Phụng Vụ - Mục Vụ
Một mẫu mực sống chân chính
Lm Nguyễn Hữu Thy
05:20 28/08/2010
Một mẫu mực sống chân chính
CN22TN/C
(Lc 14,1.7-14)
Trong thời đại ngày nay, những người có danh tiếng và được thiên hạ kính nể, chính là những người có nhiều may mắn, những người thành đạt trong cuộc sống, những người có khả năng trổi vượt trong công danh nghề nghiệp, nghĩa là những người có thể thực hiện được nhiều thành công trong cuộc sống. Trong các cuộc đua thể thao, chỉ những người chiến thắng, chỉ những người chiếm được vị trí đứng đầu, những người đoạt được huy chương vàng, thì mới đáng kể và mới có giá trị. Và xuất hiện nơi công cộng trước đông đảo quần chúng, cũng chỉ những người làm đầu, còn những người đứng cuối, những người vô danh tiểu tốt, hoàn toàn bị bỏ quên. Trong cuộc sống cụ thể danh từ «nhún nhường» hay «tự hạ mình» thường chỉ là những danh từ trống rỗng, ít khi mang đầy đủ ý nghĩa của chúng. Đúng thế, thái độ khiêm tốn hay tự hạ mình thường chỉ nói lên một bản chất hèn yếu, nhút nhát và bất lực. Thế nhưng trong bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu đã đề cập tới một điều hầu như hoàn toàn thiếu thực tế và chỉ dành cho các bậc tu hành đạo hạnh, một điều hoàn toàn trái ngược với ý nghĩ và hành động của đại đa số trong chúng ta. Đó là thái độ khiêm nhu từ tốn và tự hạ mình xuống. Dĩ nhiên, ở đây Đức Giêsu chỉ muốn nhắn gửi trước tiên đến những người Pha-ri-sêu kiêu hãnh và tự cao tự đại một bài học về sự khiêm nhu từ tốn.
Nhưng phải chăng đây là một kiểu khiêm nhu từ tốn quá đặc biệt, hay nói rõ hơn, một kiểu khiêm nhu từ tốn chiến lược, nghĩa là người ta có chủ ý tìm cho mình một chỗ sau cùng cuối hết, để sau đó chắc chắn sẽ được chủ nhà đến mời lên chỗ cao hơn, và như thế sẽ được vinh dự trước mặt mọi người và được họ kính trọng, nể vì? Hơn nữa, phải chăng không phải là một điều đi ngược lại luật lịch sự thường tình khi đã là người khách mời mà lại đưa ra đề nghị này nọ cho chủ nhà trong tương lai cần phải mời khách như thế nào?
Nếu ý nghĩa đoạn Phúc Âm hôm nay thực sự chỉ được giới hạn trong sự khiêm tốn và nhu mì theo kiểu cách nhân loại, và thực sự chỉ liên quan tới một danh sách các khách mời hợp tình hợp lý mà thôi, thì quả thực là một đoạn Phúc Âm tầm thường, không cần phải quan tâm. Không! Dụ ngôn mà Đức Giêsu nêu lên ở đây chứa đựng một ý nghĩa hoàn toàn khác, chứ không phải là một bài thuyết pháp về luân lý. Vâng, Đức Giêsu kể ra câu chuyện dụ ngôn trong bài Tin Mừng hôm nay là cốt ý muốn trình bày về sự tương quan của con người với Thiên Chúa, cũng như những hậu quả phát xuất từ mối tương quan đó cho cách cư xử của con người. Vì thế, bữa tiệc của người Pha-ri-sêu chỉ là bức bình phông, chỉ là dịp để Đức Giêsu đề cập tới một bữa tiệc quan trọng khác, bữa tiệc Nước Trời.
Vâng, Đức Giêsu trình bày về sự hiệp thông với Thiên Chúa, mà những người Do-thái luôn đinh ninh rằng, họ - với vai trò là dân được tuyển chọn – đương nhiên phải được chiếm giữ những chỗ danh dự hàng đầu trước các dân tộc khác. Và trong thực tế, những người Do-thái (dĩ nhiên, không chỉ những người Do-thái mà thôi) đã đem thứ bậc khác nhau và sự phân chia giai cấp thuần túy nhân loại như thế vào cả trong lãnh vực tôn giáo. Chỗ ngồi tại «bàn ăn» của xã hội nhân loại có thứ bậc rõ ràng:
• Về vấn đề tiền bạc: Đứng vào chỗ nhất là những người kiếm được nhiều tiền trong thương trường cũng như trong chính trường; còn đứng vào chỗ cuối cùng là những người sống nhờ vào sự bố
• Về giáo dục: Đứng vào chỗ nhất là những giai cấp trí thức đại học với cấp bằng tiến sĩ và giáo sư; còn đứng vào vị trí cuối cùng là những người mù chữ hay chỉ mới biết đọc biết viết.
• Về sắc đẹp: Đứng vào chỗ nhất là các nữ hoàng sắc đẹp với những đường nét và kích thước cân đối lý tưởng; còn đứng vào vị trí cuối cùng là những người thiếu nhan sắc, những người xấu xí khó coi, những người ít được các đồng loại quan tâm để ý.
• Về sức khỏe: Đứng vào chỗ nhất là những người lực lưỡng, khỏe mạnh và bất khả thắng; còn đứng vào chỗ cuối là những người suốt đời phải sống lê lết trong bệnh tật, phải đi khám hết bác sĩ này đến bác sĩ khác.
Vâng, có biết bao nhiêu kiểu thứ bậc và cách phân chia giai cấp như thế tại «bàn ăn» của cuộc sống nhân loại, dù cho chúng có hợp lý hay vô lý, cần thiết hay dư thừa.
Nhưng điều quan trọng ở đây là chính sứ điệp Đức Giêsu đã mang đến. Và sứ điệp đó là: Tại bàn ăn của Thiên Chúa không bao giờ có những sự phân chia thứ bậc theo kiểu nhân loại như trên. Trước mặt Thiên Chúa chỉ có một chỗ thích hợp và đúng đắn, mà con người cần tìm kiếm: Chỗ sau cùng! Vâng, đó là chỗ của những người nghèo, của những người hành khất ăn xin, của những người mù lòa và què quặt; đó là chỗ của tất cả những người không còn biết nương cậy vào đâu nữa ngoài vào tình yêu và sự thương xót của Đấng đã kêu mời họ. Nhưng chỗ đó lại chính là chỗ của Đức Kitô. Đúng vậy, khi giáng sinh làm người trên quả đất này, Đức Kitô đã chấp nhận đứng vào chỗ cuối cùng và thấp kém nhất giữa loài người chúng ta: Chỗ của những người nghèo, của những người bị xua đuổi và phải sống ngoài lề xã hội, chỗ của những người bị đánh đập và bị hành hạ bất công, chỗ của những người bị thất bại và bị mất mát thua thiệt. Nhưng cũng chính vì thế, Người đã được cất nhắc vào chỗ danh dự bên hữu Thiên Chúa Cha.
Bởi vậy, những tất cả những ai - trong suốt cuộc sống đã biết bắt chước Đức Kitô, chọn cho mình chỗ đứng tương tự như Người, tức chỗ của tình yêu, của nhân hậu, của xả kỷ hy sinh và của phục vụ, của khiêm tốn và của nghèo khó – sẽ được vô cùng vinh dự và hạnh phúc khi nghe chính Ông Chủ tiệc cưới Nước Trời đến nói: «Hỡi bạn, xin mời bạn lên trên cho!».Vâng, Đức Kitô đã ban cho chúng ta một mẫu mực đúng đắn và hợp lý duy nhất, một mẫu mực làm cho chúng ta có giá trị trước mặt Thiên Chúa. Đó chính là mẫu mực: Đứng vào chỗ cuối cùng và phục vụ mọi người với trọn tình yêu, đúng theo nguyên tắc chính Người đã đưa ra và đã sống: «Ai muốn làm người lớn nhất, thì hãy làm người phục vụ mọi người!» ột m
CN22TN/C
(Lc 14,1.7-14)
Trong thời đại ngày nay, những người có danh tiếng và được thiên hạ kính nể, chính là những người có nhiều may mắn, những người thành đạt trong cuộc sống, những người có khả năng trổi vượt trong công danh nghề nghiệp, nghĩa là những người có thể thực hiện được nhiều thành công trong cuộc sống. Trong các cuộc đua thể thao, chỉ những người chiến thắng, chỉ những người chiếm được vị trí đứng đầu, những người đoạt được huy chương vàng, thì mới đáng kể và mới có giá trị. Và xuất hiện nơi công cộng trước đông đảo quần chúng, cũng chỉ những người làm đầu, còn những người đứng cuối, những người vô danh tiểu tốt, hoàn toàn bị bỏ quên. Trong cuộc sống cụ thể danh từ «nhún nhường» hay «tự hạ mình» thường chỉ là những danh từ trống rỗng, ít khi mang đầy đủ ý nghĩa của chúng. Đúng thế, thái độ khiêm tốn hay tự hạ mình thường chỉ nói lên một bản chất hèn yếu, nhút nhát và bất lực. Thế nhưng trong bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu đã đề cập tới một điều hầu như hoàn toàn thiếu thực tế và chỉ dành cho các bậc tu hành đạo hạnh, một điều hoàn toàn trái ngược với ý nghĩ và hành động của đại đa số trong chúng ta. Đó là thái độ khiêm nhu từ tốn và tự hạ mình xuống. Dĩ nhiên, ở đây Đức Giêsu chỉ muốn nhắn gửi trước tiên đến những người Pha-ri-sêu kiêu hãnh và tự cao tự đại một bài học về sự khiêm nhu từ tốn.
Nhưng phải chăng đây là một kiểu khiêm nhu từ tốn quá đặc biệt, hay nói rõ hơn, một kiểu khiêm nhu từ tốn chiến lược, nghĩa là người ta có chủ ý tìm cho mình một chỗ sau cùng cuối hết, để sau đó chắc chắn sẽ được chủ nhà đến mời lên chỗ cao hơn, và như thế sẽ được vinh dự trước mặt mọi người và được họ kính trọng, nể vì? Hơn nữa, phải chăng không phải là một điều đi ngược lại luật lịch sự thường tình khi đã là người khách mời mà lại đưa ra đề nghị này nọ cho chủ nhà trong tương lai cần phải mời khách như thế nào?
Nếu ý nghĩa đoạn Phúc Âm hôm nay thực sự chỉ được giới hạn trong sự khiêm tốn và nhu mì theo kiểu cách nhân loại, và thực sự chỉ liên quan tới một danh sách các khách mời hợp tình hợp lý mà thôi, thì quả thực là một đoạn Phúc Âm tầm thường, không cần phải quan tâm. Không! Dụ ngôn mà Đức Giêsu nêu lên ở đây chứa đựng một ý nghĩa hoàn toàn khác, chứ không phải là một bài thuyết pháp về luân lý. Vâng, Đức Giêsu kể ra câu chuyện dụ ngôn trong bài Tin Mừng hôm nay là cốt ý muốn trình bày về sự tương quan của con người với Thiên Chúa, cũng như những hậu quả phát xuất từ mối tương quan đó cho cách cư xử của con người. Vì thế, bữa tiệc của người Pha-ri-sêu chỉ là bức bình phông, chỉ là dịp để Đức Giêsu đề cập tới một bữa tiệc quan trọng khác, bữa tiệc Nước Trời.
Vâng, Đức Giêsu trình bày về sự hiệp thông với Thiên Chúa, mà những người Do-thái luôn đinh ninh rằng, họ - với vai trò là dân được tuyển chọn – đương nhiên phải được chiếm giữ những chỗ danh dự hàng đầu trước các dân tộc khác. Và trong thực tế, những người Do-thái (dĩ nhiên, không chỉ những người Do-thái mà thôi) đã đem thứ bậc khác nhau và sự phân chia giai cấp thuần túy nhân loại như thế vào cả trong lãnh vực tôn giáo. Chỗ ngồi tại «bàn ăn» của xã hội nhân loại có thứ bậc rõ ràng:
• Về vấn đề tiền bạc: Đứng vào chỗ nhất là những người kiếm được nhiều tiền trong thương trường cũng như trong chính trường; còn đứng vào chỗ cuối cùng là những người sống nhờ vào sự bố
• Về giáo dục: Đứng vào chỗ nhất là những giai cấp trí thức đại học với cấp bằng tiến sĩ và giáo sư; còn đứng vào vị trí cuối cùng là những người mù chữ hay chỉ mới biết đọc biết viết.
• Về sắc đẹp: Đứng vào chỗ nhất là các nữ hoàng sắc đẹp với những đường nét và kích thước cân đối lý tưởng; còn đứng vào vị trí cuối cùng là những người thiếu nhan sắc, những người xấu xí khó coi, những người ít được các đồng loại quan tâm để ý.
• Về sức khỏe: Đứng vào chỗ nhất là những người lực lưỡng, khỏe mạnh và bất khả thắng; còn đứng vào chỗ cuối là những người suốt đời phải sống lê lết trong bệnh tật, phải đi khám hết bác sĩ này đến bác sĩ khác.
Vâng, có biết bao nhiêu kiểu thứ bậc và cách phân chia giai cấp như thế tại «bàn ăn» của cuộc sống nhân loại, dù cho chúng có hợp lý hay vô lý, cần thiết hay dư thừa.
Nhưng điều quan trọng ở đây là chính sứ điệp Đức Giêsu đã mang đến. Và sứ điệp đó là: Tại bàn ăn của Thiên Chúa không bao giờ có những sự phân chia thứ bậc theo kiểu nhân loại như trên. Trước mặt Thiên Chúa chỉ có một chỗ thích hợp và đúng đắn, mà con người cần tìm kiếm: Chỗ sau cùng! Vâng, đó là chỗ của những người nghèo, của những người hành khất ăn xin, của những người mù lòa và què quặt; đó là chỗ của tất cả những người không còn biết nương cậy vào đâu nữa ngoài vào tình yêu và sự thương xót của Đấng đã kêu mời họ. Nhưng chỗ đó lại chính là chỗ của Đức Kitô. Đúng vậy, khi giáng sinh làm người trên quả đất này, Đức Kitô đã chấp nhận đứng vào chỗ cuối cùng và thấp kém nhất giữa loài người chúng ta: Chỗ của những người nghèo, của những người bị xua đuổi và phải sống ngoài lề xã hội, chỗ của những người bị đánh đập và bị hành hạ bất công, chỗ của những người bị thất bại và bị mất mát thua thiệt. Nhưng cũng chính vì thế, Người đã được cất nhắc vào chỗ danh dự bên hữu Thiên Chúa Cha.
Bởi vậy, những tất cả những ai - trong suốt cuộc sống đã biết bắt chước Đức Kitô, chọn cho mình chỗ đứng tương tự như Người, tức chỗ của tình yêu, của nhân hậu, của xả kỷ hy sinh và của phục vụ, của khiêm tốn và của nghèo khó – sẽ được vô cùng vinh dự và hạnh phúc khi nghe chính Ông Chủ tiệc cưới Nước Trời đến nói: «Hỡi bạn, xin mời bạn lên trên cho!».Vâng, Đức Kitô đã ban cho chúng ta một mẫu mực đúng đắn và hợp lý duy nhất, một mẫu mực làm cho chúng ta có giá trị trước mặt Thiên Chúa. Đó chính là mẫu mực: Đứng vào chỗ cuối cùng và phục vụ mọi người với trọn tình yêu, đúng theo nguyên tắc chính Người đã đưa ra và đã sống: «Ai muốn làm người lớn nhất, thì hãy làm người phục vụ mọi người!» ột m
Danh dự đích thật
Lm. Phêrô Hồng Phúc
07:52 28/08/2010
DANH DỰ ĐÍCH THẬT
Thời Chúa Giêsu cũng như ở mọi thời đại, tư tưởng làm lớn đã ăn sâu vào tiềm thức của con người, chỉ cần cơ hội bùng lên thành danh vọng. Nhất là trong các đình đám theo phong tục Đông phương vốn trọng lễ giáo gia phong thì việc thứ tự cao thấp trở thành quan trọng hơn nội dung dự tiệc. Chúa Giêsu đã nhìn thấu suốt sự việc nên trong một buổi dự tiệc Ngài đã nhân cơ hội dạy bài học về thái độ khiêm tốn: “Khi anh được mời đi ăn cưới, thì đừng ngồi vào cỗ nhất, kẻo lỡ có nhân vật nào quan trọng hơn anh cũng được mời, và rồi người đã mời cả anh lẫn nhân vật kia phải đến nói với anh rằng: ‘Xin ông nhường chỗ cho vị này.’ Bấy giờ anh sẽ phải xấu hổ mà ngồi xuống chỗ cuối” (Lc 14, 8-9)
Thực tế cũng đã có những người tự chọn ngồi xuống chỗ cuối, nhưng đợi mãi không thấy người ta mời lên trên thì tự ái và kêu trách. Thái độ này cũng chẳng khác gì thái độ chọn cỗ nhất. Bởi vì khi đã chọn danh vọng, địa vị thì hưởng thụ phải là yếu tố tất yếu gắn liền !
Vậy thái độ khiêm nhường chọn chỗ cuối phải là tinh thần của dấn thân và phục vụ. Thông thường trong đám tiệc, chủ nhà là người phục vụ và không những ngồi chỗ cuối mà còn ăn cuối cùng, sau khi thực khách đã hài lòng ra về. Thái độ này là tư cách “người làm lớn” đích thực theo tinh thần của Chúa Giêsu: “ Giữa anh em thì không được như vậy: Ai muốn làm lớn giữa anh em, thì phải làm người phục vụ anh em. Và ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ anh em” (Mt 20,26) Hy sinh danh dự là hy sinh bản thân, có hy sinh như thế mới theo gương Chúa Giêsu “Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá cứu chuộc muôn người” (Mt 20, 28).
Phần thưởng của tinh thần phục vụ này là: “Ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên” (Lc 14, 11b). Cũng trong chiều hướng ấy, Chúa Giêsu muốn phục vụ người nghèo vô vị lợi. “Hãy mời những người nghèo khó, tàn tật, què quặt, đui mù. Họ không có gì đáp lễ và như thế mới thật có phúc.” (Lc 14, 13)
Từ cử chỉ nhỏ nhoi chọn chỗ ngồi trong đám tiệc, nhưng đã toát yếu lên tính cách của một con người. Hơn nữa, với Chúa Giêsu, đó còn là thái độ lựa chọn giữa lối sống dấn thân hay ích kỷ. Người ích kỷ chọn danh vọng sẽ thu hái kết quả như thánh Phêrô diễn tả: “ Vì mọi phàm nhân đều như cỏ và tất cả vinh quang của họ cũng đều như hoa cỏ; cỏ thì khô, hoa thì rụng.” (1Pr 1,24) Người dấn thân phục vụ thì được đền đáp: “Ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sồng vì Thầy, thì sẽ tìm được mạng sống ấy.” (Mt 16,25) Đó là sự sống mà theo thư Do thái diễn tả: “Anh em đã tới núi Xi-on, tới thành đô Thiên Chúa hằng sống, là Giêrusalem trên trời, với con số muôn vàn thiên sứ. Anh em đã tới dự hội vui, dự đại hội giữa các con đầu lòng của Thiên Chúa, là những kẻ đã được ghi tên trên trời” (Dt 12, 22-23)
Biết nhường chỗ hơn cho người khác, còn là khía cạnh của đức ái chân thành. Đừng ai nghĩ tôi phận hèn cuối chót chẳng có gì nhường cho ai. Không ! có quá nhiều điều ta đã không nhường nhau: một lời nói, một bảo lưu ý kiến, một lần nhẫn nhịn, một lời xin lỗi, một câu tha thứ, một ánh nhìn thông cảm…
“Một người ăn xin gõ cửa nhà kia. Chỉ có một em bé coi nhà. Em bé đi ra, đi vào vẻ lúng túng. Sau cùng nó đứng trước người ăn xin và nói:
-Cụ ơi, cháu chẳng có gì để giúp cụ cả, cụ vui lòng đi xin nhà khác nhé.
Cụ già vội chớp lời:
- Cháu vừa nói gì thế, hãy nói lại đi cháu.
Em bé nhắc lại:
- Cụ ạ, cháu chẳng có gì giúp cụ, cụ vui lòng đi nơi khác nhé.
Cụ già sung sướng thốt lên:
-Không, cháu ơi, cháu cho ta nhiều nhất rồi, đây là lần đầu tiên ta được nghe có người gọi ta bằng cụ. Cám ơn cháu đã cho già này niềm vui sống.
Và cụ già sung sướng bước đi.”
Câu chuyện cho thấy, chúng ta còn có quá nhiều kho tàng phong phú để dấn thân phục vụ và chia sẻ tình bác ái cho người khác.
Lạy Chúa Giêsu,
Xin cho chúng con biết lựa chọn giá trị của cuộc sống.
Biết nhường cơm xẻ áo cho người nghèo,
biết dấn thân phục vụ như Chúa đã hiến mình phục vụ.
Đừng để con làm mất đi những cơ hội nhường nhịn:
Một lời nói, một cử chỉ, một việc làm.
Xin giúp con sáng suốt nhận ra:
Chính khi hiến thân là khi được nhận lãnh,
Chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân.
Để con sống khiêm nhường và thực thi bác ái,
hầu đạt tới phần thưởng cao quý Nước Trời
Chúa dành cho người bé mọn. Amen.
Thời Chúa Giêsu cũng như ở mọi thời đại, tư tưởng làm lớn đã ăn sâu vào tiềm thức của con người, chỉ cần cơ hội bùng lên thành danh vọng. Nhất là trong các đình đám theo phong tục Đông phương vốn trọng lễ giáo gia phong thì việc thứ tự cao thấp trở thành quan trọng hơn nội dung dự tiệc. Chúa Giêsu đã nhìn thấu suốt sự việc nên trong một buổi dự tiệc Ngài đã nhân cơ hội dạy bài học về thái độ khiêm tốn: “Khi anh được mời đi ăn cưới, thì đừng ngồi vào cỗ nhất, kẻo lỡ có nhân vật nào quan trọng hơn anh cũng được mời, và rồi người đã mời cả anh lẫn nhân vật kia phải đến nói với anh rằng: ‘Xin ông nhường chỗ cho vị này.’ Bấy giờ anh sẽ phải xấu hổ mà ngồi xuống chỗ cuối” (Lc 14, 8-9)
Thực tế cũng đã có những người tự chọn ngồi xuống chỗ cuối, nhưng đợi mãi không thấy người ta mời lên trên thì tự ái và kêu trách. Thái độ này cũng chẳng khác gì thái độ chọn cỗ nhất. Bởi vì khi đã chọn danh vọng, địa vị thì hưởng thụ phải là yếu tố tất yếu gắn liền !
Vậy thái độ khiêm nhường chọn chỗ cuối phải là tinh thần của dấn thân và phục vụ. Thông thường trong đám tiệc, chủ nhà là người phục vụ và không những ngồi chỗ cuối mà còn ăn cuối cùng, sau khi thực khách đã hài lòng ra về. Thái độ này là tư cách “người làm lớn” đích thực theo tinh thần của Chúa Giêsu: “ Giữa anh em thì không được như vậy: Ai muốn làm lớn giữa anh em, thì phải làm người phục vụ anh em. Và ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ anh em” (Mt 20,26) Hy sinh danh dự là hy sinh bản thân, có hy sinh như thế mới theo gương Chúa Giêsu “Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá cứu chuộc muôn người” (Mt 20, 28).
Phần thưởng của tinh thần phục vụ này là: “Ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên” (Lc 14, 11b). Cũng trong chiều hướng ấy, Chúa Giêsu muốn phục vụ người nghèo vô vị lợi. “Hãy mời những người nghèo khó, tàn tật, què quặt, đui mù. Họ không có gì đáp lễ và như thế mới thật có phúc.” (Lc 14, 13)
Từ cử chỉ nhỏ nhoi chọn chỗ ngồi trong đám tiệc, nhưng đã toát yếu lên tính cách của một con người. Hơn nữa, với Chúa Giêsu, đó còn là thái độ lựa chọn giữa lối sống dấn thân hay ích kỷ. Người ích kỷ chọn danh vọng sẽ thu hái kết quả như thánh Phêrô diễn tả: “ Vì mọi phàm nhân đều như cỏ và tất cả vinh quang của họ cũng đều như hoa cỏ; cỏ thì khô, hoa thì rụng.” (1Pr 1,24) Người dấn thân phục vụ thì được đền đáp: “Ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sồng vì Thầy, thì sẽ tìm được mạng sống ấy.” (Mt 16,25) Đó là sự sống mà theo thư Do thái diễn tả: “Anh em đã tới núi Xi-on, tới thành đô Thiên Chúa hằng sống, là Giêrusalem trên trời, với con số muôn vàn thiên sứ. Anh em đã tới dự hội vui, dự đại hội giữa các con đầu lòng của Thiên Chúa, là những kẻ đã được ghi tên trên trời” (Dt 12, 22-23)
Biết nhường chỗ hơn cho người khác, còn là khía cạnh của đức ái chân thành. Đừng ai nghĩ tôi phận hèn cuối chót chẳng có gì nhường cho ai. Không ! có quá nhiều điều ta đã không nhường nhau: một lời nói, một bảo lưu ý kiến, một lần nhẫn nhịn, một lời xin lỗi, một câu tha thứ, một ánh nhìn thông cảm…
“Một người ăn xin gõ cửa nhà kia. Chỉ có một em bé coi nhà. Em bé đi ra, đi vào vẻ lúng túng. Sau cùng nó đứng trước người ăn xin và nói:
-Cụ ơi, cháu chẳng có gì để giúp cụ cả, cụ vui lòng đi xin nhà khác nhé.
Cụ già vội chớp lời:
- Cháu vừa nói gì thế, hãy nói lại đi cháu.
Em bé nhắc lại:
- Cụ ạ, cháu chẳng có gì giúp cụ, cụ vui lòng đi nơi khác nhé.
Cụ già sung sướng thốt lên:
-Không, cháu ơi, cháu cho ta nhiều nhất rồi, đây là lần đầu tiên ta được nghe có người gọi ta bằng cụ. Cám ơn cháu đã cho già này niềm vui sống.
Và cụ già sung sướng bước đi.”
Câu chuyện cho thấy, chúng ta còn có quá nhiều kho tàng phong phú để dấn thân phục vụ và chia sẻ tình bác ái cho người khác.
Lạy Chúa Giêsu,
Xin cho chúng con biết lựa chọn giá trị của cuộc sống.
Biết nhường cơm xẻ áo cho người nghèo,
biết dấn thân phục vụ như Chúa đã hiến mình phục vụ.
Đừng để con làm mất đi những cơ hội nhường nhịn:
Một lời nói, một cử chỉ, một việc làm.
Xin giúp con sáng suốt nhận ra:
Chính khi hiến thân là khi được nhận lãnh,
Chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân.
Để con sống khiêm nhường và thực thi bác ái,
hầu đạt tới phần thưởng cao quý Nước Trời
Chúa dành cho người bé mọn. Amen.
Thập giá
Trầm Thiên Thu
13:11 28/08/2010
Thập giá – đau khổ và nhục nhã
Thập giá là dụng cụ nhục hình dành cho các tội nhân thời đó. Thập giá là biểu tượng của sự thử thách, của nỗi khổ đau. Trong cuộc sống, dù muốn dù không, chúng ta vẫn gặp và chịu đựng nhiều thứ trái ý. Thật vậy, bị áp bức hoặc không làm gì được người kia thì đành phải chịu thua. Đó là “bị” vác thập giá, bị nhục nhã. Người Việt có câu: “Một sự nhịn, chín sự lành”. Nhưng người ta thường “nói đùa” là “một sự nhịn, chín sự… nhục”.
Tuy nhiên, Thập giá cũng chính là dụng cụ nhục hình mà Chúa Kitô đã chịu đóng đinh vào, và Ngài đã chết trên đó để cứu chuộc nhân lọai. Ngài đã bị nhục nhã ê chề, vì hình phạt đóng đinh vào Thập giá chỉ dành cho những tên tội phạm “khét tiếng”. Không chỉ là bị đóng đinh vào Thập giá mà Ngài còn bị lột trần. Vô cùng nhục nhã. Thậm chí các môn đệ chí thiết cũng tìm cách rời xa Ngài vì sợ bị liên lụy. Chúa Giêsu đã bị liệt ngang hàng với cỡ tội phạm nguy hiểm như Baraba. Có lẽ không còn sự nhục nhã nào hơn nữa!
Thập giá – hy vọng và quang vinh
Thập giá còn có nghĩa là bất cứ thử thách đau khổ nào mà Kitô hữu phải chịu, và tự nguyện chấp nhận, để được kết hợp với Chúa và cộng tác với Ngài trong việc cứu rỗi chính mình và các linh hồn. Như thế, Thập giá không còn là nhục hình mà lại trở thành một mầu nhiệm được mặc khải, được Chúa dạy khi Ngài nói: “Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo Thầy” (Mt 16:24; x. Mt 10:38 và Lc 14:26-27). Mầu nhiệm Thập giá là một trong các chủ đề chính yếu của các thư thánh Phaolô (Rm 5:8; I Cr 1:17; Gl 4:16 và Pl 2:6-11).
Trên Cây Thánh Giá, Chúa Giêsu là Đấng vô tội nhưng đã bị vu cáo, là Đấng Công chính nhưng đã bị kết án, là Đấng chí thánh nhưng đã bị đày ải, là Vua trời đất nhưng đã bị hành hạ nhục nhã và bị đóng đinh chết tức tưởi, là Con Thiên Chúa toàn năng nhưng đã bị thóa mạ, bị chà đạp và bị từ chối, là Ánh Sáng nhưng đã bị tối tăm vây phủ, là Đấng vô cùng cao sang nhưng đã bị trần truồng tủi hổ, chịu chết treo trên hai miếng gỗ, là Sự Sống nhưng đã phải trút hơi thở cuối cùng, là Sự Chết nhưng cũng là Sự Sống Lại.
Thánh Gioan Kim khẩu suy niệm: “Cây Thánh Giá là hy vọng của các Kitô hữu, là sự sống lại của kẻ chết, là sự hướng dẫn cho kẻ mù, là cây gậy cho người què, là sự an ủi cho kẻ nghèo khổ, là sự kềm hãm của kẻ giàu sang, là sự hành hạ đối với kẻ xấu xa, là sự chiến thắng ma quỷ, là kẻ chỉ đạo cho người thanh niên, là bánh lái cho những người vượt sóng, là cửa biển cho những kẻ đi xa, là thành lũy cho những kẻ bị vây hãm”.
Thập giá là chìa-khóa-Nước-Trời, là chìa-khóa-vạn-năng giúp chúng ta xử lý bất kỳ trường hợp nào trong cuộc sống. Khi cô đơn, đau khổ, vất vả, thất vọng, lo sợ, tủi nhục,… cứ ngước nhìn Thập giá Đức Kitô thì người ta sẽ tìm được ủi an, nâng đỡ và bình an. Thánh Jean Chrysostome nói: “Hiểu đau khổ, đón nhận đau khổ, tiến dâng đau khổ, đó là nguồn sống hạnh phúc hoan lạc. Chiến đấu với tội lỗi là chiến đấu với đau khổ”. Với Thánh Têrêsa Hài đồng Giêsu: “Có Chúa, tất cả đau khổ thế trần là thần lương bổ dưỡng, và tất cả an ủi thế trần trở nên cay đắng”.
LM Anton Torès viết: “Vác Thánh giá mà không có gì an ủi, đó là lúc ta đang bay bổng trên đường trọn lành; khi cầu nguyện mà không nghe động tình vui thú an ủi, đó là cách cầu nguyện rất hữu ích cho linh hồn”. Một Saolê hung hãn bắt đạo đã trở nên một Phaolô hăng say rao giảng về Thập giá: “Lời rao giảng về thập giá là một sự điên rồ đối với những kẻ đang trên đà hư mất, nhưng đối với chúng ta là những người được cứu độ, thì đó lại là sức mạnh của Thiên Chúa. Vì cái điên rồ của Thiên Chúa còn hơn cái khôn ngoan của loài người, và cái yếu đuối của Thiên Chúa còn hơn cái mạnh mẽ của loài người” (I Cr 1:18, 25).
Cứ ngỡ Thập giá là nhục nhã nhưng lại là niềm hy vọng và vinh quang. Bác học Voltaire đã thốt lên: “Lạy Chúa, con đã chiến đấu 60 năm vì vinh quang Ngài” (Mon Dieu, j’ai combattu soixante ans pour Ta gloire). Chiến đấu thì phải đau khổ, có đau khổ mới có vinh quang. Trong một chương trình phát thanh, đài Nguồn Sống xác định: “Chúa không cần người có tài, nhưng Ngài cần người mà Ngài có thể dùng”. Đó là những người xả thân vì Đức Kitô, không có tài sẽ được Ngài hỗ trợ – như Samuel, thánh nữ Faustina,… Có tài thì vẫn tốt, nhưng Chúa cần có đức trước, như người Việt thường nói: “Tiên học lễ, hậu học văn” vậy. Chúa Giêsu có những cái “ngược đời”, nhưng đó lại là những điều tối cần thiết để sống hữu ích cho chính mình, cho tha nhân, cho Giáo hội, cho tổ quốc, cho xã hội – hôm nay và ngày mai. Chúa Giêsu bị treo trên Thập giá và Ngài kéo chúng ta lên. Ngài lên cao và vinh quang qua con đường Thập giá thì chúng ta cũng nhờ Thập giá mà hy vọng được lên cao và chung hưởng vinh quang với Ngài.
Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con thật lòng yêu mến và say mê Thập giá để khả dĩ là khí cụ của Ngài, dám sống “ngược đời” như Ngài, và như mong muốn “không giống ai” của Thánh Phaolô: “Ước chi tôi chẳng hãnh diện về điều gì ngoài Thập giá Đức Giêsu Kitô” (Gl 6:14).
Thập giá là dụng cụ nhục hình dành cho các tội nhân thời đó. Thập giá là biểu tượng của sự thử thách, của nỗi khổ đau. Trong cuộc sống, dù muốn dù không, chúng ta vẫn gặp và chịu đựng nhiều thứ trái ý. Thật vậy, bị áp bức hoặc không làm gì được người kia thì đành phải chịu thua. Đó là “bị” vác thập giá, bị nhục nhã. Người Việt có câu: “Một sự nhịn, chín sự lành”. Nhưng người ta thường “nói đùa” là “một sự nhịn, chín sự… nhục”.
Tuy nhiên, Thập giá cũng chính là dụng cụ nhục hình mà Chúa Kitô đã chịu đóng đinh vào, và Ngài đã chết trên đó để cứu chuộc nhân lọai. Ngài đã bị nhục nhã ê chề, vì hình phạt đóng đinh vào Thập giá chỉ dành cho những tên tội phạm “khét tiếng”. Không chỉ là bị đóng đinh vào Thập giá mà Ngài còn bị lột trần. Vô cùng nhục nhã. Thậm chí các môn đệ chí thiết cũng tìm cách rời xa Ngài vì sợ bị liên lụy. Chúa Giêsu đã bị liệt ngang hàng với cỡ tội phạm nguy hiểm như Baraba. Có lẽ không còn sự nhục nhã nào hơn nữa!
Thập giá – hy vọng và quang vinh
Thập giá còn có nghĩa là bất cứ thử thách đau khổ nào mà Kitô hữu phải chịu, và tự nguyện chấp nhận, để được kết hợp với Chúa và cộng tác với Ngài trong việc cứu rỗi chính mình và các linh hồn. Như thế, Thập giá không còn là nhục hình mà lại trở thành một mầu nhiệm được mặc khải, được Chúa dạy khi Ngài nói: “Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo Thầy” (Mt 16:24; x. Mt 10:38 và Lc 14:26-27). Mầu nhiệm Thập giá là một trong các chủ đề chính yếu của các thư thánh Phaolô (Rm 5:8; I Cr 1:17; Gl 4:16 và Pl 2:6-11).
Trên Cây Thánh Giá, Chúa Giêsu là Đấng vô tội nhưng đã bị vu cáo, là Đấng Công chính nhưng đã bị kết án, là Đấng chí thánh nhưng đã bị đày ải, là Vua trời đất nhưng đã bị hành hạ nhục nhã và bị đóng đinh chết tức tưởi, là Con Thiên Chúa toàn năng nhưng đã bị thóa mạ, bị chà đạp và bị từ chối, là Ánh Sáng nhưng đã bị tối tăm vây phủ, là Đấng vô cùng cao sang nhưng đã bị trần truồng tủi hổ, chịu chết treo trên hai miếng gỗ, là Sự Sống nhưng đã phải trút hơi thở cuối cùng, là Sự Chết nhưng cũng là Sự Sống Lại.
Thánh Gioan Kim khẩu suy niệm: “Cây Thánh Giá là hy vọng của các Kitô hữu, là sự sống lại của kẻ chết, là sự hướng dẫn cho kẻ mù, là cây gậy cho người què, là sự an ủi cho kẻ nghèo khổ, là sự kềm hãm của kẻ giàu sang, là sự hành hạ đối với kẻ xấu xa, là sự chiến thắng ma quỷ, là kẻ chỉ đạo cho người thanh niên, là bánh lái cho những người vượt sóng, là cửa biển cho những kẻ đi xa, là thành lũy cho những kẻ bị vây hãm”.
Thập giá là chìa-khóa-Nước-Trời, là chìa-khóa-vạn-năng giúp chúng ta xử lý bất kỳ trường hợp nào trong cuộc sống. Khi cô đơn, đau khổ, vất vả, thất vọng, lo sợ, tủi nhục,… cứ ngước nhìn Thập giá Đức Kitô thì người ta sẽ tìm được ủi an, nâng đỡ và bình an. Thánh Jean Chrysostome nói: “Hiểu đau khổ, đón nhận đau khổ, tiến dâng đau khổ, đó là nguồn sống hạnh phúc hoan lạc. Chiến đấu với tội lỗi là chiến đấu với đau khổ”. Với Thánh Têrêsa Hài đồng Giêsu: “Có Chúa, tất cả đau khổ thế trần là thần lương bổ dưỡng, và tất cả an ủi thế trần trở nên cay đắng”.
LM Anton Torès viết: “Vác Thánh giá mà không có gì an ủi, đó là lúc ta đang bay bổng trên đường trọn lành; khi cầu nguyện mà không nghe động tình vui thú an ủi, đó là cách cầu nguyện rất hữu ích cho linh hồn”. Một Saolê hung hãn bắt đạo đã trở nên một Phaolô hăng say rao giảng về Thập giá: “Lời rao giảng về thập giá là một sự điên rồ đối với những kẻ đang trên đà hư mất, nhưng đối với chúng ta là những người được cứu độ, thì đó lại là sức mạnh của Thiên Chúa. Vì cái điên rồ của Thiên Chúa còn hơn cái khôn ngoan của loài người, và cái yếu đuối của Thiên Chúa còn hơn cái mạnh mẽ của loài người” (I Cr 1:18, 25).
Cứ ngỡ Thập giá là nhục nhã nhưng lại là niềm hy vọng và vinh quang. Bác học Voltaire đã thốt lên: “Lạy Chúa, con đã chiến đấu 60 năm vì vinh quang Ngài” (Mon Dieu, j’ai combattu soixante ans pour Ta gloire). Chiến đấu thì phải đau khổ, có đau khổ mới có vinh quang. Trong một chương trình phát thanh, đài Nguồn Sống xác định: “Chúa không cần người có tài, nhưng Ngài cần người mà Ngài có thể dùng”. Đó là những người xả thân vì Đức Kitô, không có tài sẽ được Ngài hỗ trợ – như Samuel, thánh nữ Faustina,… Có tài thì vẫn tốt, nhưng Chúa cần có đức trước, như người Việt thường nói: “Tiên học lễ, hậu học văn” vậy. Chúa Giêsu có những cái “ngược đời”, nhưng đó lại là những điều tối cần thiết để sống hữu ích cho chính mình, cho tha nhân, cho Giáo hội, cho tổ quốc, cho xã hội – hôm nay và ngày mai. Chúa Giêsu bị treo trên Thập giá và Ngài kéo chúng ta lên. Ngài lên cao và vinh quang qua con đường Thập giá thì chúng ta cũng nhờ Thập giá mà hy vọng được lên cao và chung hưởng vinh quang với Ngài.
Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con thật lòng yêu mến và say mê Thập giá để khả dĩ là khí cụ của Ngài, dám sống “ngược đời” như Ngài, và như mong muốn “không giống ai” của Thánh Phaolô: “Ước chi tôi chẳng hãnh diện về điều gì ngoài Thập giá Đức Giêsu Kitô” (Gl 6:14).
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:44 28/08/2010
NGỨA NGÁY
Thời tam quốc, tài nghệ sở trường nhất của Cao Tiệm Ly là đánh đàn trúc. Ông ta với Kinh Kha là bạn bè thân thiết, hai người thường uống rượu với nhau và uống cho đến say, Cao Tiệm Ly thì đánh đàn trúc, Kinh Kha cùng với Trước Tiết thì vỗ tay hát theo, không có gì gò bó, rất vui vẻ. Về sau Kinh Kha phải đi làm thích khách giết Tần vương, Cao Tiệm Ly vì tiễn đưa ông ta mà đánh đàn trúc, Kinh Kha và bạn là Trước Tiết tấu nhạc xướng ca, tiếng ca ai oán khiến cho những người đi tiễn lệ rơi đầy mặt. Kết quả, Kinh Kha thích khách thất bại và bị giết, Cao Tiệm Ly chỉ có cách là thay tên đổi họ, làm ngưởi ở (đầy tớ) cho người ta.
Một hôm, chủ nhà có một người khách đến thăm, và đánh đàn trúc ở trong phòng, Cao Tiệm Ly nghe được tiếng trúc thì ngứa ngáy cũng muốn đánh, giống như da bị ngứa mà không thể gãi vậy.
(Sử ký, thích khách liệt truyện)
Suy tư:
Mới học võ nghệ thì đi đâu cũng vung tay vung chân, đó là kiêu ngạo cũng có mà háo thắng cũng có; mới học đánh đàn đánh nhịp thì khi nghe tiếng nhạc tiếng hát thì hai tay cũng đánh lên nhịp xuống, đó cũng là vì muốn khoe khoang mà cũng có thể là theo thói quen không chừng...
Nhưng, những người có võ nghệ cao cường thì như ông bụt, ai làm gì mặc ai, thậm chí đánh họ họ cũng cười hoặc né tránh bỏ đi, đó là vì họ đã luyện tập đến độ không muốn vung quyền đánh ai cả, vì họ biết đánh ra là không tốt và nguy hiểm cho đối thủ. Cho nên, trước khi học nghệ thì luyện tập cái tâm trước đã, cái tâm đã ổn, hơi thở bình thường khi bị người khác công kích trêu chọc, thái độ bình tĩnh khi gặp điều trái ngược, thì mới có thể bắt đầu học nghệ.
Công phu luyện tập các kỷ xảo ở tay chân thì không bằng công phu luyện tập cho tâm hồn được khiêm tốn, khiêm tốn chính là căn bản đem lại hòa bình, hàn gắn xích mích, đem lại yêu thương...
Ngứa ngáy tay chân vì không được thi thố tài năng hoặc sở trường của mình thì không ích lợi gì cả, có khi nguy hiểm đến tính mạng. Khiêm tốn nhịn nhục thì có ngày thời cơ sẽ đến, mà đến trong vinh quang.
Ai hiểu thì hiểu...
-----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Thời tam quốc, tài nghệ sở trường nhất của Cao Tiệm Ly là đánh đàn trúc. Ông ta với Kinh Kha là bạn bè thân thiết, hai người thường uống rượu với nhau và uống cho đến say, Cao Tiệm Ly thì đánh đàn trúc, Kinh Kha cùng với Trước Tiết thì vỗ tay hát theo, không có gì gò bó, rất vui vẻ. Về sau Kinh Kha phải đi làm thích khách giết Tần vương, Cao Tiệm Ly vì tiễn đưa ông ta mà đánh đàn trúc, Kinh Kha và bạn là Trước Tiết tấu nhạc xướng ca, tiếng ca ai oán khiến cho những người đi tiễn lệ rơi đầy mặt. Kết quả, Kinh Kha thích khách thất bại và bị giết, Cao Tiệm Ly chỉ có cách là thay tên đổi họ, làm ngưởi ở (đầy tớ) cho người ta.
Một hôm, chủ nhà có một người khách đến thăm, và đánh đàn trúc ở trong phòng, Cao Tiệm Ly nghe được tiếng trúc thì ngứa ngáy cũng muốn đánh, giống như da bị ngứa mà không thể gãi vậy.
(Sử ký, thích khách liệt truyện)
Suy tư:
Mới học võ nghệ thì đi đâu cũng vung tay vung chân, đó là kiêu ngạo cũng có mà háo thắng cũng có; mới học đánh đàn đánh nhịp thì khi nghe tiếng nhạc tiếng hát thì hai tay cũng đánh lên nhịp xuống, đó cũng là vì muốn khoe khoang mà cũng có thể là theo thói quen không chừng...
Nhưng, những người có võ nghệ cao cường thì như ông bụt, ai làm gì mặc ai, thậm chí đánh họ họ cũng cười hoặc né tránh bỏ đi, đó là vì họ đã luyện tập đến độ không muốn vung quyền đánh ai cả, vì họ biết đánh ra là không tốt và nguy hiểm cho đối thủ. Cho nên, trước khi học nghệ thì luyện tập cái tâm trước đã, cái tâm đã ổn, hơi thở bình thường khi bị người khác công kích trêu chọc, thái độ bình tĩnh khi gặp điều trái ngược, thì mới có thể bắt đầu học nghệ.
Công phu luyện tập các kỷ xảo ở tay chân thì không bằng công phu luyện tập cho tâm hồn được khiêm tốn, khiêm tốn chính là căn bản đem lại hòa bình, hàn gắn xích mích, đem lại yêu thương...
Ngứa ngáy tay chân vì không được thi thố tài năng hoặc sở trường của mình thì không ích lợi gì cả, có khi nguy hiểm đến tính mạng. Khiêm tốn nhịn nhục thì có ngày thời cơ sẽ đến, mà đến trong vinh quang.
Ai hiểu thì hiểu...
-----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:46 28/08/2010
N2T |
20. Ma quỷ tránh né những người sống khắc khổ thân mình, không dám cám dỗ họ, nó chỉ dám cám dỗ những người nuông chiều thân xác mình.
(Thánh Francis Assisi)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:47 28/08/2010
N2T |
512. Trong cuộc sống cái khó nhất là hiểu mình.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Sứ điệp của Đức Thánh Cha nhân kỷ niệm 100 năm sinh nhật Mẹ Têrêsa
LM Trần Đức Anh OP
09:27 28/08/2010
VATICAN -. ĐTC Biển Đức 16 cầu mong năm kỷ niệm 100 năm sinh nhật của Mẹ Têrêsa Calcutta là một cơ hội cho Giáo Hội vui mừng cảm tạ Thiên Chúa về Mẹ Têrêsa.
Trong Sứ điệp gửi đến nữ tu Mary Prema, người Đức, Bề trên Tổng quyền dòng Thừa Sai bác ái, được công bố hôm 26-8-2010, ĐTC viết: ”Tôi xác tín rằng năm kỷ niệm này sẽ là một cơ hội cho Giáo Hội và thế giới vui mừng cảm tạ Thiên Chúa vì món quà quí giá khôn lường là Mẹ Têrêsa khi còn sinh thời, và món quà ấy được tiếp tục qua công việc phục vụ yêu thương và không biết mệt mỏi của chị em, là những người con tinh thần của Mẹ”.
”Trong dịp chuẩn bị cho năm này, chị em đã cố gắng đến gần Chúa Giêsu hơn, cơn khát của Chúa đối với các linh hồn được đáp ứng nhờ sự phục vụ của chị em đối với Chúa trong những người nghèo khổ nhất. Sau khi đáp lại tiếng gọi trực tiếp của Chúa trong niềm tín thác, Mẹ Têrêsa đã nêu gương trước mặt thế giới về lời thánh Gioan: ”Các con yêu quí, nếu Thiên Chúa yêu thương chúng ta, thì chúng ta cũng phải yêu thương nhau. Nếu chúng ta yêu thương nhau, thì Thiên Chúa ở trpng chúng ta và tình thương của Ngài được trọn hảo trong chúng ta” (Xc Ga 4, 11-12).
Và ĐTC cầu mong tình thương ấy tiếp tục ”soi sáng hướng dẫn các nữ tu thừa sai bác ái quảng đại hiến thân cho Chúa Giêsu mà chị em thấy và phục vụ trong người nghèo, người bệnh, những người cô đơn và bị bỏ rơi. Tôi khuyến khích chị em luôn kín múc từ linh đạo và mẫu gương Mẹ Têrês và theo gương của Mẹ, đón nhận lời mời gọi của Chúa Kitô: ”Hãy đến, và trở nên ánh sáng của Cha” (SD 26-8-2010)
Trong Sứ điệp gửi đến nữ tu Mary Prema, người Đức, Bề trên Tổng quyền dòng Thừa Sai bác ái, được công bố hôm 26-8-2010, ĐTC viết: ”Tôi xác tín rằng năm kỷ niệm này sẽ là một cơ hội cho Giáo Hội và thế giới vui mừng cảm tạ Thiên Chúa vì món quà quí giá khôn lường là Mẹ Têrêsa khi còn sinh thời, và món quà ấy được tiếp tục qua công việc phục vụ yêu thương và không biết mệt mỏi của chị em, là những người con tinh thần của Mẹ”.
”Trong dịp chuẩn bị cho năm này, chị em đã cố gắng đến gần Chúa Giêsu hơn, cơn khát của Chúa đối với các linh hồn được đáp ứng nhờ sự phục vụ của chị em đối với Chúa trong những người nghèo khổ nhất. Sau khi đáp lại tiếng gọi trực tiếp của Chúa trong niềm tín thác, Mẹ Têrêsa đã nêu gương trước mặt thế giới về lời thánh Gioan: ”Các con yêu quí, nếu Thiên Chúa yêu thương chúng ta, thì chúng ta cũng phải yêu thương nhau. Nếu chúng ta yêu thương nhau, thì Thiên Chúa ở trpng chúng ta và tình thương của Ngài được trọn hảo trong chúng ta” (Xc Ga 4, 11-12).
Và ĐTC cầu mong tình thương ấy tiếp tục ”soi sáng hướng dẫn các nữ tu thừa sai bác ái quảng đại hiến thân cho Chúa Giêsu mà chị em thấy và phục vụ trong người nghèo, người bệnh, những người cô đơn và bị bỏ rơi. Tôi khuyến khích chị em luôn kín múc từ linh đạo và mẫu gương Mẹ Têrês và theo gương của Mẹ, đón nhận lời mời gọi của Chúa Kitô: ”Hãy đến, và trở nên ánh sáng của Cha” (SD 26-8-2010)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giám mục Thái Bình thăm mục vụ giáo xứ Bích Du
Trường giang
08:19 28/08/2010
THÁI BÌNH - Ngày 27/08/2010, ngày lễ thánh nữ Monica, Đức cha Phê rô Nguyễn Văn Đệ, chủ chăn giáo phận Thái Bình viếng thăm mục vụ và dâng thánh lễ đồng tế tại giáo xứ Bích Du.
Xem hình ảnh
Trong thánh lễ Đức cha lấy mẫu gương thánh nữ Monica, một người mẹ mẫu mực hiền đức, luôn sùng kính tôn thờ Thiên Chúa. Đặc biệt thánh nữ hết lòng cầu nguyện cho con trai là thánh Augutino được ơn trở lại.Kết thúc thánh lễ.
Sau thánh lễ, cha Đaminh Trương Văn Thụy, chánh xứ Bích Du tổ chức trao học bổng cho các em học sinh giỏi năm học vừa qua (2009-2010), các em thi đỗ cấp ba và các em thi đỗ cao đẳng, đại học, thuộc ba giáo xứ cha Thụy đang quản nhiệm: Bích Du, Hải Linh và Danh Giáo.Giáo xứ Bích Du là một giáo xứ gần biển, gần cảng Diêm Điền, thuộc xã Thái Thượng, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Bích du có khoảng hơn 600 giáo dân, với ba họ lẻ và họ nhà xứ. Đây là lần đầu tiên giáo xứ Bích Du được đón vị chủ chăn mới của giáo phận. Đức cha rất vui mừng khi được gặp gỡ và chia sẻ với đoàn chiên nơi đây.
Lúc 19h30 cha chánh xứ cùng với giáo xứ tổ chức đêm văn nghệ, trao học bổng cho các em thuộc ba giáo xứ: Bích Du, Hải Linh và Danh Giáo. Từ khi cha Thụy được bề trên giáo phận cử về coi sóc liên giáo xứ vùng biển này, thấy hiện tình giáo dân còn nghèo nàn, thiếu thốn, trình độ dân trí còn thấp thậm, chí còn lạc hậu. Học sinh bỏ học nhiều, vì một phần gia đình nghèo không đủ điều kiện nuôi con ăn học. Trước hiện tình như vậy, cha xứ Đaminh Thụy đã mở ra một “quỹ khuyến học”, dành động viên các em học sinh nghèo vượt khó, học giỏi, các em thi đậu cấp ba và các em thi đậu các trường cao đẳng, đại học…
Để thực hiện công tác này, cha Thụy đã kêu gọi các mạnh thường quân, hô hào các gia đình trong liên xứ cùng chung tay đóng góp. Chuẩn bị cho năm học mới 2010-2011, ngày hôm qua 27/08 cùng trong khung cảnh chuyến viếng thăm mục vụ của Đức cha giáo phận, cha Thụy đã tổ chức trao 195 suất học bổng cho các tân sinh viên và các em học sinh đã đạt thành tích trong năm vừa qua. Mỗi tân sinh viên được 100,000 VND, các em học sinh được 10 tập vở viết. Luôn tiện Đức cha giáo phận góp thêm với chương trình này ba suất học bổng Donbosco, mỗi học bổng trị giá 1,5 triệu đồng Việt Nam.
Chương trình trao học bổng đan xen với các tiết mục văn nghệ của các bạn trẻ liên xứ làm cho không khí quảng trường giáo xứ Bich Du ấm lên, sau những trận mưa lớn từ ban chiều. Cha xứ Đaminh Trương Văn Thụy tuyên bố khai mạc, tiếp theo là màn đồng diễn “dòng máu Lạc Hồng” do các bạn trẻ xứ Bích Du thể hiện đã làm dậy lên sức sống của người trẻ hôm nay. Đức cha và cha xứ lên trao học bổng cho các em là những chủ nhân tương lai của xã hội và Giáo Hội. Đức cha cảm thấy rất vui và hài lòng khi khi ngài động viên các em hãy cố gắng hơn nữa để phát triển đôi cánh Đức Tin và đôi cánh khoa học. Đồng thời ngài muốn mô hình này được mở rộng không chỉ liên xứ này mà cả giáo phận Thái Bình trong thời gian tới. Chương trình tiếp diễn với việc rút số trúng thưởng, giải thưởng đặc biệt là chiếc xe đạp mimi, được trao cho một bạn trẻ thuộc giáo xứ Hải Linh.
Kết thúc mọi người ra về, nhất là các bạn trẻ hân hoan vui sướng khi nhận được sự động viên khích lệ từ vị chủ chăn giáo phận, trong lúc ngài đến thăm đoàn chiên và cùng với cha xứ trao học bổng cho các em trong đêm văn nghệ “hướng về tương lai”. Tin chắc rằng các bạn học sinh, sinh viên sẽ đạt thành tích cao hơn nữa không những chỉ trong niên học này, mà cả một tương lai đang ở phía trước nữa.
Xem hình ảnh
Trong thánh lễ Đức cha lấy mẫu gương thánh nữ Monica, một người mẹ mẫu mực hiền đức, luôn sùng kính tôn thờ Thiên Chúa. Đặc biệt thánh nữ hết lòng cầu nguyện cho con trai là thánh Augutino được ơn trở lại.Kết thúc thánh lễ.
Sau thánh lễ, cha Đaminh Trương Văn Thụy, chánh xứ Bích Du tổ chức trao học bổng cho các em học sinh giỏi năm học vừa qua (2009-2010), các em thi đỗ cấp ba và các em thi đỗ cao đẳng, đại học, thuộc ba giáo xứ cha Thụy đang quản nhiệm: Bích Du, Hải Linh và Danh Giáo.Giáo xứ Bích Du là một giáo xứ gần biển, gần cảng Diêm Điền, thuộc xã Thái Thượng, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Bích du có khoảng hơn 600 giáo dân, với ba họ lẻ và họ nhà xứ. Đây là lần đầu tiên giáo xứ Bích Du được đón vị chủ chăn mới của giáo phận. Đức cha rất vui mừng khi được gặp gỡ và chia sẻ với đoàn chiên nơi đây.
Lúc 19h30 cha chánh xứ cùng với giáo xứ tổ chức đêm văn nghệ, trao học bổng cho các em thuộc ba giáo xứ: Bích Du, Hải Linh và Danh Giáo. Từ khi cha Thụy được bề trên giáo phận cử về coi sóc liên giáo xứ vùng biển này, thấy hiện tình giáo dân còn nghèo nàn, thiếu thốn, trình độ dân trí còn thấp thậm, chí còn lạc hậu. Học sinh bỏ học nhiều, vì một phần gia đình nghèo không đủ điều kiện nuôi con ăn học. Trước hiện tình như vậy, cha xứ Đaminh Thụy đã mở ra một “quỹ khuyến học”, dành động viên các em học sinh nghèo vượt khó, học giỏi, các em thi đậu cấp ba và các em thi đậu các trường cao đẳng, đại học…
Để thực hiện công tác này, cha Thụy đã kêu gọi các mạnh thường quân, hô hào các gia đình trong liên xứ cùng chung tay đóng góp. Chuẩn bị cho năm học mới 2010-2011, ngày hôm qua 27/08 cùng trong khung cảnh chuyến viếng thăm mục vụ của Đức cha giáo phận, cha Thụy đã tổ chức trao 195 suất học bổng cho các tân sinh viên và các em học sinh đã đạt thành tích trong năm vừa qua. Mỗi tân sinh viên được 100,000 VND, các em học sinh được 10 tập vở viết. Luôn tiện Đức cha giáo phận góp thêm với chương trình này ba suất học bổng Donbosco, mỗi học bổng trị giá 1,5 triệu đồng Việt Nam.
Chương trình trao học bổng đan xen với các tiết mục văn nghệ của các bạn trẻ liên xứ làm cho không khí quảng trường giáo xứ Bich Du ấm lên, sau những trận mưa lớn từ ban chiều. Cha xứ Đaminh Trương Văn Thụy tuyên bố khai mạc, tiếp theo là màn đồng diễn “dòng máu Lạc Hồng” do các bạn trẻ xứ Bích Du thể hiện đã làm dậy lên sức sống của người trẻ hôm nay. Đức cha và cha xứ lên trao học bổng cho các em là những chủ nhân tương lai của xã hội và Giáo Hội. Đức cha cảm thấy rất vui và hài lòng khi khi ngài động viên các em hãy cố gắng hơn nữa để phát triển đôi cánh Đức Tin và đôi cánh khoa học. Đồng thời ngài muốn mô hình này được mở rộng không chỉ liên xứ này mà cả giáo phận Thái Bình trong thời gian tới. Chương trình tiếp diễn với việc rút số trúng thưởng, giải thưởng đặc biệt là chiếc xe đạp mimi, được trao cho một bạn trẻ thuộc giáo xứ Hải Linh.
Kết thúc mọi người ra về, nhất là các bạn trẻ hân hoan vui sướng khi nhận được sự động viên khích lệ từ vị chủ chăn giáo phận, trong lúc ngài đến thăm đoàn chiên và cùng với cha xứ trao học bổng cho các em trong đêm văn nghệ “hướng về tương lai”. Tin chắc rằng các bạn học sinh, sinh viên sẽ đạt thành tích cao hơn nữa không những chỉ trong niên học này, mà cả một tương lai đang ở phía trước nữa.
Hội Bảo Trợ Ơn gọi hạt Nhân Hòa họp mặt
Hiền Lâm
09:25 28/08/2010
Đây là cuộc hội ngộ lần đầu tiên nhằm giúp các linh mục, chủng sinh và tu sĩ xuất thân từ hạt Nhân Hòa có dịp gặp gỡ và hiểu biết lẫn nhau, cùng nhau trao đổi tìm ra những phương thế giúp phát triển ơn gọi linh mục tu sĩ trong Giáo Hạt. Đồng thời để quý vị ân nhân trong hội bảo trợ có cơ hội lắng nghe những thao thức và những khó khăn của những ơn gọi mới, để cộng tác phần mình vào việc ươm trồng và nâng đỡ họ.
Cuộc hội ngộ được mở đầu bằng thánh lễ tạ ơn Thiên Chúa và dâng mọi dự định tương lai cho sự bảo trợ của thánh cả Antôn, để cùng hiệp thông xây dựng Hội Thánh, cùng làm một nghĩa cử như thánh cả Antôn là thao thức truyền giáo, và cách cụ thể là cộng tác ươm trồng ơn gọi cho Giáo Hội.
Các đại biểu đã nói lên thao thức về những thách đố trong việc phát triển ơn gọi hiện nay, cụ thể đưa ra những phương thế sau đây nhằm giúp cho các bạn trẻ có cơ hội dấn thân bước theo ơn gọi linh mục và tu sĩ:
- Tấm gương của quý cha, quý thầy, quý soeur đi trước khích lệ các con em của mình bước theo ơn gọi, kiếm tìm những ơn gọi mới cho Giáo Hạt.
- Sự quan tâm của các cha quản xứ, bằng nhiều cách nâng đỡ, khích lệ và huấn luyện ơn gọi.
- Sự quảng đại dâng hiến từ các bậc cha mẹ và anh chị em trong gia đình.
- Đặc biệt rất cần đến những bàn tay hảo tâm giúp đỡ từ quý vị ân nhân để ngày có thêm nhiều bạn trẻ an tâm dấn thân bước theo Chúa.
Hội nghị cũng đưa ra một vài quyết định:
- Hạt Nhân Hòa sẵn sàng đón nhận sự liên kết với hạt Cửa Lò đồng tổ chức chung cuộc hội ngộ này, theo như mong muốn của cha Martino Nguyễn Xuân Hoàng - quản hạt Cửa Lò.
- Hội nghị chọn thánh Antôn làm quan thầy bảo trợ cho Hội, tuy nhiên lễ mừng thánh quan thầy không tổ chức vào ngày 13/06, nhưng được mừng vào ngày hội ngộ của Hội.
- Ấn định họp mặt vào ngày mồng 3 tết âm lịch hàng năm.
- Địa diểm họp mặt: Đền thánh Antôn - Trại Gáo.
Cuộc họp kết thúc bằng bữa ăn huynh đệ.
Lễ mừng Kim Khánh xây dựng nhà thờ Tuy Hòa
+GM Matthêô Nguyễn Văn Khôi
12:57 28/08/2010
LỄ MỪNG KIM KHÁNH XÂY DỰNG NHÀ THỜ TUY HÒA
Tại nhà thờ Tuy Hòa, ngày 27 tháng 08 năm 2010
Hôm nay chúng ta long trọng mừng Kim Khánh xây dựng nhà thờ giáo xứ Tuy Hòa, (1960-2010), đồng thời cũng là Lễ Trạm mừng Năm Thánh tại giáo hạt Phú Yên. Đây là một biến cố trọng đại đối với giáo phận Qui Nhơn nói chung và đối với giáo xứ Tuy Hòa nói riêng, vì biến cố này diễn ra trong bối cảnh Năm Thánh của Giáo Hội Việt Nam, là thời gian mà mọi người được mời gọi nhìn về quá khứ với tâm tình tạ ơn Thiên Chúa vì bao ân sủng Ngài đã ban, và nhìn về tương lai để cùng nhau xây dựng và canh tân Giáo Hội, giáo xứ và cuộc sống mỗi người theo định hướng Tin Mừng.
Nhưng tại sao phải tổ chức một cuộc lễ hoành tráng như thế này để mừng kỷ niệm ngày xây dựng một công trình vật chất? Ngày nay các dân tộc muốn khám phá và khẳng định bản sắc của mình bằng cách tìm về với những công trình văn hóa. Người ta phân biệt hai loại hình văn hóa: vật thể và phi vật thể. Có những loại hình văn hóa phi vật thể như phong tục, lễ hội, truyện tích, tục ngữ, ca dao, v.v; cũng có những loại hình văn hóa mang tính vật thể như các công trình kiến trúc, điêu khắc, vật dụng dân gian, v.v. Không ai có thể chối cãi được rằng trong các loại hình văn hóa dù là vật thể hay phi vật thể của một dân tộc, yếu tố tôn giáo chiếm một phần rất đáng kể.
Trải qua dòng thời gian nửa thế kỷ, trải qua bao cảnh vật đổi sao dời, nhà thờ Tuy Hòa với dáng đứng sừng sững hiên ngang như trơ gan cùng tuế nguyệt, đối với cư dân thành phố này quả thực là một công trình văn hóa. Tháp chuông cao vút lên trời tựa như cây bút ghi chép lên trang giấy trời xanh những sự kiện đang diễn ra trên mặt đất. Mỗi sáng khi thành phố còn chìm trong bóng tối muộn màng, ngọn tháp hình bó đuốc là nơi đầu tiên đón nhận ánh bình minh như để báo hiệu một ngày tươi sáng. Cả những lúc mây mù sấm chớp, giông tố cuồng phong, tòa tháp vẫn cứ đứng yên vững vàng, như để khẳng định với mọi người rằng khó khăn thử thách nào rồi cũng qua.
Văn hào người Nga, ông Aleksandr Solzhenitsyn, đã ca tụng các ngôi nhà thờ bằng những lời lẽ như sau: “Từ thuở nào con người vẫn ích kỷ nhỏ nhen. Nhưng chiều về, khi tiếng chuông đổ hồi trên thôn xóm, trên đồng ruộng, trên núi rừng, người người dừng lại, ngẩng nhìn và ra khỏi cuộc sống thấp hèn của họ. Cha ông chúng ta đã để lại phần cao quí nhất của các ngài, tâm tình của các ngài vẫn còn ghi khắc trong những viên đá này, trong những tháp chuông này”. Không chỉ là một công trình văn hóa, nhà thờ Tuy Hòa cũng như bao nhà thờ khác trên toàn thế giới còn là dấu chỉ sự hiện diện của Thiên Chúa trên trần gian và là biểu hiệu của Hội Thánh.
Thiên Chúa hiện diện khắp nơi và con người có thể gặp gỡ Ngài trong vũ trụ thiên nhiên. Tuy nhiên, Thiên Chúa cũng hiện diện cách đặc biệt tại những nơi thánh, cụ thể như đền thờ Giêrusalem của người Do-thái hay các nhà thờ Kitô giáo, nhất là những nhà thờ có đặt Mình Thánh Chúa. Khi vua Đavit ngỏ ý muốn xây cho Chúa một ngôi đền thờ xứng đáng, Chúa cho ông biết rằng Ngài không đòi hỏi điều đó, vì từ trước đến nay Ngài vẫn hiện diện và đồng hành với dân trong lều tạm. Tuy nhiên Ngài sẵn sàng chấp nhận dự án và chúc phúc cho ngôi đền thờ do Salômôn xây cất, để đền thờ trở thành nơi hiện diện đặc biệt của Ngài ở giữa dân Ngài, thành nơi thờ phượng tôn nghiêm và xứng đáng, nơi con người gặp gỡ Thiên Chúa trong kinh nguyện, lắng nghe lời Chúa dạy bảo và nhận được phúc lành của Ngài, như chúng ta vừa nghe trong đoạn sách Các Vua quyển thứ nhất (1V 8,55-61) ở bài đọc I.
Tạ ơn Chúa nhân ngày kỷ niệm 50 năm nhà thờ được xây dựng cũng có nghĩa là tạ ơn Chúa vì sự hiện diện đặc biệt của Chúa giữa cộng đoàn dân Chúa giáo xứ Tuy Hòa trong suốt 50 năm qua. 50 năm Chúa cùng đồng hành với các tín hữu, chia vui sẻ buồn với họ, chấp nhận lời cầu nguyện của họ và ban nhiều ơn lành xuống trên họ. Chính tại nơi đây trong suốt 50 năm qua, Chúa đã đón nhận biết bao nhiêu người và biến họ thành con cái Chúa qua bí tích rửa tội; Chúa đã ban dồi dào Thánh Thần xuống trên họ qua bí tích thêm sức; Chúa đã ban ơn tha thứ và thanh tẩy lương tâm cho biết bao nhiêu tội nhân qua bí tích giải tội; Chúa đã chứng nhận, kết hợp và chúc phúc cho biết bao đôi tân hôn qua bí tích hôn phối; Chúa đã đón nhận và dẫn đưa các linh hồn lìa trần về với Chúa qua các thánh lễ an táng. Đặc biêt, hằng ngày Chúa vẫn giảng dạy qua lời Thánh Kinh để củng cố đức tin của các tín hữu, cũng như nuôi dưỡng họ bằng bí tích Thánh Thể được cử hành do các thừa tác viên của Hội Thánh.
Ngoài ra, nhà thờ còn là biểu hiệu hữu hình của Hội Thánh Chúa trên trần gian. Trong phần lớn ngôn ngữ các nước Tây Phương, người ta sử dụng cùng một từ vừa để chỉ Hội Thánh, vừa để chỉ nhà thờ. Ngôi nhà thờ được xây lên từ những viên đá là hình ảnh Hội Thánh như một cộng đoàn hiệp thông gồm những người tuyên xưng cùng một niềm tin vào Đức Kitô. Và để nói lên tính sống động của Hội Thánh cũng như sự liên kết chặt chẽ giữa các tín hữu trong Hội Thánh với Đức Kitô, hình ảnh cây nho và cành nho mà Chúa Giêsu nói đến trong đoạn Tin Mừng hôm nay (Ga 15,1-11) được áp dụng hết sức chính xác cho Hội Thánh. Hội Thánh không chỉ là một ngôi nhà bằng đá, nhưng còn là một thân thể sống động đang lớn lên mỗi ngày. Ở bất cứ nơi nào trên thế giới, nhà thờ vẫn luôn là biểu tượng của một Hội Thánh sống động. Còn gì buồn thảm cho bằng một ngôi nhà thờ bị biến thành bảo tàng viện hoặc không còn người lui tới.
Có những người lý luận rằng Thiên Chúa hiện diện khắp mọi nơi nên không cần đến nhà thờ. Họ nên nhớ rằng con người cần đến những biểu hiệu bên ngoài để khơi dậy những tâm tình bên trong. Con người cũng cần những biểu hiệu tôn giáo để được dẫn đưa vào thế giới thần linh và để khơi dậy những tâm tình thiêng liêng. Do đó người chủ trương giữ đạo tại tâm, không cần đến nhà thờ, là tự lừa dối mình. Đến nhà thờ, đức tin của người tín hữu được nâng đỡ một cách tối đa. Khi tham dự việc thờ phượng công cộng tại nhà thờ, người có đức tin mạnh có thể giúp củng cố đức tin của người yếu đức tin. Đến nhà thờ, người tín hữu được bổ dưỡng và tăng sức bằng Lời Chúa và các bí tích, nhất là bí tích Thánh Thể.
Trong đoạn Tin Mừng chúng ta vừa nghe, chỉ có 11 câu mà Chúa Giêsu đã lặp đi lặp lại đến 11 lần hai chữ “ở lại”. Chúa tha thiết mời gọi mỗi người chúng ta ở lại trong Ngài như cành nho dính liền với thân nho. Hai chữ “ở lại” diễn tả cách sâu sắc bản chất của tình yêu, vì tình yêu khiến người ta kết hiệp với nhau mãi mãi không hề rời xa nhau. Yếu tố khiến cho Hội Thánh thực sự trở thành một cộng đoàn hiệp nhất và hiệp thông là chính tình yêu đối với Thiên Chúa và tha nhân. Nhà thờ là nơi qui tụ cộng đoàn hiệp thông ấy để cùng nhau dâng lời cầu nguyện, lắng nghe Lời Chúa, cử hành các bí tích, nhất là bí tích Thánh Thể là bí tích của tình yêu và hiệp nhất, nhờ đó cộng đoàn ngày càng lớn lên trong đức tin và đức ái.
Tạ ơn Chúa nhân ngày kỷ niệm 50 năm nhà thờ được xây dựng cũng có nghĩa là tạ ơn Chúa vì sự trưởng thành, lớn mạnh, của cộng đoàn giáo xứ Tuy Hòa; tạ ơn Chúa vì Ngài đã ban cho giáo xứ các vị tiền nhân công đức cao dày, các vị mục tử nhiệt thành tận tụy, các vị ân nhân tốt lành quảng đại, trong suốt 50 năm qua, khiến cho giáo xứ có được như ngày hôm nay. Trong phần mở đầu bức thư thứ nhất gửi giáo đoàn Côrintô mà chúng ta vừa nghe ở bài đọc II (1Cr 1,3-9), thánh Phaolô đã cho biết ngài hằng cảm tạ Thiên Chúa vì bao nhiêu ân huệ Chúa đã ban xuống cho các tín hữu trong Đức Giêsu Kitô, để họ được nên phong phú về mọi phương diện. Và ngài khẳng định rằng chính Thiên Chúa sẽ làm cho các tín hữu nên vững chắc đến cùng. Nguyện xin Thiên Chúa tiếp tục gìn giữ cộng đoàn giáo xứ Tuy Hòa của chúng ta trong tình yêu thương của Ngài.
ĐÔI LỜI DẪN NHẬP TRƯỚC THÁNH LỄ
Trọng kính Đức Cha Vinh Sơn, Giám mục chính tòa Ban Mê Thuột,
Kính thưa Cha Hạt Trưởng Phú Yên và cũng là Cha sở giáo xứ Tuy Hòa,
Kính thưa quí Cha Hạt Trưởng, quí Cha trong và ngoài giáo phận, quí Bề trên các Hội Dòng, quí thầy phó tế, quí tu sĩ nam nữ, chủng sinh, quí ân nhân, quí khách và toàn thể quí ông bà anh chị em rất thân mến,
Trong tâm tình tạ ơn Thiên Chúa và tri ân các vị tiền nhân, ân nhân, hôm nay chúng ta cùng họp nhau đây để long trọng cử hành thánh lễ tạ ơn mừng Kim Khánh nhà thờ Tuy Hòa (1960-2010), đồng thời cũng là Lễ Trạm mừng Năm Thánh Giáo Hội Việt Nam tại giáo hạt Phú Yên.
Kết hợp lễ mừng Kim Khánh với Lễ Trạm mừng Năm Thánh, chúng ta như những khách hành hương muốn dừng chân chốc lát, để nhìn lại quãng đường đã qua trong niềm tri ân cảm tạ và hướng về phía trước để canh tân và dấn thân cho Thiên Chúa và tha nhân, trở thành chứng nhân giữa dòng đời.
Đây là biến cố rất quan trọng không những đối với giáo xứ Tuy Hòa, giáo hạt Phú Yên, mà còn đối với toàn thể giáo phận Qui Nhơn, biến cố đánh dấu một trang sử ghi lại quá trình hình thành và phát triển của cộng đồng dân Chúa tại miền đất thân yêu này. Chính bối cảnh Năm Thánh càng đem lại cho ngày lễ hôm nay thật nhiều ý nghĩa, vì sự trưởng thành của giáo xứ Tuy Hòa được khẳng định trong sự trưởng thành của Giáo Hội Việt Nam, dưới ba chiều kích: mầu nhiệm, hiệp thông và sứ vụ.
Xin Thiên Chúa trả công bội hậu cho các vị tiền nhân, các vị ân nhân, đã góp công góp của để xây dựng, gìn giữ, tô bồi ngôi thánh đường này. Nguyện xin Thiên Chúa chúc lành cho toàn thể cộng đoàn mà ngôi thánh đường này là điểm qui tụ và là biểu tượng.
Giờ đây, cùng với tâm tình tri ân, chúng ta hãy thành tâm sám hối mọi tội lỗi, để của lễ tạ ơn chúng ta dâng lên trước tôn nhan Chúa hôm nay đáng được Chúa thương chấp nhận.
Tại nhà thờ Tuy Hòa, ngày 27 tháng 08 năm 2010
Hôm nay chúng ta long trọng mừng Kim Khánh xây dựng nhà thờ giáo xứ Tuy Hòa, (1960-2010), đồng thời cũng là Lễ Trạm mừng Năm Thánh tại giáo hạt Phú Yên. Đây là một biến cố trọng đại đối với giáo phận Qui Nhơn nói chung và đối với giáo xứ Tuy Hòa nói riêng, vì biến cố này diễn ra trong bối cảnh Năm Thánh của Giáo Hội Việt Nam, là thời gian mà mọi người được mời gọi nhìn về quá khứ với tâm tình tạ ơn Thiên Chúa vì bao ân sủng Ngài đã ban, và nhìn về tương lai để cùng nhau xây dựng và canh tân Giáo Hội, giáo xứ và cuộc sống mỗi người theo định hướng Tin Mừng.
Nhưng tại sao phải tổ chức một cuộc lễ hoành tráng như thế này để mừng kỷ niệm ngày xây dựng một công trình vật chất? Ngày nay các dân tộc muốn khám phá và khẳng định bản sắc của mình bằng cách tìm về với những công trình văn hóa. Người ta phân biệt hai loại hình văn hóa: vật thể và phi vật thể. Có những loại hình văn hóa phi vật thể như phong tục, lễ hội, truyện tích, tục ngữ, ca dao, v.v; cũng có những loại hình văn hóa mang tính vật thể như các công trình kiến trúc, điêu khắc, vật dụng dân gian, v.v. Không ai có thể chối cãi được rằng trong các loại hình văn hóa dù là vật thể hay phi vật thể của một dân tộc, yếu tố tôn giáo chiếm một phần rất đáng kể.
Trải qua dòng thời gian nửa thế kỷ, trải qua bao cảnh vật đổi sao dời, nhà thờ Tuy Hòa với dáng đứng sừng sững hiên ngang như trơ gan cùng tuế nguyệt, đối với cư dân thành phố này quả thực là một công trình văn hóa. Tháp chuông cao vút lên trời tựa như cây bút ghi chép lên trang giấy trời xanh những sự kiện đang diễn ra trên mặt đất. Mỗi sáng khi thành phố còn chìm trong bóng tối muộn màng, ngọn tháp hình bó đuốc là nơi đầu tiên đón nhận ánh bình minh như để báo hiệu một ngày tươi sáng. Cả những lúc mây mù sấm chớp, giông tố cuồng phong, tòa tháp vẫn cứ đứng yên vững vàng, như để khẳng định với mọi người rằng khó khăn thử thách nào rồi cũng qua.
Văn hào người Nga, ông Aleksandr Solzhenitsyn, đã ca tụng các ngôi nhà thờ bằng những lời lẽ như sau: “Từ thuở nào con người vẫn ích kỷ nhỏ nhen. Nhưng chiều về, khi tiếng chuông đổ hồi trên thôn xóm, trên đồng ruộng, trên núi rừng, người người dừng lại, ngẩng nhìn và ra khỏi cuộc sống thấp hèn của họ. Cha ông chúng ta đã để lại phần cao quí nhất của các ngài, tâm tình của các ngài vẫn còn ghi khắc trong những viên đá này, trong những tháp chuông này”. Không chỉ là một công trình văn hóa, nhà thờ Tuy Hòa cũng như bao nhà thờ khác trên toàn thế giới còn là dấu chỉ sự hiện diện của Thiên Chúa trên trần gian và là biểu hiệu của Hội Thánh.
Thiên Chúa hiện diện khắp nơi và con người có thể gặp gỡ Ngài trong vũ trụ thiên nhiên. Tuy nhiên, Thiên Chúa cũng hiện diện cách đặc biệt tại những nơi thánh, cụ thể như đền thờ Giêrusalem của người Do-thái hay các nhà thờ Kitô giáo, nhất là những nhà thờ có đặt Mình Thánh Chúa. Khi vua Đavit ngỏ ý muốn xây cho Chúa một ngôi đền thờ xứng đáng, Chúa cho ông biết rằng Ngài không đòi hỏi điều đó, vì từ trước đến nay Ngài vẫn hiện diện và đồng hành với dân trong lều tạm. Tuy nhiên Ngài sẵn sàng chấp nhận dự án và chúc phúc cho ngôi đền thờ do Salômôn xây cất, để đền thờ trở thành nơi hiện diện đặc biệt của Ngài ở giữa dân Ngài, thành nơi thờ phượng tôn nghiêm và xứng đáng, nơi con người gặp gỡ Thiên Chúa trong kinh nguyện, lắng nghe lời Chúa dạy bảo và nhận được phúc lành của Ngài, như chúng ta vừa nghe trong đoạn sách Các Vua quyển thứ nhất (1V 8,55-61) ở bài đọc I.
Tạ ơn Chúa nhân ngày kỷ niệm 50 năm nhà thờ được xây dựng cũng có nghĩa là tạ ơn Chúa vì sự hiện diện đặc biệt của Chúa giữa cộng đoàn dân Chúa giáo xứ Tuy Hòa trong suốt 50 năm qua. 50 năm Chúa cùng đồng hành với các tín hữu, chia vui sẻ buồn với họ, chấp nhận lời cầu nguyện của họ và ban nhiều ơn lành xuống trên họ. Chính tại nơi đây trong suốt 50 năm qua, Chúa đã đón nhận biết bao nhiêu người và biến họ thành con cái Chúa qua bí tích rửa tội; Chúa đã ban dồi dào Thánh Thần xuống trên họ qua bí tích thêm sức; Chúa đã ban ơn tha thứ và thanh tẩy lương tâm cho biết bao nhiêu tội nhân qua bí tích giải tội; Chúa đã chứng nhận, kết hợp và chúc phúc cho biết bao đôi tân hôn qua bí tích hôn phối; Chúa đã đón nhận và dẫn đưa các linh hồn lìa trần về với Chúa qua các thánh lễ an táng. Đặc biêt, hằng ngày Chúa vẫn giảng dạy qua lời Thánh Kinh để củng cố đức tin của các tín hữu, cũng như nuôi dưỡng họ bằng bí tích Thánh Thể được cử hành do các thừa tác viên của Hội Thánh.
Ngoài ra, nhà thờ còn là biểu hiệu hữu hình của Hội Thánh Chúa trên trần gian. Trong phần lớn ngôn ngữ các nước Tây Phương, người ta sử dụng cùng một từ vừa để chỉ Hội Thánh, vừa để chỉ nhà thờ. Ngôi nhà thờ được xây lên từ những viên đá là hình ảnh Hội Thánh như một cộng đoàn hiệp thông gồm những người tuyên xưng cùng một niềm tin vào Đức Kitô. Và để nói lên tính sống động của Hội Thánh cũng như sự liên kết chặt chẽ giữa các tín hữu trong Hội Thánh với Đức Kitô, hình ảnh cây nho và cành nho mà Chúa Giêsu nói đến trong đoạn Tin Mừng hôm nay (Ga 15,1-11) được áp dụng hết sức chính xác cho Hội Thánh. Hội Thánh không chỉ là một ngôi nhà bằng đá, nhưng còn là một thân thể sống động đang lớn lên mỗi ngày. Ở bất cứ nơi nào trên thế giới, nhà thờ vẫn luôn là biểu tượng của một Hội Thánh sống động. Còn gì buồn thảm cho bằng một ngôi nhà thờ bị biến thành bảo tàng viện hoặc không còn người lui tới.
Có những người lý luận rằng Thiên Chúa hiện diện khắp mọi nơi nên không cần đến nhà thờ. Họ nên nhớ rằng con người cần đến những biểu hiệu bên ngoài để khơi dậy những tâm tình bên trong. Con người cũng cần những biểu hiệu tôn giáo để được dẫn đưa vào thế giới thần linh và để khơi dậy những tâm tình thiêng liêng. Do đó người chủ trương giữ đạo tại tâm, không cần đến nhà thờ, là tự lừa dối mình. Đến nhà thờ, đức tin của người tín hữu được nâng đỡ một cách tối đa. Khi tham dự việc thờ phượng công cộng tại nhà thờ, người có đức tin mạnh có thể giúp củng cố đức tin của người yếu đức tin. Đến nhà thờ, người tín hữu được bổ dưỡng và tăng sức bằng Lời Chúa và các bí tích, nhất là bí tích Thánh Thể.
Trong đoạn Tin Mừng chúng ta vừa nghe, chỉ có 11 câu mà Chúa Giêsu đã lặp đi lặp lại đến 11 lần hai chữ “ở lại”. Chúa tha thiết mời gọi mỗi người chúng ta ở lại trong Ngài như cành nho dính liền với thân nho. Hai chữ “ở lại” diễn tả cách sâu sắc bản chất của tình yêu, vì tình yêu khiến người ta kết hiệp với nhau mãi mãi không hề rời xa nhau. Yếu tố khiến cho Hội Thánh thực sự trở thành một cộng đoàn hiệp nhất và hiệp thông là chính tình yêu đối với Thiên Chúa và tha nhân. Nhà thờ là nơi qui tụ cộng đoàn hiệp thông ấy để cùng nhau dâng lời cầu nguyện, lắng nghe Lời Chúa, cử hành các bí tích, nhất là bí tích Thánh Thể là bí tích của tình yêu và hiệp nhất, nhờ đó cộng đoàn ngày càng lớn lên trong đức tin và đức ái.
Tạ ơn Chúa nhân ngày kỷ niệm 50 năm nhà thờ được xây dựng cũng có nghĩa là tạ ơn Chúa vì sự trưởng thành, lớn mạnh, của cộng đoàn giáo xứ Tuy Hòa; tạ ơn Chúa vì Ngài đã ban cho giáo xứ các vị tiền nhân công đức cao dày, các vị mục tử nhiệt thành tận tụy, các vị ân nhân tốt lành quảng đại, trong suốt 50 năm qua, khiến cho giáo xứ có được như ngày hôm nay. Trong phần mở đầu bức thư thứ nhất gửi giáo đoàn Côrintô mà chúng ta vừa nghe ở bài đọc II (1Cr 1,3-9), thánh Phaolô đã cho biết ngài hằng cảm tạ Thiên Chúa vì bao nhiêu ân huệ Chúa đã ban xuống cho các tín hữu trong Đức Giêsu Kitô, để họ được nên phong phú về mọi phương diện. Và ngài khẳng định rằng chính Thiên Chúa sẽ làm cho các tín hữu nên vững chắc đến cùng. Nguyện xin Thiên Chúa tiếp tục gìn giữ cộng đoàn giáo xứ Tuy Hòa của chúng ta trong tình yêu thương của Ngài.
ĐÔI LỜI DẪN NHẬP TRƯỚC THÁNH LỄ
Trọng kính Đức Cha Vinh Sơn, Giám mục chính tòa Ban Mê Thuột,
Kính thưa Cha Hạt Trưởng Phú Yên và cũng là Cha sở giáo xứ Tuy Hòa,
Kính thưa quí Cha Hạt Trưởng, quí Cha trong và ngoài giáo phận, quí Bề trên các Hội Dòng, quí thầy phó tế, quí tu sĩ nam nữ, chủng sinh, quí ân nhân, quí khách và toàn thể quí ông bà anh chị em rất thân mến,
Trong tâm tình tạ ơn Thiên Chúa và tri ân các vị tiền nhân, ân nhân, hôm nay chúng ta cùng họp nhau đây để long trọng cử hành thánh lễ tạ ơn mừng Kim Khánh nhà thờ Tuy Hòa (1960-2010), đồng thời cũng là Lễ Trạm mừng Năm Thánh Giáo Hội Việt Nam tại giáo hạt Phú Yên.
Kết hợp lễ mừng Kim Khánh với Lễ Trạm mừng Năm Thánh, chúng ta như những khách hành hương muốn dừng chân chốc lát, để nhìn lại quãng đường đã qua trong niềm tri ân cảm tạ và hướng về phía trước để canh tân và dấn thân cho Thiên Chúa và tha nhân, trở thành chứng nhân giữa dòng đời.
Đây là biến cố rất quan trọng không những đối với giáo xứ Tuy Hòa, giáo hạt Phú Yên, mà còn đối với toàn thể giáo phận Qui Nhơn, biến cố đánh dấu một trang sử ghi lại quá trình hình thành và phát triển của cộng đồng dân Chúa tại miền đất thân yêu này. Chính bối cảnh Năm Thánh càng đem lại cho ngày lễ hôm nay thật nhiều ý nghĩa, vì sự trưởng thành của giáo xứ Tuy Hòa được khẳng định trong sự trưởng thành của Giáo Hội Việt Nam, dưới ba chiều kích: mầu nhiệm, hiệp thông và sứ vụ.
Xin Thiên Chúa trả công bội hậu cho các vị tiền nhân, các vị ân nhân, đã góp công góp của để xây dựng, gìn giữ, tô bồi ngôi thánh đường này. Nguyện xin Thiên Chúa chúc lành cho toàn thể cộng đoàn mà ngôi thánh đường này là điểm qui tụ và là biểu tượng.
Giờ đây, cùng với tâm tình tri ân, chúng ta hãy thành tâm sám hối mọi tội lỗi, để của lễ tạ ơn chúng ta dâng lên trước tôn nhan Chúa hôm nay đáng được Chúa thương chấp nhận.
Cảm nhận về cuộc Diễn Nguyện mừng Kim Khánh nhà thờ Tuy Hòa đêm 26.8.2010
Matta
15:50 28/08/2010
TUY HÒA LÀ THẾ ĐÓ !
Cảm nhận về cuộc Diễn Nguyện mừng Kim Khánh nhà thờ Tuy Hòa đêm 26.8.2010
Đêm thứ hai của Tam nhật mừng 50 năm nhà thờ Tuy Hòa diễn ra trong không khí nhộn nhịp vui vẻ. Dưới ánh trăng sáng ngời của ngày 17 tháng 7 âm lịch mang theo những ngọn gió hiu hiu thổi nhẹ, những người con của giáo xứ cũng như những người sống xa xứ có dịp trở về nguồn cùng với những ai đã từng phục vụ tại mảnh đất này, tất cả đều hòa chung tâm tình, chung chí hướng ngồi lại với nhau để nhìn lại một chặng đường đã qua: có lúc cũng đầy thử thách, có lúc dẫn đến vinh quang, khi đầy niềm vui và có khi xen lẫn đau thương nước mắt. Có quá khứ, có hiện tại mới đưa tới tương lai. Giờ đây, cộng đoàn giáo xứ Tuy Hòa có thể hát lên lời ngợi khen, dâng lên lời cảm mến cho “cuộc trường hành 50 năm để xây dựng niềm tin với bao giọt mồ hôi với muôn ngàn nguy khó” được thu gọn trong buổi diễn nguyện đêm nay.
Từ 120 tín hữu của Triều Thủy năm vào 1938, họ là những hạt nhân Đức tin luôn lấp lánh can trường, bất chấp mọi gian nan vất vả để bông hạt trổ sinh chính 3.418 tín hữu của Tuy Hòa hôm nay.
Bắt đầu buổi diễn nguyện, cha sở Giuse Trương Đình Hiền dẫn đầu đoàn diễn hành qua lễ đài để chào đón toàn thể quí khách được đại diện từ 6 giáo khu: Goan Tẩy giả, Tôma Thiện, Martinô Bores, Tôma Tông đồ, Antôn Quỳnh, Giuse Tuấn. Đoàn Thiếu nhi, Legio Maria, giới hiền mẫu, Hội nhà giáo Công giáo, Tân tòng – dự tòng.
Nhắc đến quê hương Tuy Hòa, ai trong mỗi chúng ta cũng có thể liên tưởng đến những hình ảnh thân thương trìu mến và rất đỗi gần gũi đó là:
Cánh đồng lúa xanh bạt ngàn thơm ngát và biển xanh rì rào sóng vỗ.
Chúa thương ban cho quê hương chúng ta trời YÊN – đất PHÚ, cho lương thực dồi dào từ đồng lúa chín trĩu hạt, cho hải sản phong phú từ biển cả bao la.
Những cử điệu múa lướt sóng nhẹ nhàng, những hạt lúa vàng rộm căng tròn trên tay đưa chúng ta về cuộc sống thanh bình êm ả.
50 năm luôn là lời tạ ơn Thiên chúa, 50 năm để tri ân các những vị Thừa sai, các bậc tiền nhân cùng những chứng nhân tử đạo đã khai sáng cho chúng con dải đất Triều Thủy mến thương, để hôm nay đây có một Tuy Hòa với niềm tin thắp sáng với sự lớn mạnh của 6 giáo khu, 2 giáo họ và 1 tân giáo xứ. Tốp ca và nhóm múa phụ họa bài “Bước chân nhân chứng” thay mặt cộng đoàn gợi lại những bước chân chứng nhân vượt qua muôn thách đố để gieo trồng mầm sống: “Dù đau thương giăng khắp lối, dù đường đi ngập tràn bóng tối quyết vượt qua làm lễ dâng tiến lên tòa cha.”
Vũ khúc một “Thuở hoang sơ” đưa ta trở về cội nguồn, nơi đây là một cồn cát trắng đã được cha Simon Trần Văn Phiến dựng một nhà nguyện Triều Thủy (là tên gọi tiền thân của giáo xứ Tuy Hòa). Từ đây đời sống đức tin của giáo dân được dần hồi sinh và triển nở.
Hình ảnh minh họa thật cảm động của các nữ tu giang tay ôm những đứa trẻ vào lòng, nâng đỡ những cụ già, dẫn về nhiều thanh niên thiếu nữ lầm đường lạc lối chính là nữ tu Phao lô mà cách đây hơn 50 năm đã phụ trách nhà Lạc Thiện với tâm niệm: ai yêu tha nhân là chính yêu Ngài, lời Chúa dạy vẫn luôn ghi nhớ: yêu Ngài là yêu anh em. Sự hiện diện của các sư huynh dòng Ngôi Lời tại trường Đặng Đức Tuấn cũng đã cho ra đời nhiều con người tài đức.
Mãnh đất mới được cha Giuse Tô Đình Sơn chọn để ngôi nhà thờ Tuy Hòa ra đời và sự khai sinh Hội Legio Mariae, Nữ đoàn bác ái, Hùng tâm dũng chí, Liên minh Thánh tâm, Thanh Thiếu Sinh Công rồi trường Thánh Giuse và nguyện đường của dòng thánh Phaolo cũng được sửa lại. Chính nơi đây đã cho tôi tình yêu và tiếng hát, đã cho tôi niềm tin và lẽ sống nên tôi yêu nơi này, nơi cho tôi làm người…mà nhóm múa phụ họa thể hiện “Thành phố bây giờ náo nức sinh tươi, nhịp sống đâm chồi trong trái tim ta.. em ơi có thấy xuân trong lòng tôi”.
Cuộc sống đang thanh bình như cái tên của đất mẹ “Phú Yên” thật ngắn ngủi, chiến tranh lại xảy ra. Cảnh giáo dân Tuy Hòa chạy loạn trong đêm nay đã làm bao khán giả phải hoảng sợ vì họ đã từng nếm qua sự lo âu sợ hãi và kinh hoàng với khói lửa đạn bom.
Giữa những đau thương mất mát của chiến tranh, gia đình ly tan, vợ góa con côi thì người mục tử cùng các con chiên vẫn giữ vững niềm tin vào Đấng dẫn dắt lịch sử: “Ai có thể tách tôi ra khỏi lòng mến Đức Ki tô” mà vũ nhạc kịch: Tử nạn – Phục sinh trình bày: “Chính Người là nơi tôi được sống vui tuyệt vời, bước đường tha hương tôi thăp lên nụ cười, với Người đời tôi luôn luôn chứa chan hạnh phúc trong tình yêu suốt đời”.
Sóng gió rồi cũng qua đi, các sinh hoạt dần trở lại. vì hơn bao giờ hết đây chính là lúc nét đẹp của giáo xứ Tuy Hòa được thể hiện, đó là Đức tin kiên vững và tinh thần hiệp nhất.
Kim khánh nhà thờ Tuy Hòa và niềm tin của giáo dân đã trưởng thành và vững mạnh nhờ vào sự nối tiếp sứ vụ dẫn dắt đoàn chiên và xây dựng giáo xứ qua các thời:
Cha sở Simon Trần Văn Phiến
Cha sở Giuse Tô Đình Sơn
Cha sở Martinô Nguyễn Trọng Huấn
Cha sở Phanxico xavie Nguyễn Xuân Văn
Cha sở Giuse Trương Đình Hiền.
Giờ đây, khi cùng nhau đi lại những chặng đường lịch sử anh dũng về đức tin và tấm gương truyền giáo, những hạt mầm ơn gọi được trổ sinh ngày trong lòng đất mẹ:
1 giám mục
11 linh mục
1 phó tế
1 chủng sinh
11 nữ tu.
Theo gót những bước chân loan báo Tin mừng, thắp sáng niềm tin tới khắp mọi nơi, cùng nhau xây dựng và sống mầu nhiệm Giáo hội qua múa đuốc “Thắp lửa cho đời: Lửa mang đến tỏa lan tình mến mà Thầy mang đến cho ta mỗi ngày, Người mang đến tràn đầy hơi ấm xua tan băng giá trái tim mùa đông”
Vũ khúc Magnificat đã kết thúc diễn nguyện, xin Mẹ hãy dẫn giáo xứ chúng đến với Chúa, vì ở đâu có Mẹ, là ở đó “Chúa Thánh Thần bay tới” để cuộc đời chúng con là bài trường ca tạ ơn: “Linh hồn tôi ngợi khen Thiên Chúa”
Nhà thờ có được như ngày hôm nay là kết tinh của công sức con người và bàn tay quan phòng của Thiên Chúa dẫn dắt.
Gần 3 tháng đầu tư, trăn trở, các nữ tu dòng Thánh Phaolô phải vất vả tập luyện để có một đêm diễn nguyện thật sống động, hoành tráng và đáng nhớ. Một chương trình mà có sự đóng góp của các diễn viên nhỏ nhất chỉ mới 2 tuối và lớn nhất là 83 tuổi, tham gia cộng tác từ các đoàn thể: Thiếu nhi, thanh niên, sinh viên, nhà giáo, hiền mẫu, ca đoàn, giáo lý viên, Legio, chức việc. Để tất cả những ai một khi đã đặt chân đến Tuy Hòa sẽ hiểu được giáo xứ Tuy Hòa là thế đó.
Cảm nhận về cuộc Diễn Nguyện mừng Kim Khánh nhà thờ Tuy Hòa đêm 26.8.2010
Đêm thứ hai của Tam nhật mừng 50 năm nhà thờ Tuy Hòa diễn ra trong không khí nhộn nhịp vui vẻ. Dưới ánh trăng sáng ngời của ngày 17 tháng 7 âm lịch mang theo những ngọn gió hiu hiu thổi nhẹ, những người con của giáo xứ cũng như những người sống xa xứ có dịp trở về nguồn cùng với những ai đã từng phục vụ tại mảnh đất này, tất cả đều hòa chung tâm tình, chung chí hướng ngồi lại với nhau để nhìn lại một chặng đường đã qua: có lúc cũng đầy thử thách, có lúc dẫn đến vinh quang, khi đầy niềm vui và có khi xen lẫn đau thương nước mắt. Có quá khứ, có hiện tại mới đưa tới tương lai. Giờ đây, cộng đoàn giáo xứ Tuy Hòa có thể hát lên lời ngợi khen, dâng lên lời cảm mến cho “cuộc trường hành 50 năm để xây dựng niềm tin với bao giọt mồ hôi với muôn ngàn nguy khó” được thu gọn trong buổi diễn nguyện đêm nay.
Từ 120 tín hữu của Triều Thủy năm vào 1938, họ là những hạt nhân Đức tin luôn lấp lánh can trường, bất chấp mọi gian nan vất vả để bông hạt trổ sinh chính 3.418 tín hữu của Tuy Hòa hôm nay.
Bắt đầu buổi diễn nguyện, cha sở Giuse Trương Đình Hiền dẫn đầu đoàn diễn hành qua lễ đài để chào đón toàn thể quí khách được đại diện từ 6 giáo khu: Goan Tẩy giả, Tôma Thiện, Martinô Bores, Tôma Tông đồ, Antôn Quỳnh, Giuse Tuấn. Đoàn Thiếu nhi, Legio Maria, giới hiền mẫu, Hội nhà giáo Công giáo, Tân tòng – dự tòng.
Nhắc đến quê hương Tuy Hòa, ai trong mỗi chúng ta cũng có thể liên tưởng đến những hình ảnh thân thương trìu mến và rất đỗi gần gũi đó là:
Cánh đồng lúa xanh bạt ngàn thơm ngát và biển xanh rì rào sóng vỗ.
Chúa thương ban cho quê hương chúng ta trời YÊN – đất PHÚ, cho lương thực dồi dào từ đồng lúa chín trĩu hạt, cho hải sản phong phú từ biển cả bao la.
Những cử điệu múa lướt sóng nhẹ nhàng, những hạt lúa vàng rộm căng tròn trên tay đưa chúng ta về cuộc sống thanh bình êm ả.
50 năm luôn là lời tạ ơn Thiên chúa, 50 năm để tri ân các những vị Thừa sai, các bậc tiền nhân cùng những chứng nhân tử đạo đã khai sáng cho chúng con dải đất Triều Thủy mến thương, để hôm nay đây có một Tuy Hòa với niềm tin thắp sáng với sự lớn mạnh của 6 giáo khu, 2 giáo họ và 1 tân giáo xứ. Tốp ca và nhóm múa phụ họa bài “Bước chân nhân chứng” thay mặt cộng đoàn gợi lại những bước chân chứng nhân vượt qua muôn thách đố để gieo trồng mầm sống: “Dù đau thương giăng khắp lối, dù đường đi ngập tràn bóng tối quyết vượt qua làm lễ dâng tiến lên tòa cha.”
Vũ khúc một “Thuở hoang sơ” đưa ta trở về cội nguồn, nơi đây là một cồn cát trắng đã được cha Simon Trần Văn Phiến dựng một nhà nguyện Triều Thủy (là tên gọi tiền thân của giáo xứ Tuy Hòa). Từ đây đời sống đức tin của giáo dân được dần hồi sinh và triển nở.
Hình ảnh minh họa thật cảm động của các nữ tu giang tay ôm những đứa trẻ vào lòng, nâng đỡ những cụ già, dẫn về nhiều thanh niên thiếu nữ lầm đường lạc lối chính là nữ tu Phao lô mà cách đây hơn 50 năm đã phụ trách nhà Lạc Thiện với tâm niệm: ai yêu tha nhân là chính yêu Ngài, lời Chúa dạy vẫn luôn ghi nhớ: yêu Ngài là yêu anh em. Sự hiện diện của các sư huynh dòng Ngôi Lời tại trường Đặng Đức Tuấn cũng đã cho ra đời nhiều con người tài đức.
Mãnh đất mới được cha Giuse Tô Đình Sơn chọn để ngôi nhà thờ Tuy Hòa ra đời và sự khai sinh Hội Legio Mariae, Nữ đoàn bác ái, Hùng tâm dũng chí, Liên minh Thánh tâm, Thanh Thiếu Sinh Công rồi trường Thánh Giuse và nguyện đường của dòng thánh Phaolo cũng được sửa lại. Chính nơi đây đã cho tôi tình yêu và tiếng hát, đã cho tôi niềm tin và lẽ sống nên tôi yêu nơi này, nơi cho tôi làm người…mà nhóm múa phụ họa thể hiện “Thành phố bây giờ náo nức sinh tươi, nhịp sống đâm chồi trong trái tim ta.. em ơi có thấy xuân trong lòng tôi”.
Cuộc sống đang thanh bình như cái tên của đất mẹ “Phú Yên” thật ngắn ngủi, chiến tranh lại xảy ra. Cảnh giáo dân Tuy Hòa chạy loạn trong đêm nay đã làm bao khán giả phải hoảng sợ vì họ đã từng nếm qua sự lo âu sợ hãi và kinh hoàng với khói lửa đạn bom.
Giữa những đau thương mất mát của chiến tranh, gia đình ly tan, vợ góa con côi thì người mục tử cùng các con chiên vẫn giữ vững niềm tin vào Đấng dẫn dắt lịch sử: “Ai có thể tách tôi ra khỏi lòng mến Đức Ki tô” mà vũ nhạc kịch: Tử nạn – Phục sinh trình bày: “Chính Người là nơi tôi được sống vui tuyệt vời, bước đường tha hương tôi thăp lên nụ cười, với Người đời tôi luôn luôn chứa chan hạnh phúc trong tình yêu suốt đời”.
Sóng gió rồi cũng qua đi, các sinh hoạt dần trở lại. vì hơn bao giờ hết đây chính là lúc nét đẹp của giáo xứ Tuy Hòa được thể hiện, đó là Đức tin kiên vững và tinh thần hiệp nhất.
Kim khánh nhà thờ Tuy Hòa và niềm tin của giáo dân đã trưởng thành và vững mạnh nhờ vào sự nối tiếp sứ vụ dẫn dắt đoàn chiên và xây dựng giáo xứ qua các thời:
Cha sở Simon Trần Văn Phiến
Cha sở Giuse Tô Đình Sơn
Cha sở Martinô Nguyễn Trọng Huấn
Cha sở Phanxico xavie Nguyễn Xuân Văn
Cha sở Giuse Trương Đình Hiền.
Giờ đây, khi cùng nhau đi lại những chặng đường lịch sử anh dũng về đức tin và tấm gương truyền giáo, những hạt mầm ơn gọi được trổ sinh ngày trong lòng đất mẹ:
1 giám mục
11 linh mục
1 phó tế
1 chủng sinh
11 nữ tu.
Theo gót những bước chân loan báo Tin mừng, thắp sáng niềm tin tới khắp mọi nơi, cùng nhau xây dựng và sống mầu nhiệm Giáo hội qua múa đuốc “Thắp lửa cho đời: Lửa mang đến tỏa lan tình mến mà Thầy mang đến cho ta mỗi ngày, Người mang đến tràn đầy hơi ấm xua tan băng giá trái tim mùa đông”
Vũ khúc Magnificat đã kết thúc diễn nguyện, xin Mẹ hãy dẫn giáo xứ chúng đến với Chúa, vì ở đâu có Mẹ, là ở đó “Chúa Thánh Thần bay tới” để cuộc đời chúng con là bài trường ca tạ ơn: “Linh hồn tôi ngợi khen Thiên Chúa”
Nhà thờ có được như ngày hôm nay là kết tinh của công sức con người và bàn tay quan phòng của Thiên Chúa dẫn dắt.
Gần 3 tháng đầu tư, trăn trở, các nữ tu dòng Thánh Phaolô phải vất vả tập luyện để có một đêm diễn nguyện thật sống động, hoành tráng và đáng nhớ. Một chương trình mà có sự đóng góp của các diễn viên nhỏ nhất chỉ mới 2 tuối và lớn nhất là 83 tuổi, tham gia cộng tác từ các đoàn thể: Thiếu nhi, thanh niên, sinh viên, nhà giáo, hiền mẫu, ca đoàn, giáo lý viên, Legio, chức việc. Để tất cả những ai một khi đã đặt chân đến Tuy Hòa sẽ hiểu được giáo xứ Tuy Hòa là thế đó.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Bánh vẽ về ''An sinh và phúc lợi xã hội: của Thủ tướng CSVN
Hà Long
09:16 28/08/2010
Sáng ngày 25/8/2010 cơ quan tối cao của cánh nhà báo gồm 700 tờ nhật báo đi theo lề phải và hơn 65 đài phát thanh phát hình, Cổng thông tin điện tử chính phủ đăng tải bài viết dài 2 trang của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đọc trước toàn dân qua kênh truyền hình nói về an sinh và phúc lợi xã hội với tựa đề thật dài: „Bảo đảm ngày càng tốt hơn an sinh xã hội và phúc lợi xã hội là một nội dung chủ yếu của Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020.“
Những trang báo chưa kịp ráo mực thì nhiều giới mấp mé ven theo lề trái phản công tới tấp, điển hình Blogger Trương Duy Nhất phê bình „thẳng ruột tượng“ trong trang Blog của ông: „Một bài viết loằng ngoằng kín đặc 2 trang của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đăng trên hầu hết các tờ nhật báo sáng nay. Báo nào báo nấy đăng i hệt nhau, không sai một dấu phẩy. Thấy... nực cười!“
Trước tiên chúng ta tìm hiểu về an sinh và phúc lợi xã hội được định nghiã cho đúng vị trí như thế nào.
- Theo tự điển Wikipedia, an sinh xã hội chỉ sự bảo vệ của xã hội đối với những thành viên của mình, bằng một loạt những biện pháp công cộng, chống đỡ sự hẫng hụt về kinh tế và xã hội do bị mất hoặc bị giảm đột ngột nguồn thu nhập vì ốm đau, thai sản, tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, tàn tật, tuổi già và chết, kể cả sự bảo vệ chăm sóc y tế và trợ cấp gia đình có con nhỏ. Cơ chế chủ yếu của nó bao gồm: bảo hiểm xã hội, cứu trợ xã hội (còn gọi là cứu tế xã hội), các chế độ trợ cấp từ quỹ công cộng, các chế độ trợ cấp gia đình, các quỹ dự phòng, sự bảo vệ do người sử dụng lao động cung cấp, các dịch vụ liên quan đến an sinh xã hội.
- Còn phúc lợi là hạnh phúc và lợi lộc, rộng hơn chính là quyền lợi về vật chất mà nhà nước hay đoàn thể bảo đảm cho công nhân và viên chức được hưởng. Tóm gọn là lợi ích được hưởng, mà người khác không được xâm phạm đến.
Quá tốt đi chứ! thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bỗng yêu thương người dân đột phát, ông ta bỗng nhiên động lòng trắc ẩn đến hơn 80 triệu dân mà phần đông lúc nào cũng phải trông chờ chính sách xóa đói giảm nghèo, hoặc luôn thuộc vào diện như một bài trường ca dài muôn thuở: dân tộc ta còn nghèo đói.
Hình như ông trời làm ngược lại ý của thủ tướng bằng những cơn giông bão lên đến cấp 10, 11 thổi vào Thanh Hóa, Nghệ An trong lúc ông Dũng đang nói dai nói dài và nói dở từ „bài viết loằng ngoằng kín đặc 2 trang“ về an sinh và phúc lợi xã hội. Người dân lúc ý chỉ chờ một câu từ cửa miệng ông Dũng, động lòng nói đến nỗi khổ của dân nghèo đang mất nhà, đồng ruộng tan hoang và phải sống với lũ. Được như vậy, ít nhất họ cũng nhận được một chút an ủi từ cơ chế an sinh, cho dù mắt họ chưa bao giờ thấy. Blog Nguyễn Thế Thịnh đi ngay vào trung tâm vấn đề vào ngày 25/8/2010: „Bão lụt đang tàn phá bắc miền Trung, rất nhiều vấn đề bạn đọc quan tâm theo dõi, các đồng chí lãnh đạo qua đó cũng thấy được nhiều vấn đề phát sinh ở cơ sở để kịp thời chỉ đạo. Nhà tôi mà ở trong vùng bão lụt, cầm tờ báo lên, tôi cũng sẽ nói: An sinh xã hội cái gì, đang chằng chống nhà cửa, đắp đê cứu lúa đây này! Tức là đề cập đến thời điểm. Trong tuyên truyền, thời điểm rất quan trọng. Đó là sự thật, dù nhiều người biết nhưng không nói ra.“
Tiếp theo, ngày 26/8/2010 trong trang mạng Bauxite Việt Nam người dân đọc được bức thư ngỏ của TS Vũ Triệu Minh gửi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: „Thưa ông Thủ tướng, Trong khi không thấy cập nhật tin tức gì về sự tàn phá của cơn bão số 3, sáng nay ngày 25/8/2010 hầu hết các tờ nhật báo ở Việt Nam đều đăng một bài viết của Thủ tướng dài kín đặc 2 trang giấy. Báo nào báo nấy đều đăng y hệt nhau không sai đến một dấu phẩy. Tôi không hiểu có được bao nhiêu người đọc hết bài báo này. Tôi cũng xem lướt thôi và thấy trọng tâm của bài báo là ca ngợi những thành quả của chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong 10 năm qua (2001-2010). Xin trích nguyên văn một đoạn: `Đến nay công tác xóa đói giảm nghèo đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, được nhân dân đồng tình, quốc tế đánh giá cao: số hộ nghèo giảm từ 29% (năm 2002) xuống còn khoảng 10% (năm 2010); chênh lệch mức sống giữa thành thị và nông thôn giảm từ 2,3 lần (năm 1999) xuống còn 2 lần (năm 2008). Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt`”.
Tiếp theo TS Vũ Triệu Minh chất vấn thủ tướng về những con số thống kê: „Xin hỏi ông Thủ tướng (vì không biết ai viết hộ ông) rằng có phải ông đang lấy chuẩn nghèo theo Quyết định số 143/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 27 tháng 9 năm 2001, trong đó phê duyệt “Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói và giảm nghèo giai đoạn 2001-2005″, thì những hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người ở khu vực nông thôn miền núi và hải đảo từ 80.000 đồng/người/tháng (960.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo?
Theo cách tính này thì đến năm nay (2010) chỉ còn có 10% dân số Việt Nam là nghèo vì có thu nhập dưới 1 triệu đồng một năm. Như vậy cho phép tôi được ước lượng rằng người nghèo ở Việt Nam sẽ có thu nhập thực tế khoảng 500 ngàn đồng một năm (tôi lấy trung bình 50% của 1 triệu đồng). Như vậy, để xóa nghèo cho họ, chúng ta phải giúp họ thêm 500 ngàn đồng một năm nữa chứ gì? Chỉ trong một chớp mắt, mỗi người dân Việt Nam phải trả nợ cho Vinashin của ông một triệu đồng đấy. Số tiền này đủ để ông xóa nghèo cho toàn dân Việt Nam trong vòng 20 năm.“, hết trích!
Ối chao, dữ liệu do TS Minh đưa ra vẫn còn nóng hổi chưa kịp cất vào ngăn tủ của chương trình xóa đói và giảm nghèo giai đoạn 2001-2005, tạm gọi chưa kịp giảm nghèo lại còn nghèo thêm vì bị è cổ trả nợ cho Vinashin.
Điều này cho thấy chính sách của thủ tướng Dũng đang làm đảo ngược lại chương trình quốc gia đại sự của ông: nghèo mà vẫn bị bóc lột bởi nhà nước.
Ai đang hưởng cơ chế an sinh và phúc lợi xã hội của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng?
Theo định nghĩa về cơ chế an sinh và phúc lợi xã hội nhắc ở trên thì toàn dân có thể đồng lòng với một tiếng nói: đó là 3.000.000 đảng viên với những quyền lợi vô cùng to lớn, các thành phần từ trung ương đến tỉnh thành và nông thôn. Chúng bám chặt vào cơ chế này giống như một loại đỉa dai hút máu con người. Chẳng xa lạ gì, cứ nhìn về quê hương của thủ tướng Dũng tại Rạch Giá với nhà thờ tổ thờ gia tộc của ông thì rõ, cơ ngơi này giá trị trên 40 tỷ đồng, theo định giá trị của 2 năm trước. Nếu được nhắc thêm về tài sản do quan hệ gia đình ông Dũng đang quản lý, đó là: bệnh viện tư nhân, nhà hàng, khách sạn, kinh doanh bất động sản, kinh doanh công ty xe tắcxi, tàu biển, xăng dầu, v.v…
Nhơn nhởn ngoài đường của giới hưởng cơ chế an sinh và phúc lợi xã hội được nhìn thấy từ viên cảnh sát đứng đường, nhân viên thu thuế chợ rồi đến chủ tịch thôn, xã, tỉnh thành. Chỉ hình dung ra một vườn rau trên lầu cao của nguyên tổng bí thư đảng CSVN, ông Lê Khả Phiêu với vốn đầu tư không dưới 20.000 Đôla Mỹ vì một lý do không muốn ăn rau bẩn bên ngoài sợ ngộ độc hóa chất, thì thấy rằng quan viên chức nhà nước csVN muốn tận hưởng cơ chế an sinh và phúc lợi đúng mức tuyệt vời của nó.
Các ví dụ cụ thể đập vào mắt dân hằng ngày như thế, những lời vàng ngọc của ông Dũng chẳng khác nào so sánh trời và đất, an sinh hưởng phúc lợi và nghèo khó cách xa vời vợi. Blogger Trương Duy Nhất đã phải thốt lên: Nhìn đã ức rồi, huống chi đọc! (những lời của ông Dũng).
Nhìn toàn cảnh an sinh xã hội tại Việt Nam ai chẳng bức xúc, tác giả có nickname Sơn Tam đảo ủng hộ cách nhìn của Trương Duy Nhất: „An sinh gì mà toàn quốc cứ phải chạy ra đường. Nếu an sinh, phúc lợi tốt thì những người thất nghiệp được trợ cấp sẽ ít phải nhất quyết xuống đường như vậy, có thể họ sẽ yên tâm thanh bần ở làng quê và suy nghĩ gì đó... đằng này già trẻ lớn bé ra đường, về thủ đô và chất đống ở đó rồi lại phải nghĩ cách dời đô lên non. Thu hút, thu hút bán hết bán hết rồi lên non ở, chẳng khác nào bán đất đi mà ăn. Nhân dân lúc nào cũng chạy nháo nhào theo các dự án phá dỡ di dời. Phần lớn người ta về thành phố là để ăn theo trung tâm chính trị ăn bám, nếu TT ấy đi thì họ cũng sẽ theo... rồi lại dời dời chuyển chuyển nữa chẳng biết đường nào mà lần, chẳng có văn hoá địa phương nào nữa vì sự say trộn của quốc gia, chỉ có gà vịt cứ nhớn nhác nhớn nhác trên vườn của chính mình mà thôi. Nhìn chung thì chúng ta đang xây dựng chủ nghĩa tư bản hiện đại cho các mẫu quốc của nó bằng cách bóc lột nhau và nộp sưu (bằng du học, bằng vay ODA, bằng du lich...) họ bây giờ chẳng cần đặt bản doanh ở bản địa nữa, chúng ta tự băm chém nhau vì tiền của họ (không hề vì tiền của ta, vì nếu của ta thì sau một thời gian phải có vật chứng nhìn được) là đủ rồi.“
Tiếp theo nickname „khóc rùi nè“ cho thấy chính sách của thủ tướng Dũng về an sinh được thực hiện qua cưỡng bách cướp đi ngày công của các lao động nghèo: „Anh Nhất ơi, chả biết an sinh và phúc lợi thế nào chứ mỗi lần hạn hán lũ lụt, bọn công chức chúng em thương đồng bào thế nào lại lo cho thân mình thế ấy, lương ba cọc ba đồng, thỉnh thoảng lại trừ một ngày lương vì quỹ nọ quỹ kia (vận động một cách bắt buộc anh à). Mỗi lần có thiên tai, hạn hán, tai nạn lớn chúng em lại "phải" tự nguyện ủng hộ ít nhất một ngày lương. Ủng hộ bà con, lá lành đùm lá rách thì có sao đâu anh, nhưng đôi khi thấy bà con mình bị mang lên truyền hình làm cớ để "gom bạc lẻ" thấy tội quá anh à, lại nghĩ thân mình lương chả đủ ăn, phải ăn bám thêm bố mẹ mà cũng "vung tay" ủng hộ, chả biết tiền an sinh và phúc lợi nhà nước cất đâu mà cứ phải hô hào quyên góp thế này, tội cả người cho và người nhận anh ơi... (nói rồi nghĩ lại, tự xỉ vả mình, thì công chức mình cũng đang sống bằng tiền thuế của bà con đấy thôi, bớt ra một tí có sao, dưng mà, tiền thuế của bà con, sức lao động của bà con, trong đó có cả mình, cũng có mô có phần cho an sinh và phúc lợi rồi mà), chỉ mong sao chiến lược của bác Dũng bác khỏe chi đó làm cái an sinh chi đó để cái sự ủng hộ tự nguyện nó là tự nguyện anh ơi...“
Cuối cùng chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020 dài loằng ngoằng kín đặc 2 trang của thủ tướng Dũng làm cho dân Blogger rù rì mấy ngày qua: „Có đọc cũng chả hiểu viết gì nói gì!“
Việc gì thì việc, làm gì thì làm, những nghị định của thủ tướng Dũng đưa ra cho dù „dài loằng ngoằng“ hoặc „ngắn cụt ngủn“ thì theo thói quen trong cuộc bàn thảo của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội chiều 21/8 đã làm cho tờ báo VietnamNet phải đưa tin với hàng tít lớn: „Nhiều việc, Thủ tướng chỉ đạo cũng không ai giải quyết“ (Botay.com)!
Kết thúc bài viết này, người viết mạn phép ghi lại bài thơ trào phúng mới được sáng tác ngày 27/8 với tựa đề: „Nếu không có lũ tham quan“, của Bành Thanh Bần trong trang nhà Trannhuong, khi tác giả cảm tác lúc đọc bài viết: “Thư ngỏ của T.s Vũ Triệu Minh gửi: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng” được phát hành trên trang mạng Bauxite Việt Nam.
Hộ nghèo năm hai linh hai *
Chiếm 29% phần trăm
Đúng? Sai? Ai tường?
Năm nay giảm xuống thấp hơn (10%)
Giảm 19% phần trăm nữa…
thành luôn nước giầu!
Mười lăm năm nữa lâu đâu…
Hộ nghèo hết nhẵn
Dân giầu… “dã man”!
Nếu không có lũ quan tham
Từ Thôn, Xã đến Trung Ương… đốn đời…
Toàn dân Việt đã giầu rồi
“Giầu nứt đố… đổ cả trời” cũng nên!
Thôi thì mang kiếp dân đen!
Cố gắng mà sống để xem sau này?
Biết đâu vận nước đổi thay?
Dẫu chờ mấy chục năm nay… hãy chờ!!!
(Ngày 27/8/2010 - Bành Thanh Bần)
*Nội dung thư có trích một đoạn bài viết của Thủ tướng: Năm 2002 tỷ lệ hộ nghèo chiếm 29%, đến năm nay 2010 (Trong 8 năm) đã giảm được 10%. Còn lại 19% hộ nghèo nữa. Như vậy phải 15 năm nữa, đến (2025) nước ta mới xóa hết hộ nghèo! Đành phải chờ đợi chứ biết làm sao?
Trước tiên chúng ta tìm hiểu về an sinh và phúc lợi xã hội được định nghiã cho đúng vị trí như thế nào.
- Theo tự điển Wikipedia, an sinh xã hội chỉ sự bảo vệ của xã hội đối với những thành viên của mình, bằng một loạt những biện pháp công cộng, chống đỡ sự hẫng hụt về kinh tế và xã hội do bị mất hoặc bị giảm đột ngột nguồn thu nhập vì ốm đau, thai sản, tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, tàn tật, tuổi già và chết, kể cả sự bảo vệ chăm sóc y tế và trợ cấp gia đình có con nhỏ. Cơ chế chủ yếu của nó bao gồm: bảo hiểm xã hội, cứu trợ xã hội (còn gọi là cứu tế xã hội), các chế độ trợ cấp từ quỹ công cộng, các chế độ trợ cấp gia đình, các quỹ dự phòng, sự bảo vệ do người sử dụng lao động cung cấp, các dịch vụ liên quan đến an sinh xã hội.
- Còn phúc lợi là hạnh phúc và lợi lộc, rộng hơn chính là quyền lợi về vật chất mà nhà nước hay đoàn thể bảo đảm cho công nhân và viên chức được hưởng. Tóm gọn là lợi ích được hưởng, mà người khác không được xâm phạm đến.
Quá tốt đi chứ! thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bỗng yêu thương người dân đột phát, ông ta bỗng nhiên động lòng trắc ẩn đến hơn 80 triệu dân mà phần đông lúc nào cũng phải trông chờ chính sách xóa đói giảm nghèo, hoặc luôn thuộc vào diện như một bài trường ca dài muôn thuở: dân tộc ta còn nghèo đói.
Hình như ông trời làm ngược lại ý của thủ tướng bằng những cơn giông bão lên đến cấp 10, 11 thổi vào Thanh Hóa, Nghệ An trong lúc ông Dũng đang nói dai nói dài và nói dở từ „bài viết loằng ngoằng kín đặc 2 trang“ về an sinh và phúc lợi xã hội. Người dân lúc ý chỉ chờ một câu từ cửa miệng ông Dũng, động lòng nói đến nỗi khổ của dân nghèo đang mất nhà, đồng ruộng tan hoang và phải sống với lũ. Được như vậy, ít nhất họ cũng nhận được một chút an ủi từ cơ chế an sinh, cho dù mắt họ chưa bao giờ thấy. Blog Nguyễn Thế Thịnh đi ngay vào trung tâm vấn đề vào ngày 25/8/2010: „Bão lụt đang tàn phá bắc miền Trung, rất nhiều vấn đề bạn đọc quan tâm theo dõi, các đồng chí lãnh đạo qua đó cũng thấy được nhiều vấn đề phát sinh ở cơ sở để kịp thời chỉ đạo. Nhà tôi mà ở trong vùng bão lụt, cầm tờ báo lên, tôi cũng sẽ nói: An sinh xã hội cái gì, đang chằng chống nhà cửa, đắp đê cứu lúa đây này! Tức là đề cập đến thời điểm. Trong tuyên truyền, thời điểm rất quan trọng. Đó là sự thật, dù nhiều người biết nhưng không nói ra.“
Tiếp theo TS Vũ Triệu Minh chất vấn thủ tướng về những con số thống kê: „Xin hỏi ông Thủ tướng (vì không biết ai viết hộ ông) rằng có phải ông đang lấy chuẩn nghèo theo Quyết định số 143/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 27 tháng 9 năm 2001, trong đó phê duyệt “Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói và giảm nghèo giai đoạn 2001-2005″, thì những hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người ở khu vực nông thôn miền núi và hải đảo từ 80.000 đồng/người/tháng (960.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo?
Theo cách tính này thì đến năm nay (2010) chỉ còn có 10% dân số Việt Nam là nghèo vì có thu nhập dưới 1 triệu đồng một năm. Như vậy cho phép tôi được ước lượng rằng người nghèo ở Việt Nam sẽ có thu nhập thực tế khoảng 500 ngàn đồng một năm (tôi lấy trung bình 50% của 1 triệu đồng). Như vậy, để xóa nghèo cho họ, chúng ta phải giúp họ thêm 500 ngàn đồng một năm nữa chứ gì? Chỉ trong một chớp mắt, mỗi người dân Việt Nam phải trả nợ cho Vinashin của ông một triệu đồng đấy. Số tiền này đủ để ông xóa nghèo cho toàn dân Việt Nam trong vòng 20 năm.“, hết trích!
Ối chao, dữ liệu do TS Minh đưa ra vẫn còn nóng hổi chưa kịp cất vào ngăn tủ của chương trình xóa đói và giảm nghèo giai đoạn 2001-2005, tạm gọi chưa kịp giảm nghèo lại còn nghèo thêm vì bị è cổ trả nợ cho Vinashin.
Điều này cho thấy chính sách của thủ tướng Dũng đang làm đảo ngược lại chương trình quốc gia đại sự của ông: nghèo mà vẫn bị bóc lột bởi nhà nước.
Ai đang hưởng cơ chế an sinh và phúc lợi xã hội của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng?
Theo định nghĩa về cơ chế an sinh và phúc lợi xã hội nhắc ở trên thì toàn dân có thể đồng lòng với một tiếng nói: đó là 3.000.000 đảng viên với những quyền lợi vô cùng to lớn, các thành phần từ trung ương đến tỉnh thành và nông thôn. Chúng bám chặt vào cơ chế này giống như một loại đỉa dai hút máu con người. Chẳng xa lạ gì, cứ nhìn về quê hương của thủ tướng Dũng tại Rạch Giá với nhà thờ tổ thờ gia tộc của ông thì rõ, cơ ngơi này giá trị trên 40 tỷ đồng, theo định giá trị của 2 năm trước. Nếu được nhắc thêm về tài sản do quan hệ gia đình ông Dũng đang quản lý, đó là: bệnh viện tư nhân, nhà hàng, khách sạn, kinh doanh bất động sản, kinh doanh công ty xe tắcxi, tàu biển, xăng dầu, v.v…
Nhơn nhởn ngoài đường của giới hưởng cơ chế an sinh và phúc lợi xã hội được nhìn thấy từ viên cảnh sát đứng đường, nhân viên thu thuế chợ rồi đến chủ tịch thôn, xã, tỉnh thành. Chỉ hình dung ra một vườn rau trên lầu cao của nguyên tổng bí thư đảng CSVN, ông Lê Khả Phiêu với vốn đầu tư không dưới 20.000 Đôla Mỹ vì một lý do không muốn ăn rau bẩn bên ngoài sợ ngộ độc hóa chất, thì thấy rằng quan viên chức nhà nước csVN muốn tận hưởng cơ chế an sinh và phúc lợi đúng mức tuyệt vời của nó.
Các ví dụ cụ thể đập vào mắt dân hằng ngày như thế, những lời vàng ngọc của ông Dũng chẳng khác nào so sánh trời và đất, an sinh hưởng phúc lợi và nghèo khó cách xa vời vợi. Blogger Trương Duy Nhất đã phải thốt lên: Nhìn đã ức rồi, huống chi đọc! (những lời của ông Dũng).
Nhìn toàn cảnh an sinh xã hội tại Việt Nam ai chẳng bức xúc, tác giả có nickname Sơn Tam đảo ủng hộ cách nhìn của Trương Duy Nhất: „An sinh gì mà toàn quốc cứ phải chạy ra đường. Nếu an sinh, phúc lợi tốt thì những người thất nghiệp được trợ cấp sẽ ít phải nhất quyết xuống đường như vậy, có thể họ sẽ yên tâm thanh bần ở làng quê và suy nghĩ gì đó... đằng này già trẻ lớn bé ra đường, về thủ đô và chất đống ở đó rồi lại phải nghĩ cách dời đô lên non. Thu hút, thu hút bán hết bán hết rồi lên non ở, chẳng khác nào bán đất đi mà ăn. Nhân dân lúc nào cũng chạy nháo nhào theo các dự án phá dỡ di dời. Phần lớn người ta về thành phố là để ăn theo trung tâm chính trị ăn bám, nếu TT ấy đi thì họ cũng sẽ theo... rồi lại dời dời chuyển chuyển nữa chẳng biết đường nào mà lần, chẳng có văn hoá địa phương nào nữa vì sự say trộn của quốc gia, chỉ có gà vịt cứ nhớn nhác nhớn nhác trên vườn của chính mình mà thôi. Nhìn chung thì chúng ta đang xây dựng chủ nghĩa tư bản hiện đại cho các mẫu quốc của nó bằng cách bóc lột nhau và nộp sưu (bằng du học, bằng vay ODA, bằng du lich...) họ bây giờ chẳng cần đặt bản doanh ở bản địa nữa, chúng ta tự băm chém nhau vì tiền của họ (không hề vì tiền của ta, vì nếu của ta thì sau một thời gian phải có vật chứng nhìn được) là đủ rồi.“
Tiếp theo nickname „khóc rùi nè“ cho thấy chính sách của thủ tướng Dũng về an sinh được thực hiện qua cưỡng bách cướp đi ngày công của các lao động nghèo: „Anh Nhất ơi, chả biết an sinh và phúc lợi thế nào chứ mỗi lần hạn hán lũ lụt, bọn công chức chúng em thương đồng bào thế nào lại lo cho thân mình thế ấy, lương ba cọc ba đồng, thỉnh thoảng lại trừ một ngày lương vì quỹ nọ quỹ kia (vận động một cách bắt buộc anh à). Mỗi lần có thiên tai, hạn hán, tai nạn lớn chúng em lại "phải" tự nguyện ủng hộ ít nhất một ngày lương. Ủng hộ bà con, lá lành đùm lá rách thì có sao đâu anh, nhưng đôi khi thấy bà con mình bị mang lên truyền hình làm cớ để "gom bạc lẻ" thấy tội quá anh à, lại nghĩ thân mình lương chả đủ ăn, phải ăn bám thêm bố mẹ mà cũng "vung tay" ủng hộ, chả biết tiền an sinh và phúc lợi nhà nước cất đâu mà cứ phải hô hào quyên góp thế này, tội cả người cho và người nhận anh ơi... (nói rồi nghĩ lại, tự xỉ vả mình, thì công chức mình cũng đang sống bằng tiền thuế của bà con đấy thôi, bớt ra một tí có sao, dưng mà, tiền thuế của bà con, sức lao động của bà con, trong đó có cả mình, cũng có mô có phần cho an sinh và phúc lợi rồi mà), chỉ mong sao chiến lược của bác Dũng bác khỏe chi đó làm cái an sinh chi đó để cái sự ủng hộ tự nguyện nó là tự nguyện anh ơi...“
Cuối cùng chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020 dài loằng ngoằng kín đặc 2 trang của thủ tướng Dũng làm cho dân Blogger rù rì mấy ngày qua: „Có đọc cũng chả hiểu viết gì nói gì!“
Việc gì thì việc, làm gì thì làm, những nghị định của thủ tướng Dũng đưa ra cho dù „dài loằng ngoằng“ hoặc „ngắn cụt ngủn“ thì theo thói quen trong cuộc bàn thảo của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội chiều 21/8 đã làm cho tờ báo VietnamNet phải đưa tin với hàng tít lớn: „Nhiều việc, Thủ tướng chỉ đạo cũng không ai giải quyết“ (Botay.com)!
Kết thúc bài viết này, người viết mạn phép ghi lại bài thơ trào phúng mới được sáng tác ngày 27/8 với tựa đề: „Nếu không có lũ tham quan“, của Bành Thanh Bần trong trang nhà Trannhuong, khi tác giả cảm tác lúc đọc bài viết: “Thư ngỏ của T.s Vũ Triệu Minh gửi: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng” được phát hành trên trang mạng Bauxite Việt Nam.
Hộ nghèo năm hai linh hai *
Chiếm 29% phần trăm
Đúng? Sai? Ai tường?
Năm nay giảm xuống thấp hơn (10%)
Giảm 19% phần trăm nữa…
thành luôn nước giầu!
Mười lăm năm nữa lâu đâu…
Hộ nghèo hết nhẵn
Dân giầu… “dã man”!
Nếu không có lũ quan tham
Từ Thôn, Xã đến Trung Ương… đốn đời…
Toàn dân Việt đã giầu rồi
“Giầu nứt đố… đổ cả trời” cũng nên!
Thôi thì mang kiếp dân đen!
Cố gắng mà sống để xem sau này?
Biết đâu vận nước đổi thay?
Dẫu chờ mấy chục năm nay… hãy chờ!!!
(Ngày 27/8/2010 - Bành Thanh Bần)
*Nội dung thư có trích một đoạn bài viết của Thủ tướng: Năm 2002 tỷ lệ hộ nghèo chiếm 29%, đến năm nay 2010 (Trong 8 năm) đã giảm được 10%. Còn lại 19% hộ nghèo nữa. Như vậy phải 15 năm nữa, đến (2025) nước ta mới xóa hết hộ nghèo! Đành phải chờ đợi chứ biết làm sao?
Tài Liệu - Sưu Khảo
Nhân kỉ niệm 5 năm Katrina: Tìm hiểu về châu thành Ngọc Lân New Orleans
Nhịlong - Nhịlangsơn
09:02 28/08/2010
Năm nay (2010) Chính quyền địa phương sẽ tổ chức những buổi lễ Tưởng niệm hàng ngàn nạn nhân của Katrina. Nhân dịp này, chúng tôi xin ghi lại một vài nét kinh hoàng về biến cố Katrina và nhất là giới thiệu những nét đặc thù của Châu thành Ngọc Lân, nơi đã mở rộng vòng tay nhân ái đón nhận hàng chục ngàn người Việt tị nạn Cộng sản tái lập cuộc sống sau biến cố 30.4.1975...
NHÌN LẠI TRẬN CUỒNG PHONG CỦA THẾ KỈ
Vào trưa thứ Hai, ngày 29 tháng 8, 2005, trận bão Katrina được coi là trận cuồng phong khủng khiếp của Thế kỷ đã tàn phá bờ biển ba Tiểu bang Louisiana, Mississippi và Alabama với sức gió lên tới 160 miles. Tính riêng về vật chất như: Các sơ sở thương mại, công sở, tư gia, cầu cống, đường xá, đê điều bị thiệt hại, ước tính lên tới hàng trăm tỉ đôla. Số nhân mạng tại New Orleans lên tới trên một ngàn người và vùng bờ biển Mississippi khoảng ba trăm người vĩnh viễn không bao giờ gặp lại người thân. Cả một công trình xây dựng trong nhiều thập niên, bỗng chốc, chỉ trong mấy tiếng phù du, tất cả chỉ còn là những đống vụn đổ nát hoang tàn. Cả một thành phố hoàn toàn tê liệt, tiêu điều, hoang vắng với mùi tử khí nồng nặc xông lên... khiến lòng người trào dâng một nỗi nghẹn ngào, uất hận. Ngay sau trận cuồng phong - đại hồng thủy - nếu có phương tiện về nhìn lại cả một thành phố bị đè bẹp dưới sự cuồng nộ của bão tố mới nhận chân được rằng: Các công trình xây dựng của con người dù vĩ đại kiên cố cách mấy, đối với thiên nhiên cũng chỉ là cát bụi…
Ngoài ra, sức tàn phá bi thảm nhất trải dài từ khu vực giầu có vùng Lakeview, xuyên qua vùng bờ hồ Pontchartrain và đại học UNO (nơi có Đền Thánh Đức Mẹ La Vang) tới New Orleans East, trong đó có cả chục ngàn người Việt thân yêu của chúng ta mà Giáo xứ Maria Nữ Vương Việt Nam là điểm hội tụ. Nơi đây cũng có Trung tâm Phật giáo Vạn Hạnh đang được chỉnh trang và khu đất được dành để xây cất Trung tâm Sinh hoạt Cộng đồng Việt Nam.
Nhưng còn một nỗi đau thương hơn nữa là khu vực Chalmette thuộc quận St Bernard. Chính nơi đây, có cả trăm gia đình bà con người Việt cư ngụ với những dịch vụ thương mại lớn nhỏ, bị nước dâng cao trên 9 feet, chỉ còn là một vũng bùn lầy nhơ nhớp. Có tới để chứng kiến tận mắt mới cảm thấy lòng quặn thắt và thấm thía nỗi đau thương mất mát của bà con ruột thịt đồng hương cũng như tất cả các nạn nhân không phân biệt chủng tộc, mầu da…
VÀI NÉT VỀ CHÂU THÀNH NGỌC LÂN
QUÁ TRÌNH LỊCH SỬ:
Một trong những kiến trúc lịch sử còn lưu dấu, điển hình là Nhà thờ St. Joseph trên đường Tulane, thuộc khu Trung tâm thành phố. Năm 1803 Pháp nhận lại chủ quyền Louisiana từ Tây Ban Nha và rồi sau nhiều tháng thương lượng, Hoàng đế Napoléon thoả thuận bán lãnh thổ Louisiana cho Hoa Kỳ vào cuối năm 1803.
NEW ORLEANS HIỆN NAY
Xuyên suốt chiều dài dòng lịch sử trên 300 năm (1699-2010) thành phố New Orleans cũng như lãnh thổ Louisiana sống dưới quyền cai trị của Pháp và Tây Ban Nha trong thời gian đầu khai phá quá dài, nên ảnh hưởng của Giáo hội Công giáo khá sâu đậm.
KHU FRENCH QUARTER:
Du khách có dịp thăm Châu thành Ngọc Lân (New Orleans) nếu chưa đặt chân tới khu Pháp (French Quarter) còn được gọi là Jackson Square thì kể như chưa tới thành “Ngọc”. Điểm đặc thù của New Orleans là nhộn nhịp cả ban ngày lẫn ban đêm. Ban ngày, “người khách du” ghé các tiệm mua sắm hàng hoá, kỷ vật... giá rẻ hơn nhiều so với New York, San Francisco, Los Angeles… Muốn thưởng thức đặc sản vùng biển, vừa rẻ vừa ngon, đậm đà, cay cay... không một thành phố nào có thể so với New Orleans. Tôm cá cua biển, sò, crawfish... chỉ có New Orleans mới đậm đà hương vị. Mấy năm gần đây, crawfish nhập cảng từ một vài nước như Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan... khác thủy thổ và do nuôi trong hồ ao nhân tạo, nên hương vị không còn thơm ngon như vùng biển thiên nhiên New Orleans.
Mấy tháng vừa qua (May - August, 2010) do ảnh hưởng vụ dàn khoan dầu của Hãng BP bị nổ, hàng triệu gallons dầu tràn lan các vùng biển Louisiana, Mississippi, Alabama, Florida… khiến ngành Ngư nghiệp bị tê liệt. Bờ biển các Tiểu bang này lại là vùng sinh thái của một số động vật quí hiếm, có nguy cơ bị tuyệt chủng…
Trở lại Châu thành Ngọc Lân: New Orleans by Night thì thật tuyệt vời. Cả thế giới không đâu có. Chỉ một con phố nhỏ Bourbon, mỗi buổi tối, nhất là vào cuối tuần, cả ngàn người tản bộ hoặc vào các quán nhâm nhi một vài ly rượu cho ấm áp lòng người cô quạnh, rồi ngắm các người đẹp đi vài đường lả lướt trên sàn nhẩy thật mát mắt. Nếu du khách quan niệm “nghệ thuật vị nghệ thuật” thì những màn biểu diễn của những người đẹp miền Nam Hoa Kỳ, cũng xin được nhìn với con mắt bao dung của nghệ thuật. Xin nhớ điểm đặc thù của New Orleans là rượu pha cocktail brandy là nghệ thuật tuyệt vời của giới ăn chơi sành điệu. Đại lộ Canal với những hàng cột điện cổ kính trên hai trăm năm chiếu ánh quang huy hoàng giữa lòng trung tâm thành phố, khiến các sử gia khoác cho một danh xưng đầy quyến rũ: “Con đường sáng nhất thế giới”.
Sau khi chiêm ngắm Ngôi Giáo đường cổ kính nhưng đường nét kiến trúc thanh thoát nhẹ nhàng, xin người khách lạ bước vào hai toà nhà kế cận. Đó là The Cabildo, trụ sở đầu tiên của giới chức Chánh quyền làm việc, hội họp được xây cất thời Tây Ban Nha quản trị lãnh thổ Louisiana. Ngày nay là Viện Bảo tàng cổ tích, thu hút hàng triệu du khách mỗi năm. Đối diện với Nhà thờ và Viện Bảo tàng là tiệm Café Du Monde nổi tiếng. Quán Café Du Monde đã hiện diện tại Old Jackson Square này từ năm 1862. Rẻ, thơm, ngon. Du khách chỉ phải chi ra 2 (hai) đôla là đã có một ly café hoặc ly cam tươi nguyên chất chính hiệu con nai vàng và một đĩa 3 cái bánh tiêu (Beignet = French Doughnut) đã phủ đầy bột đường. Thật thú vị khi ngồi dưới mái hiên của Quán, vừa thưởng thức hương vị nửa Pháp (café) nửa Việt (bánh tiêu), người khách lạ phương xa còn được chiêm ngưỡng cảnh: “Dập dìu tài tử giai nhân - Ngựa xe như nước áo quần như nêm”.
Đúng thế đấy bạn ạ. Bến xe ngựa đậu trước tiền đường Café Du Monde. Tiếng xe ngựa kêu lộp cộp, lộp cộp đã khiến bạn giật mình, hồi tưởng mấy thập niên trước đây, tại Hòn Ngọc Viễn Đông, tức là Sàigòn hoa lệ, thủ đô của Việt Nam Cộng Hòa, vẫn âm thanh lộp cộp như vậy, chở khách đi từ trung tâm thành phố về vùng ngoại ô như Lăng Ông (Bà Chiểu), Tân Định, Phú Nhuận, Lăng Cha Cả, Bảy Hiền, Chợ Bình Tây, Hoà Hưng, Khánh Hội... có khi tới cả Bà Điểm nữa. Chỉ cần móc ví lấy ra khoảng mươi mười lăm đô, là bạn có thể ngồi ung dung trên xe ngựa thật thoải mái, chiêm ngắm cảnh trí nhộn nhịp về đêm của khu phố ăn chơi French Quarter, để hồi tưởng lại “cảnh cũ người xưa”của Sàigòn năm nào...
Còn một màn thích thú nữa là ở French Quarter, bạn có thể ngồi để các hoạ sĩ phác hoạ chân dung bạn. Không phải chờ lâu mà giá cả nhẹ nhàng. Những hoạ sĩ chuyên nghiệp sẽ phác hoạ chân dung bạn tươi tắn hơn, sáng sủa hơn, yêu kiều duyên dáng hay đẹp trai hơn nhiều - nếu nhan sắc của bạn có phần khiêm tốn - tuy nhiên, vẫn giữ được những nét trung thực của dung nhan bẩm sinh của bạn. Đây là kỷ vật ghi nhớ mãi trong lòng khách viễn du trong chuyến tham quan Châu thành Ngọc Lân. Ghé New Orleans, bạn cũng nên thăm Aquarium of the Americas nổi tiếng với hàng chục ngàn loại cá trên thế giới. Vượt xa hẳn các hồ cá ở các thành phố lớn khác tại Mỹ. Nhân tiện, cũng nên ghé thăm Audubon Zoo, sở thú cũng nổi tiếng giữa khung cảnh thiên nhiên thơ mộng. Bạn cũng nên biết, giá sinh hoạt tại New Orleans như khách sạn, nhà hàng, phương tiện di chuyển, các trung tâm giải trí... đều rất nhẹ nhàng.
NHẠC JAZZ
Hằng năm, vào đầu tháng 5, thành phố New Orleans vẫn tổ chức tuần lễ JAZZFEST tại trường đua ngựa Fair Grounds, quy tụ hàng mấy trăm ngàn khán thính giả hâm mộ nhạc Jazz khắp nơi và đem lại lợi nhuận cho thành phố nhiều triệu đôla. Những ai thích sưu tầm nhạc Jazz có thể mua những soạn phẩm của Benny Goodman, Gene Krupa, Duke Ellington, Harry James, Louis Armstrong, Chet Baker, Thelonius Monk, Ornette Coleman, Charlie Parker, Miles Davis, Art Blakey, Dizzy Gillespie. Mỗi nhạc sĩ đều tiềm ẩn một phong thái âm hưởng riêng biệt. Tiếng kèn Trumpet của Gillespie thanh thoát, nhẹ nhàng, chơi vơi, du lòng người vào cõi mộng lâng lâng... còn tiếng kèn của Louis Armstrong thì ai oán, tức tưởi, ngậm ngùi, nức nở... tưởng chừng như đưa lòng người hồi tưởng lại một thời xa xưa với một dĩ vãng buồn đau của kiếp đời nô lệ, dầy đặc đêm đen thời khai phá.
Đối với người dân New Orleans thì tên tuổi nhà nhạc sĩ trứ danh Louis Armstrong được tôn vinh như thần tượng có một không hai. Phi trường Quốc tế của New Orleans đã mang tên ông (Louis Armstrong International Airport). Trong cộng đồng người Việt hải ngoại, đã có những nhạc sĩ đi sâu vào nhạc Jazz để nghiên cứu về những khuynh hướng nhạc Jazz cổ điển và những âm hưởng của thể điệu nhạc Jazz như: Blues, Ballads, Bebop... Âm thanh của nhạc Jazz là hồn sống của thành phố New Orleans. Bạn tới các quán rượu, nhà hàng, café, các cửa hàng bán đồ kỷ niệm, nhà quay Top Mart (World Trade Center)... đâu đâu cũng đều nghe thấy những tiếng kèn Trumpet hoặc Clarinet dìu dặt vang vọng.
DU THUYỀN - BẾN PHÀ – XE ĐIỆN
Giữa trưa nắng chói chang nồng nực của mùa Hạ (tháng 6,7,8) du khách phương xa về Châu thành Ngọc Lân còn được hưởng cái thú ngồi trên du thuyền Natchez, Cajun Queen hoặc Creole Queen chạy bằng bánh xe nước. Lênh đênh giữa dòng để tận hưởng làn khí hiu hiu mát mẻ trong lành cùng với tiếng kèn lúc dồn dập, lúc thanh thoát như du hồn người khách lạ vào cõi mộng viễn du. Dòng Mississippi mà các Sử gia đặt cho một cái tên kiều diễm: “dòng sữa mật của nước Mỹ” được đại văn hào Mark Twain động cập tới đã mê hoặc hàng triệu độc giả. Đêm đêm, ngồi trên hàng ghế ở bờ sông Mississippi ngắm Trời Trăng mây nước và thưởng thức âm thanh của nhạc Jazz cũng là một cái thú của người khách lạ phương xa.
Nếu bạn phóng khoáng và hâm mộ giới nghệ sĩ, bạn có thể tặng người nghệ sĩ lang thang đang ru hồn bạn chơi vơi trong tiếng kèn Trumpet một vài đôla, cũng là một điều nên làm. Ngoài cái thú ngồi trên du thuyền Natchez, Cajun Queen hay Creole Queen, nếu muốn, du khách có thể ngồi trên chuyến phà vận chuyển qua lại hai bờ của dòng Mississippi. Có ba bến phà: Chalmette, Canal (Downtown) và Gretna. Lênh đênh trên sóng nước, bạn có cảm tưởng đang ở trên phà “bắc” Mỹ Thuận hoặc “bắc” Cần Thơ năm xưa (bây giờ Nhà Nước CSVN đã xây cầu). Tuy nhiên, ở đây, không có cái thú chờ phà để thưởng thức cơm tấm bì sườn chả, cơm sườn nướng, nem nướng, chả giò, bún ốc, bún riêu, nem chua Cái Răng, mía ghim, ổi xá lị, chôm chôm, mận hồng đào, xoài cát, xoài tượng… chấm muối ớt, sầu riêng, dừa xiêm, mãng cầu, măng cụt... ôi thôi, đủ thứ, mùa nào thức ấy, của miệt vườn vùng Cửu Long giang ngọt ngào.
Về New Orleans, bạn còn được hưởng cái thú đi xe điện từ Downtown trải suốt dọc con đường St Charles dài hun hút dưới bóng mát tàng cây Oak cổ thụ với những lâu đài cổ kính hai ba trăm năm, tới tận vườn Bách thú Audubon Zoo. Con đường St Charles với khu Uptown là dấu tích của trung tâm thành phố New Orleans cổ kính ngày xưa. Các biệt thự, dinh thự có một quá trình lịch sử lâu dài này cũng là nơi tham quan thích thú của người khách lạ phương xa. Nguyên thủy, đường xe điện được hình thành từ năm 1835 rồi được chỉnh trang hoàn bị hơn vào năm 1893 và nhiều giai đoạn cải tiến cho tới ngày hôm nay. Cách đây không lâu, thành phố đã khánh thành tuyến đường xe điện nối từ Downtown tới City Park với những cột đèn mang dáng dấp cổ kính hấp dẫn du khách.
HẢI SẢN & THÚ ĐI CÂU
Riêng chỉ có bờ biển Louisiana toàn là bùn sình lầy. Vì thế, cửa sông không bị cát lấn chiếm và tầu bè lớn nhỏ của Quốc tế tha hồ ra vô thoải mái. Bùn lầy là môi trường sinh thái thích hợp nhất cho rùa, cua biển, crawfish, sò và cá thủ (red fish). Đi câu ở những vùng như Empire, Buras, Venice, Golden Meadow... là một cái thú tuyệt vời của hàng ngàn người đủ mọi sắc tộc, đủ mọi mầu da. Chỉ vài ba tiếng là có đủ mọi thứ cá: thủ đen, thủ đường, cá hánh, cá đù, cá đối, catfish... Người Mỹ thích nướng than, người Việt thích ăn gỏi cá đù, cá hánh, nhưng cá thủ vẫn là ưu tiên hàng đầu của món gỏi cá độc đáo, vì thịt cá trắng, thơm, ngon và dai hết ý.
Vì là trung tâm giao thương hàng hải quan trọng bậc nhất của miền Nam nước Mỹ và muốn phát triển ngành du lịch cũng như thu hút giới hâm mộ thể thao, giới chức thành phố New Orleans quyết định xây nhà vòm thể thao Louisiana Superdome. Ngôi nhà này được khánh thành ngày 3 tháng 8, 1975. Cuối năm 1975, Tổng Giáo phận New Orleans tổ chức Mừng Năm Thánh tại nhà vòm Superdome mới mẻ này. Cộng đồng Công giáo Việt Nam, chân ướt chân ráo đã tích cực tham dự buổi lễ long trọng này. Tháng 10, 1987, Đức Giáo Chủ Gioan Phaolô II đã gặp gỡ Giới Trẻ Công giáo Hoa Kỳ tại đây. Được biết, kinh phí xây cất Superdome lên tới 500 (năm trăm) triệu đô thời bấy giờ. Có sức chứa 90,000 (chín mươi ngàn) chỗ ngồi thoải mái để tham dự những trận đấu bóng với bất cứ thời tiết nào. Ngoài ra, còn có những phòng họp dung nạp từ ba đến sáu ngàn người tham dự. Bãi đậu xe có thể dung nạp 40 (bốn mươi) ngàn chiếc. Ngôi nhà này cũng là nơi trú ngụ cho hàng chục ngàn người không có phương tiện di chuyển mỗi khi có bão. Hiện Louisiana Superdome vẫn còn là ngôi nhà vòm thể thao lớn nhất thế giới.
LAKE PONTCHARTRAIN CAUSEWAY
Năm 1956, khánh thành cây cầu thứ nhất và mấy năm sau, hoàn thành cây cầu thứ hai. May mắn, trận bão Katrina 2005, cây cầu 24 miles không hề hấn gì, trong khi cây cầu Twin Span (dài gần 6 miles) từ New Orleans East qua Slidell, trên trục lộ huyết mạch I-IO bị hư hại và đã cho lưu thông sau 2 tháng sửa chữa. Hiện nay (2010), cây cầu Twin Span đã được xây cất hoàn toàn mới, tất nhiên rộng hơn, đẹp hơn, an toàn hơn… Nước biển ở vịnh Mexico đổ vào biển hồ Pontchartrain, rồi từ đó, chuyển vào các sông rạch khắp vùng New Orleans. Cũng cần ghi lại: Thành phố New Orleans thấp hơn mực nước biển từ 6 đến 12 ft, vì thế, hệ thống đê điều là một vấn đề sinh tử của người dân cư ngụ tại thành phố lòng chảo này - cũng giống như Hoà Lan (Netherlands = Holland), đất chật người nhiều, Chánh phủ phải xây dựng những công trình đắp đê ngăn nước. Trận bão Katrina 2005, sức nước và gió bão dồn vào hồ Pontchartrain như thác lũ, khiến một số đoạn đê, lâu ngày, không bảo quản đúng mức, bị bể, gây nên trận lụt thảm khốc. Thiệt hại hàng trăm tỉ Mỹ kim.
Thành phố New Orleans cũng như bang Louisiana sông rạch chằng chịt nên hệ thống cầu cống là một nhu cầu bức thiết nhất của thành phố. Nói đến cầu Mississippi hay The Greater New Orleans Bridge, bà con người Việt mình không ai để ý. Nhưng nói đến “Cầu Con Cò” thì nam phụ lão ấu, ai ai cũng biết và chấp nhận tên gọi. Sở dĩ có danh xưng này là vì mặt tiền của cầu có hình con Pelican (biểu tượng của bang Louisiana), thấy hao hao giống một loại cò thường bay lượn trên những cánh đồng luá vàng bát ngát miền Tây Nam Việt Nam, nên bà con ta đặt tên luôn là cầu con Cò cho dễ nhớ. Các cụ bảo: Chim hay cò cũng thế thôi.
Đây là chiếc cầu sắt bắc qua sông dài nhất nước Mỹ với 1,575 ft được nối liền hệ thống cao tốc khá tân kỳ. Đỉnh cao nhất của cây cầu cách mặt nước 350 ft. Cây cầu được hoàn thành năm 1958 với kinh phí 65 triệu đô thời bấy giờ. Cách đây không lâu, vì nhu cầu lưu thông từ trung tâm thành phố qua vùng thị tứ sầm uất Westbank, Chính quyền địa phương đã khánh thành cây cầu thứ hai, bắc song song với cầu Con Cò. Tổ hợp Kiến trúc sư vẽ đồ án thiết kế cũng hao hao gần giống như cây cầu cũ cho phù hợp nét thẩm mỹ của nghệ thuật kiến trúc. Mỗi đêm, hệ thống đèn trên đỉnh hai cây cầu được thắp sáng tăng thêm vẻ mỹ quan cho thành phố. Cách cầu Con Cò chừng mười dặm (theo đường chim bay), nhìn về hướng Tây, một cây cầu cũng đẹp và bề thế. Đó là cầu xe lửa mang tên Huey P. Long, (Thống đốc Louisiana 1928-1932). Đây cũng là hệ thống cầu xe lửa cao của nước Mỹ. Chính giữa cầu là hai đường rày xe lửa chạy song song. Hai bên bìa cầu dành cho đủ loại xe lưu thông, mỗi chiều hai lane chật hẹp. Những ai mới tập lái xe, chắc chắn vừa lái vừa run. Trong hai năm qua, hàng trăm nhân công đang ngày đêm thực hiện kế hoạch mở rộng thêm “lane” hầu đáp ứng nhu cầu vận chuyển của người dân. Từ đỉnh cầu cách mặt nước cũng tầm cỡ như cầu Con Cò, để các tầu lớn Quốc tế có thể lưu thông bên dưới cầu các dễ dàng. Tuy nhiên, đã từng có những thương thuyền lớn, vì thuyền trưởng, tài công bất cẩn đã chạm vào chân cầu, gây hư hại và nguy hiểm không ít.
Ngoài những chứng tích lịch sử đã ghi ở những dòng trên, nói tới châu thành Ngọc Lân, phải nói tới dịp Lễ hội MARDI GRAS (tạm hiểu là Thứ Ba Béo). Ngược dòng lịch sử, Lễ hội Mardi Gras bắt đầu từ ngày 6 tháng Giêng hằng năm tới nửa đêm Thứ Ba, trước Thứ Tư Lễ Tro, mở đầu Mùa Chay Thánh của Giáo hội Công giáo. Từ Lễ Tro đến Lễ Lá – (gọi là Lễ Lá là để kỷ niệm các thiếu nhi Do Thái cầm lá dừa và lá vạn tuế đón mừng Chúa khải hoàn vào Thành Thánh Jerusalem) - trọn vẹn 40 ngày để ghi dấu Chúa dùng 40 ngày chay tịnh trước khi bước vào con đường khổ giá. Sau Lễ Lá là tuần Thương khó, tức Tuần Thánh: Chúa chịu khổ hình, chết trên Thập giá và Phục sinh khải hoàn.
Theo Cựu Ước Thiên Chúa giáo thì dân tộc Israel (Do Thái) được chọn là dân riêng của Chúa, còn tất cả đều là dân ngoại. Sau khi Ngôi Hai Thiên Chúa Nhập thể Giáng trần được một tuần lễ, có ba nhà Đạo sĩ Phương Đông (dân ngoại) được linh ứng, quyết tới thành Bethlehem (Israel) để dâng Vua Hài Nhi: Vàng, Nhũ hương và Mộc dược. Giáo hội Công giáo thẩm định biến cố này là Ngôi Hai Thiên Chúa đón tiếp và mời gọi dân ngoại. Danh từ “Lễ Hiển linh” bắt nguồn từ đó. Đó cũng là lý do để những người tổ chức Lễ hội tha hồ ăn uống, vui chơi thoả thích. Nhưng họ cũng biết chấm dứt khi Mùa Chay Thánh tiến tới và các nhà tổ chức Lễ hội buổi ban đầu quyết định chấm dứt các cuộc ăn chơi vui đùa diễn hành... vào nửa đêm Thứ Ba, để Thứ Tư Lễ Tro mở màn Mùa chay. Tại châu thành New Orleans, Mardi Gras là ngày lễ lớn, tất cả trường học, công sở được nghỉ luôn ba ngày: Thứ Hai, Ba, Tư. Trong suốt hơn 200 năm qua, kể từ ngày lập quốc, người dân New Orleans hầu như liên tục tổ chức Lễ hội hằng năm, trừ những năm có Thế chiến.
Những năm sau này, các chuỗi hạt và tiền được các nhà sản xuất làm rất đẹp để hấp dẫn du khách. Những chuỗi hạt dổm không ai thèm để ý tới. Liên tục các tối thứ Sáu, Bảy, Chủ Nhật, thứ Hai, thứ Ba Béo tại đường Bourbon, hàng trăm ngàn du khách tuốn về đây để uống rượu, bia thả giàn... và ngắm những bông hoa biết nói. Những năm sau này, một số thanh niên nam nữ đã tục hoá ngày Mardi Gras và đi quá xa. Nhiều cô gái con nhà lành chính hiệu, với dáng đẹp quyến rũ, lại thích phơi bầy thân thể một cách lộ liễu, khiến nhân viên công lực phải vất vả ngăn ngừa và chấm dứt tệ nạn quái đản này. Lễ hội chấm dứt lúc 12 giờ đêm Thứ Ba Béo để sáng Thư Tư Lễ Tro, những tín đồ Công giáo ngoan đạo tiến vào Giáo đường nhận tro, biểu lộ một nghi thức sám hối vì những ngày qua, ăn chơi trác táng. Nghi thức xức tro trên trán của Giáo hội Công giáo nhằm nhắc nhở người tín hữu: Con người từ bụi tro rồi sau cuộc sống dương thế, sẽ trở về tro bụi. Chỉ có cuộc sống vĩnh hằng trên Thiên quốc là trường cửu dành cho những linh hồn công chính..
Nói đến vấn đề Giáo dục, ai cũng nghĩ rằng Louisiana luôn luôn cầm đèn đỏ, vì được Liên bang xếp hạng thứ 49 trên 50 Tiểu bang (hơn được bang Mississippi). Thực ra, không hẳn như vậy. Chỉ riêng Quận Orleans với số dân da mầu chiếm đại đa số mà vấn đề Giáo dục chưa được coi trọng đúng mức, nên khả năng học vấn so với các Quận hạt khác có phần thua sút nhiều. Đại đa số người Mỹ trắng tại Quận Orleans lo lắng cho con em thụ giáo ở những trường tư nổi tiếng như Brother Martin, Jesuit, La Salle, Cabrini, Archbishop Shaw, Archbishop Blenk, St Mary Dominican, Mc Gehee, Mercy Academy, Sacred Heart, Mount Carmel Academy, The St. Paul’s School...
ĐỘI BANH NEW ORLEANS SAINTS
New Orleans Saints là một đội banh Bóng đá chuyên nghiệp của người Mỹ có trụ sở tại New Orleans, Louisiana. Đội banh hiện tại đang giữ danh dự “Vô Địch” của Liên đoàn Bóng đá Quốc gia (National Football League=NFL) và thuộc khu vực phía Nam của Liên đoàn.
New Orleans Saints (Saints có nghĩa là “Các Vị Thánh” của Giáo hội Công giáo trên Hoàn vũ, được kính trọng thể vào ngày 1.11 hàng năm) thành lập ngày 01 Tháng 11 năm 1966 và liên tục phát triển. New Orleans Saints bắt đầu giao đấu tại sân vận động nhà là Tulane cho tới qua mùa banh năm 1974. Từ năm 1975, sân vận động nhà của New Orleans Saints là Louisiana Superdome, ngoại trừ năm 2005 bị gián đoạn do trận Bão Katrina.
Đội bóng đạt được thành công kể từ năm 1987-1992, khi đội vào được playoffs bốn lần. Sau đó, vào năm 2000, New Orleans Saints đã đánh bại đội vô địch lúc đó là St. Louis Rams, giành chiến thắng để vào playoff.
Sau đó, New Orleans Saints đạt đến NFC Championship Game vào năm 2006 nhưng bị thảm bại trước đội Chicago Bears với tỉ số quá cách biệt 39-14. Mãi đến mùa bóng 2009, sau nhiều chiến thắng vòng loại liên tiếp, New Orleans Saints đã vào được chung kết vào chiều tối Chủ Nhật, 7.2.2010.
Trong trận thư hùng này diễn ra tại Miami, Florida để giành SUPER BOWL CUP 44, New Orleans Saints đã đạt vinh quang trước đội Indianapolis Colts với tỉ số cách biệt 31-17. Đây là chiến thắng huy hoàng nhất sau 43 năm mong mỏi, chờ đợi. Cả thành phố New Orleans bừng lên cơn sốt vỡ da. Và Thứ Ba, 9.2.2010, Châu thành Ngọc Lân tổ chức SAINTS VICTORY PARADE thật hoành tráng tại trung tâm thành phố để vinh danh nhà dìu dắt cũng như các cầu thủ đã tận lực giành vinh quang. Đây là niềm tự hào chẳng những của gần một triệu người dân New Orleans mà còn là niềm hãnh diện chung của người dân Louisiana cũng như Mississippi, Alabama...
Trên đây chỉ là một vài nét giản lược của người viết, giới thiệu đôi nét về thành phố tuy nhỏ bé nhưng thân thương. Đối với tập thể người Việt tị nạn, thì mảnh đất New Orleans này đã mở rộng vòng tay nhân ái đón tiếp, hỗ trợ và đại đa số từng bước, tập thể người Việt chúng ta đã tích cực đóng góp xây dựng và phát triển thành phố theo khả năng từng cá nhân, từng gia đình. Tập thể người Việt tại Châu thành thân thương này hãnh diện và hiên ngang cùng sánh vai với các chủng tộc, cộng đồng bạn.
Biến cố đau thương do thiên tai Katrina 2005 đổ xuống, bao phủ một mầu đen ảm đạm chết chóc tàn phá, tập thể người Việt tại đây cũng cùng chung phần số. Nhà cửa tài sản tan hoang, có cả những người Việt thiệt mạng tại Chalmette. Cách đây 5 năm, đi qua những vùng như Lakeview, New Orleans East, Chalmette... lòng quặn thắt niềm đau. Trong biến cố bi thương này, không nhiều thì ít, mỗi người đều cảm thấy mất mát từ tinh thần lẫn vật chất. Tuy nhiên, với thời gian 5 năm qua đi - mặc dầu những khó khăn - với quyết tâm, tập thể người Việt sát cánh với các sắc tộc bạn, cùng chung tay hướng tới một tương lai tươi sáng hơn…
Châu thành Ngọc Lân, giữa mùa biển động 2010
Văn Hóa
Con Muốn
Lm. Phêrô Hồng Phúc
07:55 28/08/2010
CON MUỐN
Con muốn mình nên như một dòng sông
Hoà vào biển cả thành không biên giới.
Con muốn là giọt sương mai chờ đợi
Tắm nắng vàng tan dần tới số không.
Con muốn làm hương lúa giữa cánh đồng
Quyện gió chiều giữa thanh không êm ả.
Con muốn là mầu xanh của cánh lá,
Hoà vào mầu xanh của cả khung trời.
Con muốn là phân tử nước bay hơi
Hội nhập vào tầng mây trôi lồng lộng.
Con muốn là một ánh sao sống động
Giữa tỉ ngân hà trải rộng vô biên.
Con muốn hoà nhập quy luật tự nhiên
Để được sức mạnh thiêng liêng của Chúa.
Con muốn hoà nhập vào tia vũ trụ
Để thấy hơn sự phong phú muôn loài.
Thấy hoà bình trong bồ câu tung bay
Thấy Mùa xuân về trên ngay cánh én
Thấy Đại dương qua từng hạt muối biển
Thấy Chúa trong con hiện diện từng giây.
Con muốn mình nên như một dòng sông
Hoà vào biển cả thành không biên giới.
Con muốn là giọt sương mai chờ đợi
Tắm nắng vàng tan dần tới số không.
Con muốn làm hương lúa giữa cánh đồng
Quyện gió chiều giữa thanh không êm ả.
Con muốn là mầu xanh của cánh lá,
Hoà vào mầu xanh của cả khung trời.
Con muốn là phân tử nước bay hơi
Hội nhập vào tầng mây trôi lồng lộng.
Con muốn là một ánh sao sống động
Giữa tỉ ngân hà trải rộng vô biên.
Con muốn hoà nhập quy luật tự nhiên
Để được sức mạnh thiêng liêng của Chúa.
Con muốn hoà nhập vào tia vũ trụ
Để thấy hơn sự phong phú muôn loài.
Thấy hoà bình trong bồ câu tung bay
Thấy Mùa xuân về trên ngay cánh én
Thấy Đại dương qua từng hạt muối biển
Thấy Chúa trong con hiện diện từng giây.