Phụng Vụ - Mục Vụ
Lột xác để trưởng thành
Linh mục Inhaxiô Trần Ngà .
10:05 31/08/2010
Chúa Nhật Thứ 23 Mùa Thường Niên, Năm C - Luca (14, 25-33)
Phấn đấu để tăng thêm thu nhập, để thu vào thật nhiều, để có thêm địa vị, công danh… là những quan tâm hàng đầu của nhiều người trong xã hội.
Thế mà qua Tin Mừng hôm nay, Chúa Giê-su mời gọi những ai theo Người, thay vì thu vào như bao người khác, thì hãy bỏ ra, hãy từ bỏ tất cả những gì mình có: “Ai theo tôi mà không dứt bỏ cha mẹ, vợ con, anh em, chị em, và cả mạng sống mình nữa, thì không thể làm môn đệ tôi được. Ai không vác thập giá mình mà đi theo tôi, thì không thể làm môn đệ tôi được.” (Lc 14, 26-27)
Lời Chúa xem ra ngược đời, rất khó chấp nhận. Nhưng thử hỏi: sự từ bỏ như Chúa Giê-su mời gọi sẽ đem lại gì cho những người vâng theo?
***
Mùa thu về, cây trụi lá; mùa xuân đến, cây đơm lộc xanh tươi. Cây cối cần phải từ bỏ lá già, lá cũ để khoác lá mới; nhờ thế, cây được lớn lên. Cây nho phải chịu cắt bỏ nhiều cành nhánh tốt tươi, mới có thể nẩy ra nhiều chồi lộc non và sinh hoa kết trái. Loài rắn cũng phải từ bỏ bộ da cũ để thay da mới; có vậy rắn mới trưởng thành. Loài tôm cũng phải lột vỏ nhiều lần theo đà tăng trưởng để lớn lên... Nói chung, từ bỏ là điều kiện cần thiết để cho muôn loài muôn vật được sống còn và tăng trưởng.
Là một sinh vật như bao nhiêu loài khác, nên muốn tăng trưởng và tồn tại, con người cũng không thoát ra ngoài quy luật đó.
Hằng ngày cơ thể ta loại bỏ hàng tỉ tế bào cũ để thay vào đó những tế bào mới, nhờ đó cơ thể được lớn lên và mạnh khoẻ. Nếu các tế bào cũ không chịu chết đi để nhường chỗ cho những tế bào mới, thì khối u sẽ xuất hiện và có nguy cơ dẫn đến ung thư và cái chết.
Buồng phổi mỗi người phải cố gắng loại bỏ, tống khứ càng nhiều thán khí ra ngoài thì càng thu vào được nhiều dưỡng khí.
Trong mọi lãnh vực, muốn đạt tới những thành công tốt đẹp thì người ta cần phải có sự từ bỏ không ngừng: người lao động phải đổ nhiều mồ hôi, phải bỏ ra nhiều công sức, trí tuệ mới kiếm đủ tiền cấp dưỡng cho gia đình và bản thân. Người lính chiến phải chấp nhận hy sinh thân mình mới bảo vệ được quê hương. Học sinh phải từ bỏ nhiều giờ vui chơi giải trí, giảm bớt giờ ngủ nghỉ để miệt mài đèn sách thì may ra mới có thể chen chân vào đại học. Các nhà khoa học phải bỏ ra nhiều năm nghiên cứu kiên trì mới có cơ may phát minh và sáng chế…
Muốn làm ăn lên, phải đầu tư bỏ vốn; muốn thu vào, phải phát ra. Ai không phát ra, không từ bỏ, thì không thể thu vào được điều gì đáng giá. Đó là quy luật của cuộc đời.
Từ bỏ để đổi lấy những giá trị cao hơn
Qua cuộc đời từ bỏ của mình, Chúa Giê-su tỏ cho chúng ta thấy từ bỏ không là mất đi nhưng là được lại và là được lại gấp nhiều lần.
"Đức Giê-su Ki-tô vốn dĩ là Thiên Chúa, mà không nghĩ nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân phận nô lệ… và bằng lòng trút bỏ mạng sống, chấp nhận chết trên cây thập tự"… Thế nên Người đã được Chúa Cha tôn vinh trên các tầng trời và đặt làm Chúa Tể mọi loài. (xem Phi-lip 2, 6- 11)
Con đường bỏ mình, từ bỏ mọi sự, con đường thập giá mà Chúa Giê-su đã đi thì Người cũng mời gọi các môn đệ cùng đi: "Ai theo tôi mà không dứt bỏ cha mẹ, vợ con, anh em, chị em, và cả mạng sống mình nữa, thì không thể làm môn đệ tôi được. Ai không vác thập giá mình mà đi theo tôi, thì không thể làm môn đệ tôi được."
Hôm nay, nếu muốn làm môn đệ Chúa Giê-su thì chúng ta cũng phải đi theo con đường mà Chúa Giê-su đã đi, thực hiện điều mà Thầy chí thánh đã thực hiện, đó là chấp nhận từ bỏ, chấp nhận thập giá.
Nhưng hãy nhớ rằng: từ bỏ không phải là mất mát; dâng hiến không phải là tiêu vong; nhưng trái lại, "chính khi hiến thân là lúc nhận lãnh, chính lúc quên mình là lúc nhận được bản thân" (kinh hoà bình của thánh Phanxicô Át-xi-di)
Thế là chấp nhận từ bỏ theo lời mời gọi của Chúa Giê-su, lại trở thành một cuộc trao đổi có lợi: đổi của tạm thời để lấy của đời đời; đổi cái phù du để thu về vĩnh cửu.
Phấn đấu để tăng thêm thu nhập, để thu vào thật nhiều, để có thêm địa vị, công danh… là những quan tâm hàng đầu của nhiều người trong xã hội.
Thế mà qua Tin Mừng hôm nay, Chúa Giê-su mời gọi những ai theo Người, thay vì thu vào như bao người khác, thì hãy bỏ ra, hãy từ bỏ tất cả những gì mình có: “Ai theo tôi mà không dứt bỏ cha mẹ, vợ con, anh em, chị em, và cả mạng sống mình nữa, thì không thể làm môn đệ tôi được. Ai không vác thập giá mình mà đi theo tôi, thì không thể làm môn đệ tôi được.” (Lc 14, 26-27)
Lời Chúa xem ra ngược đời, rất khó chấp nhận. Nhưng thử hỏi: sự từ bỏ như Chúa Giê-su mời gọi sẽ đem lại gì cho những người vâng theo?
***
Mùa thu về, cây trụi lá; mùa xuân đến, cây đơm lộc xanh tươi. Cây cối cần phải từ bỏ lá già, lá cũ để khoác lá mới; nhờ thế, cây được lớn lên. Cây nho phải chịu cắt bỏ nhiều cành nhánh tốt tươi, mới có thể nẩy ra nhiều chồi lộc non và sinh hoa kết trái. Loài rắn cũng phải từ bỏ bộ da cũ để thay da mới; có vậy rắn mới trưởng thành. Loài tôm cũng phải lột vỏ nhiều lần theo đà tăng trưởng để lớn lên... Nói chung, từ bỏ là điều kiện cần thiết để cho muôn loài muôn vật được sống còn và tăng trưởng.
Là một sinh vật như bao nhiêu loài khác, nên muốn tăng trưởng và tồn tại, con người cũng không thoát ra ngoài quy luật đó.
Hằng ngày cơ thể ta loại bỏ hàng tỉ tế bào cũ để thay vào đó những tế bào mới, nhờ đó cơ thể được lớn lên và mạnh khoẻ. Nếu các tế bào cũ không chịu chết đi để nhường chỗ cho những tế bào mới, thì khối u sẽ xuất hiện và có nguy cơ dẫn đến ung thư và cái chết.
Buồng phổi mỗi người phải cố gắng loại bỏ, tống khứ càng nhiều thán khí ra ngoài thì càng thu vào được nhiều dưỡng khí.
Trong mọi lãnh vực, muốn đạt tới những thành công tốt đẹp thì người ta cần phải có sự từ bỏ không ngừng: người lao động phải đổ nhiều mồ hôi, phải bỏ ra nhiều công sức, trí tuệ mới kiếm đủ tiền cấp dưỡng cho gia đình và bản thân. Người lính chiến phải chấp nhận hy sinh thân mình mới bảo vệ được quê hương. Học sinh phải từ bỏ nhiều giờ vui chơi giải trí, giảm bớt giờ ngủ nghỉ để miệt mài đèn sách thì may ra mới có thể chen chân vào đại học. Các nhà khoa học phải bỏ ra nhiều năm nghiên cứu kiên trì mới có cơ may phát minh và sáng chế…
Muốn làm ăn lên, phải đầu tư bỏ vốn; muốn thu vào, phải phát ra. Ai không phát ra, không từ bỏ, thì không thể thu vào được điều gì đáng giá. Đó là quy luật của cuộc đời.
Từ bỏ để đổi lấy những giá trị cao hơn
Qua cuộc đời từ bỏ của mình, Chúa Giê-su tỏ cho chúng ta thấy từ bỏ không là mất đi nhưng là được lại và là được lại gấp nhiều lần.
"Đức Giê-su Ki-tô vốn dĩ là Thiên Chúa, mà không nghĩ nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân phận nô lệ… và bằng lòng trút bỏ mạng sống, chấp nhận chết trên cây thập tự"… Thế nên Người đã được Chúa Cha tôn vinh trên các tầng trời và đặt làm Chúa Tể mọi loài. (xem Phi-lip 2, 6- 11)
Con đường bỏ mình, từ bỏ mọi sự, con đường thập giá mà Chúa Giê-su đã đi thì Người cũng mời gọi các môn đệ cùng đi: "Ai theo tôi mà không dứt bỏ cha mẹ, vợ con, anh em, chị em, và cả mạng sống mình nữa, thì không thể làm môn đệ tôi được. Ai không vác thập giá mình mà đi theo tôi, thì không thể làm môn đệ tôi được."
Hôm nay, nếu muốn làm môn đệ Chúa Giê-su thì chúng ta cũng phải đi theo con đường mà Chúa Giê-su đã đi, thực hiện điều mà Thầy chí thánh đã thực hiện, đó là chấp nhận từ bỏ, chấp nhận thập giá.
Nhưng hãy nhớ rằng: từ bỏ không phải là mất mát; dâng hiến không phải là tiêu vong; nhưng trái lại, "chính khi hiến thân là lúc nhận lãnh, chính lúc quên mình là lúc nhận được bản thân" (kinh hoà bình của thánh Phanxicô Át-xi-di)
Thế là chấp nhận từ bỏ theo lời mời gọi của Chúa Giê-su, lại trở thành một cuộc trao đổi có lợi: đổi của tạm thời để lấy của đời đời; đổi cái phù du để thu về vĩnh cửu.
Mỗi Ngày Một Câu Kinh Thánh - Từ 1 dến 15 tháng 9 Năm 2010
Phó tế: JB Nguyễn văn Định
14:58 31/08/2010
MỖI NGÀY MỘT CÂU KINH THÁNH
Từ ngày 01- 9 đến 15-9-2010
Ngày 01-9-10: Như có lời chép trong Kinh Thánh: Như vậy, Ngài thật công bình khi tuyên án, liêm chính khi xét xử. (Rom 3, 4)
* Chúa luôn công chính và trung thành trong Lời Người tuyên án. Tôi noi gương Chúa hết lòng trung thực và ngay chính trong lời nói.
Ngày 02-9-10: Nhưng nếu sự giả trá của tôi làm cho thấy rõ hơn Thiên Chúa là Đấng chân thật…thì tại sao tôi lại còn bị kết án là tội lỗi. (Rom 3, 7) * Sự bất chính và giả dối của con người làm nổi bật sự công chính và chân thật của Chúa. Bạn hãy sống ngay thẳng và thành thật để làm chứng cho Thiên Chúa đầy công bằng chính trực.
Ngày 03-9-10: Nhưng ngày nay, sự công chính của Thiên Chúa đã được thể hiện mà không cần đến luật Môsê. Điều này sách Luật và các ngôn sứ làm chứng. (Rm 3, 21) * Ngay bây giờ Thiên Chúa công chính và đổi mới tôi, khi tôi quyết tâm tuân theo Lời cuả Ngài.
Ngày 04-9-10: Tôi đã không thể nói với anh em như với những người sống theo Thần Khí; nhưng như với những người sống theo xác thịt… (1 Cor 3, 1) * Sống theo Thần Khí là sống khôn ngoan theo sự hướng dẫn của Thánh Linh. Bạn không sống theo xác thịt là con người tầm thường, lòng dễ chiều về nhiều tật xấu và đam mê.
Ngày 05-9-10: Bao lâu giữa anh em có những sự ghen tương và cãi cọ, thì anh em chẳng phải là con người sống theo xác thịt và theo thói người phàm sao? (1 Cor 3, 3) * Rõ ràng sống theo xác thịt thì ghen tương, nóng giận, tranh chấp, chia rẽ,... Còn sống theo Thần khí là mến yêu,vui mừng, đại lượng, nhân hậu, tốt lành…(x. Gl 5, 19-22)
Ngày 06-9-10: Khi người này nói: “Tôi thuộc về ông Phaolô”, và ngưòi khác: “Tôi, tôi thuộc về ông Apolô”, thì anh em chẳng là người phàm tục sao? (1 Cor 3, 4) * Phaolô diễn tả rõ cho bạn biết sống theo người phàm là như thế. Tôi bỏ ngay tật xấu bè phái trên.
Ngày 07-9-10: Tuy sống, chúng tôi hằng bị cái chết đe doạ vì Đức Giêsu, để sự sống của Đức Giêsu cũng được biểu lộ nơi thân xác phải chết của chúng tôi. (2 Cor 4, 11) * Phaolô nói đến những gian chuân của người Tông đồ theo Chúa là phải chết mỗi ngày. Khi tôi đang hy sinh cho Chúa hàng ngày là tôi đang sống lại với Người.
Ngày 08-9-10: Vì có được cùng một lòng tin, như đã chép: “Tôi đã tin tôi mới nói” thì chúng tôi cũng tin, nên chúng tôi mới nói. (2 Cor 4, 13) * Lòng tin của Phaolô đã giúp ông sẵn sàng chịu đựng gian khổ và sinh hoa trái. Bạn quyết tâm theo Chúa bằng hành động để mọi người có sức sống mới, cùng sẵn sàng và phấn khởi bước theo.
Ngày 09-9-10: Quả thật, chúng tôi biết rằng Đấng đã làm cho Chúa Giêsu chỗi dậy, cũng sẽ làm cho tôi được chỗi dậy với Đức Giêsu, và đặt chúng tôi bên hữu Người cùng với anh em. (2 Cor 4, 14)
* Phaolô tin vào quyền năng của Thần Khí Chúa đã làm cho Đức Giêsu sống lại, thì Người cũng làm cho chúng ta chỗi dậy với Người.
Ngày 10-9-10: Không ai được nên công chính trước mặt Thiên Chúa nhờ Lề Luật, đó là điều hiển nhiên, vì người công chính nhờ đức tin sẽ được sống. (Gl 3, 11) * Phaolô muốn nhắc tôi phải bền chí giữ những gì đã chép trong sách Luật. Tôi quyết tâm tin tưởng vào Lời Chúa dạy bảo, để bước đi và sống theo sự dẫn dắt của Thánh Linh.
Ngày 11-9-10: Thế mà Luật, không phải bởi đức tin; nhưng ai thực hành những điều Lề Luật dạy, thì nhờ đó sẽ được sống. (Gl 3, 12)
* Luật đưa ra không phải chỉ để trừng trị kẻ ác; nhưng còn giúp cho đời sống tâm linh của mỗi người biết đem áp dụng vào đời sống.
Ngày 12-9-10: Đức Kitô đã chuộc chúng ta cho khỏi bị nguyền rủa vì Lề Luật, khi vì chúng ta chính Người trở nên đồ bị nguyền rủa. (Gl 3, 13) * Chúa Giêsu chấp nhận cái chết của nhân loại khi bị đóng đinh trên Thập giá và người Do thái nguyền rủa. Tôi cùng đóng đinh với Chúa mỗi ngày là chết(bỏ)đi cho con người nhiều tham lam này.
Ngày 13-9-10: Hẳn anh em đã được nghe biết về kế hoạch ân sủng mà Thiên Chúa đã ủy thác cho tôi, liên quan đến anh em. (Ep 3, 2)
* Sự kêu gọi hoà giải mà mầu nhiệm Thiên Chúa mặc khải nơi Đức Giêsu, để mọi người có thể lại gần nhau, cùng loan báo Tin Mừng.
Ngày 14-9-10: Người đã mặc khải để tôi được biết mầu nhiệm Đức Kitô như tôi vừa trình bày vắn tắt trên đây. (Ep 3, 3) * Đây là kế hoạch của Thiên Chúa đã có trước muôn đời: Mầu nhiệm được công bố trong Hội Thánh, đó là dân ngoại được đón ơn cứu độ. Dân Do thái và dân ngoại được hoà giải với nhau, làm thành một thân thể.
Ngày 15-9-10: Mầu nhiệm này Thiên Chúa đã không cho những người thuộc các thế hệ trước được biết; nhưng nay Người đã dùng Thần Khí mà mặc khải cho các thánh Tông Đồ và Ngôn sứ của Người. (Ep 3, 5) * Dân Do thái và dân ngoại đang sống trong huynh đệ, mà trước đây không ai biết, đã làm nên một thân thể được xây dựng trên một nền móng trên, để cùng chúng ta loan báo Tin Mừng.
Phó tế: GB. Maria Nguyễn Định
Từ ngày 01- 9 đến 15-9-2010
Ngày 01-9-10: Như có lời chép trong Kinh Thánh: Như vậy, Ngài thật công bình khi tuyên án, liêm chính khi xét xử. (Rom 3, 4)
* Chúa luôn công chính và trung thành trong Lời Người tuyên án. Tôi noi gương Chúa hết lòng trung thực và ngay chính trong lời nói.
Ngày 02-9-10: Nhưng nếu sự giả trá của tôi làm cho thấy rõ hơn Thiên Chúa là Đấng chân thật…thì tại sao tôi lại còn bị kết án là tội lỗi. (Rom 3, 7) * Sự bất chính và giả dối của con người làm nổi bật sự công chính và chân thật của Chúa. Bạn hãy sống ngay thẳng và thành thật để làm chứng cho Thiên Chúa đầy công bằng chính trực.
Ngày 03-9-10: Nhưng ngày nay, sự công chính của Thiên Chúa đã được thể hiện mà không cần đến luật Môsê. Điều này sách Luật và các ngôn sứ làm chứng. (Rm 3, 21) * Ngay bây giờ Thiên Chúa công chính và đổi mới tôi, khi tôi quyết tâm tuân theo Lời cuả Ngài.
Ngày 04-9-10: Tôi đã không thể nói với anh em như với những người sống theo Thần Khí; nhưng như với những người sống theo xác thịt… (1 Cor 3, 1) * Sống theo Thần Khí là sống khôn ngoan theo sự hướng dẫn của Thánh Linh. Bạn không sống theo xác thịt là con người tầm thường, lòng dễ chiều về nhiều tật xấu và đam mê.
Ngày 05-9-10: Bao lâu giữa anh em có những sự ghen tương và cãi cọ, thì anh em chẳng phải là con người sống theo xác thịt và theo thói người phàm sao? (1 Cor 3, 3) * Rõ ràng sống theo xác thịt thì ghen tương, nóng giận, tranh chấp, chia rẽ,... Còn sống theo Thần khí là mến yêu,vui mừng, đại lượng, nhân hậu, tốt lành…(x. Gl 5, 19-22)
Ngày 06-9-10: Khi người này nói: “Tôi thuộc về ông Phaolô”, và ngưòi khác: “Tôi, tôi thuộc về ông Apolô”, thì anh em chẳng là người phàm tục sao? (1 Cor 3, 4) * Phaolô diễn tả rõ cho bạn biết sống theo người phàm là như thế. Tôi bỏ ngay tật xấu bè phái trên.
Ngày 07-9-10: Tuy sống, chúng tôi hằng bị cái chết đe doạ vì Đức Giêsu, để sự sống của Đức Giêsu cũng được biểu lộ nơi thân xác phải chết của chúng tôi. (2 Cor 4, 11) * Phaolô nói đến những gian chuân của người Tông đồ theo Chúa là phải chết mỗi ngày. Khi tôi đang hy sinh cho Chúa hàng ngày là tôi đang sống lại với Người.
Ngày 08-9-10: Vì có được cùng một lòng tin, như đã chép: “Tôi đã tin tôi mới nói” thì chúng tôi cũng tin, nên chúng tôi mới nói. (2 Cor 4, 13) * Lòng tin của Phaolô đã giúp ông sẵn sàng chịu đựng gian khổ và sinh hoa trái. Bạn quyết tâm theo Chúa bằng hành động để mọi người có sức sống mới, cùng sẵn sàng và phấn khởi bước theo.
Ngày 09-9-10: Quả thật, chúng tôi biết rằng Đấng đã làm cho Chúa Giêsu chỗi dậy, cũng sẽ làm cho tôi được chỗi dậy với Đức Giêsu, và đặt chúng tôi bên hữu Người cùng với anh em. (2 Cor 4, 14)
* Phaolô tin vào quyền năng của Thần Khí Chúa đã làm cho Đức Giêsu sống lại, thì Người cũng làm cho chúng ta chỗi dậy với Người.
Ngày 10-9-10: Không ai được nên công chính trước mặt Thiên Chúa nhờ Lề Luật, đó là điều hiển nhiên, vì người công chính nhờ đức tin sẽ được sống. (Gl 3, 11) * Phaolô muốn nhắc tôi phải bền chí giữ những gì đã chép trong sách Luật. Tôi quyết tâm tin tưởng vào Lời Chúa dạy bảo, để bước đi và sống theo sự dẫn dắt của Thánh Linh.
Ngày 11-9-10: Thế mà Luật, không phải bởi đức tin; nhưng ai thực hành những điều Lề Luật dạy, thì nhờ đó sẽ được sống. (Gl 3, 12)
* Luật đưa ra không phải chỉ để trừng trị kẻ ác; nhưng còn giúp cho đời sống tâm linh của mỗi người biết đem áp dụng vào đời sống.
Ngày 12-9-10: Đức Kitô đã chuộc chúng ta cho khỏi bị nguyền rủa vì Lề Luật, khi vì chúng ta chính Người trở nên đồ bị nguyền rủa. (Gl 3, 13) * Chúa Giêsu chấp nhận cái chết của nhân loại khi bị đóng đinh trên Thập giá và người Do thái nguyền rủa. Tôi cùng đóng đinh với Chúa mỗi ngày là chết(bỏ)đi cho con người nhiều tham lam này.
Ngày 13-9-10: Hẳn anh em đã được nghe biết về kế hoạch ân sủng mà Thiên Chúa đã ủy thác cho tôi, liên quan đến anh em. (Ep 3, 2)
* Sự kêu gọi hoà giải mà mầu nhiệm Thiên Chúa mặc khải nơi Đức Giêsu, để mọi người có thể lại gần nhau, cùng loan báo Tin Mừng.
Ngày 14-9-10: Người đã mặc khải để tôi được biết mầu nhiệm Đức Kitô như tôi vừa trình bày vắn tắt trên đây. (Ep 3, 3) * Đây là kế hoạch của Thiên Chúa đã có trước muôn đời: Mầu nhiệm được công bố trong Hội Thánh, đó là dân ngoại được đón ơn cứu độ. Dân Do thái và dân ngoại được hoà giải với nhau, làm thành một thân thể.
Ngày 15-9-10: Mầu nhiệm này Thiên Chúa đã không cho những người thuộc các thế hệ trước được biết; nhưng nay Người đã dùng Thần Khí mà mặc khải cho các thánh Tông Đồ và Ngôn sứ của Người. (Ep 3, 5) * Dân Do thái và dân ngoại đang sống trong huynh đệ, mà trước đây không ai biết, đã làm nên một thân thể được xây dựng trên một nền móng trên, để cùng chúng ta loan báo Tin Mừng.
Phó tế: GB. Maria Nguyễn Định
Giáo Hội cần thiết ra sao cho những ai muốn được cứu độ?
LM .Phaxicô Xaviê Ngô tôn Huấn
17:43 31/08/2010
Hỏi: Có thể sống đức tin và được cứu độ không cần đến Giáo Hội ?
Trả lời:
Chúa Kitô đã thiết lập Giáo Hội của Người trên nền tảng cácTông Đồ khi Chúa nói với Phêrô:
“Anh là Phêrô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy,và quyền lực tử thần sẽ không thắng nỗi.” (Mt 16:18)
Chúa lập Giáo Hội như phương tiện hữu hiệu cần thiết để chuyên chở ơn cứu độ của Người đến cho muôn dân không phân biệt màu da, chủng tộc, ngôn ngữ và văn hóa.
Bởi vì “Thiên Chúa, Đấng cứu độ chúng ta, Đấng muốn cho mọi người được cứu độ và nhận biết chân lý.” (1Tm 2:4).
Lời Chúa trên đây đã diễn tả đầy đủ sứ mệnh của Giáo Hội với tư cách là Hiền Thê và là Thân Thể Mầu Nhiệm của Chúa Kitô ( Mystical Body) trong trần thế này. Và với tư cách đó, Giáo Hội tiếp tục Sứ Vụ Cứu Độ của Chúa Kitô để hy vọng mọi người nhận biết Thiên Chúa, tin Chúa Kitô và muốn được cứu rỗi nhờ công nghiệp cứu chuộc vô giá của Người.
Chúa Kitô chỉ thiết lập một Giáo Hội duy nhất và “Giáo Hội ấy tồn tại trong Giáo Hội Công Giáo do Đấng kế vị Phêrô và các Giám Mục hiệp thông với Ngài điều khiển..” ( Lumen Gentium (LG),số 8)
Giáo Hội được tuyên xưng là Duy nhất, Thánh thiện Công giáo, và Tông truyền. Đây là bản chất của Giáo Hội hoạt động nhân danh Chúa Kitô ( in persona Christi) trong trần thế như phương tiện cần thiết để giúp cho con người được nhận biết, tin, yêu Thiên Chúa và lãnh nhận ơn cứu chuộc của Chúa Kitô qua sứ vụ rao giảng Tin Mừng Cứu Độ, thánh hóa và cai trị.
Chúa Kitô đã trao Sứ Vụ này trước tiên cho các Tông Đồ và tiếp theo cho những người kế vị các Tông Đồ cho đến ngày nay là các Giám Mục đang vâng phục và hiệp thông trọn vẹn với Giám Mục Rôma tức Đức Thánh Cha là Thủ lãnh Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ..
Là hiện thân của Chúa Kitô, Giáo Hội là kho chứa và ban phát ơn cứu độ của Chúa không những qua tín lý, giáo lý và luân lý tinh tuyền phản ánh trung thực những chân lý Chúa Kitô đã rao giảng, mà đặc biệt qua các bí tích là những phương tiện thông ơn cứu rỗi của Chúa cho con người..
Do đó: Giáo Hội là phương tiện cứu rỗi thật cần thiết cho những ai đã gia nhập Giáo Hội bằng phép Rửa( baptism):
Thật vậy, qua phép Rửa, con người đươc tái sinh trong sự sống mới, được trở nên con cái Thiên Chúa, được nên giống Chúa Kitô, “ vì tất cả chúng ta được tẩy rửa trong một Chúa Thánh Thần để nên một thân thể. Tất cả chúng ta được đầy tràn một Thần Khí duy nhất”.( 1Cor 12: 13) (LG. số 7)
Mặc dù ơn ích của Phép Rửa to lớn như vậy, nhưng theo giáo lý của Giáo Hội Công Giáo thì “ nơi người được rửa tội, một số những hậu quả của tội lỗi vẫn tồn tại, như những đau khổ, bệnh tật, sự chết hoặc những yếu đuối gắn liền với sự sống như yếu đuối về tính tình. v.v và nhất lá sự hướng chiều về tội lỗi mà truyền thống gọi là tình dục, và theo ẩn dụ được gọi là “lò phát sinh tội lỗi” (fomes percati) được để lại đó cho ta phải chiến đấu với nó. Tình dục không có khả năng gây hại cho những người không chiều theo nó mà còn chống lại cách can đảm nhờ ân sủng của Chúa Kitô” (SGLGHCG số 1264).
Nghĩa là, Phép Rửa, dù tẩy xóa một lần mọi tội lỗi- tội nguyên Tổ cũng như tội cá nhân- cho người lãnh nhận nhưng không tiêu diệt hết mọi nguy cơ của tội lỗi còn để lại trong bản tính con người, để cho chúng ta phải chiến đấu chống lai với sự trợ giúp hữu hiệu của ân sủng dồi dào Chúa ban cho những ai có thiện chí và quyết tâm từ bỏ tội lỗi để sống theo đường lối của Người hầu được cứu độ.
Nói khác đi, Phép Rửa không biên đổi nhân tính (humanitatis, humanity) cho con người trở thành các Thánh ngay trong cuộc sống này khiến con người không còn biết tội là gì nữa. Ngược lại, tội vẫn còn là một nguy cơ trong mỗi người chúng ta và ma quỉ luôn cám dỗ cho ta phạm tội như Chúa Giêsu đã cảnh giác các Tông Đồ trong đêm Người bị nộp:
“Anh em hãy canh thức mà cầu nguyện kẻo sa chước cám dỗ, vì tinh thần thì hăng hái, nhưng thể xác lại yếu đuối”. (Mc 14: 38)
Tinh thần thì hăng hái muốn bước đi theo Chúa nhưng thể xác lại yếu đuối vì bản tính con người đã bị “băng hoại” do tội Nguyên Tổ (original sin ) mà Phép Rửa không hàn gắn cho nguyên vẹn lai được.Vì thế, con người phải chiến đấu mà lập công hay góp phần cá nhân của mình vào ơn cứu độ như Chúa đòi hỏi.
Chính vì thể xác hay bản tính yếu đuối nói trên mà Giuđa đã bán Chúa và Phêrô đã chối Thầy. Họ là những Kitô hữu đâu tiên được Chúa mời gọi làm Tông Đồ, được thánh hóa, sống và học hỏi bên Chúa suốt 3 năm và cuối cùng được Chúa truyền Chức Linh Mục cho trong Bữa Tiệc Ly.
Vậy mà họ vẫn vấp ngã vì sao?
Có phải vì ơn Chúa không hữu hiệu đủ, hay vì con người vẫn còn tự do để chọn lựa sống theo Chúa hay theo ý riêng của mình, tự tin ở mình hơn là cậy nhờ ơn phù trợ của Chúa? Tiện đây, xin hỏi riêng quí vị nào quá “thông thái” khám phá ra con người “có thiên tính”, thì các Tông Đồ trên có “thiên tính” hay không, và nếu có thì tại sao “thiên tính” ấy đã không giúp các ông đứng vững trong tình thân với Chúa mà lại yếu đuối đến nỗi chối Chúa phản Thầy như vậy?
Té ra họ vẫn là con người với những yếu đuối của nhân tính, phải không?
Và cũng vì còn yếu đuối sau khi chịu Phép rửa, cũng như không hề có “thiên tính” trong nhân tính đã bị băng hoại, mà Thánh Phaolô đã phải thú nhận sự yếu đuối của mình trước thực tế là bản chất con người dễ nghiêng chiều về tội lỗi như sau:
“Sự thiện tôi muốn thì tôi không làm, nhưng sự ác tôi không muốn thì tôi lại cứ làm. Nếu tôi cứ làm điều ác tôi không muốn thì không còn phải là chính tôi làm điều đó, nhưng vì tội vẫn ở trong tôi.” (Rm 7: 19-20)
Ngài thú nhận như trên sau khi được Kha-na-nia đặt tay và làm phép rửa cho để trở thành Tông Đồ của dân ngoại (Cv 9: 17-18). Như thế rõ ràng cho thấy Phép Rửa và cả Phép Truyền Chức Thánh qua việc đặt tay của Kha-na-nia đâu có biến đổi Phaolô thành thánh tức khắc mà vì hậu quả của tội lỗi vẫn còn nơi bản tính của ngài, nên ngài phải chiến đâu với nó cho đến hơi thở cuối cùng trước khi được phần thưởng như ngài đã nói sau đây:
“ Còn tôi, tôi sắp phải đổ máu ra làm lễ tế, đã đến giờ tôi phải ra đi. Tôi đã chiến đấu trong cuộc thi đấu cao đẹp, đã chạy hết chặng đường, đã giữ vững niềm tin. Giờ đây tôi chỉ còn chờ đợi vòng hoa cho người công chính. Chúa là vị Thẩm Phán chí công sẽ trao phần thưởng đó cho tôi trong ngày ấy". (2Tm 4:6-7)
Kinh nghiệm sống và chiến đấu của Thánh Phaolô để được vinh quang Nước Trời cũng là kinh nghiệm và hành trình thiêng liêng của mỗi người tín hữu chúng ta trong cuộc sống đức tin trên trần thế này. Nhờ Phép Rửa, chúng ta được tái sinh
để trở thành tạo vật mới, được quyền gọi Chúa là Cha (Apba), được nên giống Chúa Kitô và được là dân thánh, là ‘hàng tư tế vương giả’ cũng như được gia nhập Giáo Hội là Mẹ để được dẫn đưa trên đường về Quê Trời.
Nhưng cho được nói như Thánh Phaolô, Người đã chiến đấu đến cùng và chỉ còn chờ ngày được trao ‘Vòng hoa công chính’, chúng ta phải sống và thực thi những cam kết khi được chịu Phép Rửa.
Những cam kết đó là:
1- Tin yêu một Thiên Chúa Ba ngôi trên hết mọi sự.
2- Cam kết từ bỏ mọi tội lỗi, từ bỏ ma quỉ và mọi quyến rũ của ma quỉ
3- Tin Hội Thánh Công Giáo, tin các Thánh thông công,tin phép tha tội
4- Tin xác sống lại,và sự sống đời đời
Nếu không sống và thực thi những cam kết trên đây, thì Phép Rửa sẽ vô ích cho ai đã lãnh nhận, vì ơn ích của bí tích trọng đại này không tự động phát sinh cho người lãnh chịu, mà không có sự cộng tác của cá nhân qua việc thi hành những cam kết trên đây.Và nếu không sống trọn vẹn những cam kết đó, để buông mình sống theo thế gian quay lưng lại với Thiên Chúa, thì Chúa không thể cứu ai được, dù cho công nghiệp cứu chuộc của Chúa Kitô là vô giá
Mặt khác, cũng vì bản chất yếu đuối dễ sa ngã của con người sau khi được rửa tội, cho nên thật vô cùng cần thiết cho mọi tín hữu phải sống và thực hành đức tin trong Giáo Hội. Vì có sống trong Giáo Hội, cụ thể là gia nhập một cộng đoàn đức tin hay một giáo xứ, thì người tín hữu mới có cơ hội nghe lời Chúa và giáo lý của Giáo Hội được rao giảng trong các Thánh lễ. Và quan trọng không kém là được ‘ăn, uống Mình Máu Thánh Chúa Kitô’ khi tham dự Thánh lễ Tạ Ơn, là nguồn suối và đỉnh cao của đời sống Giáo Hội, vì Thánh Lễ là “nguồn mạch từ đó ân sủng tuôn tràn trong chúng ta và làm cho con người được thánh hóa trong Chúa Kitô một cách vô cùng hữu hiệu, đồng thời Thiên Chúa được tôn vinh.” (Hiến Chế Phụng Vụ Thánh,số 10)
Lại nữa, cũng vì bản chất dễ sa phạm tội, nên vô cùng cần thiết phải sống trong Giáo Hội để được hưởng ơn tha thứ của Thiên Chúa qua bí tích hòa giải (xưng tội) để nối lại tinh thương với Chúa mỗi khi lỡ sa ngã vì yếu đuồi con người.
Chỉ trong Giáo Hội Công Giáo (Và Chính Thống Đông Phương) mới có hai Bi tích rất quan trọng là Thánh Thể và Hòa giải, ngoài năm bí tích khác, để giúp con người được thánh hóa và thăng tiến trong đức tin và đức mến, tức là lớn lên trong tình thương yêu với Chúa và với tha nhân. Nói khác đi, đời sống Kitô giáo không thể tăng trưởng và phong phú được nếu không nghe lời Chúa qua Kinh Thánh và nhất là năng lãnh nhận các bí tích Thánh Thể, và Hòa giải sau khi được tái sinh qua bí tích Rửa tội. Nghĩa là chí có năng nghe lời Chúa trong Phúc Âm, siêng năng xưng tội và tham dự Thánh lễ Tạ Ơn để “ăn uống Mình Máu Thánh Chúa Kitô” thì mới có đủ sức mạnh để chống lại mọi nguy cơ của tội lỗi do ma quỉ xúi dục và gương xấu đầy rẫy trong trần gian làm cớ cho con người vấp phạm. Như thế, đủ cho thấy rõ sự cần thiết phải sống và thực hành đức tin trong Giáo Hội là phương tiện cứu rỗi hữu hiệu mà Chúa Kitô đã thiết lập và luôn ở với Giáo Hội cho đến tận thế (Mt 28: 20).
Các Thánh Giáo Phụ ( Church Fathers) xưa đã ví Giáo Hội như con Tàu của ông No-e trong thời Đại Hồng Thủy khi Thiên Chúa đánh phạt những kẻ gian ác trên mặt đất trừ gia đình ông No-e và các sinh vật ông đã đem lên tàu trước khi mưa tuôn đổ, dâng nước lên cuốn đi mọi sự sống trên mặt đất. ( St. 6-7)
Trong thời đại ngày nay, Giáo Hội cũng là con tàu cứu nguy cho những ai muốn thoát khỏi cơn cuồng phong, sóng thần của “văn hóa sự chết” đang cuồn cuộn thổi ở khắp nơi trên thế giới để cuốn đi vào tử địa những kẻ tôn thờ nó và quay lưng lại với Thiên Chúa là Nguồn vui hạnh phúc duy nhất cho những ai muốn tìm kiếm Người.
Vì thế,“ những ai biết rằng Giáo Hội Công Giáo được Thiên Chúa thiết lập nhờ Chúa Giêsu Kitô, như phương tiện cứu rỗi cần thiết mà vẫn không muốn gia nhập hoặc không muốn kiên trì sống trong Giáo Hội này thì không thể được cứu rỗi. “ ( LG. số 14)
Tóm lại, không thể nói ba phải rằng đạo tại tâm, không cần đến nhà thờ, hoặc đạo nào cũng tốt, có tội thì xưng với Chúa không cần xưng với linh mục nào hoặc đi nghe các giáo sĩ ngoài Công Giáo giảng và “ăn bánh uống rượu” với họ coi như rước Minh Máu Chúa Kitô trong Thánh Lễ tạ Ơn !
Người tín hữu Công giáo không thể suy luận và hành động như trên được, vì chỉ có Một Giáo Hội, một đức tin, và một Phép Rửa. Và chỉ trong Giáo Hội Công Giáo mới có đầy đủ các phương tiện thánh hóa và cứu rỗi hữu hiệu là các Bi tích, nhất là hai bí tích Thánh Thể và Hòa Giải. Các Giáo hội Chính Thống Đông Phương (Eastern Orthodox Churches) cũng có các bí tích này, nhưng vì họ chưa hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội Công Giáo vì một vài bất đồng chưa vượt qua, nên người công giáo chỉ được phép tham dự và lãnh các bí tích trong Giáo Hội Chính Thông ở những nơi không có nhà thờ hay linh mục Công Giáo hiện diện để cử hành các nghi thức phụng vụ và bí tích.
Ngoài ra, tất cả các giáo phái ngoài Công Giáo và Chính Thống, đa số chỉ có Phép rửa (baptism) và không có các bí tích khác, do đó người công giáo không được tham dự các nghi thức của họ vì thiếu căn bản bí tích và hiệp thông với Giáo Hội Công Giáo là Giáo Hội duy nhất của Chúa Kitô trên trần gian này.
Ước mong giải đáp trên thỏa mãn câu hỏi được đặt ra.
Trả lời:
Chúa Kitô đã thiết lập Giáo Hội của Người trên nền tảng cácTông Đồ khi Chúa nói với Phêrô:
“Anh là Phêrô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy,và quyền lực tử thần sẽ không thắng nỗi.” (Mt 16:18)
Chúa lập Giáo Hội như phương tiện hữu hiệu cần thiết để chuyên chở ơn cứu độ của Người đến cho muôn dân không phân biệt màu da, chủng tộc, ngôn ngữ và văn hóa.
Bởi vì “Thiên Chúa, Đấng cứu độ chúng ta, Đấng muốn cho mọi người được cứu độ và nhận biết chân lý.” (1Tm 2:4).
Lời Chúa trên đây đã diễn tả đầy đủ sứ mệnh của Giáo Hội với tư cách là Hiền Thê và là Thân Thể Mầu Nhiệm của Chúa Kitô ( Mystical Body) trong trần thế này. Và với tư cách đó, Giáo Hội tiếp tục Sứ Vụ Cứu Độ của Chúa Kitô để hy vọng mọi người nhận biết Thiên Chúa, tin Chúa Kitô và muốn được cứu rỗi nhờ công nghiệp cứu chuộc vô giá của Người.
Chúa Kitô chỉ thiết lập một Giáo Hội duy nhất và “Giáo Hội ấy tồn tại trong Giáo Hội Công Giáo do Đấng kế vị Phêrô và các Giám Mục hiệp thông với Ngài điều khiển..” ( Lumen Gentium (LG),số 8)
Giáo Hội được tuyên xưng là Duy nhất, Thánh thiện Công giáo, và Tông truyền. Đây là bản chất của Giáo Hội hoạt động nhân danh Chúa Kitô ( in persona Christi) trong trần thế như phương tiện cần thiết để giúp cho con người được nhận biết, tin, yêu Thiên Chúa và lãnh nhận ơn cứu chuộc của Chúa Kitô qua sứ vụ rao giảng Tin Mừng Cứu Độ, thánh hóa và cai trị.
Chúa Kitô đã trao Sứ Vụ này trước tiên cho các Tông Đồ và tiếp theo cho những người kế vị các Tông Đồ cho đến ngày nay là các Giám Mục đang vâng phục và hiệp thông trọn vẹn với Giám Mục Rôma tức Đức Thánh Cha là Thủ lãnh Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ..
Là hiện thân của Chúa Kitô, Giáo Hội là kho chứa và ban phát ơn cứu độ của Chúa không những qua tín lý, giáo lý và luân lý tinh tuyền phản ánh trung thực những chân lý Chúa Kitô đã rao giảng, mà đặc biệt qua các bí tích là những phương tiện thông ơn cứu rỗi của Chúa cho con người..
Do đó: Giáo Hội là phương tiện cứu rỗi thật cần thiết cho những ai đã gia nhập Giáo Hội bằng phép Rửa( baptism):
Thật vậy, qua phép Rửa, con người đươc tái sinh trong sự sống mới, được trở nên con cái Thiên Chúa, được nên giống Chúa Kitô, “ vì tất cả chúng ta được tẩy rửa trong một Chúa Thánh Thần để nên một thân thể. Tất cả chúng ta được đầy tràn một Thần Khí duy nhất”.( 1Cor 12: 13) (LG. số 7)
Mặc dù ơn ích của Phép Rửa to lớn như vậy, nhưng theo giáo lý của Giáo Hội Công Giáo thì “ nơi người được rửa tội, một số những hậu quả của tội lỗi vẫn tồn tại, như những đau khổ, bệnh tật, sự chết hoặc những yếu đuối gắn liền với sự sống như yếu đuối về tính tình. v.v và nhất lá sự hướng chiều về tội lỗi mà truyền thống gọi là tình dục, và theo ẩn dụ được gọi là “lò phát sinh tội lỗi” (fomes percati) được để lại đó cho ta phải chiến đấu với nó. Tình dục không có khả năng gây hại cho những người không chiều theo nó mà còn chống lại cách can đảm nhờ ân sủng của Chúa Kitô” (SGLGHCG số 1264).
Nghĩa là, Phép Rửa, dù tẩy xóa một lần mọi tội lỗi- tội nguyên Tổ cũng như tội cá nhân- cho người lãnh nhận nhưng không tiêu diệt hết mọi nguy cơ của tội lỗi còn để lại trong bản tính con người, để cho chúng ta phải chiến đấu chống lai với sự trợ giúp hữu hiệu của ân sủng dồi dào Chúa ban cho những ai có thiện chí và quyết tâm từ bỏ tội lỗi để sống theo đường lối của Người hầu được cứu độ.
Nói khác đi, Phép Rửa không biên đổi nhân tính (humanitatis, humanity) cho con người trở thành các Thánh ngay trong cuộc sống này khiến con người không còn biết tội là gì nữa. Ngược lại, tội vẫn còn là một nguy cơ trong mỗi người chúng ta và ma quỉ luôn cám dỗ cho ta phạm tội như Chúa Giêsu đã cảnh giác các Tông Đồ trong đêm Người bị nộp:
“Anh em hãy canh thức mà cầu nguyện kẻo sa chước cám dỗ, vì tinh thần thì hăng hái, nhưng thể xác lại yếu đuối”. (Mc 14: 38)
Tinh thần thì hăng hái muốn bước đi theo Chúa nhưng thể xác lại yếu đuối vì bản tính con người đã bị “băng hoại” do tội Nguyên Tổ (original sin ) mà Phép Rửa không hàn gắn cho nguyên vẹn lai được.Vì thế, con người phải chiến đấu mà lập công hay góp phần cá nhân của mình vào ơn cứu độ như Chúa đòi hỏi.
Chính vì thể xác hay bản tính yếu đuối nói trên mà Giuđa đã bán Chúa và Phêrô đã chối Thầy. Họ là những Kitô hữu đâu tiên được Chúa mời gọi làm Tông Đồ, được thánh hóa, sống và học hỏi bên Chúa suốt 3 năm và cuối cùng được Chúa truyền Chức Linh Mục cho trong Bữa Tiệc Ly.
Vậy mà họ vẫn vấp ngã vì sao?
Có phải vì ơn Chúa không hữu hiệu đủ, hay vì con người vẫn còn tự do để chọn lựa sống theo Chúa hay theo ý riêng của mình, tự tin ở mình hơn là cậy nhờ ơn phù trợ của Chúa? Tiện đây, xin hỏi riêng quí vị nào quá “thông thái” khám phá ra con người “có thiên tính”, thì các Tông Đồ trên có “thiên tính” hay không, và nếu có thì tại sao “thiên tính” ấy đã không giúp các ông đứng vững trong tình thân với Chúa mà lại yếu đuối đến nỗi chối Chúa phản Thầy như vậy?
Té ra họ vẫn là con người với những yếu đuối của nhân tính, phải không?
Và cũng vì còn yếu đuối sau khi chịu Phép rửa, cũng như không hề có “thiên tính” trong nhân tính đã bị băng hoại, mà Thánh Phaolô đã phải thú nhận sự yếu đuối của mình trước thực tế là bản chất con người dễ nghiêng chiều về tội lỗi như sau:
“Sự thiện tôi muốn thì tôi không làm, nhưng sự ác tôi không muốn thì tôi lại cứ làm. Nếu tôi cứ làm điều ác tôi không muốn thì không còn phải là chính tôi làm điều đó, nhưng vì tội vẫn ở trong tôi.” (Rm 7: 19-20)
Ngài thú nhận như trên sau khi được Kha-na-nia đặt tay và làm phép rửa cho để trở thành Tông Đồ của dân ngoại (Cv 9: 17-18). Như thế rõ ràng cho thấy Phép Rửa và cả Phép Truyền Chức Thánh qua việc đặt tay của Kha-na-nia đâu có biến đổi Phaolô thành thánh tức khắc mà vì hậu quả của tội lỗi vẫn còn nơi bản tính của ngài, nên ngài phải chiến đâu với nó cho đến hơi thở cuối cùng trước khi được phần thưởng như ngài đã nói sau đây:
“ Còn tôi, tôi sắp phải đổ máu ra làm lễ tế, đã đến giờ tôi phải ra đi. Tôi đã chiến đấu trong cuộc thi đấu cao đẹp, đã chạy hết chặng đường, đã giữ vững niềm tin. Giờ đây tôi chỉ còn chờ đợi vòng hoa cho người công chính. Chúa là vị Thẩm Phán chí công sẽ trao phần thưởng đó cho tôi trong ngày ấy". (2Tm 4:6-7)
Kinh nghiệm sống và chiến đấu của Thánh Phaolô để được vinh quang Nước Trời cũng là kinh nghiệm và hành trình thiêng liêng của mỗi người tín hữu chúng ta trong cuộc sống đức tin trên trần thế này. Nhờ Phép Rửa, chúng ta được tái sinh
để trở thành tạo vật mới, được quyền gọi Chúa là Cha (Apba), được nên giống Chúa Kitô và được là dân thánh, là ‘hàng tư tế vương giả’ cũng như được gia nhập Giáo Hội là Mẹ để được dẫn đưa trên đường về Quê Trời.
Nhưng cho được nói như Thánh Phaolô, Người đã chiến đấu đến cùng và chỉ còn chờ ngày được trao ‘Vòng hoa công chính’, chúng ta phải sống và thực thi những cam kết khi được chịu Phép Rửa.
Những cam kết đó là:
1- Tin yêu một Thiên Chúa Ba ngôi trên hết mọi sự.
2- Cam kết từ bỏ mọi tội lỗi, từ bỏ ma quỉ và mọi quyến rũ của ma quỉ
3- Tin Hội Thánh Công Giáo, tin các Thánh thông công,tin phép tha tội
4- Tin xác sống lại,và sự sống đời đời
Nếu không sống và thực thi những cam kết trên đây, thì Phép Rửa sẽ vô ích cho ai đã lãnh nhận, vì ơn ích của bí tích trọng đại này không tự động phát sinh cho người lãnh chịu, mà không có sự cộng tác của cá nhân qua việc thi hành những cam kết trên đây.Và nếu không sống trọn vẹn những cam kết đó, để buông mình sống theo thế gian quay lưng lại với Thiên Chúa, thì Chúa không thể cứu ai được, dù cho công nghiệp cứu chuộc của Chúa Kitô là vô giá
Mặt khác, cũng vì bản chất yếu đuối dễ sa ngã của con người sau khi được rửa tội, cho nên thật vô cùng cần thiết cho mọi tín hữu phải sống và thực hành đức tin trong Giáo Hội. Vì có sống trong Giáo Hội, cụ thể là gia nhập một cộng đoàn đức tin hay một giáo xứ, thì người tín hữu mới có cơ hội nghe lời Chúa và giáo lý của Giáo Hội được rao giảng trong các Thánh lễ. Và quan trọng không kém là được ‘ăn, uống Mình Máu Thánh Chúa Kitô’ khi tham dự Thánh lễ Tạ Ơn, là nguồn suối và đỉnh cao của đời sống Giáo Hội, vì Thánh Lễ là “nguồn mạch từ đó ân sủng tuôn tràn trong chúng ta và làm cho con người được thánh hóa trong Chúa Kitô một cách vô cùng hữu hiệu, đồng thời Thiên Chúa được tôn vinh.” (Hiến Chế Phụng Vụ Thánh,số 10)
Lại nữa, cũng vì bản chất dễ sa phạm tội, nên vô cùng cần thiết phải sống trong Giáo Hội để được hưởng ơn tha thứ của Thiên Chúa qua bí tích hòa giải (xưng tội) để nối lại tinh thương với Chúa mỗi khi lỡ sa ngã vì yếu đuồi con người.
Chỉ trong Giáo Hội Công Giáo (Và Chính Thống Đông Phương) mới có hai Bi tích rất quan trọng là Thánh Thể và Hòa giải, ngoài năm bí tích khác, để giúp con người được thánh hóa và thăng tiến trong đức tin và đức mến, tức là lớn lên trong tình thương yêu với Chúa và với tha nhân. Nói khác đi, đời sống Kitô giáo không thể tăng trưởng và phong phú được nếu không nghe lời Chúa qua Kinh Thánh và nhất là năng lãnh nhận các bí tích Thánh Thể, và Hòa giải sau khi được tái sinh qua bí tích Rửa tội. Nghĩa là chí có năng nghe lời Chúa trong Phúc Âm, siêng năng xưng tội và tham dự Thánh lễ Tạ Ơn để “ăn uống Mình Máu Thánh Chúa Kitô” thì mới có đủ sức mạnh để chống lại mọi nguy cơ của tội lỗi do ma quỉ xúi dục và gương xấu đầy rẫy trong trần gian làm cớ cho con người vấp phạm. Như thế, đủ cho thấy rõ sự cần thiết phải sống và thực hành đức tin trong Giáo Hội là phương tiện cứu rỗi hữu hiệu mà Chúa Kitô đã thiết lập và luôn ở với Giáo Hội cho đến tận thế (Mt 28: 20).
Các Thánh Giáo Phụ ( Church Fathers) xưa đã ví Giáo Hội như con Tàu của ông No-e trong thời Đại Hồng Thủy khi Thiên Chúa đánh phạt những kẻ gian ác trên mặt đất trừ gia đình ông No-e và các sinh vật ông đã đem lên tàu trước khi mưa tuôn đổ, dâng nước lên cuốn đi mọi sự sống trên mặt đất. ( St. 6-7)
Trong thời đại ngày nay, Giáo Hội cũng là con tàu cứu nguy cho những ai muốn thoát khỏi cơn cuồng phong, sóng thần của “văn hóa sự chết” đang cuồn cuộn thổi ở khắp nơi trên thế giới để cuốn đi vào tử địa những kẻ tôn thờ nó và quay lưng lại với Thiên Chúa là Nguồn vui hạnh phúc duy nhất cho những ai muốn tìm kiếm Người.
Vì thế,“ những ai biết rằng Giáo Hội Công Giáo được Thiên Chúa thiết lập nhờ Chúa Giêsu Kitô, như phương tiện cứu rỗi cần thiết mà vẫn không muốn gia nhập hoặc không muốn kiên trì sống trong Giáo Hội này thì không thể được cứu rỗi. “ ( LG. số 14)
Tóm lại, không thể nói ba phải rằng đạo tại tâm, không cần đến nhà thờ, hoặc đạo nào cũng tốt, có tội thì xưng với Chúa không cần xưng với linh mục nào hoặc đi nghe các giáo sĩ ngoài Công Giáo giảng và “ăn bánh uống rượu” với họ coi như rước Minh Máu Chúa Kitô trong Thánh Lễ tạ Ơn !
Người tín hữu Công giáo không thể suy luận và hành động như trên được, vì chỉ có Một Giáo Hội, một đức tin, và một Phép Rửa. Và chỉ trong Giáo Hội Công Giáo mới có đầy đủ các phương tiện thánh hóa và cứu rỗi hữu hiệu là các Bi tích, nhất là hai bí tích Thánh Thể và Hòa Giải. Các Giáo hội Chính Thống Đông Phương (Eastern Orthodox Churches) cũng có các bí tích này, nhưng vì họ chưa hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội Công Giáo vì một vài bất đồng chưa vượt qua, nên người công giáo chỉ được phép tham dự và lãnh các bí tích trong Giáo Hội Chính Thông ở những nơi không có nhà thờ hay linh mục Công Giáo hiện diện để cử hành các nghi thức phụng vụ và bí tích.
Ngoài ra, tất cả các giáo phái ngoài Công Giáo và Chính Thống, đa số chỉ có Phép rửa (baptism) và không có các bí tích khác, do đó người công giáo không được tham dự các nghi thức của họ vì thiếu căn bản bí tích và hiệp thông với Giáo Hội Công Giáo là Giáo Hội duy nhất của Chúa Kitô trên trần gian này.
Ước mong giải đáp trên thỏa mãn câu hỏi được đặt ra.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:23 31/08/2010
CẦU THỊ
Con trai của Châu công là Bá Cầm, hể mỗi lần gặp Châu công là đều bị đánh, Khang Thúc bèn kêu anh ta đi gặp Thương Tử hỏi nguyên nhân. Thương Tử bèn chỉ điểm cho Bá Cầm trước hết đi về phía nam của Nam Sơn để coi cây cầu gỗ, kết quả phát hiện cây cầu gỗ lá mọc um tùm cao lớn và thẳng tắp; tiếp theo Thương Tử lại kêu Bá Cầm đi về phía bắc của Nam Sơn để coi cây thị, kết quả nhìn thấy cây thị cành lá mềm dẻo, dáng rất hòa thuận.
Thương Tử nói: “Cầu gỗ ở trên cao thì giống như phụ thân; cành lá mềm mại của cây thị thì giống như con cái”.
Bá Cầm giác ngộ được, từ đó về sau mỗi khi gặp Châu công thì nhất định rất cung kính, nhìn thấy phụ thân thì chạy nhanh đến trước quỳ lạy.
Châu công thấy như thế thì khen thưởng và khuyến khích anh ta làm như thế mới đúng.
(Thượng thư đại truyện)
Suy tư:
Giáo dục con cái không phải hể con cái làm sai là đánh, không phải hể con cái không nghe lời là chửi là phạt, bởi vì đây là gia đình chứ không phải là trong quân đội, là cha mẹ chứ không phải là cấp chỉ huy, là là nơi để con cái phát triển nhân cách yêu thương và phục vụ chứ không phải là quân trường kỷ luật sắt thép.
Không phải tự nhiên mà con cái hư người, nhưng phải có nguyên nhân; không phải tự nhiên mà con cái bỏ học hành, nhưng phải có nguyên nhân; không phải tự nhiên mà con cái thích uống rượu hút thuốc, nhưng phải có nguyên nhân; không phải tự nhiên mà con cái bất hiếu với cha mẹ, nhưng phải có nguyên nhân.v.v...Tất cả những nguyên nhân ấy có lúc nào cha mẹ nhìn thấy hoặc suy tư để tìm ra nó ?
“Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”, mực đây có thể là cha mẹ, đèn đây cũng có thể là cha mẹ vậy. Ai hiểu thì hiểu.
-----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Con trai của Châu công là Bá Cầm, hể mỗi lần gặp Châu công là đều bị đánh, Khang Thúc bèn kêu anh ta đi gặp Thương Tử hỏi nguyên nhân. Thương Tử bèn chỉ điểm cho Bá Cầm trước hết đi về phía nam của Nam Sơn để coi cây cầu gỗ, kết quả phát hiện cây cầu gỗ lá mọc um tùm cao lớn và thẳng tắp; tiếp theo Thương Tử lại kêu Bá Cầm đi về phía bắc của Nam Sơn để coi cây thị, kết quả nhìn thấy cây thị cành lá mềm dẻo, dáng rất hòa thuận.
Thương Tử nói: “Cầu gỗ ở trên cao thì giống như phụ thân; cành lá mềm mại của cây thị thì giống như con cái”.
Bá Cầm giác ngộ được, từ đó về sau mỗi khi gặp Châu công thì nhất định rất cung kính, nhìn thấy phụ thân thì chạy nhanh đến trước quỳ lạy.
Châu công thấy như thế thì khen thưởng và khuyến khích anh ta làm như thế mới đúng.
(Thượng thư đại truyện)
Suy tư:
Giáo dục con cái không phải hể con cái làm sai là đánh, không phải hể con cái không nghe lời là chửi là phạt, bởi vì đây là gia đình chứ không phải là trong quân đội, là cha mẹ chứ không phải là cấp chỉ huy, là là nơi để con cái phát triển nhân cách yêu thương và phục vụ chứ không phải là quân trường kỷ luật sắt thép.
Không phải tự nhiên mà con cái hư người, nhưng phải có nguyên nhân; không phải tự nhiên mà con cái bỏ học hành, nhưng phải có nguyên nhân; không phải tự nhiên mà con cái thích uống rượu hút thuốc, nhưng phải có nguyên nhân; không phải tự nhiên mà con cái bất hiếu với cha mẹ, nhưng phải có nguyên nhân.v.v...Tất cả những nguyên nhân ấy có lúc nào cha mẹ nhìn thấy hoặc suy tư để tìm ra nó ?
“Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”, mực đây có thể là cha mẹ, đèn đây cũng có thể là cha mẹ vậy. Ai hiểu thì hiểu.
-----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:25 31/08/2010
N2T |
22. Tinh thần tu đức có tiến bộ nhiều hay ít, thì nên lấy sự khắc khổ để đo lường.
(Thánh Hieronimo)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:26 31/08/2010
N2T |
514. Một người không tranh chiến với bản thân mình, thì mãi mãi không thể đánh bại người khác.
Dấn bước đi theo Chúa
Lm. Giuse Đinh Lập Liễm
21:12 31/08/2010
CHÚA NHẬT 23 THƯỜNG NIÊN C
+++
A. DẪN NHẬP
Trên đường tiến về Giêrusalem, có rất đông người đi theo Đức Giêsu. Nhiều người đi theo Ngài vì tưởng rằng Ngài đến đó để lập một vương quốc hùng cường theo nghĩa trần gian, Ngài đến đó với một vẻ huy hòang chiến thắng. Nhưng cũng có người có thiện cảm, có thiện chí đi theo để làm môn đệ Ngài. Trong bầu khí hồ hởi đó, Đức Giêsu không ngần ngại đưa ra những điều kiện khắt khe cho những ai muốn đi theo Ngài. Ngài biết trước số người đi theo thì rất đông, nhưng người trở thành môn đệ thì rất ít. Ngài đưa ra những điều kiện như vậy để họ suy nghĩ và tự quyết định con đường để theo.
Điều kiện Đức Giêsu đưa ra cho những ai muốn đi theo làm môn đệ Ngài là từ bỏ và vác thập giá. Ngài đã nói thẳng thừng và cương quyết: ”Ai theo Ta mà không dứt bỏ (ghét) cha mẹ, vợ con, anh em, chị em và cả mạng sống mình nữa, thì không thể làm môn đệ Ta được. Và ai không vác thập giá mình mà đi theo Ta, thì không thể làm môn đệ Ta được”(Lc 14, 26-27). Như vậy, Đức Giêsu kêu gọi những ai muốn theo Ngài hãy suy nghĩ cẩn thận để quyết định: nếu yêu chính bản thân mình, hay yêu bất kỳ ai khác, hoặc tiền tài danh lợi hơn Chúa thì không xứng đáng làm môn đệ của Ngài.
Chúng ta là những Kitô hữu. Trên nguyên tắc, Kitô hữu là người được mang tên Đức Kitô, được thuộc về Ngài, sống theo giáo huấn của Ngài và làm môn đệ Ngài, nhưng trong thực tế, mấy ai sống xứng đáng với danh hiệu là Kitô hũu chính danh, xứng đáng với danh hiệu là môn đệ trung thực của Đức Kitô, nhiều khi vô tình đã trở thành những môn đệ dổm. Hôm nay chúng ta phải xác quyết lại lời hứa khi chịu phép rửa tội là từ bỏ ma qủi và quyết tâm theo Chúa đến cùng.
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA
+ Bài đọc 1: Kn 9,13-18
Sách Khôn ngoan là một sưu tập những suy nghĩ của nhiều thế hệ loài người chung quanh vấn đề khôn ngoan minh triết. Ngày xưa vua Salômôn chỉ xin Chúa ban cho sự khôn ngoan ấy và ông đã trở nên người khôn ngoan nhất trên trần. Vậy sự khôn ngoan đích thực là gì và từ đâu tới ? Thưa, sự khôn ngoan đích thực chỉ đến từ Thiên Chúa.
Đọan trích hôm nay cho biết con người có sự khôn ngoan, nhưng sự khôn ngoan ấy rất hạn chế. Ngay trong những việc thuộc trần thế nằm trong tầm tay của con người mà chưa thể hiểu nổi, phương chi là những điều thuộc thượng giới, những điều liên quan đến cuộc sống đời đời thì làm sao hiểu thấu được.
Vì thế, con người rất cần được Thiên Chúa ban ơn khôn ngoan để biết đường lối của Chúa để đi theo và nhờ đó mà được ơn cứu độ. Thiên Chúa sẽ ban ơn khôn ngoan cho chúng ta nhờ Thần Khí giúp đỡ.
+ Bài đọc 2: Plm 9b-1012-17
Trong lá thư ngắn gửi cho Philêmôn, thánh Phaolô biện hộ cho tên nô lệ Ônêximô để gợi lên lòng bác ái Kitô giáo mà tha thứ cho anh ta. Anh Ônêximô là tên nô lệ của Philêmôn, đã trốn đi sau khi đã ăn cắp một số tiền. Sau khi anh này đã theo đạo, thánh Phaolô gửi anh ta lại cho chủ và xin ông chủ hãy đón nhận anh không phải một tên nô lệ mà là một người anh em trong Đức Kitô.
Tuy thế, thánh Phaolô không hề lạm dụng tình nghĩa của Philêmôn đối với mình để gây áp lực; trái lại chỉ nhẹ nhàng gợi ý và hy vọng Philêmôn sẽ vì lòng tốt mà làm theo sự gợi ý của mình.
+ Bài Tin mừng: Lc 14, 25-33
Trên đường tiến về Giêrusalem, có rất nhiều người đi đường với Đức Giêsu. Theo tâm lý chung của những người thời đó, Đức Giêsu sẽ thiết lập một vương quốc hùng cường, cho nên họ nghĩ rằng đây là một sự tiến lên để giành chiến thắng theo kiểu trần gian. Nhưng để đánh tan sự hiểu lầm này, Đức Giêsu đã đưa ra những điều kiện cho nghững kẻ muốn theo Ngài.
Theo ý Đức Giêsu, ai muốn theo Ngài thì phải coi Ngài hơn tất cả mọi mối dây liên hệ thân ái nhất như cha mẹ, vợ con, anh chị em và kể cả mạng sống mình nữa. Theo Ngài tức là làm một đệ Ngài, và đã làm môn đệ Ngài thì phải thực hiện những điều kiện cực kỳ gay go.
Đồng thời, Đức Giêsu cũng khuyên nhủ mọi người phải khôn ngoan trong việc lựa chọn qua dụ ngôn người xây nhà và vị vua đi giao chiến. Việc theo Chúa là một việc trọng đại phải đắn đo suy nghĩ thật kỹ trước khi dấn thân, chứ không thể bốc đồng rồi bỏ cuộc.
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA
Muốn làm môn đệ của Chúa
I. GIÁO HUẤN TRÊN ĐƯỜNG ĐI GIÊRUSALEM
Thánh Luca tường thuật cho chúng ta cuộc hành trình của Đức Giêsu tiến về Giêrusalem và những lời giáo huấn của Ngài. Cuộc hành trình này lại trùng với cuộc hành trình của người Do thái đi dự lễ Vượt Qua tại Giêrusalem. Vì thế, có nhiều đám đông cùng đi với Ngài. Nhưng họ không phải là những người đi qua đường mà là những người có thiện cảm với Đức Giêsu và có thiện chí muốn theo Ngài.
Trong ngôn ngữ Thánh Kinh, “Đi theo” có nghĩa là làm môn đệ. Đức Giêsu là ông thầy đi trước, các môn đệ đi phía sau. Thông thường ông thầy chỉ cần đi trước cho các môn đệ đi theo. Nhưng trong chuyện này, Đức Giêsu “quay lại bảo họ”, nghĩa là Ngài có điều quan trọng muốn dặn dò kỹ các môn đệ. Đức Giêsu muốn dạy những điều gì ? Theo bài Tin mừng hôm nay, chúng ta thấy có hai phần chính và một phần phụ. Phần chính là những điều kiện cho người đi theo Chúa, và phần phụ nói lên tính cách của việc đi theo Chúa qua hai dụ ngôn người xây nhà và ông vua đi giao chiến.
A. PHẦN CHÍNH CỦA GIÁO HUẤN
Phần này gồm có hai điều kiện: từ bỏ mọi sự và vác thập giá.
1. Từ bỏ mọi sự
Điều kiện theo Chúa là phải từ bỏ mọi sự. Việc đi theo Chúa giống như đi leo núi. Nếu mang nhiều thứ cồng kềnh thì sẽ bận vướng nặng nề khiến không leo nhanh được, thậm chí còn có thể bỏ cuộc. Chúa bảo ta phải bỏ tất cả mọi sự. Điều này xem ra quá gay gắt, nhưng chúng ta phải hiểu ý Ngài nghĩa là Ngài không bảo người môn đệ phải bỏ tất cả cha mẹ, vợ con, anh chị em… một cách tiên thiên, mà là bỏ nếu như chúng làm bận vướng cho việc đi theo Chúa. Tuy nhiên, bất cứ khi nào mình cảm thấy những thứ đó trở thành bận vướng, hay bất cứ khi nào Chúa soi sáng cho ta thấy như vậy, thì người môn đệ phải can đảm từ bỏ.
2. Vác thập giá mình
Ở đây Đức Giêsu muốn lưu ý rằng những ai muốn theo Ngài thì chỉ có thể theo bằng cách vác thập giá như Ngài sẽ vác. Thập giá ở đây là những hy sinh phải đón nhận. Theo Chúa là đón nhận sự hy sinh trong việc từ bỏ, trong nỗ lực, cố gắng và thiện chí. Nếu không vậy thì không thể thành môn đệ của Ngài được.
B. PHẦN PHỤ CỦA GIÁO HUẤN
Người muốn làm môn đệ phải biết khôn ngoan lựa chọn vì từ bỏ là điều kiện để theo Chúa và theo Chúa là một việc quan trọng có liên can đến sự sống còn của cuộc đời mỗi người. Vì vậy Đức Giêsu bảo ta phải thận trọng tính toán và kiên tâm bền chí mới có thể vượt thắng được mọi trở ngại trên đường theo Chúa.
Để diễn tả điều đó, Đức Giêsu đưa ra hai dụ ngôn về một người muốn xây nhà và ông vua đi giao chiến. Muốn xây nhà thì phải dự tính xem có đủ tiền không, kẻo đang xây dở dang mà hết tiền thì không có nhà ở, và ông vua không lượng sức mình thì sẽ thua phía địch. Hai dụ ngôn này nhấn mạnh rằng nếu có ý định theo Chúa thì cần phải lượng sức mình trước, xem mình có thể từ bỏ được như Chúa đòi hỏi không. Nếu không được, thì hãy từ bỏ ý định theo Chúa, kẻo sau đó mà “giữa đường đứt gánh” thì bỏ cả cuộc đời, đời này và đời sau.
II. TRIỂN KHAI ĐIỀU KIỆN THEO CHÚA
Những người cùng đi với Đức Giêsu tới Giêrusalem là những người đi cho vui cũng có, để thỏa mãn ước vọng cũng có và những người vì ái mộ cũng có. Thánh Luca nói rõ: ”Có nhiều đám đông cùng đi với Đức Giêsu”. Nhưng trong đám đông này có nhiều người có thiện cảm, có thiện chí muốn đi theo Ngài. Từ ngữ “Đi theo” trong Thánh Kinh có nghĩa là làm môn đệ. Vậy Đức Giêsu nói cho đám đông và cách riêng cho các môn đệ của Ngài những điều kiện phải có để trở thành môn đệ của Ngài. Chúng ta tiếp tục triển khai từng điều kiện.
1. Điều kiện tiêu cực: Từ bỏ
Đức Giêsu nói với đám đông: ”Nếu ai đến với Ta mà không từ bỏ cha mẹ, vợ con, anh chị em và cả mạng sống mình, thì không thể làm môn đệ Ta”(Lc 14,26). Có bản dịch là “ghét” cha mẹ. Như vậy có mâu thuẫn với giới răn thứ tư không (Lc 18,19t) ?
Theo Joseph Fitzmeyer, trong ngôn ngữ Hy lạp chữ “misein” có nghĩa là “ghét”, ngược với chữ “agapan” là “yêu”. Chữ “ghét” này mang một ý nghĩa ít yêu thương, chọn một cái khác ưu tiên hơn. Nó không diễn tả một tình cảm thù nghịch, mà chỉ nói lên một sự lựa chọn hơn kém. Phải “từ bỏ” tất cả mọi sự, trừ Thiên Chúa, tức là chúng ta phải yêu mến Thiên Chúa hơn bất cứ sự gì khác, gồm của cải vật chất hay những liên hệ thân yêu với cha mẹ, vợ con, anh chị em trong gia đình. Nếu còn bám víu vào bất cứ ai hoặc sự gì ưu tiên hơn Thiên Chúa, chúng ta chưa xứng đáng là môn đệ của Ngài (Nguyễn văn Thái).
Như vậy, ghét hay từ bỏ ở đây chỉ có nghĩa là đặt ở hàng thứ yếu, không ngang hàng. Nên câu trên chỉ có ý nghĩa là phải yêu mến Thiên Chúa hơn cha mẹ, vợ con, anh chị em (St 29,30.31.33; Đnl 15,21t; Mt 10,37).
Những lời Đức Giêsu phán thật đáng ngạc nhiên, đến độ chói tai nữa. Thế nhưng nó chỉ có ý diễn tả một điều: tình yêu Chúa phải chiếm chỗ nhất trong tim ta, và ta phải gỡ bỏ tất cả những gì cản trở tình yêu ấy.
Thánh Grêgôriô Cả giải thích câu “khó nghe” này, ngài viết: ” Ở đời này hãy yêu tất cả, kể cả kẻ thù, nhưng ta phải ghét những ai ngăn cản ta trên bước đường dẫn tới Chúa, dầu đó là người thân. Như vậy ta phải yêu người lân cận, phải có lòng bác ái đối với tất cả, với kẻ gần và người xa, nhưng không được vì yêu họ mà ta xa tình yêu Chúa”. Dứt khóat là phải giữ bậc thang giá trị trong tình yêu: Chúa trên hết.
Không những Đức Giêsu đòi hỏi người môn đệ phải từ bỏ những cái bên ngoài mà Ngài muốn môn đệ phải từ bỏ chính bản thân mình. Từ bỏ chính mình có nghĩa là từ bỏ tham, sân, si.
Tham là tính tham lam: tham danh, tham lợi, tham tài, tham sắc, tham quyền, tham thế. Chính cái tham ấy xô đẩy chúng ta vào vòng tội lỗi, gây tranh giành đố kỵ và làm khổ lẫn nhau.
Sân là tính nóng nảy, thường thúc đẩy chúng ta làm những sự bất công. Sân cũng là giận. Giận mất khôn, khiến chúng ta không làm chủ được mình, dễ trở nên hung bạo, gây tai ương và đau khổ cho người khác.
Si là ngu muội, tối tăm, mê mẩn. Vướng phải khuyết điểm này chúng ta thiếu sự phán đoán, sự suy luận đúng đắn, ít phân biệt được điều hay lẽ phải, khư khư sống trong thành kiến sai lầm. Hơn nữa còn mê man những cái không đáng, những cái phù du giả dối, những cái có vẻ tốt đẹp bên ngoài mà bên trong xấu xa, thối nát.
Đối với chúng ta thì từ bỏ chính mình, có nghĩa là không làm theo ý muốn ý thích của mình khi điều đó không phù hợp với ý Chúa. Từ bỏ như vậy để chỉ sống cho Chúa và tha nhân.
Vấn đề thực hành sống đạo: Nếu “bản thân mình” là con người hiện thân của chủ thể và là sự sống tâm linh nơi chủ thể, thì “bỏ bản thân mình” đi theo lời Chúa Kitô khuyên dạy trong Tin mừng hôm nay phải chăng chính là việc bỏ đi những ý nghĩ về mình và là việc bỏ đi ý muốn tự do của mình, dù những ý nghĩ về mình hay của mình đó có chí lý đến đâu, và dù ý muốn của mình đó có tốt lành và hay ho đến mấy đi nữa, chẳng hạn như trường hợp Trinh Nữ Maria trong giây phút Truyền tin Lời nhập thể, hay như trường hợp của thánh Phêrô bị Thầy quở là “Đồ Satan, hãy xéo đi, vì ngươi chẳng nghĩ tưởng theo ý hướng của Thiên Chúa mà tòan là theo kiểu của lòai người”(Mt 16,23”?
2. Điều kiện tích cực: vác thập giá
Các đám đông hâm mộ Đức Giêsu chắc hẳn xem việc Ngài đến Giêrusalem như là một cuộc tiến vào đầy khải hoàn vinh thắng, sau đó là xuất hiện vương quốc trần thế và vinh hiển của Đấng Messia. Họ tự xem mình là môn đệ Đức Giêsu và đáng được Ngài đưa đến vinh quang. Đức Giêsu không thể để ảo tưởng đó kéo dài. Ngài lưu ý những kẻ theo Ngài: họ chỉ có thể theo Ngài bằng cách vác thập giá, như chính Ngài sẽ vác sau này. Ai quyết định theo Đức Giêsu phải sẵn sàng chấp nhận mọi hậu quả của việc đó, cũng như mọi thứ đi ngược lại bản tính con người.
Theo Chúa thì nhất thiết phải vác thập giá. Theo Chúa là một cuộc đăng sơn, một cuộc leo lên núi Calvariô. Theo Chúa giống như leo núi, thập giá giống như cái gậy của người leo núi. Nó rất cần và có ích. Không có gậy để dò đường và để chống đỡ thì sẽ mỏi chân, sẽ không đi nổi, có khi té ngã hay bỏ cuộc. Thập giá ở đây là mọi hy sinh phải đón nhận và đón nhận với tinh thần tự nguyện: ”Ai không vác thập giá mình mà theo Ta, thì không thể làm môn đệ Ta được” (Lc 14,27).
Tuy thế, không phải cứ tự nguyện vác thập giá thì thập giá sẽ trở nên nhẹ nhàng, dễ chịu. Điều đó cũng đúng, nhưng không vì thế mà làm cho cây thập giá trở nên nhẹ nhàng đến nỗi không cần cố gắng nữa. Mỗi ngày một cố gắng thì sẽ thành công.
John Newton đề nghị với chúng ta cách vác thập giá: “Những khổ sở mà đời chúng ta phải chịu cũng giống như một bó củi rất to và rất nặng. Chắc chắn chúng ta vác không nổi. Nhưng Thiên Chúa đã thương tháo dây bó củi đó ra, rồi chia nó ra để mỗi ngày chỉ chất lên vai ta một khúc thôi. Hôm sau một khúc nữa, và hôm sau tiếp tục… Cuối cùng ta cũng vác xong hết bó củi. Nhiều người lại không làm như thế: chẳng những họ chất lên vai khúc củi của hôm nay và còn thêm vào đó khúc củi của hôm qua và khúc củi của ngày mai. Lạ gì họ không vác nổi”!
3. Phải lượng sức mình: lựa chọn
Muốn làm môn đệ Chúa, mỗi người phải suy tính cẩn thận, phải tính cái giá phải trả khi theo Ngài. Ngài minh giải điều đó bằng hai dụ ngôn người xây nhà và vị vua đi giao chiến. Cái tháp mà người định xây đó có lẽ là cái tháp của vườn nho. Các vườn nho thường có những tháp để từ trên đó có thể trông coi cả vườn kẻo kẻ trộm phá mất mùa nho. Xây tháp mà bể đổ thì thật đáng xấu hổ. Hay là ông vua điên khùng nào kéo quân ra trận mà không tính toán trước, đo lường số quân của mình với lực lượng của đối phương.
Đức Giêsu có ý nói rằng chẳng thà đừng bước vào đời sống tín hữu hơn là bước vào rồi thất bại. Ngài chỉ muốn người ta trước khi bước vào cuộc sống ấy đã phải sẵn sàng từ bỏ mọi sự là điều kiện đòi hỏi trong khi phục vụ Chúa. Tục ngữ Việt nam cũng nói lên ý tưởng ấy:
Xem giỏ bỏ thóc
Hay
Đừng vung tay quá trán.
Sống là phải chọn lựa và sự chọn lựa nhiều lúc làm cho chúng ta phải băn khoăn lo lắng, day dứt, giống như ở đô thị Jeffa xứ Palestina, có một khu đất gọi là đất quyết định. Các sông ngòi chảy vào khu đất ấy lưỡng lự một lúc rồi mới chảy sang một trong hai hướng. Những sông ngòi theo một hướng thì chảy vào những khu vườn Sharon xinh đẹp. Còn những sông ngòi theo hướng kia thì chảy vào Biển Chết, biển này không có một sinh vật nào sống nổi. Cuộc đời chúng ta cũng thế. Chúng ta phải chọn một hướng. Không ai có thể làm tôi hai chủ.
Sự lựa chọn đã là khó, nhưng sống theo sự lựa chọn đó càng khó hơn, đúng như người ta nói: ”Đâm lao thì phải theo lao”(Tục ngữ), đã theo Chúa thì phải quyết tâm theo đến cùng vì: ”Ai đã tra tay vào cầy mà còn ngoái lại đàng sau thì không xứng đáng là môn đệ Ta”. Đã theo Chúa thì sẵn sàng chấp nhập mọi bất trắc rủi ro:
Muối mặn ba năm muối vẫn còn mặn,
Gừng cay chín tháng gừng hãy còn cay.
Đạo vợ chồng đừng có đổi thay,
] Làm nên danh vọng, hay rủi ăn mày vẫn theo nhau.
(Ca dao)
4. Đi theo hay làm môn đệ ?
Trong đoạn Tin mừng này, có những cụm từ rất ý nghĩa, đó là “đi theo” và “làm môn đệ”. Thánh Luca đã xử dụng những cụm từ này rất khéo: ”Lúc ấy có rất đông người “đi theo” Đức Giêsu. Ngài quay lại bảo họ: Ai không dứt bỏ…thì không thể “làm môn đệ Ta. Ai không vác thập giá mình mà đi theo Ta thì không thể làm môn đệ Ta”. Rất đông người đi theo Đức Giêsu nhưng không phải tất cả đều là môn đệ Ngài; chỉ những ai đi theo mà từ bỏ và vác thập giá thì mới là môn đệ. Người đi theo chưa hẳn là người môn đệ.
Có người nói với một giáo sư danh tiếng ở Đại học Paris về một chàng thanh niên rằng:
- Anh ta nói với tôi rằng, anh ta là học trò của giáo sư, có phải không ?
Vị giáo sư thẳng thắn trả lời:
- Anh ta có thể đã ngồi trong lớp học của tôi nhưng anh ta không phải là học trò của tôi.
Bài học của câu chuyện trên đây muốn nói một học sinh chưa chắc là “môn sinh”. Là một học sinh thì rất dễ dàng. Nó không đòi hỏi những trách nhiệm luân lý quan trọng. Học sinh có thể thay đổi giáo sư tùy theo nhu cầu bằng cấp. Một ủng hộ viên cũng có thể nay ủng hộ người này mai chạy theo ủng hộ người khác tùy theo nhu cầu cá nhân của họ. Họ là kẻ cơ hội chủ nghĩa. Châm ngôn của họ là: ”Làm cái gì có lợi cho tôi”. Trái lại, một môn sinh đích thực phải có sự cam kết đoan hứa trung thành, một sự dấn thân dâng hiến hoàn toàn cho lý tưởng và thầy mình. Một môn sinh phải có một tinh thần vâng phục sâu xa và một lòng ước ao học hỏi nơi sư phụ của mình.
Một lần khác, khi nhà vua Trung quốc đến thăm những tu viện của đại thiền sư Lin Chi, nhà vua ngạc nhiên khi biết được rằng có hơn 10.000 nhà sư đang sống ở đó. Muốn biết rõ con số chính xác các nhà sư, nhà vua hỏi:
- Ngài có bao nhiêu đệ tử ?
Nhà sư Lin Chi đáp:
- Bốn hoặc năm.
Lạ thật ! Với hàng chục ngàn người theo học mà chỉ có 4,5 người là môn đệ ! Nếu hôm nay có người hỏi Chúa: Ngài có chính xác bao nhiêu môn đệ ? Không biết Chúa sẽ trả lời làm sao vì nhiều người chỉ có danh mà không có thực, chỉ có tiếng mà không có miếng ! Phải tỏ ra mình là một Kitô hữu chính danh chứ không phải hư danh, phải sống đúng với địa vị của mình là Kitô hữu, đúng là:
“Có ăn có chọi mới gọi là trâu” (Tục ngữ).
III. LÀM MÔN ĐỆ CHÚA HÔM NAY
Những đòi hỏi của Đức Giêsu trong Tin mừng hôm nay là quá gắt gao, người ta có thể chấp nhận được không ? Nếu Đức Giêsu làm nghề quảng cáo, chắc là Ngài sẽ thất bại. Vì không ai như Chúa, quảng cáo ơn gọi để mời gọi người ta theo mình, lại không đưa ra một tương lai sán lạn nào, không tìm thấy bất cứ một vinh dự nào, hoặc ngay cả một sự hấp dẫn nào dù nhỏ nhoi nhất, cũng không có. Ngược lại chỉ là từ bỏ và nhận thập giá. Nghĩa là chỉ có nghèo đến trần trụi như Chúa đã không có gì cho mình từ khi bắt đầu làm người, đến lúc bước lên thập giá. Hơn nữa, theo Chúa, làm môn đệ Chúa để được gì mà phải thiệt thòi đến vậy ? Theo mà điều kiện nặng nề như thế, thì theo để làm gì ? Nhất là đối với thế giới hôm nay, con người chỉ muốn tìm cho mình một cuộc sống tự do dễ dãi, ích kỷ, coi trọng vật chất, tôn thờ quyền lợi cá nhân…, thì với một điều kiện khắc nghiệt như thế, thật là một điều không tưởng. Lời Chúa xem ra quá lạc lõng, xa lạ ?
Thế nhưng không đúng ! Tất cả những suy nghĩ bên trên đều ngược hẳn với thực tế mà lịch sử Giáo hội đã ghi nhận hàng ngàn năm qua, đến hôm nay và sẽ còn mãi về sau. Bởi đã 2000 năm, những lời Đức Giêsu vẫn cứ mới nguyên, vẫn là Lời Sống cho biết bao nhiêu anh chị em chọn làm lẽ sống của mình. Những anh chị em ấy đã quả cảm bước theo Đức Giêsu, từ bỏ mọi sự, nhận thập giá làm niềm vui của đời mình. Chính họ đã làm cho tinh thần và lời dạy của Đức Giêsu chẳng những không mai một, không lạc lõng, mà còn sống, sống mạnh và lan rộng cả thế giới, qua mọi thế hệ. Họ là ai ? Hơn hai tỷ người theo Chúa Kitô trên khắp thế giới là một bằng chứng hùng hồn (Nguyễn hữu An).
Vậy ý của Đức Giêsu là ai muốn làm môn đệ Ngài thì phải đặt tình yêu Chúa trên mọi thứ tình yêu, hay nói cách khác, tình yêu Chúa phải thấm nhuần và hướng dẫn mọi tình yêu: Tình yêu gia đình, bạn bè và ngay chính cả bản thân.
Như thế, người tín hữu khi đã chọn Chúa, làm môn đệ của Ngài, họ vẫn phải yêu mến người thân, gia đình, bạn bè; họ vẫn phải yêu chính bản thân mình; họ cũng phải quí mến của cải như là ơn lành Chúa ban. Nhưng khi cần thì tất cả những tình cảm đó phải hy sinh cho tình yêu Thiên Chúa. Đó chính là bậc thang giá trị mà người môn đệ nào khi theo Chúa cũng phải đặt lại cho mình.
Truyện: Giới Tử Thôi.
Trong “Đông châu liệt quốc” có ông Giới Tử Thôi, người nước Tấn, đời Xuân Thu, là một bầy tôi trung thành của công tử Trùng Nhĩ. Khi ấy, vua nước Tấn là Tấn Huệ Công sợ công tử Trùng Nhĩ cướp ngôi nên sai người đi ám sát. Được mật báo, Trùng Nhĩ cùng với một số bầy tôi đi lánh nạn. Trên đường chạy trốn từ nước Địch sang nước Tề phải đi qua nước Vệ, đoàn lánh nạn bị vua nước Vệ chận lại toan bắt nên chạy càng trối chết. Chẳng may lạc đường lại hết lương thực, công tử Trùng Nhĩ không ăn được rau cỏ dại nên sinh kiệt sức sắp chết. Thấy vậy, Giới Tử Thôi liền cắt thịt ở đùi mình nấu canh cho Trùng Nhĩ ăn mới lại sức đi đến được nước Tề an toàn. Đến lúc Trùng Nhĩ khôi phục lại được nghiệp lớn là làm vua nước Tấn thì Giới Tử Thôi lặng lẽ về quê ở ẩn không màng lãnh công. Cả khi vua Tấn nhớ ơn người bầy tôi trung thành, muốn đền đáp công lao thì Giới Tử Thôi cõng mẹ vào rừng sống ẩn dật, nhất quyết không nhận.
(Võ Ngọc Thành, Nhân vật Đông Châu, 1968, tr 324)
Giáo hội thúc giục chúng ta hãy dấn bước theo Chúa trong cuộc đời dương thế. Hiến chế Lumen gentium ghi rõ: ”Đang khi còn là lữ hành trên mặt đất, bước theo vết chân Người trong đau thương và bách hại, chúng ta cùng thông hiệp với những đau khổ của Người như thân thể kết hợp với đầu, hiệp thông với sự thương khó của Người để được cùng Người vinh hiển (Rm 8,7) (Lumen gentium đọan 7).
Sau cùng, chúng ta hãy bước theo Đức Giêsu với sự chia sẻ của Đức cố Hồng y F.X. Nguyễn văn Thuận qua kinh nghiệm 14 bước theo Đức Giêsu:
. Bước lang thang ra chuồng bò ở Be lem.
. Bước hồi hộp trốn sang Ai cập.
. Bước bồn chồn trở về Nazareth.
. Bước phấn khởi lên đền thánh với cha mẹ.
. Bước vất vả suốt 30 năm lao động.
. Bước yêu thương ba năm rao giảng Tin mừng.
. Bước thao thức kiếm tìm chiên lạc.
. Bước xót xa vào Giêrusalem đầm đìa nước mắt.
. Bước cô đơn ra trước tòa không một người thân.
. Bước ê chề vác Thánh giá lên đồi tử nạn.
. Bước thất bại chết chôn mồ kẻ khác, không tiền không bạc, không manh áo, không bạn hữu.
. Bước khải hòan sống lại, hãy vững lòng Thầy đã thắng thế gian.
. Bước khổng lồ đi khắp thế gian rao giảng Tin mừng.
. Bước liều mạng lăn xả vào thử thách, chấp nhận mọi hậu quả, vì Chúa đã dạy con liều mạng”
(Trích Sứ điệp Lao Tù, Vietcatholic, CD 3)
+++
A. DẪN NHẬP
Trên đường tiến về Giêrusalem, có rất đông người đi theo Đức Giêsu. Nhiều người đi theo Ngài vì tưởng rằng Ngài đến đó để lập một vương quốc hùng cường theo nghĩa trần gian, Ngài đến đó với một vẻ huy hòang chiến thắng. Nhưng cũng có người có thiện cảm, có thiện chí đi theo để làm môn đệ Ngài. Trong bầu khí hồ hởi đó, Đức Giêsu không ngần ngại đưa ra những điều kiện khắt khe cho những ai muốn đi theo Ngài. Ngài biết trước số người đi theo thì rất đông, nhưng người trở thành môn đệ thì rất ít. Ngài đưa ra những điều kiện như vậy để họ suy nghĩ và tự quyết định con đường để theo.
Điều kiện Đức Giêsu đưa ra cho những ai muốn đi theo làm môn đệ Ngài là từ bỏ và vác thập giá. Ngài đã nói thẳng thừng và cương quyết: ”Ai theo Ta mà không dứt bỏ (ghét) cha mẹ, vợ con, anh em, chị em và cả mạng sống mình nữa, thì không thể làm môn đệ Ta được. Và ai không vác thập giá mình mà đi theo Ta, thì không thể làm môn đệ Ta được”(Lc 14, 26-27). Như vậy, Đức Giêsu kêu gọi những ai muốn theo Ngài hãy suy nghĩ cẩn thận để quyết định: nếu yêu chính bản thân mình, hay yêu bất kỳ ai khác, hoặc tiền tài danh lợi hơn Chúa thì không xứng đáng làm môn đệ của Ngài.
Chúng ta là những Kitô hữu. Trên nguyên tắc, Kitô hữu là người được mang tên Đức Kitô, được thuộc về Ngài, sống theo giáo huấn của Ngài và làm môn đệ Ngài, nhưng trong thực tế, mấy ai sống xứng đáng với danh hiệu là Kitô hũu chính danh, xứng đáng với danh hiệu là môn đệ trung thực của Đức Kitô, nhiều khi vô tình đã trở thành những môn đệ dổm. Hôm nay chúng ta phải xác quyết lại lời hứa khi chịu phép rửa tội là từ bỏ ma qủi và quyết tâm theo Chúa đến cùng.
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA
+ Bài đọc 1: Kn 9,13-18
Sách Khôn ngoan là một sưu tập những suy nghĩ của nhiều thế hệ loài người chung quanh vấn đề khôn ngoan minh triết. Ngày xưa vua Salômôn chỉ xin Chúa ban cho sự khôn ngoan ấy và ông đã trở nên người khôn ngoan nhất trên trần. Vậy sự khôn ngoan đích thực là gì và từ đâu tới ? Thưa, sự khôn ngoan đích thực chỉ đến từ Thiên Chúa.
Đọan trích hôm nay cho biết con người có sự khôn ngoan, nhưng sự khôn ngoan ấy rất hạn chế. Ngay trong những việc thuộc trần thế nằm trong tầm tay của con người mà chưa thể hiểu nổi, phương chi là những điều thuộc thượng giới, những điều liên quan đến cuộc sống đời đời thì làm sao hiểu thấu được.
Vì thế, con người rất cần được Thiên Chúa ban ơn khôn ngoan để biết đường lối của Chúa để đi theo và nhờ đó mà được ơn cứu độ. Thiên Chúa sẽ ban ơn khôn ngoan cho chúng ta nhờ Thần Khí giúp đỡ.
+ Bài đọc 2: Plm 9b-1012-17
Trong lá thư ngắn gửi cho Philêmôn, thánh Phaolô biện hộ cho tên nô lệ Ônêximô để gợi lên lòng bác ái Kitô giáo mà tha thứ cho anh ta. Anh Ônêximô là tên nô lệ của Philêmôn, đã trốn đi sau khi đã ăn cắp một số tiền. Sau khi anh này đã theo đạo, thánh Phaolô gửi anh ta lại cho chủ và xin ông chủ hãy đón nhận anh không phải một tên nô lệ mà là một người anh em trong Đức Kitô.
Tuy thế, thánh Phaolô không hề lạm dụng tình nghĩa của Philêmôn đối với mình để gây áp lực; trái lại chỉ nhẹ nhàng gợi ý và hy vọng Philêmôn sẽ vì lòng tốt mà làm theo sự gợi ý của mình.
+ Bài Tin mừng: Lc 14, 25-33
Trên đường tiến về Giêrusalem, có rất nhiều người đi đường với Đức Giêsu. Theo tâm lý chung của những người thời đó, Đức Giêsu sẽ thiết lập một vương quốc hùng cường, cho nên họ nghĩ rằng đây là một sự tiến lên để giành chiến thắng theo kiểu trần gian. Nhưng để đánh tan sự hiểu lầm này, Đức Giêsu đã đưa ra những điều kiện cho nghững kẻ muốn theo Ngài.
Theo ý Đức Giêsu, ai muốn theo Ngài thì phải coi Ngài hơn tất cả mọi mối dây liên hệ thân ái nhất như cha mẹ, vợ con, anh chị em và kể cả mạng sống mình nữa. Theo Ngài tức là làm một đệ Ngài, và đã làm môn đệ Ngài thì phải thực hiện những điều kiện cực kỳ gay go.
Đồng thời, Đức Giêsu cũng khuyên nhủ mọi người phải khôn ngoan trong việc lựa chọn qua dụ ngôn người xây nhà và vị vua đi giao chiến. Việc theo Chúa là một việc trọng đại phải đắn đo suy nghĩ thật kỹ trước khi dấn thân, chứ không thể bốc đồng rồi bỏ cuộc.
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA
Muốn làm môn đệ của Chúa
I. GIÁO HUẤN TRÊN ĐƯỜNG ĐI GIÊRUSALEM
Thánh Luca tường thuật cho chúng ta cuộc hành trình của Đức Giêsu tiến về Giêrusalem và những lời giáo huấn của Ngài. Cuộc hành trình này lại trùng với cuộc hành trình của người Do thái đi dự lễ Vượt Qua tại Giêrusalem. Vì thế, có nhiều đám đông cùng đi với Ngài. Nhưng họ không phải là những người đi qua đường mà là những người có thiện cảm với Đức Giêsu và có thiện chí muốn theo Ngài.
Trong ngôn ngữ Thánh Kinh, “Đi theo” có nghĩa là làm môn đệ. Đức Giêsu là ông thầy đi trước, các môn đệ đi phía sau. Thông thường ông thầy chỉ cần đi trước cho các môn đệ đi theo. Nhưng trong chuyện này, Đức Giêsu “quay lại bảo họ”, nghĩa là Ngài có điều quan trọng muốn dặn dò kỹ các môn đệ. Đức Giêsu muốn dạy những điều gì ? Theo bài Tin mừng hôm nay, chúng ta thấy có hai phần chính và một phần phụ. Phần chính là những điều kiện cho người đi theo Chúa, và phần phụ nói lên tính cách của việc đi theo Chúa qua hai dụ ngôn người xây nhà và ông vua đi giao chiến.
A. PHẦN CHÍNH CỦA GIÁO HUẤN
Phần này gồm có hai điều kiện: từ bỏ mọi sự và vác thập giá.
1. Từ bỏ mọi sự
Điều kiện theo Chúa là phải từ bỏ mọi sự. Việc đi theo Chúa giống như đi leo núi. Nếu mang nhiều thứ cồng kềnh thì sẽ bận vướng nặng nề khiến không leo nhanh được, thậm chí còn có thể bỏ cuộc. Chúa bảo ta phải bỏ tất cả mọi sự. Điều này xem ra quá gay gắt, nhưng chúng ta phải hiểu ý Ngài nghĩa là Ngài không bảo người môn đệ phải bỏ tất cả cha mẹ, vợ con, anh chị em… một cách tiên thiên, mà là bỏ nếu như chúng làm bận vướng cho việc đi theo Chúa. Tuy nhiên, bất cứ khi nào mình cảm thấy những thứ đó trở thành bận vướng, hay bất cứ khi nào Chúa soi sáng cho ta thấy như vậy, thì người môn đệ phải can đảm từ bỏ.
2. Vác thập giá mình
Ở đây Đức Giêsu muốn lưu ý rằng những ai muốn theo Ngài thì chỉ có thể theo bằng cách vác thập giá như Ngài sẽ vác. Thập giá ở đây là những hy sinh phải đón nhận. Theo Chúa là đón nhận sự hy sinh trong việc từ bỏ, trong nỗ lực, cố gắng và thiện chí. Nếu không vậy thì không thể thành môn đệ của Ngài được.
B. PHẦN PHỤ CỦA GIÁO HUẤN
Người muốn làm môn đệ phải biết khôn ngoan lựa chọn vì từ bỏ là điều kiện để theo Chúa và theo Chúa là một việc quan trọng có liên can đến sự sống còn của cuộc đời mỗi người. Vì vậy Đức Giêsu bảo ta phải thận trọng tính toán và kiên tâm bền chí mới có thể vượt thắng được mọi trở ngại trên đường theo Chúa.
Để diễn tả điều đó, Đức Giêsu đưa ra hai dụ ngôn về một người muốn xây nhà và ông vua đi giao chiến. Muốn xây nhà thì phải dự tính xem có đủ tiền không, kẻo đang xây dở dang mà hết tiền thì không có nhà ở, và ông vua không lượng sức mình thì sẽ thua phía địch. Hai dụ ngôn này nhấn mạnh rằng nếu có ý định theo Chúa thì cần phải lượng sức mình trước, xem mình có thể từ bỏ được như Chúa đòi hỏi không. Nếu không được, thì hãy từ bỏ ý định theo Chúa, kẻo sau đó mà “giữa đường đứt gánh” thì bỏ cả cuộc đời, đời này và đời sau.
II. TRIỂN KHAI ĐIỀU KIỆN THEO CHÚA
Những người cùng đi với Đức Giêsu tới Giêrusalem là những người đi cho vui cũng có, để thỏa mãn ước vọng cũng có và những người vì ái mộ cũng có. Thánh Luca nói rõ: ”Có nhiều đám đông cùng đi với Đức Giêsu”. Nhưng trong đám đông này có nhiều người có thiện cảm, có thiện chí muốn đi theo Ngài. Từ ngữ “Đi theo” trong Thánh Kinh có nghĩa là làm môn đệ. Vậy Đức Giêsu nói cho đám đông và cách riêng cho các môn đệ của Ngài những điều kiện phải có để trở thành môn đệ của Ngài. Chúng ta tiếp tục triển khai từng điều kiện.
1. Điều kiện tiêu cực: Từ bỏ
Đức Giêsu nói với đám đông: ”Nếu ai đến với Ta mà không từ bỏ cha mẹ, vợ con, anh chị em và cả mạng sống mình, thì không thể làm môn đệ Ta”(Lc 14,26). Có bản dịch là “ghét” cha mẹ. Như vậy có mâu thuẫn với giới răn thứ tư không (Lc 18,19t) ?
Theo Joseph Fitzmeyer, trong ngôn ngữ Hy lạp chữ “misein” có nghĩa là “ghét”, ngược với chữ “agapan” là “yêu”. Chữ “ghét” này mang một ý nghĩa ít yêu thương, chọn một cái khác ưu tiên hơn. Nó không diễn tả một tình cảm thù nghịch, mà chỉ nói lên một sự lựa chọn hơn kém. Phải “từ bỏ” tất cả mọi sự, trừ Thiên Chúa, tức là chúng ta phải yêu mến Thiên Chúa hơn bất cứ sự gì khác, gồm của cải vật chất hay những liên hệ thân yêu với cha mẹ, vợ con, anh chị em trong gia đình. Nếu còn bám víu vào bất cứ ai hoặc sự gì ưu tiên hơn Thiên Chúa, chúng ta chưa xứng đáng là môn đệ của Ngài (Nguyễn văn Thái).
Như vậy, ghét hay từ bỏ ở đây chỉ có nghĩa là đặt ở hàng thứ yếu, không ngang hàng. Nên câu trên chỉ có ý nghĩa là phải yêu mến Thiên Chúa hơn cha mẹ, vợ con, anh chị em (St 29,30.31.33; Đnl 15,21t; Mt 10,37).
Những lời Đức Giêsu phán thật đáng ngạc nhiên, đến độ chói tai nữa. Thế nhưng nó chỉ có ý diễn tả một điều: tình yêu Chúa phải chiếm chỗ nhất trong tim ta, và ta phải gỡ bỏ tất cả những gì cản trở tình yêu ấy.
Thánh Grêgôriô Cả giải thích câu “khó nghe” này, ngài viết: ” Ở đời này hãy yêu tất cả, kể cả kẻ thù, nhưng ta phải ghét những ai ngăn cản ta trên bước đường dẫn tới Chúa, dầu đó là người thân. Như vậy ta phải yêu người lân cận, phải có lòng bác ái đối với tất cả, với kẻ gần và người xa, nhưng không được vì yêu họ mà ta xa tình yêu Chúa”. Dứt khóat là phải giữ bậc thang giá trị trong tình yêu: Chúa trên hết.
Không những Đức Giêsu đòi hỏi người môn đệ phải từ bỏ những cái bên ngoài mà Ngài muốn môn đệ phải từ bỏ chính bản thân mình. Từ bỏ chính mình có nghĩa là từ bỏ tham, sân, si.
Tham là tính tham lam: tham danh, tham lợi, tham tài, tham sắc, tham quyền, tham thế. Chính cái tham ấy xô đẩy chúng ta vào vòng tội lỗi, gây tranh giành đố kỵ và làm khổ lẫn nhau.
Sân là tính nóng nảy, thường thúc đẩy chúng ta làm những sự bất công. Sân cũng là giận. Giận mất khôn, khiến chúng ta không làm chủ được mình, dễ trở nên hung bạo, gây tai ương và đau khổ cho người khác.
Si là ngu muội, tối tăm, mê mẩn. Vướng phải khuyết điểm này chúng ta thiếu sự phán đoán, sự suy luận đúng đắn, ít phân biệt được điều hay lẽ phải, khư khư sống trong thành kiến sai lầm. Hơn nữa còn mê man những cái không đáng, những cái phù du giả dối, những cái có vẻ tốt đẹp bên ngoài mà bên trong xấu xa, thối nát.
Đối với chúng ta thì từ bỏ chính mình, có nghĩa là không làm theo ý muốn ý thích của mình khi điều đó không phù hợp với ý Chúa. Từ bỏ như vậy để chỉ sống cho Chúa và tha nhân.
Vấn đề thực hành sống đạo: Nếu “bản thân mình” là con người hiện thân của chủ thể và là sự sống tâm linh nơi chủ thể, thì “bỏ bản thân mình” đi theo lời Chúa Kitô khuyên dạy trong Tin mừng hôm nay phải chăng chính là việc bỏ đi những ý nghĩ về mình và là việc bỏ đi ý muốn tự do của mình, dù những ý nghĩ về mình hay của mình đó có chí lý đến đâu, và dù ý muốn của mình đó có tốt lành và hay ho đến mấy đi nữa, chẳng hạn như trường hợp Trinh Nữ Maria trong giây phút Truyền tin Lời nhập thể, hay như trường hợp của thánh Phêrô bị Thầy quở là “Đồ Satan, hãy xéo đi, vì ngươi chẳng nghĩ tưởng theo ý hướng của Thiên Chúa mà tòan là theo kiểu của lòai người”(Mt 16,23”?
2. Điều kiện tích cực: vác thập giá
Các đám đông hâm mộ Đức Giêsu chắc hẳn xem việc Ngài đến Giêrusalem như là một cuộc tiến vào đầy khải hoàn vinh thắng, sau đó là xuất hiện vương quốc trần thế và vinh hiển của Đấng Messia. Họ tự xem mình là môn đệ Đức Giêsu và đáng được Ngài đưa đến vinh quang. Đức Giêsu không thể để ảo tưởng đó kéo dài. Ngài lưu ý những kẻ theo Ngài: họ chỉ có thể theo Ngài bằng cách vác thập giá, như chính Ngài sẽ vác sau này. Ai quyết định theo Đức Giêsu phải sẵn sàng chấp nhận mọi hậu quả của việc đó, cũng như mọi thứ đi ngược lại bản tính con người.
Theo Chúa thì nhất thiết phải vác thập giá. Theo Chúa là một cuộc đăng sơn, một cuộc leo lên núi Calvariô. Theo Chúa giống như leo núi, thập giá giống như cái gậy của người leo núi. Nó rất cần và có ích. Không có gậy để dò đường và để chống đỡ thì sẽ mỏi chân, sẽ không đi nổi, có khi té ngã hay bỏ cuộc. Thập giá ở đây là mọi hy sinh phải đón nhận và đón nhận với tinh thần tự nguyện: ”Ai không vác thập giá mình mà theo Ta, thì không thể làm môn đệ Ta được” (Lc 14,27).
Tuy thế, không phải cứ tự nguyện vác thập giá thì thập giá sẽ trở nên nhẹ nhàng, dễ chịu. Điều đó cũng đúng, nhưng không vì thế mà làm cho cây thập giá trở nên nhẹ nhàng đến nỗi không cần cố gắng nữa. Mỗi ngày một cố gắng thì sẽ thành công.
John Newton đề nghị với chúng ta cách vác thập giá: “Những khổ sở mà đời chúng ta phải chịu cũng giống như một bó củi rất to và rất nặng. Chắc chắn chúng ta vác không nổi. Nhưng Thiên Chúa đã thương tháo dây bó củi đó ra, rồi chia nó ra để mỗi ngày chỉ chất lên vai ta một khúc thôi. Hôm sau một khúc nữa, và hôm sau tiếp tục… Cuối cùng ta cũng vác xong hết bó củi. Nhiều người lại không làm như thế: chẳng những họ chất lên vai khúc củi của hôm nay và còn thêm vào đó khúc củi của hôm qua và khúc củi của ngày mai. Lạ gì họ không vác nổi”!
3. Phải lượng sức mình: lựa chọn
Muốn làm môn đệ Chúa, mỗi người phải suy tính cẩn thận, phải tính cái giá phải trả khi theo Ngài. Ngài minh giải điều đó bằng hai dụ ngôn người xây nhà và vị vua đi giao chiến. Cái tháp mà người định xây đó có lẽ là cái tháp của vườn nho. Các vườn nho thường có những tháp để từ trên đó có thể trông coi cả vườn kẻo kẻ trộm phá mất mùa nho. Xây tháp mà bể đổ thì thật đáng xấu hổ. Hay là ông vua điên khùng nào kéo quân ra trận mà không tính toán trước, đo lường số quân của mình với lực lượng của đối phương.
Đức Giêsu có ý nói rằng chẳng thà đừng bước vào đời sống tín hữu hơn là bước vào rồi thất bại. Ngài chỉ muốn người ta trước khi bước vào cuộc sống ấy đã phải sẵn sàng từ bỏ mọi sự là điều kiện đòi hỏi trong khi phục vụ Chúa. Tục ngữ Việt nam cũng nói lên ý tưởng ấy:
Xem giỏ bỏ thóc
Hay
Đừng vung tay quá trán.
Sống là phải chọn lựa và sự chọn lựa nhiều lúc làm cho chúng ta phải băn khoăn lo lắng, day dứt, giống như ở đô thị Jeffa xứ Palestina, có một khu đất gọi là đất quyết định. Các sông ngòi chảy vào khu đất ấy lưỡng lự một lúc rồi mới chảy sang một trong hai hướng. Những sông ngòi theo một hướng thì chảy vào những khu vườn Sharon xinh đẹp. Còn những sông ngòi theo hướng kia thì chảy vào Biển Chết, biển này không có một sinh vật nào sống nổi. Cuộc đời chúng ta cũng thế. Chúng ta phải chọn một hướng. Không ai có thể làm tôi hai chủ.
Sự lựa chọn đã là khó, nhưng sống theo sự lựa chọn đó càng khó hơn, đúng như người ta nói: ”Đâm lao thì phải theo lao”(Tục ngữ), đã theo Chúa thì phải quyết tâm theo đến cùng vì: ”Ai đã tra tay vào cầy mà còn ngoái lại đàng sau thì không xứng đáng là môn đệ Ta”. Đã theo Chúa thì sẵn sàng chấp nhập mọi bất trắc rủi ro:
Muối mặn ba năm muối vẫn còn mặn,
Gừng cay chín tháng gừng hãy còn cay.
Đạo vợ chồng đừng có đổi thay,
] Làm nên danh vọng, hay rủi ăn mày vẫn theo nhau.
(Ca dao)
4. Đi theo hay làm môn đệ ?
Trong đoạn Tin mừng này, có những cụm từ rất ý nghĩa, đó là “đi theo” và “làm môn đệ”. Thánh Luca đã xử dụng những cụm từ này rất khéo: ”Lúc ấy có rất đông người “đi theo” Đức Giêsu. Ngài quay lại bảo họ: Ai không dứt bỏ…thì không thể “làm môn đệ Ta. Ai không vác thập giá mình mà đi theo Ta thì không thể làm môn đệ Ta”. Rất đông người đi theo Đức Giêsu nhưng không phải tất cả đều là môn đệ Ngài; chỉ những ai đi theo mà từ bỏ và vác thập giá thì mới là môn đệ. Người đi theo chưa hẳn là người môn đệ.
Có người nói với một giáo sư danh tiếng ở Đại học Paris về một chàng thanh niên rằng:
- Anh ta nói với tôi rằng, anh ta là học trò của giáo sư, có phải không ?
Vị giáo sư thẳng thắn trả lời:
- Anh ta có thể đã ngồi trong lớp học của tôi nhưng anh ta không phải là học trò của tôi.
Bài học của câu chuyện trên đây muốn nói một học sinh chưa chắc là “môn sinh”. Là một học sinh thì rất dễ dàng. Nó không đòi hỏi những trách nhiệm luân lý quan trọng. Học sinh có thể thay đổi giáo sư tùy theo nhu cầu bằng cấp. Một ủng hộ viên cũng có thể nay ủng hộ người này mai chạy theo ủng hộ người khác tùy theo nhu cầu cá nhân của họ. Họ là kẻ cơ hội chủ nghĩa. Châm ngôn của họ là: ”Làm cái gì có lợi cho tôi”. Trái lại, một môn sinh đích thực phải có sự cam kết đoan hứa trung thành, một sự dấn thân dâng hiến hoàn toàn cho lý tưởng và thầy mình. Một môn sinh phải có một tinh thần vâng phục sâu xa và một lòng ước ao học hỏi nơi sư phụ của mình.
Một lần khác, khi nhà vua Trung quốc đến thăm những tu viện của đại thiền sư Lin Chi, nhà vua ngạc nhiên khi biết được rằng có hơn 10.000 nhà sư đang sống ở đó. Muốn biết rõ con số chính xác các nhà sư, nhà vua hỏi:
- Ngài có bao nhiêu đệ tử ?
Nhà sư Lin Chi đáp:
- Bốn hoặc năm.
Lạ thật ! Với hàng chục ngàn người theo học mà chỉ có 4,5 người là môn đệ ! Nếu hôm nay có người hỏi Chúa: Ngài có chính xác bao nhiêu môn đệ ? Không biết Chúa sẽ trả lời làm sao vì nhiều người chỉ có danh mà không có thực, chỉ có tiếng mà không có miếng ! Phải tỏ ra mình là một Kitô hữu chính danh chứ không phải hư danh, phải sống đúng với địa vị của mình là Kitô hữu, đúng là:
“Có ăn có chọi mới gọi là trâu” (Tục ngữ).
III. LÀM MÔN ĐỆ CHÚA HÔM NAY
Những đòi hỏi của Đức Giêsu trong Tin mừng hôm nay là quá gắt gao, người ta có thể chấp nhận được không ? Nếu Đức Giêsu làm nghề quảng cáo, chắc là Ngài sẽ thất bại. Vì không ai như Chúa, quảng cáo ơn gọi để mời gọi người ta theo mình, lại không đưa ra một tương lai sán lạn nào, không tìm thấy bất cứ một vinh dự nào, hoặc ngay cả một sự hấp dẫn nào dù nhỏ nhoi nhất, cũng không có. Ngược lại chỉ là từ bỏ và nhận thập giá. Nghĩa là chỉ có nghèo đến trần trụi như Chúa đã không có gì cho mình từ khi bắt đầu làm người, đến lúc bước lên thập giá. Hơn nữa, theo Chúa, làm môn đệ Chúa để được gì mà phải thiệt thòi đến vậy ? Theo mà điều kiện nặng nề như thế, thì theo để làm gì ? Nhất là đối với thế giới hôm nay, con người chỉ muốn tìm cho mình một cuộc sống tự do dễ dãi, ích kỷ, coi trọng vật chất, tôn thờ quyền lợi cá nhân…, thì với một điều kiện khắc nghiệt như thế, thật là một điều không tưởng. Lời Chúa xem ra quá lạc lõng, xa lạ ?
Thế nhưng không đúng ! Tất cả những suy nghĩ bên trên đều ngược hẳn với thực tế mà lịch sử Giáo hội đã ghi nhận hàng ngàn năm qua, đến hôm nay và sẽ còn mãi về sau. Bởi đã 2000 năm, những lời Đức Giêsu vẫn cứ mới nguyên, vẫn là Lời Sống cho biết bao nhiêu anh chị em chọn làm lẽ sống của mình. Những anh chị em ấy đã quả cảm bước theo Đức Giêsu, từ bỏ mọi sự, nhận thập giá làm niềm vui của đời mình. Chính họ đã làm cho tinh thần và lời dạy của Đức Giêsu chẳng những không mai một, không lạc lõng, mà còn sống, sống mạnh và lan rộng cả thế giới, qua mọi thế hệ. Họ là ai ? Hơn hai tỷ người theo Chúa Kitô trên khắp thế giới là một bằng chứng hùng hồn (Nguyễn hữu An).
Vậy ý của Đức Giêsu là ai muốn làm môn đệ Ngài thì phải đặt tình yêu Chúa trên mọi thứ tình yêu, hay nói cách khác, tình yêu Chúa phải thấm nhuần và hướng dẫn mọi tình yêu: Tình yêu gia đình, bạn bè và ngay chính cả bản thân.
Như thế, người tín hữu khi đã chọn Chúa, làm môn đệ của Ngài, họ vẫn phải yêu mến người thân, gia đình, bạn bè; họ vẫn phải yêu chính bản thân mình; họ cũng phải quí mến của cải như là ơn lành Chúa ban. Nhưng khi cần thì tất cả những tình cảm đó phải hy sinh cho tình yêu Thiên Chúa. Đó chính là bậc thang giá trị mà người môn đệ nào khi theo Chúa cũng phải đặt lại cho mình.
Truyện: Giới Tử Thôi.
Trong “Đông châu liệt quốc” có ông Giới Tử Thôi, người nước Tấn, đời Xuân Thu, là một bầy tôi trung thành của công tử Trùng Nhĩ. Khi ấy, vua nước Tấn là Tấn Huệ Công sợ công tử Trùng Nhĩ cướp ngôi nên sai người đi ám sát. Được mật báo, Trùng Nhĩ cùng với một số bầy tôi đi lánh nạn. Trên đường chạy trốn từ nước Địch sang nước Tề phải đi qua nước Vệ, đoàn lánh nạn bị vua nước Vệ chận lại toan bắt nên chạy càng trối chết. Chẳng may lạc đường lại hết lương thực, công tử Trùng Nhĩ không ăn được rau cỏ dại nên sinh kiệt sức sắp chết. Thấy vậy, Giới Tử Thôi liền cắt thịt ở đùi mình nấu canh cho Trùng Nhĩ ăn mới lại sức đi đến được nước Tề an toàn. Đến lúc Trùng Nhĩ khôi phục lại được nghiệp lớn là làm vua nước Tấn thì Giới Tử Thôi lặng lẽ về quê ở ẩn không màng lãnh công. Cả khi vua Tấn nhớ ơn người bầy tôi trung thành, muốn đền đáp công lao thì Giới Tử Thôi cõng mẹ vào rừng sống ẩn dật, nhất quyết không nhận.
(Võ Ngọc Thành, Nhân vật Đông Châu, 1968, tr 324)
Giáo hội thúc giục chúng ta hãy dấn bước theo Chúa trong cuộc đời dương thế. Hiến chế Lumen gentium ghi rõ: ”Đang khi còn là lữ hành trên mặt đất, bước theo vết chân Người trong đau thương và bách hại, chúng ta cùng thông hiệp với những đau khổ của Người như thân thể kết hợp với đầu, hiệp thông với sự thương khó của Người để được cùng Người vinh hiển (Rm 8,7) (Lumen gentium đọan 7).
Sau cùng, chúng ta hãy bước theo Đức Giêsu với sự chia sẻ của Đức cố Hồng y F.X. Nguyễn văn Thuận qua kinh nghiệm 14 bước theo Đức Giêsu:
. Bước lang thang ra chuồng bò ở Be lem.
. Bước hồi hộp trốn sang Ai cập.
. Bước bồn chồn trở về Nazareth.
. Bước phấn khởi lên đền thánh với cha mẹ.
. Bước vất vả suốt 30 năm lao động.
. Bước yêu thương ba năm rao giảng Tin mừng.
. Bước thao thức kiếm tìm chiên lạc.
. Bước xót xa vào Giêrusalem đầm đìa nước mắt.
. Bước cô đơn ra trước tòa không một người thân.
. Bước ê chề vác Thánh giá lên đồi tử nạn.
. Bước thất bại chết chôn mồ kẻ khác, không tiền không bạc, không manh áo, không bạn hữu.
. Bước khải hòan sống lại, hãy vững lòng Thầy đã thắng thế gian.
. Bước khổng lồ đi khắp thế gian rao giảng Tin mừng.
. Bước liều mạng lăn xả vào thử thách, chấp nhận mọi hậu quả, vì Chúa đã dạy con liều mạng”
(Trích Sứ điệp Lao Tù, Vietcatholic, CD 3)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Giáo hội đi tìm “các giải đáp cho tương lai” trong thời đại kỹ thuật số
Phụng Nghi
08:33 31/08/2010
VATICAN CITY (Zenit.org).- Hội đồng Giáo hoàng về Truyền thông Xã hội sẽ tổ chức một hội nghị quốc tế cho giới báo chí Công giáo với trọng tâm là cách Giáo hội sử dụng Internet và các phương tiện truyền thông mới.
Tổng giám mục Claudio Celli, chủ tịch Hội đồng nói trên, tuyên bố với Đài phát thanh Vatican rằng “vấn nạn lớn nhất và căn bản luôn luôn là như thế này: trong bối cảnh xã hội ngày nay, trong Giáo hội ngày nay, một đài phát thanh Công giáo, một đài truyền hình Công giáo, sẽ đóng vai trò nào? Câu hỏi tương tự cũng có thể đặt ra đối với giới báo chí [Công giáo].”
Ngài giải thích: “Và chủ đề của hội nghị không chỉ là báo chí Công giáo, mà còn là báo chí Công giáo trong thời đại kỹ thuật số, bởi vì ai cũng biết rằng hiện nay có nhiều người đọc báo – Công giáo hay không Công giáo - qua mạng Internet hơn là mua một tờ báo giấy.”
Cuộc hội nghị dự trù tổ chức vào ngày 4 đến 7 tháng 10 sắp tới.
Các hội đồng giám mục trên thế giới được yêu cầu gửi người tới tham gia hội nghị, mỗi nước ba tham dự viên, gồm hai chuyên viên về báo chí và một chuyên viên về kỹ thuật.
Tổng giám mục Celli khẳng định: “Tôi có thể cho quý vị biết rằng cho tới nay, đáp ứng rất là tích cực. Tính đến lúc này chúng tôi đã nhận được trả lời của 58 nước, với số đại biểu sẽ tới tham dự hội nghị là 180 người.”
Ngài cho biết là một đáp ứng như thế chứng tỏ các thành viên trong Giáo hội đã đặt nặng tầm quan trọng của vấn đề truyền thông.
Cuộc hội nghị sẽ gồm những cuộc tham luận bàn tròn và trình bầy của các đại diện báo chí thế tục, cũng như các cuộc bàn thảo về những vấn đề đặc biệt, chẳng hạn như liên hệ giữa truyền thông và sự kiếm tìm chân lý, hay liên hệ giữa báo chí Công giáo với những vấn đề gây tranh cãi.
Tổng giám mục Celli nhận xét rằng thông điệp mới nhất của Đức giáo hoàng Benedict XVI đọc nhân Ngày Truyền thông Thế giới đã mời gọi phải xem xét về công việc mục vụ trong thế giới của nền văn hóa kỹ thuật số.
Tổng giám mục xác định lòng mong muốn rằng từ cuộc gặp gỡ này sẽ xuất hiện “những câu trả lời cho tương lai: đâu là sứ vụ của báo chí Công giáo phải thực thi trong lúc này, trong bối cảnh toàn cầu ngày nay.”
Tổng giám mục Claudio Celli, chủ tịch Hội đồng nói trên, tuyên bố với Đài phát thanh Vatican rằng “vấn nạn lớn nhất và căn bản luôn luôn là như thế này: trong bối cảnh xã hội ngày nay, trong Giáo hội ngày nay, một đài phát thanh Công giáo, một đài truyền hình Công giáo, sẽ đóng vai trò nào? Câu hỏi tương tự cũng có thể đặt ra đối với giới báo chí [Công giáo].”
Ngài giải thích: “Và chủ đề của hội nghị không chỉ là báo chí Công giáo, mà còn là báo chí Công giáo trong thời đại kỹ thuật số, bởi vì ai cũng biết rằng hiện nay có nhiều người đọc báo – Công giáo hay không Công giáo - qua mạng Internet hơn là mua một tờ báo giấy.”
Cuộc hội nghị dự trù tổ chức vào ngày 4 đến 7 tháng 10 sắp tới.
Các hội đồng giám mục trên thế giới được yêu cầu gửi người tới tham gia hội nghị, mỗi nước ba tham dự viên, gồm hai chuyên viên về báo chí và một chuyên viên về kỹ thuật.
Tổng giám mục Celli khẳng định: “Tôi có thể cho quý vị biết rằng cho tới nay, đáp ứng rất là tích cực. Tính đến lúc này chúng tôi đã nhận được trả lời của 58 nước, với số đại biểu sẽ tới tham dự hội nghị là 180 người.”
Ngài cho biết là một đáp ứng như thế chứng tỏ các thành viên trong Giáo hội đã đặt nặng tầm quan trọng của vấn đề truyền thông.
Cuộc hội nghị sẽ gồm những cuộc tham luận bàn tròn và trình bầy của các đại diện báo chí thế tục, cũng như các cuộc bàn thảo về những vấn đề đặc biệt, chẳng hạn như liên hệ giữa truyền thông và sự kiếm tìm chân lý, hay liên hệ giữa báo chí Công giáo với những vấn đề gây tranh cãi.
Tổng giám mục Celli nhận xét rằng thông điệp mới nhất của Đức giáo hoàng Benedict XVI đọc nhân Ngày Truyền thông Thế giới đã mời gọi phải xem xét về công việc mục vụ trong thế giới của nền văn hóa kỹ thuật số.
Tổng giám mục xác định lòng mong muốn rằng từ cuộc gặp gỡ này sẽ xuất hiện “những câu trả lời cho tương lai: đâu là sứ vụ của báo chí Công giáo phải thực thi trong lúc này, trong bối cảnh toàn cầu ngày nay.”
Sinh suất dưới số không sẽ làm xã hội suy trầm
Phụng Nghi
08:39 31/08/2010
ROME (Zenit.org).- Một nền văn hóa không có trẻ thơ và không có người cao niên sẽ suy đốn trầm trọng và không thể vận hành.
Đó là tuyên bố của Hồng y Angelo Bagnasco, tổng giám mục Genoa, và là chủ tịch Hội đồng Giám mục Ý, khi ngài cử hành thánh lễ trọng thể kính Đức Mẹ Phù hộ tại đền thánh Liguria trên đỉnh núi Figogna.
Ngài phản ảnh về vẻ tươi đẹp của tình chung thủy và về gia đình, coi đó như là “cung lòng của cuộc sống.”
Đề cập đến sinh xuất thấp hơn số không của nước Ý (hiện nay là -0.047%), Hồng y khẳng định rằng “sự quân bình về dân số không những chỉ cần thiết cho sự sống còn về thể lý của một cộng đồng – vì không có trẻ thơ thì không có tương lai – mà cũng còn là điều kiện cho sự liên minh giữa các thế hệ, và đây là điều tối cần cho một biện chứng dân chủ bình thường.”
Ngài cho biết Giáo hội, vì lý do đó, đã từ lâu khẳng định rằng cuộc khủng hoảng về dân số sẽ hướng tới một “thảm họa trầm trọng về văn hóa”.
Thiếu trẻ thơ sẽ tạo ra không những một tương lai ảm đạm, mà còn “thiếu tình trạng quân bình giữa các thế hệ” và một “sự nghèo nàn về phương diện giáo dục.”
“Quả vậy, bé thơ trai gái và thanh thiếu niên, bắt buộc chúng ta phải tham gia vào các cuộc thảo luận, làm cho chúng ta phải đi ra ngoài con người của chính chúng ta, vì tuổi tác và yếu đuối nên thường có khuynh hướng tụt hậu đối với những nhu cầu cấp thiết. Khi có con cái, cha mẹ không những chỉ phải thay đổi quan niệm và phong thái, mà còn phải hoạch định và sắp đặt cuộc sống trong tương quan với trẻ thơ ở từng lớp tuổi khác nhau.”
“Một xã hội không có trẻ thơ, cũng như một xã hội không có người cao niên, sẽ như bị què quặt trầm trọng và không thể vận hành được.”
Đổi thay về phương diện văn hóa
Hồng y Bagnasco nhận xét rằng vấn đề sinh suất càng ngày càng giảm thiểu có liên quan đến các giá trị văn hóa.
“Nếu ngắm nhìn bức ảnh Đức Mẹ ẵm Chúa Hài đồng, chẳng cần cố gắng chúng ta cũng tưởng tượng ra được cuộc sống ở Nazareth: các ngài đã sống một cuộc đời tuyện đối giản dị, vui với công việc hàng ngày, ở nhà cũng như nơi thánh Giuse làm thợ mộc; các ngài đã sống cuộc sống của dân làng, thân thiện với hàng xóm láng giềng, tham dự các việc thờ phượng với sự hiện diện của Chúa.”
“Mọi việc đều làm cho người ta nghĩ tới một sự tham gia sâu xa và tích cực vào cuộc sống, coi đó như một quà tặng được trao ban và không phải là tài sản tuyệt đối của riêng ta. Nó làm cho chúng ta nhận thức được hiện hữu trong dòng lịch sử của các thế hệ, của một truyền thống không cưỡng bức nhưng giúp đỡ. Tóm lại, chúng ta cảm nhận được hơi thở của hy vọng.”
Trái lại, trong khí hậu văn hóa ngày nay, các cặp vợ chồng và các gia đình dường như sụp đổ trước “những trận đòn của cuộc đời và của các mối tương quan.
“Những cố gắng mỗi ngày dường như buồn tẻ và không có ý nghĩa, do đó không thể chịu đựng nổi. Tương lai mất đi giá trị và vẻ háo nhoáng, còn hiện tại thì quá chú tâm vào những gì nó hứa hẹn và sự thỏa mãn ngay tức thì.”
Trong bối cảnh đó “sự chung thủy được hiểu là một cái gì đó lặp đi lặp lại nhàm chán, tẻ nhạt, thiếu cảm xúc rộn ràng.”
Hồng y Bagnasco khẳng định: Nhưng chung thủy là điều kiện để lớn mạnh. Tình yêu trong cuộc sống gia đình được chuyển biến với thời gian: “từ sự sôi nổi lúc ban đầu, thay đổi thành sâu xa hơn, có căn cội hơn, tăng cường bằng những niềm vui và nỗ lực.”
“Trong sự lớn mạnh này, việc lặp đi lặp lại hàng ngày biết bao nhiêu điều nhỏ nhặt hay những nhiệm vụ lớn lao, cũng như biết bao nhiêu hành động có vẻ như u ám ảm đạm, lại giống như cơn mưa êm đềm và tiếp nối tưới gội mặt đất và làm cho nó được mầu mỡ. Không phải là trận giông bão những ham muốn lớn lao và những mối xúc cảm mãnh liệt làm cho con người lớn mạnh lên hay đo lường được bản chất của tình yêu, mà chính là sự chung thủy khiêm tốn hàng ngày làm dấu chỉ của tình yêu.”
Học cách sống
Hồng y khẳng định rằng gia đình chính là một “ngôi trường học về nhân loại và đức tin.”
Người ta học biết về tình yêu khi được yêu thương, người ta học biết về lòng tự tin, người ta khám phá ra “vẻ đẹp của từng lớp tuổi. Và trong gia đình, người ta đầu tiên thấy được giá trị của chấp nhận, khiêm tốn, đáng tin cậy và “năng lực phi thường của lòng tha thứ được cho đi và được tiếp nhận, của khả năng chịu đựng.”
Trong gia đình cũng còn có “kinh nguyện đọc với nhau hàng ngày, tham dự Thánh lễ ngày Chủ nhật, dự các nghi lễ phụng vụ theo truyền thống, đi hành hương đến các đền thánh, treo các ảnh tượng trong nhà. Mỗi lời nói đều là một bài học về đức tin, mỗi lúc học hỏi như thế sẽ để lại một dấu hiệu trong tâm hồn.”
“Một bà mẹ có thể ngoảnh mặt làm ngơ trước cái nhìn của con mình chăng? Chúng ta biết là không thể được, và nguyên điều đó cũng đủ để hướng về tương lai với niềm tín thác.”
Đó là tuyên bố của Hồng y Angelo Bagnasco, tổng giám mục Genoa, và là chủ tịch Hội đồng Giám mục Ý, khi ngài cử hành thánh lễ trọng thể kính Đức Mẹ Phù hộ tại đền thánh Liguria trên đỉnh núi Figogna.
Ngài phản ảnh về vẻ tươi đẹp của tình chung thủy và về gia đình, coi đó như là “cung lòng của cuộc sống.”
Đề cập đến sinh xuất thấp hơn số không của nước Ý (hiện nay là -0.047%), Hồng y khẳng định rằng “sự quân bình về dân số không những chỉ cần thiết cho sự sống còn về thể lý của một cộng đồng – vì không có trẻ thơ thì không có tương lai – mà cũng còn là điều kiện cho sự liên minh giữa các thế hệ, và đây là điều tối cần cho một biện chứng dân chủ bình thường.”
Ngài cho biết Giáo hội, vì lý do đó, đã từ lâu khẳng định rằng cuộc khủng hoảng về dân số sẽ hướng tới một “thảm họa trầm trọng về văn hóa”.
Thiếu trẻ thơ sẽ tạo ra không những một tương lai ảm đạm, mà còn “thiếu tình trạng quân bình giữa các thế hệ” và một “sự nghèo nàn về phương diện giáo dục.”
“Quả vậy, bé thơ trai gái và thanh thiếu niên, bắt buộc chúng ta phải tham gia vào các cuộc thảo luận, làm cho chúng ta phải đi ra ngoài con người của chính chúng ta, vì tuổi tác và yếu đuối nên thường có khuynh hướng tụt hậu đối với những nhu cầu cấp thiết. Khi có con cái, cha mẹ không những chỉ phải thay đổi quan niệm và phong thái, mà còn phải hoạch định và sắp đặt cuộc sống trong tương quan với trẻ thơ ở từng lớp tuổi khác nhau.”
“Một xã hội không có trẻ thơ, cũng như một xã hội không có người cao niên, sẽ như bị què quặt trầm trọng và không thể vận hành được.”
Đổi thay về phương diện văn hóa
Hồng y Bagnasco nhận xét rằng vấn đề sinh suất càng ngày càng giảm thiểu có liên quan đến các giá trị văn hóa.
“Nếu ngắm nhìn bức ảnh Đức Mẹ ẵm Chúa Hài đồng, chẳng cần cố gắng chúng ta cũng tưởng tượng ra được cuộc sống ở Nazareth: các ngài đã sống một cuộc đời tuyện đối giản dị, vui với công việc hàng ngày, ở nhà cũng như nơi thánh Giuse làm thợ mộc; các ngài đã sống cuộc sống của dân làng, thân thiện với hàng xóm láng giềng, tham dự các việc thờ phượng với sự hiện diện của Chúa.”
“Mọi việc đều làm cho người ta nghĩ tới một sự tham gia sâu xa và tích cực vào cuộc sống, coi đó như một quà tặng được trao ban và không phải là tài sản tuyệt đối của riêng ta. Nó làm cho chúng ta nhận thức được hiện hữu trong dòng lịch sử của các thế hệ, của một truyền thống không cưỡng bức nhưng giúp đỡ. Tóm lại, chúng ta cảm nhận được hơi thở của hy vọng.”
Trái lại, trong khí hậu văn hóa ngày nay, các cặp vợ chồng và các gia đình dường như sụp đổ trước “những trận đòn của cuộc đời và của các mối tương quan.
“Những cố gắng mỗi ngày dường như buồn tẻ và không có ý nghĩa, do đó không thể chịu đựng nổi. Tương lai mất đi giá trị và vẻ háo nhoáng, còn hiện tại thì quá chú tâm vào những gì nó hứa hẹn và sự thỏa mãn ngay tức thì.”
Trong bối cảnh đó “sự chung thủy được hiểu là một cái gì đó lặp đi lặp lại nhàm chán, tẻ nhạt, thiếu cảm xúc rộn ràng.”
Hồng y Bagnasco khẳng định: Nhưng chung thủy là điều kiện để lớn mạnh. Tình yêu trong cuộc sống gia đình được chuyển biến với thời gian: “từ sự sôi nổi lúc ban đầu, thay đổi thành sâu xa hơn, có căn cội hơn, tăng cường bằng những niềm vui và nỗ lực.”
“Trong sự lớn mạnh này, việc lặp đi lặp lại hàng ngày biết bao nhiêu điều nhỏ nhặt hay những nhiệm vụ lớn lao, cũng như biết bao nhiêu hành động có vẻ như u ám ảm đạm, lại giống như cơn mưa êm đềm và tiếp nối tưới gội mặt đất và làm cho nó được mầu mỡ. Không phải là trận giông bão những ham muốn lớn lao và những mối xúc cảm mãnh liệt làm cho con người lớn mạnh lên hay đo lường được bản chất của tình yêu, mà chính là sự chung thủy khiêm tốn hàng ngày làm dấu chỉ của tình yêu.”
Học cách sống
Hồng y khẳng định rằng gia đình chính là một “ngôi trường học về nhân loại và đức tin.”
Người ta học biết về tình yêu khi được yêu thương, người ta học biết về lòng tự tin, người ta khám phá ra “vẻ đẹp của từng lớp tuổi. Và trong gia đình, người ta đầu tiên thấy được giá trị của chấp nhận, khiêm tốn, đáng tin cậy và “năng lực phi thường của lòng tha thứ được cho đi và được tiếp nhận, của khả năng chịu đựng.”
Trong gia đình cũng còn có “kinh nguyện đọc với nhau hàng ngày, tham dự Thánh lễ ngày Chủ nhật, dự các nghi lễ phụng vụ theo truyền thống, đi hành hương đến các đền thánh, treo các ảnh tượng trong nhà. Mỗi lời nói đều là một bài học về đức tin, mỗi lúc học hỏi như thế sẽ để lại một dấu hiệu trong tâm hồn.”
“Một bà mẹ có thể ngoảnh mặt làm ngơ trước cái nhìn của con mình chăng? Chúng ta biết là không thể được, và nguyên điều đó cũng đủ để hướng về tương lai với niềm tín thác.”
Đức Thánh Cha chào mừng sự gia tăng số giáo dân dấn thân tại Á châu
LM Trần Đức Anh OP
09:44 31/08/2010
NAM HÀN - ĐTC Biển Đức 16 chào mừng sự gia tăng con số giáo dân dấn thân tại Á châu là một dấu chỉ hy vọng lớn lao cho tương lai Giáo Hội tại đại lúc này.
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong Sứ điệp gửi các tham dự viên Hội nghị giáo dân Công Giáo Á châu do Hội đồng Tòa Thánh về giáo dân tổ chức, nhóm tại Seul Nam Hàn từ ngày 31-8 đến 5-9 tới đây với chủ đề ”Rao giảng Chúa Kitô tại Á châu ngày nay”. Tham dự Hội nghị có lối 400 người, trong đó có các phái đoàn chính thức của 20 HĐGM Á châu, kể cả Việt Nam, và 30 phái đoàn đại diện các phong trào và Hội đoàn giáo dân. Đức Ông Giuse Đinh Đức Đạo, Giám đốc Đại chủng viện Xuân Lộc, là một trong các thuyết trình viên tại Hội Nghị này.
Sứ điệp được ĐHY Stanislaw Rylko, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về giáo dân, công bố tại buổi khai mạc Hội nghị qua đó ĐTC khẳng định rằng ”Con số ngày càng gia tăng các giáo dân dấn thân, được huấn luyện và đầy lòng nhiệt thành, là một dấu chỉ hy vọng rất lớn cho tương lai của Giáo Hội tại Á châu. Ở đây, với lòng biết ơn, tôi muốn đề cao hoạt động trổi vượt của nhiều giáo lý viên, đang mang đức tin Công Giáo phong phú cho người trẻ cũng như người lớn, thu hút cá nhân, gia đình và các cộng đồng giáo xứ tới một cuộc gặp gỡ ngày càng sâu xa hơn với Chúa Phục Sinh”.
ĐTC kêu gọi làm sao để các giáo dân, ”trong niềm hiệp thông tâm trí với các Mục Tử của mình, và được tháp tùng trong mỗi giai đoạn của hành trình đức tin qua sự huấn luyện tốt đẹp về tu đức và huấn giáo, họ được khích lệ cộng tác tích cực không những vào vào việc xây dựng cộng đoàn Giáo Hội địa phương, nhưng còn tìm kiếm những con đường mới cho Tin Mừng trong mọi lãnh vực của xã hội”.
Cũng trong Sứ điệp, ĐTC ca ngợi sự đóng góp của các phong trào tông đồ và canh tân như một hồng ân đặc biệt của Chúa Thánh Linh, vì họ mang lại sức sống và năng lực mới cho việc đào tạo giáo dân, đặc biệt cho các gia đình và người trẻ; tiếp đến là các Hội đoàn và Phong trào của Giáo Hội chuyên thăng tiến phẩm giá con người và công lý một cách cụ thể, chứng tỏ đặc tính đại đồng của Sứ điệp Tin Mừng về ơn chúng ta được nhận làm con cái Thiên Chúa”.
Sau cùng, ĐTC cầu chúc Hội nghị giáo dân Công Giáo Á châu đề cao vai trò không thể thiếu được của giáo dân trong sứ mạng của Giáo Hội và phát triển những chương trình đặc thù cũng như các sáng kiến để trợ giúp họ trong việc rao giảng Chúa Kitô tại Á châu ngày nay. Ngài viết ”Tôi xác tín: những thảo luận và quyết định tại Hội nghị sẽ nhấn mạnh rằng đời sống và ơn gọi Kitô phải được coi như nguồn mạch đầu tiên mang lại hạnh phúc cao cả và là một hồng ân cần được chia sẻ với tha nhân” (SD 30-8-2010)
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong Sứ điệp gửi các tham dự viên Hội nghị giáo dân Công Giáo Á châu do Hội đồng Tòa Thánh về giáo dân tổ chức, nhóm tại Seul Nam Hàn từ ngày 31-8 đến 5-9 tới đây với chủ đề ”Rao giảng Chúa Kitô tại Á châu ngày nay”. Tham dự Hội nghị có lối 400 người, trong đó có các phái đoàn chính thức của 20 HĐGM Á châu, kể cả Việt Nam, và 30 phái đoàn đại diện các phong trào và Hội đoàn giáo dân. Đức Ông Giuse Đinh Đức Đạo, Giám đốc Đại chủng viện Xuân Lộc, là một trong các thuyết trình viên tại Hội Nghị này.
Sứ điệp được ĐHY Stanislaw Rylko, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về giáo dân, công bố tại buổi khai mạc Hội nghị qua đó ĐTC khẳng định rằng ”Con số ngày càng gia tăng các giáo dân dấn thân, được huấn luyện và đầy lòng nhiệt thành, là một dấu chỉ hy vọng rất lớn cho tương lai của Giáo Hội tại Á châu. Ở đây, với lòng biết ơn, tôi muốn đề cao hoạt động trổi vượt của nhiều giáo lý viên, đang mang đức tin Công Giáo phong phú cho người trẻ cũng như người lớn, thu hút cá nhân, gia đình và các cộng đồng giáo xứ tới một cuộc gặp gỡ ngày càng sâu xa hơn với Chúa Phục Sinh”.
ĐTC kêu gọi làm sao để các giáo dân, ”trong niềm hiệp thông tâm trí với các Mục Tử của mình, và được tháp tùng trong mỗi giai đoạn của hành trình đức tin qua sự huấn luyện tốt đẹp về tu đức và huấn giáo, họ được khích lệ cộng tác tích cực không những vào vào việc xây dựng cộng đoàn Giáo Hội địa phương, nhưng còn tìm kiếm những con đường mới cho Tin Mừng trong mọi lãnh vực của xã hội”.
Cũng trong Sứ điệp, ĐTC ca ngợi sự đóng góp của các phong trào tông đồ và canh tân như một hồng ân đặc biệt của Chúa Thánh Linh, vì họ mang lại sức sống và năng lực mới cho việc đào tạo giáo dân, đặc biệt cho các gia đình và người trẻ; tiếp đến là các Hội đoàn và Phong trào của Giáo Hội chuyên thăng tiến phẩm giá con người và công lý một cách cụ thể, chứng tỏ đặc tính đại đồng của Sứ điệp Tin Mừng về ơn chúng ta được nhận làm con cái Thiên Chúa”.
Sau cùng, ĐTC cầu chúc Hội nghị giáo dân Công Giáo Á châu đề cao vai trò không thể thiếu được của giáo dân trong sứ mạng của Giáo Hội và phát triển những chương trình đặc thù cũng như các sáng kiến để trợ giúp họ trong việc rao giảng Chúa Kitô tại Á châu ngày nay. Ngài viết ”Tôi xác tín: những thảo luận và quyết định tại Hội nghị sẽ nhấn mạnh rằng đời sống và ơn gọi Kitô phải được coi như nguồn mạch đầu tiên mang lại hạnh phúc cao cả và là một hồng ân cần được chia sẻ với tha nhân” (SD 30-8-2010)
Chính trị Hoa Kỳ: Một cơn gió lạ tại Washington DC hay là ngọn gió đã xoay chiều?
Trần Mạnh Trác
21:12 31/08/2010
Thông thường thì ngày Labor Day (đầu tháng 9) sẽ đánh dấu mùa tranh cử ráo riết bắt đầu, nhưng năm nay nó đã đến sớm một tuần bởi vì đã xảy ra một sự kiên bất ngờ do một nhân vật cũng bất ngờ.
Sự kiện đột ngột này làm mọi người sững sờ. Làm các đảng phái phải tung ra những chiêu phản ứng vội vã và, các hãng truyền thông phải gãi đầu đặt câu hỏi: "Tên Glenn Beck này thực sự là ai?".
Thực ra, Glenn Beck đã là một bỉnh bút nổi tiếng và giàu có tuy mới chỉ có 46 tuổi. Ông chủ xướng radio-talk show "The Glenn Beck Program", điều khiển một chương trình tin tức trên Cable TV của hãng Fox, đồng thời xuất bản 6 cuốn sách được liệt vào danh sách Bestselling Books của New York Times.
Ông từng là một tín đồ Công Giáo nhưng đã cải đạo qua Mormon. Ly dị nhiều lần, từng nghiện rượu và ma túy. Tư tưởng của Beck thuộc lọai bảo thủ trung dung và ông không dè dặt phát ngôn những gì ông suy nghĩ, dù cho đó là lọai ý tưởng gây tranh cãi ồn ào hoặc vô chứng cớ.
Ông từng tố cáo Obama là một tên racist (phân biệt chủng tộc), ông không tìn vào lý thuyết "hội ứng nhà kính" (Global Warming), chống hiệp ước Kyoto (Kyoto Protocol, hiệp ước làm giảm hơi khí), chống luật năng lượng sạch ( American Clean Energy and Security Act) và chống kiểm sóat vũ khí cá nhân (gun control legislation).
Ngày 31 tháng 7 vừa qua, Beck xin phép tổ chức một buổi tụ họp tại Lincoln Memorial (đài kỷ niện TT Lincoln) để vinh danh các chiến sĩ với chủ đề "Phục Hồi Danh Dự" (Restoring Honor). Ngày này trùng hợp với ngày kỷ niệm 37 năm của bài phát biểu nổi danh "Tôi có một giấc mơ" (I have a dream) của mục sư Martin Luther King Jr, đã xảy ra ngay tại địa điểm này.
Trong danh sách diễn giả có Sarah Palin, một ngôi sao siêu bảo thủ của đảng Cộng Hòa.
Beck cũng mời bà Alveda King, cháu gái của mục sư King, nổi danh là một nhân vật phò sự sống, tới diễn thuyết.
Mục sư Al Sharpton, một ngôi sao giảng đạo trên TV, từng tìm sự bổ nhiệm tranh cử chức Tổng Thống của đảng Dân Chủ và cũng là một nhân vật tranh đấu cho nhân quyền, đã tố cáo Beck bắt cóc ngày vinh danh mục sư King và để đối đầu với cuộc tụ tập vô lễ này, Al Sharpton tổ chức một buổi tập họp phản đối tại một trường Trung Học cách đó vài con đường.
Al Sharpton mời con trai của mục sư King là Martin Luther King III đến diễn thuyết và tổ chức thuê xe đưa đón những đòan thể da đen từ Atlanta tới hậu thuẫn với mục đích sẽ tràn ngập cuộc hội họp của Beck bằng chiến thuật biển người.
Cả hai tổ chức đều chủ trương bất bạo động. Và mặc dù đòan người của Al Sharpton đã đi diễn hành ngang qua chỗ tụ họp của Beck, mọi diễn biến đã xẩy ra rất trôi chảy êm suôi.
Cái hài hước của sự kiện là, trong khi Al Sharpton, một mục sư tin lành, hô hào tranh đấu với những lời lẽ nặng mùi chính trị thì nhóm của Glenn Beck, một nhóm dân vận thế tục, hô hào hối cải và kêu gọi hãy quay về với Thiên Chúa.
Rõ ràng đòan người tham gia buổi hội của Glenn Beck lớn gấp hằng trăm lần nhóm người của Al Sharpton. Các hãng thông tấn cố đưa ra một con số nhưng bất đồng với nhau. Hãng CBS cho là chỉ có 87 ngàn người trong khi các hãng khác thì ước tính từ 200 đến trên 500 ngàn người.
Những người đã tham dự buổi diễn thuyết của mục sư King 37 năm về trước cho biết đám đông lần này đông gấp đôi, vì số người tràn qua cả khu Washington Mall (khu Cây Viết Chì). Người ta đã ước tính đám đông của mục sư King là 150 ngàn.
Bà cựu dân biểu Alveda King, chủ tịch của ủy ban African-American Outreach trong cơ quan Công Giáo Phò Sự Sống, đã đứng ngay chỗ của mục sư King hồi trước và gọi Mực sư King là "Bác Martin" (Uncle Martin). Bà kêu gọi mọi người hãy đòan kết và lập lại nhiều lầu câu nói bất hủ "tôi có một giấc mơ"
"Tôi có một giấc mơ rằng nước Mỹ sẽ biết cất lời kêu cầu lên Chúa và Chúa sẽ tha thứ mọi tội lỗi cho chúng ta và sẽ làm sống lại mảnh đất phì nhiêu của chúng ta," Bà King nói. "Vào ngày đó, tất cả chúng ta sẽ có thể cất lên tiếng hát, một tiếng hát của tình yêu và danh dự mà Chúa đã dành cho tất cả những người con yêu của Chúa."
Beck thì thủ vai một ngôn sứ kêu gọi sự ăn năn hối cải. Ông "học lại" những lời cảnh báo của ngôn sứ Jeremia thửa xưa để kêu gọi quốc gia ăn năn hối cải.
Ông cổ vũ dân chúng "hãy nhận biết mối tương quan với đấng tạo Hóa. Hãy nhận ngài là Vua. Là đấng hướng dẫn và chỉ đạo cuộc sống và là đấng bảo vệ chúng ta. " Beck kêu gọi khán giả cầu nguyện nhiều hơn nữa.. "Tôi xin các bạn, không chỉ là xin hãy quì gối cầu nguyện, nhưng mà các bạn phải quì với cánh cửa rộng mở mà cầu nguyện để cho con cái của các bạn được xem thấy".
Thật là khó tin những lời giao giảng ấy phát xuất từ một nhà bỉnh bút chính trị, từ một người không có mấy lòng tôn trọng với các tôn giáo và cũng không sống trung thực với xác tín của mình. Do đó mà người ta đã đặt câu hỏi "ông ta thực sự là ai?"
Phải chăng ông ta chỉ là một kẻ buôn gió, biết cách ngửi thời cơ mà bán đúng sản phẩm?
Trong lần tổ chức này, buổi hội họp đã rất "nhà nghề", có nhiều âm hưởng tôn giáo, không có màu sắc chính trị và rất thích đáng với dịp tôn vinh các chiến sĩ và kỷ niệm mục sư King.
Sự thành công của buổi hội, theo nhiều nhà phân tích, tuy một phần tùy thuộc vào tài tổ chức và quảng bá của Beck và Palin, nhưng phần lớn là vì nó đánh đông tới một nhu cầu cấp bách của quần chúng, đó là nhu cầu được giải thóat ra khỏi cái vòng kềm tỏa của thế lực đương quyền.
Điều này được chứng minh ngay vào những ngày hôm sau. Ngày Chúa Nhật khi Obama tới thăm New Orleans để kỷ niệm 5 năm cơn bảo Katrina và tặng cho các trường học của New Orleans 1.8 tỷ để tái thiết, đây là một số tiền to lớn. Nhưng chương trình công cán của Obama bị lu mờ trước một đám ma do đức Tổng Giám Mục Aymond tổ chức để chôn Katrina. Đám ma mang một quan tài đi qua nhiều đường phố để cho người dân có thể vất vào đó nhửng than van óan hận và chôn nó đi.
Ngày thứ Hai, Obama gọi một cuộc họp báo bất thường để ra một tuyên bố về chính sách kinh tế mới và đề nghị 30 tỷ trợ cấp cho các doanh nghiệp nhỏ, ông lớn tiếng đả kích đảng Cộng Hòa ngăn cản sự hồi phục kinh tế. Nhưng báo chí bàn luận sôi nổi nhiều hơn về con số thống kê cho thấy đảng Cộng Hòa đã vượt qua đảng Dân Chủ về tỷ số tín nhiệm tới 10% (51% vs 41%), một tỷ số chưa từng thấy trong 30 năm.
Ngày thứ Ba, Obama tuyên bố ngưng tác chiến tại Iraq, một dịp quan trọng để ông chứng tỏ những thành quả thực tiễn về chiến tranh. Nhưng những kết quả thăm dò đưa ra trong dịp này cho thấy dân Iraq tín tưởng ông Bush hơn là tín nhiệm Obama. Cho nên chính Obama cũng đã phải vinh danh TT Bush trong bài diễn văn tại Phòng Bầu Dục (Oval Office.)
Để cải thiện tình hình, ủy ban tranh cử của Dân Chủ đã bắt đầu một kế họach vận động tiêu cực sớm sủa nhằm hạ bệ các đối thủ.
Bắt đầu là những đối thủ nặng ký nhất như tại Wisconsin, hàng lọat quảng cáo TV đánh phá ứng viên Sean Duffy trên nhiều khía cạnh cùng một lúc.
Chiến thuật mở màn sớm này nhằm tác dụng là bôi nhọ đối thủ trước mắt người dân một cách liên tiếp trước khi đối thủ có cơ hội ra mắt.
Ủy ban vận động bầu cử của đảng Dân Chủ không cho biết họ đã phải bỏ ra bao nhiêu tiền để "trải thảm" các hệ thống TV của cả một vùng, nhưng chắc chắn là lớn lắm.
Rỏ ràng khi sử dụng chiêu hạ sách này, Obama đã mất đi cái chủ lực điều khiển diễn đàn công cộng của ông, đảng Dân Chủ đã mất đi cưong lĩnh của đảng.
Chúng ta đang chứng kiến ngày mà gió đổi chiều chăng?
Nhưng trong khi cơn gío đổi chiều, người ta thường thấy xuất hiện những kẻ đón gío trở cờ. Và đã xảy ra rồi. Không ít dân biểu Dân Chủ đã có thái độ sẵn sàng đào ngũ để cứu lấy thân mình. Họ chưa dám đụng đến vị Tổng Thống ngay, nhưng vị Chủ Tịch Quốc Hội, bà Nancy Pelosi, thì đang là cái cớ cho họ đổ lỗi.
Có người trắng trợn (và ngu xuẩn) như dân biểu Bobby Bright ở Alabama, khi được hỏi nếu ông ta còn bỏ phiếu chủ tịch cho bà Pelosi nữa không, đã trả lời: "biết đâu lúc đó bà ta đã bị bệnh và chết mất tiêu rồi".
Tại pennsylvania, dân biểu Jason Altmire quảng cáo trên TV ông là người đã dám chống lại Pelosi và liệt kê ra một lô những chương trình ông chống trong luật cài tổ y tế.
Tại Indiana, dân biểu Joe Donnelly bắt đầu quảng cáo chống "thuế Năng Lượng của Nancy Pelosi".
Dân biểu North Carolina là Mike McIntyre thì tuyên bố trên TV ông là người không hợp tác với Nancy Pelosi.
Còn một dân biểu North Carolina khác là Heath Shuler thì đi xa hơn, khi được hỏi ông có ủng hộ bà Pelosi ở chức vụ chủ tịch Hạ Viện không, ông nói cách cợt nhả rằng:
"Bạn biết không, đây là một vấn đề tôi thường than phiền: Ai đang điều khiển quốc gia này? Đó là cái ở giữa. (Who runs our country? The middle) Do đó tôi vẫn không bác bỏ cái giả thiết là tôi sẽ không tranh cử nữa,"
Còn dân biểu John Boccieri ở Ohio, bị tố cáo là "đi theo váy của Nancy Pelosi", đang cố gắng chứng tỏ mình là một người độc lập:
"Sau cùng thì vẫn là, cử tri sẽ bỏ cho tôi là người đại diện cho họ, họ không bỏ phiếu cho tổng thống, họ không bỏ phiếu cho một dân biểu ở San Francisco (bà Pelosi), họ bỏ phiếu cho tôi".
Dân biểu South Dakota là bà Stephanie Herseth Sandlin thì sử dụng một chiêu bài mới mẻ là chống cả hai phía Công Hòa và Dân Chủ một lượt:
"Cà hai bà Nancy Pelosi và ông John Boehner là lãnh tụ khối Cộng Hòa đều có những chương trình không có lợi cho South Dakota vả cho nền kinh tế của chúng ta."
Với những diễn biến như vậy, chúng ta có thể đóan trước rằng những ngày sắp tới sẽ chứng kiến một mùa tranh cử bẩn thỉu và tàn nhẫn.
Chỉ có một tia hy vọng là các phe phái, dù trong cơn lốc của mùa tranh cử, vẫn có thể nhìn thấy chiều gió của đại chúng xuyên qua buổi tụ họp cuả Glenn Beck tại Washington DC, đó là đại chúng đang đi tìm một hướng đi có sự hiện diện của Thiên Chúa và đang cất cao tiếng nói của lương tâm trong quãng trường công cộng.
Sự kiện đột ngột này làm mọi người sững sờ. Làm các đảng phái phải tung ra những chiêu phản ứng vội vã và, các hãng truyền thông phải gãi đầu đặt câu hỏi: "Tên Glenn Beck này thực sự là ai?".
Thực ra, Glenn Beck đã là một bỉnh bút nổi tiếng và giàu có tuy mới chỉ có 46 tuổi. Ông chủ xướng radio-talk show "The Glenn Beck Program", điều khiển một chương trình tin tức trên Cable TV của hãng Fox, đồng thời xuất bản 6 cuốn sách được liệt vào danh sách Bestselling Books của New York Times.
Ông từng là một tín đồ Công Giáo nhưng đã cải đạo qua Mormon. Ly dị nhiều lần, từng nghiện rượu và ma túy. Tư tưởng của Beck thuộc lọai bảo thủ trung dung và ông không dè dặt phát ngôn những gì ông suy nghĩ, dù cho đó là lọai ý tưởng gây tranh cãi ồn ào hoặc vô chứng cớ.
Ông từng tố cáo Obama là một tên racist (phân biệt chủng tộc), ông không tìn vào lý thuyết "hội ứng nhà kính" (Global Warming), chống hiệp ước Kyoto (Kyoto Protocol, hiệp ước làm giảm hơi khí), chống luật năng lượng sạch ( American Clean Energy and Security Act) và chống kiểm sóat vũ khí cá nhân (gun control legislation).
Ngày 31 tháng 7 vừa qua, Beck xin phép tổ chức một buổi tụ họp tại Lincoln Memorial (đài kỷ niện TT Lincoln) để vinh danh các chiến sĩ với chủ đề "Phục Hồi Danh Dự" (Restoring Honor). Ngày này trùng hợp với ngày kỷ niệm 37 năm của bài phát biểu nổi danh "Tôi có một giấc mơ" (I have a dream) của mục sư Martin Luther King Jr, đã xảy ra ngay tại địa điểm này.
Trong danh sách diễn giả có Sarah Palin, một ngôi sao siêu bảo thủ của đảng Cộng Hòa.
Beck cũng mời bà Alveda King, cháu gái của mục sư King, nổi danh là một nhân vật phò sự sống, tới diễn thuyết.
Mục sư Al Sharpton, một ngôi sao giảng đạo trên TV, từng tìm sự bổ nhiệm tranh cử chức Tổng Thống của đảng Dân Chủ và cũng là một nhân vật tranh đấu cho nhân quyền, đã tố cáo Beck bắt cóc ngày vinh danh mục sư King và để đối đầu với cuộc tụ tập vô lễ này, Al Sharpton tổ chức một buổi tập họp phản đối tại một trường Trung Học cách đó vài con đường.
Al Sharpton mời con trai của mục sư King là Martin Luther King III đến diễn thuyết và tổ chức thuê xe đưa đón những đòan thể da đen từ Atlanta tới hậu thuẫn với mục đích sẽ tràn ngập cuộc hội họp của Beck bằng chiến thuật biển người.
Cả hai tổ chức đều chủ trương bất bạo động. Và mặc dù đòan người của Al Sharpton đã đi diễn hành ngang qua chỗ tụ họp của Beck, mọi diễn biến đã xẩy ra rất trôi chảy êm suôi.
Cái hài hước của sự kiện là, trong khi Al Sharpton, một mục sư tin lành, hô hào tranh đấu với những lời lẽ nặng mùi chính trị thì nhóm của Glenn Beck, một nhóm dân vận thế tục, hô hào hối cải và kêu gọi hãy quay về với Thiên Chúa.
Rõ ràng đòan người tham gia buổi hội của Glenn Beck lớn gấp hằng trăm lần nhóm người của Al Sharpton. Các hãng thông tấn cố đưa ra một con số nhưng bất đồng với nhau. Hãng CBS cho là chỉ có 87 ngàn người trong khi các hãng khác thì ước tính từ 200 đến trên 500 ngàn người.
Những người đã tham dự buổi diễn thuyết của mục sư King 37 năm về trước cho biết đám đông lần này đông gấp đôi, vì số người tràn qua cả khu Washington Mall (khu Cây Viết Chì). Người ta đã ước tính đám đông của mục sư King là 150 ngàn.
Bà cựu dân biểu Alveda King, chủ tịch của ủy ban African-American Outreach trong cơ quan Công Giáo Phò Sự Sống, đã đứng ngay chỗ của mục sư King hồi trước và gọi Mực sư King là "Bác Martin" (Uncle Martin). Bà kêu gọi mọi người hãy đòan kết và lập lại nhiều lầu câu nói bất hủ "tôi có một giấc mơ"
"Tôi có một giấc mơ rằng nước Mỹ sẽ biết cất lời kêu cầu lên Chúa và Chúa sẽ tha thứ mọi tội lỗi cho chúng ta và sẽ làm sống lại mảnh đất phì nhiêu của chúng ta," Bà King nói. "Vào ngày đó, tất cả chúng ta sẽ có thể cất lên tiếng hát, một tiếng hát của tình yêu và danh dự mà Chúa đã dành cho tất cả những người con yêu của Chúa."
Beck thì thủ vai một ngôn sứ kêu gọi sự ăn năn hối cải. Ông "học lại" những lời cảnh báo của ngôn sứ Jeremia thửa xưa để kêu gọi quốc gia ăn năn hối cải.
Ông cổ vũ dân chúng "hãy nhận biết mối tương quan với đấng tạo Hóa. Hãy nhận ngài là Vua. Là đấng hướng dẫn và chỉ đạo cuộc sống và là đấng bảo vệ chúng ta. " Beck kêu gọi khán giả cầu nguyện nhiều hơn nữa.. "Tôi xin các bạn, không chỉ là xin hãy quì gối cầu nguyện, nhưng mà các bạn phải quì với cánh cửa rộng mở mà cầu nguyện để cho con cái của các bạn được xem thấy".
Thật là khó tin những lời giao giảng ấy phát xuất từ một nhà bỉnh bút chính trị, từ một người không có mấy lòng tôn trọng với các tôn giáo và cũng không sống trung thực với xác tín của mình. Do đó mà người ta đã đặt câu hỏi "ông ta thực sự là ai?"
Phải chăng ông ta chỉ là một kẻ buôn gió, biết cách ngửi thời cơ mà bán đúng sản phẩm?
Trong lần tổ chức này, buổi hội họp đã rất "nhà nghề", có nhiều âm hưởng tôn giáo, không có màu sắc chính trị và rất thích đáng với dịp tôn vinh các chiến sĩ và kỷ niệm mục sư King.
Sự thành công của buổi hội, theo nhiều nhà phân tích, tuy một phần tùy thuộc vào tài tổ chức và quảng bá của Beck và Palin, nhưng phần lớn là vì nó đánh đông tới một nhu cầu cấp bách của quần chúng, đó là nhu cầu được giải thóat ra khỏi cái vòng kềm tỏa của thế lực đương quyền.
Điều này được chứng minh ngay vào những ngày hôm sau. Ngày Chúa Nhật khi Obama tới thăm New Orleans để kỷ niệm 5 năm cơn bảo Katrina và tặng cho các trường học của New Orleans 1.8 tỷ để tái thiết, đây là một số tiền to lớn. Nhưng chương trình công cán của Obama bị lu mờ trước một đám ma do đức Tổng Giám Mục Aymond tổ chức để chôn Katrina. Đám ma mang một quan tài đi qua nhiều đường phố để cho người dân có thể vất vào đó nhửng than van óan hận và chôn nó đi.
Ngày thứ Hai, Obama gọi một cuộc họp báo bất thường để ra một tuyên bố về chính sách kinh tế mới và đề nghị 30 tỷ trợ cấp cho các doanh nghiệp nhỏ, ông lớn tiếng đả kích đảng Cộng Hòa ngăn cản sự hồi phục kinh tế. Nhưng báo chí bàn luận sôi nổi nhiều hơn về con số thống kê cho thấy đảng Cộng Hòa đã vượt qua đảng Dân Chủ về tỷ số tín nhiệm tới 10% (51% vs 41%), một tỷ số chưa từng thấy trong 30 năm.
Ngày thứ Ba, Obama tuyên bố ngưng tác chiến tại Iraq, một dịp quan trọng để ông chứng tỏ những thành quả thực tiễn về chiến tranh. Nhưng những kết quả thăm dò đưa ra trong dịp này cho thấy dân Iraq tín tưởng ông Bush hơn là tín nhiệm Obama. Cho nên chính Obama cũng đã phải vinh danh TT Bush trong bài diễn văn tại Phòng Bầu Dục (Oval Office.)
Để cải thiện tình hình, ủy ban tranh cử của Dân Chủ đã bắt đầu một kế họach vận động tiêu cực sớm sủa nhằm hạ bệ các đối thủ.
Bắt đầu là những đối thủ nặng ký nhất như tại Wisconsin, hàng lọat quảng cáo TV đánh phá ứng viên Sean Duffy trên nhiều khía cạnh cùng một lúc.
Chiến thuật mở màn sớm này nhằm tác dụng là bôi nhọ đối thủ trước mắt người dân một cách liên tiếp trước khi đối thủ có cơ hội ra mắt.
Ủy ban vận động bầu cử của đảng Dân Chủ không cho biết họ đã phải bỏ ra bao nhiêu tiền để "trải thảm" các hệ thống TV của cả một vùng, nhưng chắc chắn là lớn lắm.
Rỏ ràng khi sử dụng chiêu hạ sách này, Obama đã mất đi cái chủ lực điều khiển diễn đàn công cộng của ông, đảng Dân Chủ đã mất đi cưong lĩnh của đảng.
Chúng ta đang chứng kiến ngày mà gió đổi chiều chăng?
Nhưng trong khi cơn gío đổi chiều, người ta thường thấy xuất hiện những kẻ đón gío trở cờ. Và đã xảy ra rồi. Không ít dân biểu Dân Chủ đã có thái độ sẵn sàng đào ngũ để cứu lấy thân mình. Họ chưa dám đụng đến vị Tổng Thống ngay, nhưng vị Chủ Tịch Quốc Hội, bà Nancy Pelosi, thì đang là cái cớ cho họ đổ lỗi.
Có người trắng trợn (và ngu xuẩn) như dân biểu Bobby Bright ở Alabama, khi được hỏi nếu ông ta còn bỏ phiếu chủ tịch cho bà Pelosi nữa không, đã trả lời: "biết đâu lúc đó bà ta đã bị bệnh và chết mất tiêu rồi".
Tại pennsylvania, dân biểu Jason Altmire quảng cáo trên TV ông là người đã dám chống lại Pelosi và liệt kê ra một lô những chương trình ông chống trong luật cài tổ y tế.
Tại Indiana, dân biểu Joe Donnelly bắt đầu quảng cáo chống "thuế Năng Lượng của Nancy Pelosi".
Dân biểu North Carolina là Mike McIntyre thì tuyên bố trên TV ông là người không hợp tác với Nancy Pelosi.
Còn một dân biểu North Carolina khác là Heath Shuler thì đi xa hơn, khi được hỏi ông có ủng hộ bà Pelosi ở chức vụ chủ tịch Hạ Viện không, ông nói cách cợt nhả rằng:
"Bạn biết không, đây là một vấn đề tôi thường than phiền: Ai đang điều khiển quốc gia này? Đó là cái ở giữa. (Who runs our country? The middle) Do đó tôi vẫn không bác bỏ cái giả thiết là tôi sẽ không tranh cử nữa,"
Còn dân biểu John Boccieri ở Ohio, bị tố cáo là "đi theo váy của Nancy Pelosi", đang cố gắng chứng tỏ mình là một người độc lập:
"Sau cùng thì vẫn là, cử tri sẽ bỏ cho tôi là người đại diện cho họ, họ không bỏ phiếu cho tổng thống, họ không bỏ phiếu cho một dân biểu ở San Francisco (bà Pelosi), họ bỏ phiếu cho tôi".
Dân biểu South Dakota là bà Stephanie Herseth Sandlin thì sử dụng một chiêu bài mới mẻ là chống cả hai phía Công Hòa và Dân Chủ một lượt:
"Cà hai bà Nancy Pelosi và ông John Boehner là lãnh tụ khối Cộng Hòa đều có những chương trình không có lợi cho South Dakota vả cho nền kinh tế của chúng ta."
Với những diễn biến như vậy, chúng ta có thể đóan trước rằng những ngày sắp tới sẽ chứng kiến một mùa tranh cử bẩn thỉu và tàn nhẫn.
Chỉ có một tia hy vọng là các phe phái, dù trong cơn lốc của mùa tranh cử, vẫn có thể nhìn thấy chiều gió của đại chúng xuyên qua buổi tụ họp cuả Glenn Beck tại Washington DC, đó là đại chúng đang đi tìm một hướng đi có sự hiện diện của Thiên Chúa và đang cất cao tiếng nói của lương tâm trong quãng trường công cộng.
Top Stories
Vietnam: Le Haut Commissariat aux réfugiés a enregistré la demande d’asile des paroissiens de Côn Dâu
Eglises d'Asie
07:46 31/08/2010
Eglises d’Asie, 31 août 2010 – L’exode en Thaïlande d’un groupe de paroissiens de Côn Dâu (1) n’est pas resté sans répercussions sur leur parenté restée sur place: dans la soirée du 30 août, vers 11 heures, des agents de la Sécurité du district de Hoa Xuan (arrondissement de Cam Lê, ville de Da Nang) ont entamé une opération de contrôle des livrets de famille (Hô Khâu) auprès des parents des personnes qui se sont enfuies en Thaïlande après l’attaque de police contre le convoi funéraire du 4 mai dernier. Un journaliste de Radio Free Asia a pu obtenir une confirmation de ce contrôle auprès d’un paroissien de Côn Dâu (2).
La police n’a donc réagi que plus de trois mois après le début de l’exode, une lenteur qui a une explication. C’est au mois de mai, après la brutale attaque d’un convoi funéraire par les agents de la Sécurité publique, qu’un certain nombre d’habitants de la paroisse de Côn Dâu (aujourd’hui une quarantaine) avait commencé à quitter le village pour s’enfuir en Thaïlande. Mais ce n’est que tout récemment que cet exode a été connu grâce aux médias internationaux, les demandeurs d’asile ayant vécu dans une totale clandestinité par crainte de la police.
Le sort des demandeurs d’asile de Con Dâu en Thaïlande reste toutefois incertain. Le 26 août dernier, un porte-parole du Haut Commissariat aux réfugiés de l’ONU à Genève, André Mahecic, s’est entretenu avec des journalistes de la BBC (3) à leur sujet. Il a déclaré que l’organisme des Nations Unies avait reçu la demande d’asile de 34 habitants du village de Côn Dâu qui vivent actuellement dans la clandestinité en Thaïlande.
Il a précisé que, depuis le mois de juin, le Haut Commissariat était au courant de la venue de ce groupe de Vietnamiens en Thaïlande. Au nombre de 34, ils ont été enregistrés comme demandeurs d’asile en deux fois, le 3 et le 21 juin. Vingt d’entre eux, dont certains représentaient plusieurs membres de leur famille, ont été entendus lors d’un premier entretien, afin de déterminer leur statut de réfugié et d’estimer s’ils avaient ou non besoin de la protection internationale. Selon le porte-parole du Haut Commissariat, la réponse ne pourra être donnée avant le mois d’octobre ou de novembre prochain. Les demandes d’asile en Thaïlande sont actuellement très nombreuses. Pour l’ensemble du pays, elles sont aujourd’hui environ 2 100. Les nouveaux arrivés sont donc automatiquement inscrits sur une liste d’attente.
André Mahecic a expliqué que si les réfugiés de Côn Dâu vivent aujourd’hui dans la clandestinité, c’est en raison de la législation actuelle du pays. Les demandeurs d’asile, dans quelque ville que ce soit, peuvent être arrêtés et internés pour une durée indéterminée. Aujourd’hui, d’ailleurs, 14 % d’entre eux sont arrêtés et emprisonnés. Il est donc normal que ces derniers essaient d’assurer leur sécurité pendant toute la période où leur demande est examinée par le Haut Commissariat, lequel ne peut s’opposer à la loi du pays.
Ces derniers temps, un peu partout, surtout aux Etats-Unis, personnalités et associations se sont mobilisées pour venir en aide aux paroissiens de Côn Dâu, qu’ils soient au Vietnam ou en Thaïlande. Le Congrès américain a condamné les violations des droits de l’homme commises à l’intérieur de cette paroisse catholique. Plusieurs membres du Congrès et des associations humanitaires comme Human Rights Watch interviennent activement pour que les demandeurs d’asile de Bangkok puissent être accueillis dans un pays tiers.
(1) Voir EDA 534
(2) http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/ConDau-updates-GMinh-08302010133319.html?utm_source=twitterfeed&utm_medium=twitter
(3) Emissions en langue vietnamienne de la BBC: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2010/08/100826_condau_unhcr.shtml
(Source: Eglises d'Asie, 31 août 2010)
La police n’a donc réagi que plus de trois mois après le début de l’exode, une lenteur qui a une explication. C’est au mois de mai, après la brutale attaque d’un convoi funéraire par les agents de la Sécurité publique, qu’un certain nombre d’habitants de la paroisse de Côn Dâu (aujourd’hui une quarantaine) avait commencé à quitter le village pour s’enfuir en Thaïlande. Mais ce n’est que tout récemment que cet exode a été connu grâce aux médias internationaux, les demandeurs d’asile ayant vécu dans une totale clandestinité par crainte de la police.
Le sort des demandeurs d’asile de Con Dâu en Thaïlande reste toutefois incertain. Le 26 août dernier, un porte-parole du Haut Commissariat aux réfugiés de l’ONU à Genève, André Mahecic, s’est entretenu avec des journalistes de la BBC (3) à leur sujet. Il a déclaré que l’organisme des Nations Unies avait reçu la demande d’asile de 34 habitants du village de Côn Dâu qui vivent actuellement dans la clandestinité en Thaïlande.
Il a précisé que, depuis le mois de juin, le Haut Commissariat était au courant de la venue de ce groupe de Vietnamiens en Thaïlande. Au nombre de 34, ils ont été enregistrés comme demandeurs d’asile en deux fois, le 3 et le 21 juin. Vingt d’entre eux, dont certains représentaient plusieurs membres de leur famille, ont été entendus lors d’un premier entretien, afin de déterminer leur statut de réfugié et d’estimer s’ils avaient ou non besoin de la protection internationale. Selon le porte-parole du Haut Commissariat, la réponse ne pourra être donnée avant le mois d’octobre ou de novembre prochain. Les demandes d’asile en Thaïlande sont actuellement très nombreuses. Pour l’ensemble du pays, elles sont aujourd’hui environ 2 100. Les nouveaux arrivés sont donc automatiquement inscrits sur une liste d’attente.
André Mahecic a expliqué que si les réfugiés de Côn Dâu vivent aujourd’hui dans la clandestinité, c’est en raison de la législation actuelle du pays. Les demandeurs d’asile, dans quelque ville que ce soit, peuvent être arrêtés et internés pour une durée indéterminée. Aujourd’hui, d’ailleurs, 14 % d’entre eux sont arrêtés et emprisonnés. Il est donc normal que ces derniers essaient d’assurer leur sécurité pendant toute la période où leur demande est examinée par le Haut Commissariat, lequel ne peut s’opposer à la loi du pays.
Ces derniers temps, un peu partout, surtout aux Etats-Unis, personnalités et associations se sont mobilisées pour venir en aide aux paroissiens de Côn Dâu, qu’ils soient au Vietnam ou en Thaïlande. Le Congrès américain a condamné les violations des droits de l’homme commises à l’intérieur de cette paroisse catholique. Plusieurs membres du Congrès et des associations humanitaires comme Human Rights Watch interviennent activement pour que les demandeurs d’asile de Bangkok puissent être accueillis dans un pays tiers.
(1) Voir EDA 534
(2) http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/ConDau-updates-GMinh-08302010133319.html?utm_source=twitterfeed&utm_medium=twitter
(3) Emissions en langue vietnamienne de la BBC: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2010/08/100826_condau_unhcr.shtml
(Source: Eglises d'Asie, 31 août 2010)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Vươn ra biển lớn, bơi được không?
Gioan Lê Quang Vinh
07:44 31/08/2010
Một anh bạn của tôi là dân trí thức rất coi thường các ông quốc doanh vốn ăn nói như vẹt, nhưng lại thần tượng một ông khác, kiểu quốc doanh khôn hơn, như chú tắc kè đổi sắc. Và khi ông này nói gì, bạn tôi cũng cho là ông ấy “khôn ngoan”. Bây giờ mọi chuyện dần dần lộ rõ, người bạn ấy ít nói hơn.
Thật ra những con người mà chúng ta xem là quốc doanh hay đàn két cũng chỉ là những quân cờ, rồi đến lúc cờ tàn thì họ cũng nằm xếp xó. Nhưng trong ý định của Thiên Chúa, mọi chuyện dù hay dở thì cũng như những trận lụt. Hội Thánh vẫn nhắc lại rằng sa sự tàn phá do lũ lụt gây ra, Thiên Chúa ký kết giao ước với con người. (x.St 9, 1-17).
Người Việt nam quá quen với hình ảnh đau thương của lũ lụt. Có những cơn lũ do thiên nhiên hoàn toàn và cũng có những cơn lũ lụt do con người trực tiếp hay gián tiếp gây nên. Nước lên thì tinh thần xuống, nước xuống tinh thần lại lên, như tuần hoàn của kiếp người.
Chịu lũ lụt quen rồi, người Công giáo cũng như bao người dân khác, quen với những con người lên xuống như bão lũ. Chuyện xã hội hay chuyện tôn giáo cũng đến và đi như mưa như gió, dần dần người dân thành vô cảm.
Nhưng Hội Thánh không chấp nhận thái độ thờ ơ của con cái mình. Huấn giáo của Hội Thánh không ngừng nhắc nhở rằng Thiên Chúa của Israel vừa là Chúa tể lịch sử vừa là Chúa tể vũ trụ. Điều này hiển nhiên nhắc nhở mỗi thành phần dân Chúa về một thực tại đi kèm: con người không được tạo thành để sống cô lập, mà là sống trong khung cảnh, trong xã hội, trong cộng đồng.
Nhà văn Daniel Defoe kể một câu chuyện nổi tiếng về một người thủy thủ xứ York là Robinson. Vì quá yêu thích phiêu lưu mà cuối cùng Robinson đã lạc đến hoang đảo châu Phi, sống ở đó hơn 28 năm. Trong suốt quãng thời gian hơn mười năm đầu, Robinson làm vua trên các thần dân là con vẹt, con chó và hai con mèo. Và rồi Robinson cũng được tiếp xúc với thế giới loài người, trước là với các thổ dân ăn thịt người, và sau là về với thế giới văn minh.
Chuyện Robinson cho chúng ta một cái nhìn về cộng đồng người mà Thiên Chúa đã thiết lập. Không ai bằng lòng sống cô đơn, tách biệt khỏi đồng loại. Khi Robinson tiếp xúc với thế giới con người, anh làm mọi cách để cứu họ khỏi hiểm nguy. Robinson không chấp nhận để đồng loại của anh chìm trong bão lũ.
Xét về thực tế, Robinson sống nhân đức liên đới. Gần đây, chúng ta thường nghe nói người nước này nước nọ cầu nguyện hoặc họp bàn về những vấn đề của nước khác. Ở tận châu Phi có dịch bệnh, các nghị sĩ châu Âu ngồi lại. Bão Katrina lướt qua nước Mỹ, các nước Á châu cũng chia sẻ thiệt hại. Những người nghèo Việt nam gặp nạn, Quốc Hội Mỹ tìm phương giúp đỡ.
Những điều ấy không chỉ là quan hệ ngoại giao, mà còn là sự liên đới và tinh thần cộng đồng quốc tế được Giáo Hội minh định là “lấy con người làm trọng tâm và thiết lập mối quan hệ giữa con người với nhau, giữa các dân tộc với nhau”.
Không cần biết người khác đang ở đâu, chỉ cần chấp nhận họ là trọng tâm của các mối liên hệ, thì liên đới và tinh thần cộng đồng được thực hiện. Còn khi ở gần, ngay cả khi có trách nhiệm, người ta vẫn phủi tay đứng nhìn anh em mình gặp khổ nạn một cách thản nhiên.
Người ta không thể nói đến công lý và hòa bình nếu không có liên đới và tinh thần cộng đồng. Trong thời gian này, người ta đang trách móc nhau đủ thứ chuyện. Có khi trách đúng có lúc trách sai. Có khi hợp lý có khi hàm hồ. Có người nói thẳng có người quăng thư rơi. Nhưng mọi chuyện sẽ chẳng đi đến đâu nếu tinh thần liên đới trong cộng đồng.
Các phương tiện truyền thông hay dùng nhóm từ “vươn mình ra biển lớn”. Chắc ít ai hiểu nghĩa từ này. Có khi bơi được hai ba chục mét trên sông, tưởng mình có thể bơi ngàn dặm rồi. Muốn vươn ra biển lớn không chỉ cần biết bơi mà còn phải biết hòa mình vào đại dương.
Hòa mình vào đại dương bao la của thế giới con người nghĩa là gì? Ấy là điều Hội Thánh dạy: “Nhờ Chúa Thánh Thần, Giáo Hội nhận ra kế hoạch thống nhất của Thiên Chúa là kế hoạch bao gồm toàn thể nhân loại, một kế hoạch nhằm quy tụ lại tất cả mọi thụ tạo đã bị chia rẽ và phân tán, trong mầu nhiệm Cứu độ sẽ diễn ra trong triều đại của Đức Kytô.(x Cv, 17,26; Ep.1,8-10, HTXHCG 431)
Hiểu và sống thực tại ấy, sẽ không còn ngần ngại cầu nguyện hay lên tiếng vì anh em nghèo khó của mình nữa. Bão lũ vẫn chưa chấm dứt trên thân phận người nghèo, nhưng bao giờ người ta mới sẵn sàng lội xuống nước với anh em mình đây?
Thật ra những con người mà chúng ta xem là quốc doanh hay đàn két cũng chỉ là những quân cờ, rồi đến lúc cờ tàn thì họ cũng nằm xếp xó. Nhưng trong ý định của Thiên Chúa, mọi chuyện dù hay dở thì cũng như những trận lụt. Hội Thánh vẫn nhắc lại rằng sa sự tàn phá do lũ lụt gây ra, Thiên Chúa ký kết giao ước với con người. (x.St 9, 1-17).
Người Việt nam quá quen với hình ảnh đau thương của lũ lụt. Có những cơn lũ do thiên nhiên hoàn toàn và cũng có những cơn lũ lụt do con người trực tiếp hay gián tiếp gây nên. Nước lên thì tinh thần xuống, nước xuống tinh thần lại lên, như tuần hoàn của kiếp người.
Chịu lũ lụt quen rồi, người Công giáo cũng như bao người dân khác, quen với những con người lên xuống như bão lũ. Chuyện xã hội hay chuyện tôn giáo cũng đến và đi như mưa như gió, dần dần người dân thành vô cảm.
Nhưng Hội Thánh không chấp nhận thái độ thờ ơ của con cái mình. Huấn giáo của Hội Thánh không ngừng nhắc nhở rằng Thiên Chúa của Israel vừa là Chúa tể lịch sử vừa là Chúa tể vũ trụ. Điều này hiển nhiên nhắc nhở mỗi thành phần dân Chúa về một thực tại đi kèm: con người không được tạo thành để sống cô lập, mà là sống trong khung cảnh, trong xã hội, trong cộng đồng.
Nhà văn Daniel Defoe kể một câu chuyện nổi tiếng về một người thủy thủ xứ York là Robinson. Vì quá yêu thích phiêu lưu mà cuối cùng Robinson đã lạc đến hoang đảo châu Phi, sống ở đó hơn 28 năm. Trong suốt quãng thời gian hơn mười năm đầu, Robinson làm vua trên các thần dân là con vẹt, con chó và hai con mèo. Và rồi Robinson cũng được tiếp xúc với thế giới loài người, trước là với các thổ dân ăn thịt người, và sau là về với thế giới văn minh.
Chuyện Robinson cho chúng ta một cái nhìn về cộng đồng người mà Thiên Chúa đã thiết lập. Không ai bằng lòng sống cô đơn, tách biệt khỏi đồng loại. Khi Robinson tiếp xúc với thế giới con người, anh làm mọi cách để cứu họ khỏi hiểm nguy. Robinson không chấp nhận để đồng loại của anh chìm trong bão lũ.
Xét về thực tế, Robinson sống nhân đức liên đới. Gần đây, chúng ta thường nghe nói người nước này nước nọ cầu nguyện hoặc họp bàn về những vấn đề của nước khác. Ở tận châu Phi có dịch bệnh, các nghị sĩ châu Âu ngồi lại. Bão Katrina lướt qua nước Mỹ, các nước Á châu cũng chia sẻ thiệt hại. Những người nghèo Việt nam gặp nạn, Quốc Hội Mỹ tìm phương giúp đỡ.
Những điều ấy không chỉ là quan hệ ngoại giao, mà còn là sự liên đới và tinh thần cộng đồng quốc tế được Giáo Hội minh định là “lấy con người làm trọng tâm và thiết lập mối quan hệ giữa con người với nhau, giữa các dân tộc với nhau”.
Không cần biết người khác đang ở đâu, chỉ cần chấp nhận họ là trọng tâm của các mối liên hệ, thì liên đới và tinh thần cộng đồng được thực hiện. Còn khi ở gần, ngay cả khi có trách nhiệm, người ta vẫn phủi tay đứng nhìn anh em mình gặp khổ nạn một cách thản nhiên.
Người ta không thể nói đến công lý và hòa bình nếu không có liên đới và tinh thần cộng đồng. Trong thời gian này, người ta đang trách móc nhau đủ thứ chuyện. Có khi trách đúng có lúc trách sai. Có khi hợp lý có khi hàm hồ. Có người nói thẳng có người quăng thư rơi. Nhưng mọi chuyện sẽ chẳng đi đến đâu nếu tinh thần liên đới trong cộng đồng.
Các phương tiện truyền thông hay dùng nhóm từ “vươn mình ra biển lớn”. Chắc ít ai hiểu nghĩa từ này. Có khi bơi được hai ba chục mét trên sông, tưởng mình có thể bơi ngàn dặm rồi. Muốn vươn ra biển lớn không chỉ cần biết bơi mà còn phải biết hòa mình vào đại dương.
Hòa mình vào đại dương bao la của thế giới con người nghĩa là gì? Ấy là điều Hội Thánh dạy: “Nhờ Chúa Thánh Thần, Giáo Hội nhận ra kế hoạch thống nhất của Thiên Chúa là kế hoạch bao gồm toàn thể nhân loại, một kế hoạch nhằm quy tụ lại tất cả mọi thụ tạo đã bị chia rẽ và phân tán, trong mầu nhiệm Cứu độ sẽ diễn ra trong triều đại của Đức Kytô.(x Cv, 17,26; Ep.1,8-10, HTXHCG 431)
Hiểu và sống thực tại ấy, sẽ không còn ngần ngại cầu nguyện hay lên tiếng vì anh em nghèo khó của mình nữa. Bão lũ vẫn chưa chấm dứt trên thân phận người nghèo, nhưng bao giờ người ta mới sẵn sàng lội xuống nước với anh em mình đây?
Vùng Nho Quan và Gia Viễn thuộc giáo phận Phát Diệm bị lũ lụt ngập úng nặng
VP Phát Diệm
08:02 31/08/2010
Phát Diệm- Do ảnh hưởng của cơn bão số 3 và áp thấp nhiệt đới tại Biển Đông, mưa lớn trên diện rộng đã làm một số vùng thuộc tỉnh Ninh Bình bị ngập úng nặng, đặc biệt là khu vực huyện Nho Quan và Gia Viễn.
Hình ảnh lũ lụt
Nhiều nhà dân, diện tích cây trồng, nhất là lúa mùa đang trong giai đoạn phân đòng, vào mẩy đã bị ngập úng. Hàng nghìn hecta hoa màu bị mất trắng.
Sáng 28-08-2010, nước lũ từ thượng nguồn sông Kim Bôi đổ về mạnh và nhanh. Sau vài giờ toàn bộ khu vực giáo xứ Xích Thổ (bao gồm 3 xã: Yên Bồng-Hòa Bình, Xích Thổ và Gia Sơn-Ninh Bình) có khoảng hơn 700 ha hoa màu bị chìm trong dòng nước. Nhiều nhà cửa bị ngập nặng. Hai giáo họ Yên Đội và Tiền Phong bị nước cô lập hoàn toàn. Tại Tiền Phong giáo dân phải vào ở tạm tại nhà của Ủy ban xã và trường học.
Gần như toàn bộ giáo hạt Vô Hốt bị chìm trong mưa lũ. Các xứ thuộc vùng xả lũ như Vô Hốt, Đồng Đinh, Sơn Lũy, Ngọc Cao, Mỹ Thủy và một số họ đạo của các xứ Uy Tế, Phúc Lai bị thiệt hại nặng. Nước dâng cao tới 1,6m.
Theo thống kê ban đầu:
- Giáo xứ Vô Hốt có 630 hộ gia đình đang chịu ảnh hưởng nặng nề của lũ lụt; 30% hoa màu bị mất trắng.
- Giáo xứ Phúc Châu có 72 hộ gia đình bị ngập lụt; 70 ha lúa và hoa màu bị thiệt hại nặng nề.
- Giáo xứ Di Dân có 250 hộ gia đình bị ngập lụt. Ngoài thiệt hại về hoa mầu, Di Dân còn chịu mất mát trong nghề nuôi cá; cá nuôi từ các ao hồ đã theo dòng nước cuốn trôi.
Trưa Chúa Nhật, 29-08-2010, Đức cha giáo phận cùng Ban Caritas giáo phận đã đến gặp gỡ, thăm hỏi và chia sẻ với bà con giáo dân đang bị ngập lụt. Ngài nhắn nhủ bà con cố gắng đoàn kết yêu thương đùm bọc lẫn nhau, nhất là trong hoàn cảnh thiên tai.
Hơn bao giờ hết, bà con vùng Nho Quan, Gia Viễn ước mong nhận được sự quan tâm cầu nguyện, sự nâng đỡ hỗ trợ của mọi người để cuộc sống sớm ổn định trở lại.
Hình ảnh lũ lụt
Nhiều nhà dân, diện tích cây trồng, nhất là lúa mùa đang trong giai đoạn phân đòng, vào mẩy đã bị ngập úng. Hàng nghìn hecta hoa màu bị mất trắng.
Sáng 28-08-2010, nước lũ từ thượng nguồn sông Kim Bôi đổ về mạnh và nhanh. Sau vài giờ toàn bộ khu vực giáo xứ Xích Thổ (bao gồm 3 xã: Yên Bồng-Hòa Bình, Xích Thổ và Gia Sơn-Ninh Bình) có khoảng hơn 700 ha hoa màu bị chìm trong dòng nước. Nhiều nhà cửa bị ngập nặng. Hai giáo họ Yên Đội và Tiền Phong bị nước cô lập hoàn toàn. Tại Tiền Phong giáo dân phải vào ở tạm tại nhà của Ủy ban xã và trường học.
Gần như toàn bộ giáo hạt Vô Hốt bị chìm trong mưa lũ. Các xứ thuộc vùng xả lũ như Vô Hốt, Đồng Đinh, Sơn Lũy, Ngọc Cao, Mỹ Thủy và một số họ đạo của các xứ Uy Tế, Phúc Lai bị thiệt hại nặng. Nước dâng cao tới 1,6m.
Theo thống kê ban đầu:
- Giáo xứ Vô Hốt có 630 hộ gia đình đang chịu ảnh hưởng nặng nề của lũ lụt; 30% hoa màu bị mất trắng.
- Giáo xứ Phúc Châu có 72 hộ gia đình bị ngập lụt; 70 ha lúa và hoa màu bị thiệt hại nặng nề.
- Giáo xứ Di Dân có 250 hộ gia đình bị ngập lụt. Ngoài thiệt hại về hoa mầu, Di Dân còn chịu mất mát trong nghề nuôi cá; cá nuôi từ các ao hồ đã theo dòng nước cuốn trôi.
Trưa Chúa Nhật, 29-08-2010, Đức cha giáo phận cùng Ban Caritas giáo phận đã đến gặp gỡ, thăm hỏi và chia sẻ với bà con giáo dân đang bị ngập lụt. Ngài nhắn nhủ bà con cố gắng đoàn kết yêu thương đùm bọc lẫn nhau, nhất là trong hoàn cảnh thiên tai.
Hơn bao giờ hết, bà con vùng Nho Quan, Gia Viễn ước mong nhận được sự quan tâm cầu nguyện, sự nâng đỡ hỗ trợ của mọi người để cuộc sống sớm ổn định trở lại.
Lễ giỗ một năm Cố Giám mục Phaolô Lê Đắc Trọng
Gioan Đình Sơn
08:09 31/08/2010
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Ăn gạo nhớ kẻ đâm, xay, giần, sàng”
Hình ảnh lễ giỗ
Lời và ý nghĩa câu ca dao trên dường như đã ăn sâu vào trong tiềm thức của người Á Châu cũng như người Việt Nam. Trong tâm tình tri ân Đức cố Giám mục Phaolô Lê Đắc Trọng, vào hồi 9 giờ ngày 31 tháng 8 năm 2010, Đức Tổng Giám Mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn đã chủ sự Thánh Lễ giỗ một năm Đức cố Giám mục Phaolô tại nhà thờ chính xứ Thành Nam (Thành phố Nam Định).
Cùng đồng tế với ngài có chín Đức Giám Mục đến từ các Giáo phận Miền Bắc, gần 100 linh mục, quý nam nữ tu sĩ, gia đình linh tông cũng như huyết tộc Đức cố Giám mục và đông đảo bà con giáo dân.
Trước khi bước vào Thánh lễ, Đức Tổng Giám Mục Phêrô nói: Lẽ ra ngày 7 tháng 9 mới tròn một năm ngày Chúa gọi Đức Cha cố Phaolô thân yêu của chúng ta, nhưng vì ngày ấy nhiều giám mục đi Rôma thường huấn do Tòa Thánh tổ chức nên hôm nay thuận dâng lễ sớm trước một tuần.
Nói về cuộc đời Đức Cha cố Phaolô, chúng ta đều nhận thấy ngài là một nhân chứng sống động xuyên suốt hai thế kỉ: một người cha nhân hậu, một người thầy mẫu mực, một ngôn sứ nhiệt thành và một chiến sĩ đức tin. Cả cuộc đời của ngài trung thành với ước nguyện, vâng theo ý Cha. Chúng ta cũng ghi nhớ công ơn của ngài đối với Giáo Hội, đối với Tổng Giáo phận và đặc biệt giáo xứ Nam Định. Nguyện xin ngài cầu nguyện trước mặt Chúa như ngài đã từng cầu nguyện suốt cuộc đời của ngài cho Giáo Hội Việt Nam, Giáo phận và Giáo xứ. Để lời cầu nguyện trong Thánh lễ này được đẹp lòng Chúa, chúng ta hãy khiêm tốn nhìn nhận sự bất kính của chúng ta trước mặt Chúa, xin Chúa thương tha thứ để chúng ta cử hành Thánh lễ sốt sắng.
Trong bài giảng lễ, Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân- Giám Mục Giáo phận Lạng Sơn nhấn mạnh đến cuộc đời Đức Cha cố Phaolô là chọn lựa những giá trị Tin Mừng, yêu mến Chúa và tha nhân trọn vẹn. 92 năm cuộc đời, 51 năm linh mục, 15 năm Giám mục, Đức Cha cố luôn dấn thân phục vụ và yêu mến dù trải qua biết bao khó khăn và thử thách. Với ngài, cuộc đời gắn liền với hành trình phấn đấu:
- Phấn đấu để Tin.
- Phấn đấu để yêu mến.
- Phấn đấu để phục vụ.
Trước khi kết thúc Thánh lễ, cha Giuse Maria Vũ Thanh Cảnh- cha chính xứ Nam Định đã ngỏ lời cảm ơn Đức Tổng Giám Mục Phêrô, quý Đức Cha, quý cha, tu sĩ nam nữ, chính quyền và cộng đoàn đã hiệp ý dâng Thánh lễ cũng như cộng tác để tổ chức Thánh lễ hôm nay.
Cuối Thánh lễ, Đức Tổng Giám Mục Phêrô và quý Đức Cha dâng hương kính nhớ hương hồn Đức cố Giám mục Phaolô tại ngôi mộ của ngài trong nhà thờ chính xứ Thành Nam. Sau đó, toàn thể cộng đoàn đọc kinh viếng mộ Đức cố Giám mục.
Để kết thúc bài viết, tôi xin mượn lời trong Veritas, sống trong Ánh Sáng để nói về Đức cố Giám Mục Phaolô kính yêu của chúng ta: “Thánh nhân không phải là những con người phi thường, mà là những con người bình thường, nhưng đã sống đời thường một cách phi thường, chính vì thế các ngài mới có thể là mẫu mực để chúng ta noi theo”. Chúng ta cùng cầu nguyện cho Đức Cha cố Phaolô và xin ngài cầu nguyện cho chúng ta noi gương ngài, dám dấn thân vượt mọi cám dỗ và khó nguy để viết tiếp những trang sử hào hùng cho Giáo Hội Việt Nam nói chung, và Giáo phận Hà Nội nói riêng.
Sau đây là bài chia sẻ của Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân
về Đức Cha Phaolo Lê Đắc Trọng, tại Nam Định
Trọng kính quý Đức Tổng, quý Đức Cha
Kính thưa quý Cha, quý Tu sĩ Nam nữ, quý Ông Bà anh chị em thân mến.
Hôm nay, chúng ta cùng hiện diện nơi đây để hiệp dâng thánh lễ cầu nguyện cho Đức Cha Phaolo dịp lễ Giỗ đầu của Ngài. Khi chúng ta hiện diện bên ngôi mộ của vị mục tử yêu quí, chúng ta thấy thời gian trôi qua thật nhanh, thời gian để thánh hóa, thời gian để phục vụ, thời gian để yêu mến, thời gian để làm việc bổn phận và trách vụ của mỗi người. Có những lúc chúng ta nghĩ thời gian qua mau cũng làm chúng ta quên những người thân yêu của mình đã quá cố. Nhưng trong liên đới của tình gia đình ruột thịt, gia đình đức tin và những liên đới cuộc đời qua mối dây yêu mến, chúng ta luôn thấy những người thân yêu của chúng ta hiện diện, qua những kinh nghiệm đức tin cuộc đời là những giá trị còn mãi.
Trong bài Phúc âm mà chúng ta vừa nghe, Chúa Giêsu đã dạy” Ta là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Ta, thì dù có chết, cũng sẽ được sống. Ai sống và tin vào Ta, sẽ không bao giờ phải chết” (Ga 11,25-26). Giao điểm của sự sống và sự chết là Chúa Giêsu và lòng tin ở nơi Người. Chính những người có niềm tin vào Chúa đã có thể can đảm nhìn vào cái chết để chuẩn bị đón nhận nó. Đức Thánh Cha Phaolo VI đã viết trong Di chúc của ngài: “Tôi mải mê suy nghĩ về mầu nhiệm sự chết và những gì xẩy ra sau cái chết, dựa vào ánh sáng của Chúa Kito là đấng duy nhất làm cho ta hiểu được mầu nhiệm này với một niềm cậy trông đơn sơ và thanh thản. Tôi cảm thấy chân lý từ mầu nhiệm ấy phát ra luôn luôn chiếu tỏa trên tôi, làm cho tôi hiểu được ý nghĩa của sự sống và sự chết. Lạy Chúa, con sống hay con chết cũng đều do Chúa quyết định. Chân lý này đã xua đuổi bóng tối của sự chết và tỏa ra ánh sáng của sự sống”. Với Đức Cha cố Phaolo Lê Đắc Trọng, ơn gọi và sứ mệnh là dấu chỉ sự khôn ngoan, kiên trung, can đảm trong hành trình theo Chúa vẫn luôn đồng hành với Ngài là cuộc đời Phấn đấu liên lỉ với ơn gọi trách nhiệm và sứ mạng: Phấn đấu để Tin, phấn đấu để Yêu mến, và phấn đấu để Phục vụ.
*Phấn đấu để Tin
Đức Cha Cố Phaolo sinh ngày 15 tháng 06 năm 1918 tại Kim Lâm, Thanh Oai, Hà-Nội trong một gia đình Công giáo đạo đức. Ngay từ bé đã chọn lựa cho mình giá trị của niềm tin Kitô, hành trình của ngài là luôn phấn đấu với sự chọn lựa liên lỉ: chọn lựa để Tin Chúa, tin vào Giáo hội của Ngài, tin vào tiếng gọi quyền năng của Chúa. 14 tuổi đã gia nhập tiểu chủng viện Hoàng Nguyên; sau 5 năm được vào Tràng Tập Hà-Nội (1937); Năm 1940 vào Đại Chủng viện Xuân Bích Liễu Giai; sau những năm được đào tạo Ngài đã được thụ phong Linh mục ngày 15 tháng 06 năm 1948 khi tròn 30 tuổi. Nếu nhìn vào cuộc đời của ngài với những trách nhiệm và bổn phận như quản xứ Nam Định 1949; hiệu trưởng trường Lê Bảo Tịnh 1950; Chưởng Ấn Tòa Giám mục Hà-Nội 1952; Chính xứ Nam Định 1953; Linh mục Tổng Đại Diện Giáo phận Hà-Nội 1968, Phó Giám đốc Đại Chủng viện Hà-Nội 1992, Giám mục Phụ tá Tổng Giáo phận Hà-Nội 1994; Đức Cha cố Phaolo đã Phấn đấu liên lỉ để Tin, với sự chọn lựa theo Chúa để “Xin vâng ý Cha”, và để Ý Cha được thực hiện trong cuộc sống và đức tin của Ngài.
Đức Cha cố Phaolo đã cho thấy cuộc đời của ngài luôn là chọn lựa những giá trị Tin Mừng đặc biệt, là yêu mến Chúa và tha nhân trong hành trình dâng hiến trọn vẹn. 92 năm cuộc đời, 51 năm linh mục, 15 năm Giám mục với tâm tình khiêm tốn luôn cầu xin Thiên Chúa ban muôn ơn để chọn lựa đời sống dấn thân phục vụ và yêu mến, dù trải qua dòng lịch sử của Giáo hội và xã hội với biết bao khó khăn và thử thách, giúp chúng ta thấy cuộc đời của ngài luôn phấn đấu Tin tưởng vào quyền năng của Thiên Chúa, vâng phục Tòa Thánh, yêu thương mọi thành phần Dân Chúa trong đời sống của Niềm Tin Kitô.
*Phấn đấu để Yêu mến.
Ngài luôn mời gọi sống Hiệp nhất trong mọi thành phần giáo phận: bảo vệ, nâng đỡ, cảm thông đầy tình nhân ái với các linh mục, nam nữ tu sĩ và giáo dân trong giáo phận. Ai trong chúng ta đều cảm nhận tình yêu thương đặc biệt của Ngài trong khiêm hạ, can đảm, hiền từ, trong mọi biến cố của Giáo hội, và xã hội. Chúng ta có thể hiểu về Đức Cha cố Phaolo hơn khi đọc cuốn Hồi ký của ngài với lời Bạt của Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt, nguyên Tổng Giám mục Hà-Nội: “Khi cuốn Hồi ký “Những câu chuyện về một thời” tập 3 đang lên khuôn thì Đức cha Phaolô lâm trọng bệnh. Bệnh nhiều và nặng nhưng ngài vẫn giữ được phong thái ung dung, thần sắc tỉnh táo. Tuổi 92 mà vẫn vui tươi dí dỏm, ngay cả lúc thập tử nhất sinh, nằm trong bệnh viện, giữa những bệnh nhân đang quằn quại đau đớn. Đó là phong thái của một tâm hồn đạo đức thánh thiện luôn đơn sơ phó thác. Nhìn mọi việc bằng con mắt của Chúa. Phó thác vận mệnh trong tay Chúa. Không có gì trên đời quan trọng bằng thuận theo thánh ý Chúa. Giữa những gian nan phức tạp của thế sự, không bận tâm tìm lý giải biện minh hay tìm thóat thân trong lối đi nhàn tản, nhưng chắt lọc, biện phân để tìm ra con đường đi về thánh ý. Đó là phong thái của một cuộc đời dầy dạn kinh nghiệm trải qua cuộc sống gần 100 năm, qua 2 thế kỷ với biết bao thăng trầm không chỉ của bản thân mà còn của Giáo hội, đất nước và dân tộc. Từng trải để thấy sau những biến chuyển khốc liệt cuốn đi biết bao giả trá phù vân vẫn còn đó những giá trị vĩnh cửu và tuyệt đối. Từng trải để thản nhiên dung dị vượt lên trên bao khó khăn cuộc đời, như ngọn cao sơn sừng sững trước phong ba. Đó là phong thái của một nhân cách cao cả vượt trên tất cả những tầm thường nhỏ nhen. Mỉm cười trước những tranh đua hơn thiệt. Mở rộng tấm lòng cảm thông với những sai sót. Bao dung tha thứ những xúc phạm. Vượt lên trên chính mình để thấy tất cả vui buồn, vinh nhục, thành bại rồi cũng sẽ qua đi. Chỉ còn đức bác ái tồn tại. Đức bác ái thể hiện qua lòng nhân ái”. Đó chình là cuộc sống niềm tin trong đời sống yêu mến Thiên Chúa, tin mến Giáo hội và yêu mến đồng loại.
* Phấn đấu để Phục vụ
Đức Cha cố Phaolo đã để lại cho chúng ta những kinh nghiệm trong phục vụ:
- Là Mục tử can đảm và trung kiên: linh mục Phaolo và sau này là Đức Giám muc Phaolo luôn là biểu lộ lòng can đảm mạnh mẽ dù trong những giai đoạn đày khó khăn và thử thách. Ngài đã là tấm gương cho cộng đồng Dân Chúa Tổng Giáo phận Hà-Nội.
- Là chứng nhân Tin Mừng của niềm Hy vọng: dù trong hoàn cảnh thuận lợi hay khó khăn, Ngài luôn chú tâm vào Rao giảng Tin Mừng của Chúa, giúp mọi người hiểu và sống lời gọi của Chúa qua Lời Ngài, trở nên niềm Hy vọng trợ lực cho cuộc sống và niềm tin. Hơn nữa, ngài là chứng nhân của lịch sử Giáo hội và Giáo phận Hà-Nội với những biến cố của lịch sử xã hội; ngài đã viết lại kinh nghiệm quí báu cho cộng đồng Dân Chúa.
- Là nhà sư phạm của Đức tin: với tâm tình và nhiệt huyết tông đồ, ngài đã góp phần đào luyện giáo dân tốt lành sống đạo, các chủng sinh trở thành linh mục nhiệt thành mà trong số đó có một số vị đã được Tòa Thánh bổ nhiệm làm Giám mục.
- Cuộc đời của Ngài luôn là sự dấn thân phụng sự Thiên Chúa và phục vụ anh chị em; kể cả khi được nghỉ hưu ngài vẫn luôn phấn đấu vượt qua tuổi già và bệnh tật để cuộc đời là lời nguyện trong đức tin và hiệp nhất trong tình mến với mọi thành phần Dân Chúa. Chúng ta cầu xin Thiên Chúa sớm đón nhận linh hồn Đức Cha cố Phaolo và ban thưởng cho tôi tớ trung tín và nhiệt thành của Thiên Chúa. Nếu Ngài đã ở bên Thiên Chúa, xin Ngài tiếp tục cầu bầu cùng Chúa cho chúng ta.
Thời gian lặng lẽ qua mau, nhưng di sản của hành trình đức tin, dâng hiến, yêu mến và phục vụ của Đức Cha cố Phaolo vẫn luôn mời gọi chúng ta trong đời sống đức tin với những trách nhiệm, ơn gọi và bổn phận của người tín hữu Kitô.
Chúng ta cùng dâng lên Chúa lời nguyện thiết tha: Lạy Chúa Giêsu Kitô, xin đón nhận linh hồn Đức Cha cố Phaolo yêu quý của chúng con. AMEN.
Ăn gạo nhớ kẻ đâm, xay, giần, sàng”
Hình ảnh lễ giỗ
Lời và ý nghĩa câu ca dao trên dường như đã ăn sâu vào trong tiềm thức của người Á Châu cũng như người Việt Nam. Trong tâm tình tri ân Đức cố Giám mục Phaolô Lê Đắc Trọng, vào hồi 9 giờ ngày 31 tháng 8 năm 2010, Đức Tổng Giám Mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn đã chủ sự Thánh Lễ giỗ một năm Đức cố Giám mục Phaolô tại nhà thờ chính xứ Thành Nam (Thành phố Nam Định).
Cùng đồng tế với ngài có chín Đức Giám Mục đến từ các Giáo phận Miền Bắc, gần 100 linh mục, quý nam nữ tu sĩ, gia đình linh tông cũng như huyết tộc Đức cố Giám mục và đông đảo bà con giáo dân.
Trước khi bước vào Thánh lễ, Đức Tổng Giám Mục Phêrô nói: Lẽ ra ngày 7 tháng 9 mới tròn một năm ngày Chúa gọi Đức Cha cố Phaolô thân yêu của chúng ta, nhưng vì ngày ấy nhiều giám mục đi Rôma thường huấn do Tòa Thánh tổ chức nên hôm nay thuận dâng lễ sớm trước một tuần.
Nói về cuộc đời Đức Cha cố Phaolô, chúng ta đều nhận thấy ngài là một nhân chứng sống động xuyên suốt hai thế kỉ: một người cha nhân hậu, một người thầy mẫu mực, một ngôn sứ nhiệt thành và một chiến sĩ đức tin. Cả cuộc đời của ngài trung thành với ước nguyện, vâng theo ý Cha. Chúng ta cũng ghi nhớ công ơn của ngài đối với Giáo Hội, đối với Tổng Giáo phận và đặc biệt giáo xứ Nam Định. Nguyện xin ngài cầu nguyện trước mặt Chúa như ngài đã từng cầu nguyện suốt cuộc đời của ngài cho Giáo Hội Việt Nam, Giáo phận và Giáo xứ. Để lời cầu nguyện trong Thánh lễ này được đẹp lòng Chúa, chúng ta hãy khiêm tốn nhìn nhận sự bất kính của chúng ta trước mặt Chúa, xin Chúa thương tha thứ để chúng ta cử hành Thánh lễ sốt sắng.
Trong bài giảng lễ, Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân- Giám Mục Giáo phận Lạng Sơn nhấn mạnh đến cuộc đời Đức Cha cố Phaolô là chọn lựa những giá trị Tin Mừng, yêu mến Chúa và tha nhân trọn vẹn. 92 năm cuộc đời, 51 năm linh mục, 15 năm Giám mục, Đức Cha cố luôn dấn thân phục vụ và yêu mến dù trải qua biết bao khó khăn và thử thách. Với ngài, cuộc đời gắn liền với hành trình phấn đấu:
- Phấn đấu để Tin.
- Phấn đấu để yêu mến.
- Phấn đấu để phục vụ.
Trước khi kết thúc Thánh lễ, cha Giuse Maria Vũ Thanh Cảnh- cha chính xứ Nam Định đã ngỏ lời cảm ơn Đức Tổng Giám Mục Phêrô, quý Đức Cha, quý cha, tu sĩ nam nữ, chính quyền và cộng đoàn đã hiệp ý dâng Thánh lễ cũng như cộng tác để tổ chức Thánh lễ hôm nay.
Cuối Thánh lễ, Đức Tổng Giám Mục Phêrô và quý Đức Cha dâng hương kính nhớ hương hồn Đức cố Giám mục Phaolô tại ngôi mộ của ngài trong nhà thờ chính xứ Thành Nam. Sau đó, toàn thể cộng đoàn đọc kinh viếng mộ Đức cố Giám mục.
Để kết thúc bài viết, tôi xin mượn lời trong Veritas, sống trong Ánh Sáng để nói về Đức cố Giám Mục Phaolô kính yêu của chúng ta: “Thánh nhân không phải là những con người phi thường, mà là những con người bình thường, nhưng đã sống đời thường một cách phi thường, chính vì thế các ngài mới có thể là mẫu mực để chúng ta noi theo”. Chúng ta cùng cầu nguyện cho Đức Cha cố Phaolô và xin ngài cầu nguyện cho chúng ta noi gương ngài, dám dấn thân vượt mọi cám dỗ và khó nguy để viết tiếp những trang sử hào hùng cho Giáo Hội Việt Nam nói chung, và Giáo phận Hà Nội nói riêng.
Sau đây là bài chia sẻ của Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân
về Đức Cha Phaolo Lê Đắc Trọng, tại Nam Định
Trọng kính quý Đức Tổng, quý Đức Cha
Kính thưa quý Cha, quý Tu sĩ Nam nữ, quý Ông Bà anh chị em thân mến.
Hôm nay, chúng ta cùng hiện diện nơi đây để hiệp dâng thánh lễ cầu nguyện cho Đức Cha Phaolo dịp lễ Giỗ đầu của Ngài. Khi chúng ta hiện diện bên ngôi mộ của vị mục tử yêu quí, chúng ta thấy thời gian trôi qua thật nhanh, thời gian để thánh hóa, thời gian để phục vụ, thời gian để yêu mến, thời gian để làm việc bổn phận và trách vụ của mỗi người. Có những lúc chúng ta nghĩ thời gian qua mau cũng làm chúng ta quên những người thân yêu của mình đã quá cố. Nhưng trong liên đới của tình gia đình ruột thịt, gia đình đức tin và những liên đới cuộc đời qua mối dây yêu mến, chúng ta luôn thấy những người thân yêu của chúng ta hiện diện, qua những kinh nghiệm đức tin cuộc đời là những giá trị còn mãi.
Trong bài Phúc âm mà chúng ta vừa nghe, Chúa Giêsu đã dạy” Ta là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Ta, thì dù có chết, cũng sẽ được sống. Ai sống và tin vào Ta, sẽ không bao giờ phải chết” (Ga 11,25-26). Giao điểm của sự sống và sự chết là Chúa Giêsu và lòng tin ở nơi Người. Chính những người có niềm tin vào Chúa đã có thể can đảm nhìn vào cái chết để chuẩn bị đón nhận nó. Đức Thánh Cha Phaolo VI đã viết trong Di chúc của ngài: “Tôi mải mê suy nghĩ về mầu nhiệm sự chết và những gì xẩy ra sau cái chết, dựa vào ánh sáng của Chúa Kito là đấng duy nhất làm cho ta hiểu được mầu nhiệm này với một niềm cậy trông đơn sơ và thanh thản. Tôi cảm thấy chân lý từ mầu nhiệm ấy phát ra luôn luôn chiếu tỏa trên tôi, làm cho tôi hiểu được ý nghĩa của sự sống và sự chết. Lạy Chúa, con sống hay con chết cũng đều do Chúa quyết định. Chân lý này đã xua đuổi bóng tối của sự chết và tỏa ra ánh sáng của sự sống”. Với Đức Cha cố Phaolo Lê Đắc Trọng, ơn gọi và sứ mệnh là dấu chỉ sự khôn ngoan, kiên trung, can đảm trong hành trình theo Chúa vẫn luôn đồng hành với Ngài là cuộc đời Phấn đấu liên lỉ với ơn gọi trách nhiệm và sứ mạng: Phấn đấu để Tin, phấn đấu để Yêu mến, và phấn đấu để Phục vụ.
*Phấn đấu để Tin
Đức Cha Cố Phaolo sinh ngày 15 tháng 06 năm 1918 tại Kim Lâm, Thanh Oai, Hà-Nội trong một gia đình Công giáo đạo đức. Ngay từ bé đã chọn lựa cho mình giá trị của niềm tin Kitô, hành trình của ngài là luôn phấn đấu với sự chọn lựa liên lỉ: chọn lựa để Tin Chúa, tin vào Giáo hội của Ngài, tin vào tiếng gọi quyền năng của Chúa. 14 tuổi đã gia nhập tiểu chủng viện Hoàng Nguyên; sau 5 năm được vào Tràng Tập Hà-Nội (1937); Năm 1940 vào Đại Chủng viện Xuân Bích Liễu Giai; sau những năm được đào tạo Ngài đã được thụ phong Linh mục ngày 15 tháng 06 năm 1948 khi tròn 30 tuổi. Nếu nhìn vào cuộc đời của ngài với những trách nhiệm và bổn phận như quản xứ Nam Định 1949; hiệu trưởng trường Lê Bảo Tịnh 1950; Chưởng Ấn Tòa Giám mục Hà-Nội 1952; Chính xứ Nam Định 1953; Linh mục Tổng Đại Diện Giáo phận Hà-Nội 1968, Phó Giám đốc Đại Chủng viện Hà-Nội 1992, Giám mục Phụ tá Tổng Giáo phận Hà-Nội 1994; Đức Cha cố Phaolo đã Phấn đấu liên lỉ để Tin, với sự chọn lựa theo Chúa để “Xin vâng ý Cha”, và để Ý Cha được thực hiện trong cuộc sống và đức tin của Ngài.
Đức Cha cố Phaolo đã cho thấy cuộc đời của ngài luôn là chọn lựa những giá trị Tin Mừng đặc biệt, là yêu mến Chúa và tha nhân trong hành trình dâng hiến trọn vẹn. 92 năm cuộc đời, 51 năm linh mục, 15 năm Giám mục với tâm tình khiêm tốn luôn cầu xin Thiên Chúa ban muôn ơn để chọn lựa đời sống dấn thân phục vụ và yêu mến, dù trải qua dòng lịch sử của Giáo hội và xã hội với biết bao khó khăn và thử thách, giúp chúng ta thấy cuộc đời của ngài luôn phấn đấu Tin tưởng vào quyền năng của Thiên Chúa, vâng phục Tòa Thánh, yêu thương mọi thành phần Dân Chúa trong đời sống của Niềm Tin Kitô.
*Phấn đấu để Yêu mến.
Ngài luôn mời gọi sống Hiệp nhất trong mọi thành phần giáo phận: bảo vệ, nâng đỡ, cảm thông đầy tình nhân ái với các linh mục, nam nữ tu sĩ và giáo dân trong giáo phận. Ai trong chúng ta đều cảm nhận tình yêu thương đặc biệt của Ngài trong khiêm hạ, can đảm, hiền từ, trong mọi biến cố của Giáo hội, và xã hội. Chúng ta có thể hiểu về Đức Cha cố Phaolo hơn khi đọc cuốn Hồi ký của ngài với lời Bạt của Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt, nguyên Tổng Giám mục Hà-Nội: “Khi cuốn Hồi ký “Những câu chuyện về một thời” tập 3 đang lên khuôn thì Đức cha Phaolô lâm trọng bệnh. Bệnh nhiều và nặng nhưng ngài vẫn giữ được phong thái ung dung, thần sắc tỉnh táo. Tuổi 92 mà vẫn vui tươi dí dỏm, ngay cả lúc thập tử nhất sinh, nằm trong bệnh viện, giữa những bệnh nhân đang quằn quại đau đớn. Đó là phong thái của một tâm hồn đạo đức thánh thiện luôn đơn sơ phó thác. Nhìn mọi việc bằng con mắt của Chúa. Phó thác vận mệnh trong tay Chúa. Không có gì trên đời quan trọng bằng thuận theo thánh ý Chúa. Giữa những gian nan phức tạp của thế sự, không bận tâm tìm lý giải biện minh hay tìm thóat thân trong lối đi nhàn tản, nhưng chắt lọc, biện phân để tìm ra con đường đi về thánh ý. Đó là phong thái của một cuộc đời dầy dạn kinh nghiệm trải qua cuộc sống gần 100 năm, qua 2 thế kỷ với biết bao thăng trầm không chỉ của bản thân mà còn của Giáo hội, đất nước và dân tộc. Từng trải để thấy sau những biến chuyển khốc liệt cuốn đi biết bao giả trá phù vân vẫn còn đó những giá trị vĩnh cửu và tuyệt đối. Từng trải để thản nhiên dung dị vượt lên trên bao khó khăn cuộc đời, như ngọn cao sơn sừng sững trước phong ba. Đó là phong thái của một nhân cách cao cả vượt trên tất cả những tầm thường nhỏ nhen. Mỉm cười trước những tranh đua hơn thiệt. Mở rộng tấm lòng cảm thông với những sai sót. Bao dung tha thứ những xúc phạm. Vượt lên trên chính mình để thấy tất cả vui buồn, vinh nhục, thành bại rồi cũng sẽ qua đi. Chỉ còn đức bác ái tồn tại. Đức bác ái thể hiện qua lòng nhân ái”. Đó chình là cuộc sống niềm tin trong đời sống yêu mến Thiên Chúa, tin mến Giáo hội và yêu mến đồng loại.
* Phấn đấu để Phục vụ
Đức Cha cố Phaolo đã để lại cho chúng ta những kinh nghiệm trong phục vụ:
- Là Mục tử can đảm và trung kiên: linh mục Phaolo và sau này là Đức Giám muc Phaolo luôn là biểu lộ lòng can đảm mạnh mẽ dù trong những giai đoạn đày khó khăn và thử thách. Ngài đã là tấm gương cho cộng đồng Dân Chúa Tổng Giáo phận Hà-Nội.
- Là chứng nhân Tin Mừng của niềm Hy vọng: dù trong hoàn cảnh thuận lợi hay khó khăn, Ngài luôn chú tâm vào Rao giảng Tin Mừng của Chúa, giúp mọi người hiểu và sống lời gọi của Chúa qua Lời Ngài, trở nên niềm Hy vọng trợ lực cho cuộc sống và niềm tin. Hơn nữa, ngài là chứng nhân của lịch sử Giáo hội và Giáo phận Hà-Nội với những biến cố của lịch sử xã hội; ngài đã viết lại kinh nghiệm quí báu cho cộng đồng Dân Chúa.
- Là nhà sư phạm của Đức tin: với tâm tình và nhiệt huyết tông đồ, ngài đã góp phần đào luyện giáo dân tốt lành sống đạo, các chủng sinh trở thành linh mục nhiệt thành mà trong số đó có một số vị đã được Tòa Thánh bổ nhiệm làm Giám mục.
- Cuộc đời của Ngài luôn là sự dấn thân phụng sự Thiên Chúa và phục vụ anh chị em; kể cả khi được nghỉ hưu ngài vẫn luôn phấn đấu vượt qua tuổi già và bệnh tật để cuộc đời là lời nguyện trong đức tin và hiệp nhất trong tình mến với mọi thành phần Dân Chúa. Chúng ta cầu xin Thiên Chúa sớm đón nhận linh hồn Đức Cha cố Phaolo và ban thưởng cho tôi tớ trung tín và nhiệt thành của Thiên Chúa. Nếu Ngài đã ở bên Thiên Chúa, xin Ngài tiếp tục cầu bầu cùng Chúa cho chúng ta.
Thời gian lặng lẽ qua mau, nhưng di sản của hành trình đức tin, dâng hiến, yêu mến và phục vụ của Đức Cha cố Phaolo vẫn luôn mời gọi chúng ta trong đời sống đức tin với những trách nhiệm, ơn gọi và bổn phận của người tín hữu Kitô.
Chúng ta cùng dâng lên Chúa lời nguyện thiết tha: Lạy Chúa Giêsu Kitô, xin đón nhận linh hồn Đức Cha cố Phaolo yêu quý của chúng con. AMEN.
Caritas Hải Phòng tổ chức cho hai nhóm chăm sóc và truyền thông về HIV/AIDS
Maria Nguyễn Thị Liên
08:45 31/08/2010
HẢI PHÒNG - Trong hai ngày 26 và 27 tháng 8 vừa qua nhóm chăm sóc và truyền thông của Caritas Giáo Phận Hải Phòng đã có một chuyến thăm quan kết hợp với chia sẻ, tĩnh tâm và cầu nguyện tại Giáo Xứ Sầm Sơn thuộc Giáo Phận Thanh Hoá.
Nhóm chăm sóc của Toà Giám Mục Hải Phòng có 25 người, một nửa các thành viên là các anh chị có HIV, một nửa là các Sơ và những giáo dân có tinh thần yêu mến và cảm thương với người có HIV. Hiện nay nhóm chăm sóc đang chăm sóc cho 206 người có HIV và 370 trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV. Họ được gọi là “những người thầy thuốc chân đất” rất thân thương của những người có HIV/AIDS vì họ trực tiếp chăm sóc và truyền thông những kiến thức cơ bản về chăm sóc và phòng lây nhiễm HIV cho những người thân và chính bản thân người có HIV, đồng thời họ cũng là người đã giúp cho đời sống tâm linh - tinh thần của người có HIV trở lên vui vẻ yêu mến và trân trọng cuộc sống lên rất nhiều.
Nhóm truyền thông của Toà Giám Mục gồm 14 thành viên một nửa là sinh viên trường Đại Học Y Hải Phòng, một nửa là các Sơ. Trong thời gian qua nhóm truyền thông đã truyền thông được cho rất nhiều đối tượng khác nhau ở một số giáo xứ và giáo họ trên địa bàn Hải Phòng. Chính vì vậy mà sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người có HIV/AIDS hầu như không còn nữa, đặc biệt sự lây nhiễm HIV/AIDS ở các giáo xứ giáo họ đã giảm đi rất nhiều so với những năm trước.
Sau những ngày làm việc rất hăng say và đầy nhiệt huyết của các tình nguyện viên Cha giám đốc Caritas Giáo Phận Hải Phòng đã động viên tinh thần cho các tình nguyện viên bằng cách tổ chức một chuyến thăm quan du lịch kết hợp với một chương trình rất cụ thể mang tính chia sẻ và liên đới rõ rệt.
Ngoài việc nghỉ ngơi thoải mái mọi người còn được chia sẻ, và học hỏi lẫn nhau về công việc của mình. Hai nhóm truyền thông và chăm sóc trao đổi với nhau rất thân tình về những công việc của hai nhóm trong thời gian qua một cách rất cụ thể và thực tế.
Điều đặc biệt và mang ý nghĩa rất lớn trong chuyến du lịch là buổi chia sẻ, tĩnh tâm và cầu nguyện của hai nhóm trong buổi tối ngày 26 được diễn ra rất trang nghiêm và sốt sáng, tuy một số tình nguyện viên không phải là người công giáo nhưng họ cũng hiệp một ý cầu nguyện để cầu xin Chúa chúc lành cho những công việc sắp tới của nhóm.
Kết thúc buổi chia sẻ tĩnh tâm và cầu nguyện Cha Giám Đốc Caritas mời gọi mọi người tiếp tục cộng tác với Caritas Giáo Phận để hoạt động chăm sóc cho người có HIV được phát triển đến các giáo xứ giáo họ ở những vùng xa địa bàn Hải Phòng thuộc Giáo Phận Hải Phòng ( Hải Dương, Quang Ninh, Hưng Yên ). “ mong anh chị em tiếp tục xoa dịu nỗi đau của anh chị em có HIV”.
Trên đường về Hải Phòng một số anh chị không phải người công giáo đã chia sẻ, họ cảm nghiệm được sự quang phòng của Thiên Chúa dành cho đoàn trong chuyến đi vừa qua, khi thời tiết rất thuận lợi trong mọi hoạt động của nhóm đã diễn ra trong hai ngày. Đặc biệt là sự đón tiếp rất nhiệt tình của hai Cha quản nhiệm hai giáo xứ Sầm Sơn và giáo xứ Phong Ý thuộc Giáo Phận Thanh Hoá đã cho các thành viên không phải là người Công Giáo cảm nghiệm được tình huynh đệ của giáo phận Hải Phòng và giáo phận Thanh Hoá rất thân thiện và gần gũi.
Thật vậy, dù lần đầu tiên gặp mặt nhưng các tình nguyện viên đều nhận thấy Cha giám đốc và hai Cha quản nhiệm của hai xứ như anh em một nhà con cùng một Cha được thể hiện rõ qua sự quan tâm của hai Cha ở giáo phận Thanh Hoá đối với các tình nguyện viên trong chuyến đi vừa qua.
Nhóm truyền thông của Toà Giám Mục gồm 14 thành viên một nửa là sinh viên trường Đại Học Y Hải Phòng, một nửa là các Sơ. Trong thời gian qua nhóm truyền thông đã truyền thông được cho rất nhiều đối tượng khác nhau ở một số giáo xứ và giáo họ trên địa bàn Hải Phòng. Chính vì vậy mà sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người có HIV/AIDS hầu như không còn nữa, đặc biệt sự lây nhiễm HIV/AIDS ở các giáo xứ giáo họ đã giảm đi rất nhiều so với những năm trước.
Sau những ngày làm việc rất hăng say và đầy nhiệt huyết của các tình nguyện viên Cha giám đốc Caritas Giáo Phận Hải Phòng đã động viên tinh thần cho các tình nguyện viên bằng cách tổ chức một chuyến thăm quan du lịch kết hợp với một chương trình rất cụ thể mang tính chia sẻ và liên đới rõ rệt.
Ngoài việc nghỉ ngơi thoải mái mọi người còn được chia sẻ, và học hỏi lẫn nhau về công việc của mình. Hai nhóm truyền thông và chăm sóc trao đổi với nhau rất thân tình về những công việc của hai nhóm trong thời gian qua một cách rất cụ thể và thực tế.
Điều đặc biệt và mang ý nghĩa rất lớn trong chuyến du lịch là buổi chia sẻ, tĩnh tâm và cầu nguyện của hai nhóm trong buổi tối ngày 26 được diễn ra rất trang nghiêm và sốt sáng, tuy một số tình nguyện viên không phải là người công giáo nhưng họ cũng hiệp một ý cầu nguyện để cầu xin Chúa chúc lành cho những công việc sắp tới của nhóm.
Kết thúc buổi chia sẻ tĩnh tâm và cầu nguyện Cha Giám Đốc Caritas mời gọi mọi người tiếp tục cộng tác với Caritas Giáo Phận để hoạt động chăm sóc cho người có HIV được phát triển đến các giáo xứ giáo họ ở những vùng xa địa bàn Hải Phòng thuộc Giáo Phận Hải Phòng ( Hải Dương, Quang Ninh, Hưng Yên ). “ mong anh chị em tiếp tục xoa dịu nỗi đau của anh chị em có HIV”.
Trên đường về Hải Phòng một số anh chị không phải người công giáo đã chia sẻ, họ cảm nghiệm được sự quang phòng của Thiên Chúa dành cho đoàn trong chuyến đi vừa qua, khi thời tiết rất thuận lợi trong mọi hoạt động của nhóm đã diễn ra trong hai ngày. Đặc biệt là sự đón tiếp rất nhiệt tình của hai Cha quản nhiệm hai giáo xứ Sầm Sơn và giáo xứ Phong Ý thuộc Giáo Phận Thanh Hoá đã cho các thành viên không phải là người Công Giáo cảm nghiệm được tình huynh đệ của giáo phận Hải Phòng và giáo phận Thanh Hoá rất thân thiện và gần gũi.
Thật vậy, dù lần đầu tiên gặp mặt nhưng các tình nguyện viên đều nhận thấy Cha giám đốc và hai Cha quản nhiệm của hai xứ như anh em một nhà con cùng một Cha được thể hiện rõ qua sự quan tâm của hai Cha ở giáo phận Thanh Hoá đối với các tình nguyện viên trong chuyến đi vừa qua.
Thánh lễ Thêm sức tại giáo xứ Hòa Loan giáo phận Bắc Ninh
Giuse Đinh Ngôn
08:58 31/08/2010
BẮC NINH - Trong hai ngày 27 và 28.8.2010, Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt đã tới thăm mục vụ giáo xứ Hòa Loan, thuộc giáo hạt Tây Nam, giáo phận Bắc Ninh. Trong đợt kinh lý này, Đức Cha đã ban Nhiệm Tích Thêm Sức cho 65 em và giáo dân được lãnh ơn toàn xá. Đức Cha cũng đi thăm các giáo họ: Bàn Mạch, Lũng Ngoại và làm phép nhà thờ Phú Thịnh chiều ngày 27.8.2010
Xem hình ảnh
Giáo xứ Hòa Loan có 1.177 nhân danh, chia làm 8 giáo họ: Hòa Loan, Bồ Sao, Cửa Sông, Hương Nghĩa, Bạch Hạc, Bàn Mạch, Lũng Ngoại, Phú Thịnh. Trong đó mới có 6 giáo họ có nhà thờ và nhà nguyện. Giáo họ Bạch Hạc đã nhiều lần đệ đơn lên Chính quyền tỉnh Phú Thọ xin đất xây dựng nhà thờ mà chưa được giải quyết. Nay giáo họ đã mượn được một khu đất với diện tích hơn 100 m2 và vừa dựng được một mái tôn để che nắng che mưa khi cầu nguyện và dâng thánh lễ. Trăn trở hơn cả là giáo họ Lũng Ngoại chưa có đất để xây dựng nhà nguyện. Thao thức của giáo phận cũng như của 52 bà con giáo dân nơi là Chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc chấp nhận đơn xin cấp đất, để bà con tín hữu giáo họ Lũng Ngoại xây dựng được một ngôi nhà thờ làm nơi sớm tối đến cầu nguyện, chia sẻ Lời Chúa, động viên nhau sống tốt Đạo, đẹp Đời. Nghĩa vụ của Chính quyền là phải tạo điều kiện thuận lợi để cho người dân thực hành niềm tin tôn giáo của họ.
Dưới sự chăm sóc của Cha Giuse Trần Quang Vinh, Tổng Đại Diện giáo phận Bắc Ninh và cũng là linh mục Quản Xứ, các đoàn hội của giáo xứ Hòa Loan đang dần dần được phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng.
Những điểm tích cực của giáo xứ Hòa Loan: Ban Giáo Xứ, Ban Hành Giáo, các giáo họ, các đoàn hội có tinh thần đoàn kết chung tay xây dựng giáo xứ. Giới Trẻ và Thiếu Nhi Thánh Thể đang đà phát triển. Hai đoàn kèn đầy sức trẻ và tinh thần phục vụ cao với hai đặc điểm nổi trội: Đoàn kèn Hương Nghĩa 99 % là thiếu nhi và thanh niên; đoàn kèn Cửa Sông 100% là nữ. Đoàn kèn Cửa Sông là đoàn kèn toàn nữ giới đầu tiên của Giáo Phận Bắc Ninh. Hiện nay, đoàn kèn này không chỉ chiếm được cảm tình trong giáo xứ, giáo phận, mà còn được sự ngưỡng mộ của bà con lương dân khắp nơi trong tỉnh Vĩnh Phúc....
Bên cạnh đó, Giáo xứ Hòa Loan vẫn còn nhiều khó khăn. Đó không chỉ là chuyện về Bạch Hạc, Lũng Ngoại chưa có ngôi nhà để tập trung cầu nguyện, nhưng là tinh thần sống Đạo của một số tín hữu: có nhiều vị gia trưởng không tham gia sinh hoạt, không đến nhà thờ, hoặc vì công việc chủ yếu của phần lớn giáo xứ Hòa Loan là thuyền bè, sông nước với các việc như buôn bán cát, sỏi, đánh bắt cá... nên gặp nhiều bấp bênh về được mất theo con nước, và khó tránh khỏi ảnh hưởng tiêu cực của các tệ nạn xã hội.
Xin cầu nguyện cho giáo xứ Hòa Loan để giáo xứ tiếp tục phát huy những điểm mạnh, canh tân đổi mới không ngừng và đẩy lùi những khó khăn, luôn xứng đáng là một giáo xứ nề nếp, có bề dày truyền thống của Giáo Phận Mẹ Bắc Ninh.
Xem hình ảnh
Giáo xứ Hòa Loan có 1.177 nhân danh, chia làm 8 giáo họ: Hòa Loan, Bồ Sao, Cửa Sông, Hương Nghĩa, Bạch Hạc, Bàn Mạch, Lũng Ngoại, Phú Thịnh. Trong đó mới có 6 giáo họ có nhà thờ và nhà nguyện. Giáo họ Bạch Hạc đã nhiều lần đệ đơn lên Chính quyền tỉnh Phú Thọ xin đất xây dựng nhà thờ mà chưa được giải quyết. Nay giáo họ đã mượn được một khu đất với diện tích hơn 100 m2 và vừa dựng được một mái tôn để che nắng che mưa khi cầu nguyện và dâng thánh lễ. Trăn trở hơn cả là giáo họ Lũng Ngoại chưa có đất để xây dựng nhà nguyện. Thao thức của giáo phận cũng như của 52 bà con giáo dân nơi là Chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc chấp nhận đơn xin cấp đất, để bà con tín hữu giáo họ Lũng Ngoại xây dựng được một ngôi nhà thờ làm nơi sớm tối đến cầu nguyện, chia sẻ Lời Chúa, động viên nhau sống tốt Đạo, đẹp Đời. Nghĩa vụ của Chính quyền là phải tạo điều kiện thuận lợi để cho người dân thực hành niềm tin tôn giáo của họ.
Dưới sự chăm sóc của Cha Giuse Trần Quang Vinh, Tổng Đại Diện giáo phận Bắc Ninh và cũng là linh mục Quản Xứ, các đoàn hội của giáo xứ Hòa Loan đang dần dần được phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng.
Những điểm tích cực của giáo xứ Hòa Loan: Ban Giáo Xứ, Ban Hành Giáo, các giáo họ, các đoàn hội có tinh thần đoàn kết chung tay xây dựng giáo xứ. Giới Trẻ và Thiếu Nhi Thánh Thể đang đà phát triển. Hai đoàn kèn đầy sức trẻ và tinh thần phục vụ cao với hai đặc điểm nổi trội: Đoàn kèn Hương Nghĩa 99 % là thiếu nhi và thanh niên; đoàn kèn Cửa Sông 100% là nữ. Đoàn kèn Cửa Sông là đoàn kèn toàn nữ giới đầu tiên của Giáo Phận Bắc Ninh. Hiện nay, đoàn kèn này không chỉ chiếm được cảm tình trong giáo xứ, giáo phận, mà còn được sự ngưỡng mộ của bà con lương dân khắp nơi trong tỉnh Vĩnh Phúc....
Bên cạnh đó, Giáo xứ Hòa Loan vẫn còn nhiều khó khăn. Đó không chỉ là chuyện về Bạch Hạc, Lũng Ngoại chưa có ngôi nhà để tập trung cầu nguyện, nhưng là tinh thần sống Đạo của một số tín hữu: có nhiều vị gia trưởng không tham gia sinh hoạt, không đến nhà thờ, hoặc vì công việc chủ yếu của phần lớn giáo xứ Hòa Loan là thuyền bè, sông nước với các việc như buôn bán cát, sỏi, đánh bắt cá... nên gặp nhiều bấp bênh về được mất theo con nước, và khó tránh khỏi ảnh hưởng tiêu cực của các tệ nạn xã hội.
Xin cầu nguyện cho giáo xứ Hòa Loan để giáo xứ tiếp tục phát huy những điểm mạnh, canh tân đổi mới không ngừng và đẩy lùi những khó khăn, luôn xứng đáng là một giáo xứ nề nếp, có bề dày truyền thống của Giáo Phận Mẹ Bắc Ninh.
Ngày hội Giới trẻ giáo hạt Tây Nam Bắc Ninh
Giuse Đinh Ngôn
09:20 31/08/2010
BẮC NINH - Ngày 28.8.2010, mặc dù trời mưa, từ sáng sớm đông đảo bạn trẻ đã “leo” 11 km đường dốc quanh co dẫn lên nhà thờ Tam Đảo. Đúng là: trời mưa thì mặc trời mưa! Khó khăn không làm chùn bước các bạn trẻ tràn đầy sức sống và nhiệt huyết tất cả cho ngày hội giới trẻ!
Xem hình ảnh
Đúng 8g 30, Đức cha Cosma Hoàng Văn Đạt, cha Tổng đại diện Giuse, cha phụ trách giới trẻ Phanxicô Xaviê và quý cha giáo hạt Tây Nam đã tiến ra khai mạc ngày hội giới trẻ với chủ đề “Thiên Chúa là Tình yêu”. Đức cha cùng quý cha vui sướng cảm kích và tự hào về những trái tim tươi trẻ đầy “lửa yêu mến”. Tất cả 1.800 bạn trẻ đã hân hoan đáp lại tiếng gọi mời của Thầy Giêsu Tình yêu! Tình yêu đáp trả tình yêu. “Nắng không ưa mưa không chịu” người trẻ là những con người dám nghĩ, dám làm để cùng nhau nắm tay Chúa Giêsu, cùng nhau nắm tay Hội thánh mà tiến bước.
Vì trời mưa nên mọi sinh hoạt của ngày hội buộc phải diễn ra trong nhà thờ khá chật chội.
Đức cha cùng quý cha dâng thánh lễ cho các bạn trẻ tại nhà thờ Tam Đảo mang tước hiệu Nữ Vương Hòa Bình. Đây là một trong bốn nơi của giáo phận mà khách hành hương đến thăm quan và viếng nhà thờ được lãnh ơn toàn xá trong Năm Thánh của Giáo Hội Việt Nam. Thánh lễ là hình ảnh bữa tiệc Nước Trời sống động do Đức cha chủ tế cùng với quý cha đồng tế và toàn thể các bạn trẻ công giáo cũng như các bạn không cùng tín ngưỡng đi vào bàn tiệc Nước Trời. Ở nơi đây có Chúa Giêsu là Chủ tiệc, còn tất cả mọi thành phần dân Chúa là khách mời dự tiệc. Mọi người đều có chung niềm vinh dự là con cái của gia đình Thiên Chúa, không còn chỗ thấp chỗ cao, không còn quan tâm nhiều đến địa vị, sự khác nhau không đáng kể. Ở bàn tiệc Tình yêu này, mọi chỗ đều là danh dự và mọi người đều mang trong mình một sức sống vô biên tiềm ẩn đang hàng ngày, hàng giờ được Thiên Chúa thêm sức và giữ gìn cho các bạn trẻ!
Một điều cảm tạ Thiên Chúa là trong giờ thánh lễ, trời không còn mưa như ban sáng nữa, thay vào đó là tiết trời mát mẻ làm mát dịu lòng người bởi không gian chật hẹp, nhưng lại rộng mở con tim khát khao tình yêu Giêsu và tình yêu con người. Sau thánh lễ một em đại diện cho 1.800 em nói lên lời tri ân Đức cha, quý cha và mọi người. Các em cũng xin hứa với Đức cha và mọi người sẽ mang hình ảnh Chúa Giêsu Tình yêu và con đường mang tên Giêsu chia sẻ với tất cả mọi người trên quê hương Đất nước Việt nam thân yêu.
Xem hình ảnh
Đúng 8g 30, Đức cha Cosma Hoàng Văn Đạt, cha Tổng đại diện Giuse, cha phụ trách giới trẻ Phanxicô Xaviê và quý cha giáo hạt Tây Nam đã tiến ra khai mạc ngày hội giới trẻ với chủ đề “Thiên Chúa là Tình yêu”. Đức cha cùng quý cha vui sướng cảm kích và tự hào về những trái tim tươi trẻ đầy “lửa yêu mến”. Tất cả 1.800 bạn trẻ đã hân hoan đáp lại tiếng gọi mời của Thầy Giêsu Tình yêu! Tình yêu đáp trả tình yêu. “Nắng không ưa mưa không chịu” người trẻ là những con người dám nghĩ, dám làm để cùng nhau nắm tay Chúa Giêsu, cùng nhau nắm tay Hội thánh mà tiến bước.
Vì trời mưa nên mọi sinh hoạt của ngày hội buộc phải diễn ra trong nhà thờ khá chật chội.
Đức cha cùng quý cha dâng thánh lễ cho các bạn trẻ tại nhà thờ Tam Đảo mang tước hiệu Nữ Vương Hòa Bình. Đây là một trong bốn nơi của giáo phận mà khách hành hương đến thăm quan và viếng nhà thờ được lãnh ơn toàn xá trong Năm Thánh của Giáo Hội Việt Nam. Thánh lễ là hình ảnh bữa tiệc Nước Trời sống động do Đức cha chủ tế cùng với quý cha đồng tế và toàn thể các bạn trẻ công giáo cũng như các bạn không cùng tín ngưỡng đi vào bàn tiệc Nước Trời. Ở nơi đây có Chúa Giêsu là Chủ tiệc, còn tất cả mọi thành phần dân Chúa là khách mời dự tiệc. Mọi người đều có chung niềm vinh dự là con cái của gia đình Thiên Chúa, không còn chỗ thấp chỗ cao, không còn quan tâm nhiều đến địa vị, sự khác nhau không đáng kể. Ở bàn tiệc Tình yêu này, mọi chỗ đều là danh dự và mọi người đều mang trong mình một sức sống vô biên tiềm ẩn đang hàng ngày, hàng giờ được Thiên Chúa thêm sức và giữ gìn cho các bạn trẻ!
Một điều cảm tạ Thiên Chúa là trong giờ thánh lễ, trời không còn mưa như ban sáng nữa, thay vào đó là tiết trời mát mẻ làm mát dịu lòng người bởi không gian chật hẹp, nhưng lại rộng mở con tim khát khao tình yêu Giêsu và tình yêu con người. Sau thánh lễ một em đại diện cho 1.800 em nói lên lời tri ân Đức cha, quý cha và mọi người. Các em cũng xin hứa với Đức cha và mọi người sẽ mang hình ảnh Chúa Giêsu Tình yêu và con đường mang tên Giêsu chia sẻ với tất cả mọi người trên quê hương Đất nước Việt nam thân yêu.
Định Hướng Truyền Giáo tại Việt Nam., Nên hay không?
FX. Trần Kim Ngọc, OP.
09:38 31/08/2010
Định Hướng Truyền Giáo tại Việt Nam - Nên hay không?
Dẫn nhập
Chúng ta đang sống trong một thời đại phát triển không ngừng về mọi phương diện. Khi đối diện với vấn đề phát triển đó, có nhiều hệ luỵ làm người ta phải đau đầu. Phát triển toàn diện xã hội loài người cần phải có những nền tảng và nguyên tắc hoạt động, nếu không thì việc phát triển chỉ làm cho ra tồi tệ hơn. Ngày nay, khi nói đến phát triển toàn diện và bền vững, người ta thường nói đến những hạn từ như “định hướng”, “chiến lược”, “kế sách”, “hoạch định”, “tổ chức”... Trong bài viết này, người viết không có tham vọng như các nhà hoạch định chính sách chiến lược phát triển kinh tế hay xã hội lâu dài, mà chỉ xin mạo muội nêu ra những suy nghĩ dựa trên những khái niệm về phát triển được phổ biến gần đây để nói về vấn đề truyền giáo tại Việt Nam. Truyền giáo tại Việt Nam cũng cần có một định hướng phát triển theo những góc cạnh mà người viết tạm nêu lên để quý độc giả cùng suy nghĩ và trăn trở trước sứ vụ cao cả này.
1. Phổ cập phương pháp truyền giáo
Nếu ai đã từng tiếp xúc với anh chị em Tin Lành thì người đó sẽ thấy được nhiệt huyết truyền giáo nơi họ. Ngay từ khi dạy đạo, người ta đã truyền đạt cái lửa truyền giáo rồi. Và họ giảng Lời Chúa bừng bừng nhiệt huyết, lòng như trào ra lửa! Trong khi đó, người Công Giáo lại ngủ mê, lửa truyền giáo tắt ngúm! Hình như tại Việt Nam không có giáo xứ nào dạy phương pháp truyền giáo cho học sinh giáo lý phổ thông và cho các em thực tập truyền giáo. Việc dạy giáo lý cho học sinh phổ thông là cái nền của ngôi nhà Giáo Hội để vươn lên và vươn xa, nhưng ngôi nhà ấy làm sao vươn lên và vươn xa được khi những người xây nhà (kiến trúc sư và thợ xây) không được học để biết cách làm cho Giáo Hội lớn lên rồi vươn mình ra xa hơn. Việc truyền giáo bị giảm thiểu, bị thu hẹp lại rồi bị lãng quên. Người ta cứ nghĩ việc truyền giáo là của các tu sĩ và giáo sĩ, chứ mình không có ơn gọi truyền giáo; và vì thế cũng chẳng cần phải có sách dạy về truyền giáo mà cũng chẳng cần học truyền giáo! Nếu nghĩ như thế, thì trọng tâm của ơn gọi làm môn đệ Đức Giêsu nằm ở đâu? Ơn gọi làm môn đệ của Đức Giêsu không phải là làm cho người khác thành môn đệ của Ngài sao? Chúa đã chọn các môn đệ, huấn luyện họ rồi mới sai họ đi, chẳng lẽ các môn đệ của Chúa thời nay lại muốn làm khác là không cần huấn luyện môn đệ? Chương trình giáo lý phổ thông cần dành một vị trí đặc biệt cho sư phạm truyền giáo: người nhỏ tuổi làm tông đồ truyền giáo cho người nhỏ tuổi, người lớn tuổi hơn thì làm tông đồ cho người lớn tuổi hơn. Ai cũng có thể làm tông đồ truyền giáo, đó là sứ vụ chung của tất cả những ai đã lãnh nhận Phép Rửa. Để có chương trình ứng dụng được cho các lứa tuổi phổ thông, cá nhân nào hay đơn vị nào soạn chương trình đây? Uỷ ban Loan báo Tin mừng hay Uỷ ban Giáo lý Đức tin trực thuộc HĐGMVN? Hay là cả hai? Chương trình ấy cần có sự thống nhất và sử dụng đồng bộ cho toàn quốc có nên không?
2. Kêu gọi cộng tác từ phía giáo dân
Đa số giáo dân tại Việt Nam rất có lòng sốt mến, nhiệt tình. Cứ tiếp xúc với nhiều giáo dân thì thấy, họ không quản ngại bất cứ việc gì được giao trong giáo xứ, họ nhiệt tình tham gia mọi hoạt động trong giáo xứ. Nghệ thuật cộng tác là một việc khó thực hiện, nhưng lại là một việc cần làm trong bối cảnh đa dạng và hội nhập ngày nay, điều này Công đồng Vatican II đã dạy như sau:
“Thời đại chúng ta đòi hỏi người giáo dân phải nhiệt thành không kém, nhất là những hoàn cảnh hiện tại càng đòi hỏi việc tông đồ của họ phải hoàn toàn mạnh mẽ và sâu rộng hơn. Quả vậy, càng ngày dân số càng gia tăng, khoa học và kỹ thuật càng tiến triển, những mối tương quan mật thiết hơn giữa con người không những mở rộng môi trường hoạt động tông đồ giáo dân đến vô hạn, môi trường mà phần lớn chỉ dành riêng cho họ, mà còn tạo nên nhiều vấn đề mới đòi họ phải đặc biệt lưu tâm học hỏi. Việc tông đồ này lại càng trở nên khẩn trương hơn, vì sự biệt lập trên nhiều phương diện của cuộc sống con người như thường thấy, càng gia tăng, đôi khi gây nên một sự tách biệt với trật tự luân lý và tôn giáo, cũng như tạo ra một sự nguy hiểm trầm trọng cho đời sống Kitô giáo. Hơn nữa, trong những miền thiếu linh mục hay khi các ngài không được tự do thi hành chức vụ, thì Giáo Hội khó có thể hiện diện và hoạt động hữu hiệu nếu không nhờ giáo dân cộng tác.
Dấu hiệu cho thấy nhu cầu muôn mặt và khẩn trương ấy chính là hoạt động tỏ tường của Chúa Thánh Thần đang làm cho giáo dân hôm nay mỗi ngày một ý thức hơn phần trách nhiệm riêng của mình và thúc bách giáo dân mọi nơi phục vụ Chúa Kitô và Giáo Hội.”
Trong lòng Giáo Hội hình như vẫn còn phảng phất sự cách biệt giữa giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân. Giáo dân được coi như là công dân hạng hai hay hạng ba. Giáo dân bị đối xử một cách không công bằng trong sứ vụ của Giáo Hội. Có nơi họ không được học tập hay mở mang kiến thức, vì sợ rằng họ sẽ hiểu biết rồi đâm ra khó bảo khó dạy, lại muốn làm thầy tu sĩ và linh mục!!! Vì thế, họ được bảo là cứ dựa cột mà nghe công dân hạng nhất phán dạy...!!! Theo quan điểm của các nghị phụ Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới qua Đức giáo hoàng Phaolô II được thể hiện trong Tông huấn “Người Kitô hữu giáo”, các các thành phần trong gia đình Hội Thánh đều có quyền bình đẳng và phẩm giá trước mặt Thiên Chúa, người giáo dân cũng được mời gọi vào làm vườn nho của Chúa. Hơn nữa, theo tinh thần của Công Đồng Vatican II, người giáo dân đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống và sứ vụ của Giáo Hội, và Công Đồng mời gọi tha thiết giáo dân dấn thân vào việc tông đồ:
“Thánh Công đồng muốn phát động mạnh mẽ hơn việc tông đồ của dân Thiên Chúa, nên chú tâm hướng về các Kitô hữu giáo dân, những người có phần riêng biệt và cần thiết trong sứ mệnh của Giáo Hội, như đã được nhắc đến trong những văn kiện khác. Bởi vì, vốn phát sinh từ ơn gọi làm Kitô hữu, việc tông đồ giáo dân không bao giờ có thể khiếm khuyết trong Giáo Hội. Trong những buổi đầu Giáo Hội, việc tông đồ này thật là hăng say và kết quả biết bao! Chính Thánh Kinh chứng minh cách phong phú điều đó (x. CvTđ 11,19-21; 18,26; Rm 16,1-16; Ph 4,3).”
Điều đáng mừng là trong những năm gần đây, tại Việt Nam người giáo dân được mời gọi tham gia vào nhiều sinh hoạt trong giáo xứ... Thế nhưng, những sinh hoạt đó cũng chỉ quanh quẩn trong khuôn viên nhà xứ như dạy giáo lý, quét sân nhà thờ, trông xe, trực văn phòng... Thiết nghĩ cần mở rộng phạm vi và nhiều hơn nữa sang một lãnh vực quan trọng nhất trong sứ vụ của Hội Thánh là đến với muôn dân: việc truyền giáo sẽ chẳng đi tới đâu nếu không có sự cộng tác của người giáo dân. Nếu người giáo dân tích cực cộng tác với hàng giáo phẩm, giáo sĩ và tu sĩ thì chắc chắn mùa gặt trong cánh đồng truyền giáo sẽ bội thu.
3. Đào tạo giáo dân làm tông đồ truyền giáo
Hiện nay người ta rất ít thấy tổ chức những khoá học đào tạo tinh thần và phương pháp cho người giáo dân truyền giáo. Một vài giáo phận đã tổ chức những khoá học về truyền giáo, nhưng cũng chỉ là bước khởi đầu giúp người giáo dân tiếp cận với Kinh Thánh. Các hội đoàn công giáo tiến hành ở Việt Nam cũng không thiếu, thế nhưng người giáo dân để làm việc truyền giáo lại hiếm hoi, nếu không muốn nói là không có. Xây một cái nhà mà cứ loay hoay làm cái mái, cái nóc mà không lo gia cố cái nền cho chắc, thì việc trang trí ở trên mái trên nóc nhà có ích chi, sụp đổ tan tành khi gặp gió nhỏ chứ chưa nói là bão to mưa lớn. Cái nền mà không chắc thì nhà làm sao đứng vững được?! Việc truyền giáo là cái nền, vì đó là sứ vụ cơ bản và ưu tiên nhất của Giáo Hội. Việc cơ bản không lo làm mà lại cứ làm ba cái việc lặt vặt đâu đâu như quét vôi, tô sơn lên tường, thử hỏi ngôi nhà Giáo Hội có vững được không? Cứ lo củng cố nội bộ trong Giáo Hội, thì càng củng cố bao nhiêu thì càng lục đục bấy nhiêu! Nội bộ lục đục thì cứ lục đục, nhưng vẫn phải ra đi truyền giáo, khi ra đi truyền giáo rồi thì ắt mình tự tốt lên, nội bộ sẽ được củng cố. Điều này được Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II dạy, nhất là trong thông điệp “Sứ vụ Đấng Cứu Thế”.
Chúng tôi đang thực hiện chương trình huấn luyện tinh thần và phương pháp cho người giáo dân để họ đi truyền giáo cho anh chị em di dân, bước đầu cho thấy là rất nhiều người hưởng ứng. Hy vọng là trong tương lai, sẽ có nhiều tông đồ giáo dân nhiệt tình đối với sứ vụ cao trọng này là đến với muôn dân để đem Tin Mừng cứu độ cho họ.
“Việc tông đồ chỉ đạt tới kết quả mỹ mãn nhờ việc huấn luyện đầy đủ và chuyên biệt. Sở dĩ đòi hỏi phải được huấn luyện chu đáo như thế không những vì người giáo dân phải tiến bộ liên tục về đời sống thiêng liêng và về giáo lý, mà họ còn phải thích nghi trong khi hoạt động với những hoàn cảnh khác biệt tùy theo thực tại, nhân sự cũng như tùy theo nhiệm vụ. Việc huấn luyện này phải dựa trên những nền tảng đã được Thánh Công đồng đề xướng và công bố trong nhiều văn kiện khác. Ngoài việc huấn luyện chung cho mọi tín hữu, còn phải có thêm lớp huấn luyện chuyên biệt cho một vài đoàn thể tông đồ có nhiều đoàn viên và hoàn cảnh khác nhau.”
Không chỉ dừng lại ở việc đào tạo họ làm tông đồ nhưng Hàng Giáo Phẩm còn có bổn phận là “phải hỗ trợ cho hoạt động tông đồ của giáo dân: đề ra những nguyên tắc và giúp các phương tiện thiêng liêng. Phải phối hợp việc tông đồ của họ để sinh ích chung cho cả Giáo Hội. Hàng Giáo Phẩm cũng phải lo cho giáo thuyết và những chỉ thị của Giáo Hội được tuân hành. Có nhiều thể thức liên lạc giữa việc tông đồ giáo dân với Hàng Giáo Phẩm tùy theo hình thức và mục tiêu của mỗi hoạt động tông đồ.”
4. Thành lập những nhóm nhỏ
Không thể cỡi ngựa xem hoa hay làm khơi khơi cho có chuyện. Cần có một hệ thống tổ chức từ cấp trên trở xuống, từ Uỷ ban Loan báo Tin mừng trực thuộc Hội đồng Giám mục cho đến từng địa phận, dòng tu. Nếu chỉ có chủ trương mà không có hành động thì chẳng đi đến đâu. Đức Giêsu chọn mười hai Tông đồ, nhưng Người sai cứ hai người làm một nhóm ra đi rao giảng. Có lẽ nên cụ thể hoá việc truyền giáo bằng những nhóm nhỏ, để thực hiện kế hoạch và mục tiêu đã đề ra. Những nhóm nhỏ phải được hướng dẫn bởi hàng giáo sĩ và tu sĩ. Những cộng đồng cơ bản đã xuất hiện trong thời Giáo Hội sơ khai, thì ngày nay cần được khuyến khích để những nhóm này phát huy hết những năng lực của họ. Đức giáo hoàng Phaolô VI trong tông huấn “Loan báo Tin Mừng” nêu lên những mặt mạnh của những cộng đoàn cơ bản này; đồng thời ngài cũng mời gọi những người hữu trách có bổn phận hỗ trợ và hướng dẫn để những nhóm nhỏ ấy không đi lạc hướng. Giáo Hội Hàn Quốc nhân rộng mô hình này để thực hiện những mục tiêu: mỗi gia đình công giáo kết bạn với một gia đình không công giáo, mỗi người công giáo kết thân với một người không công giáo... Kết quả cho thấy là công cuộc truyền giáo do người giáo dân khởi xướng bằng những nhóm cơ bản rất phát triển nơi Giáo Hội tại Hàn Quốc.
5. Phát huy những giá trị văn hoá dân tộc
Người Việt chúng ta có truyền thống tôn trọng các giá trị gia đình, đó là một nét rất gần gũi với Tin Mừng; ngoài ra còn có những đức tính khác nữa như cởi mở, chất phác, mộ đạo… đó là những cái lợi cho việc khai tâm Kitô giáo.
Dân tộc Việt có tính liên kết rất cao, đó là tính làng xã. Ngay tại nhiều giáo họ, giáo xứ hầu như toàn tòng có một số người chưa biết Chúa, thế mà qua bao nhiêu năm các giáo họ, giáo xứ đó không làm cho người ta theo đạo được lấy một người! Tính xã hội và làng xã sẽ liên kết người ta lại với nhau trong các sinh hoạt thường ngày của làng, của xã, của giáo họ và của giáo xứ. Các giáo xứ nên phát huy những đặc trưng văn hoá này để áp dụng vào việc truyền giáo. Ví dụ cụ thể, mỗi một dịp lễ lớn của giáo họ hay của giáo xứ nên mời những người ngoại đạo đó tới dự, mời tha thiết rồi đón tiếp nồng nhiệt thì chắc chắn sẽ gây nhiều ấn tượng nơi người ta.
Chúng tôi xin trích đoạn tạm kết của tác giả Nguyễn Văn Nội trong bài viết Truyền giáo tại Việt Nam – Những đặc trưng của việc truyền giáo tại Việt Nam xưa và nay để suy xét thêm:
“Nếu chúng ta quan tâm đến việc duy trì và phát huy truyền thống tốt đẹp của cha ông tổ tiên thì chúng ta sẽ quan tâm học hỏi, đào sâu, nghiên cứu thêm về những nét đặc trưng trên để phát huy chúng trong lịch sử hiện đại. Nếu chúng ta quan tâm đến duy trì và phát huy truyền thống tốt đẹp của Kitô giáo các thế kỷ đầu thì chúng ta sẽ quan tâm học hỏi, đào sâu, nghiên cứu thêm về những nét đặc trưng của các Cộng đoàn trong Công vụ Tông Đồ để phát huy trong đời sống Giáo Hội Việt Nam thế kỷ XXI. Nếu chúng ta quan tâm đến việc thực thi Công đồng Vatican II thì chúng ta cũng sẽ quan tâm đến việc học hỏi, đào sâu, nghiên cứu thêm về Giáo huấn của Công đồng để áp dụng chúng vào cơ cấu và đời sống của Giáo Hội Việt Nam.
Người ta có cảm tưởng là Giáo Hội Công Giáo Việt Nam không mấy quan tâm đến việc đọc lại lịch sử (ôn cố tri tân = ôn cũ biết mới) và cũng chẳng coi trọng việc nghiên cứu hiện tại để có thể định hướng tương lai và lên kế hoạch. Đó có thể là hệ lụy của những thập niên chiến tranh, đất nước và lòng người phân ly. Cũng có thể là kết quả của những chính sách và biện pháp hà khắc của nhà cầm quyền kể từ tháng 8.1945 đến nay. Đã có một linh mục {Vì là điều tế nhị chúng tôi xin không nêu tên vị linh mục này. Nhưng ngài là một linh mục vừa đạo đức vừa thông thái, có uy tín rất lớn trong Giáo Hội} phát biểu trong một buổi họp thu nhỏ, do Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Hòa, Giám Mục Nha Trang chủ trì (lúc đó chưa làm Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam) tại Trung Tâm Công Giáo rằng: "Người ta có cảm tưởng là Giáo Hội Việt Nam không có tư tưởng, vì bên cạnh Hội Đồng Giám Mục không có một nhóm, một ban nghiên cứu nào!" Vì thế mà đời sống Đạo và hoạt động Truyền Giáo hay Loan Báo Tin Mừng của Giáo Hội Việt Nam không đem lại những kết quả đáng ra phải có. Dân số Việt Nam đã vượt trên con số 80 triệu và chẳng bao xa sẽ đạt tới con số 100 triệu! Hiện nay tỷ lệ người Công giáo trong nước mới chỉ ở mức 6-7 %, còn xa với mức 10 % mà nhiều người ảo tưởng là đã đạt được từ mấy năm trước đây.”
6. Phối hợp và tổ chức truyền giáo
Hiện nay, để công cuộc truyền giáo khởi sắc, thiết tưởng không thể thiếu chất men. Chỉ cần một tí men cũng có thể làm cho cả khối bột dậy men. Giáo sĩ và tu sĩ được ví như là men để làm cho khối bột dậy men. Họ là linh hồn của công cuộc truyền giáo. Một mục vụ phối hợp là điều cần thiết cho Giáo Hội tại Việt Nam trong thời hiện đại này. Hiện nay hình thức phối hợp làm mục vụ thì có thấy một vài nơi, nhưng không thường xuyên, mà chỉ tập trung một vài mảng nhỏ. Nên chăng không chỉ dừng lại ở khía cạnh mục vụ, mà cần chuyển sang các mảng khác, nhất là lãnh vực truyền giáo. “Một cây làm chẳng nên non...” nếu các giáo sĩ và tu sĩ mà biết phối hợp mục vụ và truyền giáo với nhau thì hoa quả đem lại sẽ dồi dào biết bao!
“Trong mỗi giáo phận, phải hết sức liệu sao cho có những hội đồng cố vấn gồm các giáo sĩ, tu sĩ cùng cộng tác thích hợp với giáo dân để giúp cho hoạt động tông đồ của Giáo Hội hoặc trong việc rao truyền Phúc Âm và thánh hóa, hoặc trong các công cuộc từ thiện bác ái, xã hội hay các hoạt động khác. Những hội đồng cố vấn này có thể giúp phối hợp hoạt động của các hội đoàn cũng như của các công cuộc tông đồ của giáo dân đang khi vẫn tôn trọng bản chất riêng và quyền tự trị của mỗi hội đoàn. Nếu có thể, cũng nên thiết lập những hội đồng cố vấn như thế ở cấp độ giáo xứ, liên giáo xứ, liên giáo phận và ngay cả trên bình diện quốc gia hay quốc tế.”
Việc loan báo Tin Mừng cho đồng bào chưa được đề cao, điều này được chứng minh cách cụ thể là chưa có một văn phòng thường trực làm việc thường xuyên để phối hợp các thành phần lại với nhau trên phạm vi toàn quốc. Văn phòng ở đây phải hiểu là văn phòng chuyên: nhân viên chuyên nghiệp và có thẩm quyền để phối kết. Không có văn phòng này thì không thể cân đối giữa cung và cầu trong vấn đề bác ái với việc truyền giáo... Một cái trường cấp 1, 2 hoặc 3 nhỏ nhỏ đang còn có văn phòng làm việc thường xuyên; còn ở đây, truyền giáo là nhiệm vụ khẩn thiết và hàng đầu trong sứ vụ của Giáo Hội mà chưa có lấy một văn phòng điều hợp làm việc thường trực, thì phải đánh giá như thế nào đây về ý thức và cách tổ chức truyền giáo tại Việt Nam?
Tổ chức truyền giáo là một việc cần làm, nhưng ai tổ chức đây? Chẳng lẽ mạnh ai nấy làm? Hay làm cho qua chuyện? Một sự kiện nhỏ diễn ra, người ta đã phải họp lần này lượt khác, lên kế hoạch này kế hoạch kia, lập tiểu ban này tiểu ban nọ; cứ thử xem cách tổ chức Lễ Khai Mạc Năm Thánh 2010 ở Sở Kiện mà xem, có cần phải chuẩn bị không? không chuẩn bị và không tổ chức thì lễ có diễn ra tốt đẹp được không? Sắp tới đây là Đại Hội Dân Chúa rồi Bế Mạc Năm Thánh? còn việc truyền giáo là việc sống còn của Giáo Hội mà chẳng được tổ chức cho có thứ tự lớp lang và hệ thống thì lấy gì mà tốt được? Truyền giáo cần được tổ chức từ vi mô đến vĩ mô, từ gia đình cho đến giáo xứ, từ giáo xứ tới giáo hạt...
7. Định hướng truyền giáo: nên chăng?
Người ta vẫn thường nói “biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Trong tất cả các ngành nghề, làm cái gì cũng cần một định hướng rõ rệt; học sinh phổ thông chuẩn bị bước vào đời cũng cần phải hướng nghiệp nữa là!; những việc khác lại còn cần phải định hướng. Nếu không có một định hướng hay kế sách lâu dài và mạch lạc, cứ vừa làm vừa sửa, vừa làm vừa rút kinh nghiệm và vừa làm vừa phá, thì chỉ có tốn công tốn của rồi tiền mất tật lại mang!!! Công cuộc truyền giáo cũng cần định hình về mục tiêu và chiến lược, nếu không thì chẳng đi tới đâu! Người lo đi gieo, kẻ kia lo đi gặt, nhưng người thu lúa không đưa lúa vào kho mà lại đổ xuống hồ xuống ao, mất tiêu hết công sức của người gieo và người gặt. Quá trình sản xuất lúa phải đi từng bước nhịp nhàng từ khâu xuống giống, gieo giống, chăm bón rồi thu hoạch; nếu không thì sẽ chẳng có lúa gạo mà dùng.
Một người muốn xây nhà thì cũng phải trải qua từng bước từ khâu chuẩn bị xa, chuẩn bị gần cho đến khâu thực hiện dự án. Công cuộc truyền giáo cũng cần phải có một định hướng rõ ràng, như thế mới mong có hiệu quả. Tác nhân chính trong công cuộc mở mang Nước Chúa là Chúa Thánh Thần, nhưng không vì thế mà loại trừ sự cộng tác của con người. Vậy thì truyền giáo tại Việt Nam có cần định hướng không? Và định hướng như thế nào? Ai là người vạch ra định hướng, rồi ai là người thực hiện định hướng ấy?
Thay lời kết
Xin mượn lời phát biểu của ĐHY Roger Etchegaray trong Lễ Khai Mạc Năm Thánh tại Sở Kiện để khơi gợi lửa truyền giáo và nhắc nhở mỗi người tín hữu chúng ta ý thức về sứ mạng cao cả đối với Dân Tộc và Giáo Hội tại Việt Nam:
“Trên chính mảnh đất này, chính tại nơi đây, chúng ta phải hành động để đem lại niềm hy vọng, như chứng tá mà Đức Giêsu đã trình bày. Hy vọng và con đường dẫn tới hy vọng, chúng ta đã từng nói tới, từng đọc, từng viết với biết bao sức mạnh. Không có một thiên đàng dọn sẵn ở trên Trời chờ đợi chúng ta đâu. Một xã hội huynh đệ phải được thực hiện từng ngày với những con người tự do, những con người khát khao công lý và tình liên đới. Đất nước Việt Nam chúng ta đã và đang mở ra với toàn thế giới. Hôm qua, chúng ta đã cùng tham dự buổi canh thức, tôi xin hoan nghênh và khen ngợi tất cả mọi người, nhất là các bạn trẻ đã tham dự vào buổi canh thức đó. Xin chúc mừng, chúc mừng và vỗ tay để hoan hô chúc mừng! Các bạn đã tỏ ra cho chúng tôi thấy rằng các bạn không muốn lớn lên như những con người thụ động thừa hưởng, mà như những người mở rộng đôi mắt nhìn về tương lai và mở rộng bàn tay ra để nhận trách nhiệm đối với đất nước Việt Nam và Giáo Hội Việt Nam này. Con người mà sống một mình thì thuộc thành phần bất hảo – một nhà văn đã viết như vậy. Các bạn hãy dang rộng cánh tay, tất cả hãy mở rộng vòng tay của mình, trong suốt Năm Thánh này, không chỉ với những tín hữu hiện diện nơi đây nhưng với tất cả các Tu Sĩ nam nữ, các Linh Mục và tất cả các Giám Mục nữa, tất cả phải cùng hành động trong Năm Thánh này, để Giáo Hội Việt Nam trở thành Giáo Hội gần gũi với Thiên Chúa hơn, và gần gũi với mọi người hơn, không để một ai bị loại trừ. Chúng ta có thể khác biệt về tôn giáo, về ý kiến, về quan niệm, nhưng tất cả chúng ta đều là anh chị em với nhau và là con của một Cha trên Trời!”
Thiết tưởng lời phát biểu của ĐHY Roger là một lời thôi thúc cộng đoàn Kitô hữu tại Việt Nam suy nghĩ về hiện trạng truyền giáo tại Việt Nam, để có một định hướng truyền giáo cho những năm sau Năm Thánh này. Hơn bao giờ hết, có lẽ sẽ khó có dịp nào tốt hơn, Năm Thánh 2010 này là dịp để nói đến định hướng truyền giáo. Sau khi đã có định hướng thì cần bắt tay hành động ngay để có một mùa xuân sáng lên ánh hy vọng cho Đất Nước và con người dân Việt được rạng rỡ niềm tin vào ơn cứu độ, một mùa gặt thu lúa về đầy kho lẫm cho Giáo Hội tại quê hương này thêm rực màu hiệp nhất và yêu thương.
1. Sắc lệnh Tông đồ Giáo dân, 9. Xc. Vatican II, Hiến Chế tín lý về Giáo Hội, số 33tt: AAS 57 (1965), trg 39tt. - Xem thêm Hiến Chế về Phụng Vụ Thánh, số 26-40: AAS 56 (1964), trg 107-111; xc. Sắc Lệnh về Các Phương Tiện Truyền Thông Xã Hội: ASS 56 (1964), trg 145-153; xc. Sắc Lệnh về Hiệp Nhất: AAS 57 (1965), trg 90-107; xc. Sắc Lệnh về Nhiệm Vụ Mục Vụ của các Giám Mục trong Giáo Hội, số 16, 17, 18; xc. Tuyên Ngôn về Giáo Dục Kitô Giáo, số 3, 5, 7.
2. Vatican II, Apostatem Actuotatem, 1.
3. Vatican II, Apostatem Actuotatem, 1.
4. Sắc lệnh Tông đồ Giáo dân, 28.
. 5. Sắc lệnh Tông đồ Giáo dân, 24.
6. Giêrônimô Nguyễn Văn Nội, Truyền giáo tại Việt Nam – Những đặc trưng của việc truyền giáo tại Việt Nam xưa và nay; truy cập ngày 15.12.2009, http://xuanbichvietnam.wordpress.com/2008/11/20/truyen-giao-tai-viet-nam/.
7. Sắc lệnh Tông đồ Giáo dân, 26.
8. Bài phát biểu của ĐHY Roger Etchegaray trong Lễ Khai Mạc Năm Thánh tại Sở Kiện 24.11.2009; truy cập ngày 15.12.2009, http://huongvedaihoidanchua.net/tiengnoimuctu/3416.html.
Dẫn nhập
Chúng ta đang sống trong một thời đại phát triển không ngừng về mọi phương diện. Khi đối diện với vấn đề phát triển đó, có nhiều hệ luỵ làm người ta phải đau đầu. Phát triển toàn diện xã hội loài người cần phải có những nền tảng và nguyên tắc hoạt động, nếu không thì việc phát triển chỉ làm cho ra tồi tệ hơn. Ngày nay, khi nói đến phát triển toàn diện và bền vững, người ta thường nói đến những hạn từ như “định hướng”, “chiến lược”, “kế sách”, “hoạch định”, “tổ chức”... Trong bài viết này, người viết không có tham vọng như các nhà hoạch định chính sách chiến lược phát triển kinh tế hay xã hội lâu dài, mà chỉ xin mạo muội nêu ra những suy nghĩ dựa trên những khái niệm về phát triển được phổ biến gần đây để nói về vấn đề truyền giáo tại Việt Nam. Truyền giáo tại Việt Nam cũng cần có một định hướng phát triển theo những góc cạnh mà người viết tạm nêu lên để quý độc giả cùng suy nghĩ và trăn trở trước sứ vụ cao cả này.
1. Phổ cập phương pháp truyền giáo
Nếu ai đã từng tiếp xúc với anh chị em Tin Lành thì người đó sẽ thấy được nhiệt huyết truyền giáo nơi họ. Ngay từ khi dạy đạo, người ta đã truyền đạt cái lửa truyền giáo rồi. Và họ giảng Lời Chúa bừng bừng nhiệt huyết, lòng như trào ra lửa! Trong khi đó, người Công Giáo lại ngủ mê, lửa truyền giáo tắt ngúm! Hình như tại Việt Nam không có giáo xứ nào dạy phương pháp truyền giáo cho học sinh giáo lý phổ thông và cho các em thực tập truyền giáo. Việc dạy giáo lý cho học sinh phổ thông là cái nền của ngôi nhà Giáo Hội để vươn lên và vươn xa, nhưng ngôi nhà ấy làm sao vươn lên và vươn xa được khi những người xây nhà (kiến trúc sư và thợ xây) không được học để biết cách làm cho Giáo Hội lớn lên rồi vươn mình ra xa hơn. Việc truyền giáo bị giảm thiểu, bị thu hẹp lại rồi bị lãng quên. Người ta cứ nghĩ việc truyền giáo là của các tu sĩ và giáo sĩ, chứ mình không có ơn gọi truyền giáo; và vì thế cũng chẳng cần phải có sách dạy về truyền giáo mà cũng chẳng cần học truyền giáo! Nếu nghĩ như thế, thì trọng tâm của ơn gọi làm môn đệ Đức Giêsu nằm ở đâu? Ơn gọi làm môn đệ của Đức Giêsu không phải là làm cho người khác thành môn đệ của Ngài sao? Chúa đã chọn các môn đệ, huấn luyện họ rồi mới sai họ đi, chẳng lẽ các môn đệ của Chúa thời nay lại muốn làm khác là không cần huấn luyện môn đệ? Chương trình giáo lý phổ thông cần dành một vị trí đặc biệt cho sư phạm truyền giáo: người nhỏ tuổi làm tông đồ truyền giáo cho người nhỏ tuổi, người lớn tuổi hơn thì làm tông đồ cho người lớn tuổi hơn. Ai cũng có thể làm tông đồ truyền giáo, đó là sứ vụ chung của tất cả những ai đã lãnh nhận Phép Rửa. Để có chương trình ứng dụng được cho các lứa tuổi phổ thông, cá nhân nào hay đơn vị nào soạn chương trình đây? Uỷ ban Loan báo Tin mừng hay Uỷ ban Giáo lý Đức tin trực thuộc HĐGMVN? Hay là cả hai? Chương trình ấy cần có sự thống nhất và sử dụng đồng bộ cho toàn quốc có nên không?
2. Kêu gọi cộng tác từ phía giáo dân
Đa số giáo dân tại Việt Nam rất có lòng sốt mến, nhiệt tình. Cứ tiếp xúc với nhiều giáo dân thì thấy, họ không quản ngại bất cứ việc gì được giao trong giáo xứ, họ nhiệt tình tham gia mọi hoạt động trong giáo xứ. Nghệ thuật cộng tác là một việc khó thực hiện, nhưng lại là một việc cần làm trong bối cảnh đa dạng và hội nhập ngày nay, điều này Công đồng Vatican II đã dạy như sau:
“Thời đại chúng ta đòi hỏi người giáo dân phải nhiệt thành không kém, nhất là những hoàn cảnh hiện tại càng đòi hỏi việc tông đồ của họ phải hoàn toàn mạnh mẽ và sâu rộng hơn. Quả vậy, càng ngày dân số càng gia tăng, khoa học và kỹ thuật càng tiến triển, những mối tương quan mật thiết hơn giữa con người không những mở rộng môi trường hoạt động tông đồ giáo dân đến vô hạn, môi trường mà phần lớn chỉ dành riêng cho họ, mà còn tạo nên nhiều vấn đề mới đòi họ phải đặc biệt lưu tâm học hỏi. Việc tông đồ này lại càng trở nên khẩn trương hơn, vì sự biệt lập trên nhiều phương diện của cuộc sống con người như thường thấy, càng gia tăng, đôi khi gây nên một sự tách biệt với trật tự luân lý và tôn giáo, cũng như tạo ra một sự nguy hiểm trầm trọng cho đời sống Kitô giáo. Hơn nữa, trong những miền thiếu linh mục hay khi các ngài không được tự do thi hành chức vụ, thì Giáo Hội khó có thể hiện diện và hoạt động hữu hiệu nếu không nhờ giáo dân cộng tác.
Dấu hiệu cho thấy nhu cầu muôn mặt và khẩn trương ấy chính là hoạt động tỏ tường của Chúa Thánh Thần đang làm cho giáo dân hôm nay mỗi ngày một ý thức hơn phần trách nhiệm riêng của mình và thúc bách giáo dân mọi nơi phục vụ Chúa Kitô và Giáo Hội.”
Trong lòng Giáo Hội hình như vẫn còn phảng phất sự cách biệt giữa giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân. Giáo dân được coi như là công dân hạng hai hay hạng ba. Giáo dân bị đối xử một cách không công bằng trong sứ vụ của Giáo Hội. Có nơi họ không được học tập hay mở mang kiến thức, vì sợ rằng họ sẽ hiểu biết rồi đâm ra khó bảo khó dạy, lại muốn làm thầy tu sĩ và linh mục!!! Vì thế, họ được bảo là cứ dựa cột mà nghe công dân hạng nhất phán dạy...!!! Theo quan điểm của các nghị phụ Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới qua Đức giáo hoàng Phaolô II được thể hiện trong Tông huấn “Người Kitô hữu giáo”, các các thành phần trong gia đình Hội Thánh đều có quyền bình đẳng và phẩm giá trước mặt Thiên Chúa, người giáo dân cũng được mời gọi vào làm vườn nho của Chúa. Hơn nữa, theo tinh thần của Công Đồng Vatican II, người giáo dân đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống và sứ vụ của Giáo Hội, và Công Đồng mời gọi tha thiết giáo dân dấn thân vào việc tông đồ:
“Thánh Công đồng muốn phát động mạnh mẽ hơn việc tông đồ của dân Thiên Chúa, nên chú tâm hướng về các Kitô hữu giáo dân, những người có phần riêng biệt và cần thiết trong sứ mệnh của Giáo Hội, như đã được nhắc đến trong những văn kiện khác. Bởi vì, vốn phát sinh từ ơn gọi làm Kitô hữu, việc tông đồ giáo dân không bao giờ có thể khiếm khuyết trong Giáo Hội. Trong những buổi đầu Giáo Hội, việc tông đồ này thật là hăng say và kết quả biết bao! Chính Thánh Kinh chứng minh cách phong phú điều đó (x. CvTđ 11,19-21; 18,26; Rm 16,1-16; Ph 4,3).”
Điều đáng mừng là trong những năm gần đây, tại Việt Nam người giáo dân được mời gọi tham gia vào nhiều sinh hoạt trong giáo xứ... Thế nhưng, những sinh hoạt đó cũng chỉ quanh quẩn trong khuôn viên nhà xứ như dạy giáo lý, quét sân nhà thờ, trông xe, trực văn phòng... Thiết nghĩ cần mở rộng phạm vi và nhiều hơn nữa sang một lãnh vực quan trọng nhất trong sứ vụ của Hội Thánh là đến với muôn dân: việc truyền giáo sẽ chẳng đi tới đâu nếu không có sự cộng tác của người giáo dân. Nếu người giáo dân tích cực cộng tác với hàng giáo phẩm, giáo sĩ và tu sĩ thì chắc chắn mùa gặt trong cánh đồng truyền giáo sẽ bội thu.
3. Đào tạo giáo dân làm tông đồ truyền giáo
Hiện nay người ta rất ít thấy tổ chức những khoá học đào tạo tinh thần và phương pháp cho người giáo dân truyền giáo. Một vài giáo phận đã tổ chức những khoá học về truyền giáo, nhưng cũng chỉ là bước khởi đầu giúp người giáo dân tiếp cận với Kinh Thánh. Các hội đoàn công giáo tiến hành ở Việt Nam cũng không thiếu, thế nhưng người giáo dân để làm việc truyền giáo lại hiếm hoi, nếu không muốn nói là không có. Xây một cái nhà mà cứ loay hoay làm cái mái, cái nóc mà không lo gia cố cái nền cho chắc, thì việc trang trí ở trên mái trên nóc nhà có ích chi, sụp đổ tan tành khi gặp gió nhỏ chứ chưa nói là bão to mưa lớn. Cái nền mà không chắc thì nhà làm sao đứng vững được?! Việc truyền giáo là cái nền, vì đó là sứ vụ cơ bản và ưu tiên nhất của Giáo Hội. Việc cơ bản không lo làm mà lại cứ làm ba cái việc lặt vặt đâu đâu như quét vôi, tô sơn lên tường, thử hỏi ngôi nhà Giáo Hội có vững được không? Cứ lo củng cố nội bộ trong Giáo Hội, thì càng củng cố bao nhiêu thì càng lục đục bấy nhiêu! Nội bộ lục đục thì cứ lục đục, nhưng vẫn phải ra đi truyền giáo, khi ra đi truyền giáo rồi thì ắt mình tự tốt lên, nội bộ sẽ được củng cố. Điều này được Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II dạy, nhất là trong thông điệp “Sứ vụ Đấng Cứu Thế”.
Chúng tôi đang thực hiện chương trình huấn luyện tinh thần và phương pháp cho người giáo dân để họ đi truyền giáo cho anh chị em di dân, bước đầu cho thấy là rất nhiều người hưởng ứng. Hy vọng là trong tương lai, sẽ có nhiều tông đồ giáo dân nhiệt tình đối với sứ vụ cao trọng này là đến với muôn dân để đem Tin Mừng cứu độ cho họ.
“Việc tông đồ chỉ đạt tới kết quả mỹ mãn nhờ việc huấn luyện đầy đủ và chuyên biệt. Sở dĩ đòi hỏi phải được huấn luyện chu đáo như thế không những vì người giáo dân phải tiến bộ liên tục về đời sống thiêng liêng và về giáo lý, mà họ còn phải thích nghi trong khi hoạt động với những hoàn cảnh khác biệt tùy theo thực tại, nhân sự cũng như tùy theo nhiệm vụ. Việc huấn luyện này phải dựa trên những nền tảng đã được Thánh Công đồng đề xướng và công bố trong nhiều văn kiện khác. Ngoài việc huấn luyện chung cho mọi tín hữu, còn phải có thêm lớp huấn luyện chuyên biệt cho một vài đoàn thể tông đồ có nhiều đoàn viên và hoàn cảnh khác nhau.”
Không chỉ dừng lại ở việc đào tạo họ làm tông đồ nhưng Hàng Giáo Phẩm còn có bổn phận là “phải hỗ trợ cho hoạt động tông đồ của giáo dân: đề ra những nguyên tắc và giúp các phương tiện thiêng liêng. Phải phối hợp việc tông đồ của họ để sinh ích chung cho cả Giáo Hội. Hàng Giáo Phẩm cũng phải lo cho giáo thuyết và những chỉ thị của Giáo Hội được tuân hành. Có nhiều thể thức liên lạc giữa việc tông đồ giáo dân với Hàng Giáo Phẩm tùy theo hình thức và mục tiêu của mỗi hoạt động tông đồ.”
4. Thành lập những nhóm nhỏ
Không thể cỡi ngựa xem hoa hay làm khơi khơi cho có chuyện. Cần có một hệ thống tổ chức từ cấp trên trở xuống, từ Uỷ ban Loan báo Tin mừng trực thuộc Hội đồng Giám mục cho đến từng địa phận, dòng tu. Nếu chỉ có chủ trương mà không có hành động thì chẳng đi đến đâu. Đức Giêsu chọn mười hai Tông đồ, nhưng Người sai cứ hai người làm một nhóm ra đi rao giảng. Có lẽ nên cụ thể hoá việc truyền giáo bằng những nhóm nhỏ, để thực hiện kế hoạch và mục tiêu đã đề ra. Những nhóm nhỏ phải được hướng dẫn bởi hàng giáo sĩ và tu sĩ. Những cộng đồng cơ bản đã xuất hiện trong thời Giáo Hội sơ khai, thì ngày nay cần được khuyến khích để những nhóm này phát huy hết những năng lực của họ. Đức giáo hoàng Phaolô VI trong tông huấn “Loan báo Tin Mừng” nêu lên những mặt mạnh của những cộng đoàn cơ bản này; đồng thời ngài cũng mời gọi những người hữu trách có bổn phận hỗ trợ và hướng dẫn để những nhóm nhỏ ấy không đi lạc hướng. Giáo Hội Hàn Quốc nhân rộng mô hình này để thực hiện những mục tiêu: mỗi gia đình công giáo kết bạn với một gia đình không công giáo, mỗi người công giáo kết thân với một người không công giáo... Kết quả cho thấy là công cuộc truyền giáo do người giáo dân khởi xướng bằng những nhóm cơ bản rất phát triển nơi Giáo Hội tại Hàn Quốc.
5. Phát huy những giá trị văn hoá dân tộc
Người Việt chúng ta có truyền thống tôn trọng các giá trị gia đình, đó là một nét rất gần gũi với Tin Mừng; ngoài ra còn có những đức tính khác nữa như cởi mở, chất phác, mộ đạo… đó là những cái lợi cho việc khai tâm Kitô giáo.
Dân tộc Việt có tính liên kết rất cao, đó là tính làng xã. Ngay tại nhiều giáo họ, giáo xứ hầu như toàn tòng có một số người chưa biết Chúa, thế mà qua bao nhiêu năm các giáo họ, giáo xứ đó không làm cho người ta theo đạo được lấy một người! Tính xã hội và làng xã sẽ liên kết người ta lại với nhau trong các sinh hoạt thường ngày của làng, của xã, của giáo họ và của giáo xứ. Các giáo xứ nên phát huy những đặc trưng văn hoá này để áp dụng vào việc truyền giáo. Ví dụ cụ thể, mỗi một dịp lễ lớn của giáo họ hay của giáo xứ nên mời những người ngoại đạo đó tới dự, mời tha thiết rồi đón tiếp nồng nhiệt thì chắc chắn sẽ gây nhiều ấn tượng nơi người ta.
Chúng tôi xin trích đoạn tạm kết của tác giả Nguyễn Văn Nội trong bài viết Truyền giáo tại Việt Nam – Những đặc trưng của việc truyền giáo tại Việt Nam xưa và nay để suy xét thêm:
“Nếu chúng ta quan tâm đến việc duy trì và phát huy truyền thống tốt đẹp của cha ông tổ tiên thì chúng ta sẽ quan tâm học hỏi, đào sâu, nghiên cứu thêm về những nét đặc trưng trên để phát huy chúng trong lịch sử hiện đại. Nếu chúng ta quan tâm đến duy trì và phát huy truyền thống tốt đẹp của Kitô giáo các thế kỷ đầu thì chúng ta sẽ quan tâm học hỏi, đào sâu, nghiên cứu thêm về những nét đặc trưng của các Cộng đoàn trong Công vụ Tông Đồ để phát huy trong đời sống Giáo Hội Việt Nam thế kỷ XXI. Nếu chúng ta quan tâm đến việc thực thi Công đồng Vatican II thì chúng ta cũng sẽ quan tâm đến việc học hỏi, đào sâu, nghiên cứu thêm về Giáo huấn của Công đồng để áp dụng chúng vào cơ cấu và đời sống của Giáo Hội Việt Nam.
Người ta có cảm tưởng là Giáo Hội Công Giáo Việt Nam không mấy quan tâm đến việc đọc lại lịch sử (ôn cố tri tân = ôn cũ biết mới) và cũng chẳng coi trọng việc nghiên cứu hiện tại để có thể định hướng tương lai và lên kế hoạch. Đó có thể là hệ lụy của những thập niên chiến tranh, đất nước và lòng người phân ly. Cũng có thể là kết quả của những chính sách và biện pháp hà khắc của nhà cầm quyền kể từ tháng 8.1945 đến nay. Đã có một linh mục {Vì là điều tế nhị chúng tôi xin không nêu tên vị linh mục này. Nhưng ngài là một linh mục vừa đạo đức vừa thông thái, có uy tín rất lớn trong Giáo Hội} phát biểu trong một buổi họp thu nhỏ, do Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Hòa, Giám Mục Nha Trang chủ trì (lúc đó chưa làm Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam) tại Trung Tâm Công Giáo rằng: "Người ta có cảm tưởng là Giáo Hội Việt Nam không có tư tưởng, vì bên cạnh Hội Đồng Giám Mục không có một nhóm, một ban nghiên cứu nào!" Vì thế mà đời sống Đạo và hoạt động Truyền Giáo hay Loan Báo Tin Mừng của Giáo Hội Việt Nam không đem lại những kết quả đáng ra phải có. Dân số Việt Nam đã vượt trên con số 80 triệu và chẳng bao xa sẽ đạt tới con số 100 triệu! Hiện nay tỷ lệ người Công giáo trong nước mới chỉ ở mức 6-7 %, còn xa với mức 10 % mà nhiều người ảo tưởng là đã đạt được từ mấy năm trước đây.”
6. Phối hợp và tổ chức truyền giáo
Hiện nay, để công cuộc truyền giáo khởi sắc, thiết tưởng không thể thiếu chất men. Chỉ cần một tí men cũng có thể làm cho cả khối bột dậy men. Giáo sĩ và tu sĩ được ví như là men để làm cho khối bột dậy men. Họ là linh hồn của công cuộc truyền giáo. Một mục vụ phối hợp là điều cần thiết cho Giáo Hội tại Việt Nam trong thời hiện đại này. Hiện nay hình thức phối hợp làm mục vụ thì có thấy một vài nơi, nhưng không thường xuyên, mà chỉ tập trung một vài mảng nhỏ. Nên chăng không chỉ dừng lại ở khía cạnh mục vụ, mà cần chuyển sang các mảng khác, nhất là lãnh vực truyền giáo. “Một cây làm chẳng nên non...” nếu các giáo sĩ và tu sĩ mà biết phối hợp mục vụ và truyền giáo với nhau thì hoa quả đem lại sẽ dồi dào biết bao!
“Trong mỗi giáo phận, phải hết sức liệu sao cho có những hội đồng cố vấn gồm các giáo sĩ, tu sĩ cùng cộng tác thích hợp với giáo dân để giúp cho hoạt động tông đồ của Giáo Hội hoặc trong việc rao truyền Phúc Âm và thánh hóa, hoặc trong các công cuộc từ thiện bác ái, xã hội hay các hoạt động khác. Những hội đồng cố vấn này có thể giúp phối hợp hoạt động của các hội đoàn cũng như của các công cuộc tông đồ của giáo dân đang khi vẫn tôn trọng bản chất riêng và quyền tự trị của mỗi hội đoàn. Nếu có thể, cũng nên thiết lập những hội đồng cố vấn như thế ở cấp độ giáo xứ, liên giáo xứ, liên giáo phận và ngay cả trên bình diện quốc gia hay quốc tế.”
Việc loan báo Tin Mừng cho đồng bào chưa được đề cao, điều này được chứng minh cách cụ thể là chưa có một văn phòng thường trực làm việc thường xuyên để phối hợp các thành phần lại với nhau trên phạm vi toàn quốc. Văn phòng ở đây phải hiểu là văn phòng chuyên: nhân viên chuyên nghiệp và có thẩm quyền để phối kết. Không có văn phòng này thì không thể cân đối giữa cung và cầu trong vấn đề bác ái với việc truyền giáo... Một cái trường cấp 1, 2 hoặc 3 nhỏ nhỏ đang còn có văn phòng làm việc thường xuyên; còn ở đây, truyền giáo là nhiệm vụ khẩn thiết và hàng đầu trong sứ vụ của Giáo Hội mà chưa có lấy một văn phòng điều hợp làm việc thường trực, thì phải đánh giá như thế nào đây về ý thức và cách tổ chức truyền giáo tại Việt Nam?
Tổ chức truyền giáo là một việc cần làm, nhưng ai tổ chức đây? Chẳng lẽ mạnh ai nấy làm? Hay làm cho qua chuyện? Một sự kiện nhỏ diễn ra, người ta đã phải họp lần này lượt khác, lên kế hoạch này kế hoạch kia, lập tiểu ban này tiểu ban nọ; cứ thử xem cách tổ chức Lễ Khai Mạc Năm Thánh 2010 ở Sở Kiện mà xem, có cần phải chuẩn bị không? không chuẩn bị và không tổ chức thì lễ có diễn ra tốt đẹp được không? Sắp tới đây là Đại Hội Dân Chúa rồi Bế Mạc Năm Thánh? còn việc truyền giáo là việc sống còn của Giáo Hội mà chẳng được tổ chức cho có thứ tự lớp lang và hệ thống thì lấy gì mà tốt được? Truyền giáo cần được tổ chức từ vi mô đến vĩ mô, từ gia đình cho đến giáo xứ, từ giáo xứ tới giáo hạt...
7. Định hướng truyền giáo: nên chăng?
Người ta vẫn thường nói “biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Trong tất cả các ngành nghề, làm cái gì cũng cần một định hướng rõ rệt; học sinh phổ thông chuẩn bị bước vào đời cũng cần phải hướng nghiệp nữa là!; những việc khác lại còn cần phải định hướng. Nếu không có một định hướng hay kế sách lâu dài và mạch lạc, cứ vừa làm vừa sửa, vừa làm vừa rút kinh nghiệm và vừa làm vừa phá, thì chỉ có tốn công tốn của rồi tiền mất tật lại mang!!! Công cuộc truyền giáo cũng cần định hình về mục tiêu và chiến lược, nếu không thì chẳng đi tới đâu! Người lo đi gieo, kẻ kia lo đi gặt, nhưng người thu lúa không đưa lúa vào kho mà lại đổ xuống hồ xuống ao, mất tiêu hết công sức của người gieo và người gặt. Quá trình sản xuất lúa phải đi từng bước nhịp nhàng từ khâu xuống giống, gieo giống, chăm bón rồi thu hoạch; nếu không thì sẽ chẳng có lúa gạo mà dùng.
Một người muốn xây nhà thì cũng phải trải qua từng bước từ khâu chuẩn bị xa, chuẩn bị gần cho đến khâu thực hiện dự án. Công cuộc truyền giáo cũng cần phải có một định hướng rõ ràng, như thế mới mong có hiệu quả. Tác nhân chính trong công cuộc mở mang Nước Chúa là Chúa Thánh Thần, nhưng không vì thế mà loại trừ sự cộng tác của con người. Vậy thì truyền giáo tại Việt Nam có cần định hướng không? Và định hướng như thế nào? Ai là người vạch ra định hướng, rồi ai là người thực hiện định hướng ấy?
Thay lời kết
Xin mượn lời phát biểu của ĐHY Roger Etchegaray trong Lễ Khai Mạc Năm Thánh tại Sở Kiện để khơi gợi lửa truyền giáo và nhắc nhở mỗi người tín hữu chúng ta ý thức về sứ mạng cao cả đối với Dân Tộc và Giáo Hội tại Việt Nam:
“Trên chính mảnh đất này, chính tại nơi đây, chúng ta phải hành động để đem lại niềm hy vọng, như chứng tá mà Đức Giêsu đã trình bày. Hy vọng và con đường dẫn tới hy vọng, chúng ta đã từng nói tới, từng đọc, từng viết với biết bao sức mạnh. Không có một thiên đàng dọn sẵn ở trên Trời chờ đợi chúng ta đâu. Một xã hội huynh đệ phải được thực hiện từng ngày với những con người tự do, những con người khát khao công lý và tình liên đới. Đất nước Việt Nam chúng ta đã và đang mở ra với toàn thế giới. Hôm qua, chúng ta đã cùng tham dự buổi canh thức, tôi xin hoan nghênh và khen ngợi tất cả mọi người, nhất là các bạn trẻ đã tham dự vào buổi canh thức đó. Xin chúc mừng, chúc mừng và vỗ tay để hoan hô chúc mừng! Các bạn đã tỏ ra cho chúng tôi thấy rằng các bạn không muốn lớn lên như những con người thụ động thừa hưởng, mà như những người mở rộng đôi mắt nhìn về tương lai và mở rộng bàn tay ra để nhận trách nhiệm đối với đất nước Việt Nam và Giáo Hội Việt Nam này. Con người mà sống một mình thì thuộc thành phần bất hảo – một nhà văn đã viết như vậy. Các bạn hãy dang rộng cánh tay, tất cả hãy mở rộng vòng tay của mình, trong suốt Năm Thánh này, không chỉ với những tín hữu hiện diện nơi đây nhưng với tất cả các Tu Sĩ nam nữ, các Linh Mục và tất cả các Giám Mục nữa, tất cả phải cùng hành động trong Năm Thánh này, để Giáo Hội Việt Nam trở thành Giáo Hội gần gũi với Thiên Chúa hơn, và gần gũi với mọi người hơn, không để một ai bị loại trừ. Chúng ta có thể khác biệt về tôn giáo, về ý kiến, về quan niệm, nhưng tất cả chúng ta đều là anh chị em với nhau và là con của một Cha trên Trời!”
Thiết tưởng lời phát biểu của ĐHY Roger là một lời thôi thúc cộng đoàn Kitô hữu tại Việt Nam suy nghĩ về hiện trạng truyền giáo tại Việt Nam, để có một định hướng truyền giáo cho những năm sau Năm Thánh này. Hơn bao giờ hết, có lẽ sẽ khó có dịp nào tốt hơn, Năm Thánh 2010 này là dịp để nói đến định hướng truyền giáo. Sau khi đã có định hướng thì cần bắt tay hành động ngay để có một mùa xuân sáng lên ánh hy vọng cho Đất Nước và con người dân Việt được rạng rỡ niềm tin vào ơn cứu độ, một mùa gặt thu lúa về đầy kho lẫm cho Giáo Hội tại quê hương này thêm rực màu hiệp nhất và yêu thương.
1. Sắc lệnh Tông đồ Giáo dân, 9. Xc. Vatican II, Hiến Chế tín lý về Giáo Hội, số 33tt: AAS 57 (1965), trg 39tt. - Xem thêm Hiến Chế về Phụng Vụ Thánh, số 26-40: AAS 56 (1964), trg 107-111; xc. Sắc Lệnh về Các Phương Tiện Truyền Thông Xã Hội: ASS 56 (1964), trg 145-153; xc. Sắc Lệnh về Hiệp Nhất: AAS 57 (1965), trg 90-107; xc. Sắc Lệnh về Nhiệm Vụ Mục Vụ của các Giám Mục trong Giáo Hội, số 16, 17, 18; xc. Tuyên Ngôn về Giáo Dục Kitô Giáo, số 3, 5, 7.
2. Vatican II, Apostatem Actuotatem, 1.
3. Vatican II, Apostatem Actuotatem, 1.
4. Sắc lệnh Tông đồ Giáo dân, 28.
. 5. Sắc lệnh Tông đồ Giáo dân, 24.
6. Giêrônimô Nguyễn Văn Nội, Truyền giáo tại Việt Nam – Những đặc trưng của việc truyền giáo tại Việt Nam xưa và nay; truy cập ngày 15.12.2009, http://xuanbichvietnam.wordpress.com/2008/11/20/truyen-giao-tai-viet-nam/.
7. Sắc lệnh Tông đồ Giáo dân, 26.
8. Bài phát biểu của ĐHY Roger Etchegaray trong Lễ Khai Mạc Năm Thánh tại Sở Kiện 24.11.2009; truy cập ngày 15.12.2009, http://huongvedaihoidanchua.net/tiengnoimuctu/3416.html.
Bài chia sẻ của Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh trong lễ tấn phong Phó Tế tại DCCT Sàigòn
+GM Micae Hoàng Đức Oanh
15:53 31/08/2010
Bài chia sẻ của Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh trong lễ tấn phong Phó Tế tại DCCT Sàigòn
Ngày 28/8/2010, Thánh lễ phong chức Phó tế cho 6 tân phó tế tại Dòng Chúa cứu thế Sài Gòn, 38 Kỳ Đồng do Đức Cha Micae tấn phong.
Cũng gần đây, khi phong chức linh mục tại đây, có hai vị không được nhà nước đồng ý, vì vậy có Đức cha đã ngại ngần không dám nhận phong chức dù đã nhận lời. Đức cha Micae đã phong chức cho các linh mục này. Sau đó, một số cuộc gặp gỡ của cán bộ với ngài và ngài đã có ý kiến.
Mời quý vị đọc và nghe bài chia sẻ của ĐC Micae trong lễ Tấn phong phó tế ngày 28/8/2010:
Cách đây hai tháng tôi phong chức cho 9 anh em linh mục ở đây, trong đó có hai anh em không được sự chấp thuận của ‘xã hội’. Sau đó chúng tôi có dịp gặp gỡ những vị liên hệ, hôm nay tôi cũng chia sẻ với cộng đoàn một chút không ngoài mục đích để mỗi người chúng ta ý thức rằng chúng ta có ơn gọi, có sứ mạng loan báo Tin Mừng. Khi tôi trình bày ở đây tôi trình bày với tư cách là một người công dân hết lòng với quê hương đất nước này và trong mỗi trường hợp tôi làm thì tôi đặt quyền lợi của quê hương đất nước trên tất cả. Nhưng mà tôi cũng xác tín rằng quyền lợi của quê hương đất nước cũng là quyền lợi của Giáo hội, cũng là quyền lợi của mỗi người chúng ta.
Vì thế trước và sau khi truyền chức tôi có dịp gặp gỡ và trình bày với các vị liên hệ rằng bí tích là của Hội Thánh và truyền chức Thánh cho các tiến chức bên Giáo hội Công giáo làm rất thận trọng. Sau nhiều ngày đào tạo, tìm hiểu, điều tra, tham khảo ý kiến cũng như lời cầu nguyện của không riêng một người mà của cả Hội Thánh. Vì thế khi tôi nói chuyện với cá vị liên hệ tôi cũng nói đây là điều mà cần phải tôn trọng lẫn nhau. Trong các tổ chức, có những phạm vi, lãnh vực mà chúng ta phải tôn trọng không có giơ tay dài quá đụng đến nhau. Chúng ta cần phải nói để cho mọi người hiểu và giúp cho nhau mỗi ngày hiểu nhau hơn. Nhất là trong hoàn cảnh đặc biệt rất tế nhị, nhảy cảm của Việt Nam chúng ta. Tôi nghĩ rằng mỗi chúng ta cần phải nói lên để giúp nhau ngày càng hiểu nhau và biết tôn trọng lẫn nhau có như thế thì mới có thể gọi là yêu nước, yêu đồng bào, xây dựng cách thiết thực.
Cụ thể mỗi khi gặp khó khăn tôi nhớ lại câu chuyện cổ tích mà tôi có nhiều dịp nói lên với quý vị ở trung ương cũng như địa phương trên văn bản cũng như là qua cuộc nói chuyện và qua giảng dạy. Hôm nay tôi xin chia sẻ với cộng đoàn, tôi nghĩ rằng đây là một cách để chúng ta cùng nhau suy nghĩ để làm sao để cho mọi người khi tiếp cận với chúng ta ngày càng sát gần nhau hơn để cùng xây dựng dất nước Việt Nam thân yêu chúng ta. Tôi nhớ câu chuyện cổ tích thế này: Một hôm môn đệ hỏi thầy: thưa thầy, hạnh phúc là gì? Tự do là gì? Ông thầy không trả lời. Mấy ngày sau nhà hiền sĩ gọi người đệ tử đi chơi, đến nhại mồ hôi rồi nhảy xuống khúc sông tắm. Khi đang tắm vui vẻ mát mẻ, nói chuyện trời đất mông lung. Thì ông thầy bất thình lình túm tóc của người học trò dí xuống, nó ngộp thở nó ngoi lên. Dí xuống lần thứ hai, nó ngộp thở nó ngoi lên. Ông thầy dí lần thứ ba nó gần chết, nó đạp ổng một cái. Ông thầy buông nó ra, nó ngoi lên, ông thầy hỏi: Con đã hiểu hạnh phúc là gì chưa? Tự do là gì chưa?
Và tôi nói, người có niềm tin tôn giáo cũng như anh đệ tử kia vậy. Người có niềm tin tôn giáo cũng tha thiết được sống với niềm tin của mình. Hễ ai mà ép buộc thì chịu không nổi. Ép lần thứ nhất ráng chịu. Ép lần thứ hai cũng ráng mà chịu. Ép lần thứ ba thì chúng tôi cũng phải đạp (tràng pháo tay dài). Mà khi đạp như thế thì xin đừng ai hiểu là chúng tôi phản động hay là âm mưu lật đổ chính quyền hay diễn tiến này nọ […] Không có đâu, chỉ có muốn thở (…) thôi (tràng pháo tay dài)…
Nhiều khi chúng ta không gặp gỡ nhau hay là nói xa nói gần dễ bị hiểu lầm nhau. Và khi gặp gỡ thì cứ nói thật, nói thẳng với nhau đi, nói một cách chân tình và bác ái. […] đây là một cách mình xây dựng quê hương đất nước một cách hữu hiệu, cụ thể nhất. Hôm nay tôi tới Hội dòng, tôi tới với tư cách là một người yêu đồng bào, yêu nước, yêu quê hương. Và tôi cũng cố gắng làm tất cả những gì để giúp cho mỗi người chúng ta hiểu nhau, gần gũi nhau để cùng xây dựng quê hương đất nước này. Chính vì thế, một lần nữa tôi xin cám ơn cha Giám Tỉnh, cám ơn anh chị em. Tôi tỏ bày một chút tâm với anh chị em hy vọng rằng với ơn Chúa Thánh Thần giúp đỡ, mỗi người chúng ta có thể chu toàn sứ mạng của mình một cách tốt đẹp nhất đó cũng là một cách phục vụ quê hương tốt đẹp nhất.
Cám ơn anh chị em.
+ Micae Hoàng Đức Oanh, Gm. Kontum
Ngày 28/8/2010, Thánh lễ phong chức Phó tế cho 6 tân phó tế tại Dòng Chúa cứu thế Sài Gòn, 38 Kỳ Đồng do Đức Cha Micae tấn phong.
Cũng gần đây, khi phong chức linh mục tại đây, có hai vị không được nhà nước đồng ý, vì vậy có Đức cha đã ngại ngần không dám nhận phong chức dù đã nhận lời. Đức cha Micae đã phong chức cho các linh mục này. Sau đó, một số cuộc gặp gỡ của cán bộ với ngài và ngài đã có ý kiến.
Mời quý vị đọc và nghe bài chia sẻ của ĐC Micae trong lễ Tấn phong phó tế ngày 28/8/2010:
Cách đây hai tháng tôi phong chức cho 9 anh em linh mục ở đây, trong đó có hai anh em không được sự chấp thuận của ‘xã hội’. Sau đó chúng tôi có dịp gặp gỡ những vị liên hệ, hôm nay tôi cũng chia sẻ với cộng đoàn một chút không ngoài mục đích để mỗi người chúng ta ý thức rằng chúng ta có ơn gọi, có sứ mạng loan báo Tin Mừng. Khi tôi trình bày ở đây tôi trình bày với tư cách là một người công dân hết lòng với quê hương đất nước này và trong mỗi trường hợp tôi làm thì tôi đặt quyền lợi của quê hương đất nước trên tất cả. Nhưng mà tôi cũng xác tín rằng quyền lợi của quê hương đất nước cũng là quyền lợi của Giáo hội, cũng là quyền lợi của mỗi người chúng ta.
Vì thế trước và sau khi truyền chức tôi có dịp gặp gỡ và trình bày với các vị liên hệ rằng bí tích là của Hội Thánh và truyền chức Thánh cho các tiến chức bên Giáo hội Công giáo làm rất thận trọng. Sau nhiều ngày đào tạo, tìm hiểu, điều tra, tham khảo ý kiến cũng như lời cầu nguyện của không riêng một người mà của cả Hội Thánh. Vì thế khi tôi nói chuyện với cá vị liên hệ tôi cũng nói đây là điều mà cần phải tôn trọng lẫn nhau. Trong các tổ chức, có những phạm vi, lãnh vực mà chúng ta phải tôn trọng không có giơ tay dài quá đụng đến nhau. Chúng ta cần phải nói để cho mọi người hiểu và giúp cho nhau mỗi ngày hiểu nhau hơn. Nhất là trong hoàn cảnh đặc biệt rất tế nhị, nhảy cảm của Việt Nam chúng ta. Tôi nghĩ rằng mỗi chúng ta cần phải nói lên để giúp nhau ngày càng hiểu nhau và biết tôn trọng lẫn nhau có như thế thì mới có thể gọi là yêu nước, yêu đồng bào, xây dựng cách thiết thực.
Cụ thể mỗi khi gặp khó khăn tôi nhớ lại câu chuyện cổ tích mà tôi có nhiều dịp nói lên với quý vị ở trung ương cũng như địa phương trên văn bản cũng như là qua cuộc nói chuyện và qua giảng dạy. Hôm nay tôi xin chia sẻ với cộng đoàn, tôi nghĩ rằng đây là một cách để chúng ta cùng nhau suy nghĩ để làm sao để cho mọi người khi tiếp cận với chúng ta ngày càng sát gần nhau hơn để cùng xây dựng dất nước Việt Nam thân yêu chúng ta. Tôi nhớ câu chuyện cổ tích thế này: Một hôm môn đệ hỏi thầy: thưa thầy, hạnh phúc là gì? Tự do là gì? Ông thầy không trả lời. Mấy ngày sau nhà hiền sĩ gọi người đệ tử đi chơi, đến nhại mồ hôi rồi nhảy xuống khúc sông tắm. Khi đang tắm vui vẻ mát mẻ, nói chuyện trời đất mông lung. Thì ông thầy bất thình lình túm tóc của người học trò dí xuống, nó ngộp thở nó ngoi lên. Dí xuống lần thứ hai, nó ngộp thở nó ngoi lên. Ông thầy dí lần thứ ba nó gần chết, nó đạp ổng một cái. Ông thầy buông nó ra, nó ngoi lên, ông thầy hỏi: Con đã hiểu hạnh phúc là gì chưa? Tự do là gì chưa?
Và tôi nói, người có niềm tin tôn giáo cũng như anh đệ tử kia vậy. Người có niềm tin tôn giáo cũng tha thiết được sống với niềm tin của mình. Hễ ai mà ép buộc thì chịu không nổi. Ép lần thứ nhất ráng chịu. Ép lần thứ hai cũng ráng mà chịu. Ép lần thứ ba thì chúng tôi cũng phải đạp (tràng pháo tay dài). Mà khi đạp như thế thì xin đừng ai hiểu là chúng tôi phản động hay là âm mưu lật đổ chính quyền hay diễn tiến này nọ […] Không có đâu, chỉ có muốn thở (…) thôi (tràng pháo tay dài)…
Nhiều khi chúng ta không gặp gỡ nhau hay là nói xa nói gần dễ bị hiểu lầm nhau. Và khi gặp gỡ thì cứ nói thật, nói thẳng với nhau đi, nói một cách chân tình và bác ái. […] đây là một cách mình xây dựng quê hương đất nước một cách hữu hiệu, cụ thể nhất. Hôm nay tôi tới Hội dòng, tôi tới với tư cách là một người yêu đồng bào, yêu nước, yêu quê hương. Và tôi cũng cố gắng làm tất cả những gì để giúp cho mỗi người chúng ta hiểu nhau, gần gũi nhau để cùng xây dựng quê hương đất nước này. Chính vì thế, một lần nữa tôi xin cám ơn cha Giám Tỉnh, cám ơn anh chị em. Tôi tỏ bày một chút tâm với anh chị em hy vọng rằng với ơn Chúa Thánh Thần giúp đỡ, mỗi người chúng ta có thể chu toàn sứ mạng của mình một cách tốt đẹp nhất đó cũng là một cách phục vụ quê hương tốt đẹp nhất.
Cám ơn anh chị em.
+ Micae Hoàng Đức Oanh, Gm. Kontum
Văn Hóa
Những danh hiệu của Chúa
Xuân Ly Băng
10:21 31/08/2010
“ Theo bản phân tích chủ đề trong cuốn Cộng Đồng Chung Vaticano II trang 1089”
Danh Ngài là Đức Kitô
Giêsu cứu thế là vua muôn đời
Ngài là Con Một Chúa Trời
Là Thiên Chúa thật – Ngôi Hai giáng trần
Ngài là Ánh sáng muôn dân
Là nguồn hy vọng – hoà bình của ta
Ngài là Mục tử hiền hoà
Là đầu Giáo Hội là toà Thiên ân
Là Hình ảnh Chúa vô hình
Tạo thành Vũ trụ khai sinh đất trời
Ngài là khởi thuỷ muôn loài
Trung tâm, Cùng đích muôn đời sử xanh
Là Ađam mới thật tình
Thiên Sai cứu độ chúng sinh mọi đời
Ngài là gương mẫu sáng ngời
Khiêm nhường nhịn nhục quả thời vô song
Ngài là nguyên lý hiệp thông
Dẫn đưa vạn vật về cùng Chúa Cha
Ngài là Tôi tớ Giavê
Chịu thương chịu khó trăm bề vì ta
Là Trung gian để giao hoà
Ban ơn tha thứ cho ta mọi thời
Ngài là Linh mục đời đời
Là tiên tri thật là người chứng nhân
Ngài là anh của đoàn em
Là Thầy dạy dỗ uy quyền cao minh
Ngài là mạch nước trường sinh
Bánh ban sự sống vĩnh hằng cho ta
Ngài là chính thật cây nho
Chuyển thông nhựa sống sang cho mọi người
Là triều thiên đẹp sáng ngời
Của muôn thần thánh trên trời quang vinh.
Danh Ngài là Đức Kitô
Giêsu cứu thế là vua muôn đời
Ngài là Con Một Chúa Trời
Là Thiên Chúa thật – Ngôi Hai giáng trần
Ngài là Ánh sáng muôn dân
Là nguồn hy vọng – hoà bình của ta
Ngài là Mục tử hiền hoà
Là đầu Giáo Hội là toà Thiên ân
Là Hình ảnh Chúa vô hình
Tạo thành Vũ trụ khai sinh đất trời
Ngài là khởi thuỷ muôn loài
Trung tâm, Cùng đích muôn đời sử xanh
Là Ađam mới thật tình
Thiên Sai cứu độ chúng sinh mọi đời
Ngài là gương mẫu sáng ngời
Khiêm nhường nhịn nhục quả thời vô song
Ngài là nguyên lý hiệp thông
Dẫn đưa vạn vật về cùng Chúa Cha
Ngài là Tôi tớ Giavê
Chịu thương chịu khó trăm bề vì ta
Là Trung gian để giao hoà
Ban ơn tha thứ cho ta mọi thời
Ngài là Linh mục đời đời
Là tiên tri thật là người chứng nhân
Ngài là anh của đoàn em
Là Thầy dạy dỗ uy quyền cao minh
Ngài là mạch nước trường sinh
Bánh ban sự sống vĩnh hằng cho ta
Ngài là chính thật cây nho
Chuyển thông nhựa sống sang cho mọi người
Là triều thiên đẹp sáng ngời
Của muôn thần thánh trên trời quang vinh.
Chúa Giêsu bắt đầu rao giảng
Ngô xuân Tịnh
17:03 31/08/2010
Lc 4,14-28
.
Được quyền năng Thần Khí thúc đẩy
Chúa Giêsu trở lại galilêa
Tiếng tăm lan tỏa gần xa
Hội đường Người dạy mọi nhà tôn vinh
.
Rồi Người về thành Na-da-rét
Nơi Người sinh, đậm nét thôn trang
Và ngày Sa-bát lệ thường
Người vào trong một hội đường thân yêu
.
Phần sách thánh họ kêu Người đọc
I-sai là sách được trao cho
Ngón tay quyển sách giở tờ
Gặp ngay một đoạn lời thơ chép rằng
.
Thần Khí Chúa trên tôi đang ngự
Vì dầu thánh Chúa đã xức cho
Tấn phong tôi một sứ đồ
Hồng ân trọng đại loan cho mọi người
.
Cho người nghèo tin mừng loan báo
Người lao tù công bố được tha
Người mù mắt được sáng ra
Người bị áp bức tự do trả về
.
Năm hồng ân tràn trề công bố
Trả sách cho thư ký Người ngồi
Mọi người chăm chú thử coi
Tò mò muốn biết là Người nói chi
Lời kinh thánh quý vị vừa nghe
Hôm nay đã mọi bề ứng nghiệm
Tán thành thán phục vô biên
Lời hay ý đẹp ở trên miệng Người
.
Trong đám đông tức thời bàn tán
Và râm ran lời nọ tiếng kia
Ngưòi nầy có phải ô kìa
Con Giuse thợ cạnh bìa làng sao ?
.
Họ lại còn lao nhao nhao lên tiếng
Thúc ép Người thực hiện mà rằng
Ca-pha-na-um việc lạ lùng
Làm ngay tại giữa quê hương xem nào
.
Người phiền não lên tiếng bảo họ
Không hề được hoan hô đón nhận
Các tiên tri gặp khó khăn
Là ngay chính tại quê hương của mình
.
Đây chứng minh những điều tôi nói
Hạn hán dài nạn đói xảy ra
Vào thời tiên tri Êlia
Làm cho điêu đứng nhà nhà thương đau
.
It-ra-en có nhiều bà góa
Nhưng không ai trong họ được sai
Bà góa Xe-rep-ta,Xi-don
Ông được sai đến để còn đỡ nâng
.
Thời Ê-li-sa đã từng nhắc tới
It-ra-en phong hủi cũng nhiều
Được sạch bệnh không người nào
Chỉ Na-a-man người ở vào Syri
.
Khi nghe vậy tức thì phãn nộ
Đường quanh co đưa Người lên núi
Đỉnh cao họ muốn xô Người
Người băng qua họ để rồi ra đi
.
Được quyền năng Thần Khí thúc đẩy
Chúa Giêsu trở lại galilêa
Tiếng tăm lan tỏa gần xa
Hội đường Người dạy mọi nhà tôn vinh
.
Rồi Người về thành Na-da-rét
Nơi Người sinh, đậm nét thôn trang
Và ngày Sa-bát lệ thường
Người vào trong một hội đường thân yêu
.
Phần sách thánh họ kêu Người đọc
I-sai là sách được trao cho
Ngón tay quyển sách giở tờ
Gặp ngay một đoạn lời thơ chép rằng
.
Thần Khí Chúa trên tôi đang ngự
Vì dầu thánh Chúa đã xức cho
Tấn phong tôi một sứ đồ
Hồng ân trọng đại loan cho mọi người
.
Cho người nghèo tin mừng loan báo
Người lao tù công bố được tha
Người mù mắt được sáng ra
Người bị áp bức tự do trả về
.
Năm hồng ân tràn trề công bố
Trả sách cho thư ký Người ngồi
Mọi người chăm chú thử coi
Tò mò muốn biết là Người nói chi
Lời kinh thánh quý vị vừa nghe
Hôm nay đã mọi bề ứng nghiệm
Tán thành thán phục vô biên
Lời hay ý đẹp ở trên miệng Người
.
Trong đám đông tức thời bàn tán
Và râm ran lời nọ tiếng kia
Ngưòi nầy có phải ô kìa
Con Giuse thợ cạnh bìa làng sao ?
.
Họ lại còn lao nhao nhao lên tiếng
Thúc ép Người thực hiện mà rằng
Ca-pha-na-um việc lạ lùng
Làm ngay tại giữa quê hương xem nào
.
Người phiền não lên tiếng bảo họ
Không hề được hoan hô đón nhận
Các tiên tri gặp khó khăn
Là ngay chính tại quê hương của mình
.
Đây chứng minh những điều tôi nói
Hạn hán dài nạn đói xảy ra
Vào thời tiên tri Êlia
Làm cho điêu đứng nhà nhà thương đau
.
It-ra-en có nhiều bà góa
Nhưng không ai trong họ được sai
Bà góa Xe-rep-ta,Xi-don
Ông được sai đến để còn đỡ nâng
.
Thời Ê-li-sa đã từng nhắc tới
It-ra-en phong hủi cũng nhiều
Được sạch bệnh không người nào
Chỉ Na-a-man người ở vào Syri
.
Khi nghe vậy tức thì phãn nộ
Đường quanh co đưa Người lên núi
Đỉnh cao họ muốn xô Người
Người băng qua họ để rồi ra đi
Năm học mới
Hai Tê Miệt Vườn
18:35 31/08/2010
Mùa hè nay đã đi qua,
Anh em nhận được bao la phúc lành.
Để rồi quyết chí học hành,
Một năm học mới hoàn thành chỉ tiêu.
Trí tâm chắc chắn phong nhiêu,
Chính nhờ lĩnh hội bao điều thiện chân.
Trở nên những kẻ tín thành,
Giữ gìn khai thác nén vàng được trao.
Lo gì mất mát hư hao,
Nhưng luôn sinh lợi dồi dào gấp trăm.
Bởi nhờ luôn biết chuyên chăm,
Chu toàn nhiệm vụ suốt năm học hành.
Cuối đời sẽ được chung phần,
Vinh quang phúc lộc trong thành Thiên Cung.
“Hỡi đầy tớ tài giỏi và trung thành! Được giao ít mà anh đã trung thành, thì tôi sẽ giao nhiều cho anh. Hãy vào mà hưởng niềm vui của chủ anh”. (Mt 2521).
Thánh Lễ khai giảng năm học mới 2010 – 2011.
Học viện Phanxicô Thủ Đức
Anh em nhận được bao la phúc lành.
Để rồi quyết chí học hành,
Một năm học mới hoàn thành chỉ tiêu.
Trí tâm chắc chắn phong nhiêu,
Chính nhờ lĩnh hội bao điều thiện chân.
Trở nên những kẻ tín thành,
Giữ gìn khai thác nén vàng được trao.
Lo gì mất mát hư hao,
Nhưng luôn sinh lợi dồi dào gấp trăm.
Bởi nhờ luôn biết chuyên chăm,
Chu toàn nhiệm vụ suốt năm học hành.
Cuối đời sẽ được chung phần,
Vinh quang phúc lộc trong thành Thiên Cung.
“Hỡi đầy tớ tài giỏi và trung thành! Được giao ít mà anh đã trung thành, thì tôi sẽ giao nhiều cho anh. Hãy vào mà hưởng niềm vui của chủ anh”. (Mt 2521).
Thánh Lễ khai giảng năm học mới 2010 – 2011.
Học viện Phanxicô Thủ Đức
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Chuồn Chuồn
Joseph Ngọc Phạm
22:08 31/08/2010
CHUỒN CHUỒN
Ảnh của Joseph Ngọc Phạm
Chuồn chuồn có cánh thì bay
Có thằng cu Tý thò tay bắt chuồn.
(Ca dao)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền