Phụng Vụ - Mục Vụ
Dơ Bẩn
Lm Vũđình Tường
02:49 27/08/2021
Có hai loại dơ bẩn, một là dơ bẩn thể xác, hai là dơ bẩn tinh thần. Tinh thần dơ bẩn lây nhiễm tâm hồn. Cả hai đều có thể dẫn đến cái chết. Chết thể xác hay chết tâm linh. Chết thể xác gây tang thương cho thân nhân, thân hữu. Chết thể xác mối giây liên hệ, tình cảm vẫn còn, vì tình thương, mất mát dành cho người quá cố. Chết tâm linh bắt đầu sứt mẻ mối giây liên hệ, tình cảm gia đình, thân thích, và cuối cùng là cắt đứt liên hệ với Chúa. Chết tâm linh làm cho thân nhân xấu hổ, mất mặt với bà con, láng giềng, trước khi cắt đứt hết mọi mối giây liên hệ, tình cảm. Mất niềm tin nơi Thiên Chúa dẫn đến cái chết muôn đời. Dơ bẩn thể xác dễ nhận ra, bởi nó chường ra trước mắt, ai cũng thấy. Dơ bẩn tâm hồn rất khó nhận ra, bởi thường không có dấu chỉ bề ngoài. Dấu chỉ đó sâu thẳm trong tâm hồn con người, trong nội tâm, nên rất khó đoán biết. Dơ bẩn tâm linh bộc lộ qua hành động tai hại, quái ác, hành động thiếu tình thương, thiếu bác ái. Thân nhân, thân hữu nhận ra, nhưng cá nhân người đó đôi khi không nhận ra, còn cho là đúng, là tốt. Có người ăn mặc sạch sẽ, lịch sự, lịch thiệp, giao tiếp rộng rãi nhưng tâm họ thế nào, tốt, xấu, mấy ai đoán được.
Cuộc đàm thoại giữa Đức Kitô, và nhóm Biệt Phái xảy ra khi nhóm này chỉ trích môn đệ Đức Kitô, là một số môn đệ Ngài, ăn uống mà không rửa tay, coi thường truyền thống của tiền nhân. Đức Kitô nhân cơ hội này nói cho họ biết sự sạch sẽ, tinh khiết trong tâm hồn quan trọng hơn hình thức bề ngoài. Dơ bẩn thân xác có thể không chết, nhưng tội lỗi trong tâm hồn chắc chắn giết chết cuộc sống tâm linh. Sạch sẽ thân xác giúp tránh bệnh tật; sạch sẽ tâm linh có sức mạnh chống lại các dịp tội.
Sau thời gian lưu đầy bên Ai Cập. Hơn bốn trăn năm làm nô lệ (430 năm Xuất Hành 12,40) đoàn dân trở về vùng đất mới, lãnh đạo mới, người ta gặp khó khăn trong cuộc sống mới, cuộc sống tự do. Nhiều khi không biết phải hành xử ra sao. Luật lệ ban ra giúp họ:
Thứ nhất nhắc toàn dân ghi nhớ, tạ ơn Chúa đã giải thoát họ khỏi ách nô lệ, lại ban cho vùng đất mới, mầu mỡ.
Thứ hai, luật lệ giúp họ luôn liên kết với Chúa trong cuộc sống, bởi mọi sự họ có đều do Chúa ban.
Thứ ba, luật lệ giúp bảo trợ, bênh vực kẻ yếu, và giúp người già cả, cô đơn, bệnh, tật nguyền.
Với ba mục đích trên luật lệ mang an vui lại cho mọi người.
Từ thế hệ này sang thế hệ kia, cuộc sống có những biến đổi, và luật mới ra đời đáp ứng nhu cầu của đám đông. Vì thế xảy ra tình trạng luật chồng chéo lên nhau, luật mới đè luật cũ. Cuối cùng luật trở thành gánh nặng cho mọi người.
Luật gia thế hệ tiếp theo giải thích luật theo nhu cầu cuộc sống, vì thế yêu Chúa, mến tha nhân nhạt dần. Cuối cùng tinh thần luật ban dầu biến mất, cái khôn con người chiếm ưu thế. Luật trở nên gánh nặng, thiếu bác ái, yêu thương.
Đức Kitô yêu mến truyền thống, Ngài chỉ trích nhóm Biệt Phái sai lầm, vạch ra cho họ thấy sai trái.
Thứ nhất luật Chúa ban, 'mến Chúa, yêu tha nhân' phải là căn bản cho mọi lề luật, truyền thống.
Thứ hai, thực hành luật bằng tất cả tâm hồn, cõi lòng, không phải chỉ ngoài môi mép, giảo hoạt bên ngoài, mà chính là thành tâm yêu mến. Mc 7:6.
Sạch sẽ bề ngoài thuộc về xã hội, giáo dục vệ sinh cơ thể. Sạch sẽ nội tâm, sạch sẽ tâm hồn, làm nên phẩm giá, tư cách cá nhân. Nói ngon ngọt, giảo hoạt không tạo nên tư cách thật của con người. Yêu mến Thiên Chúa, yêu tha nhân, là căn bản tư cách cá nhân. Luật xã hội tốt lành, khi luật đó biến tim con người thành con tim yêu mến công bằng, trọng thứ tha, giầu bác ái. Ngoài những điều trên ra, luật con người đặt ra trở thành gánh nặng cho tha nhân.
Mọi điều tốt, thói hư, tật xấu, tất cả đều đến từ tâm con người. Con tim hướng theo luật bác ái Chúa ban, dẫn người đó đến gần Chúa, yêu tha nhân. Con tim chiều theo í riêng, lái người đó theo xu hướng thời đại, cái tôi trên hết. Yêu quyền lực, trọng vị thế xã hội. Nói ngon ngọt, mong tha nhân là chỗ dựa, nấc thang cho họ tiến thân.
Người có đời sống nội tâm giầu mạnh thường an vui, tự tại. Họ không tìm kiếm hào nhoáng xã hội bên ngoài, nhưng vui với gì mình đang có. Người nội tâm nông cạn luôn thấy thiếu, tâm hồn trống rỗng, nên ước ao, đói khát hào quang xã hội, điền vào trống vắng tâm hồn. Lời ca tụng, tâng bốc, khen ngợi của người khác giúp họ vui. Thiếu ca ngợi, tâng bốc, họ buồn, sầu, lo âu, sợ sệt, nên tìm cách níu kéo hào quang vật chất, hào quang xã hội ban tặng.
Người có nội tâm giầu mạnh thường xuyên liên kết với Chúa qua cầu nguyện, nên nội tâm họ càng giầu, mạnh hơn; người tìm kiếm hào quang xã hội coi thường nội tâm, nên cuộc sống tâm linh họ trở nên nghèo, khô héo hơn.
Chúng ta cầu xin một nội tâm giầu mạnh.
TiengChuong.org
Dirtiness
There are two kinds of dirtiness: external and internal dirtiness. The external dirtiness relates to physical hygiene, while the internal one causes harm to the spiritual life. Internal defilement barricades one's relationships with others, and makes oneself unholy before the Divine. External dirtiness is easy to detect because it is noticeable on a person. Internal dirtiness is much harder to recognize, because it is hidden, buried deep in one's heart. A person may seem well presented in appearance, friendly and talkative, but the intention of the heart is uncertain.
The conversation about the defilement began, when the Pharisees, and Sadducees criticized some of Jesus' disciples, who didn't observe the rules, that before consuming any food one must have their hands washed. Jesus took the opportunity to tell the Pharisees, that keeping the spiritual cleanliness was the most important. Impurity of hands would not lead to permanent death, but the impurity of a heart had no eternal life. External cleanliness helped to avoid contracting diseases; internal cleanliness helped to avoid sinning.
After returning from the exile, the Israelites became a new nation, occupied the new land. After years of slavery in Egypt (430 years Ex. 12,40) they seemed to have difficulty in adopting to a new way of life. It was hard to conduct themselves in the free world. The Law reminded the people:
a/ new Feast Days established to commemorate God's saving actions
b/ the Law aimed to bring people closer to God, and
c/ the Law gave instructions to be kind to the orphans, widows and the elderly people.
In responding to a new situation, more rules were given. The new ones were on top of the old ones. Keeping all these laws was a heavy burden for the people. Furthermore, the new laws deviated from the previous ones, and some of them were divorced from the original ones. Jesus wasn't rejecting the traditions, but He accused the Pharisees and Sadducees for failing to keep God's command and offering God only lip- service (Mk 7:6)
The cleanliness of a heart defined the true personality of a person, while the external cleanliness was a societal expectation. For Jesus, lip- service had no depth, the heart was important. What pleased God was not external observation, but the internal cleanliness of a heart. Human regulations were good, only in so far as they reflected the spirit of God's love. When they came to pure human regulations they became heavy burdens for others.
The heart is the place where all our intentions, both good and evil, arise. A heart's desire can either bring a person closer to God, or drive that person to go further away from God. A pure heart brings a person to God, while a corrupt heart pursues one's own way.
Spiritual richness makes a person happy. That person desires no more glory from the outside world, because his/her heart is full of God's love. A person only desires self- praise, and world glory because the heart is empty. His/her spiritual life is poor. People who are spirituality rich care for their spiritual body. People who are spirituality poor neglect their spiritual life. In this sense the rich become richer, and the poor become poorer in spirituality.
We pray to be rich in God's grace.
Cuộc đàm thoại giữa Đức Kitô, và nhóm Biệt Phái xảy ra khi nhóm này chỉ trích môn đệ Đức Kitô, là một số môn đệ Ngài, ăn uống mà không rửa tay, coi thường truyền thống của tiền nhân. Đức Kitô nhân cơ hội này nói cho họ biết sự sạch sẽ, tinh khiết trong tâm hồn quan trọng hơn hình thức bề ngoài. Dơ bẩn thân xác có thể không chết, nhưng tội lỗi trong tâm hồn chắc chắn giết chết cuộc sống tâm linh. Sạch sẽ thân xác giúp tránh bệnh tật; sạch sẽ tâm linh có sức mạnh chống lại các dịp tội.
Sau thời gian lưu đầy bên Ai Cập. Hơn bốn trăn năm làm nô lệ (430 năm Xuất Hành 12,40) đoàn dân trở về vùng đất mới, lãnh đạo mới, người ta gặp khó khăn trong cuộc sống mới, cuộc sống tự do. Nhiều khi không biết phải hành xử ra sao. Luật lệ ban ra giúp họ:
Thứ nhất nhắc toàn dân ghi nhớ, tạ ơn Chúa đã giải thoát họ khỏi ách nô lệ, lại ban cho vùng đất mới, mầu mỡ.
Thứ hai, luật lệ giúp họ luôn liên kết với Chúa trong cuộc sống, bởi mọi sự họ có đều do Chúa ban.
Thứ ba, luật lệ giúp bảo trợ, bênh vực kẻ yếu, và giúp người già cả, cô đơn, bệnh, tật nguyền.
Với ba mục đích trên luật lệ mang an vui lại cho mọi người.
Từ thế hệ này sang thế hệ kia, cuộc sống có những biến đổi, và luật mới ra đời đáp ứng nhu cầu của đám đông. Vì thế xảy ra tình trạng luật chồng chéo lên nhau, luật mới đè luật cũ. Cuối cùng luật trở thành gánh nặng cho mọi người.
Luật gia thế hệ tiếp theo giải thích luật theo nhu cầu cuộc sống, vì thế yêu Chúa, mến tha nhân nhạt dần. Cuối cùng tinh thần luật ban dầu biến mất, cái khôn con người chiếm ưu thế. Luật trở nên gánh nặng, thiếu bác ái, yêu thương.
Đức Kitô yêu mến truyền thống, Ngài chỉ trích nhóm Biệt Phái sai lầm, vạch ra cho họ thấy sai trái.
Thứ nhất luật Chúa ban, 'mến Chúa, yêu tha nhân' phải là căn bản cho mọi lề luật, truyền thống.
Thứ hai, thực hành luật bằng tất cả tâm hồn, cõi lòng, không phải chỉ ngoài môi mép, giảo hoạt bên ngoài, mà chính là thành tâm yêu mến. Mc 7:6.
Sạch sẽ bề ngoài thuộc về xã hội, giáo dục vệ sinh cơ thể. Sạch sẽ nội tâm, sạch sẽ tâm hồn, làm nên phẩm giá, tư cách cá nhân. Nói ngon ngọt, giảo hoạt không tạo nên tư cách thật của con người. Yêu mến Thiên Chúa, yêu tha nhân, là căn bản tư cách cá nhân. Luật xã hội tốt lành, khi luật đó biến tim con người thành con tim yêu mến công bằng, trọng thứ tha, giầu bác ái. Ngoài những điều trên ra, luật con người đặt ra trở thành gánh nặng cho tha nhân.
Mọi điều tốt, thói hư, tật xấu, tất cả đều đến từ tâm con người. Con tim hướng theo luật bác ái Chúa ban, dẫn người đó đến gần Chúa, yêu tha nhân. Con tim chiều theo í riêng, lái người đó theo xu hướng thời đại, cái tôi trên hết. Yêu quyền lực, trọng vị thế xã hội. Nói ngon ngọt, mong tha nhân là chỗ dựa, nấc thang cho họ tiến thân.
Người có đời sống nội tâm giầu mạnh thường an vui, tự tại. Họ không tìm kiếm hào nhoáng xã hội bên ngoài, nhưng vui với gì mình đang có. Người nội tâm nông cạn luôn thấy thiếu, tâm hồn trống rỗng, nên ước ao, đói khát hào quang xã hội, điền vào trống vắng tâm hồn. Lời ca tụng, tâng bốc, khen ngợi của người khác giúp họ vui. Thiếu ca ngợi, tâng bốc, họ buồn, sầu, lo âu, sợ sệt, nên tìm cách níu kéo hào quang vật chất, hào quang xã hội ban tặng.
Người có nội tâm giầu mạnh thường xuyên liên kết với Chúa qua cầu nguyện, nên nội tâm họ càng giầu, mạnh hơn; người tìm kiếm hào quang xã hội coi thường nội tâm, nên cuộc sống tâm linh họ trở nên nghèo, khô héo hơn.
Chúng ta cầu xin một nội tâm giầu mạnh.
TiengChuong.org
Dirtiness
There are two kinds of dirtiness: external and internal dirtiness. The external dirtiness relates to physical hygiene, while the internal one causes harm to the spiritual life. Internal defilement barricades one's relationships with others, and makes oneself unholy before the Divine. External dirtiness is easy to detect because it is noticeable on a person. Internal dirtiness is much harder to recognize, because it is hidden, buried deep in one's heart. A person may seem well presented in appearance, friendly and talkative, but the intention of the heart is uncertain.
The conversation about the defilement began, when the Pharisees, and Sadducees criticized some of Jesus' disciples, who didn't observe the rules, that before consuming any food one must have their hands washed. Jesus took the opportunity to tell the Pharisees, that keeping the spiritual cleanliness was the most important. Impurity of hands would not lead to permanent death, but the impurity of a heart had no eternal life. External cleanliness helped to avoid contracting diseases; internal cleanliness helped to avoid sinning.
After returning from the exile, the Israelites became a new nation, occupied the new land. After years of slavery in Egypt (430 years Ex. 12,40) they seemed to have difficulty in adopting to a new way of life. It was hard to conduct themselves in the free world. The Law reminded the people:
a/ new Feast Days established to commemorate God's saving actions
b/ the Law aimed to bring people closer to God, and
c/ the Law gave instructions to be kind to the orphans, widows and the elderly people.
In responding to a new situation, more rules were given. The new ones were on top of the old ones. Keeping all these laws was a heavy burden for the people. Furthermore, the new laws deviated from the previous ones, and some of them were divorced from the original ones. Jesus wasn't rejecting the traditions, but He accused the Pharisees and Sadducees for failing to keep God's command and offering God only lip- service (Mk 7:6)
The cleanliness of a heart defined the true personality of a person, while the external cleanliness was a societal expectation. For Jesus, lip- service had no depth, the heart was important. What pleased God was not external observation, but the internal cleanliness of a heart. Human regulations were good, only in so far as they reflected the spirit of God's love. When they came to pure human regulations they became heavy burdens for others.
The heart is the place where all our intentions, both good and evil, arise. A heart's desire can either bring a person closer to God, or drive that person to go further away from God. A pure heart brings a person to God, while a corrupt heart pursues one's own way.
Spiritual richness makes a person happy. That person desires no more glory from the outside world, because his/her heart is full of God's love. A person only desires self- praise, and world glory because the heart is empty. His/her spiritual life is poor. People who are spirituality rich care for their spiritual body. People who are spirituality poor neglect their spiritual life. In this sense the rich become richer, and the poor become poorer in spirituality.
We pray to be rich in God's grace.
Dầu đầy bình
Lm. Minh Anh
05:02 27/08/2021
DẦU ĐẦY BÌNH
“Các cô khôn ngoan đã mang đèn, lại đem dầu đầy bình”.
Kính thưa Anh Chị em,
Sẽ khá bất ngờ khi bảo, Phụng vụ Lời Chúa hôm nay nói đến bác ái Kitô giáo, một bác ái với trái tim yêu thương của Chúa Kitô. Trong tình yêu, Phaolô van nài các tín hữu nên thánh; cũng thế, qua dụ ngôn Mười Cô Trinh Nữ, Chúa Giêsu muốn những ai theo Ngài luôn tỉnh thức, để ngọn đèn yêu thương mãi cháy sáng, như “Các cô khôn ngoan đã mang đèn, lại đem ‘dầu đầy bình’”.
Qua bài đọc thứ nhất, thánh Phaolô thể hiện một lòng bác ái đích thực đối với các tín hữu Thessalonica, “Anh em thân mến, chúng tôi van nài anh em trong Chúa là… phải sống thế nào cho đẹp lòng Chúa; anh em đang sống như vậy, xin cứ tiến thêm nữa!”; “Đây là thánh ý Thiên Chúa, cũng là sự nên thánh của anh em!”. Bác ái luôn hướng đến điều tốt cho người khác; luôn giữ con tim đầy tràn tình yêu, và như thế, giữ cho ‘dầu đầy bình’. Nên thánh và mong muốn người khác nên thánh là yêu thương đích thực, đó là bác ái Kitô giáo!
Với dụ ngôn Mười Cô Trinh Nữ, Chúa Giêsu muốn nói, chàng rể chính là Ngài, các trinh nữ là mỗi người chúng ta. Như chàng rể, Ngài sẽ đến giữa đêm; ai chuẩn bị tốt đèn đuốc, ‘dầu đầy bình’, sẽ cùng Ngài nhập tiệc; ai không chuẩn bị, sẽ đứng bên ngoài! Kể ra dụ ngôn này, Chúa Giêsu muốn chúng ta tỉnh thức. ‘Dầu’ ở đây chính là lòng bác ái. Bác ái không đơn thuần là ‘nhân ái’; ‘nhân ái’ chỉ là cảm xúc, trắc ẩn hoặc cảm nhận… Bác ái mang nhiều ý nghĩa hơn thế! Bác ái là yêu thương bằng trái tim của Thiên Chúa; nói cách khác, Thiên Chúa đã đặt trong trái tim mỗi người chúng ta quả tim thương xót của Ngài, để chúng ta yêu thương bằng tình yêu của Ngài. Bác ái là quà tặng đến từ Thiên Chúa, cho phép chúng ta tiếp cận và yêu thương người khác như Thiên Chúa yêu thương, theo những cách thức vượt quá khả năng của bản thân; đó là hành động thiêng liêng trong cuộc sống, là giúp người khác nhận ra tình yêu của Thiên Chúa đối với họ, là đem họ về với Ngài. Đây là điều cấp thiết, nếu chúng ta muốn được chào đón, dự tiệc thiên đàng.
Hôm nay, Giáo Hội kính thánh Mônica, một ngọn đèn chói sáng luôn có ‘dầu đầy bình’, cô không bao giờ rời mắt khỏi con là Augustinô. Chuẩn bị đi du học, Augustinô sửng sốt khi biết mẹ có ý cùng đi; vì vậy, cậu lừa cô để xuống tàu một mình. Ít lâu sau, Augustinô bất ngờ gặp mẹ ở Milan; tìm được con, cô chuyển đến sống với con, “Bà thích tôi ở với bà, như các bà mẹ, nhưng hơn nhiều so với hầu hết các bà mẹ!”. Ở Ý, Augustinô rơi vào những sai lầm nghiêm trọng, một bi kịch cho Mônica. Cô đã khóc, cầu nguyện và ăn chay suốt 15 năm. Giữa thử thách, Mônica có một thị kiến. Cô thấy mình đứng trên một xà gỗ; một luồng sáng rọi vào cô với tiếng nói, “Đừng khóc nữa, con bà đang ở với bà!”. Mônica kể lại, Augustinô trả lời, “Đúng, mẹ có thể ở bên con nếu mẹ từ bỏ đức tin của mẹ!”. Bà mẹ 35 tuổi phản đối, “Không phải mẹ ở bên con, nhưng con ở bên mẹ!”; Augustinô không bao giờ quên câu trả lời sâu sắc này! Mônica được lại con, Augustinô từ bỏ tội lỗi, trở về; Giáo Hội có một vị thánh vĩ đại! Giờ cuối đời của mẹ ở tuổi 50, Augustinô hỏi, liệu nên đem xác mẹ về quê Bắc Phi; Mônica trả lời, cô không thiết gì nữa; chết ở đâu, chôn ở đó, “Không ở đâu là xa Chúa!”. Xác cô ở lại quê người; Giáo Hội có thêm một vị thánh, bà mẹ Mônica vĩ đại!
Anh Chị em,
Bác ái là yêu thương bằng trái tim của Thiên Chúa. Mônica không chỉ yêu con, theo cách của người mẹ dưới đất, mà còn yêu con với cả trái tim thương xót của Cha trên trời. Nhờ tình yêu bao la cùng nước mắt và hy sinh của bà mà Giáo Hội đã có một vị thánh lớn. Đúng, Mônica đã kín múc ánh sáng từ Chúa Kitô, bà đã giữ cho mình ‘dầu đầy bình’ ân sủng và tình yêu của Thiên Chúa. Bà đã nên thánh, đã biến một người con tội lỗi của mình nên thánh. Đó là cách sống đẹp lòng Chúa, cũng là thánh ý Thiên Chúa cho mỗi người chúng ta hôm nay theo đấng bậc mình. Hãy sống thánh và giúp người khác nên thánh bằng con đường tình yêu. Làm như thế, bình dầu của chúng ta sẽ không bao giờ cạn. Như Phaolô, như năm trinh nữ khôn ngoan hoặc như bà mẹ Mônica tuyệt vời, chớ gì mỗi người chúng ta biết yêu như Thiên Chúa yêu; và chắc chắn sẽ không bị đứng bên ngoài như những cô trinh nữ khờ khạo, và kinh khủng hơn cho một đời theo Chúa, khi phải nghe Chàng Rể Giêsu nói, “Tôi không biết các người là ai!”.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin cho con thật khôn ngoan, biết tỉnh thức; luôn cầm đèn cháy sáng trong tay, đèn yêu thương, ‘dầu đầy bình’, để đem những ai Chúa trao cho con về cho Chúa”, Amen.
(Tgp. Huế)
Lề luật và thái độ giữ luật
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
05:08 27/08/2021
CHÚA NHẬT XXII THƯỜNG NIÊN
Lề luật và thái độ giữ luật
Ðnl 4,1-2.6-8; Gc 1,17-18.21b-22.27; Mc 7,1-8a.14-15.21-23
Lời Chúa tuần này có thể làm cho chúng ta lẫn lộn và thắc mắc. Cả bài đọc I và bài đọc II đều kêu gọi hãy giữ luật Chúa, nhưng bài Tin Mừng tường thuật việc các môn đệ Chúa Giêsu không giữ luật như rửa tay trước khi ăn và việc Chúa Giêsu kịch liệt lên án cách giữ luật của nhóm Biệt Phái và Luật Sỹ. Vậy tại sao Giáo Hội lại chọn những bài đọc này để đọc trong một thánh lễ? Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta tìm hiểu về vai trò của lề luật và thái độ giữ luật.
1- Vai trò của lề luật
Bất kỳ một tổ chức nào cũng cần có lề luật, quy định để giữ cho mọi sự trong trật tự. Lề luật được thiết lập để bảo bảo lợi ích chung và cá nhân. Khi đi đường, có luật giao thông bảo vệ sự an toàn cho mọi người. Khi làm ăn, có luật kinh tế bảo đảm sự công bằng cho mỗi người. Ở trường học, có luật của nhà trường. Ở công ty, có luật của công ty v.v… Là người Công Giáo, chúng ta có luật Chúa và luật Giáo Hội để tuân giữ.
Trong bài đọc I, dân tộc Do Thái được Thiên Chúa tuyển chọn như Dân riêng và Người ban cho họ luật Torah như là bảo chứng lòng trung thành của Dân với Thiên Chúa (x. Đnl 4,1-2.6-8). Họ được mời gọi phải tuân giữ luật Chúa để được sống và được ở trong Đất Hứa. Họ không được thêm hoặc bớt điều gì. Họ phải tuân giữ và đem ra thực hành. Nhờ đó họ trở thành một dân tộc khôn ngoan và vĩ đại.
Đối các Kitô hữu, giữ luật là bằng chứng hùng hồn về căn tính và tình yêu đích thực của người môn đệ Chúa Kittô. Như có lần Chúa Giêsu quả quyết: “Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy” (Ga 14,23).
Cũng theo đường hướng này, trong bài đọc II, thánh Giacôbê khuyên tuân giữ luật Chúa bằng việc thực hành những việc làm cụ thể: “Anh em hãy đem Lời ấy ra thực hành, chứ đừng nghe suông mà lừa dối chính mình. Lòng đạo đức tinh tuyền… là thăm viếng cô nhi quả phụ lâm cảnh gian truân, và giữ mình khỏi mọi vết nhơ của thế gian” (Gc 1,22.27).
Thánh Gioan cho rằng: “Ai nói rằng mình biết Người mà không tuân giữ các điều răn của Người, đó là kẻ nói dối, và sự thật không ở nơi người ấy. Còn hễ ai giữ lời Người dạy, nơi kẻ ấy tình yêu Thiên Chúa đã thật sự nên hoàn hảo” (1 Ga 2,4-5). Như thế, việc tuân giữ luật Chúa minh chứng lòng mến Chúa.
2- Thái độ giữ luật
Nhưng đến thời Chúa Giêsu, những người Biệt Phái và Luật Sỹ đã biến tôn giáo của họ thành một thứ tôn giáo vụ hình thức và nệ luật. Từ 10 giới răn họ đã đưa ra 613 khoản quy định tỉ mỉ, trong đó có 248 điều phải làm và 365 điều không được làm. Họ quá chú trọng đến những việc tuân giữ những quy định chi tiết bên ngoài nhưng lại lãng quên ý nghĩa bên trong của lề luật. Họ giữ luật để được người ta ca tụng và tỏ ra mình thanh sạch trước mặt mọi người. Họ thường bắt bẻ, chỉ trích người khác nhưng họ lại thiếu sự cảm thông và bác ái đối với tha nhân. Chính vì thế, Đức Giêsu đã thẳng thắng gọi họ là “những kẻ giả hình” hay đạo đức giả. Việc hành đạo của họ chỉ dừng lại ở những việc tuân giữ bên ngoài, chỉ nơi đầu môi chót lưỡi, như tiên tri Isaia xưa đã phàn nàn: “Dân này tôn kính Ta bằng môi bằng miệng, còn lòng chúng lại xa Ta… Nó sùng kính ta cách giả dối, bởi vì nó dạy những giáo lý và những luật lệ loài người” (Is 29,13; x. Mc 7,6). Hay theo ngôn ngữ của Häring, một thần học gia luân lý nổi tiếng nói rằng: “Họ là những người giữ lề luật của Thiên Chúa nhưng lại quên đi chính Thiên Chúa của lề luật.”
Khi thi hành sứ vụ mình, Chúa Giêsu quả quyết rằng Người đến không phải để huỷ bỏ lề luật, nhưng để kiện toàn lề luật. Thật vậy, với tư cách là một người Do Thái, Chúa Giêsu rất tôn trọng và giữ luật Cựu Ước. Người cũng đến hội đường cầu nguyện, Người cũng giữ chay và các tập tục của người Do Thái.
Tuy nhiên, điều mà Chúa Giêsu thực hiện để kiện toàn lề luật là việc Người đặt lại vị trí thiên luật vượt trên nhân luật và truyền thống loài người; Người mang đến một sự mới mẻ trong cách giữ luật theo trật tự: lề luật vì con người, chứ không phải con người vì lề luật. Lề luật được thiết lập để bảo vệ quyền lợi con người chứ không biến con người thành nô lệ. Hơn nữa, việc giữ luật phải diễn tả đức ái đối với Thiên Chúa và tha nhân.
3- Thiện căn ở tại lòng ta
Những người lãnh đạo tôn giáo cho rằng con người sẽ bị ô uế do việc tiếp xúc với những sự vật ô uế bên ngoài. Chúa Giêsu xác định căn nguyên của mọi sự thiện ác, sạch dơ không phải do tiếp túc với thế giới bên ngoài, nhưng nó phát xuất từ bên trong, từ lòng người mà ra: “Không có gì từ bên ngoài vào trong con người lại có thể làm cho con người ra ô uế được; nhưng chính cái từ con người xuất ra, là cái làm cho con người ra ô uế… tà dâm, trộm cắp, giết người, ngoại tình, tham lam, độc ác, xảo trá, trác táng, ganh tị, phỉ báng, kiêu ngạo, ngông cuồng” (Mc 7,15.22). Tất cả những điều này mới làm cho con người ra ô uế. Như thế, Chúa Giêsu chỉ cho thấy gốc rễ sâu xa nhất của sự - ác chính là từ lòng người. Đây là chính cuộc cách mạng về quan niệm luân lý do Chúa Giêsu mang đến và là bản trắc nghiệm đích thực để xác định tính chân thực về tôn giáo của mỗi người; nó là nền tảng của tất cả sự văn minh và của lương tâm hoàn vũ; nó giúp hướng dẫn mọi tương quan lành mạnh giữa người với người và với thế giới vật chất.
Như thế, Lời Chúa hôm nay gửi tới chúng ta những bài học áp dụng sau đây:
1) Để trở thành môn đệ đích thực của Chúa Kitô, chúng ta được mời gọi tuân giữ và thực hành lề luật của Thiên Chúa trong đời sống hằng ngày.
2) Tuy nhiên, khi giữ luật, chúng ta cần tránh thái độ giả hình, vụ hình thức hay nệ luật như thái độ của Biệt Phái và các Luật Sỹ.
3) Và chúng ta hãy luôn nhớ rằng mọi đều xấu xa không phải đến từ bên ngoài nhưng từ lòng dạ con người, nên mỗi ngày chúng ta hãy siêng năng xét mình để biết mình và cố gắng diệt trừ những tính xấu bằng cách rèn luyện những đức tính tốt nơi bản thân.
Để kết thúc, chúng ta nghe câu chuyện về hai nhà sư xuống núi. Dọc đường họ gặp một thiếu nữ rất xinh đẹp đứng bên vũng nước sâu. Cô muốn đi qua mà không sao qua được vì cái váy dài thòng lòng. Thấy vậy, nhà sư trẻ liền đến bế cô qua bên kia. Trở về đến chùa, nhà sư già phàn nàn nhà sư trẻ: “Sao anh là thầy tu mà thấy gái là bế liền như thế?” Nhà sư trẻ trả lời: “Con đã để cô ấy lại bên kia đường, sao thầy còn mang cô ta về tận nhà chùa?”
Câu chuyện trên diễn tả cùng một chân lý mà Chúa Giêsu hôm nay muốn nói. Mọi sự xấu xa phát xuất từ lòng trí, tư tưởng xấu xa của con người. Xin Chúa cho mỗi người chúng ta biết tuân giữ luật Chúa và biết đào luyện lương tâm, lòng trí chúng ta nên tốt để từ đó phát sinh những tư tưởng và hành động tốt cho đời sống chúng ta. Amen!
ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Thánh Lễ cầu cho các đẳng linh hồn vừa qua đời vì vi rút và cầu bình an giữa đại dịch kinh hoàng
Giáo Hội Năm Châu
07:59 27/08/2021
Gắn Bó
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
09:00 27/08/2021
Gắn Bó
“Tôi bảo thật các cô, tôi không biết các cô là ai cả!” (Mt 25,12)
Theo mạch văn của câu chuyện dụ ngôn “mười trinh nữ” (phụ dâu) thì có thể luận suy câu: “Tôi bảo thật các cô, tôi không biết các cô là ai cả!” là lời của chảng rể nói với năm cô phù dâu được xem là khờ dại. Nghỉ đi nghỉ lại cũng có lý vì chàng rể làm sao biết được ai là phù dâu nếu không tháp tùng, với cô dâu đặc biệt trong nghi thức đón chảng rể và họ hàng nhà trai. Đây là một trong những thời điểm đặc biệt mà cô dâu đón nhận tình yêu của người bạn trăm năm.
Đã lâu khi đọc và suy ngẫm dụ ngôn này, bản thân ít để ý đến lời này mà chỉ tập chú vào việc các cô khờ dại đem đèn mà không mang theo dầu. Hình ảnh đèn và dầu đã được suy diễn và triển đủ kiểu, nhiều cách. Xin được lướt qua những phạm trù này để tập chú vào câu trả lời của chảng rể ở cuối câu chuyện dụ ngôn.
Là Kitô hữu, chúng ta tin nhận hình ảnh chàng rể chính là Chúa Kitô vì chính Người cũng đã từng nhiều lần ám chỉ Người qua hình ảnh chàng rể. Đã có lần có người đến hỏi Chúa Giêsu: "Tại sao các môn đệ ông Gioan và các môn đệ người Pharisêu ăn chay, mà môn đệ ông lại không ăn chay?" Chúa đã Giêsu trả lời: "Chẳng lẽ khách dự tiệc cưới lại có thể ăn chay, khi chàng rể còn ở với họ? (x.Mc 2,18-19).
Phải chăng chú rể là Chúa Kitô sẽ nói với anh, với chị, với tôi rằng Người không biết chúng ta là ai khi chúng ta không gắn bó với những người đang cần đến tình yêu của Người, Đấng Cứu Độ, Thiên Chúa tình yêu? Cũng cần tự hỏi những ai là người đang cần đến tình yêu, lòng thương xót của Đấng Cứu Độ mà chúng ta vì vô tình hay hữu ý xao lãng tình liên đới qua sự gắn bó thiết thân?
Lạy Chúa, chúng con đã từng nhân danh Chúa mà rao giảng, mà làm phép lạ, mà cử hành các bí tích. mà… Biết đâu chúng ta lại nghe được câu trả lời: “Ta chẳng hề biết các ngươi, hỡi những kẻ làm điều gian ác, hãy lui ra khỏi mặt Ta”(Mt 7,23).
Thiếu liên đới, không gắn bó với những ai đang cần đến tình yêu của Thiên Chúa là một trong nhũng hình thức làm điều gian ác vậy.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
“Tôi bảo thật các cô, tôi không biết các cô là ai cả!” (Mt 25,12)
Theo mạch văn của câu chuyện dụ ngôn “mười trinh nữ” (phụ dâu) thì có thể luận suy câu: “Tôi bảo thật các cô, tôi không biết các cô là ai cả!” là lời của chảng rể nói với năm cô phù dâu được xem là khờ dại. Nghỉ đi nghỉ lại cũng có lý vì chàng rể làm sao biết được ai là phù dâu nếu không tháp tùng, với cô dâu đặc biệt trong nghi thức đón chảng rể và họ hàng nhà trai. Đây là một trong những thời điểm đặc biệt mà cô dâu đón nhận tình yêu của người bạn trăm năm.
Đã lâu khi đọc và suy ngẫm dụ ngôn này, bản thân ít để ý đến lời này mà chỉ tập chú vào việc các cô khờ dại đem đèn mà không mang theo dầu. Hình ảnh đèn và dầu đã được suy diễn và triển đủ kiểu, nhiều cách. Xin được lướt qua những phạm trù này để tập chú vào câu trả lời của chảng rể ở cuối câu chuyện dụ ngôn.
Là Kitô hữu, chúng ta tin nhận hình ảnh chàng rể chính là Chúa Kitô vì chính Người cũng đã từng nhiều lần ám chỉ Người qua hình ảnh chàng rể. Đã có lần có người đến hỏi Chúa Giêsu: "Tại sao các môn đệ ông Gioan và các môn đệ người Pharisêu ăn chay, mà môn đệ ông lại không ăn chay?" Chúa đã Giêsu trả lời: "Chẳng lẽ khách dự tiệc cưới lại có thể ăn chay, khi chàng rể còn ở với họ? (x.Mc 2,18-19).
Phải chăng chú rể là Chúa Kitô sẽ nói với anh, với chị, với tôi rằng Người không biết chúng ta là ai khi chúng ta không gắn bó với những người đang cần đến tình yêu của Người, Đấng Cứu Độ, Thiên Chúa tình yêu? Cũng cần tự hỏi những ai là người đang cần đến tình yêu, lòng thương xót của Đấng Cứu Độ mà chúng ta vì vô tình hay hữu ý xao lãng tình liên đới qua sự gắn bó thiết thân?
Lạy Chúa, chúng con đã từng nhân danh Chúa mà rao giảng, mà làm phép lạ, mà cử hành các bí tích. mà… Biết đâu chúng ta lại nghe được câu trả lời: “Ta chẳng hề biết các ngươi, hỡi những kẻ làm điều gian ác, hãy lui ra khỏi mặt Ta”(Mt 7,23).
Thiếu liên đới, không gắn bó với những ai đang cần đến tình yêu của Thiên Chúa là một trong nhũng hình thức làm điều gian ác vậy.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Sạch xác sạch hồn
Lm. Nguyễn Xuân Trường
15:06 27/08/2021
SẠCH XÁC SẠCH HỒN
Trong đời chúng ta thấy: Sạch làm cho đẹp, cho khỏe. Nhất là thời kỳ Covid-19 thì giữ vệ sinh sạch sẽ như rửa tay, khử khuẩn còn là 1 biện pháp phòng chống dịch bệnh hiệu quả. Nhưng giữ gìn sạch sẽ môi trường và thân thể thôi chưa đủ, Chúa còn muốn con người sống trong sạch, sạch cả xác lẫn hồn.
1. Ở sạch sẽ. Sạch sẽ làm cho không khí trong lành, con người khỏe đẹp như câu tục ngữ: “Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm.” Sạch sẽ tạo nên sự khác biệt giữa xã hội văn minh và lạc hậu. Xã hội càng phát triển thì người ta càng chăm chút cho nhà cửa và thân thể sạch đẹp. Ngày nay thị trường đầy rẫy các sản phẩm tẩy rửa giúp cho người ta không chỉ sạch sẽ, mà còn thơm tho nữa.
Tuy nhiên đó mới chỉ là chuyện giữ vệ sinh sạch sẽ, con người cần một thứ sạch quan trọng hơn, đó là lối sống trong sạch như câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm.” Dù cho cuộc sống có gặp khó khăn vất vả thì vẫn phải gìn giữ nhân phẩm, sống ngay thẳng, trong sạch.
2. Sống trong sạch. Phúc Âm tuần này kể chuyện những người Pharisêu và kinh sư chỉ để ý đến chuyện rửa tay sạch sẽ bên ngoài, còn Chúa Giêsu muốn con người để ý đến việc giữ lòng dạ trong sạch ngay thẳng. Chúa muốn con người không chỉ làm sạch bụi bẩn bên ngoài, mà quan trọng hơn phải làm sạch tội lỗi gây xấu bẩn trong lòng dạ con người. Thế nên, Chúa đã nhấn mạnh: “Chính cái từ con người xuất ra làm cho con người ô uế. Vì từ bên trong lòng người, phát xuất những ý định xấu: tà dâm, trộm cắp, giết người, ngoại tình, tham lam, độc ác, xảo trá, trác táng, ganh tỵ, phỉ báng, kiêu ngạo, ngông cuồng. Tất cả những điều xấu xa đó làm cho con người ra ô uế.”
Lạy Chúa, rác thải bên ngoài môi trường chỉ làm bẩn cuộc đời, còn tội lỗi bên trong lòng dạ sẽ biến đời con người thành đồ rác rưởi. Vì thế, xin cho chúng con để ý làm sạch đẹp cả xác lẫn hồn bằng cách thực hành Lời Chúa hằng ngày. Amen.
Chúa Nhật XXII Thường Niên B
Lm. Jude Siciliano, OP
01:14 27/08/2021
CHÚA NHẬT XXII TN (B)
Đnl 4: 1-2, 6-8; Tvinh 14; Giacôbê 1: 17-18, 21b-22, 27; Máccô 7: 1-8,14-15, 21-23
Những người kinh doanh bất động sản thường nói "có ba điều quan trọng khi xem xét giá trị của bất động sản chính là vị trí, nơi chốn thế đứng". Hay nói cách khác "Vị trí là tất cả". Bạn cũng có thể nói như vậy về một số câu chuyện đáng chú ý trong Kinh Thánh. Câu chuyện xãy ra ở đâu là điều rất quan trọng để giúp chúng ta hiểu ý nghĩa của câu chuyện. Thí dụ như: Khi Chúa Giêsu hướng dẫn dân chúng và các môn đệ Ngài trong bài giảng nổi tiếng, thì Ngài lên núi để giảng dạy điều đó. Núi cao là nơi truyền thống của các người thời xưa tìm đên để thờ phượng các vị thần của họ. Ngoài ra việc có ý nghĩa thiêng liêng, núi là nơi thường được xem là nơi có uy quyền. Nơi đó con người có thể lãnh nhận sự hướng dẫn "từ trên cao". Hoàn cảnh địa thế của bài giảng trên núi hôm nay giúp chúng ta hiểu Chúa Giêsu nói gì và để chúng ta nghe rõ lời Ngài - từ trên núi.
Hãy để ý, trong bài đọc thứ nhất hôm nay, ông Môsê đang nói với dân Israel trong khi họ sắp vào Đất Chúa Hứa. Ông Môsê nói với dân chúng trong 40 năm đi qua sa mạc, chính là thời gian mà họ được Thiên Chúa dẩn dắt, khi đức tin của họ bị thử thách và lớn mạnh lên. Ông Môsê nói chính ở nơi này rất quan trọng cho dân chúng. Ông hội họp toàn dân chúng lại và nói với họ là nên có thời gian dừng lại để suy nghĩ về quá khứ và về tương lai của họ. Ông Môsê mời gọi họ hãy suy xét, không những chỉ về nơi chốn thực tế của họ, nhưng về cả nơi chốn thiêng liêng nữa. Ông ta bảo họ hãy suy nghĩ về Thiên Chúa là Đấng đã ở với họ và dẫn đưa họ cho đến thời điểm này trong chặng hành trình của họ. Một lần nữa, như ông đã nói trên núi Sinai, là ông đặt Luật của Chúa trước mặt họ và cho họ một cơ hội khác để chọn Thiên Chúa và đường lối của Đức Chúa cho đời sống của họ.
Ông Môsê gợi ý cho mọi người là Lề Luật của Thiên Chúa không gắt gao và chặt chẽ. Trái lại, tuân giử "Lề luật và giới răn" sẻ làm cho họ nên một dân tộc khôn ngoan và thông minh hơn, và sẽ được các dân các nước khác ca ngợi. Và hơn thế nữa, sự hùng cường của họ sẻ minh chứng rỏ Thiên chúa của họ, sẻ cho mọi dân tộc khác thấy rằng Thiên Chúa của họ là Đấng luôn ở gần họ, và sẵn sàng nghe lời họ cầu xin. Thật là rất khác biệt với các vị thần của các dân tộc khác, là những vị luôn đòi hỏi và gieo rắc nỗi sợ hãi cho các dân sùng kính các thần đó, và thậm chí đòi hỏi ngay cả việc hy sinh mạng sống con người. Bởi thế, “Thật là một dân lớn lao đã được vị Thần ở gần với họ là Thiên Chúa của họ. Thiên Chúa của chúng ta cũng luôn ở gần chúng ta mỗi khi chúng ta kêu đến Ngài phải không?” Từ nơi họ đang đứng, dân Israel có cơ hội rút ra những kinh nghiệm trong quá khứ về Thiên Chúa và họ đã chọn ở với Thiên Chúa là Đấng đã ban sự sống cho họ. Nếu họ tiếp tục cam kết trung thành với Đức Chúa, họ phải sống theo đường lối của Thiên Chúa và họ sẻ là một dân tộc được các dân tộc khác ca ngợi, không phải vì ơn huệ và sức mạnh của họ, nhưng vì Thiên Chúa đã chọn họ và chúc lành cho họ bằng mọi sự khôn ngoan.
Ông Môsê trình bày Lề Luật cho dân chúng không chỉ để hướng dẫn họ cách thể hiện sự trung thành với Thiên Chúa. Việc này cũng nuôi dưỡng và ban cho họ mạnh sức vượt qua những ngày tốt cũng như những ngày xấu. Trong khi cuộc sống của họ thay đổi từ một dân tộc du mục trở thành một quốc gia định canh định cư, và thịnh vượng. Trong khi thời gian và hoàn cảnh của họ thay đổi một lần nữa, vận may của họ giảm bớt đi và một lần nữa họ cảm thấy bị rơi vào chốn khó khăn. Một lần nữa. Họ bị đi lưu đày ở Babylon, và khi họ được trở về từ chốn lưu đày, đến quê hương Israel đã bị tàn phá. Họ cần luôn nhắc nhớ đến "Lề Luật và giới răn" để cho dù sống trong hoàn cảnh nào, vật chất hay thiêng liêng họ cũng cảm thấy luôn sống lời dạy của Thiên Chúa là Đấng "… luôn gần" họ.
Để giúp dân chúng suy nghĩ và làm theo Lề Luật trong mọi hoàn cảnh hiện tại và tương lai, họ cần được sự hướng dẫn. Những người thực hiện vai trò này là các Thầy Cả, các người Lê-vi và các Kinh sư. Độ một hay hai thể kỷ trước Chúa Kitô, các người Pharisêu đầu tiên nổi lên như là những người có danh tiếng, về việc họ trung thành giải thích và tuân giữ nghiêm ngặt các Lề Luật. Các người Pharisêu cố gắng điều chỉnh các Lề Luật sao cho phù hợp với các tổ chức chính trị, tôn giáo và văn hóa. Họ cố gắng dựng nên một bức tường bao gồm sự tuân giử lễ nghi theo Lề Luật để giử gìn Lề Luật khỏi bị thế tục len vào hủy hoại và ngăn bớt đi các ảnh hưởng ngoại lai lớn lao mà người Do thái đang gặp phải. Ý định của họ thật cao cả, nhưng, có một số người làm sai lạc đi.
Các người Pharisêu là những người "có thế lực" trong phúc âm. Hầu như những sự kiện nào xảy ra ở gần đó thì họ tạo nên như một đối kháng tiêu cực với Chúa Giêsu. Nhưng, chúng ta hãy xem cách đối kháng của họ như thế nào. Họ có vẻ thành thật trong những câu hỏi cho Chúa Giêsu hôm nay về sự thanh sạch trong các nghi lễ. Thế giới ngoài Do thái ở xung quanh hay xăm soi về những người Do thái trung thành. Vì họ biết nghi thức cúng tế rất dễ dàng cho các thần của các tôn giáo khác không đòi hỏi sự trung thành hằng ngày theo đường lối Thiên Chúa của người Do thái. Điều gì giúp người Do thái giử sự trung thành với Thiên Chúa đã được nói đến và nhắc nhở thường xuyên trong đời sống hằng ngày của họ, như nghi lễ rửa tay. Bằng cách quan sát những nghi lễ đó và những nghi lễ hằng ngày khác, họ đã thể hiện và nhắc nhở cho mọi người là họ có một bản sắc tôn giáo đặc biệt. Họ là những thành viên đã được tuyển chọn. Bởi thế, về nghi lễ rửa tay, chúng ta không nói đến việc giử vệ sinh sạch sẽ của một cá nhân, nhưng là một nghi thức tỏ bày sự trung thành với tôn giáo của họ.
Các người Pharisêu muốn dân chúng tuân giử các nghi lễ đó với lý do duy nhất là để bày tỏ sự trung thành với Thiên chúa. và là dấu chỉ tư cách thành viên của cộng đoàn Do Thái. Họ muốn hiểu vì sao những người theo Chúa Giêsu, một thầy dạy tôn giáo lại không giử lễ nghi mà các thầy dạy khác đòi hỏi? “Là truyền thống của các Trưởng Lão". Là một quy luật bất thành văn, một cách cho người Do thái sùng đạo tuân giử nói lên sự nghiêm túc tuân giử Lề Luật của Đức Chúa. Đó là “tường thành” bảo vệ những người theo Thiên Chúa tránh vấp phạm lề luật. Nhưng Chúa Giêsu nói với nhóm người Pharisêu là việc tuân giử những lễ nghi tôn giáo chỉ là sự tôn thờ ngoài môi miệng và cách họ tuân giử theo "Truyền thống của các trưởng lão" chỉ khiến cho họ mù quáng trước những yếu tố chính trong đức tin của họ. Chúa Giêsu nói nếu bạn muốn thảo luận về sự tuân giử sự thanh khiết thật sự trong nghi lễ tôn giáo; phải luôn chân thành bày tỏ sự thánh thiện của một tấm lòng luôn hướng về Thiên Chúa và luôn thực hiện những hành vi thể hiện tình yêu thương với tha nhân.
Chúa Giêsu không chỉ trích tất cả những người Pharisêu, vì cũng như họ, Chúa Giêsu luôn yêu mến Lề Luật và giao ước của Thiên Chúa được thể hiện trong Lề Luật. Nhưng, Chúa Giêsu muốn hướng dẫn dân chúng chú ý đến trọng tâm của Lề Luật đó chính là mối liên hệ mà lề luật có thể kết nối với sự nuôi dưỡng chúng ta của Thiên Chúa. Chúa Giêsu không quan tâm đến những sự lo nghĩ nhỏ nhen, sự tuân giữ Lề Luật một cách quá đáng và các hình thức bề ngoài không có ý nghĩa gì cho người Do thái bình thường. Trái lại, Chúa Giêsu muốn như ông Môsê đã làm là: Hãy bày tỏ cách theo Thiên Chúa, không với các thủ thuật bề ngoài, nhưng phải thật lòng bên trong sâu thẳm của tâm hồn, nơi đó trái tim yêu thương sẽ khiến cho chúng ta trung thành thực hiện các cam kết của mình là điều Chúa Giêsu, ông Môsê và các người lãnh đạo tôn giáo lớn lao muốn chúng ta thực hiện. Vì một Tôn giáo thật sự, không chỉ là các nghi lễ và tuân giữ bề ngoài đâu.
Địa điểm mà chúng ta gặp Chúa Giêsu hôm nay là nơi tranh chấp với một số người Pharisêu và Kinh Sư. Chúa Giêsu cũng như ông Môsê gọi họ đến một địa điểm khác; loại bỏ những đường lối không phải của Thiên Chúa, và chỉ ra những phương cách cho họ. Chúa Giêsu muốn một sự thay đổi trong tâm hồn, một trái tim trong sạch mới mẻ, hoàn toàn trung thành với Thiên Chúa. Bỏ đi đường hướng sự dữ hướng đến việc thương yêu Thiên Chúa và phục vụ mọi người nhân danh Thiên Chúa. Vị trí, địa điểm, vị thế! của Trái tim chúng ta ở đâu? Chúng ta tìm thấy tâm tình ở chổ nào? Những ai theo Chúa Giêsu và chấp nhận đường lối của Ngài phải đi vào trọng tâm của vấn đề. Đó là trái tim của họ đã thay dổi vị trí chưa và vì Chúa Giêsu đang ngự trong chính tấm lòng của Thiên Chúa.
Chúa Giêsu không huỷ bỏ tầm quan trọng của các hành vi bày tỏ lòng sùng kính tôn giáo bên ngoài. Nhưng, Chúa Giêsu gạt bỏ những hành vi thánh thiện chiếu lệ của lề luật trên thức ăn qua nghi lễ tẩy rửa. Nếu tấm lòng của một người ở trong Thiên Chúa và với Thiên Chúa, thì hành vi của người đó đã được trong sạch rồi, cho dù người đó không giữ nghi lễ rữa tay. Người Pharisêu cảm thấy bị Chúa Giêsu đe dọa. Lời Chúa Giêsu giảng dạy và cử chỉ của Ngài trong cách sống chứng tỏ Ngài thanh khiết. Sự thanh khiết đó không liên quan gì đến nghi lễ hời hợt bên ngoài. Chúa Giêsu chỉ ra và phê phán những công bố về sự thánh thiện dựa trên thành quả của con người qua các hành vi đạo đức do con người sáng tác. Trái lại, Chúa Giêsu muốn một tấm lòng luôn hướng về Thiên Chúa và nếu điều đó xãy ra, người tỏ ra sự thánh thiện chính hành tác đó; trước Thiên Chúa họ được trong sạch.
Chúa Giêsu trích dẫn lời ngôn sứ Isaia, và tự xếp Ngài với các ngôn sứ Do thái, cũng như Chúa Giêsu trong câu chuyện bài phúc âm hôm nay. Đã chỉ trích những tính cách giả dối của dân chúng. Khi tuân giữ những nghi lể bề ngoài mà thiếu tâm tình sùng kính Thiên Chúa, chỉ thực hiện mục vụ trên môi miệng thôi. Thế thì làm sao lời giảng dạy của Chúa Giêsu làm cho chúng ta cảm thấy hôm nay trong lúc ngồi trên ghế ở nhà thờ trong lúc phụng vụ cử hành? Chỉ vì "vị trí" của chúng ta đã đúng chổ. Chúng ta đang ở trong nhà thờ làm việc thích hợp, không có nghĩa là chúng ta không cần để ý đến tâm tình của chúng ta. Chúng ta có chân thành cố gắng sống đức tin trong suốt tuần lể mà hôm nay chúng ta tuyên xưng trong cộng đoàn hay không? Tấm lòng của chúng ta có phản ánh tấm lòng yêu thương của Chúa Giêsu trong mối liên kết mật thiết với Thiên Chúa và cố gắng làm theo thánh ý Ngài hay không? Chúng ta có nhìn ra thế giới bên ngoài với đôi mắt của tấm lòng trong sạch và cảm thấy thương yêu những người bị bỏ rơi do tấm lòng lạnh lẽo của xã hội chúng ta hay không? Trái tim chúng ta có cảm động trước sự tha thứ của Chúa Giêsu ban cho chúng ta và rồi chúng ta có thể tha thứ cho những ai đã xúc phạm đến chúng ta hay không? Hay tấm lòng của chúng ta đã đóng lại, không mở ra với Thiên Chúa, với tha nhân và ngay cả với chính chúng ta nữa chăng?
Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP
22nd SUNDAY (B)
Deut. 4: 1-2, 6-8; PS. 15; James 1: 17-18, 21b-22, 27; Mk. 7: 1-8,14-15, 21-23
Real estate agents have a saying, "There are 3 things that count when considering a piece of property, Location, Location, Location." Or, to put it another way, "Location is everything." You could say the same thing about some very notable biblical stories: where they take place is very important to help us understand their meaning. For example, when Jesus instructs the crowd and his disciples in his famous Sermon, he goes up to a mountain to do it; a traditional place for the ancients to seek out and worship their gods. Besides having a sacred quality, mountains were also considered places of authority, where one could receive a teaching "from on high." The geographical context for the Sermon on the Mount helps our reading of Jesus’ words and helps us lend a special ear to what he has to say – from the mountain.
Notice Moses’ location in today’s first reading; he is speaking to the Israelites as they are about to enter the Promise Land. Moses addresses the people after their 40 years of wandering, a time when they were led by God and when their faith was tested and grew. Moses is speaking at a very important location. He calls the people together and tells them that they are at a crucial point in their history and they must pause to reflect on their past and future. Moses invites the people to consider, not only their physical location, but their spiritual location as well. He tells them to reflect on the God who has been with them and brought them to this point in their journey. Once again, as he did at Sinai, he is placing God’s law before them and is offering them another chance to choose God and God’s ways for their lives.
God’s law isn’t meant to be narrow and restrictive, Mosses suggests to the people. Rather, observing the "statutes and decrees" will make them a wise and intelligent people, admired by all the other nations. And more, their greatness will reflect the God they have; will announce to others that their God is close to and available to them in prayer. How different from the gods of the other nations, who were demanding and instilled fear in their devotees, even requiring human sacrifice. "For what great nation is there that has gods so close to it as the Lord, our God, is close to us whenever we call on God?" From their present location the Israelites have a chance to draw on their past experiences of God and choose to stay with the God who has given them life. If they do renew their commitment to God, they must live according to their God’s ways and so be a people admired by all; not because of their own gifts and prowess, but because of the great God who has chosen them and blessed them in wisdom’s path.
This law Moses was offering to the people would not only guide and teach them how to be faithful to God. It would also nourish and strengthen them through good times and bad. As their lives changed from being a nomadic people to being a settled and prosperous nation; as times and circumstances changed again and their fortunes declined and they found themselves in a harsh location once more, exiles in Babylon; as they returned from slavery back to a destroyed Israel – they would need to constantly reinterpret the "statutes and decrees" so that no matter in what physical, or spiritual location they found themselves, they could still live in a way that reflected the God who was "...so close."
To help them interpret and apply the Law in all their present and future locations, they would need guidance. The ones who fulfilled this role were the priests, Levites and scribes. A century or two before Christ the first Pharisees emerged and became famous for their faithful interpretation and observance of the Law. They did their best to adapt the law to new political, religious and cultural situations. They tried to build a hedge, consisting of observances and rituals, around the Law to protect it from creeping secularism and the diluting influence of the foreign dominant world in which the Jewish people found themselves. Their intentions were noble; but of course, some got carried away.
The Pharisees have been the "heavies" in the gospel. Almost every time they are around they are a lightening rod for conflict with Jesus. But let’s give them their due. They seem to be sincere in the questions they pose to Jesus today about ritual purity. The surrounding non-Jewish world was very alluring to even faithful Jews. It had its easier ways and the gods of other religions didn’t require the same daily allegiance and holy path the God of the Jews did. What helped the Jews’ keep faithful to God were deliberate and constant reminders in their daily lives, such as ritual washings. By observing them and other daily rituals, they could express and be reminded that they had a specific religious identity; they were members of the chosen people. So, concerning ritual washings, we are not talking about a person’s hygienic practices, but the expressions of their religious commitment.
The Pharisees wanted people to observe these practices for good reason, as demonstrations of fidelity to God and as a sign of membership in the Jewish community. They wanted to know why the followers of Jesus, a religious teacher, didn’t practice the observances that other teachers required? "The tradition of the elders" was an unwritten code of regulations, a way for devout Jews to observe and take seriously the Law of God. It was the "hedge" to protect the devout from even get close to breaking the Law. But Jesus notes that this group of Pharisees’ religious observance was mere lip service and their way of observing the "tradition of the elders" only kept them blind to the central matters of their faith. If you want to discuss true observance and holiness, Jesus says, then let’s talk about sincere religious observance that reflects the holiness of a heart turned to God and actions that show love of neighbor.
Jesus wasn’t critical of all the Pharisees, for like them, he too loved the Law and God’s covenant expressed in the Law. But Jesus wanted to lead people to the heart of the Law, the relationship it could foster with God. He wasn’t concerned with minutiae, the scrupulous observance of the externals that had no meaning for the ordinary Jew. Instead he wanted, as Moses did, to show how to follow God, not in superficial ways, but in the deepest parts of our hearts, where we love and make our commitments. True religion, not just rituals and external observance, is what Jesus, Moses and all the greatest religious leaders urge us to practice.
The location we find Jesus today is a place of conflict with some Pharisees and scribes. He is like Moses calling them to another location; to leave behind ways that are not of God and to choose the ways he points out to them. He wants a change of heart, a new and purified heart, for the people. He wants us to think and work out of a heart fully loyal to God, turned way from evil ways to a new place of love of God and service in God’s name. Location, location, location! Where is our heart? Where do we find it residing? Those who follow Jesus and accept his ways, go to the heart of the matter. Their hearts have had a change of location and because of Jesus, reside in the very heart of God.
Jesus isn’t canceling out the importance of acts of piety and external religious behavior. But he does dismiss a holiness based on food laws and ritual cleansings. If a person’s heart is in God and with God, one’s acts will be pure, whether or not one attends to proper ritual washing. The Pharisees felt threatened by Jesus. His teachings and manner of life showed that for him, holiness had nothing to do with superficial rituals. Jesus points out and criticizes a claim to holiness that is based on human achievement through human-determined acts of piety. Rather, he wants a heart turned towards God and, if that happens, a person will reflect holiness---that before God, they are clean.
Jesus quotes Isaiah and aligns himself with the ancient Hebrew prophets who, like Jesus in today’s gospel story, criticized people’s false pieties – outward observances that lacked hearts committed to God – as mere religious lip service. So how do Jesus’ words make us feel today sitting in our pews in worship? Just because our "location" is right, we are at church doing the proper thing, doesn’t mean we shouldn’t get out hearts checked out. Are we sincerely trying to live during the week the faith we profess today in this assembly? Do our hearts reflect Jesus’ heart in his love of God and passion to do God’s will? Do we look out at the world with eyes influenced by our cleansed hearts and feel compassion for those ignored by the chilled hearts of our society? Are our hearts touched by the forgiveness Jesus offers us and then do we offer that forgiveness to those who have offended us? Or, are our hearts locked up, inaccessible to God, our neighbors and ourselves?
Đnl 4: 1-2, 6-8; Tvinh 14; Giacôbê 1: 17-18, 21b-22, 27; Máccô 7: 1-8,14-15, 21-23
Những người kinh doanh bất động sản thường nói "có ba điều quan trọng khi xem xét giá trị của bất động sản chính là vị trí, nơi chốn thế đứng". Hay nói cách khác "Vị trí là tất cả". Bạn cũng có thể nói như vậy về một số câu chuyện đáng chú ý trong Kinh Thánh. Câu chuyện xãy ra ở đâu là điều rất quan trọng để giúp chúng ta hiểu ý nghĩa của câu chuyện. Thí dụ như: Khi Chúa Giêsu hướng dẫn dân chúng và các môn đệ Ngài trong bài giảng nổi tiếng, thì Ngài lên núi để giảng dạy điều đó. Núi cao là nơi truyền thống của các người thời xưa tìm đên để thờ phượng các vị thần của họ. Ngoài ra việc có ý nghĩa thiêng liêng, núi là nơi thường được xem là nơi có uy quyền. Nơi đó con người có thể lãnh nhận sự hướng dẫn "từ trên cao". Hoàn cảnh địa thế của bài giảng trên núi hôm nay giúp chúng ta hiểu Chúa Giêsu nói gì và để chúng ta nghe rõ lời Ngài - từ trên núi.
Hãy để ý, trong bài đọc thứ nhất hôm nay, ông Môsê đang nói với dân Israel trong khi họ sắp vào Đất Chúa Hứa. Ông Môsê nói với dân chúng trong 40 năm đi qua sa mạc, chính là thời gian mà họ được Thiên Chúa dẩn dắt, khi đức tin của họ bị thử thách và lớn mạnh lên. Ông Môsê nói chính ở nơi này rất quan trọng cho dân chúng. Ông hội họp toàn dân chúng lại và nói với họ là nên có thời gian dừng lại để suy nghĩ về quá khứ và về tương lai của họ. Ông Môsê mời gọi họ hãy suy xét, không những chỉ về nơi chốn thực tế của họ, nhưng về cả nơi chốn thiêng liêng nữa. Ông ta bảo họ hãy suy nghĩ về Thiên Chúa là Đấng đã ở với họ và dẫn đưa họ cho đến thời điểm này trong chặng hành trình của họ. Một lần nữa, như ông đã nói trên núi Sinai, là ông đặt Luật của Chúa trước mặt họ và cho họ một cơ hội khác để chọn Thiên Chúa và đường lối của Đức Chúa cho đời sống của họ.
Ông Môsê gợi ý cho mọi người là Lề Luật của Thiên Chúa không gắt gao và chặt chẽ. Trái lại, tuân giử "Lề luật và giới răn" sẻ làm cho họ nên một dân tộc khôn ngoan và thông minh hơn, và sẽ được các dân các nước khác ca ngợi. Và hơn thế nữa, sự hùng cường của họ sẻ minh chứng rỏ Thiên chúa của họ, sẻ cho mọi dân tộc khác thấy rằng Thiên Chúa của họ là Đấng luôn ở gần họ, và sẵn sàng nghe lời họ cầu xin. Thật là rất khác biệt với các vị thần của các dân tộc khác, là những vị luôn đòi hỏi và gieo rắc nỗi sợ hãi cho các dân sùng kính các thần đó, và thậm chí đòi hỏi ngay cả việc hy sinh mạng sống con người. Bởi thế, “Thật là một dân lớn lao đã được vị Thần ở gần với họ là Thiên Chúa của họ. Thiên Chúa của chúng ta cũng luôn ở gần chúng ta mỗi khi chúng ta kêu đến Ngài phải không?” Từ nơi họ đang đứng, dân Israel có cơ hội rút ra những kinh nghiệm trong quá khứ về Thiên Chúa và họ đã chọn ở với Thiên Chúa là Đấng đã ban sự sống cho họ. Nếu họ tiếp tục cam kết trung thành với Đức Chúa, họ phải sống theo đường lối của Thiên Chúa và họ sẻ là một dân tộc được các dân tộc khác ca ngợi, không phải vì ơn huệ và sức mạnh của họ, nhưng vì Thiên Chúa đã chọn họ và chúc lành cho họ bằng mọi sự khôn ngoan.
Ông Môsê trình bày Lề Luật cho dân chúng không chỉ để hướng dẫn họ cách thể hiện sự trung thành với Thiên Chúa. Việc này cũng nuôi dưỡng và ban cho họ mạnh sức vượt qua những ngày tốt cũng như những ngày xấu. Trong khi cuộc sống của họ thay đổi từ một dân tộc du mục trở thành một quốc gia định canh định cư, và thịnh vượng. Trong khi thời gian và hoàn cảnh của họ thay đổi một lần nữa, vận may của họ giảm bớt đi và một lần nữa họ cảm thấy bị rơi vào chốn khó khăn. Một lần nữa. Họ bị đi lưu đày ở Babylon, và khi họ được trở về từ chốn lưu đày, đến quê hương Israel đã bị tàn phá. Họ cần luôn nhắc nhớ đến "Lề Luật và giới răn" để cho dù sống trong hoàn cảnh nào, vật chất hay thiêng liêng họ cũng cảm thấy luôn sống lời dạy của Thiên Chúa là Đấng "… luôn gần" họ.
Để giúp dân chúng suy nghĩ và làm theo Lề Luật trong mọi hoàn cảnh hiện tại và tương lai, họ cần được sự hướng dẫn. Những người thực hiện vai trò này là các Thầy Cả, các người Lê-vi và các Kinh sư. Độ một hay hai thể kỷ trước Chúa Kitô, các người Pharisêu đầu tiên nổi lên như là những người có danh tiếng, về việc họ trung thành giải thích và tuân giữ nghiêm ngặt các Lề Luật. Các người Pharisêu cố gắng điều chỉnh các Lề Luật sao cho phù hợp với các tổ chức chính trị, tôn giáo và văn hóa. Họ cố gắng dựng nên một bức tường bao gồm sự tuân giử lễ nghi theo Lề Luật để giử gìn Lề Luật khỏi bị thế tục len vào hủy hoại và ngăn bớt đi các ảnh hưởng ngoại lai lớn lao mà người Do thái đang gặp phải. Ý định của họ thật cao cả, nhưng, có một số người làm sai lạc đi.
Các người Pharisêu là những người "có thế lực" trong phúc âm. Hầu như những sự kiện nào xảy ra ở gần đó thì họ tạo nên như một đối kháng tiêu cực với Chúa Giêsu. Nhưng, chúng ta hãy xem cách đối kháng của họ như thế nào. Họ có vẻ thành thật trong những câu hỏi cho Chúa Giêsu hôm nay về sự thanh sạch trong các nghi lễ. Thế giới ngoài Do thái ở xung quanh hay xăm soi về những người Do thái trung thành. Vì họ biết nghi thức cúng tế rất dễ dàng cho các thần của các tôn giáo khác không đòi hỏi sự trung thành hằng ngày theo đường lối Thiên Chúa của người Do thái. Điều gì giúp người Do thái giử sự trung thành với Thiên Chúa đã được nói đến và nhắc nhở thường xuyên trong đời sống hằng ngày của họ, như nghi lễ rửa tay. Bằng cách quan sát những nghi lễ đó và những nghi lễ hằng ngày khác, họ đã thể hiện và nhắc nhở cho mọi người là họ có một bản sắc tôn giáo đặc biệt. Họ là những thành viên đã được tuyển chọn. Bởi thế, về nghi lễ rửa tay, chúng ta không nói đến việc giử vệ sinh sạch sẽ của một cá nhân, nhưng là một nghi thức tỏ bày sự trung thành với tôn giáo của họ.
Các người Pharisêu muốn dân chúng tuân giử các nghi lễ đó với lý do duy nhất là để bày tỏ sự trung thành với Thiên chúa. và là dấu chỉ tư cách thành viên của cộng đoàn Do Thái. Họ muốn hiểu vì sao những người theo Chúa Giêsu, một thầy dạy tôn giáo lại không giử lễ nghi mà các thầy dạy khác đòi hỏi? “Là truyền thống của các Trưởng Lão". Là một quy luật bất thành văn, một cách cho người Do thái sùng đạo tuân giử nói lên sự nghiêm túc tuân giử Lề Luật của Đức Chúa. Đó là “tường thành” bảo vệ những người theo Thiên Chúa tránh vấp phạm lề luật. Nhưng Chúa Giêsu nói với nhóm người Pharisêu là việc tuân giử những lễ nghi tôn giáo chỉ là sự tôn thờ ngoài môi miệng và cách họ tuân giử theo "Truyền thống của các trưởng lão" chỉ khiến cho họ mù quáng trước những yếu tố chính trong đức tin của họ. Chúa Giêsu nói nếu bạn muốn thảo luận về sự tuân giử sự thanh khiết thật sự trong nghi lễ tôn giáo; phải luôn chân thành bày tỏ sự thánh thiện của một tấm lòng luôn hướng về Thiên Chúa và luôn thực hiện những hành vi thể hiện tình yêu thương với tha nhân.
Chúa Giêsu không chỉ trích tất cả những người Pharisêu, vì cũng như họ, Chúa Giêsu luôn yêu mến Lề Luật và giao ước của Thiên Chúa được thể hiện trong Lề Luật. Nhưng, Chúa Giêsu muốn hướng dẫn dân chúng chú ý đến trọng tâm của Lề Luật đó chính là mối liên hệ mà lề luật có thể kết nối với sự nuôi dưỡng chúng ta của Thiên Chúa. Chúa Giêsu không quan tâm đến những sự lo nghĩ nhỏ nhen, sự tuân giữ Lề Luật một cách quá đáng và các hình thức bề ngoài không có ý nghĩa gì cho người Do thái bình thường. Trái lại, Chúa Giêsu muốn như ông Môsê đã làm là: Hãy bày tỏ cách theo Thiên Chúa, không với các thủ thuật bề ngoài, nhưng phải thật lòng bên trong sâu thẳm của tâm hồn, nơi đó trái tim yêu thương sẽ khiến cho chúng ta trung thành thực hiện các cam kết của mình là điều Chúa Giêsu, ông Môsê và các người lãnh đạo tôn giáo lớn lao muốn chúng ta thực hiện. Vì một Tôn giáo thật sự, không chỉ là các nghi lễ và tuân giữ bề ngoài đâu.
Địa điểm mà chúng ta gặp Chúa Giêsu hôm nay là nơi tranh chấp với một số người Pharisêu và Kinh Sư. Chúa Giêsu cũng như ông Môsê gọi họ đến một địa điểm khác; loại bỏ những đường lối không phải của Thiên Chúa, và chỉ ra những phương cách cho họ. Chúa Giêsu muốn một sự thay đổi trong tâm hồn, một trái tim trong sạch mới mẻ, hoàn toàn trung thành với Thiên Chúa. Bỏ đi đường hướng sự dữ hướng đến việc thương yêu Thiên Chúa và phục vụ mọi người nhân danh Thiên Chúa. Vị trí, địa điểm, vị thế! của Trái tim chúng ta ở đâu? Chúng ta tìm thấy tâm tình ở chổ nào? Những ai theo Chúa Giêsu và chấp nhận đường lối của Ngài phải đi vào trọng tâm của vấn đề. Đó là trái tim của họ đã thay dổi vị trí chưa và vì Chúa Giêsu đang ngự trong chính tấm lòng của Thiên Chúa.
Chúa Giêsu không huỷ bỏ tầm quan trọng của các hành vi bày tỏ lòng sùng kính tôn giáo bên ngoài. Nhưng, Chúa Giêsu gạt bỏ những hành vi thánh thiện chiếu lệ của lề luật trên thức ăn qua nghi lễ tẩy rửa. Nếu tấm lòng của một người ở trong Thiên Chúa và với Thiên Chúa, thì hành vi của người đó đã được trong sạch rồi, cho dù người đó không giữ nghi lễ rữa tay. Người Pharisêu cảm thấy bị Chúa Giêsu đe dọa. Lời Chúa Giêsu giảng dạy và cử chỉ của Ngài trong cách sống chứng tỏ Ngài thanh khiết. Sự thanh khiết đó không liên quan gì đến nghi lễ hời hợt bên ngoài. Chúa Giêsu chỉ ra và phê phán những công bố về sự thánh thiện dựa trên thành quả của con người qua các hành vi đạo đức do con người sáng tác. Trái lại, Chúa Giêsu muốn một tấm lòng luôn hướng về Thiên Chúa và nếu điều đó xãy ra, người tỏ ra sự thánh thiện chính hành tác đó; trước Thiên Chúa họ được trong sạch.
Chúa Giêsu trích dẫn lời ngôn sứ Isaia, và tự xếp Ngài với các ngôn sứ Do thái, cũng như Chúa Giêsu trong câu chuyện bài phúc âm hôm nay. Đã chỉ trích những tính cách giả dối của dân chúng. Khi tuân giữ những nghi lể bề ngoài mà thiếu tâm tình sùng kính Thiên Chúa, chỉ thực hiện mục vụ trên môi miệng thôi. Thế thì làm sao lời giảng dạy của Chúa Giêsu làm cho chúng ta cảm thấy hôm nay trong lúc ngồi trên ghế ở nhà thờ trong lúc phụng vụ cử hành? Chỉ vì "vị trí" của chúng ta đã đúng chổ. Chúng ta đang ở trong nhà thờ làm việc thích hợp, không có nghĩa là chúng ta không cần để ý đến tâm tình của chúng ta. Chúng ta có chân thành cố gắng sống đức tin trong suốt tuần lể mà hôm nay chúng ta tuyên xưng trong cộng đoàn hay không? Tấm lòng của chúng ta có phản ánh tấm lòng yêu thương của Chúa Giêsu trong mối liên kết mật thiết với Thiên Chúa và cố gắng làm theo thánh ý Ngài hay không? Chúng ta có nhìn ra thế giới bên ngoài với đôi mắt của tấm lòng trong sạch và cảm thấy thương yêu những người bị bỏ rơi do tấm lòng lạnh lẽo của xã hội chúng ta hay không? Trái tim chúng ta có cảm động trước sự tha thứ của Chúa Giêsu ban cho chúng ta và rồi chúng ta có thể tha thứ cho những ai đã xúc phạm đến chúng ta hay không? Hay tấm lòng của chúng ta đã đóng lại, không mở ra với Thiên Chúa, với tha nhân và ngay cả với chính chúng ta nữa chăng?
Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP
22nd SUNDAY (B)
Deut. 4: 1-2, 6-8; PS. 15; James 1: 17-18, 21b-22, 27; Mk. 7: 1-8,14-15, 21-23
Real estate agents have a saying, "There are 3 things that count when considering a piece of property, Location, Location, Location." Or, to put it another way, "Location is everything." You could say the same thing about some very notable biblical stories: where they take place is very important to help us understand their meaning. For example, when Jesus instructs the crowd and his disciples in his famous Sermon, he goes up to a mountain to do it; a traditional place for the ancients to seek out and worship their gods. Besides having a sacred quality, mountains were also considered places of authority, where one could receive a teaching "from on high." The geographical context for the Sermon on the Mount helps our reading of Jesus’ words and helps us lend a special ear to what he has to say – from the mountain.
Notice Moses’ location in today’s first reading; he is speaking to the Israelites as they are about to enter the Promise Land. Moses addresses the people after their 40 years of wandering, a time when they were led by God and when their faith was tested and grew. Moses is speaking at a very important location. He calls the people together and tells them that they are at a crucial point in their history and they must pause to reflect on their past and future. Moses invites the people to consider, not only their physical location, but their spiritual location as well. He tells them to reflect on the God who has been with them and brought them to this point in their journey. Once again, as he did at Sinai, he is placing God’s law before them and is offering them another chance to choose God and God’s ways for their lives.
God’s law isn’t meant to be narrow and restrictive, Mosses suggests to the people. Rather, observing the "statutes and decrees" will make them a wise and intelligent people, admired by all the other nations. And more, their greatness will reflect the God they have; will announce to others that their God is close to and available to them in prayer. How different from the gods of the other nations, who were demanding and instilled fear in their devotees, even requiring human sacrifice. "For what great nation is there that has gods so close to it as the Lord, our God, is close to us whenever we call on God?" From their present location the Israelites have a chance to draw on their past experiences of God and choose to stay with the God who has given them life. If they do renew their commitment to God, they must live according to their God’s ways and so be a people admired by all; not because of their own gifts and prowess, but because of the great God who has chosen them and blessed them in wisdom’s path.
This law Moses was offering to the people would not only guide and teach them how to be faithful to God. It would also nourish and strengthen them through good times and bad. As their lives changed from being a nomadic people to being a settled and prosperous nation; as times and circumstances changed again and their fortunes declined and they found themselves in a harsh location once more, exiles in Babylon; as they returned from slavery back to a destroyed Israel – they would need to constantly reinterpret the "statutes and decrees" so that no matter in what physical, or spiritual location they found themselves, they could still live in a way that reflected the God who was "...so close."
To help them interpret and apply the Law in all their present and future locations, they would need guidance. The ones who fulfilled this role were the priests, Levites and scribes. A century or two before Christ the first Pharisees emerged and became famous for their faithful interpretation and observance of the Law. They did their best to adapt the law to new political, religious and cultural situations. They tried to build a hedge, consisting of observances and rituals, around the Law to protect it from creeping secularism and the diluting influence of the foreign dominant world in which the Jewish people found themselves. Their intentions were noble; but of course, some got carried away.
The Pharisees have been the "heavies" in the gospel. Almost every time they are around they are a lightening rod for conflict with Jesus. But let’s give them their due. They seem to be sincere in the questions they pose to Jesus today about ritual purity. The surrounding non-Jewish world was very alluring to even faithful Jews. It had its easier ways and the gods of other religions didn’t require the same daily allegiance and holy path the God of the Jews did. What helped the Jews’ keep faithful to God were deliberate and constant reminders in their daily lives, such as ritual washings. By observing them and other daily rituals, they could express and be reminded that they had a specific religious identity; they were members of the chosen people. So, concerning ritual washings, we are not talking about a person’s hygienic practices, but the expressions of their religious commitment.
The Pharisees wanted people to observe these practices for good reason, as demonstrations of fidelity to God and as a sign of membership in the Jewish community. They wanted to know why the followers of Jesus, a religious teacher, didn’t practice the observances that other teachers required? "The tradition of the elders" was an unwritten code of regulations, a way for devout Jews to observe and take seriously the Law of God. It was the "hedge" to protect the devout from even get close to breaking the Law. But Jesus notes that this group of Pharisees’ religious observance was mere lip service and their way of observing the "tradition of the elders" only kept them blind to the central matters of their faith. If you want to discuss true observance and holiness, Jesus says, then let’s talk about sincere religious observance that reflects the holiness of a heart turned to God and actions that show love of neighbor.
Jesus wasn’t critical of all the Pharisees, for like them, he too loved the Law and God’s covenant expressed in the Law. But Jesus wanted to lead people to the heart of the Law, the relationship it could foster with God. He wasn’t concerned with minutiae, the scrupulous observance of the externals that had no meaning for the ordinary Jew. Instead he wanted, as Moses did, to show how to follow God, not in superficial ways, but in the deepest parts of our hearts, where we love and make our commitments. True religion, not just rituals and external observance, is what Jesus, Moses and all the greatest religious leaders urge us to practice.
The location we find Jesus today is a place of conflict with some Pharisees and scribes. He is like Moses calling them to another location; to leave behind ways that are not of God and to choose the ways he points out to them. He wants a change of heart, a new and purified heart, for the people. He wants us to think and work out of a heart fully loyal to God, turned way from evil ways to a new place of love of God and service in God’s name. Location, location, location! Where is our heart? Where do we find it residing? Those who follow Jesus and accept his ways, go to the heart of the matter. Their hearts have had a change of location and because of Jesus, reside in the very heart of God.
Jesus isn’t canceling out the importance of acts of piety and external religious behavior. But he does dismiss a holiness based on food laws and ritual cleansings. If a person’s heart is in God and with God, one’s acts will be pure, whether or not one attends to proper ritual washing. The Pharisees felt threatened by Jesus. His teachings and manner of life showed that for him, holiness had nothing to do with superficial rituals. Jesus points out and criticizes a claim to holiness that is based on human achievement through human-determined acts of piety. Rather, he wants a heart turned towards God and, if that happens, a person will reflect holiness---that before God, they are clean.
Jesus quotes Isaiah and aligns himself with the ancient Hebrew prophets who, like Jesus in today’s gospel story, criticized people’s false pieties – outward observances that lacked hearts committed to God – as mere religious lip service. So how do Jesus’ words make us feel today sitting in our pews in worship? Just because our "location" is right, we are at church doing the proper thing, doesn’t mean we shouldn’t get out hearts checked out. Are we sincerely trying to live during the week the faith we profess today in this assembly? Do our hearts reflect Jesus’ heart in his love of God and passion to do God’s will? Do we look out at the world with eyes influenced by our cleansed hearts and feel compassion for those ignored by the chilled hearts of our society? Are our hearts touched by the forgiveness Jesus offers us and then do we offer that forgiveness to those who have offended us? Or, are our hearts locked up, inaccessible to God, our neighbors and ourselves?
Thanh tẩy tâm hồn trước hết
Linh mục Inhaxiô Trần Ngà
01:29 27/08/2021
Theo Kinh thánh thì án mạng đầu tiên xảy ra khi loài người mới có mặt trên trái đất nầy. Hung thủ là Ca-in và nạn nhân là A-ben, người em ruột thịt của anh. Tại sao Ca-in giết em?
Ca-in và A-ben là hai anh em ruột thịt hằng ngày vẫn vui đùa bên nhau, hoà thuận với nhau. Thế rồi, sau khi thu hoạch hoa màu, hai anh em cùng dâng lễ đầu mùa lên Thiên Chúa. Thiên Chúa nhận lễ vật của A-ben mà từ khước lễ vật của Ca-in.
Thế là từ đó, lòng ganh tị phát sinh trong lòng Ca-in, khiến Ca-in dụ em ra đồng và xông vào đánh chết người em.
Lòng ganh tị trong tâm hồn Ca-in là nguyên nhân chính xui khiến anh giết chết A-ben.
Tương tự như thế,
- Chính vì lòng tham thúc đẩy nên mới sinh ra thảm cảnh cướp của giết người, tham ô, trộm cắp, buôn bán ma túy, sản xuất thực phẩm độc hại, buôn người và nhiều hình thức chiếm đoạt khác… Như thế, lòng tham trong thâm tâm con người là cội nguồn sinh ra rất nhiều tội ác khắp nơi. Nếu tâm hồn con người trong sạch, không chất chứa tham lam, không khao khát giàu sang, dư dật … thì người ta sẽ không gây ra những tội ác như trên.
Nếu các quốc gia không bị lòng tham xúi giục, không mưu toan chiếm đoạt lãnh thổ và tài nguyên nước khác để thu lợi cho mình … thì thế giới sẽ không có xung đột và chiến tranh.
- Chính vì lòng kiêu ngạo, muốn đặt mình lên địa vị cao, muốn thống trị người khác nên người ta mới đấu đá, giết hại nhau… để tranh giành chức quyền, thế lực, địa vị… Nếu có lòng khiêm tốn, bằng lòng với giới hạn của mình, người ta sẽ không làm hại người khác để củng cố địa vị, để tranh giành chức trọng quyền cao.
- Chính vì lòng tà dâm bùng lên trong lòng người mới phát sinh ra lạm dụng tính dục, ngoại tình, mua bán dâm và nhiều hình thức ăn chơi sa đọa tội lỗi khác lan tràn khắp địa cầu. Nếu người ta dập tắt mê muốn tà dâm trong lòng mình và kiềm chế dục vọng xác thịt, thì thế giới sẽ không có nhiều tệ nạn gian dâm như hôm nay…
Như thế, mọi thứ tội ác đều từ lòng người mà ra; đúng như lời Chúa Giê-su dạy: “Vì từ bên trong, từ lòng người, phát xuất những ý định xấu: tà dâm, trộm cắp, giết người, ngoại tình, tham lam, độc ác, xảo trá, trác táng, ganh tị, phỉ báng, kiêu ngạo, ngông cuồng… Tất cả những điều xấu xa đó, đều từ bên trong xuất ra, và làm cho con người ra ô uế” (Mc 7, 21-23).
Mầm mống tội lỗi rất đáng sợ
Tham lam, kiêu căng, ganh tị, tà dâm… là những mầm mống tội lỗi ẩn sâu trong lòng người, chúng tuy vô hình, nhưng có quyền lực vô song; hầu như tất cả mọi người xưa nay trên thế giới, ngay cả những anh hùng kiệt xuất, những ông vua đầy quyền lực, những nhân vật xuất chúng… đều bị chúng xui khiến, chỉ đạo, lèo lái… Chúng xui khiến người ta hành động y như người giật giây đứng sau bức màn, điều khiển mọi hoạt động của những con rối nước.
Điều đáng sợ là mầm mống tội lỗi thì vô hình vô dạng nên rất khó nhận diện và truy tìm ra chúng và vì không thấy nên người ta không quan tâm, bỏ mặc chúng hủy diệt tâm hồn.
Mầm mống tội lỗi không phải là khối u nằm trong thân xác gây đau đớn khó chịu nên người ta không quan tâm và không tìm cách loại bỏ chúng.
Do đó, những mầm mống, những cội rễ của tội lỗi… sẽ mãi mãi thống trị loài người, xui khiến, xô đẩy bao người lâm vào thảm cảnh chiến tranh, chém giết, cướp đoạt, gian dâm và muôn vàn hình thức tội lỗi khác.
Vì vậy, việc thanh tẩy tâm hồn, gạn sạch lòng mình khỏi tham lam, ích kỷ, kiêu căng, ganh tị, tà dâm… là việc quan trọng hàng đầu mà mỗi người phải quyết tâm thực hiện.
Lạy Chúa Giê-su,
Xin cho chúng con mỗi ngày biết dành thời gian thinh lặng để nhìn sâu vào tận đáy lòng mình; nhờ đó, chúng con có thể phát hiện ra những ham muốn xấu xa đang đâm rễ trong đó.
Xin giúp chúng con kiên quyết nhổ bỏ chúng ngay từ hôm nay, để khỏi bị chúng điều khiển, chi phối và làm cho đời chúng con ra ô uế. Amen.
Ngày 28/8: Con yêu Chúa quá muộn màng. Suy niệm: Lm. Augustinô Lê Quý Phi, CSsR.
Giáo Hội Năm Châu
01:32 27/08/2021
PHÚC ÂM: Mt 25, 14-30
“Vì ngươi đã trung tín trong việc nhỏ, ngươi hãy vào hưởng sự vui mừng của chủ ngươi”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ dụ ngôn này rằng: “Có một người kia sắp đi xa, liền gọi các đầy tớ đến mà giao phó tài sản của ông. Ông trao cho người này năm nén bạc, người kia hai nén, người khác nữa một nén, tùy theo khả năng mỗi người, đoạn ông ra đi. Người lãnh năm nén bạc, ra đi và dùng tiền ấy buôn bán làm lợi được năm nén khác. Cũng vậy, người lãnh hai nén cũng làm lợi ra hai nén khác. Còn người lãnh một nén, thì đi đào lỗ chôn giấu tiền của chủ mình. Sau một thời gian lâu dài, ông chủ các đầy tớ trở về và đòi họ tính sổ. Vậy người lãnh năm nén bạc đến, mang theo năm nén khác mà nói rằng: ‘Thưa ông, ông đã trao cho tôi năm nén bạc, đây tôi làm lợi được năm nén khác’. Ông chủ bảo người ấy rằng: ‘Hỡi đầy tớ tốt lành và trung tín, vì ngươi đã trung tín trong việc nhỏ, ta sẽ đặt ngươi làm những việc lớn, ngươi hãy vào hưởng sự vui mừng của chủ ngươi’. Người đã lãnh hai nén bạc cũng đến và nói: ‘Thưa ông, ông đã trao cho tôi hai nén bạc, đây tôi đã làm lợi được hai nén khác’. Ông chủ bảo người ấy rằng: ‘Hỡi đầy tớ tốt lành và trung tín, vì ngươi đã trung tín trong việc nhỏ, ta sẽ đặt ngươi làm những việc lớn, ngươi hãy vào hưởng sự vui mừng của chủ ngươi’.
“Còn người lãnh một nén bạc đến và nói: ‘Thưa ông, tôi biết ông là người keo kiệt, gặt chỗ không gieo và thu nơi không phát, nên tôi khiếp sợ đi chôn giấu nén bạc của ông dưới đất. Đây của ông, xin trả lại ông”. Ông chủ trả lời người ấy rằng: “Hỡi đầy tớ hư thân và biếng nhác, ngươi đã biết ta gặt chỗ không gieo, thu nơi không phát: vậy lẽ ra ngươi phải giao bạc của ta cho người đổi tiền, và khi ta trở về, ta sẽ thu cả vốn lẫn lời. Bởi thế, các ngươi hãy lấy nén bạc lại mà trao cho người có mười nén. Vì người có sẽ cho thêm và sẽ được dư dật, còn kẻ chẳng có, thì vật gì coi như của nó, cũng lấy đi. Còn tên đầy tớ vô dụng, các ngươi hãy ném nó ra ngoài vào nơi tối tăm, ở đó sẽ phải khóc lóc, nghiến răng”.
Đó là lời Chúa.
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:35 27/08/2021
16. Thiên Chúa ban cho chúng ta sự trợ giúp của Đức Chúa Thánh Thần là chiếu theo ý định của Ngài, chứ không theo nguyện vọng riêng của chúng ta.
(Thánh Jublien)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:40 27/08/2021
40. BỨC HOÀNH “NHƯ TÔI”
Ngô Trung có một giám tư (quan giám sát), đã viết hai chữ “như tôi” thật lớn và lồng vào trong bức hoành, và đặt trên Vô Tích Huệ Tuyền, tự khoe mình là người có hành vi phẩm chất hằng ngày thanh sạch giống như nguồn nước sạch.
Về sau, ông ta đi du ngoạn trên Huệ Tuyền, đột nhiên nhìn không thấy bức hoành đâu cả, bèn nổi giận giao trách nhiệm cho hòa thượng trong chùa đi tìm đem về lại. Té ra bức hoành đã cho người đọc sách đem vào bên trong nhà xí rồi.
(Tiếu Tiếu lục)
Suy tư 40:
Đức Chúa Giê-su đã nói ai tự nâng mình lên thì sẽ bị hạ xuống, mà người nâng mình lên thì quá nhiều trên thế gian này, nâng mình lên tức là kiêu ngạo, là muốn nổi bật hơn mọi người, và có khi chơi ngông vì cái nâng mình lên của mình.
Người đời thường nói “như tôi”, “như ta”, như tớ” để bày ra cái khoe khoang của mình, nhưng người Ki-tô hữu thì không nói “như tôi”, nhưng nói như Đức Chúa Giê-su, như Đức Mẹ Ma-ri-a, như Thánh cả Giu-se và như các thánh nam nữ, như anh này chị nọ, bởi vì bản thân của mình chẳng là gì cả, chẳng có gì cả, tất cả đều là nhờ ân sủng và tình yêu của Thiên Chúa ban cho mà thôi...
Bức hoành “như tôi” bị đem vào nhà xí bởi vì khi nâng mình lên thì nó cũng thối tha như thế, bằng chứng hùng hồn nhất là phẩm thần Lu-xi-phe (ánh sáng) đã nâng mình lên cao và bị hạ xuống trong hỏa ngục (bóng tối) làm ma quỷ xấu xa ghê rợn...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Ngô Trung có một giám tư (quan giám sát), đã viết hai chữ “như tôi” thật lớn và lồng vào trong bức hoành, và đặt trên Vô Tích Huệ Tuyền, tự khoe mình là người có hành vi phẩm chất hằng ngày thanh sạch giống như nguồn nước sạch.
Về sau, ông ta đi du ngoạn trên Huệ Tuyền, đột nhiên nhìn không thấy bức hoành đâu cả, bèn nổi giận giao trách nhiệm cho hòa thượng trong chùa đi tìm đem về lại. Té ra bức hoành đã cho người đọc sách đem vào bên trong nhà xí rồi.
(Tiếu Tiếu lục)
Suy tư 40:
Đức Chúa Giê-su đã nói ai tự nâng mình lên thì sẽ bị hạ xuống, mà người nâng mình lên thì quá nhiều trên thế gian này, nâng mình lên tức là kiêu ngạo, là muốn nổi bật hơn mọi người, và có khi chơi ngông vì cái nâng mình lên của mình.
Người đời thường nói “như tôi”, “như ta”, như tớ” để bày ra cái khoe khoang của mình, nhưng người Ki-tô hữu thì không nói “như tôi”, nhưng nói như Đức Chúa Giê-su, như Đức Mẹ Ma-ri-a, như Thánh cả Giu-se và như các thánh nam nữ, như anh này chị nọ, bởi vì bản thân của mình chẳng là gì cả, chẳng có gì cả, tất cả đều là nhờ ân sủng và tình yêu của Thiên Chúa ban cho mà thôi...
Bức hoành “như tôi” bị đem vào nhà xí bởi vì khi nâng mình lên thì nó cũng thối tha như thế, bằng chứng hùng hồn nhất là phẩm thần Lu-xi-phe (ánh sáng) đã nâng mình lên cao và bị hạ xuống trong hỏa ngục (bóng tối) làm ma quỷ xấu xa ghê rợn...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Tuần SỐNG Một Câu Lời Chúa (CN 22 TN)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:41 27/08/2021
CHÚA NHẬT 22 THƯỜNG NIÊN
Tin Mừng: Mc 7, 1-8a. 14-15.21-23
“Các ông gạt bỏ điều răn của Thiên Chúa, mà duy trì truyền thống của người phàm.”
Bạn thân mến,
Không biết bài Tin Mừng hôm nay có làm cho tâm hồn bạn cảm thấy như thế nào, chứ riêng tôi mỗi khi nghe đoạn Tin Mừng này thì rất có cảm hứng, cảm hứng bởi vì ý nghĩa nội dung của nó như cái kim chích tâm hồn của con người, ngay cả tôi nữa, mỗi khi rửa tay thì cũng đều nhớ đến đoạn Tin Mừng này, xin chia sẻ với bạn:
1. Rửa tay là một thói quen vệ sinh.
Rửa tay trước khi ăn không phải là lề luật của Thiên Chúa hoặc là của ông Môi-sê, nhưng chỉ là một thói quen của phép vệ sinh, và có lẽ chúng ta đôi lúc cũng quên mất rửa tay trước khi ăn, vì thời buổi hiện đại đã có khăn lau tay rất sạch và thơm. Hai năm gần đây dịch covid-vuhan đang hoành hành, cả thế giới ai ai cũng lo sợ, người người đều tuân thủ nghiêm nhặt phép vệ sinh, không những phải rửa tay trước khi ăn, mà còn phải rửa tay, rửa mặt, sát trùng, mang khẩu trang để tranh lây bệnh, mà còn hơn thế nữa, cấm cả việc giao thông đi lại để tránh dịch bệnh.
Rửa tay cho thật sạch, nói năng cho thật văn hoa, bộ điệu cho thật thu hút người khác, nhưng tâm hồn thì tràn đầy những thói hư tật xấu không chịu sửa đổi, thì cũng chỉ là những cái mả tô vôi trắng toát đến phát sợ mà thôi. Có những người khuyên bảo người khác phải ăn ở hiền lành để được Chúa thương, nhưng chính họ thì lại sống không có một chút tình yêu của Phúc Âm, họ như các kinh sư và biệt phái ngày ngày thích đứng giữa ngã ba đường để cho người ta thấy mà chào họ: “Rabbi” !
Rửa tay thì cần thiết cho thân xác khỏi nhiễm bệnh, rửa tâm hồn thì cần thiết cho linh hồn được kiện khang, cả hai đều rửa, nhưng một bên là thói quen của người đời, và một bên thì đúng là lề luật của Thiên Chúa, mà người chú trọng đến hình thức thì đương nhiên rất ít chú trọng đến tâm hồn, đó chính là lệch lạc của người mang danh là Ki-tô hữu nhưng lại thích phô trương, khoe khoang, kiêu ngạo.
2. Thói giả hình là bình phong che đậy tội ác.
Đạo đức giả và thói giả hình thì nhan nhãn khắp nơi trong xã hội mà chúng ta đang sống, ngay cả trong nhà thờ của bạn và của tôi. Đạo đức giả là bức bình phong mà ma quỷ dùng để mê hoặc người mà đức tin không bén rễ trong tâm hồn, những người này rất dễ nhìn thấy, họ cũng đi dâng thánh lễ, cũng tham gia các công việc bác ái từ thiện, nhưng họ tham gia không phải là vì họ yêu thương tha nhân, nhưng là để quảng cáo cho sản phẩm của ma quỷ, đó là ghen ghét, là âm mưu gây chia rẽ trong cộng đoàn.
Thói giả hình cũng là con đẻ của ma quỷ, nó có biệt tài che đậy khuyết điểm của mình, và moi móc khuyết điểm của người khác thì rất giỏi, đó chính là người mà Đức Chúa Giê-su đã nói là thờ Thiên Chúa bằng môi bằng miệng, nhưng lòng trí thì lại xa cách Người.
Rửa tay hoặc không rửa tay trước khi ăn không phải là tội, nhưng đem chuyện của người khác mà đi la to khắp cùng ngõ hẽm cho người khácnghe biết thì đúng là tội; không rửa tay trước khi ăn thì không có tội, nhưng cố ý rửa tay để che giấu một hành vi tội lỗi của mình thì đúng là có tội thật, bởi vì rửa tay và phạm tội thì không giống nhau, ông quan tổng trấn Phi-la-tô đã rửa tay tuyên bố mình vô tội trong vụ án của Đức Chúa Giê-su, nhưng lại cho quân dữ đánh đòn và đóng đinh Ngài vào thập giá.
Bạn thân mến,
Thánh Phao-lô tông đồ đã mời gọi bạn và tôi hãy rửa tâm hồn trước khi ăn và uống Mình và Máu thánh của Đức Chúa Giê-su, tức là ngài muốn chúng ta phải chuẩn bị tâm hồn cho thật sạch bằng nước mắt sám hối, hòa giải, chứ không phải bằng việc rửa tay hoặc lau tay bằng khăn thơm trên bàn ăn...
Rửa tay chỉ là một thói quen tốt của phép vệ sinh, nhưng rửa tâm hồn chính là một thói quen tốt của người Ki-tô hữu nên làm, để không những rước Đức Chúa Giê-su vào lòng, mà còn tránh được những ô nhiễm của thế gian tội lỗi nữa.
Xin Chúa chúc lành cho chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin Mừng: Mc 7, 1-8a. 14-15.21-23
“Các ông gạt bỏ điều răn của Thiên Chúa, mà duy trì truyền thống của người phàm.”
Bạn thân mến,
Không biết bài Tin Mừng hôm nay có làm cho tâm hồn bạn cảm thấy như thế nào, chứ riêng tôi mỗi khi nghe đoạn Tin Mừng này thì rất có cảm hứng, cảm hứng bởi vì ý nghĩa nội dung của nó như cái kim chích tâm hồn của con người, ngay cả tôi nữa, mỗi khi rửa tay thì cũng đều nhớ đến đoạn Tin Mừng này, xin chia sẻ với bạn:
1. Rửa tay là một thói quen vệ sinh.
Rửa tay trước khi ăn không phải là lề luật của Thiên Chúa hoặc là của ông Môi-sê, nhưng chỉ là một thói quen của phép vệ sinh, và có lẽ chúng ta đôi lúc cũng quên mất rửa tay trước khi ăn, vì thời buổi hiện đại đã có khăn lau tay rất sạch và thơm. Hai năm gần đây dịch covid-vuhan đang hoành hành, cả thế giới ai ai cũng lo sợ, người người đều tuân thủ nghiêm nhặt phép vệ sinh, không những phải rửa tay trước khi ăn, mà còn phải rửa tay, rửa mặt, sát trùng, mang khẩu trang để tranh lây bệnh, mà còn hơn thế nữa, cấm cả việc giao thông đi lại để tránh dịch bệnh.
Rửa tay cho thật sạch, nói năng cho thật văn hoa, bộ điệu cho thật thu hút người khác, nhưng tâm hồn thì tràn đầy những thói hư tật xấu không chịu sửa đổi, thì cũng chỉ là những cái mả tô vôi trắng toát đến phát sợ mà thôi. Có những người khuyên bảo người khác phải ăn ở hiền lành để được Chúa thương, nhưng chính họ thì lại sống không có một chút tình yêu của Phúc Âm, họ như các kinh sư và biệt phái ngày ngày thích đứng giữa ngã ba đường để cho người ta thấy mà chào họ: “Rabbi” !
Rửa tay thì cần thiết cho thân xác khỏi nhiễm bệnh, rửa tâm hồn thì cần thiết cho linh hồn được kiện khang, cả hai đều rửa, nhưng một bên là thói quen của người đời, và một bên thì đúng là lề luật của Thiên Chúa, mà người chú trọng đến hình thức thì đương nhiên rất ít chú trọng đến tâm hồn, đó chính là lệch lạc của người mang danh là Ki-tô hữu nhưng lại thích phô trương, khoe khoang, kiêu ngạo.
2. Thói giả hình là bình phong che đậy tội ác.
Đạo đức giả và thói giả hình thì nhan nhãn khắp nơi trong xã hội mà chúng ta đang sống, ngay cả trong nhà thờ của bạn và của tôi. Đạo đức giả là bức bình phong mà ma quỷ dùng để mê hoặc người mà đức tin không bén rễ trong tâm hồn, những người này rất dễ nhìn thấy, họ cũng đi dâng thánh lễ, cũng tham gia các công việc bác ái từ thiện, nhưng họ tham gia không phải là vì họ yêu thương tha nhân, nhưng là để quảng cáo cho sản phẩm của ma quỷ, đó là ghen ghét, là âm mưu gây chia rẽ trong cộng đoàn.
Thói giả hình cũng là con đẻ của ma quỷ, nó có biệt tài che đậy khuyết điểm của mình, và moi móc khuyết điểm của người khác thì rất giỏi, đó chính là người mà Đức Chúa Giê-su đã nói là thờ Thiên Chúa bằng môi bằng miệng, nhưng lòng trí thì lại xa cách Người.
Rửa tay hoặc không rửa tay trước khi ăn không phải là tội, nhưng đem chuyện của người khác mà đi la to khắp cùng ngõ hẽm cho người khácnghe biết thì đúng là tội; không rửa tay trước khi ăn thì không có tội, nhưng cố ý rửa tay để che giấu một hành vi tội lỗi của mình thì đúng là có tội thật, bởi vì rửa tay và phạm tội thì không giống nhau, ông quan tổng trấn Phi-la-tô đã rửa tay tuyên bố mình vô tội trong vụ án của Đức Chúa Giê-su, nhưng lại cho quân dữ đánh đòn và đóng đinh Ngài vào thập giá.
Bạn thân mến,
Thánh Phao-lô tông đồ đã mời gọi bạn và tôi hãy rửa tâm hồn trước khi ăn và uống Mình và Máu thánh của Đức Chúa Giê-su, tức là ngài muốn chúng ta phải chuẩn bị tâm hồn cho thật sạch bằng nước mắt sám hối, hòa giải, chứ không phải bằng việc rửa tay hoặc lau tay bằng khăn thơm trên bàn ăn...
Rửa tay chỉ là một thói quen tốt của phép vệ sinh, nhưng rửa tâm hồn chính là một thói quen tốt của người Ki-tô hữu nên làm, để không những rước Đức Chúa Giê-su vào lòng, mà còn tránh được những ô nhiễm của thế gian tội lỗi nữa.
Xin Chúa chúc lành cho chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Rất người và cũng rất thánh
Lm. Minh Anh
23:07 27/08/2021
RẤT NGƯỜI VÀ CŨNG RẤT THÁNH
“Hãy vào hưởng sự vui mừng của Chủ ngươi!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Một trùng hợp thú vị, khi cả ba nhân vật của dụ ngôn Những Nén Bạc trong Tin Mừng hôm nay, cách nào đó, được tìm thấy trong con người của thánh Augustinô, một tên tuổi ‘rất người và cũng rất thánh’ được Giáo Hội kính nhớ cùng ngày. Augustinô là một nhà tâm lý, một thần học gia, một Giám mục nhưng cũng là một người cải đạo vĩ đại nhất sau thánh Phaolô.
Dụ ngôn Tin Mừng giới thiệu cho chúng ta ba khuôn mặt; hai trong họ, và Augustinô ở giai đoạn hai đời mình, đã thành công rực rỡ. Đó là những tôi tớ nhận từ Chủ năm nén và hai nén; họ đã làm lợi gấp đôi, được Chủ khen thưởng, “Hỡi đầy tớ tốt lành và trung tín, vì ngươi đã trung tín trong việc nhỏ, ta sẽ đặt ngươi làm những việc lớn, hãy vào hưởng sự vui mừng của Chủ ngươi!”.
Cũng trong Tin Mừng hôm nay, người lãnh một nén được ví như Augustinô ở giai đoạn đầu. Năm 28 tuổi, chàng xuống tàu trẩy đi Rôma tìm công danh và ‘tìm cả Thiên Chúa’; rong ruỗi những 15 năm, nhưng những gì chàng tìm được, chỉ là “thừa mứa và buồn nôn”, “Hồi ấy, con cứ ở ngoài và cứ tìm Chúa bên ngoài; nhưng Chúa ở trong con!”. Tuy nhiên, nhờ lời cầu nguyện, hy sinh, nước mắt và sự kiên trì của Mônica, người mẹ thánh, Augustinô đã ‘tìm được Chúa’, cùng lúc ‘tìm được mình’ ở tuổi 33, và ăn năn trở lại cùng Ngài. Để từ đó, những nén bạc nơi con người tài hoa này được khai thác và làm lợi một cách triệt để. Tất cả được tìm thấy trong cuốn “Tự Thuật” ‘rất người và cũng rất thánh’, được viết khi Augustinô đã là một Giám mục ở tuổi 43.
Không quan tâm đến cuộc hành trình hướng ngoại của mình, Augustinô chỉ quan tâm đến màn kịch nội tâm, vở diễn của linh hồn; “Tự Thuật” đã trả lời cho câu hỏi, “Điều gì thực sự đã xảy ra từ bên ngoài vào bên trong?”, Augustinô đã viết ‘Chuyện Một Tâm Hồn’ trước cả Têrêxa Hài Đồng Giêsu vậy! Bỏ qua những chi tiết lịch sử, trước cả nhà phân tâm học Simon Freud, Augustinô ‘lục lọi’ thời thơ ấu của mình, sự không hài lòng về người cha, bóng tối cảm xúc do cái chết của bạn bè, mặc cảm tội lỗi vì đã đánh cắp mấy quả lê, tình yêu dằng co dành cho người mẹ, và làm thế nào... để rời xa người phụ nữ chàng đã trót yêu suốt 15 năm; và dẫu sao họ cũng có với nhau một đứa con và cuối cùng, phải để cô ấy ra đi! Augustinô phải đi tới để sinh lợi những nén bạc, và chàng đã đi tới! Đọc Augustinô, chúng ta có được ‘một con người trọn vẹn’, một con người quay lưng với vẻ đẹp của các giác quan, để hướng tới vẻ đẹp thánh thiện của Thiên Chúa! Đó là một ‘con người mới’ đã cam kết hoàn toàn, lấy Chúa Kitô làm trung tâm; nhận thức đúng đắn bản thân, không vì lợi ích riêng nhưng là để cắt tỉa khỏi tâm hồn những gì còn vướng bận, hầu trọn vẹn thuộc về Ngài. Augustinô đã nhân đôi, nhân ba, nhân nhiều lần những nén bạc đời mình; đã đặt lên vai công việc mục vụ với thánh giá khá nặng thường ngày. Đó là một Giám mục hoàn thành xuất sắc sứ vụ; một bậc trí thức, phức tạp, nhưng rất hiệu quả; một nghệ sĩ ‘rất người và cũng rất thánh’ vốn đã yêu cầu được ở một mình trước khi được đón vào hưởng sự vui mừng của Chủ ở tuổi 76.
Trong mọi đấng bậc, chúng ta đầu tư vào bổn phận, lãi gấp đôi như hai nhân vật Tin Mừng hoặc lãi ‘gấp bội’ như Augustinô là một điều gì đó thật ấn tượng! Thế nhưng, thành công ấy không phải do chúng ta; nhưng do chính Chúa. Tự bản chất, ân sủng Ngài tuôn chảy dẫy đầy; và khi chúng ta hợp tác với ân sủng, ân sủng ấy sẽ phát triển theo cấp luỹ thừa. Trong thư Thessalonica hôm nay, Phaolô nói, “Anh em hãy tiến tới hơn nữa! Hãy thi hành các việc bổn phận!”, vì “Chúa xét xử muôn dân theo lẽ công bình” khi đến ngày Ngài viếng thăm, đúng như lời Thánh Vịnh đáp ca.
Anh Chị em,
Hướng tới vẻ đẹp cực thánh toàn bích của Thiên Chúa, Augustinô chỉ khát khao và tìm kiếm một mình Ngài, nguồn mạch Khôn Ngoan, Tình Yêu và Chân Thiện Mỹ. Sở dĩ có được khát khao rất thánh ấy, là vì Thiên Chúa đã âm thầm đặt vào nơi kín ẩn trong trái tim rất người của Augustinô một trái tim của Ngài. Như Augustinô, chúng ta ‘rất người nhưng cũng rất thánh’, vì nhờ Giêsu Chí Thánh, Đấng không ngừng hoạt động, lôi kéo và hấp thu chúng ta mỗi ngày; Ngài cũng đang tìm cách đặt trong trái tim chúng ta trái tim yêu thương của Ngài. Chúa Giêsu luôn luôn làm thế, bởi lẽ, Ngài hằng mong ước mỗi người chúng ta được vào hưởng sự vui mừng của Chủ mình. Mong sao, cuối đời, chúng ta cũng được nghe các lời ấy, “Hãy vào hưởng sự vui mừng của Chủ ngươi!”.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin cho con biết dâng lại tất cả cho Vương Quốc Ngài, nơi thánh Augustinô đang hưởng sự vui mừng của Chủ; và con cũng sẽ ở đó, vì dù ‘rất người’ nhưng nhờ ơn Chúa, con cũng ‘rất thánh’ khi hôm nay, con biết nhân lên ‘bội lần’ những nén bạc Chúa trao”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Nữ tu kêu cứu vì biến thể coronavirus tràn ngập trại trẻ mồ côi Manila
Đặng Tự Do
08:08 27/08/2021
Một nữ tu Công Giáo kêu gọi sự giúp đỡ khi các trường hợp COVID-19 tràn ngập trại trẻ mồ côi Hospicio de San Jose ở Manila.
Ít nhất 103 nhân viên của trại tạm trú dành cho trẻ mồ côi và vô gia cư do Giáo hội điều hành đã được phát hiện dương tính với COVID-19, với ít nhất ba người đã được đưa đến bệnh viện.
Sơ Maria Socorro Pilar Evidente, Giám đốc của Hospicio de San Jose, cho biết ba người già và 49 trẻ em đã được xét nghiệm dương tính với vi rút.
Sơ Evidente đã kêu gọi quyên góp cho những người đang bị cách ly trong cơ sở - bao gồm 180 nhân viên, 13 nữ tu, 276 nhân viên điều dưỡng, và những người phụ thuộc vào các nhân viên của cơ sở.
“Chúng tôi đã bị cách ly từ lâu và chúng tôi phải cho người dân của mình ăn ba bữa mỗi ngày”, nữ tu nói trong một cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh vào ngày 23 tháng 8.
“Cho đến khi chúng tôi vẫn còn các trường hợp dương tính, chúng tôi sẽ vẫn còn bị lockdown”, Sơ Evidente nói.
Sơ cho biết sự gia tăng các ca bệnh có thể bắt nguồn từ những nhân viên phải ra khỏi cơ sở để khám bệnh.
“Những người đi khám bác sĩ, hầu hết trong số họ đã có kết quả dương tính với COVID-19”, vị nữ tu nói. “Tốc độ tăng nhanh không giống như vào thời gian từ tháng 4 đến tháng 6 khi tốc độ tăng không đáng kể”.
Phi Luật Tân đã liệt kê 16,044 ca nhiễm COVID-19 mới vào hôm Chúa Nhật, đẩy tổng số ca nhiễm được xác nhận là 1,839,635.
Dựa trên báo cáo mới nhất của Bộ Y tế, 215 trường hợp tử vong mới đã xảy ra vào hôm 23 tháng 8, nâng số người chết vì COVID-19 của cả nước lên 31,810 người.
Trong khi đó, 13,952 bệnh nhân đã khỏi bệnh, nâng tổng số bệnh nhân khỏi bệnh lên 1,681,925 người.
Số lượng trường hợp COVID-19 đang phải điều trị là 125,900 hoặc 6.8 phần trăm của tổng số trường hợp nhiễm coronavirus.
Trong số các trường hợp nhiễm trùng đang phải điều trị, 93.8% là nhẹ, 3.4% không có triệu chứng, 0.6% là nguy kịch, 1.2% là nặng và 0.94% là vừa.
Ban đầu được đặt tên là Hospicio General, Hospicio de San José được thành lập vào tháng 10 năm 1778 bởi ngài Francisco Gómez Enríquez và vợ là bà Doña Barbara Verzosa.
Sau khi được ơn lành chữa khỏi của một cơn sốt, Gómez Enríquez tặng 4,000 peso để thành lập trại trẻ mồ côi.
Sáng kiến và tấm gương của Don Gómez Enríquez đã được những mạnh thường quân khác của Manila noi theo.
Từ ngày 27 tháng 12 năm 1810, và theo Nghị định của Hoàng gia, nhà tế bần được điều hành bởi Hội đồng quản trị do Tổng giám mục Manila chủ trì.
Vào ngày 1 tháng 6 năm 1866, qua lời đề nghị với Toàn quyền Phi Luật Tân bởi một ân nhân tên là Doña Margarita Róxas, việc vận hành nhà tế bần đã trở thành trách nhiệm của các Nữ Tử Bác ái Thánh Vincent de Paul.
Source:Liacas News
Nhà thờ chính tòa Borongan ở miền trung Phi Luật Tân trở thành trung tâm tiêm chủng
Đặng Tự Do
08:09 27/08/2021
Nhà thờ Borongan ở tỉnh Đông Samar, miền trung Phi Luật Tân đã được biến thành một địa điểm tiêm chủng để tiêm chủng cho người già và những cư dân khác dễ bị nhiễm COVID-19 nhất.
Tỉnh Eastern Samar đã tiêm cho khoảng 59,000 cư dân liều vắc xin đầu tiên trong khi 31,000 người đã được tiêm chủng đầy đủ.
Nhà thờ Borongan, hoặc Nhà thờ chính tòa Sinh Nhật Đức Mẹ nằm gần cửa sông Loom, tại thành phố Borongan, Đông Samar, Phi Luật Tân. Đây là nơi đặt trụ sở của Giáo phận Borongan.
Cha Francisco Diez đã xây dựng nhà thờ ban đầu vào năm 1710 để tôn vinh Sinh Nhật Đức Mẹ. Các linh mục dòng Phanxicô đã chuyển giao việc quản lý nhà thờ vào năm 1768 cho các tu sĩ Dòng Tên. Năm 1773, ngôi thánh đường bị hỏa hoạn thiêu rụi và được xây dựng lại, cũng như mở rộng ra.
Năm 1961, ngôi thánh đường trở thành trụ sở và nhà thờ chính tòa của Giáo phận Borongan. Năm 1962, Đức Cha Vicente Reyes, giám mục tiên khởi của Borongan đã trùng tu lại toàn bộ ngôi thánh đường. Phần duy nhất của nhà thờ cổ còn sót lại cho đến ngày nay là tháp chuông hình tròn.
Source:Liacas News
Quân đội Miến Điện bắt thêm các ký giả
Đặng Tự Do
08:10 27/08/2021
Bọn cầm quyền quân sự Miến Điện đã bắt giữ thêm hai nhà báo địa phương, đài truyền hình thuộc sở hữu của quân đội đưa tin hôm thứ Bảy, đó là vụ bắt giữ mới nhất trong số hàng trăm vụ bắt giữ trong một cuộc đàn áp sâu rộng trên các phương tiện truyền thông kể từ cuộc đảo chính ngày 1 tháng Hai.
Sithu Aung Myint, một nhà báo trên trang tin Frontier Myanmar và bình luận viên của đài Tiếng nói Hoa Kỳ, và Htet Htet Khine, một nhà sản xuất tự do cho BBC Media Action, đã bị bắt vào ngày 15 tháng 8, Myawaddy TV đưa tin.
Sithu Aung Myint bị buộc tội dụ dỗ và lan truyền thông tin sai lệch mà Myawaddy cho là chỉ trích chính quyền và đã kêu gọi mọi người tham gia các cuộc đình công và chống lại các nhóm đối lập ngoài vòng pháp luật.
Htet Htet Khine bị buộc tội chứa chấp Sithu Aung Myint, một nghi phạm tội phạm, và làm việc cho và hỗ trợ một Chính phủ Thống nhất Quốc gia bóng tối.
BBC Media Action cho biết trong một tuyên bố rằng họ lo ngại về sự an toàn của Htet Htet Khine và các cáo buộc chống lại cô, và đang theo dõi chặt chẽ tình hình.
Tổ chức phóng viên không biên giới cho biết các ký giả này đang bị giam giữ không hợp pháp.
“Chúng tôi cực lực lên án các điều kiện giam giữ họ tùy tiện, phản ánh sự tàn bạo mà quân đội đối xử với các nhà báo”, Daniel Bastard, người đứng đầu bộ phận Châu Á - Thái Bình Dương của họ cho biết.
Miến Điện vẫn còn đầy rẫy bất ổn và những cuộc phản đối sự cai trị của quân đội. Cho đến nay hơn 1,000 người đã thiệt mạng, theo một nhóm theo dõi các vụ giết người của lực lượng an ninh.
Quân đội, đã thu hồi giấy phép của nhiều hãng thông tấn, nói rằng họ tôn trọng vai trò của truyền thông nhưng sẽ không cho phép đưa các tin tức mà họ cho là sai sự thật hoặc có khả năng gây bất ổn cho công chúng.
Một báo cáo của Ủy ban Bảo vệ các nhà báo vào tháng trước cho biết các nhà cầm quyền của Miến Điện đã hình sự hóa hoạt động báo chí độc lập.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền vào cuối tháng trước cho biết chính phủ quân đội đã bắt giữ 98 nhà báo kể từ cuộc đảo chính. Trong số những người bị bắt, 46 người vẫn bị giam giữ tính đến cuối tháng Bảy.
Source:Licas News
Sự khác biệt giữa Thánh lễ Latinh và Thánh lễ bằng tiếng Latinh?
Thanh Quảng sdb
18:20 27/08/2021
Sự khác biệt giữa “Thánh lễ Latinh” và “Thánh lễ bằng tiếng Latinh”?
Aleteia - Philip Kosloski - 27/08/21
Trong những ngày gần đây, sau Văn thư về Thánh Lễ Latinh của Đức Phanxicô trao quyền cho các Giám mục địa phương cho phép hay không cho phép cử hành Thánh lễ Latinh… Có nhiều hiểu lầm giữa “Thánh lễ Latin” và “Thánh lễ được cử hành bằng tiếng Latinh”; vì thánh lễ trong Nghi thức Rôma luôn có thể được cử hành bằng tiếng Latinh, nhưng khác với "Thánh lễ Latinh."
Kể từ Công đồng Vatican II, người Công Giáo thường nhầm lẫn “Thánh lễ Latinh” với “Thánh lễ bằng tiếng Latinh”, vì nghĩ rằng chúng cùng là một cử hành phụng vụ.
Tuy nhiên, hai cụm từ đó dùng để chỉ các Thánh lễ khác nhau, mặc dù chúng có những điểm tương đồng. Để hiểu rõ thêm về vấn đề này, chúng tôi xin gửi tới quí vị bài Sự khác biệt giữa “Thánh lễ Latinh” và “Thánh lễ bằng tiếng Latinh” của tác giả Philip Kosloski được phát hành ngày 27/08/21 trên trang mạng Aleteia của Ý.
Thánh lễ bằng tiếng Latinh
Theo nghi thức La Mã của Giáo Hội Công Giáo, Thánh lễ bằng tiếng Latinh đã có từ thế kỷ thứ 3. Ban đầu Thánh lễ được cử hành bằng tiếng Hy Lạp, là ngôn ngữ chung của hầu hết các Kitô hữu của các thế kỷ sơ khai của Giáo hội.
Tiếng Latinh vẫn là ngôn ngữ Phụng vụ Thánh lễ cho đến Công đồng Vatican II, khi tiếng bản ngữ (ngôn ngữ của địa phương) được đề nghị thay thế các phần của Thánh lễ.
Mặc dù thế trong thực tế, tiếng bản ngữ thay thế tiếng Latinh, không có nghĩa là nó "xóa bỏ" ngôn ngữ này.
Các linh mục vẫn có thể cử hành những gì thường được gọi là “Novus Ordo”, “Thánh lễ mới” hoặc “Thánh lễ hiện đại” trong ngôn ngữ Latinh.
Đây là một yêu cầu cụ thể từ Công đồng Vatican II, trong đó yêu cầu rằng, “Việc sử dụng ngôn ngữ Latinh phải được bảo tồn trong các nghi thức Latinh” (Sacrosanctum Concilium, 36).
Công đồng Vatican II cũng khuyến khích giáo dân học tiếng Latinh, để họ có thể hiểu rõ hơn những lời của linh mục.
Thánh lễ Latinh
Khi người Công Giáo sử dụng thuật ngữ “Thánh lễ Latinh”, họ thường đề cập đến Thánh lễ vì nó đã được cử hành trước Công đồng Vatican II.
Các tên gọi khác của nó bao gồm “Thánh Lễ theo Công đồng Tridentino” hoặc “Hình thức đặc biệt”. Thánh lễ này được cử hành theo Sách lễ Rôma do Đức Gioan XXIII biên soạn vào năm 1962.
Thánh lễ này có nguồn gốc từ sách lễ được Đức Giáo Hoàng Piô V phê chuẩn vào năm 1570, kết quả của Công đồng Tridentino (do đó có tên là “Thánh lễ theo CĐ Tridentino”).
Tiếng Latinh là ngôn ngữ duy nhất của Thánh lễ này, và các nghi thức của nó hơi khác với Hình thức Thông thường, mặc dù về bản chất, nó là cùng một cử hành phụng vụ.
Cả hai loại Thánh lễ vẫn có giá trị trong Giáo Hội Công Giáo, mặc dù tài liệu mới nhất của Đức Giáo Hoàng Phanxicô cho phép các giám mục địa phương kiểm soát “Thánh lễ Latinh” một cách chặt chẽ hơn.
Aleteia - Philip Kosloski - 27/08/21
Trong những ngày gần đây, sau Văn thư về Thánh Lễ Latinh của Đức Phanxicô trao quyền cho các Giám mục địa phương cho phép hay không cho phép cử hành Thánh lễ Latinh… Có nhiều hiểu lầm giữa “Thánh lễ Latin” và “Thánh lễ được cử hành bằng tiếng Latinh”; vì thánh lễ trong Nghi thức Rôma luôn có thể được cử hành bằng tiếng Latinh, nhưng khác với "Thánh lễ Latinh."
Kể từ Công đồng Vatican II, người Công Giáo thường nhầm lẫn “Thánh lễ Latinh” với “Thánh lễ bằng tiếng Latinh”, vì nghĩ rằng chúng cùng là một cử hành phụng vụ.
Tuy nhiên, hai cụm từ đó dùng để chỉ các Thánh lễ khác nhau, mặc dù chúng có những điểm tương đồng. Để hiểu rõ thêm về vấn đề này, chúng tôi xin gửi tới quí vị bài Sự khác biệt giữa “Thánh lễ Latinh” và “Thánh lễ bằng tiếng Latinh” của tác giả Philip Kosloski được phát hành ngày 27/08/21 trên trang mạng Aleteia của Ý.
Thánh lễ bằng tiếng Latinh
Theo nghi thức La Mã của Giáo Hội Công Giáo, Thánh lễ bằng tiếng Latinh đã có từ thế kỷ thứ 3. Ban đầu Thánh lễ được cử hành bằng tiếng Hy Lạp, là ngôn ngữ chung của hầu hết các Kitô hữu của các thế kỷ sơ khai của Giáo hội.
Tiếng Latinh vẫn là ngôn ngữ Phụng vụ Thánh lễ cho đến Công đồng Vatican II, khi tiếng bản ngữ (ngôn ngữ của địa phương) được đề nghị thay thế các phần của Thánh lễ.
Mặc dù thế trong thực tế, tiếng bản ngữ thay thế tiếng Latinh, không có nghĩa là nó "xóa bỏ" ngôn ngữ này.
Các linh mục vẫn có thể cử hành những gì thường được gọi là “Novus Ordo”, “Thánh lễ mới” hoặc “Thánh lễ hiện đại” trong ngôn ngữ Latinh.
Đây là một yêu cầu cụ thể từ Công đồng Vatican II, trong đó yêu cầu rằng, “Việc sử dụng ngôn ngữ Latinh phải được bảo tồn trong các nghi thức Latinh” (Sacrosanctum Concilium, 36).
Công đồng Vatican II cũng khuyến khích giáo dân học tiếng Latinh, để họ có thể hiểu rõ hơn những lời của linh mục.
Thánh lễ Latinh
Khi người Công Giáo sử dụng thuật ngữ “Thánh lễ Latinh”, họ thường đề cập đến Thánh lễ vì nó đã được cử hành trước Công đồng Vatican II.
Các tên gọi khác của nó bao gồm “Thánh Lễ theo Công đồng Tridentino” hoặc “Hình thức đặc biệt”. Thánh lễ này được cử hành theo Sách lễ Rôma do Đức Gioan XXIII biên soạn vào năm 1962.
Thánh lễ này có nguồn gốc từ sách lễ được Đức Giáo Hoàng Piô V phê chuẩn vào năm 1570, kết quả của Công đồng Tridentino (do đó có tên là “Thánh lễ theo CĐ Tridentino”).
Tiếng Latinh là ngôn ngữ duy nhất của Thánh lễ này, và các nghi thức của nó hơi khác với Hình thức Thông thường, mặc dù về bản chất, nó là cùng một cử hành phụng vụ.
Cả hai loại Thánh lễ vẫn có giá trị trong Giáo Hội Công Giáo, mặc dù tài liệu mới nhất của Đức Giáo Hoàng Phanxicô cho phép các giám mục địa phương kiểm soát “Thánh lễ Latinh” một cách chặt chẽ hơn.
Bài giáo lý hàng tuần của Đức Phanxicô về Lề luật bị một giáo sĩ Do Thái yêu cầu minh xác
Vũ Văn An
18:57 27/08/2021
Như bạn đọc đã thấy, trong bài giáo lý hàng tuần, thứ Tư, ngày 11 tháng 8, 2021, về thư Thánh Phaolô gửi tín hữu Galát và luật Môsê, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói rằng “tuy nhien, Lề luật không cho ta sự sống, nó không cung ứng sự ứng nghiệm của lời hứa vì nó không có khả năng ứng nghiệm nó... Những ai mưu cầu sự sống cần nhìn vào chính lời hứa và việc ứng nghiệm của nó nơi Chúa Kitô”.
Giáo sĩ Do Thái, Rasson Arousi, chủ tich Ủy Ban Đối Thoại với Tòa Thánh của Tòa Giáo sĩ Trưởng Do Thái, nhận định rằng “Đức Giáo Hoàng trình bầy đức tin Kitô giáo như không thay thế Kinh Torah; nhưng lại quả quyết rằng Kinh Torah không còn đem lại sự sống nữa, hàm ý cho rằng thực hành tôn giáo của Do Thái thời nay đã lỗi thời. Quả thực đây là chủ chốt của 'giáo huấn khinh miệt' đối với người Do Thái và Do Thái Giáo mà trước đây chúng ta vẫn nghĩ đã bị Giáo Hội hoàn toàn bác bỏ”. Vị giáo sĩ này muốn được Đức Giáo Hoàng minh xác về điểm này.
Thực vậy, theo Philip Pullella của Reuters, các nhà chức trách tôn giáo Do Thái hàng đầu của Israel đã nói với Tòa Thánh rằng họ lo ngại về những bình luận được Đức Giáo Hoàng Phanxicô đưa ra về sách luật thánh thiêng của họ và đã yêu cầu làm sáng tỏ.
Trong một bức thư được Reuters đọc, Giáo sĩ Rasson Arousi, chủ tịch Ủy ban Đối thoại của Giáo sĩ trưởng Do Thái với Tòa thánh, cho biết những bình luận dường như gợi ý rằng luật Do Thái đã lỗi thời.
Các giới chức Tòa Thánh cho biết họ đang nghiên cứu bức thư và đang xem xét phúc đáp.
Giáo sĩ Arousi viết lá thư một ngày sau khi Đức Giáo Hoàng nói về kinh Torah, tức năm cuốn sách đầu tiên của Kinh thánh Do Thái, trong một buổi yết kiến chung vào ngày 11 tháng 8.
Kinh Torah chứa đựng hàng trăm điều răn, hay còn gọi là mitzvot, để người Do Thái tuân theo trong cuộc sống hàng ngày của họ. Thước đo việc tuân thủ thay đổi rất nhiều giữa người Do Thái Chính thống và người Do Thái Cải cách.
Tại buổi yết kiến, Đức Giáo Hoàng, khi suy gẫm những gì Thánh Phaolô nói về kinh Torah trong Tân Ước, đã nói rằng: “tuy nhiên, Lề luật [Torah] không cho ta sự sống, nó không cung ứng sự ứng nghiệm của lời hứa vì nó không có khả năng ứng nghiệm nó... Những ai mưu cầu sự sống cần nhìn vào chính lời hứa và việc ứng nghiệm của nó nơi Chúa Kitô”.
Giáo sĩ Arousi đã thay mặt cho Giáo sĩ trưởng - người có thẩm quyền giáo sĩ tối cao của Do Thái giáo ở Israel – gửi lá thư tới Đức Hồng Y Kurt Koch, người đứng đầu một bộ của Tòa Thánh, trong đó, có một ủy ban về các mối liên hệ tôn giáo với người Do Thái.
Giáo sĩ Arousi viết trong lá thư, "Trong bài giảng lễ của mình, Đức Giáo Hoàng trình bầy đức tin Kitô giáo như không thay thế Kinh Torah; nhưng lại quả quyết rằng Kinh Torah không còn đem lại sự sống nữa, hàm ý cho rằng thực hành tôn giáo của Do Thái thời nay đã lỗi thời”.
Giáo sĩ viết thêm, “Quả thực đây là chủ chốt của ‘giáo huấn khinh miệt’ đối với người Do Thái và Do Thái Giáo mà trước đây chúng ta vẫn nghĩ đã bị Giáo Hội hoàn toàn bác bỏ”
Các liên hệ đã được cải thiện
Các liên hệ giữa người Công Giáo và người Do Thái đã được cách mạng hóa vào năm 1965, khi Công đồng Vatican II bác bỏ khái niệm tội lỗi tập thể của người Do Thái về cái chết của Chúa Giêsu và bắt đầu nhiều thập niên đối thoại liên tôn. Đức Phanxicô và hai vị tiền nhiệm đã đến thăm các giáo đường Do Thái.
Hai học giả Công Giáo hàng đầu về các mối liên hệ tôn giáo với người Do Thái đồng ý rằng nhận xét của Đức Giáo Hoàng có thể được coi như một bước lùi gây rắc rối và cần được làm sáng tỏ.
Cha John Pawlikowski, cựu giám đốc Chương trình Nghiên cứu Công Giáo-Do Thái tại Liên đoàn Thần học Công Giáo ở Chicago cho biết: “nói rằng tín lý nền tảng này của Do Thái Giáo không đem lại sự sống là bôi lọ quan điểm tôn giáo nền tảng của người Do Thái và của Do Thái Giáo. Đáng lẽ nó chỉ nên được viết trước thời Công đồng”.
Giáo sư Philip Cunningham, giám đốc Viện Các Liên hệ Do Thái-Công Giáo tại Đại học St. Joseph ở Philadelphia nói, “Tôi nghĩ đó là một vấn đề đối với đôi tai của người Do Thái, nhất là vì nhận xét của Đức Giáo Hoàng được ngỏ với khán giả Công Giáo. Nó có thể được hiểu như làm giảm giá trị việc tuân theo kinh Torah của người Do Thái ngày nay”.
Arousi và Pawlikowski nói rằng có thể ít nhất một phần trong bài giảng của Đức Giáo Hoàng, được gọi là bài giáo lý, được viết bởi các phụ tá và cụm từ này đã không được hiệu đính thích đáng.
Văn phòng của Đức Hồng Y Koch, hôm thứ Tư, cho biết ngài đã nhận được bức thư, đang "xem xét nó một cách nghiêm túc và suy nghĩ về một phúc đáp".
Đức Phanxicô đã có một mối liên hệ rất tốt với người Do Thái. Khi còn là tổng giám mục ở nơi sinh quán Buenos Aires, ngài từng cùng viết sách với một trong những giáo sĩ Do Thái của thành phố, Abraham Skorka, và đã duy trì một tình bạn lâu dài với vị này.
Trong lá thư gửi cho Đức Hồng Y Koch, Arousi yêu cầu ngài "chuyển nỗi cùng khổ của chúng tôi đến Đức Giáo Hoàng Phanxicô" và yêu cầu Đức Giáo Hoàng làm sáng tỏ để "bảo đảm rằng bất cứ kết luận xúc phạm nào rút ra từ bài giảng này đều được bác bỏ cách rõ ràng".
Tin Giáo Hội Việt Nam
Những bông hoa thiện nguyện
Trinh Vương thiện nguyện
09:29 27/08/2021
TGPSG -- Mùa dịch Covid đã thành mùa nở rộ những bông hoa thiện nguyện tươi thắm tình người của dân tộc Việt Nam...
Đi “thiện nguyện Covid” mà tim tôi cứ rộn ràng hồi hộp như đi hành hương Đất Thánh vậy. Hồi hộp từ phút đăng ký đến suốt thời gian chờ đợi. Hồi hộp cả đêm với giấc ngủ chập chờn trước ngày lên đường vì cứ nằm mơ thấy xe chạy qua không đón mình nên hụt hẫng, lạc lõng, lo lắng…
Và vẫn còn hồi hôp như thế cho đến khi nhìn thấy chiếc xe Phương Trang từ từ dừng lại đón chúng tôi. Bác tài mời nhóm chúng tôi lên xe với nụ cười tươi rói và những câu nói thân thiện của người Quảng Nam. Hóa ra bác cũng là một thiện nguyện viên; khi chở đoàn thiện nguyện từ Quảng Nam vào Sài Gòn, bác tình nguyện ở lại làm tài xế thiện nguyện luôn. Mùa dịch Covid đã thành mùa nở rộ những bông hoa thiện nguyện tươi thắm tình người của dân tộc Việt Nam.
Hơn 3 tháng nay, tôi không ra khỏi nhà, nên khi được xe Phương Trang chở đi dạo quanh thành phố để đón thêm nhiều nhóm thiện nguyện khác nữa, sự hồi hộp trong tôi biến tan. Nhưng thay vào đó lại là cảm giác buồn buồn, nghèn nghẹn khi tận mắt chứng kiến thành phố Sài Gòn yêu quý đang 'bị thương' rất nặng. Vô số những chỗ bị ‘băng bó’ bằng dây phong tỏa, bằng hàng rào kẽm gai. Khác hẳn với những sáng chiều kẹt xe trước đây, đường phố bây giờ thật vắng lặng. Chỉ thấy bóng dáng một số shippers giao hàng, và các anh công an, bộ đội trong những bộ đồ bảo hộ kín mít, đang phục vụ tận tình tại các chốt kiểm dịch. Ai kể cho hết được những lao tâm mệt trí, những vất vả cực nhọc của các anh, cả ngày đứng dưới cái nắng cái mưa Sài Gòn để tìm cách đẩy lùi cơn đại dịch xa khỏi dân lành.
Các thiện nguyện viên đợt 4 đã tập trung về khách sạn Minh Tâm. Rất nhiều chuyện cười được ‘phát hiện’ khi gặp gỡ nhau. Nào là một thầy lên đường hồi hộp vội vã xỏ ngay đôi dép tổ ong ‘chiếc mẹ, chiếc con’. Một thầy khác bỏ quên đôi dép lành lặn ở nhà, để mang theo đôi dép lào ‘chó táp’. Vị khác xuống xe vẫn chưa hết hồi hộp nên đeo lộn luôn ba lô của bạn mình đi vào khách sạn. Những tiếng cười giòn tan đã làm tăng thêm nhiệt khí dấn thân phục vụ cho ngày mai khi đối diện với thực tế đậm nét khổ đau của các bệnh nhân Covid.
Rồi cũng thật ấm lòng khi nhận được tâm thư Đức Tổng Giuse Nguyễn Năng gửi đến với lời mở đầu rất thân thương, dí dỏm:
"Xin gửi đến các cha và tu sĩ mới ‘nhập viện’ hôm qua. Tôi chào thăm các cha và anh chị em ngày đầu tiên trong sứ vụ mới. Đêm qua ngủ ngon không? Chắc cũng có hồi hộp. Cám ơn các cha và anh chị em đã hăng say lên đường để đến với các bệnh nhân Covid…"
Sự quan tâm của vị mục tử cũng là người cha tuyệt vời đã tiếp lửa thúc bách chúng tôi không ngại gian khó trong thời gian phục vụ.
Buổi tập huấn được tổ chức tại hội trường của bệnh viện. Thật xúc động khi mỗi thiện nguyện viên đón nhận một túi đồ với tấm thiệp đẹp đính kèm balô. Từng con chữ thân thương xoáy sâu vào trái tim tôi:
Thank you! Thương gởi y bác sĩ: Trong những tháng vừa qua, cả nước nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, đang gồng mình chiến đấu với virus Covid 19. Thật khó có thể miêu tả được những khó khăn mà chúng ta, những người con đất Việt, đang trải qua, nhất là đội ngũ y bác sĩ tuyến đầu chống dịch.
Với mong muốn san sẻ một phần khó khăn với đội ngũ y bác sĩ đang ngày đêm trải qua, thương gửi đến các chiến sĩ áo trắng bộ quần áo y tế này, hy vọng sẽ góp phần tăng thêm sức mạnh cho các y bác sĩ…
Kính chúc các chiến sĩ áo trắng của chúng ta luôn mạnh khóe, vững vàng chiến đấu. Nhất định chúng ta sẽ chiến thắng.
Xin trân trọng cám ơn và tri ân.
Thương quá Việt Nam ơi! Đẹp quá nghĩa tình dân tộc mình! Hậu phương, tiền tuyến luôn có nhau, luôn cần nhau và luôn sát cánh bên nhau trong mọi biến cố vui buồn của đất nước.
…Thế rồi, sau một tuần, từ lạ lẫm, tôi đã quen thuộc dần với thao tác gói mình trong bộ áo bảo hộ mỗi khi đến ca trực trên khu lầu 7B của bệnh viện. Nhưng hình ảnh nhiều bệnh nhân rất mệt nằm thở oxy được các y bác sĩ tận tâm theo dõi từng giờ, từng giờ bất kể ngày đêm; hình ảnh của các nhân viên vệ sinh âm thầm miệt mài thu gom rác thải chất đống rất dễ lây nhiễm; hình ảnh những nhân viên chăm chút lau nhà khử khuẩn; những nhân viên mau lẹ tiếp chuyển oxy… tất cả những cảnh tượng ấy đều luôn mới đẹp và rất ấn tượng đối với tôi. Đại dịch Covid tại Sài Gòn sẽ không thể đẩy lùi nếu thiếu đi những con người quảng đại quên mình vì tha nhân như thế. Họ thật xứng đáng được mọi người trân trọng, tri ân và cảm phục sâu xa. Họ là đại ân nhân của mỗi chúng ta.
Có một hôm, sau khi trực ca 2, tôi xuống phòng ăn của bệnh viện lúc 9g30 tối. Cơm đã hết, nhưng tôi rất ngạc nhiên khi đọc những dòng chữ được dán trên vách ngăn ở bàn cơm:
“Hãy ăn thật thong dong, Gạt bỏ mọi ưu phiền, Hậu phương sẽ mãi bên cạnh.”
Và một câu khác: “Mọi người ăn thật ngon, Em hứa sẽ 5k thật tốt.”
Rồi một câu này nữa: “Biết ơn các Y Bác sĩ và các Chiến sĩ tuyến đầu thầm lặng”.
Đọc những lời này xong, tôi không còn thấy đói nữa. Tôi trở về phòng với một trái tim đầy cảm xúc và lên giường, mau lẹ đi vào giấc ngủ thật ngon, để sáng mai thức dậy lại bắt đầu một ngày mới phục vụ yêu thương như Chúa đã yêu thương.
Trinh Vương thiện nguyện (TGPSG)
Đi “thiện nguyện Covid” mà tim tôi cứ rộn ràng hồi hộp như đi hành hương Đất Thánh vậy. Hồi hộp từ phút đăng ký đến suốt thời gian chờ đợi. Hồi hộp cả đêm với giấc ngủ chập chờn trước ngày lên đường vì cứ nằm mơ thấy xe chạy qua không đón mình nên hụt hẫng, lạc lõng, lo lắng…
Và vẫn còn hồi hôp như thế cho đến khi nhìn thấy chiếc xe Phương Trang từ từ dừng lại đón chúng tôi. Bác tài mời nhóm chúng tôi lên xe với nụ cười tươi rói và những câu nói thân thiện của người Quảng Nam. Hóa ra bác cũng là một thiện nguyện viên; khi chở đoàn thiện nguyện từ Quảng Nam vào Sài Gòn, bác tình nguyện ở lại làm tài xế thiện nguyện luôn. Mùa dịch Covid đã thành mùa nở rộ những bông hoa thiện nguyện tươi thắm tình người của dân tộc Việt Nam.
Hơn 3 tháng nay, tôi không ra khỏi nhà, nên khi được xe Phương Trang chở đi dạo quanh thành phố để đón thêm nhiều nhóm thiện nguyện khác nữa, sự hồi hộp trong tôi biến tan. Nhưng thay vào đó lại là cảm giác buồn buồn, nghèn nghẹn khi tận mắt chứng kiến thành phố Sài Gòn yêu quý đang 'bị thương' rất nặng. Vô số những chỗ bị ‘băng bó’ bằng dây phong tỏa, bằng hàng rào kẽm gai. Khác hẳn với những sáng chiều kẹt xe trước đây, đường phố bây giờ thật vắng lặng. Chỉ thấy bóng dáng một số shippers giao hàng, và các anh công an, bộ đội trong những bộ đồ bảo hộ kín mít, đang phục vụ tận tình tại các chốt kiểm dịch. Ai kể cho hết được những lao tâm mệt trí, những vất vả cực nhọc của các anh, cả ngày đứng dưới cái nắng cái mưa Sài Gòn để tìm cách đẩy lùi cơn đại dịch xa khỏi dân lành.
Các thiện nguyện viên đợt 4 đã tập trung về khách sạn Minh Tâm. Rất nhiều chuyện cười được ‘phát hiện’ khi gặp gỡ nhau. Nào là một thầy lên đường hồi hộp vội vã xỏ ngay đôi dép tổ ong ‘chiếc mẹ, chiếc con’. Một thầy khác bỏ quên đôi dép lành lặn ở nhà, để mang theo đôi dép lào ‘chó táp’. Vị khác xuống xe vẫn chưa hết hồi hộp nên đeo lộn luôn ba lô của bạn mình đi vào khách sạn. Những tiếng cười giòn tan đã làm tăng thêm nhiệt khí dấn thân phục vụ cho ngày mai khi đối diện với thực tế đậm nét khổ đau của các bệnh nhân Covid.
Rồi cũng thật ấm lòng khi nhận được tâm thư Đức Tổng Giuse Nguyễn Năng gửi đến với lời mở đầu rất thân thương, dí dỏm:
"Xin gửi đến các cha và tu sĩ mới ‘nhập viện’ hôm qua. Tôi chào thăm các cha và anh chị em ngày đầu tiên trong sứ vụ mới. Đêm qua ngủ ngon không? Chắc cũng có hồi hộp. Cám ơn các cha và anh chị em đã hăng say lên đường để đến với các bệnh nhân Covid…"
Sự quan tâm của vị mục tử cũng là người cha tuyệt vời đã tiếp lửa thúc bách chúng tôi không ngại gian khó trong thời gian phục vụ.
Buổi tập huấn được tổ chức tại hội trường của bệnh viện. Thật xúc động khi mỗi thiện nguyện viên đón nhận một túi đồ với tấm thiệp đẹp đính kèm balô. Từng con chữ thân thương xoáy sâu vào trái tim tôi:
Thank you! Thương gởi y bác sĩ: Trong những tháng vừa qua, cả nước nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, đang gồng mình chiến đấu với virus Covid 19. Thật khó có thể miêu tả được những khó khăn mà chúng ta, những người con đất Việt, đang trải qua, nhất là đội ngũ y bác sĩ tuyến đầu chống dịch.
Với mong muốn san sẻ một phần khó khăn với đội ngũ y bác sĩ đang ngày đêm trải qua, thương gửi đến các chiến sĩ áo trắng bộ quần áo y tế này, hy vọng sẽ góp phần tăng thêm sức mạnh cho các y bác sĩ…
Kính chúc các chiến sĩ áo trắng của chúng ta luôn mạnh khóe, vững vàng chiến đấu. Nhất định chúng ta sẽ chiến thắng.
Xin trân trọng cám ơn và tri ân.
Thương quá Việt Nam ơi! Đẹp quá nghĩa tình dân tộc mình! Hậu phương, tiền tuyến luôn có nhau, luôn cần nhau và luôn sát cánh bên nhau trong mọi biến cố vui buồn của đất nước.
…Thế rồi, sau một tuần, từ lạ lẫm, tôi đã quen thuộc dần với thao tác gói mình trong bộ áo bảo hộ mỗi khi đến ca trực trên khu lầu 7B của bệnh viện. Nhưng hình ảnh nhiều bệnh nhân rất mệt nằm thở oxy được các y bác sĩ tận tâm theo dõi từng giờ, từng giờ bất kể ngày đêm; hình ảnh của các nhân viên vệ sinh âm thầm miệt mài thu gom rác thải chất đống rất dễ lây nhiễm; hình ảnh những nhân viên chăm chút lau nhà khử khuẩn; những nhân viên mau lẹ tiếp chuyển oxy… tất cả những cảnh tượng ấy đều luôn mới đẹp và rất ấn tượng đối với tôi. Đại dịch Covid tại Sài Gòn sẽ không thể đẩy lùi nếu thiếu đi những con người quảng đại quên mình vì tha nhân như thế. Họ thật xứng đáng được mọi người trân trọng, tri ân và cảm phục sâu xa. Họ là đại ân nhân của mỗi chúng ta.
Có một hôm, sau khi trực ca 2, tôi xuống phòng ăn của bệnh viện lúc 9g30 tối. Cơm đã hết, nhưng tôi rất ngạc nhiên khi đọc những dòng chữ được dán trên vách ngăn ở bàn cơm:
“Hãy ăn thật thong dong, Gạt bỏ mọi ưu phiền, Hậu phương sẽ mãi bên cạnh.”
Và một câu khác: “Mọi người ăn thật ngon, Em hứa sẽ 5k thật tốt.”
Rồi một câu này nữa: “Biết ơn các Y Bác sĩ và các Chiến sĩ tuyến đầu thầm lặng”.
Đọc những lời này xong, tôi không còn thấy đói nữa. Tôi trở về phòng với một trái tim đầy cảm xúc và lên giường, mau lẹ đi vào giấc ngủ thật ngon, để sáng mai thức dậy lại bắt đầu một ngày mới phục vụ yêu thương như Chúa đã yêu thương.
Trinh Vương thiện nguyện (TGPSG)
Phim tài liệu giáo xứ Khiết Kỷ, giáo phận Phát Diệm
Giáo xứ Khiết Kỷ
15:42 27/08/2021
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Test Nhanh Đại Trà
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
09:15 27/08/2021
Test Nhanh Đại Trà
Hiện nay không riêng gì thành phô Hồ Chí Minh mà tại nhiều địa phương đều có triển khai việc test nhanh cách đại trà. Thử hỏi việc test này có hiệu quả ra sao?
Theo thông tin thì việc test nhanh chỉ cho kết quả chính xác từ 65-80%. Lấy bình quân là 73%. Như thế phần âm tính giả và dương tính giả là 27%. Một con số tương đối không nhỏ về phần trăm không chính xác. Giả dụ tính dân số tại thành phố HCM hiện nay khoảng trên 9 triệu người. Nếu muốn test nhanh toàn bộ dân số theo tiến độ hiện nay 300.000 người / ngày thì cần phải một tháng mới xong một lần. Trong khi đó thì với biến chủng Delta đang hoành hành thì chu kỳ lây nhiễm, ủ, phát bệnh khá nhanh (khoảng trên dưới 5 ngày).
Qua test nhanh chúng ta có thể phát hiện các trường hợp F0 để có phương pháp điều trị mà chủ yếu là khoanh vùng. Tuy nhiên gần cả tháng trời thì số không phải là F0 khi test có thể bị nhiễm đồng thời cần xét đến 27% số không chính xác trong kết quả test nhanh. Sự lây nhiễm vẫn còn đó và rất có thể lan rộng hơn nếu số không phải là F0 qua test nhanh lầm tưởng rằng mình đã được an toàn, đã được bảo vệ. Bên cạnh đó công tác lấy mẩu test nhanh của chúng ta vẫn con hạn chế về độ an toàn theo hướng dẫn của y tế thế giới (vd: bao tay người lấy mẩu phải thay sau 5 lần lấy mẩu…) và vì thế đã vô tình làm lây lan dịch bệnh.
Thông tin y tế còn cho biết rằng trong số những người thuộc hàng F0 (có nhiễm virus corona) thì 80% không phát bệnh và hiện nay Bộ Y tế quy định không gọi họ là bệnh nhân. Trong 20% còn lại thì có đến 15% có biểu hiện bệnh lý nhưng thuộc diện nhẹ, có thể chửa trị tại nhà. Còn 5% trong số F0 mới thực sự bệnh nặng cẩn sự can thiệp của y tế nhiều hơn và đặc biệt hơn.
Thiết nghĩ rằng các cơ quan chức năng cần tham khảo các chuyên gia trong nước và của nhiều nước tiên tiến trên thế giới về lãnh vực này. Một sự thật cần chân nhận rằng đã là chuyên gia thì thường không làm các chức vụ quản lý và nhiều nhà quản lý cơ quan công quyền thì hạn chế về chuyên môn. Biết khiêm tốn lắng nghe và chân thành đón nhận ý kiến các chuyên gia thì mới là người quản lý có tài và có tâm.
Hỏi test nhanh cách đại trà trong hoàn cảnh hiện nay thì được gì với mục tiêu kép (y tế và kinh tế) mà Chính Phủ đặt ra? Nếu hạ thấp mục tiêu kinh tế để ưu tiên mục tiêu y tế là sức khỏe và tính mạng của người dân thì thật đáng trân trọng. Tuy nhiên câu trả lời còn ở phía trước, vi đã có đó nhiều ý kiến phản biện của các chuyên gia mà chúng ta cần trân trọng chứ không phải cứ “duy ý chí” là thắng được con virus corona. Nếu nghiêng chiều về mục tiêu kinh tế thì quả là đáng trách. Chắc chắn không một vị lãnh đạo nào lại dám nhẫn tâm hy sinh mạng sống của dân lành chỉ vì tiền của hay danh vọng bản thân ngoại trừ một số ít bạo vương hay nhà độc tài mà lịch sử ghi lại. Tuy nhiên cũng cần cẩn trọng vì chuyện “đục nước béo cò” đã từng xảy ra và nó cũng có thể tái hiện cách khôn khéo.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Hiện nay không riêng gì thành phô Hồ Chí Minh mà tại nhiều địa phương đều có triển khai việc test nhanh cách đại trà. Thử hỏi việc test này có hiệu quả ra sao?
Theo thông tin thì việc test nhanh chỉ cho kết quả chính xác từ 65-80%. Lấy bình quân là 73%. Như thế phần âm tính giả và dương tính giả là 27%. Một con số tương đối không nhỏ về phần trăm không chính xác. Giả dụ tính dân số tại thành phố HCM hiện nay khoảng trên 9 triệu người. Nếu muốn test nhanh toàn bộ dân số theo tiến độ hiện nay 300.000 người / ngày thì cần phải một tháng mới xong một lần. Trong khi đó thì với biến chủng Delta đang hoành hành thì chu kỳ lây nhiễm, ủ, phát bệnh khá nhanh (khoảng trên dưới 5 ngày).
Qua test nhanh chúng ta có thể phát hiện các trường hợp F0 để có phương pháp điều trị mà chủ yếu là khoanh vùng. Tuy nhiên gần cả tháng trời thì số không phải là F0 khi test có thể bị nhiễm đồng thời cần xét đến 27% số không chính xác trong kết quả test nhanh. Sự lây nhiễm vẫn còn đó và rất có thể lan rộng hơn nếu số không phải là F0 qua test nhanh lầm tưởng rằng mình đã được an toàn, đã được bảo vệ. Bên cạnh đó công tác lấy mẩu test nhanh của chúng ta vẫn con hạn chế về độ an toàn theo hướng dẫn của y tế thế giới (vd: bao tay người lấy mẩu phải thay sau 5 lần lấy mẩu…) và vì thế đã vô tình làm lây lan dịch bệnh.
Thông tin y tế còn cho biết rằng trong số những người thuộc hàng F0 (có nhiễm virus corona) thì 80% không phát bệnh và hiện nay Bộ Y tế quy định không gọi họ là bệnh nhân. Trong 20% còn lại thì có đến 15% có biểu hiện bệnh lý nhưng thuộc diện nhẹ, có thể chửa trị tại nhà. Còn 5% trong số F0 mới thực sự bệnh nặng cẩn sự can thiệp của y tế nhiều hơn và đặc biệt hơn.
Thiết nghĩ rằng các cơ quan chức năng cần tham khảo các chuyên gia trong nước và của nhiều nước tiên tiến trên thế giới về lãnh vực này. Một sự thật cần chân nhận rằng đã là chuyên gia thì thường không làm các chức vụ quản lý và nhiều nhà quản lý cơ quan công quyền thì hạn chế về chuyên môn. Biết khiêm tốn lắng nghe và chân thành đón nhận ý kiến các chuyên gia thì mới là người quản lý có tài và có tâm.
Hỏi test nhanh cách đại trà trong hoàn cảnh hiện nay thì được gì với mục tiêu kép (y tế và kinh tế) mà Chính Phủ đặt ra? Nếu hạ thấp mục tiêu kinh tế để ưu tiên mục tiêu y tế là sức khỏe và tính mạng của người dân thì thật đáng trân trọng. Tuy nhiên câu trả lời còn ở phía trước, vi đã có đó nhiều ý kiến phản biện của các chuyên gia mà chúng ta cần trân trọng chứ không phải cứ “duy ý chí” là thắng được con virus corona. Nếu nghiêng chiều về mục tiêu kinh tế thì quả là đáng trách. Chắc chắn không một vị lãnh đạo nào lại dám nhẫn tâm hy sinh mạng sống của dân lành chỉ vì tiền của hay danh vọng bản thân ngoại trừ một số ít bạo vương hay nhà độc tài mà lịch sử ghi lại. Tuy nhiên cũng cần cẩn trọng vì chuyện “đục nước béo cò” đã từng xảy ra và nó cũng có thể tái hiện cách khôn khéo.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Tài Liệu - Sưu Khảo
Đức Giêsu, Người Chôn Nén Bạc Matt 25:14-30
Lm Nguyễn Trung Tây
10:34 27/08/2021
Nguyễn Trung Tây
Đức Giêsu, Người Chôn Nén Bạc (Matt 25:14-30)
Câu chuyện ông chủ phân phát những nén bạc tới ba người đầy tớ không xa lạ với người tín hữu. Rất nhiều (phải xác nhận chữ rất nhiều), nhiều người vẫn khẳng định hoặc tin rằng người đầy tớ nhận 1 nén bạc rồi tổ chức “tang lễ” cho nén bạc là người lười, lười như hủi, lười đến nổi không chịu cất công đi đến ngân hàng, mở trương mục cho đồng tiền, để rồi nhận được những phân lãi của 1 nén bạc. Đặc tính lười như hủi này cũng được ông chủ nêu ra trong khi chủ và tớ đang tranh luận: tại sao lại mang nén bạc đi chôn (Matt 25:26a).
Nhưng thần học gia Kinh Thánh mới đây bắt đầu phân tích câu chuyện trên dưới một lăng kiếng khác. Tư cách của ông chủ trong dụ ngôn được mang lên bàn cân mổ xẻ, và họ nhận xét: ông chủ thật sự ra là một người ích kỷ và tham lam. Bởi ông ta trao tiền bạc cho đầy tớ và mong muốn họ nhân đôi số tiền. Phương cách ông tìm kiếm lợi nhuận cũng có vấn đề. Ông trao cho ba người đầy tớ 5, 2 và 1 nén bạc. Họ đã làm gì để sinh lợi gấp đôi nén bạc, rõ ràng đó không phải là điều quan tâm của ông. Nét ích kỷ và tham lam của ông chủ thật sự ra đã được người đầy tớ với 1 nén bạc xác nhận, “Ông gặt hái nơi mình không gieo, tích trữ những thứ không phải của mình…” (Matt 25:24); nét tham này cũng được chính ông chủ gật đầu xác nhận (Matt 25:26b).
Bởi biết rõ tính nết của ông chủ, người đầy tớ với 1 nén bạc cương quyết chối từ cơ hội làm giàu cho ông chủ có máu tham lam và ích kỷ. Biết rằng, nếu chọn lựa tổ chức đám tang cho nén bạc, đoạn cuối cuộc đời của riêng mình sẽ là một cái kết khá đen tối. Nhưng người đầy tớ vẫn đào đất và chôn nén bạc.
Người đầy tớ này, thần học gia Kinh Thánh tin rằng, chính là Đức Giêsu, người đã cương quyết lên án guồng máy xã hội và nền văn hóa đàn áp bà góa, trấn lột người nghèo và xua đẩy người nghèo sang bên lề xã hội. Bởi thế, không ai lạ chi, vào ngày Chúa Nhật (Lễ Lá) ngài tiến vào phố Jerusalem; vào ngày thứ Sáu của cùng một tuần lễ, ngài nhận bản án và vác thánh giá lên đồi Golgotha. Ngài bị chôn trong ngôi mộ đá như nén bạc đã được chôn trong long đất.
Một đôi giầy Nike sản xuất tại Việt Nam với giá thành phẩm trên dưới 2.5 đô la Mỹ. Cũng đôi giầy Nike đó, khi xuất hiện trên kệ của một tiệm giầy Nike tại Mỹ được dán mác với trị giá trên dưới 250 đô la Mỹ!!! Đức Giêsu chắc chắn sẽ không mua đôi giầy Nike nầy cho ngài hoặc cho bạn thân, bởi nếu mang đôi giầy Nike đó tới quầy trả tiền, ngài là hiện thân của người đầy tớ với 5 hoặc 2 nén bạc.
Rất thông thường lương tâm tín hữu cắn rứt, cắn rứt rất nhiều, khi thỏa hiệp với xác thịt. Nhưng lương tâm tín hữu thông thường ngủ yên hoặc cũng có một chút áy náy, rồi cũng lại ngủ quên, sau khi phạm những lỗi lầm liên quan đến phạm trù công bằng và bác ái. Tôi bỏ vào túi những thứ không phải của mình; tôi hối lộ để được thăng quan tiến chức; tôi thản nhiên chặt cây và giết thú rừng làm đầy túi tiền của riêng mình… Tất cả những điều vừa được nhắc đến đều liên quan tới phạm trù đạo đức của công bằng và bác ái. Nếu tiếp tục hành động những điều vừa được nhắc đến, tôi đang thỏa hiệp lương tâm với đêm đen; thật sự ra tôi đang làm việc với và cho Thần Chết.
Tôi bao giờ cũng có một chọn lựa.
Mời bạn, chúng ta cùng chọn lựa mang nén bạc đi chôn như Đức Giêsu đã từng chọn lựa!
Nguyễn Trung Tây
____________
Michael Nguyen SVD
Jesus Is The Servant Who Receives One Talent (Matt 25:14-30)
The parable of the master with the three servants who receive different amounts of talents, 5, 2 and 1, is surely a famous and familiar story among the faithful. The one who buries his 1 talent, many faithful believe, deserves the punishment, for, obviously he is a lazy guy, lazy to the extent that he does not even care to walk to a local bank in order to deposit that 1 talent into a saving account, so he would earn the interest from this deposit. Take the note that the master also spells out this laziness during his confrontation with the last servant.
However, recent biblical scholars have reviewed and commenced interpreting this story from different perspectives. They believe that the master is not a righteous person; for he earns his income in an unjust way as it has been illustrated in the story. That is, he gives out 5, 2 and 1 talents to his servants and expects them to double the amount of what is given to them. How these three servants would earn the additional 5, 2, and 1 is obviously not of his concern. This unjust character is revealed through the words of the last servant (Matt 25:24) and interestingly also confirmed by the master himself (Matt 25:26)
Knowing his master’s character, that is, “harvesting where he did not plant and gathering where he did not scatter,” the last servant thus refuses to cooperate with the selfish and greedy master. Being aware that this act will cause him to face a rather negative consequence, still the last servant consciously chooses to bury the master’s 1 talent.
This servant, Biblical scholars believe, is Jesus, who refused to support the unjust social structure and the culture that had constantly oppressed the poor, the widows and the outcast. Due to this conscious choice, Jesus was led to the crucifix quickly after setting his foot on Jerusalem’s soil less than one week. On the “Palm” Sunday he entered the city; on the Friday of the same week he was sentence to death and sent to Golgotha. He was then buried in the tomb just like the 1 talent that is buried.
A pair of Nike shoes is normally manufactured at the labor cost of 2.50 US dollars in Vietnam. However, that same pair of Nike shoes is “amazingly” sold for 250 US dollars or even more when they are placed on a shelf of Nike store in the US. This huge different price is an unjust issue. Jesus himself would surely not to purchase this pair of Nike shoes for himself or his friends. For in buying these Nike shoes, the servant Jesus in the parable no longer buries the 1 talent, but tries his best to earn the additional talent in order to please his selfish and greedy master.
Very often the faithful feel guilty after committing a sexual act. And yet some faithful feel guilty less or do not feel guilty at all after committing sins against justice. Taking away what do not belong to us, showing no self-respect when the employer is not in the office, spreading purposely rumors that terribly damage the reputation of a colleague, bribing someone so I can get promotion in a company, failing to respect the integrity of creation… All these five belong to the justice realm. In performing these acts, I am working for the power of darkness; I am henceforth not equated with the last servant, but the first and second one.
I have a choice! You have a choice!
Let us choose to bury the one talent!
Note: A talent was worth more than fifteen years’ wages of a worker!
Đức Giêsu, Người Chôn Nén Bạc (Matt 25:14-30)
Câu chuyện ông chủ phân phát những nén bạc tới ba người đầy tớ không xa lạ với người tín hữu. Rất nhiều (phải xác nhận chữ rất nhiều), nhiều người vẫn khẳng định hoặc tin rằng người đầy tớ nhận 1 nén bạc rồi tổ chức “tang lễ” cho nén bạc là người lười, lười như hủi, lười đến nổi không chịu cất công đi đến ngân hàng, mở trương mục cho đồng tiền, để rồi nhận được những phân lãi của 1 nén bạc. Đặc tính lười như hủi này cũng được ông chủ nêu ra trong khi chủ và tớ đang tranh luận: tại sao lại mang nén bạc đi chôn (Matt 25:26a).
Nhưng thần học gia Kinh Thánh mới đây bắt đầu phân tích câu chuyện trên dưới một lăng kiếng khác. Tư cách của ông chủ trong dụ ngôn được mang lên bàn cân mổ xẻ, và họ nhận xét: ông chủ thật sự ra là một người ích kỷ và tham lam. Bởi ông ta trao tiền bạc cho đầy tớ và mong muốn họ nhân đôi số tiền. Phương cách ông tìm kiếm lợi nhuận cũng có vấn đề. Ông trao cho ba người đầy tớ 5, 2 và 1 nén bạc. Họ đã làm gì để sinh lợi gấp đôi nén bạc, rõ ràng đó không phải là điều quan tâm của ông. Nét ích kỷ và tham lam của ông chủ thật sự ra đã được người đầy tớ với 1 nén bạc xác nhận, “Ông gặt hái nơi mình không gieo, tích trữ những thứ không phải của mình…” (Matt 25:24); nét tham này cũng được chính ông chủ gật đầu xác nhận (Matt 25:26b).
Bởi biết rõ tính nết của ông chủ, người đầy tớ với 1 nén bạc cương quyết chối từ cơ hội làm giàu cho ông chủ có máu tham lam và ích kỷ. Biết rằng, nếu chọn lựa tổ chức đám tang cho nén bạc, đoạn cuối cuộc đời của riêng mình sẽ là một cái kết khá đen tối. Nhưng người đầy tớ vẫn đào đất và chôn nén bạc.
Người đầy tớ này, thần học gia Kinh Thánh tin rằng, chính là Đức Giêsu, người đã cương quyết lên án guồng máy xã hội và nền văn hóa đàn áp bà góa, trấn lột người nghèo và xua đẩy người nghèo sang bên lề xã hội. Bởi thế, không ai lạ chi, vào ngày Chúa Nhật (Lễ Lá) ngài tiến vào phố Jerusalem; vào ngày thứ Sáu của cùng một tuần lễ, ngài nhận bản án và vác thánh giá lên đồi Golgotha. Ngài bị chôn trong ngôi mộ đá như nén bạc đã được chôn trong long đất.
Một đôi giầy Nike sản xuất tại Việt Nam với giá thành phẩm trên dưới 2.5 đô la Mỹ. Cũng đôi giầy Nike đó, khi xuất hiện trên kệ của một tiệm giầy Nike tại Mỹ được dán mác với trị giá trên dưới 250 đô la Mỹ!!! Đức Giêsu chắc chắn sẽ không mua đôi giầy Nike nầy cho ngài hoặc cho bạn thân, bởi nếu mang đôi giầy Nike đó tới quầy trả tiền, ngài là hiện thân của người đầy tớ với 5 hoặc 2 nén bạc.
Rất thông thường lương tâm tín hữu cắn rứt, cắn rứt rất nhiều, khi thỏa hiệp với xác thịt. Nhưng lương tâm tín hữu thông thường ngủ yên hoặc cũng có một chút áy náy, rồi cũng lại ngủ quên, sau khi phạm những lỗi lầm liên quan đến phạm trù công bằng và bác ái. Tôi bỏ vào túi những thứ không phải của mình; tôi hối lộ để được thăng quan tiến chức; tôi thản nhiên chặt cây và giết thú rừng làm đầy túi tiền của riêng mình… Tất cả những điều vừa được nhắc đến đều liên quan tới phạm trù đạo đức của công bằng và bác ái. Nếu tiếp tục hành động những điều vừa được nhắc đến, tôi đang thỏa hiệp lương tâm với đêm đen; thật sự ra tôi đang làm việc với và cho Thần Chết.
Tôi bao giờ cũng có một chọn lựa.
Mời bạn, chúng ta cùng chọn lựa mang nén bạc đi chôn như Đức Giêsu đã từng chọn lựa!
Nguyễn Trung Tây
____________
Michael Nguyen SVD
Jesus Is The Servant Who Receives One Talent (Matt 25:14-30)
The parable of the master with the three servants who receive different amounts of talents, 5, 2 and 1, is surely a famous and familiar story among the faithful. The one who buries his 1 talent, many faithful believe, deserves the punishment, for, obviously he is a lazy guy, lazy to the extent that he does not even care to walk to a local bank in order to deposit that 1 talent into a saving account, so he would earn the interest from this deposit. Take the note that the master also spells out this laziness during his confrontation with the last servant.
However, recent biblical scholars have reviewed and commenced interpreting this story from different perspectives. They believe that the master is not a righteous person; for he earns his income in an unjust way as it has been illustrated in the story. That is, he gives out 5, 2 and 1 talents to his servants and expects them to double the amount of what is given to them. How these three servants would earn the additional 5, 2, and 1 is obviously not of his concern. This unjust character is revealed through the words of the last servant (Matt 25:24) and interestingly also confirmed by the master himself (Matt 25:26)
Knowing his master’s character, that is, “harvesting where he did not plant and gathering where he did not scatter,” the last servant thus refuses to cooperate with the selfish and greedy master. Being aware that this act will cause him to face a rather negative consequence, still the last servant consciously chooses to bury the master’s 1 talent.
This servant, Biblical scholars believe, is Jesus, who refused to support the unjust social structure and the culture that had constantly oppressed the poor, the widows and the outcast. Due to this conscious choice, Jesus was led to the crucifix quickly after setting his foot on Jerusalem’s soil less than one week. On the “Palm” Sunday he entered the city; on the Friday of the same week he was sentence to death and sent to Golgotha. He was then buried in the tomb just like the 1 talent that is buried.
A pair of Nike shoes is normally manufactured at the labor cost of 2.50 US dollars in Vietnam. However, that same pair of Nike shoes is “amazingly” sold for 250 US dollars or even more when they are placed on a shelf of Nike store in the US. This huge different price is an unjust issue. Jesus himself would surely not to purchase this pair of Nike shoes for himself or his friends. For in buying these Nike shoes, the servant Jesus in the parable no longer buries the 1 talent, but tries his best to earn the additional talent in order to please his selfish and greedy master.
Very often the faithful feel guilty after committing a sexual act. And yet some faithful feel guilty less or do not feel guilty at all after committing sins against justice. Taking away what do not belong to us, showing no self-respect when the employer is not in the office, spreading purposely rumors that terribly damage the reputation of a colleague, bribing someone so I can get promotion in a company, failing to respect the integrity of creation… All these five belong to the justice realm. In performing these acts, I am working for the power of darkness; I am henceforth not equated with the last servant, but the first and second one.
I have a choice! You have a choice!
Let us choose to bury the one talent!
Note: A talent was worth more than fifteen years’ wages of a worker!
Văn Hóa
Cánh Rừng Đang Mọc Giữa Mùa Cây Đổ
Sơn Ca Linh
09:18 27/08/2021
(Chút cảm nhận nhân lễ Thánh Augustinô; và riêng tặng những ai nhận ngài làm Bổn Mạng)
Không phải Thiên Thần, Lạt Ma hay Bồ Tát…,
Thánh của người Công Giáo,
đơn giản “Thánh” là “người” nên gọi “Thánh nhân”.
Thánh nhân MONICA:
Người mẹ, người vợ nước mắt ngập cõi trần
Thánh nhân AUGUSTINÔ:
Người con, chàng thanh niên hào hoa phóng đãng.
Mẹ nên thánh,
Bằng nước mắt hy sinh, nguyện cầu và niềm tin toả rạng.
Con nên thánh,
Bằng con đường hoán cải trong khiêm hạ yêu thương.
Riêng Augustinô,
Văn sĩ, Giám Mục, Giáo Phụ nức tiếng muôn phương,
Nhưng cuộc sống, là một đời “ba chìm bảy nổi !
Ngài đã đi qua tuổi thanh niên
Tuổi của những chàng sinh viên hoang đàng tội lỗi.
Tuổi trác táng miệt mài,
Buông theo nhân tình thoả mãn chuyện bướm hoa.
Mặc niềm tin của mẹ, dấn thân theo giáo phái mê tà,
Thích giao du đô hội,
Hết Targaste, Carthage, rồi đến Rôma, Milanô hoa lệ !
Nhưng “có rơi thế nào,
Cũng không rơi khỏi bàn tay yêu thương Thượng Đế”.
May mắn giữa đường đời, Augustinô gặp đúng “Vị gia sư”.
Giám Mục Milanô lừng danh hay Giáo Phụ Ambrôsiô,
Một “chiếc cầu thiêng” bắt nhịp để Augustinô tìm về với Chúa.
Và kể từ khi,
Bí tích Rửa Tội đã tẩy sạch cuộc đời đen đúa,
Từ cõi lòng Augustinô,
Đã “dâng trào một dòng nước Thánh Linh” (Ga 7,38),
Trái tim từ đây hừng hực “ngọn lửa tình”,
Ngọn lửa “mến Chúa và Yêu người” đốt thiêu từng nhịp sống.
Augustinô, một chứng nhân sống động,
Thánh: đó là “trở về”, Thánh: đó là “Yêu”.
Vâng, “Ama et quod fac vis” (1), cứ yêu đi…
Bởi cuộc đời sẽ “khắc khoải không thôi,
Cho mãi tới khi nao được nghỉ yên trong Chúa” (2) !
Có lạ gì đâu,
Kể từ “giọt nước mắt Phêrô”,
hay “lời cầu của tên trộm bị đóng đinh thập giá”…,
chuyện “nên thánh” luôn là chuyện của đời thường.
Của những con người bằng thịt bằng xương,
Của Mađalêna, Matthêô, Augustinô,
Của chị, của anh, của tôi,
của bao đứa con “bỏ nhà Cha đi hoang đàng tội lỗi”.
Nhân cuộc đời của Thánh Augustinô Giáo Phụ,
Chợt nhớ lại lời “Hãy nên hoàn thiện như Cha trên trời” !
Một thách đố chông gai, nhưng là tiếng gọi mời,
Để giữa mùa Covid, mùa “cây đổ ồn ào”,
Ta lặng lẽ, khiêm nhu,
trở về làm “cánh rừng đang mọc” (3) !
Sơn Ca Linh (27.8.2021)
GHI CHÚ:
(1) & (2) Lời của Thánh Augustinô.
(3) Ngạn ngữ Trung Quốc: “Một cây đổ thì ồn ào hơn cánh rừng đang mọc”.
VietCatholic TV
Hi hữu: Vi rút tràn ngập trại trẻ mồ côi Manila nhưng chỉ có 3 vị vào nhà thương. Thái Lan kiệt quệ
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
08:07 27/08/2021
1. Nữ tu kêu cứu vì biến thể coronavirus tràn ngập trại trẻ mồ côi Manila
Một nữ tu Công Giáo kêu gọi sự giúp đỡ khi các trường hợp COVID-19 tràn ngập trại trẻ mồ côi Hospicio de San Jose ở Manila.
Ít nhất 103 nhân viên của trại tạm trú dành cho trẻ mồ côi và vô gia cư do Giáo hội điều hành đã được phát hiện dương tính với COVID-19, với ít nhất ba người đã được đưa đến bệnh viện.
Sơ Maria Socorro Pilar Evidente, Giám đốc của Hospicio de San Jose, cho biết ba người già và 49 trẻ em đã được xét nghiệm dương tính với vi rút.
Sơ Evidente đã kêu gọi quyên góp cho những người đang bị cách ly trong cơ sở - bao gồm 180 nhân viên, 13 nữ tu, 276 nhân viên điều dưỡng, và những người phụ thuộc vào các nhân viên của cơ sở.
“Chúng tôi đã bị cách ly từ lâu và chúng tôi phải cho người dân của mình ăn ba bữa mỗi ngày”, nữ tu nói trong một cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh vào ngày 23 tháng 8.
“Cho đến khi chúng tôi vẫn còn các trường hợp dương tính, chúng tôi sẽ vẫn còn bị lockdown”, Sơ Evidente nói.
Sơ cho biết sự gia tăng các ca bệnh có thể bắt nguồn từ những nhân viên phải ra khỏi cơ sở để khám bệnh.
“Những người đi khám bác sĩ, hầu hết trong số họ đã có kết quả dương tính với COVID-19”, vị nữ tu nói. “Tốc độ tăng nhanh không giống như vào thời gian từ tháng 4 đến tháng 6 khi tốc độ tăng không đáng kể”.
Phi Luật Tân đã liệt kê 16,044 ca nhiễm COVID-19 mới vào hôm Chúa Nhật, đẩy tổng số ca nhiễm được xác nhận là 1,839,635.
Dựa trên báo cáo mới nhất của Bộ Y tế, 215 trường hợp tử vong mới đã xảy ra vào hôm 23 tháng 8, nâng số người chết vì COVID-19 của cả nước lên 31,810 người.
Trong khi đó, 13,952 bệnh nhân đã khỏi bệnh, nâng tổng số bệnh nhân khỏi bệnh lên 1,681,925 người.
Số lượng trường hợp COVID-19 đang phải điều trị là 125,900 hoặc 6.8 phần trăm của tổng số trường hợp nhiễm coronavirus.
Trong số các trường hợp nhiễm trùng đang phải điều trị, 93.8% là nhẹ, 3.4% không có triệu chứng, 0.6% là nguy kịch, 1.2% là nặng và 0.94% là vừa.
Ban đầu được đặt tên là Hospicio General, Hospicio de San José được thành lập vào tháng 10 năm 1778 bởi ngài Francisco Gómez Enríquez và vợ là bà Doña Barbara Verzosa.
Sau khi được ơn lành chữa khỏi của một cơn sốt, Gómez Enríquez tặng 4,000 peso để thành lập trại trẻ mồ côi.
Sáng kiến và tấm gương của Don Gómez Enríquez đã được những mạnh thường quân khác của Manila noi theo.
Từ ngày 27 tháng 12 năm 1810, và theo Nghị định của Hoàng gia, nhà tế bần được điều hành bởi Hội đồng quản trị do Tổng giám mục Manila chủ trì.
Vào ngày 1 tháng 6 năm 1866, qua lời đề nghị với Toàn quyền Phi Luật Tân bởi một ân nhân tên là Doña Margarita Róxas, việc vận hành nhà tế bần đã trở thành trách nhiệm của các Nữ Tử Bác ái Thánh Vincent de Paul.
Source:Liacas News
2. Nhà thờ Borongan ở miền trung Phi Luật Tân trở thành trung tâm tiêm chủng
Nhà thờ Borongan ở tỉnh Đông Samar, miền trung Phi Luật Tân đã được biến thành một địa điểm tiêm chủng để tiêm chủng cho người già và những cư dân khác dễ bị nhiễm COVID-19 nhất.
Tỉnh Eastern Samar đã tiêm cho khoảng 59,000 cư dân liều vắc xin đầu tiên trong khi 31,000 người đã được tiêm chủng đầy đủ.
Nhà thờ Borongan, hoặc Nhà thờ chính tòa Sinh Nhật Đức Mẹ nằm gần cửa sông Loom, tại thành phố Borongan, Đông Samar, Phi Luật Tân. Đây là nơi đặt trụ sở của Giáo phận Borongan.
Cha Francisco Diez đã xây dựng nhà thờ ban đầu vào năm 1710 để tôn vinh Sinh Nhật Đức Mẹ. Các linh mục dòng Phanxicô đã chuyển giao việc quản lý nhà thờ vào năm 1768 cho các tu sĩ Dòng Tên. Năm 1773, ngôi thánh đường bị hỏa hoạn thiêu rụi và được xây dựng lại, cũng như mở rộng ra.
Năm 1961, ngôi thánh đường trở thành trụ sở và nhà thờ chính tòa của Giáo phận Borongan. Năm 1962, Đức Cha Vicente Reyes, giám mục tiên khởi của Borongan đã trùng tu lại toàn bộ ngôi thánh đường. Phần duy nhất của nhà thờ cổ còn sót lại cho đến ngày nay là tháp chuông hình tròn.
Source:Liacas News
3. Một đội quân tình nguyện chống lại coronavirus ở Thái Lan
Nhà sư Phrompong Kaino, 33 tuổi, làm việc suốt ngày đêm để cung cấp dịch vụ xét nghiệm tăm bông COVID-19 miễn phí cho những người dễ bị tổn thương trong các cộng đồng có nguy cơ cao ở Bangkok. Dự án của ngôi chùa đã giúp hơn 2,000 người chỉ trong hơn một tháng.
Nhà sư Kaino là một trong số hàng nghìn người bình thường đã nỗ lực giúp Thái Lan thoát khỏi cuộc khủng hoảng coronavirus tồi tệ nhất cho đến nay, đã và đang gây căng thẳng cho các bệnh viện và dịch vụ y tế ở thủ đô Bangkok.
Một phần năm trong số những người được thử nghiệm bởi dự án tại ngôi chùa của Kaino có kết quả dương tính với COVID-19 và được cung cấp dịch vụ chăm sóc tại chùa nhằm cách ly với cộng đồng.
“Đội ngũ y tế không thể đáp ứng nhu cầu”, nhà sư Kaino
“Bất kể họ thuộc cộng đồng Phật giáo, Thiên chúa giáo hay Hồi giáo, tất cả chúng ta đều là con người và xứng đáng được đối xử công bằng và ngay lập tức”.
Thái Lan đang trên đà vượt qua mốc 1 triệu ca nhiễm coronavirus trong tuần này, với 7,700 ca tử vong cho đến nay. Chỉ trong ngày thứ Ba, Thái Lan đã có kỷ lục 239 trường hợp tử vong trong một ngày.
Tỷ lệ tiêm chủng thấp do nguồn cung thiếu hụt.
Source:Licas News
4. Quân đội Miến Điện bắt thêm các ký giả
Bọn cầm quyền quân sự Miến Điện đã bắt giữ thêm hai nhà báo địa phương, đài truyền hình thuộc sở hữu của quân đội đưa tin hôm thứ Bảy, đó là vụ bắt giữ mới nhất trong số hàng trăm vụ bắt giữ trong một cuộc đàn áp sâu rộng trên các phương tiện truyền thông kể từ cuộc đảo chính ngày 1 tháng Hai.
Sithu Aung Myint, một nhà báo trên trang tin Frontier Myanmar và bình luận viên của đài Tiếng nói Hoa Kỳ, và Htet Htet Khine, một nhà sản xuất tự do cho BBC Media Action, đã bị bắt vào ngày 15 tháng 8, Myawaddy TV đưa tin.
Sithu Aung Myint bị buộc tội dụ dỗ và lan truyền thông tin sai lệch mà Myawaddy cho là chỉ trích chính quyền và đã kêu gọi mọi người tham gia các cuộc đình công và chống lại các nhóm đối lập ngoài vòng pháp luật.
Htet Htet Khine bị buộc tội chứa chấp Sithu Aung Myint, một nghi phạm tội phạm, và làm việc cho và hỗ trợ một Chính phủ Thống nhất Quốc gia bóng tối.
BBC Media Action cho biết trong một tuyên bố rằng họ lo ngại về sự an toàn của Htet Htet Khine và các cáo buộc chống lại cô, và đang theo dõi chặt chẽ tình hình.
Tổ chức phóng viên không biên giới cho biết các ký giả này đang bị giam giữ không hợp pháp.
“Chúng tôi cực lực lên án các điều kiện giam giữ họ tùy tiện, phản ánh sự tàn bạo mà quân đội đối xử với các nhà báo”, Daniel Bastard, người đứng đầu bộ phận Châu Á - Thái Bình Dương của họ cho biết.
Miến Điện vẫn còn đầy rẫy bất ổn và những cuộc phản đối sự cai trị của quân đội. Cho đến nay hơn 1,000 người đã thiệt mạng, theo một nhóm theo dõi các vụ giết người của lực lượng an ninh.
Quân đội, đã thu hồi giấy phép của nhiều hãng thông tấn, nói rằng họ tôn trọng vai trò của truyền thông nhưng sẽ không cho phép đưa các tin tức mà họ cho là sai sự thật hoặc có khả năng gây bất ổn cho công chúng.
Một báo cáo của Ủy ban Bảo vệ các nhà báo vào tháng trước cho biết các nhà cầm quyền của Miến Điện đã hình sự hóa hoạt động báo chí độc lập.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền vào cuối tháng trước cho biết chính phủ quân đội đã bắt giữ 98 nhà báo kể từ cuộc đảo chính. Trong số những người bị bắt, 46 người vẫn bị giam giữ tính đến cuối tháng Bảy.
Source:Licas News
Hình ảnh độc đáo của Đức Giáo Hoàng nhiều người chưa từng thấy qua. Kitô hữu lâm nguy ở Afghanistan
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:51 27/08/2021
1. Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô kêu gọi sự chung sống hòa bình giữa các Giáo Hội
Trong ngày thứ ba của chuyến viếng thăm tại Kiev, Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô đã được cả Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Giáo Hội Chính thống Ukraine mới thành lập gần đây mời tham dự lễ kỷ niệm đánh dấu 30 năm độc lập của Ukraine.
Giáo hội Chính thống giáo Ukraine thuộc Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa, gọi tắt là UOC-MP, đã kịch liệt phản đối chuyến thăm này với một số lý do, bao gồm khẳng định rằng hầu hết các tín đồ Chính thống giáo ở Ukraine đều phản đối chuyến thăm và rằng chuyến thăm sẽ chỉ làm gia tăng căng thẳng giữa các Giáo Hội Chính Thống tại Ukraine, và là nỗ lực để “hốt sạch” các giáo xứ của UOC-MP.
Trước chuyến thăm, câu hỏi lớn đặt ra là liệu chuyến thăm sẽ được hầu hết người dân Ukraine và thế giới coi là một sự kiện tích cực hay liệu chuyến thăm sẽ bị coi là một sai lầm lớn khi những dự đoán của UOC-MP được chứng minh là đúng. Cũng có câu hỏi liệu UOC-MP có cố gắng “làm hỏng” chuyến viếng thăm của Đức Thượng phụ Đại kết bằng cách thực hiện một số hành động bạo lực hay không.
Vào ngày 16 tháng 8, linh mục trưởng Nikolai Danilevich, người thường xuyên đóng vai trò là một trong những người phát ngôn của UOC-MP, tuyên bố rằng những nỗ lực của những người ủng hộ UOC-MP để tổ chức các sự kiện, chẳng hạn như đám rước, trong chuyến thăm của Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô không được chúc lành.
Mặt khác, ông đặc biệt tán thành kế hoạch của tổ chức “Mariane” (tiếng Ukraine là “ Миряне”), có nghĩa là “giáo dân”. Theo kế hoạch này họ sẽ tiến hành một “buổi cầu nguyện phản đối” vào ngày 21 tháng Tám gần tòa nhà quốc hội Ukraine.
Cha Nikolai tuyên bố: “Các tín đồ sẽ hỏi Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô xem Giáo hội Constantinople có ý định khắc phục những gì đã gây ra ở Ukraine hay không. Tôi nghĩ rằng hành động này sẽ hữu ích. Hãy để Giáo chủ Constantinople suy nghĩ và trả lời trước công chúng”.
Vào ngày 17 tháng 8, một lá thư chính thức đã được gửi trong đó Thượng Phụ Onufry, người đứng đầu UOC-MP, đặc biệt chúc phúc cho các hoạt động của “Mariane”.
Đáp lại các chỉ trích này, Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô đã kêu gọi sự chung sống hòa bình giữa các Giáo Hội.
Tình hình căng thẳng đến mức, trước khi sang thăm Ukraine, Đức Thượng Phụ Đại kết đã cử hai Đức Tổng Giám Mục Trưởng là Kallioupolis và Madytos Stephanos thay thế ngài trong trường hợp có bất trắc. Hai vị Tổng Giám Mục Trưởng đã cùng đi với ngài đến Sân bay Constantinople.
Source:Sis,ografo
2. Chìa khóa của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong việc chấm dứt các tổ chức khủng bố
Khi cuộc chiến ở Afghanistan bắt đầu, Thánh Gioan Phaolô II đã thúc giục các nhà lãnh đạo thế giới tìm ra nguyên nhân của chủ nghĩa khủng bố.
Năm 2002, Thánh Gioan Phaolô II đã viết thông điệp hàng năm của mình cho Ngày Hòa bình Thế giới khi cuộc chiến ở Afghanistan chỉ mới bắt đầu.
Ngài đau buồn trước thảm kịch 11/9, nhưng cũng lo lắng trước phản ứng toàn cầu đối với các tổ chức khủng bố.
Một mặt, Thánh Gioan Phaolô II đã công nhận quyền bảo vệ đất nước trước chủ nghĩa khủng bố. Vị Thánh Giáo Hoàng khẳng định:
Tồn tại quyền tự vệ chống lại chủ nghĩa khủng bố, một quyền, như mọi khi, phải được thực hiện trong sự tôn trọng các giới hạn đạo đức và luật pháp, trong việc lựa chọn mục đích và phương tiện. Tội phạm phải được xác định một cách chính xác, vì tội phạm luôn mang tính cá nhân và không thể mở rộng đến quốc gia, dân tộc hoặc tôn giáo mà những kẻ khủng bố có thể thuộc về.
Tuy nhiên, ngài cũng tin rằng các phương pháp quân sự không phải là lựa chọn duy nhất. Ngài ủng hộ việc tiêu diệt tận gốc các tổ chức khủng bố. Thánh Giáo Hoàng Ba Lan viết:
Hợp tác quốc tế trong cuộc chiến chống lại các hoạt động khủng bố cũng phải bao gồm một cam kết chính trị, ngoại giao và kinh tế can đảm và kiên quyết nhằm giảm bớt các tình huống áp bức và gạt ra bên lề, là những điều tạo điều kiện thuận lợi cho các kế hoạch của bọn khủng bố. Trên thực tế, việc tuyển mộ những kẻ khủng bố dễ dàng hơn trong những tình huống mà quyền lợi bị chà đạp và những bất công được dung thứ trong một thời gian dài.
Các tổ chức khủng bố sẽ được nuôi dưỡng trong hoàn cảnh bị áp bức và nghèo đói. Nếu các điều kiện cơ bản của chủ nghĩa khủng bố không được loại bỏ tận gốc, nó sẽ chỉ càng mạnh mẽ hơn.
Hơn nữa, chủ nghĩa khủng bố không thể nhận được sự ủng hộ của bất kỳ tôn giáo hoặc nhà lãnh đạo đạo đức nào.
Các hệ phái khác nhau của Kitô Giáo, cũng như các tôn giáo lớn trên thế giới, cần phải làm việc cùng nhau để loại bỏ các nguyên nhân xã hội và văn hóa của chủ nghĩa khủng bố. Họ có thể làm điều này bằng cách dạy về sự vĩ đại và phẩm giá của con người, và bằng cách truyền bá ý thức rõ ràng hơn về sự hiệp nhất của gia đình nhân loại. Đây là một lĩnh vực cụ thể của đối thoại và hợp tác đại kết và liên tôn giáo, một dịch vụ cấp bách mà tôn giáo có thể cống hiến cho hòa bình thế giới.
Đặc biệt, tôi tin rằng các nhà lãnh đạo tôn giáo lớn là Do Thái, Kitô Giáo và Hồi giáo giờ đây phải đi đầu trong việc công khai lên án chủ nghĩa khủng bố và lên án những kẻ khủng bố lợi dụng bất kỳ hình thức hợp pháp nào liên quan đến tôn giáo hay đạo đức.
Trên tất cả, con đường dẫn đến hòa bình chỉ có thể được thiết lập thông qua sự tha thứ.
Các tổ chức khủng bố sẽ tiếp tục phát triển mạnh trên thế giới chừng nào hòa bình và hòa giải chưa được thiết lập và các nguyên nhân gốc rễ của chủ nghĩa khủng bố chưa bị loại bỏ.
Source:Aleteia
3. Hình ảnh độc đáo của Đức Giáo Hoàng không mấy ai đã từng thấy qua
Đức Thánh Cha Phanxicô yêu túc cầu vừa có một món đồ chơi mới là chiếc bàn đá banh. Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhận được hàng chục chiếc áo túc cầu và các quả bóng trong suốt 8 năm làm giáo hoàng nhưng ngài vừa có một món đồ chơi mới theo chủ đề túc cầu vào hôm thứ Tư vừa qua, đó là một bàn đá banh.
Đức Phanxicô đã chơi ngay một hiệp trên bàn đá banh vừa được trao tặng cho ngài vào cuối buổi tiếp kiến chung với đại diện của một hiệp hội bóng bàn có trụ sở tại Tuscany. Hiệp hội này có tên là Toscana Calcio Balilla ở Altopascio.
Thị trưởng của Altopascio, cô Sara D’Ambrosio, đã viết trên Facebook rằng chiếc bàn đá banh này được thiết kế theo lối hòa nhập, nghĩa là hoạt động tốt cho những người khuyết tật về thể chất để khuyến khích họ tham gia thể thao.
Vị giáo hoàng sinh tại Á Căn Đình là một người nổi tiếng yêu thích túc cầu và là người hâm mộ câu lạc bộ San Lorenzo ở Buenos Aires. Từ lâu, ngài đã cổ vũ thể thao như một cách để thúc đẩy sự đoàn kết và hòa nhập, đặc biệt là đối với những người trẻ tuổi.
Source:AP
4. Kitô hữu gặp hiểm nguy ở Afghanistan
Tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ Ý lặp lại những lo ngại của Heiner-Geldern rằng việc áp dụng lại luật Sharia sẽ “xóa sạch một số quyền tự do đã giành được một cách vất vả, bao gồm cả quyền tự do tôn giáo rất mong manh” và họ dự đoán rằng “tất cả những người không chia sẻ chủ nghĩa Hồi giáo của Taliban, bao gồm cả những người Sunni ôn hòa, do đó đang gặp hiểm nguy”.
Hơn 99% dân số 27.6 triệu người của Afghanistan là người Hồi giáo; hầu hết là người Hồi giáo dòng Sunni, và chỉ có 10% là người Shiite. Theo Tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ, con số Kitô hữu không rõ ràng, và có thể thay đổi từ 1,000 đến 20,000 vì nhiều người thực hành đức tin của họ trong bí mật.
Tổ chức bác ái này kể lại rằng vào năm 2010, Taliban đã giết 10 nhân viên nhân đạo bị buộc tội truyền bá Kitô giáo và là gián điệp nước ngoài. Cũng có báo cáo cho rằng Tổ chức này đã nói với các nhà lãnh đạo của các Giáo Hội hầm trú rằng họ đang bị theo dõi, và mối lo ngại ngày càng gia tăng rằng các Kitô hữu có thể bị giết hoặc các cô gái trẻ Kitô hữu bị gả cho các chiến binh Taliban.
Tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ đưa tin: “Ngay cả trước khi Taliban tiếp quản, các tân tòng Kitô hữu từ Hồi giáo đã phải đối diện với sự tẩy chay và thậm chí bạo lực từ các thành viên trong gia đình. Tính đến ngày 16 tháng 8, hai tu sĩ Dòng Tên người Ấn Độ và bốn Thừa sai Bác ái đang chờ để được di tản”.
Trong khi đó, vào ngày 19 tháng 8, một nhóm Thệ phản hầm trú cáo buộc rằng các Kitô hữu Afghanistan đã chạy trốn lên núi “trong một nỗ lực tuyệt vọng để thoát khỏi Taliban đang đi từng nhà cố gắng giết họ”. Báo cáo khẳng định, các phần tử duy Hồi giáo có một “danh sách tấn công các Kitô hữu nổi tiếng mà họ đang nhắm để truy lùng và giết hại”.
Nina Shea, giám đốc Trung tâm Tự do Tôn giáo của Viện Hudson, viết trên The Epoch Times: “Sự cai trị bằng luật Sharia của Taliban là thảm họa đối với nhân quyền. Thực thế, nếu không có các quyền căn bản, mọi người đều có nguy cơ bị bắt giữ và trừng phạt tùy tiện”.
Cha Dòng Barnabite, Giovanni Scalese, là người phụ trách Xứ Truyền giáo độc lập ở Afghanistan, một thực thể Công Giáo duy nhất trong nước, do Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thành lập năm 2002. Vào tháng 4, ngài bày tỏ nghi ngờ cho rằng Taliban sẽ có thể khôi phục một Tiểu vương quốc duy Hồi giáo, nhưng cũng như nhiều người khác, ngài cũng không dự đoán chính phủ Afghanistan sẽ sụp đổ.
Phát biểu với tờ Register tuần trước, Cha Scalese cho biết đất nước đang trải qua một “thời điểm rất khó khăn” nhưng không muốn nói thêm do tình hình nhạy cảm.
Ngài nói, “Điều duy nhất tôi nói với bạn là cầu nguyện cho chúng tôi”.
Phóng sự: Sài Gòn buồn quá, Sài Gòn ơi, Sài Gòn ơi
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
20:07 27/08/2021
1. Những bông hoa thiện nguyện
Mùa dịch Covid đã thành mùa nở rộ những bông hoa thiện nguyện tươi thắm tình người của dân tộc Việt Nam...
Đi “thiện nguyện Covid” mà tim tôi cứ rộn ràng hồi hộp như đi hành hương Đất Thánh vậy. Hồi hộp từ phút đăng ký đến suốt thời gian chờ đợi. Hồi hộp cả đêm với giấc ngủ chập chờn trước ngày lên đường vì cứ nằm mơ thấy xe chạy qua không đón mình nên hụt hẫng, lạc lõng, lo lắng…
Và vẫn còn hồi hôp như thế cho đến khi nhìn thấy chiếc xe Phương Trang từ từ dừng lại đón chúng tôi. Bác tài mời nhóm chúng tôi lên xe với nụ cười tươi rói và những câu nói thân thiện của người Quảng Nam. Hóa ra bác cũng là một thiện nguyện viên; khi chở đoàn thiện nguyện từ Quảng Nam vào Sài Gòn, bác tình nguyện ở lại làm tài xế thiện nguyện luôn. Mùa dịch Covid đã thành mùa nở rộ những bông hoa thiện nguyện tươi thắm tình người của dân tộc Việt Nam.
Hơn 3 tháng nay, tôi không ra khỏi nhà, nên khi được xe Phương Trang chở đi dạo quanh thành phố để đón thêm nhiều nhóm thiện nguyện khác nữa, sự hồi hộp trong tôi biến tan. Nhưng thay vào đó lại là cảm giác buồn buồn, nghèn nghẹn khi tận mắt chứng kiến thành phố Sài Gòn yêu quý đang 'bị thương' rất nặng. Vô số những chỗ bị ‘băng bó’ bằng dây phong tỏa, bằng hàng rào kẽm gai. Khác hẳn với những sáng chiều kẹt xe trước đây, đường phố bây giờ thật vắng lặng. Chỉ thấy bóng dáng một số shippers giao hàng, và các anh công an, bộ đội trong những bộ đồ bảo hộ kín mít, đang phục vụ tận tình tại các chốt kiểm dịch. Ai kể cho hết được những lao tâm mệt trí, những vất vả cực nhọc của các anh, cả ngày đứng dưới cái nắng cái mưa Sài Gòn để tìm cách đẩy lùi cơn đại dịch xa khỏi dân lành.
Các thiện nguyện viên đợt 4 đã tập trung về khách sạn Minh Tâm. Rất nhiều chuyện cười được ‘phát hiện’ khi gặp gỡ nhau. Nào là một thầy lên đường hồi hộp vội vã xỏ ngay đôi dép tổ ong ‘chiếc mẹ, chiếc con’. Một thầy khác bỏ quên đôi dép lành lặn ở nhà, để mang theo đôi dép lào ‘chó táp’. Vị khác xuống xe vẫn chưa hết hồi hộp nên đeo lộn luôn ba lô của bạn mình đi vào khách sạn. Những tiếng cười giòn tan đã làm tăng thêm nhiệt khí dấn thân phục vụ cho ngày mai khi đối diện với thực tế đậm nét khổ đau của các bệnh nhân Covid.
Rồi cũng thật ấm lòng khi nhận được tâm thư Đức Tổng Giuse Nguyễn Năng gửi đến với lời mở đầu rất thân thương, dí dỏm:
“Xin gửi đến các cha và tu sĩ mới ‘nhập viện’ hôm qua. Tôi chào thăm các cha và anh chị em ngày đầu tiên trong sứ vụ mới. Đêm qua ngủ ngon không? Chắc cũng có hồi hộp. Cám ơn các cha và anh chị em đã hăng say lên đường để đến với các bệnh nhân Covid…”
Sự quan tâm của vị mục tử cũng là người cha tuyệt vời đã tiếp lửa thúc bách chúng tôi không ngại gian khó trong thời gian phục vụ.
Buổi tập huấn được tổ chức tại hội trường của bệnh viện. Thật xúc động khi mỗi thiện nguyện viên đón nhận một túi đồ với tấm thiệp đẹp đính kèm balô. Từng con chữ thân thương xoáy sâu vào trái tim tôi:
Thank you! Thương gởi y bác sĩ: Trong những tháng vừa qua, cả nước nói chung và Thành phố Sài Gòn nói riêng, đang gồng mình chiến đấu với virus Covid 19. Thật khó có thể miêu tả được những khó khăn mà chúng ta, những người con đất Việt, đang trải qua, nhất là đội ngũ y bác sĩ tuyến đầu chống dịch.
Với mong muốn san sẻ một phần khó khăn với đội ngũ y bác sĩ đang ngày đêm trải qua, thương gửi đến các chiến sĩ áo trắng bộ quần áo y tế này, hy vọng sẽ góp phần tăng thêm sức mạnh cho các y bác sĩ…
Kính chúc các chiến sĩ áo trắng của chúng ta luôn mạnh khóe, vững vàng chiến đấu. Nhất định chúng ta sẽ chiến thắng.
Xin trân trọng cám ơn và tri ân.
Thương quá Việt Nam ơi! Đẹp quá nghĩa tình dân tộc mình! Hậu phương, tiền tuyến luôn có nhau, luôn cần nhau và luôn sát cánh bên nhau trong mọi biến cố vui buồn của đất nước.
…Thế rồi, sau một tuần, từ lạ lẫm, tôi đã quen thuộc dần với thao tác gói mình trong bộ áo bảo hộ mỗi khi đến ca trực trên khu lầu 7B của bệnh viện. Nhưng hình ảnh nhiều bệnh nhân rất mệt nằm thở oxy được các y bác sĩ tận tâm theo dõi từng giờ, từng giờ bất kể ngày đêm; hình ảnh của các nhân viên vệ sinh âm thầm miệt mài thu gom rác thải chất đống rất dễ lây nhiễm; hình ảnh những nhân viên chăm chút lau nhà khử khuẩn; những nhân viên mau lẹ tiếp chuyển oxy… tất cả những cảnh tượng ấy đều luôn mới đẹp và rất ấn tượng đối với tôi. Đại dịch Covid tại Sài Gòn sẽ không thể đẩy lùi nếu thiếu đi những con người quảng đại quên mình vì tha nhân như thế. Họ thật xứng đáng được mọi người trân trọng, tri ân và cảm phục sâu xa. Họ là đại ân nhân của mỗi chúng ta.
Có một hôm, sau khi trực ca 2, tôi xuống phòng ăn của bệnh viện lúc 9g30 tối. Cơm đã hết, nhưng tôi rất ngạc nhiên khi đọc những dòng chữ được dán trên vách ngăn ở bàn cơm:
“Hãy ăn thật thong dong, Gạt bỏ mọi ưu phiền, Hậu phương sẽ mãi bên cạnh.”
Và một câu khác: “Mọi người ăn thật ngon, Em hứa sẽ 5k thật tốt.”
Rồi một câu này nữa: “Biết ơn các Y Bác sĩ và các Chiến sĩ tuyến đầu thầm lặng”.
Đọc những lời này xong, tôi không còn thấy đói nữa. Tôi trở về phòng với một trái tim đầy cảm xúc và lên giường, mau lẹ đi vào giấc ngủ thật ngon, để sáng mai thức dậy lại bắt đầu một ngày mới phục vụ yêu thương như Chúa đã yêu thương.
Trinh Vương thiện nguyện
2. Nhật Ký Tu Sĩ Thiện Nguyện: Sài Gòn Và Bệnh Viện Covid Ca Đêm
Người ta vẫn thường nói Sài Gòn là thành phố không ngủ. Nhưng hôm nay trên đường đi làm ca đêm tại bệnh viện, tôi bắt gặp một Sài Gòn đang ngủ, nhưng đó là một giấc ngủ không bình yên…
Một ngày lại trôi qua. Trong khung cảnh của không gian bệnh viện về đêm, tôi lặng yên để lắng nghe nhịp đập của hơi thở, lắng nghe những thanh âm xung quanh tôi. Tôi cố gắng cảm nghiệm bằng con tim cũng đang thổn thức cùng nhịp đập với Sài Gòn và ánh nhìn của một người tin. Tôi biết Sài Gòn đang thấm mệt vì đang oằn vai gánh nặng, ôm vào lòng con người từ muôn phương. Tôi đang nghiêng tai nghe tiếng phố thở dài, cố nghe tiếng rao đêm bằng tiếng lòng quen thuộc – tiếng rao gắn liền của một thời ôn thi của tôi cũng như bao thế hệ sinh viên Sài Thành. Tôi biết rằng, Sài Gòn cũng đang nhớ những tiếng rao đó, tiếng rao của “người mẹ ra đi từ mái tranh nghèo, của người chị ra đi từ miền trung xa xôi...” Tiếng rao như lời mời gọi xé lòng tôi, “về đi” – về với cội nguồn sự sống, về với gia đình có mẹ có cha. Tôi bồi hồi… như nghe đâu đâu vọng đến bên tai những vần thơ của Phong Việt:
“Về nhà đi!
Bỏ lại hết những gì đau đớn nhất
những ngày vui đến trào nước mắt
những lần cô đơn như cuộc đời khất thực
lật ngửa bàn tay làm biểu tượng nguyện cầu...”
Nhưng tôi tự nói với chính mình, Sài Gòn cũng là nhà của tôi mà. Sài Gòn cho tôi lớn lên trong những tháng ngày đại học. Sài Gòn che chở tôi những lúc chênh vênh nhất của chọn lựa ơn gọi. Sài Gòn cho tôi những bài học tình người đầy nhân văn trong cách ứng xử và Sài Gòn cho tôi gặp gỡ biết bao con người mà qua họ tôi nghiệm thấy tình Chúa tình người hiện diện…
Đang dòng chảy suy tư như thế để cảm nhận thanh âm của cuộc sống, một bạn trẻ nhắn cho tôi biết là em mới chầu online xong… làm ngắt quãng những nghĩ suy… Tôi mỉm cười vui sướng vì em, vì đức tin rất tinh tuyền và một sự tín thác tuyệt đối vào Đấng mà chỉ có Ngài mới có thể làm cho Sài Gòn và nhân loại bớt đau; và chỉ có Ngài mới có thể chữa lành những vết thương mà Sài Gòn đang phải gánh chịu. Tôi cảm ơn em cũng như mọi người vẫn đang hướng về chúng tôi, hướng về Sài Gòn trong những lời nguyện giờ kinh.
Khi đồng hồ điểm 1h, dù còn đến 3 tiếng nữa mới đến ca làm, nhưng tôi cứ muốn vào sớm hơn, vào để hiện diện cho họ bớt cô đơn và cho họ chút hơi ấm của tình người dù nhỏ nhoi đi nữa, vì tôi biết các bệnh nhân trong phòng bệnh đang muốn thấy nhiều hơn nữa những “thiên thần áo trắng”, tôi biết họ cần tình yêu. Tôi phải cho họ biết Sài Gòn cũng như đất mẹ Việt Nam không bỏ rơi họ, đặc biệt Thiên Chúa cũng đang hiện hữu bên họ.
Tôi đi vào trong phòng bệnh, nơi bàn làm việc các của các bác sĩ và nhân viên vẫn còn túc trực, nơi đây tôi cảm nghiệm được những giấc ngủ không an nhiên của Sài Gòn. Vì tình người, các cô chú và các bạn không tỏ ra quá mệt mỏi mà vẫn hoạt động với một tinh thần cao nhất. Tôi thấy mọi người chạy nhanh đến phòng bệnh 603 như đang có chuyện gì không suôn sẻ lắm. Mấy phút sau, thấy mọi người trở lại làm việc cười cười nói nói vì không có chuyện gì bất an cả. Tôi thầm tạ ơn Chúa vì không sao rồi!
Tôi bắt đầu rảo bước trong bộ đồ như các nhân viên y tế, đi đến từng phòng người bệnh đang nằm. Khi vào phòng nhìn những bệnh nhân đang nằm ngủ ngon lành, tôi thấy sao bình an thế,… nhưng cũng có một số bệnh nhân khó ngủ vì đau, chập chờn vì những cơn đau. Tôi đến bên cạnh của những bệnh nhân này, nói chuyện với họ một tí rồi động viên họ, đọc thầm một kinh cho các bệnh nhân từng phòng, mong sao họ bình an và mau khỏe lại. Họ an tâm và cảm nghiệm được tình yêu khi các điều dưỡng viên, các thiện nguyện viên vẫn thay nhau đi đi lại lại, vào thay thuốc và chăm sóc họ.
Đi được hai vòng các phòng bệnh nhân, tôi thấy khi đêm về họ bình an hơn, nhẹ nhàng hơn. Bên ngoài, đội ngũ điều dưỡng viên và bác sĩ vẫn túc trực. Tôi ngồi xuống và đọc thầm kinh nguyện để cầu cho tất cả mọi người được bình an đích thực. Và rồi khi đồng hồ điểm 4h sáng, khi có các anh trong nhóm của tôi vào, tôi bắt đầu công việc của mình. Dù có đôi chút mệt mỏi nhưng tôi cảm nghiệm được niềm vui khi qua một đêm được sống trong không gian yên tĩnh đầy tình người.
Viết những dòng nhật ký khi bên ngoài trời vẫn mưa. Từ trên cao nhìn xuống đường, tôi lại tiếp tục thấy Sài Gòn đang ngủ. Nhưng đó là một giấc ngủ của người mẹ trong lúc con cái của mình đang đối diện với bệnh tật và khó khăn. Đó cũng là giấc ngủ trong tin yêu, bởi hàng triệu con tim đang hướng về Sài Gòn và chắc chắn đó là một giấc ngủ trong hi vọng vượt qua hết mọi nỗi đau vì quanh tôi vẫn còn nhiều tu sĩ trên tay với bộ tràng chuỗi mân côi nguyện cầu cho Sài Gòn, cho mọi người và toàn thể nhân loại./.
Sài Gòn 25.8.2021,
Bệnh Viện Ung Bướu 2
3. Sự Cảm Phục Của Một Bác Sĩ Dành Cho Các Nữ Tu Thiện Nguyện
Những lần gần đây, mỗi khi nhận và xuống hàng cho khu cách ly, khu điều trị tại Trường Trung Học Sư Phạm Mầm Non, Bình Đa, Biên Hòa nơi có các nữ tu của hai hội Dòng Đa Minh Thánh Tâm và Nữ tỳ Chúa Giêsu Linh Mục phục vụ, có một bác sĩ khi nghe thấy hàng hỗ trợ cho bệnh nhân đến, chị bác sĩ đã chạy đến, chụp hình và nói với sơ “Để con gửi những hình này cho các bệnh nhân, để họ thấy các sơ phục vụ vất vả thế nào, một sự phục vụ hoàn toàn miễn phí. Con gửi hình để các bệnh nhân chịu khó cộng tác, đừng càm ràm, và nhất là để chân nhận những vất vả hy sinh của các sơ đó sơ!”
Và chị bác sĩ nói tiếp “Con cảm phục tất cả các sơ ở đây lắm sơ ơi- là bốn sơ đang làm việc- rất nhiệt tình, rất dễ thương, không nề hà chi cả.”
Chị bác sĩ ấy, chắc hẳn là một người ngoại đạo, không cùng tôn giáo với các sơ, nhưng với sự cảm phục ấy, các sơ đang gián tiếp giới thiệu Chúa cho mọi người, không chỉ dành cho chị bác sĩ đang có trách nhiệm trong khu điều trị, cách ly này, nhưng còn là cho các bệnh nhân. Đó là sự giảng thuyết không bằng lời về một Thiên Chúa yêu thương, nhưng chỉ bằng sự phục vụ.
Tạ ơn Chúa, và đó là mục đích của chúng con, khi chúng con phục vụ anh chị em đau bệnh, phục vụ anh chị em đang đói khổ, là chúng con muốn Chúa được biết đến, Chúa được vinh danh, chứ không phải chúng con tìm kiếm vinh danh cho bản thân mình.
Nữ tu Teresa Ngọc Lễ