Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:03 08/09/2017
Chúa Nhật 23 THƯỜNG NIÊN
Tin mừng: Mt 18, 15-20.
“Nếu nó chịu nghe anh, thì anh đã chinh phục được người anh em.”
Bạn thân mến,
Thói đời khi người anh em làm sai trái thì chúng ta thường lên mặt dạy đời anh em, có khi lên tiếng chửi bới thóa mạ, càng la mắng to tiếng thì càng oai, vì chúng ta cho rằng làm như thế để mọi người biết mình là người có quyền hành.v.v...
Nhưng trong bài Tin Mừng hôm nay, Đức Chúa Giê-su đã dạy chúng ta cách uốn nắn, sửa lại nét ngay thẳng cho anh em để còn người anh em, để thêm bạn bớt thù. Lời dạy khôn ngoan của Đức Chúa Giê-su không những chỉ cho người Ki-tô hữu mà thôi, nhưng còn là cho tất cả mọi người bất kể họ là ai, bởi vì chúng ta đang sống chung, sống với và sống cùng mọi người, bởi vì không ai là một hòn đảo, nhưng là anh chị em với nhau trong tình yêu của Đức Chúa Giê-su Ki-tô.
1. Đơn độc khuyên bảo là để người anh em không phải bị “mất mặt” trước cộng đoàn, tập thể; và quan trọng hơn là để người anh em thoải mái bày tỏ những bức xúc của mình là hành vi dẫn đến thái độ bất mãn. Đây là hành động của tình huynh đệ và là bày tỏ sự tôn trọng của kẻ bề trên với thành viên trong cộng đoàn.
2. Cùng với một hoặc hai người là để cho có người làm chứng những điều mình khuyên bảo, những lời của người anh em đã nói, để qua nhiều người mà người anh em thấy mình sai phạm mà không có những lời quá đáng. Đây là cách làm việc khôn ngoan của người bề trên, bởi vì khi mời một vài người đến là để cho người anh em sai phạm không thể lấy lý do là bề trên độc quyền độc đoán sắp xếp, áp lực.v.v...
3. Nếu họ cũng không nghe nhiều người thì coi như họ đã cố tình lìa khỏi cộng đoàn, hãy cứ để họ ra đi, bởi vì khi lòng người đã bất mãn, đã không muốn ở lại thì giữ họ lại chỉ là trở thành gương mù gương xấu cho cộng đoàn mà thôi.
Bạn thân mến,
Đã có lần bạn giận dữ ai đó vì họ đã làm điều sai trái, bạn luôn ước mong họ làm việc tốt, cho nên bạn –đã có lúc- to tiếng trách mắng họ giữa đám đông, thế là vết nứt tình cảm trở thành tan vỡ, bởi vì con người ta ai cũng có tự ái của mình.
Có một điều cốt lõi mà Đức Chúa Giê-su dạy chúng ta trong bài Tin Mừng hôm nay, chính là trước khi sửa dạy người khác thì hãy hồi tâm xét lại con người của mình có phạm điều gì khuyết điểm không, rồi hẳn đi sửa lỗi anh em. Bởi vì, có lúc chúng ta to tiếng làm lớn chuyện nhỏ của anh em là vì để che lấp cái khuyết điểm to lớn của mình; có khi chúng ta ỷ vào quyền hạn và cho mình cái quyền phê bình và chửi mắng anh em là vì để bày tỏ cái trống rỗng của tâm hồn mình.
Xét mình trước đã, rồi sau đó mới có thể góp ý và phê bình anh em.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Tin mừng: Mt 18, 15-20.
“Nếu nó chịu nghe anh, thì anh đã chinh phục được người anh em.”
Bạn thân mến,
Thói đời khi người anh em làm sai trái thì chúng ta thường lên mặt dạy đời anh em, có khi lên tiếng chửi bới thóa mạ, càng la mắng to tiếng thì càng oai, vì chúng ta cho rằng làm như thế để mọi người biết mình là người có quyền hành.v.v...
Nhưng trong bài Tin Mừng hôm nay, Đức Chúa Giê-su đã dạy chúng ta cách uốn nắn, sửa lại nét ngay thẳng cho anh em để còn người anh em, để thêm bạn bớt thù. Lời dạy khôn ngoan của Đức Chúa Giê-su không những chỉ cho người Ki-tô hữu mà thôi, nhưng còn là cho tất cả mọi người bất kể họ là ai, bởi vì chúng ta đang sống chung, sống với và sống cùng mọi người, bởi vì không ai là một hòn đảo, nhưng là anh chị em với nhau trong tình yêu của Đức Chúa Giê-su Ki-tô.
1. Đơn độc khuyên bảo là để người anh em không phải bị “mất mặt” trước cộng đoàn, tập thể; và quan trọng hơn là để người anh em thoải mái bày tỏ những bức xúc của mình là hành vi dẫn đến thái độ bất mãn. Đây là hành động của tình huynh đệ và là bày tỏ sự tôn trọng của kẻ bề trên với thành viên trong cộng đoàn.
2. Cùng với một hoặc hai người là để cho có người làm chứng những điều mình khuyên bảo, những lời của người anh em đã nói, để qua nhiều người mà người anh em thấy mình sai phạm mà không có những lời quá đáng. Đây là cách làm việc khôn ngoan của người bề trên, bởi vì khi mời một vài người đến là để cho người anh em sai phạm không thể lấy lý do là bề trên độc quyền độc đoán sắp xếp, áp lực.v.v...
3. Nếu họ cũng không nghe nhiều người thì coi như họ đã cố tình lìa khỏi cộng đoàn, hãy cứ để họ ra đi, bởi vì khi lòng người đã bất mãn, đã không muốn ở lại thì giữ họ lại chỉ là trở thành gương mù gương xấu cho cộng đoàn mà thôi.
Bạn thân mến,
Đã có lần bạn giận dữ ai đó vì họ đã làm điều sai trái, bạn luôn ước mong họ làm việc tốt, cho nên bạn –đã có lúc- to tiếng trách mắng họ giữa đám đông, thế là vết nứt tình cảm trở thành tan vỡ, bởi vì con người ta ai cũng có tự ái của mình.
Có một điều cốt lõi mà Đức Chúa Giê-su dạy chúng ta trong bài Tin Mừng hôm nay, chính là trước khi sửa dạy người khác thì hãy hồi tâm xét lại con người của mình có phạm điều gì khuyết điểm không, rồi hẳn đi sửa lỗi anh em. Bởi vì, có lúc chúng ta to tiếng làm lớn chuyện nhỏ của anh em là vì để che lấp cái khuyết điểm to lớn của mình; có khi chúng ta ỷ vào quyền hạn và cho mình cái quyền phê bình và chửi mắng anh em là vì để bày tỏ cái trống rỗng của tâm hồn mình.
Xét mình trước đã, rồi sau đó mới có thể góp ý và phê bình anh em.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:08 08/09/2017
37. Con người ta nếu cầu nguyện cách tốt lành thì không trễ nãi làm việc thiện. Trái lại, nếu không cầu nguyện tốt, thì bất cứ việc thiện nào cũng làm không được.
(Thánh Francis of Assisi)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn th ần học tu đức"
------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tại Colombia, Đức Phanxicô ngỏ lời với các giám mục
Vũ Văn An
00:40 08/09/2017
“Colombia cần sự cảnh giác ấy, một sự cảnh giác rất thích đáng đối với các hiền huynh giám mục, nhằm nâng đỡ lòng can đảm của nó trong việc thực hiện bước đi đầu tiên hướng tới một nền hòa bình và hoà giải dứt khoát, hướng tới việc loại bỏ phương pháp luận bạo lực và vượt thắng các bất bình đẳng vốn là cội rễ của biết bao đau khổ”.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói như trên vào tối thứ Năm với các giám mục Colombia, nơi ngài đang thăm viếng từ ngày 6 tới ngày 11 tháng Chín này.
Trong một bài diễn văn dài tại Dinh Hồng Y ở Bogota, Đức Thánh Cha cũng đã khuyên các giám mục về nhiều vấn đề thuộc nhiệm vụ mục vụ của các ngài, như gia đình và sự sống, giới trẻ, linh mục, tu sĩ, ơn gọi và giáo dân.
Nhận định về chủ đề của chuyến tông du “ta hãy thực hiện bước đi đầu tiên”, ngài thúc giục các vị giám mục đừng bao giờ quên rằng “Thiên Chúa là Chúa của bước đi đầu tiên”, bước đi mà ngài bảo chính là “chiếc la bàn” giữ cho các vị “khỏi lạc đường”.
Ngài đặc biệt thúc giục các vị rao giảng sự hòa giải cho tâm hồn những người nam nữ, bằng cách hướng dẫn họ biết chịu trách nhiệm đối với anh chị em mình.
Sau đây là trọn bài phát biểu của ngài, theo bản tiếng Anh chính thức của Tòa Thánh:
Bình an ở cùng các con
Đấy là lời chào hỏi của Chúa Sống lại ngỏ cùng đoàn chiên bé nhỏ của Người sau khi Người chiến thắng sự chết. Các hiền huynh hãy coi nó là lời chào hỏi của tôi với các hiền huynh ở ngày đầu tiên trong chuyến viếng thăm của tôi.
Tôi cám ơn về các lời chào mừng của các hiền huynh. Tôi rất vui khi thấy các bước đi đầu tiên của tôi tại xứ sở này đã đem tôi tới gặp các hiền huynh, các giám mục của Colombia. Qua các hiền huynh, tôi xin ôm hôn toàn bộ Giáo Hội tại Colombia; tôi ôm mọi người dân của các hiền huynh trong trái tim tôi, trái tim của người kế nhiệm Thánh Phêrô. Tôi rất biết ơn đối với thừa tác vụ giám mục của các hiền huynh, và tôi yêu cầu các hiền huynh thực thi nó với một lòng đại lượng đổi mới. Tôi xin gửi lời chào thăm đặc biệt tới các giám mục về hưu, và tôi xin các ngài, bằng lời cầu nguyện và sự hiện diện kín đáo, tiếp tục nâng đỡ Nàng Dâu của Chúa Kitô, nàng dâu mà các ngài đã hiến mình cho một cách hết sức quảng đại.
Tôi tới đây để công bố Chúa Kitô, và để thực hiện một cuộc hành trình hoà bình và hòa giải nhân danh Người. Chúa Kitô là hòa bình của chúng ta! Người đã hòa giải ta với Thiên Chúa và với nhau!
Tôi xác tín rằng Colombia có một đặc điểm rất đáng chú ý: nước này chưa bao giờ là một mục tiêu đã đạt được hoàn toàn, một định mệnh đã thành tựu trọn vẹn, hay một kho báu đã chiếm hữu được đầy đủ. Tôi nghĩ tới các phong phú nhân bản của quốc gia, các tài nguyên mênh mông của nó, nền văn hóa của nó, tổng hợp Kitô giáo sáng lạn của nó, gia tài đức tin của nó và ký ức về các nhà truyền giảng Tin Mừng của nó. Tôi nghĩ tới niềm vui không tài nào dập tắt được của nhân dân nó, nụ cười không bao giờ tắt của tuổi trẻ nó, lòng chung thủy hết sức đặc trưng đối với Tin Mừng Chúa Kitô và đối với Giáo Hội của nó và, trên hết, lòng can đảm không thể khuất phục của nó trong việc chống lại các đe dọa chết chóc không những chỉ được công bố nhưng thường được đích thân cảm nghiệm. Tất cả những điều này đều lu mờ, biến đi đối với những ai tới đây như những ngoại nhân chỉ nhằm thống trị, nhưng tự ý tỏ hiện đối với những người biết đụng tới trái tim nó bằng một sự nhu mì của khách phương xa đến du lịch. Colombia là thế đấy.
Chính vì lý do trên, tôi tới với Giáo Hội của các hiền huynh như một khách phương xa, như một lữ khách hành hương. Tôi là người anh em của các hiền huynh, hết lòng mong mỏi được chia sẻ Chúa Kitô phục sinh, Đấng mà không tường nào không bước qua được, không sợ hãi nào không vượt thắng được, không cơn bệnh nào không chữa chạy được.
Tôi không phải là vị giáo hoàng thứ nhất nói với các hiền huynh tại nhà của các hiền huynh. Hai vị tiền nhiệm vĩ đại của tôi đã là khách mời của qúy hiền huynh ở đây rồi. Chân Phúc Phaolô VI đến đây ngay sau khi kết thúc Công Đồng Vatican II để khuyến khích việc thực thi mang tính hợp đoàn mầu nhiệm Giáo Hội tại Châu Mỹ La Tinh, như Thánh Gioan Phaolô II đã làm trong chuyến tông du đáng ghi nhớ của ngài năm 1986. Lời lẽ của cả hai vị là một tài nguyên lâu bền; các hướng dẫn được các ngài đưa ra, và sự tổng hợp tuyệt vời được các ngài đề xuất liên quan tới thừa tác vụ giám mục của các hiền huynh, là một gia tài cần được trân qúy. Tôi mong mọi điều tôi nói với các hiền huynh sẽ được tiếp nhận trong sự liên tục với các giáo huấn của các ngài.
Những người bảo vệ và bí tích của bước đi đầu tiên
“Ta hãy thực hiện bước đi đầu tiên”. Đây là chủ đề chuyến viếng thăm của tôi và đây là điều đầu tiên tôi muốn nói với mọi hiền huynh. Các hiền huynh biết rất rõ điều này: Thiên Chúa là Chúa của bước đi đầu tiên. Người không ngừng đi trước chúng ta. Sách Thánh chỗ nào cũng nói tới Thiên Chúa như Đấng vì yêu thương đã tự đầy ải khỏi chính Người. Chuyện ấy đã xẩy ra khi chỉ có bóng tối, hỗn mang, và Thiên Chúa, nhờ ra khỏi chính Người, đã đem mọi sự vào hiện hữu (xem St 1:2,4). Chuyện ấy đã xẩy ra khi Người đi dạo trong Địa Đàng và thấy sự trần truồng của các tạo vật (xem St 3:8-9). Chuyện ấy đã xẩy ra khi, như một khách hành hương, Người ngụ trong lều vải của Ápraham, để lại cho ông lời hứa sinh con đầy bất ngờ (xem St 18:1-10). Chuyện ấy đã xẩy ra khi Người hiện ra với Môsen đang chăn cừu cho cha vợ và mở ra trước ông nhiều chân trời mới lạ (xem Xh 3:1-12). Chuyện ấy đã xẩy ra khi Người từ khước quay lưng lại với Giêrusalem yêu qúy, ngay cả lúc Giêrusalem đánh đĩ bản thân mình qua các ngả đường bất trung (xem Edk 16:15). Chuyện ấy đã xẩy ra khi Người tản cư cùng với vinh quang của Người vào nơi dân Người biệt xứ trong cảnh nô lệ (xem Edk 10:18-19).
Rồi, tới thời viên mãn, Thiên Chúa quyết định mạc khải tên thật của bước đi đầu tiên, bước đi đầu tiên của Người. Tên ấy chính là Giêsu, và bước đi ấy không thể nào đảo ngược được. Bước đi ấy sinh hạ từ tình yêu tự do, một tình yêu đi trước mọi điều khác. Vì Chúa Con chính là biểu thức sống động của tình yêu ấy. Những ai biết nhìn nhận và chấp nhận Người, đều nhận được sự tự do để thực hiện bước đi đầu tiên ấy, ở trong Người. Họ không sợ lạc đường nếu họ biết ra khỏi chính họ, vì họ có sự đặt cọc của tình yêu vốn phát xuất từ bước đi đầu tiên của Thiên Chúa, chiếc la bàn giữ họ khỏi lạc đường.
Như thế, các hiền huynh hãy một lòng kính sợ và tôn kính duy trì bằng được bước đi đầu tiên mà Thiên Chúa đã thực hiện về phía các hiền huynh và, qua thừa tác vụ của các hiền huynh, về phía dân mà Người đã ủy thác cho sự chăm sóc của các hiền huynh. Các hiền huynh hãy hiểu ra rằng các hiền huynh là bí tích sống động của sự tự do thần thánh đó, một thứ tự do không hề sợ ra khỏi chính mình vì tình yêu, không sợ nghèo đi vì đã hiến mình và không cần sức mạnh nào khác ngoài sức mạnh của tình yêu.
Thiên Chúa đi trước chúng ta. Chúng ta chỉ là cành, không phải cây nho. Thành thử các hiền huynh đừng làm im bặt tiếng nói của Đấng đã mời gọi các hiền huynh, hay tự lừa mình vào việc nghĩ rằng thành công của sứ mệnh được trao phó cho các hiền huynh hệ ở các nhân đức tồi tàn của các hiền huynh hay tùy thuộc lòng tốt của bất cứ quyền lực nào khác. Thay vào đó, các hiền huynh hãy sốt sắng cầu xin khi các hiền huynh chẳng có bao nhiêu để cho đi, ngõ hầu các hiền huynh được ban cho điều gì đó có thể cung hiến cho những người gần gũi với trái tim mục tử của các hiền huynh. Trong cuộc sống của một giám mục, cầu nguyện là nhựa sống chuyển qua cây nho, mà nếu không có nó, thì các cành sẽ héo úa và không sinh hoa quả nào. Thành thử, các hiền huynh hãy tiếp tục vật lộn với Thiên Chúa, càng làm như thế hơn nữa trong cái đêm tối vắng mặt Người, cho đến khi Người chịu chúc lành cho các hiền huynh (xem St 32:25-27). Các thương tích của cuộc vật lộn quan trọng hàng ngày ấy trong lúc cầu nguyện sẽ là nguồn chữa lành cho các hiền huynh. Các hiền huynh sẽ được Thiên Chúa chữa lành, để, đến lượt mình, các hiền huynh có khả năng đem sự chữa lành đến cho người khác.
Hãy chứng tỏ rõ ràng rằng các hiền huynh là bí tích của bước đi đầu tiên của Thiên Chúa.
Thực thế, việc chứng tỏ rõ ràng rằng các hiền huynh là bí tích của bước đi đầu tiên của Thiên Chúa đòi hỏi một cuộc xuất hành nội tâm liên lỉ. “Không có lời mời gọi yêu thương nào mạnh mẽ hơn việc dự phóng trong yêu thương” (Thánh Augustinô, De catechizandis rudibus, I, 4.7, 26: PL 40). Thành thử, mọi phạm vi trong thừa tác vụ giám mục của các hiền huynh phải được đánh dấu bằng sự tư do thực hiện bước đi đầu tiên. Tiền đề cho việc thừa hành thừa tác vụ tông đồ là sự sẵn sàng tiến lại gần Chúa Giêsu, để lại sau lưng tất cả những gì là chúng ta trước đây, để có thể trở thành điều chúng ta không là (Thánh Augustinô, In. Psal.,121, 12: PL 36).
Tôi thúc giục các hiền huynh cảnh giác không phải chỉ như các cá nhân mà như một cơ thể hợp đoàn, luôn biết tuân phục Chúa Thánh Thần, liên quan tới khởi điểm thường hằng này. Thiếu nó, các đặc điểm của Thầy sẽ biến khỏi khuôn mặt các đồ đệ, sứ mệnh sẽ bị cản ngăn và sẽ có sự suy yếu đối với việc hồi tâm mục vụ, một hồi tâm không là gì khác ngoài sự thúc đẩy đổi mới ra đi rao giảng Tin Mừng của niềm vui hôm nay, ngày mai và những ngày sau đó (xem Lc 13:33). Cũng một quan tâm này đã tràn ngập trái tim Chúa Giêsu, khiến Người không có nơi để đặt đầu, chỉ những muốn thi hành thánh ý Chúa Cha cho tới cùng (xem Lc 9:58, 62). Chúng ta có tương lai nào khác không? Chúng ta muốn đạt tới phẩm giá nào khác đây?
Đừng sử dụng các thước đo của những người chỉ muốn các hiền huynh là các viên chức, cúi đầu trước nền độc tài của hiện tại. Thay vào đó, các hiền huynh hãy dán mắt vào tính vĩnh cửu của Đấng đã chọn các hiền huynh, luôn sẵn sàng chấp nhận sự phán đoán có tính quyết định của riêng Người.
Dù phải thừa nhận thực tại phức tạp của Giáo Hội Colombia, nhưng điều quan trọng là gìn giữ tính độc đáo trong các sức mạnh đa dạng và hợp pháp của nó, các nhậy cảm mục vụ của nó, tính đặc trưng từng vùng của nó, các ký ức lịch sử của nó và sự phong phú trong các cảm nghiệm giáo hội khác biệt của nó. Lễ Ngũ Tuần có nghĩa: mọi người phải có khả năng nghe được sứ điệp bằng chính ngôn ngữ riêng của họ. Thành thử, các hiền huynh hãy tiếp tục tìm kiếm sự hiệp thông giữa các hiền huynh. Đừng bao giờ mệt mỏi trong việc xây dựng sự hiệp thông này bằng đối thoại thẳng thắn và huynh đệ, tránh các nghị trình dấu mặt như tránh bệnh dịch. Các hiền huynh hãy cố gắng hết sức thực hiện bước đi đầu tiên, cố gắng hiểu lối suy nghĩ của nhau. Các hiền huynh hãy để mình được phong phú hóa nhờ những gì người khác có thể cung hiến cho và xây dựng một Giáo Hội có thể cung hiến cho xứ sở này một chứng tá hùng hồn của tiến bộ, một tiến bộ chỉ có thể có khi sự việc không nằm trong tay một nhóm người nhỏ. Vai trò của các giáo tỉnh liên quan tới sứ điệp Tin Mừng là điều nền tảng, vì tiếng nói công bố sứ điệp này vừa đa dạng vừa hòa hợp với nhau. Thành thử, các hiền huynh đừng tự bằng lòng với một thỏa hiệp dễ dãi, thứ thỏa hiệp khiến người thiểu số âm thầm bất lực trong khi làm loãng dần các niềm hy vọng đáng lý nên can đảm tín thác vào quyền lực Thiên Chúa hơn là vào các cố gắng yếu ớt của chính ta.
Các hiền huynh hãy biểu lộ sự nhậy cảm đặc biệt đối với nguồn cội Phi Châu và Colombia của nhân dân qúy hiền huynh, những nguồn cội đã đóng góp rất lớn vào việc tạo hình cho mảnh đất này.
Đụng vào xương thịt thân thể Chúa Kitô
Tôi yêu cầu các hiền huynh đừng sợ đụng đến thịt xương bị thương của lịch sử riêng của các hiền huynh và của nhân dân các hiền huynh. Các hiền huynh hãy làm thế một cách khiêm nhường, không có sự vênh vang tự phụ của thứ chủ nghĩa đấu tranh tự phục vụ chính mình, và với một trái tim không bị phân chia, thoát khỏi mọi thứ thỏa hiệp và tinh thần nô lệ. Chỉ một mình Thiên Chúa là Chúa Tể mà thôi; vì chúng ta là các người chăn chiên của Người, nên trái tim ta không được tùy phục bất cứ chính nghĩa nào khác.
Colombia cần sự cảnh giác ấy, một sự cảnh giác rất thích đáng đối với các hiền huynh giám mục, nhằm nâng đỡ lòng can đảm của nó trong việc thực hiện bước đi đầu tiên hướng tới một nền hòa bình và hoà giải dứt khoát, hướng tới việc loại bỏ phương pháp luận bạo lực và vượt thắng các bất bình đẳng vốn là cội rễ của biết bao đau khổ. Sự cảnh giác này cần trong việc từ bỏ con đường thối nát rất dễ đi nhưng khó phản hồi và trong việc trì chí kiên tâm xây dựng một nền cộng hòa có khả năng chiến thắng cảnh nghèo khổ và bất bình đẳng.
Đó là một trách vụ gian khó nhưng cần thiết; đường đi tới đó rất dốc đứng và các giải pháp không dễ tìm ra. Từ đỉnh cao của Thiên Chúa, tức thập giá của Con Người, các hiền huynh sẽ nhận được sức mạnh; bằng cách âu yếm nhìn lên Chúa Phục Sinh, các hiền huynh sẽ làm cho bước đi của mình tiến lên; bằng cách lắng nghe giọng nói của Chàng Rể thủ thỉ với trái tim của mình, các hiền huynh sẽ tìm ra các tiêu chuẩn để tái biện phân được nẻo đường đúng đắn phải đi, trong mọi lúc không chắc chắn.
Một trong các nhà văn sáng chói của các hiền huynh đã nói như sau về một nhân vật hư cấu của ông ta: “Anh ta không hiểu ra rằng khởi đầu một cuộc chiến thì dễ hơn chấm dứt nó” (Gabriel García Márquez, Cien años de soledad, Chương 9). Tất cả chúng ta đều biết rằng hòa bình đòi một thứ can đảm tinh thần rất khác. Chiến tranh tuân theo các bản năng hạ đẳng nhất của trái tim chúng ta, trong khi hòa bình buộc chúng ta phải vươn lên trên chính ta. Cùng tác giả vừa rồi nói tiếp: “Anh ta không hiểu rằng nhiều lời lẽ khác cần đến để giải nghĩa thế nào là chiến tranh trong khi chữ duy nhất đã đủ là sợ hãi” (ibid., Chương 15). Tôi không cần phải nói với các hiền huynh về nỗi sợ này, vốn là cội rễ tẩm độc, là hoa trái đắng đót và di sản đau thương của mọi thứ tranh chấp. Tôi chỉ muốn khuyến khích các hiền huynh đừng thôi tin rằng có một cách khác. Các hiền huynh hãy biết rằng các hiền huynh đã không nhận được một tinh thần nô lệ để phải sa vào sợ hãi; Chính Thần Khí đã làm chứng các hiền huynh là con cái, mà số phận là thừa hưởng sự tự do vinh thắng (xem Rm 8:15-16).
Nhìn bằng con mắt riêng, các hiền huynh sẽ cùng một số ít người khác thấy rằng khuôn mặt của xứ sở này đã bị hoen ố ra sao. Các hiền huynh là những người canh giữ các thành phần nền tảng vốn làm cho quốc gia này hợp nhất bất kể các thương tích của nó. Vì chính lý do này, Colombia cần đến các hiền huynh, để nó có thể biểu lộ được khuôn mặt đích thực của nó, khuôn mặt đầy hy vọng bất chấp các thiếu sót của mình. Để nó có thể dấn thân vào việc tha thứ hỗ tương bất chấp việc các thương tích của nó chưa lành lặn hoàn toàn. Để nó có thể tin rằng có thể đi một con đường khác, cho dù sức mạnh của thói quen có thể khiến cho cùng những lỗi lầm như cũ sẽ lại tái diễn không thôi. Để lòng can đảm được tìm thấy ngõ hầu vượt thắng mọi điều đang tạo ra khốn cùng giữa biết bao châu báu.
Bởi thế, tôi khuyến khích các hiền huynh cố gắng biến Giáo Hội của các hiền huynh thành dạ con của ánh sáng, có khả năng hạ sinh những đứa con mới mẻ mà lãnh thổ này cần có, ngay giữa cảnh nghèo cùng cực. Các hiền huynh hãy tìm nơi nương náu trong lòng khiêm nhường của nhân dân các hiền huynh, và nhìn nhận các tài nguyên nhân bản và đức tin dấu kín của họ. Các hiền huynh hãy lắng nghe xem nhân tính tả tơi của họ đang khao khát xiết bao thứ phẩm giá mà chỉ có Chúa Phục Sinh mới ban được. Các hiền huynh đừng sợ từ bỏ những niềm chắc nịch biểu kiến của mình để đi tìm vinh quang đích thực của Thiên Chúa, vốn chính là con người đang sống.
Lời hoà giải
Nhiều người có thể tiếp tay giúp giải quyết các thách thức mà quốc gia các hiền huynh đang phải đối phó, nhưng sứ mệnh của các hiền huynh hết sức độc đáo. Các hiền huynh không phải là các thợ máy hay chính trị gia, nhưng là các mục tử. Chúa Kitô là lời hoà giải ghi vào trái tim các hiền huynh. Các hiền huynh có quyền rao giảng lời ấy không những trên bục giảng, trong các văn kiện của Giáo Hội hay trong các bài báo, mà còn trong cả trái tim mọi người nam nữ. Các hiền huynh có quyền công bố nó trong cung thánh nội thẳm của lương tâm họ, nơi họ hy vọng được nghe tiếng từ trời phán rằng “Bình an cho những người Thiên Chúa yêu thương” (Lc 2:14). Các hiền huynh phải nói lời ấy bằng tài nguyên mảnh khảnh, tầm thường nhưng vô địch của lòng Chúa thương xót, một tài nguyên có khả năng đẩy lui lòng kiêu căng và khuyển nho của các cõi lòng vị kỷ.
Giáo Hội tìm kiếm không chỉ quyền tự do được nói lời ấy. Giáo Hội không cần phải liên minh với đảng này hay đảng nọ, mà chỉ là quyền tự do được nói với cõi lòng của mọi người nam nữ. Ở đấy, họ được tự do đối diện với các lo âu của họ; ở đấy, họ có thể tìm được sức mạnh để thay đổi đường đi của đời họ.
Trái tim con người, dù rất thường bị hướng dẫn sai, nhưng lúc nào cũng muốn được thấy đời như một nhà kho mênh mông để họ lưu giữ tất cả những gì tích góp được. Chính vì thế, câu hỏi cần đặt ra là: Nào có ích gì đâu khi người ta được cả thế gian nhưng linh hồn thì mãi trống vắng? (Xem Mt 16:26).
Từ môi miệng các hiền huynh trong tư cách các mục tử hợp pháp của Chúa Kitô, Colombia có quyền được thách thức bởi chân lý của Thiên Chúa, Đấng không bao giờ ngưng đặt câu hỏi “em trai ngươi đang ở đâu?” (Xem St 4:9). Câu hỏi này không nên bị câm lặng, dù cho những người nghe nó không thể làm gì khác hơn là cúi đầu bối rối và lắp bắp vì xấu hổ mà nói rằng họ đã bán người em đó, có lẽ với cái giá đủ để đã một cơn ghiền ma túy hay vì một ý niệm sai lầm nào đó về các lý do của các nhà nước, hay thậm chí vì niềm tin sai lầm cho rằng mục đích biện minh cho phương tiện.
Tôi xin các hiền huynh nhìn vào những con người nam nữ cụ thể. Các hiền huynh đừng nói đến “con người”, nhưng phải nói về những con người nhân bản, được Thiên Chúa yêu thương và có xương có thịt, có lịch sử, đức tin, cảm xúc, thất vọng, tuyệt vọng, buồn sầu và mếch lòng. Các hiền huynh thấy phương thức cụ thể này sẽ lột mặt nạ các con số thống kê lạnh lùng, các tính toán méo mó, các chiến lược mù quáng và các dữ kiện bị làm ra sai lạc, và hãy tự nhắc nhủ mình rằng “chỉ trong mầu nhiệm Ngôi Lời thành xác phàm, mầu nhiệm con người mới thực sự trở nên rõ ràng” (Gaudium et Spes, 22).
Một Giáo Hội truyền giáo
Dù thừa nhận công trình mục vụ đầy đại lượng mà các hiền huynh hiện đang thực hiện, xin cho phép tôi được chia sẻ với các hiền huynh một số quan tâm tự đáy lòng tôi trong tư cách một Mục Tử hằng muốn khuyến khích các hiền huynh trở thành một Giáo Hội truyền giáo mỗi ngày một hơn. Các vị tiền nhiệm của tôi vốn đã nhấn mạnh một số các thách đố này rồi: gia đình và sự sống, giới trẻ, linh mục, ơn gọi, giáo dân và việc huấn luyện. Bất kể các cố gắng lớn lao đã thực hiện, trong mấy thập niên qua, càng ngày càng khó tìm được các phương thức hữu hiệu để biểu lộ tình mẫu tử của Giáo Hội trong việc hạ sinh, nuôi dưỡng và đồng hành với con cái mình.
Tôi nghĩ tới các gia đình Colombia, đến việc bảo vệ sự sống từ lúc còn trong lòng mẹ tới lúc kết thúc tự nhiên, đến đại họa bạo lực và nghiện ngập thường tác hại toàn bộ gia hộ, đến việc làm suy yếu sợi dây hôn phối và việc vắng bóng các người cha, cùng với các hậu quả thảm hại của bất an và cảm thức bị bỏ rơi. Tôi nghĩ đến giới trẻ đang bị đe dọa bởi sự trống vắng tâm linh và tìm cách giải thoát bằng việc dùng ma túy, các lối sống phù phiếm và tinh thần nổi loạn. Tôi nghĩ đến nhiều thế hệ linh mục đại lượng và thách đố nâng đỡ các ngài trong quyết định hàng ngày sống trung thành với Chúa Kitô và Giáo Hội của họ, trong khi một số rất ít tiếp tục đề ra lối thoát dễ dãi, bằng cách tránh né cam kết đích thực và tiếp tục sống cô lập và tự lấy mình làm trung tâm. Tôi nghĩ đến các tín hữu giáo dân trong khắp các giáo hội địa phương của các hiền huynh đang tiếp tục tụ tập với nhau để đáp lại tiếng Chúa mời gọi, Đấng vốn là sự hiệp thông, dù nhiều người đang công bố một thứ tín điều mới về lòng vị kỷ và bức tử tình liên đới. Tôi nghĩ đến các cố gắng vô hạn của rất nhiều người muốn lớn lên trong đức tin, biến nó thành ánh sáng rạng soi cho cõi lòng họ và là ngọn đèn chiếu rõi bước đi đầu tiên.
Tôi không đề xuất cho các hiền huynh bất cứ công thức nào, càng không có ý định để lại cho các hiền huynh bất cứ bảng liệt kê những điều phải làm nào. Tuy nhiên, tôi chỉ yêu cầu các hiền huynh duy trì sự thanh thản của mình khi thi hành sứ mệnh đầy đòi hỏi làm giám mục Colombia của mình, trong tình hiệp thông. Dù các hiền huynh biết rất rõ rằng trong đêm tối, kẻ dữ vẫn tiếp tục gieo cỏ dại, các hiền huynh hãy bắt chước sự kiên nhẫn của Chúa mùa gặt và tin tưởng vào phẩm chất tốt lành của hạt giống của Người. Các hiền huynh hãy học hỏi đức kiên nhẫn và lòng quảng đại của Người. Người chờ thời gian, vì tầm nhìn yêu thương của ngài nhìn tận phía xa. Nếu tình yêu trở nên yếu ớt, thì trái tim sẽ bất an, lo lắng bận tâm đến đủ thứ chuyện, bị săn đuổi bởi nỗi sợ sẽ thất bại. Trước hết, các hiền huynh hãy tin vào sự nhỏ bé của hạt giống Thiên Chúa. Các hiền huynh hãy tin tưởng vào sức mạnh tiềm ẩn trong men bột của Người. Các hiền huynh hãy để cõi lòng mình bị lôi cuốn bởi vẻ đẹp lớn lao khiến ta phải bán hết mọi sự ta có, để mua được của châu báu thần thánh ấy.
Thực thế, các hiền huynh còn có thể cung hiến tặng phẩm nào mạnh mẽ hơn cho gia đình Colombia hơn là sức mạnh âm thầm của Tin Mừng yêu thương, thứ tình yêu quảng đại vốn kết hợp một người đàn ông và một người đàn bà, và biến họ thành hình ảnh sự kết hợp của Chúa Kitô với Giáo Hội, những người trao ban và giữ gìn sự sống? Các gia đình cần biết rằng trong Chúa Kitô, một lần nữa, họ có thể trở nên một cây xum xuê có khả năng cung cấp bóng râm và sinh hoa trái mọi mùa, che chở các tổ sự sống trên các cành cây của mình. Ngày nay, rất nhiều người vinh tụng những thứ cây không có bóng râm, những thứ cây không sinh hoa trái, những cành cây không có tổ. Ước chi khởi điểm của các hiền huynh trở thành chứng tá hân hoan chúng minh cho sự kiện này: hạnh phúc phải được tìm ở nơi khác.
Các hiền huynh có thể cung ứng cho giới trẻ những gì? Họ thích cảm thấy được yêu thương; họ không tin tưởng bất cứ ai coi thường họ; họ tìm sự liêm chính và họ muốn được can dự. Các hiền huynh hãy chấp nhận họ với trái tim của Chúa Kitô và dành chỗ cho họ trong đời sống các giáo hội của các hiền huynh. Các hiền huynh đừng bán rẻ các niềm hy vọng và hoài mong của họ. Các hiền huynh hãy mạnh bạo nhắc nhở mọi người một cách rõ ràng và thanh thản rằng một xã hội dưới sự sai khiến của ma túy sẽ chịu một thứ chuyển hóa (metastasis) luân lý chuyên rao bán lửa hỏa ngục, gieo rắc mầm mống tham nhũng không thể nào kiềm chế được và tạo nên những thiên đường trốn thuế.
Các hiền huynh có thể cung ứng cho các linh mục những gì? Tặng phẩm đầu tiên là trở thành người cha đối với họ, bảo đảm với họ rằng bàn tay sinh ra họ và xức dầu cho họ tiếp tục là thành phần của đời họ. Trong thời buổi kỹ thuật số này, liên lạc với các linh mục của chúng ta ngay tức khắc là điều không khó. Thế nhưng, cõi lòng phụ thân của một giám mục không thể hài lòng với việc thông đạt họa hiếm, vô ngã và chỉ có tính cách chính thức với các linh mục của mình mà thôi. Một giám mục phải biết quan tâm xem các linh mục của mình hiện sống ở đâu và sống ra sao. Họ có thực sự đang sống như môn đệ của Chúa Giêsu không? Hay họ đã tìm thấy các hình thức sống an toàn khác như vững ổn về tài chánh, hàm hồ về luân lý, sống hai mặt, hay ảo tưởng cận thị chỉ lo thăng tiến nghề nghiệp? Các linh mục có một nhu cầu hết sức sinh tử và khẩn thiết được gần gũi vị giám mục của họ cả về thể lý lẫn xúc cảm. Họ cần biết họ có một người cha.
Các linh mục thường xuyên mang gánh nặng sinh hoạt hàng ngày của Giáo Hội. Họ ở các tuyến đầu, liên tục bị bao vây bởi những con người gặp khó khăn chạy tới tìm kiếm nơi họ sự trợ giúp mục vụ. Người ta tiếp cận họ và kêu gọi trái tim họ. Các linh mục phải nuôi dưỡng đám đông, nhưng thực phẩm của Thiên Chúa không bao giờ là điều chỉ để ban phát. Trái lại, nó chỉ có thể phát sinh từ sự nghèo khó riêng của ta, một sự nghèo khó gặp được sự giầu có phóng khoáng của Thiên Chúa. Xua đuổi đám đông và tự nuôi lấy mình bằng thứ ít ỏi mà mình có thể lấy làm của riêng một cách thiếu chính đáng luôn là một cơn cám dỗ (xem Lc 9:13).
Nên các hiền huynh hãy tỉnh táo đối với cơ sở thiêng liêng của các linh mục mình. Các hiền huynh hãy luôn dẫn dắt họ tới miền Xêdarêa Philíppi nơi mỗi người họ, bằng kinh nghiệm Giócđăng riêng, có thể nghe Chúa Giêsu đặt câu hỏi một lần nữa rằng “Các con bảo Thầy là ai?" Lý do của việc mục nát từ từ thường dẫn tới cái chết của tình môn đệ luôn được tìm thấy nơi một cõi lòng hết khả năng trả lời lại rằng: “Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa” (xem Mt 16:13-16). Kết quả là mất lòng can đảm hiến mình tự do, trong cảnh mơ hồ nội tâm, và trong cảnh mệt lử của một trái tim hết khả năng đồng hành với Chúa trên đường lên Giêrusalem.
Các hiền huynh hãy tỏ lòng quan tâm đặc biệt tới việc tiếp tục đào luyện các linh mục của mình, từ lúc đầu tiên họ nghe tiếng gọi của Chúa trong cõi lòng họ. Văn kiện Ratio Fundamentalis Institutionis Sacerdotalis mới công bố gần đây là một tài nguyên qúy giá mà nếu thi hành sẽ giúp Giáo Hội ở Colombia trong các cố gắng nhằm đáp trả hồng ân của Thiên Chúa, Đấng không bao giờ ngưng mời gọi rất nhiều người con của Giáo Hội này vào chức linh mục.
Tôi cũng xin các hiền huynh biểu lộ sự quan tâm đối với đời sống các người thánh hiến nam nữ. Họ đại diện cho việc từ bỏ tính thế gian của Tin Mừng. Họ được mời gọi thanh tẩy mọi tàn dư của các giá trị thế gian trong ngọn lửa các Phúc Thật, được mang ra sống không hào nhoáng và hoàn toàn từ bỏ mình để phục vụ người khác. Các hiền huynh đừng coi họ như “các tài nguyên hữu ích” đối với các công trình tông đồ, nhưng ở nơi họ, hãy nghe thấy tiếng kêu của tình yêu thánh hiến: “Lạy Chúa Giêsu, xin hãy đến” (Kh 22:20).
Các hiền huynh cũng hãy quan tâm tới việc huấn luyện hàng ngũ giáo dân của mình, những người chịu trách nhiệm không những đối với sức mạnh của cộng đồng đức tin của họ, mà phần lớn còn chịu trach nhiệm đối với sự hiện diện của Giáo Hội trong đời sống văn hóa, chính trị và kinh tế. Việc huấn luyện trong Giáo Hội bao hàm việc tiếp xúc với đức tin sống động của cộng đồng giáo hội và lấy làm của riêng kho tàng kinh nghiệm và giải đáp được Chúa Thánh Thần linh hứng, vì Người là Đấng dạy dỗ ta mọi sự (xem Ga 14:26).
Giờ đây, tôi muốn nghĩ đến các thách thức đang đặt ra cho Giáo Hội tại Amazonia, một vùng mà các hiền huynh tự hào một cách chính đáng, vì đây là một thành phần chủ yếu của tính đa dạng sinh thái hết sức đáng chú ý của xứ sở này. Amazonia đối với tất cả chúng ta là một thước đo có tính quyết định xem liệu xã hội chúng ta, một xã hội thường làm mồi cho chủ nghĩa duy vật và thực dụng, có khả năng duy trì được điều ta đã nhận được một cách nhưng không, không bóc lột nó nhưng làm cho nó sinh hoa trái hay không. Tôi đặc biệt nghĩ đến sự khôn ngoan sâu sắc của các sắc dân bản địa của vùng Amazon, và tôi tự hỏi không biết chúng ta có còn khả năng học hỏi ở họ tính thánh thiêng của sự sống, lòng tôn kính thiên nhiên, và việc thừa nhận rằng một mình kỹ thuật mà thôi không đủ đem lại thỏa mãn hoàn toàn cho đời ta và giải đáp các câu hỏi gây bối rối nhất của chúng ta.
Vì lý do trên, tôi khuyến khích các hiền huynh đừng bỏ rơi Giáo Hội tại Vùng Amazon, để nó một mình. Tạo ra “khuôn mặt Amazon” cho giáo hội lữ hành của lãnh thổ này là một thách đố cho tất cả các hiền huynh; và điều này kêu gọi phải có một sự hỗ trợ truyền giáo mỗi ngày một có ý thức nhiều hơn về phía mọi giáo phận và toàn bộ hàng giáo sĩ của quốc gia. Tôi được biết trong một số ngôn ngữ bản địa của Vùng Amazon, ý niệm “bạn” được phiên dịch là “cánh tay kia của tôi”. Mong các hiền huynh trở thành cánh tay kia của Vùng Amazon. Colombia không thể chặt cánh tay ấy mà không làm méo mó khuôn mặt và linh hồn của nó.
Các hiền huynh thân mến:
Giờ đây, chúng ta hãy dùng tinh thần hướng về Đức Mẹ Mân Côi Chiquinquirá, mà ảnh của ngài các hiền huynh đã lưu tâm mang từ Đền Thánh của ngài tới Nhà Thờ Chính Tòa lộng lẫy của thành phố này, để tôi cũng có thể được tôn kính ngài.
Như các hiền huynh đã biết, Colombia không thể đạt được sự đổi mới thực sự mà nó hằng mong ước, nếu điều đó không do ơn trên ban cho. Chúng ta hãy xin ơn đó của Chúa qua Nữ Trinh Diễm Phúc.
Như Thiên Chúa đã canh tân vẻ huy hoàng của nhan thánh mẹ Người ở Chiquinquirá thế nào, thì xin Người cũng tiếp tục chiếu rõi ánh sáng thiên cung như thế lên khuôn mặt của toàn bộ xứ sở này và đồng hành với Giáo Hội ở Colombia bằng sự chúc lành nhân hậu của Người.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói như trên vào tối thứ Năm với các giám mục Colombia, nơi ngài đang thăm viếng từ ngày 6 tới ngày 11 tháng Chín này.
Trong một bài diễn văn dài tại Dinh Hồng Y ở Bogota, Đức Thánh Cha cũng đã khuyên các giám mục về nhiều vấn đề thuộc nhiệm vụ mục vụ của các ngài, như gia đình và sự sống, giới trẻ, linh mục, tu sĩ, ơn gọi và giáo dân.
Nhận định về chủ đề của chuyến tông du “ta hãy thực hiện bước đi đầu tiên”, ngài thúc giục các vị giám mục đừng bao giờ quên rằng “Thiên Chúa là Chúa của bước đi đầu tiên”, bước đi mà ngài bảo chính là “chiếc la bàn” giữ cho các vị “khỏi lạc đường”.
Ngài đặc biệt thúc giục các vị rao giảng sự hòa giải cho tâm hồn những người nam nữ, bằng cách hướng dẫn họ biết chịu trách nhiệm đối với anh chị em mình.
Sau đây là trọn bài phát biểu của ngài, theo bản tiếng Anh chính thức của Tòa Thánh:
Bình an ở cùng các con
Đấy là lời chào hỏi của Chúa Sống lại ngỏ cùng đoàn chiên bé nhỏ của Người sau khi Người chiến thắng sự chết. Các hiền huynh hãy coi nó là lời chào hỏi của tôi với các hiền huynh ở ngày đầu tiên trong chuyến viếng thăm của tôi.
Tôi cám ơn về các lời chào mừng của các hiền huynh. Tôi rất vui khi thấy các bước đi đầu tiên của tôi tại xứ sở này đã đem tôi tới gặp các hiền huynh, các giám mục của Colombia. Qua các hiền huynh, tôi xin ôm hôn toàn bộ Giáo Hội tại Colombia; tôi ôm mọi người dân của các hiền huynh trong trái tim tôi, trái tim của người kế nhiệm Thánh Phêrô. Tôi rất biết ơn đối với thừa tác vụ giám mục của các hiền huynh, và tôi yêu cầu các hiền huynh thực thi nó với một lòng đại lượng đổi mới. Tôi xin gửi lời chào thăm đặc biệt tới các giám mục về hưu, và tôi xin các ngài, bằng lời cầu nguyện và sự hiện diện kín đáo, tiếp tục nâng đỡ Nàng Dâu của Chúa Kitô, nàng dâu mà các ngài đã hiến mình cho một cách hết sức quảng đại.
Tôi tới đây để công bố Chúa Kitô, và để thực hiện một cuộc hành trình hoà bình và hòa giải nhân danh Người. Chúa Kitô là hòa bình của chúng ta! Người đã hòa giải ta với Thiên Chúa và với nhau!
Tôi xác tín rằng Colombia có một đặc điểm rất đáng chú ý: nước này chưa bao giờ là một mục tiêu đã đạt được hoàn toàn, một định mệnh đã thành tựu trọn vẹn, hay một kho báu đã chiếm hữu được đầy đủ. Tôi nghĩ tới các phong phú nhân bản của quốc gia, các tài nguyên mênh mông của nó, nền văn hóa của nó, tổng hợp Kitô giáo sáng lạn của nó, gia tài đức tin của nó và ký ức về các nhà truyền giảng Tin Mừng của nó. Tôi nghĩ tới niềm vui không tài nào dập tắt được của nhân dân nó, nụ cười không bao giờ tắt của tuổi trẻ nó, lòng chung thủy hết sức đặc trưng đối với Tin Mừng Chúa Kitô và đối với Giáo Hội của nó và, trên hết, lòng can đảm không thể khuất phục của nó trong việc chống lại các đe dọa chết chóc không những chỉ được công bố nhưng thường được đích thân cảm nghiệm. Tất cả những điều này đều lu mờ, biến đi đối với những ai tới đây như những ngoại nhân chỉ nhằm thống trị, nhưng tự ý tỏ hiện đối với những người biết đụng tới trái tim nó bằng một sự nhu mì của khách phương xa đến du lịch. Colombia là thế đấy.
Chính vì lý do trên, tôi tới với Giáo Hội của các hiền huynh như một khách phương xa, như một lữ khách hành hương. Tôi là người anh em của các hiền huynh, hết lòng mong mỏi được chia sẻ Chúa Kitô phục sinh, Đấng mà không tường nào không bước qua được, không sợ hãi nào không vượt thắng được, không cơn bệnh nào không chữa chạy được.
Tôi không phải là vị giáo hoàng thứ nhất nói với các hiền huynh tại nhà của các hiền huynh. Hai vị tiền nhiệm vĩ đại của tôi đã là khách mời của qúy hiền huynh ở đây rồi. Chân Phúc Phaolô VI đến đây ngay sau khi kết thúc Công Đồng Vatican II để khuyến khích việc thực thi mang tính hợp đoàn mầu nhiệm Giáo Hội tại Châu Mỹ La Tinh, như Thánh Gioan Phaolô II đã làm trong chuyến tông du đáng ghi nhớ của ngài năm 1986. Lời lẽ của cả hai vị là một tài nguyên lâu bền; các hướng dẫn được các ngài đưa ra, và sự tổng hợp tuyệt vời được các ngài đề xuất liên quan tới thừa tác vụ giám mục của các hiền huynh, là một gia tài cần được trân qúy. Tôi mong mọi điều tôi nói với các hiền huynh sẽ được tiếp nhận trong sự liên tục với các giáo huấn của các ngài.
Những người bảo vệ và bí tích của bước đi đầu tiên
“Ta hãy thực hiện bước đi đầu tiên”. Đây là chủ đề chuyến viếng thăm của tôi và đây là điều đầu tiên tôi muốn nói với mọi hiền huynh. Các hiền huynh biết rất rõ điều này: Thiên Chúa là Chúa của bước đi đầu tiên. Người không ngừng đi trước chúng ta. Sách Thánh chỗ nào cũng nói tới Thiên Chúa như Đấng vì yêu thương đã tự đầy ải khỏi chính Người. Chuyện ấy đã xẩy ra khi chỉ có bóng tối, hỗn mang, và Thiên Chúa, nhờ ra khỏi chính Người, đã đem mọi sự vào hiện hữu (xem St 1:2,4). Chuyện ấy đã xẩy ra khi Người đi dạo trong Địa Đàng và thấy sự trần truồng của các tạo vật (xem St 3:8-9). Chuyện ấy đã xẩy ra khi, như một khách hành hương, Người ngụ trong lều vải của Ápraham, để lại cho ông lời hứa sinh con đầy bất ngờ (xem St 18:1-10). Chuyện ấy đã xẩy ra khi Người hiện ra với Môsen đang chăn cừu cho cha vợ và mở ra trước ông nhiều chân trời mới lạ (xem Xh 3:1-12). Chuyện ấy đã xẩy ra khi Người từ khước quay lưng lại với Giêrusalem yêu qúy, ngay cả lúc Giêrusalem đánh đĩ bản thân mình qua các ngả đường bất trung (xem Edk 16:15). Chuyện ấy đã xẩy ra khi Người tản cư cùng với vinh quang của Người vào nơi dân Người biệt xứ trong cảnh nô lệ (xem Edk 10:18-19).
Rồi, tới thời viên mãn, Thiên Chúa quyết định mạc khải tên thật của bước đi đầu tiên, bước đi đầu tiên của Người. Tên ấy chính là Giêsu, và bước đi ấy không thể nào đảo ngược được. Bước đi ấy sinh hạ từ tình yêu tự do, một tình yêu đi trước mọi điều khác. Vì Chúa Con chính là biểu thức sống động của tình yêu ấy. Những ai biết nhìn nhận và chấp nhận Người, đều nhận được sự tự do để thực hiện bước đi đầu tiên ấy, ở trong Người. Họ không sợ lạc đường nếu họ biết ra khỏi chính họ, vì họ có sự đặt cọc của tình yêu vốn phát xuất từ bước đi đầu tiên của Thiên Chúa, chiếc la bàn giữ họ khỏi lạc đường.
Như thế, các hiền huynh hãy một lòng kính sợ và tôn kính duy trì bằng được bước đi đầu tiên mà Thiên Chúa đã thực hiện về phía các hiền huynh và, qua thừa tác vụ của các hiền huynh, về phía dân mà Người đã ủy thác cho sự chăm sóc của các hiền huynh. Các hiền huynh hãy hiểu ra rằng các hiền huynh là bí tích sống động của sự tự do thần thánh đó, một thứ tự do không hề sợ ra khỏi chính mình vì tình yêu, không sợ nghèo đi vì đã hiến mình và không cần sức mạnh nào khác ngoài sức mạnh của tình yêu.
Thiên Chúa đi trước chúng ta. Chúng ta chỉ là cành, không phải cây nho. Thành thử các hiền huynh đừng làm im bặt tiếng nói của Đấng đã mời gọi các hiền huynh, hay tự lừa mình vào việc nghĩ rằng thành công của sứ mệnh được trao phó cho các hiền huynh hệ ở các nhân đức tồi tàn của các hiền huynh hay tùy thuộc lòng tốt của bất cứ quyền lực nào khác. Thay vào đó, các hiền huynh hãy sốt sắng cầu xin khi các hiền huynh chẳng có bao nhiêu để cho đi, ngõ hầu các hiền huynh được ban cho điều gì đó có thể cung hiến cho những người gần gũi với trái tim mục tử của các hiền huynh. Trong cuộc sống của một giám mục, cầu nguyện là nhựa sống chuyển qua cây nho, mà nếu không có nó, thì các cành sẽ héo úa và không sinh hoa quả nào. Thành thử, các hiền huynh hãy tiếp tục vật lộn với Thiên Chúa, càng làm như thế hơn nữa trong cái đêm tối vắng mặt Người, cho đến khi Người chịu chúc lành cho các hiền huynh (xem St 32:25-27). Các thương tích của cuộc vật lộn quan trọng hàng ngày ấy trong lúc cầu nguyện sẽ là nguồn chữa lành cho các hiền huynh. Các hiền huynh sẽ được Thiên Chúa chữa lành, để, đến lượt mình, các hiền huynh có khả năng đem sự chữa lành đến cho người khác.
Hãy chứng tỏ rõ ràng rằng các hiền huynh là bí tích của bước đi đầu tiên của Thiên Chúa.
Thực thế, việc chứng tỏ rõ ràng rằng các hiền huynh là bí tích của bước đi đầu tiên của Thiên Chúa đòi hỏi một cuộc xuất hành nội tâm liên lỉ. “Không có lời mời gọi yêu thương nào mạnh mẽ hơn việc dự phóng trong yêu thương” (Thánh Augustinô, De catechizandis rudibus, I, 4.7, 26: PL 40). Thành thử, mọi phạm vi trong thừa tác vụ giám mục của các hiền huynh phải được đánh dấu bằng sự tư do thực hiện bước đi đầu tiên. Tiền đề cho việc thừa hành thừa tác vụ tông đồ là sự sẵn sàng tiến lại gần Chúa Giêsu, để lại sau lưng tất cả những gì là chúng ta trước đây, để có thể trở thành điều chúng ta không là (Thánh Augustinô, In. Psal.,121, 12: PL 36).
Tôi thúc giục các hiền huynh cảnh giác không phải chỉ như các cá nhân mà như một cơ thể hợp đoàn, luôn biết tuân phục Chúa Thánh Thần, liên quan tới khởi điểm thường hằng này. Thiếu nó, các đặc điểm của Thầy sẽ biến khỏi khuôn mặt các đồ đệ, sứ mệnh sẽ bị cản ngăn và sẽ có sự suy yếu đối với việc hồi tâm mục vụ, một hồi tâm không là gì khác ngoài sự thúc đẩy đổi mới ra đi rao giảng Tin Mừng của niềm vui hôm nay, ngày mai và những ngày sau đó (xem Lc 13:33). Cũng một quan tâm này đã tràn ngập trái tim Chúa Giêsu, khiến Người không có nơi để đặt đầu, chỉ những muốn thi hành thánh ý Chúa Cha cho tới cùng (xem Lc 9:58, 62). Chúng ta có tương lai nào khác không? Chúng ta muốn đạt tới phẩm giá nào khác đây?
Đừng sử dụng các thước đo của những người chỉ muốn các hiền huynh là các viên chức, cúi đầu trước nền độc tài của hiện tại. Thay vào đó, các hiền huynh hãy dán mắt vào tính vĩnh cửu của Đấng đã chọn các hiền huynh, luôn sẵn sàng chấp nhận sự phán đoán có tính quyết định của riêng Người.
Dù phải thừa nhận thực tại phức tạp của Giáo Hội Colombia, nhưng điều quan trọng là gìn giữ tính độc đáo trong các sức mạnh đa dạng và hợp pháp của nó, các nhậy cảm mục vụ của nó, tính đặc trưng từng vùng của nó, các ký ức lịch sử của nó và sự phong phú trong các cảm nghiệm giáo hội khác biệt của nó. Lễ Ngũ Tuần có nghĩa: mọi người phải có khả năng nghe được sứ điệp bằng chính ngôn ngữ riêng của họ. Thành thử, các hiền huynh hãy tiếp tục tìm kiếm sự hiệp thông giữa các hiền huynh. Đừng bao giờ mệt mỏi trong việc xây dựng sự hiệp thông này bằng đối thoại thẳng thắn và huynh đệ, tránh các nghị trình dấu mặt như tránh bệnh dịch. Các hiền huynh hãy cố gắng hết sức thực hiện bước đi đầu tiên, cố gắng hiểu lối suy nghĩ của nhau. Các hiền huynh hãy để mình được phong phú hóa nhờ những gì người khác có thể cung hiến cho và xây dựng một Giáo Hội có thể cung hiến cho xứ sở này một chứng tá hùng hồn của tiến bộ, một tiến bộ chỉ có thể có khi sự việc không nằm trong tay một nhóm người nhỏ. Vai trò của các giáo tỉnh liên quan tới sứ điệp Tin Mừng là điều nền tảng, vì tiếng nói công bố sứ điệp này vừa đa dạng vừa hòa hợp với nhau. Thành thử, các hiền huynh đừng tự bằng lòng với một thỏa hiệp dễ dãi, thứ thỏa hiệp khiến người thiểu số âm thầm bất lực trong khi làm loãng dần các niềm hy vọng đáng lý nên can đảm tín thác vào quyền lực Thiên Chúa hơn là vào các cố gắng yếu ớt của chính ta.
Các hiền huynh hãy biểu lộ sự nhậy cảm đặc biệt đối với nguồn cội Phi Châu và Colombia của nhân dân qúy hiền huynh, những nguồn cội đã đóng góp rất lớn vào việc tạo hình cho mảnh đất này.
Đụng vào xương thịt thân thể Chúa Kitô
Tôi yêu cầu các hiền huynh đừng sợ đụng đến thịt xương bị thương của lịch sử riêng của các hiền huynh và của nhân dân các hiền huynh. Các hiền huynh hãy làm thế một cách khiêm nhường, không có sự vênh vang tự phụ của thứ chủ nghĩa đấu tranh tự phục vụ chính mình, và với một trái tim không bị phân chia, thoát khỏi mọi thứ thỏa hiệp và tinh thần nô lệ. Chỉ một mình Thiên Chúa là Chúa Tể mà thôi; vì chúng ta là các người chăn chiên của Người, nên trái tim ta không được tùy phục bất cứ chính nghĩa nào khác.
Colombia cần sự cảnh giác ấy, một sự cảnh giác rất thích đáng đối với các hiền huynh giám mục, nhằm nâng đỡ lòng can đảm của nó trong việc thực hiện bước đi đầu tiên hướng tới một nền hòa bình và hoà giải dứt khoát, hướng tới việc loại bỏ phương pháp luận bạo lực và vượt thắng các bất bình đẳng vốn là cội rễ của biết bao đau khổ. Sự cảnh giác này cần trong việc từ bỏ con đường thối nát rất dễ đi nhưng khó phản hồi và trong việc trì chí kiên tâm xây dựng một nền cộng hòa có khả năng chiến thắng cảnh nghèo khổ và bất bình đẳng.
Đó là một trách vụ gian khó nhưng cần thiết; đường đi tới đó rất dốc đứng và các giải pháp không dễ tìm ra. Từ đỉnh cao của Thiên Chúa, tức thập giá của Con Người, các hiền huynh sẽ nhận được sức mạnh; bằng cách âu yếm nhìn lên Chúa Phục Sinh, các hiền huynh sẽ làm cho bước đi của mình tiến lên; bằng cách lắng nghe giọng nói của Chàng Rể thủ thỉ với trái tim của mình, các hiền huynh sẽ tìm ra các tiêu chuẩn để tái biện phân được nẻo đường đúng đắn phải đi, trong mọi lúc không chắc chắn.
Một trong các nhà văn sáng chói của các hiền huynh đã nói như sau về một nhân vật hư cấu của ông ta: “Anh ta không hiểu ra rằng khởi đầu một cuộc chiến thì dễ hơn chấm dứt nó” (Gabriel García Márquez, Cien años de soledad, Chương 9). Tất cả chúng ta đều biết rằng hòa bình đòi một thứ can đảm tinh thần rất khác. Chiến tranh tuân theo các bản năng hạ đẳng nhất của trái tim chúng ta, trong khi hòa bình buộc chúng ta phải vươn lên trên chính ta. Cùng tác giả vừa rồi nói tiếp: “Anh ta không hiểu rằng nhiều lời lẽ khác cần đến để giải nghĩa thế nào là chiến tranh trong khi chữ duy nhất đã đủ là sợ hãi” (ibid., Chương 15). Tôi không cần phải nói với các hiền huynh về nỗi sợ này, vốn là cội rễ tẩm độc, là hoa trái đắng đót và di sản đau thương của mọi thứ tranh chấp. Tôi chỉ muốn khuyến khích các hiền huynh đừng thôi tin rằng có một cách khác. Các hiền huynh hãy biết rằng các hiền huynh đã không nhận được một tinh thần nô lệ để phải sa vào sợ hãi; Chính Thần Khí đã làm chứng các hiền huynh là con cái, mà số phận là thừa hưởng sự tự do vinh thắng (xem Rm 8:15-16).
Nhìn bằng con mắt riêng, các hiền huynh sẽ cùng một số ít người khác thấy rằng khuôn mặt của xứ sở này đã bị hoen ố ra sao. Các hiền huynh là những người canh giữ các thành phần nền tảng vốn làm cho quốc gia này hợp nhất bất kể các thương tích của nó. Vì chính lý do này, Colombia cần đến các hiền huynh, để nó có thể biểu lộ được khuôn mặt đích thực của nó, khuôn mặt đầy hy vọng bất chấp các thiếu sót của mình. Để nó có thể dấn thân vào việc tha thứ hỗ tương bất chấp việc các thương tích của nó chưa lành lặn hoàn toàn. Để nó có thể tin rằng có thể đi một con đường khác, cho dù sức mạnh của thói quen có thể khiến cho cùng những lỗi lầm như cũ sẽ lại tái diễn không thôi. Để lòng can đảm được tìm thấy ngõ hầu vượt thắng mọi điều đang tạo ra khốn cùng giữa biết bao châu báu.
Bởi thế, tôi khuyến khích các hiền huynh cố gắng biến Giáo Hội của các hiền huynh thành dạ con của ánh sáng, có khả năng hạ sinh những đứa con mới mẻ mà lãnh thổ này cần có, ngay giữa cảnh nghèo cùng cực. Các hiền huynh hãy tìm nơi nương náu trong lòng khiêm nhường của nhân dân các hiền huynh, và nhìn nhận các tài nguyên nhân bản và đức tin dấu kín của họ. Các hiền huynh hãy lắng nghe xem nhân tính tả tơi của họ đang khao khát xiết bao thứ phẩm giá mà chỉ có Chúa Phục Sinh mới ban được. Các hiền huynh đừng sợ từ bỏ những niềm chắc nịch biểu kiến của mình để đi tìm vinh quang đích thực của Thiên Chúa, vốn chính là con người đang sống.
Lời hoà giải
Nhiều người có thể tiếp tay giúp giải quyết các thách thức mà quốc gia các hiền huynh đang phải đối phó, nhưng sứ mệnh của các hiền huynh hết sức độc đáo. Các hiền huynh không phải là các thợ máy hay chính trị gia, nhưng là các mục tử. Chúa Kitô là lời hoà giải ghi vào trái tim các hiền huynh. Các hiền huynh có quyền rao giảng lời ấy không những trên bục giảng, trong các văn kiện của Giáo Hội hay trong các bài báo, mà còn trong cả trái tim mọi người nam nữ. Các hiền huynh có quyền công bố nó trong cung thánh nội thẳm của lương tâm họ, nơi họ hy vọng được nghe tiếng từ trời phán rằng “Bình an cho những người Thiên Chúa yêu thương” (Lc 2:14). Các hiền huynh phải nói lời ấy bằng tài nguyên mảnh khảnh, tầm thường nhưng vô địch của lòng Chúa thương xót, một tài nguyên có khả năng đẩy lui lòng kiêu căng và khuyển nho của các cõi lòng vị kỷ.
Giáo Hội tìm kiếm không chỉ quyền tự do được nói lời ấy. Giáo Hội không cần phải liên minh với đảng này hay đảng nọ, mà chỉ là quyền tự do được nói với cõi lòng của mọi người nam nữ. Ở đấy, họ được tự do đối diện với các lo âu của họ; ở đấy, họ có thể tìm được sức mạnh để thay đổi đường đi của đời họ.
Trái tim con người, dù rất thường bị hướng dẫn sai, nhưng lúc nào cũng muốn được thấy đời như một nhà kho mênh mông để họ lưu giữ tất cả những gì tích góp được. Chính vì thế, câu hỏi cần đặt ra là: Nào có ích gì đâu khi người ta được cả thế gian nhưng linh hồn thì mãi trống vắng? (Xem Mt 16:26).
Từ môi miệng các hiền huynh trong tư cách các mục tử hợp pháp của Chúa Kitô, Colombia có quyền được thách thức bởi chân lý của Thiên Chúa, Đấng không bao giờ ngưng đặt câu hỏi “em trai ngươi đang ở đâu?” (Xem St 4:9). Câu hỏi này không nên bị câm lặng, dù cho những người nghe nó không thể làm gì khác hơn là cúi đầu bối rối và lắp bắp vì xấu hổ mà nói rằng họ đã bán người em đó, có lẽ với cái giá đủ để đã một cơn ghiền ma túy hay vì một ý niệm sai lầm nào đó về các lý do của các nhà nước, hay thậm chí vì niềm tin sai lầm cho rằng mục đích biện minh cho phương tiện.
Tôi xin các hiền huynh nhìn vào những con người nam nữ cụ thể. Các hiền huynh đừng nói đến “con người”, nhưng phải nói về những con người nhân bản, được Thiên Chúa yêu thương và có xương có thịt, có lịch sử, đức tin, cảm xúc, thất vọng, tuyệt vọng, buồn sầu và mếch lòng. Các hiền huynh thấy phương thức cụ thể này sẽ lột mặt nạ các con số thống kê lạnh lùng, các tính toán méo mó, các chiến lược mù quáng và các dữ kiện bị làm ra sai lạc, và hãy tự nhắc nhủ mình rằng “chỉ trong mầu nhiệm Ngôi Lời thành xác phàm, mầu nhiệm con người mới thực sự trở nên rõ ràng” (Gaudium et Spes, 22).
Một Giáo Hội truyền giáo
Dù thừa nhận công trình mục vụ đầy đại lượng mà các hiền huynh hiện đang thực hiện, xin cho phép tôi được chia sẻ với các hiền huynh một số quan tâm tự đáy lòng tôi trong tư cách một Mục Tử hằng muốn khuyến khích các hiền huynh trở thành một Giáo Hội truyền giáo mỗi ngày một hơn. Các vị tiền nhiệm của tôi vốn đã nhấn mạnh một số các thách đố này rồi: gia đình và sự sống, giới trẻ, linh mục, ơn gọi, giáo dân và việc huấn luyện. Bất kể các cố gắng lớn lao đã thực hiện, trong mấy thập niên qua, càng ngày càng khó tìm được các phương thức hữu hiệu để biểu lộ tình mẫu tử của Giáo Hội trong việc hạ sinh, nuôi dưỡng và đồng hành với con cái mình.
Tôi nghĩ tới các gia đình Colombia, đến việc bảo vệ sự sống từ lúc còn trong lòng mẹ tới lúc kết thúc tự nhiên, đến đại họa bạo lực và nghiện ngập thường tác hại toàn bộ gia hộ, đến việc làm suy yếu sợi dây hôn phối và việc vắng bóng các người cha, cùng với các hậu quả thảm hại của bất an và cảm thức bị bỏ rơi. Tôi nghĩ đến giới trẻ đang bị đe dọa bởi sự trống vắng tâm linh và tìm cách giải thoát bằng việc dùng ma túy, các lối sống phù phiếm và tinh thần nổi loạn. Tôi nghĩ đến nhiều thế hệ linh mục đại lượng và thách đố nâng đỡ các ngài trong quyết định hàng ngày sống trung thành với Chúa Kitô và Giáo Hội của họ, trong khi một số rất ít tiếp tục đề ra lối thoát dễ dãi, bằng cách tránh né cam kết đích thực và tiếp tục sống cô lập và tự lấy mình làm trung tâm. Tôi nghĩ đến các tín hữu giáo dân trong khắp các giáo hội địa phương của các hiền huynh đang tiếp tục tụ tập với nhau để đáp lại tiếng Chúa mời gọi, Đấng vốn là sự hiệp thông, dù nhiều người đang công bố một thứ tín điều mới về lòng vị kỷ và bức tử tình liên đới. Tôi nghĩ đến các cố gắng vô hạn của rất nhiều người muốn lớn lên trong đức tin, biến nó thành ánh sáng rạng soi cho cõi lòng họ và là ngọn đèn chiếu rõi bước đi đầu tiên.
Tôi không đề xuất cho các hiền huynh bất cứ công thức nào, càng không có ý định để lại cho các hiền huynh bất cứ bảng liệt kê những điều phải làm nào. Tuy nhiên, tôi chỉ yêu cầu các hiền huynh duy trì sự thanh thản của mình khi thi hành sứ mệnh đầy đòi hỏi làm giám mục Colombia của mình, trong tình hiệp thông. Dù các hiền huynh biết rất rõ rằng trong đêm tối, kẻ dữ vẫn tiếp tục gieo cỏ dại, các hiền huynh hãy bắt chước sự kiên nhẫn của Chúa mùa gặt và tin tưởng vào phẩm chất tốt lành của hạt giống của Người. Các hiền huynh hãy học hỏi đức kiên nhẫn và lòng quảng đại của Người. Người chờ thời gian, vì tầm nhìn yêu thương của ngài nhìn tận phía xa. Nếu tình yêu trở nên yếu ớt, thì trái tim sẽ bất an, lo lắng bận tâm đến đủ thứ chuyện, bị săn đuổi bởi nỗi sợ sẽ thất bại. Trước hết, các hiền huynh hãy tin vào sự nhỏ bé của hạt giống Thiên Chúa. Các hiền huynh hãy tin tưởng vào sức mạnh tiềm ẩn trong men bột của Người. Các hiền huynh hãy để cõi lòng mình bị lôi cuốn bởi vẻ đẹp lớn lao khiến ta phải bán hết mọi sự ta có, để mua được của châu báu thần thánh ấy.
Thực thế, các hiền huynh còn có thể cung hiến tặng phẩm nào mạnh mẽ hơn cho gia đình Colombia hơn là sức mạnh âm thầm của Tin Mừng yêu thương, thứ tình yêu quảng đại vốn kết hợp một người đàn ông và một người đàn bà, và biến họ thành hình ảnh sự kết hợp của Chúa Kitô với Giáo Hội, những người trao ban và giữ gìn sự sống? Các gia đình cần biết rằng trong Chúa Kitô, một lần nữa, họ có thể trở nên một cây xum xuê có khả năng cung cấp bóng râm và sinh hoa trái mọi mùa, che chở các tổ sự sống trên các cành cây của mình. Ngày nay, rất nhiều người vinh tụng những thứ cây không có bóng râm, những thứ cây không sinh hoa trái, những cành cây không có tổ. Ước chi khởi điểm của các hiền huynh trở thành chứng tá hân hoan chúng minh cho sự kiện này: hạnh phúc phải được tìm ở nơi khác.
Các hiền huynh có thể cung ứng cho giới trẻ những gì? Họ thích cảm thấy được yêu thương; họ không tin tưởng bất cứ ai coi thường họ; họ tìm sự liêm chính và họ muốn được can dự. Các hiền huynh hãy chấp nhận họ với trái tim của Chúa Kitô và dành chỗ cho họ trong đời sống các giáo hội của các hiền huynh. Các hiền huynh đừng bán rẻ các niềm hy vọng và hoài mong của họ. Các hiền huynh hãy mạnh bạo nhắc nhở mọi người một cách rõ ràng và thanh thản rằng một xã hội dưới sự sai khiến của ma túy sẽ chịu một thứ chuyển hóa (metastasis) luân lý chuyên rao bán lửa hỏa ngục, gieo rắc mầm mống tham nhũng không thể nào kiềm chế được và tạo nên những thiên đường trốn thuế.
Các hiền huynh có thể cung ứng cho các linh mục những gì? Tặng phẩm đầu tiên là trở thành người cha đối với họ, bảo đảm với họ rằng bàn tay sinh ra họ và xức dầu cho họ tiếp tục là thành phần của đời họ. Trong thời buổi kỹ thuật số này, liên lạc với các linh mục của chúng ta ngay tức khắc là điều không khó. Thế nhưng, cõi lòng phụ thân của một giám mục không thể hài lòng với việc thông đạt họa hiếm, vô ngã và chỉ có tính cách chính thức với các linh mục của mình mà thôi. Một giám mục phải biết quan tâm xem các linh mục của mình hiện sống ở đâu và sống ra sao. Họ có thực sự đang sống như môn đệ của Chúa Giêsu không? Hay họ đã tìm thấy các hình thức sống an toàn khác như vững ổn về tài chánh, hàm hồ về luân lý, sống hai mặt, hay ảo tưởng cận thị chỉ lo thăng tiến nghề nghiệp? Các linh mục có một nhu cầu hết sức sinh tử và khẩn thiết được gần gũi vị giám mục của họ cả về thể lý lẫn xúc cảm. Họ cần biết họ có một người cha.
Các linh mục thường xuyên mang gánh nặng sinh hoạt hàng ngày của Giáo Hội. Họ ở các tuyến đầu, liên tục bị bao vây bởi những con người gặp khó khăn chạy tới tìm kiếm nơi họ sự trợ giúp mục vụ. Người ta tiếp cận họ và kêu gọi trái tim họ. Các linh mục phải nuôi dưỡng đám đông, nhưng thực phẩm của Thiên Chúa không bao giờ là điều chỉ để ban phát. Trái lại, nó chỉ có thể phát sinh từ sự nghèo khó riêng của ta, một sự nghèo khó gặp được sự giầu có phóng khoáng của Thiên Chúa. Xua đuổi đám đông và tự nuôi lấy mình bằng thứ ít ỏi mà mình có thể lấy làm của riêng một cách thiếu chính đáng luôn là một cơn cám dỗ (xem Lc 9:13).
Nên các hiền huynh hãy tỉnh táo đối với cơ sở thiêng liêng của các linh mục mình. Các hiền huynh hãy luôn dẫn dắt họ tới miền Xêdarêa Philíppi nơi mỗi người họ, bằng kinh nghiệm Giócđăng riêng, có thể nghe Chúa Giêsu đặt câu hỏi một lần nữa rằng “Các con bảo Thầy là ai?" Lý do của việc mục nát từ từ thường dẫn tới cái chết của tình môn đệ luôn được tìm thấy nơi một cõi lòng hết khả năng trả lời lại rằng: “Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa” (xem Mt 16:13-16). Kết quả là mất lòng can đảm hiến mình tự do, trong cảnh mơ hồ nội tâm, và trong cảnh mệt lử của một trái tim hết khả năng đồng hành với Chúa trên đường lên Giêrusalem.
Các hiền huynh hãy tỏ lòng quan tâm đặc biệt tới việc tiếp tục đào luyện các linh mục của mình, từ lúc đầu tiên họ nghe tiếng gọi của Chúa trong cõi lòng họ. Văn kiện Ratio Fundamentalis Institutionis Sacerdotalis mới công bố gần đây là một tài nguyên qúy giá mà nếu thi hành sẽ giúp Giáo Hội ở Colombia trong các cố gắng nhằm đáp trả hồng ân của Thiên Chúa, Đấng không bao giờ ngưng mời gọi rất nhiều người con của Giáo Hội này vào chức linh mục.
Tôi cũng xin các hiền huynh biểu lộ sự quan tâm đối với đời sống các người thánh hiến nam nữ. Họ đại diện cho việc từ bỏ tính thế gian của Tin Mừng. Họ được mời gọi thanh tẩy mọi tàn dư của các giá trị thế gian trong ngọn lửa các Phúc Thật, được mang ra sống không hào nhoáng và hoàn toàn từ bỏ mình để phục vụ người khác. Các hiền huynh đừng coi họ như “các tài nguyên hữu ích” đối với các công trình tông đồ, nhưng ở nơi họ, hãy nghe thấy tiếng kêu của tình yêu thánh hiến: “Lạy Chúa Giêsu, xin hãy đến” (Kh 22:20).
Các hiền huynh cũng hãy quan tâm tới việc huấn luyện hàng ngũ giáo dân của mình, những người chịu trách nhiệm không những đối với sức mạnh của cộng đồng đức tin của họ, mà phần lớn còn chịu trach nhiệm đối với sự hiện diện của Giáo Hội trong đời sống văn hóa, chính trị và kinh tế. Việc huấn luyện trong Giáo Hội bao hàm việc tiếp xúc với đức tin sống động của cộng đồng giáo hội và lấy làm của riêng kho tàng kinh nghiệm và giải đáp được Chúa Thánh Thần linh hứng, vì Người là Đấng dạy dỗ ta mọi sự (xem Ga 14:26).
Giờ đây, tôi muốn nghĩ đến các thách thức đang đặt ra cho Giáo Hội tại Amazonia, một vùng mà các hiền huynh tự hào một cách chính đáng, vì đây là một thành phần chủ yếu của tính đa dạng sinh thái hết sức đáng chú ý của xứ sở này. Amazonia đối với tất cả chúng ta là một thước đo có tính quyết định xem liệu xã hội chúng ta, một xã hội thường làm mồi cho chủ nghĩa duy vật và thực dụng, có khả năng duy trì được điều ta đã nhận được một cách nhưng không, không bóc lột nó nhưng làm cho nó sinh hoa trái hay không. Tôi đặc biệt nghĩ đến sự khôn ngoan sâu sắc của các sắc dân bản địa của vùng Amazon, và tôi tự hỏi không biết chúng ta có còn khả năng học hỏi ở họ tính thánh thiêng của sự sống, lòng tôn kính thiên nhiên, và việc thừa nhận rằng một mình kỹ thuật mà thôi không đủ đem lại thỏa mãn hoàn toàn cho đời ta và giải đáp các câu hỏi gây bối rối nhất của chúng ta.
Vì lý do trên, tôi khuyến khích các hiền huynh đừng bỏ rơi Giáo Hội tại Vùng Amazon, để nó một mình. Tạo ra “khuôn mặt Amazon” cho giáo hội lữ hành của lãnh thổ này là một thách đố cho tất cả các hiền huynh; và điều này kêu gọi phải có một sự hỗ trợ truyền giáo mỗi ngày một có ý thức nhiều hơn về phía mọi giáo phận và toàn bộ hàng giáo sĩ của quốc gia. Tôi được biết trong một số ngôn ngữ bản địa của Vùng Amazon, ý niệm “bạn” được phiên dịch là “cánh tay kia của tôi”. Mong các hiền huynh trở thành cánh tay kia của Vùng Amazon. Colombia không thể chặt cánh tay ấy mà không làm méo mó khuôn mặt và linh hồn của nó.
Các hiền huynh thân mến:
Giờ đây, chúng ta hãy dùng tinh thần hướng về Đức Mẹ Mân Côi Chiquinquirá, mà ảnh của ngài các hiền huynh đã lưu tâm mang từ Đền Thánh của ngài tới Nhà Thờ Chính Tòa lộng lẫy của thành phố này, để tôi cũng có thể được tôn kính ngài.
Như các hiền huynh đã biết, Colombia không thể đạt được sự đổi mới thực sự mà nó hằng mong ước, nếu điều đó không do ơn trên ban cho. Chúng ta hãy xin ơn đó của Chúa qua Nữ Trinh Diễm Phúc.
Như Thiên Chúa đã canh tân vẻ huy hoàng của nhan thánh mẹ Người ở Chiquinquirá thế nào, thì xin Người cũng tiếp tục chiếu rõi ánh sáng thiên cung như thế lên khuôn mặt của toàn bộ xứ sở này và đồng hành với Giáo Hội ở Colombia bằng sự chúc lành nhân hậu của Người.
Tin ghi từng giờ ngày thứ hai của Đức Phanxicô tại Colombia
Vũ Văn An
07:43 08/09/2017
Theo hãng tin Associated Press, Đức Phanxicô khởi đầu ngày thứ hai, 7 tháng Chín, của ngài tại Colombia bằng cuộc viếng thăm Tổng Thống và các nhà lãnh đạo chính phủ và dân sự nước này tại Dinh Tổng Thống. Trong dịp này, ngài thúc giục mọi người ủng hộ diễn trình hòa bình, chấm dứt cuộc tranh chấp dài nhất tại Châu Mỹ La Tinh và giải quyết các bất bình đẳng từng châm ngòi cho cuộc tranh chấp này.
Sau đây là bản tin ghi nhanh của hãng A.P. theo giờ giấc của Bogota:
8 giờ 40 sáng
Hàng trăm người đứng dọc lộ trình đoàn xe hộ tống đưa Đức Giáo Hoàng Phanxicô từ tòa sứ thần Tòa Thánh tới dinh Tổng Thống, nơi ngài sẽ gặp Tổng Thống Juan Manuel Santos và giới lãnh đạo chính trị và kinh tế của Colombia.
Hàng trăm người cũng đứng đợi ngài tại Casa Narino, một số mang thánh giá và chân dung vị giáo hoàng người Á Căn Đình. Trong đám đông, có một số binh sĩ với cánh tay cụt, các học sinh và viên chức khuyết tật.
Hôm nay, Đức Giáo Hoàng sẽ có một ngày dầy đặc, với bài diễn văn trước Tổng Thống Santos cũng như bài nói chuyện với đám đông. Sau đó, ngài sẽ gặp các giám mục và hồng y khắp vùng. Ngài sẽ kết thúc ngày thứ hai bằng lễ ngoài trời ở Công Viên Simon Bolivar của Bogota.
9 giờ 30 sáng
Tổng Thống ủng hộ khẩu hiệu chuyến đi của Đức Phanxicô, kêu gọi Người Colombia “thực hiện bước đi đầu tiên” và từ bỏ sự hận thù do nhiều thập niên tranh chấp vũ trang tạo nên.
Trong bài diễn văn hôm thứ Năm, ngỏ với Đức Phanxicô tại Dinh Tổng Thống ở Bogota, Ông Santos nói rằng Colombia là gương sáng cho một thế giới bị chìm đắm trong tranh chấp và chiến tranh, một nơi mà vũ khí đang được trao đổi bằng lời lẽ và thực tế đang biến thành những thời điểm tiến tới hòa bình.
Tuy nhiên, Ông thừa nhận rằng nhiều việc vẫn cần được làm để vượt qua các chia rẽ cay đắng do hòa ước năm ngoái tạo ra, một hòa ước bị những người bảo thủ chống đối, coi nó quá nhân nhượng đối với các du kích quân phe tả, những người có thành tích gây ra nhiều tội ác trong cuộc tranh chấp kéo dài cả nửa thế kỷ của đất nước.
Ông Santos nói rằng “hàng ngàn sinh mạng đã được cứu, hàng ngàn nạn nhân đã được dung tha, nhưng chúng ta vẫn cần thực hiện bước đi đầu tiên, có tính đổi mới, rất quan trọng đối với mọi người: tức bước hòa giải”.
Ông nói thêm rằng “làm im họng súng sẽ vô giá trị nếu chúng ta vẫn còn vũ trang ở trong lòng. Chấm dứt chiến tranh sẽ vô giá trị nếu chúng ta vẫn coi nhau như kẻ thù”.
9 giờ 40 sáng
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đang thúc giục người Colombia đến với nhau để hàn gắn các chia rẽ phát sinh từ 5 thập niên tranh chấp vũ trang và ban hành “các đạo luật công chính” để giải quyết sự bất bình đẳng vốn châm ngòi cho cuộc nổi loạn.
Đức Phanxicô đưa ra nhận định trên hôm thứ Năm trong bài diễn từ ngỏ với Tổng Thống Juan Manuel Santos và giới lãnh đạo chính trị, văn hóa và kinh tế của Colombia tại dinh tổng thống. Chuyến viếng thăm năm ngày của ngài nhằm giúp củng cố hòa ước năm ngoái ký giữa chính phủ và các phiến quân phe tả, một hòa ước đã chia rẽ quốc gia một cách cay đắng.
Trong các nhận định của ngài, Đức Phanxicô thúc giục mọi người dân Colombia “chữa lành các vết thương, bắc những cây cầu, củng cố các mối liên hệ và nâng đỡ lẫn nhau”. Ngài cũng kêu gọi ban hành các luật lệ để sửa sai điều ngài gọi là các nguyên nhân cơ cấu gây ra cảnh nghèo vốn châm ngòi cho tranh chấp.
Ngài nói: “chúng ta đừng quên rằng bất bình đẳng là gốc rễ của các căn bệnh xã hội”.
10 giờ 55 sáng
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đang hướng dẫn người Colombia cầu nguyện tại nhà thờ chính tòa ở Bogota, trong lúc, nhiều ngàn người khác đứng chật ních ở công trường bên ngoài chờ ngài xuất hiện.
Đám đông đứng chật quá đến độ một số người ngất xỉu. Ít nhất, 4 người đã được cáng đưa đi.
Việc kiểm soát đám đông là một thách đố từ trước đến nay trong chuyến viếng thăm của Đức Phanxicô, vì người Columbia ai cũng hân hoan muốn đến gần vị giáo hoàng người Châu Mỹ La Tinh đầu tiên trong lịch sử, vị giáo hoàng cố gắng khuyến khích diễn trình hòa bình của quốc gia họ. Trong biến cố đầu tiên ngày thứ Năm của ngài, một người đàn ông vượt hàng rào an ninh đến xấp mình dưới chân ngài ngay trên thảm đỏ khi ngài tới dinh tổng thống.
Trẻ em trên khán đài lúc đó đã rời vị trí của các em để ôm choàng lấy Đức Phanxicô trong một loạt những ôm hôn không có trong nghi thức.
11giờ 20 sáng
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đang thúc giục giới trẻ Colombia dẫn đầu trong việc cổ vũ lòng tha thứ, giúp đất nước được hàn gắn sau cuộc bạo loạn kéo dài cả nửa thế kỷ nay. Ngài bảo: người trẻ có khả năng hơn người lớn trong việc “để lại sau lưng điều gây mếch lòng cho chúng ta và nhìn tương lai mà không có gánh nặng của hận thù”.
Hàng ngàn người Colombia vẫy khăn mầu đỏ, mầu vàng và xanh dương, là mầu cờ của Colombia, để nghinh đón Đức Phanxicô tại Công Viên Bolivar, là công viên chính đối diện với nhà thờ chính tòa Bogota. Họ cắt ngang ngài nhiều lần bằng những lời hoan hô, cả lúc ngài nhắc lại câu nói thời danh của ngài rằng “chỉ người trẻ mới khua động nổi!”.
Đức Phanxicô ca ngợi người trẻ có khả năng tiến bước khỏi các thù hận xưa từng “gây bệnh cho linh hồn”. Ngài nói giới trẻ Colombia phải đương đầu với thách thức “truyền qua chúng ta niềm hy vọng trẻ trung luôn sẵn sàng dành cho người khác cơ hội thứ hai”.
Đức Phanxicô đang nhấn mạnh sứ điệp hòa giải, với hy vọng củng cố hòa ước năm ngoái từng bị nhiều người Colombia chống đối một cách cay đắng vì cho là dành cho phiến quân quá nhiều nhượng bộ để chúng hạ vũ khí.
12 giờ 25 trưa
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đang nói với các giám mục Colombia rằng các ngài có một vai trò độc đáo trong việc giúp người Colombia hàn gắn sau cuộc bạo loạn nửa thế kỷ qua bằng cách nói rằng các ngài phải chứng tỏ “một thứ can đảm tinh thần khác hẳn” để giúp người Colombia vượt thắng các bản năng gây chiến và sợ hãi đầy thấp hèn.
Đức Phanxicô cũng thúc giục hàng giáo phẩm làm việc cho sự hợp nhất và hiệp thông nội bộ, có ý nhắc đến các chia rẽ ngay bên trong Giáo Hội Công Giáo đối với hòa ước. Nhiều người bảo thủ chống đối hoà ước, trong đó, có các giáo sĩ, vì cho là quá nhân nhượng đối với phiến quân.
Trong một diển văn hôm thứ Năm tại toà Tổng Giám Mục ở Bogota, Đức Phanxicô thúc giục 130 giám mục Colombia đem lại cho đoàn chiên sự can đảm “dám thực hiện bước đầu tiên tiến tới hòa bình và hòa giải dứt khoát, tiến tới việc từ bỏ phương pháp bạo lực và vượt thắng các bất bình đẳng vốn là gốc rễ của biết bao đau khổ”.
2 giờ 30 chiều
Hàng chục ngàn người đang lũ lượt tràn vào công viên chính của Bogota dưới trời mưa như trút để tham dự thánh lễ ngoài trời vào buổi chiều do Đức Giáo Hoàng Phanxicô cử hành để cầu cho hòa bình và hoà giải.
Nhiều người trong đám đông tới Công Viên Simon Bolivar lúc hừng đông thứ Năm và đợi thánh lễ buổi chiều dưới trời mưa.
Một số người là các tỵ nạn Venezuela chạy trốn nạn lụt và nạn thiếu thuốc, các cuộc biểu tình bạo động và nạn lạm phát. Họ hy vọng Đức Phanxicô an ủi họ trước tình hình tồi tệ ở quê nhà.
3 giờ 05 chiều
Các giáo phẩm Venezuela hy vọng lợi dụng chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng tại Colombia để người ta chú ý tới số phận của đất nước họ.
Gặp Đức Giáo Hoàng tại tòa khâm sứ ở Bogota, Đức Hồng Y Jorge Urosa, Tổng Giám Mục Caracas, mô tả tình hình ở Venezuela như là “rất trầm trọng” (lạm phát cao, người ta phải bới rác và chết vì thiếu thuốc chữa).
Trước đó trong một cuộc phỏng vấn với nhật báo El Tiempo ở Bogota, ngài mô tả Tổng Thống Nicolas Maduro là nhà “độc tài” và tố cáo nhà lãnh đạo theo xã hội chủ nghĩa này đã làm ngơ các hứa hẹn của ông với Tòa Thánh vào năm ngoái trong cố gắng đối thoại với phe đối lập do Tòa Thánh bảo trợ.
3 giờ 45 chiều
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đang ca ngợi phụ nữ đã ở các tuyến đầu của Giáo Hội Công Giáo ở Châu Mỹ La Tinh, và ngài cảnh giác các giám mục trong vùng phải biết trân qúy họ nhiều hơn và đừng để họ bị “thu nhỏ thành các đầy tớ cho chủ nghĩa giáo sĩ trị kiên cố của chúng ta”.
Đức Phanxicô nói với một đám đông gồm các vị hồng y và giám mục đứng đầu tại Châu Mỹ Latinh và vùng Caribbean rằng giáo hội sẽ mất khả năng tái sinh nếu không có phụ nữ. Ngài nói: “chúng ta có một nghĩa vụ nặng nề phải hiểu, kính trọng, đánh giá cao và phát huy” mọi điều phụ nữ làm cho giáo hội và xã hội.
Đức Phanxicô thường hay ca ngợi vai trò bà nội ngài đóng trong việc đào tạo đức tin của chính ngài, và từng nói rằng phụ nữ nên đóng một vai trò lớn hơn trong việc đưa ra quyết định trong giáo hội. Tuy nhiên, cho tới nay, ngài chưa bổ nhiệm một phụ nữ nào đứng đầu một cơ quan chính của Vatican.
5 giờ 00 chiều
Mưa đã ngưng, mặt trời đã ló dạng sau đám mây và thánh lễ đầu tiên của Đức Giáo Hoàng Phanxicọ tại Colombia sắp bắt đầu.
Công viên Simon Bolivar của Bogota đã sẵn sàng tiếp nhận 700,000 người tham dự buổi phụng vụ nhưng thị trưởng Bogota “tweeted” rằng có tới 1 triệu 3 người Công Giáo sẽ tham dự.
Đức Phanxicô thăm hỏi một nhóm các trẻ em khuyết tật sau khi xuống khỏi giáo hoàng xa và giữa lúc giàn giao hưởng chơi bản giao hưởng số 9 của Beethoven.
5 giờ 20 chiều
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đang cử hành thánh lễ ngoài trời ở công viên Simon Bolivar của Bogota và trong bài giảng lễ, ngài cảnh giác về “đêm đen dày đặc” đang đe dọa Colombia bằng bạo lực, tham nhũng và trả thù.
Ngài bảo rằng đêm đen kia là “lòng thèm khát trả thù và sự hận thù từng làm vấy bẩn bàn tay những người muốn dùng thẩm quyền riêng của mình sửa lại các sai lầm, bóng đen của những người đã trở nên tê cứng đối với nỗi đau đớn của biết bao nhiêu nạn nhân”.
Sau đây là bản tin ghi nhanh của hãng A.P. theo giờ giấc của Bogota:
8 giờ 40 sáng
Hàng trăm người đứng dọc lộ trình đoàn xe hộ tống đưa Đức Giáo Hoàng Phanxicô từ tòa sứ thần Tòa Thánh tới dinh Tổng Thống, nơi ngài sẽ gặp Tổng Thống Juan Manuel Santos và giới lãnh đạo chính trị và kinh tế của Colombia.
Hàng trăm người cũng đứng đợi ngài tại Casa Narino, một số mang thánh giá và chân dung vị giáo hoàng người Á Căn Đình. Trong đám đông, có một số binh sĩ với cánh tay cụt, các học sinh và viên chức khuyết tật.
Hôm nay, Đức Giáo Hoàng sẽ có một ngày dầy đặc, với bài diễn văn trước Tổng Thống Santos cũng như bài nói chuyện với đám đông. Sau đó, ngài sẽ gặp các giám mục và hồng y khắp vùng. Ngài sẽ kết thúc ngày thứ hai bằng lễ ngoài trời ở Công Viên Simon Bolivar của Bogota.
9 giờ 30 sáng
Tổng Thống ủng hộ khẩu hiệu chuyến đi của Đức Phanxicô, kêu gọi Người Colombia “thực hiện bước đi đầu tiên” và từ bỏ sự hận thù do nhiều thập niên tranh chấp vũ trang tạo nên.
Trong bài diễn văn hôm thứ Năm, ngỏ với Đức Phanxicô tại Dinh Tổng Thống ở Bogota, Ông Santos nói rằng Colombia là gương sáng cho một thế giới bị chìm đắm trong tranh chấp và chiến tranh, một nơi mà vũ khí đang được trao đổi bằng lời lẽ và thực tế đang biến thành những thời điểm tiến tới hòa bình.
Tuy nhiên, Ông thừa nhận rằng nhiều việc vẫn cần được làm để vượt qua các chia rẽ cay đắng do hòa ước năm ngoái tạo ra, một hòa ước bị những người bảo thủ chống đối, coi nó quá nhân nhượng đối với các du kích quân phe tả, những người có thành tích gây ra nhiều tội ác trong cuộc tranh chấp kéo dài cả nửa thế kỷ của đất nước.
Ông Santos nói rằng “hàng ngàn sinh mạng đã được cứu, hàng ngàn nạn nhân đã được dung tha, nhưng chúng ta vẫn cần thực hiện bước đi đầu tiên, có tính đổi mới, rất quan trọng đối với mọi người: tức bước hòa giải”.
Ông nói thêm rằng “làm im họng súng sẽ vô giá trị nếu chúng ta vẫn còn vũ trang ở trong lòng. Chấm dứt chiến tranh sẽ vô giá trị nếu chúng ta vẫn coi nhau như kẻ thù”.
9 giờ 40 sáng
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đang thúc giục người Colombia đến với nhau để hàn gắn các chia rẽ phát sinh từ 5 thập niên tranh chấp vũ trang và ban hành “các đạo luật công chính” để giải quyết sự bất bình đẳng vốn châm ngòi cho cuộc nổi loạn.
Đức Phanxicô đưa ra nhận định trên hôm thứ Năm trong bài diễn từ ngỏ với Tổng Thống Juan Manuel Santos và giới lãnh đạo chính trị, văn hóa và kinh tế của Colombia tại dinh tổng thống. Chuyến viếng thăm năm ngày của ngài nhằm giúp củng cố hòa ước năm ngoái ký giữa chính phủ và các phiến quân phe tả, một hòa ước đã chia rẽ quốc gia một cách cay đắng.
Trong các nhận định của ngài, Đức Phanxicô thúc giục mọi người dân Colombia “chữa lành các vết thương, bắc những cây cầu, củng cố các mối liên hệ và nâng đỡ lẫn nhau”. Ngài cũng kêu gọi ban hành các luật lệ để sửa sai điều ngài gọi là các nguyên nhân cơ cấu gây ra cảnh nghèo vốn châm ngòi cho tranh chấp.
Ngài nói: “chúng ta đừng quên rằng bất bình đẳng là gốc rễ của các căn bệnh xã hội”.
10 giờ 55 sáng
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đang hướng dẫn người Colombia cầu nguyện tại nhà thờ chính tòa ở Bogota, trong lúc, nhiều ngàn người khác đứng chật ních ở công trường bên ngoài chờ ngài xuất hiện.
Đám đông đứng chật quá đến độ một số người ngất xỉu. Ít nhất, 4 người đã được cáng đưa đi.
Việc kiểm soát đám đông là một thách đố từ trước đến nay trong chuyến viếng thăm của Đức Phanxicô, vì người Columbia ai cũng hân hoan muốn đến gần vị giáo hoàng người Châu Mỹ La Tinh đầu tiên trong lịch sử, vị giáo hoàng cố gắng khuyến khích diễn trình hòa bình của quốc gia họ. Trong biến cố đầu tiên ngày thứ Năm của ngài, một người đàn ông vượt hàng rào an ninh đến xấp mình dưới chân ngài ngay trên thảm đỏ khi ngài tới dinh tổng thống.
Trẻ em trên khán đài lúc đó đã rời vị trí của các em để ôm choàng lấy Đức Phanxicô trong một loạt những ôm hôn không có trong nghi thức.
11giờ 20 sáng
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đang thúc giục giới trẻ Colombia dẫn đầu trong việc cổ vũ lòng tha thứ, giúp đất nước được hàn gắn sau cuộc bạo loạn kéo dài cả nửa thế kỷ nay. Ngài bảo: người trẻ có khả năng hơn người lớn trong việc “để lại sau lưng điều gây mếch lòng cho chúng ta và nhìn tương lai mà không có gánh nặng của hận thù”.
Hàng ngàn người Colombia vẫy khăn mầu đỏ, mầu vàng và xanh dương, là mầu cờ của Colombia, để nghinh đón Đức Phanxicô tại Công Viên Bolivar, là công viên chính đối diện với nhà thờ chính tòa Bogota. Họ cắt ngang ngài nhiều lần bằng những lời hoan hô, cả lúc ngài nhắc lại câu nói thời danh của ngài rằng “chỉ người trẻ mới khua động nổi!”.
Đức Phanxicô ca ngợi người trẻ có khả năng tiến bước khỏi các thù hận xưa từng “gây bệnh cho linh hồn”. Ngài nói giới trẻ Colombia phải đương đầu với thách thức “truyền qua chúng ta niềm hy vọng trẻ trung luôn sẵn sàng dành cho người khác cơ hội thứ hai”.
Đức Phanxicô đang nhấn mạnh sứ điệp hòa giải, với hy vọng củng cố hòa ước năm ngoái từng bị nhiều người Colombia chống đối một cách cay đắng vì cho là dành cho phiến quân quá nhiều nhượng bộ để chúng hạ vũ khí.
12 giờ 25 trưa
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đang nói với các giám mục Colombia rằng các ngài có một vai trò độc đáo trong việc giúp người Colombia hàn gắn sau cuộc bạo loạn nửa thế kỷ qua bằng cách nói rằng các ngài phải chứng tỏ “một thứ can đảm tinh thần khác hẳn” để giúp người Colombia vượt thắng các bản năng gây chiến và sợ hãi đầy thấp hèn.
Đức Phanxicô cũng thúc giục hàng giáo phẩm làm việc cho sự hợp nhất và hiệp thông nội bộ, có ý nhắc đến các chia rẽ ngay bên trong Giáo Hội Công Giáo đối với hòa ước. Nhiều người bảo thủ chống đối hoà ước, trong đó, có các giáo sĩ, vì cho là quá nhân nhượng đối với phiến quân.
Trong một diển văn hôm thứ Năm tại toà Tổng Giám Mục ở Bogota, Đức Phanxicô thúc giục 130 giám mục Colombia đem lại cho đoàn chiên sự can đảm “dám thực hiện bước đầu tiên tiến tới hòa bình và hòa giải dứt khoát, tiến tới việc từ bỏ phương pháp bạo lực và vượt thắng các bất bình đẳng vốn là gốc rễ của biết bao đau khổ”.
2 giờ 30 chiều
Hàng chục ngàn người đang lũ lượt tràn vào công viên chính của Bogota dưới trời mưa như trút để tham dự thánh lễ ngoài trời vào buổi chiều do Đức Giáo Hoàng Phanxicô cử hành để cầu cho hòa bình và hoà giải.
Nhiều người trong đám đông tới Công Viên Simon Bolivar lúc hừng đông thứ Năm và đợi thánh lễ buổi chiều dưới trời mưa.
Một số người là các tỵ nạn Venezuela chạy trốn nạn lụt và nạn thiếu thuốc, các cuộc biểu tình bạo động và nạn lạm phát. Họ hy vọng Đức Phanxicô an ủi họ trước tình hình tồi tệ ở quê nhà.
3 giờ 05 chiều
Các giáo phẩm Venezuela hy vọng lợi dụng chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng tại Colombia để người ta chú ý tới số phận của đất nước họ.
Gặp Đức Giáo Hoàng tại tòa khâm sứ ở Bogota, Đức Hồng Y Jorge Urosa, Tổng Giám Mục Caracas, mô tả tình hình ở Venezuela như là “rất trầm trọng” (lạm phát cao, người ta phải bới rác và chết vì thiếu thuốc chữa).
Trước đó trong một cuộc phỏng vấn với nhật báo El Tiempo ở Bogota, ngài mô tả Tổng Thống Nicolas Maduro là nhà “độc tài” và tố cáo nhà lãnh đạo theo xã hội chủ nghĩa này đã làm ngơ các hứa hẹn của ông với Tòa Thánh vào năm ngoái trong cố gắng đối thoại với phe đối lập do Tòa Thánh bảo trợ.
3 giờ 45 chiều
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đang ca ngợi phụ nữ đã ở các tuyến đầu của Giáo Hội Công Giáo ở Châu Mỹ La Tinh, và ngài cảnh giác các giám mục trong vùng phải biết trân qúy họ nhiều hơn và đừng để họ bị “thu nhỏ thành các đầy tớ cho chủ nghĩa giáo sĩ trị kiên cố của chúng ta”.
Đức Phanxicô nói với một đám đông gồm các vị hồng y và giám mục đứng đầu tại Châu Mỹ Latinh và vùng Caribbean rằng giáo hội sẽ mất khả năng tái sinh nếu không có phụ nữ. Ngài nói: “chúng ta có một nghĩa vụ nặng nề phải hiểu, kính trọng, đánh giá cao và phát huy” mọi điều phụ nữ làm cho giáo hội và xã hội.
Đức Phanxicô thường hay ca ngợi vai trò bà nội ngài đóng trong việc đào tạo đức tin của chính ngài, và từng nói rằng phụ nữ nên đóng một vai trò lớn hơn trong việc đưa ra quyết định trong giáo hội. Tuy nhiên, cho tới nay, ngài chưa bổ nhiệm một phụ nữ nào đứng đầu một cơ quan chính của Vatican.
5 giờ 00 chiều
Mưa đã ngưng, mặt trời đã ló dạng sau đám mây và thánh lễ đầu tiên của Đức Giáo Hoàng Phanxicọ tại Colombia sắp bắt đầu.
Công viên Simon Bolivar của Bogota đã sẵn sàng tiếp nhận 700,000 người tham dự buổi phụng vụ nhưng thị trưởng Bogota “tweeted” rằng có tới 1 triệu 3 người Công Giáo sẽ tham dự.
Đức Phanxicô thăm hỏi một nhóm các trẻ em khuyết tật sau khi xuống khỏi giáo hoàng xa và giữa lúc giàn giao hưởng chơi bản giao hưởng số 9 của Beethoven.
5 giờ 20 chiều
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đang cử hành thánh lễ ngoài trời ở công viên Simon Bolivar của Bogota và trong bài giảng lễ, ngài cảnh giác về “đêm đen dày đặc” đang đe dọa Colombia bằng bạo lực, tham nhũng và trả thù.
Ngài bảo rằng đêm đen kia là “lòng thèm khát trả thù và sự hận thù từng làm vấy bẩn bàn tay những người muốn dùng thẩm quyền riêng của mình sửa lại các sai lầm, bóng đen của những người đã trở nên tê cứng đối với nỗi đau đớn của biết bao nhiêu nạn nhân”.
Bão thế kỷ Irma làm ngưng ngày lễ Đức Bà Del Cobre ở Cuba
Trần Mạnh Trác
11:23 08/09/2017
Đức bà Del Cobre là thánh quan thày cuả nước Cuba. Người Cuba tôn kính và thực hiện hành hương đến El Cobre giống như người Việt Nam tổ chức hành hương đến Lavang vậy.
Truyền thống hành hương này khởi đầu từ việc khám ra bức tượng Đức Bà một cách li kỳ ở một bờ vịnh vắng vẻ như sau:
Sự tích Đức Bà Del Cobre:
Bức tượng cao 16 inch (40cm), bằng đất nung với chiếc áo khoác sơn màu trắng. Tượng mô tả Đức Mẹ đứng trên mặt trăng với ba thiên thần nâng đỡ, tay trái bế con trẻ Giêsu, tay phải cầm thánh giá vàng. Chuá hài đồng một tay ban phúc lành, tay khác cầm trái điạ cầu vàng.
Một ngôi đền tôn kính được xây dựng ngay lập tức, và trở thành địa điểm hành hương từ đó.
Theo thỉnh nguyện của các cựu chiến binh cuả cuộc chiến giành độc lập, Đức Bà Cứu Tế Del Cobre được đức giáo hoàng Benedict XV tuyên bố là bổn mạng của nước Cuba năm 1916. Sau đó vào năm 1936, bức tượng được đăng quang long trọng tại Đại hội Thánh thể ở Santiago de Cuba. Đức giáo hoàng Phaolô VI nâng cấp ngôi đền kính Đức Bà lên hàng vương cung thánh đường năm 1977. Đức Giáo Hoàng Thánh Gioan Phaolô II đã long trọng trao vương miện cho bức tượng một lần nữa vào năm 1998.
Thánh Lễ đầu tiên trong chuyến tông du Colombia của Đức Thánh Cha
VietCatholic Network
16:23 08/09/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Thánh lễ này là biến cố đông đảo nhất trong ngày hoạt động đầu tiên của Đức Thánh Cha tại thủ đô của Colombia. Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh, ông Greg Burke, cho biết số người đến dự lễ là hơn 1 triệu người: họ đứng đầy công viên và tràn ra các đường bên ngoài, tham dự thánh lễ qua các màn hình khổng lồ.
Trong số các tín hữu hiện diện cũng có các nhóm trẻ em khuyết tật và những em gặp khó khăn. Đặc biệt tổng thống Manuel Santos và phu nhân cùng với nhiều quan chức chính quyền cũng có mặt tại buổi lễ.
Đồng tế với Đức Thánh Cha có khoảng 200 Giám Mục Colombia và quốc tế, cùng với hàng ngàn linh mục.
Thánh lễ có chủ đề là: “Những người xây dựng hòa bình, thăng tiến sự sống”. Trong bài giảng thánh lễ, Đức Thánh Cha đã dựa vào bài Tin Mừng theo thánh Luca (5,1-11) thuật lại sự tích thánh Phêrô và các bạn ngư phủ vất vả cả đêm mà không bắt được con cá nào, nhưng nghe lời Chúa Giêsu, ông đã thả lưới và bắt được mẻ cá lạ lùng. Cá nhiều đến độ các ông phải gọi những người chài từ các thuyền khác đến giúp. Sau biến cố này, Phêrô đã bỏ mọi sự mà theo Chúa Giêsu. Từ những chi tiết trong bài Phúc Âm, Đức Thánh Cha đã áp dụng vào hoàn cảnh của Colombia và nói rằng:
“Ở đây cũng như những nơi khác trên thế giới, có những bóng đen dầy đặc đe dọa và phá hủy sự sống: bóng đen bất công và chênh lệch xã hội, bóng đen thối nát vì những tư lợi bản thân hoặc phe phái, tiêu thụ một cách ích kỷ và vô độ những gì vốn được dành để mưu an sinh cho tất cả mọi người; những bóng đen do sự thiếu tôn trọng sự sống con người, đốn ngã hằng ngày cuộc sống của bao nhiêu người vô tội và máu họ kêu thấu tới trời; những bóng đen do sự khao khát báo thù và oán hận, làm vấy máu những bàn tay của những kẻ tự mình thi hành công lý; những bóng đen của những kẻ không còn nhạy cảm trước đau khổ của bao nhiêu nạn nhân. Tất cả những bóng đen đó, Chúa Giêsu đã phá tan và hủy diệt chúng với mệnh lệnh Ngài truyền cho Phêrô: “Hãy ra khơi” (Lc 5,4).
Đức Thánh Cha cảnh giác rằng: “Chúng ta không để đi vào những cuộc tranh luận vô tận, kiểm điểm những toan tính đã thất bại, và liệt kê những cố gắng chẳng dẫn tới đâu; như Phêrô, chúng ta biết thế nào là kinh nghiệm làm việc mà không có kết quả nào. Cả đất nước này cũng biết thực tại ấy, khi mà trong thời kỳ 6 năm, ban đầu, đã có 16 vị tổng thống, và đã trả giá đắt đỏ vì sự chia rẽ của mình; cả Giáo Hội ở Colombia cũng trải qua kinh nghiệm về bao nhiêu dấn thân mục vụ vô ích và không kết quả... nhưng như Phêrô, chúng ta cũng có khả năng tín thác nơi Thầy, Lời của Ngài khơi dậy thành công phong phú, thậm chí cả nhừng nơi mà nghịch cảnh bóng đen của con người làm cho bao nhiêu cố gắng vất vả không có kết quả. Phêrô là người nhất quyết đón nhận lời mời của Chúa Giêsu, bỏ mọi sự mà theo Chúa, để biến thanh một ngư phủ mới, với sứ mạng dẫn dắt anh em mình về Nước Thiên Chúa, nơi mà sự sống được sung mãn và hạnh phúc”.
Đức Thánh Cha đặc biệt mời gọi dân chúng tại Bogotà và Colombia, noi gương thánh Phêrô, ra khơi, thả lưới. Ngài nói:
Tại Bogotà và Colomgia này đang có một cộng đoàn vô biên đang tiến hành, họ được mời gọi trở thành một mạng lưới vững chắc gồm tóm tất cả trong tình hiệp nhất, làm việc để bảo vệ và chăm sóc sự sống con người, đặc biệt là sự sống mong manh và dễ bị tổn thương nhất: sự sống trong lòng mẹ, trong thời thơ ấy, trong tuổi già, trong tình cảnh khuyết tật và trong những tình trạng ở ngoài lề xã hội. Cộng đoàn đông đảo dân chúng sống ở Bogotà và Colombia cũng có thể trở thành những cộng đoàn đích thực, sinh động, công chính và huynh đệ, nếu họ lắng nghe và đón nhận Lời Chúa.
Tiếp tục bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
“Như những ngư phủ, chúng ta cần phải gọi nhau, gởi những tín hiệu cho nhau, tái coi nhau như anh em, như những người đồng hành, nhữ những người cùng phục vụ một công trình chung là tổ quốc. Đồng thời Bogotà và Colombia là bờ hồ, là biển khơi, là những thành thị Chúa Giêsu đã và đang đi qua, để cống hiến sự hiện diện và lời phong phú của Ngài, để dẫn chúng ta ra khỏi bóng đen và đưa chúng ta đến ánh sáng và sự sống. Tất cả hãy gọi nhau để không một ai còn bị bỏ mặc cho bão tố; đưa tất cả các gia đình lên thuyền, như cung thánh của sự sống; dành chỗ cho công ích, vượt lên trên những lợi lộc nhỏ nhen hoặc phe phái, đảm trách những người yếu thế nhất bằng cách thăng tiến các quyền lợi của họ..
Và Đức Thánh Cha kết luận rằng: Như Ngài đã làm với Simon, Chúa Giêsu cũng mời gọi chúng ta hãy ra khơi, ngài thúc đây chúng ta chia sẻ rủi ro, từ bỏ những ích kỷ của mình và đi theo Chúa; từ bỏ những sợ hãi không đến từ Thiên Chúa, chúng làm cho chúng ta bị tê liệt và trì hoãn mệnh lệnh cấp thiết là trở thành những người xây dựng hòa bình, thăng tiến sự sống”
Trong lời cám ơn Đức Thánh Cha cuối thánh lễ, Đức Hồng Y Rubén Salazar, Tổng Giám Mục Bogotà cũng nói đến những cuộc tấn công chết chóc từ lâu vây bủa Colombia.
Như thói quen, Đức Thánh Cha đã tặng cho Nhà thờ chính tòa tổng giáo phận Bogotà một chén lễ quí giá.
Và khi ngài từ công viên Simon Bolivar về Tòa Sứ thần Tòa Thánh cách đó 6 cây số, dọc đường cũng có rất đông các tín hữu đứng hai bên đường để chào đón ngài, trong khi đó thành phố cho bắn pháo bông để chào mừng cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha. Trước Tòa Sứ Thần, ngài đã chào thăm một nhóm các trẻ em, người già và cả những người khuyết tật.
Đức Phanxicô cử hành Thánh Lễ hòa giải tại vùng chiến tranh trước đây của Colombia
Vũ Văn An
18:05 08/09/2017
Theo hãng tin A.P., sáng ngày 7 tháng 9, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tới Villavicencio, một khu vực trước đây bị vây khốn bởi các phiến quân phe tả, để cùng cầu nguyện với các nạn nhân của cuộc tranh chấp dài nhất của Colombia; ngài thúc giục họ vượt qua đau buồn bằng cách tha thứ cho những kẻ trước đây tấn công mình.
Trong Thánh Lễ ngoài trời cử hành tại đây, Đức Phanxicô ca ngợi những người chống lại “cơn cám dỗ dễ hiểu muốn trả thù” và thay vào đó, đã tìm kiếm hòa bình. Ngài nói rằng quyết định của họ không hề hợp pháp hóa các bất công họ phải chịu, mà đúng hơn, biểu lộ sự sẵn lòng muốn cùng nhau xây dựng một tương lai hòa bình.
Ngài cảnh giác: “mọi cố gắng hòa bình mà không có sự cam kết hoà giải thành thực chắc chắn sẽ thất bại”.
Trọng điểm chuyến viếng thăm một ngày ở đây được Tòa Thánh gọi là “cuộc tụ họp vĩ đại để cầu nguyện cho việc hòa giải quốc gia”, đem lại với nhau cả các nạn nhân lẫn những người gây nạn trước biểu tượng mủi lòng của tranh chấp: bức tượng Chúa Kitô cụt tay được cứu thoát từ một thánh đường bị đạn súng cối của phiến quân phá hủy.
Đây chắc chắn là cuộc tụ họp hết sức xúc động đối với Đức Phanxicô, vị giáo hoàng vốn dùng hòa giải làm chủ đề chính cho chuyến tông du 5 ngày tại Colombia sau khi hứa hẹn sẽ viếng nước này lúc ký kết hòa ước năm ngoái với Các Lực Lượng Vũ Trang Cách Mạng Colombia (FARC).
Biến cố này lôi cuốn hàng ngàn nạn nhân thuộc đủ tầng lớp xã hội: binh sĩ mất tay chân vì khai hoang mìn bẫy, các bà mẹ có con bị phiến quân cưỡng bức bắt gia nhập và không bao giờ còn thấy lại và các nông dân bị các nhóm dân quân phe hữu trục xuất khỏi đất đai.
Dù vẫn còn rất đau buồn, nhưng nhiều người nói rằng họ đã cố gắng vượt qua nỗi sầu buồn để tha thứ. Paula Mahecha, có con gái mất tích năm 2004 khi đang học làm y tá, nói rằng: “Khi bạn tha thứ, bạn vẫn có vết thẹo của thương tích, nhưng, đúng, tôi đã dứt khoát tha thứ tự đáy lòng tôi”. Mahecha tới tham dự biến cố, đeo hình con gái, Marina Christina Cobo Mahecha, quanh cổ và một biểu ngữ tố cáo quân đội, cảnh sát và các nhóm dân quân đã khiến con gái bà mất tích.
Bà cho hay: bà đã vượt qua được cơn buồn sầu nhờ một vị linh mục: “Nếu không, tôi đã chết rồi. Tha thứ không phải vì họ mà là vì tôi”.
Trước biến cố này, nguyên chỉ huy FARC đã công bố một lá thư trong đó, ông ta xin Đức Giáo Hoàng Phanxicô tha thứ.
“Các lời Đức Thánh Cha thường nhắc nhớ về lượng từ bi vô hạn của Thiên Chúa đã thúc đẩy con xin Đức Thánh Cha tha thứ cho bất cứ dòng nước mắt hay đau đớn nào chúng con đã gây ra cho xã hội Colombia hoặc bất cứ cá nhân nào của xã hội này”. Rodrigo Londono, được biết nhiều hơn dưới chiến danh Timochenko, viết như thế.
Người chỉ huy lâu năm của phiến quân, hiện đang điều trị tại Cuba vì một cơn tai biến mạch máu não, nói rằng ông rất tiếc không thể hiện diện trong chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng. Tự cho là “người ái mộ đầy sùng kính” vị giáo hoàng đầu tiên của Châu Mỹ La Tinh, ông ca ngợi việc Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh tới phẩm giá của mọi con người nhân bản và thẳng thắn chỉ trích hệ thống kinh tế trong đó các nước giầu có cướp bóc các tài nguyên của các nước nghèo.
Trong một dấu chỉ khác cho thấy sứ điệp hòa giải của Đức Giáo Hoàng rất có thể đang được quốc gia bị phân hóa này lưu ý một cách sâu sắc, thị trưởng Medellin xác nhận rằng Tổng Thống Juan Manuel Santos, vào ngày thứ Bẩy này, sẽ cầu nguyện trong Thánh Lễ ở thành phố lớn thứ nhì của Colombia cùng với người tiền nhiệm và là thù địch chính của ông là Tổng Thống Alvaro Uribe. Trước đây, hai người đã từ khước xuất hiện chung với nhau trong bất cứ biến cố nào có Đức Giáo Hoàng.
Hai cựu đồng minh này chia rẽ nhau vì việc Ông Santos ký hòa ước với FARC và chính sự chia rẽ này đã phá hoại các cơ may trong việc thực thi hòa ước. Đức Phanxicô vốn cố gắng đem hai người lại với nhau, nên đã tổ chức một cuộc gặp gỡ trực diện tại Vatican vào tháng 12 vừa qua sau khi Ông Uribe lãnh đạo phong trào đối lập bác bỏ hoà ước nguyên thủy trong cuộc trưng cầu toàn quốc.
Trong số các người tham dự biến cố hòa giải tại Villavicencio có Lucrecia Valencia, mất chồng và con trai cũng như tay phải và chân trái của bà, khi họ đi kiếm củi gần nhà. Thị trấn của bà bị bạo lực vây khốn trong nhiều năm, và bà muốn thế giới biết rằng hòa bình của đất nước bà hết sức mong manh. Bà nói rằng mìn bẫy, đảo ngược đời bà vào năm 2009, đã được một nhóm phiến quân khác cài đặt, đó là Quân Đội Giải Phóng Quốc Gia (ELN); nhóm này nay vẫn còn hoạt động tại nhiều nơi trên lãnh thổ.
Người đàn bà 40 tuổi này nói rằng “chúng tôi buồn nôn vì tất cả các điều ấy. Tôi là một người đàn bà có tấm lòng tốt. Tôi không yêu cầu chi. Nhưng tôi muốn người ta biết rằng chúng tôi không muốn chiến tranh nữa”.
Cũng có mặt là Ông Juan Enrique Montiel, một thành viên trước đây của dân quân; ông này cho biết ông hiểu ra rằng ông không thể khởi đầu một cuộc sống mới cho tới khi ông giáp mặt với các nạn nhân của mình để xin tha thứ.
Ông nói: “chúng tôi tạo ra khá nhiều nạn nhân, thành thử để chúng tôi đạt được hiện trạng, nghĩa là có thể đi lại như một thường dân mà không phải sợ hãi”, điều cần là trực diện với các nạn nhân của mình.
Nổi bật trong biến cố này là bức tượng Chúa Kitô cụt tay đã cứu được từ một thánh đường bị đạn súng cối phá hủy cách nay 15 năm; có lẽ bức tượng này mạnh mẽ nhắc mọi người nhớ lại cảnh bạo lực chính trị vô nghĩa từng sát hại 250,000 người và làm nhiều triệu người phải tản cư. Một số cư dân Colomnia gốc Phi Châu của thị trấn Bojaya nghèo nàn, trong nhiều ngày, đã dùng thuyền, máy bay và xe buýt, đem bức tượng bằng thạch cao này tới Villavicencio để Đức Giáo Hoàng làm phép.
Nhà thờ thị trấn bị đạn súng cối của FARC đánh trúng và phá sập khi 300 cư dân đang trú tại đó trong một trận đánh kéo dài 3 ngày giữa phiến quân, quân đội và dân quân du kích. Ít nhất, 79 người thiệt mạng và 100 người bị thương trong cuộc tấn công năm 2002 này.
Ngày nay, thị trấn xa xôi được coi là một khuôn mẫu của hòa giải, sau khi họ ủng hộ kế hoạch hòa bình của Tổng Tống Juan Manuel Santos; thậm chí họ còn thực hiện một bước bất thường là nghinh đón FARC. Nhờ thế, các lãnh tụ của nhóm này hai lần đã tới thị trấn để xin lỗi và khai triển nhiều dự án đem lại phúc lợi cho cộng đồng ở đây.
Khởi đầu Thánh Lễ, Đức Phanxicô đã phong chân phúc cho 2 linh mục có liên hệ mật thiết với cuộc tranh chấp tại Colombia. Đức Giáo Hoàng tuyên bố các ngài là các vị tử đạo, “đã đổ máu đào ra vì tình yêu đoàn chiên đã được trao phó cho các ngài”.
Cha Pedro Ramirez bị sát hại trong các năm sóng gió sau vụ ám sát trùm gây rối theo cánh tả Jorge Eliecer Gaitan, một vụ sát hại đánh dấu việc Colombia bắt đầu sa vào cuộc bạo động chính trị và việc vũ khí hóa nông dân nghèo do đó mà ra. Các linh mục ở thị trấn Armero, ở miền trung Colombia, cho hay Cha Ramirez bị lôi ra khỏi nhà thờ, lột hết áo quần rồi bị bọn đàn em của trùm Gaitan giết bằng mã tấu. Họ tố cáo cha che chở các kẻ thù bảo thủ, cường hào ác bá của họ.
Đức Cha Jesus Jaramillo bị phiến quân ELN bắn gục năm 1989 tại thành phố Arauca ở phía đông; ngài chỉ tấn công họ về phương diện thần học. ELN vốn được thành lập bởi các linh mục và chủng sinh bị kích thích bởi nền thần học giải phóng; nền thần học này vốn đồng hóa giáo hội với dân nghèo và những người bị loại bỏ; họ thấy nơi con người bảo thủ nhưng được lòng dân Jaramillo này một địch thủ có tiềm năng có thể lấy lòng các nông dân và công nhân.
Khoảng 70 thân nhân của Cha Ramirez từ khắp thế giới đã tới tham dự lễ phong chân phúc cho cha. Nhà cầm quyền Colombia cho biết lễ này có sự tham dự của 400,000 người. Julia Eugenia Ramirez, cháu gọi vị linh mục là ông chú cho hay: “quả là một ngày hạnh phúc và phấn khích. Cháu cảm thấy vinh dự được bước theo chân của ông chú”.
Trong Thánh Lễ ngoài trời cử hành tại đây, Đức Phanxicô ca ngợi những người chống lại “cơn cám dỗ dễ hiểu muốn trả thù” và thay vào đó, đã tìm kiếm hòa bình. Ngài nói rằng quyết định của họ không hề hợp pháp hóa các bất công họ phải chịu, mà đúng hơn, biểu lộ sự sẵn lòng muốn cùng nhau xây dựng một tương lai hòa bình.
Ngài cảnh giác: “mọi cố gắng hòa bình mà không có sự cam kết hoà giải thành thực chắc chắn sẽ thất bại”.
Trọng điểm chuyến viếng thăm một ngày ở đây được Tòa Thánh gọi là “cuộc tụ họp vĩ đại để cầu nguyện cho việc hòa giải quốc gia”, đem lại với nhau cả các nạn nhân lẫn những người gây nạn trước biểu tượng mủi lòng của tranh chấp: bức tượng Chúa Kitô cụt tay được cứu thoát từ một thánh đường bị đạn súng cối của phiến quân phá hủy.
Đây chắc chắn là cuộc tụ họp hết sức xúc động đối với Đức Phanxicô, vị giáo hoàng vốn dùng hòa giải làm chủ đề chính cho chuyến tông du 5 ngày tại Colombia sau khi hứa hẹn sẽ viếng nước này lúc ký kết hòa ước năm ngoái với Các Lực Lượng Vũ Trang Cách Mạng Colombia (FARC).
Biến cố này lôi cuốn hàng ngàn nạn nhân thuộc đủ tầng lớp xã hội: binh sĩ mất tay chân vì khai hoang mìn bẫy, các bà mẹ có con bị phiến quân cưỡng bức bắt gia nhập và không bao giờ còn thấy lại và các nông dân bị các nhóm dân quân phe hữu trục xuất khỏi đất đai.
Dù vẫn còn rất đau buồn, nhưng nhiều người nói rằng họ đã cố gắng vượt qua nỗi sầu buồn để tha thứ. Paula Mahecha, có con gái mất tích năm 2004 khi đang học làm y tá, nói rằng: “Khi bạn tha thứ, bạn vẫn có vết thẹo của thương tích, nhưng, đúng, tôi đã dứt khoát tha thứ tự đáy lòng tôi”. Mahecha tới tham dự biến cố, đeo hình con gái, Marina Christina Cobo Mahecha, quanh cổ và một biểu ngữ tố cáo quân đội, cảnh sát và các nhóm dân quân đã khiến con gái bà mất tích.
Bà cho hay: bà đã vượt qua được cơn buồn sầu nhờ một vị linh mục: “Nếu không, tôi đã chết rồi. Tha thứ không phải vì họ mà là vì tôi”.
Trước biến cố này, nguyên chỉ huy FARC đã công bố một lá thư trong đó, ông ta xin Đức Giáo Hoàng Phanxicô tha thứ.
“Các lời Đức Thánh Cha thường nhắc nhớ về lượng từ bi vô hạn của Thiên Chúa đã thúc đẩy con xin Đức Thánh Cha tha thứ cho bất cứ dòng nước mắt hay đau đớn nào chúng con đã gây ra cho xã hội Colombia hoặc bất cứ cá nhân nào của xã hội này”. Rodrigo Londono, được biết nhiều hơn dưới chiến danh Timochenko, viết như thế.
Người chỉ huy lâu năm của phiến quân, hiện đang điều trị tại Cuba vì một cơn tai biến mạch máu não, nói rằng ông rất tiếc không thể hiện diện trong chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng. Tự cho là “người ái mộ đầy sùng kính” vị giáo hoàng đầu tiên của Châu Mỹ La Tinh, ông ca ngợi việc Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh tới phẩm giá của mọi con người nhân bản và thẳng thắn chỉ trích hệ thống kinh tế trong đó các nước giầu có cướp bóc các tài nguyên của các nước nghèo.
Trong một dấu chỉ khác cho thấy sứ điệp hòa giải của Đức Giáo Hoàng rất có thể đang được quốc gia bị phân hóa này lưu ý một cách sâu sắc, thị trưởng Medellin xác nhận rằng Tổng Thống Juan Manuel Santos, vào ngày thứ Bẩy này, sẽ cầu nguyện trong Thánh Lễ ở thành phố lớn thứ nhì của Colombia cùng với người tiền nhiệm và là thù địch chính của ông là Tổng Thống Alvaro Uribe. Trước đây, hai người đã từ khước xuất hiện chung với nhau trong bất cứ biến cố nào có Đức Giáo Hoàng.
Hai cựu đồng minh này chia rẽ nhau vì việc Ông Santos ký hòa ước với FARC và chính sự chia rẽ này đã phá hoại các cơ may trong việc thực thi hòa ước. Đức Phanxicô vốn cố gắng đem hai người lại với nhau, nên đã tổ chức một cuộc gặp gỡ trực diện tại Vatican vào tháng 12 vừa qua sau khi Ông Uribe lãnh đạo phong trào đối lập bác bỏ hoà ước nguyên thủy trong cuộc trưng cầu toàn quốc.
Trong số các người tham dự biến cố hòa giải tại Villavicencio có Lucrecia Valencia, mất chồng và con trai cũng như tay phải và chân trái của bà, khi họ đi kiếm củi gần nhà. Thị trấn của bà bị bạo lực vây khốn trong nhiều năm, và bà muốn thế giới biết rằng hòa bình của đất nước bà hết sức mong manh. Bà nói rằng mìn bẫy, đảo ngược đời bà vào năm 2009, đã được một nhóm phiến quân khác cài đặt, đó là Quân Đội Giải Phóng Quốc Gia (ELN); nhóm này nay vẫn còn hoạt động tại nhiều nơi trên lãnh thổ.
Người đàn bà 40 tuổi này nói rằng “chúng tôi buồn nôn vì tất cả các điều ấy. Tôi là một người đàn bà có tấm lòng tốt. Tôi không yêu cầu chi. Nhưng tôi muốn người ta biết rằng chúng tôi không muốn chiến tranh nữa”.
Cũng có mặt là Ông Juan Enrique Montiel, một thành viên trước đây của dân quân; ông này cho biết ông hiểu ra rằng ông không thể khởi đầu một cuộc sống mới cho tới khi ông giáp mặt với các nạn nhân của mình để xin tha thứ.
Ông nói: “chúng tôi tạo ra khá nhiều nạn nhân, thành thử để chúng tôi đạt được hiện trạng, nghĩa là có thể đi lại như một thường dân mà không phải sợ hãi”, điều cần là trực diện với các nạn nhân của mình.
Nổi bật trong biến cố này là bức tượng Chúa Kitô cụt tay đã cứu được từ một thánh đường bị đạn súng cối phá hủy cách nay 15 năm; có lẽ bức tượng này mạnh mẽ nhắc mọi người nhớ lại cảnh bạo lực chính trị vô nghĩa từng sát hại 250,000 người và làm nhiều triệu người phải tản cư. Một số cư dân Colomnia gốc Phi Châu của thị trấn Bojaya nghèo nàn, trong nhiều ngày, đã dùng thuyền, máy bay và xe buýt, đem bức tượng bằng thạch cao này tới Villavicencio để Đức Giáo Hoàng làm phép.
Nhà thờ thị trấn bị đạn súng cối của FARC đánh trúng và phá sập khi 300 cư dân đang trú tại đó trong một trận đánh kéo dài 3 ngày giữa phiến quân, quân đội và dân quân du kích. Ít nhất, 79 người thiệt mạng và 100 người bị thương trong cuộc tấn công năm 2002 này.
Ngày nay, thị trấn xa xôi được coi là một khuôn mẫu của hòa giải, sau khi họ ủng hộ kế hoạch hòa bình của Tổng Tống Juan Manuel Santos; thậm chí họ còn thực hiện một bước bất thường là nghinh đón FARC. Nhờ thế, các lãnh tụ của nhóm này hai lần đã tới thị trấn để xin lỗi và khai triển nhiều dự án đem lại phúc lợi cho cộng đồng ở đây.
Khởi đầu Thánh Lễ, Đức Phanxicô đã phong chân phúc cho 2 linh mục có liên hệ mật thiết với cuộc tranh chấp tại Colombia. Đức Giáo Hoàng tuyên bố các ngài là các vị tử đạo, “đã đổ máu đào ra vì tình yêu đoàn chiên đã được trao phó cho các ngài”.
Cha Pedro Ramirez bị sát hại trong các năm sóng gió sau vụ ám sát trùm gây rối theo cánh tả Jorge Eliecer Gaitan, một vụ sát hại đánh dấu việc Colombia bắt đầu sa vào cuộc bạo động chính trị và việc vũ khí hóa nông dân nghèo do đó mà ra. Các linh mục ở thị trấn Armero, ở miền trung Colombia, cho hay Cha Ramirez bị lôi ra khỏi nhà thờ, lột hết áo quần rồi bị bọn đàn em của trùm Gaitan giết bằng mã tấu. Họ tố cáo cha che chở các kẻ thù bảo thủ, cường hào ác bá của họ.
Đức Cha Jesus Jaramillo bị phiến quân ELN bắn gục năm 1989 tại thành phố Arauca ở phía đông; ngài chỉ tấn công họ về phương diện thần học. ELN vốn được thành lập bởi các linh mục và chủng sinh bị kích thích bởi nền thần học giải phóng; nền thần học này vốn đồng hóa giáo hội với dân nghèo và những người bị loại bỏ; họ thấy nơi con người bảo thủ nhưng được lòng dân Jaramillo này một địch thủ có tiềm năng có thể lấy lòng các nông dân và công nhân.
Khoảng 70 thân nhân của Cha Ramirez từ khắp thế giới đã tới tham dự lễ phong chân phúc cho cha. Nhà cầm quyền Colombia cho biết lễ này có sự tham dự của 400,000 người. Julia Eugenia Ramirez, cháu gọi vị linh mục là ông chú cho hay: “quả là một ngày hạnh phúc và phấn khích. Cháu cảm thấy vinh dự được bước theo chân của ông chú”.
Các tù nhân ở Colombia hợp nhất cầu nguyện cho chuyến viếng thăm của ĐGH Phanxicô.
Giuse Thẩm Nguyễn
19:46 08/09/2017
(EWTN News/CNA) Tin từ Bogata, Colombia. Rất nhiều tù nhân trong các nhà tù khắp nước Colombia đã chuẩn bị tinh thần cho cuộc thăm viếng của ĐGH bằng cách cầu nguyện, gởi thư, nhắn tin và đón xem chương trình truyền hình buổi chào đón ngài.
Mặc dù trong chương trình thăm Colombia của ĐGH từ ngày 6 đến 10 không có buổi nào dành cho thăm nhà tù, nhưng cuộc viếng thăm của ngài đã được coi là dấu hiệu của hòa bình cho những người bị cướp mất sự tự do.
Cuộc viếng thăm còn mang một ý nghĩa đặc biệt hơn nữa cho những người kêu gọi nhà cầm quyền xem xét luật ân xá (Jubilee Law), giảm án cho những trẻ vị thành niên phạm pháp. Cơ quan Quản Thúc Công Giáo và Viện Tạm Giữ và Nhà Tù Quốc Gia đã kêu gọi các tù nhân, bất kể bị tù vì lý do gì, tại tất cả các trung tâm quản thúc hãy chuẩn bị tinh thần để đón ĐGH.
Cha Edgar Galeano, Tuyên Úy của nhà tù Model ở thủ đô Bogota giải thích rằng các tù nhân trong nhà tù của ngài đã tham gia những nhóm cầu nguyện, lần hạt Mân Côi mỗi ngày và đọc Kinh Thánh. Hơn nữa, mỗi phân trại đều đọc sách có tên là “hãy bước đầu tiên” để giúp phát triển các cuộc cầu nguyện chung hằng tuần.
Tương tự như vậy, các buổi cử hành phụng vụ cũng được tổ chức tại các trung tâm quản thúc với phương châm “ĐGH Phanxicô, những tù nhân ở Colombia đang cầu nguyện cho ngài.” Trong các buổi phụng vụ, họ đến với tòa giải tội để xin ơn tha thứ cho những tội riêng của họ và thắp nến để xin ơn bảo vệ ĐGH trong hành trình của ngài.
Một trong những tù nhân ở nhà tù số 3 đã bắt đầu vẽ chân dung ĐGH cách đây ba năm. “Cách đây ba năm, sáng kiến này đã được sinh ra, một hy vọng, một niềm tin đã được sinh ra. Tôi nghe tim tôi nói với tôi rằng sẽ là một cử chỉ tốt đẹp để dâng tặng một cái gì đó cho người đại diện của Chúa Giêsu.”
Một tù nhân khác là Aldo đã viết thư cho ĐGH như thế này: Nếu con có thể thưa chuyện với ngài một cách trực tiếp, thưa ĐGH Phanxicô, con sẽ xin ngài thực hiện ba phép lạ: Tha thứ tất cả những lầm lỗi của con và tha thứ tất cả những lần con đã xúc phạm người khác; cho con trở lại như một đứa trẻ với những ký ức đã sống, ăn năn vì đã làm những việc xấu xa; con không muốn sống xa gia đình con. Con muốn làm lại từ đầu.”
Carlos Manuel Gutierrez, phát ngôn viên của Tổ Chức Những Con Đường Mới và Tốt Hơn ở Bucaramanga, Columbia đã nói với tờ báo Vanguardia rằng những lá thư của các tù nhân sẽ được gởi đến ĐGH Phanxicô vào ngày 9 tháng Chín trong khi ngài đến thăm Medellin.
Giuse Thẩm Nguyễn
Mặc dù trong chương trình thăm Colombia của ĐGH từ ngày 6 đến 10 không có buổi nào dành cho thăm nhà tù, nhưng cuộc viếng thăm của ngài đã được coi là dấu hiệu của hòa bình cho những người bị cướp mất sự tự do.
Cuộc viếng thăm còn mang một ý nghĩa đặc biệt hơn nữa cho những người kêu gọi nhà cầm quyền xem xét luật ân xá (Jubilee Law), giảm án cho những trẻ vị thành niên phạm pháp. Cơ quan Quản Thúc Công Giáo và Viện Tạm Giữ và Nhà Tù Quốc Gia đã kêu gọi các tù nhân, bất kể bị tù vì lý do gì, tại tất cả các trung tâm quản thúc hãy chuẩn bị tinh thần để đón ĐGH.
Cha Edgar Galeano, Tuyên Úy của nhà tù Model ở thủ đô Bogota giải thích rằng các tù nhân trong nhà tù của ngài đã tham gia những nhóm cầu nguyện, lần hạt Mân Côi mỗi ngày và đọc Kinh Thánh. Hơn nữa, mỗi phân trại đều đọc sách có tên là “hãy bước đầu tiên” để giúp phát triển các cuộc cầu nguyện chung hằng tuần.
Tương tự như vậy, các buổi cử hành phụng vụ cũng được tổ chức tại các trung tâm quản thúc với phương châm “ĐGH Phanxicô, những tù nhân ở Colombia đang cầu nguyện cho ngài.” Trong các buổi phụng vụ, họ đến với tòa giải tội để xin ơn tha thứ cho những tội riêng của họ và thắp nến để xin ơn bảo vệ ĐGH trong hành trình của ngài.
Một trong những tù nhân ở nhà tù số 3 đã bắt đầu vẽ chân dung ĐGH cách đây ba năm. “Cách đây ba năm, sáng kiến này đã được sinh ra, một hy vọng, một niềm tin đã được sinh ra. Tôi nghe tim tôi nói với tôi rằng sẽ là một cử chỉ tốt đẹp để dâng tặng một cái gì đó cho người đại diện của Chúa Giêsu.”
Một tù nhân khác là Aldo đã viết thư cho ĐGH như thế này: Nếu con có thể thưa chuyện với ngài một cách trực tiếp, thưa ĐGH Phanxicô, con sẽ xin ngài thực hiện ba phép lạ: Tha thứ tất cả những lầm lỗi của con và tha thứ tất cả những lần con đã xúc phạm người khác; cho con trở lại như một đứa trẻ với những ký ức đã sống, ăn năn vì đã làm những việc xấu xa; con không muốn sống xa gia đình con. Con muốn làm lại từ đầu.”
Carlos Manuel Gutierrez, phát ngôn viên của Tổ Chức Những Con Đường Mới và Tốt Hơn ở Bucaramanga, Columbia đã nói với tờ báo Vanguardia rằng những lá thư của các tù nhân sẽ được gởi đến ĐGH Phanxicô vào ngày 9 tháng Chín trong khi ngài đến thăm Medellin.
Giuse Thẩm Nguyễn
Công giáo Florida đón bão Irma: Chuẩn bị cứu trợ, tổng giáo phận Miami ngưng lễ, trường ĐH Ave Maria đóng cửa.
Trần Mạnh Trác
20:49 08/09/2017
Bão Irma đã san bằng đảo Barbuda, gần 1 triệu người mất điện ở Puerto Rico, các hạ tầng cơ sở cuả US Virgin Islands và đảo St Thomas bị tê liệt.
Dự tính là những nơi nghèo như Dominican Republic, Haiti và Cuba sẽ có nhiều ngàn người bị mất kế sinh nhai.
Các cơ quan từ thiện cuả Công Giáo như Catholic Relief Services và Caritas đang chuẩn bị đồ cứu trợ như chăn mền, đồ dùng vệ sinh và nồi niêu xong chảo. Catholic Relief Services hiện đã có mặt tại Haiti và Dominican Republic.
Bão Irma sẽ đến Florida vào cuối tuần này, nhiều quận đã có lệnh di tản bắt buộc, các giới chức công giáo đã lên tiếng kêu gọi giáo dân phải cẩn trọng và cầu nguyện.
Đai Học Ave Maria ở thành phố Naples tổ chức lần chuỗi để giao phó nhà trường cho Đức Bà Guadalupe.
Măc dù không dự đoán là tâm bão sẽ đi qua Naples, nhưng trường Ave Maria sẽ đóng cửa từ ngày 7 đến 11 để cho sinh viên có thể di tản nếu cần.
Tổng giáo phận Miami đã công bố kế hoạch cho từng cơ sở như trường học, giáo xứ và các cơ sở khác để tuỳ nghi đóng cửa và ngưng các hoạt động.
Chiều thứ 5, Đức Tổng Giám Mục Thomas Wenski ra lệnh ngưng tất cả các lễ cuối tuần.
“Vì hoàn cảnh nguy hiểm, giáo dân đươc miễn lễ cuối tuần này,” Ngài nói.
“Hãy cầu nguyện cho mọi người được an toàn và được phục hồi sau cơn bão”.
Đức Phanxicô tại buổi Gặp Gỡ Hòa Giải ở Villavincencio, Colombia
Vũ Văn An
21:05 08/09/2017
“Tôi đến đây với lòng kính trọng và ý thức rõ ràng rằng như Môsê tôi đang đứng trên mảnh đất thánh thiêng”. Đó là lời Đức Phanxicô ngỏ với người Colombia ngày 8 tháng 9, tại buổi Gặp Gỡ Hòa Giải Quốc Gia tại Villavicencio, Colombia.
Ngài nói với đám đông trong đó nhiều người bị mất người thân yêu hoặc bị thương tích trong cuộc nội chiến kéo dài hơn nửa thế kỷ nay rằng “anh chị em mang theo cõi lòng và xác thịt các dấu chỉ ký ức sống động gần đây của dân tộc anh chị em, vốn được đánh dấu bằng các biến cố bi thảm nhưng cũng đầy các nghĩa cử anh hùng, tình người vĩ đại, và các giá trị tâm linh cao cả là niềm tin và niềm hy vọng”.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô cầu nguyện cho mọi nạn nhân của cuộc nội chiến, các nạn nhân thiệt mạng, bị thương, mất tích, di tản, tỵ nạn, què cụt, ít nhất 8 triệu người. Colombia là một đất nước có con số người di tản trong nước đông nhất thế giới: 7 triệu người.
Ngài nói tiếp: “tôi hiện diện ở đây không hẳn để nói, nhưng để gần gũi anh chị em và được tận mắt nhìn thấy anh chị em, lắng nghe anh chị em và mở lòng tôi ra đối với chứng tá sống và tin của anh chị em. Và nếu anh chị em cho phép, tôi cũng muốn được ôm và cùng khóc với anh chị em. Tôi muốn chúng ta cùng nhau cầu nguyện và tha thứ cho nhau, tôi cũng cần xin sự tha thứ, để, cùng nhau, chúng ta có thể tìm kiếm và tiến vào đức tin và đức cậy”.
Bài suy niệm của Đức Giáo Hoàng diễn ra sau các chứng từ của nhiều người Colombia từng chịu đau khổ nhiều cách trong cuộc bạo loạn vẫn còn đang tiếp diễn.
Pastora Mira mất đứa con gái và đứa con trai trong cuộc tranh chấp. Thế nhưng bà đã chăm sóc một trong những tên sát hại con trai bà, cho rằng chính đức tin đã giúp bà tha thứ.
Luz Dary chịu nhiều vết thương nặng vì mìn bẫy, nhưng đã phục hồi và nay đang làm việc để loại trừ các đe dọa của chúng và giúp các người bị thương khác.
Những người khác thuộc các nhóm phiến quân cho biết họ đã nhận ra sự vô nghĩa của bạo lực và đã thay đổi cuộc sống mình để làm việc cho hòa bình.
Đức Thánh Cha nói rằng “Tôi cám ơn các anh chị em của chúng ta đã chia sẻ các chứng từ của họ với chúng ta, nhân danh nhiều người khác. Được nghe các câu truyện của họ là điều tốt xiết bao đối với chúng ta! Tôi rất xúc động khi lắng nghe họ.
“Đó là những câu truyện về đau khổ và sầu não, nhưng trên hết, chúng cũng là những câu truyện về yêu thương và tha thứ nói với chúng ta về sự sống và niềm hy vọng; những câu truyện về việc không để hận thù, trả đũa hay đau đớn kiểm soát cõi lòng chúng ta”.
Đức Giáo Hoàng kết thúc các nhận định của ngài bằng lời kêu gọi hòa bình và hoà giải, đặt các ý nguyện này dưới chân Tượng Chịu Nạn Bojayá, tức bức tượng cụt tay cụt chân cứu được từ ngôi thánh đường bị đạn súng cối phá sập khiến 79 người thiệt mạng.
Ngài ngỏ với dân chúng “Sau cùng, trong tư cách một người anh và một người cha, tôi muốn thưa điều này: Hỡi Colombia, hãy mở cõi lòng mình ra như Dân Thiên Chúa và hãy hòa giải. Đừng sợ cả sự thật lẫn công lý. Nhân dân Colombia thân yêu, đừng sợ phải xin tha thứ và cung hiến sự tha thứ. Đừng chống lại sự hoà giải này, một sự hoà giải cho phép anh chị em xích lại gần nhau và gặp gỡ nhau như anh chị em, và thắng vượt hận thù.
“Nay là lúc để hàn gắn các thương tích, bắc các cây cầu, khắc phục các dị biệt. Nay là lúc để tháo ngòi hận thù, từ bỏ trả đũa, và chào đón việc sống chung dựa trên công lý, sự thật, việc tạo ra một nền văn hóa gặp gỡ huynh đệ chân chính. Uớc chi chúng ta sống hòa hợp và liên đới, như lòng Chúa muốn. Chúng ta hãy cầu nguyện để trở thành những người xây dựng hòa bình, để nơi nào có hận thù ghen ghét, chúng ta mang đến tình yêu và lòng thương xót”.
Ngài nói với đám đông trong đó nhiều người bị mất người thân yêu hoặc bị thương tích trong cuộc nội chiến kéo dài hơn nửa thế kỷ nay rằng “anh chị em mang theo cõi lòng và xác thịt các dấu chỉ ký ức sống động gần đây của dân tộc anh chị em, vốn được đánh dấu bằng các biến cố bi thảm nhưng cũng đầy các nghĩa cử anh hùng, tình người vĩ đại, và các giá trị tâm linh cao cả là niềm tin và niềm hy vọng”.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô cầu nguyện cho mọi nạn nhân của cuộc nội chiến, các nạn nhân thiệt mạng, bị thương, mất tích, di tản, tỵ nạn, què cụt, ít nhất 8 triệu người. Colombia là một đất nước có con số người di tản trong nước đông nhất thế giới: 7 triệu người.
Ngài nói tiếp: “tôi hiện diện ở đây không hẳn để nói, nhưng để gần gũi anh chị em và được tận mắt nhìn thấy anh chị em, lắng nghe anh chị em và mở lòng tôi ra đối với chứng tá sống và tin của anh chị em. Và nếu anh chị em cho phép, tôi cũng muốn được ôm và cùng khóc với anh chị em. Tôi muốn chúng ta cùng nhau cầu nguyện và tha thứ cho nhau, tôi cũng cần xin sự tha thứ, để, cùng nhau, chúng ta có thể tìm kiếm và tiến vào đức tin và đức cậy”.
Bài suy niệm của Đức Giáo Hoàng diễn ra sau các chứng từ của nhiều người Colombia từng chịu đau khổ nhiều cách trong cuộc bạo loạn vẫn còn đang tiếp diễn.
Pastora Mira mất đứa con gái và đứa con trai trong cuộc tranh chấp. Thế nhưng bà đã chăm sóc một trong những tên sát hại con trai bà, cho rằng chính đức tin đã giúp bà tha thứ.
Luz Dary chịu nhiều vết thương nặng vì mìn bẫy, nhưng đã phục hồi và nay đang làm việc để loại trừ các đe dọa của chúng và giúp các người bị thương khác.
Những người khác thuộc các nhóm phiến quân cho biết họ đã nhận ra sự vô nghĩa của bạo lực và đã thay đổi cuộc sống mình để làm việc cho hòa bình.
Đức Thánh Cha nói rằng “Tôi cám ơn các anh chị em của chúng ta đã chia sẻ các chứng từ của họ với chúng ta, nhân danh nhiều người khác. Được nghe các câu truyện của họ là điều tốt xiết bao đối với chúng ta! Tôi rất xúc động khi lắng nghe họ.
“Đó là những câu truyện về đau khổ và sầu não, nhưng trên hết, chúng cũng là những câu truyện về yêu thương và tha thứ nói với chúng ta về sự sống và niềm hy vọng; những câu truyện về việc không để hận thù, trả đũa hay đau đớn kiểm soát cõi lòng chúng ta”.
Đức Giáo Hoàng kết thúc các nhận định của ngài bằng lời kêu gọi hòa bình và hoà giải, đặt các ý nguyện này dưới chân Tượng Chịu Nạn Bojayá, tức bức tượng cụt tay cụt chân cứu được từ ngôi thánh đường bị đạn súng cối phá sập khiến 79 người thiệt mạng.
Ngài ngỏ với dân chúng “Sau cùng, trong tư cách một người anh và một người cha, tôi muốn thưa điều này: Hỡi Colombia, hãy mở cõi lòng mình ra như Dân Thiên Chúa và hãy hòa giải. Đừng sợ cả sự thật lẫn công lý. Nhân dân Colombia thân yêu, đừng sợ phải xin tha thứ và cung hiến sự tha thứ. Đừng chống lại sự hoà giải này, một sự hoà giải cho phép anh chị em xích lại gần nhau và gặp gỡ nhau như anh chị em, và thắng vượt hận thù.
“Nay là lúc để hàn gắn các thương tích, bắc các cây cầu, khắc phục các dị biệt. Nay là lúc để tháo ngòi hận thù, từ bỏ trả đũa, và chào đón việc sống chung dựa trên công lý, sự thật, việc tạo ra một nền văn hóa gặp gỡ huynh đệ chân chính. Uớc chi chúng ta sống hòa hợp và liên đới, như lòng Chúa muốn. Chúng ta hãy cầu nguyện để trở thành những người xây dựng hòa bình, để nơi nào có hận thù ghen ghét, chúng ta mang đến tình yêu và lòng thương xót”.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Dòng Chúa Quan Phòng Cần Thơ : Thánh lễ tạ ơn và tiên khấn
Người Giồng Trôm
08:21 08/09/2017
Hôm nay, ngày Sinh Nhật Đức Mẹ, hòa niềm vui với Giáo Hội, Hội Dòng Chúa Quan Phòng – Tỉnh Dòng Cần Thơ hân hoan đón mừng 3 thành viên mới tuyên lời khấn đầu và 5 chị em mừng Ngọc Khánh, Kim Khánh, Ngân Khánh khấn dòng.
Xem Hình
Từ tối qua, địa chỉ 362 Tầm Vu – Hưng Lợi – Ninh Kiều – Cần Thơ rộn ràng bởi lẽ đón những gia đình có con em mừng tiên khấn và tạ ơn khấn dòng hôm nay. Những nụ cười, những câu chuyện đầy tình người được trao cho nhau.
Chỉ mới 8 giờ sáng, phòng tiếp đón quý Cha, quý khách chộn rộn hơn bởi tất cả đều chuẩn bị cho Lễ tạ ơn sáng nay.
9 giờ 00, cộng đoàn hướng về phía cuối Nguyện Đường của Hội Dòng để đón đoàn đồng tế.
Chủ tế Thánh Lễ tiên khấn và tạ ơn hôm nay là Cha Clemente Nguyễn Tấn Lợi – Cha Sở Chánh Tòa Cần Thơ cũng là Quản Hạt Cần Thơ. Cùng đồng tế với Cha Quản Hạt, có rất nhiều Cha đến từ nhiều nơi.
Trước khi làm dấu Thánh Giá bước vào Thánh Lễ, Cha Chủ tế có lời chào quý Cha đến từ các địa phận nhà Cần Thơ, Sài Gòn, Phan Thiết, Vĩnh Long, Buôn Ma Thuột … và cả giáo phận Hưng Hóa. Một tràng pháo tay thật lớn chào mừng quý Cha và sau đó là một tràng pháo tay mừng quý tu sĩ nam nữ và cộng đoàn.
Cha chủ tế mời cộng đoàn cùng cầu nguyện đặc biệt cho các chị mừng Lễ và tuyên lời khấn lần đầu hôm nay.
Trong bài chia sẻ, Cha Chủ Tế cũng là Cha Giảng dựa trên trang Tin Mừng Chúa Giêsu nói về lòng mến để triển khai cha sẻ của Cha. Cha mời cộng đoàn cùng hướng đến Bàn Tiệc Ly, Hang Đá Máng Cỏ … để chiêm ngắm tình yêu của Chúa. Cha nhắc đến sự hiện diện của Dì Tám Isidore bởi Dì cùng giúp cộng đoàn của Cha hơn 10 năm trời.
Sau bài chia sẻ là nghi thức tuyên khấn của 3 khấn sinh :
M. Goraldine Hoàng Thị Phượng
M. Gemma Nguyễn Mai Khanh
M. Goretti Ngô Thị Thùy
Sau nghi thức tuyên khấn là lời khấn lại của nữ tu Saint Isidore Đặng Thị Tám (mừng Ngọc Khánh)
Nữ tu Saint Jean Nguyễn Thị Đâu (mừng Kim Khánh)
Nữ tu M. Prudence Nguyễn Thị Mai Duyên
Nữ tu M. Rosalie Trần Thị Hương
Nữ tu M. Pascale Hoàng Thi Hương Lam (mừng Ngân Khánh)
Trước khi ban phép lành trọng thể, nữ tu Luica Lê Thị Hạnh – Bề Trên Giám Tỉnh ngỏ đôi lời cảm ơn Cha Quản Hạt, quý Cha và cộng đoàn.
Những tấm hình ghi dấu ngày kỷ niệm được lưu lại.
Sau khi ghi hình, mọi người vào phòng khánh tiết của Hội Dòng để cùng chia sẻ bữa cơm thân mật với Hội Dòng.
Nguyện xin Chúa thương ban muôn phúc lành trên Hội Dòng, cách riêng 3 sơ tiên khấn và quý sơ mừng Lễ hôm nay. Xin Chúa thương nâng đỡ quý sơ trên mọi nẻo đường.
Xem Hình
Từ tối qua, địa chỉ 362 Tầm Vu – Hưng Lợi – Ninh Kiều – Cần Thơ rộn ràng bởi lẽ đón những gia đình có con em mừng tiên khấn và tạ ơn khấn dòng hôm nay. Những nụ cười, những câu chuyện đầy tình người được trao cho nhau.
Chỉ mới 8 giờ sáng, phòng tiếp đón quý Cha, quý khách chộn rộn hơn bởi tất cả đều chuẩn bị cho Lễ tạ ơn sáng nay.
9 giờ 00, cộng đoàn hướng về phía cuối Nguyện Đường của Hội Dòng để đón đoàn đồng tế.
Chủ tế Thánh Lễ tiên khấn và tạ ơn hôm nay là Cha Clemente Nguyễn Tấn Lợi – Cha Sở Chánh Tòa Cần Thơ cũng là Quản Hạt Cần Thơ. Cùng đồng tế với Cha Quản Hạt, có rất nhiều Cha đến từ nhiều nơi.
Trước khi làm dấu Thánh Giá bước vào Thánh Lễ, Cha Chủ tế có lời chào quý Cha đến từ các địa phận nhà Cần Thơ, Sài Gòn, Phan Thiết, Vĩnh Long, Buôn Ma Thuột … và cả giáo phận Hưng Hóa. Một tràng pháo tay thật lớn chào mừng quý Cha và sau đó là một tràng pháo tay mừng quý tu sĩ nam nữ và cộng đoàn.
Cha chủ tế mời cộng đoàn cùng cầu nguyện đặc biệt cho các chị mừng Lễ và tuyên lời khấn lần đầu hôm nay.
Trong bài chia sẻ, Cha Chủ Tế cũng là Cha Giảng dựa trên trang Tin Mừng Chúa Giêsu nói về lòng mến để triển khai cha sẻ của Cha. Cha mời cộng đoàn cùng hướng đến Bàn Tiệc Ly, Hang Đá Máng Cỏ … để chiêm ngắm tình yêu của Chúa. Cha nhắc đến sự hiện diện của Dì Tám Isidore bởi Dì cùng giúp cộng đoàn của Cha hơn 10 năm trời.
Sau bài chia sẻ là nghi thức tuyên khấn của 3 khấn sinh :
M. Goraldine Hoàng Thị Phượng
M. Gemma Nguyễn Mai Khanh
M. Goretti Ngô Thị Thùy
Sau nghi thức tuyên khấn là lời khấn lại của nữ tu Saint Isidore Đặng Thị Tám (mừng Ngọc Khánh)
Nữ tu Saint Jean Nguyễn Thị Đâu (mừng Kim Khánh)
Nữ tu M. Prudence Nguyễn Thị Mai Duyên
Nữ tu M. Rosalie Trần Thị Hương
Nữ tu M. Pascale Hoàng Thi Hương Lam (mừng Ngân Khánh)
Trước khi ban phép lành trọng thể, nữ tu Luica Lê Thị Hạnh – Bề Trên Giám Tỉnh ngỏ đôi lời cảm ơn Cha Quản Hạt, quý Cha và cộng đoàn.
Những tấm hình ghi dấu ngày kỷ niệm được lưu lại.
Sau khi ghi hình, mọi người vào phòng khánh tiết của Hội Dòng để cùng chia sẻ bữa cơm thân mật với Hội Dòng.
Nguyện xin Chúa thương ban muôn phúc lành trên Hội Dòng, cách riêng 3 sơ tiên khấn và quý sơ mừng Lễ hôm nay. Xin Chúa thương nâng đỡ quý sơ trên mọi nẻo đường.
Video Phỏng vấn: Nữ tu Têrêxa Quy thuộc Dòng Tiểu Muội phục vụ ở Nazareth 60 năm
VietCatholic Network
16:12 08/09/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Văn Hóa
Tiếng khóc trong rừng
Trần Bá Lộc & Nguyễn Thị Lân
09:03 08/09/2017
Bên cạnh Làng Cùi Di-Linh, tỉnh Lâm Ðồng, có ngôi mộ của Ðức Giám Mục Jean Cassaigne (Gioan Sanh,) vị sáng lập giáo xứ và làng cùi tại Di-Linh. Trên bia mộ Ðức Giám Mục De Cassaigne, có khắc hai dòng chữ sau đây: “Tôi xin những người nào, mà khi còn sống, tôi không giúp đỡ được gì, hãy tha lỗi cho tôi”. “Tôi xin những người nào, mà khi còn sống, tôi đã nêu gương xấu, hãy tha lỗi cho tôi”.
Ngay sau khi Ðức Cha Jean Cassaigne tấn phong Cha Simon Hòa Hiền (cựu Giám Mục Ðịa Phận Ðàlạt) năm 1955, thay vì về lại Pháp là nơi Ðức Cha Cassainge đã lớn lên, Ngài đã trở lại để vui sống với anh em bệnh nhân trại cùi, một làng nhỏ chính tay Ngài tạo dựng mấy mươi năm về trước. Tại làng nhỏ bé này, Ngài vừa làm Cha sở, Thầy giảng, Giám đốc, Y tá, chăm nom chu đáo cho tất cả bệnh nhân mọi tôn giáo, trẻ già, với sự cộng tác nhiệt thành của các sơ dòng Bác Ái Vinh Sơn. Ngài quyết tâm sống chết với con cái cùi hủi của Ngàị
Trong cuốn “Lạc Quan Trên Miền Thượng” do Linh Mục Giuse Phùng Thanh Quang viết vội vào năm 1972 về cuộc đời hy sinh cho người cùi của Ðức Cha Cassaigne, lúc Ðức Cha Cassaigne đang đau quằn quại thê thảm với những cơn đau khủng khiếp cuối đời. Một đời hy sinh thật cao quý của Ðức Cha Cassaigne mà có lẽ nay còn rất ít người có biết và nhớ đến.
Cha Cassaigne được thụ Phong chức Linh Mục năm 1925 tại chủng viện Rue du Bac của Paris. Qua Sài Gòn ngay sau đó và nhận nhiệm sở thí điểm truyền giáo vùng ma thiêng nước độc Di Linh (DJIRING) năm 1927. Ngài đã yêu thương những người “Mọi cùi” đến độ đã sống giữa người cùi, tắm rửa, săn sóc cho những người cùi, đã thương yêu họ cho đến khi họ chết. Cha Cassaigne đã kể một câu chuyện có lần Ngài giúp những người cùi thức ăn gồm có gạo, muối, và thịt naị Có một bà cùi hàng tuần đến lấy phần ăn, nhưng tuần đó không thấy đến. Cha Cassaigne đến lều tranh tìm bà thì thấy bà ta sắp chết với mủ nhớt nhầy nhụa, mùi hôi thối không chịu được xông ra từ mảnh thân héo tàn đáng thương xót nàỵ Cha vội lo dạy bà những điều về Thiên Chúa và hỏi bà ta có muốn Cha rửa sạch những tội lỗi để bà được lên Trời sau khi chết không? Người cùi đáng thương đồng ý được rửa tội và nói với Cha Cassaigne rằng:
“Cau dờng! Ăn rơp kăh dơ mê dỡ ăn gũh rê hơ trồ”
"Ông lớn ơi! Tui sẽ nhớ đến ông khi tôi ở trên Trời”.
Cái chết tội nghiệp nhưng tốt lành của bà Thượng cùi đã làm khích động thật sâu xa tâm hồn Tông Ðồ của vị Linh Mục Thừa Saị Câu nói “Tôi sẽ nhớ Cha khi được ở trên Trời” là viên đá đầu tiên được đặt xuống để khởi đầu công cuộc thành lập làng cùi tại Di Linh.
Trong khoảng thời gian đó, ở miền Trung cũng như ở miền Nam nước Việt cũng có những trại cùi với số người bệnh tương đối ít. Trong khi ở vùng đất xa xôi có đến hàng trăm người cùi, lại không có chỗ cho họ ở. Theo lời Linh Mục Phùng Thanh Quang kể lại.
Một ngày cuối Thu năm 1928, trong chuyến đi thăm một làng Thượng xa, đang băng qua rừng vắng thì bỗng có tiếng chân nhiều người dồn dập từ trong vùng tối âm u, nhiều giọng la ú ớ kêu Ngài dừng lại. Những bóng dáng quái dị xuất hiện như một đoàn ma đói. Thân hình xác xơ, kẻ mất tay, người sức mũi, miệng chảy nước lòng thòng và tất cả hầu như què quặt. Họ mặc dù có người khập khiểng, có người vừa bò vừa lết, và đói, cố đuổi theo Cha bao vây lấy Ngài và tất cả đồng gào lên thảm thiết:
“Ơ cau dơng! Ơ cau dơng! Dăn nđàc sơngit bol hi!”
Ới ông lớn! Ới ông lớn! Xin thương xót chúng tôi!
Rồi tất cả sụp lạy Ngài và khóc rống. Cha Cassaingne vừa sợ hãi, vừa mủi lòng. Thì ra đây là nhóm người cùi bị xóm làng kinh tởm đuổi đi, họ tụ tập từng nhóm ngoài rừng xa, sống lây lất qua ngày để chờ chết. Có lẽ họ đã nghe lời đồn đãi về ông lớn làm thuốc và hay thương giúp người cùi này. Họ chờ Cha trên khúc đường vắng để nhờ Cha giúp đỡ. Vài ngày sau, đó, việc lập làng cùi Di Linh được xúc tiến ngay [3] Trong bài thuyết trình của Cha Cassaigne tại Sài Gòn năm 1943 về bệnh cùi khủng khiếp như thế nào, Ngài viết:
“Ở xứ Thượng cũng như hầu hết các xứ vùng nhiệt đới, nơi mà sự ăn ở sạch sẽ và phương pháp vệ sinh ít được lưu ý, thì con số người mắc bệnh cùi khá cao. Khi mà có thể còn làm việc được thì người mắc bệnh cùi vẫn còn được sống chung với gia đình. Nhưng đến khi thân tàn ma dại không làm gì được nữa, nhất là khi các vết ung thối bắt đầu phá miệng lở loét ra, mủ máu vấy đầy khiến những người chung quanh nhờm gớm kinh tởm không chịu được, thì dân làng đưa họ vào rừng, cất cho họ một túp lều tranh để người cùi ở lại đó một mình sống chết sao mặc kệ! Rồi yếu liệt cô đơn trong túp lều hiu quạnh, người cùi không còn sức làm gì nữa để kiếm ăn vì tay chân cụt mất rồi! Họ sẽ chết dần chết mòn một cách thảm khốc, sẽ gục ngã ở một xó kẹt nào đó rồi chết đi vì đói lạnh, mà chẵng có ai hay biết…”
Trước khi mắc bệnh, mỗi lần thuyết trình đến đây, cha Cassaigne không sao cầm được nước mắt, phần thì thấy thương những người xấu số, phần thì chắc Ngài cảm thấy lo âu sợ sệt như linh cảm thấy trước định mệnh sẽ đến, Ngài run sợ như chính mình đang mắc chứng bệnh nan y nàỵ
Các việc làm nhân đức của Cha Jean Cassaigne đã đưa Ngài từ một căn lều tranh để phục vụ người hủi tới tận tai Tòa Thánh La Mã. Ngài được bổ nhiệm chức Giám Mục và Ngài phải tuân lệnh Toà Thánh về làm việc tại Ðiạ Phận Sài Gòn. Trong hơn 14 năm giữ chức vụ này Ðức Giám Mục Cassaigne đã đôn đốc thực hiện công cuộc bác ái, cứu trợ vật chất, ủy lạo tinh thần cho những người gặp cảnh bất trắc nghèo khó, di cư tị nạn, không phân biệt địa phương hay tôn giáọ Vì nhớ đám dân cùi, Ngài xin từ nhiệm chức Giám Mục Sài Gòn để trở về băng bó vết thương tinh thần và vật chất cho những đứa con cùi hủi của Ngài tại làng cùi Di Linh.
Vì sống một đời sống quá khắc khổ trong rừng nên Ðức Cha đã mang nhiều bịnh nặng. Từ năm 1929, Ngài đã mắc bịnh sốt rét rừng. Năm 1943, bịnh cùi đã đến với Ngài vì sống gần gũi với người bịnh; từ năm 1957, bịnh lao xương làm không thuốc chữa Ngài đau đớn, và năm 1964, bịnh lao phổi trở lại hành ha thân Ngàị Ðức Cha đau đớn tột cùng với những cực hình thể xác, nhưng luôn luôn vững lòng chấp nhận để xin Chúa thương mà giảm bớt cái đau của những người hủi tại Việt Nam. Những ai may mắn sống gần Ðức Cha thường được nghe Người nói:
“Ðời tôi chỉ có ba ước nguyện: được chịu đựng, chịu đau, và chịu chết ở đây, giữa những người Thượng của tôi” (Je ne demande que trios choses: tenir, souffrir, et mourir ici, au milieu de mes Montagnards).
Chúa đã nhận lời cầu xin của Ðức Cha, đã cho Ngài mang lấy bốn chứng bệnh nan y. Ðã giúp sức cho Ngài chịu đựng quá lâu dài. Những ngày cuối cùng tuy đau đớn, nhưng Người vẫn đọc kinh cầu nguyện cho nước Việt Nam, cho các người cùi. Người nói:
“Suốt 47 năm dài, Cha đã sống giữa các con, đã sống tại Việt Nam này, và đã dâng hiến tất cả cho các con. Giờ đây, Cha không tiếc một điều gì về sự dâng hiến toàn diện ấy”.
Theo lời từ biệt của ông Nguyễn Thạch Vân, đọc trong lễ an táng Ðức Cha Cassaigne tại Di Linh ngày 11 tháng 5, năm 1973 kể lại, Cha Cassaigne còn nói:
“Việt Nam chính là quê hương của Cha, bởi vì Chúa muốn như vậy”.
Khi nói đến câu: “Nước Việt Nam là quê hương của tôi”. Ðức Cha chấp tay như để cầu nguyện, và Ngài khóc! Ðây là giòng lệ Thánh cầu nguyện của một Tông đồ Truyền giáo, đã tận hiến đời mình cho lớp người khốn khổ, bất hạnh nhất trên cõi đời này.
Năm 1972, Ðức Cha đã được trao tặng Ðệ Tứ Ðẳng Bảo Quốc Huân Chương trên giường bệnh và đã qua đời tại Di-Linh ngày 31-10-1073.
Trong cuốn “Lạc Quan Trên Miền Thượng” do Linh Mục Giuse Phùng Thanh Quang viết vội vào năm 1972 về cuộc đời hy sinh cho người cùi của Ðức Cha Cassaigne, lúc Ðức Cha Cassaigne đang đau quằn quại thê thảm với những cơn đau khủng khiếp cuối đời. Một đời hy sinh thật cao quý của Ðức Cha Cassaigne mà có lẽ nay còn rất ít người có biết và nhớ đến.
Cha Cassaigne được thụ Phong chức Linh Mục năm 1925 tại chủng viện Rue du Bac của Paris. Qua Sài Gòn ngay sau đó và nhận nhiệm sở thí điểm truyền giáo vùng ma thiêng nước độc Di Linh (DJIRING) năm 1927. Ngài đã yêu thương những người “Mọi cùi” đến độ đã sống giữa người cùi, tắm rửa, săn sóc cho những người cùi, đã thương yêu họ cho đến khi họ chết. Cha Cassaigne đã kể một câu chuyện có lần Ngài giúp những người cùi thức ăn gồm có gạo, muối, và thịt naị Có một bà cùi hàng tuần đến lấy phần ăn, nhưng tuần đó không thấy đến. Cha Cassaigne đến lều tranh tìm bà thì thấy bà ta sắp chết với mủ nhớt nhầy nhụa, mùi hôi thối không chịu được xông ra từ mảnh thân héo tàn đáng thương xót nàỵ Cha vội lo dạy bà những điều về Thiên Chúa và hỏi bà ta có muốn Cha rửa sạch những tội lỗi để bà được lên Trời sau khi chết không? Người cùi đáng thương đồng ý được rửa tội và nói với Cha Cassaigne rằng:
"Ông lớn ơi! Tui sẽ nhớ đến ông khi tôi ở trên Trời”.
Cái chết tội nghiệp nhưng tốt lành của bà Thượng cùi đã làm khích động thật sâu xa tâm hồn Tông Ðồ của vị Linh Mục Thừa Saị Câu nói “Tôi sẽ nhớ Cha khi được ở trên Trời” là viên đá đầu tiên được đặt xuống để khởi đầu công cuộc thành lập làng cùi tại Di Linh.
Trong khoảng thời gian đó, ở miền Trung cũng như ở miền Nam nước Việt cũng có những trại cùi với số người bệnh tương đối ít. Trong khi ở vùng đất xa xôi có đến hàng trăm người cùi, lại không có chỗ cho họ ở. Theo lời Linh Mục Phùng Thanh Quang kể lại.
Một ngày cuối Thu năm 1928, trong chuyến đi thăm một làng Thượng xa, đang băng qua rừng vắng thì bỗng có tiếng chân nhiều người dồn dập từ trong vùng tối âm u, nhiều giọng la ú ớ kêu Ngài dừng lại. Những bóng dáng quái dị xuất hiện như một đoàn ma đói. Thân hình xác xơ, kẻ mất tay, người sức mũi, miệng chảy nước lòng thòng và tất cả hầu như què quặt. Họ mặc dù có người khập khiểng, có người vừa bò vừa lết, và đói, cố đuổi theo Cha bao vây lấy Ngài và tất cả đồng gào lên thảm thiết:
“Ơ cau dơng! Ơ cau dơng! Dăn nđàc sơngit bol hi!”
Ới ông lớn! Ới ông lớn! Xin thương xót chúng tôi!
Rồi tất cả sụp lạy Ngài và khóc rống. Cha Cassaingne vừa sợ hãi, vừa mủi lòng. Thì ra đây là nhóm người cùi bị xóm làng kinh tởm đuổi đi, họ tụ tập từng nhóm ngoài rừng xa, sống lây lất qua ngày để chờ chết. Có lẽ họ đã nghe lời đồn đãi về ông lớn làm thuốc và hay thương giúp người cùi này. Họ chờ Cha trên khúc đường vắng để nhờ Cha giúp đỡ. Vài ngày sau, đó, việc lập làng cùi Di Linh được xúc tiến ngay [3] Trong bài thuyết trình của Cha Cassaigne tại Sài Gòn năm 1943 về bệnh cùi khủng khiếp như thế nào, Ngài viết:
“Ở xứ Thượng cũng như hầu hết các xứ vùng nhiệt đới, nơi mà sự ăn ở sạch sẽ và phương pháp vệ sinh ít được lưu ý, thì con số người mắc bệnh cùi khá cao. Khi mà có thể còn làm việc được thì người mắc bệnh cùi vẫn còn được sống chung với gia đình. Nhưng đến khi thân tàn ma dại không làm gì được nữa, nhất là khi các vết ung thối bắt đầu phá miệng lở loét ra, mủ máu vấy đầy khiến những người chung quanh nhờm gớm kinh tởm không chịu được, thì dân làng đưa họ vào rừng, cất cho họ một túp lều tranh để người cùi ở lại đó một mình sống chết sao mặc kệ! Rồi yếu liệt cô đơn trong túp lều hiu quạnh, người cùi không còn sức làm gì nữa để kiếm ăn vì tay chân cụt mất rồi! Họ sẽ chết dần chết mòn một cách thảm khốc, sẽ gục ngã ở một xó kẹt nào đó rồi chết đi vì đói lạnh, mà chẵng có ai hay biết…”
Trước khi mắc bệnh, mỗi lần thuyết trình đến đây, cha Cassaigne không sao cầm được nước mắt, phần thì thấy thương những người xấu số, phần thì chắc Ngài cảm thấy lo âu sợ sệt như linh cảm thấy trước định mệnh sẽ đến, Ngài run sợ như chính mình đang mắc chứng bệnh nan y nàỵ
Các việc làm nhân đức của Cha Jean Cassaigne đã đưa Ngài từ một căn lều tranh để phục vụ người hủi tới tận tai Tòa Thánh La Mã. Ngài được bổ nhiệm chức Giám Mục và Ngài phải tuân lệnh Toà Thánh về làm việc tại Ðiạ Phận Sài Gòn. Trong hơn 14 năm giữ chức vụ này Ðức Giám Mục Cassaigne đã đôn đốc thực hiện công cuộc bác ái, cứu trợ vật chất, ủy lạo tinh thần cho những người gặp cảnh bất trắc nghèo khó, di cư tị nạn, không phân biệt địa phương hay tôn giáọ Vì nhớ đám dân cùi, Ngài xin từ nhiệm chức Giám Mục Sài Gòn để trở về băng bó vết thương tinh thần và vật chất cho những đứa con cùi hủi của Ngài tại làng cùi Di Linh.
Vì sống một đời sống quá khắc khổ trong rừng nên Ðức Cha đã mang nhiều bịnh nặng. Từ năm 1929, Ngài đã mắc bịnh sốt rét rừng. Năm 1943, bịnh cùi đã đến với Ngài vì sống gần gũi với người bịnh; từ năm 1957, bịnh lao xương làm không thuốc chữa Ngài đau đớn, và năm 1964, bịnh lao phổi trở lại hành ha thân Ngàị Ðức Cha đau đớn tột cùng với những cực hình thể xác, nhưng luôn luôn vững lòng chấp nhận để xin Chúa thương mà giảm bớt cái đau của những người hủi tại Việt Nam. Những ai may mắn sống gần Ðức Cha thường được nghe Người nói:
“Ðời tôi chỉ có ba ước nguyện: được chịu đựng, chịu đau, và chịu chết ở đây, giữa những người Thượng của tôi” (Je ne demande que trios choses: tenir, souffrir, et mourir ici, au milieu de mes Montagnards).
Chúa đã nhận lời cầu xin của Ðức Cha, đã cho Ngài mang lấy bốn chứng bệnh nan y. Ðã giúp sức cho Ngài chịu đựng quá lâu dài. Những ngày cuối cùng tuy đau đớn, nhưng Người vẫn đọc kinh cầu nguyện cho nước Việt Nam, cho các người cùi. Người nói:
“Suốt 47 năm dài, Cha đã sống giữa các con, đã sống tại Việt Nam này, và đã dâng hiến tất cả cho các con. Giờ đây, Cha không tiếc một điều gì về sự dâng hiến toàn diện ấy”.
Theo lời từ biệt của ông Nguyễn Thạch Vân, đọc trong lễ an táng Ðức Cha Cassaigne tại Di Linh ngày 11 tháng 5, năm 1973 kể lại, Cha Cassaigne còn nói:
“Việt Nam chính là quê hương của Cha, bởi vì Chúa muốn như vậy”.
Khi nói đến câu: “Nước Việt Nam là quê hương của tôi”. Ðức Cha chấp tay như để cầu nguyện, và Ngài khóc! Ðây là giòng lệ Thánh cầu nguyện của một Tông đồ Truyền giáo, đã tận hiến đời mình cho lớp người khốn khổ, bất hạnh nhất trên cõi đời này.
Năm 1972, Ðức Cha đã được trao tặng Ðệ Tứ Ðẳng Bảo Quốc Huân Chương trên giường bệnh và đã qua đời tại Di-Linh ngày 31-10-1073.
Lời nguyện chiều Chúa Nhật của bà mẹ buôn gánh bán bưng
Sơn Ca Linh
18:21 08/09/2017
Xin mở dùm đôi mắt con ra,
Sao trời chưa kịp tối mà đôi mi nó cứ sụp xuống !
Con chẳng nghe được gì lời cha đang giảng,
Dẫu biết rằng… lễ Chúa Nhật chiều nay !
Con đến nhà thờ mà chưa kịp rửa đôi tay,
Vừa quăng đôi gánh, chiếc áo dài mặc vội.
Chiếc áo 4 tuần liền cũng chưa kịp ủi,
Thế mà cũng lọt mất bài nhập lễ du dương…!
Ở giữa cộng đoàn,
Mà sao con thấy nhiều người lạ hơn quen,
Phận buôn gánh bán bưng chỉ mình con, không lẽ ?
Đôi vai con bây giờ mới nghe đau nhè nhẹ,
Và đôi chân lội bộ cả ngày
nên bây giờ chỉ muốn ngồi bệt xuống thôi.
Giật mình tỉnh lại,
Con đã ngủ gục qua luôn bài giảng rồi,
Đôi mắt cố mở ra nó liền đóng lại.
Dâng lễ mà thế nầy chắc tội to biết mấy,
Nhưng Chúa ơi,
Thông cảm cho con cả một ngày vất vả bon chen.
Mệt mỏi lo toan, manh áo miếng cơm,
Tiền học cho con, thêm tiền nhà trọ…
Của lễ của con gồm bao nhiêu đó,
Chứ biết dâng gì cho Chúa nữa đâu !
Chúa ơi,
Tha cho con tội ngủ gục, chia trí, lôi thôi…
Con hứa tuần sau về sớm con đi cáo giải.
Riêng bây giờ, Chúa mở dùm đôi mắt con trở lại,
Để con tiếp tục cho trọn phần Thánh lễ chiều nay.
Sơn Ca Linh
(Viết thay tâm tình của một bà mẹ tôi quen)
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Trăng Bên Cầu Kim Môn
Đặng Đức Cương
07:50 08/09/2017
Ảnh của Đặng Đức Cương
Kim Môn dưới ánh trăng ngà
Sắc son tươi thắm tưởng là cầu tiên.
(bt)