Phụng Vụ - Mục Vụ
Sống khôn ngoan để làm môn đệ Chúa Kitô
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
07:24 05/09/2013
SỐNG KHÔN NGOAN ĐỂ LÀM MÔN ĐỆ CHÚA KITÔ
(Chúa Nhật XXIII TN C)
“Ai không vác thập giá mình mà đi theo tôi, thì không thể làm môn đệ của tôi... Cũng vậy, ai trong anh em không từ bỏ hết những gì mình có, thì không thể làm môn đệ tôi được” (Lc 14,27-33). Những điều kiện Chúa Kitô đặt ra trên đây là cho hết mọi người chứ không riêng gì một ai. Tin Mừng Luca ghi rõ là khi ấy có rất đông người cùng đi đường với Chúa Giêsu và Người đã nói những lời ấy với tất cả đám đông. Kitô hữu chúng ta có lẽ quá quen với hình ảnh thập giá và cả sự từ bỏ nhờ các cử hành Phụng Vụ, đặc biệt trong mùa Chay thánh. Quen quá có thể hóa nhàm, và hệ quả kéo theo là không nắm được, đúng hơn là không hiểu đúng, chưa hiểu hết nội hàm của thập giá cũng như sự từ bỏ.
Nếu hiểu được thập giá và sự từ bỏ đúng như sự tự hủy và như thập giá của Chúa Kitô, đó là chịu án bất công, là chẳng còn hình tượng người ta nữa, là nên như người bị phỉ nhổ, như người bị Thiên Chúa đoán phạt... thì có lẽ khó có ai dám trả lời cách hiên ngang là con muốn theo Chúa, con muốn làm môn đệ của Chúa. Hơn nữa, Chúa Giêsu còn tiên liệu nhiều khó khăn mà những ai muốn theo Người, muốn làm môn đệ Người phải chịu, nên đã căn dặn rằng cần khôn ngoan suy xét cẩn thận. Đừng để chuyện “xôi hỏng, bỏng tay” xảy ra vì thiếu khôn ngoan cân nhắc sự tình cũng như định lượng sức mình. Đừng mạo hiểm khởi công xây tháp mà không thể hoàn thành để rồi bị người ta chê cười! Đừng mạo hiểm đem quân đi đánh nước người khi không đủ sức để rồi mang lấy thất bại thảm hại! Ai? Ai trong chúng ta, từ người hèn kém tội lỗi đến người tài cao, đức đầy dám nói mình đủ sức làm môn đệ của Chúa Kitô? Ai có thể tự nhận mình đủ đức, đủ tài, đủ khả năng để đi theo Chúa Kitô trên con đường thập giá?
Vậy thử hỏi phải làm sao đây? Bản thân kẻ hèn này xin tự thú nhận mình thật bất tài và bất xứng. Với sức riêng mình, tôi không thể nào làm môn đệ Chúa Kitô được. Với khả năng và cả đạo hạnh riêng mình, tôi không thể nào vác được thập giá mình, cũng không thể nào từ bỏ hết những gì mình có để theo Chúa Kitô. Không lẽ rút lui hoặc giơ tay xin hàng? Với Thiên Chúa thì không có sự gì là không thể được. Ngay đêm Tiệc Ly, Chúa Kitô đã mở cho chúng ta con đường thoát khỏi cảnh bế tắc này. Chính Người đã tự nguyện rủ bỏ vị thế là Thầy và là Chúa để cúi xuống với từng người trong các môn đệ (x.Ga 13). “Thầy không còn gọi các con là tôi tớ mà là bạn hữu” (Ga 15,15).
Hãy biết khôn ngoan làm bạn của Chúa Giêsu. Đỉnh cao của mạc khải là ở đây. Chúa Kitô không muốn chúng ta làm tôi tớ hay làm môn đệ mà là bạn hữu của Người. Cái hình ảnh Giavê Thiên Chúa ngày ngày đi dạo với tổ tiên Ađam- Evà gợi mở thực tại tốt đẹp này. Có được người bạn là Giêsu Kitô thì chuyện thập giá mình sẽ không còn là vấn đề. Vì chính người bạn Giêsu luôn sẵn sàng nâng đỡ, đồng hành và có khi vác thay thập giá cho ta. Bài thơ “vết chân trên cát” của thi hào Tagor là một cảm nghiệm về một chân lý trong tình bạn. Con ơi, những lúc bão cát nổi lên, con chỉ còn thấy một dấu chân, đó là dấu chân của Ta, vì những lúc ấy là lúc Ta đang cõng con trên vai Ta.
Khi đã là bạn hữu thì không có gì là khoảng cách, là bí mật. “Tất cả những gì Thầy đã nghe biết bởi Cha Thầy, thì Thầy đã cho các con biết.” (Ga15,15). Khi ta biết mở cõi lòng, biết bày tỏ mọi bí ẩn tâm can cho Giêsu, từ chuyện tốt đến chuyện xấu, từ những việc lành đã làm đến những sự dữ xấu xa đã phạm thì ta đang trao dâng hết những gì ta có, cho người bạn Giêsu. Và đây chính là lúc ta thực sự bỏ hết những gì mình có (Avoir – To have). Chính khi ta mở tâm trí đón nhận chân lý Chúa Kitô tỏ bày và sống theo chân lý ấy thì chúng ta đã thực sự từ bỏ những gì chúng ta là (Être – To be).
Ý định của Chúa nào ai biết được, nếu tự chốn cao vời, chính Người chẳng ban Đức Khôn Ngoan, chẳng gửi Thần khí thánh” (Kn 9,17). Nếu Chúa Kitô không tự nguyện cúi xuống rửa chân cho các môn đệ, nếu Người không minh nhiên tỏ bày rằng Người không còn gọi các môn đệ là tôi tớ mà là bạn hữu, chắc hẳn con đường về trời, con đường theo chân Chúa Kitô quả là vượt quá tầm tay, vượt quá khả năng loài người chúng ta.
Vấn đề đặt ra là khi nào và làm sao chúng ta có được sự chắc chắn, dù tương đối, rằng chúng ta đang là bạn hữu của Chúa Giêsu? Một trong những cách thế hữu hiệu để làm bạn Chúa Giêsu đó là hãy làm như Người đã làm (x.Ga 13,15). Đó là nhận nhau như người anh em thân thuộc, như là bằng hữu nghĩa thiết. Đây là nội dung chính những dòng thư của Thánh Phaolô gửi đến ông Philêmon. Ngài xin Philêmon đón nhận lại Ônêsimô, không phải như một người nô lệ mà như một người anh em rất thân mến, dù cho Ônêsimô đáng phải chết vì là nô lệ mà đã bỏ trốn khỏi nhà của chủ. (Bài đọc 2). Đón nhận nhau như là anh em, như là bằng hữu thì không chỉ phải loại bỏ những hành vi đàn áp, bất công, quan liêu kẻ cả… mà còn phải thực tâm chia sẻ những gì mình đã có được, đã nghe biết, đã hưởng nhận...cho nhau.
Giả như đang còn đó những sự việc, những sự thật đáng nói, cần chia sẻ mà các vị bề trên còn giữ kín với người bề dưới thì người bề dưới vẫn chỉ mãi là những nô lệ hay tôi tớ mà thôi. Một thực tế khó chối cãi đó là khi sự giữ kẻ, sự giữ bí mật xuất hiện trong đời sống vợ chồng thì người giữ kẻ, giữ bí mật cách nào đó không còn xem người phối ngẫu là bạn trăm năm, là bạn đời, chưa kể có trường hợp chỉ xem nhau như người tôi tớ.
Chưa nhận nhau làm bạn trong cách sống, trong cung cách đối xử, thì chắc chắn chúng ta chưa thật sự là bằng hữu của Chúa Kitô. Và cũng khá chắc chắn rằng quá trình vác thập giá mình, quá trình từ bỏ chính mình của chúng ta đang trong cảnh tình “đơn thương, độc mã”. Độc mã, đơn thương để chiếm được Nước Trời, để có được hạnh phúc thật quả là một sự liều lĩnh thiếu khôn ngoan và không lượng sức.
Biết sống, biết hành xử với nhau như là bạn hữu thì chúng ta luôn là bạn hữu của Chúa Kitô. Có người bạn Giêsu đồng hành thì chuyện vác thập giá, chuyện từ bỏ chính mình cho dù vẫn là khó nhưng luôn là có thể được. “Giàu vì bạn, sang vì vợ”. Có người bạn có thể làm được mọi sự luôn ở bên ta, đồng hành với ta thì không có gì là không thể.
Đôi bạn trẻ đã đính hôn xem ra khá hạnh phúc chỉ một nổi vóc dáng bên ngoài như đôi đũa lệch. Chàng ta “ngắn tầm” hơn cô nàng gần 20 phân (20 cm). Sau buổi học giáo lý hôn nhân, được sự đồng ý của cô nàng, anh chàng bèn trao nụ hôn đầu đời cách say đắm trong cái thế phải đứng trên viên đá chẽ của công trình đang xây dựng, để cho vừa tầm cao. Sau đó anh chị bên nhau đi về. Cô nàng thoáng thấy người yêu dáng đi hơi nặng nhọc mà chưa hiểu nguyên do. Có lẽ vì trời tối. Đi được một quảng anh chàng thỏ thẻ xin lặp lại “việc yêu” như ban nảy. Gật đầu chấp thuận thì cô nàng chợt thấy người yêu dừng lại, đặt viên đã lớn đã giấu sau lưng, mang theo nảy giờ, rồi đứng lên trên bày tỏ tình yêu. Được yêu nhưng xem chừng quá vất vả. Không biết kiên trì được bao lâu. Bỗng khi tay trong tay, anh chàng nghe cô nàng thầm thỉ: “Anh ơi, đừng cố vất vả quá! Em cúi xuống một chút là ổn thôi”.
Làm bạn của Giêsu thì đã là môn đệ của Người. Đây là một kiểu khôn ngoan mà nhiều vị thánh như Gioan Thánh Giá, Têrêxa Avila, Têrêxa Hài Đồng Giêsu...đã chọn lựa. Các ngài đã bền chí vác thập giá mình đi trọn con đường đời vì nhờ có một người đã tự nguyện cúi xuống trên các ngài đó là Giêsu – Kitô.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa - Ban Mê Thuột
(Chúa Nhật XXIII TN C)
“Ai không vác thập giá mình mà đi theo tôi, thì không thể làm môn đệ của tôi... Cũng vậy, ai trong anh em không từ bỏ hết những gì mình có, thì không thể làm môn đệ tôi được” (Lc 14,27-33). Những điều kiện Chúa Kitô đặt ra trên đây là cho hết mọi người chứ không riêng gì một ai. Tin Mừng Luca ghi rõ là khi ấy có rất đông người cùng đi đường với Chúa Giêsu và Người đã nói những lời ấy với tất cả đám đông. Kitô hữu chúng ta có lẽ quá quen với hình ảnh thập giá và cả sự từ bỏ nhờ các cử hành Phụng Vụ, đặc biệt trong mùa Chay thánh. Quen quá có thể hóa nhàm, và hệ quả kéo theo là không nắm được, đúng hơn là không hiểu đúng, chưa hiểu hết nội hàm của thập giá cũng như sự từ bỏ.
Nếu hiểu được thập giá và sự từ bỏ đúng như sự tự hủy và như thập giá của Chúa Kitô, đó là chịu án bất công, là chẳng còn hình tượng người ta nữa, là nên như người bị phỉ nhổ, như người bị Thiên Chúa đoán phạt... thì có lẽ khó có ai dám trả lời cách hiên ngang là con muốn theo Chúa, con muốn làm môn đệ của Chúa. Hơn nữa, Chúa Giêsu còn tiên liệu nhiều khó khăn mà những ai muốn theo Người, muốn làm môn đệ Người phải chịu, nên đã căn dặn rằng cần khôn ngoan suy xét cẩn thận. Đừng để chuyện “xôi hỏng, bỏng tay” xảy ra vì thiếu khôn ngoan cân nhắc sự tình cũng như định lượng sức mình. Đừng mạo hiểm khởi công xây tháp mà không thể hoàn thành để rồi bị người ta chê cười! Đừng mạo hiểm đem quân đi đánh nước người khi không đủ sức để rồi mang lấy thất bại thảm hại! Ai? Ai trong chúng ta, từ người hèn kém tội lỗi đến người tài cao, đức đầy dám nói mình đủ sức làm môn đệ của Chúa Kitô? Ai có thể tự nhận mình đủ đức, đủ tài, đủ khả năng để đi theo Chúa Kitô trên con đường thập giá?
Vậy thử hỏi phải làm sao đây? Bản thân kẻ hèn này xin tự thú nhận mình thật bất tài và bất xứng. Với sức riêng mình, tôi không thể nào làm môn đệ Chúa Kitô được. Với khả năng và cả đạo hạnh riêng mình, tôi không thể nào vác được thập giá mình, cũng không thể nào từ bỏ hết những gì mình có để theo Chúa Kitô. Không lẽ rút lui hoặc giơ tay xin hàng? Với Thiên Chúa thì không có sự gì là không thể được. Ngay đêm Tiệc Ly, Chúa Kitô đã mở cho chúng ta con đường thoát khỏi cảnh bế tắc này. Chính Người đã tự nguyện rủ bỏ vị thế là Thầy và là Chúa để cúi xuống với từng người trong các môn đệ (x.Ga 13). “Thầy không còn gọi các con là tôi tớ mà là bạn hữu” (Ga 15,15).
Hãy biết khôn ngoan làm bạn của Chúa Giêsu. Đỉnh cao của mạc khải là ở đây. Chúa Kitô không muốn chúng ta làm tôi tớ hay làm môn đệ mà là bạn hữu của Người. Cái hình ảnh Giavê Thiên Chúa ngày ngày đi dạo với tổ tiên Ađam- Evà gợi mở thực tại tốt đẹp này. Có được người bạn là Giêsu Kitô thì chuyện thập giá mình sẽ không còn là vấn đề. Vì chính người bạn Giêsu luôn sẵn sàng nâng đỡ, đồng hành và có khi vác thay thập giá cho ta. Bài thơ “vết chân trên cát” của thi hào Tagor là một cảm nghiệm về một chân lý trong tình bạn. Con ơi, những lúc bão cát nổi lên, con chỉ còn thấy một dấu chân, đó là dấu chân của Ta, vì những lúc ấy là lúc Ta đang cõng con trên vai Ta.
Khi đã là bạn hữu thì không có gì là khoảng cách, là bí mật. “Tất cả những gì Thầy đã nghe biết bởi Cha Thầy, thì Thầy đã cho các con biết.” (Ga15,15). Khi ta biết mở cõi lòng, biết bày tỏ mọi bí ẩn tâm can cho Giêsu, từ chuyện tốt đến chuyện xấu, từ những việc lành đã làm đến những sự dữ xấu xa đã phạm thì ta đang trao dâng hết những gì ta có, cho người bạn Giêsu. Và đây chính là lúc ta thực sự bỏ hết những gì mình có (Avoir – To have). Chính khi ta mở tâm trí đón nhận chân lý Chúa Kitô tỏ bày và sống theo chân lý ấy thì chúng ta đã thực sự từ bỏ những gì chúng ta là (Être – To be).
Ý định của Chúa nào ai biết được, nếu tự chốn cao vời, chính Người chẳng ban Đức Khôn Ngoan, chẳng gửi Thần khí thánh” (Kn 9,17). Nếu Chúa Kitô không tự nguyện cúi xuống rửa chân cho các môn đệ, nếu Người không minh nhiên tỏ bày rằng Người không còn gọi các môn đệ là tôi tớ mà là bạn hữu, chắc hẳn con đường về trời, con đường theo chân Chúa Kitô quả là vượt quá tầm tay, vượt quá khả năng loài người chúng ta.
Vấn đề đặt ra là khi nào và làm sao chúng ta có được sự chắc chắn, dù tương đối, rằng chúng ta đang là bạn hữu của Chúa Giêsu? Một trong những cách thế hữu hiệu để làm bạn Chúa Giêsu đó là hãy làm như Người đã làm (x.Ga 13,15). Đó là nhận nhau như người anh em thân thuộc, như là bằng hữu nghĩa thiết. Đây là nội dung chính những dòng thư của Thánh Phaolô gửi đến ông Philêmon. Ngài xin Philêmon đón nhận lại Ônêsimô, không phải như một người nô lệ mà như một người anh em rất thân mến, dù cho Ônêsimô đáng phải chết vì là nô lệ mà đã bỏ trốn khỏi nhà của chủ. (Bài đọc 2). Đón nhận nhau như là anh em, như là bằng hữu thì không chỉ phải loại bỏ những hành vi đàn áp, bất công, quan liêu kẻ cả… mà còn phải thực tâm chia sẻ những gì mình đã có được, đã nghe biết, đã hưởng nhận...cho nhau.
Giả như đang còn đó những sự việc, những sự thật đáng nói, cần chia sẻ mà các vị bề trên còn giữ kín với người bề dưới thì người bề dưới vẫn chỉ mãi là những nô lệ hay tôi tớ mà thôi. Một thực tế khó chối cãi đó là khi sự giữ kẻ, sự giữ bí mật xuất hiện trong đời sống vợ chồng thì người giữ kẻ, giữ bí mật cách nào đó không còn xem người phối ngẫu là bạn trăm năm, là bạn đời, chưa kể có trường hợp chỉ xem nhau như người tôi tớ.
Chưa nhận nhau làm bạn trong cách sống, trong cung cách đối xử, thì chắc chắn chúng ta chưa thật sự là bằng hữu của Chúa Kitô. Và cũng khá chắc chắn rằng quá trình vác thập giá mình, quá trình từ bỏ chính mình của chúng ta đang trong cảnh tình “đơn thương, độc mã”. Độc mã, đơn thương để chiếm được Nước Trời, để có được hạnh phúc thật quả là một sự liều lĩnh thiếu khôn ngoan và không lượng sức.
Biết sống, biết hành xử với nhau như là bạn hữu thì chúng ta luôn là bạn hữu của Chúa Kitô. Có người bạn Giêsu đồng hành thì chuyện vác thập giá, chuyện từ bỏ chính mình cho dù vẫn là khó nhưng luôn là có thể được. “Giàu vì bạn, sang vì vợ”. Có người bạn có thể làm được mọi sự luôn ở bên ta, đồng hành với ta thì không có gì là không thể.
Đôi bạn trẻ đã đính hôn xem ra khá hạnh phúc chỉ một nổi vóc dáng bên ngoài như đôi đũa lệch. Chàng ta “ngắn tầm” hơn cô nàng gần 20 phân (20 cm). Sau buổi học giáo lý hôn nhân, được sự đồng ý của cô nàng, anh chàng bèn trao nụ hôn đầu đời cách say đắm trong cái thế phải đứng trên viên đá chẽ của công trình đang xây dựng, để cho vừa tầm cao. Sau đó anh chị bên nhau đi về. Cô nàng thoáng thấy người yêu dáng đi hơi nặng nhọc mà chưa hiểu nguyên do. Có lẽ vì trời tối. Đi được một quảng anh chàng thỏ thẻ xin lặp lại “việc yêu” như ban nảy. Gật đầu chấp thuận thì cô nàng chợt thấy người yêu dừng lại, đặt viên đã lớn đã giấu sau lưng, mang theo nảy giờ, rồi đứng lên trên bày tỏ tình yêu. Được yêu nhưng xem chừng quá vất vả. Không biết kiên trì được bao lâu. Bỗng khi tay trong tay, anh chàng nghe cô nàng thầm thỉ: “Anh ơi, đừng cố vất vả quá! Em cúi xuống một chút là ổn thôi”.
Làm bạn của Giêsu thì đã là môn đệ của Người. Đây là một kiểu khôn ngoan mà nhiều vị thánh như Gioan Thánh Giá, Têrêxa Avila, Têrêxa Hài Đồng Giêsu...đã chọn lựa. Các ngài đã bền chí vác thập giá mình đi trọn con đường đời vì nhờ có một người đã tự nguyện cúi xuống trên các ngài đó là Giêsu – Kitô.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa - Ban Mê Thuột
Đồ bỏ
Lm Vũđình Tường
05:31 05/09/2013
Chúng ta sống trong thời đại tạm gọi gọi là phí của bởi vì các hãng sản xuất chủ trương làm sản phẩm có giới hạn thời gian. Sau thời gian ấn định máy móc tự nó hư hỏng. Mua được bộ phận thay thế đã khó, tiền công sửa tốn gần bằng mua máy mới vì thế thảy nó vào thùng rác là khôn hơn cả. Những quốc gia tiên tiến trở thành những thùng rác lớn. Người ta sống trong bãi rác, trên bãi rác vì nhà nào cũng có thùng rác lớn nhỏ trong nhà, ngoài ngõ.
Có lẽ xài xong rồi dục xuất phát từ những nhà thời trang. Mùa đông bắt đầu người ta chuẩn bị quảng cáo bán đồ mùa hè và cứ thế nối tiếp nhau hết mùa này sang mùa khác. Cạnh tranh thương mại, sản phẩm rẻ, hàng hoá trưng bày bắt mắt là một cám dỗ lớn với người có khả năng mua sắm. Cám dỗ lớn hơn nữa là cách chưng diện trên người, dấu chỉ của người theo kịp thời đại. Người ta nhìn nhau, định giá trị con người bằng những thứ chưng diện trên người. Hàng hoá mới có mặt trên thị trường bao giờ cũng đắt đỏ. Người có khả năng quàng nó lên người trước thiên hạ ngấm ngầm hãnh diện. Họ là những người đáng thương đói khát lời khen, tâng bốc của người khác. Dấu chỉ của một nội tâm yếu kém.
Mua sắm trở thành nhu cầu của một vài giới và vì mua nhiều nên cần phải thải bớt dành chỗ cho đồ mới mua. Đồ bỏ không phải là hư hay dở mà là lỗi thời nên cần loại bỏ. Chạy theo thời trang trở thành lối sống mới và lối sống đó ảnh hưởng nhiều đến đời sống tâm linh. Canh tân nhà cửa bằng cách dục bỏ đồ cũ trong nhà và thay bằng những thứ mới. Nhiều nhà ngày nay coi treo hình tượng ảnh Chúa và các thánh là lỗi thời. Gia đình không có dấu chỉ đức tin hay biểu tượng đức tin quanh nhà. Bên ngoài như thế đời sống nội tâm cũng không kém. Từ bỏ nhà thờ, từ bỏ kinh sáng tối và thay vào đó là những chương trình vui nhộn khác. Nghèo khổ, đói khát tâm linh nên chạy theo những xu nịnh, lời khen, nịnh hót bên ngoài mà muốn có những điều đó thì cần phải khoe ra để người biết mà ca tụng.
Có người cho rằng đức tin Kitô giáo là sản phẩm của khối óc. Mà là sản phẩm nên có lúc hết hạn, hết thời nên cần phải bỏ. Đức tin Kitô giáo được coi là hàng thời trang. Thời trang nào cũng có thời, thích hợp cho một số nên bỏ khi không còn cảm thấy thích hợp. Đức tin Kitô giáo trở thành thứ yếu khi người ta quá chú trọng bề ngoài, coi thường, lơ là nhu cầu tâm linh. Đức tin Kitô giáo là sản phẩm của khối óc. Đây không phải là óc của nhân loại mà là óc của Con Thiên Chúa giáng trần. Đó là sản phẩm của tình yêu Thiên Chúa. Một tình yêu vị tha, không vị lợi có giá trị bất biến, có giá trị đời đời. Đức tin Kitô giáo không phải là thời trang mà là nhu cầu của tâm tinh, giúp sống an vui, hạnh phúc. Tâm hồn an vui tìm bình an nội tâm mà không quá chú trọng đến vật chất bề ngoài, lời khen chê, bình phẩm.
Đức Kitô nhắc nhở chúng ta cần loại bỏ, vất vào thùng rác những gì nguy hại cho đức tin. Không dính bén đến những gì cản trở mến Chúa, yêu người. Cần loại bỏ ngay người hay những vật mình yêu mến nếu chúng ngăn cản ta đến với Chúa. Điều căn bản cần giữ là tình yêu Chúa thể hiện qua đức ái. Hãy mặc lấy tâm tình yêu thương nơi Thiên Chúa và làm cho tình yêu đó sống động mãnh liệt trong cuộc sống qua. Chân lí thực và lợi ích tích cực đức tin mang lại giúp ta sống an vui, tự tại.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Có lẽ xài xong rồi dục xuất phát từ những nhà thời trang. Mùa đông bắt đầu người ta chuẩn bị quảng cáo bán đồ mùa hè và cứ thế nối tiếp nhau hết mùa này sang mùa khác. Cạnh tranh thương mại, sản phẩm rẻ, hàng hoá trưng bày bắt mắt là một cám dỗ lớn với người có khả năng mua sắm. Cám dỗ lớn hơn nữa là cách chưng diện trên người, dấu chỉ của người theo kịp thời đại. Người ta nhìn nhau, định giá trị con người bằng những thứ chưng diện trên người. Hàng hoá mới có mặt trên thị trường bao giờ cũng đắt đỏ. Người có khả năng quàng nó lên người trước thiên hạ ngấm ngầm hãnh diện. Họ là những người đáng thương đói khát lời khen, tâng bốc của người khác. Dấu chỉ của một nội tâm yếu kém.
Mua sắm trở thành nhu cầu của một vài giới và vì mua nhiều nên cần phải thải bớt dành chỗ cho đồ mới mua. Đồ bỏ không phải là hư hay dở mà là lỗi thời nên cần loại bỏ. Chạy theo thời trang trở thành lối sống mới và lối sống đó ảnh hưởng nhiều đến đời sống tâm linh. Canh tân nhà cửa bằng cách dục bỏ đồ cũ trong nhà và thay bằng những thứ mới. Nhiều nhà ngày nay coi treo hình tượng ảnh Chúa và các thánh là lỗi thời. Gia đình không có dấu chỉ đức tin hay biểu tượng đức tin quanh nhà. Bên ngoài như thế đời sống nội tâm cũng không kém. Từ bỏ nhà thờ, từ bỏ kinh sáng tối và thay vào đó là những chương trình vui nhộn khác. Nghèo khổ, đói khát tâm linh nên chạy theo những xu nịnh, lời khen, nịnh hót bên ngoài mà muốn có những điều đó thì cần phải khoe ra để người biết mà ca tụng.
Có người cho rằng đức tin Kitô giáo là sản phẩm của khối óc. Mà là sản phẩm nên có lúc hết hạn, hết thời nên cần phải bỏ. Đức tin Kitô giáo được coi là hàng thời trang. Thời trang nào cũng có thời, thích hợp cho một số nên bỏ khi không còn cảm thấy thích hợp. Đức tin Kitô giáo trở thành thứ yếu khi người ta quá chú trọng bề ngoài, coi thường, lơ là nhu cầu tâm linh. Đức tin Kitô giáo là sản phẩm của khối óc. Đây không phải là óc của nhân loại mà là óc của Con Thiên Chúa giáng trần. Đó là sản phẩm của tình yêu Thiên Chúa. Một tình yêu vị tha, không vị lợi có giá trị bất biến, có giá trị đời đời. Đức tin Kitô giáo không phải là thời trang mà là nhu cầu của tâm tinh, giúp sống an vui, hạnh phúc. Tâm hồn an vui tìm bình an nội tâm mà không quá chú trọng đến vật chất bề ngoài, lời khen chê, bình phẩm.
Đức Kitô nhắc nhở chúng ta cần loại bỏ, vất vào thùng rác những gì nguy hại cho đức tin. Không dính bén đến những gì cản trở mến Chúa, yêu người. Cần loại bỏ ngay người hay những vật mình yêu mến nếu chúng ngăn cản ta đến với Chúa. Điều căn bản cần giữ là tình yêu Chúa thể hiện qua đức ái. Hãy mặc lấy tâm tình yêu thương nơi Thiên Chúa và làm cho tình yêu đó sống động mãnh liệt trong cuộc sống qua. Chân lí thực và lợi ích tích cực đức tin mang lại giúp ta sống an vui, tự tại.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:08 05/09/2013
THÂN THỂ CỦA HOA SEN
Tứ Hải long vương đem vợ chồng Lý Tịnh trói lại, bắt họ phải chịu trách nhiệm về những việc mà Na Tra đã làm, Na Tra khóc nói:
- “Thân thế của tôi vốn là một cây Linh Chu Tử, vâng mệnh giáng thế làm người, tôi nguyện mỗ bụng, móc ruột, lóc thịt trả lại cho các người, xin thả cha mẹ tôi ra.” Na Tra chết rồi, Tứ Hải đông vương mãn nguyện bỏ đi.
Na Tra hiện về trong mộng nói với mẫu thân xây cho mình một tòa miếu để linh hồn nó được yên ổn. Về sau tòa miếu này bị Lý Tịnh châm lửa đốt cháy sạch, linh hồn của Na Tra đi tìm Thái Ất Chân Nhân, Chân Nhân bèn lấy hương sen làm đầu, lấy ngó sen làm tứ chi, lấy kim đơn làm quả tim, xếp lại thành hình người, cuối cùng vận đủ hơi đem linh hồn và hình người hợp lại, một Na Tra sống động đã ra đời.
(Minh, Hứa Trung Lâm “phong thần diễn nghĩa”)
Suy tư:
Theo sách Sáng Thế Ký Kinh Thánh cựu ước của người Ki-tô hữu, thì nguồn gốc của con người được bắt đầu từ việc Thiên Chúa lấy bụi từ đất nặn ra con người, thổi sinh khí vào lỗ mũi, và con người trở nên một sinh vật... (Stk 2, 7) Đó là đức tin của người Ki-tô hữu khi họ tuyên xưng: tôi tin kính Đức Chúa Trời là Cha toàn năng phép tắc vô cùng, là Đấng tạo thành trời đất muôn vật hữu hình và vô hình...
Con người ta được Thiên Chúa tạo dựng có linh hồn và có xác, giống hình ảnh của Thiên Chúa cho nên rất cao quý, và càng cao quý hơn khi thân xác và linh hồn con người được Đức Chúa Giê-su cứu chuộc và trở thành đền thờ của Thiên Chúa Ba Ngôi ngự. Do đó, ngoại trừ nguyên tổ loài người là ông A Dong và bà E Và được Thiên Chúa dùng quyền năng tạo dựng bởi bùn đất, thì tất cả mọi người đều phải được mẹ mình cưu mang chín tháng mười ngày trong bụng, chứ không thể lấy hương sen làm đầu, lấy ngó sen làm tứ chi và lấy kim đơn làm quả tim để thành con người.
Thái Ất chân nhân là nhân vật trong truyện “phong thần diễn nghĩa”, là một trong những vị tiên của thần thoại trong tín ngưỡng dân gian muốn con người làm điều lành mà tránh điều dữ, nhưng Thái Ất chân nhân không thể là Thiên Chúa của người Ki-tô hữu tạo dựng nên trời đất muôn vật.
Đức tin của chúng ta –người Ki-tô hữu- tin vào Kinh Thánh, có hơn niềm tin của người theo tín ngưỡng dân gian tin vào truyền phong thần hay không ?
------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Tứ Hải long vương đem vợ chồng Lý Tịnh trói lại, bắt họ phải chịu trách nhiệm về những việc mà Na Tra đã làm, Na Tra khóc nói:
- “Thân thế của tôi vốn là một cây Linh Chu Tử, vâng mệnh giáng thế làm người, tôi nguyện mỗ bụng, móc ruột, lóc thịt trả lại cho các người, xin thả cha mẹ tôi ra.” Na Tra chết rồi, Tứ Hải đông vương mãn nguyện bỏ đi.
Na Tra hiện về trong mộng nói với mẫu thân xây cho mình một tòa miếu để linh hồn nó được yên ổn. Về sau tòa miếu này bị Lý Tịnh châm lửa đốt cháy sạch, linh hồn của Na Tra đi tìm Thái Ất Chân Nhân, Chân Nhân bèn lấy hương sen làm đầu, lấy ngó sen làm tứ chi, lấy kim đơn làm quả tim, xếp lại thành hình người, cuối cùng vận đủ hơi đem linh hồn và hình người hợp lại, một Na Tra sống động đã ra đời.
(Minh, Hứa Trung Lâm “phong thần diễn nghĩa”)
Suy tư:
Theo sách Sáng Thế Ký Kinh Thánh cựu ước của người Ki-tô hữu, thì nguồn gốc của con người được bắt đầu từ việc Thiên Chúa lấy bụi từ đất nặn ra con người, thổi sinh khí vào lỗ mũi, và con người trở nên một sinh vật... (Stk 2, 7) Đó là đức tin của người Ki-tô hữu khi họ tuyên xưng: tôi tin kính Đức Chúa Trời là Cha toàn năng phép tắc vô cùng, là Đấng tạo thành trời đất muôn vật hữu hình và vô hình...
Con người ta được Thiên Chúa tạo dựng có linh hồn và có xác, giống hình ảnh của Thiên Chúa cho nên rất cao quý, và càng cao quý hơn khi thân xác và linh hồn con người được Đức Chúa Giê-su cứu chuộc và trở thành đền thờ của Thiên Chúa Ba Ngôi ngự. Do đó, ngoại trừ nguyên tổ loài người là ông A Dong và bà E Và được Thiên Chúa dùng quyền năng tạo dựng bởi bùn đất, thì tất cả mọi người đều phải được mẹ mình cưu mang chín tháng mười ngày trong bụng, chứ không thể lấy hương sen làm đầu, lấy ngó sen làm tứ chi và lấy kim đơn làm quả tim để thành con người.
Thái Ất chân nhân là nhân vật trong truyện “phong thần diễn nghĩa”, là một trong những vị tiên của thần thoại trong tín ngưỡng dân gian muốn con người làm điều lành mà tránh điều dữ, nhưng Thái Ất chân nhân không thể là Thiên Chúa của người Ki-tô hữu tạo dựng nên trời đất muôn vật.
Đức tin của chúng ta –người Ki-tô hữu- tin vào Kinh Thánh, có hơn niềm tin của người theo tín ngưỡng dân gian tin vào truyền phong thần hay không ?
------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:11 05/09/2013
N2T |
15. Lời nói của người khác không nên nhẹ dạ tin tưởng, xung động của mình không nên tùy tiện thiếu suy nghĩ, nhưng trước tòa Thiên Chúa nên tỉ mỉ suy xét, sau đó lại quyết định không sai phạm nữa.
(sách Gương Chúa Giê-su)-----------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Theo Chúa
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
15:42 05/09/2013
Chúa Nhật XXIII THƯỜNG NIÊN, năm C
Lc 14, 25-33
THEO CHÚA
Nhạc sĩ Linh mục Thành Tâm DCCT đã viết bài ca “ Theo Chúa “ tương đối khá gây ấn tượng đối với những người đang theo Chúa . “ Con nguyện theo Chúa suốt cuộc đời…”, lời ca thánh thót nhưng mang đầy ý nghĩa, theo Chúa suốt cuộc đời là một cuộc hành trình thật vất vả, nhưng cũng đầy hạnh phúc. Theo Chúa là theo Ngài về Giêrusalem để chịu nạn, chịu chết. Thực tế, có nhiều người theo Chúa vì tò mò, vì tư lợi, vì danh vọng.
Thánh Luca viết :”Có nhiều đám đông cùng đi với Chúa Giêsu. Người ngoảnh lại bảo họ rằng nếu ai đến với Ta mà không bỏ cha mẹ, vợ con, anh chị em và cả mạng sống mình thì không thể làm môn đệ Ta “. Chúa Giêsu đã dùng động từ “ bỏ “ xem ra là nặng nề, nhưng thực chất Chúa muốn với mọi người đã chọn Chúa thì phải coi Chúa trên hết, đặt sinh mạng của mình trong bàn tay quan phòng của Chúa. Tình yêu cha mẹ, vơ con luôn là cái gì đó rất thiêng liêng, nhưng nó có thể cản bước con người dấn thân theo Chúa.Tình yêu đối với Thiên Chúa sẽ thanh lọc, thánh hóa mọi tình yêu nhân loại.
Thánh Maximalianô Kolbê đã chết thay cho một tử tội vì ông còn vơ, còn con. Thánh nhân đã coi Chúa hơn cả mạng sống mình và yêu thương đồng loại như yêu thương Chúa. Gương các thánh tử đạo Việt Nam đã cho chúng ta thấy nhiều vị thánh đã coi Chúa cao cả hơn vợ, con, hơn cha mẹ, hơn gia đình, một mực trung kiên với Chúa dẫu có hy sinh mạng sống. Theo Chúa là một cuộc hành trình đức tin thật cam go, có nhiều người đã bắt đầu nhưng đã bỏ cuộc.Sở dĩ họ bỏ cuộc vì không biết tính toán trước không biết định liệu trước, không có dự toán, dự trù. Theo Chúa,con người cũng phải khôn ngoan, tính toán như người làm thuê khôn ngoan, tỉnh thức chờ chủ về, nhưng người quản lý bất lương, như năm cô trinh nữ khôn ngoan mang đèn, mà lại mang dầu theo, như người khôn xây nhà trên đá vv…Chúa cũng cho chúng ta suy nghĩ về câu chuyện ông Vua sắp lâm chiến với ông Vua khác. Ông Vua đã ngồi lại, bàn bạc với nội các, với các nhà cầm quân, lượng định quân số, vũ khí, khả năng vv…Nếu thấy không thắng nổi thì phải sai người đi cầu hòa trước. Người theo Chúa cũng vậy khi đã bước theo Chúa thì không còn quay mặt lại, không còn tiếc nuối gì nữa.
Theo Chúa là phải “ vác Thập Giá mà theo Chúa “ bởi vì theo Chúa phải chấp nhận hy sinh, từ bỏ, chấp nhận những điều kiện mà Chúa đã vạch ra.
Hyacinthe Vulliez đã viết :” Liệu rằng Chúa Giêsu không xứng đáng với triều đại Thiên Chúa ? Người đã nói :” Ai cầm cày mà còn ngoái lại đằng sau, thì không đáng được vào Vương Quốc của Thiên Chúa ?”. Và đám đông đã đi theo Người, Người quay về phía họ.Nhưng đây không phải là điểm để giải thích rằng Người đang đạt đến thành công.Người cũng không cho mình cái cảm giác ngất ngây trong vinh quang, cũng không cho phép mình đạt đến sự thỏa mãn cách chính đáng, như các ngôn sứ được lắng nghe và ngưỡng mộ.Người quay lại đằng sau không phải để rời bỏ cán cày, nhưng để thấy rõ những kẻ theo Người, ai có quyết định vững vàng để bước theo Người. Như những người hướng dẫn viên leo núi, họ có ánh nhìn một cách thận trọng bằng cách quay lại đằng sau để xác minh xem mọi thứ liệu có ổn không và lắng nghe thử xem có những tiếng thở hổn hển cách mệt nhọc, hay có những bước chân nặng nề và kéo lê. Đỉnh núi ? Chúa Giêsu dẫn đám đông đến với Chúa Cha, đến Nước Trời.Một bước đi trong niềm hân hoan.Người dặn dò, khuyên nhủ và hướng dẫn chúng ta, nhưng Người cũng đòi hỏi sự cộng tác từ chúng ta, chúng ta không” hà tiện “ những cố gắng của mình, cũng không quá bận tâm đến những thứ không cần thiết. Nhưng hãy bước những bước đi thật chậm để tiến lên “.
Vâng, theo Chúa là phải từ bỏ, phải hy sinh, phải vượt thắng. Theo Chúa là phải phó thác, chuyên cần và sẵn sàng tiến bước, làm theo ý Chúa.
Lạy Chúa Giêsu, xin ban thêm lòng tin cho chúng con để chúng luôn bước theo con đường của Chúa và bền đỗ trong ơn gọi mà Chúa đã yêu thương gọi mời chúng con.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Tại sao theo Chúa lại phải từ bỏ ?
2.Động từ “ từ bỏ “ ở đây có nghĩa gì ?
3. Những điều kiện để theo Chúa ?
4.Cầm cày ở đây có nghĩa gì ?
5.Chúa có cần sự cộng tác của chúng ta không ?
Lc 14, 25-33
THEO CHÚA
Nhạc sĩ Linh mục Thành Tâm DCCT đã viết bài ca “ Theo Chúa “ tương đối khá gây ấn tượng đối với những người đang theo Chúa . “ Con nguyện theo Chúa suốt cuộc đời…”, lời ca thánh thót nhưng mang đầy ý nghĩa, theo Chúa suốt cuộc đời là một cuộc hành trình thật vất vả, nhưng cũng đầy hạnh phúc. Theo Chúa là theo Ngài về Giêrusalem để chịu nạn, chịu chết. Thực tế, có nhiều người theo Chúa vì tò mò, vì tư lợi, vì danh vọng.
Thánh Luca viết :”Có nhiều đám đông cùng đi với Chúa Giêsu. Người ngoảnh lại bảo họ rằng nếu ai đến với Ta mà không bỏ cha mẹ, vợ con, anh chị em và cả mạng sống mình thì không thể làm môn đệ Ta “. Chúa Giêsu đã dùng động từ “ bỏ “ xem ra là nặng nề, nhưng thực chất Chúa muốn với mọi người đã chọn Chúa thì phải coi Chúa trên hết, đặt sinh mạng của mình trong bàn tay quan phòng của Chúa. Tình yêu cha mẹ, vơ con luôn là cái gì đó rất thiêng liêng, nhưng nó có thể cản bước con người dấn thân theo Chúa.Tình yêu đối với Thiên Chúa sẽ thanh lọc, thánh hóa mọi tình yêu nhân loại.
Thánh Maximalianô Kolbê đã chết thay cho một tử tội vì ông còn vơ, còn con. Thánh nhân đã coi Chúa hơn cả mạng sống mình và yêu thương đồng loại như yêu thương Chúa. Gương các thánh tử đạo Việt Nam đã cho chúng ta thấy nhiều vị thánh đã coi Chúa cao cả hơn vợ, con, hơn cha mẹ, hơn gia đình, một mực trung kiên với Chúa dẫu có hy sinh mạng sống. Theo Chúa là một cuộc hành trình đức tin thật cam go, có nhiều người đã bắt đầu nhưng đã bỏ cuộc.Sở dĩ họ bỏ cuộc vì không biết tính toán trước không biết định liệu trước, không có dự toán, dự trù. Theo Chúa,con người cũng phải khôn ngoan, tính toán như người làm thuê khôn ngoan, tỉnh thức chờ chủ về, nhưng người quản lý bất lương, như năm cô trinh nữ khôn ngoan mang đèn, mà lại mang dầu theo, như người khôn xây nhà trên đá vv…Chúa cũng cho chúng ta suy nghĩ về câu chuyện ông Vua sắp lâm chiến với ông Vua khác. Ông Vua đã ngồi lại, bàn bạc với nội các, với các nhà cầm quân, lượng định quân số, vũ khí, khả năng vv…Nếu thấy không thắng nổi thì phải sai người đi cầu hòa trước. Người theo Chúa cũng vậy khi đã bước theo Chúa thì không còn quay mặt lại, không còn tiếc nuối gì nữa.
Theo Chúa là phải “ vác Thập Giá mà theo Chúa “ bởi vì theo Chúa phải chấp nhận hy sinh, từ bỏ, chấp nhận những điều kiện mà Chúa đã vạch ra.
Hyacinthe Vulliez đã viết :” Liệu rằng Chúa Giêsu không xứng đáng với triều đại Thiên Chúa ? Người đã nói :” Ai cầm cày mà còn ngoái lại đằng sau, thì không đáng được vào Vương Quốc của Thiên Chúa ?”. Và đám đông đã đi theo Người, Người quay về phía họ.Nhưng đây không phải là điểm để giải thích rằng Người đang đạt đến thành công.Người cũng không cho mình cái cảm giác ngất ngây trong vinh quang, cũng không cho phép mình đạt đến sự thỏa mãn cách chính đáng, như các ngôn sứ được lắng nghe và ngưỡng mộ.Người quay lại đằng sau không phải để rời bỏ cán cày, nhưng để thấy rõ những kẻ theo Người, ai có quyết định vững vàng để bước theo Người. Như những người hướng dẫn viên leo núi, họ có ánh nhìn một cách thận trọng bằng cách quay lại đằng sau để xác minh xem mọi thứ liệu có ổn không và lắng nghe thử xem có những tiếng thở hổn hển cách mệt nhọc, hay có những bước chân nặng nề và kéo lê. Đỉnh núi ? Chúa Giêsu dẫn đám đông đến với Chúa Cha, đến Nước Trời.Một bước đi trong niềm hân hoan.Người dặn dò, khuyên nhủ và hướng dẫn chúng ta, nhưng Người cũng đòi hỏi sự cộng tác từ chúng ta, chúng ta không” hà tiện “ những cố gắng của mình, cũng không quá bận tâm đến những thứ không cần thiết. Nhưng hãy bước những bước đi thật chậm để tiến lên “.
Vâng, theo Chúa là phải từ bỏ, phải hy sinh, phải vượt thắng. Theo Chúa là phải phó thác, chuyên cần và sẵn sàng tiến bước, làm theo ý Chúa.
Lạy Chúa Giêsu, xin ban thêm lòng tin cho chúng con để chúng luôn bước theo con đường của Chúa và bền đỗ trong ơn gọi mà Chúa đã yêu thương gọi mời chúng con.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Tại sao theo Chúa lại phải từ bỏ ?
2.Động từ “ từ bỏ “ ở đây có nghĩa gì ?
3. Những điều kiện để theo Chúa ?
4.Cầm cày ở đây có nghĩa gì ?
5.Chúa có cần sự cộng tác của chúng ta không ?
Suy niệm Lời Ngài đọc trong tuần thứ 23 Thường niên năm C 10.9..2013
Mai Tá
23:29 05/09/2013
Suy niệm Lời Ngài đọc trong tuần thứ 23 Thường niên năm C 10.9..2013
“Em còn nhỏ làm sao mà biết được,”
“ta oặn mình trong những khổ tâm riêng.”
(dẫn từ thơ Nguyễn Tất Nhiên)
Lc 14: 25-33
Với nhà thơ, làm sao biết được sự đời vì tuổi nhỏ. Nhỏ về tuổi, nhưng vẫn có nỗi khổ tâm riêng, rất oặn mình. Với nhà Đạo, tuổi đời của ai đó tuy có nhỏ, nhưng nếu người tuổi nhỏ biết lắng nghe và thực hiện lời Chúa, thì đời mình rồi cũng sẽ vui.
Lời Chúa hôm nay thánh Luca ghi, là Lời nhắn mọi người hãy từ bỏ giàu sang bạc tiền, của cải. Lời Chúa, vẫn là bí quyết để sống vui, sống đẹp, sống thanh thản như Ngài từng khuyên. Từ bỏ của cải/bạc tiền vẫn là chuyện dĩ nhiên. Dĩ nhiên, cho người tuổi nhỏ và dĩ nhiên cho cả người đi Đạo những biết phải bỏ rời cả mẹ cha và quá khứ, để theo Chúa.
Bỏ và rời, người nhỏ tuổi đôi lúc cũng chơi trò thương-ghét/ghét-thương cả mẹ cha đến độ khép kín cuộc đời lành, để mải miết với thú vui tạm bợ, sống lạc lõng. Lớp người tuổi nhỏ ở đâu cũng có, chẳng bao giờ mãn nguyện với hiện tại, nhưng vẫn kiếm tìm những thứ mới lạ và khác biệt, coi đó là lý tưởng cho riêng mình.
Lý tưởng mà người tuổi nhỏ hằng kiếm tìm bao giờ cũng đẹp, nhưng đôi khi vẫn là những thứ và những sự khó đối mặt để cùng sống. Những thứ và sự ấy, nhiều lúc kiếm tìm mãi vẫn không gặp, khiến người người chẳng biết đi hoặc đến nơi đâu mà tìm kiếm. Lắm lúc như có cảm giác mọi sự đã hiện diện trong con người mình mà không biết, nhưng lại cứ lùng tìm chiếm đoạt nó cho bằng được.
Người tuổi nhỏ có lý tưởng, tuy chưa đạt những thứ và những sự mình hằng ước, nên mới xác tín rằng: những thứ ấy luôn hiện hữu và nghĩ: mình được “phép” tận hưởng mọi thứ theo cách tưởng tượng. Và, vì chưa đạt được những gì mình tìm kiếm, nên người tuổi nhỏ vẫn tìm kiếm mãi. Kiếm và tìm, như thiên đường được báo trước. Cuối cùng, người người lại triển khai niềm tin riêng tư bằng quả quyết: chắc chắn có thiên đường. Đó là niềm tin. Là, xác tín của mọi người dù lớn nhỏ. Đó, là huyền-nhiệm tuy không định nghĩa được, nhưng ta vẫn muốn có, dù chưa gặp.
Trình thuật, nay đề cập chuyện “cởi bỏ” giàu sang, bạc tiền hiểu theo nghĩa rộng, tức: những thứ và những sự mà mọi người dù lớn/nhỏ vẫn cần rũ bỏ. Đó, chính là nỗi khó cho người tuổi nhỏ khi chưa đạt được những gì mình kiếm tìm. Chưa đạt, nên khó mà rũ bỏ. Tuy nhiên, Lời Chúa vẫn dạy mọi người cần rũ bỏ những gì là năng lượng chìm sâu trong quyết tâm đưa mình vào thứ gì khác lạ. Thứ gì khác, là khả năng suy nghĩ về sự sống; về cả khả năng vấn nạn mọi sự trong cuộc sống.
Đi vào cuộc sống, là kiếm tìm niềm tin. Kiếm tìm, một lý tưởng nào đó khiến người người thuộc mọi văn-hoá, lứa tuổi cũng như giai tầng xã hội đều thực thi trong xã hội. Xã hội ngoài đời gồm những vị trưởng giả cũng như giới nghèo/hèn ở cấp thấp vẫn kiếm tìm “thiên đường hạ giới” nơi cuộc đời. Kiếm tìm mãi, mới khám phá ra rằng: thiên đường mình tìm để sống không là chốn miền ao ước, mà là trạng huống sống có tình thương-yêu, giúp đỡ lẫn nhau. “Thiên đường hạ giới”, là diện mạo trần thế của niềm tin, chứ không là chốn vui chơi, sa đà.
Cuộc sống người Công Giáo các thập-niên qua, nhiều người lại đã nhận ra rằng: dù vẫn tin, nhưng niềm tin của ta ra như còn mang tính chất của “người tuổi nhỏ”, dù đã lớn. “Tuổi có nhỏ”, nhưng bằng vào cách nhìn về Hội thánh như giấc mơ. Mơ, rằng: cả trong lý tưởng để sống cuộc sống “thiên đường hạ giới”, người người vẫn có nhiều hạn chế. Mơ, còn vì Hội thánh ta chẳng khi nào trưởng thành được nếu không thực hiện điều Chúa nhắc nhở.
Hội thánh ta sẽ chẳng thể nào tìm ra được “thiên-đường-cửa-hẹp” như Chúa nói, nếu không biết cởi bỏ tình huống khép kín, đóng khung, chia cách. Trái lại, nên hiệp thông, yêu thương, giùm giúp nhau. Yêu thương giùm giúp trên đường tìm kiếm cách-thế trưởng thành trong san-sẻ “thiên-đường-cửa-hẹp” có niềm tin sâu sắc. Nhiều thập-niên qua, người Công Giáo vẫn cứ ngồi lì trong tình-huống rất “tuổi-nhỏ”, lại chưa đạt tình-trạng trưởng-thành của văn-hoá sự sống, rất đúng nghĩa. Sống, có tin và yêu thương lẫn nhau như người anh người chị cùng một cha, một mẹ.
Chín-chắn/trưởng thành, nằm trong hy-vọng cũng như niềm tin. Hy vọng và tin-yêu như tín-hữu cộng-đoàn tiên-khởi thời của thánh Luca từng sinh sống, dẫn dắt. Cộng-đoàn khi ấy cũng có yêu và có ghét. Yêu người cùng giòng giống, ghét đế quốc La Mã thời trước từng bách hại cộng đoàn mình. Tuy nhiên, cộng đoàn thánh Luca cũng đã kinh qua các giai đoạn khó sống, để rồi tỉnh thức trỗi dậy đi vào một thế giới khác biệt, quyết trở thành tín-hữu của Chúa, đã đổi mới. Thánh Luca tin tưởng điều ấy và tìm cách huấn-dụ dân con đồng Đạo đi vào “thiên-đường-cửa-hẹp”, Chúa muốn đi.
Cộng-đoàn Luca cũng kiếm tìm nhiều, đã nhận ra chân lý, nên thấy được rằng: muốn trở thành dân con đích thực của Chúa, ta đừng quá bận tâm vào chuyện kiếm tìm “thiên-đường-cửa-hẹp” mà làm gì. Bởi, trước khi ta tìm ra Chúa, thì Ngài đã tìm ta và thấy ta. Ngài đón nhận ta làm con của Ngài, ngay từ đầu. Đó, chính là huệ-lộc Chúa ban cho ta một cách nhưng-không. Ta chẳng cần kiếm hoặc tìm mà chỉ cần duy trì quà tặng bằng quyết tâm tin, yêu, hy vọng vào tình Chúa vẫn thương ban.
Huệ-lộc Chúa tặng ban, ta không có khả năng tự mình rút tỉa, nhưng đó là quà nhưng-không, Chúa biếu không ngay từ đầu. Huệ-lộc, biến thành thứ gì đó rất trừu-tượng trừ phi nó được Chúa tặng ban cho ta, không cần đến bàn tay ta dính vào. Điều tuyệt vời, là ở chỗ: quà ân-huệ “đã” được Chúa tặng ban cả vào lúc trước khi ta kiếm tìm nữa. Cũng như thể, ta cứ nghĩ: mình cần thứ ân-huệ-cộng-thêm cho những gì hiện giờ ta chưa có. Nếu nghĩ thế, ắt cho huệ-lộc đây chỉ là thứ quà cáp Chúa tặng ban sau khi suy đi nghĩ lại, chứ không phải từ đầu. Không. Không phải thế. Huệ-lộc Chúa ban không là quà tặng vào giai đoạn cuối đời, mà là quà tặng Chúa cưu mang, ngay từ buổi đầu.
Huệ-lộc cũng không là thứ gì đó chẳng ai trông chờ. Không là món nợ Chúa còn thiếu, nên mới trả cho ta. Quà Chúa tặng, không là phần thưởng Chúa hứa hẹn cho người sống tốt lành, hạnh đạo, chỉ một ít. Huệ-lộc, là quà có sẵn bên trong bản thể con người. Là người, ta đã được tặng ban huệ-lộc “nhưng-không” ở phần thâm-sâu của bản thể; nhờ đó, ta được thấy Chúa, ngay từ đầu. Bản thể “người”, tự thân, đã hàm-ngụ thứ khả-năng được thấy Chúa ngay từ lúc đầu. Đây không là văn/thơ, kịch bản đầy diễn-xuất, nhưng lại là cung-cách Chúa tạo-dựng nên ta. Chúa thẩm-thấu vào chính bản-thể “người” của ta, ngay từ đầu.
Nói cách khác, không phải là ta khởi đầu tìm Chúa khi tìm kiếm huệ-lộc; nhưng, Chúa đã sở đắc và tặng ban huệ-lộc cho ta trước. Chính Ngài yêu thương ta trước. Nên, đó chính là lý do khiến hữu-thể-tạo-vật-là-ta không chỉ mới vừa xuất hiện hoặc đang trên đường tìm kiếm, nhưng đã hiện hữu trong Chúa; đã được tìm thấy trong Chúa. Chúa và hữu-thể-tạo-vật-là-ta ở trong nhau, và với nhau. Ta hiện hữu ở đây là để cảm-tạ Chúa, ngay từ đầu, Ngài đã kiếm tìm ta và thấy ta, trong Ngài. Tóm lại, chính Chúa tìm ta trước vì Ngài thương ta ngay từ đầu và Ngài đã có ta trong bản-thể cao cả của Ngài. Đó chính là chân lý. Đó, mới là điểm son trong quan hệ giữa Chúa và ta.
Trong cảm nghiệm mối tương-quan mật thiết ấy, cũng nên ngâm lời thơ còn bỏ dở:
“Em còn nhỏ làm sao mà biết được,”
“ta oặn mình trong những khổ tâm riêng.”
Em còn nhỏ làm sao mà biết được,
Đời buồn hiu như lá rụng, ban đêm.”
(Nguyễn Tất Nhiên – Vài Đoạn Viết Ở Đinh Tiên Hoàng)
Viết đâu thì viết, đời người đâu nào đã buồn hiu vì lá rụng ban đêm. Đời người/đời ta vẫn không buồn dù ngày hay đêm, một khi đã biết và hiểu rằng Chúa đã có ta và ta đang ở trong Chúa, rất mừng vui.
Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh
Mai Tá luợc dịch
“Em còn nhỏ làm sao mà biết được,”
“ta oặn mình trong những khổ tâm riêng.”
(dẫn từ thơ Nguyễn Tất Nhiên)
Lc 14: 25-33
Với nhà thơ, làm sao biết được sự đời vì tuổi nhỏ. Nhỏ về tuổi, nhưng vẫn có nỗi khổ tâm riêng, rất oặn mình. Với nhà Đạo, tuổi đời của ai đó tuy có nhỏ, nhưng nếu người tuổi nhỏ biết lắng nghe và thực hiện lời Chúa, thì đời mình rồi cũng sẽ vui.
Lời Chúa hôm nay thánh Luca ghi, là Lời nhắn mọi người hãy từ bỏ giàu sang bạc tiền, của cải. Lời Chúa, vẫn là bí quyết để sống vui, sống đẹp, sống thanh thản như Ngài từng khuyên. Từ bỏ của cải/bạc tiền vẫn là chuyện dĩ nhiên. Dĩ nhiên, cho người tuổi nhỏ và dĩ nhiên cho cả người đi Đạo những biết phải bỏ rời cả mẹ cha và quá khứ, để theo Chúa.
Bỏ và rời, người nhỏ tuổi đôi lúc cũng chơi trò thương-ghét/ghét-thương cả mẹ cha đến độ khép kín cuộc đời lành, để mải miết với thú vui tạm bợ, sống lạc lõng. Lớp người tuổi nhỏ ở đâu cũng có, chẳng bao giờ mãn nguyện với hiện tại, nhưng vẫn kiếm tìm những thứ mới lạ và khác biệt, coi đó là lý tưởng cho riêng mình.
Lý tưởng mà người tuổi nhỏ hằng kiếm tìm bao giờ cũng đẹp, nhưng đôi khi vẫn là những thứ và những sự khó đối mặt để cùng sống. Những thứ và sự ấy, nhiều lúc kiếm tìm mãi vẫn không gặp, khiến người người chẳng biết đi hoặc đến nơi đâu mà tìm kiếm. Lắm lúc như có cảm giác mọi sự đã hiện diện trong con người mình mà không biết, nhưng lại cứ lùng tìm chiếm đoạt nó cho bằng được.
Người tuổi nhỏ có lý tưởng, tuy chưa đạt những thứ và những sự mình hằng ước, nên mới xác tín rằng: những thứ ấy luôn hiện hữu và nghĩ: mình được “phép” tận hưởng mọi thứ theo cách tưởng tượng. Và, vì chưa đạt được những gì mình tìm kiếm, nên người tuổi nhỏ vẫn tìm kiếm mãi. Kiếm và tìm, như thiên đường được báo trước. Cuối cùng, người người lại triển khai niềm tin riêng tư bằng quả quyết: chắc chắn có thiên đường. Đó là niềm tin. Là, xác tín của mọi người dù lớn nhỏ. Đó, là huyền-nhiệm tuy không định nghĩa được, nhưng ta vẫn muốn có, dù chưa gặp.
Trình thuật, nay đề cập chuyện “cởi bỏ” giàu sang, bạc tiền hiểu theo nghĩa rộng, tức: những thứ và những sự mà mọi người dù lớn/nhỏ vẫn cần rũ bỏ. Đó, chính là nỗi khó cho người tuổi nhỏ khi chưa đạt được những gì mình kiếm tìm. Chưa đạt, nên khó mà rũ bỏ. Tuy nhiên, Lời Chúa vẫn dạy mọi người cần rũ bỏ những gì là năng lượng chìm sâu trong quyết tâm đưa mình vào thứ gì khác lạ. Thứ gì khác, là khả năng suy nghĩ về sự sống; về cả khả năng vấn nạn mọi sự trong cuộc sống.
Đi vào cuộc sống, là kiếm tìm niềm tin. Kiếm tìm, một lý tưởng nào đó khiến người người thuộc mọi văn-hoá, lứa tuổi cũng như giai tầng xã hội đều thực thi trong xã hội. Xã hội ngoài đời gồm những vị trưởng giả cũng như giới nghèo/hèn ở cấp thấp vẫn kiếm tìm “thiên đường hạ giới” nơi cuộc đời. Kiếm tìm mãi, mới khám phá ra rằng: thiên đường mình tìm để sống không là chốn miền ao ước, mà là trạng huống sống có tình thương-yêu, giúp đỡ lẫn nhau. “Thiên đường hạ giới”, là diện mạo trần thế của niềm tin, chứ không là chốn vui chơi, sa đà.
Cuộc sống người Công Giáo các thập-niên qua, nhiều người lại đã nhận ra rằng: dù vẫn tin, nhưng niềm tin của ta ra như còn mang tính chất của “người tuổi nhỏ”, dù đã lớn. “Tuổi có nhỏ”, nhưng bằng vào cách nhìn về Hội thánh như giấc mơ. Mơ, rằng: cả trong lý tưởng để sống cuộc sống “thiên đường hạ giới”, người người vẫn có nhiều hạn chế. Mơ, còn vì Hội thánh ta chẳng khi nào trưởng thành được nếu không thực hiện điều Chúa nhắc nhở.
Hội thánh ta sẽ chẳng thể nào tìm ra được “thiên-đường-cửa-hẹp” như Chúa nói, nếu không biết cởi bỏ tình huống khép kín, đóng khung, chia cách. Trái lại, nên hiệp thông, yêu thương, giùm giúp nhau. Yêu thương giùm giúp trên đường tìm kiếm cách-thế trưởng thành trong san-sẻ “thiên-đường-cửa-hẹp” có niềm tin sâu sắc. Nhiều thập-niên qua, người Công Giáo vẫn cứ ngồi lì trong tình-huống rất “tuổi-nhỏ”, lại chưa đạt tình-trạng trưởng-thành của văn-hoá sự sống, rất đúng nghĩa. Sống, có tin và yêu thương lẫn nhau như người anh người chị cùng một cha, một mẹ.
Chín-chắn/trưởng thành, nằm trong hy-vọng cũng như niềm tin. Hy vọng và tin-yêu như tín-hữu cộng-đoàn tiên-khởi thời của thánh Luca từng sinh sống, dẫn dắt. Cộng-đoàn khi ấy cũng có yêu và có ghét. Yêu người cùng giòng giống, ghét đế quốc La Mã thời trước từng bách hại cộng đoàn mình. Tuy nhiên, cộng đoàn thánh Luca cũng đã kinh qua các giai đoạn khó sống, để rồi tỉnh thức trỗi dậy đi vào một thế giới khác biệt, quyết trở thành tín-hữu của Chúa, đã đổi mới. Thánh Luca tin tưởng điều ấy và tìm cách huấn-dụ dân con đồng Đạo đi vào “thiên-đường-cửa-hẹp”, Chúa muốn đi.
Cộng-đoàn Luca cũng kiếm tìm nhiều, đã nhận ra chân lý, nên thấy được rằng: muốn trở thành dân con đích thực của Chúa, ta đừng quá bận tâm vào chuyện kiếm tìm “thiên-đường-cửa-hẹp” mà làm gì. Bởi, trước khi ta tìm ra Chúa, thì Ngài đã tìm ta và thấy ta. Ngài đón nhận ta làm con của Ngài, ngay từ đầu. Đó, chính là huệ-lộc Chúa ban cho ta một cách nhưng-không. Ta chẳng cần kiếm hoặc tìm mà chỉ cần duy trì quà tặng bằng quyết tâm tin, yêu, hy vọng vào tình Chúa vẫn thương ban.
Huệ-lộc Chúa tặng ban, ta không có khả năng tự mình rút tỉa, nhưng đó là quà nhưng-không, Chúa biếu không ngay từ đầu. Huệ-lộc, biến thành thứ gì đó rất trừu-tượng trừ phi nó được Chúa tặng ban cho ta, không cần đến bàn tay ta dính vào. Điều tuyệt vời, là ở chỗ: quà ân-huệ “đã” được Chúa tặng ban cả vào lúc trước khi ta kiếm tìm nữa. Cũng như thể, ta cứ nghĩ: mình cần thứ ân-huệ-cộng-thêm cho những gì hiện giờ ta chưa có. Nếu nghĩ thế, ắt cho huệ-lộc đây chỉ là thứ quà cáp Chúa tặng ban sau khi suy đi nghĩ lại, chứ không phải từ đầu. Không. Không phải thế. Huệ-lộc Chúa ban không là quà tặng vào giai đoạn cuối đời, mà là quà tặng Chúa cưu mang, ngay từ buổi đầu.
Huệ-lộc cũng không là thứ gì đó chẳng ai trông chờ. Không là món nợ Chúa còn thiếu, nên mới trả cho ta. Quà Chúa tặng, không là phần thưởng Chúa hứa hẹn cho người sống tốt lành, hạnh đạo, chỉ một ít. Huệ-lộc, là quà có sẵn bên trong bản thể con người. Là người, ta đã được tặng ban huệ-lộc “nhưng-không” ở phần thâm-sâu của bản thể; nhờ đó, ta được thấy Chúa, ngay từ đầu. Bản thể “người”, tự thân, đã hàm-ngụ thứ khả-năng được thấy Chúa ngay từ lúc đầu. Đây không là văn/thơ, kịch bản đầy diễn-xuất, nhưng lại là cung-cách Chúa tạo-dựng nên ta. Chúa thẩm-thấu vào chính bản-thể “người” của ta, ngay từ đầu.
Nói cách khác, không phải là ta khởi đầu tìm Chúa khi tìm kiếm huệ-lộc; nhưng, Chúa đã sở đắc và tặng ban huệ-lộc cho ta trước. Chính Ngài yêu thương ta trước. Nên, đó chính là lý do khiến hữu-thể-tạo-vật-là-ta không chỉ mới vừa xuất hiện hoặc đang trên đường tìm kiếm, nhưng đã hiện hữu trong Chúa; đã được tìm thấy trong Chúa. Chúa và hữu-thể-tạo-vật-là-ta ở trong nhau, và với nhau. Ta hiện hữu ở đây là để cảm-tạ Chúa, ngay từ đầu, Ngài đã kiếm tìm ta và thấy ta, trong Ngài. Tóm lại, chính Chúa tìm ta trước vì Ngài thương ta ngay từ đầu và Ngài đã có ta trong bản-thể cao cả của Ngài. Đó chính là chân lý. Đó, mới là điểm son trong quan hệ giữa Chúa và ta.
Trong cảm nghiệm mối tương-quan mật thiết ấy, cũng nên ngâm lời thơ còn bỏ dở:
“Em còn nhỏ làm sao mà biết được,”
“ta oặn mình trong những khổ tâm riêng.”
Em còn nhỏ làm sao mà biết được,
Đời buồn hiu như lá rụng, ban đêm.”
(Nguyễn Tất Nhiên – Vài Đoạn Viết Ở Đinh Tiên Hoàng)
Viết đâu thì viết, đời người đâu nào đã buồn hiu vì lá rụng ban đêm. Đời người/đời ta vẫn không buồn dù ngày hay đêm, một khi đã biết và hiểu rằng Chúa đã có ta và ta đang ở trong Chúa, rất mừng vui.
Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh
Mai Tá luợc dịch
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thần học luân lý và việc can thiệp vào Syria
Vũ Văn An
05:08 05/09/2013
Theo truyền thống, các nhà thần học luân lý vẫn cho rằng muốn sử dụng lực lượng quân sự một cách chính đáng, người ta phải có chính nghĩa; việc sử dụng này phải là phương sách cuối cùng; thành công phải có tính cái nhiên (probable); phương tiện sử dụng phải cân xứng; và hành động quân sự phải được khởi động bởi một thẩm quyền hợp pháp.
Cùng với việc chính phủ Obama đang chuẩn bị trả đũa việc sử dụng vũ khí hóa học tại Syria, ta hãy thử tìm hiểu xem các nhà đạo đức học hiện đang nói năng gì về luân lý tính của việc can thiệp quân sự. Trong bài này, chúng ta sẽ xét xem liệu việc can thiệp quân sự này có tuân theo các tiêu chuẩn của một cuộc chiến tranh chính nghĩa hay không.
Chính nghĩa ?
Không luân lý gia nào ủng hộ các hành động của chế độ Bashar Assad hay việc sử dụng vũ khí hóa học, và không một người nào “hồ hởi” hỗ trợ người nổi loạn. Trong những tình huống này, liệu việc can thiệp có hợp luân hay không?
Dù nhận rằng chất hơi gây tê liệt thần kinh là vũ khí khủng khiếp, Stanely Hauerwas của Trường Thần Học Duke nghĩ rằng việc can thiệp không thể được biện minh về luân lý: vì “Syria không hề tấn công Hoa Kỳ”. Chỉ có tự vệ mới biện minh cho việc sử dụng vũ lực.
Nhưng phần lớn các luân lý gia khác đều nhìn nhận trách nhiệm bảo vệ người vô tội và họ bênh vực quan điểm của họ bằng cách trích dẫn học thuyết Trách Nhiệm Bảo Vệ (Responsibility to Protect, tắt là R2P) của Liên Hiệp Quốc năm 2005. Đó là các học giả như Matthew Shadle của Cao Đẳng Loras, William Galston của Viện Brookings, Drew Christiansen của Cao Đẳng Boston, Rabbi Michael Broyde của Đại Học Emory, Kevin Ahern của Cao Đẳng Manhattan, Tobias Winright của Đại Học St. Louis, và Maryann Cusimano Love của Đại Học Công Giáo America.
Dù Tổng Thống Obama vạch đường ranh đỏ đối với việc sử dụng vũ khí hóa học, nhưng Christiansen và Andrew Bacevich của Cao Đẳng Boston không thấy có sự khác nhau nào giữa việc giết người bằng vũ khí hóa học và việc giết người bằng vũ khí qui ước. Christiansen cho rằng nếu việc sử dụng vũ khí hóa học được lặp đi lặp lại nhiều lần, thì may ra mới có lý do để can thiệp. Chỉ sử dụng một lần mà thôi “chưa đủ cân lường nếu ta so sánh những người đáng lý ra phải được bảo vệ nhưng không được bảo vệ và những người vẫn còn cần được bảo vệ”.
Nhưng ngay những người nhìn nhận học thuyết trách nhiệm bảo vệ người vô tội cũng cho rằng cuộc chiến tranh chính nghĩa đòi nhiều điều hơn nữa. Winright chẳng hạn cho rằng: “Theo viễn tượng chiến tranh chính nghĩa, tôi không thấy làm thế nào ta có thể biện minh về luân lý cho một cuộc can thiệp quân sự nếu ta xem xét các tiêu chuẩn khác thuộc truyền thống chiến tranh chính nghĩa, một điều ta buộc phải làm, ngoài tiêu chuẩn duy nhất là chính nghĩa”. Phần lớn đồng ý với nhận định này.
Phương sách cuối cùng?
Theo học thuyết chiến tranh chính nghĩa, chiến tranh là phương sách cuối cùng sau khi các phương sách ngoại giao và các phương sách khác đã thất bại. Nhiều nhà luân lý học không tin rằng mọi giải pháp đã được sử dụng hết tại Syria. Christiansen cho rằng “Điều cần là một cố gắng hợp nhất và bền bỉ trợ giúp dân thường tại Syria”.
Ông đưa ra các gợi ý chuyên biệt sau: “Thứ nhất, phải cố gắng thương thảo nhằm để Ủy Ban Hồng Thập Tự Quốc Tế và các cơ quan nhân đạo khác tiếp xúc được với người dân đang cần tới họ. Thứ hai, tội trạng chống chế độ Assad cần được đưa ra Tòa Hình Sự Quốc Tế và các cơ quan khác hiện có sẵn để đòi công lý cho các nạn nhân của họ, ít nhất trong trường kỳ. Thứ ba, phải nghiêm chỉnh cố gắng huấn luyện và vũ trang cho các phần tử đời và đạo ôn hòa đáng tin trong phong trào kháng chiến chống lại Assad”.
Nhiều người khác cho rằng các phương tiện ngoại giao chưa được sử dụng hết. Ahern trích dẫn Hans Blix, cựu thanh tra vũ khí của LHQ tại Iraq trong các năm 2000-2003. Ông này “mạnh mẽ thúc giục phải có nhiều hành động ngoại giao hơn nữa qua cơ cấu mà ông coi là thẩm quyền hoàn cầu duy nhất hợp pháp”, tức LHQ.
Shadle cũng tin rằng một “giải pháp thương lượng với sự hỗ trợ của LHQ hiện đang là diễn trình hành động chính đáng hơn, và chỉ khi đó, một can thiệp quốc tế có phối hợp để buộc mọi nhóm chính của Syria tuân thủ mới được biện minh”.
Ahern đồng ý như thế: “Ta phải làm việc với mọi phía liên hệ để tìm cách đạt tới một giải pháp ngoại giao đầy sáng tạo. Ta phải xem sét các chính sách rộng rãi hơn của ta và vai trò các đồng minh trong vùng có cuộc tranh chấp này. Điều này đã được thực hiện trong quá khứ, nó có thể được thực hiện lại một lần nữa”.
Về phần mình, Galston tin rằng “viễn ảnh có được tiến bộ ngoại giao rất mong manh, và việc chính phủ Syria sử dụng hơi độc chống lại các cứ điểm của phe nổi loạn gần đây phần chắc đã phá hỏng các cố gắng ngoại giao cách vĩnh viễn”. Ông tỏ ra bi quan đối với một giải pháp hòa bình: “việc sát hại thường dân cứ thế tiếp diễn một cách vô hạn định”.
Có cơ thành công? Tính cách tương xứng?
Các luân lý gia không ngại đưa ra lý thuyết, nhưng rất dè dặt khi phải tiên đoán hậu quả của hành động quân sự. Ấy thế nhưng, ta phải thẩm định tính cái nhiên của thành công hay việc liệu thiệt hại có tương xứng với sự thiện đạt được hay không? Đối với Love của Đại Học Công Giáo America, đây “là các tiêu chuẩn khó nhất về chiến tranh chính nghĩa đối với trường hợp Syria”. Bà trưng dẫn các lo ngại của Đại Sứ Ryan Crocker, người từng giữ các nhiệm sở ngoại giao tại Afghanistan, Iraq, Pakistan và Syria, cũng như của Đại Tướng Martin Dempsey, chủ tịch Ủy Ban Tham Mưu Liên Quân. Hai vị này cho rằng bất cứ can thiệp quân sự nào cũng sẽ không thành công.
Broyde của Đại Học Emory tin “các giải pháp đem lại hòa bình và bảo vệ người vô tội cần được ưa chuộng khi người có lý lẽ nghĩ rằng trên thực tế chỉ có chúng mới có cơ thành công” nhưng Tyler Wigg-Stevenson thuộc Liên Minh Tin Lành Thế Giới lại cho rằng “không một ‘chuyên viên’ nào thực sự biết được tương lai”. Vấn đề tiên đoán thành công càng khó khăn hơn khi mục tiêu của hành động quân sự không rõ ràng. Thế nào là thành công? Đó là thay đổi chế độ, bảo vệ thường dân, hay gián chỉ việc Assad hay những người khác sử dụng thêm vũ khí hóa học?
Can thiệp quân sự chỉ để trừng phạt Assad sử dụng vũ khí hóa học được một số người ủng hộ. Christiansen thì cho rằng “chỉ tấn công trừng phạt vô trách nhiệm mà không có bất cứ thắng lợi nào về chiến lược” là hoàn toàn vô ích, dù ông tin rằng việc liên tục sử dụng vũ khí hóa học cần bị chống lại. Cũng thế, Bacevich đặt câu hỏi ta mong đạt được điều gì với một cuộc tấn công có giới hạn “ngoài việc tỏ ra mình đạo đức vì đã làm một cái gì đó chống lại một hành vi đáng bị kết án”. Nếu ta thực sự có trách nhiệm luân lý phải làm điều gì đó, thì nó phải là điều gì đó hơn thế, chứ không phải chỉ là một điệu bộ”.
Nhưng cố gắng thay đổi chế độ hay bảo vệ người vô tội cũng có vấn đề. David O’Brien, thuộc Cao Đẳng Thánh Giá, tin rằng “Sự can thiệp của Mỹ vào Syria, thực hiện với sự hỗ trợ của NATO và các đồng minh trong vùng như Thổ Nhĩ Kỳ và Saudi Arabia có thể lâm thời xoa dịu đau khổ nhưng khó có thể đem lại một cuộc ngưng bắn, càng khó đem lại ổn định trong vùng hay an toàn tối thiểu để các gia đình thỏa mãn các nhu cầu hàng ngày hay để người tị nạn hồi hương”.
Winright lo ngại việc can thiệp sẽ làm cho tình thế tồi tệ hơn: “Hiện đã có hơn 1 triệu 7 người tị nạn Syria, gây tác động lớn đối với các nước láng giềng như Jordan, Thổ Nhĩ Kỳ và Lebanon. Tôi lo ngại việc can thiệp quân sự vào lúc này chỉ gia tăng đau khổ, nhất là đối với thường dân Syria”.
Shadle, cũng thế, rất sợ “việc nới rộng chiến tranh qua việc can thiệp gây hấn hơn của các cường quốc khác như Nga hay Iran, hay việc lên cầm quyền của một chế độ duy Hồi Giáo ở một phần hay toàn bộ lãnh thổ Syria nếu ta thành công trong việc lật đổ Assad”.
Love cũng lo ngại điều sẽ xẩy ra sau khi Assad bị lật. Chính phủ Obama “chăm chút chiến thuật chiến tranh, chứ không chăm chút chiến lược hòa bình. Họ cân nhắc các vấn đề chiến thuật, có tính hành quân, thuộc hậu cần quân sự, lập căn cứ, và nêu mục tiêu, tức kỹ thuật làm sao tiêu diệt bằng quân sự. Nhưng đâu là loại hòa bình ta mưu cầu tại Syria? Nếu việc can thiệp quân sự thành công lật nhào được Assad, thì ai sẽ cai trị ở đó và cai trị ra sao?”. Các nhà đạo đức học cũng không thấy bất cứ kế hoạch nào dành cho việc tái thiết Syria sau khi chiến tranh kết thúc, việc mà họ coi là một thành phần của cuộc can thiệp.
Mặt khác, nhiều người lo ngại đối với việc không hành động. Galston chẳng hạn, nghĩ rằng “chúng ta không biết liệu các giải pháp hiện có có hữu hiệu hay không, nhưng sự không chắc chắn này không biện minh cho việc không làm gì cả”. Cũng vậy, Qamar-ul Huda thuộc Viện Hòa Bình Hoa Kỳ tin rằng việc cộng đồng quốc tế không hành động chỉ gia tăng đau khổ cho thường dân và chứng nhận hợp pháp cho các hành động của chính phủ áp chế.
Galston lý luận rằng “ nếu có khả năng hành động hữu hiệu để bảo vệ sự sống vô tội, ta có bổn phận phải làm như thế, trừ phi phí tổn quá cao đối với chúng ta (nhưng không có lý do nào để nghĩ như vậy). Ta đã thất bại thử nghiệm này tại Rwanda nhưng đã thành công tại Balkans”.
Dù cho rằng “việc can thiệp vào Kosovo có thể được biện minh về luân lý chứ không về luật pháp’, Winright cho rằng “hành động quân sự chống lại lực lượng Syria vào lúc này không được biện minh về luân lý”. Ông bảo: “cuộc tấn công bằng hỏa tiễn xem ra không phải là điều học thuyết R2P muốn nói dưới mũi ‘trách nhiệm phản ứng’, vì điều này vốn không có nghĩa chỉ bao gồm phản ứng quân sự”. Ông cũng cho rằng ngay trong chiến tranh Balkans, các phương tiện vô đạo đức đã được sử dụng, như lúc “NATO vì muốn tránh các tử vong chiến đấu nên đã phải thi hành những vụ không kích từ độ cao hơn, khiến họ giảm khả năng trong việc tránh gây thiệt hại cho chính những người họ cố gắng bảo vệ”. Ông tin rằng “Các vụ oanh tạc của NATO khởi đầu đã khiến quân đội Serbia leo thang các vụ tấn công vào người Kosovo và gia tăng con số tị nạn”. Ông sợ rằng cùng sự kiện này sẽ xẩy ra tại Syria.
Thẩm quyền hợp pháp?
Nếu có chính nghĩa và thành công là chuyện cái nhiên, thì ai có quyền can thiệp? Hauerwas cười nhạo ý niệm coi nước Mỹ như cảnh sát viên thế giới. Cũng thế, Wigg-Stevenson bảo rằng, "Mỹ không phải là thanh gươm của Thiên Chúa”.
Shadle lý luận rằng quyết định sử dụng vũ lực chỉ nằm trong tay Hội Đồng Bảo An LHQ, dù Love cho rằng “việc hạn chế thẩm quyền chính đáng đối với Hội Đồng Bảo An LHQ khiến cho việc can thiệp khó lòng đạt được”.
Christiansen đồng ý với nhận định trên. Ông bảo: quyền phủ quyết của Nga “có nghĩa phải nại tới Đại Hội Đồng LHQ, như đã xẩy ra với Chiến Tranh Triều Tiên, hoặc phải lập một thời hạn cho quyền phủ quyết, hay cho phép một liên minh đặc nhiệm (ad hoc alliances) được hành động sau khi các biên tế bạo lực đã được định rõ”.
Nhưng Ahern thì cho rằng “can thiệp mà không có thẩm quyền rõ ràng của một định chế quốc tế là đi ngược lại cả thử nghiệm luân lý lẫn thử nghiệm luật pháp… Bảo vệ người dân là trách nhiệm của cộng đồng lớn hơn, chứ không phải của bất cứ quốc gia riêng rẽ hay một liên minh các quốc gia nào. Căn cứ vào sứ mệnh hạn chế và thành tích nghèo nàn của nó, tôi cho rằng NATO khó là một thẩm quyền hợp pháp trong trường hợp này”. Ông cho rằng dù có những hạn chế, Hội Đồng Bảo An LHQ là cơ quan thích đáng. “Bất cứ can thiệp nào sau lưng cơ cấu này đều chỉ nhằm làm yếu đi khả năng đáp ứng các vấn đề nhân đạo của cộng đồng quốc tế”.
Thất vọng
Từ những nhận định trên, ta thấy cả một cảm thức thất vọng. Winright kết luận “Không một ai xem ra vô tội trong cuộc tranh chấp hiện nay, ngoại trừ trẻ em. Tôi muốn có cách nào đó đứng bên các em, từ mọi phía”. Ahern đồng ý: “Ta biết điều gì đúng, chứ không biết diễn trình hành động nào có thể đem lại điều đúng ấy. Còn Wigg-Stevenson thì bảo “Ta chỉ có được một mớ xác tín để cân đo một mớ đề xuất bất toàn”
Cũng thế, Christiansen than phiền trước sự kiện “cộng đồng quốc tế không đạt được bất cứ phương cách khả thi nào, không những để chấm dứt chiến tranh, nhưng chuyên biệt còn ngăn chặn chính phủ Assad khỏi tấn công thường dân. Học thuyết Trách Nhiệm Bảo Vệ đã trở thành những chữ chết tại Syria”. Các nhà đạo đức học cũng than phiền rằng người ta ít chú ý hay không chú ý chút nào tới việc ngăn cản các tranh chấp trước khi chúng bắt đầu.
Giống các nhà làm chính sách, các nhà luân lý học khá ngỡ ngàng về những gì đang diễn ra tại Syria nhưng cũng chẳng vui gì đối với các giải pháp hiện có.
Các vị giáo phẩm Công Giáo
Các nhà lãnh đạo tôn giáo cũng lên án cảnh nồi da xáo thịt tại Syria và đã kêu gọi gia tăng các cố gắng ngoại giao. Đức Giáo Hoàng Phanxicô kêu gọi phải chấm dứt ngay các cuộc giao chiến và tố giác việc “nhân thừa các vụ tàn sát và các hành vi tàn khốc”.
Ngài nói: “Không phải các cuộc tranh chấp, mà khả năng gặp gỡ và đối thoại mới đem lại viễn ảnh hy vọng giải quyết được các vấn đề”. Đàm luận với quốc vương Abdullah II của Jordan, Đức Phanxicô nhận định rằng đối thoại và thương thuyết là “giải pháp duy nhất chấm dứt tranh chấp và bạo lực”. Trong một động thái bất thường, Đức Phanxicô kêu gọi một ngày ăn chay cho hòa bình vào thứ Bẩy tới.
Các nhà ngoại giao của Vatican cảnh cáo chống lại “việc phán đoán vội vã trước khi có đủ bằng chứng”. Đức TGM Silvano Tomasi, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh bên cạnh các cơ quan LHQ tại Genève, khẩn thiết kêu gọi một cuộc họp do quốc tế bảo trợ “trong đó các đại diện của mọi phía của xã hội Syria có thể có mặt, giải thích suy nghĩ của họ và cố gắng tạo ra một loại chính phủ lâm thời nào đó”. Sứ thần của Vatican tại Syria cho hay nhân dân Syria đã chán ngấy rồi. “Họ đang la to với cộng đồng quốc tế rằng ‘Hãy giúp chúng tôi để cuộc chiến này chấm dứt ngay tức khắc. Chúng tôi thấy quá đủ rồi; chúng tôi không còn chịu đựng được thêm nữa. Chúng tôi không thể tiếp tục như thế này nữa’”.
Đức Cha Richard Pates của giáo phận Des Moines, Iowa, chủ tịch Ủy Ban Công Lý và Hoà Bình Quốc Tế của HĐGM Hoa Kỳ, đã lặp lại lời của Đức Giáo Hoàng. Ngài nói: “Lập trường lâu nay của Hội Đồng Giám Mục chúng tôi là nhân dân Syria khẩn thiết cần một giải pháp chính trị để chấm dứt cuộc chiến và tạo tương lai cho mọi người Syria, một giải pháp biết tôn trọng nhân quyền và tự do tôn giáo… Chúng tôi yêu cầu Hoa Kỳ làm việc với các chính phủ khác để đạt được một cuộc ngưng bắn, khởi diễn các cuộc thương thuyết, cung cấp sự trợ giúp nhân đạo vô tư và trung lập, và khích lệ việc xây dựng một xã hội có tính bao gồm tại Syria biết bảo vệ quyền lợi của mọi người dân, trong đó có các Kitô hữu và các nhóm thiểu số khác”.
Cả Vatican lẫn các giám mục Hoa Kỳ đều không nhắc gì tới can thiệp quân sự, nhưng rõ ràng các vị không ủng hộ việc này. Các vị giáo phẩm Công Giáo khác công khai chống đối nó. Chủ tịch ủy ban giáo vụ quốc tế của Hội Đồng GM Đức, TGM Ludwig Schick của giáo phận Bamberg, cho hãng tin Công Giáo KNA rằng trong giáo huấn Công Giáo, một cuộc can thiệp quân sự không thể nào được biện minh… Giáo chủ Hiệp Thông Anh Giáo, TGM Justin Welby của Canterbury, cũng lên tiếng chống lại cuộc tấn công quân sự.
Các vị giáo phẩm Công Giáo tại Trung Đông trước nay vẫn cương quyết chống lại sự can thiệp bằng quân sự. Giám mục Công Giáo theo nghi lễ Canđê là Antoine Audo của giáo phận Aleppo cho hay “việc này sẽ dẫn tới thế chiến”. Cũng thế, Thượng Phụ Công Giáo theo nghi lễ Melkite là Gregoire III Laham, người sinh trưởng tại Syria, cảnh cáo chống lại việc can thiệp và tỏ ra thất vọng trước việc Hoa Kỳ triển hạn cuộc gặp gỡ với Nga để chuẩn bị hòa đàm về Syria.
Thượng Phụ La Tinh Fouad Twal cũng chống đối việc can thiệp. Ngài nói: “Bằng hữu của chúng tôi tại Tây Phương và tại Hoa Kỳ chưa bao giờ bị Syria tấn công cả. Thì với tính hợp pháp nào họ dám tấn công một nước? Ai cử họ làm ‘cảnh sát viên của dân chủ’ tại Trung Đông?”
TGM Maroun Lahham, Đại diện Thượng Phụ La Tinh của Giêrusalem tại Jordan cũng chống đối việc can thiệp, ngài nói rằng không một ai tại Trung Đông tin rằng Hoa Kỳ can thiệp để bảo vệ người yếu.
Dù chống đối việc can thiệp bằng quân sự, các nhà lãnh đạo tôn giáo này hoan nghinh trợ giúp nhân đạo cho các người tị nạn Syria.
Phóng dịch bài “What moral theologians say about getting involved in Syria” của linh mục Thomas Reese, Dòng Tên, đăng trên The National Catholic Reporter, số 3 tháng 9 năm 2013
Cùng với việc chính phủ Obama đang chuẩn bị trả đũa việc sử dụng vũ khí hóa học tại Syria, ta hãy thử tìm hiểu xem các nhà đạo đức học hiện đang nói năng gì về luân lý tính của việc can thiệp quân sự. Trong bài này, chúng ta sẽ xét xem liệu việc can thiệp quân sự này có tuân theo các tiêu chuẩn của một cuộc chiến tranh chính nghĩa hay không.
Chính nghĩa ?
Không luân lý gia nào ủng hộ các hành động của chế độ Bashar Assad hay việc sử dụng vũ khí hóa học, và không một người nào “hồ hởi” hỗ trợ người nổi loạn. Trong những tình huống này, liệu việc can thiệp có hợp luân hay không?
Dù nhận rằng chất hơi gây tê liệt thần kinh là vũ khí khủng khiếp, Stanely Hauerwas của Trường Thần Học Duke nghĩ rằng việc can thiệp không thể được biện minh về luân lý: vì “Syria không hề tấn công Hoa Kỳ”. Chỉ có tự vệ mới biện minh cho việc sử dụng vũ lực.
Nhưng phần lớn các luân lý gia khác đều nhìn nhận trách nhiệm bảo vệ người vô tội và họ bênh vực quan điểm của họ bằng cách trích dẫn học thuyết Trách Nhiệm Bảo Vệ (Responsibility to Protect, tắt là R2P) của Liên Hiệp Quốc năm 2005. Đó là các học giả như Matthew Shadle của Cao Đẳng Loras, William Galston của Viện Brookings, Drew Christiansen của Cao Đẳng Boston, Rabbi Michael Broyde của Đại Học Emory, Kevin Ahern của Cao Đẳng Manhattan, Tobias Winright của Đại Học St. Louis, và Maryann Cusimano Love của Đại Học Công Giáo America.
Dù Tổng Thống Obama vạch đường ranh đỏ đối với việc sử dụng vũ khí hóa học, nhưng Christiansen và Andrew Bacevich của Cao Đẳng Boston không thấy có sự khác nhau nào giữa việc giết người bằng vũ khí hóa học và việc giết người bằng vũ khí qui ước. Christiansen cho rằng nếu việc sử dụng vũ khí hóa học được lặp đi lặp lại nhiều lần, thì may ra mới có lý do để can thiệp. Chỉ sử dụng một lần mà thôi “chưa đủ cân lường nếu ta so sánh những người đáng lý ra phải được bảo vệ nhưng không được bảo vệ và những người vẫn còn cần được bảo vệ”.
Nhưng ngay những người nhìn nhận học thuyết trách nhiệm bảo vệ người vô tội cũng cho rằng cuộc chiến tranh chính nghĩa đòi nhiều điều hơn nữa. Winright chẳng hạn cho rằng: “Theo viễn tượng chiến tranh chính nghĩa, tôi không thấy làm thế nào ta có thể biện minh về luân lý cho một cuộc can thiệp quân sự nếu ta xem xét các tiêu chuẩn khác thuộc truyền thống chiến tranh chính nghĩa, một điều ta buộc phải làm, ngoài tiêu chuẩn duy nhất là chính nghĩa”. Phần lớn đồng ý với nhận định này.
Phương sách cuối cùng?
Theo học thuyết chiến tranh chính nghĩa, chiến tranh là phương sách cuối cùng sau khi các phương sách ngoại giao và các phương sách khác đã thất bại. Nhiều nhà luân lý học không tin rằng mọi giải pháp đã được sử dụng hết tại Syria. Christiansen cho rằng “Điều cần là một cố gắng hợp nhất và bền bỉ trợ giúp dân thường tại Syria”.
Ông đưa ra các gợi ý chuyên biệt sau: “Thứ nhất, phải cố gắng thương thảo nhằm để Ủy Ban Hồng Thập Tự Quốc Tế và các cơ quan nhân đạo khác tiếp xúc được với người dân đang cần tới họ. Thứ hai, tội trạng chống chế độ Assad cần được đưa ra Tòa Hình Sự Quốc Tế và các cơ quan khác hiện có sẵn để đòi công lý cho các nạn nhân của họ, ít nhất trong trường kỳ. Thứ ba, phải nghiêm chỉnh cố gắng huấn luyện và vũ trang cho các phần tử đời và đạo ôn hòa đáng tin trong phong trào kháng chiến chống lại Assad”.
Nhiều người khác cho rằng các phương tiện ngoại giao chưa được sử dụng hết. Ahern trích dẫn Hans Blix, cựu thanh tra vũ khí của LHQ tại Iraq trong các năm 2000-2003. Ông này “mạnh mẽ thúc giục phải có nhiều hành động ngoại giao hơn nữa qua cơ cấu mà ông coi là thẩm quyền hoàn cầu duy nhất hợp pháp”, tức LHQ.
Shadle cũng tin rằng một “giải pháp thương lượng với sự hỗ trợ của LHQ hiện đang là diễn trình hành động chính đáng hơn, và chỉ khi đó, một can thiệp quốc tế có phối hợp để buộc mọi nhóm chính của Syria tuân thủ mới được biện minh”.
Ahern đồng ý như thế: “Ta phải làm việc với mọi phía liên hệ để tìm cách đạt tới một giải pháp ngoại giao đầy sáng tạo. Ta phải xem sét các chính sách rộng rãi hơn của ta và vai trò các đồng minh trong vùng có cuộc tranh chấp này. Điều này đã được thực hiện trong quá khứ, nó có thể được thực hiện lại một lần nữa”.
Về phần mình, Galston tin rằng “viễn ảnh có được tiến bộ ngoại giao rất mong manh, và việc chính phủ Syria sử dụng hơi độc chống lại các cứ điểm của phe nổi loạn gần đây phần chắc đã phá hỏng các cố gắng ngoại giao cách vĩnh viễn”. Ông tỏ ra bi quan đối với một giải pháp hòa bình: “việc sát hại thường dân cứ thế tiếp diễn một cách vô hạn định”.
Có cơ thành công? Tính cách tương xứng?
Các luân lý gia không ngại đưa ra lý thuyết, nhưng rất dè dặt khi phải tiên đoán hậu quả của hành động quân sự. Ấy thế nhưng, ta phải thẩm định tính cái nhiên của thành công hay việc liệu thiệt hại có tương xứng với sự thiện đạt được hay không? Đối với Love của Đại Học Công Giáo America, đây “là các tiêu chuẩn khó nhất về chiến tranh chính nghĩa đối với trường hợp Syria”. Bà trưng dẫn các lo ngại của Đại Sứ Ryan Crocker, người từng giữ các nhiệm sở ngoại giao tại Afghanistan, Iraq, Pakistan và Syria, cũng như của Đại Tướng Martin Dempsey, chủ tịch Ủy Ban Tham Mưu Liên Quân. Hai vị này cho rằng bất cứ can thiệp quân sự nào cũng sẽ không thành công.
Broyde của Đại Học Emory tin “các giải pháp đem lại hòa bình và bảo vệ người vô tội cần được ưa chuộng khi người có lý lẽ nghĩ rằng trên thực tế chỉ có chúng mới có cơ thành công” nhưng Tyler Wigg-Stevenson thuộc Liên Minh Tin Lành Thế Giới lại cho rằng “không một ‘chuyên viên’ nào thực sự biết được tương lai”. Vấn đề tiên đoán thành công càng khó khăn hơn khi mục tiêu của hành động quân sự không rõ ràng. Thế nào là thành công? Đó là thay đổi chế độ, bảo vệ thường dân, hay gián chỉ việc Assad hay những người khác sử dụng thêm vũ khí hóa học?
Can thiệp quân sự chỉ để trừng phạt Assad sử dụng vũ khí hóa học được một số người ủng hộ. Christiansen thì cho rằng “chỉ tấn công trừng phạt vô trách nhiệm mà không có bất cứ thắng lợi nào về chiến lược” là hoàn toàn vô ích, dù ông tin rằng việc liên tục sử dụng vũ khí hóa học cần bị chống lại. Cũng thế, Bacevich đặt câu hỏi ta mong đạt được điều gì với một cuộc tấn công có giới hạn “ngoài việc tỏ ra mình đạo đức vì đã làm một cái gì đó chống lại một hành vi đáng bị kết án”. Nếu ta thực sự có trách nhiệm luân lý phải làm điều gì đó, thì nó phải là điều gì đó hơn thế, chứ không phải chỉ là một điệu bộ”.
Nhưng cố gắng thay đổi chế độ hay bảo vệ người vô tội cũng có vấn đề. David O’Brien, thuộc Cao Đẳng Thánh Giá, tin rằng “Sự can thiệp của Mỹ vào Syria, thực hiện với sự hỗ trợ của NATO và các đồng minh trong vùng như Thổ Nhĩ Kỳ và Saudi Arabia có thể lâm thời xoa dịu đau khổ nhưng khó có thể đem lại một cuộc ngưng bắn, càng khó đem lại ổn định trong vùng hay an toàn tối thiểu để các gia đình thỏa mãn các nhu cầu hàng ngày hay để người tị nạn hồi hương”.
Winright lo ngại việc can thiệp sẽ làm cho tình thế tồi tệ hơn: “Hiện đã có hơn 1 triệu 7 người tị nạn Syria, gây tác động lớn đối với các nước láng giềng như Jordan, Thổ Nhĩ Kỳ và Lebanon. Tôi lo ngại việc can thiệp quân sự vào lúc này chỉ gia tăng đau khổ, nhất là đối với thường dân Syria”.
Shadle, cũng thế, rất sợ “việc nới rộng chiến tranh qua việc can thiệp gây hấn hơn của các cường quốc khác như Nga hay Iran, hay việc lên cầm quyền của một chế độ duy Hồi Giáo ở một phần hay toàn bộ lãnh thổ Syria nếu ta thành công trong việc lật đổ Assad”.
Love cũng lo ngại điều sẽ xẩy ra sau khi Assad bị lật. Chính phủ Obama “chăm chút chiến thuật chiến tranh, chứ không chăm chút chiến lược hòa bình. Họ cân nhắc các vấn đề chiến thuật, có tính hành quân, thuộc hậu cần quân sự, lập căn cứ, và nêu mục tiêu, tức kỹ thuật làm sao tiêu diệt bằng quân sự. Nhưng đâu là loại hòa bình ta mưu cầu tại Syria? Nếu việc can thiệp quân sự thành công lật nhào được Assad, thì ai sẽ cai trị ở đó và cai trị ra sao?”. Các nhà đạo đức học cũng không thấy bất cứ kế hoạch nào dành cho việc tái thiết Syria sau khi chiến tranh kết thúc, việc mà họ coi là một thành phần của cuộc can thiệp.
Mặt khác, nhiều người lo ngại đối với việc không hành động. Galston chẳng hạn, nghĩ rằng “chúng ta không biết liệu các giải pháp hiện có có hữu hiệu hay không, nhưng sự không chắc chắn này không biện minh cho việc không làm gì cả”. Cũng vậy, Qamar-ul Huda thuộc Viện Hòa Bình Hoa Kỳ tin rằng việc cộng đồng quốc tế không hành động chỉ gia tăng đau khổ cho thường dân và chứng nhận hợp pháp cho các hành động của chính phủ áp chế.
Galston lý luận rằng “ nếu có khả năng hành động hữu hiệu để bảo vệ sự sống vô tội, ta có bổn phận phải làm như thế, trừ phi phí tổn quá cao đối với chúng ta (nhưng không có lý do nào để nghĩ như vậy). Ta đã thất bại thử nghiệm này tại Rwanda nhưng đã thành công tại Balkans”.
Dù cho rằng “việc can thiệp vào Kosovo có thể được biện minh về luân lý chứ không về luật pháp’, Winright cho rằng “hành động quân sự chống lại lực lượng Syria vào lúc này không được biện minh về luân lý”. Ông bảo: “cuộc tấn công bằng hỏa tiễn xem ra không phải là điều học thuyết R2P muốn nói dưới mũi ‘trách nhiệm phản ứng’, vì điều này vốn không có nghĩa chỉ bao gồm phản ứng quân sự”. Ông cũng cho rằng ngay trong chiến tranh Balkans, các phương tiện vô đạo đức đã được sử dụng, như lúc “NATO vì muốn tránh các tử vong chiến đấu nên đã phải thi hành những vụ không kích từ độ cao hơn, khiến họ giảm khả năng trong việc tránh gây thiệt hại cho chính những người họ cố gắng bảo vệ”. Ông tin rằng “Các vụ oanh tạc của NATO khởi đầu đã khiến quân đội Serbia leo thang các vụ tấn công vào người Kosovo và gia tăng con số tị nạn”. Ông sợ rằng cùng sự kiện này sẽ xẩy ra tại Syria.
Thẩm quyền hợp pháp?
Nếu có chính nghĩa và thành công là chuyện cái nhiên, thì ai có quyền can thiệp? Hauerwas cười nhạo ý niệm coi nước Mỹ như cảnh sát viên thế giới. Cũng thế, Wigg-Stevenson bảo rằng, "Mỹ không phải là thanh gươm của Thiên Chúa”.
Shadle lý luận rằng quyết định sử dụng vũ lực chỉ nằm trong tay Hội Đồng Bảo An LHQ, dù Love cho rằng “việc hạn chế thẩm quyền chính đáng đối với Hội Đồng Bảo An LHQ khiến cho việc can thiệp khó lòng đạt được”.
Christiansen đồng ý với nhận định trên. Ông bảo: quyền phủ quyết của Nga “có nghĩa phải nại tới Đại Hội Đồng LHQ, như đã xẩy ra với Chiến Tranh Triều Tiên, hoặc phải lập một thời hạn cho quyền phủ quyết, hay cho phép một liên minh đặc nhiệm (ad hoc alliances) được hành động sau khi các biên tế bạo lực đã được định rõ”.
Nhưng Ahern thì cho rằng “can thiệp mà không có thẩm quyền rõ ràng của một định chế quốc tế là đi ngược lại cả thử nghiệm luân lý lẫn thử nghiệm luật pháp… Bảo vệ người dân là trách nhiệm của cộng đồng lớn hơn, chứ không phải của bất cứ quốc gia riêng rẽ hay một liên minh các quốc gia nào. Căn cứ vào sứ mệnh hạn chế và thành tích nghèo nàn của nó, tôi cho rằng NATO khó là một thẩm quyền hợp pháp trong trường hợp này”. Ông cho rằng dù có những hạn chế, Hội Đồng Bảo An LHQ là cơ quan thích đáng. “Bất cứ can thiệp nào sau lưng cơ cấu này đều chỉ nhằm làm yếu đi khả năng đáp ứng các vấn đề nhân đạo của cộng đồng quốc tế”.
Thất vọng
Từ những nhận định trên, ta thấy cả một cảm thức thất vọng. Winright kết luận “Không một ai xem ra vô tội trong cuộc tranh chấp hiện nay, ngoại trừ trẻ em. Tôi muốn có cách nào đó đứng bên các em, từ mọi phía”. Ahern đồng ý: “Ta biết điều gì đúng, chứ không biết diễn trình hành động nào có thể đem lại điều đúng ấy. Còn Wigg-Stevenson thì bảo “Ta chỉ có được một mớ xác tín để cân đo một mớ đề xuất bất toàn”
Cũng thế, Christiansen than phiền trước sự kiện “cộng đồng quốc tế không đạt được bất cứ phương cách khả thi nào, không những để chấm dứt chiến tranh, nhưng chuyên biệt còn ngăn chặn chính phủ Assad khỏi tấn công thường dân. Học thuyết Trách Nhiệm Bảo Vệ đã trở thành những chữ chết tại Syria”. Các nhà đạo đức học cũng than phiền rằng người ta ít chú ý hay không chú ý chút nào tới việc ngăn cản các tranh chấp trước khi chúng bắt đầu.
Giống các nhà làm chính sách, các nhà luân lý học khá ngỡ ngàng về những gì đang diễn ra tại Syria nhưng cũng chẳng vui gì đối với các giải pháp hiện có.
Các vị giáo phẩm Công Giáo
Các nhà lãnh đạo tôn giáo cũng lên án cảnh nồi da xáo thịt tại Syria và đã kêu gọi gia tăng các cố gắng ngoại giao. Đức Giáo Hoàng Phanxicô kêu gọi phải chấm dứt ngay các cuộc giao chiến và tố giác việc “nhân thừa các vụ tàn sát và các hành vi tàn khốc”.
Ngài nói: “Không phải các cuộc tranh chấp, mà khả năng gặp gỡ và đối thoại mới đem lại viễn ảnh hy vọng giải quyết được các vấn đề”. Đàm luận với quốc vương Abdullah II của Jordan, Đức Phanxicô nhận định rằng đối thoại và thương thuyết là “giải pháp duy nhất chấm dứt tranh chấp và bạo lực”. Trong một động thái bất thường, Đức Phanxicô kêu gọi một ngày ăn chay cho hòa bình vào thứ Bẩy tới.
Các nhà ngoại giao của Vatican cảnh cáo chống lại “việc phán đoán vội vã trước khi có đủ bằng chứng”. Đức TGM Silvano Tomasi, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh bên cạnh các cơ quan LHQ tại Genève, khẩn thiết kêu gọi một cuộc họp do quốc tế bảo trợ “trong đó các đại diện của mọi phía của xã hội Syria có thể có mặt, giải thích suy nghĩ của họ và cố gắng tạo ra một loại chính phủ lâm thời nào đó”. Sứ thần của Vatican tại Syria cho hay nhân dân Syria đã chán ngấy rồi. “Họ đang la to với cộng đồng quốc tế rằng ‘Hãy giúp chúng tôi để cuộc chiến này chấm dứt ngay tức khắc. Chúng tôi thấy quá đủ rồi; chúng tôi không còn chịu đựng được thêm nữa. Chúng tôi không thể tiếp tục như thế này nữa’”.
Đức Cha Richard Pates của giáo phận Des Moines, Iowa, chủ tịch Ủy Ban Công Lý và Hoà Bình Quốc Tế của HĐGM Hoa Kỳ, đã lặp lại lời của Đức Giáo Hoàng. Ngài nói: “Lập trường lâu nay của Hội Đồng Giám Mục chúng tôi là nhân dân Syria khẩn thiết cần một giải pháp chính trị để chấm dứt cuộc chiến và tạo tương lai cho mọi người Syria, một giải pháp biết tôn trọng nhân quyền và tự do tôn giáo… Chúng tôi yêu cầu Hoa Kỳ làm việc với các chính phủ khác để đạt được một cuộc ngưng bắn, khởi diễn các cuộc thương thuyết, cung cấp sự trợ giúp nhân đạo vô tư và trung lập, và khích lệ việc xây dựng một xã hội có tính bao gồm tại Syria biết bảo vệ quyền lợi của mọi người dân, trong đó có các Kitô hữu và các nhóm thiểu số khác”.
Cả Vatican lẫn các giám mục Hoa Kỳ đều không nhắc gì tới can thiệp quân sự, nhưng rõ ràng các vị không ủng hộ việc này. Các vị giáo phẩm Công Giáo khác công khai chống đối nó. Chủ tịch ủy ban giáo vụ quốc tế của Hội Đồng GM Đức, TGM Ludwig Schick của giáo phận Bamberg, cho hãng tin Công Giáo KNA rằng trong giáo huấn Công Giáo, một cuộc can thiệp quân sự không thể nào được biện minh… Giáo chủ Hiệp Thông Anh Giáo, TGM Justin Welby của Canterbury, cũng lên tiếng chống lại cuộc tấn công quân sự.
Các vị giáo phẩm Công Giáo tại Trung Đông trước nay vẫn cương quyết chống lại sự can thiệp bằng quân sự. Giám mục Công Giáo theo nghi lễ Canđê là Antoine Audo của giáo phận Aleppo cho hay “việc này sẽ dẫn tới thế chiến”. Cũng thế, Thượng Phụ Công Giáo theo nghi lễ Melkite là Gregoire III Laham, người sinh trưởng tại Syria, cảnh cáo chống lại việc can thiệp và tỏ ra thất vọng trước việc Hoa Kỳ triển hạn cuộc gặp gỡ với Nga để chuẩn bị hòa đàm về Syria.
Thượng Phụ La Tinh Fouad Twal cũng chống đối việc can thiệp. Ngài nói: “Bằng hữu của chúng tôi tại Tây Phương và tại Hoa Kỳ chưa bao giờ bị Syria tấn công cả. Thì với tính hợp pháp nào họ dám tấn công một nước? Ai cử họ làm ‘cảnh sát viên của dân chủ’ tại Trung Đông?”
TGM Maroun Lahham, Đại diện Thượng Phụ La Tinh của Giêrusalem tại Jordan cũng chống đối việc can thiệp, ngài nói rằng không một ai tại Trung Đông tin rằng Hoa Kỳ can thiệp để bảo vệ người yếu.
Dù chống đối việc can thiệp bằng quân sự, các nhà lãnh đạo tôn giáo này hoan nghinh trợ giúp nhân đạo cho các người tị nạn Syria.
Phóng dịch bài “What moral theologians say about getting involved in Syria” của linh mục Thomas Reese, Dòng Tên, đăng trên The National Catholic Reporter, số 3 tháng 9 năm 2013
Sứ Điệp về Hòa Bình gởi cho Gia đình Salesian Don Bosco
Bề trên Tổng quyền Pascual Chavez sdb
05:11 05/09/2013
DIREZIONE GENERALE OPERE DON BOSCO
Via della Pisana 1111 - 00163 Roma
Il Rettor Maggiore
Prot.:13/0491
SỨ ĐIỆP VỀ HÒA BÌNH GỞI CHO GIA ĐÌNH SALÊDIÊNG
Anh chị em trong Gia đình Salêdiêng thân mến,
Cha gởi đến anh chị em lời chào đặc biệt với cùng một tình mến mà Don Bosco đã dành cho con cái của ngài.
Cha xin gởi sứ điệp này đến toàn thể gia đình Salêdiêng vì muốn anh chị em chú ý đến điều Đức Thánh Cha đã loan báo vào trưa Chúa Nhật ngày 1 tháng Chín vừa qua, khi đọc kinh Truyền tin cùng các tín hữu. Ngài nói cho Giáo Hội và thế giới như sau: "Anh chị em thân mến, hôm nay, cha muốn làm sáng tỏ tiếng khóc than vang lên từ khắp cùng trái đất, từ mọi dân tộc, từ trái tim của mọi người, từ đại gia đình nhân loại, cùng với mối âu lo đang lớn dần: đó là tiếng khóc than van xin hòa bình! Đó là tiếng khóc than vang lên rất mãnh liệt: Chúng tôi muốn một thế giới hòa bình. Chúng tôi muốn là những người nam người nữ của hòa bình. Chúng tôi muốn xã hội đang bị xâu xé vì chia rẽ và xung đột, tìm thấy hòa bình; Đừng bao giờ gây chiến tranh nữa! Đừng bao giờ gây chiến tranh nữa! Hòa bình là quà tặng rất quí giá. Phải cổ võ và gìn giữ hòa bình."
Như anh chị em đã thấy, đây là lời kêu gọi chân thành, trước tiên qui chiếu đến tình hình đau thương tại Syria, đất nước đã bị dấn sâu vào cuộc nội chiến lâu dài, và thứ đến, lời đó nhắc nhở chúng ta đừng quên đi những xung đột khác đang làm đau đớn bao miền đất và dân cư trong những đại lục khác nhau.
Để làm cho Giáo Hội và tất cả những người thiện tâm nhạy cảm trước đề tài hòa bình quan trọng này, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã kết thúc lời kêu gọi của ngài bằng những lời sau đây: "Tôi quyết định công bố, đối với toàn Giáo Hội, ngày 7 tháng Chín tới đây sẽ là ngày chay tịnh cầu nguyện cho hòa bình tại Syria và thế giới. Từ 7 giờ tối đến nửa đêm, với lời cầu nguyện và tinh thần sám hối, chúng ta hãy cùng nhau quy tụ cầu xin Thiên Chúa ban cho nhân loại món quà quý báu này. Nhân loại cần nhìn thấy những hành động cho hòa bình. Tôi xin tất cả các cộng đoàn tổ chức những nghi thức cầu nguyện theo ý chỉ này. Tôi sẽ chờ anh chị em ở đây vào ngày Thứ Bảy tới, lúc 7 giờ tối tại Quảng trường Thánh Phêrô."
Anh chị em thân mến, được tinh thần của Don Bosco, cha chúng ta hướng dẫn, cha nồng nhiệt khích lệ anh chị em hãy đón nhận ước muốn của Đức Thánh Cha; và coi đó là mệnh lệnh phải thi hành với niềm xác tín và yêu mến. Tất cả chúng ta tin rằng hòa bình là điều thiện hảo kỳ diệu, rất cần thiết để cộng đồng các dân tộc và thế giới phát triển, tiến bộ. Hòa bình được nuôi dưỡng nhờ việc tôn trọng những quyền lợi căn bản được đảm bảo cho các dân tộc và từng cá nhân, đồng thời hòa bình được xây dựng qua việc tuân giữ những bổn phận cũng quan trọng không kém, được phát sinh do chính những quyền lợi này.
Vì thế cha muốn mời gọi tất cả các nhóm thuộc Gia đình Salêdiêng hãy đón nhận lời cổ vũ của Đức Thánh Cha cách cụ thể. Chúng ta hãy làm cho ngày 7 tháng Chín thành ngày suy tư, cầu nguyện và ăn chay, hầu làm chứng cho thế giới biết rằng chúng ta tin vào giá trị to lớn của hòa bình và van xin vị "Thủ Lãnh Bình An", Đức Kitô Phục Sinh, Đấng chiến thắng sự chết, ban cho chúng ta quà tặng này!
Cụ thể, cha mời gọi những anh chị em đang sống gần Roma, bao có thể hãy hiện diện tại Quảng trường thánh Phêrô vào ngày cầu nguyện và ăn chay đó. Đối với những ai sống ở nơi khác, cha mời gọi anh chị em hãy tích cực tham gia vào những hoạt động theo các sáng kiến khác nhau mà chắc chắn mỗi Giáo Hội địa phương sẽ cổ võ thực hiện.
Bao có thể, mỗi cộng đoàn và các cơ sở giáo dục hãy cố gắng hướng dẫn mọi người theo ba cách:
• tổ chức hoạt động cầu nguyện cho hòa bình, cách riêng qua Chầu Thánh Thể được khởi đầu bằng việc ăn chay; Giờ cầu nguyện có thể được nuôi dưỡng bằng những đoạn kinh thánh hay những bản văn trích từ các văn kiện của Giáo Hội về hòa bình.
• tổ chức hoạt động giáo dục hướng tới hòa bình. Các trường học, nguyện xá, và những cơ sở giáo dục khác, có thể tìm cách nào đó quy tụ những người trẻ dựa trên chủ đề hòa bình, đề xướng suy tư dựa trên các thông tin liên quan đến vấn đề hòa bình, tận dụng thông điệp "Pacem in terris" của Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII, các văn kiện của Giáo Hội và những bản văn có ý nghĩa của các tác giả khác. Chúng ta hãy đề xướng trợ giúp giới trẻ trưởng thành trong niềm tin tưởng hòa bình được dựng xây trên bốn giá trị nền tảng: chân lý, công bằng, tình yêu và tha thứ.
• tổ chức hoạt động làm chứng cho hòa bình. Có thể mời gọi giáo dân và giới trẻ tổ chức buổi cử hành sám hối cộng đồng; nơi đây, chúng ta xin Chúa tha thứ những chia rẽ và xung đột lớn nhỏ của chúng ta. Cũng có thể mời gọi giáo dân liên kết mật thiết với chúng ta để tổ chức gặp gỡ suy tư và học hiểu sâu xa hơn về chủ đề hòa bình. Tất cả chúng ta phải thấy rằng hòa bình nằm tận trong cõi lòng của từng nhóm, từng cộng đoàn trong Gia đình Salêdiêng.
Cha xin cám ơn tất cả anh chị em ! Cha biết rằng anh chị em sẽ quảng đại đón nhận lời mời gọi của cha với ý thức tham gia. Cha tin chắc mình đang diễn đạt lời cám ơn của Đức Thánh Cha và cũng là lời cám ơn của người cha thân yêu chúng ta, Don Bosco!
Cha gừi đến tất cả anh chị em lời chào thăm thân ái. Nguyện xin Mẹ Maria, "Nữ vương ban sự bình an" và Mẹ Phù hộ các Giáo hữu đồng hành với anh chị em trên con đường này.
Roma, ngày 3 tháng Chín 2013
Don Pascual Chávez V. sdb
Rector Mayor
Đức Thánh Cha kêu gọi khối G-20 suy tư và giúp giải quyết xung đột tại Siria
Lm. Trần Đức Anh OP
11:13 05/09/2013
VATICAN. Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi khối 20 cường quốc kinh tế, G-20, giúp giải quyết cuộc xung đột tại Siria, vượt thắng những lập trường đối nghịch và chủ trương dùng quân sự để giải quyết cuộc xung đột này.
Trong thư gửi tổng thống Nga Vladimir Putin là chủ tịch theo lượt của khối 20 cường quốc kinh tế, nhóm từ hôm 5-9-2013, tại thành phố San Pietroburg bên Nga, Đức Thánh Cha viết: ”mặc dù cuộc gặp gỡ này của các vị nguyên thủ quốc gia và thủ tướng chính phủ không có mục đích chính là an ninh quốc tế, nhưng người ta cũng không thể bỏ qua không suy tư về tình trạng tại Trung Đông và đặc biệt là tại Siria. Đáng tiếc là chúng ta phải đau lòng nhận thấy rằng quá nhiều quyền lợi phe phái đã chiếm ưu thế từ khi bắt đầu cuộc xung đột tại Siria, ngăn cản việc tìm ra một giải pháp tránh cuộc tàn sát vô ích mà chúng ta đang chứng kiến. Xin các vị lãnh đạo các nước G-20 đừng bất động trước những thảm trạng mà nhân dân Siria yêu quí đã phải trải qua từ quá lâu và có nguy cơ đưa tới những đau khổ mới cho một miền đã bị thử thách quá nhiều và đang cần hòa bình.”
”Tôi tha thiết kêu gọi tất cả và mỗi vị lãnh đạo hãy giúp tìm ra những con đường vượt qua những lập trường đối nghịch nhau và từ bỏ mọi chủ trương vô ích của một giải pháp quân sự. Đúng hơn, cần có một sự quyết tâm mới can đảm và quyết liệt theo đuổi một giải pháp ôn hòa qua đối thoại và thương thuyết giữa các phe liên hệ, với sự nâng đỡ đồng thuận của cộng đồng quốc tế. Ngoài ra một nghĩa vụ luân lý của tất cả các chính phủ trên thế giới là tạo điều kiện dễ dàng cho mỗi sáng kiến nhắm thăng tiến sự trợ giúp nhân đạo cho những người đang chịu đau khổ và xung đột ở trong và ngoài nước Siria”.
Trong phần đầu của lá thư, Đức Thánh Cha nhắc đến mục đích khóa họp lần này của khối G-20 là củng cố cuộc cải tổ các tổ chức tài chánh quốc tế và đạt tới một sự đồng thuận về những tiêu chuẩn tài chánh thích hợp với hoàn cảnh ngày nay. Nhưng ngài cũng nhận xét rằng ”Nền kinh tế thế giới có thể phát triển thực sự theo mức độ nền kinh tế ấy có khả năng làm sao để mọi người có cuộc sống xứng đáng, từ người già cho đến các trẻ em còn ở trong lòng mẹ, khôngnhững cho các công dân các nước thuộc khối G-20, nhưng cho mọi người dân trên trái đất, và cho đến cả những người ở trong tình trạng xã hội khó khăn nhất hoặc ở những nơi hẻo lánh nhất”.
Khóa họp lần này của G-20 diễn ra trong bầu không khí ”chiến tranh lạnh” giữa Mỹ và Nga và tổng thống Mỹ Obama từ chối gặp riêng tổng thống Nga Putin. Tổng thống Obama hy vọng thuyết phục các nước trong khối G-20 và Âu Châu ủng hộ lập trường của ông muốn đánh Siria, nhưng tại Âu Châu chỉ có nước Pháp ủng hộ lập trường này (SD 5-9-2013)
Trong thư gửi tổng thống Nga Vladimir Putin là chủ tịch theo lượt của khối 20 cường quốc kinh tế, nhóm từ hôm 5-9-2013, tại thành phố San Pietroburg bên Nga, Đức Thánh Cha viết: ”mặc dù cuộc gặp gỡ này của các vị nguyên thủ quốc gia và thủ tướng chính phủ không có mục đích chính là an ninh quốc tế, nhưng người ta cũng không thể bỏ qua không suy tư về tình trạng tại Trung Đông và đặc biệt là tại Siria. Đáng tiếc là chúng ta phải đau lòng nhận thấy rằng quá nhiều quyền lợi phe phái đã chiếm ưu thế từ khi bắt đầu cuộc xung đột tại Siria, ngăn cản việc tìm ra một giải pháp tránh cuộc tàn sát vô ích mà chúng ta đang chứng kiến. Xin các vị lãnh đạo các nước G-20 đừng bất động trước những thảm trạng mà nhân dân Siria yêu quí đã phải trải qua từ quá lâu và có nguy cơ đưa tới những đau khổ mới cho một miền đã bị thử thách quá nhiều và đang cần hòa bình.”
”Tôi tha thiết kêu gọi tất cả và mỗi vị lãnh đạo hãy giúp tìm ra những con đường vượt qua những lập trường đối nghịch nhau và từ bỏ mọi chủ trương vô ích của một giải pháp quân sự. Đúng hơn, cần có một sự quyết tâm mới can đảm và quyết liệt theo đuổi một giải pháp ôn hòa qua đối thoại và thương thuyết giữa các phe liên hệ, với sự nâng đỡ đồng thuận của cộng đồng quốc tế. Ngoài ra một nghĩa vụ luân lý của tất cả các chính phủ trên thế giới là tạo điều kiện dễ dàng cho mỗi sáng kiến nhắm thăng tiến sự trợ giúp nhân đạo cho những người đang chịu đau khổ và xung đột ở trong và ngoài nước Siria”.
Trong phần đầu của lá thư, Đức Thánh Cha nhắc đến mục đích khóa họp lần này của khối G-20 là củng cố cuộc cải tổ các tổ chức tài chánh quốc tế và đạt tới một sự đồng thuận về những tiêu chuẩn tài chánh thích hợp với hoàn cảnh ngày nay. Nhưng ngài cũng nhận xét rằng ”Nền kinh tế thế giới có thể phát triển thực sự theo mức độ nền kinh tế ấy có khả năng làm sao để mọi người có cuộc sống xứng đáng, từ người già cho đến các trẻ em còn ở trong lòng mẹ, khôngnhững cho các công dân các nước thuộc khối G-20, nhưng cho mọi người dân trên trái đất, và cho đến cả những người ở trong tình trạng xã hội khó khăn nhất hoặc ở những nơi hẻo lánh nhất”.
Khóa họp lần này của G-20 diễn ra trong bầu không khí ”chiến tranh lạnh” giữa Mỹ và Nga và tổng thống Mỹ Obama từ chối gặp riêng tổng thống Nga Putin. Tổng thống Obama hy vọng thuyết phục các nước trong khối G-20 và Âu Châu ủng hộ lập trường của ông muốn đánh Siria, nhưng tại Âu Châu chỉ có nước Pháp ủng hộ lập trường này (SD 5-9-2013)
Đức Thánh Cha tiếp kiến phái đoàn Chính Thống Siro Malankara
Lm. Trần Đức Anh OP
14:40 05/09/2013
VATICAN. Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi vượt thắng những thành kiến và ”thứ văn hóa đụng độ” trong hành trình đại kết, đồng thời gia tăng việc khẩn cầu ơn phù trợ của Thiên Chúa trong nỗ lực tìm về sự hiệp nhất các tín hữu Kitô.
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 5-9-2013 dành cho phái đoàn của Đức Thượng Phụ Moran Baselios Marthomas Paulose II, Giáo Chủ Chính Thống Siro Malankara, một Giáo Hội có nguồn gốc từ Thánh Tôma Tông đồ và hiện có khoảng 2 triệu 500 ngàn tín hữu ở Ấn độ và nước ngoài.
Trong diễn văn chào mừng Đức Thượng Phụ, Đức Thánh Cha nhắc đến cuộc gặp gỡ cách đây 30 năm (6-1983) tại Vatican giữa Đức Chân phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 và Đức Thượng Phụ Marthoma Mathews I, và cuộc gặp gỡ 3 năm sau đó tại Nhà thờ Chính tòa Mar Elias ở Kottayam hồi tháng 2 năm 1986 trong cuộc viếng thăm của Đức Gioan Phaolô 2 tại Ấn độ. Hai vị Giáo Chủ đã quyết định thành lập Ủy ban quốc tế đối thoại thần học giữa Giáo Hội Công Giáo và Chính Thống Siro Malankara. Ủy ban đã đạt được nhiều thành quả như tuyên ngôn về niềm tin chung nơi Chúa Kitô, việc sử dụng chung các thánh đường và nghĩa trang, cung cấp cho nhau những tài nguyên linh đạo và cả phụng vụ trong những hoàn cảnh phụng vụ chuyên biệt.
Đức Thánh Cha cũng bày tỏ xác tín rằng ”trên con đường đại kết, điều quan trọng là tín thác nhìn lại những bước đã đạt được, vượt lên trên những thành kiến và thái độ khép kín, vốn thuộc về nền văn hóa đụng độ, là nguồn mạch chia rẽ, để nhường chỗ cho nên văn hóa gặp gỡ, giáo dục chúng ta về sự cảm thông lẫn nhau và hoạt động cho sự hiệp nhất”.
Đức Thánh Cha nhận xét rằng: ”Tự sức riêng, công trình hiệp nhất này không thể thực hiện được, những yếu đuối và nghèo nàn của chúng ta làm cho hành trình đại kết chậm lại. Vì thế, điều quan trọng là gia tăng cầu nguyện, vì chỉ có Chúa Thánh Linh, với ân sủng, ánh sáng và sức nóng của Ngài mới có thể làm tan băng sự lạnh lẽo của chúng ta và dẫn chúng ta tiến đến một tình huynh đệ mạnh mẽ hơn” (SD 5-9-2013)
Trong diễn văn chào mừng Đức Thượng Phụ, Đức Thánh Cha nhắc đến cuộc gặp gỡ cách đây 30 năm (6-1983) tại Vatican giữa Đức Chân phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 và Đức Thượng Phụ Marthoma Mathews I, và cuộc gặp gỡ 3 năm sau đó tại Nhà thờ Chính tòa Mar Elias ở Kottayam hồi tháng 2 năm 1986 trong cuộc viếng thăm của Đức Gioan Phaolô 2 tại Ấn độ. Hai vị Giáo Chủ đã quyết định thành lập Ủy ban quốc tế đối thoại thần học giữa Giáo Hội Công Giáo và Chính Thống Siro Malankara. Ủy ban đã đạt được nhiều thành quả như tuyên ngôn về niềm tin chung nơi Chúa Kitô, việc sử dụng chung các thánh đường và nghĩa trang, cung cấp cho nhau những tài nguyên linh đạo và cả phụng vụ trong những hoàn cảnh phụng vụ chuyên biệt.
Đức Thánh Cha cũng bày tỏ xác tín rằng ”trên con đường đại kết, điều quan trọng là tín thác nhìn lại những bước đã đạt được, vượt lên trên những thành kiến và thái độ khép kín, vốn thuộc về nền văn hóa đụng độ, là nguồn mạch chia rẽ, để nhường chỗ cho nên văn hóa gặp gỡ, giáo dục chúng ta về sự cảm thông lẫn nhau và hoạt động cho sự hiệp nhất”.
Đức Thánh Cha nhận xét rằng: ”Tự sức riêng, công trình hiệp nhất này không thể thực hiện được, những yếu đuối và nghèo nàn của chúng ta làm cho hành trình đại kết chậm lại. Vì thế, điều quan trọng là gia tăng cầu nguyện, vì chỉ có Chúa Thánh Linh, với ân sủng, ánh sáng và sức nóng của Ngài mới có thể làm tan băng sự lạnh lẽo của chúng ta và dẫn chúng ta tiến đến một tình huynh đệ mạnh mẽ hơn” (SD 5-9-2013)
Syria: Không can thiệp bằng quân sự, nhưng cần cứu trợ bác ái và thương thuyết
Bùi Hữu Thư
19:51 05/09/2013
Đức Thánh Cha Phanxicô viết cho tổng thống Putin nhân dịp Hội Nghị Thượng Đỉnh G20
ROME, 5 tháng 9, 2013 (Le Monde vu de Rome) - "Không có hòa bình thì không thể có một hình thức phát triển kinh tế nào cả. Bạo lực không bao giờ tạo nên hòa bình, là điều kiện cần thiết cho việc phát triển", Đức Thánh Cha Phanxicô lưu ý và yêu cầu G20 là trước hết các quốc gia phải từ chối can thiệp bằng quân sự tại Syria. Sau đó các cuộc thương thuyết phải có sự hỗ trợ “nhất trí” của cộng đồng thế giới. Cuối cùng cần có sự cứu trợ bác ái.
Thực vậy, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một lá thư bằng tiếng Anh đề ngày 4 tháng 9, cho tổng thống Nga Vladimir Putin nhân dịp Hội Nghị Thượng Đỉnh của “Nhóm hai mươi" (G20) năm nay được tổ chức tại Saint-Pétersbourg.
Nhóm "G20", được thành lập năm 1999, để giúp cho có sự hòa điệu quốc tế trong khuôn khổ của các cuộc khủng hoảng trên thế giới, gồm có 19 quốc gia thuộc Liên Hiệp Âu Châu, tức là 85 % thương mai quốc tế, hai phần ba hoàn cầu, và trên 90 % sản lượng quốc tế. Các lãnh tụ, và các bộ trưởng, các giám đốc các ngân hàng trung ương, đã tụ họp đều đặn. Chương trình nghị sự trước hết là kinh tế và tài chánh, nhưng cũng có những vấn đề xã hội được nêu ra.
Hoàn cảnh của hội nghị thượng đỉnh năm nay tại Nga, có hậu trường là cuộc khủng hoảng tại Syria, đã khiến cho hội nghị này có tầm quan trọng đặc biệt. Đây cũng là điều khiến cho lá thư của Đức Thánh Cha vừa đặt trọng tâm vào việc phát triển kinh tế (là không có ai bị bỏ rơi) vừa lưu ý về việc khước từ chiến tranh như là trở ngại chính yếu cho việc phát triển và việc giải quyết các tranh chấp.
"Các lãnh đạo của G20 không thể thờ ơ trước tình trạng bi thảm của dân tộc Syria yêu qúy. Tình trạng này đã kéo dài quá lâu và có nguy cơ là đem lại nhiều đau thương lớn lao hơn cho một miền đã phải chịu nhiều thử thách chua cay bởi những tranh chấp, và cần có hòa bình ", Đức Thánh Cha nhấn mạnh và mời gọi phải “can đảm và quyết chí tìm kiếm một giải pháp hòa bình qua đối thoại và thương thuyết giữa các phe phái, với sự ủng hộ “nhất trí” của cộng đồng quốc tế ".
Nói tóm lại: không có chiến tranh, nhưng cứu trợ bác ái bởi Cơ Quan Bác Ái Quốc Tế, AED hay Công Trình Đông Phương (L'Oeuvre d'Orient), và gặp gỡ tại bàn thương thuyết.
Top Stories
Nghe An: cattolici in piazza, la polizia reprime nel sangue la protesta
Asia-News
05:18 05/09/2013
Hanoi (AsiaNews) - La polizia vietnamita ha attaccato, con colpi di proiettile e granate, centinaia di cattolici in protesta davanti alla loro chiesa, che chiedevano il rilascio di due parrocchiani arrestato lo scorso giugno senza un capo di accusa specifico. Secondo i racconti dei testimoni si tratta di una delle più violente e sanguinose repressioni attuate dalle autorità negli ultimi anni. La vicenda è avvenuta ieri nella parrocchia di My Yen, nella provincia di Nghe An, nella zona costiera al centro-nord del Paese.
Un numero imprecisato di persone è finito in ospedale per le cure mediche; alcuni pazienti sono stati trasferiti d'urgenza ad Hanoi in condizioni gravissime. Per disperdere la folla gli agenti hanno usato bastoni e sparato proiettili in aria. Le forze dell'ordine avrebbero anche compiuto un numero imprecisato di arresti fra i dimostranti.
Secondo la tv di Stato (filo-governativa e controllata dal governo) almeno 300 persone si sono dirette presso la sede del Comitato popolare del villaggio di Nghi Phuonh, nel distretto di Nghi Loc, nella prima mattinata di ieri. I manifestanti chiedevano la liberazione di Ngo Van Khoi e Nguyen Van Hai, imprigionati senza motivo; già il giorno precedente un migliaio di persone erano scese in piazza con cartelli e striscioni per il rilascio dei due parrocchiani. Ad esasperare gli animi il fatto che per ben due giorni le autorità hanno annunciato, senza dar corso alle parole, la liberazione dei due uomini che sono tuttora in carcere.
Un testimone oculare ha riferito a Radio Free Asia (Rfa) che la polizia "ha sparato 15 colpi" di fronte alla My Yen Church e "picchiato con bastoni elettrici" i manifestanti. Un sito web legato alla Chiesa redentorista vietnamita ha mostrato foto di decine di persone in cura con ferite gravi alla testa, alle mani, allo stomaco e al collo. Dai racconti sembra che siano stati utilizzati fino a 3mila agenti e militari per reprimere la protesta. Secondo alcuni la polizia avrebbe inoltre cercato di impedire ai dottori di prestare soccorso alle vittime.
Ngo Van Khoi e Nguyen Van Hai sono stati prelevati nel giugno scorso da uomini appartenenti ai reparti della sicurezza; da allora sono in stato di fermo senza una formalizzazione del capo di accusa. Alle famiglie hanno riferito che sono in prigione per "disturbo dell'ordine pubblico", anche se non è stata fatta menzione di alcun incidente specifico che giustificasse il provvedimento.
In Vietnam continua dunque la repressione operata dalle autorità verso blogger, attivisti e dissidenti che chiedono libertà religiosa, il rispetto dei diritti civili o la fine dell'egemonia del partito unico, per la quale è stata anche lanciata una petizione. Solo nel 2013, Hanoi ha arrestato oltre 40 attivisti per crimini "contro lo Stato", in base a una norme che gruppi pro diritti umani bollano come "generiche" e "vaghe", oltre che funzionali alla repressione. Anche la Chiesa cattolica deve sottostare a vincoli e restrizioni e i suoi membri sono vittime di persecuzioni: a gennaio un tribunale vietnamita ha condannato 14 persone, fra cui cattolici, al carcere con l'accusa di aver tentato di rovesciare il governo, in una sentenza criticata con forza da attivisti e movimenti pro diritti umani.
Nghe An: police cracks down hard on Catholics protest
Asia-News
05:18 05/09/2013
Hanoi (AsiaNews) - Vietnamese police attacked hundreds of Catholics protesting in front of their church, using live ammunition and throwing grenades. Protesters were demanding the release of two parishioners arrested in June and held without charges.
According to eyewitness accounts, the incident, which took place yesterday in My Yen Parish, Nghe An province (north-central coastal region), was one of the most violent and bloody acts of repression carried out by the authorities in recent years.
An unknown number of people ended up in hospital for medical treatment with some patients in serious condition transferred urgently to Hanoi.
Police used batons and fired into the air to disperse the crowd, arresting an unspecified number of demonstrators.
State-controlled TV reported that about 300 people went to the Nghi Phuong village People's Committee building in Nghi Loc district early Wednesday morning, saying they would not budge until My Yen parishioners Ngo Van Khoi and Nguyen Van Hai were freed after their unwarranted detention.
A day earlier, about 1,000 people, some of them carrying large banners, had campaigned for the pair's release.
Tensions were high also because for two days, the authorities had announced the release of the two men without actually doing so.
"They [police] fired 15 [gun] shots in front of the My Yen church. They beat some parishioners with electric batons," an eyewitness told Radio Free Asia (RFA).
A website linked to the Vietnamese Redemptorist Church posted pictures of dozens of people receiving treatment for serious injuries to the head, hand, stomach, and neck.
Online reports said up to 3,000 police officers and soldiers may have been mobilised in the crackdown. According to some eyewitnesses, police tried to stop people from getting treatment.
Ngo Van Khoi and Nguyen Van Hai were detained last June by men belonging to security agencies. They have been held without a formal indictment since then.
Their families have reported that they are in prison for "disturbing public order", but no specific incident was mentioned that would justify their detention.
In Vietnam, the authorities continue their repression against bloggers, activists and dissidents seeking religious freedom, respect for civil rights, and the end of one-party hegemony, which is now the object of a petition.
In 2013 alone, Hanoi arrested more than 40 activists for crimes "against the state", a charge useful for repression but too "generic" and "vague" for human rights groups.
The Catholic Church has also been forced to submit to limits and restrictions, its members victims of persecution.
In January, a local court sentenced 14 people, including Catholics, to prison on charges of attempting to overthrow the government, a decision criticised forcefully by activists and human rights groups.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Miền Trung Đông Hoa Kỳ tổ chức hành hương tại Đền Thánh Elizabeth Ann Seton, Emmitsburg, Maryland.
Đinh Văn Chính
03:05 05/09/2013
Emmitsburg MD ngày 31/8/2013 – Từ 10 giờ sáng, từng đợt xe riêng đủ loại, từng đợt xe buýt khác màu tấp nập đưa những tín hữu Công Giáo thuộc các tiểu bang Miền Trung Đông Hoa Kỳ đến hành hương tại Đền Thánh Quốc Gia (National Shrine of Saint Elizabeth Ann Seton) ở Emmitsburg thuộc tiểu bang Maryland.
Theo truyền thống hàng năm trong suốt 28 năm qua, cứ vào ngày thứ bảy của cuối tuần Lễ Lao Động (Labor Day Weekend) các cộng đồng, cộng đoàn Công Giáo thuộc các tiểu bang Pennsylvania, Delaware, Maryland, và Virginia có dịp về Emmitsburg, một thành phố nhỏ của tiểu bang Maryland để hành hương tôn vinh Đức Mẹ La Vang và kính nhớ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam và cầu nguyện cho quê hương, cho Giáo Hội Việt Nam, và cho mọi tín hữu trong Miền.
Những năm trước đây, địa điểm hành hương hang năm là Núi Đức Mẹ Lộ Đức (Grotto of Lourdes) cũng tại Emmitsburg, cách Đền Thánh Elizabeth Ann Seton khoảng 4 dặm. Vì lý do Núi Đức Mẹ Lộ Đức phải đóng cửa để trùng tu địa điểm hành hương nên Miền Trung Đông đã tổ chức tại Đền Thánh cho Hành Hương Miền 2012 và 2013.
Số người đến mỗi lúc một đông. Tiếng loa vang vọng những thông báo của ban tổ chức và ngày hành hương đã bắt đầu với cuộc rước kiệu ngoài trời tôn vinh Đức Mẹ La Vang. Đến 1 giờ trưa, tiếng nói sang sảng của người MC điều động các cộng đoàn vào đội hình theo thứ tự cuộc rước kiệu. Sau khi Cha Giuse Đinh Công Huỳnh, Chủ Tịch Miền Trung Đông, xông hương Kiệu Đức Mẹ La Vang, tiếng kinh ngắm chuỗi Mân Côi bắt đầu vang dội một góc trời, tiếng hát xen kẽ với những lời nguyện kinh tha thiết. Khung cảnh tưng bừng với những lá cờ cộng đoàn, hội đoàn, đoàn thể. Các em giúp lễ trong ban xông hương và Thánh Giá Nến Cao dẫn đầu đoàn rước. Mười tám (18) cộng đoàn với bảng hiệu của mình từ từ nhập đoàn rước, các hội đoàn trong đồng phục, Đoàn Vũ Dâng Hoa, ban Tung Hoa dẫn đường cho Kiệu Đức Mẹ lộng lẫy và Linh Mục Đoàn thứ tự theo sau. Tiếng kinh tiếp tục ngân nga đến lúc đoàn rước kiệu tiến vào Vương Cung Thánh Đường của Đền Thánh để chấm dứt phần rước kiệu.
Trước khi thánh lễ bắt đầu, Các em trong Ban Vũ Dâng Hoa thuộc Cộng Đoàn Đức Mẹ Việt Nam (Hampton, VA) đã xuất sắc trình diễn màn vũ phụng vụ để dâng hoa lên Đức Mẹ. Gần 40 em nam nữ trong Ban Vũ Dâng Hoa đã được tập luyện chu đáo qua những tác động uyển chuyển nhịp nhàng theo tiếng nhac từ máy CD phát ra. Kế đó, ông Giám Đốc Đền Thánh và Sơ Lucie Thái (Sơ Việt Nam duy nhất tại điạ điểm hành hương này) đã ngỏ lời chào đón mọi người đến hành hương tại đây.
Thánh lễ được Cha Giuse Đinh Công Huỳnh, Chủ Tịch Miền chủ tế thay thế Đức Ông Giuse Trịnh Minh Trí, Chủ Tịch Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ, vì bận việc giờ phút chót không đến được . Ban đồng tế gồm 16 linh mục từ các nơi trong Miền và từ Việt Nam. Thày Phó Tế Giuse Trần Công Huấn thuộc cộng đoàn Thánh Helena, Philadelphia, phụ tế trong thánh lễ. Ngoài ra, hiện diện trong thánh lễ còn có nhiều Sơ từ các Dòng và trên một ngàn người đứng chật Vương Cung Thánh Đường. Phần giảng thuyết được Cha Phạm Hương, Chính Xứ Các Thánh TĐVN, Richmond, Virginia đảm trách. Bài giảng được ngài nhấn mạnh đến đời sống của người Kitô hữu trong Năm Đức Tin này. Điểm chính mà ngài muốn nhấn mạnh là noi gương Đức Tin của Đức Mẹ qua đời sống khiêm nhường, sống vâng lời, sống Đức Ái và sống phục vụ.
Đặc biệt, thánh lễ hành hương Miền trong ngày thứ bảy vừa qua được cử hành trong Vương Cung Thánh Đường nên Cha Chủ Tịch Miền đã đề nghị thêm phần thắp nến cầu nguyện vào cuối lễ của chương trình hành hương năm nay. Đèn được tắt, hàng trăn ngọn nến được thắp sáng. Sau lời dẫn ý cầu nguyện của vị giáo dân đại diện Miền Trung Đông, mọi người giơ cao ngọn nến sốt sắng cầu nguyện cho Quê Hương và Giáo Hội Việt Nam được sống trong tự do thực sự và sớm thoát khỏi chế độ cộng sản vô thần. Tiếng kinh “Dâng Nước Việt Nam Cho Trái Tim Mẹ” vang dội trong Vương Cung Thánh Đường dưới ánh nến lung linh sáng tỏa. Phần thắp nến cầu nguyện được kết thúc với cả ngàn giọng hát khẩn cầu xin Mẹ: “Mẹ ơi đoái thương xem Nuớc Việt Nam”.
Ngày hành hương năm 2013 của Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam Miền Trung Đông Hoa Kỳ được kết thúc vào lúc 4 giờ chiều. Những giáo dân còn ở lại tụ họp trên sân cỏ hoặc tại các bàn picnic để chuyện trò, thưởng thức các món ăn được mang theo trong ngày. Phút chia tay giã từ, mọi người hẹn gặp lại nhau trong Hành Hương Miền 2014 tại Nuí Đức Mẹ Lộ Đức, cách Đền Thánh Elizabeth Ann Seton chẳng bao xa.
Hình ảnh Hành Hương Miền Trung Đông 31/8/2013: http://www.flickr.com/photos/98491485@N03/sets/72157635372460112/
Theo truyền thống hàng năm trong suốt 28 năm qua, cứ vào ngày thứ bảy của cuối tuần Lễ Lao Động (Labor Day Weekend) các cộng đồng, cộng đoàn Công Giáo thuộc các tiểu bang Pennsylvania, Delaware, Maryland, và Virginia có dịp về Emmitsburg, một thành phố nhỏ của tiểu bang Maryland để hành hương tôn vinh Đức Mẹ La Vang và kính nhớ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam và cầu nguyện cho quê hương, cho Giáo Hội Việt Nam, và cho mọi tín hữu trong Miền.
Những năm trước đây, địa điểm hành hương hang năm là Núi Đức Mẹ Lộ Đức (Grotto of Lourdes) cũng tại Emmitsburg, cách Đền Thánh Elizabeth Ann Seton khoảng 4 dặm. Vì lý do Núi Đức Mẹ Lộ Đức phải đóng cửa để trùng tu địa điểm hành hương nên Miền Trung Đông đã tổ chức tại Đền Thánh cho Hành Hương Miền 2012 và 2013.
Số người đến mỗi lúc một đông. Tiếng loa vang vọng những thông báo của ban tổ chức và ngày hành hương đã bắt đầu với cuộc rước kiệu ngoài trời tôn vinh Đức Mẹ La Vang. Đến 1 giờ trưa, tiếng nói sang sảng của người MC điều động các cộng đoàn vào đội hình theo thứ tự cuộc rước kiệu. Sau khi Cha Giuse Đinh Công Huỳnh, Chủ Tịch Miền Trung Đông, xông hương Kiệu Đức Mẹ La Vang, tiếng kinh ngắm chuỗi Mân Côi bắt đầu vang dội một góc trời, tiếng hát xen kẽ với những lời nguyện kinh tha thiết. Khung cảnh tưng bừng với những lá cờ cộng đoàn, hội đoàn, đoàn thể. Các em giúp lễ trong ban xông hương và Thánh Giá Nến Cao dẫn đầu đoàn rước. Mười tám (18) cộng đoàn với bảng hiệu của mình từ từ nhập đoàn rước, các hội đoàn trong đồng phục, Đoàn Vũ Dâng Hoa, ban Tung Hoa dẫn đường cho Kiệu Đức Mẹ lộng lẫy và Linh Mục Đoàn thứ tự theo sau. Tiếng kinh tiếp tục ngân nga đến lúc đoàn rước kiệu tiến vào Vương Cung Thánh Đường của Đền Thánh để chấm dứt phần rước kiệu.
Trước khi thánh lễ bắt đầu, Các em trong Ban Vũ Dâng Hoa thuộc Cộng Đoàn Đức Mẹ Việt Nam (Hampton, VA) đã xuất sắc trình diễn màn vũ phụng vụ để dâng hoa lên Đức Mẹ. Gần 40 em nam nữ trong Ban Vũ Dâng Hoa đã được tập luyện chu đáo qua những tác động uyển chuyển nhịp nhàng theo tiếng nhac từ máy CD phát ra. Kế đó, ông Giám Đốc Đền Thánh và Sơ Lucie Thái (Sơ Việt Nam duy nhất tại điạ điểm hành hương này) đã ngỏ lời chào đón mọi người đến hành hương tại đây.
Thánh lễ được Cha Giuse Đinh Công Huỳnh, Chủ Tịch Miền chủ tế thay thế Đức Ông Giuse Trịnh Minh Trí, Chủ Tịch Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ, vì bận việc giờ phút chót không đến được . Ban đồng tế gồm 16 linh mục từ các nơi trong Miền và từ Việt Nam. Thày Phó Tế Giuse Trần Công Huấn thuộc cộng đoàn Thánh Helena, Philadelphia, phụ tế trong thánh lễ. Ngoài ra, hiện diện trong thánh lễ còn có nhiều Sơ từ các Dòng và trên một ngàn người đứng chật Vương Cung Thánh Đường. Phần giảng thuyết được Cha Phạm Hương, Chính Xứ Các Thánh TĐVN, Richmond, Virginia đảm trách. Bài giảng được ngài nhấn mạnh đến đời sống của người Kitô hữu trong Năm Đức Tin này. Điểm chính mà ngài muốn nhấn mạnh là noi gương Đức Tin của Đức Mẹ qua đời sống khiêm nhường, sống vâng lời, sống Đức Ái và sống phục vụ.
Đặc biệt, thánh lễ hành hương Miền trong ngày thứ bảy vừa qua được cử hành trong Vương Cung Thánh Đường nên Cha Chủ Tịch Miền đã đề nghị thêm phần thắp nến cầu nguyện vào cuối lễ của chương trình hành hương năm nay. Đèn được tắt, hàng trăn ngọn nến được thắp sáng. Sau lời dẫn ý cầu nguyện của vị giáo dân đại diện Miền Trung Đông, mọi người giơ cao ngọn nến sốt sắng cầu nguyện cho Quê Hương và Giáo Hội Việt Nam được sống trong tự do thực sự và sớm thoát khỏi chế độ cộng sản vô thần. Tiếng kinh “Dâng Nước Việt Nam Cho Trái Tim Mẹ” vang dội trong Vương Cung Thánh Đường dưới ánh nến lung linh sáng tỏa. Phần thắp nến cầu nguyện được kết thúc với cả ngàn giọng hát khẩn cầu xin Mẹ: “Mẹ ơi đoái thương xem Nuớc Việt Nam”.
Ngày hành hương năm 2013 của Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam Miền Trung Đông Hoa Kỳ được kết thúc vào lúc 4 giờ chiều. Những giáo dân còn ở lại tụ họp trên sân cỏ hoặc tại các bàn picnic để chuyện trò, thưởng thức các món ăn được mang theo trong ngày. Phút chia tay giã từ, mọi người hẹn gặp lại nhau trong Hành Hương Miền 2014 tại Nuí Đức Mẹ Lộ Đức, cách Đền Thánh Elizabeth Ann Seton chẳng bao xa.
Hình ảnh Hành Hương Miền Trung Đông 31/8/2013: http://www.flickr.com/photos/98491485@N03/sets/72157635372460112/
Đại lễ Tấn phong Đức Giám mục Phụ tá Giáo phận Vinh Phêrô Nguyễn Văn Viên
Antôn Trần Dũng
15:16 05/09/2013
GPVO - Tinh thần hiệp nhất - thứ sức mạnh vô hình làm nên dáng đứng Giáo đoàn Vinh suốt hàng trăm năm lịch sử đã được tái hiện sinh động xuyên suốt thánh lễ tấn phong Đức Giám Mục Phụ tá Phêrô Nguyễn Văn Viên, vừa được cử hành trọng thể tại Quảng trường Toà Giám Mục Xã Đoài vào sáng ngày 4/9/2013.
Xem hình ảnh
Hơn 520.000 con tim như bừng thức với Mẹ Giáo phận trong những ngày thu lịch sử. Một vận hội mới được mở ra cho công cuộc loan báo Tin Mừng trên dải đất miền Trung nắng gió. Lần đầu tiên, sau 385 năm - kể từ ngày mảnh đất Bố Chính đón nhận hạt giống Tin Mừng, một người con của Quảng Bình được tấn phong lên hàng Giám mục.
Ngay từ sáng sớm, dòng người đông đảo từ khắp nơi nườm nượp đổ về Toà Giám mục Xã Đoài. Tiết trời dịu mát. Ước tính có khoảng 15.000 giáo dân và quan khách trải rộng khắp quảng trường quanh khu vực hành lễ.
Giáo phận Vinh vui mừng chào đón sự hiện diện của Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli, Đại diện Tòa Thánh không thường trú tại Việt Nam; Ðức Tổng Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Tổng Giáo phận Hà Nội, Chủ tịch Hội Đồng Giám mục Việt Nam (HĐGMVN); Ðức Tổng Giám mục F.X. Lê Văn Hồng, Tổng Giáo phận Huế và các Giám mục đến từ các giáo phận trong và ngoài nước.
Về dự lễ và chia sẻ niềm vui với Giáo phận Vinh trong ngày đại hạnh còn có quý Cha Tổng Ðại diện; quý Ðức Ông; quý Bề trên các Ðại Chủng viện; quý Cha Giám tỉnh; quý Bề trên các hội dòng; quý cha; quý chủng sinh, tu sĩ nam nữ; quý đại diện chính quyền Trung ương và địa phương; quý khách, quý ân nhân, thân nhân của Giáo phận và Đức Cha Phụ tá...
Đúng 7h00, trong giai điệu trầm hùng, da diết của bài hát Tung hô danh Ngài (Văn Duy Tùng), đoàn đồng tế với 27 Giám mục, 500 linh mục trong phẩm phục trắng tiến ra lễ đài giữa hai hàng rào danh dự. Sau khi hôn kính bàn thờ, Đức Giám Mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp, chủ tế thánh lễ và là Giám mục chủ phong, chào mừng cộng đoàn hiện diện và bày tỏ niềm tri ân của đại gia đình Giáo phận Vinh trong thánh lễ tấn phong vị Giám mục Phụ tá.
Hai vị phụ phong là Đức Cha Michael Mckena, Giám mục Giáo phận Bathurst (Australia) và Đức Cha Giuse Nguyễn Năng, Giám mục GP Phát Diệm.
Sau phần Phụng vụ Lời Chúa là Nghi thức Phong chức, gồm: Nghi thức chuẩn bị, nghi thức chính yếu và nghi thức diễn nghĩa. Sau khi Tông sắc bổ nhiệm được công bố, Đức Giám Mục chủ phong huấn dụ cộng đoàn dân Chúa và nhắn nhủ vị tiến chức. Ngài nhấn mạnh: “Trong giây phút linh thiêng này, lời của thánh Giám Mục Augustino phải trở thành tâm nguyện của chúng ta: Vì anh chị em tôi trở thành Giám Mục, nhưng với anh chị em tôi là Kitô hữu. Giám Mục là tước hiệu do phận vụ, còn Kitô là tước hiệu ân sủng. Bởi tước hiệu Giám mục là tước hiệu nguy hiểm, còn Kitô hữu là danh hiệu cứu rỗi (...) Giám mục phải phục vụ công ích hơn là cai trị”.
Nghi thức tiếp diễn với phần tuyên hứa của tiến chức, kinh cầu các Thánh và việc đặt tay. Sau đó, Đức Giám Mục chủ phong đặt sách Tin Mừng trên đầu tiến chức và đọc lời nguyện phong chức.
Phần cuối cùng là các nghi thức diễn nghĩa, với việc xức dầu thánh trên đầu tiến chức, trao sách Tin Mừng, xỏ nhẫn, đội mũ mitra và trao gậy chủ chăn. Đức Giám Mục chủ phong và các giám mục hiện diện trao hôn bình an cho Đức Tân Giám mục để bày tỏ tâm tình hiệp thông và nhận ngài vào Giám mục đoàn.
Cuối thánh lễ, Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli, Đại Diện Tòa Thánh không thường trú tại Việt Nam và Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Tổng Giám Mục Tổng Giáo phận Hà Nội, Chủ tịch HĐGMVN đã lần lượt phát biểu chào mừng và đón nhận Đức Cha Phêrô, thành viên mới của HĐGM; đồng thời bày tỏ sự kỳ vọng và cầu chúc Đức Cha mới chu toàn trọng trách, phận vụ của mình trong niềm vui và bình an.
Thay lời cho cộng đoàn dân Chúa Giáo phận Vinh, cha Phêrô Nguyễn Văn Vinh, Trưởng Ban Tổ Chức Đại lễ Tấn phong, đã bày tỏ niềm vui và cầu chúc Đức Tân Giám mục Phụ tá luôn đầy tràn ơn Chúa trong bước đường mới của sứ vụ.
Sự bình an là tâm điểm trong bài đáp từ xúc động và khúc chiết của Đức Tân Giám mục Phêrô. Đức Cha bày tỏ niềm tri ân với Đức Giáo Hoàng Phanxicô; Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli, Đức Giám Mục Giáo phận Phaolô; Đức Cha Phaolô Maria; Đức cố Giám Mục Phêrô Gioan Trần Xuân Hạp; quý Đức Cha; quý cha; quý tu sĩ, chủng sinh; quý ân nhân, thân nhân, bạn hữu và tất cả những ai đã cầu nguyện, nâng đỡ ngài trên con đường dâng hiến. “Thầy ban cho anh em sự bình an của Thầy” sẽ là tâm nguyện và lẽ sống mà ngài lựa chọn suốt một đời dấn thân, phụng sự.
Hi vọng rằng, với đức tính khiêm tốn, bình dị, Đức Cha Phêrô sẽ là vị Giám mục của sự hiệp nhất, của tinh thần hàn gắn và hoà hợp. Mang trong mình dòng máu, trí tuệ, cốt cách và tâm hồn Vinh, tin tưởng rằng ngài sẽ là một Giám mục đồng cam cộng khổ với Đức Cha Phaolô và đại gia đình Giáo phận, đi qua những biến động và thách đố ngày một lớn, vững bước tiến về tương lai trong tâm thế an nhiên, tự tại.
Giáo phận Vinh vẫn đang trong quá trình tái thiết, cả về cơ sở vật chất lẫn tư duy, tầm nhìn. Thời khắc này nghe trong tâm khảm người giáo dân Vinh những nung nấu, thôi thúc thiêng liêng về sứ mạng, vận mệnh của mình. Đã đến lúc thoát ra khỏi khối sức ì vô hình đáng sợ, dũng cảm bỏ lại phía sau những gì khiến giáo phận chia rẽ và suy yếu. Đã đến lúc mở ra trang sử chấn hưng, hội nhập và nhân văn Kitô giáo của một giáo phận dám ước mơ, dám cất cánh trên con đường đi tới.
Thánh lễ khép lại với ca từ thổn thức và giai điệu sâu lắng của nhạc phẩm Sứ giả bình an do linh mục, nhạc sĩ Ân Đức viết tặng Đức Tân Giám Mục Phụ Tá. Hình ảnh con thuyền bấp bênh trên sóng và con chim bồ câu ngậm cành ô-liu biểu trưng cho khát vọng về một hành trình đầy niềm tin và hi vọng, bất chấp những giông gió, bão tố của thời cuộc...
(Nguồn: http://giaophanvinh.net/modules.php?name=News&op=viewst&sid=9823)
Xem hình ảnh
Hơn 520.000 con tim như bừng thức với Mẹ Giáo phận trong những ngày thu lịch sử. Một vận hội mới được mở ra cho công cuộc loan báo Tin Mừng trên dải đất miền Trung nắng gió. Lần đầu tiên, sau 385 năm - kể từ ngày mảnh đất Bố Chính đón nhận hạt giống Tin Mừng, một người con của Quảng Bình được tấn phong lên hàng Giám mục.
Ngay từ sáng sớm, dòng người đông đảo từ khắp nơi nườm nượp đổ về Toà Giám mục Xã Đoài. Tiết trời dịu mát. Ước tính có khoảng 15.000 giáo dân và quan khách trải rộng khắp quảng trường quanh khu vực hành lễ.
Giáo phận Vinh vui mừng chào đón sự hiện diện của Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli, Đại diện Tòa Thánh không thường trú tại Việt Nam; Ðức Tổng Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Tổng Giáo phận Hà Nội, Chủ tịch Hội Đồng Giám mục Việt Nam (HĐGMVN); Ðức Tổng Giám mục F.X. Lê Văn Hồng, Tổng Giáo phận Huế và các Giám mục đến từ các giáo phận trong và ngoài nước.
Về dự lễ và chia sẻ niềm vui với Giáo phận Vinh trong ngày đại hạnh còn có quý Cha Tổng Ðại diện; quý Ðức Ông; quý Bề trên các Ðại Chủng viện; quý Cha Giám tỉnh; quý Bề trên các hội dòng; quý cha; quý chủng sinh, tu sĩ nam nữ; quý đại diện chính quyền Trung ương và địa phương; quý khách, quý ân nhân, thân nhân của Giáo phận và Đức Cha Phụ tá...
Đúng 7h00, trong giai điệu trầm hùng, da diết của bài hát Tung hô danh Ngài (Văn Duy Tùng), đoàn đồng tế với 27 Giám mục, 500 linh mục trong phẩm phục trắng tiến ra lễ đài giữa hai hàng rào danh dự. Sau khi hôn kính bàn thờ, Đức Giám Mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp, chủ tế thánh lễ và là Giám mục chủ phong, chào mừng cộng đoàn hiện diện và bày tỏ niềm tri ân của đại gia đình Giáo phận Vinh trong thánh lễ tấn phong vị Giám mục Phụ tá.
Hai vị phụ phong là Đức Cha Michael Mckena, Giám mục Giáo phận Bathurst (Australia) và Đức Cha Giuse Nguyễn Năng, Giám mục GP Phát Diệm.
Sau phần Phụng vụ Lời Chúa là Nghi thức Phong chức, gồm: Nghi thức chuẩn bị, nghi thức chính yếu và nghi thức diễn nghĩa. Sau khi Tông sắc bổ nhiệm được công bố, Đức Giám Mục chủ phong huấn dụ cộng đoàn dân Chúa và nhắn nhủ vị tiến chức. Ngài nhấn mạnh: “Trong giây phút linh thiêng này, lời của thánh Giám Mục Augustino phải trở thành tâm nguyện của chúng ta: Vì anh chị em tôi trở thành Giám Mục, nhưng với anh chị em tôi là Kitô hữu. Giám Mục là tước hiệu do phận vụ, còn Kitô là tước hiệu ân sủng. Bởi tước hiệu Giám mục là tước hiệu nguy hiểm, còn Kitô hữu là danh hiệu cứu rỗi (...) Giám mục phải phục vụ công ích hơn là cai trị”.
Nghi thức tiếp diễn với phần tuyên hứa của tiến chức, kinh cầu các Thánh và việc đặt tay. Sau đó, Đức Giám Mục chủ phong đặt sách Tin Mừng trên đầu tiến chức và đọc lời nguyện phong chức.
Phần cuối cùng là các nghi thức diễn nghĩa, với việc xức dầu thánh trên đầu tiến chức, trao sách Tin Mừng, xỏ nhẫn, đội mũ mitra và trao gậy chủ chăn. Đức Giám Mục chủ phong và các giám mục hiện diện trao hôn bình an cho Đức Tân Giám mục để bày tỏ tâm tình hiệp thông và nhận ngài vào Giám mục đoàn.
Cuối thánh lễ, Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli, Đại Diện Tòa Thánh không thường trú tại Việt Nam và Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Tổng Giám Mục Tổng Giáo phận Hà Nội, Chủ tịch HĐGMVN đã lần lượt phát biểu chào mừng và đón nhận Đức Cha Phêrô, thành viên mới của HĐGM; đồng thời bày tỏ sự kỳ vọng và cầu chúc Đức Cha mới chu toàn trọng trách, phận vụ của mình trong niềm vui và bình an.
Thay lời cho cộng đoàn dân Chúa Giáo phận Vinh, cha Phêrô Nguyễn Văn Vinh, Trưởng Ban Tổ Chức Đại lễ Tấn phong, đã bày tỏ niềm vui và cầu chúc Đức Tân Giám mục Phụ tá luôn đầy tràn ơn Chúa trong bước đường mới của sứ vụ.
Sự bình an là tâm điểm trong bài đáp từ xúc động và khúc chiết của Đức Tân Giám mục Phêrô. Đức Cha bày tỏ niềm tri ân với Đức Giáo Hoàng Phanxicô; Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli, Đức Giám Mục Giáo phận Phaolô; Đức Cha Phaolô Maria; Đức cố Giám Mục Phêrô Gioan Trần Xuân Hạp; quý Đức Cha; quý cha; quý tu sĩ, chủng sinh; quý ân nhân, thân nhân, bạn hữu và tất cả những ai đã cầu nguyện, nâng đỡ ngài trên con đường dâng hiến. “Thầy ban cho anh em sự bình an của Thầy” sẽ là tâm nguyện và lẽ sống mà ngài lựa chọn suốt một đời dấn thân, phụng sự.
Hi vọng rằng, với đức tính khiêm tốn, bình dị, Đức Cha Phêrô sẽ là vị Giám mục của sự hiệp nhất, của tinh thần hàn gắn và hoà hợp. Mang trong mình dòng máu, trí tuệ, cốt cách và tâm hồn Vinh, tin tưởng rằng ngài sẽ là một Giám mục đồng cam cộng khổ với Đức Cha Phaolô và đại gia đình Giáo phận, đi qua những biến động và thách đố ngày một lớn, vững bước tiến về tương lai trong tâm thế an nhiên, tự tại.
Giáo phận Vinh vẫn đang trong quá trình tái thiết, cả về cơ sở vật chất lẫn tư duy, tầm nhìn. Thời khắc này nghe trong tâm khảm người giáo dân Vinh những nung nấu, thôi thúc thiêng liêng về sứ mạng, vận mệnh của mình. Đã đến lúc thoát ra khỏi khối sức ì vô hình đáng sợ, dũng cảm bỏ lại phía sau những gì khiến giáo phận chia rẽ và suy yếu. Đã đến lúc mở ra trang sử chấn hưng, hội nhập và nhân văn Kitô giáo của một giáo phận dám ước mơ, dám cất cánh trên con đường đi tới.
Thánh lễ khép lại với ca từ thổn thức và giai điệu sâu lắng của nhạc phẩm Sứ giả bình an do linh mục, nhạc sĩ Ân Đức viết tặng Đức Tân Giám Mục Phụ Tá. Hình ảnh con thuyền bấp bênh trên sóng và con chim bồ câu ngậm cành ô-liu biểu trưng cho khát vọng về một hành trình đầy niềm tin và hi vọng, bất chấp những giông gió, bão tố của thời cuộc...
(Nguồn: http://giaophanvinh.net/modules.php?name=News&op=viewst&sid=9823)
Thông cáo của Tòa Giám mục Xã Đoài về việc chính quyền Nghệ An tổ chức dùng vũ lực trấn áp giáo dân
TGM Vinh
15:24 05/09/2013
GPVO - "Tòa Giám mục Xã Đoài cực lực lên án việc chính quyền tỉnh Nghệ An dùng bạo lực đàn áp quần chúng nhân dân, xâm phạm nghiêm trọng nhân phẩm, sức khỏe và tính mạng của người dân, xúc phạm niềm tin tôn giáo. Chúng tôi mạnh mẽ phản đối việc chính quyền không tôn trọng sự thật trong vụ việc ngày 22/5/2013, xuyên tạc và phủ nhận thiện chí đối thoại của Tòa Giám mục giáo phận Vinh trong việc bênh vực quyền lợi người dân, bảo vệ công lý xã hội... Tòa Giám mục Xã Đoài khẩn thiết kêu gọi mọi tín hữu giáo phận Vinh và những người yêu chuộng hòa bình hiệp thông cầu nguyện cho các nạn nhân của vụ đàn áp này và lên tiếng bênh vực cho công lý."
Bênh vực công lý và Giáo Hội
GM Nguyễn Thái Hợp: ''Chính quyền không thả người như đã cam kết''
BBC
07:55 05/09/2013
Trả lời phỏng vấn BBC ngày 5/9, Giám mục Giáo phận Vinh Phaolô Nguyễn Thái Hợp nói nguyên nhân xảy ra vụ việc liên quan tới việc công an tỉnh bắt giữ hai người tên Ngô Văn Khởi và Nguyễn Văn Hải hồi tháng Sáu.
Trước đó, ngày 29/8, khi người dân kéo xuống UBND xã Nghi Phương để biểu tình thì cũng đã đứng ra "yêu cầu người dân giữ trật tự" và "hy vọng trong 5,6 ngày nữa, nhà nước sẽ giải quyết", ông cho biết.
"Chiều ngày 3/9 ... dân chờ mãi không thấy gì thì lại lên khiếu kiện xã Nghi Phương".
Cũng theo Đức Giám mục, sau đó trong chiều 3/9, Chủ tịch UBND xã Nghi Phương Nguyễn Trọng Tạo đã đưa ra một cam kết với người dân.
Bản cam kết mà BBC có trong tay được đóng dấu đỏ của chủ tịch xã cùng nhiều quan chức khác trong xã, với nội dung:
"Trước yêu cầu của nhân dân, tôi Nguyễn Trọng Tạo, thay mặt UBND xã cam kết với nhân dân sáng mai trực tiếp đề nghị công an tỉnh thả người trước 16 giờ, ngày 4/9."
"Nếu đến thời gian trên mà công an tỉnh không thả ông Ngô Văn Khởi và Nguyễn Văn Hải thì UBND xã chịu trách nhiệm trước nhân dân."
Người dân sau đó đã giải tán sau khi bản cam kết được đưa ra.
Tuy nhiên, ngày 4/9 khi người dân quay lại UBND xã để yêu cầu lãnh đạo xã "giữ lời hứa trong văn bản" thì bắt gặp "công an, bộ đội sắc phục đóng đầy trụ sở. Họ có sắc phục, có vũ khí nữa".
Được biết khi đó xô xát đã xảy ra.
Trước đó, ngày 29/8, khi người dân kéo xuống UBND xã Nghi Phương để biểu tình thì cũng đã đứng ra "yêu cầu người dân giữ trật tự" và "hy vọng trong 5,6 ngày nữa, nhà nước sẽ giải quyết", ông cho biết.
"Chiều ngày 3/9 ... dân chờ mãi không thấy gì thì lại lên khiếu kiện xã Nghi Phương".
Cũng theo Đức Giám mục, sau đó trong chiều 3/9, Chủ tịch UBND xã Nghi Phương Nguyễn Trọng Tạo đã đưa ra một cam kết với người dân.
Bản cam kết mà BBC có trong tay được đóng dấu đỏ của chủ tịch xã cùng nhiều quan chức khác trong xã, với nội dung:
"Trước yêu cầu của nhân dân, tôi Nguyễn Trọng Tạo, thay mặt UBND xã cam kết với nhân dân sáng mai trực tiếp đề nghị công an tỉnh thả người trước 16 giờ, ngày 4/9."
"Nếu đến thời gian trên mà công an tỉnh không thả ông Ngô Văn Khởi và Nguyễn Văn Hải thì UBND xã chịu trách nhiệm trước nhân dân."
Người dân sau đó đã giải tán sau khi bản cam kết được đưa ra.
Tuy nhiên, ngày 4/9 khi người dân quay lại UBND xã để yêu cầu lãnh đạo xã "giữ lời hứa trong văn bản" thì bắt gặp "công an, bộ đội sắc phục đóng đầy trụ sở. Họ có sắc phục, có vũ khí nữa".
Được biết khi đó xô xát đã xảy ra.
Đêm trắng với giáo xứ Mỹ Yên
Trần Dũng
09:41 05/09/2013
Tưởng chừng như Giáo phận Vinh sẽ được hưởng trọn vẹn niềm vui với dư âm của ngày đại lễ tấn phong Đức Giám Mục Phụ Tá, thì sự việc nhà cầm quyền với lực lượng cảnh sát và dân phòng dùng vũ khí tấn công thô bạo giáo dân Mỹ Yên chiều tối ngày 4/9/2013 đã phá vỡ tất cả.
Theo thống kê sơ bộ, đã có hơn 30 giáo dân bị thương nặng, một số phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch. Tượng thánh bị đập nát...
Dư chấn của sự kiện này ngay lập tức bùng nổ trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Sự vụ đang dấy lên một làn sóng phản đối mãnh liệt từ khắp các vùng miền, giáo xứ trong giáo phận. Rất nhiều giáo dân, những người yêu chuộng công lý đã bày tỏ sự bất bình và phẫn nộ.
Đây không phải là lần đầu tiên các cơ quan chức năng của tỉnh Nghệ An thể hiện những biện pháp thiếu khôn ngoan và thiện chí. Còn nhớ, cách hành xử cứng nhắc trong vụ Con Cuông hồi tháng 7/2012 cũng đã tự nhiên đặt chính quyền trước những xung đột gay gắt với giáo dân.
Như thế, Bản Cam Kết đầy sức nặng của chính quyền với bà con giáo dân Mỹ Yên rốt cuộc đã không được thực hiện. Thêm một lần nữa, chúng ta có cơ sở để nhận thức rõ ràng và thực tế hơn về triển vọng hợp tác từ phía chính quyền.
Bên cạnh lực lượng công an, quân đội, dân quân được vũ trang đầy đủ thì hệ thống truyền thông của tỉnh Nghệ An cũng đã được huy động để thực hiện nhiệm vụ dọn đường dư luận, tất nhiên là với những miếng đánh giảo hoạt quen thuộc. Bài viết “Nghiêm trị những hành vi vi phạm pháp luật có tính hệ thống của một số đối tượng quá khích ở Nghi Phương (Nghi Lộc, Nghệ An)” đăng trên Cổng Thông tin điện tử tỉnh Nghệ An (ngày 5/9/2013) có nhiều đoạn quy chụp vô căn cứ và xấc láo.
Đất nước này đã tao loạn quá nhiều. Trong một nhà nước toàn trị, chính quyền có đủ quyền lực để làm bất cứ điều gì. Nhưng không phải cứ toàn trị thì không cần cân nhắc chính trị khi hành xử quyền hành vốn không bị ai giới hạn.
Lẵng hoa chúc mừng Giáo phận Vinh của đại diện chính quyền nhân dịp lễ tấn phong Giám Mục Phụ Tá Phêrô Nguyễn Văn Viên như biểu hiện cho sự liên đới, cộng tác vì một xã hội thượng tôn công lý và nhân quyền.
Không hiểu màu của những cánh hoa rực rỡ kia có giống màu của nước mắt và máu mà hàng chục người giáo dân vô tội đã đổ xuống vào tối qua?
Dư chấn của sự kiện này ngay lập tức bùng nổ trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Sự vụ đang dấy lên một làn sóng phản đối mãnh liệt từ khắp các vùng miền, giáo xứ trong giáo phận. Rất nhiều giáo dân, những người yêu chuộng công lý đã bày tỏ sự bất bình và phẫn nộ.
Đây không phải là lần đầu tiên các cơ quan chức năng của tỉnh Nghệ An thể hiện những biện pháp thiếu khôn ngoan và thiện chí. Còn nhớ, cách hành xử cứng nhắc trong vụ Con Cuông hồi tháng 7/2012 cũng đã tự nhiên đặt chính quyền trước những xung đột gay gắt với giáo dân.
Như thế, Bản Cam Kết đầy sức nặng của chính quyền với bà con giáo dân Mỹ Yên rốt cuộc đã không được thực hiện. Thêm một lần nữa, chúng ta có cơ sở để nhận thức rõ ràng và thực tế hơn về triển vọng hợp tác từ phía chính quyền.
Bên cạnh lực lượng công an, quân đội, dân quân được vũ trang đầy đủ thì hệ thống truyền thông của tỉnh Nghệ An cũng đã được huy động để thực hiện nhiệm vụ dọn đường dư luận, tất nhiên là với những miếng đánh giảo hoạt quen thuộc. Bài viết “Nghiêm trị những hành vi vi phạm pháp luật có tính hệ thống của một số đối tượng quá khích ở Nghi Phương (Nghi Lộc, Nghệ An)” đăng trên Cổng Thông tin điện tử tỉnh Nghệ An (ngày 5/9/2013) có nhiều đoạn quy chụp vô căn cứ và xấc láo.
Đất nước này đã tao loạn quá nhiều. Trong một nhà nước toàn trị, chính quyền có đủ quyền lực để làm bất cứ điều gì. Nhưng không phải cứ toàn trị thì không cần cân nhắc chính trị khi hành xử quyền hành vốn không bị ai giới hạn.
Lẵng hoa chúc mừng Giáo phận Vinh của đại diện chính quyền nhân dịp lễ tấn phong Giám Mục Phụ Tá Phêrô Nguyễn Văn Viên như biểu hiện cho sự liên đới, cộng tác vì một xã hội thượng tôn công lý và nhân quyền.
Không hiểu màu của những cánh hoa rực rỡ kia có giống màu của nước mắt và máu mà hàng chục người giáo dân vô tội đã đổ xuống vào tối qua?
Tài Liệu - Sưu Khảo
Thánh Phaolô: Kinh nghiệm về niềm tin và mô-hình bậc cha-chú
Mai Tá
23:28 05/09/2013
Chương II
Kinh nghiệm về niềm tin và mô-hình bậc cha-chú
(bài 11)
Phần I
(tiếp theo)
Tin, là nếm và thấy được Chúa
Một lần nữa, trước khi đi vào lập-trường tư-tưởng vốn bảo rằng: “tin”, bao gồm cả quà tặng được thấy Chúa, tôi muốn thêm thắt đôi chút để làm thành một thứ chuyển-tiếp từ tính “hư vô” đến những gì ta có thể nếm và thấy lại cũng được coi như tầm-nhìn về Chúa, rất tích-cực. Và, tôi cũng sẽ ngưng lại, ở giữa chừng.
Khi ta khám phá ra rằng: đôi lúc, ta cũng thích thực-tại rất thật này, vì có điều gì đó khiến ta cần quan-hệ với nó. Nói cách khác, ta cần “nếm trải” để hiểu nó.
Rất nhiều lần, ta cứ bị rơi vào bẫy-cạm của ngôn-ngữ nên đã sử-dụng đường lối rất thân quen về những chuyện đại loại như thế. Nhưng, tất cả vẫn là giòng chảy, không đổi thay. Và, ta không thể bắt chụp hoặc giữ chặt nó được. Đó, là thứ không-gian lưng chừng ở ngưỡng cửa phía dưới thấp, tục gọi là Chora (tức chốn miền thị-trấn rất quê nhà). Và khi đó, lại như thể có người đi bên cạnh cứ nói chuyện dụ-ngôn cho mình thưởng-lãm. Đây, là cảm-nghiệm về sử-dụng ngôn-ngữ một cách rất khác hẳn. Kiểu cách này, thường khiến ta bị xúc-động đến độ phải ngồi xuống một chốc lát, chẳng nói gì. Thế đó, là phản-ứng “nội-tại”, rất chức-năng. Người kể, lại sử dụng từ-vựng hoặc tuyên ngôn cùng dấu hiệu theo cung-cách riêng-tây của họ. Tức, đã ngưng không còn theo kiểu-cách của người kể hoặc sử-dụng ngữ-pháp theo phương-thức bình-thường nữa, nhưng lại nhìn thẳng mặt vào nữ-thần Medusa để thấy như thể bà ta vẫn chưa chết, nhưng rất đẹp. Và, miệng bà cười rất tươi, như reo vui thật diễm kiều... (x. Helene Cixous, The Laugh of Medusa). Kể truyện dụ-ngôn theo kiểu như thế, sẽ đặt mọi người vào trạng-thái có chút “nếm trải” cũng rất hay.
NẾM TRẢI
(Nguồn: “Hãy nếm và xem Thiên Chúa ngọt ngào dường bao.” (Tv 33: 9): The flavour of God in the monastic West, Rachel Fulton, Journal of Religion vol. 86, N.2, p. 169-ff)
Các sử-gia xưa nay thường triển-khai ý-nghĩa của “viễn cảnh”. Đó là ảnh-hình mang tính thị-giác bao hàm một luận-cứ rất ưu-việt. Đôi lúc, nó rất xa vời lại không có rào cản nào xuất hiện ở chính giữa. Thật ra thì, sử-gia nhà ta lại ưa-thích lối viết đầy ẩn-dụ nhằm nắm-giữ sự vật xa vời qua một chọn-lựa mang sắc-mầu riêng-tư, đầy ẩn-dụ ức. Đó, là thực-tại khác hẳn tầm-nhìn của người ở vị-thế đứng trụ mà quan-sát. Tất cả, đều nhận ra điều này khi xem xét sự-việc theo “viễn cảnh” cũng rất thật.
Có vị coi đó là chuyện “nếm trải”, tức: sử-dụng thứ ẩn-dụ khác hẳn. Bởi, “nếm trải” chẳng làm sao có được nghĩa đúng-đắn của thứ ngôn ngữ ta thường dùng. Xưa nay, ta vẫn ưa vẫn thích “mùi ngon/vị ngọt”, nhưng không “nếm trải” được gì, nếu không đưa nó vào miệng rồi nuốt ực, ngõ hầu thưởng thức nó cách tận tình. Và khi đó, ta lại sẽ kêu lên: “Ôi chao là ngọt!” hoặc: “Úi chà! Sao mà đắng thế?” Hoặc: “Cay ơi là cay!”... Cũng có thể, chất ta “nếm trải” lại không thuận/hợp với ta; hoặc: ta chẳng ưa thích nó chút nào. Vấn đề là: mùi ngon/vị ngọt ấy, sẽ loại bỏ mọi khoảng cách, để rồi có người lại dõng-dạc tuyên-bố: “Ăn gì, bạn sẽ là người ấy!”
Thời Trung-cổ, truyền-thống phổ-đại chuyên sử-dụng ngôn-ngữ ẩn-dụ, như từ-vựng “nếm trải” ta nghe/biết về Chúa. Đây, là khía-cạnh phổ-cập cũng rất thường, vào buổi trước; tức: thời, mà con người có “cảm-giác linh-thiêng” như vật-thể hữu-hình, tựa hồ như thế. “Cảm-giác linh-thiêng”, điều-động bằng giác-quan tổng-thể hệt như một giao-hưởng-khúc gồm đủ mọi giác-quan thay cho ẩn-dụ. Chìa khoá chính cho giác-quan tổng-thể này, không là thị-kiến tạo nên vị-giác tổng-hợp, nhưng là thứ vị-giác thiêng-liêng linh-đạo. Xem như thế, ta trở thành bản-vị có đính-kèm vật-thể mà ta lĩnh-hội được theo cung-cách linh-thiêng giống hệt như thế. Nói tóm lại, Chúa để lại “mùi ngon/vị ngọt” nơi ta. Chúa có “mùi vị ngon ngọt” của riêng Ngài, ở mọi thời. Truyền-thống nhận định theo giác-quan như thế lại rực-sáng hơn, khi các đan-sĩ khổ-hạnh như người anh em hèn mọn Dòng Xitô lưu ý (đặc biệt là thánh Bernađô thành Clairvaux, đấng thánh hiền lành được biết nhiều dưới danh hiệu là “Tiến-sĩ-Mật” rất nổi cộm mà anh em đồng môn gọi ngài bằng danh-xưng rất gọn như: “Mật Huynh” cho “tiện bề sổ sách”; và truyền thống này, lan tràn sang các nữ-tử dòng Bê-ganh cũng như các tu-sinh dòng nữ ở mạn Bắc nước Đức, rất đặc biệt.
Thật ra, không chỉ mỗi Chúa mới ngọt ngào, mà cuộc sống hằng ngày của ta cũng ra thế!
Như, thánh vịnh 33 câu 9, cũng từng viết: “Hãy nếm và xem Thiên Chúa ngọt ngào dường bao.” (Tv 33: 9). Tiếng Do thái, sử dụng tính-từ “tob” có hai nghĩa: “tốt lành” và “ngọt ngào”. Trong khi đó, Bản Bảy Mươi Hy-Lạp lại sử-dụng từ-vựng: “chrestos”, dịch theo nghĩa đen, là: “hữu-dụng”, nhưng ở đây từ-vựng này mang sắc-màu ngộ-nghĩnh, khá lạ kỳ. Ở đây, tôi lại xin mở dấu ngoặc để quý vị cùng tôi, ta nhớ về thời xưa/cũ khi thánh Luca cũng đã sử-dụng tính-từ này trong một bài giảng-thuyết giản-dị để nói rằng: Thiên Chúa là Đấng “hữu dụng” đối với kẻ vô-ân, độc ác, bạc-tình. Thánh Giêrônimô, cách riêng, trong bản Vulgata lại đã chuyển-ngữ sang tiếng La-tinh bao gồm các từ, như: “gustate et videte quoniam bonus Dominus” – tức: “Hãy nếm và xem Thiên-Chúa tốt lành biết chừng nào”. Thánh-nhân dùng cụm từ “bonus Dominos” không để nhấn mạnh ý-nghĩa: “ngọt ngào” như câu “Hãy nếm và xem Thiên Chúa tốt lành dường bao!” Trong khi đó, thánh Augustinô lại không đồng ý với câu đó, nên đã viết: “Hãy ca tụng Chúa đi! Vì Ngài rất tốt lành (“bonus”) và: “Hãy hát ca Danh Người! vì Danh Người ngọt ngào biết mấy!” (“suavis”). Xem thế thì, thánh Augustinô đã triển-khai tư-tưởng bảo rằng: là con Chúa, ta được mời gọi “nếm trải Chúa” (“Gustare Dominum”). Dĩ nhiên, ta không là Chúa, nhưng tác giả Thánh Vịnh lại cứ bảo: “gustare quod non es” và “gustare suavitatem Dei” (tức: “Hãy nếm xem những gì không phải là ngươi” và “Hãy nếm trải vị ngọt của Thiên Chúa”) Thánh Bernađô, lại cũng viết: “Jesus dulcis memoria, dans vera cordis gaudia, sed super mel et omnia Eius dulcis praesentia” – tức: “Lạy Đức Giêsu, là nỗi nhớ ngọt ngào trong niềm vui đích-thực tận tâm can, Ngài là Đấng Hiện-Hữu ngọt hơn mật hoặc thứ gì khác”.
Kinh thánh tiếng Hipri lại mang đậm nguồn-hứng khá trải rộng để ta suy-tư theo kiểu cách giống như thế. Điều này ta có được là từ Thánh vịnh của mọi Ca vịnh. Đồng thời, ta có nhiều khả-hữu-thể như thế, giống như đoạn Tin Mừng do thánh Gioan ghi khi thánh-nhân đề-cập đến sự thể diễn ra trong buổi tiệc Tạ Từ, ở buổi đó Chúa có nói: “Tôi là bánh và rượu...” Khi thuyết giảng cho lớp người bình-dị/giản đơn, thánh Phaolô có lẽ đã so sánh những gì được thánh-nhân đã giảng-giải cho người bình-dân hiểu, rằng: sữa là mật, chứ không phải là của ăn/thức uống vẫn đông đặc. Đó, là những gì người xưa từng nếm trải. Bởi khi xưa, dân con đi Đạo từng cảm kích sự việc “nếm-trải” cách linh-thiêng trong hiệp thông rước Chúa vào lòng bằng cách đưa bánh thánh vào miệng, vào lưỡi (có lẽ thừa-tác-viên khi ấy, vẫn đặt Mình Thánh Chúa vào lòng bàn tay của người hiệp-thông rước lễ, là để nếm trải Thân Mình Ngài.
Ẩn-dụ “nếm trải” được diễn-tả như vui thích, thoải mái mang tính-chất rất chữa lành ngõ hầu dẫn đưa người hiệp-thông rước Chúa sẽ được tháp-ghép vào cơ thể Ngài để gắn bó cho chặt. Tin như thế, là hiểu rằng: để được sống còn, ta cần có và cần chọn cảm-giác ngọt ngào, vẫn rất ngon. Ta còn tiến xa nhiều hơn là chỉ “nếm trải” Chúa rất đích thực, đến độ ta trở nên giống như Chúa. Trở nên con cái của Chúa. Bởi, khi có được sự khai sáng ấy, đã thấy nhiều người có được chọn lựa cả về thị giác lẫn vị-giác, tức tập trung không chỉ vào “nhãn quan”, mà thôi. Một khi ta gặp loại hình thực phẩm mới mẻ nào đó và được mời ăn thử, thì cũng sẽ có đổi thay cũng rất mới. Như thế là, ta có thể tháp-ghép vào chính con người mình những gì khả dĩ giết chết hoặc chữa lành, những gì làm cho ta thêm bệnh hoạn hoặc nuôi ta cho tốt. Có chuyện ngộ nghĩnh là chất đường ngọt ngào lần đầu tiên được sản xuất theo số lượng lớn lao, là vào thế kỷ thứ 19-20 tại Anh quốc và nước Mỹ: cũng vào thời bấy giờ người người đã thấy mất mát đáng kể về tôn-giáo, lẫn niềm tin.
Ngôn-ngữ sử dụng cho giòng chảy ở dưới mang một chút dáng dấp có hơi Mỹ-quốc, nhưng cũng là lập trường đáng để ta quan tâm.
“Lạy Chúa, là Bánh ngọt,
Sữa-chua có mùi hương va-ni,
Là bánh qui vụn vặt có chất sôcôla,
là trà mạn ướp mật rất ngọt,
Không chất giọng nào có thể hát thành tiếng,
Chẳng bộ nhớ nào tìm ra được
Âm vang ngọt ngào hơn cả Danh Thánh của Ngài...”
Câu truyện dụ-ngôn đại loại như thế sẽ đưa ta đi từ những mỉa mai/châm biến đến vui hưởng/thưởng ngoạn và rồi để lại vị ngọt “nếm trải” nơi môi miệng của ta...
----------------------
(còn tiếp)
Lm Kevin O’Shea CSsR
Mai Tá lược dịch
Chương II
Kinh nghiệm về niềm tin
và mô-hình bậc cha-chú
(bài 12)
Phần I
(tiếp theo)
Tin Chúa, qua tầm nhìn tận chốn thâm sâu
Narendra: “Thưa ngài, tôi xin hỏi: có khi nào ngài thấy Chúa ở tâm can không?”
Sri Ramakrishna: “Có chứ! Tôi thấy Chúa rõ như tôi đang nhìn thấy ông đây, có điều là: tầm nhìn này mang ý-nghĩa đậm đặc hơn, thôi...”
Thật ra, riêng tôi vẫn một lòng cảm kích/biết ơn truyền thống “hư không/trống rỗng”, rất đặc biệt. Nhưng, chọn lựa của tôi, lại có đôi ý tưởng hơi khang khác. Bằng vào trực giác trong khuôn khổ có niềm tin, tôi thiển nghĩ: ta vẫn có thứ gì đó tốt lành hơn những thứ mà mọi người thường gọi là “tâm-thức” ở niềm tin, hơn nhận-thức giản-đơn bằng trực giác. Ở đây, tôi lại thấy trong đó có hình-hài của trí-tuệ. Đúng hơn, phải nói: đó là “tâm-thức nội-tại” vào với Chúa. Bởi, có vào với Chúa như thế, ta mới thấy ít/nhiều điều về chính Ngài. Xem thế thì, tâm-thức nội tại mang ý-nghĩa của tầm nhìn đi vào tận phần sâu thẳm, rất thần thánh. Và niềm tin, quả đã cho ta cơ-hội thuận-tiện để có được tầm-nhìn nhắm thẳng đích vào chốn thẳm sâu có Chúa, với Chúa.
Thánh Tôma Akinô, từng đề-cập vấn-đề tiên-quyết có liên quan đến điều mà thánh-nhân gọi là “Prima Pars” qua ý nghĩa của “tín điều thần thánh” vốn bảo rằng: thần-học của thánh-nhân khá an-phận không chỉ nhắm vào niềm tin mà thôi, nhưng đặc biệt hơn, còn nhắm cả vào loại-hình cá-biệt về hiểu/biết mang tính tích-cực do niềm tin đem lại, nữa.
Lập-trường được thánh-nhân đề ra đây, không là kinh-nghiệm huyền-bí khó lòng “sờ chạm” được, nhưng lại rất vững chắc, dễ nắm bắt. Nên, tâm-thức nội tại ở niềm tin, là đi vào với bí-nhiệm cốt-tủy ở niềm tin có tính tương-tác, nối kết. Đây, không là những gì hoàn toàn mang tính tư riêng, chủ quan. Bởi, bí-nhiệm cốt-tủy ở niềm tin được chất chứa theo cung cách đặc biệt nơi ngôn ngữ khách-quan mà niềm tin hàm-ẩn. Bí-nhiệm ấy, lại thấy có ở kinh “Tin Kính” do Giáo Hội đề ra. Nơi niềm tin, ta đạt hiểu/biết tích-cực có tư-chất thông-minh/trí-tuệ và Thiên Chúa là Đấng ẩn-tàng trong bí-nhiệm thần thánh được Giáo Hội nói lên bằng lời lẽ chắc-nịch qua kinh nguyện rất “Kính Tin”. Theo tôi, thánh Tôma Akinô có được lập-trường này, là do ông rút từ kho-tàng tư-tưởng của thánh Augustinô và ông đã chỉnh sửa đôi chỗ cho thích-hợp để thêm vào đó một vài điều, rồi theo cung-cách nào đó, đã thay đổi cả lập-trường của thánh Augustinô vốn bao gồm nhiều yếu-tố diễn-tả niềm tin-yêu hơn, về nhận-thức. Và, thánh-nhân lại đã thêm đôi điều vào trong đó, như để nhấn mạnh nhiều hơn nữa tính tích-cực của “luồng sáng” này.
Tính tích-cực nơi tâm-thức là “luồng sáng” của niềm tin
Sở dĩ Hội thánh ta sử-dụng cụm từ “luồng sáng”, là do nguồn từ-vựng mang tính ẩn-dụ. Ánh-sáng thể-lý tạo tính khách-quan cho mầu-sắc trước đã, rồi đưa chùm quang-phổ đến với ta. Thông thường thì, trí-tuệ của ta tự nó gọi được là “luồng sáng”, cũng rất đúng. “Luồng sáng” giúp ta hiểu/biết mọi sự. Bởi, nếu không, thì sự việc lại sẽ ẩn-tàng trong cảm xúc, mà thôi. Thẩm-quyền nắm vững chân-lý ban đầu, đã khách-quan-hoá sự việc để ta có thể hiểu được bí-nhiệm ẩn-tàng về Chúa và trong Chúa. Đó, là bước đầu cần thiết giúp ta tin.
Vai trò của “luồng sáng”, là chứng-thực rằng: tin Chúa đã trở thành giá-trị hữu-hiệu. Và, có như thế, mới giúp ta chỉnh-sửa được cảm-xúc vững mạnh ngõ hầu đòi-hỏi nơi ta động-thái trí-tuệ ở niềm tin.
Đây, là lý do cho thấy tại sao thánh Tôma Akinô vẫn cứ bảo: có hai hình-thái mà tiếng Latinh gọi là: “ratio inclinans voluntatem” và “voluntas firmans rationem”, tức: nói về kẻ tin được hướng-dẫn khá đầy đủ để ta tin nhiều thứ. Trường hợp tín-hữu Đức Kitô được “hướng dẫn cách sử dụng” quyền thánh-thiêng xác-minh bằng “phép lạ”. Nhưng, ở đây còn hơn thế, là bởi có thứ gọi là “Cộng Thêm” được tháp ghép vào đó. “Cộng thêm” đây, là bản-năng nội-tàng Chúa ban tặng và Ngài gọi mời, vẫn từ lâu.
Trước khi dân con Chúa có được động-thái “tận tình thuận thảo” (tức niềm tin ta xác tín), lại được ân-huệ chiếu rọi để rồi tin. Ân-huệ Chúa mặc khải: chính Ngài là Đấng Thánh-thiêng giúp ta tin. Là, huệ-lộc cho những người nghiêng về niềm tin rất rõ, vẫn nhủ rằng: Chúa tặng ban niềm tin là dành để cho ta, qua hình-thái tuy chưa hẳn là hiện-hữu hỗ-tương nơi tình bằng-hữu rất chí ái. Nhưng, nếu không có hình-thái đó, thì tình bác-ái/mến-thương cũng chẳng làm sao hiện-hữu được. Chiều-kích mến-thương giúp ta hướng về Chúa, chỉ mang tính hoàn-hảo khi ta được tình bác-ái/mến thương hướng-dẫn. Tình bác ái/mến thương, lại đem đến cho niềm-tin khí-thế kiên-định mà nó kiếm tìm; nhưng, tựu-trung nhận-thức sự việc như mầm mống, thì niềm tin phải đạt điểm-tới ngay từ đầu và rồi sẽ trang bị đối tượng một cách thoả đáng cho tình bác ái/mến thương. Cảm xúc từng dẫn dắt mọi sự đến với niềm tin, đòi hỏi trí-tuệ phải có niềm tin, tự nó đã trở thành điều mà thánh Augustinô gọi là tính “khai-sáng” niềm tin, vốn dĩ bao gồm niềm ao ước có được những Mối Phúc Thật, Chúa hứa ban; và cả quà tặng Ngài phát tặng cho niềm tin nữa.
Ý-chí, từ đó, đón nhận và đưa mọi sự vào với con người một cách thiện-nguyện, qua niềm tin. Trên thực tế, ta không chỉ thấy mỗi “tập-tính” quen thuộc đã và đang làm công việc này qua và bằng ý-chí, nhưng “tập-tính” đã trở thành chuyện cố-định –tựa hồ như khi ta dính-dự vào với sự thật ổn-cố, rất định đoạt. Đây, là cung-cách tập cho trí-tuệ có được tính quen thuộc trong kiến-tạo động-tác “tin”, ngõ hầu khiến nó tiếp tục làm mãi chuyện như thế. Cũng vậy, động-tác “tin” trở thành cố-định như vẫn tồn tại, cả khi con người vi-phạm trọng tội đến chết được; và như thế, đã mất đi lòng bác ái/mến thương (trừ phi ta quan niệm lỗi tội như một bất trung minh nhiên). Chính cảm-xúc duy-trì niềm tin nơi ta và cho ta. Ở động tác tin-yêu thần thánh, hai khả-năng nơi ta thường nâng cao lên tận tầm-cỡ của Thiên Chúa, tức: bằng cả tâm-can lẫn trí-tuệ. Những gì khi xưa ta vẫn sử-dụng tiếng La-tinh như câu nói: “pius credulitatis affectus” (tức: cảm xúc sốt mến vẫn ở niềm tin) đã có cùng bản-chất của sự việc cố-định như thế. Yêu-thương Chúa, qua và bằng sự thể như thế, trước nhất là tình thương-yêu mang tính siêu-nhiên, nói theo cung-cách di-truyền-học. Thương-yêu ấy, bao gồm lòng khao-khát/ước vọng mới chớm phát, về Mối Phúc Thật rất thánh thiêng xưa Chúa hứa cho ta, mà mỗi người trong ta vẫn tin tưởng sẽ lĩnh nhận.
Khi cứu xét đề-nghị nào đó mà ta tin, bằng vào niềm tin kiên định, thì đó là sự thật được tỏ-bày, trong đó có cả tính chủ-quan lẫn khách-quan rất đối tượng. Ở đây, còn có tính-cách rất “tôn kính”. Ở đây, chìa khoá chính của công-thức nằm ở trong đó, có tính chủ quan lẫn khách-quan, rất miên trường. Ta không có khả-năng khẳng-định công-thức ấy, mà không qua và không bằng vào niềm tin ta có. Và, khi ta khẳng định được điều ấy, lại đã có “luồng sáng mới” soi dọi ý-nghĩa của cả chủ thể lẫn đối tượng; soi dọi tiềm-năng tương-hợp cũng như kết-hiệp thực-thụ. Ví dụ cụ thể, là: nhiệm-tích Ba Ngôi Đức Chúa, sự kiện Chúa Nhập-thể và sự hiện-diện rất Thánh Thể của Chúa.
Điều này được lĩnh-hội một cách rất chính-xác. Ta biết rằng: ngày nay, phe/nhóm chủ trương sự vẹn-toàn nhấn mạnh lên tầm-kích trí-tuệ (còn gọi là lý-trí) của niềm tin vào mối căng-thẳng tệ-hại đánh động khía cạnh cảm-xúc/thực-nghiệm của nó. Ai cũng biết: ngày nay nhóm người chủ trương duy-vật-chất có cải-cách, lại không thấy điểm khác lạ giữa niềm tin bình-thường, người với người và sự thể coi như niềm tin-tưởng vào một Đức Chúa (mà họ coi Ngài như hư-ảo). Riêng tôi, tôi vẫn cố ý đặt-để một số từ-vựng vào sự quân bình giữa hai phía, không phải để đầu hàng/chào thua bên này và/hoặc đề cao bên kia, nhưng tôi chủ-trương duy-trì “luồng sáng” đích thực ở niềm tin. Tôi thiết nghĩ: đây mang tính-chất trước nhất hơn cả sự “tăm-tối”. Nay tôi nghĩ, hiện có mối nguy nan còn rõ nét hơn, trong mất mát tính-chất soi dọi niềm tin trong đó, hơn là mất đi ý-nghĩa nào về cảm-tính tương-đối ở niềm tin.
Tựa như thể, là: xưa nay ta nhấn mạnh quá đáng lên động-tác rất trí-tuệ ở niềm tin (cả thần-học lẫn tâm-lý-học của niềm tin đi Đạo). Cũng có cả một nhấn mạnh thái quá lên khía-cạnh tăm-tối của niềm tin (nơi thần-học của người Thệ-Phản và một số thần học bí-nhiệm giống thế, đến độ khía cạnh tích-cực của “luồng sáng niềm tin” hầu như bị bỏ qua một bên, không ai nghĩ đến.
-------
Trong số nhận-định mà tôi có lần đưa ra trong các buổi diễn-giải như thế này, tôi nhớ có lần từng nói: ý-chí của ta, vẫn có sự điều-động của Chúa mà ta gọi đó là huệ-lộc dẫn đưa ta vào với niềm tin-yêu thực-sự khiến ta đến gần với Chúa. Theo tôi nghĩ, khi bất cứ thực tại nào đến gần với ta, tự nó đã trở thành nhiều “trí-tuệ” hơn; nbói cách khác, ta có thể hiểu/biết nó rõ hơn. Thiên Chúa cũng làm thế. Thiên Chúa gần gũi với ta hơn qua tình-yêu Ngài ban phát cho ta, trong lúc ta tôn trọng mọi hạn hẹp của trí tuệ có giới hạn. Thiên Chúa khiến Ngài “dễ thấy” đối với ta bằng Tình thương-yêu Ngài tỏ ra với ta. Không có “luồng sáng tình yêu” này, thì không thể xảy ra như thế được.
Có điều rất đặc trưng (và tôi coi đây là điều rất rủi ro) có được từ triết-học hiện-đại và kết cuộc của nó cho ta thấy được đặc-tính rất “trí-tuệ” như điều gì khiến ta là những người có suy nghĩ vẫn hội ý để thông hiểu. Mà, nó lại quên trình-diện chính mình như một thực tại với thế giới bên ngoài là tâm-trí cũng như tâm-can của ta, một thực-tại vốn dĩ muốn chứng tỏ cho ta trong ý nghĩa nội-tại của nó và như thế khiến ta thông hiểu được nó. Điều này thừa nhận thực tại qua kiểu-cách Chúa vẫn làm...
Những giòng chảy tư tưởng cuối viết ở trên được coi như một dẫn nhập. Toàn bộ buổi tìm hiểu niềm tin hôm nay có cung cách để gỡ mở những gì gói ghém các điều như thế.
Tôi đồng thuận với Lm Aidan Nichols, o.p. có lần nói: tâm-thức hoặc luồng sáng này là khởi đầu và cũng là nốt-dạo-đầu cho thị kiến rất tốt phúc về chính nó. Đây còn là lời dạy diễn-lộ ra bên ngoài rất dễ thấy nơi tư-tưởng-gia nhà Đạo, là thánh Tôma Akinô.
Thánh-nhân có lần diễn đạt bảo rằng luồng sáng này mang mặc một triển vọng về thị-kiến cuối cùng ấy để trở thành loại-hình thị-kiến về Chúa là Đấng thích-hợp với sự sống trước nỗi chết cũng là loại hình giới-hạn nhưng vẫn là sự sống đích-thực. Chính đó là cung cách khiến thần-học (tức: tầm hiểu và biết về Thiên Chúa đi vào và đi với luồng sáng có niềm tin như thế) khác với tất cả những kỷ-luật trí-tuệ nào khác. Chúa là Đấng đến rất gần từng muốn mọi người thấy và biết Ngài cách trọn vẹn. Chỉ mỗi tính-chất dễ gãy đổ và chết chóc nơi con người mới hạn chế sự hiểu/biết ấy cách tạm thời thôi.
Chẳng có gì tập trung và ghi chú về niềm tin hơn sự hiện-thực của Sự Gần Gũi theo loại-hình của Chúa và hiện thực lòng muốn trong Chúa diễn tả để con người chúng ta biết Ngài cách trọn vẹn.
-------------
Có thể là, thần-học của ta lâu nay vẫn cứ tìm cách mô-tả niềm tin (và lòng mến) theo cung cách như thế. Và cho rằng: nếu diễn và tả quá nhiều điều tức chống đối, là bất trung cũng như thiếu tình thương-yêu.
Có điều khá lạ (và riêng tôi cũng thấy được và đã mở ngỏ cho mọi bình-phẩm cũng như phê-phán) để quan-niệm Chúa là Đấng có khả năng ban-phát huệ-lộc (nhất là ân-huệ và lộc-thánh để ta “tin”) vốn dĩ không phải là ân-huệ của lòng mến và cũng chẳng là quà-tặng trọn vẹn của Đức Chúa.
Thật cũng khó mà nắm bắt/hiểu thấu đáo cung cách Chúa có thể diễn tả bằng ngôn-ngữ cho ta để ta có thể tin, nhưng ta lại không muốn làm bạn-hữu, ít ra là chưa làm thế, lúc này! Ở đây, ta có thể quảng-diễn điều này và (để đối lại lập-trường của nhóm Thệ-Phản cũng như phương-án tư-duy và lập-luận của thánh Phaolô) cũng nên để tầm nhìn vào trình-thuật Tin Mừng của thánh Gioan để hiểu được truyền thông Công Giáo và đương nhiên cả đến tư-tưởng của thánh Tôma Akinô, cách đặc biệt.
(còn tiếp)
Lm Kevin O’Shea CSsR
Mai Tá lược dịch
Kinh nghiệm về niềm tin và mô-hình bậc cha-chú
(bài 11)
Phần I
(tiếp theo)
Tin, là nếm và thấy được Chúa
Một lần nữa, trước khi đi vào lập-trường tư-tưởng vốn bảo rằng: “tin”, bao gồm cả quà tặng được thấy Chúa, tôi muốn thêm thắt đôi chút để làm thành một thứ chuyển-tiếp từ tính “hư vô” đến những gì ta có thể nếm và thấy lại cũng được coi như tầm-nhìn về Chúa, rất tích-cực. Và, tôi cũng sẽ ngưng lại, ở giữa chừng.
Khi ta khám phá ra rằng: đôi lúc, ta cũng thích thực-tại rất thật này, vì có điều gì đó khiến ta cần quan-hệ với nó. Nói cách khác, ta cần “nếm trải” để hiểu nó.
Rất nhiều lần, ta cứ bị rơi vào bẫy-cạm của ngôn-ngữ nên đã sử-dụng đường lối rất thân quen về những chuyện đại loại như thế. Nhưng, tất cả vẫn là giòng chảy, không đổi thay. Và, ta không thể bắt chụp hoặc giữ chặt nó được. Đó, là thứ không-gian lưng chừng ở ngưỡng cửa phía dưới thấp, tục gọi là Chora (tức chốn miền thị-trấn rất quê nhà). Và khi đó, lại như thể có người đi bên cạnh cứ nói chuyện dụ-ngôn cho mình thưởng-lãm. Đây, là cảm-nghiệm về sử-dụng ngôn-ngữ một cách rất khác hẳn. Kiểu cách này, thường khiến ta bị xúc-động đến độ phải ngồi xuống một chốc lát, chẳng nói gì. Thế đó, là phản-ứng “nội-tại”, rất chức-năng. Người kể, lại sử dụng từ-vựng hoặc tuyên ngôn cùng dấu hiệu theo cung-cách riêng-tây của họ. Tức, đã ngưng không còn theo kiểu-cách của người kể hoặc sử-dụng ngữ-pháp theo phương-thức bình-thường nữa, nhưng lại nhìn thẳng mặt vào nữ-thần Medusa để thấy như thể bà ta vẫn chưa chết, nhưng rất đẹp. Và, miệng bà cười rất tươi, như reo vui thật diễm kiều... (x. Helene Cixous, The Laugh of Medusa). Kể truyện dụ-ngôn theo kiểu như thế, sẽ đặt mọi người vào trạng-thái có chút “nếm trải” cũng rất hay.
NẾM TRẢI
(Nguồn: “Hãy nếm và xem Thiên Chúa ngọt ngào dường bao.” (Tv 33: 9): The flavour of God in the monastic West, Rachel Fulton, Journal of Religion vol. 86, N.2, p. 169-ff)
Các sử-gia xưa nay thường triển-khai ý-nghĩa của “viễn cảnh”. Đó là ảnh-hình mang tính thị-giác bao hàm một luận-cứ rất ưu-việt. Đôi lúc, nó rất xa vời lại không có rào cản nào xuất hiện ở chính giữa. Thật ra thì, sử-gia nhà ta lại ưa-thích lối viết đầy ẩn-dụ nhằm nắm-giữ sự vật xa vời qua một chọn-lựa mang sắc-mầu riêng-tư, đầy ẩn-dụ ức. Đó, là thực-tại khác hẳn tầm-nhìn của người ở vị-thế đứng trụ mà quan-sát. Tất cả, đều nhận ra điều này khi xem xét sự-việc theo “viễn cảnh” cũng rất thật.
Có vị coi đó là chuyện “nếm trải”, tức: sử-dụng thứ ẩn-dụ khác hẳn. Bởi, “nếm trải” chẳng làm sao có được nghĩa đúng-đắn của thứ ngôn ngữ ta thường dùng. Xưa nay, ta vẫn ưa vẫn thích “mùi ngon/vị ngọt”, nhưng không “nếm trải” được gì, nếu không đưa nó vào miệng rồi nuốt ực, ngõ hầu thưởng thức nó cách tận tình. Và khi đó, ta lại sẽ kêu lên: “Ôi chao là ngọt!” hoặc: “Úi chà! Sao mà đắng thế?” Hoặc: “Cay ơi là cay!”... Cũng có thể, chất ta “nếm trải” lại không thuận/hợp với ta; hoặc: ta chẳng ưa thích nó chút nào. Vấn đề là: mùi ngon/vị ngọt ấy, sẽ loại bỏ mọi khoảng cách, để rồi có người lại dõng-dạc tuyên-bố: “Ăn gì, bạn sẽ là người ấy!”
Thời Trung-cổ, truyền-thống phổ-đại chuyên sử-dụng ngôn-ngữ ẩn-dụ, như từ-vựng “nếm trải” ta nghe/biết về Chúa. Đây, là khía-cạnh phổ-cập cũng rất thường, vào buổi trước; tức: thời, mà con người có “cảm-giác linh-thiêng” như vật-thể hữu-hình, tựa hồ như thế. “Cảm-giác linh-thiêng”, điều-động bằng giác-quan tổng-thể hệt như một giao-hưởng-khúc gồm đủ mọi giác-quan thay cho ẩn-dụ. Chìa khoá chính cho giác-quan tổng-thể này, không là thị-kiến tạo nên vị-giác tổng-hợp, nhưng là thứ vị-giác thiêng-liêng linh-đạo. Xem như thế, ta trở thành bản-vị có đính-kèm vật-thể mà ta lĩnh-hội được theo cung-cách linh-thiêng giống hệt như thế. Nói tóm lại, Chúa để lại “mùi ngon/vị ngọt” nơi ta. Chúa có “mùi vị ngon ngọt” của riêng Ngài, ở mọi thời. Truyền-thống nhận định theo giác-quan như thế lại rực-sáng hơn, khi các đan-sĩ khổ-hạnh như người anh em hèn mọn Dòng Xitô lưu ý (đặc biệt là thánh Bernađô thành Clairvaux, đấng thánh hiền lành được biết nhiều dưới danh hiệu là “Tiến-sĩ-Mật” rất nổi cộm mà anh em đồng môn gọi ngài bằng danh-xưng rất gọn như: “Mật Huynh” cho “tiện bề sổ sách”; và truyền thống này, lan tràn sang các nữ-tử dòng Bê-ganh cũng như các tu-sinh dòng nữ ở mạn Bắc nước Đức, rất đặc biệt.
Thật ra, không chỉ mỗi Chúa mới ngọt ngào, mà cuộc sống hằng ngày của ta cũng ra thế!
Như, thánh vịnh 33 câu 9, cũng từng viết: “Hãy nếm và xem Thiên Chúa ngọt ngào dường bao.” (Tv 33: 9). Tiếng Do thái, sử dụng tính-từ “tob” có hai nghĩa: “tốt lành” và “ngọt ngào”. Trong khi đó, Bản Bảy Mươi Hy-Lạp lại sử-dụng từ-vựng: “chrestos”, dịch theo nghĩa đen, là: “hữu-dụng”, nhưng ở đây từ-vựng này mang sắc-màu ngộ-nghĩnh, khá lạ kỳ. Ở đây, tôi lại xin mở dấu ngoặc để quý vị cùng tôi, ta nhớ về thời xưa/cũ khi thánh Luca cũng đã sử-dụng tính-từ này trong một bài giảng-thuyết giản-dị để nói rằng: Thiên Chúa là Đấng “hữu dụng” đối với kẻ vô-ân, độc ác, bạc-tình. Thánh Giêrônimô, cách riêng, trong bản Vulgata lại đã chuyển-ngữ sang tiếng La-tinh bao gồm các từ, như: “gustate et videte quoniam bonus Dominus” – tức: “Hãy nếm và xem Thiên-Chúa tốt lành biết chừng nào”. Thánh-nhân dùng cụm từ “bonus Dominos” không để nhấn mạnh ý-nghĩa: “ngọt ngào” như câu “Hãy nếm và xem Thiên Chúa tốt lành dường bao!” Trong khi đó, thánh Augustinô lại không đồng ý với câu đó, nên đã viết: “Hãy ca tụng Chúa đi! Vì Ngài rất tốt lành (“bonus”) và: “Hãy hát ca Danh Người! vì Danh Người ngọt ngào biết mấy!” (“suavis”). Xem thế thì, thánh Augustinô đã triển-khai tư-tưởng bảo rằng: là con Chúa, ta được mời gọi “nếm trải Chúa” (“Gustare Dominum”). Dĩ nhiên, ta không là Chúa, nhưng tác giả Thánh Vịnh lại cứ bảo: “gustare quod non es” và “gustare suavitatem Dei” (tức: “Hãy nếm xem những gì không phải là ngươi” và “Hãy nếm trải vị ngọt của Thiên Chúa”) Thánh Bernađô, lại cũng viết: “Jesus dulcis memoria, dans vera cordis gaudia, sed super mel et omnia Eius dulcis praesentia” – tức: “Lạy Đức Giêsu, là nỗi nhớ ngọt ngào trong niềm vui đích-thực tận tâm can, Ngài là Đấng Hiện-Hữu ngọt hơn mật hoặc thứ gì khác”.
Kinh thánh tiếng Hipri lại mang đậm nguồn-hứng khá trải rộng để ta suy-tư theo kiểu cách giống như thế. Điều này ta có được là từ Thánh vịnh của mọi Ca vịnh. Đồng thời, ta có nhiều khả-hữu-thể như thế, giống như đoạn Tin Mừng do thánh Gioan ghi khi thánh-nhân đề-cập đến sự thể diễn ra trong buổi tiệc Tạ Từ, ở buổi đó Chúa có nói: “Tôi là bánh và rượu...” Khi thuyết giảng cho lớp người bình-dị/giản đơn, thánh Phaolô có lẽ đã so sánh những gì được thánh-nhân đã giảng-giải cho người bình-dân hiểu, rằng: sữa là mật, chứ không phải là của ăn/thức uống vẫn đông đặc. Đó, là những gì người xưa từng nếm trải. Bởi khi xưa, dân con đi Đạo từng cảm kích sự việc “nếm-trải” cách linh-thiêng trong hiệp thông rước Chúa vào lòng bằng cách đưa bánh thánh vào miệng, vào lưỡi (có lẽ thừa-tác-viên khi ấy, vẫn đặt Mình Thánh Chúa vào lòng bàn tay của người hiệp-thông rước lễ, là để nếm trải Thân Mình Ngài.
Ẩn-dụ “nếm trải” được diễn-tả như vui thích, thoải mái mang tính-chất rất chữa lành ngõ hầu dẫn đưa người hiệp-thông rước Chúa sẽ được tháp-ghép vào cơ thể Ngài để gắn bó cho chặt. Tin như thế, là hiểu rằng: để được sống còn, ta cần có và cần chọn cảm-giác ngọt ngào, vẫn rất ngon. Ta còn tiến xa nhiều hơn là chỉ “nếm trải” Chúa rất đích thực, đến độ ta trở nên giống như Chúa. Trở nên con cái của Chúa. Bởi, khi có được sự khai sáng ấy, đã thấy nhiều người có được chọn lựa cả về thị giác lẫn vị-giác, tức tập trung không chỉ vào “nhãn quan”, mà thôi. Một khi ta gặp loại hình thực phẩm mới mẻ nào đó và được mời ăn thử, thì cũng sẽ có đổi thay cũng rất mới. Như thế là, ta có thể tháp-ghép vào chính con người mình những gì khả dĩ giết chết hoặc chữa lành, những gì làm cho ta thêm bệnh hoạn hoặc nuôi ta cho tốt. Có chuyện ngộ nghĩnh là chất đường ngọt ngào lần đầu tiên được sản xuất theo số lượng lớn lao, là vào thế kỷ thứ 19-20 tại Anh quốc và nước Mỹ: cũng vào thời bấy giờ người người đã thấy mất mát đáng kể về tôn-giáo, lẫn niềm tin.
Ngôn-ngữ sử dụng cho giòng chảy ở dưới mang một chút dáng dấp có hơi Mỹ-quốc, nhưng cũng là lập trường đáng để ta quan tâm.
“Lạy Chúa, là Bánh ngọt,
Sữa-chua có mùi hương va-ni,
Là bánh qui vụn vặt có chất sôcôla,
là trà mạn ướp mật rất ngọt,
Không chất giọng nào có thể hát thành tiếng,
Chẳng bộ nhớ nào tìm ra được
Âm vang ngọt ngào hơn cả Danh Thánh của Ngài...”
Câu truyện dụ-ngôn đại loại như thế sẽ đưa ta đi từ những mỉa mai/châm biến đến vui hưởng/thưởng ngoạn và rồi để lại vị ngọt “nếm trải” nơi môi miệng của ta...
----------------------
(còn tiếp)
Lm Kevin O’Shea CSsR
Mai Tá lược dịch
Chương II
Kinh nghiệm về niềm tin
và mô-hình bậc cha-chú
(bài 12)
Phần I
(tiếp theo)
Tin Chúa, qua tầm nhìn tận chốn thâm sâu
Narendra: “Thưa ngài, tôi xin hỏi: có khi nào ngài thấy Chúa ở tâm can không?”
Sri Ramakrishna: “Có chứ! Tôi thấy Chúa rõ như tôi đang nhìn thấy ông đây, có điều là: tầm nhìn này mang ý-nghĩa đậm đặc hơn, thôi...”
Thật ra, riêng tôi vẫn một lòng cảm kích/biết ơn truyền thống “hư không/trống rỗng”, rất đặc biệt. Nhưng, chọn lựa của tôi, lại có đôi ý tưởng hơi khang khác. Bằng vào trực giác trong khuôn khổ có niềm tin, tôi thiển nghĩ: ta vẫn có thứ gì đó tốt lành hơn những thứ mà mọi người thường gọi là “tâm-thức” ở niềm tin, hơn nhận-thức giản-đơn bằng trực giác. Ở đây, tôi lại thấy trong đó có hình-hài của trí-tuệ. Đúng hơn, phải nói: đó là “tâm-thức nội-tại” vào với Chúa. Bởi, có vào với Chúa như thế, ta mới thấy ít/nhiều điều về chính Ngài. Xem thế thì, tâm-thức nội tại mang ý-nghĩa của tầm nhìn đi vào tận phần sâu thẳm, rất thần thánh. Và niềm tin, quả đã cho ta cơ-hội thuận-tiện để có được tầm-nhìn nhắm thẳng đích vào chốn thẳm sâu có Chúa, với Chúa.
Thánh Tôma Akinô, từng đề-cập vấn-đề tiên-quyết có liên quan đến điều mà thánh-nhân gọi là “Prima Pars” qua ý nghĩa của “tín điều thần thánh” vốn bảo rằng: thần-học của thánh-nhân khá an-phận không chỉ nhắm vào niềm tin mà thôi, nhưng đặc biệt hơn, còn nhắm cả vào loại-hình cá-biệt về hiểu/biết mang tính tích-cực do niềm tin đem lại, nữa.
Lập-trường được thánh-nhân đề ra đây, không là kinh-nghiệm huyền-bí khó lòng “sờ chạm” được, nhưng lại rất vững chắc, dễ nắm bắt. Nên, tâm-thức nội tại ở niềm tin, là đi vào với bí-nhiệm cốt-tủy ở niềm tin có tính tương-tác, nối kết. Đây, không là những gì hoàn toàn mang tính tư riêng, chủ quan. Bởi, bí-nhiệm cốt-tủy ở niềm tin được chất chứa theo cung cách đặc biệt nơi ngôn ngữ khách-quan mà niềm tin hàm-ẩn. Bí-nhiệm ấy, lại thấy có ở kinh “Tin Kính” do Giáo Hội đề ra. Nơi niềm tin, ta đạt hiểu/biết tích-cực có tư-chất thông-minh/trí-tuệ và Thiên Chúa là Đấng ẩn-tàng trong bí-nhiệm thần thánh được Giáo Hội nói lên bằng lời lẽ chắc-nịch qua kinh nguyện rất “Kính Tin”. Theo tôi, thánh Tôma Akinô có được lập-trường này, là do ông rút từ kho-tàng tư-tưởng của thánh Augustinô và ông đã chỉnh sửa đôi chỗ cho thích-hợp để thêm vào đó một vài điều, rồi theo cung-cách nào đó, đã thay đổi cả lập-trường của thánh Augustinô vốn bao gồm nhiều yếu-tố diễn-tả niềm tin-yêu hơn, về nhận-thức. Và, thánh-nhân lại đã thêm đôi điều vào trong đó, như để nhấn mạnh nhiều hơn nữa tính tích-cực của “luồng sáng” này.
Tính tích-cực nơi tâm-thức là “luồng sáng” của niềm tin
Sở dĩ Hội thánh ta sử-dụng cụm từ “luồng sáng”, là do nguồn từ-vựng mang tính ẩn-dụ. Ánh-sáng thể-lý tạo tính khách-quan cho mầu-sắc trước đã, rồi đưa chùm quang-phổ đến với ta. Thông thường thì, trí-tuệ của ta tự nó gọi được là “luồng sáng”, cũng rất đúng. “Luồng sáng” giúp ta hiểu/biết mọi sự. Bởi, nếu không, thì sự việc lại sẽ ẩn-tàng trong cảm xúc, mà thôi. Thẩm-quyền nắm vững chân-lý ban đầu, đã khách-quan-hoá sự việc để ta có thể hiểu được bí-nhiệm ẩn-tàng về Chúa và trong Chúa. Đó, là bước đầu cần thiết giúp ta tin.
Vai trò của “luồng sáng”, là chứng-thực rằng: tin Chúa đã trở thành giá-trị hữu-hiệu. Và, có như thế, mới giúp ta chỉnh-sửa được cảm-xúc vững mạnh ngõ hầu đòi-hỏi nơi ta động-thái trí-tuệ ở niềm tin.
Đây, là lý do cho thấy tại sao thánh Tôma Akinô vẫn cứ bảo: có hai hình-thái mà tiếng Latinh gọi là: “ratio inclinans voluntatem” và “voluntas firmans rationem”, tức: nói về kẻ tin được hướng-dẫn khá đầy đủ để ta tin nhiều thứ. Trường hợp tín-hữu Đức Kitô được “hướng dẫn cách sử dụng” quyền thánh-thiêng xác-minh bằng “phép lạ”. Nhưng, ở đây còn hơn thế, là bởi có thứ gọi là “Cộng Thêm” được tháp ghép vào đó. “Cộng thêm” đây, là bản-năng nội-tàng Chúa ban tặng và Ngài gọi mời, vẫn từ lâu.
Trước khi dân con Chúa có được động-thái “tận tình thuận thảo” (tức niềm tin ta xác tín), lại được ân-huệ chiếu rọi để rồi tin. Ân-huệ Chúa mặc khải: chính Ngài là Đấng Thánh-thiêng giúp ta tin. Là, huệ-lộc cho những người nghiêng về niềm tin rất rõ, vẫn nhủ rằng: Chúa tặng ban niềm tin là dành để cho ta, qua hình-thái tuy chưa hẳn là hiện-hữu hỗ-tương nơi tình bằng-hữu rất chí ái. Nhưng, nếu không có hình-thái đó, thì tình bác-ái/mến-thương cũng chẳng làm sao hiện-hữu được. Chiều-kích mến-thương giúp ta hướng về Chúa, chỉ mang tính hoàn-hảo khi ta được tình bác-ái/mến thương hướng-dẫn. Tình bác ái/mến thương, lại đem đến cho niềm-tin khí-thế kiên-định mà nó kiếm tìm; nhưng, tựu-trung nhận-thức sự việc như mầm mống, thì niềm tin phải đạt điểm-tới ngay từ đầu và rồi sẽ trang bị đối tượng một cách thoả đáng cho tình bác ái/mến thương. Cảm xúc từng dẫn dắt mọi sự đến với niềm tin, đòi hỏi trí-tuệ phải có niềm tin, tự nó đã trở thành điều mà thánh Augustinô gọi là tính “khai-sáng” niềm tin, vốn dĩ bao gồm niềm ao ước có được những Mối Phúc Thật, Chúa hứa ban; và cả quà tặng Ngài phát tặng cho niềm tin nữa.
Ý-chí, từ đó, đón nhận và đưa mọi sự vào với con người một cách thiện-nguyện, qua niềm tin. Trên thực tế, ta không chỉ thấy mỗi “tập-tính” quen thuộc đã và đang làm công việc này qua và bằng ý-chí, nhưng “tập-tính” đã trở thành chuyện cố-định –tựa hồ như khi ta dính-dự vào với sự thật ổn-cố, rất định đoạt. Đây, là cung-cách tập cho trí-tuệ có được tính quen thuộc trong kiến-tạo động-tác “tin”, ngõ hầu khiến nó tiếp tục làm mãi chuyện như thế. Cũng vậy, động-tác “tin” trở thành cố-định như vẫn tồn tại, cả khi con người vi-phạm trọng tội đến chết được; và như thế, đã mất đi lòng bác ái/mến thương (trừ phi ta quan niệm lỗi tội như một bất trung minh nhiên). Chính cảm-xúc duy-trì niềm tin nơi ta và cho ta. Ở động tác tin-yêu thần thánh, hai khả-năng nơi ta thường nâng cao lên tận tầm-cỡ của Thiên Chúa, tức: bằng cả tâm-can lẫn trí-tuệ. Những gì khi xưa ta vẫn sử-dụng tiếng La-tinh như câu nói: “pius credulitatis affectus” (tức: cảm xúc sốt mến vẫn ở niềm tin) đã có cùng bản-chất của sự việc cố-định như thế. Yêu-thương Chúa, qua và bằng sự thể như thế, trước nhất là tình thương-yêu mang tính siêu-nhiên, nói theo cung-cách di-truyền-học. Thương-yêu ấy, bao gồm lòng khao-khát/ước vọng mới chớm phát, về Mối Phúc Thật rất thánh thiêng xưa Chúa hứa cho ta, mà mỗi người trong ta vẫn tin tưởng sẽ lĩnh nhận.
Khi cứu xét đề-nghị nào đó mà ta tin, bằng vào niềm tin kiên định, thì đó là sự thật được tỏ-bày, trong đó có cả tính chủ-quan lẫn khách-quan rất đối tượng. Ở đây, còn có tính-cách rất “tôn kính”. Ở đây, chìa khoá chính của công-thức nằm ở trong đó, có tính chủ quan lẫn khách-quan, rất miên trường. Ta không có khả-năng khẳng-định công-thức ấy, mà không qua và không bằng vào niềm tin ta có. Và, khi ta khẳng định được điều ấy, lại đã có “luồng sáng mới” soi dọi ý-nghĩa của cả chủ thể lẫn đối tượng; soi dọi tiềm-năng tương-hợp cũng như kết-hiệp thực-thụ. Ví dụ cụ thể, là: nhiệm-tích Ba Ngôi Đức Chúa, sự kiện Chúa Nhập-thể và sự hiện-diện rất Thánh Thể của Chúa.
Điều này được lĩnh-hội một cách rất chính-xác. Ta biết rằng: ngày nay, phe/nhóm chủ trương sự vẹn-toàn nhấn mạnh lên tầm-kích trí-tuệ (còn gọi là lý-trí) của niềm tin vào mối căng-thẳng tệ-hại đánh động khía cạnh cảm-xúc/thực-nghiệm của nó. Ai cũng biết: ngày nay nhóm người chủ trương duy-vật-chất có cải-cách, lại không thấy điểm khác lạ giữa niềm tin bình-thường, người với người và sự thể coi như niềm tin-tưởng vào một Đức Chúa (mà họ coi Ngài như hư-ảo). Riêng tôi, tôi vẫn cố ý đặt-để một số từ-vựng vào sự quân bình giữa hai phía, không phải để đầu hàng/chào thua bên này và/hoặc đề cao bên kia, nhưng tôi chủ-trương duy-trì “luồng sáng” đích thực ở niềm tin. Tôi thiết nghĩ: đây mang tính-chất trước nhất hơn cả sự “tăm-tối”. Nay tôi nghĩ, hiện có mối nguy nan còn rõ nét hơn, trong mất mát tính-chất soi dọi niềm tin trong đó, hơn là mất đi ý-nghĩa nào về cảm-tính tương-đối ở niềm tin.
Tựa như thể, là: xưa nay ta nhấn mạnh quá đáng lên động-tác rất trí-tuệ ở niềm tin (cả thần-học lẫn tâm-lý-học của niềm tin đi Đạo). Cũng có cả một nhấn mạnh thái quá lên khía-cạnh tăm-tối của niềm tin (nơi thần-học của người Thệ-Phản và một số thần học bí-nhiệm giống thế, đến độ khía cạnh tích-cực của “luồng sáng niềm tin” hầu như bị bỏ qua một bên, không ai nghĩ đến.
-------
Trong số nhận-định mà tôi có lần đưa ra trong các buổi diễn-giải như thế này, tôi nhớ có lần từng nói: ý-chí của ta, vẫn có sự điều-động của Chúa mà ta gọi đó là huệ-lộc dẫn đưa ta vào với niềm tin-yêu thực-sự khiến ta đến gần với Chúa. Theo tôi nghĩ, khi bất cứ thực tại nào đến gần với ta, tự nó đã trở thành nhiều “trí-tuệ” hơn; nbói cách khác, ta có thể hiểu/biết nó rõ hơn. Thiên Chúa cũng làm thế. Thiên Chúa gần gũi với ta hơn qua tình-yêu Ngài ban phát cho ta, trong lúc ta tôn trọng mọi hạn hẹp của trí tuệ có giới hạn. Thiên Chúa khiến Ngài “dễ thấy” đối với ta bằng Tình thương-yêu Ngài tỏ ra với ta. Không có “luồng sáng tình yêu” này, thì không thể xảy ra như thế được.
Có điều rất đặc trưng (và tôi coi đây là điều rất rủi ro) có được từ triết-học hiện-đại và kết cuộc của nó cho ta thấy được đặc-tính rất “trí-tuệ” như điều gì khiến ta là những người có suy nghĩ vẫn hội ý để thông hiểu. Mà, nó lại quên trình-diện chính mình như một thực tại với thế giới bên ngoài là tâm-trí cũng như tâm-can của ta, một thực-tại vốn dĩ muốn chứng tỏ cho ta trong ý nghĩa nội-tại của nó và như thế khiến ta thông hiểu được nó. Điều này thừa nhận thực tại qua kiểu-cách Chúa vẫn làm...
Những giòng chảy tư tưởng cuối viết ở trên được coi như một dẫn nhập. Toàn bộ buổi tìm hiểu niềm tin hôm nay có cung cách để gỡ mở những gì gói ghém các điều như thế.
Tôi đồng thuận với Lm Aidan Nichols, o.p. có lần nói: tâm-thức hoặc luồng sáng này là khởi đầu và cũng là nốt-dạo-đầu cho thị kiến rất tốt phúc về chính nó. Đây còn là lời dạy diễn-lộ ra bên ngoài rất dễ thấy nơi tư-tưởng-gia nhà Đạo, là thánh Tôma Akinô.
Thánh-nhân có lần diễn đạt bảo rằng luồng sáng này mang mặc một triển vọng về thị-kiến cuối cùng ấy để trở thành loại-hình thị-kiến về Chúa là Đấng thích-hợp với sự sống trước nỗi chết cũng là loại hình giới-hạn nhưng vẫn là sự sống đích-thực. Chính đó là cung cách khiến thần-học (tức: tầm hiểu và biết về Thiên Chúa đi vào và đi với luồng sáng có niềm tin như thế) khác với tất cả những kỷ-luật trí-tuệ nào khác. Chúa là Đấng đến rất gần từng muốn mọi người thấy và biết Ngài cách trọn vẹn. Chỉ mỗi tính-chất dễ gãy đổ và chết chóc nơi con người mới hạn chế sự hiểu/biết ấy cách tạm thời thôi.
Chẳng có gì tập trung và ghi chú về niềm tin hơn sự hiện-thực của Sự Gần Gũi theo loại-hình của Chúa và hiện thực lòng muốn trong Chúa diễn tả để con người chúng ta biết Ngài cách trọn vẹn.
-------------
Có thể là, thần-học của ta lâu nay vẫn cứ tìm cách mô-tả niềm tin (và lòng mến) theo cung cách như thế. Và cho rằng: nếu diễn và tả quá nhiều điều tức chống đối, là bất trung cũng như thiếu tình thương-yêu.
Có điều khá lạ (và riêng tôi cũng thấy được và đã mở ngỏ cho mọi bình-phẩm cũng như phê-phán) để quan-niệm Chúa là Đấng có khả năng ban-phát huệ-lộc (nhất là ân-huệ và lộc-thánh để ta “tin”) vốn dĩ không phải là ân-huệ của lòng mến và cũng chẳng là quà-tặng trọn vẹn của Đức Chúa.
Thật cũng khó mà nắm bắt/hiểu thấu đáo cung cách Chúa có thể diễn tả bằng ngôn-ngữ cho ta để ta có thể tin, nhưng ta lại không muốn làm bạn-hữu, ít ra là chưa làm thế, lúc này! Ở đây, ta có thể quảng-diễn điều này và (để đối lại lập-trường của nhóm Thệ-Phản cũng như phương-án tư-duy và lập-luận của thánh Phaolô) cũng nên để tầm nhìn vào trình-thuật Tin Mừng của thánh Gioan để hiểu được truyền thông Công Giáo và đương nhiên cả đến tư-tưởng của thánh Tôma Akinô, cách đặc biệt.
(còn tiếp)
Lm Kevin O’Shea CSsR
Mai Tá lược dịch
Thông Báo
Thông Báo Đại Hội Lavang của Tổng Giáo Phận Melbourne
Ban Tổ Chúc ĐHTM Lavang Melbourne
23:40 05/09/2013
THÔNG BÁO ĐẠI HỘI THÁNH MẪU LA-VANG
Kính thưa quý Linh Mục, quý Tu Sĩ, quý Ông Bà và Anh Chị Em tín hữu,
Để đánh dấu Năm Đức Tin và kỷ niệm 25 năm ngày 117 các Thánh Tử Đạo Việt Nam được nâng lên bậc Hiển Thánh, Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam thuộc Tổng Giáo Phận Melbourne, sẽ long trọng tổ chức Đại Hội Thánh Mẫu La-Vang vào hai ngày 11 và 12 tháng 10 năm 2013, tại Trung Tâm Hoan Thiện, 225 Hutton Road, Keysborough 3173.
Đại hội này một phần nào nói lên sự trưởng thành của khối người Việt Công Giáo tại Úc Châu và thao thức muốn làm chứng tá, bảo tồn và phát huy truyền thống đức tin đặc thù của mình trong môi trường mới. Như những người dân Chúa trọn trên đất lưu đầy năm xưa, chúng ta những người Việt Công Giáo ly hương cũng có bổn phận gìn giữ gia tài thiêng liêng đã lãnh nhận từ tiền nhân anh dũng.
Trong tâm tình đó, xin kính mời toàn thể anh chị em tín hữu tại Melbourne cũng như khắp nơi trên lục địa Úc Châu cùng hiệp thông tham dự Đại Hội Thánh Mẫu với chủ đề “Đồng Hành với Mẹ La-Vang trong Niềm Tin”. Chúng ta cùng nhau cảm tạ Thiên Chúa qua sự chuyển cầu của Mẹ La-Vang và ôn lại trang sử hào hùng của các Thánh Tử Đạo Việt Nam.
Tuy lần đầu tiên còn thiếu thốn kinh nghiệm và điều kiện vật chất, chúng tôi Ban Tổ Chức phó thác vào sự quan phòng của Thiên Chúa, sự cầu bầu của Đức Mẹ La-Vang và sự đóng góp nhiệt tình của nhiều người, với ước nguyện làm phát huy truyền thống đức tin Công Giáo Việt Nam và biểu hiện tình liên đới trong cộng đồng.
Kính mong sự hiện diện và thông công của mọi đồng hương tín hữu trong những ngày trọng đại này. Xin qúy vị xem qua chương trình dưới đây để sắp xếp thời gian tham dự.
Trân trọng kính mời
Phaolô Nguyễn Ngọc Trúc
Trưởng Ban Điều Hành HĐMVCĐCGVN TGP Melbourne
Kiến Thị
+Vincent Nguyễn Văn Long OFMConv
Giám Mục Phụ Tá TGP Melbourne
-----------------------------------------------------------------------------------
Xin gửi đính kèm chương trình tổng quát của Ngày Đại Hội và những chi tiết liên quan đến ngày ĐHTM
CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỘI THÁNH MẪU LAVANG
Chủ Đề: Đồng Hành với Mẹ LaVang trong Niềm Tin
Ngày tồ chức: Chiều Thứ Sáu 11/10/2013 & Thứ bảy 12/10/2013
Địa điểm: Trung Tâm Hoan Thiện
225 Hutton Rd, Keysborough Vic 3173
Thứ Sáu: 11/10/2013
7:30pm – 10:00pm: Đêm Hội Ngộ Giới Trẻ
Thứ Bảy – 12/10/2013
8:30am – 9:30am: Tập Trung & ổn định mọi việc
9:30am – 10:30am: Dâng Hoa, Rước Kiệu Đức Mẹ LaVang & Thánh Giá
10:30am – 11:15am: Đức Giám Mục Vincent Nguyễn Văn Long tuyên bố khai mạc Đại Hội Thánh Mẫu LaVang 2013
Bài Thuyết Giảng của Đức Giám Mục Vincent Nguyễn Văn Long
11:15am – 12:00pm: Nghỉ giải lao & sinh hoạt chung
12:00pm – 12:30pm: Bài Thuyết Giảng 2
12:30pm – 2:00pm: Nghỉ ăn trưa & sinh hoạt chung
2:00pm – 2:45pm : Chương Trình Hội Thảo 1
2:45pm – 3:15pm: Nghỉ giải lao & sinh hoạt chung
3:15pm – 4:00pm: Chương Trình Hội Thảo 2
4:00pm – 4:30pm: Nghỉ giải lao & sinh hoạt chung
4:30pm – 5:15pm: Lần chuỗi Mân Côi với Diễn Nguyện - Năm Sự Vui
5:15pm – 7:00pm: Thánh lễ Đại Trào
7:00pm – 7:30pm: Nghỉ ăn tối
7:30pm – 9:00pm: Chương trình Văn Nghệ
9:00pm – 9:30pm: Nghi Thức thắp nến cầu nguyện
9:30pm: Đại Hội Bế Mạc
Những điểm quan trọng xin lưu ý:
• Chương trình sẽ khai mạc đúng giờ, xin quý vị đến sớm để tiện việc sắp xếp.
• Xin quý vị liên lạc với Ban Mục Vụ Cộng Đoàn hoặc Giáo Xứ nếu muốn đi chung xe Bus với Cộng Đoàn của mình
• Sẽ có 2 điểm đậu xe (Xin xem bản đồ ở mặt sau):
1. Trung tâm Hoan Thiện - 225 Hutton Rd, Keysborough Vic 3173 (Bản đồ Melway: 94A2)
2. 33-49 JALTA CRT, Keysborough Vic 3173 (Bản đồ Melway: 93K2), cách Trung Tâm Hoan Thiện 1.2km. Sẽ có xe Bus đưa đón quý vị đến địa điểm hành lễ
• Để tránh những bất trắc có thể xảy ra, xin quý vị theo sự hướng dẫn của Ban Tổ Chức
• Xin quý vị mang theo thực phẩm. Ban Tổ Chức sẽ cung cấp nước uống.
• Xin quý vị nhớ mang theo dù, áo mưa, áo gió & giữ gìn vệ sinh chung
Kính thưa quý Linh Mục, quý Tu Sĩ, quý Ông Bà và Anh Chị Em tín hữu,
Để đánh dấu Năm Đức Tin và kỷ niệm 25 năm ngày 117 các Thánh Tử Đạo Việt Nam được nâng lên bậc Hiển Thánh, Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam thuộc Tổng Giáo Phận Melbourne, sẽ long trọng tổ chức Đại Hội Thánh Mẫu La-Vang vào hai ngày 11 và 12 tháng 10 năm 2013, tại Trung Tâm Hoan Thiện, 225 Hutton Road, Keysborough 3173.
Đại hội này một phần nào nói lên sự trưởng thành của khối người Việt Công Giáo tại Úc Châu và thao thức muốn làm chứng tá, bảo tồn và phát huy truyền thống đức tin đặc thù của mình trong môi trường mới. Như những người dân Chúa trọn trên đất lưu đầy năm xưa, chúng ta những người Việt Công Giáo ly hương cũng có bổn phận gìn giữ gia tài thiêng liêng đã lãnh nhận từ tiền nhân anh dũng.
Trong tâm tình đó, xin kính mời toàn thể anh chị em tín hữu tại Melbourne cũng như khắp nơi trên lục địa Úc Châu cùng hiệp thông tham dự Đại Hội Thánh Mẫu với chủ đề “Đồng Hành với Mẹ La-Vang trong Niềm Tin”. Chúng ta cùng nhau cảm tạ Thiên Chúa qua sự chuyển cầu của Mẹ La-Vang và ôn lại trang sử hào hùng của các Thánh Tử Đạo Việt Nam.
Tuy lần đầu tiên còn thiếu thốn kinh nghiệm và điều kiện vật chất, chúng tôi Ban Tổ Chức phó thác vào sự quan phòng của Thiên Chúa, sự cầu bầu của Đức Mẹ La-Vang và sự đóng góp nhiệt tình của nhiều người, với ước nguyện làm phát huy truyền thống đức tin Công Giáo Việt Nam và biểu hiện tình liên đới trong cộng đồng.
Kính mong sự hiện diện và thông công của mọi đồng hương tín hữu trong những ngày trọng đại này. Xin qúy vị xem qua chương trình dưới đây để sắp xếp thời gian tham dự.
Trân trọng kính mời
Phaolô Nguyễn Ngọc Trúc
Trưởng Ban Điều Hành HĐMVCĐCGVN TGP Melbourne
Kiến Thị
+Vincent Nguyễn Văn Long OFMConv
Giám Mục Phụ Tá TGP Melbourne
-----------------------------------------------------------------------------------
Xin gửi đính kèm chương trình tổng quát của Ngày Đại Hội và những chi tiết liên quan đến ngày ĐHTM
CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỘI THÁNH MẪU LAVANG
Chủ Đề: Đồng Hành với Mẹ LaVang trong Niềm Tin
Ngày tồ chức: Chiều Thứ Sáu 11/10/2013 & Thứ bảy 12/10/2013
Địa điểm: Trung Tâm Hoan Thiện
225 Hutton Rd, Keysborough Vic 3173
Thứ Sáu: 11/10/2013
7:30pm – 10:00pm: Đêm Hội Ngộ Giới Trẻ
Thứ Bảy – 12/10/2013
8:30am – 9:30am: Tập Trung & ổn định mọi việc
9:30am – 10:30am: Dâng Hoa, Rước Kiệu Đức Mẹ LaVang & Thánh Giá
10:30am – 11:15am: Đức Giám Mục Vincent Nguyễn Văn Long tuyên bố khai mạc Đại Hội Thánh Mẫu LaVang 2013
Bài Thuyết Giảng của Đức Giám Mục Vincent Nguyễn Văn Long
11:15am – 12:00pm: Nghỉ giải lao & sinh hoạt chung
12:00pm – 12:30pm: Bài Thuyết Giảng 2
12:30pm – 2:00pm: Nghỉ ăn trưa & sinh hoạt chung
2:00pm – 2:45pm : Chương Trình Hội Thảo 1
2:45pm – 3:15pm: Nghỉ giải lao & sinh hoạt chung
3:15pm – 4:00pm: Chương Trình Hội Thảo 2
4:00pm – 4:30pm: Nghỉ giải lao & sinh hoạt chung
4:30pm – 5:15pm: Lần chuỗi Mân Côi với Diễn Nguyện - Năm Sự Vui
5:15pm – 7:00pm: Thánh lễ Đại Trào
7:00pm – 7:30pm: Nghỉ ăn tối
7:30pm – 9:00pm: Chương trình Văn Nghệ
9:00pm – 9:30pm: Nghi Thức thắp nến cầu nguyện
9:30pm: Đại Hội Bế Mạc
Những điểm quan trọng xin lưu ý:
• Chương trình sẽ khai mạc đúng giờ, xin quý vị đến sớm để tiện việc sắp xếp.
• Xin quý vị liên lạc với Ban Mục Vụ Cộng Đoàn hoặc Giáo Xứ nếu muốn đi chung xe Bus với Cộng Đoàn của mình
• Sẽ có 2 điểm đậu xe (Xin xem bản đồ ở mặt sau):
1. Trung tâm Hoan Thiện - 225 Hutton Rd, Keysborough Vic 3173 (Bản đồ Melway: 94A2)
2. 33-49 JALTA CRT, Keysborough Vic 3173 (Bản đồ Melway: 93K2), cách Trung Tâm Hoan Thiện 1.2km. Sẽ có xe Bus đưa đón quý vị đến địa điểm hành lễ
• Để tránh những bất trắc có thể xảy ra, xin quý vị theo sự hướng dẫn của Ban Tổ Chức
• Xin quý vị mang theo thực phẩm. Ban Tổ Chức sẽ cung cấp nước uống.
• Xin quý vị nhớ mang theo dù, áo mưa, áo gió & giữ gìn vệ sinh chung
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Đi Tới Trời
Nguyễn Trung Tây Lm. (SVD)
21:24 05/09/2013
Ảnh của Nguyễn Trung Tây, Lm. (SVD)
Từng bước, từng bậc, chân đi tới,
Trời nắng (?), kéo mây, Chúa che đầu.
Mỏi gối, chồn chân (?), tay Chúa nắm.
Đường mở, lối bước, đi tới Trời.
(NTT)
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 30/8 - 05/9/2013 - Giáo Hội Công Giáo tại Nam Hàn – 07/09 Ngày Cầu Nguyện cho hòa bình thế giới
VietCatholic Network
14:30 05/09/2013
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Đức Thánh Cha Phanxicô đã tái tục các buổi triều kiến chung thứ Tư hàng tuần tại Quảng trường Thánh Phêrô. Hôm thứ Tư 4 tháng 9 đã có khoảng 50,000 người tham dự. Dịp này, Đức Thánh Cha đã duyệt lại những khoảnh khắc chính trong chuyến thăm của ngài đến Brazil vào cuối tháng Bẩy vừa qua, và một lần nữa, Đức Thánh Cha khích lệ giới trẻ bước ra và thay đổi thế giới cho tốt đẹp hơn, và công bằng hơn.
Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến
Hôm nay tôi muốn đề cập đến chuyến thăm gần đây của tôi tại Brazil trong Ngày Giới trẻ Thế giới. Là một người xuất thân từ châu Mỹ, tôi cảm ơn Chúa vì ơn quan phòng của Ngài đã ban cho tôi hồng ân tuyệt vời này! Tôi cũng cảm ơn Đức Mẹ Aparecida về sự hiện diện liên tục của Mẹ. Nhắc lại những lời cảm ơn các nhà chức trách dân sự và Giáo Hội, tôi muốn nói rằng Brazil thật tuyệt vời! Tôi muốn dùng ba từ để mô tả chuyến viếng thăm của tôi, đó là chào đón, cử hành và sứ vụ. Ngày Giới Trẻ Thế Giới đã được đặc trưng trước hết bởi sự đón tiếp mở rộng cho tất cả chúng ta, mỗi chuyến viếng thăm đều có những thách đố của nó, nhưng chúng có thể được biến đổi bởi sự chào đón tuyệt vời. Tiếp theo, là cử hành: đỉnh cao của Ngày Giới trẻ Thế giới được cảm nghiệm khi chúng ta ca ngợi Chúa, lắng nghe lời Người và thờ lạy Người trong thinh lặng. Yếu tố thứ ba là sứ vụ: Chúa Giêsu đã nói " hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ" . Sau đó, Ngài còn nói thêm, "Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế". Điều này là thiết yếu vì chỉ trong Chúa Kitô chúng ta mới có thể mang Tin Mừng đến cho người khác. Chào mừng, cử hành, và sứ vụ: những từ ngữ này không chỉ đơn giản nhắc nhở chúng ta về Rio, nhưng còn là một nguồn cảm hứng cho cuộc sống chúng ta và các cộng đoàn của chúng ta nữa.
Đức Thánh Cha cũng đã mời gọi thế giới cùng tham dự cho ngày ăn chay và cầu nguyện cho hòa bình thế giới vào thứ Bẩy này. Ngài nói:
"Thứ Bảy sắp tới chúng ta cùng sống một ngày đặc biệt để ăn chay và cầu nguyện cho hòa bình ở Syria, Trung Đông, và trên toàn thế giới. Chúng ta cũng cầu nguyện cho sự bình an trong tâm hồn chúng ta, vì hòa bình bắt đầu từ trái tim của chúng ta. Tôi lặp lại lời mời toàn thể Giáo Hội hãy sống ngày này thật sốt sắng, và ngay lúc này đây tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến các anh em chị em Kitô hữu khác, cũng như các anh chị em của các tôn giáo khác và những người nam nữ thiện chí mong muốn tham gia vào sáng kiến này, tại những nơi và theo những cách thức của riêng của họ. "
2. Đức Giáo Hoàng chúc mừng năm mới cho các nhà lãnh đạo của Công Nghị Do Thái Thế Giới
Sáng thứ Hai ngày 2 tháng 9, Đức Thánh Cha Phanxicô chào đón ông Ronald Lauder, Chủ Công Nghị Do Thái Thế Giới. Cùng đi với ông còn có các nhà lãnh đạo khác của Công Nghị, đại diện cho người Do Thái đang sống rải rác tại hơn 100 quốc gia.
Đức Giáo Hoàng đã sử dụng một công thức truyền thống để chúc mừng Năm Mới cho người Do Thái bằng tiếng Hêbrơ.
Cuộc gặp gỡ giữa Đức Thánh Cha và các nhà lãnh đạo Do Thái đã diễn ra rất thân mật. Ông Lauder đã tặng Đức Thánh Cha một bánh mật ong, là một trong những món quà truyền thống vào dịp năm mới của người Do Thái tượng trưng cho sự khởi đầu cho một năm ngọt ngào. Ông cũng tặng Đức Thánh Cha một chiếc tách Kiddush thường được dùng trong ngày Shabbat.
Trong buổi gặp gỡ này, Đức Thánh Cha và các nhà lãnh đạo Do Thái đã nói về sự cần thiết phải tránh cho được những cuộc chiến bằng mọi giá, và các vị đồng ý dấn thân bảo vệ tự do tôn giáo, đặc biệt là cho các nhóm thiểu số, trên toàn thế giới.
Các nhà lãnh đạo Do Thái rất hài lòng với buổi tiếp kiến với Đức Thánh Cha. Họ gọi chuyến đi Brazil của Đức Thánh Cha là một “phép lạ”.
Trong một tuyên bố chung được đưa ra sau đó, các nhà lãnh đạo Do Thái còn nói rằng trong 2000 năm qua, quan hệ giữa Giáo Hội Công Giáo và Do Thái Giáo chưa bao giờ tốt đẹp như hiện nay.
3. Đức Thánh Cha công bố ngày 7 tháng 9 là ngày ăn chay và cầu nguyện cho hòa bình
"Không bao giờ để xảy ra chiến tranh một lần nữa! Hòa bình là một ân sủng quý giá, mà chúng ta phải đề cao và bảo vệ." Đức Giáo Hoàng Phanxicô, lo buồn trước những tin tức mới nhất về cuộc chiến tại Syria, đã lên tiếng trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 1 tháng 9 để kêu gọi cộng đồng quốc tế sử dụng hết tất cả những nỗ lực nhằm đạt đến hòa bình.
Đối với Giáo Hội, ngài kêu gọi 1.2 tỷ tín hữu Công Giáo dành một ngày để ăn chay và cầu nguyện cho hòa bình.
Đức Thánh Cha nói:
"Tôi đã quyết định công bố cho toàn thể Giáo Hội, là ngày 7 tháng 9 tới đây, tức là lễ Vọng mừng Sinh Nhật Đức Trinh Nữ Maria, Nữ Vương Hòa Bình, sẽ là ngày ăn chay và cầu nguyện cho hòa bình ở Syria, Trung Đông, và toàn thế giới, và tôi cũng mời gọi từng người , cả các Kitô hữu, lẫn tín đồ các tôn giáo khác và tất cả những người thiện chí, hãy tham gia vào sáng kiến này bằng mọi cách có thể được."
Đức Giáo Hoàng đã than thở về những tác động tiêu cực của chiến tranh tại Syria đối với thường dân, đặc biệt là trẻ em. Ngài cũng lên án mạnh mẽ việc sử dụng vũ khí hóa học.
Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng:
"Tôi mạnh mẽ lên án việc sử dụng vũ khí hóa học: Tôi có thể nói với anh chị em rằng những hình ảnh khủng khiếp trong những ngày gần đây đang đốt cháy tâm trí và trái tim tôi. Thiên Chúa và lịch sử sẽ phán xét những hành động của chúng ta, đó là điều không thể tránh được! Không bao giờ cơn lốc bạo lực có thể đem lại hòa bình. Chiến tranh gieo rắc chiến tranh, bạo lực phát sinh bạo lực."
Vào ngày thứ Bẩy 7 tháng 9, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ hướng dẫn các buổi cầu nguyện tại Quảng trường Thánh Phêrô , từ 7 giờ tối đến nửa đêm.
4. Lãnh đạo Hồi Giáo tại Syria muốn tham dự ngày cầu nguyện 7 tháng 9 với Đức Thánh Cha.
Thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng cho các Dân Tộc cho biết là nhà lãnh đạo tối cao của Hồi giáo Sunni tại Syria muốn tham dự cùng Đức Thánh Cha Phanxicô trong buổi cầu nguyện cho hòa bình vào buổi tối ngày 7 tháng 9.
Trước những thảm cảnh của cuộc chiến tranh huynh đệ tàn khốc, và viễn ảnh gần kề của nguy cơ có sự can thiệp quân sự của Mỹ và các nước phương Tây vào Syria, Đại Giáo Trưởng Ahmad Badreddin Hassou, đã bày tỏ mong muốn đến Rôma để cùng tham dự với Đức Thánh Cha trong buổi canh thức cầu nguyện buổi tối thứ bảy tại quảng trường Thánh Phêrô.
Ông đã yêu cầu các nhà lãnh đạo Hồi giáo khác hãy "hân hoan chào đón sáng kiến của Đức Thánh Cha cầu nguyện cho hòa bình ở Syria"
5. Hội Đồng Tòa Thánh về Công Lý và Hòa Bình lo ngại về chiến tranh tại Syria
Thư ký của Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hòa bình nói với Đài phát thanh Vatican rằng "cuộc xung đột ở Syria có tất cả các nguyên tố để bùng nổ thành một cuộc chiến tranh có kích thước toàn cầu."
Về "mối lo ngại đã được nhiều tiếng nói trong Giáo Hội đưa ra theo đó một cuộc tấn công vào Syria sẽ mở rộng bạo lực trong khu vực," Đức Tổng Giám Mục Mario Toso nói Đức Giáo Hoàng đã lên án "cuộc chiến được tiến hành với việc sử dụng vũ khí bừa bãi và ảnh hưởng đến chủ yếu là dân thường không khả năng tự vệ. Không bao giờ bạo lực có thể dẫn đến hòa bình. "
Đức Tổng Giám Mục nói thêm rằng lời kêu gọi hòa bình cho Syria của Đức Thánh Cha Phanxicô phản ánh mong muốn của người dân trên toàn thế giới. Đức Tổng Giám Mục nói rằng Đức Giáo Hoàng "lo lắng về những thảm kịch phía trước, và tác động của chúng với các cường quốc trên trái đất."
6. Các nhà lãnh đạo Giáo Hội Đông Phương hoan nghênh lời kêu gọi của Đức Thánh Cha
Các nhà lãnh đạo Kitô giáo của Giáo Hội Đông Phương vui mừng trước lời kêu gọi hòa bình cho Syria của Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong buổi đọc kinh Truyền Tin ngày 01 tháng 9.
Hôm Thứ Hai 2/9, Thượng Phụ Maronite ở Beirut, là Đức Hồng Y Bechara Rai, đã đến thăm Thượng phụ Chính thống Hy Lạp Antiôkia, là Youhanna Yazigi, và hai nhà lãnh đạo cho biết họ đã "cảm thấy an ủi sâu xa bởi lời kêu gọi hòa bình của Đức Giáo Hoàng". Các vị cam kết sẽ nâng cao nhận thức trong cộng đồng của các ngài để các tín hữu tích cực tham gia vào ngày cầu nguyện chung 7 tháng 9.
Trong một tuyên bố chung sau cuộc họp được gửi đến thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc, hai nhà lãnh đạo yêu cầu "tất cả các nước ngoài trong khu vực hoặc xa hơn, hãy dồn mọi nỗ lực để giải quyết xung đột thông qua hòa bình, và qua các phương tiện ngoại giao". Hai nhà lãnh đạo cho biết họ "phản đối bất kỳ sự can thiệp vũ trang của nước ngoài ở Syria", và xác nhận rằng chiến tranh "chẳng mang đến sự gì ngoài sự phá hủy và hư nát". "Chúng tôi luôn luôn muốn nói ngôn ngữ đối thoại và hòa bình. Kitô hữu chúng ta trong thế giới Ả Rập phải góp phần xây dựng văn hóa và xã hội của chúng ta, một nền văn minh của sự cùng tồn tại. Kitô hữu sẽ không bao giờ là một công cụ của chiến tranh và buôn bán vũ khí, nhưng khẳng định cam kết của họ nhằm xây dựng một xã hội dựa trên sự tôn trọng, tình yêu, và sự hợp tác với những người khác"
7. Đức Thánh Cha bổ nhiệm tân Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh
Hôm 31/8, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhận đơn từ chức vì lý do tuổi tác của Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, 79 tuổi, Quốc vụ khanh Tòa Thánh.
Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục Pietro Parolin, Sứ thần Tòa Thánh tại Venezuela, lên kế nhiệm. Thông cáo của Tòa Thánh nói rằng:
“Đức Thánh Cha đã nhận đơn từ chức của Đức Hồng Y Quốc vụ khanh Tòa Thánh, Tarcisio Bertone, chiếu theo khoản giáo luật số 354, nhưng ngài xin Đức Hồng Y ở lại nhiệm vụ cho đến ngày 15-10 tới đây với tất cả những năng quyền của chức vụ này.
Đồng thời, Đức Thánh Cha bổ nhiệm, Đức Cha Pietro Parolin, Sứ thần Tòa Thánh tại Venezuela làm tân Quốc vụ khanh Tòa Thánh. Đức Tổng Giám Mục sẽ nhận chức vụ ngày 15 tháng 10 tới đây.
Trong dịp đó, Đức Thánh Cha sẽ tiếp kiến các cấp trên và chức sắc của Phủ Quốc vụ khanh Tòa Thánh, để công khai cám ơn Đức Hồng Y Tarcisio Bertone vì lòng trung thành và quảng đại phục vụ Tòa Thánh, và giới thiệu vị Quốc vụ khanh mới.
Mặt khác, cùng ngày 31/8, Đức Thánh Cha đã tái bổ nhiệm các vị Bề trên tại Phủ Quốc Vụ Khanh, đó là Đức Tổng Giám Mục Phụ tá Quốc vụ Khanh Giovanni Angelo Becciu, người Italia; Đức Tổng Giám Mục ngoại trưởng Dominique Mamberti, người Pháp; Đức Tổng Giám Mục Chủ tịch Phụ Giáo Hoàng, Georg Gaenswein, người Đức; Đức Ông Phó Phụ Tá Quốc vụ khanh, Peter Wells, người Mỹ, và Đức Ông Thứ trưởng ngoại giao, Antoine Camilleri, người Malta.”
Đức Tổng Giám Mục Parolin năm nay 58 tuổi, sinh ngày 17-1-1955 tại Schiavon tỉnh Vicenza, bắc Italia, thụ phong linh mục năm 1980, gia nhập trường ngoại giao Tòa Thánh năm 1983. Sau khi đậu tiến sĩ giáo luật tại Đại học Giáo Hoàng Gregoriô với luận án về Thượng Hội Đồng Giám Mục, Cha Parolin bắt đầu phục vụ trong ngành ngoại giao Tòa Thánh từ ngày 1 tháng 7 năm 1986, trước tiên tại Tòa Sứ Thần Tòa Thánh ở Nigeria, rồi Mễ Tây Cơ và sau đó tại Bộ ngoại giao Tòa Thánh từ năm 1992. Ngài thông thạo tiếng Pháp, Anh và Tây Ban Nha, không kể tiếng Ý.
Ngày 30 tháng 11 năm 2002, Đức ông Parolin được bổ nhiệm làm thứ trưởng ngoại giao, thay thế Đức Ông Celestino Migliore, được thăng Tổng Giám Mục và làm Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc ở New York.
Trong tư cách thứ trưởng ngoại giao, Đức Ông Parolin đã sang Việt Nam 3 lần để viếng thăm Giáo Hội và làm việc với các quan chức Việt Nam trong những vấn đề có liên hệ với Giáo Hội: lần đầu từ ngày 27-4 đến 2-5-2004; lần thứ hai từ ngày 5 đến 11-3-2007; và lần thứ ba từ ngày 16 và 17-2-2009.
Đức Ông Parolin cũng hướng dẫn phái đoàn Tòa Thánh thương thuyết với các quan chức nhà nước Trung Quốc về tình trạng Giáo Hội Công Giáo tại nước này.
Mùa hè năm 2009, Đức Ông Parolin được bổ nhiệm làm Tổng Giám Mục Sứ thần tòa Thánh tại Venezuela và được Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 tấn phong Giám Mục ngày 12-9 cùng năm 2009.
8. Đức Thánh Cha bổ nhiệm một linh mục Tây Ban Nha làm tổng thư ký Ủy Ban Quốc Gia Thành Vatican
Hôm thứ Sáu, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm cha Fernando Vérgez Alzaga, 68 tuổi, làm tổng thư ký cho Ủy Ban Tòa Thánh Quốc Gia Thành Vatican. Với việc bổ nhiệm này, cha Vérgez Alzaga là nhân vật thứ hai trong chính quyền của quốc gia thành Vatican.
Cha Vérgez Alzaga sinh tại Salamanca , Tây Ban Nha, và cho đến thời điểm được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm, chức vụ cao nhất của ngài là giám đốc viễn thông cho thành phố Vatican. Là một thành viên của Hội Đạo Binh Chúa Kitô, ngài nghiên cứu triết học và thần học tại Đại học Giáo Hoàng Gregoriô.
Vị linh mục Tây Ban Nha đã bắt đầu sự nghiệp của mình tại Vatican tại Bộ Đời Sống Thánh Hiến và các Tu Hội Đời, trước khi chuyển sang ngành viễn thông.
Trong tư cách tổng thư ký, ngài sẽ cùng làm việc với Đức Hồng Y Giuseppe Bertello trong việc quản lý các công việc hàng ngày của quốc gia thành Vatican, trong đó bao gồm Viện Bảo tàng Vatican , Đài quan sát và hiến binh Vatican.
9. Tòa Thánh tổ chức hội nghị về nạn buôn người
Viện Hàn lâm Giáo hoàng về Khoa học và Khoa học Xã hội sẽ tổ chức vào đầu Tháng Mười Một, cụ thể là trong hai ngày 2 và 3, một hội nghị phân tích các vấn đề liên quan đến tệ nạn buôn bán người, là loại tội phạm đang lan rộng trên toàn thế giới. Ý tưởng hình thành hội nghị này đã được xuất phát từ những lá thư Đức Giáo Hoàng Phanxicô viết tay cho Đức Cha Marcelo Sanchez Sorondo, người Á Căn Đình, hiện nay đang giữ chức Giám Đốc Học viện Giáo hoàng về Khoa học và Khoa học xã hội.
Đức Cha Marcelo nói:
"Về cơ bản, có ba chiều kích: một là việc mua bán vũ khí, thứ hai là ma tuý, và thứ ba là nạn buôn người. Nhưng theo một số người, nạn buôn bán người đang trở thành hấp dẫn nhất trong ba tội ác trên."
Tòa Thánh sẽ đề xuất đưa việc chống nạn buôn người vào Nghị định thư Palermo, là một thỏa thuận đã được hơn 100 quốc gia ký kết.
Đức Cha Marcelo đã đề cập đến một số ý tưởng do giáo sư Jose Lorente, người Tây Ban Nha, đề xuất. Ngài nói:
"Cần có một kho lưu trữ DNA của tất cả những người mất tích, của những trẻ em được tìm thấy mà không biết chúng đến từ đâu, và rất nhiều trường hợp khác. Và của những người ra trình diện và tự xưng là những người mất tích. Sau đó, khi tổng hợp các mã di truyền, đương nhiên là chúng ta sẽ tìm thấy các bậc cha mẹ và nguồn gốc của đứa trẻ. "
Mỗi năm có khoảng hai triệu người là nạn nhân của lạm dụng tình dục, và gần 60 phần trăm là phụ nữ. Vấn đề không chỉ giới hạn trong phạm vi các nước nghèo nhưng đã nổi lên như một vấn đề toàn cầu.
Đức Cha Marcelo nói:
"Nạn buôn người cũng ảnh hưởng đến các nước giàu là những nước tạo ra nhu cầu. Nhưng nó đặc biệt gây thương tổn cho các nước nghèo bởi vì chúng là động lực cho bọn buôn người."
Nhiều chuyên gia quốc tế hàng đầu và các nhà nghiên cứu dự kiến sẽ tham dự hội nghị. Đây sẽ là hội nghị đầu tiên trong ba hội nghị riêng biệt về đề tài này sẽ diễn ra trong tương lai.
10. Liên hoan Phim Venice trình chiếu bộ phim về Giáo Hội Công Giáo dưới thời cộng sản Ba Lan
Andrzej Wajda, đạo diễn lừng danh người Ba Lan, 87 tuổi, đã đến với Liên hoan phim Venice, với bộ phim cuối cùng của đời mình là phim "Walesa, người của hy vọng."
Cụ Wajda kể lại câu chuyện về giải Nobel Hòa bình dành cho người bạn thân của Đức Gioan Phaolô II. Tên của ông là Lech Walesa, và là người đứng sau các cuộc cách mạng hòa bình được các công nhân công đoàn Đoàn Kết dẫn đầu để chống lại chế độ cộng sản Ba Lan.
Bộ phim là một ví dụ điển hình về chủ đề mà nhà đạo diễn lừng danh người Ba Lan đã theo đuổi trong suốt đời mình, đó là cuộc đấu tranh liên tục của nhân loại cho tự do và chân lý.
Cụ Wajda sẽ nhận được giải thưởng Persol , nhằm vinh danh công việc phong phú của ông trong thế giới điện ảnh. Trong suốt sự nghiệp của mình, kéo dài trong sáu thập kỷ qua, ông đã đạo diễn hơn 50 bộ phim.
11. Ý cầu nguyện của Đức Thánh Cha trong tháng Chín
Ý cầu nguyện chung trong tháng Chín: cầu cho con người ngày nay biết tái khám phá giá trị của sự thinh lặng.
Chúng ta hãy cầu cho con người ngày nay, là những người luôn bị tràn ngập bởi sự huyên náo, biết tái khám phá giá trị của sự thinh lặng và học cách lắng nghe tiếng của Thiên Chúa và anh em của mình.
Ý truyền giáo: Cầu cho các Kitô hữu bị bách hại.
Chúng ta hãy cầu cho các Kitô hữu bị bách hại để họ có thể trở thành chứng nhân cho tình yêu của Thiên Chúa.
12. Lịch sử Giáo Hội Công Giáo Nam Hàn
Lịch sử của Giáo Hội Công Giáo tại Triều Tiên rất độc đáo. Tại đây giáo dân bắt đầu thờ phượng như các Kitô hữu ngay cả trước khi các nhà truyền giáo đến giảng dạy đức tin cho họ.
Một nhóm các học giả Hàn Quốc đã nghiên cứu đức tin Kitô giáo từ những cuốn sách mà Lee Sung -hoon mang về từ Trung Quốc. Những giáo dân người Hàn Quốc này đã bắt đầu dạy giáo lý và rửa tội cho trẻ em và người lớn.
Cuối cùng, những nhà truyền giáo cũng đến được mảnh đất này và kinh ngạc nhận thấy các tín hữu Kitô đã hiện diện. Thật vậy, nửa thế kỷ trước khi các nhà truyền giáo châu Âu lẻn được quốc gia Nho giáo này, 50.000 giáo dân đã trở thành người Công Giáo .
Trong thập niên 1590, một linh mục Công Giáo và một nhà sư Phật Giáo đã có mặt tại Hàn Quốc trong tư cách là tuyên úy cho những người lính Nhật đóng quân ở đó. Nhưng họ đã không thể có bất cứ tiếp xúc với người bản địa.
Tiếp xúc đầu tiên của Hàn Quốc với đạo Công Giáo đã thông qua các phái viên ngoại giao Hàn Quốc thường xuyên được gửi đến Trung Quốc, nơi họ gặp các linh mục Dòng Tên . Các linh mục đã cho họ một số sách giáo lý mà các sứ giả mang về quê hương mình. Một nhóm các học giả Hàn Quốc đã quan tâm đến những cuốn sách và bắt đầu nghiên cứu tôn giáo mới , so sánh Công Giáo với Nho giáo là triết lý truyền thống tại Hàn Quốc.
Lee Sung -hoon đã đến Trung Quốc với cha mình và trong khi ông ở Bắc Kinh đã được rửa tội với tên thánh là Peter . Người thanh niên trẻ thông minh đọc nhiều sách Công Giáo và cố gắng bắt chước các nhân đức của các thánh và thúc đẩy đức tin Công Giáo giữa những người bạn của mình. Khi trở về Hàn Quốc, ông đã tổ chức cộng đồng Công Giáo đầu tiên, tự mình rửa tội cho những tín hữu mới.
Vào năm 1785, người Công Giáo bắt đầu bị bách hại. Trong thế kỷ thứ 19, ít nhất 8000 tín hữu Công Giáo đã bị giết vì đức tin, trong đó, 103 vị đã được tôn phong vào tháng 5 năm 1984.
13. Giáo Hội Nam Hàn ngày nay
Từ năm 1960 đến năm 2010, dân số Nam Hàn đã tăng từ 23 đến 48 triệu; thu nhập bình quân đầu người từ 1.300 tăng đến 19.500 đô la; Kitô hữu tăng từ 2 đến 30 phần trăm, trong đó có khoảng 10-11 phần trăm, tức là 5,5 triệu, là người Công Giáo.
Nam Hàn hiện có 15 giáo phận bao gồm ba tổng giáo phận Seoul, Daegu, Gwangju, và giáo phận quân đội. Giáo Hội Công Giáo Bắc Triều Tiên kết hợp với Nam Hàn, bao gồm hai giáo phận là Bình Nhưỡng và Hamheung.
Về nhân sự, Nam Hàn hiện có một vị Hồng Y, 33 Giám Mục và Tổng Giám Mục, 4578 linh mục và 5,361, 400 tín hữu sinh hoạt trong 1664 giáo xứ.
Số chủng sinh là 1540 thầy. Trong khi đó số nữ tu là 10,167 chị. Số các nam tu là 1569 vị.
14. Đức Thánh Cha đề cao linh đạo của Đức Hồng Y Martini một năm sau khi ngài qua đời
Trong buổi tiếp kiến hôm thứ Sáu 30 tháng 8 dành cho Hội đồng quản trị Quỹ Đức Hồng Y Carlo Maria Martini, vào ngày ngài qua đời một năm trước đây, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhấn mạnh đến những ảnh hưởng của linh đạo Đức Hồng Y Martini đối với Giáo Hội.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói:
"Đó là một linh đạo dành cho toàn thể Giáo Hội. Ngay cả ở "nơi tận cùng thế giới", chúng tôi cũng đọc tác phẩm của ngài. Chúng tôi linh thao với các bản văn của ngài, và ngài đã đem lại sức sống cho chúng tôi, và đã giúp đời sống tinh thần của chúng tôi."
Quỹ Đức Hồng Y Carlo Maria Martini được thành lập nhằm mục đích làm sống lại tinh thần đặc trưng cho cuộc sống và công việc của vị Hồng Y người Turin này. Quỹ sẽ hình thành một kho lưu trữ bao gồm tất cả các bài viết và các bài phát biểu của ngài. Quỹ cũng sẽ tiếp tục công việc của ngài trong lĩnh vực đối thoại liên tôn bao gồm việc hình thành các nhóm Kinh Thánh cho các Kitô hữu và người Do Thái. Đức Hồng Y Carlo Maria Martini là một chuyên gia nghiên cứu Kinh Thánh cả Cựu Ước và Tân Ước.
15. Đức Hồng Y Medardo Joseph Mazombwe, người Zambia, qua đời ở tuổi 81
Đức Hồng Y Medardo Joseph Mazombwe, nguyên Tổng Giám Mục Lusaka đã qua đời vào ngày 29 tháng 8 tại giáo xứ nơi ngài đã rao giảng nhiều nhất trong cuộc đời của mình, và cũng là nơi ngài tuyên bố nghỉ hưu khi bước sang tuổi 75.
Đức Hồng Y Mazombwe là vị Hồng Y Zambia đầu tiên. Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã tấn phong Hồng Y cho ngài trong công nghị Hồng Y năm 2010. Tuy nhiên, Đức Hồng Y Mazombwe đã không thể tham gia vào mật nghị Hồng Y bầu Giáo Hoàng vào tháng Ba năm nay vì ngài đã quá tuổi 80.
Tại Zambia, Đức Hồng Y đã tích cực trong việc xây dựng các trung tâm giáo dục và y tế, và củng cố các tổ chức Công Giáo cả nước.
Với cái chết của Đức Hồng Y Mazombwe, hiện nay Hồng Y Đoàn có 201 thành viên trong đó có 112 vị có quyền bầu Giáo Hoàng.