Phụng Vụ - Mục Vụ
Tha thứ mãi mãi …
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
05:40 11/09/2017
Chúa Nhật XXIV Thường niên A
Mt 18, 21 – 35
Sống trên đời là phải phấn đấu, vượt thắng chính con người của ta để vươn lên và sống tốt, sống đẹp, sống hòa thuận và sống thương yêu đối với mọi người. Ta sống là sống với, sống chung, sống liên đới với nhiều người. Do đó sẽ có những va chạm, có những va chạm nhẹ, nhưng cũng có những va chạm lớn gây xích mích, mất lòng và có khi đem đến hận thù. Tuy nhiên,tha thứ luôn khai mở năng lực mới giúp con người sống tốt và sống vui tươi…Chúa Giêsu khuyên mọi người hãy tha thứ mãi mãi, tha thứ không ngừng…
Thât vậy, sống ở đời chúng ta sống liên đới với nhau. Càng sống với nhau, chúng ta càng cảm nghiệm sâu xa, tha thứ là cần thiết, Hận thù là hủy diệt. Ở đời có những hoài niệm giúp ta vui, hạnh phúc nhưng có những hoài niệm làm ta đau buồn khi chúng ta nhớ lại bởi vì có những người đã gây cho chúng ta sự đau khổ, mất mát trong cuộc đời. Những người đó có thể giờ đây ở xa ta, có người ở gần ta, có người là bạn, là những người láng giềng cùng xóm cùng làng với ta, có người là thầy, là bạn học với ta vv…Đối với những người này, ta phải đối xử sao đây, ăn ở làm sao đây ? Cứ lẽ thường “ Mắt thế mắt, răng đền răng “. Kẻ làm hại ta, ta phải loại trừ, phải né tránh. Kẻ ghét ta, taq phải ghét lại. Kẻ chống ta, ta phải chống lại vv và vv…Người đời cư xử như thế và họ cho là hợp lý, là phải lẽ và là khôn ngoan. Tuy nhiên, Đức Giêsu, Đấng khôn ngoan trên mọi sự khôn ngoan, Ngài đã dạy chúng ta sự khôn ngoan hơn mọi sự khôn ngoan. Sự hợp lý hơn mọi sự hợp lý của thế gian. Sự khôn ngoan, Ngài dạy là :” Hãy tha thứ cho kẻ làm hại ta, tha thứ và tha thứ mãi mãi, tha thứ không ngừng. Hãy quên đi những kỷ niệm, những hoài niệm làm ta đau khổ “.
Vâng, Đức Giêsu, hôm nay đã nói với Phêrô :” Thầy không bảo anh em phải tha đến bảy lần, nhưng đến bảy mươi lần bảy “. Câu trả lời của Chúa Giêsu vén mở cho Phêrô và các môn đệ, cùng tất cả nhân loại :” Hãy tha thứ liên tục, tha thứ không ngừng “. Đức Giêsu không ngừng tại đó, nhưng Ngài còn mời gọi con người, kêu mời chúng ta tha thứ cho những người đã xúc phạm, đã làm hại, đã ghét bỏ, đã hận thù chúng ta như chính Thiên Chúa đã tha thứ cho ta. Nhìn vào chính chúng ta, kiểm thảo lại đời sống của mỗi người,chúng ta sẽ thấy những tội lỗi, thiếu sót, lỗi phạm chúng ta gây ra cho Thiên Chúa còn nhiều, còn nặng nề hơn những sai lỗi, những xúc phạm anh chị em, tha nhân đã gây ra cho chúng ta.Chỉ đọc lại lịch sử dân Israen, chúng ta sẽ nhận ra lòng xót thương Thiên Chúa lớn lao, quảng đại thế nào với dân hay phản nghịch, dân luôn bất trung với Thiên Chúa là Đấng tín trung. Thiên Chúa đã yêu thương, giải thoát dân Israen ra khỏi đất Ai Cập thế nào và vùi dập bộ binh, xe cộ, ngựa, chiến mã của dân Israen làm sao! Trong Tân Ước, Chúa đã tha thứ cho những kẻ giết Ngài. Chúa đã tha thứ cho kẻ trộm lành, Ngài tha thứ cho người phụ nữ ngoại tình bị bắt quả tang và mọi người đều lên án muốn ném đá người phụ nữ này. Chúa tha thứ cho mọi người, cho chúng ta không giới hạn, tha thứ luôn mãi, tha thứ không ngừng vv…Chính vì thế, Chúa mời gọi nhân loại, mời gọi chúng ta đừng chần chừ tha thứ cho người anh em phạm lỗi và mau mắn tha thứ cho nhau…
Lạy Chúa, xin dủ lòng thương xót chúng con. Xin cho chúng con cảm nghiệm sâu xa lòng nhân từ của Chúa để chúng con cũng không ngừng tha thứ cho những anh chị em xúc phạm đến chúng con.Amen.
Gợi ý để chia sẻ :
1.Tha thứ “ bảy mươi lần bảy “ nghĩa là làm sao ?
2.Tại sao chúng ta phải tha thứ không ngừng, tha thứ mãi mãi ?
3.Sống khoan dũng nghĩa là gì ?
4.Sống quảng đại nghĩa là làm sao ?
Mt 18, 21 – 35
Sống trên đời là phải phấn đấu, vượt thắng chính con người của ta để vươn lên và sống tốt, sống đẹp, sống hòa thuận và sống thương yêu đối với mọi người. Ta sống là sống với, sống chung, sống liên đới với nhiều người. Do đó sẽ có những va chạm, có những va chạm nhẹ, nhưng cũng có những va chạm lớn gây xích mích, mất lòng và có khi đem đến hận thù. Tuy nhiên,tha thứ luôn khai mở năng lực mới giúp con người sống tốt và sống vui tươi…Chúa Giêsu khuyên mọi người hãy tha thứ mãi mãi, tha thứ không ngừng…
Thât vậy, sống ở đời chúng ta sống liên đới với nhau. Càng sống với nhau, chúng ta càng cảm nghiệm sâu xa, tha thứ là cần thiết, Hận thù là hủy diệt. Ở đời có những hoài niệm giúp ta vui, hạnh phúc nhưng có những hoài niệm làm ta đau buồn khi chúng ta nhớ lại bởi vì có những người đã gây cho chúng ta sự đau khổ, mất mát trong cuộc đời. Những người đó có thể giờ đây ở xa ta, có người ở gần ta, có người là bạn, là những người láng giềng cùng xóm cùng làng với ta, có người là thầy, là bạn học với ta vv…Đối với những người này, ta phải đối xử sao đây, ăn ở làm sao đây ? Cứ lẽ thường “ Mắt thế mắt, răng đền răng “. Kẻ làm hại ta, ta phải loại trừ, phải né tránh. Kẻ ghét ta, taq phải ghét lại. Kẻ chống ta, ta phải chống lại vv và vv…Người đời cư xử như thế và họ cho là hợp lý, là phải lẽ và là khôn ngoan. Tuy nhiên, Đức Giêsu, Đấng khôn ngoan trên mọi sự khôn ngoan, Ngài đã dạy chúng ta sự khôn ngoan hơn mọi sự khôn ngoan. Sự hợp lý hơn mọi sự hợp lý của thế gian. Sự khôn ngoan, Ngài dạy là :” Hãy tha thứ cho kẻ làm hại ta, tha thứ và tha thứ mãi mãi, tha thứ không ngừng. Hãy quên đi những kỷ niệm, những hoài niệm làm ta đau khổ “.
Vâng, Đức Giêsu, hôm nay đã nói với Phêrô :” Thầy không bảo anh em phải tha đến bảy lần, nhưng đến bảy mươi lần bảy “. Câu trả lời của Chúa Giêsu vén mở cho Phêrô và các môn đệ, cùng tất cả nhân loại :” Hãy tha thứ liên tục, tha thứ không ngừng “. Đức Giêsu không ngừng tại đó, nhưng Ngài còn mời gọi con người, kêu mời chúng ta tha thứ cho những người đã xúc phạm, đã làm hại, đã ghét bỏ, đã hận thù chúng ta như chính Thiên Chúa đã tha thứ cho ta. Nhìn vào chính chúng ta, kiểm thảo lại đời sống của mỗi người,chúng ta sẽ thấy những tội lỗi, thiếu sót, lỗi phạm chúng ta gây ra cho Thiên Chúa còn nhiều, còn nặng nề hơn những sai lỗi, những xúc phạm anh chị em, tha nhân đã gây ra cho chúng ta.Chỉ đọc lại lịch sử dân Israen, chúng ta sẽ nhận ra lòng xót thương Thiên Chúa lớn lao, quảng đại thế nào với dân hay phản nghịch, dân luôn bất trung với Thiên Chúa là Đấng tín trung. Thiên Chúa đã yêu thương, giải thoát dân Israen ra khỏi đất Ai Cập thế nào và vùi dập bộ binh, xe cộ, ngựa, chiến mã của dân Israen làm sao! Trong Tân Ước, Chúa đã tha thứ cho những kẻ giết Ngài. Chúa đã tha thứ cho kẻ trộm lành, Ngài tha thứ cho người phụ nữ ngoại tình bị bắt quả tang và mọi người đều lên án muốn ném đá người phụ nữ này. Chúa tha thứ cho mọi người, cho chúng ta không giới hạn, tha thứ luôn mãi, tha thứ không ngừng vv…Chính vì thế, Chúa mời gọi nhân loại, mời gọi chúng ta đừng chần chừ tha thứ cho người anh em phạm lỗi và mau mắn tha thứ cho nhau…
Lạy Chúa, xin dủ lòng thương xót chúng con. Xin cho chúng con cảm nghiệm sâu xa lòng nhân từ của Chúa để chúng con cũng không ngừng tha thứ cho những anh chị em xúc phạm đến chúng con.Amen.
Gợi ý để chia sẻ :
1.Tha thứ “ bảy mươi lần bảy “ nghĩa là làm sao ?
2.Tại sao chúng ta phải tha thứ không ngừng, tha thứ mãi mãi ?
3.Sống khoan dũng nghĩa là gì ?
4.Sống quảng đại nghĩa là làm sao ?
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha bị thương trên mặt khi thăm thành phố Cartagena
Đặng Tự Do
00:38 11/09/2017
Hôm Chúa Nhật 10 tháng 9, khi đang đi trên chiếc Popemobile, Đức Thánh Cha đã cố vươn tay ra với một trong số hàng chục ngàn người đang chào đón ngài. Chiếc xe ngừng đột ngột, khiến cho Đức Thánh Cha mất thăng bằng. Đầu ngài va chạm vào thanh kim loại được dùng làm khung kính của chiếc xe, máu chảy trên mặt rơi xuống cả trên chiếc áo trắng của ngài.
Tai nạn xảy ra khi Đức Thánh Cha đến gần ngôi nhà tạm trú Talitha Kum dành cho những người vô gia cư ở Cartagena, Colombia.
Ông Greg Burke, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh, cùng đi với Đức Thánh Cha, nói với các nhà báo rằng vết thương không nghiêm trọng và nước đá đã được đắp trên mặt Đức Thánh Cha để cố gắng làm tan vết bầm.
Ngay sau khi tai nạn, được truyền hình trực tiếp, xảy ra, Đức Thánh Cha Phanxicô nhận được một chiếc khăn tay màu trắng từ một trong những thành viên trong đoàn hộ tống bảo vệ an ninh cho ngài. Người đứng đầu đội an ninh, là ông Domenico Gianni, người Ý, đã lau chân mày của Đức Thánh Cha, và ra dấu cho biết máu đã rơi xuống chiếc áo choàng trắng của ngài.
Đoàn xe dừng lại để săn sóc vết thương cho Đức Thánh Cha trước cửa nhà của một phụ nữ tên là Lorenza Pérez, 77 tuổi. Bà là người nấu và phân phối các bữa ăn cho người vô gia cư.
Diễn từ tạm biệt Colombia của Đức Thánh Cha Phanxicô
Đặng Tự Do
01:34 11/09/2017
Lúc 16h30 chiều Chúa Nhật 10 tháng 9, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành thánh lễ tại cảng Contecar ở thành phố Cartagena. Sau thánh lễ, vào lúc 18h30, trực thăng đã đưa Đức Thánh Cha đến phi trường Cartagena. Tại đây, một buổi lễ chia tay đơn sơ đã diễn ra vào lúc 18h45. Sau đó, lúc 19h, máy bay đã cất cánh đưa ngài trở lại Rôma.
Trong diễn từ tạm biệt gởi đến người dân Colombia, diễn ra vào cuối thánh lễ ở cảng Contecar, Đức Thánh Cha nói:
Vào cuối buổi lễ này, tôi xin cảm ơn Đức Cha Jorge Enrique Jiménez Carvajal, là Tổng Giám mục của Cartagena, vì những lời tốt lành của ngài nhân danh các anh em Giám Mục của ngài và toàn thể dân Chúa.
Tôi cũng cảm ơn Tổng thống Juan Manuel Santos, các nhà chức trách dân sự, và tất cả những ai đã tham dự vào Phụng Vụ Thánh Thể này, dù là ở đây hay thông qua các phương tiện truyền thông.
Tôi biết ơn sâu sắc về công việc khó khăn và hy sinh đã được thực hiện để chuyến đi này trở nên khả thi. Nhiều người đã giúp đỡ, trao đi một cách tự nguyện và sẵn sàng thời gian và sức lực của họ. Đây là những ngày tuyệt vời và tươi đẹp; tôi đã có thể gặp gỡ nhiều người và trải nghiệm nhiều điều đã làm tôi xúc động sâu sắc. Anh chị em đã làm tôi rất nhiều.
Anh chị em thân mến, tôi muốn để lại cho anh chị em một từ cuối cùng. Chúng ta không hài lòng với "bước đầu tiên". Thay vào đó, chúng ta hãy tiếp tục cuộc hành trình mới mỗi ngày, đi gặp người khác và khuyến khích sự hòa hợp và tình huynh đệ. Chúng ta không thể đứng yên. Tại chính nơi này, ngày 8 tháng 9 năm 1654, Thánh Phêrô Claver qua đời, sau bốn mươi năm tự nguyện làm nô lệ, hoạt động không mệt mỏi vì lợi ích của người nghèo. Ngài không đứng yên: bước đầu tiên của ngài được tiếp bước theo sau bởi nhiều người khác. Gương sáng của Ngài lôi kéo chúng ta ra khỏi chính mình để gặp gỡ những người hàng xóm của chúng ta.
Anh chị em thân mến, Colombia cần đến anh chị em. Hãy tiến ra ngoài để gặp gỡ họ. Dẫn dắt họ đến việc chấp nhận hòa bình, không bạo lực. Hãy là "những nô lệ của hòa bình, mãi mãi". Hãy là "NHỮNG NÔ LỆ CỦA HÒA BÌNH, MÃI MÃI"
Trong diễn từ tạm biệt gởi đến người dân Colombia, diễn ra vào cuối thánh lễ ở cảng Contecar, Đức Thánh Cha nói:
Vào cuối buổi lễ này, tôi xin cảm ơn Đức Cha Jorge Enrique Jiménez Carvajal, là Tổng Giám mục của Cartagena, vì những lời tốt lành của ngài nhân danh các anh em Giám Mục của ngài và toàn thể dân Chúa.
Tôi cũng cảm ơn Tổng thống Juan Manuel Santos, các nhà chức trách dân sự, và tất cả những ai đã tham dự vào Phụng Vụ Thánh Thể này, dù là ở đây hay thông qua các phương tiện truyền thông.
Tôi biết ơn sâu sắc về công việc khó khăn và hy sinh đã được thực hiện để chuyến đi này trở nên khả thi. Nhiều người đã giúp đỡ, trao đi một cách tự nguyện và sẵn sàng thời gian và sức lực của họ. Đây là những ngày tuyệt vời và tươi đẹp; tôi đã có thể gặp gỡ nhiều người và trải nghiệm nhiều điều đã làm tôi xúc động sâu sắc. Anh chị em đã làm tôi rất nhiều.
Anh chị em thân mến, tôi muốn để lại cho anh chị em một từ cuối cùng. Chúng ta không hài lòng với "bước đầu tiên". Thay vào đó, chúng ta hãy tiếp tục cuộc hành trình mới mỗi ngày, đi gặp người khác và khuyến khích sự hòa hợp và tình huynh đệ. Chúng ta không thể đứng yên. Tại chính nơi này, ngày 8 tháng 9 năm 1654, Thánh Phêrô Claver qua đời, sau bốn mươi năm tự nguyện làm nô lệ, hoạt động không mệt mỏi vì lợi ích của người nghèo. Ngài không đứng yên: bước đầu tiên của ngài được tiếp bước theo sau bởi nhiều người khác. Gương sáng của Ngài lôi kéo chúng ta ra khỏi chính mình để gặp gỡ những người hàng xóm của chúng ta.
Anh chị em thân mến, Colombia cần đến anh chị em. Hãy tiến ra ngoài để gặp gỡ họ. Dẫn dắt họ đến việc chấp nhận hòa bình, không bạo lực. Hãy là "những nô lệ của hòa bình, mãi mãi". Hãy là "NHỮNG NÔ LỆ CỦA HÒA BÌNH, MÃI MÃI"
Cuộc họp báo trên chuyến bay từ Colombia trở lại Rôma của Đức Phanxicô
Vũ Văn An
23:30 11/09/2017
Trên tạp chí Vatican Insider, nhà báo kỳ cựu Andrea Tornielli vừa cho phổ biến toàn bộ cuộc phỏng vấn Đức Phanxicô trên chuyến bay từ Colombia trở về Rôma. Các ký giả đã hỏi và Đức Giáo Hoàng đã trả lời các vấn đề liên quan tới di dân, bão lụt, việc Ông Trump bãi bỏ luật DACA, tình thế Venezuela và triển vọng hòa bình ở Colombia.
Giáo Hội Ý vừa lên tiếng tỏ ý thông cảm với chính sách của chính phủ nhằm hạn chế người tỵ nạn rời khỏi Libya. Đã có tin về việc Đức Thánh Cha gặp Ông Gentiloni, Chủ Tịch Đương Nhiệm Hội Đồng Ý Đại Lợi: Đức Thánh Cha có nói về vấn đề này không? Và Đức Thánh Cha nghĩ gì về chính sách ngăn cản các vụ rời khỏi này, khi biết rõ sự kiện này là các di dân còn lại ở Libya đang sống trong những điều kiện bất nhân?
"Cuộc gặp gỡ với Ông Gentiloni là một cuộc gặp gỡ tư riêng, diễn ra trước khi có vấn đề này, và không nói gì về chủ đề này cả. Tuy nhiên, tôi cảm thấy có bổn phận phải tò bầy lòng cảm ơn đối với Ý và Hy Lạp vì họ đã mở lòng ra với di dân. Chào đón di dân là một lệnh truyền của Thiên Chúa… Nhưng chính phủ phải quản lý vấn đề này một cách hợp đức khôn ngoan. Nên, trước hết, (là vấn đề) các ông có bao nhiêu chỗ? Thứ hai, không những “chào đón họ” mà còn phải “hội nhập họ” nữa. Tôi đã thấy nhiều điển hình hội nhập tốt đẹp ở Ý. Khi tới Đại Học Roma Tre, dường như tôi đã nhận ra sinh viên sau cùng trong bốn sinh viên hỏi tôi nhiều câu hỏi, vì tôi thấy khuôn mặt cô khá quen thuộc. Cô vốn là một trong những người đến với tôi trên chuyến bay từ Đảo Lesvos. Cô học ngôn ngữ, các bằng cấp đại học của cọ đã được công nhận. Điều này được gọi là hội nhập. Thứ ba: có vấn đề nhân đạo. Nhân loại biết rõ các điều kiện trong đó các di dân này phải sống trong sa mạc, tôi đã thấy một số tấm hình. Tôi có cảm tưởng Chính Phủ Ý đang làm bất cứ điều gì có thể trong phạm vi nhân đạo, thậm chí giải quyết cả các vấn đề họ đáng lẽ không nên bận tâm. Thành thử, chúng ta hãy luôn có một tấm lòng rộng mở, thận trọng, hội nhập và gần gũi nhân đạo. Nhưng cũng có thứ suy nghĩ tập thể vô ý thức: Phải bóc lột Châu Phi. Chúng ta phải đảo ngược điều đó: Châu Phi là bạn và phải được trợ giúp”.
Máy bay của chúng ta vừa qua gần Bão Irma, một trận bão, sau khi gây tử thương cho hàng chục người ở vùng Caribbean, hiện đang hướng về Florida nơi có hàng triệu người đang tản cư. Các nhà khoa học nghĩ rằng việc hâm nóng biển cả khiến cho các trận cuồng phong trở nên dữ dằn hơn. Liệu có một trách nhiệm luân lý nào đó cho các nhà lãnh đạo chính trị từ khước hợp tác với các quốc gia khác bằng cách bác bỏ việc thay đổi khí hậu là do con người không?
“Những người bác bỏ điều đó phải hỏi các nhà khoa học: họ nói rất rõ, họ nói chính xác. Hôm nọ có tin về một chiếc tầu Nga từ Na Uy đi Nhật Bản, đã vượt qua Bắc Cực mà không thấy có đá băng. Từ một trường đại học, các nhà khoa học nói rằng chúng ta chỉ còn 3 năm 'để lùi lại', nếu không, hậu quả sẽ rất khủng khiếp. Tôi không biết 3 năm có đúng hay không, nhưng nếu ta không lùi lại, ta sẽ xụp! Ta có thể thấy việc thay đổi khí hậu trong các hậu quả của nó, và mọi người chúng ta đều có trách nhiệm luân lý khi đưa ra quyết định. Tôi nghĩ đây là một vấn đề rất nghiêm trọng. Mọi người chúng ta đều có trách nhiệm luân lý và các nhà chính trị có trách nhiệm của họ. Hãy để họ đi hỏi các nhà khoa học và sau đó quyết định. Lịch sử sẽ phán đoán các quyết định của họ".
Ý đang cảm nghiệm việc thay đổi khí hậu. Trong những ngày này, có rất nhiều vụ chết chóc và rất nhiều tai hại… Tại sao có việc các chính phủ trì hoãn cái hiểu này, trong khi, ở các vấn đề khác, họ nằng nặc gạ gẫm, như thi đua vũ trang ở Triều Tiên, chẳng hạn?
“Một câu trong Cựu Ước xuất hiện trong đầu tôi: con người thật đần độn, thật ương ngạnh, không biết nhìn, họ là giống vật duy nhất sa vào cùng một chiếc hố đến hai lần. Ngạo mạn và tự phụ… rồi còn ông “Đôla vạn năng” nữa. Nhiều quyết định tùy thuộc tiền bạc. Hôm nay, ở Cartagena (Colombia), tôi bắt đầu bằng cách đi thăm một khu nghèo của thành phố. Phía kia là phía du lịch, xa hoa, và là một loại xa hoa bất cần thước đo luân lý nào. Nhưng há những người ở đó không nhận thấy điều đó hay sao? Há các nhà phân tích xã hội chính trị không hiểu ra điều đó hay sao? Khi bạn không muốn thấy thì bạn sẽ không thấy. Về Bắc Hàn: tôi thực sự không hiểu thế giới địa chính trị, nhưng tôi tin rằng đang có cuộc tranh giành quyền lợi mà tôi không hiểu”.
Mỗi lần gặp giới trẻ, Đức Thánh Cha luôn nói với họ: đừng để hy vọng và tương lai bị tước khỏi các con. Ở Hiệp Chúng Quốc, việc Tổng Thống Trump bãi bỏ luật DACA, tức luật về “những người có giấc mơ” có nghĩa 800,000 thanh niên thiếu nữ vào [nước này] bất hợp pháp lúc còn vị thành niên sẽ mất hết tương lai. Đức Thánh Cha nghĩ gì về vấn đề này?
“Tôi có nghe về việc bãi bỏ luật này, nhưng tôi không có dịp đọc các bài nói về việc quyết định này đã được đưa ra cách nào và tại sao. Tôi không rõ tình thế lắm. Tuy nhiên, tách ly người trẻ khỏi gia đình họ không đem lại kết quả tốt nào cho người trẻ và gia đình họ. Luật này phát sinh từ hành pháp, chứ không phải từ Quốc Hội: nếu đúng như thế, thì tôi hy vọng rằng họ sẽ nghĩ lại một chút. Tôi có nghe Tổng Thống của Hiệp Chúng Quốc nói, ông ấy tự trình bầy mình là người phò sự sống. Nếu ông ấy là người phò sự sống tốt, hẳn ông ấy hiểu tầm quan trọng của gia đình và sự sống: sự hợp nhất của gia đình phải được bảo vệ. Khi người trẻ cảm thấy bị bóc lột, cuối cùng họ sẽ cảm thấy vô vọng. Và ai cướp mất hy vọng này? Ma túy, các loại nghiện nhập khác, tự tử… (những điều) có thể thực hiện được khi gốc rễ nguồn cội của bạn bị cắt đứt. Bất cứ điều gì chống lại gốc rễ đều cướp đi hy vọng”.
Lúc Đức Thánh Cha kết thúc chuyến đi này, Đức Thánh Cha có nói đến Venezuela, Đức Thánh Cha cầu nguyện cho việc kết thúc bạo lực ở nước đó. Và ở Bogota, Đức Thánh Cha đã gặp một vài giám mục Venezuela. Tòa Thánh có dấn thân vào cuộc đối thoại nhưng Tổng Thống Nicolas Maduro dùng nhiều từ ngữ hung dữ chống các giám mục, trong khi quả quyết rằng ông ta về phía “với Đức Giáo Hoàng Phanxicô”. Đức Thánh Cha nghĩ gì về việc này?
“Tôi tin rằng Tòa Thánh đã nói cách lớn tiếng và rõ ràng rồi. Điều Ông Maduro nói, ông ấy hãy tự giải thích. Tôi không biết ông ấy nghĩ gì. Tòa Thánh đã làm nhiều việc, phái đi một nhóm làm việc với người ta và một cách công khai. Tôi cũng thườn lên tiếng lúc đọc Kinh Truyền Tin, mong một “lối thoát”, sẵn sàng giúp đỡ để thoát được tình thế, nhưng xem ra rất khó và điều đau khổ nhất là vấn đề nhân đạo: quá nhiều người phải bỏ đi và đang đau khổ.Ta phải giúp giải quyết tình thế bằng bất cứ cách nào. Tôi tin Liên Hiệp Quốc phải tự làm cho người ta ở đó cảm nhận và ra tay giúp đỡ”.
Đức Thánh Cha tới Colombia, một quốc gia bị chia rẽ giữa những người chấp nhận các hòa ước và những người không chấp nhận chúng. Cần phải làm gì để thắng vượt hận thù? Nếu Đức Thánh Cha trở lại đó trong vài năm tới, Đức Thánh Cha thích tìm thấy gì ở Colombia?
“Khẩu hiệu chuyến đi này là ‘chúng ta hãy thực hiện bước đi đầu tiên’. Nếu tôi trở lại đó, tôi muốn khẩu hiệu lúc đó là ‘Chúng ta hãy thực hiện bước đi thứ hai’. Chúng ta nói đến 54 năm chiến tranh du kích, và nhiều hận thù đã tích lũy, nhiều linh hồn bệnh hoạn. Ta không thể trách cứ cơn bệnh, nó xẩy tới… Các du kích và dân quân ấy đã phạm những tội lỗi xấu xa và đem đến thứ bệnh hận thù này. Nhưng vẫn có những bước đi đem lại hy vọng. Bước mới nhất là cuộc ngưng bắn của Quân Đội Giải Phóng Quốc Gia (ELN), và tôi xin cám ơn họ rất nhiều. Tôi đã tri cảm được một ước nguyện muốn tiến lên, vượt quá các cuộc thương thuyết hiện thời, một lực lượng tự phát. Ở đấy, người ta thấy ước nguyện của dân. Dân muốn được thở và ta phải giúp họ bằng sự gần gũi và cầu nguyện”.
Colombia đã chịu nhiều thập niên bạo lực do tranh chấp vũ trang và buôn bán ma túy. Tham nhũng không phải mới mẻ gì tại nước chúng con, nhưng nay không còn tin tức về chiến tranh nữa, thì tham nhũng trở nên hết sức hiển thị. Đức Thánh Cha làm gì với đại họa này? Có nên ra vạ tuyệt thông cho những tên tham nhũng hay không?
“Có thể tha thứ cho những kẻ tham nhũng hay không? Tôi tự hỏi thế, và ở một tỉnh kia của Á Căn Đình, khi diễn ra một trường hợp vũ phu và bạo hành một thiếu nữ có liên quan tới thế lực chính trị, tôi đã viết một cuốn sách nhỏ tựa là 'Tội lỗi và tham nhũng'. Tất cả chúng ta đều là người có tội, và chúng ta biết rằng Chúa gần gũi chúng ta và không mệt mỏi tha thứ cho ta. Nhưng kẻ có tội biết xin tha thứ, còn kẻ tham nhũng thì mệt mỏi trong việc xin lỗi và quên cả cách ngỏ lời xin lỗi: anh ta ở trong trạng thái vô cảm đối với các giá trị, vô cảm đối với việc bóc lột người ta. Rất khó có thể giúp một ai đó tham nhũng, tuy thế, Thiên Chúa vẫn có thể làm được”.
Đức Thánh Cha nói tới bước đi đầu tiên, hôm nay, Đức Thánh Cha nói rằng muốn đạt được hòa bình, cần phải có sự can dự của nhiều tác nhân khác nhau. Đức Thánh Cha có nghĩ rằng có thể mô phỏng mô thức Colombia tại các cuộc tranh chấp khác không?
“Việc nhiều người khác can dự: thì đây không phải lần đầu nó đã diễn ra, nó đã được thực hiện trong rất nhiều vụ tranh chấp khác. Cách khôn ngoan là “tiến lên phía trước”, khôn ngoan là xin sự giúp đỡ. Các thỏa ước chính trị đôi khi giúp và đôi khi cần sự can thiệp của Liên HIệp Quốc để thoát được một cuộc khủng hoảng, nhưng diễn trình hòa bình thì chỉ có thể tiến triển nếu nhân dân tự đảm nhiệm lấy”.
Giáo Hội Ý vừa lên tiếng tỏ ý thông cảm với chính sách của chính phủ nhằm hạn chế người tỵ nạn rời khỏi Libya. Đã có tin về việc Đức Thánh Cha gặp Ông Gentiloni, Chủ Tịch Đương Nhiệm Hội Đồng Ý Đại Lợi: Đức Thánh Cha có nói về vấn đề này không? Và Đức Thánh Cha nghĩ gì về chính sách ngăn cản các vụ rời khỏi này, khi biết rõ sự kiện này là các di dân còn lại ở Libya đang sống trong những điều kiện bất nhân?
"Cuộc gặp gỡ với Ông Gentiloni là một cuộc gặp gỡ tư riêng, diễn ra trước khi có vấn đề này, và không nói gì về chủ đề này cả. Tuy nhiên, tôi cảm thấy có bổn phận phải tò bầy lòng cảm ơn đối với Ý và Hy Lạp vì họ đã mở lòng ra với di dân. Chào đón di dân là một lệnh truyền của Thiên Chúa… Nhưng chính phủ phải quản lý vấn đề này một cách hợp đức khôn ngoan. Nên, trước hết, (là vấn đề) các ông có bao nhiêu chỗ? Thứ hai, không những “chào đón họ” mà còn phải “hội nhập họ” nữa. Tôi đã thấy nhiều điển hình hội nhập tốt đẹp ở Ý. Khi tới Đại Học Roma Tre, dường như tôi đã nhận ra sinh viên sau cùng trong bốn sinh viên hỏi tôi nhiều câu hỏi, vì tôi thấy khuôn mặt cô khá quen thuộc. Cô vốn là một trong những người đến với tôi trên chuyến bay từ Đảo Lesvos. Cô học ngôn ngữ, các bằng cấp đại học của cọ đã được công nhận. Điều này được gọi là hội nhập. Thứ ba: có vấn đề nhân đạo. Nhân loại biết rõ các điều kiện trong đó các di dân này phải sống trong sa mạc, tôi đã thấy một số tấm hình. Tôi có cảm tưởng Chính Phủ Ý đang làm bất cứ điều gì có thể trong phạm vi nhân đạo, thậm chí giải quyết cả các vấn đề họ đáng lẽ không nên bận tâm. Thành thử, chúng ta hãy luôn có một tấm lòng rộng mở, thận trọng, hội nhập và gần gũi nhân đạo. Nhưng cũng có thứ suy nghĩ tập thể vô ý thức: Phải bóc lột Châu Phi. Chúng ta phải đảo ngược điều đó: Châu Phi là bạn và phải được trợ giúp”.
Máy bay của chúng ta vừa qua gần Bão Irma, một trận bão, sau khi gây tử thương cho hàng chục người ở vùng Caribbean, hiện đang hướng về Florida nơi có hàng triệu người đang tản cư. Các nhà khoa học nghĩ rằng việc hâm nóng biển cả khiến cho các trận cuồng phong trở nên dữ dằn hơn. Liệu có một trách nhiệm luân lý nào đó cho các nhà lãnh đạo chính trị từ khước hợp tác với các quốc gia khác bằng cách bác bỏ việc thay đổi khí hậu là do con người không?
“Những người bác bỏ điều đó phải hỏi các nhà khoa học: họ nói rất rõ, họ nói chính xác. Hôm nọ có tin về một chiếc tầu Nga từ Na Uy đi Nhật Bản, đã vượt qua Bắc Cực mà không thấy có đá băng. Từ một trường đại học, các nhà khoa học nói rằng chúng ta chỉ còn 3 năm 'để lùi lại', nếu không, hậu quả sẽ rất khủng khiếp. Tôi không biết 3 năm có đúng hay không, nhưng nếu ta không lùi lại, ta sẽ xụp! Ta có thể thấy việc thay đổi khí hậu trong các hậu quả của nó, và mọi người chúng ta đều có trách nhiệm luân lý khi đưa ra quyết định. Tôi nghĩ đây là một vấn đề rất nghiêm trọng. Mọi người chúng ta đều có trách nhiệm luân lý và các nhà chính trị có trách nhiệm của họ. Hãy để họ đi hỏi các nhà khoa học và sau đó quyết định. Lịch sử sẽ phán đoán các quyết định của họ".
Ý đang cảm nghiệm việc thay đổi khí hậu. Trong những ngày này, có rất nhiều vụ chết chóc và rất nhiều tai hại… Tại sao có việc các chính phủ trì hoãn cái hiểu này, trong khi, ở các vấn đề khác, họ nằng nặc gạ gẫm, như thi đua vũ trang ở Triều Tiên, chẳng hạn?
“Một câu trong Cựu Ước xuất hiện trong đầu tôi: con người thật đần độn, thật ương ngạnh, không biết nhìn, họ là giống vật duy nhất sa vào cùng một chiếc hố đến hai lần. Ngạo mạn và tự phụ… rồi còn ông “Đôla vạn năng” nữa. Nhiều quyết định tùy thuộc tiền bạc. Hôm nay, ở Cartagena (Colombia), tôi bắt đầu bằng cách đi thăm một khu nghèo của thành phố. Phía kia là phía du lịch, xa hoa, và là một loại xa hoa bất cần thước đo luân lý nào. Nhưng há những người ở đó không nhận thấy điều đó hay sao? Há các nhà phân tích xã hội chính trị không hiểu ra điều đó hay sao? Khi bạn không muốn thấy thì bạn sẽ không thấy. Về Bắc Hàn: tôi thực sự không hiểu thế giới địa chính trị, nhưng tôi tin rằng đang có cuộc tranh giành quyền lợi mà tôi không hiểu”.
Mỗi lần gặp giới trẻ, Đức Thánh Cha luôn nói với họ: đừng để hy vọng và tương lai bị tước khỏi các con. Ở Hiệp Chúng Quốc, việc Tổng Thống Trump bãi bỏ luật DACA, tức luật về “những người có giấc mơ” có nghĩa 800,000 thanh niên thiếu nữ vào [nước này] bất hợp pháp lúc còn vị thành niên sẽ mất hết tương lai. Đức Thánh Cha nghĩ gì về vấn đề này?
“Tôi có nghe về việc bãi bỏ luật này, nhưng tôi không có dịp đọc các bài nói về việc quyết định này đã được đưa ra cách nào và tại sao. Tôi không rõ tình thế lắm. Tuy nhiên, tách ly người trẻ khỏi gia đình họ không đem lại kết quả tốt nào cho người trẻ và gia đình họ. Luật này phát sinh từ hành pháp, chứ không phải từ Quốc Hội: nếu đúng như thế, thì tôi hy vọng rằng họ sẽ nghĩ lại một chút. Tôi có nghe Tổng Thống của Hiệp Chúng Quốc nói, ông ấy tự trình bầy mình là người phò sự sống. Nếu ông ấy là người phò sự sống tốt, hẳn ông ấy hiểu tầm quan trọng của gia đình và sự sống: sự hợp nhất của gia đình phải được bảo vệ. Khi người trẻ cảm thấy bị bóc lột, cuối cùng họ sẽ cảm thấy vô vọng. Và ai cướp mất hy vọng này? Ma túy, các loại nghiện nhập khác, tự tử… (những điều) có thể thực hiện được khi gốc rễ nguồn cội của bạn bị cắt đứt. Bất cứ điều gì chống lại gốc rễ đều cướp đi hy vọng”.
Lúc Đức Thánh Cha kết thúc chuyến đi này, Đức Thánh Cha có nói đến Venezuela, Đức Thánh Cha cầu nguyện cho việc kết thúc bạo lực ở nước đó. Và ở Bogota, Đức Thánh Cha đã gặp một vài giám mục Venezuela. Tòa Thánh có dấn thân vào cuộc đối thoại nhưng Tổng Thống Nicolas Maduro dùng nhiều từ ngữ hung dữ chống các giám mục, trong khi quả quyết rằng ông ta về phía “với Đức Giáo Hoàng Phanxicô”. Đức Thánh Cha nghĩ gì về việc này?
“Tôi tin rằng Tòa Thánh đã nói cách lớn tiếng và rõ ràng rồi. Điều Ông Maduro nói, ông ấy hãy tự giải thích. Tôi không biết ông ấy nghĩ gì. Tòa Thánh đã làm nhiều việc, phái đi một nhóm làm việc với người ta và một cách công khai. Tôi cũng thườn lên tiếng lúc đọc Kinh Truyền Tin, mong một “lối thoát”, sẵn sàng giúp đỡ để thoát được tình thế, nhưng xem ra rất khó và điều đau khổ nhất là vấn đề nhân đạo: quá nhiều người phải bỏ đi và đang đau khổ.Ta phải giúp giải quyết tình thế bằng bất cứ cách nào. Tôi tin Liên Hiệp Quốc phải tự làm cho người ta ở đó cảm nhận và ra tay giúp đỡ”.
Đức Thánh Cha tới Colombia, một quốc gia bị chia rẽ giữa những người chấp nhận các hòa ước và những người không chấp nhận chúng. Cần phải làm gì để thắng vượt hận thù? Nếu Đức Thánh Cha trở lại đó trong vài năm tới, Đức Thánh Cha thích tìm thấy gì ở Colombia?
“Khẩu hiệu chuyến đi này là ‘chúng ta hãy thực hiện bước đi đầu tiên’. Nếu tôi trở lại đó, tôi muốn khẩu hiệu lúc đó là ‘Chúng ta hãy thực hiện bước đi thứ hai’. Chúng ta nói đến 54 năm chiến tranh du kích, và nhiều hận thù đã tích lũy, nhiều linh hồn bệnh hoạn. Ta không thể trách cứ cơn bệnh, nó xẩy tới… Các du kích và dân quân ấy đã phạm những tội lỗi xấu xa và đem đến thứ bệnh hận thù này. Nhưng vẫn có những bước đi đem lại hy vọng. Bước mới nhất là cuộc ngưng bắn của Quân Đội Giải Phóng Quốc Gia (ELN), và tôi xin cám ơn họ rất nhiều. Tôi đã tri cảm được một ước nguyện muốn tiến lên, vượt quá các cuộc thương thuyết hiện thời, một lực lượng tự phát. Ở đấy, người ta thấy ước nguyện của dân. Dân muốn được thở và ta phải giúp họ bằng sự gần gũi và cầu nguyện”.
Colombia đã chịu nhiều thập niên bạo lực do tranh chấp vũ trang và buôn bán ma túy. Tham nhũng không phải mới mẻ gì tại nước chúng con, nhưng nay không còn tin tức về chiến tranh nữa, thì tham nhũng trở nên hết sức hiển thị. Đức Thánh Cha làm gì với đại họa này? Có nên ra vạ tuyệt thông cho những tên tham nhũng hay không?
“Có thể tha thứ cho những kẻ tham nhũng hay không? Tôi tự hỏi thế, và ở một tỉnh kia của Á Căn Đình, khi diễn ra một trường hợp vũ phu và bạo hành một thiếu nữ có liên quan tới thế lực chính trị, tôi đã viết một cuốn sách nhỏ tựa là 'Tội lỗi và tham nhũng'. Tất cả chúng ta đều là người có tội, và chúng ta biết rằng Chúa gần gũi chúng ta và không mệt mỏi tha thứ cho ta. Nhưng kẻ có tội biết xin tha thứ, còn kẻ tham nhũng thì mệt mỏi trong việc xin lỗi và quên cả cách ngỏ lời xin lỗi: anh ta ở trong trạng thái vô cảm đối với các giá trị, vô cảm đối với việc bóc lột người ta. Rất khó có thể giúp một ai đó tham nhũng, tuy thế, Thiên Chúa vẫn có thể làm được”.
Đức Thánh Cha nói tới bước đi đầu tiên, hôm nay, Đức Thánh Cha nói rằng muốn đạt được hòa bình, cần phải có sự can dự của nhiều tác nhân khác nhau. Đức Thánh Cha có nghĩ rằng có thể mô phỏng mô thức Colombia tại các cuộc tranh chấp khác không?
“Việc nhiều người khác can dự: thì đây không phải lần đầu nó đã diễn ra, nó đã được thực hiện trong rất nhiều vụ tranh chấp khác. Cách khôn ngoan là “tiến lên phía trước”, khôn ngoan là xin sự giúp đỡ. Các thỏa ước chính trị đôi khi giúp và đôi khi cần sự can thiệp của Liên HIệp Quốc để thoát được một cuộc khủng hoảng, nhưng diễn trình hòa bình thì chỉ có thể tiến triển nếu nhân dân tự đảm nhiệm lấy”.
Đức Thánh Cha khuyên các linh mục, tu sĩ, chủng sinh Colombia đừng tìm công danh, lợi lộc
VietCatholic Network
15:12 11/09/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Các hoạt động của Đức Thánh Cha hôm thứ Bẩy 9 tháng 9 diễn ra tại thành phố Medellin. Đây là thành phố lớn thứ hai của Colombia, với dân số ước chừng 2 triệu rưỡi, nhưng nếu kể cả các khu ngoại biên, dân số này lên đến 3 triệu 7. Medellin cũng là nơi họp Hội Nghị của CELAM tức Liên Hội Đồng Các Giám Mục Châu Mỹ La Tinh và Vùng Caribbean năm 1968. Hội nghị này chính thức ủng hộ các cộng đồng giáo hội căn bản và thần học giải phóng.
Tuy nhiên, Medellin có thời đã gần như đồng nghĩa với các tập đoàn buôn bán ma túy. Vì thế, nhân dịp này Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nhắc đến quá khứ giết người của thành phố: nhiều mạng sống đã bị mất vì nghiện ngập và ngài cầu nguyện để những mối lái và người buôn bán ma túy thay đổi cõi lòng họ.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói đến “những tên sát nhân buôn bán ma túy”, từng biến thành phố lớn thứ hai của Colombia thành thủ đô giết người của thế giới trong thời hưng thịnh của chiến tranh ma túy cách nay 3 thập niên.
Ngài nói: Medellin “nhắc tôi nhớ đến nhiều mạng sống trẻ đã bị cắt ngắn, liệng bỏ và hủy hoại” bởi ma túy. Tôi mời gọi anh chị em tưởng nhớ và đồng hành với lớp người thê lương này và xin sự tha thứ cho những ai hủy hoại các giấc mơ của rất nhiều người trẻ”.
Trong cuộc gặp gỡ các linh mục, tu sĩ, chủng sinh Colombia tại Medellín, Đức Thánh Cha nhắn nhủ mọi người đừng tìm kiếm công danh và lợi lộc, do vị thế của mình trong Giáo Hội.
Cuộc gặp gỡ của Đức Thánh Cha diễn ra lúc 4 giờ chiều tại Trung tâm La Macarena, một hội trường hình tròn dành cho các sinh hoạt như như các buổi hòa nhạc, trình diễn thời trang, và cả các cuộc thi cưỡi ngựa.
Hiện diện trong dịp này có 12 ngàn người gồm các linh mục, tu sĩ nam nữ và thân nhân, tổng cộng là 12 ngàn người. Một số Giám Mục cũng có mặt.
Trên lễ đài tại cuộc gặp gỡ, có đặt thánh tích hài cốt của Mẹ Laura, thánh nữ đầu tiên người Colombia được Đức Thánh Cha Phanxicô tôn phong hiển thánh ngày 12-5 năm 2013, tức là 2 tháng sau khi ngài được bầu làm Giáo Hoàng.
Buổi gặp gỡ diễn ra dưới hình thức một buổi phụng vụ Lời Chúa. Sau lời chào mừng của Đức Cha Elkin Fernando Álvarez Botero, Giám Mục phụ tá tổng giáo phận Medellín, Chủ tịch Ủy ban Giám Mục Colombia về ơn gọi, 1 linh mục, một nữ tu chiêm niệm và một gia đình đã trình bày chứng từ.
Giảng sau bài đọc Tin Mừng theo thánh Gioan (15,1-11), trong đó có lời Chúa Giêsu nói: “Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở trong họ thì sẽ mang lại nhiều hoa trái”, Đức Thánh Cha cảnh giác các linh mục tu sĩ về những thái độ đi ngược với ơn gọi thánh hiến và ngài quảng diễn 3 cách thế ở lại trong Chúa để sinh nhiều hoa trái. Ngài nói:
“Những ơn gọi thánh hiến đặc biệt chết đi khi người ta muốn nuôi dưỡng mình bằng những vinh dự, khi bị thúc đẩy tìm kiếm một sự yên hàn cho bản thân và tiến thân trong xã hội, khi động lực của ơn gọi là “trở thành ngoại hạng”, bám víu vào những lợi lộc vật chất, và đi tới sai lầm là ham hố kiếm tiền bạc. Như tôi đã nói trong những dịp khác, mua quỉ lẻn vào qua ví tiền. Những điều này xảy ra không phải ở giai đoạn khởi đầu, tất cả chúng ta phải thận trọng vì sự hư hỏng của những người nam nữ trong Giáo Hội bắt đầu như thế, dần dần, nó bén rễ trong tâm hồn và rốt cục đưa Chúa ra khỏi cuộc sống. “Các con không thể làm tôi Thiên Chúa lẫn tiền tài” (Mt 6,24), chúng ta không thể lợi dụng vị thế của chúng ta trong đạo và lòng tốt của dân chúng để được phục vụ và kiếm được những lợi lộc vật chất”.
Đức Thánh Cha cũng nhắc nhở rằng “Có những tình trạng, những thái độ và chọn lựa cho thấy có những dấu hiệu khô cằn và chết chóc: chúng ta không thể tiếp tục làm chậm dòng nhựa sống nuôi dưỡng và cung cấp sức sống! Nọc độc dối trá, những điều che đậy, những sự lèo lái và lạm dụng dân Chúa, lạm dụng những người yếu thế nhất, đặc biệt là những người già và trẻ em không thể có chỗ đứng trong cộng đoàn chúng ta; đó là những cành đã quyết định khô héo và Thiên Chúa truyền cho chúng ta phải cắt tỉa chúng”.
Tiếp tục bài giảng, Đức Thánh Cha nhắc đến tấm gương của những người tại Colombia như thánh nữ Laura Montoya có hài cốt trên bàn thờ trong thánh đường này, một nữ tu tuyệt vời đã tận tụy trong âm thầm, sống từ bỏi, không theo đuổi lợi lộc nào khác ngoài việc biểu lộ khuôn mặt hiền mẫu của Thiên Chúa!
Và Đức Thánh Cha đề nghị 3 cách thức làm cho việc “ở lại trong Chúa” trở nên hữu hiệu.
Thứ nhất: Chúng ta ở lại bằng cách đụng chạm đến nhân tính của Chúa Kitô. Với cái nhìn và những tâm tình của Chúa Giêsu, Đấng chiêm ngắm thực tại không phải như một thẩm phán, nhưng như người Samaritano nhân lành; biết các giá trị của dân mà Ngài đồng hành, cũng như những vết thương và tội lỗi của họ; khám phá đau khổ âm thần và cảm động trước những nhu cầu của con người, nhất là khi họ phải chịu những bất công, nghèo đói không xứng với con người, sự dửng dưng, sự thối nát và bạo lực.
Thứ hai: Chúng ta ở lại trong Chúa bằng cách chiêm ngắm thiên tính của Thiên Chúa. Khơi dậy và nâng đỡ lòng quí mến việc học hành làm gia tăng sự hiểu biết về Chúa Kitô, vì như thánh Augustino đã nhắc nhở “Vô tri thì bất mộ”, ai không biết thì không thể yêu mến (Xc La Trinità, L. X, cap. I,3).
Để đạt tới sự hiểu biết đó, hãy dành ưu tiên cho việc gặp gỡ với Kinh Thánh, đặc biệt là với Sách Phúc Âm, trong đó Chúa Kitô nói với chúng ta, tỏ lộ cho chúng ta tình yêu vô điều kiện của Ngài đối với Chúa Cha, và làm cho chúng ta được lây niềm vui phát xuất từ sự vâng phục thánh ý Chúa Cha và từ việc phục vụ anh em”.
Sau cùng, cần ở lại trong Chúa Kitô để sống trong vui tươi.
Nếu chúng ta ở lại trong Chúa, thì niềm vui của Người sẽ ở trong chúng ta. Chúng ta sẽ không phải là những môn đệ buồn thảm, những tông đồ yếu nhược. Trái lại chúng ta sẽ phản ứng và mang niềm vui chân thực, niềm vui tràn đầy mà không ai có thể tước đoạt của chúng ta; chúng ta sẽ gieo vãi niềm hy vọng đời sống mới mà Chúa Kitô đã ban cho chúng ta.
Buổi gặp gỡ kết thúc lúc quá 5 giờ chiều với Kinh Lạy Cha và phép lành của Đức Thánh Cha. Liền đó ngài trở lại phi trường Enrique Olaya để đáp máy bay trở về thủ đô Bogotà.
Cuộc phỏng vấn Đức Thánh Cha dành cho các ký giả trên đường trở về từ Colombia
Đặng Tự Do
16:20 11/09/2017
Đức Thánh Cha Phanxicô đã trở lại Vatican sau chuyến tông du kéo dài 5 ngày của ngài tại Colombia.
Chiếc máy bay chở Đức Thánh Cha đã hạ cánh xuống sân bay Ciampino của Rome lúc 12:40 trưa Thứ Hai 11 tháng 9. Ngay sau đó, như thường lệ, Đức Thánh Cha đã đến Đền Thờ Đức Bà Cả, để tạ ơn cuộc hành trình thành công của ngài.
Ngài đã dành vài phút cầu nguyện trước ảnh Đức Bà Là Phần Rỗi của Dân Rôma.
Trong chuyến bay kéo dài 11 giờ, Đức Thánh Cha Phanxicô đã trả lời những câu hỏi của các nhà báo về chuyến viếng thăm các thành phố Colombia là Cartagena, Medellin, Villavicencio và thủ đô Bogotà.
Một ký giả đã hỏi Đức Thánh Cha về ý kiến của ngài liên quan đến quyết định của tổng thống Hoa Kỳ cắt bỏ chương trình DACA đã có hiệu lực từ năm 2012 theo đó các trẻ em dưới 16 tuổi nhập cư bất hợp pháp mà không có hồ sơ tội phạm, có thể ở lại Mỹ thêm 2 năm để chờ xin di trú. Hiện có khoảng 800 ngàn người ở trong ‘dạng’ này, họ đang được làm việc, hoặc đi học. Một ngày trước chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô, Tổng thống Trump đã công bố hôm 5 tháng 9 rằng ông đã ngừng chương trình DACA. Quyết định của ông đã bị chỉ trích mạnh mẽ bởi Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói ngài có nghe nói đến quyết định của tổng thống Trump, nhưng không có thời gian để nghiên cứu chi tiết về vấn đề này. Tuy nhiên, ngài nói các chính trị gia tự gọi mình là phò sinh thực sự không thể đưa ra các chính sách chia cắt gia đình và cướp đi tương lai của những người trẻ tuổi.
“Luật này, tôi nghĩ không phải là từ cơ quan lập pháp, nhưng từ hành pháp - tôi không chắc lắm nhưng nếu đúng như vậy, tôi hy vọng ông ta suy nghĩ lại một chút bởi vì tôi đã nghe Tổng thống Hoa Kỳ tự giới thiệu mình với tôi ông là một người phò sinh, một người rất phò sinh.”
“Nếu ông ta là một người phò sinh thực sự, ông ta phải hiểu rằng gia đình là cái nôi của cuộc sống và sự hiệp nhất của gia đình phải được bảo vệ”.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói mọi người phải rất thận trọng đừng đánh tan hy vọng và ước mơ của những người trẻ tuổi hoặc làm cho họ cảm thấy “bị bóc lột” bởi vì kết quả có thể là thảm khốc, một số người trẻ có thể hướng đến ma túy hoặc thậm chí tự tử.
Đức Thánh Cha Phanxicô chỉ dành ra khoảng 35 phút để trả lời các câu hỏi của các nhà báo và bình luận về chuyến đi 5 ngày của ngài tới Colombia. Sau khi Đức Thánh Cha trả lời được tám câu hỏi, ông Greg Burke, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh, nói với Đức Thánh Cha rằng đã đến lúc ngồi xuống vì máy bay đang tiến gần đến một khu vực có nhiều chấn động.
Khi gặp các nhà báo trên máy bay, trên mặt Đức Thánh Cha vẫn còn một miếng băng nhỏ trên lông mày trái của ngài và có một vết sưng to đã biến thành màu đen và xanh trên má. Thay vì nói đùa với các phóng viên về vết thương này, Đức Thánh Cha giải thích với họ rằng ngài đã vươn tay ra khỏi chiếc Popemobile để chào đón mọi người và khi quay lại. “Tôi đã không để ý đến miếng kiếng.”
Chuyến đi trở lại Rôma của Đức Thánh Cha không phải thay đổi đường bay như chuyến bay đến Côlômbia hôm 6 tháng 9 vì cơn bão Irma. Khi được hỏi về sự gia tăng cường độ các cơn bão gần đây và những gì ngài nghĩ về các nhà lãnh đạo chính trị cho rằng hiện tượng biến đổi khí hậu chỉ là một sự phóng đại, chứ không có thật. Đức Thánh Cha nói:
“Bất cứ ai phủ nhận điều này đều phải tìm đến các nhà khoa học và hỏi họ. Họ nói rất rõ ràng. Các nhà khoa học rất chính xác. “
Đức Thánh Cha Phanxicô nói ông đọc một báo cáo trích dẫn một nghiên cứu của một trường đại học khẳng định nhân loại chỉ có ba năm để giảm tốc độ thay đổi khí hậu trước khi quá muộn. “Tôi không biết liệu ba năm có đúng hay không, nhưng nếu chúng ta không quay lại, chúng ta sẽ đi đến diệt vong, đó là sự thật”.
“Sự thay đổi khí hậu - bạn có thể thấy được những hậu quả. Và các nhà khoa học đã nói với chúng ta rõ ràng những con đường phải tiến hành là những gì.”
Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng mọi người đều có trách nhiệm đạo đức để hành động, “Và chúng ta phải nghiêm túc xem xét điều này.”
“Đó không phải là một trò chơi. Đó là một điều rất nghiêm túc.”
Các chính trị gia nào nghi ngờ sự thay đổi khí hậu là có thật hay không, hay hoài nghi về những hoạt động của con người đóng góp vào chuyện này nên nói chuyện với các nhà khoa học và “sau đó quyết định. Và lịch sử sẽ đánh giá quyết định của họ.”
Khi được hỏi tại sao ngài nghĩ rằng các chính phủ đã hành động quá chậm chạp, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói rằng điều này trước hết như Cựu Ước đã từng nói, “Con người là ngu ngốc, là những kẻ cứng đầu không chịu mở mắt ra nhìn”.
Ngaòi ra còn các lý do khác, hầu như luôn luôn là vì tiền.
Nói về chuyến tông du kéo dài 5 ngày ở Colombia, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng ngài “thực sự cảm động bởi niềm vui, sự dịu dàng” và sự biểu hiện của người dân. Cuối cùng, họ là những người sẽ xác định xem Colombia có thật sự bình an không sau 52 năm nội chiến.
Các nhà chính trị và các nhà ngoại giao có thể làm tất cả những điều đúng đắn để đàm phán về các thoả thuận hòa bình, nhưng nếu dân chúng của quốc gia này không cùng đi trên cùng chuyến tàu với họ, hòa bình sẽ không kéo dài. Ở Colombia, theo Đức Thánh Cha, người dân có một mong muốn rõ ràng được sống trong hòa bình.
Ngài nói, “Điều làm tôi nhớ nhất về người Colombia,” là nhìn hàng trăm, hàng ngàn các bậc cha mẹ dọc theo những con đường mà ngài đi qua, đã giơ cao con cái của mình để Đức Giáo Hoàng nhìn thấy và ban phép lành cho chúng.
Những gì họ đang làm, đã nói lên rằng “Đây là kho báu của tôi. Đây là hy vọng của tôi. Đây là tương lai của tôi. Tôi tin vào điều này. “
Hành vi của bố mẹ những đứa trẻ, theo Đức Thánh Cha, “là một biểu tượng của hy vọng, và tương lai.”
Chiếc máy bay chở Đức Thánh Cha đã hạ cánh xuống sân bay Ciampino của Rome lúc 12:40 trưa Thứ Hai 11 tháng 9. Ngay sau đó, như thường lệ, Đức Thánh Cha đã đến Đền Thờ Đức Bà Cả, để tạ ơn cuộc hành trình thành công của ngài.
Ngài đã dành vài phút cầu nguyện trước ảnh Đức Bà Là Phần Rỗi của Dân Rôma.
Trong chuyến bay kéo dài 11 giờ, Đức Thánh Cha Phanxicô đã trả lời những câu hỏi của các nhà báo về chuyến viếng thăm các thành phố Colombia là Cartagena, Medellin, Villavicencio và thủ đô Bogotà.
Một ký giả đã hỏi Đức Thánh Cha về ý kiến của ngài liên quan đến quyết định của tổng thống Hoa Kỳ cắt bỏ chương trình DACA đã có hiệu lực từ năm 2012 theo đó các trẻ em dưới 16 tuổi nhập cư bất hợp pháp mà không có hồ sơ tội phạm, có thể ở lại Mỹ thêm 2 năm để chờ xin di trú. Hiện có khoảng 800 ngàn người ở trong ‘dạng’ này, họ đang được làm việc, hoặc đi học. Một ngày trước chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô, Tổng thống Trump đã công bố hôm 5 tháng 9 rằng ông đã ngừng chương trình DACA. Quyết định của ông đã bị chỉ trích mạnh mẽ bởi Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói ngài có nghe nói đến quyết định của tổng thống Trump, nhưng không có thời gian để nghiên cứu chi tiết về vấn đề này. Tuy nhiên, ngài nói các chính trị gia tự gọi mình là phò sinh thực sự không thể đưa ra các chính sách chia cắt gia đình và cướp đi tương lai của những người trẻ tuổi.
“Luật này, tôi nghĩ không phải là từ cơ quan lập pháp, nhưng từ hành pháp - tôi không chắc lắm nhưng nếu đúng như vậy, tôi hy vọng ông ta suy nghĩ lại một chút bởi vì tôi đã nghe Tổng thống Hoa Kỳ tự giới thiệu mình với tôi ông là một người phò sinh, một người rất phò sinh.”
“Nếu ông ta là một người phò sinh thực sự, ông ta phải hiểu rằng gia đình là cái nôi của cuộc sống và sự hiệp nhất của gia đình phải được bảo vệ”.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói mọi người phải rất thận trọng đừng đánh tan hy vọng và ước mơ của những người trẻ tuổi hoặc làm cho họ cảm thấy “bị bóc lột” bởi vì kết quả có thể là thảm khốc, một số người trẻ có thể hướng đến ma túy hoặc thậm chí tự tử.
Đức Thánh Cha Phanxicô chỉ dành ra khoảng 35 phút để trả lời các câu hỏi của các nhà báo và bình luận về chuyến đi 5 ngày của ngài tới Colombia. Sau khi Đức Thánh Cha trả lời được tám câu hỏi, ông Greg Burke, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh, nói với Đức Thánh Cha rằng đã đến lúc ngồi xuống vì máy bay đang tiến gần đến một khu vực có nhiều chấn động.
Khi gặp các nhà báo trên máy bay, trên mặt Đức Thánh Cha vẫn còn một miếng băng nhỏ trên lông mày trái của ngài và có một vết sưng to đã biến thành màu đen và xanh trên má. Thay vì nói đùa với các phóng viên về vết thương này, Đức Thánh Cha giải thích với họ rằng ngài đã vươn tay ra khỏi chiếc Popemobile để chào đón mọi người và khi quay lại. “Tôi đã không để ý đến miếng kiếng.”
Chuyến đi trở lại Rôma của Đức Thánh Cha không phải thay đổi đường bay như chuyến bay đến Côlômbia hôm 6 tháng 9 vì cơn bão Irma. Khi được hỏi về sự gia tăng cường độ các cơn bão gần đây và những gì ngài nghĩ về các nhà lãnh đạo chính trị cho rằng hiện tượng biến đổi khí hậu chỉ là một sự phóng đại, chứ không có thật. Đức Thánh Cha nói:
“Bất cứ ai phủ nhận điều này đều phải tìm đến các nhà khoa học và hỏi họ. Họ nói rất rõ ràng. Các nhà khoa học rất chính xác. “
Đức Thánh Cha Phanxicô nói ông đọc một báo cáo trích dẫn một nghiên cứu của một trường đại học khẳng định nhân loại chỉ có ba năm để giảm tốc độ thay đổi khí hậu trước khi quá muộn. “Tôi không biết liệu ba năm có đúng hay không, nhưng nếu chúng ta không quay lại, chúng ta sẽ đi đến diệt vong, đó là sự thật”.
“Sự thay đổi khí hậu - bạn có thể thấy được những hậu quả. Và các nhà khoa học đã nói với chúng ta rõ ràng những con đường phải tiến hành là những gì.”
Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng mọi người đều có trách nhiệm đạo đức để hành động, “Và chúng ta phải nghiêm túc xem xét điều này.”
“Đó không phải là một trò chơi. Đó là một điều rất nghiêm túc.”
Các chính trị gia nào nghi ngờ sự thay đổi khí hậu là có thật hay không, hay hoài nghi về những hoạt động của con người đóng góp vào chuyện này nên nói chuyện với các nhà khoa học và “sau đó quyết định. Và lịch sử sẽ đánh giá quyết định của họ.”
Khi được hỏi tại sao ngài nghĩ rằng các chính phủ đã hành động quá chậm chạp, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói rằng điều này trước hết như Cựu Ước đã từng nói, “Con người là ngu ngốc, là những kẻ cứng đầu không chịu mở mắt ra nhìn”.
Ngaòi ra còn các lý do khác, hầu như luôn luôn là vì tiền.
Nói về chuyến tông du kéo dài 5 ngày ở Colombia, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng ngài “thực sự cảm động bởi niềm vui, sự dịu dàng” và sự biểu hiện của người dân. Cuối cùng, họ là những người sẽ xác định xem Colombia có thật sự bình an không sau 52 năm nội chiến.
Các nhà chính trị và các nhà ngoại giao có thể làm tất cả những điều đúng đắn để đàm phán về các thoả thuận hòa bình, nhưng nếu dân chúng của quốc gia này không cùng đi trên cùng chuyến tàu với họ, hòa bình sẽ không kéo dài. Ở Colombia, theo Đức Thánh Cha, người dân có một mong muốn rõ ràng được sống trong hòa bình.
Ngài nói, “Điều làm tôi nhớ nhất về người Colombia,” là nhìn hàng trăm, hàng ngàn các bậc cha mẹ dọc theo những con đường mà ngài đi qua, đã giơ cao con cái của mình để Đức Giáo Hoàng nhìn thấy và ban phép lành cho chúng.
Những gì họ đang làm, đã nói lên rằng “Đây là kho báu của tôi. Đây là hy vọng của tôi. Đây là tương lai của tôi. Tôi tin vào điều này. “
Hành vi của bố mẹ những đứa trẻ, theo Đức Thánh Cha, “là một biểu tượng của hy vọng, và tương lai.”
Kết thúc chuyến thăm Colombia, ĐGH kêu gọi thay đổi văn hóa.
Giuse Thẩm Nguyễn
17:37 11/09/2017
(CNS News) Tin từ Cartagena, Colombia. ĐGH Phanxicô đã kết thúc chuyến thăm Colombia 5 ngày với lời kêu gọi thay đổi văn hóa trong một đất nước đang theo đuổi con đường hòa bình và hòa giải, sau nhiều thập niên xung khắc vũ trang và sau nhiều thế kỷ xã hội bị loại trừ.
ĐGH đã kêu gọi như vậy tại thánh lễ bế mạc ở Cartagena, vùng duyên hải Caribbean của Colombia, khi ngài tưởng nhớ Thánh Peter claver và kêu gọi mọi người hãy noi gương các linh mục tiên khởi, biết quan tâm đến những người nô lệ bằng thái độ khoan dung và tôn trọng khi các ngài đến đây bằng thuyền.
Trước khi trở về Roma, ĐGH đã nói rằng, “Chúng ta cần thay đổi từ “hạ tầng” văn hóa để phản kháng lại nền văn hóa sự chết và bạo lực bằng một nền văn hóa sự sống và gặp gỡ.”
“Đã bao nhiêu lần chúng ta đã “coi như chuyện như mọi ngày” với trào lưu bạo lực và xã hội bị loại trừ mà không hề cất lên tiếng nói hay có một hành động gì? Bước theo Thánh Peter Claver thì có hằng ngàn người, nhiều người đã được thánh hiến, nhưng chỉ có một số rất ít bắt đầu với phong trào văn hóa gặp gỡ.”
Trong thánh lễ bế mạc ĐGH Phanxicô đã nhắc lại những chủ đề ngài đã đề cập trong những ngày ở Columbia là :hòa bình, hòa giải, và xã hội hòa nhập.
Với châm ngôn cho cuộc viếng thăm là “Hãy thực hiện bước đầu tiên”, ĐGH nói rằng câu này nói lên hành động tập hợp cần thiết để kéo nhau lại, trong một đất nước từng bị phân hóa giai cấp, bất công xã hội và cách thi hành thỏa thuận hòa bình mới được công nhận. Một thỏa thuận giữa chính quyền và nhóm du kích, Lực Lượng Vũ Trang Cách Mạng Colombia.
Ngài mời gọi người dân Colombia hãy thể hiện vai trò cá nhân của mình trong việc tìm kiếm hòa bình và nhất là người Công Giáo phải nên gương mẫu bằng giá trị đời sống của người tín hữu.
“Chúng ta cầu xin để có thể thực hiện được câu châm ngôn của chuyến thăm viếng này là “Hãy thực hiện bước đầu tiên” và chớ gì bước đầu tiên này hướng về mục đích chung. Để có “bước đầu tiên” thì cần phải vượt trên mọi trở ngại, vượt ra chính bản thân mình và đến với người khác mang theo Chúa Kitô.”
“Nếu đất nước Colombia muốn có một nền hòa bình ổn định và lâu dài, thì mọi người phải khẩn cấp bước về hướng này vì ích lợi chung, công bình, công lý, tôn trọng con người và những nhu cầu của con người.
“Chỉ khi nào chúng ta tháo cởi được những nút thắt của bạo lực, chúng ta mới có thể gỡ rối được những sợi chỉ phức tạp của sự bất đồng. Thiên Chúa là Đấng có thể tháo cởi những gì tưởng chừng như không thể và Ngài đã hứa là sẽ đồng hành với chúng ta cho đến tận cùng và sẽ làm cho mọi cố gắng của chúng ta đơm bông kết trái.
Trong thời gian thăm viếng Colombia, ĐGH đã được nghe tiếng kêu than của những nạn nhân và những người bị ngược đãi và trong Thánh Lễ tại Cartagena, Ngài đã vượt ra ngoài thói quen thông thường để lên án việc buôn bán ma túy bất hợp pháp, gây lên bạo loạn ở vùng Andean, nơi nổi tiếng với việc trồng cây coca.
ĐGH nói “Tôi mạnh mẽ lên án việc làm này của những kẻ vô đạo đức đã gây ra tang thương chết chóc cho rất nhiều người. Tôi kêu gọi chúng ta hãy làm mọi cách để chấm dứt việc buôn bán ma túy. Bởi buôn bán ma túy đẽ gieo chết chóc khắp mọi nơi, bọt nghẹt bao hy vọng và tàn phá biết bao gia đình.”
Trong bài giảng có chủ đề là “Phẩm giá và quyền con người” ĐGH đã liệt kê những việc làm gây tàn phá đất nước này và nhiều khu vực khác là: Rửa tiền và đầu cơ tài chánh, bóc lột nguồn tài nguyên và phá hủy môi trường, cùng với “ việc thơ ơ với thảm cảnh của người di dân.”
ĐGH cũng nêu lên việc cần thiết để đi tìm sự thật và mang công lý đến cho những người bị đối xử bất công ở Colombia, hầu hòa giải với những gì đã xảy ra mới đây, một cuộc xung đột vũ trang khốc liệt làm cho 220,000 chết và hằng triệu người phải di tản.
“Những viết thương lịch sử sâu đậm cần có những giây phút nơi mà công lý được thực hiện, nơi mà nạn nhân được có cơ hội để biết về sự thật, nơi mà những tàn phá được sửa chữa và những cam kết được thực hiện để tránh lập lại những tội ác.
“Không có tiến trình tập hợp nào mà không đòi hỏi chúng ta gặp gỡ, làm sáng tỏ và tha thứ.”
Giuse Thẩm Nguyễn
ĐGH đã kêu gọi như vậy tại thánh lễ bế mạc ở Cartagena, vùng duyên hải Caribbean của Colombia, khi ngài tưởng nhớ Thánh Peter claver và kêu gọi mọi người hãy noi gương các linh mục tiên khởi, biết quan tâm đến những người nô lệ bằng thái độ khoan dung và tôn trọng khi các ngài đến đây bằng thuyền.
Trước khi trở về Roma, ĐGH đã nói rằng, “Chúng ta cần thay đổi từ “hạ tầng” văn hóa để phản kháng lại nền văn hóa sự chết và bạo lực bằng một nền văn hóa sự sống và gặp gỡ.”
“Đã bao nhiêu lần chúng ta đã “coi như chuyện như mọi ngày” với trào lưu bạo lực và xã hội bị loại trừ mà không hề cất lên tiếng nói hay có một hành động gì? Bước theo Thánh Peter Claver thì có hằng ngàn người, nhiều người đã được thánh hiến, nhưng chỉ có một số rất ít bắt đầu với phong trào văn hóa gặp gỡ.”
Trong thánh lễ bế mạc ĐGH Phanxicô đã nhắc lại những chủ đề ngài đã đề cập trong những ngày ở Columbia là :hòa bình, hòa giải, và xã hội hòa nhập.
Với châm ngôn cho cuộc viếng thăm là “Hãy thực hiện bước đầu tiên”, ĐGH nói rằng câu này nói lên hành động tập hợp cần thiết để kéo nhau lại, trong một đất nước từng bị phân hóa giai cấp, bất công xã hội và cách thi hành thỏa thuận hòa bình mới được công nhận. Một thỏa thuận giữa chính quyền và nhóm du kích, Lực Lượng Vũ Trang Cách Mạng Colombia.
Ngài mời gọi người dân Colombia hãy thể hiện vai trò cá nhân của mình trong việc tìm kiếm hòa bình và nhất là người Công Giáo phải nên gương mẫu bằng giá trị đời sống của người tín hữu.
“Chúng ta cầu xin để có thể thực hiện được câu châm ngôn của chuyến thăm viếng này là “Hãy thực hiện bước đầu tiên” và chớ gì bước đầu tiên này hướng về mục đích chung. Để có “bước đầu tiên” thì cần phải vượt trên mọi trở ngại, vượt ra chính bản thân mình và đến với người khác mang theo Chúa Kitô.”
“Nếu đất nước Colombia muốn có một nền hòa bình ổn định và lâu dài, thì mọi người phải khẩn cấp bước về hướng này vì ích lợi chung, công bình, công lý, tôn trọng con người và những nhu cầu của con người.
“Chỉ khi nào chúng ta tháo cởi được những nút thắt của bạo lực, chúng ta mới có thể gỡ rối được những sợi chỉ phức tạp của sự bất đồng. Thiên Chúa là Đấng có thể tháo cởi những gì tưởng chừng như không thể và Ngài đã hứa là sẽ đồng hành với chúng ta cho đến tận cùng và sẽ làm cho mọi cố gắng của chúng ta đơm bông kết trái.
Trong thời gian thăm viếng Colombia, ĐGH đã được nghe tiếng kêu than của những nạn nhân và những người bị ngược đãi và trong Thánh Lễ tại Cartagena, Ngài đã vượt ra ngoài thói quen thông thường để lên án việc buôn bán ma túy bất hợp pháp, gây lên bạo loạn ở vùng Andean, nơi nổi tiếng với việc trồng cây coca.
ĐGH nói “Tôi mạnh mẽ lên án việc làm này của những kẻ vô đạo đức đã gây ra tang thương chết chóc cho rất nhiều người. Tôi kêu gọi chúng ta hãy làm mọi cách để chấm dứt việc buôn bán ma túy. Bởi buôn bán ma túy đẽ gieo chết chóc khắp mọi nơi, bọt nghẹt bao hy vọng và tàn phá biết bao gia đình.”
Trong bài giảng có chủ đề là “Phẩm giá và quyền con người” ĐGH đã liệt kê những việc làm gây tàn phá đất nước này và nhiều khu vực khác là: Rửa tiền và đầu cơ tài chánh, bóc lột nguồn tài nguyên và phá hủy môi trường, cùng với “ việc thơ ơ với thảm cảnh của người di dân.”
ĐGH cũng nêu lên việc cần thiết để đi tìm sự thật và mang công lý đến cho những người bị đối xử bất công ở Colombia, hầu hòa giải với những gì đã xảy ra mới đây, một cuộc xung đột vũ trang khốc liệt làm cho 220,000 chết và hằng triệu người phải di tản.
“Những viết thương lịch sử sâu đậm cần có những giây phút nơi mà công lý được thực hiện, nơi mà nạn nhân được có cơ hội để biết về sự thật, nơi mà những tàn phá được sửa chữa và những cam kết được thực hiện để tránh lập lại những tội ác.
“Không có tiến trình tập hợp nào mà không đòi hỏi chúng ta gặp gỡ, làm sáng tỏ và tha thứ.”
Giuse Thẩm Nguyễn
Tin Giáo Hội Việt Nam
Họ đạo Vang Quới Vĩnh Long kỷ niệm 60 năm xây dựng nhà thờ và khánh thành nhà xứ
Người Giồng Trôm
09:02 11/09/2017
Trong tay chúng tôi là tấm thiệp nhỏ nhoi từ họ đạo Vang Quới (giáo phận Vĩnh Long) với đề tựa :”Kỷ niệm 60 năm xây dựng Nhà Thờ và Khánh thành nhà Xứ”. Còn thiếu nếu không nhắc đến sự hiện diện của họ đạo nhỏ bé này tính đến ngày hôm nay là 131 năm.
Xem Hình
131 năm ! Với biết bao thăng trầm của cuộc đời và lịch sử. Vang Quới vẫn còn đó, có đó và phát triển như lòng Chúa mong muốn. Dẫu rằng có những lúc tưởng chừng phải tiêu tan khi năm 2014 kẻ gian đốt phá Nhà Thờ để rồi mọi người phải góp công góp của để trùng tu lại. Và, cái nghèo nó cứ muốn ôm chầm cả Vang Quới đến độ ngày hôm nay Vang Quới mới có được ngôi nhà gọi là nhà Xứ. Gọi là nhà xứ cho vui chứ nó cũng chả bằng một cách phòng khách của những giáo xứ anh hùng và vĩ đại. Thế nhưng, dù sao đi chăng nữa cũng nên ghi dấu ngày này để tạ ơn Chúa, cảm ơn quý vị ân nhân và cảm ơn nhau.
Trước tiên, họ đạo nhỏ bé Vang Quới chân thành cảm ơn Đức Giám Mục Giuse Đinh Đức Đạo. Đơn giản là vì Đức Cha Giuse là bạn học cùng với Cha quản xứ Giuse Hoàng Kim Đại nên cũng phải chia sẻ chút gì đó cho Vang Quới vì Cha Giuse được phân bổ về đây để coi sóc họ đạo.
Tiếp đến, họ đạo ghi ơn người con thân yêu của họ đạo đó chính là Cha Inhaxiô Hồ Văn Xuân – Cha Sở Chánh Tòa Sài Gòn cũng là Cha Tổng Đại Diện của giáo phận Sài Gòn.
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một Mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nỗi thành người … để rồi Cha Inhaxiô dù đi đâu, ở chức vụ gì cũng không thể nào quên được nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Đã dâng hiến cho Chúa nên cũng chả có gì gọi là vật chất, của cải giàu có để phòng thân như người đời, có chút quà tặng nào đó của người thương, Cha Tổng Đại Diện luôn hướng lòng về với người nghèo miền Tây sông nước và cả vùng truyền giáo nghèo bên Lào nữa. Cha Tổng khó thể nào quên Vang Quới để rồi Vang Quới cũng không quên ơn Cha Tổng vì những chia sẻ thật mặn nồng của Cha Tổng.
Kế đến, họ đạo cũng cảm ơn các vị ân nhân xa gần đã có lòng chia sẻ để Vang Quới có được như ngày hôm nay.
Hôm nay, 11 tháng 9, nhiều linh mục thân quen vùng Bình Đại đã về với Vang Quới nhân dịp mừng kỷ niệm này. Đặc biệt có sự hiện diện của Đức Giám Mục Huỳnh Văn Hai. Đức cha tóm lược lịch sử xứ Vang Quới ;
Trải qua thời gian, Chúa ban cho chúng ta có Nhà Thờ, Tháp Chuông, Tường rào nhà thờ, Nhà Xứ, Nhà Mục Vụ … Nhà thờ chúng ta được xây dựng và tái xây dựng đến 4 lần.
Nhà thờ đầu tiên năm 1886. Nhà thờ thứ 2 khoảng 1917, nhà thờ thứ 3 khi Cha Phaolo Nguyễn Văn Chiểu (ở Phú Thuận) coi sóc khoảng năm 1947 thì nhà thờ xuống cấp. Nhà thờ thứ 4 năm 1957 khi Cha Phêrô Nguyễn Văn Long coi sóc (ở Phú Thuận) . Nhà thờ bị kẻ xấu đốt cháy lúc 15 giờ ngày 28.9.2014.
Những gì mà chúng ta đang có ở đây … Nhà Thờ, Tháp Chuông, Tường Rào, Nhà Thờ, Nhà Xứ, Nhà Mục Vụ … là nhờ các cha sở với sự cộng tác của nhiều ân nhân, trong đó có anh chị em ra công xây dựng Nhà Thờ. Nhà thờ này làm bằng đá, và nó là một phương tiện hữu íc, là một nơi để cộng đồng thờ phượng Thiên Chúa. Thật vật, chúng ta đến đó để nận lãnh nhưng ơn ích của Bí Tích được cử hành trong nhà thờ. Tất cả những ngôi nhà khác, những vật dụng khác để phục vụ Chúa và của Giáo Hội của Chúa. Cho nên, những gì chúng ta đang có trong khuôn viên Nhà Thờ hôm nay cần được giữ gìn và kính trọng. Kính Trọng Nhà Thờ mỗi khi chúng ta đi ngang qua, cúi đầu cung kính. Giữ gìn vì nhờ những ngôi nhà này mà chúng ta có thể tụ họp nhau, gặp mặt nhau, sống tình huynh đệ và tương thân tương ái, giúp đỡ nhau về tinh thần lẫn vật chất.
Chúng ta hãy cảm tạ Chúa đã ban cho chúng ta những ngôi nhà này. Nhà Thờ dùng làm nơi thờ phượng Chúa. Nhà Mục Vụ dùng làm nơi học giáo lý, hội họp và những sinh hoạt mục vụ khác. Chúng ta hãy giữ gìn và biết sử dụng cho đúng chổ đúng việc để thờ phượng Chúa không nhưng bên ngoài mà còn thờ phượng Chúa trong nội tâm được phát triển và có hiệu quả. Xin Chúa chúc lành cho họ đạo Vang Quới, cho những ân nhân và toàn anh chị em chúng ta.
Trước khi Thánh Lễ kết thúc, Cha Giuse Hoàng Kim Đại ngỏ tâm tình cảm ơn Đức Cha Phêrô, quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và ân nhân cũng như cộng đoàn.
Sau Lễ, mọi người ở lại chung vui với nhau bữa cơm thân tình.
Thánh Lễ tạ ơn ở Vang Quới đã kết thúc nhưng rồi Thánh Lễ misa hằng ngày vẫn tiếp diễn nơi ngôi thánh đường nhỏ bé và linh thiêng này. Xin Chúa thương tuôn đổ muôn ơn lành trên Vang Quới để từ Cha Sở đến từng thành viên nhỏ bé trong họ đạo mãi mãi là những chứng nhân về lòng thương xót của Chúa trên vùng truyền giáo Bến Tre này.
Xem Hình
131 năm ! Với biết bao thăng trầm của cuộc đời và lịch sử. Vang Quới vẫn còn đó, có đó và phát triển như lòng Chúa mong muốn. Dẫu rằng có những lúc tưởng chừng phải tiêu tan khi năm 2014 kẻ gian đốt phá Nhà Thờ để rồi mọi người phải góp công góp của để trùng tu lại. Và, cái nghèo nó cứ muốn ôm chầm cả Vang Quới đến độ ngày hôm nay Vang Quới mới có được ngôi nhà gọi là nhà Xứ. Gọi là nhà xứ cho vui chứ nó cũng chả bằng một cách phòng khách của những giáo xứ anh hùng và vĩ đại. Thế nhưng, dù sao đi chăng nữa cũng nên ghi dấu ngày này để tạ ơn Chúa, cảm ơn quý vị ân nhân và cảm ơn nhau.
Trước tiên, họ đạo nhỏ bé Vang Quới chân thành cảm ơn Đức Giám Mục Giuse Đinh Đức Đạo. Đơn giản là vì Đức Cha Giuse là bạn học cùng với Cha quản xứ Giuse Hoàng Kim Đại nên cũng phải chia sẻ chút gì đó cho Vang Quới vì Cha Giuse được phân bổ về đây để coi sóc họ đạo.
Tiếp đến, họ đạo ghi ơn người con thân yêu của họ đạo đó chính là Cha Inhaxiô Hồ Văn Xuân – Cha Sở Chánh Tòa Sài Gòn cũng là Cha Tổng Đại Diện của giáo phận Sài Gòn.
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một Mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nỗi thành người … để rồi Cha Inhaxiô dù đi đâu, ở chức vụ gì cũng không thể nào quên được nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Đã dâng hiến cho Chúa nên cũng chả có gì gọi là vật chất, của cải giàu có để phòng thân như người đời, có chút quà tặng nào đó của người thương, Cha Tổng Đại Diện luôn hướng lòng về với người nghèo miền Tây sông nước và cả vùng truyền giáo nghèo bên Lào nữa. Cha Tổng khó thể nào quên Vang Quới để rồi Vang Quới cũng không quên ơn Cha Tổng vì những chia sẻ thật mặn nồng của Cha Tổng.
Kế đến, họ đạo cũng cảm ơn các vị ân nhân xa gần đã có lòng chia sẻ để Vang Quới có được như ngày hôm nay.
Hôm nay, 11 tháng 9, nhiều linh mục thân quen vùng Bình Đại đã về với Vang Quới nhân dịp mừng kỷ niệm này. Đặc biệt có sự hiện diện của Đức Giám Mục Huỳnh Văn Hai. Đức cha tóm lược lịch sử xứ Vang Quới ;
Trải qua thời gian, Chúa ban cho chúng ta có Nhà Thờ, Tháp Chuông, Tường rào nhà thờ, Nhà Xứ, Nhà Mục Vụ … Nhà thờ chúng ta được xây dựng và tái xây dựng đến 4 lần.
Nhà thờ đầu tiên năm 1886. Nhà thờ thứ 2 khoảng 1917, nhà thờ thứ 3 khi Cha Phaolo Nguyễn Văn Chiểu (ở Phú Thuận) coi sóc khoảng năm 1947 thì nhà thờ xuống cấp. Nhà thờ thứ 4 năm 1957 khi Cha Phêrô Nguyễn Văn Long coi sóc (ở Phú Thuận) . Nhà thờ bị kẻ xấu đốt cháy lúc 15 giờ ngày 28.9.2014.
Những gì mà chúng ta đang có ở đây … Nhà Thờ, Tháp Chuông, Tường Rào, Nhà Thờ, Nhà Xứ, Nhà Mục Vụ … là nhờ các cha sở với sự cộng tác của nhiều ân nhân, trong đó có anh chị em ra công xây dựng Nhà Thờ. Nhà thờ này làm bằng đá, và nó là một phương tiện hữu íc, là một nơi để cộng đồng thờ phượng Thiên Chúa. Thật vật, chúng ta đến đó để nận lãnh nhưng ơn ích của Bí Tích được cử hành trong nhà thờ. Tất cả những ngôi nhà khác, những vật dụng khác để phục vụ Chúa và của Giáo Hội của Chúa. Cho nên, những gì chúng ta đang có trong khuôn viên Nhà Thờ hôm nay cần được giữ gìn và kính trọng. Kính Trọng Nhà Thờ mỗi khi chúng ta đi ngang qua, cúi đầu cung kính. Giữ gìn vì nhờ những ngôi nhà này mà chúng ta có thể tụ họp nhau, gặp mặt nhau, sống tình huynh đệ và tương thân tương ái, giúp đỡ nhau về tinh thần lẫn vật chất.
Chúng ta hãy cảm tạ Chúa đã ban cho chúng ta những ngôi nhà này. Nhà Thờ dùng làm nơi thờ phượng Chúa. Nhà Mục Vụ dùng làm nơi học giáo lý, hội họp và những sinh hoạt mục vụ khác. Chúng ta hãy giữ gìn và biết sử dụng cho đúng chổ đúng việc để thờ phượng Chúa không nhưng bên ngoài mà còn thờ phượng Chúa trong nội tâm được phát triển và có hiệu quả. Xin Chúa chúc lành cho họ đạo Vang Quới, cho những ân nhân và toàn anh chị em chúng ta.
Trước khi Thánh Lễ kết thúc, Cha Giuse Hoàng Kim Đại ngỏ tâm tình cảm ơn Đức Cha Phêrô, quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và ân nhân cũng như cộng đoàn.
Sau Lễ, mọi người ở lại chung vui với nhau bữa cơm thân tình.
Thánh Lễ tạ ơn ở Vang Quới đã kết thúc nhưng rồi Thánh Lễ misa hằng ngày vẫn tiếp diễn nơi ngôi thánh đường nhỏ bé và linh thiêng này. Xin Chúa thương tuôn đổ muôn ơn lành trên Vang Quới để từ Cha Sở đến từng thành viên nhỏ bé trong họ đạo mãi mãi là những chứng nhân về lòng thương xót của Chúa trên vùng truyền giáo Bến Tre này.
Hội Ái Hữu TGP Huế tại Washington mừng Bổn Mạng và Thắp Nến cầu nguyện cho Đan Viện Thiên An Huế.
Nguyễn An Qúy
15:52 11/09/2017
Tukwila. Chiều thứ Bảy ngày 9 tháng 9 năm 2017, một buổi chiều khá đẹp đến với cao nguyên tình xanh, nhiệt độ trên dưới 70 độ F nên khá mát dịu sau nhiều ngày nóng bức. Hôm nay ngày họp mặt thân hữu của những gia đình giáo dân gốc Quảng Trị và Thừa Thiên, cùng Thành Phố Huế để mừng lễ kính Sinh Nhật Đức Mẹ là Quan Thầy của Hội. Hình ảnh Huế Đô lại được gợi nhớ về một thời áo tím qua những tà áo tím mà các chị em phụ nữ mặc đang hiện diện trong thánh lễ tạ ơn mừng lễ Bổn Mạng.
Xem Hình
Đúng 6 giờ, ca đoàn hát bài ca nhập lễ, nghi đoàn gồm quý anh và quý chị trong Hội Ái Hữu TGP Huế cùng với ban giúp lễ và quý cha đồng tế cung nghinh Thánh Giá tiến lên bàn thánh theo nhịp hát của ca đoàn Cung Chiều. Đoàn đồng tế do quý cha trong giáo xứ gồm cha chánh xứ chủ tế cùng với cha Nguyễn Sơn Miên, cha Trần Hữu Lân đồng tế thánh lễ.
Mở đầu thánh lễ, cha chủ tế chào mừng các giáo hữu từ xa đến thăm Seattle, đặc biệt có sơ Thành đến từ Dòng Con Đức Mẹ Đi Viếng thuộc Tổng Giáo Phận Huế và toàn thể cộng đoàn dân Chúa, ngài tiếp: hôm nay giáo xứ cùng với quý gia đình Hội Ái Hữu Tổng Giáo Phận Huế mừng lễ SinhNhật Đức Mẹ Bổn Mạng của Hội. Xin chào đón quý gia đình Hội và xin cho một tràng pháo tay để cùng chào đón nhau ( tiếng vỗ tay kéo dài khá lâu)
Thánh lễ được tiếp nối qua phần phụng vụ lời Chúa. Hôm nay giáo hội mừng Chúa Nhật 23 mùa thường niên. Tin mừng Thánh Matthêu giới thiệu lời Chúa phán với các Tiông đồ về cách sửa lỗi những người anh em quanh mình: "Nếu anh em ngươi lỗi phạm, hãy đi sửa dạy nó, riêng ngươi và nó thôi. Nếu nó nghe ngươi, thì ngươi đã lợi được người anh em. Nếu nó không nghe lời ngươi, hãy đem theo một hoặc hai người nữa, để mọi việc được giải quyết nhờ lời hai hoặc ba nhân chứng. Nếu nó không nghe họ, hãy trình với cộng đoàn. Và nếu nó cũng không nghe cộng đoàn, ngươi hãy kể nó như người ngoại giáo và như người thu thuế.
"Thầy bảo thật các con, những gì các con cầm buộc dưới đất thì trên trời cũng cầm buộc, và những gì các con tháo gỡ dưới đất, thì trên trời cũng tháo gỡ.
"Thầy lại bảo các con, nếu hai người trong các con, ở dưới đất, mà hiệp lời cầu xin bất cứ điều gì, thì Cha Thầy, Ðấng ngự trên trời, sẽ ban cho họ điều đó. Vì ở đâu có hai hoặc ba người tụ họp nhân danh Thầy, thì Thầy ở giữa những người ấy".
Cha chánh xứ Đào Xuân Thành chủ tê phụ trach giảng lễ. Bài chia sẻ tin mừng ngài nhấn mạnh: Người Kitô Hữu cần tôn trọng sự thật, khi một người nào đó có lỗi với mình hay họ mắc phải lỗi lầm gì thì không nên dèm pha, nói xấu mà thành thật nói thẳng với người anh em đó để họ nhận ra lỗi lầm của của họ. Sống phải thành thật với nhau và tôn trọng sự thật, đó là tinh thần người Kitô Hữu. Đề cập đến ngày Bổn Mạng của Hội Ái Hữu TGP Huế, ngài nói: Hôm nay Hội Ái Hữu TGP Huế mừng kính lễ Sinh NhậtĐức Mẹ, Bổn Mạng của Hội. Hội Ái Hữu TGP Huế đã cùng với các Hội Ái Hữu khác trong giáo xứ luôn đồng hành và cộng tác với giáo trong nhiều công tác của giáo xứ. Xin chúc mừng Hội trong ngày mừng lễ Bổn Mạng.
Sau lời nguyện kết lễ Hộ iÁi Hữu TGP Huế ra mắt Tân Ban Điều Hành Hội nhiệm kỳ 4 năm 2017 - 2021. Anh Đinh Hoà MC xướng tên các vị trong Tân Ban Điều Hành và toàn BanĐại Diện đã tiến lên cung thánh khi nghe gọi tên: HộiTrưởng: anh Giuse Adam Quang, Hội Phó ngoại vụ chị Matta VănThị Mến , Phó nội vụ: anh Nguyễn Tuấn , Tổng Thư Ký: chị Maria Trần Thị Diệu Hằng , Thủ quỹ :chị Võ thị Nhung , Kế toán tài chánh: anh Nguyễn Thanh Tiên , ban văn nghệ : chị Cecilia Phạm Hồng Vương, ban khánh tiết: anh Giuse Hồ Đắc Chính, ban ẩm thực; chị Maria Lê Thuý Hương, ban Bác Ái Xã Hội : anh Antôn Nguyễn Hữu Bửu, ban tham vấn kiêm ban thông tin: simon Nguyễn an Quý.
Quý cha hiện diện trong thánh lễ đã vui mừng chứng kiến buổi ra mắt của Tân Ban Điều Hành và long trọng ban phép lành cho toàn thể anh chị em Tân Ban Điều Hành cũng như chúc lành cho các thành viên trong gia đình Hội Ái Hữu TGP Huế, thay mặt quý cha, cha chánh xứ nói: xin Chúa chúc lành cho anh chị em tân ban điều hành luôn được ơn soi sáng trong việc điều hành Hội theo đường hướng xây dựng Hội ngày càng thăng tiến để cùng nhau xây dựng giáo xứ và giáo hội. xin chúc mừng và xin cho một tràng pháo tay, chúc mừng Tân Ban Điều Hành và tất cả các thành viên trong gia đình Hội Ái Hữu TGP Huế.( tiếng vỗ tay )
Sau thánh lễ là tiệc mừng tại Hội trường. Tham dự tiệc mừng gồm nhiều thành viên thuộc gia đình Hội Ái Hữu TGP Huế cùng với đại diện các Giáo Đoàn, Hội Đoàn, và sơ Thành thuộc Dòng Con Đức Mẹ Đi Viếng từ Huế qua thăm, về phía giáo xứ có một số đại diện trong Hội Đồng Mục Vụ và ông chủ tịch. Cha chánh xứ chủ sự buổi tiệc. Đặc biệt trong tinh thần của người Huế xa quê huơng, nên dù ngày vui trong dịp lễ Bổn Mạng, Hội cũng đã dành thời gian đặc biệt này để cùng hướng lòng về quê hương Việt Nam qua buổi Thắp Nến Cầu Nguyện cho ĐanViện Thiên An Huế được an bình trong đời sống chiêm niệm theo guơng thánh Biển Đức . Tưởng cũng nên biết Đan Viện Thiên An vào cuối tháng 6 vừa qua đã bị nhà cầm quyền VC tỉnh Thừa Thiên Huế cho công an đến đập phá tượng Thánh Giá và hành hung các đan sĩ khi các đan sĩ bảo vệ Thánh Giá, có vị bị đánh đập trọng thương. Cha chánh xứ chủ sự Buổi Thắp Nến. Phần thắp nến được toàn thể quý vị hiện diện hát bài : "giấc mơ chưa tròn" và kết thúc bằng phút cầu nguyện do cha chánh xứ, cũng là vị Tuyên Uý của Hội cầu nguyện như sau:.
"Lạy Thiên Chúa là Cha Toàn Năng, đêm nay, chúng con thuộc gia đình Hội Ái Hữu TGP Huế cùng với cộng đoàn dân Chúa giáo xứ CTTĐVN tổng giáo phận Seattle hướng lòng về giáo hội quê nhà , đặc biệt Đan Viện Thiên An Huế trong th ơ ì gian gần đây đã bị nhà cầm quyền Việt cưỡng chiềm đất đai, xúc phạm đến Niềm Tin tôn giáo khi nhà cầm quyền đập phá Thánh Giá, cac đan sĩ bị hành hung, đánh đập có vị đến trọng thương.
Trong giờ phút thiêng liêng này, chúng con dâng lên Chúa lời khẩn nguyện thiết tha nhất của chúng con: Xin Chúa nâng đỡ ủi an những đan sĩ nơi Đan Viện Thiên An Huế dang sống trong cảnh đe doạ của chế độ vô thần .
Xin Chúa ban cho quê hương Việt Nam sớm chấm dứt nạn cộng sản vô thần để mọi người dân được sống trong an bình hạnh phúc, cũng như để mọi tôn giáo được tự do thờ phượng hầu các đan sĩ nơi ĐanViện Thiên An Huế sớm được tự do trở lại đời sống chiêm niệm theo gương thánh Biển Đức một cách tốt đẹp. Nhất là xin Chúa hướng dẫn cho khối đoàn kết toàn dân Việt Nam để cùng đứng lên bảo vệ đất nước trước nạn đe doạ của Tàu Cộng do đảng cộng sản Việt Nam tiếp tay. Nhờ Đức Mẹ La Vang và Các Thánh Tử vì Đạo nước Việt Nam chuyển cầu, chúng con cầu xin nhờ công nghiệp của Đức Giêsu Kitô Chúa chúng con Amen."
Kết thúc phần thắp nến cầu nguyện là buổi tiệc mừng với chương trình văn nghệ khá phong phú. Phần văn nghệ có Sơ Thành giúp vui trong điệu hò Huế làm nhiều người nhớ lại hình ảnh quê hương của Huế Đô trong những đêm của thời thanh bình khi nghe giọng hò trên sông Hương, hay những đêm họ giả gạo nơi thôn xóm, laị có màn cải lương của anh chị Liêm Sương từ vùng North Seattle khá xa giáo xứ đến giúp. Nhìn đoàn cải lương của gia đình anh chị Liêm Sương, ai cũng có cảm tưởng như một gánh hát nhà nghề với trang phục rất nghề nghiệp. Trong buổi tiệc lại có sự hiện diện của anh Trần Hoàn là vị ứng cử viên vào Hội Đồng Thành Phố Federal Way trong thánhg 11 sắp đến. Anh Trần Hoàn là gia đình Hội Ái Hữu TGP Huế, là người Việt Nam đầu tiên ra tranh cử chức vị Nghị Viên thành phố trong tiểu bang Washington. Khi được mời lên phát biểu anh nói: "Khi mình được vào trong Hội Đồng Thành Phố thì mình có thể góp tiếng nói của cộng đồng người Việt khi chúng ta cần đòi hỏi một vấn đề gì đó cho cộng đồng Việt Nam. Xin quý ông bà cùng cầu nguyện cho con trong nhiệm vụ này.Tiếng vỗ tay khá vang dội như cổ vũ cho tinh thần của anh Trần Hoàn.
Buổi tiệc mừng chấm dứt vào khoảng hơn 10 giờ đêm. mọi ngươì chia tay ra về trong tâm tình tạ ơn.
Nguyễn An Quý
Xem Hình
Đúng 6 giờ, ca đoàn hát bài ca nhập lễ, nghi đoàn gồm quý anh và quý chị trong Hội Ái Hữu TGP Huế cùng với ban giúp lễ và quý cha đồng tế cung nghinh Thánh Giá tiến lên bàn thánh theo nhịp hát của ca đoàn Cung Chiều. Đoàn đồng tế do quý cha trong giáo xứ gồm cha chánh xứ chủ tế cùng với cha Nguyễn Sơn Miên, cha Trần Hữu Lân đồng tế thánh lễ.
Mở đầu thánh lễ, cha chủ tế chào mừng các giáo hữu từ xa đến thăm Seattle, đặc biệt có sơ Thành đến từ Dòng Con Đức Mẹ Đi Viếng thuộc Tổng Giáo Phận Huế và toàn thể cộng đoàn dân Chúa, ngài tiếp: hôm nay giáo xứ cùng với quý gia đình Hội Ái Hữu Tổng Giáo Phận Huế mừng lễ SinhNhật Đức Mẹ Bổn Mạng của Hội. Xin chào đón quý gia đình Hội và xin cho một tràng pháo tay để cùng chào đón nhau ( tiếng vỗ tay kéo dài khá lâu)
Thánh lễ được tiếp nối qua phần phụng vụ lời Chúa. Hôm nay giáo hội mừng Chúa Nhật 23 mùa thường niên. Tin mừng Thánh Matthêu giới thiệu lời Chúa phán với các Tiông đồ về cách sửa lỗi những người anh em quanh mình: "Nếu anh em ngươi lỗi phạm, hãy đi sửa dạy nó, riêng ngươi và nó thôi. Nếu nó nghe ngươi, thì ngươi đã lợi được người anh em. Nếu nó không nghe lời ngươi, hãy đem theo một hoặc hai người nữa, để mọi việc được giải quyết nhờ lời hai hoặc ba nhân chứng. Nếu nó không nghe họ, hãy trình với cộng đoàn. Và nếu nó cũng không nghe cộng đoàn, ngươi hãy kể nó như người ngoại giáo và như người thu thuế.
"Thầy bảo thật các con, những gì các con cầm buộc dưới đất thì trên trời cũng cầm buộc, và những gì các con tháo gỡ dưới đất, thì trên trời cũng tháo gỡ.
"Thầy lại bảo các con, nếu hai người trong các con, ở dưới đất, mà hiệp lời cầu xin bất cứ điều gì, thì Cha Thầy, Ðấng ngự trên trời, sẽ ban cho họ điều đó. Vì ở đâu có hai hoặc ba người tụ họp nhân danh Thầy, thì Thầy ở giữa những người ấy".
Cha chánh xứ Đào Xuân Thành chủ tê phụ trach giảng lễ. Bài chia sẻ tin mừng ngài nhấn mạnh: Người Kitô Hữu cần tôn trọng sự thật, khi một người nào đó có lỗi với mình hay họ mắc phải lỗi lầm gì thì không nên dèm pha, nói xấu mà thành thật nói thẳng với người anh em đó để họ nhận ra lỗi lầm của của họ. Sống phải thành thật với nhau và tôn trọng sự thật, đó là tinh thần người Kitô Hữu. Đề cập đến ngày Bổn Mạng của Hội Ái Hữu TGP Huế, ngài nói: Hôm nay Hội Ái Hữu TGP Huế mừng kính lễ Sinh NhậtĐức Mẹ, Bổn Mạng của Hội. Hội Ái Hữu TGP Huế đã cùng với các Hội Ái Hữu khác trong giáo xứ luôn đồng hành và cộng tác với giáo trong nhiều công tác của giáo xứ. Xin chúc mừng Hội trong ngày mừng lễ Bổn Mạng.
Sau lời nguyện kết lễ Hộ iÁi Hữu TGP Huế ra mắt Tân Ban Điều Hành Hội nhiệm kỳ 4 năm 2017 - 2021. Anh Đinh Hoà MC xướng tên các vị trong Tân Ban Điều Hành và toàn BanĐại Diện đã tiến lên cung thánh khi nghe gọi tên: HộiTrưởng: anh Giuse Adam Quang, Hội Phó ngoại vụ chị Matta VănThị Mến , Phó nội vụ: anh Nguyễn Tuấn , Tổng Thư Ký: chị Maria Trần Thị Diệu Hằng , Thủ quỹ :chị Võ thị Nhung , Kế toán tài chánh: anh Nguyễn Thanh Tiên , ban văn nghệ : chị Cecilia Phạm Hồng Vương, ban khánh tiết: anh Giuse Hồ Đắc Chính, ban ẩm thực; chị Maria Lê Thuý Hương, ban Bác Ái Xã Hội : anh Antôn Nguyễn Hữu Bửu, ban tham vấn kiêm ban thông tin: simon Nguyễn an Quý.
Quý cha hiện diện trong thánh lễ đã vui mừng chứng kiến buổi ra mắt của Tân Ban Điều Hành và long trọng ban phép lành cho toàn thể anh chị em Tân Ban Điều Hành cũng như chúc lành cho các thành viên trong gia đình Hội Ái Hữu TGP Huế, thay mặt quý cha, cha chánh xứ nói: xin Chúa chúc lành cho anh chị em tân ban điều hành luôn được ơn soi sáng trong việc điều hành Hội theo đường hướng xây dựng Hội ngày càng thăng tiến để cùng nhau xây dựng giáo xứ và giáo hội. xin chúc mừng và xin cho một tràng pháo tay, chúc mừng Tân Ban Điều Hành và tất cả các thành viên trong gia đình Hội Ái Hữu TGP Huế.( tiếng vỗ tay )
Sau thánh lễ là tiệc mừng tại Hội trường. Tham dự tiệc mừng gồm nhiều thành viên thuộc gia đình Hội Ái Hữu TGP Huế cùng với đại diện các Giáo Đoàn, Hội Đoàn, và sơ Thành thuộc Dòng Con Đức Mẹ Đi Viếng từ Huế qua thăm, về phía giáo xứ có một số đại diện trong Hội Đồng Mục Vụ và ông chủ tịch. Cha chánh xứ chủ sự buổi tiệc. Đặc biệt trong tinh thần của người Huế xa quê huơng, nên dù ngày vui trong dịp lễ Bổn Mạng, Hội cũng đã dành thời gian đặc biệt này để cùng hướng lòng về quê hương Việt Nam qua buổi Thắp Nến Cầu Nguyện cho ĐanViện Thiên An Huế được an bình trong đời sống chiêm niệm theo guơng thánh Biển Đức . Tưởng cũng nên biết Đan Viện Thiên An vào cuối tháng 6 vừa qua đã bị nhà cầm quyền VC tỉnh Thừa Thiên Huế cho công an đến đập phá tượng Thánh Giá và hành hung các đan sĩ khi các đan sĩ bảo vệ Thánh Giá, có vị bị đánh đập trọng thương. Cha chánh xứ chủ sự Buổi Thắp Nến. Phần thắp nến được toàn thể quý vị hiện diện hát bài : "giấc mơ chưa tròn" và kết thúc bằng phút cầu nguyện do cha chánh xứ, cũng là vị Tuyên Uý của Hội cầu nguyện như sau:.
"Lạy Thiên Chúa là Cha Toàn Năng, đêm nay, chúng con thuộc gia đình Hội Ái Hữu TGP Huế cùng với cộng đoàn dân Chúa giáo xứ CTTĐVN tổng giáo phận Seattle hướng lòng về giáo hội quê nhà , đặc biệt Đan Viện Thiên An Huế trong th ơ ì gian gần đây đã bị nhà cầm quyền Việt cưỡng chiềm đất đai, xúc phạm đến Niềm Tin tôn giáo khi nhà cầm quyền đập phá Thánh Giá, cac đan sĩ bị hành hung, đánh đập có vị đến trọng thương.
Trong giờ phút thiêng liêng này, chúng con dâng lên Chúa lời khẩn nguyện thiết tha nhất của chúng con: Xin Chúa nâng đỡ ủi an những đan sĩ nơi Đan Viện Thiên An Huế dang sống trong cảnh đe doạ của chế độ vô thần .
Xin Chúa ban cho quê hương Việt Nam sớm chấm dứt nạn cộng sản vô thần để mọi người dân được sống trong an bình hạnh phúc, cũng như để mọi tôn giáo được tự do thờ phượng hầu các đan sĩ nơi ĐanViện Thiên An Huế sớm được tự do trở lại đời sống chiêm niệm theo gương thánh Biển Đức một cách tốt đẹp. Nhất là xin Chúa hướng dẫn cho khối đoàn kết toàn dân Việt Nam để cùng đứng lên bảo vệ đất nước trước nạn đe doạ của Tàu Cộng do đảng cộng sản Việt Nam tiếp tay. Nhờ Đức Mẹ La Vang và Các Thánh Tử vì Đạo nước Việt Nam chuyển cầu, chúng con cầu xin nhờ công nghiệp của Đức Giêsu Kitô Chúa chúng con Amen."
Kết thúc phần thắp nến cầu nguyện là buổi tiệc mừng với chương trình văn nghệ khá phong phú. Phần văn nghệ có Sơ Thành giúp vui trong điệu hò Huế làm nhiều người nhớ lại hình ảnh quê hương của Huế Đô trong những đêm của thời thanh bình khi nghe giọng hò trên sông Hương, hay những đêm họ giả gạo nơi thôn xóm, laị có màn cải lương của anh chị Liêm Sương từ vùng North Seattle khá xa giáo xứ đến giúp. Nhìn đoàn cải lương của gia đình anh chị Liêm Sương, ai cũng có cảm tưởng như một gánh hát nhà nghề với trang phục rất nghề nghiệp. Trong buổi tiệc lại có sự hiện diện của anh Trần Hoàn là vị ứng cử viên vào Hội Đồng Thành Phố Federal Way trong thánhg 11 sắp đến. Anh Trần Hoàn là gia đình Hội Ái Hữu TGP Huế, là người Việt Nam đầu tiên ra tranh cử chức vị Nghị Viên thành phố trong tiểu bang Washington. Khi được mời lên phát biểu anh nói: "Khi mình được vào trong Hội Đồng Thành Phố thì mình có thể góp tiếng nói của cộng đồng người Việt khi chúng ta cần đòi hỏi một vấn đề gì đó cho cộng đồng Việt Nam. Xin quý ông bà cùng cầu nguyện cho con trong nhiệm vụ này.Tiếng vỗ tay khá vang dội như cổ vũ cho tinh thần của anh Trần Hoàn.
Buổi tiệc mừng chấm dứt vào khoảng hơn 10 giờ đêm. mọi ngươì chia tay ra về trong tâm tình tạ ơn.
Nguyễn An Quý
Hơn 4.000 tàu đánh cá Việt Nam bị tấn công tại biển VN, giaó hội lên tiếng.
Bích Thủy
20:08 11/09/2017
Hơn hai năm qua, hơn 4.000 tàu đánh cá Việt Nam đã bị tấn công,nhiều chiếc bị đánh chìm, trong vùng biển Việt Nam. Giáo hội ủng hộ những cuộc biểu tình của ngư dân. Hơn 7.000 người Công giáo ở giáo phận Vinh đã biểu tình tại Kỳ Anh. Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ của hai nước đang gia tăng. Trung cộng cho rằng 85% biển Đông là của họ.
Hà Nội (AsiaNews) - Hơn 2.300 ngư dân đã bị thương, mất tích hoặc chết trong vùng lãnh hải của Việt Nam ở Biển Đông, theo phó thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn Nguyễn Văn T.
Kể từ đầu tháng 8, nhiều tàu đánh cá của Việt Nam đã bị Hải quân Trung cộng tấn công và hăm dọa. Phó Thứ trưởng cho biết: "Trong hai năm qua, các tàu của Trung Quốc đã tấn công, đánh chìm, phá hủy, hoặc cướp bóc hơn 4.000 tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam".
Vào ngày 6 tháng Tám, tàu số 40482TS trong khi đánh cá cách bờ biển 48 hải lý, không xa Côn Đảo, đã bị tàu Trung cộng đánh chìm. Tám ngư dân trên tàu đã bị rơi xuống biển; bảy người được cứu. Thi thể của ông Trương Công Ơn, chủ nhân chiếc tàu hiện nay vẫn chưa được tìm thấy.
Tại tỉnh Quãng Ngãi, Hiệp hội Ngư dân Bình Châu báo cáo một đợt chìm tàu khác, cũng ở vùng biển Việt Nam. Vào ngày 7 tháng Tám, "thuyền đánh số QNg 90289 TS" bị tàu Trung cộng có số 46106 tấn công. Thủy thủ tàu Trung cộng đột nhập vào tàu với vũ khí gồm dao, xàbeng, gậy sắt phá hủy các thiết bị của ngư dân Việt Nam, họ lấy máy định vị, hải sản cũng như tất cả các thức ăn dự trữ . Sau đó, họ đánh chìm tàu và bỏ đi, may sau đó có thuyền đánh cá khác đến cứu .
"Đây không phải là lần đầu tiên các tàu đánh cá của Bình Định và Quãng Ngãi bị đánh chìm bởi " tàu biển trắng”( tàu trung cộng) ," ông Phan Minh, một ngư dân ở Bình Châu cho biết. "Tàu của tôi cũng bị phá hủy bởi một con tàu trắng biển số 46106. " Những vụ tương tự này cũng đã xảy ra vào ngày 16 tháng tám với năm tàu đánh cá từ làng Tịnh Kỳ. Tàu Trung cộng đang có mặt ở vùng biển của quần đảo Hoàng Sa và dọc theo bờ biển Việt Nam để làm ngư dân khiếp sợ".
Chủ tàu Nguyễn Hữu Lâm cho biết: " Họ rất hung hăng. Chúng tôi là những ngư dân đánh cá trong một đại dương rộng lớn, chúng tôi không dám chống lại thủy thủ Trung cộng. Mặc dù chúng tôi đánh cá trên vùng biển Việt Nam, chúng tôi vẫn bị đe doạ, chúng tôi rất lo lắng về sinh kế của chúng tôi".
Thủy thủ của đoàn 46106 đã nhúng tay vào việc tấn công tàu Việt nam ngày 18 tháng 8, khi họ cướp và đánh chìm tàu của ông Huỳnh Văn Khánh.
"Bắc Kinh muốn ngăn chặn người dân Việt Nam đánh cá trên vùng biển Đông, gọi là vùng"lưỡi bò"," các chuyên gia về luật hàng hải quốc tế nói với Asia News rằng Trung cộng tuyên bố 85% trong số 3.5 triệu cây số vuông của vùng biển này là của họ .
"Các tàu đánh cá ở nhiều nơi đang bị đe doạ: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đàn Hòa, Bình Định, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình ... Các hành vi xâm lăng này của Trung cộng gây ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng triệu người ở Việt Nam. Trong tương lai gần, ngư nghiệp của Việt Nam có thể sẽ không còn. "
Vào ngày 23 tháng 8, ông Trần Văn Quí, Chủ tịch Hội Liên hiệp ngư dân Việt Nam, đã ký một lá thư phản đối. Hiệp hội Ngư dân Việt Nam đã kêu gọi các nhà chức trách và cơ quan chức năng của Việt Nam lên tiếng phản đối chính phủ Trung cộng và áp dụng các biện pháp hữu hiệu để bảo vệ ngư dân Việt Nam trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Giáo hội địa phương đã ủng hộ phản đối của ngư dân. Vào ngày 27 tháng Tám, hơn 7.000 người Công giáo ở giáo phận Vinh đã biểu tình một cách ôn hòa quanh nhà thờ Kỳ Anh. Những người biểu tình đã yêu cầu chính quyền trung ương thực hiện "các chính sách thích hợp để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với vùng biển và hải đảo cũng như bảo vệ ngư dân".
Vào cuối cuộc biểu tình, thánh lễ cầu nguyện đã được cử hành để đòi hỏi công lý và tưởng nhớ đến những nạn nhân của thảm họa môi trường Formosa; nhà máy này đã gây ô nhiễm vùng biển các tỉnh miền Trung Việt Nam năm ngoái, làm tê liệt nền kinh tế địa phương và đưa hơn 40.000 ngư dân mất việc.
Theo như của một số điều mơ hồ trong luật pháp quốc tế, Trung cộng đã tuyên bố chủ quyền với một dải rộng lớn của biển Đông (85%), bao gồm cả quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Vùng biển này Việt Nam, Đài Loan, Philippines, Brunei và Malaysia cũng tuyên bố chủ quyền ( gần 85% lãnh thổ).
Để đảm bảo việc kiểm soát các tuyến đường hàng hải chính của biển, Trung cộng đã xây dựng một loạt hòn đảo nhân tạo, trên đó có các cơ sở quân sự và các ngọn hải đăng.
Trong ba năm qua, các tranh chấp về tuyên bố lãnh thổ của hai quốc gia đã tăng cường.
Gần đây nhất, Việt Nam đã chống lại việc Trung cộng công bố về các cuộc tập trận quân sự sắp tới trong vùng biển tranh chấp của Biển Đông.
Trung cộng đang thất vọng bởi những nỗ lực của Việt Nam hầu nhắm đến sự ủng hộ của các quốc gia Đông Nam Á về biển Đông cũng như mối quan hệ ngày càng tăng với Hoa Kỳ, Nhật Bản và Ấn Độ.
Do áp lực của Trung cộng, vào tháng 7 vừa qua, Hà Nội đã đình chỉ hoạt động dầu mỏ trong vùng biển do Trung cộng tuyên bố chủ quyền.
Lễ nhận nhiêm sở của cha chính xứ Tân Thạnh Đông, GP Phú Cường
Toma Lộc Sơn
20:12 11/09/2017
Vào lúc 9 giờ 30 sáng ngày 11/9/2017, tại nhà thờ Tân Thạnh Đông (Giáo phận Phú Cường), đông đảo bà con giáo dân giáo xứ Tân Thạnh Đông và Rạch Kiến, hân hoan chào đón Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước - Giám mục Giáo phận Phú Cường về dâng lễ tạ ơn và chủ sự nghi thức nhận nhiệm sở mới của cha Phero Nguyễn Thái Học.
Xem Hình
Ra đón Đức cha Giuse có cha Phero và Ban mục vụ Giáo xứ Tân Thạnh Đông trong tiếng vỗ tay reo vui của cả cộng đoàn và tiếng kèn đồng vang dội.
Sau khi đoàn đồng tế vào nhà thờ (gồm có 18 cha trong Hạt Củ Chi và Bến Cát), Đức cha Giuse đã có lời chào cha quản hạt Củ Chi, quý cha, quý tu sĩ và cộng đoàn, đặc biệt là cộng đoàn giáo xứ Tân Thạnh Đông. Xin Lòng Chúa Thương Xót (Bổn mạng Giáo xứ) ban cho giáo xứ và cho cha chánh xứ mới nhiều ơn lành, dù rằng chúng ta còn nhiều bất toàn. Đức cha cũng giới thiệu cha Phero Nguyễn Thái Học, là tân chánh xứ giáo xứ tân Thạnh Đông. Cộng đoàn vui mừng vỗ tay chào mừng cha chánh xứ mới.
Mở đầu nghi thức nhận nhiệm sở mới, cha Giuse Phạm Văn Hòa - quản hạt Củ Chi đã đọc văn thư bổ nhiệm của Đức cha Giuse. Theo đó, kể từ ngày hôm nay cha Phero Nguyễn Thái Học là cha chánh xứ, giáo xứ Tân Thạnh Đông.
Tiếp theo, cha phero đã tuyên xưng đức tin trước mặt Đức cha và cộng đoàn. Đức cha Giuse đã thẩm vấn và cha Phero đã tuyên hứa lại lời hứa khi nhận chức linh mục. Đức cha nhận lời tuyên hứa và đã trao cho cha Phero dây các phép và chìa khóa nhà chầu. Cha Phero mở cửa nhà chầu, cả cộng đoàn quỳ gối để cùng với cha phero viếng Thánh Thể, xin Mình Thánh Chúa ban cho chúng con được lòng mến sắt son để nên trọn lành mãi mãi trước mặt Thiên Chúa.
Phụng vụ thánh lễ kính Lòng Chúa Thương Xót, bổn mạng giáo xứ, Đức cha Giuse đã chia sẻ đoạn Tin Mừng; Khi Đức Giêsu nói với ông Toma rằng: “Phúc cho ai không thấy mà tin”. Khi nói điều ấy, Đức Giesu đã rất thương Toma về sự cứng lòng của ông, mà ban thêm ân phúc cho ông và cho cả chúng ta.
Kết thúc bài giảng, Đức cha Giuse nói: (nguyên văn) Xin Chúa chúc lành cho tất cả mọi người chúng ta, xin lòng thương xót của Chúa luôn ủ ấp nâng đỡ và dẫn dắt chúng ta, đặc biệt nâng đỡ và dẫn dắt cha Phero Nguyễn Thái Học tân chánh xứ của giáo xứ Tân Thạnh Đông này.
Cuối lễ, đại diện giáo xứ có lời cảm ơn Đức cha, cha quản hạt, quý cha, quý tu si, quý chính quyền và bà con giáo dân và để tỏ lòng kính mến đã dâng kính Đức cha, cha quản hạt, cha tân chánh xứ bó hoa thơm.
Cha tân chánh xứ có đôi lời cảm tưởng khi nhận trọng trách này và hứa hết lòng chu toàn trách nhiệm với ơn Chúa qua lời cầu nguyện, giúp đỡ của tất cả mọi người.
Thánh lễ kết thúc sau phép lành bình an. Sau bài hát kết lễ, mọi người chụp hình lưu niệm với Đức cha, cha tân chánh xứ.
Toma Đỗ Lộc Sơn
Xem Hình
Ra đón Đức cha Giuse có cha Phero và Ban mục vụ Giáo xứ Tân Thạnh Đông trong tiếng vỗ tay reo vui của cả cộng đoàn và tiếng kèn đồng vang dội.
Sau khi đoàn đồng tế vào nhà thờ (gồm có 18 cha trong Hạt Củ Chi và Bến Cát), Đức cha Giuse đã có lời chào cha quản hạt Củ Chi, quý cha, quý tu sĩ và cộng đoàn, đặc biệt là cộng đoàn giáo xứ Tân Thạnh Đông. Xin Lòng Chúa Thương Xót (Bổn mạng Giáo xứ) ban cho giáo xứ và cho cha chánh xứ mới nhiều ơn lành, dù rằng chúng ta còn nhiều bất toàn. Đức cha cũng giới thiệu cha Phero Nguyễn Thái Học, là tân chánh xứ giáo xứ tân Thạnh Đông. Cộng đoàn vui mừng vỗ tay chào mừng cha chánh xứ mới.
Mở đầu nghi thức nhận nhiệm sở mới, cha Giuse Phạm Văn Hòa - quản hạt Củ Chi đã đọc văn thư bổ nhiệm của Đức cha Giuse. Theo đó, kể từ ngày hôm nay cha Phero Nguyễn Thái Học là cha chánh xứ, giáo xứ Tân Thạnh Đông.
Tiếp theo, cha phero đã tuyên xưng đức tin trước mặt Đức cha và cộng đoàn. Đức cha Giuse đã thẩm vấn và cha Phero đã tuyên hứa lại lời hứa khi nhận chức linh mục. Đức cha nhận lời tuyên hứa và đã trao cho cha Phero dây các phép và chìa khóa nhà chầu. Cha Phero mở cửa nhà chầu, cả cộng đoàn quỳ gối để cùng với cha phero viếng Thánh Thể, xin Mình Thánh Chúa ban cho chúng con được lòng mến sắt son để nên trọn lành mãi mãi trước mặt Thiên Chúa.
Phụng vụ thánh lễ kính Lòng Chúa Thương Xót, bổn mạng giáo xứ, Đức cha Giuse đã chia sẻ đoạn Tin Mừng; Khi Đức Giêsu nói với ông Toma rằng: “Phúc cho ai không thấy mà tin”. Khi nói điều ấy, Đức Giesu đã rất thương Toma về sự cứng lòng của ông, mà ban thêm ân phúc cho ông và cho cả chúng ta.
Kết thúc bài giảng, Đức cha Giuse nói: (nguyên văn) Xin Chúa chúc lành cho tất cả mọi người chúng ta, xin lòng thương xót của Chúa luôn ủ ấp nâng đỡ và dẫn dắt chúng ta, đặc biệt nâng đỡ và dẫn dắt cha Phero Nguyễn Thái Học tân chánh xứ của giáo xứ Tân Thạnh Đông này.
Cuối lễ, đại diện giáo xứ có lời cảm ơn Đức cha, cha quản hạt, quý cha, quý tu si, quý chính quyền và bà con giáo dân và để tỏ lòng kính mến đã dâng kính Đức cha, cha quản hạt, cha tân chánh xứ bó hoa thơm.
Cha tân chánh xứ có đôi lời cảm tưởng khi nhận trọng trách này và hứa hết lòng chu toàn trách nhiệm với ơn Chúa qua lời cầu nguyện, giúp đỡ của tất cả mọi người.
Thánh lễ kết thúc sau phép lành bình an. Sau bài hát kết lễ, mọi người chụp hình lưu niệm với Đức cha, cha tân chánh xứ.
Toma Đỗ Lộc Sơn
Văn Hóa
Tản mản đời tha hương: Nhớ Về Cội Nguồn Giáo Hội Mẹ Việt Nam
Lm. Giuse Nguyễn Văn Thư
08:20 11/09/2017
Lời nói đầu :
Bà con tỵ nạn Cộng Sản Việt Nam lâu nay vẫn hãnh diện được Chúa chúc lành, sau khi trốn thoát được tới miền đất mới, mong rồi sẽ được hoàn toàn tự do 'giữ đạo'. Với các vị cao niên, tâm tình này vẫn còn khá sinh động trong đầu, tuy một số dần dần cảm thấy nó như yêu ớt đi phần nào. Thật ra ký ức luôn khó quên, nhất là mỗi khi cộng đoàn mừng lễ 'Các Thánh Tử Đạo Việt Nam', chúng ta thường được nghe nhắc lại cái con đường gai chông sỏi đá mà các vị truyền giáo từ Âu Châu mang tin mừng qua cho quê hương Việt Nam, cũng như tổ tiên chúng ta đã phải kiên cường học hỏi và bảo vệ đức tin như thế nào.
Như một cố gắng thêm vào giúp bà con mình cùng ôn lại chặng đường khai sinh Giáo Hội Mẹ Việt Nam, những giòng chữ này xin được gửi tới các cộng đoàn cũng như từng cá nhân, mong tất cả cùng tạ ơn Chúa, cũng như cùng nhau thề hứa sẽ giữ vững hạt giống đức tin đã được gieo vãi trong hồn mình cũng như đoàn con lũ cháu, qua chuyện cùng ngồi ôn lại quãng thời gian vàng son đã trôi qua trên mảnh đất quê hương yêu dấu.
Những tháng ngày chập chững đón nhận Tin Mừng.
Dựa theo sách 'Khâm-định Việt sử' của nhà Lê, vào năm 1533 có giáo-sĩ Tây-âu tên là I-na-khu theo đường biển vào giảng đạo 'Gia-tô' ở làng Ninh-Cường, Bùi -Chu. Mãi cho tới nay, người ta vẫn chưa rõ Linh-mục này thuộc Dòng tu nào. Dĩ-nhiên, sổ-sách chính-thức của Giáo-hội Việt-nam chưa dám xác-nhận chi-tiết của chuyện này. Có lẽ nối tiếp bước chân của cha I-na-khu là các tu-sĩ thuộc nhiều Dòng tu khác nhau như Đa-minh, Phan-xi-cô và Dòng Tên. Cha Gaspar de Santa-Cruz Dòng Đa-minh tới vùng Hà-tiên thuộc miền Nam vào năm 1550. Chỉ 8 năm sau, 2 Linh-mục Dòng Đa-minh khác tới vùng Quảng-Nam giảng đạo, rồi bất ngờ bị người Chiêm-thành giết chết và được coi là những vị truyền-giáo ngoại-quốc tiên-khởi được ơn tử-đạo tại Việt-Nam. Các tu-sĩ Dòng Tên tới miền Bắc trước, nhưng sớm bị cấm-cách và xua đuổi, nên từ năm 1613 tìm cách vào 'đàng Trong', bắt đầu là Cửa Hàn. Khu phố Hội An bấy giờ là nơi gia-thương phồn-thịnh, nhất là có nhiều kiều dân Nhật-bản ghé buôn bán. Các ngài lập ra hội 'thày giảng' với thày Au-cu-tinh là người Việt.
Tới năm 1624, giáo-sĩ Đắc-lộ, nổi tiếng với công-trình phát-triển chữ 'quốc-ngữ', ra công giảng cho dân chúng với nhiều thành-quả đáng kể. Cũng dịp này, cha Pina đã rửa tội cho bà Minh-đức-Vương-thái-phi có nhiều quyền thế, và bà đã góp nhiều công-trạng cho việc truyền-giáo thời đó. Phải đợi tới ngày 19 tháng 3 năm 1627, cha Đắc-lộ và cha Marquez mới 'long-trọng' đổ bộ vào Cửa Bạng, tỉnh Thanh-Hóa. 2 cha được chúa Trịnh trọng-dụng và gây được nhiều thành quả rất khả-quan. Cũng với cái ngày ý nghĩa này mà giáo-hội Việt-Nam đã quyết định chọn thánh Giu-se ( lễ vào ngày 19 tháng 3 hàng năm ) làm bổn-mạng chung. Tại xứ Bắc, từ tổ-chức Thày-giảng, các cha đã lập ra 'nhà Đức-Chúa-Trời', nhằm đào-tạo ra những Linh-mục Việt-nam tiên-khởi. Sau khi bị trục-xuất khỏi miền Bắc, cha Đắc lộ lại vào miền Nam và tìm cách xin chúa Nguyễn thôi cấm đạo. Thành công rồi thất-bại nối tiếp nhau. Nơi đây cha đã có một 'đệ-tử' xuất-chúng người Việt là thày giảng An-Rê, vị được coi là 'người chứng thứ nhất' đổ máu đào tử đạo. Khi phải rời Việt-Nam, cha đã tìm cách xin Ro-ma đặt tòa Giám-mục tại đây, và ý-nguyện này đã được thực hiện với 2 Giám-mục tiên-khởi : Đức cha Pallu ( ở đàng ngoài ) và Đức cha de la Motte ( ở đàng trong ) năm 1658.
Những tháng ngày tử-đạo đẫm máu.
Sau khi tấn-phong, Đức cha Pallu về Pháp xin các cha Dòng Thánh-thể tiếp tay lập ra hội Thừa-sai Ba-lê kiếm thừa-sai qua cộng-tác với các Dòng tu khác. Nhờ vậy mà năm 1668 đã có Linh-mục tiên-khởi người Việt là cha Trang, rồi kế là cha Bền. Qua năm 1670 có công-đồng đầu tiên định rõ hướng đi đạo Chúa tại đây. Dòng Mến-thánh-giá tiên khởi cũng thành-hình năm đó. Mọi việc lẽ ra thành-tựu ngoài sức mong muốn, nếu không có những đợt cấm đạo gay-gắt, bắt đầu từ thời Trịnh Nguyễn và kéo dài cho tới dịp Pháp tới đô-hộ.
Khi Dòng Đa-Minh được trao nhiều trọng-trách thì cũng là lúc gặp rất nhiều sóng-gió. Nhà Tây-Sơn bách-hại đạo cũng thật khủng-khiếp, qua mối hận chúa Nguyễn-Ánh được Đức cha Bá-đa-Lộc nâng đỡ ( với ước mong sau này đạo Chúa được dễ dàng truyền bá ). Khi vua Gia-Long lên ngôi năm 1802, ngài còn nể đạo Chúa, nhưng các quan trong triều cản-trở, cộng thêm nhiều lời phản-đối của nhiều sư sãi Phật-giáo, nên dần dà lạnh-nhạt và lãnh-đạm. Rồi con vua là Minh-Mạng bắt đầu chính-thức cấm đạo, khởi-sự rất gay-gắt tại miền Trung. Nhưng rồi toàn quốc tràn lan máu các anh hùng tử đạo. Kế Minh-Mạng là Thiệu-Trị có vẻ nới tay hơn, nhưng qua thời Tự-Đức thì lại thật hung-hãn dữ-dằn. Từ hạt 'lúa mì' tiên-phong là thày giảng An-rê Phú-Yên ngã xuống (nay đã được phong Chân phước), người ta đếm được hơn 130 ngàn tín-hữu Công-giáo đã dâng-hiến mạng sống vì danh Chúa ( dĩ nhiên Giáo-hội chỉ chọn 117 vị có thành-tích và chứng-cớ lẫy lừng để phong thánh vào năm 1988, trong đó có 21 vị thừa sai người ngoại-quốc; còn Bùi-chu là giáo-phận có con số được phong thánh cao nhất là 26 vị ). Linh-mục thừa sai Pháp Joseph Marchand ( cố Du ) là người chịu đau-đớn nhất với cực-hình 'bá đao' năm 1835. Từ cụ già cao tuổi nhất là Linh-mục Luca Loan ( 84 tuổi ) tới cậu chủng-sinhTô-ma Thiện mới có 18 xuân xanh. Vị nữ-lưu duy-nhất được lãnh triều-thiên công-khai là bà thánh An-nê Thành ( Đê ). Dù bá-đao, lăng-trì, thiêu-sinh, xử trảm hay xử giảo hoặc chết rũ tù, các ngài vẫn một lòng trung-kiên với đức-tin cao-cả. Hiện nay, cứ vào ngày 24 tháng 11 hàng năm, Giáo-hội hoàn-vũ mừng kính các ngài với danh-hiệu thánh An-rê Dũng-Lạc ( Linh-mục bị chém đầu năm 1839 ) và các bạn Tử-đạo Việt-Nam.
Những tháng ngày trưởng-thành.
Cho tới năm 1933, năm mà Giáo-hội Việt-Nam hãnh-diện chứng-kiến vị giám-mục địa-phương tiên-khởi là Đức Cha Nguyễn-bá-Tòng, phụ-tá giáo-phận Bùi-Chu ( và 2 năm sau trở thành giám-mục chính-tòa Phát-Diệm ), người ta vẫn thấy giáo-hội phát-triển đều-đặn dưới sự điều-khiển của các vị Giám-mục hội Thừa-sai Ba-lê, và sau lại có các vị thuộc dòng Đa-Minh. Năm 1934, Đức Khâm-sứ Dreyer đã vui sướng khai-mạc công-đồng Đông-dương đầu tiên tại Hà-Nội.
Khi triều-đình Việt-Nam ký hòa-ước 1884 nhận sự bảo-hộ của Pháp, các giáo-phận được thong-dong phát-triển, tuy vẫn còn những vụ trả-thù và phá-hoại của những nhóm quá-khích đây đó. Nhiều thánh-đường nguy-nga được dựng lên, đặc biệt nhất là nhà thờ 'đá' Phát-diệm xuất hiện do tài xây-cất của cha Trần-Lục. Các Dòng tu khác nhau du-nhập Việt-Nam. Các chủng-viện được thiết-lập. Tân tòng tràn ngập các giáo-xứ. Các trường Công-giáo đua nhau đào tạo các mầm non cho đất nước. Nguyệt-san đầu tiên Sacerdos Indosinensis được xuất bản năm 1927. Riêng tại các giáo-phận được trao cho Dòng Đa-minh coi sóc ( Hải-phòng, Thái-Bình, Bùi Chu, Bắc-Ninh, Lạng-sơn ), các nghi-thức phụng-vụ theo truyền-thống Tây-ban-nha đã đem thêm nhiều sinh-thái cho giáo-hội. Người ta ước tính, vào năm 1933, đã có 1 triệu 300 ngàn giáo-hữu (10%) trong số 13 triệu dân Việt. Năm 1936 Đức cha người Việt thứ hai được tấn-phong là Hồ-ngọc-Cẩn : từ vai-trò làm phó, ngài đã lên Giám-mục chính-tòa Bùi-chu chỉ vài tháng sau đó. Rồi ta thấy nối-tiếp sau đó là các Đức-cha Ngô-đình-Thục, Phan-đình-Phùng, Lê-hữu-Từ, Trịnh-như-Khuê, Hoàng-văn-Đoàn v.v...
Hiệp-định Geneva 1954 đã tạo sự thay đổi lớn lao : Một số rất đông giáo-hữu đã trốn chạy chế-độ Cộng-Sản để di-cư vào Nam. Nhờ có tổng-thống Ngô-đình-Diệm, các giáo-xứ mới được thành-lập mau chóng, qua sự phối-trí của Đức cha Phạm-ngọc-Chi. Ngoài Bắc chỉ còn lại cảnh hoang-tàn. Giáo-hội co cụm và gặp nhiều khó khăn. Việc thay thế các Giám-mục và Linh-mục già yếu trở thành nan-đề to lớn. Dĩ nhiên việc thi-hành đạo và truyền bá Phúc-âm hóa nên cực-kỳ căm-go. Tuy vậy, giáo-dân vẫn kiên-trì giữ vững đức tin bên cạnh các chủ chăn.
Tại miền Nam, 21 năm tự do cho phép chuyện mở mang đạo thật tốt đẹp. Cơ-sở 'Giáo-hoàng Học-Viện Piô X' tại Đà-lạt là một dấu hiệu vô cùng phấn-khởi. Tới năm 1960, tòa thánh chính thức thiết-lập hàng Giáo-phẩm Việt-Nam ( do Đức Giáo-hoàng Gio-an 23 ). 3 giáo-tỉnh được thành-hình. Tới năm 1975, miền Nam có 15 giáo-phận và miền Bắc có 10. ( Mới đây miền Nam có thêm giáo phận Bà Rịa ). Ai nấy đều vui-mừng và hết lòng khen ngợi, coi Giáo-hội Việt-nam chỉ đứng sau Giáo-hội Phi-luật-tân về tỉ số giáo dân Công giáo trong vùng trời đông nam Á-Châu.
Giáo-hội Việt-Nam ngày nay.
Bây giờ là năm 2017. Với đợt I bị Cộng Sản tràn ngập năm 1954 tại miền Bắc và đợt II trên toàn lãnh-thổ năm 1975, Giáo-hội Việt-Nam vẫn tồn-tại và tìm cách đứng vững. Phỏng-đoán với tỷ-lệ gần 8 % dân số là Công-giáo, chúng ta hiểu vai-trò sống đạo và truyền đạo tại quê nhà vẫn là ưu-tiên hàng đầu của mọi thành-phần dân Chúa. Nếu tính từ năm 1533, hạt giống đức tin đã được gieo trồng trên quê hương Việt Nam đúng 484 năm trường. Mới đây, kỷ niệm 350 năm có tòa Giám Mục và 50 năm có hàng Giáo-phẩm, các vị lãnh-đạo đã lớn tiếng nhắc-nhở giáo-dân về sứ-mạng của mỗi người. Từ năm 1964, Giáo-hội Việt-Nam chính thức công-bố việc tôn-kính tổ-tiên cũng như những nghi-thức thực-hành. Việc này đã đẩy mạnh kế-hoạch truyền-giáo mà trước đây ít nhiều đã tạo trở-ngại cũng như sự chống đối của các người ngoài đạo Chúa. Thêm vào đó, hướng đi hội nhập văn-hóa và phát-huy truyền-thống dân-tộc cũng tạo nên thiện-cảm khắp nơi, song song với nỗ-lực đối-thoại với các tôn-giáo bạn đã làm cuộc sống đạo được hài-hòa thoải-mái hơn khá nhiều.
Nói cho trung-thực thì tuy sống trong một chế độ Cộng-sản vô-thần toàn-trị, giáo-hội Việt-Nam xem ra có nhiều điểm may-mắn, hơn nhiều giáo-hội khác đang có cùng một hoàn-cảnh, nhất là tại Trung Hoa lục địa và Bắc Hàn. Tuy còn gặp vô số hạn-chế và khó-khăn về nhiều mặt, nhưng đa số các tín-hữu vẫn có cơ-hội tới dự các lễ-nghi tại nhà thờ, cũng như các chủ-chăn vẫn được cử-hành các bí-tích. Cách riêng, ơn gọi đi tu vẫn triển nở theo chiều-kích khá lạc-quan, trong cả 26 giáo-phận cũng như các Dòng tu hiện nay. Cái may-mắn đáng nói hàng đầu là Giáo-hội Việt-Nam vẫn chưa hề bị nhuốm màu 'đỏ' để thấy bóng dáng của những Giám-mục 'quốc-doanh' nỡ tâm quay lưng lại tòa-thánh Ro-ma để tấn phong các Giám mục 'bất hợp pháp' rồi lập ra Giáo-hội 'yêu nước' như tại Trung-Hoa. Sau năm 1954, hầu hết các Giám-mục miền Bắc nêu gương can-đảm kiên-cường không chịu khuất-phục trước áp-lực của nhà nước. Rồi với tháng 4 năm 1975, đặc biệt là mới đây, một số người cũng đôi khi nêu lên mối hiểm-nguy tương-tự. Dĩ-nhiên trong Hội-đồng Giám-mục hiện tại, một số vị có bản-chất hòa-nhã và dễ dãi trong việc 'hợp-tác' ít nhiều với chính quyền, nhưng cũng có nhiều vị luôn có thái-độ cương-quyết và cứng-rắn.
Thành-phần giáo-dân bây giờ cũng đóng một vai-trò trọng-yếu cho việc góp tiếng nói xây-dựng chung. Các phương-tiện truyền-thông tân-tiến cũng góp phần không nhỏ vào việc trao-đổi và thông-tin hàng dọc cũng như hàng ngang. Dù nhà nước luôn muốn hạn-chế và kiểm-soát mọi sinh-hoạt nội-bộ của giáo-hội, nhưng các vị chủ chăn vẫn tìm mọi phương-thế để khỏi bị lệ-thuộc quá đáng. Tòa-thánh Vatican cố gắng dùng bao năm kinh-nghiệm trong lịch-sử để tìm ra một lối đi thích-đáng cho giáo-hội Việt-Nam. Dẫu lúc nào cũng có thể xảy ra những lầm-lỡ, nhưng hy-vọng 'thế cờ' mới của thế-giới thuộc dạng 'toàn cầu' sẽ giúp tránh được những nước cờ bí trầm-kha. Trong nội-bộ, người ta vẫn được phép hy-vọng rằng mọi sa-sẩy rồi sẽ được bù-đắp, cũng như mọi sai-lầm, dù cá-nhân hay đoàn-thể, rồi cũng sẽ được sửa chữa.
Với con mắt lạc-quan, ta tin rằng đôi khi trong cái rủi lại có cái may ló dạng đâu đó. Với đức tin vững mạnh, chúng ta tựa vào bàn tay hướng-dẫn và soi-sáng của Chúa Thánh-Linh, cũng như cầu nguyện với Mẹ La Vang cho giáo-hội Việt-Nam, trong mọi biến cố và trên mọi nẻo đường.
Mong lắm thay.
Như một cố gắng thêm vào giúp bà con mình cùng ôn lại chặng đường khai sinh Giáo Hội Mẹ Việt Nam, những giòng chữ này xin được gửi tới các cộng đoàn cũng như từng cá nhân, mong tất cả cùng tạ ơn Chúa, cũng như cùng nhau thề hứa sẽ giữ vững hạt giống đức tin đã được gieo vãi trong hồn mình cũng như đoàn con lũ cháu, qua chuyện cùng ngồi ôn lại quãng thời gian vàng son đã trôi qua trên mảnh đất quê hương yêu dấu.
Những tháng ngày chập chững đón nhận Tin Mừng.
Dựa theo sách 'Khâm-định Việt sử' của nhà Lê, vào năm 1533 có giáo-sĩ Tây-âu tên là I-na-khu theo đường biển vào giảng đạo 'Gia-tô' ở làng Ninh-Cường, Bùi -Chu. Mãi cho tới nay, người ta vẫn chưa rõ Linh-mục này thuộc Dòng tu nào. Dĩ-nhiên, sổ-sách chính-thức của Giáo-hội Việt-nam chưa dám xác-nhận chi-tiết của chuyện này. Có lẽ nối tiếp bước chân của cha I-na-khu là các tu-sĩ thuộc nhiều Dòng tu khác nhau như Đa-minh, Phan-xi-cô và Dòng Tên. Cha Gaspar de Santa-Cruz Dòng Đa-minh tới vùng Hà-tiên thuộc miền Nam vào năm 1550. Chỉ 8 năm sau, 2 Linh-mục Dòng Đa-minh khác tới vùng Quảng-Nam giảng đạo, rồi bất ngờ bị người Chiêm-thành giết chết và được coi là những vị truyền-giáo ngoại-quốc tiên-khởi được ơn tử-đạo tại Việt-Nam. Các tu-sĩ Dòng Tên tới miền Bắc trước, nhưng sớm bị cấm-cách và xua đuổi, nên từ năm 1613 tìm cách vào 'đàng Trong', bắt đầu là Cửa Hàn. Khu phố Hội An bấy giờ là nơi gia-thương phồn-thịnh, nhất là có nhiều kiều dân Nhật-bản ghé buôn bán. Các ngài lập ra hội 'thày giảng' với thày Au-cu-tinh là người Việt.
Tới năm 1624, giáo-sĩ Đắc-lộ, nổi tiếng với công-trình phát-triển chữ 'quốc-ngữ', ra công giảng cho dân chúng với nhiều thành-quả đáng kể. Cũng dịp này, cha Pina đã rửa tội cho bà Minh-đức-Vương-thái-phi có nhiều quyền thế, và bà đã góp nhiều công-trạng cho việc truyền-giáo thời đó. Phải đợi tới ngày 19 tháng 3 năm 1627, cha Đắc-lộ và cha Marquez mới 'long-trọng' đổ bộ vào Cửa Bạng, tỉnh Thanh-Hóa. 2 cha được chúa Trịnh trọng-dụng và gây được nhiều thành quả rất khả-quan. Cũng với cái ngày ý nghĩa này mà giáo-hội Việt-Nam đã quyết định chọn thánh Giu-se ( lễ vào ngày 19 tháng 3 hàng năm ) làm bổn-mạng chung. Tại xứ Bắc, từ tổ-chức Thày-giảng, các cha đã lập ra 'nhà Đức-Chúa-Trời', nhằm đào-tạo ra những Linh-mục Việt-nam tiên-khởi. Sau khi bị trục-xuất khỏi miền Bắc, cha Đắc lộ lại vào miền Nam và tìm cách xin chúa Nguyễn thôi cấm đạo. Thành công rồi thất-bại nối tiếp nhau. Nơi đây cha đã có một 'đệ-tử' xuất-chúng người Việt là thày giảng An-Rê, vị được coi là 'người chứng thứ nhất' đổ máu đào tử đạo. Khi phải rời Việt-Nam, cha đã tìm cách xin Ro-ma đặt tòa Giám-mục tại đây, và ý-nguyện này đã được thực hiện với 2 Giám-mục tiên-khởi : Đức cha Pallu ( ở đàng ngoài ) và Đức cha de la Motte ( ở đàng trong ) năm 1658.
Những tháng ngày tử-đạo đẫm máu.
Khi Dòng Đa-Minh được trao nhiều trọng-trách thì cũng là lúc gặp rất nhiều sóng-gió. Nhà Tây-Sơn bách-hại đạo cũng thật khủng-khiếp, qua mối hận chúa Nguyễn-Ánh được Đức cha Bá-đa-Lộc nâng đỡ ( với ước mong sau này đạo Chúa được dễ dàng truyền bá ). Khi vua Gia-Long lên ngôi năm 1802, ngài còn nể đạo Chúa, nhưng các quan trong triều cản-trở, cộng thêm nhiều lời phản-đối của nhiều sư sãi Phật-giáo, nên dần dà lạnh-nhạt và lãnh-đạm. Rồi con vua là Minh-Mạng bắt đầu chính-thức cấm đạo, khởi-sự rất gay-gắt tại miền Trung. Nhưng rồi toàn quốc tràn lan máu các anh hùng tử đạo. Kế Minh-Mạng là Thiệu-Trị có vẻ nới tay hơn, nhưng qua thời Tự-Đức thì lại thật hung-hãn dữ-dằn. Từ hạt 'lúa mì' tiên-phong là thày giảng An-rê Phú-Yên ngã xuống (nay đã được phong Chân phước), người ta đếm được hơn 130 ngàn tín-hữu Công-giáo đã dâng-hiến mạng sống vì danh Chúa ( dĩ nhiên Giáo-hội chỉ chọn 117 vị có thành-tích và chứng-cớ lẫy lừng để phong thánh vào năm 1988, trong đó có 21 vị thừa sai người ngoại-quốc; còn Bùi-chu là giáo-phận có con số được phong thánh cao nhất là 26 vị ). Linh-mục thừa sai Pháp Joseph Marchand ( cố Du ) là người chịu đau-đớn nhất với cực-hình 'bá đao' năm 1835. Từ cụ già cao tuổi nhất là Linh-mục Luca Loan ( 84 tuổi ) tới cậu chủng-sinhTô-ma Thiện mới có 18 xuân xanh. Vị nữ-lưu duy-nhất được lãnh triều-thiên công-khai là bà thánh An-nê Thành ( Đê ). Dù bá-đao, lăng-trì, thiêu-sinh, xử trảm hay xử giảo hoặc chết rũ tù, các ngài vẫn một lòng trung-kiên với đức-tin cao-cả. Hiện nay, cứ vào ngày 24 tháng 11 hàng năm, Giáo-hội hoàn-vũ mừng kính các ngài với danh-hiệu thánh An-rê Dũng-Lạc ( Linh-mục bị chém đầu năm 1839 ) và các bạn Tử-đạo Việt-Nam.
Những tháng ngày trưởng-thành.
Khi triều-đình Việt-Nam ký hòa-ước 1884 nhận sự bảo-hộ của Pháp, các giáo-phận được thong-dong phát-triển, tuy vẫn còn những vụ trả-thù và phá-hoại của những nhóm quá-khích đây đó. Nhiều thánh-đường nguy-nga được dựng lên, đặc biệt nhất là nhà thờ 'đá' Phát-diệm xuất hiện do tài xây-cất của cha Trần-Lục. Các Dòng tu khác nhau du-nhập Việt-Nam. Các chủng-viện được thiết-lập. Tân tòng tràn ngập các giáo-xứ. Các trường Công-giáo đua nhau đào tạo các mầm non cho đất nước. Nguyệt-san đầu tiên Sacerdos Indosinensis được xuất bản năm 1927. Riêng tại các giáo-phận được trao cho Dòng Đa-minh coi sóc ( Hải-phòng, Thái-Bình, Bùi Chu, Bắc-Ninh, Lạng-sơn ), các nghi-thức phụng-vụ theo truyền-thống Tây-ban-nha đã đem thêm nhiều sinh-thái cho giáo-hội. Người ta ước tính, vào năm 1933, đã có 1 triệu 300 ngàn giáo-hữu (10%) trong số 13 triệu dân Việt. Năm 1936 Đức cha người Việt thứ hai được tấn-phong là Hồ-ngọc-Cẩn : từ vai-trò làm phó, ngài đã lên Giám-mục chính-tòa Bùi-chu chỉ vài tháng sau đó. Rồi ta thấy nối-tiếp sau đó là các Đức-cha Ngô-đình-Thục, Phan-đình-Phùng, Lê-hữu-Từ, Trịnh-như-Khuê, Hoàng-văn-Đoàn v.v...
Hiệp-định Geneva 1954 đã tạo sự thay đổi lớn lao : Một số rất đông giáo-hữu đã trốn chạy chế-độ Cộng-Sản để di-cư vào Nam. Nhờ có tổng-thống Ngô-đình-Diệm, các giáo-xứ mới được thành-lập mau chóng, qua sự phối-trí của Đức cha Phạm-ngọc-Chi. Ngoài Bắc chỉ còn lại cảnh hoang-tàn. Giáo-hội co cụm và gặp nhiều khó khăn. Việc thay thế các Giám-mục và Linh-mục già yếu trở thành nan-đề to lớn. Dĩ nhiên việc thi-hành đạo và truyền bá Phúc-âm hóa nên cực-kỳ căm-go. Tuy vậy, giáo-dân vẫn kiên-trì giữ vững đức tin bên cạnh các chủ chăn.
Tại miền Nam, 21 năm tự do cho phép chuyện mở mang đạo thật tốt đẹp. Cơ-sở 'Giáo-hoàng Học-Viện Piô X' tại Đà-lạt là một dấu hiệu vô cùng phấn-khởi. Tới năm 1960, tòa thánh chính thức thiết-lập hàng Giáo-phẩm Việt-Nam ( do Đức Giáo-hoàng Gio-an 23 ). 3 giáo-tỉnh được thành-hình. Tới năm 1975, miền Nam có 15 giáo-phận và miền Bắc có 10. ( Mới đây miền Nam có thêm giáo phận Bà Rịa ). Ai nấy đều vui-mừng và hết lòng khen ngợi, coi Giáo-hội Việt-nam chỉ đứng sau Giáo-hội Phi-luật-tân về tỉ số giáo dân Công giáo trong vùng trời đông nam Á-Châu.
Giáo-hội Việt-Nam ngày nay.
Nói cho trung-thực thì tuy sống trong một chế độ Cộng-sản vô-thần toàn-trị, giáo-hội Việt-Nam xem ra có nhiều điểm may-mắn, hơn nhiều giáo-hội khác đang có cùng một hoàn-cảnh, nhất là tại Trung Hoa lục địa và Bắc Hàn. Tuy còn gặp vô số hạn-chế và khó-khăn về nhiều mặt, nhưng đa số các tín-hữu vẫn có cơ-hội tới dự các lễ-nghi tại nhà thờ, cũng như các chủ-chăn vẫn được cử-hành các bí-tích. Cách riêng, ơn gọi đi tu vẫn triển nở theo chiều-kích khá lạc-quan, trong cả 26 giáo-phận cũng như các Dòng tu hiện nay. Cái may-mắn đáng nói hàng đầu là Giáo-hội Việt-Nam vẫn chưa hề bị nhuốm màu 'đỏ' để thấy bóng dáng của những Giám-mục 'quốc-doanh' nỡ tâm quay lưng lại tòa-thánh Ro-ma để tấn phong các Giám mục 'bất hợp pháp' rồi lập ra Giáo-hội 'yêu nước' như tại Trung-Hoa. Sau năm 1954, hầu hết các Giám-mục miền Bắc nêu gương can-đảm kiên-cường không chịu khuất-phục trước áp-lực của nhà nước. Rồi với tháng 4 năm 1975, đặc biệt là mới đây, một số người cũng đôi khi nêu lên mối hiểm-nguy tương-tự. Dĩ-nhiên trong Hội-đồng Giám-mục hiện tại, một số vị có bản-chất hòa-nhã và dễ dãi trong việc 'hợp-tác' ít nhiều với chính quyền, nhưng cũng có nhiều vị luôn có thái-độ cương-quyết và cứng-rắn.
Thành-phần giáo-dân bây giờ cũng đóng một vai-trò trọng-yếu cho việc góp tiếng nói xây-dựng chung. Các phương-tiện truyền-thông tân-tiến cũng góp phần không nhỏ vào việc trao-đổi và thông-tin hàng dọc cũng như hàng ngang. Dù nhà nước luôn muốn hạn-chế và kiểm-soát mọi sinh-hoạt nội-bộ của giáo-hội, nhưng các vị chủ chăn vẫn tìm mọi phương-thế để khỏi bị lệ-thuộc quá đáng. Tòa-thánh Vatican cố gắng dùng bao năm kinh-nghiệm trong lịch-sử để tìm ra một lối đi thích-đáng cho giáo-hội Việt-Nam. Dẫu lúc nào cũng có thể xảy ra những lầm-lỡ, nhưng hy-vọng 'thế cờ' mới của thế-giới thuộc dạng 'toàn cầu' sẽ giúp tránh được những nước cờ bí trầm-kha. Trong nội-bộ, người ta vẫn được phép hy-vọng rằng mọi sa-sẩy rồi sẽ được bù-đắp, cũng như mọi sai-lầm, dù cá-nhân hay đoàn-thể, rồi cũng sẽ được sửa chữa.
Với con mắt lạc-quan, ta tin rằng đôi khi trong cái rủi lại có cái may ló dạng đâu đó. Với đức tin vững mạnh, chúng ta tựa vào bàn tay hướng-dẫn và soi-sáng của Chúa Thánh-Linh, cũng như cầu nguyện với Mẹ La Vang cho giáo-hội Việt-Nam, trong mọi biến cố và trên mọi nẻo đường.
Mong lắm thay.
Lễ Suy Tôn Thánh Giá: Vinh dự đời tôi là Thập Giá Chúa Kitô
Đinh Văn Tiến Hùng
15:45 11/09/2017
Trời mây non nước nhuộm sắc hồng,
Đỉnh cao vời vợi trông đẹp quá !
Thánh Giá vươn lên giữa không trung.
Biểu tượng đó tuyệt mỹ vô cùng,
Ngàn năm biến đổi vẫn uy hùng,
Vươn lên sức sống Ki-tô giáo,
Ấp ủ chở che bao tấm lòng.
Thánh Giá đâu phải để theo thời,
Không là trang điểm để thêm vui,
Dù bằng kim cương hay vàng bạc,
Vòng quanh cổ, ngực cho đẹp tươi.
Đừng dùng Thánh Giá mà đấu tranh,
Đừng mang Thánh Giá mà tuần hành,
Che lấp dưới chiêu bài chính trị,
Âm mưu lừa dối sẽ không thành.
Hãy nhìn lên đỉnh tháp giáo đường,
Thánh Giá vươn cao giữa trời trong,
Tiếng chuông vang dội đang mời gọi,
Hồn ta lắng dịu khỏi sầu vương.
Lặng nhìn tưởng niệm nơi nghĩa trang,
Mộ bia Thánh Giá lớp hàng hàng,
Bao người nắm xuống hai tay trắng,
Giã từ phú quí lẫn vinh quang.
Thánh Giá cuộc đời của mỗi người,
Buồn vui vinh nhục của một đời,
Thiên Chúa đã trao ta đón nhận,
Gánh vác trên đường một mình thôi.
Xưa Chúa trên đường Gôn-gô-ta,
Nhục hình quặn quại, máu lệ nhòa,
Hơi thở đứt đoạn, thân gục ngã,
Thánh Giá trĩu nặng bởi tội ta.
Thánh Giá minh chứng của tình yêu,
Hy sinh cao cả biết bao nhiêu,
Chết khổ nhục, không lời oán trách,
Núi Sọ cô đơn buồn hắt hiu !
Lạy Chúa ! Con đây đã hiểu rồi,
Ấn tín trao con từ Chúa trời :
Hãy vác Thánh Giá theo chân Chúa,
Chỗi dậy mà đi hết cuộc đời.
ĐINH VĂN TIẾN HÙNG
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hằng Ngày Dùng Đủ
Lê Trị
08:18 11/09/2017
Ảnh của Lê Trị
Đâu cần chất chứa nhà kho
Chúa ban lương thực ấm no hằng ngày.
(bt)
VietCatholic TV
TV Thời sự Giáo hội và Thế giới ngày nay, Chúa Nhật 10/9/2017
VietCatholic Network
12:12 11/09/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. ĐTC Phanxicô cử hành thánh lễ ơn gọi tại thành phố Medellin ở Colombia.
2. Diễn từ của Đức Thánh Cha với các Giám Mục Colombia.
3. Tóm lược diễn tiến 3 ngày đầu tiên trong chuyến công du 5 ngày của Đức Thánh Cha tại Columbia.
4. Đức Phanxicô tại buổi Gặp Gỡ Hòa Giải ở Villavincencio, Colombia.
5. Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ lên án quyết định ngưng chương trình DACA.
6. Sau khi Bắc Hàn thử hạt nhân, Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ James Mattis tuyên bố “Chúng ta không tìm cách hủy diệt hoàn toàn một quốc gia…”
7. Công giáo Florida đón bão Irma: Chuẩn bị cứu trợ, tổng giáo phận Miami ngưng lễ.
8. Bão thế kỷ Irma làm ngưng ngày lễ Đức Bà Del Cobre ở Cuba.
9. Giới thiệu Thánh Ca: Sống trong tình Chúa.
Sau đây là phần tin chi tiết:
Thánh Ca
Thánh Ca: Yêu thương cho Người - Trình bày: Ca Sĩ Như Ý
VietCatholic Network
15:26 11/09/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây