Ngày 12-09-2014
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:04 12/09/2014
DẶN DÒ VÀ BA HOA
N2T

Lúc vịt con ra khỏi cửa, vịt mẹ đứng ở sau lưng nói:
- “Đem theo cái ô, cục khí tượng nói chiều nay trời sẽ đổ mưa; lúc qua đường nhớ cẩn thận, nhìn rõ ràng trước sau không có xe mới đi qua; tối nhớ về cho sớm, cẩn thận…”
Vịt con không chịu nổi, cắt đứt lời của mẹ:
- “Từ sáng đến tối mẹ cứ ba hoa, có thôi không nào?”
Dần dần vịt con lớn lên, kết hôn, cũng làm vịt mẹ, mỗi ngày đàn con vây luẩn quẩn quanh mình.
- “Mẹ bảo con mặc thêm quần áo có nghe không nào?… Đợi một chút không thì lại cảm mạo đấy. Nhớ ăn cho hết rau ở trong cơm hộp, gầy như thế mà còn kén ăn, còn…”
Không đợi nó nói hết, lũ con la lên kháng nghị:
- “Má, má nói lôi thôi không à, ngày nào cũng ba hoa không à.”
Nó muốn mở miệng chửi mắng nhưng đột nhiên im lặng không nói, câu nói ấy thật quen thuộc, từa tựa như đã nghe qua ở đâu rồi thì phải ! Đúng rồi, chính là bản sao lại của nó hồi năm xưa.
Thật kỳ lạ, lời ba hoa của mẹ, hôm nay chợt nhớ lại từng câu từng câu, đều tràn đầy sự dặn dò quan tâm yêu mến.
Nó hỏi Đấng tạo hóa:
- “Rốt cuộc thì dặn dò và ba hoa có gì là khác biệt?”
Đấng tạo hóa nhẹ tiếng trả lời:
- “Khác biệt ở chỗ thân phận làm mẹ và làm con không giống nhau.”
(Hạnh Lâm Tử)

Suy tư:
Hồi còn nhỏ tôi thường hay bị mẹ la mắng vì không chịu cẩn thận khi ra nắng, tôi lại thích đi lang thang giữa trời mưa, mà lại kiếm những chỗ có vũng nước mà lội, nên cứ bị nhắc nhở. Bây giờ già đầu rồi mà mỗi khi đi học ghé thăm mẹ, thì cũng “bị” nhắc nhở cẩn thận khi chạy xe, đừng để đầu trần mà ra nắng v.v…
Chắc các bạn cũng như tôi, không ít thì nhiều cũng bực mình khi nghe nhắc hoài những điều quá thường ấy!
Vậy mà bây giờ nhớ lại, thì quả thực lời mẹ nhắc nhở rất đúng, mẹ nhiều lời cũng vì tình thương của mẹ dành cho con cái thật tràn trề, sự tràn trề này được biểu hiện ra nơi sự nhắc nhở thường xuyên ấy.
Điều mà con cái coi thường thì mẹ lại thường xuyên nhắc nhở, việc mà con cái không để ý thì mẹ lại luôn quan tâm để ý.
Không ai tế nhị cho bằng mẹ.
Tình thương của mẹ dành cho con cái to lớn hơn con cái nghĩ đến.
Rồi chúng ta sẽ kết hôn, sẽ làm bố mẹ, rồi chúng ta cũng sẽ thường xuyên nhắc nhở con cái những lời mà mẹ mình đã nói lúc trước: đừng ra nắng nghe con, đừng chơi bời với bạn bè xấu nghe con, nhớ mặc áo mưa khi ra mưa nghe con… nhớ… và nhớ… nghe con.
Đức Mẹ Ma-ri-a cũng nhắc nhở chúng ta mỗi ngày:
- Hãy cầu nguyện.
- Hãy siêng năng lần hạt mân côi.
- Hãy cải thiện đời sống.

Có phải Mẹ ba hoa, hay là Mẹ yêu thương chúng ta?

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch và viết suy tư

--------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Thập giá, dấu chỉ ơn cứu độ
Lm Jude Siciliano OP
22:59 12/09/2014
LỄ SUY TÔN THÁNH GIÁ

Dân số 21:4b-9; T.vịnh 77; Philiphê 2: 6-11; Gioan 3: 13-17

THẬP GIÁ, DẤU CHỈ ƠN CỨU ĐỘ

Bài trích sách Dân Số hôm nay là một câu chuyện lạ về những con rắn, con rắn đồng treo trên một cái cột và cách thức những nạn nhân được chữa lành. Nhưng không cần phải là một học giả Cựu Ước, quý vị vẫn có thể giải thích và áp dụng câu chuyện vào cuộc sống, đặc biệt các câu mở đầu: “Trong cuộc hành trình, dân mất kiên nhẫn. Họ kêu trách Thiên Chúa và ông Môsê…” Trong cuộc sống, ai trong chúng ta mà không bị cám dỗ để nói những lời đó? Bao nhiêu những quanh co, gián đoạn, đổ vỡ, chán nản, thất vọng… trong cuộc sống khiến gợi lên trong chúng ta những cảm giác tương tự. Giống như con cái Israel trong sa mạc, đôi khi chúng ta “mất kiên nhẫn trong cuộc hành trình”.

Mang lấy tâm trạng chán nản của dân Israel, chúng ta bị cám dỗ ca thán Thiên Chúa và hỏi “Tại sao?” Kí ức của dân thật dễ nhạt phai, họ đã quên rằng họ là dân Chúa tuyển chọn và nhận được lời hứa của Người. Chúng ta cũng phản ứng tương tự khi gặp khó khăn, tựa như băng qua sa mạc khắc nghiệt. Chúng ta không được lãng quên Thiên Chúa và những gì Người đã thực hiện cho chúng ta, bởi vì khi lãng quên Người, chúng ta nhận lấy hậu quả, dấu chỉ cụ thể là bị rắn độc cắn. Đối với chúng ta, những “vết cắn” đó có thể gây ra những cảm giác tuyệt vọng, từ đó chúng ta bị cám dỗ nghĩ rằng Thiên Chúa không còn ở với chúng ta nữa. Thay vào đó, chúng ta cảm giác như bị bao vây bởi những con rắn trong sa mạc.

Thiên Chúa đã đánh phạt họ vì sự bất trung của dân. Nhưng khi họ hối hận, Người đã hướng dẫn ông Môsê làm một con rắn và treo lên một cây cột. Những ai nhìn vào con rắn đó thì được chữa lành. Đó không đơn thuần là một sự chữa lành kỳ diệu. Con rắn đồng có năng lực là vì Thiên Chúa đã cho nó sức mạnh. Dân Israel được chữa lành, bằng cách hướng về con rắn, bởi vì họ cũng đã quay về và tin tưởng Thiên Chúa. Họ tin tưởng Thiên Chúa sẽ tiếp tục che chở họ, và vì thế, họ đã làm điều họ cần phải làm là sống mối tương quan giao ước với Thiên Chúa. Giống như nhiều người trong chúng ta, sẽ có những cám dỗ khác khiến chúng ta lạc khỏi con đường dẫn đến miền Đất Hứa. Nhưng khi lạc lối, họ vẫn có thể quay về với Thiên Chúa, Đấng trước hết đã chọn và dẫn đưa họ qua sa mạc khắc nghiệt.

Khi đọc câu chuyện này, các Kitô hữu nhận ra con rắn được treo lên như là hình ảnh ám chỉ thập giá. Tương tự câu chuyện con rắn, thập giá bao gồm cả đau khổ và chữa lành. Đau khổ và cái chết của Đấng trên thập giá cũng mang đến sự chữa lành cho những ai hướng nhìn lên Người.

Cùng với các bậc tổ tiên chúng ta đang trên hành trình sa mạc khắc nghiệt tiến về Đất Hứa, chúng ta cũng chao đảo khi nỗ lực giữ cho đôi mắt của mình luôn tập trung vào đích điểm. Giống như tổ tiên, chúng ta được mời gọi tin tưởng - dù cho nhiều chướng ngại đang cám dỗ chúng ta bỏ cuộc và quay lại chốn nô lệ trước đây. Nhưng Thiên Chúa - Đấng từng ký kết giao ước với Dân - cũng đã thực hiện một cam kết vĩnh viễn với chúng ta qua Đức Kitô và thập giá của Người. Ngày nay, chúng ta suy tôn thánh giá vì thánh giá là bảo chứng nhắc nhớ rằng Thiên Chúa sẽ giúp chúng ta hoàn tất kế hoạch của Người dành cho chúng ta - dù cho chúng ta có chao đảo và đi chệch hướng.

Thập giá nhắc nhớ rằng Thiên Chúa luôn quan phòng, dự liệu điều tốt đẹp nhất cho chúng ta. Chúng ta có thể tin tưởng vào Thiên Chúa - Đấng đã hứa với chúng ta, và qua thập giá đảm bảo rằng lời hứa đó được hoàn thành - hay không? Ngày nay, chúng ta làm dấu thánh giá mỗi khi bước vào nhà thờ hay rời khỏi nơi đây, cũng như khi bắt đầu và kết thúc việc cầu nguyện của mình. Mỗi lần chúng ta thực hiện như thế là chúng ta nhớ đến Thiên Chúa của Lời Hứa, Đấng sẽ luôn chiếmvị trí thiết yếu trong hành trình của chúng ta. Làm dấu thánh giá trên mình cũng “nhắc nhớ” Thiên Chúa luôn trung thành với chúng ta.

Một phụ nữ trẻ cho thấy chiếc nhẫn đính hôn cô mới nhận được. Một đôi bạn mới cưới mang những dải băng cưới được chúc lành và trao cho nhau, cùng với lời thề hứa, trong lễ cưới của họ. Những dấu chỉ vật chất này là những vật nhắc nhớ và đảm bảo rằng họ sẽ ở cùng nhau cả “lúc vui cũng như lúc buồn”. Khi những điều rắc rối xảy đến, chiếc nhẫn nhắc nhớ họ về một bảo đảm cho cam kết được thực hiện trong tình yêu.

Thập giá nhắc nhớ chúng ta một lời hứa Thiên Chúa thực hiện trong tình yêu dành cho chúng ta; và lời hứa ấy được hoàn trọn khi “Con Người được nâng lên cao”. Chúng ta chưa hoàn tất chuyến hành trình sa mạc của mình, và có lẽ sẽ có nhiều bước lầm lạc trước khi hành trình kết thúc. Trong hành trình này, chúng ta không đánh mất hy vọng khi phải đối mặt với những thiếu sót của mình và con đường vẫn còn ở phía trước. Nếu cảm thấy chán nản và sợ hãi muốn bỏ cuộc, chúng ta hãy hướng nhìn thập giá và lời hứa của thập giá bảo đảm cho chúng ta một sự trợ giúp không ngừng. Thiên Chúa đã ban cho chúng ta những dấu chỉ rõ ràng về tình yêu Người dành cho chúng ta; trong Đức Giêsu, Ngôi Lời đã mặc lấy xác phàm và đã gánh lấy thập giá vì chúng ta.

Chúng ta nhìn lên thập giá trong niềm tin tưởng vào tình yêu nhưng không Thiên Chúa đã tỏ bày cho chúng ta. Chúng ta sống mối dây hiệp thông với Thiên Chúa và với nhau, không phải chúng ta có thể làm được điều ấy, nhưng vì Thiên Chúa đã quyết định làm điều ấy cho chúng ta. Nói cách khác, đó là “ý định tuyệt vời” của Thiên Chúa để kéo chúng ta ra khỏi bóng tối do những việc làm của chúng ta mà đưa vào ánh sáng ấm áp của đức tin. Nhờ ánh sáng được ban tặng này, chúng ta được nhắc nhớ rằng chúng ta đã có cuộc sống vĩnh cửu rồi: “bất cứ ai tin vào Người thì có sự sống đời đời”. Sự sống này đã dành sẵn cho chúng ta ở đây và bây giờ.

Thư gửi giáo đoàn Philipphê cũng được đọc trong Chúa Nhật Lễ Lá khi Đức Giêsu tiến vào thành Giêrusalem để nhận lấy thập giá của Người. Thánh Phaolô nói: “Người đã hạ mình, vâng lời cho đến chết, chết trên thập giá”. “Sự trống không” này (tiếng Hy Lạp là “kenosis”) là một con đường phục vụ mà Đức Giêsu đã thực hiện, và chúng ta, những môn đệ của Người, phải noi gương bắt chước. Thánh Phaolô đã ở đâu khi ngài viết bức thư này? Thưa rằng thánh nhân đang trải qua thập giá Đức Kitô. Ngài đã thiết lập Giáo Hội tại Philipphê và ngài đã viết lá thư này khi đang bị tù, có lẽ ở Êphêsô, vì sứ vụ của mình.

Thánh Phaolô đã nhìn lên thập giá của Thầy mình và nhận lấy sự sống Đức Giêsu đã hứa cho những ai tin vào Người. Thánh nhân có thể là một tù nhân, nhưng niềm tin của ngài vào Đức Chúa Phục Sinh đảm bảo rằng mặc dù hiện tại ngài đang chịu đau khổ, nhưng sự sống ngài có trong Đức Kitô là “vĩnh cửu” - bây giờ và mãi mãi. Noi gương Đức Kitô, Đấng đã tự hủy mình, không nhận lấy các quyền lợi và phẩm vị thần thiêng, thánh Phaolô cũng đặt mình quy phục thập giá để phục vụ và rao giảng Lời Chúa. Như Đức Giêsu đón nhận sự ô nhục nơi thập giá thế nào, thì thánh Phaolô cũng đón lấy những hậu quả do lời giảng của mình như vậy - tù đày và cái chết.

Cái gì sẽ chữa lành những thương tích nơi cộng đoàn Giáo Hội chúng ta trong những ngày này? Một sức sống đã bắt đầu - Đức Kitô hiến mình trên thập giá. Vì thế, là những môn đệ của Người, nhờ sức mạnh của hoa trái từ thập giá, chúng ta noi theo mẫu gương tình yêu vị tha của Người; theo cách này, chúng ta có thể trở thành bí tích cho sự hiện diện và tự hiến không ngừng của Đức Kitô trên trần gian.

Đức Kitô và thập giá của Người nhắc nhớ chúng ta rằng Vị Vua của chúng ta trị vì không bằng sức mạnh và bạo lực, nhưng bởi sự từ bỏ chính mình. Món quà Người ban tặng cho chúng ta không phải là đất đai và các dân nước để cai trị, nhưng là lòng thương cảm và sự tha thứ. Chúng ta nhìn lên thập giá, nhưng mắt chúng ta vượt xa thập giá để vươn đến chiến thắng sự chết của Đức Giêsu và sự phục sinh của Người. Như thánh Phaolô nói với các tín hữu Philipphê: “Thiên Chúa đã siêu tôn Người…” Đứng trước thập giá, chúng ta bái quỳ, rồi sau đó đứng thẳng lên để noi theo cách thức tự hiến và phục vụ của Người.

Chuyển ngữ: A.E. HV Đaminh Gò-Vấp

EXALTATION OF THE CROSS (A) -

Numbers 21:4b-9; Psalm 78; Philippians 2: 6-11; John 3: 13-17

Today’s reading from Numbers is a strange one with those biting snakes, the bronze snake on a pole and the way the victims are cured But you don’t have to be an Old Testament scholar to be able to interpret and apply it to our lives, especially the opening verses, "With their patience worn out by the journey the people complained against God and Moses…." In the course of our lives who among us has not been tempted to speak those words? How many detours, interruptions, break-downs, discouragements, disappointments etc. along our life’s journey have stirred up similar sentiments? Like the Israelites in the desert, at times, our "patience [is] worn out by the journey."

With the bedraggled people of Israel we are tempted to complain to God and ask, "Why?" The people’s memories are short, they have already forgotten that they are God’s chosen people and the recipients of God’s promise. We do similarly when we find ourselves in hard times with a difficult desert to pass through. We mustn’t forget who God is and what God has done for us, because when we do, we suffer the consequences, symbolized by the bites by the seraph serpents. For us those "bites" can cause feelings of hopelessness that tempt us to think that God is not with us. Instead, we feel like we are surrounded by those biting snakes in the desert.

In response to their disloyalty God punishes the people and, when they repent, God instructs Moses to make a figure of a snake, put it on a pole and raise it up. Those who looked to it were healed. It’s wasn’t just a magical healing. The bronze snake had power because God gave it power. The Israelites were healed because, by turning towards the snake, they were also turned in faith to God. They trusted God would continue to care for them and so they did what they were supposed to do – live in covenanted relationship with God – more or less. Like the rest of us there would be other temptations away from the path to the Promised Land. But when they strayed they could always come back to the God who first chose them and had guided them through the harsh desert terrain.

Christians reading the story see the raised serpent as a type of the cross. Like the serpent narrative, the cross includes both suffering and healing. The suffering and death of the One on the cross also brings healing to those who look upon him.

Along with our ancestors struggling through the harsh desert on their way to the Promised Land, we also stumble while we try to stay determined and keep our eyes fixed on our goal. Like them we are called to trust – despite the obstacles that tempt us to give up and go back to some former place of slavery. But the One who covenanted with the people has also made a permanent commitment with us through Christ and his cross. We exalt over the cross today because it’s our sure reminder that God will help us complete God’s plan for us – even with all our stumbling and wrong turns along the way.

The cross reminds us that God is in charge and has a plan for our ultimate well-being. Can we trust the God who has made a promise to us and, through the cross, guarantees to see that promise come to completion? We sign ourselves with the cross as we enter and leave church today and as we begin and end our prayers. Each time we do that we remember the God of the Promise who will always be part of our journey. Signing ourselves with the cross also "reminds" God of God’s promise to be faithful tous.

A young woman shows off her newly-received engagement ring. A newly married couple wear wedding bands that were blessed and exchanged, along with life-promises, at their wedding ceremony. These material signs are reminders and assurances that they will be there for each other "in good times and in bad." When troubles do arise a glance at the ring serves as a reassurance of a commitment made in love.

The cross is that for us – a reminder of a promise God made in love with us and was fulfilled when "the Son of Man [was] lifted up." We have not finished our individual desert treks yet and there probably will be lots of missteps before our journey is finished. In the meanwhile, we do not lose hope as we face our shortcomings and the road that still lies in front of us. Lest we get discouraged and fear dropping out along the way, we look to the cross and the promise of continual help it offers to us. God has given us concrete signs of God’s love for us; in Jesus, the Word made flesh and in the cross which he embraced on our behalf.

We look to the cross with faith in the gratuitous love God has shown us. We are in communion with God and one another, not because of anything we have done, but because of what God decided to do for us. In a manner of speaking it was God’s "bright idea" to draw us out of the darkness of our own doings into the warm light of faith. Through the light we have been given we are reminded that we already have eternal life, "everyone who believes in him may have eternal life." This life has already begun for us here and now.

The reading from the Philippians was also read on Palm Sunday as Jesus was entering Jerusalem to accept his cross. Paul says, "he humbled himself, becoming obedient to death, even death on a cross." This "emptying" (in Greek "kenosis") is a path of service. Jesus followed and we, his disciples, must do the same. Where was Paul when he wrote this letter? Experiencing the cross of Christ. He had founded the church at Philippi and he wrote the letter while he was in captivity, because of his missionary work, probably in Ephesus.

Paul had looked to the cross of his Master and received the life Jesus promised those who believe in him. Paul may be a prisoner, but his faith in the risen Lord assures him that despite his current suffering, the life he has in Christ is "eternal" – it is now and always. Just as Christ emptied himself, not assuming the rights and dignity owed his divinity, Paul, in imitation of his Master, also submitted himself to the cross of service and the preaching of the Word. Just as Jesus accepted the humiliation of the cross, so Paul embraced the consequences of his preaching – imprisonment and death.

What will heal the wounds of our church community these days? The same dynamism that began it – Christ’s self giving on the cross. So too, we his disciples, empowered by the fruits of the cross, must follow his example of altruistic love so that we can be the sacrament of Christ’s continued presence and self-offering in the world.

Christ and his cross remind us that our King rules not by power and might, but self-denial. The gifts he dispenses to his subjects are not lands and peoples to rule over, but compassion and forgiveness. We look to the cross but our eyes go beyond the cross to Jesus’ triumph over death, his resurrection. As Paul told the Philippians, "God greatly exalted him…." Before the cross we bend our knees and then stand upright to follow his way of self giving and service.
 
Lễ suy tôn Thánh Giá
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
22:57 12/09/2014
Chúa Nhật LỄ SUY TÔN THÁNH GIÁ
N2T

Tin Mừng : Ga 3, 13-17
“Con Người sẽ phải được giương cao”


Anh chị em thân mến,
Hôm nay Giáo Hội hân hoan mừng kính lễ suy tôn Thánh Giá của Đức Chúa Giê-su.
Nói hân hoan vì chính Đức Chúa Giê-su đã dùng cây Thánh Giá để cứu chuộc nhân loại chúng ta khỏi ách tội lỗi của ma quỷ, hân hoan vì cây Thánh Giá chính là cây trường sinh đem lại sự sống đời đời cho chúng ta

Thánh Giá chính là nguồn ơn cứu độ cho nhân loại, đó chính là niềm tin và là biểu tượng thánh của người Công Giáo chúng ta, ở đâu có Thánh Giá là ở đó có bằng an và sức mạnh thần thiêng.
Đức Chúa Giê-su không chết dưới lưỡi gươm của quân lính để cứu chuộc nhân loại, Đức Chúa Giê-su cũng không chết vì chén thuốc độc để chúng ta được sống, nhưng Ngài đã chết bằng cách chịu đóng đinh trên cây thánh giá để cứu chuộc nhân loại, do đó Thánh Giá là biểu tượng cho sự giao hoà giữa trời và đất, và là sự nối kết tình huynh đệ giữa con người với nhau, mà tâm điểm phát xuất chính là Chúa Kitô.

Phải qua thánh giá mới đến vinh quang, cũng như phải qua đò mới đến được bến bờ bên kia, nhưng người qua đò thì không còn nhớ đến con đò đưa mình qua sông, bởi vì con đò không còn ích gì cho họ nữa, nhưng cây Thánh Giá không những Thiên Chúa dùng để cứu chuộc chúng ta, mà còn đi với chúng ta cho đến hết cuộc sống ở trần gian :
- Thánh Giá nơi bí tích Rửa Tội đã làm cho chúng ta trở thành những người được cứu độ, đó là Thánh Giá của niềm tin.
- Thánh Giá nơi bí tích Thêm Sức làm cho chúng ta trở thành những chứng nhân của Chúa trong cuộc sống của mình, đó là Thánh Giá của tình yêu.
- Thánh Giá nơi bí tích Xức Dầu Thánh làm cho chúgn ta được bình an, đó là Thánh Giá của hi vọng.

Vinh quang và chiến thắng không ở nơi cảnh thanh bình giả tạo nhưng ở nơi chiến trường, mà chiến trường của chúng ta –những người Ki-tô hữu- chính là bổn phận hàng ngày của mình; chiến trường của chúng ta cũng ở trong những khó khăn của cuộc sống, khi chúng ta chu toàn bổn phận chính là lúc chúng ta đem cây Thánh Giá của Chúa cắm vào nơi ươn hèn của tội lỗi, khi chúng ta vui vẻ cậy nhờ ơn Chúa để đi qua những khó khăn của cuộc sống, là chúng ta đã đem vinh quang của cây Thánh Giá dựng lên cao để cho mọi người biết rằng: sức mạnh và vinh quang của chúng ta chính là cây Thánh Giá.

Anh chi em thân mến,
Ngày hôm nay Thánh Giá không còn là biểu tượng của đau khổ nữa, nhưng là của chiến thắng và vinh quang, bởi vì tất cả những đau khổ đưa nhân loại chúng ta đến chỗ chết chóc huỷ diệt, thì đã được Đức Chúa Giê-su –Đấng Cứu Chuộc trần gian- đã gánh lấy cho chúng ta, để giờ đây mỗi người trong chúng ta tiếp tục giương cao ngọn cờ chiến thắng là cây Thánh Giá ngay trong cuộc sống đầy đau khổ và hạnh phúc của mình ở trần gian này.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
-----------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:01 12/09/2014
N2T

55. Phân phát một tình thân thiện vì yêu Chúa thì đủ đền bù các tội lỗi; hóa ra là Đức Chúa Giê-su thích trợ giúp chúng ta trong bóng tối.

(Thánh Terese of Lisieux)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch trong “Cách ngôn thần học tu đức”

--------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Mỗi tuần một “Chuyện Rất Ngắn”
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:04 12/09/2014
CHẶT TAY CHÂN MÌNH
Linh mục nghĩa tử tâm sự với linh mục nghĩa phụ của mình rằng: cha sở giáo xứ nơi ngài làm cha phó giải tán ban hành giáo và các đoàn thể như hội Đạo binh Đức Mẹ, cha nghĩa phụ thở dài nói:
- “Nếu sau này con làm cha sở thì đừng bao giờ chặt tay chân của mình (giải tán các đoàn thể), dù tay chân bị lỡ loét hôi thối thì cũng là phần thân thể của con. Cũng vậy, giáo xứ mà không có các đoàn thể thì giáo xứ sẽ không phát triển, cha sở sẽ giống như người không tay không chân, chỉ luẩn quẩn quanh bàn ăn mà thôi. Bởi vì đoàn thể là phương tiện truyền giáo và nên thánh của giáo dân...”
-----------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha đề cao tầm quan trọng của khoa chú giải Kinh Thánh
LM. Trần Đức Anh OP
09:54 12/09/2014
VATICAN. ĐTC đề cao khoa chú giải Kinh Thánh và kêu gọi các nhà chú giải làm tất cả những gì có thể để lãnh hội rõ ràng ý nghĩa của Sách Thánh.

Trong buổi tiếp kiến sáng ngày 12-9-2014 dành cho các tham dự viên Tuần lễ Kinh Thánh toàn quốc Italia lần thứ 43 tại Roma, ĐTC nói: ”Khoa chú giải Kinh Thánh, trong Giáo Hội và trên thế giới, chu toàn một công tác không thể thiếu được. Thật là một ảo tưởng và tỏ ra thiếu tôn trọng đối với Kinh Thánh được linh hứng khi bỏ qua khoa chú giải... Sự tôn trọng đích thực đối với Kinh Thánh đòi phải thực hiện tất cả những cố gắng cần thiết để có thể nắm bắt rõ ràng ý nghĩa của Kinh Thánh. Dĩ nhiên không phải mọi Kitô hữu đều có thể đích thân nghiên cứu các văn bản Kinh Thánh. Nghĩa vụ này được ủy thác cho các nhà chú giải, các vị hữu trách trong lãnh vực này để mưu ích cho tất cả mọi người” (Giải thích Kinh Thánh trong Giáo Hội, 15-4-1993, Kết luận).

ĐTC cũng khẳng định rằng ”Khoa chú giải Kinh Thánh Công Giáo không phải chỉ để ý đến các khía cạnh phàm nhân của các văn bản Kinh Thánh mà thôi. Khoa này cần giúp dân Kitô giáo nhận thức một cách rõ ràng hơn Lời Chúa trong các bản văn ấy, để hiểu rõ hơn, hầu sống trọn vẹn trong tình hiệp thông với Thiên Chúa. Để được như vậy, nhà chú giải cần biết nhận thức Lời Chúa trong các bản văn, và điều này chỉ có thể nếu nhà chú giải có đời sống thiêng liêng nhiệt thành, năng đối thoại với Chúa; chẳng vậy việc nghiên cứu chú giải Kinh Thánh sẽ không đầy đủ, và đánh mất mục tiêu chủ yếu của mình”.
Tuần lễ Kinh Thánh toàn quốc Italia năm nay đã tiến hành từ ngày 8 đến 12-9-2014 với chủ đề ”Ai có thể kể lại những công trình quyền năng của Chúa?” (Tv 106,2) (SD 12-9-2014)
 
Thế giới học được gì từ hai thế chiến?
Linh Tiến Khải
09:55 12/09/2014
Sáng thứ bẩy 13 tháng 9 Đức Thánh Cha Phanxicô viếng thăm đài tưởng niệm chiến sĩ trận vong tại Redipuglia và cử hành thánh lễ tại nghĩa trang các tử sĩ nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày Đệ Nhất Thế Chiến bùng nổ.

Redipuglia là nghĩa trang quân đội lớn nhất tại Italia với mộ của hơn 100 ngàn tử sĩ của Thế chiến thứ nhất, trong đó có 30 ngàn chiến sĩ vô danh. Nghĩa trang này chỉ cách biên giới nước Slovenia vài cây số, và được khánh thành ngày 13 tháng 9 năm 1938. Sau khi viếng thăm nghĩa trang Áo-Hung, đặt vòng hoa trước đài tưởng niệm, vào lúc 10 giờ Đức Thánh Cha chủ sự thánh lễ đồng tế tại đài tưởng niệm với các vị Giám Mục đặc trách các giáo hạt quân đội Italia và các nước cùng nhiều Giám Mục khác. Cuối thánh lễ Đức Thánh Cha đọc kinh cầu cho các binh sĩ tử trận và các nạn nhân chiến tranh. Ngài cũng trao cho mỗi Giám Mục hiện diện một ngọn đèn để thắp sáng trong các lễ tưởng niệm Đệ Nhất Thế Chiến tại các giáo phận liên hệ.

Đệ Nhất Thế Chiến đã bùng nổ ngày 28 tháng 7 năm 1914, và chấm dứt ngày 11 tháng 11 năm 1918. Các cuộc đụng độ diễn ra tai Âu châu, Trung Đông, nhiều đảo Thái Bình Dương, Đại Tây Dương và Ấn Độ, theo các phản ứng liên minh dây chuyền giữa các nước. Đã có hơn 70 triệu người bị động viên, trong số này có 60 triệu tại các nước Âu châu, và hơn 9 triệu binh sĩ ngã gục tại chiến trường, không kể khoảng 7 triệu thường dân bị thiệt mạng.

Mặt khác trong các ngày 31 tháng 8 đến mùng 2 tháng 9 vừa qua, các Giám Mục Đức và Ba Lan đã cùng cử hành các lễ nghi tưởng niệm 75 năm Đệ Nhị Thế Chiến bùng nổ.

Thế Chiến Thứ II bắt đầu ngày mùng 1 tháng 9 năm 1939, khi quân đội Đức Quốc Xã tấn công Ba Lan, và chiến tranh đã kéo dài 6 năm khiến cho 62 triệu người chết, trong đó có 25 triệu binh sĩ: 17 triệu người thuộc khối đồng minh và 8 triệu người thuộc khối Trục gồm Đức, Ý và Nhật Bản. Khối đồng minh có 33 triệu thường dân bị chết, trong khi khối Trục có 4 triệu thường dân thiệt mạng.

Hai thế chiến đã khiến cho gần 80 triệu người chết, hàng chục triệu người khác bị thương hay tàn phế, và bao nhiêu triệu người phải sống trong cảnh nghèo túng, đói khát, bệnh tật, khốn khổ, vì các quốc gia lâm chiến đã dốc đổ tài lực và sát tế nhân lực cho thần chiến tranh và tàn phá. Hàng trăm thành phố làng mạc đã bị bỏ bom bình địa, tan hoang. Biết bao nhiêu hy sinh, mồ hôi, máu và nước mắt của hàng bao thế kỷ xây dựng, vun trồng, với bom đạn của chiến tranh chỉ trong chớp nhoáng đã biến thành tro bụi. Nam giới bị động viên, đất đai bị bỏ hoang không người canh tác, phụ nữ và trẻ em phải nai lưng làm việc trong các hãng chế tạo khí giới hay canh tác cầm chừng không đủ thực phẩm cung cấp cho gia đình. Toàn dân phải thắt lưng buộc bụng hy sinh cho chiến tranh.

Nhìn vào lịch sử nhận loại người ta thấy đã không có thế kỷ nào nhiều chiến tranh và xung khắc như thế kỷ 20 với hơn 180 cuộc chiến lớn nhỏ, trong đó hàng chục chiến cuộc vẫn còn tiếp diễn trong thế kỷ 21 hiện nay. Từ vài tháng qua với sự kiện các lực lượng hồi cuồng tín thành lập Nhà Nước Hồi bên Siria và Irak cũng như bên Nigeria, thi hành chiến sách diệt chủng tôn giáo và bộ tộc với các cuộc tàn sát tập thể dã man, xử bắn hàng ngàn binh sĩ, chặt đầu cắt cổ cả trẻ thơ, tước đoạt nhá cửa, ruộng vườn và tài sản của các kitô hữu vá các nhóm hồi thiểu số, và đuổi họ ra đi với hai bàn tay trắng. Các lực lượng ISIS ước mơ tài lập đế quốc Ottoman đã bị hủy bỏ năm 1920, để tiến tới chỗ hồi giáo hóa và thống trị toàn thế giới. Các đe dọa và khiêu khích của Nhà nước Hồi đã khiến cho Hoa Kỳ, Anh, Pháp Đức, Ba Lan, Italia và các quốc gia Arập Bắc Phi thành lập liên minh chống các lực lượng ISIS.

Bên cạnh đó lại còn thêm cuộc khủng hoảng tại Ucraina với chiến tranh ly khai và cuộc xâm lăng của quân đội Nga tại Crimea. Tuy Hoa Kỳ và Liên Hiệp Âu châu đã đưa ra các biện pháp trừng phạt kinh tế, nhưng xem ra nước Nga không nao núng, vì biết rằng chính quyền của tổng thống Barack Obama không ở trong thế mạnh do nhiều vấn đề khác nhau, và các quốc gia trong Liên Hiệp Âu châu vẫn còn kiệt quệ, chưa ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế tài chành trầm trọng kéo dài từ năm 2008 tới nay. Khi xua quân xâm lăng Ucraina ông Vladimir Putin cũng đã tính toán các nước cờ nhằm thực hiện giấc mộng tái lập đế quốc ”Nga vĩ đại”. và giành lại vai trò lãnh đạo đã mất trên bàn cờ chính trị thế giới, sau khi đế quốc cộng sản Liên Xô sụp đổ. Và Ucraina, quốc gia thành viên cựu khối Varsava, là con cờ thăm dò đầu tiên. Tổng thống Putin qúa biết các nước trong Liên Hiệp Âu châu rất cần dầu hỏa và khí đốt của Nga, đặc biệt mỗi khi mùa đông tới, nên việc sáp nhập Crimea vào Nga sẽ mở màn cho chiến dịch tái chiếm các vùng có người Nga sinh sống trong các nước vùng Baltic. Và để thoát vòng kiềm tỏa kinh tế của Hoa Kỳ và các nước khối G7, hồi hạ tuần tháng 5 vừa qua trong chuyến ông Putin viếng thăm Thượng Hải Nga và Trung Quốc đã ký hợp đồng thương mại lên tới 400 tỷ mỹ kim. Bắt đầu từ năm 2018 Nga sẽ cung cấp cho Trung Quốc mỗi năm 38 tỷ mết khối khí đốt trong vòng 30 năm. Số lượng đầu hỏa và khí đốt này sẽ được chuyển tới miền Đông Trung Quốc do một ống dẫn dài 2.200 cậy số. Đo đó Nga không sợ các trừng phạt kinh tế của Hoa Kỳ và các nước G7. Sau bài diễn văn của tổng thống Back Obama hôm thứ tư vừa qua, tuyền bố thành lập và điều khiển liên minh chống Nhà nước Hồi, và có thể bỏ bom bất cứ nơi đâu có các lực lượng này kể cả Siria, tổng thống Putin phản đối và chỉ trích Hoa Kỳ hành động trái với luật lệ quốc tế.

Liệu các căng thẳng giữa các cường quốc liên quan tới Ucraina và tình hình nóng bỏng tại Trung Đông có đột ngột gia tăng và châm ngòi cho một Đệ Tam Thế Chiến hay không, không ai biết được. Nhưng thực ra Thế Chiến thứ ba đã bắt đầu, từng mảng một, và rất có thể đưa tới việc sử dụng các vũ khí nguyên tử. Nếu xảy ra như vậy, thỉ gia đình nhâm loại vẫn phải tiếp tục sống dưới quyền điều khiển của thiểu số lãnh đạo có đầu óc điên loạn, khát khao quyền lực, mê say danh vọng vô độ. Và như vậy thế giới đã không học được gì từ hai thế chiến trong thế kỷ 20.
 
Hoa Kỳ: Một vị giám mục sẽ đến Tòa Bạch Ốc yêu cầu cấp visa cho Kitô hữu Iraq tị nạn
Tiền Hô
11:10 12/09/2014
Đức Giám Mục Sarhad Yawsip Jammo - lãnh đạo địa phận Công Giáo Đông phương nghi lễ Chaldean tại San Diego sẽ đến Tòa Bạch Ốc để yêu cầu Chính phủ Hoa Kỳ cấp visa nhập cảnh cho những người Công Giáo Iraq muốn tị nạn ở Hoa Kỳ. Ngài sẽ mang theo một danh sách với số lượng 25,000 đương đơn.

Trong 10 tuần trở lại đây, văn phòng của Địa phận Công Giáo nghi lễ Chaldean đã thấy và nghe tường trình rất nhiều về đời sống li loạn của các Kitô hữu ở Iraq trước sự bách hại của ISIS. Các tín hữu Chaldean đã bị buộc phải rời khỏi quê nhà và hiện đang sống trong sự sợ hãi, thậm chí không có đủ nhu yếu phẩm.

Vì vậy, văn phòng địa phận yêu cầu Tòa Bạch Ốc phải tăng số lượng visa cấp cho những ai muốn rời khỏi Iraq. Địa phận đã lên một danh sách các anh chị em tín hữu Iraq muốn thoát khỏi cuộc khủng bố bách hại này. Danh sách là một tiếng nói giúp cho những người ở Iraq có nhu cầu ra đi và sẽ nộp đến Tòa Bạch Ốc trong hững ngày tới.

Chỉ trong vài ngày qua, hàng ngàn đơn đã được gửi về văn phòng giáo phận. Với sự giúp đỡ của hơn 20 thiện nguyện viên, một phần số đơn này đã được gửi đi và hiện họ đang xử lý số đơn còn lại. Tính đến ngày 5 tháng 9, văn phòng đã nhận 5,266 đơn, trong đó có tên của 24,237 người muốn được đến Hoa Kỳ chung hưởng sự tự do. (CatholicCulture)
 
Đức Thánh Cha sẽ tông du tại Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 11, 2014
Bùi Hữu Thư
11:45 12/09/2014
Việc chuẩn bị cho chuyến tông du của Đức Thánh Cha đi Thổ Nhĩ Kỳ đã được xúc tiến

Ngày chính thức và thời gian tông du sẽ được ấn định sau

Vatican, 12 tháng 9, 2014 (Zenit.org)

Linh Mục Federico Lombardi, Phát ngôn viên Tòa Thánh, xác nhận rằng Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ viếng thăm Thổ Nhĩ Kỳ sau khi Tòa Thánh đã nhận được văn thư chính thức của tổng thống quốc gia này mời ngài vào buổi sáng hôm nay.

Trong một thông cáo, linh mục Lombardi viết: “Sáng nay Tòa Thánh đã nhận được một văn thư chính thức của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan, gửi cho Đức Thánh Cha mời ngài viếng thăm Thổ Nhĩ Kỳ vào cuối tháng 11, 2014."

Cha Lombardi tiếp: "Các việc chuẩn bị cho chuyến đi này đã được xúc tiến, tuy nhiên thời gian cũng như ngày khởi hành chính thức chưa được ấn định."

Thượng Phụ Đại Kết Bartholomew I cũng đã mời Đức Thánh Cha viếng thăm, và mong ngài sẽ đến vào ngày 30 tháng 11, là ngày Lễ Thánh Anrê. Có phúc trình đã đề nghị rằng Đức Thánh Cha cũng dùng chuyến tông du này để thăm các người tị nạn Iraq tại biên thùy Thổ Nhĩ Kỳ.
 
Fides: Người Công Giáo bị bách hại trắng trợn tại Pakistan
Đặng Tự Do
18:13 12/09/2014
Những nạn nhân của tệ nạn bài Kitô do người Hồi Giáo Pakistan gây ra phần đông là các Kitô hữu nghèo khổ và ít học dưới một chế độ giáo dục phân biệt đối xử nặng nề. Tuy nhiên, cả những người Công Giáo trí thức cũng không thoát khỏi tình trạng này.

Trong bản tin đánh đi ngày 11 tháng 9, thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc đã kể về một câu chuyện thương tâm của một gia đình Công Giáo trí thức bị người Hồi Giáo bách hại công khai đến mức phải bỏ nhà cửa trốn chạy.

Theo báo cáo của Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình của tổng giáo phận Lahore hai vợ chồng anh Nadeem Maqbol (44 tuổi) và chị Nabeela Nadeem có một bé trai 14 tuổi và hai đứa bé gái 12 và 8 tuổi.

Chị Nabeela là một giáo viên trung học, trong khi anh Maqbol có một cửa hàng. Hai đứa bé gái theo học tại một trường học công lập gần nhà.

Tháng 12 năm ngoái, hai đứa bé gái chẳng may lọt vào mắt xanh của một giáo sĩ Hồi Giáo có đứa con học cùng lớp. Giáo sĩ này đưa ra một fatwa tuyên bố hai đứa bé gái ấy đã theo đạo Hồi và theo luật của đạo Hồi chúng phải được nuôi nấng bởi những cha mẹ Hồi Giáo - là hắn ta và bà vợ của hắn ta.

Kinh hoàng trước thủ đoạn của giáo sĩ Hồi Giáo này và thấy trước là họ vô phương chống lại nổi cái fatwa ngang ngược và vô lý này, chị Nabeela đành bỏ công việc dạy học lương cao, anh Maqbol đành bỏ cửa hàng và nhà cửa sau lưng để chạy sang Yohanaabad.
 
Đức Thánh Cha Phanxicô: Hãy sửa lỗi anh chị em mình trong tình yêu, lòng bác ái, sự thật và khiêm tốn
Đặng Tự Do
19:01 12/09/2014
Trong bài giảng sáng thứ Sáu 12 tháng 9 tại nhà nguyện Santa Marta, Đức Thánh Cha đã suy tư về đoạn Tin Mừng trong đó Chúa Giêsu cảnh báo chống lại tình trạng “Sao anh thấy cái rác trong con mắt của người anh em, mà cái xà trong con mắt của chính mình thì lại không để ý tới?”. Đoạn Tin Mừng này đã khiến Đức Thánh Cha quay trở lại chủ đề sửa lỗi huynh đệ mà ngài đã đề cập đến trong buổi đọc Kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 7 tháng 9. Đầu tiên, Đức Thánh Cha nhắc đến việc sửa lỗi huynh đệ với lòng bác ái.

"Anh chị em không thể sửa lỗi một người mà không có tình yêu và bác ái giống như anh chị em không thể thực hiện phẫu thuật mà không gây mê. Không thể như thế, bởi vì bệnh nhân sẽ chết vì đau đớn. Bác ái cũng giống như một chất gây mê giúp ta đón nhận được sự điều trị và chấp nhận được sự khiển trách. Hãy kéo người ấy sang một bên và nói chuyện với sự dịu dàng, với tình yêu ".

Điều thứ hai là chúng ta phải nói lên sự thật: "Đừng nói một cái gì đó không đúng sự thật. Quá thường xuyên trong cộng đoàn của chúng ta xảy ra tình trạng là chúng ta nói quá xa sự thật về người khác: Chúng ta vu khống cho họ [để giành giật lẽ phải về phần mình]. Hoặc nếu những điều đó có đúng sự thật đi nữa, chúng đã được đưa ra để phá hủy uy tín của người đó. Những lời đồn thổi làm tổn thương; tin đồn là một cái tát vào danh tiếng của một người, là một cuộc tấn công nhắm vào tâm hồn của một con người." Đức Thánh Cha nhận xét rằng: “Chắc chắn là sự thật đôi khi khó nghe lắm, nhưng nếu sự thật được nói ra với lòng bác ái và tình yêu, nó là dễ dàng được chấp nhận hơn". Do đó, “chúng ta phải nói về khuyết điểm của người khác trong sự thật và với lòng bác ái”

Thứ ba, chúng ta phải khiển trách với sự khiêm nhường: "Nếu anh chị em thấy thực sự cần phải khiển trách một lỗi lầm nhỏ, hãy dừng lại một chút để nhớ rằng anh chị em có nhiều khuyết điểm hơn và những khuyết điểm này còn trầm trọng hơn nhiều!"

"Khiển trách huynh đệ là một hành động chữa lành nhiệm thể Giáo Hội. Đó là một lỗ hổng trong cơ cấu của Giáo Hội mà chúng ta phải sửa chữa. Và cũng giống như các bà mẹ, các bà ngoại, và các bà nội những người biết cách hàn gắn rất nhẹ nhàng, rất tinh tế, chúng ta phải làm như vậy khi chúng ta muốn khiển trách anh chị em mình. Nếu anh chị em không thể làm điều này với tình yêu, lòng bác ái, sự thật và khiêm tốn, anh chị em sẽ xúc phạm, anh chị em sẽ phá hủy trái tim của người đó, anh chị em sẽ thêm vào tin đồn, làm tổn thương, và anh chị em sẽ trở thành một kẻ đạo đức giả giống như Chúa Giêsu đã nói:

Sao anh lại có thể nói với người anh em: "Này anh, hãy để tôi lấy cái rác trong con mắt anh ra", trong khi chính mình lại không thấy cái xà trong con mắt của mình? Hỡi kẻ đạo đức giả! Lấy cái xà ra khỏi mắt ngươi trước đã, rồi sẽ thấy rõ, để lấy cái rác trong con mắt người anh em! (Lc 6:42)
 
Đức Thánh Cha Phanxicô nói: Sống tinh thần Kitô là một điều ngu dại trước mắt thế gian
Đặng Tự Do
22:01 12/09/2014
Trong bài giảng sáng thứ Năm 11 tháng 9 tại nhà nguyện Santa Marta, Đức Thánh Cha đã giải thích về bài Phúc Âm trong ngày (Lc 6:27-38) trong đó Chúa nói cùng các môn đệ Ngài:

"Thầy nói với anh em là những người đang nghe Thầy đây: hãy yêu kẻ thù và làm ơn cho kẻ ghét anh em, hãy chúc lành cho kẻ nguyền rủa anh em và cầu nguyện cho kẻ vu khống anh em. Ai vả anh má bên này, thì hãy giơ cả má bên kia nữa. Ai đoạt áo ngoài của anh, thì cũng đừng cản nó lấy áo trong.”

Đức Thánh Cha nhận xét: “Có người nói: nhưng thưa Cha, hành động như thế thì ngu dại quá! Đúng như thế, trong những ngày này chúng ta cũng đã nghe Thánh Phaolô nói về sự điên rồ của Thập Giá Chúa Kitô, là điều tương phản với sự khôn ngoan của thế gian. Như vậy thì thưa Cha, là một Kitô hữu như thế có khác gì trở thành một kẻ dại khờ, người ta có thể thắc mắc như thế. Tôi có thể nói là theo một nghĩa nào đó, thì đúng như thế. Là một Kitô hữu có nghĩa là từ bỏ sự khôn ngoan của thế gian để có thể thực hiện đúng tất cả mọi thứ mà Chúa Giêsu đã phán bảo và nếu chúng ta tính toán cho sòng phẳng ra theo cách thức thế gian thì chúng ta thấy mình bị thiệt rất nhiều”.

"Có người sẽ nói: nhưng thưa Cha tôi không thích hành xử theo kiểu đó. Vâng, nếu anh chị em không cảm thấy thích hành động như thế, thì đó là vấn đề của anh chị em, nhưng đó chính là đường lối Kitô, là cách mà Chúa Giêsu đã dạy chúng ta. Có người sẽ nói nhưng thưa Cha, nếu làm thế thì tôi có thể hy vọng sẽ được những gì? Câu trả lời là hãy tiến bước trên con đường của Chúa Giêsu, đó là con đường của lòng thương xót. Hãy thương xót như Cha các ngươi là Đấng hay thương xót. Chỉ với một trái tim đầy lòng thương xót chúng ta mới có thể làm trọn tất cả những gì, mà Chúa dạy chúng ta phải làm. Đời sống Kitô hữu không phải là một cuộc sống tự quy chiếu về mình. Đó là một cuộc sống trong đó ta phải ra khỏi chính mình để ban tặng chính mình cho tha nhân. Đời sống chúng ta phải là một ân sủng, một tình yêu - và tình yêu không quy hướng về chính nó, không ích kỷ, nhưng tự hiến".

Đức Thánh Cha nói thêm:

“Chúa đòi hỏi chúng ta phải thương xót. Ngài bảo chúng ta đừng xét đoán.” Nhưng, Đức Thánh Cha nhận xét rằng “Quá thường khi chúng ta lại tự coi mình là thẩm phán để phán xét những người khác. Chúng ta tham gia vào các tin đồn, chúng ta nói xấu sau lưng người ta, chúng ta đánh giá tất cả mọi người. Nhưng Chúa bảo chúng ta không được xét đoán, nếu chúng ta không muốn bị đoán xét. Đừng lên án người khác và anh chị em sẽ không bị lên án.

“Chúng ta nói mỗi ngày trong Kinh Lạy Cha, xin tha nợ cho chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Nếu tôi không tha thứ, làm thế nào tôi có thể xin Chúa tha thứ cho tôi đây?"

Nếu anh em yêu thương kẻ yêu thương mình, thì có ân nghĩa gì đâu? Ngay cả người tội lỗi cũng yêu thương kẻ yêu thương họ. Và nếu anh em làm ơn cho kẻ làm ơn cho mình, thì còn gì là ân với nghĩa? Ngay cả người tội lỗi cũng làm như thế. Nếu anh em cho vay mà hy vọng đòi lại được, thì còn gì là nghĩa với ân? Cả người tội lỗi cũng cho kẻ tội lỗi vay mượn để được trả lại sòng phẳng. Trái lại, anh em hãy yêu kẻ thù, hãy làm ơn và cho vay mà chẳng hề hy vọng được đền trả. Như vậy, phần thưởng dành cho anh em sẽ lớn lao, và anh em sẽ là con Ðấng Tối Cao, vì Người vẫn nhân hậu với cả phường vô ân và quân độc ác.

"Phong cách sống Kitô là một cái gì đó rất đáng sợ khi mới thoạt nhìn đầu tiên – thực sự là khá đáng sợ. Cho nên, ở đây phát sinh một vấn đề mà tất cả chúng ta phải đối mặt hàng ngày: ‘Lạy Chúa, xin cho con ân sủng để trở thành một Kitô hữu tốt, bởi vì với sức con thì con không thể làm điều đó. Chúng ta hãy lấy ra sách Tin Mừng và đọc chương thứ 6 của Thánh Luca - và đọc đi, đọc lại nhiều lần trong khi chúng ta nài xin Chúa ban ơn để hiểu rõ ràng là một Kitô hữu có nghĩa là gì, và xin Ngài ân sủng để chúng ta trở thành những Kitô hữu tốt, bởi vì chúng ta tự mình không thể làm nổi điều đó."
 
Các Giáo Phẩm Trung Đông và số phận tín hữu của họ
Vũ Văn An
23:51 12/09/2014
Mặc dù rất nhiều lời kêu gọi đã được đưa ra nhằm kêu gọi Kitô Hữu Trung Đông ở lại mảnh đất mà tổ tiên họ từng đổ mồ hôi và xương máu ra gầy dựng và bồi đắp từ trước cả thời Chúa Giêsu sinh ra, nhưng càng ngày càng có dấu hiệu “nản lòng” trước sự mỏi mệt của các cường quốc Tây Phương khiến họ muốn rời bỏ mảnh đất ấy để trốn thoát bách hại dã man vô nhân đạo.

Chính vì thế, theo tin Catholic World News ngày 12 tháng Chín, Đức Cha Sarhad Yawsip Jammo, đứng đầu giáo phận Công Giáo Canđê tòng nhân (eparchy) đặt trụ sở tại San Diego, đã quyết định sẽ tới Tòa Bạch Ốc mang theo một danh sách 25,000 người Công Giáo Iraq muốn được tới Hoa Kỳ.

Trang mạng của người Công Giáo Canđê, Kaldaya.net, đặt trụ sở tại California cho hay: “Các lời yêu cầu đã được ngỏ với Tòa Bạch Ốc nhằm gia tăng con số nhập cảnh được cấp phát cho những ai ước mong và ước muốn rời Iraq. Đáp ứng lời yêu cầu của Tòa Bạch Ốc, Giáo Phận Thánh Phêrô đã thu thập một danh sách các anh chị em của chúng tôi tại Iraq muốn trốn thoát cảnh bách hại”.

Trong khi ấy, 2 tiểu ban của Hạ Viện Mỹ đã tổ chức một buổi điều trần chung để nghe về việc các Kitô hữu và nhiều nhóm thiểu số tôn giáo khác đang bị bách hại tại Iraq và Syria.

Pascale Warda, chủ tịch Tổ Chức Nhân Quyền Hammurabi, cho hay: “Nỗi thống khổ và hành hạ các nhóm thiểu số Iraq vẫn đang tiếp diễn, và ở đây và vào lúc này tôi xin thưa rằng chúng ta chưa thấy hết những điều tồi tệ nhất trong nỗi đau và nỗi buồn này”. Con số những người bị Quốc Gia Hồi Giáo Trị ISIS buộc phải rời cư nay đã vượt quá 1.5 triệu.

Theo AINA News, chủ đề buổi điều trần là “Các vụ tấn công diệt chủng tại Iraq và Syria chống lại các Kitô Hữu và các nhóm thiểu số tôn giáo khác tại Syria và Iraq”. Buổi điều trần được Dân Biểu Chris Smith bảo trợ với sự hiện diện của nhiều dân biểu khác.

Dân biểu Smith mô tả số phận bi đát của các nạn nhân trên như sau: “trẻ em buộc phải chứng kiến các cảnh đóng đinh và chặt đầu, phụ nữ bị trao đổi, mua bán và cưỡng hiếp, tù nhân bị quì gối xếp hàng để bị bắn, đó là di sản của ISIS. Ngày nay, các Kitô hữu và các nhóm thiểu số tôn giáo khác như Yazidis, Shabaks, và Shiites Thổ Nhĩ Kỳ không chỉ đương đầu với mùa đông dài không nhà ở. Họ không chỉ đói và khát và lang thang từ làng này qua làng nọ ở vùng Bắc Iraq và Kurdistan. Họ đang đương đầu với một cuộc hủy diệt, một cuộc diệt chủng, dưới bàn tay những tên cuồng tín coi bất cứ ai không theo lối giải thích Hồi Giáo đầy khắc nghiệt và tàn bạo của chúng như là miếng mồi ngon để nô dịch, buộc phải trở lại đạo hay phải chết”.

Cùng tham dự buổi điều trần này, có ông Tom Malinowski, phụ tá bộ trưởng ngoại giao đặc trách Phòng Dân Chủ, Nhân Quyền và Lao Động; bà Nancy Lindborg, Phụ Tá Quản Trị Viên, Phòng Dân Chủ, Tranh Chấp và Trợ Giúp Nhân Đạo, thuộc cơ quan Phát Triển Quốc Tế; ông Peter Galbraith, (cựu cố vấn Chính Quyền Địa Phương Kurdistan); bà Pascale Esho Warda, Chủ Tịch Cơ Quan Nhân Quyền Hammurabi (cựu bộ trưởng di dân và tỵ nạn trong chính phủ Iraq); tiến sĩ Thomas Farr, Ph.D., giám đốc Dự Án Tự Do Tôn Giáo, Trung Tâm Tôn Giáo, Hòa Bình và Thế Giới Sự Vụ Berkeley của ĐH Georgetown; ông Johnny Oram, Chủ Tịch Phòng Thương Mại Canđê Hoa Kỳ tại California đại diện cho Đức Cha Ibrahim N. Ibrahim, giám mục hưu trí của giáo phận Canđê Thánh Tôma Tông Đồ.

Trong phần trình bày của mình, bà Pascale Warda khuyến cáo phải biến Đồng Bằng Ninivê thành một nơi trú ẩn an toàn và cung cấp một lực lượng bảo vệ quốc tế nhằm ổn định vùng này, bất chấp lực lượng Iraq hay Kurd có ở đó hay không. Đồng bằng này xưa nay vốn bị cả người Kurd lẫn Bagdad làm ngơ. Nơi trú ẩn dài hạn này phải tương tự như nơi trú ẩn đã dành cho người Kurd năm 1991. Ngoài việc khẩn cấp trợ giúp người rời cư, bà còn đòi phải bồi thường tài chánh cho mọi người rời cư vì các mất mát về tài sản và thu nhập của họ.

Về dài hạn, bà yêu cầu lập vùng tự trị riêng cho người Kitô hữu Assyria và người Yazidis, với lực lượng cảnh sát, quân đội và an ninh riêng; đồng thời yêu cầu quốc tế thừa nhận việc diệt chủng người Kitô giáo Assyria từ năm 1915 tới nay.

Nhân danh Thượng Phụ Louis Sako, Johnny Oram cũng trình bày các khuyến cáo tương tự, nhấn mạnh tới việc cần thiết phải có một lực lượng bảo vệ quốc tế dưới sự giám sát của LHQ.

Peter Galbraith đòi Phương Tây nhìn nhận tội diệt chủng của ISIS chống lại người Kitô Giáo và Yazidis tại Iraq. Thomas Farr nhấn mạnh rằng “chúng ta đang chứng kiến cảnh các Kitô hữu và Kitô Giáo biến mất khỏi Iraq, Syria và nhiều nơi khác tại Trung Đông, một cuộc diệt chủng tôn giáo/văn hóa với những hậu quả khủng khiếp về nhân đạo, tinh thần và chiến lược đối với các Kitô hữu, đối với cả vùng và đối với mọi người chúng ta”.

Anne Richard cho biết một vài con số: “Hiện nay, phần lớn thành viên các nhóm thiểu số tôn giáo đã rời Ninivê. Tại vùng người Kurd, họ nhập đoàn với hàng trăm ngàn những người Iraq rời cư khác, trong đó có khoảng 100,000 Kitô hữu, từng trốn thoát cuộc chiếm đóng Mosul và vùng chung quanh hết sức tàn bạo. Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ ước lượng rằng các vùng của người Kurd ở Bắc Iraq nay chứa hơn một triệu người rời cư, trong đó có khoảng 850,000 người rời cư Iraq và 215,000 người tỵ nạn Syria.

Các thượng phụ Đông Phương gặp TT Obama

Lần đầu tiên trong lịch sử, năm thượng phụ Kitô Giáo đại diện cho các cộng đồng Kitô Giáo Trung Đông, ngày thứ năm vừa qua, đã tới Tòa Bạch Ốc để thảo luận việc bảo vệ các Kitô hữu Trung Đông với TT Obama và cố vấn an ninh Susan Rice.

Toufic Baaklini, Chủ Tịch tổ chức Bảo Vệ Các Kitô Hữu, nhân dịp này phát biểu: “chúng tôi muốn cám ơn TT Obama vào thời điểm có tính quyết định trong lịch sử này vì đã gặp mặt các vị đại diện các cộng đồng Kitô Giáo Trung Đông là các cộng đồng đang gặp thống khổ và cam go vì tuyên xưng các niềm tin tôn giáo của mình”.

Hiện diện trong buổi gặp gỡ trên có Đức Hồng Y Mar Bechara Boutros Raï, TP Maronite của Antôkia và Toàn Phương Đông; Thượng Phụ Gregorius III Laham, thuộc Công Giáo Melkite Hy Lạp của Antôkia và Toàn Phương Đông, Alexandria và Giêrusalem; Thượng Phụ Mor Ignatius Aphrem II, thuộc Chính Thống Giáo Syriac của Antôkia; Thượng Phụ Ignatius Youssef III Yonan, thuộc Công Giáo Syriac của Antôkia và Toàn Phương Đông; TP Aram I Keshishian, thuộc Công Giáo Tòa Cicilia của GH Công Giáo Ácmênia; Đức Cha Joseph Al-Zehlaoui, TGM New York và Toàn Bắc Mỹ của GH Chính Thống Kitô Giáo Antôkia; Đức Cha Angaelos, TGM của GH Chính Thống Coptic tại Alexandria; Đức Cha Ibrahim N. Ibrahim, GM Hưu Trí của Toà GM Canđê Thánh Tôma Tông Đồ.

Theo Catholic News Service, các thượng phụ thảo luận trong 40 phút với TT Obama về tình hình của các Kitô hữu và của các nhóm thiểu số khác tại Trung Đông. Đức HY Rai, người Libăng, sau cuộc gặp gỡ này, cho hay: “chúng tôi thấy tổng thống hết sức xúc động bởi những điều đang xẩy ra cho các Kitô hữu tại đó”.

Đức HY nói rằng mỗi vị thượng phụ đều có dịp nói chuyện riêng với TT Obama. Mặc dù Tòa Bạch Ốc không công bố các chi tiết của cuộc thảo luận, nhưng suốt trong hội nghị thượng đỉnh 3 ngày tại Hoa Thịnh Đốn do In Defence of Christian tổ chức trong các ngày 9-12 tháng Chín, các thượng phụ nói tới các đe dọa của Quốc Gia Hồi Giáo đối với các Kitô hữu và các nhóm thiểu số khác, nhất là tại Iraq và Syria. Một số vị nói rằng các ngài cổ vũ tự do tôn giáo, một quyền cố hữu. Các vị cũng nói tới việc các nhà lãnh đạo địa phương và cộng đồng quốc tế phải dấn thân tìm một giải pháp, vì như một giám mục Chính Thống Giáo nói, “không ai có thể nhất trí với việc chặt đầu”.

Một tuyên bố của Tòa Bạch Ốc, được đọc lên vào cuối hội nghị thượng đỉnh, nói rằng TT Obama đã tăng cường các cam kết của Hoa Kỳ trong việc đánh trả nhóm Quốc Gia Hồi Giáo và các nhóm khác vốn đang đe dọa Trung Đông, nhân viên và quyền lợi Hoa Kỳ trong vùng.

Tuyên bố có đoạn viết: “Tổng thống nhấn mạnh rằng Hiệp Chúng Quốc sẽ tiếp tục hỗ trợ các đồng minh trong vùng, như Lực Lượng Võ Trang Libăng, đang cố gắng phản công Quốc Gia Hồi Giáo và phát huy ổn định trong vùng. Các phái đoàn nhất trí về việc mọi nhà lãnh đạo trong vùng phải bác bỏ bạo lực và thiên kiến và kêu gọi chừng mực và khoan dung đối với các quan điểm và tôn giáo khác, và chấm dứt mọi chia rẽ phe phái.

"Tổng Thống nhấn mạnh rằng Hiệp Chúng Quốc nhìn nhận tầm quan trọng trong vai trò lịch sử của các cộng đồng Kitô Giáo trong vùng và trong việc bảo vệ các Kitô hữu và các nhóm thiểu số tôn giáo khác ở khắp Trung Đông”.

Theo iloubnan.info, trong cuộc gặp gỡ này, các thượng phụ Kitô Giáo nhấn mạnh tới việc phải bảo đảm để các di dân Kitô Giáo trở về nguyên quán của họ. Các ngài cũng nhân dịp này, trao cho TT Obama một bản nhận định yêu cầu phải hành động nhanh chóng chống lại các tổ chức khủng bố và giải thích tình thế khó khăn hiện nay của các Kitô hữu trong vùng. Bản nhận định này cũng yêu cầu phải chặn đứng ngay tức khắc các hành vi tài trợ các nhóm khủng bố.

Đề cập tới tình hình ở Iraq, TT Obama thúc giục việc hồi hương nhanh chóng những người đã rời bỏ cửa nhà của họ và giúp họ trong việc này bằng cách gia tăng viện trợ nhân đạo để họ thoả mãn các nhu cầu hằng ngày.

Các thượng phụ đánh giá cao cuộc gặp gỡ: “Obama xác nhận với chúng tôi rằng ông theo sát tình huống các Kitô hữu trong vùng và những điều họ đang phải chịu đựng. Ông cũng tuyên bố sự cam kết của ông trong việc đánh trả chủ nghĩa khủng bố và đánh phá ISIS tại Iraq và Syria”.

Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) nhận định về cuộc gặp gỡ trên như sau: “các nhà lãnh đạo các Giáo Hội, từng cãi cọ nhau trong quá khứ về thần học và các thực hành tôn giáo, nay đã thực hiện một cuộc biểu dương tình huynh đệ để làm sáng tỏ tình thế khó khăn của tín hữu họ”.
 
Top Stories
Pope Francis to visit Istanbul to mark feast of St Andrew
Vatican Radio
09:57 12/09/2014
Vatican 2014-09-12 -- Turkish President Recep Tayyp Erdogan has issued an official invitation to Pope Francis to visit his country. Speaking to journalists on Friday, the head of the Vatican press office, Fr Federico Lombardi said the Holy See had received the invitation and was preparing for a papal visit to Turkey at the end of November. He added that the duration of the trip and the programme for the visit were still to be confirmed.

The Pope is expected to visit Istanbul on November 30th to celebrate the feast day of St Andrew, founder of the Eastern Church and patron saint of the Orthodox world. While a delegation from the Pontifical Council for the Promotion of Christian Unity goes regularly to Turkey for the annual celebration, the Ecumenical Patriarch Bartholomew 1st invited Pope Francis to attend the event in person this year. Pope Francis will be following in the footsteps of his predecessor, Benedict XVI, who visited the Turkish cities of Ankara, Ephesus and Istanbul in November 2006.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Linh mục đoàn giáo hạt Thuận Nghĩa thăm Trại Phong Quỳnh Lập
Pv Thuận Nghĩa
07:23 12/09/2014
Chiều ngày 11 tháng 9 năm 2014, các linh mục đang phục vụ tại giáo hạt Thuận Nghĩa (Nghệ An) đã có chuyến viếng thăm và tặng quà cho các bệnh nhân tại Trại Phong Quỳnh Lập.

Hình ảnh

Đoàn đã đến Trại phong vào lúc 15g30. Sau những lời thăm hỏi thân tình, quý cha trong đoàn đã dâng Thánh lễ đặc biệt cầu bằng an cho các bệnh nhân và nhân viên đang sinh sống, điều trị và phục vụ tại đây. Tham dự và hiệp dâng Thánh lễ còn có hai xơ thuộc Dòng Mến Thánh Giá Vinh đang phục vụ tại đây và đông đảo bệnh nhân không kể lương giáo.

Kết thúc Thánh lễ, quý cha đã trao hơn 200 suất quà cho các bệnh nhân không phân biệt tôn giáo. Quý cha còn tới các phòng bệnh thăm hỏi và tặng quà cho từng bệnh nhân đang đau nặng. Trong chuyến đi này, quý cha đã trao cho mỗi bệnh nhân 200 ngàn đồng. Món quà tuy nhỏ mọn nhưng gói ghém tất cả tình thương, lòng trân quý và đồng cảm của quý cha với các bệnh nhân đang sinh sống và điều trị nơi đây.

Cuộc thăm viếng tuy ngắn ngủi nhưng quý cha không những đã chia sẻ với các bệnh nhân những khó khăn, đau đớn của bệnh tật mà còn mang đến niềm an ủi, đỡ nâng, khích lệ để các bệnh nhân nơi đây có thêm nghị lực vượt qua được khó khăn do chứng bệnh hiểm nghèo mà số phận đã bắt họ phải gánh chịu hằng ngày.

Trại phong Quỳnh Lập được thành lập năm 1957, thuộc huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Trại hiện có khoảng 250 bệnh nhân, trong đó có 52 bệnh nhân là người Công Giáo.
 
Lễ khánh thành và cung hiến nhà thờ Nhất Đông Huế
Trương Trí
09:01 12/09/2014
Trong bầu khí sôi động và hân hoan, cộng đoàn Giáo xứ Nhất Đông cùng bà con đồng hương khắp nơi trong và ngoài nước nô nức đón mừng Đức Tổng Giám mục Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng, Phó Chủ tịch HĐGM Việt Nam, Tổng Giám mục Giáo phận Huế và Cha Tổng Đại diện Antôn Dương Quỳnh cùng quý Cha Hạt trưởng và quý Cha trong và ngoài Giáo phận về dự lễ Khánh thành và Cung hiến Nhà thờ Giáo xứ Nhất Đông.

Hình ảnh

Ngay tại cổng Nhà thờ, Hội đồng giáo xứ cùng các hội đoàn rực rỡ trong những bộ đồng phục vừa được Cha Quản xứ trang bị nhân dịp mừng ngôi nhà thờ mới của giáo xứ, thẳng tắp từ cổng vào đến sân nhà thờ. Cha Quản xứ Ignaxiô Lê Quang Hoà tất bật điều hành công việc vẫn tươi cười rạng rỡ tặng hoa Đức Tổng Giám mục chủ chăn và Cha Tổng Đại diện. Các Ngài niềm nở thăm hỏi từng người trong Hội đồng giáo xứ và tiến vào Nhà thờ trong tiếng vỗ tay và tiếng kèn trống chào mừng của Đội Kèn đồng Giáo xứ Chính toà Phủ Cam giúp phục vụ ngày trọng đại của giáo xứ Nhất Đông.

Trời cuối Thu nắng gay gắt nhưng cộng đoàn vẫn nghiêm trang trong đoàn rước Đức Tổng Giám mục chủ sự nghi thức cắt băng khánh thành và quý Cha. Mở đầu Nghi thức, Đức Tổng Giám mục chào mừng: Hôm nay chúng ta vui mừng qui tụ về đây để tham dự lễ Khánh thành ngôi Nhà thờ mới Nhất Đông này. Ngài cũng ôn lại vài nét về giáo xứ Nhất Đông và lịch sử của ngôi Nhà thờ, trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, 5 lần nhà thờ bị tàn phá. Do hoàn cảnh khó khăn chung của xã hội, đến nay ngôi nhà thờ nguy nga mới được tái thiết trong thời gian 7 năm trời. Đó cũng nhờ vào công sức của cộng đoàn giáo xứ và bà con đồng hương cũng như các vị ân nhân trong và ngoài nước đã giúp công giúp của để xây dựng ngôi nhà thờ mà hôm nay Cung hiến.

Đức Tổng Giám mục, Cha Tổng Đại diện, Cha Quản xứ, Cha Hạt trưởng Hương Quảng Phong và Cha ân nhân Phanxicô Lê Quang Hưng là bào huynh cũng là vị đại ân nhân của giáo xứ đã cắt băng khánh thành.

Ông Chủ tịch HĐGX dâng chìa khoá nhà thờ lên Đức Tổng Giám mục để Ngài trao cho Cha Quản xứ biểu tỏ chủ quyền được trao. Cha Quản xứ tiến đến mở cửa nhà thờ và mời đoàn đồng tế tiến vào Nhà thờ.

Cha Ignaxiô Lê Quang Hoà, Quản xứ Nhất Đông thay mặt cộng đoàn nói lời chào mừng, tạ ơn Thiên Chúa Ba ngôi và Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa, vừa là quan thầy vừa là tước hiệu của Giao xứ Nhất Đông. Cha Quản xứ sơ lược đôi nét lịch sử của Giáo xứ Nhất Đông như sau:

Lịch sử Giáo xứ Nhất Đông: 350 năm lãnh nhận Đức Tin 1664-2014

Trong thời kỳ mới thành lập có tên gọi là giáo xứ Hương Triều, được thành lập năm 1664 dưới thời các Cha dòng Tên đến Việt Nam, sau đổi lại là Giáo xứ Thanh Hương.

Trải qua nhiều cuộc bách hại dưới thời các vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức và của quân Văn Thân, Thanh Hương vẫn luôn rạng ngời ơn Đức Tin Kitô giáo. Trải qua bao thăng trầm đau thương, khốn khổ trăm bề nhưng Thanh Hương vẫn chưa bị đổ máu.

Từ năm 1664 đến năm 1853: Giáo xứ Hương Triều-Thanh Hương là một Giáo xứ bao gồm nhiều họ đạo.

Năm 1853: Đức Cha Pellerin (Phan) chia Thanh Hương thành 3 Giáo xứ: Nhất Đông, Nhất Tây và Hương Lâm. Tên gọi Giáo xứ Nhất Đông xuất phát từ đây.

Năm 1867: đời Đức Cha Sohier (Bình), Địa sở Thanh Hương gồm có Bác Đông, Nhất Đông, Nhất Tây và Hương Lâm.

Năm 1882: đời Đức Cha Caspar (Lộc), Địa sở Thanh Hương gồm 7 họ: Nhất Đông, Hương Lâm, Tân Hương, Đông Dương, Diên Khánh, Hương Gia và Hoà Viện.

Đức Cha Gontier coi sóc Nhất Đông từ năm 1892 đến năm 1910, Thanh Hương có 3 Địa sở mới: Nhất Tây, Hội Yên, Linh thuỷ.

Sau gần 250 năm, từ khi thành lập đến năm 1910, Họ đạo Hương Triều-Thanh Hương đã phát triển thành nhiều Địa sở và là cái nôi Công Giáo của vùng ruộng đồng vùng sâu này.

Từ khi thành lập giáo xứ đến nay, trải qua 350 năm, Giáo xứ đã qua 22 đời linh mục quản xứ, linh mục quản xứ đương nhiệm là đời thứ 23.

Đặc biệt, Thánh tử đạo Gioan Đoạn Trinh Hoan, gốc làng Kim Long Huế đã làm quản xứ tại đây từ năm 1870 đến năm 1882. Vì thế, trong Thánh lễ Cung hiến Nhà thờ hôm nay có nghi thức rước hài cốt của Ngài đặt lên Cung Thánh.

Nhà thờ Nhất Đông là một ngôi nhà thờ có nét đẹp cổ kính, phảng phất kiểu Gotique với 2 tháp chuông vuông cao đến 30 mét, vừa cân đối vừa mang tính mỹ thuật. Từ xưa nhiều người gọi nôm na là Nhà thờ hai tháp hay Nhà thờ Tháp đôi.

Ngôi nhà thờ nguy nga đồ sộ hiếm có thời bấy giờ do Đức Cha Gontier khởi công xây dựng vào năm 1901 và hoàn thành vào năm 1905. Đây là ngôi nhà thờ thứ 5 từ khi thành lập giáo xứ năm 1664.

Năm 1985, cơn bảo khốc liệt đã phá sập ngôi nhà thờ như một tiếng bom nổ, chỉ còn trơ lại hai ngọn tháp.

Năm 2007, Cha Ignaxiô Lê Quang Hoà được bổ nhiệm làm quản xứ Nhất Đông, Ngài ưu tư rất nhiều trong việc tái thiết ngôi nhà thờ. Và lễ đặt viên đá xây dựng được diễn ra ngày 17/5/2007.

Cũng trong thời gian này, Cha Ignaxiô lại vừa khởi công xây dựng nhà thờ Nhất Tây (khánh thành năm 2012) và nhà thờ Nhì Đông nên sau 7 năm nhà thờ Nhất Đông mới được hoàn thành, hai tháp chuông và kiến trúc của nhà thờ vẫn được giữ theo khuôn mẫu củ.

Nghi thức làm phép và cung hiến Nhà thờ cũng như bàn thờ: Đức Tổng Giám mục làm phép nước và rảy lên các bức tường nhà thờ, 12 linh mục được cử xức dầu cung hiến nhà thờ.

Tiếp đó, hai vị đại diện giáo xứ rước hòm bia hài cốt của Thánh tử đạo Gioan Đoạn trinh Hoan dâng lên Đức Tổng Giám mục, Ngài trao lại cho Cha Quản xứ đặt vào dưới Nhà Tạm trên cung Thánh.

Phần phụng vụ Thánh Thể được tiếp tục trong bầu khí trang nghiêm, bàn thờ được trang trí hoa đèn rực rỡ.

Kết thúc thánh lễ là cuộc rước kiệu trong thể Mình Thánh Chúa do Đức Tổng Giám mục chủ sự, Cha Quản xứ đặt vào Nhà Tạm vừa được làm phép và khánh thành.

Sau Thánh lễ, ông Phêrô Nguyễn Tưởng, Chủ tịch HĐGX Nhất Đông thay mặt Giáo xứ nói lời cảm tạ và tri ân Đức Tổng Giám mục, quí Cha, quí tu sĩ nam nữ, quí ân nhân và cộng đoàn đã dâng lời cầu nguyện và tạ ơn nhân dịp cung hiến ngôi nhà thờ mới hôm nay. Tri ân các vị ân nhân và bà con đồng hương trong cũng như ngoài nước đã giúp công giúp của để xây dựng ngôi nhà thờ khang trang và nguy nga làm nơi thờ phương Chúa. Cảm ơn các Hội dòng, các công ty đã góp công và tiền của để giúp cho việc xây dựng nhà thờ và tổ chức lễ Khánh thành và Cung hiến nhà thờ hôm được trang trọng.

Trong tâm tình biết ơn đầy cảm xúc, Ông Chủ tịch thay mặt cho cộng đoàn giáo xứ đặc biệt tri ân Cha Quản xứ Ignaxiô Lê Quang Hoà đã dày công chăm lo cho cộng đoàn giáo xứ không chỉ về mặt đạo đức, Ngài đã giúp đỡ tạo điều kiện cho giáo xứ ngày càng phát triển, đời sống của giáo dân ngày càng khởi sắc. Ngài lại vất vả ngày đêm lo toan để cho giáo xứ có được ngôi Nhà thờ nguy nga lộng lẫy như hôm nay.

Để có được ngôi nhà thờ này, Giáo xứ tri ân Cha Phanxicô Lê Quang Hưng là bào huynh của Cha Quản xứ thuộc dòng Đaminh Hoa Kỳ đã tạo điều kiện cho Cha Quản xứ đi lại ở hải ngoại để tìm nguồn trợ giúp của các ân nhân. Đặc biệt trong dịp Khánh thành và Cung hiến Nhà thờ hôm nay, Cha đã hổ trợ để Cha Quản xứ tặng cho mỗi gia đình trong giáo xứ có con em đang đi học được nhận một chiếc xe đạp mới với chất lượng tốt, đồng thời trang bị đồng phục cho các hội đoàn thật đẹp đẻ trong ngày vui trọng đại của giáo xứ.

Giáo xứ cũng xin tri ân ông Tôma Aquinô Lê Quang Thể cũng là bào huynh của Cha Quản xứ đã vất ngày đêm trong suốt 7 năm qua, không quản ngại mưa nắng, đường sá xa xôi, bám trụ với công trình xây dựng để bảo đảm được chất lượng cho công trình.

Các em thiếu nhi dâng lên Đức Tổng, Cha Tổng Đại diện và Cha Quản xứ những bó hoa tươi thắm để tỏ lòng biết ơn sâu sắc của cộng đoàn giáo xứ. Các em thiếu nhi cũng giúp vui cho ngày trọng đại này một vũ khúc tạ ơn thật sôi động.

Đức Tổng Giám mục ban phép lành và cùng với các linh mục đồng tế chụp hình lưu niệm trước nhà thờ trong ngày đặc biệt đáng ghi nhớ của giáo xứ Nhất Đông hôm nay.
 
Thiếu Nhi Thánh Thể Sydney nhận lãnh Bí Tích Thêm Sức
Diệp Hải Dung
21:55 12/09/2014
Tối thứ Sáu 12/09/2014. Có 48 em Thiếu Nhi Thánh Thể thuộc Liên Đoàn Nữ Vương Hòa Bình Sydney đã đến thánh đường St. Therese Miller Sydney lãnh nhận Bí tích Thêm Sức do Đức Giám Mục Terry Brady ban phép Thêm Sức.

Hình ảnh

Ngoài ra còn có các bậc phụ huynh, quý Vú Bõ đỡ đầu, quý Huynh Trưởng, và quý Quan Khách tham dự rất đông đủ. Trước khi dâng Thánh lễ, Cha Tuyên uý Trưởng Dương Thanh Liêm ngỏ lời chào mừng các em Thiếu Nhi và Đức Giám Mục Terry Brady đã thương mến Cộng Đồng đến chủ tế Thánh lễ và ban phép Bí tích Thêm Sức cho các em Thiếu Nhi Thánh Thể hôm nay.

Trong bài giảng Đức Giám Mục kể một mẫu truyện về bà tên Maria đã đi đến những Giáo xứ thăm hỏi mọi người và làm những việc tốt lành, không có bất cứ ai phàn nàn hay chỉ phê phán gì cả. Đức Giám Mục nói chính bà ta đã đem tình yêu của Chúa Giêsu đến san xẻ cho mọi người. Hôm nay với các em Thiếu Nhi khi đã nhận ơn Chúa Thánh Thần hãy tỏ ra gương mẫu để xứng đáng là con cái của Chúa Giêsu KiTô.

Sau đó Cha FX. Nguyễn Văn Tuyết Tuyên uý Đặc Trách Liên Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Nữ Vương Hòa Bình Sydney đọc danh sách các em nhận lãnh Bí tích Thêm Sức đứng lên trình diện và cùng tuyên xưng Đức Tin. Tiếp theo đó Đức Giám Mục chủ tế ban phép Thêm Sức cho từng em một và chủ tế dâng Thánh lễ tạ ơn gồm có quý Cha Tuyên uý Trưởng Dương Thanh Liêm, Cha Nguyễn Văn Tuyết, Cha Paul Văn Chi, Cha Nguyễn Hoàng Dương, Cha Paulino Kolio Chính Xứ Miller và Cha Khách VN cùng đồng tế.

Trước khi kết thúc Thánh lễ một em đại diện các em Thiếu Nhi lên ngỏ lời cám ơn Đức Giám Mục quý Cha, quý Sơ, quý Huynh Trưởng, quý Giảng Viên Giáo Lý đã nâng đỡ hướng dẫn dạy dỗ các em trong những lớp Giáo Lý suốt trong một năm qua để hôm nay được vinh hạnh lãnh nhận ơn Chúa Thánh Thần qua Bí tích Thêm Sức. Các em cũng cám ơn quý ân nhân đã giúp đỡ vật chất lẫn tinh thần, quý Ban Mục Vụ Giáo Đoàn Đức Mẹ Fatima Miller, Cám ơn Ca đoàn hát rất hay và tất cả mọi người đã đến tham dự cầu nguyện cho các em trong Thánh lễ hôm nay. Các em hứa sẽ cố gắng sống ngoan hiền đạo đức và noi gương Chúa Giêsu KiTô là Vị Anh Cả Tối Cao của Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Cải cách hay Đấu tố?
Bảo Giang
18:36 12/09/2014
Cải cách hay Đấu tố?

Thật khó để tìm ra chủ đích của nhà nước CSVN khi họ đem những hình ảnh, tài liệu về cuộc đấu tố, gọi là cải cách ruộng đất 53-56 ra triển lãm vào ngày 8-9-2114. Tuy nhiên, có nhiều dấu hiệu cho thấy, cuộc triển làm này không có chữ lương thiện.

Nó không có lương thiện không phải là vì nhà nước muốn đem những oan hồn các nạn nhân của cuộc cải cách ấy ra đấu tố thêm một lần nữa cho hả dạ, hoặc gây thêm lòng thù hận của dân chúng đối với thành phần này. Bởi vì, nếu có làm như thế, nhà nước cũng không thể tạo ra lòng căm thù của dân chúng đối với những nạn nhân đã chết. Trái lại, sự phẫn uất nếu có, sẽ đổ ngập lên đầu đảng và nhà nước CS. Lý do, xét trên cả hai diện. Sự giàu có của những người này gồm ít nẫu ruộng, mấy dàn trâu cày, nhà có người ăn kẻ ở thì đó cũng chỉ là những tài sản được vun đắp, tích lũy do nhiều đời để lại. Nó chẳng là gi nếu đem so sánh với cái giàu có, cực nhanh chóng của cán cộng. Chỉ trong vòng vài, ba chục năm làm cán, dù là một viên cán cấp thấp nhất ở phường, ở xã, thôn thì họ đã vơ vét được số tài sản, bao gồm đất đai nhà cửa, cơ sở kinh doanh đáng gía gấp cả trăm lần những viên phú hộ bị khép vào tội chết kia. Như thế, công bằng mà nói, những nhà phú hộ kia xem ra chưa đáng tội chết. Tội chết phải dành cho những kẻ khác. Kế đến, họ có độc ác, đánh đập gia nhân thì cũng chả thấm gì nếu đem so với cái tối độc ác và man rợ của Hồ chí Minh và các tầng lờp cán cộng hiện nay. Bởi vì khi người dân bị bắt vào đồn công an cộng sản thì còn khỏe mạnh. Nhưng sau vài ngày hỏi cung, người thì được báo là bị tự tử trong đồn. Lại có người khác được thân nhân đón về và đưa thẳng ra nghĩa địa!

Nó cũng thiếu lương thiện và đầy bất công. Bởi vì, khi nhà nước đem mái tranh vách đất của người bần cố nông ra so sánh với nhà cao cửa rộng, làm bằng gỗ lim lợp ngói của phú hộ cho mọi ngưòi xem, coi đó như là bằng chứng của sự bóc lột dã man sức lao động của bần nông do thành phân địa chủ thực hiện. Nhưng nhà nước lại không đem hình ảnh cái mái che nom thấy cả giời, cả trăng sao của ngườ dân oan, của người nông phu, của em bé, cụ già quanh năm sống nhờ vào đống rác thải bên đường để so sánh với hình ảnh của những ngôi biệt thự, dinh thự của các cấp quận ủy, huyện ủy viên trên toàn qưốc cho nhân dân chiêm ngưỡng, đánh gía xem sự bóc lột, trộm cướp của những quan cán này đã lên đến mức “ vinh quang” tột đỉnh hay chưa? Ở đây, tôi chỉ đan cử đến cấp quận, huyện trở xuống thôi, chứ không muốn đề nghị nhà nước đem hình ảnh những ngôi biệt thự, sơ đồ đất cát, rừng cao su, cơ sở kinh doanh của các quan cán từ cấp tình ủy viên trở lên đến trung ương, hay BCT ra mà so sánh nữa. Bởi vì sợ rằng, khi nhân dân nom thấy những dinh thự, của cải của ác quan cán thì họ hoảng loạn, vỡ mật, ngã lăn ra mà chết!

Rồi cuộc triển lãm cũng thiếu lương thiện đối với người dân (vì chỉ đánh nhân dân) và rất bất công với bác! Bất công vì bác đã lao nhọc, ròng rã không biết bao nhiêu đêm ngày, bao nhiêu tháng năm, quên ăn, quên… lấy vợ, mới viết ra được hai văn kiện làm nền cho cuộc đấu tố, gây ra cái chết cho 200 ngàn nhân mạng, tạo nên một chiến thắng long trời lở đất, mà nhà nước dấu nhẹm nó đi. Không hề đem nó ra cho dân chúng chiêm ngưỡng, để người dân có cơ hội thực tế đánh gía xem nó nhân đạo, nó tàn bạo, nó bất lương và vô đạo đến mức độ nào? Chẳng lẽ nhà nước lại không biết hai văn kiện này ư? Chẳng lẽ họ không biết, nếu không có hai văn kiện này thì làm gì có mùa đấu tố ở đây, làm gì có hàng quan cán như hôm nay? Hai văn kiện đó là:

1. Văn kiện thứ nhất. Đề án gởi Stalin xin tổ chức đấu tố và cải cách ruộng đất tại Việt Nam.

Sau tuần lễ vàng, lừa đảo lòng yêu nưóc của người dân, HCM vơ vét được 20 triệu đồng (tiền Đông Dương) và 370 ký lô Vàng. Sau đó một thời gian ngắn, HCM đã phải tháo chạy rời Hà Nội, trở lại vùng biên giới Trung Việt. Tại đây, do hồn thiêng Trung quốc thúc dục, HCM đã làm ra đề án này. HCM viết:” Xin gửi ngài chương trình cải cách ruộng đất của Đảng lao động Việt Nam. Chương trình hành động được lập bởi chính tôi dưới sự giúp đỡ của đồng chí Lưu Shao Shi, Văn Sha San.

Đề nghị ngài xem xét và cho chỉ dẫn. Gửi lời chào cộng sản. Hồ Chí Minh, 31/10/1952”

2. Văn kiện thứ hai: Bản cáo trạng đã được tuyên đọc vào ngày khai mạc mùa đấu tố ở Đồng Bẩm , nhân vụ xét xử bà Nguyễn thị Năm ở Thái Nguyện, là lao tâm, khổ trí của Hồ chí Minh tạo ra. Nguyên bản như sau,

“ Địa chủ ác ghê

Thánh hiền dạy rằng: "Vi phú bất nhân". Ai cũng biết rằng địa chủ thì ác: như bóc lột nhân dân, tô cao lãi nặng, chây lười thuế khoá - thế thôi. Nào ngờ có bọn địa chủ giết người không nháy mắt. Đây là một thí dụ:

Mụ địa chủ Cát-hanh-Long cùng hai đứa con và mấy tên lâu la đã:

- Giết chết 14 nông dân.

- Tra tấn đánh đập hằng chục nông dân, nay còn tàn tật.

- Làm chết 32 gia đình gồm có 200 người - năm 1944, chúng đưa 37 gia đình về đồn điền phá rừng khai ruộng cho chúng. Chúng bắt làm nhiều và cho ăn đói. Ít tháng sau, vì cực khổ quá, 32 gia đình đã chết hết, không còn một người.

- Chúng đã hãm chết hơn 30 nông dân - Năm 1945, chúng đưa 65 nông dân bị nạn đói ở Thái Bình về làm đồn điền. Cũng vì chúng cho ăn đói bắt làm nhiều. Ít hôm sau, hơn 30 người đã chết ở xóm Chùa Hang.

- Năm 1944-45, chúng đưa 20 trẻ em mồ côi về nuôi. Chúng bắt các em ở dưới hầm, cho ăn đói mặc rách, bắt làm quá sức lại đánh đập không ngớt. Chỉ mấy tháng, 15 em đã bỏ mạng.

Thế là ba mẹ con địa chủ Cát-hanh-Long, đã trực tiếp, gián tiếp giết ngót 260 đồng bào !

Còn những cảnh chúng tra tấn nông dân thiếu tô thiếu nợ, thì tàn nhẫn không kém gì thực dân Pháp. Thí dụ:

- Trời rét, chúng bắt nông dân cởi trần, rồi dội nước lạnh vào người. Hoặc bắt đội thùng nước lạnh có lỗ thủng, nước rỏ từng giọt vào đầu, vào vai, đau buốt tận óc tận ruột.

- Chúng trói chặt nông dân, treo lên xà nhà, kéo lên kéo xuống.

- Chúng đóng gióng trâu vào mồm nông dân, làm cho gẫy răng hộc máu. Bơm nước vào bụng, rồi giẫm lên bụng cho hộc nước ra.

- Chúng đổ nước cà, nước mắm vào mũi nông dân, làm cho nôn sặc lên.

- Chúng lấy nến đốt vào mình nông dân, làm cho cháy da bỏng thịt.

- Đó là chưa kể tội phản cách mạng của chúng. Trước kia mẹ con chúng đã thông đồng với Pháp và Nhật để bắt bớ cán bộ. Sau Cách mạng tháng Tám, chúng đã thông đồng với giặc Pháp và Việt gian bù nhìn để phá hoại kháng chiến.

Trong cuộc phát động quần chúng, đồng bào địa phương đã đưa đủ chứng cớ rõ ràng ra tố cáo. Mẹ con Cát-hanh-Long không thể chối cãi, đã thú nhận thật cả những tội ác hại nước hại dân. Thật là:

Viết không hết tội, dù chẻ hết tre rừng,

Rửa không sạch ác, dù tát cạn nước bể!

(21-7-1953)

C.B….” ( Hồ chí Minh)

Nhìn chung, hai văn kiện này mang 2 đặc tính khác nhau. Cái thứ nhất: Là tư tưởng thành kế hoạch khủng bố giết người của một tên nô lệ máu lạnh, thủ ác và đầy lòng thù hận, Y viết gởi cho một chủ quan độc ác, xin duyệt, phê chuẩn. Xem ra, tư tưởng và hành vi cũng như kế hoạch của Y không có bất cứ một lý do nào, dù nhỏ, để bào chữa, chạy tội. Bởi lẽ, phàm là nguời thì phải biết qúy trọng sinh mệnh của con người. Không thể vin, viện ra bất cứ một lý do gì để viết thư xin phép một kẻ ngoại nhân để giết hại đồng bào của mình. Trừ ra một trường hợp duy nhất, kẻ làm ra cái đề án ấy không phải là người Việt Nam.

Cái văn bản thứ hai. Sự tích tụ của dòng máu lạnh và ác độc trong văn kiện thứ nhất, nay đã đến lúc nở hoa. Hoa của nó là bản cáo trạng đẫm máu vô tiền khoáng hậu trong lịch sử. Hoa của nó là sự kết tinh là sự tổng hợp của tất cả những gian dối, bịa đặt và vu khống cộng lại. Nó đáng bị lên án. Bất hạnh thay, nó lại triển nở rực rỡ trong lòng đảng cộng sản. Nó trở thành kim chỉ nam, trở thành người hướng dẫn đầy sáng tạo để cho các đoàn đảng viên nhuẫn nhiễn và thi hành. Nó trở thành khung, sưòn cho mọi cuộc đâu tố. Dù ở bất cứ làng nào, xã thôn nào, huyện nào, tỉnh nào, mọi cuộc đấu đều phải rập khuôn theo đúng nội dung trong “địa chủ ác ghê” do Hồ chí Minh đề ra. Nó rập khuôn gian dối, bịa đặt, vu khống đến nỗi, tất cả đều như một. Theo đó, Nó không chỉ là một bản cáo trạng khởi đầu mùa đấu tố, đọc trước mặt nạn nhân Nguyễn thị Năm, nhưng còn là một văn kiện khai mở ra nền tảng luân lý và đạo đức của chế độ cộng sản. Một chế độ phi nhân, sống dựa vào gian dối và tạo ra gian dối.

A. Về hình thức.

Đây là một bản cáo trạng, tuy ngắn, nhưng xem ra đã trình bày rõ ràng tất cả những tội của địa chủ Nguyễn thị Năm. Tuy nhiên, khi đọc, không một người nào mà không rùng mình rợn tóc gáy vì cái ác độc lang sói trong lòng người viết ra nó. Xin nh8ác qua, bà Nguyễn thị Năm còn được gọi là Cát Hanh Long, có thể không được coi là một người phụ nữ yêu nước dười mắt những người CS. Nhưng đã từng bỏ của, bỏ sức ra bao che, nuôi ăn nhiều cán bộ Việt Minh và cộng sản như Phạm văn Đồng, Trường Chinh, Hoàng văn Hoan, Nguyễn duy Trinh, Võ Nguyên Giáp , Hoàng quốc Việt… Chỉ riêng Tuàn Lễ Vàng, bà đã bỏ ra hơn100 lạng vàng để giúp cho quỹ kháng chiến. Nếu bà ác độc như bản cáo trạng nêu ra thì liệu mạng sống của những ngưòi tôi vừa kể ra ở trên có còn đến ngày bà bị đấu tố hay không?

Khi viết về cuộc đấu tố và văn bản này, Trần Đình, một tên tuổi mà tôi cho rằng, ông là người đã đứng vững trên đôi chân nhân bản của minh đúng như lời người mẹ yêu qúy của ông từng nhắc nhở. Ông đã sống, đã làm việc giữa những hạng mục voi giấy, ngựa giấy, khéo mà có cả chó giấy nữa chạy vòng quanh. Nhưng ông không bị lớp voi giấy, ngựa giấy và chó giấy này làm cho quay quất, tít mù theo chúng. Trái lại, vẫn chững chạc làm người nhân bản, thể hiện một nhân cách, một tầm nhìn chững chạc. Trong Đèn Cù, ông đã ghi lại cái ngày khởi đầu ấy như sau:

“ Cải cách ruộng đất chính thức nổ pháo hiệu đầu tiên ở xã Dân Chủ, Đồng Bẩm, Thái Nguyên. Đối tượng Nguyễn thị Năm, tức Cát Hanh Long, nhân sỹ tên tuổi trong Hội Liên Hiệp Phụ Nữ cũng như Trung Ương mặt trận Liên Việt, người cùng thường họp long trọng với Hồ chí Minh, Tôn đức Thắng, Hoàng quốc Việt. Nay bà trở thành địa chủ phản động, cường hào ác gian lợi dung tiếng thân Sỹ để phá hoại cách mạng…., có nhiều nợ máu với bần cố nông……” trang 82). Trần Đình tiếp: “ Để có phát phát mở đầu cuộc cải cách ruộng đất, Trường Chinh chỉ thị báo nhân dân tường thuật vụ đấu Nguyễn thị Năm. Tôi nhận nhiệm vụ( viết tường thuật) vỉ Trường Chinh phân công” Trần Đình không tham dự, nên Chinh bảo ” Chi tiết thì khai thác Văn, người anh nuôi, cấp dưỡngt đi theo Trường Chinh, còn tội ác thì cứ theo tài liệu” … …”Sở dĩ báo chí không tham dự vì ngại Đồng Bẩm cách Hà Nội có vài chục cây số, Pháp có thể nhảy dù xuống đó. Cụ Hồ bịt râu đến dự một buổi và Trường Chinh thì đeo kính râm suốt:”( Đèn Cù 82)

Như thế là cả hai nhân vật này đã đến dự cuộc đấu. Đây là câu chuyện kể khác biệt với những bài viết của nhiều tác giả đã viết đến chuyện này trước đây. Tuy khác, nhưng tôi cho rằng bài viết của ông đủ khả tìn. Khả tín vì lòng nhân bản và sự mực thước của ông hơn là việc ông là người đã viết phóng sự gần như tận mắt về ngày hôm ấy. Riêng về việc hậu sự, tống tiễn bà Nguyễn thị Năm, Trần Đình kể :

“Dăm bữa sau bài” phóng sự nghe kể lại” tôi xuống Đồng Bẩm, tình cờ gặp Tiêu Lang báo Cứu Quốc, trong đội cải cách về đây còn ở lại lo hậu sự. Tôi hỏi chuyện hắn, anh lẻ lưõi lắc đầu mãi rồi mới kể lại: “

-:”Sợ lắm, tội lắm, đừng có nói với ai , chết tớ. Khi du kích đến đưa bà ta đi, bà ta cảm thấy có gì nên cứ van lạy” Các anhlàm gì thì còn bảo em trước để em còn tụng kinh”… Mình được đội phân công ra Chùa Hang để mua áo quan, chỉ thị mua áo tồi nhất…. Mua áo quan được thì không cho bà ta vào lọt. Du kích mấy người bèn đặt bà ta nằm trên miệng cỗ áo rồi nhảy lên vữa giẫm vừa hô: “Chết còn ngoan cố này, ngoan cố nổi với các ông nông dân không này?”. Nghe xương kêu răng rắc mà tớ không dám chạy…. cuối cùng bà ta cũng lọt vào nằm vẹo vọ….” ! (Đèn Cù trang 84),

Thê là quá đủ, Trần Đình đã kể lại chân tướng và hành tung của Hồ chí Minh và Trường Chinh trong vụ đấu tố này. Tuy nhiên, khi đến dự, kẻ phải dấu râu che mặt, người phải đeo kính râm! Sự hiện diện của Hồ Quang ở đấu trường cho thấy chính Y nắm vai trò chủ chốt trong cuộc đấu tố này. Hoặc ít nhất là một động lực lớn để kích động những kẻ bát nháo điên cuồng kia, vì sự có mặt của Hồ chủ tịch nên phải đấu cho long trời lở đất. Đấu cho đến khi địa chủ phải nhận tội chết mới thôi! Đấy, tư cách Hồ chí Minh là thế đấy. Đủ man rợ chưa nào? Nay thì câu chuyện đã rõ trắng đen rồi nhỉ? Chính Hồ Quang viết bản cáo trạng ngậm máu phun người, rồi đích thân Hồ chí Minh che mặt đến tham dự cuộc đấu. Trường Chinh cũng đến dự đấu ngưòi làm ơn cho mình. Hỏi còn có ai bảo Hồ chí Minh không muốn giết bà Năm nữa hay không?

Từ câu chuyện này, tôi nghĩ, những ai còn mơ tưởng về nhân vật máu lạnh này, đừng bao giờ gian dối quanh co lừa dối chính mình và bào chữa cho Y nữa. Thay vào đó là một cách nhìn trực diện vấn đề mà viết. Hơn thế, nay thì cái thân phận, cái lý lịch gốc Tàu của Hồ Quang đã dần ra ánh sáng. Tôi nghĩ, những người này, dù là lớn hay nhỏ, hãy tỉnh ngộ, quay về với đồng bào và đất nước của mình mà vạch trần ra cái tội ác của một kẻ mang dòng máu Hán, Nguyên, Minh, Thanh,…. đã lợi dụng thời cuộc, ẩn mình vào trong tập thể cộng sản dưới danh nghĩa Việt Nam để tận diệt cuộc sống yên lành của dân ta. Hơn là tiếp tục, dù ở trong hay ngoài, làm những ống đu đủ bu quanh cái cái xác vô hồn này để ruớc hoạ cho dân tộc mình.

B. Về Nội Dung

Tuy nhà nước gọi là “ cải cách ruông đất”, trong thực tế lại khác. Theo nghĩa, cải cách là có thay đổi. Có thê là thay đổi lớn nhưng không bao hàm ý nghĩa có sự chết. Trong khi đó, cáo trạng, đấu tố lại là một âm mưu đưa đến việc giết ngưòi, mà có thể là một số lượng lớn.

Với “địa chủ ác ghê” chắc chắn từ người viết cho đến người đọc, tất cả đều nhận ra rằng đây toàn là những lời gian trá, tự nặn ra để vu không cho một người đàn bà. Rồi ai cũng thấy, nếu bài viết này không phải là của Hồ chí Minh thì nó đã bị vất vào thùng phân lâu rồi. Nó không có cơ hội để “ xuất chiêu” tàn ác như thế. Nhưng nó là của Hồ chí Minh nên đã không bị vất vào thùng phân. Trái lại nó nở hoa. Thãnh tài sản trân qúy của nhà nước. Nó không chỉ nhắm vào một mình bà nguyễn thị Năm, nhưng là sách lược chung cho mùa đấu tố với chủ đích là triệt tiêu nền luân lý đạo hạnh của Việt Nam. Rồi thay vào đó là một nền luân lý đạo tặc của Cộng sản đặt căn bản trên dối trá và bạo tàn do Hồ chí Minh chủ sướng.

Thật vậy, nếu không có bài viết này, không có HCM chủ trương, không ai đám đưa cái tên của bà Nguyễn thị Năm vào bảng phong thần địa chủ ác gian rồi đem ra đấu tố. Bởi vì theo Trần Đình “ bà Nguyễn Thị Năm, tức Cát Hanh Long, nhân sĩ tên tuổi trong Trung ương Hội Liên Hiệp Phụ Nữ cũng như Trung ương Mặt trận Liên Việt, người thường cùng họp long trọng với Hồ Chí Minh, Tôn Đức Thắng, Hoàng Quốc Việt...” (trang 82). Hỏi, ngoài bài viết này ra, ai dám đụng đến bà? Như thế, nếu bảo bài viết này đã trở thành khuôn mẫu. Trở thành kim chi nam trong mọi tư tưởng, sinh hoạt và cuộc sống của người cộng sản không có gì là quá đáng. Trái lại, phải xác định, nó là lịch sử, trở thành lẽ sống của cộng sản mà từ đó, mọi đoàn đảng viên phải nhuần nhiền và thực hành.

Rồi ở một khía cạnh nào khác, bản cái trạng này cũng chỉ ra rằng: Bất cứ một người nào, thành phần nào, một khi đã bị cán cộng vu khống, bị vu oan là cường hào, là ác bá, là phản động thì đều không thoát cái án như bà Nguyễn thị Năm, Có lẽ chính ở cái điểm lờn nhất này mà chỉ trong vòng có 3 năm, 1953-1956, Hồ chí Minh đã chặt đầu, xữ từ, chốn sống đến 200 ngàn người Việt Nam? Sự gian dối và tàn bạo này đã bao phủ lên trên hầu hết mọi phần đất ở miền bắc. Để ở đó chỉ còn lại là một sự sợ hãi. Ở đó, con ngưòi biến thành những cái máy vô tri, tuyệt đối tuân thủ những mệnh lênh của cái mã tấu. Ở đó, những nhân phẩm dần dần bị triệt hạ và được thay thế bằng những hình nộm. Con đấu cha, vợ đấu chồng, anh chị em, họ hàng, làng xóm đấu lẫn nhau theo lệnh đảng. Đấu cho tuyệt tình người. Đấu cho tuỵệt nghĩa đồng bào.

“Đội dạy: “Đấu tranh với địc chủ thì phải có khí thế, chưa quen thì phải tập, chưa có ai xuất hiện để mà đấu thì phải chỉ vào cái cột nhà thay thế. Giơ tay, xỉa xói vào cái cột nhà:” Mày đã cưóp của tao, mày đã đốt nhà tao, mày đã đánh đập ta thật tàn bạo….” Tất cả phải được học tập nhuẫn nhuyễn đê khi ghặp “người thật” thì không lúng túng…” Học đến nỗi, một ngưòi phụ nữ đứng tuổi, rất thương người cha gìa chị chăm xóc hàng ngày. Chỉ hõi ông” “ông có biết tôi là ai không”. Người cha ngậm ngùi trước nhìn đứa con dứt ruột của mình và nói ”Thưa bà, con là người đẻ ra bà a!” ( Chứng từ của một Giám Mục) Hỡi oi, chế độ gì đây? Chế độ CS đấy. “Đạo đức” Hồ chí Minh là thế đấy.

C. Về thành quả.

Kết quả của cái cách ruộng đất sau bài phát động:” địa chủ ác ghê” của Hồ chí Minh là có khoảng 200 trăm ngàn ngưòi bị giết. Họ bị giết chết bằng đủ mọi cách khác nhau. Người bị chặt đầu, người bị bắn, người bị chôn sống, bị treo ngược lên sàn nhà và chết khô. Và có khoảng trên 2 triệu người là thân thích của của các nạn nhân đã bị giết, bị đày lên rừng thiếng nưóc độ. Họ đã rơi vào cuộc khủng hoảng toàn diện. Tài sản bị tịch thu và cá nhân họ bị đẩy ra bên ngoài cuộc sống của xã hội. Giai cấp bị đấu tố là thế. Giai cấp được đôn lên hàng lãnh đạo của đất nước thì thế nào?

Từ năm 1953-1957, có khoảng 810,000 hecta tuộng đất ở đồng bằng và trung du miền bắc đã được lấy lại và chia cho hơn hai triệu nông dân canh tác, làm chủ (Wikipedia). Tuy nhiên, niềm vui của họ không tầy gang. Quyền tư hữu sớm rời tay họ. Năm 1958, Ủy ban Trung Ương Đảng CS quyết định tập thể hóa các mục tiêu phát triển nông thôn. Hiến pháp VNDCCH năm 1959 hợp thức hóa chính sách đó. Xóa bỏ quyền sở hữu ruộng đất tư nhân và thay vào đó là quyền sở hữu tập thể. Đất đai tập trung vào tay Nhà Nước qua việc thành lập những hợp tác xã do nhà nước quản lý. Người dân dị dồn ép gia nhập hợp tác xã . Thế là lại tay trắng. Bần cố nông lại trở về bần cố nông. Lúc trước, bần nông đi cày thuê cuốc mưón, làm canh điền, tá điền cho phú hộ thì còn có míếng cơm manh áo mà ăn mà mặc. Lúc no có, lúc đói có, nhưng niềm vui sau một ngày đồng áng thì không bao giờ thiếu. Họ có được một giấc ngủ thật ngon sau một ngày làm vất vả,

Nay họ được khoác mỹ từ làm chủ đất nước, nhưng thực phận thì không bằng một tên nô lệ. Cuộc sống của họ thì trông cậy vào công điểm được tính là lao động chính hay lao động phụ của nhà nước. Nhìn trưóc nhìn sau, người nông dân vẫn còng lưng trên cánh đồng cạn với đôi mắt trắng. Ở đó. Ngưòi làm “chủ đất nước” thì kéo cày thay cho trâu bò. Phận cán bộ, đảng viên được định nghĩa là những đầy tờ của nhân dân thì tay cầm cái roi dài quất mạnh trên lưng, trên xác của những “ con bò chủ” đã kiệt sức không thể bước đi theo những luống cày. Cơm ăn thì bữa đói nhiều hơn bữa no. Quần áo thì mặc để cả bác ra ngoài cho nó mát. Đã thế, mỗi buổi tối phải đến những địa diễm tập trung để học tập. Khi bước vào học tập thì chả lúc nào mà cán bộ không nhắc nhở phương cách rình rập và vu khống lẫn nhau.. “ Bà con nông dân phải đề cao cảnh giác đấy. vì thằng địch nó ngồi ngay ở sau lưng ta. “ nghe thế chẳng ai không quay lại nhìn xem người ngồi đằng sau mình là ai, Lại có tiếng nhắc nhở thêm: “Bà con nhớ cảnh giác, địch nó ngồi ngay trước mặt ta đấy” Chưa hết run, thì cán lại bảo “ Bà con để ý nhá, nó ngồi ngay bênh cạnh ta đấy” ( CTCMGM)!. Thế là trước sau, tả hữu đều là thằng địch. Nghe xong khi đêm xuống, chỉ còn mỗi đôi mắt trắng nhìn lên trần nhà. Khéo mà bà vợ, hay ông chồng của mình cũng là thằng địch nốt!

Tóm lại, sau 60 năm được tạm yên nghỉ, nay những hình ảnh cuộc đấu tố năm xưa lại được nhà nước đem ra trưng bày, triển lãm. Chẳng một ai tin đó là một hảo ý, trái lại nó còn là một cuộc phỉ báng thô bỉ đến vong linh những người đã chết. Phía dân sự cho là thế. Tuy nhiên, phần nhà nước họ cũng có lý lẽ của họ. Tuy họ không mang cái văn bản” Địa chủ ác ghê “ ra trưng bày, nhưng mọi đoàn đảng viên đã được đảng và nhà nưóc CS nhắc nhở một cách kín đáo và tích cực rằng: CS chì có một con dường duy nhất để tồn tại là gian dối và tạo ra gian dối theo đúng tinh thần của bản văn mà HCM đã vạch ra. Đi ngược lại đường lối này là tự sát, là tự hủy diệt.

Liệu CS có thể thành công với tư duy gian dối và tạo ra gian dối trong thời đại thông tin đại chúng này hay không? Tôi không tin sự bịp bợm, bưng bít ấy rồi ra sẽ lại là một chiến thắng long trời lở đất khác cho họ. Trái lại cha ông ta đã từng dạy ” đưòng đi muôn lối , nói dối có cùng” Và nay cái cùng ấy đã đến chỗ tận cùng của cộng sản. Bởi vì người Việt Nam vì quê hương vì đồng bào của minh hôm nay đã thóat ra khỏi cái áo choàng sợ hãi. Họ đã và đang đi xây dựng lại niềm tin cho nhau. Rồi cùng nhau đi tìm Công Lý cho xã hội, đi tìm sự Thật cho đất nước. Đường dẫu dài, triệu bàn chân vẫn bước, không ai có thể cản trở được sức sống của dân tộc trong ngày mai. Không ai có thể cản trở được điều người dân muốn biết. Họ sẽ đập cho tan những tảng đá cản trên đường mà đi. Tuy thế, dân tộc Việt Nam không bao giờ khép kín vòng tay khi những đứa con hoang trở về. Trái lại, nếu họ tự đắm chìm trong gian dối thì cũng sẽ chết trong sự dối trá!

Bảo Giang

9-2014
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Môt Phút Riêng
Nguyễn Đức Cung
21:13 12/09/2014
MỘT PHÚT RIÊNG
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Khi bạn thất vọng
bạn đang sống với quá khứ
Khi bạn lo lắng
bạn đang sống với tương lai
Khi bạn bình an
bạn đang sống với hiện tại.
(DN)