bây giờ xin trình các cụ chút xíu về tin văn hóa. Bây giờ là thời đại điện tử, chỉ ngồi nhà bấm máy mà tôi được đọc bao nhiêu là tin hấp dẫn. Bài báo đầu tiên mà tôi thích là bài ‘ Sáu mươi năm sau Hiệp Định Geneve 1954’ của Trọng Đạt đăng trên báo Con Ong Texas. Bài báo này nhắc tôi bao nhiêu thảm cảnh chiến tranh từ Trận Điện Biên Phủ tới cuộc di cư bỏ bắc vào Nam. Bài báo nói rõ về cái thế VM bị Nga và Trung Cộng bắt chẹt, và cái thế của Miền Nam bị Pháp cũng bắt chẹt. Bài báo nói lên cái hào khí quốc gia của Ngoại trưởng Trần Văn Đỗ tuyên bố không ký và không chấp nhận hiệp định. Mới đó mà đã 60 năm. Bao nhiêu mồ hôi, bao nhiêu máu xương, bao nhiêu nước mắt…
Bài báo thứ hai mà tôi thích hơn nữa là bài ‘ Nhìn lại lịch sử 40 năm trước, ngày Song Bát 8.8.1974’, tác giả là Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng in trên báo Người Việt ở Cali và BBC-VietNam. Bài dài và đầy chi tiết lịch sử. Đọc xong bài tôi thấy giận cái anh già qủy quái Kissinger này qúa. Cái gốc mà VNCH của chúng ta bị thua đã bắt nguồn từ ngày Tổng Thống Nixon từ chức, ngày 8 tháng Tám năm 1974. Xưa nay ta thường cho số 8 là số may mắn vì âm tiếng Hán, 8 dọc là bát, bát nghe mài mại như phát, phát chỉ sự may mắn phát đạt. Ngày 8 tháng 8, hai con số 8 rõ ràng thế mà lại hóa ra ngày xui cho chúng ta. Vì Nixon từ chức trao quyền cho ông Ford, ông Ford tiếp tục tựa vào anh già Kissinger, và vẫn giữ Kissinger làm ngoại trưởng và làm cố vấn an ninh, nên Kissinger đã mặc sức tung hoành. VNCH đã bị cắt hết tài chính lẫn quân viện, đã bị trói tay và đưa tới ngày 30 tháng Tư 1975.
Đọc hết bài báo, tôi có thắc mắc này là giả như không có vụ Watergate thì Tổng Thống Nixon đâu có phải từ chức và VNCH đâu có mất. Sở dĩ có vụ Watergate là do cái anh da đen ban an ninh tên Frank Wills nhìn thấy cái băng dán ở cửa. Anh bóc nó đi, rồi anh đi tuần tiếp. Lúc anh đi vòng thứ 2 thì lại thấy cái băng lần nữa. Thấy sự lạ, anh sinh nghi, anh liền báo cho cảnh sát. Thế là chuyện ầm lên, thế là đám cháy bùng nổ bắt đầu. Đây có phải là duyên số không các cụ ?
Tác giả đã tìm được nhiều tài liệu mật vừa được giải mã. Ông vừa là chính khách vừa là nhà văn. Đọc thấy hấp dẫn lạ. Nghe nói ngày xưa, sau 30 tháng Tư 1975, tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng đã thách thức Kissinger đối chất trên đài về việc ông ta bán đứng VNCH, mà ông già gốc Do Thái này không dám nhận lời.
Ông Hưng còn kể tâm sự của Tổng thống Thiệu khi nghe tin Nixon từ chức ngày song bát này. Ông Hưng là giáo sư Kinh tế ở Hoa Kỳ trước khi về VN giúp ông Thiệu. Ông cũng dịch bài văn trên đây sang Anh Văn đễ con cháu chúng ta có thể hiểu rõ một giai đoạn đen tối của cha ông, nhan đề ‘ The Day of the Double Eights’. Muốn đọc bài báo bằng Việt văn hay Anh văn, xin bạn vào mạng http//tamtutongthongthieu.com/update
Đó là chuyện đọc báo của tôi. Khi viết những dòng này thì nắng vàng bát ngát đang rọi vào phòng tôi. Những tia nắng lung linh vàng rực này làm tôi nhớ những ngày hạnh phúc vừa qua ở California. À, xin khoe các cụ : tôi vừa qua gần hai tuần lễ hạnh phúc ở miền thủ đô tỵ nạn.
Tuần đầu tôi được mời tham dự buổi lễ cầu nguyện và gây quỹ cho giáo phận Phát Diệm. Buổi lễ được diễn ra tại Nhà Thở Kiếng nổi tiếng ở quận Cam California. Đây là ngôi nhà thờ chính tòa nguy nga tráng lệ nằm trên một giải đất 34 mẫu mênh mông. Ngôi nhà thờ này được coi là một trong những kỳ quan của Hoa Kỳ. Khi trước, đây là một nhà thờ của giáo phái Tin Lành Reformed Church. Anh em Tin Lành đã bán lại cho Công Giáo. Ban đầu tôi cứ thắc mắc làm sao mà giáo dân gốc Phát Diệm lại có thể tổ chức lễ tại một nhà thờ nguy nga như thế này, sau rồi mới biết, một trong những cha phó của Nhà thờ chính tòa này là Cha Nguyễn Văn Tuyên. Cha Tuyên gốc Phát Diệm nên ngài lấy quyền phó xứ để làm lễ cho dân Phát Diệm và cầu cho giáo phận Phát Diệm. Buổi lễ còn có sự đồng tế của Cha Trần Công Nghị giám đốc hệ thống truyền thông VietCatholic.net, Cha Nghị cũng gốc Phát Diệm. Thánh lễ bằng tiếng VN, thánh ca bằng tiếng VN, ý lễ cầu cho quê hương Phát Diệm cũng bằng tiếng VN, thật sốt sắng hết sức.
Sau thánh lễ là một đại tiệc gây quỹ cho việc xây cất chủng viện Phát Diệm đang tiến hành ở quê nhà. Dự buổi tiệc này, tôi học được nhiều điều qúy báu. Ngồi dự tiệc mà trong lòng thấy cảm phục sự thông thái và khôn ngoan của ban tổ chức. Thường thì xưa nay các buổi tiệc gây qũy đều bán vé trước. Nhưng đại tiệc gây quỹ cho Đại chủng viện Phát Diệm bữa nay không bán vé. Xin tùy tâm người tham dự. Đã tới đây tham dự, lại giúp quê nhà, chả lẽ chỉ bỏ vào thùng 50$ sao. Cho nên tôi thấy đa số ai cũng cho tối thiểu là 100$. Thật là khôn ngoan quá chừng. Chưa hết. Giữa bữa thì Cha Phó Nguyễn Văn Tuyên lên công bố danh sách các nhà hảo tâm, con số 100$ tự nhiên tăng lên cao dần. Rồi những người ở xa không tới tham dự được cũng gọi vào hứa đóng góp, bây giờ con số không phải là một trăm mà lên tới một ngàn, rồi hai ngàn… Cuối tiệc, tổng cộng số tiền các ân nhân cho đã lên tới 100 ngàn mỹ kim. Các cụ phương xa nghe có nể không? Mới một buổi tiệc thôi đó nha. Phục Cha Tuyên Cha Nghị qúa.
Trong buổi tiệc có nhiều màn văn nghệ đặc sắc. Khi tôi được mời lên đóng góp thì tôi bầy tỏ sự ái mộ và thán phục, rồi tôi xin được ca tụng một trong những nét đặc sắc của người Phát Diệm. Đó là cách phát âm chữ R. Người Phát Diệm phát âm chữ R rất rõ ràng và chính xác. Nhiều người đã gọi quê mình là Phát Riệm thay vì Phát Diệm. Người Phát Diệm phát âm tiếng Roma rất rõ ràng. Roma thì đọc là /Roma/ chứ không như mấy người Hà Nội hay mấy ca sĩ đọc là /Zôma/, ‘ăn rồi’ là /ăn rồi/ chứ không đọc là /ăn zồi/. Mẹ Maria, Thánh Phêrô thì đọc rõ ràng chữ R, chứ không / Mẹ Mazia, Thánh Phêzô/...
Mấy cụ cao niên gốc Phát Diệm gật gù khen tôi nói đúng.
Trên đây tôi nói tới Nhà thờ Chính Tòa Nhà Kiếng. Tôi xin nói thêm về việc Tổng Giáo Phận Orange mua được nhà thờ này từ anh em Tin Lành với giá 53 triệu mỹ kim. Có một chuyện bên lề rất đáng kính phục là khi anh em Tin Lành rao bán nhà thờ này vì họ không còn khả năng bảo trì, thì có nhiều nơi trả giá cao, đặc biệt có Viện Đại Hoc Chapman ở ngay trong miền đã trả giá 60 triệu, nhưng chủ nhân không bán mà lại bán cho anh em Công Giáo với giá rẻ hơn. Lý do : Anh em Tin Lành chủ trương chỉ bán cho ai mua để dùng vào việc thờ phụng Thiên Chúa. Đại học Chapman không mua được vì họ chủ trương sẽ biến nhà thờ này làm học khu giảng dạy. Xin bái phục anh em Tin Lành không mê tiền. Đáng nể qúa.
Xin kể tiếp về tuần lễ thứ hai hạnh phúc của tôi ở California. Tôi được tham dự ba ngày Đại Hội của phong Trào Cursillo Toàn Quốc Hoa Kỳ họp tại trung tâm Viện Đại Học Chapman là đại học đã mua hụt Crystal Cathedral trên đây. Đại Hội có hơn 600 tham dự viên đến từ khắp nước Mỹ, với một cụ già đến từ Canada, đó là kẻ cầm bút này. Chúng tôi ngủ tại lầu ba, và ăn uống ở lầu 1. Tôi được sống lại không khí đại học ngày xưa, thật sung sướng quá chừng. Bây giờ tôi mới thấy đất nước Hoa Kỳ giầu có. Các phòng ngủ thật là tiện nghi và ngăn nắp, còn câu lạc bộ ăn uống thì không chê vào đâu được. Tôi nghĩ các sinh viên học giỏi một phần cũng là do được ăn ngon và đầy chất bỗ dưỡng như thế này. Sáng trưa tối chúng tôi đều vào nhà ăn. Nhà này rộng mênh mông, có 4 quầy thức ăn và thức uống ở 4 góc. Mỗi quầy là một bếp khác biệt, nấu món khác biệt. Mỗi bữa đều đổi món. Giờ ăn là một tiếng rưỡi mà không ai muốn ra về sớm, vì thức ăn ngon quá và vui qúa. Tôi mắc tội tham ăn nên qua mấy ngày họp, tôi có cảm tưởng mình đã lên mấy kí. Hiện nay tôi đang phải ăn chay để đền tội.
Ba ngày hội họp là ba ngày tu tâm học đạo. Các cụ biết phong trào Cursillo chứ? Đây là một sinh hoạt hoàn toàn tôn giáo, mục đích là giúp giáo dân học cách sống đạo. Bạn có đạo thì chưa đủ, bạn phải sống đạo, phải thánh hóa bản thân rồi thánh hóa môi trường tức là gia đình, sở làm, trường học,và cộng đồng. Phong trào này phát xuất từ Tây Ban Nha cách đây 70 năm. Các buổi học hỏi và hội họp rất sống động, nhiều chất Tây Ban Nha. Có 3 giám mục và nhiều linh mục cùng sinh hoạt với giáo dân. Phái đòan VN lên tới 170 người. Ba ngôn ngữ chính được dùng trong đại hội là Anh Ngữ, Tây Ban Nha và Việt Ngữ. Nhiều bài giảng rất xúc tích và sốt sắng. Đêm cuối cùng là đêm văn nghệ. Các màn ca múa hát hay hết sức. Đặc sắc nhất là màn trình diễn của sắc dân nói tiếng Tây Ban Nha và Việt nam. Đoàn VN được danh dự mở đầu. Tôi rất ngỡ ngàng và cảm động khi thấy mấy cô VN còn trẻ mà hát đã hay lại còn điều khiển cả hội trường hát theo và múa theo hay hơn nữa. Các cô nói tiếng Việt tiếng Mỹ rất giỏi và lưu loát như gió. Thật là tuyệt vời. Rồi tiếp theo là màn VN trình diễn thời trang của các nước. Cô bà nào mặc áo nước nào thì chảo hỏi bằng tiếng nước đó. Tôi không ngờ đồng bào VN của tôi tài giỏi đến như vậy. Mấy màn văn nghệ của VN và Tây Ban Nha hay không thua gì các xuất hát Thuý Nga và Asia.
Ngày Chúa Nhật chia tay, ai cũng bịn rịn. Ai cũng đánh giá đại hội thành công quá sự mong ước. Các cu có biết chủ tịch của Phong trào Cursillo ở toàn nước Mỹ hiện nay là ai không? Thưa đó là Anh Trần Thái Hoàng cư dân Texas. Đây là một bạn trẻ ngoài 50, gốc thuyền nhân Việt Nam. Vừa trẻ vừa gốc thiểu số mà chỉ huy cả một phong trào lớn của toàn đất Hoa Kỳ. Dễ nể chứ.
Rồi trước khi trở về Canada, tôi được dự ngày văn nghệ ngoài trời‘ Cám Ơn Anh, Người Thương Phế Binh VNCH’ tại sân vận động một trường học lớn ở Quân Cam, do Liên Hội Cựu Chiến Sĩ tổ chức. Hình ảnh các cựu quân nhân mặc sắc phục các binh chủng với bà cựu Trung Tá Hạnh Nhơn đứng giữa, trông oai hùng, đẹp mắt và cảm động quá chừng. Trưởng ban văn nghệ là nhạc sĩ Trúc Hồ, và trưởng ban MC là là ông Nam Lộc. Gần 100 ca sĩ nghệ sĩ tên tuổi đến trình diễn miễn phí. Đồng bào tham dự rất đông. Đi từ xa đã thấy cờ vàng phất phới, ngay từ xa đã nghe thấy tiếng nhạc vang dội. Số tiền quyên góp được lên tới nửa triệu. Tôi phục đồng bào VN ở Cali quá, vừa giầu của vừa giầu lòng.
Tôi về Canada kể các chuyện hạnh phúc bên Cali cho cả làng nghe, ai cũng thích và nức lòng. Dân làng đang bàn chuyện một chuyến đi Mỹ, đi xem cho được Nhà Thờ Kiếng, phố chợ Bolsa, làng báo chí trên đường Moran. Náo nức nhất là Chị Ba Biên Hòa và hai cô Huế. Tôi sẽ trình các cụ về việc đại sự này. Bây giờ xin trở lại chuyện bữa ăn tại nhà Cụ Chánh sau buổi đi xem diễn hành Caribana trên đây.
Nhà Cụ Chánh tiên chỉ cũng như nhà Cụ B.95 đều có một vườn rau thơm rất tốt. Vì vườn rau thơm đầy hương vị VN này mà Cụ Chánh đã làm một bữa cá nướng ngon quên chết. Người phụ bếp cho cụ không phải là các bà mà lại là bồ chữ ODP. Cái ông này văn võ toàn tài, nấu ăn cũng vô cùng xuất sắc. Dân số trong làng xấp xỉ 10 vĩ nhân, nên cụ mua 3 con cá bass lớn. Các cụ biết cá bass chứ, loại cá Bắc Mỹ nhiều thịt ít xương này rất phổ thông ở đây. Cá còn tươi rói, cụ mua về rồi ướp mắm muối ngay. Cái ngon của bữa cá là do cái phép ướp này. Tôi cũng mê nấu ăn nên đòi xuống bếp làm phụ tá. Lá rau răm băm nhỏ, trộn với nước mắm và hành tỏi ớt nghệ giã nát. Cá khứa hai bên, rồi ướp với các thứ hương liệu trên đây, rồi để một lúc cho ngấm. Vặn lò nóng 180 độ C. Chừng 15 phút sau thì bày cá trên mặt giấy bạc lót lá chuối với các cọng rau răm ở dưới, gói cá lại rồi bỏ vào lò. 20 phút là cá chín. Chúa ơi, cá nướng thơm lừng điếc mũi. Mời các cụ xơi ngay khi cá còn nóng. Mời cụ xơi với bún, với bánh tráng, với các thứ rau thơm. Xin cụ chấm với nước mắm me.
Chúng tôi đã có một bữa cơm chiều ngon hết sảy. Ông ODP vừa ăn cá nướng vừa uống với bia lạnh. Lâu lâu thì lập đi lập lại cái câu nói nổi tiếng của nhà văn Doãn Quốc Sĩ khi xưa ‘ Chúng ta đang đưa quê hương vào lòng !’. Bữa ăn ngon đến độ không ai còn có giờ mở miệng để nói chuyện. Ăn như thế này mới là ăn thực lòng và hết lòng, các cụ có đồng ý không. Ăn món cá này phải ăn bằng tay vì cuốn cá với bánh tráng mà. Lại còn mấy cọng lạc rang, lại còn mấy ly bia, lâu lâu còn cắn một miếng ớt. Chỉ có miệng để ăn và xuýt xoa chứ không còn miệng để nói chuyện. Cụ B.95 thì nói Miền Nam các bạn sướng thật, ngày xưa ở Bắc Kỳ chúng tôi đâu có được ăn như thế này. Cô Huế Tôn Nữ thì cám ơn Cụ Chánh rối rít vì bữa nay cô mới học được kinh nghiệm về rau thơm. Xưa nay cô vẫn kêu ca là nhiều rau thơm không có mùi. Hóa ra cô đã rửa rau thơm quá sớm. Các loại rau thơm chỉ rửa trước khi ăn thì mới giữ đươc mùi vị, nếu rửa sớm thì mùi sẽ bay đi hết!
Sau một hồi chiến đấu, 3 con cá trên đĩa chỉ còn xương, chiến trận mới tạm ngưng , và chuyện thời sự mới bắt đầu. Anh John sau khi đã nhậu hết lòng hết sức, nay đã có sức để kể chuyện thời sự.
Chuyện nóng hổi thứ nhất là chuyện Hội Nghị Quốc tế ASEAN vừa họp ở Miến Điện thượng tuần tháng Tám vừa qua. Đây là hội nghị của các ngoại trưởng 10 nước thành viên ĐNA và một số ngoại trưởng ngoài vùng được mời. Nước Miến Điện chủ nhà tỏ ra mắc cở về việc không hòa giải được cuộc chiến giữa Phật Giáo và Hồi Giáo. Hoa Kỳ trong bài phát biểu mở đầu đã chỉ trích Tàu Cộng gây biến động ở Biển Đông. Ngoại Trưởng John Kerry của Hoa Kỳ nói rất khôn khéo. Ông không nói rõ tên Trung Cộng, nhưng ai cũng hiểu là ông đang chỉ trích Trung Cộng. Ngoại trưởng Tàu là Vương Nghị có đáp lễ nhưng lập luận tuy đại ngôn nhưng cố ý né tránh chủ đề. Phía VC, nhà ngoại giao Phạm Bình Minh vẫn cúi mặt. Chắc ông đã bị Tàu Cộng răn đe từ trước ‘ Mi mà mở miệng chống ta là ta đánh mi chết’. Thế giới đang chờ bản tuyên bố chung. Mong là có được bản thông cáo chung, chứ năm ngoái ASEAN họp ở Cao Mên đã không ra được thông cáo chung vì Cao Mên bị Tàu Cộng bịt miệng.
Tin tiếp theo là tin con sông Ôn Châu bên Tàu tự nhiên nước đỏ như máu. Tàu Công cố tình che dấu tin này, nhưng phóng viên Shannon S. Wan của đài VOA đã chứng kiến tận mắt và đã làm ầm lên. Các báo bên Hong Kong cũng làm ầm lên. Nhiều người cho rằng đây là điềm gở, Tàu Cộng đang tái mặt.
Anh John nói tiếp : Vừa rồi là bản tin thời sự làm mọi người vừa hồi hộp vừa nhức đầu. Sau đây tôi xin kể một tin khác nhẹ nhàng hơn và rất Canada. Tin này báo chí đã thuật rất nhiều. Đó là ngày sinh nhật của Chú Er Shun. Các cụ còn nhớ cái tên này không? Chắc không rồi. Để tôi nhắc nha. Đó là tên một con gấu trúc panda mà sở thú Toronto đã thuê từ Trung Quốc năm ngoái, cái con gấu lông đen lông trắng trông như con chó mực ấy mà. Dân Canada mê nó lắm. Trung quốc đã cho Sở Thú Toronto thuê hai con, một con đực một con cái. Bữa nay là sinh nhật 7 tuổi của nàng Er Shun. Hôm nay Sở Thú mở tiệc mừng, cũng hoa cũng quà, cũng thiệp mừng, và cũng một đồng bánh sinh nhật to tổ chảng. Báo chí chụp ảnh rõ ràng. Bánh sinh nhật làm bằng lá trúc với trái cây. Mấy ông bà hàng xóm da trắng của tôi thì say mê hai con gấu này quá chừng, còn bọn tôi, chắc vì lòng đang căm thù cái thằng Tàu Cộng nên ghét con gấu này luôn. Không biết sự ghét này có tội không, thưa các cụ. Sở dĩ phải trình các cụ cái tin này vì nó nói lên lòng yêu súc vật đặc biệt của dân Canada.
Cụ B.95 nghe xong chuyện thời sự về sinh nhật chị gấu panda thì tỏ ra hững hờ. Vừa hết tin này thì ông ODP ép anh John ăn thêm miếng đuôi cá. Ông bảo anh John : Theo người Tàu thì món đuôi là món ngon nhất trong con cá vì cái đuôi là nơi tập trung sức mạnh. Con cá bơi nhanh bơi chậm là do cái đuôi này, nó vừa lái vừa đẩy. Ăn gì bổ nấy. Ngoài ra các cụ ta ngày xưa bảo ăn đuôi cá chữa được bệnh ngáy. Ông H.O. nghe đến đây thì phá ra cười rồi xin kể một câu chuyện về ngáy. Bà Cụ B.95 giao hẹn : Anh phải kể chuyện cười đấy nhá. Tôi mà không cười được thì anh phải ăn hết mấy cái đuôi cá còn lại nghe chưa. Ông H.O. gật đầu xin vâng và bắt đấu kể. Rằng có ba cô gái tên Xuân Hạ Thu rất thân với nhau, thân từ ngày còn bé. Các cô đã có chồng . Bữa đó các cô đi ăn cưới gặp nhau nên cùng ngồi một bàn. Các cô nói đủ các thứ chuyện. Khi nói đến chuyện chồng con thì cô Xuân kể : Chồng tao được mọi nết trừ cái việc ngáy. Chời ơi, chàng bắt đầu ngủ là ngáy như sấm. Cô Hạ cũng than chồng mình y như vậy. Cô Thu bèn hỏi :
- Sao tụi bay không mua thuốc chữa ngáy cho chồng uống ?
- Làm gì có thuốc chữa ngáy!
- Tao nghe có người mách là cho chồng ngậm cái núm vú cao su của trẻ con thì sẽ hết ngáy. Tao đã làm như vậy. có thành công, nhưng chỉ được vài đêm rồi chàng vất cái vú cao su đi, không chịu ngậm nữa, rồi ngáy tiếp
- Tao lại nghe có người mách cho chồng ngậm vú thật của mình thì sẽ hết ngáy ngay. Tao đã làm như vậy, và may quá, tao đã thành công.
- Tao không thể áp dụng cái phép cho ngậm vú được, vì chồng tao vừa ngáy lại vừa nghiến răng nữa cơ !
Nghe đến đây thì cả làng tôi phá ra cười. Cụ B.96 thì cười to tiếng nhất. Làng tôi vui thế đấy, các cụ ạ.
Thấy cả làng vui cười về đề tài chồng ngáy, anh John xin kể một chuyện tiếu lâm khác : Rằng có anh chàng kia đi hỏi vợ. Bữa đó anh gặp ông bố người yêu. Ông này có ý tìm hiểu tính nết và lòng dạ của anh con rể tương lai nên ông hỏi :
- Bây giờ nếu Chúa cho anh chọn 1 trong 3 sự này : khôn ngoan, danh vọng, và tiền bạc thì anh chọn cái nào ?
Anh con rể tương lai đáp ngay : Con chọn tiền bạc. Ông già tỏ ra thất vọng. Ông bảo : Tôi thì tôi chọn sự khôn ngoan như vua Salomon dã xin Chúa trong Kinh Thánh, sao anh không chọn khôn ngoan? Anh này to gan đáp tỉnh bơ :
- Khi phải chọn lựa thì bao giờ ta cũng chọn cái mình thiếu. Con xét thấy mình thiếu tiền bạc nên con xin Chúa tiền bạc.
Nghe xong, ông già giận quá vì như thế là cái thằng này láo, nó dám chửi mình thiếu khôn ngoan. Ông đã đập bàn đuổi anh ta ra khỏi cửa.
Cả làng vỗ tay khen câu chuyện hay và đã chấm dứt bữa ăn cá nướng.
Xin cho tôi hỏi nhỏ các cụ nha : Nếu phải chọn thì các cụ chọn thứ gì cơ?
TRÀ LŨ
LTS : Tác giả Trà Lũ vừa xuất bản 2 tác phẩm mới : Đất Quê Hương 2 và 600 Chuyện Cười, và tái bản 3 cuốn chuyện cười cũ. Độc giả muốn mua những sách này, xin liên lạc trực tiếp với tác giả qua : petertralu@gmail.com
Trà Lũ
Canada tháng Tám, nắng đầy trời. Nắng vàng bát ngát như lời mời mọi người xuất hành. Ngày mồng 2 đầu tháng là lễ hội Caribana. Các cụ phương xa còn nhớ lễ hội đầy âm thanh đầy mầu sắc này ở Toronto chứ? Mấy năm trước tôi có trình các cụ rồi mà. Thành phố Toronto này đúng là miền đất hạnh phúc vì nó được nhiều sắc dân các đảo quốc phía Trung Mỹ chọn làm nơi hội tụ hàng năm. Gốc nó như thế này : Người dân Trung Mỹ ai cũng đầy máu văn nghệ, họ không ca hát không nhảy múa thì không chịu được. Họ phải gặp nhau để ca hát nhảy múa, nhưng vì có bao nhiêu sắc dân thì biết chọn đất dân nào để hội tụ đây? Các ngài cãi nhau um xùm mà tìm không ra giải pháp. Canada bèn mở cửa : Mời các ngài lên đây, thành phố chúng tôi dư phương tiện để đón tiếp tất cả qúy liệt vị. Thế là các ngài phương nam gật đầu liền. Hàng năm các sắc dân miền Trung Mỹ da màu nâu đều kéo hết lên đây. Năm nay là lần thứ 47 . Báo chí cho biết con số dân các đảo quốc kéo lên và các du khách đến đây xem là một triệu người. Các ngài thuộc miền Caribbean, nên lễ hội mang tên là Caribana. Các ngài chọn đầu tháng Tám hàng năm vì thởi gian này thời tiết Toronto nắng và nóng như miền Caribbean vậy. Và vì cất công đi xa, từ phía nam lên tận phía bắc, lễ hội của họ phải kéo dài 3 tuần lễ cho bõ công di chuyển, cho bõ công lao động và dành dụm.
Năm nay đại lễ đã bắt đầu. Dân Canada có thói quen ra đường sớm dể xem cuộc diễn hành khai mạc. Bao giờ đoàn diễn hành này cũng dài , màu sắc và tươi đẹp hơn cuộc rước ông già Santa Claus dịp lễ Giáng sinh.
Làng An Lạc chúng tôi cũng đã hẹn nhau xuống phố. Ôi chao, người đâu mà đông thế, vui thế, náo nhiệt đến thế. Đoàn diễn hành dài gần 4 cây số, trên đại lộ Lakeshore ngay bờ hồ, lâu hơn 6 tiếng đồng hồ mới xong. Chao ơi là mầu sắc, chao ơi là âm thanh. Tôi thích nhất những cô gái miền Trung Mỹ này. Các nàng đẹp nây nẩy, đẹp hây hây, da bánh mật, xiêm y rất phong phanh, bao nhiêu da thịt bày ra hết. Các cô đeo hình những con công, con phượng, cô nào cũng mang bộ cánh chim xòe ra rộng tới 4 hay 5 thước. trên đầu các cô là những rừng lông chim xanh đỏ, hết sức rực rỡ. Các cô bước đi theo nhịp kèn nhịp trống, các cô nhún nhẩy, miệng tươi cười, tay vẫy chào mọi người, thật đáng yêu hết sức. Còn phe nam thì khỏi nói, cũng sexy hết biết. Anh nảo cũng cởi trần đóng khố, đầu đội mũ lông chim, thân mình vẽ xanh vẽ đỏ, tay cầm những cây gậy hoa. Cũng lắc lư theo nhịp trống, miệng hò la theo nhịp Nam Mỹ. Đoàn diễn hành dài ngắc ngư này kết thúc ở miền bờ hồ nơi có các thuyền rồng đang chờ sẵn. Họ được rước sang một hòn đảo nhỏ ngay đó, nơi đây sẽ là một thế giới vui chơi nhảy múa trong 3 tuần liền.
Cụ Chánh tiên chỉ làng tôi đứng xem mấy tiếng đồng hồ đã thấy ngất ngư. Cụ bảo : May mà thành phố có một hòn đảo cho họ vui chơi hò hét, chứ họ mà hò hét như thế này trong thành phố mấy tuần lể liền thì chúng ta sẽ điếc tai mà chết. Bạn nào chưa biết văn hóa da nâu Trung Mỹ Caribbean Carnival xin mời đến Toronto vào dịp tháng Tám nha.
Ông H.O. trong làng say sưa ngắm mấy cô gái da nâu sặc sỡ múa nhảy xong liền phát biểu : Ôi, các nàng da nâu bóng loáng ánh mặt trời sao mà trông khỏe mạnh và đẹp thế ! Ông ODP cười hà hà : Đồng ý là đẹp, nhưng không phải là đẹp nhất nha. Anh John ngày xưa đã bảo da vàng của Á Châu chúng ta mới là đẹp nhất. Ông H.O. liền chất vấn anh John : Chứng cớ nào cho anh câu kết luận như vậy ? Anh John đáp ngay : Chứng cớ rõ ràng ở trong Thánh Kinh. Thánh Kinh, sách Sáng Thế Ký chép rằng Chúa đã lấy đất sét mà nặn ra ông Adam. Sách chỉ chép vắn tắt như thế, phần tiếp theo là hiểu ngầm. Ngầm đây là gì? Thưa, ban đầu Chúa nặn tượng Adam bằng đất sét xong thì Ngài bỏ vào lò nung. Tượng đất bao giờ cũng phải nung, đó là lẽ đương nhiên bắt buộc. Vì Chúa để trong lò lâu qúa, lúc đem ra thì tượng đất đã đen ngòm. Đó là gốc người da đen. Chúa làm lại, lần này Chúa bỏ vào lò nhưng lấy ra qúa sớm nên tượng còn trắng bệch, đó là gốc người da trắng. Rút kinh nghiệm, lần thứ ba Chúa bỏ tượng đất Adam vào lò và Chúa căn giở rất cẩn thận nên lúc lấy ra tượng hình Adam vàng tươi. Đó là gốc người da vàng. Người da vàng đẹp nhất là thế. Nghe xong thì cả làng vỗ tay râm ran khen cái anh John này nịnh vợ hay nhất thế giới. Chị Ba Biên Hòa mặt đỏ lên vì cái anh chồng da trắng miệng có mật ong này.
Sau khi xem diễn hành lễ hội Caribana xong, làng tôi kéo về nhà Cụ Chánh mừng lễ Vu Lan. Tháng Tám này có lễ Caribana cho người da nâu và da trắng, còn làng da vàng chúng tôi có lễ Vũ Lan. Ông ODP bảo cả làng : Ngày xưa xứ Canada này được coi là xứ Thiên Chúa Giáo, nhà thờ ở khắp nơi. 95% dân chúng đều đi nhà thờ, Nhưng nay đời sống đã biến đổi. Sau 1975, người VN đã mang theo Đức Phật và chùa tới đây. Chỉ riêng Toronto này có biết bao nhiêu là chùa. Ban đầu chùa nhỏ, nay chùa đang biến dạng, biến ra những chùa lớn hết sức, như Chùa Pháp Vân ở miền Mississauga, như Chùa Cam Lộ Vương ở miền Vaughan. Chùa này đang đúc một tượng Đức Phật cao gần 5 thước. Toronto lại còn có Chùa Phật Giáo Hòa Hảo, và Thánh Thất Cao Đài. Tháng Tám này, đâu đâu cũng nghe thấy tiếng tụng kinh gõ mõ cầu siêu của đại lễ Vu Lan. Đây là mùa báo hiếu. Canada qủa là miền đất hòa bình, đầy bác ái và yêu thương, phải không cơ ?
Trên đây là sơ sơ mấy tin tôn giáo. Bây giờ xin trình các cụ chút xíu về tin văn hóa. Bây giờ là thời đại điện tử, chỉ ngồi nhà bấm máy mà tôi được đọc bao nhiêu là tin hấp dẫn. Bài báo đầu tiên mà tôi thích là bài ‘ Sáu mươi năm sau Hiệp Định Geneve 1954’ của Trọng Đạt đăng trên báo Con Ong Texas. Bài báo này nhắc tôi bao nhiêu thảm cảnh chiến tranh từ Trận Điện Biên Phủ tới cuộc di cư bỏ bắc vào Nam. Bài báo nói rõ về cái thế VM bị Nga và Trung Cộng bắt chẹt, và cái thế của Miền Nam bị Pháp cũng bắt chẹt. Bài báo nói lên cái hào khí quốc gia của Ngoại trưởng Trần Văn Đỗ tuyên bố không ký và không chấp nhận hiệp định. Mới đó mà đã 60 năm. Bao nhiêu mồ hôi, bao nhiêu máu xương, bao nhiêu nước mắt…
Bài báo thứ hai mà tôi thích hơn nữa là bài ‘ Nhìn lại lịch sử 40 năm trước, ngày Song Bát 8.8.1974’, tác giả là Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng in trên báo Người Việt ở Cali và BBC-VietNam. Bài dài và đầy chi tiết lịch sử. Đọc xong bài tôi thấy giận cái anh già qủy quái Kissinger này qúa. Cái gốc mà VNCH của chúng ta bị thua đã bắt nguồn từ ngày Tổng Thống Nixon từ chức, ngày 8 tháng Tám năm 1974. Xưa nay ta thường cho số 8 là số may mắn vì âm tiếng Hán, 8 dọc là bát, bát nghe mài mại như phát, phát chỉ sự may mắn phát đạt. Ngày 8 tháng 8, hai con số 8 rõ ràng thế mà lại hóa ra ngày xui cho chúng ta. Vì Nixon từ chức trao quyền cho ông Ford, ông Ford tiếp tục tựa vào anh già Kissinger, và vẫn giữ Kissinger làm ngoại trưởng và làm cố vấn an ninh, nên Kissinger đã mặc sức tung hoành. VNCH đã bị cắt hết tài chính lẫn quân viện, đã bị trói tay và đưa tới ngày 30 tháng Tư 1975.
Đọc hết bài báo, tôi có thắc mắc này là giả như không có vụ Watergate thì Tổng Thống Nixon đâu có phải từ chức và VNCH đâu có mất. Sở dĩ có vụ Watergate là do cái anh da đen ban an ninh tên Frank Wills nhìn thấy cái băng dán ở cửa. Anh bóc nó đi, rồi anh đi tuần tiếp. Lúc anh đi vòng thứ 2 thì lại thấy cái băng lần nữa. Thấy sự lạ, anh sinh nghi, anh liền báo cho cảnh sát. Thế là chuyện ầm lên, thế là đám cháy bùng nổ bắt đầu. Đây có phải là duyên số không các cụ ?
Tác giả đã tìm được nhiều tài liệu mật vừa được giải mã. Ông vừa là chính khách vừa là nhà văn. Đọc thấy hấp dẫn lạ. Nghe nói ngày xưa, sau 30 tháng Tư 1975, tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng đã thách thức Kissinger đối chất trên đài về việc ông ta bán đứng VNCH, mà ông già gốc Do Thái này không dám nhận lời.
Ông Hưng còn kể tâm sự của Tổng thống Thiệu khi nghe tin Nixon từ chức ngày song bát này. Ông Hưng là giáo sư Kinh tế ở Hoa Kỳ trước khi về VN giúp ông Thiệu. Ông cũng dịch bài văn trên đây sang Anh Văn đễ con cháu chúng ta có thể hiểu rõ một giai đoạn đen tối của cha ông, nhan đề ‘ The Day of the Double Eights’. Muốn đọc bài báo bằng Việt văn hay Anh văn, xin bạn vào mạng http//tamtutongthongthieu.com/update
Đó là chuyện đọc báo của tôi. Khi viết những dòng này thì nắng vàng bát ngát đang rọi vào phòng tôi. Những tia nắng lung linh vàng rực này làm tôi nhớ những ngày hạnh phúc vừa qua ở California. À, xin khoe các cụ : tôi vừa qua gần hai tuần lễ hạnh phúc ở miền thủ đô tỵ nạn.
Tuần đầu tôi được mời tham dự buổi lễ cầu nguyện và gây quỹ cho giáo phận Phát Diệm. Buổi lễ được diễn ra tại Nhà Thở Kiếng nổi tiếng ở quận Cam California. Đây là ngôi nhà thờ chính tòa nguy nga tráng lệ nằm trên một giải đất 34 mẫu mênh mông. Ngôi nhà thờ này được coi là một trong những kỳ quan của Hoa Kỳ. Khi trước, đây là một nhà thờ của giáo phái Tin Lành Reformed Church. Anh em Tin Lành đã bán lại cho Công Giáo. Ban đầu tôi cứ thắc mắc làm sao mà giáo dân gốc Phát Diệm lại có thể tổ chức lễ tại một nhà thờ nguy nga như thế này, sau rồi mới biết, một trong những cha phó của Nhà thờ chính tòa này là Cha Nguyễn Văn Tuyên. Cha Tuyên gốc Phát Diệm nên ngài lấy quyền phó xứ để làm lễ cho dân Phát Diệm và cầu cho giáo phận Phát Diệm. Buổi lễ còn có sự đồng tế của Cha Trần Công Nghị giám đốc hệ thống truyền thông VietCatholic.net, Cha Nghị cũng gốc Phát Diệm. Thánh lễ bằng tiếng VN, thánh ca bằng tiếng VN, ý lễ cầu cho quê hương Phát Diệm cũng bằng tiếng VN, thật sốt sắng hết sức.
Sau thánh lễ là một đại tiệc gây quỹ cho việc xây cất chủng viện Phát Diệm đang tiến hành ở quê nhà. Dự buổi tiệc này, tôi học được nhiều điều qúy báu. Ngồi dự tiệc mà trong lòng thấy cảm phục sự thông thái và khôn ngoan của ban tổ chức. Thường thì xưa nay các buổi tiệc gây qũy đều bán vé trước. Nhưng đại tiệc gây quỹ cho Đại chủng viện Phát Diệm bữa nay không bán vé. Xin tùy tâm người tham dự. Đã tới đây tham dự, lại giúp quê nhà, chả lẽ chỉ bỏ vào thùng 50$ sao. Cho nên tôi thấy đa số ai cũng cho tối thiểu là 100$. Thật là khôn ngoan quá chừng. Chưa hết. Giữa bữa thì Cha Phó Nguyễn Văn Tuyên lên công bố danh sách các nhà hảo tâm, con số 100$ tự nhiên tăng lên cao dần. Rồi những người ở xa không tới tham dự được cũng gọi vào hứa đóng góp, bây giờ con số không phải là một trăm mà lên tới một ngàn, rồi hai ngàn… Cuối tiệc, tổng cộng số tiền các ân nhân cho đã lên tới 100 ngàn mỹ kim. Các cụ phương xa nghe có nể không? Mới một buổi tiệc thôi đó nha. Phục Cha Tuyên Cha Nghị qúa.
Trong buổi tiệc có nhiều màn văn nghệ đặc sắc. Khi tôi được mời lên đóng góp thì tôi bầy tỏ sự ái mộ và thán phục, rồi tôi xin được ca tụng một trong những nét đặc sắc của người Phát Diệm. Đó là cách phát âm chữ R. Người Phát Diệm phát âm chữ R rất rõ ràng và chính xác. Nhiều người đã gọi quê mình là Phát Riệm thay vì Phát Diệm. Người Phát Diệm phát âm tiếng Roma rất rõ ràng. Roma thì đọc là /Roma/ chứ không như mấy người Hà Nội hay mấy ca sĩ đọc là /Zôma/, ‘ăn rồi’ là /ăn rồi/ chứ không đọc là /ăn zồi/. Mẹ Maria, Thánh Phêrô thì đọc rõ ràng chữ R, chứ không / Mẹ Mazia, Thánh Phêzô/...
Mấy cụ cao niên gốc Phát Diệm gật gù khen tôi nói đúng.
Trên đây tôi nói tới Nhà thờ Chính Tòa Nhà Kiếng. Tôi xin nói thêm về việc Tổng Giáo Phận Orange mua được nhà thờ này từ anh em Tin Lành với giá 53 triệu mỹ kim. Có một chuyện bên lề rất đáng kính phục là khi anh em Tin Lành rao bán nhà thờ này vì họ không còn khả năng bảo trì, thì có nhiều nơi trả giá cao, đặc biệt có Viện Đại Hoc Chapman ở ngay trong miền đã trả giá 60 triệu, nhưng chủ nhân không bán mà lại bán cho anh em Công Giáo với giá rẻ hơn. Lý do : Anh em Tin Lành chủ trương chỉ bán cho ai mua để dùng vào việc thờ phụng Thiên Chúa. Đại học Chapman không mua được vì họ chủ trương sẽ biến nhà thờ này làm học khu giảng dạy. Xin bái phục anh em Tin Lành không mê tiền. Đáng nể qúa.
Xin kể tiếp về tuần lễ thứ hai hạnh phúc của tôi ở California. Tôi được tham dự ba ngày Đại Hội của phong Trào Cursillo Toàn Quốc Hoa Kỳ họp tại trung tâm Viện Đại Học Chapman là đại học đã mua hụt Crystal Cathedral trên đây. Đại Hội có hơn 600 tham dự viên đến từ khắp nước Mỹ, với một cụ già đến từ Canada, đó là kẻ cầm bút này. Chúng tôi ngủ tại lầu ba, và ăn uống ở lầu 1. Tôi được sống lại không khí đại học ngày xưa, thật sung sướng quá chừng. Bây giờ tôi mới thấy đất nước Hoa Kỳ giầu có. Các phòng ngủ thật là tiện nghi và ngăn nắp, còn câu lạc bộ ăn uống thì không chê vào đâu được. Tôi nghĩ các sinh viên học giỏi một phần cũng là do được ăn ngon và đầy chất bỗ dưỡng như thế này. Sáng trưa tối chúng tôi đều vào nhà ăn. Nhà này rộng mênh mông, có 4 quầy thức ăn và thức uống ở 4 góc. Mỗi quầy là một bếp khác biệt, nấu món khác biệt. Mỗi bữa đều đổi món. Giờ ăn là một tiếng rưỡi mà không ai muốn ra về sớm, vì thức ăn ngon quá và vui qúa. Tôi mắc tội tham ăn nên qua mấy ngày họp, tôi có cảm tưởng mình đã lên mấy kí. Hiện nay tôi đang phải ăn chay để đền tội.
Ba ngày hội họp là ba ngày tu tâm học đạo. Các cụ biết phong trào Cursillo chứ? Đây là một sinh hoạt hoàn toàn tôn giáo, mục đích là giúp giáo dân học cách sống đạo. Bạn có đạo thì chưa đủ, bạn phải sống đạo, phải thánh hóa bản thân rồi thánh hóa môi trường tức là gia đình, sở làm, trường học,và cộng đồng. Phong trào này phát xuất từ Tây Ban Nha cách đây 70 năm. Các buổi học hỏi và hội họp rất sống động, nhiều chất Tây Ban Nha. Có 3 giám mục và nhiều linh mục cùng sinh hoạt với giáo dân. Phái đòan VN lên tới 170 người. Ba ngôn ngữ chính được dùng trong đại hội là Anh Ngữ, Tây Ban Nha và Việt Ngữ. Nhiều bài giảng rất xúc tích và sốt sắng. Đêm cuối cùng là đêm văn nghệ. Các màn ca múa hát hay hết sức. Đặc sắc nhất là màn trình diễn của sắc dân nói tiếng Tây Ban Nha và Việt nam. Đoàn VN được danh dự mở đầu. Tôi rất ngỡ ngàng và cảm động khi thấy mấy cô VN còn trẻ mà hát đã hay lại còn điều khiển cả hội trường hát theo và múa theo hay hơn nữa. Các cô nói tiếng Việt tiếng Mỹ rất giỏi và lưu loát như gió. Thật là tuyệt vời. Rồi tiếp theo là màn VN trình diễn thời trang của các nước. Cô bà nào mặc áo nước nào thì chảo hỏi bằng tiếng nước đó. Tôi không ngờ đồng bào VN của tôi tài giỏi đến như vậy. Mấy màn văn nghệ của VN và Tây Ban Nha hay không thua gì các xuất hát Thuý Nga và Asia.
Ngày Chúa Nhật chia tay, ai cũng bịn rịn. Ai cũng đánh giá đại hội thành công quá sự mong ước. Các cu có biết chủ tịch của Phong trào Cursillo ở toàn nước Mỹ hiện nay là ai không? Thưa đó là Anh Trần Thái Hoàng cư dân Texas. Đây là một bạn trẻ ngoài 50, gốc thuyền nhân Việt Nam. Vừa trẻ vừa gốc thiểu số mà chỉ huy cả một phong trào lớn của toàn đất Hoa Kỳ. Dễ nể chứ.
Rồi trước khi trở về Canada, tôi được dự ngày văn nghệ ngoài trời‘ Cám Ơn Anh, Người Thương Phế Binh VNCH’ tại sân vận động một trường học lớn ở Quân Cam, do Liên Hội Cựu Chiến Sĩ tổ chức. Hình ảnh các cựu quân nhân mặc sắc phục các binh chủng với bà cựu Trung Tá Hạnh Nhơn đứng giữa, trông oai hùng, đẹp mắt và cảm động quá chừng. Trưởng ban văn nghệ là nhạc sĩ Trúc Hồ, và trưởng ban MC là là ông Nam Lộc. Gần 100 ca sĩ nghệ sĩ tên tuổi đến trình diễn miễn phí. Đồng bào tham dự rất đông. Đi từ xa đã thấy cờ vàng phất phới, ngay từ xa đã nghe thấy tiếng nhạc vang dội. Số tiền quyên góp được lên tới nửa triệu. Tôi phục đồng bào VN ở Cali quá, vừa giầu của vừa giầu lòng.
Tôi về Canada kể các chuyện hạnh phúc bên Cali cho cả làng nghe, ai cũng thích và nức lòng. Dân làng đang bàn chuyện một chuyến đi Mỹ, đi xem cho được Nhà Thờ Kiếng, phố chợ Bolsa, làng báo chí trên đường Moran. Náo nức nhất là Chị Ba Biên Hòa và hai cô Huế. Tôi sẽ trình các cụ về việc đại sự này. Bây giờ xin trở lại chuyện bữa ăn tại nhà Cụ Chánh sau buổi đi xem diễn hành Caribana trên đây.
Nhà Cụ Chánh tiên chỉ cũng như nhà Cụ B.95 đều có một vườn rau thơm rất tốt. Vì vườn rau thơm đầy hương vị VN này mà Cụ Chánh đã làm một bữa cá nướng ngon quên chết. Người phụ bếp cho cụ không phải là các bà mà lại là bồ chữ ODP. Cái ông này văn võ toàn tài, nấu ăn cũng vô cùng xuất sắc. Dân số trong làng xấp xỉ 10 vĩ nhân, nên cụ mua 3 con cá bass lớn. Các cụ biết cá bass chứ, loại cá Bắc Mỹ nhiều thịt ít xương này rất phổ thông ở đây. Cá còn tươi rói, cụ mua về rồi ướp mắm muối ngay. Cái ngon của bữa cá là do cái phép ướp này. Tôi cũng mê nấu ăn nên đòi xuống bếp làm phụ tá. Lá rau răm băm nhỏ, trộn với nước mắm và hành tỏi ớt nghệ giã nát. Cá khứa hai bên, rồi ướp với các thứ hương liệu trên đây, rồi để một lúc cho ngấm. Vặn lò nóng 180 độ C. Chừng 15 phút sau thì bày cá trên mặt giấy bạc lót lá chuối với các cọng rau răm ở dưới, gói cá lại rồi bỏ vào lò. 20 phút là cá chín. Chúa ơi, cá nướng thơm lừng điếc mũi. Mời các cụ xơi ngay khi cá còn nóng. Mời cụ xơi với bún, với bánh tráng, với các thứ rau thơm. Xin cụ chấm với nước mắm me.
Chúng tôi đã có một bữa cơm chiều ngon hết sảy. Ông ODP vừa ăn cá nướng vừa uống với bia lạnh. Lâu lâu thì lập đi lập lại cái câu nói nổi tiếng của nhà văn Doãn Quốc Sĩ khi xưa ‘ Chúng ta đang đưa quê hương vào lòng !’. Bữa ăn ngon đến độ không ai còn có giờ mở miệng để nói chuyện. Ăn như thế này mới là ăn thực lòng và hết lòng, các cụ có đồng ý không. Ăn món cá này phải ăn bằng tay vì cuốn cá với bánh tráng mà. Lại còn mấy cọng lạc rang, lại còn mấy ly bia, lâu lâu còn cắn một miếng ớt. Chỉ có miệng để ăn và xuýt xoa chứ không còn miệng để nói chuyện. Cụ B.95 thì nói Miền Nam các bạn sướng thật, ngày xưa ở Bắc Kỳ chúng tôi đâu có được ăn như thế này. Cô Huế Tôn Nữ thì cám ơn Cụ Chánh rối rít vì bữa nay cô mới học được kinh nghiệm về rau thơm. Xưa nay cô vẫn kêu ca là nhiều rau thơm không có mùi. Hóa ra cô đã rửa rau thơm quá sớm. Các loại rau thơm chỉ rửa trước khi ăn thì mới giữ đươc mùi vị, nếu rửa sớm thì mùi sẽ bay đi hết!
Sau một hồi chiến đấu, 3 con cá trên đĩa chỉ còn xương, chiến trận mới tạm ngưng , và chuyện thời sự mới bắt đầu. Anh John sau khi đã nhậu hết lòng hết sức, nay đã có sức để kể chuyện thời sự.
Chuyện nóng hổi thứ nhất là chuyện Hội Nghị Quốc tế ASEAN vừa họp ở Miến Điện thượng tuần tháng Tám vừa qua. Đây là hội nghị của các ngoại trưởng 10 nước thành viên ĐNA và một số ngoại trưởng ngoài vùng được mời. Nước Miến Điện chủ nhà tỏ ra mắc cở về việc không hòa giải được cuộc chiến giữa Phật Giáo và Hồi Giáo. Hoa Kỳ trong bài phát biểu mở đầu đã chỉ trích Tàu Cộng gây biến động ở Biển Đông. Ngoại Trưởng John Kerry của Hoa Kỳ nói rất khôn khéo. Ông không nói rõ tên Trung Cộng, nhưng ai cũng hiểu là ông đang chỉ trích Trung Cộng. Ngoại trưởng Tàu là Vương Nghị có đáp lễ nhưng lập luận tuy đại ngôn nhưng cố ý né tránh chủ đề. Phía VC, nhà ngoại giao Phạm Bình Minh vẫn cúi mặt. Chắc ông đã bị Tàu Cộng răn đe từ trước ‘ Mi mà mở miệng chống ta là ta đánh mi chết’. Thế giới đang chờ bản tuyên bố chung. Mong là có được bản thông cáo chung, chứ năm ngoái ASEAN họp ở Cao Mên đã không ra được thông cáo chung vì Cao Mên bị Tàu Cộng bịt miệng.
Tin tiếp theo là tin con sông Ôn Châu bên Tàu tự nhiên nước đỏ như máu. Tàu Công cố tình che dấu tin này, nhưng phóng viên Shannon S. Wan của đài VOA đã chứng kiến tận mắt và đã làm ầm lên. Các báo bên Hong Kong cũng làm ầm lên. Nhiều người cho rằng đây là điềm gở, Tàu Cộng đang tái mặt.
Anh John nói tiếp : Vừa rồi là bản tin thời sự làm mọi người vừa hồi hộp vừa nhức đầu. Sau đây tôi xin kể một tin khác nhẹ nhàng hơn và rất Canada. Tin này báo chí đã thuật rất nhiều. Đó là ngày sinh nhật của Chú Er Shun. Các cụ còn nhớ cái tên này không? Chắc không rồi. Để tôi nhắc nha. Đó là tên một con gấu trúc panda mà sở thú Toronto đã thuê từ Trung Quốc năm ngoái, cái con gấu lông đen lông trắng trông như con chó mực ấy mà. Dân Canada mê nó lắm. Trung quốc đã cho Sở Thú Toronto thuê hai con, một con đực một con cái. Bữa nay là sinh nhật 7 tuổi của nàng Er Shun. Hôm nay Sở Thú mở tiệc mừng, cũng hoa cũng quà, cũng thiệp mừng, và cũng một đồng bánh sinh nhật to tổ chảng. Báo chí chụp ảnh rõ ràng. Bánh sinh nhật làm bằng lá trúc với trái cây. Mấy ông bà hàng xóm da trắng của tôi thì say mê hai con gấu này quá chừng, còn bọn tôi, chắc vì lòng đang căm thù cái thằng Tàu Cộng nên ghét con gấu này luôn. Không biết sự ghét này có tội không, thưa các cụ. Sở dĩ phải trình các cụ cái tin này vì nó nói lên lòng yêu súc vật đặc biệt của dân Canada.
Cụ B.95 nghe xong chuyện thời sự về sinh nhật chị gấu panda thì tỏ ra hững hờ. Vừa hết tin này thì ông ODP ép anh John ăn thêm miếng đuôi cá. Ông bảo anh John : Theo người Tàu thì món đuôi là món ngon nhất trong con cá vì cái đuôi là nơi tập trung sức mạnh. Con cá bơi nhanh bơi chậm là do cái đuôi này, nó vừa lái vừa đẩy. Ăn gì bổ nấy. Ngoài ra các cụ ta ngày xưa bảo ăn đuôi cá chữa được bệnh ngáy. Ông H.O. nghe đến đây thì phá ra cười rồi xin kể một câu chuyện về ngáy. Bà Cụ B.95 giao hẹn : Anh phải kể chuyện cười đấy nhá. Tôi mà không cười được thì anh phải ăn hết mấy cái đuôi cá còn lại nghe chưa. Ông H.O. gật đầu xin vâng và bắt đấu kể. Rằng có ba cô gái tên Xuân Hạ Thu rất thân với nhau, thân từ ngày còn bé. Các cô đã có chồng . Bữa đó các cô đi ăn cưới gặp nhau nên cùng ngồi một bàn. Các cô nói đủ các thứ chuyện. Khi nói đến chuyện chồng con thì cô Xuân kể : Chồng tao được mọi nết trừ cái việc ngáy. Chời ơi, chàng bắt đầu ngủ là ngáy như sấm. Cô Hạ cũng than chồng mình y như vậy. Cô Thu bèn hỏi :
- Sao tụi bay không mua thuốc chữa ngáy cho chồng uống ?
- Làm gì có thuốc chữa ngáy!
- Tao nghe có người mách là cho chồng ngậm cái núm vú cao su của trẻ con thì sẽ hết ngáy. Tao đã làm như vậy. có thành công, nhưng chỉ được vài đêm rồi chàng vất cái vú cao su đi, không chịu ngậm nữa, rồi ngáy tiếp
- Tao lại nghe có người mách cho chồng ngậm vú thật của mình thì sẽ hết ngáy ngay. Tao đã làm như vậy, và may quá, tao đã thành công.
- Tao không thể áp dụng cái phép cho ngậm vú được, vì chồng tao vừa ngáy lại vừa nghiến răng nữa cơ !
Nghe đến đây thì cả làng tôi phá ra cười. Cụ B.96 thì cười to tiếng nhất. Làng tôi vui thế đấy, các cụ ạ.
Thấy cả làng vui cười về đề tài chồng ngáy, anh John xin kể một chuyện tiếu lâm khác : Rằng có anh chàng kia đi hỏi vợ. Bữa đó anh gặp ông bố người yêu. Ông này có ý tìm hiểu tính nết và lòng dạ của anh con rể tương lai nên ông hỏi :
- Bây giờ nếu Chúa cho anh chọn 1 trong 3 sự này : khôn ngoan, danh vọng, và tiền bạc thì anh chọn cái nào ?
Anh con rể tương lai đáp ngay : Con chọn tiền bạc. Ông già tỏ ra thất vọng. Ông bảo : Tôi thì tôi chọn sự khôn ngoan như vua Salomon dã xin Chúa trong Kinh Thánh, sao anh không chọn khôn ngoan? Anh này to gan đáp tỉnh bơ :
- Khi phải chọn lựa thì bao giờ ta cũng chọn cái mình thiếu. Con xét thấy mình thiếu tiền bạc nên con xin Chúa tiền bạc.
Nghe xong, ông già giận quá vì như thế là cái thằng này láo, nó dám chửi mình thiếu khôn ngoan. Ông đã đập bàn đuổi anh ta ra khỏi cửa.
Cả làng vỗ tay khen câu chuyện hay và đã chấm dứt bữa ăn cá nướng.
Xin cho tôi hỏi nhỏ các cụ nha : Nếu phải chọn thì các cụ chọn thứ gì cơ?
TRÀ LŨ
LTS : Tác giả Trà Lũ vừa xuất bản 2 tác phẩm mới : Đất Quê Hương 2 và 600 Chuyện Cười, và tái bản 3 cuốn chuyện cười cũ. Độc giả muốn mua những sách này, xin liên lạc trực tiếp với tác giả qua : petertralu@gmail.com
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Pháo Hoa
Joseph Ngọc Phạm
21:30 27/08/2014
Ảnh của Joseph Ngọc Phạm
Nhìn chiếc pháo nổ tung thật huyền ảo
Cả bầu trời rực rỡ pháo bông rơi…
(Trích thơ của Nguyên Đỗ)
VietCatholic TV
Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: 21-27/08/2014 - Câu chuyện về lòng thương xót của Chúa Giêsu với người phụ nữ bị bắt về tội ngoại tình
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:54 27/08/2014
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Trong buổi tiếp kiến chung hàng tuần sáng thứ Tư 27 tháng 8, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói về tầm quan trọng của sự hiệp nhất. Ngài kêu gọi các Kitô hữu nhận ra những tội lỗi gây ra khi làm đổ vỡ sự hiệp nhất trong giáo xứ và cộng đồng, như ghen tuông, đố kỵ và ác cảm.
Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến,
Trong Kinh Tin Kính, chúng ta khẳng định rằng Giáo Hội là duy nhất và thánh thiện. Thứ nhất là vì Giáo Hội xuất phát từ Thiên Chúa Ba Ngôi, từ mầu nhiệm của hiệp nhất và hiệp thông trọn vẹn. Giáo Hội là thánh thiện vì kể từ khi Giáo Hội được thành lập bởi Chúa Giêsu Kitô, Giáo Hội được linh hứng bởi Chúa Thánh Thần, và được đổ đầy với tình yêu và ơn cứu rỗi của Ngài.
Trong khi chúng ta, các thành viên của Giáo Hội, là những người tội lỗi, sự hiệp nhất và thánh thiện của Giáo Hội xuất phát từ Thiên Chúa mời gọi chúng ta hoán cải hàng ngày. Chúng ta có một Đấng cầu bầu cho chúng ta là Chúa Giêsu, Đấng cầu nguyện, đặc biệt là bằng cuộc thương khó của Ngài, cho sự hiệp nhất giữa chúng ta với Ngài và Chúa Cha, và với nhau.
Thật không may, chúng ta biết rất rõ rằng những tội lỗi chống lại sự hiệp nhất - như ganh ghét, ghen tị, ác cảm – vẫn xảy ra khi chúng ta đặt mình ở vị trí trung tâm và xảy ra ngay cả trong cộng đoàn giáo xứ của chúng ta. Tuy nhiên Thánh ý của Thiên Chúa là chúng ta phải tăng trưởng khả năng chào đón nhau, tha thứ và yêu thương giống như Chúa Giêsu. Sự thánh thiện của Giáo Hội là nhận ra hình ảnh của Thiên Chúa trong nhau.
Cầu xin cho tất cả chúng ta biết tự vấn lương tâm mình và xin tha thứ cho những lần chúng ta đã nhân lên những chia rẽ, hiểu lầm trong cộng đoàn của chúng ta. Cầu xin cho mối quan hệ của chúng ta với nhau có thể phản ánh đẹp hơn và hân hoan hơn sự hiệp nhất của Chúa Giêsu và Chúa Cha.
2. Câu chuyện về lòng thương xót của Chúa Giêsu với người phụ nữ bị bắt về tội ngoại tình
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Một trong những câu nói thời danh của Đức Thánh Cha Phanxicô là “Tôi là ai mà xét đoán người ta”, phản ánh một chủ đề thường được Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc đến trong các bài giảng của ngài, đó là đừng kết án anh chị em mình nhưng hãy có lòng xót thương.
Trong chương trình hôm nay, Như Ý xin thuật hầu với quý vị và anh chị em câu chuyện Chúa Giêsu tha thứ cho một người phụ nữ bị bắt về tội ngoại tình: Hãy đi và đừng phạm tội nữa.
Vừa tảng sáng, Người trở lại Ðền Thờ. Toàn dân đến với Người. Người ngồi xuống giảng dạy họ. Lúc đó, các kinh sư và người Pharisêu dẫn đến trước mặt Ðức Giêsu một phụ nữ bị bắt gặp đang ngoại tình. Họ để chị ta đứng ở giữa, rồi nói với Người:
"Thưa Thầy, người đàn bà này bị bắt quả tang đang ngoại tình. Trong sách Luật, ông Môsê truyền cho chúng tôi phải ném đá hạng đàn bà đó. Còn Thầy, Thầy nghĩ sao?"
Họ nói thế nhằm thử Người, để có bằng cớ tố cáo Người. Nhưng Ðức Giêsu cúi xuống lấy ngón tay viết trên đất.
Vì họ cứ hỏi mãi, nên Người ngẩng lên và bảo họ:
"Ai trong các ông sạch tội, thì cứ việc lấy đá mà ném trước đi". (8) Rồi Người lại cúi xuống viết trên đất.
Nghe vậy, họ bỏ đi hết, kẻ trước người sau, bắt đầu từ những người lớn tuổi. Chỉ còn lại một mình Ðức Giêsu, và người phụ nữ thì đứng ở giữa. Người ngẩng lên và nói:
"Này chị, họ đâu cả rồi? Không ai lên án chị sao?" Người đàn bà đáp:
"Thưa thầy, không có ai cả".
Ðức Giêsu nói:
"Tôi cũng vậy, tôi không lên án chị đâu! Thôi chị cứ về đi, và từ nay đừng phạm tội nữa!"
Trong thánh lễ sáng thứ Hai 23 tháng 6 tại nhà nguyện Santa Marta, Đức Thánh Cha Phanxicô khuyên các tín hữu hãy từ bỏ thái độ xăm xoi, phán xét người khác. Ngài gọi đó là thái độ của những kẻ giả hình đang bị Satan xúi giục.
Đức Thánh Cha giải thích rằng:
“Khi phán xét người khác, ta đặt mình vào vị trí của Thiên Chúa, là Vị thẩm phán duy nhất. Nếu ai hy vọng một ngày nào đó những hành vi phạm tội của mình được tha thứ, thì đừng phán xét người khác.”
Đức Thánh Cha đã trình bày những giáo huấn của ngài dựa trên bài Phúc Âm trong ngày khi Chúa Giêsu truyền cho các môn đệ:
“Anh em đừng xét đoán, để khỏi bị Thiên Chúa xét đoán, vì anh em xét đoán thế nào, thì anh em cũng sẽ bị Thiên Chúa xét đoán như vậy; và anh em đong bằng đấu nào, thì Thiên Chúa cũng sẽ đong cho anh em đấu ấy. Sao anh thấy cái rác trong con mắt của người anh em, mà cái xà trong con mắt của mình thì lại không để ý tới?” (Mt 7: 1-3)
Đức Thánh Cha cảnh báo các tín hữu đừng chiếm đoạt vai trò thẩm phán. Đó không phải là trách nhiệm của bất kỳ ai và nếu ai trong chúng ta cố gắng phán xét anh chị em của mình, người ấy sẽ là một "kẻ thua cuộc, bởi vì người ấy cuối cùng sẽ là nạn nhân của chính thái độ thiếu thương xót của mình. Đây là những gì sẽ xảy ra với một người ham phán xét kẻ khác. "
Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng Chúa Giêsu "không bao giờ buộc tội", trái lại, Người luôn đứng về phía biện hộ.
Thiên Chúa không chỉ sai Chúa Giêsu, Con Ngài đến để bảo vệ chúng ta, nhưng Ngài cũng sai Chúa Thánh Thần đến để "biện hộ cho chúng tôi."
Đức Thánh Cha đặt câu hỏi: "Người cáo buộc là ai?" Và ngài trả lời: "Trong Kinh Thánh, kẻ 'cáo buộc' được gọi là ma quỷ, Satan", nhưng ngài lưu ý rằng mặc dù ma quỷ cáo buộc, "Chúa Giêsu sẽ phán xét, vào ngày sau hết, nhưng ngay lúc này Ngài cầu bầu cho chúng ta và bảo vệ chúng ta”.
Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng:
"Phán xét anh chị em mình là một hành vi sai lầm và cuối cùng sẽ bị phán xét theo cùng một cách như thế. Thiên Chúa là ‘vị thẩm phán duy nhất’ và bất cứ ai bị phán xét cũng luôn luôn có thể dựa vào sự biện hộ của Chúa Giêsu, là trạng sư đầu tiên của mình, và kế đó là Chúa Thánh Thần".
Đức Thánh Cha kết luận rằng: “Nói cho cùng, những ai phán xét người khác đang ‘bắt chước ma quỷ thế gian’, là kẻ đang chờ đợi trong hậu trường để sẵn sàng buộc tội.
Xin Chúa ban cho chúng ta ân sủng để bắt chước Chúa Giêsu, Đấng cầu thay nguyện giúp cho chúng ta, là trạng sư của chúng ta chứ đừng bắt chước những kẻ xăm xoi kết án người khác.”
3. Giáo Hội là một dân tộc được xây dựng trên đức tin
Giáo Hội mà Chúa Giêsu có ý khai sinh là một dân tộc không dựa trên huyết thống nữa mà dựa trên đức tin, nghĩa là dựa trên tương quan với chính Người, một tương quan của tình yêu thương và sự tin tưởng.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã khẳng định như trên với hàng chục ngàn tín hữu và du khách hành hương trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 24 tháng 8 tại quảng trường thánh Phêrô.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã quảng diễn ý nghĩa bài Phúc Âm theo thánh Mátthêu chương 16 kể lại biến cố Chúa Giêsu hỏi các môn đệ người ta nói Người là ai, và đối với các ông Chúa là ai. Đại diện cho Nhóm Mười Hai ông Phêrô nói: “Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”. Và Chúa Giêsu gọi ông là “có phước” vì lòng tin mà Thiên Chúa Cha đã ban cho ông, và Ngài nói với ông: “Con là Phêrô nghĩa là Đá Tảng, và trên tảng đá này Thầy sẽ xây Giáo Hội của Thầy”.
Chúng ta hãy dừng lại một chút trên điểm này, trên sự kiện Chúa Giêsu gán cho Simon tên gọi mới này: Phêrô trong tiếng nói của Chúa Giêsu là “Kêpha”, có nghĩa là “đá tảng”. Trong Thánh Kinh từ “đá tảng” được quy chiếu về Thiên Chúa. Chúa Giêsu gán cho Simon tên gọi này không phải vì các đức tính hay công nghiệp loài người của ông, mà vì lòng tin tinh tuyền và vững chắc của ông, lòng tin đến từ trên cao.
Chúa Giêsu cảm nhận trong tim Người một niềm vui lớn lao, bởi vì Người nhận ra nơi ông Simon bàn tay của Thiên Chúa Cha và hoạt động của Chúa Thánh Thần. Người nhận ra rằng Thiên Chúa Cha đã ban cho ông Simon một đức tin “có thể tin cậy được”, trên đó Chúa Giêsu có thể xây dựng Giáo Hội Người, nghĩa là cộng đoàn của Người. Đức Thánh Cha giải thích điểm này như sau:
Chúa Giêsu có trong tâm trí ý muốn khai sinh ra Giáo Hội “của Người”, một dân tộc không xậy dựng trên huyết thống, nhưng trên đức tin, nghĩa là trên tương quan với chính Người, một tương quan của tình yêu thương và sự tin tưởng. Như thế để bắt đầu Giáo Hội của Người Chúa Giêsu đã cần tìm ra nơi các môn đệ một đức tin “có thể tin cậy đươc”. Và đó là điều Người phải kiểm chứng tại thời điểm này của lộ trình.
Đức Thánh Cha nói tiếp trong bài huấn dụ: Chúa đã có trong trí hình ảnh của vịệc xây dựng, hình ảnh của một cộng đoàn như một ngôi nhà. Chính vì thế khi nghe lời tuyên xưng đức tin thẳng thắn của ông Simon, Người gọi ông là “đá tảng”, và bầy tỏ ý định xây dựng Giáo Hội của Người trên đức tin ấy.
Anh chị em thân mến, điều đã xảy ra một cách độc đáo nơi thánh Phêrô, cũng xảy ra nơi mọi tín hữu Kitô có niềm tin chín chắn và chân thành nơi Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống. Phúc Âm hôm nay cũng gọi hỏi từng người trong chúng ta. Đức Thánh Cha nói thêm:
Nếu Chúa tìm thấy trong con tim chúng ta một đức tin, tôi không nói là toàn vẹn, nhưng chân thành, tinh tuyền, thì khi đó Người cũng thấy nơi chúng ta các viên đá sống động để xây dựng cộng đoàn của Người. Đá tảng của cộng đoàn này là Chúa Kitô, viên đá góc duy nhất. Về phần mình, thánh Phêrô là đá tảng, vì là nền tảng hữu hình sự hiệp nhất của Giáo Hội. Nhưng mỗi một tín hữu đã được rửa tội đều được mời gọi cống hiến cho Chúa Giêsu niềm tin nghèo nàn, nhưng chân thành của họ, để Người có thể tiếp tục xây dựng Giáo Hội của Người ngày hôm nay trên mọi phần đất của thế giới này.
Cả ngày nay nữa “người ta” nghĩ rằng Chúa Giêsu là một ngôn sứ lớn, một bậc thầy của sự khôn ngoan, một mẫu gương của sự công chính...Nhưng dừng lại ở đó thôi. Và cả ngày nay, Chúa Giêsu cũng hỏi các môn đệ Người: “Còn các con, các con nói Thầy là ai?” Chúng ta sẽ trả lời như thế nào? Hãy nghĩ tới điều đó. Nhưng nhất là hãy cầu xin Thiên Chúa Cha, để qua lời bầu cử của Đức Trinh Nữ Maria, cầu nguyện để xin Chúa ban cho chúng ta ơn trả lời với con tim chân thành: “Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”.