Ngày 12-09-2011
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ganh tị
Lm Vũđình Tường
15:19 12/09/2011
Chúa Nhật 25 thường niên, năm A
Mt 20, 1-16a


Dường như ganh tị xảy ra dưới nhiều hình thức khác nhau, tuỳ theo lứa tuổi mà ganh tị biến đổi. Nó biến đổi mà không phải là biến mất. Nó lui vào hậu trường nằm chờ cơ hội để cho mối ganh tị khác chiếm hữu trên sân khấu cuộc đời. Bằng chứng rõ ràng là có những ganh tị xảy ra lúc còn nhỏ, sau này thành người lớn nó lại xuất hiện và ngay cả tuổi cao niên nó vẫn còn tái diễn, trình làng. Nhiều vụ kiện cáo vì tranh nhau miếng cơm, manh áo. Nhiều người ham quyền cố vị vì ganh nhau ăn trên, ngồi trên, có cơ hội đọc diễn văn, tuyên bố, phát ngôn.

Cuộc sống Đông Tây đều có những điểm giống nhau như lúc nhỏ hay ganh ăn. Lớn hơn chút ganh chơi. Tuổi thiếu niên ganh nói. Tuổi thanh niên ganh xe mới. Tuổi sắp sửa lập gia đình ganh bồ nhí. Tuổi vào đời ganh nhà cao, cửa rộng, ganh chức tước, ganh tiền, hám danh. Có đủ ăn mặc, ganh đi đây đó. Khi về già ganh viện dưỡng lão và khi chết ganh đám táng lớn, mồ cao, mả rộng.

Ganh về tâm lí phát xuất do tự kiêu. Cho là mình hơn người mà không được trọng dụng. Cờ không đến tay không được phất. Chỉ trích, phê bình cho tài người xuống đề cao tài mình lên. Ganh trong trường hợp đó thường hay có phản ứng ngược vì càng cố khoe tài càng vạch ra nhiều kẽ hở bất tài.

Về của cải vật chất ganh tị nói lên điều không hài lòng, còn thiếu. Nếu hài lòng đã không ganh. Ganh vì tự thấy còn thiếu, muốn có hơn, nhiều hơn. Ganh vì lòng tham cũng có mà vì nghĩ về mình cũng nhiều. Nhiều người vay công, mượn nợ để trang hoàng nhà cửa, trưng đeo trên người để tỏ ra mình cũng như người hoặc hơn người.

Ganh ăn chính là trường hợp của người công nhân phàn nàn với ông chủ sau khi đã thoả thuận tiền công nhật là một đồng. Ông ta than phiền là phải vất vả nắng nôi suốt ngày. Người thợ thuê giờ sau hết cũng chịu nắng nôi giữa chợ suốt ngày. Cộng thêm cái lo lắng gia đình lấy của đâu ra cho bữa ăn tối. Đang lúc anh tuyệt vọng thì ông chủ đến cứu vớt anh. Không phải chỉ mình anh được ấm no, hạnh phúc mà cả gia đình anh, chung bữa cơm tối, được tụ họp xum vầy. Điều này cho thấy thực thi bác ái cho người nào đó thì không phải mình người đó hưởng mà cả người thân được hưởng nhờ việc tốt lành.

Nhóm thợ thuê buổi sáng sớm còn được bàn thảo giá cả thuê mướn công nhật. Nhóm thợ thuê vào giờ sau cùng không hề dám hé môi đặt vấn đề lương bổng. Có người thuê là mừng rồi. Còn đâu cơ hội để bàn định giá cả. Làm nguyên ngày có bữa cơm ngon; làm nửa ngày mong chén cháo lỏng. Dẫu thế, có vẫn hơn không. Nhóm thợ đầu tiên biết tiền công nhật một đồng một ngày. Nhóm thợ thứ hai nhận lời hứa được trả công xứng đáng. Nhóm thợ thứ ba không được hứa gì cả chỉ biết thế nào cũng được trả công. Ít nhiều hoàn toàn tuỳ thuộc vào tốt của chủ vườn nho. Chủ vườn nho thuê thợ không phải vì cần mà vì lòng thương họ bơ vơ, không công việc làm nuôi thân. Chính ông xác định điều này. Nếu cần thợ cho vườn nho có lẽ ông đã thuê sáng sớm. Ông thuê vào giấc giữa trưa, gần tối vì thấy thợ chờ suốt ngày không ai thuê nên ông thuê. Thuê vì thương hại hơn là nhu cầu. Như thế việc ít, thợ nhiều. Nếu tính lợi người ta đã chọn thợ giỏi, lành tay nghề. Ông chủ vườn nho không tính lợi cho mình mà nghĩ đến an sinh của thợ nhiều hơn. Làm như thế ông thiệt về tài chánh nhưng lợi về đàng nhân đức, đàng nhân lành.

Người thợ lên tiếng phàn nàn nếu có lòng thương người hẳn phải nhìn biết ông chủ là người tốt và mang lòng cám ơn. Đàng này điều anh ước mong không thoả nên anh lên tiếng phàn nàn. Anh thấy lòng tham của anh mà không thấy lòng tốt của ông chủ vườn nho. Cách nhìn này khá thông dụng giữa các Kitô hữu. Chúng ta hay than phiền về cuộc sống, về đau khổ, về bệnh tật, về rủi ro mà không nhìn thấy Chúa là Đấng từ bi và nhân hậu. Chúng ta cũng hay ghen với người này, bì với người khác mà không biết đem lòng cảm tạ những ơn Chúa ban. Chúng ta không dùng khả năng phát triển tài năng Chúa ban mà phí phạm tài năng vào việc tìm tòi, để ý phê bình, ghen với người khác. Người mình phê bình thường là người quen, người từng làm ơn hay là bạn chân tình. Chúng ta thử áp dụng câu ông chủ vườn nho nói với chính mình. Đặt mình vào chỗ người ghen tị với bạn bè, bà con để xét xem việc mình ganh tị xứng đáng hay mình đang chê trách lòng nhân từ của ông chủ.

Này bạn, tôi không làm thiệt hại bạn đâu, chớ thì bạn đã không thoả thuận với tôi một đồng sao? Bạn hãy lấy phần bạn mà đi về, tôi muốn trả cho người đến sau hết bằng bạn, nào tôi chẳng được phép làm như ý tôi muốn sao? Hay mắt bạn ganh tị, vì tôi nhân lành chăng?
Mt 20,14tt.


Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:10 12/09/2011
ĐÁNH THÊM BA LÍT
N2T

Có một quan huyện rất thích rượu, ngày nào cũng phải uống vài lít.
Một hôm quan huyện uống rượu, đang uống đến hồi hứng chí thì đột nhiên có người đến kêu oan nên cảm thấy cụt hứng. Thế là loạng choạng đi ra công đường, chân nam đá chân bắc vừa đi vừa chửi, ra đến nơi không thèm hỏi trắng đen bèn vỗ bàn lớn tiếng kêu đánh.
Nha dịch nghe quan huyện kêu đánh nhưng không thấy quan huyện quăng thẻ xuống, bèn quỳ xuống hỏi: “Đánh bao nhiêu ?”
Quan huyện đưa ba ngón tay lên, nói:
- “Đánh thêm ba lít nữa !”

Suy tư:
Chúa Giê-su đã nói: lòng có đầy, miệng mới nói ra (Mt 12, 34b) , người có tâm địa tốt thì nói toàn những lời tốt đẹp, không nguyền rủa, không chửi mắng, không la lối thóa mạ người khác; ngược lại, người tâm địa xấu thì hể mở miệng là vu oan giá họa, là chê bai, là nói xấu, là phê bình chỉ trích tha nhân...
Linh mục trong lòng tràn đầy tình yêu Chúa, thì nhất định bài giảng của ngài có sức hấp dẫn mọi người đoàn kết lại với nhau và yêu thương nhau; linh mục trong lòng đầy sự kính sợ Chúa, thì dứt khoát cuộc sống của ngài sẽ là tấm gương sáng cho mọi người noi theo; linh mục trong lòng chỉ biết phục vụ Chúa mà không vì mình tài giỏi rồi kiêu ngạo, coi giáo dân chỉ là hạng chỉ biết nghe mình, thì chắc chắn giáo dân của ngài sẽ tự nguyện đứng sau lưng ngài, để xây dựng giáo xứ thành đại gia đình yêu thương.
Quan huyện trong lòng chỉ thích rượu, mỗi ngày uống vài lít thì khi thăng đường xét xử cũng tràn ngập mùi rượu, hành xử như thằng say, quyết định “đánh thêm ba lít nữa” như thằng hề.
Lời dạy của Chúa Giê-su vẫn mãi mãi ứng nghiệm qua mọi thời đại: lòng có đầy, miệng mới nói ra.
-----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:18 12/09/2011
N2T

23. Chúng ta đừng có phí hoài thời gian, phải nổ lực cứu linh hồn người ta, vì có vô số linhh hồn sa xuống hỏa ngục như tuyết rơi xuống đất trong mùa đông. Vì thế mà Chúa Giê-su đau buồn rơi nước mắt, lẽ nào chúng ta chỉ biết lo cho mình mà không tìm cách an ủi Chúa Giê-su sao ?

(Thánh nữ Terese of Lisieux)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thế giới kỷ niệm ngày 11-9 bằng suy tư và cầu nguyện
Phạm Kim An
08:05 12/09/2011
WELLINGTON, New Zealand - Một người mẹ ở Malaysia chào người con đã qua đời của bà. Người dân ở Manila đặt hoa hồng cho nạn nhân đã giúp tặng nhà cho họ. Và nhiều người ở Tokyo đứng trước một mảnh thép từ Vùng đất số Không, tưởng nhớ 23 nhân viên ngân hàng không bao giờ làm cho Vùng này sống nữa.

Một thập kỷ sau ngày 11-9, một ngày đã thay đổi rất nhiều cho nhiều người, các nhà lãnh đạo và công dân thế giới nghỉ việc để suy tư trong ngày Chủ nhật 11-9. Nhưng cũng có một số người – trong đó có cựu Thủ tướng Malaysia - đã nhắc lại tuyên bố cũ rằng chính phủ Mỹ đứng đằng sau cuộc tấn công.

Từ Sydney đến Tây Ban Nha, các nghi lễ chính thức đã dành tri ân khoảng 3.000 người thuộc hơn 90 quốc gia đã thiệt mạng. Và, trong một lời nhắc nhở rằng mối đe dọa vẫn còn, cảnh sát Thụy Điển nói rằng bốn người đã bị bắt vì tình nghi chuẩn bị một cuộc tấn công khủng bố, trong khi chính quyền ở Washington và New York tăng cường an ninh, sau khi có tin tình báo về khả năng có vụ tấn công bằng bom xe.

Đối với một số người, nỗi đau không bao giờ dừng lại. Tại Malaysia, bà Pathmawathy Navaratnam thức dậy sáng 11-9 ở ngoại ô Kuala Lumpur, và làm điều bà đã làm mỗi ngày trong suốt thập kỷ qua: nói với con trai Vijayashanker Paramsothy "Chào con buổi sáng".

Nhà phân tích tài chính 23 tuổi này đã thiệt mạng trong các cuộc tấn công vào New York.

Bà Navaratnam nói: “Nó là ánh nắng mặt trời của tôi. Nó đã sống cuộc đời cách đầy đủ nhất, nhưng tôi không thể chấp nhận rằng nó không còn ở đây nữa. Tôi vẫn còn sống, nhưng tôi đã chết trong lòng".

Tại Manila, hàng chục cư dân khu ổ chuột tặng hoa hồng, bong bóng và lời cầu nguyện cho một nạn nhân khác, nữ công dân Mỹ Marie Rose Abad. Khu phố đã quen với sự bẩn thỉu và mùi hôi thối. Nhưng năm 2004, ông Rudy người Mỹ gốc Philippines, chồng của Abad, đã xây dựng 50 ngôi nhà màu sắc rực rỡ, đáp ứng mong muốn của người vợ quá cố của mình để giúp người Philippines nghèo. Ngôi làng đã được đặt tên cô.

Các cuộc tấn công 11-9 sinh ra nhiều giả thuyết trên khắp thế giới, đặc biệt là những người Hồi giáo cáo buộc sự tham gia của Mỹ hoặc Israel.

Cựu Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad, một nhà phê bình phương Tây cách cay độc, đã viết trên blog của mình rằng người Hồi giáo Ả Rập không có khả năng "lập kế hoạch và vạch chiến lược" cho các cuộc tấn công như vậy. Ông nói thêm "thật không thể tưởng tượng" cho cựu Tổng thống George W. Bush, vì ông đã nói dối về ai là người chịu trách nhiệm.

Tại Pakistan, khoảng 100 người ủng hộ một đảng chính trị Hồi giáo tổ chức cuộc biểu tình chống Mỹ ở Islamabad và Multan để đánh dấu lễ kỷ niệm, họ cầm biểu ngữ nhắc lại các thuyết âm mưu. Tại Karachi, khoảng 100 người phản đối cuộc chiến tại Afghanistan, vốn được phát động để chống lại các cuộc tấn công.

Một vài chục người biểu tình tụ tập bên ngoài Đại sứ quán Mỹ ở London, với một nhóm đốt một lá cờ Mỹ trong một phút im lặng được tổ chức, để đánh dấu thời điểm khi chiếc máy bay không tặc đầu tiên đâm vào Trung tâm Thương mại Thế giới. Một nhóm ít người Hồi giáo đã tổ chức một cuộc phản biểu tình gần đó.

Tuy nhiên, người ta ít chú ý đến các sự kiện và lời nhận xét ấy về ngày đó, vốn được chi phối nhiều bởi nỗi buồn và nỗi đau của các kỷ niệm.

Tại Nhật, nhiều gia đình tập trung tại Tokyo để tỏ lòng kính trọng 23 nhân viên Ngân hàng Fuji, những người không bao giờ đi ra khỏi văn phòng của họ ở Trung tâm Thương mại Thế giới nữa. Chỉ có hơn chục nhân viên ngân hàng thiệt mạng này là người Nhật.

Từng người một, các thành viên trong gia đình đã đặt hoa trước một tủ kính có chứa một miếng thép lấy từ Khu vực số Không. Họ siết chặt tay và cúi đầu. Một số người đã chụp ảnh. Những người khác chỉ đứng im lặng trang nghiêm. Không có nước mắt, chỉ só sự trầm tư.

Công dân Rae Tompsett, 81 tuổi ở Sydney, cho biết cụ không hề cảm thấy tức giận về cái chết của con trai là Stephen Tompsett, 39 tuổi, một kỹ sư máy tính làm việc trên tầng 106 của tòa tháp phía bắc của Trung tâm Thương mại Thế giới, khi tòa tháp bị một chiếc máy bay không tặc đâm vào.

Cụ bà nói: “Không, không hề giận dữ. Buồn. Thật buồn vì những người khủng bố tin rằng họ đã làm điều tốt".

Cụ bà giáo viên nghỉ hưu và chồng cụ là Jack, 92 tuổi, thuộc trong số hơn 1.000 người tập trung trong nhà thờ chính tòa Đức Bà ở Sydney, tham dự một buổi cầu nguyện đa tôn giáo đặc biệt.

Cụ Tompsett nói: “Thật khó tin rằng đã là 10 năm – vậy mà tôi tưởng như chuyện mới xảy ra hôm qua thôi”.

Tại một lễ tưởng niệm tại Nhà thờ Grosvenor ở London, bà Courtney Cowart, người gần như bị chôn sống khi tháp phía bắc của Trung tâm Thương mại Thế giới sụp đổ, đã mô tả nỗi sợ hãi của bà, khi bà trở lại địa điểm để tham dự một buổi lễ tôn giáo năm ngày sau đó.

Bà nói: "Bước vào trung tâm của bóng tối, tôi đã rất kinh hãi. Chúng tôi bị lu mờ trước đống đổ nát khổng lồ lờ mờ xung quanh chúng tôi. Đó là một cảnh trí có tất cả các màu sắc".

Ở những nơi khác của châu Âu, ĐTC Biển Đức XVI, tại một Thánh lễ ngoài trời ở Ancona, Ý, đã cầu nguyện cho các nạn nhân, và kêu gọi thế giới hãy chống lại điều mà Ngài gọi là "sự cám dỗ hướng tới hận thù", và thay vào đó hãy làm việc cho tình đoàn kết, công lý và hòa bình.

Tại Paris, nơi có nhiều lễ kỷ niệm được dự trù, một hội các "bạn bè" Pháp của Mỹ đang chuẩn bị khánh thành một mô hình thu nhỏ của Tòa Tháp Đôi cao chín tầng, mang tên của các nạn nhân trên đó.

Khoảng 150 người, một số vẫy cờ Mỹ, tổ chức tại Madrid lễ trồng kỷ niệm 10 cây sồi Mỹ tại công viên Juan Carlos I, với sự tham dự của Thái tử Felipe, Phu nhân Công nương là Letizia, và các quan chức khác.

Thành phố Roma được chuẩn bị để thắp sáng Đấu trường Colosseum chiều ngày 11-9, để tỏ tình đoàn kết, và các lễ kỷ niệm đặc biệt đã được lên kế hoạch tại Nhà thờ chính tòa Đức Bà Paris và Nhà thờ thánh Phaolô ở London.

Phe Taliban đánh dấu lễ kỷ niệm bằng cách tuyên bố thề sẽ tiếp tục chiến đấu chống lại lực lượng Mỹ tại Afghanistan, và nói rằng họ đã không có vai trò nào trong vụ tấn công ngày 11-9.

Một tuyên bố được gửi qua điện thư cho các tổ chức thông tin viết: "Mỗi năm, ngày 11-9 nhắc nhở người dân Afghanistan về một sự kiện mà họ đã không có vai trò gì. Chủ nghĩa thực dân Mỹ làm đổ máu của hàng chục ngàn người Afghanistan khốn khổ và vô tội".

Vài giờ sau, một người Taliban đánh bom tự sát trong một chiếc xe tải lớn tại cửa một đồn lính của lực lượng NATO ở miền đông Afghanistan, làm hai thường dân thiệt mạng và 77 binh lính Mỹ bị thương. Tuy nhiên, không có lính Mỹ nào bị thương nặng, theo NATO.

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, tại cuộc họp hàng tuần nội các của ông vào ngày 11-9, cho biết chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo tiếp tục đe dọa Israel, và kêu gọi các nền dân chủ hãy "cùng nhau hành động chống lại ảnh hưởng xấu này".

Ông Netanyahu nói: "Rõ ràng là mối đe dọa này sẽ lớn lao vô cùng nếu các lực lượng hoặc chế độ cực đoan Hồi giáo có được vũ khí tối tân - vũ khí hủy diệt hàng loạt - và sau đó các kẻ khủng bố sẽ đoàn kết với nhau sẽ có thể hành động dưới ô hạt nhân của một chế độ cực đoan, hoặc thậm chí với các công cụ hủy diệt hàng loạt được trao cho họ".

Mỹ và đồng minh vào lãnh thổ Afghanistan ngày 7-10-2001, sau khi phe Taliban cai trị đất nước từ chối nộp ông Osama bin Laden, kẻ chủ mưu vụ tấn công ngày 11-9. Nhà lãnh đạo al-Qaeda này lúc ấy sống ở Afghanistan, nơi mà mạng lưới khủng bố duy trì các trại huấn luyện và lên kế hoạch tấn công chống lại Mỹ và các nước khác. Bin Laden đã bị lực lượng Mỹ giết chết cách đây bốn tháng ở Pakistan, tại nơi ông ẩn náu.

Yambem Laba, có em trai là Jupiter Yambem là một trong các nạn nhân ngày 11-9, nói: “Giờ đây Osama bin Laden đã chết rồi, linh hồn em trai tôi sẽ nghỉ yên muôn đời".

Jupiter, một người Ấn Độ, là người quản lý của nhà hàng "Windows on the World” (Cửa sổ trên thế giới) ở Trung tâm Thương mại Thế giới.

Khoảng 100 thành viên trong gia đình và bạn bè thân thiết đã tập trung tại nhà tổ tiên của ông ở bang Manipur, miền đông bắc Ấn Độ, để dự lễ cầu nguyện ngày 11-9.

Ông Laba nói: “Osama đã chết, nhưng mối đe dọa của al-Qaeda không chấm dứt". (AP 11-9-2011)
 
Một nước Mỹ đổi thay: Tưởng niệm 10 năm ngày 11-9
Nguyễn Trọng Đa
08:07 12/09/2011
NEW YORK (AP) - Thân nhân của các nạn nhân vụ khủng bố ngày 11-9 tập trung ngày chủ nhật tại Khu vực số Không đã biến đổi, trung tâm của một ngày để tang và tưởng nhớ trên toàn quốc gia và thế giới, để đánh dấu 10 năm kể từ khi cuộc tấn công khủng bố tồi tệ nhất trên đất Mỹ xảy ra.

Tại địa điểm Trung tâm Thương mại Thế giới (WTC), các công nhân bận rộn chuẩn bị công đoạn cuối cho một đài tưởng niệm, vốn được mở vào buổi sáng cho gia đình của các nạn nhân. Một công nhân sử dụng một miếng vải, lau sạch các tấm bằng đồng khắc tên nạn nhân.

Các thân nhân - một số mang y phục đen trang trọngc, một số khác mang áo lính cứu hỏa – tập trung trước một khán đài, nơi Tổng thống Barack Obama và cựu Tổng thống George W. Bush sẽ có các bài phát biểu, như một phần của cuộc lễ tại New York.

Khi mặt trời mọc, một lá cờ Mỹ phủ ngoài sáu tầng lầu của Trung tâm Thương mại Thế giới số 1 đang xây. Bầu trời trong xanh với các đám mây trắng rải rác và một làn gió nhẹ, không giống như buổi sáng thứ Ba 10 năm trước đây.

Địa điểm này trông hoàn toàn khác so với nó cho các lễ tưởng niệm ngày 11-9 trước đây: Cùng với các tên bằng đồng, có hai thác nước nhân tạo trực tiếp trên dấu chân của tòa tháp, bao quanh bởi hàng chục cây sồi trắng.

Elijah Portillo, 17 tuổi, có cha bị giết trong vụ tấn công, nói rằng anh không bao giờ muốn tham dự lễ kỷ niệm, bởi vì anh nghĩ rằng anh sẽ cảm thấy tức giận. Anh nói, nhưng lần này lại khác.

Elijah phát biểu: “Thời gian là một cậu bé lớn. Thời gian không cho phép các điều giữ bạn lại. Thời gian là để bước vào thế giới và nhìn thấy mọi thứ là như thế nào".

Các buổi tưởng niệm trên nước Mỹ và trên thế giới đã được lên kế hoạch, để đánh dấu một thập kỷ của thương nhớ những người thân yêu bị thiệt mạng trong vụ tấn công. Một thập niên của gửi con trai, con gái, cha, mẹ đến và ra khỏi cuộc chiến ở nước ngoài. Một thập niên của tái định nghĩa các biện pháp an ninh là gì, và lo âu về một ngày 11-9 khác - hoặc một cái gì đó tồi tệ hơn.

Lễ tưởng niệm làm sống lại các kỷ niệm của một buổi sáng tháng Chín, khi các kẻ khủng bố cho đâm các máy bay không tặc vào Trung tâm Thương mại Thế giới và Lầu Năm Góc, và một chiếc máy bay thứ tư bị rơi xuống cánh đồng ở bang nông nghiệp Pennsylvania miền tây. Kỷ niệm của chủ nghĩa anh hùng và các người Samaritan nhân hậu, và sự sợ hãi không thể tưởng tượng được. Và kỷ niệm về gần 3.000 người bị thiệt mạng dưới bàn tay của một mạng lưới khủng bố toàn cầu do Osama bin Laden cầm đầu, và nay y đã chết.

Người dân trên khắp nước Mỹ đã lên kế hoạch tụ tập cầu nguyện tại các nhà thờ chính tòa trong các thành phố lớn nhất, và đặt hoa hồng trước các trạm cứu hỏa ở các thị trấn nhỏ nhất. Trên thế giới, nhiều người khác sẽ làm điều gì đó tương tự, bởi vì có quá nhiều thay đổi cho họ trong ngày này nữa.

Chuông đổ liên hồi. Người Mỹ sẽ thấy các đài tưởng niệm mới ở khu vực Manhattan, bang nông nghiệp Pennsylvania và các nơi khác, biểu tượng của một quyết định để ghi nhớ và xây dựng lại.

Nhưng phần lớn trọng lượng của các buổi lễ năm nay nằm trong những gì phần lớn sẽ không được nói ra. Lễ kỷ niệm có vai trò khiến người Mỹ phải xem xét làm thế nào các cuộc tấn công ảnh hưởng đến họ và thế giới rộng hơn, và cuộc đấu tranh tiếp tục hiểu vị trí của ngày 11-9 trong truyền thuyết của dân tộc.

Ông Ken Foote, tác giả cuốn "Vùng đất phủ bóng: Cảnh quan bạo lực và bi kịch của nước Mỹ” (Shadowed Ground: America's Landscapes of Violence and Tragedy), nói: “Rất nhiều chuyện đang diễn ra trong khung cảnh, xem xét vai trò mà việc tôn kính các địa điểm chết chóc và thảm họa có trong cuộc sống hiện đại. Những ngày kỷ niệm này là đặc biệt quan trọng trong việc tìm ra câu chuyện nào để kể, để tìm ra điều đó có nghĩa là gì. Nó buộc mọi người tìm ra những gì đã xảy ra cho chúng ta".

Ngày 10-9, tại bang nông nghiệp Pennsylvania miền tây, hơn 4.000 người bắt đầu kể câu chuyện một lần nữa.

Tại lễ khánh thành Đài kỷ niệm quốc gia Chuyến bay 93 gần thị trấn Shanksville, các cựu tổng thống Bush và Bill Clinton và Phó Tổng thống Joe Biden tham dự cùng với gia đình của 40 hành khách, và phi hành đoàn trên chiếc máy bay phản lực chiến đấu chống lại các tên không tặc.

Ông Bush nói: "Vào thời điểm mà nền dân chủ Mỹ bị tấn công, các công dân của chúng ta bất chấp những kẻ bắt cóc bằng cách tổ chức một cuộc bỏ phiếu". Sự lựa chọn của họ buộc họ trả giá bằng mạng sống của mình.

Còn theo ông Clinton, các hành khách và phi hành đoàn đã "tặng cho cả nước một món quà vô giá: Họ cứu trụ sở Quốc hội khỏi bị tấn công", một số lượng mạng sống chưa được nói đến, và từ chối chiến thắng mang tính biểu tượng của al-Qaeda là "đập tan trung tâm của chính phủ Mỹ".

Ông nói tiếp: “Họ là các thường dân không có thời giờ để quyết định và họ đã làm điều đúng. Và sau 2.500 năm nữa, tôi hy vọng và cầu nguyện với Thiên Chúa rằng mọi người vẫn sẽ nhớ đến ngày này”.

Công viên tưởng niệm ở Pennsylvania còn lâu mới được khánh thành. Tuy nhiên, đài kỷ niệm và lễ kỷ niệm để ghi dấu 10 năm sau các cuộc tấn công là những cột mốc quan trọng, theo bà Sally Ware, một trong các "đại sứ" tình nguyện đã làm việc như một hướng dẫn viên tại địa điểm kể từ khi có thảm họa.

Bà Ware, có nhà cửa đã rung chuyển khi máy bay bị rơi cách đó hai dặm (3,2km), nhớ lại rằng hàng trăm người đổ xô đến địa điểm trong những ngày sau đó, để lại các vật lưu niệm và bảng ghi nhớ ở đó. Bà bắt đầu làm tình nguyện viên, sau khi tìm thấy dọc theo lề đường một bông hồng đỏ đặt trên bộ đồng phục của một tiếp viên hàng không.

Bà Ware, có con gái là một tiếp viên hàng không, nói: “Nó thực sự làm tôi suy nghĩ. Tôi nghĩ rằng cần có ai đó để chăm sóc nó”.

Bây giờ, một thập kỷ sau, bà nói rằng đài tưởng niệm có thể làm chút gì để giảm bớt nỗi đau của các gia đình những người đã chết trong vụ tai nạn.

Nhưng các lễ tưởng niệm cuối tuần qua nhắc nhớ lại một câu chuyện với sự tiếp cận rộng hơn nhiều. Bà Ware nói, các buổi lễ tôn vinh những người "chiến đấu cuộc chiến đầu tiên chống khủng bố - và họ đã chiến thắng. Đó là điều tôi không muốn bỏ lỡ. Nó trở thành một phần cuộc sống của tôi".

Khi ngày tưởng niệm đến trên khắp thế giới, người đã tỏ lòng kính trọng trong các nghi lễ chính thức và các khoảnh khắc thinh lặng.

Tại Nhật, nhiều gia đình tập trung tại Tokyo để tỏ lòng kính trọng 23 nhân viên Ngân hàng Fuji, những người không bao giờ đi ra khỏi văn phòng của họ ở Trung tâm Thương mại Thế giới nữa. Chỉ có hơn chục nhân viên ngân hàng thiệt mạng này là người Nhật.

Tại Manila, hàng chục cư dân khu ổ chuột tặng hoa hồng, bong bóng và lời cầu nguyện cho một nạn nhân khác, nữ công dân Mỹ Marie Rose Abad. Khu phố đã quen với sự bẩn thỉu và mùi hôi thối. Nhưng năm 2004, ông Rudy người Mỹ gốc Philippines, chồng của Abad, đã xây dựng 50 ngôi nhà màu sắc rực rỡ, đáp ứng mong muốn của người vợ quá cố của mình để giúp người Philippines nghèo. Ngôi làng đã được đặt tên cô.

Tại Malaysia, bà Pathmawathy Navaratnam thức dậy sáng 11-9 ở ngoại ô Kuala Lumpur, và làm điều bà đã làm mỗi ngày trong suốt thập kỷ qua: nói với con trai Vijayashanker Paramsothy "Chào con buổi sáng".

Nhà phân tích tài chính 23 tuổi này đã thiệt mạng trong các cuộc tấn công vào New York.

Bà Navaratnam nói: “Nó là ánh nắng mặt trời của tôi. Nó đã sống cuộc đời cách đầy đủ nhất, nhưng tôi không thể chấp nhận rằng nó không còn ở đây nữa. Tôi vẫn còn sống, nhưng tôi đã chết trong lòng".

Trong một lời nhắc nhở về cuộc chiến tranh, vốn bắt đầu trong sự trỗi dậy của các cuộc tấn công, 77 lính Mỹ bị thương khi một tên Taliban đánh bom tự sát cho phát nổ một quả bom xe bên ngoài cổng của một căn cứ Hoa Kỳ, ở miền đông Afghanistan. Hai người Afghanistan cũng bị thiệt mạng.

Ngày 11-9, người ta chú ý đến các buổi lễ tại Lầu Năm Góc, ngay bên ngoài Washington, DC, và ở khu Manhattan, do có lễ khánh thành đài tưởng niệm quốc gia cho ngày 11-9. Tổng thống Obama có kế hoạch tham dự các sự kiện tại địa điểm, và phát biểu tại một buổi lễ chiều ngày Chủ nhật tại Trung tâm Kennedy.

Buổi lễ ở New York bắt đầu vào lúc 8g30 sáng, với một khoảnh khắc thinh lặng 16 phút sau đó -trùng hợp với thời gian chính xác khi tòa tháp đầu tiên của trung tâm thương mại bị máy bay không tặc đâm vào.

Và sau đó, tên từng người trong số 2.977 người thiệt mạng trong ngày 11-9 được trang trọng đọc lên - ở New York, Lầu Năm Góc và ở bang nông nghiệp Pennsylvania.

Trong số đó có tên của 37 sĩ quan đồng bạn của trung úy Patrick Lim thuộc sở cảnh sát của Cơ quan Cảng New York và New Jersey.

Lim, được giao nhiệm vụ tuần tra trung tâm thương mại với một con chó phát hiện chất nổ, lao vào tháp phía bắc, sau khi tháp bị đâm, để giúp sơ tán nhân viên. Ông và một vài người khác sống sót, mặc dù vẫn kẹt bên trong một cầu thang tầng thứ năm khi tòa nhà đổ xuống.

Trong các năm qua, ông Lim cho biết ông đã vật lộn với cảm giác tội lỗi của người sống sót. Ông còn ghi nhớ nhiều hình ảnh trong trí nhớ, khi nhìn mặt đất phủ đầy giày phụ nữ giữa đống đổ nát. Ông nói: “Đó là điều tôi đã trải qua, bởi vì những gì đã được gắn liền với các đôi giày còn tồi tệ hơn nhiều”.

Ngày kỷ niệm lần thứ 10 này đã buộc ông Lim xem xét lại một cảm nghiệm, mà ông lo lắng là quá nhiều người đã đẩy khỏi tâm trí của họ. Tuy nhiên, sự tham dự các buổi lễ tưởng niệm ngày 11-9 đã thuyết phục ông về giá trị của việc xem xét lại ngày 11-9, cả cho bản thân ông và những người khác.

Theo ông, khi nó xảy ra, nói về các sự kiện của ngày hôm đó "là không dễ dàng cho tôi. Điều này là rất khó khăn.. Nhưng nó đã trở thành ... một sự hồi hộp phấn chấn. Những gì tôi muốn là cho mọi người nhớ những gì đã xảy ra".

Và như vậy đến ngày Chủ nhật dành riêng cho lễ tưởng niệm,với hàng trăm nghi lễ trên toàn quốc và khắp nơi trên thế giới - từ một Thánh Lễ tưởng niệm tại nhà thờ chánh tòa Thánh Patrick ở New York, đến một buổi lễ có bản sao của tòa tháp đôi cao chín tầng trên một quảng trường ở Paris.

Tuy nhiên, một số buổi lễ lớn mạnh nhất có thể sẽ là buổi lễ nhỏ nhất và cá nhân nhất.

Tại Newtown, bang Connecticut, nhà môi giới nghỉ hưu của sàn Giao dịch chứng khoán Mỹ, Howard Lasher, đã lên kế hoạch một buổi lễ sáng chủ nhật dưới tán của sáu cây thích dọc đường lái xe của mình; các cành cây được sơn giống như một lá cờ Mỹ.

Ông Lasher đặt mua một bức tranh như một sự tỏ lòng tôn kính đối với chín đồng nghiệp, và con trai của một người khác đã thiệt mạng trong trung tâm thương mại.

Lasher nói: “Tôi muốn một cái gì đó mà có thể đến với mọi người, và mọi người sẽ không quên".

Và tại Brown City nhỏ, bang Michigan - không liên quan trực tiếp với các cuộc tấn công - nhân viên cứu hỏa có kế hoạch đặt 343 hoa hồng trên một dầm thép nặng 6.803kg (15.000 pound) lấy từ Trung tâm Thương mại Thế giới, tôn vinh các đồng nghiệp ở thành phố New York đã thiệt mạng. Chỉ huy trưởng nhân viên cứu hỏa, Jim Groat, nói rằng nó đã trở thành một ngôi đền địa phương.

Một vài ngày trước đó, một cặp vợ chồng ở thành phố St Joseph, bang Michigan, đã lái xe tới đó, đã đi vào trạm cứu hỏa khi họ phát hiện một dấu hiệu cho đài tưởng niệm. Người phụ nữ giải thích với ông Groat rằng cô là một tiếp viên chuyến bay American Airlines vào ngày 11-9.

Sau đó, cô quay sang đối mặt với dầm thép lấy từ trung tâm thương mại và khóc. Ông Groat kể lại: "Cô ấy nói cô vừa được vinh dự là có ai đó vẫn còn quan tâm chăm lo”.

Ông chỉ huy trưởng thinh lặng quan sát, trước khi đưa ra một lời mời.

Ông hỏi: "Tôi nhìn thấy cô ở đây ngày 11-9 chứ?”

Cô trả lời: "Vâng, tôi sẽ đến". (AP 10-9-2011)
 
Đức Thánh Cha trình bầy Bí Tích Thánh Thể như giải pháp cho các vấn đề xã hội
Bùi Hữu Thư
08:26 12/09/2011
Ngài nói quỳ gối trước Chúa Kitô đòi hỏi phải chú ý đến tha nhân

ANCONA, Ý, ngày 11 tháng 9, 2011 (Zenit.org).- Đức Thánh Cha Benedict XVI nói: Một người có thể quỳ gối trước Thánh Thể và rước Mình Thánh Chúa Kitô phải chú ý đến các nhu cầu của tha nhân và sẵn sàng chia xẻ với người khác.

Đức Thánh Cha khẳng định như vậy hôm nay khi ngài trình bầy Bí Tích Thánh Thể như chìa khóa cho việc phát triển xã hội đặt trọng tâm vào con người. Ngài nói trong Thánh Lễ bế mạc Đại Hội Thánh Thể Quốc Gia Ý lần thứ 25.

Đức Thánh Cha nói: "Một tu đức Thánh Thể thật là một liều thuốc giải độc cho chủ nghĩa cá nhân và vị kỷ, thông thường là đặc tính của đời sống hàng ngày."

Ngài đề nghị là trách nhiệm về đời sống cộng đồng phát xuất từ Thánh Thể, để cho những người nghèo khó, bệnh tật và thiếu thốn được đặt vào trọng tâm của việc phát triển xã hội.

Đức Thánh Cha nói: "Được nuôi dưỡng bởi Chúa Kitô là phương cách xa lạ và bị coi thường đối với sự an vui của những người anh chị em, nhưng là để bước vào chính luận lý của tình yêu và quà tặng."

Ngài tiếp: "Ai có thể quỳ gối trước Thánh Thể, ai lãnh nhận Mình Thánh Chúa không thể không chú ý, trong đời sống hàng ngày, đến những hoàn cảnh xứng đáng của con người, và có thể tự mình cúi xuống để chăm lo cho những nhu cầu, có thể bẻ bánh chia xẻ với người đói, chia xẻ nước với người khát, mặc áo cho người trần trụi, thăm kẻ bệnh tật và bị tù dầy."

Thờ phượng thiêng liêng

Đức Thánh Cha Benedict XVI đề nghị một tu đức Thánh Thể làm thuốc giải độc cho chủ nghĩa cá nhân, ngài nói sẽ đưa đến việc dành cho các mối tương quan một vai trò chính yếu trong đời sống, bắt đầu với các mối tương quan trong gia đình.

Ngài tiếp, một tu đức Thánh Thể, cũng nằm ở trọng tâm của một cộng đồng Giáo Hội vượt qua được những sự chia rẽ.

Đề cập đến vấn đề thất nghiệp, Đức Thánh Cha cũng khẳng định rằng một tu đức Thánh Thể là một "phương cách để phục hồi phẩm giá con người trong đời sống thường ngày và do đó cho công việc làm của họ."

Ngài nói, một tu đức Thánh Thể cũng là một trợ giúp khi đến với những ai yếu đuối, để nhớ rằng "những sắc thái khác nhau về sự mỏng dòn của nhân loại" không làm giảm thiểu "giá trị con người," nhưng đòi hỏi phải có sự "gần gũi, chấp nhận và giúp đỡ."

Đức Thánh Cha nói: "Không có một cái gì nhân bản chân chính mà không tìm được nơi Thánh Thể phương cách đúng đắn để sống sung mãn. Vì thế, đời sống hàng ngày trở nên nơi chốn thờ phượng thiêng liêng, để sống với sự cao cả của Thiên Chúa trong mọi hoàn cảnh, với một mối tương quan với Chúa Kitô và như một lễ vật dâng lên Chúa Cha."
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Khóa thường huấn Ban Chấp Hành Các Giáo Xứ GP. Phát Diệm
Nguyễn Lộc Bảo
09:49 12/09/2011
Khóa thường huấn Ban Chấp Hành Các Giáo Xứ GP. Phát Diệm

Khoảng một tháng trước, chúng tôi nhận được thông báo của cha xứ: Tòa Giám Mục sẽ tổ chức khóa thường huấn cho Ban Chấp Hành (BCH) các giáo xứ vào ngày 08 và 09/9/2011. Từ khi nhận được thông báo ấy, tôi lo thu xếp công việc, rồi chờ đợi. Và ngày ấy đã đến.

Trước đây tôi tham gia BCH giáo họ, không mấy khi có dịp về Tòa Giám Mục. Năm nay tôi được tham gia BCH giáo xứ, và đây là lần thứ hai trong năm tôi về Phát Diệm. Tuy giáo xứ chúng tôi chưa phải là xa nhất trong giáo phận, nhưng mỗi khi muốn về Tòa Giám Mục, chúng tôi phải đi hết hai giờ bằng xe gắn máy.

Xem hình khoá thường huấn

Chúng tôi khởi hành sớm, nên tới Tòa giám Mục cũng khá sớm. Còn ba mươi phút nữa Thánh lễ sẽ bắt đầu, nhưng quý chức cũng đã về đây khá đông, hầu hết đi bằng xe gắn máy. Một số vị ở gần chọn phương tiện di chuyển là xe đạp.

Một nhóm các chú trẻ hướng dẫn chúng tôi đưa xe vào nơi quy định, đó là bãi xe dã chiến, tạm thời, được quây lại bởi các dây mà bên trong chính là vườn nhãn và vải với thảm cỏ xanh làm mát “đế giày và bánh xe”.

Gần nơi gửi xe có một bàn đón tiếp. Chúng tôi ghi danh, đúng hơn là chúng tôi cho Ban Tổ Chức biết mình ở giáo xứ nào, có mấy người đi tham dự, có ở lại qua đêm không. Rồi chúng tôi nhận được tài liệu của khóa thường huấn. Đó là một tập sách khổ A5, bìa màu vàng, có tựa đề: KHÓA THƯỜNG HUẤN BAN CHẤP HÀNH GIÁO XỨ. Tài liệu dày 92 trang, in thời khóa biểu của hai ngày ở trang đầu, tiếp theo là mười đề tài mà chúng tôi sẽ được nghe các cha thuyết trình. Sau đó, chúng tôi được hướng dẫn vào Nhà Thờ để chuẩn bị tham dự thánh lễ cử hành lúc 8 giờ 45 phút.

Trong Nhà Thờ, cha Trưởng Ban Giáo Dân đang hướng dẫn ổn định chỗ ngồi và thông báo chương trình ngày thứ nhất khóa thường huấn. Cộng đoàn tham dự phụng vụ hôm nay không đông như đại lễ. Chúng tôi được ưu tiên ngồi ở hàng ghế giữa lòng Nhà Thờ. Cũng có nhiều anh chị em giáo dân và đông nữ tu về đây hiệp dâng thánh lễ.

Sau những hướng dẫn cần thiết của cha Trưởng Ban, đàn nổi lên và Ca Đoàn bắt đầu hát bài Nhập Lễ. Tôi nhìn xuống phía cuối Nhà Thờ thấy đoàn đồng tế đang tiến lên từ phía Phương Đình. Thánh lễ do Đức Cha chủ sự, quý cha trong giáo phận cùng về đây đồng tế.

Mở đầu thánh lễ, Đức Cha nói về ý nghĩa của thánh lễ hôm nay. Tôi nghe và cảm nhận được ngay “ba trong một”: Thánh lễ hôm nay mừng sinh nhật Đức Mẹ; khai mạc khóa thường huấn BCH các giáo xứ; kỷ niệm hai năm thụ phong Giám mục của Đức Cha. Ngài xin lỗi cộng đoàn về những khiếm khuyết của bản thân và về những gì chưa làm được cho giáo phận trong hai năm qua. Chúng tôi ở xa, không mấy khi có dịp tham dự thánh lễ do Đức Cha chủ sự, càng không có dịp hiệp dâng thánh lễ kỷ niệm của ngài, vì thế tôi thực sự xúc động trước lời ngài nói và trong bầu khí thiêng thánh này.

Trong bài giảng, sau khi phân tích chương trình khôn ngoan của Chúa qua gia phả Chúa Giêsu, và lòng tin – yêu của Đức Mẹ dẫn đến tâm tình khiếm tốn vâng phục, cộng tác với ơn thánh để thánh ý Chúa được thực hiện, Đức Cha mời gọi cộng đoàn cầu nguyện cho ngài và cầu nguyện cho nhau để mọi người biết noi gương Đức Mẹ mà đặt trọn niềm tin nơi Chúa, để Ngài hoàn tất chương trình nơi mỗi người.

Trước khi thánh lễ kết thúc, cha Trưởng Ban Giáo Dân đã thay mặt cộng đoàn phụng vụ, đặc biệt là quý chức trong BCH, chúc mừng Đức Cha. “Hai năm qua, những hạt giống Đức Cha gieo trồng đang nảy mầm, trổ sinh, phát triển, hứa hẹn đơm hoa kết trái và đem lại mùa màng bội thu”, đó là một trong những cảm nhận mà cha Trưởng Ban đã bày tỏ. Một vị đại diện chúng tôi lên tặng hoa Đức Cha, thể hiện tấm lòng chân thành và yêu mến của chúng tôi đối với vị Cha Chung của giáo phận.

Trước khi ban phép lành cuối lễ, đáp lời chúc mừng của cộng đoàn, Đức Cha nói ngắn gọn: “Tôi có ba ước mơ: 1- mọi người nên thánh; 2- mọi người đọc và sống Lời Chúa; 3- mọi người trong giáo phận đoàn kết, hiệp nhất, thương yêu nhau. Xin quý cha và anh chị em hiệp ý cầu nguyện để ước mơ của tôi được trở thành hiện thực”.

Sau khi lãnh nhận phép lành, chúng tôi di chuyển sang hội trường “Nhà Hát Nam Thanh” để chính thức bước vào khóa thường huấn.

Hội trường rộng rãi, thoáng mát, được trang trí đơn giản, trang nhã. Tấm phông màu xanh lá cây treo ngang sân khấu, phía trên gắn hai hàng chữ: KHÓA THƯỜNG HUẤN BAN CHẤP HÀNH GIÁO XỨ, và hàng chữ dưới: Phát Diệm, ngày 08-09/9/2011. Ngay trước sân khấu có một màn hình lớn để chiếu máy Project. Bàn của thuyết trình viên không đặt trên sân khấu. Có lẽ để tạo sự gần gũi mà Ban Tổ Chức đặt ngay trước cử tọa. Tiếp theo đó là dãy bàn dành cho quý cha – các thuyết trình viên. Liền sau đó là ghế dành cho cử tọa được kê ngay ngắn. Không kể gác, lòng Hội trường có thể kê được năm trăm ghế ngồi mà không gò bó. Tuy nhiên, hôm nay nhu cầu chỉ hơn một nửa, vì cha Trưởng Ban thông báo có 291/309 quý chức BCH về tham dự. Những người vắng mặt đều do sức khỏe không tốt.

Sau lời khai mạc vắn tắt của Đức Cha, chúng tôi được nghe bài thuyết trình đầu tiên và cũng là bài duy nhất của buổi sáng 08/8, với đề tài: Sứ Mệnh và Linh Đạo Giáo Dân, do cha Giuse Phạm Ngọc Khuê.

Chúng tôi dùng cơm trưa tại Tòa Giám Mục và do Tòa Giám Mục đài thọ. Hôm nay “ba trong một” nên bữa ăn rất thịnh soạn, có cả bia nữa. Sau bữa ăn, chúng tôi về phòng nghỉ ngơi để chuẩn bị cho buổi chiều.

13 giờ 30, chúng tôi trở lại Hội Trường. Sau một vài sinh hoạt khởi động, chúng tôi nghe thuyết trình đề tài thứ hai. Buổi chiều hôm nay có ba đề tài. Mỗi đề tài được trình bày 45 phút. Sau mỗi đề tài, giải lao 15 phút. Trong giờ giải lao chúng tôi tranh thủ ra ngắm Nhà Thờ Chính Tòa, kéo hơi thuốc, và trò chuyện với nhau. Phải thừa nhận là lâu lắm rồi chúng tôi không ngồi tập trung nghe liên tục như vậy, vì thế cũng thấy mệt.

Trong giờ giải lao sau đề tài thứ ba, một cha đến hỏi nhóm chúng tôi: “Có mệt lắm không các ông?” Một người trong nhóm chúng tôi thật thà: “Mệt thì cũng mệt, nhưng giải lao – nghỉ ngơi một chút là hết”. “Tôi nghe nói là: vác đất còn đỡ mệt hơn, đúng không?” “Không đến mức ấy đâu ạ. Vì chúng con phải tập trung nghe nên mệt, nhưng rồi hết ngay.”

Sau đề tài thứ tư, cha Trưởng Ban đúc kết, chúng tôi cầu nguyện – tạ ơn Chúa, và kết thúc ngày thứ nhất. Quý chức thuộc các giáo xứ phía trên hoặc gần đường sắt ở lại Tòa Giám Mục. Chung tôi ăn tối, đọc kinh tối tại Nhà Nguyện của Tòa Giám Mục, chuyện trò một lúc rồi buông màn.

Hôm sau, chúng tôi thức giấc lúc 4 giờ nhờ hồi chuông của Tòa Giám Mục, dự lễ sáng tại Nhà nguyện, và ăn điểm tâm chuẩn bị cho chương trình một ngày mới.

7 giờ 45, chúng tôi có mặt ở Hội trường. Trên sân khấu có hai màn hình máy Project, đặt hai bên. Sau ít phút ổn định, chúng tôi cầu nguyện chung, và chính thức bước vào chương trình ngày thứ hai bằng những lời huấn dụ của Đức Cha. Đúng hơn, đây là những lời khuyên, những lời tâm sự của vị Cha Chung. Ngài nhắc nhở chúng tôi hãy tin rằng chính Chúa đã mời gọi và trao trách nhiệm cho chúng tôi. Ngài cũng khuyên chúng tôi cố gắng hơn nữa để có đời sống nội tâm và lòng đạo đức. Bởi vì công việc chúng tôi đang làm là việc của Giáo Hội, trong chương trình của Chúa. Bởi thế cần phải có lòng đạo đức để kéo ơn Chúa xuống, và để Chúa hoàn thành chương trình của Ngài. Đức Cha cũng nhắc nhở chúng tôi phải có tinh thần Giáo hội bằng cách yêu mến Giáo Hội, ngay cả khi trong Giáo Hội có cái sai, có khuyết điểm; đồng thời phải có tinh thần chung, lo cho việc chung, nhắm tới lợi ích chung; biết sống tinh thần Phúc Âm, làm việc theo giáo huấn của Giáo Hội. Ngài cũng mời gọi chúng tôi hãy đem ra thực hành những gì thu nhận được trong khóa thường huấn này, với sự đồng thuận của cha xứ.

Ngày hôm nay có sáu đề tài, được chia đều cho buổi sáng và chiều. Trong giờ giải lao sau đề tài thứ năm, một cha trong nhóm thuyết trình đến hỏi vui chúng tôi: “Các ông có thu nhận được gì không?” Ông bạn thuộc giáo xứ Phát Vinh trả lời ngay: “Tốt quá đi chứ ạ. Cũng như khóa hướng dẫn sử dụng và điều chỉnh âm thanh, con thấy tốt lắm. Về nhà con mang sách ra áp dụng ngay và rất kết quả”. Nghe nói thế, tôi tò mò hỏi về khóa hướng dẫn sử dụng và điều chỉnh âm thanh, và được biết có hai khóa học. Khóa thứ nhất được tổ chức tại Trung Tâm Mục Vụ của giáo phận (ngày 23 và 24 tháng Tám), do công ty Hoàng Huy đảm nhiệm và kỹ sư Trần Như Nội giảng dạy. Khóa học thứ hai được tổ chức tại giáo xứ Đồng Chưa (ngày 25 và 26 tháng Tám). Tôi cũng được biết khóa học ấy rất bổ ích và thiết thực cho những ai điều chỉnh âm thanh. Thảo nào hôm qua tôi nghe có nhiều người khen âm thanh Nhà Thờ Chính Tòa kỳ này khác hẳn, tròn tiếng và rõ ràng. Mà đúng thật, trong thánh lễ tôi nghe rõ từng lời của Đức Cha, từng lời của người đọc Sách Thánh. Tôi nghe rõ tiếng du dương của đàn và tiếng hát của Ca Đoàn. Nhờ vậy mà tôi sốt sắng tham dự thánh lễ.

Thấm thoát một ngày nữa trôi qua, chúng tôi đã được nghe đủ 10 bài thuyết trình. Tất cả đều thiết thực với chúng tôi. Có những điều chúng tôi đã biết, nhưng hôm nay được biết rõ hơn, đầy đủ hơn. Có những điều hoàn toàn mới mẻ, nhưng gần gũi (Truyền giáo, Bảo vệ sự sống v.v..). Có những điều dường như ai cũng biết, nhưng khi làm việc chung nó trở nên tế nhị, không ai dám nói, và hôm nay các Đấng đã nói thay cho chúng tôi. Chúng tôi không chỉ được nghe, nhưng còn có tài liệu để đọc và suy nghĩ thêm. Đó chính là cơ sở và là mẫu số chung để chúng tôi biết cách làm việc sao cho đem lại hiệu quả cao nhất và lợi ích lớn nhất cho giáo xứ và cộng đoàn.

Tôi hiểu rằng khóa thường huấn đã khép lại. Tuy nhiên, sau khi tổng kết , chúng tôi trở lại Nhà Thờ Chính Tòa để tạ ơn Chúa bằng giờ chầu Chúa Giêsu Thánh Thể do cha Trưởng Ban chủ sự. Tôi nhận thấy trên gian Cung Thánh, Đức Cha cũng đang quỳ chầu Chúa và tạ ơn Chúa cùng với chúng tôi. Trước khi ra về, một lần nữa chúng tôi được đón nhận tấm lòng hiền phụ của Đức Cha qua những lời nhắn nhủ và phép lành.

Tôi trở lại nơi gửi xe, quý chức lấy xe đã vãn. Gần đó vẫn còn tiếng trò chuyện của một cha với nhóm quý chức hai người nam và hai người nữ. Hình như họ thuộc giáo xứ Xích Thổ. Tôi nghe rõ tiếng của một trong bốn người nói rằng: “Khóa thường huấn rất bổ ích cho chúng con. Nếu kéo dài một tuần, chúng con cũng tham dự được”. Tôi cũng nghe thấy tiếng cười rất ròn của cha: “Nếu vậy, lần sau xin Đức Cha tổ chức một tuần”.

Xe đã nổ máy, nhưng chúng tôi chưa muốn ra về. Có gì đó đang giằng co trong chúng tôi: Vừa háo hức ra về với “lửa nhiệt thành” và kiến thức mới lĩnh hội được, vừa như nuối tiếc điều gì đó đang vuột mất. Chúng tôi đã về với trái tim của giáo phận để được hâm nóng tinh thần tông đồ, và cũng từ trái tim ấy chúng tôi được sai đi. Không biết từ khi nào, trong sâu thẳm tâm hồn tôi đã vang lên lời cầu nguyện: “Lạy Chúa, xin cho những ước mơ của Đức Giám Mục chúng con trở thành hiện thực!” Và tôi luôn lặp đi lặp lại lời cầu nguyện ấy.

Nguyễn Lộc Bảo
 
Giáo phận Ban Mê Thuột đón tiếp TGM Leoplodo Girelli
+GM Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản
15:50 12/09/2011
Bài chào mừng Đức TGM Leopoldo Girelli,
tại nhà nguyện TGM Banmêthuột, ngày 12/09/2011

Trọng kính Đức Tổng Giám MụcLeopoldo Girelli, Đại Diện Toà Thánh tại Việt Nam.

1/ Tạ ơn Chúa: Sau cuộc hànhtrình rất bận rộn qua bốn giáo phận miền Trung: Huế, Đà Nẵng, Qui Nhơn vàKontum, Đức Tổng đã đến Banmêthuột được mạnh khoẻ, bình an. Thay mặt cho anhchị em tín hữu trong giáo phận, con hân hoan kính dâng lên Đức Tổng, Vị Đạidiện của Đức Thánh Cha, lời chào mừng chân thành và nồng nhiệt nhất của chúngcon.

Đức Tổng đến đây, chúng con cảmthấy như chính Đức Thánh Cha hiện diện giữa chúng con, mang theo biết bao phúclành và tình thương yêu dành cho Việt Nam, cho Banmêthuột.

Đến với Banmêthuột, xin ĐứcTổng xem như ở nhà mình, vì chúng con là những người anh chị em, những ngườicon cái của Đức Tổng, trong gia đình Giáo Hội

2/ Thời gian thăm viếng mục vụcủa Đức Tổng quá ít nên chúng con xin được ưu tiên kính mời Đức Tổng gặp gỡnhững người con của Giáo Hội đang làm việc trên mảnh đất Cao Nguyên đất đỏ nàyvà một vài địa điểm mà họ đang sinh sống, phục vụ.

Trướchết, chiều nay, lúc 14g30, kính mời Đức Tổng gặp gỡ và chia sẻ tâm tình với tất cả anh em linh mục đang làm việc trongGiáo phận. Sau đó, vào lúc 16g00, là buổi chào đón chính thức của toànthể Giáo phận tại nhà thớ Chính Toà; tại đây, Đức Tổng sẽ có dịp gặp gỡ và dâng thánh lễ với mọi thành phần Dân Chúatrong giáo phận.

Chuyếnviếng thăm của Đức Tổng hôm nay, đúng vào ngày giữa mùa thu theo âm lịch, TrungThu, một ngày Tết rất đặc biệt của các em thiếu nhi, nên sau giờ cơm tối, xinmời Đức Tổng tham dự cuộc vui theo truyền thống, múa lân, của các em thiếu nhi,tại Toà Giám mục.

Sángmai, sau thánh lễ tại nhà nguyện Toà Giám mục, sẽ là buổi chào thăm chính quyềntỉnh Đaklak. Tiếp đó, 11 giờ Đức Tổng gặp gỡ và chia sẻ với tu sĩ nam nữ đangphục vụ trong giáo phận. Buổi chiều sẽ dành riêng cho việc thăm viếng Ea Kmar,là giáo xứ của anh chị em sắc tộc, và Mẫu Tâm, là Trung tâm truyền giáo của anhchị em sắc tộc. Sau đó Đức Tổng sẽ đi thăm cộng đoàn Dòng Kín tại giáo xứ ChâuSơn. Buổi tối, kính mời Đức Tổng dùng cơm thân mật tại nhà mẹ Dòng Nữ Vương HoàBình, một dòng nữ của giáo phận.

Kính thưa Đức Tổng,

3/ Hai ngày thăm viếng mục vụtại Giáo phận Ban Mê Thuột là hai ngày gặp gỡ giữa Đức Tổng và mọi thành phầnDân Chúa trong Giáo phận. Chúng con tin rằng qua những cuộc gặp gỡ hồng phúcnày, từng người trong Giáo phận sẽ cảm nhận được sự quan tâm và tình yêu thươngcủa Đức Thánh Cha dành cho Giáo Hội Việt Nam, và cách riêng cho Giáo phận BanMê Thuột, được thể hiện cụ thể qua Đức Tổng. Chúng con hy vọng, chính Đức Tổng,Vị Đại Diện của Ngài, sẽ tận mắt chứngkiến tấm lòng yêu mến, hiếu thảo của chúng con dành cho Vị Cha Chung của GiáoHội. Xin Đức Tổng tin rằng giáo phận Banmêthuột luôn luôn là đoàn chiên sốngtrong tình hiệp thông sâu xa với GiáoHội hoàn vũ và tuyệt đối trung thành với Đức Thánh Cha trung thành vớiGiáo huấn của Giáo hội.

Một lần nữa, chúng con hân hoanchào mừng Đức Tổng đến thăm viếng Giáo phận chúng con. Hoan nghênh Đức TổngGiám mục, Đại diện Toà Thánh tại Việt Nam tới Banmêthuột!
 
Trung Thu tại giáo xứ An Hải, Hải Phòng
Nguyễn Liên
21:13 12/09/2011
HẢI PHÒNG - Tối ngày 09/09/2011, tại nhà thờ giáo xứ An Hải Cha Gioan Baotixita Vũ Văn Kiện cùng với nhóm Ve Chai Nhân Ái Hải Phòng kết hợp với ban hành giáo của giáo xứ, đã tổ chức chương trình vui tết trung thu cho hơn 300 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ khiếm thính, khiếm thị, trẻ nhà tình thương An Toàn, Mái ấm Thanh Xuân, trẻ SOS và các em thiếu nhi giáo xứ An Hải vui tết trung thu.

Xem hình ảnh

Năm nay với chủ đề “ Vầng Trăng Yêu Thương” đã nói lên tấm lòng của Cha giám đốc Caritas, anh chị em nhóm Ve Chai Nhân Ái, tình nguyện viên Caritas và tất cả quý vị ân nhân đã quan tâm đến các em khi góp công góp của để các em có được một ngày tết trung thu vô cùng ý nghĩa.

Niềm vui của các em được thể hiện rõ trên từng khuôn mặt khi cùng hiệp dâng Thánh Lễ tạ ơn Thiên Chúa, cầu nguyện cho các vị ân nhân và cầu nguyện cho trẻ em trên thế giới được bình an. Sau Thánh Lễ các em vui tung tăng rước đèn ông sao, theo lộ trình từ nhà Thờ ra Phố Cấm rẽ phố Lê Lợi qua Ngã Năm vòng qua phố Nguyễn Hữu Tuệ về lại Nhà Thờ. Dù đoạn đường dài gần 3 km nhưng các em vẫn không cảm thấy mệt, bởi đồng hành với các em trên đoạn đường là Cha giám đốc Caritas, các anh chị nhóm Ve Chai, sinh viên Công Giáo, thầy cô giáo, và toàn thể những người yêu thương các em.

Sau khi về tới nhà thờ là chương trình văn nghệ do chính các em biểu diễn, tất cả thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn khác nhau, nhưng hình như không còn khoảng cách nữa, cùng hoà chung một điệu múa câu ca tiếng hát, làm cho đêm văn nghệ trở lên sôi động mang đầy ý nghĩa đối với từng em nhỏ.

Chăc hẳn khi tham dự chương trình trung thu năm nay tại giáo xứ An Hải sẽ để lại những cảm xúc riêng cho từng người chúng ta khi nhìn thấy hình ảnh của từng em có những hoàn cảnh khác nhau được quy tụ về đây, để tình yêu thương được thể hiện qua những món quà của các vị ân nhân gửi tặng, mỗi em với một chiếc bánh trung thu, chút bánh kẹo cùng với một số tiền để các em có thể mua sắm đồ dùng học tập trong năm học mới. Có những em đã chia sẻ với chúng tôi,” mỗi khi hè về cháu chỉ mong đến tháng 8 để lại được đến nhà thờ rước đèn ông sao, gặp gỡ Cha và các bạn và nhận quà, qua ngày vui hôm nay cháu hứa sẽ cố gắng học tốt để không phụ lòng yêu thương của tất cả mọi người dành cho mình” ( đó là lời hứa của em Nguyễn Kiều Anh 11 tuổi là trẻ ảnh hưởng bởi HIV ở Kiến Thụy).

Thật xúc động biết bao nhiêu khi nghe những tâm sự của các em, một thành viên trong nhóm Ve Chai chia sẻ khi tham dự buổi trung thu hôm nay, bạn không còn ngại những ngày nắng, mưa khi đi thu gom ve chai để làm quỹ cho các em nữa, chỉ nhìn các em vui cười thôi, đã làm cho em thêm sự hăng say trong các hoạt động của nhóm, còn bạn Quỳnh ở nhóm sinh viên Công giáo tâm sự, hôm nay nhìn thấy các em vui chơi ở đây, nhớ đến những công việc của nhóm Bảo Vệ Sự Sống đã và đang làm càng cảm thấy ý nghĩa hơn, buổi trung thu hôm nay thực sự để lại trong lòng mọi người những ấn tượng khó quên.

Vâng xin cầu chúc cho các em là trẻ kém may mắn hơn các trẻ khác sẽ luôn được yêu thương và hạnh phúc, chúc các em sẽ chăm ngoan học giỏi nghe lời thầy cô và những người thân yêu.

Nguyện xin cho các hoạt động của ban bác ái Caritas Hải Phòng ngày càng đón nhận được nhiều sự giúp đỡ của quý ân nhân, để các tình nguyện viên sẽ trở thành cánh tay nối dài của Chúa Giêsu, trong tình yêu thương của Ngài những người kém may mắn sẽ được hạnh phúc.
 
Trung Thu tại giáo xứ Lộc Mỹ, GP Vinh
Lm Raphael Trần Xuân Nhàn
21:00 12/09/2011
VINH - 12/9 - Mỗi độ tháng 8 trăng tròn các em đều rộn ràng vui đón tết nhi đồng. Từ sáng sớm, các em thiếu nhi trong xứ tập trung chuẩn bị cho thánh lễ long trọng và tập dượt thật kỹ càng cho đêm hội trăng rằm, giúp nhau phân những gói quà để trao tặng cho các em đêm trung thu.

Xem hình ảnh

Mặc dầu thời tiết không mấy thuận lợi nhưng nhà thờ đã chật ních người, đúng 19 giờ, Đức Giám mục Phaolo Maria Cao Đình thuyên và cha quản xứ đã dâng Thánh lễ Tết Trung Thu cho các em thiếu nhi. Ngài khích lệ các em học tập và rèn luyện để trở nên những con người tốt. Trong bài giảng lễ Đức Cha nói: “Trăng thu biểu tượng cho sự dịu hiền trong sáng và đẹp đẽ, chính vầng trăng đã gợi lên cho biết bao văn sĩ, thi sĩ và nhạc sĩ sáng tác nên nhiều tuyệt phẩm để đời, vì vậy mừng tết trung thu, các con phải cố trở nên một vầng trăng mới. Muốn trở thành vầng trăng đẹp giữa cuộc đời, các con phải cố gắng học hành, trau dồi đức hạnh, luyện cho mình trở thành người có tài, có đức, có phẩm chất cao đẹp.

Các con hãy trở nên vầng trăng đẹp, để trong giáo xứ Lộc Mỹ, giữa giáo phận Vinh này cũng được sáng lên nhờ ánh sáng của những vầng trăng non trẻ rất dễ thương của các con, các con hãy noi gương cậu bé Giêsu xưa kia luôn tỏ ra là vầng trăng rằm sáng đẹp trong gia đình Na-da-rét, lúc 12 tuổi Ngài đã lên Giêrusalem cùng cha mẹ của Ngài và đã ở lại trong đền thờ để đối đáp với các bậc thầy dạy, ai nghe Cậu nói cũng ngạc nhiên về trí thông minh và những lời đối đáp của Ngài. Càng thêm tuổi càng thêm khôn ngoan, nhân đức trước mặt Thiên Chúa và mọi người, được mọi người quý mến. Các con hãy học với Chúa Giêsu để trở nên vầng trăng đẹp như Chúa Giêsu. Cha cầu chúc các con sẽ là những hình ảnh của Giêsu trong mỗi gia đình, xứ đạo và trường học.”

Sau Thánh lễ, Đức Cha đã thánh hóa gần 500 phần quà và phân phát cho tất cả các em thiếu nhi hiện diện. Ngài đã ngồi lại để chung vui với các em trong những vũ điệu múa lân.

Thật là niềm hạnh phúc lớn lao cho các em thiếu nhi Lộc Mỹ, vì chính ngày tết Trung Thu, các em được đoàn tụ quanh người cha già kính yêu 85 tuổi tóc bạc phơ, có tấm lòng yêu thương trẻ nhỏ, đã được cùng chia sẻ một tấm Bánh và được ăn hưởng Lời của Ngài. Niềm vui của các em còn được tiếp tục với chương trình văn nghệ, múa lân.

Bầu khí của giáo xứ Lộc Mỹ càng trở nên vui hơn vì không phải chỉ có các em, mà các bậc phụ huynh cũng tham gia bởi người người tấp nập, khán giả mỗi lúc một đông. Hôm nay, những ông bà, cha mẹ của các em được ngắm con mình trở thành chị hằng nga, chú cuội, những thiên sứ thật đáng yêu… Niềm vui nào cũng phải đến lúc dừng.

Các em đã hết lòng cảm ơn Đức Cha, cha quản xứ, các ban nghành, đặc biệt là các xơ Phaolo, cuộc vui năm nay đã được sự hỗ trợ đặc biệt của Mẹ Bề Trên dòng thánh Phaolo Đà Nẵng, không những nhiều phần quà mà còn tặng cho các em thiếu nhi 2 đầu lân thật đẹp, các chị em Phụ Nữ trong giáo xứ cũng hết mình giúp đỡ các em, nhờ thế Đoàn Thiếu nhi đã có một ngày hội trung thu thật hoàng tráng. Đây là dịp đoàn thiếu nhi trong giáo xứ cùng nhau vui chơi và học hỏi tinh thần bác ái, biết chia sẻ cho người khác.
 
Caritas Phan Thiết tặng 1000 phần quà Trung Thu cho các em thiếu nhi
Hồng Hương
21:06 12/09/2011
PHAN THIẾT - Một tay ôm chặt gói bánh, một tay ẵm búp bê xơ vừa trao, hai chị em bé H’Lan tít mắt cười khanh khách, dù không hiểu hết tiếng Việt, nhưng bé vẫn lắc lư người theo cử điệu của bài hát quý thầy chủng sinh hướng dẫn. H’Lan là một trong số 1000 em nhận được niềm vui với phần quà Trung Thu của Caritas Phan Thiết trao tặng năm nay.

Xem hình ảnh

Với sự hỗ trợ của Quý Ân Nhân, Caritas Phan Thiết đã lần lượt tổ chức vui trung thu cho các em thiếu nhi của 4 cơ sở nuôi dạy trẻ khuyết tật và trẻ em nghèo-dân tộc ở Vĩnh Hảo, Giáo xứ Giuse và Đagury (thuộc khu vực Đa Mi). Mỗi nơi đến, chúng tôi đều có cảm nhận đặc biệt về niềm vui của các em khi được cộng đồng quan tâm chia sẻ.

Lagi: Trung Thu màu gì?

Sáng thứ tư 8.9.2011, Caritas Phan Thiết đã cùng Đức Ông GB Lê Xuân Hoa, Cha Hạt Trưởng Hàm Thuận Nam, Cha sở Gx Hồng Liêm đến thăm và tặng quà Trung Thu cho các em học sinh của cơ sở Khiếm Thị Ánh Sáng tại Gx Phước An (Dòng MTG Nha Trang phụ trách) và Cơ sở Khiếm Thính Tân Lập tại Gx Tân Lập (Dòng MTG Phan Thiết đảm nhiệm). Cả hai cơ sở đều thuộc khu vực Lagi – Hàm Tân. Tại mỗi nơi, đoàn đã thăm hỏi tình hình sinh hoạt và học tập của các em. Đức Ông nhắc nhở các em phải siêng năng cầu nguyện với Chúa và Mẹ Maria. Đại diện Caritas chúc các em nhiều niềm vui trong ngày Tết Trung Thu, cố gắng học tập giỏi, vâng lời quý soeurs và biết yêu thương giúp đỡ nhau.

Niềm vui hân hoan được các em thể hiện với hết tấm lòng: Các em khiếm thính, dù khó khăn trong việc nghe và phát âm, vẫn cố gắng đọc kinh theo Đức Ông từ đầu đến hết; Các em khiếm thị thì tặng cho đoàn bài hát Rước đèn Trung Thu dễ thương. “Em thích Trung Thu lắm. Vì có bánh kẹo và được nghe trống lân múa. Nhất là được nhiều người đến thăm.Ngày thường ở đây ít người đến lắm. Em ước gì một lần được nhìn thấy Trung Thu màu gì chị ạ”, một cô bé khiếm thị bộc bạch với chúng tôi.

Giáo xứ Giuse: chiều Chúa nhật, Cha Quản xứ đã kết hợp quà của Caritas Phan Thiết gởi đến với quà của Giáo xứ tạo nên một ngày hội vui Trung Thu tưng bừng cho khoảng 700 em thiếu nhi cả lương – giáo.

Đagury: Đội mưa đi mừng Trung Thu

Sáng Chúa Nhật 11.9.2011, tại nhà lưu xá Đaguri, Ban Caritas Phan Thiết cùng Quý thầy Chủng Viện Thánh Nicôla tạo không khí Trung Thu tưng bừng với tiếng trống múa lân, tiếng hát vang ra tận đầu xóm. Cha Fx Nguyễn Đức Quang, Quản xứ Đagury, cũng tranh thủ về đón đoàn sau khi làm lễ ở Đa Tro cách đó khá xa. Chân lấm lem bùn đất do hậu quả cơn mưa lớn làm đường sình lầy khó đi, có em ở xa 3,4 cây số nhưng vẫn cố gắng đến vui cùng các bạn. Khá lâu rồi trẻ em ở vùng núi heo hút này mới có một ngày vui Trung Thu đúng nghĩa với bánh quà đầy tay và xem lân múa rộn ràng. “Tùng dinh dinh dinh, cắc tùng dinh dinh dinh…”, đám trẻ con vừa thích vừa sợ khi ông Địa chạm quạt vào người, có bé khóc ré lên, còn những em khác thì cười hết cỡ cố sờ cho được đầu lân. Dưới mái tóc cháy nắng là đôi mắt long lanh hạnh phúc, các em dân tộc thoáng chút rụt rè rồi nhanh chóng hòa mình vào cuộc vui cùng các bạn. Xoay tới xoay lui bịch quà trên tay, hai chị em Ka Thay sung sướng vì có sữa và nhiều loại bánh nữa bởi nhà các em ở sâu trong núi thì hiếm lắm mới được ăn một cái kẹo. Ban Caritas Phan Thiết đã chuẩn bị hơn 500 phần quà để có thể chia đủ cho các em có thể đến được. Ai trong đoàn cũng tiếc phải chi có thêm nhiều quà nữa cho những em khác ở xa hơn như Đa Kim, nhưng đành phải chịu bởi tài chánh có giới hạn. Lúc đi, đoàn theo đường Phan Thiết - Ma Lâm lên Đa Mi, đường rất xấu, trơn và nhiều ổ voi, ai cũng thương các em nhỏ phải đi học trên con đường lầy lội này.

Đảo Phú Quý: Ngay khi nhận được bánh Trung Thu từ Sài Gòn gởi về, Caritas Phan Thiết đã lập tức liên hệ với tàu để chuyển bánh ra đảo cho kịp để hai thầy tổ chức vui Trung Thu cho các em. Cầm chiếc bánh trên tay, các em rất vui mừng không chỉ vì có bánh thơm ngon mừng Trung Thu mà còn biết có những tấm lòng nơi đất liền luôn yêu thương quan tâm đến mình.

Vĩnh Hảo: Giáo họ xa nhất và tận cùng của GP Phan Thiết. Cũng trong Sáng Chúa Nhật 11.9.2011, sau Thánh lễ Cha Quản xứ Long Hương đã phát 150 phần quà Trung Thu của Caritas Phan Thiết gởi ra cho các em thiếu nhi hiện diện. Còn một số quà dành cho các em dân tộc thì quý ông Ban điều hành giáo họ đến nhà trao cho các em.

Tổ Ấm Huynh Đệ và trường Khiếm thính Hừng Đông tại Phan Thiết thì rộn ràng với những con lân vàng đỏ tranh nhau biểu diễn trong buổi sáng đúng ngày Trung Thu. Cha Giám đốc Caritas Phan Thiết cùng Quý soeur và Quý thầy TGM đã đội mưa đến sinh hoạt thật vui với các em.

Ngày hôm nay, các em nhận được thật nhiều niềm vui từ các đoàn thể, các nhóm như một ủi an cho những khiếm khuyết mà các em mang trên mình. Đây cũng là điểm cuối của chương trình Vui Trung Thu 2011 của Caritas Phan Thiết tổ chức cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

Tri ân những tấm lòng vì trẻ thơ

Chương trình Vui Trung Thu 2011, Caritas Phan Thiết đã nhận được sự hỗ trợ của:

1. Công ty Tân Việt Phát: 5.000.000đ
2. Gia đình thầy Lộc: 200 USD
3. Caritas Gx Thanh Hải: 3.000.000đ và một số búp bê
4. Nhà nghỉ Phố Biển: 2.300.000đ
5. Một ân nhân: 200 bánh Trung Thu cho các em đảo Phú Quý.

Với sự chung tay của mọi người, Caritas Phan Thiết đã mang niềm vui Trung Thu cho 1000 em thiếu nhi ở đất liền và 200 em ngoài Giáo họ đảo Phú Quý có hoàn cảnh khó khăn. Cha Phêrô Nguyễn Đình Sáng, Giám đốc Caritas Phan Thiết xin tri ân Quý vị Ân Nhân với sự quan tâm đến thiếu nhi đã quảng đại đóng góp quà cho chương trình Vui Trung Thu 2011 này. Với tinh thần phục vụ, Caritas Phan Thiết luôn sẵn sàng là cầu nối yêu thương của Quý vị hảo tâm đến nhiều hoàn cảnh khó khăn đang mong được sự giúp đỡ tại nhiều nơi trên khắp giáo phận.

Trung Thu 2011, VP Caritas Phan Thiết
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Sen
Lê Trị
21:34 12/09/2011
SEN
Ảnh của Lê Trị
Mặt hồ lá xanh phủ
Ngăn đôi miền tục thanh
Dưới sâu bao bùn lấm
Trên cao sen vươn cành.
(Trích thơ của Hồng Vinh)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền