Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mar-cô.
Vua Hê-rô-đê đã sai người đi bắt ông Gio-an và xiềng ông trong ngục. Lý do là vì vua đã lấy bà Hê-rô-đi-a, vợ của người anh là Phi-líp-phê, mà ông Gio-an lại bảo: “Ngài không được phép lấy vợ của anh ngài!” Bà Hê-rô-đi-a căm thù ông Gio-an và muốn giết ông, nhưng không được. Thật vậy, vua Hê-rô-đê biết ông Gio-an là người công chính thánh thiện, nên sợ ông, và còn che chở ông. Nghe ông nói, nhà vua rất phân vân, nhưng lại cứ thích nghe.
Một ngày thuận lợi đến: nhân dịp mừng sinh nhật của mình, vua Hê-rô-đê mở tiệc thết đãi bá quan văn võ và các thân hào miền Ga-li-lê. Con gái bà Hê-rô-đi-a vào biểu diễn một điệu vũ, làm cho nhà vua và khách dự tiệc vui thích. Nhà vua nói với cô gái: “Con muốn gì thì cứ xin, ta sẽ ban cho con.” Vua lại còn thề: “Con xin gì, ta cũng cho, dù một nửa nước của ta cũng được.” Cô gái đi ra hỏi mẹ: “Con nên xin gì đây?” Mẹ cô nói: “Đầu Gio-an Tẩy Giả.” Lập tức cô vội trở vào đến bên nhà vua và xin rằng: “Con muốn ngài ban ngay cho con cái đầu ông Gio-an Tẩy Giả, đặt trên mâm.” Nhà vua buồn lắm, nhưng vì đã trót thề, lại thề trước khách dự tiệc, nên không muốn thất hứa với cô. Lập tức, vua sai thị vệ đi và truyền mang đầu ông Gio-an tới. Thị vệ ra đi, chặt đầu ông ở trong ngục, bưng đầu ông trên một cái mâm trao cho cô gái, và cô gái trao cho mẹ. Nghe tin ấy, môn đệ đến lấy thi hài ông và đặt trong một ngôi mộ.
Đó là lời Chúa
45. Thiên Chúa đối với chúng ta thì công bằng không thiên vị, tháng ngày chăm nom, mưa sương tưới gội, không phân biệt nhau; chúng ta yêu người thì cũng nhất nhất đối đãi như nhau, không phân biệt lớn nhỏ.
(Thánh Bernardus)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
------------
http://www.vietcatholic.org
http://facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có một người dùng tiền để mua một chức quan cấp thấp nhất, lần đầu tiên đến cổng quan để báo danh, thượng cấp hỏi cho có lệ, ông ta liền cập rập trả lời không lưu loát, thậm chí miệng lưỡi đánh cầm cập không thôi.
Sau khi rời công đường, các đồng sự cười nhạo nói:
- “Thượng cấp không ăn người, tại sao anh sợ như thế?”
Trả lời:
- “Ông ta là con cọp biến thành người, làm sao tôi không sợ chứ?”
Mọi người càng cười sự hoang đường của anh ta, anh ta lại nói:
- “Không phải hoang đường, tôi đã đọc qua “kinh dịch”, trong đó viết như thế này: cọp biến thành đại nhân (1) .
(Yết hậu ngữ)
Suy tư 83:
Có một vài người Ki-tô hữu tâm vốn là thiện, nhưng vì quá ham mê danh vọng chức tước nên tâm trở thành cọp, họ đấu đá người này, cắn xé người kia để thỏa tính kiêu căng, và tự cho mình là quan tòa nên họ kết án những ai không làm theo ý họ...
Cục đất sét được Thiên Chúa dùng để dựng nên con người, nên con người hiền như cục đất, đó là hình ảnh ban đầu của nhân loại. Nhưng ma quỷ đã dùng tiền bạc, chức tước địa vị để làm cho tâm của một vài người biến thành cọp, nên có một vài người thích cắn xé đấu đá anh em đồng loại mình mà không thấy gớm tay, và cũng không thấy hối hận...
Con cọp không thể biến thành người, nhưng cái tâm của con người có thể biến thành dữ dằn như cọp beo thì có. Cọp dữ thì ai cũng sợ và ghét nó, mà đã ghét rồi thì trước sau gì cũng bị người ta giết để lấy xương làm...cao hổ cốt.
Tâm biến thành cọp thì khốn nạn hơn nhiều. Coi chừng đấy.
(1) Đại nhân là chỉ về thiên tử, hổ biến là biến đổi như hổ biến đường vân rằn rện sặc sỡ, thay đổi như mới. Nguyên ý của nó đã bị người ta giải thích sai.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
http://facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tiến sĩ George Weigel là thành viên cao cấp của Trung tâm Đạo đức và Chính sách Công cộng Washington, và là người viết tiểu sử Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Ông vừa có bài viết đăng trên tờ First Things có nhan đề “Wars And Choices”, nghĩa là “Các Cuộc Chiến Và Những Lựa Chọn”. Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Một trong những ẩn dụ gây nhiều khó chịu hơn ở thời đại này, trong đó kỹ thuật hô khẩu hiệu, nhằm thay thế cho tranh luận, cho rằng có sự khác biệt giữa “cuộc chiến lựa chọn” và “cuộc chiến cần thiết”. Sự tương phản đã bị xuyên tạc và mang tính chất xuyên tạc đó lần đầu tiên được triển khai trên cánh tả chính trị, liên quan đến Afghanistan và Iraq. Nó hiện đã di chuyển sang phía cánh hữu của nền chính trị chúng ta, đặc biệt là trong số những người tự nhận là “những người bảo thủ quốc gia”, một số người trong số đó áp dụng nó vào cuộc chiến ở Ukraine, hiện đã bước sang tháng thứ bảy.Sự phân biệt là không có thật (và vô ích về mặt phân tích, theo cả quan điểm đạo đức và chính trị) bởi vì tất cả các cuộc chiến tranh đều liên quan đến sự lựa chọn: bao gồm sự lựa chọn cơ bản nhất, đó là tiến hành chiến tranh. Mọi cuộc chiến đều là “cuộc chiến của sự lựa chọn”, kể cả Chiến tranh Thế giới thứ hai, một cuộc chiến hiện nay được mệnh danh là “cuộc chiến cần thiết”. Không tin à? Hãy thử thử nghiệm suy nghĩ này (tiền đề của nó âm vang tiểu thuyết Âm mưu chống lại nước Mỹ của Philip Roth).
Các đảng viên Cộng hòa theo chủ nghĩa cô lập vẫy biểu ngữ “Nước Mỹ trên hết” đề cử anh hùng hàng không Charles Lindbergh làm ứng cử viên của họ trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1940. Lindbergh đánh bại Franklin D. Roosevelt, người đang phá vỡ “Quy tắc của George Washington” bằng cách tìm kiếm nhiệm kỳ thứ ba và là người mà Thỏa thuận mới do ông đề xướng vẫn chưa giải quyết được cuộc Đại suy thoái. Đại bàng cô đơn mang theo một thành viên Quốc Hội theo chủ nghĩa cô lập vào văn phòng với ông ta.
Rồi điều gì xảy ra sau đó? Không có Đạo luật Cho thuê quốc phòng và không có đoàn tàu buôn lén lút nào của Mỹ đến Vương quốc Anh. Không có quân dịch, và Quân đội Hoa Kỳ được giải thể trên thực tế. Không có lệnh cấm vận của Mỹ đối với việc xuất khẩu dầu và các nguyên liệu thô khác sang Nhật Bản, không có sự tăng cường ở Phi Luật Tân, và Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ vẫn đóng tại San Diego chứ không phải ở Trân Châu Cảng. Hoa Kỳ đã chọn không tham gia vào cuộc chiến tranh thế giới khi đó đang diễn ra, hoang tưởng rằng tự do của Hoa Kỳ có thể cùng tồn tại với một Âu Châu do Đức Quốc xã thống trị và một Khối Thịnh vượng Đông Á do Nhật Bản cầm đầu.
Tương tự, sau thất bại của Pháp vào tháng 6 năm 1940, Vương quốc Anh có thể đã chọn chấp nhận lời đề nghị của Hitler về một nền hòa bình thương lượng nhằm bảo tồn Đế chế Anh trong khi trao cho Đức tự do muốn làm gì thì làm ở lục địa Âu Châu. Phần lớn đảng Bảo thủ của Quốc Hội Anh, khi đó đang nắm quyền, có thể đã thực hiện thỏa thuận đó, và Công tước Windsor (như Lindbergh, một người hâm mộ Hitler) sẽ rất vui khi trở về nhà và tái lập ngai vàng của mình.
Sự phân biệt sai lầm giữa “cuộc chiến lựa chọn” và “cuộc chiến cần thiết” thậm chí còn áp dụng cho Ukraine ngày nay. Đối mặt với sự cuồng nhiệt đế quốc của Vladimir Putin, việc Nga chiếm Crimea và chiếm đóng một phần miền đông Ukraine vào năm 2014 và những gì được nhiều người tưởng tượng là sức mạnh áp đảo của lực lượng vũ trang Nga, sáu tháng trước, Ukraine có thể đã chọn chấp nhận một thỏa thuận với chính quyền độc tài của Nga, hài lòng với một nhà nước Ukraine tồi tàn được quốc tế bảo đảm với trung tâm là thành phố Lviv, trong khi để phần còn lại của đất nước nhập vào Nga. Về lý thuyết, lựa chọn đó là có sẵn, và không nghi ngờ gì nữa, một số người ở phương Tây đang mong muốn Ukraine sẽ thực hiện lựa chọn đó, và như thế giúp họ giảm bớt gánh nặng đạo đức khi đưa ra lựa chọn của riêng họ về việc đối mặt với sự xâm lược.
Nhưng người dân Ukraine đã không chọn quỳ xuống dâng nạp quốc gia của họ và chủ quyền của mình. Và hơn 90% đa số họ vẫn tiếp tục khinh bỉ sự lựa chọn đó, bất chấp sự đổ nát và đau buồn do chiến tranh man rợ của Putin gây ra, bất chấp lời khuyên của các nhà chính sách đối ngoại phi thực tế, “những người theo chủ nghĩa hiện thực” như John Mearsheimer, và bất chấp các chính trị gia Mỹ hèn nhát cáo buộc “giới tinh hoa” đang đưa Hoa Kỳ vào một “cuộc chiến lựa chọn” chứ không phải là một “cuộc chiến cần thiết”.
Sự lựa chọn mà người Ukraine đã đưa ra - lựa chọn để bảo vệ quyền dân tộc và nền dân chủ của họ - đặt ra những lựa chọn cho phần còn lại của thế giới. Ở độ cao hơn 50.000 feet so với thực tế, các lựa chọn bao gồm một “cuộc đối thoại” với Vladimir Putin (theo một số ý kiến, sẽ được Vatican làm trung gian), sau khi ngừng bắn, sẽ tái lập hiện trạng trước cuộc xâm lược ngày 24 tháng 2 của Nga. Tuy nhiên, lịch sử cho thấy rõ ràng rằng các nhà độc tài như Putin coi những lần tạm dừng như vậy chỉ là một bước xả hơi chiến lược trước khi tiếp tục gây hấn và có thể mở rộng nó (trong trường hợp này là các nước Baltic).
Hơn nữa, điều ngu xuẩn về mặt chiến lược cũng chính là sự điên rồ về mặt đạo đức: đó là chấp nhận một hình thái tội ác chưa từng thấy ở Âu Châu trong hơn bảy thập kỷ qua. Người Ukraine không yêu cầu chúng ta chiến đấu trong cuộc chiến của họ. Họ đang yêu cầu chúng ta cung cấp cho họ những vật liệu cần thiết để bảo vệ chủ quyền của họ (mà Mỹ bảo đảm khi Ukraine tự do từ bỏ vũ khí hạt nhân) và hỗ trợ nhân đạo. Từ chối một trong hai điều này là đóng vai một thằng hèn.
Cũng có thể “những người bảo thủ quốc gia” đã bỏ qua lời cảnh báo của nhà bảo thủ vĩ đại Edmund Burke rằng: “Khi những kẻ xấu kết hợp lại, những người tốt phải đoàn kết; nếu không, họ sẽ ngã xuống, từng người một, và đó là một sự hy sinh không đáng thương hại trong một cuộc đấu tranh không chút vinh quang.”
Source:First Things
Sau khi hướng dẫn buổi đọc kinh “Truyền Tin” tại quảng trường Nữ Vương rất thánh Maria ở Collemaggio, thành phố L'Aquila, miền trung nước Ý, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự Nghi thức mở Cửa Thánh của Vương cung thánh đường như một phần của Ân xá cho người Celestinian hàng năm vào những ngày 28-29 / 8.
(Tin Vatican)
Khi kết thúc các nghi thức kỷ niệm vào ngày Chủ nhật ở L'Aquila, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ trì nghi thức mở Cửa Thánh của Vương cung thánh đường Nữ Vương Maria ở Collemaggio, đánh dấu Lễ ân xá lần thứ 728 cho người Celestinian.
Trong Thánh lễ ở L'Aquila ĐTC nói: 'Chúa có thể hoàn tất mọi việc'
"Perdonanza Celestiniana" (Ân xá cho người Celestinian) là một sự kiện lịch sử - tôn giáo được tổ chức hàng năm tại L'Aquila từ ngày 28 đến ngày 29 tháng 8, cùng với các nghi lễ kỷ niệm khác trong tuần cuối cùng của tháng 8.
Lễ kỷ niệm này được thiết lập bởi Đức Thánh Cha Celestine V vào năm 1294 với Sắc Lệnh "Inter sanctorum importantnia", còn được gọi là Bolla del Perdono (Sắc Lệnh Ân Xá), trong đó ngài ban ơn toàn xá cho những ai nhìn nhận tội lỗi và đến viếng Vương cung thánh đường Rất thánh Đức Mẹ Maria ở Collemaggio từ giờ Kinh chiều ngày 28 tháng 8 đến ngày 29 tháng 8.
Sự kiện này là tiền thân của Năm Thánh cho toàn Giáo Hội Công Giáo do Giáo hoàng Boniface VIII thiết lập vào năm 1300.
Một phần của Nghi thức, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gõ vào Cửa Thánh ba lần bằng một cây gậy gỗ ô liu, và các cánh cửa được mở ra để mọi người tiến vào bên trong Thánh đường.
Sau đó, ĐTC cầu nguyện trước mộ của Đức Giáo Hoàng Celestine V trước khi ra chào hỏi các tín hữu trong và ngoài nước. Sau đó, ĐTC trở lại Rome sau nghi lễ kết thúc vào khoảng 12:30 chiều.
Trước khi mở Cửa Thánh, Đức Thánh Cha Phanxicô đã dâng lời cầu nguyện sau:
“Lạy Thiên Chúa Cha, Tổ phụ của chúng con, là Chúa của tồ phụ Áp-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp, Đấng giàu lòng thương xót và xót thương hải hà, Đấng ban cho Giáo hội thời gian thống hối và tha thứ này để Giáo hội có được niềm vui, được đổi mới trong Chúa Thánh Thần, để luôn tiến bước trên đường đời trong khi mong đợi ơn cứu rỗi và sự cứu chuộc. Xin Chúa lắng nghe những tâm tình hy vọng của chúng con: xin mở cánh cửa của lòng thương xót Chúa, để một ngày nào đó, cửa thiên đàng được mở ra đón chúng con, nhờ Chúa Giêsu Con Cha, và là người con đầu tiên trong loài người chúng con đã đi trước chúng con để mời đón tất cả chúng con về trời để ca khen Cha đến muôn đời. Xin Cha không ngừng tuôn tràn hồng ân Cha xuống trên chúng con. Amen"
Lời sách Huấn ca trên đây đã ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ luôn biết chăm lo cho gia đình của mình, và đó cũng là lời chia sẻ của linh mục (Lm) Gioakim Lê Hậu Hán – nguyên chánh xứ giáo xứ Vĩnh Hòa cho cộng đoàn trong Thánh lễ mừng kính Thánh nữ Mônica – bổn mạng của Hội Các Bà Mẹ Công Giáo (CBMCG) giáo xứ Vĩnh Hòa – diễn ra lúc 17g30 thứ Năm ngày 25-8-2022.
Xem Hình
Trước Thánh lễ, Lm chủ tế, Hội CBMCG cùng đông đảo cộng đoàn dân Chúa đã cùng nhau cung nghinh tượng Thánh nữ Mônica xung quanh thánh đường hòa trong tiếng kèn đồng rộn rã qua bài hát “Tung hô Nữ Vương”.
Sau bài công bố Tin Mừng, Lm Gioakim đã diễn tả nét cao đẹp của một người phụ nữ ở trong gia đình, và vẻ đẹp đó được ví như “vầng hồng tựa trên chốn cao xanh”. Quả thật, Thánh nữ Mônica được sinh ra trong một gia đình Công Giáo đạo hạnh tại miền Bắc Phi, và kết hôn với ông Patrice là người ngoại giáo và sinh được ba người con. Người con đầu lòng của Thánh nữ là Augustinô, học hành rất giỏi nhưng lại đi theo con đường ăn chơi trụy lạc, cho dù Thánh nhân đã khuyên răn đủ điều nhưng vẫn không làm lay chuyển được người con. Người mẹ ấy chỉ biết trông cậy vào Thiên Chúa, âm thầm cầu nguyện cùng những giọt nước mắt hơn mười năm trời. Chính nhờ những lời cầu nguyện của Thánh nữ mà Thiên Chúa đã nhận lời.
Thánh nhân đã để lại cho chúng ta một tấm gương sáng về đời sống đức tin, một đời hy sinh vì chồng con, qua đây, ước mong CBMCG hãy bắt chước tấm gương nhân đức của Thánh nhân, luôn biết quan tâm chăm lo cho gia đình, đồng thời, cũng phải biết giúp đỡ các chị em trong Hội đoàn của mình bằng vật chất cũng như tinh thần. Có như vậy, chúng ta mới tìm thấy hạnh phúc ngay ở đời nầy và vĩnh cửu ở đời sau.
Thánh lễ tiếp nối với lời nguyện tín hữu và dâng của lễ.
Sau lời nguyện hiệp lễ, thay mặt các hội viên, chị Hội trưởng lên cảm ơn Lm Gioakim cùng mọi thành phần dân Chúa đã đến hiệp dâng Thánh lễ cầu nguyện cho Hội CBMCG hôm nay được diễn ra tốt đẹp. Kế đó, ông Giuse Phạm Văn An, Chủ tịch, thay mặt cộng đoàn giáo xứ Vĩnh Hòa ngỏ lời tri ân và chúc Lm Gioakim ra đi trong sứ vụ mới (Chánh xứ Bình Thái) thu được nhiều kết quả tốt đẹp được như lòng Chúa ước mong. Đáp từ, Lm Gioakim có lời cảm ơn các vị trong Hội đồng Mục vụ, các vị ân nhân, thân nhân, cùng cộng đoàn giáo xứ Vĩnh Hòa đã cộng tác và giúp đỡ ngài trong hơn bảy năm qua ở tại giáo xứ. Nhân đây, ngài cũng ước mong mọi người trong giáo xứ hãy đón nhận cha xứ mới với tình yêu thương, hợp tác, và cùng nhau xây dựng một giáo xứ Vĩnh Hòa ngày một thăng tiến hơn về mọi mặt.
Thánh lễ khép lại lúc 18g30, cộng đoàn hân hoan lãnh nhận phép lành từ Lm chủ tế và ra đi làm chứng cho Tin Mừng giữa cuộc sống hôm nay.
Dòng Thánh Augustino Chân Đất ( Ordo Augustiniensium Discalceatorum - OAD) là một dòng truyền giáo của Giáo Hội Công Giáo Rôma. Dòng được thành lập 15 tháng 5 năm 1592, do công cuộc cải tổ của Dòng Augustinô (Ordo eremitarum sancti Augustini - OSA). Sứ mạng của Hội Dòng là "đem con người đến gần Chúa và đem Chúa đến gần con người, nhằm phục vụ Thiên Chúa, Đấng Tối cao trong tinh thần khiêm tốn". Dòng ngoài 3 lời khấn Khó Nghèo, Vâng Lời, Khiết Tịnh, còn có thêm một lời khấn thứ tư là Khiêm Nhường.
Xem Hình
Từ năm 1697 đến 1754, trong số những Nhà Truyền Giáo đến Việt Nam, có những Vị thuộc Dòng Augustino Chân Đất. Qua nhiều biến động thăng trầm của xã hội và thời cuộc, các Tu sĩ của Dòng tạm ngưng hoạt động mục vụ và truyền Giáo tại Việt Nam. Mãi đến những năm đầu Thiên Niên kỷ thứ 3, mà cụ thể tại Giáo phận Đà Nẵng vào năm 2008, các Tu sĩ Dòng Augustino Chân Đất mới trở lại để tiếp tục Sứ vụ theo Đặc sủng của Dòng.
ngày 27 tháng 6 năm 2019, Đức Giám Mục Giuse Đặng Đức Ngân, Giám mục Giáo phận Đà Nẵng đã trao tác vụ linh mục cho Thầy phó tế Augustinô TRẦN NHƯ HUYNH, thuộc Tỉnh dòng Thánh Augustinô Chân Đất (OAD), Philippin. Hiện nay Linh mục Augustinô TRẦN NHƯ HUYNH Phụ trách Cộng Đoàn Dòng Augustino tại Giáo phận Đà Nẵng.
Năm 2021, Đức Giám Mục Giáo phận đã bổ nhiệm Cha Augustino Trần Như Huyng làm phụ tá Giáo xứ Phú Thượng. Cha Quản xứ Phú Thượng giao cho Cha Augustino đặc trách Giáo Họ Tùng Sơn, một Họ đạo cổ kính trên 350 năm, trước đây là một Giáo xứ, nhưng nay là Giáo họ có 530 Giáo dân của Giáo xứ Phú Thượng. Đã nhiều năm qua do biến động của chính trị xã hội mà Tùng Sơn thiếu Linh mục thường trú chăm sóc.
THÁNH LỄ TẠ ƠN VÀ MỪNG BỔN MẠNG DÒNG AUGUSTINO TẠI GIÁO PHẬN ĐÀ NẴNG
Ngày 28 / 8 / 2022, Giáo Hội mừng kính Thánh Augustino. Cộng đoàn Dòng và Giáo Họ Tùng sơn hân hoan mừng Kính Thánh Tổ phụ, bổn mạng Hội Dòng và Cha Đặc trách Giáo Họ.
Lúc 16 giờ 30, Cha Tổng Đại diện Bônaventura Mai Thái đã Chủ sự Thánh lễ Tạ ơn và mừng Bổn mạng Hội dòng tại hang đá Đức Mẹ Giáo họ Tùng Sơn. Cùng đồng tế có Cha Marcello Đoàn Minh, Quản xứ Phú Thượng, Cha Gioan Nguyễn Văn Hoàng, nguyên Quản xứ Phú Thượng và quý Cha thân quen của Cha Augustino - Đặc trách Tùng Sơn. Hiện diện trong Thánh lễ còn có nhiều n nhân Thân nhân của Cha Đặc trách và Hội Dòng Augustino.
Trong lời chào mừng đầu Thánh lễ, Cha Tổng Đại diện tỏ niềm vui mừng và dâng lời tạ ơn Thiên Chúa, Mẹ Trà Kiệu, Chân Phước Anre Phú Yên, Thánh Augustino. Cha Tổng cũng cám ơn Hội Dòng và Cha Augustino đặc trách, khi thấy Giáo họ Tùng sơn có nhiều thay đổi, khang trang đẹp hơn. Thật vậy, nhiều công trình đã và đang sửa chữa hoặc làm mới ( sửa chữa vài chi tiết cần thiết cho nhà thờ cổ xây từ 1904 nay đã xuống cấp, xây những công trình thiết yếu, nhà mục vụ, nhà Giáo lý ( đang làm), Hang đá Đức Mẹ … và khuôn viên tuyệt đẹp, đủ điều kiện tái lập lại Giáo xứ.
Trong lời đáp từ cuối Lễ, Cha Augustino Trần Như Huynh đã Đại diện Hội Dòng, dâng lời tạ ơn Thiên Chúa, Đức Mẹ và Chư Thánh đã nâng đỡ và ban muôn ơn cho từng thành viên của Dòng. Cha cũng cám ơn Đức Giám Mục Giáo phận, Cha Tổng Đại diện, Cha Quản xứ Phú Thượng, đã trao tác vụ mục vụ cho Hội Dòng và cách riêng Cha Augustino đặc trách mục vụ Tùng Sơn. Cha cũng cám ơn Quý Cha, quí Thân nhân – n nhân và tất cả những ai bằng nhiều cách khác nhau giúp đỡ Hội Dòng và Giáo họ Tùng Sơn trong thời gian qua. Xin tiếp tục nâng đỡ chia sẽ, để Hội Dòng và Cha Đặc Trách có thể chu toàn trách vụ và thực hiện Sứ mạng của Hội Dòng là "đem con người đến gần Chúa và đem Chúa đến gần con người, nhằm phục vụ Thiên Chúa, Đấng Tối cao trong tinh thần khiêm tốn".
Sau Thánh lễ, một chương trình văn nghệ “cây nhà lá vườn” rất đặc sắc, kết nối tình yêu giũa mọi người với tinh thần “ Hiệp Hành “, cùng tham gia trong một sứ vụ, đón nhận, sống đức tin làm nên những giá trị tốt đẹp để loan báo Tin Mừng.
Tôma Trương Văn n
Emmanuel Mounier
Cuộc cách mạng nhân vị và cộng đoàn
Emmanuel Mounier có lẽ là người theo chủ nghĩa nhân vị nổi tiếng nhất ở Pháp. Điều này được giải thích phần lớn vì ông là một trí thức đại chúng hơn là một học giả. Trẻ hơn Maritain một vài tuổi, Mounier bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi chủ nghĩa nhân bản toàn diện của người lớn tuổi hơn mình. Tuy nhiên, chủ yếu là Henri Bergson và Charles Péguy, những người mà dấu ấn trở nên nổi bật nhất trong phiên bản chủ nghĩa nhân vị Mounier. Điển hình của Péguy đã khiến Mounier từ bỏ sự nghiệp học thuật và cống hiến đời mình để thay đổi xã hội bằng tạp chí Esprit mà ông là người sáng lập và là tổng biên tập. [34] Do đó, chủ nghĩa nhân vị của Mounier ít là một học thuyết triết học hơn là một 'ma trận' triết học, một dự án bao trùm nền văn minh nhân vị đang thành hình cho phép nhiều khai triển triết học khác nhau. [35] So với Maritain, chủ nghĩa nhân vị của Mounier cũng ít tính cách chuyên nhất Kitô giáo trong bản chất hơn. [36] Esprit thu hút cả những người tin và những người không tin, vì Mounier minh nhiên tuyên bố rằng một nền văn minh mới chỉ có thể xuất hiện qua sự hợp tác với nhau của cả người tin lẫn người không tin.[37]
Esprit ra đời năm 1932. Sau một giai đoạn khởi đầu dọ dẫm, trong đó đôi khi ông tiến gần tới các ý niệm toàn trị và thuần túy (purist) và bỏ qua quyền tự trị của chính trị đối với tâm linh, [38] Mounier đã tiến tới một tuyên ngôn 5 năm sau đó. Manifeste au service du personnalisme [Tuyên ngôn phục vụ chủ nghĩa nhân vị] này đã nêu ra các nền tảng tinh lọc của ‘cuộc cách mạng nhân vị và cộng đoàn’ được cộng đoàn Esprit dự định. Đó là một lời kêu gọi khẩn thiết cho phẩm giá con người và chống lại các ý thức hệ đang đe dọa con người. [39] Sự phê phán chủ nghĩa tư bản tư sản, chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa cộng sản là điểm xuất phát. Mỗi học thuyết này, theo cách riêng, bị tố cáo đã đàn áp nhân vị. Theo Mounier, chủ nghĩa tư bản tư sản là kết quả của việc cá nhân hóa xã hội ngày càng gia tăng kể từ thời Phục hưng, dần dần làm biến chất các giá trị tinh thần. Các hữu thể nhân bản không có tình yêu hoặc ý nghĩa, bị thúc đẩy duy nhất bởi ham muốn của cải và tiện nghi, là hậu quả. Chủ nghĩa phát xít đã bác bỏ những sự thái quá của chủ nghĩa nhân vị, chủ nghĩa duy lý và chủ nghĩa tự do, nhưng nó đã làm như vậy một cách sai lầm. Chủ nghĩa phát xít đã giản lược các giá trị tinh thần chỉ còn là các giá trị sinh tồn, và do đó, thay đổi vị trí ưu việt của tinh thần thành vị thế ưu việt của quyền lực. Quyền lực tối cao này được hình thành dựa trên sự khinh thường lý trí và sự phục tùng hoàn toàn của con người đối với nhà nước hoặc quốc gia. Về chủ nghĩa Mác, Mounier thừa nhận nhiều hiểu biết thông sáng có giá trị trong phê bình xã hội và lý thuyết tha hóa của nó. Tuy nhiên, những cơ sở duy vật của chủ nghĩa Mác phủ nhận quyền tự chủ của tinh thần. Đó là lý do tại sao chủ nghĩa Mác kết thúc giống như chủ nghĩa phát xít: trong sự áp bức con người để ủng hộ tập thể. [40]
Mounier cho rằng việc khôi phục lòng tôn trọng phẩm giá của nhân vị đòi hỏi không kém một 'thời kỳ phục hưng mới', một cuộc cách mạng xã hội hướng tới một nền văn minh nhân vị và cộng đoàn, một nền văn minh cho phép mọi người sống như những hữu thể trọn vẹn nhân bản và công nhận các cộng đồng tự nhiên trong cùng đích của chính họ, mặc dù những cộng đồng này cuối cùng cũng phải được điều hướng tới sự phát triển trọn vẹn của mọi cá nhân. Tính cách ngôi vị này, trong yếu tính, được đặc trưng bởi quyền tự do tích cực để khám phá ra và theo đuổi ơn gọi riêng của người ta ở trong đời. [41] Trọng tâm tuyên ngôn của Mounier là mô tả các điều kiện tiên quyết có tính định chế để biến điều này thành khả hữu. Ông trao cho khuôn khổ định chế này nhiệm vụ ba chiều: xóa bỏ áp bức, bảo vệ biên độ độc lập và biến trách nhiệm thành nền tảng của cuộc sống trong xã hội. Ông đã làm cho điều này trở nên cụ thể trong một số lĩnh vực, như giáo dục, gia đình và văn hóa. Sự quan tâm đặc biệt đã được dành cho nền kinh tế. Ông đã đưa ra một giải pháp nhân vị thay thế cho chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản, với định hướng hướng tới các nhu cầu thực tế, tính ưu việt của lao động so với tư bản và dân chủ kinh tế như các trọng điểm. [42]
Bên cạnh các lĩnh vực nói trên, Mounier đặc biệt phát biểu các ý tưởng liên quan đến lĩnh vực chính trị. Yếu tố chủ chốt đầu tiên là việc ông chỉ trích chủ nghĩa nhà nước (statism), vốn là sự trùng hợp giữa nhà nước và xã hội, kết quả của nó là sự khuyết diện một trung gian giữa nhà nước và cá nhân, dẫn đến sự phục tùng của cá nhân đối với nhà nước. Mounier cố gắng mô tả vấn đề bằng cách đề cập đến các yếu tố căn bản: Thực tế chính trị bao gồm các ngôi vị và cộng đồng. Đất nước [country] là loại cộng đồng đệ nhất đẳng, có tính bản năng nhất. Quốc gia [nation] là tập hợp mọi cộng đồng dưới một truyền thống lịch sử và văn hóa bao trùm. Ngược lại, nhà nước [state] không phải là một cộng đồng tinh thần và không đứng trên đất nước hay quốc gia, và nhất định không đứng trên con người; nhà nước là ‘một công cụ phục vụ các cộng đồng, và thông qua chúng, hoặc nếu cần thiết chống lại chúng, để phục vụ con người.’ [43] Do đó, nhà nước là một công cụ nhân tạo và công cụ phụ thuộc, một công cụ cần thiết để phân xử tranh chấp, an toàn, hỗ trợ và phối hợp các cộng đồng giúp con người triển nở. Do đó, quyền cưỡng chế của nhà nước bị hạn chế vào những trường hợp khi quyền tự do vật chất hoặc tinh thần của người ta bị đe dọa hoặc khi ai đó từ chối các nghĩa vụ xã hội mà cộng đồng chính trị đặt ra. Sự hạn chế quyền lực nhà nước này phải được bảo đảm từ trên xuống, bởi thẩm quyền tối cao của tòa án cấp cao, nhưng cũng từ dưới lên, bởi cấu trúc xã hội của các cộng đồng đã cùng tạo thành quốc gia. [44]
Việc hạn chế quyền lực từ dưới lên đưa chúng ta đến yếu tố chủ chốt thứ hai trong suy tư của Mounier về chính trị trong tuyên ngôn của ông, đó là việc ông chỉ trích nền dân chủ nghị viện tự do và sự chung tay ủng hộ nền dân chủ nhân vị. Ông tuyên bố rằng nền dân chủ tự do được thành lập trên ý niệm chủ quyền nhân dân [popular sovereignty], vốn dựa trên huyền thoại về ý chí nhân dân. Theo Mounier, ý chí nhân dân đã bị nghị viện vây kín. Do đó, ý chí nghị viện đã thay thế ý chí nhân dân mà không có bất cứ bảo đảm nào có mối liên hệ chân chính giữa hoạt động của quốc hội và lợi ích và niềm tin của người dân mà đáng lẽ ra phải được bày tỏ. Nguồn gốc của vấn đề này là sự bóp méo ý nghĩa của dân chủ, được cân bằng một cách sai lầm với luật đa số và do đó, quyền lực có tính số lượng. Ngược lại với điều này, Mounier lập luận ủng hộ cách giải thích dân chủ theo hướng đạo đức: “Dân chủ không phải là quyền lực tối cao của số lượng, mà là một loại áp bức. Nó không là gì khác ngoài việc tìm kiếm các phương tiện chính trị nhằm bảo đảm để mọi người trong cộng đồng có quyền được phát triển tự do và có trách nhiệm tối đa.' [45] Một mặt, điều này đòi hỏi chính trị phải được lãnh đạo bởi một tầng lớp tinh thần ưu tú, những người có thể sử dụng quyền lực cho mục đích đó một cách có thẩm quyền. Mặt khác, phải thiết lập đủ sự bảo đảm để ngăn cản giới chính trị ưu tú thống trị vì chủ nghĩa nhân vị của Mounier hàm ngụ sự bất tín căn bản đối với quyền lực. Do đó, cuộc đấu tranh chống thống trị và việc đưa quyền lực vào pháp luật tạo thành yếu tính của nền dân chủ nhân vị, được mô tả như là 'một sự phản kháng có hệ thống đối với quyền lực được thực thi một cách thông thường.' [46]
Trong nền dân chủ nhân vị, nhà nước được coi như một công cụ nguy hiểm nhưng cần thiết với một nhiệm vụ hạn chế nghiêm ngặt và dưới sự giám sát của nhân dân, do không tin tưởng vào quyền lực. Đối với việc giám sát quyền lực, Mounier buộc quốc hội phải chịu trách nhiệm. Cùng đường hướng với thời đại của mình, ông đã mất niềm tin vào nền dân chủ nghị viện. Ông nhìn nhận rằng tiếng nói của người dân có vai trò quan trọng, nhưng người ta phải bảo đảm rằng đây thực sự là ý chí của những người tự do được phát biểu, và không phải là những đam mê bị kích động dẫn đến chế độ độc tài. Trên cơ sở đó, các cuộc bầu cử phải được kết hợp với việc phổ biến thông tin độc lập và dân chủ trực tiếp. Nghị viện lúc đó vẫn chịu trách nhiệm đối với việc cử nhiệm quyền hành pháp, nhưng chính phủ không còn chịu trách nhiệm trước quốc hội mà trực tiếp trước nhân dân, bằng phương thức trưng cầu dân ý các sáng kiến phổ biến. Việc thực thi cụ thể một nền dân chủ nhân vị như vậy là điều được Mounier coi là chỉ khả hữu trong một cộng đồng chính trị nhỏ. Các quốc gia lớn hơn chỉ có thể hiện thực hóa điều này bằng quyền phân chia và cân bằng lẫn nhau, bằng chủ nghĩa liên bang và chính sách phụ đới [subsidiarity]. Điều này khiến nhà nước có một vai trò hạn chế, phụ trách việc phối hợp và phân xử, và là đại diện đối ngoại của quốc gia và là nơi trong nước để người ta chạy tới chống lại sự lạm quyền ở những bình diện thấp hơn.[47]
Chủ nghĩa nhân vị hiện sinh: chân dung con người và quan niệm tự do
Trong khi tuyên ngôn nhân vị của Mounier chủ yếu phản ảnh dự án xã hội cho một nền văn minh mới, triết học của ông dần dần có chiều sâu hơn. Trong suốt những năm bốn mươi, ông đã lên khuôn tư tưởng của ông theo sự xuất hiện của các triết lý hiện sinh, dẫn đến việc trình bày chủ nghĩa nhân vị như một loại chủ nghĩa hiện sinh đặc biệt. Hơn nữa, ông còn cố gắng nối kết nó với các khoa học nhân văn. [48] Cốt lõi tư tưởng chín mùi của Mounier là ý tưởng về tự do có trách nhiệm, liên quan đến một nghịch lý nội tại trong hiện sinh của con người. Nghịch lý này bao gồm sự kiện này là tư cách ngôi vị (personhood) là phương thức hiện sinh thực sự của con người, trong khi phương thức này vẫn còn cần đạt được hoàn tất. Việc thể hiện tư cách ngôi vị này không phải là vấn đề tự cho mình là trung tâm, nhưng là điều được Mounier gọi là disponibilité, mà chúng ta có thể dịch là sự sẵn sàng có đó hoặc sẵn lòng có đó (availability or willingness). Nói cách khác, khái niệm tối hậu về tính ngôi vị là hiện hữu vì người khác. Điều này ngụ ý việc hợp tác để sáng tạo ra một xã hội trong đó các chuẩn mực và định chế đầy chất giải phóng và công nhận lẫn nhau. Về phương diện này, mọi hữu thể nhân bản đều phải trải qua một loạt các giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên và quan trọng nhất là phải học cách bước ra ngoài chính mình, sau đó người ta mới có thể học cách tưởng tượng mình trong vai trò của người khác. Đó là điều kiện cần để có sự tương cảm [empathy], vốn là nền tảng của sự rộng lượng. Bước cuối cùng và là bước không bao giờ được hoàn thành là lòng trung thành với tính sẵn sàng có đó cho người khác, một điều đòi hỏi người ta phải liên tục hồi sinh cam kết bản thân. [49]
Nhân học triết học của Mounier thiếu sự rõ ràng và chặt chẽ, nhưng sợi dây xuyên suốt thì rõ ràng. Trong yếu tính, nó đề cập tới hiện sinh con người như tự do để dấn thân. Quyền tự do này không phải là tự do lựa chọn không có nguyên tắc chỉ đạo, mà là tự do trong các điều kiện, đặt để trong thế giới và liên quan đến một chân trời các giá trị. Do đó, trước khi chúng ta tuyên bố tự do bằng lời nói, chúng ta cần bảo đảm các điều kiện tiên quyết chung cho tự do: các điều kiện tiên quyết về sinh học, xã hội, kinh tế, chính trị và đạo đức giúp người ta biện phân và dần dần nhận ra ơn gọi của chính mình. Do đó, tự do là một động từ và trước hết và trên hết, chiều kích công cộng của ơn gọi nhân bản hệ ở 'tinh thần tự do', hay sự cống hiến bản thân để bảo vệ các quyền tự do, như là nền tảng của tự do: 'Người ta không ban tự do cho người ta từ bên ngoài, bằng các điều kiện sống hoặc hiến pháp: họ sẽ ngủ gật trong sự tự do của họ, và thức dậy như nô lệ.' [50] Do đó, tự do hàm nghĩa một cuộc đấu tranh bất tận. Các quyền tự do căn bản phải được lồng vào khuôn khổ định chế của xã hội. Tuy nhiên, điều đó tự nó vẫn không đầy đủ. Mối liên hệ giữa các quyền cá nhân và lợi ích chung luôn là một chủ đề thảo luận. Đó là lý do tại sao Mounier nhấn mạnh sự kiện này là: các tuyên bố chính trị, chẳng hạn như Tuyên ngôn Phổ quát về các Nhân quyền vừa được đăng tải trên báo chí lúc bấy giờ chỉ có thể hữu hiệu nếu chúng được khắc ghi vào một xã hội không những chỉ đơn thuần cung cấp các bảo đảm định chế cần thiết mà còn phải cung cấp sự cam kết đầy đủ và tính bất khả chế ngự (untameability) nơi các công dân. [51] Như thế, Mounier đã nhận thức đầy đủ các cạm bẫy, nếu cuộc tranh luận về các nhân quyền bị tách khỏi mối quan tâm đối với lợi ích chung và sự cảnh giác thường trực của công chúng. Một động lực quan trọng đứng đằng sau tạp chí Esprit chính là ý thức này: việc tiếp nhận các giá trị căn bản sẽ vô dụng nếu nó không được hỗ trợ bởi một cuộc tranh luận cởi mở và năng động. [52]
Chủ nghĩa nhân vị hiện sinh của Mounier nhấn mạnh rằng tự do không phải là một dữ kiện hiển nhiên và do đó không có kết quả hiển nhiên. Tự do phải được bảo vệ và chấp nhận. Hữu thể nhân bản tự do chịu trách nhiệm không những về khuôn khổ tự do cho bản thân và người khác mà còn về những gì họ làm với tự do của chính họ. Ở giữa tình thế không chắc chắn, mỗi con người có nhiệm vụ phải lựa chọn một cách sáng tạo để phát huy thế giới và lên khuôn con người. Theo Mounier, một lựa chọn như vậy chỉ có ý nghĩa nếu đó là một cam kết hoàn toàn. Do đó, con người, trong yếu tính, được đánh dấu bằng cam kết và, vì cần có 'tinh thần tự do,' nên cam kết nhất thiết phải ngụ ý việc cam kết chính trị. Sự phát triển lý thuyết của những trực giác cốt lõi này dựa trên các phác thảo của lý thuyết hành động và lý thuyết chính trị.
Lý thuyết nhân vị về hành động
Hiện sinh con người là một vấn đề về hành động. Ý tưởng cốt lõi của chủ nghĩa hiện sinh này có tầm quan trọng trung tâm trong diễn trình phát triển chủ nghĩa nhân vị của Mounier. Do đó, ông dành nhiều quan tâm cho việc phát biểu các tiêu chuẩn cho hành động chân chính của con người. Điểm xuất phát của ông là bác bỏ các học thuyết duy vật và tiền định đang thịnh hành về hành động của con người, với quan điểm hướng tới việc phục hồi hữu thể nhân bản tự do và có trách nhiệm. Lý thuyết hành động của riêng ông dựa trên ba trụ cột: không có tự do, hành động bị mắc kẹt trong chủ nghĩa định mệnh; bị cô lập, hành động không hữu hiệu dưới góc độ theo đuổi chân lý và công lý; không có khuôn mẫu giá trị, hành động là vô định hướng, dẫn đến tùy tiện, quán tính hoặc mê sảng. Do đó, hành động giả thiết tự do, hợp tác và một chân trời giá trị nếu nó muốn tránh mất tầm quan trọng. [53]
Chủ nghĩa nhân vị của Mounier đưa ra bốn yêu cầu cho hành động: can thiệp vào thế giới bên ngoài, uốn nắn con người, thiết lập sự sáp lại gần người khác và làm phong phú thêm vũ trụ giá trị của chúng ta. Không phải mọi trường hợp hành động đều chứa tất cả các yếu tố này với cùng một mức độ, nhưng toàn bộ hành động của chúng ta giả thiết phải thể hiện tất cả các yếu tố này một cách hài hòa. Mounier đã phân biệt một cách cổ điển giữa các loại hành động khác nhau về phương diện này, để mọi loại hành động đều cung cấp một nhập lượng chủ chốt ở một mức độ nào đó. Đầu tiên, ta có hành động kinh tế (poiein). Loại hành động này liên quan đến sự tương tác của chúng ta với vật chất, hoạt động kỹ nghệ của chúng ta nhằm áp đặt ý chí của chúng ta lên thiên nhiên. Tiêu chuẩn cốt lõi cho hành động kinh tế, mục tiêu và tiêu chuẩn của nó, là hiệu năng (efficiency). Loại hành động thứ hai là hành động đạo đức (prattein). Loại hành động này không trực tiếp nhằm thể hiện một điều gì đó ở thế giới bên ngoài, mà nhằm việc đào tạo con người hành động. Ở đây, tiêu chuẩn cốt lõi là tính chân chính [authenticity]. Cuối cùng, Mounier cũng đề cập đến hành động chiêm niệm (theorein). Loại hành động này không những chỉ là vấn đề trí thức hay tâm linh mà còn liên quan đến việc kết hợp con người vào toàn bộ cộng đồng, vì nó liên quan đến việc thăm dò các giá trị sâu sắc hơn và việc phổ biến chúng giữa nhân loại. Các mục tiêu và tiêu chuẩn của loại hành động này không là gì ngoài sự hoàn hảo và tính phổ quát. [54]
Tuy nhiên, quan trọng hơn sự phân biệt giữa các loại hành động này là sự phụ thuộc và tương tác lẫn nhau của chúng. Hoạt động kinh tế không thể mang lại sự thỏa mãn nếu người ta không thể tìm thấy phẩm giá, tình bạn và mục đích cao hơn trong lao động của mình. Đó là lý do tại sao kinh tế phụ thuộc chính trị, để trám khoảng cách giữa hành động kinh tế và đạo đức. Đạo đức không thể giữ im lặng trong lĩnh vực kinh tế; mối liên hệ giữa những con người không bao giờ hiện hữu chỉ trên cơ sở kỹ thuật. Nếu phương tiện được con người áp dụng làm giảm giá trị của con người, thì kết quả lâu dài cũng sẽ bị tổn hại. Do đó, các xem xét đạo đức cũng quan trọng như các tính toán kỹ thuật. Do đó, về phía hành động kinh tế, chủ nghĩa phi chính trị nghiêng về phía một nền kỹ trị phi nhân vị và, về phía hành động đạo đức, nó nghiêng về phía chủ nghĩa tinh thần và đào thoát khỏi thực tại. Trong cả hai trường hợp, nó diễn biến có hại cho mục đích thực sự của hành động. Cuối cùng, hành động chiêm niệm, trong nguyên tắc, không nhắm vào các thể hiện vật chất hoặc xã hội, nhưng một biến thể đặc biệt của hành động chiêm niệm chuyên biệt nhằm giữ cho hành động kinh tế và đạo đức luôn có ý thức. Mounier gọi đây là 'hành động tiên tri', nối kết chiêm niệm với thực hành kinh tế và đạo đức, y như chính trị nối kết kinh tế với đạo đức. Một số điển hình của điều này là việc can thiệp của Émile Zola vào vụ Dreyfus nổi tiếng (‘J’accuse’) và sự phản kháng bất bạo động của Mahatma Gandhi.
Dựa trên sự tương tác cần thiết giữa các loại hành động khác nhau, Mounier đã mô tả xã hội thích hợp như sự tác động lẫn nhau giữa cực chính trị và cực tiên tri. Cực chính trị tượng trưng cho khuynh hướng dàn xếp và thỏa hiệp, cực tiên tri tượng trưng cho lòng dũng cảm và sự suy tư. Không phải ai cũng có thể thống nhất hai cực này trong một nhân cách đơn nhất. Đó là lý do tại sao xã hội cần sự kết hợp của những con người với những đức tính khác nhau, phù hợp với toàn bộ phổ hệ (spectrum) giữa cực chính trị và cực tiên tri. Như thế, kết quả tổng quát của sự tương tác này là trạng thái cảnh giác nghiêm túc, trong đó, người ta sẵn lòng làm bẩn bàn tay, vì biết rằng sự hoàn thiện không thuộc về thế giới này, nhưng trong đó, cùng một lúc, phẩm giá của con người và các giá trị căn bản được theo dõi. Đồng điệu với tác phẩm của Paul-Ludwig Landsberg, [55] học trò của Max Scheler, người đã tham gia phong trào Esprit trong tư cách tị nạn chính trị ở Paris, Mounier đã sử dụng cam kết như một thuật ngữ chủ chốt trong bối cảnh này, đề cập đến chiều kích bi thảm của hành động trong các tình huống cụ thể, trong đó thực tế buộc chúng ta phải tìm kiếm điểm giữa qúy giá giữa chủ nghĩa cuồng tín và chủ nghĩa cơ hội. [56]
Theo Mounier, sự tác động qua lại cần thiết giữa cực chính trị và cực tiên tri không hàm nghĩa sự hiểu lầm nào về quyền tự trị của chính trị. Điều ông cố gắng làm bằng cách khai triển lý thuyết hành động của mình thực sự là: để cung cấp cho mọi phạm vi chỗ đứng và vai trò thích hợp của nó trong hiện sinh con người. Tuy nhiên, ông vẫn duy trì một sự bất cân xứng rõ ràng giữa chính trị và tâm linh, theo nghĩa tâm linh phải được coi như một lĩnh vực siêu chính trị, là chân trời định hướng các vấn đề chính trị và kết hợp chiều kích phê phán vào thực hành chính trị. [57] Đó là lý do tại sao, đối với Mounier, quyền công dân, trong nội tại, gắn liền với tư cách ngôi vị. Khái niệm quyền công dân thuộc về lĩnh vực chính trị. Như một công dân, tôi gánh một phần trách nhiệm đối với việc vận hành của nhà nước. Tuy nhiên, chỉ với tư cách ngôi vị, tôi mới có thể đưa ra một phán đoán trọn vẹn về giá trị, theo tiêu chuẩn của điều thiện và điều công chính vốn vượt quá chính trị. Do đó, phán đoán chính trị của một công dân phải được hiểu như một phán đoán đạo đức định vị bởi và vì ngôi vị. [58] Khuôn khổ từ đó, ngôi vị phải sử dụng khả năng chính trị của mình để phán đoán là điều mà Mounier đã khai phá thêm trong lý thuyết chính trị.
Lý thuyết chính trị theo chủ nghĩa nhân vị
Một tầm nhìn nhân vị chủ nghĩa về chính trị, ngay từ đầu, hàm nghĩa chính trị phục vụ con người. Nơi Mounier, điều này được nhấn mạnh trong việc hoàn toàn mất tin tưởng vào nhà nước và sự chỉ trích kéo dài đối với nền dân chủ nghị viện. Đây là những yếu tố mà Mounier đã nhấn mạnh trong tuyên ngôn của ông nhưng chúng đã nhận được sự khai triển chi tiết nhiều hơn trong triết lý chín mùi của ông. Nền chính trị phục vụ con người nào cũng không thể tự nó là một mục tiêu tối hậu. Vấn đề đầu tiên làm nổi bật vấn đề này là vị trí và vai trò của nhà nước. Mounier đã hình dung ra một nhà nước đa nguyên. [59] Điều này giả thiết nhà nước không tự đặt mình vào vị trí của quốc gia và không tập trung toàn bộ quyền lực của mình, một nhà nước, ngược lại, hoạt động thông qua tính đa dạng của các cộng đồng và định chế cùng nhau tạo thành cộng đồng chính trị và cân bằng lẫn nhau. Khi chi tiết hóa ý niệm này, Mounier đã dựa vào định nghĩa của nhà xã hội học người Pháp Georges Gurvitch (1894–1965). Gurvitch minh giải chủ quyền của nhà nước trong tương quan với tính đa dạng của các cộng đồng nhỏ hơn và lớn hơn, trong đó người ta sống với nhau. Nhiệm vụ hạn chế, nhưng quan trọng của nhà nước được mô tả như một khách quan hóa công lý mạnh mẽ và tập trung vốn phát xuất một cách tự phát từ đời sống xã hội của các cộng đồng, trong đó luật pháp đóng vai trò như một bảo đảm có tính định chế cho con người. [60] Do đó, nhà nước ở đó vì con người, chứ không phải ngược lại.
Nhà nước chỉ có thể hoàn thành nhiệm vụ của mình nếu nó có đủ quyền lực cần thiết để sử dụng tùy ý. Trên cơ sở nhiệm vụ này, quyền lực này chỉ có thể hợp pháp nếu nó phục vụ sự tôn trọng và phát huy nhân vị. Lấy cảm hứng từ nhà vô chính phủ người Pháp Pierre-Joseph Proudhon (1809–1865), Mounier nhấn mạnh rằng con người luôn cần được bảo vệ chống lại quyền lực bởi vì mọi quyền lực không bị kiểm soát đều kích thích sự lạm dụng. Ông nghĩ rằng chủ nghĩa vô chính phủ ném cả đứa bé lẫn nước tắm, vì lợi ích chung không thể thành hiện thực nếu không đặt ra các hạn chế đối với người dân, nhưng ông đã giữ lại của chủ nghĩa vô chính phủ bài học quan trọng này là quyền lực luôn có khuynh hướng áp chế và do đó, một nền chính trị hợp pháp theo chủ nghĩa nhân vị là một chủ trương mong manh:
“Ranh giới luôn không chắc chắn, việc đo lường luôn khó khăn, giữa sự hạn chế phục vụ con người và sự hạn chế bắt đầu hành hạ họ, giữa sự tự do phát biểu bản thân và sự tự do tự làm hại mình: kinh thành nhân vị là một kinh thành mong manh, như một cơ thể sống, như ân sủng vốn mong manh, và đó là sự vĩ đại của nó”. [61]
Là một phần của diễn trình xây dựng lý thuyết về tính mong manh của chính trị, Mounier đã đưa ra sự phân biệt giữa ba loại quyền lực: thẩm quyền, quyền lực và sức mạnh. [62] Thẩm quyền (autorité) đề cập đến nền tảng hiện thực của quyền lực: tính ưu việt của nhân vị và các giá trị tinh thần. Quyền lực (pouvoir) là công cụ hữu hình của thẩm quyền, nếu cần thiết, sẽ hạn chế con người. Sức mạnh (puissance) là những gì còn lại của quyền lực khi nó tách rời khỏi thẩm quyền. Do đó, việc thực thi quyền lực một cách hợp pháp đòi hỏi quyền lực phải lệ thuộc thẩm quyền. Nhưng đồng thời có một mối đe dọa liên tục đối với điều ngược lại, một mối đe dọa mà quyền lực tự tách mình ra khỏi thẩm quyền và tự hạ mình xuống hàng chỉ còn là sức mạnh. Thực thi quyền lực một cách có thẩm quyền có nghĩa là chính trị được định hướng bởi các giá trị và nhằm thúc đẩy nhân tính. Điều mà quyền lực không bao giờ được áp chế là con người và sự tự do của họ. Tuy nhiên, quyền tự do này không phải là dửng dưng: 'Tự do là tự giải phóng mình bằng cách tiếp nhận các nẻo đường giải phóng.' [63] Việc thực thi quyền lực có thẩm quyền phải bảo vệ và chỉ ra những nẻo đường tự do, tức là những nẻo đường nhằm phát triển toàn diện mọi nhân vị. Nói cách khác, chính trị phải tạo ra khuôn khổ thích hợp cho tự do của con người, mà không bao giờ tiếm quyền của con người. [64] Đó là bonum commune, vốn là mục tiêu của chính trị, khác với tổng số đơn thuần các lợi ích cá nhân. Do đó, quyền lực được phép vượt qua quyền lợi cá nhân, nhưng không bao giờ được làm hại tới quyền tự do tinh thần của con người. Một khi điều đó xảy ra, quyền lực sẽ mất thẩm quyền và biến chất thành một sức mạnh áp chế và tha hóa.
Câu hỏi còn lại để Mounier trả lời là làm thế nào để kiểm tra việc thực thi quyền lực một cách có thẩm quyền khi nó có khuynh hướng biến thái. Câu trả lời của ông, mà các điểm phác thảo đã có trong bản tuyên ngôn nhân vị, bao gồm hai thành tố, đó là những hạn chế hợp hiến và áp lực của người dân. Thành tố đầu tiên hàm nghĩa các biện pháp bảo vệ của một nhà nước hợp hiến, chẳng hạn như habeas corpus (*), quản trị tư pháp độc lập và quy định chặt chẽ của lực lượng cảnh sát. Hơn nữa, nó cũng liên quan đến các cấu trúc căn bản của hệ thống chính trị, mà vì nó Mounier đã tham khảo Proudhon và Gurvitch. Từ những tác giả này, ông đã sử dụng các ý tưởng của chủ nghĩa liên bang dựa trên tính phụ đới và kiểm tra và cân bằng lẫn nhau. Dựa trên những nguyên tắc này, chính thể phải đề cao sự cân bằng năng động giữa tự do và thẩm quyền, bằng một phẩm trật phân quyền, đa nguyên, trong đó các thành tố tự cai quản lấy mình. Điều này liên quan đến các đơn vị lãnh thổ (thí dụ: các thành phố) và các đơn vị chức năng (thí dụ: công đoàn), cũng như các hiệp hội tự do. Lúc đó, chính quyền trung ương chỉ giữ lại vai trò điều hợp và phân xử. Nó phải bảo vệ con người khỏi sự lạm quyền của các thực thể chính trị thấp hơn, nhưng nó cũng cần sự phân chia chức năng, để các định chế khác nhau có thể kiểm soát lẫn nhau và như vậy bảo đảm để quyền lực không phản bội mục tiêu của chính nó, nghĩa là con người. [65]
Như đã rõ trong khái niệm tự do của mình, Mounier tin chắc rằng các biện pháp bảo vệ hợp hiến đối với quyền tự chủ của con người sẽ không có kết quả nếu chúng không được hỗ trợ bởi sự cảnh giác và sẵn lòng hành động về phía các công dân. Nếu sự kiểm soát hợp hiến đối với quyền lực giống như chiếc vòng cổ ngựa, thì người ta cũng cần nhân dân như chiếc roi da. Điều này ám chỉ khuôn khổ của nền dân chủ nhân vị mà Mounier đã phác thảo trong bản tuyên ngôn của mình. Như chúng ta đã quả quyết ở trên, quan niệm nhân vị về dân chủ không hệ ở quyền của đa số, mà dựa trên tính hợp pháp của việc thực thi quyền lực vì việc thiết lập tập thể các tự do và định chế nhằm hỗ trợ mọi con người nhận lãnh trách nhiệm của mình trong tư cách một con người. Người dân phải chỉ đạo việc đảm nhận này, với hai máng chuyển tùy ý họ sử dụng. Máng chuyển thứ nhất có tính gián tiếp. Đó là cơ chế đại diện dân chủ bình thường, vốn phải nghiêm túc và hữu hiệu, trái ngược với các chế độ nghị viện mà Mounier từng biết. Như những điều kiện tiên quyết cho sự thành công của việc đại diện, Mounier đề cập đến việc giáo dục chính trị sâu sắc dành cho mọi công dân, nhưng cũng phải bảo đảm việc tôn trọng các nhóm thiểu số. Tuy nhiên, phải liên tục nhớ rằng việc đại diện có thể không thành công. Trong trường hợp này, người dân phải chuẩn bị để gây áp lực trực tiếp lên chính phủ. Bên cạnh các hình thức qui ước của dân chủ trực tiếp được đề xuất trong bản tuyên ngôn của mình, ông cũng minh nhiên nói tới các cuộc biểu tình, đình công, và thậm chí cả việc nổi dậy của công dân như các cơ chế kiểm soát trong tay công dân. Xét cho cùng, sự tham gia và kiểm soát của người dân là quyền bất khả chuyển nhượng của con người như là công dân, vì con người vốn được giả thiết là mục đích của chính trị. [66]
Kết luận
Những người chủ trương thuyết nhân vị không dừng lại ở việc phát biểu lý tưởng trừu tượng về nhân vị, mà họ còn diễn dịch viễn kiến của họ thành một đề cương chi tiết cho một xã hội tốt đẹp hơn. Bên cạnh những lời kêu gọi khẩn thiết về cải cách xã hội, kinh tế, đạo đức và tâm linh trong chức năng của nhân vị, họ nhắm chiều kích chính trị của thời kỳ phục hưng mới vừa được hình dung một mức độ lớn hơn. Trong bối cảnh các nền dân chủ thất bại trong thời kỳ giữa hai thế chiến, phong trào Esprit nhận thấy sự cần thiết phải có một nền dân chủ theo chủ nghĩa nhân vị. Điều đó chính xác có nghĩa gì và nó phù hợp đến đâu với những gì chúng ta hiểu ngày nay theo quan niệm về một nền dân chủ tự do là chủ đề còn đang diễn, nhưng rõ ràng là cuối cùng Mounier ít ủng hộ nền dân chủ tự do hơn Maritain. Dù sao, nền dân chủ đã nhận được một cách giải thích đạo đức, vượt quá quyền của đa số. Nền dân chủ nhân vị chủ nghĩa, trong yếu tính, là một hệ thống chính trị nhằm tạo ra khuôn khổ tự do, trách nhiệm và công lý, từ đó mọi hữu thể nhân bản có thể tìm được đâu là ơn gọi của họ ở trong đời và làm thế nào thể hiện nó để có thể phát triển thành một con người hoàn toàn đủ bản lĩnh ở trong đời. Đó là bonum commune mà chính trị phải mong muốn đạt tới. Do đó, dân chủ có một sứ mệnh cao cả, nhưng đồng thời, chủ nghĩa nhân vị cũng man mác một ý thức về sự mong manh của một hệ thống như vậy. Đó là lý do tại sao nền dân chủ theo chủ nghĩa nhân vị cũng có đặc điểm không có niềm tin căn bản nào vào quyền lực. Tất cả những người theo chủ nghĩa nhân vị cảnh báo rằng quyền lực chính trị mà không có ranh giới sẽ từ sự ủng hộ con người sa vào việc đàn áp họn.
Tính bền vững của nền dân chủ đích thực không chỉ phụ thuộc vào một hiến pháp biết xác định ranh giới cũng như kiểm tra và cân bằng, mà nhất là vào một đoàn công dân cảnh giác và tích cực biết kiềm chế quyền lực chính trị. Việc tập chú vào trách nhiệm chính trị của mọi cá nhân này là đặc điểm của lý thuyết chính trị của Chủ nghĩa nhân vị Pháp. Nó là một phần của quan niệm tích cực về tự do vốn tạo kim chỉ nam cho ngôn từ nhân vị. Theo các nhà nhân vị, tự do không phải là tự do tiêu cực, muốn làm gì thì làm miễn là không làm hại ai, mà là tự do để làm điều tốt, nghĩa là tự do tìm ơn gọi bản thân của bạn trong cuộc sống và cam kết thực hiện ơn gọi ấy. Nền dân chủ nhân vị chịu trách nhiệm về các điều kiện của quyền tự do này, nhưng mọi hữu thể nhân bản, trong tư cách một công dân, chịu trách nhiệm cho việc vận hành của nền dân chủ. Chúng ta cũng có thể phát biểu điều này một cách khác: con người phải phục vụ lợi ích chung, nhưng lợi ích phục vụ con người và quyền tự do của họ. Theo cách này, con người và cộng đồng có liên hệ với nhau trong một lý tưởng nhân vị và cộng đồng nhằm thiết lập một mối liên kết chặt chẽ giữa tự do và cam kết vì lợi ích chung. Tự do giả thiết việc đảm nhận trách nhiệm trong cuộc đấu tranh chống lại sự thống trị chính trị và lạm dụng quyền lực. Chỉ khi đó, cộng đồng chính trị mới có thể tiến tới một trạng thái trong đó, mọi người có thể thực sự sống trong tự do. Nhu cầu phải có một tư cách công dân tích cực đã truyền cảm hứng cho các nhà chủ trương thuyết nhân vị phát biểu lại một cách triệt để việc thực hành chính trị, trên bình diện định chế cũng như trên bình diện đạo đức. Trên bình diện định chế, Mounier và Maritain vận động cho chủ nghĩa liên bang và tính phụ đới. Chính sách đại diện nghị viện cổ điển đã bị chỉ trích nặng nề. Hầu hết những người theo chủ nghĩa nhân vị đều thừa nhận vai trò của nghị viện, nhưng họ coi những sự kiện trong thời đại của họ như một dấu hiệu cho thấy những thiếu sót của nó. Các công dân phải có khả năng đóng góp vào diễn trình chính trị một cách tích cực hơn. Do đó, chủ nghĩa nhân vị muốn thiết lập các hình thức sâu rộng của nền chính trị từ dưới lên trên và giữ cho chính trị gần gũi với người dân bằng cách trao cho các cộng đồng số lượng tự chủ chính trị lớn nhất có thể. Do đó, họ tìm cách bảo đảm sự tham gia và kiểm soát tối đa của người dân. Trên bình diện đạo đức, những người theo chủ nghĩa nhân vị của tạp chí Esprit nhấn mạnh sự cần thiết của việc cam kết [commitment]. Trong bối cảnh chuẩn bị tiến tới Thế Chiến thứ hai, điều này cũng ngụ ý phải ngầm phản kháng chủ nghĩa chủ hòa ngây thơ. Xuyên suốt lý thuyết chính trị nhân vị là ý tưởng cho rằng chúng ta không nên bị tê liệt bởi khát vọng muốn sự thuần túy tinh ròng. Chính trị là một nghề mạo hiểm nhưng cần thiết. Mặc dù chúng ta phải được dẫn dắt bởi những điều tốt, nhưng trong thực tế, điều này dễ dàng dẫn đến việc chọn những điều ít xấu hơn.
Chúng ta phải cam kết hướng tới những điều tốt đẹp bất chấp những thiếu sót của mọi nỗ lực lịch sử nhằm đưa các giá trị vào thực hành. Đó là lý do tại sao đạo đức chính trị của cả Mounier lẫn Maritain đều chứa đựng tính lưỡng cực [bipolarity] thiết yếu. Emmanuel Mounier nói tới cực tiên tri và cực chính trị còn Jacques Maritain thì nói đến một prudentia politica [một nền chính trị khôn ngoan]. Trong mỗi trường hợp, cùng một lối giải thích về cam kết lịch sử, một cách diễn giải nhấn mạnh rằng một mặt chúng ta phải hướng tới những giá trị nhất định, nhưng mặt khác chúng ta phải tính đến những khả năng và hạn chế của hoàn cảnh lịch sử và các rủi ro ngụ ý trong quyền lực chính trị được tính đến. Với nhu cầu phải có một tầng lớp công dân tích cực tổng quát, đây không phải là vấn đề nan giải dành riêng cho các nhà lãnh đạo chính trị, mà là một nhiệm vụ của mọi nhân vị. Không ai thoát khỏi trách nhiệm khá bi thảm này.
Mặc dù có sự khác biệt rõ ràng về nền tảng và việc khai triển triết lý của họ, Maritain và Mounier đã đồng nhất một cách đáng kể trong tư duy chính trị và xã hội theo chủ nghĩa nhân vị của họ. Cả hai triết gia đều là những trí thức Công Giáo tham gia vào việc tìm kiếm nhiệm vụ của con người trong xã hội và cả hai đều đi đến kết luận rằng ơn gọi của con người luôn bao hàm thành tố chính trị và xã hội. Sự phát triển hoàn chỉnh của con người đòi hỏi một khuôn khổ xã hội, vốn là ích chung mà chính trị phải thể hiện. Tuy nhiên, cả Maritain và Mounier đều đề cập đến mối nguy hiểm nội tại của quyền lực chính trị cần thiết. Do đó, nền chính trị theo chủ nghĩa nhân vị đúng đắn cần có những công dân tỉnh táo và tích cực để giữ cho thẩm quyền chính trị đi đúng hướng. Trong khi Maritain dần dần có thiện cảm với nền dân chủ tự do như là hiến pháp chính trị thỏa đáng cho thành tố dân chính này trong tư cách ngôi vị, thì cách giải thích của Mounier về nền dân chủ theo chủ nghĩa nhân vị vẫn giữ được bản chất triệt để hơn.
Được định hình bởi bối cảnh lịch sử, chủ nghĩa nhân vị của Esprit có ảnh hưởng rất lớn vào giữa thế kỷ XX. Tuy nhiên, lý thuyết chính trị vẫn còn phù hợp trong xã hội đương thời. Những ý tưởng cụ thể về việc phát triển dân chủ có lẽ đã lỗi thời, nhưng cốt lõi của lý thuyết là một quan điểm đặc thù về trách nhiệm chính trị của cá nhân. Điều mà chủ nghĩa nhân vị minh giải là chính trị liên quan đến tất cả chúng ta, nhưng không phải vì chính trị là một vấn đề cao cả theo nghĩa của Aristốt. Mounier và Maritain tập chú vào mặt tối của chính trị, cuộc thi đấu quyền lực, áp bức và cao ngạo của dân chủ, nhưng thừa nhận rằng chính trị là điều cần thiết để xây dựng và bảo vệ khuôn khổ để chúng ta phát triển như các nhân vị. Cách duy nhất để làm cho chính trị sống đúng với nhiệm vụ của nó là để các công dân đảm nhận vai trò riêng của họ. Nghĩa vụ công dân tích cực và cảnh giác này vẫn có tính chỉnh sửa quan trọng đối với tính bá chủ của khái niệm tự do về con người và xã hội muốn tách tự do ra khỏi trách nhiệm và điều đó tạo cho các nghĩa vụ công dân dân chủ một đặc tính có điều kiện. Các chủ nghĩa nhân vị cũng dạy chúng ta ngày nay rằng tự do có ý nghĩa tùy thuộc vào một bối cảnh định chế mà chính chúng ta phải đóng góp vào vì lợi ích của mình và vì lợi ích của nhiều người khác.
__________________________________________
(*) habeas corpus (ˈhā-bē-əs-ˈkȯr-pəs) chỉ bất cứ lệnh thường luật nào ban hành để mang một bên ra trước tòa hay một thẩm phán hay chỉ việc một công dân có quyền nhận được một trát tòa habeas corpus như một bảo đảm không bị giam bất hợp pháp.
Ghi Chú
1. Chenaux (1999), Entre Maurras et Maritain, 17–47; Perreau-Saussine (2011), Catholicisme et démocratie, 191–206.
2. Calvez (2000), “French Catholic Contribution,” 312–315.
3. Thuyết nhân vị như một từ ngữ không phải chỉ được dùng chỉ thuyết nhân vị của Pháp hay của châu Âu, bắt đầu với Renouvier. Bên cạnh nghĩa rộng chỉ bất cứ thứ triết lý nào thừa nhận giá trị tuyệt đối của con người, nó cũng chuyên biệt chỉ luồng siêu hình học Hoa Kỳ với Borden Parker Bowne (1847–1910), Albert C. Knudson (1873–1960) và Edgar Sheffield Brightman (1884–1953) như các đại biểu chính. Chủ nghĩa nhân vị Hoa Kỳ này khác với chủ nghĩa nhân vị Pháp qua việc nhấn mạnh tới siêu hình học, hơn là triết lý xã hội và chính trị, và qua chủ nghĩa duy tâm triệt để, ngược với các giả thiết hiện thực của các nhà nhân vị Pháp. Xem Bouckaert (1992a), ‘Een personalistisch vademecum,’ 313–323; De Tavernier (2009), “Historical Roots of Personalism,” 361–392.
4. Landsberg (1952), Problèmes du personnalisme, 13–27; Mounier (1961), Oeuvres: Tome I, 483–488.
5. Maritain (1936), Humanisme intégral.
6. Mounier (1961), Oeuvres: Tome I, 483–488.
7. Xem Sadler (2011), Reason Fulfilled by Revelation.
8. Amato (2002), Mounier and Maritain. Nhân tố này dứt khoát không phải điểm khác biệt duy nhất bên trong thuyết nhân vị Pháp. Tuy nhiên, nó là nhân tố chủ chốt để hiểu sự khác biệt bên trong cốt lõi thuyết nhân vị Pháp. Tuy thế, cũng có các nhánh phụ của thuyết nhân vị Pháp, như cánh hữu hơn, tức thuyết nhân vị liên bang (federalist personalism) của Alexandre Marc và Denis de Rougemont hay thuyết nhân vị sinh thái (ecological personalism) của Jacques Ellul và Bernard Charbonneau. Xem Loubet del Bayle (2001), Les non-conformistes des années 30; Roy (1999), “Ecological Personalism,” 33–44.
9. Amato (2002), Mounier and Maritain, 55–76; Chenaux (1999), Maurras et Maritain, 133–161.
10. Maritain (1927), Primauté du spirituel.
11. Maritain (1936), Humanisme intégral, 102–133.
12. Opdebeeck (2000), “Religieus humanisme van Maritain,” 243–49; Schall (1998), Jacques Maritain, 1–17.
13. Nguyên văn tiếng Pháp: ‘La société politique est destinée essentiellement[…] au développement de conditions de milieu qui portent de telle sorte la multitude à un degré de vie matérielle, intellectuelle et morale convenable au bien et à la paix du tout, que chaque personne s’y trouve aidée positivement à la conquête progressive de sa pleine vie de personne et de sa liberté spirituelle.’ Maritain [1936], Humanisme intégral, 141).
14. Nguyên văn tiếng Latinh: ‘Quaelibet autem persona singularis comparatur ad totam communitatem sicut pars ad totum’ (Aquinas [1897], Summa Theologiae II–II q. 64 a. 2); ‘Homo non ordinatur ad communitatem politicam secundum se totum et secundum omnia sua’ (Aquinas [1897], Summa Theologiae I–II q. 21, a. 4 ad. 3).
15. Về nền tảng của mô tả nhân vị về nhân loại trong công trình của Thánh Tôma Aquinô, xin xem Maritain (1946), “Person and Common Good,” 419–455.
16. Maritain (1936), Humanisme intégral, 134–214.
17. De Jonghe (1992), “Integraal humanisme,” 111–113.
18. Mancini (1987), “Maritain’s Democratic Vision,” 151.
19. Hittinger and Fuller (2001), “Maritain and the reassessment of the liberal state,” 1–8; Perreau-Saussine (2011), Catholicisme et démocratie, 203–206.
20. Maritain (1936), Humanisme intégral, 180.
21. Maritain, Man and the State, 1–27.
22. Maritain, Man and the State, 10.
23. Maritain, Man and the State, 28–53.
24. Maritain, Man and the State, 54–64.
25. "Chủ nghĩa tự do chính trị" của Rawls đã thiết lập nền dân chủ tự do theo lối "đồng thuận gối đầu lên nhau" trên các quyền và tự do căn bản, vốn là thành phần trong quan niệm của mọi người về điều thiện. Mọi cá nhân đều có thể biện minh sự ủng hộ của mình đối với sự đồng thuận trên cơ sở quan niệm đặc thù của họ về điều thiện, nhưng chính quan niệm về điều thiện vẫn nằm ngoài phạm vi công cộng (Rawls [1993], Political Liberalism [Chủ nghĩa Tự do Chính trị]. Mặc dù công thức của Maritain về hiến chương dân chủ như những kết luận thực tế được chia sẻ từ các góc độ triết học khác nhau cho thấy sự tương tự với các ý tưởng của Rawls, cũng vẫn có những khác biệt đáng kể. Maritain nhấn mạnh bản chất Kitô giáo ban đầu của các giá trị liên quan và do đó, vẫn cởi mở hơn nhiều đối với việc đóng góp của tôn giáo vào lãnh vực công cộng. Ông nghĩ rằng Giáo hội có một vai trò tích cực thường xuyên như nguồn tinh thần của nền dân chủ (Maritain, Man and the State, 141–187). Sự khác biệt bề ngoài này dựa trên điểm xuất phát khác nhau từ căn bản. Maritain có một viễn kiến ‘toàn diện’ về dân chủ, điều này muốn nói rằng dân chủ hướng tới những điều thiện, trong khi Rawls đứng về phía quan niệm tối thiểu về dân chủ, vốn giả thiết rằng ưu tiên phải được dành cho công lý hơn là thiện ích (Woldring [2001], “Dân chủ Lập hiến,” 73–86).
26. Maritain, Man and the State, 108–114.
27. Maritain, Man and the State, 18–19, 24–27.
28. Maritain, Man and the State, 114–19.
29. Schall, Jacques Maritain, 59–63; 99–117.
30. Maritain (1943), Education at the Crossroads; Man and the State, 119–126.
31. Maritain, Man and the State, 64–68.
32. Maritain, Man and the State, 67–68.
33. Maritain, Man and the State, 68–71, 139–146.
34. Amato (2002), Mounier and Maritain, 91–124.
35. Ricoeur (1955), Histoire et Vérité, 138.
36. Opdebeeck (2000), “Religieus humanisme,” 248–249.
37. Mounier (1927), Oeuvres: Tome I, 859–869. Cũng thế, Mounier là một Kitô hữu nhiệt tâm, xác tín mạnh mẽ rằng thuyết nhân vị và các ý niệm mặc nhiên về ơn gọi và siêu việt chỉ có thể nắm được một cách trọn vẹn bởi các Kitô hữu. Xem, chẳng hạn, Mounier (1962, Oeuvres: Tome III, 467–468, 87).
38. Le Goff (2003), “Penser politique,” 172–174.
39. Mounier (1961), Oeuvres: Tome I, 479–649.
40. Mounier (1961), Oeuvres: Tome I, 491–520.
41. Mounier (1961), Oeuvres: Tome I, 523.
42. Bouckaert (1992b), “Mounier en Esprit,” 123–142; Bouckaert (2000), “Mounier en economische democratie,” 221–230.
43. Mounier (1961), Oeuvres: Tome I, 615.
44. Mounier (1961), Oeuvres: Tome I, 615–619.
45. Nguyên văn tiếng Pháp: ‘La démocratie n’est pas la suprématie du nombre, qui est une forme d’oppression. Elle n’est que la recherche des moyens politiques destinés à assurer à toutes les personnes, dans une cité, le droit au libre développement et au maximum de responsabilité’ (Mounier [1961], Oeuvres:Tome I, 623).
46. Mounier (1961), Oeuvres: Tome I, 619–624.
47. Mounier (1961), Oeuvres: Tome I, 624–626.
48. Amato (2002), Mounier and Maritain, 10–28; Ricoeur (1955), Histoire et Vérité, 135–163.
49. Mounier (1962), Oeuvres: Tome III, 427–525.
50. Nguyên văn tiếng Pháp: ‘On ne donne pas la liberté aux hommes, de l’extérieur, avec des facilités de vie ou des Constitutions: ils s’assoupissent dans leurs libertés, et se réveillent esclaves.’ (Mounier [1962], Oeuvres: Tome III, 483).
51. Mounier (1962), Oeuvres: Tome III, 470–484.
52. Villela-Petit (2003), “Personne, droit, droit de l’homme,” 155–156.
53. Mounier (1962), Oeuvres: Tome III, 498–500.
54. Mounier (1962), Oeuvres: Tome III, 500–503.
55. Landsberg (1952), Problèmes du personnalisme, 28–48.
56. Mounier (1962), Oeuvres: Tome III, 503–506.
57. Le Goff (2003), “Penser politique,” 177–178.
58. Villela-Petit (2003), “Personne, droit, droit de l’homme,” 159.
59. Mounier (1962), Oeuvres: Tome III, 521.
60. Mounier (1962), Oeuvres: Tome III, 518–519; Mounier (1961), Oeuvres: Tome I, 616.
61. Nguyên văn tiếng Pháp: ‘La frontière est toujours incertaine, la mesure toujours difficile, entre la contrainte qui sert la personne et celle qui commence à la brimer, entre la liberté qui l’exprime, et celle qui la compromet: la cité personnaliste est une cité fragile, comme un corps vivant, comme la grace est fragile, et c’est sa grandeur’ (Mounier [1961], Oeuvres: Tome I, 680, emphasis in original).
62. Mounier (1961), Oeuvres: Tome I, 675–681.
63. Nguyên văn tiếng Pháp: ‘Être libre, c’est se libérer en s’engageant dans les voies qui libères’ (Mounier [1961], Oeuvres: Tome I, 677).
64. Mounier (1961), Oeuvres: Tome I, 693.
65. Mounier (1961), Oeuvres: Tome I, 692–695; Mounier (1962), Oeuvres: Tome III, 518–519.
66. Mounier (1961), Oeuvres: Tome I, 619–626; Mounier (1962), Oeuvres: Tome III, 519–521.
Kỳ tới: Cá nhân tính và ngôi vị tính theo Jacques Maritain
1. Thủy quân lục chiến Ukraine ngăn không cho quân Nga bỏ chạy khỏi Kherson
Thủy Quân Lục Chiến Ukraine đã được tung vào chiến trường Kherson với một nhiệm vụ quan trọng là dập tắt ngay các nỗ lực tiếp tế cho số 20,000 quân Nga bị bọn chỉ huy bỏ rơi khi chạy về Melitopol. Họ cũng tìm cách ngăn cản số quân này bỏ chạy.
Trong bản báo cáo Chúa Nhật 28 tháng 8, Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết Thủy Quân Lục Chiến Ukraine đã đánh sập một cầu phao loại khỏi vòng chiến hơn 130 quân xâm lược bốn xe tăng và ba xe chiến đấu bộ binh khi những quân nhân Nga xấu số này tìm cách bỏ chạy vào hôm thứ Bẩy.
Trong tuần qua, họ cũng phá hủy một xe cơ giới chở đạn dược, một xe nhiên liệu, hai xe tăng, sáu hệ thống pháo binh, 4 xe chiến đấu bọc thép, 13 súng cối, hệ thống phóng hỏa lực hạng nặng TOS, 3 xe chiến đấu bộ binh và trạm tác chiến điện tử Rtut-BM.
Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine lưu ý rằng lực lượng vũ trang Ukraine đã loại bỏ 46.500 quân đối phương ở Ukraine kể từ ngày 24 tháng Hai.
2. Zaluzhnyi, Milley thảo luận về gói viện trợ mới, tình hình tại nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia
Trong một cuộc điện đàm hôm thứ Sáu, Tổng tư lệnh Các lực lượng vũ trang Ukraine Valerii Zaluzhnyi đã thông báo ngắn gọn với Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mark A. Milley về việc Nga phát tán thông tin sai lệch liên quan đến tình hình tại nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia.
Theo Tướng Zaluzhnyi, Tướng Milley bảo đảm với phía Ukraine về sự ủng hộ vững chắc của cá nhân Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, Quốc hội Hoa Kỳ và người dân Hoa Kỳ nói chung.
Tướng Zaluzhnyi bày tỏ lòng biết ơn đối với Hoa Kỳ về một gói viện trợ khác và sự ủng hộ nhất quán trong cuộc đấu tranh giành độc lập của Ukraine.
Ngoài ra, Tướng Zaluzhnyi cũng thông báo tóm tắt cho Milley về tình hình trên chiến trường và “lưu ý rằng kẻ thù phát tán thông tin sai lệch về tình hình tại nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia, cáo buộc quân đội Ukraine đã nổ súng vào nhà máy”.
Xin nhắc lại rằng, vào ngày 25 tháng 8 năm 2022, do đám cháy tại bãi tro của nhà máy nhiệt điện Zaporizhzhia, nằm gần nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia, đường dây thứ tư còn lại nối nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia và hệ thống năng lượng của Ukraine hai lần đã bị cắt. Ba đường còn lại đã bị hư hại do đạn của Nga trước đó. Do đó, hai tổ máy đang hoạt động của nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia đã bị ngắt khỏi lưới điện. Hiện tại, nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia đã hoạt động trở lại và tiếp tục phát điện cho hệ thống năng lượng của Ukraine.
3. Lực lượng Ukraine phá hủy hệ thống phòng không của đối phương ở Kherson
Trong bản báo cáo sáng Chúa Nhật 28 tháng 8, Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết ở phía nam, quân trú phòng Ukraine đã tiêu diệt 24 quân xâm lược Nga và một lượng đáng kể thiết bị của đối phương, và đã mở các cuộc tấn công các hệ thống phòng không và kho đạn dược.
Phát ngôn nhân Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết:
“Lực lượng không quân chiến thuật của Lực lượng vũ trang Ukraine đã đánh trúng hệ thống phòng không của đối phương ở Kherson, một sở chỉ huy ở Novi Petrivtsi, và một cụm nhân lực và thiết bị ở đó, cũng như ở Olhyne. Do không được tiếp tế đạn dược, các hệ thống phòng không của Nga chống trả yếu ớt cầm chừng. Máy bay cường kích của chúng ta đã lao thẳng xuống phóng hỏa tiễn làm nổ tung một dàn phòng không của quân Nga tại Kherson.”
Các đơn vị hỏa tiễn và pháo binh Ukraine đã hoàn thành hơn 250 cuộc tấn công. Thiệt hại được xác nhận của đối phương là: 24 binh sĩ, hai hệ thống Smerch, ba pháo tự hành Giatsint, một pháo tự hành Pion, một hệ thống súng cối tự hành Nona, năm xe thiết giáp và một số xe cơ giới. Ngoài ra, các kho đạn dược đã bị phá hủy ở khu vực Inzhenerne và Chornobaivka.
Phát ngôn nhân nhấn mạnh rằng:
“Tình hình trong khu vực chúng tôi phụ trách luôn căng thẳng, nhưng nằm trong tầm kiểm soát của Lực lượng Phòng vệ. Quân xâm lược tiếp tục tiến hành các hành động chiến đấu dọc theo tuyến phòng thủ đã chiếm đóng. Không có thay đổi đáng kể trong thành phần và vị trí. Vào giữa trưa, nhóm phá hoại và trinh sát của địch, với số lượng khoảng 10 người, nỗ lực hành động tấn công theo hướng Dobropillia - Dobrianka. Họ đã không thành công và rút lui. Trong các hành động khác, quân xâm lược đã sử dụng chủ yếu chiến thuật pháo kích từ xa và không kích”.
Trong ngày qua, các lực lượng Nga đã thực hiện 4 cuộc không kích và 1 cuộc tấn công bằng hỏa tiễn.
Quân xâm lược đã bắn hai quả rocket từ hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt Smerch vào Mykolaiv, nhắm vào các bãi đất trống bên ngoài thành phố. Không có tổn thất và phá hủy.
Máy bay cường kích và máy bay trực thăng của địch hoạt động dọc theo giới tuyến. Không có tổn thất nào về phía Ukraine.
4. Putin đã tung 160,000 quân vào Ukraine, dự định huy động thêm 90,000 quân, cho thấy tổn thất rất đáng kể
Vadym Skibitskyi, đại diện của Cục trưởng Cục Tình báo Bộ Quốc phòng Ukraine, cho biết trong cuộc hội thảo toàn quốc hôm thứ Bẩy 27 tháng 8 rằng
“Nga đang tăng cường dự trữ động viên và có kế hoạch huy động khoảng 90.000 quân nhân. Đồng thời, họ sử dụng các đường lối khác nhau: như tiểu đoàn tình nguyện, tiểu đoàn dự bị, và tiểu đoàn 'Lực lượng Dự bị Chiến đấu Quốc gia'. Đó là các loại Tiểu đoàn Chiến thuật mà họ đang tuyển mộ ở mỗi quân khu để bù đắp tổn thất, bồi đắp”.
Theo ông, Putin đã tung vào chiến trường Ukraine khoảng 160.000 quân nhân trong cuộc chiến chống Ukraine
“Nếu nói chung chung về các bộ phận trên bộ và trên không chiến đấu chống lại đất nước chúng ta, thì đó là khoảng 160.000 quân nhân. Tôi không tính đến Lực lượng Vệ binh Nga, lực lượng cũng tham gia vào các hoạt động thù địch, bảo đảm việc chiếm đóng tại các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng tạm thời”.
Theo ông, hiện nay Nga đang có những vấn đề đáng kể trong việc tập hợp các lực lượng vũ trang. Trong khi họ vẫn có thể cung cấp thiết bị, họ thực sự có vấn đề về nhân sự, đặc biệt là do sự hoảng loạn đang lan rộng và thông tin về những người thiệt mạng và bị thương đang lan rộng.
“Thời gian trôi qua, họ đã không đạt được một bước đột phá nào. Liệu sắc lệnh bổ sung nhân sự này của Putin có giúp ích gì không? Có lẽ, sẽ là không.”
Ông biện minh cho ý kiến của mình bằng thực tế là ngày càng có ít người sẵn sàng ký hợp đồng nghĩa vụ quân sự ở Nga.
Skibitskyi cho biết: “Có một sự hoảng loạn trong dân số các thành phố lớn bởi vì không ai muốn đi và phục vụ trong lực lượng vũ trang, chứ đừng nói đến việc tham gia chiến tranh,” Skibitskyi nói.
Như đã báo cáo, hoạt động huy động bí mật đang tăng cường ở các khu vực Mạc Tư Khoa và Leningrad của Liên bang Nga. Theo dữ liệu tình báo, “việc cạn kiệt tiềm năng huy động của tại các vùng xa xôi nghèo nàn của Nga cho cuộc chiến chống Ukraine - như Buryatia, Tuva, các nước cộng hòa ở Kavkaz và các vùng khó khăn khác – đã buộc Điện Cẩm Linh phải tăng cường nỗ lực ở “các khu vực trung tâm” là những nơi họ dễ gặp phản ứng đối với các tổn thất về nhân mạng.
5. Nguy cơ cao là rò rỉ phóng xạ tại nhà máy hạt nhân Zaporizhzhia đã xảy ra
Nhà điều hành năng lượng nhà nước của Ukraine đã cảnh báo rằng có nguy cơ rò rỉ phóng xạ tại nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia do Nga chiếm đóng ở Ukraine.
Energoatom cho biết quân đội của Mạc Tư Khoa đã “pháo kích liên tục” vào địa điểm gần nhà máy hạt nhân trong ngày qua.
Vào giữa trưa ngày thứ Bảy theo giờ địa phương (9 giờ sáng GMT), nhà máy “hoạt động với nguy cơ vi phạm các tiêu chuẩn an toàn về bức xạ và cháy nổ”, nhà điều hành cho biết trong một tuyên bố.
Energoatom cho biết:
Do các đợt pháo kích định kỳ, cơ sở hạ tầng của nhà máy điện hạt nhân đã bị hư hại, có nguy cơ rò rỉ hydro và làm văng các chất phóng xạ, nguy cơ cháy nổ là rất cao.
6. Quân Nga tại Kazakhstan đang từ chối quay trở lại Nga và tìm cách đào ngũ xin tị nạn hàng loạt
Trong cuộc họp báo hôm thứ Bẩy 27 tháng 8, các quan chức tình báo Ukraine cho biết quân đội Nga ở Kazakhstan đang từ chối quay trở lại Nga vì họ không muốn được triển khai tới cuộc chiến ở Ukraine.
Theo Tổng cục Tình báo của Bộ Quốc phòng Ukraine, có khoảng 1.000 quân Nga ở Kazakhstan. Lực lượng quân sự đóng tại nước này “không muốn bổ sung vào thành phần của lực lượng chiếm đóng” ở Ukraine.
Phát ngôn nhân của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Ukraine cho biết: “lý do sâu xa là họ không muốn tham gia vào cuộc chiến ở Ukraine, nên nại đến việc thiếu các phương tiện vận tải hàng không đặc biệt, vốn đã tham gia đầy đủ vào cuộc chiến với Ukraine.”
Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Ukraine cũng lưu ý rằng Mạc Tư Khoa không muốn rút quân hoàn toàn khỏi Kazakhstan. Quân đội đã được gửi đến đất nước vào tháng Giêng sau các cuộc biểu tình chống lại chính phủ của quốc gia này. Nga gần như đã rút hoàn toàn quân đội khỏi Tajikistan và Armenia để hỗ trợ cuộc chiến của họ ở Ukraine.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga để đưa ra bình luận.
Tuyên bố về quân đội của Nga ở Kazakhstan được đưa ra khi Tổng thống Nga Vladimir Putin đã kêu gọi quân đội của ông bổ sung thêm binh sĩ trong bối cảnh cuộc chiến đang diễn ra. Putin đã ra lệnh cho quân đội bổ sung thêm 137.000 quân mới, nâng tổng quân số lên 1,15 triệu vào ngày 1 tháng Giêng.
Trung tướng Lục quân Mỹ đã nghỉ hưu Mark Hertling hôm thứ Bảy cho biết ông tin rằng sự phát triển này cho thấy quân đội Nga đang “gặp khó khăn”.
Tướng Hertling nói trong một cuộc phỏng vấn trên CNN:
“Phải chăng họ sẽ đưa những người lính mới mà họ tuyển mộ vừa trải qua một khóa huấn luyện cơ bản chóng vánh, mà nói thật là không tốt lắm, đến ngay một đơn vị để cố gắng học các hoạt động vũ khí kết hợp, điều này rất khó, nếu không có bất kỳ đào tạo bổ sung nào? Nếu đúng như vậy, họ sẽ gặp rắc rối to”
Hồi tháng 5, tờ The Daily Beast đưa tin, một binh sĩ Nga nói rằng chỉ huy của anh ta đã bắn vào chân mình để thoát khỏi cuộc chiến ở Ukraine. Ban giám đốc tình báo Ukraine đã công bố một cuộc điện thoại vào thời điểm đó, xác định người nói là một quân nhân Nga đang nói chuyện với mẹ anh ta.
“Chuyện này sẽ không sớm kết thúc. Con cần cái này để làm gì? Ở tuổi 20... Con không có chút hứng thú nào với Ukraine. Con cần trở lại và từ chức, “người lính nói trong cuộc gọi. “Con có một chỉ huy... người đã tự bắn vào chân mình chỉ để thoát khỏi đây. Và đó là ngay lúc ban đầu!”
7. Liz Truss có kế hoạch thăm Ukraine như một trong những chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của cô nếu cô trở thành Thủ tướng
LIZ Truss đang có kế hoạch thăm Ukraine trong những tháng đầu tiên nắm quyền nếu cô trở thành Thủ tướng tiếp theo.
Cô ấy muốn gửi một thông điệp sớm rằng Anh sẽ vẫn là bạn thân nhất của Kyiv sau khi Boris Johnson rời số 10 phố Downing.
Sau khi Thủ tướng Boris Johnson phải từ chức, người dân Ukraine có lẽ mong mỏi được thấy LIZ Truss trở thành Thủ tướng Anh tiếp theo.
Khi các hóa đơn năng lượng tăng vọt do hậu quả của cuộc xâm lược độc ác của Putin, các bộ trưởng lo ngại rằng quyết tâm đứng lên chống lại Nga có thể bị rạn nứt.
Một nguồn tin thân cận với Truss nói với The Sun hôm Chúa Nhật: “Rõ ràng Boris và Zelenskiy có mối quan hệ cá nhân rất thân thiết.
“Nhưng mối quan hệ của chúng tôi với Ukraine quan trọng đến mức nó vượt qua một người.
“Nó rất cao trong chương trình nghị sự của cô ấy.”
Liz có mối quan hệ rất thân thiết với Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba.
Cô đã lên kế hoạch cho một chuyến đi đến đất nước bị chiến tranh tàn phá khi còn là Ngoại trưởng, nhưng đã không thành công khi Thủ tướng Boris Johnson đột ngột từ chức.
8. Ukraine, Moldova hủy bỏ giấy phép vận tải đường bộ quốc tế
Từ ngày 1 tháng 9 năm 2022, các công ty vận tải Ukraine sẽ có thể nhập cảnh vào Cộng hòa Moldova theo các quy tắc đơn giản hóa mới.
Ông Oleksandr Kubrakov, Bộ trưởng Cơ sở hạ tầng Ukraine, cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Bẩy.
“Từ ngày 1 tháng 9 năm 2022, các xe vận tải Ukraine sẽ có thể đi vào Cộng hòa Moldova theo các quy tắc đơn giản hóa mới. Nhóm của Bộ Cơ sở hạ tầng Ukraine và các đồng nghiệp của chúng tôi từ Kishinev đã đồng ý về điều này vào đêm trước Ngày Độc lập của Moldova, được đánh dấu vào ngày hôm nay, 27 tháng 8.”
Theo Bộ, khi 'chế độ miễn thị thực vận tải' được áp dụng với các nước Liên Hiệp Âu Châu, Moldova vẫn là quốc gia láng giềng duy nhất chưa hủy bỏ hoàn toàn giấy phép cho các xe vận tải của Ukraine. Xét đến khối lượng hàng hóa lớn, hiện đang được vận chuyển tới Moldova, một giao thức song phương được ký kết giữa hai nước sẽ loại bỏ nguy cơ làm gián đoạn xuất khẩu của Ukraine.
“Các giấy phép vận tải đường bộ quốc tế bị hủy bỏ trên cơ sở song phương và đoạn đường sắt Berezyne-Basarabeasca được khai trương vài ngày trước, đã ngừng hoạt động hơn 20 năm, là những ví dụ tuyệt vời về hợp tác trong lĩnh vực giao thông, tăng cường tương tác giữa Ukraine và Moldova. Bây giờ, nhiệm vụ của chúng tôi là tận dụng tối đa các cơ hội mới để củng cố nền kinh tế của các quốc gia trước những mối đe dọa gây ra bởi sự xâm lược vũ trang của Nga và chính trị Nga nói chung”, Bộ trưởng Cơ sở hạ tầng Ukraine Oleksandr Kubrakov lưu ý.
Chế độ giấy phép sẽ vẫn có hiệu lực đối với các dịch vụ hành khách không thường xuyên, cũng như các dịch vụ vận tải đến từ các nước thứ ba.
Lúc 4 giờ chiều ngày thứ Bẩy, tại Đền Thờ Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành thánh lễ tấn phong Hồng Y cho 20 tân Hồng Y.
Trong phần Phụng Vụ Lời Chúa diễn ra ngay trước nghi thức tấn phong Hồng Y, cộng đoàn đã nghe bài Tin Mừng theo Thánh Luca (12:49-50).
Thầy đã đến ném lửa vào mặt đất, và Thầy những ước mong phải chi lửa ấy đã bùng lên! Thầy còn một phép rửa phải chịu, và lòng Thầy khắc khoải biết bao cho đến khi việc này hoàn tất!
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói:Những lời của Chúa Giêsu, ngay giữa sách Phúc Âm Luca, đâm vào chúng ta như một mũi tên: “Thầy đã đến ném lửa vào mặt đất, và Thầy những ước mong phải chi lửa ấy đã bùng lên!” (12:49).
Khi cùng các môn đệ tiến về Giêrusalem, Chúa công bố điều này theo phong cách tiên tri tiêu biểu, sử dụng hai hình ảnh: lửa và phép Rửa (xem 12: 49-50). Ngài đến là để mang lửa vào thế giới; phép rửa là phép rửa chính Người sẽ lãnh nhận. Tôi xin được tập trung quanh hình ảnh của lửa, ngọn lửa mạnh mẽ của Thần Khí Thiên Chúa, là chính Thiên Chúa, là “lửa đốt cháy” (Đnl 4:24; Dt 12:29). Một tình yêu nồng nàn thanh lọc, tái tạo và biến đổi vạn vật. Ngọn lửa này - nhưng cũng là “phép rửa” - được bày tỏ trọn vẹn trong mầu nhiệm Vượt qua của Đức Kitô, khi Người, như cột lửa, mở ra con đường dẫn đến sự sống qua biển đen tội lỗi và sự chết.
Tuy nhiên, có một ngọn lửa khác, ngọn lửa than mà chúng ta tìm thấy trong lời tường thuật của Thánh Gioan về sự xuất hiện lần thứ ba và cuối cùng của Chúa Giêsu Phục sinh với các môn đệ trên bờ biển Galilê (xem 21: 9-14). Đó là một ngọn lửa nhỏ mà chính Chúa Giêsu đã đốt lên gần bờ, khi các môn đệ đang trên thuyền, kéo lưới đầy cá một cách kỳ diệu. Simon Phêrô đến trước, nhảy xuống nước, lòng tràn đầy vui mừng (xem câu 7). Ngọn lửa than đó tuy êm và nhẹ nhàng nhưng lại cháy lâu hơn và được dùng để nấu nướng. Ở đó trên bờ biển, ngọn lửa ấy tạo ra một khung cảnh quen thuộc, nơi các môn đệ, ngạc nhiên và xúc động, thưởng thức sự gần gũi của họ với Chúa của mình.
Hôm nay, cũng thế thưa anh chị em thân mến, chúng ta hãy cùng nhau suy niệm về hình ảnh ngọn lửa dưới cả hai hình thức này, và dưới ánh sáng của nó, để cầu nguyện cho các vị Hồng Y, đặc biệt là cho những người trong anh chị em trong buổi cử hành này sẽ nhận được phẩm giá và nhiệm vụ mà phẩm giá ấy đòi hỏi.
Với những lời được tìm thấy trong Tin Mừng Luca, Chúa kêu gọi chúng ta một lần nữa theo Người trên con đường truyền giáo. Một sứ mệnh rực lửa - giống như sứ mệnh của tiên tri Êlia – không chỉ vì những gì vị tiên tri ấy đã đến để hoàn thành mà còn vì cách ngài ấy hoàn thành sứ mệnh ấy. Và đối với chúng ta, những người trong Giáo Hội đã được chọn trong số dân Chúa cho một chức vụ phục vụ cụ thể, điều đó giống như thể Chúa Giêsu đang trao cho chúng ta một ngọn đuốc được thắp sáng và nói với chúng ta: “Hãy cầm lấy cái này; như Chúa Cha đã sai Thầy, thì nay Thầy cũng sai các con” (Ga 20:21). Bằng cách này, Chúa muốn ban cho chúng ta lòng can đảm tông đồ của chính Ngài, lòng nhiệt thành của Ngài đối với ơn cứu rỗi của mọi người, không trừ một ai. Ngài muốn chia sẻ với chúng ta về sự cao cả, tình yêu vô bờ bến và vô điều kiện của Ngài, vì trái tim của Ngài luôn rực cháy lòng thương xót của Chúa Cha. Lòng thương xót của Chúa Cha là điều nung nấu trong lòng Chúa Giêsu. Và trong ngọn lửa này, cũng có sự căng thẳng mầu nhiệm trong sứ mệnh của Người, giữa lòng trung thành với dân tộc của Người, với vùng đất hứa, với những người mà Chúa Cha đã ban cho Người, và đồng thời, một sự cởi mở với tất cả các dân tộc. - sự căng thẳng phổ quát đó - vươn tới các chân trời của thế giới, đến các vùng ngoại vi vẫn chưa được biết đến.
Đây cũng chính là ngọn lửa mạnh mẽ đã thúc đẩy Tông đồ Phaolô trong việc phục vụ Phúc Âm không mệt mỏi, trong “cuộc chạy đua” của ngài, lòng nhiệt thành truyền giáo của ngài không ngừng được Thần Khí và Lời Chúa soi dẫn. Đó cũng là ngọn lửa của tất cả những người truyền giáo nam nữ, những người đã biết đến niềm vui mệt mỏi nhưng ngọt ngào của việc truyền giáo, và chính cuộc sống của họ đã trở thành một phúc âm, vì trước đó họ đã là những nhân chứng.
Thưa anh chị em, đây là ngọn lửa mà Chúa Giêsu đã giáng trần để “mang đến cho thế gian”, ngọn lửa mà Chúa Thánh Thần nung nấu trong lòng, trong bàn tay và bàn chân của tất cả những ai theo Người. Ngọn lửa của Chúa Giêsu, ngọn lửa mà Chúa Giêsu mang đến.
Sau đó có ngọn lửa khác, ngọn lửa của than. Chúa cũng muốn chia sẻ ngọn lửa này với chúng ta, để giống như Ngài, với sự hiền lành, trung thành, gần gũi và dịu dàng - là phong cách của Chúa: gần gũi, từ bi và dịu dàng - chúng ta có thể dẫn dắt nhiều người để họ thưởng thức được sự hiện diện của Chúa Giêsu sống động giữa chúng ta. Một sự hiện diện dù mầu nhiệm nhưng rất đỗi hiển nhiên đến mức không cần phải hỏi: “Ngài là ai?” Vì chính trái tim của chúng ta nói với chúng ta rằng đó là Người, đó là Chúa. Ngọn lửa này bùng cháy cách đặc biệt trong lời cầu nguyện tôn thờ, khi chúng ta im lặng đứng trước Thánh Thể và đắm mình trong sự hiện diện khiêm nhường, kín đáo và kín nhiệm của Chúa. Như ngọn lửa than ấy, sự hiện diện của Người trở thành hơi ấm và là chất nuôi dưỡng cho cuộc sống hàng ngày của chúng ta.
Ngọn lửa đó khiến chúng ta liên tưởng đến tấm gương của Thánh Charles de Foucauld, người đã sống nhiều năm trong một môi trường không Kitô Giáo, trong sự cô độc của sa mạc, ngăn cản mọi sự hiện diện: sự hiện diện của Chúa Giêsu hằng sống, trong lời nói và trong Thánh Thể, và sự hiện diện của chính Người, tình huynh đệ, thân thiện và bác ái. Nó cũng khiến chúng ta nghĩ đến những anh chị em của chúng ta, những người sống đời dâng hiến giữa đời thường, trong thế giới, nuôi dưỡng ngọn lửa âm thầm và bền bỉ trong nơi làm việc của họ, trong các mối quan hệ giữa các cá nhân, trong những hành động nhỏ của tình huynh đệ. Hoặc của những linh mục kiên trì trong chức vụ quên mình và khiêm tốn ở giữa giáo dân của họ. Một cha sở của ba giáo xứ, ở đây, ở Ý này, nói với tôi rằng ngài có rất nhiều việc. Tôi nói, “Cha có thể đến thăm tất cả mọi người không?” “Vâng, con biết tất cả mọi người!” “Cha có biết tên của mọi người không?” “Vâng, ngay cả tên những con chó trong các gia đình.” Đây là loại lửa ôn hòa dưỡng nuôi hoạt động tông đồ dưới ánh sáng của Chúa Giêsu. Cũng thế, có ngọn lửa tương tự là sự thánh thiện của vợ chồng, hàng ngày sưởi ấm cuộc sống của vô số cặp vợ chồng Kitô hữu, luôn rực cháy bởi những lời cầu nguyện đơn giản, “tự làm”, những cử chỉ và ánh mắt dịu dàng, và tình yêu kiên nhẫn đồng hành cùng con cái của họ trong hành trình trưởng thành. Chúng ta cũng không thể bỏ qua ngọn lửa luôn cháy của những người cao tuổi: - họ là một kho tàng, kho báu của Giáo hội – là lò sưởi của ký ức, cả trong gia đình và cuộc sống của cộng đồng. Ngọn lửa của người già mới quan trọng biết bao! Xung quanh đó, các gia đình đoàn kết và học cách giải thích hiện tại theo kinh nghiệm quá khứ và đưa ra các quyết định khôn ngoan.
Thưa các vị Hồng Y, anh em thân mến, bởi ánh sáng và nhờ sức mạnh của ngọn lửa dẫn dắt dân thánh và trung tín của Chúa mà từ đó chúng ta đã được chọn - chúng ta, những người được chọn từ dân Chúa –chúng ta đã được sai đến với họ như các thừa tác viên của Chúa Kitô. Ngọn lửa gấp đôi này của Chúa Giêsu, ngọn lửa vừa mạnh mẽ vừa dịu nhẹ, nói gì một cách đặc biệt với tôi và với anh em? Tôi nghĩ điều đó nhắc nhở chúng ta rằng một người có lòng nhiệt thành tông đồ được thúc đẩy bởi ngọn lửa của Thánh Linh phải biết can đảm quan tâm đến cả những việc lớn lẫn những việc nhỏ, vì “non coerceri a maximo, contineri tamen a minimo, divinum est”. Hãy nhớ rằng Thánh Tôma, trong Prima Pars, nói: Non coerceri a maximo, không bị giới hạn bởi cái lớn nhất, contineri tamen a minimo, nhưng cũng không bị cô đọng trong cái nhỏ nhất, divinum est, là thần thánh.
Một vị Hồng Y yêu mến Giáo Hội, luôn luôn có cùng ngọn lửa thiêng liêng ấy, khi phải đối phó với những câu hỏi lớn lao hay trong những vấn đề thường ngày – là điều mà ngài thường phải làm – trước quyền năng của thế giới này hay trước những người bình thường nhưng vĩ đại trong mắt Chúa. Tôi nghĩ đến tấm gương của Đức Hồng Y Agostino Casaroli, người rất nổi tiếng về sự cởi mở thúc đẩy, thông qua đối thoại, một người nhìn xa trông rộng và kiên nhẫn về những triển vọng mới mở ra ở Âu Châu sau Chiến tranh Lạnh - xin Chúa ngăn chặn sự thiển cận của con người đang đóng lại những triển vọng mà Ngài đã mở ra! Tuy nhiên, trong mắt Thiên Chúa, những chuyến thăm mà ngài thường xuyên đến thăm các tù nhân trẻ tuổi trong nhà tù dành cho trẻ vị thành niên ở Rôma, nơi ngài được gọi đơn giản là “Don Agostino”, cũng quan trọng không kém. Ngài là một nhà ngoại giao vĩ đại - một người tử vì đạo của lòng kiên nhẫn, đó là cuộc sống của ngài - cùng với chuyến thăm hàng tuần đến Casal del Marmo, để thăm những người trẻ tuổi. Có bao nhiêu ví dụ tương tự khác xuất hiện trong tâm trí anh em! Tôi nghĩ đến Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận, được kêu gọi để chăn dắt dân Chúa trong một thời khắc quan trọng khác của thế kỷ hai mươi, người được dẫn dắt bởi ngọn lửa tình yêu của Ngài dành cho Chúa Kitô để chăm sóc linh hồn của những người cai ngục đã trông chừng Ngài trước cửa phòng giam của mình. Những người như thế không sợ “vĩ đại” hay “cao nhất”; và họ cũng tương tác với những “người nhỏ bé” mỗi ngày. Sau một cuộc họp, trong đó Đức Hồng Y Casaroli đã thông báo cho Thánh Gioan Phaolô II về sứ mệnh mới nhất của ngài - tôi không biết đó là ở Slovakia hay Cộng hòa Tiệp, một trong những quốc gia đó - khi ngài rời đi, Đức Giáo Hoàng đã gọi ngài và nói, “Đức Hồng Y, còn một điều nữa: ngài có còn đi thăm các tù nhân trẻ tuổi không?” “Dạ có.” “Đừng bao giờ bỏ rơi họ!” Những vấn đề lớn về ngoại giao và những vấn đề nhỏ về mục vụ. Đây là trái tim của một linh mục, trái tim của một Hồng Y.
Anh chị em thân mến, chúng ta hãy một lần nữa chiêm ngắm Chúa Giêsu. Chỉ một mình Ngài biết được bí mật của sự hùng vĩ thấp hèn này, sức mạnh vô song này, tầm nhìn phổ quát này chú ý đến từng chi tiết cụ thể. Bí mật về ngọn lửa của Thiên Chúa, từ ngọn lửa trên trời giáng xuống, làm sáng bầu trời từ đầu này đến đầu kia, đến ngọn lửa nấu chín thức ăn của các gia đình nghèo, những người di cư và vô gia cư. Hôm nay cũng vậy, Chúa Giêsu muốn đem ngọn lửa này đến thế gian. Ngài muốn thắp sáng nó một lần nữa trên những bờ biển của cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Chúa Giêsu gọi đích danh chúng ta, mỗi người trong chúng ta, Người gọi đích danh chúng ta: chúng ta không phải là một con số; Ngài nhìn vào mắt chúng ta - mỗi người chúng ta hãy tự cho phép mình được nhìn vào mắt - và Ngài hỏi: con, là một Hồng Y mới - và tất cả các con, các anh em Hồng Y -, Thầy có thể tin tưởng vào các con không? Đó là câu hỏi của Chúa.
Tôi không muốn kết thúc mà không nhắc nhớ đến Đức Hồng Y Richard Kuuia Baawobr, Giám mục của Wa, người hôm qua, khi đến Rôma, cảm thấy yếu quá và phải nhập viện vì một vấn đề về tim và tôi nghĩ rằng họ đã thực hiện một số loại phẫu thuật. Chúng ta hãy cầu nguyện cho người anh em đáng lẽ phải hiện diện ở đây nhưng đang phải nằm bệnh viện. Cảm ơn anh chị em.
Source:Dicastero per la Comunicazione - Libreria Editrice Vaticana
1. Quân Nga bỏ chạy đốt xác những tử sĩ của họ cùng với các thiết bị bị phá hủy
Trong bản báo cáo hôm Chúa Nhật 28 tháng 8, Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết tại khu vực Donetsk, thi thể của những kẻ xâm lược Nga thiệt mạng được thiêu rụi cùng với các thiết bị quân sự bị phá hủy.
“Do việc di tản những người bị thương và thiệt mạng được tổ chức kém, các quân nhân Nga phải 'vứt bỏ' những người đồng đội đã chết của họ ngay tại chỗ. Các trường hợp về phương pháp 'giải quyết' như vậy đã được báo cáo ở vùng Donetsk.”
Phát ngôn nhân Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine nhắc lại rằng sáng sớm ngày thứ Sáu 26 tháng 8, quân Ukraine đã bắn cường tập vào một khách sạn được dùng làm Bộ Tư Lệnh Lữ Đoàn Dù Nga ở Kadiivka trong vùng Luhansk.
Hơn 200 lính dù thuộc một đơn vị Nhảy dù tinh nhuệ của Nga đã thiệt mạng trong cuộc tấn công vào khách sạn Kadiivka.
Những binh sĩ còn sống được lệnh rút lui khỏi thành phố này. Thi thể của những tử sĩ được đốt tại chỗ cùng với các thiết bị không cần thiết trước khi rút lui.
Quân Ukraine không nêu rõ cách thức tấn công vì lý do bí mật quốc phòng. Tuy nhiên, truyền thông Nga cho rằng Ukraine đã bắn đến 10 hỏa tiễn HIMARS vào sáng sớm ngày thứ Sáu trong khi khách sạn này đầy ắp các lính Dù Nga.
Theo các quan sát viên, chiến thuật của Nga có thể giúp họ chiếm được các vùng lãnh thổ nhưng lại khiến họ gặp khó khăn trong việc giữ được các lãnh thổ ấy. Quân Nga thường pháo kích tan nát các thị trấn trước khi mở cuộc tấn công. Hậu quả là trong các thị trấn đó không còn bao nhiêu chỗ có thể ở được. Chiến tranh hiện đại có một vũ khí khác với một thập kỷ trước là sự hiện diện của các máy bay không người lái. Người Ukraine có thể dùng các máy bay không người lái để trinh sát chỗ ở của quân Nga và pháo kích vào đó.
Bộ chỉ huy quân sự Ukraine cho biết trong ngày thứ Bẩy, quân Ukraine đã đánh trả các cuộc tấn công của lực lượng Nga xung quanh Soledar, Zaitseve và Mayorsk ở khu vực Donetsk.
Bộ chỉ huy quân sự phía nam của Ukraine thông báo rằng một cuộc không kích của Ukraine đã phá hủy một hệ thống phòng không của Nga ở khu vực Kherson, trong khi các cầu Antonovsky và Daryivskiy vẫn không thể sử dụng được bởi các phương tiện hạng nặng sau các cuộc không kích trước đó, Reuters đưa tin.
Như đã đưa tin, từ ngày 24 tháng 2 đến ngày 27 tháng 8, Lực lượng vũ trang Ukraine đã loại 46.500 quân Nga tại Ukraine.
2. Cộng tác viên của Putin thiệt mạng trong vụ tấn công bằng bom xe của lực lượng kháng chiến Ukraine
Hôm thứ Bẩy 27 tháng 8, người đứng đầu Ủy ban Điều tra Nga Alexander Bastrykin, một đồng minh thân cận của Putin, đã công bố một cuộc điều tra hình sự về vụ giết hại hai quan chức làm việc cho Nga trong khu vực bị chiếm đóng.
Trường hợp thứ nhất là của Askyar Laishev. Anh ta làm việc cho cơ quan an ninh Ukraine trước khi gia nhập Cộng hòa Nhân dân Luhansk do Mạc Tư Khoa hậu thuẫn với tư cách là người đứng đầu cơ quan tình báo này vào năm 2014.
Askyar Laishev bị quân kháng chiến Ukraine giết bằng bom xe. Bastrykin đã công bố một đoạn phim gây sốc cho thấy chiếc xe biến thành một quả cầu lửa lớn khi khói đen dày đặc bao trùm không khí.
Người dân địa phương được nhìn thấy đang điên cuồng chạy khỏi địa ngục khi các mảnh vỡ phát nổ trên đường phố.
Hình ảnh sau đó cho thấy các mảng đen và những vết nám trên đường.
Trường hợp thứ hai là của Ivan Sushko, 40 tuổi.
Sushko - người đã kết hôn và có một cô con gái - là một quan chức ở vùng Zaporizhzhia bị chiếm đóng và đã thiệt mạng khi một vụ nổ xé toạc chiếc xe của anh ta.
Anh ta được cho là đã đưa con gái của mình đến trường mẫu giáo khi anh ta bị tấn công nhưng cô ấy không hề hấn gì.
Sushko là người đứng đầu Mykhailivka - cơ quan hành chính quân sự - dân sự - trong khu vực có nhà máy hạt nhân lớn nhất Âu Châu.
“Một thiết bị nổ đã được đặt dưới ghế xe hơi của anh ta,” Bastrykin nói.
Theo Bastrykin, cuộc tấn công được thực hiện bởi “những kẻ phá hoại” trong khu vực và thề sẽ truy lùng họ.
Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia đã nằm trong tay lực lượng của Putin kể từ giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh Ukraine, khi cả thế giới hồi hộp theo dõi một cơn ác mộng phóng xạ khác.
3. Ba Lan và Cộng hòa Tiệp bảo đảm không phận cho Slovakia
Ba Lan và Cộng hòa Tiệp đã đồng ý bảo vệ không phận của đồng minh Nato là Slovakia, khi nước này nâng cấp lực lượng không quân từ máy bay chiến đấu MiG-29 cũ do Liên Xô sản xuất thành một loạt máy bay phản lực F-16 mới của Mỹ.
Thỏa thuận sẽ có hiệu lực vào đầu tháng 9 và sẽ kéo dài một năm rưỡi, bộ trưởng quốc phòng các nước đã nhất trí tại một cuộc họp trong Ngày hội Hàng không Quốc tế Slovakia.
Slovakia đã bày tỏ sẵn sàng chuyển giao các máy bay cũ cho Ukraine nhưng Bộ trưởng Quốc phòng Jaroslav Nad cho biết vẫn còn cần những thỏa thuận chi tiết với Kyiv, chẳng hạn như ngày, giờ và địa điểm trao các máy bay này cho phi công Ukraine.
Những chi tiết đó cần phải được bàn tính kỹ lưỡng để tránh bị phòng không của Nga từ Belarus và Transnistria tấn công
4. Quân đội Ukraine tiếp tục chuẩn bị cho cuộc phản công
Trong cuộc họp báo hôm thứ Bẩy 27 tháng 8, Vadym Skibitskyi, phát ngôn nhân của Tổng cục Tình báo Bộ Quốc phòng Ukraine, cho biết
“Việc chuẩn bị cho một cuộc phản công đang diễn ra, chúng tôi đã nhận được vũ khí mới. Mục tiêu chính là giải phóng hoàn toàn các vùng lãnh thổ và nó đòi hỏi một chiến dịch tổng phản công.”
Đồng thời, theo ông, quân xâm lược đang ra sức củng cố các vị trí của họ, đặc biệt là ở phía nam. Skibitskyi cũng lưu ý rằng cả phía Ukraine và Nga hiện đang chuẩn bị cho các hành động thù địch tích cực hơn.
Đại diện tình báo cũng cho biết thêm, Liên bang Nga đã tái triển khai nhóm của Quân khu phía Đông từ phía đông Ukraine xuống phía nam trong tháng qua. Nhóm quân này đã tham gia cuộc xâm lược Ukraine, đầu tiên là đóng quân ở Belarus và sau đó là các hướng Slobozhansky và Donetsk. Hiện các lực lượng địch này đang hoạt động ở các vùng Zaporizhzhia và Kherson.
Như đã đưa tin, theo các chuyên gia Ukraine, giai đoạn thứ ba của cuộc đối đầu trong cuộc chiến đã bắt đầu. Tính đến cuối tháng 8, Nga không còn hoàn toàn nắm quyền chủ động nhưng chống trả tùy theo các hoạt động quân sự của Ukraine.
5. Nga tuyên bố họ có thể 'hack' được hỏa tiễn HIMARS. Đó là một lời nói dối lớn, và trắng trợn
Kyle Mizokami, kỹ sư người Nhật, làm việc tại San Francisco, Hoa Kỳ có bài viết trên tờ Popular Mechanic nhan đề “Russia Claims It ‘Hacked’ HIMARS Rocket Launchers. That’s Probably a Big, Fat Lie”, nghĩa là “Nga cho rằng đã nắm bắt được bí quyết và thâm nhập được vào hỏa tiễn HIMARS. Đó có lẽ là một lời nói dối lớn, và trắng trợn”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh
Kiểm tra sự thật: Nga tuyên bố họ đã nắm bắt được bí quyết và thâm nhập được vào hỏa tiễn HIMARS.
Một tuyên bố kỳ lạ rằng quân đội Nga có thể xâm nhập và định vị chính xác các bệ phóng hỏa tiễn HIMARS đã thất bại trước thử thách của thời gian. Tuyên bố mà một chuyên gia quốc phòng đưa ra vào cuối tháng 7 trên kênh truyền hình quốc gia Nga, được cho là một “bất ngờ gây khó chịu” cho những người Mỹ cung cấp vũ khí này cho Ukraine. Gần một tháng sau, không có bằng chứng nào về bất kỳ chiếc xe tải HIMARS nào bị mất.
Alexei Leonov, biên tập viên của tạp chí quân sự Nga Arsenal Otechestva, nghĩa là “Kho vũ khí của Tổ quốc”, đã đưa ra một tuyên bố trên kênh truyền hình Rossiya-1, như Newsweek đã đưa tin lần đầu. Leonov xuất hiện với tư cách là khách mời của người dẫn chương trình truyền hình Vladimir Solovyov, người mà Newsweek chỉ ra rằng được Bộ Ngoại giao chỉ định làm nhà tuyên truyền của Điện Cẩm Linh.
“Hệ thống của Mỹ đã bị tấn công,” Leonov tuyên bố với khán giả truyền hình của mình, “và sự phát triển bí mật của chúng tôi sẽ được triển khai theo mọi hướng. Một hệ thống tốt, tôi chưa thể đặt tên cho nó, nhưng nó hoạt động ở khoảng cách xa hơn nhiều, ngay lập tức phản công và vô hiệu hóa. Đối với người Mỹ, đây là một bất ngờ rất khó chịu.”
Ukraine đang sử dụng HIMARS như thế nào?
Ukraine hiện đang vận hành 16 Hệ thống Hỏa tiễn Pháo binh Cơ động Cao M142, hay còn gọi là HIMARS, do Hoa Kỳ tài trợ. HIMARS bao gồm một xe tải chiến thuật cỡ trung có thể mang theo sáu hỏa tiễn dẫn đường bằng GPS 227 ly và phóng chúng đi một khoảng cách vượt quá 43 dặm. Mỗi hỏa tiễn có một đầu đạn nặng 200 pound, có khả năng nổ trên cao và dẫn đường bằng GPS bảo đảm mỗi hỏa tiễn có thể hạ cánh trong phạm vi 16 feet tính từ điểm nhắm được chỉ định.
Mỹ đã gửi 4 chiếc HIMARS đầu tiên đến Ukraine vào đầu tháng 6, và đến cuối tháng 7, các lực lượng Ukraine đã tấn công hơn 100 mục tiêu quân sự “có giá trị cao”. Các hệ thống HIMARS đã chứng tỏ hiệu quả vượt trội trong việc chống lại các lực lượng Nga ở Ukraine, tàn phá các sở chỉ huy, bãi chứa đạn dược và hệ thống phòng không của Nga. HIMARS đã đẩy nhanh việc loại khỏi vòng chiến lực lượng quân sự của Nga, làm gia tăng các vấn đề về khả năng lãnh đạo và nguồn cung cấp kém bằng cách phá hủy các đơn vị sở chỉ huy và các nguồn tiếp tế.
Các quan chức Mỹ hài lòng với việc Ukraine sử dụng HIMARS, liên tục tăng số lượng bệ phóng hỏa tiễn được gửi đến nước này khi Kyiv tiếp tục tấn công các mục tiêu phía sau phòng tuyến của Nga. Tuần trước, một quan chức quốc phòng cấp cao của Mỹ lưu ý rằng Ukraine đã “sử dụng thành thạo” HIMARS và đợt viện trợ quân sự mới nhất của Mỹ, bao gồm cả đạn HIMARS, là để bảo đảm Ukraine nhận được “một lượng đạn ổn định đáp ứng nhu cầu của mình.”
Liệu Nga có thể thực sự tấn công HIMARS hay không?
Quay lại với đầu đề. Để tóm tắt lại, Leonov nói rằng Nga đã “hack” HIMARS và các lực lượng Nga có thể “tấn công ngay lập tức địa điểm phóng hỏa tiễn”. Có hai cách giải thích cho tuyên bố này.
Một là các lực lượng Nga đang sử dụng radar phản lực để phát hiện vị trí phóng HIMARS. Các radar phản lực tìm kiếm trên bầu trời để tìm hỏa tiễn và đạn pháo của đối phương đang bay. Một khi radar phản lực phát hiện đạn pháo đang bay tới, nó có thể ngoại suy vị trí phóng có khả năng xảy ra. Thông tin này sau đó được chuyển cho pháo binh bạn để bắn phá vị trí đó, lý tưởng nhất là bắt được hệ thống pháo của địch trước khi nó di chuyển đến vị trí bắn mới.
Liệu radar phản lực của Nga có thể giúp phá hủy hệ thống HIMARS? Chắc chắn rồi. Các radar phản lực như Zoopark-1 có thể phát hiện sáu hỏa tiễn dài 13 foot bay vào lãnh thổ do Nga nắm giữ. Tuy nhiên, HIMARS là một mục tiêu khó khăn: M142 được đặt trên một xe tải, việc sử dụng GPS để nhanh chóng xác định vị trí bắn HIMARS và mạng lưới đường trải nhựa tuyệt vời của Ukraine có nghĩa là một chiếc xe tải HIMARS có thể nhanh chóng “bắn và chuồn” trước khi pháo binh Nga có thể đổ mưa xuống vị trí của nó.
Việc Leonov sử dụng từ “hack” ám chỉ các lực lượng Nga bằng cách nào đó đã thâm nhập vào hệ thống HIMARS. Điều này có thể liên quan đến việc Nga hack hệ thống liên lạc HIMARS, hệ thống định vị và tấn công, hoặc hệ thống máy tính của xe tải. Tuy nhiên, điều này rất khó xảy ra: hệ thống liên lạc SINCGARS VHF do Mỹ sản xuất đang được Ukraine sử dụng rất khó phát hiện và các lực lượng Nga không thể xác định chính xác vị trí của một người dùng. Các máy tính điều hướng và tấn công có thể chỉ nhận dữ liệu, không phát tín hiệu tần số vô tuyến để có thể bị phát hiện. HIMARS sử dụng một hệ thống máy tính nội bộ, nhưng không chắc nó sẽ phát tín hiệu mà lực lượng Nga có thể phát hiện được ở tầm xa. Khả năng lực lượng Nga đã tấn công được HIMARS là con số không.
Leonov gần như chắc chắn đã tạo ra những thứ để củng cố dư luận Nga. Đây không phải là điều chưa từng xảy ra trên các phương tiện truyền thông do nhà nước Nga kiểm soát: vào năm 2014, các nhà tuyên truyền của Nga tuyên bố rằng tàu khu trục hỏa tiễn dẫn đường USS Donald Cook đã bị vô hiệu hóa bởi một “quả bom điện tử” khi đang di chuyển ở Hắc Hải, một quả bom có thể “vô hiệu hóa toàn bộ hệ thống của con tàu. “ Điều này được nhiều người coi là không đúng sự thật và Donald Cook đã vượt qua Hắc Hải mà không gặp sự việc nào. Gần đây hơn, theo New York Times, tuyên truyền của Nga đã ngày càng trở nên “kỳ quặc” trong nỗ lực biện minh cho cuộc xâm lược Ukrain
Alexei Leonov không xa lạ với những tuyên bố giật gân. Vào năm 2021, ông khẳng định mà không có bằng có chứng nào rằng máy bay chiến đấu Su-57 của Nga đã bỏ xa các đối thủ Mỹ, F-22 và F-35, “thua xa” về hiệu suất. Leonov cũng dự đoán rằng hệ thống phòng không S-500 sắp tới của Nga sẽ đối đầu tốt với máy bay ném bom tàng hình B-21 Raider sắp ra mắt, mặc dù cả hai quốc gia đều không sử dụng hệ thống này. Vào đầu tháng 8, ông tuyên bố Mỹ đã bắt đầu lùi bước hỗ trợ chính phủ Ukraine, cùng ngày ông ta đưa ra tuyên bố đó Washington công bố gói viện trợ quân sự mới trị giá 1 tỷ USD. Một gói viện trợ quân sự trị giá 775 triệu USD khác đã được công bố vào ngày 19/8.
Tuyên truyền của Nga tuyên bố quân đội Nga đã phá hủy 4 bệ phóng HIMARS, nhưng họ không đưa ra được bằng chứng đáng tin cậy nào để hỗ trợ. HIMARS chắc chắn là một cái gai thực sự đối với phía Nga và sẽ được ưu tiên viện trợ trong những tuần và tháng tới. Mặc dù rất có thể quân đội Nga sẽ gặp may và phá hủy một trong những hệ thống vũ khí khó nắm bắt này, nhưng Mạc Tư Khoa không có cách khắc phục chắc chắn nào cho vấn đề - ngoại trừ việc rút khỏi Ukraine.
6. Cố vấn tổng thống Ukraine nói rằng sự hỗ trợ nhiều hơn từ các đối tác sẽ giúp Ukraine lật ngược tình thế chiến tranh và đánh bại Nga
Mykhailo Podolyak, cố vấn của người đứng đầu Văn phòng Tổng thống Ukraine, cho biết điều này trong một cuộc phỏng vấn vào hôm Chúa Nhật 28 tháng 8.
Đặc biệt, ông Podolyak lưu ý rằng Ukraine sẽ có thể đánh bại kẻ xâm lược với sự trợ giúp của vũ khí hiện đại từ các đối tác, điều này sẽ làm tăng đáng kể khả năng của Các lực lượng vũ trang, nhưng Nga sẽ cố gắng ngăn chặn sự phát triển đó bằng cách kích động các cuộc khủng hoảng ở Âu Châu.
Ông Podolyak nói thêm rằng việc duy trì sức mạnh của các lực lượng Ukraine trên chiến trường và khả năng phòng thủ hiệu quả trước Nga giúp họ có thể chống lại những nỗ lực của Putin nhằm buộc Ukraine bắt đầu cái gọi là đàm phán, đây sẽ là “bản án tử hình” đối với Ukraine.
“Tổng thống Zelenskiy chắc chắn chống lại việc đàm phán như thế, và xã hội Ukraine cũng kiên quyết chống lại, bởi vì chúng tôi hoàn toàn đánh giá cao những rủi ro”
Theo ông Podolyak, nếu Putin không lôi kéo được Ukraine vào các cuộc đàm phán như vậy, nhiều khả năng ông ta sẽ tập trung vào một cuộc chiến tranh tiêu hao, với hy vọng sự ủng hộ của quốc tế đối với Ukraine sẽ giảm đi.
Ông nói: “Họ sẽ bắt đầu thao túng, hậu trường, tâm trạng, hoạt động, để tuyên bố và làm sâu sắc thêm sự mệt mỏi vì chiến tranh này”. Ông lưu ý rằng Nga có khả năng gây ra các cuộc khủng hoảng chẳng hạn như đưa một số lượng lớn người di cư đến biên giới Âu Châu. Theo ông, Mạc Tư Khoa cũng có thể “nghĩ đến một số cuộc tấn công khủng bố nhằm vào các cơ sở hạ tầng ở Âu Châu, để họ có thể đạt được một vị trí đàm phán nào đó, thuận lợi cho các lợi ích của họ và kế hoạch của riêng họ.”
Cố vấn của người đứng đầu Văn phòng Tổng thống cũng nhấn mạnh, Ukraine càng nhận được vũ khí hiện đại cần thiết càng sớm thì càng có thể lật ngược tình thế chiến tranh. Và điều này đã được giới lãnh đạo chính trị và quân sự Ukraine nhiều lần nhấn mạnh.
Podolyak nói thêm rằng khoản hỗ trợ 3 tỷ USD của Mỹ còn đi xa hơn là chỉ cung cấp viện trợ vật chất. Theo ông, khoản viện trợ này cũng là một tín hiệu quan trọng cho các quốc gia phương Tây khác, vẫn còn thận trọng trong việc hỗ trợ tích cực hơn cho Ukraine.
7. Không có dấu hiệu Nga sử dụng vũ khí hạt nhân trong tương lai gần
Trong cuộc họp báo hôm thứ Bẩy 27 tháng 8, phát ngôn viên tình báo quốc phòng Ukraine, Vadym Skibitskyi, nhận xét rằng “Cho đến nay, không có dấu hiệu nào cho thấy Nga sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân của mình trong tương lai gần. Tuy nhiên, một mối đe dọa như vậy vẫn còn.”
“Không có dấu hiệu nào cho thấy Vladimir Putin sẽ sử dụng một loại vũ khí như vậy vào ngày mai. Nhưng vẫn có những cuộc tập trận liên tục được tổ chức - các cuộc huấn luyện đã được xác định, theo lịch trình để triển khai vũ khí hạt nhân, chuyển giao đầu đạn và chuẩn bị đưa các tàu sân bay vũ khí hạt nhân vào sử dụng,” Skibitsky nói.
Ngoài các tàu sân bay tiêu chuẩn cho các loại vũ khí này - là Tu-22, Tu-95 và Tu-160 - hỏa tiễn Kalibr cũng có thể được trang bị đầu đạn hạt nhân chiến thuật. Trong khi đó, các tàu sân bay Kalibr đã được triển khai ở Hắc Hải
“Mối đe dọa như vậy vẫn còn và chúng tôi nhận thức được điều đó” Skibitskyi kết luận.
1. Cố gắng cân bằng tỷ số, Thượng phụ Kirill tuyên bố sẽ không gặp Đức Thánh Cha Phanxicô ở Kazakhstan
Giáo Hội Chính thống Nga sẽ cử một phái đoàn đến đại hội, nhưng Kirill sẽ không đi. Thượng phụ Kirill của Mạc Tư Khoa sẽ không tham dự hội nghị thượng đỉnh liên tôn giáo ở Kazakhstan vào tháng 9, nơi người ta hy vọng ông sẽ gặp Đức Thánh Cha Phanxicô để thảo luận về một giải pháp hòa bình cho cuộc chiến kéo dài 6 tháng ở Ukraine.
Đức Giáo Hoàng sẽ tới quốc gia Trung Á dự Đại hội VII các nhà lãnh đạo các tôn giáo truyền thống và thế giới tại thành phố Nur-Sultan từ ngày 13 đến 15 tháng 9.
Giáo Hội Chính thống giáo Nga sẽ cử một phái đoàn đến đại hội, nhưng Kirill sẽ không đi, Tổng Giám Mục Anthony của Volokolamsk, người đứng đầu Ủy ban Đối Ngoại Thánh Công Đồng Chính Thống Giáo Nga, nói với RIA-Novosti.
Tổng Giám Mục Anthony nói với RIA-Novosti rằng: “Đã có những trông đợi rằng hai nhà lãnh đạo tôn giáo có thể gặp trực tiếp lần thứ hai, sau cuộc gặp gỡ ở Havana, Cuba, vào năm 2016. Dự kiến hai vị có thể gặp gỡ ở Giêrusalem. Tuy nhiên, vào mùa xuân năm nay, trước sự ngạc nhiên sâu sắc của chúng tôi, Vatican đã đơn phương thông báo công khai rằng việc chuẩn bị cho cuộc họp đã bị đình chỉ và cuộc họp này sẽ không diễn ra”
Vào cuối buổi tiếp kiến chung của mình hôm thứ Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô, đánh dấu kỷ niệm sáu tháng của cuộc giao tranh, đã yêu cầu những lời cầu nguyện cho “những người Ukraine yêu quý, những người đã phải chịu đựng sự khủng khiếp của chiến tranh trong sáu tháng nay.”
Tòa Thánh từ lâu đã cho biết sẵn sàng hòa giải các cuộc đàm phán hòa bình giữa hai nước.
2. Công nghị các giám mục Công Giáo Chanđê nhận định Kitô hữu có nguy cơ “biến mất” ở Iraq
Trong tuần này, từ 21 đến 27 tháng Tám năm 2022, Công nghị các giám mục Công Giáo Chanđê đang tiến hành tại thủ đô Baghdad của Iraq, dưới quyền chủ tọa của Đức Hồng Y Thượng phụ Raphael Louis Sako.
Trong diễn văn khai mạc, Đức Hồng Y tái lên tiếng báo động về tương lai của cộng đoàn Công Giáo tại nước này: Gia sản Hồi giáo làm cho các tín hữu Kitô trở thành những “công dân hạng hai” và ngài kêu gọi các giới chính trị Iraq làm sao có được một chính phủ mới có khả năng đáp ứng những thách đố của đất nước.
Theo Đức Hồng Y Sako, các tín hữu Kitô Iraq cũng như tại các nước khác ở vùng Trung Đông đang dần dần biến mất, nếu không có một sự thay đổi cách suy tư, trong giới chính quyền, xã hội và kinh tế.
Đức Hồng Y cũng tố giác nạn chiếm đoạt tài sản của các Kitô hữu. Vì thế, cần viết lại các qui luật dựa trên sự sống chung, bắt đầu là từ hiến pháp, theo các nguyên tắc và lý tưởng, như đã được Đức Thánh Cha Phanxicô khẳng định trong cuộc viếng thăm Iraq hồi tháng Ba năm 2021.
Trong lời chào các giám mục lúc khai mạc công nghị, Đức Hồng Y Sako cũng nói đến những vấn đề thiết yếu: đó là trách nhiệm Giáo hội, sức mạnh của Giáo hội ở tại việc phục vụ; đồng hành trong tinh thần phụ tử; ơn gọi linh mục và đan tu, nam và nữ, phụng vụ.
Trong ngày đầu tiên, các giám mục Công Giáo Chanđê đã kêu gọi các nhà chính trị Iraq và nhắc đến 20 năm bạo lực và bất bênh, cũng như giai đoạn bế tắc hiện nay, với những ảnh hưởng tiêu cực trên nền kinh tế quốc gia và xã hội, đồng thời kêu gọi các chính trị gia đẩy nhanh việc thành lập chính phủ mới, có khả năng thực thi những cải tổ cần thiết.
Giáo Hội Công Giáo Chanđê được thành lập hồi năm 1553, sau khi tách rời khỏi Giáo hội Nestorio và trở về hiệp nhất với Tòa Thánh. Hiện nay, Giáo hội này có khoảng 600.000 tín hữu, trong đó có khoảng 250.000 người sống tại Iraq, trước cuộc bách hại của lực lượng Nhà nước Hồi giáo ISIS. Nay phần lớn các tín Công Giáo Chanđê sống tại nước ngoài, đặc biệt tại Âu châu, Bắc Mỹ, Nam Mỹ và Úc châu.
3. Tiến sĩ George Weigel: Đức Giáo Hoàng và Thượng Phụ Mạc Tư Khoa
Tiến sĩ George Weigel là thành viên cao cấp của Trung tâm Đạo đức và Chính sách Công cộng Washington, và là người viết tiểu sử Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Ông vừa có bài viết đăng trên tờ First Things có nhan đề “The Pope And The Patriarch Of Moscow”, nghĩa là “Đức Giáo Hoàng và Thượng Phụ Mạc Tư Khoa”. Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Đức Thánh Cha Phanxicô chắc chắn rất đau buồn trước cuộc tàn sát ở Ukraine. Và khi chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng đại kết của Giáo Hội Công Giáo, Đức Hồng Y Kurt Koch, nói với các nhà báo rằng ngài chia sẻ niềm tin của Đức Giáo Hoàng rằng những lời biện minh tôn giáo dành cho hành vi xâm lược là “báng bổ” — tức là cách sử dụng xấu xa những điều thuộc về Chúa — chúng ta có thể chắc chắn rằng điều này cũng là quan điểm của Đức Phanxicô.Vậy thì tại sao Đức Thánh Cha Phanxicô nên gặp Thượng phụ Kirill của Mạc Tư Khoa và Toàn Nga, như một số cá nhân và phong trào trong Giáo hội đã từng thúc giục? Kể từ cuộc xâm lược ngày 24 tháng 2, Kirill đã liên tục đưa ra các biện minh tôn giáo cho cuộc tấn công man rợ của Nga vào Ukraine. Vậy thì Kirill có phải là một kẻ báng bổ không?
Một số người trong số những người cổ vũ cho cuộc gặp gỡ lần thứ hai giữa Đức Thánh Cha Phanxicô và Kirill có khả năng nghĩ mắc chứng “ảo ảnh”. Họ đã tưởng tượng rằng khi hai nhà lãnh đạo tôn giáo gặp nhau trong thời chiến để cầu nguyện cho hòa bình, thì điều đó thể hiện một cách sinh động cho khả năng của người Kitô, nhân danh đức tin Phục sinh và các chuẩn mực đạo đức phổ quát, có thể vượt lên trên lòng căm thù dân tộc và lòng yêu nước. Tuy nhiên, điều đó chỉ là tưởng tượng dựa trên sự nguỵ biện.
Kirill Gundayev bắt đầu sự nghiệp giáo hội của mình tại Hội đồng Giáo Hội Thế giới trong một công việc chỉ được giao cho một người hoàn toàn được tin cậy và có khả năng làm việc với KGB, là cơ quan tình báo bí mật của Liên Xô. Trong những năm làm giáo chủ Chính thống giáo Nga, Kirill đã thúc đẩy một tầm nhìn mở rộng về “thế giới Nga”, làm sai lệch lịch sử Kitô giáo của người Slav phía đông, và cổ vũ cho sự phục hưng chủ nghĩa đế quốc dựa trên chủ nghĩa Sa hoàng và chủ nghĩa Stalin. Kirill cũng là cơ quan ngôn luận trong chiến dịch thông tin sai lệch của Nga, trong đó tuyên bố bạo chúa Vladimir Putin là vị cứu tinh của nền văn minh chống lại sự suy đồi của phương Tây – đó là một lời nói dối đã đánh lừa được quá nhiều người Công Giáo.
Một cuộc gặp gỡ giữa Giám mục đương nhiệm của Rôma và Đức Thượng phụ đương nhiệm của Mạc Tư Khoa sẽ không phải là cuộc gặp của hai nhà lãnh đạo tôn giáo. Đó sẽ là một cuộc gặp giữa một nhà lãnh đạo tôn giáo và một công cụ quyền lực của nhà nước Nga.
Nhưng, một số có thể nhanh nhẩu trả lời, đó, vấn đề chính là ở chỗ đó. Bằng cách tiếp tục cuộc đối thoại cá nhân với Kirill mà ngài đã mở ra ở Havana vào năm 2015, Đức Phanxicô sẽ trao quyền cho Kirill để có tác động kiềm chế Putin trong khi định vị Vatican là nhà môi giới trung thực trong việc dàn xếp một hòa bình đàm phán ở Ukraine.
Đó cũng là một điều tưởng tượng, ảo ảnh cuộc đời.
Thứ nhất, trong mối quan hệ Putin-Kirill, Thượng Phụ Kirill không có đòn bẩy thực sự. Tổng thống bạo chúa không tìm đến Thượng Phụ để tìm lời khuyên chiến lược, và chắc chắn ông ta cũng không tìm đến ngài Thượng Phụ để hoán cải đạo đức. Ông ta trông đợi Kirill tạo ra vỏ bọc cho mình và hỗ trợ. Là những gì ông ta nhận được.
Thực tế đáng buồn là sự phụ thuộc đối với nhà nước ngăn cản việc lãnh đạo Chính thống giáo Nga nói sự thật với quyền lực Điện Cẩm Linh, hoặc kêu gọi vị sa hoàng thời hậu cộng sản hoán cải. Những gì Kirill và các cộng sự của ông ta (như Tổng Giám Mục Hilarion Alfeyev, chủ tịch Ủy ban Đối Ngoại) đưa ra là một lời biện minh giả danh tôn giáo cho tham vọng đế quốc của Putin, đồng thời bảo đảm với những người Nga thực hiện các hành động bạo lực khủng khiếp chống lại thường dân rằng, họ là những người yêu nước thực sự, và là những người con của Tổ quốc Nga.
Thứ hai, ý tưởng về Vatican là nhà môi giới trung thực toàn cầu dựa trên một quan niệm sai lầm về cách Tòa thánh có thể gây ảnh hưởng trong thế giới ở thế kỷ 21. Vatican ngày nay không phải là Quốc gia của Đức Giáo Hoàng đầu thế kỷ 19: một cường quốc Âu Châu cấp ba vẫn sử dụng đòn bẩy tại các sự kiện như Đại hội Vienna năm 1814–1815. Quốc gia Đức Giáo Hoàng không còn tồn tại, và thế giới của Metternich, Castlereagh, và Hồng Y Ercole Consalvi, bộ trưởng ngoại giao tài giỏi và hiệu quả của Đức Giáo Hoàng Pius Đệ Thất cũng không còn.
Tuy nhiên, như Đức Gioan Phaolô II đã chứng minh, Tòa Thánh có quyền lực trong thế giới ngày nay: quyền lực của chứng nhân đạo đức, bắt đầu bằng cách gọi mọi thứ bằng đúng tên của chúng. Bài bình luận của Vatican trong cuộc chiến Ukraine vào tháng thứ hai đã sử dụng một từ vựng chân thực hơn những gì được hiển thị trong những tuần đầu tiên của cuộc chiến. Tuy nhiên, kể từ Lễ Phục sinh, tiếng nói của Đức Giáo Hoàng và Vatican vẫn là tiếng than thở hơn là tiếng nói tiên tri tố cáo hành vi xâm lược và chỉ đích danh kẻ xâm lược. Lỗ hổng đó được kết hợp bởi những lời lẽ thiếu thận trọng gợi ý rằng không có cuộc chiến tranh nào là hợp pháp về mặt đạo đức, điều này không đúng với việc Ukraine bảo vệ lãnh thổ của mình và về sự chuyển đổi văn hóa và chính trị của đất nước bắt đầu với cuộc Cách mạng Nhân phẩm Maidan ở Kyiv vào hai năm 2013 và 2014.
Bằng việc tàn sát dã man những người vô tội ở Bucha, ở Mariupol, và trên khắp Ukraine, Vladimir Putin đã tự bêu xấu mình bằng dấu ấn của Cain. Kirill đã cố gắng che đậy dấu ấn đó. Việc Giám mục Rôma đã gặp Kirill như thể ông Thượng Phụ người Nga này là một nhà lãnh đạo tôn giáo thực sự sẽ khiến những người Ukraine theo Công Giáo và Chính thống giáo thất vọng một cách cay đắng, những người sẽ coi đó là một sự phản bội một cách vô lý; nó sẽ làm cạn kiệt vốn đạo đức của Tòa thánh trong các vấn đề thế giới; và nó sẽ không đóng góp gì cho hòa bình.
Source:First Things