Phụng Vụ - Mục Vụ
Mười tư tưởng đơn sơ về Nhân Bản và Đạo Đức mỗi tuần
LM Nguyễn Vinh Gioang
00:33 30/08/2008
Mười tư tưởng đơn sơ về Nhân Bản và Đạo Đức mỗi tuần (46)
451. Chúa Giêsu nói rất nhiều về hy sinh
- Muốn vào Nước Trời, phải đi đường hẹp: rất khó khăn mới đi đường hẹp được, vì thế, phải hy sinh thật nhiều.
- Muốn vào Nước Trời, phải đi qua cửa hẹp: phải lách mình rất khó mới qua được cửa hẹp, vì thế, phải hy sinh thật nhiều.
- Muốn vào Nước Trời, phải dùng sức mạnh: vì phải chen lấn, phải xô đẩy, phải vượt lên, nên phải hy sinh thật nhiều.
- Muốn theo Chúa, không được làm tôi hai chủ: phải từ bỏ chủ rất quyến rủ, rất hấp dẫn, đó là tiền bạc. Như vậy, phải hy sinh lắm mới theo Chúa được.
- Muốn theo Chúa, phải từ bỏ chính mình: phải hy sinh lắm mới từ bỏ được “cái mình” của mình để theo Chúa.
- Muốn theo Chúa, phải vác thập giá hằng ngày: trên con đường theo Chúa, chúng ta không được đi tự do nhưng phải vác thập giá hằng ngày, vì thế, phải hy sinh lắm mới được.
452. Chúa Giêsu thành công khi hy sinh treo mình trên thập giá
Chúa Giêsu thu hút người ta đến với Ngài không phải khi Ngài giảng dạy (vì có ba phần tư Lời Chúa không kết quả).
Chúa Giêsu thu hút người ta đến với Ngài không phải khi Ngài làm phép lạ (vì nhiều kẻ được Chúa làm phép lạ cho lành bệnh thì sau đó, lại lên án Chúa trước mặt quan Philatô).
Chúa Giêsu thu hút người ta đến với Ngài khi Ngài hy sinh treo mình trên thập giá.
453. Nói đến đời sống là nói đến hy sinh
Ngọn lá thấy mình úa vàng, liền hy sinh rụng xuống để cho lá xanh mọc lên hầu cây được tươi tốt.
Để trở thành hột cơm ngon nuôi sống nhân loại, hạt lúa trước đó phải bị ngâm, bị gieo xuống đất để trở thành má, bị cấy, bị cắt, bị lột trần, bị xay, bị nấu.
Để biến thành rượu ngon, trái nho phải bị ép rất kỹ.
Để nuôi sống con cái, cha mẹ phải hy sinh làm việc cực nhọc ngày đêm.
454. Phải hy sinh mới đem lại thành công
Không phải nói suông mà ta được thành công.
Muốn thành công trên đời nầy, phải đổ mồ hôi, máu và nước mắt.
Kẻ nào từ chối hy sinh, kẻ đó thế nào cũng gặt hái thất bại.
455. Mỗi giây phút đều có dịp hy sinh
Con nghĩ rằng con không có gì để hy sinh cho Chúa, nhưng Chúa thấy con bỏ qua nhiều dịp: tươi cười với một người nói móc họng con; thinh lặng trước một vu cáo bất công; yêu thương một người bạn phản bội; không nói một lời hóc búa trả đũa. Mỗi phút đều có dịp hy sinh. (Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận)
456. Hãy tìm cách hiểu rõ con người của mình
Bạn hãy biết rõ bạn có những khả năng gì, những nhược điểm nào. Bạn hãy biết rõ mình đang ở đâu, đang làm gì, đang đứng ở vị trí nào.
Biết rõ mình như vậy, bạn mới có thể tìm cách để hoàn hảo hoá con người của mình.
Biết rõ mình như vậy, bạn mới có thể nhìn xa hơn, mới lợi dụng được những cơ hội đang xảy đến cho bạn để tìm cách vươn lên, để tìm cách thành đạt.
457. Sống trong hiện tại
Tất cả những gì chúng ta đang có là hiện tại: hôm qua, đã có, không còn nữa; ngày mai, sẽ có, nhưng chưa biết có hay không. Chỉ có trong hiện tại là chúng ta đang có thật.
Sống trong hiện tại, chúng ta hãy thích thú bất kỳ điều gì chúng ta đang làm, chúng ta hãy trân trọng bất cứ cái gì chúng ta đang có, đang sử dụng.
Sống trong hiện tại, chúng ta hãy tìm cách làm giàu thêm kho hiểu biết của chúng ta bằng sự động mão suy tư và tìm tòi.
Sống trong hiện tại, chúng ta hãy quý chuộng thời gian vì chúng ta chỉ có thể dùng thời gian trong hiện tại, mà thời gian là một trong những điều quý nhất trên trần gian nầy.
458. Học hoài đi!
Học hoài đi!
Cái hại nhất, ta tự làm cho ta, là thôi học.
Thôi học lúc nào là bắt đầu thụt lùi lúc ấy. (Casson)
459. Hãy cải thiện mình trước đã!
Bản thân ta cong queo, không thể nào sửa cho người khác ngay thẳng được.
Muốn cải thiện xã hội, phải biết cải thiện mình trước đã. (Luận Ngữ)
460. Chín cách sửa đổi người mà không làm cho họ phật ý, giận dữ
1. Bắt đầu câu chuyện bằng cách tặng người đó vài lời khen thành thật.
2. Tế nhị lấy ý (một cách gián tiếp) làm cho họ nhận thấy lỗi lầm.
3. Trước khi chỉ trích ai, bạn hãy tự thú nhận những khuyết điểm của bạn đã.
4. Đừng ra lệnh. Dùng cách đặt câu hỏi để khuyên bảo người ta. Không bao giờ tỏ vẻ bắt buộc người khác làm việc nầy việc nọ.
5. Giữ thể diện cho họ.
6. Lấy công tâm nhận những gắng sức của họ, khen những tiến bộ dù nhỏ của họ, với lời khen thành thật và đại độ.
7. Bạn gây cho người đó một thanh danh rồi họ sẽ gắng sức để được xứng đáng với thanh danh đó.
8, Khuyến khích họ để họ dễ dàng sửa đổi lỗi lầm và thấy công việc nhẹ nhàng đi.
9. Bạn phải xử trí sao cho người đó thấy sung sướng làm công việc mà bạn đề nghị.
451. Chúa Giêsu nói rất nhiều về hy sinh
- Muốn vào Nước Trời, phải đi đường hẹp: rất khó khăn mới đi đường hẹp được, vì thế, phải hy sinh thật nhiều.
- Muốn vào Nước Trời, phải đi qua cửa hẹp: phải lách mình rất khó mới qua được cửa hẹp, vì thế, phải hy sinh thật nhiều.
- Muốn vào Nước Trời, phải dùng sức mạnh: vì phải chen lấn, phải xô đẩy, phải vượt lên, nên phải hy sinh thật nhiều.
- Muốn theo Chúa, không được làm tôi hai chủ: phải từ bỏ chủ rất quyến rủ, rất hấp dẫn, đó là tiền bạc. Như vậy, phải hy sinh lắm mới theo Chúa được.
- Muốn theo Chúa, phải từ bỏ chính mình: phải hy sinh lắm mới từ bỏ được “cái mình” của mình để theo Chúa.
- Muốn theo Chúa, phải vác thập giá hằng ngày: trên con đường theo Chúa, chúng ta không được đi tự do nhưng phải vác thập giá hằng ngày, vì thế, phải hy sinh lắm mới được.
452. Chúa Giêsu thành công khi hy sinh treo mình trên thập giá
Chúa Giêsu thu hút người ta đến với Ngài không phải khi Ngài giảng dạy (vì có ba phần tư Lời Chúa không kết quả).
Chúa Giêsu thu hút người ta đến với Ngài không phải khi Ngài làm phép lạ (vì nhiều kẻ được Chúa làm phép lạ cho lành bệnh thì sau đó, lại lên án Chúa trước mặt quan Philatô).
Chúa Giêsu thu hút người ta đến với Ngài khi Ngài hy sinh treo mình trên thập giá.
453. Nói đến đời sống là nói đến hy sinh
Ngọn lá thấy mình úa vàng, liền hy sinh rụng xuống để cho lá xanh mọc lên hầu cây được tươi tốt.
Để trở thành hột cơm ngon nuôi sống nhân loại, hạt lúa trước đó phải bị ngâm, bị gieo xuống đất để trở thành má, bị cấy, bị cắt, bị lột trần, bị xay, bị nấu.
Để biến thành rượu ngon, trái nho phải bị ép rất kỹ.
Để nuôi sống con cái, cha mẹ phải hy sinh làm việc cực nhọc ngày đêm.
454. Phải hy sinh mới đem lại thành công
Không phải nói suông mà ta được thành công.
Muốn thành công trên đời nầy, phải đổ mồ hôi, máu và nước mắt.
Kẻ nào từ chối hy sinh, kẻ đó thế nào cũng gặt hái thất bại.
455. Mỗi giây phút đều có dịp hy sinh
Con nghĩ rằng con không có gì để hy sinh cho Chúa, nhưng Chúa thấy con bỏ qua nhiều dịp: tươi cười với một người nói móc họng con; thinh lặng trước một vu cáo bất công; yêu thương một người bạn phản bội; không nói một lời hóc búa trả đũa. Mỗi phút đều có dịp hy sinh. (Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận)
456. Hãy tìm cách hiểu rõ con người của mình
Bạn hãy biết rõ bạn có những khả năng gì, những nhược điểm nào. Bạn hãy biết rõ mình đang ở đâu, đang làm gì, đang đứng ở vị trí nào.
Biết rõ mình như vậy, bạn mới có thể tìm cách để hoàn hảo hoá con người của mình.
Biết rõ mình như vậy, bạn mới có thể nhìn xa hơn, mới lợi dụng được những cơ hội đang xảy đến cho bạn để tìm cách vươn lên, để tìm cách thành đạt.
457. Sống trong hiện tại
Tất cả những gì chúng ta đang có là hiện tại: hôm qua, đã có, không còn nữa; ngày mai, sẽ có, nhưng chưa biết có hay không. Chỉ có trong hiện tại là chúng ta đang có thật.
Sống trong hiện tại, chúng ta hãy thích thú bất kỳ điều gì chúng ta đang làm, chúng ta hãy trân trọng bất cứ cái gì chúng ta đang có, đang sử dụng.
Sống trong hiện tại, chúng ta hãy tìm cách làm giàu thêm kho hiểu biết của chúng ta bằng sự động mão suy tư và tìm tòi.
Sống trong hiện tại, chúng ta hãy quý chuộng thời gian vì chúng ta chỉ có thể dùng thời gian trong hiện tại, mà thời gian là một trong những điều quý nhất trên trần gian nầy.
458. Học hoài đi!
Học hoài đi!
Cái hại nhất, ta tự làm cho ta, là thôi học.
Thôi học lúc nào là bắt đầu thụt lùi lúc ấy. (Casson)
459. Hãy cải thiện mình trước đã!
Bản thân ta cong queo, không thể nào sửa cho người khác ngay thẳng được.
Muốn cải thiện xã hội, phải biết cải thiện mình trước đã. (Luận Ngữ)
460. Chín cách sửa đổi người mà không làm cho họ phật ý, giận dữ
1. Bắt đầu câu chuyện bằng cách tặng người đó vài lời khen thành thật.
2. Tế nhị lấy ý (một cách gián tiếp) làm cho họ nhận thấy lỗi lầm.
3. Trước khi chỉ trích ai, bạn hãy tự thú nhận những khuyết điểm của bạn đã.
4. Đừng ra lệnh. Dùng cách đặt câu hỏi để khuyên bảo người ta. Không bao giờ tỏ vẻ bắt buộc người khác làm việc nầy việc nọ.
5. Giữ thể diện cho họ.
6. Lấy công tâm nhận những gắng sức của họ, khen những tiến bộ dù nhỏ của họ, với lời khen thành thật và đại độ.
7. Bạn gây cho người đó một thanh danh rồi họ sẽ gắng sức để được xứng đáng với thanh danh đó.
8, Khuyến khích họ để họ dễ dàng sửa đổi lỗi lầm và thấy công việc nhẹ nhàng đi.
9. Bạn phải xử trí sao cho người đó thấy sung sướng làm công việc mà bạn đề nghị.
Lời Chúa trong đời sống và sứ vụ của Giáo Hội (9)
Vũ Văn An
03:25 30/08/2008
Chương VI: Hướng tới “việc mở rộng lối vào Sách Thánh nhiều hơn” (DV 22)
Sứ vụ của Giáo Hội là công bố Lời Chúa và xây dựng Nước Chúa
43. Đầu thiên niên kỷ này, sứ vụ của Giáo Hội cần được nuôi dưỡng bằng Lời Chúa qua việc trở thành người phục vụ Lời Chúa trong công trình phúc âm hóa (70).Không còn hoài nghi gì nữa, công bố Phúc Âm chính là lý do hiện hữu (raison d’être) của Giáo Hội và của sứ vụ Giáo Hội. Điều ấy hàm nghĩa rằng Giáo Hội phải sống điều mình giảng dạy. Làm như thế một cách cương quyết nhất định sẽ biến được điều Giáo Hội công bố thành khả tín, bất kể các thiếu sót và yếu đuối của các thành phần Giáo Hội. Trước đây, khi đáp lại Lời Chúa, dân Israel đã thưa như sau: “Chúng tôi sẽ thực hiện mọi điều Chúa phán, và chúng tôi sẽ vâng theo” (Xh 24:7). Trong Bài Giảng Trên Núi, Chúa Giêsu cũng mời gọi các môn đệ thực hiện cùng một đáp trả như thế (xem Mt 7:21-27).
Theo giáo huấn của Chúa Giêsu,việc công bố Lời Chúa phải lấy Nước Chúa làm sức mạnh và nội dung bên trong (xem Mc 1:14-15). Nước Chúa chính là Ngôi Vị Chúa Giêsu, Đấng, qua lời nói và việc làm, đã đem lại cứu rỗi cho mọi người. Thành thử, khi rao giảng Chúa Giêsu Kitô, Giáo Hội dự phần vào việc lớn mạnh vững chắc của Nước Chúa, như đã được minh họa trong câu truyện Phúc Âm về hạt giống nẩy mầm (xem Mc 4:27), một Nước mà ai cũng được mời tiếp nhận.
Lời than thở của Thánh Phaolô “Khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng Phúc Âm!” (1Cor 9:16) cũng đang vang vọng trong Giáo Hội ngày nay. Lời than ấy, đối với mọi Kitô hữu, đã trở thành không phải một sự kiện đơn giản mà là một lời kêu gọi phải phục vụ Phúc Âm vì ích lợi của thế giới. Thực vậy, như Chúa Giêsu từng nói, “lúa chín đầy đồng” (Mt 9:37); mà mùa gặt này lại hết sức đa dạng. Nhiều người chưa bao giờ được nghe Phúc Âm và đang mong chờ nó được công bố lần đầu, nhất là tại các lục địa Phi Châu và Á Châu, trong khi nhiều người khác đã quên hết Phúc Âm và đang mong được tái phúc âm hóa. Điều tiên quyết để trung thành với sứ vụ của Giáo Hội, là người ta cần một chứng tá can đảm, được nhiều người chia sẻ, biết sống theo Lời Chúa, như gương sống của Chúa Giêsu. Về phương diện này, ta thấy có nhiều khó khăn và chắc chắn sẽ còn nhiều khó khăn. Các khó khăn này đang cản trở việc công bố Phúc Âm và việc Nghe Chúa nói. Người ta đưa ra nhiều lý do giải thích: như hai chủ nghĩa duy tương đối và duy thế tục trong nền văn hóa ngày nay; các đòi hỏi khác nhau của thế giới cũng như chủ nghĩa tranh đấu ở đời đang làm tê cứng tinh thần con người, và là các yếu tố gây khó khăn đáng kể cho việc nội tâm hóa sứ điệp Phúc Âm; và việc thiếu yểm trợ tại nhiều miền làm cho việc sử dụng Thánh Kinh, việc phiên dịch và phân phối Thánh Kinh trở nên không thực hiện được. Hơn nữa, các giáo phái (sects) và phe cực đoan (fundamentalism) đang gây trở ngại cho việc giải thích Thánh Kinh cách đúng đắn. Đem Lời Chúa đến với người ta là một sứ mệnh quan trọng đòi ta xác tín sâu xa nhu cầu phải cùng cảm nhận với Giáo Hội (sentire cum Ecclesia).
Một trong các đòi hỏi đầu tiên để công bố Phúc Âm cách hiệu quả là tin tưởng vào quyền lực biến đổi của Lời Chúa nơi trái tim người nghe. Thực vậy, “Lời Chúa sống động và tích cực…biết nhận rõ tư tưởng và ý định trong tâm hồn con người” (Dt 4:12). Đòi hỏi thứ hai, được thời nay chú ý và dễ tin một cách đặc biệt, là phải công bố Lời Chúa như nguồn mang lại hồi tâm, công lý, hy vọng, tình giao hảo và bình an. Các đòi hỏi khác bao gồm: phải mạnh bạo, can đảm, có tinh thần nghèo khó, khiêm nhu, rõ ràng mạch lạc, và thân hữu nơi người phục vụ Lời Chúa. Theo Thánh Augustinô, “ta nên hiểu rõ rằng Lề Luật và nhất là Sách Thánh được hoàn tất và có cùng đích trong tình yêu… Như thế, bất cứ ai nghĩ mình hiểu Sách Thánh, hay phần nào trong Sách Thánh, nhưng lại giải thích như chúng không hướng về việc bồi đắp tình yêu hai mặt là yêu Chúa và yêu tha nhân, thì người ấy chưa hiểu chúng như họ phải hiểu” (71).
Tóm lại, Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI muốn nhấn mạnh rằng tiếp nhận Lời Chúa, Lời vốn là tình yêu, cần ta phải công bố Chúa qua việc thực thi công lý và bác ái (72).
Sứ vụ của Giáo Hội được hoàn thành nhờ phúc âm hóa và dạy giáo lý
44. Dọc dài lịch sử Dân Chúa, việc công bố Lời Chúa đã diễn ra qua việc phúc âm hóa và dạy giáo lý. Từ Công đồng Vatican II, Thánh Kinh hưởng được mối liên hệ hết sức gần gũi với việc phúc âm hóa dưới nhiều hình thức khác nhau của nó: từ việc công bố đầu tiên tới việc dạy giáo lý liên tục. Ở khắp nơi, các sách giáo lý cấp quốc gia và các sách chỉ dẫn dựa trên các sách giáo lý kia đã dùng Thánh Kinh làm nét nổi bật, dành cho Lời Chúa lấy từ Thánh Kinh một chỗ đứng hàng đầu. Tuy nhiên, ta cần làm sáng tỏ điểm chính yếu sau đây: là khi bàn tới Thánh Kinh, ta phải tổng hợp các nhận thức đức tin từng được Thánh Truyềnn và Huấn Quyền đưa ra.
Trên nguyên tắc, Công đồng Vatican II tuyên bố một cách đặc trưng như sau: “Nhờ cùng một lời trong Sách Thánh, cả thừa tác vụ Lời Chúa nữa, tức việc giảng thuyết theo mục vụ, việc dạy giáo lý và mọi huấn giáo Kitô giáo, trong đó bài giảng phụng vụ phải giữ địa vị hàng đầu, cũng được nuôi dưỡng một cách lành mạnh và triển nở một cách thánh thiện” (DV 24). Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nhận xét rằng: “việc phúc âm hóa và dạy giáo lý…đang hút nhựa sống mới từ việc chăm chú lắng nghe Lời Chúa” (73). Tập Chỉ Dẫn Tổng Quát về Việc Dạy Giáo Lý nói rõ ràng hơn nữa liên quan tới “Lời Chúa, nguồn suối của việc dạy giáo lý” khi nấn mạnh rằng: “Việc dạy giáo lý luôn luôn phải rút tỉa nội dung từ nguồn sống động của Lời Chúa vốn được lưu truyền trong Thánh Truyền và Sách Thánh” (74).
Điều quan trọng phải nhớ là không nên coi Lời Chúa trong việc dạy giáo lý chỉ như đối tượng nghiên cứu khoa bảng. Đúng hơn, theo vọng nhìn của Mạc Khải, phải hiểu việc gặp gỡ Lời Chúa trong khoa giáo lý như một hành động qua đó Thiên Chúa lên tiếng nói với người ta, như Người vốn làm trong cử hành phụng vụ. Các bản văn Thánh Kinh, vì thế, phải thông truyền một cảm nghiệm về sự hiện diện lâu dài và đầy ơn phúc của Chúa, Đấng không ngừng tỏ mình ra cho nhân loại. Qua cách đó, khoa giáo lý sẽ được liên kết chặt chẽ với lối Đọc Lời Chúa (Lectio Divina), lối đọc vốn là một cảm nghiệm phát sinh ngay lúc còn ít tuổi trong việc lắng nghe và cầu nguyện Lời Chúa.
45. Nói một cách thực tiễn, ta cần chú ý tới các hình thức truyền thông Lời Chúa cũng như các đòi hỏi hiện nay của tín hữu, theo tuổi và theo hoàn cảnh tâm linh, văn hóa và xã hội của cuộc sống họ, như tập Chỉ Dẫn Tổng Quát về Việc Dạy Giáo Lý cũng như các Tập Chỉ Dẫn Giáo Lý của các giáo hội đặc thù từng chỉ ra (75).
Các cử hành trong năm phụng vụ, các khóa dạy Khai Tâm Kitô Giáo và việc đào tạo liên tục đều là những dịp hết sức thích hợp để phúc âm hóa (76). Bằng cách năng rút tỉa từ Lời Chúa, giai đoạn dự tòng và giai đoạn giáo lý nhiệm tích (mystogogical catechesis) cho ta một nhãn quan thánh kinh rất hữu hiệu sẽ mang lại nhiều hậu quả bổ ích cho lòng đạo bình dân. Việc tiếp xúc trực tiếp với Sách Thánh đóng một vai trò quan trọng và là một mục tiêu hàng đầu: khoa giáo lý “phải hấp thụ và thấm nhiễm các ý nghĩ, tinh thần và thái độ phúc âm bằng cách không ngừng tiếp xúc với chúng” (77).
Nhờ các hiệu quả đặc thù của Lời Chúa đối với văn hóa, ta cần xem sét nhiều hơn việc dạy Thánh Kinh trong các trường học, nhất là trong các khóa trình về tôn giáo, bằng cách trình bày cả một giảng khóa để học những bản văn có ý nghĩa nhất của Thánh Kinh cũng như các phương pháp giải thích được Giáo Hội nhìn nhận. Đối với mục đích này, Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo là “dụng cụ hợp lệ hợp pháp cho việc hiệp thông giáo hội và là chuẩn thước chắc chắn cho việc giảng dạy đức tin “ (78). Tuy nhiên, Sách Giáo Lý này không nhằm thay thế cho khoa giáo lý dựa vào Thánh Kinh mà chỉ là phương tiện để tích nhập nó vào tầm nhìn rộng lớn hơn của Giáo Hội mà thôi.
Nhiều thay đổi có ý nghĩa về văn hóa và xã hội đang xẩy ra trên thế giới đòi ta phải có một khoa giáo lý giúp giải thích được “những trang khó hiểu” của Sách Thánh, nhất là của Cựu Ước, là những trang vốn đưa ra một quan điểm nào đó về lịch sử, về khoa học và cuộc sống luân lý, nhất là tác phong đạo đức và mô tả về Thiên Chúa. Muốn có một giải đáp toàn diện, ta phải xem sét đến những điều không phải chỉ được khoa chú giải và khoa thần học cung cấp mà còn được cả khoa nhân học và khoa sư phạm cung cấp nữa.
Cuối cùng, việc thuyết giảng, dưới nhiều hình thức, tuy vẫn là một trong những phương thế ưu hạng của việc thông truyền đức tin trong Giáo Hội, nhưng đồng thời cũng là một phương thế bị giáo dân phê phán hơn cả. Cần có một phương thức chuẩn bị kỹ cho việc đào tạo các vị giảng thuyết Lời Chúa (xem DV 25). Về diễn trình thông truyền, Tông Huấn Evangellii Nuntiandi của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI vẫn có đặc điểm hợp thời của nó, nhất là khi tuyên bố tính tối thượng cần phải dành cho chứng tá bản thân trong khi công bố Lời Chúa và việc thông truyền chứng tá ấy trong gia đình và trong các kinh nghiệm hàng ngày.
Sứ vụ của Giáo Hội là công bố Lời Chúa và xây dựng Nước Chúa
43. Đầu thiên niên kỷ này, sứ vụ của Giáo Hội cần được nuôi dưỡng bằng Lời Chúa qua việc trở thành người phục vụ Lời Chúa trong công trình phúc âm hóa (70).Không còn hoài nghi gì nữa, công bố Phúc Âm chính là lý do hiện hữu (raison d’être) của Giáo Hội và của sứ vụ Giáo Hội. Điều ấy hàm nghĩa rằng Giáo Hội phải sống điều mình giảng dạy. Làm như thế một cách cương quyết nhất định sẽ biến được điều Giáo Hội công bố thành khả tín, bất kể các thiếu sót và yếu đuối của các thành phần Giáo Hội. Trước đây, khi đáp lại Lời Chúa, dân Israel đã thưa như sau: “Chúng tôi sẽ thực hiện mọi điều Chúa phán, và chúng tôi sẽ vâng theo” (Xh 24:7). Trong Bài Giảng Trên Núi, Chúa Giêsu cũng mời gọi các môn đệ thực hiện cùng một đáp trả như thế (xem Mt 7:21-27).
Theo giáo huấn của Chúa Giêsu,việc công bố Lời Chúa phải lấy Nước Chúa làm sức mạnh và nội dung bên trong (xem Mc 1:14-15). Nước Chúa chính là Ngôi Vị Chúa Giêsu, Đấng, qua lời nói và việc làm, đã đem lại cứu rỗi cho mọi người. Thành thử, khi rao giảng Chúa Giêsu Kitô, Giáo Hội dự phần vào việc lớn mạnh vững chắc của Nước Chúa, như đã được minh họa trong câu truyện Phúc Âm về hạt giống nẩy mầm (xem Mc 4:27), một Nước mà ai cũng được mời tiếp nhận.
Lời than thở của Thánh Phaolô “Khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng Phúc Âm!” (1Cor 9:16) cũng đang vang vọng trong Giáo Hội ngày nay. Lời than ấy, đối với mọi Kitô hữu, đã trở thành không phải một sự kiện đơn giản mà là một lời kêu gọi phải phục vụ Phúc Âm vì ích lợi của thế giới. Thực vậy, như Chúa Giêsu từng nói, “lúa chín đầy đồng” (Mt 9:37); mà mùa gặt này lại hết sức đa dạng. Nhiều người chưa bao giờ được nghe Phúc Âm và đang mong chờ nó được công bố lần đầu, nhất là tại các lục địa Phi Châu và Á Châu, trong khi nhiều người khác đã quên hết Phúc Âm và đang mong được tái phúc âm hóa. Điều tiên quyết để trung thành với sứ vụ của Giáo Hội, là người ta cần một chứng tá can đảm, được nhiều người chia sẻ, biết sống theo Lời Chúa, như gương sống của Chúa Giêsu. Về phương diện này, ta thấy có nhiều khó khăn và chắc chắn sẽ còn nhiều khó khăn. Các khó khăn này đang cản trở việc công bố Phúc Âm và việc Nghe Chúa nói. Người ta đưa ra nhiều lý do giải thích: như hai chủ nghĩa duy tương đối và duy thế tục trong nền văn hóa ngày nay; các đòi hỏi khác nhau của thế giới cũng như chủ nghĩa tranh đấu ở đời đang làm tê cứng tinh thần con người, và là các yếu tố gây khó khăn đáng kể cho việc nội tâm hóa sứ điệp Phúc Âm; và việc thiếu yểm trợ tại nhiều miền làm cho việc sử dụng Thánh Kinh, việc phiên dịch và phân phối Thánh Kinh trở nên không thực hiện được. Hơn nữa, các giáo phái (sects) và phe cực đoan (fundamentalism) đang gây trở ngại cho việc giải thích Thánh Kinh cách đúng đắn. Đem Lời Chúa đến với người ta là một sứ mệnh quan trọng đòi ta xác tín sâu xa nhu cầu phải cùng cảm nhận với Giáo Hội (sentire cum Ecclesia).
Một trong các đòi hỏi đầu tiên để công bố Phúc Âm cách hiệu quả là tin tưởng vào quyền lực biến đổi của Lời Chúa nơi trái tim người nghe. Thực vậy, “Lời Chúa sống động và tích cực…biết nhận rõ tư tưởng và ý định trong tâm hồn con người” (Dt 4:12). Đòi hỏi thứ hai, được thời nay chú ý và dễ tin một cách đặc biệt, là phải công bố Lời Chúa như nguồn mang lại hồi tâm, công lý, hy vọng, tình giao hảo và bình an. Các đòi hỏi khác bao gồm: phải mạnh bạo, can đảm, có tinh thần nghèo khó, khiêm nhu, rõ ràng mạch lạc, và thân hữu nơi người phục vụ Lời Chúa. Theo Thánh Augustinô, “ta nên hiểu rõ rằng Lề Luật và nhất là Sách Thánh được hoàn tất và có cùng đích trong tình yêu… Như thế, bất cứ ai nghĩ mình hiểu Sách Thánh, hay phần nào trong Sách Thánh, nhưng lại giải thích như chúng không hướng về việc bồi đắp tình yêu hai mặt là yêu Chúa và yêu tha nhân, thì người ấy chưa hiểu chúng như họ phải hiểu” (71).
Tóm lại, Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI muốn nhấn mạnh rằng tiếp nhận Lời Chúa, Lời vốn là tình yêu, cần ta phải công bố Chúa qua việc thực thi công lý và bác ái (72).
Sứ vụ của Giáo Hội được hoàn thành nhờ phúc âm hóa và dạy giáo lý
44. Dọc dài lịch sử Dân Chúa, việc công bố Lời Chúa đã diễn ra qua việc phúc âm hóa và dạy giáo lý. Từ Công đồng Vatican II, Thánh Kinh hưởng được mối liên hệ hết sức gần gũi với việc phúc âm hóa dưới nhiều hình thức khác nhau của nó: từ việc công bố đầu tiên tới việc dạy giáo lý liên tục. Ở khắp nơi, các sách giáo lý cấp quốc gia và các sách chỉ dẫn dựa trên các sách giáo lý kia đã dùng Thánh Kinh làm nét nổi bật, dành cho Lời Chúa lấy từ Thánh Kinh một chỗ đứng hàng đầu. Tuy nhiên, ta cần làm sáng tỏ điểm chính yếu sau đây: là khi bàn tới Thánh Kinh, ta phải tổng hợp các nhận thức đức tin từng được Thánh Truyềnn và Huấn Quyền đưa ra.
Trên nguyên tắc, Công đồng Vatican II tuyên bố một cách đặc trưng như sau: “Nhờ cùng một lời trong Sách Thánh, cả thừa tác vụ Lời Chúa nữa, tức việc giảng thuyết theo mục vụ, việc dạy giáo lý và mọi huấn giáo Kitô giáo, trong đó bài giảng phụng vụ phải giữ địa vị hàng đầu, cũng được nuôi dưỡng một cách lành mạnh và triển nở một cách thánh thiện” (DV 24). Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nhận xét rằng: “việc phúc âm hóa và dạy giáo lý…đang hút nhựa sống mới từ việc chăm chú lắng nghe Lời Chúa” (73). Tập Chỉ Dẫn Tổng Quát về Việc Dạy Giáo Lý nói rõ ràng hơn nữa liên quan tới “Lời Chúa, nguồn suối của việc dạy giáo lý” khi nấn mạnh rằng: “Việc dạy giáo lý luôn luôn phải rút tỉa nội dung từ nguồn sống động của Lời Chúa vốn được lưu truyền trong Thánh Truyền và Sách Thánh” (74).
Điều quan trọng phải nhớ là không nên coi Lời Chúa trong việc dạy giáo lý chỉ như đối tượng nghiên cứu khoa bảng. Đúng hơn, theo vọng nhìn của Mạc Khải, phải hiểu việc gặp gỡ Lời Chúa trong khoa giáo lý như một hành động qua đó Thiên Chúa lên tiếng nói với người ta, như Người vốn làm trong cử hành phụng vụ. Các bản văn Thánh Kinh, vì thế, phải thông truyền một cảm nghiệm về sự hiện diện lâu dài và đầy ơn phúc của Chúa, Đấng không ngừng tỏ mình ra cho nhân loại. Qua cách đó, khoa giáo lý sẽ được liên kết chặt chẽ với lối Đọc Lời Chúa (Lectio Divina), lối đọc vốn là một cảm nghiệm phát sinh ngay lúc còn ít tuổi trong việc lắng nghe và cầu nguyện Lời Chúa.
45. Nói một cách thực tiễn, ta cần chú ý tới các hình thức truyền thông Lời Chúa cũng như các đòi hỏi hiện nay của tín hữu, theo tuổi và theo hoàn cảnh tâm linh, văn hóa và xã hội của cuộc sống họ, như tập Chỉ Dẫn Tổng Quát về Việc Dạy Giáo Lý cũng như các Tập Chỉ Dẫn Giáo Lý của các giáo hội đặc thù từng chỉ ra (75).
Các cử hành trong năm phụng vụ, các khóa dạy Khai Tâm Kitô Giáo và việc đào tạo liên tục đều là những dịp hết sức thích hợp để phúc âm hóa (76). Bằng cách năng rút tỉa từ Lời Chúa, giai đoạn dự tòng và giai đoạn giáo lý nhiệm tích (mystogogical catechesis) cho ta một nhãn quan thánh kinh rất hữu hiệu sẽ mang lại nhiều hậu quả bổ ích cho lòng đạo bình dân. Việc tiếp xúc trực tiếp với Sách Thánh đóng một vai trò quan trọng và là một mục tiêu hàng đầu: khoa giáo lý “phải hấp thụ và thấm nhiễm các ý nghĩ, tinh thần và thái độ phúc âm bằng cách không ngừng tiếp xúc với chúng” (77).
Nhờ các hiệu quả đặc thù của Lời Chúa đối với văn hóa, ta cần xem sét nhiều hơn việc dạy Thánh Kinh trong các trường học, nhất là trong các khóa trình về tôn giáo, bằng cách trình bày cả một giảng khóa để học những bản văn có ý nghĩa nhất của Thánh Kinh cũng như các phương pháp giải thích được Giáo Hội nhìn nhận. Đối với mục đích này, Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo là “dụng cụ hợp lệ hợp pháp cho việc hiệp thông giáo hội và là chuẩn thước chắc chắn cho việc giảng dạy đức tin “ (78). Tuy nhiên, Sách Giáo Lý này không nhằm thay thế cho khoa giáo lý dựa vào Thánh Kinh mà chỉ là phương tiện để tích nhập nó vào tầm nhìn rộng lớn hơn của Giáo Hội mà thôi.
Nhiều thay đổi có ý nghĩa về văn hóa và xã hội đang xẩy ra trên thế giới đòi ta phải có một khoa giáo lý giúp giải thích được “những trang khó hiểu” của Sách Thánh, nhất là của Cựu Ước, là những trang vốn đưa ra một quan điểm nào đó về lịch sử, về khoa học và cuộc sống luân lý, nhất là tác phong đạo đức và mô tả về Thiên Chúa. Muốn có một giải đáp toàn diện, ta phải xem sét đến những điều không phải chỉ được khoa chú giải và khoa thần học cung cấp mà còn được cả khoa nhân học và khoa sư phạm cung cấp nữa.
Cuối cùng, việc thuyết giảng, dưới nhiều hình thức, tuy vẫn là một trong những phương thế ưu hạng của việc thông truyền đức tin trong Giáo Hội, nhưng đồng thời cũng là một phương thế bị giáo dân phê phán hơn cả. Cần có một phương thức chuẩn bị kỹ cho việc đào tạo các vị giảng thuyết Lời Chúa (xem DV 25). Về diễn trình thông truyền, Tông Huấn Evangellii Nuntiandi của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI vẫn có đặc điểm hợp thời của nó, nhất là khi tuyên bố tính tối thượng cần phải dành cho chứng tá bản thân trong khi công bố Lời Chúa và việc thông truyền chứng tá ấy trong gia đình và trong các kinh nghiệm hàng ngày.
Ngôn ngữ của tình yêu
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
06:23 30/08/2008
ROME (Zenit.org).- Cha Raniero Cantalamessa Dòng Capuchin, là vị giảng Phủ Giáo Hoàng, đã giải thích những bài đọc Thánh Lễ Tin Mừng Chúa Nhật 22 Thường Niên. Chúng ta nghe Chúa Giêsu nói: “Ai muốn đi theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo. Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm được mạng sống ấy.”
“Từ bỏ” mình có nghĩa gì? Và tại sao bạn phải bỏ mình? Chúng ta biết sự phẫn nộ của triết gia Friedrich Nietzshe về sự đòi hỏi này của Tin Mừng.
Tôi sẽ bắt đầu giải đáp những câu hỏi này với một ví dụ. Trong lúc bắt bớ Nazi, nhiều xe lửa chất đầy người Do Thái từ mọi phần châu Âu chạy đến những trại tập trung. Họ bị thuyết phục lên xe lửa bằng những lời hứa giả dối là được đưa tới những nơi tốt hơn cho họ, thực tế là họ được đứa tới sự hủy diệt của họ. Xảy ra tại một số nơi ngừng xe có người biết sự thật, la lên từ một nơi núp lén với những hành khách: “Nhảy xuống! Chạy đi!” Một số người đã thành công khi làm như vậy.
Ví dụ đó là một ví dụ khắc nghiệt, nhưng nó diễn tả một điều gì thuộc tình huống chúng ta. Xe lửa sự sống mà chúng ta hành trình đang đi tới sự chết. Về sự này, ít ra, không chút hồ nghi. Cái “Tôi” tự nhiên của chúng ta, bị trí định cho sự tiêu hủy. Điều mà Tin Mừng đề nghị với chúng ta khi khuyên chúng ta bỏ mình, là thoát ra khỏi xe lửa này và lên một xe khác dẫn tới sự sống. Xe lửa dẫn tới sự sống là đức tin vào Đấng đã nói: “Bất cứ ai tin vào tôi, dầu có chết, cũng sẽ sống.”
Thánh Phaolô đã hiểu sự sang xe từ một chuyến này qua một chuyến khác và ngài đã diễn tả sự ấy như sau: “Không phải là tôi sống, nhưng Chúa Kitô sống trong tôi.” Nếu tôi chấp nhận cái “tôi” của Chúa Kitô thì chúng ta trở thành bất tử bởi vì Người, đã sống lại từ cõi chết, không còn chết nữa. Điều này chỉ ý nghĩa của những lời Tin Mừng chúng ta đã nghe. Chúa Gêsu kêu mời chúng ta từ bỏ mình và sẽ được sống, không phải là một lời mời phỉnh gạt chúng ta hay là loại trừ chúng ta trong một cách quá ư đơn giản. Đó là bước khôn nhất trong những bước mạnh bạo chúng ta có thể thực hành trong những sự sống chúng ta.
Nhưng chúng ta phải làm ngay một một sự phân biệt. Chúa Giêsu không xin chúng ta từ bỏ “điều chúng ta là,” nhưng điều chúng ta đã trở nên.” Chúng ta là những hình ảnh Thiên Chúa, Như vậy, chúng là một cái gí “rất tốt,” như chính Chúa đã nói, liền sau khi tạo dựng người nam và người nữ. Điều chúng ta phải từ bỏ không phải là điều Chúa đã làm, nhưng điều mà chính chúng ta đã làm bằng cách lạm dụng quyền tự do chúng ta--những khuynh hướng xấu, tội lỗi, tất cả những sự đã bao phủ trên nguyên gốc.
Từ nhiều năm, từ bờ biển Calabria thuộc miền Nam Italy, người ta khám phá hai khối vỏ bọc cứng na ná như xác con người. Những khối đó được trục lên khỏi biển, được lau sạch và đánh bóng. Những khối đó trở thành những tượng đồng lính chiến ngày xưa. Ngày nay người ta biết những tượng đó là những Lính Chiến Riace và được trưng bày tại Viện Bảo tàng Quốc Gia Magna Grecia Trong vùng Reggio Calabria. Những tượng đó được liệt kê trong số tác phẩm điêu khắc kỳ lạ nhất thời xưa.
Ví dụ này có thể giúp chúng ta hiểu phương diện tích cực của đề nghị Tin Mừng. Về mặt thiêng liêng, chúng ta giống điều kiện của những tượng này trước khi chúng được phục hồi. Hình ảnh tốt đẹp của Thiên Chúa mà chúng ta phải là, thì bị bao phủ bằng bảy lớp bảy mối tội đầu.
Có lẽ không phải là một ý niệm xấu nếu nhắc lại những tội ấy là gì, nếu chúng ta đã quên nó: kiêu ngạo, hà tiện, dâm dục, hờn giận, mê ăn uống, ghen ghét và làm biếng.. Thánh Phaolo gọi ảnh biến hình này là “ảnh dưới đất,” ngược với “ảnh trên trời,” giống như Chúa Kitô.
Do đó “từ bỏ chính chúng ta,” không phải là một việc làm chết, nhưng làm sống, làm đẹp và làm vui sướng. Đó cũng là một bài học về ngôn ngữ của tình yêu chân thật. Hình ảnh, triết gia vĩ đại Danish là Kierkegaard nói, một tình huống thuần túy nhân loại. Hai người trẻ yêu nhau. Nhưng thuộc hai quốc gia khác nhau và nói những ngôn ngữ hoàn toàn khác nhau. Muốn cho tình yêu của họ sống còn và lớn mạnh, một trong hai người phải học tiếng nói của người kia. Bằng không, họ không có khả năng truyền đạt và tình yêu của họ không bền.
Kierkegaard nói, điều này chỉ xảy ra làm sao giữa chúng ta và Chúa. Chúng ta nói ngôn ngữ xác thịt, Chúa nói ngôn ngữ thần khí; chúng ta nói ngôn ngữ tính ích kỷ, Chúa nói ngôn ngữ tình yêu.
Từ bỏ chính mình bạn là học ngôn ngữ của Chúa ngõ hầu chúng ta có thể thông truyền với Người, nhưng cũng học ngôn ngữ cho phép chúng ta thông truyền với nhau. Chúng ta sẽ không có khả năng nói “vâng” với kẻ khác-- bắt đầu với vợ hay chồng chúng ta--nếu chúng ta trước hết không khả năng nói “không” với chúng ta.
Áp dụng trong bối cảnh hôn nhân, nhiều vấn đề và nhiều thất bại giữa đôi vợ chồng đến từ sự kiện người nam không bao giờ học diễn tả tình yêu cho người nữ, người nữ cũng không cho người nam. Cả khi Tin Mưng nói phải bỏ mình, chúng ta thấy Tin Mừng rất ít xa sự sống hơn là thỉnh thoảng được tưởng như vậy.
“Từ bỏ” mình có nghĩa gì? Và tại sao bạn phải bỏ mình? Chúng ta biết sự phẫn nộ của triết gia Friedrich Nietzshe về sự đòi hỏi này của Tin Mừng.
Tôi sẽ bắt đầu giải đáp những câu hỏi này với một ví dụ. Trong lúc bắt bớ Nazi, nhiều xe lửa chất đầy người Do Thái từ mọi phần châu Âu chạy đến những trại tập trung. Họ bị thuyết phục lên xe lửa bằng những lời hứa giả dối là được đưa tới những nơi tốt hơn cho họ, thực tế là họ được đứa tới sự hủy diệt của họ. Xảy ra tại một số nơi ngừng xe có người biết sự thật, la lên từ một nơi núp lén với những hành khách: “Nhảy xuống! Chạy đi!” Một số người đã thành công khi làm như vậy.
Ví dụ đó là một ví dụ khắc nghiệt, nhưng nó diễn tả một điều gì thuộc tình huống chúng ta. Xe lửa sự sống mà chúng ta hành trình đang đi tới sự chết. Về sự này, ít ra, không chút hồ nghi. Cái “Tôi” tự nhiên của chúng ta, bị trí định cho sự tiêu hủy. Điều mà Tin Mừng đề nghị với chúng ta khi khuyên chúng ta bỏ mình, là thoát ra khỏi xe lửa này và lên một xe khác dẫn tới sự sống. Xe lửa dẫn tới sự sống là đức tin vào Đấng đã nói: “Bất cứ ai tin vào tôi, dầu có chết, cũng sẽ sống.”
Thánh Phaolô đã hiểu sự sang xe từ một chuyến này qua một chuyến khác và ngài đã diễn tả sự ấy như sau: “Không phải là tôi sống, nhưng Chúa Kitô sống trong tôi.” Nếu tôi chấp nhận cái “tôi” của Chúa Kitô thì chúng ta trở thành bất tử bởi vì Người, đã sống lại từ cõi chết, không còn chết nữa. Điều này chỉ ý nghĩa của những lời Tin Mừng chúng ta đã nghe. Chúa Gêsu kêu mời chúng ta từ bỏ mình và sẽ được sống, không phải là một lời mời phỉnh gạt chúng ta hay là loại trừ chúng ta trong một cách quá ư đơn giản. Đó là bước khôn nhất trong những bước mạnh bạo chúng ta có thể thực hành trong những sự sống chúng ta.
Nhưng chúng ta phải làm ngay một một sự phân biệt. Chúa Giêsu không xin chúng ta từ bỏ “điều chúng ta là,” nhưng điều chúng ta đã trở nên.” Chúng ta là những hình ảnh Thiên Chúa, Như vậy, chúng là một cái gí “rất tốt,” như chính Chúa đã nói, liền sau khi tạo dựng người nam và người nữ. Điều chúng ta phải từ bỏ không phải là điều Chúa đã làm, nhưng điều mà chính chúng ta đã làm bằng cách lạm dụng quyền tự do chúng ta--những khuynh hướng xấu, tội lỗi, tất cả những sự đã bao phủ trên nguyên gốc.
Từ nhiều năm, từ bờ biển Calabria thuộc miền Nam Italy, người ta khám phá hai khối vỏ bọc cứng na ná như xác con người. Những khối đó được trục lên khỏi biển, được lau sạch và đánh bóng. Những khối đó trở thành những tượng đồng lính chiến ngày xưa. Ngày nay người ta biết những tượng đó là những Lính Chiến Riace và được trưng bày tại Viện Bảo tàng Quốc Gia Magna Grecia Trong vùng Reggio Calabria. Những tượng đó được liệt kê trong số tác phẩm điêu khắc kỳ lạ nhất thời xưa.
Ví dụ này có thể giúp chúng ta hiểu phương diện tích cực của đề nghị Tin Mừng. Về mặt thiêng liêng, chúng ta giống điều kiện của những tượng này trước khi chúng được phục hồi. Hình ảnh tốt đẹp của Thiên Chúa mà chúng ta phải là, thì bị bao phủ bằng bảy lớp bảy mối tội đầu.
Có lẽ không phải là một ý niệm xấu nếu nhắc lại những tội ấy là gì, nếu chúng ta đã quên nó: kiêu ngạo, hà tiện, dâm dục, hờn giận, mê ăn uống, ghen ghét và làm biếng.. Thánh Phaolo gọi ảnh biến hình này là “ảnh dưới đất,” ngược với “ảnh trên trời,” giống như Chúa Kitô.
Do đó “từ bỏ chính chúng ta,” không phải là một việc làm chết, nhưng làm sống, làm đẹp và làm vui sướng. Đó cũng là một bài học về ngôn ngữ của tình yêu chân thật. Hình ảnh, triết gia vĩ đại Danish là Kierkegaard nói, một tình huống thuần túy nhân loại. Hai người trẻ yêu nhau. Nhưng thuộc hai quốc gia khác nhau và nói những ngôn ngữ hoàn toàn khác nhau. Muốn cho tình yêu của họ sống còn và lớn mạnh, một trong hai người phải học tiếng nói của người kia. Bằng không, họ không có khả năng truyền đạt và tình yêu của họ không bền.
Kierkegaard nói, điều này chỉ xảy ra làm sao giữa chúng ta và Chúa. Chúng ta nói ngôn ngữ xác thịt, Chúa nói ngôn ngữ thần khí; chúng ta nói ngôn ngữ tính ích kỷ, Chúa nói ngôn ngữ tình yêu.
Từ bỏ chính mình bạn là học ngôn ngữ của Chúa ngõ hầu chúng ta có thể thông truyền với Người, nhưng cũng học ngôn ngữ cho phép chúng ta thông truyền với nhau. Chúng ta sẽ không có khả năng nói “vâng” với kẻ khác-- bắt đầu với vợ hay chồng chúng ta--nếu chúng ta trước hết không khả năng nói “không” với chúng ta.
Áp dụng trong bối cảnh hôn nhân, nhiều vấn đề và nhiều thất bại giữa đôi vợ chồng đến từ sự kiện người nam không bao giờ học diễn tả tình yêu cho người nữ, người nữ cũng không cho người nam. Cả khi Tin Mưng nói phải bỏ mình, chúng ta thấy Tin Mừng rất ít xa sự sống hơn là thỉnh thoảng được tưởng như vậy.
Thập giá: Con đường chúng ta đi
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
08:15 30/08/2008
THẬP GIÁ: CON ĐƯỜNG CHÚNG TA ĐI
(Chúa Nhật XXII TN A)
Mãi mãi thập giá vẫn là một chướng ngại khó vượt qua. Ngay đến cả Đức Kitô, Con Thiên Chúa làm người, cũng đã vất vả ướt đẩm mồ hôi pha lẫn máu mới can đảm đón nhận thập giá, cho dù trước đó không dưới ba lần chính Người đã tiên báo, nghĩa là đã tiên liệu và đã có sự chuẩn bị. Thế mà lời khẳng định của Người, một lời khẳng định không thể làm giảm khinh bằng bất cứ lối giải thích nào, đó là: “ Ai muốn đi theo Ta, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo” ( Mt 16,-,24 ).
“Thiên Chúa là Đấng Toàn Thiện và Hạnh Phúc khôn lường. Theo ý định nhân hậu, Người đã tự ý tạo dựng con người, để họ được thông phần sự sống vĩnh phúc”. Giáo lý Hội Thánh Công giáo mở đầu bằng chân lý này và cũng là câu trả lời cho vấn nạn muôn thưở rằng ta sống ở đời này để làm gì. Kitô hữu vốn nằm lòng câu giáo lý của một thời: Ta sống ở đời này để nhận biết, thờ phượng, kính mến Đức Chúa Trời là Cha chúng ta và yêu thương mọi người như anh em, cùng nhau xây dựng một xã hội tốt đẹp cho ngày sau được hạnh phúc đời đời. Như thế hạnh phúc đời đời hay sự sống vĩnh phúc chính là mục đích tối hậu của đời người. Khi sinh thời, để trả lời cho một chàng thanh niên đạo hạnh vốn đã giữ các giới răn từ thưở bé, muốn có sự sống đời đời, thì Chúa Giêsu nói rằng hãy về bán tất cả của cải, phân phát cho kẻ khó, rồi đến mà theo Người. ( x. Mt 19,16-22 ). Thế thì ta có thể khẳng định rằng theo Chúa Kitô là cách thế để có hạnh phúc vĩnh cửu. Hay nói ngược lại, muốn có hạnh phúc vĩnh cửu là phải theo Chúa Kitô. Và muốn theo Chúa Kitô là phải vác thập giá mình.
Theo Chúa Kitô là theo Con Đường Sự Thật, Sự Sống, và Tình Yêu. Nguyên chỉ với những thiện hảo chóng qua đời này cũng đòi hỏi phải trả giá. Tomas Edison, ông tổ phát minh bóng đèn điện đã khẳng định một tất yếu của cuộc sống: một lần thành công là kết quả của chín mươi chín lần thất bại. Để trung thành với sự thật và công bố sự thật, ngôn sứ Giêrêmia đã phải hứng chịu bao truân chuyên, khốn khó, và có khi, tưởng như sẽ bị mạng vong. Số phận các sứ ngôn khác và những người công chính cũng chẳng hơn gì ( x. Mt 23,29-32 ). Để làm phát triển sự sống với hoa trái tốt xinh thì trước đó hạt giống phải chịu cảnh thối rửa đi ( x.Ga 12,24 ). Để thực sự là yêu trong sự phục vụ người mình yêu đến cùng thì tất yếu phải bỏ mình, hiến dâng mạng sống mình vì người mình yêu (x.Ga 15,13). Những gì phải trả ở trên, đó chính là thập giá mà Chúa Kitô muốn đề cập.
Tuy nhiên, chúng ta cần ý thức rằng thập giá không phải là đối tượng ta muốn cách trực tiếp. Đã nói đến thập giá là nói đến một sự dữ. Không ai được quyền và được phép tự mình trực tiếp tìm kiếm sự dữ. Thế thì chúng ta phải hiểu sao đây về việc phải vác thập giá ? Không lẽ Chúa Kitô lại muốn chúng ta phải chịu khổ ? Dĩ nhiên không ai dám to gan khẳng định điều này. Thập giá là một mầu nhiệm mà ta chỉ có thể hiểu được phần nào khi quy chiếu về thập giá của Chúa Kitô.
Lật giở các trang Tin Mừng, chúng ta cần chân nhận sự thật này: Chúa Kitô không bao giờ trực tiếp kiếm tìm thập giá. Điều mà Người luôn kiếm tìm đó là thánh ý Chúa Cha. Ngay phút giây nhập thể vào đời, tác giả thư Do Thái đã cảm nhận tâm ý của Ngôi Lời: “Hy sinh và lễ vật thì Chúa chẳng ưng, này con xin đến để thực thi ý Chúa” ( Dt 10,5 ). Lễ vật hy sinh thì Chúa Cha không muốn và Chúa Cha cũng chẳng thích gì khi Con mình phải đổ máu. Điều Chúa Cha muốn là Chúa Con nhập thể, tìm cách bày tỏ cho nhân loại thấy tình yêu bao la vô bờ và hoàn toàn nhưng không của Người.
Thập giá chính là đối tượng trực tiếp mà giới lãnh đạo Do Thái giáo thời bấy giờ kiếm tìm để đặt trên vai người mà họ cho là “phản động”, xách động quần chúng đi ngược với tập truyền tiên tổ, dám phạm thượng, tự cho mình ngang hàng với Thiên Chúa duy nhất… “Chẳng thà một người chết cho toàn dân được nhờ” ( Ga 11,50 ), và bên cạnh đó, vị thế và quyền lợi của những bậc vị vọng như tư tế, biệt phái, luật sĩ cũng khỏi bị lung lay và sứt mẻ.
Thế mà Chúa Kitô vẫn không ngần ngại lên Giêrusalem để đón nhận khổ hình thập giá, không phải vì chính thập giá nhưng là để vâng phục Chúa Cha tìm cách bày tỏ cho nhân gian thấy tình yêu cua Thiên Chúa, một tình yêu vô điều kiện và đến cùng. Cho dù các ngươi có đặt thập giá trên vai ta, cho dù các ngươi có đâm thủng trái tim ta, cho dù các ngươi có giết chết ta cách nhục nhã, thì ta vẫn không hề bỏ các ngươi mà còn đứng về phái các ngươi để cầu bàu cho các ngươi (x.Lc 23,34). Chúa Kitô đón nhận thập giá không phải vì thập giá mà là để mình chứng rằng không có gì có thể ngăn cản được việc Người yêu thương chúng ta ( x.Rm 8,38-39 ).
Như thế thập giá không phải là đích đến, mà chỉ là một cái giá cần phải trả, một thách đó cần vượt qua của hành trình yêu thương. Khi ngăn cản Chúa Giêsu đừng lên Giêrusalem, thực ra Phêrô có ý tốt với Thầy. Thế nhưng, ông đã bị Chúa Giêsu quở trách nặng lời. Tưởng rằng Phêrô bị quở trách nhưng không phải ông mà chính là Satan bị quở trách. Satan lợi dụng ý tốt của Phêrô để cám dổ Chúa Giêsu. Ma quỷ thật lắm tinh ranh. Chúng sử dụng cả những điều thiện hảo thường tình để cám dổ ta đứng lại và không đạt đến sự thiện hảo cuối cùng.
Dẫu biết rằng chẳng có một sự thiện hảo nào mà không đòi phải trả giá nghĩa là đòi phải có sự nỗ lực, gắng công. Thế nhưng thập giá vẫn mãi còn đó sự thách đố cho người tự nguyện sống đạo yêu thương, cho người can đảm làm chứng cho sự thật, cho người tích cực gìn giữ và làm phát triển sự sống. Nếu cứ chăm chăm dán mắt hay quy lòng vào sự khó khăn đầy nghiệt ngã của thập giá thì e rằng nhiều khi chân ta sẽ chùn bước. Ước gì Kitô hữu chúng ta trên đường theo Chúa Kitô biết ngước nhìn đến chân trời tươi sáng, nơi mà tình yêu, sự thật và sự sống hiển trị, thì sẽ có cơ may vượt qua các trở ngại cần phải vượt qua là thập giá, cho dù khó khăn, vất vả, đau thương vẫn có đó. Hiểu được sự thật này thì chúng ta không chỉ biết lắng nghe lời nhận định của Franklin: “ Đường đến thành công không hề có bước chân của người ngại khó, sợ khổ”, mà cần phải xác tín rằng “ đường đến Nước Trời sẽ chẳng hề có bước chân của người không quyết tìm hạnh phúc đích thực cho chính mình và tha nhân”.
(Chúa Nhật XXII TN A)
Mãi mãi thập giá vẫn là một chướng ngại khó vượt qua. Ngay đến cả Đức Kitô, Con Thiên Chúa làm người, cũng đã vất vả ướt đẩm mồ hôi pha lẫn máu mới can đảm đón nhận thập giá, cho dù trước đó không dưới ba lần chính Người đã tiên báo, nghĩa là đã tiên liệu và đã có sự chuẩn bị. Thế mà lời khẳng định của Người, một lời khẳng định không thể làm giảm khinh bằng bất cứ lối giải thích nào, đó là: “ Ai muốn đi theo Ta, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo” ( Mt 16,-,24 ).
“Thiên Chúa là Đấng Toàn Thiện và Hạnh Phúc khôn lường. Theo ý định nhân hậu, Người đã tự ý tạo dựng con người, để họ được thông phần sự sống vĩnh phúc”. Giáo lý Hội Thánh Công giáo mở đầu bằng chân lý này và cũng là câu trả lời cho vấn nạn muôn thưở rằng ta sống ở đời này để làm gì. Kitô hữu vốn nằm lòng câu giáo lý của một thời: Ta sống ở đời này để nhận biết, thờ phượng, kính mến Đức Chúa Trời là Cha chúng ta và yêu thương mọi người như anh em, cùng nhau xây dựng một xã hội tốt đẹp cho ngày sau được hạnh phúc đời đời. Như thế hạnh phúc đời đời hay sự sống vĩnh phúc chính là mục đích tối hậu của đời người. Khi sinh thời, để trả lời cho một chàng thanh niên đạo hạnh vốn đã giữ các giới răn từ thưở bé, muốn có sự sống đời đời, thì Chúa Giêsu nói rằng hãy về bán tất cả của cải, phân phát cho kẻ khó, rồi đến mà theo Người. ( x. Mt 19,16-22 ). Thế thì ta có thể khẳng định rằng theo Chúa Kitô là cách thế để có hạnh phúc vĩnh cửu. Hay nói ngược lại, muốn có hạnh phúc vĩnh cửu là phải theo Chúa Kitô. Và muốn theo Chúa Kitô là phải vác thập giá mình.
Theo Chúa Kitô là theo Con Đường Sự Thật, Sự Sống, và Tình Yêu. Nguyên chỉ với những thiện hảo chóng qua đời này cũng đòi hỏi phải trả giá. Tomas Edison, ông tổ phát minh bóng đèn điện đã khẳng định một tất yếu của cuộc sống: một lần thành công là kết quả của chín mươi chín lần thất bại. Để trung thành với sự thật và công bố sự thật, ngôn sứ Giêrêmia đã phải hứng chịu bao truân chuyên, khốn khó, và có khi, tưởng như sẽ bị mạng vong. Số phận các sứ ngôn khác và những người công chính cũng chẳng hơn gì ( x. Mt 23,29-32 ). Để làm phát triển sự sống với hoa trái tốt xinh thì trước đó hạt giống phải chịu cảnh thối rửa đi ( x.Ga 12,24 ). Để thực sự là yêu trong sự phục vụ người mình yêu đến cùng thì tất yếu phải bỏ mình, hiến dâng mạng sống mình vì người mình yêu (x.Ga 15,13). Những gì phải trả ở trên, đó chính là thập giá mà Chúa Kitô muốn đề cập.
Tuy nhiên, chúng ta cần ý thức rằng thập giá không phải là đối tượng ta muốn cách trực tiếp. Đã nói đến thập giá là nói đến một sự dữ. Không ai được quyền và được phép tự mình trực tiếp tìm kiếm sự dữ. Thế thì chúng ta phải hiểu sao đây về việc phải vác thập giá ? Không lẽ Chúa Kitô lại muốn chúng ta phải chịu khổ ? Dĩ nhiên không ai dám to gan khẳng định điều này. Thập giá là một mầu nhiệm mà ta chỉ có thể hiểu được phần nào khi quy chiếu về thập giá của Chúa Kitô.
Lật giở các trang Tin Mừng, chúng ta cần chân nhận sự thật này: Chúa Kitô không bao giờ trực tiếp kiếm tìm thập giá. Điều mà Người luôn kiếm tìm đó là thánh ý Chúa Cha. Ngay phút giây nhập thể vào đời, tác giả thư Do Thái đã cảm nhận tâm ý của Ngôi Lời: “Hy sinh và lễ vật thì Chúa chẳng ưng, này con xin đến để thực thi ý Chúa” ( Dt 10,5 ). Lễ vật hy sinh thì Chúa Cha không muốn và Chúa Cha cũng chẳng thích gì khi Con mình phải đổ máu. Điều Chúa Cha muốn là Chúa Con nhập thể, tìm cách bày tỏ cho nhân loại thấy tình yêu bao la vô bờ và hoàn toàn nhưng không của Người.
Thập giá chính là đối tượng trực tiếp mà giới lãnh đạo Do Thái giáo thời bấy giờ kiếm tìm để đặt trên vai người mà họ cho là “phản động”, xách động quần chúng đi ngược với tập truyền tiên tổ, dám phạm thượng, tự cho mình ngang hàng với Thiên Chúa duy nhất… “Chẳng thà một người chết cho toàn dân được nhờ” ( Ga 11,50 ), và bên cạnh đó, vị thế và quyền lợi của những bậc vị vọng như tư tế, biệt phái, luật sĩ cũng khỏi bị lung lay và sứt mẻ.
Thế mà Chúa Kitô vẫn không ngần ngại lên Giêrusalem để đón nhận khổ hình thập giá, không phải vì chính thập giá nhưng là để vâng phục Chúa Cha tìm cách bày tỏ cho nhân gian thấy tình yêu cua Thiên Chúa, một tình yêu vô điều kiện và đến cùng. Cho dù các ngươi có đặt thập giá trên vai ta, cho dù các ngươi có đâm thủng trái tim ta, cho dù các ngươi có giết chết ta cách nhục nhã, thì ta vẫn không hề bỏ các ngươi mà còn đứng về phái các ngươi để cầu bàu cho các ngươi (x.Lc 23,34). Chúa Kitô đón nhận thập giá không phải vì thập giá mà là để mình chứng rằng không có gì có thể ngăn cản được việc Người yêu thương chúng ta ( x.Rm 8,38-39 ).
Như thế thập giá không phải là đích đến, mà chỉ là một cái giá cần phải trả, một thách đó cần vượt qua của hành trình yêu thương. Khi ngăn cản Chúa Giêsu đừng lên Giêrusalem, thực ra Phêrô có ý tốt với Thầy. Thế nhưng, ông đã bị Chúa Giêsu quở trách nặng lời. Tưởng rằng Phêrô bị quở trách nhưng không phải ông mà chính là Satan bị quở trách. Satan lợi dụng ý tốt của Phêrô để cám dổ Chúa Giêsu. Ma quỷ thật lắm tinh ranh. Chúng sử dụng cả những điều thiện hảo thường tình để cám dổ ta đứng lại và không đạt đến sự thiện hảo cuối cùng.
Dẫu biết rằng chẳng có một sự thiện hảo nào mà không đòi phải trả giá nghĩa là đòi phải có sự nỗ lực, gắng công. Thế nhưng thập giá vẫn mãi còn đó sự thách đố cho người tự nguyện sống đạo yêu thương, cho người can đảm làm chứng cho sự thật, cho người tích cực gìn giữ và làm phát triển sự sống. Nếu cứ chăm chăm dán mắt hay quy lòng vào sự khó khăn đầy nghiệt ngã của thập giá thì e rằng nhiều khi chân ta sẽ chùn bước. Ước gì Kitô hữu chúng ta trên đường theo Chúa Kitô biết ngước nhìn đến chân trời tươi sáng, nơi mà tình yêu, sự thật và sự sống hiển trị, thì sẽ có cơ may vượt qua các trở ngại cần phải vượt qua là thập giá, cho dù khó khăn, vất vả, đau thương vẫn có đó. Hiểu được sự thật này thì chúng ta không chỉ biết lắng nghe lời nhận định của Franklin: “ Đường đến thành công không hề có bước chân của người ngại khó, sợ khổ”, mà cần phải xác tín rằng “ đường đến Nước Trời sẽ chẳng hề có bước chân của người không quyết tìm hạnh phúc đích thực cho chính mình và tha nhân”.
Thinh Lặng
Lm Vũđình Tường
08:17 30/08/2008
Thinh lặng chiếm khá nhiều thời gian trong cuộc sống. Thinh lặng hiện diện cả ngày lẫn đêm. Cần thinh lặng lắng nghe mới hiểu và biết được người kia muốn nói gì. Cần thinh lặng để suy nghĩ, cần thinh lặng để đọc sách, học bài. Thinh lặng cần thiết giúp cơ thể thư giãn, lấy lại sức và bồi bổ tinh thần. Cần thinh lặng cho tinh thần thanh thản. Khi bất bình xảy đến thinh lặng giúp tự chủ bản thân và tự chủ hoàn cảnh.
Trong cầu nguyện thinh lặng đóng vai trò quan trọng bởi vì thinh lặng là bước khởi đầu chuẩn bị nhìn vào trong con người nội tâm. Nhờ thinh lặng mà ta có thể biết được trạng thái của tâm hồn. Thinh lặng là cửa ngõ dẫn con người vượt cao lên khỏi thế giới phàm trần, bước vào ngưỡng cửa thế giới siêu nhiên qua đó nhận biết thông điệp của Thiên Chúa và lời Chúa mời gọi ta sống và cộng tác vào chương trình Ngài muốn thực hiện nơi ta.
Che lối
Ai cũng có cửa ngõ dẫn vào tâm linh nhưng vì biến động bên ngoài. Ý riêng, dục vọng và tham vọng che lối cửa ngõ này. Mỗi người là một mầu nhiệm Chúa dựng nên vì thế con người khao khát tìm tòi, học hỏi để biết về mình, về hiện tại và về tương lai.
Bản tính yếu đuối con người muốn nắm bắt những gì dễ bắt, dễ tin những gì có thể kiểm nghiệm nên luôn bị cám dỗ xa rời Thiên Chúa. Một khi có đủ vật chất con người vẫn chưa cảm thấy thoả mãn, vẫn khát khao những gì vượt lên khỏi vật thể. Đi tìm mầu nhiệm đời mình. Vật chất giúp thoả mãn nhu cầu cơ thể nhưng không thoả mãn khát khao mầu nhiệm đời mình. Vì thế có người hướng về Chúa là nguồn chân thiện mĩ để tìm cội nguồn đời họ. Kẻ khác tìm cội nguồn dựa vào khoa bói toán, chiêm tinh, xin sâm. Họ cảm thấy gần gũi hơn dễ tin hơn. Điều nghịch lí là hình thể, vật thể tự nó không có đời sống tâm linh. Ý nghĩa tâm linh của vật thể là thành quả suy đoán của khối óc con người gán cho. Bởi vì suy đoán nên lúc hữu lí, khi vô lí. Đoán có cái đúng cái sai vì thế khoa bói toán tồn tại nhờ vào cái cái may, rủi, đúng sai kia để sống.
Vô biên
Không có khoa học nào giải thích thoả đáng mầu nhiệm đời người vì mỗi người đều bắt đầu từ Thiên Chúa mà Thiên Chúa là Đấng Vô Biên. Vì thế không làm sao giải thích thoả đáng về nguồn gốc đời mình ngoại trừ chấp nhận nguồn gốc con người đến từ Thiên Chúa vô biên. Đi tìm hiểu vô biên không bao giờ cùng, không có câu trả lời rõ ràng, thường gặp bế tắc hơn là thông hiểu. Mầu nhiệm cá nhân thuộc về Thiên Chúa. Thinh lặng giúp tâm hồn thanh tịnh, trong sáng giúp nhìn rõ hơn về mầu nhiệm đời người.
Hiếu động không nghe được tiếng lòng. Bề ngoài ồn ào nội tâm lên tiếng. Khi tiếng nội tâm bị hoàn cảnh bên ngoài lấn át, tiếng nội tâm chào tạm biệt vì biết có lên tiếng cũng thừa. Lương tâm chọn lui bước khi con người ảnh hưởng bởi các chất kích thích gây cảm xúc, nóng giận, bực dọc, quá vui, quá buồn. Những lúc như thế lương tâm im lặng không lên tiếng.
Khi cả hai cùng lên tiếng một lượt ai thắng ai? Tất nhiên tiếng cửa miệng to lấn át tiếng lòng. Lương tâm không bao giờ quát tháo, lương tâm luôn nhỏ nhẹ. Khi cửa miệng nổi sóng, lương tâm rút lui, chìm mất hút vào vùng yên tĩnh vì biết rõ đây không phải là lúc lương tâm lên tiếng can ngăn, trình bày phải trái, sai quấy.
Thánh nhân
Để nghe được tiếng trong tâm hồn cần thinh lặng. Kinh thánh ghi rất rõ việc này. Đọc đoạn Kinh Thánh sứ thần truyền tin Mẹ Maria hầu như thinh lặng lắng nghe suốt thời gian đó. (Lc 1,26tt).
Sau khi nghe Simeon tuyên sấm về hài nhi Giêsu trong đền thờ Mẹ Maria dù không hiểu vẫn giữ những lời đó và suy gẫm trong lòng. (Lc 2,33). Kinh Thánh không ghi một lời nói nào của thánh Giuse. Phải chăng đây là dấu chỉ của một người thích thanh tịnh, thinh lặng để suy gẫm. Nhờ thinh lặng mà Giuse nghe được tiếng sứ thần trong giấc mơ.
Đức Kitô
Đức Kitô thường lên núi cầu nguyện một mình và Ngài thường giữ thinh lặng trong thời gian cầu nguyện. Trên vườn Cây Dầu Phúc âm thuật lại có mấy lời. Phải chăng thời giờ còn lại Ngài lặng thinh. Ngài cầu nguyện lâu giờ, đến độ các môn đệ ngủ say. Ngài cầu nguyện không phải một lần mà hai ba lần vẫn chỉ có bằng đó câu nói. Như thế Ngài thinh lặng khi cầu nguyện cùng Chúa Cha.
Tuần trước Chúa hỏi. Người ta bảo Con Người là ai? Sau giờ phút thinh lặng Phêrô trả lời đúng. Nhờ thinh lặng mà Phêrô đọc được ý Chúa. Lần này Phêrô vội lên tiếng can ngăn nên ông đã sai, dù là ông thành tâm, thành ý. Trên đời có nhiều cám dỗ mượn mầu áo đạo đức. Viên thuốc bọc đường có chất đắng, nếu không, cần chi phải bọc đường.
Xin Chúa giúp con biết thinh lặng khi cầu nguyện để nhận biết
Cám dỗ nguy hiểm nhất khi không biết mình đang bị cám dỗ.
Khó thống hối nhất khi không biết mình đang phạm tội.
Sai lầm trầm trọng nhất khi không biết mình đang sai lầm.
Đại mê muội khi không biết mình đang mê muội
Đại giả hình khi giả hình núp bóng đạo đức.
Đại loạn khi không biết mình đang làm loạn.
TÌM BÀI CŨ:
Suy Niệm: http://www.stmarksinala.net.au/suyniem.html
Truyện ngắn: http://www.stmarksinala.net.au/truyen.html
Hình ảnh: http://www.stmarksinala.net.au/Photos.html
Trong cầu nguyện thinh lặng đóng vai trò quan trọng bởi vì thinh lặng là bước khởi đầu chuẩn bị nhìn vào trong con người nội tâm. Nhờ thinh lặng mà ta có thể biết được trạng thái của tâm hồn. Thinh lặng là cửa ngõ dẫn con người vượt cao lên khỏi thế giới phàm trần, bước vào ngưỡng cửa thế giới siêu nhiên qua đó nhận biết thông điệp của Thiên Chúa và lời Chúa mời gọi ta sống và cộng tác vào chương trình Ngài muốn thực hiện nơi ta.
Che lối
Ai cũng có cửa ngõ dẫn vào tâm linh nhưng vì biến động bên ngoài. Ý riêng, dục vọng và tham vọng che lối cửa ngõ này. Mỗi người là một mầu nhiệm Chúa dựng nên vì thế con người khao khát tìm tòi, học hỏi để biết về mình, về hiện tại và về tương lai.
Bản tính yếu đuối con người muốn nắm bắt những gì dễ bắt, dễ tin những gì có thể kiểm nghiệm nên luôn bị cám dỗ xa rời Thiên Chúa. Một khi có đủ vật chất con người vẫn chưa cảm thấy thoả mãn, vẫn khát khao những gì vượt lên khỏi vật thể. Đi tìm mầu nhiệm đời mình. Vật chất giúp thoả mãn nhu cầu cơ thể nhưng không thoả mãn khát khao mầu nhiệm đời mình. Vì thế có người hướng về Chúa là nguồn chân thiện mĩ để tìm cội nguồn đời họ. Kẻ khác tìm cội nguồn dựa vào khoa bói toán, chiêm tinh, xin sâm. Họ cảm thấy gần gũi hơn dễ tin hơn. Điều nghịch lí là hình thể, vật thể tự nó không có đời sống tâm linh. Ý nghĩa tâm linh của vật thể là thành quả suy đoán của khối óc con người gán cho. Bởi vì suy đoán nên lúc hữu lí, khi vô lí. Đoán có cái đúng cái sai vì thế khoa bói toán tồn tại nhờ vào cái cái may, rủi, đúng sai kia để sống.
Vô biên
Không có khoa học nào giải thích thoả đáng mầu nhiệm đời người vì mỗi người đều bắt đầu từ Thiên Chúa mà Thiên Chúa là Đấng Vô Biên. Vì thế không làm sao giải thích thoả đáng về nguồn gốc đời mình ngoại trừ chấp nhận nguồn gốc con người đến từ Thiên Chúa vô biên. Đi tìm hiểu vô biên không bao giờ cùng, không có câu trả lời rõ ràng, thường gặp bế tắc hơn là thông hiểu. Mầu nhiệm cá nhân thuộc về Thiên Chúa. Thinh lặng giúp tâm hồn thanh tịnh, trong sáng giúp nhìn rõ hơn về mầu nhiệm đời người.
Hiếu động không nghe được tiếng lòng. Bề ngoài ồn ào nội tâm lên tiếng. Khi tiếng nội tâm bị hoàn cảnh bên ngoài lấn át, tiếng nội tâm chào tạm biệt vì biết có lên tiếng cũng thừa. Lương tâm chọn lui bước khi con người ảnh hưởng bởi các chất kích thích gây cảm xúc, nóng giận, bực dọc, quá vui, quá buồn. Những lúc như thế lương tâm im lặng không lên tiếng.
Khi cả hai cùng lên tiếng một lượt ai thắng ai? Tất nhiên tiếng cửa miệng to lấn át tiếng lòng. Lương tâm không bao giờ quát tháo, lương tâm luôn nhỏ nhẹ. Khi cửa miệng nổi sóng, lương tâm rút lui, chìm mất hút vào vùng yên tĩnh vì biết rõ đây không phải là lúc lương tâm lên tiếng can ngăn, trình bày phải trái, sai quấy.
Thánh nhân
Để nghe được tiếng trong tâm hồn cần thinh lặng. Kinh thánh ghi rất rõ việc này. Đọc đoạn Kinh Thánh sứ thần truyền tin Mẹ Maria hầu như thinh lặng lắng nghe suốt thời gian đó. (Lc 1,26tt).
Sau khi nghe Simeon tuyên sấm về hài nhi Giêsu trong đền thờ Mẹ Maria dù không hiểu vẫn giữ những lời đó và suy gẫm trong lòng. (Lc 2,33). Kinh Thánh không ghi một lời nói nào của thánh Giuse. Phải chăng đây là dấu chỉ của một người thích thanh tịnh, thinh lặng để suy gẫm. Nhờ thinh lặng mà Giuse nghe được tiếng sứ thần trong giấc mơ.
Đức Kitô
Đức Kitô thường lên núi cầu nguyện một mình và Ngài thường giữ thinh lặng trong thời gian cầu nguyện. Trên vườn Cây Dầu Phúc âm thuật lại có mấy lời. Phải chăng thời giờ còn lại Ngài lặng thinh. Ngài cầu nguyện lâu giờ, đến độ các môn đệ ngủ say. Ngài cầu nguyện không phải một lần mà hai ba lần vẫn chỉ có bằng đó câu nói. Như thế Ngài thinh lặng khi cầu nguyện cùng Chúa Cha.
Tuần trước Chúa hỏi. Người ta bảo Con Người là ai? Sau giờ phút thinh lặng Phêrô trả lời đúng. Nhờ thinh lặng mà Phêrô đọc được ý Chúa. Lần này Phêrô vội lên tiếng can ngăn nên ông đã sai, dù là ông thành tâm, thành ý. Trên đời có nhiều cám dỗ mượn mầu áo đạo đức. Viên thuốc bọc đường có chất đắng, nếu không, cần chi phải bọc đường.
Xin Chúa giúp con biết thinh lặng khi cầu nguyện để nhận biết
Cám dỗ nguy hiểm nhất khi không biết mình đang bị cám dỗ.
Khó thống hối nhất khi không biết mình đang phạm tội.
Sai lầm trầm trọng nhất khi không biết mình đang sai lầm.
Đại mê muội khi không biết mình đang mê muội
Đại giả hình khi giả hình núp bóng đạo đức.
Đại loạn khi không biết mình đang làm loạn.
TÌM BÀI CŨ:
Suy Niệm: http://www.stmarksinala.net.au/suyniem.html
Truyện ngắn: http://www.stmarksinala.net.au/truyen.html
Hình ảnh: http://www.stmarksinala.net.au/Photos.html
Thọc gậy bánh xe
Hoàng Cát Minh, O.Carm.
12:06 30/08/2008
Chúa Nhật XXII Thường Niên - Năm A
THỌC GẬY BÁNH XE
Lời tuyên xưng "Thầy là con Thiên Chúa Hằng sống" của Phê rô mới chỉ là chìa khóa đức tin, là đá tảng của đời sống Ky tô hữu. Là nền tảng đức tin của người Ky tô hữu vì nó là sự mạc khải từ Thiên Chúa Cha. Tuy nhiên, để sống với lời tuyên xưng đó là cả một thách đố cho cuộc sống Ky tô hữu và cả Giáo Hội khi xây dựng ngôi nhà đức tin đó. Sống đức tin là một cam kết vĩnh cửa với Đấng mà mình tin: "Nếu ai muốn theo Thầy, thì hãy từ bỏ mình đi, và vác thập giá mình mà theo Thầy." Theo con đường của đức Ky tô chính là theo con đường thập tự cho những ai cam kết sống trọn vẹn với lời tuyên xưng của mình để cùng sống, cùng chết và cùng sống lại với Ngài. Chính Chúa Giêsu đã đi tiên phong trên con đường tiến về Giêrusalem, phải chịu nhiều đau khổ bởi các kỳ lão, luật sĩ và thượng tế, sẽ phải vác thập giá, sẽ bị giết và ngày thứ ba thì sống lại. Con đường của Đức Giê su đi là con đường mang thân phận kiếp người nhưng do Thần Khí hướng dẫn. Cũng Thần Khí đó hiện diện tại sông Gio đan khi Ngài chịu phép rửa, dẫn Ngài vào hoang địa trong 40 ngày đêm chịu thử thách và dẫn Ngài vào con đường rao giảng Nước Trời.
Con đường thập tự là con đường đau khổ, bị nghi nghờ, bị lăng nhục, bị nhục hình và bị tử hình. Thập tự chính là biểu tượng nhục hình và tử hình để trừng phạt những kẻ nổi loạn chống lại đế quốc Roma, những tên trộm cướp giết người cướp của. Nhưng đó cũng là một cảm hứng cho người môn đệ bước đi theo chân đấng Cứu độ, là tự hủy mình đi cho người mình yêu. Cảm hứng đó không phải do con người, nhưng từ sự dẫn dắt của Thần Khí Thiên Chúa. Một khi đã được Thần Khí chúa dẫn dắt thì không ai có thể cưỡng lại được. Ngôn sứ Giê rê mi a đã cảm nghiệm và thốt lên: "Lạy Chúa, Chúa đã khuyến dụ tôi, và Chúa đã khuyến dụ được tôi. Chúa đã hùng mạnh hơn tôi và thắng được tôi." Dẫu cho Giê rê mi a suốt ngày bị trở nên trò cười, và bị mọi người đều chế nhạo; dẫu cho ngôn sứ phải la lớn và loan báo sự hung bạo và điêu tàn, cho nên lời Chúa làm cớ cho ông bị nhục nhã và bị chế nhạo suốt ngày. Ông cố quên đi vị Thiên Chúa đã dẫn dắt ông, sẽ không nhân danh Ngài mà nói nữa, thì lúc đó trong lòng ông lại hừng hực nóng bỏng như lửa đốt nóng, âm ỉ trong xương cốt, khiến ông kiệt sức, khiên ông không thể chịu nổi nữa, để làm theo ý định của Thiên Chúa.
Thánh Vịnh gia cũng cảm nghiệm tự đáy lòng mình sự hấp dẫn của Thiên Chúa: "Linh hồn con khát khao, thể xác con mong đợi Chúa con, như đất héo khô, khát mong mà không gặp nước!" Những ai làm nghề nông có thể cảm giác được nỗi khao khát cơn mưa trong những mùa nắng hạn, ruộng đồng khô nứt.
Thánh Phao lô là người cảm nghiệm sâu xa nhất về con đường thập tự của Đức Ky tô khi người sống hoàn toàn lệ thuộc vào sự dẫn dắt của Thần Khí của Đức Ky tô. Thánh Phao lô cảm nghiệm được những đau khổ nơi trần gian mà người Ky tô hữu hứng chịu không thể nào sánh kịp với sự đau khổ Đức Ky tô đã gánh chịu cũng như vinh quang của Ngài tỏ hiện nơi những môn đệ tín trung. Thánh Paho lô được mệnh danh là môn đệ của Đức Ky tô bị đóng đinh vì người cảm nhận sự đau khổ mà Đức Ky tô tỏ hiện nơi người và những gì người đã can qua. Cảm nghiệm được vinh quang của Thiên Chúa, thánh nhân đã khích lệ cộng đoàn tín hữu Rôma của mình: "hãy hiến thân anh em làm của lễ sống động và thánh thiện, đẹp lòng Thiên Chúa." Đó là lời khíc lệ cho những Ky tô hữu tiên khởi ở Rôma một khi phải đối diện với thử thách và phải chọn lựa: tuyên xưng đức tin vào Đức Ky tô là con Thiên Chúa để rồi phải chịu nhục hình và tử hình hoặc tôn vinh Cesa là chúa để lãnh quyền tự do và trở thành công nhân hạng nhất thời bấy giờ.
Một khi được Thần Khí Thiên Chúa thúc đẩy, không ai trong chúng ta có thể cưỡng lại được. Người giáo lý viên có thể từ bỏ chút thời giờ riêng tư, nghỉ ngơi để đi dạy giáo lý; người thanh niên có thể từ bỏ gia đình để theo tiếng gọi làm linh mục, tu sĩ hay nữ tu; nhà truyền giáo có thể từ bỏ nơi ấm cúng của mình để đến một nơi xa vắng, nghèo nàn phục vụ những người nghèo; những người đấu tranh cho công lý và hòa bình phải chịu nhiều cảnh đau thương; những người giám nói lên tiếng nói ngôn sứ cho công lý dễ bị mất mạng; v.v…
Thiên Chúa vẫn tiếp tục yêu thương và sáng tạo thế giới qua Thần Khí của Ngài để đem vạn vật tiến về tương lai tốt đẹp, tràn trề sự sống và đầy những ngạc nhiên. Chống lại công trình sáng tạo và tình yêu Thiên Chúa chính là chống lại Thần Khí, là "chọc gậy bánh xe" vào công trình sáng tạo và cứu chuộc của Thiên Chúa đối với con người và tạo vật. Với suy nghĩ và hành động của mình, Phê rô đã "chọc gậy" vào bánh xe tình yêu của Thiên Chúa một cách ngây thơ như thể để cản lại bước đường nguy hiểm mà Đức Giê su sẽ đến. Nhưng ông có ngờ rằng, hành động đó chỉ là những suy tư hợp lý của thế gian đi ngược lại với ý định của Thiên Chúa. Kẻ luôn đi ngược lại ý định và đường lối của Thiên Chúa luôn là hành động thúc đẩy của Satan. Satan là kẻ đã thử thách Thiên Chúa trong sa mạc về: quyền lực, vật chất và vinh quang thế gian. Trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa, Satan vẫn là kẻ luôn "chọc gậy bánh xe" tình yêu của Ngài qua việc xúi dục con người nổi loạn chống lại Thiên Chúa. Anh chị em hãy tự nghĩ mình là ai? Là kẻ trợ lực hay trở lực đối với Thần Khí Thiên Chúa?
THỌC GẬY BÁNH XE
Lời tuyên xưng "Thầy là con Thiên Chúa Hằng sống" của Phê rô mới chỉ là chìa khóa đức tin, là đá tảng của đời sống Ky tô hữu. Là nền tảng đức tin của người Ky tô hữu vì nó là sự mạc khải từ Thiên Chúa Cha. Tuy nhiên, để sống với lời tuyên xưng đó là cả một thách đố cho cuộc sống Ky tô hữu và cả Giáo Hội khi xây dựng ngôi nhà đức tin đó. Sống đức tin là một cam kết vĩnh cửa với Đấng mà mình tin: "Nếu ai muốn theo Thầy, thì hãy từ bỏ mình đi, và vác thập giá mình mà theo Thầy." Theo con đường của đức Ky tô chính là theo con đường thập tự cho những ai cam kết sống trọn vẹn với lời tuyên xưng của mình để cùng sống, cùng chết và cùng sống lại với Ngài. Chính Chúa Giêsu đã đi tiên phong trên con đường tiến về Giêrusalem, phải chịu nhiều đau khổ bởi các kỳ lão, luật sĩ và thượng tế, sẽ phải vác thập giá, sẽ bị giết và ngày thứ ba thì sống lại. Con đường của Đức Giê su đi là con đường mang thân phận kiếp người nhưng do Thần Khí hướng dẫn. Cũng Thần Khí đó hiện diện tại sông Gio đan khi Ngài chịu phép rửa, dẫn Ngài vào hoang địa trong 40 ngày đêm chịu thử thách và dẫn Ngài vào con đường rao giảng Nước Trời.
Con đường thập tự là con đường đau khổ, bị nghi nghờ, bị lăng nhục, bị nhục hình và bị tử hình. Thập tự chính là biểu tượng nhục hình và tử hình để trừng phạt những kẻ nổi loạn chống lại đế quốc Roma, những tên trộm cướp giết người cướp của. Nhưng đó cũng là một cảm hứng cho người môn đệ bước đi theo chân đấng Cứu độ, là tự hủy mình đi cho người mình yêu. Cảm hứng đó không phải do con người, nhưng từ sự dẫn dắt của Thần Khí Thiên Chúa. Một khi đã được Thần Khí chúa dẫn dắt thì không ai có thể cưỡng lại được. Ngôn sứ Giê rê mi a đã cảm nghiệm và thốt lên: "Lạy Chúa, Chúa đã khuyến dụ tôi, và Chúa đã khuyến dụ được tôi. Chúa đã hùng mạnh hơn tôi và thắng được tôi." Dẫu cho Giê rê mi a suốt ngày bị trở nên trò cười, và bị mọi người đều chế nhạo; dẫu cho ngôn sứ phải la lớn và loan báo sự hung bạo và điêu tàn, cho nên lời Chúa làm cớ cho ông bị nhục nhã và bị chế nhạo suốt ngày. Ông cố quên đi vị Thiên Chúa đã dẫn dắt ông, sẽ không nhân danh Ngài mà nói nữa, thì lúc đó trong lòng ông lại hừng hực nóng bỏng như lửa đốt nóng, âm ỉ trong xương cốt, khiến ông kiệt sức, khiên ông không thể chịu nổi nữa, để làm theo ý định của Thiên Chúa.
Thánh Vịnh gia cũng cảm nghiệm tự đáy lòng mình sự hấp dẫn của Thiên Chúa: "Linh hồn con khát khao, thể xác con mong đợi Chúa con, như đất héo khô, khát mong mà không gặp nước!" Những ai làm nghề nông có thể cảm giác được nỗi khao khát cơn mưa trong những mùa nắng hạn, ruộng đồng khô nứt.
Thánh Phao lô là người cảm nghiệm sâu xa nhất về con đường thập tự của Đức Ky tô khi người sống hoàn toàn lệ thuộc vào sự dẫn dắt của Thần Khí của Đức Ky tô. Thánh Phao lô cảm nghiệm được những đau khổ nơi trần gian mà người Ky tô hữu hứng chịu không thể nào sánh kịp với sự đau khổ Đức Ky tô đã gánh chịu cũng như vinh quang của Ngài tỏ hiện nơi những môn đệ tín trung. Thánh Paho lô được mệnh danh là môn đệ của Đức Ky tô bị đóng đinh vì người cảm nhận sự đau khổ mà Đức Ky tô tỏ hiện nơi người và những gì người đã can qua. Cảm nghiệm được vinh quang của Thiên Chúa, thánh nhân đã khích lệ cộng đoàn tín hữu Rôma của mình: "hãy hiến thân anh em làm của lễ sống động và thánh thiện, đẹp lòng Thiên Chúa." Đó là lời khíc lệ cho những Ky tô hữu tiên khởi ở Rôma một khi phải đối diện với thử thách và phải chọn lựa: tuyên xưng đức tin vào Đức Ky tô là con Thiên Chúa để rồi phải chịu nhục hình và tử hình hoặc tôn vinh Cesa là chúa để lãnh quyền tự do và trở thành công nhân hạng nhất thời bấy giờ.
Một khi được Thần Khí Thiên Chúa thúc đẩy, không ai trong chúng ta có thể cưỡng lại được. Người giáo lý viên có thể từ bỏ chút thời giờ riêng tư, nghỉ ngơi để đi dạy giáo lý; người thanh niên có thể từ bỏ gia đình để theo tiếng gọi làm linh mục, tu sĩ hay nữ tu; nhà truyền giáo có thể từ bỏ nơi ấm cúng của mình để đến một nơi xa vắng, nghèo nàn phục vụ những người nghèo; những người đấu tranh cho công lý và hòa bình phải chịu nhiều cảnh đau thương; những người giám nói lên tiếng nói ngôn sứ cho công lý dễ bị mất mạng; v.v…
Thiên Chúa vẫn tiếp tục yêu thương và sáng tạo thế giới qua Thần Khí của Ngài để đem vạn vật tiến về tương lai tốt đẹp, tràn trề sự sống và đầy những ngạc nhiên. Chống lại công trình sáng tạo và tình yêu Thiên Chúa chính là chống lại Thần Khí, là "chọc gậy bánh xe" vào công trình sáng tạo và cứu chuộc của Thiên Chúa đối với con người và tạo vật. Với suy nghĩ và hành động của mình, Phê rô đã "chọc gậy" vào bánh xe tình yêu của Thiên Chúa một cách ngây thơ như thể để cản lại bước đường nguy hiểm mà Đức Giê su sẽ đến. Nhưng ông có ngờ rằng, hành động đó chỉ là những suy tư hợp lý của thế gian đi ngược lại với ý định của Thiên Chúa. Kẻ luôn đi ngược lại ý định và đường lối của Thiên Chúa luôn là hành động thúc đẩy của Satan. Satan là kẻ đã thử thách Thiên Chúa trong sa mạc về: quyền lực, vật chất và vinh quang thế gian. Trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa, Satan vẫn là kẻ luôn "chọc gậy bánh xe" tình yêu của Ngài qua việc xúi dục con người nổi loạn chống lại Thiên Chúa. Anh chị em hãy tự nghĩ mình là ai? Là kẻ trợ lực hay trở lực đối với Thần Khí Thiên Chúa?
Nhớ về Đức cố Hồng Y FX nguyễn Văn Thuận
+ GM JB Bùi Tuần
16:59 30/08/2008
NHỚ VỀ ĐỨC CỐ HỒNG Y PHANXICÔ XAVIÊ NGUYỄN VĂN THUẬN
Nhân dịp Lễ, tôi nghĩ tới những gì tôi đã lãnh nhận và những gì tôi đã cho đi. Tôi thấy tôi đã cho đi quá ít, nhưng đã lãnh nhận rất nhiều.
Đối với tôi, những lãnh nhận, mà tôi phải biết ơn nhiều nhất, sẽ là những lãnh nhận về mặt tinh thần và mặt đạo đức.
Tôi đã lãnh nhận các giá trị từ Thiên Chúa của tôi. Người đã ban tặng nhiều ơn cho tôi qua nhiều phương tiện. Trong đó có những bạn bè.
Hôm nay, tôi xin nhắc tới cách riêng người bạn thân thiết của tôi. Đó là Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận.
"Chú Tuần ơi", lúc này tôi đang nghe Ngài gọi tôi. Tôi cảm nhận hơi thở ấm áp và tình yêu thân tình trong lời gọi thân thương ấy.
Những gì tôi chia sẻ ở đây về Ngài sẽ không phải là tất cả những gì tôi biết về Ngài. Cũng như tất cả những gì tôi biết về Ngài sẽ không phải là tất cả sự thực bao la về Ngài.
Tôi sẽ chỉ nói về những giá trị thiêng liêng, tôi được Ngài chia sẻ cho.
1/ Tha thứ
Đã có những đau đớn gây nên cho Ngài và gia đình Ngài trong biến cố đảo chánh tháng 11 năm 1963.
Đã có những cay đắng gây nên cho bản thân Ngài trong sự kiện Ngài được bổ nhiệm làm Tổng Giám mục phó Giáo phận Sàigòn.
Đã có những xót xa gây nên cho Ngài do thiên kiến, trong thời gian Ngài chịu thử thách ở ngoại quốc.
Ngài luôn tha thứ với lòng khoan dung.
Ngài hay kể cho tôi về một gương tha thứ đã gây ấn gượng sâu sắc đến đời Ngài, gương sáng đó là mẹ Ngài. Mẹ Ngài chịu đựng tất cả, và tha thứ tất cả.
Tôi đã gặp mẹ Ngài. Tôi thấy sự tha thứ của hai mẹ con Ngài là một chọn lựa tự do phát xuất từ động lực mến Chúa yêu người cao độ. Vì thế mà sự tha thứ của các ngài toát ra một tinh thần Phúc Am thanh thản đầy tính cách xây dựng.
Một lần Ngài kể cho tôi chuyện này: Trong một giáo xứ nọ có một bà giáo dân bỗng dưng tới cha xứ, quả quyết rằng bà đã được Chúa Giêsu hiện ra. Cha xứ trả lời là cha không tin. Nhưng để có chứng để cha tin, thì xin bà, lần tới Chúa có hiện ra, bà hãy hỏi Chúa xem Chúa có nhớ tội nào mà cha xứ mới xưng không. Vài ngày sau, bà tới cha xứ trình rằng: Chúa mới hiện ra với con, con đã hỏi Chúa như cha dặn. Chúa trả lời rằng: Cha xứ mới đi xưng tội. Nhưng Chúa quên hết mọi tội ngài xưng.
Nghe vậy, cha xứ nói: Bây giờ thì tôi tin Chúa đã hiện ra với bà. Chúa tha tội, xoá tội. Chúa không muốn nhớ lại những tội Chúa đã tha.
Theo tôi, chính ở sự tha thứ mà Đức Cố Hồng Y đã trở nên con ngu?i dễ thuong và cao thuơng.
Ngài thường nói với tôi: Chúng ta nên nghĩ về tương lai nhiều hơn. Nhìn xa về tương lai, Ngài khuyên tôi điều gì?
2/ Đào tạo
Đức Hồng Y Thuận hay nhìn về tương lai của Giáo Hội và Đất Nước Việt Nam. Tương lai đó sẽ ra sao, điều đó tuỳ ở những người hôm nay có biết dùng hiện tại để đào tạo nhân sự hay không. Nhân sự mà Ngài muốn đào tạo là những người sẽ phải có đủ thực lực về đạo đức, về trí thức và chuyên môn.
Thực lực là yếu tố cần để đối thoại giữa một thế giới đề cao đối thoại bằng việc làm.
Thực lực là yếu tố cần để phục vụ giữa một xã hội đòi phục vụ tốt.
Thực lực là yếu tố cần để sống còn giữa một nhân loại sống theo cạnh tranh giữa các giá trị.
Một trong những ưu tiên Ngài muốn nơi việc đào tạo nhân sự Hội Thánh là phải hiểu biết những giá trị xã hội. Những giá trị xã hội theo cái nhìn của Hội Thánh sẽ không thể nắm được, nếu việc đào tạo nghiêng về khép kín đóng khung, hình thức.
Cởi mở của tôi về phía xã hội được Ngài khuyến khích. Chân thành trung hiếu của tôi về phía Toà Thánh được Ngài ủng hộ.
Tất cả với tinh thần trách nhiệm. Tất cả với sự tự do của con cái Chúa. Tất cả với mục đích làm chứng cho triển vọng đóng góp xây dựng một Hội Thánh phát triển trong một Đất Nước phát triển theo hướng Phúc Âm và Công Đồng.
Nhờ đó, tôi được Ngài giúp, để sự cộng tác của tôi với Toà Thánh mỗi ngày mỗi khăng khít hơn. Nhờ đó, sự trân trọng của xã hội Việt Nam dành cho Ngài mỗi ngày mỗi tăng thêm.
Những năm tháng cuối đời, việc Ngài dự định về thăm quê hương Việt Nam đã được xúc tiến ở cấp cao. Tôi là nhân chứng. Chỉ còn đợi các chuẩn bị cần thiết, thì sẽ thực hiện. Nhưng Ngài qua đời trước đó, với nhận thức mình được xã hội Việt Nam quý mến, ngưỡng mộ, vì chủ truong hoà giải.
3/ Hy vọng
Nói về Đức Cố Hồng Y Fx. Nguyễn Văn Thuận là nói tới hy vọng. Hy vọng là con đường thiêng liêng Ngài đã đi.
Ngài đã khai triển con đường đó trong cuốn "Hy vọng" của Ngài. Một cuốn sách đã được dịch ra nhiều thứ tiếng và được mến chuộng rất nhiều tại Việt Nam.
Ở đây, tôi chỉ xin nhắc qua đến niềm hy vọng, mà Ngài đã chia sẻ cho tôi trong tình bạn thân thiết và trong liên đới của những người mục tử có một số hoàn cảnh giống nhau.
Mỗi lần, tôi hỏi Ngài về niềm hy vọng, thì đều được Ngài nhắc tới Tám mối phúc thật.
"Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì...
"Phúc thay ai hiền lành, vì...
"Phúc thay ai sầu khổ, vì...
"Phúc thay ai khao khát nên người công chính, vì...
"Phúc thay ai xót thương người, vì...
"Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch, vì...
"Phúc thay ai xây dựng hoà bình, vì...
"Phúc thay ai bị bách hại vì lẽ công chính, vì..." (Mt 5,10).
Ngài luôn nhắc tới những hy sinh. Khi sống hy sinh, ta hy vọng được Chúa ban cho hạnh phúc, như kinh Tám mối nói.
Nhưng Ngài khuyên tôi: Không phải khổ đau nào cũng đưa tới hạnh phúc. Nhưng chỉ những khổ đau nào được Chúa chấp nhận. Vì thế không nên quá để ý đến những việc làm hay chịu gọi là vì Chúa, mà hãy nhìn vào chính Chúa. Chúa nhìn thấu rõ mọi sự. Chỉ Chúa là hy vọng thực và là hạnh phúc thực của chúng ta.
Chú Thuận ơi, xin nhớ về chú.
Tôi gọi Ngài lúc này như đã gọi Ngài khi Ngài còn sống. Những tiếng gọi âm thầm, nhưng ngân xa niềm hy vọng.
Long Xuyên, ngày 25/8/2008
Nhân dịp Lễ, tôi nghĩ tới những gì tôi đã lãnh nhận và những gì tôi đã cho đi. Tôi thấy tôi đã cho đi quá ít, nhưng đã lãnh nhận rất nhiều.
Đối với tôi, những lãnh nhận, mà tôi phải biết ơn nhiều nhất, sẽ là những lãnh nhận về mặt tinh thần và mặt đạo đức.
Tôi đã lãnh nhận các giá trị từ Thiên Chúa của tôi. Người đã ban tặng nhiều ơn cho tôi qua nhiều phương tiện. Trong đó có những bạn bè.
Hôm nay, tôi xin nhắc tới cách riêng người bạn thân thiết của tôi. Đó là Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận.
"Chú Tuần ơi", lúc này tôi đang nghe Ngài gọi tôi. Tôi cảm nhận hơi thở ấm áp và tình yêu thân tình trong lời gọi thân thương ấy.
Những gì tôi chia sẻ ở đây về Ngài sẽ không phải là tất cả những gì tôi biết về Ngài. Cũng như tất cả những gì tôi biết về Ngài sẽ không phải là tất cả sự thực bao la về Ngài.
Tôi sẽ chỉ nói về những giá trị thiêng liêng, tôi được Ngài chia sẻ cho.
1/ Tha thứ
Đã có những đau đớn gây nên cho Ngài và gia đình Ngài trong biến cố đảo chánh tháng 11 năm 1963.
Đã có những cay đắng gây nên cho bản thân Ngài trong sự kiện Ngài được bổ nhiệm làm Tổng Giám mục phó Giáo phận Sàigòn.
Đã có những xót xa gây nên cho Ngài do thiên kiến, trong thời gian Ngài chịu thử thách ở ngoại quốc.
Ngài luôn tha thứ với lòng khoan dung.
Ngài hay kể cho tôi về một gương tha thứ đã gây ấn gượng sâu sắc đến đời Ngài, gương sáng đó là mẹ Ngài. Mẹ Ngài chịu đựng tất cả, và tha thứ tất cả.
Tôi đã gặp mẹ Ngài. Tôi thấy sự tha thứ của hai mẹ con Ngài là một chọn lựa tự do phát xuất từ động lực mến Chúa yêu người cao độ. Vì thế mà sự tha thứ của các ngài toát ra một tinh thần Phúc Am thanh thản đầy tính cách xây dựng.
Một lần Ngài kể cho tôi chuyện này: Trong một giáo xứ nọ có một bà giáo dân bỗng dưng tới cha xứ, quả quyết rằng bà đã được Chúa Giêsu hiện ra. Cha xứ trả lời là cha không tin. Nhưng để có chứng để cha tin, thì xin bà, lần tới Chúa có hiện ra, bà hãy hỏi Chúa xem Chúa có nhớ tội nào mà cha xứ mới xưng không. Vài ngày sau, bà tới cha xứ trình rằng: Chúa mới hiện ra với con, con đã hỏi Chúa như cha dặn. Chúa trả lời rằng: Cha xứ mới đi xưng tội. Nhưng Chúa quên hết mọi tội ngài xưng.
Nghe vậy, cha xứ nói: Bây giờ thì tôi tin Chúa đã hiện ra với bà. Chúa tha tội, xoá tội. Chúa không muốn nhớ lại những tội Chúa đã tha.
Theo tôi, chính ở sự tha thứ mà Đức Cố Hồng Y đã trở nên con ngu?i dễ thuong và cao thuơng.
Ngài thường nói với tôi: Chúng ta nên nghĩ về tương lai nhiều hơn. Nhìn xa về tương lai, Ngài khuyên tôi điều gì?
2/ Đào tạo
Đức Hồng Y Thuận hay nhìn về tương lai của Giáo Hội và Đất Nước Việt Nam. Tương lai đó sẽ ra sao, điều đó tuỳ ở những người hôm nay có biết dùng hiện tại để đào tạo nhân sự hay không. Nhân sự mà Ngài muốn đào tạo là những người sẽ phải có đủ thực lực về đạo đức, về trí thức và chuyên môn.
Thực lực là yếu tố cần để đối thoại giữa một thế giới đề cao đối thoại bằng việc làm.
Thực lực là yếu tố cần để phục vụ giữa một xã hội đòi phục vụ tốt.
Thực lực là yếu tố cần để sống còn giữa một nhân loại sống theo cạnh tranh giữa các giá trị.
Một trong những ưu tiên Ngài muốn nơi việc đào tạo nhân sự Hội Thánh là phải hiểu biết những giá trị xã hội. Những giá trị xã hội theo cái nhìn của Hội Thánh sẽ không thể nắm được, nếu việc đào tạo nghiêng về khép kín đóng khung, hình thức.
Cởi mở của tôi về phía xã hội được Ngài khuyến khích. Chân thành trung hiếu của tôi về phía Toà Thánh được Ngài ủng hộ.
Tất cả với tinh thần trách nhiệm. Tất cả với sự tự do của con cái Chúa. Tất cả với mục đích làm chứng cho triển vọng đóng góp xây dựng một Hội Thánh phát triển trong một Đất Nước phát triển theo hướng Phúc Âm và Công Đồng.
Nhờ đó, tôi được Ngài giúp, để sự cộng tác của tôi với Toà Thánh mỗi ngày mỗi khăng khít hơn. Nhờ đó, sự trân trọng của xã hội Việt Nam dành cho Ngài mỗi ngày mỗi tăng thêm.
Những năm tháng cuối đời, việc Ngài dự định về thăm quê hương Việt Nam đã được xúc tiến ở cấp cao. Tôi là nhân chứng. Chỉ còn đợi các chuẩn bị cần thiết, thì sẽ thực hiện. Nhưng Ngài qua đời trước đó, với nhận thức mình được xã hội Việt Nam quý mến, ngưỡng mộ, vì chủ truong hoà giải.
3/ Hy vọng
Nói về Đức Cố Hồng Y Fx. Nguyễn Văn Thuận là nói tới hy vọng. Hy vọng là con đường thiêng liêng Ngài đã đi.
Ngài đã khai triển con đường đó trong cuốn "Hy vọng" của Ngài. Một cuốn sách đã được dịch ra nhiều thứ tiếng và được mến chuộng rất nhiều tại Việt Nam.
Ở đây, tôi chỉ xin nhắc qua đến niềm hy vọng, mà Ngài đã chia sẻ cho tôi trong tình bạn thân thiết và trong liên đới của những người mục tử có một số hoàn cảnh giống nhau.
Mỗi lần, tôi hỏi Ngài về niềm hy vọng, thì đều được Ngài nhắc tới Tám mối phúc thật.
"Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì...
"Phúc thay ai hiền lành, vì...
"Phúc thay ai sầu khổ, vì...
"Phúc thay ai khao khát nên người công chính, vì...
"Phúc thay ai xót thương người, vì...
"Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch, vì...
"Phúc thay ai xây dựng hoà bình, vì...
"Phúc thay ai bị bách hại vì lẽ công chính, vì..." (Mt 5,10).
Ngài luôn nhắc tới những hy sinh. Khi sống hy sinh, ta hy vọng được Chúa ban cho hạnh phúc, như kinh Tám mối nói.
Nhưng Ngài khuyên tôi: Không phải khổ đau nào cũng đưa tới hạnh phúc. Nhưng chỉ những khổ đau nào được Chúa chấp nhận. Vì thế không nên quá để ý đến những việc làm hay chịu gọi là vì Chúa, mà hãy nhìn vào chính Chúa. Chúa nhìn thấu rõ mọi sự. Chỉ Chúa là hy vọng thực và là hạnh phúc thực của chúng ta.
Chú Thuận ơi, xin nhớ về chú.
Tôi gọi Ngài lúc này như đã gọi Ngài khi Ngài còn sống. Những tiếng gọi âm thầm, nhưng ngân xa niềm hy vọng.
Long Xuyên, ngày 25/8/2008
Hỡi Satan, Hãy Tránh Xa Ta
Phaolô Phạm Xuân Khôi
17:18 30/08/2008
Chúa Nhật XXII Thường Niên - Năm A
Đau khổ không phải là một sự dữ tuyệt đối. Trong bài Tin Mừng Chúa Nhật này, Thánh Phêrô tạo ra cho Chúa Giêsu một dịp để dạy chúng ta rằng đau khổ thật ra có thể là một điều tốt. Nó có thể được Thiên Chúa dùng để đem lại điều tốt hơn. Cho nên đừng tránh nó bằng mọi giá.
Đoạn (Tin Mừng) này đi theo lời tuyên xưng Chúa Giêsu là Đức Kitô, Con Thiên Chúa Hằng Sống của Thánh Phêrô. Chúa Giêsu đã khen Thánh Phêrô, ban cho ngài một tên mới, xác nhận rằng lời tuyên xưng đức tin của ngài đến từ Chúa Cha. Người đã ban cho ngài quyền tối thượng trên Hội Thánh mới của Người. Bây giờ chúng ta thấy Chúa Giêsu mắng ngài, “Satan, hãy xa Ta.” Thật là điều tương phản. Lời của Chúa Giêsu thật gay gắt. Rõ ràng là Người có một bài học quan trọng để dạy ngày hôm ấy.
Thánh Phêrô rất yêu mến Chúa Giêsu. Ngài không muốn Chúa phải đau khổ. Phản ứng của Thánh Phêrô đối với lời mà Chúa Giêsu tiên báo về sự đau khổ Người sẽ chịu là điều hợp lý trong nhiều hoàn cảnh. Tuy nhiên Thánh Phêrô không hoàn toàn hiểu Chúa Giêsu và sứ vụ của Người. Thánh Phêrô vẵn cần điều mà Thánh Phaolô diễn tả trong Thư gửi tín hữu Rôma: được biến đổi bằng sự canh tân tâm trí để ngài có thể phán đoán đâu là Thánh Ý Thiên Chúa, điều nào là tốt, đẹp lòng Thiên Chúa và hoàn hảo. Ngài không hiểu rằng Chúa Giêsu phải chịu đau khổ. Sứ vụ của Chúa Giêsu là làm theo Thánh Ý Chúa Cha, trở nên tội nhân vì chúng ta và hiến đời Người trên Thập Giá để cứu chuộc thế gian. Đó là việc làm yêu thương cao cả nhất mà thế gian chưa bao giờ biếy đến.
Là Kitô hữu, chúng ta cũng phải vui lòng chịu đau khổ. Chúng ta không đi tìm nó; chúng ta không phải là những người khổ dâm. Tuy nhiên, chúng ta phải vui lòng lãnh nhận đau khổ khi Thiên Chúa gửi đến như một phương tiện để ban cho chúng ta điều tốt đẹp hơn. Như chúng ta chịu đau đớn khi tập luyện thân thể vì sức khỏe thể lý hay tâm thần, thì chúng ta cũng chịu đau khi tập luyện linh hồn vì sức khẻo tâm thần và tinh thần. Khi chúng ta trả lời “không” cho những thèm muốn tội lỗi của mình, chúng ta xây dựng nhân đức và tránh những bệnh tật thiêng liêng. Khi chúng ta chiến đấu chống lại lười biếng hay mệt nhọc để cầu nguyện, chúng ta nuôi dưỡng mối liên hệ với Thiên Chúa và thờ phương Ngài đúng cách. Khi chúng ta hy sinh mua sắm để dành tiền cho người nghèo, là chúng ta chịu khổ vì Nước Trời.
Nhưng Chúa Giêsu ở đây để giúp chúng ta. Người mời chúng ta kết hợp đau khổ của chúng ta với đau khổ của Người trên Thánh Giá. Thánh Phaolô nhắc cho chúng ta thực tại tuyệt mỹ này của đức tin khi ngài nói: “Tôi nài xin anh em.. . hãy hiến dâng thân xác anh em như của lễ sống động, thánh thiện và đáng đẹp lòng Thiên Chúa, việc thờ phượng sống động của anh em.”
Chúng ta được mời gọi để dâng lễ hy sinh như thế cách sâu xa trong Thánh Lễ trong phần dâng lễ. Thánh Lễ nhắc lại và tái trình bày hy lễ của Đức Kitô dâng lên Chúa Cha qua quyền năng Chúa Thánh Thần. Hy lễ của Đức Kitô trở thành hy lễ của chúng ta hai cách: thứ nhất, khi chúng ta ý thức chọn lựa công nhận điều Đức Kitô đã làm và dâng lên Chúa Cha một hy lễ chúc tụng; và thứ đến là khi chúng ta chọn kết hợp đau khổ của chúng ta với đau khổ của Đức Kitô trên Thánh Giá và dâng lên Chúa Cha như một việc yêu thương.
Lạy Thiên Chúa là Cha chúng con, xin biến đổi con bằng cách canh tân tâm trí con để con biết điều gì là Thánh Ý Cha, điều gì là tốt đẹp, đẹp lòng Cha và hoàn hảo. Xin giúp con một phần nào đó hiểu được vẻ đẹp tuyệt vời của mó quà mạng sống mà Đức Kitô dâng lên Cha trên Thánh Giá. Xin cho con ân sủng để dâng hiến cách ý thức và yêu thương đau khổ của con lên Cha trong Thánh Lễ để con có thể phụng thờ Cha trong tinh thần và chân lý.
Viết theo bài của Lm Jack Peterson trong Arlington Catholic Herald
Đau khổ không phải là một sự dữ tuyệt đối. Trong bài Tin Mừng Chúa Nhật này, Thánh Phêrô tạo ra cho Chúa Giêsu một dịp để dạy chúng ta rằng đau khổ thật ra có thể là một điều tốt. Nó có thể được Thiên Chúa dùng để đem lại điều tốt hơn. Cho nên đừng tránh nó bằng mọi giá.
Đoạn (Tin Mừng) này đi theo lời tuyên xưng Chúa Giêsu là Đức Kitô, Con Thiên Chúa Hằng Sống của Thánh Phêrô. Chúa Giêsu đã khen Thánh Phêrô, ban cho ngài một tên mới, xác nhận rằng lời tuyên xưng đức tin của ngài đến từ Chúa Cha. Người đã ban cho ngài quyền tối thượng trên Hội Thánh mới của Người. Bây giờ chúng ta thấy Chúa Giêsu mắng ngài, “Satan, hãy xa Ta.” Thật là điều tương phản. Lời của Chúa Giêsu thật gay gắt. Rõ ràng là Người có một bài học quan trọng để dạy ngày hôm ấy.
Thánh Phêrô rất yêu mến Chúa Giêsu. Ngài không muốn Chúa phải đau khổ. Phản ứng của Thánh Phêrô đối với lời mà Chúa Giêsu tiên báo về sự đau khổ Người sẽ chịu là điều hợp lý trong nhiều hoàn cảnh. Tuy nhiên Thánh Phêrô không hoàn toàn hiểu Chúa Giêsu và sứ vụ của Người. Thánh Phêrô vẵn cần điều mà Thánh Phaolô diễn tả trong Thư gửi tín hữu Rôma: được biến đổi bằng sự canh tân tâm trí để ngài có thể phán đoán đâu là Thánh Ý Thiên Chúa, điều nào là tốt, đẹp lòng Thiên Chúa và hoàn hảo. Ngài không hiểu rằng Chúa Giêsu phải chịu đau khổ. Sứ vụ của Chúa Giêsu là làm theo Thánh Ý Chúa Cha, trở nên tội nhân vì chúng ta và hiến đời Người trên Thập Giá để cứu chuộc thế gian. Đó là việc làm yêu thương cao cả nhất mà thế gian chưa bao giờ biếy đến.
Là Kitô hữu, chúng ta cũng phải vui lòng chịu đau khổ. Chúng ta không đi tìm nó; chúng ta không phải là những người khổ dâm. Tuy nhiên, chúng ta phải vui lòng lãnh nhận đau khổ khi Thiên Chúa gửi đến như một phương tiện để ban cho chúng ta điều tốt đẹp hơn. Như chúng ta chịu đau đớn khi tập luyện thân thể vì sức khỏe thể lý hay tâm thần, thì chúng ta cũng chịu đau khi tập luyện linh hồn vì sức khẻo tâm thần và tinh thần. Khi chúng ta trả lời “không” cho những thèm muốn tội lỗi của mình, chúng ta xây dựng nhân đức và tránh những bệnh tật thiêng liêng. Khi chúng ta chiến đấu chống lại lười biếng hay mệt nhọc để cầu nguyện, chúng ta nuôi dưỡng mối liên hệ với Thiên Chúa và thờ phương Ngài đúng cách. Khi chúng ta hy sinh mua sắm để dành tiền cho người nghèo, là chúng ta chịu khổ vì Nước Trời.
Nhưng Chúa Giêsu ở đây để giúp chúng ta. Người mời chúng ta kết hợp đau khổ của chúng ta với đau khổ của Người trên Thánh Giá. Thánh Phaolô nhắc cho chúng ta thực tại tuyệt mỹ này của đức tin khi ngài nói: “Tôi nài xin anh em.. . hãy hiến dâng thân xác anh em như của lễ sống động, thánh thiện và đáng đẹp lòng Thiên Chúa, việc thờ phượng sống động của anh em.”
Chúng ta được mời gọi để dâng lễ hy sinh như thế cách sâu xa trong Thánh Lễ trong phần dâng lễ. Thánh Lễ nhắc lại và tái trình bày hy lễ của Đức Kitô dâng lên Chúa Cha qua quyền năng Chúa Thánh Thần. Hy lễ của Đức Kitô trở thành hy lễ của chúng ta hai cách: thứ nhất, khi chúng ta ý thức chọn lựa công nhận điều Đức Kitô đã làm và dâng lên Chúa Cha một hy lễ chúc tụng; và thứ đến là khi chúng ta chọn kết hợp đau khổ của chúng ta với đau khổ của Đức Kitô trên Thánh Giá và dâng lên Chúa Cha như một việc yêu thương.
Lạy Thiên Chúa là Cha chúng con, xin biến đổi con bằng cách canh tân tâm trí con để con biết điều gì là Thánh Ý Cha, điều gì là tốt đẹp, đẹp lòng Cha và hoàn hảo. Xin giúp con một phần nào đó hiểu được vẻ đẹp tuyệt vời của mó quà mạng sống mà Đức Kitô dâng lên Cha trên Thánh Giá. Xin cho con ân sủng để dâng hiến cách ý thức và yêu thương đau khổ của con lên Cha trong Thánh Lễ để con có thể phụng thờ Cha trong tinh thần và chân lý.
Viết theo bài của Lm Jack Peterson trong Arlington Catholic Herald
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:35 30/08/2008
LU LU
Có người đến thăm viện điều dưỡng bệnh tâm thần, nhìn thấy một bệnh nhân đang ngồi trên ghế mát-xa, trước sau đều lắc chầm chậm, trong miệng phát ra tiếng “lu lu...lu lu...” rất nhẹ nhàng.
Khách thăm bèn hỏi bác sĩ: “Khuyết điểm của người này là gì ?”
Bác sĩ trả lời: “Lu Lu là tên của một người đàn bà đã bỏ ông ta mà đi.”
Người khách tiếp tục tham quan, đi đến một căn nhà nhỏ xíu xây bằng tường, người ở trong đó dủng đầu của mình mà húc vào tường, trong miệng phát ra tiếng “ lu...lu...”
Người khách hỏi bác sĩ: “Lu lu có quan hệ gì đến bệnh tình của anh ta không ?”
- “Có chứ, Lu Lu là đối tượng kết hôn cuối cùng của anh ta.”
(Trích: Bài ca của loài ếch, phần tu đức)
Suy tư:
Ở đời, có nhiều người thất tình nên sinh ra bệnh tâm thần, tại sao lại thất tình ?
Thưa, nguyên nhân là vì quá yêu thương nhau, có rất nhiều kỷ niệm yêu thương với người yêu, đến khi chia tay đường ai nấy đi thì không thể nào quên được những giây phút tháng ngày bên nhau, nhớ đến kỷ niệm, nhớ đến người yêu mà lòng dạ quặn đau, thế là tinh thần xuống dốc, trí óc phiền não, miệng nói lảm nhảm, lâu ngày trở thành bệnh tâm thần...
Hai bệnh nhân tâm thần đều yêu một bà Lu Lu, và cả hai cùng vì bà Lu Lu mà thất tình.
Tình cảm con người không như tình yêu của Thiên Chúa dành cho nhân loại, và dành cho mỗi một người trong chúng ta: tình cảm con người hay thay đổi, tình yêu Thiên Chúa thì nhất quán trước sau như một; tình cảm con người thì chỉ thấy đau khổ và bất an, tình yêu Thiên Chúa thì hạnh phúc và bình an...
Có một nơi chữa bệnh tinh thần hay nhất, hiệu quả nhất đó là nhà thờ, trong nhà thờ có vị lương y tài giỏi bật nhất đó là Chúa Giê-su Thánh Thể. Khi bị tình cảm con người lừa dối hãy đến với Ngài, khi tinh thần bất an vì những bon chen thế tục hãy đến với Ngài, khi cuộc đời cuộc đời lắm nổi bất công xảy ra thì hãy đến nhà thờ với Chúa Giê-su.
Chúa Giê-su chính là vị lương y của mọi lương y sẽ chữa lành tâm bệnh cho chúng ta, bởi vì chính Ngài đã kêu gọi chúng ta đến với Ngài: hãy đến với Ta hỡi những ai khó nhọc, đau buồn...
N2T |
Có người đến thăm viện điều dưỡng bệnh tâm thần, nhìn thấy một bệnh nhân đang ngồi trên ghế mát-xa, trước sau đều lắc chầm chậm, trong miệng phát ra tiếng “lu lu...lu lu...” rất nhẹ nhàng.
Khách thăm bèn hỏi bác sĩ: “Khuyết điểm của người này là gì ?”
Bác sĩ trả lời: “Lu Lu là tên của một người đàn bà đã bỏ ông ta mà đi.”
Người khách tiếp tục tham quan, đi đến một căn nhà nhỏ xíu xây bằng tường, người ở trong đó dủng đầu của mình mà húc vào tường, trong miệng phát ra tiếng “ lu...lu...”
Người khách hỏi bác sĩ: “Lu lu có quan hệ gì đến bệnh tình của anh ta không ?”
- “Có chứ, Lu Lu là đối tượng kết hôn cuối cùng của anh ta.”
(Trích: Bài ca của loài ếch, phần tu đức)
Suy tư:
Ở đời, có nhiều người thất tình nên sinh ra bệnh tâm thần, tại sao lại thất tình ?
Thưa, nguyên nhân là vì quá yêu thương nhau, có rất nhiều kỷ niệm yêu thương với người yêu, đến khi chia tay đường ai nấy đi thì không thể nào quên được những giây phút tháng ngày bên nhau, nhớ đến kỷ niệm, nhớ đến người yêu mà lòng dạ quặn đau, thế là tinh thần xuống dốc, trí óc phiền não, miệng nói lảm nhảm, lâu ngày trở thành bệnh tâm thần...
Hai bệnh nhân tâm thần đều yêu một bà Lu Lu, và cả hai cùng vì bà Lu Lu mà thất tình.
Tình cảm con người không như tình yêu của Thiên Chúa dành cho nhân loại, và dành cho mỗi một người trong chúng ta: tình cảm con người hay thay đổi, tình yêu Thiên Chúa thì nhất quán trước sau như một; tình cảm con người thì chỉ thấy đau khổ và bất an, tình yêu Thiên Chúa thì hạnh phúc và bình an...
Có một nơi chữa bệnh tinh thần hay nhất, hiệu quả nhất đó là nhà thờ, trong nhà thờ có vị lương y tài giỏi bật nhất đó là Chúa Giê-su Thánh Thể. Khi bị tình cảm con người lừa dối hãy đến với Ngài, khi tinh thần bất an vì những bon chen thế tục hãy đến với Ngài, khi cuộc đời cuộc đời lắm nổi bất công xảy ra thì hãy đến nhà thờ với Chúa Giê-su.
Chúa Giê-su chính là vị lương y của mọi lương y sẽ chữa lành tâm bệnh cho chúng ta, bởi vì chính Ngài đã kêu gọi chúng ta đến với Ngài: hãy đến với Ta hỡi những ai khó nhọc, đau buồn...
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:36 30/08/2008
N2T |
16. Con người vì để lên thiên đàng, thì phải cầu nguyện không ngừng.
(Thánh Thomas Aquinas)Bài Giáo Lý Mới II của ĐTC Bênêđictô XVI - Tiểu Sử Thánh Phaolô
Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ
19:58 30/08/2008
Dưới đây là bản dịch bài Giáo Lý mới thứ hai của ĐTC Bênêđictô XVI về Thánh Phaolô trong buổi Triều Kiến Chung ngày 27-8-2008 tại Sảnh Đường Phaolô VI.
Hôm nay ĐTC tiếp tục chu kỳ Giáo Lý dành cho khuôn mặt và tư tưởng của Thánh Phaolô.
* * *
Anh chị em thân mến,
Trong bài Giáo Lý sau cùng trước những ngày lễ nghỉ - cách đây hai tháng – cha đã bắt đầu một loạt bài mới về những đề tài và cơ hội của năm Thánh Phaolô, bằng cách xem xét cái thế giới mà Thánh Phaolô đã sống. Hôm nay cha muốn trở lại và tiếp tục suy niệm về vị Tông Đồ Dân Ngoại, bằng cách đưa ra một tiểu sử ngắn về ngài.
Bởi vì chúng ta sẽ dành thứ tư tuần tới cho một biến cố phi thường đã xảy ra trên đường đi Đamascô, là biến cố Thánh Phaolô trở lại, một khúc quanh căn bản trong cuộc đời của ngài, là kết quả của cuộc gặp gỡ Đức Kitô, hôm nay chúng ta nhìn cách vắn tắt vào toàn thể cuộc đời của ngài.
Chúng ta có tiểu sử về những thời điểm đặc biệt của cuộc đời Thánh Phaolô ở thư gửi Philêmôn, trong đó ngài tuyên bố rằng mình đã “già” (Philm 9: “presbytes), và sách Tông Đồ Công Vụ diễn tả ngài còn “trẻ” khi người ta ném đá Thánh Têphanô, (7:58: “neanias”). Hai cách nói trên có thể chỉ nói cách chung, nhưng theo cách tính ngày xưa thì một người khoảng 30 tuổi được coi là “trẻ”, và khi người ấy khoảng 60 tuổi thì được coi là “già”.
Theo kỳ hạn tuyệt đối thì ngày sinh của Thánh Phaolô tùy thuộc nhiều vào thời gian mà ngài viết thư cho Philêmôn. Theo truyền thống thì thư ấy được viết vào thời kỳ ngài bị giam tại Rôma, khoảng giữa thập niên 60. Vậy Thánh Phaolô có thể được sinh ra vào năm 8; như thế lúc đó ngài khoảng trên dưới 60 tuổi, trong khi ném đá Thánh Têphanô thì ngài chừng 30 tuổi. Điều này chắc là đúng theo lịch sử. Thực ra, việc cử hành Năm Thánh Phaolô mà chúng ta mừng là dựa vào lịch sử này. Chọn năm 2008 vì nghĩ rằng năm sinh của ngài khoảng trên dưới năm 8.
Trong trường hợp nào đi nữa, thì ngài cũng sinh ra tại Tarsô trong vùng Cilicia (x. Cv 22:3). Thành phố này là thủ phủ của vùng, và trong năm 51 trước công nguyên có một thủ hiến không phải ai khác hơn ông Marcô Tulliô Cicêrô, mười năm sau, Tarsô là gặp gỡ giữa Marcô Antôniô và Clêopatra.
Là một người Do Thái lưu vong, ngài nói tiếng Hy Lạp mặc dù có tên gốc La Tinh, bắt nguồn từ trùng âm với tên Saulê/Saulô của tiếng Do Thái, và ngài là công dân Rôma (x. Cv 22:25-28). Như thế, Thánh Phaolô được coi là ở ranh giới của ba nền văn hóa khác nhau – Rôma, Hy Lạp và Do Thái – và có thể cũng vì thế mà ngài thành công trong việc cởi mở cách phổ quát, và làm trung gian giữa các nền văn hóa, một sự phổ quát thật sự.
Ngài cũng học làm việc tay chân, có thể từ thân phụ ngài, gồm có việc của “thợ làm lều” (x. Cv 18:3: skenopios), có thể được hiểu là thợ đan lông dê thô hay sợi vải để làm vải lót hoặc làm mái lều (x. Cv 20:33-35). Khi chừng 12 hay 13 tuổi, là tuổi mà các trẻ trai Do Thái trở thành “bar mitzvah” (con của giới luật), Thánh Phaolô rời Tarsô đến Giêrusalem để được thụ giáo dưới chân Thầy Gamaliel Cả, là cháu của vị Thầy vĩ đại Hilllel, theo những tiêu chuẩn khắt khe nhất của nhóm Biệt Phái và có được một lòng hết sức nhiệt thành đối với Lề Luật Môsê (x. Gal 1:14; Phil 3:5-6; Cv 22:3; 23:6; 26:5).
Dựa trên sự chính thống sâu sắc mà ngài đã học được ở trường phái Hillel tại Giêrusalem, ngài thấy phong trào mới của Giêsu thành Nadareth là một nguy cơ, một mối đe dọa cho căn tính Do Thái, cho sự chính thống chân chính của cha ông. Điều này giải thích sự kiện ngài “khủng bố Hội Thánh của của Thiên Chúa” cách mãnh liệt, như ngài đã thú nhận ba lần trong các Thư của ngài (1 Cor 15:9; Gal 1:13; Phil 3:6). Mặc dù khó mà tưởng tượng được việc khủng bố này gồm có những gì, nhưng dầu sao thì cuộc khủng bố của ngài cũng đã có một thái độ không dung thứ.
Chính vì thế mới có biến cố Đamascô mà chúng ta sẽ trở lại trong bài Giáo Lý sau. Chắc chắn rằng từ giây phút ấy, cuộc đời của ngài thay đổi và ngài đã trở nên một Tông Đồ rao giảng Tin Mừng không biết mệt. Thực ra, lịch sử biết đến Thánh Phaolô như một Kitô hữu, hơn nữa, như một Tông Đồ, nhiều hơn là một Biệt Phái. Hoạt động tông đồ của ngài được chia theo truyền thống dựa vào ba cuộc hành trình truyền giáo của ngài, mà cuộc hành trình thứ tư được thêm vào -- cuộc hành trình đi Rôma như một tù nhân. Tất cả được Thánh Luca kể lại trong sách Tông Đồ Công Vụ. Tuy nhiên khi nói về ba cuộc hành trình truyền giáo, chúng ta cần phân biệt cuộc hành trình thứ nhất với hai cuộc hành trình kia.
Thực ra, đối với cuộc hành trình thứ nhất (x. Cv 13-14), Thánh Phaolô không có nhiệm vụ trực tiếp, vì nhiệm vụ này được trao phó cho Thánh Cypriô Barnaba. Hai người cùng nhau khởi hành từ Antioch trên sông Ôrontê, được Hội Thánh ở đó sai đi (Cv 13:1-3), và sau đó, xuống tàu ra đi tại cảng Xêlêucia trên bờ biển Xyria, các ngài đi qua đảo Cyprô từ Xalami đến Paphô; từ đó các ngài đến bờ biển phiá nam của Anatôlia, ngày nay là Thổ Nhĩ Kỳ, và đã ngừng lại ở các thành phố Attalia, Parga của Pamphilia, Antioch của Pisiđia, Iconium, Lystra và Derbê, và từ đó các ngài trở lại điểm khởi hành.
Như thế Hội Thánh của dân chúng, Hội Thánh của Dân Ngoại được khai sinh. Đồng thời, nhất là ở Giêrusalem, đã xảy ra một cuộc tranh luận sôi nổi về việc các Kitô hữu gốc Dân Ngoại phải tham gia vào đời sống và lề luật của Israel ở những điểm nào – tuân giữ tất cả những luật lệ là những điều làm cho dân Israel khác biệt với các dân khác trên thế giới -- để được thực sự tham gia vào những lời hứa của các ngôn sứ và tham gia hữu hiệu vào gia nghiệp của Israel.
Để giải quyết vấn đề căn bản này cho việc khai sinh Hội Thánh tương lai, Thánh Phaolô đã họp tại Giêrusalem với Công Đồng các Tông Đồ, như người ta gọi, để giải quyết vấn đề này là vấn đề mà việc khai sinh của Hội Thánh hoàn vũ lệ thuộc vào. Công Đồng đã quyết định là không bắt Dân Ngoại tòng giáo phải tuân giữ luật Môsê (x. Cv 15:6-30); có nghĩa là họ không phải giữ những điều luật của người Do Thái. Chỉ có điều họ cần làm để thuộc về Đức Kitô là sống với Đức Kitô và theo những lời của Người. Như vậy, một khi thuộc về Đức Kitô họ cũng thuộc về Abraham, thuộc về Thiên Chúa và được tham dự vào tất cả các lời hứa.
Sau biến cố quyết định này, Thánh Phaolô rời Thánh Barnaba, chọn Thánh Sila, và bắt đầu cuộc hành trình truyền giáo thứ hai của ngài (x. Cv 15:36-18;22). Sau khi đi qua Syria và Cilicia, ngài lại thấy thành Lystra, ở đó ngài đem theo Thánh Timôthê -- một khuôn mặt rất quan trọng của Hội Thánh sơ khai, con của một phụ nữ Do Thái và một người ngoại giáo – và ngài cho ông được cắt bì, ngài đi băng qua vùng trung bộ Anatolia và đến thành Troas ở bờ biển phía bắc của Biển Aegean. Ở đây đã xảy ra một biến cố quan trọng khác: trong một giấc mơ ngài thấy có một người Macêđônia ở phía bên kia biển, tức là Âu Châu, nói với ngài, “Xin hãy đến và giúp chúng tôi!”
Đó là Âu Châu tương lai đã xin giúp đỡ và ánh sáng Tin Mừng. Được thị kiến này thúc đẩy, ngài đã đi sang Âu Châu bằng cách đi tàu qua Macêđônia, và như thế ngài đã vào Âu Châu. Xuống tàu ở Neapolis, ngài đã đến Philippi, là nơi ngài đã thiết lập một cộng đồng Kitô hữu đáng phục. Rồi ngài đi Thessalônica, và sau cùng ngài đã rời đó, vì những khó khăn do người Do Thái gây ra, đến Bêrôea, và rồi tiếp tục đi đến Athen.
Sau Athen, ngài đến Côrinthô, là nơi mà ngài ở lại một năm rưỡi. Và ở đây chúng ta có những biến cố theo thứ tự thời gian chắc chắn, chắc chắn nhất trong tất cả tiểu sử của ngài, bởi vì trong lần cư trú tại Corinthô đầu tiên này, ngài phải ra trước thủ hiến của tỉnh Achaia, là thống đốc Galliônê, vì bị buộc tội thờ phượng trái phép.
Về ông Galliônê thì người ta đã tìm thấy một bia cổ ở Delphi trên đó khắc rằng ông là thống đốc của Côrinthô giữa năm 51 và 53. Như thế, ở đây chúng ta có một dữ kiện hoàn toàn chắc chắn. Việc Thánh Phaolô cư ngụ tại Côrinthô đã xảy ra vào những năm đó. Vậy chúng ta có thể cho rằng ngài đã đến đó vào khoảng năm 50 và đã ở đó cho đến năm 52. Rồi từ Côrinthô, ngài đi qua Cencrê, một hải cảng phía đông của thành phố, sau đó ngài đi xuống Palestine đến Caesarea Maritima, và ngài rời đó để đi Giêrusalem để sau đó trở về Antioch bằng đường sông Ôrontê.
Cuộc hành trình truyền giáo thứ ba (x. Cv 18:23-21:16) khởi đầu như thường lệ từ Antioch, là nơi đã trở thành khởi điểm cho Hội Thánh của Dân Ngoại, cho cuộc truyền giáo cho Dân Ngoại, và cũng là nơi phái sinh ra từ “Kitô hữu”. Thánh Luca cho chúng ta biết rằng lần đầu tiên ở đây những người theo Chúa Giêsu được gọi là “Kitô hữu.”
Từ đó Thánh Phaolô đi thẳng tới Êphêsô, là thủ phủ của tỉnh Asia, và ngài ở lại đó hai năm, thi hành mục vụ đem lại kết quả cho vùng. Từ Êphêsô, Thánh Phaolô đã viết các Thư gửi các tín hữu Thessalônica và Côrinthô. Tuy nhiên dân trong thành đã bị các thợ bạc xúi dục chống lại ngài vì họ thấy lợi nhuận của họ bị sa sút vì số người thờ thần Artemis giảm đi -- đền thờ để kính nữ thần này ở Êphêsô, gọi là Artenysion, là một trong bảy kỳ công của thế giới cổ. Vì việc này mà ngài phải bỏ lên miền bắc. Sau khi đi qua Macêđônia một lần nữa, ngài lại đi xuống Hy Lạp, có lẽ đến Côrinthô, ở đó ba tháng và viết Thư thời danh gửi tín hữu Rôma.
Từ đây, ngài trở về cùng một đường: đi trở lại Macêđônia, đi tầu qua Troy, rồi thăm các đảo của vùng Milêtô, là Kios,Samos một chút, ngài đến Miltô, là nơi ngài nói chuyện một bài quan trọng với các kỳ lão của Hội Thánh Êphêsô, phác họa một dung mạo của một chủ chăn chân chính của Hội Thánh (x. Cv 20).
Từ đó ngài xuống tàu đi Tyre, rồi đến Caesarea Maritima và lại đi về Giêrusalem. Ngài bị bắt tại đó vì một sự hiểu lầm: có một số người Do Thái đã lầm tưởng những người Do Thái khác gốc Hy Lạp là dân ngoại, được Thánh Phaolô đem vào khu vực Đền Thờ chỉ dành riêng cho dân Israel. Ngài tránh được án tử hình mà họ dự định nhờ sự can thiệp của một cơ đội trưởng canh giữ khu vực đền thờ (Cv 21:27-36). Việc này xảy ra khi thủ hiến Anthoniô Feliciô đang ở Giuđa. Sau khi ở trong tù một thời gian – kéo dài bao lâu thì còn trong vòng bàn cãi – Thánh Phaolô vì là một công dân Rôma, nên đã khiếu nại lên Caesarê -- khi ấy là Nêrô --- và vị thủ hiến sau đó là Porciô Festô đã trao cho quân đội giải ngài về Rôma.
Cuộc hành trình đi Rôma qua đảo Crête và Malta, rồi đến thành Syracuse, Rhêgium và Putêôli. Các Kitô hữu ở Rôma đã ra gặp ngài ở Via Appia cùng tại chợ Appiô (70 cây số phía nam thủ đô), và những người khác ở Ba Quán (40 cây số).
Tại Rôma ngài đã gặp các đại diện của cộng đồng Do Thái, ngài đã bày tỏ với họ rằng “vì hy vọng của dân Israel” mà ngài phải chịu xiềng xích (Cv 28:20). Tuy nhiên, chuyện của Thánh Luca chấm dứt bằng việc nói đến hai năm bị giam lỏng tại gia của Thánh Phaolô, mà không đề cập đến việc Caesarê (Nerô) kết án, hay ít ra là về cái chết của người bị kết án.
Các truyền thống sau đó nói về việc ngài được trả tự do, là điều thuận tiện cho một cuộc truyền giáo tại Tây Ban Nha, hoặc một cuộc hành trình ngắn về Đông Phương sau đó, đặc biệt là đảo Cretê, Ephêsô và Nicôpôlis ở Êpirô. Luôn dựa trên giả thuyết, người ta cho rằng ngài lại bị bắt một lần nữa và bị tù ở Rôma lần thứ hai -- từ đó ngài đã viết các Thư gọi là Thư Mục Vụ, đó là hai thư gửi Thánh Timôthê và một Thư gửi Thánh Titô, cùng lần ra toà thứ hai, mà kết quả không thuận lợi cho ngài. Tuy nhiên, có hàng loạt lý do khiến cho nhiều học giả về Thánh Phaolô chấm dứt tiểu sử Thánh Phaolô với câu truyện của Thánh Luca trong sách Tông Đồ Công Vụ.
Chúng ta sẽ trở lại việc tử vì đạo của ngài sau trong chu kỳ Giáo Lý này. Giờ đây, trong bài tường thuật ngắn này về những cuộc hành trình của Thánh Phaolô, đủ cho chúng ta lưu ý đến việc ngài hết mình tận tâm tận lực trong việc rao giảng Tin Mừng mà không tiếc nghị lực, cùng đương đầu với hàng loạt những thử thách nặng nề mà ngài đã kể lại cho chúng ta trong Thư Thứ Hai gửi tín hữu Côrinthô (x. 11:21-28).
Hơn nữa, chính ngài viết: “Tôi làm tất cả những điều ấy vì Tin Mừng” (1 Cor 9:23), trong lúc thi hành điều mà ngài gọi là “lo lắng cho tất cả các Hội Thánh” (2 Cor 11:28) với một lòng đại lượng tuyệt đối. Chúng ta thấy một lòng quyết tâm chỉ được giải thích bởi một linh hồn thật sự được thu hút bởi ánh sáng Tin Mừng, say mê Đức Kitô, một linh hồn được nuôi dưỡng bởi một quyết tâm sâu xa: đó là cần phải đem ánh sáng của Đức Kitô đến cho thế gian, để công bố Tin Mừng cho mọi người.
Cha nghĩ rằng điều này là những gì còn lại với chúng ta từ bài tường thuật ngắn này về những cuộc hành trình của Thánh Phaolô: để thấy lòng say mê của ngài đối với Tin Mừng, và như thế hình dung được sự cao cả, mỹ miều, và hơn nữa sự cần thiết sâu xa mà tất cả chúng ta phải có đối với Tin Mừng. Chúng ta hãy cầu nguyện để Chúa, là Đấng làm cho Thánh Phaolô thấy ánh sáng và nghe lời Người và đánh động lòng ngài cách sâu xa, cũng làm cho chúng ta thấy ánh sáng của Người, để tâm hồn chúng ta cũng được Lời Người chạm đến, ngõ hầu chúng ta cũng có thể cho thế giới hôm nay, là thế giới cần ánh sáng, ánh sáng của Tin Mừng và chân lý của Đức Kitô.
* * *
Sau đây là phần Đức Thánh Cha nói với những người nói tiếng Anh:
Anh chị em thân mến,
Bài giáo lý hôm nay trình bày đời sống của Thánh Phaolô, nhà truyền giáo vĩ đại mà Hội Thánh tôn kính một cách đặc biệt trong năm nay. Ngài sinh ra là một người Do Thái tại Tarsô, ngài đã nhận tên Do Thái là “Saulê” và được huấn luyện như là một “người làm lều” (x. Cv 18:3). Khoảng tuổi 12, ngài trẩy đi Giêrusalem để bắt đầu được giáo huấn theo truyền thống Biệt Phái nghiêm ngặt, là truyền thống làm cho ngài thấm nhuần một lòng nhiệt thành đối với Lề Luật Môsê. Dựa vào việc huấn luyện này, Thánh Phaolô đã coi phong trào Kitô giáo như là một mối đe dọa đối với đạo Do Thái chính thống. Như vậy ngài đã ác liệt “khủng bố Hội Thánh của Thiên Chúa “ (1 Cor 19:6; Gal 1:13; Phil 3:6) cho đến khi một cuộc gặp gỡ đầy xúc cảm trên đường đi Đamascô đã thay đổi cuộc đời ngài tận gốc. Sau đó ngài lần lượt thực hiện ba cuộc hành trình truyền giáo, rao giảng Đức Kitô tại Anatôlia, Syria, Cilicia, Macêđônia, Akaia, và khắp vùng Địa Trung Hải. Sau khi bị bắt và cầm tù tại Giêrusalem, Thánh Phaolô hành xử quyền công dân Rôma của ngài khiếu nại lên Hoàng Đế. Mặc dù Thánh Luca không nói gì về quyết định của Nêrô, ngài cho chúng ta biết rằng Thánh Phaolô sống hai năm trong tình trạng giam lỏng tại gia ở Rôma (x. Cv 28:30), sau đó – theo truyền thống – ngài đã chịu tử vì đạo. Thánh Phaolô không tiếc chút nghị lực nào và chịu nhiều thử thách trong “việc lo lắng cho tất cả các hội thánh” (2 Cor 11:28). Quả thật, ngài đã viết: “Tôi làm tất cả mọi sự vì Tin Mừng” (1 Cor 9:23). Chớ gì chúng ta cố gắng cũng bắt chước ngài làm như thế.
* * *
Cha cũng chào mừng tất cả khách hành hương và du khách nói tiếng Anh có mặt trong buổi triều yết hôm nay, gồm có Các Hội giáo dân Augustine Spinelli từ Malta, cùng những nhóm từ Scotland, Aí Nhĩ Lan, Đan Mạch, Đominica và Hoa Kỳ. Chớ gì cuộc hành hương của chúng con canh tân tình yêu của chúng con dành cho Chúa và Hội Thánh Người, theo gương Thánh Tông Đồ Phaolô. Nguyện xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng con!
----------------------------------------------------------------
Chú thích: bài này dịch dựa theo bản tiếng Ý và tham khảo bản tiếng Anh, nên có một số chỗ hơi khác bản tiếng Anh.
Hôm nay ĐTC tiếp tục chu kỳ Giáo Lý dành cho khuôn mặt và tư tưởng của Thánh Phaolô.
Anh chị em thân mến,
Trong bài Giáo Lý sau cùng trước những ngày lễ nghỉ - cách đây hai tháng – cha đã bắt đầu một loạt bài mới về những đề tài và cơ hội của năm Thánh Phaolô, bằng cách xem xét cái thế giới mà Thánh Phaolô đã sống. Hôm nay cha muốn trở lại và tiếp tục suy niệm về vị Tông Đồ Dân Ngoại, bằng cách đưa ra một tiểu sử ngắn về ngài.
Bởi vì chúng ta sẽ dành thứ tư tuần tới cho một biến cố phi thường đã xảy ra trên đường đi Đamascô, là biến cố Thánh Phaolô trở lại, một khúc quanh căn bản trong cuộc đời của ngài, là kết quả của cuộc gặp gỡ Đức Kitô, hôm nay chúng ta nhìn cách vắn tắt vào toàn thể cuộc đời của ngài.
Chúng ta có tiểu sử về những thời điểm đặc biệt của cuộc đời Thánh Phaolô ở thư gửi Philêmôn, trong đó ngài tuyên bố rằng mình đã “già” (Philm 9: “presbytes), và sách Tông Đồ Công Vụ diễn tả ngài còn “trẻ” khi người ta ném đá Thánh Têphanô, (7:58: “neanias”). Hai cách nói trên có thể chỉ nói cách chung, nhưng theo cách tính ngày xưa thì một người khoảng 30 tuổi được coi là “trẻ”, và khi người ấy khoảng 60 tuổi thì được coi là “già”.
Theo kỳ hạn tuyệt đối thì ngày sinh của Thánh Phaolô tùy thuộc nhiều vào thời gian mà ngài viết thư cho Philêmôn. Theo truyền thống thì thư ấy được viết vào thời kỳ ngài bị giam tại Rôma, khoảng giữa thập niên 60. Vậy Thánh Phaolô có thể được sinh ra vào năm 8; như thế lúc đó ngài khoảng trên dưới 60 tuổi, trong khi ném đá Thánh Têphanô thì ngài chừng 30 tuổi. Điều này chắc là đúng theo lịch sử. Thực ra, việc cử hành Năm Thánh Phaolô mà chúng ta mừng là dựa vào lịch sử này. Chọn năm 2008 vì nghĩ rằng năm sinh của ngài khoảng trên dưới năm 8.
Trong trường hợp nào đi nữa, thì ngài cũng sinh ra tại Tarsô trong vùng Cilicia (x. Cv 22:3). Thành phố này là thủ phủ của vùng, và trong năm 51 trước công nguyên có một thủ hiến không phải ai khác hơn ông Marcô Tulliô Cicêrô, mười năm sau, Tarsô là gặp gỡ giữa Marcô Antôniô và Clêopatra.
Là một người Do Thái lưu vong, ngài nói tiếng Hy Lạp mặc dù có tên gốc La Tinh, bắt nguồn từ trùng âm với tên Saulê/Saulô của tiếng Do Thái, và ngài là công dân Rôma (x. Cv 22:25-28). Như thế, Thánh Phaolô được coi là ở ranh giới của ba nền văn hóa khác nhau – Rôma, Hy Lạp và Do Thái – và có thể cũng vì thế mà ngài thành công trong việc cởi mở cách phổ quát, và làm trung gian giữa các nền văn hóa, một sự phổ quát thật sự.
Ngài cũng học làm việc tay chân, có thể từ thân phụ ngài, gồm có việc của “thợ làm lều” (x. Cv 18:3: skenopios), có thể được hiểu là thợ đan lông dê thô hay sợi vải để làm vải lót hoặc làm mái lều (x. Cv 20:33-35). Khi chừng 12 hay 13 tuổi, là tuổi mà các trẻ trai Do Thái trở thành “bar mitzvah” (con của giới luật), Thánh Phaolô rời Tarsô đến Giêrusalem để được thụ giáo dưới chân Thầy Gamaliel Cả, là cháu của vị Thầy vĩ đại Hilllel, theo những tiêu chuẩn khắt khe nhất của nhóm Biệt Phái và có được một lòng hết sức nhiệt thành đối với Lề Luật Môsê (x. Gal 1:14; Phil 3:5-6; Cv 22:3; 23:6; 26:5).
Dựa trên sự chính thống sâu sắc mà ngài đã học được ở trường phái Hillel tại Giêrusalem, ngài thấy phong trào mới của Giêsu thành Nadareth là một nguy cơ, một mối đe dọa cho căn tính Do Thái, cho sự chính thống chân chính của cha ông. Điều này giải thích sự kiện ngài “khủng bố Hội Thánh của của Thiên Chúa” cách mãnh liệt, như ngài đã thú nhận ba lần trong các Thư của ngài (1 Cor 15:9; Gal 1:13; Phil 3:6). Mặc dù khó mà tưởng tượng được việc khủng bố này gồm có những gì, nhưng dầu sao thì cuộc khủng bố của ngài cũng đã có một thái độ không dung thứ.
Chính vì thế mới có biến cố Đamascô mà chúng ta sẽ trở lại trong bài Giáo Lý sau. Chắc chắn rằng từ giây phút ấy, cuộc đời của ngài thay đổi và ngài đã trở nên một Tông Đồ rao giảng Tin Mừng không biết mệt. Thực ra, lịch sử biết đến Thánh Phaolô như một Kitô hữu, hơn nữa, như một Tông Đồ, nhiều hơn là một Biệt Phái. Hoạt động tông đồ của ngài được chia theo truyền thống dựa vào ba cuộc hành trình truyền giáo của ngài, mà cuộc hành trình thứ tư được thêm vào -- cuộc hành trình đi Rôma như một tù nhân. Tất cả được Thánh Luca kể lại trong sách Tông Đồ Công Vụ. Tuy nhiên khi nói về ba cuộc hành trình truyền giáo, chúng ta cần phân biệt cuộc hành trình thứ nhất với hai cuộc hành trình kia.
Thực ra, đối với cuộc hành trình thứ nhất (x. Cv 13-14), Thánh Phaolô không có nhiệm vụ trực tiếp, vì nhiệm vụ này được trao phó cho Thánh Cypriô Barnaba. Hai người cùng nhau khởi hành từ Antioch trên sông Ôrontê, được Hội Thánh ở đó sai đi (Cv 13:1-3), và sau đó, xuống tàu ra đi tại cảng Xêlêucia trên bờ biển Xyria, các ngài đi qua đảo Cyprô từ Xalami đến Paphô; từ đó các ngài đến bờ biển phiá nam của Anatôlia, ngày nay là Thổ Nhĩ Kỳ, và đã ngừng lại ở các thành phố Attalia, Parga của Pamphilia, Antioch của Pisiđia, Iconium, Lystra và Derbê, và từ đó các ngài trở lại điểm khởi hành.
Như thế Hội Thánh của dân chúng, Hội Thánh của Dân Ngoại được khai sinh. Đồng thời, nhất là ở Giêrusalem, đã xảy ra một cuộc tranh luận sôi nổi về việc các Kitô hữu gốc Dân Ngoại phải tham gia vào đời sống và lề luật của Israel ở những điểm nào – tuân giữ tất cả những luật lệ là những điều làm cho dân Israel khác biệt với các dân khác trên thế giới -- để được thực sự tham gia vào những lời hứa của các ngôn sứ và tham gia hữu hiệu vào gia nghiệp của Israel.
Để giải quyết vấn đề căn bản này cho việc khai sinh Hội Thánh tương lai, Thánh Phaolô đã họp tại Giêrusalem với Công Đồng các Tông Đồ, như người ta gọi, để giải quyết vấn đề này là vấn đề mà việc khai sinh của Hội Thánh hoàn vũ lệ thuộc vào. Công Đồng đã quyết định là không bắt Dân Ngoại tòng giáo phải tuân giữ luật Môsê (x. Cv 15:6-30); có nghĩa là họ không phải giữ những điều luật của người Do Thái. Chỉ có điều họ cần làm để thuộc về Đức Kitô là sống với Đức Kitô và theo những lời của Người. Như vậy, một khi thuộc về Đức Kitô họ cũng thuộc về Abraham, thuộc về Thiên Chúa và được tham dự vào tất cả các lời hứa.
Sau biến cố quyết định này, Thánh Phaolô rời Thánh Barnaba, chọn Thánh Sila, và bắt đầu cuộc hành trình truyền giáo thứ hai của ngài (x. Cv 15:36-18;22). Sau khi đi qua Syria và Cilicia, ngài lại thấy thành Lystra, ở đó ngài đem theo Thánh Timôthê -- một khuôn mặt rất quan trọng của Hội Thánh sơ khai, con của một phụ nữ Do Thái và một người ngoại giáo – và ngài cho ông được cắt bì, ngài đi băng qua vùng trung bộ Anatolia và đến thành Troas ở bờ biển phía bắc của Biển Aegean. Ở đây đã xảy ra một biến cố quan trọng khác: trong một giấc mơ ngài thấy có một người Macêđônia ở phía bên kia biển, tức là Âu Châu, nói với ngài, “Xin hãy đến và giúp chúng tôi!”
Đó là Âu Châu tương lai đã xin giúp đỡ và ánh sáng Tin Mừng. Được thị kiến này thúc đẩy, ngài đã đi sang Âu Châu bằng cách đi tàu qua Macêđônia, và như thế ngài đã vào Âu Châu. Xuống tàu ở Neapolis, ngài đã đến Philippi, là nơi ngài đã thiết lập một cộng đồng Kitô hữu đáng phục. Rồi ngài đi Thessalônica, và sau cùng ngài đã rời đó, vì những khó khăn do người Do Thái gây ra, đến Bêrôea, và rồi tiếp tục đi đến Athen.
Sau Athen, ngài đến Côrinthô, là nơi mà ngài ở lại một năm rưỡi. Và ở đây chúng ta có những biến cố theo thứ tự thời gian chắc chắn, chắc chắn nhất trong tất cả tiểu sử của ngài, bởi vì trong lần cư trú tại Corinthô đầu tiên này, ngài phải ra trước thủ hiến của tỉnh Achaia, là thống đốc Galliônê, vì bị buộc tội thờ phượng trái phép.
Về ông Galliônê thì người ta đã tìm thấy một bia cổ ở Delphi trên đó khắc rằng ông là thống đốc của Côrinthô giữa năm 51 và 53. Như thế, ở đây chúng ta có một dữ kiện hoàn toàn chắc chắn. Việc Thánh Phaolô cư ngụ tại Côrinthô đã xảy ra vào những năm đó. Vậy chúng ta có thể cho rằng ngài đã đến đó vào khoảng năm 50 và đã ở đó cho đến năm 52. Rồi từ Côrinthô, ngài đi qua Cencrê, một hải cảng phía đông của thành phố, sau đó ngài đi xuống Palestine đến Caesarea Maritima, và ngài rời đó để đi Giêrusalem để sau đó trở về Antioch bằng đường sông Ôrontê.
Cuộc hành trình truyền giáo thứ ba (x. Cv 18:23-21:16) khởi đầu như thường lệ từ Antioch, là nơi đã trở thành khởi điểm cho Hội Thánh của Dân Ngoại, cho cuộc truyền giáo cho Dân Ngoại, và cũng là nơi phái sinh ra từ “Kitô hữu”. Thánh Luca cho chúng ta biết rằng lần đầu tiên ở đây những người theo Chúa Giêsu được gọi là “Kitô hữu.”
Từ đó Thánh Phaolô đi thẳng tới Êphêsô, là thủ phủ của tỉnh Asia, và ngài ở lại đó hai năm, thi hành mục vụ đem lại kết quả cho vùng. Từ Êphêsô, Thánh Phaolô đã viết các Thư gửi các tín hữu Thessalônica và Côrinthô. Tuy nhiên dân trong thành đã bị các thợ bạc xúi dục chống lại ngài vì họ thấy lợi nhuận của họ bị sa sút vì số người thờ thần Artemis giảm đi -- đền thờ để kính nữ thần này ở Êphêsô, gọi là Artenysion, là một trong bảy kỳ công của thế giới cổ. Vì việc này mà ngài phải bỏ lên miền bắc. Sau khi đi qua Macêđônia một lần nữa, ngài lại đi xuống Hy Lạp, có lẽ đến Côrinthô, ở đó ba tháng và viết Thư thời danh gửi tín hữu Rôma.
Từ đây, ngài trở về cùng một đường: đi trở lại Macêđônia, đi tầu qua Troy, rồi thăm các đảo của vùng Milêtô, là Kios,Samos một chút, ngài đến Miltô, là nơi ngài nói chuyện một bài quan trọng với các kỳ lão của Hội Thánh Êphêsô, phác họa một dung mạo của một chủ chăn chân chính của Hội Thánh (x. Cv 20).
Từ đó ngài xuống tàu đi Tyre, rồi đến Caesarea Maritima và lại đi về Giêrusalem. Ngài bị bắt tại đó vì một sự hiểu lầm: có một số người Do Thái đã lầm tưởng những người Do Thái khác gốc Hy Lạp là dân ngoại, được Thánh Phaolô đem vào khu vực Đền Thờ chỉ dành riêng cho dân Israel. Ngài tránh được án tử hình mà họ dự định nhờ sự can thiệp của một cơ đội trưởng canh giữ khu vực đền thờ (Cv 21:27-36). Việc này xảy ra khi thủ hiến Anthoniô Feliciô đang ở Giuđa. Sau khi ở trong tù một thời gian – kéo dài bao lâu thì còn trong vòng bàn cãi – Thánh Phaolô vì là một công dân Rôma, nên đã khiếu nại lên Caesarê -- khi ấy là Nêrô --- và vị thủ hiến sau đó là Porciô Festô đã trao cho quân đội giải ngài về Rôma.
Cuộc hành trình đi Rôma qua đảo Crête và Malta, rồi đến thành Syracuse, Rhêgium và Putêôli. Các Kitô hữu ở Rôma đã ra gặp ngài ở Via Appia cùng tại chợ Appiô (70 cây số phía nam thủ đô), và những người khác ở Ba Quán (40 cây số).
Tại Rôma ngài đã gặp các đại diện của cộng đồng Do Thái, ngài đã bày tỏ với họ rằng “vì hy vọng của dân Israel” mà ngài phải chịu xiềng xích (Cv 28:20). Tuy nhiên, chuyện của Thánh Luca chấm dứt bằng việc nói đến hai năm bị giam lỏng tại gia của Thánh Phaolô, mà không đề cập đến việc Caesarê (Nerô) kết án, hay ít ra là về cái chết của người bị kết án.
Các truyền thống sau đó nói về việc ngài được trả tự do, là điều thuận tiện cho một cuộc truyền giáo tại Tây Ban Nha, hoặc một cuộc hành trình ngắn về Đông Phương sau đó, đặc biệt là đảo Cretê, Ephêsô và Nicôpôlis ở Êpirô. Luôn dựa trên giả thuyết, người ta cho rằng ngài lại bị bắt một lần nữa và bị tù ở Rôma lần thứ hai -- từ đó ngài đã viết các Thư gọi là Thư Mục Vụ, đó là hai thư gửi Thánh Timôthê và một Thư gửi Thánh Titô, cùng lần ra toà thứ hai, mà kết quả không thuận lợi cho ngài. Tuy nhiên, có hàng loạt lý do khiến cho nhiều học giả về Thánh Phaolô chấm dứt tiểu sử Thánh Phaolô với câu truyện của Thánh Luca trong sách Tông Đồ Công Vụ.
Chúng ta sẽ trở lại việc tử vì đạo của ngài sau trong chu kỳ Giáo Lý này. Giờ đây, trong bài tường thuật ngắn này về những cuộc hành trình của Thánh Phaolô, đủ cho chúng ta lưu ý đến việc ngài hết mình tận tâm tận lực trong việc rao giảng Tin Mừng mà không tiếc nghị lực, cùng đương đầu với hàng loạt những thử thách nặng nề mà ngài đã kể lại cho chúng ta trong Thư Thứ Hai gửi tín hữu Côrinthô (x. 11:21-28).
Hơn nữa, chính ngài viết: “Tôi làm tất cả những điều ấy vì Tin Mừng” (1 Cor 9:23), trong lúc thi hành điều mà ngài gọi là “lo lắng cho tất cả các Hội Thánh” (2 Cor 11:28) với một lòng đại lượng tuyệt đối. Chúng ta thấy một lòng quyết tâm chỉ được giải thích bởi một linh hồn thật sự được thu hút bởi ánh sáng Tin Mừng, say mê Đức Kitô, một linh hồn được nuôi dưỡng bởi một quyết tâm sâu xa: đó là cần phải đem ánh sáng của Đức Kitô đến cho thế gian, để công bố Tin Mừng cho mọi người.
Cha nghĩ rằng điều này là những gì còn lại với chúng ta từ bài tường thuật ngắn này về những cuộc hành trình của Thánh Phaolô: để thấy lòng say mê của ngài đối với Tin Mừng, và như thế hình dung được sự cao cả, mỹ miều, và hơn nữa sự cần thiết sâu xa mà tất cả chúng ta phải có đối với Tin Mừng. Chúng ta hãy cầu nguyện để Chúa, là Đấng làm cho Thánh Phaolô thấy ánh sáng và nghe lời Người và đánh động lòng ngài cách sâu xa, cũng làm cho chúng ta thấy ánh sáng của Người, để tâm hồn chúng ta cũng được Lời Người chạm đến, ngõ hầu chúng ta cũng có thể cho thế giới hôm nay, là thế giới cần ánh sáng, ánh sáng của Tin Mừng và chân lý của Đức Kitô.
Sau đây là phần Đức Thánh Cha nói với những người nói tiếng Anh:
Anh chị em thân mến,
Bài giáo lý hôm nay trình bày đời sống của Thánh Phaolô, nhà truyền giáo vĩ đại mà Hội Thánh tôn kính một cách đặc biệt trong năm nay. Ngài sinh ra là một người Do Thái tại Tarsô, ngài đã nhận tên Do Thái là “Saulê” và được huấn luyện như là một “người làm lều” (x. Cv 18:3). Khoảng tuổi 12, ngài trẩy đi Giêrusalem để bắt đầu được giáo huấn theo truyền thống Biệt Phái nghiêm ngặt, là truyền thống làm cho ngài thấm nhuần một lòng nhiệt thành đối với Lề Luật Môsê. Dựa vào việc huấn luyện này, Thánh Phaolô đã coi phong trào Kitô giáo như là một mối đe dọa đối với đạo Do Thái chính thống. Như vậy ngài đã ác liệt “khủng bố Hội Thánh của Thiên Chúa “ (1 Cor 19:6; Gal 1:13; Phil 3:6) cho đến khi một cuộc gặp gỡ đầy xúc cảm trên đường đi Đamascô đã thay đổi cuộc đời ngài tận gốc. Sau đó ngài lần lượt thực hiện ba cuộc hành trình truyền giáo, rao giảng Đức Kitô tại Anatôlia, Syria, Cilicia, Macêđônia, Akaia, và khắp vùng Địa Trung Hải. Sau khi bị bắt và cầm tù tại Giêrusalem, Thánh Phaolô hành xử quyền công dân Rôma của ngài khiếu nại lên Hoàng Đế. Mặc dù Thánh Luca không nói gì về quyết định của Nêrô, ngài cho chúng ta biết rằng Thánh Phaolô sống hai năm trong tình trạng giam lỏng tại gia ở Rôma (x. Cv 28:30), sau đó – theo truyền thống – ngài đã chịu tử vì đạo. Thánh Phaolô không tiếc chút nghị lực nào và chịu nhiều thử thách trong “việc lo lắng cho tất cả các hội thánh” (2 Cor 11:28). Quả thật, ngài đã viết: “Tôi làm tất cả mọi sự vì Tin Mừng” (1 Cor 9:23). Chớ gì chúng ta cố gắng cũng bắt chước ngài làm như thế.
Cha cũng chào mừng tất cả khách hành hương và du khách nói tiếng Anh có mặt trong buổi triều yết hôm nay, gồm có Các Hội giáo dân Augustine Spinelli từ Malta, cùng những nhóm từ Scotland, Aí Nhĩ Lan, Đan Mạch, Đominica và Hoa Kỳ. Chớ gì cuộc hành hương của chúng con canh tân tình yêu của chúng con dành cho Chúa và Hội Thánh Người, theo gương Thánh Tông Đồ Phaolô. Nguyện xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng con!
----------------------------------------------------------------
Chú thích: bài này dịch dựa theo bản tiếng Ý và tham khảo bản tiếng Anh, nên có một số chỗ hơi khác bản tiếng Anh.
Bị tù vì là tín hữu Công giáo
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
22:33 30/08/2008
BỊ TÙ VÌ LÀ TÍN HỮU CÔNG GIÁO
... Câu chuyện xảy ra trong khoảng từ năm 1950 đến 1967 khi đảng cộng sản cầm quyền tại Slovak.
Năm tôi bước vào tuổi 16 cũng là năm tôi nếm mùi tù ngục. Tôi bị tống giam chỉ vì tôi là tín hữu Công Giáo và là người tổ chức, điều động nhóm sinh viên học sinh, đối lập với cái gọi là ”Hội Công Giáo” do chính quyền thành lập. Tôi còn bị bắt dưới nhãn hiệu ”thành viên cuồng tín của Vatican”. Như thế có nghĩa là ”một công dân nguy hiểm cho xã hội chủ nghĩa Tiệp-Khắc!”
Niềm đau lớn lao nhất của tôi lúc bấy giờ là bị bắt cùng lúc với thân phụ và bị đưa ra tòa cũng cùng lúc với người. Bọn công an dùng một đòn tâm lý vô cùng ác độc. Để tra khảo tôi, để buộc tôi phải xưng thú hay chấp nhận điều gì, họ đánh đập Ba tôi trước mặt tôi. Không thể nào tả hết nỗi đớn đau tinh thần và thể xác khi tôi nhìn thấy Ba tôi bị đánh đập cách tàn nhẫn, máu chảy ra từ những cơ phận chính!
Phản ứng tự nhiên của tôi là quay mặt đi nơi khác, nhưng bọn công an tàn nhẫn bắt buộc tôi phải chứng kiến cảnh tượng này.
Hình ảnh thân phụ bị đánh đập in đậm trong tâm trí tôi như hình ảnh của vị anh hùng tử đạo, không bao giờ có thể xóa mờ! Ngay khi đó, Ba tôi bị kết án tử hình, nhưng rồi không hiểu sao họ đổi thành án tù chung thân. Sau 10 năm tù đày, Ba tôi được trả tự do, nhưng thật ra để về nhà và chết tại gia đình!
Các lính canh tỏ ra thương hại chúng tôi, nhưng họ không làm hành động nào tốt để giúp chúng tôi, những thanh thiếu niên Công Giáo vô tội. Sau đó bọn tù chúng tôi bị giao cho các lính canh trẻ tuổi hơn, nhưng lại tàn ác hơn. Nếu chẳng may họ tìm thấy trên người hoặc nơi phòng giam chúng tôi những bảo vật tôn giáo như ảnh tượng thánh và tràng hạt Mân Côi chẳng hạn, thì họ nổi điên. Họ mắng nhiếc và đuổi chúng tôi ra khỏi phòng, co ro trong các hành lang dài lạnh buốt.
Nhóm tù nhân thiếu niên chúng tôi gồm đủ mọi thành phần, trong số này có thiếu niên bị tù vì tìm đường vượt ra nước ngoài. Các bạn trẻ này thường không chịu được cảnh tù tội như chúng tôi là thiếu niên Công Giáo. Do đó chúng tôi giúp họ bằng cách từ từ nói với họ về niềm tin tôn giáo. Dĩ nhiên có người chấp nhận, có người từ chối.
Trong thời gian bị giam cầm chúng tôi thường xuyên bị tuyên truyền đầu độc bởi học thuyết xã hội chủ nghĩa vô thần, nhằm bài trừ tôn giáo. Ngoài ra nhóm canh tù cũng nhét vào đầu óc non trẻ của chúng tôi các tội phạm và gieo vào lòng chúng tôi tâm tình của người mắc tội và phải đền tội.
Chúng tôi khó cưỡng lại lời buộc tội vô căn cứ và một chiều này. Tôi nhớ rõ một ngày, một thiếu niên Công Giáo Slovak bị đưa vào giam chung với chúng tôi. Thiếu niên bị bắt và tống giam chỉ vì cậu đã kéo chuông vang dội báo hiệu cho giáo dân trong xứ biết là công an đến bắt Cha Sở mang đi.
Cậu bị buộc cái tội gọi là ”dám khơi dậy cuộc nổi loạn trong làng”. Thật tội nghiệp cho thiếu niên! Tâm tình ngây thơ vô tội khiến cậu không thể nào chịu được những vu khống trắng trợn của bọn công an. Kết quả là cậu bị mất trí. Nhiều đêm chúng tôi bị thức giấc vì tiếng la hét của cậu. Đôi khi cậu trở nên vô cùng hiền dịu, quỳ gối trước mặt ông canh tù và phân trần là cậu không bao giờ muốn giết chết một ai cả! Sau đó người ta mang thiếu niên này đi nơi khác.
Trong thời gian học tập cải tạo, chúng tôi phải hoàn toàn mù quáng chấp nhận tất cả bài học vô-lý vô-nghĩa do nhóm công an đưa ra. Khốn cho đứa nào dám cãi lại những lý luận một chiều của họ! Chính tôi từng kinh nghiệm điều này. Một ngày, chúng tôi được tin đội banh Liên-Xô thắng đội banh Canada. Người cai tù hãnh diện lớn tiếng giải thích:
- Chiến thắng này chứng tỏ chủ nghĩa xã hội của Liên-Xô cũng vượt xa các chủ nghĩa khác!
Nghe vậy, tôi liền nói với người tù đang ngồi trước mặt:
- Lý luận thật hồ đồ, không giá trị, chẳng khác nào nói: ”Bởi vì con ngựa đua của nữ hoàng Anh Quốc thắng cuộc đua, nên chính thể Anh quốc là chính thể tốt đẹp nhất thế giới!”
Dĩ nhiên là sau lời phát biểu ý kiến tự do này, tôi bị tố cáo, bị trừng trị và bị biệt giam vì đã dám chỉ trích chủ nghĩa xã hội của Liên-Xô!
Những tháng ngày tù ngục trôi qua trong Đức Tin Công Giáo và niềm can đảm nhờ một lần tôi được trông thấy hình ảnh vị Giám Mục với chiếc áo đẫm máu, bị giam cùng một trại với chúng tôi.
... ”Hãy coi chừng người đời. Họ sẽ nộp anh chị em cho các hội đồng và sẽ đánh đập anh chị em trong các hội đường của họ. Và anh chị em sẽ bị điệu ra trước mặt vua chúa quan quyền vì Thầy để làm chứng cho họ và các dân ngoại được biết. . Anh chị em đừng sợ những kẻ giết thân xác mà không giết được kinh hồn. Đúng hơn, anh chị em hãy sợ Đấng có thể tiêu diệt cả hồn lẫn xác trong hỏa ngục. . Phàm ai tuyên bố nhận Thầy trước mặt thiên hạ, thì Thầy cũng sẽ tuyên bố nhận người ấy trước mặt CHA Thầy, Đấng ngự trên Trời” (Matthêu 10,17-18/28/32).
(”HÉROS OU TRAITRES”, Cyril Slovák et Jozef Inovecký, Roma 1976, trang 52-59)
... Câu chuyện xảy ra trong khoảng từ năm 1950 đến 1967 khi đảng cộng sản cầm quyền tại Slovak.
Năm tôi bước vào tuổi 16 cũng là năm tôi nếm mùi tù ngục. Tôi bị tống giam chỉ vì tôi là tín hữu Công Giáo và là người tổ chức, điều động nhóm sinh viên học sinh, đối lập với cái gọi là ”Hội Công Giáo” do chính quyền thành lập. Tôi còn bị bắt dưới nhãn hiệu ”thành viên cuồng tín của Vatican”. Như thế có nghĩa là ”một công dân nguy hiểm cho xã hội chủ nghĩa Tiệp-Khắc!”
Niềm đau lớn lao nhất của tôi lúc bấy giờ là bị bắt cùng lúc với thân phụ và bị đưa ra tòa cũng cùng lúc với người. Bọn công an dùng một đòn tâm lý vô cùng ác độc. Để tra khảo tôi, để buộc tôi phải xưng thú hay chấp nhận điều gì, họ đánh đập Ba tôi trước mặt tôi. Không thể nào tả hết nỗi đớn đau tinh thần và thể xác khi tôi nhìn thấy Ba tôi bị đánh đập cách tàn nhẫn, máu chảy ra từ những cơ phận chính!
Phản ứng tự nhiên của tôi là quay mặt đi nơi khác, nhưng bọn công an tàn nhẫn bắt buộc tôi phải chứng kiến cảnh tượng này.
Hình ảnh thân phụ bị đánh đập in đậm trong tâm trí tôi như hình ảnh của vị anh hùng tử đạo, không bao giờ có thể xóa mờ! Ngay khi đó, Ba tôi bị kết án tử hình, nhưng rồi không hiểu sao họ đổi thành án tù chung thân. Sau 10 năm tù đày, Ba tôi được trả tự do, nhưng thật ra để về nhà và chết tại gia đình!
Các lính canh tỏ ra thương hại chúng tôi, nhưng họ không làm hành động nào tốt để giúp chúng tôi, những thanh thiếu niên Công Giáo vô tội. Sau đó bọn tù chúng tôi bị giao cho các lính canh trẻ tuổi hơn, nhưng lại tàn ác hơn. Nếu chẳng may họ tìm thấy trên người hoặc nơi phòng giam chúng tôi những bảo vật tôn giáo như ảnh tượng thánh và tràng hạt Mân Côi chẳng hạn, thì họ nổi điên. Họ mắng nhiếc và đuổi chúng tôi ra khỏi phòng, co ro trong các hành lang dài lạnh buốt.
Nhóm tù nhân thiếu niên chúng tôi gồm đủ mọi thành phần, trong số này có thiếu niên bị tù vì tìm đường vượt ra nước ngoài. Các bạn trẻ này thường không chịu được cảnh tù tội như chúng tôi là thiếu niên Công Giáo. Do đó chúng tôi giúp họ bằng cách từ từ nói với họ về niềm tin tôn giáo. Dĩ nhiên có người chấp nhận, có người từ chối.
Trong thời gian bị giam cầm chúng tôi thường xuyên bị tuyên truyền đầu độc bởi học thuyết xã hội chủ nghĩa vô thần, nhằm bài trừ tôn giáo. Ngoài ra nhóm canh tù cũng nhét vào đầu óc non trẻ của chúng tôi các tội phạm và gieo vào lòng chúng tôi tâm tình của người mắc tội và phải đền tội.
Chúng tôi khó cưỡng lại lời buộc tội vô căn cứ và một chiều này. Tôi nhớ rõ một ngày, một thiếu niên Công Giáo Slovak bị đưa vào giam chung với chúng tôi. Thiếu niên bị bắt và tống giam chỉ vì cậu đã kéo chuông vang dội báo hiệu cho giáo dân trong xứ biết là công an đến bắt Cha Sở mang đi.
Cậu bị buộc cái tội gọi là ”dám khơi dậy cuộc nổi loạn trong làng”. Thật tội nghiệp cho thiếu niên! Tâm tình ngây thơ vô tội khiến cậu không thể nào chịu được những vu khống trắng trợn của bọn công an. Kết quả là cậu bị mất trí. Nhiều đêm chúng tôi bị thức giấc vì tiếng la hét của cậu. Đôi khi cậu trở nên vô cùng hiền dịu, quỳ gối trước mặt ông canh tù và phân trần là cậu không bao giờ muốn giết chết một ai cả! Sau đó người ta mang thiếu niên này đi nơi khác.
Trong thời gian học tập cải tạo, chúng tôi phải hoàn toàn mù quáng chấp nhận tất cả bài học vô-lý vô-nghĩa do nhóm công an đưa ra. Khốn cho đứa nào dám cãi lại những lý luận một chiều của họ! Chính tôi từng kinh nghiệm điều này. Một ngày, chúng tôi được tin đội banh Liên-Xô thắng đội banh Canada. Người cai tù hãnh diện lớn tiếng giải thích:
- Chiến thắng này chứng tỏ chủ nghĩa xã hội của Liên-Xô cũng vượt xa các chủ nghĩa khác!
Nghe vậy, tôi liền nói với người tù đang ngồi trước mặt:
- Lý luận thật hồ đồ, không giá trị, chẳng khác nào nói: ”Bởi vì con ngựa đua của nữ hoàng Anh Quốc thắng cuộc đua, nên chính thể Anh quốc là chính thể tốt đẹp nhất thế giới!”
Dĩ nhiên là sau lời phát biểu ý kiến tự do này, tôi bị tố cáo, bị trừng trị và bị biệt giam vì đã dám chỉ trích chủ nghĩa xã hội của Liên-Xô!
Những tháng ngày tù ngục trôi qua trong Đức Tin Công Giáo và niềm can đảm nhờ một lần tôi được trông thấy hình ảnh vị Giám Mục với chiếc áo đẫm máu, bị giam cùng một trại với chúng tôi.
... ”Hãy coi chừng người đời. Họ sẽ nộp anh chị em cho các hội đồng và sẽ đánh đập anh chị em trong các hội đường của họ. Và anh chị em sẽ bị điệu ra trước mặt vua chúa quan quyền vì Thầy để làm chứng cho họ và các dân ngoại được biết. . Anh chị em đừng sợ những kẻ giết thân xác mà không giết được kinh hồn. Đúng hơn, anh chị em hãy sợ Đấng có thể tiêu diệt cả hồn lẫn xác trong hỏa ngục. . Phàm ai tuyên bố nhận Thầy trước mặt thiên hạ, thì Thầy cũng sẽ tuyên bố nhận người ấy trước mặt CHA Thầy, Đấng ngự trên Trời” (Matthêu 10,17-18/28/32).
(”HÉROS OU TRAITRES”, Cyril Slovák et Jozef Inovecký, Roma 1976, trang 52-59)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Nhóm Phò Sinh Hoa Kỳ vui mừng trước việc John McCain chọn Nữ Thống Đốc Sarah Pailin
Anthony Lê
00:36 30/08/2008
Nhóm Phò Sinh Hoa Kỳ vui mừng trước việc John McCain chọn Nữ Thống Đốc Sarah Pailin
DAYTON, Ohio.- Vào ngày 2 tháng 6 năm 2008 vừa qua, người viết có dịch một bản tin tại địa chỉ: http://vietcatholic.net/News/Clients/ReadArticle.aspx?Id=55392 - qua đó ký giả Nat Hentoff của tờ The Washington Times đưa ra 6 lý do tại sao Ông McCain của Đảng Cộng Hòa nên chọn Nữ Thống Đốc Sarah Palin, 44 tuổi, của Alaska làm Nữ Phó Tổng Thống đầu tiên của Hoa Kỳ, nay thì Ông McCain đã nghe theo đúng lời khuyên đó, và lần đầu tiên Đảng Cộng Hòa ghi dấu một trang sử mới trong việc chọn một người phụ nữ đầu tiên cùng tranh cử vào một chức vụ quan trọng nhất trong lịch sử của Hoa Kỳ!
Thật thế, không có tin gì vui cho bằng tin Nữ Thống Đốc Sarah Pailin của tiểu bang Alaska được chọn là người cùng tranh cử với Ông John McCain trong cuộc chạy đua vào Tòa Bạch Ốc vào Mùa Thu sắp tới đây!
Đã từ rất lâu rồi, người dân Mỹ thuộc dòng chính (tức những người dân rất am hiểu và rất quan tâm về tương lai của Hoa Kỳ) đã quá mệt mõi trước sự bóp méo của giới truyền thông đại chúng nói chung, và đặc biệt là giới báo chí Hoa Kỳ nói riêng, vốn theo đường lối rất phò Dân Chủ và phò lối sống phóng khoáng, tự do, và suy đồi. Chẳng ai còn muốn nghe tin tức hay những lời bình luận nào cả. Đài Fox News, vốn trước kia vẫn thường theo đường lối rất thủ cựu trong cách tường thuật và phân tích tin tức, nay cũng đã bị thoái hóa và bị lôi cuốn vào kiểu truyền thông và đưa tin sai sự thật, nhằm ủng hộ và tâng bốc cho phía Dân Chủ.
Thêm vào đó, những người Mỹ theo đường lối thủ cựu, truyền thống, cũng đã mõi mệt không kém trước sự sa sút và suy đồi về đạo đức luân lý của các thành viên trong Đảng Cộng Hòa kể từ khi trở thành khối đa số, rồi lần lượt bị dính vào chuyện tham nhũng, hối lộ và tình ái, khiến Đảng Cộng Hòa mất đi vai trò đa số của mình trong cả Thượng và Hạ Viện Hoa Kỳ.
Ngay cả khi John McCain ra tranh chức Tổng Thống, và khi cuộc bỏ phiếu sơ bộ gần kết thúc, đã không ít các cử tri của Đảng Cộng Hòa vẫn ngờ vực về thái độ của John McCain, vì rằng tuy Ông chống phá thai, thế nhưng Ông đã không dám thẳng thừng từ chối lối sống đồng tính luyến ái - một trong những vấn đề hết sức nhạy cảm với giới cử tri bảo thủ, và cũng là một trong những điều vốn đi ngược lại với những giảng dạy của Giáo Hội Công Giáo, cộng với việc nhiều lần Ông đã bắt tay với Đảng Dân Chủ trong các vấn đề thứ yếu, nên khiến cho các cử tri của Đảng Cộng Hòa lần đầu tiên phải hết sức phân vân tự hỏi không biết họ có nên chọn John McCain hay không? Hay là cứ để cho thời thế quyết định số mạng của đất nước Hoa Kỳ này, vì rằng nếu một trong cả hai Đảng thắng, đều dẫn Hoa Kỳ xuống hố vực thẳm, vì chẳng có Đảng nào có sức thu hút cử tri mạnh mẽ cả? Rồi lại có tin đồn cho rằng Tom Ridge - vị Cựu Bộ Trưởng Bộ Nội An sẽ là ứng cử viên Phó Tổng Thống của John McCain.
Lần đầu tiên giới cử tri người Mỹ thuộc dòng chính, cộng với giới cử tri bảo thủ và đặc biệt là giới cử tri Công Giáo đều phải hết sức phân vân và lo lắng về vận mệnh của quốc gia.
Hễ nghe đến những cái tên của các chính trị gia vốn tự xưng mình là Công Giáo như:
(1) Joe Biden - ứng cử viên Phó Tổng Thống của Barack Obama và cũng là người được mệnh danh là một "con chó tấn công" (attack-dog) rất cừ của Đảng Dân Chủ;
(2) Ted Kennedy - người được vinh danh công trạng trong Đại Hội của Đảng Dân Chủ trong mấy ngày vừa qua, vốn được người dân Hoa Kỳ biết đến như là một "con quái vật" (monster) về sự suy đồi;
(3) Nancy Pelosi - người "tự chế" ra "thuyết thần học về phá thai" (theology of abortion) khi tự Bà cho rằng Giáo Hội Công Giáo chưa thể xác minh một cách rõ ràng khi nào sự sống mới được bắt đầu, và cũng là một người nổi tiếng về tham nhũng lợi dụng chức quyền để tư lợi;
(4) John Kerry - người bị đánh bại thê thảm trong cuộc bầu cử Tổng Thống 4 năm vừa qua; rồi đến
(5) Tom Ridge và cựu Thị Trưởng của New York Rudy Guliani thuộc Đảng Cộng Hòa - những người mang vỏ là "Cộng Hòa" nhưng hành động là của Dân Chủ;
thì người Công Giáo thủ cựu Hoa Kỳ cũng đã nổi bệnh và mệt mõi lắm rồi, bởi những người này có sự hiểu biết rất ấu trĩ và suy đồi về những giảng dạy hết sức cơ bản về nền tảng luân lý đạo đức chính yếu của Giáo Hội Công Giáo.
Hoặc nghe đến những cái tên khác, tuy không phải Công Giáo lẫn Kitô Giáo, thế nhưng giới cử tri dòng chính và thủ cựu của Hoa Kỳ vẫn nổi da gà và phát "bệnh" lên đó là:
(6) Al Gore - người đã có công "phát minh" ra cả "mạng Internet," và vấn đề "cái ấm toàn cầu" (global warming)(?!);
(7) Rồi đến vợ-chồng Bill và Hilary Clinton, kẻ đấm và người xoa, tự nhau tâng bốc mình lên mà không sợ mất sĩ diện, vì suy cho cùng, có còn "sĩ diện" đâu mà mất, vân vân.. ..
Giới Công Giáo và giới thủ cựu Hoa Kỳ đang dự định là tự họ sẽ điền tên của họ, và không bầu cho bất kỳ ai, cho dẫu đó là McCain hay Obama, vì cả hai đều đi ngược với những giảng dạy của Giáo Hội, tuy ở mức độ ít hay nhiều, nhẹ hay nặng khác nhau mà thôi.
Barack Obama - một người thuộc gốc Hồi Giáo, quyết định trở thành Kitô Giáo vì tham vọng chánh trị; người có tư tưởng và kiểu phân tích không khác gì so với kiểu lý luận "lừa bịp" và "độc đoán" của Karl Marx, Angels, và Lênin; một người với tuổi thơ thuộc vào băng đảng khét tiếng vốn dùng ma tuý để làm đầu độc và mua chuộc giới trẻ hòng biến họ trở thành những kẻ khủng bố nhắm vào các tòa nhà thuộc chính phủ liên bang Hoa Kỳ (vốn suy cho cùng cũng là âm mưu tối hậu của hầu hết những kẻ khủng bố Hồi Giáo cực đoan khét tiếng); một người tự xưng là mang đến sự thay đổi mà giới cử tri Hoa Kỳ có thể tin tưởng và kỳ vọng vào, lại chọn Joe Biden - một người tuy có kinh nghiệm về mặt "lý thuyết" trong các chính sách về ngoại giao theo kiểu một "attack-dog" không hơn không kém, và cũng là một người đã bị thối rữa trong bộ máy quyền lực của Washington, thì chẳng khác nào chứng tỏ cho giới cử tri Hoa Kỳ biết đây là một trò đùa, và bộc lộ rõ ra rằng: Obama chưa sẳn sàng để lãnh đạo đất nước Hoa Kỳ.
Còn McCain như đã nói ở trên, không hiểu có phải vì tham vọng chánh trị nên Ông đã không bỏ phiếu phủ quyết đạo luật bảo vệ hôn nhân truyền thống, cũng như dám ngang nhiên quyết định thực hiện chính sách "hợp pháp hóa"cho các cư dân bất hợp pháp, dẫu chính sách này đã không thành, không hiểu Ông làm điều đó là để lấy phiếu của các cử tri gốc Tây Ban Nha và giới cử tri theo đường lối phóng khoáng và suy đồi hay không? Cho dẫu với mục đích nào đi chăng nữa, thì điều này cũng đã gây ra sự tổn thương trong việc tin tưởng vào Ông nơi giới cử tri bảo thủ.
Trước tình hình khá đen tối và đau buồn như vậy, cuối cùng rồi, tất cả đều có thể tạ ơn Chúa, và cảm thấy phần nào được hài lòng và có niềm hy vọng trở lại, vì Thiên Chúa đã đoái thương đến đất nước Hoa Kỳ, khi Ngài khiến xui cho McCain chọn Nữ Thống Đốc Sarah Pailin của Alaska!
Có thể nói tin này đến hết sức bất ngờ khiến cho nhóm Obama-Biden và cả Đảng Dân Chủ, chưa mừng kịp chiến thắng vì đã đánh dập tan Đảng Cộng Hòa bằng những câu nói trên miệng lưỡi trong mấy ngày vừa qua, nay bổng tỏ ra sự lo lắng và sợ hãi tột độ, khi cố tìm cách bóp méo một cách hoài vọng rằng: Pailin chưa có đủ kinh nghiệm; rằng Alaska là tiểu bang quá nhỏ chỉ có 8,000 người; rằng Pailin không hề có kinh nghiệm về mặt ngoại giao; vân vân.. ..
Điều đó cho thấy có sự rạn nứt, và sự hiểu biết quá ấu trĩ và mâu thuẩn của các thành viên trong Đảng Dân Chủ, lẫn các bình luận viên phân tích tin tức trên các đài truyền hình; một mặc là đề cao người phụ nữ, mặc khác lại dập tan và coi thường tri thức và cách lãnh đạo của một người phụ nữ chân chính như Nữ Thống Đốc Sarah Pailin - Cho dẫu truyền thông có cố tình bóp méo như thế nào đi chăng nữa, thì người dân Mỹ thuộc dòng chính; những người Mỹ thủ cựu, và đặc biệt là những người Công Giáo chân chính đều dư sức nhận biết ra đâu chính là sự thật một cách hết sức khách quan, mà giới truyền thông không thể nào có thể áp đặt cách suy nghĩ ngu dốt và ấu trĩ của họ được trên những người này.. ...
Nhưng nói gì thì nói, tin này đến lại là tin vui lớn cho tất cả mọi nhóm phò sinh trên khắp cả Hoa Kỳ lẫn thế giới.
Bà Marjorie Dannenfelser - Chủ Tịch của Nhóm Danh Sách Susan B. Anthony (Susan B. Anthony List) tức một Nhóm Hành Động Chánh Trị giúp các phụ nữ có quan điểm phò sinh thắng được các chức vị trong Quốc Hội Hoa Kỳ, đã nồng nhiệt hân hoan trước tin này.
Bà nói:
"Giới cử tri phụ nữ đã sống động hẳn lên, và Sarah chính là người thật sự rất đồng điệu với cách mà những phụ nữ Hoa Kỳ thật sự suy nghĩ đến. Bà là một người phụ nữ có đầu óc cởi mở vốn sẽ trao cho tất cả mọi người Mỹ, cho dẫu được sinh ra rồi hay chưa được sinh ra, một phong thái lãnh đạo đích thực mà họ rất xứng đáng để nhận được. Bằng việc mạnh mẽ chọn một ứng viên có quan điểm rất phò sinh để cùng chạy đua với mình vào Tòa Bạch Ốc, John McCain đã chứng tỏ cho giới cử tri Hoa Kỳ biết được rằng: Ông mạnh mẽ theo quan điểm phò sinh."
Sarah Pailin - một người phụ nữ gốc Kitô Giáo, một người mẹ với 5 con, trong đó có cô con gái út bị bệnh Down Syndrome (tức Hội Chứng Rối Loạn Nhiễm Sắc Thể) và cậu con trai lớn Track Pailin hiện đang phục vụ trong Lục Quân Hoa Kỳ với cấp bậc là Trung Sĩ Nhất (gia nhập vào Lục Quân vào ngày 11 tháng 9 năm 2007 hiện đang dưới quyền chỉ huy của Đại Uý William Todd tại Fort Hood, TX - NV), là người rất mạnh mẽ chống đối lại sự tham nhũng trong chính nội bộ Đảng Cộng Hòa.
Ai nấy cũng đều phải ngạc nhiên vào 2 năm trước đây, khi nhậm chức Thống Đốc tiểu bang Alaska, Bà đã quyết định bán đi chiếc phi cơ dành riêng cho vị Thống Đốc Cộng Hòa tiền nhiệm, để dùng số tiền đó đầu tư vào việc giáo dục cho các trẻ em.
Bà cũng đã phản bác lại quyết định ngang ngược của Tòa Án Tối Cao của tiểu bang Alaska khi quyết định cho phép các em gái dưới tuổi vị thành niên được quyền phá thai mà không cần phải hỏi ý kiến của cha-mẹ, và Bà đã ra lệnh cho Viên Chưởng Lý của tiểu bang Alaska là Talis Colberg nộp đơn khiếu nại để xem xét lại vụ việc này.
Bà đã mạnh mẽ thách đố lại sự ảnh hưởng quyền thế của các công ty dầu khí khổng lồ trong lúc tiếp tục tranh đấu cho việc phát triển ra những nguồn năng lượng mới, để biến Hoa Kỳ không còn phải là quốc gia lệ thuộc vào dầu khí của bọn Trung Đông nữa.
Động trời hơn đó là việc Bà đã can đảm một mình thách thức với hệ thống chính trị mục rữa tại Alaska và đã cho thông qua một đạo luật cải cách về đạo đức có tính lịch sử chưa từng có tại bất kỳ tiểu bang nào ở Hoa Kỳ!
Là một người mẹ có con phục vụ trong Quân Đội Hoa Kỳ, Bà hiểu rất rõ về cuộc chiến và cách làm thế nào để hổ trợ cho các binh sĩ!
Không những thế Bà cũng mạnh mẽ chống đối lại kiểu hôn nhân "đồng dục, đồng tính" vì theo Bà đây chính là lối sống hết sức bệnh hoạn và rất nguy hiểm cho việc xây dựng và bảo tồn nền tảng vững chắc của gia đình lẫn xã hội.
Về mặt chính trị, Bà chính là luồn gió mới, cho thế hệ các thành viên quá già nua và mõi mệt trong Đảng Cộng Hòa, vì Bà theo đuổi một chính sách tài khóa rất thủ cựu, không hoang phí và không tiêu xài bừa bãi tiền thuế của công chúng. Việc Bà được lọt vào guồng máy chánh trị công quyền cao cấp, cũng tạo ra sự hứng khởi cho các thành viên trẻ trong Đảng Cộng Hòa, những người có quyết tâm tạo lại "danh thơm tiếng tốt" cho một Đảng vốn có nhiệm vụ bảo vệ và duy trì truyền thống thủ cựu cao đẹp và lành mạnh về mặt đạo lẫn đời của đất nước Hoa Kỳ!
Thật thế, không có tin gì vui cho bằng tin Nữ Thống Đốc Sarah Pailin của tiểu bang Alaska được chọn là người cùng tranh cử với Ông John McCain trong cuộc chạy đua vào Tòa Bạch Ốc vào Mùa Thu sắp tới đây!
Đã từ rất lâu rồi, người dân Mỹ thuộc dòng chính (tức những người dân rất am hiểu và rất quan tâm về tương lai của Hoa Kỳ) đã quá mệt mõi trước sự bóp méo của giới truyền thông đại chúng nói chung, và đặc biệt là giới báo chí Hoa Kỳ nói riêng, vốn theo đường lối rất phò Dân Chủ và phò lối sống phóng khoáng, tự do, và suy đồi. Chẳng ai còn muốn nghe tin tức hay những lời bình luận nào cả. Đài Fox News, vốn trước kia vẫn thường theo đường lối rất thủ cựu trong cách tường thuật và phân tích tin tức, nay cũng đã bị thoái hóa và bị lôi cuốn vào kiểu truyền thông và đưa tin sai sự thật, nhằm ủng hộ và tâng bốc cho phía Dân Chủ.
Thêm vào đó, những người Mỹ theo đường lối thủ cựu, truyền thống, cũng đã mõi mệt không kém trước sự sa sút và suy đồi về đạo đức luân lý của các thành viên trong Đảng Cộng Hòa kể từ khi trở thành khối đa số, rồi lần lượt bị dính vào chuyện tham nhũng, hối lộ và tình ái, khiến Đảng Cộng Hòa mất đi vai trò đa số của mình trong cả Thượng và Hạ Viện Hoa Kỳ.
Ngay cả khi John McCain ra tranh chức Tổng Thống, và khi cuộc bỏ phiếu sơ bộ gần kết thúc, đã không ít các cử tri của Đảng Cộng Hòa vẫn ngờ vực về thái độ của John McCain, vì rằng tuy Ông chống phá thai, thế nhưng Ông đã không dám thẳng thừng từ chối lối sống đồng tính luyến ái - một trong những vấn đề hết sức nhạy cảm với giới cử tri bảo thủ, và cũng là một trong những điều vốn đi ngược lại với những giảng dạy của Giáo Hội Công Giáo, cộng với việc nhiều lần Ông đã bắt tay với Đảng Dân Chủ trong các vấn đề thứ yếu, nên khiến cho các cử tri của Đảng Cộng Hòa lần đầu tiên phải hết sức phân vân tự hỏi không biết họ có nên chọn John McCain hay không? Hay là cứ để cho thời thế quyết định số mạng của đất nước Hoa Kỳ này, vì rằng nếu một trong cả hai Đảng thắng, đều dẫn Hoa Kỳ xuống hố vực thẳm, vì chẳng có Đảng nào có sức thu hút cử tri mạnh mẽ cả? Rồi lại có tin đồn cho rằng Tom Ridge - vị Cựu Bộ Trưởng Bộ Nội An sẽ là ứng cử viên Phó Tổng Thống của John McCain.
Lần đầu tiên giới cử tri người Mỹ thuộc dòng chính, cộng với giới cử tri bảo thủ và đặc biệt là giới cử tri Công Giáo đều phải hết sức phân vân và lo lắng về vận mệnh của quốc gia.
Hễ nghe đến những cái tên của các chính trị gia vốn tự xưng mình là Công Giáo như:
(1) Joe Biden - ứng cử viên Phó Tổng Thống của Barack Obama và cũng là người được mệnh danh là một "con chó tấn công" (attack-dog) rất cừ của Đảng Dân Chủ;
(2) Ted Kennedy - người được vinh danh công trạng trong Đại Hội của Đảng Dân Chủ trong mấy ngày vừa qua, vốn được người dân Hoa Kỳ biết đến như là một "con quái vật" (monster) về sự suy đồi;
(3) Nancy Pelosi - người "tự chế" ra "thuyết thần học về phá thai" (theology of abortion) khi tự Bà cho rằng Giáo Hội Công Giáo chưa thể xác minh một cách rõ ràng khi nào sự sống mới được bắt đầu, và cũng là một người nổi tiếng về tham nhũng lợi dụng chức quyền để tư lợi;
(4) John Kerry - người bị đánh bại thê thảm trong cuộc bầu cử Tổng Thống 4 năm vừa qua; rồi đến
(5) Tom Ridge và cựu Thị Trưởng của New York Rudy Guliani thuộc Đảng Cộng Hòa - những người mang vỏ là "Cộng Hòa" nhưng hành động là của Dân Chủ;
thì người Công Giáo thủ cựu Hoa Kỳ cũng đã nổi bệnh và mệt mõi lắm rồi, bởi những người này có sự hiểu biết rất ấu trĩ và suy đồi về những giảng dạy hết sức cơ bản về nền tảng luân lý đạo đức chính yếu của Giáo Hội Công Giáo.
Hoặc nghe đến những cái tên khác, tuy không phải Công Giáo lẫn Kitô Giáo, thế nhưng giới cử tri dòng chính và thủ cựu của Hoa Kỳ vẫn nổi da gà và phát "bệnh" lên đó là:
(6) Al Gore - người đã có công "phát minh" ra cả "mạng Internet," và vấn đề "cái ấm toàn cầu" (global warming)(?!);
(7) Rồi đến vợ-chồng Bill và Hilary Clinton, kẻ đấm và người xoa, tự nhau tâng bốc mình lên mà không sợ mất sĩ diện, vì suy cho cùng, có còn "sĩ diện" đâu mà mất, vân vân.. ..
Giới Công Giáo và giới thủ cựu Hoa Kỳ đang dự định là tự họ sẽ điền tên của họ, và không bầu cho bất kỳ ai, cho dẫu đó là McCain hay Obama, vì cả hai đều đi ngược với những giảng dạy của Giáo Hội, tuy ở mức độ ít hay nhiều, nhẹ hay nặng khác nhau mà thôi.
Barack Obama - một người thuộc gốc Hồi Giáo, quyết định trở thành Kitô Giáo vì tham vọng chánh trị; người có tư tưởng và kiểu phân tích không khác gì so với kiểu lý luận "lừa bịp" và "độc đoán" của Karl Marx, Angels, và Lênin; một người với tuổi thơ thuộc vào băng đảng khét tiếng vốn dùng ma tuý để làm đầu độc và mua chuộc giới trẻ hòng biến họ trở thành những kẻ khủng bố nhắm vào các tòa nhà thuộc chính phủ liên bang Hoa Kỳ (vốn suy cho cùng cũng là âm mưu tối hậu của hầu hết những kẻ khủng bố Hồi Giáo cực đoan khét tiếng); một người tự xưng là mang đến sự thay đổi mà giới cử tri Hoa Kỳ có thể tin tưởng và kỳ vọng vào, lại chọn Joe Biden - một người tuy có kinh nghiệm về mặt "lý thuyết" trong các chính sách về ngoại giao theo kiểu một "attack-dog" không hơn không kém, và cũng là một người đã bị thối rữa trong bộ máy quyền lực của Washington, thì chẳng khác nào chứng tỏ cho giới cử tri Hoa Kỳ biết đây là một trò đùa, và bộc lộ rõ ra rằng: Obama chưa sẳn sàng để lãnh đạo đất nước Hoa Kỳ.
Còn McCain như đã nói ở trên, không hiểu có phải vì tham vọng chánh trị nên Ông đã không bỏ phiếu phủ quyết đạo luật bảo vệ hôn nhân truyền thống, cũng như dám ngang nhiên quyết định thực hiện chính sách "hợp pháp hóa"cho các cư dân bất hợp pháp, dẫu chính sách này đã không thành, không hiểu Ông làm điều đó là để lấy phiếu của các cử tri gốc Tây Ban Nha và giới cử tri theo đường lối phóng khoáng và suy đồi hay không? Cho dẫu với mục đích nào đi chăng nữa, thì điều này cũng đã gây ra sự tổn thương trong việc tin tưởng vào Ông nơi giới cử tri bảo thủ.
Trước tình hình khá đen tối và đau buồn như vậy, cuối cùng rồi, tất cả đều có thể tạ ơn Chúa, và cảm thấy phần nào được hài lòng và có niềm hy vọng trở lại, vì Thiên Chúa đã đoái thương đến đất nước Hoa Kỳ, khi Ngài khiến xui cho McCain chọn Nữ Thống Đốc Sarah Pailin của Alaska!
Điều đó cho thấy có sự rạn nứt, và sự hiểu biết quá ấu trĩ và mâu thuẩn của các thành viên trong Đảng Dân Chủ, lẫn các bình luận viên phân tích tin tức trên các đài truyền hình; một mặc là đề cao người phụ nữ, mặc khác lại dập tan và coi thường tri thức và cách lãnh đạo của một người phụ nữ chân chính như Nữ Thống Đốc Sarah Pailin - Cho dẫu truyền thông có cố tình bóp méo như thế nào đi chăng nữa, thì người dân Mỹ thuộc dòng chính; những người Mỹ thủ cựu, và đặc biệt là những người Công Giáo chân chính đều dư sức nhận biết ra đâu chính là sự thật một cách hết sức khách quan, mà giới truyền thông không thể nào có thể áp đặt cách suy nghĩ ngu dốt và ấu trĩ của họ được trên những người này.. ...
Nhưng nói gì thì nói, tin này đến lại là tin vui lớn cho tất cả mọi nhóm phò sinh trên khắp cả Hoa Kỳ lẫn thế giới.
Bà Marjorie Dannenfelser - Chủ Tịch của Nhóm Danh Sách Susan B. Anthony (Susan B. Anthony List) tức một Nhóm Hành Động Chánh Trị giúp các phụ nữ có quan điểm phò sinh thắng được các chức vị trong Quốc Hội Hoa Kỳ, đã nồng nhiệt hân hoan trước tin này.
Bà nói:
"Giới cử tri phụ nữ đã sống động hẳn lên, và Sarah chính là người thật sự rất đồng điệu với cách mà những phụ nữ Hoa Kỳ thật sự suy nghĩ đến. Bà là một người phụ nữ có đầu óc cởi mở vốn sẽ trao cho tất cả mọi người Mỹ, cho dẫu được sinh ra rồi hay chưa được sinh ra, một phong thái lãnh đạo đích thực mà họ rất xứng đáng để nhận được. Bằng việc mạnh mẽ chọn một ứng viên có quan điểm rất phò sinh để cùng chạy đua với mình vào Tòa Bạch Ốc, John McCain đã chứng tỏ cho giới cử tri Hoa Kỳ biết được rằng: Ông mạnh mẽ theo quan điểm phò sinh."
Sarah Pailin - một người phụ nữ gốc Kitô Giáo, một người mẹ với 5 con, trong đó có cô con gái út bị bệnh Down Syndrome (tức Hội Chứng Rối Loạn Nhiễm Sắc Thể) và cậu con trai lớn Track Pailin hiện đang phục vụ trong Lục Quân Hoa Kỳ với cấp bậc là Trung Sĩ Nhất (gia nhập vào Lục Quân vào ngày 11 tháng 9 năm 2007 hiện đang dưới quyền chỉ huy của Đại Uý William Todd tại Fort Hood, TX - NV), là người rất mạnh mẽ chống đối lại sự tham nhũng trong chính nội bộ Đảng Cộng Hòa.
Ai nấy cũng đều phải ngạc nhiên vào 2 năm trước đây, khi nhậm chức Thống Đốc tiểu bang Alaska, Bà đã quyết định bán đi chiếc phi cơ dành riêng cho vị Thống Đốc Cộng Hòa tiền nhiệm, để dùng số tiền đó đầu tư vào việc giáo dục cho các trẻ em.
Bà cũng đã phản bác lại quyết định ngang ngược của Tòa Án Tối Cao của tiểu bang Alaska khi quyết định cho phép các em gái dưới tuổi vị thành niên được quyền phá thai mà không cần phải hỏi ý kiến của cha-mẹ, và Bà đã ra lệnh cho Viên Chưởng Lý của tiểu bang Alaska là Talis Colberg nộp đơn khiếu nại để xem xét lại vụ việc này.
Bà đã mạnh mẽ thách đố lại sự ảnh hưởng quyền thế của các công ty dầu khí khổng lồ trong lúc tiếp tục tranh đấu cho việc phát triển ra những nguồn năng lượng mới, để biến Hoa Kỳ không còn phải là quốc gia lệ thuộc vào dầu khí của bọn Trung Đông nữa.
Động trời hơn đó là việc Bà đã can đảm một mình thách thức với hệ thống chính trị mục rữa tại Alaska và đã cho thông qua một đạo luật cải cách về đạo đức có tính lịch sử chưa từng có tại bất kỳ tiểu bang nào ở Hoa Kỳ!
Là một người mẹ có con phục vụ trong Quân Đội Hoa Kỳ, Bà hiểu rất rõ về cuộc chiến và cách làm thế nào để hổ trợ cho các binh sĩ!
Không những thế Bà cũng mạnh mẽ chống đối lại kiểu hôn nhân "đồng dục, đồng tính" vì theo Bà đây chính là lối sống hết sức bệnh hoạn và rất nguy hiểm cho việc xây dựng và bảo tồn nền tảng vững chắc của gia đình lẫn xã hội.
Về mặt chính trị, Bà chính là luồn gió mới, cho thế hệ các thành viên quá già nua và mõi mệt trong Đảng Cộng Hòa, vì Bà theo đuổi một chính sách tài khóa rất thủ cựu, không hoang phí và không tiêu xài bừa bãi tiền thuế của công chúng. Việc Bà được lọt vào guồng máy chánh trị công quyền cao cấp, cũng tạo ra sự hứng khởi cho các thành viên trẻ trong Đảng Cộng Hòa, những người có quyết tâm tạo lại "danh thơm tiếng tốt" cho một Đảng vốn có nhiệm vụ bảo vệ và duy trì truyền thống thủ cựu cao đẹp và lành mạnh về mặt đạo lẫn đời của đất nước Hoa Kỳ!
25.000 trường Công Giáo Ấn Độ đóng cửa
LM. Trần Đức Anh, OP
10:26 30/08/2008
NEW DELHI. Hôm 29-8-2008, tất cả 25 ngàn trường Công Giáo thuộc 160 giáo phận và 240 dòng tu toàn nước Ấn độ đã đóng cửa để liên đới và phản đối các vụ tấn công và bạo hành chống các tín hữu Kitô tại bang Orissa.
Thông cáo của HĐGM Ấn phổ biến trên mạng Internet khẳng định rằng: ”Như một dấu chỉ liên đới với anh chị em chúng ta và để phản đối những hành động tàn ác đối với cộng đoàn Kitô và những người vô tội khác, tất cả các trường tại Ấn do Giáo Hội Công Giáo quản trị sẽ đóng cửa ngày thứ sáu 29-8-2008 này”.
Trong số các học sinh theo học tại các trường Công Giáo ở Ấn, có hơn 80% thuộc các tôn giáo khác. Hội đồng Kitô toàn Ấn độ, một tổ chức đại kết, cũng lên án các vụ bạo hành chống các tín hữu Kitô. Cho đến nay có 22 người bị sát hại tại bang Orissa, 50 nhà thờ bị thiêu hủy, trong đó có lối 10 nhà thờ thuộc các Giáo Hội Tin Lành Pentecostal và Tẩy giả, 3 tu viện Công Giáo, 5 trung tâm đón tiếp, 7 học viện mục vụ và 300 tư gia bị đốt cháy hoặc hư hại.
Hôm 28-8-2008, một phái đoàn các vị lãnh đạo Công Giáo và Tin Lành Ấn độ đã gặp thủ tướng Liên bang Ấn, ông Mannohan Singh, để thỉnh cầu ông gửi quân đội Liên bang đến giúp chấm dứt bạo lực và trợ giúp các nạn nhân Kitô tại bang Orissa.
Trong cuộc gặp gỡ, thủ tướng Singh gọi các vụ tấn công các tín hữu Kitô tại Orissa là ”một điều ô nhục cho quốc gia”, đồng thời ông loan báo chính quyền sẽ bồi thường cho gia đình của những người bị sát hại. Ngoài ra thủ tướng cũng hứa thiết lập một quỹ liên bang để trợ giúp hàng ngàn tín hữu Kitô, phần lớn là phụ nữ và trẻ em, phải chạy vào rừng để trốn tránh các cuộc tấn công. Sau cùng, chính quyền liên bang Ấn hứa sẽ gửi thêm quân đội đến bang Orissa.
Đức Cha Raphael Cheenath, TGM giáo phận Cuttack-Bhubaneshwar, nói với hãng tin Công Giáo Hoa Kỳ rằng ”gần một nửa các tín hữu Kitô tại Kandhamal đang phải lánh nạn.
Hôm 29-8-2008, một cuộc họp các vị lãnh đạo Kitô, Hồi giáo và Ấn giáo đã được triệu tập tại thành phố Sambalpur, bang Orissa để thảo luận về tình hình và tìm cách trấn an các cộng đồng liên hệ.
Cha Alphonse Toppo, bí thư của Đức GM giáo phận Sambalpur, cho biết mặc dù sự bố trí của đông đảo cảnh sát, tình hình địa phương vẫn còn rất căng thẳng, nhất là tại các miền quê, nơi mà các lực lượng an ninh không luôn tới được.
Tại học viện của dòng Tên ở Calcutta, hơn 700 LM, tu sĩ và giáo dân đã tổ chức buổi canh thức cầu nguyện, trong khi 2 ngàn người khác các nhiều tôn giáo tại bang Madhya Pradesh, đã tham dự cuộc biểu tình ôn hòa.
Mặt khác, tổ chức bác ái Misereor của HĐGM Đức cho biết 15 ngàn tín hữu Kitô tại bang Orissa phải tị nạn đi nơi khác.
Nhiều LM, nữ tu và nhân viên của Giáo Hội bị các nhóm ấn giáo chặn đường và đánh đập, đốt xe của họ. Các vụ hành hung diễn ra trước mặt của cảnh sát và thậm chí nhiều phụ nữ bị hãm hiếp. Cảnh sát cũng gặp nhiều khó khăn trong việc bảo vệ an ninh cho Đức TGM Raphael Cheenath.
Tổ chức Misereor tố giác rằng chính quyền địa phương ở Ấn chỉ tỏ ra miễn cưỡng trong việc ngăn chặn làn sóng bạo lực.
Giám đốc điều hành tổ chức Misereor, LM Martin Broeckelmann-Simon, kêu gọi chính quyền Liên bang Đức, đừng nhắm mắt trước tình trạng bạo lực chống các tín hữu Kitô tại Ấn độ, trái lại cần cấp thiết yêu cầu chính phủ Ấn bảo vệ các quyền con người tại bang Orissa. (KNA 28-8-2008)
Thông cáo của HĐGM Ấn phổ biến trên mạng Internet khẳng định rằng: ”Như một dấu chỉ liên đới với anh chị em chúng ta và để phản đối những hành động tàn ác đối với cộng đoàn Kitô và những người vô tội khác, tất cả các trường tại Ấn do Giáo Hội Công Giáo quản trị sẽ đóng cửa ngày thứ sáu 29-8-2008 này”.
Trong số các học sinh theo học tại các trường Công Giáo ở Ấn, có hơn 80% thuộc các tôn giáo khác. Hội đồng Kitô toàn Ấn độ, một tổ chức đại kết, cũng lên án các vụ bạo hành chống các tín hữu Kitô. Cho đến nay có 22 người bị sát hại tại bang Orissa, 50 nhà thờ bị thiêu hủy, trong đó có lối 10 nhà thờ thuộc các Giáo Hội Tin Lành Pentecostal và Tẩy giả, 3 tu viện Công Giáo, 5 trung tâm đón tiếp, 7 học viện mục vụ và 300 tư gia bị đốt cháy hoặc hư hại.
Hôm 28-8-2008, một phái đoàn các vị lãnh đạo Công Giáo và Tin Lành Ấn độ đã gặp thủ tướng Liên bang Ấn, ông Mannohan Singh, để thỉnh cầu ông gửi quân đội Liên bang đến giúp chấm dứt bạo lực và trợ giúp các nạn nhân Kitô tại bang Orissa.
Trong cuộc gặp gỡ, thủ tướng Singh gọi các vụ tấn công các tín hữu Kitô tại Orissa là ”một điều ô nhục cho quốc gia”, đồng thời ông loan báo chính quyền sẽ bồi thường cho gia đình của những người bị sát hại. Ngoài ra thủ tướng cũng hứa thiết lập một quỹ liên bang để trợ giúp hàng ngàn tín hữu Kitô, phần lớn là phụ nữ và trẻ em, phải chạy vào rừng để trốn tránh các cuộc tấn công. Sau cùng, chính quyền liên bang Ấn hứa sẽ gửi thêm quân đội đến bang Orissa.
Đức Cha Raphael Cheenath, TGM giáo phận Cuttack-Bhubaneshwar, nói với hãng tin Công Giáo Hoa Kỳ rằng ”gần một nửa các tín hữu Kitô tại Kandhamal đang phải lánh nạn.
Hôm 29-8-2008, một cuộc họp các vị lãnh đạo Kitô, Hồi giáo và Ấn giáo đã được triệu tập tại thành phố Sambalpur, bang Orissa để thảo luận về tình hình và tìm cách trấn an các cộng đồng liên hệ.
Cha Alphonse Toppo, bí thư của Đức GM giáo phận Sambalpur, cho biết mặc dù sự bố trí của đông đảo cảnh sát, tình hình địa phương vẫn còn rất căng thẳng, nhất là tại các miền quê, nơi mà các lực lượng an ninh không luôn tới được.
Tại học viện của dòng Tên ở Calcutta, hơn 700 LM, tu sĩ và giáo dân đã tổ chức buổi canh thức cầu nguyện, trong khi 2 ngàn người khác các nhiều tôn giáo tại bang Madhya Pradesh, đã tham dự cuộc biểu tình ôn hòa.
Mặt khác, tổ chức bác ái Misereor của HĐGM Đức cho biết 15 ngàn tín hữu Kitô tại bang Orissa phải tị nạn đi nơi khác.
Nhiều LM, nữ tu và nhân viên của Giáo Hội bị các nhóm ấn giáo chặn đường và đánh đập, đốt xe của họ. Các vụ hành hung diễn ra trước mặt của cảnh sát và thậm chí nhiều phụ nữ bị hãm hiếp. Cảnh sát cũng gặp nhiều khó khăn trong việc bảo vệ an ninh cho Đức TGM Raphael Cheenath.
Tổ chức Misereor tố giác rằng chính quyền địa phương ở Ấn chỉ tỏ ra miễn cưỡng trong việc ngăn chặn làn sóng bạo lực.
Giám đốc điều hành tổ chức Misereor, LM Martin Broeckelmann-Simon, kêu gọi chính quyền Liên bang Đức, đừng nhắm mắt trước tình trạng bạo lực chống các tín hữu Kitô tại Ấn độ, trái lại cần cấp thiết yêu cầu chính phủ Ấn bảo vệ các quyền con người tại bang Orissa. (KNA 28-8-2008)
Ủy Ban Hoa Kỳ đặc trách Tự Do Tôn Giáo tiếp tục yêu cầu CSVN vào danh sách CPC
VNN
10:54 30/08/2008
Ủy Ban Hoa Kỳ đặc trách Tự Do Tôn Giáo tiếp tục yêu cầu CSVN vào danh sách CPC
WASHINGTON DC - VNN - Hôm 25-8, Ủy Ban Hoa Kỳ đặc trách vấn đề tự do tôn giáo quốc tế một lần nữa đã lên tiếng yêu cầu Hoa Kỳ ghi tên Việt Nam trở lại danh sách đen của các nước vi phạm quyền tự do tôn giáo. Trong một phúc trình đề cập về "Trọng Điểm Chính Sách về Việt Nam" vừa công bố hôm 25-8, đã ghi nhận những sự kiện Ủy Ban tìm hiểu được trong chuyến đi thăm Việt Nam năm 2007, đã nêu rõ những hành động quấy nhiễu, bắt giữ và tù đầy của nhà cầm quyền CSVN nhắm vào cá nhân và lãnh tụ các giáo hội tôn giáo VN trong nước.
Theo bản thông cáo báo chí của Ủy Ban, trước những vi phạm nghiêm trọng và rộng lớn vào quyền tự do tôn giáo tại Việt Nam, Ủy Ban kêu gọi Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đặt Việt Nam trở lại vào danh sách các quốc gia đáng quan tâm đặc biệt (CPC) theo các điều khoản đề ra trong đạo luật về tự do tôn giáo quốc tế được thông qua năm 1998.
Theo Chủ tịch Ủy ban, bà Felice Gaer, chính phủ Hoa Kỳ vẫn cần tạo áp lực buộc các nhà lãnh đạo CSVN thực hiện những cải thiện cấp thời nhằm chấm dứt những vụ vi phạm quyền tự do tôn giáo, nới lỏng những hạn chế và trả tự do cho những người bị giam giữ.
Ủy Ban nhận thấy các điều kiện về tự do tôn giáo tại Việt Nam vẫn trong tình trạng xấu tốt lẫn lộn, trong có tình trạng cải thiện dành cho vài cộng đồng tôn giáo này nhưng lại không được thực hiện cho một số cộng đồng tôn giáo khác, có tiến bộ tại vài tỉnh này, nhưng không có gì thay đổi ở vài tỉnh kia, luật lệ được cải tổ trên tầm mức quốc gia nhưng lại không được thực thi toàn diện hoặc bị làm ngơ ở địa phương, và vẫn còn quá nhiều những vụ vi phạm và hạn chế đối với quyền tự do tôn giáo, ảnh hưởng phần lớn tới các cộng đồng tôn giáo khác biệt tại Việt Nam.
Theo bản thông cáo báo chí, tuy có một vài thay đổi quan trọng đã được thực hiện, tuy nhiên trước nhịp độ cải cách thiếu đồng đều và trước tình trạng nhà cầm quyền CSVN vẫn tiếp tục bắt giữ tín đồ các tôn giáo, ủy ban một lần nữa lại khuyến cáo chính phủ Hoa Kỳ coi Việt Nam như một quốc gia đáng quan tâm đặc biệt. Ủy Ban đã nêu danh nhiều tù nhân đang còn bị giam giữ, cũng như xác định rõ những chủ trương có tính cách hạn chế và lạm dụng quyền hành của chính phủ CSVN.
Trong chuyến viếng thăm Việt Nam năm 2007, Ủy ban đã gặp hai nhân vật tích cực tranh đấu cho quyền tự do tôn giáo là Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân tại một nhà tù ở Hà Nội. Tháng 3 năm 2007, hai nhân vật vừa kể nằm trong số những người đầu tiên bị bắt giữ và bị kết những án tù dài hạn trong chiến dịch thanh trừng rộng lớn của chính phủ nhắm vào những người tranh đấu cho dân chủ, tự do ngôn luận và nhân quyền tại Việt Nam.
Trường hợp của ông Nguyễn Văn Đài và bà Lê Thị Công Nhân nằm trong số nhiều vụ khác được nêu rõ tên tuổi trong tập phúc trình về chính sách của Việt Nam.
Ngoài ra, Ủy Ban Hoa Kỳ đặc trách tự do tôn giáo quốc tế cũng đề cập đến những hoạt động của các tổ chức tôn giáo của người dân tộc thiểu số, như các tổ chức Tin Lành của người Thượng, người Hmong, thường bị nhà yền CSVN hạn chế khắt khe. Nhiều người bị những hình phạt hành chánh dài hạn thuộc Giáo Hội Thiên Chúa Giáo và Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, trong có Hòa Thượng Thích Quảng Độ và Linh Mục Phan Văn Lợi, cùng nhiều tù nhân lương tri khác của các cộng đồng tôn giáo Hòa Hảo, Cao Đài, Phật Giáo Khmer vẫn còn bị quản chế vì tội tranh đấu cho quyền tự do tôn giáo.
Chủ Tịch Ủy Ban cho biết, việc cải thiện điều kiện cho một số người hay một số tổ chức chỉ nhấn mạnh thêm đến tình trạng không thể tha thứ được đối với những vụ áp bức vẫn liên tục tiếp diễn đối với một số khác, và Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ không nên giảm nhẹ việc liệt kê Việt Nam vào thành phần các nước vi phạm nghiêm trọng cho tới khi nào chính phủ Việt Nam chứng tỏ có sự cam kết trên khắp nước và không phân biệt đối xử về việc tôn trọng tự do tôn giáo và nhân quyền đối với mọi người
WASHINGTON DC - VNN - Hôm 25-8, Ủy Ban Hoa Kỳ đặc trách vấn đề tự do tôn giáo quốc tế một lần nữa đã lên tiếng yêu cầu Hoa Kỳ ghi tên Việt Nam trở lại danh sách đen của các nước vi phạm quyền tự do tôn giáo. Trong một phúc trình đề cập về "Trọng Điểm Chính Sách về Việt Nam" vừa công bố hôm 25-8, đã ghi nhận những sự kiện Ủy Ban tìm hiểu được trong chuyến đi thăm Việt Nam năm 2007, đã nêu rõ những hành động quấy nhiễu, bắt giữ và tù đầy của nhà cầm quyền CSVN nhắm vào cá nhân và lãnh tụ các giáo hội tôn giáo VN trong nước.
Theo bản thông cáo báo chí của Ủy Ban, trước những vi phạm nghiêm trọng và rộng lớn vào quyền tự do tôn giáo tại Việt Nam, Ủy Ban kêu gọi Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đặt Việt Nam trở lại vào danh sách các quốc gia đáng quan tâm đặc biệt (CPC) theo các điều khoản đề ra trong đạo luật về tự do tôn giáo quốc tế được thông qua năm 1998.
Theo Chủ tịch Ủy ban, bà Felice Gaer, chính phủ Hoa Kỳ vẫn cần tạo áp lực buộc các nhà lãnh đạo CSVN thực hiện những cải thiện cấp thời nhằm chấm dứt những vụ vi phạm quyền tự do tôn giáo, nới lỏng những hạn chế và trả tự do cho những người bị giam giữ.
Ủy Ban nhận thấy các điều kiện về tự do tôn giáo tại Việt Nam vẫn trong tình trạng xấu tốt lẫn lộn, trong có tình trạng cải thiện dành cho vài cộng đồng tôn giáo này nhưng lại không được thực hiện cho một số cộng đồng tôn giáo khác, có tiến bộ tại vài tỉnh này, nhưng không có gì thay đổi ở vài tỉnh kia, luật lệ được cải tổ trên tầm mức quốc gia nhưng lại không được thực thi toàn diện hoặc bị làm ngơ ở địa phương, và vẫn còn quá nhiều những vụ vi phạm và hạn chế đối với quyền tự do tôn giáo, ảnh hưởng phần lớn tới các cộng đồng tôn giáo khác biệt tại Việt Nam.
Theo bản thông cáo báo chí, tuy có một vài thay đổi quan trọng đã được thực hiện, tuy nhiên trước nhịp độ cải cách thiếu đồng đều và trước tình trạng nhà cầm quyền CSVN vẫn tiếp tục bắt giữ tín đồ các tôn giáo, ủy ban một lần nữa lại khuyến cáo chính phủ Hoa Kỳ coi Việt Nam như một quốc gia đáng quan tâm đặc biệt. Ủy Ban đã nêu danh nhiều tù nhân đang còn bị giam giữ, cũng như xác định rõ những chủ trương có tính cách hạn chế và lạm dụng quyền hành của chính phủ CSVN.
Trong chuyến viếng thăm Việt Nam năm 2007, Ủy ban đã gặp hai nhân vật tích cực tranh đấu cho quyền tự do tôn giáo là Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân tại một nhà tù ở Hà Nội. Tháng 3 năm 2007, hai nhân vật vừa kể nằm trong số những người đầu tiên bị bắt giữ và bị kết những án tù dài hạn trong chiến dịch thanh trừng rộng lớn của chính phủ nhắm vào những người tranh đấu cho dân chủ, tự do ngôn luận và nhân quyền tại Việt Nam.
Trường hợp của ông Nguyễn Văn Đài và bà Lê Thị Công Nhân nằm trong số nhiều vụ khác được nêu rõ tên tuổi trong tập phúc trình về chính sách của Việt Nam.
Ngoài ra, Ủy Ban Hoa Kỳ đặc trách tự do tôn giáo quốc tế cũng đề cập đến những hoạt động của các tổ chức tôn giáo của người dân tộc thiểu số, như các tổ chức Tin Lành của người Thượng, người Hmong, thường bị nhà yền CSVN hạn chế khắt khe. Nhiều người bị những hình phạt hành chánh dài hạn thuộc Giáo Hội Thiên Chúa Giáo và Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, trong có Hòa Thượng Thích Quảng Độ và Linh Mục Phan Văn Lợi, cùng nhiều tù nhân lương tri khác của các cộng đồng tôn giáo Hòa Hảo, Cao Đài, Phật Giáo Khmer vẫn còn bị quản chế vì tội tranh đấu cho quyền tự do tôn giáo.
Chủ Tịch Ủy Ban cho biết, việc cải thiện điều kiện cho một số người hay một số tổ chức chỉ nhấn mạnh thêm đến tình trạng không thể tha thứ được đối với những vụ áp bức vẫn liên tục tiếp diễn đối với một số khác, và Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ không nên giảm nhẹ việc liệt kê Việt Nam vào thành phần các nước vi phạm nghiêm trọng cho tới khi nào chính phủ Việt Nam chứng tỏ có sự cam kết trên khắp nước và không phân biệt đối xử về việc tôn trọng tự do tôn giáo và nhân quyền đối với mọi người
Top Stories
Tension between Hanoi Catholics and the local government keeps escalating
J.B. An Dang
06:35 30/08/2008
One day after being kicked and beaten hard by police’s batons, and stun guns, Vietnamese Catholics have resumed rallies at Hanoi Redemptorist Monastery and outside a Hanoi police station in an open defiance to a prohibiting order that has repeatedly broadcast on state-run television and radio.
Tension between Hanoi Catholics and the local government has kept escalating on Friday and Saturday when thousands of Catholics from nearby parishes came to Hanoi Redemptorist Monastery to show their support to protestors and helped those who were wounded from the police’s attack on Thursday night. Hundreds rallied in front of Dong Da police station with banners asking for the immediate release of all detainees and condemn all sorts of violent repression against peaceful protestors.
On Friday, Hanoi Church leaders filed a complaint protesting the conduct of police. In response, in a rare press conference on the same day, Hanoi's police chief, General Nguyen Duc Nhanh dismissed Church claims that riot police had charged the peaceful crowd and beaten them using electric batons.
"Like police in other countries, we never use any kind of tools to beat unarmed people," said General Nhanh.
However he refused to comment on a photo of a woman protestor who had blood on her face and shirt.
The Associated Press spoke to a parishioner shortly after the clash who had sought refuge inside the church
"They beat me on my face and used a stun gun to shock my daughter," said Nguyen Thi Phuc, whose face and shirt was covered in blood after the assault.
One of the Redemptorist, Fr. Nguyen Ngoc Nam Phong, said Friday that police were lying about their actions.
"I was there and I saw them using stun guns to give electrical shocks to our church members," Fr. Nguyen said in an interview. "I could see the guns flare. They also beat people. Their denial once again shows that they never respect the truth."
State-run media keep threatening protestors with more “extreme actions”. However, Hanoi Catholics seem not to yield in any pressures.
“God's redemptive work is opposed to structures of injustice at every level in our world that maintains the privileges of the powerful. We must loudly condemn the injustices our people have to suffer”, said Sr. Marie Nguyen, who had to travel more than 30km to Thai Ha in order to comfort wounded and injured protestors. For her, “the dispute in Thai Ha is not the problem between 15 acres of land and a half of an acre. It is the justice and injustice – and the way this government treats religious groups”.
“The protest must continue until the justice prevails and people of faith can practice their faiths free of harassment and oppression”.
Tension between Hanoi Catholics and the local government has kept escalating on Friday and Saturday when thousands of Catholics from nearby parishes came to Hanoi Redemptorist Monastery to show their support to protestors and helped those who were wounded from the police’s attack on Thursday night. Hundreds rallied in front of Dong Da police station with banners asking for the immediate release of all detainees and condemn all sorts of violent repression against peaceful protestors.
On Friday, Hanoi Church leaders filed a complaint protesting the conduct of police. In response, in a rare press conference on the same day, Hanoi's police chief, General Nguyen Duc Nhanh dismissed Church claims that riot police had charged the peaceful crowd and beaten them using electric batons.
"Like police in other countries, we never use any kind of tools to beat unarmed people," said General Nhanh.
However he refused to comment on a photo of a woman protestor who had blood on her face and shirt.
The Associated Press spoke to a parishioner shortly after the clash who had sought refuge inside the church
"They beat me on my face and used a stun gun to shock my daughter," said Nguyen Thi Phuc, whose face and shirt was covered in blood after the assault.
One of the Redemptorist, Fr. Nguyen Ngoc Nam Phong, said Friday that police were lying about their actions.
"I was there and I saw them using stun guns to give electrical shocks to our church members," Fr. Nguyen said in an interview. "I could see the guns flare. They also beat people. Their denial once again shows that they never respect the truth."
State-run media keep threatening protestors with more “extreme actions”. However, Hanoi Catholics seem not to yield in any pressures.
“God's redemptive work is opposed to structures of injustice at every level in our world that maintains the privileges of the powerful. We must loudly condemn the injustices our people have to suffer”, said Sr. Marie Nguyen, who had to travel more than 30km to Thai Ha in order to comfort wounded and injured protestors. For her, “the dispute in Thai Ha is not the problem between 15 acres of land and a half of an acre. It is the justice and injustice – and the way this government treats religious groups”.
“The protest must continue until the justice prevails and people of faith can practice their faiths free of harassment and oppression”.
Montagnards: Telling Their Situation to the European Parliament
UNPO, Netherlands
21:29 30/08/2008
Friday, 29 August 2008
The President of the Montagnard Foundation has spoken out about Vietnam’s lack of religious freedoms at a conference on secularism and religions.
Below is an article published by UNPO:
Brussels, 28 August, 2008: Speaking before the ‘Secularism and Religions’ conference organized by the Alliance of Liberals and Democrats for Europe (ALDE) group in the European Parliament, Mr. Kok Ksor laid before delegates the religious persecution faced by Christians in Vietnam. The President of the Montagnard Foundation gave the conference a background to the history of Christianity in Vietnam and detailed the ways in which successive governments in Vietnam had tried to force Christians to practice their religion exclusively through state sponsored churches.
Mr. Kok Ksor’s contribution joined speeches from a variety of experts who covered topics as diverse as ‘Religion, Reproduction, and Public Policy’ and ‘The Role of Religiosity in the Post-Democratic Era’. In addition to UNPO’s presence at the conference, a number of press representatives and senior members of the ALDE group were also in attendance.
Before the conference closed for lunch, attendees also heard from Mr. Vo Van Ai, a spokesman for the Unified Buddhist Church of Vietnam and writer on the history of Vietnamese Buddhism. In a speech that detailed the history of Buddhism in Vietnam, Mr. Vo Van Ai recounted the ways in which the Vietnamese government published inaccurate information and limited press freedoms within the country. He went on to explain the context within Vietnam, and the regime’s fear that Buddhism’s essentially democratic tenets represent a threat to its existence.
Thanking him for his contribution, Mr. Marco Cappato MEP went on to express his hope that conference attendees would “stand together to showcase the situation you described.” Mr. Vo Van Ai’s remarks were an important reiteration of the constraints that affect Montagnards, Buddhists, and other minorities in Vietnam when they attempt to express their freedoms in what remains a repressive society.
Note: The full text of Mr. Kok Ksor’s speech is reproduced below:
Statement on Secularism and Religion
Brussels, August 28, 2008.
Dear Friends, Ladies and gentlemen,
First of all, I would like to thank you very much for allowing me to share with you the religious persecution that my indigenous Degar people have been enduring since the North Vietnam invaded the Central Highland in 1975.
Before our conversion to Christianity, our people had no real organized religion. But instead we believed that there were good and bad sprits. We neither prayed to nor worshipped these spirits but we understood that these spirits lived among us.
Our first organized religion was the Catholic religion. It was introduced to the Degar people in 1615 by two priests, Father Buzumi (Italian) and Father Calvalho (Portuguese). It was not until the 1940s that the Protestant missionaries can to the Central Highlands. As a result, many Degar people converted to Christianity, including myself.
During the second Indochina War, the population of Degar Protestants and Catholics was approximately 20,000. Today, there are approximately 460,000 Protestants and 170,000 Catholics. This is truly a miracle since this happened oer a short period of time. Due to the horrible religious persecution from the Vietnamese government, the population of Christians among our people has increased dramatically. And, I believe it is because of their faith in Christ, [that] He has given them the hope and strength needed to endure.
The Vietnamese government began the religious persecution of the Degar Christians during the second Vietnam War. They saw organized religion as a threat to the Communist government and therefore needed to remove it. The preferred method of persecution at the time was fear, torture, and murder which they also targeted [at] children. Many Degar Protestant Christians were falsely accused and labeled as CIA agents and killed without any due process of trial. Any outcry from any family was perceived as a separatist of terrorist activity resulting in severe consequences. However, overall this did not achieve what the Vietnamese government had hoped for. Instead, the number of Christians among the Degar people grew. The government therefore realized that they had to implement a new plan.
Since the fall of South Vietnam in 1975, the methods of religious persecution have evolved to include a more indirect approach by using religion to fight against religion in addition to torture and murder. They did this by forming the Evangelc Church of Vietnam, burning Bibles, imprisonment, forced signing of documents, and also by increasing undercover security police forces within villages to discourage any prayer meetings and organized church services. According to the website FrontPageMagazine.com, Michael Benge reported on Tuesday, August 05, 2008, that the “Prime Minister Nguyen Tan Dung had instituted ‘the Vietnamese Communists Party’s 2007-2008 Religion Campaign Plan’ to train 21,811 Communist religious workers in the political management of religion, with a special focus on ethnic minorities.” Vietnam News Agency, on June 13, 2007, reported that government trained religious ‘workers’ are to ensure that churches and church members comply with the Central Bureau of the Religious Affairs (CBRA) registration requirements and the Communist control of religion. In addition, they placed stipulations on churches such as the praising Ho Chi Minh with patriotic song before being conducting a church service. Also, sermons had to be approved by the government before it was formally given to the congregation. The Vietnamese government therefore blatantly violated all religious rights which were protected by their own Constitution, specifically, Article 70 which states that:
1. The citizens shall enjoy freedom of belief and of religion; he can follow any religion or follow none.
2. All religions are equal before the law.
3. The places of worship of all faiths and religions are protected by the law
4. No one can violate freedom of belief and religion nor can anyone misuse beliefs and religions to contravene the law and state policies.
Another tactic they would use was labeling. For instance, they would refer to us as terrorists and a cult-like religion when speaking to the international community. Unfortunately, these accusations worked and we los support from religious denominations and also from different major governments around the world.
Because of these violations Vietnam was named a ‘country of particular concern’ by the United States’ Commission on International Religious Freedom under the International Religious Freedom Act of 1998. They have been on this list since 2001 and it was not until November 2006 that they were taken off the list. Furthermore, “after a Commission delegation visit to Vietnam during the months of October and November of 2007 the commission found gross violations of religious rights and recommend that Vietnam again be designated a country of particular concern in 2008.”
I would like to conclude by asking the Vietnamese government to honor their constitution and give us our religious rights as citizens of Vietnam. To be more specific, we want the Vietnamese government to stay out of out religious affairs. We want them to stop building state run churches in the Central Highlands. We want them to stop placing stipulations on our church. And lastly, we them to stop the widespread religious persecution of the Degar Christians. We are not asking for money and we are not trying to impose or views on the government. So we ask for the compassion and support of the international community. I thank you all for your time. On behalf of the Degar people, I deeply appreciate your thoughts and prayers. Thank you and God bless.
The President of the Montagnard Foundation has spoken out about Vietnam’s lack of religious freedoms at a conference on secularism and religions.
Below is an article published by UNPO:
Brussels, 28 August, 2008: Speaking before the ‘Secularism and Religions’ conference organized by the Alliance of Liberals and Democrats for Europe (ALDE) group in the European Parliament, Mr. Kok Ksor laid before delegates the religious persecution faced by Christians in Vietnam. The President of the Montagnard Foundation gave the conference a background to the history of Christianity in Vietnam and detailed the ways in which successive governments in Vietnam had tried to force Christians to practice their religion exclusively through state sponsored churches.
Mr. Kok Ksor’s contribution joined speeches from a variety of experts who covered topics as diverse as ‘Religion, Reproduction, and Public Policy’ and ‘The Role of Religiosity in the Post-Democratic Era’. In addition to UNPO’s presence at the conference, a number of press representatives and senior members of the ALDE group were also in attendance.
Before the conference closed for lunch, attendees also heard from Mr. Vo Van Ai, a spokesman for the Unified Buddhist Church of Vietnam and writer on the history of Vietnamese Buddhism. In a speech that detailed the history of Buddhism in Vietnam, Mr. Vo Van Ai recounted the ways in which the Vietnamese government published inaccurate information and limited press freedoms within the country. He went on to explain the context within Vietnam, and the regime’s fear that Buddhism’s essentially democratic tenets represent a threat to its existence.
Thanking him for his contribution, Mr. Marco Cappato MEP went on to express his hope that conference attendees would “stand together to showcase the situation you described.” Mr. Vo Van Ai’s remarks were an important reiteration of the constraints that affect Montagnards, Buddhists, and other minorities in Vietnam when they attempt to express their freedoms in what remains a repressive society.
Note: The full text of Mr. Kok Ksor’s speech is reproduced below:
Statement on Secularism and Religion
Brussels, August 28, 2008.
Dear Friends, Ladies and gentlemen,
First of all, I would like to thank you very much for allowing me to share with you the religious persecution that my indigenous Degar people have been enduring since the North Vietnam invaded the Central Highland in 1975.
Before our conversion to Christianity, our people had no real organized religion. But instead we believed that there were good and bad sprits. We neither prayed to nor worshipped these spirits but we understood that these spirits lived among us.
Our first organized religion was the Catholic religion. It was introduced to the Degar people in 1615 by two priests, Father Buzumi (Italian) and Father Calvalho (Portuguese). It was not until the 1940s that the Protestant missionaries can to the Central Highlands. As a result, many Degar people converted to Christianity, including myself.
During the second Indochina War, the population of Degar Protestants and Catholics was approximately 20,000. Today, there are approximately 460,000 Protestants and 170,000 Catholics. This is truly a miracle since this happened oer a short period of time. Due to the horrible religious persecution from the Vietnamese government, the population of Christians among our people has increased dramatically. And, I believe it is because of their faith in Christ, [that] He has given them the hope and strength needed to endure.
The Vietnamese government began the religious persecution of the Degar Christians during the second Vietnam War. They saw organized religion as a threat to the Communist government and therefore needed to remove it. The preferred method of persecution at the time was fear, torture, and murder which they also targeted [at] children. Many Degar Protestant Christians were falsely accused and labeled as CIA agents and killed without any due process of trial. Any outcry from any family was perceived as a separatist of terrorist activity resulting in severe consequences. However, overall this did not achieve what the Vietnamese government had hoped for. Instead, the number of Christians among the Degar people grew. The government therefore realized that they had to implement a new plan.
Since the fall of South Vietnam in 1975, the methods of religious persecution have evolved to include a more indirect approach by using religion to fight against religion in addition to torture and murder. They did this by forming the Evangelc Church of Vietnam, burning Bibles, imprisonment, forced signing of documents, and also by increasing undercover security police forces within villages to discourage any prayer meetings and organized church services. According to the website FrontPageMagazine.com, Michael Benge reported on Tuesday, August 05, 2008, that the “Prime Minister Nguyen Tan Dung had instituted ‘the Vietnamese Communists Party’s 2007-2008 Religion Campaign Plan’ to train 21,811 Communist religious workers in the political management of religion, with a special focus on ethnic minorities.” Vietnam News Agency, on June 13, 2007, reported that government trained religious ‘workers’ are to ensure that churches and church members comply with the Central Bureau of the Religious Affairs (CBRA) registration requirements and the Communist control of religion. In addition, they placed stipulations on churches such as the praising Ho Chi Minh with patriotic song before being conducting a church service. Also, sermons had to be approved by the government before it was formally given to the congregation. The Vietnamese government therefore blatantly violated all religious rights which were protected by their own Constitution, specifically, Article 70 which states that:
1. The citizens shall enjoy freedom of belief and of religion; he can follow any religion or follow none.
2. All religions are equal before the law.
3. The places of worship of all faiths and religions are protected by the law
4. No one can violate freedom of belief and religion nor can anyone misuse beliefs and religions to contravene the law and state policies.
Another tactic they would use was labeling. For instance, they would refer to us as terrorists and a cult-like religion when speaking to the international community. Unfortunately, these accusations worked and we los support from religious denominations and also from different major governments around the world.
Because of these violations Vietnam was named a ‘country of particular concern’ by the United States’ Commission on International Religious Freedom under the International Religious Freedom Act of 1998. They have been on this list since 2001 and it was not until November 2006 that they were taken off the list. Furthermore, “after a Commission delegation visit to Vietnam during the months of October and November of 2007 the commission found gross violations of religious rights and recommend that Vietnam again be designated a country of particular concern in 2008.”
I would like to conclude by asking the Vietnamese government to honor their constitution and give us our religious rights as citizens of Vietnam. To be more specific, we want the Vietnamese government to stay out of out religious affairs. We want them to stop building state run churches in the Central Highlands. We want them to stop placing stipulations on our church. And lastly, we them to stop the widespread religious persecution of the Degar Christians. We are not asking for money and we are not trying to impose or views on the government. So we ask for the compassion and support of the international community. I thank you all for your time. On behalf of the Degar people, I deeply appreciate your thoughts and prayers. Thank you and God bless.
Hanoi’s Redemptorists Demand Return of Siezed Church and Monastery
Catholic Online
21:31 30/08/2008
Hanoi’s Redemptorists never donated the land on which their monastery and the Thai Ha parish church stand. They have all the papers needed to prove their ownership and want the property back as required by law. They challenge the authorities to come up with any papers that could invalidate their claim, this according to an open letter the Redemptorists of Vietnam sent to the country’s prime minister.
In the letter dated 19 August Fr Matthew Vu Khoi Phung, superior of the Redemptorists in Vietnam, says that the authorities illegally seized the land in question and challenges accusations made in government media, calling for an immediate investigation into what Hanoi TV station Voice of Vietnam, police newspaper Capital Security, the New Hanoi, the Metropolitan Economics and other government media reported between 17 and 19 August.
These state media outlets stated that the Redemptorists of Hanoi cannot claim the land since Fr Joseph Vu Ngoc Bich donated it on 24 November 1961. They accuse Catholics of engaging in “illegal activities” and exploiting religious freedom to cause protests against the government.
“We have all necessary documents and witnesses to prove that the property had belonged completely to Hanoi Redemptorist monastery and Thai Ha parish until it was seized unlawfully by government organisations,” Father Matthew said. The Redemptorists already owned the property when the Communist government took power and Fr Joseph Vu Ngoc Bich never donated it, he said, challenging anyone to come up with papers showing that it was donated. “The government,” he insisted, “has never been able to prove that the land was confiscated lawfully.”
The dispute is over a piece of land bought by the Redemptorists in 1928. When the Communists took over in 1954 most clergymen and religious were imprisoned or deported. Only Fr Joseph Vu was left in charge of the 15 acres of land and the parish church.
Later despite complaints the authorities slowly seized the property, now reduced to half an acre, piece by piece.
“Repeatedly Fr Joseph Vu stated in words and in writing that he never donated any sections of the land”, Fr Matthew Vu said.
Citing Canon 1292 Fr Matthew Vu added that “Father Joseph Vu was only a local priest, he himself was not the owner of the property and had no authority to make such a decision.”
The letter ends vowing to fight for justice, calling on the government to respect its own laws and on state-run media to be honest with their audience.
In the letter dated 19 August Fr Matthew Vu Khoi Phung, superior of the Redemptorists in Vietnam, says that the authorities illegally seized the land in question and challenges accusations made in government media, calling for an immediate investigation into what Hanoi TV station Voice of Vietnam, police newspaper Capital Security, the New Hanoi, the Metropolitan Economics and other government media reported between 17 and 19 August.
These state media outlets stated that the Redemptorists of Hanoi cannot claim the land since Fr Joseph Vu Ngoc Bich donated it on 24 November 1961. They accuse Catholics of engaging in “illegal activities” and exploiting religious freedom to cause protests against the government.
“We have all necessary documents and witnesses to prove that the property had belonged completely to Hanoi Redemptorist monastery and Thai Ha parish until it was seized unlawfully by government organisations,” Father Matthew said. The Redemptorists already owned the property when the Communist government took power and Fr Joseph Vu Ngoc Bich never donated it, he said, challenging anyone to come up with papers showing that it was donated. “The government,” he insisted, “has never been able to prove that the land was confiscated lawfully.”
The dispute is over a piece of land bought by the Redemptorists in 1928. When the Communists took over in 1954 most clergymen and religious were imprisoned or deported. Only Fr Joseph Vu was left in charge of the 15 acres of land and the parish church.
Later despite complaints the authorities slowly seized the property, now reduced to half an acre, piece by piece.
“Repeatedly Fr Joseph Vu stated in words and in writing that he never donated any sections of the land”, Fr Matthew Vu said.
Citing Canon 1292 Fr Matthew Vu added that “Father Joseph Vu was only a local priest, he himself was not the owner of the property and had no authority to make such a decision.”
The letter ends vowing to fight for justice, calling on the government to respect its own laws and on state-run media to be honest with their audience.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Báo cáo các sự việc diễn ra ở Thái Hà ngày 28 và 29/8/2008
Dòng Chúa Cứu Thế
06:55 30/08/2008
BÁO CÁO CÁC SỰ VIỆC DIỄN RA Ở THÁI HÀ
NGÀY 28-29.08.2008
Kính gửi: Đức Tổng Giám Mục Hà Nội
Đồng kính gửi: Cha Giám Tỉnh DCCT Việt Nam
Như Đức Tổng Giám Mục và Cha Bề Trên Giám Tỉnh đã biết: Ngày 27.08 công an quận Đống Đa khởi tố vụ án “gây rối trật tự công cộng và huỷ hoại tài sản công cộng”. Sáng ngày 28.08, chúng con nhận được tin công an đã gửi giấy triệu tập cho một số giáo dân.
Chúng con hiểu rằng sau khi các phương tiện truyền thông làm xong công tác chuẩn bị dư luận thì nay đã đến lúc chính quyền áp dụng bạo lực đối với giáo xứ chúng con.
Khoảng 9 giờ, một giáo dân báo tin rằng chồng bà đã bị bắt. Chúng con, các linh mục, tu sĩ và giáo dân liền đến gia đình ấy. Đó là gia đình ông bà Nguyễn Văn Lân ở phố Khâm Thiên, cách nhà thờ khoảng 5 phút đi xe máy. Khi đến nơi, chúng con thấy rất nhiều công an mặc quân phục và không mặc quân phục.
Chúng con thấy Bà Lân, tức là bà Lê Thị Hợi, đang bị công an cũng cưỡng chế lên cơ quan công an. Bà cương quyết không lên vì bà nói khi nào ông về bà mới lên. Thế là họ dùng người cưỡng chế. Chúng con lập tức phản đối vì thấy họ bắt người trái luật (Xin xem video các phóng viên đã quay được và phát trên internet). Chúng con nói với công an rằng nếu các anh quả quyết là bắt người hợp pháp thì xin mời vào bắt bà đi. Công an đi ra. Khoảng gần 11 giờ họ mang các quyết định bắt giam của Viện Kiểm sát và Công an quận Đống Đa đến nhà bà Lân và bắt bà đưa đi!
Khoảng hơn 11 giờ trưa cùng ngày chúng con thấy nhiều công an và dân phòng đến Linh địa Đức Bà, tức khu đất mà công ty May Chiến Thắng đang chiếm dụng của giáo xứ. Có một giáo dân ở Hoà Bình về Hà Nội theo lệnh “làm việc” của công an trước đó trong vụ án Toà Khâm Sứ. Chị tên Nhi. Một nữ công an yêu cầu chị Nhi theo chị về cơ quan công an. Nữ công an này nói là đã có lệnh triệu tập chị Nhi. Chị chưa muốn đi ngay, nhưng công an vào áp giải cưỡng chế đưa chị đi. Họ đưa chị đi đâu chúng con không biết. Nghe giáo dân nói rằng chị bị công an bắt vì liên quan đến vụ Toà Khâm Sứ.
Khoảng 14 giờ 30, chúng con lại được tin ông Lê Quang Kiệm bị công an bắt tại nơi ông bán hàng sơn mài. Anh con trai của ông nói rằng họ đưa ông về nhà định khám nhà. Nhưng vì người nhà khoá cửa lại không cho công an vào thế là họ giải ông đi luôn.
Khoảng 14 g 45 các linh mục, tu sĩ và giáo dân chúng con xếp hàng một ra trụ sở công an quận Đống Đa ở phố Thái Hà. Chúng con mong muốn được gặp ông Trưởng Công an quận để hỏi về các việc bắt các giáo dân: Tại sao chỉ là giấy triệu tập mà vừa gửi xong đã áp lực cưỡng chế bắt người ta đi ngay? Tại sao đi bắt người không có các quyết định hợp pháp mà đến khi bị phản đối mới làm giấy chữa cháy? Tại sao chỉ bắt những người kia trong khi chúng con hành vi như nhau, thống nhất về quyền lợi và trách nhiệm? Tại sao lại coi là vi phạm pháp luật việc chúng con tiếp cận tài sản sở hữu và quản lý của mình khi có nguy cơ chiếm đọat bất hợp pháp? Lấy cái gì để chứng minh bức tường dài 6 mét kia được xây dựng hợp pháp trên đất của giáo xứ? Tại sao lại hình sự hoá việc cầu nguyện ôn hoà của giáo dân bằng cách lợi dụng cái gọi là “gây rối trật tự công cộng” để khởi tố vụ án?,… vân vân.
Chúng con xin được vào trong trụ sở nhưng các nhân viên công an không cho, vì vậy chúng con phải đứng ngồi ở vỉa hè bên ngoài trụ sở công an quận, có hàng rào sắt di động, dây thừng vây quanh và cảnh sát vây quanh. Thỉnh thoảng chúng con đọc kinh cầu nguyện nho nhỏ tại chỗ mình đang đứng ngồi. Chúng con giơ các tấm bìa nhỏ có viết các dòng chữ “Phản đối bắt bớ dân lành”, “Chúng tôi đồng trách nhiệm”, “Phản đối bắt người vô tội”.
Chúng con liên hệ với công an, yêu cầu cho con ông bà Lân – Hợi được trao thuốc men và quần áo cho ông bà, vì hai người đều bị huyết áp và phải uống thuốc hàng ngày. Một cha trong số chúng con dẫn chị vào bên trong để trao đổi với công an. Các công an nói đồng ý và họ dẫn chị vào đi lòng vòng mấy lượt. Khoảng 30 phút sau chị trở ra mệt mỏi nói họ lại không cho gặp và không trao được gì cho bố mẹ chị!
Khoảng gần 1 giờ sau ông Vũ Công Long, Trưởng Công an quận ra gặp chúng con ngoài cổng, ông nói công an chỉ tiếp các đại diện là các linh mục. Nếu đồng ý thì vào bên trong. Chúng con không đồng ý. Ông đứng đó nói chuyện với chúng con. Chúng con nói với ông là chúng con đồng trách nhiệm, bổn phận và hành vi. Nếu có bắt thì bắt các linh mục chúng con chứ tại sao lại bắt dân lành? Giáo dân cũng tham gia chất vấn khi ấy ông đi vào bên trong trụ sở.
Trong cuộc nói chuyện chúng con cũng được ông Vũ Công Long cho biết là ông Lân mới chỉ bị tạm giữ để điều tra chứ chưa phải là bị bắt như bà Hợi, vợ ông. Biết ông đang ở đây, chúng con thống nhất cứ ở đấy đợi ông về, dù không được công an tiếp.
Thánh lễ chiều ở nhà thờ do cha Nguyễn Văn Lý, Quản hạt Hà Nội chủ tế. Lễ chiều và cầu nguyện ở linh địa Đức Bà xong, chúng con lại xếp hàng một đi ra chỗ các anh chị em đã đứng/ngồi từ ban chiều. Có cha Giuse Vũ Ngọc Ruẩn, Chính xứ Cửa Bắc mặc thường phục cùng đi với chúng con. Khoảng 20 giờ, đoàn người đến bên ngoài trụ sở công an quận Đống Đa.
Khoảng 20 g 15 phút chúng con thấy xe công an lao tới. Nhìn cái xe nhiều anh chị em cứ tưởng là xe chở những giáo dân bị công an bắt đến để trả tự do. Chúng con vỗ tay. Nhưng chúng con lầm. Trên các xe ấy, các cảnh sát chống bạo động trang bị đầy đủ, đội nón sắt, đi giầy đinh, tay cầm dùi cui điện. Họ xông vào nhóm giáo dân chúng con đang ngồi yên trong lòng vỉa hè tách chúng con ra và đánh đập. Cứ 5 hay 6 cảnh sát vây quanh một người rồi đánh. Nhiều anh chị em chúng con bị đánh bất tỉnh. Có cả các em thiếu nhi đi theo bố mẹ, ông bà cũng bị đánh.
Đối với các linh mục, các cảnh sát chỉ nói các cha về đi và giơ cái dùi cui điện xẹt lửa ngang mặt các linh mục chúng con ép chúng con lùi dần. Chúng con chỉ có cảm giác hơi tê tê và loá mắt. Tuy nhiên, có cha Antôn Nguyễn Văn Dũng bị một anh cảnh sát đánh trộm. Anh này lấy dùi cui thục vào mạn sườn cha khiến cha ngã sấp xuống, rồi anh lỉnh đi. Lúc cha gượng dậy thì áo dòng bị vướng vào vật gì đó trên vỉa hè khiến cha không dậy được, làm cho mấy bà già khóc lóc hô cảnh sát đánh cha và kêu xin Chúa cứu giúp.
Chúng con rất cảm động khi thấy các giáo dân yêu thương che chở chúng con. Khi cảnh sát cơ động nhảy vào, bất kể bị đánh đập, anh chị em giáo dân đã lao vào vây quanh chúng con để che chở và bảo vệ chúng con. Chính vì có nhiều giáo dân còn quyến luyến muốn bảo vệ chúng con cho nên đã có nhiều anh chị em bị đánh hơn.
Sau khi cảnh sát dùng bạo lực để giải tán chúng con, chúng con đưa các anh chị em bị đánh về nhà thờ bằng xe máy và taxi để chăm sóc. Tất cả chúng con cũng lũ lượt đi bộ về nhà thờ. Khoảng gần 21g chúng con có mặt ở nhà thờ rất đông. Chúng con cùng cầu nguyện trước tượng Đức Mẹ Lộ Đức ở sân và xin mọi người cầu nguyện, tha thứ cho những người đàn áp, đánh đập chúng con.
Hôm nay, 29.08.2008 nhiều người thân của những người bị đánh đến thông báo cho chúng con biết người nhà không đi làm được vì bị đánh nặng. Một số nạn nhân đi khám bệnh ở các bệnh viện. Bác sĩ hỏi nguyên nhân, giáo dân nói bị công an đánh. Các bác sĩ nói rằng: “dính vào các công an phiền phức lắm” và bác sĩ không viết giấy chứng thương cho cho các nạn nhân. Có người không nói bị công an đánh thì bác sĩ vẫn chứng thương. Một nạn nhân bị chấn thương não. Hôm nay bà vẫn nôn nao và đau đớn khóc lóc. Rất nhiều người khác đến nhà thờ cho chúng con xem các vết bị dùi cui điện đánh vào trán, vào đầu, vào mạn sườn, vào chân. Những vết thương thâm tím rất lạ.
Sáng hôm nay, 29.08.2008, ba anh em chúng con là Phêrô Nguyễn Văn Khải, Giuse Trần Văn Hưng và Antôn Nguyễn Văn Tặng cùng thân nhân một số người bị bắt đã ra công an quận Đống Đa để trao đổi về việc trấn áp, đánh người và bắt người tối hôm qua.
Chúng con ra lúc 8 g 30. Được công an trực mời vào phong trực ghi danh tính, mục đích, yêu cầu. Sau đó họ nói vì không hẹn trước nên không có người tiếp. Chúng con nói với người trực chúng con không có số điện thoại của cơ quan ở đây. Nhân tiện chúng con xin luôn số của công an quận để lần sau liên hệ thì anh cán bộ trực nói rằng số ở đây chỉ gọi nội bộ được thôi.
Họ nói chúng con 10 g 30 trở lại. Đúng giờ chúng con và thân nhân của anh Huy, một trong số những người bị bắt, đến phòng trực ở trụ sở.
Tiếp chúng con là ông Nguyễn Hữu Thắng, Phó Trưởng Công an Quận Đống Đa và hai cán bộ khác.
- Thứ nhất tại sao các giáo dân và các linh mục đang ngồi ở vỉa hè không làm gì mất trật tự mà lại đi đánh đập rồi bắt bớ? Tại sao công an khi giải tán giáo dân bên ngoài trụ sở công an quận lại đi trấn áp giáo dân bằng bạo lực? Tại sao lại đánh đạp dã man giáo dân như thế?
- Thứ hai: Các ông bắt bao nhiêu người thì vì lý do nhân đạo cho chúng tôi biết số lượng và danh tính để chúng tôi liên hệ với người thân của họ và tiếp tế cho họ. Vì giáo dân đông người đến bên ngoài trụ sở. Chúng tôi không biết rõ là những ai. Số người bị bắt thì trong lúc trời tối lại hỗn loạn cho nên chúng tôi cũng không biết. Người bảo 2, người bảo 3, người bảo 7, người bảo hơn 10. Tại sao lại bắt những người đấy đang khi họ cũng chỉ hành động như những người khác?
- Thứ ba: Tại sao các đơn thư chúng tôi kiến nghị liên quan đến việc giải quyết tranh chấp đất đai chưa được trả lời thì công an đã khởi tố vụ án, bắt bớ giáo dân?
Ông Nguyễn Hữu Thắng, Phó Trưởng Công an quận cũng trả lời chúng con rõ ràng ba vấn đề như sau:
- Liên quan đến câu thứ nhất ông nói: Công an chúng tôi không đánh người. Còn trong lúc đông người có xô xát gì chúng tôi không biết. Nhưng cho đến bây giờ chúng tôi chưa nhận được một đơn thư khiếu nại nào của người bị đánh.
Ông nói đi nói lại nội dung này. Chúng con hỏi: Lúc đó ông đứng ở đâu và ông có dám thề hứa trước trời đất và lương tâm ông rằng công an tối qua không đánh giáo dân không? Ông trả lời tránh né vấn đề. Ông cũng nói ông không thấy ai là giáo dân, đeo bảng hiệu giáo dân mà chỉ có một số người vi phạm pháp luật làm mất trật tự công cộng.
Ông nói linh mục tu sĩ và giáo dân chúng con tụ tập bên ngoài trụ sở trên vỉa hè như thế là phạm luật. Ông chỉ cuốn luật trên bàn và bảo nếu cần thì ông chỉ cho hoặc về xem trên mạng. Và vi phạm luật thì chính quyền phải có biện pháp.
- Liên quan đến câu thứ hai, ông nói: Công an chỉ giữ 3 người có hành vi gây rối trật tự công cộng. Giữ chứ không phải là bắt. Nếu có thái độ thành khẩn cộng tác làm việc tốt thì đến tối nay sẽ tha về sau khi nộp phạt hành chính. Cả ba hiện đang bên công an phường Trung Liệt. Nếu muốn gặp những người đấy thì xuống công an phường mà liên hệ.
Liên quan đến câu thứ ba, ông nói: Các đơn thư khiếu nại của các ông gửi cho nhiều cơ quan chứ không chỉ cho chúng tôi. Gửi cho chúng tôi cũng chỉ để báo cho biết thôi chứ không phải cơ quan giải quyết. Các cơ quan nhà nước còn phải giải quyết nhiều việc khác, trả lời nhiều đơn từ khác, chứ không chỉ ăn với trả lời đơn thư của các ông.
Ông nói rồi ông mời chúng con về trong khi chúng con vẫn còn những khía cạnh liên quan để trao đổi. Ông nói nếu cần tranh luận thì hẹn dịp khác. Chúng con lấy làm lạ rằng khi chúng con đứng ở cổng thì công an thúc giục chúng con mau vào bên trong, khi chúng con vào bên trong làm việc thì lại mau chấm dứt và mời về. Khi chúng con đứng ở hè phố thì lại mau chóng thúc đẩy chúng con lên xe về nhà thờ.
Chúng con rời công an quận. Khi ra cổng chúng con gặp thân nhân của Bà Hợi, của anh Phú- một người bị bắt tối qua- cũng đến liên hệ. Chúng con, 3 linh mục, tu sĩ và thân nhân của gia đình anh Huy, anh Phú cùng đi. Trụ sở công an phường Trung Liệt ở cách trụ sở công an quận khoảng 500 mét trên cùng con phố Thái Hà.
Tại cổng công an phường Trung Liệt, các cảnh sát trật tự khoảng hơn 1 chục tràn ra chặn lối chúng con trên hè phố. Chúng con nói yêu cầu. Họ nói chỉ có bố, hoặc mẹ, hoặc vợ, hoặc con được vào trao những thứ cần thiết mà thôi. Dùng dằng mãi, mấy thân nhân và các công an to tiếng với nhau về chuyện gì đó. Trong khi đó ông Bình Đội phó Đội An ninh quận mặc thường phục tiến lại chỗ chúng con. Ông nói ông vừa làm việc với những người bị giữ tối qua.
Thấy 3 linh mục và một số giáo dân trên hè phố, người đi đường dừng lại. Rất đông người dân ở gần cũng đổ đến vây quanh để xem cảnh chúng con nói chuyện với công an và cảnh mấy thân nhân trao đổi lớn tiếng với công an. Ông Bình thúc ép chúng con đi về. Chúng con đi về.
Cho đến 21g hôm nay 29.08.2008, chúng con chưa thấy ai được trả về nhà. Chị Thuỷ, vợ anh Huy vẫn còn ở sân nhà thờ. Chị nói từ sáng đến giờ chị đến mấy lần mà chưa được gặp anh. Vì họ đòi phải có CMND mà giấy này thì chị đã đánh mất.
Tại nhà thờ Thái Hà, giáo dân đến rất đông. Họ đến từ nhiều nơi để chia sẻ với giáo xứ chúng con trong cơn gian nan, khốn khó và cũng để biết xem thực hư thế nào, có đúng như đài báo lên tiếng không. Họ đi từng đoàn theo giáo xứ. Họ ra linh địa Đức Bà cầu nguyện và vào nhà thờ hỏi chuyện. Có mấy bà người Mường ở Hoà Bình về cầu nguyện và vẫn còn đang ở lại đây để tiếp tục cầu nguyện. Một bà trong họ cũng đã bị đánh trọng thương.
Các linh mục và tu sĩ trong ngoài giáo phận cũng đến chia sẻ với chúng con. Đặc biệt là các cha từ Toà Tổng Giám Mục, từ Đại Chủng Viện Hà Nội, từ các giáo xứ trong thành phố. Hôm qua 28.08 cha Giacôbê Nguyễn Văn Lý đã đến dâng lễ và cầu nguyện cho cộng đoàn chúng con. Hôm nay 29.08 có cha Giuse Nguyễn Ngọc Hinh chủ tế và giảng lễ.
Hôm nay, truyền hình, radio, báo chí trong nước tiếp tục bêu xấu và đấu tố giáo xứ Thái Hà chúng con. Đặc biệt là đấu tố cha Bề trên Vũ Khởi Phụng, cha Nguyễn Ngọc Nam Phong, cha Nguyễn Văn Thật, cha Nguyễn Văn Khải và các linh mục, tu sĩ trong giáo xứ.
Nghe và xem giọng điệu của các tin tức và hình ảnh kia chúng con thấy họ vẫn tiếp tục vi phạm pháp luật ở chỗ kết án chúng con khi toà án chưa xét xử và đưa ra phán quyết. Họ cũng làm sai lạc bản chất sự việc đang diễn ra ở giáo xứ Thái Hà. Hơn nữa, họ lại còn quy chụp và quy kết theo tưởng tượng của họ rằng chuyện đang diễn ra ở Thái Hà là chuyện chính trị và có thế lực nào ở ngoại quốc đứng đàng sau.
Trong khi đó nhiều lần chúng con khẳng định khi làm việc với họ rằng: vụ Thái Hà chỉ là chuyện đất đai, công lý, công bằng chứ không là chuyện chính trị. Chỉ là việc liên quan giữa chính quyền và nhà thờ Thái Hà chứ không liên quan đến ngoại quốc. Chỉ là chuyện cầu nguyện ôn hoà trong trật tự tại khu nhà đất của mình chứ không phải là việc làm rối loạn trật tự công cộng. Chúng con nói với họ rằng các ông tôn trọng luật pháp và trả lại công lý cho giáo xứ thì các vấn đề sẽ không còn.
Chúng con nhận được rất nhiều điện thoại và tin nhắn từ nhiều giáo xứ trong nước hỏi về vụ Thái Hà. Một số nói cho chúng con biết nơi nào truyền hình đang định phỏng vẫn cha nào, giáo dân nào. Có nơi giáo dân đã không mắc lừa truyền hình nhà nước đến dựng cảnh, phỏng vấn, đưa tin xuyên tạc, mượn mặt và mượn lời linh mục và giáo dân ở đây để kết án giáo xứ Thái Hà chúng con.
Chúng con cũng thấy giáo dân nhiều nơi chỉ xem truyền hình, nghe đài và xem báo nhà nước, trong khi thiếu phản, tỉnh thiếu thông tin, đã bức xúc và tỏ ý kết án chúng con. Những người đi học và đi làm ở Hà Nội đang về quê nghỉ báo cho chúng con biết vậy.
Cũng có các đoàn hội của nhà nước đến nhà thờ làm công tác dân vận. Đã có Hội Cựu Chiến binh, MTTQ, Phòng Giáo dục quận Đống Đa, Hội Chữ thập đỏ. Chúng con đều tiếp đón lịch sự và hứa sẽ xem xét các kiến nghị của họ. Trong khi trao đổi chúng con có giải trình cho họ một số điều liên quan đến sự việc và gửi cả các văn thư và tài liệu liên quan đến vụ việc của giáo xứ cho họ. Họ đã ra về với một cái nhìn khác.
Riêng Đoàn của Phòng Giáo dục, chúng con cũng phản đối chuyện ghi danh tính các học sinh công giáo tại các trường trong quận và có những lời nói kỳ thị, phân biệt tôn giáo đến các học sinh này, làm ảnh hưởng đến tâm lý và việc học tập của các em. Trừ ông Trưởng đoàn, còn lại chúng con thấy các giáo viên trong Đoàn có thái độ tiếp thu tích cực.
Các giáo dân trong giáo xứ lúc này rất đoàn kết và hiệp nhất. Tinh thần hy sinh của họ khiến các linh mục chúng con cảm động. Bạo lực không làm cho họ sợ hãi và lùi bước trái lại họ càng quyết tâm hơn trong thái độ dấn thân cho công lý của mình. Nhiều người đến nói với chúng con, họ muốn được chịu khổ và sẵn sàng chịu chết vì danh Chúa, vì công lý và vì những người đã bị bắt.
Tại linh địa Đức Bà hầu như suốt ngày đều có các nhóm cầu nguyện. Sau các thánh lễ thì số người đông hơn, đông như lễ Chúa Nhật. Giáo dân ngồi chật nhà thờ, tràn cả ra sân. Sáng hôm qua và sáng hôm nay, 29.08.2008, sau khi cầu nguyện trên linh địa, thì một số người nói có thấy các dấu lạ ở trên mặt trời lúc hừng đông. Cả các cán bộ công an đang làm nhiệm vụ cũng ra nhìn ngắm.
Hiện tại, chúng con vẫn tiếp tục cầu nguyện cho công lý được sớm thực thi đồng thời vẫn tiếp tục khiếu nại. Hôm nay 29.08, chúng con vừa gửi đơn khiếu nại khẩn cấp lên các cấp chính quyền để phản đối việc bắt người vô tội và thả những người bị bắt trong một vụ án trái luật, đồng thời lên án hành động đánh người dã man để giải tán chúng con.
Công an nói chúng con có thể mời luật sư. Chúng con sẽ mời để bảo vệ công lý và bảo vệ các giáo dân trong giáo xứ.
Buổi tối, lễ đồng tế kính thánh Gioan chịu trảm quyết. Một thánh lễ trọng thể được cử hành. Khi thánh lễ kết thúc, chúng con xếp hàng đi quanh Linh địa Đức Bà thắp nến cầu nguyện trong sự giám sát của công an bốn phía.
Bây giờ là 21 giờ 30 đêm, nhà thờ chúng con vấn tấp nập người ra người vào. Bãi giư xe vẫn còn nhiều. Giáo dân nhiều người vẫn đang ra cầu nguyện ở Linh địa. Mọi người rất bình an và vững vàng, ngay cả gia đình những người bị bắt giữ. Thân nhân của những anh chị em này thường xuyên hiện diện ở nhà thờ. Các linh mục và giáo dân an ủi, động viên, chia sẻ với họ. Họ còn trấn an trở lại chúng con. Chúng con cảm thấy thật an ủi. Chúng con tự hào về sự quan tâm, nâng đỡ của các đấng Bề trên bao nhiêu, thì cũng con cũng tự hào về tinh thần hy sinh của họ bấy nhiêu.
Cho đến giờ này, (21 g 30, ngày 29.08.2008) mới chỉ có một người bị bắt giữ hôm qua được thả tự do với lời cảnh cáo có thể bị triệu tập lại.
Chúng con ở đây rất cảm động khi thấy quý cha quý tu sĩ nam nữ ở Sài Gòn đã hiệp thông cầu nguyện với chúng con vào tối ngày đau thương 28.08.2008.
Xin Đức Tổng Giám Mục, Cha Bề Trên Giám Tỉnh tiếp tục cầu nguyện cho chúng con. Xin Chúa chúc lành cho Đức Tổng Giám Mục, Cha Bề Trên Giám Tỉnh và quý cha DCCT đang thường huấn tại Sài Gòn. Qua các ngài, xin cho chúng con gửi lời thăm và cám ơn tới toàn thể các giáo dân và các người yêu công lý những người đã dành cho chúng con những tình cảm tốt đẹp và những lời cầu nguyện hiệu năng.
CÁC LINH MỤC VÀ TU SĨ BÁO CÁO
Giuse Nguyễn Văn Thật
Antôn Nguyễn Văn Dũng
Phêrô Nguyễn Văn Khải
Antôn Nguyễn Văn Tặng
Gioan Nguyễn Ngọc Nam Phong
Phaolô Lê Xuân Lộc
Giuse Đinh Tiến Đức
Giuse Võ Văn Tuệ
Giuse Trần Văn Hưng
NGÀY 28-29.08.2008
Kính gửi: Đức Tổng Giám Mục Hà Nội
Đồng kính gửi: Cha Giám Tỉnh DCCT Việt Nam
Như Đức Tổng Giám Mục và Cha Bề Trên Giám Tỉnh đã biết: Ngày 27.08 công an quận Đống Đa khởi tố vụ án “gây rối trật tự công cộng và huỷ hoại tài sản công cộng”. Sáng ngày 28.08, chúng con nhận được tin công an đã gửi giấy triệu tập cho một số giáo dân.
Chúng con hiểu rằng sau khi các phương tiện truyền thông làm xong công tác chuẩn bị dư luận thì nay đã đến lúc chính quyền áp dụng bạo lực đối với giáo xứ chúng con.
Khoảng 9 giờ, một giáo dân báo tin rằng chồng bà đã bị bắt. Chúng con, các linh mục, tu sĩ và giáo dân liền đến gia đình ấy. Đó là gia đình ông bà Nguyễn Văn Lân ở phố Khâm Thiên, cách nhà thờ khoảng 5 phút đi xe máy. Khi đến nơi, chúng con thấy rất nhiều công an mặc quân phục và không mặc quân phục.
Chúng con thấy Bà Lân, tức là bà Lê Thị Hợi, đang bị công an cũng cưỡng chế lên cơ quan công an. Bà cương quyết không lên vì bà nói khi nào ông về bà mới lên. Thế là họ dùng người cưỡng chế. Chúng con lập tức phản đối vì thấy họ bắt người trái luật (Xin xem video các phóng viên đã quay được và phát trên internet). Chúng con nói với công an rằng nếu các anh quả quyết là bắt người hợp pháp thì xin mời vào bắt bà đi. Công an đi ra. Khoảng gần 11 giờ họ mang các quyết định bắt giam của Viện Kiểm sát và Công an quận Đống Đa đến nhà bà Lân và bắt bà đưa đi!
Khoảng hơn 11 giờ trưa cùng ngày chúng con thấy nhiều công an và dân phòng đến Linh địa Đức Bà, tức khu đất mà công ty May Chiến Thắng đang chiếm dụng của giáo xứ. Có một giáo dân ở Hoà Bình về Hà Nội theo lệnh “làm việc” của công an trước đó trong vụ án Toà Khâm Sứ. Chị tên Nhi. Một nữ công an yêu cầu chị Nhi theo chị về cơ quan công an. Nữ công an này nói là đã có lệnh triệu tập chị Nhi. Chị chưa muốn đi ngay, nhưng công an vào áp giải cưỡng chế đưa chị đi. Họ đưa chị đi đâu chúng con không biết. Nghe giáo dân nói rằng chị bị công an bắt vì liên quan đến vụ Toà Khâm Sứ.
Khoảng 14 giờ 30, chúng con lại được tin ông Lê Quang Kiệm bị công an bắt tại nơi ông bán hàng sơn mài. Anh con trai của ông nói rằng họ đưa ông về nhà định khám nhà. Nhưng vì người nhà khoá cửa lại không cho công an vào thế là họ giải ông đi luôn.
Khoảng 14 g 45 các linh mục, tu sĩ và giáo dân chúng con xếp hàng một ra trụ sở công an quận Đống Đa ở phố Thái Hà. Chúng con mong muốn được gặp ông Trưởng Công an quận để hỏi về các việc bắt các giáo dân: Tại sao chỉ là giấy triệu tập mà vừa gửi xong đã áp lực cưỡng chế bắt người ta đi ngay? Tại sao đi bắt người không có các quyết định hợp pháp mà đến khi bị phản đối mới làm giấy chữa cháy? Tại sao chỉ bắt những người kia trong khi chúng con hành vi như nhau, thống nhất về quyền lợi và trách nhiệm? Tại sao lại coi là vi phạm pháp luật việc chúng con tiếp cận tài sản sở hữu và quản lý của mình khi có nguy cơ chiếm đọat bất hợp pháp? Lấy cái gì để chứng minh bức tường dài 6 mét kia được xây dựng hợp pháp trên đất của giáo xứ? Tại sao lại hình sự hoá việc cầu nguyện ôn hoà của giáo dân bằng cách lợi dụng cái gọi là “gây rối trật tự công cộng” để khởi tố vụ án?,… vân vân.
Chúng con xin được vào trong trụ sở nhưng các nhân viên công an không cho, vì vậy chúng con phải đứng ngồi ở vỉa hè bên ngoài trụ sở công an quận, có hàng rào sắt di động, dây thừng vây quanh và cảnh sát vây quanh. Thỉnh thoảng chúng con đọc kinh cầu nguyện nho nhỏ tại chỗ mình đang đứng ngồi. Chúng con giơ các tấm bìa nhỏ có viết các dòng chữ “Phản đối bắt bớ dân lành”, “Chúng tôi đồng trách nhiệm”, “Phản đối bắt người vô tội”.
Chúng con liên hệ với công an, yêu cầu cho con ông bà Lân – Hợi được trao thuốc men và quần áo cho ông bà, vì hai người đều bị huyết áp và phải uống thuốc hàng ngày. Một cha trong số chúng con dẫn chị vào bên trong để trao đổi với công an. Các công an nói đồng ý và họ dẫn chị vào đi lòng vòng mấy lượt. Khoảng 30 phút sau chị trở ra mệt mỏi nói họ lại không cho gặp và không trao được gì cho bố mẹ chị!
Khoảng gần 1 giờ sau ông Vũ Công Long, Trưởng Công an quận ra gặp chúng con ngoài cổng, ông nói công an chỉ tiếp các đại diện là các linh mục. Nếu đồng ý thì vào bên trong. Chúng con không đồng ý. Ông đứng đó nói chuyện với chúng con. Chúng con nói với ông là chúng con đồng trách nhiệm, bổn phận và hành vi. Nếu có bắt thì bắt các linh mục chúng con chứ tại sao lại bắt dân lành? Giáo dân cũng tham gia chất vấn khi ấy ông đi vào bên trong trụ sở.
Trong cuộc nói chuyện chúng con cũng được ông Vũ Công Long cho biết là ông Lân mới chỉ bị tạm giữ để điều tra chứ chưa phải là bị bắt như bà Hợi, vợ ông. Biết ông đang ở đây, chúng con thống nhất cứ ở đấy đợi ông về, dù không được công an tiếp.
Thánh lễ chiều ở nhà thờ do cha Nguyễn Văn Lý, Quản hạt Hà Nội chủ tế. Lễ chiều và cầu nguyện ở linh địa Đức Bà xong, chúng con lại xếp hàng một đi ra chỗ các anh chị em đã đứng/ngồi từ ban chiều. Có cha Giuse Vũ Ngọc Ruẩn, Chính xứ Cửa Bắc mặc thường phục cùng đi với chúng con. Khoảng 20 giờ, đoàn người đến bên ngoài trụ sở công an quận Đống Đa.
Khoảng 20 g 15 phút chúng con thấy xe công an lao tới. Nhìn cái xe nhiều anh chị em cứ tưởng là xe chở những giáo dân bị công an bắt đến để trả tự do. Chúng con vỗ tay. Nhưng chúng con lầm. Trên các xe ấy, các cảnh sát chống bạo động trang bị đầy đủ, đội nón sắt, đi giầy đinh, tay cầm dùi cui điện. Họ xông vào nhóm giáo dân chúng con đang ngồi yên trong lòng vỉa hè tách chúng con ra và đánh đập. Cứ 5 hay 6 cảnh sát vây quanh một người rồi đánh. Nhiều anh chị em chúng con bị đánh bất tỉnh. Có cả các em thiếu nhi đi theo bố mẹ, ông bà cũng bị đánh.
Đối với các linh mục, các cảnh sát chỉ nói các cha về đi và giơ cái dùi cui điện xẹt lửa ngang mặt các linh mục chúng con ép chúng con lùi dần. Chúng con chỉ có cảm giác hơi tê tê và loá mắt. Tuy nhiên, có cha Antôn Nguyễn Văn Dũng bị một anh cảnh sát đánh trộm. Anh này lấy dùi cui thục vào mạn sườn cha khiến cha ngã sấp xuống, rồi anh lỉnh đi. Lúc cha gượng dậy thì áo dòng bị vướng vào vật gì đó trên vỉa hè khiến cha không dậy được, làm cho mấy bà già khóc lóc hô cảnh sát đánh cha và kêu xin Chúa cứu giúp.
Chúng con rất cảm động khi thấy các giáo dân yêu thương che chở chúng con. Khi cảnh sát cơ động nhảy vào, bất kể bị đánh đập, anh chị em giáo dân đã lao vào vây quanh chúng con để che chở và bảo vệ chúng con. Chính vì có nhiều giáo dân còn quyến luyến muốn bảo vệ chúng con cho nên đã có nhiều anh chị em bị đánh hơn.
Sau khi cảnh sát dùng bạo lực để giải tán chúng con, chúng con đưa các anh chị em bị đánh về nhà thờ bằng xe máy và taxi để chăm sóc. Tất cả chúng con cũng lũ lượt đi bộ về nhà thờ. Khoảng gần 21g chúng con có mặt ở nhà thờ rất đông. Chúng con cùng cầu nguyện trước tượng Đức Mẹ Lộ Đức ở sân và xin mọi người cầu nguyện, tha thứ cho những người đàn áp, đánh đập chúng con.
Hôm nay, 29.08.2008 nhiều người thân của những người bị đánh đến thông báo cho chúng con biết người nhà không đi làm được vì bị đánh nặng. Một số nạn nhân đi khám bệnh ở các bệnh viện. Bác sĩ hỏi nguyên nhân, giáo dân nói bị công an đánh. Các bác sĩ nói rằng: “dính vào các công an phiền phức lắm” và bác sĩ không viết giấy chứng thương cho cho các nạn nhân. Có người không nói bị công an đánh thì bác sĩ vẫn chứng thương. Một nạn nhân bị chấn thương não. Hôm nay bà vẫn nôn nao và đau đớn khóc lóc. Rất nhiều người khác đến nhà thờ cho chúng con xem các vết bị dùi cui điện đánh vào trán, vào đầu, vào mạn sườn, vào chân. Những vết thương thâm tím rất lạ.
Sáng hôm nay, 29.08.2008, ba anh em chúng con là Phêrô Nguyễn Văn Khải, Giuse Trần Văn Hưng và Antôn Nguyễn Văn Tặng cùng thân nhân một số người bị bắt đã ra công an quận Đống Đa để trao đổi về việc trấn áp, đánh người và bắt người tối hôm qua.
Chúng con ra lúc 8 g 30. Được công an trực mời vào phong trực ghi danh tính, mục đích, yêu cầu. Sau đó họ nói vì không hẹn trước nên không có người tiếp. Chúng con nói với người trực chúng con không có số điện thoại của cơ quan ở đây. Nhân tiện chúng con xin luôn số của công an quận để lần sau liên hệ thì anh cán bộ trực nói rằng số ở đây chỉ gọi nội bộ được thôi.
Họ nói chúng con 10 g 30 trở lại. Đúng giờ chúng con và thân nhân của anh Huy, một trong số những người bị bắt, đến phòng trực ở trụ sở.
Tiếp chúng con là ông Nguyễn Hữu Thắng, Phó Trưởng Công an Quận Đống Đa và hai cán bộ khác.
- Thứ nhất tại sao các giáo dân và các linh mục đang ngồi ở vỉa hè không làm gì mất trật tự mà lại đi đánh đập rồi bắt bớ? Tại sao công an khi giải tán giáo dân bên ngoài trụ sở công an quận lại đi trấn áp giáo dân bằng bạo lực? Tại sao lại đánh đạp dã man giáo dân như thế?
- Thứ hai: Các ông bắt bao nhiêu người thì vì lý do nhân đạo cho chúng tôi biết số lượng và danh tính để chúng tôi liên hệ với người thân của họ và tiếp tế cho họ. Vì giáo dân đông người đến bên ngoài trụ sở. Chúng tôi không biết rõ là những ai. Số người bị bắt thì trong lúc trời tối lại hỗn loạn cho nên chúng tôi cũng không biết. Người bảo 2, người bảo 3, người bảo 7, người bảo hơn 10. Tại sao lại bắt những người đấy đang khi họ cũng chỉ hành động như những người khác?
- Thứ ba: Tại sao các đơn thư chúng tôi kiến nghị liên quan đến việc giải quyết tranh chấp đất đai chưa được trả lời thì công an đã khởi tố vụ án, bắt bớ giáo dân?
Ông Nguyễn Hữu Thắng, Phó Trưởng Công an quận cũng trả lời chúng con rõ ràng ba vấn đề như sau:
- Liên quan đến câu thứ nhất ông nói: Công an chúng tôi không đánh người. Còn trong lúc đông người có xô xát gì chúng tôi không biết. Nhưng cho đến bây giờ chúng tôi chưa nhận được một đơn thư khiếu nại nào của người bị đánh.
Ông nói đi nói lại nội dung này. Chúng con hỏi: Lúc đó ông đứng ở đâu và ông có dám thề hứa trước trời đất và lương tâm ông rằng công an tối qua không đánh giáo dân không? Ông trả lời tránh né vấn đề. Ông cũng nói ông không thấy ai là giáo dân, đeo bảng hiệu giáo dân mà chỉ có một số người vi phạm pháp luật làm mất trật tự công cộng.
Ông nói linh mục tu sĩ và giáo dân chúng con tụ tập bên ngoài trụ sở trên vỉa hè như thế là phạm luật. Ông chỉ cuốn luật trên bàn và bảo nếu cần thì ông chỉ cho hoặc về xem trên mạng. Và vi phạm luật thì chính quyền phải có biện pháp.
- Liên quan đến câu thứ hai, ông nói: Công an chỉ giữ 3 người có hành vi gây rối trật tự công cộng. Giữ chứ không phải là bắt. Nếu có thái độ thành khẩn cộng tác làm việc tốt thì đến tối nay sẽ tha về sau khi nộp phạt hành chính. Cả ba hiện đang bên công an phường Trung Liệt. Nếu muốn gặp những người đấy thì xuống công an phường mà liên hệ.
Liên quan đến câu thứ ba, ông nói: Các đơn thư khiếu nại của các ông gửi cho nhiều cơ quan chứ không chỉ cho chúng tôi. Gửi cho chúng tôi cũng chỉ để báo cho biết thôi chứ không phải cơ quan giải quyết. Các cơ quan nhà nước còn phải giải quyết nhiều việc khác, trả lời nhiều đơn từ khác, chứ không chỉ ăn với trả lời đơn thư của các ông.
Ông nói rồi ông mời chúng con về trong khi chúng con vẫn còn những khía cạnh liên quan để trao đổi. Ông nói nếu cần tranh luận thì hẹn dịp khác. Chúng con lấy làm lạ rằng khi chúng con đứng ở cổng thì công an thúc giục chúng con mau vào bên trong, khi chúng con vào bên trong làm việc thì lại mau chấm dứt và mời về. Khi chúng con đứng ở hè phố thì lại mau chóng thúc đẩy chúng con lên xe về nhà thờ.
Chúng con rời công an quận. Khi ra cổng chúng con gặp thân nhân của Bà Hợi, của anh Phú- một người bị bắt tối qua- cũng đến liên hệ. Chúng con, 3 linh mục, tu sĩ và thân nhân của gia đình anh Huy, anh Phú cùng đi. Trụ sở công an phường Trung Liệt ở cách trụ sở công an quận khoảng 500 mét trên cùng con phố Thái Hà.
Tại cổng công an phường Trung Liệt, các cảnh sát trật tự khoảng hơn 1 chục tràn ra chặn lối chúng con trên hè phố. Chúng con nói yêu cầu. Họ nói chỉ có bố, hoặc mẹ, hoặc vợ, hoặc con được vào trao những thứ cần thiết mà thôi. Dùng dằng mãi, mấy thân nhân và các công an to tiếng với nhau về chuyện gì đó. Trong khi đó ông Bình Đội phó Đội An ninh quận mặc thường phục tiến lại chỗ chúng con. Ông nói ông vừa làm việc với những người bị giữ tối qua.
Thấy 3 linh mục và một số giáo dân trên hè phố, người đi đường dừng lại. Rất đông người dân ở gần cũng đổ đến vây quanh để xem cảnh chúng con nói chuyện với công an và cảnh mấy thân nhân trao đổi lớn tiếng với công an. Ông Bình thúc ép chúng con đi về. Chúng con đi về.
Cho đến 21g hôm nay 29.08.2008, chúng con chưa thấy ai được trả về nhà. Chị Thuỷ, vợ anh Huy vẫn còn ở sân nhà thờ. Chị nói từ sáng đến giờ chị đến mấy lần mà chưa được gặp anh. Vì họ đòi phải có CMND mà giấy này thì chị đã đánh mất.
Tại nhà thờ Thái Hà, giáo dân đến rất đông. Họ đến từ nhiều nơi để chia sẻ với giáo xứ chúng con trong cơn gian nan, khốn khó và cũng để biết xem thực hư thế nào, có đúng như đài báo lên tiếng không. Họ đi từng đoàn theo giáo xứ. Họ ra linh địa Đức Bà cầu nguyện và vào nhà thờ hỏi chuyện. Có mấy bà người Mường ở Hoà Bình về cầu nguyện và vẫn còn đang ở lại đây để tiếp tục cầu nguyện. Một bà trong họ cũng đã bị đánh trọng thương.
Các linh mục và tu sĩ trong ngoài giáo phận cũng đến chia sẻ với chúng con. Đặc biệt là các cha từ Toà Tổng Giám Mục, từ Đại Chủng Viện Hà Nội, từ các giáo xứ trong thành phố. Hôm qua 28.08 cha Giacôbê Nguyễn Văn Lý đã đến dâng lễ và cầu nguyện cho cộng đoàn chúng con. Hôm nay 29.08 có cha Giuse Nguyễn Ngọc Hinh chủ tế và giảng lễ.
Hôm nay, truyền hình, radio, báo chí trong nước tiếp tục bêu xấu và đấu tố giáo xứ Thái Hà chúng con. Đặc biệt là đấu tố cha Bề trên Vũ Khởi Phụng, cha Nguyễn Ngọc Nam Phong, cha Nguyễn Văn Thật, cha Nguyễn Văn Khải và các linh mục, tu sĩ trong giáo xứ.
Nghe và xem giọng điệu của các tin tức và hình ảnh kia chúng con thấy họ vẫn tiếp tục vi phạm pháp luật ở chỗ kết án chúng con khi toà án chưa xét xử và đưa ra phán quyết. Họ cũng làm sai lạc bản chất sự việc đang diễn ra ở giáo xứ Thái Hà. Hơn nữa, họ lại còn quy chụp và quy kết theo tưởng tượng của họ rằng chuyện đang diễn ra ở Thái Hà là chuyện chính trị và có thế lực nào ở ngoại quốc đứng đàng sau.
Trong khi đó nhiều lần chúng con khẳng định khi làm việc với họ rằng: vụ Thái Hà chỉ là chuyện đất đai, công lý, công bằng chứ không là chuyện chính trị. Chỉ là việc liên quan giữa chính quyền và nhà thờ Thái Hà chứ không liên quan đến ngoại quốc. Chỉ là chuyện cầu nguyện ôn hoà trong trật tự tại khu nhà đất của mình chứ không phải là việc làm rối loạn trật tự công cộng. Chúng con nói với họ rằng các ông tôn trọng luật pháp và trả lại công lý cho giáo xứ thì các vấn đề sẽ không còn.
Chúng con nhận được rất nhiều điện thoại và tin nhắn từ nhiều giáo xứ trong nước hỏi về vụ Thái Hà. Một số nói cho chúng con biết nơi nào truyền hình đang định phỏng vẫn cha nào, giáo dân nào. Có nơi giáo dân đã không mắc lừa truyền hình nhà nước đến dựng cảnh, phỏng vấn, đưa tin xuyên tạc, mượn mặt và mượn lời linh mục và giáo dân ở đây để kết án giáo xứ Thái Hà chúng con.
Chúng con cũng thấy giáo dân nhiều nơi chỉ xem truyền hình, nghe đài và xem báo nhà nước, trong khi thiếu phản, tỉnh thiếu thông tin, đã bức xúc và tỏ ý kết án chúng con. Những người đi học và đi làm ở Hà Nội đang về quê nghỉ báo cho chúng con biết vậy.
Cũng có các đoàn hội của nhà nước đến nhà thờ làm công tác dân vận. Đã có Hội Cựu Chiến binh, MTTQ, Phòng Giáo dục quận Đống Đa, Hội Chữ thập đỏ. Chúng con đều tiếp đón lịch sự và hứa sẽ xem xét các kiến nghị của họ. Trong khi trao đổi chúng con có giải trình cho họ một số điều liên quan đến sự việc và gửi cả các văn thư và tài liệu liên quan đến vụ việc của giáo xứ cho họ. Họ đã ra về với một cái nhìn khác.
Riêng Đoàn của Phòng Giáo dục, chúng con cũng phản đối chuyện ghi danh tính các học sinh công giáo tại các trường trong quận và có những lời nói kỳ thị, phân biệt tôn giáo đến các học sinh này, làm ảnh hưởng đến tâm lý và việc học tập của các em. Trừ ông Trưởng đoàn, còn lại chúng con thấy các giáo viên trong Đoàn có thái độ tiếp thu tích cực.
Các giáo dân trong giáo xứ lúc này rất đoàn kết và hiệp nhất. Tinh thần hy sinh của họ khiến các linh mục chúng con cảm động. Bạo lực không làm cho họ sợ hãi và lùi bước trái lại họ càng quyết tâm hơn trong thái độ dấn thân cho công lý của mình. Nhiều người đến nói với chúng con, họ muốn được chịu khổ và sẵn sàng chịu chết vì danh Chúa, vì công lý và vì những người đã bị bắt.
Tại linh địa Đức Bà hầu như suốt ngày đều có các nhóm cầu nguyện. Sau các thánh lễ thì số người đông hơn, đông như lễ Chúa Nhật. Giáo dân ngồi chật nhà thờ, tràn cả ra sân. Sáng hôm qua và sáng hôm nay, 29.08.2008, sau khi cầu nguyện trên linh địa, thì một số người nói có thấy các dấu lạ ở trên mặt trời lúc hừng đông. Cả các cán bộ công an đang làm nhiệm vụ cũng ra nhìn ngắm.
Hiện tại, chúng con vẫn tiếp tục cầu nguyện cho công lý được sớm thực thi đồng thời vẫn tiếp tục khiếu nại. Hôm nay 29.08, chúng con vừa gửi đơn khiếu nại khẩn cấp lên các cấp chính quyền để phản đối việc bắt người vô tội và thả những người bị bắt trong một vụ án trái luật, đồng thời lên án hành động đánh người dã man để giải tán chúng con.
Công an nói chúng con có thể mời luật sư. Chúng con sẽ mời để bảo vệ công lý và bảo vệ các giáo dân trong giáo xứ.
Buổi tối, lễ đồng tế kính thánh Gioan chịu trảm quyết. Một thánh lễ trọng thể được cử hành. Khi thánh lễ kết thúc, chúng con xếp hàng đi quanh Linh địa Đức Bà thắp nến cầu nguyện trong sự giám sát của công an bốn phía.
Bây giờ là 21 giờ 30 đêm, nhà thờ chúng con vấn tấp nập người ra người vào. Bãi giư xe vẫn còn nhiều. Giáo dân nhiều người vẫn đang ra cầu nguyện ở Linh địa. Mọi người rất bình an và vững vàng, ngay cả gia đình những người bị bắt giữ. Thân nhân của những anh chị em này thường xuyên hiện diện ở nhà thờ. Các linh mục và giáo dân an ủi, động viên, chia sẻ với họ. Họ còn trấn an trở lại chúng con. Chúng con cảm thấy thật an ủi. Chúng con tự hào về sự quan tâm, nâng đỡ của các đấng Bề trên bao nhiêu, thì cũng con cũng tự hào về tinh thần hy sinh của họ bấy nhiêu.
Cho đến giờ này, (21 g 30, ngày 29.08.2008) mới chỉ có một người bị bắt giữ hôm qua được thả tự do với lời cảnh cáo có thể bị triệu tập lại.
Chúng con ở đây rất cảm động khi thấy quý cha quý tu sĩ nam nữ ở Sài Gòn đã hiệp thông cầu nguyện với chúng con vào tối ngày đau thương 28.08.2008.
Xin Đức Tổng Giám Mục, Cha Bề Trên Giám Tỉnh tiếp tục cầu nguyện cho chúng con. Xin Chúa chúc lành cho Đức Tổng Giám Mục, Cha Bề Trên Giám Tỉnh và quý cha DCCT đang thường huấn tại Sài Gòn. Qua các ngài, xin cho chúng con gửi lời thăm và cám ơn tới toàn thể các giáo dân và các người yêu công lý những người đã dành cho chúng con những tình cảm tốt đẹp và những lời cầu nguyện hiệu năng.
CÁC LINH MỤC VÀ TU SĨ BÁO CÁO
Giuse Nguyễn Văn Thật
Antôn Nguyễn Văn Dũng
Phêrô Nguyễn Văn Khải
Antôn Nguyễn Văn Tặng
Gioan Nguyễn Ngọc Nam Phong
Phaolô Lê Xuân Lộc
Giuse Đinh Tiến Đức
Giuse Võ Văn Tuệ
Giuse Trần Văn Hưng
Câu truyện bên ấm trà
Hoàng Cúc
07:08 30/08/2008
CÂU CHUYỆN BÊN ẤM TRÀ
Sáng nay, bên ấm trà, tôi và anh bạn hàng xóm vừa tán gẫu vừa xem chương trình thời sự trên truyền hình. Đến đoạn nói về chuyện đất đai tại Thái Hà, ông bạn tôi nói với vẻ rất bực mình:
- Không biết cậu nghĩ thế nào chứ tôi thấy mấy ông thầy tu lợi dụng tôn giáo này ngoan cố quá. Chính quyền đã dùng đủ mọi cách giải thích từ nửa tháng nay mà vẫn không chịu nghe.
Tôi liền nói:
- Tớ nghĩ chắc phải có lí do gì họ mới làm như thế chứ. Tớ đọc thông tin trên internet thì thấy chính quyền đã không thuyết phục cho hợp tình hợp lí, mà lại cứ liên tục ra điều kẻ cả áp đặt, thành ra họ không chịu nghe theo đấy thôi.
- Thì chính quyền là cha mẹ. Cha mẹ nói thì con phải nghe chứ.
- Cậu moi ở đâu ra cái suy nghĩ cũ rích ấy vậy? Tớ tưởng chính quyền là đầy tớ của dân đấy chứ. Trong một chế độ dân chủ thì người làm cha mẹ phải là dân mới phải chứ. Mà nói thật với cậu, tớ chưa từng thấy ở đâu đám đầy tớ lại giầu có, lại cậy quyền cậy thế, lại tham nhũng như xứ sở mình. Chắc đó là tính ưu việt của chế độ XHCN. Đến mức người ta chạy chọt, luồn lách đủ kiểu để đi làm đầy tớ.
- Cậu ăn nói cứ như là bọn phản động ấy.
- Thế cậu chỉ ra cho tớ xem tớ nói sai chỗ nào? Cậu không thấy chuyện tham nhũng, ức hiếp, chạy chọt nhan nhản ra đấy. Chính báo chí nhà nước ngày nào mà chẳng đưa tin. Nói như cậu thì báo chí nhà nước cũng phản động hết hay sao?
- Cậu chỉ ăn nói xỏ xiên.
- Cậu đánh giá tớ quá cao đấy. Tớ nói thật nhé, chuyện xỏ xiên thì tớ phải gọi mấy ông nhà đài nhà báo là sư phụ.
- Cậu ăn nói kiểu gì vậy?
- Này nhé, đất đai của người ta, mình chẳng có giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hay quyền sử dụng gì cả, vậy mà khi người ta làm đơn đòi lại từ năm 1996 đến nay thì cứ im như thóc ngâm, rồi lại còn sang nhượng chia chác. Đến lúc người ta thấy nguy cơ đất đai của người ta bị đem bán chác, người ta quyết tâm đòi lại cho bằng được thì lại lu loa trên đài trên báo rằng: “theo Phó Chủ tịch Vũ Hồng Khanh, qua tình hình thực tế diễn ra từ sau ngày 14-8 đến nay, có thể khẳng định, linh mục và một số công dân tại giáo xứ Thái Hà vẫn tiếp tục có những hành vi coi thường pháp luật, thể hiện quyết tâm chiếm đất bằng mọi cách. » Người ta muốn dành lại đất của người ta bằng mọi cách mà lại khẳng định cứ như quan toàn rằng người ta vi phạm pháp luật. Mảnh đất của người ta ngày xưa rộng tới hơn sáu mẫu tây. Vậy mà lấy đi gần hết, chỉ chừa lại cho người ta được một mẫu ta. Rồi xây nào cơ quan chính quyền phường, nào hội chữ thập đỏ, nào kho bạc nhà nước, nào cơ quan xí nghiệp trên đó. Bây giờ lại giải thể xí nghiệp, rồi định đem đất ngấm ngầm chia lô bán đi nên người ta mới quyết tâm đòi như vậy đấy chứ.
- Nhưng nghe đâu ông linh mục Bích ngày xưa đã có giấy nhường đất đó cho chính quyền rồi mà.
- Đấy, thì mấy ông linh mục ở Thái Hà người ta cũng chỉ yêu cầu giải quyết vụ việc theo đúng pháp luật. Giấy tờ về đất đai họ còn giữ cả đấy. Phía chính quyền thì mãi sau khi linh mục Bích qua đời mới nói là ông ấy đã nhường đất. Trong khi mấy ông linh mục ở Thái Hà vẫn còn cả băng ghi hình và ghi âm lời nói của linh mục Bích. Chính ông linh mục Bích nói là chưa bao giờ cho mượn hay hiến bất cứ một tấc đất nào của nhà thờ. Người ta đòi đối chiếu bút tích thì mấy ông chính quyền nhà mình có dám đưa ra đâu. Đã vậy mà báo đài lại còn cứ ra rả luận điệu rằng: « Phó Chủ tịch thành phố Vũ Hồng Khanh cho biết, ngay từ khi có những hoạt động vi phạm pháp luật tại khu đất của Công ty may Chiến Thắng, mặc dù, các đoàn công tác của quận Đống Đa, các phường Quang Trung, Ô Chợ Dừa đã liên tục dùng nhiều biện pháp tiếp xúc nhưng các linh mục giáo xứ Thái Hà vẫn né tránh, từ chối hợp tác với chính quyền. »
- Cậu nói lạ nhỉ, thế chẳng hoá ra báo đài của nhà nước mình nói điêu à?
- Cứ cái kiểu thông tin một chiều như từ xưa tới nay thì tớ nghĩ tin là họ nói thật mới là chuyện lạ đấy. Cứ nói như kiểu mấy ông nhà báo nhà đài thì hình như mấy ông linh mục và giáo dân ở Thái Hà là cái giống quái gở lạc đến từ hành tinh xa xôi nào đó, chẳng hiểu lẽ phải là gì, chỉ nhăm nhăm ăn cướp đất của người khác. Nhưng mà cứ cái kiểu nói một chiều, chỉ có mình hoàn toàn đúng, còn người khác hoàn toàn sai, thì chỉ những người ngây thơ ngớ ngẩn mới tin thôi. Với lại, ăn nói kiểu đó là cố tình đóng kín mọi cơ hội đối thoại, là bịt miệng người đối thoại rồi còn gì. Khi các phương tiện thông tin hoàn toàn nằm trong tay mình thì muốn nói gì mà chẳng được.
- Nhưng mà bốn năm người bị bắt rồi đấy. Nhà nước sẽ xử theo luật thôi.
- Tớ lại nghĩ rằng nếu cứ theo luật mà xử thì phải xử chính quyền và báo đài của chính quyền trước đấy. Đối với những chuyện như vu khống, bôi nhọ, chiếm đoạt đất trái phép, xâm phạm quyền tự do thân thể của công dân …, thì hình như mấy ông đầy tớ nhà mình cứ làm như họ có quyền ngồi xổm trên hiến pháp pháp luật vậy. Cứ làm như chỉ có dân mới phải sống theo hiến pháp pháp luật vậy. Nhưng mà suy cho cùng thì khi một chính quyền có tất cả hệ thống truyền thông đồ sộ, rồi công cụ chuyên chính là công an và quân đội trong tay, nhưng lại thiếu sự thật, công lí và lẽ công bằng thì cách hành xử ấy cũng không phải là điều gì quá lạ lẫm. Đánh người ta máu me be bét ngay giữa đường phố có bao nhiêu người chứng kiến, người ta còn quay phim chụp ảnh được mà vẫn chối tỉnh bơ, vẫn nói leo lẻo rằng: « Theo luật pháp Việt Nam, lực lượng công an không bao giờ dùng công cụ hỗ trợ để đánh đập những người không vi phạm pháp luật. Lực lượng công an chỉ sử dụng công cụ hỗ trợ trong những trường hợp bị tấn công và điều này, cảnh sát tại tất cả các quốc gia trên thế giới đều thực hiện giống nhau. Hiện tại, cơ quan công an cũng chưa nhận được đơn thư nào của công dân cho là bị đánh đập chiều 28-8 vừa qua. » Hoá ra các ông ấy ăn lương của nhân dân để rồi chỉ nằm ở cơ quan công quyền đợi người ta bị ăn cướp, bị giết chết đến báo rồi mới hạch hoẹ này nọ hay sao? Hay chẳng lẽ quân đội hay công an của Trung Quốc hoặc Lào hay Campuchia đến dùng roi điện đánh dân Việt Nam giữa đường phố Hà Nội hay sao?
- Ơ kìa, tớ nhắc cho cậu là tớ không phải chính quyền, cũng không phải công an hay quân đội đâu nhé. Sao cậu cứ đổ hết tức giận lên đầu tớ vậy?
- Tại cậu cứ bênh mấy thằng đầy tớ mất dậy chằm chặp ấy. Cũng chỉ tại những người cứ bênh chúng nó như cậu đây mà cái đất nước này nó mới rối tung rối mù lên như bây giờ đấy.
- Mình phải yêu nước mình, yêu chính phủ nước mình chứ cậu.
- Này, yêu nước không phải là im lặng và đồng loã với những chuyện xấu xa của bọn sâu mọt nhé. Cứ yêu cái kiểu đó thì chẳng khác gì diệt dân hại nước. Bây giờ làm ăn với năm châu bốn bể rồi thì ít ra cũng phải giữ gìn mặt mũi cho ra giống người chứ, đàng này thì lại cứ thò ra cái bộ mặt gian manh, nói láo và cướp giật như vậy thì ai người ta tin được. Chắc là lại muốn đóng cửa rồi giam cầm cả nước thành một trại tù khổng lồ như Bắc Triều Tiên để đảm bảo ổn định chính trị, không sợ các thế lực thù địch nó dùng diễn biến hoà bình.
- Cậu ăn nói gì mà khiếp thế. Thật là sặc mùi phản động.
- Tớ nói thật với cậu là tớ cũng chẳng muốn chống ai đâu. Nhưng sống ở đời ít ra cũng phải nghĩ tới lẽ phải chứ. Thấy bất công mà không nói được lấy một câu thì tớ nghĩ cũng chẳng nên sống làm gì nữa.
Tôi nhấp thêm một ngụm trà. Vị trà không ngọt mà đắng ngắt trong miệng. Tôi đành chào từ giã anh bạn trong không khí chẳng vui vẻ gì cho lắm.
Sáng nay, bên ấm trà, tôi và anh bạn hàng xóm vừa tán gẫu vừa xem chương trình thời sự trên truyền hình. Đến đoạn nói về chuyện đất đai tại Thái Hà, ông bạn tôi nói với vẻ rất bực mình:
- Không biết cậu nghĩ thế nào chứ tôi thấy mấy ông thầy tu lợi dụng tôn giáo này ngoan cố quá. Chính quyền đã dùng đủ mọi cách giải thích từ nửa tháng nay mà vẫn không chịu nghe.
Tôi liền nói:
- Tớ nghĩ chắc phải có lí do gì họ mới làm như thế chứ. Tớ đọc thông tin trên internet thì thấy chính quyền đã không thuyết phục cho hợp tình hợp lí, mà lại cứ liên tục ra điều kẻ cả áp đặt, thành ra họ không chịu nghe theo đấy thôi.
- Thì chính quyền là cha mẹ. Cha mẹ nói thì con phải nghe chứ.
- Cậu moi ở đâu ra cái suy nghĩ cũ rích ấy vậy? Tớ tưởng chính quyền là đầy tớ của dân đấy chứ. Trong một chế độ dân chủ thì người làm cha mẹ phải là dân mới phải chứ. Mà nói thật với cậu, tớ chưa từng thấy ở đâu đám đầy tớ lại giầu có, lại cậy quyền cậy thế, lại tham nhũng như xứ sở mình. Chắc đó là tính ưu việt của chế độ XHCN. Đến mức người ta chạy chọt, luồn lách đủ kiểu để đi làm đầy tớ.
- Cậu ăn nói cứ như là bọn phản động ấy.
- Thế cậu chỉ ra cho tớ xem tớ nói sai chỗ nào? Cậu không thấy chuyện tham nhũng, ức hiếp, chạy chọt nhan nhản ra đấy. Chính báo chí nhà nước ngày nào mà chẳng đưa tin. Nói như cậu thì báo chí nhà nước cũng phản động hết hay sao?
- Cậu chỉ ăn nói xỏ xiên.
- Cậu đánh giá tớ quá cao đấy. Tớ nói thật nhé, chuyện xỏ xiên thì tớ phải gọi mấy ông nhà đài nhà báo là sư phụ.
- Cậu ăn nói kiểu gì vậy?
- Này nhé, đất đai của người ta, mình chẳng có giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hay quyền sử dụng gì cả, vậy mà khi người ta làm đơn đòi lại từ năm 1996 đến nay thì cứ im như thóc ngâm, rồi lại còn sang nhượng chia chác. Đến lúc người ta thấy nguy cơ đất đai của người ta bị đem bán chác, người ta quyết tâm đòi lại cho bằng được thì lại lu loa trên đài trên báo rằng: “theo Phó Chủ tịch Vũ Hồng Khanh, qua tình hình thực tế diễn ra từ sau ngày 14-8 đến nay, có thể khẳng định, linh mục và một số công dân tại giáo xứ Thái Hà vẫn tiếp tục có những hành vi coi thường pháp luật, thể hiện quyết tâm chiếm đất bằng mọi cách. » Người ta muốn dành lại đất của người ta bằng mọi cách mà lại khẳng định cứ như quan toàn rằng người ta vi phạm pháp luật. Mảnh đất của người ta ngày xưa rộng tới hơn sáu mẫu tây. Vậy mà lấy đi gần hết, chỉ chừa lại cho người ta được một mẫu ta. Rồi xây nào cơ quan chính quyền phường, nào hội chữ thập đỏ, nào kho bạc nhà nước, nào cơ quan xí nghiệp trên đó. Bây giờ lại giải thể xí nghiệp, rồi định đem đất ngấm ngầm chia lô bán đi nên người ta mới quyết tâm đòi như vậy đấy chứ.
- Nhưng nghe đâu ông linh mục Bích ngày xưa đã có giấy nhường đất đó cho chính quyền rồi mà.
- Đấy, thì mấy ông linh mục ở Thái Hà người ta cũng chỉ yêu cầu giải quyết vụ việc theo đúng pháp luật. Giấy tờ về đất đai họ còn giữ cả đấy. Phía chính quyền thì mãi sau khi linh mục Bích qua đời mới nói là ông ấy đã nhường đất. Trong khi mấy ông linh mục ở Thái Hà vẫn còn cả băng ghi hình và ghi âm lời nói của linh mục Bích. Chính ông linh mục Bích nói là chưa bao giờ cho mượn hay hiến bất cứ một tấc đất nào của nhà thờ. Người ta đòi đối chiếu bút tích thì mấy ông chính quyền nhà mình có dám đưa ra đâu. Đã vậy mà báo đài lại còn cứ ra rả luận điệu rằng: « Phó Chủ tịch thành phố Vũ Hồng Khanh cho biết, ngay từ khi có những hoạt động vi phạm pháp luật tại khu đất của Công ty may Chiến Thắng, mặc dù, các đoàn công tác của quận Đống Đa, các phường Quang Trung, Ô Chợ Dừa đã liên tục dùng nhiều biện pháp tiếp xúc nhưng các linh mục giáo xứ Thái Hà vẫn né tránh, từ chối hợp tác với chính quyền. »
- Cậu nói lạ nhỉ, thế chẳng hoá ra báo đài của nhà nước mình nói điêu à?
- Cứ cái kiểu thông tin một chiều như từ xưa tới nay thì tớ nghĩ tin là họ nói thật mới là chuyện lạ đấy. Cứ nói như kiểu mấy ông nhà báo nhà đài thì hình như mấy ông linh mục và giáo dân ở Thái Hà là cái giống quái gở lạc đến từ hành tinh xa xôi nào đó, chẳng hiểu lẽ phải là gì, chỉ nhăm nhăm ăn cướp đất của người khác. Nhưng mà cứ cái kiểu nói một chiều, chỉ có mình hoàn toàn đúng, còn người khác hoàn toàn sai, thì chỉ những người ngây thơ ngớ ngẩn mới tin thôi. Với lại, ăn nói kiểu đó là cố tình đóng kín mọi cơ hội đối thoại, là bịt miệng người đối thoại rồi còn gì. Khi các phương tiện thông tin hoàn toàn nằm trong tay mình thì muốn nói gì mà chẳng được.
- Nhưng mà bốn năm người bị bắt rồi đấy. Nhà nước sẽ xử theo luật thôi.
- Tớ lại nghĩ rằng nếu cứ theo luật mà xử thì phải xử chính quyền và báo đài của chính quyền trước đấy. Đối với những chuyện như vu khống, bôi nhọ, chiếm đoạt đất trái phép, xâm phạm quyền tự do thân thể của công dân …, thì hình như mấy ông đầy tớ nhà mình cứ làm như họ có quyền ngồi xổm trên hiến pháp pháp luật vậy. Cứ làm như chỉ có dân mới phải sống theo hiến pháp pháp luật vậy. Nhưng mà suy cho cùng thì khi một chính quyền có tất cả hệ thống truyền thông đồ sộ, rồi công cụ chuyên chính là công an và quân đội trong tay, nhưng lại thiếu sự thật, công lí và lẽ công bằng thì cách hành xử ấy cũng không phải là điều gì quá lạ lẫm. Đánh người ta máu me be bét ngay giữa đường phố có bao nhiêu người chứng kiến, người ta còn quay phim chụp ảnh được mà vẫn chối tỉnh bơ, vẫn nói leo lẻo rằng: « Theo luật pháp Việt Nam, lực lượng công an không bao giờ dùng công cụ hỗ trợ để đánh đập những người không vi phạm pháp luật. Lực lượng công an chỉ sử dụng công cụ hỗ trợ trong những trường hợp bị tấn công và điều này, cảnh sát tại tất cả các quốc gia trên thế giới đều thực hiện giống nhau. Hiện tại, cơ quan công an cũng chưa nhận được đơn thư nào của công dân cho là bị đánh đập chiều 28-8 vừa qua. » Hoá ra các ông ấy ăn lương của nhân dân để rồi chỉ nằm ở cơ quan công quyền đợi người ta bị ăn cướp, bị giết chết đến báo rồi mới hạch hoẹ này nọ hay sao? Hay chẳng lẽ quân đội hay công an của Trung Quốc hoặc Lào hay Campuchia đến dùng roi điện đánh dân Việt Nam giữa đường phố Hà Nội hay sao?
- Ơ kìa, tớ nhắc cho cậu là tớ không phải chính quyền, cũng không phải công an hay quân đội đâu nhé. Sao cậu cứ đổ hết tức giận lên đầu tớ vậy?
- Tại cậu cứ bênh mấy thằng đầy tớ mất dậy chằm chặp ấy. Cũng chỉ tại những người cứ bênh chúng nó như cậu đây mà cái đất nước này nó mới rối tung rối mù lên như bây giờ đấy.
- Mình phải yêu nước mình, yêu chính phủ nước mình chứ cậu.
- Này, yêu nước không phải là im lặng và đồng loã với những chuyện xấu xa của bọn sâu mọt nhé. Cứ yêu cái kiểu đó thì chẳng khác gì diệt dân hại nước. Bây giờ làm ăn với năm châu bốn bể rồi thì ít ra cũng phải giữ gìn mặt mũi cho ra giống người chứ, đàng này thì lại cứ thò ra cái bộ mặt gian manh, nói láo và cướp giật như vậy thì ai người ta tin được. Chắc là lại muốn đóng cửa rồi giam cầm cả nước thành một trại tù khổng lồ như Bắc Triều Tiên để đảm bảo ổn định chính trị, không sợ các thế lực thù địch nó dùng diễn biến hoà bình.
- Cậu ăn nói gì mà khiếp thế. Thật là sặc mùi phản động.
- Tớ nói thật với cậu là tớ cũng chẳng muốn chống ai đâu. Nhưng sống ở đời ít ra cũng phải nghĩ tới lẽ phải chứ. Thấy bất công mà không nói được lấy một câu thì tớ nghĩ cũng chẳng nên sống làm gì nữa.
Tôi nhấp thêm một ngụm trà. Vị trà không ngọt mà đắng ngắt trong miệng. Tôi đành chào từ giã anh bạn trong không khí chẳng vui vẻ gì cho lắm.
Thái Hà: Đâu là sự thật?
John Chang
08:28 30/08/2008
Thái Hà: Đâu là sự thật?
Tôi có biết sơ về internet nên có thể biết hơn chút đỉnh những gì nhà nước VN muốn cho người trong nước biết. Nhà nước muốn nhân dân nghĩ về Thái Hà như thế nào thì bộ máy truyền thông khổng lồ vô cùng tốn kém của chế độ đã ầm ĩ đưa ra. Không những thế, họ còn có các công cụ phá sóng truyền thanh, có các chuyên gia tin học tạo nên những bức tường lửa, có các ý kiến như của bạn Minh Hiếu, Saigon:
Tôi không hiểu nhiều về chủ quyền của khu đất này nên không dám có ý kiến gì về việc tranh chấp. Tuy nhiên, mặc dù tôi không phải là người theo đạo Thiên Chúa, nhưng khi đi ngang Nhà thờ tôi đều cúi đầu để tỏ lòng thành kính, mỗi lần qua những chỗ tôn nghiêm đều phải hạ mình. Mỗi khi lựa nữ trang, nếu có lỡ cầm trên tay cây Thánh Giá thì cũng phải nâng niu kính trọng. Vậy nên tôi thật sự thất vọng khi thấy các Linh mục và giáo dân lại sử dụng Linh Đài Đức Bà để đòi chủ quyền đất. Họ không xứng là con chiên của Chúa. Nếu so với họ, tôi phải là con chiên ngoan đạo hơn nhiều dù chưa bao giờ đến nhà thờ hành lễ, chưa bao giờ rửa tội cũng như cầu nguyện. (http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/08/080822_thaiha_update.shtml)
Theo kinh nghiệm bản thân của một người đang sống ở VN, đã nghe nhiều, tin nhiều, nhiều khi trong bụng không hề tin nhưng ngoài mặt phải làm bộ “thông suốt” để còn được để yên mà sống tiếp, dù chỉ là sống mòn, để đến khi gần đất xa trời, mới thấy rõ ràng như nhà văn cộng sản nổi tiếng Nguyễn Khải (đại tá quân đội, giải thưởng Hồ Chí Minh) đã nhận xét (và chỉ dám cho công bố sau khi đã qua đời vì nhà nước chẳng bắt người chết đi cải tạo được):
Trong nửa thế kỷ sống dưới sự lãnh đạo của một Đảng theo học thuyết Mác Lê, tôi luôn luôn được nhắc nhở phải tôn trọng quần chúng, sức mạnh của quần chúng có thể thay đổi dòng chảy của lịch sử và số phận của nhiều cá nhân. Nhưng cũng thật trớ trêu, không có một chế độ cộng hoà nào ở thế kỷ 20 lại dám coi thường quần chúng như tại các nước xã hội chủ nghĩa. Sống trong thể chế này suốt mấy mươi năm không có một cuộc biểu tình nào được tổ chức để phản đối một chính sách nào đó của nhà nước. Như thời làm cải cách ruộng đất hay thời huy động nông dân vào các hợp tác xã nông nghiệp. Giám đốc xí nghiệp nhà nước tham ô, mức sống của công nhân giảm sút cũng không có đình công. Nông dân bị kẻ cường quyền đàn áp, làm nhiều việc trái pháp luật, vừa mới nhen nhóm bày tỏ sự bất bình liền bị giập tắt ngay. Vì người lãnh đạo đã nhận định rất đúng rằng, nhân dân ta rất tốt, rất dễ bảo, bỗng dưng họ dám nói xược, dám đòi hỏi này nọ là do có mấy thằng cán bộ về hưu bất mãn cầm đầu. Cứ nhắm mấy thằng đó mà đe, nếu cần thì bắt là đâu vào đấy ngay. Quả nhiên thế thật. Tức là người cầm quyền chả coi dân chúng vào đâu…
Tôi cũng được giải thưởng văn chương cao nhất cấp quốc gia, nhưng tôi biết chỉ mươi năm nữa, thời thế đổi thay chắc chả còn ai nhớ tới mình nữa. Tôi là nhà văn của một thời, thời hết thì văn phải chết, tuyển tập, toàn tập thành giấy lộn cho con cháu bán cân…
Bất cứ cái gì xa lạ với bản tính của mình, với thói quen của mình, nói một câu, với những gì làm nên lai lịch của mình, chả sớm thì muộn đều bị đào thải để mình lại được trở về với cái nguyên gốc. Tôi được biết có một cụ linh mục yêu nước và cấp tiến được cách mạng tín nhiệm mời lên khu làm việc cho kháng chiến thời đánh Pháp. Những khi ngồi một mình cụ vẫn rất buồn vì ở trong rừng không có nhà thờ để cụ đi lễ và làm lễ. Cụ nhớ Chúa, nhớ bày chiên và nhớ cả những lời nói của đấng chăn chiên với bày chiên trong công việc của mỗi ngày. Khi cụ sắp mất cụ thiết tha yêu cầu được một linh mục đang coi sóc một xứ đạo nào đó tới rửa tội và xức dầu Thánh cho cụ...
Một xã hội không tự hiểu mình, mỗi cá nhân cũng không tự hiểu mình, vàng thau, phải trái, cao quý ti tiện lẫn lộn, các giá trị lẫn lộn bắt đầu từ sự không chuẩn xác của ngôn từ. Câu mở đầu kinh thánh Cựu ước “Thoạt Tiên Là Ngôn Ngữ…” (Au conmmencement était le Verbe). Ngôn ngữ làm nên văn minh này, vì nó có thể lưu giữ và truyền lại toàn bộ kinh nghiệm của nhiều đời trước cho nhiều đời sau, càng ngày cái khả năng nhận thức càng gần đúng như nó có, khiến sự lựa chọn của con người khách quan hơn, có hiệu quả tích cực trong quá trình chủ động thích ứng với mọi đổi thay của môi trường sống và môi trường xã hội. Vậy mà ngôn từ lại là cái mặt yếu nhất trong các lãnh vực thuộc thượng tầng kiến trúc ở các nước xã hội chủ nghĩa. Công dân của các nước ấy dùng ngôn từ để che đậy chứ không nhằm giao tiếp, hoặc giao tiếp bằng cách che đậy, “nói vậy mà không phải vậy”! Nó là cái vỏ cứng để bảo vệ mọi sự bất trắc, chống lại thói quen hay xét nét lời ăn tiếng nói của công dân của mọi chính quyền chuyên chế. Cái cách tự bảo vệ ấy lại càng rõ rệt ở cấp lãnh đạo và các viên chức nhà nước làm việc ở các cơ quan quyền lực. Họ nói bằng thứ ngôn ngữ khô cứng đã mất hết sinh khí, một thứ ngôn ngữ chết, ngôn ngữ “gỗ”, nói cả buổi mà người nghe vẫn không thể nhặt ra một chút thông tin mới nào. Các buổi trả lời phỏng vấn báo chí, diễn văn tại các buổi lễ kỷ niệm, báo cáo của Đảng, của chính phủ, của quốc hội, tất cả đều dùng các từ rất mơ hồ, ít cá tính và ít trách nhiệm nhất. Người cầm quyền cấp cao nhất và cấp thấp nhất đều biết cách nói mơ hồ, càng nói mơ hồ càng được đánh giá là chín chắn. Và nói dối, nói dối hiển nhiên, không cần che đậy. Vẫn biết rằng nói dối như thế sẽ không thay đổi được gì vì không một ai tin nhưng vẫn cứ nói. Nói đủ thứ chuyện, nói về dân chủ và tự do, về tập trung và dân chủ, về nhân dân là người chủ của đất nước còn người cầm quyền chỉ là nô bộc của nhân dân. Rồi nói về cần kiện liêm chính, về chí công vô tư, về lý tưởng và cả quyết tâm đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa cộng sản. Nói dối lem lém, nói dối lì lợm, nói không biết xấu hổ, không biết run sợ vì người nghe không có thói quen hỏi lại, không có thói quen lưu giữ các lời giải thích và lời hứa để kiểm tra. Hoặc giả hỏi lại và kiểm tra là không được phép, là tối kỵ, dễ gặp tai hoạ nên không hỏi gì cũng là một phép giữ mình. Người nói nói trong cái trống không, người nghe tuy có mặt đấy nhưng cũng chỉ nghe có những tiếng vang của cái trống không. Nói để giao tiếp đã trở thành nói để không giao tiếp gì hết, nói để mà nói, chả lẽ làm người lại không nói. Thật ra nói thế mà vẫn hiểu nhau cả. Người cầm quyền thì biết là nhân dân đang rất bất bình về nhiều chuyện, nhân dân thì biết người cầm quyền đang nói dối, nhìn vào thực tiễn là biết ngay họ đang nói dối. Nhưng hãy mặc họ với những lời lẽ dối trá của họ, còn mình là dân chả nên hỏi lại nói thế là thật hay không thật. Mình cứ làm theo ý mình và mình cũng sẽ nói dối, nói che đậy nếu như có dịp được người cầm quyền hỏi… (Trích: "Đi tìm cái tôi đã mất", tuỳ bút chính trị 2006, Nguyễn Khải).
Xin cám ơn những giọt nước mắt, mồ hôi và cả những giọt máu tại Thái Hà đã giúp tôi thấm thía ra lời thánh Phao-lô mà Đức Thánh Cha Gioan-Phao-lô II chọn làm chủ đề cho Năm Thánh 2000: “Đức Giê-su Ki-tô vẫn là một, hôm qua cũng như hôm nay, và như vậy mãi đến muôn đời” (Dt 13:8).
Khi mừng Năm Thánh 2000 tôi cứ nghĩ lời này nói về vinh quang của Đức Ki-tô. Không vinh quang sao được? Có ai khác trong nhân loại mà mỗi dịp kỉ niệm ngày sinh đều là một dịp lễ vui mừng trọng đại nhất trong năm trên toàn thế giới? Có ai mà năm sinh được chọn làm cột mốc phát xuất của thời gian như thế? Có ai mà hàng tỷ người trong nhân loại trong 2000 năm qua đã tin theo và chọn làm cho ý nghĩa của cuộc đời mình khi sống và nhất là sau khi chết?
Những giọt nước mắt và máu ở Thái Hà còn nói lên rằng Đức Ki-tô hôm qua, hôm nay và ngày mai ở đây chính là Đức Ki-tô luôn đổ máu trên thập giá, không phải một lần rồi xong, nhưng chính là máu của Người ở trong máu của những thai nhi bị giết chết trong bụng mẹ, chính là máu của Người ở trong máu của những người tin và làm theo Lời của Người, biết rằng Lời Người là chân lý nhưng lời của thế gian lại có loa có kèn có dao có búa có tiền có quyền có danh có lợi và có vẻ như có tất cả để ban cho ta nếu ta chịu quỳ xuống tôn thờ nó.
Tôi có biết sơ về internet nên có thể biết hơn chút đỉnh những gì nhà nước VN muốn cho người trong nước biết. Nhà nước muốn nhân dân nghĩ về Thái Hà như thế nào thì bộ máy truyền thông khổng lồ vô cùng tốn kém của chế độ đã ầm ĩ đưa ra. Không những thế, họ còn có các công cụ phá sóng truyền thanh, có các chuyên gia tin học tạo nên những bức tường lửa, có các ý kiến như của bạn Minh Hiếu, Saigon:
Tôi không hiểu nhiều về chủ quyền của khu đất này nên không dám có ý kiến gì về việc tranh chấp. Tuy nhiên, mặc dù tôi không phải là người theo đạo Thiên Chúa, nhưng khi đi ngang Nhà thờ tôi đều cúi đầu để tỏ lòng thành kính, mỗi lần qua những chỗ tôn nghiêm đều phải hạ mình. Mỗi khi lựa nữ trang, nếu có lỡ cầm trên tay cây Thánh Giá thì cũng phải nâng niu kính trọng. Vậy nên tôi thật sự thất vọng khi thấy các Linh mục và giáo dân lại sử dụng Linh Đài Đức Bà để đòi chủ quyền đất. Họ không xứng là con chiên của Chúa. Nếu so với họ, tôi phải là con chiên ngoan đạo hơn nhiều dù chưa bao giờ đến nhà thờ hành lễ, chưa bao giờ rửa tội cũng như cầu nguyện. (http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/08/080822_thaiha_update.shtml)
Theo kinh nghiệm bản thân của một người đang sống ở VN, đã nghe nhiều, tin nhiều, nhiều khi trong bụng không hề tin nhưng ngoài mặt phải làm bộ “thông suốt” để còn được để yên mà sống tiếp, dù chỉ là sống mòn, để đến khi gần đất xa trời, mới thấy rõ ràng như nhà văn cộng sản nổi tiếng Nguyễn Khải (đại tá quân đội, giải thưởng Hồ Chí Minh) đã nhận xét (và chỉ dám cho công bố sau khi đã qua đời vì nhà nước chẳng bắt người chết đi cải tạo được):
Trong nửa thế kỷ sống dưới sự lãnh đạo của một Đảng theo học thuyết Mác Lê, tôi luôn luôn được nhắc nhở phải tôn trọng quần chúng, sức mạnh của quần chúng có thể thay đổi dòng chảy của lịch sử và số phận của nhiều cá nhân. Nhưng cũng thật trớ trêu, không có một chế độ cộng hoà nào ở thế kỷ 20 lại dám coi thường quần chúng như tại các nước xã hội chủ nghĩa. Sống trong thể chế này suốt mấy mươi năm không có một cuộc biểu tình nào được tổ chức để phản đối một chính sách nào đó của nhà nước. Như thời làm cải cách ruộng đất hay thời huy động nông dân vào các hợp tác xã nông nghiệp. Giám đốc xí nghiệp nhà nước tham ô, mức sống của công nhân giảm sút cũng không có đình công. Nông dân bị kẻ cường quyền đàn áp, làm nhiều việc trái pháp luật, vừa mới nhen nhóm bày tỏ sự bất bình liền bị giập tắt ngay. Vì người lãnh đạo đã nhận định rất đúng rằng, nhân dân ta rất tốt, rất dễ bảo, bỗng dưng họ dám nói xược, dám đòi hỏi này nọ là do có mấy thằng cán bộ về hưu bất mãn cầm đầu. Cứ nhắm mấy thằng đó mà đe, nếu cần thì bắt là đâu vào đấy ngay. Quả nhiên thế thật. Tức là người cầm quyền chả coi dân chúng vào đâu…
Tôi cũng được giải thưởng văn chương cao nhất cấp quốc gia, nhưng tôi biết chỉ mươi năm nữa, thời thế đổi thay chắc chả còn ai nhớ tới mình nữa. Tôi là nhà văn của một thời, thời hết thì văn phải chết, tuyển tập, toàn tập thành giấy lộn cho con cháu bán cân…
Bất cứ cái gì xa lạ với bản tính của mình, với thói quen của mình, nói một câu, với những gì làm nên lai lịch của mình, chả sớm thì muộn đều bị đào thải để mình lại được trở về với cái nguyên gốc. Tôi được biết có một cụ linh mục yêu nước và cấp tiến được cách mạng tín nhiệm mời lên khu làm việc cho kháng chiến thời đánh Pháp. Những khi ngồi một mình cụ vẫn rất buồn vì ở trong rừng không có nhà thờ để cụ đi lễ và làm lễ. Cụ nhớ Chúa, nhớ bày chiên và nhớ cả những lời nói của đấng chăn chiên với bày chiên trong công việc của mỗi ngày. Khi cụ sắp mất cụ thiết tha yêu cầu được một linh mục đang coi sóc một xứ đạo nào đó tới rửa tội và xức dầu Thánh cho cụ...
Một xã hội không tự hiểu mình, mỗi cá nhân cũng không tự hiểu mình, vàng thau, phải trái, cao quý ti tiện lẫn lộn, các giá trị lẫn lộn bắt đầu từ sự không chuẩn xác của ngôn từ. Câu mở đầu kinh thánh Cựu ước “Thoạt Tiên Là Ngôn Ngữ…” (Au conmmencement était le Verbe). Ngôn ngữ làm nên văn minh này, vì nó có thể lưu giữ và truyền lại toàn bộ kinh nghiệm của nhiều đời trước cho nhiều đời sau, càng ngày cái khả năng nhận thức càng gần đúng như nó có, khiến sự lựa chọn của con người khách quan hơn, có hiệu quả tích cực trong quá trình chủ động thích ứng với mọi đổi thay của môi trường sống và môi trường xã hội. Vậy mà ngôn từ lại là cái mặt yếu nhất trong các lãnh vực thuộc thượng tầng kiến trúc ở các nước xã hội chủ nghĩa. Công dân của các nước ấy dùng ngôn từ để che đậy chứ không nhằm giao tiếp, hoặc giao tiếp bằng cách che đậy, “nói vậy mà không phải vậy”! Nó là cái vỏ cứng để bảo vệ mọi sự bất trắc, chống lại thói quen hay xét nét lời ăn tiếng nói của công dân của mọi chính quyền chuyên chế. Cái cách tự bảo vệ ấy lại càng rõ rệt ở cấp lãnh đạo và các viên chức nhà nước làm việc ở các cơ quan quyền lực. Họ nói bằng thứ ngôn ngữ khô cứng đã mất hết sinh khí, một thứ ngôn ngữ chết, ngôn ngữ “gỗ”, nói cả buổi mà người nghe vẫn không thể nhặt ra một chút thông tin mới nào. Các buổi trả lời phỏng vấn báo chí, diễn văn tại các buổi lễ kỷ niệm, báo cáo của Đảng, của chính phủ, của quốc hội, tất cả đều dùng các từ rất mơ hồ, ít cá tính và ít trách nhiệm nhất. Người cầm quyền cấp cao nhất và cấp thấp nhất đều biết cách nói mơ hồ, càng nói mơ hồ càng được đánh giá là chín chắn. Và nói dối, nói dối hiển nhiên, không cần che đậy. Vẫn biết rằng nói dối như thế sẽ không thay đổi được gì vì không một ai tin nhưng vẫn cứ nói. Nói đủ thứ chuyện, nói về dân chủ và tự do, về tập trung và dân chủ, về nhân dân là người chủ của đất nước còn người cầm quyền chỉ là nô bộc của nhân dân. Rồi nói về cần kiện liêm chính, về chí công vô tư, về lý tưởng và cả quyết tâm đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa cộng sản. Nói dối lem lém, nói dối lì lợm, nói không biết xấu hổ, không biết run sợ vì người nghe không có thói quen hỏi lại, không có thói quen lưu giữ các lời giải thích và lời hứa để kiểm tra. Hoặc giả hỏi lại và kiểm tra là không được phép, là tối kỵ, dễ gặp tai hoạ nên không hỏi gì cũng là một phép giữ mình. Người nói nói trong cái trống không, người nghe tuy có mặt đấy nhưng cũng chỉ nghe có những tiếng vang của cái trống không. Nói để giao tiếp đã trở thành nói để không giao tiếp gì hết, nói để mà nói, chả lẽ làm người lại không nói. Thật ra nói thế mà vẫn hiểu nhau cả. Người cầm quyền thì biết là nhân dân đang rất bất bình về nhiều chuyện, nhân dân thì biết người cầm quyền đang nói dối, nhìn vào thực tiễn là biết ngay họ đang nói dối. Nhưng hãy mặc họ với những lời lẽ dối trá của họ, còn mình là dân chả nên hỏi lại nói thế là thật hay không thật. Mình cứ làm theo ý mình và mình cũng sẽ nói dối, nói che đậy nếu như có dịp được người cầm quyền hỏi… (Trích: "Đi tìm cái tôi đã mất", tuỳ bút chính trị 2006, Nguyễn Khải).
Xin cám ơn những giọt nước mắt, mồ hôi và cả những giọt máu tại Thái Hà đã giúp tôi thấm thía ra lời thánh Phao-lô mà Đức Thánh Cha Gioan-Phao-lô II chọn làm chủ đề cho Năm Thánh 2000: “Đức Giê-su Ki-tô vẫn là một, hôm qua cũng như hôm nay, và như vậy mãi đến muôn đời” (Dt 13:8).
Khi mừng Năm Thánh 2000 tôi cứ nghĩ lời này nói về vinh quang của Đức Ki-tô. Không vinh quang sao được? Có ai khác trong nhân loại mà mỗi dịp kỉ niệm ngày sinh đều là một dịp lễ vui mừng trọng đại nhất trong năm trên toàn thế giới? Có ai mà năm sinh được chọn làm cột mốc phát xuất của thời gian như thế? Có ai mà hàng tỷ người trong nhân loại trong 2000 năm qua đã tin theo và chọn làm cho ý nghĩa của cuộc đời mình khi sống và nhất là sau khi chết?
Những giọt nước mắt và máu ở Thái Hà còn nói lên rằng Đức Ki-tô hôm qua, hôm nay và ngày mai ở đây chính là Đức Ki-tô luôn đổ máu trên thập giá, không phải một lần rồi xong, nhưng chính là máu của Người ở trong máu của những thai nhi bị giết chết trong bụng mẹ, chính là máu của Người ở trong máu của những người tin và làm theo Lời của Người, biết rằng Lời Người là chân lý nhưng lời của thế gian lại có loa có kèn có dao có búa có tiền có quyền có danh có lợi và có vẻ như có tất cả để ban cho ta nếu ta chịu quỳ xuống tôn thờ nó.
Trái đắng... Thái Hà
Alfonso Hoàng Gia Bảo
08:39 30/08/2008
Trái đắng…Thái Hà!
‘Mật ngọt & trái đắng’ là những từ thường dùng để nói về cạm bẫy, nỗi đắng cay do yêu lầm. Mặc dù giả dối nhưng ít ra nó cũng còn có được lớp vỏ bọc đường. Còn loại trái đang đơm hoa kết quả trên đất của giáo xứ Thái Hà, thì suốt mấy chục năm qua mọi người chưa ai nếm được hương vị nào khác ngoài sự đắng nghét của nó!
Mấy ngày nay giáo xứ Thái Hà đang trở thành điểm nóng!
Diễn biến tuy mới, nhưng thật ra chỉ là sự tiếp nối đúng logic của một việc dở dang nửa thế kỷ trước. Cũng giống như việc một người chết oan ức không thể nhắm mắt, những khuất tất trong vụ tịch thu tài sản Dòng Chúa Cứu Thế Hà-Nội đã khiến nó chưa chịu kết thúc.
Ngoài mớ giấy tờ nhà nước bảo là do Cha Bích ký cần được giám định bởi một cơ quan độc lập đáng tin cậy, còn một việc rất quan trọng khác cũng cần được làm cho sáng tỏ. Đó là việc bắt bỏ tù hai tu sĩ của nhà dòng, để sau đó cả hai cùng bị chết trong nhà tù Hỏa Lò, đó là thầy Văn và thầy Đạt, vì sao?
Vào những năm 1960s ấy, xã hội miền Bắc qua mô tả của nhiều nguồn tư liệu đúng là một thứ địa ngục trần gian. Các chiến dịch chống lại các quyền căn bản của con người thời ấy do chính quyền HCM khởi xướng, gồm ‘cải cách ruộng đất, đấu tố, nhân văn giai phẩm’ mà ngày nay khi xem lại phim ảnh tư liệu, chúng ta vẫn còn cảm thấy rợn người.
Chúng hoàn toàn khác xa với đoạn ‘copy’ vay mượn từ bản Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ cũng do chính ông giới thiệu trước thế giới tại Ba Đình ngày 2/9/1945, về sự ra đời của một nước VN-DCCH với bao điều tốt đẹp.
“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.”
Chuyện đàn áp và cướp bóc tài sản giáo hội đã diễn ra không lâu sau đó, ngay sau khi chế độ của ông ta ‘sát phạt’ xong các tầng lớp bị cho là ‘nguy hiểm’ là những nhà giàu và giới trí thức 1953-1958.
Một xã hội bị chính quyền cố tình cài vào đấy những hoàn cảnh để con người ta nghi kỵ lẫn nhau, lãnh đạo về nhà lôi cả người thân ruột thịt của mình ra đấu tố để “làm gương” cho các đồng chí khác, chắc chắn những người lãnh đạo xã hội ấy không thể nào để cho những con người tu hành hiền lành tử tế kia sống yên được
Sống trong một bối cảnh xã hội như vậy, mọi người đều có quyền hỏi, liệu đã từng có một âm mưu hãm hại tu sĩ DCCT, khiến cả nhà dòng còn đúng một linh mục già là Cha Bích, để không còn ai khác để làm nhân chứng về sau, một khi họ có ý định cướp đoạt và xóa sổ nhà dòng?
Dẫu sao thì qua các nguồn tài liệu liên quan, không còn nghi ngờ gì nữa là cội nguồn của những bất hạnh mà giáo xứ Thái Hà đang phải gánh chịu hiện nay, đã khởi sự từ thời ông Hồ Chí Minh còn làm lãnh đạo.
Bằng hành động cưỡng chiếm hơn 90% quần thể diện tích 60.000 mét vuông gồm nhiều công trình của dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội gần 50 năm trước (1961), chính quyền thời ấy đã cấy xuống mảnh đất này những ‘hạt độc’ của sự ác!
Cả một Nhà Dòng nay chỉ còn mỗi một cha già Bích bơ vơ, họ đã toan tính điều gì?
Với những loại hạt độc, dù thời gian ủ bệnh có dài bao lâu nhưng sớm muộn gì cũng có lúc, sẽ phát bệnh. Và quả nhiên, chuyện gì phải đến nay đã đến, trái đắng Thái Hà chính là ‘quả’ của cái ‘nhân’ ngày xưa, chính quyền sẽ phải nhận lại cái ngày xưa đã gieo.
Những thông tin và hình ảnh được gởi đi từ Hà Nội tối hôm 28/8 vừa qua cho thấy, vụ việc đã bị chính quyền đẩy lên tới mức độ trầm trọng. Vũ lực được đem ra sử dụng để đàn áp, bắt bớ giáo dân. Với biến cố ấy chắc chắn ít nhiều gì sẽ khiến cho quan hệ giáo hội Vatican và nhà nước VN sau hơn chục lần thương thảo chưa đi đến đâu, càng trở nên gay go hơn.
Khi dùng roi điện quất vào người giáo dân hiền lành trước trụ sở Công an Quận, việc họ từng làm đối với những người biểu tình cũng vì đất đai tại trụ sở Văn Phòng II Quốc Hội ở Sàigòn năm 2007, những kẻ thi hành có thể không lường trước hết hậu quả nhưng với cấp lãnh đạo ra lệnh cho họ chắc chắn biết rất rõ.
Vì sao họ dám ‘tấn công’ giáo dân ôn hòa giữa thanh thiên bạch nhật, đến nay vẫn còn khiến nhiều người phải ngạc nhiên. Trong đó có cả Sứ Quán Hoa Kỳ, bằng chứng là ngay sáng sớm hôm 29/8 sau họ đã phải tức tốc cử nhân viên xuống tận giáo xứ gặp các giáo dân để tìm hiểu.
Phải chăng vì đã quen với lối hành xử bắt nạt dân oan ở vườn hoa Mai Xuân Thưởng Hà nội, Văn phòng II Quốc hội tại Saigòn năm nào mà vẫn bình an vô sự, đã khiến họ xem thường chuyện này chăng?
Họ đã lầm, tuy cùng là nạn nhân của chế độ nhưng ‘giáo oan’ rất khác với ‘dân oan’, điều giáo hội mong mỏi qua việc này là công bằng và công lý xã hội, tài sản đối với một tôn giáo (đúng nghĩa) chỉ là phương tiện cứu nhân độ thế và thuộc hàng thứ yếu.
Tòa án: Lối thoát duy nhất cho ‘vụ Thái Hà’
Với quyết định khởi tố giáo xứ Thái Hà, ngành Tư Pháp VN đã được Công an quận Đống Đa ghi tên giúp vào sách Guinness với kỷ lục ‘mức phá hoại của công ít gây thiệt hại nhất” vì chỉ làm đổ mỗi cái… bờ giậu!
Tuy nhiên mới thoạt nghe, mà lại đang ở quốc gia độc tài còn ít nhiều ‘hơi hướm’ cộng sản tàn bạo như VN, ai nấy hẳn đều cảm thấy lo lắng.
Nhưng với đức tin của người có đạo, đó chính là ý Chúa!
Ngài đã mở một lối thoát cho tất cả những bế tắc hiện nay. Bởi nhìn cảnh con cái giáo hội, đơn khiếu nại cứ bị nhà nước cho nằm chờ im ỉm mãi, mọi người đã quá mệt mỏi, tội nghiệp nhất là các cụ già tối ngày phải lo canh tượng Đức Mẹ, mà mùa lạnh lẽo lại sắp đến nơi.
Động thái truy tố giáo xứ, tưởng rằng oai mà thật ra chính họ mới là người đang bấn loạn, mà nói theo sách vở của họ là “đang giẫy chết!”. Vì không còn biết nên xử trí tình huống ra sao, hết đường nên mới phải dùng đến luật, chỉ tiếc rằng đấy chỉ là ‘luật rừng’ nên chẳng khiến ai sợ.
Rất có thể mục đích của họ chỉ là ‘hù dọa’ khi nghe tin ông này bà kia cầm đầu giáo dân, bắt hết ‘đám’ này mọi chuyện sẽ yên ổn ngay.
Không hiểu ‘quân sư quạt mo’ nào dám nhận lãnh trọng trách tư vấn đối phó với Thái Hà kiểu này?
Có lẽ do vô thần, nên người này không hiểu cội nguồn của sức mạnh tôn giáo rất khác trần gian, muốn đối chọi với họ đâu cần phải tốn sức đến thế, chỉ cần hai chữ ‘chân lý’ rất đơn giản sẽ thuyết phục không chỉ đạo công giáo mà còn tất cả mọi tôn giáo.
Hậu quả là quân sư đã đầy ‘thân chủ’ mình là nhà nước CH-XHCN-VN vào… rọ!
Xin chúc mừng giáo xứ Thái Hà, một con đường thênh thanh đang mở ra trước mắt các quí Cha và giáo dân.
Lệnh khởi tố ư?!
Có nghĩa mọi việc từ nay sẽ buộc phải giải quyết theo đúng trình tự pháp luật. Vấn đề là còn lại là giáo hội cũng như cộng đồng Thiên Chúa Giáo thế giới gây áp lực trước công luận, buộc không còn xảy ra kiểu tòa án từng xử Cha Lý trước đây.
Việc này chỉ cần nhìn vào bộ đếm số lượng khách vào theo dõi tin tức trên Catholic chắc Quí Cha cũng cảm thấy an tâm. Vài trăm ngàn lượt trong một ngày, một số lượng đáng kinh ngạc mà ngay cả những tờ báo lớn trên thế giới cũng phải ao ước!
Phần chúng con, giáo dân Sàigòn và cả nước sẽ cầu nguyện xin Chúa sớm ban chân lý xuống cho giáo xứ Thái Hà, dân tộc VN và luôn đứng sát bên các quí Cha DCCT và giáo dân họ đạo này
giaodansaigon@gmail.com
‘Mật ngọt & trái đắng’ là những từ thường dùng để nói về cạm bẫy, nỗi đắng cay do yêu lầm. Mặc dù giả dối nhưng ít ra nó cũng còn có được lớp vỏ bọc đường. Còn loại trái đang đơm hoa kết quả trên đất của giáo xứ Thái Hà, thì suốt mấy chục năm qua mọi người chưa ai nếm được hương vị nào khác ngoài sự đắng nghét của nó!
Mấy ngày nay giáo xứ Thái Hà đang trở thành điểm nóng!
Diễn biến tuy mới, nhưng thật ra chỉ là sự tiếp nối đúng logic của một việc dở dang nửa thế kỷ trước. Cũng giống như việc một người chết oan ức không thể nhắm mắt, những khuất tất trong vụ tịch thu tài sản Dòng Chúa Cứu Thế Hà-Nội đã khiến nó chưa chịu kết thúc.
Ngoài mớ giấy tờ nhà nước bảo là do Cha Bích ký cần được giám định bởi một cơ quan độc lập đáng tin cậy, còn một việc rất quan trọng khác cũng cần được làm cho sáng tỏ. Đó là việc bắt bỏ tù hai tu sĩ của nhà dòng, để sau đó cả hai cùng bị chết trong nhà tù Hỏa Lò, đó là thầy Văn và thầy Đạt, vì sao?
Vào những năm 1960s ấy, xã hội miền Bắc qua mô tả của nhiều nguồn tư liệu đúng là một thứ địa ngục trần gian. Các chiến dịch chống lại các quyền căn bản của con người thời ấy do chính quyền HCM khởi xướng, gồm ‘cải cách ruộng đất, đấu tố, nhân văn giai phẩm’ mà ngày nay khi xem lại phim ảnh tư liệu, chúng ta vẫn còn cảm thấy rợn người.
Chúng hoàn toàn khác xa với đoạn ‘copy’ vay mượn từ bản Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ cũng do chính ông giới thiệu trước thế giới tại Ba Đình ngày 2/9/1945, về sự ra đời của một nước VN-DCCH với bao điều tốt đẹp.
“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.”
Chuyện đàn áp và cướp bóc tài sản giáo hội đã diễn ra không lâu sau đó, ngay sau khi chế độ của ông ta ‘sát phạt’ xong các tầng lớp bị cho là ‘nguy hiểm’ là những nhà giàu và giới trí thức 1953-1958.
Một xã hội bị chính quyền cố tình cài vào đấy những hoàn cảnh để con người ta nghi kỵ lẫn nhau, lãnh đạo về nhà lôi cả người thân ruột thịt của mình ra đấu tố để “làm gương” cho các đồng chí khác, chắc chắn những người lãnh đạo xã hội ấy không thể nào để cho những con người tu hành hiền lành tử tế kia sống yên được
Sống trong một bối cảnh xã hội như vậy, mọi người đều có quyền hỏi, liệu đã từng có một âm mưu hãm hại tu sĩ DCCT, khiến cả nhà dòng còn đúng một linh mục già là Cha Bích, để không còn ai khác để làm nhân chứng về sau, một khi họ có ý định cướp đoạt và xóa sổ nhà dòng?
Dẫu sao thì qua các nguồn tài liệu liên quan, không còn nghi ngờ gì nữa là cội nguồn của những bất hạnh mà giáo xứ Thái Hà đang phải gánh chịu hiện nay, đã khởi sự từ thời ông Hồ Chí Minh còn làm lãnh đạo.
Bằng hành động cưỡng chiếm hơn 90% quần thể diện tích 60.000 mét vuông gồm nhiều công trình của dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội gần 50 năm trước (1961), chính quyền thời ấy đã cấy xuống mảnh đất này những ‘hạt độc’ của sự ác!
Cả một Nhà Dòng nay chỉ còn mỗi một cha già Bích bơ vơ, họ đã toan tính điều gì?
Với những loại hạt độc, dù thời gian ủ bệnh có dài bao lâu nhưng sớm muộn gì cũng có lúc, sẽ phát bệnh. Và quả nhiên, chuyện gì phải đến nay đã đến, trái đắng Thái Hà chính là ‘quả’ của cái ‘nhân’ ngày xưa, chính quyền sẽ phải nhận lại cái ngày xưa đã gieo.
Những thông tin và hình ảnh được gởi đi từ Hà Nội tối hôm 28/8 vừa qua cho thấy, vụ việc đã bị chính quyền đẩy lên tới mức độ trầm trọng. Vũ lực được đem ra sử dụng để đàn áp, bắt bớ giáo dân. Với biến cố ấy chắc chắn ít nhiều gì sẽ khiến cho quan hệ giáo hội Vatican và nhà nước VN sau hơn chục lần thương thảo chưa đi đến đâu, càng trở nên gay go hơn.
Khi dùng roi điện quất vào người giáo dân hiền lành trước trụ sở Công an Quận, việc họ từng làm đối với những người biểu tình cũng vì đất đai tại trụ sở Văn Phòng II Quốc Hội ở Sàigòn năm 2007, những kẻ thi hành có thể không lường trước hết hậu quả nhưng với cấp lãnh đạo ra lệnh cho họ chắc chắn biết rất rõ.
Vì sao họ dám ‘tấn công’ giáo dân ôn hòa giữa thanh thiên bạch nhật, đến nay vẫn còn khiến nhiều người phải ngạc nhiên. Trong đó có cả Sứ Quán Hoa Kỳ, bằng chứng là ngay sáng sớm hôm 29/8 sau họ đã phải tức tốc cử nhân viên xuống tận giáo xứ gặp các giáo dân để tìm hiểu.
Phải chăng vì đã quen với lối hành xử bắt nạt dân oan ở vườn hoa Mai Xuân Thưởng Hà nội, Văn phòng II Quốc hội tại Saigòn năm nào mà vẫn bình an vô sự, đã khiến họ xem thường chuyện này chăng?
Họ đã lầm, tuy cùng là nạn nhân của chế độ nhưng ‘giáo oan’ rất khác với ‘dân oan’, điều giáo hội mong mỏi qua việc này là công bằng và công lý xã hội, tài sản đối với một tôn giáo (đúng nghĩa) chỉ là phương tiện cứu nhân độ thế và thuộc hàng thứ yếu.
Tòa án: Lối thoát duy nhất cho ‘vụ Thái Hà’
Với quyết định khởi tố giáo xứ Thái Hà, ngành Tư Pháp VN đã được Công an quận Đống Đa ghi tên giúp vào sách Guinness với kỷ lục ‘mức phá hoại của công ít gây thiệt hại nhất” vì chỉ làm đổ mỗi cái… bờ giậu!
Tuy nhiên mới thoạt nghe, mà lại đang ở quốc gia độc tài còn ít nhiều ‘hơi hướm’ cộng sản tàn bạo như VN, ai nấy hẳn đều cảm thấy lo lắng.
Nhưng với đức tin của người có đạo, đó chính là ý Chúa!
Ngài đã mở một lối thoát cho tất cả những bế tắc hiện nay. Bởi nhìn cảnh con cái giáo hội, đơn khiếu nại cứ bị nhà nước cho nằm chờ im ỉm mãi, mọi người đã quá mệt mỏi, tội nghiệp nhất là các cụ già tối ngày phải lo canh tượng Đức Mẹ, mà mùa lạnh lẽo lại sắp đến nơi.
Động thái truy tố giáo xứ, tưởng rằng oai mà thật ra chính họ mới là người đang bấn loạn, mà nói theo sách vở của họ là “đang giẫy chết!”. Vì không còn biết nên xử trí tình huống ra sao, hết đường nên mới phải dùng đến luật, chỉ tiếc rằng đấy chỉ là ‘luật rừng’ nên chẳng khiến ai sợ.
Rất có thể mục đích của họ chỉ là ‘hù dọa’ khi nghe tin ông này bà kia cầm đầu giáo dân, bắt hết ‘đám’ này mọi chuyện sẽ yên ổn ngay.
Không hiểu ‘quân sư quạt mo’ nào dám nhận lãnh trọng trách tư vấn đối phó với Thái Hà kiểu này?
Có lẽ do vô thần, nên người này không hiểu cội nguồn của sức mạnh tôn giáo rất khác trần gian, muốn đối chọi với họ đâu cần phải tốn sức đến thế, chỉ cần hai chữ ‘chân lý’ rất đơn giản sẽ thuyết phục không chỉ đạo công giáo mà còn tất cả mọi tôn giáo.
Hậu quả là quân sư đã đầy ‘thân chủ’ mình là nhà nước CH-XHCN-VN vào… rọ!
Xin chúc mừng giáo xứ Thái Hà, một con đường thênh thanh đang mở ra trước mắt các quí Cha và giáo dân.
Lệnh khởi tố ư?!
Có nghĩa mọi việc từ nay sẽ buộc phải giải quyết theo đúng trình tự pháp luật. Vấn đề là còn lại là giáo hội cũng như cộng đồng Thiên Chúa Giáo thế giới gây áp lực trước công luận, buộc không còn xảy ra kiểu tòa án từng xử Cha Lý trước đây.
Việc này chỉ cần nhìn vào bộ đếm số lượng khách vào theo dõi tin tức trên Catholic chắc Quí Cha cũng cảm thấy an tâm. Vài trăm ngàn lượt trong một ngày, một số lượng đáng kinh ngạc mà ngay cả những tờ báo lớn trên thế giới cũng phải ao ước!
Phần chúng con, giáo dân Sàigòn và cả nước sẽ cầu nguyện xin Chúa sớm ban chân lý xuống cho giáo xứ Thái Hà, dân tộc VN và luôn đứng sát bên các quí Cha DCCT và giáo dân họ đạo này
giaodansaigon@gmail.com
Nghe-Nhìn-Xét-Làm
Thiên Thời
08:46 30/08/2008
NGHE-NHÌN-XÉT-LÀM
Cổ nhân có câu: “Trời sinh ra mọi người có hai tai để nghe, hai mắt để nhìn, bộ óc để suy nghĩ, nhưng chỉ có một cái miệng để nói. Vì thế, nói là ít nhất, mà cần nghe nhiều, nhìn nhiều và nghĩ nhiều”.
Chân lý ấy không biết có tự bao giờ, và con người ta cần nói khi nào, và nói làm sao. Nói và làm là những hành động hệ quả từ nghe (lắng nghe) – nhìn (quan sát) – xét (suy nghĩ).
Mỗi ngày tôi ngồi đọc sách, sách nghiên cứu, tin tức (nghe), đi công vụ các nước (nhìn), đem so sánh đối chiếu với cuộc sống, nhất là cuộc sống con người (xét). Càng ngày tôi càng thấy nhiều vấn đề trong xã hội Việtnam. Và tôi lại tự hỏi: Đã đến lúc mình nói chưa, nghĩa là nghe đủ chưa, thấy đủ chưa, xét (nghĩ) đủ chưa để rồi nói (làm) một hành động gì đó với bàn dân thiên hạ?
Nhân tiện vụ việc Thái Hà, tôi xin nói (làm) vài ý nghĩ:
1. Điều quan trọng và tất yếu sẽ xảy là cho một Đất nước Việt Nam, cái gì tới, thì nó sẽ tới.
Tham nhũng, hối lộ là tất yếu của một nền giáo dục gian dối: Ở bậc Tiểu học, đã có tới 22% “sinh viên đại học chữ to” biết... nói dối cha mẹ, còn ở bậc THCS và THPT thì có tới 50% và 64% học sinh “lừa cha dối mẹ”. Và ở bậc ĐH, CĐ có đến hơn 80% sinh viên sẵn sàng nói dối để qua mặt phụ huynh. (http://kenh14.vn/home/20080807125951117_tm,1cat4/64-hoc-sinh-cap-3-noi-doi-cha-me.chn; http://www.giaoducvn.net/news/content/view/495/49/; www.dantri.com.vn).
Chủ nghĩa vô thần, tự nó là không đủ để đứng vững, nó ví như cái máy vi tính chỉ có phần cứng (hardware) mà không có phần mềm (software), đi xa hơn như con người chỉ có xác mà không có hồn. Nghĩa là chúng chỉ sống đời này, chết là hết. Vì thế, vơ vét mọi sự cho mình dựa trên quyền lực độc tài. Người có tôn giáo thực thụ không bao giờ làm hay sống kiểu như thế. Họ có làm thì chỉ 1 số nhỏ, rồi sẽ bị xã hội khai trừ. Cả một bộ máy Vô Thần thì tham nhũng, hối lộ là tất yếu vì không còn sợ ai trên đời này, cộng với cái lối biện luận mục đích biện minh cho phương tiện của họ.
Thật là buồn, đến hôm nay 8.2008 mà Sân bay Quốc Tế Tân Sơn Nhất còn phải chịu cảnh bỏ tiền vào passport cho công an an ninh. Có 5-10 usd, vui vẻ, cười nói, 30 giây đóng dấu, đi ngay. Không có đồng nào, mặt xịu xuống, nhìn loanh quanh, đứt dây thần kinh xấu hổ rồi, 5-10 phút mới cho qua một người không “đút lót”. Một hình thức răn đe người đi sau, muốn qua mau thì bỏ tiền vào passport. Ăn bẩn. Không tin, các bạn cứ về Sân Bay Tân Sơn Nhất, tinh ý một chút, để ý một chút, sẽ thấy điều đó, hết chỗ nói.
Thối mọi nơi, mọi chỗ. Gian xảo, lừa lọc, trộm cắp, là con đẻ của “Chủ Nghĩa Cộng Sản Vô Thần”, nó là cha của ma quỷ mà.
2. Dân được ấm no, hạnh phúc khi Chủ Nghĩa Vô Thần không tồn tại, nghĩa là người lãnh đạo phải có lương tâm, có tôn giáo, trong cái tư duy của lãnh đạo để cho Tôn Giáo hướng dẫn lương tâm, lương tri con người.
Một lần đến Úc, Mỹ… bạn sẽ thấy điều đó. Thiên Chúa, Ông Trời, Đấng luôn hiện hữu trong tâm trí con người, họ biết làm lành lánh dữ, để hưởng hạnh phúc đời sau.
Có câu chuyện vui, mà giới trẻ chuyển cho nhau đọc qua yahoo messenger:
“Nhân chuyến viếng thăm của Thủ Tướng VN đến Mỹ, sau một hồi bàn chuyện kinh tế, chính trị…
Tổng thống Mỹ kể chuyện nước ông: Nước tôi, người bình thường lương tháng khỏang 1.500 USD, nhưng họ ăn uống khỏang 500 USD. Thủ tướng VN hỏi lại: Thế 1.000 USD đó họ để đâu. Tổng thống Mỹ đáp: Tôi không biết.
Thủ tướng VN đáp lại bằng cách giới thiệu về dân nước mình. Nước tôi người dân chịu khó làm việc lắm. Nhưng còn nghèo. Mỗi người mỗi tháng thu nhập thấp nhất chỉ 500.000 vnđ. Mà họ phải dùng để ăn uống đủ sống phải là 2.000.000 vnđ. Tống thống Mỹ trợn mắt hỏi: Thế họ lấy đâu ra 1.500.000 vnđ để ăn mà sống. Thủ Tướng VN trả lời: “Tôi không biết!” .
Có gì đâu mà không biết: Hối lộ vòng tròn. Là chính sách ngu dân và trị của Cộng Sản. Lo cho đồng lương không đủ. Thì Ai cũng có hối lộ để sống cho đủ. Mà đó là tội, đụng chuyện, bọn bây bị kỷ luật. Chạy đâu thóat. Nên chịu khó làm việc cho “Đảng” Tao, cho dù phải làm chuyện bất lương, dã man với đồng lọai. Chịu khó mà làm dụng cụ cho Đảng.
Nói như thế, nhưng đã đến lúc bạn làm điều cần làm chưa, còn tùy vào suy xét của bạn. Đã đến lúc nghe đủ chưa, nhìn đủ chưa, nghĩ đủ chưa để đưa đến hành động?
Sài Gòn, ngày 30.8.2008
Cổ nhân có câu: “Trời sinh ra mọi người có hai tai để nghe, hai mắt để nhìn, bộ óc để suy nghĩ, nhưng chỉ có một cái miệng để nói. Vì thế, nói là ít nhất, mà cần nghe nhiều, nhìn nhiều và nghĩ nhiều”.
Chân lý ấy không biết có tự bao giờ, và con người ta cần nói khi nào, và nói làm sao. Nói và làm là những hành động hệ quả từ nghe (lắng nghe) – nhìn (quan sát) – xét (suy nghĩ).
Mỗi ngày tôi ngồi đọc sách, sách nghiên cứu, tin tức (nghe), đi công vụ các nước (nhìn), đem so sánh đối chiếu với cuộc sống, nhất là cuộc sống con người (xét). Càng ngày tôi càng thấy nhiều vấn đề trong xã hội Việtnam. Và tôi lại tự hỏi: Đã đến lúc mình nói chưa, nghĩa là nghe đủ chưa, thấy đủ chưa, xét (nghĩ) đủ chưa để rồi nói (làm) một hành động gì đó với bàn dân thiên hạ?
Nhân tiện vụ việc Thái Hà, tôi xin nói (làm) vài ý nghĩ:
1. Điều quan trọng và tất yếu sẽ xảy là cho một Đất nước Việt Nam, cái gì tới, thì nó sẽ tới.
Tham nhũng, hối lộ là tất yếu của một nền giáo dục gian dối: Ở bậc Tiểu học, đã có tới 22% “sinh viên đại học chữ to” biết... nói dối cha mẹ, còn ở bậc THCS và THPT thì có tới 50% và 64% học sinh “lừa cha dối mẹ”. Và ở bậc ĐH, CĐ có đến hơn 80% sinh viên sẵn sàng nói dối để qua mặt phụ huynh. (http://kenh14.vn/home/20080807125951117_tm,1cat4/64-hoc-sinh-cap-3-noi-doi-cha-me.chn; http://www.giaoducvn.net/news/content/view/495/49/; www.dantri.com.vn).
Chủ nghĩa vô thần, tự nó là không đủ để đứng vững, nó ví như cái máy vi tính chỉ có phần cứng (hardware) mà không có phần mềm (software), đi xa hơn như con người chỉ có xác mà không có hồn. Nghĩa là chúng chỉ sống đời này, chết là hết. Vì thế, vơ vét mọi sự cho mình dựa trên quyền lực độc tài. Người có tôn giáo thực thụ không bao giờ làm hay sống kiểu như thế. Họ có làm thì chỉ 1 số nhỏ, rồi sẽ bị xã hội khai trừ. Cả một bộ máy Vô Thần thì tham nhũng, hối lộ là tất yếu vì không còn sợ ai trên đời này, cộng với cái lối biện luận mục đích biện minh cho phương tiện của họ.
Thật là buồn, đến hôm nay 8.2008 mà Sân bay Quốc Tế Tân Sơn Nhất còn phải chịu cảnh bỏ tiền vào passport cho công an an ninh. Có 5-10 usd, vui vẻ, cười nói, 30 giây đóng dấu, đi ngay. Không có đồng nào, mặt xịu xuống, nhìn loanh quanh, đứt dây thần kinh xấu hổ rồi, 5-10 phút mới cho qua một người không “đút lót”. Một hình thức răn đe người đi sau, muốn qua mau thì bỏ tiền vào passport. Ăn bẩn. Không tin, các bạn cứ về Sân Bay Tân Sơn Nhất, tinh ý một chút, để ý một chút, sẽ thấy điều đó, hết chỗ nói.
Thối mọi nơi, mọi chỗ. Gian xảo, lừa lọc, trộm cắp, là con đẻ của “Chủ Nghĩa Cộng Sản Vô Thần”, nó là cha của ma quỷ mà.
2. Dân được ấm no, hạnh phúc khi Chủ Nghĩa Vô Thần không tồn tại, nghĩa là người lãnh đạo phải có lương tâm, có tôn giáo, trong cái tư duy của lãnh đạo để cho Tôn Giáo hướng dẫn lương tâm, lương tri con người.
Một lần đến Úc, Mỹ… bạn sẽ thấy điều đó. Thiên Chúa, Ông Trời, Đấng luôn hiện hữu trong tâm trí con người, họ biết làm lành lánh dữ, để hưởng hạnh phúc đời sau.
Có câu chuyện vui, mà giới trẻ chuyển cho nhau đọc qua yahoo messenger:
“Nhân chuyến viếng thăm của Thủ Tướng VN đến Mỹ, sau một hồi bàn chuyện kinh tế, chính trị…
Tổng thống Mỹ kể chuyện nước ông: Nước tôi, người bình thường lương tháng khỏang 1.500 USD, nhưng họ ăn uống khỏang 500 USD. Thủ tướng VN hỏi lại: Thế 1.000 USD đó họ để đâu. Tổng thống Mỹ đáp: Tôi không biết.
Thủ tướng VN đáp lại bằng cách giới thiệu về dân nước mình. Nước tôi người dân chịu khó làm việc lắm. Nhưng còn nghèo. Mỗi người mỗi tháng thu nhập thấp nhất chỉ 500.000 vnđ. Mà họ phải dùng để ăn uống đủ sống phải là 2.000.000 vnđ. Tống thống Mỹ trợn mắt hỏi: Thế họ lấy đâu ra 1.500.000 vnđ để ăn mà sống. Thủ Tướng VN trả lời: “Tôi không biết!” .
Có gì đâu mà không biết: Hối lộ vòng tròn. Là chính sách ngu dân và trị của Cộng Sản. Lo cho đồng lương không đủ. Thì Ai cũng có hối lộ để sống cho đủ. Mà đó là tội, đụng chuyện, bọn bây bị kỷ luật. Chạy đâu thóat. Nên chịu khó làm việc cho “Đảng” Tao, cho dù phải làm chuyện bất lương, dã man với đồng lọai. Chịu khó mà làm dụng cụ cho Đảng.
Nói như thế, nhưng đã đến lúc bạn làm điều cần làm chưa, còn tùy vào suy xét của bạn. Đã đến lúc nghe đủ chưa, nhìn đủ chưa, nghĩ đủ chưa để đưa đến hành động?
Sài Gòn, ngày 30.8.2008
Chuyện bé xé ra to!!!
An Dân
08:56 30/08/2008
CHUYỆN BÉ XÉ RA TO!!!
Mấy ngày nay, qua các phương tiện truyền thông một chiều của Nhà nước, ai cũng thấy vấn đề Thái Hà từ vấn đề khiếu kiện đất đai bình thường bỗng chốc trở thành một vấn đề đại sự lôi kéo sự quan tâm của các giới, các ngành… khiến cho báo chí quốc tế cũng nhảy vào cuộc. Chuyện đang bé tí, qua sự tô vẽ của giới chức Hà Nội, bỗng nhiên trở thành chuyện lớn. Từ vấn đề dân sự - chuyện khiếu kiện đất đai bình thường, chuyển sang chuyện hình sự và qua tin tức báo đài hôm qua (29/8/2008), bỗng nhiên được nhà nước “chính trị hoá” khi coi việc khiếu kiện đất đai này có sự nhúng tay của các thế lực nước ngoài.
Đâu là nguyên nhân?
Ai cũng biết kể từ năm 1996 (cách đây 12 năm), Nhà thờ Thái Hà đã chính thức làm đơn đề nghị chính quyền trao trả lại cho họ quyền sử dụng đất đai và quyền sở hữu tài sản trên đất thuộc khu vực đang tranh chấp này. Tuy nhiên, không hiểu sao chính quyền đã im lặng mà không đưa ra bất cứ lời giải thích nào.
Theo giải trình của các linh mục Nhà thờ Thái Hà, cuối năm 2006, đầu năm 2007 phát hiện công ty Cổ phần may Chiến Thắng bán khu đất cho công ty Phước Điền - một công ty kinh doanh bất động sản, giáo dân giáo xứ Thái Hà tiếp tục gửi đơn khiếu nại tới các cơ quan công quyền.Tuy nhiên, thay vì nhận được một lời giải thích đầy đủ, chính quyền đã cố tình đứng về phía công ty May Chiến Thắng để giúp công ty này hợp pháp hoá việc mua bán trái phép trên. Chính sự việc này đã làm cho ly nước vốn đã rất đầy đã tràn ly. Các giáo dân đã ngày đêm canh gác khu đất để yêu cầu chính quyền giải quyết vụ khiếu nại 12 năm một cách thoả đáng. Sau nhiều tháng kiên trì cầu nguyện, Nhà nước cũng đã bắt đầu lưu tâm tới việc giải quyết vấn đề dựa trên những bằng chứng mà bấy lâu Nhà nước dựa vào đó để không giải quyết vấn đề đất đai của giáo xứ Thái Hà. Ai cũng tưởng Nhà Nước đã bắt đầu lưu tâm giải quyết vấn đề dân sự này dựa trên những cơ sở pháp lý mà đôi bên đã đưa ra. Tuy nhiên, ngay chiều ngày 27/8, Công an quận Đống Đa đã bắt đầu khởi tố vụ án, mà theo những người hiểu biết thì đây là một “vụ án kỳ cục”, nhỏ tí với tang chứng là dỡ một đoạn tường rào dài khoảng 6 mét. Điều đáng nói là, ngay sáng sớm ngày hôm sau 28/8/2008, sau khi áp chế những người có giấy triệu tập không được (về mặt thủ tục hành chính, theo qui định của pháp luật, phải sau ba lần triệu tập mà đương sự không tới, thì mới được áp giải), Viện kiểm soát nhân dân Quận Đống Đa đã chính thức ra quyết định khởi tố bị can và bắt giữ hai giáo dân của giáo xứ Thái Hà, đồng thời áp giải tức khắc hai giáo dân mới chỉ có giấy triệu tập lần đầu khác. Chính sự kiện này khiến người giáo dân bức xúc và kéo lên cầu nguyện tại cổng trụ sở Công an quận Đống Đa. Họ muốn chính quyền phải giải thích một cách công minh việc bắt giữ người như thế đã đúng các qui định của Pháp luật chưa và yêu cầu thả những người chỉ mới có giấy triệu tập lần đầu mà chính quyền đã tới cưỡng chế, áp giải.
Sự kiện từ bé tí đã trở nên nóng bỏng hơn, khi chính quyền đưa cảnh sát cơ động tới giải tán những người giáo dân đang cầu nguyện ôn hoà tại trước trụ sở Công an quận Đống Đa. Theo nhiều nhân chứng, thì cảnh sát cơ động đã dùng dùi cui điện đánh ngã một linh mục và làm rách áo một linh mục khác. Trong khi đó, nhiều giáo dân đã bị đánh trọng thương, nhiều người bị ngất và bị dẫm đạp bằng giầy đinh một cách không thương tiếc. Sự kiện đó đã gây bàng hoàng, phẫn nộ đối với những người dân sống trong khu vực và những người dân lưu thông trên đường Thái Hà.
Những người am hiểu tình hình thì cho rằng mọi tội lỗi gây nên tình trạng bi thương này là do mấy ông ở Công an Quận Đống Đa đã không tôn trọng pháp luật khi bắt người vô tội dựa theo một “thứ luật rừng”. Sâu xa của vấn đề thì lại nằm ở chỗ các vị lãnh đạo quận đã “nhúng tay quá sâu” vào việc chia chác khu đất này. Ai cũng biết khu đất này đã bị thu hồi. Công văn số 4213/UBND-NNĐC ngày 2 tháng 7 năm 2008 của UBND thành phố Hà Nội thì cho biết lý do thu hồi là vì Công ty May Chiến Thắng đã vi phạm luật đất đai. Việc khu đất bị thu hồi thì tự nó là sự thú nhận rằng việc Nhà nước lấy khu đất này để giao cho Công ty May Chiến Thắng là bất hợp pháp. Hơn nữa, trong việc Công ty May Chiến Thắng bán khu đất cho Công ty Phước Điền thì chắc chắn các quan chức quận Đống Đa và Sở Tài nguyên Môi trường cũng được chia chác một phần không nhỏ. Theo một nguồn tin đáng tin cậy, quận Đống Đa đang tìm cách hợp pháp hoá khu đất này bằng cách biến nó thành đất sử dụng vào mục đích công cộng, sau đó sẽ chuyển đổi công năng sử dụng thành đất tư nhân theo một bản đồ qui hoạch đã được dự liệu. Nếu nguồn tin này chính xác nó sẽ giải thích tại sao, chính quyền quận Đống Đa đã phải cố tình sử dụng “luật rừng” là như vậy.
Cũng theo phân tích của những người am hiểu tình hình, vấn đề đất Thái Hà trở nên nóng bỏng một phần do phía Nhà thờ quyết tâm đến cùng trong việc bảo vệ chân lý và sự thật. Phía chính quyền bắt đầu đuối lý sau khi đã chưng ra tất cả những chứng cớ có được nhưng bị Nhà thờ phản bác. Quả thật, có một sự mâu thuẫn hết sức vô lý trong các chứng từ mà UBND thành phố Hà Nội đưa ra mà ai cũng có thể thấy được. Đó là cả bốn văn bản mà Nhà nước cho rằng “linh mục Bích đã ký giấy bàn giao” thì lại được ký vào bốn thời điểm khác nhau. Các văn bản này không có con dấu của Nhà thờ. Giả sử đây thực sự là giấy bàn giao thì phải có bên giao, bên nhận. Những văn bản này hoàn toàn chỉ có chữ ký của một mình linh mục Vũ Ngọc Bích. Không có chữ ký của người đại diện nhận bàn giao. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần phải có giấy uỷ quyền của chủ sở hữu thật là Dòng Chúa Cứu Thế - giáo xứ Thái Hà
Trong số các chứng cớ mà UBND thành phố Hà Nội đưa ra cho Nhà thờ Thái Hà thiếu một văn bản quan trọng, hợp pháp, hợp lý để giải quyết tận gốc vấn đề đó là Quyết định 76/QL-NĐ - quyết định giao khu đất cho Xí nghiệp Dệt Thảm len, ký ngày 30 tháng 1 năm 1961 (tức là UBND thành phố Hà Nội đã có quyết định giao đất cho Xí nghiệp dệt Thảm len trước ngày mà được nhà nước cho rằng cha Bích đã ký giấy bàn giao 10 tháng) thì không hiểu sao lại không được UBND đưa ra và coi là bằng chứng. Có lẽ nhà nước hiểu rõ rằng khi đưa Quyết định 76 ra thì tất cả những văn bản cho rằng cha Vũ Ngọc Bích đã ký giấy bàn giao (10 tháng sau đó) trở nên vô nghĩa.
Bên cạnh những nguyên nhân này, thì vấn đề truyền thông đã góp phần làm cho chuyện bé như con kiến trở thành vấn đề lớn như hiện nay. Nếu phải qui trách nhiệm thì trước hết Nhà nước phải qui trách nhiệm cho các cơ quan truyền thông báo chí trong nước mà đứng đằng sau là UBND quận Đống Đa và thành phố Hà Nội - cơ quan chủ quản của Báo Hà Nội Mới. Chính việc tô vẽ, dựng chuyện, vu khống trắng trợn bất chấp đạo lý, lương tâm đã xúc phạm một cách nặng nề tới giới tu sĩ và giáo dân Giáo Hội Công giáo khiến cho giới công giáo bị tổn thương nặng nề. Hình ảnh Đài Truyền Hình Hà Nội tô vẽ, dựng hiện trường giả khiến giáo dân bất bình và người giáo dân hiểu rằng chính quyền đang cố tình dùng thông tin để đàn áp người dân vô tội. Sự vu khống ấy đã tạo nên một sự lôi cuốn rất lớn trong giới giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân không chỉ ở Hà Nội mà cả các tỉnh thành trong cả nước. Ai cũng biết mấy ngày nay, các linh mục tại Hà Nội đều đã lên tiếng hiệp thông bằng cách trở về Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp để dâng thánh lễ cầu Nguyện cho giáo xứ Thái Hà.
Vậy đâu là lối ra cho những sự kiện nóng bỏng này?
Chắc chắn sẽ không thể giải quyết vấn đề cách tốt nhất nếu như không đưa vụ việc trở về điểm xuất phát của nó, tức là một vụ khiếu nại đất đai bình thường. Nói cách khác, cần thiết phải đơn giản hoá mọi chuyện, không nên chuyện bé xé ra to. Phía Nhà nước nếu thật sự thấy Nhà thờ có lý thì hãy cùng nhau đối thoại dựa trên những chứng cứ pháp lý này. Không nên qui trách nhiệm cho bên nhà thờ. Đồng thời, Nhà nước cũng cần phải dừng ngay các cáo buộc vô căn cứ trên các phương tiện truyền thông báo chí để cùng nhau đưa vấn đề về với bản chất thật của nó cách đây 12 năm là một vụ khiếu kiện đất đai bình thường. Không nên chính trị hoá vấn đề, bởi vì, theo các linh mục, tu sĩ và giáo dân nhà thờ Thái Hà, chỉ cần Nhà nước giao lại khu đất này cho Nhà thờ thì mọi chuyện sẽ giải quyết ổn thoả.
Theo một số người am hiểu tình hình, sở dĩ Nhà nước không chấp nhận những kiến nghị của Nhà thờ vì họ sợ rằng vụ việc Thái Hà sẽ là khởi điểm cho một cuộc đòi lại các cơ sở tôn giáo mà nhà nước đã chiếm dụng trước đây. Đây là một sự sợ hãi thiếu căn cứ, bởi mỗi vụ việc nó có những tình tiết và những hoàn cảnh khác nhau hoặc nếu có thì Nhà nước cũng nên cứu xét giải quyết từng trường hợp một cách hợp pháp để người dân thêm tin tưởng vào đường lối xây dựng một nhà nước pháp quyền XHCN.
Riêng với vụ việc Thái Hà, một số người cũng đã đưa ra đề nghị rằng Nhà nước đã quyết định thu hồi khu đất từ Công ty may Chiến Thắng thì việc giao lại khu đất cho Dòng Chúa Cứu Thế - giáo xứ Thái Hà cũng là hợp lý, hợp tình, hợp lẽ công bằng và hợp lòng dân. Ví dụ: “Sau khi xét thấy nguyện vọng của Nhà thờ Thái Hà là chính đáng, UBND thành phố ra quyết định thu hồi toàn bộ khu đất hiện Cổ phần may Chiến thắng đang sử dụng, giao qua cho nhà thờ Thái Hà sử dụng vào mục đích tôn giáo” .
Chuyện dễ vậy mà sao lại cứ cố tình xé ra to! Đừng xé to thêm nữa kẻo người dân thêm khổ.
Hà Nội ngày 30 tháng 08 năm 2008
Mấy ngày nay, qua các phương tiện truyền thông một chiều của Nhà nước, ai cũng thấy vấn đề Thái Hà từ vấn đề khiếu kiện đất đai bình thường bỗng chốc trở thành một vấn đề đại sự lôi kéo sự quan tâm của các giới, các ngành… khiến cho báo chí quốc tế cũng nhảy vào cuộc. Chuyện đang bé tí, qua sự tô vẽ của giới chức Hà Nội, bỗng nhiên trở thành chuyện lớn. Từ vấn đề dân sự - chuyện khiếu kiện đất đai bình thường, chuyển sang chuyện hình sự và qua tin tức báo đài hôm qua (29/8/2008), bỗng nhiên được nhà nước “chính trị hoá” khi coi việc khiếu kiện đất đai này có sự nhúng tay của các thế lực nước ngoài.
Đâu là nguyên nhân?
Ai cũng biết kể từ năm 1996 (cách đây 12 năm), Nhà thờ Thái Hà đã chính thức làm đơn đề nghị chính quyền trao trả lại cho họ quyền sử dụng đất đai và quyền sở hữu tài sản trên đất thuộc khu vực đang tranh chấp này. Tuy nhiên, không hiểu sao chính quyền đã im lặng mà không đưa ra bất cứ lời giải thích nào.
Theo giải trình của các linh mục Nhà thờ Thái Hà, cuối năm 2006, đầu năm 2007 phát hiện công ty Cổ phần may Chiến Thắng bán khu đất cho công ty Phước Điền - một công ty kinh doanh bất động sản, giáo dân giáo xứ Thái Hà tiếp tục gửi đơn khiếu nại tới các cơ quan công quyền.Tuy nhiên, thay vì nhận được một lời giải thích đầy đủ, chính quyền đã cố tình đứng về phía công ty May Chiến Thắng để giúp công ty này hợp pháp hoá việc mua bán trái phép trên. Chính sự việc này đã làm cho ly nước vốn đã rất đầy đã tràn ly. Các giáo dân đã ngày đêm canh gác khu đất để yêu cầu chính quyền giải quyết vụ khiếu nại 12 năm một cách thoả đáng. Sau nhiều tháng kiên trì cầu nguyện, Nhà nước cũng đã bắt đầu lưu tâm tới việc giải quyết vấn đề dựa trên những bằng chứng mà bấy lâu Nhà nước dựa vào đó để không giải quyết vấn đề đất đai của giáo xứ Thái Hà. Ai cũng tưởng Nhà Nước đã bắt đầu lưu tâm giải quyết vấn đề dân sự này dựa trên những cơ sở pháp lý mà đôi bên đã đưa ra. Tuy nhiên, ngay chiều ngày 27/8, Công an quận Đống Đa đã bắt đầu khởi tố vụ án, mà theo những người hiểu biết thì đây là một “vụ án kỳ cục”, nhỏ tí với tang chứng là dỡ một đoạn tường rào dài khoảng 6 mét. Điều đáng nói là, ngay sáng sớm ngày hôm sau 28/8/2008, sau khi áp chế những người có giấy triệu tập không được (về mặt thủ tục hành chính, theo qui định của pháp luật, phải sau ba lần triệu tập mà đương sự không tới, thì mới được áp giải), Viện kiểm soát nhân dân Quận Đống Đa đã chính thức ra quyết định khởi tố bị can và bắt giữ hai giáo dân của giáo xứ Thái Hà, đồng thời áp giải tức khắc hai giáo dân mới chỉ có giấy triệu tập lần đầu khác. Chính sự kiện này khiến người giáo dân bức xúc và kéo lên cầu nguyện tại cổng trụ sở Công an quận Đống Đa. Họ muốn chính quyền phải giải thích một cách công minh việc bắt giữ người như thế đã đúng các qui định của Pháp luật chưa và yêu cầu thả những người chỉ mới có giấy triệu tập lần đầu mà chính quyền đã tới cưỡng chế, áp giải.
Sự kiện từ bé tí đã trở nên nóng bỏng hơn, khi chính quyền đưa cảnh sát cơ động tới giải tán những người giáo dân đang cầu nguyện ôn hoà tại trước trụ sở Công an quận Đống Đa. Theo nhiều nhân chứng, thì cảnh sát cơ động đã dùng dùi cui điện đánh ngã một linh mục và làm rách áo một linh mục khác. Trong khi đó, nhiều giáo dân đã bị đánh trọng thương, nhiều người bị ngất và bị dẫm đạp bằng giầy đinh một cách không thương tiếc. Sự kiện đó đã gây bàng hoàng, phẫn nộ đối với những người dân sống trong khu vực và những người dân lưu thông trên đường Thái Hà.
Những người am hiểu tình hình thì cho rằng mọi tội lỗi gây nên tình trạng bi thương này là do mấy ông ở Công an Quận Đống Đa đã không tôn trọng pháp luật khi bắt người vô tội dựa theo một “thứ luật rừng”. Sâu xa của vấn đề thì lại nằm ở chỗ các vị lãnh đạo quận đã “nhúng tay quá sâu” vào việc chia chác khu đất này. Ai cũng biết khu đất này đã bị thu hồi. Công văn số 4213/UBND-NNĐC ngày 2 tháng 7 năm 2008 của UBND thành phố Hà Nội thì cho biết lý do thu hồi là vì Công ty May Chiến Thắng đã vi phạm luật đất đai. Việc khu đất bị thu hồi thì tự nó là sự thú nhận rằng việc Nhà nước lấy khu đất này để giao cho Công ty May Chiến Thắng là bất hợp pháp. Hơn nữa, trong việc Công ty May Chiến Thắng bán khu đất cho Công ty Phước Điền thì chắc chắn các quan chức quận Đống Đa và Sở Tài nguyên Môi trường cũng được chia chác một phần không nhỏ. Theo một nguồn tin đáng tin cậy, quận Đống Đa đang tìm cách hợp pháp hoá khu đất này bằng cách biến nó thành đất sử dụng vào mục đích công cộng, sau đó sẽ chuyển đổi công năng sử dụng thành đất tư nhân theo một bản đồ qui hoạch đã được dự liệu. Nếu nguồn tin này chính xác nó sẽ giải thích tại sao, chính quyền quận Đống Đa đã phải cố tình sử dụng “luật rừng” là như vậy.
Cũng theo phân tích của những người am hiểu tình hình, vấn đề đất Thái Hà trở nên nóng bỏng một phần do phía Nhà thờ quyết tâm đến cùng trong việc bảo vệ chân lý và sự thật. Phía chính quyền bắt đầu đuối lý sau khi đã chưng ra tất cả những chứng cớ có được nhưng bị Nhà thờ phản bác. Quả thật, có một sự mâu thuẫn hết sức vô lý trong các chứng từ mà UBND thành phố Hà Nội đưa ra mà ai cũng có thể thấy được. Đó là cả bốn văn bản mà Nhà nước cho rằng “linh mục Bích đã ký giấy bàn giao” thì lại được ký vào bốn thời điểm khác nhau. Các văn bản này không có con dấu của Nhà thờ. Giả sử đây thực sự là giấy bàn giao thì phải có bên giao, bên nhận. Những văn bản này hoàn toàn chỉ có chữ ký của một mình linh mục Vũ Ngọc Bích. Không có chữ ký của người đại diện nhận bàn giao. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần phải có giấy uỷ quyền của chủ sở hữu thật là Dòng Chúa Cứu Thế - giáo xứ Thái Hà
Trong số các chứng cớ mà UBND thành phố Hà Nội đưa ra cho Nhà thờ Thái Hà thiếu một văn bản quan trọng, hợp pháp, hợp lý để giải quyết tận gốc vấn đề đó là Quyết định 76/QL-NĐ - quyết định giao khu đất cho Xí nghiệp Dệt Thảm len, ký ngày 30 tháng 1 năm 1961 (tức là UBND thành phố Hà Nội đã có quyết định giao đất cho Xí nghiệp dệt Thảm len trước ngày mà được nhà nước cho rằng cha Bích đã ký giấy bàn giao 10 tháng) thì không hiểu sao lại không được UBND đưa ra và coi là bằng chứng. Có lẽ nhà nước hiểu rõ rằng khi đưa Quyết định 76 ra thì tất cả những văn bản cho rằng cha Vũ Ngọc Bích đã ký giấy bàn giao (10 tháng sau đó) trở nên vô nghĩa.
Bên cạnh những nguyên nhân này, thì vấn đề truyền thông đã góp phần làm cho chuyện bé như con kiến trở thành vấn đề lớn như hiện nay. Nếu phải qui trách nhiệm thì trước hết Nhà nước phải qui trách nhiệm cho các cơ quan truyền thông báo chí trong nước mà đứng đằng sau là UBND quận Đống Đa và thành phố Hà Nội - cơ quan chủ quản của Báo Hà Nội Mới. Chính việc tô vẽ, dựng chuyện, vu khống trắng trợn bất chấp đạo lý, lương tâm đã xúc phạm một cách nặng nề tới giới tu sĩ và giáo dân Giáo Hội Công giáo khiến cho giới công giáo bị tổn thương nặng nề. Hình ảnh Đài Truyền Hình Hà Nội tô vẽ, dựng hiện trường giả khiến giáo dân bất bình và người giáo dân hiểu rằng chính quyền đang cố tình dùng thông tin để đàn áp người dân vô tội. Sự vu khống ấy đã tạo nên một sự lôi cuốn rất lớn trong giới giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân không chỉ ở Hà Nội mà cả các tỉnh thành trong cả nước. Ai cũng biết mấy ngày nay, các linh mục tại Hà Nội đều đã lên tiếng hiệp thông bằng cách trở về Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp để dâng thánh lễ cầu Nguyện cho giáo xứ Thái Hà.
Vậy đâu là lối ra cho những sự kiện nóng bỏng này?
Chắc chắn sẽ không thể giải quyết vấn đề cách tốt nhất nếu như không đưa vụ việc trở về điểm xuất phát của nó, tức là một vụ khiếu nại đất đai bình thường. Nói cách khác, cần thiết phải đơn giản hoá mọi chuyện, không nên chuyện bé xé ra to. Phía Nhà nước nếu thật sự thấy Nhà thờ có lý thì hãy cùng nhau đối thoại dựa trên những chứng cứ pháp lý này. Không nên qui trách nhiệm cho bên nhà thờ. Đồng thời, Nhà nước cũng cần phải dừng ngay các cáo buộc vô căn cứ trên các phương tiện truyền thông báo chí để cùng nhau đưa vấn đề về với bản chất thật của nó cách đây 12 năm là một vụ khiếu kiện đất đai bình thường. Không nên chính trị hoá vấn đề, bởi vì, theo các linh mục, tu sĩ và giáo dân nhà thờ Thái Hà, chỉ cần Nhà nước giao lại khu đất này cho Nhà thờ thì mọi chuyện sẽ giải quyết ổn thoả.
Theo một số người am hiểu tình hình, sở dĩ Nhà nước không chấp nhận những kiến nghị của Nhà thờ vì họ sợ rằng vụ việc Thái Hà sẽ là khởi điểm cho một cuộc đòi lại các cơ sở tôn giáo mà nhà nước đã chiếm dụng trước đây. Đây là một sự sợ hãi thiếu căn cứ, bởi mỗi vụ việc nó có những tình tiết và những hoàn cảnh khác nhau hoặc nếu có thì Nhà nước cũng nên cứu xét giải quyết từng trường hợp một cách hợp pháp để người dân thêm tin tưởng vào đường lối xây dựng một nhà nước pháp quyền XHCN.
Riêng với vụ việc Thái Hà, một số người cũng đã đưa ra đề nghị rằng Nhà nước đã quyết định thu hồi khu đất từ Công ty may Chiến Thắng thì việc giao lại khu đất cho Dòng Chúa Cứu Thế - giáo xứ Thái Hà cũng là hợp lý, hợp tình, hợp lẽ công bằng và hợp lòng dân. Ví dụ: “Sau khi xét thấy nguyện vọng của Nhà thờ Thái Hà là chính đáng, UBND thành phố ra quyết định thu hồi toàn bộ khu đất hiện Cổ phần may Chiến thắng đang sử dụng, giao qua cho nhà thờ Thái Hà sử dụng vào mục đích tôn giáo” .
Chuyện dễ vậy mà sao lại cứ cố tình xé ra to! Đừng xé to thêm nữa kẻo người dân thêm khổ.
Hà Nội ngày 30 tháng 08 năm 2008
Hàng ngàn giáo dân Công Giáo Tây Úc cầu nguyện và ký thỉnh nguyện thư ủng hộ Thái Hà
Đồng Văn Vượng
09:48 30/08/2008
Chiều tối thứ Bẩy 30/08/2008, cộng đoàn Công Giáo Tây Úc đã tham dự buổi cầu nguyện đặc biệt cho các nạn nhân bị công an cộng sản bạo hành khi đang cầu nguyện đòi công lý trong hoà bình tại Thái Hà, Hà Nội.
Trong phần đầu lễ, cha chủ tế Dominic Nguyễn Kim Sơn, đã kêu gọi anh chị em hướng lòng về quê cha đất tổ, về Giáo Hội Mẹ Việt Nam đang đứng trước những thử thách cheo leo trong một chế độ nơi người dân không được hưởng các quyền tự do, đặc biệt là tự do tôn giáo.
Anh chị em đã được xem những hình ảnh đàn áp tại Hà Nội với những phụ nữ máu me đầy mặt vì bị công an cộng sản đánh đập túi bụi.
Thánh lễ đã rất dài với phần trình chiếu những hình ảnh cập nhật về Hà Nội nhưng anh chị em vẫn kiên nhẫn xếp những hang dài để chờ đến lượt ký thỉnh nguyện thư gởi cho thủ tướng Úc, ông Kevin Rudd, để tố cáo những hành động đàn áp bất công người Công Giáo đang diễn ra tại Thái Hà, và kêu gọi chính phủ Úc ngăn chặn những hành động đàn áp trong tương lai của cộng sản Việt Nam.
Trong phần đầu lễ, cha chủ tế Dominic Nguyễn Kim Sơn, đã kêu gọi anh chị em hướng lòng về quê cha đất tổ, về Giáo Hội Mẹ Việt Nam đang đứng trước những thử thách cheo leo trong một chế độ nơi người dân không được hưởng các quyền tự do, đặc biệt là tự do tôn giáo.
Anh chị em đã được xem những hình ảnh đàn áp tại Hà Nội với những phụ nữ máu me đầy mặt vì bị công an cộng sản đánh đập túi bụi.
Thánh lễ đã rất dài với phần trình chiếu những hình ảnh cập nhật về Hà Nội nhưng anh chị em vẫn kiên nhẫn xếp những hang dài để chờ đến lượt ký thỉnh nguyện thư gởi cho thủ tướng Úc, ông Kevin Rudd, để tố cáo những hành động đàn áp bất công người Công Giáo đang diễn ra tại Thái Hà, và kêu gọi chính phủ Úc ngăn chặn những hành động đàn áp trong tương lai của cộng sản Việt Nam.
Linh mục, tu sĩ và cả mấy ngàn người về Thái Hà ủng hộ tinh thần và cầu nguyện
PV VietCatholic
13:42 30/08/2008
Giáo dân ngồi tràn cả bên ngoài thánh đừờng Thái Hà |
Nước mắt của tình hiệp thông
Lúc 6h15 -10h Giờ cầu nguyện sáng nay tại linh địa Thái Hà vừa kết thúc, hiện tượng lạ lại tiếp tục xảy ra. Giáo dân nhìn thấy liền quỳ gối, vừa khóc vừa kêu lên: Mẹ ơi, Mẹ cứu chúng con!
Xem hình ảnh các Linh mục Hà Nội tới cầu nguyện hiệp thông trưa ngày 30.8.2008
Nhìn hiện tượng lạ trên bầu trời |
Được biết, cho đến thời điểm này một số người bị đánh bằng dui cui điện vẫn chưa đi lại được. Một số khác đi đến bệnh viện khám, nhưng không được bác sĩ cho giấy chứng thương. Bác sĩ hỏi: làm gì mà bị đánh bằng dùi cui điện thế này? Con cái Chúa thành thật trả lời: Tối qua ra đồn công an cầu nguyện để xin trả người oan khuất, liền bị công an đánh cho. Nghe thế, bác sĩ nói thẳng: đụng đến công an rách việc lắm! Bởi thế, bác sĩ chỉ khám mà không cho giấy chứng thương.
Các linh mục Hà Nội tới ủng hộ tinh thần |
Xem hình ảnh giáo dân cầu nguyện ban chiều tại linh đài Đức Mẹ Thái Hà
Lúc 20h15 -Tối nay, số giáo dân các nơi trở về Thái Hà còn đông hơn cả ban trưa. Dương như không còn một chỗ nào trống trong khuôn viên nhà thờ. Sau thánh lễ, đoàn người đông đảo lại nườm nượp tuốn ra linh địa cầu nguyện. Đầu đoàn rước đã đi được một vòng xung quanh linh địa, vậy mà cuối đoàn rước vẫn còn ở trong nhà thờ. Giờ cầu nguyên tối nay kéo dài khoảng hai mươi phút. Lực lượng công an mặc quân phục có mặt tại linh địa thì rất ít, nhưng công an mặc thường phục đi lẫn với giáo dân thì khá đông. Không biết tới đây anh chị em giáo dân Thái Hà sẽ còn phải gặp tai bay vạ gió gì nữa?!
Tâm tình cùng Thái Hà
Trương Phú Thứ
13:54 30/08/2008
TÂM TÌNH CÙNG THÁI HÀ
Seattle ngày 30 tháng 8 năm 2008
Anh chị em giáo dân xứ Thái Hà rất qúy mến,
Từ xa xôi, cách nửa vòng trái đất, tôi gửi lời kính thăm anh chị em và kính chúc anh chị em an bình trong Chúa và Mẹ Maria.
Ngày hôm qua, hình ảnh anh chị em bị lực lượng công an cảnh sát của nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam bắt bớ đánh đập đã làm biết bao nhiêu người trên thế giới ngậm ngùi đau xót. Tấm hình chị Bùi Thị Kén, người dân tộc Mường, bị đánh vào đầu, mặt mũi bê bết máu đã xé nát lương tâm của hàng triệu triệu con tim nhân lọai. Dưới ánh sáng mặt trời, ngay giữa thủ đô của một quốc gia, bên cạnh sự hiện diện của ngọai giao đoàn, các tổ chức và giới truyền thông quốc tế mà sắt máu đã thay chỗ đứng của công lý, bạo lực đã chiếm chỗ ngồi của hòa bình. Anh chị em chỉ có lời kinh như là một nguyện vọng đòi hỏi bọn tham ô núp dưới bóng xã hội chủ nghĩa phải ngừng tay vơ vét. Anh chị em chỉ có tiếng hát như là một khí cụ để thực thi công bằng và lẽ phải. Thế nhưng quyền lợi phe nhóm và lòng tham vô đáy của bọn người cầm quyền đã xô đẩy anh chị em phải đứng lên tranh đấu cho công lý trong hòa bình.
Đã hơn mười năm rồi, anh chị em đã phấn đấu không mệt mỏi để đòi lại miếng đất hương hỏa của cộng đồng giáo dân xứ đạo Thái Hà. Anh chị em không chỉ đòi lại một miếng đất đã bị cướp đi một cách trắng trợn nhưng anh chị em còn đòi lại những lời kinh tiếng hát với bao kỷ niệm buồn vui còn vương vấn nơi cỏ cây trên mảnh đất mà cha ông chúng ta để lại cho con cháu. Anh chị em đã ngạo nghễ đứng lên nói cho thế giới biết khát vọng của những người bị coi là công dân hạng hai và cộng đòan giáo dân của anh chị em bị liệt kê vào danh sách những thế lực thù địch của đảng cộng sản Việt Nam.
Tiếng kêu của anh chị em đã vang vọng khắp nơi trên thế giới. Tấm hình chị Bùi Thị Kén bị công an cộng sản đánh vào đầu, mặt mũi bê bết máu đã làm cho biết bao nhiêu người yêu chuộng công lý và hòa bình trên thế giới có một cái nhìn rất xấu xa đối với nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam. Từ đó nhân lọai đã và sẽ sánh vai bước đi với anh chị em để cùng nhau nắm tay ca vang tiếng hát của yêu thương và bác ái. Bên cạnh anh chị em là vòng tay của nhân lọai. Đằng sau anh chị em là thế giới của hòa bình và công chính. Anh chị em hãy vững tin và mạnh dạn tiến lên. Cha ông chúng ta đã chiến đấu vô cùng dũng mãnh chống lại kẻ thù truyền kiếp từ phương bắc để lại cho con cháu một giang sơn gấm hoa thì mảnh đất này sẽ không bao giờ là nơi nuôi dưỡng của hận thù và sắt máu. Các Thánh Tử Đạo Việt Nam đã mang cả mạng sống mình ra vì Đức Tin nơi Thiên Chúa thì con cháu có phải cam go thách thức cũng sẽ sinh ra hoa trái xinh tươi.
Với tâm tình ngưỡng phục và yêu thương, tôi xin gửi lời chào và kính chúc bình an đến tất cả anh chị em giáo dân xứ Thái Hà rất qúy mến của tôi.
Seattle ngày 30 tháng 8 năm 2008
Anh chị em giáo dân xứ Thái Hà rất qúy mến,
Từ xa xôi, cách nửa vòng trái đất, tôi gửi lời kính thăm anh chị em và kính chúc anh chị em an bình trong Chúa và Mẹ Maria.
Ngày hôm qua, hình ảnh anh chị em bị lực lượng công an cảnh sát của nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam bắt bớ đánh đập đã làm biết bao nhiêu người trên thế giới ngậm ngùi đau xót. Tấm hình chị Bùi Thị Kén, người dân tộc Mường, bị đánh vào đầu, mặt mũi bê bết máu đã xé nát lương tâm của hàng triệu triệu con tim nhân lọai. Dưới ánh sáng mặt trời, ngay giữa thủ đô của một quốc gia, bên cạnh sự hiện diện của ngọai giao đoàn, các tổ chức và giới truyền thông quốc tế mà sắt máu đã thay chỗ đứng của công lý, bạo lực đã chiếm chỗ ngồi của hòa bình. Anh chị em chỉ có lời kinh như là một nguyện vọng đòi hỏi bọn tham ô núp dưới bóng xã hội chủ nghĩa phải ngừng tay vơ vét. Anh chị em chỉ có tiếng hát như là một khí cụ để thực thi công bằng và lẽ phải. Thế nhưng quyền lợi phe nhóm và lòng tham vô đáy của bọn người cầm quyền đã xô đẩy anh chị em phải đứng lên tranh đấu cho công lý trong hòa bình.
Đã hơn mười năm rồi, anh chị em đã phấn đấu không mệt mỏi để đòi lại miếng đất hương hỏa của cộng đồng giáo dân xứ đạo Thái Hà. Anh chị em không chỉ đòi lại một miếng đất đã bị cướp đi một cách trắng trợn nhưng anh chị em còn đòi lại những lời kinh tiếng hát với bao kỷ niệm buồn vui còn vương vấn nơi cỏ cây trên mảnh đất mà cha ông chúng ta để lại cho con cháu. Anh chị em đã ngạo nghễ đứng lên nói cho thế giới biết khát vọng của những người bị coi là công dân hạng hai và cộng đòan giáo dân của anh chị em bị liệt kê vào danh sách những thế lực thù địch của đảng cộng sản Việt Nam.
Tiếng kêu của anh chị em đã vang vọng khắp nơi trên thế giới. Tấm hình chị Bùi Thị Kén bị công an cộng sản đánh vào đầu, mặt mũi bê bết máu đã làm cho biết bao nhiêu người yêu chuộng công lý và hòa bình trên thế giới có một cái nhìn rất xấu xa đối với nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam. Từ đó nhân lọai đã và sẽ sánh vai bước đi với anh chị em để cùng nhau nắm tay ca vang tiếng hát của yêu thương và bác ái. Bên cạnh anh chị em là vòng tay của nhân lọai. Đằng sau anh chị em là thế giới của hòa bình và công chính. Anh chị em hãy vững tin và mạnh dạn tiến lên. Cha ông chúng ta đã chiến đấu vô cùng dũng mãnh chống lại kẻ thù truyền kiếp từ phương bắc để lại cho con cháu một giang sơn gấm hoa thì mảnh đất này sẽ không bao giờ là nơi nuôi dưỡng của hận thù và sắt máu. Các Thánh Tử Đạo Việt Nam đã mang cả mạng sống mình ra vì Đức Tin nơi Thiên Chúa thì con cháu có phải cam go thách thức cũng sẽ sinh ra hoa trái xinh tươi.
Với tâm tình ngưỡng phục và yêu thương, tôi xin gửi lời chào và kính chúc bình an đến tất cả anh chị em giáo dân xứ Thái Hà rất qúy mến của tôi.
Hiệp thông cầu nguyện và tranh đấu cho công lý- S.O.S. Thái Hà!
Dân Chúa Âu Châu
14:11 30/08/2008
Hiệp thông cầu nguyện và tranh đấu cho công lý- S.O.S. Thái Hà!
Liên tiếp trong mấy tuần lễ qua và nhất là trong những ngày này, tất cả thế giới đều chứng kiến tận mắt và nghe tận tai những đàn áp dã man của công an cán bộ cộng sản Việt Nam. Họ hung bạo bắt bớ đe dọa những người giáo dân vô tội, chỉ biết cầu nguyện một cách ôn hoà cho công lý được thể hiện, bất chấp luật pháp và lẽ phải!!! Từ hơn tám tháng qua, bất kể nắng mưa, hàng ngàn giáo dân xứ Thái Hà vẫn kiên trì cầu nguyện, cầu nguyện trong Thánh Lễ, cầu nguyện trên đường Đức Bà, cầu nguyện trên mảnh đất thiêng…mà nguyện vọng của giáo dân xứ Thái Hà chỉ mong mảnh đất còn lại của giáo xứ được hoàn trả lại sau khi đã bị chiếm hữu một cách bất công, để phục vụ đời sống tâm linh. Sau lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời (15.08.2008) sự việc càng căng thẳng và cuộc đàn áp càng ngày càng độc ác!
Trước cuộc đàn áp dã man vô nhân đạo này: mọi người yêu chuộng tự do và công lý phải đau lòng và làn sóng công phẫn đang dâng lên tại Việt Nam và công luận thế giới. Biến cố này cũng biểu lộ cho thấy bộ mặt thật của chế độ cộng sản tam vô: vô Tổ quốc (bán đất nhượng biển cho Tầu cộng!), vô Tôn giáo (tiếp tục bắt bớ đàn áp tôn giáo) và vô gia đình (những giá trị gia đình đang bị băng hoại và phá sản!)
Trước cuộc đàn áp dã man vô nhân đạo này: mỗi người Công Giáo hải ngoại chắc chắn không thể khoanh tay chứng kiến một cách nhửng nhưng mà không giơ tay cứu vớt và hành động:
Hiệp với Liên Hiệp Truyền Thông, nguyệt san Dân Chúa Âu Châu xin phát động lại chiến dịch hiệp nhất với toàn thể Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, với các cộng đồng CGVN hải ngoại và đặc biệt với giáo dân giáo xứ Thái Hà, với dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam và hải ngoại, với tổng giáo phận Hà nội và toàn thể Giáo Hội Việt Nam để cầu nguyện cho tự do và dân chủ trong công lý tại Việt Nam:
Mục đích của chiến dịch cầu nguyện cho tự do và dân chủ trong công lý tại Quê Hương Việt Nam:
1) Để hiệp nhất với giáo dân Thái Hà, dòng Chúa Cứu Thế tại Hà Nội đang bị bách hại và đàn áp… chúng ta tích cực tham gia chiến dịch cầu nguyện cho công lý, tự do và nhất là tự do tôn giáo, dân chủ được thể hiện tại Việt Nam.
2) Chúng ta cũng cầu nguyện cho nhà cầm quyền CSVN biết thượng tôn luật pháp, biết tôn trọng nhân quyền, biết tôn trọng công bằng xã hội.
3) Cụ thể xin đề nghị thời gian từ nay cho tới Mùa Vọng:
Mỗi gia đình vào giờ kinh tối: đốt một cây nến trên bàn thờ và gia đình cùng quy tụ cầu nguyện.
Mỗi cộng đoàn dùng 15 phút trước thánh lễ: đốt một cây nến trên bàn thờ và cộng đoàn cùng quy tụ cầu nguyện.
Sau đây là mẫu cầu nguyện cho giáo dân Thái Hà Hà Nội:
- Bắt đầu bằng ghi dấu Thánh Giá
- Hát Kinh Hòa Bình (Kim Long) (PC3: trang 920)
- Lần hạt một chục
- Kinh Lậy Nữ Vương (PC3: trang 346)
- Kinh dâng nước Việt Nam cho Đức Mẹ (PC3: trang 374)
- Hát: Lời Cầu Nguyện cho Quê Hương (PC3 trang 823)
- Kinh trông cậy.
Song song với chiến dịch cầu nguyện, Nguyệt san Dân Chúa Âu Châu cũng sẽ dành đặc biệt số báo tháng 10.2008 cho chủ đề Thái Hà và xin tất cả cùng góp tay trong các công tác sau:
1) Xin lập ban dịch thuật các bản tin quan trọng ra tiếng địa phương để gửi cho báo chí và các cơ quan đạo đời địa phương tại mỗi nước để họ cùng loan tin theo phương châm “Tìm hiểu Sự Thật - Thông tin Sự Thật - Loan truyền Sự Thật. Và Sự Thật chắc chắn sẽ mang lại Công lý”
2) Xin gửi những tin tức về việc khủng bố, bách hại và đàn áp tôn giáo ở Việt Nam về cho giáo sĩ, giáo dân và đồng bào tại Việt Nam để họ biết sự thật. Hiện nay mạng lưới VietCatholic có hệ thống riêng gửi Tin tức qua email cho những ai muốn Bản Tin hằng ngày của VietCatholic. Qúi vị nào muốn nhận bản tin này xin ghi danh với bai@viettel.com.
Xin lưu ý: Người muốn nhận Bản tin ở Việt Nam nên có hộp thư email của các hãng quốc tế như Gmail.com, Yahoo.com hay một hãng ngoại quốc để hộp thư của qúi vị không bị các nhà cung cấp dịch vụ internet ở Việt Nam kiểm soát được.
Nguyện xin cho Quê Hương mau thoát ách cộng sản vô thần và cho tự do dân chủ trong công lý được mau hiển trị trên Quê Cha Đất Tổ, nhờ lời chuyển cầu của Đức Mẹ La Vang và các Thánh Tử Đạo Việt Nam.
Liên tiếp trong mấy tuần lễ qua và nhất là trong những ngày này, tất cả thế giới đều chứng kiến tận mắt và nghe tận tai những đàn áp dã man của công an cán bộ cộng sản Việt Nam. Họ hung bạo bắt bớ đe dọa những người giáo dân vô tội, chỉ biết cầu nguyện một cách ôn hoà cho công lý được thể hiện, bất chấp luật pháp và lẽ phải!!! Từ hơn tám tháng qua, bất kể nắng mưa, hàng ngàn giáo dân xứ Thái Hà vẫn kiên trì cầu nguyện, cầu nguyện trong Thánh Lễ, cầu nguyện trên đường Đức Bà, cầu nguyện trên mảnh đất thiêng…mà nguyện vọng của giáo dân xứ Thái Hà chỉ mong mảnh đất còn lại của giáo xứ được hoàn trả lại sau khi đã bị chiếm hữu một cách bất công, để phục vụ đời sống tâm linh. Sau lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời (15.08.2008) sự việc càng căng thẳng và cuộc đàn áp càng ngày càng độc ác!
Trước cuộc đàn áp dã man vô nhân đạo này: mọi người yêu chuộng tự do và công lý phải đau lòng và làn sóng công phẫn đang dâng lên tại Việt Nam và công luận thế giới. Biến cố này cũng biểu lộ cho thấy bộ mặt thật của chế độ cộng sản tam vô: vô Tổ quốc (bán đất nhượng biển cho Tầu cộng!), vô Tôn giáo (tiếp tục bắt bớ đàn áp tôn giáo) và vô gia đình (những giá trị gia đình đang bị băng hoại và phá sản!)
Trước cuộc đàn áp dã man vô nhân đạo này: mỗi người Công Giáo hải ngoại chắc chắn không thể khoanh tay chứng kiến một cách nhửng nhưng mà không giơ tay cứu vớt và hành động:
Hiệp với Liên Hiệp Truyền Thông, nguyệt san Dân Chúa Âu Châu xin phát động lại chiến dịch hiệp nhất với toàn thể Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, với các cộng đồng CGVN hải ngoại và đặc biệt với giáo dân giáo xứ Thái Hà, với dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam và hải ngoại, với tổng giáo phận Hà nội và toàn thể Giáo Hội Việt Nam để cầu nguyện cho tự do và dân chủ trong công lý tại Việt Nam:
Mục đích của chiến dịch cầu nguyện cho tự do và dân chủ trong công lý tại Quê Hương Việt Nam:
1) Để hiệp nhất với giáo dân Thái Hà, dòng Chúa Cứu Thế tại Hà Nội đang bị bách hại và đàn áp… chúng ta tích cực tham gia chiến dịch cầu nguyện cho công lý, tự do và nhất là tự do tôn giáo, dân chủ được thể hiện tại Việt Nam.
2) Chúng ta cũng cầu nguyện cho nhà cầm quyền CSVN biết thượng tôn luật pháp, biết tôn trọng nhân quyền, biết tôn trọng công bằng xã hội.
3) Cụ thể xin đề nghị thời gian từ nay cho tới Mùa Vọng:
Mỗi gia đình vào giờ kinh tối: đốt một cây nến trên bàn thờ và gia đình cùng quy tụ cầu nguyện.
Mỗi cộng đoàn dùng 15 phút trước thánh lễ: đốt một cây nến trên bàn thờ và cộng đoàn cùng quy tụ cầu nguyện.
Sau đây là mẫu cầu nguyện cho giáo dân Thái Hà Hà Nội:
- Bắt đầu bằng ghi dấu Thánh Giá
- Hát Kinh Hòa Bình (Kim Long) (PC3: trang 920)
- Lần hạt một chục
- Kinh Lậy Nữ Vương (PC3: trang 346)
- Kinh dâng nước Việt Nam cho Đức Mẹ (PC3: trang 374)
- Hát: Lời Cầu Nguyện cho Quê Hương (PC3 trang 823)
- Kinh trông cậy.
Song song với chiến dịch cầu nguyện, Nguyệt san Dân Chúa Âu Châu cũng sẽ dành đặc biệt số báo tháng 10.2008 cho chủ đề Thái Hà và xin tất cả cùng góp tay trong các công tác sau:
1) Xin lập ban dịch thuật các bản tin quan trọng ra tiếng địa phương để gửi cho báo chí và các cơ quan đạo đời địa phương tại mỗi nước để họ cùng loan tin theo phương châm “Tìm hiểu Sự Thật - Thông tin Sự Thật - Loan truyền Sự Thật. Và Sự Thật chắc chắn sẽ mang lại Công lý”
2) Xin gửi những tin tức về việc khủng bố, bách hại và đàn áp tôn giáo ở Việt Nam về cho giáo sĩ, giáo dân và đồng bào tại Việt Nam để họ biết sự thật. Hiện nay mạng lưới VietCatholic có hệ thống riêng gửi Tin tức qua email cho những ai muốn Bản Tin hằng ngày của VietCatholic. Qúi vị nào muốn nhận bản tin này xin ghi danh với bai@viettel.com.
Xin lưu ý: Người muốn nhận Bản tin ở Việt Nam nên có hộp thư email của các hãng quốc tế như Gmail.com, Yahoo.com hay một hãng ngoại quốc để hộp thư của qúi vị không bị các nhà cung cấp dịch vụ internet ở Việt Nam kiểm soát được.
Nguyện xin cho Quê Hương mau thoát ách cộng sản vô thần và cho tự do dân chủ trong công lý được mau hiển trị trên Quê Cha Đất Tổ, nhờ lời chuyển cầu của Đức Mẹ La Vang và các Thánh Tử Đạo Việt Nam.
Câu Chuyện Cuối Đời Của Lm Giuse Vũ Ngọc Bích
Dòng Chúa Cứu Thế
15:51 30/08/2008
Câu Chuyện Cuối Đời Của Lm Giuse Vũ Ngọc Bích, DCCT với Một Đệ Tử (CĐT) DCCT đã Từng Sinh Sống Và Học Tập Tại Thái Hà (14.2.2003)
Sau hiệp định Geneve 1954 chia đôi Đất Nước, cộng đoàn DCCT Hà Nội vẫn còn lại 3 linh mục và 2 tu sĩ:
-Tu sĩ Clemet Đạt bị bắt đi tù năm 1962
-Tu sĩ Marcel Văn bị bắt đi tù và bị chết trong tù.
-Cha Paquette, quốc tịch Canada, bị tống xuất qua cửa Khẩu Lạng Sơn ngày 19.10.1958
-Cha Côté, quốc tịch Canada, bị trục xuất năm 1959 cùng với các thừa sai ngoại quốc cuối cùng còn ở lại Bắc Việt.
-Còn lại một mình Cha Giuse Vũ Ngọc Bích kiên trì giữ Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Nằm liệt trên giường, hai mắt đã mù lòa nhưng đầu óc còn minh mẫn, Cha Bích chậm rãi trò chuyện với người học trò của 50 năm về trước.
Rồi Cha Giuse Nguyễn Ngọc Bích qua đời..
Dưới đây là cuộc phỏng vấn được một cựu đệ tử thực hiện vào ngày 14.3.2003 khi Cha già Bích còn sống.
Cựu Đệ Tử: Sau khi chỉ còn một mình cha thì năm nào họ lấy nhà dòng, nhà đệ tử?
Cha Vũ Ngọc Bích: Cũng năm 1959, khi Cha Coté đi rồi, nó vào và nói là bây giờ chúng tôi thiếu trường học, ở đây không còn các Cha, nhà rộng, chúng tôi xin mượn, chỉ nói miệng vậy thôi. Tôi thấy lý do cũng chính đáng, một mình thì ở làm gì. Thế là bắt đầu trao cái nhà bên kia.
Cựu Đệ Tử: Nhà dòng? Rồi họ xây cái nhà này cho cha?
Cha Vũ Ngọc Bích: Chưa, bắt đầu nó lấy bên nhà Đệ Tử. Rồi tôi cứ dồn sang bên nhà dòng học sinh học được đúng một năm. Sang năm sau, nó nói: Bây giờ có một nhu cầu cấp bách hơn, là y tế. Chúng tôi xin mượn làm bệnh viện. Chính cha Michaud đã xây cái nhà đệ tử ấy. Tôi chỉ còn giữ hai phòng để ở, gần nhà ngang nối Nhà Dòng với Nhà Đệ Tử.
Cựu Đệ Tử: Như vậy là năm đầu (1959) họ lấy nhà Đệ Tử làm trường học. Sang năm sau đổi thành bệnh viện.
Cha Vũ Ngọc Bích: Đúng vậy. Cái cửa nối giữa hai nhà được đóng kín. Năm 1972, nó lại vào và nói là bây giờ bệnh viện đông lắm xin linh mục cho chúng tôi mượn tất cả, rồi chúng tôi sẽ xây cho linh mục một cái nhà ở bên cạnh nhà thờ. Rõ ràng như thế. Nói vậy mà không có giấy tờ gì cả. Nó lấy để làm bệnh viện thì lấy nốt cái nhà bên này. Năm 1973 xây xong nhà cho tôi. Ngày lễ thánh Phêrô, 2h, tôi dọn sang đây. Lúc đầu chỉ có một cái nhà nhỏ này. Tôi cho xây một nhà ngay hang đá, năm 1992 kỷ niệm kim khánh của tôi. Rồi cứ xây dần dần dãy nhà nối “nhà xứ” của tôi với cái nhà gần hang đá.
Cựu Đệ Tử: Như vậy cái nhà gần hang đá là do cha xây, còn dãy nhà nối liền nhà gần hang đá và nhà xứ cha đang ở là do Cha Thành, do Tỉnh Dòng xây?
Cha Vũ Ngọc Bích: Không phải, tôi cho xây hết. Và tất cả chuyện mượn nhà mượn cửa là chỉ nói miệng vậy thôi.
Cựu Đệ Tử: Thưa cha, còn cái ao ở đằng sau Nhà Dòng, khu nhà nuôi bò, cái hồ tắm của bọn con, sân đá banh…?
Cha Vũ Ngọc Bích: Còn cả đấy, cứ mơ mơ hồ hồ vậy.
Cựu Đệ Tử: Như vậy, bệnh viện chỉ mượn hai nhà đệ tử và nhà dòng, còn từ sân đá banh, hồ tắm mà chú Vinh chết đuối ở đó, nhà bò, nhà Préau. Trong đó có mấy cái phòng dành cho bà Paul, bà An nấu cơm cho chúng con … Tất cả đều trao cho hợp tác xã Thảm Len ?
Cha Vũ Ngọc Bích: Nó cứ làm một mình nó có nói gì đâu. Cái nhà bò bây giờ còn bỏ không.
Cựu Đệ Tử: Đó là cái nhà mà hiện nay cha đang đòi lại phải không? Còn cái ao ở đằng trước Nhà Dòng, vẫn thuộc Giáo Xứ chứ ? Cha đã xây tường xung quanh. Đã có lần nọ định xây cái gì đó bên bờ ao mà cha không cho ?
Cha Vũ Ngọc Bích: Đúng rồi! Nó muốn xây một cái nhà… Người ta gọi là cái nhà… tiếng Pháp có từ hay lắm, cái nhà ăn, gọi là cái gì?
Cựu Đệ Tử: Cantine. Như vậy, việc đất đai của Nhà dòng Hà Nội này thì, họ chỉ nói mượn mà không có giấy tờ gì cả.
Cha Vũ Ngọc Bích: Phải.
Sau hiệp định Geneve 1954 chia đôi Đất Nước, cộng đoàn DCCT Hà Nội vẫn còn lại 3 linh mục và 2 tu sĩ:
-Tu sĩ Clemet Đạt bị bắt đi tù năm 1962
-Tu sĩ Marcel Văn bị bắt đi tù và bị chết trong tù.
-Cha Paquette, quốc tịch Canada, bị tống xuất qua cửa Khẩu Lạng Sơn ngày 19.10.1958
-Cha Côté, quốc tịch Canada, bị trục xuất năm 1959 cùng với các thừa sai ngoại quốc cuối cùng còn ở lại Bắc Việt.
LM Vũ Ngọc Bích |
Rồi Cha Giuse Nguyễn Ngọc Bích qua đời..
Dưới đây là cuộc phỏng vấn được một cựu đệ tử thực hiện vào ngày 14.3.2003 khi Cha già Bích còn sống.
Cựu Đệ Tử: Sau khi chỉ còn một mình cha thì năm nào họ lấy nhà dòng, nhà đệ tử?
Cha Vũ Ngọc Bích: Cũng năm 1959, khi Cha Coté đi rồi, nó vào và nói là bây giờ chúng tôi thiếu trường học, ở đây không còn các Cha, nhà rộng, chúng tôi xin mượn, chỉ nói miệng vậy thôi. Tôi thấy lý do cũng chính đáng, một mình thì ở làm gì. Thế là bắt đầu trao cái nhà bên kia.
Cựu Đệ Tử: Nhà dòng? Rồi họ xây cái nhà này cho cha?
Cha Vũ Ngọc Bích: Chưa, bắt đầu nó lấy bên nhà Đệ Tử. Rồi tôi cứ dồn sang bên nhà dòng học sinh học được đúng một năm. Sang năm sau, nó nói: Bây giờ có một nhu cầu cấp bách hơn, là y tế. Chúng tôi xin mượn làm bệnh viện. Chính cha Michaud đã xây cái nhà đệ tử ấy. Tôi chỉ còn giữ hai phòng để ở, gần nhà ngang nối Nhà Dòng với Nhà Đệ Tử.
Cựu Đệ Tử: Như vậy là năm đầu (1959) họ lấy nhà Đệ Tử làm trường học. Sang năm sau đổi thành bệnh viện.
Cha Vũ Ngọc Bích: Đúng vậy. Cái cửa nối giữa hai nhà được đóng kín. Năm 1972, nó lại vào và nói là bây giờ bệnh viện đông lắm xin linh mục cho chúng tôi mượn tất cả, rồi chúng tôi sẽ xây cho linh mục một cái nhà ở bên cạnh nhà thờ. Rõ ràng như thế. Nói vậy mà không có giấy tờ gì cả. Nó lấy để làm bệnh viện thì lấy nốt cái nhà bên này. Năm 1973 xây xong nhà cho tôi. Ngày lễ thánh Phêrô, 2h, tôi dọn sang đây. Lúc đầu chỉ có một cái nhà nhỏ này. Tôi cho xây một nhà ngay hang đá, năm 1992 kỷ niệm kim khánh của tôi. Rồi cứ xây dần dần dãy nhà nối “nhà xứ” của tôi với cái nhà gần hang đá.
Cựu Đệ Tử: Như vậy cái nhà gần hang đá là do cha xây, còn dãy nhà nối liền nhà gần hang đá và nhà xứ cha đang ở là do Cha Thành, do Tỉnh Dòng xây?
Cha Vũ Ngọc Bích: Không phải, tôi cho xây hết. Và tất cả chuyện mượn nhà mượn cửa là chỉ nói miệng vậy thôi.
Cựu Đệ Tử: Thưa cha, còn cái ao ở đằng sau Nhà Dòng, khu nhà nuôi bò, cái hồ tắm của bọn con, sân đá banh…?
Cha Vũ Ngọc Bích: Còn cả đấy, cứ mơ mơ hồ hồ vậy.
Cựu Đệ Tử: Như vậy, bệnh viện chỉ mượn hai nhà đệ tử và nhà dòng, còn từ sân đá banh, hồ tắm mà chú Vinh chết đuối ở đó, nhà bò, nhà Préau. Trong đó có mấy cái phòng dành cho bà Paul, bà An nấu cơm cho chúng con … Tất cả đều trao cho hợp tác xã Thảm Len ?
Cha Vũ Ngọc Bích: Nó cứ làm một mình nó có nói gì đâu. Cái nhà bò bây giờ còn bỏ không.
Cựu Đệ Tử: Đó là cái nhà mà hiện nay cha đang đòi lại phải không? Còn cái ao ở đằng trước Nhà Dòng, vẫn thuộc Giáo Xứ chứ ? Cha đã xây tường xung quanh. Đã có lần nọ định xây cái gì đó bên bờ ao mà cha không cho ?
Cha Vũ Ngọc Bích: Đúng rồi! Nó muốn xây một cái nhà… Người ta gọi là cái nhà… tiếng Pháp có từ hay lắm, cái nhà ăn, gọi là cái gì?
Cựu Đệ Tử: Cantine. Như vậy, việc đất đai của Nhà dòng Hà Nội này thì, họ chỉ nói mượn mà không có giấy tờ gì cả.
Cha Vũ Ngọc Bích: Phải.
Thái Hà kiên cường và cháy ngời tình hiệp thông
PV VietCatholic
17:42 30/08/2008
Thái Hà kiên cường và cháy ngời tình hiệp thông
Hôm nay, chúng tôi đến Thái Hà, nhiều nhóm người từ nhiều nơi đã gặp nhiều cảnh cảm động, nhất là khi tràn ngập linh địa là nến cháy và dòng người như bất tận. Hàng ngàn người sau thánh lễ tối đã ngập tràn khu đất. Những ánh nến lung linh bùng cháy trong đêm khi tiếng Thánh ca vang lên không dứt “Lạy Chúa, con đường nào Ngài đã đi qua, con đường nào Ngài ra pháp trường… làm rơi lệ biết bao người đang đứng trong linh địa.
Càng ngày, số người về Linh địa Đức Bà ngày càng tăng, số người đến từ khắp nơi đã chứng minh bạo lực, bạo quyền không làm cho họ khiếp sợ như những kẻ đã muốn gây ra. Hôm nay, báo chí, TV trong nước đã mang đến cho họ những thôi thúc cá nhân phải về với Linh địa Mẹ. Nơi đó, những con cái Mẹ đang bị các thế lực thế gian, bạo quyền đàn áp, khủng bố.
Đến với những người anh em Thái Hà, chúng ta thấy được ở họ sự kiên cường trong từng ánh mắt và cử chỉ, trong sự thống nhất của những con người dũng cảm bên những chủ chăn nhân lành.
Câu chuyện của họ cứ râm ran và chia sẻ với nhau trước giờ lễ thật đa dạng, chứng tỏ người dân không phải là không hiểu biết, không phải như nhà nước nói là ‘dân trí thấp, nên chưa thể đưa dân chủ vào được như các nước khác’.
Nói về vụ án đã khởi tố, những người giáo dân được hỏi đều cho rằng họ đã bị phân biệt đối xử nặng nề. Chứng minh điều này, một giáo dân đến từ Bắc Giang nói: "Tôi biết có nhiều nơi, nhiều vụ án tranh chấp đất đai, đặt mìn phá nhà phá cửa, chém giết lẫn nhau hỗn loạn đường phố. Chẳng hạn gần đây tại Bắc Giang nhà nước tranh chấp với dân định lấy đất đai của họ, cả làng bị đánh đến mấy chục người phải vào viện, rất lớn, rất khốc liệt nhưng báo chí đã im re".
Một giáo dân đến từ Thái Bình nói: "Tôi nghe báo chí, TV nói đến Thái Hà. Ngày trước đi học thường đến cầu nguyện, nên tôi tranh thủ lên xem tình hình thế nào, chứ tin vào cái đài cộng sản thì có mà giết bố mình cũng thấy không có tội. Ở quê tôi, có xã Tiền Phong người ta còn chiếm cả trụ sở xã cả mấy tháng, nhưng có báo đài nào nói gì đâu. Nếu ở đó mà có người Công giáo, thì chắc là đã được dọn sạch từ lâu rồi."
Một giáo dân đến từ Hà Tây: "Ối giời ơi, trong quê tôi có mà đầy dân khiếu kiện, chỗ nào mà chẳng có các quan cướp đất của dân, mà có báo chí nào nói đâu, họ đều im lặng để chém giết, bỏ tù mà không ai biết. Có như thế thì Việt Nam mình mới là nơi ổn định nhất. Ổn định an toàn cái kiểu Cộng sản này thì giết dân".
Nhiều người hiểu vì sao vụ việc bé tí này được nhà nước quan tâm, chẳng qua là vì họ sợ sệt vì đã trót gây quá nhiều tội ác cướp đoạt tài sản đất đai tôn giáo. Bây giờ họ sợ bị dây chuyền đòi lại không dứt, nơi này ra nơi khác mà thôi với lại các quan tham đã ăn chia, xí phần rồi nên mới quyết tâm đến thế.
Những giáo dân nơi xa đến đều gặp gỡ, hỏi thăm những giáo dân tại Thái Hà đều có chung nhận xét, chúng ta đang bị nạn cộng sản bách hại đạo rõ ràng. Nếu việc này chỉ là của người dân không công giáo, có kêu khản họng cũng không ai thèm nhìn.
Một cụ ông nói: "Tại sao việc tranh chấp giữ hai đơn vị, mà thành phố và nhà nước tích cực như thế, họ chuyển thành việc đối đầu giữa nhà nước và tôn giáo để làm gì! Họ sợ đối mặt với sự thật và dùng sự gian, sự ác để lấp liếm tội lỗi của mình, dùng tội ác để che giấu tội ác, có ngày con cháu chúng phải đền nợ mà thôi.".
Cả thế giới đã biết đến Thái Hà qua những hành động vô nhân tính của nhà nước Cộng sản khi đã đối xử hết sức phân biệt với người Công giáo Việt Nam. Không thể hiểu nổi tại sao những người Công giáo Việt Nam luôn được đảng và nhà nước coi là những phần tử dân chúng cần trừng trị.
Các hãng báo chí nước ngoài đã liên tục gọi điện hỏi thăm và phỏng vấn các giáo dân. Ngay trước buồi lễ, khi một người được gọi điện thoại hỏi tình hình đã chuyển điện thoại và đọc số của nhiều người cùng làm chứng sự đàn áp bạo tàn của công an tối hôm trước như thế nào. Họ đã kể vanh vách và tố cáo sự dã man của các công an hôm đó. Một em bé bị một dùi cui điện hôm trước, nhưng hôm qua và hôm nay lại đến cầu nguyện với Đức Mẹ xin tha cho những kẻ làm điều ác với cháu.
Khi tôi hỏi nếu vài ngày tới, công an sẽ đàn áp ngay tại khu đất, bà con làm sao chịu được bạo lực, một cụ bà nói: Tôi già rồi,đất này là đất Thánh, tôi sẽ quyết chết để gìn giữ nó cho con cháu có nơi thờ phượng. Một học sinh nói: " Ở trường cháu, người ta hỏi tên Thánh của cháu báo hiệu trưởng, bảo cháu không được đi cầu nguyện nhưng cháu vẫn đi. Nếu bị cướp đất bằng súng đạn, cháu thà chịu chết chứ không để chúng nó cướp được. Mà cháu chết ở đó, thì đứa nào ra lệnh cháu cắt cổ nó ngay". Một thanh niên mộc mạc: " thôi thì cũng một lần chết, đâu phải ai cũng có phúc được tử đạo". Một thanh niên khác vui cười: "có lẽ đến khi đó, em cũng sẽ xung phong, dù em không phải là người ở đây. Nếu cần, em sẽ tự thiêu trước cửa lăng Hồ Chí Minh cho chúng nó biết."
Chưa biết những ngày sẽ đến thì nhà nước giở chiêu gì nữa, nhưng tinh thần Thái Hà đang hết sức vững vàng. Cả giáo hội đang hiệp thông, sẻ chia với họ trong cơn khốn khó.
Thái Hà ngày 30-8-2008.
Hôm nay, chúng tôi đến Thái Hà, nhiều nhóm người từ nhiều nơi đã gặp nhiều cảnh cảm động, nhất là khi tràn ngập linh địa là nến cháy và dòng người như bất tận. Hàng ngàn người sau thánh lễ tối đã ngập tràn khu đất. Những ánh nến lung linh bùng cháy trong đêm khi tiếng Thánh ca vang lên không dứt “Lạy Chúa, con đường nào Ngài đã đi qua, con đường nào Ngài ra pháp trường… làm rơi lệ biết bao người đang đứng trong linh địa.
Càng ngày, số người về Linh địa Đức Bà ngày càng tăng, số người đến từ khắp nơi đã chứng minh bạo lực, bạo quyền không làm cho họ khiếp sợ như những kẻ đã muốn gây ra. Hôm nay, báo chí, TV trong nước đã mang đến cho họ những thôi thúc cá nhân phải về với Linh địa Mẹ. Nơi đó, những con cái Mẹ đang bị các thế lực thế gian, bạo quyền đàn áp, khủng bố.
Đến với những người anh em Thái Hà, chúng ta thấy được ở họ sự kiên cường trong từng ánh mắt và cử chỉ, trong sự thống nhất của những con người dũng cảm bên những chủ chăn nhân lành.
Câu chuyện của họ cứ râm ran và chia sẻ với nhau trước giờ lễ thật đa dạng, chứng tỏ người dân không phải là không hiểu biết, không phải như nhà nước nói là ‘dân trí thấp, nên chưa thể đưa dân chủ vào được như các nước khác’.
Nói về vụ án đã khởi tố, những người giáo dân được hỏi đều cho rằng họ đã bị phân biệt đối xử nặng nề. Chứng minh điều này, một giáo dân đến từ Bắc Giang nói: "Tôi biết có nhiều nơi, nhiều vụ án tranh chấp đất đai, đặt mìn phá nhà phá cửa, chém giết lẫn nhau hỗn loạn đường phố. Chẳng hạn gần đây tại Bắc Giang nhà nước tranh chấp với dân định lấy đất đai của họ, cả làng bị đánh đến mấy chục người phải vào viện, rất lớn, rất khốc liệt nhưng báo chí đã im re".
Một giáo dân đến từ Thái Bình nói: "Tôi nghe báo chí, TV nói đến Thái Hà. Ngày trước đi học thường đến cầu nguyện, nên tôi tranh thủ lên xem tình hình thế nào, chứ tin vào cái đài cộng sản thì có mà giết bố mình cũng thấy không có tội. Ở quê tôi, có xã Tiền Phong người ta còn chiếm cả trụ sở xã cả mấy tháng, nhưng có báo đài nào nói gì đâu. Nếu ở đó mà có người Công giáo, thì chắc là đã được dọn sạch từ lâu rồi."
Một giáo dân đến từ Hà Tây: "Ối giời ơi, trong quê tôi có mà đầy dân khiếu kiện, chỗ nào mà chẳng có các quan cướp đất của dân, mà có báo chí nào nói đâu, họ đều im lặng để chém giết, bỏ tù mà không ai biết. Có như thế thì Việt Nam mình mới là nơi ổn định nhất. Ổn định an toàn cái kiểu Cộng sản này thì giết dân".
Nhiều người hiểu vì sao vụ việc bé tí này được nhà nước quan tâm, chẳng qua là vì họ sợ sệt vì đã trót gây quá nhiều tội ác cướp đoạt tài sản đất đai tôn giáo. Bây giờ họ sợ bị dây chuyền đòi lại không dứt, nơi này ra nơi khác mà thôi với lại các quan tham đã ăn chia, xí phần rồi nên mới quyết tâm đến thế.
Những giáo dân nơi xa đến đều gặp gỡ, hỏi thăm những giáo dân tại Thái Hà đều có chung nhận xét, chúng ta đang bị nạn cộng sản bách hại đạo rõ ràng. Nếu việc này chỉ là của người dân không công giáo, có kêu khản họng cũng không ai thèm nhìn.
Một cụ ông nói: "Tại sao việc tranh chấp giữ hai đơn vị, mà thành phố và nhà nước tích cực như thế, họ chuyển thành việc đối đầu giữa nhà nước và tôn giáo để làm gì! Họ sợ đối mặt với sự thật và dùng sự gian, sự ác để lấp liếm tội lỗi của mình, dùng tội ác để che giấu tội ác, có ngày con cháu chúng phải đền nợ mà thôi.".
Cả thế giới đã biết đến Thái Hà qua những hành động vô nhân tính của nhà nước Cộng sản khi đã đối xử hết sức phân biệt với người Công giáo Việt Nam. Không thể hiểu nổi tại sao những người Công giáo Việt Nam luôn được đảng và nhà nước coi là những phần tử dân chúng cần trừng trị.
Các hãng báo chí nước ngoài đã liên tục gọi điện hỏi thăm và phỏng vấn các giáo dân. Ngay trước buồi lễ, khi một người được gọi điện thoại hỏi tình hình đã chuyển điện thoại và đọc số của nhiều người cùng làm chứng sự đàn áp bạo tàn của công an tối hôm trước như thế nào. Họ đã kể vanh vách và tố cáo sự dã man của các công an hôm đó. Một em bé bị một dùi cui điện hôm trước, nhưng hôm qua và hôm nay lại đến cầu nguyện với Đức Mẹ xin tha cho những kẻ làm điều ác với cháu.
Khi tôi hỏi nếu vài ngày tới, công an sẽ đàn áp ngay tại khu đất, bà con làm sao chịu được bạo lực, một cụ bà nói: Tôi già rồi,đất này là đất Thánh, tôi sẽ quyết chết để gìn giữ nó cho con cháu có nơi thờ phượng. Một học sinh nói: " Ở trường cháu, người ta hỏi tên Thánh của cháu báo hiệu trưởng, bảo cháu không được đi cầu nguyện nhưng cháu vẫn đi. Nếu bị cướp đất bằng súng đạn, cháu thà chịu chết chứ không để chúng nó cướp được. Mà cháu chết ở đó, thì đứa nào ra lệnh cháu cắt cổ nó ngay". Một thanh niên mộc mạc: " thôi thì cũng một lần chết, đâu phải ai cũng có phúc được tử đạo". Một thanh niên khác vui cười: "có lẽ đến khi đó, em cũng sẽ xung phong, dù em không phải là người ở đây. Nếu cần, em sẽ tự thiêu trước cửa lăng Hồ Chí Minh cho chúng nó biết."
Chưa biết những ngày sẽ đến thì nhà nước giở chiêu gì nữa, nhưng tinh thần Thái Hà đang hết sức vững vàng. Cả giáo hội đang hiệp thông, sẻ chia với họ trong cơn khốn khó.
Thái Hà ngày 30-8-2008.
Quyền hành của ông Phó CT Tp Hà nội Vũ Hồng Khanh to quá mà sao xuất đầu lộ diện trễ quá vậy?
Hà Long
18:01 30/08/2008
THÁI HÀ - Nhìn vào báo chí Việt Nam tôi như lâm vào thâm cung bí sử không biết lần đầu nào ra cho tốt. Chẳng là hôm quan VnMedia đưa tin chiều 29/8/2008 có cuộc họp báo quốc tế, theo như tin đưa đi thì độc giả nghĩ rằng ông Nguyễn Đức Nhanh, Giám đốc Công an thành phố Hà Nội là vị chủ tọa về việc liên quan đòi lại đất tại Thái Hà (http://www.vnmedia.vn/newsdetail.asp?newsid=142733&catid=23). Trong toàn bài tường trình họp báo đều xoay chung quanh lời phát biểu của ông Nhanh qua phóng viên AFP.
Đùng một cái vào ngày hôm sau, 30/8/2008 theo tin của Hà Nội Mới lòi ra một tên khác chưa bao giờ được nhắc đến ngày trước đó: Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Hồng Khanh (http://www.hanoimoi.com.vn/vn/41/178792/ ). HNM cho biết ông Vũ Hồng Khanh đã chủ trì cuộc họp báo. Cùng dự có gần 100 phóng viên các cơ quan thông tấn báo chí trong nước và quốc tế, đại diện một số tổ chức nước ngoài tại Hà Nội.
À há! Cuộc họp báo quốc tế quan trọng như thế, nhưng những gì 82 triệu dân Việt Nam muốn biết thì chỉ qua thông tin độc quyền của cộng sản, ngay cả người điều khiển buổi họp khi nào cho biết thì dân mới được phép biết đến. Chuyện này hơi quái đản cho những ai đang sống trong thế giới tự do, nhưng có lẽ trong xã hội tuyên truyền 1 chiều chẳng có ai thắc mắc vì được phó thác hết cho đảng.
Hôm nay HNM được bơm theo nhuệ khí của bạo lực dùi cui điện, giáng thêm các đòn chí tử theo lời kể tội của quan Vũ Hồng Khanh: Tại cuộc họp báo, Phó Chủ tịch Vũ Hồng Khanh đã thông báo về tình hình vi phạm pháp luật của một số công dân tại giáo xứ Thái Hà xảy ra tại khu đất Công ty Vật tư vận tải xi măng, Công ty Điện lực Hà Nội (thuộc phường Quang Trung, quận Đống Đa) từ ngày 11-11-2007 và tại khu đất Công ty cổ phần may Chiến Thắng, bắt đầu từ ngày 5-1-2008. Đặc biệt vào đêm 14-8 và ngày 15-8 vừa qua có hàng chục công dân do một số đối tượng quá khích cầm đầu đã đập phá tường rào của Công ty cổ phần may Chiến Thắng rồi hàng trăm người tràn vào, dựng tượng thánh giá, treo ảnh Đức Mẹ, tổ chức cầu nguyện, hát thánh ca... (À! Quan Khanh đã thông minh hơn 1 chút đỉnh khi dùng chữ "hát thánh ca" thay cho "hành lễ" mà báo chí đài đã rêu rao sai lạc cả tuần nay!).
Theo đà của tối 28/8/2008, ông Khanh mở công xuất dối trá tối đa: "ông Khanh cũng thông báo về nguồn gốc, quá trình quản lý của nhà nước đối với khu đất Công ty Điện lực Hà Nội, Công ty Vật tư vận tải xi măng Việt Nam, Công ty cổ phần may Chiến Thắng (178 Nguyễn Lương Bằng) cũng như chủ trương chỉ đạo của thành phố và quận Đống Đa. Khanh cho biết, ngay từ khi có những hoạt động vi phạm pháp luật tại khu đất của Công ty may Chiến Thắng, mặc dù, các đoàn công tác của quận Đống Đa, các phường Quang Trung, Ô Chợ Dừa đã liên tục dùng nhiều biện pháp tiếp xúc nhưng các linh mục giáo xứ Thái Hà vẫn né tránh, từ chối hợp tác với chính quyền."
Bồi bút HNM ăn hôi tố cáo bêu xấu thêm cha Vũ Khởi Phụng: "Việc các cơ quan truyền thông trong nước liên tục đăng tin, bài viết, ảnh, chương trình truyền hình có nội dung tố cáo, tạo dư luận rộng rãi lên án những hành vi vi phạm pháp luật tại 178 Nguyễn Lương Bằng đã tác động mạnh đối với linh mục giáo xứ Thái Hà. Từ việc từ chối, trốn tránh tiếp xúc với chính quyền các cấp, sau đó linh mục Vũ Khởi Phụng đã phải tiếp xúc với lãnh đạo quận Đống Đa, Giám đốc Công an thành phố."
Theo cách đánh hội đồng thiếu văn hóa khi các nạn nhân hoàn toàn vắng mặt thì "theo ông Vũ Hồng Khanh, qua tình hình thực tế diễn ra từ sau ngày 14-8 đến nay, có thể khẳng định, linh mục và một số công dân tại giáo xứ Thái Hà vẫn tiếp tục có những hành vi coi thường pháp luật, thể hiện quyết tâm chiếm đất bằng mọi cách. Linh mục giáo xứ thường xuyên có những bài viết, bài nói kích động giáo dân, tạo dư luận, kêu gọi sự tham gia của các đối tượng khác ủng hộ việc chiếm đất tại 178 Nguyễn Lương Bằng. Thường xuyên tổ chức hành lễ tại khu vực này với số lượng hàng trăm người (số lần và số lượng người tham gia tăng lên), đặc biệt đã tổ chức cho các em học sinh ra làm lễ và cắm hương tại những nơi có ảnh Chúa, Đức Mẹ... tại khu đất của Công ty cổ phần may Chiến Thắng."
Cuối cùng HNM ngắm nghé đến nền tự do báo chí do người Việt hải ngoại điều hành, có thể ghen tị vi nét đẹp tự do văn minh chăng. HNM viết thêm như sau: "Trên một số trang thông tin điện tử nước ngoài như: Dòng Chúa cứu thế, Mẹ Hằng cứu giúp... liên tục xuất hiện các bài viết có nội dung xuyên tạc, nói xấu nhà nước, chính quyền thành phố Hà Nội, quận Đống Đa và các cơ quan báo chí trong nước, đặc biệt đã công khai công bố những văn bản, ghi âm trả lời phỏng vấn của Linh mục giáo xứ Thái Hà với nội dung ngụy biện cho những hành động vi phạm pháp luật, kích động, kêu gọi sự ủng hộ, tham gia của giáo dân tại các nơi khác."
Như thế HNM hoàn toàn chứng nhận 1 điều quan trọng là các trang website này đang làm lũng đoạn truyền thông 1 chiều của cộng sản Việt Nam ngay tại thủ đô Hà Nội. May là HNM không nhắc đến một trang có tầm vóc quốc tế và có số lượng hàng 100.000 lượt người vào theo dõi hàng ngày. Hay là HNM sợ trước tầm ảnh hưởng lớn lao trong Công giáo cũng như ngoài Công giáo của trang website www.vietcatholic.net
Ngược ngạo quá đáng khi phóng viên AFP hiện diện nơi họp báo viết bài tường thuật cho độc giả thế giới, hoàn toàn không nhắc đến tên ông Khanh đến 1 lần. Chúng ta có thể phỏng đoán lời nói của ông Khanh như nước đổ lá khoai đối với AFP hoặc là sự dối trá của ông Khanh đã được AFP lật tẩy. Theo tường trình của AFP (http://afp.google.com/article/ALeqM5gkF12kTbAUNUQw7IqqgurLIKYS3Q). thì độc giả biết ngay phóng viên này luôn có mặt ở hiện trường với tầm NHÌN – ĐÁNH GIÁ – GHI TRÊN GIẤY thật bén nhọn và xác thực. AFP đã len lỏi vào Thái Hà, nơi linh địa Đức Bà, bên đồn công an Đống Đa. Nói chung họ đã nhìn, nghe, nói chuyện với giáo dân và ghi hình ảnh.
Ngoài ra ông Khanh đã quên 1 điều quan trọng, sau khi nghe một số giáo dân bị bắt, ông Christian Marchant - viên chức của Đại Sứ Quán Mỹ tại Việt Nam đã đến liền lập tức gặp giáo dân tại Thái Hà vào trưa 28-8-2008 để nhìn tường tận hiện trường linh địa Đức Bà. Như thế cách thông báo tin tức của giới truyền thông quốc tế tại Hà Nội quá nhạy bén và tuyệt vời. Ông Khanh đã đánh giá thấp cách thâu nhập thông tin của Tây Phương.
Những lời đổ tội, vu oan chộn lẫn xảo trá trên của ông Khanh đã không lay động giới truyền thông quốc tế, nhưng còn làm cho họ tò mò hơn từng chi tiết về Thái Hà. Tất nhiên các bản văn phản bác của giáo xứ Thái Hà đã lọt vào tay của giới truyền thông thế giới.
Thành Thăng Long sắp mừng đại lễ 1.000 năm dựng thành mà có những vị phó chủ tịch hơi bất bình thường và thiếu khả năng lãnh đạo làm cho đất Hà Thành phải xấu hổ, trước tiên được nhắc đến chị Ngô Thị Thanh Hằng trong vụ Tòa Khâm Sứ dịp đầu năm 2008 lúc ký vào 2 công văn 273/UBND-VX ngày 11-1-2008 của UBND thành phố Hà Nội và 673/UBND-VX ngày 26-1-2008. Nhỡ bị bể hũ, lúc ấy chị êm re, rồi bây giờ lại đến ông Khanh họ Vũ này tiếp tục đi vào quỹ đạo sai trái của chị Hằng.
Chúng ta nhớ lại mới cách đây không lâu ông Vũ Hồng Khanh đã đặt tay ký tên 2 công văn còn chưa ráo mực ngày 30-6-2008 mang số 2476/QĐ-UBND và chỉ 2 ngày sau với công văn 4213/UBND-NNĐC ngày 02-7-2008, bắt Giáo xứ Thái Hà hiến đất tự nguyện cho tham quan cướp đất vì đơn khiếu nại "không có cơ sở để giải quyết." Từ đấy ông Khanh mới làm cho sự việc rối lên và lại không có đủ chứng từ của "cụ Bích" kèm theo mang tính thuyết phục giáo dân.
Không hiểu được phương pháp làm việc của ông phó chủ tịch Khanh, nhưng giáo dân Thái Hà biết rõ từ 1996 chẳng ai đả động gì đến đơn khiếu kiện của Giáo xứ Thái Hà, ròng rã 12 năm được ông Khanh và các đồng chí "đắp chiếu" trong UBND thành phố.
Đùng một cái với 1 công văn "vĩ đại" CƯỚP lại hết đất của Thái Hà (lần 2) mang số 733 gửi các cơ quan chức năng của thành phố vào ngày 27-8-2008: UBND thành phố yêu cầu Sở Tài nguyên và môi trường khẩn trương chủ trì phối hợp với UBND quận Đống Đa lập hồ sơ thu hồi toàn bộ diện tích đất của Công ty may Chiến Thắng và Công ty Vật tư vận tải xi măng đang sử dụng; giao cho UBND quận Đống Đa quản lý, nghiên cứu, điều chỉnh quy hoạch và lập dự án đầu tư xây dựng công trình phục vụ chung cho dân cư khu vực.
12 năm đắp chiếu kỹ càng và chỉ trong vòng 2 tháng UBND thành phố muốn xử lý dứt điểm tranh chấp tại Thái Hà, nhưng nghiêng hẳn về quyền lợi của đám tham quan với dùi cui điện trong tay. Không biết người có trách nhiệm cuối cùng là đồng chí Phạm Quang Nghị, UV Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội có sáng suốt và "thanh liêm" hơn các đồng chí phó chủ tịch của ông ta không, để giải quyết vấn đề Thái Hà một cách trong sáng mang lại lợi ích cho dân và cho nước nhà.
Chắc chắn một điều các đồng chí không được phép dùng bạo lực trên đe dưới búa đè bẹp dân nghèo trong thời bao cấp nữa rồi. Thế giới tự do, nhất là "Giặc Mỹ" đang nhởn nhơ trong lòng địch giữa Hà Nội nhằm canh gác các đồng chí về vi phạm nhân quyền và tôn giáo đấy. Một cảnh báo rõ nét qua sự hiện diện của ông Christian Marchant tại Thái Hà vào ngày 28-8-2008.
Muốn nuốt trọn Thái Hà, một mẩu đất bé nhỏ tại Hà Nội mà để thế giới ghi danh Việt Nam vào sử sách lần thứ 2 thuộc diện quốc gia vi phạm nghiêm trọng đến quyền tự do tôn giáo và nhân quyền thì tội đồ của các đồng chí trong UBND thành phố Hà Nội không thể xóa nhòa trong lịch sử dân tộc.
Đùng một cái vào ngày hôm sau, 30/8/2008 theo tin của Hà Nội Mới lòi ra một tên khác chưa bao giờ được nhắc đến ngày trước đó: Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Hồng Khanh (http://www.hanoimoi.com.vn/vn/41/178792/ ). HNM cho biết ông Vũ Hồng Khanh đã chủ trì cuộc họp báo. Cùng dự có gần 100 phóng viên các cơ quan thông tấn báo chí trong nước và quốc tế, đại diện một số tổ chức nước ngoài tại Hà Nội.
À há! Cuộc họp báo quốc tế quan trọng như thế, nhưng những gì 82 triệu dân Việt Nam muốn biết thì chỉ qua thông tin độc quyền của cộng sản, ngay cả người điều khiển buổi họp khi nào cho biết thì dân mới được phép biết đến. Chuyện này hơi quái đản cho những ai đang sống trong thế giới tự do, nhưng có lẽ trong xã hội tuyên truyền 1 chiều chẳng có ai thắc mắc vì được phó thác hết cho đảng.
Hôm nay HNM được bơm theo nhuệ khí của bạo lực dùi cui điện, giáng thêm các đòn chí tử theo lời kể tội của quan Vũ Hồng Khanh: Tại cuộc họp báo, Phó Chủ tịch Vũ Hồng Khanh đã thông báo về tình hình vi phạm pháp luật của một số công dân tại giáo xứ Thái Hà xảy ra tại khu đất Công ty Vật tư vận tải xi măng, Công ty Điện lực Hà Nội (thuộc phường Quang Trung, quận Đống Đa) từ ngày 11-11-2007 và tại khu đất Công ty cổ phần may Chiến Thắng, bắt đầu từ ngày 5-1-2008. Đặc biệt vào đêm 14-8 và ngày 15-8 vừa qua có hàng chục công dân do một số đối tượng quá khích cầm đầu đã đập phá tường rào của Công ty cổ phần may Chiến Thắng rồi hàng trăm người tràn vào, dựng tượng thánh giá, treo ảnh Đức Mẹ, tổ chức cầu nguyện, hát thánh ca... (À! Quan Khanh đã thông minh hơn 1 chút đỉnh khi dùng chữ "hát thánh ca" thay cho "hành lễ" mà báo chí đài đã rêu rao sai lạc cả tuần nay!).
Theo đà của tối 28/8/2008, ông Khanh mở công xuất dối trá tối đa: "ông Khanh cũng thông báo về nguồn gốc, quá trình quản lý của nhà nước đối với khu đất Công ty Điện lực Hà Nội, Công ty Vật tư vận tải xi măng Việt Nam, Công ty cổ phần may Chiến Thắng (178 Nguyễn Lương Bằng) cũng như chủ trương chỉ đạo của thành phố và quận Đống Đa. Khanh cho biết, ngay từ khi có những hoạt động vi phạm pháp luật tại khu đất của Công ty may Chiến Thắng, mặc dù, các đoàn công tác của quận Đống Đa, các phường Quang Trung, Ô Chợ Dừa đã liên tục dùng nhiều biện pháp tiếp xúc nhưng các linh mục giáo xứ Thái Hà vẫn né tránh, từ chối hợp tác với chính quyền."
Bồi bút HNM ăn hôi tố cáo bêu xấu thêm cha Vũ Khởi Phụng: "Việc các cơ quan truyền thông trong nước liên tục đăng tin, bài viết, ảnh, chương trình truyền hình có nội dung tố cáo, tạo dư luận rộng rãi lên án những hành vi vi phạm pháp luật tại 178 Nguyễn Lương Bằng đã tác động mạnh đối với linh mục giáo xứ Thái Hà. Từ việc từ chối, trốn tránh tiếp xúc với chính quyền các cấp, sau đó linh mục Vũ Khởi Phụng đã phải tiếp xúc với lãnh đạo quận Đống Đa, Giám đốc Công an thành phố."
Theo cách đánh hội đồng thiếu văn hóa khi các nạn nhân hoàn toàn vắng mặt thì "theo ông Vũ Hồng Khanh, qua tình hình thực tế diễn ra từ sau ngày 14-8 đến nay, có thể khẳng định, linh mục và một số công dân tại giáo xứ Thái Hà vẫn tiếp tục có những hành vi coi thường pháp luật, thể hiện quyết tâm chiếm đất bằng mọi cách. Linh mục giáo xứ thường xuyên có những bài viết, bài nói kích động giáo dân, tạo dư luận, kêu gọi sự tham gia của các đối tượng khác ủng hộ việc chiếm đất tại 178 Nguyễn Lương Bằng. Thường xuyên tổ chức hành lễ tại khu vực này với số lượng hàng trăm người (số lần và số lượng người tham gia tăng lên), đặc biệt đã tổ chức cho các em học sinh ra làm lễ và cắm hương tại những nơi có ảnh Chúa, Đức Mẹ... tại khu đất của Công ty cổ phần may Chiến Thắng."
Cuối cùng HNM ngắm nghé đến nền tự do báo chí do người Việt hải ngoại điều hành, có thể ghen tị vi nét đẹp tự do văn minh chăng. HNM viết thêm như sau: "Trên một số trang thông tin điện tử nước ngoài như: Dòng Chúa cứu thế, Mẹ Hằng cứu giúp... liên tục xuất hiện các bài viết có nội dung xuyên tạc, nói xấu nhà nước, chính quyền thành phố Hà Nội, quận Đống Đa và các cơ quan báo chí trong nước, đặc biệt đã công khai công bố những văn bản, ghi âm trả lời phỏng vấn của Linh mục giáo xứ Thái Hà với nội dung ngụy biện cho những hành động vi phạm pháp luật, kích động, kêu gọi sự ủng hộ, tham gia của giáo dân tại các nơi khác."
Như thế HNM hoàn toàn chứng nhận 1 điều quan trọng là các trang website này đang làm lũng đoạn truyền thông 1 chiều của cộng sản Việt Nam ngay tại thủ đô Hà Nội. May là HNM không nhắc đến một trang có tầm vóc quốc tế và có số lượng hàng 100.000 lượt người vào theo dõi hàng ngày. Hay là HNM sợ trước tầm ảnh hưởng lớn lao trong Công giáo cũng như ngoài Công giáo của trang website www.vietcatholic.net
Ngược ngạo quá đáng khi phóng viên AFP hiện diện nơi họp báo viết bài tường thuật cho độc giả thế giới, hoàn toàn không nhắc đến tên ông Khanh đến 1 lần. Chúng ta có thể phỏng đoán lời nói của ông Khanh như nước đổ lá khoai đối với AFP hoặc là sự dối trá của ông Khanh đã được AFP lật tẩy. Theo tường trình của AFP (http://afp.google.com/article/ALeqM5gkF12kTbAUNUQw7IqqgurLIKYS3Q). thì độc giả biết ngay phóng viên này luôn có mặt ở hiện trường với tầm NHÌN – ĐÁNH GIÁ – GHI TRÊN GIẤY thật bén nhọn và xác thực. AFP đã len lỏi vào Thái Hà, nơi linh địa Đức Bà, bên đồn công an Đống Đa. Nói chung họ đã nhìn, nghe, nói chuyện với giáo dân và ghi hình ảnh.
Ngoài ra ông Khanh đã quên 1 điều quan trọng, sau khi nghe một số giáo dân bị bắt, ông Christian Marchant - viên chức của Đại Sứ Quán Mỹ tại Việt Nam đã đến liền lập tức gặp giáo dân tại Thái Hà vào trưa 28-8-2008 để nhìn tường tận hiện trường linh địa Đức Bà. Như thế cách thông báo tin tức của giới truyền thông quốc tế tại Hà Nội quá nhạy bén và tuyệt vời. Ông Khanh đã đánh giá thấp cách thâu nhập thông tin của Tây Phương.
Những lời đổ tội, vu oan chộn lẫn xảo trá trên của ông Khanh đã không lay động giới truyền thông quốc tế, nhưng còn làm cho họ tò mò hơn từng chi tiết về Thái Hà. Tất nhiên các bản văn phản bác của giáo xứ Thái Hà đã lọt vào tay của giới truyền thông thế giới.
Thành Thăng Long sắp mừng đại lễ 1.000 năm dựng thành mà có những vị phó chủ tịch hơi bất bình thường và thiếu khả năng lãnh đạo làm cho đất Hà Thành phải xấu hổ, trước tiên được nhắc đến chị Ngô Thị Thanh Hằng trong vụ Tòa Khâm Sứ dịp đầu năm 2008 lúc ký vào 2 công văn 273/UBND-VX ngày 11-1-2008 của UBND thành phố Hà Nội và 673/UBND-VX ngày 26-1-2008. Nhỡ bị bể hũ, lúc ấy chị êm re, rồi bây giờ lại đến ông Khanh họ Vũ này tiếp tục đi vào quỹ đạo sai trái của chị Hằng.
Chúng ta nhớ lại mới cách đây không lâu ông Vũ Hồng Khanh đã đặt tay ký tên 2 công văn còn chưa ráo mực ngày 30-6-2008 mang số 2476/QĐ-UBND và chỉ 2 ngày sau với công văn 4213/UBND-NNĐC ngày 02-7-2008, bắt Giáo xứ Thái Hà hiến đất tự nguyện cho tham quan cướp đất vì đơn khiếu nại "không có cơ sở để giải quyết." Từ đấy ông Khanh mới làm cho sự việc rối lên và lại không có đủ chứng từ của "cụ Bích" kèm theo mang tính thuyết phục giáo dân.
Không hiểu được phương pháp làm việc của ông phó chủ tịch Khanh, nhưng giáo dân Thái Hà biết rõ từ 1996 chẳng ai đả động gì đến đơn khiếu kiện của Giáo xứ Thái Hà, ròng rã 12 năm được ông Khanh và các đồng chí "đắp chiếu" trong UBND thành phố.
Đùng một cái với 1 công văn "vĩ đại" CƯỚP lại hết đất của Thái Hà (lần 2) mang số 733 gửi các cơ quan chức năng của thành phố vào ngày 27-8-2008: UBND thành phố yêu cầu Sở Tài nguyên và môi trường khẩn trương chủ trì phối hợp với UBND quận Đống Đa lập hồ sơ thu hồi toàn bộ diện tích đất của Công ty may Chiến Thắng và Công ty Vật tư vận tải xi măng đang sử dụng; giao cho UBND quận Đống Đa quản lý, nghiên cứu, điều chỉnh quy hoạch và lập dự án đầu tư xây dựng công trình phục vụ chung cho dân cư khu vực.
12 năm đắp chiếu kỹ càng và chỉ trong vòng 2 tháng UBND thành phố muốn xử lý dứt điểm tranh chấp tại Thái Hà, nhưng nghiêng hẳn về quyền lợi của đám tham quan với dùi cui điện trong tay. Không biết người có trách nhiệm cuối cùng là đồng chí Phạm Quang Nghị, UV Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội có sáng suốt và "thanh liêm" hơn các đồng chí phó chủ tịch của ông ta không, để giải quyết vấn đề Thái Hà một cách trong sáng mang lại lợi ích cho dân và cho nước nhà.
Chắc chắn một điều các đồng chí không được phép dùng bạo lực trên đe dưới búa đè bẹp dân nghèo trong thời bao cấp nữa rồi. Thế giới tự do, nhất là "Giặc Mỹ" đang nhởn nhơ trong lòng địch giữa Hà Nội nhằm canh gác các đồng chí về vi phạm nhân quyền và tôn giáo đấy. Một cảnh báo rõ nét qua sự hiện diện của ông Christian Marchant tại Thái Hà vào ngày 28-8-2008.
Muốn nuốt trọn Thái Hà, một mẩu đất bé nhỏ tại Hà Nội mà để thế giới ghi danh Việt Nam vào sử sách lần thứ 2 thuộc diện quốc gia vi phạm nghiêm trọng đến quyền tự do tôn giáo và nhân quyền thì tội đồ của các đồng chí trong UBND thành phố Hà Nội không thể xóa nhòa trong lịch sử dân tộc.
Hà Nội họp báo về vụ Thái Hà
BBC
22:58 30/08/2008
Giám đốc công an Thành phố Hà Nội, tướng Nguyễn Đức Nhanh, nói rằng cảnh sát Hà Nội không hề sử dụng vũ lực để giải tán đoàn biểu tình của giáo dân Thái Hà tối ngày 28/8.
Trong cuộc họp báo ngày thứ Sáu, Tướng Nhanh nói với các phóng viên: "Cơ quan công an Việt Nam, cũng như công an tất cả các nước trên thế giới, chỉ sử dụng công cụ hỗ trợ trong trường hợp các đối tượng chủ động tấn công cảnh sát”.
Trong khi đó linh mục Phê-rô Nguyễn Văn Khải, nhà thờ Thái Hà, nói với BBC Việt ngữ rằng các tu sĩ trực tiếp chứng kiến việc cảnh sát chống bạo động của Thành phố dùng dùi cui điện đánh đập giáo dân.
Họp báo
Như chỉ dấu cho thấy vụ việc trở nên phức tạp, Hà Nội tổ chức buổi họp báo, có mặt Phó Chủ tịch UBND Vũ Hồng Khanh, Giám đốc Công an Hà Nội Nguyễn Đức Nhanh cùng người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Dũng.
Báo điện tử VietnamNet dẫn lời ông Nhanh nói các linh mục tại nhà thờ Thái Hà "có hành vi kích động, khuyến khích giáo dân vi phạm pháp luật Việt Nam".
Khoảng 8 giờ 30 phút tối 28/8, lực lượng cảnh sát chống bạo động của công an Thành phố Hà Nội đã bất ngờ ra tay giải tán cuộc biểu tình của hơn 400 giáo dân nhà thờ Thái Hà.
Các giáo dân cho biết khi cảnh sát bạo động sử dụng dùi cui điện, roi điện và hơi cay, tấn công, họ đang ngồi trên vỉa hè cầu nguyện để những người bị bắt từ buổi sáng cùng ngày được thả.
Nhiều giáo dân, trước đó ngồi trên vỉa hè khu vực trụ sở Công an Quận Đống Đa, kể lại đã bị thương tích do dùi cui và roi điện. Một người bị ngất, bảy người được cho đã bị bắt.
Lãnh đạo Công an Quận Đống Đa và Công an Thành phố thì bác bỏ việc cảnh sát dùng vũ lực mà chỉ cho là có xô xát không cố ý.
Tin từ Thông tấn xã Công giáo Vietcatholic cho hay, sáng hôm nay, 29/08, đại diện Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam đã tới giáo sứ Thái Hà thăm gia đình, thân nhân những người bị bắt giữ.
Ý kiến đa chiều
Trả lời BBC hôm nay, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc TP Hà Nội, PGS. Phạm Xuân Hằng, nói với BBC rằng nhiều người dân không đồng tình với việc các giáo dân 'vi phạm pháp luật' và việc để ảnh Chúa, tượng Đức Mẹ ở nơi tranh chấp là phản cảm.
PGS Hằng, người mới thôi chức Trưởng Ban Tuyên huấn Thành uỷ Hà Nội, khẳng định:
"Đất đai phải xử theo luật, chứ nhà thờ không thể nằm trên nhà nước. Rất đáng tiếc là đã không có sự hợp tác nên mới có sự lộn xộn như vậy."
Cố vấn của Ban Tôn giáo Chính phủ, PGS. TS. Nguyễn Hồng Dương, nói với BBC việc bắt giữ giáo dân 'vi phạm an ninh, trật tự, gây rối' là việc làm đúng.
Vị Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo này còn cho rằng các giáo dân đang bị kích động bởi các 'lực lượng thù địch'.
Trong khi đó, trả lời BBC, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, nhà bất đồng chính kiến từ trong nước, cho rằng Chính quyền đang gặp một nan đề:
"Họ đúng bây giờ là bó tay. Họ không cứng rắn cũng không được. Nhưng mà họ cứng rắn thì có khi càng nguy hiểm hơn".
'Nhà nước chưa sẵn sàng'
Trả lời câu hỏi của BBC Việt ngữ về phản ứng của Toà thánh Vatican về sự việc, từ góc độ cá nhân, linh mục Trần Đức Anh, phụ trách Đài Vatican từ Roma cho rằng nhà nước Việt Nam chưa sẵn sàng trao trả đất cho giáo hội.
Linh mục Trần Đức Anh nói: "Nếu vụ Thái Hà được Nhà nước giải quyết trả đất xong, thì các nơi khác đòi đất các dòng như Phao-lô, Nữ tử Bác ái, cũng phải trả lại hệt như vậy. Vấn đề là Nhà nước đã sẵn sàng chưa?"
Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam từ Đại học New South Wales, Úc có cái nhìn tổng thể về phong trào đòi đất của nhiều tổ chức, đoàn thể tôn giáo Việt Nam từ góc nhìn "xã hội dân sự".
Theo ông, các tổ chức hoạt động dân sự này không "đe doạ" chính quyền, nhưng đang "gây sức ép" rất mạnh để buộc phải thay đổi chính sách.
Trong cuộc họp báo ngày thứ Sáu, Tướng Nhanh nói với các phóng viên: "Cơ quan công an Việt Nam, cũng như công an tất cả các nước trên thế giới, chỉ sử dụng công cụ hỗ trợ trong trường hợp các đối tượng chủ động tấn công cảnh sát”.
Trong khi đó linh mục Phê-rô Nguyễn Văn Khải, nhà thờ Thái Hà, nói với BBC Việt ngữ rằng các tu sĩ trực tiếp chứng kiến việc cảnh sát chống bạo động của Thành phố dùng dùi cui điện đánh đập giáo dân.
Họp báo
Như chỉ dấu cho thấy vụ việc trở nên phức tạp, Hà Nội tổ chức buổi họp báo, có mặt Phó Chủ tịch UBND Vũ Hồng Khanh, Giám đốc Công an Hà Nội Nguyễn Đức Nhanh cùng người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Dũng.
Báo điện tử VietnamNet dẫn lời ông Nhanh nói các linh mục tại nhà thờ Thái Hà "có hành vi kích động, khuyến khích giáo dân vi phạm pháp luật Việt Nam".
Khoảng 8 giờ 30 phút tối 28/8, lực lượng cảnh sát chống bạo động của công an Thành phố Hà Nội đã bất ngờ ra tay giải tán cuộc biểu tình của hơn 400 giáo dân nhà thờ Thái Hà.
Các giáo dân cho biết khi cảnh sát bạo động sử dụng dùi cui điện, roi điện và hơi cay, tấn công, họ đang ngồi trên vỉa hè cầu nguyện để những người bị bắt từ buổi sáng cùng ngày được thả.
Nhiều giáo dân, trước đó ngồi trên vỉa hè khu vực trụ sở Công an Quận Đống Đa, kể lại đã bị thương tích do dùi cui và roi điện. Một người bị ngất, bảy người được cho đã bị bắt.
Lãnh đạo Công an Quận Đống Đa và Công an Thành phố thì bác bỏ việc cảnh sát dùng vũ lực mà chỉ cho là có xô xát không cố ý.
Tin từ Thông tấn xã Công giáo Vietcatholic cho hay, sáng hôm nay, 29/08, đại diện Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam đã tới giáo sứ Thái Hà thăm gia đình, thân nhân những người bị bắt giữ.
Ý kiến đa chiều
Trả lời BBC hôm nay, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc TP Hà Nội, PGS. Phạm Xuân Hằng, nói với BBC rằng nhiều người dân không đồng tình với việc các giáo dân 'vi phạm pháp luật' và việc để ảnh Chúa, tượng Đức Mẹ ở nơi tranh chấp là phản cảm.
PGS Hằng, người mới thôi chức Trưởng Ban Tuyên huấn Thành uỷ Hà Nội, khẳng định:
"Đất đai phải xử theo luật, chứ nhà thờ không thể nằm trên nhà nước. Rất đáng tiếc là đã không có sự hợp tác nên mới có sự lộn xộn như vậy."
Cố vấn của Ban Tôn giáo Chính phủ, PGS. TS. Nguyễn Hồng Dương, nói với BBC việc bắt giữ giáo dân 'vi phạm an ninh, trật tự, gây rối' là việc làm đúng.
Vị Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo này còn cho rằng các giáo dân đang bị kích động bởi các 'lực lượng thù địch'.
Trong khi đó, trả lời BBC, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, nhà bất đồng chính kiến từ trong nước, cho rằng Chính quyền đang gặp một nan đề:
"Họ đúng bây giờ là bó tay. Họ không cứng rắn cũng không được. Nhưng mà họ cứng rắn thì có khi càng nguy hiểm hơn".
'Nhà nước chưa sẵn sàng'
Trả lời câu hỏi của BBC Việt ngữ về phản ứng của Toà thánh Vatican về sự việc, từ góc độ cá nhân, linh mục Trần Đức Anh, phụ trách Đài Vatican từ Roma cho rằng nhà nước Việt Nam chưa sẵn sàng trao trả đất cho giáo hội.
Linh mục Trần Đức Anh nói: "Nếu vụ Thái Hà được Nhà nước giải quyết trả đất xong, thì các nơi khác đòi đất các dòng như Phao-lô, Nữ tử Bác ái, cũng phải trả lại hệt như vậy. Vấn đề là Nhà nước đã sẵn sàng chưa?"
Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam từ Đại học New South Wales, Úc có cái nhìn tổng thể về phong trào đòi đất của nhiều tổ chức, đoàn thể tôn giáo Việt Nam từ góc nhìn "xã hội dân sự".
Theo ông, các tổ chức hoạt động dân sự này không "đe doạ" chính quyền, nhưng đang "gây sức ép" rất mạnh để buộc phải thay đổi chính sách.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Một Cánh Chim
Nguyễn Đức Cung
00:10 30/08/2008
MỘT CÁNH CHIM – Flying
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Em về nhớ rủ vần mây che đầu.
(Trích thơ Phạm Vũ Anh Nam)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền