Ngày 29-08-2017
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Chúa Nhật XXII Thường Niên -A
Lm. Jude Siciliano, OP
00:19 29/08/2017
Giêrêmia 22:19-23, Tv. 62; Rôma 12: 1-2; Mátthêu 16: 21-27

Có rất nhiều câu hỏi về tình trạng kinh tế của đất nước và toàn thế giới. Đến cuối năm 2017 các nhà kinh tế học sẽ xét đoán thế nào? Về người điều khiển thương mãi, người nào được gọi là thắng lợi? (người nào sẽ vào tù?) Thương gia thắng lợi sẽ được thưởng với tiếng tăm và tiền thưởng phải không? Nhưng, không phải chỉ những người điều khiển thương mãi mới đợi được thưởng vì việc họ đã làm được thành quả tốt đẹp. Các thư ký, các người buôn bán hạng trung cũng được thưởng trong tiền lương vào lễ Giáng Sinh. Đó là cách thức làm việc trong ngành thương mãi và cách thức thưởng các nhân viên làm việc đắt lực.

Xét theo bài sách ngôn sứ Giêrêmia đọc hôm nay, thi việc thưởng những việc làm đắt lực không luôn luôn áp dụng cho các ngôn sứ. Ông Giêrêmia không phải là một người không dám nói lên cảm tưởng của mình. Ông ta nói ngay là "Thiên Chúa đã dụ dỗ tôi, lạy Đức Chúa." Từ dụ dỗ có thể dịch là "cạm bẩy". Hay là ông ta nghĩ ông ta bước vào cạm bẩy khi ông ta đáp lại lời Thiên Chúa gọi ông ta.(Gr 1: 5-10 ) , hay là ông ta nghĩ ông ta đã cố gắng thử nhưng ông ta không chống lại được sự dụ dỗ của Thiên Chúa. Bất kỳ ông Giêrêmia nghĩ cách nào đi nữa, ông ta gặp đối phương tràn ngập đầy đầu. Thật là một điều rất khó cho ông ta chấp nhận là ông ta không bị thử thách vì ông ta trốn trách nhiệm của ông ta. Ông ta đau khổ thật, vì ông ta trung thành với ơn gọi của ông ta. Ông Giêrêmia có một việc làm rất khó khăn. Đất Giuđa đang bị ách đô hộ của người Ai Cập, và đã chấp nhận thờ phượng thần ngoại từ Mesopotamia và Canaan. Ngôn sứ Giêrêmia đã lên tiếng chống đối sự thờ phượng đó, và tiên đoán Đền Thờ Giêrusalem sẽ bị tàn phá. Ông ta la lối "hành hung và bức hiếp" với dân chúng của ông ta. Vì thế ông ta làm cho cách lãnh tụ chính trị và tôn giáo phẫn nộ, đánh đập và bỏ ông ta vào nhà giam. Sự trung thành của ông ta với nhiệm vụ ngôn sứ mà Thiên Chúa đã giao phó cho ông ta là lý do làm cho ông ta bị đối đãi dữ tợn bởi các người thời đó.

Định mệnh của Giêrêmia được hiện diện trong định mệnh của các môn đệ Chúa Giê su. Hình như các môn đệ không biết các ông sẽ gặp gì khi các ông chấp nhận theo lời kêu gọi của Chúa Giêsu để đi theo Ngài. Bài phúc âm hôm nay diễn tả là Chúa Giêsu càng ngày càng tiến đến gần sự thương khó của Ngài. Cũng như ông Giêrêmia, Chúa Giêsu sẽ gặp khó khăn vì Ngài làm điều Thiên Chúa sai Ngài làm. Không phải Ngài chỉ gặp chống đối bởi các lãnh tụ chính trị, nhưng còn bởi các lãnh tụ tôn giáo là nhũng người nghĩ về Thiên Chúa và đường lối của Thiên Chúa hoàn toàn trái ngược ý nghĩ của Chúa Giêsu. Vậy các môn đệ có biết họ làm gì khi họ thưa "xin vâng" đáp lại lời Chúa Giêsu gọi họ theo Ngài không? Các ông đang học hỏi là phục vụ Chúa Giêsu, đáp lại lời gọi của Thiên Chúa, mặc dù đó là việc tốt lành phải làm, nhưng việc đó không luôn luôn trổi chảy dễ dàng đâu.

Lúc đầu, mọi việc đều êm đẹp cho các môn đệ. Chúa Giêsu là người dân chúng ái mộ. Ngài đã thu hút dân chúng vì các phép lạ Ngài làm. Ngài cho của ăn cho người đói, của ăn vật chất và cả của ăn thiêng liêng. Với tất cả những thành đạt đó, chúng ta không trách các môn đệ là các ông không thể hiểu những lời Chúa Giêsu nói lúc đó. Thánh Phêrô nói "Xin Thiên Chúa đừng bao giờ để Thầy gặp phải đau khổ nào cả". Vì sao mọi sự lại trở thành khó khăn khi tất cả đang được tốt lành? Và ngay cả chúng ta, chẳng lẽ chúng ta cũng xét đoán sự việc chúng ta làm dựa theo những thành quả tốt đẹp xãy ra hay sao? Chúng ta lý luận: nều tôi làm điều gì Thiên Chúa muốn, thì Thiên Chúa sẽ chúc phúc cho tôi. Hay hoặc, nếu Thiên Chúa đứng với tôi thì mọi sự sẽ nên tốt lành. Những lời nói của ông Giêrêmia và của Chúa Giêsu thật là tốt lành. Các môn đệ trung thành với ơn gọi của các ông, ngay cả giữa những chống đối của chính trị và tôn giáo. Mặc dù gặp những chống đối đó, các ông tiếp tục trung kiên với nhiệm vụ của các ông cho đến lúc tử đạo.

Chúng ta biết có những người thời nay nói trắng trợn đối với chống đối, và ngay cả hy sinh chịu chết vì điều họ tin tưởng. Thần Khí Thiên Chúa chưa ngừng thổi hẵn, nhưng tiếp tục gây những dấu chỉ mạnh dạn nơi những người đã được lựa chọn. Như Giám mục Oscar Romero, nữ tu Ita Ford và các bạn tử đạo ở El Salvador, và ông Martin Luther King Jr v.v... Vậy thì nếu chúng ta nghe các bài đọc hôm nay trong thì hiện tại nói với chúng ta, thì chúng ta, "các Ki tô hữu tầm thường" cũng được gọi làm "ngôn sứ tầm thường". Lời gọi đi theo Chúa Giêsu và sống đường lối của Ngài là lời gọi cho chúng ta. Và với ơn gọi này Thần Khí Thiên Chúa sẽ đến hoạt động đắc lực để giúp chúng ta trung kiên.

Chúng ta có được lựa chọn hay không? Chúng ta có thể từ chối lời gọi trở nên "ngôn sứ tầm thường" hay không?. Lẽ cố nhiên chúng ta có thể từ chối. Điều nói hôm nay là lời mời gọi chúng ta chứ không phải là lề luật. "Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập già mình mà theo... Ai muốn cứu mạng sống mình..." Chúa Giêsu muốn chúng ta biết rõ chúng ta chọn điều gì. Nhưng, chúng ta không luôn luôn được được lời vỗ vai khen là đã làm việc đắc lực. Cũng như với ông Giêrêmia và Chúa Giêsu, chúng ta có thể chỉ phải tiếp tục đi, tin tưởng ơn gọi mà chúng ta được nghe một lần. Không phải Thiên Chúa không là nguồn gốc lời gọi và năng lực giúp chúng ta tiếp tục. Sự thật là có thể chúng ta không cảm thấy. Thiên Chúa không bao giờ rời xa ông Giêrêmia và Chúa Giêsu. Nhưng ông Giêrêmia và Chúa Giêsu không luôn luôn cảm nghiệm sự hiện diện đó của Thiên Chúa. Ông Giêrêmia và Chúa Giêsu luôn luôn tiếp tục rao giảng, gặp chống đối mãnh lực và luôn luôn tin tưởng vào sự hiện diện của Thiên Chúa.

Bởi thế Chúa Giêsu mời chúng ta cùng đi vào ơn gọi đó hằng ngày. Nếu chúng ta không phải là một ngôn sứ lớn lao, thì chúng ta là ngôn sứ tầm thường khi chúng ta theo Chúa Kitô.

- Chúng ta không ăn khớp với sự chọn lựa của chính gia đình của chúng ta, và với những điều kiện thành đạt của xã hội.
- Chúng ta từ chối làm những điều bất công theo đường lối thương mãi, và có thể bị mất việc làm.
- Chúng ta chọn sự tha thứ chứ không theo những lời bảo chúng ta hãy theo thực tế và đừng ngu xuẩn.
- Chúng ta làm việc hằng ngày một cách ngay thật, ngay khi cả chủ xí nghiệp không để ý đến, và khi nhũng người cùng làm việc với chúng ta xén bớt và bảo chúng ta là "ai cũng làm như vậy".
- Chúng ta đối xử tử tế với những người cùng làm việc với chúng ta, mặc dù họ không đủ khả năng, học thức, hay thuộc tầng lớp xã hội với chúng ta.
- Chúng ta đón tiếp những người mới đến vào sống cùng với chúng ta và coi họ như chúng ta.

Tôi biết một cha sở ở một xứ đạo quyết định giảng dạy thêm về đường lối xã hội của giáo hội công giáo trong giáo xứ của cha. Mặc dù cha là một cha xứ trung kiên và luôn luôn có mặt khi các giáo dân cần đến cha. Cha vẫn gặp chống đối và bị tố cáo là không lo cho giáo xứ. Hình như có nhiều người trong cộng đoàn không thích cách cha điều khiển giáo xứ. Thật là một khó khăn cho cha, gặp chống đối bởi những người cha thương yêu và cố gắng trung kiên với ơn gọi của cha. Cha như là một Giêrêmia hay một Chúa Giêsu thời nay. Cha xứ hằng ngày phải quyết định quên mình mà theo Chúa Giêsu.

Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP


22nd Sunday In Ordinary Time (A)
Jeremiah 20: 7-9; Psalm 63; Romans 12: 1-2; Matthew 16: 21-27

There are still lots of questions about the state of our national and world economies. When the year comes to an end and the bottom line is drawn for 2017, what will the judgment of the economists be? Which CEOs will be judged successful? (Which will be in jail?) The successful business leaders will certainly be rewarded with fame and financial rewards. But CEOs are not the only ones who expect rewards for doing their jobs well. Secretaries, salespeople and mid-level managers also expect something extra in their pay check when Christmas bonus time rolls around. It’s the way business is done; how the productive employees are rewarded.

Judging from the Jeremiah reading, the same rewards for a job well done don’t always hold for the prophet who fulfills his/her job description. Jeremiah, not one to hold back his feelings, speaks right up to God. "You duped me, O Lord." The word for "duped" can also be translated, "seduced." Either Jeremiah feels he walked right into a trap by responding to God’s invitation (1: 5-10) or, he feels that as much as he tried, he couldn’t resist the allure of God. In either case, he is up to his neck in trouble. What was particularly hard for Jeremiah to swallow was that he wasn’t undergoing trials because he shirked his responsibilities. He is suffering precisely because he has been faithful to his calling. He has had a tough job to perform. Judah, under strong Egyptian domination, had adopted pagan cults from Mesopotamia and Canaan. The prophet had denounced this false worship and had predicted the destruction of the temple in Jerusalem. He spoke "violence and outrage" to his own people. Thus, he angered the political and religious leaders of his day and was beaten and jailed. His faithfulness to the message, entrusted him by God, was the reason he was treated so harshly by his contemporaries.

Jeremiah’s fate was echoed in that of the disciples. It does not appear that they understood what they were getting into when they first accepted Jesus’ invitation to follow him. Today’s gospel passage reveals that he is getting clearer about his impending suffering. Like Jeremiah, Jesus will suffer for doing exactly what God wanted done. His rejection will come, not only at the hands of political opponents, but also by those religious leaders whose interpretation of God and God’s ways differed radically from Jesus’. Did the disciples realize what they were getting into when they said "Yes" to his invitation to follow him? They are learning that serving Jesus, responding to God’s call, even though this is a good thing to do, does not guarantee smooth sailing.

At first things went quite well for the disciples. Jesus had been the favorite of the crowds. He had attracted people by his miracles and fed the hungry with both spiritual and physical food. With all that success, we can’t blame the disciples for not being able to comprehend Jesus’ words at this moment. Peter says, in effect, "God forbid Lord, that you should have to undergo any suffering." Why should things turn bad when everything has been going so very well? And don’t we also tend to measure whether we are doing the right thing by how well things turn out? We reason: if I am doing what God wants, then God will "bless" me. Or, if God is on my side, things will turn out well. Jeremiah and Jesus – what great prophetic voice they were! What dedication they had to their vocation, even in the midst of enormous religious and political opposition. Despite this opposition, they stayed the course, were faithful to their assigned tasks, right up to their martyrdoms.

We know contemporary people who have also spoken boldly, faced overwhelming opposition and even died for what they believed. God’s Spirit has not been blown out, but continues to work powerful signs in chosen humans. Oscar Romero, Ita Ford and her martyred companions in El Salvador, Martin Luther King, Jr., etc. But these greats seem so removed from our lives. We are, we would protest, just "ordinary Christians." Well, if we heard today’s readings, as present tense and addressed to us, then we "ordinary Christians" are also called to be "ordinary prophets." The call to follow Jesus and his way is addressed to us and with this call comes the enabling and still-active Spirit who helps us and keeps us faithful.

Do we have a choice, can we reject the invitation to be "ordinary prophets?" Of course we can. What is given to us today is an invitation, not a command. "Whoever wishes to come after me....Whoever wishes to save his/her life...." Jesus wants us to be fully aware of what we are taking on. But we won’t always feel the divine pat on the back for a job well done. Like Jeremiah and Jesus, we may just have to keep going, trusting the call we once heard. It is not that God isn’t the source of our call and our ongoing strength. It’s that we may not always feel it. God never abandoned Jeremiah and Jesus, but they didn’t always experience that presence, they had to keep speaking and acting, meeting severe opposition, all the time trusting in their call and God’s presence with them.

So, Jesus invites us into the same daily journey. If we aren’t prophets with a capital "P", then we are with a small "p", when in following Christ we:

- find ourselves at odds with our family’s fundamental choices and criteria for success
- refuse to practice unethical business behavior, even at the risk of our jobs
- choose forgiveness against voices telling us to be "realistic" and not naïve
- do an honest day’s work, even when the boss is not looking and others are cutting corners and telling us "everyone else does it"
- treat co-workers with respect, despite their job skills, level of education or social status
- welcome the newcomers into our social grouping, and treat them as "one of us"

A pastor I know has decided that he will promote the Catholic church’s social teachings in the parish where he ministers. Even though he is a faithful pastor and is always there when parishioners need him, he is still meeting opposition and being accused of neglecting the parish. It seems many in his congregation are "not happy about the direction the parish is taking." It must be particularly difficult for him to meet opposition from people he loves as he tries to be faithful to his vocation. Kind of like being a modern Jeremiah. Or like Jesus. The pastor must make a daily decision to deny himself and follow Jesus.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Giám Đốc Cơ Quan Điều Hành Khẩn Cấp Liên Bang tiên đoán “trên 30,000 người” cần nơi tạm trú do lụt lội ở Texas.
Giuse Thẩm Nguyễn
07:37 29/08/2017
(CNSNews.com) Giám Đốc Cơ Quan Điều Hành Khẩn Cấp Liên Bang (FEMA) là Brock Long đã phát biểu trong cuộc họp báo vào hôm thứ Hai rằng, “Đây là một sự kiện đánh dấu quan trọng. Bạn không thể đoán nó trầm trọng đến như thế.”

Mưa lớn tiếp tục đổ xuống Houston và các vùng phụ cận ở Texas và dự trù sẽ tiếp tục cho đến giữa tuần này.

“Hiện nay, mưa lớn còn đang tiếp diễn, chúng ta chưa thể phục hồi được.” Chúng ta đang nghĩ đến kế hoạch để phục hồi. Chúng ta có những đội quân phục hồi ở Texas, nhưng hiện nay thì nhiệm vụ này…đây là nhiệm vụ bảo toàn tính mạng, duy trì mạng sống.”

“Nhiệm vụ lo chỗ ở lúc này rất là nặng nề. Chúng tôi dự trù có trên 30,000 người cần nơi ở tạm thời để cơ bản ổn định và chăm lo cho họ”

Thống đốc Greg Abbot (Cộng Hòa) nói với CNN rằng có lẽ số người di tản cần nơi ở sẽ nhiều hơn khi mực nước tăng lên ở 50 quận hạt bị lụt.

Bước kế tiếp là cung cấp thức ăn, nước uống và những nhu yếu khác cho người lánh nạn.

Long nói rằng “An ninh trật tự cũng là vấn đề chính cần quan tâm. Tiểu bang đã huy động “quân đoàn lớn Vệ Binh” và chính quyền liên bang cũng sẵn sàng với lực lượng của Bộ An Ninh Quốc Gia.

Giúp đỡ Texas không chỉ là nhiệm vụ của chính quyền liên bang, “mọi người dân cũng cần góp phần của mình như góp tiền, tìm cách giúp đỡ thiết thực để người dân Texas sớm ổn định cuộc sống.”

Giuse Thẩm Nguyễn
 
Trụ sở Văn Phòng Hội Đồng Giám Mục Venezuela bị xâm nhập và lục soát.
Giuse Thẩm Nguyễn
12:41 29/08/2017
(EWTN News/CNA) Tin từ Caracas, Venezuela. Trụ sở văn phòng của HĐGM Venezuela vừa bị những kẻ lạ mặt xâm nhập vào hôm thứ Sáu và một số đồ vật đã bị đánh cắp. Trang mạng xã hội Tweets vào ngày 25 tháng Tám cho tin rằng trụ sở HĐGM đã là nạn nhân của đám đông ô hợp vào sáng nay.

Dù chúng ta không biết chi tiết những gì đã xảy ra, nhưng những hình ảnh cho thấy thiệt hại là không đáng kể. Đây không phải là lần đầu tiên Giáo Hội ở Venezuela bị tấn công ở Caracas.

Những áp lực và tính thù địch hung hăng đã giáng xuống các nhà lãnh đạo quan trọng của Giáo Hội như trường hợp Đức Hồng Y Jorge Urosa ở Caracas vào tháng Tư đã phải đối đầu với đám đông ở Chavista muốn tấn công sau khi ngài vừa dâng lễ xong.

Tính thù địch hung hang cũng nhắm vào tôn giáo. Vào tháng Ba năm nay, một kẻ lạ mặt đã xâm nhập vào nhà thờ và lấy đi Mình Thánh Chúa trong khi không lấy bất cứ thứ gì khác.

Cũng vào ngày 1, tháng Giêng một nhóm tội phạm đã xâm nhập vào văn phòng giám mục ở Maracay và lấy đi nhiều thiết bị và tiền mặt trong két khóa.

Ba ngày trước đó, một đám người có trang bị vũ khí hạng nặng đã tràn vào tu viện Trappist và lấy đi tất cả những gì mà họ muốn lấy.

Vào tháng Bẩy, 2016 một nhóm ăn trộm khác đã lục lạo một cơ sở giáo dục thuộc giáo phận và đã lấy đi rất nhiều trang thiết bị và rồi đập phá mọi thứ mà chúng không mang đi được.

Sự tức giận ở Venezuela đã âm ỷ trong nhiều năm do chính sách kinh tế tồi tệ bao gồm việc kiểm soát chặt chẽ giá cả trong khi nạn lạm phát tăng cao, dẫn đến sự thiếu hụ trầm trọng về những nhu cầu cơ bản như giấy vệ sinh, sữa, bột, tã và thuốn men.

Đám cầm quyền xã hội chủ nghĩa ở Venezuela thì luôn đổ lỗi cho việc khủng hoảng. Từ năm 2003, chính sách kiểm soát giá trên 160 sản phẩm bao gồm dầu ăn, xà bông và bột mì với một mức giá vừa phải, đã khiến những sản phẩm này bay ra khỏi quầy hàng và không ai có thể mua được với giá quy định, mà chỉ có thể tìm mua ở ngoài chợ đen với giá cao ngất.

Đất nước này vừa tổ chức một cuộc bầu cử vào tháng trước với một hội đồng có nhiệm vụ sửa lại hiến pháp dưới sự chỉ đạo của Tổng Thống Micolas Maduro. Các giám mục của nước này, với sự ủng hộ của Tòa Thánh Vatican, đã lên tiếng chống lại sự gian lận trong cuộc bầu cử và yêu cầu một giải pháp gấp rút để giải quyết vấn đề này trong hòa bình và dân chủ.

Ôi, sao nó giống Việt Nam xã hội chủ nghĩa thế. Một đám bất tài, tham lam, cố vị và tàn ác. Dân nghèo phải gánh chịu cảnh khổ này cho đến bao giờ!

Giuse Thẩm Nguyễn
 
Phản ứng của Đức Hồng Y Pietro Parolin về video đe doạ tấn công khủng bố Đức Giáo Hoàng
Đặng Tự Do
16:41 29/08/2017
"Ta không thể không lo lắng, trước hết là đối với thứ hận thù vô nghĩa này."

Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, nói với các phóng viên hôm thứ Bảy rằng một ngày trước đó ngài đã xem đoạn video, trong đó bọn khủng bố Hồi Giáo IS mô tả Đức Giáo Hoàng là một mục tiêu của chúng. Gần đây, trong một video khác, được truyền trên kênh Telegram của những kẻ ủng hộ ISIS, cho thấy Italia là mục tiêu tiếp theo của các cuộc tấn công cực đoan sau các vụ khủng bố tại Tây Ban Nha.

Đức Hồng Y nói: "Rõ ràng, người ta không thể không lo lắng, trước hết là đối với thứ hận thù vô nghĩa này." Nhưng ngài nói thêm rằng Vatican sẽ không thêm nhiều biện pháp khác để bảo đảm an ninh vì những biện pháp an ninh được áp dụng trong thời gian gần đây đã là rất cao.
 
Đức Hồng Y João Braz de Aviz khuyên các nữ tu tránh xa việc chạy theo tiền của thế gian
Đặng Tự Do
16:59 29/08/2017
Đức Hồng Y João Braz de Aviz, tổng trưởng Bộ Đời Sống Thánh Hiến và Các Tu Hội Đời, đã cảnh báo các nữ tu tại châu Phi hãy kiên quyết chống lại hấp lực của tiền bạc.

“Các giám mục và các tu sĩ phải thường tranh đấu đối với vấn đề tiền bạc như thế nào?”, Ngài đã đưa ra câu hỏi trên trong bài giảng Thánh lễ ở Dar es Salaam, Tanzania. “Phải thường xuyên. Chúng ta biết điều đó trước những tin tức về những cuộc chiến này.”

Đức Hồng Y nói thêm:

“Tiền ra lệnh cho mọi thứ ngày hôm nay, tiền tạo ra quyền lực, tiền tạo ra người nghèo, tiền tạo ra cái chết, nó tạo ra vũ khí, và nó tạo ra sự sợ hãi. Chúng ta không muốn là đầy tớ của tiền bạc, chúng ta muốn phục vụ Thiên Chúa và phải làm sao để tiền của chúng ta có được dùng vào việc phục vụ Thiên Chúa và anh chị em của chúng ta.”
 
Kết thúc việc điều tra một giám mục Indonesia
Đặng Tự Do
17:12 29/08/2017
Một giám mục Indonesia được Vatican chỉ định để điều tra các khiếu nại về tham nhũng trong một giáo phận khác đã hoàn thành nhiệm vụ của mình và sẽ sớm trình báo cáo của mình lên Vatican.

Đức Cha Antonius Subianto Bunjamin của Bandung, Tổng Thư ký Hội Đồng Giám mục Inđônêxia, đã được Tòa Thánh chỉ định xem xét các khiếu nại trong giáo phận Ruteng, nơi Đức Cha Hubertus Leteng bị buộc tội lạm dụng các quỹ nhà thờ để trợ giúp một người phụ nữ bị cáo buộc là tình nhân của ngài.

Đức Cha Bunjamin nói với thông tấn xã UCANews rằng ngài đã phỏng vấn 30 người, thu thập bằng chứng cho thấy cần thiết và sẽ trình những phát hiện của mình lên Vatican “trước đầu tháng 9”.

Đức Cha Bunjamin được chỉ định để tiến hành một cuộc thanh tra tông tòa sau khi hàng chục linh mục trong giáo phận Ruteng đã cáo buộc rằng Đức Cha Leteng đã nhận hơn 100,000 đô la từ giáo phận và Hội Đồng Giám mục Indonesia. Trong một phản ứng rất quyết liệt, 69 linh mục từ chức tập thể để phản đối Đức Cha Leteng.
 
Guatemala: các giám mục chỉ trích tổng thống sa thải quan chức chống tham nhũng
Đặng Tự Do
17:23 29/08/2017
Tổng thống Jimmy Morales của Guatemala đã sa thải một thành viên trong Ủy ban Quốc tế Chống Tham Nhũng ở Guatemala. Việc sa thải này đã gây ra một phản ứng mạnh mẽ và nhanh chóng từ các giám mục của quốc gia này.

“Cuộc đấu tranh chống lại nạn tham nhũng mà không bị trừng phạt là một nhu cầu không thể bỏ qua và là một công việc cấp bách đối với Guatemala”, các giám mục đã nói như trên trong một tuyên bố. Các ngài nói thêm rằng “các cá nhân và tổ chức tham nhũng là những kẻ đứng đằng sau vụ sa thải này vì họ là những kẻ được hưởng lợi nhiều nhất”.
 
Một Giám Mục Tây Ban Nha xin lỗi vì đã để xảy ra việc cung nghinh thần Ấn Giáo trong một nhà thờ Công Giáo
Đặng Tự Do
17:33 29/08/2017
Đức Giám Mục Rafael Zorzona Boy của giáo phận Cadiz y Ceuta đã đưa ra một lời xin lỗi những người Công giáo địa phương vì đã để xảy ra việc cung nghinh thần Ganesh vào một nhà thờ Công giáo.

Cuộc rước diễn ra ở Ceuta, một lãnh thổ của Tây Ban Nha ở bờ biển phía bắc của châu Phi gần Gibraltar. Người Ấn Giáo địa phương đã bước vào nhà thờ Đức Mẹ Châu Phi, cung nghinh hình ảnh của chú voi Ganesh, và được chào đón bởi vị tổng đại diện của giáo phận, là Cha Juan José Mateos Castro.

Đức Cha Rafael Zorzona Boy đã nhận xét rằng sự kiện này là "đáng tiếc" bởi vì mặc dù rất hợp với tình hữu nghị với những người Ấn Giáo địa phương, nhưng quyết định cho phép một vị thần Hindu được tôn vinh trong một nhà thờ Công giáo có thể gây ra "đau đớn, lúng túng, hoặc tai tiếng trong cộng đồng Kitô hữu”.

Phản ứng trước việc cung nghinh tà thần trong một nhà thờ Công Giáo, giáo dân địa phương đề nghị cha tổng đại diện Juan José Mateos Castro và cả Đức Giám Mục Rafael Zorzona Boy nên từ chức.
 
Vatican chính thức xác nhận Đức Thánh Cha sẽ thăm Miến Điện, Bangladesh vào tháng Mười Một
Đặng Tự Do
17:57 29/08/2017
Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ thăm viếng Myanmar và Bangladesh vào tháng 11, Vatican đã khẳng định như trên.

Greg Burke, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh, tuyên bố vào ngày 28 tháng 8 rằng Đức Thánh Cha sẽ tông du Miến Điện vào ngày 27 tháng Mười Một, và ở đó cho đến ngày 30. Sau đó, ngài sẽ dừng chân tại Dhaka, Bangladesh, từ ngày 30 tháng 11 đến ngày 2 tháng 12 trước khi trở lại Rôma.

Khả năng Đức Thánh Cha đến thăm Miến Điện đã là một chủ đề được suy đoán nhiều trong vài tuần qua. Trong khi đó, kế hoạch dừng ở Bangladesh, một quốc gia có tuyệt đại đa số dân theo Hồi giáo, là một điều khá bất ngờ.

Một số nhà lãnh đạo Phật giáo ở Miến Điện đã phản đối một cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha vì các phát biểu công khai của Vatican đối với cuộc bức hại của người thiểu số Hồi Giáo Rohingya. Chính Đức Thánh Cha Phanxicô đã lặp lại lời cầu khẩn của mình cho người Rohingya trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật, ngày 27 tháng 8: chỉ một ngày trước khi chuyến đi của ngài được chính thức công bố.

Tại Miến Điện, Đức Thánh Cha sẽ thăm các thành phố Yangon và Nay Pyi Taw. Trong khi đó, ông Greg Burke, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh, đã không đề cập đến bất cứ thành phố nào khác ở Bangladesh trừ thủ đô Dhaka.
 
Nguyên văn bài diễn văn của Đức Phanxicô về Phụng Vụ: Cuộc cải tổ Phụng Vụ của Vatican II là không thể đảo ngược.
Vũ Văn An
19:47 29/08/2017
Ngày 24 tháng Tám vừa qua, lúc 12 giờ trưa, Đức Phanxicô đã tiếp kiến, tại Hội Trường Phaolô VI, các tham dự viên của Tuần Lễ Phụng Vụ Toàn Quốc Ý lần thứ 68. Chủ đề của Tuần Lễ Phụng Vụ năm nay là “Một Phụng Vụ Sống Động cho Một Giáo Hội Sống Động.

Nhân dịp này, Đức Phanxicô tuyên bố một cách long trọng rằng cuộc cải tổ phụng vụ của Vatican II là không thể đảo ngược. Ngài nói: “Chúng ta có thể quả quyết một cách chắc chắn và với thế giá của huấn quyền rằng cuộc cải tổ phụng vụ là đièu không thể đảo ngược được”.

Sau đây là nguyên văn bài diễn văn dựa vào bản tiếng Anh của Hãng Tin Zenit:


Anh chị em thân mến, chào anh chị em buổi sáng!

Tôi chào mừng tất cả anh chị em và xin cám ơn vị Chủ Tịch, Đức Cha Claudio Maniago, về những lời ngài trình bầy về Tuần Lễ Phụng Vụ Toàn Quốc, kỷ niệm 70 năm ngày ra đời của Trung Tâm Hoạt Động Phụng Vụ.

Khoảng thời gian trên là một thời kỳ, trong đó, trong lịch sử Giáo Hội, và, cách riêng, trong lịch sử phụng vụ, các biến cố chủ yếu chứ không hời hợt đã diễn ra. Công Đồng Vatican II sẽ không thể bị quên lãng thế nào thì cuộc cải tổ phụng vụ cũng sẽ được tưởng nhớ như thế vì nó từ đó mà có.

Công Đồng và cuộc cải tổ là các biến cố trực tiếp liên kết với nhau, các biến cố không bỗng chốc đơm bông mà đã được chuẩn bị từ lâu. Nó đã được chứng nghiệm bởi điều được gọi là phong trào phụng vụ, và các câu giải đáp do Các Vị Giám Mục Tối Cao đưa ra để trả lời các khó khăn được tri cảm trong việc cầu nguyện trong Giáo Hội. Khi một nhu cầu được ghi nhận, dù giải pháp chưa tức thì có đó, vẫn có nhu cầu phải bắt đầu hành động.

Tôi nghĩ tới Đức Piô X, đấng đã truyền lệnh phải sắp xếp lại nền âm nhạc thánh (1) và việc phục hồi cử hành ngày Chúa Nhật (2); ngài còn lập một Ủy Ban để cải tổ tổng quát nền phụng vụ, vì biết rằng nó sẽ có bao hàm một công việc vừa dài vừa ngắn hạn; và do đó, như chính ngài thừa nhận, cần phải nhiều năm qua đi, trước khi tòa nhà phụng vụ này, có thể nói như thế, […] tái hiện sáng chói trong phẩm giá và sự hoà hợp của nó, khi đã được thanh tẩy khỏi mọi vết nhăn của tuổi già” (3).

Đức Piô XII đã tiếp nối dự án cải tổ với Thông Điệp Mediator Dei (4) và lập ra một Ủy Ban Nghiên Cứu (5); ngài cũng đưa ra nhiều quyết định cụ thể liên quan đến sách Thánh Vịnh (6), giảm chay trước khi Rước Lễ, sử dụng sinh ngữ trong Nghi Thức, cải tổ quan trọng Lễ Vọng Phục Sinh và Tuần Thánh (7). Từ thúc đẩy này, theo gương nhiều dân tộc khác, Trung Tâm Hoạt Động Phụng Vụ đã xuất hiện tại Ý, được hướng dẫn bởi các vị giám mục biết lo lắng cho những người đã được ủy thác cho mình và được sinh động hóa nhờ các học giả biết yêu mến Giáo Hội cũng như nền mục vụ phụng vụ.

Rồi Công Đồng Vatican II đã hoàn thiện Hiến Chế về phụng vụ thánh Sacrosanctum Concilium (SC) như hoa trái tốt lành của cây Giáo Hội; các đường hướng cải tổ tổng quát của hiến chế này đáp ứng các nhu cầu có thực và niềm hy vọng cụ thể về một cuộc canh tân: một phụng vụ sống động được mong ước cho một Giáo Hội vốn được lên sinh lực nhờ các mầu nhiệm được cử hành. Đây là việc nói lên một cách mới mẻ sinh lực muôn thuở của Giáo Hội cầu nguyện, Giáo Hội hằng bận tâm lo cho các Kitô hữu “tham dự vào mầu nhiệm đức tin ấy, không như những khách bàng quan, câm lặng, nhưng là những người thấu đáo mầu nhiệm đó nhờ các nghi lễ và kinh nguyện: họ tham dự hoạt động thánh một cách ý thức, thành kính và linh động” (SC, 48). Chân Phúc Phaolô VI đã nhắc lại điều vừa rồi khi giải thích các biện pháp đầu tiên của cuộc cải tổ mới được công bố: "Nên cảnh giác điều này: thích đáng biết bao nếu thẩm quyền của Giáo Hội mong muốn, cổ vũ, đề xướng lối cầu nguyện mới mẻ này, nhờ thế đem lại một sự gia tăng lớn lao hơn cho sứ mệnh thiêng liêng của Giáo Hội […]; và ta không nên do dự trong việc tự làm cho mình trước nhất trở thành các môn đệ và sau đó trở thành các người yểm trợ trường cầu nguyện đang khởi sự bắt đầu này” (8).

Hướng đi do Công Đồng vạch ra đã tìm được hình thức của nó, một hình thức phù hợp với nguyên tắc vừa kính trọng truyền thống lành mạnh vừa kính trọng sự tiến bộ chính đáng; hình thức này được tìm thấy nơi các sách phụng vụ do Chân Phúc Phaolô VI công bố, và được tiếp nhận một cách nồng nhiệt bởi các vị giám mục hiện diện tại Công Đồng, và cho tới nay trong gần 50 năm được sử dụng trong Nghi Lễ Rôma. Việc áp dụng thực tế cho từng quốc gia liên hệ, dưới sự hướng dẫn của các hội đồng giám mục, vẫn thịnh hành, vì để canh tân não trạng, cải cách các sách phụng vụ mà thôi không đủ. Phù hợp với qui phạm trong các sắc lệnh của Công Đồng, các sách cải tổ đã khắc ghi một diễn trình đòi hỏi thì giờ, trung thành tiếp nhận, thực tiễn vâng lời, thi hành việc cử hành khôn ngoan, trước nhất, từ phiá các thừa tác viên thụ phong, nhưng cũng từ phía các thừa tác viên khác, các lĩnh xướng viên (cantor), và tất cả những ai tham dự phụng vụ. Thực vậy, ta biết đấy, việc giáo dục phụng vụ cho các mục tử và tín hữu là một thách đố phải luôn được đề cập lại. Chính Đức Phaolô VI, một năm trước khi qua đời, đã nói với các vị hồng y tụ họp nhau tại cơ mật hội: “Nay đã đến lúc để các chia rẽ nhất định phải thất bại, vì tất cả đều độc hại như nhau, cách này hay cách khác, và áp dụng, một cách toàn diện với đủ mọi tiêu chuẩn công chính và gợi hứng của nó, việc cải tổ đã được Ta chấp thuận để thực thi các quyết định của Công Đồng” (10).

Và hiện nay, vẫn còn việc phải làm trong chiều hướng trên, cách riêng, phải tái khám phá các lý do cho quyết định đã được đưa ra đối với việc cải tổ phụng vụ, phải khắc phục các bài đọc thiếu nền tảng và hời hợt, việc tiếp nhận và các thực hành phiến diện khiến phụng vụ ra méo mó. Đây không hẳn là việc phải suy nghĩ lại cuộc cải tổ bằng cách khảo sát lại các quyết định, mà là nhận thức tốt hơn các lý do nằm ở bên dưới, và nhờ các tài liệu lịch sử, biết nội tâm hóa các nguyên tắc linh hứng và tuân giữ các kỷ luật qui định về nó. Sau huấn quyền này, sau cuộc hành trình lâu dài này, ta có thể quả quyết một cách chắc chắn và với thế giá của huấn quyền rằng cuộc cải tổ phụng vụ là điều không thể đảo ngược được.

Nhiệm vụ cổ vũ và bảo vệ phụng vụ đã được bộ giáo luật ủy thác cho Tòa Thánh và các giám mục giáo phận; trách nhiệm và thẩm quyền của những vị này rất đáng kể vào lúc này; các cơ quan quốc gia và giáo phận lo việc mục vụ phụng vụ, các viện huấn luyện và các chủng viện cũng tham gia vào việc này. Ở Ý, nổi bật trong lãnh vực huấn luyện này là Trung Tâm Hoạt Động Phụng Vụ với nhiều sáng kiến của nó như Tuần Lễ Phụng Vụ hàng năm.

Sau khi duyệt lại cuộc hành trình này bằng ký ức, nay tôi muốn đề cập một số khía cạnh dưới chủ đề được anh chị em suy nghĩ trong mấy ngày này, tức là “Một Phụng Vụ Sống Động cho một Giáo Hội Sống Động”.

Phụng vụ “sống động” là nhờ sự hiện diện sống động của Đấng “khi chết đã tiêu diệt sự chết và khi sống lại đã phục hồi sự sống cho chúng con” (Kinh Tiến Tụng Phục Sinh I), không có sự hiện diện thực sự của mầu nhiệm Chúa Kitô, sẽ không có sự sinh động của phụng vụ. Không có nhịp đập của trái tim, sẽ không có sự sống con người thế nào, thì ở đây, không có nhịp đập của Chúa Kitô, sẽ không có hoạt động phụng vụ nào như thế. Thực ra, điều định nghĩa phụng vụ chính là sự thực thi, qua các dấu hiệu thánh thiện, chức linh mục của Chúa Giêsu Kitô, nghĩa là, việc người hiến mạng sống Người đến độ chịu chết giang tay trên thập giá, một chức linh mục được làm cho trở thành hiện diện không ngừng nhờ các nghi thức và lời cầu nguyện, tuyệt hảo nhất trong Mình và Máu Thánh Người, nhưng cũng trong con người của vị linh mục, trong việc công bố Lời Chúa, trong cộng đoàn tụ họp để cầu nguyện nhân danh Người (xem SC, số 7). Trong số các dấu hiệu hữu hình của Mầu Nhiệm vô hình, ta thấy có bàn thờ, dấu chỉ Chúa Kitô là viên đá sống động, bị con người liệng bỏ nhưng đã trở thành viên đá góc của tòa nhà thiêng liêng trong đó việc thờ phượng bằng tinh thần và sự thật được dâng lên Thiên Chúa hằng sống (xem 1Pr 2:4; Ep 2:20). Bởi thế, bàn thờ, trung tâm mà mọi chú ý của ta qui về trong các nhà thờ (11), đã được thánh hiến, được xức dầu thánh, được xông hương, được hôn kính, được tôn kính: cái nhìn của dân cầu nguyện, cả linh mục lẫn giáo dân, đều hướng về bàn thờ, được triệu tập để tụ họp quanh nó (12); được đặt trên bàn thờ là lễ vật của Giáo Hội mà Chúa Thánh Thần đã thánh hiến thành Bí Tích hy sinh của Chúa Kitô; từ bàn thờ, bánh sự sống và chén cứu độ được ban phát “để chúng con trở thành một thân thể và một tinh thần trong Chúa Kitô” (Kinh Nguyện Thánh Thể III).

Phụng vụ là sự sống dành cho toàn bộ dân của Giáo Hội (13). Quả thế, từ bản chất, phụng vụ vốn là của “người dân” (popupar) chứ không phải của hàng giáo sĩ, là hành động vì dân và của dân, như chính từ nguyên đã chứng tỏ. Như rất nhiều lời cầu nguyện phụng vụ đã nhắc nhớ, nó là hành động mà Thiên Chúa đã thi hành vì dân của Người, nhưng cũng là hành động dân lắng nghe lời của Thiên Chúa nói, và họ đáp ứng bằng cách ca ngợi Người, cầu khẩn Người, lãnh nhận nguồn bất tận của sự sống và lòng thương xót tuôn ra từ các dấu hiệu thánh thiện. Giáo Hội cầu nguyện qui tụ tất cả những ai có một tâm hồn biết lắng nghe Tin Mừng, chứ không hề loại bỏ ai; được triệu mời là người hèn mọn và người cao cả, người giầu có và người nghèo khổ, trẻ em và người cao niên, người khỏe mạnh và người ốm đau, người công chính và người tội lỗi. Phù hợp với hình ảnh “đám đông mênh mông” cử hành phụng vụ tại đền thánh Thiên Quốc (Xem Kh 7:9), cộng đồng phụng vụ, trong Chúa Kitô, vượt lên trên mọi giới hạn tuổi tác, chủng tộc, ngôn ngữ và quốc gia. Tầm mức “người dân” của phụng vụ nhắc ta nhớ rằng nó có tính bao gồm (inclusive) chứ không loại trừ (exclusive), cổ vũ sự hiệp thông, tuy nhiên không đánh đồng (homologizing), vì nó kêu gọi từng người đóng góp vào việc xây dựng Nhiệm Thể Chúa Kitô, tùy theo ơn gọi và tính độc đáo của mình: “Thánh Thể không phải là một bí tích ‘dành cho tôi’ mà thôi, nó là bí tích của nhiều người lập thành một thân thể là dân thánh tín thành của Thiên Chúa” (14). Do đó, chúng ta không nên quên rằng trước nhất nó là nền phụng vụ nói lên lòng sùng đạo (pietas) của toàn bộ dân Chúa, rồi được kéo dài nhờ việc thi hành và lòng sùng kính mà chúng ta vốn biết dưới danh xưng lòng đạo bình dân, một lòng đạo đức cần được đánh giá và khuyến khích trong sự hòa hợp với phụng vụ (15). Phụng vụ là sự sống chứ không phải một ý niệm để hiểu xuông mà thôi. Thực vậy, nó dẫn tới việc sống kinh nghiệm khởi đầu, vốn có tính biến đổi lối suy nghĩ và cư xử, chứ không làm phong phú một mớ ý niệm về Thiên Chúa. Việc thờ phượng của phụng vụ “trước hết không phải là một học lý để hiểu xuông hay một nghi thức để cử hành; dĩ nhiên nó cũng là một nghi thức nhưng xét cách khác, nó khác hẳn: nó là một nguồn sống và soi sáng hành trình đức tin của ta” (16).

Suy gẫm thiêng liêng là một điều khác với phụng vụ, vì phụng vụ “thực sự là bước vào mầu nhiệm Thiên Chúa; để mình được dẫn vào mầu nhiệm và hiện hữu trong mầu nhiệm” (17). Có một sự khác nhau lớn giữa việc nói rằng Thiên Chúa hiện hữu và việc cảm thấy Thiên Chúa yêu thương chúng ta, trong con người thực của chúng ta, ngay lúc này và tại đây. Trong lời cầu nguyện của phụng vụ, chúng ta cảm nghiệm sự hiệp thông được tượng trưng không phải bằng các ý niệm trừu tượng nhưng bằng một hành động mà Thiên Chúa và chúng ta, mà Chúa Kitô và Giáo Hội, là các tác nhân (18). Do đó, các nghi thức và lời cầu nguyện (xem SC, số 48), từ bản chất của chúng chứ không do các giải thích của chúng ta, đã trở thành một trường học dạy lối sống Kitô Giáo, mở ra cho mọi người có lỗ tai rộng mở, có mắt có tim để học hỏi ơn gọi và sứ mệnh của môn đệ Chúa Giêsu. Điều này phù hợp với nền huấn giáo nhiệm tính (mystagogic catechesis) vốn được các giáo phụ thực hành và cũng đã được Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo tiếp nhận; Sách này nói về phụng vụ, Phép Thánh Thể và các bí tích khác dưới ánh sáng các bản văn và nghi thức trong các sách phụng vụ ngày nay.

Nhờ kết hợp thành một hiện hữu sống động với Chúa Kitô mà trở thành người cưu mang sự sống, trở thành mẹ, thành nhà truyền giáo, nhưng Giáo Hội chỉ thực sự sống động nếu dám đi ra ngoài gặp gỡ người lân cận, lo lắng phục vụ mà không chạy theo các thế lực trần gian chỉ khiến Giáo Hội ra hiếm muộn. Do đó, việc cử hành các mầu nhiệm thánh nhắc chúng ta nhớ tới Đức Mẹ, Trinh Nữ của Kinh Ngợi Khen, chiêm ngưỡng nơi ngài “mọi điều ngài ước mong và hy vọng, như trong một hình ảnh tinh ròng nhất” (SC 103).

Cuối cùng, chúng ta không thể quên được rằng sự phong phú của Giáo Hội cầu nguyện, vì là “công giáo”, nên phải vượt quá Nghi Lễ Rôma, là nghi lễ, mặc dù sâu rộng nhất, nhưng không duy nhất. Sự hòa hợp của các truyền thống nghi lễ khác nhau của cả Đông Phương lẫn Tây Phương, từ hơi thở của cùng một Thần Khí, đem lại tiếng nói cho Giáo Hội cầu nguyện duy nhất vì Chúa Kitô, với Chúa Kitô và trong Chúa Kitô, vì vinh danh Chúa Cha và sự cứu rỗi thế giới.

Anh chị em thân mến, tôi cám ơn anh chị em đã tới viếng thăm và tôi khuyến khích những ai có trách nhiệm đối với Trung Tâm Hoạt Động Phụng Vụ tiếp tục có lòng tin vào sự gợi hứng lúc ban đầu, là phục vụ việc cầu nguyện của dân thánh Thiên Chúa. Thực vậy, Trung Tâm Hoạt Động Phụng Vụ luôn luôn nổi bật vì sự quan tâm đối với nền mục vụ phụng vụ, trung thành với các chỉ dẫn của Tòa Thánh cũng như của các giám mục và hưởng được sự hỗ trợ của các ngài. Kinh nghiệm lâu dài của Tuần Lễ Phụng Vụ, được tổ chức tại nhiều giáo phận của Ý, cùng với tập san “Phụng Vụ”, đã rất hữu ích trong việc cổ vũ cuộc canh tân phụng vụ trong đời sống các giáo xứ, các chủng viện và các cộng đồng tu trì. Cực nhọc là điều không thiếu, nhưng niềm vui cũng luôn có đó! Hôm nay, một lần nữa, tôi yêu cầu sự cam kết này nơi anh chị em: để giúp các thừa tác viên thụ phong, cũng như các thừa tác viên khác, các lĩnh xướng viên, các nghệ sĩ, các nhạc sĩ biết hợp tác với nhau để phụng vụ thực sự là “nguồn suối và đỉnh cao của sinh lực trong Giáo Hội” (xem SC,10). Tôi xin anh chị em vui lòng cầu nguyện cho tôi và tôi xin ban cho anh chị em Phép Lành Tông Truyền từ đáy lòng tôi.
___________________________________________________________________________________________________________
Chú thích

[1] Xem Tự Sắc Tra le sollecitudini, ngày 22 tháng Mười Một, 1903: ASS 36 (1904), 329-339.

[2] Xem Tông Hiến Divino afflatu, ngày 1 tháng Mười Một, 1911: AAS 3 (1911), 633-638.

[3] Tự Sắc Abhinc duos annos, ngày 23 tháng Mười, 1913: AAS 5 (1913) 449-450).

[4] 20 tháng Mười Một, 1947: AAS 39 (1947) 521-600.

[5] Xem Thánh Bộ Nghi Lễ, phần lịch sử, số 71. “Memoria sulla riform liturgica” (1946).

[6] Xem Piô XII, Tự Sắc In cotidianis precibus, ngày 24 tháng Ba, 1945: AAS 37 (1945) 65-67.

[7] Xem Thánh Bộ Nghi Lễ, Sắc Lệnh Dominicae Resurrectionis, ngày 9 tháng 2, 1951: AAS 43 (1951) 128-129; Id., Sắc Lệnh Maxima Redemptionis, ngày 16 tháng Mười Một, 1955: AAS 47 (1955) 838-841).

[8] Yết Kiến Chung, ngày 13 tháng Giêng , 1965.

[9] “Việc cải tổ các nghi thức và các sách phụng vụ đã được thực hiện gần như ngay sau khi công bố Hiến Chế Sacrosanctum Concilium và được thi hành một ít năm sau nhờ việc làm đáng kể và vô tư của rất đông các nhà chuyên môn và mục tử khắp thế giới (Xem Sacrosanctum Concilium, 25). Công việc này được thực hiện dưới sự hướng dẫn của nguyên tắc công đồng: trung thành với Truyền Thống và cởi mở với tiến bộ hợp pháp (xem Đã dẫn, 23); do đó, có thể nói rằng việc cải tổ phụng vụ hoàn toàn hợp truyền thống “ad normam Sanctorum Patrum” (quy phạm Giáo Phụ) (xem Đã dẫn, số 50; Insitutio generalis Missalis Romani, Prooemium, 6)” (Đức Gioan Phaolô II, Tông Thư Vicesimus quintus annus, 4).

[10] “Ngày nay, một điểm đặc thù trong đời sống Giáo Hội, một lần nữa, lôi cuốn sự chú ý của Đức Giáo Hoàng: đó là các hoa trái có ích không thể bác bỏ được của việc cải tổ phụng vụ. Kể tứ lúc công bố Hiến Chế Công Đồng Sacrosanctum Concilium, nhiều tiến bộ vĩ đại đã được thực hiện, đáp ứng được các tiền đề do phong trào phụng vụ của cuối thế kỷ 19 đề xuất và đã thực hiện trọn vẹn các khát vọng sâu xa, mà rất nhiều người trong Giáo Hội cũng như các học giả từng cố gắng và cầu nguyện cho. Nghi Thức Thánh Lễ mới, do Ta công bố sau một chuẩn bị lâu dài, đầy trách nhiệm của nhiều cơ quan, và đã đưa nhiều bài tán dương (eulogies) khác vào Qui Điển Rôma, là qui điển cho đến nay chủ yếu vẫn không thay đổi, đã mang lại nhiều hoa trái tốt lành: tham dự nhiều hơn vào hành động phụng vụ; ý thức hành động thánh một cách đứng đắn hơn; nhận thức nhiều hơn và rộng rãi hơn các kho tàng bất tận của Thánh Kinh; gia tăng ý nghĩa cộng đoàn của Giáo Hội. Diễn biến trong các năm qua cho thấy chúng ta đang đi đúng đường. Tuy nhiên, bất hạnh thay, đã có những lạm dụng và tự sáng chế trong lúc thi hành. Nay đã đến lúc để các chia rẽ nhất định phải thất bại, vì tất cả đều độc hại như nhau, cách này hay cách khác, và áp dụng, một cách toàn diện với đủ mọi tiêu chuẩn công chính và gợi hứng của nó,việc cải tổ đã được Ta chấp thuận để thực thi các quyết định của Công Đồng” (Bài nói chuyện Gratias ex animo, ngày 27 tháng Sáu, 1977: Insegnamenti di Paolo VI, XV [1977], 655-656, bằng tiếng Ý 662-663).

[11] Xem Ordinamento generale del Messale Romano, n 299; Rito della dedicazione di un altare, Premesse, nn. 155, 159.

[12] “Quanh bàn thờ này, chúng con được nuôi dưỡng bằng Mình và Máu Con Cha để tạo thành Giáo Hội duy nhất và thánh thiện của Cha” (Nghi thức thánh hiến bàn thờ, số 213, Kinh Tiền Tụng).

[13] “Các hành động phụng vụ không phải là các hành động tư riêng mà là các cử hành của Giáo Hội; mà Giáo hội thì vốn là ‘bí trích của hợp nhất’ nghĩa là, dân thánh tụ họp và được sắp xếp dưới sự hướng dẫn của các giám mục. Do đó, các hành động này thuộc toàn bộ cơ thể Giáo Hội, chúng biểu lộ Giáo Hội một cách minh nhiên và tiềm ẩn” (SC, số 26).

[14] Bài giảng lễ trọng Mình và Máu Cực Thánh Chúa Kitô, ngày 18 tháng Sáu, 2017: L’Osservatore Romano, các ngày 19-20 tháng Sáu, 2017, trang 8.

[15] Xem SC, 13; Tông Huấn Evangelii gaudium, ngày 24 tháng Mười Một, 2013, 122-126: AAS 105 (2013), 1071-1073.

[16] Bài giảng Thánh Lễ Chúa Nhật III Mùa Chay, Giáo Xứ Ognissanti thuộc Giáo Phận Rôma, ngày 7 tháng Ba, 2015.

[17] Bài giảng Thánh Lễ tại Nhà Thánh Marta, ngày 10 tháng Hai, 2014.

[18] “Hãy xem xem tại sao việc tưởng niệm Thánh Thể lại đem lại cho ta nhiều ơn phúc đến thế: đây không phải là một ký ức trừu tượng, lạnh lùng, chỉ có tính ý niệm, mà là ký ức sống động và đầy an ủi về tình yêu Thiên Chúa. […] Trong Thánh Thể, có mọi mùi của lời và cử chỉ của Chúa Giêsu, mọi vị Phục Sinh của Người, mọi hương thơm của Thần Trí Người. Được khắc ghi trong trái tim tiếp nhận nó của chúng ta là sự chắc chắn được Người yêu thương” (Bài giảng lễ trọng Mình và Máu Cực Thánh Chúa Kitô, ngày 18 tháng Sáu, 2017: L’Osservatore Romano, các ngày 19-20 tháng Sáu, 2017, trang 8).
 
Huy hiệu “Chuyến thăm của Đức Thánh Cha tới Myanmar là Yêu thương và Hòa bình”
Thanh Quảng sdb
19:57 29/08/2017
Huy hiệu (Logo) “Chuyến thăm của Đức Thánh Cha tới Myanmar là Yêu thương và Hòa bình”
Thật vậy, Phương châm của chuyến viếng thăm của Đức thánh Cha Phanxicô’ tới Myanmar vào các ngày 27/11 tới ngày 30/11, 2017 là ‘Yêu thương và hòa bình.’
Phát ngôn viên tòa thánh cho hay "Hòa bình theo Kitô giáo được xây dựng trên Tình yêu" và "Không thể có hòa bình nếu không có tình yêu. Tình yêu, mà người dân Myanmar đang khao khát sẽ mở đường tới hòa bình. Chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha nhằm quảng bá Tình yêu và Hòa bình ở Myanmar ".
Đây là ý nghĩa của huy hiệu (logo):
Hình dạng của huy hiệu là một trái tim. Nền tảng chung cho Kitô giáo và Phật giáo là Tình yêu. Chính khái niệm này tạo ra sự tôn trọng và chấp nhận lẫn nhau giữa các Kitô hữu và Phật tử.
Các giải băng quyện lại thành hình trái tim là hai lá cờ: một là cờ Vatican (màu vàng và trắng) và các màu khác (vàng, xanh lá cây và màu đỏ) là cờ của đất nước Myanmar.
Bản đồ Myanmar được tô bằng những màu sắc của chiếc cầu vồng. Nó biểu thị cho những sắc tộc của đất nước Myanmar; gồm có tám bộ lạc lớn và 135 các sắc tộc thiểu số khác nhau với ngôn ngữ, thổ địa và văn hoá khác nhau.
Đức Thánh Cha đang thả con chim bồ câu biểu tượng cho Đức Thánh Cha là sứ giả của hòa bình.
 
Xem video Cảnh Giáo Dân ngăn chặn phá nhà thờ ở Sơn Tây Trung Hoa
Trần Mạnh Trác
22:21 29/08/2017

Trường trị, Sơn Tây (AsiaNews 29/8/2017)-Video cho thấy nhiều chục người đang cố gắng ngăn chặn các xe ủi đất phá hủy một nhà thờ tại làng Vương thôn (Wangcun,) cách thị xã Trường Trị (Changzhi) một vài cây số, ở phía đông nam tỉnh Sơn Tây (Shanxi), Trung Hoa.

Những tiếng kêu thất thanh "Lạy Chúa Giêsu xin cứu chúng con!" và "Lạy Mẹ Maria, xin đoái thương chúng con!" cho biết đây là những người Công Giáo đang cố gắng bảo vệ ngôi nhà thờ cuả họ.

Ngôi nhà thờ này là một hòn ngọc hiếm về nghệ thuật kiến trúc cổ điển, đã được dựng lên hơn 100 năm qua, đã được chính quyền trả lại cho người Công Giáo ngày 25 tháng 8 năm 2012 và đang được tu bổ bằng tiền đóng góp lớn cuả giáo dân.

Bỗng nhiên hai tuần trước, Ủy ban Nhân Dân đảng Cộng Sản cuả Huyện đổi ý.

Lấy lý do "quy hoạch đô thị", họ ra lệnh phá hủy toàn bộ khu vực, gồm ngôi nhà thờ và cả hàng rào. Lý do là, "sau khi phá hủy, một công viên sẽ được dựng lên để phục vụ cho tất cả mọi người dân".

Để ngăn chặn sự phá hủy, vị linh mục và hàng ngàn tín hữu đã tụ tập dưới mưa xung quanh nhà thờ và các bức tường xung quanh, cầu nguyện và xin Chúa để "thay đổi trái tim cứng cỏi cuả các chức quyền để tuân giữ những quy định của pháp luật và bảo vệ tự do tôn giáo."

Theo báo cáo mới nhất, các nhà chức trách đã ngừng việc phá hủy để cứu xét lại.

Ở Trường Trị, số người công giáo là thiểu số ít ỏi thường hay bị ức hiếp, chỉ có khoảng 50.000 trong tổng số dân 3,5 triệu. Giáo phận có 47 linh mục phục vụ trong 60 nhà thờ hoặc nhà nguyện.
 
Những nơi nhận đóng góp để cứu trợ nạn nhân bão Harvey.
Giuse Thẩm Nguyễn
20:29 29/08/2017
Những nơi nhận đóng góp để cứu trợ nạn nhân bão Harvey.

(CNS) Tin từ Washington. Nhiều tổ chức đã thành lập các đơn vị trợ giúp khẩn cấp cho hàng ngàn người bị ảnh hưởng bởi cơn bão Harvey và trận lụt tiếp theo ở Texas và Louisiana.

Đóng góp có thể gởi tại:

1/Các Hội Bác Ái Công Giáo Hoa Kỳ qua trang mạng: https://catholiccharitiesusa.org/; hay gọi điện thoại số 800-919-9338.

Hay gởi thư về: P.O. Box 17066, Baltimore, Maryland 21297-1066 và viết phần ghi nhớ “Hurrican Harvey”. Check pay to: Catholic Charities USA.

2/Hội Đồng Giám Mục Texas đang kết hợp với các dịch vụ khẩn cấp. Danh sách gởi tiền về từng giáo phận đã được đưa lên mạng tại https://txcatholic.org/harvey/.

3/Các giáo phận địa phương sẽ có buổi quyên tiền đặc biệt vào những thánh lễ cuối tuần 2-3 tháng Chín và 9-10 tháng Chín. Các hội Bác Ái Công Giáo Hoa Kỳ sẽ dùng quỹ này cho việc cứu trợ cũng như mục vụ và tái thiết thông qua Hội Đồng Giám Mục.

Giuse Thẩm Nguyễn
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh lễ Khai mạc Năm Thánh mừng Kim Khánh Giáo phận Ban Mê Thuột tại Giáo hạt Mẫu Tâm
Vũ Đình Bình
07:41 29/08/2017
Giáo hạt Mẫu Tâm là một Giáo hạt truyền giáo rộng lớn gồm có 12 Giáo xứ, 8 Giáo họ biệt lập; bao gồm các xã phường phía Tây Nam thành phố Buôn Ma Thuột, bao gồm huyện Buôn Đôn, huyện Ea Súp và huyện Krông Ana tỉnh Đăk Lăk. Cả 2 huyện Buôn Đôn, Ea Súp mới chỉ có một Giáo xứ Tân Lợi, thành lập năm 1989. Huyện Krông Ana cũng chỉ có một Giáo xứ Quỳnh Ngọc, thành lập năm 2007.

Xem Hình

Mừng Năm Thánh 50 năm thành lập Giáo phận Ban Mê Thuột (22.6.1967 – 22.6.2017), ngoài Thánh lễ khai mạc vào ngày 22.6.2017 tại Trung tâm Mục vụ, Giáo phận còn cử hành Thánh lễ khai mạc Năm Thánh tại 8 Giáo hạt và 3 Trung tâm Hành hương: Đức Mẹ Thác Mơ (Hạt Phước Long), Đức Mẹ Giang Sơn (Giáo xứ Giang Sơn), Đồi Thánh Tâm (Giáo xứ Xã Đoài), hầu tất cả mọi tín hữu đều có thể được hưởng nhờ Ơn Toàn Xá. Nhà thờ Châu Sơn, được chọn để cử hành Thánh lễ khai mạc Năm Thánh và là điểm hành hương tại Giáo Hạt Mẫu Tâm.

Sáng nay, ngày 29.8.2017, tín hữu khắp nơi trong Giáo hạt Mẫu Tâm, từ các Giáo xứ cận kề như Chi Lăng, Duy Hòa, Kim Mai, Thánh Linh, Hưng Đạo, Chính Nghĩa, Mẫu Tâm đến các Giáo xứ xa xôi như Giáo xứ Tân Lợi, Thọ Thành, Quỳnh Ngọc, Đoàn Kết; và cả các tín hữu ở các Giáo điểm rất xa như Đồi Cầy, Ea Súp; tất cả mọi người đều hướng về Thánh đường Giáo xứ Châu Sơn, nơi được chọn là điểm hành hương Năm Thánh của Giáo hạt Mẫu Tâm.

Thánh lễ Tạ ơn mừng Kim khánh Giáo phận Ban Mê Thuột tại Nhà thờ Châu Sơn cử hành long trọng trong ngày thời tiết khá thuận lợi, mát mẻ, rộn vang tiếng kèn, tiếng trống, xen lẫn tiếng cồng chiêng râm ran hòa quyện cùng tiếng chuông ngân nga, thánh thoát. Số người về tham dự Thánh lễ rất đông, đủ mọi thành phần, đủ mọi sắc tộc, muôn màu muôn vẻ, nhiều người phải ngồi bên ngoài nhà thờ, dưới những mái che hoặc dưới bóng cây, nhưng tất cả đều mang một tâm tình sốt mến, trang nghiêm.

Nghi thức khai mạc do Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản - Giám mục Giáo phận, chủ sự tại tiền sảnh Nhà thờ. Cha Gioan Bùi Quang Đạo, Quản hạt Mẫu Tâm, công bố Tin Mừng Năm Hồng ân (Lc 4, 14–21). Đức Giám mục hôn kính Thánh giá và trao cho Cha Quản hạt dẫn đầu đoàn rước tiến vào Nhà thờ.

Sau khi Đức Giám mục và Quý Cha đồng tế hôn kính Bàn thờ, Cha Quản hạt công bố Sắc lệnh của Tòa Ân Giải Tối Cao về việc Tòa Thánh chấp thuận cho Giáo phận cử hành Năm Thánh do Hồng Y Maurus Piacenza, Chánh án Tòa Ân giải Tối cao ấn ký. Tiếp đến, Đức Giám mục, Cha Quản hạt đại diện cộng đoàn dâng hương tưởng niệm Các Thánh Tử Đạo Việt Nam và Các Bậc Tiền Nhân.

Thánh lễ nối tiếp qua phần Phụng vụ Lời Chúa. Trong phần bài giảng, Đức Cha Vinh Sơn nói: “Tử đạo nghĩa là làm chứng cho Chúa”. Chính Chúa Giêsu đã nói với các Tông đồ: “Nếu anh em yêu mến Thầy, anh em sẽ giữ các điều răn của Thầy. Thầy sẽ xin Chúa Cha và Người sẽ ban cho anh em một Đấng Bảo Trợ khác đến ở với anh em luôn mãi.” Chính niềm tin và lòng yêu mến giúp chúng ta tuân giữ Lời Chúa. Và khi chúng ta tuân giữ Lời Chúa thì Thánh Thần sẽ xuống trên chúng ta để biến đổi chúng ta trở nên người Kitô hữu trưởng thành, soi sáng chúng ta trong đời sống hàng ngày để trở thành chứng nhân cho Chúa… Mừng Kim Khánh Giáo phận, chúng ta tri ân cảm tạ Thiên Chúa, tưởng nhớ Các Bậc Tiền Nhân, những người có công xây dựng cộng đoàn Dân Chúa và sống đức tin trên mảnh đất này; đồng thời chúng ta cũng rút ra những kinh nghiệm để sống đạo trong tương lai. (Mời nghe BÀI GIẢNG)

Sau phần hiệp lễ, cộng đoàn đọc kinh Năm Thánh xin cho mọi thành phần dân Chúa trong gia đình giáo phận, biết sống hiệp nhất và hăng say loan báo Tin Mừng, nhờ đó nhiều người được hưởng niềm vui cứu độ… Xin ân thưởng cho những người có công xây dựng giáo phận, và ban phúc Nước Trời cho các mục tử và các tín hữu đã qua đời, là những người đã tích cực cộng tác trong công cuộc loan báo Tin mừng tại vùng đất Tây Nguyên này…

Cuối lễ, Vị đại diện Dân Chúa ngỏ lời tri ân cảm tạ Thiên Chúa vì muôn hồng ân Chúa đã ban cho Giáo phận trong 50 năm qua; tri ân Đức Giám mục và cảm ơn tất cả mọi người, mọi thành phần Dân Chúa đã góp phần cho ngày lễ trang nghiêm, sốt sắng bằng tâm tình hiệp nhất.

Trước khi ban phép lành trọng thể, Đức Giám mục khen ngợi các Giáo xứ trong Giáo hạt đồng tâm hiệp nhất với nhau, các đoàn thể đã tích cực cộng tác với Cha Quản hạt, cũng là Cha Quản xứ tổ chức Thánh lễ thật chu đáo, trang nghiêm và tốt đẹp. Ngài tỏ ý quan tâm đến đời sống đạo của anh chị em tín hữu ở những vùng khó khăn, những vùng giáo điểm xa xôi chưa có nhà thờ, chưa có linh mục. Ngài cũng kêu gọi cộng đoàn sống hiệp nhất, biết sử dụng ngôn ngữ chung – ngôn ngữ của Chúa Giêsu bằng tâm tình bác ái, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau. Ngài nói thêm: “Anh chị em cố gắng sống đức tin để hạt giống đức tin nảy mầm mạnh mẽ trên mảnh đất Ban Mê thân yêu này”.


Vũ Đình Bình
 
Giáo xứ Đức Mẹ La Vang, Miami Khai giảng Năm Giáo Lý mới 2017-2018
Giáo xứ ĐMLV Miami
12:20 29/08/2017
Chúa Nhật 27-08, bầu trời tại miền Nam Florida có nắng ấm cho dù đang bị ảnh hưởng ít nhiều do con bão Harvey thổi vào tiểu bang Texas. Hôm nay Giáo xứ Khai giảng Năm Mới Giáo lý, Việt ngữ và Đoàn Thiếu nhi cho các trẻ em từ 6,7 tuồi cho đến 18 tuổi. Khoảng 9:00AM, các em đã được cha mẹ đưa đến Nhà thờ trong bộ đồng phục Thiếu nhi và khăn quàng theo các ngành: Ấu, Thiếu, Nghĩa sĩ và Hiệp sĩ. Các Huynh trưởng cũng có mặt để giúp các em chỉnh lại trang phục và sắp hàng trước khi vào nhà thờ tham dự Thánh Lễ. Đúng 9:30AM, Thánh Lễ bắt đầu với đoàn rước gồm các Trợ uý, Thày cô, Huynh trưởng và Cha chủ tế lên cung thánh hoà trong tiếng hát hùng hồn của Ca đoàn Thiên Thần. Cha chủ tế và cũng là Cha TU chào mừng quý phụ huynh, quý khách và các em Thiếu nhi (khoảng 200 em) và tuyên bố Khai giảng Năm Giáo Lý mới 2017-2018. Một hồi trống nổi lên báo hiệu Ngày Khai giảng đã bắt đầu. Sau đó là phần Tuyên hứa của quý Trỡ uý, Thày cô và Huynh trưởng trước thềm Năm học mới.

Xem hình

1. Luôn xác tín vào Thiên Chúa và trung thành với giáo huấn của Giáo hội

2. Vâng lời và theo sự hướng dẫn của Cha xứ và BTV trong việc giảng dạy,

3. Ý thức việc giảng dạy Giáo lý, Việt ngữ là việc quan trọng, để vun trồng đức tin, duy trì truyền thống văn hoá Việt Nam cho các em, và thực hành các đức tính nhân bản,

4. Nêu gương sáng cho các em qua: Cầu nguyện - Tôn sùng Thánh Thể - Hy sinh và Làm việc Tông đồ.

Trong bài giảng, Cha chủ tế chia sẻ với các em về việc tuyên xưng niềm tin vào Chúa Giê-su Thánh Thể dưạ trên lời tuyên xưng của Thánh Phê-rô: Thày là Đức Ki-tô, Con Thiên Chúa hằng sống. Cha nhấn mạnh cho các em hiều là việc các em hy sinh đến nhà thờ tham dự Thánh Lễ mỗi Chúa Nhật, học Giáo lý, Việt ngữ và sinh hoạt Đoàn Thiếu nhi cùng với việc vâng lời Cha mẹ, Thày cô, yêu thương anh chị em, bạn bè cũng là cách thức để thể hiện niềm tin đó trong cuộc sống hằng ngày.

Thánh Lễ được tiếp tục với phần dâng khăn của các ngành trong Đoàn Thiếu Nhi. Sau Thánh Lễ, các em được hướng dẫn ra sân ngoài nhà thờ tham dự nghi thức chào cờ với quốc kỳ Việt Nam Cộng Hoà và cờ Đoàn. Nhìn hình ảnh các em trong ngày đầu tiên trở lại sinh hoạt sau hơn 2 tháng nghỉ hè, gặp lại Thày cô, Huynh trưởng và bạn bè thật là vui. Các em mới ghi danh năm nay, tuy còn bỡ ngỡ nhưng cũng hoà nhập cách nhanh chóng với các nghi thức đang diễn ra. Chào cờ xong là câu chuyện dưới cờ của Cha TU và anh Đoàn trưởng.

Sau nghi thức chào cờ, các em được hướng dẫn vào các lớp học và bắt đầu bài học đầu tiên của Năm học mới.

Xin cảm tạ Chúa, qua lời cầu bầu của Mẹ La Vang và Thánh cả Giuse, đã ban cho Giáo xứ chúng con một ngày Khai giảng Năm học mới bình an và tràn đầy niềm vui. Amen.
 
Hội Các Bà Mẹ Công Giáo Giáo Xứ Holy Eucharist Mừng Kính bổn mạng Thánh Nữ Monica
Trần Bá Nguyệt
16:40 29/08/2017
Melbourne, Chúa Nhật thứ 21 thường niên năm nay, nhằm ngày 27-8-2017, Hội CBMCG Giáo Xứ Holy Eucharist thuộc Tổng Giáo Phận Melbourne, đã được Cha Linh Hướng Hội, cũng là Cha Chính Xứ, cho phép tổ chức Thánh Lễ Mừng Kính Thánh Nữ Monica, Bổn Mạng của CBMCG toàn thế giới. Điều rất đặc biệt là trong thánh lễ này, Đoàn Giới Trẻ Giáo Xứ cũng Mừng Kính Thánh Augustinô, Bổn Mạng Đoàn. Trong lịch phụng vụ, Thánh Nữ Monica là người Mẹ đã liên lỉ cầu nguyện cho người con lạc đường và hư hỏng tột cùng của mình là Augustinô để cuối cùng chàng thanh niên tội lỗi đó đã trở lại, đi tu, làm linh mục và sau này trở thành Tiến sĩ Hội Thánh.
Xem hình
Hơn 800 giáo dân đã có mặt trong ngôi thánh đường ấm cúng mặc dù bên ngoài nhiệt độ chỉ khoảng 9 độ C và trời cuối đông rất lạnh với cơn mưa khá nặng hạt và làn gió mùa đông Nam Cực chợt đến.
Thánh lễ do Cha Phó Giáo Xứ Phêrô Lý Trọng Danh chủ tế, cùng với Cha Chính Xứ Giuse Đỗ Tuấn Anh và Cha Vũ Nhật Thăng đồng tế. Cha Tuấn Anh là linh hướng Hội CBMCG toàn Tổng Giáo Phận Melbourne và Cha Vũ Nhật Thăng là người thường xuyên hướng dẫn và tham gia sinh hoạt với Đoàn Giới Trẻ giáo xứ.
Trong bài giảng, Cha Chính Xứ Tuấn Anh đã nhắc đến Người Mẹ Monica với tính kiên trì cầu nguyện những mong người con hư hỏng của mình là Augustino trở lại. Augustino khi đó đi theo bè rối Manikêo ăn chơi sa đoạ. Bà mẹ Monica đã nhờ sự cầu nguyện và hướng dẫn của Đức Giám Mục Ambrosio. Cuối cùng, Augustino đã trở lại, đi tu và trở thành linh mục. Hội CBMCG Giáo Xứ Holy Eucharist là hội duy nhất tại Melbourne, đã thành lập được sáu năm và đã đóng góp rất nhiều cho công việc phục vụ giáo xứ, giáo phận, cũng như tham dự các sinh hoạt của cộng đồng người Công Giáo Việt Nam tại Melbourne. Đoàn giới trẻ giáo xứ chọn Thánh Augustino là quan thày gồm phần lớn là các em sinh viên người Việt, xa nhà. Các bạn trẻ này cũng là thành phần rất năng nổ trong mọi hoạt động của giáo xứ và giáo phận.
Trong dịp này, Đoàn Giới Trẻ cũng ra mắt Tân Ban Chấp Hành. Cha Chính xứ Tuấn Anh đã chia sẻ tâm tư tình cảm và lòng nhiệt thành của các em cho các sinh hoạt giáo xứ. Riêng Hội Các BMCG hôm nay có thêm năm thành viên mới chính thức nhận nghi thức nhập hội.
Cuối lễ, Anh Bùi Hữu Thọ, Trưởng Ban Mục Vụ Cộng Đoàn Giáo xứ đã thay mặt cộng đoàn chúc mừng Hội CBMCG và Đoàn Giới Trẻ giáo xứ trong Đại Lễ Mừng Kính hai vị thánh Monica và Augustino. Hai vị thánh này là Mẹ và Con. Do đó, anh cũng cầu chúc Hội CBMCG và Nhóm Giới Trẻ sống mãi trong tình yêu Mẹ và Con như hai vị thánh mừng kính hôm nay.
Sau thánh lễ, cộng đoàn đã cùng chung vui với hai hội đoàn trong một bữa tiệc trưa, đơn giản, nhưng no say và ấm cúng. Bầu không khí trong hội trường giáo xứ càng ấm cúng hơn trong cái lạnh se người bên ngoài và một ngày nhiều mưa của mùa Đông Nam Bán Cầu.
Trần Bá Nguyệt (DCUC)
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Vô cảm
Đinh Văn Tiến Hùng
12:35 29/08/2017
-“Ngài có hối tiếc gì về hơn 4 triệu người Việt chết vì cuộc nội chiến ý thức hệ Cộng sản không?- Võ nguyên Giáp thản nhiện trả lời nhà báo Pháp: Non, pas du tout ! Không hối tiếc !”. Tên tướng Giáp đại diện cho bọn đầu xỏ CSVN là một lũ Vô cảm vì máu lạnh chúng đã bị đóng băng rồi.
-Vì thế hiện nay dưới tà quyền CSVN, 2 căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất là Vô cảm & Nói dối
.

‘Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
Người trong một Nước phải thương nhau cùng’,
Dù rằng Nam, Bắc hay Trung,
Cũng là con cháu Lạc Hồng mà ra,
Nước Non chỉ Nước Non nhà,
Mang theo dấu ấn lúc ta chào đời.

Ngàn năm văn hóa ông cha,
Lời vàng giáo huấn cho ta làm người,
Quê Hương rừng biển đẹp tươi,
Những lời khuyên ấy ngàn đời không phai.

Ngày nay một lũ bất tài,
Làm tôi cho bọn ngoại lai mất rồi !
Vô cảm tràn ngập nơi nơi,
Từ trên xuống dưới vun bồi ấm thân.

Đói nghèo mặc kệ người dân,
Biển sông cá chết đâu cần phải lo,
Chia nhau mắc ngoặc tham ô,
Phát ngôn lấp liếm phỉnh phờ cho qua.

Vô cảm băng hoại nước nhà,
Thế nên đạo đức ông cha suy đồi,
Xã hội lắm cảnh khóc cười,
Bao nhiêu tình huống lệ rơi đau lòng.

Chiếc xe lao giữa phố đông,
Cán người bỏ chạy như không việc gì,
Chứng kiến tai nạn hiểm nguy,
Đứng nhìn một lúc lại đi bình thường.

Xe tải lật giữa phố phường,
Thực phẩm đổ xuống vãi vương tứ bề,
Dân tham hai bên vỉa hè,
Ào ra cướp giật đem về nhởn nhơ.

Trường kia có bọn học trò,
Hành hung bạn học chẳng lo học hành,
Một lũ xúm lại bu quanh,
Ung dung như ngắm bức tranh bi hài.

‘Lương y từ mẫu’ là sai
Nằm trong bệnh viện nếu ai không tiền,
Thì xin hãy cứ nghỉ yên,
Đợi chờ thần chết chẳng phiền ai hay.

Vô cảm độc tố ngày nay,
Hủy hoại đạo đức ở ngay gia đình,
Cha con , chồng vợ dứt tình,
Bởi vì chỉ nghĩ đến mình mà thôi !
…………………………
Than ôi! Xã hội suy đồi,
Chính bởi Việt cộng đười ươi gieo truyền,
Hãy mau dẹp bọn tà quyền,
Giang Sơn Tổ Quốc bình yên vui hòa,
Hết cảnh Vô cảm xót xa,
Sống luôn tình nghĩa chan hòa yêu thương.

ĐINH VĂN TIẾN HÙNG





















 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Phó tế vĩnh viễn được chạm tay vào bàn thờ ở đầu lễ không?
Nguyễn Trọng Đa
07:33 29/08/2017
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Hỏi: Thưa cha, xin cha vui lòng bàn đến vấn đề về các Phó tế vĩnh viễn KHÔNG ĐƯỢC chạm tay hoặc lòng bàn tay vào bàn thờ, ở đầu Thánh lễ, theo cách mà linh mục chúng ta làm. Tôi nhớ lại khi được giảng dạy trong đại chủng viện rằng bởi vì các Phó tế không phải là thay mặt Chúa Kitô (in persona Christi) ở bàn thờ như linh mục chúng ta là, lòng bàn tay của Phó tế không được xức dầu như chúng ta, và họ cũng không có gì liên quan đến việc cử hành Thánh lễ, nên họ phải tôn kính Bàn thờ ở đầu và cuối Thánh lễ, với hai bàn tay của họ chắp lại, hoặc nếu cần, điềm tĩnh sờ vào dưới bàn thờ ngoài tầm nhìn của cộng đoàn. - D. D., Florida, Hoa Kỳ.


Đáp: Tôi nghĩ rằng cần có một hoặc hai sự phân biệt trước khi giải quyết câu hỏi này.

Trước hết, không có sự khác biệt trong các chức năng phụng vụ giữa các Phó tế vĩnh viễn và Phó tế chuyển tiếp. Thứ hai, chúng ta cần phải phân biệt giữa một qui định phụng vụ hay truyền thống, và các lý do đưa ra để biện minh cho nó.

Nguồn gốc có thể của qui định này, nếu nó hiện đang tồn tại, được tìm thấy trong hình thức ngoại thường của nghi lễ Rôma. Theo sách lễ nghi của cha Fortescue-O'Connell-Reid:

"Trong khi quỳ ở bàn thờ, chỉ mình chủ tế đặt tay lên bàn thờ khi quỳ" [trang 47].

Các sách khác, chẳng hạn như cuốn Trimeloni bằng tiếng Ý, có các điểm tương tự mặc dù trong chi tiết lớn hơn, nêu thêm các khoảnh khắc khác mà trong đó chủ tế đặt tay lên bàn thờ.

Tuy nhiên, các cuốn sách này không đưa ra lý do cho các qui định cụ thể này.

Do đó, có khả năng rằng quy định đành cho chủ tế chạm tay lên bàn thờ đã được thực hiện trước khi có nghi thức hiện nay. Mặc dù không là phổ quát, thật là phổ biến để nói rằng các Phó tế hôn bàn thờ với đôi tay chắp lại, trong khi linh mục đặt hai bàn tay lên bàn thờ. Ít nhất, một số chưởng nghi giáo hoàng đã hướng dẫn các Phó tế hành động theo cách này.

Tuy nhiên, liệu qui định này thực sự áp dụng cho phụng vụ hiện tại không, và nó có thể được biện minh bằng bất kỳ tài liệu chính thức nào không?

Chúng ta phải nhớ rằng các thay đổi trong phụng vụ đã là nhiều và sâu sắc. Riêng trong lĩnh vực này có dự khôi phục Thánh lễ đồng tế, vốn bao hàm rằng nhiều linh mục hôn và chạm tay vào bàn thờ. Tương tự như vậy, nghi thức hiện tại tiên liệu thầy Phó tế hôn bàn thờ cùng với vị chủ tế. Trong hình thức ngoại thường, chỉ có chủ tế hôn bàn thờ mà thôi. Với các bối cảnh nghi thức khác nhau, thật ngạc nhiên là một luật đặc biệt như vậy vẫn còn áp dụng.

Các qui định hiện hành trong Sách lễ là:

"44. Trong số cử chỉ bao gồm các hành động và cuộc rước, mà theo đó Linh Mục, cùng với Phó tế và các thừa tác viên đi đến bàn thờ; Phó tế mang Sách Tin Mừng hay sách Phúc Âm đến giảng đài, trước khi công bố bài Tin Mừng; các tín hữu mang lễ vật và tiến lên Rước Lễ. Điều thích hợp là các hành động và cuộc rước như thế phải được thực hiện với các trang trí, trong khi các bài hát phù hợp với chúng được hát lên, phù hợp với các qui định dành cho mỗi loại của chúng. [...]

"49. Khi họ đến cung thánh, Linh mục, Phó tế, và các thừa tác viên tôn kính bàn thờ với sự cúi mình sâu. Hơn nữa, như một biểu hiện của sự tôn kính, sau đó Linh mục và Phó tế hôn bàn thờ; Linh mục, nếu thích hợp, cũng xông hương Thánh giá và bàn thờ".

Cả ở đây, cũng như trong bất kỳ phần nào của Qui chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma, hoặc trong chữ đỏ của cuộc rước nhập lễ, không có chỉ dẫn nào về việc Linh mục hay Phó tế đặt tay ở đâu trong khi hôn bàn thờ. Cũng không có chỉ dẫn nào nói rằng chỉ Linh mục có thể chạm tay vào bàn thờ cả.

Mặc dù không phải là một văn bản chính thức, thật là thú vị để chú ý đến sự giải thích của cuốn “Ceremonies of the Modern Roman Rite, Các nghi thức của nghi lễ Rôma hiện đại" của Đức cha Peter J. Elliott:

"(Số 249) ... chủ tế tiến đến bàn thờ và hôn giữa bàn thờ, đặt cả hai tay lên mặt bàn thờ và chắp tay lại khi đứng thẳng. Tốt hơn là ngài hôn bàn thờ ở phía mà ngài sẽ cử hành thánh lễ".

Mặc dù các chi tiết này không được tìm thấy trong các tài liệu chính thức, chúng là thích hợp với truyền thống và sự thực hành nói chung của nghi lễ Rôma và ý nghĩa phụng vụ đúng.

Sau đó, khi miêu tả cuộc rước vào có cả Phó tế, Đức cha nói:

"(Số 377) ... Phó tế đi thẳng đến bàn thờ và đặt Sách Tin Mừng ở trung tâm bàn thờ. Thầy di chuyển sang bên phải và đợi chủ tế (và thầy Phó tế thứ nhì), và cùng nhau hôn bàn thờ".

Chuyên viên nổi tiếng này không đề cập đến một tư thế khác của bàn tay cho các Phó tế.

Khi người ta nhìn vào các lý do được đưa ra cho sự khác biệt về tư thế này - rằng các Phó tế không hành động thay mặt Chúa Kitô ở bàn thờ, lòng bàn tay của họ không được xức dầu và họ không truyền phép hai hình - vâng, điều đó là đúng. Nhưng dường như là quá mức để biện minh một sự phân biệt rất nhỏ của tư thế, vốn không được đề cập chính thức ở bất cứ nơi nào, đặc biệt là dưới ánh sáng của các cử chỉ, mà chữ đỏ đã tiên liệu, chẳng hạn như cầm Chén thánh với Máu Thánh trong Vinh tụng ca (doxology) cuối cùng của Kinh nguyện Thánh Thể.

Do đó, tôi sẽ kết luận rằng sự thực hành, về phân biệt tư thế của thầy Phó tế và Linh mục liên quan đến việc chạm tay vào bàn thờ, không thể được biện minh bởi các quy định phụng vụ hiện hành. (Zenit.org 29-8-2017)

Nguyễn Trọng Đa
 
Văn Hóa
Tản mản đời tha hương: Ghi Ơn Cha Đẻ Chữ Quốc Ngữ
Lm. Giuse Nguyễn Văn Thư
21:42 29/08/2017
1-Phi lộ:

“Sách Quốc Ngữ

Chữ nước ta

Con cái nhà

Đều phải học...”


Bộ Quốc gia Giáo dục, khi lần đầu cho ra mắt cuốn sách ‘Quốc văn giáo khoa thư’ vào năm 1924, đã long trọng hiểu thị quốc dân như thế.

Lâu nay thường nghe đây đó kháo láo rằng: nhiều bà con Việt tỵ nạn mình, mỗi lần gặp bạn bè gốc Nhật Bản hay Hàn Quốc, đua nhau mà khoe nhắng lên, rằng thì là nước Việt tụi tui cũng từng bị ảnh hưởng nặng nề của Trung Hoa về văn hóa như quý bạn, nhưng lâu nay chúng tôi thoát được cái vết-tích lệ-thuộc chữ viết của các chú Hán; nên chúng tôi ai nấy đã sớm hồ hởi phấn khởi đọc và viết một thứ chữ văn minh cao độ, ngang hàng với các dân tộc Âu Mỹ.

Chúng ta còn nhớ lũ trẻ đi học lớp vỡ lòng, được dạy đánh vần A,B,C...quá đơn giản dễ dàng. Chỉ 24 chữ ‘cái’ đó, cả nhà cùng đi vào thời gian khám phá chữ quốc ngữ một cách mau lẹ thoải mái.

Ấy thế là hầu hết các động đoàn Việt tại hải ngoại đã và đang khích lệ nhau ‘bảo tồn văn hóa’ bằng cách mở những lớp Việt ngữ cho lũ trẻ, mong sao chúng không rơi vào tình trạng ‘mất gốc’. Đánh vần tiếng Anh tiếng Pháp được, thì cũng chẳng khó gì khi ê a vần quốc ngữ. Đâu đến nỗi vất vả như xưa lũ nhóc phải khởi đầu bằng việc học thuộc lòng ‘Tam thiên tự’ lôi thôi thuở nào !

Học giả Nguyễn văn Vĩnh đã một lần tha thiết lên tiếng thế này:”Tiếng nước ta ( quốc ngữ) còn thì quê hương mình sẽ còn”.

Trước thời ‘vàng son quốc ngữ’, dân ta đã một dạo vất vả mò mẫm tìm ra chữ NÔM. Danh nhân Hàn Thuyên đấy, đã phát triển lối chữ viết mới (dựa theo cấu trúc, nhưng lại khác biệt với Hán tự), một thời làm cả nước vui lây. ‘Nôm’ là do đọc trại ra từ chữ Nam: ngôn ngữ dân Nam, khác dân Bắc là Tàu. Tuy dân ta vẫn đồn đại rằng chữ này manh nha từ thời Sỹ Nhiếp, Phùng Hưng..., nhưng thật ta tới thời nhà Trần, các bản văn chữ Nôm mới chính thức ra mắt bà con.

Vua chúa đặt tên cho chữ Nôm là ‘quốc âm’. Nhiều áng thi văn nổi tiếng còn lưu truyền tới ngày nay, như ‘Quốc âm thi tập’ của Nguyễn Trãi, ‘Hồng Đức quốc âm thi tập’ của vua Lê thánh Tôn, nhất là ‘Chinh phụ ngâm khúc’ của Đặng trần Côn...Ngay trong giới văn gia Công giáo, như thày giảng Lữ Y Đoan nổi tiếng với tập ‘Sấm truyền ca’ cắt nghĩa kinh thánh đạo Chúa, cũng dùng một cách rất điệu nghệ lối viết chữ này.Rồi chuyện phải đến đã đến.

2-Thời manh nha quốc ngữ:

Ai cũng biết khởi thủy loại chữ này được thành hình trong đầu của các vị thừa sai ngoại quốc, mà rõ ràng nhất là của các Linh mục Dòng Tên (Jesuit). Mà dụng ý tiên khởi là để dễ tiếp xúc với dân chúng Việt-Nam, qua đó, các ngài rao giảng về giáo lý cho được dễ dàng hiệu quả, cụ thể bằng cách tạo ra một chữ viết mới khác, dựa chính vào âm đọc tiếng Việt. Bên trời Âu lúc đó, hầu hết quốc gia nào cũng hết sức tôn trọng ngôn ngữ ‘mẹ’ là chữ La Tinh (dễ viết và đánh vần nhất). Cho nên, các giáo sĩ rao truyền đạo Công giáo bèn chớp cơ hội đem chữ này cho nhập cuộc vào nền văn học Việt Nam.

Đương nhiên ban đầu chữ viết mới này chỉ thịnh hành trong giới nhà đạo, qua các buổi giảng giải đạo mới cho dân chúng. Có thể nói rằng từ tiền bán thế kỷ 17 tới đầu thế kỷ 19, lối chữ viết này chưa phổ thông cho lắm. Không chỉ người Pháp thích thay văn học Hán Nôm bằng chữ quốc ngữ để tạo ảnh hưởng ‘Tây học’, nhưng chính các sĩ phu yêu nước Việt Nam cũng muốn chữ ngày được phổ thông hóa, giúp truyền bá tư tưởng ‘ái quốc’ mau lẹ và hiệu quả. Cụ thể nhất là 2 phong trào ‘Đông kinh nghĩa thục’ và ‘Duy Tân’.

cha Francisco de Pina
Nối tiếp các giáo sĩ dòng Phan-xi-cô và Âu-cu-ti-nô, các cha dòng Tên có mặt tại nước ta từ đầu thế kỷ 17. Chính xác là năm 1615, có mặt ở Đàng Trong, và tới năm 1627 thì ra Đàng Ngoài. Nhân vật xuất sắc về ngoại ngữ lúc đó là cha Francisco de Pina, gốc Bồ đào Nha, đã biết nói tiếng Việt và đọc cả chữ Nôm thông thạo. Sau một thời gian, ngài thấy chữ Nôm quá rắc rối, nên cứ lấy ‘kinh nghiệm dân Bồ của mình’ mượn chữ La Tinh (tiếng mẹ đẻ của người La Mã cổ) để tạo chữ viết. Có tài liệu nói rằng ngài đã nghe ngóng và tìm hiểu về sự kiện trước đó đã có mấy giáo sĩ mò mẫm tìm phương pháp tạo một lối viết chữ giản dị (khác hẳn chữ Nôm) cho dân Việt. Năm 1622, sau những ngày tháng tự học hỏi truy tầm, ngài đã cố soạn ra một cuốn văn phạm hướng dẫn cho việc học (đọc và viết) chữ mới. Thế là thiên hạ bắt đầu chú ý.

Năm 1624, cha Pina mở trường dạy chữ mới này. Trong số các học trò ngoại quốc xuất sắc có Linh mục Alexandre de Rhodes người Pháp (dân mình theo cách phiên âm người Tàu kêu là ĐẮC LỘ). Chẳng may ông thày yêu quý của ngài bị đắm thuyền chết năm 1625, tuổi mới được 40. Dù muốn dù không, sự nghiệp to lớn tương lai được phó cho cha Đắc Lộ.

Sau hơn 20 năm hăng say truyền giáo, cả ở đàng trong lẫn đàng ngoài, cha Đắc Lộ bị trục xuất vĩnh viễn khỏi Việt Nam năm 1645, sau 6 lần bị trục xuất tạm. Dĩ nhiên vừa truyền giáo vừa hăng hái học nói tiếng Việt, để rồi có căn bản để phát triển lối chữ viết mới được học nơi thày de Pina. Năm 1651, ngài cho ra cuốn tự điển quý giá tiên khởi ‘Việt-Bồ-La’ (in chung với một tập văn phạm mới, rất rõ ràng chi tiết, vô cùng giá trị) từ Âu Châu, kèm theo cuốn sách giáo lý ‘Phép giảng 8 ngày’.

Ngài mất năm 1660 sau những ngày truyền giáo cuối đời tại nước Iran, thọ 69 tuổi.

Tuy cha Pina là kẻ có công đầu, nhưng những cố gắng to lớn nối tiếp của người học trò yêu quý đã khiến thiên hạ coi Đắc Lộ như người sáng lập ra chữ quốc ngữ nước ta, kể cả vào năm 1924, khi Việt Nam chính thức ra tuyên ngôn ‘dân ta phải học chữ nước ta này’, thì bá tánh tôn ngài như vị ân nhân số một. Cha Đắc Lộ đã miệt mài rút kinh nghiệm, tổng hợp và hoàn chỉnh các thành quả từ các vị đi trước, để rồi hệ thống hóa lối ký âm bằng tiếng Việt. Nhất là ấn định rõ về 5 dấu sắc, huyền, hỏi ngã và nặng, cũng như các nguyên âm cũng như phụ âm đơn và kép.

Cha Alexandre de Rhodes
Nói cho đúng, các giáo sĩ dòng Tên đã từng cố gắng công việc này tại 2 nước quan trọng là Trung Hoa và Nhật Bản, nhưng nó quá phức tạp khó khăn. Khi qua Việt Nam, các ngài thử một lần nữa, may mắn đã thành công mỹ mãn, và cảm thấy rất vui, vì chẳng những giúp cho việc truyền đạo, mà còn giúp cho con dân Việt Nam luôn hiếu học có cơ hội phát triển về văn hóa dài lâu. Tất cả là do tình thương mến chân thành, chứ tuyệt nhiên không phải vì lý do chính trị hay kinh tế, như một số người hồ đồ xuyên tạc này nọ. Thêm vào đó, các cha dòng Tên đã chính thức rời Việt Nam từ năm 1666, nào đã có ẩn ý dùng chữ này mong giúp đưa Pháp vào thực dân hóa nước ta ở mãi cuối thế kỷ 19 !

Khi Tòa thánh cử 2 giám mục tiên khởi cho Việt Nam (đàng ngoài là Francois Pallu và đàng trong là Lambert de la Motte) vào năm 1659, tuy 2 ngài và các giám mục kế tiếp đa số đều thuộc hội truyền giáo Ba lê, nhưng chữ quốc ngữ cũng được hết sức trọng dụng. Tới thời Giám mục Bá đa Lộc (Pigneau de Béhaine, có biệt hiệu là Giám mục Adran và ‘cha cả’) thì chữ này càng tiến mạnh, khá hơn cả thời cha Đắc Lộ: ngài soạn tự điển ‘Annam-Latinh’ rất giá trị vào năm 1773. Tới năm 1838, giám mục Tabert lại soạn bộ tự điển mới, có tới 4843 từ (mỗi từ đều có dịch ra chữ Nôm và La Tinh), cũng in chung với 36 trang văn phạm công phu, mô tả cấu trúc lời nói, và chỉ dẫn viết văn làm thơ tiếng Việt vô cùng rõ ràng. Công việc này được sự cộng tác rất nhiệt tình của một linh mục người Việt là cha Phi-líp Minh (sau này được phong thánh tử đạo). Người ta còn xác nhận vào cuối thề kỷ 18, có một linh mục người Việt khác là cha Phi-líp Bỉnh đã qua tu nghiệp ở Bồ đào Nha lâu năm, cũng tha thiết với loại chữ mới này, rồi viết ra 1 tập thơ vào năm 1794, trong có có đoạn rất ‘tân tiến’ như sau:

Tôi đang gửi gắm chốn Ma Cao

Hai chữ thanh nhàn xiết kể bao

Hôm sớm phần hồn lo mặc sức

Tháng ngày việc xác chẳng tơ hào

Xoay vần bát tiết hằng no ấm

Thay đổi bốn mùa chẳng khát khao
.

3-Chữ quốc ngữ đi vào văn học nước ta:

Với đà tiến hăng say, chữ mới này đã hiện diện trên hàng loạt báo chí sách vở, mở ra một phong trào văn chương mới đầy hào hứng.

Người Pháp đã nhìn ra cái thực dụng và hữu hiệu của lối chữ viết này trong công tác khai hóa và chỉ đạo dân Việt. Thống đốc Nam kỳ là Lafont đã ký sắc lệnh ngày 6 tháng 4 năm 1878, buộc dân chúng dùng chữ mới này để giao dịch thường ngày. Người Pháp nói rõ rằng khi theo lối học quốc ngữ, dân Việt Nam sẽ thoát khỏi cái lối học từ chương quan liêu theo Hán học cũ. Trước đó vào năm 1861, người Pháp đã cho mở trường dạy chữ quốc ngữ đầu tiên tại Saigon, lấy tên là trường Adran (tưởng nhớ giám mục de Béhaine), rồi được nâng cấp thành trường cao đẳng, và sau này là đất của trường nữ trung học Trưng vương. Tới năm 1906, trên toàn quốc đã có 120 trường như thế.

Rất tiếc vào thời vua quan nhà Nguyễn cấm đạo, nhiều người đã ác cảm với ‘bạch quỷ’ là người Pháp, ghét luôn đạo Thiên Chúa, không ưa luôn chữ viết mới ‘ngoại lai’, vẫn tiếp tục sùng bái văn minh cổ hủ Trung Hoa, khư khư bế quan tỏa cảng, dị ứng với văn minh trời Tây, thành ra việc phát triển chữ quốc ngữ đã bị trì trệ khá nhiều. Dĩ nhiên thái độ này cũng làm cho nhiều tầng lớp dân chúng chùn chân dè dặt đáng kể.

Rất may, thời đó có một số nhân sĩ mang đầu óc cởi mở thức thời, nhất là danh nhân Nguyễn trường Tộ từng dâng vua kế hoạch canh tân nước nhà, theo dấu chân Minh trị thiên hoàng bên Nhật. Và rồi nối gót ông, xuất hiện nhiều sĩ phu khác sớm giác ngộ về tình thế cần đổi mới của nước nhà. Họ kiên trì nhẫn nại qua thời gian, dần dà góp phần vào chuyện chuyển hóa dòng sinh mệnh quốc gia, đặc biệt qua lãnh vực chữ viết văn thơ.

Nói cho đúng, học giả người Việt Nguyễn văn Vĩnh phải được kể là người tiên phong, ghi công hàng đầu trong việc phổ biến chữ quốc ngữ trong dân gian, bằng cách xuất bản một tờ báo với chữ viết mới này, lấy tên là ‘Đăng cổ tùng báo’ ở Hà Nội năm 1907. Kế đến là tờ ‘Đông dương tạp chí’ vào mùa xuân năm 1913. Ông đã để công dịch toàn bộ truyện Kiều của Nguyễn Du ra quốc ngữ một cách tài tình vào năm sau đó.

Kế tiếp là các nhân vật Trương vĩnh Ký (nổi tiếng với 5 tập ‘Truyện đời xưa’ năm 1866) và Huỳnh tịnh Của (đặc biệt với tập ‘Đại nam quốc âm tự vị’, vào năm 1896), tiếp tay nhau chủ trương các báo như ‘Nam Phong tạp chí’ và ‘Gia Định báo’. Kế là vào mấy thập niên đầu thế kỷ 20, các hội ‘Khai trí tiến đức’ và nhóm ‘Tự lực văn đoàn’ (đặc biệt với 2 nhà văn gạo cội: Nhất Linh xuất sắc qua ‘Lạnh lùng’ và ‘Đoạn tuyệt’, rồi Khái Hưng tuyệt vời qua ‘Nửa chừng xuân’ và ‘Hồn bướm mơ tiên’), đã đem chữ quốc ngữ đến mọi hang cùng ngõ hẻm nước ta.

Ta cũng cần ghi nhớ là vào năm 1917, vua Khải Định đã yêu cầu sớm chấm dứt chương trình giáo dục chữ Hán, và tới năm 1932, vua Bảo Đại chính thức ra sắc lệnh phải dạy chữ quốc ngữ trong các học đường.

4-Tâm tình tri ân:

Một học giả đã tuyên bố một cách chính xác rằng cha de Pina và cha de Rhodes, cùng các đồng nghiệp dòng Tên, quả thật đã giúp nền văn học Việt Nam bước một bước xa cả ngàn dặm, tính ra giá trị bằng 3 thế kỷ tìm kiếm vất vả của các học giả nước Việt. Cho tới hôm nay, cả dân Tầu, Nhật, Hàn, Phi, Ấn khi ghe nói tới chữ quốc ngữ của người Việt Nam, đều tỏ dấu thòm thèm không ít.

Với sự kiện đa số dân Việt nghĩ cha Alexander de Rhodes đã chính thức khai sinh chữ quốc ngữ vào năm 1651, chính phủ miền Nam của tổng thống Ngô đình Diệm đã công khai nhắc đến công ơn ngài, long trọng mừng sinh nhật ngài vào ngày 15 tháng 3 hàng năm, cũng như nhắc tới niên hiệu 1651 lịch sử cần được ghi nhớ, đồng thời chính thức lấy tên ngài đặt cho một con đường cận kề dinh độc lập.

Trong nước hiện nay, tuy có một số người đầu óc quá thiển cận, nhưng đa số đều đồng thanh lên tiếng rằng xứ sở Việt Nam vẫn mãi mãi mắc nợ quý cha dòng tên, nhất là cha Đắc Lộ, một món nợ ân nghĩa, cần đáp đền bằng những lời tri ân xứng đáng và chân thành.

Chữ quốc ngữ đã và đang đi vào tâm tư, thấm nhuần đầu óc dân tộc Việt Nam, mang theo niềm tự hào hãnh diện cao độ, vượt lên trên nhiều dân tộc trên thế giới, nhất là những nước lân bang vùng đông nam Á Châu. Lý do đơn giản là vì nó đã giúp mọi người học đọc và viết dễ dàng thoải mái, lại rõ ràng kết hợp hòa hài ngôn ngữ và văn tự. Loại chữ này đã cho phép nền văn hóa giáo dục Việt Nam khai triển mạnh, để có đà tiếp tục tiến hóa, ngõ hầu mở cho dân ta một con đường tương lai đầy sáng lạn.

Nói cách khác, chữ quốc ngữ đã và đang trở thành tinh thần và linh hồn của toàn thể dân tộc Việt, một khi chữ này đã trở thành ngôn ngữ chính thức của tòan cõi nước Việt.

Địa vị ổn định và chỗ đứng độc tôn của chữ này đã tạo nên tính linh hoạt và tiềm năng bảo tồn văn hóa lâu dài cho chúng ta.

LM Giuse Nguyễn Văn Thư