Phụng Vụ - Mục Vụ
Tình yêu cao vời
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
04:46 06/09/2010
CHÚA NHẬT 24 THƯỜNG NIÊN, năm C
Lc 15, 1- 32
Đạo công giáo là đạo tình thương. Thiên Chúa là tình yêu như thánh Gioan định nghĩa và bởi vì đạo phát từ Thiên Chúa là tình yêu, nên đạo Công giáo được gọi là đạo tình yêu hay đạo yêu thương. Nếu, chúng ta có dịp đọc Tin Mừng của Đức Giêsu, đọc rồi suy gẫm, đọc đi đọc lại, lắng đọng để Chúa Thánh Thần hướng dẫn và soi chiếu, chắc chắn chúng ta nhận ra rằng Thiên Chúa yêu thương con người, yêu đến hy sinh mạng sống và yêu đến chết trên thập giá. Chúa yêu mọi người không loại trừ bất cứ người nào, Ngài yêu thương cả những kẻ tội lỗi biết sám hối ăn năn. Ba bài đọc Chúa nhật 24 thường niên, năm C sẽ cho chúng ta cái nhìn đích thực về con người nhân từ của Chúa Giêsu.
Trong cuộc đời rao giảng của Chúa Giêsu những người chống đối, bắt bẻ và lên án Người là nhóm Pharisêu và các Kinh sư. Những người này tự cho mình là vô tội, do đó, họ ghét, họ khinh bỉ, lên án những người tội lỗi. Chính vì thế, khi thấy Chúa Giêsu đồng bàn, tiếp đón những người tội lỗi, yếu hèn thì họ lẩm bẩm kêu trách Người.
Trước những lời kêu ca, trách móc và lên án của những nhóm quá khích này, Chúa Giêsu không bào chữa, không trả lời trực tiếp nhưng Người đem ra ba dụ ngôn: con chiên bị lạc, đồng bạc bị đánh rơi và người con hoang đàng để nói lên tấm lòng nhân hậu và niềm hạnh phúc, niềm vui của Thiên Chúa dành cho những người tội lỗi biết ăn năn hối cải, sám hối.
Đọc Tin Mừng chúng ta hết sức ngỡ ngàng và sung sướng vì Thiên Chúa luôn yêu thương con người, đặc biệt yêu thương những con người bé nhỏ, những con người thấp cổ bé họng, những con người bị gán cho là tội lỗi. Con người luôn là đối tượng của Thiên Chúa. Người gọi tên từng người, Người hiểu biết từng con chiên. Người đến để con người được sống và sống dồi dào.
Mục đích của Chúa Giêsu là: ”…đến tìm kiếm những gì đã mất “. Con người thật là quí hóa trước mặt Chúa. Người tìm kiếm con người và không muốn bất cứ một ai bị hư mất. Thiên Chúa yêu thương người tội lỗi, Người sẵn sàng để chín mươi chín con chiên và đi tìm một con chiên bị lạc mất. Khi đã tìm được chiên lạc, Người vui mừng vác chiên trên vai, sung sướng và hạnh phúc.
Chúa yêu thương kẻ lầm đường lạc lối, kẻ lầm lỡ, và như người đàn bà siêng năng, lanh lợi, Người đốt đèn, quét nhà tìm cho bằng được đồng bạc bị đánh rơi và khi đã tìm được đồng bạc đánh mất, Người hân hoan chia sẻ với những người xung quanh.
Chúa yêu thương tội nhân như người cha già hiền lành, nhân hậu, Người ra tận ngõ tìm chờ con và khi đã tìm thấy rồi ông vui sướng hân hoan cho giết bê béo để thết đãi mọi người chung vui với ông vì con ông mất nay đã tìm thấy, con ông chết nay đã hồi sinh. Chúa yêu thương con người và tuyệt đỉnh của yêu thương là sự tha thứ. Như người cha già tha thứ cho người con thứ dù người con này phung phí, chơi bời nhưng hành động quyết tâm quay trở lại gia đình, quay trở về với người cha già, người cha hoàn toàn yêu thương và tha thứ.
Thiên Chúa là Cha của chúng ta, là Cha của mỗi người. Để nhận biết và hiểu được Người, chúng ta phải biết chúng ta là ai. Vâng, chúng ta là con cái của Người, nên lúc nào Người cũng yêu thương chúng ta dù có những lúc chúng ta ngỗ nghịch từ bỏ Người. Thiên Chúa luôn đến với chúng ta bằng chính ân huệ của Người.
Mỗi khi đến nhà thờ, Thiên Chúa luôn đón mời chúng ta bằng tình thương vô cùng cao quí của Người. Người mời chúng ta rước lấy chính Mình Máu của Người làm lương thực nuôi sống chúng ta. Chính cái chết trên thập giá mà mỗi lần Linh mục tái diễn lại qua thánh lễ, nói lên tình thương vô bờ của Chúa. Chúa đã tha thứ cho chúng ta, Người cũng xin chúng ta hãy tha thứ cho anh em.
Lạy Chúa, xin giúp chúng con có tấm lòng quảng đại biết tha thứ cho nhau như Chúa đã tha thứ cho chúng con. Amen.
Lc 15, 1- 32
Đạo công giáo là đạo tình thương. Thiên Chúa là tình yêu như thánh Gioan định nghĩa và bởi vì đạo phát từ Thiên Chúa là tình yêu, nên đạo Công giáo được gọi là đạo tình yêu hay đạo yêu thương. Nếu, chúng ta có dịp đọc Tin Mừng của Đức Giêsu, đọc rồi suy gẫm, đọc đi đọc lại, lắng đọng để Chúa Thánh Thần hướng dẫn và soi chiếu, chắc chắn chúng ta nhận ra rằng Thiên Chúa yêu thương con người, yêu đến hy sinh mạng sống và yêu đến chết trên thập giá. Chúa yêu mọi người không loại trừ bất cứ người nào, Ngài yêu thương cả những kẻ tội lỗi biết sám hối ăn năn. Ba bài đọc Chúa nhật 24 thường niên, năm C sẽ cho chúng ta cái nhìn đích thực về con người nhân từ của Chúa Giêsu.
Trong cuộc đời rao giảng của Chúa Giêsu những người chống đối, bắt bẻ và lên án Người là nhóm Pharisêu và các Kinh sư. Những người này tự cho mình là vô tội, do đó, họ ghét, họ khinh bỉ, lên án những người tội lỗi. Chính vì thế, khi thấy Chúa Giêsu đồng bàn, tiếp đón những người tội lỗi, yếu hèn thì họ lẩm bẩm kêu trách Người.
Trước những lời kêu ca, trách móc và lên án của những nhóm quá khích này, Chúa Giêsu không bào chữa, không trả lời trực tiếp nhưng Người đem ra ba dụ ngôn: con chiên bị lạc, đồng bạc bị đánh rơi và người con hoang đàng để nói lên tấm lòng nhân hậu và niềm hạnh phúc, niềm vui của Thiên Chúa dành cho những người tội lỗi biết ăn năn hối cải, sám hối.
Đọc Tin Mừng chúng ta hết sức ngỡ ngàng và sung sướng vì Thiên Chúa luôn yêu thương con người, đặc biệt yêu thương những con người bé nhỏ, những con người thấp cổ bé họng, những con người bị gán cho là tội lỗi. Con người luôn là đối tượng của Thiên Chúa. Người gọi tên từng người, Người hiểu biết từng con chiên. Người đến để con người được sống và sống dồi dào.
Mục đích của Chúa Giêsu là: ”…đến tìm kiếm những gì đã mất “. Con người thật là quí hóa trước mặt Chúa. Người tìm kiếm con người và không muốn bất cứ một ai bị hư mất. Thiên Chúa yêu thương người tội lỗi, Người sẵn sàng để chín mươi chín con chiên và đi tìm một con chiên bị lạc mất. Khi đã tìm được chiên lạc, Người vui mừng vác chiên trên vai, sung sướng và hạnh phúc.
Chúa yêu thương kẻ lầm đường lạc lối, kẻ lầm lỡ, và như người đàn bà siêng năng, lanh lợi, Người đốt đèn, quét nhà tìm cho bằng được đồng bạc bị đánh rơi và khi đã tìm được đồng bạc đánh mất, Người hân hoan chia sẻ với những người xung quanh.
Chúa yêu thương tội nhân như người cha già hiền lành, nhân hậu, Người ra tận ngõ tìm chờ con và khi đã tìm thấy rồi ông vui sướng hân hoan cho giết bê béo để thết đãi mọi người chung vui với ông vì con ông mất nay đã tìm thấy, con ông chết nay đã hồi sinh. Chúa yêu thương con người và tuyệt đỉnh của yêu thương là sự tha thứ. Như người cha già tha thứ cho người con thứ dù người con này phung phí, chơi bời nhưng hành động quyết tâm quay trở lại gia đình, quay trở về với người cha già, người cha hoàn toàn yêu thương và tha thứ.
Thiên Chúa là Cha của chúng ta, là Cha của mỗi người. Để nhận biết và hiểu được Người, chúng ta phải biết chúng ta là ai. Vâng, chúng ta là con cái của Người, nên lúc nào Người cũng yêu thương chúng ta dù có những lúc chúng ta ngỗ nghịch từ bỏ Người. Thiên Chúa luôn đến với chúng ta bằng chính ân huệ của Người.
Mỗi khi đến nhà thờ, Thiên Chúa luôn đón mời chúng ta bằng tình thương vô cùng cao quí của Người. Người mời chúng ta rước lấy chính Mình Máu của Người làm lương thực nuôi sống chúng ta. Chính cái chết trên thập giá mà mỗi lần Linh mục tái diễn lại qua thánh lễ, nói lên tình thương vô bờ của Chúa. Chúa đã tha thứ cho chúng ta, Người cũng xin chúng ta hãy tha thứ cho anh em.
Lạy Chúa, xin giúp chúng con có tấm lòng quảng đại biết tha thứ cho nhau như Chúa đã tha thứ cho chúng con. Amen.
Vinh danh Maria - Mừng Sinh Nhật Mẹ Maria
Jos. Tú Nạc, NMS
10:22 06/09/2010
Maria, chúng ta hãy vinh danh
vinh danh Nàng cùng danh thánh của Nàng.
Để mãi ca vang ngợi khen chúc tụng
là hân hoan và lộng lẫy trong ta.
Maria, tên Nàng ta mãi gọi
là khuôn vàng, là thước ngọc trần gian.
Thế gian này tuyên xưng Quyền Vương Nữ
Nàng thanh cao tự thuở được làm người.
Tên Nàng tuyên xưng lòng nhân hậu;
và Nàng là biển cả của ngàn sao,
mỗi vì sao lung linh tảo sáng
dù xa, gần đều lãnh nhận nhường bao.
Những vì sao lung linh tỏa sáng
Dưới trời đêm miên viễn của chúng ta,
và hát khen mãi mãi tên Nàng,
tuyệt diệu vô vàn trong bất tận.
Những vì sao không bao giờ tắt lịm
ánh hào quang khi rực rỡ chiếu soi.
Thật vậy Nàng mãi là trinh nữ
khi sinh ra đã mặc khải Thiêng Liêng.
Tên Nàng cũng nghĩa là danh Mẹ
một đại dương bao la vô bờ bến.
Từ suối nguồn tuôn chảy những hồng ân
trong những lúc bình yên hay dậy sóng.
Ôi những vì sao, cho ta ánh sáng ở cùng Nàng.
Đại dương kia, Nàng chứa chan nguồn phúc.
Tất cả đưa ta gặp gỡ Đức Chúa Cha
nơi thiêng liêng thánh thiện chốn Thiên Đàng.
Tên Nàng là dấu chỉ bình an
cho tất cả những ai lầm đường không chốn nghỉ
trên bến bờ đau thương, và những ai
đắng cay than khóc trên bến bờ thất vọng.
Cả những ai hết lòng vươn đến
vương quốc của mình, với tên Nàng
là tiếng gọi kiên định: Đứng Lên!
Tên Nàng mãi một âm vang trinh khiết;
Cả Thiên Đàng và Trần Thế cung nghiêm
trước và sau mãi mãi sẵn sàng,
vui vẻ “Xin Vâng” trước chúc phúc, yêu cầu
cùng việc làm nơi Thiên Chúa Tối Cao.
Tiếng “Xin Vâng” là tuyệt diệu vô vàn,
MARIA!
Cũng hãy để trở nên lời tuyệt diệu của ta
Hãy để lời chống lại khói lửa trong
chiến trận cuộc đời.
Để chúng ta được như Nàng, MARIA Thánh Mẫu.
vinh danh Nàng cùng danh thánh của Nàng.
Để mãi ca vang ngợi khen chúc tụng
là hân hoan và lộng lẫy trong ta.
Maria, tên Nàng ta mãi gọi
là khuôn vàng, là thước ngọc trần gian.
Thế gian này tuyên xưng Quyền Vương Nữ
Nàng thanh cao tự thuở được làm người.
Tên Nàng tuyên xưng lòng nhân hậu;
và Nàng là biển cả của ngàn sao,
mỗi vì sao lung linh tảo sáng
dù xa, gần đều lãnh nhận nhường bao.
Những vì sao lung linh tỏa sáng
Dưới trời đêm miên viễn của chúng ta,
và hát khen mãi mãi tên Nàng,
tuyệt diệu vô vàn trong bất tận.
Những vì sao không bao giờ tắt lịm
ánh hào quang khi rực rỡ chiếu soi.
Thật vậy Nàng mãi là trinh nữ
khi sinh ra đã mặc khải Thiêng Liêng.
Tên Nàng cũng nghĩa là danh Mẹ
một đại dương bao la vô bờ bến.
Từ suối nguồn tuôn chảy những hồng ân
trong những lúc bình yên hay dậy sóng.
Ôi những vì sao, cho ta ánh sáng ở cùng Nàng.
Đại dương kia, Nàng chứa chan nguồn phúc.
Tất cả đưa ta gặp gỡ Đức Chúa Cha
nơi thiêng liêng thánh thiện chốn Thiên Đàng.
Tên Nàng là dấu chỉ bình an
cho tất cả những ai lầm đường không chốn nghỉ
trên bến bờ đau thương, và những ai
đắng cay than khóc trên bến bờ thất vọng.
Cả những ai hết lòng vươn đến
vương quốc của mình, với tên Nàng
là tiếng gọi kiên định: Đứng Lên!
Tên Nàng mãi một âm vang trinh khiết;
Cả Thiên Đàng và Trần Thế cung nghiêm
trước và sau mãi mãi sẵn sàng,
vui vẻ “Xin Vâng” trước chúc phúc, yêu cầu
cùng việc làm nơi Thiên Chúa Tối Cao.
Tiếng “Xin Vâng” là tuyệt diệu vô vàn,
MARIA!
Cũng hãy để trở nên lời tuyệt diệu của ta
Hãy để lời chống lại khói lửa trong
chiến trận cuộc đời.
Để chúng ta được như Nàng, MARIA Thánh Mẫu.
Tản Mạn Ngày Sinh Nhật Mẹ 8.9
Lm Jos Tạ Duy Tuyến
16:41 06/09/2010
Tản Mạn Ngày Sinh Nhật Mẹ (08.09)
Khi nói về công lao sinh thành, dưỡng nuôi của mẹ, người xưa nói rằng:
Lên non mới biết non cao,
Nuôi con mới biết công lao mẫu từ.
Ai rằng công mẹ như non,
Thật ra công mẹ lại càng lớn hơn.
Lòng mẹ như bát nước đầy,
Mai này khôn lớn, ơn này tính sao.
Nhớ ơn chín chữ cù lao,
Ba năm nhũ bộ biết bao nhiêu tình.
Con ho lòng mẹ tan tành,
Con sốt lòng mẹ như bình nước sôi.
Nuôi con chẳng quản chi thân,
Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn.
Lời ca dao đó nói lên biết bao hy sinh, vất vả của cuộc đời những người làm mẹ, những cuộc đời không thành văn, những hy sinh không thể một đôi câu mà diễn tả cho đủ, những giọt mồ hôi được lau vội qua những tay áo, những giọt nước mắt chảy ngược vào tim của biết bao bà mẹ, vì con mà chịu cảnh “đoạn trường ai có qua cầu mới hay”.
Có thể nói, mẹ là tuyệt tác tình yêu mà Thiên Chúa đã ban cho con người. Không có Mẹ, con cái đâu cảm được vị ngọt của tình yêu như chuối ba hương, như xôi nếp mật, như đường mía lau. Không có mẹ con cái đâu lớn nổi thành người, vỉ không ai chăm sóc cho ta chu đáo, cặn kẽ, đầy tình nhân ái như là tình mẹ chăm sóc cho con. Mẹ Maria, với tư cách là mẹ trần thế, Mẹ đã mang lại cho Chúa Giê-su hương thơm của tình mẫu tử. Một tình yêu cao sâu như biển cả và dịu dàng như dòng sông thanh bình. Mẹ Maria đã góp mặt vào đại hội trần thế này trong vai trò làm mẹ của Con Thiên Chúa làm người. Mẹ Maria đã đi qua kiếp người trong tình yêu tận hiến của trái tim người mẹ. Thế nhưng, trái tim không bao giờ già. Tình yêu của người mẹ luôn trẻ trung, tươi mới trong cuộc đời của con. Dù là người mẹ trẻ hay đã lưng còng, tình mẹ vẫn rộng lớn bao la, vẫn dạt dào như biển cả thái bình. Dù là mẹ còn sống hay đã khuất núi, tình thương của mẹ vẫn quyện vào đời con như làn gió mơn mang đồng lúa chiều.
Hôm nay, mừng sinh nhật Mẹ Maria là mừng ngày Mẹ đã góp mặt vào đại hội trần thế này. Mừng mẹ đã có những năm tháng thật tuyệt vời nơi dương gian. Mừng cho tình yêu của mẹ luôn vĩnh cửu, vượt qua mọi thời gian và không gian. Mẹ vẫn mãi mãi ở với đàn con. Tình yêu của mẹ vẫn trẻ trung, vẫn luôn đong đầy trong cuộc đời đàn con.
Vâng, Mẹ Maria đã đi qua kiếp người nhưng tình Mẹ, ân phúc của Mẹ, dấu ấn của Mẹ vẫn còn đó trên hành trình của tất cả những người con đang còn ở dương thế. Chính Chúa Giê-su đã trao ban Mẹ cho nhân loại chúng ta. Chính Ngài đã muốn Mẹ Maria tiếp tục lấy tình mẫu tử để che chở, nâng đỡ cho đoàn con. Chính Ngài đã cảm nhận rất rõ về vai trò của Mẹ Maria khi nói với môn đồ Gioan: “Đây là Mẹ con”. Chúa Giê-su muốn nói với Gioan: không có gì trên trần đời này cao quý hơn tình yêu của một người mẹ. Và càng không có tình mẫu tử nào cao quý hơn tình yêu của Mẹ Maria, là Nữ vương trời đất, là Mẹ Thiên Chúa vẫn dành cho chúng ta. Mẹ Maria chính là bảo ngọc châu báu mà Chúa Giê-su đã trao ban cho nhân loại trước khi Ngài hoàn tất sứ vụ ở trần gian.
Vì thế, mừng sinh nhật Mẹ là dịp để con cái cảm ơn Mẹ đã có mặt trong cuộc đời của con. Cảm ơn Mẹ đã bảo bọc che chở cuộc đời con. Cám ơn Mẹ luôn chăm sóc lo lắng cho từng cuộc đời chúng ta. Cám ơn Mẹ đã nhận chúng ta là con của Mẹ để tình Mẹ tiếp tục đong đầy trên hành trình cuộc đời chúng ta.
Lạy Mẹ Maria, chúng con cám ơn Mẹ đã nhận chúng con là con của Mẹ. Xin Mẹ hãy lấy tình mẫu tử mà che chở, gìn giữ hồn xác chúng con trong tình thương của Mẹ. Xin cho chúng con được nép mình trong vòng tay từ ái của Mẹ. Amen
Lm.Jos Tạ duy Tuyền
Khi nói về công lao sinh thành, dưỡng nuôi của mẹ, người xưa nói rằng:
Lên non mới biết non cao,
Nuôi con mới biết công lao mẫu từ.
Ai rằng công mẹ như non,
Thật ra công mẹ lại càng lớn hơn.
Lòng mẹ như bát nước đầy,
Mai này khôn lớn, ơn này tính sao.
Nhớ ơn chín chữ cù lao,
Ba năm nhũ bộ biết bao nhiêu tình.
Con ho lòng mẹ tan tành,
Con sốt lòng mẹ như bình nước sôi.
Nuôi con chẳng quản chi thân,
Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn.
Lời ca dao đó nói lên biết bao hy sinh, vất vả của cuộc đời những người làm mẹ, những cuộc đời không thành văn, những hy sinh không thể một đôi câu mà diễn tả cho đủ, những giọt mồ hôi được lau vội qua những tay áo, những giọt nước mắt chảy ngược vào tim của biết bao bà mẹ, vì con mà chịu cảnh “đoạn trường ai có qua cầu mới hay”.
Có thể nói, mẹ là tuyệt tác tình yêu mà Thiên Chúa đã ban cho con người. Không có Mẹ, con cái đâu cảm được vị ngọt của tình yêu như chuối ba hương, như xôi nếp mật, như đường mía lau. Không có mẹ con cái đâu lớn nổi thành người, vỉ không ai chăm sóc cho ta chu đáo, cặn kẽ, đầy tình nhân ái như là tình mẹ chăm sóc cho con. Mẹ Maria, với tư cách là mẹ trần thế, Mẹ đã mang lại cho Chúa Giê-su hương thơm của tình mẫu tử. Một tình yêu cao sâu như biển cả và dịu dàng như dòng sông thanh bình. Mẹ Maria đã góp mặt vào đại hội trần thế này trong vai trò làm mẹ của Con Thiên Chúa làm người. Mẹ Maria đã đi qua kiếp người trong tình yêu tận hiến của trái tim người mẹ. Thế nhưng, trái tim không bao giờ già. Tình yêu của người mẹ luôn trẻ trung, tươi mới trong cuộc đời của con. Dù là người mẹ trẻ hay đã lưng còng, tình mẹ vẫn rộng lớn bao la, vẫn dạt dào như biển cả thái bình. Dù là mẹ còn sống hay đã khuất núi, tình thương của mẹ vẫn quyện vào đời con như làn gió mơn mang đồng lúa chiều.
Hôm nay, mừng sinh nhật Mẹ Maria là mừng ngày Mẹ đã góp mặt vào đại hội trần thế này. Mừng mẹ đã có những năm tháng thật tuyệt vời nơi dương gian. Mừng cho tình yêu của mẹ luôn vĩnh cửu, vượt qua mọi thời gian và không gian. Mẹ vẫn mãi mãi ở với đàn con. Tình yêu của mẹ vẫn trẻ trung, vẫn luôn đong đầy trong cuộc đời đàn con.
Vâng, Mẹ Maria đã đi qua kiếp người nhưng tình Mẹ, ân phúc của Mẹ, dấu ấn của Mẹ vẫn còn đó trên hành trình của tất cả những người con đang còn ở dương thế. Chính Chúa Giê-su đã trao ban Mẹ cho nhân loại chúng ta. Chính Ngài đã muốn Mẹ Maria tiếp tục lấy tình mẫu tử để che chở, nâng đỡ cho đoàn con. Chính Ngài đã cảm nhận rất rõ về vai trò của Mẹ Maria khi nói với môn đồ Gioan: “Đây là Mẹ con”. Chúa Giê-su muốn nói với Gioan: không có gì trên trần đời này cao quý hơn tình yêu của một người mẹ. Và càng không có tình mẫu tử nào cao quý hơn tình yêu của Mẹ Maria, là Nữ vương trời đất, là Mẹ Thiên Chúa vẫn dành cho chúng ta. Mẹ Maria chính là bảo ngọc châu báu mà Chúa Giê-su đã trao ban cho nhân loại trước khi Ngài hoàn tất sứ vụ ở trần gian.
Vì thế, mừng sinh nhật Mẹ là dịp để con cái cảm ơn Mẹ đã có mặt trong cuộc đời của con. Cảm ơn Mẹ đã bảo bọc che chở cuộc đời con. Cám ơn Mẹ luôn chăm sóc lo lắng cho từng cuộc đời chúng ta. Cám ơn Mẹ đã nhận chúng ta là con của Mẹ để tình Mẹ tiếp tục đong đầy trên hành trình cuộc đời chúng ta.
Lạy Mẹ Maria, chúng con cám ơn Mẹ đã nhận chúng con là con của Mẹ. Xin Mẹ hãy lấy tình mẫu tử mà che chở, gìn giữ hồn xác chúng con trong tình thương của Mẹ. Xin cho chúng con được nép mình trong vòng tay từ ái của Mẹ. Amen
Lm.Jos Tạ duy Tuyền
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bưu điện Hoa kỳ vinh danh Mẹ Têrêxa trên tem thư
Phụng Nghi
07:40 06/09/2010
WASHINGTON, PRNewswire-USNewswire - Bằng tem thư 44 cents, Bưu điện Hoa kỳ hôm nay tôn vinh Mẹ Têrêxa, người đã được trao giải Nobel Hòa bình năm 1979 vì những công trình nhân đạo.
Tem được phát hành trong một nghi lễ đặc biệt tổ chức tại Vương cung Thánh đường Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội tại thủ đô Washington.
Nổi danh vì tấm lòng nhân ái đối với kẻ nghèo nàn và đau khổ, Mẹ Têrêxa, một nữ tu Công giáo Roma dáng dấp nhỏ bé, và là một công dân danh dự Hoa kỳ, đã phục vụ người đau ốm, kẻ cơ cực tại Ấn độ và trên thế giới trong gần 50 năm trường.
Ông John Potter, Tổng Giám đốc Nha Bưu điện đã phát biểu như sau trong buổi lễ phát hành: “Tem thư thường được cho là những “tấm thiệp mang lời kêu gọi” vì đến được với khán giả khắp nơi trong nước và ngay cả trên thế giới nữa. Tem tập chú vào những đề tài và nhân vật quốc gia chúng ta trân trọng và mến yêu, và điều này chắc chắn là rất đúng đối với Mẹ Têrêxa, người đã tin tưởng sâu xa vào giá trị bẩm sinh và phẩm giá của con người, đã hành động không mỏi mệt để phục vụ người nghèo, kẻ bệnh hoạn, trẻ mồ côi và người hấp hối. Đó là lý do tại sao ngày hôm nay tôi hân hạnh biết bao vì việc quốc gia chúng ta, sau khi đã cho Mẹ Têrêxa được làm công dân danh dự năm 1996, nay lại tôn vinh người bằng một lưu niệm lâu bền.”
Khi Mẹ Têrêxa nhận giải Nobel Hòa bình năm 1979 – đây là một trong nhiều giải thưởng và vinh dự – người đã lãnh nhận “nhân danh kẻ nghèo nàn, người đói khát, người bệnh tật và kẻ cô đơn”, và đã thuyết phục các nhà tổ chức nên trao tặng cho kẻ túng quẫn những số tiền thường được dùng để chi phí cho buổi tiệc tùng trao giải. Được cả thế giới kính trọng, Mẹ đã thành công khi thúc giục được nhiều nhà lãnh đạo chính trị và kinh tế trên thế giới dành ra thời giờ và tài nguyên để giúp đỡ kẻ túng thiếu. Tổng thống Ronald Reagan đã trao tặng Mẹ Têrêxa Huân chương Tự do của Tổng thống (Presidential Medal of Freedom) năm 1985, và cũng năm này Mẹ khởi đầu công việc giúp các nạn nhân bệnh AIDS ở nước Mỹ và các quốc gia khác.
Năm 1997, Quốc hội Hoa kỳ tặng thưởng Mẹ Têrêxa Huân chương Vàng của Quốc hội (Congressional Gold Medal) vì “các đóng góp xuất sắc và bền bỉ trong những công tác nhân đạo và từ thiện.”
Cùng tham gia với ông Tổng giám đốc Bưu điện Hoa kỳ trong buổi phát hành tem còn có ông James H. Bilbray là thành viên Hội đồng Quản trị Cơ quan Bưu điện Mỹ; Tổng giám mục Pietro Sambi, sứ thần Tòa thánh tại Hoa kỳ; Giám mục Barry Knestout, giám mục phụ tá Tổng giáo phận Washington; Đức ông Walter Rossi, quản đốc Vương cung Thánh đường Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội; nữ tu Leticia, bề trên giám tỉnh Dòng Thừa sai Bác ái; và ông Mitzi Betman, phó giám đốc Ủy ban Truyền thông thuộc Sở Bưu điện Hoa kỳ. Họa sĩ Thomas Blackshear II, người họa mẫu tem thư Mẹ Têrêxa cũng hiện diện.
Mẹ Têrêxa mất tại Kolkata (tên trước kia là Calcutta), Ấn độ, ngày 5 tháng 9 năm 1997 và được an táng tại đây. Từ năm 1948, Mẹ đã trở thành công dân Ấn độ.
Năm 1996 Tổng thống Bill Clinton và Quốc hội tưởng thưởng Mẹ Têrêxa thành công dân danh dự Hoa kỳ. Vinh dự này từ trước tới nay chỉ mới được ban tặng cho 7 người. Winston Churchill được trao tặng năm 1963, Raoul Wallenberg năm 1981, William Penn và Hannah Callowhill Penn năm 1984, Huân tước de Lafayette năm 2002 and Tướng Casimir Pulaski năm 2009. Ngoại trừ Hannah Callowhill Penn ra, mỗi nhân vật vừa kể đều đã xuất hiện trên tem thư Hoa kỳ: Huân tước de Lafayette 4 lần (1952, 1957, 1976, và 1977), William Penn năm 1932, Churchill năm 1965 và 1991, Wallenberg năm 1997. Tướng Pulaski được tôn vinh trên tem thư vào các năm 1931 và 1979.
Tem thư có chân dung Mẹ Têrêxa là một tác phẩm trúng giải của họa sĩ Blackshear II ở Colorado Springs, CO.
Là một cơ quan tự túc, Bưu điện Hoa kỳ thực hiện dịch vụ chuyển thư từ tới mọi địa chỉ trong toàn quốc, gồm có 150 triệu nhà dân, các cơ sở thương mại và các Hộp thư Bưu điện. Các chi phí điều hành của Bưu điện Hoa kỳ đều không do thuế người dân đóng góp, mà nhờ vào việc bán tem thư, các sản phẩm và dịch vụ. Cơ quan có 36 ngàn địa điểm bán tem thư cũng như các dịch vụ, và một trang mạng được nhiều người truy cập nhất sánh với các cơ quan liên bang.
Bưu điện Hoa kỳ được Viện Ponemon xác định là Cơ quan Chính phủ Đáng tin cậy nhất trong 6 năm liền, và đứng hàng thứ sáu trong bảng Dịch vụ Được tín nhiệm nhất trong toàn quốc. Bưu điện có lợi tức hàng năm hơn 68 tỷ mỹ kim, trao chuyển gần một nửa tổng số thư từ trên thế giới. Nếu là một công ty tư nhân, năm 2009 Bưu điện có thể được Fortune 500 xếp hạng 28.
Nguồn: Bưu điện Hoa kỳ
Tem được phát hành trong một nghi lễ đặc biệt tổ chức tại Vương cung Thánh đường Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội tại thủ đô Washington.
Nổi danh vì tấm lòng nhân ái đối với kẻ nghèo nàn và đau khổ, Mẹ Têrêxa, một nữ tu Công giáo Roma dáng dấp nhỏ bé, và là một công dân danh dự Hoa kỳ, đã phục vụ người đau ốm, kẻ cơ cực tại Ấn độ và trên thế giới trong gần 50 năm trường.
Ông John Potter, Tổng Giám đốc Nha Bưu điện đã phát biểu như sau trong buổi lễ phát hành: “Tem thư thường được cho là những “tấm thiệp mang lời kêu gọi” vì đến được với khán giả khắp nơi trong nước và ngay cả trên thế giới nữa. Tem tập chú vào những đề tài và nhân vật quốc gia chúng ta trân trọng và mến yêu, và điều này chắc chắn là rất đúng đối với Mẹ Têrêxa, người đã tin tưởng sâu xa vào giá trị bẩm sinh và phẩm giá của con người, đã hành động không mỏi mệt để phục vụ người nghèo, kẻ bệnh hoạn, trẻ mồ côi và người hấp hối. Đó là lý do tại sao ngày hôm nay tôi hân hạnh biết bao vì việc quốc gia chúng ta, sau khi đã cho Mẹ Têrêxa được làm công dân danh dự năm 1996, nay lại tôn vinh người bằng một lưu niệm lâu bền.”
Khi Mẹ Têrêxa nhận giải Nobel Hòa bình năm 1979 – đây là một trong nhiều giải thưởng và vinh dự – người đã lãnh nhận “nhân danh kẻ nghèo nàn, người đói khát, người bệnh tật và kẻ cô đơn”, và đã thuyết phục các nhà tổ chức nên trao tặng cho kẻ túng quẫn những số tiền thường được dùng để chi phí cho buổi tiệc tùng trao giải. Được cả thế giới kính trọng, Mẹ đã thành công khi thúc giục được nhiều nhà lãnh đạo chính trị và kinh tế trên thế giới dành ra thời giờ và tài nguyên để giúp đỡ kẻ túng thiếu. Tổng thống Ronald Reagan đã trao tặng Mẹ Têrêxa Huân chương Tự do của Tổng thống (Presidential Medal of Freedom) năm 1985, và cũng năm này Mẹ khởi đầu công việc giúp các nạn nhân bệnh AIDS ở nước Mỹ và các quốc gia khác.
Năm 1997, Quốc hội Hoa kỳ tặng thưởng Mẹ Têrêxa Huân chương Vàng của Quốc hội (Congressional Gold Medal) vì “các đóng góp xuất sắc và bền bỉ trong những công tác nhân đạo và từ thiện.”
Cùng tham gia với ông Tổng giám đốc Bưu điện Hoa kỳ trong buổi phát hành tem còn có ông James H. Bilbray là thành viên Hội đồng Quản trị Cơ quan Bưu điện Mỹ; Tổng giám mục Pietro Sambi, sứ thần Tòa thánh tại Hoa kỳ; Giám mục Barry Knestout, giám mục phụ tá Tổng giáo phận Washington; Đức ông Walter Rossi, quản đốc Vương cung Thánh đường Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội; nữ tu Leticia, bề trên giám tỉnh Dòng Thừa sai Bác ái; và ông Mitzi Betman, phó giám đốc Ủy ban Truyền thông thuộc Sở Bưu điện Hoa kỳ. Họa sĩ Thomas Blackshear II, người họa mẫu tem thư Mẹ Têrêxa cũng hiện diện.
Mẹ Têrêxa mất tại Kolkata (tên trước kia là Calcutta), Ấn độ, ngày 5 tháng 9 năm 1997 và được an táng tại đây. Từ năm 1948, Mẹ đã trở thành công dân Ấn độ.
Năm 1996 Tổng thống Bill Clinton và Quốc hội tưởng thưởng Mẹ Têrêxa thành công dân danh dự Hoa kỳ. Vinh dự này từ trước tới nay chỉ mới được ban tặng cho 7 người. Winston Churchill được trao tặng năm 1963, Raoul Wallenberg năm 1981, William Penn và Hannah Callowhill Penn năm 1984, Huân tước de Lafayette năm 2002 and Tướng Casimir Pulaski năm 2009. Ngoại trừ Hannah Callowhill Penn ra, mỗi nhân vật vừa kể đều đã xuất hiện trên tem thư Hoa kỳ: Huân tước de Lafayette 4 lần (1952, 1957, 1976, và 1977), William Penn năm 1932, Churchill năm 1965 và 1991, Wallenberg năm 1997. Tướng Pulaski được tôn vinh trên tem thư vào các năm 1931 và 1979.
Tem thư có chân dung Mẹ Têrêxa là một tác phẩm trúng giải của họa sĩ Blackshear II ở Colorado Springs, CO.
Là một cơ quan tự túc, Bưu điện Hoa kỳ thực hiện dịch vụ chuyển thư từ tới mọi địa chỉ trong toàn quốc, gồm có 150 triệu nhà dân, các cơ sở thương mại và các Hộp thư Bưu điện. Các chi phí điều hành của Bưu điện Hoa kỳ đều không do thuế người dân đóng góp, mà nhờ vào việc bán tem thư, các sản phẩm và dịch vụ. Cơ quan có 36 ngàn địa điểm bán tem thư cũng như các dịch vụ, và một trang mạng được nhiều người truy cập nhất sánh với các cơ quan liên bang.
Bưu điện Hoa kỳ được Viện Ponemon xác định là Cơ quan Chính phủ Đáng tin cậy nhất trong 6 năm liền, và đứng hàng thứ sáu trong bảng Dịch vụ Được tín nhiệm nhất trong toàn quốc. Bưu điện có lợi tức hàng năm hơn 68 tỷ mỹ kim, trao chuyển gần một nửa tổng số thư từ trên thế giới. Nếu là một công ty tư nhân, năm 2009 Bưu điện có thể được Fortune 500 xếp hạng 28.
Nguồn: Bưu điện Hoa kỳ
ĐTC: Chỉ có Chúa Giêsu mới có thể ban cho họ sự điềm tĩnh để đối chọi với cuộc đời
Bùi Hữu Thư
09:07 06/09/2010
Kinh Truyền Tin tại Castel Gandolfo
Rôma, Chúa Nhật 5 tháng 9, (Le Monde vu de Rome) - Đức Thánh Cha Benedict XVI đã nhắc nhớ giới trẻ ngày Chúa Nhật này là chỉ có niềm tin nơi Chúa Giêsu và một tình bạn chân thật với Người mới có thể giúp cho họ đối chọi với cuộc đời một cách điềm tĩnh và ban cho họ một sự vững vàng nội tâm.
Sau kinh truyền tin, ngài đã đọc từ ban công của sân trong tại tư dinh Giáo Hoàng ở Castel Gandolfo, Đức Thánh Cha nhắc lại sứ điệp ngài đã chọn để nói với giới trẻ trong Ngày Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tại Madrid năm 2011, và mới được phổ biến.
Đức Thánh Cha Benedict XVI đã giải thích rằng trong sứ điệp, ngài mời gọi các người trẻ hãy “đi ngược giòng”. Chủ đề của sứ điệp của ngài được trích dẫn từ Thư Thánh Phaolô gửi tín hữu Côlôsê: “Bén rễ và được xây dựng trên Chúa Kitô, được củng cố trong đức tin. ”
Đức Thánh Cha Benedict XVI nhấn mạnh: “Ngày nay, có ai đề nghị với giới trẻ phải ‘bắt rễ’ và ‘vững tin’? Thay vào đó, người ta lại ca ngợi sự nghi ngại, sự linh động, và coi nhẹ mọi việc… là bao nhiêu khía cạnh phản ánh một nền văn hóa bất định về các giá trị căn bản, về các nguyên tắc nền tảng dựa trên đó con người có thể định hướng và điều chỉnh cuộc đời.”
Đức Thánh Cha giải thích là trong sứ điệp, ngài đã chọn những hình ảnh của một cái cây và một căn nhà vì người trẻ “giống như một cây đang mọc lên: muốn tăng trưởng cây cần bắt rễ sâu, để khi có gió bão, cây vẫn đứng vững trên mặt đất. Cũng thế, hình ảnh của một căn nhà đang xây cho thấy sự cần thiết phải có nền móng vững chãi khiến cho căn nhà được chắc chắn và không đổ vỡ.”
Đối với Đức Thánh Cha Benedict XVI “trọng tâm” của sứ điệp “nằm trong những ý tưởng về ‘Chúa Kitô’và trong ‘đức tin’”.
Ngài giải thích: “Sự hoàn toàn trưởng thành của một con người, sự vững mạnh trong nội tâm, bắt nguồn từ mối tương quan đối với Thiên Chúa, một mối tương quan xuất phát từ sự gặp gỡ Đức Giêsu Kitô.” Ngài tiếp là “người trẻ được trợ giúp bởi niềm tin nơi Giáo Hội.” “Một mối tương quan trong niềm tin sắt đá, một tình bạn chân thật với Chúa Giêsu có thể giúp cho người trẻ những gì cần thiết để đối chọi với cuộc đời: sự điềm tĩnh và ánh sáng nội tâm, thái độ suy tư một cách tích cực, một tâm hồn quảng đại đối với mọi người, sự sẵn sàng dấn thân cho sự thiện hảo, công chính và chân lý.”
Đức Thánh Cha kết luận bằng cách nhận xét rằng sứ điệp của ngài được phổ biến vào ngày 6 tháng 8, là ngày Lễ Chúa HiểnLinh. Ngài đã cầu chúc rằng “ánh sáng của dung nhan Chúa Giêsu sẽ rọi sáng trong trái tim của mỗi người trẻ!”
Rôma, Chúa Nhật 5 tháng 9, (Le Monde vu de Rome) - Đức Thánh Cha Benedict XVI đã nhắc nhớ giới trẻ ngày Chúa Nhật này là chỉ có niềm tin nơi Chúa Giêsu và một tình bạn chân thật với Người mới có thể giúp cho họ đối chọi với cuộc đời một cách điềm tĩnh và ban cho họ một sự vững vàng nội tâm.
Sau kinh truyền tin, ngài đã đọc từ ban công của sân trong tại tư dinh Giáo Hoàng ở Castel Gandolfo, Đức Thánh Cha nhắc lại sứ điệp ngài đã chọn để nói với giới trẻ trong Ngày Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tại Madrid năm 2011, và mới được phổ biến.
Đức Thánh Cha Benedict XVI đã giải thích rằng trong sứ điệp, ngài mời gọi các người trẻ hãy “đi ngược giòng”. Chủ đề của sứ điệp của ngài được trích dẫn từ Thư Thánh Phaolô gửi tín hữu Côlôsê: “Bén rễ và được xây dựng trên Chúa Kitô, được củng cố trong đức tin. ”
Đức Thánh Cha Benedict XVI nhấn mạnh: “Ngày nay, có ai đề nghị với giới trẻ phải ‘bắt rễ’ và ‘vững tin’? Thay vào đó, người ta lại ca ngợi sự nghi ngại, sự linh động, và coi nhẹ mọi việc… là bao nhiêu khía cạnh phản ánh một nền văn hóa bất định về các giá trị căn bản, về các nguyên tắc nền tảng dựa trên đó con người có thể định hướng và điều chỉnh cuộc đời.”
Đức Thánh Cha giải thích là trong sứ điệp, ngài đã chọn những hình ảnh của một cái cây và một căn nhà vì người trẻ “giống như một cây đang mọc lên: muốn tăng trưởng cây cần bắt rễ sâu, để khi có gió bão, cây vẫn đứng vững trên mặt đất. Cũng thế, hình ảnh của một căn nhà đang xây cho thấy sự cần thiết phải có nền móng vững chãi khiến cho căn nhà được chắc chắn và không đổ vỡ.”
Đối với Đức Thánh Cha Benedict XVI “trọng tâm” của sứ điệp “nằm trong những ý tưởng về ‘Chúa Kitô’và trong ‘đức tin’”.
Ngài giải thích: “Sự hoàn toàn trưởng thành của một con người, sự vững mạnh trong nội tâm, bắt nguồn từ mối tương quan đối với Thiên Chúa, một mối tương quan xuất phát từ sự gặp gỡ Đức Giêsu Kitô.” Ngài tiếp là “người trẻ được trợ giúp bởi niềm tin nơi Giáo Hội.” “Một mối tương quan trong niềm tin sắt đá, một tình bạn chân thật với Chúa Giêsu có thể giúp cho người trẻ những gì cần thiết để đối chọi với cuộc đời: sự điềm tĩnh và ánh sáng nội tâm, thái độ suy tư một cách tích cực, một tâm hồn quảng đại đối với mọi người, sự sẵn sàng dấn thân cho sự thiện hảo, công chính và chân lý.”
Đức Thánh Cha kết luận bằng cách nhận xét rằng sứ điệp của ngài được phổ biến vào ngày 6 tháng 8, là ngày Lễ Chúa HiểnLinh. Ngài đã cầu chúc rằng “ánh sáng của dung nhan Chúa Giêsu sẽ rọi sáng trong trái tim của mỗi người trẻ!”
Trung Cộng giám sát nghiêm ngặt lễ tang của vị giám mục hầm trú
Tiền Hô
10:18 06/09/2010
VATICAN (Agenzia Fides) - Ngày 28 tháng 8, Đức Tổng Giám mục Gioan Yang Shudao, Tổng Giám mục nghỉ hưu của Giáo phận Phúc Châu, đã qua đời ở tuổi 91 tại quê nhà Toubao, huyện Liên Giang (Trung Quốc). Ngài đã nhập viện ở Phúc Châu hôm 26 Tháng Tám, sau khi bị ngừng tim.
Đức Tổng Giám mục Yang sinh ngày 16 Tháng Tư năm 1919. Năm 1933, khi 14 tuổi, ngài gia nhập vào tiểu chủng viện ở Phúc Châu. Sau khi hoàn tất lớp triết học và thần học tại đại chủng viện, ngài được thụ phong linh mục vào ngày 7 Tháng Mười năm 1947. Đức Tổng Giám mục Yang nằm trong thế hệ các linh mục được thụ phong tại các chủng viện ở Trung Quốc trước khi chính thể Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Cộng) được thành lập. Ngài được tấn phong giám mục vào ngày 10 Tháng Hai năm 1987.
Đương là một linh mục, ngài đã phải mất 26 năm tù giam. Năm 1955, ngài bị chính quyền kết án tù vì đức tin và vì ngài phản đối việc chối bỏ Đức Giáo hoàng là thủ lãnh của Giáo hội Công giáo. Năm 1981, lại một lần nữa ngài bị bắt, lần này là 3 năm tù giam. Sau đó, hầu như ngài luôn luôn sống trong sự giam cầm hoặc kiểm soát nghiêm ngặt.
Những người quen biết ngài đều nhận xét ngài là một người đầy nhiệt huyết, kiên trường trong các nguyên tắc của mình, và làm nhiều việc lớn cho giáo hội, bất chấp những khó khăn nghiêm trọng mà cộng đồng Công Giáo trong giáo phận đã phải đối mặt trong những năm gần đây.
Hôm 1 Tháng Chín, tang lễ Đức Tổng Giám mục Yang được tổ chức tại một cách riêng tư thầm lặng dưới sự giám sát nghiêm ngặt của lực lượng an ninh. Tín hữu trên toàn thế giới hiệp thông với anh chị em ở Phúc Châu vì đã mất đi một giám mục anh hùng làm chứng cho Tin Mừng, trung thành với đức tin của mình, ngài dành một phần ba cuộc đời mình trong tù vì danh Chúa.
(Nguồn: http://www.fides.org/aree/news/newsdet.php?idnews=27333&lan=eng)
Đương là một linh mục, ngài đã phải mất 26 năm tù giam. Năm 1955, ngài bị chính quyền kết án tù vì đức tin và vì ngài phản đối việc chối bỏ Đức Giáo hoàng là thủ lãnh của Giáo hội Công giáo. Năm 1981, lại một lần nữa ngài bị bắt, lần này là 3 năm tù giam. Sau đó, hầu như ngài luôn luôn sống trong sự giam cầm hoặc kiểm soát nghiêm ngặt.
Những người quen biết ngài đều nhận xét ngài là một người đầy nhiệt huyết, kiên trường trong các nguyên tắc của mình, và làm nhiều việc lớn cho giáo hội, bất chấp những khó khăn nghiêm trọng mà cộng đồng Công Giáo trong giáo phận đã phải đối mặt trong những năm gần đây.
Hôm 1 Tháng Chín, tang lễ Đức Tổng Giám mục Yang được tổ chức tại một cách riêng tư thầm lặng dưới sự giám sát nghiêm ngặt của lực lượng an ninh. Tín hữu trên toàn thế giới hiệp thông với anh chị em ở Phúc Châu vì đã mất đi một giám mục anh hùng làm chứng cho Tin Mừng, trung thành với đức tin của mình, ngài dành một phần ba cuộc đời mình trong tù vì danh Chúa.
(Nguồn: http://www.fides.org/aree/news/newsdet.php?idnews=27333&lan=eng)
ĐTC: Hãy bén rễ sâu nơi Chúa Kitô và can đảm đi ngược dòng đời
Linh Tiến Khải
10:37 06/09/2010
Hãy bén rễ sâu nơi Chúa Kitô, can đảm đi ngược dòng đời, sẵn sàng xả thân cho sự thiện, công lý và sự thật. Đó là lời Đức Thánh Cha Biển Đức XVI mời gọi mọi người, đặc biệt là giới trẻ khắp nơi trên thế giới ngày nay.
Đức Thánh Cha đã đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi đọc Kinh Truyềm Tin chung với 2.000 tín hữu và du khách hành hương trong sân nhà nghỉ mát Castel trưa Chúa Nhật 5-9-2010.
Mở đầu bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã xin lỗi mọi người vì buổi đọc kinh bắt đầu trễ hơn bình thường mười mấy phút. Lý do vì ngài vừa mới viếng thăm mục vụ Carpineto Romano về, nhân kỷ niệm 200 năm sinh ra của Đức Giáo Hoàng Leo XIII.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã trình bầy ngắn gọn sứ điệp ngài gửi cho giới trẻ tham dự Ngày quốc tế giới trẻ lần thứ 26 tại Madrid thủ đô Tây Ban Nha, vào mùa hè năm tới 2011. Nhắc lại đề tài của sứ điệp là ”Bén rễ sâu và xây dựng trên Chúa Kitô, vững vàng trong đức tin”, trích từ thư thánh Phaolô gửi tín hữu Coloxê (Cl 2,7), Đức Thánh Cha mời gọi người trẻ can đảm đi ngược dòng đời.
Ngài nói: ” Đây chắc chắn là một đề nghị đi ngược dòng đời! Thật thế, ngày nay có ai đề nghị với người trẻ sống bén rễ sâu và vững vàng đâu? Trái lại người ta đề cao sự không chắc chắn, tính di động, sự hay thay đổi... tất cả đều là những khía cảnh phản ánh một nền văn hóa do dự đối với các giá trị nền tảng, đối với các nguyên tắc giúp định hướng và điều hòa cuộc sống. Thật vậy, chính tôi, do kinh nghiệm tiếp xúc với giới trẻ, tôi biết rằng mỗi thế hệ, hay còn hơn thế nữa, từng người riêng rẽ được mời gọi tái khám phá ra ý nghĩa cuộc đời. Vì thế, Đức Thánh Cha nói, tôi đã muốn tái đề nghị sứ điệp theo kiểu kinh thánh, gợi lên hai hình ảnh cái cây và căn nhà.
Thật thế, người trẻ giống như một cái cây đang lớn: để phát triển nó cần có rễ sâu, để trong trường hợp có gió bão, rễ giữ nó bám chật vào đất. Cũng thế, hình ảnh cái nhà đang xây nhắc nhớ cho biết phải có nền móng vững vàng, để nhà được chắc chắn an ninh.
Và Đức Thánh Cha chỉ cho người trẻ thấy nền tảng tuyệt diệu của cuộc đời như sau: Sự trưởng thành tràn đầy của con người, sự vững vàng nội tâm của nó có nền tảng trong tương quan với Thiên Chúa, một tương quan đi qua cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu Kitô. Một tương quan của sự tin tưởng sâu đậm, của tình bạn đích thật với Chúa Giêsu, có khả năng trao ban cho người trẻ điều họ cần nhất để đương đầu một cách tốt đẹp với cuộc sống: đó là sự thanh thản và ánh sáng nội tâm, thái độ suy tư tích cực, tâm hồn rộng mở cho tha nhân, sẵn sàng xả thân cho sự thiện, cho công lý và sự thật. Còn một khía cạnh rất quan trọng khác nữa: đó là để trở thành một tín hữu, người trẻ được nâng đỡ bởi đức tin của Giáo Hội: không ai là một ốc đảo cả, tín hữu kitô lại càng không phải là một ốc đảo hơn nữa. Họ khám phá ra trong Giáo Hội vẻ đẹp của đức tin được chia sẻ và được cùng làm chứng với các người khác trong tình huynh đệ và trong việc phục vụ của tình bác ái.
Sứ điệp này đã được ký ngày mùng 6 tháng 8 lễ Chúa Hiển Dung. Xin cho ánh sáng Nhan Thánh Chúa Kitô có thể rạng ngời trong con tim của từng bạn trẻ! Và ước chi Đức Trinh Nữ Maria che chở đồng hành với các cộng đoàn và nhóm bạn trẻ trên đường hướng về cuộc gặp gỡ tại Madrid năm 2011. Tiếp đến Đức Thánh Cha đã đọc Kinh Truyền Tin và ban phépo lành tòa thánh cho mọi người.
Sau Kinh Tuyền Tin Đức Thánh Cha đã chào nhiều nhóm khác nhau. Trong tiếng Pháp Đức Thánh Cha nhắc tới năm học sắp bắt đầu. Ngài mời gọi các sinh viên học sinh và giáo sư kêu xin Chúa Thánh Thần là Thầy dậy của trí thông minh và sự hiểu biết dích thực mỗi ngày, để Ngài mở tâm trí họ cho sự hiểu biết Thiên Chúa, làm cho họ bén rễ sâu trong Chúa Giêsu Kitô và giữ gìn họ vững mạnh trong đức tin.
Bằng tiếng Anh Đức Thánh Cha xin giáo huấn xã hội của Đức Giáo Hoàng Leo XIII tiếp tục gợi hứng cho các nỗ lực trung thành xây dựng một xã hội đâm rễ sâu nơi các giáo huấn của Chúa Kitô. Bằng tiếng Đức ngài nói với Thông tiệp ”Rerum Novarum Tân Sự” Đức Giáo Hoàng Leo XIII đã đặt nền tảng cho giáo huấn xã hội của Hội thánh trong thời đại tân tiến. Bổn phận của Giáo Hội và tất cả mọi người là trung thành với sứ điệp của Chúa Giêsu Kitô và cộng tác để xây dựng một trật tự xã hội công bằng. Trong tiếng Tây Ban Nha Đức Thánh Cha cầu mong có nhiều bạn trẻ tham dự Ngày Quốc Tế giới trẻ tại thủ đô Tây Ban Nha, để tiếp nhận vào trong tim Chúa Kitô Đấng đang mời gọi họ tin tưởng nơi Ngài và yêu thương Giáo Hội nhiều hơn. Bằng tiếng Ba Lan Đức Thánh Cha phó thác việc chuẩn bị biến cố này cho lời bầu cử của Mẹ Thiên Chúa và xin cho tất cả mọi người lớn lên trong đức tin và đức mến.
Như đã nói trên đây lúc 9 giờ sáng Chúa Nhật hôm qua Đức Thánh Cha đã đi trực thăng từ Castel Gandolfo tới Carpineto Romano, cách Roma 80 cây số, là quê sinh của Đức Giáo Hoàng Leo XIII, để cử hành thánh lễ cho tín hữu và tưởng niệm vị Giáo Hoàng đã khai mào giáo huấn xã hội của Hội Thánh.
Đức Leo XIII, Vincenzo Gioacchino Raffaele Luigi Pecci sinh tại Carpineto Romano ngày mùng 2 tháng 3 năm 1810. Người đã từng là Sứ Tần Tòa Thánh tại Bỉ, làm Tổng Giám Mục Perugia và trở thành Hồng Y năm 1854, rồi được bầu làm Giáo Hoàng thứ 256 ngày 20 tháng hai năm 1878, lấy tên là Leo XIII. Đức Leo XIII đã hướng dẫn Giáo Hội trong 25 năm cho tới khi qua đời ngày 20 tháng 7 năm 1903, thọ 93 tuổi. Trong số nhiều giáo huấn của người có Thông điệp Rerum Novarum Tân Sự, công bố năm 1891, khai mào cho Giáo Huấn xã hội của Hội Thánh.
Giảng trong thánh lễ cử hành tại quảng trường chính của thành phố nhỏ này, Đức Thánh Cha đã đề cao Đức Leo XIII như vị chủ chăn có đức tin và lòng đạo hạnh sâu xa, cao niên nhưng nhìn xa thấy rộng, luôn luôn đặt để quyền tối thương của Thiên Chúa lên trên hết, và là người đã biết thông truyền cho toàn thể Giáo Hội sự khôn ngoan, tức sứ điệp gắn liền đức tín và cuộc sống, sự thật với thực tại cụ thể. Tuy sống trong một giai đoạn khó khăn nhất của Giáo Hội, trong đó có phong trào bài giáo sĩ, chỉ trích Đức Giáo Hoàng và Giáo Hội, loại bỏ tên các thánh khỏi lịch, các thành thị và các đường phố... nhưng với sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần, Đức Leo XIII đã giúp Giáo Hội trung thành với truyền thống, giữ vững các nguyên tắc, có khá năng rộng mở, tham gia vào việc xậy dựng xã hội, đương đầu với các vấn đề mới cũng như các thách đố lớn và tin tưởng bước vào thế kỷ XX.
Đức Thánh Cha đã đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi đọc Kinh Truyềm Tin chung với 2.000 tín hữu và du khách hành hương trong sân nhà nghỉ mát Castel trưa Chúa Nhật 5-9-2010.
Mở đầu bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã xin lỗi mọi người vì buổi đọc kinh bắt đầu trễ hơn bình thường mười mấy phút. Lý do vì ngài vừa mới viếng thăm mục vụ Carpineto Romano về, nhân kỷ niệm 200 năm sinh ra của Đức Giáo Hoàng Leo XIII.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã trình bầy ngắn gọn sứ điệp ngài gửi cho giới trẻ tham dự Ngày quốc tế giới trẻ lần thứ 26 tại Madrid thủ đô Tây Ban Nha, vào mùa hè năm tới 2011. Nhắc lại đề tài của sứ điệp là ”Bén rễ sâu và xây dựng trên Chúa Kitô, vững vàng trong đức tin”, trích từ thư thánh Phaolô gửi tín hữu Coloxê (Cl 2,7), Đức Thánh Cha mời gọi người trẻ can đảm đi ngược dòng đời.
Ngài nói: ” Đây chắc chắn là một đề nghị đi ngược dòng đời! Thật thế, ngày nay có ai đề nghị với người trẻ sống bén rễ sâu và vững vàng đâu? Trái lại người ta đề cao sự không chắc chắn, tính di động, sự hay thay đổi... tất cả đều là những khía cảnh phản ánh một nền văn hóa do dự đối với các giá trị nền tảng, đối với các nguyên tắc giúp định hướng và điều hòa cuộc sống. Thật vậy, chính tôi, do kinh nghiệm tiếp xúc với giới trẻ, tôi biết rằng mỗi thế hệ, hay còn hơn thế nữa, từng người riêng rẽ được mời gọi tái khám phá ra ý nghĩa cuộc đời. Vì thế, Đức Thánh Cha nói, tôi đã muốn tái đề nghị sứ điệp theo kiểu kinh thánh, gợi lên hai hình ảnh cái cây và căn nhà.
Thật thế, người trẻ giống như một cái cây đang lớn: để phát triển nó cần có rễ sâu, để trong trường hợp có gió bão, rễ giữ nó bám chật vào đất. Cũng thế, hình ảnh cái nhà đang xây nhắc nhớ cho biết phải có nền móng vững vàng, để nhà được chắc chắn an ninh.
Và Đức Thánh Cha chỉ cho người trẻ thấy nền tảng tuyệt diệu của cuộc đời như sau: Sự trưởng thành tràn đầy của con người, sự vững vàng nội tâm của nó có nền tảng trong tương quan với Thiên Chúa, một tương quan đi qua cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu Kitô. Một tương quan của sự tin tưởng sâu đậm, của tình bạn đích thật với Chúa Giêsu, có khả năng trao ban cho người trẻ điều họ cần nhất để đương đầu một cách tốt đẹp với cuộc sống: đó là sự thanh thản và ánh sáng nội tâm, thái độ suy tư tích cực, tâm hồn rộng mở cho tha nhân, sẵn sàng xả thân cho sự thiện, cho công lý và sự thật. Còn một khía cạnh rất quan trọng khác nữa: đó là để trở thành một tín hữu, người trẻ được nâng đỡ bởi đức tin của Giáo Hội: không ai là một ốc đảo cả, tín hữu kitô lại càng không phải là một ốc đảo hơn nữa. Họ khám phá ra trong Giáo Hội vẻ đẹp của đức tin được chia sẻ và được cùng làm chứng với các người khác trong tình huynh đệ và trong việc phục vụ của tình bác ái.
Sứ điệp này đã được ký ngày mùng 6 tháng 8 lễ Chúa Hiển Dung. Xin cho ánh sáng Nhan Thánh Chúa Kitô có thể rạng ngời trong con tim của từng bạn trẻ! Và ước chi Đức Trinh Nữ Maria che chở đồng hành với các cộng đoàn và nhóm bạn trẻ trên đường hướng về cuộc gặp gỡ tại Madrid năm 2011. Tiếp đến Đức Thánh Cha đã đọc Kinh Truyền Tin và ban phépo lành tòa thánh cho mọi người.
Sau Kinh Tuyền Tin Đức Thánh Cha đã chào nhiều nhóm khác nhau. Trong tiếng Pháp Đức Thánh Cha nhắc tới năm học sắp bắt đầu. Ngài mời gọi các sinh viên học sinh và giáo sư kêu xin Chúa Thánh Thần là Thầy dậy của trí thông minh và sự hiểu biết dích thực mỗi ngày, để Ngài mở tâm trí họ cho sự hiểu biết Thiên Chúa, làm cho họ bén rễ sâu trong Chúa Giêsu Kitô và giữ gìn họ vững mạnh trong đức tin.
Bằng tiếng Anh Đức Thánh Cha xin giáo huấn xã hội của Đức Giáo Hoàng Leo XIII tiếp tục gợi hứng cho các nỗ lực trung thành xây dựng một xã hội đâm rễ sâu nơi các giáo huấn của Chúa Kitô. Bằng tiếng Đức ngài nói với Thông tiệp ”Rerum Novarum Tân Sự” Đức Giáo Hoàng Leo XIII đã đặt nền tảng cho giáo huấn xã hội của Hội thánh trong thời đại tân tiến. Bổn phận của Giáo Hội và tất cả mọi người là trung thành với sứ điệp của Chúa Giêsu Kitô và cộng tác để xây dựng một trật tự xã hội công bằng. Trong tiếng Tây Ban Nha Đức Thánh Cha cầu mong có nhiều bạn trẻ tham dự Ngày Quốc Tế giới trẻ tại thủ đô Tây Ban Nha, để tiếp nhận vào trong tim Chúa Kitô Đấng đang mời gọi họ tin tưởng nơi Ngài và yêu thương Giáo Hội nhiều hơn. Bằng tiếng Ba Lan Đức Thánh Cha phó thác việc chuẩn bị biến cố này cho lời bầu cử của Mẹ Thiên Chúa và xin cho tất cả mọi người lớn lên trong đức tin và đức mến.
Như đã nói trên đây lúc 9 giờ sáng Chúa Nhật hôm qua Đức Thánh Cha đã đi trực thăng từ Castel Gandolfo tới Carpineto Romano, cách Roma 80 cây số, là quê sinh của Đức Giáo Hoàng Leo XIII, để cử hành thánh lễ cho tín hữu và tưởng niệm vị Giáo Hoàng đã khai mào giáo huấn xã hội của Hội Thánh.
Đức Leo XIII, Vincenzo Gioacchino Raffaele Luigi Pecci sinh tại Carpineto Romano ngày mùng 2 tháng 3 năm 1810. Người đã từng là Sứ Tần Tòa Thánh tại Bỉ, làm Tổng Giám Mục Perugia và trở thành Hồng Y năm 1854, rồi được bầu làm Giáo Hoàng thứ 256 ngày 20 tháng hai năm 1878, lấy tên là Leo XIII. Đức Leo XIII đã hướng dẫn Giáo Hội trong 25 năm cho tới khi qua đời ngày 20 tháng 7 năm 1903, thọ 93 tuổi. Trong số nhiều giáo huấn của người có Thông điệp Rerum Novarum Tân Sự, công bố năm 1891, khai mào cho Giáo Huấn xã hội của Hội Thánh.
Giảng trong thánh lễ cử hành tại quảng trường chính của thành phố nhỏ này, Đức Thánh Cha đã đề cao Đức Leo XIII như vị chủ chăn có đức tin và lòng đạo hạnh sâu xa, cao niên nhưng nhìn xa thấy rộng, luôn luôn đặt để quyền tối thương của Thiên Chúa lên trên hết, và là người đã biết thông truyền cho toàn thể Giáo Hội sự khôn ngoan, tức sứ điệp gắn liền đức tín và cuộc sống, sự thật với thực tại cụ thể. Tuy sống trong một giai đoạn khó khăn nhất của Giáo Hội, trong đó có phong trào bài giáo sĩ, chỉ trích Đức Giáo Hoàng và Giáo Hội, loại bỏ tên các thánh khỏi lịch, các thành thị và các đường phố... nhưng với sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần, Đức Leo XIII đã giúp Giáo Hội trung thành với truyền thống, giữ vững các nguyên tắc, có khá năng rộng mở, tham gia vào việc xậy dựng xã hội, đương đầu với các vấn đề mới cũng như các thách đố lớn và tin tưởng bước vào thế kỷ XX.
Hội nghị giáo dân công giáo Á châu
Linh Tiến Khải
10:39 06/09/2010
Phỏng vấn Đức Hồng Y Stanislaw Rylko, Chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh Giáo Dân, về hội nghị giáo dân công giáo Á châu tại Seoul, Nam Hàn
Trong các ngày từ 31-8 đến 5-9-2010 hội nghị giáo dân công giáo tại Á châu do Hội đồng Tòa Thánh về giáo dân tổ chức, đã tiến hành tại thủ độ Seoul của Nam Hàn với chủ đề ”Rao giảng Chúa Kitô tại Á châu ngày nay”. Tham dự Hội nghị có khoảng 400 người, trong đó có các phái đoàn chính thức của 20 Hội Đồng Giám Mục Á châu, kể cả Việt Nam, và 30 phái đoàn đại diện các phong trào và hội đoàn giáo dân.
Trong sứ điệp gửi hội nghị do Đức Hồng Y Stanislaw Rylko, Chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh về giáo dân công bố trong buổi lễ khai mạc, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI chào mừng sự kiện con số giáo dân dấn thân tại Á châu gia tăng, và ngài coi đó là một dấu chỉ hy vọng lớn lao cho tương lai Giáo Hội tại đại lục này. Đức Thánh Cha khẳng định rằng: ”Con số ngày càng gia tăng các giáo dân dấn thân, được huấn luyện và đầy lòng nhiệt thành, là một dấu chỉ hy vọng rất lớn cho tương lai của Giáo Hội tại Á châu. Ở đây, với lòng biết ơn, tôi muốn đề cao hoạt động trổi vượt của nhiều giáo lý viên, đang mang đức tin Công Giáo phong phú đến cho người trẻ cũng như người lớn, lôi cuốn các cá nhân, gia đình và các cộng đồng giáo xứ vào một cuộc gặp gỡ ngày càng sâu xa hơn với Chúa Phục Sinh”.
Đức Thánh Cha kêu gọi làm sao để các giáo dân, ”trong niềm hiệp thông tâm trí với các Mục Tử của mình, và được tháp tùng trong mỗi giai đoạn của hành trình đức tin qua sự huấn luyện tốt đẹp về tu đức và huấn giáo, họ được khích lệ cộng tác tích cực, không những vào vào việc xây dựng cộng đoàn Giáo Hội địa phương, nhưng còn tìm kiếm những con đường mới cho Tin Mừng trong mọi lãnh vực của xã hội nữa”.
Cũng trong Sứ điệp, Đức Thánh Cha ca ngợi sự đóng góp của các phong trào tông đồ và canh tân như một hồng ân đặc biệt của Chúa Thánh Linh, vì họ mang lại sức sống và năng lực mới cho việc đào tạo giáo dân, đặc biệt cho các gia đình và người trẻ; tiếp đến là các hội đoàn và phong trào của Giáo Hội chuyên thăng tiến phẩm giá con người và công lý một cách cụ thể, chứng tỏ đặc tính đại đồng của Sứ điệp Tin Mừng về ơn làm con cái Thiên Chúa”.
Sau cùng, Đức Thánh Cha cầu chúc Hội nghị giáo dân Công Giáo Á châu đề cao vai trò không thể thiếu được của giáo dân trong sứ mạng của Giáo Hội và phát triển những chương trình đặc thù cũng như các sáng kiến để trợ giúp họ trong việc rao giảng Chúa Kitô tại Á châu ngày nay. Ngài viết: ”Tôi xác tín: những thảo luận và quyết định tại Hội nghị sẽ nhấn mạnh rằng đời sống và ơn gọi Kitô phải được coi như nguồn mạch đầu tiên mang lại hạnh phúc cao cả và là một hồng ân cần được chia sẻ với tha nhân”.
Hội nghị đặc biệt để ý đến các văn kiện tham chiếu của Tòa Thánh như: Tông huấn ”Giáo Hội tại Á châu”, Thông điệp ”Redemptoris Missio” Sứ Mạng Đấng Cứu Chuộc, Tông huấn ”Người tín hữu Á châu”, và những kết luận của Hội nghị về truyền giáo Á châu nhóm tại Bangkok Thái Lan hồi tháng 10 năm 2006 về đề tài ”Kể lại câu chuyện Chúa Giêsu tại Á châu. Hãy đi và kể lại với tất cả mọi người”.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn Đức Hồng Y Stanislaw Rylko, Chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh Giáo Dân, về hội nghị giáo dân công giáo Á châu nói trên.
Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, tại sao hội nghị lại chọn đề tài ”Loan báo Chúa Giêsu Kitô tại Á châu ngày nay”?
Đáp: Với đề tài này chúng tôi muốn minh nhiên trọng tâm của sứ mệnh loan báo Tin Mừng của Giáo Hội, và như thế cũng là của mọi giáo dân kitô: đó là loan báo Chúa Kitô như Đấng Cứu Độ duy nhất của nhân loại.
Vấn đề đặc biệt sống động tại Á châu, là chiếc nôi của các truyền thống văn hóa và tôn giáo ngàn đời, là đại lục trong đó Chúa Kitô đã sinh ra nhưng vẫn chưa được đa số dân biết tới. Vì thế cần phải nhắc lại điều Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II viết trong tông thư Giáo Hội tại Á châu: ”Niềm tin của Giáo Hội nơi Chúa Giêsu là một ơn cần chia sẻ: đó là ơn lớn lao nhất mà Giáo Hội có thể cống hiến cho Á châu” (s. 10).
Đại lục mênh mông này có gần 4 tỷ người, tức chiếm 2 phần 3 nhân loại, trong đó chỉ có 120 triệu tín hữu kitô, có quyền được lắng nghe loan báo tin vui của Chúa Kitô Đấng Cứu Độ con người, và chúng ta là các kitô hữu chúng ta có bổn phận đem lời loan báo đó đến cho người dân của đại lục này. Ở đây mở ra một không gian vĩ đại cho sứ mệnh của tín hữu giáo dân.
Hỏi: Đâu là mục đích chính mà Hội nghị nhắm tới thưa Đức Hồng Y?
Đáp: Mục đích chính của hội nghị là khích lệ giáo dân công giáo tại Á châu tái khám phá ra tầm quan trọng và vẻ đẹp ơn gọi của họ và sứ mệnh của họ trong Giáo Hội và trên thế giới. Chúng tôi muốn rằng các tín hữu giáo dân của đại lục này canh tân ý thức về vẻ đẹp là tín hữu kitô; là môn đệ của Chúa Kitô thật là điều đáng công...
Để đạt mục đích ấy, cần phải có một tiến trình đào tạo sâu rộng, để cho giáo dân tại Á châu có căn tính kitô mạnh mẽ, xác tín và được linh hoạt bởi ý thức đồng trách nhiệm sống động đối với cuộc sống của các cộng đoàn kitô, các giáo xứ, giáo phận, cũng như đối với sứ mệnh rao giảng Tin Mừng của Giáo Hội trên thế giới. Hội nghị của chúng tôi là một lời mời gọi hướng tới tất cả mọi giáo dân tại Á châu: ”Hãy đi làm trong vườn nho của Chúa!... Chúa Kitô cần từng người trong chúng ta!” Ngoài ra, qua biến cố này, với lòng can đảm và óc sáng tạo chúng tôi muốn đương đầu với không ít thách đố mà Giáo Hội đang phải đối phó tại đại lục này. Sau cùng, chúng tôi muốn thức tỉnh việc rộng mở lớn hơn của các Giáo Hội địa phương cho một mùa mới ”quy tụ các tín hữu”.
Ngày nay, Chúa Thánh Thần đang khơi dậy biết bao nhiêu đặc sủng làm nảy sinh ra các phong trào giáo hội và các cộng đoàn mới. Các cộng đoàn này khơi dậy trong cuộc sống của giáo dân một sự hăng say truyền giáo mà Á châu đặc biệt cần đến. Nói một cách ngắn gọn, hội nghị này muốn là một trường học hy vọng kitô cho tất cả các tham dự viên: Giám Mục, Linh Mục, tu sĩ nam nữ và giáo dân.
Hỏi: Thưa Đức Hồng Y Chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh về giáo dân, 16 năm đã trôi qua kể từ hội nghị Á châu lần trước, Đức Hồng Y nhận thấy có sự thay đổi nào nơi thế giới giáo dân á châu hay không?
Đáp: Hội nghị lần trước đã diễn ra tại Đại Hàn năm 1994. Nếu chúng ta chú ý quan sát cuộc sống của Giáo Hội tại Á châu trong 16 năm qua, chúng ta có thể thấy một cách rõ ràng rằng, mặc dầu có nhiều thách đố khó khăn, Giáo Hội vẫn đầy nhiệt huyết truyền giáo. Đó là một Giáo Hội gia tăng 4-5% mỗi năm, và có thể hãnh diện về hàng ngũ các Thánh, đặc biệt là các vị tử đạo của đức tin, trong đó có không ít giáo dân. Chắc chắn rồi, đây là một Giáo Hội thiểu số, nhưng không phải là một thiếu số nhút nhát, đóng kín trong chính mình. Thật vậy, chúng ta đang đứng trước một Giáo Hội tràn đầy sức sống và được linh hoạt bởi niềm hy vọng lớn lao nảy sinh từ đức tin. Chúng ta có thể dùng kiểu nói của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI mà nói rằng tín hữu công giáo tại Á châu là ”một thiểu số sáng tạo”, trong nghĩa họ ý thức họ là một sự hiện diện định đoạt đối với tương lai của đại lục này, bởi vì họ là những người đem sứ điệp cứu độ đến cho toàn nhân loại.
Giáo dân Á châu luôn ngày càng ý thức hơn vế sứ mệnh ngôn sứ của họ và về tinh thần đồng trách nhiệm đối với cuộc sống của các cộng đoàn kitô trong các giáo xứ và giáo phận. Và điều này đáp ứng chương trình dấn thân đã được phát động bởi tông thư ”Giáo Hội tại Á châu”. Nghĩa là chương trình của ”một Giáo Hội dấn thân tham dự” trong đó mỗi người - và như thế cả các giáo dân nữa - đều sống ơn gọi riêng của mình và chu toàn vai trò riêng của mình (s. 25). Vì thế, Giáo Hội nhìn anh chị em giáo dân tai Á châu với niềm hy vọng lớn lao, và tin tưởng nơi sự dấn thân cụ thể của họ trong công tác rao truyền Tin Mừng.
Hỏi: Vậy, đâu là các điểm nóng của việc rao truyền Tin Mừng tại Á châu hiện nay, thưa Đức Hồng Y?
Đáp: Trong hội nghị này chúng tôi muốn đương đầu với nhiều thách đố nảy sinh trong việc truyền giáo tại đại lục này. Chẳng hạn như sự kiện càng ngày huynh hướng cực đoan càng áp đặt các hạn chế đối với quyền tự do tôn giáo trong nhiều nước Á châu. Cũng không thiếu các trường hợp kỳ thị hay thực sự bách hại các tín hữu kitô. Thường thì ”chứng tá thinh lặng của cuộc sống là cách thức duy nhất loan báo Nước Chúa trong nhiều nơi tại Á châu, nơi việc công khai rao giảng Tin Mừng bị cấm và quyền tự do tôn giáo bị khước từ hay bi hạn chế một cách có hệ thống” (Ecclesia in Asia, s. 23).
Các Giám Muc của vài nước Á châu tố cáo hiện tượng đau buồn của việc ”mất máu sự hiện diện kitô”, vì có không ít các kitô hữu bỏ nước để trốn sang các nơi an toàn hơn... Trong nghĩa này, các kitô hữu của lục địa Á châu cần tình liên đới của chúng ta và sự nâng đỡ tinh thần đặc biệt của chúng ta.
Có một thách đố khác nữa đối với việc rao giảng Tin Mừng: đó là việc gặp gỡ các truyền thống tôn giáo lớn của Á châu.. Việc gặp gỡ đó tạo ra nguy cơ phổ biến một tâm thức duy tương đối và trộn lẫn tôn giáo làm sai lạc công tác rao truyền Tin Mừng. Thí dụ, người ta hướng tới chỗ giản lược sứ mệnh truyền giáo vào một thứ đối thoại mơ hồ, trong đó mọi lập trường đều như nhau; người ta giản lược việc rao truyền Tin Mừng vào công tác thuần túy thăng tiến nhân bản, với xác tín rằng điều đó đủ để giúp người ta trở thành người hơn hay sống niềm tin tôn giáo của mình một cách trung thành hơn... Liên quan tới điểm này, ”Thông tư giáo lý về vài khía cạnh của việc rao truyền Tin Mừng” của Bộ Giáo Lý Đức Tin cống hiến các câu trả lời rõ ràng. Sau cùng, chúng ta cũng không quên rằng hiện tượng toàn cầu hóa cũng đem tới Á châu tâm thức hậu tân tiến, khước từ Thiên Chúa trong hình thái ít nhiều rõ ràng, và giáo dân công giáo cũng không được miễn khỏi phải chịu các ảnh hưởng này.
Tất cả các thách đố trên đây chứng minh cho thấy cần phải cấp thiết đẩy mạnh việc đào tạo, đào sâu công tác khai tâm kitô trong các giáo xứ cũng như trong các hiệp hội giáo dân. (SD 30.31-8-2010; 1-9-2010)
Trong các ngày từ 31-8 đến 5-9-2010 hội nghị giáo dân công giáo tại Á châu do Hội đồng Tòa Thánh về giáo dân tổ chức, đã tiến hành tại thủ độ Seoul của Nam Hàn với chủ đề ”Rao giảng Chúa Kitô tại Á châu ngày nay”. Tham dự Hội nghị có khoảng 400 người, trong đó có các phái đoàn chính thức của 20 Hội Đồng Giám Mục Á châu, kể cả Việt Nam, và 30 phái đoàn đại diện các phong trào và hội đoàn giáo dân.
Trong sứ điệp gửi hội nghị do Đức Hồng Y Stanislaw Rylko, Chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh về giáo dân công bố trong buổi lễ khai mạc, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI chào mừng sự kiện con số giáo dân dấn thân tại Á châu gia tăng, và ngài coi đó là một dấu chỉ hy vọng lớn lao cho tương lai Giáo Hội tại đại lục này. Đức Thánh Cha khẳng định rằng: ”Con số ngày càng gia tăng các giáo dân dấn thân, được huấn luyện và đầy lòng nhiệt thành, là một dấu chỉ hy vọng rất lớn cho tương lai của Giáo Hội tại Á châu. Ở đây, với lòng biết ơn, tôi muốn đề cao hoạt động trổi vượt của nhiều giáo lý viên, đang mang đức tin Công Giáo phong phú đến cho người trẻ cũng như người lớn, lôi cuốn các cá nhân, gia đình và các cộng đồng giáo xứ vào một cuộc gặp gỡ ngày càng sâu xa hơn với Chúa Phục Sinh”.
Đức Thánh Cha kêu gọi làm sao để các giáo dân, ”trong niềm hiệp thông tâm trí với các Mục Tử của mình, và được tháp tùng trong mỗi giai đoạn của hành trình đức tin qua sự huấn luyện tốt đẹp về tu đức và huấn giáo, họ được khích lệ cộng tác tích cực, không những vào vào việc xây dựng cộng đoàn Giáo Hội địa phương, nhưng còn tìm kiếm những con đường mới cho Tin Mừng trong mọi lãnh vực của xã hội nữa”.
Cũng trong Sứ điệp, Đức Thánh Cha ca ngợi sự đóng góp của các phong trào tông đồ và canh tân như một hồng ân đặc biệt của Chúa Thánh Linh, vì họ mang lại sức sống và năng lực mới cho việc đào tạo giáo dân, đặc biệt cho các gia đình và người trẻ; tiếp đến là các hội đoàn và phong trào của Giáo Hội chuyên thăng tiến phẩm giá con người và công lý một cách cụ thể, chứng tỏ đặc tính đại đồng của Sứ điệp Tin Mừng về ơn làm con cái Thiên Chúa”.
Sau cùng, Đức Thánh Cha cầu chúc Hội nghị giáo dân Công Giáo Á châu đề cao vai trò không thể thiếu được của giáo dân trong sứ mạng của Giáo Hội và phát triển những chương trình đặc thù cũng như các sáng kiến để trợ giúp họ trong việc rao giảng Chúa Kitô tại Á châu ngày nay. Ngài viết: ”Tôi xác tín: những thảo luận và quyết định tại Hội nghị sẽ nhấn mạnh rằng đời sống và ơn gọi Kitô phải được coi như nguồn mạch đầu tiên mang lại hạnh phúc cao cả và là một hồng ân cần được chia sẻ với tha nhân”.
Hội nghị đặc biệt để ý đến các văn kiện tham chiếu của Tòa Thánh như: Tông huấn ”Giáo Hội tại Á châu”, Thông điệp ”Redemptoris Missio” Sứ Mạng Đấng Cứu Chuộc, Tông huấn ”Người tín hữu Á châu”, và những kết luận của Hội nghị về truyền giáo Á châu nhóm tại Bangkok Thái Lan hồi tháng 10 năm 2006 về đề tài ”Kể lại câu chuyện Chúa Giêsu tại Á châu. Hãy đi và kể lại với tất cả mọi người”.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn Đức Hồng Y Stanislaw Rylko, Chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh Giáo Dân, về hội nghị giáo dân công giáo Á châu nói trên.
Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, tại sao hội nghị lại chọn đề tài ”Loan báo Chúa Giêsu Kitô tại Á châu ngày nay”?
Đáp: Với đề tài này chúng tôi muốn minh nhiên trọng tâm của sứ mệnh loan báo Tin Mừng của Giáo Hội, và như thế cũng là của mọi giáo dân kitô: đó là loan báo Chúa Kitô như Đấng Cứu Độ duy nhất của nhân loại.
Vấn đề đặc biệt sống động tại Á châu, là chiếc nôi của các truyền thống văn hóa và tôn giáo ngàn đời, là đại lục trong đó Chúa Kitô đã sinh ra nhưng vẫn chưa được đa số dân biết tới. Vì thế cần phải nhắc lại điều Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II viết trong tông thư Giáo Hội tại Á châu: ”Niềm tin của Giáo Hội nơi Chúa Giêsu là một ơn cần chia sẻ: đó là ơn lớn lao nhất mà Giáo Hội có thể cống hiến cho Á châu” (s. 10).
Đại lục mênh mông này có gần 4 tỷ người, tức chiếm 2 phần 3 nhân loại, trong đó chỉ có 120 triệu tín hữu kitô, có quyền được lắng nghe loan báo tin vui của Chúa Kitô Đấng Cứu Độ con người, và chúng ta là các kitô hữu chúng ta có bổn phận đem lời loan báo đó đến cho người dân của đại lục này. Ở đây mở ra một không gian vĩ đại cho sứ mệnh của tín hữu giáo dân.
Hỏi: Đâu là mục đích chính mà Hội nghị nhắm tới thưa Đức Hồng Y?
Đáp: Mục đích chính của hội nghị là khích lệ giáo dân công giáo tại Á châu tái khám phá ra tầm quan trọng và vẻ đẹp ơn gọi của họ và sứ mệnh của họ trong Giáo Hội và trên thế giới. Chúng tôi muốn rằng các tín hữu giáo dân của đại lục này canh tân ý thức về vẻ đẹp là tín hữu kitô; là môn đệ của Chúa Kitô thật là điều đáng công...
Để đạt mục đích ấy, cần phải có một tiến trình đào tạo sâu rộng, để cho giáo dân tại Á châu có căn tính kitô mạnh mẽ, xác tín và được linh hoạt bởi ý thức đồng trách nhiệm sống động đối với cuộc sống của các cộng đoàn kitô, các giáo xứ, giáo phận, cũng như đối với sứ mệnh rao giảng Tin Mừng của Giáo Hội trên thế giới. Hội nghị của chúng tôi là một lời mời gọi hướng tới tất cả mọi giáo dân tại Á châu: ”Hãy đi làm trong vườn nho của Chúa!... Chúa Kitô cần từng người trong chúng ta!” Ngoài ra, qua biến cố này, với lòng can đảm và óc sáng tạo chúng tôi muốn đương đầu với không ít thách đố mà Giáo Hội đang phải đối phó tại đại lục này. Sau cùng, chúng tôi muốn thức tỉnh việc rộng mở lớn hơn của các Giáo Hội địa phương cho một mùa mới ”quy tụ các tín hữu”.
Ngày nay, Chúa Thánh Thần đang khơi dậy biết bao nhiêu đặc sủng làm nảy sinh ra các phong trào giáo hội và các cộng đoàn mới. Các cộng đoàn này khơi dậy trong cuộc sống của giáo dân một sự hăng say truyền giáo mà Á châu đặc biệt cần đến. Nói một cách ngắn gọn, hội nghị này muốn là một trường học hy vọng kitô cho tất cả các tham dự viên: Giám Mục, Linh Mục, tu sĩ nam nữ và giáo dân.
Hỏi: Thưa Đức Hồng Y Chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh về giáo dân, 16 năm đã trôi qua kể từ hội nghị Á châu lần trước, Đức Hồng Y nhận thấy có sự thay đổi nào nơi thế giới giáo dân á châu hay không?
Đáp: Hội nghị lần trước đã diễn ra tại Đại Hàn năm 1994. Nếu chúng ta chú ý quan sát cuộc sống của Giáo Hội tại Á châu trong 16 năm qua, chúng ta có thể thấy một cách rõ ràng rằng, mặc dầu có nhiều thách đố khó khăn, Giáo Hội vẫn đầy nhiệt huyết truyền giáo. Đó là một Giáo Hội gia tăng 4-5% mỗi năm, và có thể hãnh diện về hàng ngũ các Thánh, đặc biệt là các vị tử đạo của đức tin, trong đó có không ít giáo dân. Chắc chắn rồi, đây là một Giáo Hội thiểu số, nhưng không phải là một thiếu số nhút nhát, đóng kín trong chính mình. Thật vậy, chúng ta đang đứng trước một Giáo Hội tràn đầy sức sống và được linh hoạt bởi niềm hy vọng lớn lao nảy sinh từ đức tin. Chúng ta có thể dùng kiểu nói của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI mà nói rằng tín hữu công giáo tại Á châu là ”một thiểu số sáng tạo”, trong nghĩa họ ý thức họ là một sự hiện diện định đoạt đối với tương lai của đại lục này, bởi vì họ là những người đem sứ điệp cứu độ đến cho toàn nhân loại.
Giáo dân Á châu luôn ngày càng ý thức hơn vế sứ mệnh ngôn sứ của họ và về tinh thần đồng trách nhiệm đối với cuộc sống của các cộng đoàn kitô trong các giáo xứ và giáo phận. Và điều này đáp ứng chương trình dấn thân đã được phát động bởi tông thư ”Giáo Hội tại Á châu”. Nghĩa là chương trình của ”một Giáo Hội dấn thân tham dự” trong đó mỗi người - và như thế cả các giáo dân nữa - đều sống ơn gọi riêng của mình và chu toàn vai trò riêng của mình (s. 25). Vì thế, Giáo Hội nhìn anh chị em giáo dân tai Á châu với niềm hy vọng lớn lao, và tin tưởng nơi sự dấn thân cụ thể của họ trong công tác rao truyền Tin Mừng.
Hỏi: Vậy, đâu là các điểm nóng của việc rao truyền Tin Mừng tại Á châu hiện nay, thưa Đức Hồng Y?
Đáp: Trong hội nghị này chúng tôi muốn đương đầu với nhiều thách đố nảy sinh trong việc truyền giáo tại đại lục này. Chẳng hạn như sự kiện càng ngày huynh hướng cực đoan càng áp đặt các hạn chế đối với quyền tự do tôn giáo trong nhiều nước Á châu. Cũng không thiếu các trường hợp kỳ thị hay thực sự bách hại các tín hữu kitô. Thường thì ”chứng tá thinh lặng của cuộc sống là cách thức duy nhất loan báo Nước Chúa trong nhiều nơi tại Á châu, nơi việc công khai rao giảng Tin Mừng bị cấm và quyền tự do tôn giáo bị khước từ hay bi hạn chế một cách có hệ thống” (Ecclesia in Asia, s. 23).
Các Giám Muc của vài nước Á châu tố cáo hiện tượng đau buồn của việc ”mất máu sự hiện diện kitô”, vì có không ít các kitô hữu bỏ nước để trốn sang các nơi an toàn hơn... Trong nghĩa này, các kitô hữu của lục địa Á châu cần tình liên đới của chúng ta và sự nâng đỡ tinh thần đặc biệt của chúng ta.
Có một thách đố khác nữa đối với việc rao giảng Tin Mừng: đó là việc gặp gỡ các truyền thống tôn giáo lớn của Á châu.. Việc gặp gỡ đó tạo ra nguy cơ phổ biến một tâm thức duy tương đối và trộn lẫn tôn giáo làm sai lạc công tác rao truyền Tin Mừng. Thí dụ, người ta hướng tới chỗ giản lược sứ mệnh truyền giáo vào một thứ đối thoại mơ hồ, trong đó mọi lập trường đều như nhau; người ta giản lược việc rao truyền Tin Mừng vào công tác thuần túy thăng tiến nhân bản, với xác tín rằng điều đó đủ để giúp người ta trở thành người hơn hay sống niềm tin tôn giáo của mình một cách trung thành hơn... Liên quan tới điểm này, ”Thông tư giáo lý về vài khía cạnh của việc rao truyền Tin Mừng” của Bộ Giáo Lý Đức Tin cống hiến các câu trả lời rõ ràng. Sau cùng, chúng ta cũng không quên rằng hiện tượng toàn cầu hóa cũng đem tới Á châu tâm thức hậu tân tiến, khước từ Thiên Chúa trong hình thái ít nhiều rõ ràng, và giáo dân công giáo cũng không được miễn khỏi phải chịu các ảnh hưởng này.
Tất cả các thách đố trên đây chứng minh cho thấy cần phải cấp thiết đẩy mạnh việc đào tạo, đào sâu công tác khai tâm kitô trong các giáo xứ cũng như trong các hiệp hội giáo dân. (SD 30.31-8-2010; 1-9-2010)
Những đòn hiểm trong mùa tranh cử của phe Phò Sự Sống
Trần Mạnh Trác
18:39 06/09/2010
Mùa tranh cử bắt đầu vào ngày lễ Lao Động, đó là lúc các cử tri Hoa Kỳ chú tâm vào các cuộc tranh luận công cộng.
Năm nay hai đảng đặt ưu tiên hàng đầu vào vấn đề kinh tế. Obama dự định một lô tuyên bố về kinh tế kiểu Reagan như chi 50 tỷ cho hạ tầng cơ sở (đường rầy, xa lộ, phi trường), giảm thuế cho các đầu tư về nghiên cứu, phát triển v.v.
Nhưng một luồng sóng ngầm, đã từng làm hao mòn thế lực của đảng Dân Chủ, hình như đang nổi sóng một lần nữa.
Vấn đề quĩ tài trợ phá thai!
Dân biểu Chris Smith (Cộng Hòa-NJ, từng tố cáo Việt Nam vi phạm tự do tôn giáo) vừa đệ trình ngày 20 tháng 8 một dự luật có tên gọi là "Không dùng tiền thuế để tài trợ phá thai" ( “No Taxpayer Funding for Abortion Act” (H.R. 5939))
Dự luật đã có sự đồng bảo trợ của 120 dân biểu trong số đó 20 dân biểu là Dân Chủ.
Tuy Obama và đảng Dân Chủ vẫn lý luận rằng tu chánh án Hyde và các qui định hành pháp đã đủ bảo đảm là không có tiền thuế liên bang dùng cho việc phá thai. Tuy nhiên vì tu chánh án Hyde chỉ minh thị cấm các chương trình tài trợ cho phép lựa chọn phá thai (elective) mà thôi, còn các ngân khỏan về y tế, lao động và nhân sự thì để cho lập pháp viết thêm phụ bản qui định việc cấm đóan này.
Cho nên "Khi áp dụng một qui tắc chung mà phải cần tới hàng tá phụ bản cho nhiều ngân khỏan khác nhau, thì thỉnh thỏang vẫn có những chương trình phá thai lọt qua lưới." theo lời ông Richard Doerflinger, phó chủ tịch ủy ban Phò Sự Sống của Hội Đồng Gíam Mục HK (HĐGMHK.)
Mỗi năm trung bình cần viết thêm 12 phụ bản như vậy.
Đã có nhiều chương trình lọt lưới như Medicare cho người Da Đỏ và những chương trình cho trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo (Indian Health Service and Medicare’s insurance for chronically ill younger people.)
Đức Hồng Y Daniel N. DiNardo, Tổng GM Galveston-Houston và chủ tịch ủy ban Phò Sự Sống của HĐGMHK, đã lên tiếng kêu gọi Hạ Viện hãy thông qua dự luật này.
"H.R.5939 sẽ có tác dụng là viết thành luật một qui tắc mà nghành lập pháp đã đồng ý và ủng hộ trong suốt 35 năm qua. Đó là tiền thuế Liên Bang sẽ không được dùng để cổ vũ và thanh tóan cho việc phá thai tùy ý," Đức Hồng Y DiNardo giải thích. "Ngay cả những quan chức 'phò lựa chọn' và tòa án đã phán quyết rằng phá thai là một quyền, thì cũng vẫn đồng ý rằng chính phủ có thể dùng quyền tài chánh của mình mà cổ vũ cho việc sinh sản hơn là cho phép phá thai."
Pháp chế hóa (làm thành luật) qui tắc này sẽ giải quyết nhiều kẽ hở trong tương lai. Thí dụ lệnh cấm tài trợ phá thai trong chương trình bảo hiểm cho những rủi ro cao mà hành pháp đã phải viết thêm vào tháng 7 vừa qua thì sẽ không còn cần thiết nữa.
Trước một quốc hội mà đa số Dân Chủ ủng hộ phá thai, thì dự luật sẽ khó thành công, tuy nhiên thời buổi khác thường đã mau chóng thay đổi tình thế và khi quốc hội nhóm họp phiên họp tháng 9 này thì dự luật sẽ có thêm nhiều cân lượng.
Dân biểu Daniel Lipinski, Dân chủ -Ill., một người chống dự luật y tế, cho biết ông hy vọng tìm thêm nhiều sự ủng hộ nữa từ các dân biểu Dân Chủ đồng viện.
Lý do là sự bất mãn của dân chúng với luật Y Tế của Obama làm cho nhiều dân biểu Dân Chủ rơi vào tình trạng nguy ngập.
Tổ chức Cook Political Report cho biết hiện có 120 đơn vị tranh cử gay cấn trên tòan quốc. Đây là một con số chưa từng thấy mà trong số đó có tới 102 ghế là của Dân Chủ.
Có 73 ghế Dân Chủ bị đánh giá là có nguy cơ cao. Những dân biểu này đang tìm một cái phao để bám, nhất là những người mà đơn vị của họ có số đông cử tri bảo thủ.
Dự luật mới này ban cho họ một cơ hội cứu chuộc, nghĩa là một cái phao để họ bám lấy và leo lên thuyền sự sống. Người ta ước tính có thêm 43 dân biểu Dân Chủ muốn chụp lấy cơ may này.
Ngòai ra còn có 30 dân biểu Cộng Hòa đã chống đạo luật y tế vì lý do riêng cũng có thể nhập thuyền ủng hộ dự luật mới.
Với nội qui của Hạ Viện là chỉ cần có 218 phiếu ủng hộ thì một dự luật không cần phải thông qua các tiểu ban nữa và chủ tịch Hạ Viện Nancy Pelosi phải đưa dự luật ra sàn quốc hội để bỏ phiếu. Dự luật có nhiều khả năng đạt được số phiếu cần thiết trong những ngày sắp tới.
Nhưng một chiến thắng tại Hạ Viện không đủ bảo đảm dự luật trở thành luật. Kinh nghiệm cho thấy Thượng Viện đã từng thay đổi dự luật Y Tế của Hạ Viện (mà HĐGMHK đã ủng hộ) và thay vào đó một dự luật thất nhân tâm.
Ngay cả khi Thượng Viện có sự 'đồng hội đồng thuyền' với Hạ Viện, thì Obama vẫn còn cái quyền phủ quyết của ông. Cho nên trong tình cảnh hiện nay thì dự luật này khó mà được thông qua.
Nhưng cái hiệu quả tức thời của dự luật H.R.5939 là đưa vấn đề phá thai lên diễn đàn công cộng giữa mùa tranh cử. Một chiến tuyến sẽ vạch ra bắt buộc bạn và thù phải xuất đầu lộ diện, để có thể hình thành một quốc hội mới với một tỷ số rõ ràng.
Nhiều nhóm phò sự sống đã có chương trình thay đổi nhân sự cho quốc hội.
Bà Marjorie Dannenfelser, chủ tịch hội Susan B. Anthony List, một hội đang nổi giận vì bị nhóm Bart Stupak 'đá giò lái' trong cuộc chiến Y Tế vừa qua, cho biết họ đã nâng vấn đề quĩ phá thai lên mức độ "tối khẩn". Trong năm qua hội đã nhắm mục tiêu vào nhiều nhân vật nổi tiếng từng 'đâm sau lưng' họ qua diễn biến của bộ luật Y Tế Obama.
Thí dụ dân biểu Bart Stupak, D-Mich, đã phải tuyên bố không ra tranh cử nữa.
Một dân biểu dân chủ khác, Allan Mollohan của bang West Virginia, đã bị đánh bại trong cuộc bầu cử sơ bộ của đảng vì hội Susan B. Anthony List đã tung ra $78000 chống ông ta.
Tuy nhiên nhiều người coi những chiến thuật như vậy là tai hại, nó giống như một cuộc hành quyết vòng vòng (circular firing squad) mà rốt cục thì nạn nhân lại là người phe ta.
"Thay vì tìm cách đánh bại những dân biểu từng có thành tích phò sự sống làm hao mòn cái đa số của chúng ta tại Hạ Viện, thì hay hơn chúng ta nên tập trung nỗ lực vào việc tìm thêm một thượng nghị sĩ phò sự sống để nâng tỷ số ở Thượng Viện" đó là ý của bà Kristen Day, chủ tịch của phong trào Dân Chủ ủng hộ sự sống (Democrats for Life.)
Nhưng dù cho phe Phò Sự Sống có sử dụng chiến thuật "cây gậy" hay là "củ cà rốt", thì quốc hội kế tiếp vẫn sẽ nghiêng cán cân quyền lực về đảng Cộng Hòa, một đảng có truyền thống bảo thủ.
Đảng Cộng Hòa chỉ cần tăng thêm 39 ghế Hạ Viện và 10 ghế Thượng Viện là có thể đạt đa số mà ngưng tất cả các chương trình phá thai của Obama và đưa quốc gia đi vào một hướng khác.
Nhắc lại năm 1994, sau 2 năm dưới thời Clinton, Cộng Hòa đã chiếm thêm được 52 ghế để giành lấy đa số.
Bây giờ là 2 năm sau dưới thời Obama, tình thế còn tồi tệ hơn, liệu lịch sử có thể lập lại chăng?
Năm nay hai đảng đặt ưu tiên hàng đầu vào vấn đề kinh tế. Obama dự định một lô tuyên bố về kinh tế kiểu Reagan như chi 50 tỷ cho hạ tầng cơ sở (đường rầy, xa lộ, phi trường), giảm thuế cho các đầu tư về nghiên cứu, phát triển v.v.
Nhưng một luồng sóng ngầm, đã từng làm hao mòn thế lực của đảng Dân Chủ, hình như đang nổi sóng một lần nữa.
Vấn đề quĩ tài trợ phá thai!
Dân biểu Chris Smith (Cộng Hòa-NJ, từng tố cáo Việt Nam vi phạm tự do tôn giáo) vừa đệ trình ngày 20 tháng 8 một dự luật có tên gọi là "Không dùng tiền thuế để tài trợ phá thai" ( “No Taxpayer Funding for Abortion Act” (H.R. 5939))
Dự luật đã có sự đồng bảo trợ của 120 dân biểu trong số đó 20 dân biểu là Dân Chủ.
Tuy Obama và đảng Dân Chủ vẫn lý luận rằng tu chánh án Hyde và các qui định hành pháp đã đủ bảo đảm là không có tiền thuế liên bang dùng cho việc phá thai. Tuy nhiên vì tu chánh án Hyde chỉ minh thị cấm các chương trình tài trợ cho phép lựa chọn phá thai (elective) mà thôi, còn các ngân khỏan về y tế, lao động và nhân sự thì để cho lập pháp viết thêm phụ bản qui định việc cấm đóan này.
Cho nên "Khi áp dụng một qui tắc chung mà phải cần tới hàng tá phụ bản cho nhiều ngân khỏan khác nhau, thì thỉnh thỏang vẫn có những chương trình phá thai lọt qua lưới." theo lời ông Richard Doerflinger, phó chủ tịch ủy ban Phò Sự Sống của Hội Đồng Gíam Mục HK (HĐGMHK.)
Mỗi năm trung bình cần viết thêm 12 phụ bản như vậy.
Đã có nhiều chương trình lọt lưới như Medicare cho người Da Đỏ và những chương trình cho trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo (Indian Health Service and Medicare’s insurance for chronically ill younger people.)
Đức Hồng Y Daniel N. DiNardo, Tổng GM Galveston-Houston và chủ tịch ủy ban Phò Sự Sống của HĐGMHK, đã lên tiếng kêu gọi Hạ Viện hãy thông qua dự luật này.
"H.R.5939 sẽ có tác dụng là viết thành luật một qui tắc mà nghành lập pháp đã đồng ý và ủng hộ trong suốt 35 năm qua. Đó là tiền thuế Liên Bang sẽ không được dùng để cổ vũ và thanh tóan cho việc phá thai tùy ý," Đức Hồng Y DiNardo giải thích. "Ngay cả những quan chức 'phò lựa chọn' và tòa án đã phán quyết rằng phá thai là một quyền, thì cũng vẫn đồng ý rằng chính phủ có thể dùng quyền tài chánh của mình mà cổ vũ cho việc sinh sản hơn là cho phép phá thai."
Pháp chế hóa (làm thành luật) qui tắc này sẽ giải quyết nhiều kẽ hở trong tương lai. Thí dụ lệnh cấm tài trợ phá thai trong chương trình bảo hiểm cho những rủi ro cao mà hành pháp đã phải viết thêm vào tháng 7 vừa qua thì sẽ không còn cần thiết nữa.
Trước một quốc hội mà đa số Dân Chủ ủng hộ phá thai, thì dự luật sẽ khó thành công, tuy nhiên thời buổi khác thường đã mau chóng thay đổi tình thế và khi quốc hội nhóm họp phiên họp tháng 9 này thì dự luật sẽ có thêm nhiều cân lượng.
Dân biểu Daniel Lipinski, Dân chủ -Ill., một người chống dự luật y tế, cho biết ông hy vọng tìm thêm nhiều sự ủng hộ nữa từ các dân biểu Dân Chủ đồng viện.
Lý do là sự bất mãn của dân chúng với luật Y Tế của Obama làm cho nhiều dân biểu Dân Chủ rơi vào tình trạng nguy ngập.
Tổ chức Cook Political Report cho biết hiện có 120 đơn vị tranh cử gay cấn trên tòan quốc. Đây là một con số chưa từng thấy mà trong số đó có tới 102 ghế là của Dân Chủ.
Có 73 ghế Dân Chủ bị đánh giá là có nguy cơ cao. Những dân biểu này đang tìm một cái phao để bám, nhất là những người mà đơn vị của họ có số đông cử tri bảo thủ.
Dự luật mới này ban cho họ một cơ hội cứu chuộc, nghĩa là một cái phao để họ bám lấy và leo lên thuyền sự sống. Người ta ước tính có thêm 43 dân biểu Dân Chủ muốn chụp lấy cơ may này.
Ngòai ra còn có 30 dân biểu Cộng Hòa đã chống đạo luật y tế vì lý do riêng cũng có thể nhập thuyền ủng hộ dự luật mới.
Với nội qui của Hạ Viện là chỉ cần có 218 phiếu ủng hộ thì một dự luật không cần phải thông qua các tiểu ban nữa và chủ tịch Hạ Viện Nancy Pelosi phải đưa dự luật ra sàn quốc hội để bỏ phiếu. Dự luật có nhiều khả năng đạt được số phiếu cần thiết trong những ngày sắp tới.
Nhưng một chiến thắng tại Hạ Viện không đủ bảo đảm dự luật trở thành luật. Kinh nghiệm cho thấy Thượng Viện đã từng thay đổi dự luật Y Tế của Hạ Viện (mà HĐGMHK đã ủng hộ) và thay vào đó một dự luật thất nhân tâm.
Ngay cả khi Thượng Viện có sự 'đồng hội đồng thuyền' với Hạ Viện, thì Obama vẫn còn cái quyền phủ quyết của ông. Cho nên trong tình cảnh hiện nay thì dự luật này khó mà được thông qua.
Nhưng cái hiệu quả tức thời của dự luật H.R.5939 là đưa vấn đề phá thai lên diễn đàn công cộng giữa mùa tranh cử. Một chiến tuyến sẽ vạch ra bắt buộc bạn và thù phải xuất đầu lộ diện, để có thể hình thành một quốc hội mới với một tỷ số rõ ràng.
Nhiều nhóm phò sự sống đã có chương trình thay đổi nhân sự cho quốc hội.
Bà Marjorie Dannenfelser, chủ tịch hội Susan B. Anthony List, một hội đang nổi giận vì bị nhóm Bart Stupak 'đá giò lái' trong cuộc chiến Y Tế vừa qua, cho biết họ đã nâng vấn đề quĩ phá thai lên mức độ "tối khẩn". Trong năm qua hội đã nhắm mục tiêu vào nhiều nhân vật nổi tiếng từng 'đâm sau lưng' họ qua diễn biến của bộ luật Y Tế Obama.
Thí dụ dân biểu Bart Stupak, D-Mich, đã phải tuyên bố không ra tranh cử nữa.
Một dân biểu dân chủ khác, Allan Mollohan của bang West Virginia, đã bị đánh bại trong cuộc bầu cử sơ bộ của đảng vì hội Susan B. Anthony List đã tung ra $78000 chống ông ta.
Tuy nhiên nhiều người coi những chiến thuật như vậy là tai hại, nó giống như một cuộc hành quyết vòng vòng (circular firing squad) mà rốt cục thì nạn nhân lại là người phe ta.
"Thay vì tìm cách đánh bại những dân biểu từng có thành tích phò sự sống làm hao mòn cái đa số của chúng ta tại Hạ Viện, thì hay hơn chúng ta nên tập trung nỗ lực vào việc tìm thêm một thượng nghị sĩ phò sự sống để nâng tỷ số ở Thượng Viện" đó là ý của bà Kristen Day, chủ tịch của phong trào Dân Chủ ủng hộ sự sống (Democrats for Life.)
Nhưng dù cho phe Phò Sự Sống có sử dụng chiến thuật "cây gậy" hay là "củ cà rốt", thì quốc hội kế tiếp vẫn sẽ nghiêng cán cân quyền lực về đảng Cộng Hòa, một đảng có truyền thống bảo thủ.
Đảng Cộng Hòa chỉ cần tăng thêm 39 ghế Hạ Viện và 10 ghế Thượng Viện là có thể đạt đa số mà ngưng tất cả các chương trình phá thai của Obama và đưa quốc gia đi vào một hướng khác.
Nhắc lại năm 1994, sau 2 năm dưới thời Clinton, Cộng Hòa đã chiếm thêm được 52 ghế để giành lấy đa số.
Bây giờ là 2 năm sau dưới thời Obama, tình thế còn tồi tệ hơn, liệu lịch sử có thể lập lại chăng?
Top Stories
De divers horizons: à Séoul, conclusion d'un congrés consacré aux laïcs d'Asie
Eglises d'Asie
10:17 06/09/2010
A l’issue d’un congrès tenu à Séoul, les laïcs d’Asie encouragent leurs frères à persévérer dans le témoignage de l’Evangile malgré les difficultés
Eglises d’Asie, 6 septembre 2010 – Le Congrès des laïcs catholiques d’Asie à Séoul s’est achevé, le 5 septembre, par une messe solennelle à la cathédrale, après six jours de session. Rassemblant plus de 200 délégués venus de tout le continent, il avait débuté le 31 août dans la capitale sud-coréenne et avait pour thème: « Proclamer Jésus-Christ en Asie aujourd’hui ». L’événement était organisé par le Conseil pontifical pour les laïcs, en collaboration avec la Commission pour le laïcat de la Conférence des évêques catholiques de Corée du Sud.
A l’issue de la session, les participants ont fait part des conclusions de leurs travaux au pape Benoît XVI et aux laïcs de l’Eglise catholique d’Asie. Ils ont tenu à remercier en tout premier lieu le Saint-Père pour son message, rendu public le 1er septembre dernier, dans lequel il les assurait de son soutien et de sa prière dans leur assemblée. Reconnaissant « la grandeur de la mission donnée [aux laïcs] par la grâce du baptême », le pape leur rappelait que « porter le témoignage de Jésus-Christ, le sauveur universel », était la « magnifique mission », « le service suprême et le plus grand don que l’Eglise pouvait offrir aux peuples d’Asie ». Benoît XVI réaffirmait également, citant l’exhortation apostolique Ecclesia in Asia de son prédécesseur Jean Paul II, que « les peuples d’Asie avaient besoin du Christ et de son Evangile » et que ce continent « avait soif de l’eau de Vie que Lui seul peut donner ».
Dans leur message adressé au pape, les congressistes ont souligné pour leur part que, malgré l’ampleur de la tâche confiée au « petit troupeau » des chrétiens en Asie, la mission des laïcs était « non seulement de [participer à] la construction de communautés chrétiennes locales mais aussi de recherche de nouveaux chemins pour annoncer l’Evangile dans tous les secteurs de la société » (1).
«Très Saint Père, ont-ils ensuite poursuivi, nous vivons des temps difficiles et il semble que presque partout dans le monde l’Eglise doive faire face à de fortes tempêtes qui se déchaînent contre elle. (…) Parfois, nous avons peur de sombrer. Mais, dans ces moments, nous entendons à nouveau les mots rassurants du Seigneur: ‘Gardez courage, je suis là; n’ayez pas peur’ (Matthieu, 14,27). »
S’adressant aux laïcs d’Asie, les participants au Congrès ont également mis en lumière l’importance que pouvait avoir pour leur continent, « actuellement en train de subir une croissance et une transformation sociale sans précédents », le rôle des chrétiens dans la résolution des problèmes « concernant l’application de la liberté, de la justice, de la solidarité et du développement de conditions plus humaines ».
L’assemblée des laïcs a exprimé également sa profonde reconnaissance envers « tous ceux qui portent avec courage leur témoignage de foi dans les sociétés civiles où la liberté religieuse individuelle est interdite ou limitée et envers ceux qui souffrent du fondamentalisme religieux, ou qui, à cause de leur fois, sont maltraités et persécutés par les autorités de leurs pays. »
« Comment ne pas remarquer combien est d’actualité, aujourd’hui et sur notre continent, la maxime de Tertullien: ‘Le sang des martyrs est la semence des chrétiens !, conclut le message. (...) Gardez courage, amis ! Le Christ ressuscité a remporté pour nous la victoire finale ! Le mal n’a pas eu le dernier mot. L’amour a prouvé qu’il était plus fort que la mort, la haine et l’indifférence ! Le pouvoir de la grâce de Dieu renforce notre faiblesse. »
Ces messages ont été lus par l’organisateur de l’événement, Thomas Han Hong-Soon, membre du Conseil pontifical pour les laïcs, qui deviendra le prochain ambassadeur de Corée du Sud près le Saint-Siège, selon l’annonce faite à l’issue de la session par le cardinal Stanislas Rylko, président du Conseil pontifical pour les laïcs.
(Source: Eglises d'Asie, 6 septembre 2010)
Eglises d’Asie, 6 septembre 2010 – Le Congrès des laïcs catholiques d’Asie à Séoul s’est achevé, le 5 septembre, par une messe solennelle à la cathédrale, après six jours de session. Rassemblant plus de 200 délégués venus de tout le continent, il avait débuté le 31 août dans la capitale sud-coréenne et avait pour thème: « Proclamer Jésus-Christ en Asie aujourd’hui ». L’événement était organisé par le Conseil pontifical pour les laïcs, en collaboration avec la Commission pour le laïcat de la Conférence des évêques catholiques de Corée du Sud.
A l’issue de la session, les participants ont fait part des conclusions de leurs travaux au pape Benoît XVI et aux laïcs de l’Eglise catholique d’Asie. Ils ont tenu à remercier en tout premier lieu le Saint-Père pour son message, rendu public le 1er septembre dernier, dans lequel il les assurait de son soutien et de sa prière dans leur assemblée. Reconnaissant « la grandeur de la mission donnée [aux laïcs] par la grâce du baptême », le pape leur rappelait que « porter le témoignage de Jésus-Christ, le sauveur universel », était la « magnifique mission », « le service suprême et le plus grand don que l’Eglise pouvait offrir aux peuples d’Asie ». Benoît XVI réaffirmait également, citant l’exhortation apostolique Ecclesia in Asia de son prédécesseur Jean Paul II, que « les peuples d’Asie avaient besoin du Christ et de son Evangile » et que ce continent « avait soif de l’eau de Vie que Lui seul peut donner ».
Dans leur message adressé au pape, les congressistes ont souligné pour leur part que, malgré l’ampleur de la tâche confiée au « petit troupeau » des chrétiens en Asie, la mission des laïcs était « non seulement de [participer à] la construction de communautés chrétiennes locales mais aussi de recherche de nouveaux chemins pour annoncer l’Evangile dans tous les secteurs de la société » (1).
«Très Saint Père, ont-ils ensuite poursuivi, nous vivons des temps difficiles et il semble que presque partout dans le monde l’Eglise doive faire face à de fortes tempêtes qui se déchaînent contre elle. (…) Parfois, nous avons peur de sombrer. Mais, dans ces moments, nous entendons à nouveau les mots rassurants du Seigneur: ‘Gardez courage, je suis là; n’ayez pas peur’ (Matthieu, 14,27). »
S’adressant aux laïcs d’Asie, les participants au Congrès ont également mis en lumière l’importance que pouvait avoir pour leur continent, « actuellement en train de subir une croissance et une transformation sociale sans précédents », le rôle des chrétiens dans la résolution des problèmes « concernant l’application de la liberté, de la justice, de la solidarité et du développement de conditions plus humaines ».
L’assemblée des laïcs a exprimé également sa profonde reconnaissance envers « tous ceux qui portent avec courage leur témoignage de foi dans les sociétés civiles où la liberté religieuse individuelle est interdite ou limitée et envers ceux qui souffrent du fondamentalisme religieux, ou qui, à cause de leur fois, sont maltraités et persécutés par les autorités de leurs pays. »
« Comment ne pas remarquer combien est d’actualité, aujourd’hui et sur notre continent, la maxime de Tertullien: ‘Le sang des martyrs est la semence des chrétiens !, conclut le message. (...) Gardez courage, amis ! Le Christ ressuscité a remporté pour nous la victoire finale ! Le mal n’a pas eu le dernier mot. L’amour a prouvé qu’il était plus fort que la mort, la haine et l’indifférence ! Le pouvoir de la grâce de Dieu renforce notre faiblesse. »
Ces messages ont été lus par l’organisateur de l’événement, Thomas Han Hong-Soon, membre du Conseil pontifical pour les laïcs, qui deviendra le prochain ambassadeur de Corée du Sud près le Saint-Siège, selon l’annonce faite à l’issue de la session par le cardinal Stanislas Rylko, président du Conseil pontifical pour les laïcs.
(Source: Eglises d'Asie, 6 septembre 2010)
Vatican Expected to Seek Clemency for Death-Row Iranian Woman
Aaron J. Leichman
10:32 06/09/2010
The Vatican is expected to intervene in the case of an Iranian woman sentenced to death by stoning, but “not in a public way.”
"When the Holy See is asked, in an appropriate way, to intervene in humanitarian issues with the authorities of other countries, as it has happened many times in the past, it does so not in a public way, but through its own diplomatic channels," the director of the Vatican's press office, the Rev. Federico Lombardi, said in the statement.
The Vatican spokesman did, however, assure the press that “the Holy See is following the situation with attention and participation.”
Lombardi also noted the Church's general opposition to the death penalty, adding that "stoning is a particularly brutal form [of it]."
Four years ago, Sakineh Mohammadi Ashtiani was convicted of adultery after having pled to the crime of "illicit relationship" with two men, though the incident occurred after the death of her husband. The mother of two later retracted her confession to the crime, claiming it was made under duress and that she doesn't speak Persian, but instead only Azeri, an Azerbaijani language more closely related to Turkish.
In May 2007, however, the Iranian supreme court confirmed her death sentence while leaving open the possibility of execution by another method.
This past July, Iranian authorities said they would not carry out the stoning sentence for the time being, but Ashtiani could still face execution by hanging for adultery and other offenses.
Brazil, which has friendly relations with Iran, tried to offered Ashtiani asylum but was rebuffed, making it unclear what chances – if any – the Vatican might have in persuading the Muslim nation to spare the woman's life.
According to reports, Iran has said that her sentence is not because of adultery but complicity in her husband's death.
Malek Ejdar Sharifi, head of East Azerbaijan Province's judiciary, said she was sentenced to capital punishment "for committing murder, manslaughter and adultery."
An international campaign started by Ashtiani's children has sought aid in overturning her sentence and brought attention to her case.
(Source: http://www.christianpost.com/article/20100906/vatican-expected-to-seek-clemency-for-death-row-iranian-woman/index.html)
"When the Holy See is asked, in an appropriate way, to intervene in humanitarian issues with the authorities of other countries, as it has happened many times in the past, it does so not in a public way, but through its own diplomatic channels," the director of the Vatican's press office, the Rev. Federico Lombardi, said in the statement.
The Vatican spokesman did, however, assure the press that “the Holy See is following the situation with attention and participation.”
Lombardi also noted the Church's general opposition to the death penalty, adding that "stoning is a particularly brutal form [of it]."
Four years ago, Sakineh Mohammadi Ashtiani was convicted of adultery after having pled to the crime of "illicit relationship" with two men, though the incident occurred after the death of her husband. The mother of two later retracted her confession to the crime, claiming it was made under duress and that she doesn't speak Persian, but instead only Azeri, an Azerbaijani language more closely related to Turkish.
In May 2007, however, the Iranian supreme court confirmed her death sentence while leaving open the possibility of execution by another method.
This past July, Iranian authorities said they would not carry out the stoning sentence for the time being, but Ashtiani could still face execution by hanging for adultery and other offenses.
Brazil, which has friendly relations with Iran, tried to offered Ashtiani asylum but was rebuffed, making it unclear what chances – if any – the Vatican might have in persuading the Muslim nation to spare the woman's life.
According to reports, Iran has said that her sentence is not because of adultery but complicity in her husband's death.
Malek Ejdar Sharifi, head of East Azerbaijan Province's judiciary, said she was sentenced to capital punishment "for committing murder, manslaughter and adultery."
An international campaign started by Ashtiani's children has sought aid in overturning her sentence and brought attention to her case.
(Source: http://www.christianpost.com/article/20100906/vatican-expected-to-seek-clemency-for-death-row-iranian-woman/index.html)
Church of Korea, protagonist of the Congress of Catholic Laity
Bernardo Cervellera
10:34 06/09/2010
Former managers, editors, employees have sacrificed their holidays to the Congress and to be of service to participants. Card. Cheong stresses the value of the Korean Church, a highly respected minority in the country. The cult of the martyrs and evangelization the characteristics of mission in the Third Millennium in Asia.
Seoul (AsiaNews) - The witness of the laity in Korea has emerged powerfully from the Congress of lay Catholics in Asia, which ended yesterday. Not only the great testimony of Prof. Thomas Han, who has just been appointed the new ambassador of his country to the Holy See, who pushed for this Congress with all of his strength and who expertly guided each encounter. The days were held and were a success thanks to the free and tireless efforts of dozens of lay volunteers who managed the event organization with professionalism and devotion.
Kim, a former manager in the iron industry, now retired, dedicated his entire week to arranging travel for the 400 representatives; from visits to the shrine of the martyrs, tours, travel to and from the airport; the director of "Peace", one of Catholic newspapers, took charge of organizing the press centre, not only dealing with journalists, but also cleaning the room, collecting the waste and taking care of the operation of air conditioning to alleviate the almost tropical heat and humidity.
In order to work at the Congress, many of them sacrificed their holidays, which in Korea are only three or four days a year. Focolari and Neocatechumenal members provided the simultaneous translation of speeches in Italian, English and Korean; Stella, Stefano and Philomenus, along with other journalists covered the events with photo and reporting services. Young people from parishes throughout Seoul in turn offered their service as choirs to enrich the liturgy in the cathedral and in the Congress hall.
And then there was the army of ladies, mothers, housewives or clerks, who with a dedication that is uniquely eastern offered lent themselves to whatever task was at hand - coffee, cleaning, decorations,. . - Arousing the gratitude of all participants.
At yesterday's concluding mass in the Cathedral of Myongdong, filled to capacity, attended by many Korean faithful alongside Congress participants. Card. Nicholas Cheong Jinsuk, who presided at the celebration, spoke of the Catholic, universal atmosphere experienced in these days. "You can say – he noted in his homily - that the whole Church in Asia is gathered here today, in effective and affective communion with our Holy Father, through the Pontifical Council for the Laity."
Card. Cheong highlighted the pillars on which the life of Korean Church rests, a church that has grown by 66% in the last 30 years reaching about 6 million faithful (10% of the population). It is above all the tireless "service of charity to people in need and a clear and strong affirmation of the Church in the fields of justice, defending workers' rights under authoritarian regimes" that has propelled the Christian community "to the centre of national life."
This commitment draws from the cult of the martyrs, on which the Korean Church was founded. Over a period of 100 years, at least 10,000 Korean Catholics were killed for their faith. The devotion to them is such that the month of September is dedicated to the memory of all martyrs. An important issue that should be noted: among the Korean martyrs, there are also French missionaries. Without hesitation or inferiority complexes of colonialism or dependence, the Korean Catholics exalt the sacrifice of their compatriots and foreign missionaries who brought the faith to them. To confirm this unity of national and universal aspects (a sign of true Catholicism) there is another fact: the Korean liturgies include sacred music by Bach, Mozart, Beethoven, and songs of local tradition: all have a place in their hearts.
For the Korean Church, being a minority - as for all the Churches of Asia - is not something that discourages, rather it makes their communities similar to those of early Christianity: "Being a minority - said the Cardinal. Cheong - is a characteristic of the prophets "and must not lead to being" pessimistic or inactive".
"The evangelization of Asia - he concluded - is not a 'mission impossible'. The Church in Asia has profound need for new apostles, well educated on the Church's social doctrine, able to express their mission in dialogue and evangelization. A new millennium, a great springtime for evangelization has dawned in Asia. It is time for new apostles to act as witnesses of Christ, without fear, consecrating Asia as a continent of hope for the world. "
(Source: http://www.asianews.it/news-en/Church-of-Korea,-protagonist-of-the-Congress-of-Catholic-Laity-19385.html)
Seoul (AsiaNews) - The witness of the laity in Korea has emerged powerfully from the Congress of lay Catholics in Asia, which ended yesterday. Not only the great testimony of Prof. Thomas Han, who has just been appointed the new ambassador of his country to the Holy See, who pushed for this Congress with all of his strength and who expertly guided each encounter. The days were held and were a success thanks to the free and tireless efforts of dozens of lay volunteers who managed the event organization with professionalism and devotion.
Kim, a former manager in the iron industry, now retired, dedicated his entire week to arranging travel for the 400 representatives; from visits to the shrine of the martyrs, tours, travel to and from the airport; the director of "Peace", one of Catholic newspapers, took charge of organizing the press centre, not only dealing with journalists, but also cleaning the room, collecting the waste and taking care of the operation of air conditioning to alleviate the almost tropical heat and humidity.
In order to work at the Congress, many of them sacrificed their holidays, which in Korea are only three or four days a year. Focolari and Neocatechumenal members provided the simultaneous translation of speeches in Italian, English and Korean; Stella, Stefano and Philomenus, along with other journalists covered the events with photo and reporting services. Young people from parishes throughout Seoul in turn offered their service as choirs to enrich the liturgy in the cathedral and in the Congress hall.
And then there was the army of ladies, mothers, housewives or clerks, who with a dedication that is uniquely eastern offered lent themselves to whatever task was at hand - coffee, cleaning, decorations,. . - Arousing the gratitude of all participants.
At yesterday's concluding mass in the Cathedral of Myongdong, filled to capacity, attended by many Korean faithful alongside Congress participants. Card. Nicholas Cheong Jinsuk, who presided at the celebration, spoke of the Catholic, universal atmosphere experienced in these days. "You can say – he noted in his homily - that the whole Church in Asia is gathered here today, in effective and affective communion with our Holy Father, through the Pontifical Council for the Laity."
Card. Cheong highlighted the pillars on which the life of Korean Church rests, a church that has grown by 66% in the last 30 years reaching about 6 million faithful (10% of the population). It is above all the tireless "service of charity to people in need and a clear and strong affirmation of the Church in the fields of justice, defending workers' rights under authoritarian regimes" that has propelled the Christian community "to the centre of national life."
This commitment draws from the cult of the martyrs, on which the Korean Church was founded. Over a period of 100 years, at least 10,000 Korean Catholics were killed for their faith. The devotion to them is such that the month of September is dedicated to the memory of all martyrs. An important issue that should be noted: among the Korean martyrs, there are also French missionaries. Without hesitation or inferiority complexes of colonialism or dependence, the Korean Catholics exalt the sacrifice of their compatriots and foreign missionaries who brought the faith to them. To confirm this unity of national and universal aspects (a sign of true Catholicism) there is another fact: the Korean liturgies include sacred music by Bach, Mozart, Beethoven, and songs of local tradition: all have a place in their hearts.
For the Korean Church, being a minority - as for all the Churches of Asia - is not something that discourages, rather it makes their communities similar to those of early Christianity: "Being a minority - said the Cardinal. Cheong - is a characteristic of the prophets "and must not lead to being" pessimistic or inactive".
"The evangelization of Asia - he concluded - is not a 'mission impossible'. The Church in Asia has profound need for new apostles, well educated on the Church's social doctrine, able to express their mission in dialogue and evangelization. A new millennium, a great springtime for evangelization has dawned in Asia. It is time for new apostles to act as witnesses of Christ, without fear, consecrating Asia as a continent of hope for the world. "
(Source: http://www.asianews.it/news-en/Church-of-Korea,-protagonist-of-the-Congress-of-Catholic-Laity-19385.html)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đại hỗi Chủng sinh giáo phận Thanh Hóa lần V
Jos Văn Sơn
08:38 06/09/2010
THANH HÓA - – Như để khép lại mùa hè đầy sôi động với nhiều sinh hoạt sôi nổi và hữu ích, Đại Hội Chủng Sinh Thanh hoá lần thứ V, với chủ đề CHỦNG SINH VÀ TRUYỀN GIÁO, đã diễn ra tại Toà Giám Mục Thanh hoá ngày 01 và 02 tháng 09 năm 2010. Nhằm mục đích định hướng cho hoạt động của chủng sinh đoàn trong cộng đồng và nhịp sống của giáo phận, Đức cha địa phận đã chỉ thị tổ chức Đại hội Chủng sinh Thanh hoá theo chu kỳ hai năm một lần.
Xem hình ảnh
Chủ thể chính của Đại Hội là các đại chủng sinh và các ứng sinh tiền chủng viện. Đại hội do Uỷ ban Ơn gọi tổ chức và được đặt dưới sự chủ trì của Đức cha Giáo phận Giuse Nguyễn Chí Linh. Khách mời danh dự của Đại hội là cha Tổng đại diện Phêrô Vũ Tiến Phúc, quý cha Hạt trưởng, quý cha chủ tịch các uỷ ban giáo phận, đại diện dòng Mến Thánh Giá Thanh hoá và nữ tu dòng thánh Phaolô, giáo dân, phụ huynh chủng sinh và ứng sinh.
Trong diễn từ chào mừng, cha Giuse Vũ Thanh Long Chủ tịch Ủy ban ơn gọi, đã khẳng định rằng “…giáo phận Thanh Hóa không thể có được những linh mục nhiệt thành, hy sinh phục vụ; những mục tử như lòng Chúa mong ước (x. Ed 34,23) nếu ngay từ khi còn ngồi trên ghế Chủng viện, chủng sinh không được đào tạo và tự đào tạo theo khuôn mẫu của Đức Ki-tô, “Mục Tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho đàn chiên” (Ga 10,11). Vì tầm quan trọng có tính cách chiến lược và sống còn đó, Đức Giám mục giáo phận đã quyết định thành lập Chủng sinh đoàn Thanh Hóa để mỗi chủng sinh ý thức hơn về vai trò và sứ mệnh của mình trong các sinh hoạt của giáo phận.
Ngài cũng nói về ý nghĩa của chủ đề Đại hội lần này: “Đại hội Chủng sinh lần thứ V với chủ đề “Chủng sinh và truyền giáo” như một tiếng chuông thức tỉnh, như âm vang của tiếng kèn ra trận và đặt chủng sinh trước những quyết tâm và thách đố. Thách đố, vì cuộc sống ích kỷ, hưởng thụ, an thân, ngại khó, ngại khổ đang lan tràn khắp nơi, len lỏi mọi hang cùng ngõ hẻm, thậm chí nó thâm nhập cả những nơi đào tạo, cả những cộng đoàn Giáo Hội. Đứng trước thách đố đó, người chủng sinh chỉ có thể truyền giáo khi họ dám lội ngược dòng, dám liều thân vì Tin Mừng. Đại Hội V muốn nhắc nhớ lại cho những linh mục tương lai rằng ngày nào họ quên đi sứ mệnh truyền giáo là ngày đó họ đánh mất bản chất, đánh mất căn tính của mình”.
Trong bài huấn từ của ngài, Đức cha giáo phận nói về ý nghĩa, mục đích và tầm quan trọng của chủng sinh đối với giáo phận “…Sở dĩ chủng sinh đoàn Thanh hoá đã được thành lập là vì chúng ta muốn chứng tỏ rằng chủng sinh là một khối nhân sự quan trọng của giáo phận. Nếu linh mục đoàn là lực lượng nòng cốt để coi sóc Dân Chúa thì chủng sinh đoàn chính là tiền thân, là phôi thai của linh mục đoàn.
Việc đào tạo đó còn phải mang tính toàn diện. Có nghĩa là ngoài việc học tập tại chủng viện, chủng sinh phải hoà mình vào nhịp sống của giáo phận, chia sẻ những biến cố vui buồn lớn nhỏ của giáo phận, cùng trăn trở với từng ngành từng giới trong giáo phận.
Đó là lý do tại sao trong những năm qua, chủng sinh đoàn đã là thành phần chủ lực trong chiến dịch Men Phục sinh, là đối tượng chính trong các chương trình mùa hè, là đội quân được gửi đi giúp xứ, tham gia các sinh hoạt đoàn thể, các việc từ thiện như cứu trợ thiên tai, thăm viếng bệnh nhân phong, linh hoạt các buổi cử hành…
Chủng sinh đoàn Thanh hoá đã có mặt khắp nơi, trong mọi lãnh vực mục vụ của giáo phận. Họ được đào tạo để trở thành những mẫu người đa năng, có thể phục vụ trong bất kỳ môi trường và hoàn cảnh nào. Vì mục tiêu đó, nên ngay trong thời gian chủng viện, họ được phân bổ vào các nhóm chuyên môn, hay ngay từ giai đoạn ứng sinh tiểu chủng viện, được tham gia các khoá năng khiếu, được gửi đi du học nước ngoài, học các bộ môn thực tiễn như âm nhạc, vi tính, internet, điện lạnh
Đó là những thành tích đã đạt được từ các đại hội trước. Và để hoạt động của chủng sinh đoàn mỗi lúc một phong phú, mỗi kỳ đại hội đều có một định hướng riêng để theo đuổi. Mỗi năm một mũi nhọn, dần dà, mưa dầm thấm lâu, vốn liếng hành trang của chủng sinh Thanh hoá mỗi lúc một phong phú hơn, khiến họ có khả năng thâm nhập hiện trường giáo phận mỗi lúc một hiệu quả và cụ thể hơn.
Cũng trong kỳ đại hội này, chủng sinh đoàn Thanh hoá sẽ cùng với cả giáo phận, hướng về biến cố kỷ niệm 80 năm giáo phận vào năm 2012 bằng cách chứng tỏ được tâm huyết và thiện chí cũng như vai trò của mình đối với lịch sử giáo phận.
… Chủng sinh đoàn Thanh hoá phải luôn luôn cầu tiến, bằng cách tạo diễn đàn để trao đổi, để truy tìm phương thức hoạt động mỗi lúc một trí tuệ hơn, cọ xát với thực tế mục vụ mỗi lúc một kinh nghiệm hơn, cung cấp cho giáo phận những linh mục mỗi lúc một xứng đáng hơn…”
Đại hội cũng được lắng nghe nhiều ý kiến đóng góp quý báu của cha Tổng đại diện, quý cha hạt trưởng, quý cha trưởng các ban nghành, quý sơ cũng như quý phụ huynh cho công cuộc đào tạo và hướng mục vụ sau này mà chủng sinh sẽ đối diện.
Trong kỳ Đại hội này, chủng sinh đoàn cũng đã bầu ra được Ban điều hành mới cho niên khóa 2010 – 2012, Ban điều hành này chịu trách nhiệm liên lạc với bề trên và đề ra những định hướng cũng như chương trình hoạt động cho chủng sinh đoàn trong các mùa hè, các kỳ nghỉ với sự chấp thuận của bề trên giáo phận.
Đại hội lần thứ V Chủng sinh giáo phận Thanh Hóa đã kết thúc tốt đẹp và hứa hẹn một nhiệm kỳ mới với nhiều thành công hơn nữa trong công tác hỗ trợ đến đời sống, học tập và tinh thần của chủng sinh đoàn và trong các hoạt động thiết thực hướng về giáo phận và giáo hội trong tương lai.
-------------
Diễn văn chào mừng Đại Hội Chủng Sinh Thanh Hóa lần V
của Linh mục Giuse Vũ Thanh Long
Trước hết, thay lời cho Uỷ Ban Ơn Gọi, con xin gửi tới Đức Cha, cha Tổng Đại diện, quý cha, quý thầy, quý sơ, quý khách và tất cả mọi người lời chào trân trọng, lời chúc sức khỏe và lời cầu bình an trong Chúa Ki-tô.
Ngạn ngữ La tinh có câu: “ Talis seminarista, talis sacedos”, nghĩa là chủng sinh thế nào, linh mục sẽ thế ấy. Thật vậy, giáo phận Thanh Hóa không thể có được những linh mục nhiệt thành, hy sinh phục vụ; những mục tử như lòng Chúa mong ước (x. Ed 34,23) nếu ngay từ khi còn ngồi trên ghế Chủng viện, chủng sinh không được đào tạo và tự đào tạo theo khuôn mẫu của Đức Ki-tô, “Mục Tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho đàn chiên” (Ga 10,11). Vì tầm quan trọng có tính cách chiến lược và sống còn đó, Đức Giám mục giáo phận đã quyết định thành lập Chủng sinh đoàn Thanh Hóa để mỗi chủng sinh ý thức hơn về vai trò và sứ mệnh của mình trong các sinh hoạt của giáo phận.
Kể từ khi thành lập, Chủng sinh đoàn đã tổ chức được bốn kỳ Đại hội. Mỗi kỳ Đại hội là một cơ may, là một dịp thuận tiện để anh em chủng sinh nhìn lại quá khứ, đánh giá cách khách quan những điều đã đạt được, những hạn chế cần khắc phục, đồng thời định hướng cho tương lai và đề ra những chương trình cụ thể để giúp anh em hòa mình với nhịp sống của giáo phận, với những trăn trở của các đấng Bề trên, sống xứng danh là chủng sinh Thanh Hóa.
Đại hội Chủng sinh lần thứ V với chủ đề “Chủng sinh và truyền giáo” như một tiếng chuông thức tỉnh, như âm vang của tiếng kèn ra trận và đặt chủng sinh trước những quyết tâm và thách đố. Thách đố, vì cuộc sống ích kỷ, hưởng thụ, an thân, ngại khó, ngại khổ đang lan tràn khắp nơi, len lỏi mọi hang cùng ngõ hẻm, thậm chí nó thâm nhập cả những nơi đào tạo, cả những cộng đoàn Giáo Hội. Đứng trước thách đố đó, người chủng sinh chỉ có thể truyền giáo khi họ dám lội ngược dòng, dám liều thân vì Tin Mừng. Đại Hội V muốn nhắc nhớ lại cho những linh mục tương lai rằng ngày nào họ quên đi sứ mệnh truyền giáo là ngày đó họ đánh mất bản chất, đánh mất căn tính của mình.
Anh em chủng sinh rất thân mến,
Hôm nay, trong căn nhà này, sự hiện diện của những vị lãnh đạo cao cấp trong giáo phận: Đức Cha, cha Tổng Đại diện, quý cha hạt trưởng, quý cha chủ tịch các ủy ban và mọi thành phần dân Chúa trong giáo phận cũng đã đủ để nói lên sự quan tâm, thao thức của giáo phận đối với công cuộc đào tạo những linh mục tương lai. Ước gì mỗi người trong anh em ý thức được sứ mệnh của mình trong công cuộc truyền giáo của giáo phận, của Giáo Hội. Ước gì mỗi anh em sẽ là hạt giống chấp nhận vùi sâu trong lòng đất, chấp nhận mục nát để hứa hẹn một mùa gặt bội thu trong cánh đồng truyền giáo bao la đang chờ những bước chân quả cảm hy sinh. Ước gì Đại hội chủng sinh lần thứ V này không kết thúc với bài ca tạ ơn để rồi đi vào dĩ vãng như một biến cố chợt đến chợt đi, nhưng nó phải mở ra cánh cửa cho tương lai, một quyết tâm, một sự dấn thân, cho dù ngày mai có đầy thử thách, chông gai, dù có sóng cả gió gào, chúng ta vẫn ra đi, vẫn dấn thân vì lệnh truyền của Thầy Chí Thánh: “hãy đi rao giảng Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo” (Mc 16,15) vẫn vang vọng cho đến ngàn thu.
Sau cùng, xin kính chúc Đại hội thu được kết quả mỹ mãn, thành công và đầy hứa hẹn.
Con xin chân thành cám ơn Đức Cha, cha Tổng Đại diện, quý cha và tất cả mọi người.
------------
Bài phát biểu của Đức cha Giuse Nguyễn chí Linh
trong Đại hội Chủng sinh Thanh hoá lần V
tại Toà Giám Mục Thanh hoá ngày 02-09-2010
Kính thưa cha Tổng Đại diện,
Qúy cha, quí khách và anh em chủng sinh, ứng sinh
Đại hội Chủng sinh năm nay đã là Đại Hội lần thứ V. Nhưng có lẽ nhiều người trong chúng ta, kể cả các chủng sinh, đang tự hỏi: Đại hội Chủng sinh nghĩa là gì? Tại sao lại tổ chức đại hội chủng sinh ?
Để trả lời cho câu hỏi đó, trước hết cần phải tìm hiểu giáo huấn của Giáo Hội đối với công cuộc đào tạo linh mục. Quán triệt được giáo huấn đó, chúng ta sẽ thấy Đại hội chủng sinh thực ra chỉ là một cách thực thi chủ trương của Giáo Hội.
Gần đây, tháng 10-2009, Uỷ Ban Giáo sĩ và Chủng sinh do Đức cha Antôn Vũ huy Chương làm chủ tịch, đã đệ trình Hội Đồng Giám Mục Việt Nam một tập cẩm nang mang nội dung “định hướng và chỉ dẫn” cho việc “Đào tạo linh mục” tại Việt Nam hiện nay. Ở chương III bàn về “môi trường và trách nhiệm đào tạo”, cẩm nang này nhấn mạnh rằng: “Trách nhiệm đào tạo thuộc về toàn thể Giáo Hội, cụ thể là Giáo Hội địa phương, đứng đầu là giám mục”. Qua giám mục, ứng viên linh mục phải được đưa vào sứ mệnh Loan báo Tin Mừng của Giáo Hội địa phương và toàn cầu.
Trên cơ sở này, mọi thành phần Dân Chúa giáo phận Thanh hoá đều có trách nhiệm trực tiếp đối với việc đào tạo ứng viên linh mục. Sở dĩ chủng sinh đoàn Thanh hoá đã được thành lập là vì chúng ta muốn chứng tỏ rằng chủng sinh là một khối nhân sự quan trọng của giáo phận. Nếu linh mục đoàn là lực lượng nòng cốt để coi sóc Dân Chúa thì chủng sinh đoàn chính là tiền thân, là phôi thai của linh mục đoàn.
Cẩm nang “đào tạo linh mục” cũng xác định: “Thời gian đào tạo linh mục không chỉ giới hạn trong những năm tại chủng viện mà còn phải bao gồm cả các giai đoạn trước chủng viện (tại gia đình, giáo xứ, trường học) và giai đoạn sau chủng viện, sau khi đã chịu chức (tại các giáo xứ khi là cha phó hay cha xứ…) Chính vì thế, trong vấn đề đào tạo toàn vẹn, phải lưu ý đến cả ba giai đoạn, với những môi trường sống cụ thể trong đó, người chủng sinh, linh mục sống, được đào tạo và phát triển”.
Nói như thế có nghĩa là tự bản chất, việc đào tạo chủng sinh phải mang tính trường kỳ và liên tục, từ những bước chập chững đầu đời ơn gọi cho đến mãn đời linh mục sau này.
Việc đào tạo đó còn phải mang tính toàn diện. Có nghĩa là ngoài việc học tập tại chủng viện, chủng sinh phải hoà mình vào nhịp sống của giáo phận, chia sẻ những biến cố vui buồn lớn nhỏ của giáo phận, cùng trăn trở với từng ngành từng giới trong giáo phận.
Đó là lý do tại sao trong những năm qua, chủng sinh đoàn đã là thành phần chủ lực trong chiến dịch Men Phục sinh, là đối tượng chính trong các chương trình mùa hè, là đội quân được gửi đi giúp xứ, tham gia các sinh hoạt đoàn thể, các việc từ thiện như cứu trợ thiên tai, thăm viếng bệnh nhân phong, linh hoạt các buổi cử hành…
Chủng sinh đoàn Thanh hoá đã có mặt khắp nơi, trong mọi lãnh vực mục vụ của giáo phận. Họ được đào tạo để trở thành những mẫu người đa năng, có thể phục vụ trong bất kỳ môi trường và hoàn cảnh nào. Vì mục tiêu đó, nên ngay trong thời gian chủng viện, họ được phân bổ vào các nhóm chuyên môn, hay ngay từ giai đoạn ứng sinh tiểu chủng viện, được tham gia các khoá năng khiếu, được gửi đi du học nước ngoài, học các bộ môn thực tiễn như âm nhạc, vi tính, internet, điện lạnh…
Cùng với kỹ năng mục vụ, sự nhập cuộc của chủng sinh trong cộng đồng giáo phận và bên cạnh nhau cũng là một cơ hội để họ thấy rõ bản thân mình, ngõ hầu loại bỏ được những đam mê vô bổ, những khiếm khuyết tiêu cực, càng ngày càng trở nên đồng hình đồng dạng hơn với Đức Kitô.
Đó là những thành tích đã đạt được từ các đại hội trước. Và để hoạt động của chủng sinh đoàn mỗi lúc một phong phú, mỗi kỳ đại hội đều có một định hướng riêng để theo đuổi. Mỗi năm một mũi nhọn, dần dà, mưa dầm thấm lâu, vốn liếng hành trang của chủng sinh Thanh hoá mỗi lúc một phong phú hơn, khiến họ có khả năng thâm nhập hiện trường giáo phận mỗi lúc một hiệu quả và cụ thể hơn.
Nhằm thể hiện tinh thần năm thánh 2010 của Giáo Hội Việt nam, Đại hội chủng sinh năm nay hướng về công cuộc truyền giáo qua đó, Đại hội muốn chủng sinh ý thức rằng bản đồ giáo phận là một bản đồ truyền giáo, tỷ lệ 3% công giáo trên toàn tỉnh là một thôi thúc truyền giáo và tiếng gọi của cánh đồng Thanh hoá là một điều tâm niệm cho chủng sinh.
Cũng trong kỳ đại hội này, chủng sinh đoàn Thanh hoá sẽ cùng với cả giáo phận, hướng về biến cố kỷ niệm 80 năm giáo phận vào năm 2012 bằng cách chứng tỏ được tâm huyết và thiện chí cũng như vai trò của mình đối với lịch sử giáo phận.
Không dễ gì một sớm một chiều có thể biến giấc mơ đó thành hiện thực. Lịch sử là một con đường dài, bên cạnh các chủng sinh của chúng ta, đại gia đình giáo phận Thanh hoá chúng ta, giám mục, linh mục, chủng sinh, ứng sinh, nữ tu, mọi thành phần Dân Chúa sẽ chung tay góp sức để xây dựng một giáo phận luôn luôn thăng tiến. Chủng sinh đoàn Thanh hoá phải luôn luôn cầu tiến, bằng cách tạo diễn đàn để trao đổi, để truy tìm phương thức hoạt động mỗi lúc một trí tuệ hơn, cọ xát với thực tế mục vụ mỗi lúc một kinh nghiệm hơn, cung cấp cho giáo phận những linh mục mỗi lúc một xứng đáng hơn. Đại hội V đã vượt qua đại hội IV. Đại hội VI phải khắc phục những bất cập và khó khăn của đại hội V.
Đó chính là ý nghĩa sâu xa nhất của diễn đàn các đại hội chủng sinh đoàn Thanh hoá. Xin cám ơn mọi người.
Xem hình ảnh
Chủ thể chính của Đại Hội là các đại chủng sinh và các ứng sinh tiền chủng viện. Đại hội do Uỷ ban Ơn gọi tổ chức và được đặt dưới sự chủ trì của Đức cha Giáo phận Giuse Nguyễn Chí Linh. Khách mời danh dự của Đại hội là cha Tổng đại diện Phêrô Vũ Tiến Phúc, quý cha Hạt trưởng, quý cha chủ tịch các uỷ ban giáo phận, đại diện dòng Mến Thánh Giá Thanh hoá và nữ tu dòng thánh Phaolô, giáo dân, phụ huynh chủng sinh và ứng sinh.
Trong diễn từ chào mừng, cha Giuse Vũ Thanh Long Chủ tịch Ủy ban ơn gọi, đã khẳng định rằng “…giáo phận Thanh Hóa không thể có được những linh mục nhiệt thành, hy sinh phục vụ; những mục tử như lòng Chúa mong ước (x. Ed 34,23) nếu ngay từ khi còn ngồi trên ghế Chủng viện, chủng sinh không được đào tạo và tự đào tạo theo khuôn mẫu của Đức Ki-tô, “Mục Tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho đàn chiên” (Ga 10,11). Vì tầm quan trọng có tính cách chiến lược và sống còn đó, Đức Giám mục giáo phận đã quyết định thành lập Chủng sinh đoàn Thanh Hóa để mỗi chủng sinh ý thức hơn về vai trò và sứ mệnh của mình trong các sinh hoạt của giáo phận.
Ngài cũng nói về ý nghĩa của chủ đề Đại hội lần này: “Đại hội Chủng sinh lần thứ V với chủ đề “Chủng sinh và truyền giáo” như một tiếng chuông thức tỉnh, như âm vang của tiếng kèn ra trận và đặt chủng sinh trước những quyết tâm và thách đố. Thách đố, vì cuộc sống ích kỷ, hưởng thụ, an thân, ngại khó, ngại khổ đang lan tràn khắp nơi, len lỏi mọi hang cùng ngõ hẻm, thậm chí nó thâm nhập cả những nơi đào tạo, cả những cộng đoàn Giáo Hội. Đứng trước thách đố đó, người chủng sinh chỉ có thể truyền giáo khi họ dám lội ngược dòng, dám liều thân vì Tin Mừng. Đại Hội V muốn nhắc nhớ lại cho những linh mục tương lai rằng ngày nào họ quên đi sứ mệnh truyền giáo là ngày đó họ đánh mất bản chất, đánh mất căn tính của mình”.
Trong bài huấn từ của ngài, Đức cha giáo phận nói về ý nghĩa, mục đích và tầm quan trọng của chủng sinh đối với giáo phận “…Sở dĩ chủng sinh đoàn Thanh hoá đã được thành lập là vì chúng ta muốn chứng tỏ rằng chủng sinh là một khối nhân sự quan trọng của giáo phận. Nếu linh mục đoàn là lực lượng nòng cốt để coi sóc Dân Chúa thì chủng sinh đoàn chính là tiền thân, là phôi thai của linh mục đoàn.
Việc đào tạo đó còn phải mang tính toàn diện. Có nghĩa là ngoài việc học tập tại chủng viện, chủng sinh phải hoà mình vào nhịp sống của giáo phận, chia sẻ những biến cố vui buồn lớn nhỏ của giáo phận, cùng trăn trở với từng ngành từng giới trong giáo phận.
Đó là lý do tại sao trong những năm qua, chủng sinh đoàn đã là thành phần chủ lực trong chiến dịch Men Phục sinh, là đối tượng chính trong các chương trình mùa hè, là đội quân được gửi đi giúp xứ, tham gia các sinh hoạt đoàn thể, các việc từ thiện như cứu trợ thiên tai, thăm viếng bệnh nhân phong, linh hoạt các buổi cử hành…
Chủng sinh đoàn Thanh hoá đã có mặt khắp nơi, trong mọi lãnh vực mục vụ của giáo phận. Họ được đào tạo để trở thành những mẫu người đa năng, có thể phục vụ trong bất kỳ môi trường và hoàn cảnh nào. Vì mục tiêu đó, nên ngay trong thời gian chủng viện, họ được phân bổ vào các nhóm chuyên môn, hay ngay từ giai đoạn ứng sinh tiểu chủng viện, được tham gia các khoá năng khiếu, được gửi đi du học nước ngoài, học các bộ môn thực tiễn như âm nhạc, vi tính, internet, điện lạnh
Đó là những thành tích đã đạt được từ các đại hội trước. Và để hoạt động của chủng sinh đoàn mỗi lúc một phong phú, mỗi kỳ đại hội đều có một định hướng riêng để theo đuổi. Mỗi năm một mũi nhọn, dần dà, mưa dầm thấm lâu, vốn liếng hành trang của chủng sinh Thanh hoá mỗi lúc một phong phú hơn, khiến họ có khả năng thâm nhập hiện trường giáo phận mỗi lúc một hiệu quả và cụ thể hơn.
Cũng trong kỳ đại hội này, chủng sinh đoàn Thanh hoá sẽ cùng với cả giáo phận, hướng về biến cố kỷ niệm 80 năm giáo phận vào năm 2012 bằng cách chứng tỏ được tâm huyết và thiện chí cũng như vai trò của mình đối với lịch sử giáo phận.
… Chủng sinh đoàn Thanh hoá phải luôn luôn cầu tiến, bằng cách tạo diễn đàn để trao đổi, để truy tìm phương thức hoạt động mỗi lúc một trí tuệ hơn, cọ xát với thực tế mục vụ mỗi lúc một kinh nghiệm hơn, cung cấp cho giáo phận những linh mục mỗi lúc một xứng đáng hơn…”
Đại hội cũng được lắng nghe nhiều ý kiến đóng góp quý báu của cha Tổng đại diện, quý cha hạt trưởng, quý cha trưởng các ban nghành, quý sơ cũng như quý phụ huynh cho công cuộc đào tạo và hướng mục vụ sau này mà chủng sinh sẽ đối diện.
Trong kỳ Đại hội này, chủng sinh đoàn cũng đã bầu ra được Ban điều hành mới cho niên khóa 2010 – 2012, Ban điều hành này chịu trách nhiệm liên lạc với bề trên và đề ra những định hướng cũng như chương trình hoạt động cho chủng sinh đoàn trong các mùa hè, các kỳ nghỉ với sự chấp thuận của bề trên giáo phận.
Đại hội lần thứ V Chủng sinh giáo phận Thanh Hóa đã kết thúc tốt đẹp và hứa hẹn một nhiệm kỳ mới với nhiều thành công hơn nữa trong công tác hỗ trợ đến đời sống, học tập và tinh thần của chủng sinh đoàn và trong các hoạt động thiết thực hướng về giáo phận và giáo hội trong tương lai.
-------------
Diễn văn chào mừng Đại Hội Chủng Sinh Thanh Hóa lần V
của Linh mục Giuse Vũ Thanh Long
Trước hết, thay lời cho Uỷ Ban Ơn Gọi, con xin gửi tới Đức Cha, cha Tổng Đại diện, quý cha, quý thầy, quý sơ, quý khách và tất cả mọi người lời chào trân trọng, lời chúc sức khỏe và lời cầu bình an trong Chúa Ki-tô.
Ngạn ngữ La tinh có câu: “ Talis seminarista, talis sacedos”, nghĩa là chủng sinh thế nào, linh mục sẽ thế ấy. Thật vậy, giáo phận Thanh Hóa không thể có được những linh mục nhiệt thành, hy sinh phục vụ; những mục tử như lòng Chúa mong ước (x. Ed 34,23) nếu ngay từ khi còn ngồi trên ghế Chủng viện, chủng sinh không được đào tạo và tự đào tạo theo khuôn mẫu của Đức Ki-tô, “Mục Tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho đàn chiên” (Ga 10,11). Vì tầm quan trọng có tính cách chiến lược và sống còn đó, Đức Giám mục giáo phận đã quyết định thành lập Chủng sinh đoàn Thanh Hóa để mỗi chủng sinh ý thức hơn về vai trò và sứ mệnh của mình trong các sinh hoạt của giáo phận.
Kể từ khi thành lập, Chủng sinh đoàn đã tổ chức được bốn kỳ Đại hội. Mỗi kỳ Đại hội là một cơ may, là một dịp thuận tiện để anh em chủng sinh nhìn lại quá khứ, đánh giá cách khách quan những điều đã đạt được, những hạn chế cần khắc phục, đồng thời định hướng cho tương lai và đề ra những chương trình cụ thể để giúp anh em hòa mình với nhịp sống của giáo phận, với những trăn trở của các đấng Bề trên, sống xứng danh là chủng sinh Thanh Hóa.
Đại hội Chủng sinh lần thứ V với chủ đề “Chủng sinh và truyền giáo” như một tiếng chuông thức tỉnh, như âm vang của tiếng kèn ra trận và đặt chủng sinh trước những quyết tâm và thách đố. Thách đố, vì cuộc sống ích kỷ, hưởng thụ, an thân, ngại khó, ngại khổ đang lan tràn khắp nơi, len lỏi mọi hang cùng ngõ hẻm, thậm chí nó thâm nhập cả những nơi đào tạo, cả những cộng đoàn Giáo Hội. Đứng trước thách đố đó, người chủng sinh chỉ có thể truyền giáo khi họ dám lội ngược dòng, dám liều thân vì Tin Mừng. Đại Hội V muốn nhắc nhớ lại cho những linh mục tương lai rằng ngày nào họ quên đi sứ mệnh truyền giáo là ngày đó họ đánh mất bản chất, đánh mất căn tính của mình.
Anh em chủng sinh rất thân mến,
Hôm nay, trong căn nhà này, sự hiện diện của những vị lãnh đạo cao cấp trong giáo phận: Đức Cha, cha Tổng Đại diện, quý cha hạt trưởng, quý cha chủ tịch các ủy ban và mọi thành phần dân Chúa trong giáo phận cũng đã đủ để nói lên sự quan tâm, thao thức của giáo phận đối với công cuộc đào tạo những linh mục tương lai. Ước gì mỗi người trong anh em ý thức được sứ mệnh của mình trong công cuộc truyền giáo của giáo phận, của Giáo Hội. Ước gì mỗi anh em sẽ là hạt giống chấp nhận vùi sâu trong lòng đất, chấp nhận mục nát để hứa hẹn một mùa gặt bội thu trong cánh đồng truyền giáo bao la đang chờ những bước chân quả cảm hy sinh. Ước gì Đại hội chủng sinh lần thứ V này không kết thúc với bài ca tạ ơn để rồi đi vào dĩ vãng như một biến cố chợt đến chợt đi, nhưng nó phải mở ra cánh cửa cho tương lai, một quyết tâm, một sự dấn thân, cho dù ngày mai có đầy thử thách, chông gai, dù có sóng cả gió gào, chúng ta vẫn ra đi, vẫn dấn thân vì lệnh truyền của Thầy Chí Thánh: “hãy đi rao giảng Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo” (Mc 16,15) vẫn vang vọng cho đến ngàn thu.
Sau cùng, xin kính chúc Đại hội thu được kết quả mỹ mãn, thành công và đầy hứa hẹn.
Con xin chân thành cám ơn Đức Cha, cha Tổng Đại diện, quý cha và tất cả mọi người.
------------
Bài phát biểu của Đức cha Giuse Nguyễn chí Linh
trong Đại hội Chủng sinh Thanh hoá lần V
tại Toà Giám Mục Thanh hoá ngày 02-09-2010
Kính thưa cha Tổng Đại diện,
Qúy cha, quí khách và anh em chủng sinh, ứng sinh
Đại hội Chủng sinh năm nay đã là Đại Hội lần thứ V. Nhưng có lẽ nhiều người trong chúng ta, kể cả các chủng sinh, đang tự hỏi: Đại hội Chủng sinh nghĩa là gì? Tại sao lại tổ chức đại hội chủng sinh ?
Để trả lời cho câu hỏi đó, trước hết cần phải tìm hiểu giáo huấn của Giáo Hội đối với công cuộc đào tạo linh mục. Quán triệt được giáo huấn đó, chúng ta sẽ thấy Đại hội chủng sinh thực ra chỉ là một cách thực thi chủ trương của Giáo Hội.
Gần đây, tháng 10-2009, Uỷ Ban Giáo sĩ và Chủng sinh do Đức cha Antôn Vũ huy Chương làm chủ tịch, đã đệ trình Hội Đồng Giám Mục Việt Nam một tập cẩm nang mang nội dung “định hướng và chỉ dẫn” cho việc “Đào tạo linh mục” tại Việt Nam hiện nay. Ở chương III bàn về “môi trường và trách nhiệm đào tạo”, cẩm nang này nhấn mạnh rằng: “Trách nhiệm đào tạo thuộc về toàn thể Giáo Hội, cụ thể là Giáo Hội địa phương, đứng đầu là giám mục”. Qua giám mục, ứng viên linh mục phải được đưa vào sứ mệnh Loan báo Tin Mừng của Giáo Hội địa phương và toàn cầu.
Trên cơ sở này, mọi thành phần Dân Chúa giáo phận Thanh hoá đều có trách nhiệm trực tiếp đối với việc đào tạo ứng viên linh mục. Sở dĩ chủng sinh đoàn Thanh hoá đã được thành lập là vì chúng ta muốn chứng tỏ rằng chủng sinh là một khối nhân sự quan trọng của giáo phận. Nếu linh mục đoàn là lực lượng nòng cốt để coi sóc Dân Chúa thì chủng sinh đoàn chính là tiền thân, là phôi thai của linh mục đoàn.
Cẩm nang “đào tạo linh mục” cũng xác định: “Thời gian đào tạo linh mục không chỉ giới hạn trong những năm tại chủng viện mà còn phải bao gồm cả các giai đoạn trước chủng viện (tại gia đình, giáo xứ, trường học) và giai đoạn sau chủng viện, sau khi đã chịu chức (tại các giáo xứ khi là cha phó hay cha xứ…) Chính vì thế, trong vấn đề đào tạo toàn vẹn, phải lưu ý đến cả ba giai đoạn, với những môi trường sống cụ thể trong đó, người chủng sinh, linh mục sống, được đào tạo và phát triển”.
Nói như thế có nghĩa là tự bản chất, việc đào tạo chủng sinh phải mang tính trường kỳ và liên tục, từ những bước chập chững đầu đời ơn gọi cho đến mãn đời linh mục sau này.
Việc đào tạo đó còn phải mang tính toàn diện. Có nghĩa là ngoài việc học tập tại chủng viện, chủng sinh phải hoà mình vào nhịp sống của giáo phận, chia sẻ những biến cố vui buồn lớn nhỏ của giáo phận, cùng trăn trở với từng ngành từng giới trong giáo phận.
Đó là lý do tại sao trong những năm qua, chủng sinh đoàn đã là thành phần chủ lực trong chiến dịch Men Phục sinh, là đối tượng chính trong các chương trình mùa hè, là đội quân được gửi đi giúp xứ, tham gia các sinh hoạt đoàn thể, các việc từ thiện như cứu trợ thiên tai, thăm viếng bệnh nhân phong, linh hoạt các buổi cử hành…
Chủng sinh đoàn Thanh hoá đã có mặt khắp nơi, trong mọi lãnh vực mục vụ của giáo phận. Họ được đào tạo để trở thành những mẫu người đa năng, có thể phục vụ trong bất kỳ môi trường và hoàn cảnh nào. Vì mục tiêu đó, nên ngay trong thời gian chủng viện, họ được phân bổ vào các nhóm chuyên môn, hay ngay từ giai đoạn ứng sinh tiểu chủng viện, được tham gia các khoá năng khiếu, được gửi đi du học nước ngoài, học các bộ môn thực tiễn như âm nhạc, vi tính, internet, điện lạnh…
Cùng với kỹ năng mục vụ, sự nhập cuộc của chủng sinh trong cộng đồng giáo phận và bên cạnh nhau cũng là một cơ hội để họ thấy rõ bản thân mình, ngõ hầu loại bỏ được những đam mê vô bổ, những khiếm khuyết tiêu cực, càng ngày càng trở nên đồng hình đồng dạng hơn với Đức Kitô.
Đó là những thành tích đã đạt được từ các đại hội trước. Và để hoạt động của chủng sinh đoàn mỗi lúc một phong phú, mỗi kỳ đại hội đều có một định hướng riêng để theo đuổi. Mỗi năm một mũi nhọn, dần dà, mưa dầm thấm lâu, vốn liếng hành trang của chủng sinh Thanh hoá mỗi lúc một phong phú hơn, khiến họ có khả năng thâm nhập hiện trường giáo phận mỗi lúc một hiệu quả và cụ thể hơn.
Nhằm thể hiện tinh thần năm thánh 2010 của Giáo Hội Việt nam, Đại hội chủng sinh năm nay hướng về công cuộc truyền giáo qua đó, Đại hội muốn chủng sinh ý thức rằng bản đồ giáo phận là một bản đồ truyền giáo, tỷ lệ 3% công giáo trên toàn tỉnh là một thôi thúc truyền giáo và tiếng gọi của cánh đồng Thanh hoá là một điều tâm niệm cho chủng sinh.
Cũng trong kỳ đại hội này, chủng sinh đoàn Thanh hoá sẽ cùng với cả giáo phận, hướng về biến cố kỷ niệm 80 năm giáo phận vào năm 2012 bằng cách chứng tỏ được tâm huyết và thiện chí cũng như vai trò của mình đối với lịch sử giáo phận.
Không dễ gì một sớm một chiều có thể biến giấc mơ đó thành hiện thực. Lịch sử là một con đường dài, bên cạnh các chủng sinh của chúng ta, đại gia đình giáo phận Thanh hoá chúng ta, giám mục, linh mục, chủng sinh, ứng sinh, nữ tu, mọi thành phần Dân Chúa sẽ chung tay góp sức để xây dựng một giáo phận luôn luôn thăng tiến. Chủng sinh đoàn Thanh hoá phải luôn luôn cầu tiến, bằng cách tạo diễn đàn để trao đổi, để truy tìm phương thức hoạt động mỗi lúc một trí tuệ hơn, cọ xát với thực tế mục vụ mỗi lúc một kinh nghiệm hơn, cung cấp cho giáo phận những linh mục mỗi lúc một xứng đáng hơn. Đại hội V đã vượt qua đại hội IV. Đại hội VI phải khắc phục những bất cập và khó khăn của đại hội V.
Đó chính là ý nghĩa sâu xa nhất của diễn đàn các đại hội chủng sinh đoàn Thanh hoá. Xin cám ơn mọi người.
Caritas giáo phận Lạng Sơn thăm và tặng quà cho học sinh nghèo
Giuse Trần Ngọc Huấn
08:45 06/09/2010
LẠNG SƠN – Trong tinh thần bác ái Kitô giáo, theo tâm nguyện “Đến với muôn dân” của vị mục tử giáo phận, ngày 5 tháng 9 năm 2010, đoàn của ủy ban Bác ái xã hội, Caritas giáo phận Lạng Sơn đã đến dự lễ khai giảng năm học mới và trao quà tặng khuyến học cho học sinh vùng sâu đặc biệt khó khăn.
Xem hình ảnh
Đã thành thông lệ từ nhiều năm nay, mỗi dịp khai giảng năm học mới, giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng thường tổ chức các chương trình thăm viếng và giúp đỡ từ thiện cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, nhất là ở những ngôi trường năm sâu trong vùng rừng núi hiểm trở trong giáo phận. Tuy những món quà chưa thực sự lớn nhưng gói trọn tình cảm tương thân tương ái, nhất là trở nên dấu chỉ cho mọi người nhận biết về tinh thần bác ái Kitô giáo. Đó là những sự thăm hỏi thân tình, những sự giúp đỡ nhưng không.
Ủy ban Bác ái xã hội của giáo phận, mặc dù mới được thành lập và đi vào hoạt động một vài năm trở lại đây, những đã thực hiện được những chương trình có ý nghĩa và để lại những dấu ấn tốt đẹp trong lòng mọi người. Điểm đến của chương trình Bác ái lần này là giúp đỡ học sinh của trường Trung học cơ sở xã Tri Lễ và trường Mầm non, Tiểu học xã Hữu Lễ của huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn. Hơn 2000 cuốn vở trong 210 suất quà đã được trao đến tận tay các em học sinh. Cùng đi với đoàn có đại diện Hội Chữ Thập Đỏ tỉnh Lạng Sơn, đại diện Hội Chữ Thập Đỏ huyện Văn Quan, Tập đoàn viễn thông Viettel chi nhánh Lạng Sơn.
Cô giáo Hoàng Thị Liễu – hiệu trưởng trường Trung học cơ sở xã Tri Lễ - cho chúng tôi biết: “Toàn trường hiện nay có 338 học sinh mà tuyệt đại đa số là con em dân tộc thiểu số (Tày, Nùng) với điều kiện hoàn cảnh sống cực kỳ khó khăn. Cuộc sống gia đình phụ thuộc hoàn toàn vào nương rẫy và chăn nuôi. Có những em học sinh phải rời khỏi nhà từ lúc 5h00 sáng, vượt qua những con đường hiểm trở, để có thể đến lớp đúng giờ. Hôm nay, nhận được sự động viên giúp đỡ từ phía tôn giáo và các tổ chức bác ái từ thiện, đó là nguồn động viên, khích lệ rất lớn đối với nhà trường, cách riêng với từng em học sinh”. Bé Nông văn Toàn, lớp 6 vui mừng nói với mọi người: “Hôm nay cháu được có vở đi học rồi, chứ bố mẹ chỉ khi nào bán được ngô được khoai thì mới có tiền mua cho cháu thôi”.
Đến với các vùng hẻo lánh xa xôi, mỗi người sẽ thấy được còn rất nhiều những cảnh đời éo le với những hoàn cảnh vô cùng khó khăn. Từ đó khơi lên trong lòng mọi người tình cảm tương thân tương ái, nhất là sự quan tâm chia sẻ với tha nhân theo tinh thần bác ái mà chính Chúa Giêsu đã luôn tha thiết mời gọi. Ước mong mỗi người Kitô hữu luôn biết ý thức sứ mạng phục vụ người nghèo mà Giáo hội luôn thao thức và thực thi, để mọi người đều có cuộc sống no đủ, không chỉ về vật chất mà cả trong tâm hồn, để cùng xây dựng sự Công bình và Liên đới giữa mọi người./.
Xem hình ảnh
Đã thành thông lệ từ nhiều năm nay, mỗi dịp khai giảng năm học mới, giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng thường tổ chức các chương trình thăm viếng và giúp đỡ từ thiện cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, nhất là ở những ngôi trường năm sâu trong vùng rừng núi hiểm trở trong giáo phận. Tuy những món quà chưa thực sự lớn nhưng gói trọn tình cảm tương thân tương ái, nhất là trở nên dấu chỉ cho mọi người nhận biết về tinh thần bác ái Kitô giáo. Đó là những sự thăm hỏi thân tình, những sự giúp đỡ nhưng không.
Ủy ban Bác ái xã hội của giáo phận, mặc dù mới được thành lập và đi vào hoạt động một vài năm trở lại đây, những đã thực hiện được những chương trình có ý nghĩa và để lại những dấu ấn tốt đẹp trong lòng mọi người. Điểm đến của chương trình Bác ái lần này là giúp đỡ học sinh của trường Trung học cơ sở xã Tri Lễ và trường Mầm non, Tiểu học xã Hữu Lễ của huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn. Hơn 2000 cuốn vở trong 210 suất quà đã được trao đến tận tay các em học sinh. Cùng đi với đoàn có đại diện Hội Chữ Thập Đỏ tỉnh Lạng Sơn, đại diện Hội Chữ Thập Đỏ huyện Văn Quan, Tập đoàn viễn thông Viettel chi nhánh Lạng Sơn.
Cô giáo Hoàng Thị Liễu – hiệu trưởng trường Trung học cơ sở xã Tri Lễ - cho chúng tôi biết: “Toàn trường hiện nay có 338 học sinh mà tuyệt đại đa số là con em dân tộc thiểu số (Tày, Nùng) với điều kiện hoàn cảnh sống cực kỳ khó khăn. Cuộc sống gia đình phụ thuộc hoàn toàn vào nương rẫy và chăn nuôi. Có những em học sinh phải rời khỏi nhà từ lúc 5h00 sáng, vượt qua những con đường hiểm trở, để có thể đến lớp đúng giờ. Hôm nay, nhận được sự động viên giúp đỡ từ phía tôn giáo và các tổ chức bác ái từ thiện, đó là nguồn động viên, khích lệ rất lớn đối với nhà trường, cách riêng với từng em học sinh”. Bé Nông văn Toàn, lớp 6 vui mừng nói với mọi người: “Hôm nay cháu được có vở đi học rồi, chứ bố mẹ chỉ khi nào bán được ngô được khoai thì mới có tiền mua cho cháu thôi”.
Đến với các vùng hẻo lánh xa xôi, mỗi người sẽ thấy được còn rất nhiều những cảnh đời éo le với những hoàn cảnh vô cùng khó khăn. Từ đó khơi lên trong lòng mọi người tình cảm tương thân tương ái, nhất là sự quan tâm chia sẻ với tha nhân theo tinh thần bác ái mà chính Chúa Giêsu đã luôn tha thiết mời gọi. Ước mong mỗi người Kitô hữu luôn biết ý thức sứ mạng phục vụ người nghèo mà Giáo hội luôn thao thức và thực thi, để mọi người đều có cuộc sống no đủ, không chỉ về vật chất mà cả trong tâm hồn, để cùng xây dựng sự Công bình và Liên đới giữa mọi người./.
Kỉ niệm 90 năm khai sinh Hội Dòng Con đức Mẹ Vô Nhiễm Huế
Trương Trí
08:57 06/09/2010
HUẾ - Sáng ngày 6.9, Hội dòng Con Đức Mẹ Vô nhiễm với một bầu khí tưng bừng nhộn nhịp, đầy tràn tâm tình yêu thương và cảm mến của bao vị khách đến từ khắp nơi trên mọi miền đất nước cũng hải ngoại. Tất cả quy tụ về đây, đất mẹ của Hội dòng để dự lễ Bế mạc Năm Thánh kỷ niệm 90 năm khai sinh Hội dòng.
Xem hình ảnh
Đúng 8giờ, sau một hồi chuông, trong âm vang cồng chiêng của anh em dân tộc Giarai Kontum, vang vọng lời dẫn đầy cảm xúc trước thánh lễ: “ Trong tâm tình cảm mến tri ân tình thương nhiệm mầu của Thiên Chúa, sự ấp ủ phù trì của Mẹ Maria Vô nhiễm, và lòng thương mến của cộng đồng dân Chúa, của các ân nhân thân nhân và bạn hữu xa gần. Trong ngày Bế mạc Năm Thánh mừng kỷ niệm 90 năm khai sinh Hội dòng Con Đức Mẹ Vô nhiễm-Phú Xuân Huế, chúng con muốn nói lên lòng biết ơn sâu xa đối với Thiên Chúa, và lòng cảm mến tri ân đối với giáo hội, với giáo phận và với tất cả mọi người. Chín mươi năm là điểm dừng để lần qua một trang sử mới, để nhìn lại hành trình đã đi qua, nhất là để cũng cố và làm mới lại cuộc đời dâng hiến của người nữ tu Con Đức Mẹ Vô nhiễm, như một nổ lực đáp trả ân tình cao vời vợi của Thiên Chúa nhân lành.”
Đoàn đồng tế tiến vào nhà thờ, dẫn đầu là hương trầm và Thánh giá đèn hầu, các thân nhân, ân nhân, cộng đoàn dân tộc Giarai, đại diện các chị em Hội dòng, với gần 70 linh mục đồng tế. Thánh lễ trọng thể Bế mạc Năm Thánh 90 năm thành lập Hội Dòng do Đức Tổng Giám mục Stêphanô Nguyễn Như Thể chủ sự, Đức Giám mục giáo phận Vinh Phao lô Nguyễn Thái Hợp, Đức Giám mục phụ tá Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng, Đức Đan Viện phụ Stêphanô Huỳnh Quang Sanh.
Trong bài giảng lễ, Đức Tổng Giám mục chia sẽ: “…Cách đây 90 năm, chiều ngày 7.9.1920, chiếc thuyền ngược giòng Hương Giang mang theo 6 nữ tu Phước viện Dương Sơn. Họ đã đáp lại lời mời gọi của Đức Giám mục Allys, đại diện tông tòa giáo phận Huế, để trở thành những hạt giống đầu tiên của Hội Dòng Con Đức Mẹ Vô nhiễm. Hôm sau, ngày 8.9.1920, Đức cha Chabanon đã cử hành thánh lễ sinh nhật Đức Mẹ, chính thức khai sinh Hội Dòng Con Đức Mẹ Vô nhiễm Phú Xuân Huế. Hôm nay, sau 90 năm nhìn lại, ai ai cũng ngỡ ngàng thán phục, trước bàn tay của Chúa quan phòng, qua bao thăng trầm dâu bể một cách kỳ diệu lạ lùng. Tất cả là hồng ân, tất cả là tình yêu của Chúa. Các nữ tu hội dòng qua các thế hệ, cũng như theo giòng chảy yêu thương chan hòa đó mà lớn lên mỗi ngày, như luật sống của Hội Dòng có ghi: Đặc sủng của Hội Dòng là tình yêu nhạy cảm đối với Chúa Kitô, một tình yêu thúc bách chúng ta yêu thương mọi người, với sứ mạng đem niềm tin cứu độ đến cho muôn dân. Đặc biệt qua việc giáo dục giới trẻ theo tinh thần Kitô giáo. Ba khung cửi dệt vải và một khung quay tơ, đó là tất cả những gì 6 thanh nữ ban đầu mang vào dòng làm vốn liếng và kế sinh nhai ban đầu. Thật là khiêm tốn và nhỏ bé, cũng giống như hạt cải Chúa Giêsu đã nói trong tin mừng, gieo vào lòng đất và lớn lên sum suê cành lá đến nổi chim trời đến đậu. Dòng Con Đức Mẹ Vô nhiễm đã lớn và qua thời gian 90 năm. Hiện giờ có 334 khấn sinh, 26 tập sinh, 25 tiền tập sinh và 200 thanh tuyển. Các nữ tu có mặt phục vụ trên khắp các giáo phận tại Việt Nam: Huế, Sài Gòn, Bà Rịa, Đà Lạt, Xuân Lộc, Ban Mê thuột, Nha Trang, Gia Lai Kontum, Đà Nẵng, Vinh, Hà Nội, và hai giáo phận tại Hoa Kỳ. Suốt chặng đường 90 năm qua, gặp thời thuận tiện cũng như khi không thuận tiện, con Đức Mẹ Vô nhiễm luôn tìm tòi sáng kiến để thực hành sứ mạng của Hội Dòng là giáo dục đức tin, giáo dục văn hóa và thăm viếng người nghèo trong lãnh vực bác ái xã hội.
Hôm nay kỷ niệm 90 năm thành lập hội dòng, chị em đang chan chứa niềm vui tạ ơn Chúa vì biết bao điều Chúa đã làm cho hội dòng và cho từng cá nhân. Đồng thời quý chị cũng ý thức hơn nữa trách nhiệm giữ lửa và truyền lửa Chúa Thánh Thần cho nhau và cho các thế hệ mai sau. Làm sao cho di sản tinh thần vô giá của dòng mình không bị hư hao dưới thời gian, nhưng được tài bồi phong phú luôn mãi.
Trong niềm tri ân tạ ơn Thiên Chúa, quý chị cũng ghi nhớ công ơn trời biển của hai Đấng đồng sáng lập và các vị tiền bối đã dày công xây dựng cộng đoàn này, trong ấm ngoài êm. Giáo phận Huế và các giáo phận nơi các chị em đang phục vụ, chân thành cảm ơn Hội dòng đã và làm nên sức sống và sự thánh thiện của các giáo hội địa phương.
Kỷ niệm 90 năm thành lập Hội Dòng là đánh dấu một giai đoạn lịch sử đã đi qua dưới sự quan phòng đầy yêu thương của Chúa. Đồng thời Hội Dòng cũng bước vào một giai đoạn mới với một khởi sắc mới, cũng như một thời cơ mới với những thách thức mới.
Cầu cho Hội Dòng vững tin và vững dạ bước tới trong vui mừng và hy vọng cùng với Mẹ Maria Vô nhiễm, luôn yêu thương và phục vụ, hân hoan sống tin mừng và loan báo tin mừng.”
Sau thánh lễ, nữ tu Bề trên Hội dòng, Maria Victorina Trần Thị Lam Hồng thay mặt Hội Dòng xin dâng lên Thiên Chúa tâm tình cảm mến tri ân, vì Chúa đã khai sinh ra Hội Dòng và suốt dòng lịch sử 90 năm, Chúa vẫn trọn tình thương. Chân thành ghi ơn Đức Cha Allys, Đấng sáng lập Hội Dòng và là người cha khả kính. Ghi ơn Đức cha Chabannon, Đấng đồng sáng lập, cộng sự viên đắc lực của Đức cha Allys, và là cha Bề trên tiên khởi của Hội Dòng. Tri ân Hội Dòng Mến Thánh Giá Huế, vì đã cho 6 nữ tu tiên khởi từ cộng đoàn Mến Thánh Giá Dương Sơn là những hạt giống đầu tiên của Hội Dòng Con Đức Mẹ Vô nhiễm. Đồng thời tỏ lòng biết ơn đến Đức Tổng, Đức Giám mục phụ tá đã hết lòng yêu thương nâng đở Hội Dòng, cảm ơn Đức Giám mục giáo phận Vinh, Đức Đan Viện phụ và các cha Tổng Đại diện các giáo phận cùng các linh mục đồng tế, đã đến dâng thánh lễ hôm nay. Cảm ơn các vị ân nhân và thân nhân của Hội Dòng đã không quản ngại xa xôi cách trở, cùng đến chia sẽ niềm vui tạ ơn với Hội Dòng. Xin Thiên Chúa trả công bội hậu cho tất cả quý vị.
Kết thúc thánh lễ, Đức Tổng Giám mục đã ban phép lành cho cộng đoàn hiện diện.
Xem hình ảnh
Đúng 8giờ, sau một hồi chuông, trong âm vang cồng chiêng của anh em dân tộc Giarai Kontum, vang vọng lời dẫn đầy cảm xúc trước thánh lễ: “ Trong tâm tình cảm mến tri ân tình thương nhiệm mầu của Thiên Chúa, sự ấp ủ phù trì của Mẹ Maria Vô nhiễm, và lòng thương mến của cộng đồng dân Chúa, của các ân nhân thân nhân và bạn hữu xa gần. Trong ngày Bế mạc Năm Thánh mừng kỷ niệm 90 năm khai sinh Hội dòng Con Đức Mẹ Vô nhiễm-Phú Xuân Huế, chúng con muốn nói lên lòng biết ơn sâu xa đối với Thiên Chúa, và lòng cảm mến tri ân đối với giáo hội, với giáo phận và với tất cả mọi người. Chín mươi năm là điểm dừng để lần qua một trang sử mới, để nhìn lại hành trình đã đi qua, nhất là để cũng cố và làm mới lại cuộc đời dâng hiến của người nữ tu Con Đức Mẹ Vô nhiễm, như một nổ lực đáp trả ân tình cao vời vợi của Thiên Chúa nhân lành.”
Đoàn đồng tế tiến vào nhà thờ, dẫn đầu là hương trầm và Thánh giá đèn hầu, các thân nhân, ân nhân, cộng đoàn dân tộc Giarai, đại diện các chị em Hội dòng, với gần 70 linh mục đồng tế. Thánh lễ trọng thể Bế mạc Năm Thánh 90 năm thành lập Hội Dòng do Đức Tổng Giám mục Stêphanô Nguyễn Như Thể chủ sự, Đức Giám mục giáo phận Vinh Phao lô Nguyễn Thái Hợp, Đức Giám mục phụ tá Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng, Đức Đan Viện phụ Stêphanô Huỳnh Quang Sanh.
Trong bài giảng lễ, Đức Tổng Giám mục chia sẽ: “…Cách đây 90 năm, chiều ngày 7.9.1920, chiếc thuyền ngược giòng Hương Giang mang theo 6 nữ tu Phước viện Dương Sơn. Họ đã đáp lại lời mời gọi của Đức Giám mục Allys, đại diện tông tòa giáo phận Huế, để trở thành những hạt giống đầu tiên của Hội Dòng Con Đức Mẹ Vô nhiễm. Hôm sau, ngày 8.9.1920, Đức cha Chabanon đã cử hành thánh lễ sinh nhật Đức Mẹ, chính thức khai sinh Hội Dòng Con Đức Mẹ Vô nhiễm Phú Xuân Huế. Hôm nay, sau 90 năm nhìn lại, ai ai cũng ngỡ ngàng thán phục, trước bàn tay của Chúa quan phòng, qua bao thăng trầm dâu bể một cách kỳ diệu lạ lùng. Tất cả là hồng ân, tất cả là tình yêu của Chúa. Các nữ tu hội dòng qua các thế hệ, cũng như theo giòng chảy yêu thương chan hòa đó mà lớn lên mỗi ngày, như luật sống của Hội Dòng có ghi: Đặc sủng của Hội Dòng là tình yêu nhạy cảm đối với Chúa Kitô, một tình yêu thúc bách chúng ta yêu thương mọi người, với sứ mạng đem niềm tin cứu độ đến cho muôn dân. Đặc biệt qua việc giáo dục giới trẻ theo tinh thần Kitô giáo. Ba khung cửi dệt vải và một khung quay tơ, đó là tất cả những gì 6 thanh nữ ban đầu mang vào dòng làm vốn liếng và kế sinh nhai ban đầu. Thật là khiêm tốn và nhỏ bé, cũng giống như hạt cải Chúa Giêsu đã nói trong tin mừng, gieo vào lòng đất và lớn lên sum suê cành lá đến nổi chim trời đến đậu. Dòng Con Đức Mẹ Vô nhiễm đã lớn và qua thời gian 90 năm. Hiện giờ có 334 khấn sinh, 26 tập sinh, 25 tiền tập sinh và 200 thanh tuyển. Các nữ tu có mặt phục vụ trên khắp các giáo phận tại Việt Nam: Huế, Sài Gòn, Bà Rịa, Đà Lạt, Xuân Lộc, Ban Mê thuột, Nha Trang, Gia Lai Kontum, Đà Nẵng, Vinh, Hà Nội, và hai giáo phận tại Hoa Kỳ. Suốt chặng đường 90 năm qua, gặp thời thuận tiện cũng như khi không thuận tiện, con Đức Mẹ Vô nhiễm luôn tìm tòi sáng kiến để thực hành sứ mạng của Hội Dòng là giáo dục đức tin, giáo dục văn hóa và thăm viếng người nghèo trong lãnh vực bác ái xã hội.
Hôm nay kỷ niệm 90 năm thành lập hội dòng, chị em đang chan chứa niềm vui tạ ơn Chúa vì biết bao điều Chúa đã làm cho hội dòng và cho từng cá nhân. Đồng thời quý chị cũng ý thức hơn nữa trách nhiệm giữ lửa và truyền lửa Chúa Thánh Thần cho nhau và cho các thế hệ mai sau. Làm sao cho di sản tinh thần vô giá của dòng mình không bị hư hao dưới thời gian, nhưng được tài bồi phong phú luôn mãi.
Trong niềm tri ân tạ ơn Thiên Chúa, quý chị cũng ghi nhớ công ơn trời biển của hai Đấng đồng sáng lập và các vị tiền bối đã dày công xây dựng cộng đoàn này, trong ấm ngoài êm. Giáo phận Huế và các giáo phận nơi các chị em đang phục vụ, chân thành cảm ơn Hội dòng đã và làm nên sức sống và sự thánh thiện của các giáo hội địa phương.
Kỷ niệm 90 năm thành lập Hội Dòng là đánh dấu một giai đoạn lịch sử đã đi qua dưới sự quan phòng đầy yêu thương của Chúa. Đồng thời Hội Dòng cũng bước vào một giai đoạn mới với một khởi sắc mới, cũng như một thời cơ mới với những thách thức mới.
Cầu cho Hội Dòng vững tin và vững dạ bước tới trong vui mừng và hy vọng cùng với Mẹ Maria Vô nhiễm, luôn yêu thương và phục vụ, hân hoan sống tin mừng và loan báo tin mừng.”
Sau thánh lễ, nữ tu Bề trên Hội dòng, Maria Victorina Trần Thị Lam Hồng thay mặt Hội Dòng xin dâng lên Thiên Chúa tâm tình cảm mến tri ân, vì Chúa đã khai sinh ra Hội Dòng và suốt dòng lịch sử 90 năm, Chúa vẫn trọn tình thương. Chân thành ghi ơn Đức Cha Allys, Đấng sáng lập Hội Dòng và là người cha khả kính. Ghi ơn Đức cha Chabannon, Đấng đồng sáng lập, cộng sự viên đắc lực của Đức cha Allys, và là cha Bề trên tiên khởi của Hội Dòng. Tri ân Hội Dòng Mến Thánh Giá Huế, vì đã cho 6 nữ tu tiên khởi từ cộng đoàn Mến Thánh Giá Dương Sơn là những hạt giống đầu tiên của Hội Dòng Con Đức Mẹ Vô nhiễm. Đồng thời tỏ lòng biết ơn đến Đức Tổng, Đức Giám mục phụ tá đã hết lòng yêu thương nâng đở Hội Dòng, cảm ơn Đức Giám mục giáo phận Vinh, Đức Đan Viện phụ và các cha Tổng Đại diện các giáo phận cùng các linh mục đồng tế, đã đến dâng thánh lễ hôm nay. Cảm ơn các vị ân nhân và thân nhân của Hội Dòng đã không quản ngại xa xôi cách trở, cùng đến chia sẽ niềm vui tạ ơn với Hội Dòng. Xin Thiên Chúa trả công bội hậu cho tất cả quý vị.
Kết thúc thánh lễ, Đức Tổng Giám mục đã ban phép lành cho cộng đoàn hiện diện.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Bạo lực tâm lý
Trầm Thiên Thu
19:17 06/09/2010
Nói đến bạo hành, người ta thườgn nghĩ ngay tới bạo hành thể lý (đánh đập, hành hạ,…). Lời nói cũng khả dĩ bạo hành với phụ nữ như “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay”, và ngay cả cử chỉ hoặc thái độ cũng vậy. Đó là… bạo hành tâm lý!
Vợ chồng mới cưới, Công và Mai cùng đi nghỉ cuối tuần. Trên đường đi, Mai nói với Công: “Anh đừng chạy nhanh, em thót cả tim đây nè!”. Công thản nhiên nhấn ga: “Nhanh vậy mới đã chứ em”. Mai rùng mình: “Em sợ lắm”. Bỗng… “rầm”. Họ mới cưới 5 tháng. Mai đang mang thai 4 tháng. Công biết vợ mình không ổn!
KHÔNG NGOẠI THƯƠNG, NHƯNG NỘI THƯƠNG. Khi người ta nghĩ đến một phụ nữ bị bạo hành, hình ảnh đó thường là mặt tím bầm hoặc trầy xước thân thể mà không ai giúp đỡ. Nhưng thực ra còn một dạng là bạo hành tâm lý (BHTL), không để lại những vết thương thể lý nhưng vẫn rất nguy hiểm. BHTL là sử dụng những ngôn từ và động thái mang tính kiểm soát, hăm dọa và gây tổn thương về tâm lý. Những người BHTL luôn muốn kiểm soát và giành ưu thế đối với người bạn đời, họ dùng mọi chiến thuật để đạt mục đích này.
Người BHTL có thể là nam hay nữ, đa số là nam. Họ đè nén và áp chế người bạn đời, thường xuyên sỉ nhục để “đối phương” mất vị trí riêng và cảm thấy “lép vế”. Họ tách biệt nạn nhân với gia đình và bạn bè để kiểm soát mọi hoạt động của “đối phương”. Họ còn hăm dọa, đè nén cảm xúc và tình cảm, cô lập hoàn toàn. Theo nghiên cứu của ĐH Nam Carolina ở 1.150 phụ nữ (tuổi từ 18-65), có khoảng 15% bị BHTL và 54% bị bạo hành thể lý. Các phụ nữ này thường bị các chứng như đau nửa đầu, ung nhọt, bệnh đại tràng, đau cổ và đau lưng. Các phụ nữ bị bạo hành cảm xúc dễ bị các chứng như đau nhức mãn tính và đau nửa đầu. Còn với chị Mai, chị than phiền về sự mệt mỏi thường xuyên và chán nản trong quan hệ phu thê với anh Công.
MỞ ĐẦU CÂU CHUYỆN. Chị Mai 29 tuổi, không có vẻ là nạn nhân của việc BHTL. Chị tự tin và năng động trước khi lấy chồng. Chị gặp anh trong một lần đi biển ở Long hải. Anh Công 31 tuổi, công tử của một gia đình khá giả, cao lớn và điển trai, thích nổ về những gì mình có. Mai bị thu hút ngay trước vẻ sành điệu của Công.
Họ có vẻ rất xứng đôi. Nàng thích gì chàng cũng thích, xem ra rất tâm đầu ý hợp. Nhưng chỉ 3 tháng sau ngày cưới, quan hệ hôn nhân của họ bắt đầu rạn nứt, yêu thương nhòa nhạt, lãng mạn héo úa. Mai tâm sự: “Ngay sau lễ cưới, tôi đã cảm thấy có điều bất ổn, rất khó tả”. Đêm tân hôn, Công nói với Mai: “Mọi thứ đang thay đổi”. Mai bật khóc. Chị hồi tưởng: “Trước đây tôi đã có linh cảm nhưng tôi không quan tâm. Nghe anh ấy nói rất lạ, tôi đã sợ là linh cảm của tôi thành sự thật”. Và linh cảm của chị hoàn toàn chính xác!
VỠ MỘNG. Càng ngày Công càng dữ tợn, độc đoán. Vợ chồng thường xuyên “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt”. Công phá bỏ các quà cưới, cắt điện thoại, ăn nói thô lỗ với Mai. Quan ngại cho tương lai, Mai định bỏ trốn nhưng bị Công phát hiện. Công đi biệt hai ngày, rồi trở về với vẻ hối hận thực sự. Vợ chồng lại ngọt bùi ái ân. Và rồi Mai thấy mình mang thai.
Nhưng “núi non dễ chuyển, bản chất khó dời”. Có lúc Công tỏ ra hiền như chiên, có lúc lại dữ như quái vật. Lúc thì không tiếc lời tán dương vợ, lúc thì tàn nhẫn buông lời nguyền rủa vợ. Mưa nắng thất thường. Để chắc ăn, Công bắt Mai phải ở nhà như tù giam lỏng, không được đi đâu hoặc gặp ai, kể cả đi chợ. Mai hoàn toàn mất tự do! Công chất vấn Mai đủ điều và luôn chê trách gia đình bên vợ hoặc bạn bè của Mai. Công thêu dệt: “Bạn bè em xa cách em vì họ thấy em không có tiền, gia đình em cũng vậy”. Mai chỉ còn biết khóc, không biết tỏ nỗi niềm cùng ai, gia đình chị ở xa…
Công biểu lộ bản chất gia trưởng đến mức luôn kiểm soát mọi hoạt động của Mai, thậm chí đến cả đồ lót cũng bị kiểm tra. Một sơ suất nhỏ cũng bị kết án là không chung thủy, mặc đồ gì cũng phải theo ý chồng. Đúng là”nợ đời” mà!
KẾT LUẬN. Để phức tạp hóa vấn đề, người bạo hành dùng mọi kiểu “bả” để đưa nạn nhân vào tròng, “ra đi thì ái ngại, ở lại thì lo âu”. Nạn nhân cứ tiến thoái lưỡng nan, không đủ sức thẩm định chính mình. Thời gian tăng dần, các phụ nữ bị BHTL luôn đinh ninh rằng họ thực sự đáng bị bạo hành, cứ cho là tại số phận, là “hạt mưa sa” rơi vào “giếng khơi” thì đành chịu. Bắt được nhược điểm đó của phụ nữ, các ông chồng có thói gia trưởng càng được nước làm tới!
Cũng phải nói rằng phụ nữ “ưa” vật chất và trọng bề ngoài nên dễ có nguy cơ “gặp” người chồng bạo hành. Vẻ sành điệu khiến phụ nữ cứ ngỡ “bắt được vàng” giữa đường, ngỡ mình… gặp may! Khi bị BHTL, phụ nữ cứ tưởng không nguy hại bằng bạo hành thể lý – vì không có ngoại thương. Họ âm thầm chịu đựng, không cho ai biết, mà cũng không có gì chứng minh. Tuy nhiên, BHTL có sức công phá âm ỉ khủng khiếp hơn chúng ta tưởng, nhất là khi đã ngấm ngầm lâu. Đa số những người bạo hành là những người xuất thân từ các gia đình có nạn bạo hành, từng chứng kiến bạo hành hoặc có cha mẹ không quan tâm giáo dục con cái. Cần biết rõ chồng không thích vợ nói gì với mình để khả dĩ loại trừ dần BHTL. Đừng để chiến tranh lạnh hoặc leo thang!
Mai nói sẽ ly hôn. Công tức giận và không chịu, thậm chí Công còn đòi giết Mai nếu chị dứt khoát ly hôn. Nhưng rồi Mai cũng thực hiện được ý định của mình để thoát ly BHTL. Đây là các dấu hiệu của việc BHTL:
1. Anh ta tin tình yêu chiến thắng tất cả. Nghe chừng lãng mạn nhưng chẳng đâu vào đâu. Đừng vội nhận lời tỏ tình!
2. Anh ta cảm thấy mọi điều xảy ra với mình đều là lỗi của người khác. Người không nhận lỗi thì không đáng tin. Hãy tránh xa!
3. Anh ta nói: “Em thật hoàn hảo”. Nghe rất êm tai, nhưng chẳng bao lâu sẽ xảy ra bạo hành khi anh ta nhận thấy cô gái mình yêu cũng bất toàn. Cẩn tắc vô ưu!
4. Anh ta chỉ trích khi riêng có 2 người. Có thể đây là dấu hiệu anh ta muốn cô lập cô gái để cô gái bị lệ thuộc mà dễ “điều khiển”.
5. Cô gái muốn làm cho anh ta hạnh phúc bằng nhiều cách, chiều chuộng mọi ý muốn của anh ta vì sợ mất anh ta. Coi chừng!
Vợ chồng mới cưới, Công và Mai cùng đi nghỉ cuối tuần. Trên đường đi, Mai nói với Công: “Anh đừng chạy nhanh, em thót cả tim đây nè!”. Công thản nhiên nhấn ga: “Nhanh vậy mới đã chứ em”. Mai rùng mình: “Em sợ lắm”. Bỗng… “rầm”. Họ mới cưới 5 tháng. Mai đang mang thai 4 tháng. Công biết vợ mình không ổn!
KHÔNG NGOẠI THƯƠNG, NHƯNG NỘI THƯƠNG. Khi người ta nghĩ đến một phụ nữ bị bạo hành, hình ảnh đó thường là mặt tím bầm hoặc trầy xước thân thể mà không ai giúp đỡ. Nhưng thực ra còn một dạng là bạo hành tâm lý (BHTL), không để lại những vết thương thể lý nhưng vẫn rất nguy hiểm. BHTL là sử dụng những ngôn từ và động thái mang tính kiểm soát, hăm dọa và gây tổn thương về tâm lý. Những người BHTL luôn muốn kiểm soát và giành ưu thế đối với người bạn đời, họ dùng mọi chiến thuật để đạt mục đích này.
Người BHTL có thể là nam hay nữ, đa số là nam. Họ đè nén và áp chế người bạn đời, thường xuyên sỉ nhục để “đối phương” mất vị trí riêng và cảm thấy “lép vế”. Họ tách biệt nạn nhân với gia đình và bạn bè để kiểm soát mọi hoạt động của “đối phương”. Họ còn hăm dọa, đè nén cảm xúc và tình cảm, cô lập hoàn toàn. Theo nghiên cứu của ĐH Nam Carolina ở 1.150 phụ nữ (tuổi từ 18-65), có khoảng 15% bị BHTL và 54% bị bạo hành thể lý. Các phụ nữ này thường bị các chứng như đau nửa đầu, ung nhọt, bệnh đại tràng, đau cổ và đau lưng. Các phụ nữ bị bạo hành cảm xúc dễ bị các chứng như đau nhức mãn tính và đau nửa đầu. Còn với chị Mai, chị than phiền về sự mệt mỏi thường xuyên và chán nản trong quan hệ phu thê với anh Công.
MỞ ĐẦU CÂU CHUYỆN. Chị Mai 29 tuổi, không có vẻ là nạn nhân của việc BHTL. Chị tự tin và năng động trước khi lấy chồng. Chị gặp anh trong một lần đi biển ở Long hải. Anh Công 31 tuổi, công tử của một gia đình khá giả, cao lớn và điển trai, thích nổ về những gì mình có. Mai bị thu hút ngay trước vẻ sành điệu của Công.
Họ có vẻ rất xứng đôi. Nàng thích gì chàng cũng thích, xem ra rất tâm đầu ý hợp. Nhưng chỉ 3 tháng sau ngày cưới, quan hệ hôn nhân của họ bắt đầu rạn nứt, yêu thương nhòa nhạt, lãng mạn héo úa. Mai tâm sự: “Ngay sau lễ cưới, tôi đã cảm thấy có điều bất ổn, rất khó tả”. Đêm tân hôn, Công nói với Mai: “Mọi thứ đang thay đổi”. Mai bật khóc. Chị hồi tưởng: “Trước đây tôi đã có linh cảm nhưng tôi không quan tâm. Nghe anh ấy nói rất lạ, tôi đã sợ là linh cảm của tôi thành sự thật”. Và linh cảm của chị hoàn toàn chính xác!
VỠ MỘNG. Càng ngày Công càng dữ tợn, độc đoán. Vợ chồng thường xuyên “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt”. Công phá bỏ các quà cưới, cắt điện thoại, ăn nói thô lỗ với Mai. Quan ngại cho tương lai, Mai định bỏ trốn nhưng bị Công phát hiện. Công đi biệt hai ngày, rồi trở về với vẻ hối hận thực sự. Vợ chồng lại ngọt bùi ái ân. Và rồi Mai thấy mình mang thai.
Nhưng “núi non dễ chuyển, bản chất khó dời”. Có lúc Công tỏ ra hiền như chiên, có lúc lại dữ như quái vật. Lúc thì không tiếc lời tán dương vợ, lúc thì tàn nhẫn buông lời nguyền rủa vợ. Mưa nắng thất thường. Để chắc ăn, Công bắt Mai phải ở nhà như tù giam lỏng, không được đi đâu hoặc gặp ai, kể cả đi chợ. Mai hoàn toàn mất tự do! Công chất vấn Mai đủ điều và luôn chê trách gia đình bên vợ hoặc bạn bè của Mai. Công thêu dệt: “Bạn bè em xa cách em vì họ thấy em không có tiền, gia đình em cũng vậy”. Mai chỉ còn biết khóc, không biết tỏ nỗi niềm cùng ai, gia đình chị ở xa…
Công biểu lộ bản chất gia trưởng đến mức luôn kiểm soát mọi hoạt động của Mai, thậm chí đến cả đồ lót cũng bị kiểm tra. Một sơ suất nhỏ cũng bị kết án là không chung thủy, mặc đồ gì cũng phải theo ý chồng. Đúng là”nợ đời” mà!
KẾT LUẬN. Để phức tạp hóa vấn đề, người bạo hành dùng mọi kiểu “bả” để đưa nạn nhân vào tròng, “ra đi thì ái ngại, ở lại thì lo âu”. Nạn nhân cứ tiến thoái lưỡng nan, không đủ sức thẩm định chính mình. Thời gian tăng dần, các phụ nữ bị BHTL luôn đinh ninh rằng họ thực sự đáng bị bạo hành, cứ cho là tại số phận, là “hạt mưa sa” rơi vào “giếng khơi” thì đành chịu. Bắt được nhược điểm đó của phụ nữ, các ông chồng có thói gia trưởng càng được nước làm tới!
Cũng phải nói rằng phụ nữ “ưa” vật chất và trọng bề ngoài nên dễ có nguy cơ “gặp” người chồng bạo hành. Vẻ sành điệu khiến phụ nữ cứ ngỡ “bắt được vàng” giữa đường, ngỡ mình… gặp may! Khi bị BHTL, phụ nữ cứ tưởng không nguy hại bằng bạo hành thể lý – vì không có ngoại thương. Họ âm thầm chịu đựng, không cho ai biết, mà cũng không có gì chứng minh. Tuy nhiên, BHTL có sức công phá âm ỉ khủng khiếp hơn chúng ta tưởng, nhất là khi đã ngấm ngầm lâu. Đa số những người bạo hành là những người xuất thân từ các gia đình có nạn bạo hành, từng chứng kiến bạo hành hoặc có cha mẹ không quan tâm giáo dục con cái. Cần biết rõ chồng không thích vợ nói gì với mình để khả dĩ loại trừ dần BHTL. Đừng để chiến tranh lạnh hoặc leo thang!
Mai nói sẽ ly hôn. Công tức giận và không chịu, thậm chí Công còn đòi giết Mai nếu chị dứt khoát ly hôn. Nhưng rồi Mai cũng thực hiện được ý định của mình để thoát ly BHTL. Đây là các dấu hiệu của việc BHTL:
1. Anh ta tin tình yêu chiến thắng tất cả. Nghe chừng lãng mạn nhưng chẳng đâu vào đâu. Đừng vội nhận lời tỏ tình!
2. Anh ta cảm thấy mọi điều xảy ra với mình đều là lỗi của người khác. Người không nhận lỗi thì không đáng tin. Hãy tránh xa!
3. Anh ta nói: “Em thật hoàn hảo”. Nghe rất êm tai, nhưng chẳng bao lâu sẽ xảy ra bạo hành khi anh ta nhận thấy cô gái mình yêu cũng bất toàn. Cẩn tắc vô ưu!
4. Anh ta chỉ trích khi riêng có 2 người. Có thể đây là dấu hiệu anh ta muốn cô lập cô gái để cô gái bị lệ thuộc mà dễ “điều khiển”.
5. Cô gái muốn làm cho anh ta hạnh phúc bằng nhiều cách, chiều chuộng mọi ý muốn của anh ta vì sợ mất anh ta. Coi chừng!
Văn Hóa
Mara - Chúng ta hãy vinh danh
Jos. Tú Nạc, NMS
10:25 06/09/2010
(Mừng Sinh Nhật Mẹ Maria)
Maria, chúng ta hãy vinh danh
vinh danh Nàng cùng danh thánh của Nàng.
Để mãi ca vang ngợi khen chúc tụng
là hân hoan và lộng lẫy trong ta.
Maria, tên Nàng ta mãi gọi
là khuôn vàng, là thước ngọc trần gian.
Thế gian này tuyên xưng Quyền Vương Nữ
Nàng thanh cao tự thuở được làm người.
Tên Nàng tuyên xưng lòng nhân hậu;
và Nàng là biển cả của ngàn sao,
mỗi vì sao lung linh tảo sáng
dù xa, gần đều lãnh nhận nhường bao.
Những vì sao lung linh tỏa sáng
Dưới trời đêm miên viễn của chúng ta,
và hát khen mãi mãi tên Nàng,
tuyệt diệu vô vàn trong bất tận.
Những vì sao không bao giờ tắt lịm
ánh hào quang khi rực rỡ chiếu soi.
Thật vậy Nàng mãi là trinh nữ
khi sinh ra đã mặc khải Thiêng Liêng.
Tên Nàng cũng nghĩa là danh Mẹ
một đại dương bao la vô bờ bến.
Từ suối nguồn tuôn chảy những hồng ân
trong những lúc bình yên hay dậy sóng.
Ôi những vì sao, cho ta ánh sáng ở cùng Nàng.
Đại dương kia, Nàng chứa chan nguồn phúc.
Tất cả đưa ta gặp gỡ Đức Chúa Cha
nơi thiêng liêng thánh thiện chốn Thiên Đàng.
Tên Nàng là dấu chỉ bình an
cho tất cả những ai lầm đường không chốn nghỉ
trên bến bờ đau thương, và những ai
đắng cay than khóc trên bến bờ
thất vọng.
Cả những ai hết lòng vươn đến
vương quốc của mình, với tên Nàng
là tiếng gọi kiên định: Đứng Lên!
Tên Nàng mãi một âm vang trinh khiết;
Cả Thiên Đàng và Trần Thế cung nghiêm
trước và sau mãi mãi sẵn sàng,
vui vẻ “Xin Vâng” trước chúc phúc, yêu cầu
cùng việc làm nơi Thiên Chúa Tối Cao.
Tiếng “Xin Vâng” là tuyệt diệu vô vàn,
MARIA!
Cũng hãy để trở nên lời tuyệt diệu của ta
Hãy để lời chống lại khói lửa trong
chiến trận cuộc đời.
Để chúng ta được như Nàng, MARIA Thánh Mẫu.
Maria, chúng ta hãy vinh danh
vinh danh Nàng cùng danh thánh của Nàng.
Để mãi ca vang ngợi khen chúc tụng
là hân hoan và lộng lẫy trong ta.
Maria, tên Nàng ta mãi gọi
là khuôn vàng, là thước ngọc trần gian.
Thế gian này tuyên xưng Quyền Vương Nữ
Nàng thanh cao tự thuở được làm người.
Tên Nàng tuyên xưng lòng nhân hậu;
và Nàng là biển cả của ngàn sao,
mỗi vì sao lung linh tảo sáng
dù xa, gần đều lãnh nhận nhường bao.
Những vì sao lung linh tỏa sáng
Dưới trời đêm miên viễn của chúng ta,
và hát khen mãi mãi tên Nàng,
tuyệt diệu vô vàn trong bất tận.
Những vì sao không bao giờ tắt lịm
ánh hào quang khi rực rỡ chiếu soi.
Thật vậy Nàng mãi là trinh nữ
khi sinh ra đã mặc khải Thiêng Liêng.
Tên Nàng cũng nghĩa là danh Mẹ
một đại dương bao la vô bờ bến.
Từ suối nguồn tuôn chảy những hồng ân
trong những lúc bình yên hay dậy sóng.
Ôi những vì sao, cho ta ánh sáng ở cùng Nàng.
Đại dương kia, Nàng chứa chan nguồn phúc.
Tất cả đưa ta gặp gỡ Đức Chúa Cha
nơi thiêng liêng thánh thiện chốn Thiên Đàng.
Tên Nàng là dấu chỉ bình an
cho tất cả những ai lầm đường không chốn nghỉ
trên bến bờ đau thương, và những ai
đắng cay than khóc trên bến bờ
thất vọng.
Cả những ai hết lòng vươn đến
vương quốc của mình, với tên Nàng
là tiếng gọi kiên định: Đứng Lên!
Tên Nàng mãi một âm vang trinh khiết;
Cả Thiên Đàng và Trần Thế cung nghiêm
trước và sau mãi mãi sẵn sàng,
vui vẻ “Xin Vâng” trước chúc phúc, yêu cầu
cùng việc làm nơi Thiên Chúa Tối Cao.
Tiếng “Xin Vâng” là tuyệt diệu vô vàn,
MARIA!
Cũng hãy để trở nên lời tuyệt diệu của ta
Hãy để lời chống lại khói lửa trong
chiến trận cuộc đời.
Để chúng ta được như Nàng, MARIA Thánh Mẫu.
Nước Trời ưu tiên
Ngô xuân Tịnh, cvk
19:04 06/09/2010
Nước Trời ưu tiên
Lc 12,24-31
Những con chim quạ ngoài đồng
Không gieo không gặt cũng không có gì
Chẳng con nào phải chết đi
Anh em quý giá so gì với chim
Đừng lo lắng quá kiếm tìm
Nhu cầu vật chất mà dìm mất đi
Nước Trời lộng lẫy phương phi
Còn bông hoa huệ rất chi mĩ miều
Không thêu dệt giữa nắng chiều
Mà sao sắc đẹp gây nhiều say mê
Salomon sang trọng mọi bề
Cũng không mặc đẹp bằng hoa huệ nầy
So anh em hoa sao tầy
Quan phòng phó thác mọi ngày chớ quên
Hết lòng con thảo Cha hiền
Nước Người ta phải ưu tiên trong đời
Nhu cầu khác Người biết rồi
Yêu thương quảng đại Người thời ban cho
Lc 12,24-31
Những con chim quạ ngoài đồng
Không gieo không gặt cũng không có gì
Chẳng con nào phải chết đi
Anh em quý giá so gì với chim
Đừng lo lắng quá kiếm tìm
Nhu cầu vật chất mà dìm mất đi
Nước Trời lộng lẫy phương phi
Còn bông hoa huệ rất chi mĩ miều
Không thêu dệt giữa nắng chiều
Mà sao sắc đẹp gây nhiều say mê
Salomon sang trọng mọi bề
Cũng không mặc đẹp bằng hoa huệ nầy
So anh em hoa sao tầy
Quan phòng phó thác mọi ngày chớ quên
Hết lòng con thảo Cha hiền
Nước Người ta phải ưu tiên trong đời
Nhu cầu khác Người biết rồi
Yêu thương quảng đại Người thời ban cho
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Chú Ếch Xanh - A Green Frog
Nguyễn Đức Cung
22:14 06/09/2010
CHÚ ẾCH XANH – A Green Frog
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Ếch ngồi đáy giếng thèm say
Chung quanh nước lã trường chay rêu bèo.
(Trích thơ của Lưu Văn Vịnh)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền