Phụng Vụ - Mục Vụ
Đường đơn độc
M. Hoàng Thị Thuỳ Trang, ICM.
00:42 03/09/2010
Từ bỏ, cụm từ được cấu nên bằng 2 từ đơn giản, nhưng biên độ nghĩa của nó lại vô tận. Ai sống trọn vẹn được nó người ấy được coi là đại phúc. Bởi nói đến từ bỏ là nói đến sự tận diệt cho đến tột cùng, chỉ khi nào biết quên bản thân, khi ấy mới kỳ vọng bạn sống cho người khác. Ai càng yêu mình, thì càng khó quên mình vì người.
Thật ra, từ bỏ khó không hẳn bởi con người quá tham vọng nhưng đúng hơn là vì nó đụng chạm đến khía cạnh nhân văn của con người. Yêu quí bản thân là điều phải lẽ, vì không yêu quí mình sao có biết quý trọng tha nhân được. Chỉ khi nào người ta trân trọng bản thân họ mới biết trân trọng người khác. Ai coi khinh mình sao có thể tôn trọng tha nhân?
Từ bỏ đụng chạm đến khía cạnh nhân văn vì con người tự nhiên phải biết bảo tồn hạnh phúc. Phải từ bỏ những ước mơ chính đáng, là điều thật kinh khủng, nó bóp nát trái tim những ai dám sống cho lý tưởng đó. Đâu phải kẻ bất cần sự sống mà bảo thí mạng cho người, nhưng đúng hơn vì quá yêu bản thân mình, quá yêu đồng loại mà họ hy sinh hạnh phúc tư riêng mà sống cho hạnh phúc của người. Từ bỏ ấy đau đớn lắm và giá trị lắm.
Đến trần gian, mang lại hạnh phúc cho trần gian, Đức Kytô phải tận diệt bản thân mới có thể cho người hạnh phúc. Theo Chúa, muốn trở nên giống Chúa, không ai trong chúng ta có thể đi con đường khác hơn đường thập giá. Muốn trở nên khí cụ cho tha nhân, phải đi vào con đường tận diệt Chúa đã đi, không còn con đường nào khác hơn được.
Nói yêu mến, bước theo Đức Kytô rất dễ, nhưng để sống thực rất khó. Ai đã từng trải nghiệm nỗi mất mát, đớn đau của từ bỏ, mới am hiểu tình yêu trao hiến cao cả đến chừng nào. Chả dễ mà thực hiện được điều lạ lùng đó, cậy dựa vào sức lực thế trần chẳng bao giờ nhân loại có thể làm được, nhưng tất cả đều phải trông nhờ vào ơn trợ giúp của Thiên Chúa. Ngài không ban ơn thì mọi việc chúng ta toan tính đều trở nên vô hiệu. Cũng nực cười thật, từ bỏ mọi sự để chỉ nên môn đệ của Đức Kytô, cái giá ấy có quá đắt hay không? Làm môn đệ Ngài thì được những gì, được sự sống đời đời làm gia nghiệp ư? Ngày nay người ta không cần sự sống đời đời, mà chỉ cần cuộc sống hiện tại, cơm dư gạo thừa, ăn no mặc ấm, nhà cao cửa rộng, công thành danh toại. Người ta cần cuộc sống đời này hạnh phúc chứ không đợi đến ngày sau hạnh phúc. Thế giới ngày nay thực dụng như vậy đó, phải làm sao để mọi người thoát khỏi ách ràng buộc của đam mê quyến rũ và dục vọng lôi kéo đây? Quả là vấn nạn nan giải đến đau đầu.
Có lẽ mãi trông chờ cách vô vọng lời hứa hẹn cuộc sống đời sau mà nhân loại chê chối chăng, hay tại vì hào quang hứa hẹn hiện tại sáng chói hơn vinh hiển mai hậu nên con người khó từ bỏ. Thật, không thể chối cãi từ bỏ đau đớn kinh khủng lắm, ai đã một lần đứng trước sự lựa chọn sống chết, một mất hai còn, người ấy mới có thể cảm thông cho nỗi day dứt của kẻ phải hy sinh tận diệt ước muốn mình. Làm người, ai cũng có quyền lựa chọn cho mình hạnh phúc, vậy mà phải từ bỏ hạnh phúc chính đáng để sống cho hạnh phúc của Thiên Chúa chẳng phải là điều đau đớn lắm hay sao.
Thập giá của nhân loại là gì, chính là sự từ bỏ. Khi phải đau đớn vì nó cũng chính là lúc phải vác thập giá. Không thập giá nào lớn hơn thập giá của chính mình, nhưng hãy biến nó nên thánh giá để được cứu độ. Mọi sự rồi cũng sẽ qua đi, tất cả rồi cũng hết, biết rất rõ điều đó nhưng chẳng mấy ai can đảm sống như điều mình biết. Dẫu biết rằng ngày mai tôi không còn sống nữa nhưng hôm nay tôi vẫn muốn níu giữ tất cả điều mình có, nắm giữ nó thật chặt và không muốn buông tha chúng.
Thế trần này là một cuộc chọn lựa liên lỉ, chọn lựa không ngừng. Càng tồn tại lâu trong cuộc đời thì chọn lựa càng nhiều, càng dai dẳng. Phải làm sao để có một chọn lựa cao đẹp, vĩnh viễn và hạnh phúc? Chọn và để lại cái không chọn, điều nào cũng đau đớn cả. Được làm môn đệ Chúa thì mất nhân loại. Được thiên đàng thì mất trần gian. Nhưng trớ trêu ở chỗ vẫn biết nhân trần là khổ ải mà người ta vẫn chọn. Thiên Chúa, cội nguồn hạnh phúc thật nhưng người ta vẫn không muốn. Có lẽ đường thập tự đẫm máu quá, nhân loại, chẳng còn ai muốn bước nữa.
Lạy Chúa, con chọn đi theo Ngài đã lâu, muốn làm môn đệ Ngài nhưng mãi chẳng được. Con cũng không biết tại sao nữa, chỉ thấy cả cuộc đời chỉ hoài loay hoay, cặm cụi với thập giá mình, vác mãi mà vẫn chả thể nào tới đích. Nhặt lên, bỏ xuống, cân qua, đong lại thánh giá nào cũng trở nên ách nặng nề khiến con ray rứt, đau khổ. Thập giá bản thân mà con chưa thể chu toàn, làm sao con có thể vác nổi thánh giá cho ai, giúp ai được nữa. Điều gì đã khiến con trở nên quá tồi tệ như vậy, phải chăng là ý riêng con trái ngược đường lối Chúa, để rồi con với Ngài chẳng bao giờ gặp được điểm chung. Ngài bước tới bên con, con lại lánh xa Ngài, bám víu vào chút an ủi, hứa hẹn thế trần. Đường thập giá, lạy Chúa, con sợ không dám bước. Con sợ đồi sọ, con sợ cô đơn, con sợ mất mát, đau khổ, con không dám từ bỏ, không đủ can đảm và quảng đại để từ bỏ, vì con chỉ là kẻ phàm trần yếu đuối. Con không còn đủ sức, thật lòng con không thể một mình đứng vững, xin đừng loại bỏ con, đừng từ khước con ra khỏi đoàn môn đệ của Ngài, nhưng xin hãy chiếm hữu con về cho Chúa, dẫu trên đường ấy chỉ mỗi một mình con.
Thật ra, từ bỏ khó không hẳn bởi con người quá tham vọng nhưng đúng hơn là vì nó đụng chạm đến khía cạnh nhân văn của con người. Yêu quí bản thân là điều phải lẽ, vì không yêu quí mình sao có biết quý trọng tha nhân được. Chỉ khi nào người ta trân trọng bản thân họ mới biết trân trọng người khác. Ai coi khinh mình sao có thể tôn trọng tha nhân?
Từ bỏ đụng chạm đến khía cạnh nhân văn vì con người tự nhiên phải biết bảo tồn hạnh phúc. Phải từ bỏ những ước mơ chính đáng, là điều thật kinh khủng, nó bóp nát trái tim những ai dám sống cho lý tưởng đó. Đâu phải kẻ bất cần sự sống mà bảo thí mạng cho người, nhưng đúng hơn vì quá yêu bản thân mình, quá yêu đồng loại mà họ hy sinh hạnh phúc tư riêng mà sống cho hạnh phúc của người. Từ bỏ ấy đau đớn lắm và giá trị lắm.
Đến trần gian, mang lại hạnh phúc cho trần gian, Đức Kytô phải tận diệt bản thân mới có thể cho người hạnh phúc. Theo Chúa, muốn trở nên giống Chúa, không ai trong chúng ta có thể đi con đường khác hơn đường thập giá. Muốn trở nên khí cụ cho tha nhân, phải đi vào con đường tận diệt Chúa đã đi, không còn con đường nào khác hơn được.
Nói yêu mến, bước theo Đức Kytô rất dễ, nhưng để sống thực rất khó. Ai đã từng trải nghiệm nỗi mất mát, đớn đau của từ bỏ, mới am hiểu tình yêu trao hiến cao cả đến chừng nào. Chả dễ mà thực hiện được điều lạ lùng đó, cậy dựa vào sức lực thế trần chẳng bao giờ nhân loại có thể làm được, nhưng tất cả đều phải trông nhờ vào ơn trợ giúp của Thiên Chúa. Ngài không ban ơn thì mọi việc chúng ta toan tính đều trở nên vô hiệu. Cũng nực cười thật, từ bỏ mọi sự để chỉ nên môn đệ của Đức Kytô, cái giá ấy có quá đắt hay không? Làm môn đệ Ngài thì được những gì, được sự sống đời đời làm gia nghiệp ư? Ngày nay người ta không cần sự sống đời đời, mà chỉ cần cuộc sống hiện tại, cơm dư gạo thừa, ăn no mặc ấm, nhà cao cửa rộng, công thành danh toại. Người ta cần cuộc sống đời này hạnh phúc chứ không đợi đến ngày sau hạnh phúc. Thế giới ngày nay thực dụng như vậy đó, phải làm sao để mọi người thoát khỏi ách ràng buộc của đam mê quyến rũ và dục vọng lôi kéo đây? Quả là vấn nạn nan giải đến đau đầu.
Có lẽ mãi trông chờ cách vô vọng lời hứa hẹn cuộc sống đời sau mà nhân loại chê chối chăng, hay tại vì hào quang hứa hẹn hiện tại sáng chói hơn vinh hiển mai hậu nên con người khó từ bỏ. Thật, không thể chối cãi từ bỏ đau đớn kinh khủng lắm, ai đã một lần đứng trước sự lựa chọn sống chết, một mất hai còn, người ấy mới có thể cảm thông cho nỗi day dứt của kẻ phải hy sinh tận diệt ước muốn mình. Làm người, ai cũng có quyền lựa chọn cho mình hạnh phúc, vậy mà phải từ bỏ hạnh phúc chính đáng để sống cho hạnh phúc của Thiên Chúa chẳng phải là điều đau đớn lắm hay sao.
Thập giá của nhân loại là gì, chính là sự từ bỏ. Khi phải đau đớn vì nó cũng chính là lúc phải vác thập giá. Không thập giá nào lớn hơn thập giá của chính mình, nhưng hãy biến nó nên thánh giá để được cứu độ. Mọi sự rồi cũng sẽ qua đi, tất cả rồi cũng hết, biết rất rõ điều đó nhưng chẳng mấy ai can đảm sống như điều mình biết. Dẫu biết rằng ngày mai tôi không còn sống nữa nhưng hôm nay tôi vẫn muốn níu giữ tất cả điều mình có, nắm giữ nó thật chặt và không muốn buông tha chúng.
Thế trần này là một cuộc chọn lựa liên lỉ, chọn lựa không ngừng. Càng tồn tại lâu trong cuộc đời thì chọn lựa càng nhiều, càng dai dẳng. Phải làm sao để có một chọn lựa cao đẹp, vĩnh viễn và hạnh phúc? Chọn và để lại cái không chọn, điều nào cũng đau đớn cả. Được làm môn đệ Chúa thì mất nhân loại. Được thiên đàng thì mất trần gian. Nhưng trớ trêu ở chỗ vẫn biết nhân trần là khổ ải mà người ta vẫn chọn. Thiên Chúa, cội nguồn hạnh phúc thật nhưng người ta vẫn không muốn. Có lẽ đường thập tự đẫm máu quá, nhân loại, chẳng còn ai muốn bước nữa.
Lạy Chúa, con chọn đi theo Ngài đã lâu, muốn làm môn đệ Ngài nhưng mãi chẳng được. Con cũng không biết tại sao nữa, chỉ thấy cả cuộc đời chỉ hoài loay hoay, cặm cụi với thập giá mình, vác mãi mà vẫn chả thể nào tới đích. Nhặt lên, bỏ xuống, cân qua, đong lại thánh giá nào cũng trở nên ách nặng nề khiến con ray rứt, đau khổ. Thập giá bản thân mà con chưa thể chu toàn, làm sao con có thể vác nổi thánh giá cho ai, giúp ai được nữa. Điều gì đã khiến con trở nên quá tồi tệ như vậy, phải chăng là ý riêng con trái ngược đường lối Chúa, để rồi con với Ngài chẳng bao giờ gặp được điểm chung. Ngài bước tới bên con, con lại lánh xa Ngài, bám víu vào chút an ủi, hứa hẹn thế trần. Đường thập giá, lạy Chúa, con sợ không dám bước. Con sợ đồi sọ, con sợ cô đơn, con sợ mất mát, đau khổ, con không dám từ bỏ, không đủ can đảm và quảng đại để từ bỏ, vì con chỉ là kẻ phàm trần yếu đuối. Con không còn đủ sức, thật lòng con không thể một mình đứng vững, xin đừng loại bỏ con, đừng từ khước con ra khỏi đoàn môn đệ của Ngài, nhưng xin hãy chiếm hữu con về cho Chúa, dẫu trên đường ấy chỉ mỗi một mình con.
Nét đẹp trung tín
Lm. Phêrô Hồng Phúc
07:44 03/09/2010
NÉT ĐẸP TRUNG TÍN
CN XXIII TN
Lịch sử nhân loại đã từng chung tay xây một ngọn tháp cao chọc trời. Nhưng mãi mãi đó chỉ còn là dấu tích một ngọn tháp tan vỡ và một kỷ niệm nhân loại làm việc dở dang, một cái tên Ba-ben nghĩa là “làm cho ra lộn xộn” (x. St 11,1-9). Không biết khi Chúa Giêsu dạy bài học khôn ngoan phải biết tính toán phí tổn xem có thực lực xây được ngọn tháp hay chỉ khởi công rồi để dở dang khiến thiên hạ chê cười cho (x. Lc 14, 28-30), thì Chúa có ý nhắc đến biến cố lịch sử trong Cựu Ước kia không? Dù sao chủ đề ngọn tháp vẫn luôn là một biểu tượng hấp dẫn mọi thời đại, vì nó thể hiện ý chí và nghệ thuật của thời đại được xây dựng. Từ Kim Tự Tháp cổ Ai Cập tới tháp đôi Trung tâm thương mại thế giới của Mỹ bị khủng bố ngày 11/09/2001, đã nối tiếp nhau những công trình nhiều thời đại, nhiều dân tộc thi nhau vươn lên trong kiểu dáng kiến trúc chiều cao.
Có lẽ vì ý thức về đặc tính tâm lý nhân loại nói trên, nên thánh Phêrô đã cho chúng ta một lời khuyên chí tình: “ Hãy để Thiên Chúa dùng anh em như những viên đá sống động mà xây nên Ngôi Đền Thờ thiêng liêng, và hãy để Thiên Chúa đặt anh em làm hàng tư tế thánh, dâng những lễ tế thiêng liêng đẹp lòng Người, nhờ Đức Giêsu Kitô” (1Pr 2,5).
Để hoàn thành một công trình, mọi chất liệu xây dựng phải được đục, đẽo, cắt, gọt theo ý của thợ xây. Mọi lệch lạc, méo, khuyết của chất liệu sẽ gây tác hại làm hỏng công trình. Đặc biệt trong công trình Đền Thờ thiêng liêng thì mọi “viên đá sống động” phải từ bỏ đến cả mạng sống. Thực ra, đây chính là một sự hoán đổi kỳ diệu: viên đá sống động được trở nên Đền thờ, từ bỏ hết những gì mình có trong tư cách tội nhân thì được trở thành môn đệ của Chúa. Sự hoán đổi này chênh lệch theo chiều hướng có lợi cho ta, và sự ích lợi ấy là vô cùng. Chính vì thế Chúa Giêsu đòi hỏi nghiêm khắc các điều kiện: “Đến với tôi mà không dứt bỏ cha mẹ, vợ con, anh em, chị em, và cả mạng sống mình nữa, thì không thể làm môn đệ tôi được. Ai không vác thập giá mình mà theo tôi, thì không thể làm môn đệ tôi được” (Lc 14, 26-27).
Một công trình dở dang, một tính toán dở dang đồng nghĩa với một đời sống thiếu lòng trung thành, đó không phải là tư cách người môn đệ Chúa Giêsu, Đấng đã yêu thương ta trước và yêu thương đến tận cùng.
Tôi đã thực sự xúc động trước tình cảnh của một thanh niên 30 tuổi. Anh bị tai nạn lật xe vào năm 2002 khiến cho xương sống bị giập 3 đốt. Các bác sĩ cứu được mạng sống anh nhưng từ đó đến nay chân cứ bị teo dần, bắt đầu là chân trái rồi hiện nay chân phải cũng đang bị teo. Anh được tấm lòng nhân ái của các linh mục, tu sĩ giúp đỡ, làm kẹp chân trái để anh có thể đứng lên chút ít, tránh cho thịt mông khỏi bị thối do ngồi liệt mãi trên xe lăn. Nhận chút quà tặng của tôi, anh cảm động thốt lên:
- Sao cha cho con nhiều với, con thú thật với cha, con là người đi lương, nhưng con sống nhờ tình thương của các cha và bà con giáo dân giúp đỡ. Chính vợ con đã bỏ con mà đi khi thấy con phải nuôi “báo cô” suốt đời. Để lại cho con hai đứa con nhỏ và bây giờ con chỉ còn biết sống cậy dựa vào tình thương của mọi người.
Nhìn theo bóng anh ra về, tôi cứ xót xa nghĩ về anh và trách người vợ bạc bẽo của anh sao lại dở dang tình yêu thương vào đúng lúc anh cần sự trung thành giúp đỡ “Khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi khoẻ mạnh cũng như lúc bệnh nạn, để yêu thương và tôn trọng anh mọi ngày suốt đời em”(Nghi thức hôn phối)
Mới hay lòng trung tín mang nét đẹp của công trình xây tháp hoàn hảo, thể hiện ý chí và nét nghệ thuật thời đại. Mọi dở dang trong tính toán, xây dựng không những đáng lãnh nhận chế diễu, cười chê, mà còn gây thiệt hại và đổ vỡ trầm trọng. Hình ảnh người vợ bạc bẽo kia lại hiện lên trong tôi và Lời Chúa vẳng lên thật rõ nét: “Ai trong anh em không từ bỏ hết những gì mình có, thì không thể làm môn đệ tôi được” (Lc 14, 33).
Lạy Chúa Giêsu Kitô,
Được làm môn đệ Chúa là thể hiện một ý chí vươn cao,
một lòng trung tín đến cùng hy sinh vác thập giá mình theo Chúa.
Chúng con nhận ra trong sự trung tín ấy
là sự đáp trả một tình yêu cho trước,
là một hoán đổi chiều sâu.
Từ tình trạng tội nhân được trở thành môn đệ Chúa,
từ viên đá sống trở nên Đền thờ thiêng liêng.
Xin cho chúng con mãi xứng đáng với ân huệ Chúa ban:
Nhiệt thành trong khiêm tốn,
Ý chí trong lòng tín trung,
Và vươn lên trên tầm cao của lòng mến.
Xin đừng để ai trong chúng con vấp ngã vì ý riêng,
đổ vỡ vì tính toán vụ lợi.
Xin chúc lành và thánh hoá
cho chúng con đạt tới tư cách người môn đệ đích thực của Chúa. Amen.
CN XXIII TN
Lịch sử nhân loại đã từng chung tay xây một ngọn tháp cao chọc trời. Nhưng mãi mãi đó chỉ còn là dấu tích một ngọn tháp tan vỡ và một kỷ niệm nhân loại làm việc dở dang, một cái tên Ba-ben nghĩa là “làm cho ra lộn xộn” (x. St 11,1-9). Không biết khi Chúa Giêsu dạy bài học khôn ngoan phải biết tính toán phí tổn xem có thực lực xây được ngọn tháp hay chỉ khởi công rồi để dở dang khiến thiên hạ chê cười cho (x. Lc 14, 28-30), thì Chúa có ý nhắc đến biến cố lịch sử trong Cựu Ước kia không? Dù sao chủ đề ngọn tháp vẫn luôn là một biểu tượng hấp dẫn mọi thời đại, vì nó thể hiện ý chí và nghệ thuật của thời đại được xây dựng. Từ Kim Tự Tháp cổ Ai Cập tới tháp đôi Trung tâm thương mại thế giới của Mỹ bị khủng bố ngày 11/09/2001, đã nối tiếp nhau những công trình nhiều thời đại, nhiều dân tộc thi nhau vươn lên trong kiểu dáng kiến trúc chiều cao.
Có lẽ vì ý thức về đặc tính tâm lý nhân loại nói trên, nên thánh Phêrô đã cho chúng ta một lời khuyên chí tình: “ Hãy để Thiên Chúa dùng anh em như những viên đá sống động mà xây nên Ngôi Đền Thờ thiêng liêng, và hãy để Thiên Chúa đặt anh em làm hàng tư tế thánh, dâng những lễ tế thiêng liêng đẹp lòng Người, nhờ Đức Giêsu Kitô” (1Pr 2,5).
Để hoàn thành một công trình, mọi chất liệu xây dựng phải được đục, đẽo, cắt, gọt theo ý của thợ xây. Mọi lệch lạc, méo, khuyết của chất liệu sẽ gây tác hại làm hỏng công trình. Đặc biệt trong công trình Đền Thờ thiêng liêng thì mọi “viên đá sống động” phải từ bỏ đến cả mạng sống. Thực ra, đây chính là một sự hoán đổi kỳ diệu: viên đá sống động được trở nên Đền thờ, từ bỏ hết những gì mình có trong tư cách tội nhân thì được trở thành môn đệ của Chúa. Sự hoán đổi này chênh lệch theo chiều hướng có lợi cho ta, và sự ích lợi ấy là vô cùng. Chính vì thế Chúa Giêsu đòi hỏi nghiêm khắc các điều kiện: “Đến với tôi mà không dứt bỏ cha mẹ, vợ con, anh em, chị em, và cả mạng sống mình nữa, thì không thể làm môn đệ tôi được. Ai không vác thập giá mình mà theo tôi, thì không thể làm môn đệ tôi được” (Lc 14, 26-27).
Một công trình dở dang, một tính toán dở dang đồng nghĩa với một đời sống thiếu lòng trung thành, đó không phải là tư cách người môn đệ Chúa Giêsu, Đấng đã yêu thương ta trước và yêu thương đến tận cùng.
Tôi đã thực sự xúc động trước tình cảnh của một thanh niên 30 tuổi. Anh bị tai nạn lật xe vào năm 2002 khiến cho xương sống bị giập 3 đốt. Các bác sĩ cứu được mạng sống anh nhưng từ đó đến nay chân cứ bị teo dần, bắt đầu là chân trái rồi hiện nay chân phải cũng đang bị teo. Anh được tấm lòng nhân ái của các linh mục, tu sĩ giúp đỡ, làm kẹp chân trái để anh có thể đứng lên chút ít, tránh cho thịt mông khỏi bị thối do ngồi liệt mãi trên xe lăn. Nhận chút quà tặng của tôi, anh cảm động thốt lên:
- Sao cha cho con nhiều với, con thú thật với cha, con là người đi lương, nhưng con sống nhờ tình thương của các cha và bà con giáo dân giúp đỡ. Chính vợ con đã bỏ con mà đi khi thấy con phải nuôi “báo cô” suốt đời. Để lại cho con hai đứa con nhỏ và bây giờ con chỉ còn biết sống cậy dựa vào tình thương của mọi người.
Nhìn theo bóng anh ra về, tôi cứ xót xa nghĩ về anh và trách người vợ bạc bẽo của anh sao lại dở dang tình yêu thương vào đúng lúc anh cần sự trung thành giúp đỡ “Khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi khoẻ mạnh cũng như lúc bệnh nạn, để yêu thương và tôn trọng anh mọi ngày suốt đời em”(Nghi thức hôn phối)
Mới hay lòng trung tín mang nét đẹp của công trình xây tháp hoàn hảo, thể hiện ý chí và nét nghệ thuật thời đại. Mọi dở dang trong tính toán, xây dựng không những đáng lãnh nhận chế diễu, cười chê, mà còn gây thiệt hại và đổ vỡ trầm trọng. Hình ảnh người vợ bạc bẽo kia lại hiện lên trong tôi và Lời Chúa vẳng lên thật rõ nét: “Ai trong anh em không từ bỏ hết những gì mình có, thì không thể làm môn đệ tôi được” (Lc 14, 33).
Lạy Chúa Giêsu Kitô,
Được làm môn đệ Chúa là thể hiện một ý chí vươn cao,
một lòng trung tín đến cùng hy sinh vác thập giá mình theo Chúa.
Chúng con nhận ra trong sự trung tín ấy
là sự đáp trả một tình yêu cho trước,
là một hoán đổi chiều sâu.
Từ tình trạng tội nhân được trở thành môn đệ Chúa,
từ viên đá sống trở nên Đền thờ thiêng liêng.
Xin cho chúng con mãi xứng đáng với ân huệ Chúa ban:
Nhiệt thành trong khiêm tốn,
Ý chí trong lòng tín trung,
Và vươn lên trên tầm cao của lòng mến.
Xin đừng để ai trong chúng con vấp ngã vì ý riêng,
đổ vỡ vì tính toán vụ lợi.
Xin chúc lành và thánh hoá
cho chúng con đạt tới tư cách người môn đệ đích thực của Chúa. Amen.
Làm môn đệ Chúa: dễ hay khó ?
Lm. Giuse Nguyễn Thành Long
10:11 03/09/2010
Chúa Nhật Thứ23 Mùa Thường Niên, Năm C
Trong đoạn Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay, có hai cụm từ rất ý nghĩa, đó là "đi theo" và "làm môn đệ". Thánh Luca đã sử dụng hai cụm từ này rất khéo léo: "Khi ấy có rất đông người ‘đi theo’ Chúa Giêsu. Ngài quay lại bảo họ: Ai không dứt bỏ… thì không thể ‘làm môn đệ’ tôi. Ai không vác thập giá mình mà ‘đi theo’ tôi thì không thể ‘làm môn đệ’ tôi được”.
Quả vậy, có rất đông người "đi theo" Chúa Giêsu, nhưng không phải tất cả đều là "môn đệ" của Ngài; chỉ những ai đi theo mà biết “từ bỏ” và “vác thập giá” thì mới thực sự “là môn đệ” của Chúa Giêsu. Nói cách khác, “người đi theo” chưa hẳn là “người môn đệ”. Cũng như người-nói "Lạy Chúa, lạy Chúa" chưa hẳn là người-làm theo ý Chúa. Cũng như người-đến-nhà-thờ chưa hẳn là người-tín-hữu. Điều khiến người-nói thành người-làm, người-đến-nhà-thờ thành người-tín-hữu, người-đi-theo thành người-môn-đệ, đó là từ bỏ và vác thập giá (x. Sợi Chỉ Đỏ, Chúa Nhật 23 Thường Niên C).
“Ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ mình, vác thập giá mình mà theo Ta”. Đây là những lời rất thẳng thắn và chân thành mà Chúa Giêsu nói với “đám đông những người” đang đi theo Ngài. Người ta đi theo Chúa vì rất nhiều lý do và nhiều động cơ, có khi là những lý do rất trần tục. Chúa Giêsu thấy cần nói thẳng với họ, chứ không nói theo kiểu úp mở, hay như kiểu tiếp thị, quảng cáo để chiêu dụ khách hàng. Ngài nói thẳng rằng theo Ngài thì phải từ bỏ, bỏ hết những gì mình tha thiết nhất, kể cả mạng sống, và lại còn phải vác thập giá nữa.
Giả như Chúa Giêsu bảo rằng ai muốn đi theo Ngài thì lên taxi, lên xe hơi, hay lên máy bay mà đi, có lẽ sẽ có khối người đi theo. Đàng này Chúa lại bảo một chuyện ngược đời: “Ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ mình, vác thập giá mình mà theo Ta”. Gọi là ngược đời vì ở đời có ai thích “vô sản”, có ai thích “khổ đau” bao giờ. Chấp nhận từ bỏ là chấp nhận “vô sản” một cách nào đó, chấp nhận thập giá cũng có nghĩa là chấp nhận “khổ đau” không hơn không kém. Bởi đó, từ bỏ mình và vác thập giá mình luôn là điều không dễ thực hiện chút nào. Thế nhưng có theo Chúa trong tâm thế sẵn sàng chấp nhận như vậy, thì mới xứng đáng làm môn đệ của Ngài.
Trên thực tế, có nhiều người muốn theo Chúa nhưng không muốn từ bỏ, càng không muốn vác thập giá. Có những người thờ thập giá nhưng không vác thập giá; vác thập giá của mình, chứ chưa nói đến chuyện vác thập giá của người khác. Có những người quý chuộng thập giá Chúa Giêsu, nhưng không quý chuộng thập giá mình. Tất cả những người đó không xứng là môn đệ của Chúa Giêsu.
Một điểm nữa rất rõ trong lời mời gọi của Chúa Giêsu là “Hãy vác thập giá hằng ngày”. Vác thập giá không phải chỉ là một ngày hai ngày, một tháng hai tháng, hoặc chỉ vác thập giá của hôm qua hay hôm nay, mà là hằng ngày, mọi ngày trong suốt cả cuộc đời. Ngày nào cũng có thập giá, không nặng thì nhẹ, như lời khẳng định của Chúa Giêsu: “Ngày nào có sự khốn khó của ngày đó”.
John Newton đã nói rằng: “Những khổ sở mà đời ta phải chịu cũng giống như một bó củi rất to và rất nặng. Chắc chắn ta vác không nổi. Nhưng Thiên Chúa đã thương tháo dây bó củi đó ra, rồi chia nó ra để mỗi ngày chỉ chất lên vai ta một khúc thôi. Hôm sau một khúc nữa, và hôm sau tiếp tục... Cuối cùng ta cũng vác xong hết bó củi. Thế nhưng, nhiều người lại không làm như vậy: chẳng những họ chất lên vai khúc củi của hôm nay, mà còn thêm vào đó khúc củi của hôm qua và cả khúc củi của ngày mai. Lạ gì họ không vác nổi !”.
Lạy Chúa Giêsu, nhiều khi chúng con cảm thấy chán nản buông xuôi vì những thử thách quá nặng nề. Xin Chúa thêm sức cho chúng con, nhất là cho chúng con có đôi vai đủ lớn và đôi chân đủ mạnh để chúng con có thể vác thập giá mình hằng ngày mà đi theo Chúa đến cùng. Amen.
Quả vậy, có rất đông người "đi theo" Chúa Giêsu, nhưng không phải tất cả đều là "môn đệ" của Ngài; chỉ những ai đi theo mà biết “từ bỏ” và “vác thập giá” thì mới thực sự “là môn đệ” của Chúa Giêsu. Nói cách khác, “người đi theo” chưa hẳn là “người môn đệ”. Cũng như người-nói "Lạy Chúa, lạy Chúa" chưa hẳn là người-làm theo ý Chúa. Cũng như người-đến-nhà-thờ chưa hẳn là người-tín-hữu. Điều khiến người-nói thành người-làm, người-đến-nhà-thờ thành người-tín-hữu, người-đi-theo thành người-môn-đệ, đó là từ bỏ và vác thập giá (x. Sợi Chỉ Đỏ, Chúa Nhật 23 Thường Niên C).
“Ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ mình, vác thập giá mình mà theo Ta”. Đây là những lời rất thẳng thắn và chân thành mà Chúa Giêsu nói với “đám đông những người” đang đi theo Ngài. Người ta đi theo Chúa vì rất nhiều lý do và nhiều động cơ, có khi là những lý do rất trần tục. Chúa Giêsu thấy cần nói thẳng với họ, chứ không nói theo kiểu úp mở, hay như kiểu tiếp thị, quảng cáo để chiêu dụ khách hàng. Ngài nói thẳng rằng theo Ngài thì phải từ bỏ, bỏ hết những gì mình tha thiết nhất, kể cả mạng sống, và lại còn phải vác thập giá nữa.
Giả như Chúa Giêsu bảo rằng ai muốn đi theo Ngài thì lên taxi, lên xe hơi, hay lên máy bay mà đi, có lẽ sẽ có khối người đi theo. Đàng này Chúa lại bảo một chuyện ngược đời: “Ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ mình, vác thập giá mình mà theo Ta”. Gọi là ngược đời vì ở đời có ai thích “vô sản”, có ai thích “khổ đau” bao giờ. Chấp nhận từ bỏ là chấp nhận “vô sản” một cách nào đó, chấp nhận thập giá cũng có nghĩa là chấp nhận “khổ đau” không hơn không kém. Bởi đó, từ bỏ mình và vác thập giá mình luôn là điều không dễ thực hiện chút nào. Thế nhưng có theo Chúa trong tâm thế sẵn sàng chấp nhận như vậy, thì mới xứng đáng làm môn đệ của Ngài.
Trên thực tế, có nhiều người muốn theo Chúa nhưng không muốn từ bỏ, càng không muốn vác thập giá. Có những người thờ thập giá nhưng không vác thập giá; vác thập giá của mình, chứ chưa nói đến chuyện vác thập giá của người khác. Có những người quý chuộng thập giá Chúa Giêsu, nhưng không quý chuộng thập giá mình. Tất cả những người đó không xứng là môn đệ của Chúa Giêsu.
Một điểm nữa rất rõ trong lời mời gọi của Chúa Giêsu là “Hãy vác thập giá hằng ngày”. Vác thập giá không phải chỉ là một ngày hai ngày, một tháng hai tháng, hoặc chỉ vác thập giá của hôm qua hay hôm nay, mà là hằng ngày, mọi ngày trong suốt cả cuộc đời. Ngày nào cũng có thập giá, không nặng thì nhẹ, như lời khẳng định của Chúa Giêsu: “Ngày nào có sự khốn khó của ngày đó”.
John Newton đã nói rằng: “Những khổ sở mà đời ta phải chịu cũng giống như một bó củi rất to và rất nặng. Chắc chắn ta vác không nổi. Nhưng Thiên Chúa đã thương tháo dây bó củi đó ra, rồi chia nó ra để mỗi ngày chỉ chất lên vai ta một khúc thôi. Hôm sau một khúc nữa, và hôm sau tiếp tục... Cuối cùng ta cũng vác xong hết bó củi. Thế nhưng, nhiều người lại không làm như vậy: chẳng những họ chất lên vai khúc củi của hôm nay, mà còn thêm vào đó khúc củi của hôm qua và cả khúc củi của ngày mai. Lạ gì họ không vác nổi !”.
Lạy Chúa Giêsu, nhiều khi chúng con cảm thấy chán nản buông xuôi vì những thử thách quá nặng nề. Xin Chúa thêm sức cho chúng con, nhất là cho chúng con có đôi vai đủ lớn và đôi chân đủ mạnh để chúng con có thể vác thập giá mình hằng ngày mà đi theo Chúa đến cùng. Amen.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:23 03/09/2010
CHIM XANH
Ngày xưa, chim xanh là sứ giả của Tây vương mẫu, vì Tây vương mẫu ở trong núi Côn Lôn, nên nó hằng ngày tha thực vật và những thứ thường dùng đến cho bà.
Tương truyền rằng có một năm vào ngày bảy tháng bảy, Hán Võ đế đang trai giới nơi điện Thừa Hoa, khi sắp đến giờ ngọ thì có một con chim xanh từ hướng tây bay đến, đậu trước mặt cung điện. Hán đế bèn hỏi:
- “Chuyện gì thế này ?”
Đông Phương Sóc trả lời:
- “Tây mẫu sắp đến rồi”.
Không bao lâu thì quả nhiên Tây Vương mẫu xuất hiện, hơn nữa lại có hai con chim xanh đứng hầu hai bên.
Cho nên, về sau “chim xanh” được dùng để hình dung là sứ giả; mà ở các nước tây phương, chẳng hạn như ở nước Bỉ, nhà văn Maurice Maeterlink đã có viết một câu chuyện về “chim xanh”.
Chim xanh đã trở thành biểu tượng cho hạnh phúc.
(Sơn hải kinh)
Suy tư:
Vì “chim xanh” là biểu tượng của hạnh phúc, có lẽ vì thế nên những người đưa thư ở Taiwan cũng mặc những bộ áo quần màu xanh, xe mô tô đưa thư của họ cũng màu xanh, xe hơi đưa thư cũng màu xanh chăng ?
Chim xanh xuất hiện là có điềm báo hạnh phúc đến, những người đưa thư đến là có tin vui đến, tin vui của con cái ở nước ngoài gửi về, tin vui của bạn bè lâu năm vắng tin, tin vui của người yêu ở phương xa gởi về. Tin vui cũng là hạnh phúc.
Mỗi một người Ki-tô hữu là một “chim xanh” đem tin vui của Chúa Cứu Thế đến cho mọi người, tin vui đó chính là “Nước Trời đã gần đến”; mỗi một người Ki-tô hữu là một “chim xanh” đem tin mừng cứu độ của đến cho tha nhân, tin mừng ấy chính là Chúa Giê-su Ki-tô đang hiện diện và hoạt động trong con người của họ, khiến họ trở nên những sứ giả của tình yêu: đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi thất vọng...
------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Ngày xưa, chim xanh là sứ giả của Tây vương mẫu, vì Tây vương mẫu ở trong núi Côn Lôn, nên nó hằng ngày tha thực vật và những thứ thường dùng đến cho bà.
Tương truyền rằng có một năm vào ngày bảy tháng bảy, Hán Võ đế đang trai giới nơi điện Thừa Hoa, khi sắp đến giờ ngọ thì có một con chim xanh từ hướng tây bay đến, đậu trước mặt cung điện. Hán đế bèn hỏi:
- “Chuyện gì thế này ?”
Đông Phương Sóc trả lời:
- “Tây mẫu sắp đến rồi”.
Không bao lâu thì quả nhiên Tây Vương mẫu xuất hiện, hơn nữa lại có hai con chim xanh đứng hầu hai bên.
Cho nên, về sau “chim xanh” được dùng để hình dung là sứ giả; mà ở các nước tây phương, chẳng hạn như ở nước Bỉ, nhà văn Maurice Maeterlink đã có viết một câu chuyện về “chim xanh”.
Chim xanh đã trở thành biểu tượng cho hạnh phúc.
(Sơn hải kinh)
Suy tư:
Vì “chim xanh” là biểu tượng của hạnh phúc, có lẽ vì thế nên những người đưa thư ở Taiwan cũng mặc những bộ áo quần màu xanh, xe mô tô đưa thư của họ cũng màu xanh, xe hơi đưa thư cũng màu xanh chăng ?
Chim xanh xuất hiện là có điềm báo hạnh phúc đến, những người đưa thư đến là có tin vui đến, tin vui của con cái ở nước ngoài gửi về, tin vui của bạn bè lâu năm vắng tin, tin vui của người yêu ở phương xa gởi về. Tin vui cũng là hạnh phúc.
Mỗi một người Ki-tô hữu là một “chim xanh” đem tin vui của Chúa Cứu Thế đến cho mọi người, tin vui đó chính là “Nước Trời đã gần đến”; mỗi một người Ki-tô hữu là một “chim xanh” đem tin mừng cứu độ của đến cho tha nhân, tin mừng ấy chính là Chúa Giê-su Ki-tô đang hiện diện và hoạt động trong con người của họ, khiến họ trở nên những sứ giả của tình yêu: đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi thất vọng...
------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN 23 C)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:26 03/09/2010
CHỦ NHẬT 23 THƯỜNG NIÊN
Tin mừng : Lc 14, 25-33.
“Ai không từ bỏ hết những gì mình có, thì không thể làm môn đệ tôi được”.
Bạn thân mến,
Muốn làm môn đệ của Chúa Giê-su thì phải từ bỏ mọi sự, đó là một lựa chọn dứt khoát mà Chúa Giê-su đã không ngần ngại tuyên bố với những người muốn theo Ngài. “Từ bỏ những gì mình có” –theo quan niệm của giáo dân- thì chỉ có những người dâng mình làm tôi tớ Thiên Chúa mới từ bỏ mà thôi, còn giáo dân thì từ bỏ cũng tốt mà không từ bỏ thì cũng chẳng sao.
Người phải từ bỏ những gì mình có trước hết chính là những môn đệ của Chúa Giê-su, tức là những người đã lãnh nhận bí tích Rửa Tội, không phân biệt ai là người đi tu hoặc không đi tu, bởi vì Chúa Giê-su đã nói câu này trong bối cảnh có rất đông người cùng đi đường với Ngài và “trong anh em bất luận là ai không từ bỏ hết những gì mình có…” chắc chắn trong số những người này vừa có các tông đồ vừa có những người hâm mộ lời Chúa Giê-su giảng dạy, cho nên không thể tách biệt người phải từ bỏ và người không từ bỏ ra hai bên.
Từ bỏ mọi sự những gì mình có:
Giáo dân hay linh mục, tu sĩ nam nữ đều có bổn phận từ bỏ mọi sự để vác thập giá đi theo Chúa Giê-su, đó không còn là lời khuyên nữa nhưng là mệnh lệnh.
Từ bỏ và vác thập giá phải đi đôi với nhau, bởi vì khi từ bỏ là bạn và tôi phải hy sinh: từ bỏ ăn sung mặc sướng tức là hy sinh không hưởng thụ; từ bỏ của cải thế gian tức là hy sinh không bon chen kiếm tiền kiểu đầu tắt mặt tối, mà quên mất nghĩa vụ và bổn phận của người Kitô hữu; từ bỏ thú vui do danh vọng đưa đến, tức là hy sinh sống như không có quyền lực danh vọng.
Tử bỏ những gì ?
Có một vài linh mục triều nghĩ rằng: mình chỉ hứa vâng lời giám mục của mình mà thôi, còn sống khó nghèo hay thanh khiết là của các cha dòng, do đó tuy không giàu có như những đại gia, nhưng các linh mục đa phần là có tiền bạc, rất ít các linh mục nghèo khó và sống nghèo, cho nên cái mà linh mục phải từ bỏ trước tiên chính là tiền bạc, để các ngài được thong dong rao giảng sự nghèo khó mà không bị chống đối, dĩ nhiên đó là cách giảng Lời Chúa hay nhất cho giáo dân.
Cái mà các tu sĩ nam nữ phải từ bỏ chính là cái tôi kiêu ngạo của mình, bởi vì có một số các tu sĩ nam nữ -đôi lúc- coi giáo dân như là “công dân hạng thứ trong trong Giáo Hội”, nên có những thái độ và lời nói không mấy khiêm tốn với họ, và như thế việc truyền giáo sẽ không được thuận buồm xuôi gió…
Từ bỏ tức là vác thập giá, nếu các mục tử của Chúa biết vui với người vui và khóc với người khóc, thì đích thị mỗi vị mục tử là chứng nhân sáng chói nhất của Tin Mừng.
Bạn thân mến,
Còn bạn và tôi là những giáo dân thì từ bỏ những gì ? Bởi vì giáo dân cũng là môn đệ của Chúa Giê-su cho nên chúng ta cũng phải từ bỏ những gì mà Chúa Giê-su muốn chúng ta từ bỏ:
Từ bỏ cái tôi kiêu ngạo để khiêm tốn chấp nhận thói quen xấc láo của anh em, thì cũng là vác thập giá mình; từ bỏ thói quen phê bình người khác để nói lời thông cảm, là hy sinh để được người anh em; từ bỏ thói quen giận dữ với người khác, để hiền lành vác thập giá theo Chúa Giêsu…
Đem cái áo mới mua, đem một số tiền bạc cho người khác thì dễ, nhưng đem cái mình quý nhất cho người khác thì rất khó, cái mình quý nhất là mạng sống, là cái tôi muốn hưởng thụ trong một xã hội dư thừa vật chất…
Từ bỏ mình là đồng thời cũng vác thập giá mình mà theo Chúa Giê-su, nếu từ bỏ mà không muốn vác thập giá thì chưa trọn vẹn trở nên môn đệ của Ngài, cũng như chưa thật sự là anh em bạn hữu của mọi người…
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Tin mừng : Lc 14, 25-33.
“Ai không từ bỏ hết những gì mình có, thì không thể làm môn đệ tôi được”.
Bạn thân mến,
Muốn làm môn đệ của Chúa Giê-su thì phải từ bỏ mọi sự, đó là một lựa chọn dứt khoát mà Chúa Giê-su đã không ngần ngại tuyên bố với những người muốn theo Ngài. “Từ bỏ những gì mình có” –theo quan niệm của giáo dân- thì chỉ có những người dâng mình làm tôi tớ Thiên Chúa mới từ bỏ mà thôi, còn giáo dân thì từ bỏ cũng tốt mà không từ bỏ thì cũng chẳng sao.
Người phải từ bỏ những gì mình có trước hết chính là những môn đệ của Chúa Giê-su, tức là những người đã lãnh nhận bí tích Rửa Tội, không phân biệt ai là người đi tu hoặc không đi tu, bởi vì Chúa Giê-su đã nói câu này trong bối cảnh có rất đông người cùng đi đường với Ngài và “trong anh em bất luận là ai không từ bỏ hết những gì mình có…” chắc chắn trong số những người này vừa có các tông đồ vừa có những người hâm mộ lời Chúa Giê-su giảng dạy, cho nên không thể tách biệt người phải từ bỏ và người không từ bỏ ra hai bên.
Từ bỏ mọi sự những gì mình có:
Giáo dân hay linh mục, tu sĩ nam nữ đều có bổn phận từ bỏ mọi sự để vác thập giá đi theo Chúa Giê-su, đó không còn là lời khuyên nữa nhưng là mệnh lệnh.
Từ bỏ và vác thập giá phải đi đôi với nhau, bởi vì khi từ bỏ là bạn và tôi phải hy sinh: từ bỏ ăn sung mặc sướng tức là hy sinh không hưởng thụ; từ bỏ của cải thế gian tức là hy sinh không bon chen kiếm tiền kiểu đầu tắt mặt tối, mà quên mất nghĩa vụ và bổn phận của người Kitô hữu; từ bỏ thú vui do danh vọng đưa đến, tức là hy sinh sống như không có quyền lực danh vọng.
Tử bỏ những gì ?
Có một vài linh mục triều nghĩ rằng: mình chỉ hứa vâng lời giám mục của mình mà thôi, còn sống khó nghèo hay thanh khiết là của các cha dòng, do đó tuy không giàu có như những đại gia, nhưng các linh mục đa phần là có tiền bạc, rất ít các linh mục nghèo khó và sống nghèo, cho nên cái mà linh mục phải từ bỏ trước tiên chính là tiền bạc, để các ngài được thong dong rao giảng sự nghèo khó mà không bị chống đối, dĩ nhiên đó là cách giảng Lời Chúa hay nhất cho giáo dân.
Cái mà các tu sĩ nam nữ phải từ bỏ chính là cái tôi kiêu ngạo của mình, bởi vì có một số các tu sĩ nam nữ -đôi lúc- coi giáo dân như là “công dân hạng thứ trong trong Giáo Hội”, nên có những thái độ và lời nói không mấy khiêm tốn với họ, và như thế việc truyền giáo sẽ không được thuận buồm xuôi gió…
Từ bỏ tức là vác thập giá, nếu các mục tử của Chúa biết vui với người vui và khóc với người khóc, thì đích thị mỗi vị mục tử là chứng nhân sáng chói nhất của Tin Mừng.
Bạn thân mến,
Còn bạn và tôi là những giáo dân thì từ bỏ những gì ? Bởi vì giáo dân cũng là môn đệ của Chúa Giê-su cho nên chúng ta cũng phải từ bỏ những gì mà Chúa Giê-su muốn chúng ta từ bỏ:
Từ bỏ cái tôi kiêu ngạo để khiêm tốn chấp nhận thói quen xấc láo của anh em, thì cũng là vác thập giá mình; từ bỏ thói quen phê bình người khác để nói lời thông cảm, là hy sinh để được người anh em; từ bỏ thói quen giận dữ với người khác, để hiền lành vác thập giá theo Chúa Giêsu…
Đem cái áo mới mua, đem một số tiền bạc cho người khác thì dễ, nhưng đem cái mình quý nhất cho người khác thì rất khó, cái mình quý nhất là mạng sống, là cái tôi muốn hưởng thụ trong một xã hội dư thừa vật chất…
Từ bỏ mình là đồng thời cũng vác thập giá mình mà theo Chúa Giê-su, nếu từ bỏ mà không muốn vác thập giá thì chưa trọn vẹn trở nên môn đệ của Ngài, cũng như chưa thật sự là anh em bạn hữu của mọi người…
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:28 03/09/2010
N2T |
25. Nếu có người nói khắc chế mình không quan trọng, thì dù anh ta có thực hành phép lạ để chứng minh đức hạnh, thì cũng không thể tin tưởng được.
(Thánh Gioan Thánh Giá)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:29 03/09/2010
N2T |
517. Muốn khắc phục những lo lắng và ủ ê của cuộc sống, trước hết phải học làm chủ nhân bản thân mình.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Vị thánh chốn bùn lầy
Phụng Nghi
08:04 03/09/2010
Ngày 26 tháng 8 năm 1910, Agnes Gonxha Bojakhiu ra đời tại thành phố Skopje (Macedonia), cha mẹ là người Albania.
Sau này, người đã có lần tự mô tả: “Theo máu huyết, tôi là người Albania. Theo quốc tịch, tôi là người Ấn độ. Theo đức tin, tôi là một nữ tu Công giáo. Theo ơn gọi, tôi thuộc về trần gian này. Còn theo tâm hồn tôi, tôi hoàn toàn thuộc về Thánh Tâm Chúa Giêsu.”
Mẹ Têrêxa, cái tên đã được cả thế giới biết tới, đã được hàng triệu người tôn vinh hôm 26 tháng 8 vừa qua nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của người, và sẽ được tưởng niệm vào ngày 5 tháng 9 sắp tới là ngày người qua đời. Không chỉ có Giáo hội Công giáo đã công bố rằng người đang ở trên thiên đường khi tuyên phong người lên bậc “chân phước”, mà, để vinh danh Mẹ, Cây cầu Hòa bình nối liền Buffalo (New York, Hoa kỳ) với Fort Erie (Ontario, Canada) đã được thắp sáng hai mầu xanh và trắng, mầu của tu hội người đã sáng lập: Dòng Bác ái Truyền giáo. Khi Mẹ Têrêxa qua đời 13 năm trước đây, Dòng đã có tới hơn 4 ngàn nữ tu và đã trở thành nữ tu hội truyền giáo lớn nhất trong Giáo hội – giữa lúc các dòng tu trên khắp thế giới đang rơi vào cảnh sa sút.
Từ những đô thị lộng lẫy trên thế giới, thật khó mà tưởng tượng ra được một nơi chốn như những khu bùn lầy nước đọng ở Calcutta, nơi Mẹ Têrêxa khởi đầu việc chăm sóc cho những “kẻ nghèo nhất trong những người nghèo.” Giữa cảnh cùng khổ trên trái đất, Mẹ đã dạy cho các nữ tu thấy được “Đức Kitô ẩn mình trong người nghèo khốn khổ.”
Vào năm 1952, Mẹ Têrêxa thấy một phụ nữ đang hấp hối trên đường phố, cả người đã bị chuột và kiến gặm nhấm tơi tả, mà không được ai chăm sóc. Mẹ đưa bà vào bệnh viện, nhưng đã hết phương cứu chữa. Nhận thấy có nhiều người đang sắp chết trong cảnh cô độc trên hè phố, Mẹ Têrêxa đã mở ngay Nirmal Hriday (Tấm Lòng Thanh Khiết), một ngôi nhà dành cho người hấp hối. Chỉ nguyên trong 20 năm đầu đã có hơn 20 ngàn người được chuyển tới đây, và phân nửa số người này đã qua đời giữa tình yêu thương của Tu hội Bác ái Truyền giáo. Nirmal Hriday là nơi một con người đang hấp hối, nằm trong hai cánh tay Mẹ Têrêxa sau khi đã được lượm đưa về đây từ khu cống rãnh, được tắm rửa, mặc áo quần và cho ăn uống, đã nói với Mẹ: “Tôi đã sống như một con thú vật, nhưng nay tôi được chết chẳng khác một thiên thần.”
Nirmal Hriday đã là trọng tâm của một phim tài liệu nhan đề Something Beautiful for God (Điều Đẹp đẽ đối với Thiên Chúa) của đài truyền hình Anh quốc năm 1969, sản xuất do Malcolm Muggeridge, nay đã quá cố. Phim này đã làm Mẹ Têrêxa trở thành người nổi tiếng, tuy rằng trước đó người đã trải qua 23 năm trường phục vụ trong những khu nhà ổ chuột, tận tụy với công việc bác ái trong cảnh tối tăm không ai biết tới.
Thế rồi Mẹ đi đến cảnh được tiếp đón nơi các đô thị huy hoàng, nhận được hàng chục giải thưởng. Năm 1979, Mẹ được Giải Nobel Hòa bình, vào lúc đó vẫn còn là một giải thưởng có uy tín. Năm 1985, khi được tưởng thưởng Huân chương Tự do của Tổng thống (Presidential Medal of Freedom), Mẹ Têrêxa nhận một tấm plaque có ghi dòng chữ mô tả là “vị thánh chốn bùn lầy.” Đã có những con người xuất thân từ những vùng bùn lầy nước đọng và đã nhận được những giải thưởng như thế, nhưng chỉ duy nhất Mẹ là người đã trở lại vùng bùn lầy để sinh hoạt.
Mẹ Têrêxa đã biết rằng điều thiện hảo đích thực không thể tìm thấy được nơi các hệ thống, các kế hoạch, dù chúng tài tình hay hữu hiệu đến đâu, ngoài nơi con người. Mẹ không chống lại công trình của các cơ quan cung ứng phúc lợi, nhưng nhận xét rằng phúc lợi là nhằm cho một mục đích, dù là một mục đích cao cả, trong khi tình yêu thương mới là nhằm cho con người. Mẹ Têrêxa dâng hiến tình yêu thương. Khi bị chỉ trích bởi một số người kết án Mẹ đã không đi đến những nguyên nhân căn cội của những vấn đề khó khăn, Mẹ Têrêxa chỉ giản dị nhắc nhở cho họ nguyên nhân đích thực bởi đâu mà ra. Mẹ giải thích: “Bệnh tật lớn nhất ngày nay không phải là cùi hoặc lao, mà là cảm thấy bị dư thừa, không được chăm sóc và bị mọi người xa lánh. Điều xấu lớn lao nhất là thiếu tình thương yêu và bác ái, ơ hờ khủng khiếp với người bên cạnh.”
Mẹ Têrêxa không bao giờ hãnh diện, khoe khoang trước đám đông những người muốn làm lu mờ đi Tin Mừng và giảm thiểu Mẹ xuống hàng một người nổi tiếng có lòng nhân đạo. Mẹ phát biểu chống lại nạn phá thai, coi đó là “tác nhân lớn lao nhất phá hoại hoà bình” khi người ở Oslo (Na Uy) lúc nhận giải Nobel, và làm kinh ngạc các tham dự viên buổi Điểm tâm Cầu nguyện Toàn quốc tại Washington khi Mẹ nhắc nhở họ về truyền thống Kitô giáo coi việc ngừa thai là phi luân lý. Mẹ nhấn mạnh rằng mình phục vụ trong vùng cống rãnh chỉ vì một lý do duy nhất: đem tình yêu thuơng của Chúa Kitô đến cho mỗi linh hồn con người đã bị bỏ rơi ở đó.
Thế giới chỉ biết Mẹ với hình dạng nhỏ bé, da mặt nhăn nheo, lưng hơi gù và đôi tay xương xẩu. Thế nhưng mọi người gặp Mẹ Têrêxa đều thấy người đẹp đẽ, vì đôi mắt ngời sáng và nụ cười rạng rỡ niềm vui.
Hồng y Joseph Ratzinger đã có lần viết rằng chung cuộc Giáo hội chỉ có hai điều để hiến dâng cho thế giới để chứng tỏ tính khả tín của Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô: đó là vẻ đẹp của nghệ thuật và cuộc sống của các vì thánh nhân. Mẹ Têrêxa đã chinh phục được lòng ngưỡng mộ của cả thế giới, trở thành vị thánh bổn mạng của một thế kỷ đầy khó khăn. Tương tự như một tuyệt tác phẩm lớn lao trong kho tàng nghệ thuật linh thánh, Mẹ quả thật là một công trình đẹp đẽ trước mặt Thiên Chúa.
Nguồn: Father Raymond J. de Souza, "Saint of the gutters."National Post, (Canada) August 26, 2010.
Sau này, người đã có lần tự mô tả: “Theo máu huyết, tôi là người Albania. Theo quốc tịch, tôi là người Ấn độ. Theo đức tin, tôi là một nữ tu Công giáo. Theo ơn gọi, tôi thuộc về trần gian này. Còn theo tâm hồn tôi, tôi hoàn toàn thuộc về Thánh Tâm Chúa Giêsu.”
Mẹ Têrêxa, cái tên đã được cả thế giới biết tới, đã được hàng triệu người tôn vinh hôm 26 tháng 8 vừa qua nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của người, và sẽ được tưởng niệm vào ngày 5 tháng 9 sắp tới là ngày người qua đời. Không chỉ có Giáo hội Công giáo đã công bố rằng người đang ở trên thiên đường khi tuyên phong người lên bậc “chân phước”, mà, để vinh danh Mẹ, Cây cầu Hòa bình nối liền Buffalo (New York, Hoa kỳ) với Fort Erie (Ontario, Canada) đã được thắp sáng hai mầu xanh và trắng, mầu của tu hội người đã sáng lập: Dòng Bác ái Truyền giáo. Khi Mẹ Têrêxa qua đời 13 năm trước đây, Dòng đã có tới hơn 4 ngàn nữ tu và đã trở thành nữ tu hội truyền giáo lớn nhất trong Giáo hội – giữa lúc các dòng tu trên khắp thế giới đang rơi vào cảnh sa sút.
Từ những đô thị lộng lẫy trên thế giới, thật khó mà tưởng tượng ra được một nơi chốn như những khu bùn lầy nước đọng ở Calcutta, nơi Mẹ Têrêxa khởi đầu việc chăm sóc cho những “kẻ nghèo nhất trong những người nghèo.” Giữa cảnh cùng khổ trên trái đất, Mẹ đã dạy cho các nữ tu thấy được “Đức Kitô ẩn mình trong người nghèo khốn khổ.”
Vào năm 1952, Mẹ Têrêxa thấy một phụ nữ đang hấp hối trên đường phố, cả người đã bị chuột và kiến gặm nhấm tơi tả, mà không được ai chăm sóc. Mẹ đưa bà vào bệnh viện, nhưng đã hết phương cứu chữa. Nhận thấy có nhiều người đang sắp chết trong cảnh cô độc trên hè phố, Mẹ Têrêxa đã mở ngay Nirmal Hriday (Tấm Lòng Thanh Khiết), một ngôi nhà dành cho người hấp hối. Chỉ nguyên trong 20 năm đầu đã có hơn 20 ngàn người được chuyển tới đây, và phân nửa số người này đã qua đời giữa tình yêu thương của Tu hội Bác ái Truyền giáo. Nirmal Hriday là nơi một con người đang hấp hối, nằm trong hai cánh tay Mẹ Têrêxa sau khi đã được lượm đưa về đây từ khu cống rãnh, được tắm rửa, mặc áo quần và cho ăn uống, đã nói với Mẹ: “Tôi đã sống như một con thú vật, nhưng nay tôi được chết chẳng khác một thiên thần.”
Mẹ Têrêxa Calcutta (26/8/1910 - 5/9/1997) |
Nirmal Hriday đã là trọng tâm của một phim tài liệu nhan đề Something Beautiful for God (Điều Đẹp đẽ đối với Thiên Chúa) của đài truyền hình Anh quốc năm 1969, sản xuất do Malcolm Muggeridge, nay đã quá cố. Phim này đã làm Mẹ Têrêxa trở thành người nổi tiếng, tuy rằng trước đó người đã trải qua 23 năm trường phục vụ trong những khu nhà ổ chuột, tận tụy với công việc bác ái trong cảnh tối tăm không ai biết tới.
Thế rồi Mẹ đi đến cảnh được tiếp đón nơi các đô thị huy hoàng, nhận được hàng chục giải thưởng. Năm 1979, Mẹ được Giải Nobel Hòa bình, vào lúc đó vẫn còn là một giải thưởng có uy tín. Năm 1985, khi được tưởng thưởng Huân chương Tự do của Tổng thống (Presidential Medal of Freedom), Mẹ Têrêxa nhận một tấm plaque có ghi dòng chữ mô tả là “vị thánh chốn bùn lầy.” Đã có những con người xuất thân từ những vùng bùn lầy nước đọng và đã nhận được những giải thưởng như thế, nhưng chỉ duy nhất Mẹ là người đã trở lại vùng bùn lầy để sinh hoạt.
Mẹ Têrêxa đã biết rằng điều thiện hảo đích thực không thể tìm thấy được nơi các hệ thống, các kế hoạch, dù chúng tài tình hay hữu hiệu đến đâu, ngoài nơi con người. Mẹ không chống lại công trình của các cơ quan cung ứng phúc lợi, nhưng nhận xét rằng phúc lợi là nhằm cho một mục đích, dù là một mục đích cao cả, trong khi tình yêu thương mới là nhằm cho con người. Mẹ Têrêxa dâng hiến tình yêu thương. Khi bị chỉ trích bởi một số người kết án Mẹ đã không đi đến những nguyên nhân căn cội của những vấn đề khó khăn, Mẹ Têrêxa chỉ giản dị nhắc nhở cho họ nguyên nhân đích thực bởi đâu mà ra. Mẹ giải thích: “Bệnh tật lớn nhất ngày nay không phải là cùi hoặc lao, mà là cảm thấy bị dư thừa, không được chăm sóc và bị mọi người xa lánh. Điều xấu lớn lao nhất là thiếu tình thương yêu và bác ái, ơ hờ khủng khiếp với người bên cạnh.”
Mẹ Têrêxa không bao giờ hãnh diện, khoe khoang trước đám đông những người muốn làm lu mờ đi Tin Mừng và giảm thiểu Mẹ xuống hàng một người nổi tiếng có lòng nhân đạo. Mẹ phát biểu chống lại nạn phá thai, coi đó là “tác nhân lớn lao nhất phá hoại hoà bình” khi người ở Oslo (Na Uy) lúc nhận giải Nobel, và làm kinh ngạc các tham dự viên buổi Điểm tâm Cầu nguyện Toàn quốc tại Washington khi Mẹ nhắc nhở họ về truyền thống Kitô giáo coi việc ngừa thai là phi luân lý. Mẹ nhấn mạnh rằng mình phục vụ trong vùng cống rãnh chỉ vì một lý do duy nhất: đem tình yêu thuơng của Chúa Kitô đến cho mỗi linh hồn con người đã bị bỏ rơi ở đó.
Thế giới chỉ biết Mẹ với hình dạng nhỏ bé, da mặt nhăn nheo, lưng hơi gù và đôi tay xương xẩu. Thế nhưng mọi người gặp Mẹ Têrêxa đều thấy người đẹp đẽ, vì đôi mắt ngời sáng và nụ cười rạng rỡ niềm vui.
Hồng y Joseph Ratzinger đã có lần viết rằng chung cuộc Giáo hội chỉ có hai điều để hiến dâng cho thế giới để chứng tỏ tính khả tín của Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô: đó là vẻ đẹp của nghệ thuật và cuộc sống của các vì thánh nhân. Mẹ Têrêxa đã chinh phục được lòng ngưỡng mộ của cả thế giới, trở thành vị thánh bổn mạng của một thế kỷ đầy khó khăn. Tương tự như một tuyệt tác phẩm lớn lao trong kho tàng nghệ thuật linh thánh, Mẹ quả thật là một công trình đẹp đẽ trước mặt Thiên Chúa.
Nguồn: Father Raymond J. de Souza, "Saint of the gutters."National Post, (Canada) August 26, 2010.
Sứ Điệp ĐTC gửi các bạn trẻ nhân dịp Ngày Quốc Tế Giới trẻ thứ 26
LM Trần Đức Anh OP
11:27 03/09/2010
VATICAN - ĐTC Biển Đức 16 kêu gọi các bạn trẻ chống lại trào lưu loại bỏ Thiên Chúa ra khỏi cuộc sống, đồng thời bén rễ sâu nơi Chúa Kitô, lắng nghe và sống Lời Chúa, gặp gỡ Chúa trong Thánh Thể, và trở thành chứng nhân về niềm hy vọng Kitô.
Ngài đưa ra lời nhắn nhủ trên đây trong Sứ điệp công bố hôm 3-9-2010, nhân dịp chuẩn bị Ngày Quốc Tế giới trẻ sẽ được cử hành ở cấp hoàn vũ tại Madrid thủ đô Tây Ban Nha vào trung tuần tháng 8 năm 2011. Sứ điệp có chủ đề là câu 7 đoạn 2 trích từ thư thánh Phaolô gửi tín hữu thành Colossê: ”Được bén rễ và xây dựng trên nền tảng Chúa Kitô, được củng cố trong đức tin” (Xc Cl 2,7). Sau đây là bản dịch toàn Sứ Điệp:
Sứ điệp của Đức Giáo Hoàng Biển Đức 16
gửi các bạn trẻ thế giới nhân dịp Ngày Quốc Tế Giới trẻ thứ 26: 2011
”Bén rễ và được xây dựng trên Chúa Kitô, được củng cố trong đức tin” (Xc Cl 2,7).
Các bạn trẻ thân mến,
Tôi rất thường nghĩ đến Những Ngày Quốc Tế giới trẻ tại Sydney năm 2008, nơi chúng ta đã sống một đại lễ đức tin, trong đó Thánh Thần Chúa đã hoạt động mạnh mẽ, tạo nên tình hiệp thông nồng nhiệt giữa tất cả những người tham dự đến từ các nơi trên thế giới. Đại hội ấy, cũng như những Đại hội trước đó, đã mang lại những thành quả dồi dào trong cuộc sống của nhiều người trẻ và toàn thể Giáo Hội. Bây giờ, chúng ta hướng nhìn về Ngày Quốc Tế Giới Trẻ tới đây, sẽ diễn ra tại Madrid vào tháng 8 năm 2011. Hồi năm 1989, vài tháng trước cuộc sụp đổ lịch sử của bức tường Berlin, cuộc hành hương của giới trẻ đã dừng lại tại Tây Ban Nha, tại Santiago de Compostela. Nay, giữa lúc Âu Châu đang rất cần tìm lại căn cội Kitô của mình, chúng ta hẹn nhau ở Madrid, với chủ đề: ”Bén rễ và được xây dựng trên Chúa Kitô, được củng cố trong đức tin (Xc Cl 2,7). Vì thế, tôi mời gọi các bạn hãy tham dự biến cố rất quan trọng này đối với Giáo Hội tại Âu Châu và Giáo Hội hoàn vũ. Và tôi muốn rằng tất cả mọi người trẻ, cũng như những người cùng chia sẻ niềm tin của chúng ta nơi Chúa Giêsu Kitô, những người do dự, nghi ngờ hoặc không tin nơi Chúa, cũng có thể sống kinh nghiệm này, một kinh nghiệm có thể là quyết định đối với cuộc đời của họ: đó là cảm nghiệm Chúa Giêsu Kitô đã phục sinh và hằng sống, cảm nghiệm tình thương của Chúa đối với mỗi người chúng ta.
1. Nơi nguồn mạch những khát vọng lớn nhất của các bạn
Mỗi thời đại, và ngày nay cũng vậy, nhiều người trẻ cảm thấy ước muốn sâu đậm, mong cho những quan hệ giữa con người với nhau được sống trong sự thật và trong tình liên đới. Nhiều người biểu lộ ước muốn xây dựng những quan hệ thân hữu chân thực, được biệt một tình yêu đích thực, thành lập một gia đình hiệp nhất, đạt tới một sự ổn định bản thân và an ninh thực sự, có thể bảo đảm cho họ một tương lai thanh thản và hạnh phúc.
Thực vậy, nhớ lại thời thanh xuân của tôi, tôi biết rõ rằng sự ổn định và an ninh không phải là những vấn đề làm cho tâm trí người trẻ bân tâm nhiều nhất. Tuy việc tìm kiếm công ăn việc làm để được ổn định là một vấn đề quan trọng và cấp thiết, nhưng đồng thời tuổi trẻ cũng là tuổi tìm kiếm một lý tưởng cao cả cho cuộc sống. Nghĩ lại những năm bấy giờ của tôi, chúng tôi chỉ muốn không bị mất hút trong những qui luật của một cuộc sống trưởng giả. Chúng tôi muốn những gì là cao cả, mới mẻ. Chúng tôi muốn tìm được cuộc sống trong sự cao cả và đẹp đẽ của nó. Chắc chắn điều đó cũng tùy thuộc tình cảnh của chúng tôi. Trong thời độc tài Đức quốc xã và chiến tranh, có thể nói chúng tôi bị nhà cầm quyền thống trị hồi đó ”nhốt” kín. Vì thế chúng tôi muốn ra ngoài để hưởng không khí trong lành và tiếp xúc với những tiềm năng rộng lớn của con người. Tôi tin rằng, theo một nghĩa nào đó, cái đà tiến ấy thúc đẩy ra khỏi thói quen vốn hiện hữu trong mọi thế hệ. Một điều thuộc về tuổi trẻ là ước muốn một cái gì cao cả hơn sự đều đều thường nhật của một công việc ổn định và khao khát những gì thực sự là cao cả. Phải chăng đó chỉ là một giấc mơ chóng qua, nó tan biến khi người trẻ trở thành người lớn? Không phải vậy, vì con người đã được sáng tạo thực sự cho những gì là cao cả, là vô biên. Tất cả những gì khác đều là bất cập, không làm mãn nguyện. Thánh Augustino có lý khi nói: Con tim của chúng con không được nghỉ yên bao lâu nó không được an nghỉ trong Chúa. Ước muốn một cuộc sống cao cả hơn là một dấu hiệu cho thấy sự kiện Chúa đã sáng tạo chúng ta, chúng ta mang ”dấu vết” của Ngài. Thiên Chúa là sự sống, và vì thế, mỗi thụ tạo đều hướng về sự sống. Một cách độc nhất và đặc biệt, con người, được dựng nên theo hình ảnh giống Thiên Chúa, nên con người khao khát tình yêu, niềm vui và an bình. Vì thế, chúng ta hiểu rằng có một sự mâu thuẫn khi chủ trương loại bỏ Thiên Chúa để làm cho con người được sống! Thiên Chúa là nguồn mạch sự sống: loại bỏ Ngài có nghĩa là tách rời khỏi nguồn mạch ấy và chắc chắn sẽ bị mất sự sung mãn và niềm vui: ”Thực vậy, thụ tạo không có Đấng Tạo Hóa thì sẽ tàn lụi” (Gaudium et Spes, 36). Nền văn hóa hiện nay, tại một số miền trên thế giới, nhất là tại Tây Phương, có xu hướng loại trừ Thiên Chúa hoặc coi đức tin chỉ là một chuyện riêng tư, không ăn nhằm gì tới đời sống xã hội. Trong khi tất cả các giá trị làm nền tảng cho xã hội xuất phát từ Tin Mừng - như cảm thức về phẩm giá con người, tình liên đới, lao công và gia đình -, người ta nhận thấy một sự ”che khuất Thiên Chúa”, một sự mất trí nhớ, thậm chí một sự chối bỏ thực sự đối với Kitô giáo và một sự phủ nhận kho tàng đức tin đã nhận lãnh, đến độ có nguy cơ đánh mất chính căn tính sâu xa của mình.
Vì thế, các bạn thân mến, tôi mời gọi các bạn hãy tăng cường con đường đức tin của các bạn nơi Thiên Chúa, là Cha của Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta. Các bạn là tương lai của xã hội và Giáo Hội! Như thánh Tông Đồ đã viết cho các tín hữu Kitô thành Colosse, điều thiết yếu là có những căn cội, những nền tảng vững chắc! Và điều này đặc biệt đúng ngày nay, giữa lúc nhiều người trẻ ngày nay không còn những điểm tham chiếu vững bền để xây dựng đời mình, và tình trạng này tạo nên một sự bất an trầm trọng. Chủ thuyết duy tương đối trong xã hội ngày nay cho rằng tất cả đều có giá trị như nhau và chẳng có sự thật hoặc điểm tham chiếu tuyệt đối nào cả, chủ thuyết ấy không tạo nên tự do đích thực, nhưng gây ra sự bất ổn, thất vọng, thái độ xu thời theo mốt thời trang hiện tại. Là những người trẻ, các bạn có quyền được nhận được từ các thế hệ đi trước những điểm tham chiếu rõ ràng để chọn lựa và xây dựng cuộc sống của các bạn, như một cây non cần có một sự nâng đỡ bảo vệ, trong thời gian cần thiết để bén rễ, để trở thành một cây cứng cát, có khả năng mang lại hoa trái.
2. Bén rễ và được xây dựng trên Chúa Kitô
Để làm nổi bật tầm quan trọng của niềm tin nơi Thiên Chúa trong đời sống các tín hữu, tôi muốn dừng lại tại ba thành ngữ được thánh Phaolô dùng trong câu trưng dẫn này: ”Bén rễ và được xây dựng trên Chúa Kitô, được củng cố trong đức tin”. Trong câu này chúng ta có thể thấy ba hình ảnh. ”Bén rễ” gợi lên hình ảnh một cây và gốc rễ nuôi dưỡng cây. “Được xây dựng” nói về việc xây nhà. ”Được củng cố” nói đến sự tăng trưởng sức mạnh thể lý hoặc tinh thần. Những hình ảnh này thật hùng hồn. Trước khi giải thích chúng, tôi chỉ nhận xét rằng, về phương diện văn phạm, nguyên bản Hy lạp ở đây nói về thể thụ động: điều này có nghĩa là chính Chúa Kitô đưa ra sáng kiến làm bén rễ, xây dựng và củng cố các tín hữu.
Hình ảnh đầu tiên là cây, được trồng vững chãi trong lòng đất nhờ gốc rễ, làm cho nó được đứng vững và nuôi dưỡng cây. Nếu không có gốc rễ, thì cây sẽ bị gió cuốn đi và tàn lụi. Đâu là những gốc rễ của chúng ta? Chắc chắn đó là cha mẹ, gia đình và nền văn hóa của đất nước chúng ta, họp thành một khía cạnh rất quan trọng trong căn tính của chúng ta. Kinh Thánh tỏ cho thấy một khía cạnh khác nữa. Ngôn sứ Giêrêmia viết: ”Phúc cho người tín thác nơi Chúa, Chúa là niềm tin của họ. Họ giống một cây trồng bên dòng nước, rễ lan ra hướng về dòng nước: cây không sợ chi khi mùa nóng nực tới, lá cây vẫn xanh tươi; trong năm hạn hán, cây không lo sợ và không ngừng sinh hoa kết trái” (Gr 17,7-8).
Do đó, đối với Ngôn Sứ Giêrêmia, làm cho rễ lan rộng có nghĩa là đặt niềm tín thác của mình nơi Thiên Chúa, trong đức tin. Nơi Thiên Chúa chúng ta kín múc sức sống của chúng ta. Không có ngài chúng ta không thể sống thực sự. ”Thiên Chúa đã ban cho chúng ta sự sống đời đời và sự sống này ở nơi Con của Ngài” (Xc 1 Ga 5,11). Và chính Chúa Giêsu tự giới thiệu Ngài là sự sống của chúng ta (Xc Ga 14,6). Vì thế, đức tin Kitô không chỉ hệ tại tin nhận các chân lý, nhưng trước tiên (..) là một quan hệ bản thân với Chúa Giêsu Kitô. Chính cuộc gặp gỡ với Con Thiên Chúa mang lại cho cuộc sống chúng ta một năng động mới. Khi chúng ta đi vào một quan hệ riêng với Chúa Kitô, Ngài tỏ lộ cho chúng ta căn tính của chúng ta, và trong tình bạn ấy, sự sống tăng trưởng và được thể hiện viên mãn.
Trong thời thanh xuân, có một lúc mỗi người chúng ta tự hỏi: đời tôi có ý nghĩa gì? Đâu là mục đích, đâu là hướng đi mà tôi muốn mang lại cho cuộc đời của tôi? Đó là một giai đoạn cơ bản, có thể làm cho tâm hồn day dứt, nhiều khi nó kéo dài. Người ta nghĩ tới loại công việc cần thực hiện, những quan hệ xã hội cần thiết lập, những quan hệ tình cảm cần phát triển.. Trong bối cảnh đó, tôi nghĩ lại thời thanh xuân của tôi. Một cách chắc chắn, tôi đã ý thức rõ Chúa muốn tôi làm linh mục. Nhưng rồi sau đó, sau chiến tranh, khi ở chủng viện và đại học, tôi tiến bước trên con đường hướng về mục đích ấy, tôi đã phải tái chinh phục sự chắc chắn ấy. Tôi đã phải tự hỏi: phải chăng đây thực sự là con đường của tôi? Phải chăng đó thực là ý Chúa muốn cho tôi? Tôi có khả năng trung thành với Chúa và hoàn toàn sẵn sàng đối với Ngài, phụng sự Ngài hay không? Đưa ra một quyết định như thế không phải là không có đau khổ. Nhưng không thể khác được. Nhưng rồi sau đó sự chắc chắn đã trổi lên: đúng như vậy! Phải, Chúa muốn tôi, Ngài sẽ ban cho tôi sức mạnh. Khi nghe Ngài, khi bước đi với Ngài, tôi thực sự trở thành chính tôi. Điều quan trọng không phải là thực hiện những ước muốn riêng của tôi, nhưng là Ý của Chúa. Như thế, cuộc sống trở thành chân thực.
Cũng như cây có rễ giữ cho nó bám chắc vào đất, những nền móng của căn nhà cũng làm cho nó vững chãi lâu bền. Nhờ đức tin, chúng ta được xây dựng trên Chúa Kitô (Xc Cl 2,6), như một căn nhà được xây dựng trên các nền móng của mình. Trong lịch sử thánh, chúng ta có nhiều tấm gương của các thánh đã xây dựng cuộc sống của họ trên Lời Chúa. Tổ phụ Abraham là người đầu tiên trong số những người ấy. ”Cha chúng ta trong đức tin” đã vâng phục Thiên Chúa, Đấng đã yêu cầu ông rời bỏ quê hương để tiến bước về một xứ xa lạ. ”Abraham đã tin Thiên Chúa, và điều này làm cho ông được coi là công chính, và ông được gọi là bạn của Thiên Chúa” (Gc 2,23). Được xây dựng trên Chúa Kitô, nghĩa là đáp lại một cách cụ thể tiếng gọi của Thiên Chúa, bằng cách đặt niềm tín thác của chúng ta nơi Ngài và mang Lời Ngài ra thực hành. Chính Chúa Giêsu đã cảnh giác các môn đệ: ”Tại sao các con gọi Thầy ”Lạy Chúa, Lạy Chúa! mà lại không làm điều Thầy nói?” (Lc 6,46). Và khi dùng hình ảnh xây dựng căn nhà, Ngài nói thêm: ”Hễ ai đến với Thầy thì hãy nghe lời Thầy và mang ra thực hành, Thầy sẽ chỉ cho các con biết họ giống ai. Họ giống một người xây nhà, họ đào sâu, đặt nền móng trên đá. Nước lụt tràn tới, dòng sông ùa vào căn nhà ấy, nhưng nó không thể làm nhà rung chuyển vì nhà đã được xây dựng vững chắc. Nhưng trái lại người nghe và không mang ra thực hành thì giống như một người kia xây nhà trên đất, không có nền móng. Nước sông ùa vào, nhà sụp đổ ngay và bị phá hủy tan tành!” (Lc 6,46-49).
Các bạn thân mến, hãy xây dựng nhà các bạn trên đá, như người kia đã ”đào sâu”. Mỗi ngày các bạn cũng hãy cố gắng theo Lời Chúa Kitô. Hãy lắng nghe Ngài như Người Bạn chân thành mà các bạn có thể chia sẻ con đường cuộc sống. Với Ngài bên cạnh, các bạn sẽ có thể can đảm đương đầu với những khó khăn trong niềm hy vọng, những vấn đề cũng như những thất vọng và thất bại. Có những đề nghị dễ dàng hơn không ngừng được đề ra cho các mạn, nhưng chính các bạn thấy rằng đó là những sự lừa đảo, chúng không mang lại sự thanh thản và niềm vui. Chỉ có Lời Chúa mới chỉ cho chúng ta con đường đích thực, chỉ có đức tin được thông truyền cho chúng ta mới là ánh sáng soi chiếu con đường của chúng ta. Hãy đón nhận với lòng biết ơn món quà thiêng liêng mà các bạn đã lãnh nhận từ gia đình các bạn và hãy dấn thân đáp lại, trong tinh thần trách nhiệm, tiếng gọi của Thiên Chúa, trở nên trưởng thành trong đức tin. Đừng tin những người nói với các bạn rằng các bạn không cần người khác để kiến tạo cuộc sống của mình! Trái lại hãy dựa vào niềm tin của những người thân cận, niềm tin của Giáo Hội, và cảm tạ Chúa vì đã lãnh nhận niềm tin ấy và biến nó thành niềm tin của các bạn.
3. Được củng cố trong đức tin
Hãy ”bén rễ và được xây dựng trên Chúa Kitô, được củng cố trong đức tin” (Xc Cl 2,7). Lá thư có câu trích dẫn này được thánh Phaolô viết để đáp ứng một nhu cầu rõ rệt của các tín hữu Kitô thành Colossê. Thực vậy, cộng đồng này bị đe dọa vì ảnh hưởng của một số xu hướng văn hóa thời đó, làm cho các tín hữu xa lìa Tin Mừng. Bối cảnh văn hóa của chúng ta ngày nay cũng có nhiều điều tương tự với bối cảnh của dân thành Colossê hồi đó. Có một xu hướng duy đời (laiciste) mạnh mẽ muốn loại bỏ Thiên Chúa ra khỏi cuộc sống con người và xã hội, toan tính kiến tạo một ”thiên đường” không có Thiên Chúa. Nhưng kinh nghiệm dạy rằng một thế giới không có Thiên Chúa là ”một hỏa ngục” trong đó trổi vượt những ích kỷ, chia rẽ trong các gia đình, oán thù giữa cá nhân và các dân tộc, thiếu tình thương, niềm vui và hy vọng. Trái lại, nơi nào con người và các dân tộc sống trong sự hiện diện của Thiên Chúa, thờ phượng Chúa trong chân lý và lắng nghe tiếng Ngài, trong đó mỗi người được tôn trọng trong phẩm giá, tình hiệp thông tăng trưởng, với tất cả những thành quả. Nhung có những tín hữu Kitô để cho mình bị cám dỗ vì lối suy tư duy đời, hoặc những người bị thu hút vì những trào lưu tôn giáo làm xa lìa niềm tin nơi Chúa Giêsu Kitô. Có những người khác, tuy không theo những đường lối ấy, họ để cho niềm tin của họ nơi Chúa Kitô trở nên nguội lạnh, và tình trạng này chắc chắn có những hậu quả tiêu cực về phương diện luân lý.
Thánh Phaolô nhắc nhở về sức mạnh của Chúa Kitô chịu chết và sống lại cho những anh chị em bị ô nhiễm vì những ý tưởng xa lạ với Tin Mừng như thế. Mầu nhiệm này là nền tảng đời sống chúng ta, là trung tâm đức tin Kitô. Tất cả những triết lý không biết tới điều đó, và coi là một ”sự điên rồ” (1 Cr 1,23), đều tỏ ra những hạn hẹp của chúng trước những vấn đề lớn ở trong tâm hồn con người. Vì thế, trong tư cách là người kế vị Thánh Phêrô, tôi cũng muốn củng cố các bạn trong đức tin (Xc Lc 22,32). Chúng ta tin vững vàng rằng Chúa Giêsu Kitô đã hiến mình trên Thánh Giá để ban cho chúng ta tình thương của Ngài. Trong cuộc khổ nạn, Ngài gánh lấy những đau khổ của chúng ta, vác lấy tội lỗi của chúng ta, Ngài đạt được ơn tha thứ và hòa giải chúng ta với Thiên Chúa Cha, mở cho chúng ta con đường dẫn vào đời sống vĩnh cửu. Nhờ vậy, chúng ta được giải thoát khỏi những gì gây cản trở nhiều nhất cho cuộc sống của chúng ta: đó là sự nô lệ tội lỗi. Nhờ đó chúng ta có thể yêu mến tất cả mọi người, kể cả các kẻ thù của chúng ta, và chia sẻ tình thương ấy với những người nghèo khổ và bị thử thách nhiều nhất trong số các anh chị em chúng ta.
Các bạn thân mến, Thánh Giá thường làm cho chúng ta sợ hãi, vì Thánh Giá có vẻ là phủ nhận sự sống. Thực tế ngược lại! Thánh Giá là sự ”ưng thuận” của Thiên Chúa đối với loài người, là biểu hiệu tột cùng tình thương của Ngài và là nguồn mạch sự sống. Vì từ con tim của Chúa Giêsu được mở ra trên Thánh Giá đã vọt ra sự sống thần linh ấy, luôn sẵn sàng đối với những người chấp nhận ngước mắt lên hướng về Đấng Chịu Đóng Đanh. Vì thế, tôi chỉ có thể mời gọi các bạn hãy đón nhận Thánh Giá của Chúa Giêsu, dấu chỉ tình thương của Thiên Chúa, như nguồn mạch sự sống mới. Ngoài Chúa Kitô chịu chết và sống lại, không có ơn cứu độ! Chỉ có Ngài mới có thể giải thoát thế giới khỏi sự ác và làm tăng trưởng Nước Công Lý, hòa bình, yêu thương mà tất cả chúng ta đều mong ước.
4. Tin nơi Chúa Giêsu dù không thấy Ngài
Trong Tin Mừng có mô tả kinh nghiệm đức tin của Thánh Tôma Tông đồ trong việc đón nhận mầu nhiệm Thánh Giá và Phục Sinh của Chúa Kitô. Tôma thuộc vào số 12 Tông Đồ. Ông đã theo Chúa Giêsu, đã chứng kiến trực tiếp các cuộc chữa bệnh, các phép lạ Chúa làm. Ông đã nghe những lời Ngài nói. Ông cảm thấy bị lạc hướng đứng trước cái chết của Chúa. Chiều tối ngày Lễ Vượt Qua, Chúa hiện ra với các môn đệ, nhưng Tôma không có mặt. Và khi người ta nói với ông rằng Chúa Giêsu vẫn sống và đã hiện ra, ông tuyên bố: ”Nếu tôi không thấy dấu đanh trên bàn tay của Ngài, nếu tôi không xỏ ngón tay tôi trong lỗ đanh ở tay Ngài thì tôi không tin” (Ga 20,25).
Chúng ta cũng muốn được thấy Chúa Giêsu, được nói với Ngài, cảm thấy sự hiện diện của Ngài một cách mạnh mẽ hơn nữa. Ngày nay, đối với nhiều người, con đường dẫn đến Chúa Giêsu thật là khó khăn. Do đó, nhiều hình ảnh về Chúa Giêsu được lưu hành, mệnh danh là có tính chất khoa học và tước bỏ sự cao cả và tính chất đặc thù của Ngài. Vì thế, trong bao nhiêu năm dài nghiên cứu và suy niệm, tôi cảm thấy một ý tưởng được chín mùi trong tôi, đó là thông truyền quag một cuốn sách một ít điều về cuộc gặp gỡ riêng của tôi với Chúa Giêsu: như thể để giúp thấy, nghe, đụng chạm đến Chúa, nơi Ngài Thiên Chúa đã đến gặp gỡ chúng ta để tỏ mình cho chúng ta.
Thực vậy, chính Chúa Giêsu lại hiện ra với các môn đệ 8 ngày sau đó, Ngài nói với Tôma: ”Hãy đặt tay con vào đây: đây là đôi bàn tay của Thầy; hãy đưa tay con ra, đặt vào cạnh sườn thầy và đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin” (Ga 20,26-27). Cả chúng ta cũng có thể có một tiếp xúc cụ thể với Chúa Giêsu, có thể nói là đặt tay vào những dấu hiệu khổ nạn của Ngài, những dấu hiệu tình thương của Chúa: trong các Bí tích, Chúa đặc biệt trở nên gần gũi chúng ta, Ngài hiến thân cho chúng ta. Hỡi các bạn trẻ thân mến, hãy học ”nhìn thấy”, ”gặp gỡ” Chúa Giêsu trong Thánh Thể, tại đó Ngài hiện diện và gần gũi đến độ trở nên lương thực cho hành trình của chúng ta; trong Bí tích Thống Hối, qua đó Chúa biểu lộ lòng từ bi của Ngài bằng cách ban ơn tha thứ. Hãy nhận ra và phục vụ Chúa Giêsu cả nơi những người nghèo, bệnh nhân, các anh chị em đang gặp khó khăn và cần được giúp đỡ.
Hãy khởi sự và vun trồng cuộc đối thoại riêng với Chúa Giêsu Kitô, trong đức tin. Các bạn hãy biết Chúa qua việc đọc các sách Tin Mừng và Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo. Hãy đi vào cuộc đối thoại với Chúa qua kinh nguyện, tín thác nơi Ngài: Ngài sẽ không bao giờ phản bội! ”Niềm tin trước tiên là một sự gắn bó bản thân của con người với Thiên Chúa; đồng thời và không thể tách biệt, niềm tin là một sự tự nguyện chấp nhận tất cả chân lý mà Thiên Chúa mạc khải” (Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, 150). Như thế các bạn có thể đạt được một đức tin trưởng thành, vững chắc, không chỉ dựa trên một tình cảm tôn giáo hoặc một ký ức mơ hồ về giáo lý thời thơ ấu của các bạn. Các bạn có thể biết Thiên Chúa và thực sự sống nhờ Ngài, như Tông Đồ Tôma khi ông biểu lộ niềm tin nơi Chúa Giêsu Kitô, đã mạnh mẽ thốt lên: ”Lạy Chúa tôi và là Thiên Chúa của tôi!”.
5. Được nâng đỡ nhà đức tin của Giáo Hội, để trở thành chứng nhân
Lúc ấy, Chúa Giêsu thốt lên: ”Vì con thấy Thầy nên con tin. Phúc cho những ai không thấy mà tin” (Ga 20,28). Chúa nghĩ đến hành trình của Giáo Hội được xây dựng trên đức tin của các chứng nhân tận mắt là các Tông Đồ. Như thế, chúng ta hiểu rằng đức tin riêng của Chúa ta nơi Chúa Kitô, phát sinh từ một cuộc đối thoại không thể thay thế được với Ngài, đức tin ấy gắn liền với niềm tin của Giáo Hội: chúng ta không phải là những tín hữu lẻ loi, nhưng, nhờ Bí tích Rửa Tội, chúng ta trở nên phần tử của một đại gia đình, và chính đức tin được Giáo Hội tuyên xưng, mang lại một sự bảo đảm cho đức tin của chúng ta. Kinh Tin Kính mà chúng ta tuyên xưng trong Thánh Lễ chúa nhật bảo vệ chúng ta một cách đúng đắn khỏi nguy cơ tin nơi một Thiên Chúa không phải là Đấng mà Chúa Giêsu đã mạc khải cho húng ta: ”Như thế, mỗi tín hữu như một mắt xích trong một sợi dây dài gồm các tín hữu. Tôi không thể tin mà không được nâng đỡ bằng đức tin của người khác, và nhờ đức tin của tôi, tôi góp phần nâng đỡ đức tin của tha nhân” (Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, 166). Chúng ta không ngừng cảm tạ Thiên Chúa vì hồng ân Giáo Hội. Giáo Hội làm cho chúng ta tiến triển vững chắc trong đức tin, mang lại cho chúng ta sự sống thật (Xc Ga 20,31). Trong lịch sử Giáo Hội, các thánh và các vị tử đạo đã kín múc dưới chân Thánh Giá vinh hiển của Chúa Kitô sức mạnh để trung thành với Thiên Chúa đến độ hiến dâng mạng sống mình. Trong đức tin, họ đã tìm được sức mạnh để chiến thắng những yếu đuối của mình và vượt thắng mọi nghịch cảnh. Vì, như thánh Gioan Tông Đồ đã nói: ”Ai là người chiến thắng thế gian nếu không phải là người tin rằng Đức Giêsu là Con Thiên Chúa?” (1 Ga 5,5). Và chiến thắng nảy sinh từ đức tin chính là chiến thắng của tình thương. Bao nhiêu Kitô hữu đã và đang làm chứng tá sống động về sức mạnh của đức tin được biểu lộ qua đức bác ái: họ là những người kiến tạo hòa bình, thăng tiến công lý, xây dựng một thế giới nhân bản hơn, một thế giới theo ý Thiên Chúa. Họ dấn thân trong nhiều lãnh vực khác nhau của đời sống xã hội, với khả năng chuyên nghiệp, góp phần hữu hiệu vào thiện ích của mọi người. Đức bác ái nảy sinh từ đức tin dẫn đưa họ đến một chứng tá rất cụ thể, những hành động và lời nói: Chúa Kitô không phải chỉ là một thiện ích cho chính chúng ta, Ngài là thiện ích quí giá nhất mà chúng ta có thể chia sẻ với người khác. Và trong thời đại hoàn cầu hóa này, các bạn hãy trở thành chứng nhân về niềm hy vọng Kitô trong toàn thế giới: nhiều người mong ước được đón nhận niềm hy vọng ấy! Đứng trước mộ của người bạn là ông Lazarô, đã chết được bốn ngày, và trước khi làm cho ông hồi sinh, Chúa Giêsu nói với bà Marta: ”Nếu con tin, con sẽ thấy vinh quang Thiên Chúa” (Ga 11,40. Các con cũng thế, nếu các con tin, nếu các con biết sống và làm chứng về niềm tin của các con mỗi ngày, các con sẽ trở thành những dụng cụ để giúp những người trẻ khác tìm lại được như các con ý nghĩa và niềm vui sống nảy sinh từ cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô!
6. Hướng về Ngày Quốc Tế giới trẻ ở Madrid
Các bạn trẻ thân mến, tôi lập lại lời mời gọi các bạn hãy đến tham dự Ngày Quốc Tế giới trẻ ở Madrid. Với niềm vui sâu xa, tôi đích thân chờ đợi mỗi người: chính Chúa Kitô muốn củng cố các bạn trong đức tin của Giáo Hội. Sự chọn lựa tin nơi Chúa Kitô và theo Ngài không bao giờ là điều dễ dàng. Nó luôn bị cản trở vì những bất trung của chúng ta và vì bao nhiêu tiếng nói đang chỉ dẫn những con đường dễ dàng hơn. Các bạn đừng để mình nản chí, hãy tìm kiếm sự nâng đỡ của cộng đoàn Kitô, sự nâng đỡ của Giáo Hội! Trong năm này, các bạn hãy chuẩn bị khẩn trương cho cuộc hẹn ở Madrid, với các Giám Mục, các Linh mục của các bạn và những người đặc trách mục vụ giới trẻ trong các giáo phận, các cộng đoàn giáo xứ, các hội đoàn và phong trào. Chất lượng cuộc gặp gỡ của chúng ta phần lớn tùy thuộc sự chuẩn bị tinh thần, kinh nguyện và cùng nhau lắng nghe Lời Chúa và sự nâng đỡ nhau.
Các bạn trẻ thân mến, Giáo Hội hy vọng nơi các bạn! Giáo Hội cần được tin sinh động, đức bác ái sáng tạo và đức cậy trông năng động của các bạn. Sự hiện diện của các bạn đổi mới Giáo Hội, làm cho Giáo Hội tươi trẻ và mang lại cho Giáo Hội một đà tiến mới. Vì thế, những Ngày Quốc Tế giới trẻ là một ân phúc không những cho các bạn nhưng còn cho toàn thể Dân Chúa nữa. Giáo Hội tại Tây Ban Nha đang chuẩn bị tích cực để đón tiếp các bạn và sống với các bạn kinh nghiệm đức tin vui tươi. Tôi cám ơn các giáo phận, giáo xứ, đền thánh, các cộng đồng dòng tu, các hiệp hội và phong trào của Giáo Hội đang quảng đại làm việc cho việc chuẩn bị biến cố này. Chúa sẽ không quên chúc lành cho họ.
Xin Mẹ Maria tháp tùng hành trình chuẩn bị này! Khi thiên thần truyền tin, Mẹ đã đón nhận trong đức tin Lời Chúa. Trong đức tin Mẹ đã ưng thuận công trình mà Thiên Chúa thực hiện nơi Mẹ. Khi thưa ”Xin vâng”, Mẹ đã đón nhận hồng ân bác ái vô biên, thúc đẩy Mẹ tận hiến trọn vẹn cho Thiên Chúa. Xin Mẹ chuyển cầu cho mỗi người trong các bạn, để trong Ngày Quốc Tế giới trẻ tới đây, các bạn có thể tăng trưởng trong đức tin và đức mến! Tôi đoan chắc sẽ nghĩ đến các bạn với tình tử trong kinh nguyện và tôi thành tâm ban phép lành cho các bạn.
Vatican ngày 6-8-2010 Lễ Chúa Hiển Linh.
+ Biển Đức 16, Giáo Hoàng
Ngài đưa ra lời nhắn nhủ trên đây trong Sứ điệp công bố hôm 3-9-2010, nhân dịp chuẩn bị Ngày Quốc Tế giới trẻ sẽ được cử hành ở cấp hoàn vũ tại Madrid thủ đô Tây Ban Nha vào trung tuần tháng 8 năm 2011. Sứ điệp có chủ đề là câu 7 đoạn 2 trích từ thư thánh Phaolô gửi tín hữu thành Colossê: ”Được bén rễ và xây dựng trên nền tảng Chúa Kitô, được củng cố trong đức tin” (Xc Cl 2,7). Sau đây là bản dịch toàn Sứ Điệp:
Sứ điệp của Đức Giáo Hoàng Biển Đức 16
gửi các bạn trẻ thế giới nhân dịp Ngày Quốc Tế Giới trẻ thứ 26: 2011
”Bén rễ và được xây dựng trên Chúa Kitô, được củng cố trong đức tin” (Xc Cl 2,7).
Các bạn trẻ thân mến,
Tôi rất thường nghĩ đến Những Ngày Quốc Tế giới trẻ tại Sydney năm 2008, nơi chúng ta đã sống một đại lễ đức tin, trong đó Thánh Thần Chúa đã hoạt động mạnh mẽ, tạo nên tình hiệp thông nồng nhiệt giữa tất cả những người tham dự đến từ các nơi trên thế giới. Đại hội ấy, cũng như những Đại hội trước đó, đã mang lại những thành quả dồi dào trong cuộc sống của nhiều người trẻ và toàn thể Giáo Hội. Bây giờ, chúng ta hướng nhìn về Ngày Quốc Tế Giới Trẻ tới đây, sẽ diễn ra tại Madrid vào tháng 8 năm 2011. Hồi năm 1989, vài tháng trước cuộc sụp đổ lịch sử của bức tường Berlin, cuộc hành hương của giới trẻ đã dừng lại tại Tây Ban Nha, tại Santiago de Compostela. Nay, giữa lúc Âu Châu đang rất cần tìm lại căn cội Kitô của mình, chúng ta hẹn nhau ở Madrid, với chủ đề: ”Bén rễ và được xây dựng trên Chúa Kitô, được củng cố trong đức tin (Xc Cl 2,7). Vì thế, tôi mời gọi các bạn hãy tham dự biến cố rất quan trọng này đối với Giáo Hội tại Âu Châu và Giáo Hội hoàn vũ. Và tôi muốn rằng tất cả mọi người trẻ, cũng như những người cùng chia sẻ niềm tin của chúng ta nơi Chúa Giêsu Kitô, những người do dự, nghi ngờ hoặc không tin nơi Chúa, cũng có thể sống kinh nghiệm này, một kinh nghiệm có thể là quyết định đối với cuộc đời của họ: đó là cảm nghiệm Chúa Giêsu Kitô đã phục sinh và hằng sống, cảm nghiệm tình thương của Chúa đối với mỗi người chúng ta.
1. Nơi nguồn mạch những khát vọng lớn nhất của các bạn
Mỗi thời đại, và ngày nay cũng vậy, nhiều người trẻ cảm thấy ước muốn sâu đậm, mong cho những quan hệ giữa con người với nhau được sống trong sự thật và trong tình liên đới. Nhiều người biểu lộ ước muốn xây dựng những quan hệ thân hữu chân thực, được biệt một tình yêu đích thực, thành lập một gia đình hiệp nhất, đạt tới một sự ổn định bản thân và an ninh thực sự, có thể bảo đảm cho họ một tương lai thanh thản và hạnh phúc.
Thực vậy, nhớ lại thời thanh xuân của tôi, tôi biết rõ rằng sự ổn định và an ninh không phải là những vấn đề làm cho tâm trí người trẻ bân tâm nhiều nhất. Tuy việc tìm kiếm công ăn việc làm để được ổn định là một vấn đề quan trọng và cấp thiết, nhưng đồng thời tuổi trẻ cũng là tuổi tìm kiếm một lý tưởng cao cả cho cuộc sống. Nghĩ lại những năm bấy giờ của tôi, chúng tôi chỉ muốn không bị mất hút trong những qui luật của một cuộc sống trưởng giả. Chúng tôi muốn những gì là cao cả, mới mẻ. Chúng tôi muốn tìm được cuộc sống trong sự cao cả và đẹp đẽ của nó. Chắc chắn điều đó cũng tùy thuộc tình cảnh của chúng tôi. Trong thời độc tài Đức quốc xã và chiến tranh, có thể nói chúng tôi bị nhà cầm quyền thống trị hồi đó ”nhốt” kín. Vì thế chúng tôi muốn ra ngoài để hưởng không khí trong lành và tiếp xúc với những tiềm năng rộng lớn của con người. Tôi tin rằng, theo một nghĩa nào đó, cái đà tiến ấy thúc đẩy ra khỏi thói quen vốn hiện hữu trong mọi thế hệ. Một điều thuộc về tuổi trẻ là ước muốn một cái gì cao cả hơn sự đều đều thường nhật của một công việc ổn định và khao khát những gì thực sự là cao cả. Phải chăng đó chỉ là một giấc mơ chóng qua, nó tan biến khi người trẻ trở thành người lớn? Không phải vậy, vì con người đã được sáng tạo thực sự cho những gì là cao cả, là vô biên. Tất cả những gì khác đều là bất cập, không làm mãn nguyện. Thánh Augustino có lý khi nói: Con tim của chúng con không được nghỉ yên bao lâu nó không được an nghỉ trong Chúa. Ước muốn một cuộc sống cao cả hơn là một dấu hiệu cho thấy sự kiện Chúa đã sáng tạo chúng ta, chúng ta mang ”dấu vết” của Ngài. Thiên Chúa là sự sống, và vì thế, mỗi thụ tạo đều hướng về sự sống. Một cách độc nhất và đặc biệt, con người, được dựng nên theo hình ảnh giống Thiên Chúa, nên con người khao khát tình yêu, niềm vui và an bình. Vì thế, chúng ta hiểu rằng có một sự mâu thuẫn khi chủ trương loại bỏ Thiên Chúa để làm cho con người được sống! Thiên Chúa là nguồn mạch sự sống: loại bỏ Ngài có nghĩa là tách rời khỏi nguồn mạch ấy và chắc chắn sẽ bị mất sự sung mãn và niềm vui: ”Thực vậy, thụ tạo không có Đấng Tạo Hóa thì sẽ tàn lụi” (Gaudium et Spes, 36). Nền văn hóa hiện nay, tại một số miền trên thế giới, nhất là tại Tây Phương, có xu hướng loại trừ Thiên Chúa hoặc coi đức tin chỉ là một chuyện riêng tư, không ăn nhằm gì tới đời sống xã hội. Trong khi tất cả các giá trị làm nền tảng cho xã hội xuất phát từ Tin Mừng - như cảm thức về phẩm giá con người, tình liên đới, lao công và gia đình -, người ta nhận thấy một sự ”che khuất Thiên Chúa”, một sự mất trí nhớ, thậm chí một sự chối bỏ thực sự đối với Kitô giáo và một sự phủ nhận kho tàng đức tin đã nhận lãnh, đến độ có nguy cơ đánh mất chính căn tính sâu xa của mình.
Vì thế, các bạn thân mến, tôi mời gọi các bạn hãy tăng cường con đường đức tin của các bạn nơi Thiên Chúa, là Cha của Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta. Các bạn là tương lai của xã hội và Giáo Hội! Như thánh Tông Đồ đã viết cho các tín hữu Kitô thành Colosse, điều thiết yếu là có những căn cội, những nền tảng vững chắc! Và điều này đặc biệt đúng ngày nay, giữa lúc nhiều người trẻ ngày nay không còn những điểm tham chiếu vững bền để xây dựng đời mình, và tình trạng này tạo nên một sự bất an trầm trọng. Chủ thuyết duy tương đối trong xã hội ngày nay cho rằng tất cả đều có giá trị như nhau và chẳng có sự thật hoặc điểm tham chiếu tuyệt đối nào cả, chủ thuyết ấy không tạo nên tự do đích thực, nhưng gây ra sự bất ổn, thất vọng, thái độ xu thời theo mốt thời trang hiện tại. Là những người trẻ, các bạn có quyền được nhận được từ các thế hệ đi trước những điểm tham chiếu rõ ràng để chọn lựa và xây dựng cuộc sống của các bạn, như một cây non cần có một sự nâng đỡ bảo vệ, trong thời gian cần thiết để bén rễ, để trở thành một cây cứng cát, có khả năng mang lại hoa trái.
2. Bén rễ và được xây dựng trên Chúa Kitô
Để làm nổi bật tầm quan trọng của niềm tin nơi Thiên Chúa trong đời sống các tín hữu, tôi muốn dừng lại tại ba thành ngữ được thánh Phaolô dùng trong câu trưng dẫn này: ”Bén rễ và được xây dựng trên Chúa Kitô, được củng cố trong đức tin”. Trong câu này chúng ta có thể thấy ba hình ảnh. ”Bén rễ” gợi lên hình ảnh một cây và gốc rễ nuôi dưỡng cây. “Được xây dựng” nói về việc xây nhà. ”Được củng cố” nói đến sự tăng trưởng sức mạnh thể lý hoặc tinh thần. Những hình ảnh này thật hùng hồn. Trước khi giải thích chúng, tôi chỉ nhận xét rằng, về phương diện văn phạm, nguyên bản Hy lạp ở đây nói về thể thụ động: điều này có nghĩa là chính Chúa Kitô đưa ra sáng kiến làm bén rễ, xây dựng và củng cố các tín hữu.
Hình ảnh đầu tiên là cây, được trồng vững chãi trong lòng đất nhờ gốc rễ, làm cho nó được đứng vững và nuôi dưỡng cây. Nếu không có gốc rễ, thì cây sẽ bị gió cuốn đi và tàn lụi. Đâu là những gốc rễ của chúng ta? Chắc chắn đó là cha mẹ, gia đình và nền văn hóa của đất nước chúng ta, họp thành một khía cạnh rất quan trọng trong căn tính của chúng ta. Kinh Thánh tỏ cho thấy một khía cạnh khác nữa. Ngôn sứ Giêrêmia viết: ”Phúc cho người tín thác nơi Chúa, Chúa là niềm tin của họ. Họ giống một cây trồng bên dòng nước, rễ lan ra hướng về dòng nước: cây không sợ chi khi mùa nóng nực tới, lá cây vẫn xanh tươi; trong năm hạn hán, cây không lo sợ và không ngừng sinh hoa kết trái” (Gr 17,7-8).
Do đó, đối với Ngôn Sứ Giêrêmia, làm cho rễ lan rộng có nghĩa là đặt niềm tín thác của mình nơi Thiên Chúa, trong đức tin. Nơi Thiên Chúa chúng ta kín múc sức sống của chúng ta. Không có ngài chúng ta không thể sống thực sự. ”Thiên Chúa đã ban cho chúng ta sự sống đời đời và sự sống này ở nơi Con của Ngài” (Xc 1 Ga 5,11). Và chính Chúa Giêsu tự giới thiệu Ngài là sự sống của chúng ta (Xc Ga 14,6). Vì thế, đức tin Kitô không chỉ hệ tại tin nhận các chân lý, nhưng trước tiên (..) là một quan hệ bản thân với Chúa Giêsu Kitô. Chính cuộc gặp gỡ với Con Thiên Chúa mang lại cho cuộc sống chúng ta một năng động mới. Khi chúng ta đi vào một quan hệ riêng với Chúa Kitô, Ngài tỏ lộ cho chúng ta căn tính của chúng ta, và trong tình bạn ấy, sự sống tăng trưởng và được thể hiện viên mãn.
Trong thời thanh xuân, có một lúc mỗi người chúng ta tự hỏi: đời tôi có ý nghĩa gì? Đâu là mục đích, đâu là hướng đi mà tôi muốn mang lại cho cuộc đời của tôi? Đó là một giai đoạn cơ bản, có thể làm cho tâm hồn day dứt, nhiều khi nó kéo dài. Người ta nghĩ tới loại công việc cần thực hiện, những quan hệ xã hội cần thiết lập, những quan hệ tình cảm cần phát triển.. Trong bối cảnh đó, tôi nghĩ lại thời thanh xuân của tôi. Một cách chắc chắn, tôi đã ý thức rõ Chúa muốn tôi làm linh mục. Nhưng rồi sau đó, sau chiến tranh, khi ở chủng viện và đại học, tôi tiến bước trên con đường hướng về mục đích ấy, tôi đã phải tái chinh phục sự chắc chắn ấy. Tôi đã phải tự hỏi: phải chăng đây thực sự là con đường của tôi? Phải chăng đó thực là ý Chúa muốn cho tôi? Tôi có khả năng trung thành với Chúa và hoàn toàn sẵn sàng đối với Ngài, phụng sự Ngài hay không? Đưa ra một quyết định như thế không phải là không có đau khổ. Nhưng không thể khác được. Nhưng rồi sau đó sự chắc chắn đã trổi lên: đúng như vậy! Phải, Chúa muốn tôi, Ngài sẽ ban cho tôi sức mạnh. Khi nghe Ngài, khi bước đi với Ngài, tôi thực sự trở thành chính tôi. Điều quan trọng không phải là thực hiện những ước muốn riêng của tôi, nhưng là Ý của Chúa. Như thế, cuộc sống trở thành chân thực.
Cũng như cây có rễ giữ cho nó bám chắc vào đất, những nền móng của căn nhà cũng làm cho nó vững chãi lâu bền. Nhờ đức tin, chúng ta được xây dựng trên Chúa Kitô (Xc Cl 2,6), như một căn nhà được xây dựng trên các nền móng của mình. Trong lịch sử thánh, chúng ta có nhiều tấm gương của các thánh đã xây dựng cuộc sống của họ trên Lời Chúa. Tổ phụ Abraham là người đầu tiên trong số những người ấy. ”Cha chúng ta trong đức tin” đã vâng phục Thiên Chúa, Đấng đã yêu cầu ông rời bỏ quê hương để tiến bước về một xứ xa lạ. ”Abraham đã tin Thiên Chúa, và điều này làm cho ông được coi là công chính, và ông được gọi là bạn của Thiên Chúa” (Gc 2,23). Được xây dựng trên Chúa Kitô, nghĩa là đáp lại một cách cụ thể tiếng gọi của Thiên Chúa, bằng cách đặt niềm tín thác của chúng ta nơi Ngài và mang Lời Ngài ra thực hành. Chính Chúa Giêsu đã cảnh giác các môn đệ: ”Tại sao các con gọi Thầy ”Lạy Chúa, Lạy Chúa! mà lại không làm điều Thầy nói?” (Lc 6,46). Và khi dùng hình ảnh xây dựng căn nhà, Ngài nói thêm: ”Hễ ai đến với Thầy thì hãy nghe lời Thầy và mang ra thực hành, Thầy sẽ chỉ cho các con biết họ giống ai. Họ giống một người xây nhà, họ đào sâu, đặt nền móng trên đá. Nước lụt tràn tới, dòng sông ùa vào căn nhà ấy, nhưng nó không thể làm nhà rung chuyển vì nhà đã được xây dựng vững chắc. Nhưng trái lại người nghe và không mang ra thực hành thì giống như một người kia xây nhà trên đất, không có nền móng. Nước sông ùa vào, nhà sụp đổ ngay và bị phá hủy tan tành!” (Lc 6,46-49).
Các bạn thân mến, hãy xây dựng nhà các bạn trên đá, như người kia đã ”đào sâu”. Mỗi ngày các bạn cũng hãy cố gắng theo Lời Chúa Kitô. Hãy lắng nghe Ngài như Người Bạn chân thành mà các bạn có thể chia sẻ con đường cuộc sống. Với Ngài bên cạnh, các bạn sẽ có thể can đảm đương đầu với những khó khăn trong niềm hy vọng, những vấn đề cũng như những thất vọng và thất bại. Có những đề nghị dễ dàng hơn không ngừng được đề ra cho các mạn, nhưng chính các bạn thấy rằng đó là những sự lừa đảo, chúng không mang lại sự thanh thản và niềm vui. Chỉ có Lời Chúa mới chỉ cho chúng ta con đường đích thực, chỉ có đức tin được thông truyền cho chúng ta mới là ánh sáng soi chiếu con đường của chúng ta. Hãy đón nhận với lòng biết ơn món quà thiêng liêng mà các bạn đã lãnh nhận từ gia đình các bạn và hãy dấn thân đáp lại, trong tinh thần trách nhiệm, tiếng gọi của Thiên Chúa, trở nên trưởng thành trong đức tin. Đừng tin những người nói với các bạn rằng các bạn không cần người khác để kiến tạo cuộc sống của mình! Trái lại hãy dựa vào niềm tin của những người thân cận, niềm tin của Giáo Hội, và cảm tạ Chúa vì đã lãnh nhận niềm tin ấy và biến nó thành niềm tin của các bạn.
3. Được củng cố trong đức tin
Hãy ”bén rễ và được xây dựng trên Chúa Kitô, được củng cố trong đức tin” (Xc Cl 2,7). Lá thư có câu trích dẫn này được thánh Phaolô viết để đáp ứng một nhu cầu rõ rệt của các tín hữu Kitô thành Colossê. Thực vậy, cộng đồng này bị đe dọa vì ảnh hưởng của một số xu hướng văn hóa thời đó, làm cho các tín hữu xa lìa Tin Mừng. Bối cảnh văn hóa của chúng ta ngày nay cũng có nhiều điều tương tự với bối cảnh của dân thành Colossê hồi đó. Có một xu hướng duy đời (laiciste) mạnh mẽ muốn loại bỏ Thiên Chúa ra khỏi cuộc sống con người và xã hội, toan tính kiến tạo một ”thiên đường” không có Thiên Chúa. Nhưng kinh nghiệm dạy rằng một thế giới không có Thiên Chúa là ”một hỏa ngục” trong đó trổi vượt những ích kỷ, chia rẽ trong các gia đình, oán thù giữa cá nhân và các dân tộc, thiếu tình thương, niềm vui và hy vọng. Trái lại, nơi nào con người và các dân tộc sống trong sự hiện diện của Thiên Chúa, thờ phượng Chúa trong chân lý và lắng nghe tiếng Ngài, trong đó mỗi người được tôn trọng trong phẩm giá, tình hiệp thông tăng trưởng, với tất cả những thành quả. Nhung có những tín hữu Kitô để cho mình bị cám dỗ vì lối suy tư duy đời, hoặc những người bị thu hút vì những trào lưu tôn giáo làm xa lìa niềm tin nơi Chúa Giêsu Kitô. Có những người khác, tuy không theo những đường lối ấy, họ để cho niềm tin của họ nơi Chúa Kitô trở nên nguội lạnh, và tình trạng này chắc chắn có những hậu quả tiêu cực về phương diện luân lý.
Thánh Phaolô nhắc nhở về sức mạnh của Chúa Kitô chịu chết và sống lại cho những anh chị em bị ô nhiễm vì những ý tưởng xa lạ với Tin Mừng như thế. Mầu nhiệm này là nền tảng đời sống chúng ta, là trung tâm đức tin Kitô. Tất cả những triết lý không biết tới điều đó, và coi là một ”sự điên rồ” (1 Cr 1,23), đều tỏ ra những hạn hẹp của chúng trước những vấn đề lớn ở trong tâm hồn con người. Vì thế, trong tư cách là người kế vị Thánh Phêrô, tôi cũng muốn củng cố các bạn trong đức tin (Xc Lc 22,32). Chúng ta tin vững vàng rằng Chúa Giêsu Kitô đã hiến mình trên Thánh Giá để ban cho chúng ta tình thương của Ngài. Trong cuộc khổ nạn, Ngài gánh lấy những đau khổ của chúng ta, vác lấy tội lỗi của chúng ta, Ngài đạt được ơn tha thứ và hòa giải chúng ta với Thiên Chúa Cha, mở cho chúng ta con đường dẫn vào đời sống vĩnh cửu. Nhờ vậy, chúng ta được giải thoát khỏi những gì gây cản trở nhiều nhất cho cuộc sống của chúng ta: đó là sự nô lệ tội lỗi. Nhờ đó chúng ta có thể yêu mến tất cả mọi người, kể cả các kẻ thù của chúng ta, và chia sẻ tình thương ấy với những người nghèo khổ và bị thử thách nhiều nhất trong số các anh chị em chúng ta.
Các bạn thân mến, Thánh Giá thường làm cho chúng ta sợ hãi, vì Thánh Giá có vẻ là phủ nhận sự sống. Thực tế ngược lại! Thánh Giá là sự ”ưng thuận” của Thiên Chúa đối với loài người, là biểu hiệu tột cùng tình thương của Ngài và là nguồn mạch sự sống. Vì từ con tim của Chúa Giêsu được mở ra trên Thánh Giá đã vọt ra sự sống thần linh ấy, luôn sẵn sàng đối với những người chấp nhận ngước mắt lên hướng về Đấng Chịu Đóng Đanh. Vì thế, tôi chỉ có thể mời gọi các bạn hãy đón nhận Thánh Giá của Chúa Giêsu, dấu chỉ tình thương của Thiên Chúa, như nguồn mạch sự sống mới. Ngoài Chúa Kitô chịu chết và sống lại, không có ơn cứu độ! Chỉ có Ngài mới có thể giải thoát thế giới khỏi sự ác và làm tăng trưởng Nước Công Lý, hòa bình, yêu thương mà tất cả chúng ta đều mong ước.
4. Tin nơi Chúa Giêsu dù không thấy Ngài
Trong Tin Mừng có mô tả kinh nghiệm đức tin của Thánh Tôma Tông đồ trong việc đón nhận mầu nhiệm Thánh Giá và Phục Sinh của Chúa Kitô. Tôma thuộc vào số 12 Tông Đồ. Ông đã theo Chúa Giêsu, đã chứng kiến trực tiếp các cuộc chữa bệnh, các phép lạ Chúa làm. Ông đã nghe những lời Ngài nói. Ông cảm thấy bị lạc hướng đứng trước cái chết của Chúa. Chiều tối ngày Lễ Vượt Qua, Chúa hiện ra với các môn đệ, nhưng Tôma không có mặt. Và khi người ta nói với ông rằng Chúa Giêsu vẫn sống và đã hiện ra, ông tuyên bố: ”Nếu tôi không thấy dấu đanh trên bàn tay của Ngài, nếu tôi không xỏ ngón tay tôi trong lỗ đanh ở tay Ngài thì tôi không tin” (Ga 20,25).
Chúng ta cũng muốn được thấy Chúa Giêsu, được nói với Ngài, cảm thấy sự hiện diện của Ngài một cách mạnh mẽ hơn nữa. Ngày nay, đối với nhiều người, con đường dẫn đến Chúa Giêsu thật là khó khăn. Do đó, nhiều hình ảnh về Chúa Giêsu được lưu hành, mệnh danh là có tính chất khoa học và tước bỏ sự cao cả và tính chất đặc thù của Ngài. Vì thế, trong bao nhiêu năm dài nghiên cứu và suy niệm, tôi cảm thấy một ý tưởng được chín mùi trong tôi, đó là thông truyền quag một cuốn sách một ít điều về cuộc gặp gỡ riêng của tôi với Chúa Giêsu: như thể để giúp thấy, nghe, đụng chạm đến Chúa, nơi Ngài Thiên Chúa đã đến gặp gỡ chúng ta để tỏ mình cho chúng ta.
Thực vậy, chính Chúa Giêsu lại hiện ra với các môn đệ 8 ngày sau đó, Ngài nói với Tôma: ”Hãy đặt tay con vào đây: đây là đôi bàn tay của Thầy; hãy đưa tay con ra, đặt vào cạnh sườn thầy và đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin” (Ga 20,26-27). Cả chúng ta cũng có thể có một tiếp xúc cụ thể với Chúa Giêsu, có thể nói là đặt tay vào những dấu hiệu khổ nạn của Ngài, những dấu hiệu tình thương của Chúa: trong các Bí tích, Chúa đặc biệt trở nên gần gũi chúng ta, Ngài hiến thân cho chúng ta. Hỡi các bạn trẻ thân mến, hãy học ”nhìn thấy”, ”gặp gỡ” Chúa Giêsu trong Thánh Thể, tại đó Ngài hiện diện và gần gũi đến độ trở nên lương thực cho hành trình của chúng ta; trong Bí tích Thống Hối, qua đó Chúa biểu lộ lòng từ bi của Ngài bằng cách ban ơn tha thứ. Hãy nhận ra và phục vụ Chúa Giêsu cả nơi những người nghèo, bệnh nhân, các anh chị em đang gặp khó khăn và cần được giúp đỡ.
Hãy khởi sự và vun trồng cuộc đối thoại riêng với Chúa Giêsu Kitô, trong đức tin. Các bạn hãy biết Chúa qua việc đọc các sách Tin Mừng và Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo. Hãy đi vào cuộc đối thoại với Chúa qua kinh nguyện, tín thác nơi Ngài: Ngài sẽ không bao giờ phản bội! ”Niềm tin trước tiên là một sự gắn bó bản thân của con người với Thiên Chúa; đồng thời và không thể tách biệt, niềm tin là một sự tự nguyện chấp nhận tất cả chân lý mà Thiên Chúa mạc khải” (Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, 150). Như thế các bạn có thể đạt được một đức tin trưởng thành, vững chắc, không chỉ dựa trên một tình cảm tôn giáo hoặc một ký ức mơ hồ về giáo lý thời thơ ấu của các bạn. Các bạn có thể biết Thiên Chúa và thực sự sống nhờ Ngài, như Tông Đồ Tôma khi ông biểu lộ niềm tin nơi Chúa Giêsu Kitô, đã mạnh mẽ thốt lên: ”Lạy Chúa tôi và là Thiên Chúa của tôi!”.
5. Được nâng đỡ nhà đức tin của Giáo Hội, để trở thành chứng nhân
Lúc ấy, Chúa Giêsu thốt lên: ”Vì con thấy Thầy nên con tin. Phúc cho những ai không thấy mà tin” (Ga 20,28). Chúa nghĩ đến hành trình của Giáo Hội được xây dựng trên đức tin của các chứng nhân tận mắt là các Tông Đồ. Như thế, chúng ta hiểu rằng đức tin riêng của Chúa ta nơi Chúa Kitô, phát sinh từ một cuộc đối thoại không thể thay thế được với Ngài, đức tin ấy gắn liền với niềm tin của Giáo Hội: chúng ta không phải là những tín hữu lẻ loi, nhưng, nhờ Bí tích Rửa Tội, chúng ta trở nên phần tử của một đại gia đình, và chính đức tin được Giáo Hội tuyên xưng, mang lại một sự bảo đảm cho đức tin của chúng ta. Kinh Tin Kính mà chúng ta tuyên xưng trong Thánh Lễ chúa nhật bảo vệ chúng ta một cách đúng đắn khỏi nguy cơ tin nơi một Thiên Chúa không phải là Đấng mà Chúa Giêsu đã mạc khải cho húng ta: ”Như thế, mỗi tín hữu như một mắt xích trong một sợi dây dài gồm các tín hữu. Tôi không thể tin mà không được nâng đỡ bằng đức tin của người khác, và nhờ đức tin của tôi, tôi góp phần nâng đỡ đức tin của tha nhân” (Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, 166). Chúng ta không ngừng cảm tạ Thiên Chúa vì hồng ân Giáo Hội. Giáo Hội làm cho chúng ta tiến triển vững chắc trong đức tin, mang lại cho chúng ta sự sống thật (Xc Ga 20,31). Trong lịch sử Giáo Hội, các thánh và các vị tử đạo đã kín múc dưới chân Thánh Giá vinh hiển của Chúa Kitô sức mạnh để trung thành với Thiên Chúa đến độ hiến dâng mạng sống mình. Trong đức tin, họ đã tìm được sức mạnh để chiến thắng những yếu đuối của mình và vượt thắng mọi nghịch cảnh. Vì, như thánh Gioan Tông Đồ đã nói: ”Ai là người chiến thắng thế gian nếu không phải là người tin rằng Đức Giêsu là Con Thiên Chúa?” (1 Ga 5,5). Và chiến thắng nảy sinh từ đức tin chính là chiến thắng của tình thương. Bao nhiêu Kitô hữu đã và đang làm chứng tá sống động về sức mạnh của đức tin được biểu lộ qua đức bác ái: họ là những người kiến tạo hòa bình, thăng tiến công lý, xây dựng một thế giới nhân bản hơn, một thế giới theo ý Thiên Chúa. Họ dấn thân trong nhiều lãnh vực khác nhau của đời sống xã hội, với khả năng chuyên nghiệp, góp phần hữu hiệu vào thiện ích của mọi người. Đức bác ái nảy sinh từ đức tin dẫn đưa họ đến một chứng tá rất cụ thể, những hành động và lời nói: Chúa Kitô không phải chỉ là một thiện ích cho chính chúng ta, Ngài là thiện ích quí giá nhất mà chúng ta có thể chia sẻ với người khác. Và trong thời đại hoàn cầu hóa này, các bạn hãy trở thành chứng nhân về niềm hy vọng Kitô trong toàn thế giới: nhiều người mong ước được đón nhận niềm hy vọng ấy! Đứng trước mộ của người bạn là ông Lazarô, đã chết được bốn ngày, và trước khi làm cho ông hồi sinh, Chúa Giêsu nói với bà Marta: ”Nếu con tin, con sẽ thấy vinh quang Thiên Chúa” (Ga 11,40. Các con cũng thế, nếu các con tin, nếu các con biết sống và làm chứng về niềm tin của các con mỗi ngày, các con sẽ trở thành những dụng cụ để giúp những người trẻ khác tìm lại được như các con ý nghĩa và niềm vui sống nảy sinh từ cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô!
6. Hướng về Ngày Quốc Tế giới trẻ ở Madrid
Các bạn trẻ thân mến, tôi lập lại lời mời gọi các bạn hãy đến tham dự Ngày Quốc Tế giới trẻ ở Madrid. Với niềm vui sâu xa, tôi đích thân chờ đợi mỗi người: chính Chúa Kitô muốn củng cố các bạn trong đức tin của Giáo Hội. Sự chọn lựa tin nơi Chúa Kitô và theo Ngài không bao giờ là điều dễ dàng. Nó luôn bị cản trở vì những bất trung của chúng ta và vì bao nhiêu tiếng nói đang chỉ dẫn những con đường dễ dàng hơn. Các bạn đừng để mình nản chí, hãy tìm kiếm sự nâng đỡ của cộng đoàn Kitô, sự nâng đỡ của Giáo Hội! Trong năm này, các bạn hãy chuẩn bị khẩn trương cho cuộc hẹn ở Madrid, với các Giám Mục, các Linh mục của các bạn và những người đặc trách mục vụ giới trẻ trong các giáo phận, các cộng đoàn giáo xứ, các hội đoàn và phong trào. Chất lượng cuộc gặp gỡ của chúng ta phần lớn tùy thuộc sự chuẩn bị tinh thần, kinh nguyện và cùng nhau lắng nghe Lời Chúa và sự nâng đỡ nhau.
Các bạn trẻ thân mến, Giáo Hội hy vọng nơi các bạn! Giáo Hội cần được tin sinh động, đức bác ái sáng tạo và đức cậy trông năng động của các bạn. Sự hiện diện của các bạn đổi mới Giáo Hội, làm cho Giáo Hội tươi trẻ và mang lại cho Giáo Hội một đà tiến mới. Vì thế, những Ngày Quốc Tế giới trẻ là một ân phúc không những cho các bạn nhưng còn cho toàn thể Dân Chúa nữa. Giáo Hội tại Tây Ban Nha đang chuẩn bị tích cực để đón tiếp các bạn và sống với các bạn kinh nghiệm đức tin vui tươi. Tôi cám ơn các giáo phận, giáo xứ, đền thánh, các cộng đồng dòng tu, các hiệp hội và phong trào của Giáo Hội đang quảng đại làm việc cho việc chuẩn bị biến cố này. Chúa sẽ không quên chúc lành cho họ.
Xin Mẹ Maria tháp tùng hành trình chuẩn bị này! Khi thiên thần truyền tin, Mẹ đã đón nhận trong đức tin Lời Chúa. Trong đức tin Mẹ đã ưng thuận công trình mà Thiên Chúa thực hiện nơi Mẹ. Khi thưa ”Xin vâng”, Mẹ đã đón nhận hồng ân bác ái vô biên, thúc đẩy Mẹ tận hiến trọn vẹn cho Thiên Chúa. Xin Mẹ chuyển cầu cho mỗi người trong các bạn, để trong Ngày Quốc Tế giới trẻ tới đây, các bạn có thể tăng trưởng trong đức tin và đức mến! Tôi đoan chắc sẽ nghĩ đến các bạn với tình tử trong kinh nguyện và tôi thành tâm ban phép lành cho các bạn.
Vatican ngày 6-8-2010 Lễ Chúa Hiển Linh.
+ Biển Đức 16, Giáo Hoàng
Top Stories
Inde: Orissa: deux ans après les massacres, les victimes des violences antichrétiennes n’ont toujours pas obtenu justice et vivent toujours dans la peur
Eglises d'Asie
09:32 03/09/2010
Eglises d’Asie, 3 septembre 2010 – Le bilan de l’action du gouvernement de l’Orissa, deux ans après les massacres de chrétiens perpétrés plusieurs mois durant par des hindouistes, a été fortement critiqué dans une déclaration de presse diffusée conjointement avec le Forum des minorités de l’Orissa, le 30 août dernier, par Mgr Raphael Cheenath, archevêque catholique de Cuttack-Bhubaneswar. Les autorités ont manqué à leur promesse « d’essuyer les larmes et de panser les blessures » des victimes, a dénoncé le prélat, qui a demandé que les coupables des pogroms soient jugés, les victimes enfin indemnisées et que soient mises en place des initiatives en faveur de la réconciliation afin que s’apaisent les tensions interreligieuses.
En 2008, la vague de violence qui s’était abattue sur l’Etat de la côte orientale de l’Inde avait fait plusieurs centaines de morts, déplacé près de 50 000 personnes et détruit des milliers de maisons, lieux de culte et institutions (1).
Mgr Cheenath a rappelé que les chrétiens avait attendu avec patience et espoir que le gouvernement, comme il s’y était engagé, répare les torts commis en rendant justice et en réhabilitant les victimes par des indemnités, des aides et une réinsertion sociale, dont la possibilité de retrouver un travail. « Mais la communauté chrétienne opprimée et démunie est toujours aussi vulnérable, alors même que le gouvernement de l’Orissa reste dans le déni, refusant ne serait-ce que de reconnaître le problème, et agissant encore moins », poursuit-il, soulignant que la persécution se poursuit toujours, dans le silence.
Une partie de l’opinion publique indienne a été choquée par les rapports récemment publiés d’ONG faisant état de l’existence en Orissa, et surtout dans le district du Kandhamal, épicentre des violences antichrétiennes, d’un important trafic d’être humains, de la multiplication des abus sexuels, notamment sur les enfants, et de déplacements de populations fuyant les persécutions et les menaces des hindouistes. Ils sont plusieurs milliers à n’avoir pas pu regagner leur foyer, et d’autres encore continuent de fuir, a précisé l’archevêque de Cuttack-Bhubaneswar au quotidien The Hindu, le 31 août dernier.
Le communiqué de presse reproche également aux autorités de l’Orissa les sommes « dérisoires » versées en dédommagement aux victimes: « Le versement de 50 000 roupies [835 euros] pour les habitations ‘totalement détruites’ et de 20 000 [334 euros] pour celles désignées comme étant ‘partiellement endommagées’ est d’une insuffisance patente, quand on connaît les coûts de construction ! », s’indignent encore l’archevêque de Cuttack-Bhubaneswar et le président du Forum des minorités de l’Orissa, Swarupananda Patra. A l’heure actuelle, bien que l’Eglise ait aidé à la reconstruction de 2 500 maisons, plus de 3 500 habitations attendent toujours d’être rebâties, et ce malgré les engagements solennels de l’Etat de l’Orissa.
Les deux responsables chrétiens ont également demandé que le gouvernement réexamine les dossiers des crimes commis pendant les violences de 2008 et qu’il ordonne une enquête impartiale selon les techniques modernes d’investigation et avec le concours d’experts, comme le font les autres Etats de l’Union indienne dans des circonstances similaires. De plus, il est urgent, ajoutent-ils, que l’Etat protège les victimes et les témoins avant, pendant et après les procès dans les tribunaux spéciaux établis à cet effet.
Ce communiqué de presse intervient quelques jours seulement après la tenue d’un « tribunal populaire » du 22 au 24 août à New Delhi, à l’occasion du deuxième anniversaire du déclenchement des violences de 2008 (2). Le jury de ce tribunal non officiel était composé de personnalités du monde indien, comme A.P. Shah, ancien premier magistrat de la Cour suprême, qui présidait les débats. Mgr Cheenath a assisté également aux séances au cours desquels 43 survivants ont donné leur témoignage, et de nombreuses ONG, associations d’aide aux victimes ainsi que des experts ont fourni des rapports accablants démontrant la complicité et la corruption des autorités chargées de protéger les victimes et d’enquêter sur leurs agresseurs.
La douzaine de membres du jury, appartenant à différentes confessions religieuses (dont un seul chrétien), se sont tous déclarés scandalisés et « honteux » de la manière dont les persécutions avaient été ignorées, voire encouragées par le gouvernement de l’Orissa. A l’issue des débats, ils ont appelé le gouvernement fédéral à intervenir en diligentant une enquête impartiale sur les violences antichrétiennes de 2008. Le verdict a été également sans équivoque: « Le parti pris des institutions de l’Etat, y compris de la police, est scandaleux; elles sont impliquées dans les violences et sont complices des efforts visant à entraver le fonctionnement de la justice et la désignation des coupables (...). » Le tribunal a également souligné le manque de réactivité et la « sous-estimation » volontaire de l’ampleur des violences par le gouvernement de l’Orissa, qui avait laissé agir les hindouistes pendant plusieurs semaines avant d’intervenir sous la pression de l’Etat fédéral. Il a été également conclu que les violences se poursuivaient en toute impunité au Kandhamal, continuant de semer « la peur et l’intimidation ».
A.P. Shah a fait part, lors d’une conférence de presse, de ses conclusions à l’issue de cette session extraordinaire: « La plupart des victimes sont dalit ou aborigènes. Les survivants continuent d’être menacés et leurs droits à la protection et à la justice leur sont systématiquement déniés. Ils ne peuvent retourner dans leur village sans se convertir [à l’hindouisme] (...). Ce qui s’est passé au Kandhamal est une véritable honte pour notre nation, et d’une totale inhumanité » (3).
(1) Voir EDA 490, 491, 492, 493, 494, 495, 496, 498, 499, 506, 523, 526
(2) Les violences antichrétiennes ont commencé au Kandhamal dans la nuit du 24 août, en représailles à l’assassinat d’un leader hindouiste, le Swami Laxmanananda Saraswati, imputé aux chrétiens, malgré le démenti de ces derniers et la revendication du meurtre par les maoïstes.
(3) AsiaNews, 2 septembre 2010; SAR News, 31 août 2010; ENI, 26 août 2010; The Hindu, 24 août 2010.
(Source: Eglises d'Asie, 3 septembre 2010)
En 2008, la vague de violence qui s’était abattue sur l’Etat de la côte orientale de l’Inde avait fait plusieurs centaines de morts, déplacé près de 50 000 personnes et détruit des milliers de maisons, lieux de culte et institutions (1).
Mgr Cheenath a rappelé que les chrétiens avait attendu avec patience et espoir que le gouvernement, comme il s’y était engagé, répare les torts commis en rendant justice et en réhabilitant les victimes par des indemnités, des aides et une réinsertion sociale, dont la possibilité de retrouver un travail. « Mais la communauté chrétienne opprimée et démunie est toujours aussi vulnérable, alors même que le gouvernement de l’Orissa reste dans le déni, refusant ne serait-ce que de reconnaître le problème, et agissant encore moins », poursuit-il, soulignant que la persécution se poursuit toujours, dans le silence.
Une partie de l’opinion publique indienne a été choquée par les rapports récemment publiés d’ONG faisant état de l’existence en Orissa, et surtout dans le district du Kandhamal, épicentre des violences antichrétiennes, d’un important trafic d’être humains, de la multiplication des abus sexuels, notamment sur les enfants, et de déplacements de populations fuyant les persécutions et les menaces des hindouistes. Ils sont plusieurs milliers à n’avoir pas pu regagner leur foyer, et d’autres encore continuent de fuir, a précisé l’archevêque de Cuttack-Bhubaneswar au quotidien The Hindu, le 31 août dernier.
Le communiqué de presse reproche également aux autorités de l’Orissa les sommes « dérisoires » versées en dédommagement aux victimes: « Le versement de 50 000 roupies [835 euros] pour les habitations ‘totalement détruites’ et de 20 000 [334 euros] pour celles désignées comme étant ‘partiellement endommagées’ est d’une insuffisance patente, quand on connaît les coûts de construction ! », s’indignent encore l’archevêque de Cuttack-Bhubaneswar et le président du Forum des minorités de l’Orissa, Swarupananda Patra. A l’heure actuelle, bien que l’Eglise ait aidé à la reconstruction de 2 500 maisons, plus de 3 500 habitations attendent toujours d’être rebâties, et ce malgré les engagements solennels de l’Etat de l’Orissa.
Les deux responsables chrétiens ont également demandé que le gouvernement réexamine les dossiers des crimes commis pendant les violences de 2008 et qu’il ordonne une enquête impartiale selon les techniques modernes d’investigation et avec le concours d’experts, comme le font les autres Etats de l’Union indienne dans des circonstances similaires. De plus, il est urgent, ajoutent-ils, que l’Etat protège les victimes et les témoins avant, pendant et après les procès dans les tribunaux spéciaux établis à cet effet.
Ce communiqué de presse intervient quelques jours seulement après la tenue d’un « tribunal populaire » du 22 au 24 août à New Delhi, à l’occasion du deuxième anniversaire du déclenchement des violences de 2008 (2). Le jury de ce tribunal non officiel était composé de personnalités du monde indien, comme A.P. Shah, ancien premier magistrat de la Cour suprême, qui présidait les débats. Mgr Cheenath a assisté également aux séances au cours desquels 43 survivants ont donné leur témoignage, et de nombreuses ONG, associations d’aide aux victimes ainsi que des experts ont fourni des rapports accablants démontrant la complicité et la corruption des autorités chargées de protéger les victimes et d’enquêter sur leurs agresseurs.
La douzaine de membres du jury, appartenant à différentes confessions religieuses (dont un seul chrétien), se sont tous déclarés scandalisés et « honteux » de la manière dont les persécutions avaient été ignorées, voire encouragées par le gouvernement de l’Orissa. A l’issue des débats, ils ont appelé le gouvernement fédéral à intervenir en diligentant une enquête impartiale sur les violences antichrétiennes de 2008. Le verdict a été également sans équivoque: « Le parti pris des institutions de l’Etat, y compris de la police, est scandaleux; elles sont impliquées dans les violences et sont complices des efforts visant à entraver le fonctionnement de la justice et la désignation des coupables (...). » Le tribunal a également souligné le manque de réactivité et la « sous-estimation » volontaire de l’ampleur des violences par le gouvernement de l’Orissa, qui avait laissé agir les hindouistes pendant plusieurs semaines avant d’intervenir sous la pression de l’Etat fédéral. Il a été également conclu que les violences se poursuivaient en toute impunité au Kandhamal, continuant de semer « la peur et l’intimidation ».
A.P. Shah a fait part, lors d’une conférence de presse, de ses conclusions à l’issue de cette session extraordinaire: « La plupart des victimes sont dalit ou aborigènes. Les survivants continuent d’être menacés et leurs droits à la protection et à la justice leur sont systématiquement déniés. Ils ne peuvent retourner dans leur village sans se convertir [à l’hindouisme] (...). Ce qui s’est passé au Kandhamal est une véritable honte pour notre nation, et d’une totale inhumanité » (3).
(1) Voir EDA 490, 491, 492, 493, 494, 495, 496, 498, 499, 506, 523, 526
(2) Les violences antichrétiennes ont commencé au Kandhamal dans la nuit du 24 août, en représailles à l’assassinat d’un leader hindouiste, le Swami Laxmanananda Saraswati, imputé aux chrétiens, malgré le démenti de ces derniers et la revendication du meurtre par les maoïstes.
(3) AsiaNews, 2 septembre 2010; SAR News, 31 août 2010; ENI, 26 août 2010; The Hindu, 24 août 2010.
(Source: Eglises d'Asie, 3 septembre 2010)
Vietnam: L’affaire de Côn Dâu prend une ampleur inattendue
Eglises d'Asie
09:33 03/09/2010
Eglises d’Asie, 3 septembre 2010 – Le gouvernement vietnamien a réagi vigoureusement après avoir appris la fuite en Thaïlande d’une quarantaine de paroissiens de Côn Dâu et leur enregistrement sur la liste des demandeurs d’asile par le Haut Commissariat aux réfugiés de l’ONU (UNHCR). A une question de l’agence de presse allemande DPA, la porte-parole du ministère des Affaires étrangères, Mme Nguyên Phuong Nga, a répondu par fax que le gouvernement ferait entendre ses protestations si les Nations unies accordaient le statut de réfugié à des Vietnamiens ayant fui leur pays pour la Thaïlande. Elle a déclaré que l’affaire de Côn Dâu ne concernait en aucune manière la liberté religieuse (1). Selon ses dires, il n’existe pas au Vietnam d’oppression politique ou religieuse. Ainsi toute décision attribuant à des citoyens vietnamiens le statut de réfugié politique ne pourrait être que sans fondement.
Les autorités et la presse officielle vietnamiennes se sont longtemps montrées très discrètes sur l’affaire. Ce n’est que récemment qu’elles ont dû se justifier pour répondre aux critiques américaines. Le 21 août dernier, l’organe du Parti communiste vietnamien, le Nhan Dân (2), répliquait vivement aux accusations lancées contre le gouvernement vietnamien par un certain nombre de membres du Congrès des Etats-Unis à propos de l’affaire de Côn Dâu. L’article racontait à sa manière les événements survenus dans cette paroisse depuis le début de l’année. Le refus des paroissiens de se plier au projet d’expropriation de leur village par la municipalité de Da Nang aurait été inspiré par un groupe d’extrémistes acharnés à envenimer le conflit.
En réalité, cet article s’adressait surtout à un groupe de membres du Congrès américain et de personnalités diverses, désireux de faire condamner le Vietnam sur cette affaire par des instances internationales. Un premier projet de résolution avait été déposé au Congrès américain par un représentant républicain du New Jersey, Chris Smith, associé à deux autres membres du Congrès, le 29 juillet dernier. Elle proposait une enquête sur place, menée conjointement par les Nations Unies, l’ambassade des Etats-Unis au Vietnam et la Commission américaine pour la liberté religieuse dans le monde (3). Le 18 août suivant, une séance d’information sur la liberté religieuse au Vietnam était organisée au Congrès. Cinq membres du Congrès y participaient (4). Un certain nombre de parents des paroissiens de Côn Dâu y ont présenté leur témoignage, y compris le frère de Thomas Nguyên Thanh Nam, décédé à la suite de violences infligées par la police.
Tout récemment, selon des informations recueillies par Radio Free Asia, une délégation étrangère (sans doute américaine) se serait rendue sur place pour entendre le témoignage des habitants de Côn Dâu, en particulier celui de la veuve de Thomas Nam. Auparavant, la police aurait fortement recommandé le silence aux personnes susceptibles d’être interrogées, si bien que la délégation n’a guère obtenu de réponses (5).
L’affaire de la paroisse de Côn Dâu a débuté au début de cette année avec le refus des paroissiens d’accepter un projet de la municipalité de Da Nang visant à construire une zone urbaine « écologique » sur l’emplacement de leur village. Deux événements ont transformé ce conflit en tragédie: une attaque policière menée contre un convoi funéraire tentant d’enterrer un mort dans le cimetière du village déjà confisqué et la mort, à la suite de violences policières, d’un père de famille, Thomas Nguyên Thanh Nam, le 3 juillet dernier.
(1) Voir BBC en langue vietnamienne, 1er septembre 2010: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2010/09/100901_condau_update.shtml
(2) http://www.nhandan.org.vn/tinbaidadang/noidung/?top=45&sub=135&article=181791
(3) http://www.rfa.org/vietnamese/VietnameseNews/vietnamnews/Chris-Smith-submitted-resolution-1572-about-Con-Dau-parish-08022010150308.html?searchterm=None
(4) http://www.rfa.org/vietnamese/VietnameseNews/vietnamnews/US-Lawmakers-Urge-Probe-On-Vietnam-Catholic-Clash-08192010115431.html?searchterm=None
(5) http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Interview-Mrs-Nguyen-Thi-Hai-mother-of-2-son-one-in-prison-and-another-one-flee-to-Thai-Lan-for-asylum-seeker-MLam-09022010180649.html
(6) Sur l’affaire de la paroisse de Côn Dâu, voir EDA 523, 525, 527, 528, 529, 530, 533
(Source: Eglises d'Asie, 3 septembre 2010)
Les autorités et la presse officielle vietnamiennes se sont longtemps montrées très discrètes sur l’affaire. Ce n’est que récemment qu’elles ont dû se justifier pour répondre aux critiques américaines. Le 21 août dernier, l’organe du Parti communiste vietnamien, le Nhan Dân (2), répliquait vivement aux accusations lancées contre le gouvernement vietnamien par un certain nombre de membres du Congrès des Etats-Unis à propos de l’affaire de Côn Dâu. L’article racontait à sa manière les événements survenus dans cette paroisse depuis le début de l’année. Le refus des paroissiens de se plier au projet d’expropriation de leur village par la municipalité de Da Nang aurait été inspiré par un groupe d’extrémistes acharnés à envenimer le conflit.
En réalité, cet article s’adressait surtout à un groupe de membres du Congrès américain et de personnalités diverses, désireux de faire condamner le Vietnam sur cette affaire par des instances internationales. Un premier projet de résolution avait été déposé au Congrès américain par un représentant républicain du New Jersey, Chris Smith, associé à deux autres membres du Congrès, le 29 juillet dernier. Elle proposait une enquête sur place, menée conjointement par les Nations Unies, l’ambassade des Etats-Unis au Vietnam et la Commission américaine pour la liberté religieuse dans le monde (3). Le 18 août suivant, une séance d’information sur la liberté religieuse au Vietnam était organisée au Congrès. Cinq membres du Congrès y participaient (4). Un certain nombre de parents des paroissiens de Côn Dâu y ont présenté leur témoignage, y compris le frère de Thomas Nguyên Thanh Nam, décédé à la suite de violences infligées par la police.
Tout récemment, selon des informations recueillies par Radio Free Asia, une délégation étrangère (sans doute américaine) se serait rendue sur place pour entendre le témoignage des habitants de Côn Dâu, en particulier celui de la veuve de Thomas Nam. Auparavant, la police aurait fortement recommandé le silence aux personnes susceptibles d’être interrogées, si bien que la délégation n’a guère obtenu de réponses (5).
L’affaire de la paroisse de Côn Dâu a débuté au début de cette année avec le refus des paroissiens d’accepter un projet de la municipalité de Da Nang visant à construire une zone urbaine « écologique » sur l’emplacement de leur village. Deux événements ont transformé ce conflit en tragédie: une attaque policière menée contre un convoi funéraire tentant d’enterrer un mort dans le cimetière du village déjà confisqué et la mort, à la suite de violences policières, d’un père de famille, Thomas Nguyên Thanh Nam, le 3 juillet dernier.
(1) Voir BBC en langue vietnamienne, 1er septembre 2010: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2010/09/100901_condau_update.shtml
(2) http://www.nhandan.org.vn/tinbaidadang/noidung/?top=45&sub=135&article=181791
(3) http://www.rfa.org/vietnamese/VietnameseNews/vietnamnews/Chris-Smith-submitted-resolution-1572-about-Con-Dau-parish-08022010150308.html?searchterm=None
(4) http://www.rfa.org/vietnamese/VietnameseNews/vietnamnews/US-Lawmakers-Urge-Probe-On-Vietnam-Catholic-Clash-08192010115431.html?searchterm=None
(5) http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Interview-Mrs-Nguyen-Thi-Hai-mother-of-2-son-one-in-prison-and-another-one-flee-to-Thai-Lan-for-asylum-seeker-MLam-09022010180649.html
(6) Sur l’affaire de la paroisse de Côn Dâu, voir EDA 523, 525, 527, 528, 529, 530, 533
(Source: Eglises d'Asie, 3 septembre 2010)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đức Giám Mục Giáo Phận Lạng Sơn gặp gỡ chủng sinh – tu sinh trong giáo phận.
Giuse Trần ngọc Huấn
00:49 03/09/2010
LẠNG SƠN, 2-9-2010 (giaophanlangson.org) – Sau những ngày hè giúp mục vụ tại các giáo xứ, giáo họ trong giáo phận, các chủng sinh, ứng sinh của giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng quy tụ về Nhà Chung để gặp gỡ Bề trên giáo phận và nhận bài sai để chuẩn bị bước vào năm học mới 2010-2011.
Vào lúc 20h45 ngày 1 tháng 9 năm 2010, tất cả các chủng sinh, ứng sinh, dự tu cùng với quý cha đã quy tụ bên Đức Cha Giuse tại phòng Hội của Tòa Giám mục.
Khởi đầu bài huấn dụ, Đức Cha Giuse đã vui mừng chào đón các anh em chủng sinh, dự tu của giáo phận, ngài đề cập đến ý nghĩa của sự gặp gỡ trong khung cảnh một năm học mới sắp khởi đầu, nhất là trong ngày giỗ lần thứ 12 của Đức cố Giám mục Vinhsơn Phaolô Phạm Văn Dụ. Việc anh em quy tụ về bên bề trên giáo phận nói lên tình hiệp nhất và sự vâng phục trong tinh thần gia đình. Đức Cha Giuse đề cập đến những đặc thù của việc dấn thân ơn gọi nơi giáo phận truyền giáo Lạng Sơn Cao Bằng. Ngài nhấn mạnh: Anh em từ khắp các giáo phận, từ miền Bắc, miền Nam, từ đồng bằng hay vùng duyên hải,… mang theo nhiều khác biệt về trình độ học vấn, về nếp sống văn hóa và hoàn cảnh, nhưng tất cả giờ đây cùng hiệp nhất để làm nên một diện mạo rất đặc biệt, một sức sống mới cho giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng. Đức Cha Giuse nêu bật tấm gương mục tử kiên trung của Đức Cha cố Vinhsơn Phaolô, đó là tinh thần hy sinh, sự nhẫn nại và trung tín đến cùng trong ơn gọi của người mục tử âm thầm cống hiến trọn vẹn cuộc đời phụng sự Thiên Chúa và Giáo hội. Là những chủng sinh, dự tu của giáo phận, anh em phải thấu hiểu và đồng hành với mọi sinh hoạt của giáo phận, phải biết “đồng sinh, đồng tử” với giáo phận theo như lời Đức TGM.Ngô Quang Kiệt đã nhấn mạnh.
Kết thúc bài huấn dụ, Đức Cha Giuse đã công bố những quyết định của ngài dành cho các chủng sinh và anh em dự tu trong giáo phận. Theo đó, năm nay giáo phận sẽ có thêm một tân chủng sinh nhập học tại Đại chủng viện Hà Nội, ba chủng sinh nhập học tại Đại chủng viện Bùi Chu (cơ sở II Đại chủng viện Hà Nội) và một chủng sinh nhập học tại Đại chủng viện Xuân Lộc. Tiếp đến, Đức Cha Giuse công bố lớp ứng sinh tiền chủng viện tại Tòa Giám Mục cũng được khai mạc với 7 học viên có danh sách kèm theo. Ngoài ra, ngài cũng công bố các quyết định bài sai các anh em khác đến mục vụ tại các giáo xứ trong giáo phận.
Buổi gặp gỡ kết thúc với lời kinh nguyện cảm tạ và ngợi khen Thiên Chúa, cầu nguyện cho một hành trình mới của ơn gọi dâng hiến nơi các chủng sinh và dự tu trong giáo phận.
Một điều đặc biệt đối với anh em chủng sinh và dự tu, thánh lễ sáng ngày 2 tháng 9 năm 2010 do Đức Cha Giuse chủ sự, cùng với cha đại diện và quý cha tại Nhà thờ Chính Tòa được dành riêng để cầu nguyện cho năm học mới của anh em. Trong thánh lễ, anh em được lắng nghe Đức Cha Giuse chia sẻ về những điểm nhấn trong hành trình ơn gọi, về sự vâng phục, sự hy sinh và niềm phó thác, noi gương thánh Phêrô với câu nói thời danh “Vâng lời Thầy, con thả lưới” được ghi lại trong bài Phúc Âm hôm nay.
Nguyện xin Thiên Chúa chúc phúc cho hành trình của các chủng sinh, dự tu sẽ bước đi trong năm học mới này, được bình an, bền đỗ và luôn có Chúa đồng hành, chở che/.
Vào lúc 20h45 ngày 1 tháng 9 năm 2010, tất cả các chủng sinh, ứng sinh, dự tu cùng với quý cha đã quy tụ bên Đức Cha Giuse tại phòng Hội của Tòa Giám mục.
Khởi đầu bài huấn dụ, Đức Cha Giuse đã vui mừng chào đón các anh em chủng sinh, dự tu của giáo phận, ngài đề cập đến ý nghĩa của sự gặp gỡ trong khung cảnh một năm học mới sắp khởi đầu, nhất là trong ngày giỗ lần thứ 12 của Đức cố Giám mục Vinhsơn Phaolô Phạm Văn Dụ. Việc anh em quy tụ về bên bề trên giáo phận nói lên tình hiệp nhất và sự vâng phục trong tinh thần gia đình. Đức Cha Giuse đề cập đến những đặc thù của việc dấn thân ơn gọi nơi giáo phận truyền giáo Lạng Sơn Cao Bằng. Ngài nhấn mạnh: Anh em từ khắp các giáo phận, từ miền Bắc, miền Nam, từ đồng bằng hay vùng duyên hải,… mang theo nhiều khác biệt về trình độ học vấn, về nếp sống văn hóa và hoàn cảnh, nhưng tất cả giờ đây cùng hiệp nhất để làm nên một diện mạo rất đặc biệt, một sức sống mới cho giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng. Đức Cha Giuse nêu bật tấm gương mục tử kiên trung của Đức Cha cố Vinhsơn Phaolô, đó là tinh thần hy sinh, sự nhẫn nại và trung tín đến cùng trong ơn gọi của người mục tử âm thầm cống hiến trọn vẹn cuộc đời phụng sự Thiên Chúa và Giáo hội. Là những chủng sinh, dự tu của giáo phận, anh em phải thấu hiểu và đồng hành với mọi sinh hoạt của giáo phận, phải biết “đồng sinh, đồng tử” với giáo phận theo như lời Đức TGM.Ngô Quang Kiệt đã nhấn mạnh.
Kết thúc bài huấn dụ, Đức Cha Giuse đã công bố những quyết định của ngài dành cho các chủng sinh và anh em dự tu trong giáo phận. Theo đó, năm nay giáo phận sẽ có thêm một tân chủng sinh nhập học tại Đại chủng viện Hà Nội, ba chủng sinh nhập học tại Đại chủng viện Bùi Chu (cơ sở II Đại chủng viện Hà Nội) và một chủng sinh nhập học tại Đại chủng viện Xuân Lộc. Tiếp đến, Đức Cha Giuse công bố lớp ứng sinh tiền chủng viện tại Tòa Giám Mục cũng được khai mạc với 7 học viên có danh sách kèm theo. Ngoài ra, ngài cũng công bố các quyết định bài sai các anh em khác đến mục vụ tại các giáo xứ trong giáo phận.
Buổi gặp gỡ kết thúc với lời kinh nguyện cảm tạ và ngợi khen Thiên Chúa, cầu nguyện cho một hành trình mới của ơn gọi dâng hiến nơi các chủng sinh và dự tu trong giáo phận.
Một điều đặc biệt đối với anh em chủng sinh và dự tu, thánh lễ sáng ngày 2 tháng 9 năm 2010 do Đức Cha Giuse chủ sự, cùng với cha đại diện và quý cha tại Nhà thờ Chính Tòa được dành riêng để cầu nguyện cho năm học mới của anh em. Trong thánh lễ, anh em được lắng nghe Đức Cha Giuse chia sẻ về những điểm nhấn trong hành trình ơn gọi, về sự vâng phục, sự hy sinh và niềm phó thác, noi gương thánh Phêrô với câu nói thời danh “Vâng lời Thầy, con thả lưới” được ghi lại trong bài Phúc Âm hôm nay.
Nguyện xin Thiên Chúa chúc phúc cho hành trình của các chủng sinh, dự tu sẽ bước đi trong năm học mới này, được bình an, bền đỗ và luôn có Chúa đồng hành, chở che/.
Thánh lễ cầu nguyện cho Đức cố giám mục Phạm Văn Dụ tại Nhà thờ chính tòa Lạng Sơn – Cao Bằng
Giuse Trần ngọc Huấn
01:00 03/09/2010
Đức Cố Giám Mục Vinh Sơn Phao Lô Phạm Văn Dụ |
Khung cảnh nhà thờ chính tòa và tòa giám mục Lạng Sơn buổi chiều hôm nay thật trầm lắng nhưng ấm áp tình người, các linh mục, tu sỹ và giáo dân về đây để kính viếng phần mộ và cầu nguyện cho vị mục tử của giáo phận trong ngày giỗ của Đức cố giám mục Vinhsơn Phaolô. Các đây đúng 12 năm, vào ngày 2 tháng 9 năm 1998, ngài đã vâng nghe tiếng Chúa gọi để về nhà Cha trên trời, sau những năm tháng chia sẻ với Đức Kitô khổ nạn bằng những cơn bạo bệnh kéo dài. Sự ra đi của ngài đã để lại trong giáo phận niềm thương nhớ khôn nguôi. Hôm nay, mọi thành phần dân Chúa trong giáo phận lại quy tụ về đây để cùng với vị mục tử đương nhiệm tưởng nhớ và cầu nguyện cho Đức cố giám mục Vinhsơn Phaolô.
Thánh lễ được cử hành trọng thể do Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân – đương kim giám mục giáo phận – chủ sự. Cùng đồng tế với ngài có quý linh mục triều và dòng đang phục vụ tại giáo phận. Đông đảo quý nam nữ tu sỹ, chủng sinh và mọi thành phần dân Chúa tham dự Thánh lễ. Mọi người cùng hiệp ý với Đức cha Giuse để tưởng nhớ đến công lao to lớn của Đức cha cố Vinhsơn, và cùng dâng lên Thiên Chúa những lời cầu nguyện cho ngài được sớm hưởng hạnh phúc thiên đàng.
Trong bài chia sẻ, Đức cha Giuse đã nhắc nhớ cho mọi người về tiểu sử và gương mẫu đời sống mục tử của Đức cố giám mục Vinhsơn, qua đó đưa ra những bài học cho mọi thành phần dân Chúa hôm nay. Sau đây là toàn văn bài chia sẻ:
Hôm nay, chúng ta tụ họp nơi đây để cùng hiệp dâng thánh lễ cầu nguyện cho Đức Cha Cố Vinhsơn Phaolo dịp lễ giỗ lần thứ XII của Ngài.
Chúng ta cùng hiện diện trong Nhà thờ Chính tòa Giáo phận Lạng Sơn mang đậm dấu ấn miền sơn cước và ấm cúng. Tuy ngôi thánh đường chỉ mới có 6 tuổi, nhưng hơi ấm của nó lại bắt nguồn từ những ngọn lửa đức tin âm thầm nhóm lên từ xa xưa, trước khi được Tòa Thánh chính thức thiết lập là Đại Diện Tông tòa Lạng sơn năm 1913, và ngày 24.11.1960 Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII đã nâng lên thành Giáo Phận Chính tòa Lạng Sơn-Cao Bằng. Giá trị đức tin mà Tin Mừng loan báo ăn rễ sâu vào tâm hồn và cuộc sống dù trải qua bao thăng trầm của lịch sử Giáo hội và những thách đố của xã hội, Giáo phận truyền giáo biên giới vẫn luôn tồn tại và lưu truyền từ các Thừa sai qua các thế hệ cha ông và tới con cháu ngày nay. Trong số các vị Mục tử phục vụ và dấn thân cho Giáo phận Lạng sơn-Cao Bằng, chúng ta không thể quên con người và cuộc đời của Đức Cha Vinhsơn Phaolo Phạm Văn Dụ: hành trình ơn gọi và sứ mệnh mục tử là sự dấn thân để làm chứng và giữ gìn ngọn lửa đức tin trong thời kỳ đầy khó khăn thử thách, nhưng cuộc hành trình ơn gọi xem ra đơn độc, lẻ loi âm thầm đó lại là chứng tá hùng hồn nhất cho sứ mạng giữ và chuyển lửa đức tin cho các thế hệ mai sau.
Ơn gọi lên đường:
Đức Cha Vinhsơn Phaolo Phạm Văn Dụ sinh ngày 14-10-1922, trong một gia đình trung lưu và sùng đạo tại Phát Diệm (Ninh Bình), chịu chức linh mục ngày 8-9-1948 do Đức Cha Hedde truyền chức; rồi làm cha phó Giáo xứ Đồng Đăng; cho đến việc Ngài tự nguyện ở lại địa phận Lạng Sơn và giữ chức vụ Tổng quản địa phận sau hiệp định Geneve năm 1954. Cũng chính thời gian ấy cha Dụ được chính quyền mời lên làm cha sứ Thất Khê thay cho cha Guibert Hiền. Cũng tại Thất Khê, ngày 5 tháng 3 năm 1960 Ngài được Toà Thánh bổ nhiệm Giám mục và chính thức trở thành Giám mục Chính toà Lạng Sơn vào ngày 24 tháng 11 năm 1960. Dù đã được bổ nhiệm Giám mục nhưng phải đợi mãi đến ngày 1 tháng 5 năm 1979 Đức cha Vinh Sơn mới được làm lễ tấn phong bởi Đức cha Phạm Đình Tụng Giám mục Bắc Ninh tại một nguyện đường nhỏ toạ lạc ngay trong Toà giám mục Bắc Ninh. Cứ thế Dòng thời gian trôi đi với những đẩy đưa của thời cuộc mãi đến năm 1992 Đức cha cố Vinh Sơn mới được về ở Toà giám mục Lạng Sơn.
Tháng 8-1991, Ðức cha được phép đi thăm Tòa Thánh Rôma. Ở Rôma về, ngài bắt tay vào xây dựng cơ sở. Năm 1993, khởi công xây tòa giám mục. Dự định sẽ xây tiếp ngôi nhà thờ Chính tòa nhưng chưa thành. Năm 1995, khởi công xây dựng nhà thờ Thanh Sơn, Cao Bằng. Năm 1996, xây nhà thờ Cao Bình. Sang năm 1997, sức khỏe của Ðức cha ngày một giảm sút. Ngày 9-3-1998, Tòa Thánh phê chuẩn đơn xin nghỉ hưu của Ðức cha. Bệnh tình ngày càng trầm trọng, ngài đã qua đời lúc 0giờ45 ngày 2-9-1998, sau 38 năm phục vụ Nước Trời trong lặng lẽ âm thầm với ơn gọi là Mục tử Giáo phận Lạng Sơn-Cao Bằng.
Niềm tín thác nơi Thiên Chúa và Giáo hội.
Khi nhìn vào đời sống của Đức Cha Cố Vinhsơn Phaolo trong ơn gọi linh mục và Giám mục Giáo phận Lạng Sơn-Cao Bằng với công cuộc truyền giáo và gìn giữ Giáo phận. Hành trình ơn gọi và sứ mạng mục tử của ngài là luôn bước theo Thầy Chí Thánh. Tiếp nối sứ mạng mà Chúa trao phó, chắc chắn người mục tử cũng phải đồng cảm thức và chia sẻ ngọt bùi với Thầy mình trên hành trình sứ mạng, trong đó không thể thiếu chặng đường lên đồi Sọ, với tất cả những cay đắng, đơn côi và ê chề của thập giá. Nhưng thập giá ấy lại trở nên Thánh Giá khi có một tình yêu lớn, những cay đắng, đơn côi và ê chề kia được mặc một giá trị và ý nghĩa mới làm nên căn tính đích thực của Người Mục Tử: cho đi hạnh phúc riêng tư của chính mình, để đón nhận niềm hạnh phúc lớn hơn, phổ quát hơn; cho đi sự sống của chính mình vì Thầy và vì sứ mạng để đón nhận để đón nhận sự sống đích thực từ Đấng đã phán: “Ta là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống”.
Niềm tín thác nơi Thiên Chúa qua Đức Giêsu Ki tô của Đức Cha Vinhson Phaolo còn thể hiện nơi niềm tin vào Giáo Hội Công Giáo do Chúa Giêsu thiết lập. Luôn vâng phục quyền bính của Giáo hội, vâng phục Đại Diện của Chúa Kitô, dù bất cứ hoàn cảnh điều kiện khắc nghiệt nào của ơn gọi và sứ mệnh, thì Ngài vẫn luôn phó thác vào quyền năng và tình thương của Chúa; tin mến Giáo hội và can đảm trong âm thầm làm chứng tá cho đời sống Tin Mừng của Chúa nơi giáo phận Lạng Sơn-Cao Bằng.
Bài học cho chúng ta hôm nay:
Khi chúng ta suy tư hành trình ơn gọi của Đức Cha cố Vinhsơn Phaolo, có lẽ ai cũng cảm thấy gần kề với Đức Cha cố dẫu không còn giáp mặt, thế nhưng đức tin kiên vững lòng cậy trông tuyệt đối nơi Thầy Chí Thánh và một tình yêu đến cùng của ngài dành cho Giáo phận và con cái còn mãi trong tim của mọi người. Chính khi cảm nghiệm được sự gần gũi và gắn bó với Đức cha cố cũng chính là lúc chúng ta được mời gọi đến gần nhau hơn trong tâm tình của những người con cùng nhà. Không chỉ là gần hơn về không gian mà còn nói lên sự hiệp nhất về tinh thần, có khi sự hiệp nhất ấy không thật rõ với cái nhìn bên ngoài nhưng nó vẫn chất chứa nơi thẳm sâu bên trong từ khi tất cả mọi thành phần Dân Chúa Giáo phận cùng với với vị chủ chăn của mình chung tay đặt nền và xây dựng Giáo phận, rồi cùng bắt tay nhau kiên vững cùng vượt qua những chặng đường khó khăn. Vẫn một niềm tín thác đó, vẫn một tinh thần và bầu nhiệt huyết ấy tiếp tục triển nở sống động trong chúng ta. Có thể ngày hôm nay chúng ta không phải đối diện với những thách đố như vị tiền bối của mình do hoàn cảnh và thời cuộc, nhưng không có nghĩa là không có, những thách đố vẫn còn đấy: bằng những bộ dạng khác nhau, tinh vi hơn với những tệ nạn xã hội, sự thiếu hiểu biết lẫn nhau, thiếu tôn trọng tình thương của nhau, nghi kỵ niềm tin Kitô giáo, giá trị tình yêu bị thử thách xem ra thật nhậy cảm và cũng cần hơn bao giờ hết niềm tin, tình yêu dấn thân và niềm hy vọng để có thể đối diện, và vượt qua.
Giờ đây chúng ta cùng bước vào thánh lễ, xin dâng lên Thiên Chúa lời nguyện thiết tha để cầu nguyện cho Đức Cha cố Vinh sơn Phaolo và cùng cầu xin Thiên Chúa ban ơn trợ lực cho chúng ta luôn tín thác vào Thiên Chúa và tin mến Giáo Hội.
Lạy Chúa Giêsu Ki tô, xin đón nhận linh hồn Đức cha cố Vinhsơn Phaolo yêu quí của chúng con. AMEN.
Sau khi kết thúc Thánh lễ, Đức cha Giuse cùng với các linh mục và cộng đồng dân Chúa tiến đến trước phần mộ của Đức cố giám mục Vinhsơn Phaolô trong khuôn viên Tòa Giám mục để tưởng nhớ ngài và cầu nguyện cho ngài. Những lời kinh tha thiết hòa với những nén hương lòng thành kính dâng lên Thiên Chúa để xin cho người Cha hiền đã khuất được sớm hưởng tôn nhan Chúa muôn đời, nơi đó chắc chắn ngài cũng không quên cầu nguyện nhiều cho con cái giáo phận.
Phỏng vấn Linh Mục Nhạc Sĩ Mộng Huỳnh
Thúy Dung
08:14 03/09/2010
Trong suốt 4 năm trời từ 1981-1985, tác giả của những “Lênh Đênh Phận Người”, “Nơi Tha Hương”... không có mấy tuần được sống ngoài vòng rào nhà tù và trại cải tạo. Nhưng nơi người nhạc sĩ này, bên cạnh những bài “ngục ca”, ta cũng bắt gặp những bài “vinh tụng ca”. “Từ thuở nằm nôi, Chúa dưỡng nuôi con bằng muôn phúc ân cao vời. Chúa khắc tên con vào tay thánh thiêng của Người. Bao nhiêu hồng ân làm con nói không lên lời...” (Ngọt Ngào Tình Yêu).
Nghe nhạc của cha Phêrô Nguyễn Mộng Huỳnh, người ta dễ bắt gặp những cảm xúc sững sờ trước hồng ân Chúa như của John Newton (1725-1807) trong bài thánh ca bất hủ “Amazing Grace”. Dù chúng ta chỉ là những đầy tớ bất tài, vô dụng, vô duyên và hay phản trắc, Chúa vẫn luôn tuôn đổ muôn hồng ân của Ngài trên chúng ta. Như John Newton, tác giả của “Một Niềm Phó Thác”, “Chúa Đã Là Người tỵ nạn”, cũng tự hỏi: “Ôi con là chi mà sao Chúa thương con hoài?”
Nhân dịp cha Huỳnh sắp cho ra mắt CD “Xin Dâng Lên Cha” như lời tạ ơn trước muôn hồng ân tuôn đổ từng ngày trên chúng ta, VietCatholic xin gởi đến quý cha và anh chị em video phỏng vấn ngài.
Xin xem tiếp Video phần II bài tự thuật của chính tác giả: Hành Trình Âm Nhạc Của Linh Mục Nhạc Sĩ Mộng Huỳnh.
Nghe nhạc của cha Phêrô Nguyễn Mộng Huỳnh, người ta dễ bắt gặp những cảm xúc sững sờ trước hồng ân Chúa như của John Newton (1725-1807) trong bài thánh ca bất hủ “Amazing Grace”. Dù chúng ta chỉ là những đầy tớ bất tài, vô dụng, vô duyên và hay phản trắc, Chúa vẫn luôn tuôn đổ muôn hồng ân của Ngài trên chúng ta. Như John Newton, tác giả của “Một Niềm Phó Thác”, “Chúa Đã Là Người tỵ nạn”, cũng tự hỏi: “Ôi con là chi mà sao Chúa thương con hoài?”
Nhân dịp cha Huỳnh sắp cho ra mắt CD “Xin Dâng Lên Cha” như lời tạ ơn trước muôn hồng ân tuôn đổ từng ngày trên chúng ta, VietCatholic xin gởi đến quý cha và anh chị em video phỏng vấn ngài.
Xin xem tiếp Video phần II bài tự thuật của chính tác giả: Hành Trình Âm Nhạc Của Linh Mục Nhạc Sĩ Mộng Huỳnh.
CĐCGVN tại Sydney tĩnh tâm
Diệp Hải Dung
08:51 03/09/2010
SYDNEY - Tối thứ Ba 31/08/2010 rất đông Giáo dân trong Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam TGP Sydney đã đến nhà thờ St. Therese Lakemba tham dự 3 ngày tĩnh tâm bắt đầu từ thứ Ba 31/08/2001 đến thứ Năm 02/09/2010 do Cha Nguyễn Trọng Tước SJ bút hiệu Nguyễn Tầm Thường từ Hoa Kỳ sang thuyết giảng.
Xem hình ảnh
Khai mạc buổi tĩnh tâm, Cha Nguyễn Văn Tuyết giới thiệu Cha Nguyễn Tầm Thường với mọi người và sau đó quý Cha cùng hiệp dâng Thánh lễ tạ ơn. Sau Thánh lễ Cha Nguyễn Tầm Thường thuyết giảng đề tài về Giáo Lý, Kinh Thánh và đời sống thực tế trong Gia Đình, giúp mọi người học hiểu thêm về Giáo Lý và Kinh Thánh. Qua ngày thứ Tư 1/092010 Cha thuyết giảng đề tài Bí tích Hòa Giải và ngày thứ Năm 2/09/2010 về hồng ân của sự tha thứ. Dùng dụ ngôn “Đứa Con Hoang Đàng,” Cha đã tỉ mỉ dẫn chứng sự tha thứ của Thiên Chúa một cách thật sống động.
Qua những đề tài thuyết giảng của Cha đã đem lại sự hữu ích cho mọi người vững tin vào Giáo Lý và tình yêu của Thiên Chúa. Sau mỗi buổi thuyết giảng cha cũng đã dành thời gian để giải đáp một số thắc mắc do quí anh chị em tham dự nêu lên.
Trước khi kết thúc 3 buổi tĩnh tâm. Cha Nguyễn Văn Tuyết thay mặt Ban Tuyên Úy và Cộng Đồng ngỏ lời cám ơn Cha đã đến với Cộng Đồng Sydney giúp cho anh chị em giáo dân trong Cộng Đồng sống vững mạnh Đức Tin hơn,và đồng thời cha Tuyết cũng cảm ơn anh chị em giáo dân đã đáp lại lời mời gọi của Ban Tuyên Úy tham dự sốt sáng ba buổi tỉnh tâm.
Cha Nguyễn Tầm Thường cũng ngỏ lời cám ơn quí cha trong Ban Tuyên Úy, Ban Thường Vụ và Ban Mục Vụ Giáo Đoàn Lakemba và mọi người đã không quản ngại thời giờ quý báu để đến cùng chia sẻ với Cha trong những ngày tỉnh tâm vừa qua.
Xem hình ảnh
Khai mạc buổi tĩnh tâm, Cha Nguyễn Văn Tuyết giới thiệu Cha Nguyễn Tầm Thường với mọi người và sau đó quý Cha cùng hiệp dâng Thánh lễ tạ ơn. Sau Thánh lễ Cha Nguyễn Tầm Thường thuyết giảng đề tài về Giáo Lý, Kinh Thánh và đời sống thực tế trong Gia Đình, giúp mọi người học hiểu thêm về Giáo Lý và Kinh Thánh. Qua ngày thứ Tư 1/092010 Cha thuyết giảng đề tài Bí tích Hòa Giải và ngày thứ Năm 2/09/2010 về hồng ân của sự tha thứ. Dùng dụ ngôn “Đứa Con Hoang Đàng,” Cha đã tỉ mỉ dẫn chứng sự tha thứ của Thiên Chúa một cách thật sống động.
Qua những đề tài thuyết giảng của Cha đã đem lại sự hữu ích cho mọi người vững tin vào Giáo Lý và tình yêu của Thiên Chúa. Sau mỗi buổi thuyết giảng cha cũng đã dành thời gian để giải đáp một số thắc mắc do quí anh chị em tham dự nêu lên.
Trước khi kết thúc 3 buổi tĩnh tâm. Cha Nguyễn Văn Tuyết thay mặt Ban Tuyên Úy và Cộng Đồng ngỏ lời cám ơn Cha đã đến với Cộng Đồng Sydney giúp cho anh chị em giáo dân trong Cộng Đồng sống vững mạnh Đức Tin hơn,và đồng thời cha Tuyết cũng cảm ơn anh chị em giáo dân đã đáp lại lời mời gọi của Ban Tuyên Úy tham dự sốt sáng ba buổi tỉnh tâm.
Cha Nguyễn Tầm Thường cũng ngỏ lời cám ơn quí cha trong Ban Tuyên Úy, Ban Thường Vụ và Ban Mục Vụ Giáo Đoàn Lakemba và mọi người đã không quản ngại thời giờ quý báu để đến cùng chia sẻ với Cha trong những ngày tỉnh tâm vừa qua.
Giáo Xứ Khiết Tâm quan tâm tới người di dân của giáo xứ
Quân Tuấn Anh
09:40 03/09/2010
SAIGÒN - Với sự quan tâm của Cha Chánh xứ Giuse Phan Ngọc Trợ, Khối Di dân của Giáo xứ đã nhiều lần họp bàn và lên kế hoạch cho ngày 02/9 và thống nhất đi đến chương trình học và tìm hiểu về Năm Thánh với hai chủ đề chính là Thực trạng Tôn giáo và Giáo Hội Việt Nam quan tâm đến truyền thông Giáo Hội và Di dân.
Xem hình ảnh
Đúng 19h30 ngày 02/9/2010 toàn thể khối Di dân Giáo xứ Khiết Tâm đã có mặt đông đủ để tham gia chương trình rất đặc biệt này. Cùng đồng hành có Cha Giuse Phan Ngọc Trợ, Chánh xứ Khiết Tâm, Cha Giuse Hoàng Yến Linh, đặc trách Di dân Giáo xứ Khiết Tâm, Cha Giuse Đinh Đức Huỳnh, đặc trách Di dân Dòng Thánh Thể, quý Sr Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ và khối Di dân Giáo xứ được chia ra bốn nhóm chính là: Lớp Giáo Lý Hiệp Nhất, Ca Đoàn Gioan, Đồng hương Giáo xứ Đức Lân và Đồng hương Giáo xứ Trung Nghĩa (thuộc Giáo phận Vinh đang sống học tập và làm việc ở Sài Gòn).
Bước vào chương trình là bài chia sẽ của Cha Giuse Phan Ngọc Trợ về Năm Thánh với hai chủ đề chính là Thực trạng Tôn giáo, Giáo Hội Việt Nam quan tâm đến truyền thông Giáo Hội và Di dân.
Tiếp theo là chương trình đố vui về Năm Thánh cùng với chủ đề trên, trước đó các nhóm đã được phát tài liệu để về học hỏi, đội nào cũng hăng say, nhiệt tình và cố gắng trong việc học hỏi về Năm Thánh để rồi trả lời những câu hỏi một cách chính xác nhất. Xen kẻ chương trình là những câu hỏi dành riêng cho các cá nhân và cá nhân nào trả lời đúng thì được một phần quà của Ban tổ chức.
Sau phần thi đố vui, toàn thể mọi người được xem một đoạn Phim về Năm Thánh của Giáo Hội Việt Nam, đoạn Phim đó mang tính chất lịch sử từ khi thành lập các Giáo phận Tông tòa cho đến những giai đoạn bị bách hại dưới các triều đại Vua Chúa của Việt Nam. Tuy nhiên vì thời gian hạn chế nên không thể chiếu hết Phim cho mọi người xem được.
Chương trình cuối cùng là dành cho Chúa 20 phút Chầu Thánh Thể để cảm tạ Chúa đã ban nhiều hồng ân cho Giáo Hội Việt Nam nói chung và cách đặc biệt cho khối Di dân Giáo xứ nói riêng.
Kết thúc là việc công bố kết quả thi đố vui và trao phần thưởng cho các đội, chương trình khép lại vào lúc 22h15 với nhiều niềm vui tràn đầy trên mỗi khuôn mặt khi trên tay cầm những phần quà mang ý nghĩa đặc biệt.
Xem hình ảnh
Đúng 19h30 ngày 02/9/2010 toàn thể khối Di dân Giáo xứ Khiết Tâm đã có mặt đông đủ để tham gia chương trình rất đặc biệt này. Cùng đồng hành có Cha Giuse Phan Ngọc Trợ, Chánh xứ Khiết Tâm, Cha Giuse Hoàng Yến Linh, đặc trách Di dân Giáo xứ Khiết Tâm, Cha Giuse Đinh Đức Huỳnh, đặc trách Di dân Dòng Thánh Thể, quý Sr Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ và khối Di dân Giáo xứ được chia ra bốn nhóm chính là: Lớp Giáo Lý Hiệp Nhất, Ca Đoàn Gioan, Đồng hương Giáo xứ Đức Lân và Đồng hương Giáo xứ Trung Nghĩa (thuộc Giáo phận Vinh đang sống học tập và làm việc ở Sài Gòn).
Bước vào chương trình là bài chia sẽ của Cha Giuse Phan Ngọc Trợ về Năm Thánh với hai chủ đề chính là Thực trạng Tôn giáo, Giáo Hội Việt Nam quan tâm đến truyền thông Giáo Hội và Di dân.
Tiếp theo là chương trình đố vui về Năm Thánh cùng với chủ đề trên, trước đó các nhóm đã được phát tài liệu để về học hỏi, đội nào cũng hăng say, nhiệt tình và cố gắng trong việc học hỏi về Năm Thánh để rồi trả lời những câu hỏi một cách chính xác nhất. Xen kẻ chương trình là những câu hỏi dành riêng cho các cá nhân và cá nhân nào trả lời đúng thì được một phần quà của Ban tổ chức.
Sau phần thi đố vui, toàn thể mọi người được xem một đoạn Phim về Năm Thánh của Giáo Hội Việt Nam, đoạn Phim đó mang tính chất lịch sử từ khi thành lập các Giáo phận Tông tòa cho đến những giai đoạn bị bách hại dưới các triều đại Vua Chúa của Việt Nam. Tuy nhiên vì thời gian hạn chế nên không thể chiếu hết Phim cho mọi người xem được.
Chương trình cuối cùng là dành cho Chúa 20 phút Chầu Thánh Thể để cảm tạ Chúa đã ban nhiều hồng ân cho Giáo Hội Việt Nam nói chung và cách đặc biệt cho khối Di dân Giáo xứ nói riêng.
Kết thúc là việc công bố kết quả thi đố vui và trao phần thưởng cho các đội, chương trình khép lại vào lúc 22h15 với nhiều niềm vui tràn đầy trên mỗi khuôn mặt khi trên tay cầm những phần quà mang ý nghĩa đặc biệt.
Khoá căn bản Giúp Cảm Nghiệm Về Chúa Thánh Thần tại CĐ Thánh Giuse ở Scarborough, Canada
Sơ Teresa Hoài Bích
09:43 03/09/2010
CANADA - Sơ Teresa Hoài Bích và Sơ Mary Đặng Chúc thuộc dòng Thánh Phêrô Cave sẽ tổ chức khoá căn bản Giúp Cảm Nghiệm Về Chúa Thánh Thần tại Cộng Đoàn Thánh Giuse Scarborough, do linh mục J.B. Đinh Thanh Sơn hướng dẫn từ Thứ sáu 24/09/2010 đến Chúa nhật 26/09/2010 như sau:
Thứ sáu ngày 24/09/2010: từ 6:30pm đến 9:30pm
Thứ bảy ngày 25/09/2010: từ 1:00pm đến 9:00pm
Chúa nhật ngày 26/09/2010: từ 1:00pm đến 5:00pm
Xin quý vị liên lạc và ghi danh tại Cộng Đoàn Thánh Giuse, St. Rose of Lima Church, 3216 Lawrence Ave. East, Scarborough, hoặc muốn biết thêm chi tiết, xin liên lạc anh chị Bảo Tâm qua số điện thoại 905-286-9700, hay chị Kim qua số điện thoại 416-235-1637.
Thứ sáu ngày 24/09/2010: từ 6:30pm đến 9:30pm
Thứ bảy ngày 25/09/2010: từ 1:00pm đến 9:00pm
Chúa nhật ngày 26/09/2010: từ 1:00pm đến 5:00pm
Xin quý vị liên lạc và ghi danh tại Cộng Đoàn Thánh Giuse, St. Rose of Lima Church, 3216 Lawrence Ave. East, Scarborough, hoặc muốn biết thêm chi tiết, xin liên lạc anh chị Bảo Tâm qua số điện thoại 905-286-9700, hay chị Kim qua số điện thoại 416-235-1637.
Chầu Thánh Thể và Suy tôn Lòng Thương xót Chuá Melbourne
FX. Trần Văn Minh
09:48 03/09/2010
Melbourne, Vào lúc 3 giờ chiều, Thứ Sáu 3/9/2010 (giờ Chuá chịu chết.) Vì là Thứ Sáu đầu tháng. Như chương trình định sẵn cuả Cộng Đoàn Công giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm. Một buổi chầu Thánh Thể kính Lòng Thương xót Chuá, thật sốt sắng và trọng thể đã diễn ra tại Nguyện đường Thánh Vinh Sơn Liêm, tại số 95 Mount Alexander Rd Vùng Flemington, Melbourne.
Xem hình ảnh
Ngay cưả vào nguyện đường, trên bàn tài liệu, sách suy tôn Lòng Thương xót Chuá và sách Thánh ca cùng chủ đề với 2 mầu vàng, xanh nhạt, cùng với tập chương trình buổi suy tôn Tháng Chín được bày sẵn mời gọi mọi người tham dự cùng nhận mang theo vào nguyện đường để dễ dàng suy niệm.
Trên bàn thờ, tượng ảnh Lòng Thương xót Chuá được trưng một cách trịnh trọng với hoa đèn nến sáng trưng. Do Linh mục Quản nhiệm Raphael Võ Đức Thiện đi vắng, có cha Thanh là cha khách đến để đặt Mình Thánh Chuá trong mặt nhật để mọi người bắt đầu giờ suy tôn.
Trời xứ Úc vưà sang Xuân, nắng ấm chan hoà, mọi người hân hoan tiến vào nhà Chuá. Trong nguyện đường với đầy đủ mọi thành phần Dân Chuá, nhưng đông nhất vẫn là các cụ ông cụ bà, giới trung niên. Vì là giờ còn phải làm việc, và giờ học hành ngày thường, nên lớp thanh thiếu niên không thể tham dự được buổi Chầu Thánh Thể và Suy tôn Lòng Thương xót Chuá.
Đúng giờ mọi người sốt sắng và thành kính quỳ gối trước bàn thờ để đón chờ Mình Thánh Chuá ngự trong mặt nhật đặt trên bàn Thánh. Và xin Chuá ngự trị ở giưã con cái Người để đón nhận lời suy tôn về Lòng Thương xót Chuá đối với nhân loại.
Lời kinh nguyện vang vang đồng cất lên lời suy tôn và chúc tụng Lòng Thương xót Chuá. Qua sự lần hạt và hướng dẫn chung cuả hai hướng dẫn viên, một nam, một nữ và buổi suy tôn được mọi người cùng cất lời ca ngợi và suy tôn Chuá qua thánh ca sau mỗi mười kinh suy tôn.
Sau 50 kinh suy tôn. Cộng đoàn cùng suy niệm chủ đề Tháng Chín: “Những khủng hoảng giúp tình yêu lớn lên.” Bài viết cuả Linh mục Trăng Thập Tự mọi người vưà theo dõi qua bài viết in sẵn và qua các giọng đọc thật mạch lạc cuả các hướng dẫn viên, giúp cho mọi người dễ dàng hơn cho phần suy niệm này.
Sau buổi chầu chính, là các giờ chầu thinh lặng dành cho mọi người đến sau, cuối cùng là giờ chầu cuà Đoàn Liên Minh Thánh Tâm cuả Cộng Đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm và kết thúc là Thánh lễ Thứ Sáu đầu tháng.
Được biết, các buổi Chầu Thánh Thể Suy tôn Lòng Thương xót Chuá được Cộng đoàn Công giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm Tổng Giáo phận Melbourne khởi xướng vào Thứ Sáu đầu Tháng 6 Năm 2010. Đây là buổi Chầu Thánh thể lần thứ 4. Mặc dù chưa quy tụ được hết mọi người trong cộng đoàn tham dự, vì như đã nói ở trên do điều kiện giờ giấc không thuận lợi cho các giáo dân trong độ tuổi đi làm, đi học có thể tham dự. Nhưng một số giáo dân trung và cao niên đã sốt sắng tham dự, ngay từ khi cộng đoàn khởi xướng đến nay và mọi người luôn rất sốt sắng khi được tham dự các buổi Chầu Thánh Thể suy tôn Lòng Thương xót Chuá.
Buổi chầu Thánh Thể và Suy tôn Lòng Thương xót Chuá là món ăn bổ dưỡng cho phần linh hồn cuả mỗi chúng ta. Xin thông báo và mời gọi đến các thành phần Dân Chuá Việt Nam trong Tổng giáo phận Melbourne. Mỗi đầu tháng, chúng ta cùng về tham dự buổi chầu Thánh Thể để cùng nhau Suy tôn Lòng Thương xót Chuá.
Xem hình ảnh
Ngay cưả vào nguyện đường, trên bàn tài liệu, sách suy tôn Lòng Thương xót Chuá và sách Thánh ca cùng chủ đề với 2 mầu vàng, xanh nhạt, cùng với tập chương trình buổi suy tôn Tháng Chín được bày sẵn mời gọi mọi người tham dự cùng nhận mang theo vào nguyện đường để dễ dàng suy niệm.
Trên bàn thờ, tượng ảnh Lòng Thương xót Chuá được trưng một cách trịnh trọng với hoa đèn nến sáng trưng. Do Linh mục Quản nhiệm Raphael Võ Đức Thiện đi vắng, có cha Thanh là cha khách đến để đặt Mình Thánh Chuá trong mặt nhật để mọi người bắt đầu giờ suy tôn.
Trời xứ Úc vưà sang Xuân, nắng ấm chan hoà, mọi người hân hoan tiến vào nhà Chuá. Trong nguyện đường với đầy đủ mọi thành phần Dân Chuá, nhưng đông nhất vẫn là các cụ ông cụ bà, giới trung niên. Vì là giờ còn phải làm việc, và giờ học hành ngày thường, nên lớp thanh thiếu niên không thể tham dự được buổi Chầu Thánh Thể và Suy tôn Lòng Thương xót Chuá.
Đúng giờ mọi người sốt sắng và thành kính quỳ gối trước bàn thờ để đón chờ Mình Thánh Chuá ngự trong mặt nhật đặt trên bàn Thánh. Và xin Chuá ngự trị ở giưã con cái Người để đón nhận lời suy tôn về Lòng Thương xót Chuá đối với nhân loại.
Lời kinh nguyện vang vang đồng cất lên lời suy tôn và chúc tụng Lòng Thương xót Chuá. Qua sự lần hạt và hướng dẫn chung cuả hai hướng dẫn viên, một nam, một nữ và buổi suy tôn được mọi người cùng cất lời ca ngợi và suy tôn Chuá qua thánh ca sau mỗi mười kinh suy tôn.
Sau 50 kinh suy tôn. Cộng đoàn cùng suy niệm chủ đề Tháng Chín: “Những khủng hoảng giúp tình yêu lớn lên.” Bài viết cuả Linh mục Trăng Thập Tự mọi người vưà theo dõi qua bài viết in sẵn và qua các giọng đọc thật mạch lạc cuả các hướng dẫn viên, giúp cho mọi người dễ dàng hơn cho phần suy niệm này.
Sau buổi chầu chính, là các giờ chầu thinh lặng dành cho mọi người đến sau, cuối cùng là giờ chầu cuà Đoàn Liên Minh Thánh Tâm cuả Cộng Đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm và kết thúc là Thánh lễ Thứ Sáu đầu tháng.
Được biết, các buổi Chầu Thánh Thể Suy tôn Lòng Thương xót Chuá được Cộng đoàn Công giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm Tổng Giáo phận Melbourne khởi xướng vào Thứ Sáu đầu Tháng 6 Năm 2010. Đây là buổi Chầu Thánh thể lần thứ 4. Mặc dù chưa quy tụ được hết mọi người trong cộng đoàn tham dự, vì như đã nói ở trên do điều kiện giờ giấc không thuận lợi cho các giáo dân trong độ tuổi đi làm, đi học có thể tham dự. Nhưng một số giáo dân trung và cao niên đã sốt sắng tham dự, ngay từ khi cộng đoàn khởi xướng đến nay và mọi người luôn rất sốt sắng khi được tham dự các buổi Chầu Thánh Thể suy tôn Lòng Thương xót Chuá.
Buổi chầu Thánh Thể và Suy tôn Lòng Thương xót Chuá là món ăn bổ dưỡng cho phần linh hồn cuả mỗi chúng ta. Xin thông báo và mời gọi đến các thành phần Dân Chuá Việt Nam trong Tổng giáo phận Melbourne. Mỗi đầu tháng, chúng ta cùng về tham dự buổi chầu Thánh Thể để cùng nhau Suy tôn Lòng Thương xót Chuá.
Giới Hiền Mẫu giáo hạt Đalat hành hương năm thánh
Công Minh
09:52 03/09/2010
ĐÀ LẠT - Nhân ngày lễ thánh Monica, bổn mạng giới hiền mẫu, tức là giới bà mẹ công giáo của hầu hết các xứ trên đất nước Việt Nam, và có khi cả trên thế giới nữa, hiền mẫu các xứ trong giáo hạt Đalat cũng nhân ngày bổn mạng này (chính ngày là thứ sáu 27-8, được dời vào Chúa Nhật 29-8-10) để cùng hành hương về nhà thờ Chính toà Đalat, quen gọi là nhà thờ “con gà,” lãnh ơn toàn xá.
Xem hình ảnh
Vì là một cuộc hành hương, nên nặng phần đạo đức thấy rõ ! Ngoài phần gặp gỡ chia sẻ đề tài “ăn” do cha linh hướng An-phong Nguyễn Công Minh trình bày (“ăn” tức là chia sẻ: tấm bánh bẻ ra là để chia sẻ, nhân bài Tin Mừng CN 22C nói về tiệc tùng), hơn 800 bà mẹ công giáo hạt Đalat còn dự giờ thánh ngày hiền mẫu từ 10g đến 10g40. Rồi dự giờ thánh lễ lúc 11g. Khi giờ chính ngọ đã qua được ít phút, 800 bà mẹ lại lục tục kéo vào nhà vòm để “bẻ bánh” chia sẻ bữa trưa. Mọi người cám ơn các cha, cám ơn nhau, cầu chúc những điều tốt đẹp cho nhau.
Cha Giám Quản đi “thêm sức” xa, cha JB Lê Kim Huấn, đặc trách hiền mẫu toàn giáo phận thì bận chầu lượt trong giáo xứ Phúc Lộc của ngài mãi tận Bảo Lộc, cũng xa, không về chủ sự được, nên các cha trong giáo hạt tự làm với nhau. Đặc biệt lần này hiền mẫu giáo xứ Thánh Mẫu tham gia lần đầu tại Hạt với con số các bà mẹ khá hùng hậu, 45 người. Hoan hô hiền mẫu Thánh Mẫu. Vậy là hạt Đalat có trên 20 nhóm hiền mẫu với gần 1.000 bà mẹ.
Hiện các bà mẹ trong hạt đang “làm” kế hoạch nhỏ lần thứ ba cho trung tâm mục vụ. Hai kế hoạch nhỏ I và II đã đưa về cho TTMV hơn một trăm mười triệu việt nam đồng rồi. Hoan hô các bà mẹ ! Mỗi tháng trong hạt cũng chuyền tay nhau một tờ thông tin nhỏ với 4 trang khổ A5 ở trọ trên 2 mặt của tờ A4 quen thuộc.
Đến nay đã được 16 tờ, tức 16 tháng hơn. Tạ ơn Chúa cám ơn Mẹ muôn đời.
Xem hình ảnh
Vì là một cuộc hành hương, nên nặng phần đạo đức thấy rõ ! Ngoài phần gặp gỡ chia sẻ đề tài “ăn” do cha linh hướng An-phong Nguyễn Công Minh trình bày (“ăn” tức là chia sẻ: tấm bánh bẻ ra là để chia sẻ, nhân bài Tin Mừng CN 22C nói về tiệc tùng), hơn 800 bà mẹ công giáo hạt Đalat còn dự giờ thánh ngày hiền mẫu từ 10g đến 10g40. Rồi dự giờ thánh lễ lúc 11g. Khi giờ chính ngọ đã qua được ít phút, 800 bà mẹ lại lục tục kéo vào nhà vòm để “bẻ bánh” chia sẻ bữa trưa. Mọi người cám ơn các cha, cám ơn nhau, cầu chúc những điều tốt đẹp cho nhau.
Cha Giám Quản đi “thêm sức” xa, cha JB Lê Kim Huấn, đặc trách hiền mẫu toàn giáo phận thì bận chầu lượt trong giáo xứ Phúc Lộc của ngài mãi tận Bảo Lộc, cũng xa, không về chủ sự được, nên các cha trong giáo hạt tự làm với nhau. Đặc biệt lần này hiền mẫu giáo xứ Thánh Mẫu tham gia lần đầu tại Hạt với con số các bà mẹ khá hùng hậu, 45 người. Hoan hô hiền mẫu Thánh Mẫu. Vậy là hạt Đalat có trên 20 nhóm hiền mẫu với gần 1.000 bà mẹ.
Hiện các bà mẹ trong hạt đang “làm” kế hoạch nhỏ lần thứ ba cho trung tâm mục vụ. Hai kế hoạch nhỏ I và II đã đưa về cho TTMV hơn một trăm mười triệu việt nam đồng rồi. Hoan hô các bà mẹ ! Mỗi tháng trong hạt cũng chuyền tay nhau một tờ thông tin nhỏ với 4 trang khổ A5 ở trọ trên 2 mặt của tờ A4 quen thuộc.
Đến nay đã được 16 tờ, tức 16 tháng hơn. Tạ ơn Chúa cám ơn Mẹ muôn đời.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Mọi việc bổ nhiệm các vị lãnh đạo trong Giáo hội đều theo ý Chúa?
LM. FX Ngô Tôn Huấn
10:05 03/09/2010
Hỏi: Có phải tất cả mọi bổ nhiệm các Giám mục trong Giáo Hội đều là công việc của Chúa Thánh Thần hoạt động âm thầm nhưng hữu hiệu trong Giáo Hội?
Trả lời: Trước khi trả lời câu hỏi này, xin được nói qua về ơn gọi (vocation) của một số người được Thiên Chúa dùng trước hết để mặc khải Người cho nhân loại, và thay mặt Chúa để nói với con người về những gì Thiên Chúa muốn con người phải làm và sống để được chúc lành, căn cứ vào lời ông Mô-sê đã nói như sau: “Từ giữa anh em, trong số anh em của anh em, ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của anh em sẽ cho xuất hiện một ngôn sứ như tôi để giúp anh em. Anh em hãy nghe vị ấy. “(Đnl 18: 15).
I- Thời Cựu Ước
Đây là ơn gọi của những người được coi là ngôn sứ hay tiên tri như Abraham, Mô-sê, Amos, Osea, Ísaia, Gieremia, Daniel, Ễzekiel, Zakaria, Giona…trong thời Cựu Ước
Trong số những ngôn sứ trên đây, ông Mô sê được Thiên Chúa gọi từ “bụi cây bốc cháy”và truyền cho ông: “Bây giờ ngươi hãy đi! Ta sai ngươi đến với Pha-ra -ô để đưa dân Ta là con cái It-ra-en ra khỏi Ai Cập.”(Xh 3:10) Thiên Chúa chọn ông Mô-sê làm người lãnh đạo dân không vì ông xứng đáng mà vì sự khôn ngoan khôn lường của Chúa. Vì nếu xét theo khôn ngoan của con người, thì Môsê là người bất xứng như ông tự nhận mình không có tài ăn nói và còn phạm tội sát nhân nữa (giết một người Ai Cập). Nhưng Thiên Chúa không thay đổi ý định chọn và sai ông đi, trước hết để mặc khải danh Người là “Đấng Hiện Hữu” cho dân Do Thái và sau nữa để dẫn đưa họ ra khỏi ách thống khổ bên Ai Cập.
Ngôn sứ Giêrêmia cũng được gọi cách đặc biệt khi Thiên Chúa trực tiếp nói với ông:
“Trước khi cho ngươi thành hình trong dạ mẹ, Ta đã biết ngươi; trước khi lọt lòng mẹ, Ta dã thánh hóa ngươi. Ta đặt ngươi làm ngôn sứ cho chư dân.”(Gr 1:5)
Đó là tiêu biểu những người được gọi để làm lãnh tụ và ngôn sứ trong thời Cựu Ước.
II- Thời Tân Ước
Khi Chúa Giêsu xuống thế làm Con Người và đi rao giảng Tin Mừng Cứu Độ, Chúa đã goi Nhóm Mười Hai Tông Đồ lớn và Bảy mươi hai Tông Đồ nhỏ, (Mc 3: 14-19; Lc 10:1-2) Và sai họ ra đi rao giảng với “quyền trừ quỉ”và chữa lành. Hai Nhóm Mươi Hai và Bảy Mươi Hai này là những cộng sự viên đầu tiên được goi để tham dự vào Sứ Vụ rao giảng Tin Mừng Cứu Độ của Chúa Kitô trong buổi ban đầu.
Sau khi Chúa hoàn tất công trình cứu chuộc nhân loại của Người qua khổ hình thập giá, chết, sống lại và lên trời, các Tông Đồ được sai đi khắp nơi để “làm cho muôn dân trở thành môn đệ và rửa tội cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần.”(Mt 28:19)
Nhưng trước khi các Tông Đồ tiên khởi này qua đời thì chắc chắn các ngài phải chọn người thay thế để tiếp tục sứ vụ rao giảng Tin mừng và làm Phép Rửa cho các thế hệ nối tiếp, căn cứ vào lời Thánh Phaolô đã căn dặn môn đệ của ngài là Timôthê như sau:
“Những gì anh đã nghe tôi nói trước mặt nhiều nhân chứng, thì hãy trao lại cho những người tin cẩn, những người sẽ có khả năng dạy cho người khác.”(2 Tim 2: 2)
Như thế rõ ràng cho thấy các Tông Đồ đã chọn người kế vị các ngài và truyền chức cho họ qua việc đặt tay như Thánh Phaolô đã viết:
“Vì lý do đó, tôi nhắc anh phải khơi dậy đặc sủng của Thiên Chúa, đặc sủng anh đã nhận được khi tôi đặt tay trên anh.”(cf. 1:6)
Đây là truyền thống kế vị Tông Đồ (Apostolic succession) mà Giáo Hội đã thi hành từ xưa cho đến nay để chọn các Giám mục là những người kế vị các Thánh Tông Đồ trong sứ mạng chăn dắt, dạy dỗ, thánh hóa và cai trị Dân Chúa trong các Giáo hội địa phương trọn vẹn hiệp thông và vâng phục Giám Mục Rôma, tức Đức Thánh Cha là Thủ Lãnh Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ.
III- Giáo Hội có sai lầm khi chọn các Giám Mục không?
Giáo Hội là thánh thiện, công giáo và tông truyên. Nhưng các thành phần con người trong Giáo Hội thì chưa phải là thánh như bản chất của Giáo Hội, cho nên, trừ hai phạm vi tín lý (dogma) và luân lý (moral) là hai lãnh vực Giáo Hội – cụ thể qua Đức Thánh Cha và các Giám Mục hiệp thông - được giữ gìn cho khỏi sai lầm. Ngoài hai phạm vị này, Giáo Hội có thể sai lầm trong tất cả các lãnh vực khác, như bổ nhiêm và thuyên chuyền các cấp lãnh đạo, cụ thể là hàng Hồng Y và Giám Mục.
Nếu trung thành với sứ mạng và bản chất của mình, thì Giáo Hội phải noi gương các Tông Đồ mỗi khi quyết định tiến cử ai đảm trách nhiệm vụ lãnh đạo trong Giáo Hội, cụ thể là việc bổ nhiệm và thuyên chuyển các Giám Mục. Xưa kia, khi chọn người thay thế Giuđa cho đủ con số 12 Tông Đồ tiên khởi, các Tông Đồ đã hội họp cầu nguyện và để cử hai người xuất sắc là các ông Giuse và Mat-thia. Sau đó các Tông đồ đã cầu nguyện rằng: “Lạy Chúa, chinh Chúa thấu suốt lòng mọi người, xin chỉ cho thấy Chúa chọn ai trong hai người này để nhân chỗ trong sứ vụ Tông Đồ, chỗ mà Giu-đa đã bỏ để đi về chỗ dành cho y. Họ rút thăm và ông Mat-thia trúng thăm: ông được kể thêm vào số mười một Tông Đồ.”(Cv 1: 23-26).
Trên đây là bằng chứng cụ thể về cách thức việc chọn người thay thế nhiệm vụ Tông Đồ trong Giáo Hội sơ khai.Từ đó đến nay, Giáo Hội đã theo truyền thống này mỗi khi phải chọn lựa và bổ nhiệm các Giám mục ở khắp nơi trong Giáo Hội. Tuy nhiên, vì còn là con người trần thế, nên những vị có trách nhiệm đề cử và chọn lựa ứng viên không hẳn đã hoàn toàn vô tư để Chúa Thánh Thần hướng dẫn, chỉ đạo trong việc hệ trọng này… Vì thế chắc chắn đã có những vị được đề cử vì thân quen, vì người cùng phe, cùng Dòng tu, cùng gốc chủng tộc với mình … Ấy là chưa kể trường hợp có người đã “vận động ngầm”để tiến cử ứng viên của mình.
Hậu quả là có những người lẽ ra “không nên chọn” mà lại được đưa lên địa vị cao để xênh xang áo mũ đi khắp đó đây, trong khi sao nhãng nhiệm vụ Tông Đồ và bỏ quên sứ vụ ngôn sứ của mình. Đó là sứ vụ đòi hỏi phải có can đảm rao giảng điều mình tin và sống điều mình rao giảng, để làm nhân chứng đích thực cho Chúa Kitô, “Người vốn giầu sang phú quí, nhưng đã tự ý trở nên nghèo khó vì anh em, để lấy cái nghèo của mình mà làm cho anh em trở nên giầu có.”(2 Cr 8:9). Như thế, Giám mục phải là người nêu gương sáng về đức khó nghèo của Phúc Âm cho người khác, và dám can đảm lên án những tội ác của xã hội về mặt luân lý, đạo đức phương hại cho sứ vụ rao giảng Tin Mừng Cứu Độ của Chúa Kitô,tức sứ vụ đòi hỏi công bình, bác ái, yêu thương, tha thứ và xa tránh tội lỗi…. Thiên Chúa, từ đầu, đã biết sự kiện có những người không xứng đáng được chọn để đảm trách vai trò lãnh đạo và dạy dỗ Dân Chúa nên Người đã than trách như sau:
“Chúng phong vương người mà Ta không chọn.
Tôn làm lãnh tụ kẻ Ta không biết
Dùng vàng bạc làm ra ngẫu tượng để rồi bị đập tan.” (Hôsê 8: 4)
Chúa biết nhưng vẫn làm ngơ cho sự việc xảy ra, vì Người tôn trọng ý muốn tự do (free will) của loài người. Bằng cớ: khi dân Do Thái đòi ông Samuel cho họ có vua để cai trị và xử kiện cho họ, ông đi cầu nguyện và Chúa đã phán bảo ông như sau:
“Ngươi cứ nghe theo tiếng của dân trong mọi điều chúng nói với ngươi, vì không phải chúng gạt bỏ ngươi, mà là chúng gạt bỏ Ta, không chịu để Ta làm vua của chúng.”(1 Samuel 8:7)
Thánh Phaolô cũng tỏ ý quan tâm về việc có những người không đáng “được đặt tay”để lãnh nhiệm vụ Tông Đồ, nên đã căn dặn Ti-mô-thê như sau:
“Anh đừng vội đặt tay trên ai, đừng cộng tác vào tội lỗi của người khác. Hãy giữ mình trong sạch.” (1 Tim 5: 22)
Đừng “vội đặt tay trên ai”có nghĩa là không nên truyền chức cho ai vì áp lực, hay vì thân quen “gửi gấm”, mua chuộc, hơn là vì có điều kiện xứng đáng về đạo đức, khả năng và ý thức trách nhiệm.
Sứ vụ Tông Đồ (Apostolic Ministries) là Sứ Vụ mà Chúa Kitô đã trao lại cho các Tông Đồ để tiếp tục rao giảng Tin Mừng Cứu Độ cho muôn đân và phục vụ mọi người theo gương Chúa, Người “đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến mạng sống làm giá chuộc cho muôn người.”(Mt 10:45)
Như thế việc chọn lựa và bổ nhiệm các Giám mục phải là việc rất hệ trọng vì cần có người xứng đáng kế vị các Thánh Tông Đồ cho nhu cầu thiêng liêng của Giáo Hội ngày nay. Đây không phải là “vinh quang trần thế”cho những ai thích “mũ gậy”mà phải là ơn gọi đặc biệt của Chúa dành cho những người Chúa muốn đặt lên để coi sóc Dân của Người.
Do đó, những ai có nhiệm vụ thi hành “Truyền thống kế vị Tông Đồ” để chọn hay tiến cử các Giám mục trong Giáo Hội, cần phải noi gương các Tông Đồ họp nhau cầu nguyện, gạt bỏ mọi thiên tư, hay vị lơi để cho Chúa Thánh Thần soi sáng, chỉ đạo việc rất hệ trọng này ngõ hầu Giáo Hội có được những vị lãnh đạo xứng đáng theo Ý Chúa muốn, chứ không theo ý người có tham vọng muốn địa vị này.
Trả lời: Trước khi trả lời câu hỏi này, xin được nói qua về ơn gọi (vocation) của một số người được Thiên Chúa dùng trước hết để mặc khải Người cho nhân loại, và thay mặt Chúa để nói với con người về những gì Thiên Chúa muốn con người phải làm và sống để được chúc lành, căn cứ vào lời ông Mô-sê đã nói như sau: “Từ giữa anh em, trong số anh em của anh em, ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của anh em sẽ cho xuất hiện một ngôn sứ như tôi để giúp anh em. Anh em hãy nghe vị ấy. “(Đnl 18: 15).
I- Thời Cựu Ước
Đây là ơn gọi của những người được coi là ngôn sứ hay tiên tri như Abraham, Mô-sê, Amos, Osea, Ísaia, Gieremia, Daniel, Ễzekiel, Zakaria, Giona…trong thời Cựu Ước
Trong số những ngôn sứ trên đây, ông Mô sê được Thiên Chúa gọi từ “bụi cây bốc cháy”và truyền cho ông: “Bây giờ ngươi hãy đi! Ta sai ngươi đến với Pha-ra -ô để đưa dân Ta là con cái It-ra-en ra khỏi Ai Cập.”(Xh 3:10) Thiên Chúa chọn ông Mô-sê làm người lãnh đạo dân không vì ông xứng đáng mà vì sự khôn ngoan khôn lường của Chúa. Vì nếu xét theo khôn ngoan của con người, thì Môsê là người bất xứng như ông tự nhận mình không có tài ăn nói và còn phạm tội sát nhân nữa (giết một người Ai Cập). Nhưng Thiên Chúa không thay đổi ý định chọn và sai ông đi, trước hết để mặc khải danh Người là “Đấng Hiện Hữu” cho dân Do Thái và sau nữa để dẫn đưa họ ra khỏi ách thống khổ bên Ai Cập.
Ngôn sứ Giêrêmia cũng được gọi cách đặc biệt khi Thiên Chúa trực tiếp nói với ông:
“Trước khi cho ngươi thành hình trong dạ mẹ, Ta đã biết ngươi; trước khi lọt lòng mẹ, Ta dã thánh hóa ngươi. Ta đặt ngươi làm ngôn sứ cho chư dân.”(Gr 1:5)
Đó là tiêu biểu những người được gọi để làm lãnh tụ và ngôn sứ trong thời Cựu Ước.
II- Thời Tân Ước
Khi Chúa Giêsu xuống thế làm Con Người và đi rao giảng Tin Mừng Cứu Độ, Chúa đã goi Nhóm Mười Hai Tông Đồ lớn và Bảy mươi hai Tông Đồ nhỏ, (Mc 3: 14-19; Lc 10:1-2) Và sai họ ra đi rao giảng với “quyền trừ quỉ”và chữa lành. Hai Nhóm Mươi Hai và Bảy Mươi Hai này là những cộng sự viên đầu tiên được goi để tham dự vào Sứ Vụ rao giảng Tin Mừng Cứu Độ của Chúa Kitô trong buổi ban đầu.
Sau khi Chúa hoàn tất công trình cứu chuộc nhân loại của Người qua khổ hình thập giá, chết, sống lại và lên trời, các Tông Đồ được sai đi khắp nơi để “làm cho muôn dân trở thành môn đệ và rửa tội cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần.”(Mt 28:19)
Nhưng trước khi các Tông Đồ tiên khởi này qua đời thì chắc chắn các ngài phải chọn người thay thế để tiếp tục sứ vụ rao giảng Tin mừng và làm Phép Rửa cho các thế hệ nối tiếp, căn cứ vào lời Thánh Phaolô đã căn dặn môn đệ của ngài là Timôthê như sau:
“Những gì anh đã nghe tôi nói trước mặt nhiều nhân chứng, thì hãy trao lại cho những người tin cẩn, những người sẽ có khả năng dạy cho người khác.”(2 Tim 2: 2)
Như thế rõ ràng cho thấy các Tông Đồ đã chọn người kế vị các ngài và truyền chức cho họ qua việc đặt tay như Thánh Phaolô đã viết:
“Vì lý do đó, tôi nhắc anh phải khơi dậy đặc sủng của Thiên Chúa, đặc sủng anh đã nhận được khi tôi đặt tay trên anh.”(cf. 1:6)
Đây là truyền thống kế vị Tông Đồ (Apostolic succession) mà Giáo Hội đã thi hành từ xưa cho đến nay để chọn các Giám mục là những người kế vị các Thánh Tông Đồ trong sứ mạng chăn dắt, dạy dỗ, thánh hóa và cai trị Dân Chúa trong các Giáo hội địa phương trọn vẹn hiệp thông và vâng phục Giám Mục Rôma, tức Đức Thánh Cha là Thủ Lãnh Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ.
III- Giáo Hội có sai lầm khi chọn các Giám Mục không?
Giáo Hội là thánh thiện, công giáo và tông truyên. Nhưng các thành phần con người trong Giáo Hội thì chưa phải là thánh như bản chất của Giáo Hội, cho nên, trừ hai phạm vi tín lý (dogma) và luân lý (moral) là hai lãnh vực Giáo Hội – cụ thể qua Đức Thánh Cha và các Giám Mục hiệp thông - được giữ gìn cho khỏi sai lầm. Ngoài hai phạm vị này, Giáo Hội có thể sai lầm trong tất cả các lãnh vực khác, như bổ nhiêm và thuyên chuyền các cấp lãnh đạo, cụ thể là hàng Hồng Y và Giám Mục.
Nếu trung thành với sứ mạng và bản chất của mình, thì Giáo Hội phải noi gương các Tông Đồ mỗi khi quyết định tiến cử ai đảm trách nhiệm vụ lãnh đạo trong Giáo Hội, cụ thể là việc bổ nhiệm và thuyên chuyển các Giám Mục. Xưa kia, khi chọn người thay thế Giuđa cho đủ con số 12 Tông Đồ tiên khởi, các Tông Đồ đã hội họp cầu nguyện và để cử hai người xuất sắc là các ông Giuse và Mat-thia. Sau đó các Tông đồ đã cầu nguyện rằng: “Lạy Chúa, chinh Chúa thấu suốt lòng mọi người, xin chỉ cho thấy Chúa chọn ai trong hai người này để nhân chỗ trong sứ vụ Tông Đồ, chỗ mà Giu-đa đã bỏ để đi về chỗ dành cho y. Họ rút thăm và ông Mat-thia trúng thăm: ông được kể thêm vào số mười một Tông Đồ.”(Cv 1: 23-26).
Trên đây là bằng chứng cụ thể về cách thức việc chọn người thay thế nhiệm vụ Tông Đồ trong Giáo Hội sơ khai.Từ đó đến nay, Giáo Hội đã theo truyền thống này mỗi khi phải chọn lựa và bổ nhiệm các Giám mục ở khắp nơi trong Giáo Hội. Tuy nhiên, vì còn là con người trần thế, nên những vị có trách nhiệm đề cử và chọn lựa ứng viên không hẳn đã hoàn toàn vô tư để Chúa Thánh Thần hướng dẫn, chỉ đạo trong việc hệ trọng này… Vì thế chắc chắn đã có những vị được đề cử vì thân quen, vì người cùng phe, cùng Dòng tu, cùng gốc chủng tộc với mình … Ấy là chưa kể trường hợp có người đã “vận động ngầm”để tiến cử ứng viên của mình.
Hậu quả là có những người lẽ ra “không nên chọn” mà lại được đưa lên địa vị cao để xênh xang áo mũ đi khắp đó đây, trong khi sao nhãng nhiệm vụ Tông Đồ và bỏ quên sứ vụ ngôn sứ của mình. Đó là sứ vụ đòi hỏi phải có can đảm rao giảng điều mình tin và sống điều mình rao giảng, để làm nhân chứng đích thực cho Chúa Kitô, “Người vốn giầu sang phú quí, nhưng đã tự ý trở nên nghèo khó vì anh em, để lấy cái nghèo của mình mà làm cho anh em trở nên giầu có.”(2 Cr 8:9). Như thế, Giám mục phải là người nêu gương sáng về đức khó nghèo của Phúc Âm cho người khác, và dám can đảm lên án những tội ác của xã hội về mặt luân lý, đạo đức phương hại cho sứ vụ rao giảng Tin Mừng Cứu Độ của Chúa Kitô,tức sứ vụ đòi hỏi công bình, bác ái, yêu thương, tha thứ và xa tránh tội lỗi…. Thiên Chúa, từ đầu, đã biết sự kiện có những người không xứng đáng được chọn để đảm trách vai trò lãnh đạo và dạy dỗ Dân Chúa nên Người đã than trách như sau:
“Chúng phong vương người mà Ta không chọn.
Tôn làm lãnh tụ kẻ Ta không biết
Dùng vàng bạc làm ra ngẫu tượng để rồi bị đập tan.” (Hôsê 8: 4)
Chúa biết nhưng vẫn làm ngơ cho sự việc xảy ra, vì Người tôn trọng ý muốn tự do (free will) của loài người. Bằng cớ: khi dân Do Thái đòi ông Samuel cho họ có vua để cai trị và xử kiện cho họ, ông đi cầu nguyện và Chúa đã phán bảo ông như sau:
“Ngươi cứ nghe theo tiếng của dân trong mọi điều chúng nói với ngươi, vì không phải chúng gạt bỏ ngươi, mà là chúng gạt bỏ Ta, không chịu để Ta làm vua của chúng.”(1 Samuel 8:7)
Thánh Phaolô cũng tỏ ý quan tâm về việc có những người không đáng “được đặt tay”để lãnh nhiệm vụ Tông Đồ, nên đã căn dặn Ti-mô-thê như sau:
“Anh đừng vội đặt tay trên ai, đừng cộng tác vào tội lỗi của người khác. Hãy giữ mình trong sạch.” (1 Tim 5: 22)
Đừng “vội đặt tay trên ai”có nghĩa là không nên truyền chức cho ai vì áp lực, hay vì thân quen “gửi gấm”, mua chuộc, hơn là vì có điều kiện xứng đáng về đạo đức, khả năng và ý thức trách nhiệm.
Sứ vụ Tông Đồ (Apostolic Ministries) là Sứ Vụ mà Chúa Kitô đã trao lại cho các Tông Đồ để tiếp tục rao giảng Tin Mừng Cứu Độ cho muôn đân và phục vụ mọi người theo gương Chúa, Người “đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến mạng sống làm giá chuộc cho muôn người.”(Mt 10:45)
Như thế việc chọn lựa và bổ nhiệm các Giám mục phải là việc rất hệ trọng vì cần có người xứng đáng kế vị các Thánh Tông Đồ cho nhu cầu thiêng liêng của Giáo Hội ngày nay. Đây không phải là “vinh quang trần thế”cho những ai thích “mũ gậy”mà phải là ơn gọi đặc biệt của Chúa dành cho những người Chúa muốn đặt lên để coi sóc Dân của Người.
Do đó, những ai có nhiệm vụ thi hành “Truyền thống kế vị Tông Đồ” để chọn hay tiến cử các Giám mục trong Giáo Hội, cần phải noi gương các Tông Đồ họp nhau cầu nguyện, gạt bỏ mọi thiên tư, hay vị lơi để cho Chúa Thánh Thần soi sáng, chỉ đạo việc rất hệ trọng này ngõ hầu Giáo Hội có được những vị lãnh đạo xứng đáng theo Ý Chúa muốn, chứ không theo ý người có tham vọng muốn địa vị này.
Văn Hóa
Hành Trình Âm Nhạc Của Linh Mục Nhạc Sĩ Mộng Huỳnh
Lm Mộng Huỳnh
09:21 03/09/2010
Tôi yêu thích văn thơ từ bé. Cũng vì sự yêu thích này mà mắt tôi mới bị cận thị rất sớm. tôi đọc bất cứ gì có trong tầm tay. Thượng vàng hạ cám. Nhưng đặc biệt đối với Thơ, tôi có năng khiếu rất sớm nên hồi tiểu học tôi luôn được điểm cao khi phải trả bài những bài học thuộc lòng là những bài thơ trong cuốn Quốc Văn Giáo Khoa Thư. Và theo tôi, đây là khởi đầu của những chất liệu và giai điệu của các ca khúc tôi viết sau này.
Ca khúc đầu tay của tôi là một bài hát phổ thơ của một thi sĩ học trò ở Sóc Trăng, tác giả một tập thơ tôi quên cả tên tập thơ và tác giả. Năm đó tôi khoảng 16 tuổi. Sau này những ca khúc của tôi hầu hết là những bài thơ, hay ca từ thật thơ.
Những ca khúc đầu tay bởi thế là những bài tình ca chứ không phải thánh ca. Có hai bài làm tôi được anh em trong lớp biết đến là bài “Trầm Khúc” và “Tâm Sự Chiếc Áo Dòng”
Sau 30 tháng 4 năm 1975 Chủng Viện đóng cửa tôi nằm nhà cả năm trời nên tôi tiếp tục sáng tác tình ca. Và với sự giúp đỡ của một tên bạn lúc đó ra làm việc tại văn phòng xã giúp tôi giấy, mực in và stencil với bàn in tự đóng, tôi in được khoảng 50 cuốn nhạc gồm khoảng 20 bản nhạc tôi viết trong vòng mấy năm. Tôi không biết có ai còn giữ được tập nhạc này không. Riêng tôi thì chẳng giữ được một bản thảo nào của các sáng tác đầu tay ấy. Hiện giờ tôi chỉ còn nhớ được có 3 bản nhạc của thời ấy thôi.
Cũng thời gian nằm nhà và giúp xứ nhà, tôi phụ trách ca đoàn, từ đó tôi mới bắt đầu viết thánh ca. Bản thánh ca đầu tay tôi viết là một bản dâng lễ. Và cũng thật thú vị, sau này, những bản thánh ca nổi tiếng của tôi cũng là những bài dâng lễ. Khuynh hướng viết các bài hát dâng lễ của tôi là do hoàn cảnh lúc đó và sau này khi tôi đi giúp xứ là các bài hát cho phần dâng lễ rất ít và nghèo nàn. Nên khi tìm không được trong các sách hát, tôi viết lấy để cho ca đoàn hát.
Hai bài dâng lễ nổi tiếng của tôi là bài “Một Niềm Phó Thác” và bài “Con Dâng Chúa” được viết trong thời gian tôi đi giúp xứ từ 1978-1981. Hai bài hát này ngay từ khi chào đời đã được mọi người đón nhận thật ưu ái. Và nó theo đoàn người vượt biên ra khỏi Việtnam đi khắp nơi trên thế giới nhưng hầu như không ai biết mặt mũi tác giả nó là ai. Đây cũng là thời gian tôi sáng tác mạnh nhất. Đa số các bài hát của giai đoạn này vẫn còn được nhiều người yêu mến.
Từ năm 1981 -1985 là thời gian lao đao nhất của tôi. Chỉ khoảng 4 tháng ngắn ngủi được ở ngoài trại giam, còn số tháng ngày còn lại của 4 năm này tôi nằm trong hàng rào nhà tù và trại cải tạo.
Lần tù đầu 14 tháng tôi viết được 10 bài ngục ca. Tôi chép vào trong một tập vở trong ngày nghỉ và đem được về nhà lần tôi được thả vào tháng 9 năm 1982. Sau đó tôi đi vượt biên và bị bắt lần thứ hai thì tập nhạc này tôi để ở nhà và nó đã biến mất không tìm ra tung tích.
Trong khi chuẩn bị cho chuyến vượt biên lần thứ hai, tôi sống lén lút ở Sàigòn, và tôi viết được một tập thơ và 2 bài hát. Cả hai bài này đều có dấu ấn đặc biệc nhưng bài “Thành Phố Nỗi Buồn” là bài được nhiều người thích nhất ngay từ khi nó được tôi hát cho các bạn tôi nghe. Mới đây, cha Nguyễn Sang và Ca Sĩ Khánh Ly hát trong buổi tiệc gây quỹ làm nhiều người xúc động vì nó gợi lại một thời gian khổ đã qua.
Thời gian này tôi chỉ viết được hai bài thánh ca là bài “Chuỗi Đời Lời Kinh” và một bài hát về Lễ Giáng Sinh mà hiện thời tôi chưa có giờ viết lại. Sau đó tôi tạm ngưng viết thánh ca cho đến khi tôi đến được trại tị nạn Pulau Bidong. Trong buổi tham dự thánh lễ trên đồi tôn giáo, tôi nhìn ngang hông nhà thờ, thấy một hàng chữ trên một tấm áp phích dán ở tường nhà xứ “Jesus was a refugee”. Tự nhiên dòng nhạc ‘Chúa đã là một người dân viễn xứ…’ nảy ra trong đầu tôi. Lúc đó tôi không có giấy bút nên tôi mới hỏi anh bạn bên cạnh ‘cậu có giấy bút không?’ Hắn lục túi được một mẩu bút chì và một miếng giấy bằng bàn tay đưa tôi. Tôi vội ghi xuống giấy dòng nhạc này. Và sau lễ tôi về ngay chỗ ở, kẻ nhạc và viết một mạch bài “Chúa Đã Là Người Tị Nạn”, bản thảo tôi ghi ngày viết bài hát này là 15/5/1986, 5 ngày sau khi tới Pulau Bidong. Sau đó ít lâu khi tôi phụ trách ca đoàn thiếu nhi trong trại tôi đã tập bài hát này cho các em hát trong các thánh lễ. Tôi cũng viết một số bài hát khác để các em hát trong thánh lễ vì tài liệu bài hát rất hiếm ở trại tị nạn. Một trong những bài hát ấy là bài “Lời Kinh Trên Dòng Đời” (30/9/1986) mà bây giờ được rất nhiều người ưa thích.
Qua định cư tại Brisbane, tôi có sáng tác một hai bài tình ca. Sau đó ngưng không viết gì nữa. Khoảng tháng 7 năm 1986, tôi qua Perth, lúc đầu với ý định thăm chú em họ đang ung thư giai đoạn cuối, rồi sẽ trở lại Brisbane. Nhưng Chúa có ý định của Ngài nên dun dủi cho tôi gặp được Đức Cố Tổng Giám Mục Foley. Cuộc gặp gỡ này đã làm tôi quyết định ở lại Perth, và trở lại chủng viện một năm sau đó. Trong thời gian này, tôi đi làm trong tuần và cuối tuần đi sinh hoạt thiếu nhi và tập hát chung với ca đoàn Cecilia. Giai đoạn này được dánh dấu bằng bài “Nơi Tha Hương”, mà lúc viết tôi lấy tựa là Kinh Tị Nạn, khoảng tháng 9 năm 1987.
Bài Chúa Đã Là Người Tị Nạn là bài hát làm chủ đề cho CD thứ hai cùng với bài Nơi Tha Hương và một số bài viết sau này và trước kia của tôi gom lại để thành album nhạc Chúa Đã Là Người Tị Nạn.
Trước khi qua Adelaide học, tôi viết hai bài hát cho đám cưới của một huynh trưởng thiếu nhi vào cuối năm 1988, đó là bài “Tân Hôn” và bài “Khúc Hát Mùa Xuân”. Bài Tân Hôn cũng trở thành bài hát được nhiều người ưa thích. Còn bài Khúc Hát Mùa Xuân là bài tôi thích trình diễn trong các đám cưới với điệu Cha Cha Cha, cũng được nhiều người thích, nhưng lại không thích hợp hát trong thánh lễ hôn phối vì “nhộn” qúa.
Tôi ngưng viết nhạc một thời gian dài khi nhập chủng viện Thánh Phanxicô ở Rostrevor, thành phố Adelaide vì phải lo học và làm bài túi bụi không còn cảm hứng để viết nữa. Nhưng thỉnh thoảng tôi vẫn làm thơ để giữ lửa. Nhờ vậy niềm cảm hứng vẫn dễ khơi dậy khi gặp cơ duyên.
Sau khi chịu chức tôi được bài sai về làm cha phó tại giáo xứ Greenwood. Thời gian này là thời gian tuyệt vời của những năm đầu đời linh mục. Đây là thời gian tập làm mục vụ và học hỏi. Công việc không qúa bận rộn và vì làm cha phó nên không có trách nhiệm nhiều, nên tôi có giờ thảnh thơi thăm viếng giáo dân, và mỗi chiều đi bộ chung quanh giáo xứ. Thời gian này tôi lai rai viết thêm một số bài hát đám cưới, sau này gom lại thực hiện album “Ngợi Ca Tình Yêu” là CD đầu tay của tôi do cha Đồng Văn Vinh phát hành vào khoảng giữa năm 1999 lúc tôi đang làm cha phó ở xứ Mirrabooka cho cha chính xứ Don Sproxton, người sau này trở thành giám mục phụ tá của Tổng Giáo Phận Perth. Thời gian ở Mirrabooka này tôi cũng viết được hai bài hát là bài “Tình Trời Cơn Mưa” và bài “Xin Chở Che Con” sau này được bỏ vào trong CD “Chúa Đã Là Người Tị Nạn”.
Tôi xin Đức Tổng Hickey cho tôi ra coi xứ ở miền quê để học hỏi về đời sống của nông dân Úc. Và đầu năm 2000 tôi được bài sai đi coi xứ Corrigin-Kulin là xứ nằm ở miền trung tâm vành đai lúa mì (The Central of Wheatbelt) của Tây Úc. Đây là giáo xứ có diện tích lớn nhất của vùng này với 7 nhà thờ. Nhà thờ gần nhất là 50 cây số và xa nhất là 110 cây số. Vì phải lái xe đi dâng lễ các nơi trung bình khoảng 500 cây số mỗi cuối tuần, nên tôi được hòa trộn với bao la của đất trời trên những chuyến đi ngang dọc giáo xứ này. Những buổi chiều Hè trời ửng một màu hồng trên những tàn cây bên đường, hay những bóng mây che mặt trời, rọi xuống những tia nắng như những vầng hào quang rực rỡ trên nền trời, là những hình ảnh nên thơ và tuyệt đẹp. Rồi khi Xuân về, những cánh đồng trồng Lupin toàn một màu trắng như một thảm tuyết trong sương sớm, nối tiếp là những cánh đồng vàng rực rỡ của hoa Canola xen kẽ với màu xanh của những cánh đồng lúa mì đang kỳ trổ bông ngậm hạt. Bức hoạ thiên nhiên hùng vĩ này sẽ mãi nằm trong tâm tưởng tôi mỗi khi nhớ lại.
Thời gian này tôi viết ít nhưng nghe nhạc nhiều trên những chuyến xe xuôi ngược cũng như những buổi chiều ở nhà. Nhờ vậy tôi sáng tác được một số bài hát có giá trị cao trong số đó ba bài “Ngọt Ngào Tình Yêu”, “Lênh Đênh Phận Người”, và “Tình Chúa Yêu Con”, được nhiều người yêu thích. Tôi gom những bài này và một hai bài viết trước đây lại thực hiện album “Một Niềm Phó Thác” phát hành năm 2002 và buổi ra mắt CD này được dành để gây quỹ xây Nhà Thờ Chính Tòa Lạng Sơn. Đây là album nhạc tôi ưng ý nhất.
Tôi tiếp tục sáng tác với nội lực dồi dào và do sự gợi ý của cha Nguyễn Hùng Cường tôi thực hiện chung một album với những sáng tác của hai anh em. Đó là CD “Yên Vui Một Đời” phát hành năm 2004 tại Mỹ và Úc, khi tôi đã về làm cha xứ tại Bayswater được một năm. Các bài hát của tôi trong CD này tôi viết với âm hưởng dân ca Việtnam, hay đúng hơn là với âm hưởng dân ca Nam Bộ, đặc biệt bài “Ngài Là Bến Đợi”.
Năm 2006, Cha Đồng Văn Vinh có đề nghị xin những sáng tác của tôi để làm một CD để kỷ niệm 10 năm linh mục. Tôi trích những sáng tác mới và cũ hợp với chủ đề đưa cho cha ấy để thực hiện CD “Trong Tình Yêu Chúa”. Sau khi cha Vinh phát hành CD này ở Úc, tôi nhờ cha Nguyễn Hùng Cường làm lại bià và giao cho Trung Tâm Thánh Ca Mới phát hành bên Mỹ. Bià của CD phát hành bên Mỹ này là hình bià đẹp và có nét nghệ thuật nhất trong các CD của tôi đã phát hành.
Thời gian làm cha xứ ở Bayswater là thời gian tôi sáng tác khá đều tay nên năm 2008 khi cha Châu Hoàng Ngọc nhờ tôi giúp tài chánh để xây nhà thờ Họ Đạo Lacua của Giáo Xứ Thới Bình, Càmau, tôi thực hiện CD “Ngài Mãi yêu Con” với 3 bài tôi dành riêng để cha Ngọc hát. CD này tôi nhờ nhóm ‘Ngô Music’ phụ trách phần hoà âm và thu âm nên có nét hoà âm khác tất cả những CD trước do nhóm Ngọc Linh & Phanxicô phụ trách.
Và năm nay, 2010, do gợi ý của Ban Thường Vụ Hội Đồng Mục Vụ Cộng Đoàn Công Giáo Việtnam Tây Úc, tôi thực hiện CD mới nhất “Xin Dâng Lên Cha”, để gây quỹ xây nhà xứ và Trường Việt Ngữ. Các bài hát trong CD này là những sáng tác mới nhất của tôi và phần hoà âm của nhóm Ngô Music rất thích hợp với những sáng tác này.
40 năm kể từ ngày tôi bập bẹ viết nhạc đến nay là một đoạn đường dài. Trên từng chặng đường, các bài hát là những đứa con tinh thần được sinh ra ghi dấu từng giai đoạn sống đã trải nghiệm qua. Riêng những bài thánh ca, chiếm khoảng ¾ của các tác phẩm, còn là những tâm tình, những trăn trở và những lời cầu nguyện của một Kitô Hữu dâng lên Thiên Chúa, xuất phát từ những xúc cảm thật sự khi cọ xát với cuộc sống cùng những vui, buồn, sướng, khổ nó tạo ra.
Xin được chia sẻ và cống hiến cho mọi người những đứa con tinh thần này. Mong rằng chúng sẽ được nằm trong mớ hành trang của quý vị dong duổi trên đường đời.
Video phần I: VietCatholic phỏng vấn Linh Mục Nhạc Sĩ Mộng Huỳnh.
Perth 2010
Ca khúc đầu tay của tôi là một bài hát phổ thơ của một thi sĩ học trò ở Sóc Trăng, tác giả một tập thơ tôi quên cả tên tập thơ và tác giả. Năm đó tôi khoảng 16 tuổi. Sau này những ca khúc của tôi hầu hết là những bài thơ, hay ca từ thật thơ.
Những ca khúc đầu tay bởi thế là những bài tình ca chứ không phải thánh ca. Có hai bài làm tôi được anh em trong lớp biết đến là bài “Trầm Khúc” và “Tâm Sự Chiếc Áo Dòng”
Sau 30 tháng 4 năm 1975 Chủng Viện đóng cửa tôi nằm nhà cả năm trời nên tôi tiếp tục sáng tác tình ca. Và với sự giúp đỡ của một tên bạn lúc đó ra làm việc tại văn phòng xã giúp tôi giấy, mực in và stencil với bàn in tự đóng, tôi in được khoảng 50 cuốn nhạc gồm khoảng 20 bản nhạc tôi viết trong vòng mấy năm. Tôi không biết có ai còn giữ được tập nhạc này không. Riêng tôi thì chẳng giữ được một bản thảo nào của các sáng tác đầu tay ấy. Hiện giờ tôi chỉ còn nhớ được có 3 bản nhạc của thời ấy thôi.
Cũng thời gian nằm nhà và giúp xứ nhà, tôi phụ trách ca đoàn, từ đó tôi mới bắt đầu viết thánh ca. Bản thánh ca đầu tay tôi viết là một bản dâng lễ. Và cũng thật thú vị, sau này, những bản thánh ca nổi tiếng của tôi cũng là những bài dâng lễ. Khuynh hướng viết các bài hát dâng lễ của tôi là do hoàn cảnh lúc đó và sau này khi tôi đi giúp xứ là các bài hát cho phần dâng lễ rất ít và nghèo nàn. Nên khi tìm không được trong các sách hát, tôi viết lấy để cho ca đoàn hát.
Hai bài dâng lễ nổi tiếng của tôi là bài “Một Niềm Phó Thác” và bài “Con Dâng Chúa” được viết trong thời gian tôi đi giúp xứ từ 1978-1981. Hai bài hát này ngay từ khi chào đời đã được mọi người đón nhận thật ưu ái. Và nó theo đoàn người vượt biên ra khỏi Việtnam đi khắp nơi trên thế giới nhưng hầu như không ai biết mặt mũi tác giả nó là ai. Đây cũng là thời gian tôi sáng tác mạnh nhất. Đa số các bài hát của giai đoạn này vẫn còn được nhiều người yêu mến.
Từ năm 1981 -1985 là thời gian lao đao nhất của tôi. Chỉ khoảng 4 tháng ngắn ngủi được ở ngoài trại giam, còn số tháng ngày còn lại của 4 năm này tôi nằm trong hàng rào nhà tù và trại cải tạo.
Lần tù đầu 14 tháng tôi viết được 10 bài ngục ca. Tôi chép vào trong một tập vở trong ngày nghỉ và đem được về nhà lần tôi được thả vào tháng 9 năm 1982. Sau đó tôi đi vượt biên và bị bắt lần thứ hai thì tập nhạc này tôi để ở nhà và nó đã biến mất không tìm ra tung tích.
Trong khi chuẩn bị cho chuyến vượt biên lần thứ hai, tôi sống lén lút ở Sàigòn, và tôi viết được một tập thơ và 2 bài hát. Cả hai bài này đều có dấu ấn đặc biệc nhưng bài “Thành Phố Nỗi Buồn” là bài được nhiều người thích nhất ngay từ khi nó được tôi hát cho các bạn tôi nghe. Mới đây, cha Nguyễn Sang và Ca Sĩ Khánh Ly hát trong buổi tiệc gây quỹ làm nhiều người xúc động vì nó gợi lại một thời gian khổ đã qua.
Thời gian này tôi chỉ viết được hai bài thánh ca là bài “Chuỗi Đời Lời Kinh” và một bài hát về Lễ Giáng Sinh mà hiện thời tôi chưa có giờ viết lại. Sau đó tôi tạm ngưng viết thánh ca cho đến khi tôi đến được trại tị nạn Pulau Bidong. Trong buổi tham dự thánh lễ trên đồi tôn giáo, tôi nhìn ngang hông nhà thờ, thấy một hàng chữ trên một tấm áp phích dán ở tường nhà xứ “Jesus was a refugee”. Tự nhiên dòng nhạc ‘Chúa đã là một người dân viễn xứ…’ nảy ra trong đầu tôi. Lúc đó tôi không có giấy bút nên tôi mới hỏi anh bạn bên cạnh ‘cậu có giấy bút không?’ Hắn lục túi được một mẩu bút chì và một miếng giấy bằng bàn tay đưa tôi. Tôi vội ghi xuống giấy dòng nhạc này. Và sau lễ tôi về ngay chỗ ở, kẻ nhạc và viết một mạch bài “Chúa Đã Là Người Tị Nạn”, bản thảo tôi ghi ngày viết bài hát này là 15/5/1986, 5 ngày sau khi tới Pulau Bidong. Sau đó ít lâu khi tôi phụ trách ca đoàn thiếu nhi trong trại tôi đã tập bài hát này cho các em hát trong các thánh lễ. Tôi cũng viết một số bài hát khác để các em hát trong thánh lễ vì tài liệu bài hát rất hiếm ở trại tị nạn. Một trong những bài hát ấy là bài “Lời Kinh Trên Dòng Đời” (30/9/1986) mà bây giờ được rất nhiều người ưa thích.
Qua định cư tại Brisbane, tôi có sáng tác một hai bài tình ca. Sau đó ngưng không viết gì nữa. Khoảng tháng 7 năm 1986, tôi qua Perth, lúc đầu với ý định thăm chú em họ đang ung thư giai đoạn cuối, rồi sẽ trở lại Brisbane. Nhưng Chúa có ý định của Ngài nên dun dủi cho tôi gặp được Đức Cố Tổng Giám Mục Foley. Cuộc gặp gỡ này đã làm tôi quyết định ở lại Perth, và trở lại chủng viện một năm sau đó. Trong thời gian này, tôi đi làm trong tuần và cuối tuần đi sinh hoạt thiếu nhi và tập hát chung với ca đoàn Cecilia. Giai đoạn này được dánh dấu bằng bài “Nơi Tha Hương”, mà lúc viết tôi lấy tựa là Kinh Tị Nạn, khoảng tháng 9 năm 1987.
Bài Chúa Đã Là Người Tị Nạn là bài hát làm chủ đề cho CD thứ hai cùng với bài Nơi Tha Hương và một số bài viết sau này và trước kia của tôi gom lại để thành album nhạc Chúa Đã Là Người Tị Nạn.
Trước khi qua Adelaide học, tôi viết hai bài hát cho đám cưới của một huynh trưởng thiếu nhi vào cuối năm 1988, đó là bài “Tân Hôn” và bài “Khúc Hát Mùa Xuân”. Bài Tân Hôn cũng trở thành bài hát được nhiều người ưa thích. Còn bài Khúc Hát Mùa Xuân là bài tôi thích trình diễn trong các đám cưới với điệu Cha Cha Cha, cũng được nhiều người thích, nhưng lại không thích hợp hát trong thánh lễ hôn phối vì “nhộn” qúa.
Tôi ngưng viết nhạc một thời gian dài khi nhập chủng viện Thánh Phanxicô ở Rostrevor, thành phố Adelaide vì phải lo học và làm bài túi bụi không còn cảm hứng để viết nữa. Nhưng thỉnh thoảng tôi vẫn làm thơ để giữ lửa. Nhờ vậy niềm cảm hứng vẫn dễ khơi dậy khi gặp cơ duyên.
Sau khi chịu chức tôi được bài sai về làm cha phó tại giáo xứ Greenwood. Thời gian này là thời gian tuyệt vời của những năm đầu đời linh mục. Đây là thời gian tập làm mục vụ và học hỏi. Công việc không qúa bận rộn và vì làm cha phó nên không có trách nhiệm nhiều, nên tôi có giờ thảnh thơi thăm viếng giáo dân, và mỗi chiều đi bộ chung quanh giáo xứ. Thời gian này tôi lai rai viết thêm một số bài hát đám cưới, sau này gom lại thực hiện album “Ngợi Ca Tình Yêu” là CD đầu tay của tôi do cha Đồng Văn Vinh phát hành vào khoảng giữa năm 1999 lúc tôi đang làm cha phó ở xứ Mirrabooka cho cha chính xứ Don Sproxton, người sau này trở thành giám mục phụ tá của Tổng Giáo Phận Perth. Thời gian ở Mirrabooka này tôi cũng viết được hai bài hát là bài “Tình Trời Cơn Mưa” và bài “Xin Chở Che Con” sau này được bỏ vào trong CD “Chúa Đã Là Người Tị Nạn”.
Tôi xin Đức Tổng Hickey cho tôi ra coi xứ ở miền quê để học hỏi về đời sống của nông dân Úc. Và đầu năm 2000 tôi được bài sai đi coi xứ Corrigin-Kulin là xứ nằm ở miền trung tâm vành đai lúa mì (The Central of Wheatbelt) của Tây Úc. Đây là giáo xứ có diện tích lớn nhất của vùng này với 7 nhà thờ. Nhà thờ gần nhất là 50 cây số và xa nhất là 110 cây số. Vì phải lái xe đi dâng lễ các nơi trung bình khoảng 500 cây số mỗi cuối tuần, nên tôi được hòa trộn với bao la của đất trời trên những chuyến đi ngang dọc giáo xứ này. Những buổi chiều Hè trời ửng một màu hồng trên những tàn cây bên đường, hay những bóng mây che mặt trời, rọi xuống những tia nắng như những vầng hào quang rực rỡ trên nền trời, là những hình ảnh nên thơ và tuyệt đẹp. Rồi khi Xuân về, những cánh đồng trồng Lupin toàn một màu trắng như một thảm tuyết trong sương sớm, nối tiếp là những cánh đồng vàng rực rỡ của hoa Canola xen kẽ với màu xanh của những cánh đồng lúa mì đang kỳ trổ bông ngậm hạt. Bức hoạ thiên nhiên hùng vĩ này sẽ mãi nằm trong tâm tưởng tôi mỗi khi nhớ lại.
Thời gian này tôi viết ít nhưng nghe nhạc nhiều trên những chuyến xe xuôi ngược cũng như những buổi chiều ở nhà. Nhờ vậy tôi sáng tác được một số bài hát có giá trị cao trong số đó ba bài “Ngọt Ngào Tình Yêu”, “Lênh Đênh Phận Người”, và “Tình Chúa Yêu Con”, được nhiều người yêu thích. Tôi gom những bài này và một hai bài viết trước đây lại thực hiện album “Một Niềm Phó Thác” phát hành năm 2002 và buổi ra mắt CD này được dành để gây quỹ xây Nhà Thờ Chính Tòa Lạng Sơn. Đây là album nhạc tôi ưng ý nhất.
Tôi tiếp tục sáng tác với nội lực dồi dào và do sự gợi ý của cha Nguyễn Hùng Cường tôi thực hiện chung một album với những sáng tác của hai anh em. Đó là CD “Yên Vui Một Đời” phát hành năm 2004 tại Mỹ và Úc, khi tôi đã về làm cha xứ tại Bayswater được một năm. Các bài hát của tôi trong CD này tôi viết với âm hưởng dân ca Việtnam, hay đúng hơn là với âm hưởng dân ca Nam Bộ, đặc biệt bài “Ngài Là Bến Đợi”.
Năm 2006, Cha Đồng Văn Vinh có đề nghị xin những sáng tác của tôi để làm một CD để kỷ niệm 10 năm linh mục. Tôi trích những sáng tác mới và cũ hợp với chủ đề đưa cho cha ấy để thực hiện CD “Trong Tình Yêu Chúa”. Sau khi cha Vinh phát hành CD này ở Úc, tôi nhờ cha Nguyễn Hùng Cường làm lại bià và giao cho Trung Tâm Thánh Ca Mới phát hành bên Mỹ. Bià của CD phát hành bên Mỹ này là hình bià đẹp và có nét nghệ thuật nhất trong các CD của tôi đã phát hành.
Thời gian làm cha xứ ở Bayswater là thời gian tôi sáng tác khá đều tay nên năm 2008 khi cha Châu Hoàng Ngọc nhờ tôi giúp tài chánh để xây nhà thờ Họ Đạo Lacua của Giáo Xứ Thới Bình, Càmau, tôi thực hiện CD “Ngài Mãi yêu Con” với 3 bài tôi dành riêng để cha Ngọc hát. CD này tôi nhờ nhóm ‘Ngô Music’ phụ trách phần hoà âm và thu âm nên có nét hoà âm khác tất cả những CD trước do nhóm Ngọc Linh & Phanxicô phụ trách.
Và năm nay, 2010, do gợi ý của Ban Thường Vụ Hội Đồng Mục Vụ Cộng Đoàn Công Giáo Việtnam Tây Úc, tôi thực hiện CD mới nhất “Xin Dâng Lên Cha”, để gây quỹ xây nhà xứ và Trường Việt Ngữ. Các bài hát trong CD này là những sáng tác mới nhất của tôi và phần hoà âm của nhóm Ngô Music rất thích hợp với những sáng tác này.
40 năm kể từ ngày tôi bập bẹ viết nhạc đến nay là một đoạn đường dài. Trên từng chặng đường, các bài hát là những đứa con tinh thần được sinh ra ghi dấu từng giai đoạn sống đã trải nghiệm qua. Riêng những bài thánh ca, chiếm khoảng ¾ của các tác phẩm, còn là những tâm tình, những trăn trở và những lời cầu nguyện của một Kitô Hữu dâng lên Thiên Chúa, xuất phát từ những xúc cảm thật sự khi cọ xát với cuộc sống cùng những vui, buồn, sướng, khổ nó tạo ra.
Xin được chia sẻ và cống hiến cho mọi người những đứa con tinh thần này. Mong rằng chúng sẽ được nằm trong mớ hành trang của quý vị dong duổi trên đường đời.
Video phần I: VietCatholic phỏng vấn Linh Mục Nhạc Sĩ Mộng Huỳnh.
Perth 2010
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Mì Nóng
Nguyễn Bá Khanh
22:20 03/09/2010
MÌ NÓNG
Ảnh của Nguyễn Bá Khanh
Bụng vừa thấy đói
Mẹ hâm mì gói
Thơm ngon nóng hổi
Vừa thổi vừa ăn
Tay mẹ chăm lo
Cám ơn mẹ nhiều!!!
(Trích thơ của T. Thư)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền