Ngày 01-09-2019
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:44 01/09/2019

24. Thiên Chúa không thưởng cho chúng ta đôi cánh thì chúng ta đừng vọng tưởng bay cao, chỉ nên đi chậm chậm dưới đất.

(Chân phúc Avitus)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


---------------

http://www.vietcatholicnews.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:53 01/09/2019
2. THÁI UNG THÁI THẦN

Giang Nam có một trạm liên lạc, dịch sứ (chức quan nhỏ) ở đây luôn tự cho mình làm việc lão luyện có hiệu lực.

Năm nọ, thích sứ mới đến nhậm chức đi tuần sát đến dịch trạm, dịch sứ cung kính hầu hạ, nói:

- “Tất cả những thứ trong dịch trạm đều giải quyết tốt, mời đại nhân đi quan sát”.

Thích sứ đến phòng rượu thấy có một tấm hình bèn hỏi:

- “Đây là ai vậy ?”

Trả lời:

- “Đây là Sơ Khang”(1).

Lại đến phòng trà cũng nhìn thấy một tấm hình, dịch sứ nói:

- “Đây là Lục Vũ”. (2)

Thích sứ tức cười lại tiến vô phòng khác thì chỉ thấy các thức ăn đã làm xong, trong phòng lại còn có một tấm hình đó chính là Thái Ung (3).

Thích sứ thấy dịch sứ làm cách gượng gạo thì cười mãi không thôi, nói:

- “Nếu đến nhà ăn thì tất phải có Mễ Phế; đến trường ngựa tất có hình tư mã Thiên ?”

(Cổ kim tiếu sử)

Suy tư 2:

Mỗi gia đình Ki-tô hữu đều có một nơi trang trọng để làm bàn thờ có tượng Chúa chuộc tội (tượng thánh giá), có hình Đức Mẹ Ma-ri-a và hình các thánh để tuyên xưng đức tin của mình và cũng để biến nhà mình thành nhà của Thiên Chúa, là nơi cầu nguyện của gia đình.

Nhưng có người Ki-tô hữu trong nhà chổ nào cũng có treo hình Chúa hình Mẹ nhưng rất ít đến nhà thờ dâng lễ đọc kinh; có người giữa phòng khách trang trọng “chơi” ngay một tấm hình người mẫu khỏa thân 70% và khoe với khách đến nhà đây là hình nghệ thuật hiếm có, còn bên góc tường thì treo một tượng Thánh Giá nhỏ xíu đầy màng nhện...

Con người ta thường ưa “chơi nổi” cho nên hay có những chuyện tức cười xảy ra.

Trước hết hãy treo ảnh Chúa trong tâm hồn mình, bằng cách sống bác ái và phục vụ tha nhân trong tình yêu của Thiên Chúa.

(1) Theo truyền thuyết là người phát minh ra rượu.

(2) Người nghiên cứu về trà đạo và có “trà kinh”.

(3) Bởi vì蔡 (họ Thái) đồng âm với 菜 (thái, cắt…), dịch sứ đem nhà văn học, nhà thư pháp ngộ nhận là “thần thái”.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


-------------

http://www.vietcatholicnews.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha bất ngờ công bố danh sách các Tân Hồng Y sẽ được tấn phong ngày 5 tháng 10.
Đặng Tự Do
06:53 01/09/2019


Sau khi đọc Kinh Truyền Tin tại Quảng trường Thánh Phêrô, vào ngày Chúa Nhật 1 tháng Chín, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bất ngờ tuyên bố một Công Nghị tấn phong Hồng Y sẽ được tổ chức vào ngày 5 tháng 10. Khi công bố danh sách 10 vị Tân Hồng Y, Đức Thánh Cha nói rằng xuất xứ của các Tân Hồng Y thể hiện ơn gọi truyền giáo của Giáo hội là tiếp tục loan báo tình yêu thương xót của Thiên Chúa cho mọi người trên trái đất.

Danh sách các Tân Hồng Y được tấn phong kỳ này:

1. Đức Cha Miguel Angel Ayuso Guixot, mccj - Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn.

2. Đức Tổng Giám Mục Jose Tolentino Medonça - Thủ thư của Hội Thánh Công Giáo.

3. Đức Tổng Giám Mục Ignatius Suharyo Hardjoatmodjo - Tổng Giám mục Jakarta

4. Đức Tổng Giám Mục Juan de la Caridad García Rodríguez - Tổng Giám mục San Cristóbal, Havana, Cuba.

5. Đức Tổng Giám Mục Fridolin Ambongo Besungu, o.f.m. cap - Tổng giám mục Kinshasa

6. Đức Tổng Giám Mục Jean-Claude Höllerich, sj - Tổng Giám mục của Luxembourg

7. Đức Giám Mục Alvaro L. Ramazzini Imeri - Giám mục di Huehuetenamgo

8. Đức Tổng Giám Mục Matteo Zuppi - Tổng Giám mục Bologna.

9. Đức Tổng Giám Mục Cristóbal López Romero, sdb - Tổng Giám mục Rabat

10. Cha Michael Czerny, sj – Phó Tổng Thư Ký Phân bộ Người di cư và tị nạn của Bộ Phục vụ Phát triển nhân bản

Cùng với các vị Tân Hồng Y đang tại chức này, Đức Thánh Cha cũng tấn phong Hồng Y cho hai Tổng giám mục và một Giám mục về hưu đã phục vụ Giáo hội một cách nổi bật:

1. Đức Tổng Giám Mục Michael Louis Fitzgerald - Tổng Giám mục Hiệu Tòa của Nepte

2. Đức Tổng Giám Mục Sigitas Tamkevicius, sj - Tổng Giám mục Hiệu Tòa của Kaunas

3. Đức Giám Mục Eugenio Dal Corso, psdp - Giám mục Hiệu Tòa của Benguela

Nhân dịp này, Đức Thánh Cha đã kêu gọi các tín hữu hãy cầu nguyện cho các vị Tân Hồng Y. Ngài nói:

"Chúng ta hãy cầu nguyện cho các Tân Hồng Y để khi củng cố sự gắn bó của các ngài với Chúa Kitô, họ có thể giúp đỡ tôi trong sứ vụ Giám mục Rôma vì lợi ích của tất cả các tín hữu Dân Thánh của Thiên Chúa."


Source:Vatican News
 
Chuyện vui: Đức Giáo Hoàng xin lỗi vì đi trễ, phải nhờ lính cứu hoả ‘cứu giá’
Trần Mạnh Trác
21:17 01/09/2019
“Đức Giaó Hoàng đâu rồi?” là câu hỏi và lo lắng vào trưa Chuá Nhật vừa qua ở công trường Thánh Phêrô cuả hàng ngàn ngườì đứng đợi thông điệp và phép lành ‘Kinh Truyền Tin’ hàng tuần.

7 phút trễ sau đó, cửa sổ cuả Điện Tông Toà bật mở và Đức Giáo Hoàng xuất hiện với một lời xin lỗi giáo đầu:

“Trước hết Cha phải xin lỗi vì đã đến muộn. Cha đã bị kẹt trong thang máy hơn 25 phút.”

ĐGH giải thích rằng vì mất điện, thang máy cuả Cung Điện Vatican đã bị kẹt!

“Cám ơn Chuá, lính cứu hoả đã can thiệp thành công.” ĐGH nói, có ý nói đây là toán cứu hoả 30 người cuả quốc gia nhỏ bé Vatican.

Và Ngài đã yêu cầu cử toạ cho những vị ‘anh hùng cứu giá’ này một tràng pháo tay dài. Rồi sau đó Ngài tạo thêm một ngạc nhiên mới trước toàn thể Thế Giới là công bố việc đã chọn 13 vị Hồng Y mới.

Nhưng trở lại việc chiếc thang máy, thì bởi vì ĐGH đã không mô tả chi tiết như thế nào mà toán cứu hoả giải cứu được Ngài! Cho nên một số cơ quan truyền thông ‘ngồi lê đôi mách’ đã nêu ra những câu thắc mắc ‘bông đuà’ rằng:

“Không rõ có bao nhiêu nhân viên đi tháp tùng với Ngài trong chiếc thang máy nhỉ? Và như thế thì còn bao nhiêu người chưa được lính cứu hoả cõng ra?...”

Dù sao thì ‘sự cố’ này cũng đã cho mọi người biết rằng, Vatican nhỏ bé như thế mà vẫn có một đội cứu hoả làm việc âm thầm để bảo vệ thành phố 24 giờ một ngày.

Họ được thành lập ít ra là từ năm 1820 như là một đội chữa lửa thuộc quân đoàn Cảnh Vệ Guardie dei Fuoco (nay không còn nữa). Tổ chức cuả đội chữa lửa hiện tại được chính thức thành lập vào năm 1941 dưới triều Giáo hoàng Pius XII, bắt đầu chỉ có 10 nhân viên cứu hoả được đào tạo tại các trường chữa lửa cuả Ý ở Rome.

Ngày nay đội cứu hoả cuả Vatican có khoảng 30 người, họ làm việc luân phiên để bảo vệ tất cả các cơ sở cuả Vatican.

Các vị thánh quan thầy của họ là Giáo hoàng Leo IV, truyền thống cho rằng vị GH đã ban phép lành để cứu quận Borgo cuả Rome khỏi bị cháy rụi và Nữ Thánh Barbara, là vị thánh quan thầy của các lính cứu hỏa cuả nước Ý.

Tuy các cơ sở ít ỏi cuả Vatican làm cho các vụ hỏa hoạn dễ được kiểm soát và hiếm có khi trở thành nguy hiểm, nhưng trung bình thì các nhân viên cứu hỏa ở đây vẫn bị huy động ra ngoài nhiều hơn một lần mỗi ngày, đó là để đáp ứng các nhu cầu liên quan đến cấp cứu, phòng thủ dân sự, cứu hộ, kiểm soát lũ lụt, hoặc có khi là để kiểm soát hoặc trợ giúp việc lưu thông.

Họ cũng đóng một vài vai trò trong các nghi lễ, nhưng nổi tiếng nhất là chịu trách nhiệm cho việc lắp dựng và vận hành an toàn cái ống khói trên Nhà nguyện Sistine, nhờ cái ống khói đó mà Thế Giới biết được cuộc bầu cử một vị giáo hoàng mới đã thành công hay thất bại (khói đen cho biết cuộc bầu phiếu chưa thành, khói trắng cho biết một vị giáo hoàng mới đã được chọn.)

RomeReports đã có một video trên Youtube mô tả công việc cuả đội cứu hoả này, như sau:

 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đại Hội Phó Tế Việt Nam Kỳ VIII. 2019, tại Seattle Washington
Phó Tế Phạm Bá Nha
08:18 01/09/2019
Từ 2006, cứ hai năm, các Phó Tế Việt Nam tại Hoa Kỳ họp nhau. Năm nay là kỳ VIII, gặp mặt tại trung tâm mục vụ giáo phận, Seattle Washington State, từ 11 đến 14.7.2019. Chủ đề Đại Hội năm nay: ‘Chúa Kitô, Người Phục Vụ, Hôm Qua, Hôm Nay và Mãi Mãi’. Mục đích là gặp nhau thân thiện, trao đổi kinh nghiệm và học hỏi. Được biết số PT VN tại Hoa Kỳ là 174 thày, có nội qui rõ ràng, thế mà chưa bao giờ họp mặt đầy đủ, như năm nay chỉ có 30 Phó Tế, một số Phu Nhân, tổng cộng 47 người tham dự.

Chương trình đại hội trong 4 ngày có: Thánh Lễ, Chầu Thánh Thể, Kinh Phụng Vụ và Hội Thảo

TỔ CHỨC CHU ĐÁO

Các Thày trong ban tổ chức: Joseph Phạm Theman Thể, John Baptist Phạm Ngọc Châu, Giacobe Nguyễn Nam Tiến, Phillip Nguyễn Mậu (+)…vất vả cả năm liên hệ, giữ chỗ phòng ốc, đưa đón, in ấn và dọn dẹp. Gặp nhau, thật là vui, hân hoan, tay bắt mặt mừng, lần đầu hay nhiều lần. Về đây kết đoàn và chung xây sức sống mới

- Ngày ấy, Chúa cất tiếng gọi khắp nơi

Ngày ấy, Chúa dẫn lối đi vào đời

Ngài muốn hết thế giới được lắng nghe

Loan tin vui, cùng nắm tay chung xây trời mới đất mới

Ngày ấy, Chúa cất tiếng gọi khắp nơi

Ngày ấy, đến với Chúa đi vào đời

Cùng bước dưới áng sáng

Thành muối men cho muôn dân

Thành chứng nhân, reo vang mùa hồng ân. (Vào đời)

- Chúng con về nơi, dâng ngàn tiếng ca

Chúng con về nơi, để tạ ơn Thiên Chúa

Qua bao tháng năm mong chờ say sưa thánh ân vô bờ

Được cùng nhau bên Chúa thỏa lòng con ước mơ (Về nơi đây)

- Trong hân hoan chúng con về đây

Mang tin yêu, mơ ước nồng say

Cùng hợp tiếng ca, tạ ơn Chúa lời thiết tha (Chung lời cảm tạ)

THÁNH LỄ

Thánh lễ Khai Mạc và trong Đại Hội do cha Chủ Tịch Miền Liên Đoàn Công Giáo VN Hoa Kỳ chủ tế. Phúc Âm trong lễ của Đại Hội, lấy trong :

- Gia Cóp thưa với Thiên Chúa: Này con đây (x. St 46, 1-7; 28-30)

- Thày sai các con đi như những con chiên giữa sói rừng (x. Mt 10, 16-23)

- Moise nói với Israel: Anh em hãy nghe tiếng Đức Chúa, Thiên Chúa anh em

(x. Dnl 30, 10-14)

- Chúa nói : Yêu mến người thân cận như chính mình (x. Lc 10, 25-37)

Kính tiến Chúa tình yêu bao nhiêu mà có gì

Xin hãy thánh hóa lòng con

Tình yêu mới bước tới ngày mai

Như dòng nến trôi trên bàn thờ

Tâm hồn con lâng lâng niềm cảm mến vô bờ

Xin tiến dâng đây con tim ươm bao ước vọng

Hằng muốn sắt son một đời mến yêu (Dâng Niềm Cảm Mến)

CHẦU THÁNH THỂ

Chúa Thánh Thể là nguồn mạch sự sống cho đời sống PT. Trong những ngày Đại Hội, bên Thánh Thể, đoàn con cầu cho quê hương, Giáo Hội và cho chính Phó Tế.

Lòng con hân hoan mến tin một Cha

Trần gian bao nhiêu khó nguy lệ ra

Trông cậy ơn Chúa giúp con mau vượt qua

Đời con tin yêu thắm trong tình Cha

Ngày đêm vang lên biết bao lời ca

Dẫu ngàn sầu thương vững tin thiết tha

Con thờ lạy hết tình

Chúa ngự trong Phép Thánh

Yêu qúi nhân loại hiến thân trong hình bánh

Nuôi đoàn con tháng ngày

Cho lòng con vui say

Dâng hiến Cha lành khúc ca tràn đầy (Con thờ lạy)


KINH PHỤNG VỤ

Do từng cặp Thày Cô phụ trách giờ kinh Phụng Vụ : sáng, chiều. Mỗi giờ kinh như hương bay lên tôn nhan Chúa. Ca tụng và tôn vinh, thay cho dân Chúa cho cộng đoàn.

- Ca tụng Chúa đi, tự cõi trời thăm thẳm

Ca tụng Người trên chốn cao xanh

Ca tụng Chúa đi, mọi sứ thần của Chúa

Ca tụng Người, hỡi toàn thể địa cầu. (Tv 148, 1)

- Hãy đến đây ta reo hò mừng Chúa

Tung hô Người là núi đá độ trì ta

Vào trước Thánh Nhan dâng lời cảm tạ

Cùng tung hô theo điệu hát cung đàn (Tv 66, 1)

HỘI THẢO

Phó tế có ba nhiệm vụ chính : Lời Chúa, Phụng Vụ và Bác Ái. Năm nay ĐH dành ngày thứ ba, thảo luận quanh :

-Mục vụ thành công hay thất bại của PT trải nghiệm. Điều gì ảnh hưởng tới đời sống mục vụ giáo xứ hay gia đình (Thày Luận và thày Tiến hướng dẫn)

- Vai trò PT trong phụng vụ Thánh Lễ (Thày Phẩm thuyết trình)

-Vui mừng khi người ta bảo tôi

Ta về thăm Nhà Cha chúng ta

Một ngày trong Nha Cha dấu yêu

Sướng vui thay hơn trăm ngày ở xa quê nhà.

Được biết đã có 5 tổ chức Bác Ái, do các PT đứng ra trách nhiệm giúp người khó khăn túng thiếu tại VN. Hoan hô và xin Chúa chúc lành cho công việc ‘‘Lá Lành Đùm Lá Rách’’, ‘’Của Ít Lòng Nhiều’’. Ca khúc ‘Lời nguyện Phó Tế Vĩnh Viễn’ canh cánh bên lòng:

Xin Chúa Ba Ngôi chúc lành cho đời Phó Tế

Một lòng hy sinh dâng hiến và luôn vâng phục

Thực thi bác ái với những người bị lãng quên

kẻ tù đày và cô thân.

Sống Tin Mừng phụng phụ Giáo Hội

Lạy Cha Nhân Ái, xin dổ tràn Thần Khí trong con

1.Dạy con tin kính khi con đọc Lời của Chúa

Rao giảng nơi nơi. Lời Ngài bằng tất cả niềm tin

Quyết tâm thi hành, điều con rao giảng cho người

2. Và con xin hứa, luôn trung thành qùi bên bàn Thánh

Dâng tiến hy sinh, đem mừng vui biến đổi sầu lo

Sống luôn tôn thờ, lòng con tin Chúa yêu người.

3. Dạy con gánh vác, mái gia đình cần lao sinh sống

Yêu mến tha nhân, đem tình thương biến đổi trần gian

Đổ muôn ơn lành, tình Cha sao quá cao vời

4. Đời con dâng hiến, để con nên hiền thê của Chúa

Chúa vẫn thương con, nào đâu biết sợ chi

Hiến thân cho Ngài, làm thân tôi tá muôn đời

5. Đời nhiều thách đố, để con thêm tình nghĩa cùng Chúa

Chúa vẫn thương con, con sợ lửa thử vàng kim

Biết sao báo đền, hồng ân Chúa quá tuyệt vời

Thánh Lễ bế mạc ĐH PT tại Nhà thờ các Thánh Tử Đạo VN. Và ra mắt ban điều hành (2019-2020), gồm : Trưởng: Thày Vũ Anh. Phó: Nguyễn Phẩm. Thư Ký: Huỳnh Khải Huy và Nguyễn Nam Tiến. Thày Anh, đại diện anh chị em thương tiếc người Anh Đầu Đàn là thày Phillip Nguyễn Đức Mậu, có mặt phu nhân với khăn tang, đang tổ chức ĐH dở dang đã vội vã ra đi. Và Ban Điều Hành mới có quyết tâm hoàn thành sứ mạng anh em tín nhiệm.

Lần tới các Phó Tế họp tại Houston, TX, theo mong ước của ĐHY chủ tịch HĐGM Hoa Kỳ, Daniel Dinardo

Xin mượn lời chân tình của các thày trong Ban Tổ Chức cho kết luận phần ghi ĐH PT VN năm nay, xin giữ lại, nhắc bảo nhau và mến chúc các Phó Tế và Phu Nhân‘‘ra về bình an’’ trong sứ vụ Chúa trao phó.

- Xin Chúa thêm khôn ngoan và nghị lực để sau Đại Hội, chúng con ra đi tiếp tục phục vụ Chúa và Giáo Hội được chu đáo và mang lại lợi cho các linh hồn. (Pt Joseph Thể. Tài Liệu Đại Hội, tr. 5)

- Xin thân chúc tất cả Qúi Thày Cô đến với ĐH PT kỳ VIII này gặt hái nhiều hữu ích, cũng như ghi nhận được chút kỷ niệm, để thương, khó quên trong tim. (Pt Phillip Mậu, (+), Tlđd, tr.8)

- ‘Các Phó Tế Vĩnh Viễn là ‘lương tâm’ của Giáo Hội nhắc nhở nhu cầu đến những người nghèo khổ hay những người không có khả năng đóng góp’. (Pt Nguyễn Ánh, nhắc lại lời ĐTGM New Orleans Aymond, trong ĐH PT 2018, tại New Orleans. Tlđd, tr. 9)

- Tôi luôn xin Chúa giúp sống và thực hành 3 điều: Thánh hóa bản thân, Phục vụ qua anh chị em và Đưa Chúa đến với anh chị em. (Pt Trần Luận. Tlđd. Tr. 10)

Phó tế Phạm Bá Nha

 
Phóng sự và hình ảnh lễ tuyên hứa hội Các Bà Mẹ Công Giáo Gx ĐMHCG Garland TX
Vũ Khắc Tế
18:30 01/09/2019
Xem hình ảnh

Vào Thánh lễ lúc 7:30 sáng Chúa Nhật ngày 1 tháng 9 măm 2019, hội Các Bà Mẹ Công Giáo giáo xứ ĐMHCG đã tổ chức trọng thể lễ tuyên hứa cho 12 tân hội viên. Buổi lễ được diễn ra long trọng dưới sự chứng giám của linh mục chánh xứ Cha Phaolo Phạm tất Hải, DCCT. Với số tân hội viên mới này, tổng số hội viên đếm được 140 người.

Thiết tưởng nên có vài nét khái quát về hội CBMCG của giáo xứ. Hội đã được thành lập vào năm 1992 từ khi giáo xứ còn là một họ đạo dưới thời cha quản nhiệm Augustino Nguyễn huy Tưởng (sau này cố LM Nguyễn huy Tuởng tưởng trở thành vị chánh xứ tiên khởi cuả Gx). Ban đầu số gia đình trong họ đạo chỉ vỏn ven có hơn 30 gia đình. Nên số hội viên cuả hội cũng chưa đầy 20 bà. Hội nhận Bà Thánh Monica làm quan thầy, lễ mừng vào ngày 27-8 hằng năm. Trưóc ngày lễ đều có tổ chức tĩnh tâm cho các hội viên. Năm nay buổi tĩnh tâm đã được thực hiện vào chiều tối ngày thứ Ba 27 tháng 8 năm 2019 một cách sốt sắng và đông đảo.

Nhắc lại lúc phôi thai, lúc đó giáo xứ còn là một họ đạo chưa có một hội đoàn nào khác, thì hội các bà mẹ Công Giáo là hội đoàn duy nhất, công tác khá nhiều, đảm nhiệm nhiều công việc như:

- Phụng vụ các thánh lễ Chúa Nhật và lễ trọng... ( Cử người xin tiền, dâng của lễ, hướng dẫn rước lễ.... )

- Dậy giáo lý, việt ngữ cho các em hàng tuần mỗi Chúa Nhật.

- Thăm viếng bệnh nhân, an ủi gia đình có tang chế. Nói chung, nơi nào gặp chuyện khổ đau thì các bà đều đến thăm viếng.

- Đảm nhiệm công tác bán hàng gây qũi cho họ đạo. Hồi đó họ đạo chưa có ngân khoản đầy đủ để trang trải cho các chi tiêu, cho nên các bà đã không quản ngại nắng mưa gió lạnh, đứng bán đồ garage sale vào các ngày thứ Bảy & Chúa Nhật trước sân nhà cha Quản nhiệm.

Đến nay, nhờ ơn Chúa và Đức Mẹ, Giáo xứ đã phát triển tốt đẹp với một số giáo dân đông đúc, nhờ đó mà số hội viên CBMCG của giáo xứ cũng tăng. Sinh hoạt của hội được tổ chức sinh động và đều đặn sau thánh lễ thứ Nhất mỗi Chúa Nhật đầu tháng. Ước mong các bà mẹ noi gương Thánh quan thầy Monica trở nên những bà mẹ Công Giáo chu toàn nhiệm vụ với chồng và làm gương sáng dậy dỗ con cái trong gia đình.
 
Đại Hội Xóm Giáo II tại trung Tâm Thánh Mẫu Lavang Melbourne
Ban truyền thông TTTM Lavang
18:48 01/09/2019
ĐẠI HỘI XÓM GIÁO II TẠI TRUNG TÂM THÁNH MẪU LAVANG MELBOURNE, THỨ BẢY 31/8/2019

Thứ Bảy 31/8/2019, ngày cuối mùa đông Melbourne với thời tiết nắng đẹp và vô cùng ấm áp, Trung Tâm Thánh Mẫu LaVang tổ chức Đại Hội Xóm Giáo II với chủ đề “Gia đình nguyện cầu, hạnh phúc bền lâu”. Chương trình bắt đầu lúc 12.30pm bằng các tiết mục tập hát, khởi động do cha Tuyên úy J.B Đặng Nhật Trường hướng dẫn. Sau đó là phần tự giới thiệu khái quát về 8 xóm giáo đang hoạt động tại Trung tâm đến từ các trưởng xóm giáo.

Phần tĩnh tâm do cha Giuse Nguyễn Xuân Trường - chánh xứ Springvale hướng dẫn với chủ đề "Cầu nguyện". Với kinh nghiệm mục vụ lâu năm tại Springvale cũng như tại Việt Nam, cha Giuse Trường đặt trọng tâm bài chia sẻ của ngài để giúp các xóm giáo làm thế nào phát triển đời sống đức tin, tinh thần cầu nguyện trong các sinh hoạt hằng tuần của xóm giáo để tránh những hoạt động hình thức bên ngoài theo thói quen. Tiếp nối là phần hỏi đáp thắc mắc, chia sẻ kinh nghiệm đời sống đức tin, những khó khăn thuận lợi trong việc sinh hoạt xóm giáo và những góp ý cho quý cha Tuyên úy, Ban Thường Vụ Cộng đoàn để có sự giúp đỡ hỗ trợ tốt hơn, đặc biệt là các xóm giáo ở xa, ít gia đình sinh hoạt và lớn tuổi, điều kiện sinh hoạt khó khăn… Phần tĩnh tâm chia sẻ kết thúc vào khoảng 2.30pm. Trước khi kết thúc, ông Chủ tịch Antôn Trương Tấn Phát Quý đại diện Cộng đoàn gửi lời cám ơn cha Giuse Trường đã hy sinh thời gian đến với Cộng đoàn trong ngày đặc biệt hôm nay.

Sau thời gian nghỉ giải lao khoảng 15 phút, Đại Hội tiếp tục với giờ Hành Hương Kính Đức Mẹ hằng tuần với chủ đề "Đức Maria - Mẹ của Sự Hiệp Nhất" và thánh lễ bế mạc Đại Hội do cha J.B Đặng Nhật Trường chủ tế. Chia sẻ trong thánh lễ, diễn giải bài Phúc Âm thứ Bảy Tuần XXI Thường Niên dụ ngôn những nén bạc trong Tin Mừng Matthêu chương 25, cha chủ tế thúc giục Cộng đoàn, cách riêng mọi thành phần trong các xóm giáo tận dụng những ân ban, phúc lành Chúa trao như các khả năng, điều kiện thuận lợi…để sinh hoa kết quả, sống chứng tá đời sống đức tin Tôn Vương Đức Mẹ nơi các xóm giáo là mẫu gương cầu nguyện và phục vụ. Đồng thời cha Tuyên úy cũng kêu gọi mọi gia đình xóm giáo tích cực hơn nữa, góp phần trong các công việc chung của Cộng đoàn, liên kết chặt chẽ hơn với quý cha, Ban Thường Vụ Cộng đoàn bên cạnh các sinh hoạt nội bộ hằng tuần của các xóm giáo. Đó cũng là lời cầu chúc của cha Tuyên úy trong ngày Đại Hội hôm nay. Thánh lễ được tiếp tục với phần Phụng Vụ Thánh Thể.

Sau thánh lễ, quý cha và quý anh chị em cùng ra Tường Tưởng Niệm đọc kinh cầu nguyện cho các linh hồn người thân ông bà cha mẹ, anh chị em trong các xóm giáo, đoàn thể...trong Cộng đoàn và trở lại hall mới của Trung tâm để chia sẻ niềm vui ngày họp mặt các xóm giáo với một số món ăn nhẹ. Đại Hội kết thúc vào khoảng 5.00pm. Mọi người ra về trong niềm vui hân hoan và hẹn gặp nhau vào ngày Đại Hội lần tới.
Hình ảnh
Bài viết & Hình ảnh: Ban Truyền Thông TTTM LaVang
https://photos.app.goo.gl/KkcfNouG5cLHxzyf8
 
Liên Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Sydney Tổ Chức Ngày Father’s Day
Diệp Hải Dung
22:33 01/09/2019
Tối Chúa Nhật 01/09/2019 (Father’s Day) Liên Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Nữ Vương Hòa Bình TGP Sydney tổ chức ngày Nhớ Ơn Cha (Father’s Day) với chủ đề “Vua Hùng Đất Việt” tại nhà hang Crystal Palce vùng Canley Heights Sydney. Mục đích bảo tồn văn hóa Việt Nam và cũng nhắc nhở giới trẻ hiểu biết về tổ tiến cội nguồn của lịch sử Việt Nam.

Ngoài qúy Cha, quý Sơ, qúy quan khách và tất cả mọi người. Đặc biệt có sự hiện diện của Đức Giám Mục Vincent Nguyễn Văn Long Giám Mục Giáo Phận Parramatta và Đức Giám Mục ngỏ lời chúc mừng Liên Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Nữ Vương Hòa Bình Sydney.

Xem Hình

Khai mạc chương trình với hồi trống Lạc Hồng rất hào hùng và 2 Mc Hồng Phúc và Trường Giang với 2 Mc Tí Hon Minh Kim - Xuân Nghi ngỏ lời chào mừng và giới thiệu chương trình văn nghệ với những tiết mục đặc sắc như Phù Đổng Thiên Vương (Thánh Gióng) Sự tích Bánh Chưng Bánh Dày, Sơn Tinh và Thủy Tinh, Thành Cổ Loa An Dương Vương..v..v..nói lên ý nghĩa và sự hào hùng 18 đời Vua Hùng Vương đã có công dựng nước giữ nước trường tồn cho đến ngày hôm nay.

Cha FX. Nguyễn Văn Tuyết Đặc trách Liên Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Nữ Vương Hòa Bình Sydney ngỏ lời chào mừng Đức Giám Mục, Qúy Cha, quý Sơ và tất cả mọi người đã hy sinh thời gian qúy báu đến tham dự ngày Father’s Day do các em Thiếu Nhi tổ chức.

Cha Tuyên úy Trưởng Bùi Sơn Lâm cũng thay mặt Ban Tuyên Úy ngỏ lời chúc mừng Liên Đoàn Thiếu Nhi đồng thời Cha chúc lành và làm phép của ăn.

Lồng trong phần văn nghệ, còn có tiết mục rao Lotto rất là hào hứng, tạo cho bầu khí thêm phần vui nhộn. Ông Nguyễn Ngọc Khiêm Phó Chủ tịch Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam TGP thay mặt Cộng Đồng chúc mừng đêm văn nghệ Vua Hùng Đất Việt do các em Thiếu Nhi tổ chức.

Trườc khi kết thúc buổi văn nghệ. Anh Phùng Hải Sơn Liên Đoàn Trưởng ngỏ lời cám ơn Đức Giám Mục, qúy Cha, quý Sơ, qúy ân nhân và tất cả mọi người. Kính thưa qúy vị: Thuở xưa Vua Hùng dựng nước. Con cháu ngàn đời mãi mãi tri ân, đó là thông điệp của đêm văn nghệ “Vua Hùng Đất Việt:” tối nay. Chúng con muốn ghi nhớ đến công ơn ông bà tổ tiên, các người ông người cha, đã luôn hy sinh cho các thế hệ con cháu. Đặc biệt là những thế con cháu sinh ra và lớn lên trên đất Úc biết một chút về cội nguồn của mình. Nhân dịp ngày Father’s Day chúng con xin tri ân qúy vị ân nhân, qúy phụ huynh luôn nâng đỡ ủng hộ Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể luôn phát triển. Chúng kính chúc tất cả qúy vị một buổi tối vui vẻ và hạnh phúc.

Sau đó qúy Huynh Trưởng gởi tặng qùa đến qúy Cha, và các người cha mừng ngày Father’s Day và kết thúc bế mạc trong tình thân thương.

Diệp Hải Dung
 
Trường Trung Cấp Kỹ Thuật Don Bosco Mỹ Thuận Khai Giảng Năm Học 2019-2020
Trương Trí
22:48 01/09/2019
Châm ngôn của Đấng sáng lập Dòng Don Bosco là: “CHA-THẦY-BẠN CỦA GIỚI TRẺ”. Nối tiếp truyền thống đó, năm 2007, Dòng Don Bosco Việt Nam thành lập một Trường Trung tâm Kỹ thuật do linh mục Toma Vũ Kim Long làm Hiệu trưởng, tại xã Tân Hòa, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long. Mục đích của Nhà Dòng là đào tạo nhân bản, giúp các thanh thiếu niên trở thành một công dân lương thiện, hữu ích cho xã hội, đặc biệt là những thanh thiếu niên có hoàn cảnh khó khăn. Niên khóa 2018-2019 có 300 em học viên, trong đó có 45 em nữ đến từ khắp mọi miền đất nước, gồm cả các em dân tộc vùng Tây nguyên, trong niên khóa này có 49 em tốt nghiệp nghề được các công ty xí nghiệp đón nhận vào làm việc. Không chỉ đào tạo nghề, nhà trường còn cho các em học văn hóa, niên khóa vừa qua có 59/59 em tốt nghiệp Trung học Phổ thông.

Xem Hình

Đây là một điều đáng mừng không chỉ của nhà trường mà còn của gia đình và cha mẹ các em. Vì từ trước các em là những thanh thiếu niên ham chơi, hư hỏng, bỏ học hành. Giờ đây các em ra trường đã nhận thức được trách nhiệm của một người công dân, một người con hiếu thảo trong gia đình.

Sáng ngày 31/8 năm 2019, Trường đã tổ chức lễ Khai giảng năm học 2019-2020. Đến dự có ông Ngô Sách Thực, Phó Chủ tịch Ủy ban TWMT Tổ quốc Việt Nam; Hiệp sĩ Đại Thánh giá J.B. Lê Đức Thịnh; ông Nguyễn Văn Thanh, Trưởng Ban Tôn giáo Ủy ban TWMT Tổ quốc Việt Nam và nhiều quan chức thuộc tỉnh Vĩnh Long và thành phố Vĩnh long. Nhiều lẵng hoa của các Sở-Ban-Nghành Trung ương và Địa phương gửi đến chúc mừng nhà trường.

Sự hiện diện của ông Ngô Sách Thực, Phó Chủ tịch Mặt trận Trung ương và Hiệp sĩ Đại Thánh giá J.B. Lê Đức Thịnh tạo nên một bầu khí thân thiện giữa chính quyền các cấp tỉnh Vĩnh Long và Giáo Hội Công Giáo tại Vĩnh Long cũng như sự thuận lợi về các phương diện cho nhà trường.

Phát biểu trong lễ Khai giảng, linh mục Hiệu trưởng Toma Vũ Kim Long cảm ơn sự quan tâm của chính quyền các cấp tỉnh Vĩnh Long, đặc biệt sự hiện diện của ông Phó Chủ tịch Mặt trận Trung ương và Hiệp sĩ Đại Thánh giá J.B. Lê Đức Thịnh đã nối kết tình thân giữa nhà trường và chính quyền hơn.

Linh mục Hiệu trưởng nhắn nhủ đến các học viên: “Giá trị của con người là cố gắng và nỗ lực vươn lên mỗi ngày. Hãy nhìn vào mục tiêu đó để có đủ động lực thôi thúc mình vươn lên trong năm học mới này.

Phát biểu tại lễ Khai giảng, ông Ngô Sách Thực đánh giá cao những thành tựu mà nhà trường đã đạt được trong những năm qua, các cơ sở dạy nghề của Công Giáo được sự quan tâm tạo điều kiện của Nhà nước, nhờ vậy đã góp phần vào việc đào tạo nghề cho người lao động. Để thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đưa đất nước hội nhập và phát triễn, công tác đào tạo nghề trong thời gian tới là nhiệm vụ hết sức quan trọng. Ông cũng kêu gọi chính quyền các cấp tỉnh Vĩnh Long thực hiện chủ trương của Nhà nước, tạo mọi điều kiện và giúp đỡ cho nhà trường trong các hoạt động giảng dạy.

Ông Ngô Sách Thực thay mặt lãnh đạo Trung ương tặng lẵng hoa chúc mừng nhà trường và đánh hồi trống khai giảng năm học mới.

Cũng trong lễ Khai giảng này, ông Trần Thiện, Tổng Giám đốc Công ty Dịch vụ Tiếp vận toàn cầu đã trao tặng số tiền 30 triệu đồng, nhằm vào việc phát triễn nhà trường. Ông Nguyễn Quốc Tuấn, Phó Giám đốc công ty Minh Hùng Ô tô đã ký kết Hợp đồng tài trợ các thiết bị học tập cho nhà trường trong 3 năm.

Các em học viên nan nữ đã biễu diễn những tiết mục cac múa và hòa tấu hết sức đặc săc, tạo cho bầu khí ngày khai giảng thêm nhộn nhịp.

Trương Trí
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Tài liệu năm 2014 về Linh Hứng của Ủy Ban Giáo Hoàng về Thánh Kinh , Phần II: chứng từ Cựu Ước
Vũ Văn An
18:42 01/09/2019
2. Chứng từ của các trích đoạn chọn lựa từ Cựu Ước

66. Trong rất nhiều các bản văn Kinh thánh, chúng ta chọn một số cuốn sách có lưu ý đến sự đa dạng trong các thể loại văn chương, và đến đặc điểm quyết định của chúng đối với chủ đề được bàn. Nhiều chủ đề trung tâm sẽ được nghiên cứu. Chúng liên quan đến Thiên Chúa và sự cứu rỗi, như đã được chứng thực trong các câu chuyện về sáng thế (St 1-2), mười giới răn, các sách lịch sử và các sách tiên tri, các Thánh vịnh, Diễm ca và các trước tác khôn ngoan. Mặc dù Cựu Ước là một sự chuẩn bị cho đỉnh cao mạc khải của Thiên Chúa nơi Chúa Giêsu Kitô, việc xem xét chiều rộng, sự đa dạng và phong phú của các bản văn của nó đã dẫn chúng ta đến chỗ nghiên cứu một số lượng lớn các đoạn văn Cựu Ước, nếu chúng ta so sánh độ lớn của chúng với các bản văn Tân Ước sẽ được nghiên cứu. Ý định của chúng ta ở đây là chứng tỏ cách các bản văn khác nhau đóng góp vào sự mặc khải của Thiên Chúa và sự cứu rỗi mà Người mang tới, và do đó giúp đào sâu việc thấu hiểu các khái niệm này.



2.1 Những câu chuyện về sáng thế (St 1-2)

67. Những trang đầu của Kinh thánh, tức các trang có những câu chuyện thường được gọi là "trình thuật sáng thế" (St 1-2), chứng thực đức tin vào một Thiên Chúa, Đấng là nguồn gốc và là kết thúc của mọi sự. Trong tư cách "những trình thuật sáng thế", chúng không tìm cách chứng tỏ sự khởi đầu của thế giới và con người đã xẩy ra "cách" nào, nhưng chúng nói về Đấng Tạo Hóa và mối liên hệ của Người với sáng thế và với tạo vật. Người ta sẽ phạm các sai lầm nghiêm trọng khi đọc các câu chuyện cổ xưa này theo con mắt đương thời và coi chúng như các quả quyết về việc dựng nên thế giới và con người “cách nào”. Cần phải thách thức việc đọc như vậy để làm sáng tỏ một cách thỏa đáng hơn ý định của các bản văn Kinh thánh, và để tránh đưa các tuyên bố của chúng cạnh tranh với kiến thức khoa học tự nhiên của thời đại chúng ta. Điều này không mâu thuẫn với ý định của Kinh Thánh là truyền đạt sự thật, vì sự thật của các câu chuyện trong Kinh thánh về sáng thế liên quan đến sự gắn bó chặt chẽ, nặng ý nghĩa, về thế giới tạo dựng, như Thiên Chúa đã đặt để nó. Nhờ cấu trúc soạn thảo rất công phu của nó, trình thuật đầu tiên về nguồn gốc (St 1,1-2,4a) mô tả, không phải cách thế giới đã trở thành như thế nào, mà là tại sao và vì mục đích gì mà thế giới đã được tạo ra như nó hiện nay. Bằng một văn phong thi ca và dùng các hình ảnh đương thời của mình, tác giả của St 1,1-2,4a cho thấy: Thiên Chúa là nguồn gốc của vũ trụ và con người. Thiên Chúa Sáng Tạo, mà Kinh thánh nói đến, hướng về tạo vật để bước vào mối liên hệ với nó, đến nỗi cả cách tạo dựng ra nó, như đã được mô tả trong Kinh thánh, cũng nhấn mạnh đến mối liên hệ này. Khi tạo ra con người "theo hình ảnh của chính mình" và giao cho họ sứ mệnh chăm sóc sáng thế, Thiên Chúa biểu lộ ý muốn cứu độ nền tảng của Người.

Các yếu tố căn bản của sự hiện hữu nhân bản nằm ở tâm điểm câu chuyện ở St 1, đạt đến đỉnh cao trong lời khẳng định có tính nhân học rằng con người là "hình ảnh của Thiên Chúa", nghĩa là phụ tá của Người trong việc sáng tạo. Theo câu chuyện, công việc đầu tiên của Thiên Chúa sáng tạo bao gồm việc tạo ra thời gian (xem St 1:3-5), được sắp đặt bởi sự xen kẽ ánh sáng và bóng tối. Câu chuyện không tìm cách mô tả một cách chính xác thời gian hệ ở điều gì. Khi phân chia các công trình sáng tạo khác nhau thành sáu ngày, Người không tìm cách khẳng định, như một sự thật của đức tin, rằng thế giới thực sự được hình thành trong sáu ngày, trong khi vào ngày thứ bảy, Chúa nghỉ ngơi. Đúng hơn, câu chuyện tìm cách cho thấy rằng có một trật tự và một mục đích trong việc sáng thế. Con người có thể và phải tự lồng mình vào trật tự này, để, qua diễn biến từ việc làm qua nghỉ ngơi, họ nhận ra rằng thời gian mà Thiên Chúa đã sắp đặt gúp họ tự hiểu về mình như một tạo vật mang nợ ơn mình hiện hữu nơi Đấng Tạo hóa.

Qua mọi công trình sáng tạo, chính ý nghĩa của toàn bộ sáng thế được triển khai và mục đích của nó được biểu lộ. Như đã nói, toàn bộ câu chuyện đều hướng về con người. Do đó, câu chuyện sáng thế không tìm cách đưa ra một định nghĩa vật lý về khái niệm không gian, mà là trình bày nó như một "không gian sống" của con người và chứng tỏ ý nghĩa của nó. Nhiệm vụ "khuất phục" trái đất (St 1:28) thực sự là một ẩn dụ nói lên trách nhiệm của con người đối với không gian sống của họ, vốn có chung giữa họ và các động vật và thực vật.

Hai câu chuyện về nguồn gốc (St 1:1-2,4a; St 2: 4b-25) giới thiệu toàn bộ Qui điển Kinh thánh Do Thái, và cả Kinh thánh Kitô giáo nữa. Sử dụng những hình ảnh khác nhau, chúng tìm cách phát biểu cùng một sự thật: thế giới tạo dựng là một ơn ban của Thiên Chúa và là dự án của Người nhắm phúc lợi của con người (xem St 2:18), như đã được chứng tỏ bởi việc sử dụng thường xuyên tĩnh từ "tốt" (xem St 1: 4-31). Vì thế, nhân loại được định vị trong một "liên hệ sáng thế" với Thiên Chúa: ơn ban nguyên thủy và nhưng không của Tạo hóa kêu gọi đáp trả của con người.

2.2 Mười Điều Răn (Xh 20:2-17 và Đnl 5:6-21)

68. Hai bản Mười Điều Răn của Xh 20:2-17 và Đnl 5:6-21 giới thiệu các bộ sưu tập lập pháp khác nhau được tập hợp lại, một mặt, trong các sách Xuất hành, Lêvi và Dân số (xem Xh 19: 1-Ds 10:10) và mặt khác, trong sách Đệ nhị luật (xem Dt 12-26). Các bản văn này có hình thức một diễn từ của Chúa (GIAVÊ), ngỏ với Israel hoặc ở ngôi thứ nhất hoặc qua trung gian Môsê. Hình thức văn chương này mang lại cho các bản văn này một tư thế thẩm quyền rất mạnh mẽ. Các bản Mười Điều Răn đặt thành tương quan bản tóm tắt đức tin của Israel (Xh 20,2 = Đnl 5,6) – có nhắc đến những câu chuyện Xuất hành - và mặt khác, tập hợp các quy định về văn hóa và đạo đức. Hai bản Mười Điều Răn có nhiều điểm chung với nhau, và, đồng thời, mỗi bản đều có một đặc điểm thần học chuyên biệt: trong khi bản Mười Điều Răn của Xh 20 chủ yếu triển khai một nền thần học về sáng thế, thì bản Mười Điều Răn của Đnl 5 chủ yếu nhấn mạnh đến nền thần học cứu rỗi.



Nhờ cấu thành các tổng hợp thần học rất công phu, hai bản Mười Điều Răn có thể được coi như "các bản tóm tắt" kinh Tôra, và cung cấp các chìa khóa thần học cho phép ta giải thích chúng cách chính xác.

a. Cấu trúc văn chương của hai bản Mười Điều Răn

Việc trình bầy các bản Mười Điều Răn (Xh 20,2 = Đnl 5,6) định nghĩa Thiên Chúa (GIAVÊ) như Thiên Chúa Cứu thế trong lịch sử: Thiên Chúa của Israel tự làm cho mình được biết đến bằng công trình cứu rỗi mà Người thực hiện cho dân Người. Bài trình bày có tính thuật chuyện này về Thiên Chúa của Israel như vị cứu tinh dân Người đã tóm tắt toàn bộ phần thứ nhất của sách Xuất hành: công thức tự xưng mình của Chúa trong Xh 3:14 - "Ta là Đấng Ta là/sẽ là" – dẫn nhập một câu chuyện dài về việc giải phóng Israel (xem Xh 4-14). Chúa mặc khải căn tính thực sự của Người bằng cách mang đến cho dân Người ơn cứu rỗi. Do đó, ơn của Thiên Chúa tạo nền tảng cho các quy định lập pháp được tập hợp trong các bản Mười Điều Răn. Ơn của Thiên Chúa này bao gồm việc giải phóng ban cho Israel, giải thoát khỏi ách nô lệ ở Ai Cập. Các luật của các bản Mười Điều Răn lần lượt nói lên các phương thức Israel đáp trả hồng ơn của Thiên Chúa: Israel, được Thiên Chúa giải phóng, giờ đây, phải bước vào con đường tự do này, bằng cách từ bỏ các ngẫu tượng và sự ác (về điểm này, xin xem Ủy ban Kinh thánh Giáo hoàng, Kinh thánh và Luân lý: Các Gốc rễ Kinh thánh của hành động Kitô hữu, 2008, số 20).

Phần đầu tiên của bản văn trình bày các điều cấm liên quan đến việc thờ ngẫu tượng, tạo hình ảnh, và mời gọi tuân giữ một chủ nghĩa độc thần nghiêm ngặt (xem Xh 20:3-7 = Đnl 5:7-11). Từ bỏ các ngẫu tượng dẫn đến việc chấp nhận một sự thờ phượng độc quyền dành riêng cho Chúa và chấp nhận một giao ước dứt khoát với Người: Chúa là vị cứu tinh duy nhất của dân, là Thiên Chúa duy nhất đích thực.

Hai Điều Răn tích cực của Mười Điều Răn liên quan đến ngày Sabát và việc kính trọng cha mẹ (xem Xh 20:8-12 và Đnl 5:12-16). Ngày Sabát có thể được định nghĩa là "cung thánh của Thiên Chúa" trong thời gian và lịch sử. Qua việc tôn trọng ngày Sabát, Israel chứng tỏ rằng chỉ có Chúa mới có thể mang lại ý nghĩa cho lịch sử của con người.

Phần cuối của bản văn bản Mười Điều Răn liên quan đến việc thiết lập mối tương quan đúng đắn với người lân cận (xem Xh 20:13-17 và Đnl 5:17-21). Sự kiện từ bỏ bất cứ dự án cướp bóc hay thèm muốn nào đối với người lân cận là điều kiện không thể miễn chước để xây dựng một cộng đồng thực sự, và làm chứng cho khả thể chiến thắng của tình yêu huynh đệ đối với bạo lực.

b. Bình luận và các hệ luận thần học

69. Các bản Mười Điều Răn đề xuất cho Israel một con đường để tuân phục Luật được Thiên Chúa mặc khải tại Sinai (Hôrép). Dự án của Thiên Chúa kêu gọi đáp ứng của con người, trong bối cảnh một giao ước (xem Xh 24:7-8, Đnl 5:2-3).

Trong Tôra, các lề luật tiếp theo sau Mười Điều Răn, triển khai nội dung của nó. Việc cấm thờ ngẫu tượng là chủ đề quán xuyến (leitmotiv) của Đệ Nhị luật, trong khi lời kêu gọi sống cuộc sống huynh đệ được khai triển trong Luật thánh thiêng (Lv 17-26) và lên tuyệt đỉnh ở lời mời gọi yêu người lân cận, nghĩa là, không những các thành viên của cộng đồng Israel, mà cả người xa lạ thường trú nữa (xem Lv 19:18.34).

Các bản Mười Điều Răn cho thấy cách Thiên Chúa Tạo Hóa cũng tỏ mình ra như một vị cứu tinh trong lịch sử và mời tất cả các thành viên của cộng đồng, đến lươt họ, tham gia luận lý học cứu rỗi này bằng cách thực thi một nền đạo đức cộng đồng đòi hỏi khắt khe. Giao ước với Thiên Chúa Tạo Hóa và Cứu Tinh dẫn các tín hữu đến chỗ "sống phù hợp với sự thật".

Các bản Mười Điều Răn cung cấp một chìa khóa giải thích toàn bộ Tôra, và có thể nói, tạo nên một "giáo lý" cho cộng đồng Israel. Giáo lý này cho phép người Do Thái khẳng định đức tin của họ vào một Thiên Chúa đích thực duy nhất, bằng cách giáp mặt với những thách thức của lịch sử và tham gia vào đời sống cộng đồng huynh đệ, bằng cách từ bỏ các chiến lược quyền lực và bạo lực. Nói cách khác, các bản Mười Điều Răn kết hợp sự khẳng định một sự thật liên quan đến chính Thiên Chúa (Người là Đấng Tạo Dựng và Cứu Tinh), và một sự thật liên quan đến các phương thức của một cuộc sống công chính và ngay thẳng. Mối tương quan của Israel với Thiên Chúa xem ra không thể tách rời khỏi mối tương quan với người lân cận, đó là nơi tuyệt hảo để biểu lộ việc các tín hữu tuân theo sự thật đã được mặc khải.

Kỳ tới: 2.3 Các sách lịch sử
 
Văn Hóa
Mùa Thu Và Những Chuyến Đi Xa
Sơn Ca Linh
08:07 01/09/2019
Mến tặng các nữ tu qua những lần “chuyển xứ” vào mỗi dịp mùa thu-tháng 9

Mỗi mùa thu trở lại,
Ta nghe rộn ràng những bước đi xa…
Chẳng phải lá vàng, như những khúc tình ca,
Về cội đất như một lần vĩnh biệt.

Chẳng phải sông kia, lời tạ tình tha thiết,
Xa biệt bãi bờ để tan biến giữa đại dương.
Chẳng phải áng mây lãng đãng tím hoàng hôn,
Chợt mất hút cuối chân trời biêng biếc.

Chẳng phải sương trời, một thoáng đời sinh diệc,
Mới sáng long lanh mà trưa tự cõi nào !
Chẳng phải gió thu qua kẻ lá lao xao,
Giờ chẳng biết cuối phương nào xa lắc…

Không, chẳng là chi !
Những bước chân trần trên nẻo đường giăng mắc,
Của phận người chọn kiếp sống “lãng du”.
Của chuyến đi xa qua những mùa thu,
Của tạ từ những chuyến đò xưa, bến cũ !

Hành trang đó xin trao người khách lữ,
Một chút vui buồn, một chút nỗi niềm riêng.
Một gánh yêu thương, một gánh ân thiêng,
Để mùa thu, lại lên đường bước tiếp…!

Sơn Ca Linh
(Tháng 9/2019)



 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Cò Đậu Bờ Ao
Đặng Đức Cương
21:58 01/09/2019
CÒ ĐẬU BỜ AO
Ảnh của Đặng Đức Cương

Đâu cần xây cất nhà kho
Chúa ban ao cá đủ no hàng ngày
(bt)
 
VietCatholic TV
Linh mục mới thụ phong bị lừa vào trò chế nhạo giáo huấn Hội Thánh như thế nào?
Giáo Hội Năm Châu
19:19 01/09/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Các phản ứng giận dữ đã bùng lên trên các mạng truyền thông xã hội sau khi thông tấn xã AP loan tin một linh mục Dòng Tên là Cha Quentin Dupont đã hướng dẫn các em nhỏ mới vừa được rước lễ lần đầu đến chúc phúc cho một người đàn ông chọn cái chết êm dịu để kết liễu cuộc đời mình.

Nhiều anh chị em giáo dân tại St. Therese phàn nàn rằng con em của họ mới vừa được rước lễ lần đầu đã bị lôi kéo vào một trò công khai chế nhạo giáo huấn Công Giáo về sự thánh thiêng của mạng sống con người. Nhiều người không muốn thấy mặt Cha Dupont tại giáo xứ của mình nữa. Thậm chí, nhiều người còn đi xa đến mức kêu gọi Cha Quentin Dupont phải bị huyền chức.

American Magazine, tạp chí của Dòng Tên tại Mỹ, đã có cuộc phỏng vấn ngài. Thông tấn xã Catholic News Agency có bài tường thuật sau.

Hôm thứ Sáu 30 tháng Tám, một linh mục được chụp hình đang chúc phúc cho một người đàn ông có ý định tự tử cho biết rằng ngài không hề biết ý định của người đàn ông đó, và nếu ngài biết về kế hoạch người đàn ông đang muốn thực hiện, ngài sẽ hành động hoàn toàn khác.

“Tôi tin rằng cuộc sống là một ân sủng. Tôi tin rằng đó là một ân sủng từ Thiên Chúa và là cơ hội để mỗi ngày chúng ta có thể học hỏi từ Thiên Chúa và tình yêu của Ngài. Chúa đang cố dạy chúng ta yêu thương qua các thánh thư và các gương mẫu về Chúa Kitô và các thánh. Tôi cảm thấy thật bàng hoàng nếu có một sự lầm lạc rằng tôi, hoặc một thành viên của hàng giáo sĩ hoặc của dòng tu hay tổng giáo phận này, có thể nghĩ khác hoặc có thể đưa ra một tuyên bố công khai khác như thế” Cha Quentin Dupont, SJ, nói với tạp chí American ngày 30 tháng 8.

Cha Dupont là một sinh viên tốt nghiệp tại Đại học Washington ở Seattle, và được mời cử hành Thánh lễ cuối tuần tại Giáo xứ St. Therese ở Seattle. Ngài đã trở thành tâm bão của các chỉ trích trên khắp thế giới chứ không riêng tại Hoa Kỳ sau khi Associated Press loan tin về những ngày cuối cùng của một người đàn ông tên là Robert Fuller bao gồm một bức ảnh và lời kể về phép lành mà ông nhận được tại Giáo xứ St. Therese thuộc tổng giáo phận Seattle, năm ngày trước khi ông tự kết liễu cuộc đời mình.

Trong tuyên bố đưa ra hôm 27 tháng 8, Tổng giáo phận Seattle cho biết:

“Câu chuyện về ông Fuller là mối quan tâm rất lớn cho Đức Tổng Giám Mục vì nó có thể gây ngộ nhận giữa người Công Giáo và những người cùng chia sẻ sự tôn kính của chúng ta đối với cuộc sống con người.”

Sau khi Fuller tham dự thánh lễ cuối cùng tại giáo xứ của mình, Cha Quentin Dupont, một linh mục dòng Tên, đã hướng dẫn những đứa trẻ vừa mới được rước lễ lần đầu đến tụ tập quanh người đàn ông này. Vị linh mục, các trẻ em và các thành viên khác trong giáo xứ giơ tay chúc phúc cho Fuller. Toàn bộ các hành động này đã được ghi hình và chụp ảnh bởi một nhà báo của AP. Nói cách khác, tất cả câu chuyện đã được dàn dựng bởi ông Fuller và Associated Press.

Cha Dupont nói với tờ American rằng khi ban phép lành “tôi đã hoàn toàn không hề biết gì hết về ý định tự tử của ông Fuller. Tôi không phải lúc nào cũng là một phần trong các cuộc trò chuyện xảy ra trong cộng đồng giáo xứ St. Therese. Tôi đã được cung cấp thông tin rất hạn chế và tôi có kiến thức rất tối thiểu về tình hình của ông Fuller.”

“Tôi đã làm những gì tôi nghĩ là thích hợp về phương diện mục vụ với những kiến thức mà tôi đã có. Nhưng hóa ra tôi đã lầm, tôi không biết những phần chính trong câu chuyện này, nếu biết tôi sẽ có phản ứng hoàn toàn khác.”

Có những bằng chứng cho thấy nhiều thành viên trong cộng đồng giáo xứ St Therese đã biết trước kế hoạch của Fuller. Ông ta thông báo trên trang Facebook rằng tang lễ của ông sẽ được tổ chức tại giáo xứ vào ngày 17 tháng 5 và sắp xếp để một ca đoàn biểu diễn tại bữa tiệc “end-of-life” do ông khoản đãi vài giờ trước khi tự sát.

Tuy nhiên, Cha Dupont nói với tờ America rằng ngài hoàn toàn không được cho biết về những kế hoạch đó khi ngài đến giáo xứ ngày 5 tháng Năm.

“Tôi đến nhà thờ và tôi thấy một giáo dân ở đó và tôi hỏi họ về tình hình của ông ta. Họ nói: ‘Đây là Thánh lễ cuối cùng của Bob Fuller', và tôi đã rất bối rối và vì vậy tôi hỏi người ấy thật sự muốn nói gì. Anh ta nói, ‘Bob sẽ chết.’ Tôi không biết nhiều về ông Fuller. Tôi biết ông ta bị bệnh nặng và tôi nghĩ điều đó có nghĩa là việc điều trị của ông ấy đã hết phương cứu chữa, các phương thức điều trị đã bị bãi bỏ và Fuller biết rằng không còn sống được bao lâu. Và tôi tiếp tục con đường đến nhà thờ và tôi đã gặp một vài giáo dân khác cũng nói rằng đây là Thánh lễ cuối cùng của Bob. Qua những cuộc trò chuyện đó, tôi nhận ra rằng người đàn ông mà tôi biết đang đau yếu muốn được tôi ban phép lành.”

“Vì vậy, chúng tôi bắt đầu trao đổi về việc ban phép lành vào cuối Thánh lễ. Sau thánh lễ, chúng tôi cùng ban phép lành cho ông ta.”

“Tôi nghĩ rằng tôi đang đứng trước một tình huống mục vụ với một người đàn ông biết mình sắp chết. Tôi muốn chắc chắn rằng anh ta cảm thấy được chăm sóc bởi Giáo Hội.”

Cha Dupont nói rằng ngài biết một cameran chuyên nghiệp đang quay lại toàn bộ buổi lễ ngày 05 Tháng Năm. “Tôi hoàn toàn không nhớ có được ai giới thiệu với tôi người quay phim này là một phóng viên báo chí hay không. Nhưng tôi chưa bao giờ hỏi người ấy là liệu các phim ảnh có tôi trong đó sẽ được đưa ra trước công chúng hay không và như thế nào. Tôi chỉ nghĩ rằng người quay phim ấy có mặt vì muốn ghi lại những hình ảnh thánh lễ cuối cùng và ông ta muốn có một kỷ vật, một kỷ niệm, về Thánh lễ này, cộng đồng này, rồi sau đó khi nằm liệt giường ông ta có thể cảm nhận được sức mạnh và tình yêu của cộng đồng dành cho ông ấy. Tôi chỉ nghĩ đơn giản rằng đây là một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp mà ông đã thuê để chụp vài tấm hình để có chúng như những kỷ niệm và quà lưu niệm cho chính mình”

Vị linh mục nói rằng một giáo dân đã nói với ngài về kế hoạch tự tử của Fuller ngay sau Thánh lễ.

“Tôi đã hoàn toàn không có ý tưởng gì về ý định của ông ta trước đó. Khoảnh khắc tôi biết về ý định của anh ấy, tôi hoàn toàn choáng váng. Tôi đã bàng hoàng; và tôi thực sự rất bối rối. Tôi vẫn rất bối rối cho đến nay”.

Theo thông tấn xã Công Giáo Catholic News Agency, trường hợp của ông Fuller có những yếu tố rất nghiêm trọng.

Ông Fuller, đã nhiễm HIV vào thập niên 1980, được chẩn đoán có khối u ung thư ở đáy lưỡi vào mùa hè năm 2018. Vào cuối đời, ông ta phụ thuộc vào ống truyền dinh dưỡng và không muốn theo đuổi phương pháp hóa trị. Thay vào đó, ông ta bày tỏ ý định muốn được trợ tử.

Bất chấp các giáo huấn của Giáo Hội, Fuller là người cổ vũ cho trợ tử trong hơn ba thập kỷ qua và là thành viên của Hiệp hội Hemlock. Ông ta nói với AP rằng vào thập niên 1980, ông ta đã cho một người bạn bị HIV dùng thuốc quá liều, để giúp người ấy kết liễu cuộc đời.

Tiểu bang Washington đã thông qua Đạo luật “Death With Dignity” vào năm 2008, và kể từ đó, khoảng 1,200 người đã chọn chết bằng trợ tử.

Theo AP, Fuller đồng ý cho đăng toàn bộ câu chuyện của ông để “chứng minh cho mọi người trên khắp đất nước này luật hỗ trợ tự tử hoạt động như thế nào”, như một cách cổ vũ cho trợ tử và an tử. Như thế, cho đến khi chết, ông Fuller đã kiên quyết chống lại các giáo huấn của Giáo Hội cho đến cùng.

Trong bài báo, AP cho biết Fuller trước đó đã cố tự tử bằng cách uống thuốc quá liều những dược phẩm mà ông ta đã đánh cắp khi còn là một y tá tâm thần tại một bệnh viện ở Seattle. Tuy nhiên, sau khi ông ta đã uống thuốc thì trời bắt đầu mưa. Ông gọi điện thoại kêu xe cấp cứu đưa ông vào nhà thương. Ông giải thích với thông tấn xã AP rằng ông ta không muốn chết trong một thời tiết lạnh và ẩm ướt.

Vào ngày 10 tháng 5, Fuller đã tiêm thuốc gây chết người, trộn với những thức uống mà ông yêu thích vào ống truyền dinh dưỡng. Luật trợ tử tại tiểu bang bắt buộc bệnh nhân phải tự dùng thuốc.

Trước khi qua đời, ông Fuller cũng đã tổ chức một bữa tiệc với bạn bè và gia đình, và đã kết hôn dân sự với người bạn đời của mình, là một người đàn ông tên là Reese Baxter. Baxter cũng là người chăm sóc của Fuller. Fuller đã chết khoảng chín giờ rưỡi sau đó.

Tổng giáo phận Seattle cho biết trước mắt chưa có một hình thức kỷ luật nào được công bố nhưng một cuộc điều tra sâu rộng đang được tiến hành để xác định những gì đã xảy ra trong Thánh lễ ngày 5 tháng Năm, trước và sau đó; cũng như trách nhiệm của những người có liên quan trong gương mù thê thảm này.


Source:Catholic News Agency
 
Trước thềm chuyến tông du Phi Châu lần thứ Tư của Đức Thánh Cha Phanxicô
Giáo Hội Năm Châu
19:47 01/09/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây


Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ viếng thăm ba nước Mozambique, Madagascar và Mauritius trong vài ngày tới đây. Đó là chuyến tông du thứ 31 của ngài từ đầu triều Giáo Hoàng đến nay. Đó cũng là chuyến tông du thứ 6 trong năm nay, và là chuyến viếng thăm thứ 4 của ngài đến lục địa Phi Châu.

Chương trình Giáo Hội Năm Châu tuần trước đã giới thiệu với quý vị và anh chị em đất nước và Giáo Hội Mozambique. Tuần này, xin được giới thiệu với quý vị và anh chị em đất nước và Giáo Hội tại 2 quốc gia còn lại là Madagascar và Mauritius.

1. Tổng quát về Madagscar

Madagascar, trước đây gọi là nước Cộng hòa Malagasy, là đảo quốc lớn thứ hai trên thế giới (chỉ sau Indonesia), nằm ngoài khơi bờ biển đông nam bộ của Phi châu trong Ấn Độ Dương, đối diện với Mozambique. Quốc gia này bao gồm đảo Madagascar, là đảo lớn thứ tư trên thế giới chỉ sau Greenland, New Guinea, và Borneo, và nhiều hòn đảo ngoại vi nhỏ hơn.

Với tổng diện tích 587,041 km2 (1.7 lần Việt Nam) trong đó 581,540 km2 là đất liền, Madagascar là quốc gia lớn thứ 48 trên thế giới.

Hầu hết người dân Madagascar là người Merila, thuộc chủng Mã Lai. Sau đó đến người Cotiers pha trộn giữa chủng Mã Lai và Phi châu. Rồi đến người Pháp, Ấn Độ và những người Ả rập.

Các nhà nhân chủng học cho rằng con người bắt đầu định cư tại Madagascar trong khoảng từ 350 trước Chúa Giáng Sinh cho đến 550 sau Chúa Giáng Sinh. Tin tưởng chung được công nhận rộng rãi là vào thời điểm Chúa Giáng Sinh, Madagascar vẫn còn là một đảo hoang. Các nhà khảo cổ học cho rằng người Indonesia là những người đầu tiên di cư đến vùng đất này và canh tác ở vùng phía Đông của hòn đảo trong khoảng từ năm 200 đến năm 500 sau Chúa Giáng Sinh.

Cho đến nay, các thành phố lớn và các trung tâm kinh tế của Madagascar vẫn chủ yếu nằm ở phần phía Đông. 21% diện tích của Madagascar vẫn là các khu rừng nguyên sinh với các loại thú to lớn không nơi nào có.

Từ thế kỷ thứ 7, người Ả rập bắt đầu gia nhập với người Indonesia ở phía Đông Madagascar. Khoảng năm 1000, người Bantu bắt đầu vượt qua eo biển Mozambique để di cư sang Madagascar. Họ sống chủ yếu ở phần phía Tây.

2. Lịch sử cận đại

Một con tàu Bồ Đào Nha đã nhìn thấy hòn đảo và đi dọc theo bờ biển vào năm 1500. Diogo Dias đã nhìn thấy hòn đảo sau khi con tàu của ông tách khỏi một hạm đội đang trên đường đến Ấn Độ. Ông đặt tên cho hòn đảo là São Lourenco, vì hôm đó là ngày lễ kính Thánh Lôrensô, và tiếp tục việc buôn bán với người dân trên đảo. Phát hiện của người Bồ Đào Nha lan sang Pháp và Anh, và cả hai nước đổ xô thiết lập các khu định cư trên đảo.

Năm 1794, vua Andrianampoinimerina đã tìm cách hợp nhất các bộ lạc khác nhau ở Madagascar, tạo thành một vương quốc duy nhất. Ông thành lập Vương quốc Merina. Đến năm 1810, ông được con trai của mình là Vua Radama Đệ Nhất kế vị. Nhà vua mở rộng vương quốc Merina trên các hòn đảo chính, đặc biệt là đảo Betsimisaraka và các đảo khác ở phía nam. Vua Radama I hoan nghênh và kết bạn với các nước lớn ở Âu châu và yêu cầu họ hỗ trợ trong việc hiện đại hóa vương quốc và tiếp tục các cuộc chinh phạt của ông. Nhờ thế, các nhà truyền giáo, dẫn đầu bởi David Jones, đã đưa được Kitô Giáo và bảng chữ cái La Mã vào Madagascar.

Sau khi vua Radama qua đời vào năm 1828, Nữ hoàng Ranavalona, ​​vợ của Radama I, đã lên ngôi. Là một tín hữu Hồi Giáo nhiệt thành, bà cương quyết chống lại Kitô Giáo và năm 1835 bà buộc các nhà truyền giáo rời khỏi Madagascar.

Năm 1883, người Pháp tấn công Madagascar. Sau gần 3 năm chiến tranh, Madagascar đã trở thành một xứ bảo hộ của Pháp trước khi trở thành thuộc địa vào năm 1895. Chế độ quân chủ đã bị bãi bỏ và tiếng Pháp trở thành ngôn ngữ chính thức.

Sau thế chiến thứ Hai, năm 1958, người Pháp đã bầu một tổng thống mới, Charles De Gaulle. Tổng thống ngay lập tức trao trả độc lập cho Madagascar.

Người dân Madagascar phải mất một thập kỷ nữa để rũ bỏ hoàn toàn chủ nghĩa thực dân, và năm 1975, Tổng thống Didier Ratsiraka được bầu lên. Chẳng may, ông đã đưa Madagascar đi trên con đường sai lầm nghiêm trọng là chạy theo chủ nghĩa xã hội, với một kết thúc bi đát vào năm 1993, sau hai năm biểu tình bạo lực: Kinh tế Madagascar hoàn toàn bị phá sản.

Kể từ đó, Madagascar đã trải qua những cuộc chính biến liên tục. Vào tháng 12 năm 2013, người dân Madagascar cuối cùng đã có cơ hội bầu một tổng thống mới, là Ông Hery Rajaonarimampianina. Cuộc bầu cử diễn ra trong hòa bình, nhưng mãi đến nay, Madagascar vẫn chưa thoát khỏi tình trạng ảm đạm về kinh tế.

3. Chính trị

Madagascar là một nước cộng hòa đa đảng dân chủ, trong đó tổng thống do dân bầu với nhiệm kỳ 5 năm. Tổng thống sau đó chỉ định một thủ tướng, là người giới thiệu các ứng viên bộ trưởng lên tổng thống để hình thành nội các. Tổng thống hiện nay là Ông Andry Nirina Rajoelina, sinh ngày 30 tháng Năm, 1974, đảm nhận chức vụ này từ ngày 19 tháng Giêng năm nay. Cả ông và vợ là Mialy Rajoelina đều là người Công Giáo và đã được Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp khi ngài vừa được bầu vào ngôi Giáo Hoàng. Thủ tướng hiện nay là Ông Christian Ntsay. Ông đã được cựu tổng thống Hery Rajaonarimampianina mời vào chức vụ này từ ngày 6 tháng Sáu, 2018 và được tân tổng thống lưu nhiệm.

Thượng viện gồm 63 ghế trong đó 42 vị được các Hội Đồng Địa Phương bầu lên và 21 vị do tổng thống chỉ định.

Hạ viện gồm 151 ghế trong đó 127 vị do dân bầu và số còn lại do các Hội Đồng Địa Phương bầu lên.

4. Giáo Hội tại Madagascar

Theo Niên Giám Thống Kê 2017 của Tòa Thánh, Madagascar có 23,572,000 dân trong đó 34.47% sống trong các đô thị và 65.53% sống trong các vùng nông thôn hẻo lánh.

Số người Công Giáo đã được Rửa Tội là 7,934,000, tức là 34.90%.

Đạo Thánh Chúa đến được vùng này nhờ các nhà truyền giáo, nổi bật là David Jones (7/1796 – 1/5/1841), một người xứ Welsh. Ông có công dịch Kinh Thánh sang tiếng Madagascar cùng với ông David Griffiths. Năm 1820, ông đặt chân đến Antananarivo và bắt đầu công cuộc truyền bá Tin Mừng tại đây cho đến khi bị Nữ hoàng Ranavalona trục xuất vào năm 1835. Vào thời điểm đó, ông đã thiết lập được 37 trường học, với 44 giáo viên và 2309 học sinh. Họ là những mầm mống Tin Mừng cho quốc gia này. Sau khi bị trục xuất, ông rút về Mauritius nơi ông qua đời vì sốt rét ngã nước vào ngày 1 tháng 5, 1841.

Đạo Thánh Chúa bị cấm cách cho đến năm 1883, khi người Pháp chiếm được quốc gia này.

Giáo Hội tại Madagascar hiện có 4 tổng giáo phận và 18 giáo phận. Anh chị em giáo dân sinh hoạt trong 423 giáo xứ, dưới sự coi sóc của 1,654 linh mục. Bên cạnh đó, còn có 4,778 nữ tu.

Do 65.53% sống trong các vùng nông thôn hẻo lánh, Giáo Hội Madagascar có 8,805 cứ điểm truyền giáo nơi điều kiện làm việc của các linh mục và các nhà truyền giáo hết sức chông gai.

Giáo Hội tại Madagascar sở hữu 23 bệnh viện và 29 nhà chăm sóc cho những người già, trẻ mồ côi và những người khuyết tật.

Madagascar có quan hệ ngoại giao đầy đủ ở mức Sứ Thần Tòa Thánh vào ngày 23 tháng Chín, 1960.

Sứ Thần Tòa Thánh hiện nay là Đức Tổng Giám Mục Paolo Rocco Gualtieri, 58 tuổi, được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm từ ngày 13 tháng Tư, 2015.

5. Tổng giáo phận Antananarivo

Tổng giáo phận thủ đô Antananarivo là nơi diễn ra các hoạt động của Đức Thánh Cha trong chuyến tông du thứ 31 bên ngoài Italia, và cũng là chuyến tông du thứ Tư của ngài đến Đại Lục Phi Châu (sau Uganda, Kenya and Cộng Hòa Trung Phi vào năm 2015, Ai Cập 2017 và Morocco 30-31/3/2019).

Ngay trong thời gian Đạo Thánh Chúa còn bị cấm cách, năm 1841, Đức Thánh Cha Grêgôriô thứ 16 đã thiết lập Miền Truyền Giáo Madagascar. Năm 1848, Đức Thánh Cha Piô thứ Chín nâng lên hàng Phủ Doãn Tông Tòa. Thánh Piô X nâng lên hàng giáo phận và đặt tên là giáo phận Tananarive và năm 1913. Ngày 14 tháng Chín, 1955, Đức Thánh Cha Piô thứ 12 nâng lên hàng tổng giáo phận. Cuối cùng, ngày 28 tháng 10, 1989, sau khi thay đổi các địa giới, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thiết lập tổng giáo phận Antananarivo như hiện nay.

Theo Niên Giám Thống Kê 2017 của Tòa Thánh, tổng giáo phận Antananarivo có 1,830,875 người Công Giáo trong tổng số 3,864,120 dân, tức là 47.4% dân số. Anh chị em tín hữu Công Giáo sinh hoạt trong 87 giáo xứ, dưới sự coi sóc của 394 linh mục, trong đó có 181 triều và 213 linh mục dòng. Bên cạnh đó còn có 1,715 nữ tu và 1,065 nam tu sĩ không có chức linh mục.

6. Tổng quan về Mauritius

Mauritius là một hòn đảo ở phía nam Ấn Độ Dương có diện tích 2,040 km2, tức là xấp xỉ diện tích Sàigòn. Hòn đảo này nằm cách Madagascar 800km về phía Đông. Có nguồn gốc từ núi lửa, Mauritius có một cao nguyên trung tâm cao khoảng 400 mét so với mực nước biển. Núi nằm rải rác trên đảo, rừng nhiệt đới và thực vật là những yếu tố khác làm tăng thêm vẻ đẹp tự nhiên của hòn đảo.

Dân cư trên đảo hầu hết là người gốc Ấn Độ, kế đến là những người di cư từ Madagascar, Mozambique và Sénegal. Tiếng nói chính thức là tiếng Creole, có nguồn gốc từ tiếng Pháp, pha trộn với thổ ngữ và tiếng Anh.

7. Lịch sử cận đại

Những người châu Âu đầu tiên đến thăm Mauritius là người Bồ Đào Nha vào đầu thế kỷ XVI, rất có thể là vào năm 1510. Người Hà Lan định cư trên đảo vào năm 1598 đã đặt tên cho nó là Mauritius theo tên Hoàng tử Maurice của triều đại Nassau.

Người Hà Lan đã đưa cây mía và giống nai từ đảo Java đến đây trước khi bỏ đi vào năm 1710, vì họ đã tìm thấy một nơi định cư tốt hơn nhiều: là Mũi Hảo Vọng ở Nam Phi.

Khoảng năm năm sau, vào năm 1715, người Pháp đã chiếm đảo này, đổi tên thành “Isle de France”.

Năm 1810, người Anh đã chiếm đóng Mauritius và chính thức được Pháp nhượng lại theo hiệp ước “Traiti de Paris” năm 1814. Hầu hết những người định cư Pháp, vẫn ở trên đảo và được phép giữ các phong tục, tôn giáo và luật pháp của họ.

Vài năm sau, vào năm 1835, người Anh đã bãi bỏ chế độ nô lệ và điều này dẫn đến việc nhập khẩu những người lao động Ấn Độ để có công nhân làm việc trên các cánh đồng mía. Cuối cùng họ đã định cư ở Mauritius và con cháu của họ ngày nay chiếm phần lớn dân số trên đảo.

Mauritius giành được độc lập vào ngày 12 tháng 3 năm 1968 và thông qua hiến pháp dựa trên hệ thống nghị viện của Anh. Những năm đầu tiên rất khó khăn nhưng sau hơn 15 năm lên kế hoạch và làm việc chăm chỉ, Mauritius đã đạt được sự ổn định về kinh tế và chính trị.

8. Chính trị

Mauritius theo thể chế dân chủ cộng hòa đa đảng, trong đó Tổng thống là người đứng đầu nhà nước và Thủ tướng là người đứng đầu chính phủ được hỗ trợ bởi một Hội đồng Bộ trưởng.

Hiến pháp Mauritius được ban hành ngày 12 tháng 3 năm 1968, và được sửa đổi ngày 12 tháng 3 năm 1992. Tổng thống do Quốc hội bầu, nhiệm kì 5 năm; Thủ tướng do Tổng thống bổ nhiệm và có trách nhiệm trước Quốc hội.

Tổng thống hiện nay là Ông Paramasivum Pillay Vyapoory, thường được gọi tắt là Barlen Vyapoory. Ông đảm nhận chức vụ này một cách tạm thời sau khi nữ tổng thống Ameenah Gurib từ chức sau các tai tiếng về tài chính. Barlen Vyapoory là một tín hữu Ấn Giáo.

Thủ tướng Mauritius là Ông Pravind Jugnauth, cũng một tín hữu Ấn Giáo, nhậm chức từ ngày 23 tháng Giêng, 2017. Ông cũng đồng thời là Bộ trưởng Tài Chính.

Quốc hội Mauritius gồm 66 thành viên, trong đó 62 thành viên được bầu theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kì 5 năm, 4 thành viên còn lại do Ban bầu cử chỉ định cho những đảng không thành công trong cuộc tranh cử nhằm cử ra đại diện cho các dân tộc ít người.

Chế độ bầu cử ở Mauritius là chế độ phổ thông đầu phiếu. Công dân từ 18 tuổi trở lên được phép bầu cử.

9. Giáo Hội tại Mauritius

Với diện tích chỉ xấp xỉ, chưa bằng được Sàigòn, Mauritius có một giáo phận, là giáo phận Port Louis; và một miền Giám Quản Tông Tòa là Rodrigues.

Giáo phận Port Louis

Giáo phận Port Louis là một giáo phận trực thuộc thẳng Tòa Thánh. Ngày 6 tháng Sáu, 1837, Đức Giáo Hoàng Grêgôriô thứ 14 đã thành lập miền Giám Quản Tông Tòa Mauritius và bổ nhiệm Đức Cha Edward Bede Slater dòng Salêsiêng làm Giám Mục tiên khởi. Đến ngày 7 tháng 12, năm 1847, Đức Giáo Hoàng Piô thứ Chín đã nâng lên hàng giáo phận và đổi tên là giáo phận Port Louis như ngày nay. Vị cai quản giáo phận Port Louis hiện nay là Đức Hồng Y Maurice Evenor Piat.

Đức Hồng Y sinh ngày 19 tháng Bẩy năm 1941. Ngài được thụ phong linh mục ngày 2 tháng 8, 1970 và được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm Giám Mục Phó Port Louis vào ngày 21 tháng Giêng, 1991. Khi Đức Hồng Y Jean Margéot về hưu, ngài thay thế ngài làm Giám Mục Port Louis vào ngày 15 tháng Hai, 1993.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nâng ngài lên hàng Hồng Y vào ngày 19 tháng Mười Một, 2016.

Theo Niên Giám Thống Kê 2017, Giáo phận Port Louis có 327,600 tín hữu Công Giáo trên tổng số 1,260,000 dân, tức là chiếm tỷ lệ 26%. Anh chị em tín hữu sinh hoạt trong 36 giáo xứ, do 91 linh mục coi sóc, trong đó có 46 linh mục triều và 45 linh mục dòng. Bên cạnh đó, còn có 117 nữ tu và 70 nam tu sĩ không có chức linh mục.

Miền Giám Quản Tông Tòa Rodrigues

Ngày 31 tháng 10, 2002, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã thành lập miền Giám Quản Tông Tòa Rodrigues, được tách ra từ giáo phận Port Louis, và giao cho Đức Cha Alain Harel làm Giám Mục tiên khởi.

Lý do tách ra là vì Rodrigues là một hòn đảo về phía Đông Mauritius với diện tích 108km2, nơi dân số gần như toàn tòng Công Giáo.

Đức Cha Alain Harel sinh ngày 24 tháng Sáu, 1950. Ngài được thụ phong linh mục tại giáo phận Port Louis vào ngày 3 tháng Chín, 1978 và được bổ nhiệm Giám Mục vào ngày 31 tháng Mười, 2002.

Theo Niên Giám Thống Kê 2017, miền Giám Quản Tông Tòa Rodrigues có 38,714 tín hữu Công Giáo trên tổng số 42,396 dân, tức là chiếm tỷ lệ 91.3%. Trên đảo Rodrigues hiện nay có 5 giáo xứ, do 4 linh mục triều và một linh mục dòng coi sóc, cùng với 12 nữ tu và 2 thầy chưa chịu chức linh mục.

10. Chuyến tông du của Đức Thánh Cha tại Madagascar

Thứ Sáu ngày 6 tháng Chín

Lúc 12:40 thứ Sáu 6 tháng Chín, Đức Thánh Cha sẽ khởi hành từ phi trường quốc tế Maputo để bay sang Antananarivo, Madagascar.

Sau 2 giờ 50 phút bay, ngài sẽ đến sân bay Antananarivo lúc 16:30 theo giờ địa phương (Antananarivo đi trước Maputo một giờ).

Sau các nghi lễ đón tiếp tại phi trường quốc tế Antananarivo, Đức Thánh Cha sẽ về nghỉ tại Tòa Sứ Thần Tòa Thánh.

Thứ Bảy ngày 7 tháng Chín

Lúc 9:30 sáng, Đức Thánh Cha sẽ thăm xã giao tổng thống tại dinh Iavoloha

Sau các nghi thức chào đón chính thức, Đức Thánh Cha sẽ gặp riêng tổng thống trong vòng 30 phút. Kế đó, lúc 10:15, Đức Thánh Cha sẽ gặp gỡ các nhà lãnh đạo trong chính quyền, xã hội dân sự và ngoại giao đoàn trong tòa nhà nghi lễ cũng nằm trong dinh tổng thống.

Lúc 11:15, Đức Thánh Cha sẽ gặp gỡ và đọc kinh chung trong tu viện các nữ tu dòng Carmêlô Nhặt Phép.

Vào buổi chiều lúc 16 giờ, Đức Thánh Cha sẽ gặp gỡ các giám mục Madagascar tại nhà thờ chính tòa Thánh Giuse Andohalo.

Sau cuộc gặp gỡ này, lúc 17:10, Đức Thánh Cha sẽ viếng mộ Chân phước Victoire Rasoamanarivo (1848 – 21/8/1894) là người đã tận hiến đời mình chăm sóc cho những người nghèo và những người bất hạnh. Ngài đã được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tuyên phong Chân Phước vào ngày 30 tháng Tư, 1989.

Lúc 18giờ, Đức Thánh Cha sẽ chủ sự Đêm Canh Thức với giới trẻ trẻ tại cánh đồng Soamandrakizay

Chúa Nhật, ngày 8 tháng Chín

Lúc 10 giờ sáng, Đức Thánh Cha sẽ chủ sự Thánh lễ tại cánh đồng giáo Soamandrakizay.

Buổi chiều, lúc 15:10, Đức Thánh Cha sẽ thăm “Cộng đồng Những Người Bạn Tốt” Akamasoa. Cộng đồng này đã được Cha Pedro Opeka, một người đồng hương Á Căn Đình với Đức Giáo Hoàng, thành lập trong nỗ lực chống nghèo đói tại quốc gia nghèo nhất nhì thế giới này.

Lúc 16 giờ Đức Thánh Cha sẽ cùng cầu nguyện với các công nhân xây dựng tại Mahatzana.

Hơn một giờ sau đó, lúc 17:10 Đức Thánh Cha sẽ có cuộc gặp gỡ với các linh mục, tu sĩ và chủng sinh tại trường đại học Tổng Lãnh Thiên Thần Micae.

Thứ Hai, ngày 9 tháng Chín

Lúc 7:30 sáng, Đức Thánh Cha sẽ khởi hành bằng máy bay từ phi trường quốc tế Antananarivo để bay đến phi trường Port Louis. Sau 2 giờ 10’ bay, Đức Thánh Cha sẽ đến sân bay Port Louis vào lúc 10:40. Tại đây sẽ diễn ra nghi thức chào đón Đức Thánh Cha. Port Louis đi trước Antananarivo một giờ.

Lúc 12:15 trưa, Đức Thánh Cha sẽ cử hành Thánh lễ tại tượng đài Đức Mẹ, Nữ vương Hòa bình

Sau đó, ngài sẽ có cuộc gặp gỡ với các Giám Mục thành viên của Liên Hội Đồng Giám Mục Ấn Độ Dương.

Lúc 16:25 Đức Thánh Cha đến cầu nguyện tại Đền thờ Chân phước Jacques-Desire Laval, vị tông đồ truyền giáo cho người Mauritus.

Ba mươi phút sau đó, Đức Thánh Cha viếng thăm xã giao tổng thống Barlen Vyapoory tại dinh tổng thống.

Sau cuộc gặp gỡ kéo dài trong 20’ này, Đức Thánh Cha sẽ có cuộc gặp gỡ với thủ tướng Pravind Jugnauth cũng trong dinh tổng thống

Lúc 17:40, Đức Thánh Cha sẽ có cuộc gặp gỡ với các nhà lãnh đạo chính phủ, xã hội dân sự và ngoại giao đoàn trong dinh tổng thống.

Lúc 18:45 sẽ diễn ra lễ nghi từ biệt tại sân bay Port Louis

Lúc 7 giờ tối ngài sẽ khởi hành bằng máy bay để quay lại Antananarivo, Madagascar.

Lúc 8 giờ tối, Đức Thánh Cha sẽ về đến sân bay Antananarivo.

Thứ Ba 10 tháng Chín,

Lúc 9 giờ sáng sẽ có lễ nghi từ biệt Madagascar tại sân bay Antananarivo.

Lúc 9:20, Đức Thánh Cha khởi hành về Rôma.

Theo dự trù, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ về đến sân bay quân sự Ciampino của Rôma vào lúc 7 giờ tối cùng ngày.