Phụng Vụ - Mục Vụ
Hạnh Phúc Thật
Lm Vũđình Tường
01:34 03/09/2020
Vui, buồn, sướng khổ là những cảm xúc xuất phát từ bên trong. Chúng gây nên bởi những điều mắt thấy, tai nghe. Từ đó chúng tạo nên cảm giác vui buồn cho con người. Chúng ta cảm thấy hạnh phúc, vui vẻ khi trong lòng thoải mái, thảnh thơi. Chúng ta lo lắng bồn chồn, mất ngủ khi trong lòng có lo lắng, bất an. Khi vui chúng ta mang niềm vui lại cho người khác. Khi đau buồn chúng ta là nguyên nhân gây đau khổ, lo lắng cho người chung quanh. Có nhiều lí do mang đến đau khổ, bài này chú trọng đến việc hoà giải khi có bất đồng. Để có được cuộc sống hạnh phúc, việc đầu tiên cần làm là đuổi ra khỏi, hay ít nhất kiềm chế điều từ bên ngoài vào làm cho ta đau khổ. Tha thứ đóng vai trò quan trọng trong việc sống vui. Tha cho người làm cho ta đau khổ không có nghĩa là trong ta hết đau, hết khổ. Tha thứ mang í nghĩa không để cho đau buồn lớn mãi trong ta; kiềm chế không cho phép chúng tiếp tục làm ta khổ hơn nữa. Khi tức giận, buồn khổ chúng ta thường nhai đi, nhai lại điều buồn phiền làm cho chúng lớn hơn thực tế. Cần kiềm chế chúng, chế ngự chúng, loại khỏi chúng ra khỏi đầu óc. Giữ chúng càng lâu trong người, tức giận, buồn khổ càng tăng. Cơ thể ta phản ứng lại nỗi buồn bằng cách tự tiết ra những độc tố làm cho buồn thêm. Độc tố này làm tăng nỗi buồn, gây chán nản, bất an và bất mãn, tạo cơ hội dẫn đến hận thù. Tha thứ là cách triệt tiêu những độc hại trên. Tha thứ có sức mạnh chữa lành, làm giảm cơn giận, xoa dịu vết thương lòng. Người ta chỉ có thể sống hạnh phúc khi người ta tiêu diệt các độc tố trên. Khi các độc tố trên bị tiêu diệt, tâm hồn trở nên thanh thản, cõi lòng trở nên yên lặng và tâm hồn vui tươi. Tha thứ khởi đầu từ nội tâm, từ trong tâm hồn. Khi tâm hồn ta được chữa lành cũng là lúc ta cảm thấy tha thứ dễ dàng hơn. Tha thứ chính là thước đo sức mạnh nội tâm. Sức mạnh nội tâm đến từ lòng khiêm nhường. Chính khiêm nhường là con đường dẫn đến tha thứ. Bởi khiêm nhường giúp nhận ra yếu đuối của chính ta, từ đó nhận ra yếu đuối của người. Vì họ yếu đuối, sa ngã, nên tha cho họ. Tha thứ chính là bước đi theo đường lối Chúa. Chính Ngài hoà giải với ta trước, dù biết rõ lỗi là lỗi của ta nhưng Thiên Chúa nhận lấy để giao hoà. Qua đó Thiên Chúa dậy chúng ta sống cuộc sống giao hoà với Thiên Chúa, và với tha nhân. Kinh Lậy Cha, Đức Kitô dậy các môn đệ và chúng ta là 'Xin tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha cho kẻ có lỗi với chúng con'. Mat 6, 11tt. Không thứ tha là loại cám dỗ kinh khủng, đáng sợ nhất trong cuộc sống. Sống trong thù hằn sẽ không biết niềm vui, hạnh phúc. Sống trong thù hận giết chết tình người. Giết chết hạnh phúc, bình an cuộc sống đời này và giết chết cuộc sống trường sinh. Tha thứ quan trọng đến độ trở thành Bí Tích Hoà Giải trong Giáo Hội. Bí tích Hoà Giải là nhịp cầu nối kết tình thân hữu, tình con người với con người; tình con người với Thiên Chúa. Bí tích Hoà Giải mang lại bình an, mang đến hạnh phúc, giải toả gánh nặng cuộc sống. Bí tích Hoà Giải giúp con người sống khiêm nhường. Trái với khiêm hạ là kiêu căng, tự cao, tự đại, tự mãn. Đó là lối sống của ma quỉ, chúng cổ võ, hỗ trợ, khuyến khích sống cao ngạo để tiếp tục làm nô lệ cho chúng sai khiến. Hoà giải để đón nhận Thiên Chúa vào trong cõi lòng. Không hoà giải là sống với bất mãn, đau khổ và mang chúng vào giường ngủ. Bài đọc hôm nay cho biết hoà giải giúp đón nhận thành viên cộng đoàn đức tin. Tiếng nói cộng đoàn quan trọng hơn tiếng nói cá nhân. Từ chối lời khuyên của cộng đoàn bởi tự nhận tiếng nói, í kiến cá nhân quan trọng hơn í kiến chung của cả cộng đoàn. Vì lí do đó mà tự mình tách khỏi cộng đoàn đức tin. Thiếu hoà giải cắt đứt liên hệ giữa cá nhân và cộng đoàn. Hoà giải giúp giải toả bức tường ngăn cách đó, nối kết lại tình thân trong cộng đoàn. Hoà giải còn nói lên lòng tin. Người làm lỗi nhờ giao hoà nhận biết được sai trái của mình để từ đó tiến lên tốt hơn.
Chúng ta xin ơn biết quí mến Bí Tích Hoà Giải.
TiengChuong.org
Happiness
Good feelings or bad feelings reveal the moods of our inner life. When we are in a good mood, we are happy. We enjoy life and make others around us happy. When we are in a bad mood, we feel life is miserable. We feel sad, and people around us are likely affected. Things that we have heard or seen from the outside world affect our inner life. To change the ill feelings we need to remove or put the bad things under control. Forgiveness plays a vital role in turning negative feelings to positive feelings. When we forgive someone who caused us pain and hurt; it doesn't mean the pain and hurt has gone. It means we don't want to live with negative feelings any longer. We don't want to stew, and keep alive the feelings of hurt, anger and resentment. The more we keep them alive, the more they intensify, and the more harm they cause, especially to us. Our body reacts to bad feelings by activating toxic chemicals that harm our wellbeing. Forgiveness is the way out. It has the power to heal, to put the hurt and pain in a powerless mood. A person will not live happily until s/he eliminates the harmful substances. Forgiveness is the best antidote to ill feelings. Negative feelings kill peace. Positive feelings create peace and joy. Forgiveness begins from within. One needs to heal his/her inner life first before s/he is able to forgive a person who harmed him/her. People who are able to forgive are happy people. Forgiveness is the sign of inner strength. It has the power to heal the hurt, and then empowers one to forgive the offender. Humility helps us to see our own vulnerability, and then recognizing our weakness as well as the weakness of others leads us to forgive.
Forgiveness is God's way. It is God, Who first reconciled us to Himself, and then taught us to reconcile with one another as soon as the hurt starts. Jesus taught his apostles, and us, about the power of forgiveness, when He taught the prayer known as 'The Lord Prayer', '...Forgive us our trespasses as we forgive those who trespass against us...'. Mat 6, 10ff. Refusing to forgive is the worst kind of temptation, because it makes our present life miserable, and destroys eternal life. Forgiveness is so important that it is celebrated as a Sacrament of the Church. The Sacrament of Reconciliation is the bridge connecting us with one another and with God. It brings peace, joy and healing. It eases life's heavy burden. It liberates a person, free from the vile ills of arrogance. It removes the bondage of sin that leads to destruction. Forgiveness means we welcome God into our lives, to be at home with God. Refusing to forgive means to remain resentful and hang on to bad feelings. The Bible text says, if a person reconciles that person remains a member of the faith community. It also says, the voice of the faith community has more weight than the voice of an individual. When one of its members refuses to comply with the voice of the faith community, then the membership of that person is in question. The connection between the faith community and its members coexists. Refusing to listen to the voice of the community blocks that connection. Reconciliation removes that blockage. Forgiveness is the sign of trust. The offender may experience the power of being forgiven of his/ her wrong doing and come to appreciate the goodness of life. We give thanks to God for the Sacrament of Healing.
Chúng ta xin ơn biết quí mến Bí Tích Hoà Giải.
TiengChuong.org
Happiness
Good feelings or bad feelings reveal the moods of our inner life. When we are in a good mood, we are happy. We enjoy life and make others around us happy. When we are in a bad mood, we feel life is miserable. We feel sad, and people around us are likely affected. Things that we have heard or seen from the outside world affect our inner life. To change the ill feelings we need to remove or put the bad things under control. Forgiveness plays a vital role in turning negative feelings to positive feelings. When we forgive someone who caused us pain and hurt; it doesn't mean the pain and hurt has gone. It means we don't want to live with negative feelings any longer. We don't want to stew, and keep alive the feelings of hurt, anger and resentment. The more we keep them alive, the more they intensify, and the more harm they cause, especially to us. Our body reacts to bad feelings by activating toxic chemicals that harm our wellbeing. Forgiveness is the way out. It has the power to heal, to put the hurt and pain in a powerless mood. A person will not live happily until s/he eliminates the harmful substances. Forgiveness is the best antidote to ill feelings. Negative feelings kill peace. Positive feelings create peace and joy. Forgiveness begins from within. One needs to heal his/her inner life first before s/he is able to forgive a person who harmed him/her. People who are able to forgive are happy people. Forgiveness is the sign of inner strength. It has the power to heal the hurt, and then empowers one to forgive the offender. Humility helps us to see our own vulnerability, and then recognizing our weakness as well as the weakness of others leads us to forgive.
Forgiveness is God's way. It is God, Who first reconciled us to Himself, and then taught us to reconcile with one another as soon as the hurt starts. Jesus taught his apostles, and us, about the power of forgiveness, when He taught the prayer known as 'The Lord Prayer', '...Forgive us our trespasses as we forgive those who trespass against us...'. Mat 6, 10ff. Refusing to forgive is the worst kind of temptation, because it makes our present life miserable, and destroys eternal life. Forgiveness is so important that it is celebrated as a Sacrament of the Church. The Sacrament of Reconciliation is the bridge connecting us with one another and with God. It brings peace, joy and healing. It eases life's heavy burden. It liberates a person, free from the vile ills of arrogance. It removes the bondage of sin that leads to destruction. Forgiveness means we welcome God into our lives, to be at home with God. Refusing to forgive means to remain resentful and hang on to bad feelings. The Bible text says, if a person reconciles that person remains a member of the faith community. It also says, the voice of the faith community has more weight than the voice of an individual. When one of its members refuses to comply with the voice of the faith community, then the membership of that person is in question. The connection between the faith community and its members coexists. Refusing to listen to the voice of the community blocks that connection. Reconciliation removes that blockage. Forgiveness is the sign of trust. The offender may experience the power of being forgiven of his/ her wrong doing and come to appreciate the goodness of life. We give thanks to God for the Sacrament of Healing.
Nụ cười dâng hiến
LM. Giuse Trương Đình Hiền
08:25 03/09/2020
Bài giảng Lễ Khấn Dòng Nữ Tỳ Chúa Giêsu Tình Thương – 3.9.2020
(1 V 17, 10-16; Pl 2, 1-11; Ga 13, 1-15)
Như chúng ta vừa nghe, sứ điệp Lời Chúa trong phụng vụ Lễ Khấn Dòng hôm nay đã làm sáng lên những khuôn mặt: bà goá Sarepta, cộng đoàn tín hữu Philipphê, Chúa Giêsu và các Tông đồ trong Bữa Tiệc Ly. Qua những “gương mặt” nầy, cử hành phụng vụ hôm nay muốn chuyển tải đến chúng ta một sứ điệp để sống đức tin và ơn gọi, đặc biệt, ơn gọi thánh hiến.
Trước hết, chúng ta dừng lại nơi chân dung “Bà Goá Sarepta” của sách Các Vua, kẻ đã vui lòng cống hiến “chút bột và chút dầu cuối cùng” để nuôi sống “tiên tri Êlia, Người của Thiên Chúa”. Trong Kinh Thánh, gương mặt của các bà goá được khắc hoạ rất nhiều lần, nhiều nơi. Riêng câu chuyện “bà goá thời ngôn sứ Êlia” rất giống với câu chuyện “hai đồng xu nhỏ của bà goá” trong Tin Mừng Luca (Lc 21, 1-4). Từ hình ảnh “chút bột và chút dầu cuối cùng của Bà Goá Sarepta đến “hai đồng xu nhỏ của bà Goá trong Tân ước”, chúng ta khám phá ra những vẻ đẹp rạng ngời nơi “những chút bột, chút dầu, những đồng xu bằng xương bằng thịt của những ơn gọi tu trì” và nơi những “bà goá nghèo” là những bậc cha mẹ chấp nhận sống cô đơn, bần hàn, túng ngặt… để sẵn sàng “dâng con cho Chúa”.
Cho dẫu trong Giáo Hội không thiếu những Giáo Hoàng, Hồng Y, Giám mục, linh mục, tu sĩ… xuất thân từ những gia đình “danh gia vọng tộc”, những nhà “địa chủ quyền quý cao sang”, đông con nhiều cháu…, nhưng cũng không thiếu những ơn gọi thuộc những gia đình nghèo nàn rách nát, những “bà goá” chỉ có một đứa con duy nhất ở những vùng sâu vùng xa, những “căn hộ nhà sàn” thuộc những sắc tộc ít người lam lủ, thiếu trước hụt sau, lầm than đói khổ !
Thế giới hôm nay, trong cơn lốc tục hoá và khủng hoảng ơn gọi, Giáo Hội trân trọng biết bao, biết ơn thật nhiều “những chút bột, chút dầu, những đồng xu nhỏ” và “những bà goá nghèo” đang tản mác khắp nơi trên muôn vạn nẻo đường cuộc sống; những người mà Chúa Giêsu không ngại ngùng gọi là “những kẻ bé mọn được ơn mạc khải” (Mt 11, 15), và Đức Thánh Cha Phanxicô trân trọng gọi tên là “những vị thánh ở sát bên nhà chúng ta” (Gaudete et Exsultate số 7). Vâng, ở giữa cộng đoàn chúng ta hôm nay, đẹp làm sao, quý làm sao “chút bột, chút dầu, những đồng xu nhỏ xinh xinh” là những nữ tu, là những người cha người mẹ, đang dâng về cho Chúa những gì đẹp nhất, quý giá nhất của đời mình, của gia đình mình !
Từ câu chuyện “bà goá”, Lời Chúa muốn chúng ta một lần nữa đón nghe lời huấn dụ của Thánh Phaolô gởi giáo đoàn Philipphê, một cộng đoàn nói được là đầu tiên của u Châu đón nhận Tin Mừng. Đây cũng là cộng đoàn đã từng quyên góp giúp đỡ thánh Phaolô trong bước đường truyền giáo hay lúc tù ngục, và cũng là cộng đoàn được ngài rất ưu ái và tin tưởng. Cho dù là một giáo huấn cho cộng đoàn cách đây gần 2000 năm, nhưng chúng ta cũng dễ dàng nhận ra một điều rất thích hợp để áp dụng cho các cộng đoàn của Giáo Hội hôm nay, nhất là cho cộng đoàn những người sống đời thánh hiến; riêng hôm nay, những lời nầy, phải chăng không những thích hợp mà rất cần thiết cho những chị em Dòng Nữ Tỳ tuyên khấn lần đầu và khấn trọn: hay “mặc lấy tâm tình của Đức Kitô”, tâm tình vâng phục, khiêm nhường và bác ái hiệp nhất trong cộng đoàn.
Thật vậy, Thánh Phaolô đã ân cần giáo huấn rằng: “hãy cảm nghĩ trong anh em điều đã có trong Đức Giêsu Kitô”; điều đó cũng có nghĩa là hãy “cùng chung một lòng mến, được đồng tâm nhất trí với nhau, chớ làm điều gì bởi ý cạnh tranh hay bởi tìm hư danh, nhưng hãy lấy lòng khiêm nhường mà coi kẻ khác vượt trổi hơn mình, mỗi người đừng chỉ nghĩ đến những sự thuộc về mình, nhưng hãy nghĩ đến những sự thuộc về kẻ khác…”. Đặc biệt, những lời huấn dụ liền sau đó của Thánh Phaolô lại chính là một lời “vinh tụng” Đức Kitô mà bất cứ người tu sĩ nào cũng đều thuộc nằm lòng; và không chỉ thuộc mà còn phải sống mỗi ngày như một câu châm ngôn: “Người huỷ bỏ chính mình mà nhận lấy thân phận tôi đòi, đã trở nên giống như loài người với cách thức bề ngoài như một người phàm. Người đã tự hạ mình mà vâng lời cho đến chết, và chết trên thập giá”.
Từ ý nghĩa “tự hạ thẳm sâu của Đức Kitô” trong thư gởi giáo đoàn Philipphê, đĩnh điểm của sứ điệp Lời Chúa hôm nay dừng lại nơi hình ảnh Chúa Giêsu quỳ xuống rửa chân cho các môn sinh trong bữa tiệc Vượt Qua cuối cùng trước khi dấn thân vào cuộc khổ nạn. Vâng, đây là một hình ảnh sống động nhất và cũng thật cao cả của đức khiêm nhường phục vụ, một dấu chỉ đã trở thành “bí tích của yêu thương phục vụ”, một cách diễn tả khác của “Tình yêu Thánh Thể”, “Tấm bánh sẻ chia” mà bất cứ ai mang danh Kitô hữu đều được gọi mời tham gia và thực hiện đến cùng.
Riêng đối với các chị trong Hội Dòng Nữ Tỳ Chúa Giêsu tình thương thì chính con đường “hạ mình xuống” chọn “làm người rửa chân” cũng chính là chọn “chỗ cuối cùng”, một chọn lựa thuộc “căn tính linh đạo” của Hội dòng mà số 25 trong Bản Dự Thảo Hiến Chương đã minh định: “Chúng ta luôn sẵn sàng “đến mà ngồi vào chỗ cuối cùng” theo lệnh ĐGM sở tại, luôn đặt trọng tâm vào việc yêu thương phục vụ thành phần anh chị em kém may mắn, nghèo đói. Để qua những việc bác ái phục vụ nầy, đưa nhiều người về với Giáo Hội” (Dự thảo Hiến Chương số 25).
Với những người không thấm nhuần ý nghĩa “khó nghèo của Tin Mừng Tám Mối phúc thật”, không hiểu và cảm nhận được ý nghĩa cao cả và phong phú của “dấu chỉ Rửa Chân”, thì việc hạ mình “chọn chỗ cuối”, chọn thập giá…là một điên rồ, thất bại; nhưng, với chúng ta, những người Kitô hữu, những tu sĩ, thì “rửa chân”, “chọn chỗ cuối” lại là một “sức mạnh và khôn ngoan” của Thiên Chúa như xác tín của Thánh Phaolô (1 Cr 1, 22-25), là năng lực để thăng tiến chính mình và tha nhân, như cách diễn tả của Đức Giám Mục Bùi Tuần: “Chỉ khi ta hạ mình xuống, người khác mới được nâng lên; chỉ khi ta chịu nhỏ xuống, người khác mới có thể lớn lên; chỉ khi ta thành người nghèo khó, người khác mới trở nên giàu có; chỉ khi ta chấp nhận bị khinh khi, người khác mới được tôn trọng; chỉ khi ta chịu kém cỏi, người khác mới được khôn ngoan”.
Kính thưa cộng đoàn, đặc biệt quý nữ tu,
Trong ngày lễ khấn hôm nay tôi chợt nhớ đến một nụ cười đã làm vang động cả thế giới: nụ cười lúc lâm chung của nữ tu Cecilia người Argentina. Vâng người nữ tu nầy mang căn bệnh quái ác ung thư và cho dù phải chịu đựng những cơn đau ghê gớm lúc cuối đời, soeur vẫn mĩm cười và đã mĩm cười cách thanh thản hồn nhiên khi từ giả cõi đời về với Chúa.
Phải chăng đó là nụ cười của những người đã sống hết mình sứ điệp cho đi của bà goá, sứ điệp tự hạ thẳm sâu của Đức Kitô, một Đức Kitô sẵn sàng cuối xuống rửa chân cho anh em. Chúng ta hy vọng rằng, chút nữa đây, trên cung thánh nầy, các nữ tu khấn lần đầu và khấn trọn của chúng ta cũng nở một nụ cười như thế trong sâu thẳm cõi lòng dành cho Chúa Kitô và Hội Thánh.
Và như thế, sứ điệp bà goá, sứ điệp tự hạ và sứ điệp rửa chân sẽ đọng lại nơi bàn Tiệc Thánh Thể hôm nay, nơi chính Tấm Bánh được bẻ ra từ Thân Mình hiến tế của Đức Kitô, nơi ly rượu được rót ra từ chính trái tim bị đâm thâu của Ngài được ban tặng cho tất cả chúng ta đang hiệp thông nơi đây. Cùng với các chị khấn dòng, chúng ta cùng sẵn sàng, trân trọng đi vào “điểm hẹn” thâm sâu nhất của huyền nhiệm Hiến Tế của Đức Kitô; và không quên mang theo lời nguyện cầu cho các chị tuyên khấn hôm nay thật sự tìm được hạnh phúc và bình an, có được “nụ cười dâng hiến”, nụ cười của trái tim tự do và thanh thản dành cho Thiên Chúa và con người. Amen.
Trương Đình Hiền
(1 V 17, 10-16; Pl 2, 1-11; Ga 13, 1-15)
Như chúng ta vừa nghe, sứ điệp Lời Chúa trong phụng vụ Lễ Khấn Dòng hôm nay đã làm sáng lên những khuôn mặt: bà goá Sarepta, cộng đoàn tín hữu Philipphê, Chúa Giêsu và các Tông đồ trong Bữa Tiệc Ly. Qua những “gương mặt” nầy, cử hành phụng vụ hôm nay muốn chuyển tải đến chúng ta một sứ điệp để sống đức tin và ơn gọi, đặc biệt, ơn gọi thánh hiến.
Trước hết, chúng ta dừng lại nơi chân dung “Bà Goá Sarepta” của sách Các Vua, kẻ đã vui lòng cống hiến “chút bột và chút dầu cuối cùng” để nuôi sống “tiên tri Êlia, Người của Thiên Chúa”. Trong Kinh Thánh, gương mặt của các bà goá được khắc hoạ rất nhiều lần, nhiều nơi. Riêng câu chuyện “bà goá thời ngôn sứ Êlia” rất giống với câu chuyện “hai đồng xu nhỏ của bà goá” trong Tin Mừng Luca (Lc 21, 1-4). Từ hình ảnh “chút bột và chút dầu cuối cùng của Bà Goá Sarepta đến “hai đồng xu nhỏ của bà Goá trong Tân ước”, chúng ta khám phá ra những vẻ đẹp rạng ngời nơi “những chút bột, chút dầu, những đồng xu bằng xương bằng thịt của những ơn gọi tu trì” và nơi những “bà goá nghèo” là những bậc cha mẹ chấp nhận sống cô đơn, bần hàn, túng ngặt… để sẵn sàng “dâng con cho Chúa”.
Cho dẫu trong Giáo Hội không thiếu những Giáo Hoàng, Hồng Y, Giám mục, linh mục, tu sĩ… xuất thân từ những gia đình “danh gia vọng tộc”, những nhà “địa chủ quyền quý cao sang”, đông con nhiều cháu…, nhưng cũng không thiếu những ơn gọi thuộc những gia đình nghèo nàn rách nát, những “bà goá” chỉ có một đứa con duy nhất ở những vùng sâu vùng xa, những “căn hộ nhà sàn” thuộc những sắc tộc ít người lam lủ, thiếu trước hụt sau, lầm than đói khổ !
Thế giới hôm nay, trong cơn lốc tục hoá và khủng hoảng ơn gọi, Giáo Hội trân trọng biết bao, biết ơn thật nhiều “những chút bột, chút dầu, những đồng xu nhỏ” và “những bà goá nghèo” đang tản mác khắp nơi trên muôn vạn nẻo đường cuộc sống; những người mà Chúa Giêsu không ngại ngùng gọi là “những kẻ bé mọn được ơn mạc khải” (Mt 11, 15), và Đức Thánh Cha Phanxicô trân trọng gọi tên là “những vị thánh ở sát bên nhà chúng ta” (Gaudete et Exsultate số 7). Vâng, ở giữa cộng đoàn chúng ta hôm nay, đẹp làm sao, quý làm sao “chút bột, chút dầu, những đồng xu nhỏ xinh xinh” là những nữ tu, là những người cha người mẹ, đang dâng về cho Chúa những gì đẹp nhất, quý giá nhất của đời mình, của gia đình mình !
Từ câu chuyện “bà goá”, Lời Chúa muốn chúng ta một lần nữa đón nghe lời huấn dụ của Thánh Phaolô gởi giáo đoàn Philipphê, một cộng đoàn nói được là đầu tiên của u Châu đón nhận Tin Mừng. Đây cũng là cộng đoàn đã từng quyên góp giúp đỡ thánh Phaolô trong bước đường truyền giáo hay lúc tù ngục, và cũng là cộng đoàn được ngài rất ưu ái và tin tưởng. Cho dù là một giáo huấn cho cộng đoàn cách đây gần 2000 năm, nhưng chúng ta cũng dễ dàng nhận ra một điều rất thích hợp để áp dụng cho các cộng đoàn của Giáo Hội hôm nay, nhất là cho cộng đoàn những người sống đời thánh hiến; riêng hôm nay, những lời nầy, phải chăng không những thích hợp mà rất cần thiết cho những chị em Dòng Nữ Tỳ tuyên khấn lần đầu và khấn trọn: hay “mặc lấy tâm tình của Đức Kitô”, tâm tình vâng phục, khiêm nhường và bác ái hiệp nhất trong cộng đoàn.
Thật vậy, Thánh Phaolô đã ân cần giáo huấn rằng: “hãy cảm nghĩ trong anh em điều đã có trong Đức Giêsu Kitô”; điều đó cũng có nghĩa là hãy “cùng chung một lòng mến, được đồng tâm nhất trí với nhau, chớ làm điều gì bởi ý cạnh tranh hay bởi tìm hư danh, nhưng hãy lấy lòng khiêm nhường mà coi kẻ khác vượt trổi hơn mình, mỗi người đừng chỉ nghĩ đến những sự thuộc về mình, nhưng hãy nghĩ đến những sự thuộc về kẻ khác…”. Đặc biệt, những lời huấn dụ liền sau đó của Thánh Phaolô lại chính là một lời “vinh tụng” Đức Kitô mà bất cứ người tu sĩ nào cũng đều thuộc nằm lòng; và không chỉ thuộc mà còn phải sống mỗi ngày như một câu châm ngôn: “Người huỷ bỏ chính mình mà nhận lấy thân phận tôi đòi, đã trở nên giống như loài người với cách thức bề ngoài như một người phàm. Người đã tự hạ mình mà vâng lời cho đến chết, và chết trên thập giá”.
Từ ý nghĩa “tự hạ thẳm sâu của Đức Kitô” trong thư gởi giáo đoàn Philipphê, đĩnh điểm của sứ điệp Lời Chúa hôm nay dừng lại nơi hình ảnh Chúa Giêsu quỳ xuống rửa chân cho các môn sinh trong bữa tiệc Vượt Qua cuối cùng trước khi dấn thân vào cuộc khổ nạn. Vâng, đây là một hình ảnh sống động nhất và cũng thật cao cả của đức khiêm nhường phục vụ, một dấu chỉ đã trở thành “bí tích của yêu thương phục vụ”, một cách diễn tả khác của “Tình yêu Thánh Thể”, “Tấm bánh sẻ chia” mà bất cứ ai mang danh Kitô hữu đều được gọi mời tham gia và thực hiện đến cùng.
Riêng đối với các chị trong Hội Dòng Nữ Tỳ Chúa Giêsu tình thương thì chính con đường “hạ mình xuống” chọn “làm người rửa chân” cũng chính là chọn “chỗ cuối cùng”, một chọn lựa thuộc “căn tính linh đạo” của Hội dòng mà số 25 trong Bản Dự Thảo Hiến Chương đã minh định: “Chúng ta luôn sẵn sàng “đến mà ngồi vào chỗ cuối cùng” theo lệnh ĐGM sở tại, luôn đặt trọng tâm vào việc yêu thương phục vụ thành phần anh chị em kém may mắn, nghèo đói. Để qua những việc bác ái phục vụ nầy, đưa nhiều người về với Giáo Hội” (Dự thảo Hiến Chương số 25).
Với những người không thấm nhuần ý nghĩa “khó nghèo của Tin Mừng Tám Mối phúc thật”, không hiểu và cảm nhận được ý nghĩa cao cả và phong phú của “dấu chỉ Rửa Chân”, thì việc hạ mình “chọn chỗ cuối”, chọn thập giá…là một điên rồ, thất bại; nhưng, với chúng ta, những người Kitô hữu, những tu sĩ, thì “rửa chân”, “chọn chỗ cuối” lại là một “sức mạnh và khôn ngoan” của Thiên Chúa như xác tín của Thánh Phaolô (1 Cr 1, 22-25), là năng lực để thăng tiến chính mình và tha nhân, như cách diễn tả của Đức Giám Mục Bùi Tuần: “Chỉ khi ta hạ mình xuống, người khác mới được nâng lên; chỉ khi ta chịu nhỏ xuống, người khác mới có thể lớn lên; chỉ khi ta thành người nghèo khó, người khác mới trở nên giàu có; chỉ khi ta chấp nhận bị khinh khi, người khác mới được tôn trọng; chỉ khi ta chịu kém cỏi, người khác mới được khôn ngoan”.
Kính thưa cộng đoàn, đặc biệt quý nữ tu,
Trong ngày lễ khấn hôm nay tôi chợt nhớ đến một nụ cười đã làm vang động cả thế giới: nụ cười lúc lâm chung của nữ tu Cecilia người Argentina. Vâng người nữ tu nầy mang căn bệnh quái ác ung thư và cho dù phải chịu đựng những cơn đau ghê gớm lúc cuối đời, soeur vẫn mĩm cười và đã mĩm cười cách thanh thản hồn nhiên khi từ giả cõi đời về với Chúa.
Phải chăng đó là nụ cười của những người đã sống hết mình sứ điệp cho đi của bà goá, sứ điệp tự hạ thẳm sâu của Đức Kitô, một Đức Kitô sẵn sàng cuối xuống rửa chân cho anh em. Chúng ta hy vọng rằng, chút nữa đây, trên cung thánh nầy, các nữ tu khấn lần đầu và khấn trọn của chúng ta cũng nở một nụ cười như thế trong sâu thẳm cõi lòng dành cho Chúa Kitô và Hội Thánh.
Và như thế, sứ điệp bà goá, sứ điệp tự hạ và sứ điệp rửa chân sẽ đọng lại nơi bàn Tiệc Thánh Thể hôm nay, nơi chính Tấm Bánh được bẻ ra từ Thân Mình hiến tế của Đức Kitô, nơi ly rượu được rót ra từ chính trái tim bị đâm thâu của Ngài được ban tặng cho tất cả chúng ta đang hiệp thông nơi đây. Cùng với các chị khấn dòng, chúng ta cùng sẵn sàng, trân trọng đi vào “điểm hẹn” thâm sâu nhất của huyền nhiệm Hiến Tế của Đức Kitô; và không quên mang theo lời nguyện cầu cho các chị tuyên khấn hôm nay thật sự tìm được hạnh phúc và bình an, có được “nụ cười dâng hiến”, nụ cười của trái tim tự do và thanh thản dành cho Thiên Chúa và con người. Amen.
Trương Đình Hiền
Chúa Nhật XXIII Thường Niên Năm - A
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
08:28 03/09/2020
Chúa Nhật XXIII Thường Niên Năm - A
(Mt 18, 15 - 20)
"Bác ái huynh đệ trong cộng đoàn tín hữu" là chủ để nổi bật hơn cả của Chúa nhật tuần này. Quả thật, "hiệp nhất nhân danh Chúa Giêsu", bác ái, tha thứ cho nhau và giúp nhau thăng tiến là điều ai cũng muốn và cần làm. Đây không đơn giản chỉ là tương quan xã hội trong cuộc sống hằng ngày. Việc sửa lỗi huynh đệ đã có trong sách Lêvi: "Ngươi không được để lòng ghét người anh em, nhưng phải mạnh dạn quở trách người đồng bào, như thế, ngươi sẽ khỏi mang tội vì nó " (Lv 19, 17). Vì bác ái với dân Israel, Chúa đã làm cho Êdêkiel "trở nên người lính canh nhà Israel", và truyền ông phải nói cho "kẻ gian ác bỏ đường lối mình", để được sống, nếu không "thì chính kẻ gian ác sẽ chết" (x. Ed 33, 7-9).
Thánh Phaolô nói: "Anh em chớ mắc nợ ai ngoài việc phải yêu mến nhau" (Rm 13, 8). Thì ra chúng ta phải mắc nợ nhau về tình mến. Cùng một thân thể mầu nhiệm Đức Kitô, thánh Phaolô mời gọi ta mặc lấy tâm tình của Đức Kitô, sống hiền lành, từ bi, nhân hậu và liên đới với nhau. Bởi tất cả đều do Thiên Chúa tạo dựng, được Đức Giêsu Kitô cứu chuộc, chúng ta là anh em với nhau trong Chúa, nên hãy đối xử với nhau bằng tình yêu và lòng mến, vì toàn bộ luật của Thiên Chúa được nên trọn trong tình yêu, kể cả Mười Điều Răn "và nếu có điều luật nào khác, thì cũng tóm lại trong lời này là: Ngươi hãy yêu mến kẻ khác như chính mình" (x. Rm 13, 8-10).
Lời thánh Phaolô trong bài ca đức ái: " Lòng yêu thương không làm hại kẻ khác " (1Cr, 9), cho thấy Giáo hội được qui tụ làm thành Thân Thể Chúa Kitô, lãnh nhận sứ mạng bày tỏ Thân Thể này theo ý muốn của Thiên Chúa. Chúng ta là những chi thể của cùng một Thân Thể, tuy khác nhau, nhưng cùng qui về Giáo hội, liên đới với nhau như một bản giao hưởng tình bác ái. Nên ai phạm lỗi, người ấy thiếu tình bác ái không chỉ với một người, mà con đối với toàn thân thể.
Cứ sự thường ai xúc phạm đến ta, ta không can thiệp gì hết. Viện cớ: nó đã xúc phạm đến tôi! Tôi sẽ không nói gì hết, dứt khoát là không. Vậy làm gì bây giờ? Nó đã xúc phạm đến tôi: Mắt đền mắt, răng đền răng ư? Đây không phải là giải pháp, làm thế sự xấu sẽ xấu hơn. Tôi sẽ đi gặp anh em và nói: Anh đã làm tổn thương tôi, không được! Anh được Thiên Chúa tạo dựng, vì tình bác ái, tôi phải kéo anh về. Chúng ta không loại trừ vì lỗi cá nhân họ, nhưng giúp họ sửa mình để trở nên xứng đáng trong cộng đoàn mà họ là thành viên.
Sửa lỗi, cụ thể hơn là phê bình hiệu quả hay góp ý xây dựng là những cụm từ, từ lâu đã trở nên quen thuộc trong nghệ thuật giao tiếp. Bị người khác phê bình, cho dù đó là góp ý hay chỉ trích, cũng đều cho chúng ta thấy bản thân mình có khiếm khuyết. Đã là người thì chắng mấy ai muốn thật lòng thừa nhận điều đó. Cho dù ta thuộc mẫu người nào đi chăng nữa thì lời phê bình cũng là thứ mà chẳng ai muốn nghe. Làm được điều đó không phải là chuyện dễ bởi chúng ta cần có cả sự tự tin lẫn đức khiêm tốn để thừa nhận chúng ta đã lầm lỗi. Đồng thời, phải nhìn nhận mặt sáng trong mỗi người. Phê bình là vì chính lợi ích của chúng ta, chứng tỏ tình yêu huynh đệ chất chứa trách nhiệm hỗ tương.
Chúa Giêsu đưa ra các cấp độ hành xử với anh em trong cộng đoàn, dựa trên sự tôn trọng và yêu thương lẫn nhau miễn sao lợi được người anh em. Tin Mừng (Mt 18, 15-20) cho thấy nếu anh em có lỗi, tôi phải thể hiện tình yêu với họ, trước hết, nói chuyện riêng với anh về sai lầm mà anh đã nói hay làm là không tốt. Hành vi này được gọi là sửa lỗi huynh đệ: đây không phải là phản ứng đối với hành vi người phạm lỗi, nhưng là cử chỉ yêu thương dành cho người anh em.
Và nếu nó không chịu nghe ngươi? Cấp tiếp theo, hãy nói chuyện về anh ta với hai hoặc ba người để giúp anh ý thức hơn về những gì anh đã làm; nếu anh ta vẫn bỏ ngoài tai, bất chấp điều này, phải nói cho cộng đoàn; và nếu anh ta không nghe cộng đoàn, thì phải làm cho anh ta nhận ra rằng chính anh tự tách biệt khỏi cộng đoàn Hội Thánh. Đặt ra khỏi cộng đoàn thành viên không chịu hối cải, không có nghĩa là lên án. Chúng ta cần phải giữ liên hệ với nhau, vì đây là mối liên hệ do Thánh Thần thêu dệt. Chúng ta bước vào trong cộng đoàn và xây đắp bình an để mang lại cho sức sống cho cộng đoàn.Dù giới hạn cũng như khuyết điểm cá nhân ta, chúng ta vẫn được mời gọi đón nhận sửa lỗi nhau trong tình huynh đệ và giúp đỡ người khác qua việc sự tế nhị này. Đây trách nhiệm sống của chúng ta với nhau.
Khi áp dụng hết mọi cách, vẫn không có hiệu quả, chúng ta hãy phó thác người anh em cho lòng nhân hậu của Thiên Chúa: "Lòng yêu thương không làm hại kẻ khác. Vậy yêu thương là chu toàn cả lề luật " (Rm 13, 10).
Hoa quả của đức ái trong cộng đoàn là cầu nguyện: "Ở đâu có hai hoặc ba người tụ họp nhân danh Thầy, thì Thầy ở giữa những người ấy "(Mt 18, 19-20). Chúng ta quả quyết: Ở đâu có tình yêu, ở đó có Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần ngự trị. Cầu nguyện cá nhân là quan trọng, cần thiết, nhưng Chúa bảo đảm sự hiện diện của mình trong cộng đoàn, vì nó qui chiếu vào sự hiệp thông trọn vẹn của Thiên Chúa Ba Ngôi. Origen nói rằng "chúng ta phải thực hiện bản giao hưởng này" nghĩa là sự hòa hợp trong cộng đoàn tín hữu.
Lạy Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa, Mẹ hiển vinh, xin Chúa liên kết chúng con trong tình yêu Chúa. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
(Mt 18, 15 - 20)
"Bác ái huynh đệ trong cộng đoàn tín hữu" là chủ để nổi bật hơn cả của Chúa nhật tuần này. Quả thật, "hiệp nhất nhân danh Chúa Giêsu", bác ái, tha thứ cho nhau và giúp nhau thăng tiến là điều ai cũng muốn và cần làm. Đây không đơn giản chỉ là tương quan xã hội trong cuộc sống hằng ngày. Việc sửa lỗi huynh đệ đã có trong sách Lêvi: "Ngươi không được để lòng ghét người anh em, nhưng phải mạnh dạn quở trách người đồng bào, như thế, ngươi sẽ khỏi mang tội vì nó " (Lv 19, 17). Vì bác ái với dân Israel, Chúa đã làm cho Êdêkiel "trở nên người lính canh nhà Israel", và truyền ông phải nói cho "kẻ gian ác bỏ đường lối mình", để được sống, nếu không "thì chính kẻ gian ác sẽ chết" (x. Ed 33, 7-9).
Thánh Phaolô nói: "Anh em chớ mắc nợ ai ngoài việc phải yêu mến nhau" (Rm 13, 8). Thì ra chúng ta phải mắc nợ nhau về tình mến. Cùng một thân thể mầu nhiệm Đức Kitô, thánh Phaolô mời gọi ta mặc lấy tâm tình của Đức Kitô, sống hiền lành, từ bi, nhân hậu và liên đới với nhau. Bởi tất cả đều do Thiên Chúa tạo dựng, được Đức Giêsu Kitô cứu chuộc, chúng ta là anh em với nhau trong Chúa, nên hãy đối xử với nhau bằng tình yêu và lòng mến, vì toàn bộ luật của Thiên Chúa được nên trọn trong tình yêu, kể cả Mười Điều Răn "và nếu có điều luật nào khác, thì cũng tóm lại trong lời này là: Ngươi hãy yêu mến kẻ khác như chính mình" (x. Rm 13, 8-10).
Lời thánh Phaolô trong bài ca đức ái: " Lòng yêu thương không làm hại kẻ khác " (1Cr, 9), cho thấy Giáo hội được qui tụ làm thành Thân Thể Chúa Kitô, lãnh nhận sứ mạng bày tỏ Thân Thể này theo ý muốn của Thiên Chúa. Chúng ta là những chi thể của cùng một Thân Thể, tuy khác nhau, nhưng cùng qui về Giáo hội, liên đới với nhau như một bản giao hưởng tình bác ái. Nên ai phạm lỗi, người ấy thiếu tình bác ái không chỉ với một người, mà con đối với toàn thân thể.
Cứ sự thường ai xúc phạm đến ta, ta không can thiệp gì hết. Viện cớ: nó đã xúc phạm đến tôi! Tôi sẽ không nói gì hết, dứt khoát là không. Vậy làm gì bây giờ? Nó đã xúc phạm đến tôi: Mắt đền mắt, răng đền răng ư? Đây không phải là giải pháp, làm thế sự xấu sẽ xấu hơn. Tôi sẽ đi gặp anh em và nói: Anh đã làm tổn thương tôi, không được! Anh được Thiên Chúa tạo dựng, vì tình bác ái, tôi phải kéo anh về. Chúng ta không loại trừ vì lỗi cá nhân họ, nhưng giúp họ sửa mình để trở nên xứng đáng trong cộng đoàn mà họ là thành viên.
Sửa lỗi, cụ thể hơn là phê bình hiệu quả hay góp ý xây dựng là những cụm từ, từ lâu đã trở nên quen thuộc trong nghệ thuật giao tiếp. Bị người khác phê bình, cho dù đó là góp ý hay chỉ trích, cũng đều cho chúng ta thấy bản thân mình có khiếm khuyết. Đã là người thì chắng mấy ai muốn thật lòng thừa nhận điều đó. Cho dù ta thuộc mẫu người nào đi chăng nữa thì lời phê bình cũng là thứ mà chẳng ai muốn nghe. Làm được điều đó không phải là chuyện dễ bởi chúng ta cần có cả sự tự tin lẫn đức khiêm tốn để thừa nhận chúng ta đã lầm lỗi. Đồng thời, phải nhìn nhận mặt sáng trong mỗi người. Phê bình là vì chính lợi ích của chúng ta, chứng tỏ tình yêu huynh đệ chất chứa trách nhiệm hỗ tương.
Chúa Giêsu đưa ra các cấp độ hành xử với anh em trong cộng đoàn, dựa trên sự tôn trọng và yêu thương lẫn nhau miễn sao lợi được người anh em. Tin Mừng (Mt 18, 15-20) cho thấy nếu anh em có lỗi, tôi phải thể hiện tình yêu với họ, trước hết, nói chuyện riêng với anh về sai lầm mà anh đã nói hay làm là không tốt. Hành vi này được gọi là sửa lỗi huynh đệ: đây không phải là phản ứng đối với hành vi người phạm lỗi, nhưng là cử chỉ yêu thương dành cho người anh em.
Và nếu nó không chịu nghe ngươi? Cấp tiếp theo, hãy nói chuyện về anh ta với hai hoặc ba người để giúp anh ý thức hơn về những gì anh đã làm; nếu anh ta vẫn bỏ ngoài tai, bất chấp điều này, phải nói cho cộng đoàn; và nếu anh ta không nghe cộng đoàn, thì phải làm cho anh ta nhận ra rằng chính anh tự tách biệt khỏi cộng đoàn Hội Thánh. Đặt ra khỏi cộng đoàn thành viên không chịu hối cải, không có nghĩa là lên án. Chúng ta cần phải giữ liên hệ với nhau, vì đây là mối liên hệ do Thánh Thần thêu dệt. Chúng ta bước vào trong cộng đoàn và xây đắp bình an để mang lại cho sức sống cho cộng đoàn.Dù giới hạn cũng như khuyết điểm cá nhân ta, chúng ta vẫn được mời gọi đón nhận sửa lỗi nhau trong tình huynh đệ và giúp đỡ người khác qua việc sự tế nhị này. Đây trách nhiệm sống của chúng ta với nhau.
Khi áp dụng hết mọi cách, vẫn không có hiệu quả, chúng ta hãy phó thác người anh em cho lòng nhân hậu của Thiên Chúa: "Lòng yêu thương không làm hại kẻ khác. Vậy yêu thương là chu toàn cả lề luật " (Rm 13, 10).
Hoa quả của đức ái trong cộng đoàn là cầu nguyện: "Ở đâu có hai hoặc ba người tụ họp nhân danh Thầy, thì Thầy ở giữa những người ấy "(Mt 18, 19-20). Chúng ta quả quyết: Ở đâu có tình yêu, ở đó có Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần ngự trị. Cầu nguyện cá nhân là quan trọng, cần thiết, nhưng Chúa bảo đảm sự hiện diện của mình trong cộng đoàn, vì nó qui chiếu vào sự hiệp thông trọn vẹn của Thiên Chúa Ba Ngôi. Origen nói rằng "chúng ta phải thực hiện bản giao hưởng này" nghĩa là sự hòa hợp trong cộng đoàn tín hữu.
Lạy Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa, Mẹ hiển vinh, xin Chúa liên kết chúng con trong tình yêu Chúa. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Chúa Nhật XXIII Thường Niên A
Lm. Jude Siciliano, OP
19:20 03/09/2020
CHÚA NHẬT XXIII TN (A)
Êzêkien 33: 7-9; Tvịnh 94; Rôma 13: 8-10; Mátthêu 18: 15-20
Chúng ta đang ở trong đoạn sách Phúc âm thánh Mátthêu nói về Chúa Giêsu đang xây dựng một cộng đoàn. Bởi thế, bài Phúc âm hôm nay nên được nhìn dưới sắc màu của một bối cảnh rộng lớn hơn. Từ chương thứ 14, Chúa Giêsu đã hướng dẫn các môn đệ Ngài. Trong chương 18, giáo huấn của Ngài nhấn mạnh và chú trọng đến cộng đoàn tín hữu là Hội Thánh.
Vào thời điểm Thánh Mátthêu viết Phúc âm, Giáo hội sống có tính độc đáo riêng; không còn là một bộ phận của cộng đoàn Do thái nữa nên cũng không tuân giữ lề luật, phong tục, tập quán của Do thái giáo. Cộng đoàn Giáo hội cần có những hướng dẫn và lề luật để sống chung với nhau và trong chương 18 thánh Mátthêu nhấn mạnh sự quan trọng của những khoản luật chính. Đức tin được tạo lập từ Chúa Giêsu và lời Ngài dạy dổ, đó là căn bản của cộng đoàn mới này. Và các tín hữu sẽ phải sống thế nào để phô diển được cách sống của Người lập cộng đoàn. Vì Chúa Giêsu bày tò có một Thiên Chúa tha thứ và nhân hậu, nên đời sống cộng đoàn cũng phải thực hiện như thế, nếu muốn làm chứng nhân cho Chúa Giêsu Phục sinh đang sống ở giữa họ. Tha thứ phải là điểm chính của Giáo hội (tuần sau, Phêrô sẽ hỏi "thưa Thầy... con phải tha đến mấy lần? " Chúa Giêsu trả lời thật ra là rất nhiều lần).
Khi có ai xúc phạm đến chúng ta, chúng ta có thể mạnh dạng nói lớn tiếng là "tôi sẽ xử sự theo cách riêng và phớt lờ người đó đi". Giáo hội tiên khởi là một cộng đoàn nhỏ bé, sống trong đó gồm những người chưa có đức tin. Các thành viên sẽ cảm nhận được rất dể dàng cách họ đang cư xử với nhau như thế nào. Họ cũng như là một gia đình đang sống trong một thị trấn nhỏ. Láng giềng họ sẽ biết ngay khi họ có những điều xung đột nhau giữa các thành viên trong gia đình. Giáo xứ của chúng ta cũng giống như hình ảnh của Giáo hội tiên khởi vậy, những người bên trong và bên ngoài cộng đoàn sẽ nhìn thấy được những chia rẻ giữa các tín hữu. Những người bị xúc phạm không thể sống theo cách riêng của họ. Cá cộng đoàn nhìn thấy ngay và sẽ đau khổ vì hậu quả của thái độ đó. Sự xúc phạm cần phải được giải quyết thông qua cách tha thứ. Và nếu điều đó được thực hiện thì tất cả các thành viên trong cộng đoàn đều được hạnh phúc khi sống chung với nhau. Những người bên ngoài cũng bị thu hút bởi hành vi này của cộng đoàn. Hôm nay cộng đoàn lớn của chúng ta có thể có sự xung đột đang tiếp diễn hay bị bỏ qua vì không cần phải để ý nhiều. Nhưng, vết thương và sự mất hiệp thông đời sống các tín hữu bị tổn thương do hành vi xung đột này.
Lời dạy của bài Phúc âm hôm nay nói lên một thái độ chân chính và một cách làm sao tha thứ và hòa hợp với nhau xãy ra. Trước hết, chỉ có 2 người liên hệ với nhau "nếu người anh em của anh trót phạm tội, thì anh hãy đi nói..." Nên để ý, người bị xũc phạm cần phải cố gắng giải hòa với người xúc phạm. Đến lúc này sự trao đổi thuận hòa ở giữa 2 người được diển ra. Lời khuyên bảo không nên phải là một công thức cố định như thế nào. Hy vọng bằng một tâm tình hòa hợp, Hai bên có thể nói chuyện với nhau một cách hợp lý trong sự tin cậy và thành tâm để nói những gì cần và đủ. Nhưng, cuộc sống thường không bao giờ luôn xãy ra một cách lý tưởng như thế.
Nếu bước thứ nhất không xãy ra được, thì sự điều đình cần thêm 1 hay 2 người nữa. Chúng ta có thể nói trước mội sự lúc này với câu cuối cùng của đoạn văn... "Vì, ở đâu có 2 hay 3 người hợp lại nhân danh Thầy, thì ở đó có Thầy luôn ở giữa họ". Câu nói này là câu văn thường được nhiều tín hữu thực hiện khi họ hợp nhau cầu nguyện, nhờ thế, Chúa Giêsu luôn ở giữa họ. Đúng vậy, nhưng khi trở lại phần giữa đoạn văn. Câu văn nói về sự hòa hợp trong cộng đoàn, khi có 2 hay 3 người cùng họp với nhau để giải quyết một vấn đề xung đột trong cộng đoàn. Khi một cộng đoàn tín hữu làm việc để hòa giải sự xung đột này, Chúa Kitô sẽ luôn ở giữa chúng ta, Ngài cùng làm việc với chúng ta đề đi đến thành quả tốt đẹp. Vì thế lời dạy này không chỉ là điều "lý tưởng" mà còn là điều phải giữ vững để trở thành hành động thực không ảo tưởng trong "thế giới thật".
Hoặc, nói một cách khác. Chúng ta sẽ tìm thấy sự hiện diện thật sự của Chúa Kitô ở đâu? Theo thí dụ hôm nay thì Ngài ở giữa chúng ta khi chúng ta cùng nhau làm việc để sửa sai trong việc tranh chấp để đem ra hòa giải. Sự tha thứ và công bình phải là nền tảng chính trong sinh hoạt cộng đoàn. Nếu điều này được thực hiện thì người khác sẽ nhìn thấy đặc điểm của Giáo Hội và có thể nhìn ra được Chúa Kitô đang sống và hoạt động giữa chúng ta và Ngài sẽ làm điều gì mà chúng ta không thể làm được. Chúng ta tin tưởng Ngài đang thật sự ở giữa chúng ta trong bí tích Thánh Thể này. Chúng ta suy ngẫm về sự chia rẽ trong Giáo hội địa phương và toàn thế giới, cũng như giữa các Giáo hội đã xãy ra vì sự xúc phạm và không thông hiểu nhau suốt bao nhiêu thế kỷ. Chúng ta mời Chúa Kitô đến ngự giữa chúng ta và sửa chữa những sai lầm nhó bé cũng như lớn lao.
Sự hướng dẫn của Chúa Giêsu vẫn luôn tiếp tục. Nếu người vi phạm cứng lòng không chịu nhận lỗi và từ chối sửa sai, thì sự việc sẽ tiếp tục tiến đến một cấp độ khác. "Nếu người đó không nghe thi hãy đi thưa Hội Thánh" Ở đây Chúa Giêsu ban cho toàn thể cộng đoàn quyền "buộc tội hay tha tội". Quyền đón một thành viên ăn năn trở lại, nhưng cũng có quyền kỷ luật một thành viên không chịu ăn năn sám hối. Việc buộc tội là một điều đáng tiếc. Nhưng, hình như phải xãy ra. Thật ra thì không nói nhiều về việc Giáo hội trục xuất một người ra khỏi cộng đoàn. Nhưng, người đó phạm tội vì xúc phạm một người khác làm cho người đó tự quay lưng ra khỏi cộng đoàn. Vì người đó không chịu nhận lỗi, họ tự kết án cho chính mình và ra khỏi cộng đoàn. Nếu họ không hòa giải được việc xúc phạm họ đã làm, cộng đoàn buộc phải công bố những hậu quả mà họ phải nhận. Người vi phạm sẽ bị xem như "người ngoại hay người thu thuế". Nhóm cộng đoàn Do thái coi kẻ đó là như một người ô uế, không có đức tin. Nhưng, hãy nhớ rằng Chúa Giêsu đã đón tiếp những người ngoại và người thu thuế vào đồng hành với Ngài, và ban cho họ ơn tha thứ của Thiên Chúa và chấp nhận họ vào cộng đoàn đức tin, khiến tôi nên nghĩ đến sự bàn luận về việc này sẽ rất khó hiểu.
Nếu chúng ta nhập đoạn văn này vào toàn bộ chương 18 nói về sự hợp nhất và trung thành tuân theo lời Chúa Giêsu dạy là điều rất quan trọng theo thánh Mátthêu. Tín hữu không sống như từng cá nhân riêng biệt, nhưng là một thành viên của một cộng đoàn làm nhân chứng, họ nâng đỡ nhau. Khi thành viên có hành vi sai trái đến người khác, thì các thành viên khác phải có mặt để hỗ trợ và giúp sửa lại những lỗi lầm.
Nhưng, ý chính của bài Phúc âm hôm nay là gi? Có phải Chúa Giêsu nói đến cá nhân xúc phạm và lầm lỗi hay không? Thử hỏi, nếu một chủng tộc bị xúc phạm thì chúng ta phải làm gì? Thử hỏi các người nghèo ở bên kia thành phố bị bỏ quên, hay bị thiếu thốn và không được quyền lợi thì sao? Thử hỏi nếu một nhóm trong giáo xứ bị xem như là thành phần hạng hai vì họ vừa mới nhập cư thì sao? Thử hỏi nếu tiếng nói của các phụ nữ bị phớt lờ thì sao? Hay, thử hỏi nếu người già không được bảo trợ thì sao? Thử hỏi các thanh thiều niên không bao giờ được nghe nói đến họ hay về những vấn đề của họ trong bài giảng hay trong phụng vụ thì sao? Vậy, bây giờ bạn hiểu ý muốn nói gì rồi đấy.
Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP
23rd SUNDAY (A)
Ezekiel 33: 7-9; Psalm 95; Romans 13: 8-10; Matthew 18: 15-20
We are in a section of Matthew’s gospel in which Jesus is doing community building. So, today’s passage must be seen in the light of its larger context. Ever since chapter 14, Jesus has been instructing his disciples. In chapter 18, his teaching emphasizes and focuses on the community of believers, the church.
At the time Matthew wrote, the church was on its own, no longer a part of the Jewish community and so no longer observing the daily norms and customs of that religious tradition. The community needed guidelines for its life together and in chapter 18 Matthew emphasizes the important ones. Faith in Jesus and his teachings are the basis for this new community and believers will have to live in a way that reflects their founder. Since Jesus revealed a forgiving and compassionate God, the life of the community must do the same, if they are to witness to Jesus resurrected and living in their midst. Forgiveness must be the hallmark of the church. (Next week Peter will ask, "...how often must I forgive? " Jesus’ response--- in effect, a limitless number of times.)
When someone offends us we can say, "It’s a big world, I’ll just go my own way and ignore him or her." The early church was a very small community surrounded by non-believers. Members of the assemblies were easily recognizable and so was how they behaved towards one another. It’s something like a family in a small town, the neighbors quickly learn when there is conflict among family members. So too in the tiny early church; people within and outside the community would know of divisions among the believers. Conflicting members could not go their own way, the whole community would know and suffer the consequences of their behavior. The injuries had to be dealt with through forgiveness and, if it that were done, all would benefit. Outsiders would also notice the community’s behavior and be drawn to it. Today our larger communities might make it possible for conflict to continue, or be ignored, without too much fuss. But an unseen wound is a wound nevertheless and the unity and life of the believers are affected by offenses done by members against one another.
The teaching in today’s gospel sets out a rather elaborate and specific process for how forgiveness and reconciliation are to happen. At first just two people are involved, "If your brother [or sisters] sins against you go and tell...." Notice that the one sinned against must attempt a personal exchange with the offending party. At this stage of the process the privacy of the two is being respected. The directions don’t include explicit formulas or directions how the conversation is to go. It is hoped the parties can converse reasonably that members can be trusted to know how to behave and what to say. But life doesn’t always work out according to ideals.
If the first step fails, the conversation is to include just one or two more persons. We might jump ahead at this point to the closing verse of today’s passage. "For where two or three are gathered together in my name, there I am in the midst of them." We most commonly apply this passage to when two or more believers pray together – Jesus will be in their midst. True enough. But back to the context. The verse is in the setting of reconciliation in the community; when "two or three" come together to settle an offense against a member. When a believing community works to settle disputes, Christ is in our midst working to achieve the same goal. That is what makes this teaching more than an "ideal" and keeps it from being dismissed as not practical in "the real world."
Or, put it another way. Where shall we find the true presence of Christ? In today’s example, he is in our midst when we work together to right wrongs. Forgiveness and justice should characterize the community; if it does, others will recognize something unique about the church and might even recognize Christ alive and active in our midst doing what isn’t "do-able" without him. We believe he is truly with us at this eucharistic celebration. We reflect on divisions in our local and universal church, as well as between churches, resulting from offenses and misunderstandings done over the centuries. We invite Christ to be with us as we consciously and deliberately set about righting both large and small wrongs.
Jesus’ instructions continue. If the offender is hardened and refuses to acknowledge the wrong the process moves to another level. "If he/she refuses to listen to them, tell the church." Here Jesus gives the whole community the power to "bind and loosen"; the power to welcome back a repentant member, but also to discipline an unrepentant offender. The latter is an unfortunate but, it seems, necessary move. Actually, it isn’t so much that the church excludes someone from the community, but that the person guilty of sin against a member has turned his/ her back on the community. Since they are obstinate in their sin, they have sentenced themselves to exclusion. If they won’t mend the breech they have caused, the community is forced to state the obvious. The offender must be treated as "a Gentile or a tax collector" – a catch-all phrase used at that time by the Jewish community to mean anyone considered unclean and outside the faith. But remember that Jesus welcomed Gentiles and tax collectors into his company and offered them God’s forgiveness and acceptance. I think that leaves his comment ambiguous.
We sense from this passage and all of chapter 18, that unity and faithful adherence to Jesus’ teachings are important values for Matthew. Christians are not to live as individuals, but as members of a witnessing and supportive community. When a member has been "sinned" against, others are there for support and to see that rights are wronged.
But what’s the spirit of today’s gospel? Is Jesus just talking about individual offenses and sins? Suppose a race is sinned against, what are we to do? Suppose the poor on the other side of town are being ignored or deprived of their needs and rights? Suppose a group in our parish is treated as second class members just because they are new arrivals? Suppose women’s voices are ignored? Or, the elderly patronized? Suppose young people never hear their lives or issues mentioned in the preaching and public worship? Well...you get the idea.
Êzêkien 33: 7-9; Tvịnh 94; Rôma 13: 8-10; Mátthêu 18: 15-20
Chúng ta đang ở trong đoạn sách Phúc âm thánh Mátthêu nói về Chúa Giêsu đang xây dựng một cộng đoàn. Bởi thế, bài Phúc âm hôm nay nên được nhìn dưới sắc màu của một bối cảnh rộng lớn hơn. Từ chương thứ 14, Chúa Giêsu đã hướng dẫn các môn đệ Ngài. Trong chương 18, giáo huấn của Ngài nhấn mạnh và chú trọng đến cộng đoàn tín hữu là Hội Thánh.
Vào thời điểm Thánh Mátthêu viết Phúc âm, Giáo hội sống có tính độc đáo riêng; không còn là một bộ phận của cộng đoàn Do thái nữa nên cũng không tuân giữ lề luật, phong tục, tập quán của Do thái giáo. Cộng đoàn Giáo hội cần có những hướng dẫn và lề luật để sống chung với nhau và trong chương 18 thánh Mátthêu nhấn mạnh sự quan trọng của những khoản luật chính. Đức tin được tạo lập từ Chúa Giêsu và lời Ngài dạy dổ, đó là căn bản của cộng đoàn mới này. Và các tín hữu sẽ phải sống thế nào để phô diển được cách sống của Người lập cộng đoàn. Vì Chúa Giêsu bày tò có một Thiên Chúa tha thứ và nhân hậu, nên đời sống cộng đoàn cũng phải thực hiện như thế, nếu muốn làm chứng nhân cho Chúa Giêsu Phục sinh đang sống ở giữa họ. Tha thứ phải là điểm chính của Giáo hội (tuần sau, Phêrô sẽ hỏi "thưa Thầy... con phải tha đến mấy lần? " Chúa Giêsu trả lời thật ra là rất nhiều lần).
Khi có ai xúc phạm đến chúng ta, chúng ta có thể mạnh dạng nói lớn tiếng là "tôi sẽ xử sự theo cách riêng và phớt lờ người đó đi". Giáo hội tiên khởi là một cộng đoàn nhỏ bé, sống trong đó gồm những người chưa có đức tin. Các thành viên sẽ cảm nhận được rất dể dàng cách họ đang cư xử với nhau như thế nào. Họ cũng như là một gia đình đang sống trong một thị trấn nhỏ. Láng giềng họ sẽ biết ngay khi họ có những điều xung đột nhau giữa các thành viên trong gia đình. Giáo xứ của chúng ta cũng giống như hình ảnh của Giáo hội tiên khởi vậy, những người bên trong và bên ngoài cộng đoàn sẽ nhìn thấy được những chia rẻ giữa các tín hữu. Những người bị xúc phạm không thể sống theo cách riêng của họ. Cá cộng đoàn nhìn thấy ngay và sẽ đau khổ vì hậu quả của thái độ đó. Sự xúc phạm cần phải được giải quyết thông qua cách tha thứ. Và nếu điều đó được thực hiện thì tất cả các thành viên trong cộng đoàn đều được hạnh phúc khi sống chung với nhau. Những người bên ngoài cũng bị thu hút bởi hành vi này của cộng đoàn. Hôm nay cộng đoàn lớn của chúng ta có thể có sự xung đột đang tiếp diễn hay bị bỏ qua vì không cần phải để ý nhiều. Nhưng, vết thương và sự mất hiệp thông đời sống các tín hữu bị tổn thương do hành vi xung đột này.
Lời dạy của bài Phúc âm hôm nay nói lên một thái độ chân chính và một cách làm sao tha thứ và hòa hợp với nhau xãy ra. Trước hết, chỉ có 2 người liên hệ với nhau "nếu người anh em của anh trót phạm tội, thì anh hãy đi nói..." Nên để ý, người bị xũc phạm cần phải cố gắng giải hòa với người xúc phạm. Đến lúc này sự trao đổi thuận hòa ở giữa 2 người được diển ra. Lời khuyên bảo không nên phải là một công thức cố định như thế nào. Hy vọng bằng một tâm tình hòa hợp, Hai bên có thể nói chuyện với nhau một cách hợp lý trong sự tin cậy và thành tâm để nói những gì cần và đủ. Nhưng, cuộc sống thường không bao giờ luôn xãy ra một cách lý tưởng như thế.
Nếu bước thứ nhất không xãy ra được, thì sự điều đình cần thêm 1 hay 2 người nữa. Chúng ta có thể nói trước mội sự lúc này với câu cuối cùng của đoạn văn... "Vì, ở đâu có 2 hay 3 người hợp lại nhân danh Thầy, thì ở đó có Thầy luôn ở giữa họ". Câu nói này là câu văn thường được nhiều tín hữu thực hiện khi họ hợp nhau cầu nguyện, nhờ thế, Chúa Giêsu luôn ở giữa họ. Đúng vậy, nhưng khi trở lại phần giữa đoạn văn. Câu văn nói về sự hòa hợp trong cộng đoàn, khi có 2 hay 3 người cùng họp với nhau để giải quyết một vấn đề xung đột trong cộng đoàn. Khi một cộng đoàn tín hữu làm việc để hòa giải sự xung đột này, Chúa Kitô sẽ luôn ở giữa chúng ta, Ngài cùng làm việc với chúng ta đề đi đến thành quả tốt đẹp. Vì thế lời dạy này không chỉ là điều "lý tưởng" mà còn là điều phải giữ vững để trở thành hành động thực không ảo tưởng trong "thế giới thật".
Hoặc, nói một cách khác. Chúng ta sẽ tìm thấy sự hiện diện thật sự của Chúa Kitô ở đâu? Theo thí dụ hôm nay thì Ngài ở giữa chúng ta khi chúng ta cùng nhau làm việc để sửa sai trong việc tranh chấp để đem ra hòa giải. Sự tha thứ và công bình phải là nền tảng chính trong sinh hoạt cộng đoàn. Nếu điều này được thực hiện thì người khác sẽ nhìn thấy đặc điểm của Giáo Hội và có thể nhìn ra được Chúa Kitô đang sống và hoạt động giữa chúng ta và Ngài sẽ làm điều gì mà chúng ta không thể làm được. Chúng ta tin tưởng Ngài đang thật sự ở giữa chúng ta trong bí tích Thánh Thể này. Chúng ta suy ngẫm về sự chia rẽ trong Giáo hội địa phương và toàn thế giới, cũng như giữa các Giáo hội đã xãy ra vì sự xúc phạm và không thông hiểu nhau suốt bao nhiêu thế kỷ. Chúng ta mời Chúa Kitô đến ngự giữa chúng ta và sửa chữa những sai lầm nhó bé cũng như lớn lao.
Sự hướng dẫn của Chúa Giêsu vẫn luôn tiếp tục. Nếu người vi phạm cứng lòng không chịu nhận lỗi và từ chối sửa sai, thì sự việc sẽ tiếp tục tiến đến một cấp độ khác. "Nếu người đó không nghe thi hãy đi thưa Hội Thánh" Ở đây Chúa Giêsu ban cho toàn thể cộng đoàn quyền "buộc tội hay tha tội". Quyền đón một thành viên ăn năn trở lại, nhưng cũng có quyền kỷ luật một thành viên không chịu ăn năn sám hối. Việc buộc tội là một điều đáng tiếc. Nhưng, hình như phải xãy ra. Thật ra thì không nói nhiều về việc Giáo hội trục xuất một người ra khỏi cộng đoàn. Nhưng, người đó phạm tội vì xúc phạm một người khác làm cho người đó tự quay lưng ra khỏi cộng đoàn. Vì người đó không chịu nhận lỗi, họ tự kết án cho chính mình và ra khỏi cộng đoàn. Nếu họ không hòa giải được việc xúc phạm họ đã làm, cộng đoàn buộc phải công bố những hậu quả mà họ phải nhận. Người vi phạm sẽ bị xem như "người ngoại hay người thu thuế". Nhóm cộng đoàn Do thái coi kẻ đó là như một người ô uế, không có đức tin. Nhưng, hãy nhớ rằng Chúa Giêsu đã đón tiếp những người ngoại và người thu thuế vào đồng hành với Ngài, và ban cho họ ơn tha thứ của Thiên Chúa và chấp nhận họ vào cộng đoàn đức tin, khiến tôi nên nghĩ đến sự bàn luận về việc này sẽ rất khó hiểu.
Nếu chúng ta nhập đoạn văn này vào toàn bộ chương 18 nói về sự hợp nhất và trung thành tuân theo lời Chúa Giêsu dạy là điều rất quan trọng theo thánh Mátthêu. Tín hữu không sống như từng cá nhân riêng biệt, nhưng là một thành viên của một cộng đoàn làm nhân chứng, họ nâng đỡ nhau. Khi thành viên có hành vi sai trái đến người khác, thì các thành viên khác phải có mặt để hỗ trợ và giúp sửa lại những lỗi lầm.
Nhưng, ý chính của bài Phúc âm hôm nay là gi? Có phải Chúa Giêsu nói đến cá nhân xúc phạm và lầm lỗi hay không? Thử hỏi, nếu một chủng tộc bị xúc phạm thì chúng ta phải làm gì? Thử hỏi các người nghèo ở bên kia thành phố bị bỏ quên, hay bị thiếu thốn và không được quyền lợi thì sao? Thử hỏi nếu một nhóm trong giáo xứ bị xem như là thành phần hạng hai vì họ vừa mới nhập cư thì sao? Thử hỏi nếu tiếng nói của các phụ nữ bị phớt lờ thì sao? Hay, thử hỏi nếu người già không được bảo trợ thì sao? Thử hỏi các thanh thiều niên không bao giờ được nghe nói đến họ hay về những vấn đề của họ trong bài giảng hay trong phụng vụ thì sao? Vậy, bây giờ bạn hiểu ý muốn nói gì rồi đấy.
Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP
23rd SUNDAY (A)
Ezekiel 33: 7-9; Psalm 95; Romans 13: 8-10; Matthew 18: 15-20
We are in a section of Matthew’s gospel in which Jesus is doing community building. So, today’s passage must be seen in the light of its larger context. Ever since chapter 14, Jesus has been instructing his disciples. In chapter 18, his teaching emphasizes and focuses on the community of believers, the church.
At the time Matthew wrote, the church was on its own, no longer a part of the Jewish community and so no longer observing the daily norms and customs of that religious tradition. The community needed guidelines for its life together and in chapter 18 Matthew emphasizes the important ones. Faith in Jesus and his teachings are the basis for this new community and believers will have to live in a way that reflects their founder. Since Jesus revealed a forgiving and compassionate God, the life of the community must do the same, if they are to witness to Jesus resurrected and living in their midst. Forgiveness must be the hallmark of the church. (Next week Peter will ask, "...how often must I forgive? " Jesus’ response--- in effect, a limitless number of times.)
When someone offends us we can say, "It’s a big world, I’ll just go my own way and ignore him or her." The early church was a very small community surrounded by non-believers. Members of the assemblies were easily recognizable and so was how they behaved towards one another. It’s something like a family in a small town, the neighbors quickly learn when there is conflict among family members. So too in the tiny early church; people within and outside the community would know of divisions among the believers. Conflicting members could not go their own way, the whole community would know and suffer the consequences of their behavior. The injuries had to be dealt with through forgiveness and, if it that were done, all would benefit. Outsiders would also notice the community’s behavior and be drawn to it. Today our larger communities might make it possible for conflict to continue, or be ignored, without too much fuss. But an unseen wound is a wound nevertheless and the unity and life of the believers are affected by offenses done by members against one another.
The teaching in today’s gospel sets out a rather elaborate and specific process for how forgiveness and reconciliation are to happen. At first just two people are involved, "If your brother [or sisters] sins against you go and tell...." Notice that the one sinned against must attempt a personal exchange with the offending party. At this stage of the process the privacy of the two is being respected. The directions don’t include explicit formulas or directions how the conversation is to go. It is hoped the parties can converse reasonably that members can be trusted to know how to behave and what to say. But life doesn’t always work out according to ideals.
If the first step fails, the conversation is to include just one or two more persons. We might jump ahead at this point to the closing verse of today’s passage. "For where two or three are gathered together in my name, there I am in the midst of them." We most commonly apply this passage to when two or more believers pray together – Jesus will be in their midst. True enough. But back to the context. The verse is in the setting of reconciliation in the community; when "two or three" come together to settle an offense against a member. When a believing community works to settle disputes, Christ is in our midst working to achieve the same goal. That is what makes this teaching more than an "ideal" and keeps it from being dismissed as not practical in "the real world."
Or, put it another way. Where shall we find the true presence of Christ? In today’s example, he is in our midst when we work together to right wrongs. Forgiveness and justice should characterize the community; if it does, others will recognize something unique about the church and might even recognize Christ alive and active in our midst doing what isn’t "do-able" without him. We believe he is truly with us at this eucharistic celebration. We reflect on divisions in our local and universal church, as well as between churches, resulting from offenses and misunderstandings done over the centuries. We invite Christ to be with us as we consciously and deliberately set about righting both large and small wrongs.
Jesus’ instructions continue. If the offender is hardened and refuses to acknowledge the wrong the process moves to another level. "If he/she refuses to listen to them, tell the church." Here Jesus gives the whole community the power to "bind and loosen"; the power to welcome back a repentant member, but also to discipline an unrepentant offender. The latter is an unfortunate but, it seems, necessary move. Actually, it isn’t so much that the church excludes someone from the community, but that the person guilty of sin against a member has turned his/ her back on the community. Since they are obstinate in their sin, they have sentenced themselves to exclusion. If they won’t mend the breech they have caused, the community is forced to state the obvious. The offender must be treated as "a Gentile or a tax collector" – a catch-all phrase used at that time by the Jewish community to mean anyone considered unclean and outside the faith. But remember that Jesus welcomed Gentiles and tax collectors into his company and offered them God’s forgiveness and acceptance. I think that leaves his comment ambiguous.
We sense from this passage and all of chapter 18, that unity and faithful adherence to Jesus’ teachings are important values for Matthew. Christians are not to live as individuals, but as members of a witnessing and supportive community. When a member has been "sinned" against, others are there for support and to see that rights are wronged.
But what’s the spirit of today’s gospel? Is Jesus just talking about individual offenses and sins? Suppose a race is sinned against, what are we to do? Suppose the poor on the other side of town are being ignored or deprived of their needs and rights? Suppose a group in our parish is treated as second class members just because they are new arrivals? Suppose women’s voices are ignored? Or, the elderly patronized? Suppose young people never hear their lives or issues mentioned in the preaching and public worship? Well...you get the idea.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Sáng 03/09 : Đức Thánh Cha tiếp kiến phái đoàn 16 người bảo vệ môi sinh
Lê Đình Thông
08:57 03/09/2020
Sáng 03/09 : Đức Thánh Cha tiếp kiến phái đoàn 16 người bảo vệ môi sinh
Sáng 03/09, Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp kiến phái đoàn 16 công dân Pháp bảo vệ môi sinh. Phái đoàn gồm những người Công Giáo và không Công Giáo, từ Nice đến Roma bằng xe lửa và xe ca không ô nhiễm. Thời điểm này đánh dất 5 năm sau ngày công bố thông điệp ‘‘Laudato si’’ (Chúc tụng Thiên Chúa) nhằm gìn giữ ngôi nhà chung là trái đất.
Nữ nghệ sĩ Juliette Binoche, không Công Giáo, sẽ dâng lên Đức Thánh Cha nhánh cây Artemisia Annua có khả năng chữa dịch bệnh. Linh mục Pablo Servigne, nhà nghiên cứu dòng Tên, cho biết ‘‘Hội thánh Công Giáo có nhiều ảnh hưởng trong việc bảo vệ môi sinh. Tôi gốc người Colombie, cảm kích trước việc Đức Thánh Cha hết lòng bảo vệ các thổ dân Amazonie.’’
Trong đại sảnh, Đức TGM Éric de Moulins-Beaufort, chủ tịch Hội đồng Giám mục Pháp sẽ cùng tham dự buổi triều yết gồm 15 môn đệ quyết tâm bảo vệ trái đất. Được biết đại hội đồng các Giám mục Pháp họp vào mùa thu nắm ngoái tại Lộ Đức đã thảo luận về vấn đề môi sinh và khí hậu. Kiến trúc sư Rapaël Cornu-Thénard là tín hữu dấn thân, sáng lập phong trào ‘‘Annuncio’’ cho biết nhiều thành viên của phong trào đã tham dự và là thuyết trình viên trong đại hội đồng.
Nhân ngày thế giới cầu nguyện cổ võ việc gìn giữ công trình sáng tạo của Thiên Chúa (01/09), Đức Thánh Cha Phanxicô đã mệnh danh trái đất là ‘‘ngôi nhà chung’’, là ‘‘hành tinh hoa viên’’ (planète jardin). Ngài quyết định mở ra ‘‘Năm thánh vì Trái đất’’, sẽ kéo dài đến ngày 04/10/2020 là ngày kính thánh Phanxicô. Ngài mời gọi các tín hữu trong tháng 9 này biết lắng nghe trái đất hòa theo cung điệu sáng thế, đồng thời thay đổi các thói quen làm hủy hoại môi sinh.’’
Lê Đình Thông
Sáng 03/09, Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp kiến phái đoàn 16 công dân Pháp bảo vệ môi sinh. Phái đoàn gồm những người Công Giáo và không Công Giáo, từ Nice đến Roma bằng xe lửa và xe ca không ô nhiễm. Thời điểm này đánh dất 5 năm sau ngày công bố thông điệp ‘‘Laudato si’’ (Chúc tụng Thiên Chúa) nhằm gìn giữ ngôi nhà chung là trái đất.
Nữ nghệ sĩ Juliette Binoche, không Công Giáo, sẽ dâng lên Đức Thánh Cha nhánh cây Artemisia Annua có khả năng chữa dịch bệnh. Linh mục Pablo Servigne, nhà nghiên cứu dòng Tên, cho biết ‘‘Hội thánh Công Giáo có nhiều ảnh hưởng trong việc bảo vệ môi sinh. Tôi gốc người Colombie, cảm kích trước việc Đức Thánh Cha hết lòng bảo vệ các thổ dân Amazonie.’’
Trong đại sảnh, Đức TGM Éric de Moulins-Beaufort, chủ tịch Hội đồng Giám mục Pháp sẽ cùng tham dự buổi triều yết gồm 15 môn đệ quyết tâm bảo vệ trái đất. Được biết đại hội đồng các Giám mục Pháp họp vào mùa thu nắm ngoái tại Lộ Đức đã thảo luận về vấn đề môi sinh và khí hậu. Kiến trúc sư Rapaël Cornu-Thénard là tín hữu dấn thân, sáng lập phong trào ‘‘Annuncio’’ cho biết nhiều thành viên của phong trào đã tham dự và là thuyết trình viên trong đại hội đồng.
Nhân ngày thế giới cầu nguyện cổ võ việc gìn giữ công trình sáng tạo của Thiên Chúa (01/09), Đức Thánh Cha Phanxicô đã mệnh danh trái đất là ‘‘ngôi nhà chung’’, là ‘‘hành tinh hoa viên’’ (planète jardin). Ngài quyết định mở ra ‘‘Năm thánh vì Trái đất’’, sẽ kéo dài đến ngày 04/10/2020 là ngày kính thánh Phanxicô. Ngài mời gọi các tín hữu trong tháng 9 này biết lắng nghe trái đất hòa theo cung điệu sáng thế, đồng thời thay đổi các thói quen làm hủy hoại môi sinh.’’
Lê Đình Thông
Một linh mục sống trong khu ổ chuột Á Căn Đình rất được Đức Thánh Cha thương mến đã qua đời
Đặng Tự Do
16:12 03/09/2020
Một “linh mục khu ổ chuột” ở Á Căn Đình mà Đức Thánh Cha Phanxicô rất ngưỡng mộ đã qua đời hôm thứ Bảy 29 tháng 8 sau trận chiến kéo dài ba tháng với coronavirus. Ngài được dân chúng ca ngợi như một “vị tử đạo vì người nghèo”.
Cha Basilicio “Bachi” Britez, đã qua đời ở tuổi 52. Ngài đã bị các bệnh về thận, huyết áp cao và tiểu đường, vì vậy khi đại dịch COVID-19 bắt đầu bùng phát ở Á Căn Đình, ngài được khuyên nên rời khỏi khu ổ chuột nơi ngài sống và phục vụ người dân vì không thể nào tuân thủ một chế độ kiểm dịch nghiêm ngặt trong những khu chật chội như vậy.
Cha Britez từ chối, và khẳng định rằng ngài không thể bỏ rơi những người mà ngài được giao phó chăm sóc và bảo vệ ở La Matanza, một trong những khu vực nghèo nhất trong vành đai công nghiệp của Buenos Aires.
Sau khi xét nghiệm dương tính với coronavirus vào tháng 6, Cha Britez đã phải nhập viện trong phòng chăm sóc đặc biệt tại bệnh viện San Camilo.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã theo dõi sát trường hợp của vị linh mục này, và nhiều lần gọi điện đến bệnh viện San Camilo để nói chuyện với ngài hoặc với những người chăm sóc khi cha Britez không thể nói chuyện được.
Trong một video gửi cho Đức Cha Edaurdo Garcia, Giám Mục giáo phận San Justo, là Giám Mục của Cha Britez vào tháng Bảy, Đức Thánh Cha Phanxicô nói ngài gần gũi với các linh mục sống trong các khu ổ chuột và đau buồn khi thấy Cha Bachi đang chiến đấu để giữ mạng sống mình trong nhà thương.
Ước tính có khoảng 4, 000 khu ổ chuột và các thị trấn tồi tàn ở Á Căn Đình, và tính đến năm 2018, hơn ba triệu người sống trong tình trạng vô cùng bấp bênh, nghĩa là không có ánh sáng, khí đốt hoặc cống rãnh. Đại dịch đã khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn, khi các biện pháp cấm vận nghiêm ngặt của chính phủ phải kéo dài đến ngày 20 tháng 9.
Thánh lễ an táng Cha Britez do Cha Jose Maria “Pepe” Di Paola, một người hoạt động lâu năm trong phong trào của các linh mục khu ổ chuột. Bên cạnh đó còn có mặt đại diện của ủy ban quốc gia chăm sóc mục vụ cho những người nghiện ngập, và mạng lưới Hogar de Cristo, nghĩa là Nhà của Chúa Kitô. Thánh lễ được cử hành sau khi đóng cửa và truyền trực tiếp, vì các nghi lễ phụng vụ công cộng đã bị cấm ở Buenos Aires trong hơn năm tháng.
Cha Di Paola cho biết Cha Britez sinh tại Paraguay, di cư đến Á Căn Đình cùng gia đình khi còn nhỏ, và luôn sống trong những khu ổ chuột. Cha Britez được nhiều người nhớ đến như là nhà lãnh đạo tiên phong trong mạng lưới rộng lớn Hogar de Cristo. Đó là các trung tâm dành cho những người nghiện ma túy, do Giáo hội điều hành và cơ sở đầu tiên được mở vào năm 2008 theo lệnh của Đức Hồng Y Jorge Mario Bergoglio, ngày nay là Đức Thánh Cha Phanxicô. Chính vì thế, Đức Thánh Cha Phanxicô biết rất rõ về Cha Britez.
Có 160 Hogares de Cristo trên khắp đất nước và họ đã làm một công việc vô cùng khó khăn là giúp hàng nghìn nam và nữ thanh niên - một số trẻ chỉ mới 9 tuổi – thoát khỏi tình trạng nghiện ngập paco.
Paco là loại ma túy bất hợp pháp rẻ nhất hiện có trên đường phố Buenos Aires, paco là thứ còn sót lại từ các xưởng sản xuất cocaine bán cho thị trường Hoa Kỳ và Âu châu. Đó là hỗn hợp thật kinh khủng bao gồm cocaine thô được cắt nhỏ, tẩm hóa chất, keo dán, thủy tinh nghiền nát và thuốc diệt chuột để gây nghiện cao.
Source:Crux
Người y tá điều trị bệnh nhân coronavirus đi bộ 80 km đến gặp Đức Thánh Cha
Đặng Tự Do
16:14 03/09/2020
Bốn anh chị em trưởng thành, tất cả đều là y tá đã từng làm việc với bệnh nhân coronavirus trong thời kỳ tồi tệ nhất của đại dịch, sẽ được gặp Đức Thánh Cha Phanxicô, cùng với gia đình của họ vào ngày thứ Sáu 4 tháng 9.
Lời mời triều yết riêng với Đức Thánh Cha được đưa ra sau khi Đức Thánh Cha Phanxicô gọi điện cho hai anh em và hai chị em trong gia đình có 4 người con này. Tất cả đều là y tá đang làm việc trên chiến tuyến chống lại COVID-19 ở Ý và Thụy Sĩ.
“Đức Thánh Cha muốn ôm tất cả chúng tôi, ” Raffaele Mautone, người anh cả, nói với tờ báo La Regione, tiếng Ý phát hành ở Thụy Sĩ.
13 thành viên trong gia đình sẽ dâng lên Đức Thánh Cha Phanxicô một chiếc hộp chứa đầy những bức thư và bài viết của một số người đã bị ảnh hưởng trực tiếp bởi đại dịch COVID-19. Họ là những bệnh nhân, nhân viên y tế và những người phải than khóc cái chết của một người thân yêu.
Trong thời gian này, Valerio, 43 tuổi, đang đi bộ đến yết kiến Đức Giáo Hoàng. Trong năm ngày, anh đi bộ khoảng 80 km trên tuyến đường hành hương Via Francigena cổ đại, từ Viterbo đến Rome, để đến triều yết Đức Thánh Cha ngày 04 tháng 9.
Em gái của anh, Maria, 36 tuổi, đã xin lời cầu nguyện trên Facebook cho anh mình mà cô gọi là “người hành hương của chúng tôi”. Cô cho biết anh Valerio đang hành hương cho gia đình họ và cho tất cả các y tá và bệnh nhân trên thế giới.
Sau khi tiết lộ rằng cô ấy sẽ gặp Giáo hoàng, Maria đã viết trên Facebook rằng cô “rất vui khi được mang bức thư của bất kỳ ai muốn gởi cho Đức Phanxicô. Bạn không được xấu hổ. Cảm ơn bạn đã phơi bày những nỗi sợ hãi, suy nghĩ, lo lắng của bạn, ” cô nói.
Gia đình của các y tá bắt đầu nhận được sự chú ý từ các phương tiện truyền thông địa phương trong thời gian chính phủ Ý áp đặt lệnh cô lập, khi đợt bùng phát coronavirus ở thời điểm tồi tệ nhất.
Gia đình này quê quán ở Naples, nơi Stefania, 38 tuổi, vẫn sống tại đó.
Cha của họ cũng là một y tá trong 40 năm, và ba người dâu rể của gia đình cũng làm y tá. “Đó là nghề mà chúng tôi yêu thích. Hôm nay còn nhiều hơn thế, ” Raffaele nói với tờ Como La Provincia của thành phố April.
Raffaele, 46 tuổi, là anh cả, sống ở Como, nhưng làm việc tại một khu vực nói tiếng Ý ở miền nam Thụy Sĩ, tại thị trấn Lugano. Vợ anh cũng là một y tá và họ có ba người con.
Kế đến là Valerio, 43 tuổi. Rồi đến Stefania, 38 tuổi. Người em út là Maria, 36 tuổi.
Valerio và Maria đều sống và làm việc tại Como, cách biên giới Ý - Thụy Sĩ không xa.
Stefania nói với tạp chí Città Nuova rằng vào đầu đại dịch, cô đã bị cám dỗ ở nhà vì có con gái nhỏ. “Nhưng sau một tuần, tôi tự nhủ: 'Nhưng một ngày nào đó, tôi sẽ nói gì với con gái mình? Tôi không thể bỏ trốn như thế? Tôi đã tin tưởng vào Chúa và tôi đã bắt đầu quay lại làm việc”
“Tái khám phá tình nhân loại là cách chữa bệnh duy nhất, ” cô nói và lưu ý rằng cô và các y tá khác đã giúp bệnh nhân gọi điện video vì người thân không được phép đến thăm và khi có thể, cô hát các bài hát cổ điển của Naples hoặc bài “Ave Maria” của Schubert để mang lại niềm vui cho các bệnh nhân.
Maria làm việc trong một khu phẫu thuật tổng quát, nơi đã được biến thành một đơn vị chăm sóc đặc biệt cho các bệnh nhân COVID-19. “Tôi đã tận mắt nhìn thấy địa ngục và tôi không quen nhìn thấy những người chết này, ” cô nói với Città Nuova. “Cách duy nhất để gần gũi với người bệnh là chạm vào họ.”
Raffaele cho biết anh được truyền cảm hứng từ các y tá đồng nghiệp của mình, những người đã dành hàng giờ để nắm tay bệnh nhân, ở bên họ trong im lặng hoặc lắng nghe câu chuyện của họ.
“Chúng ta cần thay đổi hướng đi cả về con người và thiên nhiên. Virus này đã dạy chúng tôi điều này và tình yêu của chúng tôi càng phải dễ lây lan hơn, ” anh nói.
Anh nói với tờ La Provincia rằng anh tự hào về “sự dấn thân của các anh chị em trong gia đình trên tuyến đầu trong những tuần lễ này.”
Source:Catholic News Agency
Các Giám mục Công Giáo Nigeria kêu gọi chính phủ đóng cửa các cơ sở phá thai.
Linh mục Nguyễn Tất Thắng OP
16:15 03/09/2020
Các Giám mục nói: “Điều quan trọng nhất là ở một Quốc gia tin tưởng vào sự thánh thiêng của cuộc sống con người và phẩm giá con người, một số thực thể sẽ được phép tuyên truyền những ý thức hệ làm suy giảm phẩm giá đó nhân danh tự do lựa chọn”.
Các Giám mục kêu gọi các bậc cha mẹ nhớ lại trách nhiệm chính của họ trong việc truyền thụ những đạo đức và thói quen tốt cho con cái bằng cách dành đủ thời gian cho chúng. "Nuôi dạy con cái là khoản đầu tư lớn nhất mà bất kỳ bậc cha mẹ nào có thể thực hiện và nó đòi hỏi kỹ năng, nỗ lực, cam kết và sự kiên nhẫn".
Các Giám mục nhắc lại: “Như một bổn phận luân lý, các gia đình phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc giáo dục con cái về nhân đức và luân lý, đặc biệt là về giáo dục giới tính”. Các ngài kêu gọi các bậc cha mẹ dạy con cái họ giáo lý đúng đắn và tránh xa các học thuyết khác, lên án chương trình nghị sự chống lại gia đình đang được giới thiệu như “ý thức hệ về giới tính” trái với sự dạy dỗ của Chúa Giêsu Kitô.
Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích lý do tại sao ngài không đồng ý phong chức linh mục cho người đã kết hôn
Đặng Tự Do
17:46 03/09/2020
Đức Thánh Cha Phanxicô đã không chấp thuận đề xuất phong chức cho những người nam đã lập gia đình trong vùng Amazon vì ý tưởng này đã được thảo luận, thậm chí đã được tranh cãi gay gắt, nhưng không được phân định trong tĩnh lặng của cầu nguyện tại Thượng Hội Đồng Amazon năm 2019. Đức Thánh Cha cho biết như trên trong một bài báo đăng hôm thứ Năm 3 tháng 9 trong tạp chí Công Giáo định kỳ La Civiltà Cattolica, nghĩa là Văn Minh Công Giáo.
“Đã có một cuộc thảo luận... một cuộc thảo luận phong phú... một cuộc thảo luận có cơ sở, nhưng không có sự phân định, đó là một cái gì đó khác với việc chỉ đạt được một sự đồng thuận tốt và công bằng hoặc với một đa số tương đối, ” Đức Thánh Cha Phanxicô viết như trên trên khi đề cập đến tình trạng thiếu linh mục ở Amazon bằng cách phong chức cho những người được gọi là viri probati, tức là những người nam lớn tuổi, trưởng thành và đã lập gia đình từ các cộng đồng địa phương.
Đức Thánh Cha nói rõ rằng các Hội Đồng Giám Mục phải là cơ hội để cầu nguyện suy tư, chứ không phải là nơi xảy ra các cuộc vận động hành lang.
Ngài giải thích rằng một Thượng Hội Đồng Giám Mục là một cơ hội “tập thể dục tinh thần”, một khoảng thời gian để phân định về cách Chúa Thánh Thần đang nói, và là một cơ hội tự vấn về động cơ của mình vượt lên trên các quan điểm.
“Tiến bước cùng nhau có nghĩa là dành thời gian để lắng nghe trung thực. Điều đó có khả năng khiến chúng ta chỉ ra được và vạch trần được (hoặc ít nhất là chân thành trong lòng mình) sự trong sạch rõ ràng của quan điểm chúng ta và giúp chúng ta phân biệt được lúa mì – cho đến khi trổ bông - luôn mọc giữa cỏ dại”.
“Bất cứ ai không nhận ra tầm nhìn Phúc âm về thực tại này thì sẽ tự nhận lấy sự cay đắng vô ích. Sự lắng nghe chân thành và trong lời cầu nguyện vạch ra cho chúng ta thấy các ‘chương trình nghị được che đậy’ cần phải hoán cải, ” Đức Giáo Hoàng nói thêm.
Thượng Hội đồng Giám mục tháng 10 năm 2019 cho Khu vực Pan-Amazon là cuộc tập hợp của các giám mục từ khu vực và từ các nơi khác trên thế giới, những người đã gặp nhau để thảo luận về các chiến lược mục vụ nhằm cổ vũ phúc âm hóa, dạy giáo lý và chăm sóc mục vụ trong khu vực, bao trùm một số quốc gia Nam Mỹ, đang bị bao vây bởi những thách thức xã hội, kinh tế và môi trường.
Một số giám mục tại Thượng hội đồng đề xuất rằng Đức Phanxicô nên cho phép phong chức linh mục cho những người đàn ông đã kết hôn để giải quyết tình trạng thiếu linh mục trong khu vực. Trái lại, những người chỉ trích ý tưởng này cho rằng nó sẽ làm suy yếu sự hiểu biết của Giáo hội về luật độc thân linh mục như một ân sủng, và sẽ nhanh chóng trở thành một nhu cầu rộng rãi trong Giáo hội và thực tế là sẽ không giải quyết được một cách hiệu quả tình trạng thiếu giáo sĩ ở Amazon.
Trong Tông Huấn hậu Thượng Hội Đồng Amazon được công bố ngày 12 tháng 2 có tựa đề Querida Amazonia, Đức Thánh Cha Phanxicô đã không tán thành đề xuất phong chức cho những người đàn ông đã có gia đình.
Thay vào đó, nhu cầu cấp thiết đối với các linh mục trong khu vực “ khiến tôi thúc giục tất cả các giám mục, đặc biệt là các giám mục ở Châu Mỹ Latinh, không chỉ cổ vũ việc cầu nguyện cho các ơn gọi linh mục, mà còn quảng đại hơn nữa trong việc khuyến khích những người có ơn gọi truyền giáo lựa chọn vùng Amazon, ” ngài viết.
Trong bài phát biểu được công bố tuần này, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng cần phải tiếp tục phân định để thực hiện tầm nhìn được đưa ra trong Tông huấn của ngài. “Tôi thích nghĩ rằng, theo một nghĩa nào đó, Thượng hội đồng vẫn chưa kết thúc. Khoảng thời gian chào đón toàn bộ tiến trình mà chúng ta đã sống thách thức chúng ta tiếp tục bước đi cùng nhau và áp dụng kinh nghiệm này vào thực tế.”
Trong một số khu vực, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bị chỉ trích vì quyết định không chấp thuận viri probati, mặc dù ủng hộ đề xuất từ các giám mục tại Thượng hội đồng. Nhà sử học Giáo hội Massimo Faggioli đã viết trong Commonweal rằng “ những gì chúng ta thấy với Querida Amazonia có thể gợi ý đến sự phản bội Thượng hội đồng Amazon ít nhất là về mặt ý nghĩa của nó đối với các cải cách thể chế của Giáo hội.”
Nhưng trong bài viết được xuất bản gần đây của mình, Đức Phanxicô nhấn mạnh rằng hội đồng không phải là cơ quan lập pháp, chỉ tìm kiếm sự chấp thuận của đa số đối với các đề xuất.
“Chúng ta phải hiểu rằng thượng hội đồng không phải là quốc hội; và trong trường hợp cụ thể này, nó không thể thoát khỏi động lực [nghị viện] đó. Về phương diện này, Thượng Hội Đồng là một quốc hội phong phú, hiệu quả và thậm chí cần thiết; nhưng chỉ dừng lại ở đó. Đối với tôi, Thượng Hội Đồng có ý nghĩa quyết định trong sự phân định cuối cùng, khi tôi nghĩ về cách thực hiện Tông huấn.”
Đức Thánh Cha nói thêm: “Một trong những sự phong phú và độc đáo của phương pháp sư phạm đồng nghị nằm chính xác ở chỗ vượt ra khỏi logic của các nghị viện để học cách lắng nghe, trong cộng đồng, những gì Thánh Linh nói với Giáo hội; vì lý do này, tôi luôn đề nghị giữ im lặng sau một số phát biểu nhất định”.
“Thượng Hội Đồng sẽ có ý nghĩa gì nếu chúng ta không cùng nhau lắng nghe những gì Thánh Linh nói với Hội Thánh? ” Đức Thánh Cha Phanxicô hỏi.
Source:Catholic News Agency
ĐTC Phanxicô nhắn nhủ: Con người cần phải hoán cải để cứu chữa trái đất chúng ta
Thanh Quảng sdb
19:12 03/09/2020
ĐTC Phanxicô nhắn nhủ: Con người cần phải hoán cải để cứu chữa trái đất chúng ta
Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp kiến một nhóm các chuyên gia về sinh thái đang hoạt động cho Hội đồng Giám mục Pháp để thực thi Tông huấn “Laudato Si”, ĐTC chia sẻ với phái đoàn rằng “Con người cần phải hoán cải” thì mới có thể cứu trái đất chúng ta khỏi tình trạng bấn loạn về mặt xã hội và môi sinh...
(Tin Vatican)
ĐTC nói: "Sẽ không có mối quan hệ mới với thiên nhiên, nếu không có sự đổi mới con người, bằng cách hàn gắn trái tim con người, người ta mới hy vọng cứu thế giới khỏi tình trạng bất ổn về mặt xã hội và môi sinh."
Đó là những lời chia sẻ của Đức Thánh Cha Phanxicô cho các chuyên gia sinh thái trong buổi tiếp kiến vào thứ Năm (3/9/2020), những người đang cộng tác với các Giám mục Pháp để đem Tông huấn Laudato Si’ vào thực hành.
Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh rằng tất cả chúng ta đều là thành viên của một gia đình nhân loại, sống trong một ngôi nhà chung đang bị “xuống cấp một cách trầm trọng”.
Vào thời điểm hiện nay, ĐTC nói “cuộc khủng hoảng sức khỏe mà nhân loại đang trải qua nhắc nhở chúng ta về sự mong manh của chúng ta. Chúng ta khám phá ra rằng chúng ta liên đới với nhau, một phần của thế giới mà chúng ta chia sẻ, và việc lạm dụng nó có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, không chỉ về môi trường, mà còn cả về mặt xã hội và con người ”.
Ý thức về sinh thái
Đức Thánh Cha mừng về một thực tại cho thấy “vấn đề sinh thái đang ngày càng ăn sâu vào lối suy nghĩ của mọi loại người và bắt đầu ảnh hưởng đến các quyết định chính trị và kinh tế, dù vẫn còn nhiều việc phải làm và khắc phục sự nghèo đói và lạc hậu.”
ĐTC cho biết “Về phần mình, Giáo hội sẽ tham gia đầy đủ vào mọi cam kết bảo vệ ngôi nhà chung trái đất của chúng ta”.
ĐTC thừa nhận, Giáo hội không có tất cả mọi câu trả lời, nhưng “Giáo hội muốn hành động cụ thể khi có thể, và trên hết, Giáo hội muốn thắp sáng một lương tâm tha thiết cho sự biến đổi sinh thái sâu sắc và lâu dài, và đáp ứng lại những thách đố quan trọng mà chúng ta phải đối diện.”
Kinh thánh và sự biến đổi sinh thái
Về sự biến đổi sinh thái, Đức Thánh Cha Phanxicô nói, Kinh thánh dạy chúng ta rằng thế giới không được sinh ra từ hỗn mang hay may rủi, mà là do quyết định của Thiên Chúa, Đấng đã sáng tạo ra nó từ tình yêu thương.
ĐTC nhấn mạnh, người Kitô hữu “không thể không tôn trọng công việc mà Chúa Cha đã giao phó cho mình, giống như một khu vườn để chăm sóc, bảo vệ, để phát triển theo tiềm năng của mình”. Nếu một người có quyền sử dụng thiên nhiên cho mục đích của riêng mình, thì họ không thể coi mình là chủ nhân của nó. ĐTC xác quyết rằng người quản lý phải chịu trách nhiệm về việc quản lý của mình.
ĐTC tiếp tục cho hay: "khi thiên nhiên chỉ được coi là đối tượng của lợi nhuận và lợi ích - một cái nhìn của những kẻ chỉ muốn làm giầu bất luận sự gì sẽ xảy tới - thì sự hài hòa tất sẽ bị phá vỡ và sự bất bình đẳng nghiêm trọng, bất công và đau khổ đương nhiên phải xảy ra."
Kết nối
Tập trung vào chủ đề của sự kết nối, Đức Thánh Cha Phanxicô nói, “cùng một sự thờ ơ, ích kỷ, tham lam, kiêu hãnh, tuyên bố mình là chủ nhân và độc chiếm trái đất, lèo lái con người, hủy diệt các sinh vật, chiếm đoạt tài nguyên thiên nhiên tất nhiên họ bóc lột kẻ khốn khổ, lạm dụng sức lao động của phụ nữ và trẻ em, làm đảo lộn luật lệ gia đình, không biết tôn trọng quyền sống của con người ngay từ khi thụ thai cho đến khi được sinh ra...”
Trích dẫn Tông huấn Laudato Si', Đức Thánh Cha nhấn mạnh, "nếu cuộc khủng hoảng sinh thái là sự xuất hiện hoặc biểu hiện bề ngoài của một cuộc khủng hoảng đạo đức, văn hóa và tinh thần của thời đại hiện tại, chúng ta không thể tự lừa dối mình rằng chúng ta có thể hồi phục lại mối quan hệ của chúng ta với thiên nhiên và môi trường mà không cần phải phục hồi lại tất cả các mối quan hệ cơ bản của con người chúng ta!" Vì vậy, để hàn gắn lại ngôi nhà chung trái đất của chúng ta, trước hết trái tim con người cần được hoán cải và chữa lành.
Kết thúc bài phát biểu của mình, Đức Thánh Cha cổ võ nhóm bảo vệ môi sinh rằng: “Trong khi nhiều phương diện của hành tinh trái đất của chúng ta đã bị thương tổn cách thảm khốc và nhiều thảm trạng dường như không thể cứu vãn được nữa, nhưng ĐTC nói: “Đối với những người Kitô hữu, chúng ta không thể mất hy vọng, bởi vì chúng ta luôn hướng về Chúa Giêsu Kitô”.
Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp kiến một nhóm các chuyên gia về sinh thái đang hoạt động cho Hội đồng Giám mục Pháp để thực thi Tông huấn “Laudato Si”, ĐTC chia sẻ với phái đoàn rằng “Con người cần phải hoán cải” thì mới có thể cứu trái đất chúng ta khỏi tình trạng bấn loạn về mặt xã hội và môi sinh...
(Tin Vatican)
ĐTC nói: "Sẽ không có mối quan hệ mới với thiên nhiên, nếu không có sự đổi mới con người, bằng cách hàn gắn trái tim con người, người ta mới hy vọng cứu thế giới khỏi tình trạng bất ổn về mặt xã hội và môi sinh."
Đó là những lời chia sẻ của Đức Thánh Cha Phanxicô cho các chuyên gia sinh thái trong buổi tiếp kiến vào thứ Năm (3/9/2020), những người đang cộng tác với các Giám mục Pháp để đem Tông huấn Laudato Si’ vào thực hành.
Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh rằng tất cả chúng ta đều là thành viên của một gia đình nhân loại, sống trong một ngôi nhà chung đang bị “xuống cấp một cách trầm trọng”.
Vào thời điểm hiện nay, ĐTC nói “cuộc khủng hoảng sức khỏe mà nhân loại đang trải qua nhắc nhở chúng ta về sự mong manh của chúng ta. Chúng ta khám phá ra rằng chúng ta liên đới với nhau, một phần của thế giới mà chúng ta chia sẻ, và việc lạm dụng nó có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, không chỉ về môi trường, mà còn cả về mặt xã hội và con người ”.
Ý thức về sinh thái
Đức Thánh Cha mừng về một thực tại cho thấy “vấn đề sinh thái đang ngày càng ăn sâu vào lối suy nghĩ của mọi loại người và bắt đầu ảnh hưởng đến các quyết định chính trị và kinh tế, dù vẫn còn nhiều việc phải làm và khắc phục sự nghèo đói và lạc hậu.”
ĐTC cho biết “Về phần mình, Giáo hội sẽ tham gia đầy đủ vào mọi cam kết bảo vệ ngôi nhà chung trái đất của chúng ta”.
ĐTC thừa nhận, Giáo hội không có tất cả mọi câu trả lời, nhưng “Giáo hội muốn hành động cụ thể khi có thể, và trên hết, Giáo hội muốn thắp sáng một lương tâm tha thiết cho sự biến đổi sinh thái sâu sắc và lâu dài, và đáp ứng lại những thách đố quan trọng mà chúng ta phải đối diện.”
Kinh thánh và sự biến đổi sinh thái
Về sự biến đổi sinh thái, Đức Thánh Cha Phanxicô nói, Kinh thánh dạy chúng ta rằng thế giới không được sinh ra từ hỗn mang hay may rủi, mà là do quyết định của Thiên Chúa, Đấng đã sáng tạo ra nó từ tình yêu thương.
ĐTC nhấn mạnh, người Kitô hữu “không thể không tôn trọng công việc mà Chúa Cha đã giao phó cho mình, giống như một khu vườn để chăm sóc, bảo vệ, để phát triển theo tiềm năng của mình”. Nếu một người có quyền sử dụng thiên nhiên cho mục đích của riêng mình, thì họ không thể coi mình là chủ nhân của nó. ĐTC xác quyết rằng người quản lý phải chịu trách nhiệm về việc quản lý của mình.
ĐTC tiếp tục cho hay: "khi thiên nhiên chỉ được coi là đối tượng của lợi nhuận và lợi ích - một cái nhìn của những kẻ chỉ muốn làm giầu bất luận sự gì sẽ xảy tới - thì sự hài hòa tất sẽ bị phá vỡ và sự bất bình đẳng nghiêm trọng, bất công và đau khổ đương nhiên phải xảy ra."
Kết nối
Tập trung vào chủ đề của sự kết nối, Đức Thánh Cha Phanxicô nói, “cùng một sự thờ ơ, ích kỷ, tham lam, kiêu hãnh, tuyên bố mình là chủ nhân và độc chiếm trái đất, lèo lái con người, hủy diệt các sinh vật, chiếm đoạt tài nguyên thiên nhiên tất nhiên họ bóc lột kẻ khốn khổ, lạm dụng sức lao động của phụ nữ và trẻ em, làm đảo lộn luật lệ gia đình, không biết tôn trọng quyền sống của con người ngay từ khi thụ thai cho đến khi được sinh ra...”
Trích dẫn Tông huấn Laudato Si', Đức Thánh Cha nhấn mạnh, "nếu cuộc khủng hoảng sinh thái là sự xuất hiện hoặc biểu hiện bề ngoài của một cuộc khủng hoảng đạo đức, văn hóa và tinh thần của thời đại hiện tại, chúng ta không thể tự lừa dối mình rằng chúng ta có thể hồi phục lại mối quan hệ của chúng ta với thiên nhiên và môi trường mà không cần phải phục hồi lại tất cả các mối quan hệ cơ bản của con người chúng ta!" Vì vậy, để hàn gắn lại ngôi nhà chung trái đất của chúng ta, trước hết trái tim con người cần được hoán cải và chữa lành.
Kết thúc bài phát biểu của mình, Đức Thánh Cha cổ võ nhóm bảo vệ môi sinh rằng: “Trong khi nhiều phương diện của hành tinh trái đất của chúng ta đã bị thương tổn cách thảm khốc và nhiều thảm trạng dường như không thể cứu vãn được nữa, nhưng ĐTC nói: “Đối với những người Kitô hữu, chúng ta không thể mất hy vọng, bởi vì chúng ta luôn hướng về Chúa Giêsu Kitô”.
Tổng thống Trump: Trong nhiệm kỳ thứ hai tôi sẽ chiến đấu cho những đứa trẻ chưa chào đời
Đặng Tự Do
20:02 03/09/2020
Tổng thống Donald Trump hôm thứ Năm đã công bố một bức thư gửi đến “các nhà lãnh đạo và các nhà hoạt động ủng hộ cuộc sống” cho thấy ý định của ông nhằm nâng cao các ưu tiên hành chính và lập pháp chống lại việc phá thai nếu ông được bầu vào nhiệm kỳ thứ hai.
“Khi tôi tìm kiếm thành công cho cuộc bầu cử vào tháng 11 này, tôi cần sự giúp đỡ của các bạn trong việc làm rõ sự đối kháng giữa một bên là vai trò lãnh đạo ủng hộ cuộc sống táo bạo của tôi; và bên kia là thái độ phò phá thai cực đoan của Joe Biden, ” lá thư của Tổng thống Trump viết.
“Đảng Dân chủ ủng hộ quyết liệt việc phá thai theo yêu cầu, cho đến tận thời điểm mới sinh, và thậm chí cả việc giết chết trẻ sơ sinh sau khi phá thai không thành công. Việc Joe Biden theo đuổi quan điểm cực đoan này được minh chứng rõ ràng nhất qua việc ông ta ủng hộ việc dùng tiền người dân đóng thuế để tài trợ cho phá thai theo yêu cầu. Việc buộc người đóng thuế phải trả tiền cho việc phá thai là một quan điểm đáng ghê tởm và phải bị đánh bại tại các thùng phiếu, ” tổng thống nói thêm.
Lá thư của tổng thống được đưa ra khi chiến dịch tranh cử của ông tiếp tục mời gọi các cử tri phò sinh bỏ phiếu cho ông. Khối những người phò sinh được coi là lực lượng quan trọng đối với việc tái đắc cử của tổng thống Trump.
Đầu tuần này, chiến dịch của tổng thống Trump đã thêm các gạch đầu dòng liên quan đến phá thai và tự do tôn giáo vào danh sách các ưu tiên nhiệm kỳ thứ hai của mình. Danh sách 50 “ưu tiên cốt lõi” cho nhiệm kỳ thứ hai của Trump ban đầu được chiến dịch công bố vào ngày 23 tháng 8 và bị những người phò sinh chỉ trích vì đã không nhấn mạnh đến việc chống phá thai và tự do tôn giáo trong danh sách ban đầu.
Trong bức thư ngày 3 tháng 9, tổng thống Trump viết rằng nếu tôi chiến thắng, “chúng ta còn bốn năm nữa để chiến đấu trong cùng một chiến hào vì những đứa trẻ chưa chào đời.”
Tổng thống cho biết ông sẽ làm mọi cách để “bổ nhiệm” các thẩm phán tôn trọng Hiến pháp và không hợp pháp hóa các chương trình nghị sự liên quan đến phá thai, và thông qua ba dự luật nhằm hạn chế và ngăn chặn việc phá thai, và “hoàn toàn xóa sổ ngành công nghiệp phá thai chẳng hạn như Planned Parenthood từ tiền thuế của chúng ta.”
Cả hai “Đạo luật bảo vệ trẻ em chưa sinh có khả năng chịu đau đớn” và “Đạo luật bảo vệ những trẻ sống sót sau việc nạo phá thai khi sinh ra” đều thất bại tại Thượng viện vào tháng Hai. Các dự luật tương tự đã không được Quốc hội thông qua vào các năm 2015, 2017 và 2018. Đảng Cộng hòa đã kiểm soát cả hai viện của Quốc hội vào năm 2017, nhưng không có đủ 60 phiếu bầu cần thiết để thông qua dự luật tại Thượng viện. Người ta e rằng đảng Cộng Hoà có thể chỉ còn 50% tại Thượng viện Hoa Kỳ sau cuộc bầu cử năm 2020.
Bức thư của tổng thống Trump lưu ý rằng ông đã bổ nhiệm một số thẩm phán phản đối phá thai trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình, ngăn chặn tài trợ của liên bang cho các ca phá thai nước ngoài và trực tiếp đề cập đến cuộc tuần hành phò sinh, lần đầu tiên có sự tham dự của một tổng thống.
Tổng thống cũng đề cập rằng ông đã bắt đầu thực hiện những lời hứa của chiến dịch nhằm xóa sổ Planned Parenthood, thông qua những thay đổi đối với tài trợ Title X nhằm ngăn cản các nhà cung cấp dịch vụ phá thai tiếp cận với một số quỹ liên bang. Cho đến nay, các nhà cung cấp dịch vụ phá thai vẫn nhận được khoảng 500 triệu đô la hàng năm trong khoản bồi hoàn Medicaid.
Tháng trước, nhà hoạt động ủng hộ cuộc sống Lila Rose đã kêu gọi tổng thống tiêu diệt Planned Parenthood ngay lập tức.
“Tổng thống Trump có thể hủy bỏ Planned Parenthood bằng một sắc lệnh hành pháp. Đã qua rồi thời kỳ đổ hàng triệu đô la đóng thuế vào một công ty giết 900 trẻ em mỗi ngày. Hãy chấm dứt ngay những hành động tàn bạo này, ” Rose tweet vào ngày 26 tháng 8.
Đối thủ đảng Dân chủ của tổng thống Trump trong cuộc đua lần này, Joe Biden, đã cam kết gia tăng các biện pháp bảo vệ phá thai trong luật liên bang và Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi tuần này chỉ ra rằng Quốc hội sẽ chấm dứt lệnh cấm kéo dài hàng thập kỷ đối với việc dùng quỹ liên bang tài trợ cho việc phá thai nếu đảng của bà giữ quyền kiểm soát Hạ viện.
Chiến dịch tranh cử của tổng thống Trump hôm thứ Năm cho biết lá thư của tổng thống Trump được đưa ra sau khi Phó Tổng thống Mike Pence gặp gỡ nhóm vận động hành lang ủng hộ cuộc sống Susan B. Anthony List ở Bắc Carolina.
Source:Catholic News AgencyTrump says second term will 'fight' for unborn children in letter to pro-lifers
“Khi tôi tìm kiếm thành công cho cuộc bầu cử vào tháng 11 này, tôi cần sự giúp đỡ của các bạn trong việc làm rõ sự đối kháng giữa một bên là vai trò lãnh đạo ủng hộ cuộc sống táo bạo của tôi; và bên kia là thái độ phò phá thai cực đoan của Joe Biden, ” lá thư của Tổng thống Trump viết.
“Đảng Dân chủ ủng hộ quyết liệt việc phá thai theo yêu cầu, cho đến tận thời điểm mới sinh, và thậm chí cả việc giết chết trẻ sơ sinh sau khi phá thai không thành công. Việc Joe Biden theo đuổi quan điểm cực đoan này được minh chứng rõ ràng nhất qua việc ông ta ủng hộ việc dùng tiền người dân đóng thuế để tài trợ cho phá thai theo yêu cầu. Việc buộc người đóng thuế phải trả tiền cho việc phá thai là một quan điểm đáng ghê tởm và phải bị đánh bại tại các thùng phiếu, ” tổng thống nói thêm.
Lá thư của tổng thống được đưa ra khi chiến dịch tranh cử của ông tiếp tục mời gọi các cử tri phò sinh bỏ phiếu cho ông. Khối những người phò sinh được coi là lực lượng quan trọng đối với việc tái đắc cử của tổng thống Trump.
Đầu tuần này, chiến dịch của tổng thống Trump đã thêm các gạch đầu dòng liên quan đến phá thai và tự do tôn giáo vào danh sách các ưu tiên nhiệm kỳ thứ hai của mình. Danh sách 50 “ưu tiên cốt lõi” cho nhiệm kỳ thứ hai của Trump ban đầu được chiến dịch công bố vào ngày 23 tháng 8 và bị những người phò sinh chỉ trích vì đã không nhấn mạnh đến việc chống phá thai và tự do tôn giáo trong danh sách ban đầu.
Trong bức thư ngày 3 tháng 9, tổng thống Trump viết rằng nếu tôi chiến thắng, “chúng ta còn bốn năm nữa để chiến đấu trong cùng một chiến hào vì những đứa trẻ chưa chào đời.”
Tổng thống cho biết ông sẽ làm mọi cách để “bổ nhiệm” các thẩm phán tôn trọng Hiến pháp và không hợp pháp hóa các chương trình nghị sự liên quan đến phá thai, và thông qua ba dự luật nhằm hạn chế và ngăn chặn việc phá thai, và “hoàn toàn xóa sổ ngành công nghiệp phá thai chẳng hạn như Planned Parenthood từ tiền thuế của chúng ta.”
Cả hai “Đạo luật bảo vệ trẻ em chưa sinh có khả năng chịu đau đớn” và “Đạo luật bảo vệ những trẻ sống sót sau việc nạo phá thai khi sinh ra” đều thất bại tại Thượng viện vào tháng Hai. Các dự luật tương tự đã không được Quốc hội thông qua vào các năm 2015, 2017 và 2018. Đảng Cộng hòa đã kiểm soát cả hai viện của Quốc hội vào năm 2017, nhưng không có đủ 60 phiếu bầu cần thiết để thông qua dự luật tại Thượng viện. Người ta e rằng đảng Cộng Hoà có thể chỉ còn 50% tại Thượng viện Hoa Kỳ sau cuộc bầu cử năm 2020.
Bức thư của tổng thống Trump lưu ý rằng ông đã bổ nhiệm một số thẩm phán phản đối phá thai trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình, ngăn chặn tài trợ của liên bang cho các ca phá thai nước ngoài và trực tiếp đề cập đến cuộc tuần hành phò sinh, lần đầu tiên có sự tham dự của một tổng thống.
Tổng thống cũng đề cập rằng ông đã bắt đầu thực hiện những lời hứa của chiến dịch nhằm xóa sổ Planned Parenthood, thông qua những thay đổi đối với tài trợ Title X nhằm ngăn cản các nhà cung cấp dịch vụ phá thai tiếp cận với một số quỹ liên bang. Cho đến nay, các nhà cung cấp dịch vụ phá thai vẫn nhận được khoảng 500 triệu đô la hàng năm trong khoản bồi hoàn Medicaid.
Tháng trước, nhà hoạt động ủng hộ cuộc sống Lila Rose đã kêu gọi tổng thống tiêu diệt Planned Parenthood ngay lập tức.
“Tổng thống Trump có thể hủy bỏ Planned Parenthood bằng một sắc lệnh hành pháp. Đã qua rồi thời kỳ đổ hàng triệu đô la đóng thuế vào một công ty giết 900 trẻ em mỗi ngày. Hãy chấm dứt ngay những hành động tàn bạo này, ” Rose tweet vào ngày 26 tháng 8.
Đối thủ đảng Dân chủ của tổng thống Trump trong cuộc đua lần này, Joe Biden, đã cam kết gia tăng các biện pháp bảo vệ phá thai trong luật liên bang và Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi tuần này chỉ ra rằng Quốc hội sẽ chấm dứt lệnh cấm kéo dài hàng thập kỷ đối với việc dùng quỹ liên bang tài trợ cho việc phá thai nếu đảng của bà giữ quyền kiểm soát Hạ viện.
Chiến dịch tranh cử của tổng thống Trump hôm thứ Năm cho biết lá thư của tổng thống Trump được đưa ra sau khi Phó Tổng thống Mike Pence gặp gỡ nhóm vận động hành lang ủng hộ cuộc sống Susan B. Anthony List ở Bắc Carolina.
Source:Catholic News Agency
Liệu đồng tiền phá thai có làm nghiêng ngửa cuộc bầu cử tổng thống Mỹ hay không?
Vũ Văn An
20:22 03/09/2020
Linh mục Saywer, Dòng Tên, ca tụng đại hội Đảng Dân Chủ không nói đến phá thai, cùng lắm chỉ nói đến “quyền sinh sản”, nhưng thực tế, cuộc vận động tranh cử năm nay của Đảng này dựa phần lớn vào tiền phá thai của đại công ty sát nhi Planned Parenthood. Bài báo của National Catholic Register (xem https://www.ncregister.com/daily-news/will-planned-parenthoods-millions-tip-the-2020-election) cho biết rõ điều này.
Tờ báo này quả quyết: “chu kỳ bầu cử 2020 đang mục kích một món tiền chưa từng thấy được chi tiêu cho nền chính trị phá thai, với Planned Parenthood tìm cách làm lệch cán cân bằng hàng chục triệu dollars và một đội quân tranh đấu hạ tầng”.
Thực thế, các hoạt động chính trị của Planned Parenthood đã đầu tư rất nhiều vào các ứng cử viên, chiến dịch và tổ chức của đảng Dân chủ để bảo vệ hàng trăm triệu dollars doanh thu hàng năm vào quĩ phá thai khổng lồ của họ.
Vào đầu chu kỳ bầu cử năm 2020, Planned Parenthood đã cam kết quyên góp 45 triệu dollars - nhiều hơn gấp ba lần số tiền quyên góp vào năm 2016 - và triển khai các nhà đấu tranh của mình để cô vũ cho các ứng cử viên Dân chủ phò phá thai mà họ ủng hộ giành chiến thắng. Một trong những chiến thắng ban đầu của họ trong mùa bầu cử này là thất bại ở loạt tranh cử đầu tiên của Dân biểu Hoa Kỳ phò sinh lâu năm của đảng Dân chủ, Dan Lipinski, D-Ill.
Kristen Day, chủ tịch phe Dân chủ phò sinh, nói với Register: “Đó là sự kết hợp của tiền bạc, nhưng họ cũng có khá nhiều người ủng hộ mạnh mẽ, sẵn sàng hò hét bên ngoài văn phòng của người ta”. Day cho biết ảnh hưởng chính trị của Planned Parenthood đối với Đảng Dân chủ (và việc từ chối cho phép bất cứ bất đồng quan điểm nào đối với chủ trương phá thai của họ) khá mạnh mẽ, nó đã khiến các đảng viên Dân chủ thua thiệt trong các cuộc đua cạnh tranh mà những Đảng viên Dân chủ phò sinh có thể giành được chiến thắng đối với đảng Cộng hòa.
Day nói: “Họ đặt vấn đề của họ trước cả đảng. Họ là một tập đoàn mà Đảng Dân chủ đang phải chịu ơn. Họ nói rằng họ không muốn chịu ơn bất cứ quyền lợi tập đoàn nào, ấy thế nhưng họ vẫn chịu ơn: đó là nhóm vận động hành lang phá thai".
Liên Đoàn Planned Parenthood Hoa Kỳ là một tổ chức phi lợi nhuận đã đăng ký, và do đó, nó không thể can thiệp trực tiếp vào các cuộc bầu cử. Nhưng tổ chức này đã can thiệp một cách mạnh mẽ vào cuộc bầu cử theo những cách khác qua ủy ban hành động chính trị của họ (PAC), Hành động Planned Parenthood (PPA), và Siêu Hành động Chính trị (Super PAC), Các Lá Phiếu Parenthood (PPV).
Với tư cách là một PAC, PPA có thể đóng góp trực tiếp cho các chiến dịch chính trị tới 5, 000 dollars cho mỗi ứng cử viên, trong khi các cá nhân liên kết với PAC cũng có thể tự đóng góp. PAC cũng có thể kết nạp những người ủng hộ của Planned Parenthood và mời họ vận động chính trị.
PAC đã quyên góp cho 94 ứng cử viên Hạ viện Dân chủ, với mức đóng góp trung bình là 3,527 dollars và 25 thượng nghị sĩ Dân chủ, ở mức 4,507 dollars, theo hồ sơ của Ủy ban Bầu cử Liên bang được khảo sát bởi OpenSecrets.org, một trang web do Trung tâm Chính trị Đáp ứng điều hành.
Một số người nhận tiền nhiều nhất của Đảng Dân chủ vào năm 2020 (cả từ các tổ chức và cá nhân liên kết với một PAC của Planned Parenthood) là Joe Biden (24, 281 USD), Dân biểu Lizzie Fletcher, D-Texas (18, 984 USD) và Dân biểu Nancy Pelosi (16, 543 USD). Khoảng 50 ứng cử viên, như Dân biểu Conor Lamb, D-Pa., một người Công Giáo từng nói rằng cá nhân ông phản đối việc phá thai nhưng ủng hộ tính hợp pháp của nó, đã nhận được trọn bộ số tiền 5, 000 dollars từ tổ chức này.
Hồ sơ từ Ủy ban Bầu cử Liên bang minh họa việc Planned Parenthood Action đầu tư mạnh mẽ ra sao vào các tổ chức Dân chủ.
Trong giai đoạn 2019-2020, PPA đã tặng 10, 000 dollars mỗi người cho Nhóm Dân chủ Trẻ của Hoa Kỳ PAC và Ủy ban Đào tạo Dân chủ Toàn Quốc PAC và thêm 25, 000 dollars cho Hiệp hội Phó Thống đốc Dân chủ PAC.
Open Secrets báo cáo vào năm 2020, Planned Parenthood đã tặng 30, 000 dollars cho mỗi Ủy ban Dân chủ Tranh cử Thượng viện và Ủy ban Dân chủ Tranh cử Quốc hội, cũng như 15, 000 dollars cho Ủy ban Dân chủ Toàn quốc (DNC).
Day nhấn mạnh rằng những người Dân chủ phò sinh bị loại khỏi nhiều hoạt động gây quỹ của Đảng Dân chủ, những hoạt động cần thiết để giúp quyên tiền nhằm giành chiến thắng trong các cuộc bầu cử, bởi vì họ áp dụng “một thử nghiệm chống lại những người Dân chủ phò sinh”.
Nhóm Các Lá Phiếu Planned Parenthood (PPV), nhóm Siêu Hành Đông Chính trị (Super PAC), có thể quyên góp số tiền không giới hạn cho các nỗ lực bầu cử của chính họ, ủng hộ hoặc chống lại các ứng cử viên, nhưng các quy tắc liên bang về Super PAC cấm họ phối hợp với các chiến dịch tranh cử của các ứng cử viên hoặc trực tiếp tặng tiền cho qũi tranh cử của ứng cử viên.
Thông tin về chi tiêu của PAC và Super PAC đăng trên OpenSecrets.org cho thấy PPV đã huy động được 13.3 triệu dollars trong chu kỳ bầu cử này.
Số tiền gần như tương đương với 14.5 triệu dollars cho đến nay được quyên góp bởi Danh sách Phò phá thai của EMILY thuộc Lá Phiếu Phụ Nữ Siêu PAC!, nhóm, trong chu kỳ bầu cử trước đây, là nhánh Super PAC ủng hộ phá thai mạnh nhất, huy động được 40 triệu dollars vào năm 2018.
Open Secrets cho thấy các PAC phò sinh đã chi gần 600, 000 dollars cho các ứng cử viên vào Quốc hội năm 2020, trong khi các PAC phò phá thai đã chi gần gấp 6 lần – 3.1 triệu dollars. Planned Parenthood chiếm 2.4 triệu dollars trong tổng số đó, với 1.1 triệu dollars được chi trực tiếp cho các ứng cử viên và 1.3 triệu dollars được gửi cho các nhóm chi tiêu bên ngoài.
Michael New, phụ tá giáo sư thỉnh giảng về nghiên cứu xã hội tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ và là người đóng góp cho Viện Phò sinh Charlotte Lozier, nói với tờ Register rằng Planned Parenthood đã trở nên tích cực về mặt chính trị nhiều hơn bao giờ hết, đầu tư nhiều tiền hơn vào chu kỳ bầu cử và thanh trừng giai cấp lãnh đạo của họ.
Ông New nhấn mạnh rằng việc hội đồng quản trị của Planned Parenthood loại bỏ bác sĩ Leana Wen, người muốn biến Planned Parenthood minh nhiên trở thành một tổ chức y tế, để ủng hộ Alexis McGill Johnson làm chủ tịch và giám đốc điều hành, người có bối cảnh đấu tranh chính trị.
Ông New cho rằng “[Wen] không phải là một người thích đáng với sứ mệnh”. Và ông lưu ý rằng Planned Parenthood có ảnh hưởng mạnh đối với các nhà lãnh đạo chính trị của đảng Dân chủ hơn các nhóm cử tri trung tả khác, chẳng hạn như các nhóm kiểm soát súng hoặc tranh đấu cho môi trường.
Ông nói, “Họ rất sẵn lòng thỏa hiệp về súng đạn hoặc môi trường, nhưng rất hiếm khi sẵn lòng thỏa hiệp về việc phá thai”.
Hàng trăm triệu dollars có nguy cơ bị đe dọa
Nhưng khoản đầu tư lớn mà Planned Parenthood thực hiện cho nền chính trị của đảng Dân chủ chỉ là món tiền rất nhỏ so với hàng trăm triệu dollars có tiềm năng bị mất nếu thua cuộc bầu cử năm 2020 và tài trợ của chính phủ cho hoạt động kinh doanh của họ sẽ bị hạn chế hơn.
Như tờ Register đã báo cáo, việc Planned Parenthood thua cuộc trong cuộc chiến Title X làm xuất hiện bóng ma này: quỹ Medicaid của nó – chiếm một phần ba doanh thu, theo nguồn tài chính của Planned Parenthood - có thể là nạn nhân kế tiếp, nếu Đảng Cộng hòa giành được quyền kiểm soát cả hai viện Quốc hội và Nhà Trắng trong chu kỳ bầu cử này.
Tổng doanh thu của tổ chức được ghi nhận là 1.64 tỷ dollars vào năm 2019.
Nhưng một chiến thắng cho các đồng minh chính trị của Planned Parenthood là Đảng Dân chủ vào năm 2020 sẽ có nghĩa là một cơ hội để mở rộng phần chia của nó trong ngành kỹ nghệ phá thai và tối đa hóa tiềm năng tạo thu nhập của nó, dù cho ngành kỹ nghệ này nói chung đang suy thoái.
Ông New nói rằng: “Ngày càng có ít bác sĩ muốn phá thai, chúng tôi thấy các cơ sở phá thai đang đóng cửa, và chúng tôi thấy tỷ lệ phá thai đang suy giảm. Vì vậy, về mặt chính trị và phi chính trị, họ thấy rất nhiều xu hướng chống lại họ. Và do đó, họ đang gia tăng gấp đôi mức độ tham gia chính trị của họ".
Nhóm Các Thành viên đảng Dân chủ cho Ngày Sự sống cho hay lý lẽ của Planned Parenthood không khác chi phát xuất từ một công ty sẵn lòng chi tiền cho các cuộc bầu cử “để gia tăng cơ sở của chính họ”.
Nhóm nói rằng, “những người vận động hành lang cho phá thai muốn loại bỏ mọi quy định - giống như một doanh nghiệp - để họ có thể tiếp tục gia tăng yêu cầu [phá thai]”.
Một tác động chính trị tiềm tàng khác của cuộc bầu cử tổng thống sắp tới liên quan đến các chiến lược lập pháp phò sinh nhằm mục đích loại bỏ phán quyết Roe chống Wade. Tổng thống Donald Trump dự kiến sẽ định hình lại 40% cơ quan tư pháp liên bang và có thể một thẩm phán khác cho Tối cao Pháp viện vào năm 2024, tăng khả thể thách thức thành công đối với phán quyết Roe chống Wade và một tương lai khó khăn hơn cho kỹ nghệ phá thai.
Hơn nữa, một thất bại chính trị lớn đối với Planned Parenthood sẽ làm tổn hại đến tầm vóc của nó trong tư cách là người vận động hàng đầu cho việc phá thai. Liên Đoàn Planned Parenthood của Hoa Kỳ và các chi nhánh của nó đã quyên góp được 630.8 triệu dollars trong năm 2018 và 591.3 triệu dollars vào năm 2019 từ các khoản đóng góp tư nhân, chủ yếu bằng cách kêu gọi người ta ủng hộ họ như là quán quân phá thai ở Hoa Kỳ.
Trận chiến hạ tầng
Bất chấp các chênh lệch tài chính có lợi cho nhóm vận động hành lang cho phá thai, Ông New cho biết phong trào phò sinh đã có một trận đấu tốt.
Mallory Quigley, phó chủ tịch phụ trách truyền thông của Susan B. Anthony List, nói với tờ Register rằng tổ chức chính trị phò sinh của họ có kế hoạch tiếp xúc với 4.6 triệu cử tri ở các tiểu bang “xôi đậu” và tin tưởng rằng những cử tri phò sinh sẽ trở thành một lực lượng lớn hơn các cử tri ủng hộ phá thai. Quigley tin rằng việc bầu lại Tổng thống Donald Trump trên cơ sở các thành tích phò sinh của chính phủ ông sẽ là một yếu tố thúc đẩy.
Bà nói, “Vào năm 2016, chúng tôi chỉ có danh sách đầy lới hứa hẹn. Bây giờ, chúng tôi có một kỷ lục, và đó là một kỷ lục đầy ấn tượng.”
Quigley cho biết SBA List mong đợi một cuộc chiến đấu mạnh mẽ từ phía Planned Parenthood bởi vì "họ bị sững như đá trước viễn tượng những gì khác nữa [Trump] sẽ đạt được trong bốn năm tới."
Chiến dịch tranh cử của Trump vào ngày 23 tháng 8 đã liệt kê các ưu tiên cốt lõi của họ cho nghị trình nhiệm kỳ hai, nhưng thoạt đầu đã không liệt kê các vấn đề phò sinh trong số đó. Tuy nhiên, vấn đề phá thai đã được đề cập nhiều trong chính Hội nghị Toàn Quốc của Đảng Cộng hòa, và danh sách các ưu tiên cốt lõi sau đó đã được sửa đổi để bao gồm cam kết “bảo vệ sự sống của thai nhi bằng mọi phương tiện có sẵn”.
Theo Open Secrets, cho đến nay, SBA List đã huy động được 832, 000 dollars trong chu kỳ 2020 và Super PAC của họ, “Women Speak Out”, đã quyên được 6.2 triệu dollars vào năm 2020.
Cho đến nay, PPV đã quyên được nhiều hơn nhóm Women Speak Out với biên tế 2-1.
Quigley nói rằng tiền "chỉ là một khía cạnh của cuộc chiến đấu này mà thôi". Bà nói: “Chúng tôi đang thắng về tin nhắn và công luận. Phong trào phò sinh phải tiếp tục rất mạnh mẽ để phơi bày sự trái ngược giữa hai bên về vấn đề này”.
Và họ hy vọng sẽ đi qua các tiểu bang “xôi đậu” - Arizona, Florida, Bắc Carolina, Iowa, Georgia, Michigan, Pennsylvania, Texas và Wisconsin - miễn là nó "an toàn và được phép", theo các hạn chế của chính phủ liên quan đến mối quan tâm về coronavirus trên bình diện tiểu bang và địa phương.
Noah Weinrich, thư ký báo chí của Heritage Action for America, nói với tờ Register rằng COVID-19 đã thay đổi cách thức hoạt động của các chiến dịch tranh cử và những người theo dõi chính trị sẽ thấy vào năm 2020, việc vận động kiểu truyền thống vẫn còn quan trọng ra sao trong thời đại các phương tiện truyền thông xã hội.
Chiến lược của Planned Parenthood
Weinrich cho biết chi tiêu của Planned Parenthood dành cho chiến dịch tranh cử nhằm mục đích chuyển quyền kiểm soát Thượng viện cho đảng Dân chủ bằng cách can thiệp vào các cuộc đua chủ chốt cũng như bảo đảm một nhiệm kỳ tổng thống phò phá thai. PPV đã cam kết 303, 056 dollars để bầu Mark Kelly của đảng Dân chủ và 275, 354 dollars chống lại Thượng nghị sĩ Cộng hòa Martha McSally ở Arizona. Ở Maine, Super PAC đã chi 289, 543 dollars để đánh gục Thượng nghị sĩ Susan Collins - một người Cộng hòa phò phá thai, người dù sao đã trở thành mục tiêu cụ thể của nhóm vận động hành lang cho phá thai vì lá phiếu chủ chốt bà đã bỏ vào năm 2018 để xác nhận Brett Kavanaugh vào Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ - và đầu tư 99, 679 dollars vào Sara Gideon, người tranh chức của đảng Dân chủ.
Ở Bắc Carolina, Planned Parenthood Votes đã chi 129, 863 dollars để hạ gục Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Thom Tillis, người luôn ủng hộ mạnh mẽ luật phò sinh, và đã chi 114, 427 dollars để cổ vũ cho người tranh chức của đảng Dân chủ Cal Cunningham.
Weinrich nói: “Thượng viện có rất nhiều cuộc chơi và tùy thuộc vào một số cuộc đua”.
Planned Parenthood cũng đã chính thức ủng hộ liên danh Dân chủ của Joe Biden và Kamala Harris, và Biden đã đáp lại bằng cách xuất hiện trong một quảng cáo Planned Parenthood, trong đó ông ta hứa sẽ quảng bá việc phá thai trong nước và quốc tế và tuyên bố, “Tôi tự hào được tham gia cùng các bạn trong cuộc chiến đấu này”.
Weinrich cho biết đảng Cộng hòa có lợi thế trong lối vận động truyền thống là gõ cửa từng nhà trong đại dịch và yêu cầu người ta ủng hộ họ tại các phòng phiếu. Ông nói, người Dân chủ đang thấy “việc kém vân động đi rất nhiều” một phần vì các cử tri cốt lõi của Đảng Dân chủ có xu hướng sống trong môi trường đô thị nơi Covid là mối quan tâm lớn hơn, trong khi cử tri cốt lõi của Đảng Cộng hòa sống ở các vùng ngoại ô nông thôn và trải rộng hơn, nơi Covid ít là mối quan tâm hơn.
Ông nói, “Chúng ta sẽ xem liệu bạn có thể giành chiến thắng trong một cuộc bầu cử chỉ dựa vào mạng xã hội ngay bây giờ hay bạn có thể giành chiến thắng bằng những nỗ lực gõ cửa từng nhà theo trường phái cũ”.
Trò chơi trên trận địa, nhất là trên các phương tiện truyền thông xã hội, là một lĩnh vực mà Planned Parenthood đã và đang làm việc đều đặn để vô hiệu hóa lợi thế của phe phò sinh kể từ khi tổ chức này vấy máu chính trị vào năm 2015 bằng một loạt video bật mí cho thấy việc bán các bộ phận cơ thể được thu hoạch từ việc phá các thai nhi.
Báo cáo thường niên gần đây nhất của Planned Parenthood nhấn mạnh rất nhiều đến việc PPA tuyển dụng 140, 000 nhà hoạt động “lo bảo vệ” mà họ có thể tiếp cận bằng tin nhắn, 392 Hội đồng Hành động (các nhóm hoạt động địa phương) và 81 chi hội mới của Planned Parenthood Generation Action trong khuôn viên đại học.
Kristen Day thuộc nhóm Các Đảng viên Dân chủ Phò sinh cho biết việc giải phóng Đảng Dân chủ khỏi tiền của Planned Parenthood sẽ tùy thuộc vào việc vận động các cơ sở hạ tầng Dân chủ phò sinh, tranh cử các chức vụ và thách thức giới lãnh đạo đảng hiện đang nằm trong túi tiền của Planned Parenthood.
Và chìa khóa của việc đẩy lui này sẽ là việc quyên góp tiền để bù đắp các quĩ đấu tranh của Planned Parenthood.
Day nói rằng, “Khả năng quyên tiền của họ [những quỹ đó] rất phi thường, và chúng tôi cần phải bắt kịp về điều đó.”
Tờ báo này quả quyết: “chu kỳ bầu cử 2020 đang mục kích một món tiền chưa từng thấy được chi tiêu cho nền chính trị phá thai, với Planned Parenthood tìm cách làm lệch cán cân bằng hàng chục triệu dollars và một đội quân tranh đấu hạ tầng”.
Thực thế, các hoạt động chính trị của Planned Parenthood đã đầu tư rất nhiều vào các ứng cử viên, chiến dịch và tổ chức của đảng Dân chủ để bảo vệ hàng trăm triệu dollars doanh thu hàng năm vào quĩ phá thai khổng lồ của họ.
Vào đầu chu kỳ bầu cử năm 2020, Planned Parenthood đã cam kết quyên góp 45 triệu dollars - nhiều hơn gấp ba lần số tiền quyên góp vào năm 2016 - và triển khai các nhà đấu tranh của mình để cô vũ cho các ứng cử viên Dân chủ phò phá thai mà họ ủng hộ giành chiến thắng. Một trong những chiến thắng ban đầu của họ trong mùa bầu cử này là thất bại ở loạt tranh cử đầu tiên của Dân biểu Hoa Kỳ phò sinh lâu năm của đảng Dân chủ, Dan Lipinski, D-Ill.
Kristen Day, chủ tịch phe Dân chủ phò sinh, nói với Register: “Đó là sự kết hợp của tiền bạc, nhưng họ cũng có khá nhiều người ủng hộ mạnh mẽ, sẵn sàng hò hét bên ngoài văn phòng của người ta”. Day cho biết ảnh hưởng chính trị của Planned Parenthood đối với Đảng Dân chủ (và việc từ chối cho phép bất cứ bất đồng quan điểm nào đối với chủ trương phá thai của họ) khá mạnh mẽ, nó đã khiến các đảng viên Dân chủ thua thiệt trong các cuộc đua cạnh tranh mà những Đảng viên Dân chủ phò sinh có thể giành được chiến thắng đối với đảng Cộng hòa.
Day nói: “Họ đặt vấn đề của họ trước cả đảng. Họ là một tập đoàn mà Đảng Dân chủ đang phải chịu ơn. Họ nói rằng họ không muốn chịu ơn bất cứ quyền lợi tập đoàn nào, ấy thế nhưng họ vẫn chịu ơn: đó là nhóm vận động hành lang phá thai".
Liên Đoàn Planned Parenthood Hoa Kỳ là một tổ chức phi lợi nhuận đã đăng ký, và do đó, nó không thể can thiệp trực tiếp vào các cuộc bầu cử. Nhưng tổ chức này đã can thiệp một cách mạnh mẽ vào cuộc bầu cử theo những cách khác qua ủy ban hành động chính trị của họ (PAC), Hành động Planned Parenthood (PPA), và Siêu Hành động Chính trị (Super PAC), Các Lá Phiếu Parenthood (PPV).
Với tư cách là một PAC, PPA có thể đóng góp trực tiếp cho các chiến dịch chính trị tới 5, 000 dollars cho mỗi ứng cử viên, trong khi các cá nhân liên kết với PAC cũng có thể tự đóng góp. PAC cũng có thể kết nạp những người ủng hộ của Planned Parenthood và mời họ vận động chính trị.
PAC đã quyên góp cho 94 ứng cử viên Hạ viện Dân chủ, với mức đóng góp trung bình là 3,527 dollars và 25 thượng nghị sĩ Dân chủ, ở mức 4,507 dollars, theo hồ sơ của Ủy ban Bầu cử Liên bang được khảo sát bởi OpenSecrets.org, một trang web do Trung tâm Chính trị Đáp ứng điều hành.
Một số người nhận tiền nhiều nhất của Đảng Dân chủ vào năm 2020 (cả từ các tổ chức và cá nhân liên kết với một PAC của Planned Parenthood) là Joe Biden (24, 281 USD), Dân biểu Lizzie Fletcher, D-Texas (18, 984 USD) và Dân biểu Nancy Pelosi (16, 543 USD). Khoảng 50 ứng cử viên, như Dân biểu Conor Lamb, D-Pa., một người Công Giáo từng nói rằng cá nhân ông phản đối việc phá thai nhưng ủng hộ tính hợp pháp của nó, đã nhận được trọn bộ số tiền 5, 000 dollars từ tổ chức này.
Hồ sơ từ Ủy ban Bầu cử Liên bang minh họa việc Planned Parenthood Action đầu tư mạnh mẽ ra sao vào các tổ chức Dân chủ.
Trong giai đoạn 2019-2020, PPA đã tặng 10, 000 dollars mỗi người cho Nhóm Dân chủ Trẻ của Hoa Kỳ PAC và Ủy ban Đào tạo Dân chủ Toàn Quốc PAC và thêm 25, 000 dollars cho Hiệp hội Phó Thống đốc Dân chủ PAC.
Open Secrets báo cáo vào năm 2020, Planned Parenthood đã tặng 30, 000 dollars cho mỗi Ủy ban Dân chủ Tranh cử Thượng viện và Ủy ban Dân chủ Tranh cử Quốc hội, cũng như 15, 000 dollars cho Ủy ban Dân chủ Toàn quốc (DNC).
Day nhấn mạnh rằng những người Dân chủ phò sinh bị loại khỏi nhiều hoạt động gây quỹ của Đảng Dân chủ, những hoạt động cần thiết để giúp quyên tiền nhằm giành chiến thắng trong các cuộc bầu cử, bởi vì họ áp dụng “một thử nghiệm chống lại những người Dân chủ phò sinh”.
Nhóm Các Lá Phiếu Planned Parenthood (PPV), nhóm Siêu Hành Đông Chính trị (Super PAC), có thể quyên góp số tiền không giới hạn cho các nỗ lực bầu cử của chính họ, ủng hộ hoặc chống lại các ứng cử viên, nhưng các quy tắc liên bang về Super PAC cấm họ phối hợp với các chiến dịch tranh cử của các ứng cử viên hoặc trực tiếp tặng tiền cho qũi tranh cử của ứng cử viên.
Thông tin về chi tiêu của PAC và Super PAC đăng trên OpenSecrets.org cho thấy PPV đã huy động được 13.3 triệu dollars trong chu kỳ bầu cử này.
Số tiền gần như tương đương với 14.5 triệu dollars cho đến nay được quyên góp bởi Danh sách Phò phá thai của EMILY thuộc Lá Phiếu Phụ Nữ Siêu PAC!, nhóm, trong chu kỳ bầu cử trước đây, là nhánh Super PAC ủng hộ phá thai mạnh nhất, huy động được 40 triệu dollars vào năm 2018.
Open Secrets cho thấy các PAC phò sinh đã chi gần 600, 000 dollars cho các ứng cử viên vào Quốc hội năm 2020, trong khi các PAC phò phá thai đã chi gần gấp 6 lần – 3.1 triệu dollars. Planned Parenthood chiếm 2.4 triệu dollars trong tổng số đó, với 1.1 triệu dollars được chi trực tiếp cho các ứng cử viên và 1.3 triệu dollars được gửi cho các nhóm chi tiêu bên ngoài.
Michael New, phụ tá giáo sư thỉnh giảng về nghiên cứu xã hội tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ và là người đóng góp cho Viện Phò sinh Charlotte Lozier, nói với tờ Register rằng Planned Parenthood đã trở nên tích cực về mặt chính trị nhiều hơn bao giờ hết, đầu tư nhiều tiền hơn vào chu kỳ bầu cử và thanh trừng giai cấp lãnh đạo của họ.
Ông New nhấn mạnh rằng việc hội đồng quản trị của Planned Parenthood loại bỏ bác sĩ Leana Wen, người muốn biến Planned Parenthood minh nhiên trở thành một tổ chức y tế, để ủng hộ Alexis McGill Johnson làm chủ tịch và giám đốc điều hành, người có bối cảnh đấu tranh chính trị.
Ông New cho rằng “[Wen] không phải là một người thích đáng với sứ mệnh”. Và ông lưu ý rằng Planned Parenthood có ảnh hưởng mạnh đối với các nhà lãnh đạo chính trị của đảng Dân chủ hơn các nhóm cử tri trung tả khác, chẳng hạn như các nhóm kiểm soát súng hoặc tranh đấu cho môi trường.
Ông nói, “Họ rất sẵn lòng thỏa hiệp về súng đạn hoặc môi trường, nhưng rất hiếm khi sẵn lòng thỏa hiệp về việc phá thai”.
Hàng trăm triệu dollars có nguy cơ bị đe dọa
Nhưng khoản đầu tư lớn mà Planned Parenthood thực hiện cho nền chính trị của đảng Dân chủ chỉ là món tiền rất nhỏ so với hàng trăm triệu dollars có tiềm năng bị mất nếu thua cuộc bầu cử năm 2020 và tài trợ của chính phủ cho hoạt động kinh doanh của họ sẽ bị hạn chế hơn.
Như tờ Register đã báo cáo, việc Planned Parenthood thua cuộc trong cuộc chiến Title X làm xuất hiện bóng ma này: quỹ Medicaid của nó – chiếm một phần ba doanh thu, theo nguồn tài chính của Planned Parenthood - có thể là nạn nhân kế tiếp, nếu Đảng Cộng hòa giành được quyền kiểm soát cả hai viện Quốc hội và Nhà Trắng trong chu kỳ bầu cử này.
Tổng doanh thu của tổ chức được ghi nhận là 1.64 tỷ dollars vào năm 2019.
Nhưng một chiến thắng cho các đồng minh chính trị của Planned Parenthood là Đảng Dân chủ vào năm 2020 sẽ có nghĩa là một cơ hội để mở rộng phần chia của nó trong ngành kỹ nghệ phá thai và tối đa hóa tiềm năng tạo thu nhập của nó, dù cho ngành kỹ nghệ này nói chung đang suy thoái.
Ông New nói rằng: “Ngày càng có ít bác sĩ muốn phá thai, chúng tôi thấy các cơ sở phá thai đang đóng cửa, và chúng tôi thấy tỷ lệ phá thai đang suy giảm. Vì vậy, về mặt chính trị và phi chính trị, họ thấy rất nhiều xu hướng chống lại họ. Và do đó, họ đang gia tăng gấp đôi mức độ tham gia chính trị của họ".
Nhóm Các Thành viên đảng Dân chủ cho Ngày Sự sống cho hay lý lẽ của Planned Parenthood không khác chi phát xuất từ một công ty sẵn lòng chi tiền cho các cuộc bầu cử “để gia tăng cơ sở của chính họ”.
Nhóm nói rằng, “những người vận động hành lang cho phá thai muốn loại bỏ mọi quy định - giống như một doanh nghiệp - để họ có thể tiếp tục gia tăng yêu cầu [phá thai]”.
Một tác động chính trị tiềm tàng khác của cuộc bầu cử tổng thống sắp tới liên quan đến các chiến lược lập pháp phò sinh nhằm mục đích loại bỏ phán quyết Roe chống Wade. Tổng thống Donald Trump dự kiến sẽ định hình lại 40% cơ quan tư pháp liên bang và có thể một thẩm phán khác cho Tối cao Pháp viện vào năm 2024, tăng khả thể thách thức thành công đối với phán quyết Roe chống Wade và một tương lai khó khăn hơn cho kỹ nghệ phá thai.
Hơn nữa, một thất bại chính trị lớn đối với Planned Parenthood sẽ làm tổn hại đến tầm vóc của nó trong tư cách là người vận động hàng đầu cho việc phá thai. Liên Đoàn Planned Parenthood của Hoa Kỳ và các chi nhánh của nó đã quyên góp được 630.8 triệu dollars trong năm 2018 và 591.3 triệu dollars vào năm 2019 từ các khoản đóng góp tư nhân, chủ yếu bằng cách kêu gọi người ta ủng hộ họ như là quán quân phá thai ở Hoa Kỳ.
Trận chiến hạ tầng
Bất chấp các chênh lệch tài chính có lợi cho nhóm vận động hành lang cho phá thai, Ông New cho biết phong trào phò sinh đã có một trận đấu tốt.
Mallory Quigley, phó chủ tịch phụ trách truyền thông của Susan B. Anthony List, nói với tờ Register rằng tổ chức chính trị phò sinh của họ có kế hoạch tiếp xúc với 4.6 triệu cử tri ở các tiểu bang “xôi đậu” và tin tưởng rằng những cử tri phò sinh sẽ trở thành một lực lượng lớn hơn các cử tri ủng hộ phá thai. Quigley tin rằng việc bầu lại Tổng thống Donald Trump trên cơ sở các thành tích phò sinh của chính phủ ông sẽ là một yếu tố thúc đẩy.
Bà nói, “Vào năm 2016, chúng tôi chỉ có danh sách đầy lới hứa hẹn. Bây giờ, chúng tôi có một kỷ lục, và đó là một kỷ lục đầy ấn tượng.”
Quigley cho biết SBA List mong đợi một cuộc chiến đấu mạnh mẽ từ phía Planned Parenthood bởi vì "họ bị sững như đá trước viễn tượng những gì khác nữa [Trump] sẽ đạt được trong bốn năm tới."
Chiến dịch tranh cử của Trump vào ngày 23 tháng 8 đã liệt kê các ưu tiên cốt lõi của họ cho nghị trình nhiệm kỳ hai, nhưng thoạt đầu đã không liệt kê các vấn đề phò sinh trong số đó. Tuy nhiên, vấn đề phá thai đã được đề cập nhiều trong chính Hội nghị Toàn Quốc của Đảng Cộng hòa, và danh sách các ưu tiên cốt lõi sau đó đã được sửa đổi để bao gồm cam kết “bảo vệ sự sống của thai nhi bằng mọi phương tiện có sẵn”.
Theo Open Secrets, cho đến nay, SBA List đã huy động được 832, 000 dollars trong chu kỳ 2020 và Super PAC của họ, “Women Speak Out”, đã quyên được 6.2 triệu dollars vào năm 2020.
Cho đến nay, PPV đã quyên được nhiều hơn nhóm Women Speak Out với biên tế 2-1.
Quigley nói rằng tiền "chỉ là một khía cạnh của cuộc chiến đấu này mà thôi". Bà nói: “Chúng tôi đang thắng về tin nhắn và công luận. Phong trào phò sinh phải tiếp tục rất mạnh mẽ để phơi bày sự trái ngược giữa hai bên về vấn đề này”.
Và họ hy vọng sẽ đi qua các tiểu bang “xôi đậu” - Arizona, Florida, Bắc Carolina, Iowa, Georgia, Michigan, Pennsylvania, Texas và Wisconsin - miễn là nó "an toàn và được phép", theo các hạn chế của chính phủ liên quan đến mối quan tâm về coronavirus trên bình diện tiểu bang và địa phương.
Noah Weinrich, thư ký báo chí của Heritage Action for America, nói với tờ Register rằng COVID-19 đã thay đổi cách thức hoạt động của các chiến dịch tranh cử và những người theo dõi chính trị sẽ thấy vào năm 2020, việc vận động kiểu truyền thống vẫn còn quan trọng ra sao trong thời đại các phương tiện truyền thông xã hội.
Chiến lược của Planned Parenthood
Weinrich cho biết chi tiêu của Planned Parenthood dành cho chiến dịch tranh cử nhằm mục đích chuyển quyền kiểm soát Thượng viện cho đảng Dân chủ bằng cách can thiệp vào các cuộc đua chủ chốt cũng như bảo đảm một nhiệm kỳ tổng thống phò phá thai. PPV đã cam kết 303, 056 dollars để bầu Mark Kelly của đảng Dân chủ và 275, 354 dollars chống lại Thượng nghị sĩ Cộng hòa Martha McSally ở Arizona. Ở Maine, Super PAC đã chi 289, 543 dollars để đánh gục Thượng nghị sĩ Susan Collins - một người Cộng hòa phò phá thai, người dù sao đã trở thành mục tiêu cụ thể của nhóm vận động hành lang cho phá thai vì lá phiếu chủ chốt bà đã bỏ vào năm 2018 để xác nhận Brett Kavanaugh vào Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ - và đầu tư 99, 679 dollars vào Sara Gideon, người tranh chức của đảng Dân chủ.
Ở Bắc Carolina, Planned Parenthood Votes đã chi 129, 863 dollars để hạ gục Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Thom Tillis, người luôn ủng hộ mạnh mẽ luật phò sinh, và đã chi 114, 427 dollars để cổ vũ cho người tranh chức của đảng Dân chủ Cal Cunningham.
Weinrich nói: “Thượng viện có rất nhiều cuộc chơi và tùy thuộc vào một số cuộc đua”.
Planned Parenthood cũng đã chính thức ủng hộ liên danh Dân chủ của Joe Biden và Kamala Harris, và Biden đã đáp lại bằng cách xuất hiện trong một quảng cáo Planned Parenthood, trong đó ông ta hứa sẽ quảng bá việc phá thai trong nước và quốc tế và tuyên bố, “Tôi tự hào được tham gia cùng các bạn trong cuộc chiến đấu này”.
Weinrich cho biết đảng Cộng hòa có lợi thế trong lối vận động truyền thống là gõ cửa từng nhà trong đại dịch và yêu cầu người ta ủng hộ họ tại các phòng phiếu. Ông nói, người Dân chủ đang thấy “việc kém vân động đi rất nhiều” một phần vì các cử tri cốt lõi của Đảng Dân chủ có xu hướng sống trong môi trường đô thị nơi Covid là mối quan tâm lớn hơn, trong khi cử tri cốt lõi của Đảng Cộng hòa sống ở các vùng ngoại ô nông thôn và trải rộng hơn, nơi Covid ít là mối quan tâm hơn.
Ông nói, “Chúng ta sẽ xem liệu bạn có thể giành chiến thắng trong một cuộc bầu cử chỉ dựa vào mạng xã hội ngay bây giờ hay bạn có thể giành chiến thắng bằng những nỗ lực gõ cửa từng nhà theo trường phái cũ”.
Trò chơi trên trận địa, nhất là trên các phương tiện truyền thông xã hội, là một lĩnh vực mà Planned Parenthood đã và đang làm việc đều đặn để vô hiệu hóa lợi thế của phe phò sinh kể từ khi tổ chức này vấy máu chính trị vào năm 2015 bằng một loạt video bật mí cho thấy việc bán các bộ phận cơ thể được thu hoạch từ việc phá các thai nhi.
Báo cáo thường niên gần đây nhất của Planned Parenthood nhấn mạnh rất nhiều đến việc PPA tuyển dụng 140, 000 nhà hoạt động “lo bảo vệ” mà họ có thể tiếp cận bằng tin nhắn, 392 Hội đồng Hành động (các nhóm hoạt động địa phương) và 81 chi hội mới của Planned Parenthood Generation Action trong khuôn viên đại học.
Kristen Day thuộc nhóm Các Đảng viên Dân chủ Phò sinh cho biết việc giải phóng Đảng Dân chủ khỏi tiền của Planned Parenthood sẽ tùy thuộc vào việc vận động các cơ sở hạ tầng Dân chủ phò sinh, tranh cử các chức vụ và thách thức giới lãnh đạo đảng hiện đang nằm trong túi tiền của Planned Parenthood.
Và chìa khóa của việc đẩy lui này sẽ là việc quyên góp tiền để bù đắp các quĩ đấu tranh của Planned Parenthood.
Day nói rằng, “Khả năng quyên tiền của họ [những quỹ đó] rất phi thường, và chúng tôi cần phải bắt kịp về điều đó.”
Đức Tổng Giám Mục Aquila của Denver thẳng thắn phê phán Sơ Simone Campbell và ca ngợi Sơ Deirdre Byrne
Đặng Tự Do
22:19 03/09/2020
Khi ngày bầu cử tổng thống Hoa Kỳ gần kề, một vị Tổng Giám Mục Hoa Kỳ đã nhấn mạnh đến sự cần thiết phải bảo vệ thai nhi.
Đức Tổng Giám Mục Samuel Aquila của Denver đã đăng một tweet trên Twitter hôm thứ Sáu để làm nổi bật sự tương phản giữa hai nữ tu. Một sơ đã phát biểu tại Đại hội Quốc gia của đảng Dân Chủ. Một sơ đã phát biểu tại Đại hội Quốc gia của Đảng Cộng hòa.
Sơ Simone Campbell đã hướng dẫn một buổi cầu nguyện vào ngày 20 tháng 8 tại Đại hội Quốc gia của đảng Dân Chủ trong đó sơ ấy nói về việc đấu tranh để chấm dứt “phân biệt chủng tộc, cố chấp và phân biệt giới tính” ở Hoa Kỳ.
Trước khi xuất hiện tại đại hội này, Sơ Campbell đã được hỏi về vấn đề phá thai. Sơ ấy từ chối lên tiếng bênh vực những thai nhi chưa chào đời, và tuyên bố một câu xanh rờn rằng: “It’s above my pay grade”, nghĩa là “Không đến lượt tôi nói chuyện đó”. Sơ Campbell là một nữ tu khét tiếng chống báng lại lập trường chống phá thai của Giáo Hội.
Trong tweet ngày 28 tháng 8, Đức Tổng Giám Mục Aquila nhận xét rằng câu trả lời của Sơ Campbell tự nó đã cho thấy lập trường của nữ tu này đối với các thai nhi và kết luận với lời cầu nguyện: “Lạy Chúa, xin giúp chúng con đón nhận Tin Mừng Sự Sống!”
Một ngày sau đó, trong tweet ngày 29 tháng 8, Đức Tổng Giám Mục Aquila viết:
“Câu chuyện của hai nữ tu. Một người tuân theo giáo huấn của Giáo Hội, một người thì không. Tại Đại hội Quốc gia của Đảng Cộng hòa, Sơ Deirdre nói: Là một bác sĩ tôi có thể nói một cách quả quyết rằng sự sống bắt đầu vào lúc thụ thai. Tại Đại hội Quốc gia của Đảng Dân Chủ Sơ Simone nói: Không đến lượt tôi nói đến chuyện phá thai.”
Trong một Tweet tiếp theo, Đức Tổng Giám Mục Denver viết rằng, “Đây là về giáo lý Công Giáo, sự nghiêm trọng của việc phá thai, và không bao giờ được thoái thác hoặc lừng khừng với một vấn đề nghiêm trọng như vậy. Những người Công Giáo của công chúng và mọi người Công Giáo có trách nhiệm phải trung thành với Tin Mừng Sự sống”.
Quan điểm của hai nữ tu khác biệt một trời một vực. Công việc của hai nữ tu cũng khác xa. Sơ Byrne là một bác sĩ phẫu thuật và nhà truyền giáo. Công việc của Sơ Campbell là một “nhà vận động hành lang”.
Đức Tổng Giám Mục Aquila đã lên tiếng mạnh mẽ về quyền được sống của thai nhi trong quá khứ.
Vào năm 2016, ngài đã viết trong một bản hướng dẫn bỏ phiếu cho đàn chiên của mình, “Những người Công Giáo có lương tâm tốt không thể ủng hộ những ứng cử viên phò phá thai, ” Đức Tổng Giám Mục viết.
Trong diễn từ tại Đại hội Quốc gia của Đảng Cộng hòa, Sơ Deirdre nói:
Trong khi chúng ta có xu hướng nghĩ rằng những người bị thiệt thòi là những ai đó sống bên ngoài biên giới của chúng ta, thì sự thật là nhóm người bị thiệt thòi lớn nhất trên thế giới có thể được tìm thấy ở đây, ngay tại đất nước Hoa Kỳ này. Họ là những đứa trẻ chưa chào đời.
Là các Kitô hữu, chúng ta gặp gỡ Chúa Giêsu trước hết như là một phôi thai còn non nớt trong bụng một người mẹ chưa kết hôn, và rồi chúng ta chứng kiến ngài chào đời chín tháng sau đó trong sự nghèo nàn của một hang động. Không phải ngẫu nhiên mà Chúa Giêsu đã đứng lên cho những gì là chính đáng và cuối cùng bị đóng đinh vì những gì Ngài nói không phù hợp với xu thế chính trị hay khuynh hướng thời thượng. Là những người theo Chúa Giêsu Kitô, chúng ta được kêu gọi đứng lên đấu tranh cho chính nghĩa phò sinh chống lại những thứ chính trị lắt léo hoặc xu thời. Chúng ta phải đấu tranh chống lại một chương trình nghị sự lập pháp ủng hộ và thậm chí tán dương việc phá hủy sự sống trong bụng mẹ.
Chúng ta hãy nhớ rằng, luật pháp chúng ta tạo ra xác định cách chúng ta nhìn nhận nhân tính của mình. Chúng ta phải tự hỏi: Chúng ta đang nói gì đây khi chúng ta thọc vào bụng một người mẹ, lôi ra vứt bỏ một cuộc sống vô tội, yếu ớt, vô phương tự vệ, và không có tiếng nói? Là một thầy thuốc, tôi có thể nói không chút do dự: Cuộc sống bắt đầu từ lúc thụ thai. Mặc dù những gì tôi phải nói ra có thể là khó nghe đối với một số người, nhưng tôi đang nói điều đó bởi vì tôi không chỉ ủng hộ cuộc sống mà thôi, nhưng tôi còn ủng hộ cuộc sống vĩnh cửu. Tôi muốn tất cả chúng ta sẽ cùng nhau lên thiên đường vào một ngày nào đó. Điều đó dẫn tôi đến lý do tại sao tôi ở đây ngày hôm nay.
Donald Trump là tổng thống ủng hộ cuộc sống hăng hái nhất mà quốc gia này từng có cho đến nay, và ông bảo vệ cuộc sống ở mọi giai đoạn. Niềm tin của ông vào sự thánh thiện của cuộc sống vượt quá biên giới chính trị.
Tổng thống Trump sẽ đứng lên chống lại Biden-Harris, là những ứng cử viên chống lại chính nghĩa phò sinh hung hăng nhất từ trước đến nay, là những kẻ thậm chí ủng hộ sự khủng khiếp của việc phá thai muộn và giết cả các thai nhi đã chào đời.
Vì lòng dũng cảm và niềm tin của ông, Tổng thống Trump đã nhận được sự ủng hộ của cộng đồng phò sinh Hoa Kỳ. Hơn nữa, ông được những người có niềm tin tôn giáo trên toàn quốc đứng đằng sau ông. Thưa tổng thống, ngài sẽ thấy chúng tôi ở đây với vũ khí chúng tôi lựa chọn là chuỗi tràng hạt. Cảm ơn ngài, thưa Tổng thống, tất cả chúng tôi đang cầu nguyện cho ngài.
Source:Catholic MilitantDenver Archbishop: Abortion Key Election Issue
Đức Tổng Giám Mục Samuel Aquila của Denver đã đăng một tweet trên Twitter hôm thứ Sáu để làm nổi bật sự tương phản giữa hai nữ tu. Một sơ đã phát biểu tại Đại hội Quốc gia của đảng Dân Chủ. Một sơ đã phát biểu tại Đại hội Quốc gia của Đảng Cộng hòa.
Sơ Simone Campbell đã hướng dẫn một buổi cầu nguyện vào ngày 20 tháng 8 tại Đại hội Quốc gia của đảng Dân Chủ trong đó sơ ấy nói về việc đấu tranh để chấm dứt “phân biệt chủng tộc, cố chấp và phân biệt giới tính” ở Hoa Kỳ.
Trước khi xuất hiện tại đại hội này, Sơ Campbell đã được hỏi về vấn đề phá thai. Sơ ấy từ chối lên tiếng bênh vực những thai nhi chưa chào đời, và tuyên bố một câu xanh rờn rằng: “It’s above my pay grade”, nghĩa là “Không đến lượt tôi nói chuyện đó”. Sơ Campbell là một nữ tu khét tiếng chống báng lại lập trường chống phá thai của Giáo Hội.
Trong tweet ngày 28 tháng 8, Đức Tổng Giám Mục Aquila nhận xét rằng câu trả lời của Sơ Campbell tự nó đã cho thấy lập trường của nữ tu này đối với các thai nhi và kết luận với lời cầu nguyện: “Lạy Chúa, xin giúp chúng con đón nhận Tin Mừng Sự Sống!”
Một ngày sau đó, trong tweet ngày 29 tháng 8, Đức Tổng Giám Mục Aquila viết:
“Câu chuyện của hai nữ tu. Một người tuân theo giáo huấn của Giáo Hội, một người thì không. Tại Đại hội Quốc gia của Đảng Cộng hòa, Sơ Deirdre nói: Là một bác sĩ tôi có thể nói một cách quả quyết rằng sự sống bắt đầu vào lúc thụ thai. Tại Đại hội Quốc gia của Đảng Dân Chủ Sơ Simone nói: Không đến lượt tôi nói đến chuyện phá thai.”
Trong một Tweet tiếp theo, Đức Tổng Giám Mục Denver viết rằng, “Đây là về giáo lý Công Giáo, sự nghiêm trọng của việc phá thai, và không bao giờ được thoái thác hoặc lừng khừng với một vấn đề nghiêm trọng như vậy. Những người Công Giáo của công chúng và mọi người Công Giáo có trách nhiệm phải trung thành với Tin Mừng Sự sống”.
Quan điểm của hai nữ tu khác biệt một trời một vực. Công việc của hai nữ tu cũng khác xa. Sơ Byrne là một bác sĩ phẫu thuật và nhà truyền giáo. Công việc của Sơ Campbell là một “nhà vận động hành lang”.
Đức Tổng Giám Mục Aquila đã lên tiếng mạnh mẽ về quyền được sống của thai nhi trong quá khứ.
Vào năm 2016, ngài đã viết trong một bản hướng dẫn bỏ phiếu cho đàn chiên của mình, “Những người Công Giáo có lương tâm tốt không thể ủng hộ những ứng cử viên phò phá thai, ” Đức Tổng Giám Mục viết.
Trong diễn từ tại Đại hội Quốc gia của Đảng Cộng hòa, Sơ Deirdre nói:
Trong khi chúng ta có xu hướng nghĩ rằng những người bị thiệt thòi là những ai đó sống bên ngoài biên giới của chúng ta, thì sự thật là nhóm người bị thiệt thòi lớn nhất trên thế giới có thể được tìm thấy ở đây, ngay tại đất nước Hoa Kỳ này. Họ là những đứa trẻ chưa chào đời.
Là các Kitô hữu, chúng ta gặp gỡ Chúa Giêsu trước hết như là một phôi thai còn non nớt trong bụng một người mẹ chưa kết hôn, và rồi chúng ta chứng kiến ngài chào đời chín tháng sau đó trong sự nghèo nàn của một hang động. Không phải ngẫu nhiên mà Chúa Giêsu đã đứng lên cho những gì là chính đáng và cuối cùng bị đóng đinh vì những gì Ngài nói không phù hợp với xu thế chính trị hay khuynh hướng thời thượng. Là những người theo Chúa Giêsu Kitô, chúng ta được kêu gọi đứng lên đấu tranh cho chính nghĩa phò sinh chống lại những thứ chính trị lắt léo hoặc xu thời. Chúng ta phải đấu tranh chống lại một chương trình nghị sự lập pháp ủng hộ và thậm chí tán dương việc phá hủy sự sống trong bụng mẹ.
Chúng ta hãy nhớ rằng, luật pháp chúng ta tạo ra xác định cách chúng ta nhìn nhận nhân tính của mình. Chúng ta phải tự hỏi: Chúng ta đang nói gì đây khi chúng ta thọc vào bụng một người mẹ, lôi ra vứt bỏ một cuộc sống vô tội, yếu ớt, vô phương tự vệ, và không có tiếng nói? Là một thầy thuốc, tôi có thể nói không chút do dự: Cuộc sống bắt đầu từ lúc thụ thai. Mặc dù những gì tôi phải nói ra có thể là khó nghe đối với một số người, nhưng tôi đang nói điều đó bởi vì tôi không chỉ ủng hộ cuộc sống mà thôi, nhưng tôi còn ủng hộ cuộc sống vĩnh cửu. Tôi muốn tất cả chúng ta sẽ cùng nhau lên thiên đường vào một ngày nào đó. Điều đó dẫn tôi đến lý do tại sao tôi ở đây ngày hôm nay.
Donald Trump là tổng thống ủng hộ cuộc sống hăng hái nhất mà quốc gia này từng có cho đến nay, và ông bảo vệ cuộc sống ở mọi giai đoạn. Niềm tin của ông vào sự thánh thiện của cuộc sống vượt quá biên giới chính trị.
Tổng thống Trump sẽ đứng lên chống lại Biden-Harris, là những ứng cử viên chống lại chính nghĩa phò sinh hung hăng nhất từ trước đến nay, là những kẻ thậm chí ủng hộ sự khủng khiếp của việc phá thai muộn và giết cả các thai nhi đã chào đời.
Vì lòng dũng cảm và niềm tin của ông, Tổng thống Trump đã nhận được sự ủng hộ của cộng đồng phò sinh Hoa Kỳ. Hơn nữa, ông được những người có niềm tin tôn giáo trên toàn quốc đứng đằng sau ông. Thưa tổng thống, ngài sẽ thấy chúng tôi ở đây với vũ khí chúng tôi lựa chọn là chuỗi tràng hạt. Cảm ơn ngài, thưa Tổng thống, tất cả chúng tôi đang cầu nguyện cho ngài.
Source:Catholic Militant
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Nội bộ đảng CSVN không bình yên
Phạm Trần
08:21 03/09/2020
Chỉ còn 5 tháng nữa tới kỳ Đại hội XIII của đảng Cộng sản Việt Nam, nhưng 4 căn bệnh nan y “suy thoái tư tưởng-đạo đức, lối sống”, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” và “tham nhũng” trong cán bộ, đảng viên chưa hề thuyên giảm khiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ăn ngủ không yên.
Lý do vì những vấn đề nan giải này đã không mờ nhạt trong gần 10 năm qua, từ khi ông Trọng lên cầm quyền thay Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, sau Đại hội đảng XI năm 2011.
Bằng chứng chỉ một năm sau, Nghị quyết Trung ương 4, khóa đảng XI, ra đời ngày 16/01/2012, đã khẳng định phải:” Kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Chủ động phòng ngừa, đấu tranh, phê phán những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ Đảng. Giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội.”
Lý do thì nhiều, nhưng có phần tồn tại từ các Khóa đảng trước, theo lời ông Nguyễn Phú Trọng. Khi nói câu này, ít ai không nghĩ là ông Trọng muốn đỗ lỗi cho những người tiền nhiệm, đặc biệt là trong thời kỳ 10 năm cầm quyền (Khóa IX, Khóa X) của ông Nông Đức Mạnh, vì ông Mạnh đã để cho Tham nhũng và suy thoái đạo đức lan tràn khắp nơi.
Do đó, Nghị quyết 4/XI đã thừa nhận:“Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc...”
Ngoài ra, tính thờ ơ, vô trách nhiệm của các cấp cũng đã được Nghị quyết bêu ra, theo đó:”Cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng, rèn luyện, giảm sút ý chí chiến đấu, quên đi trách nhiệm, bổn phận trước Đảng, trước nhân dân. Việc tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các nghị quyết, chỉ thị, quy định về xây dựng, chỉnh đốn Đảng ở một số nơi chưa đến nơi đến chốn, kỷ cương, kỷ luật không nghiêm, nói không đi đôi với làm, hoặc làm chiếu lệ.”
Vì vậy, Nghị quyết hứa:” Kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên…Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, kiên quyết và thường xuyên đấu tranh phê phán, bác bỏ các quan điểm sai trái, thù địch; đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ.”
NƯỚC ĐỔ ĐẦU VỊT
Vậy, ba năm sau, khi ông Nguyễn Phú Trọng tiếp tục đứng đầu Đảng khóa XII (2016-2021) thì tình trạng “suy thoái tư tưởng” và “tự diễn biến”, tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên có giảm sút không?
Không tụt xuống mà còn leo lên cao hơn. Hãy đọc vài đoạn trong Nghị quyết 4 của khóa đảng XII ngày 30/10/2016, chín tháng sau ngày ông Trọng tái đắc cử nhiệm kỳ hai.
Theo đó:“Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi, có mặt, có bộ phận còn diễn biến tinh vi, phức tạp hơn; tham nhũng, lãng phí, tiêu cực vẫn còn nghiêm trọng, tập trung vào số đảng viên có chức vụ trong bộ máy nhà nước.
“Tình hình mâu thuẫn, mất đoàn kết nội bộ không chỉ ở cấp cơ sở mà ở cả một số cơ quan Trung ương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty.
“Nhiều tổ chức đảng, đảng viên còn hạn chế trong nhận thức, lơ là, mất cảnh giác, lúng túng trong nhận diện và đấu tranh, ngăn chặn "tự diễn biến", "tự chuyển hóa"; việc đấu tranh, phản bác những luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch, tổ chức phản động, phần tử cơ hội, bất mãn chính trị còn bị động, thiếu sắc bén và hiệu quả chưa cao.”
Do đó, Nghị quyết này cảnh giác:“Sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống dẫn tới "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" chỉ là một bước ngắn, thậm chí rất ngắn, nguy hiểm khôn lường, có thể dẫn tới tiếp tay hoặc cấu kết với các thế lực xấu, thù địch, phản bội lại lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.”
Ban chấp hành Trung ương XII kết luận:”Những hạn chế, khuyết điểm nêu trên làm giảm sút vai trò lãnh đạo của Đảng; làm tổn thương tình cảm và suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, là một nguy cơ trực tiếp đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ.”
Như vậy thì ông Trọng có lỗi gì không, hay cái đảng hổ lốn này đã rách như xơ mướp sau gần 10 năm ông Trọng hô hào xây dựng, chỉnh đốn đảng?
Phải chăng đây là lý do tại sao ông Nguyễn Phú Trọng chỉ dám nhìn nhận:”Tình trạng tham nhũng, tiêu cực, suy thoái, tự diễn biến, tự chuyển hoá trong Đảng và hệ thống chính trị từng bước được kiềm chế.” (Bài viết “Chuẩn bị và tiến hành thật tốt Đại hội XIII của Đảng, đưa đất nước bước vào một giai đoạn phát triển mới”, ngày 31/08/2020)
Nhưng tại sao chỉ mới “từng bước được kiềm chế” trong thời gian dài gần 10 năm trời? Ông Trọng không đưa ra bất cứ bằng chứng nào để bảo vệ cho kết quả này. Nhưng báo Quân đội Nhân dân xác nhận căn bệnh nguy nan này đã lan ra toàn xã hội và đang đe dọa sự sống còn của đảng cầm quyền.
Hãy đọc:”Phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ở Việt Nam hiện nay không phải là cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh địch-ta một mất, một còn như một số người đang rêu rao, mà là cuộc đấu tranh trong nội bộ tổ chức đảng, bộ máy nhà nước, các tổ chức chính trị-xã hội (CT-XH), trong các tầng lớp nhân dân và diễn ra trên tất cả lĩnh vực của đời sống xã hội để chống lại cái ác, cái xấu, cản trở công cuộc đổi mới đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.” (báo Quân đội Nhân dân (QĐND), ngày 27/08/2020)
Nhưng “cái ác, cái xấu” lại chui ra từ trong lòng cán bộ, đảng viên, nhất là những kẻ có chức, có quyền vì tham nhũng chỉ do những kẻ này chủ động để vinh thân phì gia, bóc lột đồng bào và hủy hoại đất nước.
Do đó báo QĐND đã hô hào cả nước chung tay “ngăn ngừa, triệt tiêu nguồn gốc, nguyên nhân làm nảy sinh “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ… khắc phục những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên…”
Nhưng những “biểu hiện” ấy là gi? Đó là tình trạng đã có nhiều đảng viên không ngần ngại để công khai :”Phản bác, phủ nhận Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các nguyên tắc tổ chức của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ; đòi thực hiện “đa nguyên, đa đảng”; phản bác, phủ nhận nền dân chủ xã hội chủ nghĩa (XHCN), Nhà nước pháp quyền XHCN; đòi thực hiện thể chế “tam quyền phân lập”, phát triển “xã hội dân sự”, phủ nhận nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, chế độ sở hữu toàn dân về đất đai….” (báo QĐND, ngày27/08/2020)
CHŨI ĐẦU XUỐNG CÁT
Nhưng khi đã có “một số không nhỏ” cán bộ, đảng viên phủ nhận Chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh và đường lối cai trị phản dân chủ của đảng thì tương lai đảng CSVN đi về đâu?
Hãy đọc để biết sự lo âu của đảng này:”Tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là sự tự thay đổi theo hướng tiêu cực trong tư tưởng chính trị, đạo đức và lối sống của đội ngũ cán bộ, đảng viên. “Tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang diễn ra ngày một mạnh mẽ trong đội ngũ cán bộ, đảng viên; là một thách thức to lớn đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn vong của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. “Tự diển biến”, “tự chuyển hóa” là một loại kẻ thù giấu mặt, một thứ “giặc nội xâm” rất khó nhận diện và vô cùng nguy hiểm. Vì thế phòng chống“tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang là nhiệm vụ cấp bách của Đảng, Nhà nước Việt Nam hiện nay.” (Theo Ban Cán sự Bộ Nội vụ, ngày 23/12/2018)
Bài viết của Phạm Thanh Hà - Học viện Chính trị Khu vực I, tiếp theo:”Theo nghĩa thông thường thì “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” là một quá trình sự vật tự thay đổi về chất. Nhưng các khái niệm “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” được sử dụng trong văn kiện của Đảng và trên sách báo chính trị-xã hôi ở nước ta không theo nghĩa như vậy, mà theo nghĩa là sự suy thoái, biến chất về tư tưởng chính trị, về đạo đức và lối sống của cán bộ và đảng viên. Như vậy, “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” là quá trình tự thay đổi của chủ thể theo hướng tiêu cực. “Tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” của cán bộ và đảng viên nếu không được ngăn chặn sẽ dẫn đến sự chuyển hóa của cả chế độ.”
Vì 4 căn bệnh nguy hiểm “suy thoái tư tưởng-đạo đức, lối sống”, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” và “tham nhũng” đang đe dọa sự sống còn của đảng nên ông Nguyễn Phú Trọng, đồng thời là Trưởng ban Văn kiện của Đại hội đảng XIII, sẽ tổ chức vào thượng tuần tháng 1/2021, đã chỉ thị cho trên 4 triệu đảng viên:”Tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta là kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định đường lối đổi mới của Đảng để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đây là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với chế độ ta, là nền tảng vững chắc của Đảng ta, không cho phép ai được ngả nghiêng, dao động.” (Bài viết ” Chuẩn bị và tiến hành thật tốt Đại hội XIII của Đảng, đưa đất nước bước vào một giai đoạn phát triển mới”, ngày 31/08/2020)
Nhưng tại sao ông Trọng đã cao giọng phách lối như thế cả với nhân dân, tầng lớp bị trị bởi đảng CSVN? Ngôn từ của ông Trọng nói với dân như những đảng viên để buộc họ không được “ngả nghiêng, dao động” mà phải kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là bất xứng. Bởi vì nhân dân chưa bao giờ muốn đi theo Chủ nghĩa Cộng sản mà họ chỉ bị đảng áp chế tròng vào cổ.
Từ lâu đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) coi đất nước là của riêng, đối xử với dân như bầy tôi để độc quyền cai trị và dành đặc lợi, nhưng lại vênh váo bảo đó là “lựa chọn tất yếu của lịch sử”, hay “là ý nguyện của nhân dân Việt Nam.”
Khi còn sinh thời, nhà bất đồng chính kiến, đấu tranh dân chủ, Tiến sỹ Địa Chất-Vật Lý Nguyễn Thanh Giang đã nói thẳng:“Không có nhân dân nào giao phó quyền lãnh đạo cho Đảng cả.”
“Tôi nhận thức ít nhất nếu không có tội thì Đảng Cộng sản cũng không làm được cái gì hay cho đất nước, cho dân tộc.”
Ngoài ra ông Giang còn cho rằng:” Đảng Cộng sản đã 'lừa mị nhân dân'.
BBC viết:”Ông Giang không đồng ý rằng Việt Nam đa đảng sẽ ‘dẫn đến loạn’ và cho rằng đây là ‘sự hù dọa’ của Đảng đối với nhân dân.” (Phỏng vấn của BBC tiếng Việt ngày 01/02/2015).
Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Giang sinh ngày 6/7/1936 tại Thanh Hóa. Ông là nguyên Ủy viên Thường vụ Hội Địa Vật lý Việt Nam, Hội viên Hội Địa Vật lý Thăm dò Hoa Kỳ.
Ông qua đời ngày 28 tháng Bảy năm 2019, thọ 84 tuổi.
Những câu nói để đời của cố Tiến sỹ Nguyễn Thanh Giang xuất hiện 5 năm sau ngày Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, khi còn giữ chức Chủ tịch Quốc hội, đã tuyên bố với báo Express trong chuyến thăm Ấn Độ rằng:” Ở Việt Nam chưa thấy sự cần thiết khách quan phải có chế độ đa đảng, ít nhất cho đến bây giờ.” (theo TTXVN (Thông tấn xã Việt Nam), ngày 27/02/2010).
Câu tuyên bố đã phản ảnh trung thực ông Trọng là một người bảo thủ, độc tài và chống dân chủ nên những gì ông làm trong gần 10 năm qua chỉ giúp cho tình trạng “suy thoái tư tưởng-đạo đức, lối sống”, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” và “tham nhũng” trong cán bộ, đảng viên tồi tệ hơn mà thôi. -/-
Phạm Trần
(09/020)
Lý do vì những vấn đề nan giải này đã không mờ nhạt trong gần 10 năm qua, từ khi ông Trọng lên cầm quyền thay Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, sau Đại hội đảng XI năm 2011.
Bằng chứng chỉ một năm sau, Nghị quyết Trung ương 4, khóa đảng XI, ra đời ngày 16/01/2012, đã khẳng định phải:” Kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Chủ động phòng ngừa, đấu tranh, phê phán những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ Đảng. Giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội.”
Lý do thì nhiều, nhưng có phần tồn tại từ các Khóa đảng trước, theo lời ông Nguyễn Phú Trọng. Khi nói câu này, ít ai không nghĩ là ông Trọng muốn đỗ lỗi cho những người tiền nhiệm, đặc biệt là trong thời kỳ 10 năm cầm quyền (Khóa IX, Khóa X) của ông Nông Đức Mạnh, vì ông Mạnh đã để cho Tham nhũng và suy thoái đạo đức lan tràn khắp nơi.
Do đó, Nghị quyết 4/XI đã thừa nhận:“Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc...”
Ngoài ra, tính thờ ơ, vô trách nhiệm của các cấp cũng đã được Nghị quyết bêu ra, theo đó:”Cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng, rèn luyện, giảm sút ý chí chiến đấu, quên đi trách nhiệm, bổn phận trước Đảng, trước nhân dân. Việc tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các nghị quyết, chỉ thị, quy định về xây dựng, chỉnh đốn Đảng ở một số nơi chưa đến nơi đến chốn, kỷ cương, kỷ luật không nghiêm, nói không đi đôi với làm, hoặc làm chiếu lệ.”
Vì vậy, Nghị quyết hứa:” Kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên…Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, kiên quyết và thường xuyên đấu tranh phê phán, bác bỏ các quan điểm sai trái, thù địch; đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ.”
NƯỚC ĐỔ ĐẦU VỊT
Vậy, ba năm sau, khi ông Nguyễn Phú Trọng tiếp tục đứng đầu Đảng khóa XII (2016-2021) thì tình trạng “suy thoái tư tưởng” và “tự diễn biến”, tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên có giảm sút không?
Không tụt xuống mà còn leo lên cao hơn. Hãy đọc vài đoạn trong Nghị quyết 4 của khóa đảng XII ngày 30/10/2016, chín tháng sau ngày ông Trọng tái đắc cử nhiệm kỳ hai.
Theo đó:“Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi, có mặt, có bộ phận còn diễn biến tinh vi, phức tạp hơn; tham nhũng, lãng phí, tiêu cực vẫn còn nghiêm trọng, tập trung vào số đảng viên có chức vụ trong bộ máy nhà nước.
“Tình hình mâu thuẫn, mất đoàn kết nội bộ không chỉ ở cấp cơ sở mà ở cả một số cơ quan Trung ương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty.
“Nhiều tổ chức đảng, đảng viên còn hạn chế trong nhận thức, lơ là, mất cảnh giác, lúng túng trong nhận diện và đấu tranh, ngăn chặn "tự diễn biến", "tự chuyển hóa"; việc đấu tranh, phản bác những luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch, tổ chức phản động, phần tử cơ hội, bất mãn chính trị còn bị động, thiếu sắc bén và hiệu quả chưa cao.”
Do đó, Nghị quyết này cảnh giác:“Sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống dẫn tới "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" chỉ là một bước ngắn, thậm chí rất ngắn, nguy hiểm khôn lường, có thể dẫn tới tiếp tay hoặc cấu kết với các thế lực xấu, thù địch, phản bội lại lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.”
Ban chấp hành Trung ương XII kết luận:”Những hạn chế, khuyết điểm nêu trên làm giảm sút vai trò lãnh đạo của Đảng; làm tổn thương tình cảm và suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, là một nguy cơ trực tiếp đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ.”
Như vậy thì ông Trọng có lỗi gì không, hay cái đảng hổ lốn này đã rách như xơ mướp sau gần 10 năm ông Trọng hô hào xây dựng, chỉnh đốn đảng?
Phải chăng đây là lý do tại sao ông Nguyễn Phú Trọng chỉ dám nhìn nhận:”Tình trạng tham nhũng, tiêu cực, suy thoái, tự diễn biến, tự chuyển hoá trong Đảng và hệ thống chính trị từng bước được kiềm chế.” (Bài viết “Chuẩn bị và tiến hành thật tốt Đại hội XIII của Đảng, đưa đất nước bước vào một giai đoạn phát triển mới”, ngày 31/08/2020)
Nhưng tại sao chỉ mới “từng bước được kiềm chế” trong thời gian dài gần 10 năm trời? Ông Trọng không đưa ra bất cứ bằng chứng nào để bảo vệ cho kết quả này. Nhưng báo Quân đội Nhân dân xác nhận căn bệnh nguy nan này đã lan ra toàn xã hội và đang đe dọa sự sống còn của đảng cầm quyền.
Hãy đọc:”Phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ở Việt Nam hiện nay không phải là cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh địch-ta một mất, một còn như một số người đang rêu rao, mà là cuộc đấu tranh trong nội bộ tổ chức đảng, bộ máy nhà nước, các tổ chức chính trị-xã hội (CT-XH), trong các tầng lớp nhân dân và diễn ra trên tất cả lĩnh vực của đời sống xã hội để chống lại cái ác, cái xấu, cản trở công cuộc đổi mới đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.” (báo Quân đội Nhân dân (QĐND), ngày 27/08/2020)
Nhưng “cái ác, cái xấu” lại chui ra từ trong lòng cán bộ, đảng viên, nhất là những kẻ có chức, có quyền vì tham nhũng chỉ do những kẻ này chủ động để vinh thân phì gia, bóc lột đồng bào và hủy hoại đất nước.
Do đó báo QĐND đã hô hào cả nước chung tay “ngăn ngừa, triệt tiêu nguồn gốc, nguyên nhân làm nảy sinh “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ… khắc phục những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên…”
Nhưng những “biểu hiện” ấy là gi? Đó là tình trạng đã có nhiều đảng viên không ngần ngại để công khai :”Phản bác, phủ nhận Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các nguyên tắc tổ chức của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ; đòi thực hiện “đa nguyên, đa đảng”; phản bác, phủ nhận nền dân chủ xã hội chủ nghĩa (XHCN), Nhà nước pháp quyền XHCN; đòi thực hiện thể chế “tam quyền phân lập”, phát triển “xã hội dân sự”, phủ nhận nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, chế độ sở hữu toàn dân về đất đai….” (báo QĐND, ngày27/08/2020)
CHŨI ĐẦU XUỐNG CÁT
Nhưng khi đã có “một số không nhỏ” cán bộ, đảng viên phủ nhận Chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh và đường lối cai trị phản dân chủ của đảng thì tương lai đảng CSVN đi về đâu?
Hãy đọc để biết sự lo âu của đảng này:”Tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là sự tự thay đổi theo hướng tiêu cực trong tư tưởng chính trị, đạo đức và lối sống của đội ngũ cán bộ, đảng viên. “Tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang diễn ra ngày một mạnh mẽ trong đội ngũ cán bộ, đảng viên; là một thách thức to lớn đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn vong của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. “Tự diển biến”, “tự chuyển hóa” là một loại kẻ thù giấu mặt, một thứ “giặc nội xâm” rất khó nhận diện và vô cùng nguy hiểm. Vì thế phòng chống“tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang là nhiệm vụ cấp bách của Đảng, Nhà nước Việt Nam hiện nay.” (Theo Ban Cán sự Bộ Nội vụ, ngày 23/12/2018)
Bài viết của Phạm Thanh Hà - Học viện Chính trị Khu vực I, tiếp theo:”Theo nghĩa thông thường thì “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” là một quá trình sự vật tự thay đổi về chất. Nhưng các khái niệm “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” được sử dụng trong văn kiện của Đảng và trên sách báo chính trị-xã hôi ở nước ta không theo nghĩa như vậy, mà theo nghĩa là sự suy thoái, biến chất về tư tưởng chính trị, về đạo đức và lối sống của cán bộ và đảng viên. Như vậy, “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” là quá trình tự thay đổi của chủ thể theo hướng tiêu cực. “Tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” của cán bộ và đảng viên nếu không được ngăn chặn sẽ dẫn đến sự chuyển hóa của cả chế độ.”
Vì 4 căn bệnh nguy hiểm “suy thoái tư tưởng-đạo đức, lối sống”, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” và “tham nhũng” đang đe dọa sự sống còn của đảng nên ông Nguyễn Phú Trọng, đồng thời là Trưởng ban Văn kiện của Đại hội đảng XIII, sẽ tổ chức vào thượng tuần tháng 1/2021, đã chỉ thị cho trên 4 triệu đảng viên:”Tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta là kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định đường lối đổi mới của Đảng để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đây là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với chế độ ta, là nền tảng vững chắc của Đảng ta, không cho phép ai được ngả nghiêng, dao động.” (Bài viết ” Chuẩn bị và tiến hành thật tốt Đại hội XIII của Đảng, đưa đất nước bước vào một giai đoạn phát triển mới”, ngày 31/08/2020)
Nhưng tại sao ông Trọng đã cao giọng phách lối như thế cả với nhân dân, tầng lớp bị trị bởi đảng CSVN? Ngôn từ của ông Trọng nói với dân như những đảng viên để buộc họ không được “ngả nghiêng, dao động” mà phải kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là bất xứng. Bởi vì nhân dân chưa bao giờ muốn đi theo Chủ nghĩa Cộng sản mà họ chỉ bị đảng áp chế tròng vào cổ.
Từ lâu đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) coi đất nước là của riêng, đối xử với dân như bầy tôi để độc quyền cai trị và dành đặc lợi, nhưng lại vênh váo bảo đó là “lựa chọn tất yếu của lịch sử”, hay “là ý nguyện của nhân dân Việt Nam.”
Khi còn sinh thời, nhà bất đồng chính kiến, đấu tranh dân chủ, Tiến sỹ Địa Chất-Vật Lý Nguyễn Thanh Giang đã nói thẳng:“Không có nhân dân nào giao phó quyền lãnh đạo cho Đảng cả.”
“Tôi nhận thức ít nhất nếu không có tội thì Đảng Cộng sản cũng không làm được cái gì hay cho đất nước, cho dân tộc.”
Ngoài ra ông Giang còn cho rằng:” Đảng Cộng sản đã 'lừa mị nhân dân'.
BBC viết:”Ông Giang không đồng ý rằng Việt Nam đa đảng sẽ ‘dẫn đến loạn’ và cho rằng đây là ‘sự hù dọa’ của Đảng đối với nhân dân.” (Phỏng vấn của BBC tiếng Việt ngày 01/02/2015).
Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Giang sinh ngày 6/7/1936 tại Thanh Hóa. Ông là nguyên Ủy viên Thường vụ Hội Địa Vật lý Việt Nam, Hội viên Hội Địa Vật lý Thăm dò Hoa Kỳ.
Ông qua đời ngày 28 tháng Bảy năm 2019, thọ 84 tuổi.
Những câu nói để đời của cố Tiến sỹ Nguyễn Thanh Giang xuất hiện 5 năm sau ngày Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, khi còn giữ chức Chủ tịch Quốc hội, đã tuyên bố với báo Express trong chuyến thăm Ấn Độ rằng:” Ở Việt Nam chưa thấy sự cần thiết khách quan phải có chế độ đa đảng, ít nhất cho đến bây giờ.” (theo TTXVN (Thông tấn xã Việt Nam), ngày 27/02/2010).
Câu tuyên bố đã phản ảnh trung thực ông Trọng là một người bảo thủ, độc tài và chống dân chủ nên những gì ông làm trong gần 10 năm qua chỉ giúp cho tình trạng “suy thoái tư tưởng-đạo đức, lối sống”, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” và “tham nhũng” trong cán bộ, đảng viên tồi tệ hơn mà thôi. -/-
Phạm Trần
(09/020)
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Giàn Trái Gấc
Lê Trị
10:27 03/09/2020
GIÀN TRÁI GẤC
Ảnh của Lê Trị
Ngắm giàn trái Gấc viễn phương
Nhớ mâm xôi Gấc quê hương mẹ già
(bt)
Ảnh của Lê Trị
Ngắm giàn trái Gấc viễn phương
Nhớ mâm xôi Gấc quê hương mẹ già
(bt)
VietCatholic TV
Văn hóa bất nhân: Hả hê chế giễu một linh mục tại tổng giáo phận Washington bị nhiễm coronavirus
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
04:25 03/09/2020
Khi hay tin Đức Ông Charles Pope bị nhiễm coronavirus, tờ Washinton Post cho chạy ngay một hàng tít lớn trong sự đắc thắng hân hoan:
“Cha sở một nhà thờ Công Giáo trên Đồi Capitol, người kêu gọi mọi người đừng ‘thu mình lại vì sợ hãi’ coronavirus chủng mới đã mắc Covid-19”.
Ký giả Christopher Bedford của tờ The Federalrist có bài nhận định sau về diễn biến này. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi qua lời dịch sang Việt Ngữ của Kim Thúy.
Đối với bất cứ ai có may mắn được biết người Công Giáo đặc biệt nhất của tổng giáo phận này, điều đó sẽ không có gì đáng ngạc nhiên. Không phải vì vị linh mục này đã viết và rao giảng chống lại những tín hữu đang co rúm lại vì sợ chết, như một bài báo gây ngạc nhiên của tờ Washington Post đang muốn bạn tin, mà bởi vì không giống như đại đa số chúng ta, từ chính trị đến bục giảng cho đến những hàng ghế, Đức Ông Pope sống những gì ngài rao giảng, và ngài làm như thế không chút sợ hãi.
“Cha sở một nhà thờ Công Giáo trên Đồi Capitol, người kêu gọi mọi người đừng ‘thu mình lại vì sợ hãi’ coronavirus chủng mới đã mắc Covid-19, ” Rebecca Tan của Washington Post viết hôm Chúa Nhật 2 tháng 8. Để nhạo báng Đức Ông, cô ta trích dẫn câu ngài thường nói: “Cuộc sống còn nhiều điều hơn là không bị bệnh và không chết, ” và xuyên tạc rằng Đức Ông đã từng dùng từ “nguội lạnh” để quở trách những người Công Giáo không có nguy cơ nghiêm trọng vì coronavirus, nhưng vẫn không quay lại với Thánh lễ - là điều mà ngài mạnh mẽ phủ nhận. “Tôi chưa bao giờ nói rằng những người Công Giáo chưa quay trở lại với thánh lễ là nguội lạnh”, ngài nói với tờ The Federalist. “Có rất nhiều người chưa nên quay trở lại và tôi đã luôn thận trọng, ” ngài nói thêm.
Một ngày sau đó, hôm 3 tháng 8, Tờ Business Insider nhại lại tờ Washington Post: “Một linh mục từng nói với giáo dân đừng sợ coronavirus đã phải nhập viện vì COVID-19”.
Đáng buồn thay, trong một nền văn hóa tôn vinh một cách đúng đắn sự dũng cảm của các nhân viên y tế tuyến đầu nhưng trong sự kiêu ngạo và nhẫn tâm của nó lại tấn công các linh mục, các mục sư và các nữ tu trên tuyến đầu chăm sóc cho linh hồn chúng ta. Điều này có lẽ không có gì đáng ngạc nhiên: Đức Ông Pope và các giáo sĩ khác như ngài đang đi trên những con đường không tương hợp với thế gian này.
Cuộc đời của một linh mục tốt là một cuộc đời viên mãn, và những đường lối các ngài chọn để theo cũng rất nhiều. Đức Ông Pope đã chọn một cuộc đời thi hành sứ vụ công khai, nói chuyện với các tín hữu trên đài phát thanh, trong các bài viết thường xuyên của mình, trong nhà của họ, tại nhà riêng, trong công viên, trên đường phố, và trong các bài giảng lễ của ngài.
Các bài giảng của ngài thường dài gần gấp ba lần các bài giảng trung bình trong các thánh lễ Chúa Nhật tại Mỹ, và rất nổi tiếng ở địa phương, thu hút cả các Kitô hữu thuộc nhiều giáo phái và truyền thống khác đến với ngôi nhà thờ theo truyền thống là nhà thờ dành cho người da đen mà ngài phục vụ từ năm 1993 đến 1999, sau đó bắt đầu lại từ năm 2007 cho đến nay. Trong khi người Công Giáo New England giống như bản thân tôi chưa bao giờ được dự một thánh lễ trong đó bài Phúc Âm được hát, các ca đoàn vỗ tay và nhảy múa, giáo xứ đã đón chúng tôi với tình cảm nồng nhiệt mà họ dành cho Đức Ông Pope, cũng như ngài đã dành cho họ.
Năm 1993, Đồi Capitol là một môi trường nguy hiểm, bị ô nhiễm bởi ma túy và bị bao vây bởi bạo lực. Những cô gái mại dâm, cả những kẻ mại dâm đồng tính cũng có mặt và hoạt động công khai, sát cánh với những tay buôn bán ở Công viên Lincoln xinh đẹp. Các băng nhóm giết hại lẫn nhau mà không hề sợ hãi chính quyền, và cửa ra vào cũng như cửa sổ của nhiều ngôi nhà phải được bảo vệ bằng những thanh kim loại giống như nhà tù. Đức Ông đã đón nhận cộng đồng của mình, dạy các tín hữu và thách thức họ, chính ngài, và những người xung quanh họ hãy trở thành những người Công Giáo tốt hơn.
Ngài công khai cho chúng ta biết về con đường đến với Chúa của ngài, và về những cuộc đấu tranh cá nhân sâu sắc mà ngài đã vượt qua bằng đức tin. “Tôi không phải là người mà tôi muốn trở thành, ” ngài thích nói câu đó, trích dẫn một bài thánh ca nổi tiếng, “nhưng tôi không phải là con người tôi đã từng là.”
“Anh chị em có thể cho tôi một tiếng amen không? “
“ Amen!” Tiếng hồi đáp vang lên từ các hàng ghế.
Đức Ông cũng mang Lời Chúa đến với thế giới thế tục, công khai phản đối văn hóa sự chết của người Mỹ và tư vấn cho các nạn nhân của nó, cũng như đi dạo Công viên Lincoln hàng ngày để cầu nguyện lần hạt với các nữ tu dòng các Nữ tì của Chúa và Đức Trinh nữ Maria gần đó. Những điều này, ngài nói, đến với ngài một cách dễ dàng. Thử thách thực sự của ngài nằm sau những cánh cửa đóng kín, nơi ngài và ba linh mục khác ở Washington - với sự hỗ trợ của những giáo dân dũng cảm - cầu nguyện và đương đầu với bóng tối trong nhiệm vụ đáng sợ và nguy hiểm của họ như những người trừ quỷ của tổng giáo phận.
May mắn thay cho giáo xứ của ngài, chúng tôi có một giáo sĩ tuân thủ các giao thức để giữ an toàn cho những người dễ bị tổn thương nhưng cũng từ chối đóng cửa khi đại dịch và sự cuồng loạn tiếp theo ập đến với chúng tôi, khi giáo dân dễ bị tổn thương nhất, khi người dân bị thiệt hại về thể chất, tài chính, và về mặt tâm linh, và khi nỗi sợ hãi và sự hèn nhát đã lây nhiễm cho tầng lớp ưu tú, bao gồm nhiều nhà lãnh đạo của chính Giáo Hội.
“Coronavirus, Lạy Chúa, Chúa ở đâu? ” Đức Ông Pope nêu câu hỏi trong một bài báo hồi tháng 5, và nhắc nhở độc giả của ngài rằng thánh thư dạy chúng ta rằng Chúa Kitô đã đến để “tiêu diệt kẻ nắm giữ quyền lực của sự chết, tức là ma quỷ, và giải phóng những người cả đời bị làm nô lệ bởi nỗi sợ hãi cái chết.”
“Chúng ta đã hạn chế và thậm chí từ chối các bí tích dành cho các tín hữu, ” ngài than thở trong một bài viết hai tháng sau đó. Điều này “truyền đạt thông điệp thầm lặng rằng sức khỏe thể chất quan trọng hơn sức khỏe tinh thần.”
Trích dẫn Thánh Vịnh, ngài viết “Bạn không sợ cảnh hãi hùng đêm vắng hay mũi tên bay giữa ban ngày, cả dịch khí hoành hành trong đêm tối, cả ôn thần sát hại lúc ban trưa.” Hình ảnh tiêu biểu cho đoạn Thánh Vịnh này là bức tranh, “Đi bộ trên nước của Ivan Aivazovsky” trong đó mô tả trình thuật Chúa Giêsu quở trách Thánh Phêrô vì sợ hãi “Người đâu mà kém tin vậy! Sao lại hoài nghi? ”
Thái độ bác bỏ sự hèn nhát của ngài không có nghĩa là Đức Ông Pope đã liều lĩnh, như bài báo của tờ Washington Post nói. Chính Đức Tổng Giám Mục của chúng ta đã chủ sự thánh lễ công khai đầu tiên kính hai thánh Corlêliô và Cyprianô, như một ví dụ về cách thận trọng trở lại các Bí tích. Nơi chúng ta đã từng có nước thánh, bây giờ chúng ta có chất khử trùng; giáo dân được yêu cầu đeo khẩu trang y tế và đứng cách xa ra; số lượng các tín hữu tham dự cũng bị hạn chế; ngay cả ca đoàn hát phúc âm mà người Công Giáo ở New England rất yêu mến cũng vắng mặt.
Nhưng trong cuộc tấn công của kẻ ác trên khắp đất nước, Đức Ông vẫn bị lên án.
Trong một video cập nhật tình trạng của mình, Đức Ông đã chia sẻ với chúng tôi ngài đã khóc trước mặt người y tá khi biết mình có kết quả xét nghiệm dương tính. Cô ấy nói “Ông sợ COVID đến thế sao? ” Nhưng nước mắt của ngài không phải dành cho chính mình: đó là dành cho chúng tôi. “Tôi là một linh mục, ” ngài nói với cô y tá. “Tôi đã chạm vào hàng trăm sinh mạng theo nghĩa đen và nghĩa bóng và tôi có thể thấy tất cả quân cờ domino đang rơi xuống, mọi người trong nhà xứ sẽ phải cách ly, tôi có thể thấy những con số khổng lồ những người bị ảnh hưởng.”
Sau khi đã qua thời kỳ nguy hiểm, Đức Ông Pope nhận xét rằng:
“Tôi không biết tại sao Chúa lại cho phép điều này xảy ra vào lúc này. Ngài đã để rất nhiều đau khổ xảy ra trong cuộc sống của tôi trong năm qua. Tôi không biết tại sao, nhưng tôi yên tâm biết rằng Chúa biết tại sao, và điều đó mang lại cho tôi sự bình yên.”
Trong vài tháng qua, Đức Ông Pope đã cố vấn cho tôi vượt qua một số thời điểm khó khăn nhất trong cuộc đời tôi bất chấp những rủi ro có thể gây ra cho ngài khi ngài gần 60 tuổi. Trong thông điệp video của mình, ngài cảm ơn giáo xứ vì những lời cầu nguyện của chúng tôi, và ngài xin lỗi vì đã mắc phải coronavirus và khiến chúng tôi gặp rủi ro. Chúng tôi biết ngài xin lỗi, nhưng chúng tôi rất đau lòng khi nghe điều đó vì chúng tôi biết sự hy sinh riêng tư của ngài - và bây giờ là công khai - đã được đưa ra không do dự, vì lợi ích của chúng tôi. Tờ Washington Post đã dùng ngay lời xin lỗi hoàn toàn không cần thiết của ngài để chế nhạo ngài.
Tại sao lại cố gắng thực hiện một sự thiếu trung thực để nhục mạ một linh mục tốt lành và vị tha? Tại sao điều này lại được chấp nhận ở rất nhiều giai tầng trong nước Mỹ này?
Với những người quan tâm đến sức khỏe thể chất của chúng ta, những người làm việc cho các cửa hàng tạp hóa của chúng ta, những người đáp lại lời kêu gọi của họ để làm nhiệm vụ thường được ca tụng là những người lao động tuyến đầu cao quý. Trong khi đó, đất nước chúng ta lại đi nhục mạ một linh mục làm việc để cứu linh hồn chúng ta. Lấy được cả và thế gian mà đánh mất linh hồn thì có ích gì? Chúng ta vẫn hiểu điều này khi chúng ta gửi các tuyên úy đến tiền tuyến chiến đấu bên cạnh quân đội của chúng ta, nhưng trong tình trạng suy tàn ở quê nhà, nhu cầu của linh hồn nhanh chóng bị loại bỏ khi đối mặt với cái chết.
“Một phần lý do khiến tôi nghĩ rằng tầng lớp giàu có và trí thức lo lắng và sợ hãi về điều này hơn là những người khác, người nghèo và tầng lớp lao động chẳng hạn, đó là vì những người giàu có và có nhiều đất đai lo lắng nhiều về những thứ xa hoa”. Đức Ông Pope đã chia sẻ trong một chương trình hồi tháng 5 trên The Federalist Radio Hour.
“Sự giàu có xa hoa thường dẫn chúng ta đến chỗ nghĩ rằng chúng ta có quá nhiều thứ để mất”
Trong một bài viết khác đăng vào tháng Bảy, Đức Ông viết: “Chúng ta hãy trở lại câu hỏi của Chúa: ‘Tại sao lại sợ hãi? ’ Trường hợp xấu nhất, và ít có khả năng xảy ra nhất, là bạn sẽ chết, nhưng đối với một Kitô hữu, cái chết có ý nghĩa, và 'Chết là được' (Phil 1:21). Liệu rằng chúng ta có lo lắng nhiều cho linh hồn của mình như chúng ta làm cho cơ thể của chúng ta hay không!”
Cảm tạ Chúa cho những người biết mối nguy hiểm lớn nhất là mất linh hồn mình. Và xin Chúa phù hộ cho Đức Ông Charles Pope.
Khi chúng tôi dịch bài này, tin mới nhất cho biết Đức Ông đã hoàn toàn bình phục và quay lại làm việc, ngài không chết như bọn Washington Post mong mỏi!
Source:The Federalist
Đức Thánh Cha đau buồn vì một linh mục trong khu ổ chuột mà ngài quen biết đã qua đời vì coronavirus
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:11 03/09/2020
1. Một linh mục sống trong khu ổ chuột Á Căn Đình rất được Đức Thánh Cha thương mến đã qua đời
Một “linh mục khu ổ chuột” ở Á Căn Đình mà Đức Thánh Cha Phanxicô rất ngưỡng mộ đã qua đời hôm thứ Bảy 29 tháng 8 sau trận chiến kéo dài ba tháng với coronavirus. Ngài được dân chúng ca ngợi như một “vị tử đạo vì người nghèo”.
Cha Basilicio “Bachi” Britez, đã qua đời ở tuổi 52. Ngài đã bị các bệnh về thận, huyết áp cao và tiểu đường, vì vậy khi đại dịch COVID-19 bắt đầu bùng phát ở Á Căn Đình, ngài được khuyên nên rời khỏi khu ổ chuột nơi ngài sống và phục vụ người dân vì không thể nào tuân thủ một chế độ kiểm dịch nghiêm ngặt trong những khu chật chội như vậy.
Cha Britez từ chối, và khẳng định rằng ngài không thể bỏ rơi những người mà ngài được giao phó chăm sóc và bảo vệ ở La Matanza, một trong những khu vực nghèo nhất trong vành đai công nghiệp của Buenos Aires.
Sau khi xét nghiệm dương tính với coronavirus vào tháng 6, Cha Britez đã phải nhập viện trong phòng chăm sóc đặc biệt tại bệnh viện San Camilo.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã theo dõi sát trường hợp của vị linh mục này, và nhiều lần gọi điện đến bệnh viện San Camilo để nói chuyện với ngài hoặc với những người chăm sóc khi cha Britez không thể nói chuyện được.
Trong một video gửi cho Đức Cha Edaurdo Garcia, Giám Mục giáo phận San Justo, là Giám Mục của Cha Britez vào tháng Bảy, Đức Thánh Cha Phanxicô nói ngài gần gũi với các linh mục sống trong các khu ổ chuột và đau buồn khi thấy Cha Bachi đang chiến đấu để giữ mạng sống mình trong nhà thương.
Ước tính có khoảng 4, 000 khu ổ chuột và các thị trấn tồi tàn ở Á Căn Đình, và tính đến năm 2018, hơn ba triệu người sống trong tình trạng vô cùng bấp bênh, nghĩa là không có ánh sáng, khí đốt hoặc cống rãnh. Đại dịch đã khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn, khi các biện pháp cấm vận nghiêm ngặt của chính phủ phải kéo dài đến ngày 20 tháng 9.
Thánh lễ an táng Cha Britez do Cha Jose Maria “Pepe” Di Paola, một người hoạt động lâu năm trong phong trào của các linh mục khu ổ chuột. Bên cạnh đó còn có mặt đại diện của ủy ban quốc gia chăm sóc mục vụ cho những người nghiện ngập, và mạng lưới Hogar de Cristo, nghĩa là Nhà của Chúa Kitô. Thánh lễ được cử hành sau khi đóng cửa và truyền trực tiếp, vì các nghi lễ phụng vụ công cộng đã bị cấm ở Buenos Aires trong hơn năm tháng.
Cha Di Paola cho biết Cha Britez sinh tại Paraguay, di cư đến Á Căn Đình cùng gia đình khi còn nhỏ, và luôn sống trong những khu ổ chuột. Cha Britez được nhiều người nhớ đến như là nhà lãnh đạo tiên phong trong mạng lưới rộng lớn Hogar de Cristo. Đó là các trung tâm dành cho những người nghiện ma túy, do Giáo hội điều hành và cơ sở đầu tiên được mở vào năm 2008 theo lệnh của Đức Hồng Y Jorge Mario Bergoglio, ngày nay là Đức Thánh Cha Phanxicô. Chính vì thế, Đức Thánh Cha Phanxicô biết rất rõ về Cha Britez.
Có 160 Hogares de Cristo trên khắp đất nước và họ đã làm một công việc vô cùng khó khăn là giúp hàng nghìn nam và nữ thanh niên - một số trẻ chỉ mới 9 tuổi – thoát khỏi tình trạng nghiện ngập paco.
Paco là loại ma túy bất hợp pháp rẻ nhất hiện có trên đường phố Buenos Aires, paco là thứ còn sót lại từ các xưởng sản xuất cocaine bán cho thị trường Hoa Kỳ và Âu châu. Đó là hỗn hợp thật kinh khủng bao gồm cocaine thô được cắt nhỏ, tẩm hóa chất, keo dán, thủy tinh nghiền nát và thuốc diệt chuột để gây nghiện cao.
Source:Crux
2. Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ gặp gỡ gia đình có bốn người làm y tá điều trị bệnh nhân coronavirus
Bốn anh chị em trưởng thành, tất cả đều là y tá đã từng làm việc với bệnh nhân coronavirus trong thời kỳ tồi tệ nhất của đại dịch, sẽ được gặp Đức Thánh Cha Phanxicô, cùng với gia đình của họ vào ngày thứ Sáu 4 tháng 9.
Lời mời triều yết riêng với Đức Thánh Cha được đưa ra sau khi Đức Thánh Cha Phanxicô gọi điện cho hai anh em và hai chị em trong gia đình có 4 người con này. Tất cả đều là y tá đang làm việc trên chiến tuyến chống lại COVID-19 ở Ý và Thụy Sĩ.
“Đức Thánh Cha muốn ôm tất cả chúng tôi, ” Raffaele Mautone, người anh cả, nói với tờ báo La Regione, tiếng Ý phát hành ở Thụy Sĩ.
13 thành viên trong gia đình sẽ dâng lên Đức Thánh Cha Phanxicô một chiếc hộp chứa đầy những bức thư và bài viết của một số người đã bị ảnh hưởng trực tiếp bởi đại dịch COVID-19. Họ là những bệnh nhân, nhân viên y tế và những người phải than khóc cái chết của một người thân yêu.
Trong thời gian này, Valerio, 43 tuổi, đang đi bộ đến yết kiến Đức Giáo Hoàng. Trong năm ngày, anh đi bộ khoảng 80 km trên tuyến đường hành hương Via Francigena cổ đại, từ Viterbo đến Rome, để đến triều yết Đức Thánh Cha ngày 04 tháng 9.
Em gái của anh, Maria, 36 tuổi, đã xin lời cầu nguyện trên Facebook cho anh mình mà cô gọi là “người hành hương của chúng tôi”. Cô cho biết anh Valerio đang hành hương cho gia đình họ và cho tất cả các y tá và bệnh nhân trên thế giới.
Sau khi tiết lộ rằng cô ấy sẽ gặp Giáo hoàng, Maria đã viết trên Facebook rằng cô “rất vui khi được mang bức thư của bất kỳ ai muốn gởi cho Đức Phanxicô. Bạn không được xấu hổ. Cảm ơn bạn đã phơi bày những nỗi sợ hãi, suy nghĩ, lo lắng của bạn, ” cô nói.
Gia đình của các y tá bắt đầu nhận được sự chú ý từ các phương tiện truyền thông địa phương trong thời gian chính phủ Ý áp đặt lệnh cô lập, khi đợt bùng phát coronavirus ở thời điểm tồi tệ nhất.
Gia đình này quê quán ở Naples, nơi Stefania, 38 tuổi, vẫn sống tại đó.
Cha của họ cũng là một y tá trong 40 năm, và ba người dâu rể của gia đình cũng làm y tá. “Đó là nghề mà chúng tôi yêu thích. Hôm nay còn nhiều hơn thế, ” Raffaele nói với tờ Como La Provincia của thành phố April.
Raffaele, 46 tuổi, là anh cả, sống ở Como, nhưng làm việc tại một khu vực nói tiếng Ý ở miền nam Thụy Sĩ, tại thị trấn Lugano. Vợ anh cũng là một y tá và họ có ba người con.
Kế đến là Valerio, 43 tuổi. Rồi đến Stefania, 38 tuổi. Người em út là Maria, 36 tuổi.
Valerio và Maria đều sống và làm việc tại Como, cách biên giới Ý - Thụy Sĩ không xa.
Stefania nói với tạp chí Città Nuova rằng vào đầu đại dịch, cô đã bị cám dỗ ở nhà vì có con gái nhỏ. “Nhưng sau một tuần, tôi tự nhủ: 'Nhưng một ngày nào đó, tôi sẽ nói gì với con gái mình? Tôi không thể bỏ trốn như thế? Tôi đã tin tưởng vào Chúa và tôi đã bắt đầu quay lại làm việc”
“Tái khám phá tình nhân loại là cách chữa bệnh duy nhất, ” cô nói và lưu ý rằng cô và các y tá khác đã giúp bệnh nhân gọi điện video vì người thân không được phép đến thăm và khi có thể, cô hát các bài hát cổ điển của Naples hoặc bài “Ave Maria” của Schubert để mang lại niềm vui cho các bệnh nhân.
Maria làm việc trong một khu phẫu thuật tổng quát, nơi đã được biến thành một đơn vị chăm sóc đặc biệt cho các bệnh nhân COVID-19. “Tôi đã tận mắt nhìn thấy địa ngục và tôi không quen nhìn thấy những người chết này, ” cô nói với Città Nuova. “Cách duy nhất để gần gũi với người bệnh là chạm vào họ.”
Raffaele cho biết anh được truyền cảm hứng từ các y tá đồng nghiệp của mình, những người đã dành hàng giờ để nắm tay bệnh nhân, ở bên họ trong im lặng hoặc lắng nghe câu chuyện của họ.
“Chúng ta cần thay đổi hướng đi cả về con người và thiên nhiên. Virus này đã dạy chúng tôi điều này và tình yêu của chúng tôi càng phải dễ lây lan hơn, ” anh nói.
Anh nói với tờ La Provincia rằng anh tự hào về “sự dấn thân của các anh chị em trong gia đình trên tuyến đầu trong những tuần lễ này.”
Source:Catholic News Agency
3. CNN tìm cách xuyên tạc diễn từ của nữ tu Deirde Byrne
Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, cho biết CNN đã phát sóng bằng tiếng Tây Ban Nha diễn từ của nữ tu Deirde Byrne, nguyên là Đại Tá Quân Y trong quân đội Hoa Kỳ trước khi bước vào đời sống tu trì. Trong chương trình phát hình của CNN, từ phò sinh, tiếng Anh là “pro-life” đã bị cố ý dịch sang tiếng Tây Ban Nha là “anti-aborto” nghĩa là “chống phá thai”. Đây là một động thái khiến người ta phải đặt ra câu hỏi về sự liêm chính của CNN.
Trong diễn từ vào ngày 26 tháng 8 tại Đại hội Toàn quốc của Đảng Cộng hòa, Sơ Deirde Byrne đã sử dụng cụm từ “phò sinh” ba lần: một lần để nói đến bản thân, một lần ám chỉ Tổng thống Donald Trump, và một lần để nói đến cộng đồng phò sinh tại Hoa Kỳ.
Trong cả ba trường hợp, mạng tin tức CNN en Español đã dịch cụm từ này là “anti-aborto” nghĩa là “chống phá thai”.
“Pro-vida” là một cụm từ tiếng Tây Ban Nha thường được sử dụng để dịch cụm từ “pro-life” trong tiếng Anh. Những người ủng hộ cụm từ này nói rằng “phò sinh” gợi lên một cam kết rộng rãi đối với phẩm giá của cuộc sống con người, còn cụm từ “chống phá thai” là một cách diễn đạt tương đối giản lược không truyền đạt cùng một ý nghĩa, và nhằm mục đích kích động sự căm ghét của các thành phần phò phá thai đối với diễn giả.
Việc sử dụng cụm từ “anti-aborto” thay vì “pro-vida” để dịch cụm từ “pro-life” của sơ Byrne đã gây ra sự thất vọng từ một số người ủng hộ cuộc sống nói tiếng Tây Ban Nha.
“Bài phát biểu của nữ tu Deirdre Byrne trong Hội nghị Quốc gia của Đảng Cộng hòa đã chỉ ra tầm quan trọng của việc phải có một lập trường phò sinh rõ ràng từ quan điểm khoa học, đức tin và tình nhân loại nói chung, ” Marcial Padilla, giám đốc của tổ chức ủng hộ cuộc sống Mexico Concience và Participación, nói CNA.
“CNN en Español đã quyết định tự làm nhục mình, và không có sự lịch sự tối thiểu để dịch những lời của sơ Deirdre một cách chính xác. Tôi hy vọng sự gian trá của CNN được các cử tri ghi nhận. Họ nên biết rằng CNN không phải là nguồn thông tin khách quan. Thật không may, các phương tiện truyền thông lớn trên thế giới đang trở thành những người đưa tin kém khách quan hơn và ngày càng trở thành các nhà vận động chính trị chống lại quyền sống, ” Padilla nói thêm.
Bác sĩ María Denisse Santos người Mexico của Coalición de Líderes Provida nói với CNA rằng “nói rằng chúng tôi là những người ‘phò sinh’ là nói sự thật, bởi vì chúng tôi thực sự đang bảo vệ quyền sống của những thai nhi bé nhỏ. Cố gắng che giấu sự thật đó bằng cách gọi chúng tôi là ‘chống phá thai’, như CNN en Español đã làm với bài phát biểu của nữ tu Byrne, đã vạch trần thực tế là họ sợ phải thừa nhận rằng ‘phò lựa chọn’ là ủng hộ cái chết của một ai đó”
“Nhưng sự thật cuối cùng sẽ sáng tỏ, rằng chúng ta ủng hộ cuộc sống và ủng hộ cuộc sống vĩnh cửu, ” Santos nói.
Xu thế phò phá thai trong văn phong của các cơ quan truyền thông thế tục
Hướng dẫn văn phong của Associated Press, được các nhà báo ở Mỹ sử dụng rộng rãi, khuyến khích các nhà báo sử dụng cụm từ “chống phá thai” thay vì “phò sinh”. Cũng vậy nó đề nghị sử dụng cụm từ “quyền phá thai” thay vì “ủng hộ phá thai” hoặc “phò lựa chọn”.
Các hướng dẫn văn phong của Washington Post và New York Times cũng những chỉ dẫn tương tự.
Tuy nhiên, hướng dẫn văn phong AP đặt ra những ngoại lệ đối với việc trích dẫn, người ta nói làm sao thì mình viết lại y như thế, là điều mà đạo đức báo chí yêu cầu phải được tuân thủ với độ chính xác hoàn toàn.
Cuốn Sổ tay Báo chí của Reuters giải thích rằng “những câu trích dẫn là bất khả xâm phạm. Chúng không bao giờ được thay đổi trừ ra việc xóa một từ hoặc mệnh đề thừa, nhưng chỉ khi việc xóa đi ấy không làm thay đổi ý nghĩa của câu trích dẫn dưới bất kỳ trường hợp nào.”
Về việc dịch các trích dẫn, Reuters nói rằng “khi dịch các trích dẫn từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, chúng ta nên dịch theo ý nghĩa tương đương thay vì từng chữ. Cần phải cẩn thận để đảm bảo rằng giọng điệu của bản dịch tương đương với giọng điệu của bản gốc.”
Quy tắc đạo đức của Hiệp hội Dịch giả Hoa Kỳ giải thích rằng “tính toàn vẹn về ngôn ngữ là cốt lõi của những gì người dịch và người phiên dịch phải tuân thủ.”
Các cuộc thăm dò cho đến nay nói rằng cử tri người Mỹ Latinh ủng hộ ông Joe Biden hơn Tổng thống Trump. Tuy nhiên, tổng thống nhận được sự ủng hộ của một tỷ lệ lớn hơn các cử tri Công Giáo Mỹ Latinh so với năm 2016. Chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Trump đã nhấn mạnh quan điểm rằng Tổng thống Trump là “vị tổng thống phò sinh nhất trong lịch sử” khi tiếp cận với các cử tri có niềm tin tôn giáo.
Source:Catholic News Agency