Phụng Vụ - Mục Vụ
Thánh Lễ Chúa Nhật 22 Quanh Năm 30/8/2020 dành cho những người không thể đến nhà thờ
VietCatholic Network
00:00 31/08/2020
Bài Ðọc I: Gr 20, 10-13
"Người đã cứu thoát mạng sống người bất hạnh khỏi tay kẻ dữ".
Trích sách Tiên tri Giêrêmia.
Ta đã nghe nhiều người thoá mạ và chế nhạo rằng: "Người này gieo khủng bố khắp nơi: Hãy tố cáo nó, chúng ta hãy tố cáo nó". Tất cả bạn hữu tôi rình tôi vấp ngã mà nói rằng: "Ước gì nó bị lừa dối để chúng ta thắng nó và sẽ trả thù nó". Nhưng Chúa ở cùng tôi như người lính chiến hùng dũng; vì thế, những kẻ bắt bớ tôi sẽ ngã quỵ và kiệt sức: Chúng sẽ thất bại bẽ bàng, chuốc lấy sự hổ nhục muôn đời, không bao giờ quên được. Còn Chúa, lạy Chúa các đạo binh, Ðấng xét xử người công chính, thấu suốt tâm can, lạy Chúa, ước gì con sẽ được thấy Chúa trả thù nó cho con, vì con đã tỏ bày công việc con cho Chúa. Hãy hát mừng Chúa, hãy ca tụng Chúa, vì Người đã cứu thoát mạng sống người bất hạnh khỏi tay kẻ dữ.
Ðó là lời Chúa.
Đáp Ca: Tv 68, 8-10. 14 và 17. 33-35
Ðáp: Lạy Chúa, xin nhậm lời con theo lượng cả đức từ bi (c. 14c).
Xướng: Sở dĩ vì Chúa mà con chịu nhục, và thẹn thò làm nhơ nhuốc mặt con. Con bị những người anh em coi như khách lạ, bị những người cùng con một mẹ xem như kẻ ngoại lai. Sự nhiệt tâm lo việc nhà Chúa khiến con mòn mỏi, điều tủi nhục người ta nhục mạ Chúa đổ trên mình con. - Ðáp.
Xướng: Nhưng, lạy Chúa, con dâng lời nguyện cầu lên Chúa, ôi Thiên Chúa, đây là lúc biểu lộ tình thương. Xin nhậm lời con theo lượng cả đức từ bi, theo ơn phù trợ trung thành của Chúa. Lạy Chúa, xin nhậm lời con vì lòng khoan nhân trắc ẩn, theo lượng cả đức từ bi xin nhìn đến tấm thân con. - Ðáp.
Xướng: Các bạn khiêm cung, hãy nhìn coi và hoan hỉ, các bạn tìm kiếm Chúa, lòng các bạn hãy hồi sinh: vì Chúa nghe những người cơ khổ, và không chê bỏ con dân Người bị bắt cầm tù. Hãy ngợi khen Chúa, hỡi trời và đất, biển khơi và muôn vật sống động bên trong. - Ðáp.
Bài Ðọc II: Rm 5, 12-15
"Không phải như tội phạm thế nào, thì ơn ban cũng thế ấy đâu".
Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Rôma.
Anh em thân mến, cũng như do một người mà tội lỗi đã nhập vào thế gian, và do tội lỗi mà có sự chết, và thế là sự chết đã truyền tới mọi người, vì lẽ rằng mọi người đã phạm tội. Trước khi có lề luật, đã có tội trên thế gian; nhưng tội không bị bắt lỗi, khi không có lề luật. Nhưng từ Ađam cho đến Môsê, sự chết ngự trị cả trên những kẻ không phạm tội giống như sự lỗi phạm của Ađam, hình ảnh của người đến sau.
Nhưng không phải như tội phạm thế nào, thì ơn ban cũng thế ấy đâu, vì nếu do tội của một người mà nhiều người phải chết, thì ơn nghĩa của Thiên Chúa và ân huệ ban do ơn một người là Ðức Giêsu Kitô, làm cho nhiều người được ơn dư đầy hơn bội phần.
Ðó là lời Chúa.
Alleluia: Ga 17, 17b và a
Alleluia, alleluia! - Chúa phán: "Lời Cha là chân lý; xin hãy thánh hoá chúng trong sự thật". - Alleluia.
Phúc Âm: Mt 10, 26-33
"Các con đừng sợ những kẻ giết được thân xác".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các Tông đồ rằng: "Các con đừng sợ những người đó, vì không có gì che giấu mà không bị thố lộ; và không có gì kín nhiệm mà không hề hay biết. Ðiều Thầy nói với các con trong bóng tối, hãy nói nơi ánh sáng; và điều các con nghe rỉ tai, hãy rao giảng trên mái nhà.
"Các con đừng sợ những kẻ giết được thân xác, nhưng không thể giết được linh hồn: Các con hãy sợ Ðấng có thể ném cả xác lẫn hồn xuống địa ngục. Nào người ta không bán hai chim sẻ với một đồng tiền đó sao? Thế mà không con nào rơi xuống đất mà Cha các con không biết đến. Phần các con, tóc trên đầu các con đã được đếm cả rồi. Vậy các con đừng sợ: các con còn đáng giá hơn chim sẻ bội phần.
"Vậy ai tuyên xưng Thầy trước mặt người đời, thì Thầy sẽ tuyên xưng nó trước mặt Cha Thầy, là Ðấng ngự trên trời. Còn ai chối Thầy trước mặt người đời, thì Thầy sẽ chối nó trước mặt Cha Thầy, là Ðấng ngự trên trời".
Ðó là lời Chúa.
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:12 31/08/2020
14. Có thể xác tín là khi gặp đau khổ, hoặc là do lòng nhân từ của Chúa, hoặc là do tự con người mà chịu nhẫn nhục một ngày thì có thể so với mười năm tự làm công việc khổ nhọc, công lao càng nhiều thì càng được Chúa yêu mến.
(Thánh Francis de Sales)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:19 31/08/2020
20. HỒ ĐỒ ĐƯỢC TUYỂN
Chính trị của triều đình rối ren, thái giám nắm quyền lớn. Một hôm, tên thái giám A Sửu một chữ bẻ đôi cũng không biết, đi đến công đường của sứ bộ, gặp lúc đang thi tuyển để chọn các quan sứ.
Người xướng tên đọc tên một người họ Hùng tên Công Luận, a Sửu xua tay nói:
- “Công luận giống như hôm nay thật khó hình dung.”
Người xướng tên lại đọc thêm một người họ Hình tên Đạo Học, a Sửu lại nhíu mày nói:
- “Đạo học như ngày nay thì hành cũng không thông.”
Lại xướng tên một người họ Hà tên Đồ, a Sửu gật đầu liên tiếp tán thành nói:
- “Hồ đồ như ngày nay thì được.”
Thế là Hà Đồ được trúng tuyển làm quan.
(Nhã Ngược)
Suy tư 20:
Không có gì khổ tâm khổ trí cho bằng để người ngu một chữ bẻ đôi cũng không biết lãnh đạo dẫn dắt, không có gì tủi nhục cho bằng những người học hành hết sách hết vỡ lại để cho đứa không biết đọc chữ i chữ tờ đè đầu đè cổ, bởi vì đó chính là cái tụt dốc, đi thụt lùi trước đà tiến của văn minh khoa học...
Người lãnh đạo có học mà không có đạo đức thì tập thể trở thành những công cụ cho tham vọng cá nhân; một tập thể được lãnh đạo bởi người không biết chữ, thì tập thể trở thành nơi đày ải của mỗi thành viên, bởi vì họ không biết chìa khóa để mở cửa ra bên ngoài ở đâu cả !
Người Kitô hữu dù học cao hay ít học đều luôn cậy vào ơn Chúa Thánh Thần để chu toàn bổn phận của mình, để biết giới hạn của mình đến đâu mà hoàn thành nhiệm vụ đã được giao phó, cho nên, họ sẽ khiêm tốn nhận lãnh trách nhiệm với sự phó thác cho Thiên Chúa, hoặc khiêm tốn từ chối với tất cả lòng biết ơn sâu xa mà cộng đoàn tin tưởng nơi họ.
A Sửu là một thái giám không biết chữ nhưng lại có quyền hành vì thời thế nhiễu nhương, nhưng người Ki-tô hữu không vì thời thế rối ren mà đòi làm giám mục hoặc làm cha sở...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Chính trị của triều đình rối ren, thái giám nắm quyền lớn. Một hôm, tên thái giám A Sửu một chữ bẻ đôi cũng không biết, đi đến công đường của sứ bộ, gặp lúc đang thi tuyển để chọn các quan sứ.
Người xướng tên đọc tên một người họ Hùng tên Công Luận, a Sửu xua tay nói:
- “Công luận giống như hôm nay thật khó hình dung.”
Người xướng tên lại đọc thêm một người họ Hình tên Đạo Học, a Sửu lại nhíu mày nói:
- “Đạo học như ngày nay thì hành cũng không thông.”
Lại xướng tên một người họ Hà tên Đồ, a Sửu gật đầu liên tiếp tán thành nói:
- “Hồ đồ như ngày nay thì được.”
Thế là Hà Đồ được trúng tuyển làm quan.
(Nhã Ngược)
Suy tư 20:
Không có gì khổ tâm khổ trí cho bằng để người ngu một chữ bẻ đôi cũng không biết lãnh đạo dẫn dắt, không có gì tủi nhục cho bằng những người học hành hết sách hết vỡ lại để cho đứa không biết đọc chữ i chữ tờ đè đầu đè cổ, bởi vì đó chính là cái tụt dốc, đi thụt lùi trước đà tiến của văn minh khoa học...
Người lãnh đạo có học mà không có đạo đức thì tập thể trở thành những công cụ cho tham vọng cá nhân; một tập thể được lãnh đạo bởi người không biết chữ, thì tập thể trở thành nơi đày ải của mỗi thành viên, bởi vì họ không biết chìa khóa để mở cửa ra bên ngoài ở đâu cả !
Người Kitô hữu dù học cao hay ít học đều luôn cậy vào ơn Chúa Thánh Thần để chu toàn bổn phận của mình, để biết giới hạn của mình đến đâu mà hoàn thành nhiệm vụ đã được giao phó, cho nên, họ sẽ khiêm tốn nhận lãnh trách nhiệm với sự phó thác cho Thiên Chúa, hoặc khiêm tốn từ chối với tất cả lòng biết ơn sâu xa mà cộng đoàn tin tưởng nơi họ.
A Sửu là một thái giám không biết chữ nhưng lại có quyền hành vì thời thế nhiễu nhương, nhưng người Ki-tô hữu không vì thời thế rối ren mà đòi làm giám mục hoặc làm cha sở...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Washington Examiner: Joe Biden từng làm mọi cách ngăn không cho người Việt tị nạn được vào Mỹ
Đặng Tự Do
01:19 31/08/2020
Biden khét tiếng là người hay thay đổi lập trường. Trước đây, ông ta đã ủng hộ Tu chính án Hyde, bằng cách bỏ phiếu tán thành và công khai viết ra trong tác phẩm của mình và trong các bài phát biểu, trong suốt hơn bốn thập kỷ. Nhưng ông ta đã đảo ngược quan điểm của mình vào tháng 6 năm 2019, chỉ một ngày sau khi tái khẳng định sự ủng hộ của mình đối với Tu chính án Hyde. Chính bà Harris đã nhanh chóng chỉ ra điều này trong các cuộc tranh luận nhằm tranh quyền được đề cử ứng viên tổng thống của đảng Dân Chủ.
Phóng viên Jerry Dunleavy của tờ Washington Examiner, chỉ ra thêm một ví dụ khác về thói thay đổi lập trường như chong chóng của ông Joe Biden. Bài viết này có liên hệ đến người tị nạn Việt Nam nên xin được dịch toàn bộ để rộng đường dư luận.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
“The US has no obligation”: Biden fought to keep Vietnamese refugees out of the US
Jerry Dunleavy
Washington Examiner
Joe Biden, ứng viên tổng thống hàng đầu của đảng Dân chủ vào 2020 và là người ủng hộ việc nhập cư quy mô lớn, đã từng cố gắng ngăn chặn cuộc di tản của hàng chục ngàn người tị nạn miền Nam Việt Nam, là những người đã giúp đỡ Hoa Kỳ trong Chiến tranh Việt Nam.
Quan điểm của ông lúc đó hoàn toàn trái ngược với quan điểm của ông hiện nay, gần 30 năm sau, đối với các thông dịch viên người Iraq và Afghanistan, là những người đã từng làm việc với các lực lượng Hoa Kỳ. “Chúng ta nợ những người này, ” cố vấn chính sách đối ngoại hàng đầu của ông lúc đó là Tony Blinken đã nói như trên vào năm 2012. “Chúng ta mắc nợ những người này. Họ liều mạng sống của mình cho Hoa Kỳ.”
Biden đã nói vào năm 2015 rằng việc ngăn cản người tị nạn Syria vào Mỹ sẽ là một chiến thắng cho bọn khủng bố Hồi Giáo IS và đã tweet vào năm 2017 rằng “chúng ta phải bảo vệ, hỗ trợ và chào đón những người tị nạn” để duy trì lời hứa của Mỹ.
Khi miền Nam Việt Nam sụp đổ vào cuối Chiến tranh Việt Nam, tức là vào mùa xuân năm 1975, Tổng thống Gerald Ford và chính phủ Hoa Kỳ đã tiến hành di tản hàng nghìn gia đình Nam Việt Nam là những người đã hỗ trợ Hoa Kỳ trong suốt cuộc chiến. Tiếng nói hàng đầu trong Thượng viện phản đối nỗ lực giải cứu này khi đó là của Thượng nghị sĩ Joe Biden.
Hàng trăm ngàn đồng minh của Nam Việt Nam có nguy cơ bị Cộng sản truy kích, nhưng Biden nhấn mạnh rằng “Hoa Kỳ không có nghĩa vụ phải sơ tán dù một hay 100, 001 người dân Nam Việt Nam.”
Tháng 4 năm 1975, tổng thống Ford lập luận rằng, khi những người lính Mỹ cuối cùng đã rút khỏi Việt Nam, Mỹ cũng nên sơ tán những người miền Nam Việt Nam đã giúp đỡ Mỹ trong cuộc chiến tranh.
“Hoa Kỳ đã có một truyền thống lâu đời là mở cửa cho những người nhập cư của tất cả các nước... Và chúng ta đã luôn luôn là một quốc gia nhân đạo, ” tổng thống Ford nói. “Chúng tôi thấy rằng một số người miền Nam Việt Nam đã rất trung thành với Hoa Kỳ và xứng đáng có cơ hội được sống trong tự do.”
Nhưng Biden phản đối và đòi triệu tập một cuộc họp giữa tổng thống và Ủy ban Đối ngoại Thượng viện để ông ta lên tiếng phản đối yêu cầu tài trợ của tổng thống Ford cho những nỗ lực này. Ngoại trưởng Henry Kissinger, người chủ trì cuộc họp, nói với các thượng nghị sĩ rằng “tổng danh sách những người bị nguy hiểm đến tính mạng ở Việt Nam là hơn một triệu người” và “danh sách không thể giảm bớt hơn được nữa là 174, 000 người”.
Biden nói rằng các đồng minh của Hoa Kỳ không nên được giải cứu: “Chúng ta nên tập trung vào việc rút quân [quân đội Hoa Kỳ]. Đưa người Việt Nam ra ngoài và viện trợ quân sự cho Chính phủ Việt Nam [chính phủ Nam Việt Nam] là hai chuyện hoàn toàn khác nhau.”
Kissinger nói rằng có “những người Việt Nam mà chúng ta có nghĩa vụ đối với họ, ” nhưng Biden bác bỏ: “Tôi sẽ bỏ phiếu cho bất kỳ số tiền nào để rút người Mỹ ra. Tôi không muốn điều này lẫn lộn với việc đưa người Việt Nam ra ngoài.”
Tổng thống Ford rất khó chịu trước phản ứng của Biden, ông tin rằng việc không di tản những người miền Nam Việt Nam sẽ là một sự phản bội các giá trị của Mỹ: “Chúng ta đã từng mở cửa cho người Hung Gia Lợi … Truyền thống của chúng ta là chào đón những người bị áp bức. Tôi không nghĩ những người này phải bị phân biệt đối xử so với những người khác như người Hung Gia Lợi, người Cuba, người Do Thái từ Liên Sô.”
Với tỷ số 14 trên 3, Ủy ban Đối ngoại Thượng viện khuyến nghị rằng dự luật này nên được toàn thể Thượng viện thông qua. Biden là một trong ba thượng nghị sĩ trong ủy ban đã bỏ phiếu chống. Với tỷ số 46-17, các tham dự viên cuộc họp đã đề nghị rằng biên bản của cuộc họp cũng nên được chuyển giao cho Thượng viện. Biden lại bỏ phiếu chống lại điều này.
Sài Gòn thất thủ vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, và hàng trăm ngàn người miền Nam Việt Nam không chạy thoát khỏi đất nước cuối cùng đã bị đưa vào các trại cải tạo, nơi họ thường xuyên bị ngược đãi, tra tấn hoặc bị giết hại.
Julia Taft, người đứng đầu Lực lượng Đặc nhiệm Liên Cơ Quan của Hoa Kỳ về Tái định cư Người tị nạn Đông Dương năm 1975, nói với NPR vào năm 2007 rằng những người tị nạn đáng lẽ phải được giúp đỡ. “Ý tôi là, họ đã làm việc với chúng ta, ” cô nói. “Họ đã từng là các thông dịch viên. Họ đã từng là các nhân viên. Họ là một phần của quân đội Nam Việt Nam, là đồng minh, và chỉ là nạn nhân chung của toàn bộ sự hỗn loạn.”
Bất chấp sự phản đối từ Biden và các đảng viên Dân chủ hàng đầu khác vào thời điểm đó, quân đội Hoa Kỳ đã sơ tán hơn 130, 000 người tị nạn Việt Nam ngay sau khi miền Nam Việt Nam sụp đổ, và hàng trăm ngàn người khác đã được tái định cư tại Hoa Kỳ trong những năm tiếp theo.
Một trong những người tị nạn đó là Quang Phạm, người đã viết cuốn tự truyện năm 2010, “A Sense of Duty: Our Journey from Vietnam to America” – “Một Ý Thức Về Nghĩa Vụ: Cuộc Hành Trình Của Chúng Tôi Từ Việt Nam Sang Mỹ”, kể về cuộc vượt ngục sang Mỹ năm 1975 ở tuổi lên 10 cùng mẹ và ba chị em gái, 11 tuổi, 6, và 2 tuổi. Cha anh, một quân nhân trong quân đội miền Nam Việt Nam, đã không thoát được ra ngoài cùng với họ và đã phải trải qua hơn một thập kỷ lao tù trong các trại cải tạo trước khi đến được Hoa Kỳ vào năm 1992.
Phát biểu với Washington Examiner, Phạm ca ngợi tổng thống Ford đã cứu những người tị nạn Việt Nam như gia đình của anh và chỉ trích các đảng viên Dân chủ như Biden vì đã cố gắng ngăn cản họ. Anh nói: “Khi đó chúng tôi cần giúp đỡ, tôi nhớ ai đã giúp chúng tôi - và ai không.”
Phạm, lớn lên ở Hoa Kỳ, gia nhập Thủy quân lục chiến và phục vụ trong Chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ nhất, cho biết, “ Những người tị nạn Việt Nam từ năm 1975 đã nhận được rất nhiều sự trợ giúp từ những người Mỹ sống gần các trại tị nạn và từ các cựu chiến binh đã tham chiến tại Việt Nam, những người cảm thấy họ có nghĩa vụ giúp chúng tôi. Và tôi biết ơn vì điều đó.”
“Khi bạn nhìn vào những người ủng hộ lớn nhất cho người tị nạn Việt Nam, đó chắc chắn không phải là Thượng nghị sĩ Biden, ” Phạm nói. “Những người mong muốn chúng tôi không nhất thiết phải là những người anh trông cậy được - sự cởi mở không đến từ các đảng viên Đảng Dân chủ.”
Đề cập đến Biden, Phạm nói, “Anh phải nhìn vào chính sách đối ngoại và lòng nhân đạo. Cuộc khủng hoảng người tị nạn ở Việt Nam là một vấn đề lớn vào năm 1975. Ngay cả khi bạn phản đối chiến tranh, tại sao bạn không ủng hộ người tị nạn? Tại sao bạn không hỗ trợ các gia đình và phụ nữ và trẻ em đang cố gắng trốn thoát? ”
“Nếu chúng ta tham gia vào các cuộc chiến tranh, sẽ có người tị nạn... Vì vậy, chúng ta cần suy nghĩ về nghĩa vụ đạo đức của chúng ta đối với những người không phải là người Mỹ, đặc biệt là đối với các đồng minh của chúng ta, ” Phạm nói.
Khi được hỏi liệu anh có nghĩ là công bằng khi đánh giá Biden dựa trên những hành động của ông ta mãi tận năm 1975 hay không, Phạm trả lời: “Là một ứng cử viên Tổng thống, đó là một phần trong hồ sơ của ông ta, giống như mọi thứ khác.”
Source:Washington Examiner“The US has no obligation”: Biden fought to keep Vietnamese refugees out of the US
Phóng viên Jerry Dunleavy của tờ Washington Examiner, chỉ ra thêm một ví dụ khác về thói thay đổi lập trường như chong chóng của ông Joe Biden. Bài viết này có liên hệ đến người tị nạn Việt Nam nên xin được dịch toàn bộ để rộng đường dư luận.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
“The US has no obligation”: Biden fought to keep Vietnamese refugees out of the US
Jerry Dunleavy
Washington Examiner
“Mỹ không có nghĩa vụ”: Biden đã đấu tranh để ngăn không cho người Việt tị nạn được vào Mỹ
Joe Biden, ứng viên tổng thống hàng đầu của đảng Dân chủ vào 2020 và là người ủng hộ việc nhập cư quy mô lớn, đã từng cố gắng ngăn chặn cuộc di tản của hàng chục ngàn người tị nạn miền Nam Việt Nam, là những người đã giúp đỡ Hoa Kỳ trong Chiến tranh Việt Nam.
Trong tư cách là một thượng nghị sĩ, và sau này là phó tổng thống, ông Joe Biden hiện 76 tuổi [vào thời điểm 2019], đã nhất mực cho rằng Hoa Kỳ “không có nghĩa vụ, đạo đức hay bất cứ khía cạnh nào khác, phải sơ tán công dân nước ngoài, ” trong khi bác bỏ những lo lắng về sự an toàn của họ khi Quân đội Bắc Việt và Việt Cộng đang tràn về phía nam hướng về Sài Gòn vào năm 1975.
Quan điểm của ông lúc đó hoàn toàn trái ngược với quan điểm của ông hiện nay, gần 30 năm sau, đối với các thông dịch viên người Iraq và Afghanistan, là những người đã từng làm việc với các lực lượng Hoa Kỳ. “Chúng ta nợ những người này, ” cố vấn chính sách đối ngoại hàng đầu của ông lúc đó là Tony Blinken đã nói như trên vào năm 2012. “Chúng ta mắc nợ những người này. Họ liều mạng sống của mình cho Hoa Kỳ.”
Biden đã nói vào năm 2015 rằng việc ngăn cản người tị nạn Syria vào Mỹ sẽ là một chiến thắng cho bọn khủng bố Hồi Giáo IS và đã tweet vào năm 2017 rằng “chúng ta phải bảo vệ, hỗ trợ và chào đón những người tị nạn” để duy trì lời hứa của Mỹ.
Khi miền Nam Việt Nam sụp đổ vào cuối Chiến tranh Việt Nam, tức là vào mùa xuân năm 1975, Tổng thống Gerald Ford và chính phủ Hoa Kỳ đã tiến hành di tản hàng nghìn gia đình Nam Việt Nam là những người đã hỗ trợ Hoa Kỳ trong suốt cuộc chiến. Tiếng nói hàng đầu trong Thượng viện phản đối nỗ lực giải cứu này khi đó là của Thượng nghị sĩ Joe Biden.
Hàng trăm ngàn đồng minh của Nam Việt Nam có nguy cơ bị Cộng sản truy kích, nhưng Biden nhấn mạnh rằng “Hoa Kỳ không có nghĩa vụ phải sơ tán dù một hay 100, 001 người dân Nam Việt Nam.”
Tháng 4 năm 1975, tổng thống Ford lập luận rằng, khi những người lính Mỹ cuối cùng đã rút khỏi Việt Nam, Mỹ cũng nên sơ tán những người miền Nam Việt Nam đã giúp đỡ Mỹ trong cuộc chiến tranh.
“Hoa Kỳ đã có một truyền thống lâu đời là mở cửa cho những người nhập cư của tất cả các nước... Và chúng ta đã luôn luôn là một quốc gia nhân đạo, ” tổng thống Ford nói. “Chúng tôi thấy rằng một số người miền Nam Việt Nam đã rất trung thành với Hoa Kỳ và xứng đáng có cơ hội được sống trong tự do.”
Nhưng Biden phản đối và đòi triệu tập một cuộc họp giữa tổng thống và Ủy ban Đối ngoại Thượng viện để ông ta lên tiếng phản đối yêu cầu tài trợ của tổng thống Ford cho những nỗ lực này. Ngoại trưởng Henry Kissinger, người chủ trì cuộc họp, nói với các thượng nghị sĩ rằng “tổng danh sách những người bị nguy hiểm đến tính mạng ở Việt Nam là hơn một triệu người” và “danh sách không thể giảm bớt hơn được nữa là 174, 000 người”.
Biden nói rằng các đồng minh của Hoa Kỳ không nên được giải cứu: “Chúng ta nên tập trung vào việc rút quân [quân đội Hoa Kỳ]. Đưa người Việt Nam ra ngoài và viện trợ quân sự cho Chính phủ Việt Nam [chính phủ Nam Việt Nam] là hai chuyện hoàn toàn khác nhau.”
Kissinger nói rằng có “những người Việt Nam mà chúng ta có nghĩa vụ đối với họ, ” nhưng Biden bác bỏ: “Tôi sẽ bỏ phiếu cho bất kỳ số tiền nào để rút người Mỹ ra. Tôi không muốn điều này lẫn lộn với việc đưa người Việt Nam ra ngoài.”
Tổng thống Ford rất khó chịu trước phản ứng của Biden, ông tin rằng việc không di tản những người miền Nam Việt Nam sẽ là một sự phản bội các giá trị của Mỹ: “Chúng ta đã từng mở cửa cho người Hung Gia Lợi … Truyền thống của chúng ta là chào đón những người bị áp bức. Tôi không nghĩ những người này phải bị phân biệt đối xử so với những người khác như người Hung Gia Lợi, người Cuba, người Do Thái từ Liên Sô.”
Với tỷ số 14 trên 3, Ủy ban Đối ngoại Thượng viện khuyến nghị rằng dự luật này nên được toàn thể Thượng viện thông qua. Biden là một trong ba thượng nghị sĩ trong ủy ban đã bỏ phiếu chống. Với tỷ số 46-17, các tham dự viên cuộc họp đã đề nghị rằng biên bản của cuộc họp cũng nên được chuyển giao cho Thượng viện. Biden lại bỏ phiếu chống lại điều này.
Sài Gòn thất thủ vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, và hàng trăm ngàn người miền Nam Việt Nam không chạy thoát khỏi đất nước cuối cùng đã bị đưa vào các trại cải tạo, nơi họ thường xuyên bị ngược đãi, tra tấn hoặc bị giết hại.
Julia Taft, người đứng đầu Lực lượng Đặc nhiệm Liên Cơ Quan của Hoa Kỳ về Tái định cư Người tị nạn Đông Dương năm 1975, nói với NPR vào năm 2007 rằng những người tị nạn đáng lẽ phải được giúp đỡ. “Ý tôi là, họ đã làm việc với chúng ta, ” cô nói. “Họ đã từng là các thông dịch viên. Họ đã từng là các nhân viên. Họ là một phần của quân đội Nam Việt Nam, là đồng minh, và chỉ là nạn nhân chung của toàn bộ sự hỗn loạn.”
Bất chấp sự phản đối từ Biden và các đảng viên Dân chủ hàng đầu khác vào thời điểm đó, quân đội Hoa Kỳ đã sơ tán hơn 130, 000 người tị nạn Việt Nam ngay sau khi miền Nam Việt Nam sụp đổ, và hàng trăm ngàn người khác đã được tái định cư tại Hoa Kỳ trong những năm tiếp theo.
Một trong những người tị nạn đó là Quang Phạm, người đã viết cuốn tự truyện năm 2010, “A Sense of Duty: Our Journey from Vietnam to America” – “Một Ý Thức Về Nghĩa Vụ: Cuộc Hành Trình Của Chúng Tôi Từ Việt Nam Sang Mỹ”, kể về cuộc vượt ngục sang Mỹ năm 1975 ở tuổi lên 10 cùng mẹ và ba chị em gái, 11 tuổi, 6, và 2 tuổi. Cha anh, một quân nhân trong quân đội miền Nam Việt Nam, đã không thoát được ra ngoài cùng với họ và đã phải trải qua hơn một thập kỷ lao tù trong các trại cải tạo trước khi đến được Hoa Kỳ vào năm 1992.
Phát biểu với Washington Examiner, Phạm ca ngợi tổng thống Ford đã cứu những người tị nạn Việt Nam như gia đình của anh và chỉ trích các đảng viên Dân chủ như Biden vì đã cố gắng ngăn cản họ. Anh nói: “Khi đó chúng tôi cần giúp đỡ, tôi nhớ ai đã giúp chúng tôi - và ai không.”
Phạm, lớn lên ở Hoa Kỳ, gia nhập Thủy quân lục chiến và phục vụ trong Chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ nhất, cho biết, “ Những người tị nạn Việt Nam từ năm 1975 đã nhận được rất nhiều sự trợ giúp từ những người Mỹ sống gần các trại tị nạn và từ các cựu chiến binh đã tham chiến tại Việt Nam, những người cảm thấy họ có nghĩa vụ giúp chúng tôi. Và tôi biết ơn vì điều đó.”
“Khi bạn nhìn vào những người ủng hộ lớn nhất cho người tị nạn Việt Nam, đó chắc chắn không phải là Thượng nghị sĩ Biden, ” Phạm nói. “Những người mong muốn chúng tôi không nhất thiết phải là những người anh trông cậy được - sự cởi mở không đến từ các đảng viên Đảng Dân chủ.”
Đề cập đến Biden, Phạm nói, “Anh phải nhìn vào chính sách đối ngoại và lòng nhân đạo. Cuộc khủng hoảng người tị nạn ở Việt Nam là một vấn đề lớn vào năm 1975. Ngay cả khi bạn phản đối chiến tranh, tại sao bạn không ủng hộ người tị nạn? Tại sao bạn không hỗ trợ các gia đình và phụ nữ và trẻ em đang cố gắng trốn thoát? ”
“Nếu chúng ta tham gia vào các cuộc chiến tranh, sẽ có người tị nạn... Vì vậy, chúng ta cần suy nghĩ về nghĩa vụ đạo đức của chúng ta đối với những người không phải là người Mỹ, đặc biệt là đối với các đồng minh của chúng ta, ” Phạm nói.
Khi được hỏi liệu anh có nghĩ là công bằng khi đánh giá Biden dựa trên những hành động của ông ta mãi tận năm 1975 hay không, Phạm trả lời: “Là một ứng cử viên Tổng thống, đó là một phần trong hồ sơ của ông ta, giống như mọi thứ khác.”
Source:Washington Examiner
10 khoảng khắc gây ấn tượng mạnh cho người Công Giáo trong Đại Hội Đảng Cộng Hòa 2020
Đặng Tự Do
16:07 31/08/2020
Đảng Cộng Hòa đã kết thúc đại hội năm 2020, với việc Tổng thống Donald Trump chính thức chấp nhận đề cử của đảng ra tranh cử nhiệm kỳ thứ hai.
Dưới đây là 10 câu chuyện nổi bật đáng kinh ngạc từ cuộc gặp gỡ phò sinh, ủng hộ tự do tôn giáo, ủng hộ nước Mỹ trong bốn ngày:
1) Câu chuyện thứ nhất là của Abby Johnson, cựu giám đốc một trong các trung tâm phá thai lớn nhất của Planned Parenthood, là người đã chia tay gã khổng lồ phá thai vào năm 2009. Cô cũng là người sáng lập “And Then There Were None” – nghĩa là “Và Rồi Chẳng Còn Gì”, một tổ chức đã giúp 600 người thoát khỏi ngành công nghiệp phá thai.
“Đối với hầu hết mọi người, phá thai là điều trừu tượng. Họ không thể hiểu được sự man rợ, ” Johnson nói. “ Đối với tôi, phá thai là rất thật. Tôi biết phá thai nghe như thế nào, tôi biết phá thai có mùi gì. Bạn có biết phá thai có mùi không? Tôi biết điều đó.”
“Tôi ủng hộ Tổng thống Trump vì ông ấy đã làm được nhiều điều cho thai nhi hơn bất kỳ tổng thống nào khác, ” cô nói.
“Trong tháng đầu tiên nắm quyền, ông đã cấm không được dùng quỹ liên bang tài trợ cho các nhóm y tế toàn cầu hoạt động để khuyến khích phá thai, ”
“Cùng năm đó, ông ấy đã lật ngược quy tắc Obama-Biden cho phép chính phủ trợ cấp phá thai. Ông đã bổ nhiệm một số lượng kỷ lục các thẩm phán ủng hộ sự sống, bao gồm hai thẩm phán Tòa án Tối cao, và quan trọng là ông đã công bố một quy tắc mới bảo vệ quyền của các nhân viên chăm sóc sức khỏe phản đối việc phá thai, nhiều người trong số họ làm việc với tôi hàng ngày.”
“Cuộc bầu cử này là một sự lựa chọn giữa hai nhà hoạt động cực đoan, một kẻ chống lại sự sống và vị tổng thống phò sự sống nhất mà chúng ta có cho đến nay.”
2) Câu chuyện thứ hai của Nữ tu Dede Byrne, trước đây là đại tá Quân Y Quân Đội Hoa Kỳ, và bây giờ là nữ tu trong tu hội Những Tôi Tớ Khiêm Hạ Của Thánh Tâm Chúa Giêsu Và Mẹ Maria.
Sơ Dede Byrne nói:
“Là một thầy thuốc, tôi có thể nói không chút do dự: Cuộc sống bắt đầu từ lúc thụ thai. Mặc dù những gì tôi phải nói ra có thể là khó nghe đối với một số người, nhưng tôi đang nói điều đó bởi vì tôi không chỉ ủng hộ cuộc sống mà thôi, nhưng tôi còn ủng hộ cuộc sống vĩnh cửu. Tôi muốn tất cả chúng ta sẽ cùng nhau lên thiên đường vào một ngày nào đó. Điều đó dẫn tôi đến lý do tại sao tôi ở đây ngày hôm nay.
Donald Trump là tổng thống ủng hộ cuộc sống hăng hái nhất mà quốc gia này từng có cho đến nay, và ông bảo vệ cuộc sống ở mọi giai đoạn. Niềm tin của ông vào sự thánh thiện của cuộc sống vượt quá biên giới chính trị.
Tổng thống Trump sẽ đứng lên chống lại Biden-Harris, là những ứng cử viên chống lại chính nghĩa phò sinh hung hăng nhất từ trước đến nay, là những kẻ thậm chí ủng hộ sự khủng khiếp của việc phá thai muộn và giết cả các thai nhi đã chào đời.
Vì lòng dũng cảm và niềm tin của ông, Tổng thống Trump đã nhận được sự ủng hộ của cộng đồng phò sinh Hoa Kỳ. Hơn nữa, ông được những người có niềm tin tôn giáo trên toàn quốc đứng đằng sau ông. Thưa tổng thống, ngài sẽ thấy chúng tôi ở đây với vũ khí chúng tôi lựa chọn là chuỗi tràng hạt. Cảm ơn ngài, thưa Tổng thống, tất cả chúng tôi đang cầu nguyện cho ngài.
3) Câu chuyện thứ ba là của Nick Sandmann, một thiếu niên đã từng bị các cơ quan truyền thông chuyên nghiệp vu cáo và đã buộc được CNN và Washington Post bồi thường cho cậu hàng trăm triệu Mỹ Kim. Chỉ riêng tờ Washington Post đã bị cậu kiện đòi 250 triệu.
Nick Sandmann đã xuất hiện trong Hội nghị Quốc gia của Đảng Cộng Hòa để trình bày về sự liều lĩnh của các phương tiện truyền thông chính thống khi tường thuật chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Trump.
“Bây giờ nhìn lại, làm sao tôi có thể tưởng tượng được rằng hành động đơn giản đội một chiếc mũ đỏ phò sinh lại gây ra sự căm ghét từ cánh tả và biến mình trở thành mục tiêu của các mạng lưới tin tức trên mạng và truyền hình cáp trên toàn quốc? ” Sandmann hỏi.
“Cuộc sống của tôi đã thay đổi mãi mãi ở khoảnh khắc đó. Bộ máy chiến tranh đầy đủ của các phương tiện truyền thông chính mạch đã chuyển sang chế độ tấn công.”
“Ngày nay, sự thật không quan trọng đối với các phương tiện truyền thông chính mạch. Cổ vũ cho những câu chuyện bài Kitô Giáo, chống bảo thủ, chống Donald Trump là tất cả những gì quan trọng đối với họ.”
Cậu cảnh cáo các cơ quan truyền thông là hãy chuẩn bị móc túi ra bồi thường tiếp:
“Nếu việc đẩy mạnh câu chuyện của họ nhằm hủy hoại danh tiếng và tương lai của một thiếu niên đến từ Covington, Kentucky kết thúc ra sao, thì lần này sẽ diễn ra như thế.”
“Và tôi biết bạn sẽ đồng ý với tôi khi chúng ta nói rằng không ai ở đất nước này là nạn nhân của việc đưa tin không công bằng trên phương tiện truyền thông nhiều hơn Tổng thống Donald Trump. Vào tháng 11, tôi tin rằng đất nước này phải đoàn kết xung quanh một tổng thống kêu gọi các phương tiện truyền thông phải trung thực, và từ chối để họ tái tạo ra những tiểu thuyết giả tưởng thay vì báo cáo sự thật.”
Sandmann kết luận nhận xét của mình bằng cách tuyên bố, “một điều nữa: hãy làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại” và đội chiếc mũ đỏ nổi tiếng hiện nay.
4) Câu chuyện thứ tư là của Ứng cử viên Quốc hội Madison Cawthorn, một thanh niên 25 tuổi bị liệt từ thắt lưng trở xuống sau một vụ tai nạn xe hơi thảm khốc, khiến người xem choáng váng khi anh đứng dậy khỏi xe lăn để đọc lại Lời tuyên thệ trung thành.
“Ở quảng trường thị tứ mới này, bạn không cần phải xin lỗi vì niềm tin của mình, hay thu mình lại trước một đám đông cuồng loạn. Bạn hãy quỳ gối trước Chúa và đứng thẳng người ủng hộ lá cờ của chúng ta, ” Cawthorn nói.
“Tôi nói với những người Mỹ yêu mến đất nước của chúng ta, từ trẻ đến già, hãy là những người cấp tiến cho tự do. Hãy là những người cấp tiến cho tự do. Và hãy là một người cấp tiến cho nền cộng hòa mà chúng ta xiển dương”. Chàng trai trẻ nói, tự đứng thẳng dậy từ chiếc xe lăn tuyên bố hùng hồn: “Một quốc gia, dưới quyền của Chúa, với quyền tự do và công lý cho tất cả mọi người.”
5) Câu chuyện thứ năm là của huấn luyện viên bóng đá huyền thoại của Đại Học Notre Dame, Lou Holtz.
Ông nói rằng “Biden-Harris là chiến dịch ủng hộ việc phá thai tàn bạo nhất trong lịch sử” và Joe Biden là một người “chỉ lạm dụng danh nghĩa Công Giáo” miệng nói Amen trong khi lại vận động phá thai đến tận thời kỳ cuối, thậm chí ngay cả lúc thai nhi chào đời.
Ông khẳng định rằng “không ai ủng hộ mạnh mẽ hơn cho thai nhi” so với Tổng thống Donald Trump, và đó là một trong những lý do quan trọng khiến Tổng thống Trump nhận được sự tin tưởng của ông.
“ Bạn có thể tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra với chúng ta nếu Tổng thống Trump không xuất hiện vào năm 2016 để tranh cử tổng thống? “ Huấn luyện viên nổi tiếng hỏi. “ Tôi rất vui vì anh ấy đã xuất hiện.”
“Tôi khuyến khích tất cả những ai yêu mến đất nước này - những người yêu thương nước Mỹ và người Mỹ - hãy bước ra trong tháng mười một này để bầu cho Tổng thống Trump.”
6) Câu chuyện thứ sáu là của cựu cầu thủ Liên Đoàn Túc Cầu Quốc Gia Jack Brewer.
Anh bắt đầu bằng cách tuyên bố: “Tôi là một đảng viên Đảng Dân chủ suốt đời, nhưng tôi ủng hộ Donald Trump.”
“Hội nghị Quốc gia của Đảng Cộng Hòa này đánh dấu thời điểm kỷ niệm lịch sử của chúng ta. Đảng Cộng hòa là đảng giải phóng nô lệ và là đảng đưa những người nam nữ da đen đầu tiên vào Quốc hội. Đó là đảng của Frederick Douglass và Abraham Lincoln và bây giờ là của Tim Scott, ” Brewer nói. Tim Scott là thượng nghị sĩ Nam Carolina.
“Tổng thống của chúng ta đã có những bước tiến đáng kinh ngạc trong việc chấm dứt các nhà giam chật hẹp và cung cấp cho các cơ hội chưa từng có cho người da đen ở Mỹ được thăng tiến.”
Brewer kết luận bằng cách diễn giải lời hứa thương xót của Thiên Chúa trong sách Sử Biên Niên Thứ Hai chương 7, câu 14.
“Nếu dân Ta, dân vốn kêu cầu Danh Ta, mà biết hạ mình xuống khẩn nguyện và tìm kiếm Nhan Ta, từ bỏ những con đường xấu xa mà trở lại, thì Ta, từ trời, Ta sẽ nghe và thứ tha tội lỗi nó và sẽ phục hưng xứ sở của nó.”
Anh nói: “Nước Mỹ, hãy để cuộc bầu cử này là một lời kêu gọi đối với tất cả con Dân Chúa, những người được Danh Ngài kêu gọi, hãy hạ mình xuống và cùng nhau cầu nguyện, tìm kiếm Thiên Nhan Ngài, và từ bỏ những đường lối gian ác của chúng ta. Sau đó, Ngài sẽ nghe chúng ta từ trên trời, và Ngài sẽ tha tội cho chúng ta và Ngài sẽ chữa lành vùng đất của chúng ta.”
7) Câu chuyện thứ bẩy là của nhà hoạt động nhân quyền Trần Quang Thành (Chen Guangcheng - 陈光诚).
Luật sư Thành nổi tiếng với công việc đấu tranh chống lại việc cưỡng bức phá thai theo chính sách một con của Trung Quốc, đã phải đối mặt với nhiều năm bách hại của bọn cầm quyền trước khi trốn đến Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Bắc Kinh vào tháng 4 năm 2012. Sau một tháng đàm phán căng thẳng, cuối cùng Luật sư Thành đã được phép rời Trung Quốc và bay đến Mỹ, nơi anh đã sống kể từ đó.
Trong bài phát biểu tại Hội nghị Quốc gia của Đảng Cộng hòa, Luật sư Thành đã công kích “chính sách xoa dịu” của các chính quyền cũ - bao gồm cả Obama và Biden, mà anh cho rằng đã “cho phép Đảng Cộng sản Trung Quốc thâm nhập và ăn mòn các khía cạnh khác nhau của cộng đồng toàn cầu”.
Luật sư Thành ca ngợi tổng thống Trump đã dẫn đầu cuộc chiến “ngăn chặn sự xâm lược của Trung Quốc” và kêu gọi người Mỹ “ủng hộ, bỏ phiếu và chiến đấu cho Tổng thống Trump vì lợi ích của thế giới.”
Luật sư Thành gọi là Đảng Cộng sản Trung Quốc “kẻ thù của nhân loại”, và cảnh báo rằng chế độ độc tài này “đang đe dọa hạnh phúc của thế giới”.
Nhắc đến tổng thống Trump, Luật sư Thành nói thêm rằng “đại dịch coronavirus, bắt nguồn từ Trung Quốc - và được che đậy bởi Đảng Cộng sản Trung Quốc - đã gây ra cái chết hàng loạt và biến động xã hội trên toàn thế giới.”
“Hoa Kỳ phải sử dụng giá trị của tự do, dân chủ và nhà nước pháp quyền để tập hợp một liên minh các quốc gia dân chủ nhằm ngăn chặn sự xâm lăng của Trung Cộng.”
“Tổng thống Trump đã dẫn đầu về điều này, và chúng tôi cần các quốc gia khác tham gia cùng ông ấy trong cuộc chiến này, một cuộc chiến vì tương lai của chúng ta. Đứng lên đấu tranh chống lại bất công không dễ dàng, tôi biết điều đó. Tổng thống Trump cũng vậy, nhưng ông ấy đã thể hiện sự dũng cảm để lãnh đạo cuộc chiến đó.”
Nhà hoạt động nhân quyền nhấn mạnh: “Chúng ta cần ủng hộ, bỏ phiếu và đấu tranh cho Tổng thống Trump vì lợi ích của thế giới.”
8) Câu chuyện thứ tám là của Ann Dorn, góa phụ của đại úy cảnh sát người Mỹ gốc Phi đã nghỉ hưu David Dorn, là người đã bị giết khi cố gắng bảo vệ cửa hàng của một người bạn giữa các cuộc biểu tình bạo lực và cướp bóc ở St. Louis vào tháng 6.
Bà đã cầu xin sự hàn gắn chủng tộc trong nước mắt.
“Tôi hồi tưởng lại nỗi kinh hoàng đó trong tâm trí mình mỗi ngày, ” Ann Dorn nói. “Tôi hy vọng rằng việc các bạn sống lại nỗi kinh hoàng đó với tôi bây giờ sẽ giúp lay chuyển đất nước này khỏi cơn ác mộng mà chúng ta đang chứng kiến ở các thành phố của chúng ta và mang lại sự thay đổi tích cực, và hòa bình.”
“Làm thế nào mà chúng ta ra nôn nỗi này? Phải chăng vì quá nhiều người trẻ vô tâm và thờ ơ với cuộc sống của con người? Đây không phải là một trò chơi điện tử mà bạn có thể phạm phải tình trạng lộn xộn và sau đó nhấn nút reset và đưa tất cả các nhân vật trở lại cuộc sống. Dave sẽ không bao giờ trở lại. Anh ta đã bị sát hại bởi những người không quen biết, và không quan tâm đến sự thật rằng anh ta sẽ làm bất cứ điều gì để giúp họ.”
“Bạo lực và phá hoại không phải là hình thức phản đối hợp pháp. Chúng không bảo vệ cuộc sống của người da đen. Chúng chỉ phá hủy cuộc sống của họ, ” cô nói tiếp. “Chúng ta không thể hàn gắn giữa sự tàn phá và hỗn loạn. “
“Tổng thống Trump biết rằng chúng ta cần nhiều Davids hơn trong cộng đồng của mình, chứ không phải ít hơn. Chúng ta cần đến với nhau trong hòa bình và nhớ rằng cuộc sống nào cũng quý giá”.
9) Câu chuyện thứ chín là của Tổng thống Donald Trump, khi chấp nhận sự đề cử của Đảng Cộng hòa ra tranh cử nhiệm kỳ thứ hai.
Ông nói “Bất chấp tất cả sự vĩ đại của chúng ta với tư cách là một quốc gia, mọi thứ chúng ta đạt được hiện đang gặp nguy hiểm.”
“Đây là cuộc bầu cử quan trọng nhất trong lịch sử của đất nước chúng ta, ” tổng thống tuyên bố trong tiếng vỗ tay như sấm rền.
Ông nhấn mạnh rằng:
“Đây là cuộc bầu cử quan trọng nhất trong lịch sử của đất nước chúng ta. Chưa bao giờ có sự khác biệt giữa hai đảng, hoặc hai cá nhân, về hệ tư tưởng, triết học hay tầm nhìn như lúc này.”
“Lá phiếu của các bạn sẽ quyết định liệu chúng ta có bảo vệ những người Mỹ tuân thủ luật pháp hay chúng ta trao quyền thống trị tự do cho những kẻ bạo lực vô chính phủ, những kẻ kích động và tội phạm đe dọa công dân của chúng ta.
Và cuộc bầu cử này sẽ quyết định liệu chúng ta sẽ bảo vệ lối sống của người Mỹ, hay chúng ta lại cho phép một phong trào cấp tiến hoàn toàn phá bỏ và phá hủy nó.”
10) Bài Ave Maria
Hội nghị Quốc gia của Đảng Cộng hòa đã kết thúc với điều mà một nhà bình luận đã gọi là “khoảnh khắc Công Giáo nhất trong lịch sử Hoa Kỳ” qua màn trình diễn bài “Ave Maria”, tức là kinh “Kính mừng Maria”, được phổ thành nhạc.
Ca sĩ Opera Christopher Macchio đã đưa ra một bản trình diễn tuyệt đẹp bài hát này, là ca khúc được các tín hữu Công Giáo yêu mến, từ ban công Phòng Xanh của Tòa Bạch Ốc sau bài phát biểu nhận đề cử của Tổng thống Donald Trump, qua đó ông phân tích tình hình quốc gia và quốc tế, và chính thức chấp nhận sự đề cử của đảng Cộng Hòa để tái tranh cử.
Sau khi hát lời cầu nguyện với Đức Mẹ, Macchio đã mời gia đình tổng thống Trump và các vị khách đang tụ tập trên bãi cỏ phía nam của Tòa Bạch Ốc cùng hát bài “God Bless America” và bài “America the Beautiful” nghĩa là “Thiên Chúa chúc phúc cho Hoa Kỳ” và “Hoa kỳ xinh đẹp”.
Tiến sĩ Taylor Marshall, một tác giả Công Giáo nhận định:
“Thiên Chúa sẽ tôn vinh những ai tôn kính Ngài (và những ai tôn kính Mẹ của Thiên Chúa)”
“Đây là thời điểm Công Giáo nhất trong lịch sử nước Mỹ, ” bình luận viên Công Giáo John Zmirak tuyên bố.
“Bằng mọi cách, chúng ta hãy kêu gọi sự giúp đỡ của Mẹ Chúa Giêsu trong việc bảo vệ đất nước và con cháu của chúng ta khỏi những kẻ coi việc phá thai là quyền ‘thiêng liêng’”.
“Cuộc bầu cử này rõ ràng hơn bao giờ, ” ông nói thêm.
Source:Lifesite News
CNN tìm cách xuyên tạc diễn từ của nữ tu Deirde Byrne
Đặng Tự Do
16:34 31/08/2020
Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, cho biết CNN đã phát sóng bằng tiếng Tây Ban Nha diễn từ của nữ tu Deirde Byrne, nguyên là Đại Tá Quân Y trong quân đội Hoa Kỳ trước khi bước vào đời sống tu trì. Trong chương trình phát hình của CNN, từ phò sinh, tiếng Anh là “pro-life” đã bị cố ý dịch sang tiếng Tây Ban Nha là “anti-aborto” nghĩa là “chống phá thai”. Đây là một động thái khiến người ta phải đặt ra câu hỏi về sự liêm chính của CNN.
Trong diễn từ vào ngày 26 tháng 8 tại Đại hội Toàn quốc của Đảng Cộng hòa, Sơ Deirde Byrne đã sử dụng cụm từ “phò sinh” ba lần: một lần để nói đến bản thân, một lần ám chỉ Tổng thống Donald Trump, và một lần để nói đến cộng đồng phò sinh tại Hoa Kỳ.
Trong cả ba trường hợp, mạng tin tức CNN en Español đã dịch cụm từ này là “anti-aborto” nghĩa là “chống phá thai”.
“Pro-vida” là một cụm từ tiếng Tây Ban Nha thường được sử dụng để dịch cụm từ “pro-life” trong tiếng Anh. Những người ủng hộ cụm từ này nói rằng “phò sinh” gợi lên một cam kết rộng rãi đối với phẩm giá của cuộc sống con người, còn cụm từ “chống phá thai” là một cách diễn đạt tương đối giản lược không truyền đạt cùng một ý nghĩa, và nhằm mục đích kích động sự căm ghét của các thành phần phò phá thai đối với diễn giả.
Việc sử dụng cụm từ “anti-aborto” thay vì “pro-vida” để dịch cụm từ “pro-life” của sơ Byrne đã gây ra sự thất vọng từ một số người ủng hộ cuộc sống nói tiếng Tây Ban Nha.
“Bài phát biểu của nữ tu Deirdre Byrne trong Hội nghị Quốc gia của Đảng Cộng hòa đã chỉ ra tầm quan trọng của việc phải có một lập trường phò sinh rõ ràng từ quan điểm khoa học, đức tin và tình nhân loại nói chung, ” Marcial Padilla, giám đốc của tổ chức ủng hộ cuộc sống Mexico Concience và Participación, nói CNA.
“CNN en Español đã quyết định tự làm nhục mình, và không có sự lịch sự tối thiểu để dịch những lời của sơ Deirdre một cách chính xác. Tôi hy vọng sự gian trá của CNN được các cử tri ghi nhận. Họ nên biết rằng CNN không phải là nguồn thông tin khách quan. Thật không may, các phương tiện truyền thông lớn trên thế giới đang trở thành những người đưa tin kém khách quan hơn và ngày càng trở thành các nhà vận động chính trị chống lại quyền sống, ” Padilla nói thêm.
Bác sĩ María Denisse Santos người Mexico của Coalición de Líderes Provida nói với CNA rằng “nói rằng chúng tôi là những người ‘phò sinh’ là nói sự thật, bởi vì chúng tôi thực sự đang bảo vệ quyền sống của những thai nhi bé nhỏ. Cố gắng che giấu sự thật đó bằng cách gọi chúng tôi là ‘chống phá thai’, như CNN en Español đã làm với bài phát biểu của nữ tu Byrne, đã vạch trần thực tế là họ sợ phải thừa nhận rằng ‘phò lựa chọn’ là ủng hộ cái chết của một ai đó”
“Nhưng sự thật cuối cùng sẽ sáng tỏ, rằng chúng ta ủng hộ cuộc sống và ủng hộ cuộc sống vĩnh cửu, ” Santos nói.
Source:Catholic News AgencyIn Sr. Deirdre Byrne RNC speech, CNN translates ‘pro-life’ as ‘anti-abortion’
Trong diễn từ vào ngày 26 tháng 8 tại Đại hội Toàn quốc của Đảng Cộng hòa, Sơ Deirde Byrne đã sử dụng cụm từ “phò sinh” ba lần: một lần để nói đến bản thân, một lần ám chỉ Tổng thống Donald Trump, và một lần để nói đến cộng đồng phò sinh tại Hoa Kỳ.
Trong cả ba trường hợp, mạng tin tức CNN en Español đã dịch cụm từ này là “anti-aborto” nghĩa là “chống phá thai”.
“Pro-vida” là một cụm từ tiếng Tây Ban Nha thường được sử dụng để dịch cụm từ “pro-life” trong tiếng Anh. Những người ủng hộ cụm từ này nói rằng “phò sinh” gợi lên một cam kết rộng rãi đối với phẩm giá của cuộc sống con người, còn cụm từ “chống phá thai” là một cách diễn đạt tương đối giản lược không truyền đạt cùng một ý nghĩa, và nhằm mục đích kích động sự căm ghét của các thành phần phò phá thai đối với diễn giả.
Việc sử dụng cụm từ “anti-aborto” thay vì “pro-vida” để dịch cụm từ “pro-life” của sơ Byrne đã gây ra sự thất vọng từ một số người ủng hộ cuộc sống nói tiếng Tây Ban Nha.
“Bài phát biểu của nữ tu Deirdre Byrne trong Hội nghị Quốc gia của Đảng Cộng hòa đã chỉ ra tầm quan trọng của việc phải có một lập trường phò sinh rõ ràng từ quan điểm khoa học, đức tin và tình nhân loại nói chung, ” Marcial Padilla, giám đốc của tổ chức ủng hộ cuộc sống Mexico Concience và Participación, nói CNA.
“CNN en Español đã quyết định tự làm nhục mình, và không có sự lịch sự tối thiểu để dịch những lời của sơ Deirdre một cách chính xác. Tôi hy vọng sự gian trá của CNN được các cử tri ghi nhận. Họ nên biết rằng CNN không phải là nguồn thông tin khách quan. Thật không may, các phương tiện truyền thông lớn trên thế giới đang trở thành những người đưa tin kém khách quan hơn và ngày càng trở thành các nhà vận động chính trị chống lại quyền sống, ” Padilla nói thêm.
Bác sĩ María Denisse Santos người Mexico của Coalición de Líderes Provida nói với CNA rằng “nói rằng chúng tôi là những người ‘phò sinh’ là nói sự thật, bởi vì chúng tôi thực sự đang bảo vệ quyền sống của những thai nhi bé nhỏ. Cố gắng che giấu sự thật đó bằng cách gọi chúng tôi là ‘chống phá thai’, như CNN en Español đã làm với bài phát biểu của nữ tu Byrne, đã vạch trần thực tế là họ sợ phải thừa nhận rằng ‘phò lựa chọn’ là ủng hộ cái chết của một ai đó”
“Nhưng sự thật cuối cùng sẽ sáng tỏ, rằng chúng ta ủng hộ cuộc sống và ủng hộ cuộc sống vĩnh cửu, ” Santos nói.
Source:Catholic News Agency
Lính biên phòng ngăn không cho Đức Tổng Giám Mục Tadeusz Kondrusiewicz trở lại Belarus
Đặng Tự Do
18:20 31/08/2020
Đức Tổng Giám Mục Tadeusz Kondrusiewicz đã đến Ba Lan để thi hành một công vụ nhưng khi ngài quay trở lại Belarus vào hôm thứ Hai 31 tháng 8, lực lượng biên phòng đã chặn không cho ngài nhập cảnh vào Belarus.
Đức Tổng Giám Mục Tadeusz Kondrusiewicz là người gốc Ba Lan nhưng gia đình đã sinh sống tại thành phố Odelsk của Belarus, và ngài đã chào đời tại đây ngày 3 tháng Giêng, 1946. Chính vì thế, ngài có quyền công dân Belarus.
Đức Tổng Giám Mục Tadeusz Kondrusiewicz đã từng được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm làm Giám Quản Tông Tòa tổng giáo phận Minsk của Belarus vào năm 1989.
Ngày 13 tháng Tư, 1991, sau khi Liên Sô sụp đổ, vị Thánh Giáo Hoàng Ba Lan đã thành lập 2 miền Giám Quản Tông Tòa Nga Âu và Siberia tại Nga. Đức Cha Tadeusz Kondrusiewicz được bổ nhiệm làm Giám Quản Tông Tòa Nga Âu.
Ngày 11 tháng Hai, 2002, Đức Gioan Phaolô II chia hai miền Giám Quản Tông Tòa này thành 4 giáo phận. Đức Cha Tadeusz Kondrusiewicz được bổ nhiệm làm Tổng Giám Mục tổng giáo phận Mẹ Thiên Chúa tại Mạc Tư Khoa. Đức Tổng Giám Mục Tadeusz Kondrusiewicz đã làm chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Nga trong hai nhiệm kỳ từ 1999 đến 2005.
Trong một chuyến trở về từ Ba Lan, Nga đã không cho ngài nhập cảnh vào nước này vào năm 2005. Sau một thời gian giằng co, trong đó Nga nhất định không gia hạn thị thực nhập cảnh, ngày 21 tháng 9, 2007, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đành phải bổ nhiệm ngài làm Tổng Giám Mục Minsk-Mohilev của Belarus.
Chiêu không cho nhập cảnh này của Belarus chắc do Nga chỉ bảo nhưng nó vô lý vì ngài là công dân của Belarus.
Đức Cha Yuri Kasabutsky, một Giám Mục Phụ Tá tại tổng giáo phận Minsk-Mohilev, nói rằng Đức Tổng Giám Mục Kondrusiewicz đang trở về sau một chuyến công tác thì bị ngăn cản khi ngài tìm cách vào Belarus tại ngã tư giữa làng Kuźnica của Ba Lan và làng Bruzgi của Belarus.
“Bộ đội biên của Cộng hòa Belarus từ chối không cho người đứng đầu hàng giáo phẩm Công Giáo Belarus trở lại đất nước mà không giải thích gì cả, ” Đức Cha Kasabutsky nói.
Người Công Giáo là cộng đồng tôn giáo lớn thứ hai ở Belarus sau Chính thống giáo, và chiếm khoảng 15% dân số.
Trong một tuyên bố được đưa ra sau đó vào hôm thứ Hai, Đức Cha Kasabutsky kêu gọi người Công Giáo Belarus cầu nguyện cho Đức Tổng Giám Mục Kondrusiewicz.
Ngài yêu cầu các linh mục cử hành thánh lễ cho Belarus, Giáo hội và vị tổng giám mục. Ngài mời gọi giáo dân tham dự Thánh lễ và chầu Mình Thánh Chúa, cũng như lần hạt Mân Côi và làm các việc kính Lòng Chúa Thương Xót.
Căng thẳng giữa chế độ độc tài Lukaschenko và Ðức Tổng Giám Mục Tadeusz Kondrusiewicz đã diễn ra sau cuộc bầu cử gian lận hôm Chúa Nhật 9 tháng 8. Biểu tình đã nổ ra và tên độc tài Lukaschenko đã ra tay đàn áp thẳng tay.
Làn sóng phản đối tổng thống Lukaschenko tại Belarus vẫn còn tiếp tục diễn ra, với các cuộc biểu tình cả hơn 200, 000 người tham dự, tại thủ đô Minsk để đòi tự do, vì dân chúng tin rằng đã có sự gian lận trong cuộc bỏ phiếu để ông đắc cử tổng thống lần thứ sáu, với hơn 80% số phiếu.
Ðức Tổng Giám Mục Tadeusz Kondrusiewicz, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Belarus, đã xin gặp Bộ trưởng nội vụ Belarus, ông Yuri Karaev, để nói chuyện về vấn đề những người biểu tình bị bắt trong những ngày qua.
Ðức Tổng Giám Mục cũng xin chính phủ nước này cho các linh mục Công Giáo được viếng thăm những người bị giam giữ vì biểu tình, sau cuộc bầu cử tổng thống Lukaschenko, và trợ giúp họ nhất là về phương diện tinh thần. Ðức Tổng Giám Mục xin chính quyền trả tự ngay cho họ.
Trong khi chờ đợi chính quyền Belarus đáp ứng các yêu cầu của ngài, Đức Tổng Giám Mục đứng lặng lẽ trước các nhà tù lần chuỗi cầu nguyện cho những người bị bắt.
Trong thánh lễ Chúa nhật 16 tháng 8 năm 2020, tại giáo phận Wizebsk ở miền bắc Belarus, Ðức Tổng Giám Mục Kondrusiewicz nói về “đại dịch gian dối” đất nước này đang trải qua và nói: “Tự do của chúng ta đang bị đe dọa, đất nước chúng ta bị phân rẽ. Chúng ta muốn một nước Belarus mới, một nước dựa trên các giá trị Kitô”.
Source:Catholic News AgencyBorder guards stop Catholic archbishop from returning to Belarus
Đức Tổng Giám Mục Tadeusz Kondrusiewicz là người gốc Ba Lan nhưng gia đình đã sinh sống tại thành phố Odelsk của Belarus, và ngài đã chào đời tại đây ngày 3 tháng Giêng, 1946. Chính vì thế, ngài có quyền công dân Belarus.
Đức Tổng Giám Mục Tadeusz Kondrusiewicz đã từng được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm làm Giám Quản Tông Tòa tổng giáo phận Minsk của Belarus vào năm 1989.
Ngày 13 tháng Tư, 1991, sau khi Liên Sô sụp đổ, vị Thánh Giáo Hoàng Ba Lan đã thành lập 2 miền Giám Quản Tông Tòa Nga Âu và Siberia tại Nga. Đức Cha Tadeusz Kondrusiewicz được bổ nhiệm làm Giám Quản Tông Tòa Nga Âu.
Ngày 11 tháng Hai, 2002, Đức Gioan Phaolô II chia hai miền Giám Quản Tông Tòa này thành 4 giáo phận. Đức Cha Tadeusz Kondrusiewicz được bổ nhiệm làm Tổng Giám Mục tổng giáo phận Mẹ Thiên Chúa tại Mạc Tư Khoa. Đức Tổng Giám Mục Tadeusz Kondrusiewicz đã làm chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Nga trong hai nhiệm kỳ từ 1999 đến 2005.
Trong một chuyến trở về từ Ba Lan, Nga đã không cho ngài nhập cảnh vào nước này vào năm 2005. Sau một thời gian giằng co, trong đó Nga nhất định không gia hạn thị thực nhập cảnh, ngày 21 tháng 9, 2007, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đành phải bổ nhiệm ngài làm Tổng Giám Mục Minsk-Mohilev của Belarus.
Chiêu không cho nhập cảnh này của Belarus chắc do Nga chỉ bảo nhưng nó vô lý vì ngài là công dân của Belarus.
Đức Cha Yuri Kasabutsky, một Giám Mục Phụ Tá tại tổng giáo phận Minsk-Mohilev, nói rằng Đức Tổng Giám Mục Kondrusiewicz đang trở về sau một chuyến công tác thì bị ngăn cản khi ngài tìm cách vào Belarus tại ngã tư giữa làng Kuźnica của Ba Lan và làng Bruzgi của Belarus.
“Bộ đội biên của Cộng hòa Belarus từ chối không cho người đứng đầu hàng giáo phẩm Công Giáo Belarus trở lại đất nước mà không giải thích gì cả, ” Đức Cha Kasabutsky nói.
Người Công Giáo là cộng đồng tôn giáo lớn thứ hai ở Belarus sau Chính thống giáo, và chiếm khoảng 15% dân số.
Trong một tuyên bố được đưa ra sau đó vào hôm thứ Hai, Đức Cha Kasabutsky kêu gọi người Công Giáo Belarus cầu nguyện cho Đức Tổng Giám Mục Kondrusiewicz.
Ngài yêu cầu các linh mục cử hành thánh lễ cho Belarus, Giáo hội và vị tổng giám mục. Ngài mời gọi giáo dân tham dự Thánh lễ và chầu Mình Thánh Chúa, cũng như lần hạt Mân Côi và làm các việc kính Lòng Chúa Thương Xót.
Căng thẳng giữa chế độ độc tài Lukaschenko và Ðức Tổng Giám Mục Tadeusz Kondrusiewicz đã diễn ra sau cuộc bầu cử gian lận hôm Chúa Nhật 9 tháng 8. Biểu tình đã nổ ra và tên độc tài Lukaschenko đã ra tay đàn áp thẳng tay.
Làn sóng phản đối tổng thống Lukaschenko tại Belarus vẫn còn tiếp tục diễn ra, với các cuộc biểu tình cả hơn 200, 000 người tham dự, tại thủ đô Minsk để đòi tự do, vì dân chúng tin rằng đã có sự gian lận trong cuộc bỏ phiếu để ông đắc cử tổng thống lần thứ sáu, với hơn 80% số phiếu.
Ðức Tổng Giám Mục Tadeusz Kondrusiewicz, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Belarus, đã xin gặp Bộ trưởng nội vụ Belarus, ông Yuri Karaev, để nói chuyện về vấn đề những người biểu tình bị bắt trong những ngày qua.
Ðức Tổng Giám Mục cũng xin chính phủ nước này cho các linh mục Công Giáo được viếng thăm những người bị giam giữ vì biểu tình, sau cuộc bầu cử tổng thống Lukaschenko, và trợ giúp họ nhất là về phương diện tinh thần. Ðức Tổng Giám Mục xin chính quyền trả tự ngay cho họ.
Trong khi chờ đợi chính quyền Belarus đáp ứng các yêu cầu của ngài, Đức Tổng Giám Mục đứng lặng lẽ trước các nhà tù lần chuỗi cầu nguyện cho những người bị bắt.
Trong thánh lễ Chúa nhật 16 tháng 8 năm 2020, tại giáo phận Wizebsk ở miền bắc Belarus, Ðức Tổng Giám Mục Kondrusiewicz nói về “đại dịch gian dối” đất nước này đang trải qua và nói: “Tự do của chúng ta đang bị đe dọa, đất nước chúng ta bị phân rẽ. Chúng ta muốn một nước Belarus mới, một nước dựa trên các giá trị Kitô”.
Source:Catholic News Agency
Ý cầu nguyện trong tháng 9 của Đức Thánh Cha: Tôn trọng tài nguyên của ngôi nhà chung của chúng ta.
Thanh Quảng sdb
18:57 31/08/2020
Ý cầu nguyện trong tháng 9 của Đức Thánh Cha: Tôn trọng tài nguyên của ngôi nhà chung của chúng ta.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã phát hành một thông điệp video nói lên ý cầu nguyện của ngài trong tháng 9: Tôn trọng nguồn tài nguyên của trái đất chúng ta, “chăm sóc Sự sáng tạo của Thượng đế một cách có trách nhiệm”.
(Tin Vatican)
Trong ý cầu nguyện trong tháng 9 năm 2020, ĐTC xin mọi người cầu nguyện để chúng ta học biết cách tôn trọng các nguồn tài nguyên của hành tinh trái đất.
Sau đây là toàn văn của ý cầu nguyện:
Chúng ta đang tận dụng cùng kiệt tài nguyên của hành tinh trái đất chúng ta. Chúng ta rút tỉa nó như vắt một quả cam.
Các quốc gia và doanh nghiệp từ miền bắc bán cầu đã làm giàu bằng cách khai thác các tài nguyên thiên nhiên của miền nam bán cầu, tạo ra một “món nợ không lồ về môi trường sinh thái”. Ai sẽ trả món nợ này?
Và ngoài “món nợ sinh thái” này, còn một điều vô cùng bất công là các công ty đa quốc gia xử dụng các tài nguyên của nước ngoài mang về nước để sáng chế ra các sản phẩm mà hầu hết các nước có nguồn tài nguyên lại không bao giờ được phép chế biến ở nước mình.
Hôm nay, không phải ngày mai; ngay bây giờ, chúng ta phải chăm sóc và xử dụng các tài nguyên của Đấng sáng tạo một cách có trách nhiệm.
ĐTC cho hay: Mỗi năm, Ngày Thế giới Cầu nguyện cho việc chăm sóc các tài nguyên của tạo hóa được tổ chức vào ngày 1 tháng 9. Lễ kỷ niệm quốc tế này đánh dấu sự khởi đầu của Mùa Lễ Hội “Sáng Tạo”, kéo dài từ 1/9 đến ngày 4/10, lễ kính Thánh Phanxicô Assisi, vị thánh quan thầy của thiên nhiên...
Đức Thánh Cha Phanxicô đã phát hành một thông điệp video nói lên ý cầu nguyện của ngài trong tháng 9: Tôn trọng nguồn tài nguyên của trái đất chúng ta, “chăm sóc Sự sáng tạo của Thượng đế một cách có trách nhiệm”.
(Tin Vatican)
Trong ý cầu nguyện trong tháng 9 năm 2020, ĐTC xin mọi người cầu nguyện để chúng ta học biết cách tôn trọng các nguồn tài nguyên của hành tinh trái đất.
Sau đây là toàn văn của ý cầu nguyện:
Chúng ta đang tận dụng cùng kiệt tài nguyên của hành tinh trái đất chúng ta. Chúng ta rút tỉa nó như vắt một quả cam.
Các quốc gia và doanh nghiệp từ miền bắc bán cầu đã làm giàu bằng cách khai thác các tài nguyên thiên nhiên của miền nam bán cầu, tạo ra một “món nợ không lồ về môi trường sinh thái”. Ai sẽ trả món nợ này?
Và ngoài “món nợ sinh thái” này, còn một điều vô cùng bất công là các công ty đa quốc gia xử dụng các tài nguyên của nước ngoài mang về nước để sáng chế ra các sản phẩm mà hầu hết các nước có nguồn tài nguyên lại không bao giờ được phép chế biến ở nước mình.
Hôm nay, không phải ngày mai; ngay bây giờ, chúng ta phải chăm sóc và xử dụng các tài nguyên của Đấng sáng tạo một cách có trách nhiệm.
ĐTC cho hay: Mỗi năm, Ngày Thế giới Cầu nguyện cho việc chăm sóc các tài nguyên của tạo hóa được tổ chức vào ngày 1 tháng 9. Lễ kỷ niệm quốc tế này đánh dấu sự khởi đầu của Mùa Lễ Hội “Sáng Tạo”, kéo dài từ 1/9 đến ngày 4/10, lễ kính Thánh Phanxicô Assisi, vị thánh quan thầy của thiên nhiên...
Một hành động lộng hành: Chặt đầu Đức Mẹ ở tượng đài tại một nhà thờ Công Giáo theo nghi lễ Maronite ở Toronto
Thanh Quảng sdb
19:24 31/08/2020
Một hành động lộng hành: Chặt đầu Đức Mẹ ở tượng đài tại một nhà thờ Công Giáo theo nghi lễ Maronite ở Toronto
(Tin từ trang mạng ChurchPop)
Vào Chủ nhật, ngày 30 tháng 8 năm 2020, khi giáo dân tới tham dự Thánh lễ tại Nhà thờ Đức Mẹ Lebanon, Toronto, họ kinh hãi sửng sốt, khi phát hiện ra một hành động phá hoại khủng khiếp: tượng Đức Mẹ đồng trinh Maria, bên hông của nhà thờ, đã bị chặt đầu!
“Việc này có thể đã xảy ra vào đêm hay rạng sáng. Giáo dân đã không thể tìm thấy đầu Đức Mẹ đâu đó quanh tượng đài...
Giáo xứ đã liên lạc với cảnh sát địa phương và duyệt lại máy quan sát an toàn với hy vọng tìm ra thủ phạm, hầu chặn đứng những hành động phá hoại này. Cầu xin Chúa và mẹ Maria tha thứ cho kẻ xúc phạm này và gìn giữ tất cả chúng ta trong sự chở che quan phòng của Chúa và Đức Mẹ Li-băng."
(Tin từ trang mạng ChurchPop)
Vào Chủ nhật, ngày 30 tháng 8 năm 2020, khi giáo dân tới tham dự Thánh lễ tại Nhà thờ Đức Mẹ Lebanon, Toronto, họ kinh hãi sửng sốt, khi phát hiện ra một hành động phá hoại khủng khiếp: tượng Đức Mẹ đồng trinh Maria, bên hông của nhà thờ, đã bị chặt đầu!
“Việc này có thể đã xảy ra vào đêm hay rạng sáng. Giáo dân đã không thể tìm thấy đầu Đức Mẹ đâu đó quanh tượng đài...
Giáo xứ đã liên lạc với cảnh sát địa phương và duyệt lại máy quan sát an toàn với hy vọng tìm ra thủ phạm, hầu chặn đứng những hành động phá hoại này. Cầu xin Chúa và mẹ Maria tha thứ cho kẻ xúc phạm này và gìn giữ tất cả chúng ta trong sự chở che quan phòng của Chúa và Đức Mẹ Li-băng."
Những luận điệu ấu trĩ nhằm ủng hộ ứng cử viên phò phá thai Joe Biden
Vũ Văn An
23:01 31/08/2020
Chủ bút Rich Lowry của tạp chí National Review lưu ý độc giả của ông về một hiện tượng diễn ra tại đại hội Đảng Dân Chủ năm nay đó là “Cuộc khủng hoảng mà Đảng Dân Chủ Không Dám Nhắc Đến” (https//www.nationalreview.com/2020/08/the-crisis-that-democrats-dare-not-mention).
Theo ông, Đảng này tự tôn mình như là đảng của các quy phạm, ngoại trừ các quy phạm cần thiết đối với luật pháp và trật tự. Đại hội Đảng của họ mô tả một nước Mỹ đau khổ vì đủ thứ bệnh, ngoại trừ bất ổn ở thành thị.
Đất nước có đang kinh qua cơn đại dịch khủng khiếp hay không? Có. Một cuộc suy thoái đầy trừng phạt hay không? Tuyệt đối. Hệ thống dân chủ của chúng ta có đang bị đe dọa hay không? Dĩ nhiên. Hành tinh chúng ta có sắp bị tiêu diệt vì không chịu hành động gì đối với việc thay đổi khí hậu? Có. Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc có hệ thống, bất bình đẳng về thu nhập, và tham lam tập đoàn có đang làm cho sinh hoạt quốc gia tàn rụi hay không? Chắc chắn như thế.
Đảng Dân Chủ làm nổi bật bất cứ triển khai gây bối rối nào thời Trump, nhưng phớt lờ sự bất ổn đã và đang gây ra vô vàn thiệt hại hàng triệu dollars về tài sản, sát hại và gây thương tích cho người vô tội và góp phần vào tình trạng vô luật lệ ngày một gia tăng khắp các thành phố trong nước.
Về việc đó, họ hoàn toàn im lặng! Khắp 4 đêm và 8 giờ chương trình, không ai nhắc đến nó, không một nhà đấu tranh cộng đồng nào, không một thị trưởng hay thống đốc nào, không một cựu tổng thống và cựu đệ nhất phu nhân nào, và nhất là không một đề cử viên nào của Đảng cho việc tranh cử chức tổng thống và phó tổng thống nhắc đến nó.
Lowry quên không nhắc đến một sự im lặng khác nữa trong đại hội Đảng Dân Chủ năm nay, cũng là một cuộc khủng hoảng họ không dám nhắc đến. Đó là nạn phá thai, phá cho đến thai kỳ cuối cùng, phá đến độ phá luôn những đứa trẻ “bướng bỉnh” bị phá mà không chịu chết!
Và sự im lặng đó được một linh mục Công Giáo ghi nhận, không phải để chỉ trích như Lowry, mà là để tôn vinh Đảng Dân Chủ. Đó là linh mục Sam Sawyer, Dòng Tên Hoa Kỳ, viết trên tập san America số ngày 27 tháng 8, 2020 (https://www.americamagazine.org/politics-society/2020/08/27/republican-convention-abortion-pro-life-media).
Vị linh mục này than phiền việc ở đại hội Đảng Cộng Hòa, hết người này đến người nọ nói đến phá thai, nhất là các bài nói của Abby Johnson, của Nữ tu Deirdre “Dede” Byrne và của cậu học sinh Nicholas Sandmann.
Trái lại, “các diễn giả chính trị tại Đại hội Dân Chủ Toàn Quốc, như một thành viên trong ban biên tập của tờ New York Times nhấn mạnh, không hề nhắc đến phá thai”.
Điều ấu trĩ là linh mục này nhận định “Thế mà, bất chấp sự im lặng này, nhiều diễn giả tại Đại Hội Đảng Cộng Hòa mô tả liên danh Biden-Harris là chiến dịch phò phá thai hạng nhất trong lịch sử Hoa Kỳ".
Ấu trĩ vì ca tụng việc Đảng Dân Chủ không nói tới phá thai. Nói làm sao được khi đó là điểm thất lợi của họ, ít nhất, đối với quần chúng Công Giáo, những người biết rõ phá thai là giết người, là điều “no, no”, không “oong đơ” chi cả, trong khi họ cố gắng giành phiếu của quần chúng này.
Trong khi bênh vực Biden, Linh mục Sawyer trưng dẫn các cuộc tấn công của truyền thông cánh tả đối với bài phát biểu của Nữ Tu Byrne: “bài diễn văn của bà nhanh chóng bị N.P.R. (Đài Truyền Thanh Công Cộng Toàn Quốc) và nhiều cơ quan khác kiểm chứng bằng sự kiện vì đã mô tả cựu Phó Tổng Thống Biden là ủng hộ ‘việc phá thai ở thai kỳ cuối cùng và sát nhi’, vì Ông Biden vốn im lặng đối với chủ trương của ông về các vụ phá thai ở thai kỳ cuối cùng”.
Lại im lặng nữa! Trước một vấn đề hệ trọng như việc phá thai ở thai kỳ cuối cùng mà lại im lặng, là thế nào, là đồng loã hay để kiếm phiếu! Hậu quả vẫn như nhau. Linh mục Sawyer hẳn thấy nét ấu trĩ của mình. Kathryn Jean Lopez, thì khác, bà bác bỏ điều bà gọi là "bản thân thì phò sinh mà công khai thì phò phá thai" của Biden. Cái thứ "đạo đức cho riêng mình" như thế chắc chắn Chúa cũng không vui, vì thứ đức tin đem đi chôn ấy từng bị Người quở trách công khai: ai chối Thầy trước mặt người đời, Thầy cũng chối họ trước mặt Cha Thầy!
Vả lại, nếu Biden im lặng, còn Harris thì sao? Bà ta vốn đồng bảo trợ đạo luật phò phá thai hạng nhất của liên bang, Đạo Luật Bảo Vệ Sức Khỏe Phụ Nữ, cho phép phá thai ở thai kỳ cuối cùng; hơn nữa, bà ta vốn bỏ phiếu chống lại Đạo Luật Bảo Vệ Những Em Sống Sót Cuộc Phá Thai, đòi các bác sĩ phải cung cấp cùng một sự chăm sóc cho các trẻ sơ sinh sống sót cuộc phá thai y hệt như cho các trẻ sơ sinh khác (xem https://www.nationalreview.com/corner/kamala-harriss-abortion-absolutism).
Nét ấu trĩ nữa là tấn công bằng phép lập luận nhằm vào người (ad hominem) thay vì nhằm vào lập luận của đối phương. Linh mục Saywer trưng dẫn nhiều cuộc tấn công của truyền thông cánh tả nhằm vào những người phát biểu trong đại hội đảng Cộng Hòa, đặc biệt là Abby Johnson: “sau khi bà phát biểu hôm thứ Ba, trong khi các tường trình có thiện cảm tôn vinh việc bà mô tả một cách điềm nhiên và đầy đồ họa một vụ phá thai, một số nhà báo nhắc lại những câu hỏi về việc không biết liệu bà ta có thực sự hiện diện tại một thủ tục như thế hay không...”.
Johnson vốn là giám đốc của một trong các trung tâm phá thai lớn nhất nước Mỹ trong hệ thống Planned Parenthood; từng phục vụ ở đó cả 8 năm trời. Thắc mắc như trên quả là ấu trĩ.
Mặt khác, nói rằng những người trên nói về phá thai trong Đại Hội Đảng Cộng Hòa, linh mục Saywer hình như tự xếp hàng với CNN khi họ méo mó tường trình bằng tiếng Tây Ban Nha rằng Nữ Tu Byrne “anti-aborto” (chống phá thai) trong khi bà ca ngợi Tổng Thống Trump “phò sinh” (pro-vida).
"Anti-aborto" và "pro-vida" thực ra không có gì mâu thuẫn nhau, nhưng "pro-vida" vẫn có cái phóng khoáng của nó, bao trùm mọi sự sống từ lúc tượng thai cho tới lúc chết tự nhiên, bất luận sự sống ấy là của một em bé chưa chào đời hay của một cụ già sắp lìa cõi thế.
Quan điểm ấy được linh mục Saywer gọi rất đúng là phương thức “Whole life” (toàn bộ sự sống). Chỉ có điều sau đó, vị linh mục này viết thêm rằng phương thức này “vang dội lại tập chú của Đức Giáo Hoàng Phanxicô vào chứng tá tiên tri hơn là vào chứng tá ý thức hệ, phò sinh”. Ai bảo Đức Phanxicô không phò sinh?
Không riêng gì linh mục Saywer muốn cứu bồ người mà ngài cho là Công Giáo, Đức Ông Garrity của tổng giáo phận Boston cũng muốn cứu bồ nhân vật này, một cách ấu trĩ tương tự: Biden phò sinh! Hay đúng hơn: Biden vừa phò sinh vừa phò phá thai cùng một lúc!
Luận điểm trên đã bị Đức Hồng Y O’Malley, bề trên trực tiếp của Đức Ông Garrity, bác bỏ. Theo Kathryn Jean Lopez (https://www.nationalreview.com/2020/08/you-cant-be-pro-life-unless-you-oppose-abortion), bạn không thể phò sinh nếu không chống phá thai, mặc dù phò sinh có nghĩa rộng hơn chống phá thai nhiều.
Phương thức “whole life” mà Linh Mục Saywer muốn dựa vào để đả kích những người ủng hộ Trump là chỉ biết nhìn vào một khía cạnh duy nhất của sự sống mà quên nhiều khía cạnh khác còn được gọi là phương thức “seamless garment” (chiếc áo không đường nối hay liền một mảnh), điều được Tổng Giám Mục Paglia, chủ tịch Hàn Lâm Viện Sự Sống của Tòa Thánh, ngầm ngụ ý khi phát biểu cho rằng không nên dùng sự sống làm khí cụ chính trị vì nó sẽ đem lại nhiều “tai hại nghiêm trọng” (xem https://cruxnow.com/vatican/2020/08/vatican-official-says-life-should-never-be-used-as-a-political-weapon).
Trong một bối cảnh bình thường, phát biểu của Tổng Giám Mục Paglia hoàn toàn có nghĩa nhưng nói ra giữa lúc có cuộc tranh cử ở Hoa Kỳ khi một số người Công Giáo lớn tiếng ủng hộ liên danh Trump-Pence vì chính nghĩa phò sinh của họ, thì nó trớ trêu vì phát biểu ấy rõ ràng là một khí cụ chính trị! Ấu trĩ đến đâu cũng nhận ra điều này.
Tiến sĩ Jeff Mirus (xem https://www.catholicculture.org/commentary/archbishop-paglia-buries-abortion-issueagain), cho rằng không thể coi việc nhấn mạnh đến phò sinh trong lúc này là một động thái ý thức hệ hay chỉ có tính chính trị đảng phái. Vì chúng ta đang đối diện với hai thực tại. Một là ưu tiên phải được rõ ràng và nhấn mạnh đặt vào chính quyền sống; nếu không có quyền này thì không một thiện ích nhân bản nào có thể được mưu cầu. Hai là trên khắp thế giới hiện nay, chính trị đã được sử dụng, qua luật lệ, phán quyết và qui định của Tòa án, để tấn công quyền sống. Thành thử bất cứ cố gắng nào nhằm lật ngược xu hứng tai hại đó chỉ là phát xuất từ luật tự nhiên, không thể nào là sản phẩm của ý thức hệ được.
Nói cho cùng, những người phò sinh như Nữ Tu Byrne không hề chỉ đấu tranh cho quyền sống của các thai nhi, trong phát biểu của bà tại Đại Hội Đảng Cộng Hòa, bà nhấn mạnh vai trò đấu tranh cho sự sống nói chung của bà.
Đúng thế, ngay ở phần đầu bài phát biểu, bà cho biết bà luôn cầu nguyện “xin Chúa cho phép tôi trở thành một tiếng nói, một công cụ cho sự sống con người”.
Và sự sống con người ấy trước nhất được bà chú ý nơi “những người tị nạn...có chung một kinh nghiệm. Tất cả họ đều bị gạt ra ngoài lề, bị coi là tầm thường, bất lực và không có tiếng nói”.
Sau đó, bà mới nói đến “nhóm người bị thiệt thòi lớn nhất trên thế giới có thể được tìm thấy ở đây, ngay tại đất nước Hoa Kỳ này. Họ là những đứa trẻ chưa chào đời”.
Bà ít dùng chữ phá thai, bà dùng chữ “phò sinh” đầy đủ ý nghĩa hơn: “Là những người theo Chúa Giêsu Kitô, chúng ta được kêu gọi đứng lên đấu tranh cho chính nghĩa phò sinh chống lại những thứ chính trị lắt léo hoặc xu thời. Chúng ta phải đấu tranh chống lại một chương trình nghị sự lập pháp ủng hộ và thậm chí tán dương việc phá hủy sự sống trong bụng mẹ.
Chúng ta hãy nhớ rằng, luật pháp chúng ta tạo ra xác định cách chúng ta nhìn nhận nhân tính của mình. Chúng ta phải tự hỏi: Chúng ta đang nói gì đây khi chúng ta thọc vào bụng một người mẹ, lôi ra vứt bỏ một cuộc sống vô tội, yếu ớt, vô phương tự vệ, và không có tiếng nói? Là một thầy thuốc, tôi có thể nói không chút do dự: Cuộc sống bắt đầu từ lúc thụ thai. Mặc dù những gì tôi phải nói ra có thể là khó nghe đối với một số người, nhưng tôi đang nói điều đó bởi vì tôi không chỉ ủng hộ sự sống mà thôi, nhưng tôi còn ủng hộ sự sống vĩnh cửu. Tôi muốn tất cả chúng ta sẽ cùng nhau lên thiên đường vào một ngày nào đó. Điều đó dẫn tôi đến lý do tại sao tôi ở đây ngày hôm nay.
Donald Trump là tổng thống phò sinh hăng hái nhất mà quốc gia này từng có cho đến nay, và ông bảo vệ cuộc sống ở mọi giai đoạn. Niềm tin của ông vào sự thánh thiện của cuộc sống vượt quá biên giới chính trị.
Tổng thống Trump sẽ đứng lên chống lại Biden-Harris, là những ứng cử viên chống lại chính nghĩa phò sinh hung hăng nhất từ trước đến nay...Vì lòng dũng cảm và niềm tin của ông, Tổng thống Trump đã nhận được sự ủng hộ của cộng đồng phò sinh Hoa Kỳ”.
Đức Hồng Y Bo kêu gọi 10 điểm Dân chủ cho Quốc dân Myanmar
Thanh Quảng sdb
23:41 31/08/2020
Đức Hồng Y Bo kêu gọi 10 điểm Dân chủ cho Quốc dân Myanmar – sẵn sàng chống lại những kẻ gây hận thù, hy sinh dân tộc, và kêu gọi ‘chống lại’ các ‘đại dịch’ của đất nước.
(Zenit - Deborah Castellano)
Đức Hồng Y Charles Bo của Yangon, Myanmar, đã kêu gọi quốc dân Myanmar về 10 điểm trước 'nghĩa vụ thiêng liêng' của họ trong cuộc bầu cử chọn người có kế hoạch tốt và vị tha cho tương lai của quốc gia.
Đức Hồng Y, Chủ tịch Liên Hội đồng Giám mục Châu Á (FABC) nhấn mạnh điều này trong một tuyên bố ngày 1 tháng 9 cho người dân của ngài, có tiêu đề 'Lời kêu gọi cho đồng bào của đất nước tôi – Hãy lựa chọn sáng suốt trong các cuộc bầu cử ở Myanmar'.
Ý thức được đây là thời điểm thử thách, trước tiên, Đức Hồng Y nhấn mạnh, trong tâm tình cầu nguyện, ngài đồng hành với mọi người dân của ngài, trong khi họ tiếp tục đối diện với cơn thử thách của đại dịch.
Ngài nhấn mạnh rằng “Chúa sẽ bảo vệ quốc gia”, ĐHY nhắc nhớ: “Chúng tôi rất may mắn sẽ có một cuộc bầu cử khác vào tháng 11. Điều này kêu gọi chúng tôi thực hiện nghĩa vụ công dân của mình bằng cách bầu chọn những người đại diện đúng và tốt cho chúng tôi.”
“Trong thời khắc lịch sử này, tôi ngỏ lời với từng người trong các bạn, ” ĐHY nói rõ, “không phải với tư cách là một chính trị gia mà với tư cách là một người lãnh đạo tôn giáo, với tư cách là người anh của các bạn, chỉ mong muốn lợi ích chung và phúc lợi của cả cộng đồng Myanmar.”
Myanmar đang vươn lên sau nhiều thập niên bi quân đội cai trị, sau khi đảng Liên minh Quốc gia Dân chủ của bà Aung San Suu Kyi giành được chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2015 và lên nắm quyền.
Nhóm người Dân tộc thiểu số Rohingyas theo đạo Hồi được LHQ coi là một trong những người bị đàn áp nhiều nhất. Theo dữ liệu từ Dự án Arakan, một tổ chức nhân đạo bảo vệ quyền lợi của người Rohingyas từ năm 2010, cho hay có khoảng 100.000 thành viên của nhóm thiểu số này đã trốn thoát khỏi Miến Điện (Myanmar) bằng đường biển. Bạo lực giữa những người theo Phật giáo cực đoan và người Rohingyas, từ năm 2012 đã làm thiệt mạng hơn 200 người và 140.000 người phải di tản!
Sau đây là mười điểm mà ĐHY kêu gọi:
Đầu tiên, ngài nhấn mạnh, bỏ phiếu không chỉ là một quyền lợi “mà còn là một nghĩa vụ thiêng liêng, ” vì nó thể hiện một phần “trong cuộc hành trình lâu dài của chúng ta tới nền dân chủ”. Ngài nói, sự tham gia tích cực của người dân vào các cuộc bầu cử là điều cần thiết trong bất kỳ nền dân chủ nào.
Sau đó, ngài nói, bỏ phiếu là cách duy nhất để có được nền Hòa bình bền vững.
“Sự trổ bông của nền dân chủ tốt đẹp là hy vọng duy nhất để cứu quốc gia này, một quốc gia đã đổ nhiều xương máu vì những xung đột huynh đệ tương tàn! Là những người con của đất nước vĩ đại này, chúng ta xứng đáng được hưởng hòa bình. Tranh chấp bằng vũ trang đã giết chết hàng ngàn người, làm cho hàng ngàn ngàn người tị nạn và di tản... Thời kỳ đen tối này cần phải được kết thúc. Không có ai chiến thắng trong một cuộc chiến ở đất nước này cả. Hòa bình có thể, và hòa bình là con đường duy nhất. Các tôn giáo lớn của chúng ta đề cao các nguyên tắc hòa bình, tôi kêu gọi các bạn, hãy bỏ phiếu cho hòa bình”.
ĐHY lưu ý: Lý do thứ ba để thực hiện quyền này, vì thông qua dân chủ, những người không có tiếng nói sẽ được trao quyền. “Đừng để nghèo đói ngăn cản chúng ta không tham gia được vào cuộc bầu cử. ĐHY nói: Qua bầu cử, chúng ta chia sẻ những bữa tiệc phúc lợi cho và với người nghèo”.
Tiếp theo, ngài nêu lên tầm quan trọng của việc đảm bảo công bằng kinh tế và môi trường. “Hòa bình ở quốc gia đang rướm máu này sẽ không thể có cho đến khi các nguồn lực của đất nước này phải được dùng để phục vụ cho tất cả mọi người, đặc biệt những người nghèo và các cộng đồng bên lề.”
“Hãy xem xét lựa chọn đúng các ứng cử viên của các bạn, loại trừ những kẻ cướp bóc và tay sai phá hoại các nguồn lực của chúng ta và khiến chúng ta phải nghèo đói. Những tên trộm này không thể đại diện cho chúng ta”.
Một phần hấp dẫn khác của bản kiến nghị, có tựa đề là "Vạch mặt các ứng cử viên gây chia rẽ hận thù". ĐHY nói: Các cột trụ chính của nền dân chủ là cộng đồng và quan tâm đến lợi ích chung; trong khi đó “sự thù hận cộng đồng và mua chuộc đang trở thành công cụ mua phiếu một cách trắng trợn!”
“Cộng đồng thế giới đã bày tỏ một nỗi kinh hoàng trước sự thao túng của những kẻ buôn bán thù hận ở Myanmar, giả danh là những người bảo vệ tôn giáo và chủng tộc, họ lợi dụng các trang mạng Facebook!”
ĐHY cho biết thêm: “Những người này đang cấu kết với những kẻ cướp của đất nước chúng ta, họ không phải là những vì dân vì nước. Hãy loại bỏ chúng trong cuộc bầu cử lịch sử này!”
Sau đó, Đức Hồng Y cảnh báo chống lại "Những người ủng hộ tài phiệt (Mafias) nước ngoài." ĐHY cho hay: “Dân nước Myanmar hoan nghênh các khoản đầu tư nước ngoài với thiện chí xây dựng một tương lai bền vững cho người dân của chúng tôi, ” nhưng “thật không may, ” ngài than, “một nhóm các phần tử nước ngoài cấu kết với các tay tài phiệt địa phương, biến Myanmar thành một miếng mồi béo bở cho họ!”
“Nhiều tên trong số này đang là những ứng cử viên cạnh tranh trong cuộc bầu cử này. Hãy vạch mặt họ… Họ không xứng đáng là một thành phần của bất kỳ một nền dân chủ nào”.
Đức Hồng Y cũng khuyến khích đầu tư và phát triển con người, ngài lưu ý rằng đối với một quốc gia may mắn có một với nguồn nhân lực trẻ trung và tràn đầy năng lực, thì một tương lai giàu có phải đến, nếu lợi tức và tài lực của họ được nuôi dưỡng.
ĐHY nói: “Các nhà cầm quyền cần phải cương quyết phát triển con người như là một cương lĩnh căn bản”, ĐHY chỉ trích: “Các chế độ trước đây đã phủ nhận một cách tàn bạo sự phát triển của nhân dân của chúng ta, biến đất nước giàu có này thành một nước phát triển hủ lậu! Hãy để chúng tôi lựa chọn những ứng cử viên có khả năng và có kế hoạch phát triển con người thực sự”.
Một kiến nghị khác là "tìm kiếm sự toàn vẹn chứ không chỉ là thông giỏi."
ĐHY nhấn mạnh: “Myanmar cần nhiều nhà lãnh đạo thông thái, nhưng biết phục vụ, những người có tấm lòng trung trực, liêm chính, trách nhiệm và minh bạch. Sức mạnh sẽ đến từ công việc. Myanmar sẽ có đủ các nhà lãnh đạo mạnh mẽ và sẵn sàng phục vụ toàn dân”.
Điểm thứ chín, Đức Hồng Y Bo nói, các nhà lãnh đạo cần phải chống lại “nhiều cơn đại dịch” của Myanmar, chẳng hạn như “đại dịch đói, xung đột và di dân, di cư không an toàn và đại dịch của một nền giáo dục kém chất lượng”.
ĐHY nói: “Hy vọng cuộc bầu cử này chọn được những chiến sĩ có thể chiến đấu chống lại tất cả những đại dịch này.
Cuối cùng, ĐHY kêu gọi, "Hãy bỏ phiếu cho một Chủ nghĩa Liên bang cả về Chính trị lẫn Kinh tế thực sự."
“Đại Tướng Aung San đã sống và chết cho giấc mơ về một chủ nghĩa liên bang chính trị và kinh tế thực sự, ” Hồng Y Bo nhớ lại và thúc giục: “Hãy bầu chọn những người ủng hộ giấc mơ của Đại Tướng Aung San. Hãy làm cho bình minh hòa bình và thịnh vượng mới được hé lộ.”
Toàn bộ thông điệp của ĐHY gồm:
- Lời kêu gọi quốc dân
- Hãy lựa chọn đúng trong cuộc tổng tuyển cử của Myanmar
ĐHY Charles Maung Bo,
TGM Giáo phận Yangon
1/9/2020
(Zenit - Deborah Castellano)
Đức Hồng Y Charles Bo của Yangon, Myanmar, đã kêu gọi quốc dân Myanmar về 10 điểm trước 'nghĩa vụ thiêng liêng' của họ trong cuộc bầu cử chọn người có kế hoạch tốt và vị tha cho tương lai của quốc gia.
Đức Hồng Y, Chủ tịch Liên Hội đồng Giám mục Châu Á (FABC) nhấn mạnh điều này trong một tuyên bố ngày 1 tháng 9 cho người dân của ngài, có tiêu đề 'Lời kêu gọi cho đồng bào của đất nước tôi – Hãy lựa chọn sáng suốt trong các cuộc bầu cử ở Myanmar'.
Ý thức được đây là thời điểm thử thách, trước tiên, Đức Hồng Y nhấn mạnh, trong tâm tình cầu nguyện, ngài đồng hành với mọi người dân của ngài, trong khi họ tiếp tục đối diện với cơn thử thách của đại dịch.
Ngài nhấn mạnh rằng “Chúa sẽ bảo vệ quốc gia”, ĐHY nhắc nhớ: “Chúng tôi rất may mắn sẽ có một cuộc bầu cử khác vào tháng 11. Điều này kêu gọi chúng tôi thực hiện nghĩa vụ công dân của mình bằng cách bầu chọn những người đại diện đúng và tốt cho chúng tôi.”
“Trong thời khắc lịch sử này, tôi ngỏ lời với từng người trong các bạn, ” ĐHY nói rõ, “không phải với tư cách là một chính trị gia mà với tư cách là một người lãnh đạo tôn giáo, với tư cách là người anh của các bạn, chỉ mong muốn lợi ích chung và phúc lợi của cả cộng đồng Myanmar.”
Myanmar đang vươn lên sau nhiều thập niên bi quân đội cai trị, sau khi đảng Liên minh Quốc gia Dân chủ của bà Aung San Suu Kyi giành được chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2015 và lên nắm quyền.
Nhóm người Dân tộc thiểu số Rohingyas theo đạo Hồi được LHQ coi là một trong những người bị đàn áp nhiều nhất. Theo dữ liệu từ Dự án Arakan, một tổ chức nhân đạo bảo vệ quyền lợi của người Rohingyas từ năm 2010, cho hay có khoảng 100.000 thành viên của nhóm thiểu số này đã trốn thoát khỏi Miến Điện (Myanmar) bằng đường biển. Bạo lực giữa những người theo Phật giáo cực đoan và người Rohingyas, từ năm 2012 đã làm thiệt mạng hơn 200 người và 140.000 người phải di tản!
Sau đây là mười điểm mà ĐHY kêu gọi:
Đầu tiên, ngài nhấn mạnh, bỏ phiếu không chỉ là một quyền lợi “mà còn là một nghĩa vụ thiêng liêng, ” vì nó thể hiện một phần “trong cuộc hành trình lâu dài của chúng ta tới nền dân chủ”. Ngài nói, sự tham gia tích cực của người dân vào các cuộc bầu cử là điều cần thiết trong bất kỳ nền dân chủ nào.
Sau đó, ngài nói, bỏ phiếu là cách duy nhất để có được nền Hòa bình bền vững.
“Sự trổ bông của nền dân chủ tốt đẹp là hy vọng duy nhất để cứu quốc gia này, một quốc gia đã đổ nhiều xương máu vì những xung đột huynh đệ tương tàn! Là những người con của đất nước vĩ đại này, chúng ta xứng đáng được hưởng hòa bình. Tranh chấp bằng vũ trang đã giết chết hàng ngàn người, làm cho hàng ngàn ngàn người tị nạn và di tản... Thời kỳ đen tối này cần phải được kết thúc. Không có ai chiến thắng trong một cuộc chiến ở đất nước này cả. Hòa bình có thể, và hòa bình là con đường duy nhất. Các tôn giáo lớn của chúng ta đề cao các nguyên tắc hòa bình, tôi kêu gọi các bạn, hãy bỏ phiếu cho hòa bình”.
ĐHY lưu ý: Lý do thứ ba để thực hiện quyền này, vì thông qua dân chủ, những người không có tiếng nói sẽ được trao quyền. “Đừng để nghèo đói ngăn cản chúng ta không tham gia được vào cuộc bầu cử. ĐHY nói: Qua bầu cử, chúng ta chia sẻ những bữa tiệc phúc lợi cho và với người nghèo”.
Tiếp theo, ngài nêu lên tầm quan trọng của việc đảm bảo công bằng kinh tế và môi trường. “Hòa bình ở quốc gia đang rướm máu này sẽ không thể có cho đến khi các nguồn lực của đất nước này phải được dùng để phục vụ cho tất cả mọi người, đặc biệt những người nghèo và các cộng đồng bên lề.”
“Hãy xem xét lựa chọn đúng các ứng cử viên của các bạn, loại trừ những kẻ cướp bóc và tay sai phá hoại các nguồn lực của chúng ta và khiến chúng ta phải nghèo đói. Những tên trộm này không thể đại diện cho chúng ta”.
Một phần hấp dẫn khác của bản kiến nghị, có tựa đề là "Vạch mặt các ứng cử viên gây chia rẽ hận thù". ĐHY nói: Các cột trụ chính của nền dân chủ là cộng đồng và quan tâm đến lợi ích chung; trong khi đó “sự thù hận cộng đồng và mua chuộc đang trở thành công cụ mua phiếu một cách trắng trợn!”
“Cộng đồng thế giới đã bày tỏ một nỗi kinh hoàng trước sự thao túng của những kẻ buôn bán thù hận ở Myanmar, giả danh là những người bảo vệ tôn giáo và chủng tộc, họ lợi dụng các trang mạng Facebook!”
ĐHY cho biết thêm: “Những người này đang cấu kết với những kẻ cướp của đất nước chúng ta, họ không phải là những vì dân vì nước. Hãy loại bỏ chúng trong cuộc bầu cử lịch sử này!”
Sau đó, Đức Hồng Y cảnh báo chống lại "Những người ủng hộ tài phiệt (Mafias) nước ngoài." ĐHY cho hay: “Dân nước Myanmar hoan nghênh các khoản đầu tư nước ngoài với thiện chí xây dựng một tương lai bền vững cho người dân của chúng tôi, ” nhưng “thật không may, ” ngài than, “một nhóm các phần tử nước ngoài cấu kết với các tay tài phiệt địa phương, biến Myanmar thành một miếng mồi béo bở cho họ!”
“Nhiều tên trong số này đang là những ứng cử viên cạnh tranh trong cuộc bầu cử này. Hãy vạch mặt họ… Họ không xứng đáng là một thành phần của bất kỳ một nền dân chủ nào”.
Đức Hồng Y cũng khuyến khích đầu tư và phát triển con người, ngài lưu ý rằng đối với một quốc gia may mắn có một với nguồn nhân lực trẻ trung và tràn đầy năng lực, thì một tương lai giàu có phải đến, nếu lợi tức và tài lực của họ được nuôi dưỡng.
ĐHY nói: “Các nhà cầm quyền cần phải cương quyết phát triển con người như là một cương lĩnh căn bản”, ĐHY chỉ trích: “Các chế độ trước đây đã phủ nhận một cách tàn bạo sự phát triển của nhân dân của chúng ta, biến đất nước giàu có này thành một nước phát triển hủ lậu! Hãy để chúng tôi lựa chọn những ứng cử viên có khả năng và có kế hoạch phát triển con người thực sự”.
Một kiến nghị khác là "tìm kiếm sự toàn vẹn chứ không chỉ là thông giỏi."
ĐHY nhấn mạnh: “Myanmar cần nhiều nhà lãnh đạo thông thái, nhưng biết phục vụ, những người có tấm lòng trung trực, liêm chính, trách nhiệm và minh bạch. Sức mạnh sẽ đến từ công việc. Myanmar sẽ có đủ các nhà lãnh đạo mạnh mẽ và sẵn sàng phục vụ toàn dân”.
Điểm thứ chín, Đức Hồng Y Bo nói, các nhà lãnh đạo cần phải chống lại “nhiều cơn đại dịch” của Myanmar, chẳng hạn như “đại dịch đói, xung đột và di dân, di cư không an toàn và đại dịch của một nền giáo dục kém chất lượng”.
ĐHY nói: “Hy vọng cuộc bầu cử này chọn được những chiến sĩ có thể chiến đấu chống lại tất cả những đại dịch này.
Cuối cùng, ĐHY kêu gọi, "Hãy bỏ phiếu cho một Chủ nghĩa Liên bang cả về Chính trị lẫn Kinh tế thực sự."
“Đại Tướng Aung San đã sống và chết cho giấc mơ về một chủ nghĩa liên bang chính trị và kinh tế thực sự, ” Hồng Y Bo nhớ lại và thúc giục: “Hãy bầu chọn những người ủng hộ giấc mơ của Đại Tướng Aung San. Hãy làm cho bình minh hòa bình và thịnh vượng mới được hé lộ.”
Toàn bộ thông điệp của ĐHY gồm:
- Lời kêu gọi quốc dân
- Hãy lựa chọn đúng trong cuộc tổng tuyển cử của Myanmar
ĐHY Charles Maung Bo,
TGM Giáo phận Yangon
1/9/2020
Tin Giáo Hội Việt Nam
Dòng Thánh Tâm Huế Trao Tặng Quà Cho Người Nghèo Mùa Covid
Trương Trí
08:03 31/08/2020
Toàn thế giới đang ra sức chống chọi với đại dịch Covid 19, Việt Nam cũng không tránh khỏi nổi đau thương này, nhất là trong đợt dịch bùng phát trở lại này, đã làm mất đi 30 sinh mạng, và số bệnh nhân gần gấp 3 lần đợt dịch lần trước. Riêng tại Huế, nói theo cách mà nhiều Đấng nhận định: “Chắc tại Huế nghèo nên Chúa thương, chưa có ai bị nhiễm mặc dù sát nách với tâm dịch Đà Nẵng”.
Xem Hình
Mặc dù chưa có ai bị lây nhiễm nhưng cuộc sống của người dân phần nào bị ảnh hưởng do hạn chế tiếp xúc để phòng dịch, ngay cả Nhà thờ cũng hạn chế tập trung. Chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là những người dân nghèo khổ.
Cảm thông với những hoàn cảnh khó khăn của họ, Dòng Thánh Tâm Huế do linh mục Giuse Phan Tấn Hồ, Bề trên Nhà Mẹ phụ trách tổ chức mời gọi một số nhà hảo tâm, đồng thời cũng được sự cộng tác của Cộng đoàn Mến Thánh giá Phủ Cam, Dòng Con Đức Mẹ Đi viếng, các anh chị trong Nhóm Bảo vệ Sự sống và Trung tâm Caritas Giáo phận Huế. Sáng ngày 31 tháng 8, Dòng Thánh Tâm đã trao 370 phần quà cho những người nghèo trong phạm vi thành phố Huế, mỗi phần quà gồm gạo, mì tôm và ruốc. Món quà tuy không lớn nhưng vẫn có thể giúp họ giải quyết phần nào khó khăn trong mùa dịch này.
Theo chương trình dự kiến sẽ trao quà ngay từ sáng sớm cho bà con để họ còn theo kế sinh nhai, nhưng Ban Tổ chức phải thực hiện công tác phòng dịch chặt chẽ, tất cả mọi người đều phải rửa tay bằng nước khử trùng trước khi được đo thân nhiệt, sau đó sẽ được phát khẩu trang do Văn phòng Caritas hỗ trợ.
Trương Trí
Xem Hình
Mặc dù chưa có ai bị lây nhiễm nhưng cuộc sống của người dân phần nào bị ảnh hưởng do hạn chế tiếp xúc để phòng dịch, ngay cả Nhà thờ cũng hạn chế tập trung. Chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là những người dân nghèo khổ.
Cảm thông với những hoàn cảnh khó khăn của họ, Dòng Thánh Tâm Huế do linh mục Giuse Phan Tấn Hồ, Bề trên Nhà Mẹ phụ trách tổ chức mời gọi một số nhà hảo tâm, đồng thời cũng được sự cộng tác của Cộng đoàn Mến Thánh giá Phủ Cam, Dòng Con Đức Mẹ Đi viếng, các anh chị trong Nhóm Bảo vệ Sự sống và Trung tâm Caritas Giáo phận Huế. Sáng ngày 31 tháng 8, Dòng Thánh Tâm đã trao 370 phần quà cho những người nghèo trong phạm vi thành phố Huế, mỗi phần quà gồm gạo, mì tôm và ruốc. Món quà tuy không lớn nhưng vẫn có thể giúp họ giải quyết phần nào khó khăn trong mùa dịch này.
Theo chương trình dự kiến sẽ trao quà ngay từ sáng sớm cho bà con để họ còn theo kế sinh nhai, nhưng Ban Tổ chức phải thực hiện công tác phòng dịch chặt chẽ, tất cả mọi người đều phải rửa tay bằng nước khử trùng trước khi được đo thân nhiệt, sau đó sẽ được phát khẩu trang do Văn phòng Caritas hỗ trợ.
Trương Trí
VietCatholic TV
Bất ngờ: Nguyên giám đốc cơ sở phá thai tố cáo Planned Parenthood, cổ động bầu cho Tổng thống Trump
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
05:25 31/08/2020
Abby Johnson vạch trần những dối trá của Planned Parenthood và hành động phá thai bằng một bài phát biểu mạnh mẽ tại Hội nghị Quốc gia của Đảng Cộng hòa
Sự xuất hiện của Abby Johnson tại Hội nghị Quốc gia của Đảng Cộng hòa gây ngạc nhiên cho nhiều người. Cô nguyên là một giám đốc của một trong các trung tâm phá thai lớn nhất nước Mỹ trong hệ thống Planned Parenthood.
Abby Johnson cho biết cô xuất hiện ở đây với tư cách là một người phò sinh hoán cải vì các tội lỗi trước đây của mình.
Johnson đã làm việc cho ngành công nghiệp này trong tám năm, cho đến khi cô nhìn thấy một đứa trẻ chưa chào đời chiến đấu cho sự sống của mình trong bụng mẹ. Trong bài phát biểu của mình, cô đã tiết lộ chương trình làm việc của Planned Parenthood và sự tàn bạo của tổ chức này.
“Khi tôi còn học đại học, Planned Parenthood đã tiếp cận tôi tại một hội chợ tình nguyện. Họ nói về việc giúp đỡ những phụ nữ gặp khủng hoảng và cam kết giữ cho việc phá thai 'an toàn, hợp pháp và hiếm hoi chỉ khi nào các phụ nữ không còn phương thế nào khác’.”
“Tôi đã bị thuyết phục để làm tình nguyện viên và sau đó đã được đề nghị làm việc toàn thời gian với tư cách là Trợ lý Y tế trước khi được thăng chức làm giám đốc một trung tâm phá thai. Tôi thực sự tin rằng tôi đang giúp đỡ các phụ nữ.”
“Nhưng mọi thứ đã thay đổi vào năm 2009.”
“Vào tháng 4 năm đó, tôi đã được trao Giải thưởng Nhân viên xuất sắc trong năm của Planned Parenthood và được mời đến buổi dạ tiệc hàng năm của họ, nơi họ trao tặng Giải thưởng Margaret Sanger, là tên của người sáng lập ra tổ chức này”.
“Margaret Sanger là một người phân biệt chủng tộc, và là người tin vào thuyết ưu sinh. Mục tiêu của bà ta khi thành lập Planned Parenthood là xóa sổ các nhóm thiểu số.”
“Ngày nay, gần 80% các cơ sở phá thai của Planned Parenthood được đặt ở các vị trí chiến lược trong các khu dân cư của các nhóm thiểu số; và hàng năm Planned Parenthood kỷ niệm nguồn gốc phân biệt chủng tộc của họ bằng cách trao giải thưởng Margaret Sanger.”
“Sau đó, vào tháng 8, cấp trên giao cho tôi một hạn ngạch mới để đáp ứng. Đó là hạn ngạch phá thai. Tôi được dự kiến sẽ thi hành gấp đôi số ca phá thai được thực hiện trong năm trước.”
“Khi tôi từ chối, nhấn mạnh mục tiêu giảm thiểu số ca nạo phá thai của tổ chức Planned Parenthood, tôi đã bị khiển trách và nói: ‘Phá thai là cách chúng tôi kiếm tiền’”.
“Tôi bắt đầu bừng tỉnh. Nhưng yếu tố quyết định đến sau đó một tháng, khi một bác sĩ khẩn khoản yêu cầu tôi hỗ trợ phá thai bằng phương pháp siêu âm vì người y tá phụ giúp cho ông ấy không xuất hiện.”
“Tôi không có chuẩn bị tâm lý để nhìn thấy những gì trên màn hình - một thai nhi đang chống trả, tuyệt vọng để thoát khỏi ống hút. Và tôi sẽ không bao giờ quên những gì bác sĩ nói tiếp theo – ‘Beam me up, Scotty’”.
Trong nhiều ngôn ngữ trên thế giới thường có những câu nói cửa miệng. Thí dụ, người Việt chúng ta nói “Xưa rồi Diễm”. Diễm ở đây không phải là một nhân vật cụ thể nào. Toàn bộ câu nói ấy chỉ có ý phản bác, không tin.
“Beam me up, Scotty” là một câu nói cửa miệng xuất phát từ cuốn phim Star Trek trong đó diễn viên William Shatner trong vai thuyền trưởng Kirk thường nói. Câu nói cửa miệng này có thể có nhiều nghĩa khác nhau, tùy theo bối cảnh. Trong ngôn ngữ bình dân của người Mỹ “Beam me up, Scotty” thường dùng để thúc giục người nào đó thoát khỏi một tình cảnh bối rối. Trong trường hợp này có thể hiểu là “Sao cứ đứng như trời trồng vậy, làm tiếp đi.”
“Điều cuối cùng tôi nhìn thấy là một thai nhi sống động đang quay xung quanh trong tử cung của người mẹ trước khi không chịu nổi lực hút.”
“Một ngày sau đó, ngày 6 tháng 10, tôi rời Planned Parenthood, có cho bao nhiêu tiền tôi cũng không làm. Tôi ân hận khi nhìn lại quá khứ tội lỗi của mình và đó là lý do tại sao bây giờ mình tôi lại vận động cho cuộc sống một cách say mê.”
“Tôi thành lập và hiện đang điều hành And Then There Were None – Và rồi chẳng cò gì, một tổ chức phi lợi nhuận đã giúp gần 600 người làm việc trong kỹ nghệ phá thai chuyển ra khỏi ngành.”
“Đối với hầu hết mọi người, phá thai là điều trừu tượng. Họ thậm chí không thể hiểu được sự man rợ.”
“Họ không biết về cái gọi là Sản phẩm của Phòng thụ thai trong các trung tâm phá thai, nơi xác trẻ sơ sinh được ghép lại với nhau.”
“Bạn thấy đấy, đối với tôi, phá thai là rất thật”.
“Tôi biết phá thai nghe như thế nào, tôi biết phá thai có mùi gì. Bạn có biết phá thai có mùi không? Tôi biết điều đó vì tôi là thủ phạm - đối với những đứa trẻ này - đối với những phụ nữ này.”
“Tôi ủng hộ Tổng thống Trump vì ông ấy đã làm được nhiều điều cho thai nhi hơn bất kỳ tổng thống nào khác, ” cô nói.
“Trong tháng đầu tiên nắm quyền, ông đã cấm không được dùng quỹ liên bang tài trợ cho các nhóm y tế toàn cầu hoạt động để khuyến khích phá thai, ”
“Cùng năm đó, ông ấy đã lật ngược quy tắc Obama-Biden cho phép chính phủ trợ cấp phá thai. Ông đã bổ nhiệm một số lượng kỷ lục các thẩm phán ủng hộ sự sống, bao gồm hai thẩm phán Tòa án Tối cao, và quan trọng là ông đã công bố một quy tắc mới bảo vệ quyền của các nhân viên chăm sóc sức khỏe phản đối việc phá thai, nhiều người trong số họ làm việc với tôi hàng ngày.”
“Cuộc bầu cử này là một sự lựa chọn giữa hai nhà hoạt động cực đoan, một kẻ chống lại sự sống và vị tổng thống phò sự sống nhất mà chúng ta có cho đến nay.”
Planned Parenthood bao gồm 159 cơ quan y khoa và cả những cơ quan không có dính líu gì đến y khoa. Nó điều hành 650 cơ sở phá thai trên toàn cõi Hoa Kỳ và tại 12 quốc gia trên thế giới.
Planned Parenthood đạt đến thời cực thịnh dưới thời Obama-Biden. Trong báo cáo thường niên vào năm 2014, Planned Parenthood cho biết đã thực hiện 324, 000 vụ phá thai với doanh thu là 1.3 tỷ Mỹ Kim. Bên cạnh số doanh thu khổng lồ này, tổng thống Obama còn ưu ái tặng thêm 530 triệu Mỹ Kim hàng năm và miễn thuế hoàn toàn cho tổ chức này.
Source:Fox News