Phụng Vụ - Mục Vụ
Powerpoint Chúa Nhật 24 Quanh Năm Năm C - 24th Ordinary Sunday Year C
Lm Anthony Nguyễn Hữu Quảng sdb
01:35 10/09/2013
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:59 10/09/2013
HÒA HỢP NHỊ TIÊN (1)
Có một hồ nước, vào một mùa xuân nọ mưa lớn liên tiếp ba ngày ba đêm, những cây Hà Diệp trong hồ từ trước đến nay không ra hoa đều bị nước nhận chìm tất cả.
Một hôm, trên mặt hồ phẳng lặng trôi đến một cái hộp tròn (như cái thúng) bằng trúc bện lại, nó trôi đến chỗ những cây Hà Diệp bị chìm trong nước thì dừng lại không nhúc nhích. Trãi qua một đêm, những cây Hà Diệp bị chìm dưới nước bổng nhiên nổi lên trên mặt hồ, lá của nó rất lớn, có thể làm cái hộp để tránh mưa gió. Chuyện lạ lùng chính là những cây Hà Diệp từ trước đến nay không hề ra hoa, bây giờ lại nở ra một nhụy hoa rất lớn như cái hộp, hộp và nhụy hoa liên kết với nhau.
Ba ngày sau, trong hộp và nhụy hoa đều nở ra hai em bé trai rất dễ thương, mọi người đặt tên cho chúng nó là Hà và Hạp. Cả hai rất hoạt bát dễ thương, và rất nhanh chóng hội nhập trở thành bạn của người dân trong thôn.
(Minh, “Tây Hồ du lãm chí dư”)
Suy tư:
Con cái là niềm vui của cha mẹ, trẻ em là hạnh phúc của gia đình, một quốc gia không có trẻ em là một quốc gia già cỗi, một gia đình không có trẻ em là một gia đình thiếu vắng hạnh phúc và buồn tẻ.
Hai em bé Hà và Hạp tuy không phải do cha mẹ sinh ra (chuyện thần thoại), nhưng lại hòa hợp rất nhanh với cuộc sống của dân làng là điều để cho chúng ta –những người trong thời đại ngày nay- phải suy nghĩ:
Người ta kết hôn lấy vợ lấy chồng để tạo nên một gia đình mới, cuộc sống mới đúng nghĩa của nó là có cha có mẹ với con cái, đó là hạnh phúc. Nhưng ngày nay rất ít gia đình có hạnh phúc vì vợ chồng không muốn sinh con cái, chỉ thỏa mãn dục vọng cách hợp pháp mà quên mất mục đích của việc kết hôn là sinh con cái, vì không muốn có con, nên gia đình cũng rất dễ dàng tan vỡ khi cả hai người không có chút trách nhiệm nào của cuộc sống gia đình đúng nghĩa.
Thiên Chúa tạo dựng nên con người có nam có nữ, để họ sống hạnh phúc với nhau bên đàn con cái để xây dựng một xã hội bình an và vui tươi hạnh phúc.
--------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Có một hồ nước, vào một mùa xuân nọ mưa lớn liên tiếp ba ngày ba đêm, những cây Hà Diệp trong hồ từ trước đến nay không ra hoa đều bị nước nhận chìm tất cả.
Một hôm, trên mặt hồ phẳng lặng trôi đến một cái hộp tròn (như cái thúng) bằng trúc bện lại, nó trôi đến chỗ những cây Hà Diệp bị chìm trong nước thì dừng lại không nhúc nhích. Trãi qua một đêm, những cây Hà Diệp bị chìm dưới nước bổng nhiên nổi lên trên mặt hồ, lá của nó rất lớn, có thể làm cái hộp để tránh mưa gió. Chuyện lạ lùng chính là những cây Hà Diệp từ trước đến nay không hề ra hoa, bây giờ lại nở ra một nhụy hoa rất lớn như cái hộp, hộp và nhụy hoa liên kết với nhau.
Ba ngày sau, trong hộp và nhụy hoa đều nở ra hai em bé trai rất dễ thương, mọi người đặt tên cho chúng nó là Hà và Hạp. Cả hai rất hoạt bát dễ thương, và rất nhanh chóng hội nhập trở thành bạn của người dân trong thôn.
(Minh, “Tây Hồ du lãm chí dư”)
Suy tư:
Con cái là niềm vui của cha mẹ, trẻ em là hạnh phúc của gia đình, một quốc gia không có trẻ em là một quốc gia già cỗi, một gia đình không có trẻ em là một gia đình thiếu vắng hạnh phúc và buồn tẻ.
Hai em bé Hà và Hạp tuy không phải do cha mẹ sinh ra (chuyện thần thoại), nhưng lại hòa hợp rất nhanh với cuộc sống của dân làng là điều để cho chúng ta –những người trong thời đại ngày nay- phải suy nghĩ:
Người ta kết hôn lấy vợ lấy chồng để tạo nên một gia đình mới, cuộc sống mới đúng nghĩa của nó là có cha có mẹ với con cái, đó là hạnh phúc. Nhưng ngày nay rất ít gia đình có hạnh phúc vì vợ chồng không muốn sinh con cái, chỉ thỏa mãn dục vọng cách hợp pháp mà quên mất mục đích của việc kết hôn là sinh con cái, vì không muốn có con, nên gia đình cũng rất dễ dàng tan vỡ khi cả hai người không có chút trách nhiệm nào của cuộc sống gia đình đúng nghĩa.
Thiên Chúa tạo dựng nên con người có nam có nữ, để họ sống hạnh phúc với nhau bên đàn con cái để xây dựng một xã hội bình an và vui tươi hạnh phúc.
--------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:05 10/09/2013
N2T |
18. Một câu nói dâm ô được nói ra có thể làm cho kẻ khác có ý nghĩ xấu xa, nhưng có lúc, một câu nói chứa đựng ý xấu sẽ nguy hại hơn lời nói dâm ô rõ ràng.
(Thánh Alphonsus)-------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Hoa Kỳ dựa trên căn bản nào để trừng phạt Syria?
Trần Mạnh Trác
06:56 10/09/2013
Những cuộc thăm dò dư luận cho thấy phần đông dân chúng Hoa Kỳ (60-70% theo Fox News) không ủng hộ sự tấn công, dù chỉ là ngắn hạn không quá 3 ngày như chính quyền Obama công bố. Số dân biểu và Thượng Nghị Sỹ chống việc can thiệp quân sự đang có một tỷ số áp đảo là 6 trên 1 (theo AP).
Tuy nhiên con số những người chưa quyết định còn cao lắm, trên một nửa ở Hạ Viện và trên 1 phần 3 ở Thượng Viện (AP), và như vậy thì một sự vận động ráo riết cuả chính quyền Obama vẫn có thể làm đảo ngược tình thế đang suy yếu cuả ông. Hoặc một biến cố quan trọng nào đó xảy ra, như nếu có một sự kiện tàn sát Kitô giáo ở làng Maaloula do quân nổi loạn mới chiếm được, hoặc nếu chính quyền Syria đồng ý giải giáp toàn bộ vũ khí hoá học như Nga và ngoại trưởng Hoa Kỳ đã đề xướng (Xem update *), cũng có thể thay đổi lá phiếu cuả Quốc Hội.
Một trong những câu hỏi quan trọng đang bàn cãi ở Quốc Hội là Hoa Kỳ lấy căn bản nào để tham chiến?
Theo luật, Hoa Kỳ chỉ có quyền tham chiến khi quyền lợi cuả Hoa Kỳ bị xâm phạm.
Hoa Kỳ đã không có một quyền lợi nào ở Syria từ rất lâu rồi. Việc sử dụng vũ khí hoá học cuả Syria, nếu có, không làm hại tới bất cứ một quốc gia lân cận nào và vì thế không có một lân bang nào lên tiếng đòi trừng phạt Syria cả.
Vậy thì, Hoa Kỳ chỉ có thể trừng phạt Syria với danh nghĩa họ đã vi phạm Công Pháp Quốc Tế về vũ khí hoá học. Điều này đòi hỏi có một phán quyết cuả Hội đồng Bảo An LHQ, mà đó là một điều không thể đạt được vì sự chống đối cuả Nga và Trung Cộng.
Nói một cách nôm na, tuy rằng Syria đáng bị trừng phạt nếu sử dụng vũ khí hoá học, nhưng nếu làm việc ấy thì Obama sẽ ở vào một thế "hợp tình nhưng không biết có hợp lý theo Công Pháp quốc tế không".
Nói tới "hợp tình", người ta nghĩ tới lý thuyết "chiến tranh chính đáng" (just war) cuả Giáo Hội.
Nhưng nếu lấy lý thuyết "chiến tranh chính đáng" (just war) làm căn bản, thì việc Hoa Kỳ đơn phương trừng phạt Syria vẫn không chắc chắn lắm là có đạo đức.
Nhiều học giả Công Giáo đã lên tiếng về vần đề "chính đáng" này.
-Linh Mục Dòng Tên Richard Ryscavage của Đại học Fairfield, Connecticut, và Linh Mục Bryan Massingale, của Đại học Marquette ở Wisconsin, gợi ý rằng trong trường hợp này thì một hành động quân sự có đủ tiêu chuẩn về loại chiến tranh chính đáng (just war criteria), tuy nhiên phải có những cố gắng tiếp cận khác trước khi sử dụng đến quân sự.
-Cha Ryscavage, Giám đốc Trung tâm Fairfield 'đức tin và đời sống công cộng' và là một giáo sư xã hội học, cho rằng giáo lý cuả Giáo Hội không thuần tuý là 'chủ hoà' (pacifist). Trong lời giảng dạy về chiến tranh vẫn "có một lý thuyết rất mạnh về công lý", bởi vì đôi khi cách tiếp cận 'chủ hoà', tức là 'hòa bình bằng mọi giá' đơn giản không thể thực hiện được.
Đây là một khái niệm tương đối mới về "trách nhiệm phải bảo vệ " (responsibility to protect) mà Đức Thánh Cha Benedict XVI đã đề ra tại Đại hội đồng LHQ năm 2008, khái niệm này là "một phần mở rộng tự nhiên của nguyên tắc liên đới (solidarity) cuả Công Giáo, dạy rằng chúng ta đều là một phần của gia đình nhân loại ". Nghĩa là khi một chính phủ thất bại không thể bảo vệ người dân của họ, hoặc chính phủ tự khởi động các cuộc tấn công với quy mô lớn trên thường dân, " thì các quốc gia trên thế giới có một trách nhiệm đạo đức phải can thiệp để bảo vệ những người vô tội ".
Tuy nhiên, Cha Ryscavage thêm rằng chủ trương của chính quyền Obama và những người ủng hộ một cuộc tấn công quân sự "không hoàn toàn rõ ràng. " Vì những nỗ lực ngoại giao đã cạn chưa? Mục tiêu là gì ? có phải để ngăn chặn các cuộc tấn công hóa học trong tương lai không? Hay chỉ là một hành động tượng trưng để chứng tỏ "chúng ta phải làm một cái gì đó"?
-Cha Massingale, tiến sĩ và giáo sư thần học luân lý, cho biết rằng nếu chỉ dùng các tiêu chuẩn chiến tranh (cuả lý thuyết Chiến tranh chính đáng) như một danh sách kiểm tra thì " chúng ta đang đặt sai vấn đề".
Nhắc lại các tiêu chuẩn về chiến tranh chính đáng, trong sách "Giáo lý Công Giáo" có những câu hỏi như sau:
. Sự thiệt hại gây ra bởi kẻ gây hấn có lâu dài, nghiêm trọng và rõ ràng không?
. Có phải tất cả các phương thế khác để chấm dứt sự xâm hại thì đều không thực tế hoặc không hiệu quả không?
. Việc sử dụng vũ lực có được bao nhiêu thành công ?
. Việc sử dụng vũ lực có tương xứng với hành vi xâm hại không ?
Cha Massingale nói rằng tình hình ở Syria đáp ứng một số tiêu chuẩn nêu trên, nhưng thay vì sử dụng chúng như là một danh sách kiểm tra để biện minh cho một hành động, thì cũng phải dùng chúng là những " tiêu chuẩn để khai sáng" nữa. (“criteria for discernment.”)
Ngài giải thích rằng có nhiều nghi ngờ về xác suất thành công của một cuộc tấn công quân sự, và đối lại thì cũng có nhiều quan ngại về "chủ nghĩa biệt lập tại Hoa Kỳ, với những ý tưởng cho rằng 'đây không phải là vấn đề của chúng ta', vì thế là một sự lơ là về trách nhiệm đạo đức. "
Vì sự nghiêm trọng của việc tấn công bằng vũ khí hóa học cũng như những tin tức đã có trước về các cuộc tấn công trên thường dân của chính phủ Syria, Cha Massingale cho biết ngài có thể đi theo, "trong một thế giới lý tưởng, " với phe chủ trương tấn công quân sự có giới hạn để " làm suy giảm việc sở hữu và việc sử dụng các loại vũ khí này của Syria. "
Nhưng ngài thừa nhận, " không có một sự lựa chọn nào mà không có rủi ro, không có giải pháp nào mà bàn tay không dính chàm", đây là một tình thế "tiến thoái lưỡng nan" mà Tổng thống Obama và các nhà lãnh đạo khác trên thế giới đang phải đối mặt.
- Bà Mary Ellen O'Connell, luật sư và là giáo sư nghiên cứu về tranh chấp quốc tế cuả trường Đại học Notre Dame, đang làm việc tại viện Kroc chuyên nghiên cứu về Hòa bình Quốc tế, thì cho rằng, trên pháp lý, Mỹ không có căn bản để tấn công Syria theo luật quốc tế. Thiếu sự chấp thuận của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, thì việc trả đũa hay trừng phạt " không phải là một hành động quân sự hợp pháp".
Bà cho biết, người ta có thể viện dẫn đến việc can thiệp của quốc tế trong cuộc nội chiến ở Libya, nhưng trong trường hợp này, Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc đã cho phép với lập luận rằng các lực lượng bên ngoài có thể giúp cứu sống dân chúng đang lâm nguy. Nhưng ở Syria, chưa có một nguy cơ như thế được chứng minh rõ ràng, bà nói.
-Bà Debra Erickson, giảng sư về tôn giáo tại trường cao đẳng Siena tại New York, đồng ý rằng một số tiêu chuẩn 'chiến tranh chính đáng' có vẻ được đáp ứng bởi tình hình Syria, nhưng bà hỏi rằng trách nhiệm quốc tế để bảo vệ người dân Syria có được rõ ràng không?
" Đây không phải là Rwanda, là nơi mà ý định diệt chủng là rõ ràng, và có những cuộc tấn công có kế hoạch để giết người, " nhưng ở Syria, " cả hai bên đều đang giết chết dân thường. "
Bà cũng nói rằng những vấn đề chính trị đã làm cho câu hỏi phức tạp thêm, chẳng hạn như các nước hỗ trợ Syria, Nga và Iran, có thể đạt được những thắng lợi gì, rồi thì những hệ quả trong khu vực là gì và tại sao một số nước tin rằng cần phải can thiệp ngay bây giờ.
" Saddam Hussein đã giết người Kurd bằng hơi ngạt trong nhiều năm " nhưng quốc tế không can thiệp, bà nói. Cuộc tấn công hóa học ở Syria thì kinh khủng thật, nhưng chỉ liên hệ đến một dân số nhỏ hơn ở Iraq nhiều, bà nói, "vậy thì động cơ thúc đẩy sự can thiệp quân sự ở đây có một số đáng phải nghi ngờ. "
-David Perry, giám đốc Trung tâm Vann tại Đại học Davidson ở Bắc Carolina, từng dạy về đạo đức và chiến tranh tại trường võ bị cuả bộ binh Mỹ 'Army War College' và ở hai đại học dòng Tên Santa Clara ở California và đại học Seattle.
Ông nói có " lý do chính đáng " để can thiệp quân sự ở Syria để ngăn chặn các hành động tàn bạo, nhưng mà nếu không đưa quân vào tham chiến thì sẽ đạt được bao nhiêu hiệu quả ?
Tuy triển vọng ngoại giao để giải quyết vấn đề Syria có vẻ yếu, nhưng Perry nói rằng các khả năng thương thuyết đã chưa được sử dụng hết. Mỹ đòi hỏi Tổng thống Syria Bashar Assad phải từ chức, và ông Assad nói rõ rằng ông không có ý định làm như vậy.
Perry gợi ý cần có một chính sách ngoại giao có thể chấp nhận được, như việc hạn chế một số quyền cuả ông Assad. Điều đó có thể là một cánh cửa mở rộng cho phép kết thúc cuộc chiến tồi tệ và đưa Syria vào một con đường tiến tới hòa bình, ông nói.
Ông cũng đặt câu hỏi liệu một cuộc tấn công vào Syria có hợp pháp theo luật quốc tế không. Tuy nhiên, ông trích dẫn một tiền lệ là sự can thiệp trong cuộc nội chiến Kosovo của NATO tuy "bất hợp pháp nhưng hợp tình " vì bảo vệ Kosovo khỏi bị nạn thanh lọc sắc tộc.
" Sẽ không có ai làm được điều này nếu không phải là chúng ta, " Perry nói.
Còn lập trường chính thức cuả Giáo Hội?
Đức Thánh Cha Phanxicô, các vị lãnh đạo Kitô giáo ở Syria, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Hoa Kỳ và những bề trên của các tổ chức đại diện cho các dòng tu Hoa Kỳ đã kêu gọi một giải pháp hòa bình thông qua đối thoại và đàm phán. Giáo Hội lập luận rằng sự can thiệp quân sự sẽ chỉ tiếp tục làm nóng thêm tình hình.
Đức Thánh Cha đã lên tiếng mạnh mẽ kêu gọi Hoà Bình và Giáo Hội Hoa Kỳ (HĐGMHK)cũng đã ráo riết cổ vũ bằng cánh gưỉ thư tới mọi dân biểu nghị sĩ ngày 5 tháng 9 vừa qua để yêu cầu họ ủng hộ một giải pháp chính trị phi chiến tranh ở Syria
Update *: Sáng thứ Ba, TT Syria đã tuyên bố đồng ý cho LHQ tiếp nhận và phá huỷ toàn bộ kho vũ khí hoá học. Pháp đang đưa ra một dự thảo lên Hội Đồng Bảo An để thi hành công việc này (cần ghi nhận là tất cả các dự thảo cuả Pháp từ trước đến nay đều bị Nga bác bỏ hết). TT Mỹ cũng tuyên bố đây là một diễn tiến tốt đẹp và ông ta sẽ chờ xem.
Đức Giáo Hoàng gặp gỡ các vị đứng đầu các Bộ, Hội Đồng tại Vatican trước khi gặp Ủy Ban Cố Vấn Cải Cách Giáo Triều
Đặng Tự Do
11:50 10/09/2013
Đức Thánh Cha Phanxicô đã lần lượt tiếp những vị đứng đầu các bộ phận trong Giáo Triều Rôma. Những cuộc họp này đã được tổ chức để Đức Giáo Hoàng có thể lắng nghe tất cả các mối quan tâm của các vị và cả những lời khuyên mà các ngài muốn trình bày với Đức Giáo Hoàng Phanxicô; và về những điểm mạnh và nhu cầu của các phòng ban liên quan của các ngài.
Trong số những vị tham dự được Đức Thánh Cha tiếp hôm thứ Ba 10 tháng 9 có Đức Hồng Y Peter Turkson, người đứng đầu Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hòa bình, Đức Ông Claudio Celli, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Truyền Thông Xã Hội; Đức Hồng Y Marc Ouellet, Tổng Trưởng Thánh Bộ Giám Mục; và Đức Hồng Y Leonardo Sandri Thánh bộ Giáo Hội Đông Phương.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã ở ngôi Giáo Hoàng được sáu tháng và đã có nhiều cuộc gặp gỡ với những vị đứng đầu các bộ phận. Tuy nhiên, cuộc họp hiện nay là đáng chú ý hơn vì trong tháng Mười, Đức Giáo Hoàng sẽ gặp gỡ với một nhóm tám vị Hồng Y, để đẩy mạnh công tác cải tổ Giáo triều Rôma.
Tòa Thánh cho biết cuộc họp hôm thứ Ba sẽ là nền tảng cho cuộc gặp gỡ với nhóm tám vị Hồng Y.
Trong số những vị tham dự được Đức Thánh Cha tiếp hôm thứ Ba 10 tháng 9 có Đức Hồng Y Peter Turkson, người đứng đầu Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hòa bình, Đức Ông Claudio Celli, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Truyền Thông Xã Hội; Đức Hồng Y Marc Ouellet, Tổng Trưởng Thánh Bộ Giám Mục; và Đức Hồng Y Leonardo Sandri Thánh bộ Giáo Hội Đông Phương.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã ở ngôi Giáo Hoàng được sáu tháng và đã có nhiều cuộc gặp gỡ với những vị đứng đầu các bộ phận. Tuy nhiên, cuộc họp hiện nay là đáng chú ý hơn vì trong tháng Mười, Đức Giáo Hoàng sẽ gặp gỡ với một nhóm tám vị Hồng Y, để đẩy mạnh công tác cải tổ Giáo triều Rôma.
Tòa Thánh cho biết cuộc họp hôm thứ Ba sẽ là nền tảng cho cuộc gặp gỡ với nhóm tám vị Hồng Y.
ĐTC : Ở đâu có Chúa, ở đó không có sự căm thù .
Pt Huỳnh Mai Trác
12:17 10/09/2013
Ở đâu có Chúa, ở đó không có sự căm thù, óan hận và ghen ghét, và những lời nói xấu giết hại anh em mình: đó là lời của Đức Phanxicô trong bài giảng trong thánh lễ tại Thánh đường thánh Marta, sau khi ngài đi nghĩ hè về .
Cuộc gặp gỡ của Chúa Giêsu với người đồng hương Nadarét, như thánh Luca đã thuật lại trong Tin Mừng trong phụng vụ thứ hai hôm nay là đề tài cho bài giảng của Đức Thánh Cha . Người Nadarét ngưỡng mộ Chúa Giêsu, nhưng họ mong đợi Chúa Giêsu làm phép lạ .
“Họ muốn thấy một phép lạ, họ muốn có một điều lạ thường” để tin vào Chúa . Bởi vì chính điều đó mà Chúa Giêsu nói là họ không có đức tin và chính vì vậy mà họ nổi giận dữ . Họ đứng dậy và xô đẩy Chúa Giêsu lên đỉnh núi để xô ngài xuống hòng giết chết ngài” .
“Nhưng tại sao có sự thay đổi như vậy ? Bắt đầu thì thật là tốt đẹp, là lòng ngưỡng mộ, và sau đó là một tội ác : họ muốn giết chết Chúa Giêsu . Nguyên do là sự ganh ghét, là sự tham lam, vì họ muốn tất cả mọi sự . . . Đó không phải điều đã xẩy ra cách đây hai ngàn năm, điều này còn xẩy ra hàng ngày trong con tim của chúng ta, và trong cọng đòan của chúng ta .
Khi trong một cọng đòan họ nói : “ A, người mới đến trong cọng đòan chúng ta là một người tốt !”
Họ nói tốt trong những ngày đầu tiên và vài ngày sau họ bắt đầu nói xấu .” Cũng như những người Nadarét “muốn giết chết Chúa Giêsu”:
“Nhưng những người trong cọng đòan cũng vậy khi họ nói xấu về những người anh em, những thành viên trong cọng đòan ! Thánh Gioan tông đồ, trong Thư Thứ Nhất, đọan III, câu 15, nói như thế này : Người nào ghét anh em mình trong lòng là một kẻ giết người” .
Chúng ta có thói quen ngồi lê đôi mách . Nhưng có bao nhiêu lần trong những cọng đòan, cũng như trong gia đình, điều đó đã trở thành một hỏa ngục, môt tội ác đã giết chết anh chị em của mình vì lời nói xấu .”
“Trong một cọng đòan, trong một gia đình, Đức Thánh Cha nói tiếp, lời nói xấu vì ganh ghét là gieo rắc quỷ dữ trong lòng và vu oan giá họa cho người khác . Ngày nay, người ta nói nhiều về hòa bình . Nhưng chúng ta hãy nhìn xem những nạn nhân của vũ khí, nhưng chúng ta cũng nghĩ đến những vũ khí tệ hại hàng ngày : là lời nói, những lời nói xấu, lời bịa đặt . Mỗi cọng đòan cần phải sống với Chúa Giêsu:
“Để có hòa bình trong cọng đòan, trong gia đình, trong xứ sở, trên thế giới, chúng ta phải bắt đầu như thế này: là sống với Chúa Giêsu . Và ở đâu có Chúa là không có sự tham lam, không có tội ác, không có sự căm thù và không có sự ganh ghét mà chỉ có tình huynh đệ .
Chúng ta hãy cầu xin Chúa : đừng bao giờ giết chết người láng giềng bằng lời nói, và luôn ở cùng Chúa như chúng ta đang ở trên Thiên Đàng . Amen ! “ (nguồn Tin : News.Va) .
Sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô nhân Ngày Thế giới Truyền giáo 2013:
LM. Phan Du Sinh dịch
17:26 10/09/2013
Can đảm loan báo Tin Mừng
Anh chị em thân mến,
Năm nay, chúng ta cử hành Ngày Thế Giới Truyền Giáo đang khi sắp kết thúc Năm Đức Tin, cơ hội quan trọng để củng cố tình bạn của chúng ta với Chúa và hành trình của chúng ta như một Giáo Hội loan báo Tin Mừng với lòng dũng cảm. Trong viễn ảnh này, tôi muốn đề nghị một vài suy tư.
1. Đức tin là một quà tặng quý giá của Thiên Chúa, nó mở rộng tâm trí để chúng ta có thể biết Ngài và yêu mến Ngài. Ngài muốn đi vào mối tương quan với chúng ta và cho chúng ta tham dự vào chính sự sống của Ngài để làm cho cuộc sống của chúng ta có ý nghĩa hơn, tốt hơn, đẹp hơn. Thiên Chúa yêu thương chúng ta! Tuy nhiên đức tin cần được chấp nhận, nó đòi hỏi sự đáp trả cá nhân của chúng ta, sự can đảm để phó thác cuộc sống chúng ta vào tay Thiên Chúa, sống tình yêu của Ngài, biết ơn vì lòng thương xót vô bờ bến của Ngài. Đức tin là một quà tặng, không dành riêng cho một số ít người, nhưng được ban tặng cách quảng đại. Mọi người đều có thể kinh nghiệm về niềm vui được Thiên Chúa yêu thương, về niềm vui của ơn cứu độ! Đó là một ân huệ mà ta không thể giữ lại cho mình, nhưng cần được chia sẻ. Nếu chúng ta muốn giữ nó lại chỉ cho chúng ta mà thôi, thì chúng ta sẽ trở nên những kitô hữu cô lập, cằn cỗi và bệnh hoạn. Loan báo Tin Mừng là một phần của việc làm môn đệ Chúa Kitô và nó là một sự dấn thân liên lỉ, làm sinh động toàn thể đời sống của Giáo Hội. “Dấn thân truyền giáo là một dấu chỉ rõ ràng cho thấy sự trưởng thành của một cộng đoàn Giáo Hội” (Bênêđíctô XVI, Tông huấn Verbum Domini, số 95). Một cộng đoàn “trưởng thành” khi nó tuyên xưng đức tin, cử hành đức tin trong phụng vụ với niềm vui, sống đức ái, không ngừng loan báo Lời Chúa, ra khỏi bức tường kín của mình để mang Lời Chúa đến “những vùng ngoại vi”, nhất là cho những ai chưa có cơ hội để nhận biết Chúa Kitô. Sức mạnh của đức tin chúng ta, trên bình diện cá nhân và cộng đoàn, có thể được đo lường bởi khả năng thông truyền đức tin cho người khác, truyền bá và sống đức tin trong đức ái, làm chứng cho đức tin trước mặt những người chúng ta gặp gỡ và những người chia sẻ con đường sự sống với chúng ta.
2. Năm Đức Tin, 50 năm sau biến cố khai mạc Công đồng Vatican II, thúc đẩy toàn thể Giáo Hội hướng đến sự nhận thức đổi mới về sự hiện diện của mình trong thế giới hôm nay và sứ mạng của mình giữa các dân các nước. Tinh thần truyền giáo không chỉ nhắm đến lãnh thổ địa lý, nhưng đến các dân tộc, các nền văn hóa và những con người, bởi vì “các biên giới” của đức tin không chỉ đi ngang qua những nơi chốn và các truyền thống nhân loại, nhưng còn các tâm hồn của mỗi người nam nữ. Công đồng Vatican II đã đặc biệt nhấn mạnh rằng bổn phận truyền giáo, bổn phận mở rộng các biên cương của đức tin, thuộc về mọi người chịu phép rửa và tất cả các cộng đoàn Kitô hữu như thế nào; bởi vì “Dân Thiên Chúa sống trong các cộng đoàn, nhất là trong giáo phận và giáo xứ, và chính trong các cộng đoàn này mà một cách nào đó nó trở nên hữu hình, vì thế các cộng đoàn có trách nhiệm làm chứng cho Chúa Kitô trước mặt muôn dân” (Ad Gentes, số 37). Mỗi cộng đoàn vì thế được chất vấn và được mời gọi lấy làm của mình sự ủy thác mà Chúa Giêsu đã giao phó cho các Tông đồ, đó là trở nên “những chứng nhân của Ngài ở Giêrusalem, trong toàn cõi Giuđêa và Samaria, và cho đến tận cùng trái đất” (Cv 1,8), và đó không phải như một khía cạnh thứ yếu của đời sống Kitô hữu nhưng như là một khía cạnh thiết yếu: hết thảy chúng ta đều được mời gọi ra đi trên các nẻo đường của thế giới với các anh chị em của chúng ta, bằng việc loan báo và làm chứng cho niềm tin của chúng ta vào Chúa Kitô và trở nên những người loan báo Tin Mừng của Ngài. Tôi mời gọi các giám mục, linh mục, các hội đồng linh mục và mục vụ, mỗi người và mọi nhóm hữu trách bên trong Giáo Hội, hãy đặt một vị trí nổi bật cho chiều kích truyền giáo đó trong các chương trình đào tạo và mục vụ của mình, hiểu rằng sự dấn thân tông đồ của mình sẽ không đầy đủ trừ phi nó nhắm đến việc làm chứng cho Chúa Kitô trước mặt các dân tộc và trước mặt muôn dân. Khía cạnh truyền giáo này không chỉ là một chiều kích mang tính chương trình trong đời sống kitô hữu nhưng còn là một chiều kích khuôn mẫu tác động đến mọi khía cạnh của đời sống kitô hữu.
3. Công cuộc loan báo Tin Mừng thường gặp phải những trở ngại không chỉ từ bên ngoài nhưng còn chính từ bên trong cộng đoàn Giáo Hội. Đôi khi thiếu sự nhiệt tâm, niềm vui, sự can đảm và niềm hy vọng trong khi loan báo sứ điệp của Chúa Kitô cho mọi người và giúp đỡ con người của thời đại chúng ta gặp gỡ Ngài. Đôi khi, có người còn nghĩ rằng loan báo chân lý tin mừng là xâm phạm đến tự do. Đức Phaolô VI có những lời rõ ràng về vấn đề này: “Sẽ là…một lỗi lầm khi áp đặt điều gì lên lương tâm của anh chị em chúng ta. Nhưng đề nghị cho lương tâm họ chân lý của Tin Mừng và ơn cứu độ trong Chúa Giêsu Kitô, cách hoàn toàn trong sáng và với sự tôn trọng trọn vẹn những chọn lựa tự do mà họ thực hiện… là một góp phần cho sự tự do này” (Tông huấn Evangelii nuntiandi, số 80). Chúng ta phải luôn có can đảm và niềm vui khi đề nghị, với sự tôn trọng, một cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô và trở nên những sứ giả Tin Mừng của Ngài. Chúa Giêsu đã đến giữa chúng ta để chỉ ra con đường cứu độ và Ngài giao phó cho chúng ta sứ mạng làm cho mọi người nhận biết điều đó, cho đến tận cùng trái đất. Thông thường, chúng ta nhận thấy rằng chính bạo lực, sự dối trá, sự sai lầm lại được làm nổi bật và được đề nghị. Thật là cấp bách trong thời đại chúng ta việc loan báo và minh chứng sự tinh tuý của Tin Mừng và làm điều đó ngay chính bên trong Giáo Hội. Điều quan trọng là không bao giờ quên một nguyên tắc căn bản cho mọi người rao giảng Tin Mừng: không thể rao giảng Chúa Kitô mà không có Giáo Hội.
Loan báo Tin Mừng không bao giờ là một hành vi của một cá nhân đơn độc hay riêng tư, nhưng luôn có tính Giáo Hội. Đức Phaolô VI đã viết rằng: “Khi một vị giảng thuyết, giáo lý viên hay mục tử vô danh, rao giảng Tin Mừng, tập hợp cộng đoàn nhỏ bé của mình, ban phát bí tích, dù một mình, thì người ấy đang thực hiện một hành vi Giáo Hội”. Người ấy hành động “không vì một sứ vụ mà người ấy gán cho mình, hay do sáng kiến cá nhân, nhưng trong sự hiệp nhất với sứ mạng của Giáo Hội và nhân danh Giáo Hội” (Ibid., số 60). Và điều đó mang lại sức mạnh cho việc truyền giáo và làm cho tất cả các nhà truyền giáo và loan báo Tin Mừng cảm thấy không bao giờ cô độc, nhưng thuộc về một Thân Thể duy nhất, được sinh động bởi Chúa Thánh Thần.
4. Vào thời đại chúng ta, tính di động phổ biến và sự dễ dàng trong việc truyền thông xuyên qua các phương tiện truyền thông mới đã hòa trộn các dân tộc, các kiến thức, các kinh nghiệm. Vì lý do công ăn việc làm, cả gia đình phải di chuyển từ châu lục này đến châu lục khác. Những trao đổi nghề nghiệp và văn hóa, du lịch và những hiện tượng khác, đã dẫn đến một sự di chuyển lớn của con người. Nó gây nên, ngay cả đối với cộng đoàn giáo xứ, khó mà biết ai sống thường xuyên hay tạm thời trong lãnh thổ. Trong những vùng rộng lớn vốn là những vùng theo truyền thống Kitô giáo lại càng ngày càng gia tăng con số những người xa lạ với đức tin, hoặc dửng dưng với chiều kích tôn giáo, hoặc được hướng dẫn bởi những niềm tin khác. Mặt khác, không hiếm khi một số người đã chịu phép rửa lại chọn lựa những lối sống xa rời đức tin, và như thế họ cần đến một “cuộc tân Phúc Âm hóa”. Thêm vào đó còn có sự kiện một phần lớn nhân loại chưa biết tới Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô. Chúng ta còn đang sống trong một thời điểm khủng hoảng chạm đến những phạm vi khác nhau của cuộc sống, không chỉ về kinh tế, tài chính, an toàn thực phẩm, môi trường nhưng còn liên quan đến ý nghĩa sâu xa của cuộc sống và những giá trị căn bản đang hướng dẫn nó. Thậm chí sự chung sống nhân loại còn được đánh dấu bởi những căng thẳng và xung đột vốn gây nên sự bất an và khó khăn trong việc tìm ra con đường đúng đắn dẫn đến hòa bình vững chắc. Trong hoàn cảnh phức tạp này, nơi mà chân trời hiện tại và tương lai dường như được đánh dấu bởi những đám mây đe dọa, thì lại cần loan báo cách can đảm và trong mọi hoàn cảnh Tin Mừng của Chúa Kitô, một sứ điệp về niềm hy vọng, hòa giải, hiệp thông, một loan báo về sự gần gũi của Thiên Chúa, về lòng thương xót của Ngài, một loan báo về sự kiện rằng sức mạnh của tình yêu Thiên Chúa có khả năng chiến thắng bóng tối sự dữ và hướng dẫn chúng ta trên con đường của sự thiện. Những con người nam nữ của thời đại chúng ta cần đến một ánh sáng chắc chắn soi sáng hành trình của mình và chỉ việc gặp gỡ với Chúa Kitô có thể mang lại. Chúng ta hãy mang đến cho thế giới, bằng chứng tá của chúng ta, với đức ái và đức cậy mà đức tin mang lại! Tinh thần truyền giáo của Giáo Hội không nhắm đến chiêu dụ tín đồ, nhưng là chứng tá của một cuộc sống vốn soi sáng con đường, mang niềm hy vọng và tình yêu. Giáo Hội – tôi lặp lại một lần nữa – không phải là một tổ chức cứu trợ, một doanh nghiệp, một tổ chức phi chính phủ, nhưng là một cộng đồng của những con người được linh hoạt bởi Chúa Thánh Thần, đã và đang sống sự kỳ diệu của cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu Kitô và muốn chia sẻ kinh nghiệm về niềm vui sâu xa, sứ điệp cứu độ mà Chúa đã ban cho chúng ta. Chính Chúa Thánh Thần dẫn đưa Giáo Hội trên con đường này.
5. Tôi muốn khích lệ hết thảy anh chị em trở nên những người mang Tin Mừng của Chúa Kitô và tôi đặc biệt biết ơn các nhà truyền giáo, các linh mục “Fidei donum”, các nam nữ tu sĩ, các giáo dân –càng ngày càng đông số hơn – đã đáp lại tiếng gọi của Chúa rời bỏ quê hương của mình để phục vụ Tin Mừng nơi các mảnh đất và các nền văn hóa khác nhau. Nhưng tôi cũng muốn nhấn mạnh rằng các Giáo Hội trẻ này đang dấn thân cách quảng đại dường nào trong việc gởi các nhà truyền giáo đến các Giáo Hội đang gặp khó khăn – và không hiếm khi đó là những Giáo Hội thuộc truyền thống Kitô giáo xa xưa – và như thế mang sự tươi trẻ và lòng nhiệt huyết mà qua đó họ đang sống đức tin, đức tin đổi mới cuộc sống và mang lại niềm hy vọng. Sống chiều kích phổ quát này, khi đáp lại lệnh truyền của Chúa Giêsu: “các con hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ” (Mt 28,19), là điều gì đem lại sự phong phú cho mỗi Giáo Hội địa phương, mỗi cộng đoàn, bởi vì việc gởi đi các nhà truyền giáo không bao giờ là một sự mất mát nhưng là một lợi lộc. Tôi kêu gọi những ai nhận ra ơn gọi này hãy đáp lại cách quảng đại tiếng nói của Chúa Thánh Thần, theo bậc sống của họ, và không sợ sống quảng đại với Chúa. Tôi cũng mời gọi các Giám mục, các dòng tu, các cộng đoàn và tất cả các nhóm Kitô hữu ủng hộ, cách sáng suốt và bằng sự phân định cẩn thận, tiếng gọi truyền giáo “ad gentes” (đến với muôn dân) và giúp đỡ các Giáo Hội đang cần các linh mục, nam nữ tu sĩ cũng như giáo dân để củng cố cộng đoàn Kitô hữu. Và mối quan tâm này cũng phải có giữa các Giáo Hội thuộc về cùng một Hội Đồng Giám Mục hay cùng một Vùng: điều quan trọng là các Giáo Hội phong phú ơn gọi hơn cần quảng đại giúp đỡ những Giáo Hội đang thiếu ơn gọi.
Đồng thời tôi cũng khuyến khích các nhà truyền giáo, cách riêng các linh mục “Fidei donum” và các giáo dân, hãy hân hoan sống và thể hiện sự phục vụ quý báu trong các Giáo Hội mà họ được sai đến, và mang lại niềm vui và kinh nghiệm của họ cho các Giáo Hội mà họ xuất thân, nhớ lại rằng thánh Phaolô và Barnabê, vào cuối chuyến hành trình truyền giáo của các ngài “đã bắt đầu tường thuật tất cả những gì Thiên Chúa đã làm với họ, và làm thế nào Ngài đã mở ra cho dân ngoại cánh cửa đức tin” (Cv 14,27). Họ có thể trở nên một con đường cho một thứ “khôi phục” đức tin nào đó, khi mang sự tươi trẻ của các Giáo Hội trẻ cho các Giáo Hội có truyền thống Kitô giáo lâu đời, và như thế giúp họ tìm lại được sự nhiệt huyết và niềm vui của việc chia sẻ đức tin qua sự trao đổi vốn làm phong phú lẫn nhau trên con đường bước theo Chúa.
Sự quan tâm đối với tất cả các Giáo Hội mà Giám mục Rôma chia sẻ với các anh em Giám mục của mình, tìm thấy một sự thể hiện quan trọng trong hoạt động của các Hội Thừa Sai Giáo Hoàng, vốn có mục đích thúc đẩy và đào sâu ý thức truyền giáo của mỗi kitô hữu chịu phép Thánh tẩy và mỗi cộng đoàn, bằng việc nhắc nhớ họ đến sự cần thiết có một sự đào tạo truyền giáo sâu xa hơn cho toàn Dân Chúa cũng như bằng cách khuyến khích các cộng đoàn Kitô hữu đóng góp cho sự lan toả Tin Mừng trên thế giới.
Sau cùng tôi muốn nói một lời với các Kitô hữu, ở những nơi khác nhau trên thế giới, đang gặp khó khăn trong việc công khai tuyên xưng đức tin của mình và hưởng quyền chính đáng được thực hành đức tin cho xứng hợp. Họ là những anh chị em của chúng ta, những chứng nhân can đảm – đông đảo hơn các tử vì đạo của các thế kỷ đầu tiên – vốn kiên trì chịu đựng những hình thức bách hại khác nhau hiện nay. Thậm chí một số người còn liều mạng sống để trung thành với Tin Mừng của Chúa Kitô. Tôi muốn tái khẳng định về sự gần gũi của tôi qua kinh nguyện với những cá nhân, gia đình và cộng đoàn đang gánh chịu bạo lực và sự bất bao dung, và tôi lặp lại cho họ những lời an ủi của Chúa Giêsu: “Hãy can đảm lên! Thầy đã thắng thế gian” (Ga 16,33).
Đức Bênêđictô XVI đã diễn tả niềm hy vọng như sau: “Ước chi Lời Chúa được phổ biến mau chóng và được tôn vinh mọi nơi’ (2 Tx 3,1): ước gì Năm Đức Tin này càng ngày càng củng cố mối tương quan của chúng ta với Chúa Kitô, bởi vì chỉ trong Ngài mới có sự xác tín chắc chắn để nhìn về tương lai và sự bảo đảm cho một tình yêu đích thực và bền vững” (Tông thư Porta Fidei, số 15). Đó là lời cầu chúc của tôi cho Ngày Thế Giới Truyền Giáo năm nay. Tôi thân ái chúc lành cho các nhà truyền giáo và tất cả những ai đang đồng hành và nâng đỡ sự dấn thân nền tảng này của Giáo Hội để loan báo Tin Mừng cho đến tận cùng trái đất. Nhờ đó, chúng ta, những thừa tác viên và những nhà truyền giáo của Tin Mừng, cảm nghiệm được “niềm vui dịu ngọt và an ủi của việc loan báo Tin Mừng” (Phaolô VI, Tông huấn Evangelii nuntiandi, số 80).
Vatican, ngày 19/05/2013, lễ trọng Chúa Thánh Thần Hiện Xuống
Anh chị em thân mến,
Năm nay, chúng ta cử hành Ngày Thế Giới Truyền Giáo đang khi sắp kết thúc Năm Đức Tin, cơ hội quan trọng để củng cố tình bạn của chúng ta với Chúa và hành trình của chúng ta như một Giáo Hội loan báo Tin Mừng với lòng dũng cảm. Trong viễn ảnh này, tôi muốn đề nghị một vài suy tư.
1. Đức tin là một quà tặng quý giá của Thiên Chúa, nó mở rộng tâm trí để chúng ta có thể biết Ngài và yêu mến Ngài. Ngài muốn đi vào mối tương quan với chúng ta và cho chúng ta tham dự vào chính sự sống của Ngài để làm cho cuộc sống của chúng ta có ý nghĩa hơn, tốt hơn, đẹp hơn. Thiên Chúa yêu thương chúng ta! Tuy nhiên đức tin cần được chấp nhận, nó đòi hỏi sự đáp trả cá nhân của chúng ta, sự can đảm để phó thác cuộc sống chúng ta vào tay Thiên Chúa, sống tình yêu của Ngài, biết ơn vì lòng thương xót vô bờ bến của Ngài. Đức tin là một quà tặng, không dành riêng cho một số ít người, nhưng được ban tặng cách quảng đại. Mọi người đều có thể kinh nghiệm về niềm vui được Thiên Chúa yêu thương, về niềm vui của ơn cứu độ! Đó là một ân huệ mà ta không thể giữ lại cho mình, nhưng cần được chia sẻ. Nếu chúng ta muốn giữ nó lại chỉ cho chúng ta mà thôi, thì chúng ta sẽ trở nên những kitô hữu cô lập, cằn cỗi và bệnh hoạn. Loan báo Tin Mừng là một phần của việc làm môn đệ Chúa Kitô và nó là một sự dấn thân liên lỉ, làm sinh động toàn thể đời sống của Giáo Hội. “Dấn thân truyền giáo là một dấu chỉ rõ ràng cho thấy sự trưởng thành của một cộng đoàn Giáo Hội” (Bênêđíctô XVI, Tông huấn Verbum Domini, số 95). Một cộng đoàn “trưởng thành” khi nó tuyên xưng đức tin, cử hành đức tin trong phụng vụ với niềm vui, sống đức ái, không ngừng loan báo Lời Chúa, ra khỏi bức tường kín của mình để mang Lời Chúa đến “những vùng ngoại vi”, nhất là cho những ai chưa có cơ hội để nhận biết Chúa Kitô. Sức mạnh của đức tin chúng ta, trên bình diện cá nhân và cộng đoàn, có thể được đo lường bởi khả năng thông truyền đức tin cho người khác, truyền bá và sống đức tin trong đức ái, làm chứng cho đức tin trước mặt những người chúng ta gặp gỡ và những người chia sẻ con đường sự sống với chúng ta.
2. Năm Đức Tin, 50 năm sau biến cố khai mạc Công đồng Vatican II, thúc đẩy toàn thể Giáo Hội hướng đến sự nhận thức đổi mới về sự hiện diện của mình trong thế giới hôm nay và sứ mạng của mình giữa các dân các nước. Tinh thần truyền giáo không chỉ nhắm đến lãnh thổ địa lý, nhưng đến các dân tộc, các nền văn hóa và những con người, bởi vì “các biên giới” của đức tin không chỉ đi ngang qua những nơi chốn và các truyền thống nhân loại, nhưng còn các tâm hồn của mỗi người nam nữ. Công đồng Vatican II đã đặc biệt nhấn mạnh rằng bổn phận truyền giáo, bổn phận mở rộng các biên cương của đức tin, thuộc về mọi người chịu phép rửa và tất cả các cộng đoàn Kitô hữu như thế nào; bởi vì “Dân Thiên Chúa sống trong các cộng đoàn, nhất là trong giáo phận và giáo xứ, và chính trong các cộng đoàn này mà một cách nào đó nó trở nên hữu hình, vì thế các cộng đoàn có trách nhiệm làm chứng cho Chúa Kitô trước mặt muôn dân” (Ad Gentes, số 37). Mỗi cộng đoàn vì thế được chất vấn và được mời gọi lấy làm của mình sự ủy thác mà Chúa Giêsu đã giao phó cho các Tông đồ, đó là trở nên “những chứng nhân của Ngài ở Giêrusalem, trong toàn cõi Giuđêa và Samaria, và cho đến tận cùng trái đất” (Cv 1,8), và đó không phải như một khía cạnh thứ yếu của đời sống Kitô hữu nhưng như là một khía cạnh thiết yếu: hết thảy chúng ta đều được mời gọi ra đi trên các nẻo đường của thế giới với các anh chị em của chúng ta, bằng việc loan báo và làm chứng cho niềm tin của chúng ta vào Chúa Kitô và trở nên những người loan báo Tin Mừng của Ngài. Tôi mời gọi các giám mục, linh mục, các hội đồng linh mục và mục vụ, mỗi người và mọi nhóm hữu trách bên trong Giáo Hội, hãy đặt một vị trí nổi bật cho chiều kích truyền giáo đó trong các chương trình đào tạo và mục vụ của mình, hiểu rằng sự dấn thân tông đồ của mình sẽ không đầy đủ trừ phi nó nhắm đến việc làm chứng cho Chúa Kitô trước mặt các dân tộc và trước mặt muôn dân. Khía cạnh truyền giáo này không chỉ là một chiều kích mang tính chương trình trong đời sống kitô hữu nhưng còn là một chiều kích khuôn mẫu tác động đến mọi khía cạnh của đời sống kitô hữu.
3. Công cuộc loan báo Tin Mừng thường gặp phải những trở ngại không chỉ từ bên ngoài nhưng còn chính từ bên trong cộng đoàn Giáo Hội. Đôi khi thiếu sự nhiệt tâm, niềm vui, sự can đảm và niềm hy vọng trong khi loan báo sứ điệp của Chúa Kitô cho mọi người và giúp đỡ con người của thời đại chúng ta gặp gỡ Ngài. Đôi khi, có người còn nghĩ rằng loan báo chân lý tin mừng là xâm phạm đến tự do. Đức Phaolô VI có những lời rõ ràng về vấn đề này: “Sẽ là…một lỗi lầm khi áp đặt điều gì lên lương tâm của anh chị em chúng ta. Nhưng đề nghị cho lương tâm họ chân lý của Tin Mừng và ơn cứu độ trong Chúa Giêsu Kitô, cách hoàn toàn trong sáng và với sự tôn trọng trọn vẹn những chọn lựa tự do mà họ thực hiện… là một góp phần cho sự tự do này” (Tông huấn Evangelii nuntiandi, số 80). Chúng ta phải luôn có can đảm và niềm vui khi đề nghị, với sự tôn trọng, một cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô và trở nên những sứ giả Tin Mừng của Ngài. Chúa Giêsu đã đến giữa chúng ta để chỉ ra con đường cứu độ và Ngài giao phó cho chúng ta sứ mạng làm cho mọi người nhận biết điều đó, cho đến tận cùng trái đất. Thông thường, chúng ta nhận thấy rằng chính bạo lực, sự dối trá, sự sai lầm lại được làm nổi bật và được đề nghị. Thật là cấp bách trong thời đại chúng ta việc loan báo và minh chứng sự tinh tuý của Tin Mừng và làm điều đó ngay chính bên trong Giáo Hội. Điều quan trọng là không bao giờ quên một nguyên tắc căn bản cho mọi người rao giảng Tin Mừng: không thể rao giảng Chúa Kitô mà không có Giáo Hội.
Loan báo Tin Mừng không bao giờ là một hành vi của một cá nhân đơn độc hay riêng tư, nhưng luôn có tính Giáo Hội. Đức Phaolô VI đã viết rằng: “Khi một vị giảng thuyết, giáo lý viên hay mục tử vô danh, rao giảng Tin Mừng, tập hợp cộng đoàn nhỏ bé của mình, ban phát bí tích, dù một mình, thì người ấy đang thực hiện một hành vi Giáo Hội”. Người ấy hành động “không vì một sứ vụ mà người ấy gán cho mình, hay do sáng kiến cá nhân, nhưng trong sự hiệp nhất với sứ mạng của Giáo Hội và nhân danh Giáo Hội” (Ibid., số 60). Và điều đó mang lại sức mạnh cho việc truyền giáo và làm cho tất cả các nhà truyền giáo và loan báo Tin Mừng cảm thấy không bao giờ cô độc, nhưng thuộc về một Thân Thể duy nhất, được sinh động bởi Chúa Thánh Thần.
4. Vào thời đại chúng ta, tính di động phổ biến và sự dễ dàng trong việc truyền thông xuyên qua các phương tiện truyền thông mới đã hòa trộn các dân tộc, các kiến thức, các kinh nghiệm. Vì lý do công ăn việc làm, cả gia đình phải di chuyển từ châu lục này đến châu lục khác. Những trao đổi nghề nghiệp và văn hóa, du lịch và những hiện tượng khác, đã dẫn đến một sự di chuyển lớn của con người. Nó gây nên, ngay cả đối với cộng đoàn giáo xứ, khó mà biết ai sống thường xuyên hay tạm thời trong lãnh thổ. Trong những vùng rộng lớn vốn là những vùng theo truyền thống Kitô giáo lại càng ngày càng gia tăng con số những người xa lạ với đức tin, hoặc dửng dưng với chiều kích tôn giáo, hoặc được hướng dẫn bởi những niềm tin khác. Mặt khác, không hiếm khi một số người đã chịu phép rửa lại chọn lựa những lối sống xa rời đức tin, và như thế họ cần đến một “cuộc tân Phúc Âm hóa”. Thêm vào đó còn có sự kiện một phần lớn nhân loại chưa biết tới Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô. Chúng ta còn đang sống trong một thời điểm khủng hoảng chạm đến những phạm vi khác nhau của cuộc sống, không chỉ về kinh tế, tài chính, an toàn thực phẩm, môi trường nhưng còn liên quan đến ý nghĩa sâu xa của cuộc sống và những giá trị căn bản đang hướng dẫn nó. Thậm chí sự chung sống nhân loại còn được đánh dấu bởi những căng thẳng và xung đột vốn gây nên sự bất an và khó khăn trong việc tìm ra con đường đúng đắn dẫn đến hòa bình vững chắc. Trong hoàn cảnh phức tạp này, nơi mà chân trời hiện tại và tương lai dường như được đánh dấu bởi những đám mây đe dọa, thì lại cần loan báo cách can đảm và trong mọi hoàn cảnh Tin Mừng của Chúa Kitô, một sứ điệp về niềm hy vọng, hòa giải, hiệp thông, một loan báo về sự gần gũi của Thiên Chúa, về lòng thương xót của Ngài, một loan báo về sự kiện rằng sức mạnh của tình yêu Thiên Chúa có khả năng chiến thắng bóng tối sự dữ và hướng dẫn chúng ta trên con đường của sự thiện. Những con người nam nữ của thời đại chúng ta cần đến một ánh sáng chắc chắn soi sáng hành trình của mình và chỉ việc gặp gỡ với Chúa Kitô có thể mang lại. Chúng ta hãy mang đến cho thế giới, bằng chứng tá của chúng ta, với đức ái và đức cậy mà đức tin mang lại! Tinh thần truyền giáo của Giáo Hội không nhắm đến chiêu dụ tín đồ, nhưng là chứng tá của một cuộc sống vốn soi sáng con đường, mang niềm hy vọng và tình yêu. Giáo Hội – tôi lặp lại một lần nữa – không phải là một tổ chức cứu trợ, một doanh nghiệp, một tổ chức phi chính phủ, nhưng là một cộng đồng của những con người được linh hoạt bởi Chúa Thánh Thần, đã và đang sống sự kỳ diệu của cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu Kitô và muốn chia sẻ kinh nghiệm về niềm vui sâu xa, sứ điệp cứu độ mà Chúa đã ban cho chúng ta. Chính Chúa Thánh Thần dẫn đưa Giáo Hội trên con đường này.
5. Tôi muốn khích lệ hết thảy anh chị em trở nên những người mang Tin Mừng của Chúa Kitô và tôi đặc biệt biết ơn các nhà truyền giáo, các linh mục “Fidei donum”, các nam nữ tu sĩ, các giáo dân –càng ngày càng đông số hơn – đã đáp lại tiếng gọi của Chúa rời bỏ quê hương của mình để phục vụ Tin Mừng nơi các mảnh đất và các nền văn hóa khác nhau. Nhưng tôi cũng muốn nhấn mạnh rằng các Giáo Hội trẻ này đang dấn thân cách quảng đại dường nào trong việc gởi các nhà truyền giáo đến các Giáo Hội đang gặp khó khăn – và không hiếm khi đó là những Giáo Hội thuộc truyền thống Kitô giáo xa xưa – và như thế mang sự tươi trẻ và lòng nhiệt huyết mà qua đó họ đang sống đức tin, đức tin đổi mới cuộc sống và mang lại niềm hy vọng. Sống chiều kích phổ quát này, khi đáp lại lệnh truyền của Chúa Giêsu: “các con hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ” (Mt 28,19), là điều gì đem lại sự phong phú cho mỗi Giáo Hội địa phương, mỗi cộng đoàn, bởi vì việc gởi đi các nhà truyền giáo không bao giờ là một sự mất mát nhưng là một lợi lộc. Tôi kêu gọi những ai nhận ra ơn gọi này hãy đáp lại cách quảng đại tiếng nói của Chúa Thánh Thần, theo bậc sống của họ, và không sợ sống quảng đại với Chúa. Tôi cũng mời gọi các Giám mục, các dòng tu, các cộng đoàn và tất cả các nhóm Kitô hữu ủng hộ, cách sáng suốt và bằng sự phân định cẩn thận, tiếng gọi truyền giáo “ad gentes” (đến với muôn dân) và giúp đỡ các Giáo Hội đang cần các linh mục, nam nữ tu sĩ cũng như giáo dân để củng cố cộng đoàn Kitô hữu. Và mối quan tâm này cũng phải có giữa các Giáo Hội thuộc về cùng một Hội Đồng Giám Mục hay cùng một Vùng: điều quan trọng là các Giáo Hội phong phú ơn gọi hơn cần quảng đại giúp đỡ những Giáo Hội đang thiếu ơn gọi.
Đồng thời tôi cũng khuyến khích các nhà truyền giáo, cách riêng các linh mục “Fidei donum” và các giáo dân, hãy hân hoan sống và thể hiện sự phục vụ quý báu trong các Giáo Hội mà họ được sai đến, và mang lại niềm vui và kinh nghiệm của họ cho các Giáo Hội mà họ xuất thân, nhớ lại rằng thánh Phaolô và Barnabê, vào cuối chuyến hành trình truyền giáo của các ngài “đã bắt đầu tường thuật tất cả những gì Thiên Chúa đã làm với họ, và làm thế nào Ngài đã mở ra cho dân ngoại cánh cửa đức tin” (Cv 14,27). Họ có thể trở nên một con đường cho một thứ “khôi phục” đức tin nào đó, khi mang sự tươi trẻ của các Giáo Hội trẻ cho các Giáo Hội có truyền thống Kitô giáo lâu đời, và như thế giúp họ tìm lại được sự nhiệt huyết và niềm vui của việc chia sẻ đức tin qua sự trao đổi vốn làm phong phú lẫn nhau trên con đường bước theo Chúa.
Sự quan tâm đối với tất cả các Giáo Hội mà Giám mục Rôma chia sẻ với các anh em Giám mục của mình, tìm thấy một sự thể hiện quan trọng trong hoạt động của các Hội Thừa Sai Giáo Hoàng, vốn có mục đích thúc đẩy và đào sâu ý thức truyền giáo của mỗi kitô hữu chịu phép Thánh tẩy và mỗi cộng đoàn, bằng việc nhắc nhớ họ đến sự cần thiết có một sự đào tạo truyền giáo sâu xa hơn cho toàn Dân Chúa cũng như bằng cách khuyến khích các cộng đoàn Kitô hữu đóng góp cho sự lan toả Tin Mừng trên thế giới.
Sau cùng tôi muốn nói một lời với các Kitô hữu, ở những nơi khác nhau trên thế giới, đang gặp khó khăn trong việc công khai tuyên xưng đức tin của mình và hưởng quyền chính đáng được thực hành đức tin cho xứng hợp. Họ là những anh chị em của chúng ta, những chứng nhân can đảm – đông đảo hơn các tử vì đạo của các thế kỷ đầu tiên – vốn kiên trì chịu đựng những hình thức bách hại khác nhau hiện nay. Thậm chí một số người còn liều mạng sống để trung thành với Tin Mừng của Chúa Kitô. Tôi muốn tái khẳng định về sự gần gũi của tôi qua kinh nguyện với những cá nhân, gia đình và cộng đoàn đang gánh chịu bạo lực và sự bất bao dung, và tôi lặp lại cho họ những lời an ủi của Chúa Giêsu: “Hãy can đảm lên! Thầy đã thắng thế gian” (Ga 16,33).
Đức Bênêđictô XVI đã diễn tả niềm hy vọng như sau: “Ước chi Lời Chúa được phổ biến mau chóng và được tôn vinh mọi nơi’ (2 Tx 3,1): ước gì Năm Đức Tin này càng ngày càng củng cố mối tương quan của chúng ta với Chúa Kitô, bởi vì chỉ trong Ngài mới có sự xác tín chắc chắn để nhìn về tương lai và sự bảo đảm cho một tình yêu đích thực và bền vững” (Tông thư Porta Fidei, số 15). Đó là lời cầu chúc của tôi cho Ngày Thế Giới Truyền Giáo năm nay. Tôi thân ái chúc lành cho các nhà truyền giáo và tất cả những ai đang đồng hành và nâng đỡ sự dấn thân nền tảng này của Giáo Hội để loan báo Tin Mừng cho đến tận cùng trái đất. Nhờ đó, chúng ta, những thừa tác viên và những nhà truyền giáo của Tin Mừng, cảm nghiệm được “niềm vui dịu ngọt và an ủi của việc loan báo Tin Mừng” (Phaolô VI, Tông huấn Evangelii nuntiandi, số 80).
Vatican, ngày 19/05/2013, lễ trọng Chúa Thánh Thần Hiện Xuống
Top Stories
Vietnamese diocese protests 'lawless' government activity, anti-Catholic propaganda
Catholic World News
06:52 10/09/2013
The Diocese of Vinh, Vietnam has issued a statement decrying government propaganda attacks on the Catholic community and on Bishop Paul Nguyen Thai Hop.
The diocesan statement protested “false articles and stories, which distort the truth,” after a series of reports in the government-controlled media blaming Catholic activists for a series of violent confrontations with police. The statement said that the clashes—in particular, a bloody assault by police on peaceful demonstrators outside a Redemptorist church—reflected a “lawless” attitude on the part of public officials.
The statement from the Vinh diocese concluded with a lament: “The laws of Vietnam have become an effective means for the authorities to use whenever they want to suppress their own people.”
The diocesan statement protested “false articles and stories, which distort the truth,” after a series of reports in the government-controlled media blaming Catholic activists for a series of violent confrontations with police. The statement said that the clashes—in particular, a bloody assault by police on peaceful demonstrators outside a Redemptorist church—reflected a “lawless” attitude on the part of public officials.
The statement from the Vinh diocese concluded with a lament: “The laws of Vietnam have become an effective means for the authorities to use whenever they want to suppress their own people.”
Malaisie: Controverse sur l’usage du mot ‘Allah’ par les chrétiens : le jugement sera rendu en octobre 2013
Eglises d'Asie
10:56 10/09/2013
Ce 10 septembre au matin, la pluie qui tombait sur Putrajaya n’a pas dissuadé une foule nombreuse de se presser devant le bâtiment de la Cour d’appel où des forces de police ont filtré dans le calme les personnes autorisées à pénétrer dans la salle d’audience. Un peu plus tard dans la journée, après avoir entendu les avocats des parties en présence, le président de la Cour d’appel, le juge Mohamad Apandi Ali, a annoncé que le jugement de la Cour serait rendu en octobre prochain, repoussant d’autant une décision très attendue sur la possibilité laissée ou non aux chrétiens d’utiliser le mot ‘Allah’ dans leurs publications.
Le 22 août dernier, l’Eglise catholique, qui est partie prenante dans cette affaire et qui conteste l’interdiction que le gouvernement lui a signifiée en 2008 d’utiliser le mot ‘Allah’ pour dire le Dieu des chrétiens dans les colonnes en langue malaise de The Herald, l’hebdomadaire de l’archidiocèse de Kuala Lumpur, avait été déboutée par la Cour ; l’Eglise estimait qu’une décision du Premier ministre d’avril 2011 l’autorisait à faire usage du mot ‘Allah’ et que la Cour d’appel n’avait donc pas à statuer sur une affaire classée, mais le juge avait au contraire rétorqué qu’il y avait matière à juger sur le fond le litige qui oppose l’Eglise au gouvernement et que l’audience du 10 septembre était donc maintenue.
Dans la salle d’audience, pleine à craquer de militants islamistes ainsi que de membres des Eglises chrétiennes, venus notamment de Bornéo – où se trouvent la grande majorité des chrétiens de langue malaise –, la Cour d’appel a donc consacré plusieurs heures à entendre les avocats des deux parties.
L’avocate du gouvernement, Me Suzana Atan, a mis en avant le fait que l’interdiction signifiée à The Herald en 2008 était motivée par le caractère éminemment sensible des questions religieuses dans un pays à majorité musulmane. Elle a présenté trois types d’arguments pour défendre le point de vue du gouvernement. « [En Malaisie], Allah est un mot sensible », a-t-elle d’abord fait valoir, rappelant qu’après la décision de la Haute Cour de justice de 2009, qui avait été favorable à l’Eglise, des actes dommageables à la paix civile avaient eu lieu, notamment des attaques incendiaires contre des églises chrétiennes et le dépôt d’une tête de cochon dans une mosquée. Quittant le terrain sécuritaire, elle s’est ensuite aventurée sur le terrain théologique, arguant du fait que « les chrétiens croient en la Sainte Trinité, là où pour les musulmans Allah est le Dieu unique ». En usant du mot ‘Allah’, les chrétiens entretiennent donc une confusion sur la réalité de qui est Dieu, confusion dont peuvent être victimes les musulmans qui viendraient à lire leurs publications. Enfin, a ajouté l’avocate, la loi de 1984 sur la presse laisse toute latitude au gouvernement d’accorder ou non une licence de publication à tel ou tel journal et les autorités n’ont pas à justifier leurs décisions en la matière.
En face, l’avocat de l’archidiocèse de Kuala Lumpur et du Herald, Me Porres Royen, a placé son argumentation sur le terrain constitutionnel, citant l’article 11 de la Constitution fédérale, lequel défend le droit de toute personne à professer, pratiquer et propager sa religion, avec cette clause restrictive qui interdit la propagation « de toute croyance ou doctrine religieuse auprès de personnes professant la religion de l’islam ». Si un non-musulman en Malaisie utilise le mot ‘Allah’ pour s’adresser à un autre non-musulman, alors il ne peut y avoir délit car cette personne agit dans le cadre de la liberté religieuse qui lui est reconnue par la Constitution, sans contrevenir à celle-ci en ce qui concerne les musulmans. L’avocat a souligné que certes l’islam jouissait en Malaisie d’une position « différente de celle des autres religions » du fait de son statut de religion officielle de la Fédération de Malaisie, mais que cela n’autorisait pas pour autant le gouvernement à placer la religion au-dessus de la Constitution. « Il n’est pas possible d’affirmer que l’action de l’Etat doit se conformer à l’islam car il est écrit que c’est la Constitution qui s’impose », a-t-il expliqué, ajoutant que le gouvernement ne disposait pas d’éléments suffisants pour interdire l’usage du mot ‘Allah’ par les chrétiens sur la base d’arguments relatifs « à l’intérêt national ou à l’ordre public ».
Parallèlement à cet agenda judiciaire, l’affaire sur l’usage du mot ‘Allah’ a fait couler beaucoup d’encres sur les réseaux sociaux, adversaires et partisans de l’utilisation de ce mot par les chrétiens de langue malaise s’opposant vertement. De plus, les analystes locaux pointent le risque de voir l’actuel Premier ministre, Najib Razak, affaibli politiquement depuis les élections législatives de mai dernier, chercher à se replier sur la base malaise de son électorat et donc à jouer une partition à connotation islamisante. Dans un contexte assez peu propice à la sérénité, des observateurs implorent les autorités de ne pas politiser la polémique et de respecter le fonctionnement normal de la justice. « Ne faites pas pression sur nos juges, écrit sur son blog Zaid Ibrahim, juriste éminent et ancien ministre de la Réforme judiciaire et des Affaires juridiques. Dernièrement, des déclarations alarmistes ont été prononcées par ceux qui sont en charge, notamment autour de cette question sur l’usage du mot ‘Allah’. Il est stupide de dire qu’une décision qui n’a pas été approuvée par le peuple mène au désordre et au chaos. Parler ainsi, c’est faire le lit de l’anarchie. »
Sur le plan judiciaire, lorsque la Cour d’appel se sera prononcée, au cas où le jugement soit favorable à l’Eglise catholique – comme cela a été le cas lors des deux procédures précédentes –, le gouvernement disposera de deux possibilités : laisser l’affaire en l’état et donc reconnaître aux chrétiens leur droit à utiliser le mot ‘Allah’, ou bien porter l’affaire devant la Cour fédérale, dernier échelon du système judiciaire malaisien.
(Source: Eglises d'Asie, 10 septembre 2013)
Le 22 août dernier, l’Eglise catholique, qui est partie prenante dans cette affaire et qui conteste l’interdiction que le gouvernement lui a signifiée en 2008 d’utiliser le mot ‘Allah’ pour dire le Dieu des chrétiens dans les colonnes en langue malaise de The Herald, l’hebdomadaire de l’archidiocèse de Kuala Lumpur, avait été déboutée par la Cour ; l’Eglise estimait qu’une décision du Premier ministre d’avril 2011 l’autorisait à faire usage du mot ‘Allah’ et que la Cour d’appel n’avait donc pas à statuer sur une affaire classée, mais le juge avait au contraire rétorqué qu’il y avait matière à juger sur le fond le litige qui oppose l’Eglise au gouvernement et que l’audience du 10 septembre était donc maintenue.
Dans la salle d’audience, pleine à craquer de militants islamistes ainsi que de membres des Eglises chrétiennes, venus notamment de Bornéo – où se trouvent la grande majorité des chrétiens de langue malaise –, la Cour d’appel a donc consacré plusieurs heures à entendre les avocats des deux parties.
L’avocate du gouvernement, Me Suzana Atan, a mis en avant le fait que l’interdiction signifiée à The Herald en 2008 était motivée par le caractère éminemment sensible des questions religieuses dans un pays à majorité musulmane. Elle a présenté trois types d’arguments pour défendre le point de vue du gouvernement. « [En Malaisie], Allah est un mot sensible », a-t-elle d’abord fait valoir, rappelant qu’après la décision de la Haute Cour de justice de 2009, qui avait été favorable à l’Eglise, des actes dommageables à la paix civile avaient eu lieu, notamment des attaques incendiaires contre des églises chrétiennes et le dépôt d’une tête de cochon dans une mosquée. Quittant le terrain sécuritaire, elle s’est ensuite aventurée sur le terrain théologique, arguant du fait que « les chrétiens croient en la Sainte Trinité, là où pour les musulmans Allah est le Dieu unique ». En usant du mot ‘Allah’, les chrétiens entretiennent donc une confusion sur la réalité de qui est Dieu, confusion dont peuvent être victimes les musulmans qui viendraient à lire leurs publications. Enfin, a ajouté l’avocate, la loi de 1984 sur la presse laisse toute latitude au gouvernement d’accorder ou non une licence de publication à tel ou tel journal et les autorités n’ont pas à justifier leurs décisions en la matière.
En face, l’avocat de l’archidiocèse de Kuala Lumpur et du Herald, Me Porres Royen, a placé son argumentation sur le terrain constitutionnel, citant l’article 11 de la Constitution fédérale, lequel défend le droit de toute personne à professer, pratiquer et propager sa religion, avec cette clause restrictive qui interdit la propagation « de toute croyance ou doctrine religieuse auprès de personnes professant la religion de l’islam ». Si un non-musulman en Malaisie utilise le mot ‘Allah’ pour s’adresser à un autre non-musulman, alors il ne peut y avoir délit car cette personne agit dans le cadre de la liberté religieuse qui lui est reconnue par la Constitution, sans contrevenir à celle-ci en ce qui concerne les musulmans. L’avocat a souligné que certes l’islam jouissait en Malaisie d’une position « différente de celle des autres religions » du fait de son statut de religion officielle de la Fédération de Malaisie, mais que cela n’autorisait pas pour autant le gouvernement à placer la religion au-dessus de la Constitution. « Il n’est pas possible d’affirmer que l’action de l’Etat doit se conformer à l’islam car il est écrit que c’est la Constitution qui s’impose », a-t-il expliqué, ajoutant que le gouvernement ne disposait pas d’éléments suffisants pour interdire l’usage du mot ‘Allah’ par les chrétiens sur la base d’arguments relatifs « à l’intérêt national ou à l’ordre public ».
Parallèlement à cet agenda judiciaire, l’affaire sur l’usage du mot ‘Allah’ a fait couler beaucoup d’encres sur les réseaux sociaux, adversaires et partisans de l’utilisation de ce mot par les chrétiens de langue malaise s’opposant vertement. De plus, les analystes locaux pointent le risque de voir l’actuel Premier ministre, Najib Razak, affaibli politiquement depuis les élections législatives de mai dernier, chercher à se replier sur la base malaise de son électorat et donc à jouer une partition à connotation islamisante. Dans un contexte assez peu propice à la sérénité, des observateurs implorent les autorités de ne pas politiser la polémique et de respecter le fonctionnement normal de la justice. « Ne faites pas pression sur nos juges, écrit sur son blog Zaid Ibrahim, juriste éminent et ancien ministre de la Réforme judiciaire et des Affaires juridiques. Dernièrement, des déclarations alarmistes ont été prononcées par ceux qui sont en charge, notamment autour de cette question sur l’usage du mot ‘Allah’. Il est stupide de dire qu’une décision qui n’a pas été approuvée par le peuple mène au désordre et au chaos. Parler ainsi, c’est faire le lit de l’anarchie. »
Sur le plan judiciaire, lorsque la Cour d’appel se sera prononcée, au cas où le jugement soit favorable à l’Eglise catholique – comme cela a été le cas lors des deux procédures précédentes –, le gouvernement disposera de deux possibilités : laisser l’affaire en l’état et donc reconnaître aux chrétiens leur droit à utiliser le mot ‘Allah’, ou bien porter l’affaire devant la Cour fédérale, dernier échelon du système judiciaire malaisien.
(Source: Eglises d'Asie, 10 septembre 2013)
Archbishop Tomasi: Arms trafficking contributes to violence and war
Vatican Radio
10:58 10/09/2013
2013-09-10 - Pope Francis’ peace initiatives continue to provoke reactions and reflections from around the world. Archbishop Silvano Tomasi, the Permanent Observer of the Holy See to the United Nations in Geneva, says, “the Holy Father has put his finger on a real problem that is affecting the international community today.” Referring to the Pope’s denunciation of the international arms market, Archbishop Tomasi continues, “It is not a new problem, but it is a real one, in the sense that the legal trafficking in arms becomes a major factor that contributes to violence and to wars.”
He says, “the Holy Father rightly underlines the fact that this proliferation of weapons and their illegal trafficking is sustaining the continuation of conflict, giving false assurance to the people who own these weapons that they can continue to use force to maintain their power without taking into account the demands of their own population and of the international community.”
He says, “the Holy Father rightly underlines the fact that this proliferation of weapons and their illegal trafficking is sustaining the continuation of conflict, giving false assurance to the people who own these weapons that they can continue to use force to maintain their power without taking into account the demands of their own population and of the international community.”
Pope to meet with refugees
VIS
10:59 10/09/2013
Pope Francis on Tuesday will visit the Jesuit-run Astalli refugee centre in Rome, before going on to meet with a large group of refugees and volunteers at the Chiesa del Gesù.
The Centro Astalli is the Italian branch of the Jesuit Refugee Service, an international network that assists refugees and forced migrants.
In Rome its services include three shelters, an Italian language school, a health facility with special attention for victims of torture, legal counselling services and a soup kitchen which is precisely where the Pope is going.
Last year the Centro Astalli in Rome welcomed 21 thousand people.
Pope Francis, who has already highlighted the plight of refugees when he visited the Island of Lampedusa in July, has said that “Their condition cannot leave us indifferent…As Church, he said - “we remember that when we heal the wounds of refugees, displaced persons, and victims of trafficking, we are practising the commandment of love that Jesus has left us; when we identify with the stranger, with those who are suffering, with all the innocent victims of violence and exploitation.”
Chiara Peri who works at the Centro Astalli in Rome in the project office focusing on inter-religious issues and cultural events, spoke to Vatican Radio's Linda Bordoni about Pope Francis’ visit, but first she illustrates the vision, the mission and the services of the Centro Astalli...
Listen to Linda Bordoni's interview with Centro Astalli's Chiara Peri...
Chiara Peri explains that the Centro Astalli is the Italian branch of JRS, with a mission to serve, accompany and defend the rights of refugees and migrants all over the world.
JRS currently operates in in 50 countries; here in Italy the Centro Astalli started its activities in 1981 with a group of volunteers who set up a soup kitchen for the refugees in Rome at the time. She points out it was a very different situation to the one there is today, also because there was no specific law protecting them.
Centro Astalli – she says - developed its services and activities starting with the concrete needs of the people who arrived in Italy to seek protection. Today, as well as the soup kitchen, it also has three shelters, an Italian language school, and legal services that provide accompaniment and explanation regarding the legal procedures of refugees and forced migrants. There is also a medical center with special attention for torture victims and people who need psychiatric and psychological care. She says that last year in Rome the Centro Astalli met 21,000 forced migrants.
Apart from these services, Peri points out that “we also try to do awareness raising programmes”. She there is a programme for schools that gives young Italians the possibility of meeting a refugee face to face and hearing of his problems first hand.
Peri says the Centro Astalli’s services are focused on asylum seekers, refugees, owners of other forms of humanitarian or international protection. But she says “we use the Church definition for refugee which is broader than the Geneva Convention one and includes for example victims of natural disasters, or victims of wrong government policies”. Of course – she says – “we would never refuse a meal to anyone”.
Representing the reality, Peri says that in Rome there are always a lot of people from Afghanistan. This year - she says – there have been many refugees from Mali, Mauritania and sub-Saharan countries like Ivory Coast, Guinea with slightly less than before from the Horn of Africa, although there are a lot of Eritreans and Somalis living in Rome, and of course people from Iraq and Syrians on the increase. Also in the last month families from Egypt.
Regarding the visit of Pope Francis to the Centro Astalli, Chiara Peri, says all those involved are very happy the Pope expressed the specific will to visit. She points that that “he is coming – not to meet the workers – but the refugees themselves”.
“The Programme is this: the Holy Father will arrive at the soup kitchen during the normal opening hours – every day we serve from 400 to 450 meals – so he will go downstairs and he will sit together with a little group of refugees so he will have the opportunity to speak freely with them. After that, and after having seen the corridor where everything happens, he will go up to the Church of the Gesù where he will meet with a larger group of refugees”.
“He will listen to a couple of little speeches by them – a man from Sudan and a family from Syria ”. And “Of course we have invited all our volunteers, the ones who make everything possible”.
Peri explains that the Syrian family was chosen because they wanted to represent the present emergency, and the other refugee who will be addressing the Pope will simply be representing all refugees….
The Centro Astalli is the Italian branch of the Jesuit Refugee Service, an international network that assists refugees and forced migrants.
In Rome its services include three shelters, an Italian language school, a health facility with special attention for victims of torture, legal counselling services and a soup kitchen which is precisely where the Pope is going.
Last year the Centro Astalli in Rome welcomed 21 thousand people.
Pope Francis, who has already highlighted the plight of refugees when he visited the Island of Lampedusa in July, has said that “Their condition cannot leave us indifferent…As Church, he said - “we remember that when we heal the wounds of refugees, displaced persons, and victims of trafficking, we are practising the commandment of love that Jesus has left us; when we identify with the stranger, with those who are suffering, with all the innocent victims of violence and exploitation.”
Chiara Peri who works at the Centro Astalli in Rome in the project office focusing on inter-religious issues and cultural events, spoke to Vatican Radio's Linda Bordoni about Pope Francis’ visit, but first she illustrates the vision, the mission and the services of the Centro Astalli...
Listen to Linda Bordoni's interview with Centro Astalli's Chiara Peri...
Chiara Peri explains that the Centro Astalli is the Italian branch of JRS, with a mission to serve, accompany and defend the rights of refugees and migrants all over the world.
JRS currently operates in in 50 countries; here in Italy the Centro Astalli started its activities in 1981 with a group of volunteers who set up a soup kitchen for the refugees in Rome at the time. She points out it was a very different situation to the one there is today, also because there was no specific law protecting them.
Centro Astalli – she says - developed its services and activities starting with the concrete needs of the people who arrived in Italy to seek protection. Today, as well as the soup kitchen, it also has three shelters, an Italian language school, and legal services that provide accompaniment and explanation regarding the legal procedures of refugees and forced migrants. There is also a medical center with special attention for torture victims and people who need psychiatric and psychological care. She says that last year in Rome the Centro Astalli met 21,000 forced migrants.
Apart from these services, Peri points out that “we also try to do awareness raising programmes”. She there is a programme for schools that gives young Italians the possibility of meeting a refugee face to face and hearing of his problems first hand.
Peri says the Centro Astalli’s services are focused on asylum seekers, refugees, owners of other forms of humanitarian or international protection. But she says “we use the Church definition for refugee which is broader than the Geneva Convention one and includes for example victims of natural disasters, or victims of wrong government policies”. Of course – she says – “we would never refuse a meal to anyone”.
Representing the reality, Peri says that in Rome there are always a lot of people from Afghanistan. This year - she says – there have been many refugees from Mali, Mauritania and sub-Saharan countries like Ivory Coast, Guinea with slightly less than before from the Horn of Africa, although there are a lot of Eritreans and Somalis living in Rome, and of course people from Iraq and Syrians on the increase. Also in the last month families from Egypt.
Regarding the visit of Pope Francis to the Centro Astalli, Chiara Peri, says all those involved are very happy the Pope expressed the specific will to visit. She points that that “he is coming – not to meet the workers – but the refugees themselves”.
“The Programme is this: the Holy Father will arrive at the soup kitchen during the normal opening hours – every day we serve from 400 to 450 meals – so he will go downstairs and he will sit together with a little group of refugees so he will have the opportunity to speak freely with them. After that, and after having seen the corridor where everything happens, he will go up to the Church of the Gesù where he will meet with a larger group of refugees”.
“He will listen to a couple of little speeches by them – a man from Sudan and a family from Syria ”. And “Of course we have invited all our volunteers, the ones who make everything possible”.
Peri explains that the Syrian family was chosen because they wanted to represent the present emergency, and the other refugee who will be addressing the Pope will simply be representing all refugees….
Pope: No to triumphalism in the Church, proclaim Jesus without fear and embarrassment
Vatican Radio
11:00 10/09/2013
Christians are called to proclaim Jesus without fear , without shame and without triumphalism . Those were the words of Pope Francis at Mass this Tuesday morning at the Casa Santa Marta. The Pope also stressed the risk of becoming a Christian without the Resurrection and reiterated that Christ is always at the center of our life and hope .
“Jesus is the Winner who has won over sin and death.” Those were the words of Pope Francis on Tuesday morning during his Homily at morning Mass. He was referring to the Letter of St. Paul to the Colossians in which the Saint recommends we walk with Jesus " because he has won, and we walk with him in his victory “firm in the faith."
This is the key point, the Pope stressed: "Jesus is risen .
" But, the Holy Father continued, it is not always easy to understand . The Pope then recalled that when St. Paul spoke to the Greeks in Athens he was listened to with interest up to when he spoke of the resurrection. "This makes us afraid , it best to leave it as is." Pope Francis said.
Continuing his Homily the Pope recalled the Apostles, who closed themselves up in the Upper Room for fear of the Jews, even Mary Magdalene is weeping because they have taken away the Lord's Body . " …they are afraid to think about the Resurrection." The Pope noted that “there are also the Christians who are embarrassed. They are embarrassed to "confess that Christ is risen.
Finally, said Pope Francis there is the group of Christians who " in their hearts do not believe in the Risen Lord and want to make theirs a more majestic resurrection than that of the real one . These, he said are the “triumphalist” Christians.
" They do not know the meaning of the word ' triumph ' the Pope continued, so they just say “triumphalism”, because they have such an inferiority complex and want to do this ...
When we look at these Christians , with their many triumphalist attitudes , in their lives, in their speeches and in their pastoral theology, liturgy , so many things , it is because they do not believe deep down in the Risen One . He is the Winner, the Risen One. He won.
"This, the Holy Father added, is the message that Paul gives to us " Christ "is everything," he is totality and hope , "because he is the Bridegroom , the Winner " .
“Jesus is the Winner who has won over sin and death.” Those were the words of Pope Francis on Tuesday morning during his Homily at morning Mass. He was referring to the Letter of St. Paul to the Colossians in which the Saint recommends we walk with Jesus " because he has won, and we walk with him in his victory “firm in the faith."
This is the key point, the Pope stressed: "Jesus is risen .
" But, the Holy Father continued, it is not always easy to understand . The Pope then recalled that when St. Paul spoke to the Greeks in Athens he was listened to with interest up to when he spoke of the resurrection. "This makes us afraid , it best to leave it as is." Pope Francis said.
Continuing his Homily the Pope recalled the Apostles, who closed themselves up in the Upper Room for fear of the Jews, even Mary Magdalene is weeping because they have taken away the Lord's Body . " …they are afraid to think about the Resurrection." The Pope noted that “there are also the Christians who are embarrassed. They are embarrassed to "confess that Christ is risen.
Finally, said Pope Francis there is the group of Christians who " in their hearts do not believe in the Risen Lord and want to make theirs a more majestic resurrection than that of the real one . These, he said are the “triumphalist” Christians.
" They do not know the meaning of the word ' triumph ' the Pope continued, so they just say “triumphalism”, because they have such an inferiority complex and want to do this ...
When we look at these Christians , with their many triumphalist attitudes , in their lives, in their speeches and in their pastoral theology, liturgy , so many things , it is because they do not believe deep down in the Risen One . He is the Winner, the Risen One. He won.
"This, the Holy Father added, is the message that Paul gives to us " Christ "is everything," he is totality and hope , "because he is the Bridegroom , the Winner " .
Tin Giáo Hội Việt Nam
Phỏng vấn Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Long về Đại Hội Đức Mẹ La Vang tại Melbourne
VietCatholic Network
09:39 10/09/2013
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Lịch mục vụ 2013 -2014 của GXVN Paris
Trần Văn Cảnh
18:43 10/09/2013
LỊCH MỤC VỤ 2013-2014
CỦA GXVN PARIS
Paris, Chúa Nhật 08/09/2013 Ban Thường Vụ của Hội Đồng Mục Vụ GXVN Paris đã tổ chức buổi tĩnh tâm khai niên cho niên khóa 2013-2014 tại đồi Sacré Coeur. Đây là thói quen đã được khởi đầu từ niên khóa 2007-2008, mà mục tiêu chính là xây dựng chương trình sinh hoạt cho năm mục vụ sắp tới, gọi là lịch mục vụ. Để đạt kết quả tốt, trước khi góp ý soạn lịch mục vụ, các tham dự viên đã cùng nhau học hiểu về đức tin và cầu nguyện.
I- HỌC HỎI THÔNG ĐIỆP « ÁNH SÁNG ĐỨC TIN » VÀ CẦU NGUYỆN
Nói đến mục vụ là nói đến những sinh hoạt cụ thể của Đức Tin. Đó là lý do khiến buổi tĩnh tâm khai niên hằng năm của Hội Đồng Mục Vụ đã được mở đầu với việc học hỏi một đề tài về Đức Tin. Dịp thuận tiện trong Năm Đức Tin, Đức Ông Giám Đốc đã đề nghị với 16 tham dự viên học hỏi về thông điệp « Ánh Sáng Đức Tin » mới được ban hành ngày 19/06/2013, do ĐGH Biển Đức XVI khởi sự và ĐGH Phanxicô hoàn tất.
Dựa sát vào thông điệp, Đức Ông đã tóm lược 4 phần của thông điệp, cũng là 4 điểm mà hai Đức Giáo Hoàng muốn soi sáng cho mọi tín hữu qua thông điệp « Ánh Sáng Đức Tin ».
1. Qua đầu đề « Chúng ta đã tin vào tình yêu » (1Ga, 4, 16), Ánh Sáng Đức Tin soi cho ta thấy và ý thức rằng: là tín hữu, chúng ta là những người đã tin. Chúng ta noi gương đức tin của tổ phụ Abraham, chúng ta nhận ra khuôn mặt của Chúa Kytô, chúng ta được ơn Chúa Thánh Thần để hiểu hơn về giáo huấn của Chúa Kytô, để đời sống của ta thành đời sống của Giáo Hội, hiệp thông và hiệp nhất trong Giáo Hội.
2. Với đầu đề « Nếu không tin, các ngươi sẽ không hiểu (Is, 7,9), Ánh Sáng Đức Tin soi cho ta biết làm sao sống đức tin. Trong sự thật có thể giải thích toàn bộ cuộc sống; trong tình yêu cao cả của Thiên Chúa có sức biến đổi con người từ bên trong và soi sáng cho họ nhìn đúng sự thật; và theo lý trí ngay thẳng, quân bình, khiêm tốn, kính trọng, cởi mở, khoan dung, đối thoại và phục vụ.
3. Trong đầu đề « Tôi trao truyền cho anh chị em điều tôi đã lãnh nhận » (1Cor, 15, 3), Ánh Sáng Đức Tin soi cho ta biết làm sao nuôi dưỡng đức tin. Sống đức tin bằng trao truyển đức tin, bằng truyền giáo; bằng sống đời sống bí tích, đặc biệt là bí tích Thánh Thể; bằng tuyên xưng đức tin « Kinh Tin Kính » qua đời sống thực tế mỗi ngày; bằng nhìn lên Thiên Chúa « Kinh Lậy Cha » sống thân mật và dâng lên Ngài mọi ước nguyện thực tế của đời sống; bằng đọc, hiểu và tuân thủ « Kinh mười điều răn ».
4. Bằng đầu đề « Thiên Chúa chuẩn bị cho họ một thành đô » (Dt, 11, 16), Ánh Sáng Đức Tin soi cho ta đưa đức tin xây dựng xã hội. Vì công ích của gia đình, của xã hội, của nhân loại; dấn thân phục vụ công lý, nhân quyền và hòa bình; do tình yêu Thiên Chúa làm động lực và và Ánh Sáng Đức Tin làm làm chỉ đạo.
Áp dụng cụ thể những điều học hỏi trong phần 3 của Thông Điệp « Ánh Sáng Đức Tin », các tham dự viên đã cùng nhau, cùng các nữ tu Đan Viện Biển Đức và cùng Cộng Đoàn Giáo dân Côte d’Ivoire hiện diện, tham dự việc cử hành Bí Tích Thánh Thể, do Đức Ông Mai Đức Vinh cử hành. Trong bầu khí tĩnh tâm và vừa được nghe nói đến giá trị của Thánh Lễ, của Kinh Lậy Cha, Kinh Tin Kính, trong tâm tư của các đại diện mục vụ, dường như có một cái gì sốt sắng hơn, sùng tín hơn, cảm kích hơn.
Không kể việc tham dự cử hành thánh lễ, bí tích Thánh Thể, các người tham dự còn thực hiện lời cấu nguyện bằng ba việc khác: đọc kinh sáng chung đầu ngày, chầu Thánh Thể chung trong thầm lặng và đọc kinh chiều chung cuối ngày.
Công việc mục vụ như được hâm nóng lại về địa vị của tín hữu, về việc sống, nuôi dưỡng và mang đức tin xây dựng xã hội, các đại diện của Hội Đồng Mục Vụ, từ Đại Diện Ban Giám Đốc với Đức Ông Vinh, đại diện của Ban Cố Vấn với Gs Cảnh và Ls hông, đại diện của các đơn vị mục vụ với bà Lâm, ông Ánh và anh Hồng, đến sử hiện diện hầu như toàn diện của Ban Thường Vụ với Bs Đỉnh, chị Kim Chi, ông Thơm, anh Đức, anh Văn, anh Nghĩa, anh Chương, chị Phượng, anh Quỳnh, chị Hằng, đều đã sẵn sàng để góp ý làm lịch mục vụ cho niên khóa 2013-2014, khởi đầu từ tháng 09/2013 và hoàn tất vào cuối tháng 06/2014.
II- GÓP Ý LÀM LỊCH MỤC VỤ NIÊN KHÓA 2013-2014
Dựa vào bản dự thảo do Ban Thư Ký thực hiện, các vị hiện diện đã góp ý của mình về những việc mục vụ chung cho Giáo Xứ. Tổng kết, chương trình mục vụ năm 2013-2014 sẽ theo đường của Tổng Giáo Phận Paris, hướng về ƠN GỌI. Sẽ có ba biến cố quan trọng bất thường:
• Một Linh mục dòng Tên, xuất thân từ Giáo Xứ, sẽ được truyền chức. Ngài sẽ làm lễ mở tay ngày Chúa Nhật 15/12/2013.
• Kỷ Niệm 30 năm sinh hoạt của Hội Đồng Mục Vụ, 1983-2013, vào ngày Lễ Thánh Giuse, quan thầy của Giáo Xứ, 16/03/2014.
• Bầu Tân Ban Thường Vụ, nhiệm kỳ 2014-2017 vào ngày Đại Hội Mục Vụ kỳ I/2014, ngày 15/06/2014
Và đây là Lịch Mục Vụ 2013-2014 đã được chấp thuận:
Lịch Mục Vụ 2013- 2014
08/09/2013 Ngày Tĩnh Tâm Ban Thường Vụ HĐMV và Đại Diện Mục Vụ
14/09/2013 Khai giảng năm Giáo Lý Thiếu Nhi Thánh Thể
13/10/2013 Thánh Lễ kết thúc Năm Đức Tin / Khai mạc Năm Ơn Gọi tại Sacré Coeur
19/10/2013 Tiệc Liên Đới Truyền Giáo
17/11/2013 Đại Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam,
Mừng 25 năm Phong Thánh (1988-2013) Diễn Nguyện Thánh Ca
08/12/2013 Đại Hội Mục Vụ kỳ II / 2013
15/12/2013 Thánh Lễ mở tay của Tân Linh Mục Gioan Nguyễn Quốc Tuấn, S.J.
24/12/2013 Mừng Lễ Giáng Sinh (20g00) – Thi Hang Đá
29/12/2013 Lễ Thánh Gia - Mừng kỷ niệm Hôn Phối và Thượng Thọ - Kết quả thi hang đá
26/01/2014 Cơm Thân Hữu Mừng Xuân Giáp Ngọ Giáo Xứ Việt Nam Paris
30/01/2014 Thánh Lễ Giao Thừa (20g00)
31/01/2014 Mồng I Tết Nguyên Đán Giáp Ngọ 2014
09/02/2014 Tết Giới Trẻ Giáo Xứ
16/02/2014 Tết Cao Niên
23/02/2014 Tết Thiếu Nhi Thánh Thể
09/03/2014 Ngày Gia Đình Giáo Xứ lần thứ XIII
16/03/2014 Mừng Lễ Thánh Giuse Quan Thầy Giáo Xứ Việt Nam Paris –
Kỷ niệm 30 năm HĐMV
13/04/2014 Chúa Nhật Lễ Lá, Thánh Lễ chung các Cộng Đoàn vùng Paris
20/04/2014 Lễ Phục Sinh. Ngày Gia Nhập Giáo Hội của các Tân Tòng
27/04/2014 Ngày Văn Hóa và Sinh Nhật thứ 24 Thư Viện Giáo Xứ VN Paris
01/05/2014 Đại Hội Liên Đới Nghề Nghiệp kỳ XV
07-08/06/2014 Hai ngày Thân Hữu – Kermesse - Giáo Xứ Việt Nam Paris
15/06/2014 Đại Hội Mục Vụ kỳ I / 2014 –
Bầu Ban Thường Vụ nhiệm kỳ 2014 – 2017
31/05/2014 Rước Lễ lần đầu
14/06/2014 Thêm sức
27/06/2014 Bế giảng Giáo Lý
Ðược thành lập vào năm 1983, đến năm nay, 2013, Hội Ðồng Mục Vụ Giáo xứ Việt Nam Paris đã tròn 30 tuổi. Bản nội qui dầu tiên viết xong và được chấp nhận ngày 30.10.1983, đã được tu chính 4 lần vào ngày 20.06.1985, 13.12.1992, 12.10.1997 và 09.02.2001. Hội Ðồng Mục Vụ, theo nội qui tu chính lần thứ tư vào ngày 09.02.2001, gồm 4 thành phần: Ðại biểu của 7 địa điểm mục vụ, Ðại biểu của 36 Hội đoàn mục vụ, Ban thường vụ với 12 nhân viên và Ban Cố vấn gồm 6 vị. Tất cả bốn thành phấn của Hội Ðồng Mục vụ đếu chung nhau giúp Ban Giám Ðốc thực hiện công việc mục vụ của giáo xứ cho tốt đẹp, trong ba sứ mệnh chính yếu sau đây: 1- Tư vấn BGÐ trong những quyết định mục vụ; 2- Cộng tác với BGÐ trong việc soạn thảo chương trình và kế hoạch hoạt động mục vụ; và 3- Cộng tác với BGÐ trong việc thực hiện công tác mục vụ qua khắp các phạm vi tôn giáo, văn hoá, xã hội và tài chánh.
Hôm nay họp nhau trong Đan Viện các nữ tu dòng Thánh Biển Đức, các thành phần HĐMV đã cùng nhau quây quần bên Đức Ông Giám Đốc, cùng thiết kế lịch mục vụ cho niên khóa 2013-2014.
Đẹp thay sự cộng tác tích cực, sự hiệp nhất thành thật trong Giáo Xứ !
Paris, ngày 08 tháng 09 năm 2013
Trần Văn Cảnh
CỦA GXVN PARIS
I- HỌC HỎI THÔNG ĐIỆP « ÁNH SÁNG ĐỨC TIN » VÀ CẦU NGUYỆN
Nói đến mục vụ là nói đến những sinh hoạt cụ thể của Đức Tin. Đó là lý do khiến buổi tĩnh tâm khai niên hằng năm của Hội Đồng Mục Vụ đã được mở đầu với việc học hỏi một đề tài về Đức Tin. Dịp thuận tiện trong Năm Đức Tin, Đức Ông Giám Đốc đã đề nghị với 16 tham dự viên học hỏi về thông điệp « Ánh Sáng Đức Tin » mới được ban hành ngày 19/06/2013, do ĐGH Biển Đức XVI khởi sự và ĐGH Phanxicô hoàn tất.
Dựa sát vào thông điệp, Đức Ông đã tóm lược 4 phần của thông điệp, cũng là 4 điểm mà hai Đức Giáo Hoàng muốn soi sáng cho mọi tín hữu qua thông điệp « Ánh Sáng Đức Tin ».
1. Qua đầu đề « Chúng ta đã tin vào tình yêu » (1Ga, 4, 16), Ánh Sáng Đức Tin soi cho ta thấy và ý thức rằng: là tín hữu, chúng ta là những người đã tin. Chúng ta noi gương đức tin của tổ phụ Abraham, chúng ta nhận ra khuôn mặt của Chúa Kytô, chúng ta được ơn Chúa Thánh Thần để hiểu hơn về giáo huấn của Chúa Kytô, để đời sống của ta thành đời sống của Giáo Hội, hiệp thông và hiệp nhất trong Giáo Hội.
2. Với đầu đề « Nếu không tin, các ngươi sẽ không hiểu (Is, 7,9), Ánh Sáng Đức Tin soi cho ta biết làm sao sống đức tin. Trong sự thật có thể giải thích toàn bộ cuộc sống; trong tình yêu cao cả của Thiên Chúa có sức biến đổi con người từ bên trong và soi sáng cho họ nhìn đúng sự thật; và theo lý trí ngay thẳng, quân bình, khiêm tốn, kính trọng, cởi mở, khoan dung, đối thoại và phục vụ.
3. Trong đầu đề « Tôi trao truyền cho anh chị em điều tôi đã lãnh nhận » (1Cor, 15, 3), Ánh Sáng Đức Tin soi cho ta biết làm sao nuôi dưỡng đức tin. Sống đức tin bằng trao truyển đức tin, bằng truyền giáo; bằng sống đời sống bí tích, đặc biệt là bí tích Thánh Thể; bằng tuyên xưng đức tin « Kinh Tin Kính » qua đời sống thực tế mỗi ngày; bằng nhìn lên Thiên Chúa « Kinh Lậy Cha » sống thân mật và dâng lên Ngài mọi ước nguyện thực tế của đời sống; bằng đọc, hiểu và tuân thủ « Kinh mười điều răn ».
4. Bằng đầu đề « Thiên Chúa chuẩn bị cho họ một thành đô » (Dt, 11, 16), Ánh Sáng Đức Tin soi cho ta đưa đức tin xây dựng xã hội. Vì công ích của gia đình, của xã hội, của nhân loại; dấn thân phục vụ công lý, nhân quyền và hòa bình; do tình yêu Thiên Chúa làm động lực và và Ánh Sáng Đức Tin làm làm chỉ đạo.
Áp dụng cụ thể những điều học hỏi trong phần 3 của Thông Điệp « Ánh Sáng Đức Tin », các tham dự viên đã cùng nhau, cùng các nữ tu Đan Viện Biển Đức và cùng Cộng Đoàn Giáo dân Côte d’Ivoire hiện diện, tham dự việc cử hành Bí Tích Thánh Thể, do Đức Ông Mai Đức Vinh cử hành. Trong bầu khí tĩnh tâm và vừa được nghe nói đến giá trị của Thánh Lễ, của Kinh Lậy Cha, Kinh Tin Kính, trong tâm tư của các đại diện mục vụ, dường như có một cái gì sốt sắng hơn, sùng tín hơn, cảm kích hơn.
Không kể việc tham dự cử hành thánh lễ, bí tích Thánh Thể, các người tham dự còn thực hiện lời cấu nguyện bằng ba việc khác: đọc kinh sáng chung đầu ngày, chầu Thánh Thể chung trong thầm lặng và đọc kinh chiều chung cuối ngày.
Công việc mục vụ như được hâm nóng lại về địa vị của tín hữu, về việc sống, nuôi dưỡng và mang đức tin xây dựng xã hội, các đại diện của Hội Đồng Mục Vụ, từ Đại Diện Ban Giám Đốc với Đức Ông Vinh, đại diện của Ban Cố Vấn với Gs Cảnh và Ls hông, đại diện của các đơn vị mục vụ với bà Lâm, ông Ánh và anh Hồng, đến sử hiện diện hầu như toàn diện của Ban Thường Vụ với Bs Đỉnh, chị Kim Chi, ông Thơm, anh Đức, anh Văn, anh Nghĩa, anh Chương, chị Phượng, anh Quỳnh, chị Hằng, đều đã sẵn sàng để góp ý làm lịch mục vụ cho niên khóa 2013-2014, khởi đầu từ tháng 09/2013 và hoàn tất vào cuối tháng 06/2014.
II- GÓP Ý LÀM LỊCH MỤC VỤ NIÊN KHÓA 2013-2014
Dựa vào bản dự thảo do Ban Thư Ký thực hiện, các vị hiện diện đã góp ý của mình về những việc mục vụ chung cho Giáo Xứ. Tổng kết, chương trình mục vụ năm 2013-2014 sẽ theo đường của Tổng Giáo Phận Paris, hướng về ƠN GỌI. Sẽ có ba biến cố quan trọng bất thường:
• Một Linh mục dòng Tên, xuất thân từ Giáo Xứ, sẽ được truyền chức. Ngài sẽ làm lễ mở tay ngày Chúa Nhật 15/12/2013.
• Kỷ Niệm 30 năm sinh hoạt của Hội Đồng Mục Vụ, 1983-2013, vào ngày Lễ Thánh Giuse, quan thầy của Giáo Xứ, 16/03/2014.
• Bầu Tân Ban Thường Vụ, nhiệm kỳ 2014-2017 vào ngày Đại Hội Mục Vụ kỳ I/2014, ngày 15/06/2014
Và đây là Lịch Mục Vụ 2013-2014 đã được chấp thuận:
Lịch Mục Vụ 2013- 2014
08/09/2013 Ngày Tĩnh Tâm Ban Thường Vụ HĐMV và Đại Diện Mục Vụ
14/09/2013 Khai giảng năm Giáo Lý Thiếu Nhi Thánh Thể
13/10/2013 Thánh Lễ kết thúc Năm Đức Tin / Khai mạc Năm Ơn Gọi tại Sacré Coeur
19/10/2013 Tiệc Liên Đới Truyền Giáo
17/11/2013 Đại Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam,
Mừng 25 năm Phong Thánh (1988-2013) Diễn Nguyện Thánh Ca
08/12/2013 Đại Hội Mục Vụ kỳ II / 2013
15/12/2013 Thánh Lễ mở tay của Tân Linh Mục Gioan Nguyễn Quốc Tuấn, S.J.
24/12/2013 Mừng Lễ Giáng Sinh (20g00) – Thi Hang Đá
29/12/2013 Lễ Thánh Gia - Mừng kỷ niệm Hôn Phối và Thượng Thọ - Kết quả thi hang đá
26/01/2014 Cơm Thân Hữu Mừng Xuân Giáp Ngọ Giáo Xứ Việt Nam Paris
30/01/2014 Thánh Lễ Giao Thừa (20g00)
31/01/2014 Mồng I Tết Nguyên Đán Giáp Ngọ 2014
09/02/2014 Tết Giới Trẻ Giáo Xứ
16/02/2014 Tết Cao Niên
23/02/2014 Tết Thiếu Nhi Thánh Thể
09/03/2014 Ngày Gia Đình Giáo Xứ lần thứ XIII
16/03/2014 Mừng Lễ Thánh Giuse Quan Thầy Giáo Xứ Việt Nam Paris –
Kỷ niệm 30 năm HĐMV
13/04/2014 Chúa Nhật Lễ Lá, Thánh Lễ chung các Cộng Đoàn vùng Paris
20/04/2014 Lễ Phục Sinh. Ngày Gia Nhập Giáo Hội của các Tân Tòng
27/04/2014 Ngày Văn Hóa và Sinh Nhật thứ 24 Thư Viện Giáo Xứ VN Paris
01/05/2014 Đại Hội Liên Đới Nghề Nghiệp kỳ XV
07-08/06/2014 Hai ngày Thân Hữu – Kermesse - Giáo Xứ Việt Nam Paris
15/06/2014 Đại Hội Mục Vụ kỳ I / 2014 –
Bầu Ban Thường Vụ nhiệm kỳ 2014 – 2017
31/05/2014 Rước Lễ lần đầu
14/06/2014 Thêm sức
27/06/2014 Bế giảng Giáo Lý
Ðược thành lập vào năm 1983, đến năm nay, 2013, Hội Ðồng Mục Vụ Giáo xứ Việt Nam Paris đã tròn 30 tuổi. Bản nội qui dầu tiên viết xong và được chấp nhận ngày 30.10.1983, đã được tu chính 4 lần vào ngày 20.06.1985, 13.12.1992, 12.10.1997 và 09.02.2001. Hội Ðồng Mục Vụ, theo nội qui tu chính lần thứ tư vào ngày 09.02.2001, gồm 4 thành phần: Ðại biểu của 7 địa điểm mục vụ, Ðại biểu của 36 Hội đoàn mục vụ, Ban thường vụ với 12 nhân viên và Ban Cố vấn gồm 6 vị. Tất cả bốn thành phấn của Hội Ðồng Mục vụ đếu chung nhau giúp Ban Giám Ðốc thực hiện công việc mục vụ của giáo xứ cho tốt đẹp, trong ba sứ mệnh chính yếu sau đây: 1- Tư vấn BGÐ trong những quyết định mục vụ; 2- Cộng tác với BGÐ trong việc soạn thảo chương trình và kế hoạch hoạt động mục vụ; và 3- Cộng tác với BGÐ trong việc thực hiện công tác mục vụ qua khắp các phạm vi tôn giáo, văn hoá, xã hội và tài chánh.
Hôm nay họp nhau trong Đan Viện các nữ tu dòng Thánh Biển Đức, các thành phần HĐMV đã cùng nhau quây quần bên Đức Ông Giám Đốc, cùng thiết kế lịch mục vụ cho niên khóa 2013-2014.
Đẹp thay sự cộng tác tích cực, sự hiệp nhất thành thật trong Giáo Xứ !
Paris, ngày 08 tháng 09 năm 2013
Trần Văn Cảnh
Giáo xứ Tân Lộc : Thánh lễ cao điểm của tuần chầu lượt
GX Tân Lộc
19:15 10/09/2013
GIÁO XỨ TÂN LỘC
THÁNH LỄ CAO ĐIỂM CỦA TUẦN CHẦU LƯỢT
Đến hẹn lại về. Vâng Giáo xứ Tân Lộc, giáo phận Vinh trong suốt tuần qua từ ngày 01/09 đến ngày 08/09/2013 đã diện ra tuần chầu lượt (Chầu Thánh Thể) thay cho toàn giáo phận. Với sự tổ chức và chuẩn bị từ trước về tinh thần và vật chất vì vậy ngày bắt đầu bước vào khai mạc (tối 1/9) thì mọi sự đã gần như hoàn tất.
Xem hình
Giáo xứ Tân Lộc năm nay là năm đầu tiên với một tuần chầu có nhiều sư kiện:
1. Tuần chầu được diện ra trong năm Đức Tin.
2. Tuần chầu lần đầu tiên Cha Giuse Phan Sỹ Phương tiếp nhận quản xứ.
3. Bộ mặt giáo xứ về chiều kích đời sống tâm linh cũng như nhân bản được hưởng nhờ bởi năm Đức Tin mang lại qua sự nổ lực bởi phương thức mục vụ của cha Tân quản xứ.
4. Bộ mặt của giáo xứ nhìn bề ngoài qua sự đổi thay rộng rãi của khuôn viên thánh đường, được tô điểm và trang nghiêm đẹp đẽ với lèn Đức mẹ Lộ Đức, ngăn nắp rộng thoáng trong nhà thờ được xắp xếp lại một số như: các thánh tượng, loa âm thanh v.v.
5. Và đặc biệt giáo xứ năm nay làm tuần chầu chỉ còn hai giáo họ vì đã rút về hai giáo họ: Mai Lĩnh và Yên Trạch để tách thành giáo xứ Cửa Lò.
Điểm lại một số sự kiện trên để chúng ta thấy được toàn cảnh của bức tranh giáo xứ trong tuần chầu năm nay 2013.
Tối thứ năm các cha trong giáo hạt đã về đông đủ với thánh lễ đồng tế khai mạc sau khi toàn giáo xứ đã chuẩn bị cả tâm hồn lần thể xác, bề trong, bề ngoài từ trước đó với một tinh thần sẵn sàng bước vào những ngày cao điểm.
Sáng thứ sáu với 30 linh mục đồng tế, thánh lễ được Cha quản hạt Nghĩa Yên Hà Tĩnh Phêrô Nguyễn Thái Từ làm công tác của một Gioan Tẩy giả mới, ngài kêu gọi mọi người và nhấn mạnh về việc dọn mình để đến với tòa xá giải: “ Từ trước tới nay tôi làm linh mục 20 năm chưa thấy ai xưng tội bỏ bổn phận không làm tròn của tuần chầu lượt. Ngài nhấn mạnh: tuần chầu lượt nếu không xưng tội, rước lễ thì chưa làm tròn bổn phận và có tội. Từ trước tới nay nhiều người trong chúng ta đến tuần chầu lượt vẩn đi lễ, đi chầu, vẩn tham gia một số công việc trong giáo xứ, giáo họ như làm cổng yết, băng rôn, treo cờ v.v gia đình tiếp đón khách khứa chu đáo và đầy đủ, nhưng họ không đi xưng tội và rước lễ, vì vậy tôi kết luận những người đó lỗi bổn phận và có tội. Tội bỏ bổn phận không làm tròn tuần chầu lượt mà giáo phận giao cho” Tư tưởng của Cha quản hạt Nghĩa Yên: Hảy trở về xưng thú tội lỗi để rồi vá lại từng ôzôn ân sửng của Thiên Chúa đã bị chọc thủng do tội lỗi, chúng ta hảy tìm mọi cách để vá lại tầng ôzôn bằng cách trồng lên những cây nhân đức, để vá lại những lỗ thủng bằng cách từ bỏ tội lỗi, lập công phúc để tầng ôzôn ân sủng của Chúa khỏi bị chỏng thủng, để khỏi những hậu quả nặng nề trút xuống trên đầu chúng ta. Ngài kêu gọi toàn giáo xứ hãy ý thức điều đó và lo dọn mình đến với Bí Tích Thánh Thể qua Bí tích Hòa giải”.
Tư tưởng của cha quản hạt Văn Hạnh, phó chủ tịch Hội đồng Linh mục giáo phận chiều thứ sáu: “ Đền Tạ” Đền! vì con làm hư mất của Chúa, đền vì dung mạo của Chúa trong con người của con, con đã làm cho méo mó, con phải đền vì con làm mất ân sủng của Chúa, con phải đền vì con đã làm dung mạo của Chúa ở nơi người khác bị méo mó vì cuộc sống không tốt của con, con không phải đền mà còn biết tạ tội nữa, tức là lập công phúc nữa”.
Sáng thứ bảy trời tuy lất phất mưa do ảnh hưởng của đợt gió mùa nhẹ song Đức Cha già Phaolô Maria Cao Đình Thuyên cùng 19 linh mục trong và ngoài giáo hạt về dâng thánh lễ đồng tế cũng là ngày đại lễ mừng Mẹ Sinh Nhật quan thầy của giáo họ trị sở, trong bài giảng rất sâu lắng. Chủ đề Đức Cha già mời gọi đó là: “ hãy sống làm người như Mẹ đã sống, đặc biệt với Chúa, với Chúa thì trong mọi hoàn cảnh “con xin vâng” với Chúa trong mọi hoàn cảnh chỉ biết hát lên “linh hồn tôi ngời khen Chúa” với Chúa trong mọi hoàn cảnh để cộng tác với Chúa “một lười gươm sẻ đâm thấu tâm hồn bà” và dưới chân thánh giá có Mẹ Người. Sống đạo không chỉ sống với Chúa mà vì Chúa, thể hiện với anh em như Mẹ hiện diện trong tiệc cưới “này con ơi họ hết rượu rồi” sống đạo chính là kín múc sức mạnh từ Chúa để rồi mình sống hoạt động chia sẻ cho anh em”.
Sáng Chúa Nhật toàn thể giáo xứ vui mừng đón chào Đức Giám Mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp, tuy ngài rất bộn bề với nhiều công việc mục vụ của giáo phận, đặc biệt giáo phận đang xảy ra sự bách hại của chính quyền Nghệ An đối với anh chị em tại giáo Mỹ Yên trong những ngày qua, song ngài vì thương yêu con cái mình, ngài đã về dâng thánh lễ cùng với hơn 20 linh mục trong và ngoài giáo hạt để cùng với toàn thể con cái trong tinh thần hiệp nhất và cầu nguyện cho anh chị em giáo xứ Mỹ Yên. Trước thánh lễ Ban giáo lý hạt Cửa Lò tổng kết và phát phần thưởng năm học 2012 – 2013. Bước vào thánh lế, khởi đi từ bài giảng lễ Đức Giám Mục đã nói: “ Đức Tin Công Giáo không phải là một mớ lý thuyết, không phải là của một phe một nhóm nào đó mà là một con người mang tên Giêsu. Ngài nhấn mạnh: Đi đạo không chỉ là đi theo Đức Giêsu, mà là sống đạo, có nghĩa là sống như Đức Giêsu đã sống, để làm người cho trọn vẹn rồi làm con Chúa”. Ngài kêu gọi cầu nguyện cho giáo phận Vinh, cho anh chị em bị bắt giữ và bách hại tại giáo xứ Mỹ Yên, sớm được bình an trở về với gia đình, với cộng đoàn.
Thánh lễ bế mạc chiều Chúa Nhật, cha quản xứ đã nhìn lại trong suốt tuần qua, ngài đã nói lên những gì đã đạt được và những yếu điểm cần khắc phục, ngài tổng kết và nêu ra sự hiện diện của đông đảo quý cha vì tình thương yêu đã đến dâng lễ cầu nguyện, giúp đỡ giáo dân lo việc dọn mình xưng tội. Năm nay được quý cha hạt: Troóc, quảng Bình, hạt Kỳ Anh Cẩm Xuyên, hạt Văn Hạnh, Nghĩa Yên, hạt Cầu Rầm, hạt Vạn Lộc, hạt Bột Đà, hạt Bảo Nham, hạt Đồng Tháp, hạt Thuận Nghĩa, hạt Nhân Hòa và Quý cha trong và ngoài giáo phận đã về tham dự tuần chầu lượt. Đặc biệt là hai Đức Cha Giáo Phận cùng đông đảo anh chị em trong và ngoài giáo hạt.
Tuần chầu Thánh Thể đã khép lại, nhưng ơn thánh Chúa bắt đầu đâm chồi nảy lộc và sinh hoa kết quả trong mỗi người. Nguyện xin Thiên Chúa tình yêu luôn ở cùng và chúc bình an cho chúng con.
Giáo xứ Tân Lộc
THÁNH LỄ CAO ĐIỂM CỦA TUẦN CHẦU LƯỢT
Đến hẹn lại về. Vâng Giáo xứ Tân Lộc, giáo phận Vinh trong suốt tuần qua từ ngày 01/09 đến ngày 08/09/2013 đã diện ra tuần chầu lượt (Chầu Thánh Thể) thay cho toàn giáo phận. Với sự tổ chức và chuẩn bị từ trước về tinh thần và vật chất vì vậy ngày bắt đầu bước vào khai mạc (tối 1/9) thì mọi sự đã gần như hoàn tất.
Xem hình
Giáo xứ Tân Lộc năm nay là năm đầu tiên với một tuần chầu có nhiều sư kiện:
1. Tuần chầu được diện ra trong năm Đức Tin.
2. Tuần chầu lần đầu tiên Cha Giuse Phan Sỹ Phương tiếp nhận quản xứ.
3. Bộ mặt giáo xứ về chiều kích đời sống tâm linh cũng như nhân bản được hưởng nhờ bởi năm Đức Tin mang lại qua sự nổ lực bởi phương thức mục vụ của cha Tân quản xứ.
4. Bộ mặt của giáo xứ nhìn bề ngoài qua sự đổi thay rộng rãi của khuôn viên thánh đường, được tô điểm và trang nghiêm đẹp đẽ với lèn Đức mẹ Lộ Đức, ngăn nắp rộng thoáng trong nhà thờ được xắp xếp lại một số như: các thánh tượng, loa âm thanh v.v.
5. Và đặc biệt giáo xứ năm nay làm tuần chầu chỉ còn hai giáo họ vì đã rút về hai giáo họ: Mai Lĩnh và Yên Trạch để tách thành giáo xứ Cửa Lò.
Điểm lại một số sự kiện trên để chúng ta thấy được toàn cảnh của bức tranh giáo xứ trong tuần chầu năm nay 2013.
Tối thứ năm các cha trong giáo hạt đã về đông đủ với thánh lễ đồng tế khai mạc sau khi toàn giáo xứ đã chuẩn bị cả tâm hồn lần thể xác, bề trong, bề ngoài từ trước đó với một tinh thần sẵn sàng bước vào những ngày cao điểm.
Sáng thứ sáu với 30 linh mục đồng tế, thánh lễ được Cha quản hạt Nghĩa Yên Hà Tĩnh Phêrô Nguyễn Thái Từ làm công tác của một Gioan Tẩy giả mới, ngài kêu gọi mọi người và nhấn mạnh về việc dọn mình để đến với tòa xá giải: “ Từ trước tới nay tôi làm linh mục 20 năm chưa thấy ai xưng tội bỏ bổn phận không làm tròn của tuần chầu lượt. Ngài nhấn mạnh: tuần chầu lượt nếu không xưng tội, rước lễ thì chưa làm tròn bổn phận và có tội. Từ trước tới nay nhiều người trong chúng ta đến tuần chầu lượt vẩn đi lễ, đi chầu, vẩn tham gia một số công việc trong giáo xứ, giáo họ như làm cổng yết, băng rôn, treo cờ v.v gia đình tiếp đón khách khứa chu đáo và đầy đủ, nhưng họ không đi xưng tội và rước lễ, vì vậy tôi kết luận những người đó lỗi bổn phận và có tội. Tội bỏ bổn phận không làm tròn tuần chầu lượt mà giáo phận giao cho” Tư tưởng của Cha quản hạt Nghĩa Yên: Hảy trở về xưng thú tội lỗi để rồi vá lại từng ôzôn ân sửng của Thiên Chúa đã bị chọc thủng do tội lỗi, chúng ta hảy tìm mọi cách để vá lại tầng ôzôn bằng cách trồng lên những cây nhân đức, để vá lại những lỗ thủng bằng cách từ bỏ tội lỗi, lập công phúc để tầng ôzôn ân sủng của Chúa khỏi bị chỏng thủng, để khỏi những hậu quả nặng nề trút xuống trên đầu chúng ta. Ngài kêu gọi toàn giáo xứ hãy ý thức điều đó và lo dọn mình đến với Bí Tích Thánh Thể qua Bí tích Hòa giải”.
Tư tưởng của cha quản hạt Văn Hạnh, phó chủ tịch Hội đồng Linh mục giáo phận chiều thứ sáu: “ Đền Tạ” Đền! vì con làm hư mất của Chúa, đền vì dung mạo của Chúa trong con người của con, con đã làm cho méo mó, con phải đền vì con làm mất ân sủng của Chúa, con phải đền vì con đã làm dung mạo của Chúa ở nơi người khác bị méo mó vì cuộc sống không tốt của con, con không phải đền mà còn biết tạ tội nữa, tức là lập công phúc nữa”.
Sáng thứ bảy trời tuy lất phất mưa do ảnh hưởng của đợt gió mùa nhẹ song Đức Cha già Phaolô Maria Cao Đình Thuyên cùng 19 linh mục trong và ngoài giáo hạt về dâng thánh lễ đồng tế cũng là ngày đại lễ mừng Mẹ Sinh Nhật quan thầy của giáo họ trị sở, trong bài giảng rất sâu lắng. Chủ đề Đức Cha già mời gọi đó là: “ hãy sống làm người như Mẹ đã sống, đặc biệt với Chúa, với Chúa thì trong mọi hoàn cảnh “con xin vâng” với Chúa trong mọi hoàn cảnh chỉ biết hát lên “linh hồn tôi ngời khen Chúa” với Chúa trong mọi hoàn cảnh để cộng tác với Chúa “một lười gươm sẻ đâm thấu tâm hồn bà” và dưới chân thánh giá có Mẹ Người. Sống đạo không chỉ sống với Chúa mà vì Chúa, thể hiện với anh em như Mẹ hiện diện trong tiệc cưới “này con ơi họ hết rượu rồi” sống đạo chính là kín múc sức mạnh từ Chúa để rồi mình sống hoạt động chia sẻ cho anh em”.
Sáng Chúa Nhật toàn thể giáo xứ vui mừng đón chào Đức Giám Mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp, tuy ngài rất bộn bề với nhiều công việc mục vụ của giáo phận, đặc biệt giáo phận đang xảy ra sự bách hại của chính quyền Nghệ An đối với anh chị em tại giáo Mỹ Yên trong những ngày qua, song ngài vì thương yêu con cái mình, ngài đã về dâng thánh lễ cùng với hơn 20 linh mục trong và ngoài giáo hạt để cùng với toàn thể con cái trong tinh thần hiệp nhất và cầu nguyện cho anh chị em giáo xứ Mỹ Yên. Trước thánh lễ Ban giáo lý hạt Cửa Lò tổng kết và phát phần thưởng năm học 2012 – 2013. Bước vào thánh lế, khởi đi từ bài giảng lễ Đức Giám Mục đã nói: “ Đức Tin Công Giáo không phải là một mớ lý thuyết, không phải là của một phe một nhóm nào đó mà là một con người mang tên Giêsu. Ngài nhấn mạnh: Đi đạo không chỉ là đi theo Đức Giêsu, mà là sống đạo, có nghĩa là sống như Đức Giêsu đã sống, để làm người cho trọn vẹn rồi làm con Chúa”. Ngài kêu gọi cầu nguyện cho giáo phận Vinh, cho anh chị em bị bắt giữ và bách hại tại giáo xứ Mỹ Yên, sớm được bình an trở về với gia đình, với cộng đoàn.
Thánh lễ bế mạc chiều Chúa Nhật, cha quản xứ đã nhìn lại trong suốt tuần qua, ngài đã nói lên những gì đã đạt được và những yếu điểm cần khắc phục, ngài tổng kết và nêu ra sự hiện diện của đông đảo quý cha vì tình thương yêu đã đến dâng lễ cầu nguyện, giúp đỡ giáo dân lo việc dọn mình xưng tội. Năm nay được quý cha hạt: Troóc, quảng Bình, hạt Kỳ Anh Cẩm Xuyên, hạt Văn Hạnh, Nghĩa Yên, hạt Cầu Rầm, hạt Vạn Lộc, hạt Bột Đà, hạt Bảo Nham, hạt Đồng Tháp, hạt Thuận Nghĩa, hạt Nhân Hòa và Quý cha trong và ngoài giáo phận đã về tham dự tuần chầu lượt. Đặc biệt là hai Đức Cha Giáo Phận cùng đông đảo anh chị em trong và ngoài giáo hạt.
Tuần chầu Thánh Thể đã khép lại, nhưng ơn thánh Chúa bắt đầu đâm chồi nảy lộc và sinh hoa kết quả trong mỗi người. Nguyện xin Thiên Chúa tình yêu luôn ở cùng và chúc bình an cho chúng con.
Giáo xứ Tân Lộc
GX Thị Cầu : Thánh lễ tạ ơn hoàn thành phần mái nhà thờ
Phước Lý
19:09 10/09/2013
Giáo xứ Thị Cầu, hạt Phước Lý:
THÁNH LỄ TẠ ƠN HOÀN THÀNH PHẦN MÁI NHÀ THỜ
Sáng Chúa Nhật 08-9-2013, chính ngày Mừng sinh nhật Đức Trinh nữ Maria, gia đình Giáo xứ Thị Cầu, hạt Phước Lý trong niềm hân hoan Tạ ơn Chúa, mừng đón Đức Cha Đaminh, Đức ông Vinh sơn Tổng Đại diện, cha Quản hạt, quý cha trong và ngoài hạt cùng khá đông quý khác trong và ngoài giáo xứ về dâng Thánh lễ Tạ ơn- mừng Nhà Thờ giáo xứ hoàn thành phần mái và mừng kỷ niệm 05 năm Ngày lãnh nhận Thiên chức Linh mục của cha Đaminh Trịnh Đình Cương, chánh xứ Phước Lý, Quản nhiệm giáo xứ Thị Cầu.
Xem Hình
Đúng 9 giờ Thánh lễ Đồng tế bắt đầu do Đức Cha Đaminh chủ tế, khởi đi từ đoàn rước Đồng tế.
Đầu lễ Đức Cha cho biết, hơn bốn năm xây dựng, Nhà Thờ đã hoàn thành phần mái, điều này cho thấy nỗ lực rất lớn của cha Quản nhiệm, ân nhân xa gần, nhất là cộng đoàn Dân Chúa giáo xứ Thị Cầu. Đức Cha nhấn mạnh đến việc xây dựng Đền thời Tâm hồn…
Nhân dịp này, Đức Cha mừng 05 năm Linh mục của cha chánh xứ Phước Lý, quản nhiệm giáo xứ Thị Cầu.
Đức ông Vinh sơn, phụ trách giảng lễ, dựa theo Tin Mừng Chúa Nhật XXIII (Lc 14, 25-33). Khởi đầu bài giảng Đức ông gây bất ngờ bằng câu hỏi: Giả như Chúa Giêsu lúc này hiện ra hỏi quý ông bà anh chị em có muốn làm Môn đệ theo Chúa Giêsu không, chúng ta có đồng ý không?...
‘Tôi tin tất cả chúng ta đều trả lời là muốn làm môn đệ theo Chúa Giêsu. Sự hiện diện của quý ông bà anh chị em ở đây sốt sắng và đầy quảng đại là bằng chứng điều tôi tin”.
Kế đến Đức ông trở về bài Tin Mừng, nhắc lại Lời Chúa Giêsu về điều kiện phải có của người Môn đệ theo Người: “Ai đến với Tôi mà không dứt bỏ cha mẹ, vợ con, anh em, chị em, và cả mạng sống mình nữa, thì không thể làm môn đệ tôi được. Ai không vác thập giá mình mà đi theo Tôi, thì không thể làm môn đệ tôi được”.
Đức ông chia sẻ: Điều kiện Chúa Giêsu đưa ra cho người Môn đệ theo Chúa quả là rất cao, vượt khả năng của con người. Bỏ cha bỏ mẹ, bỏ người thịt thân đã là khó; bỏ sự sống mình càng khó hơn; đến mức bỏ mình vác Thập giá mình theo Chúa Giêsu mỗi ngày quả là quá sức con người, khiến ta lo sợ.
Tự sức con người thì không thể, nhưng đối với Chúa thì không phải là vấn đề, trong Tình yêu và quyền năng Chúa, Ngài có thể làm được tất cả. Chúa Giêsu- Người Môn đệ đầu tiên của Chúa Cha, trong sức mạnh của Chúa Thánh Thần đã trở nên mẫu gương hoàn hảo. Hàng ngày đến tham dự Thánh lễ, ta lại được gặp gỡ, tiếp xúc với Chúa Giêsu…
Trong dòng lịch sử Giáo Hội, đã- đang và vẫn có nhiều Kitô hữu- môn đệ của Chúa Giêsu tiếp tục Con Đường Giêsu không những sống được, sống trọn vẹn mà còn sống hạnh phúc với những điều kiện của người Môn đệ mà Chúa Giêsu đòi hỏi.
Đức ông kết luận: Điều kiện để trở thành môn đệ theo Chúa Giêsu xem ra quá khó, không thể trong khả năng con người, làm cho ta lo sợ song với những ai biết trông cậy vào ơn Chúa, biết xây dựng Đền thờ tâm hồn vững chắc thì cứ bình an, chẳng có gì mà lo sợ cả.
Trong lời cám ơn của ông Chánh thay mặt toàn dân xứ thuộc Thị Cầu trân trọng dâng lên Đức Cha lời cám ơn sâu sắc, đầy tình hiếu thảo. Cảm ơn qúy Đức ông, Cha quản hạt, quý cha quý tu sĩ nam nữ, ân nhân, quý khách xa gần và mọi người dân xứ, cách riêng cha Quản nhiệm, đã góp phần tích cực làm cho đời sống đạo của dân xứ được khởi sắc thấy rõ, cách riêng con em Thiếu nhi.
Vị đại diện dân xứ cho biết, Ngôi Nhà thờ mơ ước bao năm nay đã hoàn thành phần mái, có được như thế là nhờ phần lớn sự quan tâm của Đức Cha và ân nhân xa gần, chứ năng lực thực sự của giáo xứ nghèo như Thị cầu, giáo dân còn hạn chế, chẳng khác gì muối bỏ biển. Giáo xứ rất mong Đức Cha và quý ân nhân, quá khách xa gần tiếp tục giúp đỡ giáo xứ để hoàn tất ngôi Nhà thờ ước mơ.
Nhân dịp này, Giáo xứ mừng Đức Cha 9 năm được Tòa Thánh bổ nhiệm là Giám mục Giáo Phận; 05 năm Linh mục của cha Quản nhiệm, với những tràng pháo tay nồng nhiệt.
Tất cả tấm lòng con thảo và tri ân của Giáo xứ xin gởi trọn trong những lãng hoa tươi xinh kính dang lên Đức Cha, Đức ông, cha Quản hạt, cha Quản nhiệm.
Trong lời đáp từ, Đức Cha thay mặt Đức ông, cha Quản hạt, quý cha cảm ơn cha Quản nhiệm, dân xứ đã hết tình sống Đức tin trong Hiệp thông và Bác ái. Đức Cha cho biết rất vui và hạnh phúc khi về thăm và dâng lễ Tạ ơn tại Giáo xứ Thị Cầu. Đức Cha nhắn nhủ: việc xây dựng Đền thờ Tâm hồn quan trọng hơn xây dựng Đền thờ vật chất.
Đức Cha cho biết, ngài rất ngạc nhiên, bởi năm ngoái có dịp về hạt Phước Lý Mục vụ ngài có ghé thăm giáo xứ Thị Cầu, lúc đấy công trình Nhà thờ còn rất ngổn ngang, sơ khởi. Đức Cha cũng cho biết, cha Quản nhiệm lúc đó, trong tâm tình cha con đã bộc lộ lo lắng, tương lai xây dựng Nhà thờ mờ mịt. Đức Cha trấn an, đừng lo lắng, việc của Chúa Chúa sẽ có cách. Việc quan trọng và cần thiết của cha là lo xây dựng Đền thờ Tâm hồn…
Đức Cha cho biết, với nhịp độ tăng mạnh các Khu công nghiệp ở huyện Nhơn Trạch, giáo xứ Thị cầu không chỉ đáp ứng nhu cầu sống Đạo của dân xứ mà còn là điểm phục vụ cho anh chị em Công Giáo di dân, vì thế rất cần có ngôi Thánh đường. Đức Cha kêu mời mọi thành phần Dân Chúa quan tâm, tích cực chia sẻ góp những viên gạch để ngôi Thánh Đường sớm hoàn thành.
Đức Cha ‘xin’ mượn lại lãng hoa tặng cho Đức Cha để tặng lại cha Quản nhiệm, cho ông chánh và tân, cựu và một món quà thiết thực của Tòa Giám mục như lời cảm ơn cụ thể.
Cha Đaminh Trịnh Đình Cương cho biết thêm: Giáo xứ Thị Cầu, có 650 người, phần lớn nghề nông- trồng rau, cuộc sống về mặt Kinh tế còn nhiều hạn chế, song dân xứ tích cực tham gia chia sẻ những công việc chung. Ngôi nhà thờ Ước mơ đã qua ba đời cha mà vẫn còn ngổn ngang, khởi công từ tháng 5 năm 2009, được ít tháng do khó khăn về mặt tài chính phải tạm ngưng trong thời gian dài (từ tháng 11.2009 đến tháng 1 năm 2013), đến hôm nay mới hoàn thành phần mái- kể như xong giai đoạn một.
Được biết, năm 1997, Nhà thờ cũ xuống cấp trầm trọng, đến độ chính quyền địa phương, để đảm bảo an toàn cho người dân đã yêu cầu không dâng Thánh lễ trong nhà thờ nữa. Kể từ năm ấy cho đên đến nay, để có nơi phụng tự tạm được, giáo xứ đã mượn sân và mái hiên nhà ông Chánh giáo xứ, dựng tạm ít mái tôn để có chố đọc kinh, dâng lễ.
Một điểm đáng lưu ý khác: Giáo xứ Thị Cầu sống giữa Lương dân, bên cạnh những đền chùa cổ kính, có thể coi là một trong những Giáo điểm Truyền giáo của hạt Phước Lý.
Nói thế, để thấy rõ hơn ước mơ có được một ngôi Nhà thờ khang trang không chỉ một nhu cầu thiết thực của dân xứ mà còn là một đòi hỏi cấp thiết cho việc Truyền giáo.
Nhà thờ Thị Cầu, nhờ ơn Chúa đã xong phần mái, phần cơ bản. Để ngôi Nhà thờ ước mơ sớm thành hiện thực, rất cần sự quan tâm- sự chia sẻ Bác ái yêu thương của nhiều người.
Tin, ảnh: Phước Lý
THÁNH LỄ TẠ ƠN HOÀN THÀNH PHẦN MÁI NHÀ THỜ
Sáng Chúa Nhật 08-9-2013, chính ngày Mừng sinh nhật Đức Trinh nữ Maria, gia đình Giáo xứ Thị Cầu, hạt Phước Lý trong niềm hân hoan Tạ ơn Chúa, mừng đón Đức Cha Đaminh, Đức ông Vinh sơn Tổng Đại diện, cha Quản hạt, quý cha trong và ngoài hạt cùng khá đông quý khác trong và ngoài giáo xứ về dâng Thánh lễ Tạ ơn- mừng Nhà Thờ giáo xứ hoàn thành phần mái và mừng kỷ niệm 05 năm Ngày lãnh nhận Thiên chức Linh mục của cha Đaminh Trịnh Đình Cương, chánh xứ Phước Lý, Quản nhiệm giáo xứ Thị Cầu.
Xem Hình
Đúng 9 giờ Thánh lễ Đồng tế bắt đầu do Đức Cha Đaminh chủ tế, khởi đi từ đoàn rước Đồng tế.
Đầu lễ Đức Cha cho biết, hơn bốn năm xây dựng, Nhà Thờ đã hoàn thành phần mái, điều này cho thấy nỗ lực rất lớn của cha Quản nhiệm, ân nhân xa gần, nhất là cộng đoàn Dân Chúa giáo xứ Thị Cầu. Đức Cha nhấn mạnh đến việc xây dựng Đền thời Tâm hồn…
Nhân dịp này, Đức Cha mừng 05 năm Linh mục của cha chánh xứ Phước Lý, quản nhiệm giáo xứ Thị Cầu.
Đức ông Vinh sơn, phụ trách giảng lễ, dựa theo Tin Mừng Chúa Nhật XXIII (Lc 14, 25-33). Khởi đầu bài giảng Đức ông gây bất ngờ bằng câu hỏi: Giả như Chúa Giêsu lúc này hiện ra hỏi quý ông bà anh chị em có muốn làm Môn đệ theo Chúa Giêsu không, chúng ta có đồng ý không?...
‘Tôi tin tất cả chúng ta đều trả lời là muốn làm môn đệ theo Chúa Giêsu. Sự hiện diện của quý ông bà anh chị em ở đây sốt sắng và đầy quảng đại là bằng chứng điều tôi tin”.
Kế đến Đức ông trở về bài Tin Mừng, nhắc lại Lời Chúa Giêsu về điều kiện phải có của người Môn đệ theo Người: “Ai đến với Tôi mà không dứt bỏ cha mẹ, vợ con, anh em, chị em, và cả mạng sống mình nữa, thì không thể làm môn đệ tôi được. Ai không vác thập giá mình mà đi theo Tôi, thì không thể làm môn đệ tôi được”.
Đức ông chia sẻ: Điều kiện Chúa Giêsu đưa ra cho người Môn đệ theo Chúa quả là rất cao, vượt khả năng của con người. Bỏ cha bỏ mẹ, bỏ người thịt thân đã là khó; bỏ sự sống mình càng khó hơn; đến mức bỏ mình vác Thập giá mình theo Chúa Giêsu mỗi ngày quả là quá sức con người, khiến ta lo sợ.
Tự sức con người thì không thể, nhưng đối với Chúa thì không phải là vấn đề, trong Tình yêu và quyền năng Chúa, Ngài có thể làm được tất cả. Chúa Giêsu- Người Môn đệ đầu tiên của Chúa Cha, trong sức mạnh của Chúa Thánh Thần đã trở nên mẫu gương hoàn hảo. Hàng ngày đến tham dự Thánh lễ, ta lại được gặp gỡ, tiếp xúc với Chúa Giêsu…
Trong dòng lịch sử Giáo Hội, đã- đang và vẫn có nhiều Kitô hữu- môn đệ của Chúa Giêsu tiếp tục Con Đường Giêsu không những sống được, sống trọn vẹn mà còn sống hạnh phúc với những điều kiện của người Môn đệ mà Chúa Giêsu đòi hỏi.
Đức ông kết luận: Điều kiện để trở thành môn đệ theo Chúa Giêsu xem ra quá khó, không thể trong khả năng con người, làm cho ta lo sợ song với những ai biết trông cậy vào ơn Chúa, biết xây dựng Đền thờ tâm hồn vững chắc thì cứ bình an, chẳng có gì mà lo sợ cả.
Trong lời cám ơn của ông Chánh thay mặt toàn dân xứ thuộc Thị Cầu trân trọng dâng lên Đức Cha lời cám ơn sâu sắc, đầy tình hiếu thảo. Cảm ơn qúy Đức ông, Cha quản hạt, quý cha quý tu sĩ nam nữ, ân nhân, quý khách xa gần và mọi người dân xứ, cách riêng cha Quản nhiệm, đã góp phần tích cực làm cho đời sống đạo của dân xứ được khởi sắc thấy rõ, cách riêng con em Thiếu nhi.
Vị đại diện dân xứ cho biết, Ngôi Nhà thờ mơ ước bao năm nay đã hoàn thành phần mái, có được như thế là nhờ phần lớn sự quan tâm của Đức Cha và ân nhân xa gần, chứ năng lực thực sự của giáo xứ nghèo như Thị cầu, giáo dân còn hạn chế, chẳng khác gì muối bỏ biển. Giáo xứ rất mong Đức Cha và quý ân nhân, quá khách xa gần tiếp tục giúp đỡ giáo xứ để hoàn tất ngôi Nhà thờ ước mơ.
Nhân dịp này, Giáo xứ mừng Đức Cha 9 năm được Tòa Thánh bổ nhiệm là Giám mục Giáo Phận; 05 năm Linh mục của cha Quản nhiệm, với những tràng pháo tay nồng nhiệt.
Tất cả tấm lòng con thảo và tri ân của Giáo xứ xin gởi trọn trong những lãng hoa tươi xinh kính dang lên Đức Cha, Đức ông, cha Quản hạt, cha Quản nhiệm.
Trong lời đáp từ, Đức Cha thay mặt Đức ông, cha Quản hạt, quý cha cảm ơn cha Quản nhiệm, dân xứ đã hết tình sống Đức tin trong Hiệp thông và Bác ái. Đức Cha cho biết rất vui và hạnh phúc khi về thăm và dâng lễ Tạ ơn tại Giáo xứ Thị Cầu. Đức Cha nhắn nhủ: việc xây dựng Đền thờ Tâm hồn quan trọng hơn xây dựng Đền thờ vật chất.
Đức Cha cho biết, ngài rất ngạc nhiên, bởi năm ngoái có dịp về hạt Phước Lý Mục vụ ngài có ghé thăm giáo xứ Thị Cầu, lúc đấy công trình Nhà thờ còn rất ngổn ngang, sơ khởi. Đức Cha cũng cho biết, cha Quản nhiệm lúc đó, trong tâm tình cha con đã bộc lộ lo lắng, tương lai xây dựng Nhà thờ mờ mịt. Đức Cha trấn an, đừng lo lắng, việc của Chúa Chúa sẽ có cách. Việc quan trọng và cần thiết của cha là lo xây dựng Đền thờ Tâm hồn…
Đức Cha cho biết, với nhịp độ tăng mạnh các Khu công nghiệp ở huyện Nhơn Trạch, giáo xứ Thị cầu không chỉ đáp ứng nhu cầu sống Đạo của dân xứ mà còn là điểm phục vụ cho anh chị em Công Giáo di dân, vì thế rất cần có ngôi Thánh đường. Đức Cha kêu mời mọi thành phần Dân Chúa quan tâm, tích cực chia sẻ góp những viên gạch để ngôi Thánh Đường sớm hoàn thành.
Đức Cha ‘xin’ mượn lại lãng hoa tặng cho Đức Cha để tặng lại cha Quản nhiệm, cho ông chánh và tân, cựu và một món quà thiết thực của Tòa Giám mục như lời cảm ơn cụ thể.
Cha Đaminh Trịnh Đình Cương cho biết thêm: Giáo xứ Thị Cầu, có 650 người, phần lớn nghề nông- trồng rau, cuộc sống về mặt Kinh tế còn nhiều hạn chế, song dân xứ tích cực tham gia chia sẻ những công việc chung. Ngôi nhà thờ Ước mơ đã qua ba đời cha mà vẫn còn ngổn ngang, khởi công từ tháng 5 năm 2009, được ít tháng do khó khăn về mặt tài chính phải tạm ngưng trong thời gian dài (từ tháng 11.2009 đến tháng 1 năm 2013), đến hôm nay mới hoàn thành phần mái- kể như xong giai đoạn một.
Được biết, năm 1997, Nhà thờ cũ xuống cấp trầm trọng, đến độ chính quyền địa phương, để đảm bảo an toàn cho người dân đã yêu cầu không dâng Thánh lễ trong nhà thờ nữa. Kể từ năm ấy cho đên đến nay, để có nơi phụng tự tạm được, giáo xứ đã mượn sân và mái hiên nhà ông Chánh giáo xứ, dựng tạm ít mái tôn để có chố đọc kinh, dâng lễ.
Một điểm đáng lưu ý khác: Giáo xứ Thị Cầu sống giữa Lương dân, bên cạnh những đền chùa cổ kính, có thể coi là một trong những Giáo điểm Truyền giáo của hạt Phước Lý.
Nói thế, để thấy rõ hơn ước mơ có được một ngôi Nhà thờ khang trang không chỉ một nhu cầu thiết thực của dân xứ mà còn là một đòi hỏi cấp thiết cho việc Truyền giáo.
Nhà thờ Thị Cầu, nhờ ơn Chúa đã xong phần mái, phần cơ bản. Để ngôi Nhà thờ ước mơ sớm thành hiện thực, rất cần sự quan tâm- sự chia sẻ Bác ái yêu thương của nhiều người.
Tin, ảnh: Phước Lý
Các Linh mục hạt Thuận Nghĩa thăm giáo xứ Mỹ Yên
Pv Thuận Nghĩa
20:15 10/09/2013
VINH - Trong tinh thần hiệp thông, sáng ngày 10 tháng 9 năm 2013, các linh mục trong giáo hạt Thuận Nghĩa và một số bà con giáo dân đã tới Giáo xứ Mỹ Yên thăm hỏi các nạn nhân bị chính quyền đánh đập và dâng lễ cầu bằng an cho giáo xứ. Thánh lễ được cử hành tại linh địa Trại Gáo do Cha Quản hạt Antôn Nguyễn Văn Đính chủ tế, cùng đồng tế có quý cha trong và ngoài giáo hạt Thuận Nghĩa và đông đảo bà con lương giáo tham dự. Mở đầu thánh lễ, Cha quản hạt nói: “Anh em linh mục chúng tôi về đây với mục đích kính viếng thánh Antôn, và cùng với anh chị em đến từ các giáo xứ và những người thiện chí khắp nơi hiệp thông cầu nguyện cho giáo xứ Mỹ Yên, đặc biệt cho các nạn nhân bị Chính quyền Nghệ An bắt bớ, đánh đập trong thời gian qua. Là người kitô hữu chúng ta cũng không quên cầu nguyện cho Chính quyền Nghệ An biết tôn trọng sự thật, tôn trọng phẩm giá con người, tôn trọng niềm tin tôn giáo, biết dừng lại những hình thức bão lực, vu khống như thời gian vừa qua…”
Xem hình ảnh
Thánh lễ diễn ra một cách trang nghiêm sốt sắng. Lời Chúa trong thánh lễ hôm nay được trích đọc theo tin mừng thánh Luca đoạn 6 câu 12 -19, Chúa chọn các tông đồ. Trước khi làm công việc quan trọng đó, Chúa đã cầu nguyện suốt đêm. Và trong cuộc đời công khai, Ngài đã từng cầu nguyện nhiều lần. Ngài dạy: anh em hãy cầu nguyện không ngừng. Lời Chúa rất thích hợp với tâm tình của thánh lễ cầu cho các nạn nhân giáo xứ Mỹ Yên hôm nay. Thật vậy, trước những hành động tàn nhẫn của chính quyền Nghệ An. Trước sự gian trá của đài truyền hình, báo chí và cả hệ thống công quyền của nhà nước, người kitô hữu cần phải cầu nguyện và tin tưởng vào Chúa hơn. Vì, chỉ có Chúa mới có thể biến đổi được lòng người.
Sau thánh lễ, đại diện hội đồng mục vụ giáo xứ cám ơn quý Cha, quý khách đã đến đây dâng lễ, cầu nguyện cho giáo xứ rằng: “trong khi Chính quyền bắt bớ, đánh đập và đang tìm mọi cách để làm hại chúng con thì sự hiện diện của quý Cha, quý bà con lương giáo trong thời điểm này như giúp chúng con tiếp được sức mạnh. Xin quý Cha, quý khách tiếp tục cầu nguyện cho chúng con”.
Trên đường về chúng tôi ghé thăm các nạn nhân và nơi xảy ra biến cố đau thương chiều ngày 04 tháng 9 năm 2013 vừa qua. Từ tỉnh lộ 534 nhìn vào trụ sở UBND xã Nghi Phương, chúng tôi vẫn thấy một không khí nặng nề: công an, cảnh sát vẫn còn đóng chốt canh giữ ngày đêm giống như con cọp đang chờ mồi đến để vồ lấy và cắn xé.
Chúng tôi vào nhà xứ Mỹ Yên. Đập vào mắt chúng tôi là câu khẩu hiệu “Giáo xứ Mỹ Yên kịch liệt phản đối hành động bắt người sai pháp luật của chính quyền huyện Nghi Lộc và tỉnh Nghệ An”. Vâng, vì chính quyền bắt người trái pháp luật nên dân mới phản đối, mới đấu tranh và dẫn đến biển cố ngày 04/9 vừa qua. Chúng tôi gặp quý hội đồng mục vụ giáo xứ, hỏi thăm những người gặp nạn và động viên khích lệ tinh thần của họ. Dầu trải qua kiếp nạn vừa qua nhưng tinh thần của người dân nơi đây vẫn kiên cường, bất khuất.
Qua sự kiện Mỹ Yên tôi chợt nghĩ: Họ (Chính quyền) làm như vậy thì được gì ? Chẳng được gì hết mà trái lại mất tất cả. Mất hết niềm tin nơi người dân vốn lâu nay không muốn tin nhưng đang “cố gắng” để tin. Thế giới thấy rõ hơn bộ mặt thật của chính quyền: cồn đồ, bạo lực, gian dối. Đại tá Phạm Đình Trọng có lý khi nói: “Nhà nước tuỳ tiện sử dụng bạo lực với người dân đã trở thành tấm gương cho xã hội để xã hội Việt Nam trở thành xã hội bão lực, bất an, man rợ”.
Suy nghĩ về những gì đã và đang xảy ra trên địa bàn tỉnh Nghệ An mà lòng chúng tôi cảm thấy buồn rười rượi. Hy vọng một chính quyền “vì dân” có vẻ vẫn còn rất xa vời !
Xem hình ảnh
Thánh lễ diễn ra một cách trang nghiêm sốt sắng. Lời Chúa trong thánh lễ hôm nay được trích đọc theo tin mừng thánh Luca đoạn 6 câu 12 -19, Chúa chọn các tông đồ. Trước khi làm công việc quan trọng đó, Chúa đã cầu nguyện suốt đêm. Và trong cuộc đời công khai, Ngài đã từng cầu nguyện nhiều lần. Ngài dạy: anh em hãy cầu nguyện không ngừng. Lời Chúa rất thích hợp với tâm tình của thánh lễ cầu cho các nạn nhân giáo xứ Mỹ Yên hôm nay. Thật vậy, trước những hành động tàn nhẫn của chính quyền Nghệ An. Trước sự gian trá của đài truyền hình, báo chí và cả hệ thống công quyền của nhà nước, người kitô hữu cần phải cầu nguyện và tin tưởng vào Chúa hơn. Vì, chỉ có Chúa mới có thể biến đổi được lòng người.
Sau thánh lễ, đại diện hội đồng mục vụ giáo xứ cám ơn quý Cha, quý khách đã đến đây dâng lễ, cầu nguyện cho giáo xứ rằng: “trong khi Chính quyền bắt bớ, đánh đập và đang tìm mọi cách để làm hại chúng con thì sự hiện diện của quý Cha, quý bà con lương giáo trong thời điểm này như giúp chúng con tiếp được sức mạnh. Xin quý Cha, quý khách tiếp tục cầu nguyện cho chúng con”.
Trên đường về chúng tôi ghé thăm các nạn nhân và nơi xảy ra biến cố đau thương chiều ngày 04 tháng 9 năm 2013 vừa qua. Từ tỉnh lộ 534 nhìn vào trụ sở UBND xã Nghi Phương, chúng tôi vẫn thấy một không khí nặng nề: công an, cảnh sát vẫn còn đóng chốt canh giữ ngày đêm giống như con cọp đang chờ mồi đến để vồ lấy và cắn xé.
Chúng tôi vào nhà xứ Mỹ Yên. Đập vào mắt chúng tôi là câu khẩu hiệu “Giáo xứ Mỹ Yên kịch liệt phản đối hành động bắt người sai pháp luật của chính quyền huyện Nghi Lộc và tỉnh Nghệ An”. Vâng, vì chính quyền bắt người trái pháp luật nên dân mới phản đối, mới đấu tranh và dẫn đến biển cố ngày 04/9 vừa qua. Chúng tôi gặp quý hội đồng mục vụ giáo xứ, hỏi thăm những người gặp nạn và động viên khích lệ tinh thần của họ. Dầu trải qua kiếp nạn vừa qua nhưng tinh thần của người dân nơi đây vẫn kiên cường, bất khuất.
Qua sự kiện Mỹ Yên tôi chợt nghĩ: Họ (Chính quyền) làm như vậy thì được gì ? Chẳng được gì hết mà trái lại mất tất cả. Mất hết niềm tin nơi người dân vốn lâu nay không muốn tin nhưng đang “cố gắng” để tin. Thế giới thấy rõ hơn bộ mặt thật của chính quyền: cồn đồ, bạo lực, gian dối. Đại tá Phạm Đình Trọng có lý khi nói: “Nhà nước tuỳ tiện sử dụng bạo lực với người dân đã trở thành tấm gương cho xã hội để xã hội Việt Nam trở thành xã hội bão lực, bất an, man rợ”.
Suy nghĩ về những gì đã và đang xảy ra trên địa bàn tỉnh Nghệ An mà lòng chúng tôi cảm thấy buồn rười rượi. Hy vọng một chính quyền “vì dân” có vẻ vẫn còn rất xa vời !
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Khi lòng tin bị đánh mất.
Lm. Minh Tường
18:48 10/09/2013
Khi lòng tin bị đánh mất.
Đọc bản cam kết đề ngày 3/9/2013 giữa lãnh đạo xã Nghi Phương-Nghi Lộc-Nghệ An với bà con giáo dân Mỹ Yên, Gp Vinh, tôi buồn cho cả lãnh đạo và người dân, cho quê hương đất.
Đối với lãnh đạo vì đã không giữ lời hứa với người dân
Đối với người dân vì đã mất niềm tin nơi người lãnh đạo.
Theo tôi được biết, phần đa người dân chỉ biết ông chủ tịch xã là người “to nhất”; là người điều hành mọi việc, lo cho người dân về đời sống tinh thần cũng như vật chất.
Ngoài ra họ ít quan tâm, hay không quan tâm ông bí thư xã là ai, làm gì… hay là công an cũng vậy.
Bởi đó, lời hứa của ông chủ tịch là một điều vô cùng cao quý, trân trọng và tin tưởng đối với họ. Sau bao ngày chờ đợi khi người thân của họ bị bắt giam mà không hiểu lý do gì, được ông chủ tịch hứa (bản cam kết) họ đã vui mừng chờ đợi. (Trước yêu cầu của người dân, tôi Nguyễn Trọng Tạo thay mặt UBND xã cam kết với người dân sáng mai trực tiếp đề nghị công an tỉnh thả người trước 16 giờ ngày mai (04/9/2013).Nếu đến thời gian trên mà công an tỉnh Nghệ an không thả ông Ngô Văn Khởi và ông Nguyến Văn Hải thì UBND xã chịu trách nhiệm trước nhân dân).
Chắc rằng đêm đó rất nhiều người đã không ngủ để ”đến hẹn lại lên” để nhận người thân về với gia đình như lời hứa của ông chủ tịch. Đến hẹn lại lên; họ lại không thấy như vậy, mà thay vào đó là “họ ngỡ ngàng nhận ra là không hề có chuyện thực hiện lời cam kết đó! Không hề có chuyện thả người. Ngược lại nhà cầm quyền đã bày binh bố trận với hàng trăm công an, cảnh sát cơ động, dân quân tự vệ, chó nghiệp vụ. lựu đạn cay…để án ngữ lối vào trụ sở của UBND xã.
Chưa dừng lại ở đó (theo video và người dân thuật lại) họ còn khơi mào cho “côn đồ” ra tay trước để hy vọng người dân bị kích động (nếu có), để có cớ bảo là người dân “gây rối trật tự ", theo kiểu ba ông cảnh sát không mặc sắc phục lục soát đồ đạc của người đi Lễ, sau đó lại kết tội cho hai ông, Hải và Khởi là người gây rối trật tự.
Và kết cục lời hứa của ông chủ tịch là “ít nhất 30 người bị thương, trong đó có cả phụ nữ và thiếu niên. Một số nạn nhân còn trong tình trạng nguy kịch tính mạng”TCTGM.
Đúng là:
“Bước sang năm con Khái
Sáng ăn phở bò tái
Họp nghe thơ “chị gái”
Ra về khéo vãi đái.
Chưa giải thích lời hứa cũng như sự thất hứa của mình đối với dân, ông chủ tịch này tiếp tục “phán” với dân qua kiểu nói: “Qua các nhà báo, tôi xin gửi lời đến bà con giáo dân hãy bình tĩnh, nhận thức được rõ vấn đề, đừng để bị xúi giục, lợi dụng làm những việc sai trái mà tập trung vào lao động, sản xuất, phát triễn kinh tế gia đình, xây dựng quê hương, đoàn kết lương giáo, sống tốt đời đẹp đạo”.Báo QĐND
Đến đây tôi nhớ tới câu nói của ai đó “Cả thế giới phải kiêng nễ người Mỹ vì người Mỹ đã nói là làm. Nhưng người Mỹ lại sợ người Nhật vì người Nhật làm rồi mới nói. Người Nhật lại sợ Trung Quốc vì Trung Quốc không nói mà làm. Người Trung Quốc lại sợ Việt Nam vì Việt Nam nói một đàng làm một nẽo…”
Qua bản cam kết này, tôi chắc rằng, nếu sau này ông chủ tịch xã Nghi Phương có họp hành hay ban hành nghị quyết gì thì người dân vẫn luôn nhớ về “chị gái”cùng với kết quả mà “chị gái” đã tặng cho họ. Nói cụ thể hơn vì bản cam kết này đã đẩy người dân hiền lành vô tội phải đi tới chỗ: “Gây hỗn loạn, hoang mang và bất bình cho quần chúng; đặc biệt, ít nhất 30 người trong đó có nhiều phụ nữ bị đánh trọng thương, nhiều người trong tình trạng nguy kịch tính mạng” .
Lm Minh Tường.
Đọc bản cam kết đề ngày 3/9/2013 giữa lãnh đạo xã Nghi Phương-Nghi Lộc-Nghệ An với bà con giáo dân Mỹ Yên, Gp Vinh, tôi buồn cho cả lãnh đạo và người dân, cho quê hương đất.
Đối với lãnh đạo vì đã không giữ lời hứa với người dân
Đối với người dân vì đã mất niềm tin nơi người lãnh đạo.
Theo tôi được biết, phần đa người dân chỉ biết ông chủ tịch xã là người “to nhất”; là người điều hành mọi việc, lo cho người dân về đời sống tinh thần cũng như vật chất.
Ngoài ra họ ít quan tâm, hay không quan tâm ông bí thư xã là ai, làm gì… hay là công an cũng vậy.
Bởi đó, lời hứa của ông chủ tịch là một điều vô cùng cao quý, trân trọng và tin tưởng đối với họ. Sau bao ngày chờ đợi khi người thân của họ bị bắt giam mà không hiểu lý do gì, được ông chủ tịch hứa (bản cam kết) họ đã vui mừng chờ đợi. (Trước yêu cầu của người dân, tôi Nguyễn Trọng Tạo thay mặt UBND xã cam kết với người dân sáng mai trực tiếp đề nghị công an tỉnh thả người trước 16 giờ ngày mai (04/9/2013).Nếu đến thời gian trên mà công an tỉnh Nghệ an không thả ông Ngô Văn Khởi và ông Nguyến Văn Hải thì UBND xã chịu trách nhiệm trước nhân dân).
Chắc rằng đêm đó rất nhiều người đã không ngủ để ”đến hẹn lại lên” để nhận người thân về với gia đình như lời hứa của ông chủ tịch. Đến hẹn lại lên; họ lại không thấy như vậy, mà thay vào đó là “họ ngỡ ngàng nhận ra là không hề có chuyện thực hiện lời cam kết đó! Không hề có chuyện thả người. Ngược lại nhà cầm quyền đã bày binh bố trận với hàng trăm công an, cảnh sát cơ động, dân quân tự vệ, chó nghiệp vụ. lựu đạn cay…để án ngữ lối vào trụ sở của UBND xã.
Chưa dừng lại ở đó (theo video và người dân thuật lại) họ còn khơi mào cho “côn đồ” ra tay trước để hy vọng người dân bị kích động (nếu có), để có cớ bảo là người dân “gây rối trật tự ", theo kiểu ba ông cảnh sát không mặc sắc phục lục soát đồ đạc của người đi Lễ, sau đó lại kết tội cho hai ông, Hải và Khởi là người gây rối trật tự.
Và kết cục lời hứa của ông chủ tịch là “ít nhất 30 người bị thương, trong đó có cả phụ nữ và thiếu niên. Một số nạn nhân còn trong tình trạng nguy kịch tính mạng”TCTGM.
Đúng là:
“Bước sang năm con Khái
Sáng ăn phở bò tái
Họp nghe thơ “chị gái”
Ra về khéo vãi đái.
Chưa giải thích lời hứa cũng như sự thất hứa của mình đối với dân, ông chủ tịch này tiếp tục “phán” với dân qua kiểu nói: “Qua các nhà báo, tôi xin gửi lời đến bà con giáo dân hãy bình tĩnh, nhận thức được rõ vấn đề, đừng để bị xúi giục, lợi dụng làm những việc sai trái mà tập trung vào lao động, sản xuất, phát triễn kinh tế gia đình, xây dựng quê hương, đoàn kết lương giáo, sống tốt đời đẹp đạo”.Báo QĐND
Đến đây tôi nhớ tới câu nói của ai đó “Cả thế giới phải kiêng nễ người Mỹ vì người Mỹ đã nói là làm. Nhưng người Mỹ lại sợ người Nhật vì người Nhật làm rồi mới nói. Người Nhật lại sợ Trung Quốc vì Trung Quốc không nói mà làm. Người Trung Quốc lại sợ Việt Nam vì Việt Nam nói một đàng làm một nẽo…”
Qua bản cam kết này, tôi chắc rằng, nếu sau này ông chủ tịch xã Nghi Phương có họp hành hay ban hành nghị quyết gì thì người dân vẫn luôn nhớ về “chị gái”cùng với kết quả mà “chị gái” đã tặng cho họ. Nói cụ thể hơn vì bản cam kết này đã đẩy người dân hiền lành vô tội phải đi tới chỗ: “Gây hỗn loạn, hoang mang và bất bình cho quần chúng; đặc biệt, ít nhất 30 người trong đó có nhiều phụ nữ bị đánh trọng thương, nhiều người trong tình trạng nguy kịch tính mạng” .
Lm Minh Tường.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Bảng xếp hạng 2013 các đại học HK của US News, 100 trường cao nhất.
Trần Mạnh Trác
22:08 10/09/2013
Kể từ năm 1983, bảng xếp hạng của họ luôn là một tài liệu vừa nổi tiếng và vừa bị chỉ trích nhiều nhất.
Hãy nói về những chỉ trích trước:
-US News luôn thay đổi các tiêu chuẩn họ sử dụng, vì vậy mà so sánh một trường đại học năm này qua năm khác thì hầu như không thể làm được.
Các nhà phê bình cáo buộc rằng đây là một động thái tiếp thị cuà US News. Họ viện cớ rằng phải thay đổi tiêu chuẩn để cho bảng xếp hạng được đúng đắn hơn nhưng kỳ thực đó chỉ là một mánh khóe để bắt người tiêu thụ bỏ sách cũ đi mà mua sách mới cuả họ.
-Vì bảng xếp hạng này nổi tiếng cho nên nó khuyến khích các trường đại học chơi trò 'lắt léo', nghĩa là làm mọi cách để nâng cao vị trí của trường trong bảng bằng cách chi tiêu nhiều hơn vào những thứ mà US News cho là quan trọng, thí dụ nhiều trường nhận đơn nhiều hơn nhưng cũng loại bỏ ứng viên nhiều hơn, như vậy tỏ ra là mình " rất chọn lọc " và do đó thứ hạng của họ được nâng cao.
Hơn nữa, có một số trường đã ăn gian bằng cách báo cáo láo với US News. Trường Claremont McKenna - College là một trong những trường đại học mới nhất bị tai tiếng, khi một quản trị viên cao cấp cuả trường bị lộ là đã gửi cho US News những con số SAT sai trong nhiều năm.
-Bảng xếp hạng của US News làm cho chi phí đại học cao hơn vì cách tính toán của họ hầu như thưởng công cho những trường có chi phí cao, dĩ nhiên khi các đại học tìm cách tăng chi thì cũng phải tăng học phí để trang trải.
-Bảng xếp hạng không có các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục, cũng không xem xét " kết quả " (ví dụ, sinh viên thực sự học được gì, và sinh viên có việc làm gì sau khi tốt nghiệp).
-Một phần rất đáng kể (22,5 đến 25 phần trăm ) của bảng xếp hạng không dựa vào tài liệu khách quan mà là dùng " danh tiếng ", nghiã là dùng những " định kiến " có trước cuả các nhân viên US News khi họ đi quan sát một đại học.
Thế thì bảng xếp hạng có ưu điểm nào?
Chắc chắn phải có một cái tốt nào đó chứ?
Phải. Với những bậc phụ huynh và sinh viên tương lai chưa biết gì về đại học của Mỹ, thì bảng xếp hạng cung cấp một hướng dẫn dễ hiểu và giới thiệu khái quát về cảnh quan và thể chế giáo dục đại học Mỹ.
Sau đây là danh sách 100 đại học có thứ hạng cao nhất.
Văn Hóa
Kinh lậy nữ vương
Lê Đình Bảng
07:49 10/09/2013
Xin dâng lên giọt lệ thầm
Mẹ ơi, này ngọn khói trầm hương bay
Đời con chẳng chút nào khuây
Vui trong thoáng chốc, buồn đầy thiên thu
Nỗi niềm riêng rất phù du
Thả trôi theo ngọn mây mù đầu non
Nước nào rửa được thân con
Bợn nhơ từ những ngọn nguồn đắng cay
Con về, Mẹ nhé, đêm nay
Ngoài kia trăng đã lên đầy mái hiên
Quê xa bằn bặt đôi miền
Tấc lòng gởi lá mưa quên nhọc nhằn
Biết tìm đâu chốn dung thân
Chở che, dìu dẫn, đỡ đần sớm khuya
Nhỡ mai, người cũng chia lìa
Ai lên quán dốc, ai về đồng xuôi
Lỡ mai, sông lở sông bồi
Dặm dài xa vắng, nửa vời lênh đênh
Lạy Nữ Vương, Mẹ Đồng Trinh
Cho con yêu lấy phận mình đớn đau
Một lòng hạnh nguyện trước sau
Vâng theo ý Chúa nhiệm mầu truyền tin
Mẹ đưa tay để con vin
Bước đi từng bước giữa nghìn gai chông.
Lê Đình Bảng
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hoa Bên Giậu
Joseph Nguyễn Tro Bụi
23:55 10/09/2013
Ảnh của Joseph Nguyễn Tro Bụi
Niềm vui nào có đâu xa
Nhìn bông hoa nở bên hàng giậu thưa.
(nđc)