Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:06 12/09/2017
4. QUAN THAM PHÁT THỆ
Có một tên quan sứ vì tham ô nên bị ngồi tù, sau đó gặp dịp đại xá mới được phóng thích, thế là hắn ta phát thệ:
- ”Từ nay về sau nếu vẫn tiếp tục nhận tiền hối lộ của người ta, thì hãy gọi ta là mụn nhọt sống trên tay.”
Không lâu sau, có một người đến kiện cáo và đem tiền đút lót cho hắn ta với hy vọng thắng kiện. Tên quan tham ô bèn nghĩ đến lời phát thệ, nên không dám đưa tay nhận tiền. Nghĩ ngợi một lúc sau, bèn nói:
- “Ông đã nhiệt tình như thế, thì tạm thời đem tiền bỏ vào trong chiếc ủng của ta đây vậy !”
(Giải Uẩn thiên)
Suy tư 4:
Có người vì thấy mình cứ phạm lỗi hoài nên bực mình mà hứa, nhưng sau đó thì không giữ được lời hứa vì hết bực nhọc; có người vì một chớp loé hối hận trong tâm hồn nên động lòng mà hứa, nhưng rồi sau đó thì quên mất lời mình đã hứa vì chớp loé hối hận ấy đã tắt ngũm; lại có người vì sợ bị bỏ tù, bị sợ roi vọt nên đã hứa, nhưng sau đó thì chối bai bãi vì đã được thăng quan tiến chức...
Tất cả những lời hứa trên đều là hứa cuội.
Chỉ có những ai sống đơn sơ, thật thà, có nói có, không nói không thì mới thật sự là con cái của ánh sáng, mà ánh sáng thì ai cũng thấy, cần gì phải hứa với không hứa chứ, chỉ sợ ánh sáng khi bị gian dối lừa bịp che mất nên mới phải hứa cuội hứa suôn mà thô, mà hứa cuội hứa suông không phải là do ma quỷ mà ra hay sao ?
Đức Chúa Giê-su dạy chúng ta có thì nói có, không thì nó không, thêm điều đặt chuyện là do ma quỷ mà ra.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Có một tên quan sứ vì tham ô nên bị ngồi tù, sau đó gặp dịp đại xá mới được phóng thích, thế là hắn ta phát thệ:
- ”Từ nay về sau nếu vẫn tiếp tục nhận tiền hối lộ của người ta, thì hãy gọi ta là mụn nhọt sống trên tay.”
Không lâu sau, có một người đến kiện cáo và đem tiền đút lót cho hắn ta với hy vọng thắng kiện. Tên quan tham ô bèn nghĩ đến lời phát thệ, nên không dám đưa tay nhận tiền. Nghĩ ngợi một lúc sau, bèn nói:
- “Ông đã nhiệt tình như thế, thì tạm thời đem tiền bỏ vào trong chiếc ủng của ta đây vậy !”
(Giải Uẩn thiên)
Suy tư 4:
Có người vì thấy mình cứ phạm lỗi hoài nên bực mình mà hứa, nhưng sau đó thì không giữ được lời hứa vì hết bực nhọc; có người vì một chớp loé hối hận trong tâm hồn nên động lòng mà hứa, nhưng rồi sau đó thì quên mất lời mình đã hứa vì chớp loé hối hận ấy đã tắt ngũm; lại có người vì sợ bị bỏ tù, bị sợ roi vọt nên đã hứa, nhưng sau đó thì chối bai bãi vì đã được thăng quan tiến chức...
Tất cả những lời hứa trên đều là hứa cuội.
Chỉ có những ai sống đơn sơ, thật thà, có nói có, không nói không thì mới thật sự là con cái của ánh sáng, mà ánh sáng thì ai cũng thấy, cần gì phải hứa với không hứa chứ, chỉ sợ ánh sáng khi bị gian dối lừa bịp che mất nên mới phải hứa cuội hứa suôn mà thô, mà hứa cuội hứa suông không phải là do ma quỷ mà ra hay sao ?
Đức Chúa Giê-su dạy chúng ta có thì nói có, không thì nó không, thêm điều đặt chuyện là do ma quỷ mà ra.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thán h
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:08 12/09/2017
38. Cầu nguyện là quyền năng, bởi vì cầu nguyện là thông công với Thiên Chúa, dùng quyền năng của Thiên Chúa làm quyền năng của mình.
(Thánh Christina)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ng ôn thần học tu đức"
-----------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:20 12/09/2017
40. Nếu ai không cầu nguyện thì không thể đạt tới mức độ cao quý của tu đức.
(Thánh Aloysius Gonzaga)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngô n thần học tu đức"
-------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Hãy Tha Thứ Vì Ta Cần Được Chúa Thứ Tha
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
11:43 12/09/2017
Bài Tin Mừng hôm nay trình bày câu hỏi nổi tiếng của Phêrô dành cho Thày Giêsu: “ Lạy Thày, khi anh em xúc phạm đến con, con phải tha thứ cho họ mấy lần. Có phải đến bẩy lần không ?” (Mt 18, 21). Ông hỏi Chúa Giêsu như thế vì ông tự nghĩ rằng: Theo các Thầy dạy luật, các Rabbi, thì những người công chính nên tha thứ cho những người xúc phạm tới mình 3 lần, sự bất quá tam. Đến lần thứ IV thì không buộc phải tha thứ cho họ nữa! Do đó, ông tự nghĩ: Tha cho anh em đến bẩy lần là điều quá sức, quá quảng đại và đã chứng tỏ rằng mình thực thi như thế là anh hùng và đáng Chúa khen ngợi rồi!
Thế nhưng, câu trả lời của Chúa làm cho ông chưng hửng, cảm thấy hổ thẹn khi so sánh đề nghị của ông với sự đòi hỏi của Chúa thì thấy mình còn quá xa sự trọn lành, xa đòi hỏi của Tin Mừng, Chúa trả lời: “Thầy không bảo con phải tha đến bẩy lần, nhưng đến bẩy mươi lần bẩy” (Mt 18, 22)
Để giải thích cho Phêrô tại sao cần phải luôn tha thứ, Đức Giêsu kể lại dụ ngôn những kẻ mắc nợ. Người đầu tiên được ông chủ tha hết nợ mặc dầu anh nợ ông chủ một số tiền lớn. Nhưng chính anh chỉ sau đó ít lâu lại không biết thương xót và tha cho người khác là kẻ chỉ mắc nợ anh một số tiền nhỏ.
Chúa Giêsu tuyên bố : “Cha Ta trên trời sẽ xử với các con đúng như thế, nếu mỗi người trong các con không hết lòng tha thứ cho anh em mình” (Mt 18, 35).
Tha thứ là một hành vi nghiêm chỉnh, nếu có thể thì rất khó đối với con người nhưng không phải không làm được. Tha thứ cho người khác vì lợi ích của chính ta, chính ta được tha thứ, điều ấy sẽ làm ta hạnh phúc hơn. Người ta không thể nói về sự tha thứ cách nông nổi, khi yêu cầu người bị xúc phạm tha thứ cho người đã xúc phạm đến mình. Các tôn giáo đều dạy sự tha thứ. Tha thứ là điều khó khăn nhất nhưng cũng là điều cao cả nhất. Tha thứ để làm cho oán tiêu tan, để phá vỡ cái vòng oan nghiệt trói buộc con người. Đức Phật cũng đã để lại một châm ngôn “Không phải với sự oán giận mà sự oán giận được xoa dịu; với sự không oán giận, sự oán giận mới được xoa dịu”. Tha thứ trong Kitô giáo vượt xa sự không bạo tàn và sự không oán hận. Kitô giáo mời gọi tha thứ vì một lý do khác: “Ngươi này tích lòng giận ghét người kia, mà dám xin Chúa cứu chữa sao ? Nó chẳng thương xót người đồng loại với nó, mà còn cầu xin tha thứ tội lỗi nó làm sao?”(Sir 27, ). Tôi phải tha thứ cho anh em tôi vì Chúa đã liên tục tha thứ cho tôi. Ðời tôi là một chuỗi những vấp ngã, được đan kết với bao thứ tha. Ơn tha thứ như dòng suối chảy vào đời tôi, nếu bị ngăn lại, nó sẽ thành ao tù, nó chỉ trong lành khi được chảy đến tha nhân. Tha thứ một cách phi thường và hồn nhiên, đó là thái độ của người thấm nhuần Kitô giáo.
Trong Kinh Lạy Cha, chúng ta cầu nguyện: “Xin tha nợ cho chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con”. Đức Thánh Cha Phanxicô nói : Đây là một phương trình phải luôn đi đôi với nhau. Nếu bạn không thể tha thứ, thì làm sao Thiên Chúa có thể tha thứ cho bạn? Ngài muốn tha thứ cho bạn, nhưng nếu bạn đóng cửa lòng, thì lòng thương xót không thể bước vào. Có người sẽ hỏi rằng: ‘Thưa cha, con tha thứ nhưng con chẳng thể quên được điều tồi tệ mà người đó làm cho con…’. Đây lại là một vấn đề khác. ‘Hãy khẩn cầu Thiên Chúa để Ngài giúp bạn quên điều đó đi.’ Thật vậy, người ta có thể tha thứ nhưng để quên đi lỗi lầm thì không luôn luôn thành công. Đôi khi chúng ta nói rằng tôi tha thứ cho bạn nhưng thật ra ý tôi là muốn bắt đền bạn; bạn phải trả giá. Tha thứ kiểu này thật sự không được. Hãy tha thứ như Thiên Chúa tha thứ: đó là tha thứ đến tận cùng.
Ước gì mỗi người chúng ta, để đón nhận sự tha thứ của Thiên Chúa. Nhận lãnh sự tha thứ và rồi chúng ta cũng phải tha thứ cho người khác nữa - tha thứ thật lòng. Có lẽ bạn sẽ không bao giờ chào tôi khi gặp nhau trên đường nữa, nhưng tự thâm tâm tôi đã tha thứ cho bạn rồi. Và như thế chúng ta xích lại gần điều vĩ đại của Thiên Chúa, đó chính là lòng thương xót. Khi tha thứ, chúng ta mở tâm hồn ra để lòng thương xót của Thiên Chúa đi vào và tha thứ cho chúng ta, vì tất cả chúng ta đều cần phải khẩn nài sự tha thứ. Tha thứ và rồi chúng ta sẽ được thứ tha. Chúng ta hãy có lòng thương xót người khác, và chúng ta sẽ cảm nhận được lòng thương xót đó nơi Thiên Chúa, là Đấng một khi đã tha thứ thì hoàn toàn quên hết lỗi lầm của chúng ta.
Lạy Thiên Chúa là Đấng Xót Thương và hay tha thứ, xin dạy con bài học nhân ái, độ lượng và thứ tha, để con không giữ lòng hiềm thù, oán hờn và ghen ghét bất cứ ai đã xúc phạm, gây ra đau khổ cho con, xin giúp con luôn tha thứ cho mọi người vô tình hay hữu ý xúc phạm tới con. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Thế nhưng, câu trả lời của Chúa làm cho ông chưng hửng, cảm thấy hổ thẹn khi so sánh đề nghị của ông với sự đòi hỏi của Chúa thì thấy mình còn quá xa sự trọn lành, xa đòi hỏi của Tin Mừng, Chúa trả lời: “Thầy không bảo con phải tha đến bẩy lần, nhưng đến bẩy mươi lần bẩy” (Mt 18, 22)
Để giải thích cho Phêrô tại sao cần phải luôn tha thứ, Đức Giêsu kể lại dụ ngôn những kẻ mắc nợ. Người đầu tiên được ông chủ tha hết nợ mặc dầu anh nợ ông chủ một số tiền lớn. Nhưng chính anh chỉ sau đó ít lâu lại không biết thương xót và tha cho người khác là kẻ chỉ mắc nợ anh một số tiền nhỏ.
Chúa Giêsu tuyên bố : “Cha Ta trên trời sẽ xử với các con đúng như thế, nếu mỗi người trong các con không hết lòng tha thứ cho anh em mình” (Mt 18, 35).
Tha thứ là một hành vi nghiêm chỉnh, nếu có thể thì rất khó đối với con người nhưng không phải không làm được. Tha thứ cho người khác vì lợi ích của chính ta, chính ta được tha thứ, điều ấy sẽ làm ta hạnh phúc hơn. Người ta không thể nói về sự tha thứ cách nông nổi, khi yêu cầu người bị xúc phạm tha thứ cho người đã xúc phạm đến mình. Các tôn giáo đều dạy sự tha thứ. Tha thứ là điều khó khăn nhất nhưng cũng là điều cao cả nhất. Tha thứ để làm cho oán tiêu tan, để phá vỡ cái vòng oan nghiệt trói buộc con người. Đức Phật cũng đã để lại một châm ngôn “Không phải với sự oán giận mà sự oán giận được xoa dịu; với sự không oán giận, sự oán giận mới được xoa dịu”. Tha thứ trong Kitô giáo vượt xa sự không bạo tàn và sự không oán hận. Kitô giáo mời gọi tha thứ vì một lý do khác: “Ngươi này tích lòng giận ghét người kia, mà dám xin Chúa cứu chữa sao ? Nó chẳng thương xót người đồng loại với nó, mà còn cầu xin tha thứ tội lỗi nó làm sao?”(Sir 27, ). Tôi phải tha thứ cho anh em tôi vì Chúa đã liên tục tha thứ cho tôi. Ðời tôi là một chuỗi những vấp ngã, được đan kết với bao thứ tha. Ơn tha thứ như dòng suối chảy vào đời tôi, nếu bị ngăn lại, nó sẽ thành ao tù, nó chỉ trong lành khi được chảy đến tha nhân. Tha thứ một cách phi thường và hồn nhiên, đó là thái độ của người thấm nhuần Kitô giáo.
Trong Kinh Lạy Cha, chúng ta cầu nguyện: “Xin tha nợ cho chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con”. Đức Thánh Cha Phanxicô nói : Đây là một phương trình phải luôn đi đôi với nhau. Nếu bạn không thể tha thứ, thì làm sao Thiên Chúa có thể tha thứ cho bạn? Ngài muốn tha thứ cho bạn, nhưng nếu bạn đóng cửa lòng, thì lòng thương xót không thể bước vào. Có người sẽ hỏi rằng: ‘Thưa cha, con tha thứ nhưng con chẳng thể quên được điều tồi tệ mà người đó làm cho con…’. Đây lại là một vấn đề khác. ‘Hãy khẩn cầu Thiên Chúa để Ngài giúp bạn quên điều đó đi.’ Thật vậy, người ta có thể tha thứ nhưng để quên đi lỗi lầm thì không luôn luôn thành công. Đôi khi chúng ta nói rằng tôi tha thứ cho bạn nhưng thật ra ý tôi là muốn bắt đền bạn; bạn phải trả giá. Tha thứ kiểu này thật sự không được. Hãy tha thứ như Thiên Chúa tha thứ: đó là tha thứ đến tận cùng.
Ước gì mỗi người chúng ta, để đón nhận sự tha thứ của Thiên Chúa. Nhận lãnh sự tha thứ và rồi chúng ta cũng phải tha thứ cho người khác nữa - tha thứ thật lòng. Có lẽ bạn sẽ không bao giờ chào tôi khi gặp nhau trên đường nữa, nhưng tự thâm tâm tôi đã tha thứ cho bạn rồi. Và như thế chúng ta xích lại gần điều vĩ đại của Thiên Chúa, đó chính là lòng thương xót. Khi tha thứ, chúng ta mở tâm hồn ra để lòng thương xót của Thiên Chúa đi vào và tha thứ cho chúng ta, vì tất cả chúng ta đều cần phải khẩn nài sự tha thứ. Tha thứ và rồi chúng ta sẽ được thứ tha. Chúng ta hãy có lòng thương xót người khác, và chúng ta sẽ cảm nhận được lòng thương xót đó nơi Thiên Chúa, là Đấng một khi đã tha thứ thì hoàn toàn quên hết lỗi lầm của chúng ta.
Lạy Thiên Chúa là Đấng Xót Thương và hay tha thứ, xin dạy con bài học nhân ái, độ lượng và thứ tha, để con không giữ lòng hiềm thù, oán hờn và ghen ghét bất cứ ai đã xúc phạm, gây ra đau khổ cho con, xin giúp con luôn tha thứ cho mọi người vô tình hay hữu ý xúc phạm tới con. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Suy Niệm Chúa Nhật XXIV Thường Niên – Năm A
Lm. Anthony Trung Thành
11:46 12/09/2017
Từ những mâu thuẫn có khi rất nhỏ nhặt dẫn đến trả thù nhau ngày càng diễn ra ở mọi tầng lớp và mọi môi trường sống của con người: nơi gia đình, nơi học đường và ngoài xã hội. Hậu quả của những cuộc trả thù là: bị thương tổn về tinh thần cũng như thể xác, thậm chí có những cuộc trả thù gây ra án mạng. Cách đây không lâu do những mâu thuẫn nhỏ nhặt theo kiểu học sinh và sự “tinh tướng” của lứa tuổi mới lớn, nhóm học sinh cùng trường thuộc huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang đã gây ra cái chết cho chính một người bạn học của mình. Nếu chúng ta gõ trên google chữ “trả thù” thì nó sẽ hiện ra những hàng tít như: Đi ‘báo thù’ cho em, đánh nhau loạn xạ, người anh trai bị đâm chết; Dùng 6 xe tải chở 120 côn đồ đi trả thù; Đi trả thù, con chết cha nhập viện; Anh vác dao đi đánh nhau, trả thù cho em rồi bị đâm chết: Biết trách ai?...
Lối sống và cách cư xử trên đây đi ngược lại với đời sống và lời dạy của Đức Giêsu. Thật vậy, cả cuộc đời của Đức Giêsu là bài học về sự tha thứ. Trong ba năm rao giảng Tin mừng, Ngài đã từng tha thứ cho những kẻ tội lỗi như ông Lêvi, ông Giakêu, người phụ nữ phạm tội ngoại tình. Ngài từng bị chống đối và bách hại bởi các luật sĩ, biệt phái...Đặc biệt vào những ngày cuối đời, Ngài bị bắt, bị đánh đập, bị xỉ nhục, bị đội mão gai, chịu vác thập giá và đóng đinh trên thập giá…nhưng Ngài không một chút oán hận những kẻ làm hại mình, trái lại Ngài còn cầu nguyện cùng Chúa Cha rằng: “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23, 33). Chỉ một lời cầu nguyện với lòng sám hối của kẻ trộm lành, Ngài đã tha thứ và cho anh ta vào Thiên đàng ngay ngày hôm đó. Sau khi sống lại, Ngài đã không nhớ đến tội của các môn đệ, nhất là tội chối Thầy của ông Phêrô. Ngài còn lập bí tích Giao hòa để tha thứ tội lỗi cho con người mãi cho đến tận thế.
Ngài không những sống tha thứ mà còn dạy các môn đệ và mỗi người chúng ta biết tha thứ cho mọi người. Tin mừng hôm nay cho chúng ta biết, khi Phêrô đến hỏi Ngài: Phải tha thứ mấy lần, có phải bảy lần không? Ngài đã trả lời với Phêrô rằng: “Thầy không bảo là đến bảy lần, nhưng là đến bảy mươi lần bảy” (Mt 18,22). Tha thứ bảy mươi lần bảy không có nghĩa là 490 lần, mà là tha thứ không có giới hạn, tha thứ mãi mãi. Để quảng diễn tư tưởng đó, Đức Giêsu đã kể dụ ngôn “Tên mắc nợ không biết thương xót” (x. Mt 18, 23-35). Trong dụ ngôn này, nhà vua chính là hình ảnh của Thiên Chúa. Thiên Chúa “là Ðấng từ bi và hay thương xót, chậm bất bình và hết sức khoan nhân” (Tv 102,8). Ngài không muốn kẻ gian ác phải chết, nhưng muốn nó ăn năn thống hối để được sống (x. Ez 18,23). Trong thời Cựu Ước, dân Do thái đã bao lần phạm tội, lỗi giao ước, bội thề…nhưng hễ họ ăn năn sám hối trở về, Thiên Chúa lại tha thứ cho họ. Cùng với tâm tình đó, Đức Giêsu khẳng định: “Tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi sám hối ăn năn.” (Lc 5,32). Đức Giêsu còn kể nhiều dụ ngôn để nói về lòng thương xót và tha thứ của Thiên Chúa, trong đó có ba dụ ngôn (Lc 15): Con chiên bị mất, đồng bạc bị đánh mất và người cha nhân hậu. Đức Giêsu không chỉ dạy tha thứ cho kẻ thù mà còn dạy cho chúng ta phải cầu nguyện và làm ơn cho kẻ thù nữa. Ngài nói: “Hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em” (Mt 5,44).
Vì sao Đức Giêsu sống tha thứ và dạy cho chúng ta bài học về sự tha thứ?
Thứ nhất, vì con người là bất toàn, hay sai lỗi như thánh Gioan nói: “Ai nói mình vô tội đó là kẻ nói dối” (x.1Ga 1,10). Có tội thì cần được tha. Tôi có tội cần sự tha thứ của anh em. Anh em có tội cần sự tha thứ của tôi. Chúng ta có tội cần sự tha thứ của Thiên Chúa. Như vậy, tha thứ rất cần thiết giữa con người với nhau và con người cần sự tha thứ của Thiên Chúa.
Thứ hai, khi thực hiện sự tha thứ là chúng ta nên giống Thiên Chúa, nên con cái của Cha chúng ta là Đấng ngự trên trời “vì Người cho mặt trời của Người mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt, và cho mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất chính” (Mt 5,45).
Thứ ba, tha thứ là điều kiện để Chúa nhận của lễ chúng ta dâng: “Nếu khi anh sắp dâng lễ vật trước bàn thờ, mà sực nhớ có người anh em đang có chuyện bất bình với anh, thì hãy để của lễ lại đó trước bàn thờ, đi làm hoà với người anh em ấy đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình” (Mt 5,23-24).
Thứ tư, tha thứ là điều kiện để được Chúa thứ tha: “Nếu anh em tha lỗi cho người ta, thì Cha anh em trên trời cũng sẽ tha thứ cho anh em. Nhưng nếu anh em không tha thứ cho người ta, thì Cha anh em cũng sẽ không tha lỗi cho anh em”(Mt 6,14-15). Trong Kinh Lạy Cha, Đức Giêsu cũng dạy chúng ta cầu nguyện: “Xin tha tội cho chúng con như chúng con cũng tha cho những người có lỗi với chúng con” (Mt 6,12). Sách Huấn Ca cũng dạy: “Hãy bỏ qua điều sai trái cho kẻ khác, thì khi bạn cầu khẩn, tội lỗi bạn sẽ được tha” (Hc 28,2).
Thứ năm, tha thứ sẽ đem lại bình an cho con người. Trái lại, hận thù sẽ làm cho con người mất bình an. Đúng như người ta nói: “Lấy oán báo oán, oán oán chập chùng, lấy đức báo oán, oán ấy tiêu tan.”
Như vậy, qua mẫu gương và lời dạy của Đức Giêsu, và vì những lý do trên, nên mỗi người chúng ta hãy cố gắng thực hiện sự tha thứ trong gia đình, trong cộng đoàn và mỗi môi trường chúng ta sống. Tuy nhiên, để thực hiện sự tha thứ không phải là chuyện dễ dàng. Vì thế, chúng ta hãy noi gương bắt chước Đức Giêsu. Ngoài mẫu gương của Đức Giêsu chúng ta hãy nhìn vào mẫu gương của các đấng bậc trong đạo ngoài đời: Gương của Thánh Stêphanô tha thứ cho Saolê và những kẻ giết mình; Gương của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tha thứ cho kẻ sát thủ Mehmet Ali Agca; Gương của Thánh Maria Goretti tha thứ cho Alessandrô là kẻ làm hại mình; Ông Gandhi vị anh hùng dân tộc Ấn Độ cũng chủ trương rằng : “Luật vàng của xử thế là sự tha thứ lẫn nhau”…
Lạy Chúa Giêsu, xin cho mỗi người chúng con luôn biết tha thứ cho anh chị em mình như Chúa đã tha thứ cho chúng con. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Lối sống và cách cư xử trên đây đi ngược lại với đời sống và lời dạy của Đức Giêsu. Thật vậy, cả cuộc đời của Đức Giêsu là bài học về sự tha thứ. Trong ba năm rao giảng Tin mừng, Ngài đã từng tha thứ cho những kẻ tội lỗi như ông Lêvi, ông Giakêu, người phụ nữ phạm tội ngoại tình. Ngài từng bị chống đối và bách hại bởi các luật sĩ, biệt phái...Đặc biệt vào những ngày cuối đời, Ngài bị bắt, bị đánh đập, bị xỉ nhục, bị đội mão gai, chịu vác thập giá và đóng đinh trên thập giá…nhưng Ngài không một chút oán hận những kẻ làm hại mình, trái lại Ngài còn cầu nguyện cùng Chúa Cha rằng: “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23, 33). Chỉ một lời cầu nguyện với lòng sám hối của kẻ trộm lành, Ngài đã tha thứ và cho anh ta vào Thiên đàng ngay ngày hôm đó. Sau khi sống lại, Ngài đã không nhớ đến tội của các môn đệ, nhất là tội chối Thầy của ông Phêrô. Ngài còn lập bí tích Giao hòa để tha thứ tội lỗi cho con người mãi cho đến tận thế.
Ngài không những sống tha thứ mà còn dạy các môn đệ và mỗi người chúng ta biết tha thứ cho mọi người. Tin mừng hôm nay cho chúng ta biết, khi Phêrô đến hỏi Ngài: Phải tha thứ mấy lần, có phải bảy lần không? Ngài đã trả lời với Phêrô rằng: “Thầy không bảo là đến bảy lần, nhưng là đến bảy mươi lần bảy” (Mt 18,22). Tha thứ bảy mươi lần bảy không có nghĩa là 490 lần, mà là tha thứ không có giới hạn, tha thứ mãi mãi. Để quảng diễn tư tưởng đó, Đức Giêsu đã kể dụ ngôn “Tên mắc nợ không biết thương xót” (x. Mt 18, 23-35). Trong dụ ngôn này, nhà vua chính là hình ảnh của Thiên Chúa. Thiên Chúa “là Ðấng từ bi và hay thương xót, chậm bất bình và hết sức khoan nhân” (Tv 102,8). Ngài không muốn kẻ gian ác phải chết, nhưng muốn nó ăn năn thống hối để được sống (x. Ez 18,23). Trong thời Cựu Ước, dân Do thái đã bao lần phạm tội, lỗi giao ước, bội thề…nhưng hễ họ ăn năn sám hối trở về, Thiên Chúa lại tha thứ cho họ. Cùng với tâm tình đó, Đức Giêsu khẳng định: “Tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi sám hối ăn năn.” (Lc 5,32). Đức Giêsu còn kể nhiều dụ ngôn để nói về lòng thương xót và tha thứ của Thiên Chúa, trong đó có ba dụ ngôn (Lc 15): Con chiên bị mất, đồng bạc bị đánh mất và người cha nhân hậu. Đức Giêsu không chỉ dạy tha thứ cho kẻ thù mà còn dạy cho chúng ta phải cầu nguyện và làm ơn cho kẻ thù nữa. Ngài nói: “Hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em” (Mt 5,44).
Vì sao Đức Giêsu sống tha thứ và dạy cho chúng ta bài học về sự tha thứ?
Thứ nhất, vì con người là bất toàn, hay sai lỗi như thánh Gioan nói: “Ai nói mình vô tội đó là kẻ nói dối” (x.1Ga 1,10). Có tội thì cần được tha. Tôi có tội cần sự tha thứ của anh em. Anh em có tội cần sự tha thứ của tôi. Chúng ta có tội cần sự tha thứ của Thiên Chúa. Như vậy, tha thứ rất cần thiết giữa con người với nhau và con người cần sự tha thứ của Thiên Chúa.
Thứ hai, khi thực hiện sự tha thứ là chúng ta nên giống Thiên Chúa, nên con cái của Cha chúng ta là Đấng ngự trên trời “vì Người cho mặt trời của Người mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt, và cho mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất chính” (Mt 5,45).
Thứ ba, tha thứ là điều kiện để Chúa nhận của lễ chúng ta dâng: “Nếu khi anh sắp dâng lễ vật trước bàn thờ, mà sực nhớ có người anh em đang có chuyện bất bình với anh, thì hãy để của lễ lại đó trước bàn thờ, đi làm hoà với người anh em ấy đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình” (Mt 5,23-24).
Thứ tư, tha thứ là điều kiện để được Chúa thứ tha: “Nếu anh em tha lỗi cho người ta, thì Cha anh em trên trời cũng sẽ tha thứ cho anh em. Nhưng nếu anh em không tha thứ cho người ta, thì Cha anh em cũng sẽ không tha lỗi cho anh em”(Mt 6,14-15). Trong Kinh Lạy Cha, Đức Giêsu cũng dạy chúng ta cầu nguyện: “Xin tha tội cho chúng con như chúng con cũng tha cho những người có lỗi với chúng con” (Mt 6,12). Sách Huấn Ca cũng dạy: “Hãy bỏ qua điều sai trái cho kẻ khác, thì khi bạn cầu khẩn, tội lỗi bạn sẽ được tha” (Hc 28,2).
Thứ năm, tha thứ sẽ đem lại bình an cho con người. Trái lại, hận thù sẽ làm cho con người mất bình an. Đúng như người ta nói: “Lấy oán báo oán, oán oán chập chùng, lấy đức báo oán, oán ấy tiêu tan.”
Như vậy, qua mẫu gương và lời dạy của Đức Giêsu, và vì những lý do trên, nên mỗi người chúng ta hãy cố gắng thực hiện sự tha thứ trong gia đình, trong cộng đoàn và mỗi môi trường chúng ta sống. Tuy nhiên, để thực hiện sự tha thứ không phải là chuyện dễ dàng. Vì thế, chúng ta hãy noi gương bắt chước Đức Giêsu. Ngoài mẫu gương của Đức Giêsu chúng ta hãy nhìn vào mẫu gương của các đấng bậc trong đạo ngoài đời: Gương của Thánh Stêphanô tha thứ cho Saolê và những kẻ giết mình; Gương của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tha thứ cho kẻ sát thủ Mehmet Ali Agca; Gương của Thánh Maria Goretti tha thứ cho Alessandrô là kẻ làm hại mình; Ông Gandhi vị anh hùng dân tộc Ấn Độ cũng chủ trương rằng : “Luật vàng của xử thế là sự tha thứ lẫn nhau”…
Lạy Chúa Giêsu, xin cho mỗi người chúng con luôn biết tha thứ cho anh chị em mình như Chúa đã tha thứ cho chúng con. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật 24 Mùa Quanh Năm A. 17.9.2017
Lm Francis Lý văn Ca
15:27 12/09/2017
ĐẦU LỄ: Anh Chị Em thân mến,
Trước khi bắt đầu thánh lễ, Cộng Đoàn Dân Chúa bắt đầu nghi thức thống hối. Qua nghi thức nầy, chúng ta nhìn nhận mình là kẻ tội lỗi, và nài xin Thiên Chúa là Cha từ ái tha thứ, để xứng đáng dâng lên Thiên Chúa thánh lễ. Đồng thời cũng xin anh chị em tha thứ những lỗi lầm của nhau.
Qua bài Tin Mừng, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta tha thứ cho nhau như chúng ta được Chúa tha thứ. Thái độ báo thù, báo oán không phải là phương thế độc nhất để giải quyết vấn đề. Đối với Thiên Chúa, Ngài luôn đòi hỏi chúng ta phải vượt lên trên thái độ trả đũa. Ngài đòi hỏi nơi chúng ta một sự tha thứ. Đó chính là chủ đề chính chúng ta sẽ nghe qua các bài đọc và bài chia sẻ hôm nay.
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI ĐỌC I:
Nếu một ai trong chúng ta muốn được Chúa tha thứ, thì chính mình phải tha thứ cho anh em đồng loại trước đã. Mời anh chị em nghe tư tưởng nầy trong bài đọc đầu tiên hôm nay.
TRƯỚC BÀI II:
Sự chết và phục sinh của Chúa Giêsu đã làm cho cuộc sống của chúng ta có ý nghĩa đích thực. Do đó, chúng ta không sống cho chính mình mà cho tha nhân. Trong mối tương quan với Thiên Chúa, đòi hỏi phải tha thứ cho anh em.
TRƯỚC BÀI TIN MỪNG:
Đường lối của Thiên Chúa khác xa đường lối của con người. Bài Tin Mừng hôm nay thuật lại cho chúng ta tình thương của Thiên Chúa thật bao la. Nhưng con người đối với con người lại quá ích kỷ, tư thù và vị lợi.
LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Chúng ta biết rằng Thiên Chúa rất nhân hậu. Ngài sẵn sàng tha thứ cho chúng ta, nếu thật tâm ăn năn thống hối. Nhưng Ngài cũng mong muốn chúng ta tha thứ cho anh em. Giờ đây, chúng ta dâng lên Thiên Chúa những ý nguyện cầu sau đây:
1. Xin Chúa chúc lành và ban cho Giáo Hội Hoàn Vũ được trrở nên một cộng đoàn yêu thương, luôn liên kết với Đức Thánh Cha Phanxicô và các phẩm trật Giáo Hội Địa phương trong sự hiệp nhất. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Chúng ta nhớ đến những cộng đoàn anh em ly khai. Xin cho tất cả biết nhìn đến những gì là Chân Thiện Mỹ, để cố hàn gắn những rạn nứt trong quá khứ, ngõ hầu cố gắng tiến đến sự hiệp nhất. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Chúng ta cầu nguyện cho những quốc gia đang còn chiến tranh, xin cho tất cả biết dẹp bỏ những tỵ hiềm, hận thù, ngõ hầu tìm một giải pháp hoà bình, mang lại cho thế giới sự an bình mà Chúa đã thiết lập trong vương quốc của Ngài. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Chúa đã trả lời cho thánh Phêrô: "Không phải bảy lần bảy, nhưng là bảy mươi bảy lần bảy". Trong thực tế, chúng ta khó thực hiện điều Chúa truyền dạy. Nhưng với ơn Chúa ban và với sự cố gắng mỗi ngày chúng ta sẽ nên hoàn hảo hơn. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Xin nhớ đến những tôi tớ của Chúa đã yên nghĩ, những linh hồn chúng ta phải nhớ đến trong thánh lễ tuần nầy. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Lạy Chúa, Chúa thấy rõ sự yếu đuối của chúng con, qua tình thương hải hà, xin ban cho chúng con ơn tha thứ, qua sự thứ tha nầy, chúng con sẽ nhận ra lòng yêu thương của Chúa, qua cuộc sống chúng con cũng đến với anh chị em với tâm hồn thông cảm và quảng đại. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
Trước khi bắt đầu thánh lễ, Cộng Đoàn Dân Chúa bắt đầu nghi thức thống hối. Qua nghi thức nầy, chúng ta nhìn nhận mình là kẻ tội lỗi, và nài xin Thiên Chúa là Cha từ ái tha thứ, để xứng đáng dâng lên Thiên Chúa thánh lễ. Đồng thời cũng xin anh chị em tha thứ những lỗi lầm của nhau.
Qua bài Tin Mừng, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta tha thứ cho nhau như chúng ta được Chúa tha thứ. Thái độ báo thù, báo oán không phải là phương thế độc nhất để giải quyết vấn đề. Đối với Thiên Chúa, Ngài luôn đòi hỏi chúng ta phải vượt lên trên thái độ trả đũa. Ngài đòi hỏi nơi chúng ta một sự tha thứ. Đó chính là chủ đề chính chúng ta sẽ nghe qua các bài đọc và bài chia sẻ hôm nay.
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI ĐỌC I:
Nếu một ai trong chúng ta muốn được Chúa tha thứ, thì chính mình phải tha thứ cho anh em đồng loại trước đã. Mời anh chị em nghe tư tưởng nầy trong bài đọc đầu tiên hôm nay.
TRƯỚC BÀI II:
Sự chết và phục sinh của Chúa Giêsu đã làm cho cuộc sống của chúng ta có ý nghĩa đích thực. Do đó, chúng ta không sống cho chính mình mà cho tha nhân. Trong mối tương quan với Thiên Chúa, đòi hỏi phải tha thứ cho anh em.
TRƯỚC BÀI TIN MỪNG:
Đường lối của Thiên Chúa khác xa đường lối của con người. Bài Tin Mừng hôm nay thuật lại cho chúng ta tình thương của Thiên Chúa thật bao la. Nhưng con người đối với con người lại quá ích kỷ, tư thù và vị lợi.
LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Chúng ta biết rằng Thiên Chúa rất nhân hậu. Ngài sẵn sàng tha thứ cho chúng ta, nếu thật tâm ăn năn thống hối. Nhưng Ngài cũng mong muốn chúng ta tha thứ cho anh em. Giờ đây, chúng ta dâng lên Thiên Chúa những ý nguyện cầu sau đây:
1. Xin Chúa chúc lành và ban cho Giáo Hội Hoàn Vũ được trrở nên một cộng đoàn yêu thương, luôn liên kết với Đức Thánh Cha Phanxicô và các phẩm trật Giáo Hội Địa phương trong sự hiệp nhất. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Chúng ta nhớ đến những cộng đoàn anh em ly khai. Xin cho tất cả biết nhìn đến những gì là Chân Thiện Mỹ, để cố hàn gắn những rạn nứt trong quá khứ, ngõ hầu cố gắng tiến đến sự hiệp nhất. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Chúng ta cầu nguyện cho những quốc gia đang còn chiến tranh, xin cho tất cả biết dẹp bỏ những tỵ hiềm, hận thù, ngõ hầu tìm một giải pháp hoà bình, mang lại cho thế giới sự an bình mà Chúa đã thiết lập trong vương quốc của Ngài. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Chúa đã trả lời cho thánh Phêrô: "Không phải bảy lần bảy, nhưng là bảy mươi bảy lần bảy". Trong thực tế, chúng ta khó thực hiện điều Chúa truyền dạy. Nhưng với ơn Chúa ban và với sự cố gắng mỗi ngày chúng ta sẽ nên hoàn hảo hơn. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Xin nhớ đến những tôi tớ của Chúa đã yên nghĩ, những linh hồn chúng ta phải nhớ đến trong thánh lễ tuần nầy. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Lạy Chúa, Chúa thấy rõ sự yếu đuối của chúng con, qua tình thương hải hà, xin ban cho chúng con ơn tha thứ, qua sự thứ tha nầy, chúng con sẽ nhận ra lòng yêu thương của Chúa, qua cuộc sống chúng con cũng đến với anh chị em với tâm hồn thông cảm và quảng đại. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
Bài Giảng Chúa Nhật 24 QN: Hãy Tha Thứ Như Chúa đã tha thứ
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
22:10 12/09/2017
HÃY THA THỨ NHƯ CHÚA ĐÃ THA THỨ
Chúa Nhật XXIV – Thường niên A
Nếu trong Chúa Nhật vừa rồi, chúng ta đã suy niệm về việc sửa lỗi cho nhau, thì Chúa Nhật này, Lời Chúa hướng chúng ta đến một chủ đề khác, đó là “tha thứ cho tha nhân.” Lần này, dưới ánh sáng của Lời Chúa, chúng ta tìm hiểu những điểm sau đây: 1) Phải tha thứ bao nhiêu lần? 2) Tại sao phải tha thứ? 3) Những áp dụng để tha thứ.
1- Phải tha thứ bao nhiêu lần?
Vấn nạn thường được đặt ra trong cuộc sống là phải tha thứ cho tha nhân bao nhiêu lần? Ông Phêrô muốn biết phải xử trí ra sao khi chính mình bị xúc phạm? Đối với người Việt Nam: “Quá tam ba bận,” tha ba lần là nhiều lắm rồi! Các Rabbi thời xưa cũng bảo là có thể tha thứ đến ba lần. Phêrô đưa ra con số 7 vốn được coi là tượng trưng cho sự hoàn hảo. Ông nghĩ có lẽ tha bảy lần là không thể tha hơn được nữa, vì theo Kinh Thánh, con số 7 là con số tròn đầy nhất, đầy đủ nhất. Nhưng Chúa Giêsu lại vượt hẳn mọi mức độ trong chuyện này. Các bản dịch có đọc khác nhau đôi chút: Bảy mươi lần bảy, Bảy mươi bảy lần, Bảy mươi lần bảy lần. Đọc cách nào đi nữa thì ý Chúa muốn nói vẫn là: tha không giới hạn, không điều kiện nào. Nghĩa là tha luôn, tha mãi, tha không đòi hỏi gì.
Khi nghe điều đó, có thể có ai đó trong chúng ta thấy khó chấp nhận. Bởi vì, “tha bảy mươi lần bảy” như thế có nghĩa là cỗ võ cho sự bất công và tạo cơ hội cho người ta lạm dụng chăng? Không! Kitô giáo không dạy chúng ta đồng lõa với bất công và tội ác, ngược lại, mời gọi chúng ta phải can đảm tố giác cũng như lên án bất công và tội ác trong xã hội. Tuy nhiên, ở đây, Chúa Giêsu muốn dạy chúng ta phải biết tha thứ cho tha nhân một cách không giới hạn. Bởi vì, lý do để tha thứ không nằm ở nơi người có lỗi biết hối hận, cũng chẳng ở nơi lòng quảng đại và nhân đức của kẻ bị xúc phạm... nhưng ở nơi tình thương của Chúa đối với chúng ta như thấy trong dụ ngôn.
2- Tại sao phải tha thứ không giới hạn?
Trong dụ ngôn về vị vua và hai đầy tớ mà Chúa Giêsu kể, chúng ta tìm thấy lý do để tha thứ cho người khác: Vị vua ở trong dụ ngôn được đồng hóa là chính Thiên Chúa, ông đã tha thứ người đầy tớ một món nợ khổng lồ là “mười ngàn yến vàng”. Theo các nhà chú giải, một nén vàng thời xưa là sáu ngàn quan, tương đương với sáu ngàn ngày công, như thế so với giá hối đoái hiện nay, tương đương với khoảng 3 triệu Euro hay 3,7 USD, đó là một món nợ không thể trả đối với y. Trong khi đó người đồng nghiệp của y chỉ mắc nợ anh có “một trăm quan”, tương đương một trăm ngày công, nhưng anh không tha cho bạn anh. Chúa Giêsu có ý muốn làm nổi bật sự khác biệt giữa hai món nợ và hai thái độ để cho thấy lòng nhân từ quảng đại của Thiên Cháu và sự vô lý của lòng dạ con người khi không sẵn sàng tha thứ cho kẻ khác.
Điều mà Chúa Giêsu muốn nhấn mạnh là: trong dụ ngôn này, lý do thúc đẩy chúng ta tha thứ cho anh em chính là tình thương hải hà của Thiên Chúa đối với chúng ta, chứ không phải vì anh em biết điều mà xin lỗi, cũng chẳng phải vì chúng ta cao thượng hay nhân đức không chấp lỗi lầm của họ.
Quả thế, Thiên Chúa đã tha thứ cho chúng ta như thế trong quá khứ và tiếp tục tha thứ cho chúng ta trong tương lai. Đây là cách hành xử của Chúa: Người luôn sẵn sàng tha thứ cho chúng ta luôn mãi, không giới hạn, hễ chúng ta đến xin ơn tha thứ, Chúa tha liền. Người đã xóa bỏ cho chúng ta một món nợ khổng lồ mà mỗi con người đều mắc nợ Người. Vì thế, thánh Phaolô nói rằng: “Vì Chúa đã tha thứ cho anh em, nên anh em cũng phải tha thứ cho nhau” (Cl 3,13). Luật Cựu Ước “mắt đền mắt, răng đền răng” đã bị vượt qua. Tiêu chuẩn không còn là “hãy làm cho người khác điều họ đã làm cho bạn”; nhưng “hãy làm cho người khác điều mà Thiên Chúa đã làm cho chính bạn.” Tuy nhiên, Chúa Giêsu không chỉ dừng lại ở việc đòi hỏi chúng ta tha thứ, nhưng chính Người đã tha thứ trước. Khi bị treo trên thập giá, Người cầu nguyện rằng: “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ lầm chẳng biết” (Lc 23,34). Đó là giây phút đẹp nhất! Đó là điều phân biệt niềm tin Kitô giáo với những tôn giáo khác. Chúa Giêsu cũng không chỉ dừng lại ở việc đòi hỏi chúng ta tha thứ, nhưng Người còn hành động với chúng ta khi ban ân sủng và sức mạnh để chúng ta có thể tha thứ cho người khác. Như thế, sự tha thứ của Kitô giáo còn đi xa hơn cả chủ trương bất bạo động của M. Ganhdi và không oán hờn của Đức Phật.
3- Thái độ người đầy tớ và thái độ của chúng ta
Tuy nhiên, trong thực tế, nhiều lúc chúng ta có thái độ rất giống với tên đầy tớ trong dụ ngôn:
Anh ta được chủ ta 10 ngàn yến vàng, thay vì anh ta phải học biết cách hành xử của vị vua mà đối xử lại như thế với bạn mình, thì khi ra ngoài, y liền túm lấy, bóp cổ anh ta và bỏ vào tù cho đến khi trả nợ xong. Bóp cổ và bỏ tù là chiêu bài của những “côn đồ” hiện nay ở Việt Nam.
Có lần tôi chứng kiến ở một giáo xứ nọ, trong một thánh lễ truyền chức, cộng đoàn đang sốt sắng rước đoàn rước ra, hai người bảo vệ bóp cổ nhau giữ quảng trường, ông trùm lại can, thì một người mới chịu buông, nhưng sau một lúc, anh lại đè người kia mà bóp cổ. Cha xứ lại can, hai người mới chịu thua, có lẽ vì xích mích nhau vì lời nói nào đó! Thật đáng tiếc!
Lần khác tôi cũng chứng kiến hai bà đi lễ, trước thánh lễ, hai người chửi nhau, một bà nói: “Tôi vào dự lễ đã, hồi nữa ra tôi sẽ tính sổ bà!” Sau thánh lễ, hai bà đánh nhau trước nhà thờ, vì chuyện ghen tương gì đó. Thật trớ trêu!
Có rất nhiều hoàn cảnh xảy ra cách tương tự như thế trong cuộc sống hằng ngày... Một cách khiêm tốn, xét mình chúng ta nhận thấy nhiều khi chúng ta đối xử tương tự như tên đầy tớ trong dụ ngôn, chúng ta thường dễ lên án và không thể tha thứ cho những sai lầm của người khác, nhưng lại dễ dãi với chính mình.
Mình làm ồn ào ảnh hưởng đến người xung quanh cả đêm khua thì không sao, nhưng ai làm ồn chút là chúng ta tố cáo họ sáp ván. Mình ngáy inh ỏm cả nhà không sao, nhưng ai đó ngủ ngáy, thì mình khó chịu, vân vân và vân vân... Thật vô lý!
Vì thế, Chúa Giêsu hôm nay mời gọi chúng ta hãy có lòng nhân từ, cảm thông và tha thứ của Thiên Chúa đối với tha nhân. Hãy cố gắng tha thứ, để Thiên Chúa cũng tha thứ cho chúng ta. Vì thế, chúng ta sống hai chữ F trong tiếng Anh: Forgive and forget! Tha thứ và quên đi lỗi lầm của tha nhân để sống thanh thản và hạnh phúc.
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương
Chúa Nhật XXIV – Thường niên A
Nếu trong Chúa Nhật vừa rồi, chúng ta đã suy niệm về việc sửa lỗi cho nhau, thì Chúa Nhật này, Lời Chúa hướng chúng ta đến một chủ đề khác, đó là “tha thứ cho tha nhân.” Lần này, dưới ánh sáng của Lời Chúa, chúng ta tìm hiểu những điểm sau đây: 1) Phải tha thứ bao nhiêu lần? 2) Tại sao phải tha thứ? 3) Những áp dụng để tha thứ.
1- Phải tha thứ bao nhiêu lần?
Vấn nạn thường được đặt ra trong cuộc sống là phải tha thứ cho tha nhân bao nhiêu lần? Ông Phêrô muốn biết phải xử trí ra sao khi chính mình bị xúc phạm? Đối với người Việt Nam: “Quá tam ba bận,” tha ba lần là nhiều lắm rồi! Các Rabbi thời xưa cũng bảo là có thể tha thứ đến ba lần. Phêrô đưa ra con số 7 vốn được coi là tượng trưng cho sự hoàn hảo. Ông nghĩ có lẽ tha bảy lần là không thể tha hơn được nữa, vì theo Kinh Thánh, con số 7 là con số tròn đầy nhất, đầy đủ nhất. Nhưng Chúa Giêsu lại vượt hẳn mọi mức độ trong chuyện này. Các bản dịch có đọc khác nhau đôi chút: Bảy mươi lần bảy, Bảy mươi bảy lần, Bảy mươi lần bảy lần. Đọc cách nào đi nữa thì ý Chúa muốn nói vẫn là: tha không giới hạn, không điều kiện nào. Nghĩa là tha luôn, tha mãi, tha không đòi hỏi gì.
Khi nghe điều đó, có thể có ai đó trong chúng ta thấy khó chấp nhận. Bởi vì, “tha bảy mươi lần bảy” như thế có nghĩa là cỗ võ cho sự bất công và tạo cơ hội cho người ta lạm dụng chăng? Không! Kitô giáo không dạy chúng ta đồng lõa với bất công và tội ác, ngược lại, mời gọi chúng ta phải can đảm tố giác cũng như lên án bất công và tội ác trong xã hội. Tuy nhiên, ở đây, Chúa Giêsu muốn dạy chúng ta phải biết tha thứ cho tha nhân một cách không giới hạn. Bởi vì, lý do để tha thứ không nằm ở nơi người có lỗi biết hối hận, cũng chẳng ở nơi lòng quảng đại và nhân đức của kẻ bị xúc phạm... nhưng ở nơi tình thương của Chúa đối với chúng ta như thấy trong dụ ngôn.
2- Tại sao phải tha thứ không giới hạn?
Trong dụ ngôn về vị vua và hai đầy tớ mà Chúa Giêsu kể, chúng ta tìm thấy lý do để tha thứ cho người khác: Vị vua ở trong dụ ngôn được đồng hóa là chính Thiên Chúa, ông đã tha thứ người đầy tớ một món nợ khổng lồ là “mười ngàn yến vàng”. Theo các nhà chú giải, một nén vàng thời xưa là sáu ngàn quan, tương đương với sáu ngàn ngày công, như thế so với giá hối đoái hiện nay, tương đương với khoảng 3 triệu Euro hay 3,7 USD, đó là một món nợ không thể trả đối với y. Trong khi đó người đồng nghiệp của y chỉ mắc nợ anh có “một trăm quan”, tương đương một trăm ngày công, nhưng anh không tha cho bạn anh. Chúa Giêsu có ý muốn làm nổi bật sự khác biệt giữa hai món nợ và hai thái độ để cho thấy lòng nhân từ quảng đại của Thiên Cháu và sự vô lý của lòng dạ con người khi không sẵn sàng tha thứ cho kẻ khác.
Điều mà Chúa Giêsu muốn nhấn mạnh là: trong dụ ngôn này, lý do thúc đẩy chúng ta tha thứ cho anh em chính là tình thương hải hà của Thiên Chúa đối với chúng ta, chứ không phải vì anh em biết điều mà xin lỗi, cũng chẳng phải vì chúng ta cao thượng hay nhân đức không chấp lỗi lầm của họ.
Quả thế, Thiên Chúa đã tha thứ cho chúng ta như thế trong quá khứ và tiếp tục tha thứ cho chúng ta trong tương lai. Đây là cách hành xử của Chúa: Người luôn sẵn sàng tha thứ cho chúng ta luôn mãi, không giới hạn, hễ chúng ta đến xin ơn tha thứ, Chúa tha liền. Người đã xóa bỏ cho chúng ta một món nợ khổng lồ mà mỗi con người đều mắc nợ Người. Vì thế, thánh Phaolô nói rằng: “Vì Chúa đã tha thứ cho anh em, nên anh em cũng phải tha thứ cho nhau” (Cl 3,13). Luật Cựu Ước “mắt đền mắt, răng đền răng” đã bị vượt qua. Tiêu chuẩn không còn là “hãy làm cho người khác điều họ đã làm cho bạn”; nhưng “hãy làm cho người khác điều mà Thiên Chúa đã làm cho chính bạn.” Tuy nhiên, Chúa Giêsu không chỉ dừng lại ở việc đòi hỏi chúng ta tha thứ, nhưng chính Người đã tha thứ trước. Khi bị treo trên thập giá, Người cầu nguyện rằng: “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ lầm chẳng biết” (Lc 23,34). Đó là giây phút đẹp nhất! Đó là điều phân biệt niềm tin Kitô giáo với những tôn giáo khác. Chúa Giêsu cũng không chỉ dừng lại ở việc đòi hỏi chúng ta tha thứ, nhưng Người còn hành động với chúng ta khi ban ân sủng và sức mạnh để chúng ta có thể tha thứ cho người khác. Như thế, sự tha thứ của Kitô giáo còn đi xa hơn cả chủ trương bất bạo động của M. Ganhdi và không oán hờn của Đức Phật.
3- Thái độ người đầy tớ và thái độ của chúng ta
Tuy nhiên, trong thực tế, nhiều lúc chúng ta có thái độ rất giống với tên đầy tớ trong dụ ngôn:
Anh ta được chủ ta 10 ngàn yến vàng, thay vì anh ta phải học biết cách hành xử của vị vua mà đối xử lại như thế với bạn mình, thì khi ra ngoài, y liền túm lấy, bóp cổ anh ta và bỏ vào tù cho đến khi trả nợ xong. Bóp cổ và bỏ tù là chiêu bài của những “côn đồ” hiện nay ở Việt Nam.
Có lần tôi chứng kiến ở một giáo xứ nọ, trong một thánh lễ truyền chức, cộng đoàn đang sốt sắng rước đoàn rước ra, hai người bảo vệ bóp cổ nhau giữ quảng trường, ông trùm lại can, thì một người mới chịu buông, nhưng sau một lúc, anh lại đè người kia mà bóp cổ. Cha xứ lại can, hai người mới chịu thua, có lẽ vì xích mích nhau vì lời nói nào đó! Thật đáng tiếc!
Lần khác tôi cũng chứng kiến hai bà đi lễ, trước thánh lễ, hai người chửi nhau, một bà nói: “Tôi vào dự lễ đã, hồi nữa ra tôi sẽ tính sổ bà!” Sau thánh lễ, hai bà đánh nhau trước nhà thờ, vì chuyện ghen tương gì đó. Thật trớ trêu!
Có rất nhiều hoàn cảnh xảy ra cách tương tự như thế trong cuộc sống hằng ngày... Một cách khiêm tốn, xét mình chúng ta nhận thấy nhiều khi chúng ta đối xử tương tự như tên đầy tớ trong dụ ngôn, chúng ta thường dễ lên án và không thể tha thứ cho những sai lầm của người khác, nhưng lại dễ dãi với chính mình.
Mình làm ồn ào ảnh hưởng đến người xung quanh cả đêm khua thì không sao, nhưng ai làm ồn chút là chúng ta tố cáo họ sáp ván. Mình ngáy inh ỏm cả nhà không sao, nhưng ai đó ngủ ngáy, thì mình khó chịu, vân vân và vân vân... Thật vô lý!
Vì thế, Chúa Giêsu hôm nay mời gọi chúng ta hãy có lòng nhân từ, cảm thông và tha thứ của Thiên Chúa đối với tha nhân. Hãy cố gắng tha thứ, để Thiên Chúa cũng tha thứ cho chúng ta. Vì thế, chúng ta sống hai chữ F trong tiếng Anh: Forgive and forget! Tha thứ và quên đi lỗi lầm của tha nhân để sống thanh thản và hạnh phúc.
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Chuyện bên lề chuyến tông du Columbia: ĐGH cứu một mạng sống.
Trần Mạnh Trác
07:52 12/09/2017
Ngài đã nói với bà là “không được” và rằng bà "rất dũng cảm và rất đẹp."
Consuela Cordoba, 50 tuổi ở thị xã Istmina bang Choco Tây Bắc Colombia, đã bị bạn trai tạt axít làm biến dạng 17 năm trước đây. Tên thủ phạm chỉ bị tù có một tháng, theo tờ báo The Daily Mail.
Cordoba đã chịu 87 lần giải phẫu để sửa khuôn mặt, nhưng vẫn phải đeo mặt nạ và phải thở bằng ống truyền hơi qua mũi.
Mới đây, bà bị chẩn đoán là bị nhiễm trùng ở não, khiến cho bà quyết định nhờ bác sĩ kết thúc cuộc sống vào ngày 29 tháng 9 này. Bà cũng đã có kế hoạch chôn cất xong xuôi.
"Tôi từng có một hàm răng đẹp hoàn hảo, tôi cũng đã rất đẹp," Cordoba nói. "Nhưng bây giờ, tôi đang bị phá hủy."
Khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô tới thăm Columbia, bà Cordoba được chọn từ đám đông để lên nói chuyện với Ngài.
Bà Cordoba đã ôm hôn ĐGH và xin phép được kết thúc cuộc sống của bà.
"Ngài nói với tôi, 'Không,' bà sẽ không làm điều đó," Cordoba nói với tờ báo The Daily Mail.
"Ngài nói với tôi rằng tôi đã rất dũng cảm và rất đẹp.
"Điều đó làm tôi thay đổi," bà giải thích. "Bây giờ tôi muốn sống."
Bà ngay lập tức quyết định hủy bỏ cuộc hẹn với bác sĩ.
"Bác sĩ Gustavo Quinonez sẽ tiêm thuốc cho tôi, nhưng ông sẽ không làm điều đó nữa bởi vì Thiên Chúa sẽ làm những sự vĩ đại cho cuộc sống của tôi," bà nói.
"Tôi sẽ nói với bác sĩ Gustavo, 'cảm ơn ông rất nhiều, nhưng hãy dành liều thuốc ấy cho người khác."
Thư ngỏ gởi các nhà lãnh đạo Kitô: Quý ngài không thể cứ mãi ngậm miệng trước sự bành trướng của chủ nghĩa cực đoan Hindu.
Giuse Thẩm Nguyễn
08:26 12/09/2017
(News.va) New Delhi. Một lá thư ngỏ gởi cho Cơ Quan Thông Tin Fides của Tòa Thánh kêu gọi các nhà lãnh đạo trong Giáo Hội và các nhà lãnh đạo Kitô hữu khác, được ký tên bởi 101 các nhà hoạt động Kitô có tiếng tăm, và các trí thức, gồm các nhà giáo dục, nhà hoạt động, luật sư, phóng viên, thần học, triết gia, học giả và các linh mục, mục sư, có nội dung như sau:
“Chúng tôi những Kitô hữu Ấn Độ rất băn khoăn về những thay đổi đang diễn ra trên đất nước của chúng ta. Từ một nền dân chủ đa nguyên, nước Ấn Độ hầu như đang biến thành một chế độ thống trị bởi một hệ tư tưởng Hindu. Có sự sắp đặt như là một hệ thống nhằm bào mòn Hiến Pháp dân chủ và ủng hộ các nhóm cực đoan này. Những nạn nhân trở thành kẻ bị buộc tôi, những phiên tòa được điểu khiển bởi kẻ nắm quyền và những tường trình dựa trên bản sắc tôn giám chiếm ưu thế. Hệ thống truyền thông dường như im tiếng, tự kiểm duyệt, vì sợ chính quyền hay vì sợ mất quyền lợi của mình. Có sự sói mòn các nguyên tắc về dân chủ và quyền bình đẳng ở trong nước, trong khi một nền văn hóa cưỡng chế mới đang phá hủy xã hội.
“Sự xuất hiện tự phát của phong trào quần chúng là “ Không Phải là Tôi” (#NotInMyName) trong nhiều thành phố chứng tỏ rằng “cảm giác chung của người dân Ấn chống lại tư tưởng hận thù” và mời gọi mọi người hãy giữ yên lặng trong khi xã hội vẫn còn đang bị kinh ngạc bởi cái chết của nhà báo Gauri Lankesh mới đây vì lên tiếng chống lại chính sách dân tộc Hindu. Lá thư vạch trần bản chất hai mặt của nhà cầm quyền, một mặt như là đứng đầu chiến tuyến chống lại khủng bố toàn cầu, nhưng mặt khác lại phớt lờ hay làm nhẹ ảnh hưởng của những người theo chủ nghĩa dân tộc và những phong trào bạo lực chủ yếu là tấn công vào những người yếu thế, những người bên lề xã hội . Trên thực tế, nạn nhân thường là những người thiểu số. những tôn giáo và những bộ lạc thiểu số.
“Chỉ tính riêng các Kitô hữu thôi thì đã có 600 vụ bị tấn công bạo lực trong vòng ba năm qua cùng với “ tẩy chay, phân biệt đối xử xã hội gây ảnh hưởng đến quyền được sống, thực phẩm và sinh kế.” Văn Phòng Lưu Trữ Tội Phạm Quốc Gia đã có hồ sơ của 47,064 vụ bạo động chống lại những người dân đen vào năm 2014, trong khi bạo động chống lại Hồi Giáo thì cũng đã đạt tới mức báo động.
“Lá thư ghi nhận rằng “hận thù cũng được phổ biến bởi chính các chính khách và những viên chức cao cấp trong chính quyền, những người đại diện cho thể chế bạo lực này.” Và dĩ nhiên, có thể là cố ý, những vấn đề này làm cho chúng ta không còn tập trung vào những khó khăn thực sự của người dân và những chính sách kinh tế có ảnh hưởng tiêu cực đến công nhân, nông dân và thanh niên. Theo như những tác giả của lá thư “chính sách hiện nay chống lại bất cứ nguyên tắc cơ bản và hiến pháp nào về bình đẳng và nhân phẩm và dĩ nhiên chính sách đó không bảo vệ lợi ích chung.
Cộng đồng Kitô hữu có một di sản quý giá là luôn bảo vệ công lý, nhân quyền cho những người bị áp bức và bị gạt ra ngoài lề xã hội và do đó chúng tôi kêu gọi các Kitô hữu hãy công khai đứng lên ủng hộ cho sự thật, chống lại sự vi phạm những nguyên tắc này. “Kitô hữu phải là muối đất… nếu không họ là những con người thơ ơ, vô cảm? Các Giáo Hội phải hành động trước khi quá muộn. Là những công dân và là những Kitô hữu, đây là giờ phút hãy đứng cùng với những nạn nhân để nói lên tiếng nói của người nghèo, người cùng khổ: Lúc này là thời điểm cộng tác với các tổ chức dân sự để phổ biến sự thật; là thời gian thực hiện sáng kiến nhằm ngăn ngừa sự sói mòn giá trị nhân bản và hiến pháp của chúng ta.
Lá thư kết luận rằng “Đó cũng là lý do chúng tôi khẩn thiết kêu mời các nhà lãnh đạo Giáo Hội hãy chia sẻ và hướng dẫn cộng đồng tín hữu Ấn Độ trên con đượng sự thật, yêu thương và công bình.”
Giuse Thẩm Nguyễn
“Chúng tôi những Kitô hữu Ấn Độ rất băn khoăn về những thay đổi đang diễn ra trên đất nước của chúng ta. Từ một nền dân chủ đa nguyên, nước Ấn Độ hầu như đang biến thành một chế độ thống trị bởi một hệ tư tưởng Hindu. Có sự sắp đặt như là một hệ thống nhằm bào mòn Hiến Pháp dân chủ và ủng hộ các nhóm cực đoan này. Những nạn nhân trở thành kẻ bị buộc tôi, những phiên tòa được điểu khiển bởi kẻ nắm quyền và những tường trình dựa trên bản sắc tôn giám chiếm ưu thế. Hệ thống truyền thông dường như im tiếng, tự kiểm duyệt, vì sợ chính quyền hay vì sợ mất quyền lợi của mình. Có sự sói mòn các nguyên tắc về dân chủ và quyền bình đẳng ở trong nước, trong khi một nền văn hóa cưỡng chế mới đang phá hủy xã hội.
“Sự xuất hiện tự phát của phong trào quần chúng là “ Không Phải là Tôi” (#NotInMyName) trong nhiều thành phố chứng tỏ rằng “cảm giác chung của người dân Ấn chống lại tư tưởng hận thù” và mời gọi mọi người hãy giữ yên lặng trong khi xã hội vẫn còn đang bị kinh ngạc bởi cái chết của nhà báo Gauri Lankesh mới đây vì lên tiếng chống lại chính sách dân tộc Hindu. Lá thư vạch trần bản chất hai mặt của nhà cầm quyền, một mặt như là đứng đầu chiến tuyến chống lại khủng bố toàn cầu, nhưng mặt khác lại phớt lờ hay làm nhẹ ảnh hưởng của những người theo chủ nghĩa dân tộc và những phong trào bạo lực chủ yếu là tấn công vào những người yếu thế, những người bên lề xã hội . Trên thực tế, nạn nhân thường là những người thiểu số. những tôn giáo và những bộ lạc thiểu số.
“Chỉ tính riêng các Kitô hữu thôi thì đã có 600 vụ bị tấn công bạo lực trong vòng ba năm qua cùng với “ tẩy chay, phân biệt đối xử xã hội gây ảnh hưởng đến quyền được sống, thực phẩm và sinh kế.” Văn Phòng Lưu Trữ Tội Phạm Quốc Gia đã có hồ sơ của 47,064 vụ bạo động chống lại những người dân đen vào năm 2014, trong khi bạo động chống lại Hồi Giáo thì cũng đã đạt tới mức báo động.
“Lá thư ghi nhận rằng “hận thù cũng được phổ biến bởi chính các chính khách và những viên chức cao cấp trong chính quyền, những người đại diện cho thể chế bạo lực này.” Và dĩ nhiên, có thể là cố ý, những vấn đề này làm cho chúng ta không còn tập trung vào những khó khăn thực sự của người dân và những chính sách kinh tế có ảnh hưởng tiêu cực đến công nhân, nông dân và thanh niên. Theo như những tác giả của lá thư “chính sách hiện nay chống lại bất cứ nguyên tắc cơ bản và hiến pháp nào về bình đẳng và nhân phẩm và dĩ nhiên chính sách đó không bảo vệ lợi ích chung.
Cộng đồng Kitô hữu có một di sản quý giá là luôn bảo vệ công lý, nhân quyền cho những người bị áp bức và bị gạt ra ngoài lề xã hội và do đó chúng tôi kêu gọi các Kitô hữu hãy công khai đứng lên ủng hộ cho sự thật, chống lại sự vi phạm những nguyên tắc này. “Kitô hữu phải là muối đất… nếu không họ là những con người thơ ơ, vô cảm? Các Giáo Hội phải hành động trước khi quá muộn. Là những công dân và là những Kitô hữu, đây là giờ phút hãy đứng cùng với những nạn nhân để nói lên tiếng nói của người nghèo, người cùng khổ: Lúc này là thời điểm cộng tác với các tổ chức dân sự để phổ biến sự thật; là thời gian thực hiện sáng kiến nhằm ngăn ngừa sự sói mòn giá trị nhân bản và hiến pháp của chúng ta.
Lá thư kết luận rằng “Đó cũng là lý do chúng tôi khẩn thiết kêu mời các nhà lãnh đạo Giáo Hội hãy chia sẻ và hướng dẫn cộng đồng tín hữu Ấn Độ trên con đượng sự thật, yêu thương và công bình.”
Giuse Thẩm Nguyễn
Cha Thomas Uzhunnalil được thả sau 18 tháng giam giữ
Xavier Nguyễn Đông
10:05 12/09/2017
Bộ trưởng ngoại giao Ấn Độ Sushma Swaraj trong một tweet ngày 12 tháng 9 đã chính thức công bố như sau : "Tôi vui mừng thông báo rằng Cha Tom Uzhunnalil đã được thả."
Trường hợp cuả Cha Uzhunnalil khởi đầu khi ngài bị bắt cóc ngày 4 tháng 3 năm 2016, trong một cuộc tấn công vào tổ chức từ thiện ở Aden, Yemen, gây cho 16 người chết, trong đó có bốn nữ tu.
Trường hợp của ngài thu hút sự chú ý của thế giới khi có tin đồn lan truyền rằng ngài sẽ bị đóng đinh vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, nhưng đó hoá ra là tin đồn nhảm. Kể từ đó, nhiều hình ảnh và video đã được truyền tải, với cha Uzhunnalil gầy gò và với một bộ râu rậm rạp, van xin sự giúp đỡ giải thoát.
Cơ quan thông tin cuả dòng Salesian cũng đã báo cáo tin cha Uzhunnalil được thả.
Theo tin cuả nhà nước Oman News Agency, sự giải thoát cuả cha Uzhunnalil đã được chính quyền Oman lo liệu, và ngài đã đến Muscat, Oman. Vị linh mục sẽ trở về nhà ở Kerala, Ấn Độ trong một thời gian ngắn.
Trong một tuyên bố cuả Oman News Agency, cha Uzhunnalil đã "bày tỏ lòng biết ơn Thiên Chúa Toàn Năng" đã cứu ngài.
Bản tuyên bố cho biết "Qua việc tuân thủ các mệnh lệnh cuả Quốc Vương Qaboos bin Said, và việc phối hợp với nhiều phe phái ở Yemen, chúng tôi đã tìm được vị linh mục cuả Vatican,"
Bản tuyên bố cho biết tiếp là cha Uzhunnalil "đã được chuyển đến Muscat và từ đó ông sẽ quay trở lại nhà ở Kerala."
Ngoài việc tạ ơn Chuá, vị linh mục cũng tỏ lòng biết ơn đến Quốc Vương Qabbos cũng như "các anh chị em và tất cả những người thân đã kêu cầu Thiên Chúa cho sự an toàn và tự do cuả mình."
Nhắc lại, Đức Giáo hoàng Phanxicô đã từng kêu gọi thả tự do cho cha Uzhunnalil trong thông điệp ngày 10 tháng 4 năm 2016, sau kinh Truyền Tin tại quảng trường Thánh Phêrô.
"Một lần nữa Cha kêu gọi sự giải phóng cho tất cả những người bị bắt cóc ở các khu vực xung đột vũ trang," Đức Giáo hoàng nói. "Đặc biệt, Cha muốn tưởng nhớ tới linh mục dòng Salesian Cha Tom Uzhunnalil bị bắt cóc ở Aden, Yemen cuối tháng 4."
Kể từ vụ bắt cóc, nhiều nỗ lực miệt mài đã được thực hiện do chính phủ và các giám mục Ấn Độ, và nhiều buổi cầu nguyện đã được tổ chức ỏ dòng Salesian tại Bangalore, Ấn Độ.
Cho tới nay vẫn còn chưa rõ ràng, chính xác ai là nhóm chịu trách nhiệm cho vụ bắt cóc. Nhiều báo cáo tuyên bố rằng đó là nhóm phiến quân nhà nước Hồi giáo (Isis,) Tuy nhiên, tin đồn vẫn chưa được xác nhận.
Yemen đã bị lôi kéo vào một cuộc nội chiến kể từ tháng 3 năm 2015, khi quân nổi dậy giáo phái Shiite cố gắng lật đổ chính phủ theo giáo phái Sunni cuả Yemen. Nước Ả Rập Saudi đã dẫn đầu một liên minh ủng hộ phe chính phủ. Al-Qaeda và Isis đã lợi dụng tình thế hỗn loạn để bành trướng. Hơn 6.000 người đã bị giết trong cuộc xung đột, theo Liên Hiệp Quốc.
Trong một tuyên bố ngày 12 tháng 9, hội đồng giám mục công giáo Ấn Độ bày tỏ "niềm vui bao la " trên tin tức vị linh mục được giải thoát.
"Trong tâm tình tạ ơn Thiên Chúa vì ân sủng độc đáo này cho Cha Tom và gia đình cuả ngài và cho dòng Salesian (hội dòng Don Bosco) và cho giáo hội công giáo ở Ấn Độ, chúng ta hãy cầu nguyện cho ngài tiếp tục có sức khỏe tốt và hoàn toàn hồi phục để tiếp tục hoạt động cho Thiên Chúa và cho người dân trong giáo đoàn của ngài và cho Giáo Hội," theo lời ĐGM Theodore Mascarenhas, tổng thư ký của hội đồng giám mục. "Trong khi chúng tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với Thiên Chúa, hội đồng giám mục công giáo Ấn Độ cũng muốn bầy tỏ lòng biết ơn bao la đến thủ tướng Narendra Modi và bộ trưởng ngoại vụ Srimati Sushma Swaraj đã liên tục và kiên trường làm việc để Cha Tom Uzhunnalil được trả tự do."
"Việc Cha Tom được trả tự do tạo nên niềm vui bao la cho giáo hội công giáo tại Ấn Độ và cho gia đình Salesian và tất cả những người Ấn Độ và chúng tôi ghi nhận niềm tin cậy bao la của họ và sự kiên trì cầu nguyện tới lòng thương xót của Chúa, và Ngài đã nghe và trả lời. Chúng tôi cảm ơn mọi người thiện tâm đã cùng đứng chung với chúng tôi trong lời cầu nguyện và khuyến khích."
Khuôn mặt bạo lực của Phật Giáo Miến Điện
Đặng Tự Do
17:39 12/09/2017
Thế giới Công Giáo trong tuần qua đã hướng về Colombia nơi Đức Thánh Cha Phanxicô đang thực hiện một sứ mệnh khó khăn là làm sao thuyết phục được người dân nước này chấp nhận các thỏa thuận ngưng bắn mà chính phủ của họ đã thỏa thuận với các nhóm phiến quân sau 52 năm xung đột khiến 260,000 người thiệt mạng, 60,000 người mất tích, và hơn 7 triệu người phải di dời.
Ngay khi Đức Thánh Cha về lại Vatican, báo chí tại Italia lại hướng sự chú ý của dư luận đến một chuyến tông du khác, chắc chắn là khó khăn hơn nhiều, sẽ được thực hiện trong vòng 10 tuần sắp tới.
Trong bài “Il papa in Myanmar. La faccia violenta del buddismo” (Đức Giáo Hoàng tại Miến Điện. Khuôn mặt bạo lực của Phật Giáo), Sandro Magister viết như sau:
Thứ Hai, ngày 28 tháng 8, phòng báo chí Tòa Thánh đã đưa ra một thông báo chính thức về chuyến tông du mà Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ thực hiện tại Miến Điện và Bangladesh từ ngày 30 tháng 11 đến ngày 2 tháng 12.
Tuy nhiên, oái oăm thay, một ngày trước đó, vào cuối buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật, Đức Thánh Cha Phanxicô đã có những rắc rối với nước đầu tiên trong hai nước này. Ngài nói, một phần từ diễn văn đã được soạn sẵn; và một phần theo ngẫu hứng, những từ sau đây, là đoạn không có trong văn bản được cung cấp trước cho các nhà báo:
“Đã có những tin tức đau buồn liên quan đến cuộc đàn áp một nhóm tôn giáo thiểu số, những người Rohingya anh em của chúng ta. Tôi muốn bày tỏ tất cả sự gần gũi của tôi với họ. Và tất cả chúng ta hãy cầu xin Chúa cứu họ; và xin Ngài nâng đỡ những người nam nữ có thiện chí muốn trợ giúp họ, muốn đem lại cho họ đầy đủ nhân quyền. Chúng ta hãy cầu nguyện cho anh em Rohingya của chúng ta.”
Trong những giờ tiếp theo, những phản ứng về những lời này, ở Miến Điện, rất là tiêu cực. Cố nhiên, người ta có thể thấy những phản ứng phẫn nộ trên các phương tiện truyền thông do chính phủ kiểm soát, là những cơ quan thậm chí đến nay vẫn không chấp nhận thuật ngữ “Rohingya” đang được sử dụng để nói về những người Hồi giáo sống ở khu vực Rakhine gần biên giới với Bangladesh, là những người trong nhiều năm qua là nạn nhân của một cuộc bách hại tàn bạo. Tuy nhiên, cả các đại diện của Giáo hội Công giáo nhỏ bé tại địa phương cũng đưa ra các phản ứng không mấy thuận lợi.
Đức Cha Raymond Sumlut Gam, giám mục giáo phận Banmaw và là cựu giám đốc Caritas Miến Điện, nói với Asia News:
“Chúng tôi sợ rằng Đức Giáo Hoàng không có đủ thông tin chính xác và đã đưa ra những tuyên bố không phản ánh thực tại. Khẳng định người Rohingya đang bị 'bách hại' có thể gây căng thẳng nghiêm trọng ở Miến Điện.”
Trong khi đó, cha Mariano Soe Naing, phát ngôn viên của Hội Đồng Giám Mục Miến Điện nói:
“Nếu chúng tôi phải đưa Đức Thánh Cha đến với những người đau khổ nhất trong chúng tôi, chúng tôi sẽ đưa ngài đến các trại tị nạn tại Kachin (một vùng có đa số dân theo Công Giáo), nơi có đông đảo các nạn nhân của cuộc nội chiến, họ đã phải bỏ nhà cửa đến đó tị nạn. Liên quan đến việc sử dụng thuật ngữ 'Rohingya', ý kiến của tôi là, để thể hiện sự tôn trọng đối với nhân dân và chính phủ Miến Điện, chúng ta nên dùng cách diễn đạt chính thức, đó là ‘người Hồi Giáo tại Rakhine’. Nếu Đức Giáo Hoàng tiếp tục sử dụng thuật ngữ 'Rohingya' trong chuyến tông du của ngài, chúng tôi thực sự phải quan tâm đến sự an toàn của ngài.”
Ở Miến Điện, số người Công giáo chiếm chưa đến một phần trăm dân số, cụ thể là 600,000 trong tổng số 50 triệu dân và thường được xem như là ‘những người nước ngoài’, ngang hàng với các nhóm thiểu số bị ngược đãi khác. Vì vậy, thật là dễ hiểu khi thấy người Công Giáo ở Miến Điện phản ứng một cách dè dặt.
Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên là Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh đã không cung cấp cho Đức Thánh Cha Phanxicô một văn bản ít ngẫu hứng hơn, khi ngài thực sự muốn nói chuyện công khai về cuộc bách hại Rohingya, nhất là khi ngài sắp sửa thực hiện chuyến tông du đến quốc gia này.
Tòa Thánh đã thiết lập quan hệ ngoại giao với Myanmar vào tháng Ba năm ngoái. Và hồi tháng Năm năm nay, Đức Giáo Hoàng đã tiếp bà Aung San Suu Kyi, người đoạt giải Nobel hoà bình bị nhà cầm quyền quản thúc tại gia trong 15 năm và cuối cùng đã được bầu lên một cách dân chủ và được chỉ định là bộ trưởng ngoại giao trong một chính phủ vẫn dưới sự kiểm soát của quân đội, là thế lực tiếp tục nắm giữ đòn bẩy quyền lực thực sự tại Miến Điện.
Một hồ sơ được cập nhật hoàn toàn cần phải được trình lên Đức Thánh Cha Phanxicô trước chuyến tông du.
Nhưng trên thực tế, những lời Đức Thánh Cha nói trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 27 tháng 8 dường như chưa được cập nhật.
Việc một vị giáo hoàng xác định mình như một người bảo vệ những người Hồi giáo, những người mà lần này không phải là những người đi bách hại người ta mà là những người bị người khác bách hại, không những chỉ là một điều thật chính đáng nhưng còn chắc chắn có một ảnh hưởng lớn trên sân khấu toàn cầu.
Nhưng ở Miến Điện những người bị bách hại cũng bao gồm cả các Kitô hữu của các nhóm sắc tộc Kachin và Chin, ở phía bắc của đất nước này, và những người Karen và Karenni ở phía đông. Cơ man đến mức không đếm xuể số nhà thờ đã bị phá hủy Trong những năm gần đây, nhiều làng mạc bị đốt phá và tàn sát, hàng chục ngàn người buộc phải chạy trốn.
Và trên hết: ai đang bách hại họ, và tại sao?
Tin tức cho thấy có những vụ bắt buộc cải đạo sang Phật Giáo, ngay cả đối với các trẻ nhỏ, trong các trường học nhằm biến các học sinh của các tôn giáo khác thành những tiểu tăng đầu cạo trọc và mặc áo choàng màu xám. Đưa Thánh Kinh và sách tôn giáo vào nước này là bất hợp pháp. Người không phải là Phật tử bị loại khỏi bất kỳ chức vụ nào trong guồng máy chính quyền đất nước.
Đại đa số người dân Miến Điện, trên thực tế, là các tín đồ Phật giáo. Và các nhà sư Phật giáo là những người đứng đầu các tổ chức không đội trời chung đối với các nhóm thiểu số của các tôn giáo khác, với sự hỗ trợ hoàn toàn của quân đội.
Điều đó hoàn toàn mâu thuẫn triệt để với truyền thuyết phổ quát người ta vẫn nghĩ về Phật giáo như hòa bình, từ bi, trí tuệ, và tình huynh đệ.
Thực tế thì khác. Tự do tôn giáo bị đàn áp nặng nề không chỉ ở Miến Điện, nhưng còn ở những nơi khác với một mức độ thấp hơn ở các nước đa số dân theo Phật giáo như Sri Lanka, nơi Đức Thánh Cha đã viếng thăm năm 2015; Lào, Campuchia, Bhutan, và Mông Cổ.
Trong những tuần gần đây, cuộc bách hại người Rohingya của chế độ Phật giáo Miến Điện đã đạt đến đỉnh cao, buộc nhiều người phải chạy trốn sang Bangladesh. Tuy nhiên họ đang bị chặn lại ở biên giới. Và vào thời điểm ngay bây giờ khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô đang chuẩn bị thăm viếng cả hai quốc gia này.
Bà Aung San Suu Kyi, một người đấu tranh cho nhân quyền, đang để cho mọi sự như thế diễn ra và giữ im lặng không nói một lời nào, vì bà bị khống chế nặng nề bởi một chế độ chuyên quyền quân phiệt hà khắc nhất và của các Phật tử.
Đức Thánh Cha Phanxicô không bị những ràng buộc này. Và không chỉ người Rohingya nhưng tất cả những người thiểu số bị bách hại ở Miến Điện đang mong đợi ngài nói và hành động như một người tự do, bênh vực cho họ, và công khai tố cáo những người đang áp bức họ; cũng như vạch trần những lý do tại sao họ làm như vậy.
Thật không dễ dàng cho Đức Thánh Cha để đáp ứng mong đợi thứ hai này.
Ngay khi Đức Thánh Cha về lại Vatican, báo chí tại Italia lại hướng sự chú ý của dư luận đến một chuyến tông du khác, chắc chắn là khó khăn hơn nhiều, sẽ được thực hiện trong vòng 10 tuần sắp tới.
Trong bài “Il papa in Myanmar. La faccia violenta del buddismo” (Đức Giáo Hoàng tại Miến Điện. Khuôn mặt bạo lực của Phật Giáo), Sandro Magister viết như sau:
Tuy nhiên, oái oăm thay, một ngày trước đó, vào cuối buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật, Đức Thánh Cha Phanxicô đã có những rắc rối với nước đầu tiên trong hai nước này. Ngài nói, một phần từ diễn văn đã được soạn sẵn; và một phần theo ngẫu hứng, những từ sau đây, là đoạn không có trong văn bản được cung cấp trước cho các nhà báo:
“Đã có những tin tức đau buồn liên quan đến cuộc đàn áp một nhóm tôn giáo thiểu số, những người Rohingya anh em của chúng ta. Tôi muốn bày tỏ tất cả sự gần gũi của tôi với họ. Và tất cả chúng ta hãy cầu xin Chúa cứu họ; và xin Ngài nâng đỡ những người nam nữ có thiện chí muốn trợ giúp họ, muốn đem lại cho họ đầy đủ nhân quyền. Chúng ta hãy cầu nguyện cho anh em Rohingya của chúng ta.”
Trong những giờ tiếp theo, những phản ứng về những lời này, ở Miến Điện, rất là tiêu cực. Cố nhiên, người ta có thể thấy những phản ứng phẫn nộ trên các phương tiện truyền thông do chính phủ kiểm soát, là những cơ quan thậm chí đến nay vẫn không chấp nhận thuật ngữ “Rohingya” đang được sử dụng để nói về những người Hồi giáo sống ở khu vực Rakhine gần biên giới với Bangladesh, là những người trong nhiều năm qua là nạn nhân của một cuộc bách hại tàn bạo. Tuy nhiên, cả các đại diện của Giáo hội Công giáo nhỏ bé tại địa phương cũng đưa ra các phản ứng không mấy thuận lợi.
Đức Cha Raymond Sumlut Gam, giám mục giáo phận Banmaw và là cựu giám đốc Caritas Miến Điện, nói với Asia News:
“Chúng tôi sợ rằng Đức Giáo Hoàng không có đủ thông tin chính xác và đã đưa ra những tuyên bố không phản ánh thực tại. Khẳng định người Rohingya đang bị 'bách hại' có thể gây căng thẳng nghiêm trọng ở Miến Điện.”
Trong khi đó, cha Mariano Soe Naing, phát ngôn viên của Hội Đồng Giám Mục Miến Điện nói:
“Nếu chúng tôi phải đưa Đức Thánh Cha đến với những người đau khổ nhất trong chúng tôi, chúng tôi sẽ đưa ngài đến các trại tị nạn tại Kachin (một vùng có đa số dân theo Công Giáo), nơi có đông đảo các nạn nhân của cuộc nội chiến, họ đã phải bỏ nhà cửa đến đó tị nạn. Liên quan đến việc sử dụng thuật ngữ 'Rohingya', ý kiến của tôi là, để thể hiện sự tôn trọng đối với nhân dân và chính phủ Miến Điện, chúng ta nên dùng cách diễn đạt chính thức, đó là ‘người Hồi Giáo tại Rakhine’. Nếu Đức Giáo Hoàng tiếp tục sử dụng thuật ngữ 'Rohingya' trong chuyến tông du của ngài, chúng tôi thực sự phải quan tâm đến sự an toàn của ngài.”
Ở Miến Điện, số người Công giáo chiếm chưa đến một phần trăm dân số, cụ thể là 600,000 trong tổng số 50 triệu dân và thường được xem như là ‘những người nước ngoài’, ngang hàng với các nhóm thiểu số bị ngược đãi khác. Vì vậy, thật là dễ hiểu khi thấy người Công Giáo ở Miến Điện phản ứng một cách dè dặt.
Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên là Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh đã không cung cấp cho Đức Thánh Cha Phanxicô một văn bản ít ngẫu hứng hơn, khi ngài thực sự muốn nói chuyện công khai về cuộc bách hại Rohingya, nhất là khi ngài sắp sửa thực hiện chuyến tông du đến quốc gia này.
Tòa Thánh đã thiết lập quan hệ ngoại giao với Myanmar vào tháng Ba năm ngoái. Và hồi tháng Năm năm nay, Đức Giáo Hoàng đã tiếp bà Aung San Suu Kyi, người đoạt giải Nobel hoà bình bị nhà cầm quyền quản thúc tại gia trong 15 năm và cuối cùng đã được bầu lên một cách dân chủ và được chỉ định là bộ trưởng ngoại giao trong một chính phủ vẫn dưới sự kiểm soát của quân đội, là thế lực tiếp tục nắm giữ đòn bẩy quyền lực thực sự tại Miến Điện.
Một hồ sơ được cập nhật hoàn toàn cần phải được trình lên Đức Thánh Cha Phanxicô trước chuyến tông du.
Nhưng trên thực tế, những lời Đức Thánh Cha nói trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 27 tháng 8 dường như chưa được cập nhật.
Việc một vị giáo hoàng xác định mình như một người bảo vệ những người Hồi giáo, những người mà lần này không phải là những người đi bách hại người ta mà là những người bị người khác bách hại, không những chỉ là một điều thật chính đáng nhưng còn chắc chắn có một ảnh hưởng lớn trên sân khấu toàn cầu.
Nhưng ở Miến Điện những người bị bách hại cũng bao gồm cả các Kitô hữu của các nhóm sắc tộc Kachin và Chin, ở phía bắc của đất nước này, và những người Karen và Karenni ở phía đông. Cơ man đến mức không đếm xuể số nhà thờ đã bị phá hủy Trong những năm gần đây, nhiều làng mạc bị đốt phá và tàn sát, hàng chục ngàn người buộc phải chạy trốn.
Và trên hết: ai đang bách hại họ, và tại sao?
Đại đa số người dân Miến Điện, trên thực tế, là các tín đồ Phật giáo. Và các nhà sư Phật giáo là những người đứng đầu các tổ chức không đội trời chung đối với các nhóm thiểu số của các tôn giáo khác, với sự hỗ trợ hoàn toàn của quân đội.
Điều đó hoàn toàn mâu thuẫn triệt để với truyền thuyết phổ quát người ta vẫn nghĩ về Phật giáo như hòa bình, từ bi, trí tuệ, và tình huynh đệ.
Thực tế thì khác. Tự do tôn giáo bị đàn áp nặng nề không chỉ ở Miến Điện, nhưng còn ở những nơi khác với một mức độ thấp hơn ở các nước đa số dân theo Phật giáo như Sri Lanka, nơi Đức Thánh Cha đã viếng thăm năm 2015; Lào, Campuchia, Bhutan, và Mông Cổ.
Trong những tuần gần đây, cuộc bách hại người Rohingya của chế độ Phật giáo Miến Điện đã đạt đến đỉnh cao, buộc nhiều người phải chạy trốn sang Bangladesh. Tuy nhiên họ đang bị chặn lại ở biên giới. Và vào thời điểm ngay bây giờ khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô đang chuẩn bị thăm viếng cả hai quốc gia này.
Bà Aung San Suu Kyi, một người đấu tranh cho nhân quyền, đang để cho mọi sự như thế diễn ra và giữ im lặng không nói một lời nào, vì bà bị khống chế nặng nề bởi một chế độ chuyên quyền quân phiệt hà khắc nhất và của các Phật tử.
Đức Thánh Cha Phanxicô không bị những ràng buộc này. Và không chỉ người Rohingya nhưng tất cả những người thiểu số bị bách hại ở Miến Điện đang mong đợi ngài nói và hành động như một người tự do, bênh vực cho họ, và công khai tố cáo những người đang áp bức họ; cũng như vạch trần những lý do tại sao họ làm như vậy.
Thật không dễ dàng cho Đức Thánh Cha để đáp ứng mong đợi thứ hai này.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Phỏng vấn cha Phêrô Nguyễn Văn Khải về tình hình Việt Nam hiện tại
VietCatholic Sydney Studio
05:18 12/09/2017
Thánh Lễ Thêm Sức Tại Giáo Họ Sơn Mãn, Giáo xứ Lào Cai
Maria Huyền Trang
11:52 12/09/2017
WGPHH - Ngày 10/9/2017, Chúa Nhật 23 thường niên, Đức cha Gioan Maria Vũ Tất chủ tế Thánh lễ chầu lượt và ban bí tích Thêm Sức cho 34 em thiếu nhi tại giáo họ Sơn Mãn, giáo xứ Lào Cai, giáo phận Hưng Hóa. Đồng tế với ngài, có quản xứ Lào Cai Giuse Nguyễn Văn Thành và quý cha phó. Tham dự Thánh lễ, còn có quý tu sỹ nam nữ và đông đảo giáo dân giáo xứ Lào Cai.
Xem Hình
Vì là ngày Chầu Mình Thánh Chúa thay mặt giáo phận nên giáo dân chầu Mình Thánh Chúa từ ba ngày trước. Theo chương trình ngày Chúa Nhật, các giáo họ và các hội đoàn trong giáo xứ đã lần lượt chầu Thánh Thể từ 5g30 đến 9g15.
Sau giờ Chầu tạ ơn, Đức cha gặp gỡ và huấn đức cho các em thiếu nhi. Ngài kiểm tra những kiến thức cơ bản về bí tích Thêm Sức mà các em chuẩn bị lãnh nhận. Với giọng nói ôn tồn, Đức cha hỏi các em giáo lý từ câu hỏi dễ đến câu hỏi khó. Chẳng hạn như: “Em nào cho cha biết Chúa Giêsu đã thiết lập mấy bí tích? Những bí tích nào có xức dầu Thánh? Nhiều cánh tay đã giơ lên và xin trả lời câu hỏi của Đức cha. Từ đó, Đức Cha dẫn vào ý nghĩa sâu xa và tầm quan trọng của bí tích Thêm Sức. Tại sao chúng ta phải lãnh nhận các bí tích nói chúng và bí tích Thêm Sức nói riêng? Bởi đời con người được chia ra làm 5 giai đoạn: sinh ra, lớn lên, ăn uống, trưởng thành, đau yếu và tương ứng với 5 bí tích: Rửa Tội, Thêm Sức, Giải Tội, Mình Thánh Chúa và Xức Dầu bệnh nhân. Con người đều được sinh ra bởi một người cha và một người mẹ nên Chúa đã lập bí tích Hôn Phối. Hơn nữa, trước khi chịu chết, Chúa Giêsu đã nói “Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế” và Ngài đã lập bí tích Truyền Chức.
Ngài căn dặn chung với cộng đoàn: “Bổn phận là con cái Thiên Chúa, chúng ta phải có trách nhiệm báo hiếu với Ngài. Nhưng báo hiếu bằng cách nào? Bằng cách, chúng ta giữ 10 điều răn Đức Chúa Trời và tóm lại 2 điều: “Trước là kính mến một Đức Chúa trời trên hết mọi sự, sau là yêu người như mình ta vậy.” Muốn vậy, chúng ta cần phải có ơn của Chúa Chúa Thánh Thần. Vì thế, Đức Cha nhắc nhở các em phải luôn cầu nguyện với Chúa Thánh Thần để Ngài ban cho ơn khôn ngoan và hiểu biết, giúp các em dấn thân hơn trong đời sống Đạo.
Đúng 10g00, đoàn đồng tế cùng các em tiến vào nhà thờ để hiệp dâng Thánh lễ. Trong thánh lễ Đức Cha chia sẻ cho các em về tầm quan trọng của ngày Chúa Nhật và sống đạo hiếu; cũng như tạ ơn Chúa đã cho giáo họ Sơn Mãn có một ngày chầu Chúa Giêsu Thánh Thể sốt sáng. Ngài cũng nhấn mạnh đến ơn ích của việc xức dầu thánh là thêm sức mạnh của Chúa Thánh Thần để các em mạnh dạn ra đi loan báo Tin Mừng nước trời trong cộng đoàn và xã hội.
Tiếp theo, cha xứ Giuse giới thiệu các em lãnh nhận bí tích hôm nay với Đức Cha. Có 15 em nam và 19 em nữ là thiếu nhi Thánh Thể thuộc giáo xứ Lào Cai. Sau đó, các em và cha mẹ đỡ đầu tuyên xưng Đức tin. Qua nghi thức xức dầu thánh, các em được ghi ấn tín Chúa Thánh Thần cách cụ thể.
Kết thúc Thánh lễ một em đại diện cám ơn Đức Cha, quý cha và cộng đoàn. Mọi người đều cảm nhận được sự hiện diện của Chúa Thánh Thần trên các em. Hi vọng với ơn Chúa các em sẽ là nhân chứng Đức Tin trong đời sống xã hội ngày nay.
Được biết, Đức cha dâng Thánh lễ Ban bí tích Thêm Sức tại giáo họ Bảo Hà, giáo xứ Bảo Yên lúc 16g00 cùng ngày.
Maria Huyền Trang
Xem Hình
Vì là ngày Chầu Mình Thánh Chúa thay mặt giáo phận nên giáo dân chầu Mình Thánh Chúa từ ba ngày trước. Theo chương trình ngày Chúa Nhật, các giáo họ và các hội đoàn trong giáo xứ đã lần lượt chầu Thánh Thể từ 5g30 đến 9g15.
Sau giờ Chầu tạ ơn, Đức cha gặp gỡ và huấn đức cho các em thiếu nhi. Ngài kiểm tra những kiến thức cơ bản về bí tích Thêm Sức mà các em chuẩn bị lãnh nhận. Với giọng nói ôn tồn, Đức cha hỏi các em giáo lý từ câu hỏi dễ đến câu hỏi khó. Chẳng hạn như: “Em nào cho cha biết Chúa Giêsu đã thiết lập mấy bí tích? Những bí tích nào có xức dầu Thánh? Nhiều cánh tay đã giơ lên và xin trả lời câu hỏi của Đức cha. Từ đó, Đức Cha dẫn vào ý nghĩa sâu xa và tầm quan trọng của bí tích Thêm Sức. Tại sao chúng ta phải lãnh nhận các bí tích nói chúng và bí tích Thêm Sức nói riêng? Bởi đời con người được chia ra làm 5 giai đoạn: sinh ra, lớn lên, ăn uống, trưởng thành, đau yếu và tương ứng với 5 bí tích: Rửa Tội, Thêm Sức, Giải Tội, Mình Thánh Chúa và Xức Dầu bệnh nhân. Con người đều được sinh ra bởi một người cha và một người mẹ nên Chúa đã lập bí tích Hôn Phối. Hơn nữa, trước khi chịu chết, Chúa Giêsu đã nói “Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế” và Ngài đã lập bí tích Truyền Chức.
Ngài căn dặn chung với cộng đoàn: “Bổn phận là con cái Thiên Chúa, chúng ta phải có trách nhiệm báo hiếu với Ngài. Nhưng báo hiếu bằng cách nào? Bằng cách, chúng ta giữ 10 điều răn Đức Chúa Trời và tóm lại 2 điều: “Trước là kính mến một Đức Chúa trời trên hết mọi sự, sau là yêu người như mình ta vậy.” Muốn vậy, chúng ta cần phải có ơn của Chúa Chúa Thánh Thần. Vì thế, Đức Cha nhắc nhở các em phải luôn cầu nguyện với Chúa Thánh Thần để Ngài ban cho ơn khôn ngoan và hiểu biết, giúp các em dấn thân hơn trong đời sống Đạo.
Đúng 10g00, đoàn đồng tế cùng các em tiến vào nhà thờ để hiệp dâng Thánh lễ. Trong thánh lễ Đức Cha chia sẻ cho các em về tầm quan trọng của ngày Chúa Nhật và sống đạo hiếu; cũng như tạ ơn Chúa đã cho giáo họ Sơn Mãn có một ngày chầu Chúa Giêsu Thánh Thể sốt sáng. Ngài cũng nhấn mạnh đến ơn ích của việc xức dầu thánh là thêm sức mạnh của Chúa Thánh Thần để các em mạnh dạn ra đi loan báo Tin Mừng nước trời trong cộng đoàn và xã hội.
Tiếp theo, cha xứ Giuse giới thiệu các em lãnh nhận bí tích hôm nay với Đức Cha. Có 15 em nam và 19 em nữ là thiếu nhi Thánh Thể thuộc giáo xứ Lào Cai. Sau đó, các em và cha mẹ đỡ đầu tuyên xưng Đức tin. Qua nghi thức xức dầu thánh, các em được ghi ấn tín Chúa Thánh Thần cách cụ thể.
Kết thúc Thánh lễ một em đại diện cám ơn Đức Cha, quý cha và cộng đoàn. Mọi người đều cảm nhận được sự hiện diện của Chúa Thánh Thần trên các em. Hi vọng với ơn Chúa các em sẽ là nhân chứng Đức Tin trong đời sống xã hội ngày nay.
Được biết, Đức cha dâng Thánh lễ Ban bí tích Thêm Sức tại giáo họ Bảo Hà, giáo xứ Bảo Yên lúc 16g00 cùng ngày.
Maria Huyền Trang
Ngày huấn nhiệm ca đoàn 10/9/2017
Ban Thông Tin –CĐCGVN-NU
18:45 12/09/2017
NGÀY HUẤN NHIỆM CA ĐOÀN 10/9/2017
CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM - NAM ÚC
Phụng Vụ (liturgy) bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp và được tạo thành bởi 2 chữ “laos” (people) và ‘ergon’ (work). Khi ghép lại, có nghĩa là ‘public worship’ nghĩa là thờ phượng công cộng của Giáo Hội. Chính vì thế, trong phần Huấn Đức, Đức Ông Quản Nhiệm CĐCGVN-NU đã xác định: Thánh Lễ là phần Phụng Vụ của Giáo Hội và không một ai hay một nhóm người nào trong cộng đoàn Dân Chúa, dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, có quyền ‘tư hữu hóa’ hay đòi buộc phải làm Thánh Lễ theo ý riêng của mình hay của nhóm mình nếu không được Huấn Quyền Giáo Hội cho phép.
Như thế, Phụng Vụ Thánh Lễ là hành động thờ phượng của toàn thể cộng đoàn Dân Chúa, qua đó Chúa Giêsu là đầu Hội Thánh cùng với cộng đoàn Dân Chúa hiệp một lòng hướng về Thiên Chúa là Đấng Sáng Tạo muôn loài. Thật vậy, Chủ Tế và cộng đoàn Dân Chúa hiệp một lòng dâng lời ngợi khen, cảm tạ Thiên Chúa nhân danh Chúa Giêsu Kitô
Bởi thế, Phụng Vụ Thánh Lễ không phải là sự thụ động, dửng dưng quan sát (watching) nhưng là một hành vi thờ phượng (action of worship). Chúng ta không đến nhà thờ để xem lễ. Nhưng chúng ta đi nhà thờ để tham dự thánh lễ. Tham dự thánh lễ không là sự thụ động, ngắm nhìn Cha Chủ Tế ‘diễn tuồng’ hay ca đoàn ‘trình diễn’ những bài ca, điệu vũ hấp dẫn.
Tham dự Thánh Lễ là dấn thân, tham gia cách tích cực, đưa mình vào bầu khí phụng vụ, cầu nguyện để cả cộng đoàn cùng nhau hướng lòng về Thiên Chúa trong niềm tưởng nhớ, tri ân và chúc tụng. Qua Phụng Vụ Thánh Thể, Mầu Nhiệm Tử Nạn và Phục Sinh của Chúa Giêsu Kitô (Paschal Mystery) được làm cho sống động trở lại và là tâm điểm của Thánh Lễ. Bởi thế, trong Thánh Lễ, Phụng Vụ Thánh Thể là hành vi thờ phượng diễn tả cao điểm lời nguyện cầu của toàn cộng đoàn dâng lên Thiên Chúa.
Nói một cách khác, Thánh Lễ chính là hiện tại hóa hy tế thập giá của Chúa Giêsu và làm cho công việc cứu chuộc của Chúa được sống động ngay trong giây phút hiện tại. Thánh Lễ không chỉ là việc Chúa Giêsu hành động qua Hội Thánh xảy ra 2000 năm trước đây, nhưng công việc cứu độ của Ngài vẫn tiếp nối cho tới ngày hôm nay và mãi đến thiên thu vạn đại, một khi còn có Thánh Lễ cho tín hữu tham dự.
Các hình thái của Phụng vụ rất đa dạng bao gồm: Thánh Lễ, việc cử hành các Bí Tích, Phụng Vụ Các Giờ Kinh, Các Lễ Mừng Kính Năm Phụng Vụ … Để cho việc thờ phượng, phụng vụ được trang nghiêm, xứng hợp với tinh thần Phụng Vụ và để tạo được sự hiệp nhất, một lòng nơi cộng đoàn Dân Chúa (điạ phương cũng như hoàn vũ), Giáo Hội đưa ra những Luật Phụng Vụ. Luật Phụng Vụ là một phần của Luật Giáo Hội (Canon Law). Luật Phụng Vụ ảnh hưởng tới các điều luật cử hành thánh lễ, các bí tích... (thí dụ: Lời Chúa, thánh nhạc, các hành vi phụng vụ...) cũng như ảnh hưởng tới môi trường phụng vụ (nơi dâng lễ, lễ phục, nơi rửa tội, bàn ghế, hoa nến...).
Thánh Nhạc là một phần rất quan trọng trong Phụng Vụ Thánh Lễ. Vì thế ca đoàn đóng một vai trò quan trọng trong Phụng Vụ Thánh Lễ. Để bảo đảm chất lượng về Phụng Vụ Thánh Lễ, cũng như đáp trả lời mời gọi của Đức Tổng Giám Mục Philip Wilson về công cuộc canh tân Giáo Hội địa phương, tức là Tổng Giáo Phận Adelaide, Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Nam Úc đã tổ chức ngày Huấn Nhiệm Ca Đoàn vào Chúa Nhật 10/9/2017. (Phụng Vụ là một trong tám điểm canh tân trong Hội Nghị Mùa Xuân 2016 của TGP Adelaide).
Ngày huấn nhiệm quy tụ được khoảng 75 ca viên đến từ các ca đoàn của Cộng Đồng, bao gồm Ca Đoàn Phaolô Lộc, CĐ Philipphê Minh, CĐ Thiếu Nhi Thánh Thể, CĐ Việt Linh và Nhóm Thánh Ca Cộng Đồng. Ngày huấn nhiệm được diễn ra cách tốt đẹp với Phần Cầu Nguyện khai mạc và Huấn Đức do Đức Ông Phaolô Nguyễn Minh-Tâm, Quản Nhiệm CĐCGVN-NU phụ trách. Sau đó là bài hướng dẫn về Cơ Cấu Thánh Lễ và vai trò của cầu nguyện và thinh lặng trong Phụng Vụ Thánh Lễ do Trợ Úy Ca Đoàn, Nữ Tu Maria Trần Thị Thu Trang RSM trình bày. Sau những giây phút giải lao, gặp gỡ, giao tiếp cá nhân là bài chia sẻ về Thánh Vịnh Đáp Ca của Anh Nguyễn Chu Thy, Ca Trường Ca Đoàn Việt Linh.
Tiếp đến là phần hội thảo theo từng nhóm nhỏ: Ca Trưởng, Đàn Sĩ, Ban Chấp Hành của các ca đoàn và các Ca Viên. Trước giờ ăn trưa là phần đúc kết sôi nổi của các nhóm về vai trò, trách nhiệm, những khó khăn gặp phải và những hỗ trợ mà các ca đoàn cần có. Trong tâm tình sôi nổi đó, mọi người tiến vào Nhà Nadarét, quây quần bên nhau hát bài ca sinh hoạt, lắng đọng giây lát để nghe đọc lời nguyện trước bữa ăn, rồi vui vẻ ăn chung với nhau một bữa trưa thật ngon miệng và thân tình do Bà Đinh Thị Liên thuộc Ban Mục Vụ điều hợp.
Sau bữa ăn trưa là phần hướng dẫn chi tiết về Phụng vụ Thánh Nhạc của Bà Jenny O’Brien, Giảng Viên Phụng Vụ thuộc Văn Phòng Phượng Tự, TGP Adelaide. Phần hướng dẫn bằng tiếng Anh của Bà Jenny được chuyển dịch sang tiếng Việt để đáp ứng nhu cầu của mọi ca viên về vấn đề ngôn ngữ. Bà Jenny đã hướng dẫn tận tình và giải đáp những thắc mắc, quan tâm về Phụng Vụ Thánh Lễ Cộng Đồng trong tinh thần dí dỏm, nhẹ nhàng và vui tươi.
Dù học hỏi cả một ngày dài nhưng biểu hiện trên nét mặt của nhiều người vẫn là niềm hân hoan và biết trân trọng những món quà tinh thần mà ngày Huấn Nhiệm Ca Đoàn đã đem lại cho ca viên. Trước khi chấm dứt Sơ Trang đại diện mọi người bày tỏ tâm tình tri ân đến Bà Jenny. Đức Ông Quản Nhiệm ban phép lành kết thúc. Sau đó Đức Ông Quản Nhiệm bắt tay chúc mừng và phát Giấy Chứng Nhận cho mỗi tham dự viên của Ngày Huấn Nhiệm. Mọi người ở nán lại thêm ít phút để chụp hình lưu niệm rồi cùng ra về trong tâm tình vui tươi và phấn khởi.
Xin chúc tụng và cảm tạ Thiên Chúa đã và đang luôn chúc lành cho Cộng Đồng chúng con và đặc biệt cho các Ca Đoàn trong ngày Huấn Nhiệm này. Hy vọng rằng, những món quà tinh thần Chúa ban cho các ca đoàn trong ngày Huấn Nhiệm sẽ được sử dụng và đem lại lợi ích chung cho từng ca viên, cho mỗi Ca Đoàn và cho Cộng Đồng trong những ngày tháng sắp tới.
Ban Thông Tin - Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Nam Úc
Tham khảo: Abbott, Margaret RSM, Igniting Sparks of Reconciliation and Compassion. (CEO, Adelaide, 1996)
CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM - NAM ÚC
Phụng Vụ (liturgy) bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp và được tạo thành bởi 2 chữ “laos” (people) và ‘ergon’ (work). Khi ghép lại, có nghĩa là ‘public worship’ nghĩa là thờ phượng công cộng của Giáo Hội. Chính vì thế, trong phần Huấn Đức, Đức Ông Quản Nhiệm CĐCGVN-NU đã xác định: Thánh Lễ là phần Phụng Vụ của Giáo Hội và không một ai hay một nhóm người nào trong cộng đoàn Dân Chúa, dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, có quyền ‘tư hữu hóa’ hay đòi buộc phải làm Thánh Lễ theo ý riêng của mình hay của nhóm mình nếu không được Huấn Quyền Giáo Hội cho phép.
Như thế, Phụng Vụ Thánh Lễ là hành động thờ phượng của toàn thể cộng đoàn Dân Chúa, qua đó Chúa Giêsu là đầu Hội Thánh cùng với cộng đoàn Dân Chúa hiệp một lòng hướng về Thiên Chúa là Đấng Sáng Tạo muôn loài. Thật vậy, Chủ Tế và cộng đoàn Dân Chúa hiệp một lòng dâng lời ngợi khen, cảm tạ Thiên Chúa nhân danh Chúa Giêsu Kitô
Bởi thế, Phụng Vụ Thánh Lễ không phải là sự thụ động, dửng dưng quan sát (watching) nhưng là một hành vi thờ phượng (action of worship). Chúng ta không đến nhà thờ để xem lễ. Nhưng chúng ta đi nhà thờ để tham dự thánh lễ. Tham dự thánh lễ không là sự thụ động, ngắm nhìn Cha Chủ Tế ‘diễn tuồng’ hay ca đoàn ‘trình diễn’ những bài ca, điệu vũ hấp dẫn.
Tham dự Thánh Lễ là dấn thân, tham gia cách tích cực, đưa mình vào bầu khí phụng vụ, cầu nguyện để cả cộng đoàn cùng nhau hướng lòng về Thiên Chúa trong niềm tưởng nhớ, tri ân và chúc tụng. Qua Phụng Vụ Thánh Thể, Mầu Nhiệm Tử Nạn và Phục Sinh của Chúa Giêsu Kitô (Paschal Mystery) được làm cho sống động trở lại và là tâm điểm của Thánh Lễ. Bởi thế, trong Thánh Lễ, Phụng Vụ Thánh Thể là hành vi thờ phượng diễn tả cao điểm lời nguyện cầu của toàn cộng đoàn dâng lên Thiên Chúa.
Nói một cách khác, Thánh Lễ chính là hiện tại hóa hy tế thập giá của Chúa Giêsu và làm cho công việc cứu chuộc của Chúa được sống động ngay trong giây phút hiện tại. Thánh Lễ không chỉ là việc Chúa Giêsu hành động qua Hội Thánh xảy ra 2000 năm trước đây, nhưng công việc cứu độ của Ngài vẫn tiếp nối cho tới ngày hôm nay và mãi đến thiên thu vạn đại, một khi còn có Thánh Lễ cho tín hữu tham dự.
Các hình thái của Phụng vụ rất đa dạng bao gồm: Thánh Lễ, việc cử hành các Bí Tích, Phụng Vụ Các Giờ Kinh, Các Lễ Mừng Kính Năm Phụng Vụ … Để cho việc thờ phượng, phụng vụ được trang nghiêm, xứng hợp với tinh thần Phụng Vụ và để tạo được sự hiệp nhất, một lòng nơi cộng đoàn Dân Chúa (điạ phương cũng như hoàn vũ), Giáo Hội đưa ra những Luật Phụng Vụ. Luật Phụng Vụ là một phần của Luật Giáo Hội (Canon Law). Luật Phụng Vụ ảnh hưởng tới các điều luật cử hành thánh lễ, các bí tích... (thí dụ: Lời Chúa, thánh nhạc, các hành vi phụng vụ...) cũng như ảnh hưởng tới môi trường phụng vụ (nơi dâng lễ, lễ phục, nơi rửa tội, bàn ghế, hoa nến...).
Thánh Nhạc là một phần rất quan trọng trong Phụng Vụ Thánh Lễ. Vì thế ca đoàn đóng một vai trò quan trọng trong Phụng Vụ Thánh Lễ. Để bảo đảm chất lượng về Phụng Vụ Thánh Lễ, cũng như đáp trả lời mời gọi của Đức Tổng Giám Mục Philip Wilson về công cuộc canh tân Giáo Hội địa phương, tức là Tổng Giáo Phận Adelaide, Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Nam Úc đã tổ chức ngày Huấn Nhiệm Ca Đoàn vào Chúa Nhật 10/9/2017. (Phụng Vụ là một trong tám điểm canh tân trong Hội Nghị Mùa Xuân 2016 của TGP Adelaide).
Ngày huấn nhiệm quy tụ được khoảng 75 ca viên đến từ các ca đoàn của Cộng Đồng, bao gồm Ca Đoàn Phaolô Lộc, CĐ Philipphê Minh, CĐ Thiếu Nhi Thánh Thể, CĐ Việt Linh và Nhóm Thánh Ca Cộng Đồng. Ngày huấn nhiệm được diễn ra cách tốt đẹp với Phần Cầu Nguyện khai mạc và Huấn Đức do Đức Ông Phaolô Nguyễn Minh-Tâm, Quản Nhiệm CĐCGVN-NU phụ trách. Sau đó là bài hướng dẫn về Cơ Cấu Thánh Lễ và vai trò của cầu nguyện và thinh lặng trong Phụng Vụ Thánh Lễ do Trợ Úy Ca Đoàn, Nữ Tu Maria Trần Thị Thu Trang RSM trình bày. Sau những giây phút giải lao, gặp gỡ, giao tiếp cá nhân là bài chia sẻ về Thánh Vịnh Đáp Ca của Anh Nguyễn Chu Thy, Ca Trường Ca Đoàn Việt Linh.
Tiếp đến là phần hội thảo theo từng nhóm nhỏ: Ca Trưởng, Đàn Sĩ, Ban Chấp Hành của các ca đoàn và các Ca Viên. Trước giờ ăn trưa là phần đúc kết sôi nổi của các nhóm về vai trò, trách nhiệm, những khó khăn gặp phải và những hỗ trợ mà các ca đoàn cần có. Trong tâm tình sôi nổi đó, mọi người tiến vào Nhà Nadarét, quây quần bên nhau hát bài ca sinh hoạt, lắng đọng giây lát để nghe đọc lời nguyện trước bữa ăn, rồi vui vẻ ăn chung với nhau một bữa trưa thật ngon miệng và thân tình do Bà Đinh Thị Liên thuộc Ban Mục Vụ điều hợp.
Sau bữa ăn trưa là phần hướng dẫn chi tiết về Phụng vụ Thánh Nhạc của Bà Jenny O’Brien, Giảng Viên Phụng Vụ thuộc Văn Phòng Phượng Tự, TGP Adelaide. Phần hướng dẫn bằng tiếng Anh của Bà Jenny được chuyển dịch sang tiếng Việt để đáp ứng nhu cầu của mọi ca viên về vấn đề ngôn ngữ. Bà Jenny đã hướng dẫn tận tình và giải đáp những thắc mắc, quan tâm về Phụng Vụ Thánh Lễ Cộng Đồng trong tinh thần dí dỏm, nhẹ nhàng và vui tươi.
Dù học hỏi cả một ngày dài nhưng biểu hiện trên nét mặt của nhiều người vẫn là niềm hân hoan và biết trân trọng những món quà tinh thần mà ngày Huấn Nhiệm Ca Đoàn đã đem lại cho ca viên. Trước khi chấm dứt Sơ Trang đại diện mọi người bày tỏ tâm tình tri ân đến Bà Jenny. Đức Ông Quản Nhiệm ban phép lành kết thúc. Sau đó Đức Ông Quản Nhiệm bắt tay chúc mừng và phát Giấy Chứng Nhận cho mỗi tham dự viên của Ngày Huấn Nhiệm. Mọi người ở nán lại thêm ít phút để chụp hình lưu niệm rồi cùng ra về trong tâm tình vui tươi và phấn khởi.
Xin chúc tụng và cảm tạ Thiên Chúa đã và đang luôn chúc lành cho Cộng Đồng chúng con và đặc biệt cho các Ca Đoàn trong ngày Huấn Nhiệm này. Hy vọng rằng, những món quà tinh thần Chúa ban cho các ca đoàn trong ngày Huấn Nhiệm sẽ được sử dụng và đem lại lợi ích chung cho từng ca viên, cho mỗi Ca Đoàn và cho Cộng Đồng trong những ngày tháng sắp tới.
Ban Thông Tin - Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Nam Úc
Tham khảo: Abbott, Margaret RSM, Igniting Sparks of Reconciliation and Compassion. (CEO, Adelaide, 1996)
Trường Giáo Lý & Việt Ngữ La Vang, Portland, Oregon Khai Giảng Niên Khóa 2017-2018
Phan Hoàng Phú Qúy
22:24 12/09/2017
(Portland-Oregon) Chúa Nhật ngày 10 tháng 9 năm 2017 lúc 9 giờ sáng trường Giáo Lý & Việt Ngữ La Vang đã tổ chức thánh lễ khai giảng niên khóa năm 2017-2018 tại khuôn viên giáo xứ Đức Mẹ La Vang.
Chúng con về nơi đây dâng ngàn tiếng ca
Chúng con về nơi đây để tạ ơn Thiên Chúa
Qua bao tháng năm mong chờ, say sưa thánh ân vô bờ
Đựơc cùng nhau bên Chúa , thỏa lòng con ước mơ
Xem Hình
Trên đây là những tâm tình dâng Chúa được ca đòan La Vang cùng với cộng đoàn dân Chúa cất cao lời ca tụng để đón chào quý linh mục tiến về lể đài.
Trong thánh lễ hôm nay ngoài phần phụng vụ ngày Chúa Nhật thường niên, còn có nghi thức Sai Đi dành cho quý thầy cô.
Quý thầy cô là những người cộng tác nhiệt thành với linh mục chánh xứ và những người hữu trách, sẳn sàng dấn thân phục vụ lợi ích chung, hầu giúp giáo xứ mỗi ngày một thăng tiến, đồng thời giúp các em học sinh tăng trưởng trong đức tin, đức cậy và đức mến, cũng như bảo tồn ngôn ngữ, văn hóa và bản sắc của dân tộc Việt.
Linh muc giáo xứ cũng đã gởi đến quý thầy cô thông điệp của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolồ Đệ Nhị dành riêng cho các giáo viên:
Mục đích của việc dạy giáo lý là giáo dục con người toàn diện về trí dục và đức tin, tức là giúp các em gặp gỡ Đức Kitô bằng sự hiểu biết đích thưc qua sứ mệnh Tin Mừng và bằng cảm nghiệm sâu xa, để chính các em có thể hiểu được và sống trọn vẹn cho sứ điệp đó. Muốn được như vậy chính bản thân giáo viên cần phải chuyên cần học hỏi lời Chúa, có đời sống nội tâm kết hợp mật thiết với Chúa, có tinh thần cầu nguyện .
Đặc biệt dân tộc Việt Nam, trong dịp Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tại Denver Colorado ngày 15/8/1993. Đức Thánh Giáo Hoàng còn nhắn nhủ rằng “Ưóc gì những thế hệ mới của ViệtNam lớn lên đều hãnh diện về nguồn gốc VN của mình, về nền văn hóa phong phú của mình, về sự cao cả tinh thần của tiền nhân, họ đã từng đương đầu với mọi thử thách, anh chị em đã từng trung thành giữ gìn bản sắc của người VN cũng như căn tính Kitô giáo của anh chị em trong mọi nơi, mọi lúc ở trên toàn thế giới.”
Quý Thầy cô đã long trọng tuyên hứa: Nhờ ơn phù trợ của Thiên Chúa, nhờ lời cầu thay nguyện giúp của Đức Mẹ La Vang, Thánh cả Giuse, nhờ lời cầu nguyện của cộng đoàn dân Chúa, nhờ sự hướng dẫn của quý cha, chúng con xin cố gắng dùng thiện chí, khả năng và điều kiện cho phép để phục vụ Chúa và giáo hội qua sứ mạng làm giáo lý viên và thầy cô Việt ngữ mà chúng con vui mừng lãnh nhận, chúng con tha thiết xin chúa dạy bảo và khơi dậy nơi chúng con lòng nhiệt thành phục vụ, xin ban cho chúng con đức tin kiên trung, lòng cậy bền vững, và tình mến nồng nàn hầu chu toàn bổn phận tông đồ của chúng con.
Sau thánh lễ các em được hướng dẫn vào lớp trong tinh thần trật tự và tương kính lẩn nhau.
Trường em ở phố Portland
Góc đường năm bốn nằm gần Sandy
Cổng vào có chữ khắc ghi
Hai bên khóm trúc xanh rì thật sang
Bên trong giáo xứ La Vang
Là trường em đó thiên đàng tuổi mơ
Trường em cũng thật nên thơ
Có đài Đức Mẹ đền thờ Thánh Gia
Vài cây thông đứng là đà
Khuôn viên giáo xứ đậm đà quê hương
Kế bên có ngôi thánh đường
Trang hoàng thanh nhã đậm màu nét yêu
Trường em cũng thật diễm kiều
Cho em cơ hội một điều ước mong
Từ ngày em học vỡ lòng
Chữ “a” chữ “á” vòng vòng chữ “o”
Thầy cô hết sức chăm lo
Dạy em đọc, viết để cho thành người
Mai sau đời có thắm tươi
Em luôn ghi nhớ là người Việt Nam .
Tường thuật từ thành phố Hoa Hồng Portland
Phan Hoàng Phú Quý
Chúng con về nơi đây dâng ngàn tiếng ca
Chúng con về nơi đây để tạ ơn Thiên Chúa
Qua bao tháng năm mong chờ, say sưa thánh ân vô bờ
Đựơc cùng nhau bên Chúa , thỏa lòng con ước mơ
Xem Hình
Trên đây là những tâm tình dâng Chúa được ca đòan La Vang cùng với cộng đoàn dân Chúa cất cao lời ca tụng để đón chào quý linh mục tiến về lể đài.
Trong thánh lễ hôm nay ngoài phần phụng vụ ngày Chúa Nhật thường niên, còn có nghi thức Sai Đi dành cho quý thầy cô.
Quý thầy cô là những người cộng tác nhiệt thành với linh mục chánh xứ và những người hữu trách, sẳn sàng dấn thân phục vụ lợi ích chung, hầu giúp giáo xứ mỗi ngày một thăng tiến, đồng thời giúp các em học sinh tăng trưởng trong đức tin, đức cậy và đức mến, cũng như bảo tồn ngôn ngữ, văn hóa và bản sắc của dân tộc Việt.
Linh muc giáo xứ cũng đã gởi đến quý thầy cô thông điệp của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolồ Đệ Nhị dành riêng cho các giáo viên:
Mục đích của việc dạy giáo lý là giáo dục con người toàn diện về trí dục và đức tin, tức là giúp các em gặp gỡ Đức Kitô bằng sự hiểu biết đích thưc qua sứ mệnh Tin Mừng và bằng cảm nghiệm sâu xa, để chính các em có thể hiểu được và sống trọn vẹn cho sứ điệp đó. Muốn được như vậy chính bản thân giáo viên cần phải chuyên cần học hỏi lời Chúa, có đời sống nội tâm kết hợp mật thiết với Chúa, có tinh thần cầu nguyện .
Đặc biệt dân tộc Việt Nam, trong dịp Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tại Denver Colorado ngày 15/8/1993. Đức Thánh Giáo Hoàng còn nhắn nhủ rằng “Ưóc gì những thế hệ mới của ViệtNam lớn lên đều hãnh diện về nguồn gốc VN của mình, về nền văn hóa phong phú của mình, về sự cao cả tinh thần của tiền nhân, họ đã từng đương đầu với mọi thử thách, anh chị em đã từng trung thành giữ gìn bản sắc của người VN cũng như căn tính Kitô giáo của anh chị em trong mọi nơi, mọi lúc ở trên toàn thế giới.”
Quý Thầy cô đã long trọng tuyên hứa: Nhờ ơn phù trợ của Thiên Chúa, nhờ lời cầu thay nguyện giúp của Đức Mẹ La Vang, Thánh cả Giuse, nhờ lời cầu nguyện của cộng đoàn dân Chúa, nhờ sự hướng dẫn của quý cha, chúng con xin cố gắng dùng thiện chí, khả năng và điều kiện cho phép để phục vụ Chúa và giáo hội qua sứ mạng làm giáo lý viên và thầy cô Việt ngữ mà chúng con vui mừng lãnh nhận, chúng con tha thiết xin chúa dạy bảo và khơi dậy nơi chúng con lòng nhiệt thành phục vụ, xin ban cho chúng con đức tin kiên trung, lòng cậy bền vững, và tình mến nồng nàn hầu chu toàn bổn phận tông đồ của chúng con.
Sau thánh lễ các em được hướng dẫn vào lớp trong tinh thần trật tự và tương kính lẩn nhau.
Trường em ở phố Portland
Góc đường năm bốn nằm gần Sandy
Cổng vào có chữ khắc ghi
Hai bên khóm trúc xanh rì thật sang
Bên trong giáo xứ La Vang
Là trường em đó thiên đàng tuổi mơ
Trường em cũng thật nên thơ
Có đài Đức Mẹ đền thờ Thánh Gia
Vài cây thông đứng là đà
Khuôn viên giáo xứ đậm đà quê hương
Kế bên có ngôi thánh đường
Trang hoàng thanh nhã đậm màu nét yêu
Trường em cũng thật diễm kiều
Cho em cơ hội một điều ước mong
Từ ngày em học vỡ lòng
Chữ “a” chữ “á” vòng vòng chữ “o”
Thầy cô hết sức chăm lo
Dạy em đọc, viết để cho thành người
Mai sau đời có thắm tươi
Em luôn ghi nhớ là người Việt Nam .
Tường thuật từ thành phố Hoa Hồng Portland
Phan Hoàng Phú Quý
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Sự thật về đầu tư tại Việt Nam
Hà Minh Thảo
22:16 12/09/2017
(Tiếp theo)
III.- NHÀ NƯỚC KHÔNG THỰC THI THỎA THUẬN SINGAPORE.
Sau khi Thỏa thuận Singapore được ký kết năm 2006, ông Trịnh Vĩnh Bình trở về Việt Nam. Đúng theo cam kết, Việt Nam miễn án tù và cho phép ông Bình ra vào nước dễ dàng. Báo chí lề đảng tuy không đề cập đến Bản thỏa thuận, nhưng tờ Lao Động ngày 11.06.2012 loan tin ‘ông Bình được Chính phủ ta giải quyết miễn chấp hành hình phạt tù, cho về Việt Nam’. Tuy nhiên, việc hoàn trả lại tài sản đã không được thực hiện như đã hứa hẹn trong Bản thỏa thuận.
Do đó, trong những năm từ 2006 đến 2014, ông Bình đã gửi rất nhiều đơn, có thể ‘cân ký được’ như ông nói, để xin giải quyết việc trả lại những địa điểm tài sản mà nhà nước đã long trọng cam kết. Nhưng họ, trong một lần duy nhất, khi nhận được đơn yêu cầu trả lại tài sản cho ông, đã có văn thư trả lời. Ðó là, vào tháng 9/2008, Bộ Tư pháp Việt cộng gửi một văn thư báo cho ông Bình biết là ‘Bộ đang nghiên cứu, xem xét theo quy định của pháp luật’. Nhưng, hình như đã mệt hay vì không theo ‘thủ tục đầu tiên’, kể từ sau văn thư này, Bộ Tư pháp đã ‘bặt vô âm tín’.
Ngày 12.10.2009, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao gửi một văn bản đến Lãnh đạo Bộ Tư pháp đề nghị Bộ này ‘có ý kiến’ với Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, ‘chỉ đạo Ủy ban nhân dân thị trấn Phú Mỹ, huyện Tân Thành dừng việc san lấp, sử dụng đất có liên quan tới việc khiếu tố để chờ ý kiến kết luận giải quyết cuối cùng của cơ quan chức năng, tránh việc khiếu tố kéo dài, phá vỡ cam kết’. Tuy nhiên, những chỉ đạo từ bên trên đã không hề có hiệu lực trên thực tế tại địa phương.
Gần đây, trong các ngày 24 và 25.07.2017, đài VOA (Tiếng nói Mỹ quốc) liên lạc trực tiếp với lãnh đạo Bộ Tư pháp để xác minh việc này nhưng chỉ được trả lời ‘bận’ và từ chối trả lời các câu hỏi liên quan đến vụ Trịnh Vĩnh Bình.
Cũng trong thời gian này, ông Bình nhận được lời giải thích từ phía đại diện Việt Nam về việc không hoàn trả các tài sản đã tịch biên. Ông Bình kể cho VOA: « Đoàn đàm phán Việt Nam trình bày lý do tài sản bị sang tay, không thể trả lại ».
Ông Bình kể họ nói như thế này: « Chúng tôi cũng đã nghiên cứu để giải quyết cho ông Bình theo thỏa thuận Singapore. Nhưng khi về, chúng tôi gặp khó khăn là những tài sản đó bây giờ đứng tên người thứ 2, thứ 3…’, tức là họ sang tay, bán mấy lần rồi. Cái câu ‘thứ 2, thứ 3’ là đúng. Nhưng tôi muốn nói cái dối của họ là họ qua họp khoảng năm 2014, 2015. Trong khi chính người phát ngôn đó hồi năm 2009, 2010, trong một văn bản, tìm cách lý giải ‘tiêu chí’ mà trong Bản Thỏa thuận có ghi là từ ‘hợp lý’. Họ đưa ra hàng lô những cái mà họ cho là không hợp lý để không trả tài sản lại ». Theo ông Bình, Việt cộng đã cố tình thêm chữ ‘hợp lý’ vào Bản Thỏa thuận, trong khi trước đó trong các bản thảo thương lượng, họ cam kết trả lại toàn bộ tài sản cho ông.
Tại Việt Nam, báo chí thời gian này cũng đưa tin về chuyện nhiều tài sản của ông Bình đã bị ‘xà xẻo’, tự ý bán một cách ‘tùy tiện và cẩu thả’, đi kèm với tin truy tố một vài cán bộ thuộc Cục thi hành án dân sự, chỉ là ‘những con tép riu’ ở tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có dính líu đến vụ án này.
Báo Thanh Niên ngày 11.06.2012 nói « Ðã có nhiều sai phạm trong thời kỳ hậu vụ án. Nhiều tài sản của ông Bình bị bán một cách ‘bất minh’, trong đó có khu ‘đất đẹp’ giá rẻ về tay người nhà ‘của 3 cán bộ thi hành án’ ». Cũng theo báo này, ‘trong quá trình kê biên khu nhà kho thuộc tài sản của ông Bình, các cán bộ này đã phát hiện ra 12 xe ô tô trong nhà kho không được tuyên trong bản án. Thay vì phải xác minh làm rõ nguồn gốc, chủ sở hữu, Hoàng và Linh (2 trong số 3 cán bộ) vội vàng tiến hành việc cưỡng chế, tịch biên số tài sản này.”
Trong thời gian tài sản của ông Bình bị sang tay, chi a chát vô tội vạ ở địa phương, lãnh đạo trung ương cũng có những ‘chỉ đạo’ xuống cho các bộ, ngành và địa phương liên quan đến vấn đề tài sản của ông Bình. Một văn bản đóng dấu ‘Hỏa tốc’ của Văn phòng chính phủ gửi cho Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Tòa án Nhân dân Tối cao và Tòa phúc thẩm tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) ngày 02.04.2010 ghi rõ: ‘Giao Bộ Tư pháp chủ trì họp với Tòa án Nhân dân Tối cao, Tòa phúc thẩm Tòa án Nhân dân Tối cao tại TP.HCM và Ủy ban Nhân dân (UBND) các địa phương có liên quan bàn thống nhất biện pháp xử lý tài sản liên quan đến vụ kiện Trịnh Vĩnh Bình theo đúng quy định của pháp luật; báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ trong tháng 4/2010’.
Trước đó, một văn bản từ Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao ngày 12.10.2009 gửi Lãnh đạo Bộ Tư pháp cũng đề nghị Bộ này ‘có ý kiến’ với UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, ‘chỉ đạo UBND thị trấn Phú Mỹ, huyện Tân Thành dừng việc san lấp, sử dụng đất có liên quan tới việc khiếu tố để chờ ý kiến kết luận giải quyết cuối cùng của cơ quan chức năng, tránh việc khiếu tố kéo dài, phá vỡ cam kết’. Tuy nhiên, những chỉ đạo từ bên trên đã không có hiệu lực thực tế tại địa phương vì, ở đó, bên dưới đã chia nhau.
Còn hy vọng nơi chế độ ‘trên bảo, dưới không nghe’, năm 2012, ông Bình đã về Việt Nam và đến gặp đồng chí Nguyễn Thị Bình, cựu Chủ tịch nước mà ông đã tận tai nghe bà chất vấn ông Trịnh Hồng Dương, Chánh án Tối cao trước Quốc hội (thời Nông Đức Mạnh là Chủ tịch) về vụ án của ông ngày 20.05.1999. Ông thuật : « Tôi đến cầu cứu bà ấy. Bà Bình thở dài, ngả người ra sau ghế và nói ‘Bình ơi, chị bây giờ không còn quyền chức, không làm gì hết. Thời chị còn quyền chức, chị nói còn chưa nghe nữa mà. Thôi để chị thử ». Ngày 26.12.2012, bà Bình viết thư cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và ‘đề nghị đồng chí có thể dành ra một ít thời gian chủ trì cuộc họp với các bộ ngành và các tỉnh có liên quan để giải quyết dứt điểm việc này, giữ uy tín cho Chính phủ, đảm bảo công bằng và nghiêm minh của pháp luật, tránh những phức tạp có thể xảy ra không cần thiết’.
{Chế độ cộng sản Hà nội có những đặc tính vượt mức ‘văn minh nhân loại’. Tại đây, chúng ta hãy nhắc đến hai :
1./ ‘Trên nói, dưới không nghe’. Trong chế độ độc tài này, chỉ có đảng viên mới được trao các chức vụ. Giữa họ, chúng quá biết là việc chia chát quyền chỉ dựa vào phe nhóm. Nếu một đồng chí A có chức thấp hơn đồng chí B trong nhà nước, nhưng thuộc phe nhóm có thế mạnh hơn trong đảng. Nếu muốn, đồng chí A không tuân chỉ thị từ đồng chí B vì có ‘dù che’. Trong chế độ dân chủ, chức quyền do người dân bầu ủy nhiệm. Quyền và nhiệm vụ từng chức vụ được quy định bởi Hiến pháp và luật lệ do Quốc hội biểu quyết, Chính phủ thi hành và, nếu có vi phạm, Tòa án xét xử và tuyên án.
Do dốt nguyên tắc đó, các lãnh đạo cao cấp Việt cộng, khi công du các nước dân chủ (Úc, Pháp, Anh,…) rất ngạc nhiên khi nhận thấy các cấp chính quyền trung ương và địa phương được tro cho những chính trị gia thuộc các đảng đối lập nhau, nhưng hoạt động rất nhịp nhàng và hữu hiệu cho toàn xã hội.
Ngày 08.09.2017, đài RFA (Á châu Tự do) loan tin : « Hai ông Đỗ Duy Thường, nguyên Phó Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc TP.HCM và Lý Ngọc Thạch, Trưởng ban Dân chủ và Pháp luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM, than phiền về việc giám sát cán bộ cao cấp thật khó khăn do nơi ở kín cổng cao tường và có bảo vệ. Thậm chí đoàn giám sát tới, bảo vệ mời đi chỗ khác.
2./ ‘Để lâu cứt trâu hóa bùn’. Nhờ vào ‘đức tính’ này mà cộng sản Việt đã thắng Pháp và Mỹ. Khi cùng nông dân làm làm việc đồng áng, con trâu đại tiện ngay trong ruộng và sản phẩm của nó, sau một thời gian, người ta không còn phân biệt nó với bùn nữa. Sau thế chiến thứ 2, người dân Pháp đã ‘ngán’ chiến tranh, cộng sản Pháp đã ‘đâm sau lưng chiến sĩ’ bằng cung cấp mật tin cho Việt minh để đưa tới thất thủ Ðiện biên phủ và phải ký Hiệp định Geneva ngày 20.07.1954. Người cộng sản, nằm tại quê nhà, nhận súng đạn Nga và Tàu để cứ giết người, bất kể Pháp hay Việt. Chết bao nhiêu và kéo dài bao lâu cũng được cho đến khi từ ‘khủng bố’ được Quốc Tế vinh danh ‘kẻ chiến thắng’ và được chiếm Miền Bắc để cai trị một dân số Việt cao hơn Miền Nam. Không học được bài đó, nhà nước Mỹ xua quân vào Việt Nam Cộng hòa để, sau khi chiến tranh đã cướp đi sinh mạng của 58.315 công dân Mỹ, đã rút lui ‘trong danh dự’. Nhờ phản bội lời hứa với Việt Nam Cộng hòa để trọn nước Việt Nam rơi vào tay Việt cộng.
Trong vụ ông Trịnh Vĩnh Bình, dù nhà nước đã hứa hoàn trả tài sản cho kiều bào nạn nhân. Nhưng nay, đồng đảng đã chia nhau của cải này thì nhà nước cử để thời gian trôi qua cho đến khi ông Bình nãn lòng bỏ đi như các cường quốc Pháp và Mỹ đã làm. Trong trường hợp Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc ở Liên bang Ðức, nhà nước cũng đang ‘Để lâu cứt trâu hóa bùn’ đối với cường quốc kinh tế này như ông Hồ Ngọc Thắng, một người Việt ‘nằm vùng’ trong sở Di dân Liên bang, viết ‘Tôi tin rằng, vài ngày nữa, chậm nhất vài tuần, sự kiện Trịnh Xuân Thanh sẽ chìm trong sự lãng quên. Cũng chẳng tốt đẹp gì cho Nhà nước Đức, nếu ai nhắc lại vụ việc này’.
Ngày 17.08.2017, ông Nguyễn Vi Khải, thành viên trong Ban Cố vấn Thủ tướng Phan Văn Khải trong thời gian diễn ra thương lượng giữa ông Bình và nhà nước Việt Nam lần thứ nhất (những năm 2003–2006), nhận định: « Đây là ví dụ của tình trạng ‘hình sự hóa các quan hệ kinh tế’ lúc đó. Người ta xử án theo kiểu ‘bỏ túi’ (tức là án Kangaroo). ‘Án Kangaroo’ là, trong Phiên tòa, mặc mọi người cứ nói thế nào cũng được, khi tuyên án, Chánh án cứ xử theo lịnh của Cộng đảng mà để phỉ nhổ, đồng bào dùng hình ảnh ‘bỏ túi’. Cho đến ngày nay, ‘án Kangaroo’ vẫn thịnh hành, như trong vụ xử hai phụ nữ can đảm yêu nước Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (10 năm tù) và Trần Thị Nga (9 năm tù). Các cấp trên chính phủ có can thiệp vào thì cũng phải theo án lệ này. Trong khi đó các trọng tội làm thất thoát hàng nghìn tỷ tài sản quốc gia thì đáng nhẽ phải hình sự hóa những vụ đó, thì lại hành chính hóa các tội phạm này, để cho các tội phạm này trốn ra nước ngoài dễ dàng bằng cách đi chữa bệnh, đi học… như trường hợp Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đình Duy… ». Cũng theo ông này thì Thủ tướng Phan Văn Khải đã có bút phê gửi Bộ trưởng Công an Lê Minh Hương yêu cầu xem lại trường hợp của Trịnh Vĩnh Bình, nhưng vô hiệu quả vì một ‘nhà nước vô tài và thất đức’. Ngày 17.08.2017, ông Đinh Hoàng Thắng, cựu Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Amsterdam kể lại: « Phản ứng Chính phủ Hòa Lan khi đó rất gay gắt, yêu cầu chính phủ Việt Nam phải xét xử lại, không được thực thi phán quyết bất lợi đối với ông Trịnh Vĩnh Bình, và phải thực thi đúng cam kết bảo hộ đầu tư song phương. Trên thực tế, vụ việc này khi đó ảnh hưởng sâu sắc tới quan hệ bang giao hai nước Việt và Hòa Lan, tạo ra hệ luỵ ‘hữu hình và vô hình’». Sự tàn tệ như vậy làm hài lòng bọn phản chiến và những phần tử ‘trí thức thành phần thứ ba’ thân cộng chưa ?
IV.- DOANH NHÂN GÔÁC VIỆT PHẢI TÁI KIỆN NHÀ NƯỚC VIỆT.
Mặc dù Đại tá-Luật gia Lê Mai Anh đã từng, sau khi nhận được kêu cứu từ ông Bình, đã cảnh báo ‘Trả lại tiền cho ông ấy bây giờ là khó khăn lắm. Không thể có chuyện ấy được đâu. Nhưng mà ông ấy vẫn cứ tin Nhà nước mình nên ông ấy cứ chờ đợi từ năm này sang năm khác’. Tuy nhiên, tháng 1/2015, ông quyết định khởi kiện Chính phủ Việt Nam ra Tòa Trọng tài Quốc tế lần thứ hai và đã chuyển hồ sơ vụ kiện lần này cho tổ hợp luật sư nổi tiếng Mỹ: King & Spalding. Lần này, ông đòi nhà nước Việt Nam phải bồi thường ít nhất 1,25 tỷ (1.250.000.000) mỹ kim, được chiết tính như sau :
Mục 1 :
- 1a. những tài sản mà chính phủ Việt Nam tịch thu hay chiếm đoạt trái phép, vi phạm luật pháp quốc tế về hiệp thương : Luật đầu tư liên quan đến Hiệp thương đầu tư song phương giữa Hòa Lan và Việt Nam ;
- 1b. do vụ án gây ra một số hệ quả, nên những hệ quả đó cũng được liệt kê vào để đòi đền bù.
Mục 2, chiếu theo án lệ có từ một vụ kiện nhốt tù oan sai ở Mỹ. Trong vụ kiện này, người bị nhốt tù oan 4,5 ngày đã được tòa xử buộc Chính phủ Mỹ phải bồi thường 5 triệu mỹ kim. Theo đó, một ngày bị tù oan được bồi thường khoảng 800.000 mỹ kim. Chiếu theo án lệ này, ông Bình quy ra số tiền đòi nhà nước Việt cộng phải bồi thường cho hơn 18 tháng họ giam giữ ông.
Nhà nước Cộng sản Việt lần này mướn tổ hợp Luật sư danh tiếng Anh quốc, Freshfields Bruckhaus Deringer LLP. Ðài VOA cho biết đã nhiều lần liên lạc chuyên viên tư vấn pháp lý của tổ hợp luật sư trên, nhưng đều không nhận được câu trả lời. Trong văn bản gửi đài VOA ngày 08.08.2017, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Trà chỉ trả lời chung cho gần 10 câu hỏi của đài này rằng: « Chúng tôi sẽ chuyển những câu hỏi này của phóng viên đến các cơ quan chức năng. Việt Nam luôn hoan nghênh và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tại Việt Nam. Mọi hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam. Những hành vi vi phạm pháp luật bị xử lý theo đúng các quy định pháp luật ». Ðến giờ này, Việt cộng còn tuyên truyền, lường gạt sao, Phương Trà ? Tiếp theo đó, tại cuộc họp báo chiều ngày 30.08.2017, Bộ trưởng-Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng trả lời báo Tuổi Trẻ rằng họ đang chờ phán quyết của Tòa Trọng tài Quốc tế ở Paris về vụ ông Trịnh Vĩnh Bình, một công dân Hòa Lan gốc Việt, kiện chính phủ Hà Nội đòi bồi thường 1,250 tỷ mỹ kim. Ông cũng không quên khoe ‘quan điểm của Hà Nội là tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch cho cả doanh nghiệp trong và ngoài nước’.
V.- TRANH TỤNG TRƯỚC TÒA ÁN TRỌNG TÀI QUỐC TẾ.
Tòa án Trọng tài Quốc tế (TATTQT), chiếu khiếu nại của nhà nước Việt cộng, đã yêu cầu ông Trịnh Vĩnh Bình ngưng tiếp xúc các cơ quan truyền thông. Do đó, ông này đã thực hiện điều đó vào lúc 23 giờ 30 ngày 29.07.2017.
A.- Toà án Trọng tài quốc tế (International Court of Arbitration, tiếng Anh và Cour Internationale d’Arbitrage, tiếng Pháp) là cơ quan giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế. Toà án này là một phần của Phòng Thương mại Quốc tế (ICC), gồm hơn 100 thành viên từ khoảng 90 quốc gia. Trụ sở trung ương được đặt tại Paris, Cộng hòa Pháp. Tòa án được thành lập năm 1923 dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch đầu tiên là ông Étienne Clémentel, cựu Tổng trưởng Tài chính Pháp.
B.- Phòng Thương mại Quốc tế (ICC, International Chamber of Commerce, tiếng Anh và Chambre de commerce internationale), tiếng Pháp) là tổ chức kinh doanh đại diện lớn nhất và tiêu biểu nhất thế giới. Nhiều trăm ngàn công ty thành viên ICC tại hơn 130 quốc gia có lợi ích trải rộng khắp mọi lĩnh vực của doanh nghiệp tư nhân.
TATTQT có ba hoạt động chính: thiết lập quy tắc, giải quyết tranh chấp, và vận động chính sách. Vì các công ty thành viên và các hiệp hội của nó tham gia vào hoạt động kinh doanh quốc tế, nên nó có quyền hạn vô song trong việc đưa ra các quy tắc chi phối hoạt động kinh doanh xuyên biên giới. Dù các quy tắc này là tự nguyện, nhưng chúng được tuân thủ trong vô số các giao dịch hàng ngày và đã trở thành một phần của thương mại quốc tế.
Mạng lưới toàn cầu của các ủy ban quốc gia trên 90 nước chủ trương ưu tiên kinh doanh ở cấp quốc gia và khu vực. Hơn 3.000 chuyên gia từ các công ty thành viên ICC cung cấp những kiến thức và kinh nghiệm của họ để xây dựng thành quan điểm của ICC về các vấn đề kinh doanh cụ thể. Bởi thế, ICC hỗ trợ công việc của Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới, và nhiều tổ chức liên chính phủ khác, cả quốc tế và khu vực, như G20 nhân danh cho kinh doanh quốc tế. ICC là tổ chức đầu tiên được địa vị tư vấn cho Hội đồng Kinh tế và Xã hội Liên Hiệp Quốc và giữ địa vị quan sát Liên Hiệp Quốc.
C.- Thủ tục Tố tụng Trọng Tài tại Tòa Trọng tài Quốc tế.
Các trọng tài viên TATTQT thực thi thẩm quyền theo các quy định trong Bản Quy tắc Tố tụng Trọng tài năm 2012, gốm 35 điều, có hiệu lực từ ngày 01.06.2014 (viết tắt: Bản Quy tắc). Nhiều thẩm quyền của Tòa án này gồm những quyết định vể địa điểm trọng tài, chỉ định và quyết định không thừa nhận các trọng tài, giám sát quá trình giải quyết bởi trọng tài hầu bảo đảm tiến trình giải quyết đó tuân theo Bản Quy tắc để xem xét đưa ra phán quyết chung thẩm. Tòa không tự mình giải quyết các tranh chấp, nhưng trao cho Hội đồng Trọng tài (HĐTT), TATTQT giữ vai trò kết nối các bên với HĐTT và bảo đảm các quyết định của trọng tài viên có hiệu lực bằng các chức năng xem xét, giám sát các quyết định này cùng các chức năng khác.
Việc thực hiện các chức năng này được thực hiện qua Ban Thư ký, gồm trên 80 luật sư và nhân viên, có thể giao tiếp bằng lối 25 ngôn ngữ. Ban này được chia thành 8 ‘nhóm giải quyết tranh chấp’. Mỗi trọng tài viên được chuyên môn hóa trong một nhóm này.
1./ Tiến trình Tố tụng Trọng tài khởi đầu khi nguyên đơn nộp Đơn Yêu cầu Tố tụng Trọng tài tại Ban Thư ký (Điều 4 Bản Quy tắc) kèm 3.000 mỹ kim (Chi phí hành chánh nhận Ðơn). Ban này cấp Biên nhận Ðơn cho đương sự. Trong Ðơn, nguyên đơn phải đưa ra những thông tin chi tiết cần thiết không giới hạn: lý lịch các bên và đại diện của mình, mô tả tranh chấp, yêu cầu đòi bồi thường, thỏa thuận trọng tài, ngôn ngữ trọng tài, … Ðồng thời, Ban Thư ký gởi một bản Đơn yêu cầu tố tụng trọng tài này cho bị đơn (bên bị thưa kiện) và yêu cầu nộp Bản trả lời theo Đơn kiện này và cả Ðơn kiện lại, nếu có (Điều 5) trong thời hạn 30 ngày. Ban Thư ký có thể tăng thời hạn này cho bị đơn.
2./ Chỉ định trọng tài viên.
Mỗi trọng tài viên phải duy trì tính vô tư và độc lập đối với các bên trong cuộc tố tụng trọng tài. Ðương sự phải tiết lộ bằng văn bản cho Ban Thư ký bất cứ sự kiện hay tình trạng nào gây nên sự hoài nghi về đặc tính đó trong mắt các bên. Trong việc chỉ định các trọng tài viên, TATTQT cứu xét quốc tịch của trọng tài viên tiềm năng, nơi cư trú và các mối quan hệ khác với các nước mà các bên và các trọng tài viên tiềm năng là công dân và khả năng của trọng tài viên tiềm năng thực hiện quá trình trọng tài theo Điều 13.1 Bản Quy tắc.
Số lượng trọng tài viên được thoả thuận bởi các bên là 1 hoặc 3 họp thành HÐTT (Điều 12). Nếu các bên không đồng ý về số lượng trọng tài, TATTQT sẽ chỉ định 1 trọng tài viên duy nhất, trừ khi sự cần thiết buộc phải chỉ định 3 trọng tài viên. Nếu không thể chỉ định, Toà sẽ chỉ định trọng tài khác. Điều này bao gồm cả việc chỉ định Chủ tịch HĐTT trong trường hợp các bên không đồng ý về việc chỉ định này.
3./ Điều khoản Tham chiếu (TOR).
Sau khi nhận hồ sơ kiện từ Ban Thư ký gửi đến, HĐTT sẽ soạn thảo ‘Bản Ðiều khoản Tham chiếu’ (TOR) dựa trên các văn bản giải trình của các bên trong vòng 2 tháng (Ðiều 23). TOR là văn bản trong tố tụng trọng tài được phân xử, bao gồm thỏa thuận ký kết giữa các bên và các trọng tài viên về các vấn đề liên quan đến thông tin chi tiết về các bên và các thông báo, tóm tắt luận cứ và yêu cầu đòi bồi thường của các bên và các vấn đề tố tụng khác.
TOR được thi hành theo thoả thuận vì mục đích tiến trình tố tụng trọng tài. Do đó, ngay sau khi các bên ký TOR, không bên nào đưa ra khiếu kiện mới nằm ngoài giới hạn TOR trừ phi được HĐTT cho phép, sau khi xem xét bản chất của yêu cầu khởi kiện mới, giai đoạn trọng tài và các vấn đề khác liên quan.
4./ Thực hiện Tố tụng Trọng tài và Quản lý vụ việc
Vì mục đích giải quyết vụ việc và bảo đảm việc thực hiện tiến trình tố tụng trọng tài được đưa ra, Điều 24 Bản Quy tắc yêu cầu sau khi TOR được ký, HĐTT tổ chức ‘phiên họp điều hành vụ việc’ để lấy ý kiến các bên về thủ tục thực hiện tố tụng trọng tài. Liên quan đến việc nộp tài liệu, Bản Quy tắc chỉ yêu cầu Đơn kiện và Bản phúc đáp tương ứng. Tiếp đến, HĐTT lập lịch trình tiến hành tố tụng trọng tài và chuyển đến TATTQT.
5./ Kết thúc Tố tụng Trọng tài và Ban hành phán quyết
Sau khi tiến hành phiên họp cuối cùng liên quan đến những vấn đề được quyết định trong phán quyết, HĐTT sẽ tuyên bố kết thúc tố tụng trọng tài (Điều 27). Sau tuyên bố này, không có bất kỳ đệ trình, tranh luận và bằng chứng nào được đưa ra thêm. Phán quyết cuối cùng (Ðiều 30) được đưa ra trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày các bên ký TOR và có thể gia hạn. Tuy nhiên, Bản Quy tắc cho phép một khoản thời gian để ban hành phán quyết linh hoạt hơn dựa trên quyết định của HĐTT hoặc phần lớn dựa trên sự đồng thuận của các bên. TATTQT có thể gia hạn thời gian nếu có yêu cầu hợp lý từ HĐTT.
Sau khi thông báo kết thúc thủ tục tố tụng trọng tài, HĐTT sẽ thông báo cho Ban Thư ký ngày mà HĐTT nộp bản thảo phán quyết để xin sự đồng ý của Tòa án Trọng tài Quốc tế.
Ngày 21.08.2017, phiên xử vụ kiện doanh nhân Trịnh Vĩnh Bình, người Hòa Lan gốc Việt, chống nhà nước Việt Nam bắt đầu. Ngày 27.08.2017, ông Bình ra về trong hớn hở, chiến thắng, nhưng không trả lời những đồng bào đang chờ đợi. Sự thật có như vậy không? Chúng tôi xin được tiếp kỳ sau.
Hà Minh Thảo
III.- NHÀ NƯỚC KHÔNG THỰC THI THỎA THUẬN SINGAPORE.
Sau khi Thỏa thuận Singapore được ký kết năm 2006, ông Trịnh Vĩnh Bình trở về Việt Nam. Đúng theo cam kết, Việt Nam miễn án tù và cho phép ông Bình ra vào nước dễ dàng. Báo chí lề đảng tuy không đề cập đến Bản thỏa thuận, nhưng tờ Lao Động ngày 11.06.2012 loan tin ‘ông Bình được Chính phủ ta giải quyết miễn chấp hành hình phạt tù, cho về Việt Nam’. Tuy nhiên, việc hoàn trả lại tài sản đã không được thực hiện như đã hứa hẹn trong Bản thỏa thuận.
Do đó, trong những năm từ 2006 đến 2014, ông Bình đã gửi rất nhiều đơn, có thể ‘cân ký được’ như ông nói, để xin giải quyết việc trả lại những địa điểm tài sản mà nhà nước đã long trọng cam kết. Nhưng họ, trong một lần duy nhất, khi nhận được đơn yêu cầu trả lại tài sản cho ông, đã có văn thư trả lời. Ðó là, vào tháng 9/2008, Bộ Tư pháp Việt cộng gửi một văn thư báo cho ông Bình biết là ‘Bộ đang nghiên cứu, xem xét theo quy định của pháp luật’. Nhưng, hình như đã mệt hay vì không theo ‘thủ tục đầu tiên’, kể từ sau văn thư này, Bộ Tư pháp đã ‘bặt vô âm tín’.
Ngày 12.10.2009, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao gửi một văn bản đến Lãnh đạo Bộ Tư pháp đề nghị Bộ này ‘có ý kiến’ với Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, ‘chỉ đạo Ủy ban nhân dân thị trấn Phú Mỹ, huyện Tân Thành dừng việc san lấp, sử dụng đất có liên quan tới việc khiếu tố để chờ ý kiến kết luận giải quyết cuối cùng của cơ quan chức năng, tránh việc khiếu tố kéo dài, phá vỡ cam kết’. Tuy nhiên, những chỉ đạo từ bên trên đã không hề có hiệu lực trên thực tế tại địa phương.
Gần đây, trong các ngày 24 và 25.07.2017, đài VOA (Tiếng nói Mỹ quốc) liên lạc trực tiếp với lãnh đạo Bộ Tư pháp để xác minh việc này nhưng chỉ được trả lời ‘bận’ và từ chối trả lời các câu hỏi liên quan đến vụ Trịnh Vĩnh Bình.
Cũng trong thời gian này, ông Bình nhận được lời giải thích từ phía đại diện Việt Nam về việc không hoàn trả các tài sản đã tịch biên. Ông Bình kể cho VOA: « Đoàn đàm phán Việt Nam trình bày lý do tài sản bị sang tay, không thể trả lại ».
Ông Bình kể họ nói như thế này: « Chúng tôi cũng đã nghiên cứu để giải quyết cho ông Bình theo thỏa thuận Singapore. Nhưng khi về, chúng tôi gặp khó khăn là những tài sản đó bây giờ đứng tên người thứ 2, thứ 3…’, tức là họ sang tay, bán mấy lần rồi. Cái câu ‘thứ 2, thứ 3’ là đúng. Nhưng tôi muốn nói cái dối của họ là họ qua họp khoảng năm 2014, 2015. Trong khi chính người phát ngôn đó hồi năm 2009, 2010, trong một văn bản, tìm cách lý giải ‘tiêu chí’ mà trong Bản Thỏa thuận có ghi là từ ‘hợp lý’. Họ đưa ra hàng lô những cái mà họ cho là không hợp lý để không trả tài sản lại ». Theo ông Bình, Việt cộng đã cố tình thêm chữ ‘hợp lý’ vào Bản Thỏa thuận, trong khi trước đó trong các bản thảo thương lượng, họ cam kết trả lại toàn bộ tài sản cho ông.
Tại Việt Nam, báo chí thời gian này cũng đưa tin về chuyện nhiều tài sản của ông Bình đã bị ‘xà xẻo’, tự ý bán một cách ‘tùy tiện và cẩu thả’, đi kèm với tin truy tố một vài cán bộ thuộc Cục thi hành án dân sự, chỉ là ‘những con tép riu’ ở tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có dính líu đến vụ án này.
Báo Thanh Niên ngày 11.06.2012 nói « Ðã có nhiều sai phạm trong thời kỳ hậu vụ án. Nhiều tài sản của ông Bình bị bán một cách ‘bất minh’, trong đó có khu ‘đất đẹp’ giá rẻ về tay người nhà ‘của 3 cán bộ thi hành án’ ». Cũng theo báo này, ‘trong quá trình kê biên khu nhà kho thuộc tài sản của ông Bình, các cán bộ này đã phát hiện ra 12 xe ô tô trong nhà kho không được tuyên trong bản án. Thay vì phải xác minh làm rõ nguồn gốc, chủ sở hữu, Hoàng và Linh (2 trong số 3 cán bộ) vội vàng tiến hành việc cưỡng chế, tịch biên số tài sản này.”
Trong thời gian tài sản của ông Bình bị sang tay, chi a chát vô tội vạ ở địa phương, lãnh đạo trung ương cũng có những ‘chỉ đạo’ xuống cho các bộ, ngành và địa phương liên quan đến vấn đề tài sản của ông Bình. Một văn bản đóng dấu ‘Hỏa tốc’ của Văn phòng chính phủ gửi cho Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Tòa án Nhân dân Tối cao và Tòa phúc thẩm tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) ngày 02.04.2010 ghi rõ: ‘Giao Bộ Tư pháp chủ trì họp với Tòa án Nhân dân Tối cao, Tòa phúc thẩm Tòa án Nhân dân Tối cao tại TP.HCM và Ủy ban Nhân dân (UBND) các địa phương có liên quan bàn thống nhất biện pháp xử lý tài sản liên quan đến vụ kiện Trịnh Vĩnh Bình theo đúng quy định của pháp luật; báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ trong tháng 4/2010’.
Trước đó, một văn bản từ Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao ngày 12.10.2009 gửi Lãnh đạo Bộ Tư pháp cũng đề nghị Bộ này ‘có ý kiến’ với UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, ‘chỉ đạo UBND thị trấn Phú Mỹ, huyện Tân Thành dừng việc san lấp, sử dụng đất có liên quan tới việc khiếu tố để chờ ý kiến kết luận giải quyết cuối cùng của cơ quan chức năng, tránh việc khiếu tố kéo dài, phá vỡ cam kết’. Tuy nhiên, những chỉ đạo từ bên trên đã không có hiệu lực thực tế tại địa phương vì, ở đó, bên dưới đã chia nhau.
Còn hy vọng nơi chế độ ‘trên bảo, dưới không nghe’, năm 2012, ông Bình đã về Việt Nam và đến gặp đồng chí Nguyễn Thị Bình, cựu Chủ tịch nước mà ông đã tận tai nghe bà chất vấn ông Trịnh Hồng Dương, Chánh án Tối cao trước Quốc hội (thời Nông Đức Mạnh là Chủ tịch) về vụ án của ông ngày 20.05.1999. Ông thuật : « Tôi đến cầu cứu bà ấy. Bà Bình thở dài, ngả người ra sau ghế và nói ‘Bình ơi, chị bây giờ không còn quyền chức, không làm gì hết. Thời chị còn quyền chức, chị nói còn chưa nghe nữa mà. Thôi để chị thử ». Ngày 26.12.2012, bà Bình viết thư cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và ‘đề nghị đồng chí có thể dành ra một ít thời gian chủ trì cuộc họp với các bộ ngành và các tỉnh có liên quan để giải quyết dứt điểm việc này, giữ uy tín cho Chính phủ, đảm bảo công bằng và nghiêm minh của pháp luật, tránh những phức tạp có thể xảy ra không cần thiết’.
{Chế độ cộng sản Hà nội có những đặc tính vượt mức ‘văn minh nhân loại’. Tại đây, chúng ta hãy nhắc đến hai :
1./ ‘Trên nói, dưới không nghe’. Trong chế độ độc tài này, chỉ có đảng viên mới được trao các chức vụ. Giữa họ, chúng quá biết là việc chia chát quyền chỉ dựa vào phe nhóm. Nếu một đồng chí A có chức thấp hơn đồng chí B trong nhà nước, nhưng thuộc phe nhóm có thế mạnh hơn trong đảng. Nếu muốn, đồng chí A không tuân chỉ thị từ đồng chí B vì có ‘dù che’. Trong chế độ dân chủ, chức quyền do người dân bầu ủy nhiệm. Quyền và nhiệm vụ từng chức vụ được quy định bởi Hiến pháp và luật lệ do Quốc hội biểu quyết, Chính phủ thi hành và, nếu có vi phạm, Tòa án xét xử và tuyên án.
Do dốt nguyên tắc đó, các lãnh đạo cao cấp Việt cộng, khi công du các nước dân chủ (Úc, Pháp, Anh,…) rất ngạc nhiên khi nhận thấy các cấp chính quyền trung ương và địa phương được tro cho những chính trị gia thuộc các đảng đối lập nhau, nhưng hoạt động rất nhịp nhàng và hữu hiệu cho toàn xã hội.
Ngày 08.09.2017, đài RFA (Á châu Tự do) loan tin : « Hai ông Đỗ Duy Thường, nguyên Phó Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc TP.HCM và Lý Ngọc Thạch, Trưởng ban Dân chủ và Pháp luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM, than phiền về việc giám sát cán bộ cao cấp thật khó khăn do nơi ở kín cổng cao tường và có bảo vệ. Thậm chí đoàn giám sát tới, bảo vệ mời đi chỗ khác.
2./ ‘Để lâu cứt trâu hóa bùn’. Nhờ vào ‘đức tính’ này mà cộng sản Việt đã thắng Pháp và Mỹ. Khi cùng nông dân làm làm việc đồng áng, con trâu đại tiện ngay trong ruộng và sản phẩm của nó, sau một thời gian, người ta không còn phân biệt nó với bùn nữa. Sau thế chiến thứ 2, người dân Pháp đã ‘ngán’ chiến tranh, cộng sản Pháp đã ‘đâm sau lưng chiến sĩ’ bằng cung cấp mật tin cho Việt minh để đưa tới thất thủ Ðiện biên phủ và phải ký Hiệp định Geneva ngày 20.07.1954. Người cộng sản, nằm tại quê nhà, nhận súng đạn Nga và Tàu để cứ giết người, bất kể Pháp hay Việt. Chết bao nhiêu và kéo dài bao lâu cũng được cho đến khi từ ‘khủng bố’ được Quốc Tế vinh danh ‘kẻ chiến thắng’ và được chiếm Miền Bắc để cai trị một dân số Việt cao hơn Miền Nam. Không học được bài đó, nhà nước Mỹ xua quân vào Việt Nam Cộng hòa để, sau khi chiến tranh đã cướp đi sinh mạng của 58.315 công dân Mỹ, đã rút lui ‘trong danh dự’. Nhờ phản bội lời hứa với Việt Nam Cộng hòa để trọn nước Việt Nam rơi vào tay Việt cộng.
Trong vụ ông Trịnh Vĩnh Bình, dù nhà nước đã hứa hoàn trả tài sản cho kiều bào nạn nhân. Nhưng nay, đồng đảng đã chia nhau của cải này thì nhà nước cử để thời gian trôi qua cho đến khi ông Bình nãn lòng bỏ đi như các cường quốc Pháp và Mỹ đã làm. Trong trường hợp Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc ở Liên bang Ðức, nhà nước cũng đang ‘Để lâu cứt trâu hóa bùn’ đối với cường quốc kinh tế này như ông Hồ Ngọc Thắng, một người Việt ‘nằm vùng’ trong sở Di dân Liên bang, viết ‘Tôi tin rằng, vài ngày nữa, chậm nhất vài tuần, sự kiện Trịnh Xuân Thanh sẽ chìm trong sự lãng quên. Cũng chẳng tốt đẹp gì cho Nhà nước Đức, nếu ai nhắc lại vụ việc này’.
Ngày 17.08.2017, ông Nguyễn Vi Khải, thành viên trong Ban Cố vấn Thủ tướng Phan Văn Khải trong thời gian diễn ra thương lượng giữa ông Bình và nhà nước Việt Nam lần thứ nhất (những năm 2003–2006), nhận định: « Đây là ví dụ của tình trạng ‘hình sự hóa các quan hệ kinh tế’ lúc đó. Người ta xử án theo kiểu ‘bỏ túi’ (tức là án Kangaroo). ‘Án Kangaroo’ là, trong Phiên tòa, mặc mọi người cứ nói thế nào cũng được, khi tuyên án, Chánh án cứ xử theo lịnh của Cộng đảng mà để phỉ nhổ, đồng bào dùng hình ảnh ‘bỏ túi’. Cho đến ngày nay, ‘án Kangaroo’ vẫn thịnh hành, như trong vụ xử hai phụ nữ can đảm yêu nước Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (10 năm tù) và Trần Thị Nga (9 năm tù). Các cấp trên chính phủ có can thiệp vào thì cũng phải theo án lệ này. Trong khi đó các trọng tội làm thất thoát hàng nghìn tỷ tài sản quốc gia thì đáng nhẽ phải hình sự hóa những vụ đó, thì lại hành chính hóa các tội phạm này, để cho các tội phạm này trốn ra nước ngoài dễ dàng bằng cách đi chữa bệnh, đi học… như trường hợp Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đình Duy… ». Cũng theo ông này thì Thủ tướng Phan Văn Khải đã có bút phê gửi Bộ trưởng Công an Lê Minh Hương yêu cầu xem lại trường hợp của Trịnh Vĩnh Bình, nhưng vô hiệu quả vì một ‘nhà nước vô tài và thất đức’. Ngày 17.08.2017, ông Đinh Hoàng Thắng, cựu Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Amsterdam kể lại: « Phản ứng Chính phủ Hòa Lan khi đó rất gay gắt, yêu cầu chính phủ Việt Nam phải xét xử lại, không được thực thi phán quyết bất lợi đối với ông Trịnh Vĩnh Bình, và phải thực thi đúng cam kết bảo hộ đầu tư song phương. Trên thực tế, vụ việc này khi đó ảnh hưởng sâu sắc tới quan hệ bang giao hai nước Việt và Hòa Lan, tạo ra hệ luỵ ‘hữu hình và vô hình’». Sự tàn tệ như vậy làm hài lòng bọn phản chiến và những phần tử ‘trí thức thành phần thứ ba’ thân cộng chưa ?
IV.- DOANH NHÂN GÔÁC VIỆT PHẢI TÁI KIỆN NHÀ NƯỚC VIỆT.
Mặc dù Đại tá-Luật gia Lê Mai Anh đã từng, sau khi nhận được kêu cứu từ ông Bình, đã cảnh báo ‘Trả lại tiền cho ông ấy bây giờ là khó khăn lắm. Không thể có chuyện ấy được đâu. Nhưng mà ông ấy vẫn cứ tin Nhà nước mình nên ông ấy cứ chờ đợi từ năm này sang năm khác’. Tuy nhiên, tháng 1/2015, ông quyết định khởi kiện Chính phủ Việt Nam ra Tòa Trọng tài Quốc tế lần thứ hai và đã chuyển hồ sơ vụ kiện lần này cho tổ hợp luật sư nổi tiếng Mỹ: King & Spalding. Lần này, ông đòi nhà nước Việt Nam phải bồi thường ít nhất 1,25 tỷ (1.250.000.000) mỹ kim, được chiết tính như sau :
Mục 1 :
- 1a. những tài sản mà chính phủ Việt Nam tịch thu hay chiếm đoạt trái phép, vi phạm luật pháp quốc tế về hiệp thương : Luật đầu tư liên quan đến Hiệp thương đầu tư song phương giữa Hòa Lan và Việt Nam ;
- 1b. do vụ án gây ra một số hệ quả, nên những hệ quả đó cũng được liệt kê vào để đòi đền bù.
Mục 2, chiếu theo án lệ có từ một vụ kiện nhốt tù oan sai ở Mỹ. Trong vụ kiện này, người bị nhốt tù oan 4,5 ngày đã được tòa xử buộc Chính phủ Mỹ phải bồi thường 5 triệu mỹ kim. Theo đó, một ngày bị tù oan được bồi thường khoảng 800.000 mỹ kim. Chiếu theo án lệ này, ông Bình quy ra số tiền đòi nhà nước Việt cộng phải bồi thường cho hơn 18 tháng họ giam giữ ông.
Nhà nước Cộng sản Việt lần này mướn tổ hợp Luật sư danh tiếng Anh quốc, Freshfields Bruckhaus Deringer LLP. Ðài VOA cho biết đã nhiều lần liên lạc chuyên viên tư vấn pháp lý của tổ hợp luật sư trên, nhưng đều không nhận được câu trả lời. Trong văn bản gửi đài VOA ngày 08.08.2017, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Trà chỉ trả lời chung cho gần 10 câu hỏi của đài này rằng: « Chúng tôi sẽ chuyển những câu hỏi này của phóng viên đến các cơ quan chức năng. Việt Nam luôn hoan nghênh và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tại Việt Nam. Mọi hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam. Những hành vi vi phạm pháp luật bị xử lý theo đúng các quy định pháp luật ». Ðến giờ này, Việt cộng còn tuyên truyền, lường gạt sao, Phương Trà ? Tiếp theo đó, tại cuộc họp báo chiều ngày 30.08.2017, Bộ trưởng-Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng trả lời báo Tuổi Trẻ rằng họ đang chờ phán quyết của Tòa Trọng tài Quốc tế ở Paris về vụ ông Trịnh Vĩnh Bình, một công dân Hòa Lan gốc Việt, kiện chính phủ Hà Nội đòi bồi thường 1,250 tỷ mỹ kim. Ông cũng không quên khoe ‘quan điểm của Hà Nội là tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch cho cả doanh nghiệp trong và ngoài nước’.
V.- TRANH TỤNG TRƯỚC TÒA ÁN TRỌNG TÀI QUỐC TẾ.
Tòa án Trọng tài Quốc tế (TATTQT), chiếu khiếu nại của nhà nước Việt cộng, đã yêu cầu ông Trịnh Vĩnh Bình ngưng tiếp xúc các cơ quan truyền thông. Do đó, ông này đã thực hiện điều đó vào lúc 23 giờ 30 ngày 29.07.2017.
A.- Toà án Trọng tài quốc tế (International Court of Arbitration, tiếng Anh và Cour Internationale d’Arbitrage, tiếng Pháp) là cơ quan giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế. Toà án này là một phần của Phòng Thương mại Quốc tế (ICC), gồm hơn 100 thành viên từ khoảng 90 quốc gia. Trụ sở trung ương được đặt tại Paris, Cộng hòa Pháp. Tòa án được thành lập năm 1923 dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch đầu tiên là ông Étienne Clémentel, cựu Tổng trưởng Tài chính Pháp.
B.- Phòng Thương mại Quốc tế (ICC, International Chamber of Commerce, tiếng Anh và Chambre de commerce internationale), tiếng Pháp) là tổ chức kinh doanh đại diện lớn nhất và tiêu biểu nhất thế giới. Nhiều trăm ngàn công ty thành viên ICC tại hơn 130 quốc gia có lợi ích trải rộng khắp mọi lĩnh vực của doanh nghiệp tư nhân.
TATTQT có ba hoạt động chính: thiết lập quy tắc, giải quyết tranh chấp, và vận động chính sách. Vì các công ty thành viên và các hiệp hội của nó tham gia vào hoạt động kinh doanh quốc tế, nên nó có quyền hạn vô song trong việc đưa ra các quy tắc chi phối hoạt động kinh doanh xuyên biên giới. Dù các quy tắc này là tự nguyện, nhưng chúng được tuân thủ trong vô số các giao dịch hàng ngày và đã trở thành một phần của thương mại quốc tế.
Mạng lưới toàn cầu của các ủy ban quốc gia trên 90 nước chủ trương ưu tiên kinh doanh ở cấp quốc gia và khu vực. Hơn 3.000 chuyên gia từ các công ty thành viên ICC cung cấp những kiến thức và kinh nghiệm của họ để xây dựng thành quan điểm của ICC về các vấn đề kinh doanh cụ thể. Bởi thế, ICC hỗ trợ công việc của Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới, và nhiều tổ chức liên chính phủ khác, cả quốc tế và khu vực, như G20 nhân danh cho kinh doanh quốc tế. ICC là tổ chức đầu tiên được địa vị tư vấn cho Hội đồng Kinh tế và Xã hội Liên Hiệp Quốc và giữ địa vị quan sát Liên Hiệp Quốc.
C.- Thủ tục Tố tụng Trọng Tài tại Tòa Trọng tài Quốc tế.
Các trọng tài viên TATTQT thực thi thẩm quyền theo các quy định trong Bản Quy tắc Tố tụng Trọng tài năm 2012, gốm 35 điều, có hiệu lực từ ngày 01.06.2014 (viết tắt: Bản Quy tắc). Nhiều thẩm quyền của Tòa án này gồm những quyết định vể địa điểm trọng tài, chỉ định và quyết định không thừa nhận các trọng tài, giám sát quá trình giải quyết bởi trọng tài hầu bảo đảm tiến trình giải quyết đó tuân theo Bản Quy tắc để xem xét đưa ra phán quyết chung thẩm. Tòa không tự mình giải quyết các tranh chấp, nhưng trao cho Hội đồng Trọng tài (HĐTT), TATTQT giữ vai trò kết nối các bên với HĐTT và bảo đảm các quyết định của trọng tài viên có hiệu lực bằng các chức năng xem xét, giám sát các quyết định này cùng các chức năng khác.
Việc thực hiện các chức năng này được thực hiện qua Ban Thư ký, gồm trên 80 luật sư và nhân viên, có thể giao tiếp bằng lối 25 ngôn ngữ. Ban này được chia thành 8 ‘nhóm giải quyết tranh chấp’. Mỗi trọng tài viên được chuyên môn hóa trong một nhóm này.
1./ Tiến trình Tố tụng Trọng tài khởi đầu khi nguyên đơn nộp Đơn Yêu cầu Tố tụng Trọng tài tại Ban Thư ký (Điều 4 Bản Quy tắc) kèm 3.000 mỹ kim (Chi phí hành chánh nhận Ðơn). Ban này cấp Biên nhận Ðơn cho đương sự. Trong Ðơn, nguyên đơn phải đưa ra những thông tin chi tiết cần thiết không giới hạn: lý lịch các bên và đại diện của mình, mô tả tranh chấp, yêu cầu đòi bồi thường, thỏa thuận trọng tài, ngôn ngữ trọng tài, … Ðồng thời, Ban Thư ký gởi một bản Đơn yêu cầu tố tụng trọng tài này cho bị đơn (bên bị thưa kiện) và yêu cầu nộp Bản trả lời theo Đơn kiện này và cả Ðơn kiện lại, nếu có (Điều 5) trong thời hạn 30 ngày. Ban Thư ký có thể tăng thời hạn này cho bị đơn.
2./ Chỉ định trọng tài viên.
Mỗi trọng tài viên phải duy trì tính vô tư và độc lập đối với các bên trong cuộc tố tụng trọng tài. Ðương sự phải tiết lộ bằng văn bản cho Ban Thư ký bất cứ sự kiện hay tình trạng nào gây nên sự hoài nghi về đặc tính đó trong mắt các bên. Trong việc chỉ định các trọng tài viên, TATTQT cứu xét quốc tịch của trọng tài viên tiềm năng, nơi cư trú và các mối quan hệ khác với các nước mà các bên và các trọng tài viên tiềm năng là công dân và khả năng của trọng tài viên tiềm năng thực hiện quá trình trọng tài theo Điều 13.1 Bản Quy tắc.
Số lượng trọng tài viên được thoả thuận bởi các bên là 1 hoặc 3 họp thành HÐTT (Điều 12). Nếu các bên không đồng ý về số lượng trọng tài, TATTQT sẽ chỉ định 1 trọng tài viên duy nhất, trừ khi sự cần thiết buộc phải chỉ định 3 trọng tài viên. Nếu không thể chỉ định, Toà sẽ chỉ định trọng tài khác. Điều này bao gồm cả việc chỉ định Chủ tịch HĐTT trong trường hợp các bên không đồng ý về việc chỉ định này.
3./ Điều khoản Tham chiếu (TOR).
Sau khi nhận hồ sơ kiện từ Ban Thư ký gửi đến, HĐTT sẽ soạn thảo ‘Bản Ðiều khoản Tham chiếu’ (TOR) dựa trên các văn bản giải trình của các bên trong vòng 2 tháng (Ðiều 23). TOR là văn bản trong tố tụng trọng tài được phân xử, bao gồm thỏa thuận ký kết giữa các bên và các trọng tài viên về các vấn đề liên quan đến thông tin chi tiết về các bên và các thông báo, tóm tắt luận cứ và yêu cầu đòi bồi thường của các bên và các vấn đề tố tụng khác.
TOR được thi hành theo thoả thuận vì mục đích tiến trình tố tụng trọng tài. Do đó, ngay sau khi các bên ký TOR, không bên nào đưa ra khiếu kiện mới nằm ngoài giới hạn TOR trừ phi được HĐTT cho phép, sau khi xem xét bản chất của yêu cầu khởi kiện mới, giai đoạn trọng tài và các vấn đề khác liên quan.
4./ Thực hiện Tố tụng Trọng tài và Quản lý vụ việc
Vì mục đích giải quyết vụ việc và bảo đảm việc thực hiện tiến trình tố tụng trọng tài được đưa ra, Điều 24 Bản Quy tắc yêu cầu sau khi TOR được ký, HĐTT tổ chức ‘phiên họp điều hành vụ việc’ để lấy ý kiến các bên về thủ tục thực hiện tố tụng trọng tài. Liên quan đến việc nộp tài liệu, Bản Quy tắc chỉ yêu cầu Đơn kiện và Bản phúc đáp tương ứng. Tiếp đến, HĐTT lập lịch trình tiến hành tố tụng trọng tài và chuyển đến TATTQT.
5./ Kết thúc Tố tụng Trọng tài và Ban hành phán quyết
Sau khi tiến hành phiên họp cuối cùng liên quan đến những vấn đề được quyết định trong phán quyết, HĐTT sẽ tuyên bố kết thúc tố tụng trọng tài (Điều 27). Sau tuyên bố này, không có bất kỳ đệ trình, tranh luận và bằng chứng nào được đưa ra thêm. Phán quyết cuối cùng (Ðiều 30) được đưa ra trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày các bên ký TOR và có thể gia hạn. Tuy nhiên, Bản Quy tắc cho phép một khoản thời gian để ban hành phán quyết linh hoạt hơn dựa trên quyết định của HĐTT hoặc phần lớn dựa trên sự đồng thuận của các bên. TATTQT có thể gia hạn thời gian nếu có yêu cầu hợp lý từ HĐTT.
Sau khi thông báo kết thúc thủ tục tố tụng trọng tài, HĐTT sẽ thông báo cho Ban Thư ký ngày mà HĐTT nộp bản thảo phán quyết để xin sự đồng ý của Tòa án Trọng tài Quốc tế.
Ngày 21.08.2017, phiên xử vụ kiện doanh nhân Trịnh Vĩnh Bình, người Hòa Lan gốc Việt, chống nhà nước Việt Nam bắt đầu. Ngày 27.08.2017, ông Bình ra về trong hớn hở, chiến thắng, nhưng không trả lời những đồng bào đang chờ đợi. Sự thật có như vậy không? Chúng tôi xin được tiếp kỳ sau.
Hà Minh Thảo
VietCatholic TV
Câu chuyện Cây Thánh Giá Hòa Giải ở Colombia
VietCatholic Network
03:34 12/09/2017
Những sinh hoạt chủ yếu của Đức Thánh Cha Phanxicô trong ngày 8 tháng 9 đã diễn ra tại Villavicencio, nơi đã từng xảy ra những trận đánh kinh hoàng và thường xuyên giữa phiến quân cánh tả, quân chính phủ và các dân quân cánh hữu trong suốt 52 năm nội chiến.
Buổi sáng, ngài chủ tọa thánh lễ tuyên phong Chân Phước cho hai vị giáo sĩ bị sát hại vì đức tin trong cuộc nội chiến này và ban chiều ngài chủ tọa buổi Gặp Gỡ Hòa Giải Quốc Gia, vốn là mục tiêu hàng đầu của chuyến tông du lần này.
Thật vậy, chính phủ đã ký một thỏa thuận với nhóm phiến quân FARC hồi tháng 11 năm ngoái sau 52 năm xung đột khiến 260,000 người thiệt mạng, 60,000 người mất tích, và hơn 7 triệu người phải di dời. Các hiệp định hòa bình nói trên được ký kết là do chủ ý của chính phủ, với sự hậu thuẫn của Tòa Thánh, bất chấp ý nguyện của nhân dân Colombia. Các cuộc trưng cầu dân ý đều cho thấy đa số người dân Colombia chống lại các thỏa thuận ngưng bắn này.
Thách đố lớn nhất của Đức Thánh Cha Phanxicô trong chuyến tông du này là làm sao thuyết phục người dân Colombia chấp nhận các thỏa ước đã được chính phủ ký kết với các nhóm phiến quân; và cổ vũ sự hiệp nhất trong Giáo Hội.
Đó là bối cảnh của buổi Gặp Gỡ Hòa Giải Quốc Gia mà Như Ý sẽ tường thuật với quý vị và anh chị em trong chương trình này.
Buổi gặp gỡ đã diễn ra tại công viên các vị lập quốc Colombia, tiếng địa phương gọi là Los Fundadores.
Đây là công viên lớn nhất thành phố Villavicencio, rộng 6 mẫu tây, có một quảng trường hình tròn nơi có đài kỷ niệm các vị lập quốc Colombia, do ông Rodrrigo Arenas Betancourt xây. Bức tượng đồng diễn tả một người đàn ông thuộc chủng tộc Ianos, đặt trên hai con ngựa, hai cánh tay cầm con chim Corocora là loại chim đặc biệt của vùng này. Công viên có nhiều đường lát đá, các vườn cây, vùng giải trí giáo dục dành cho trẻ em, các ao hồ và một phông ten lớn tân thời gồm ba cổng mầu xanh đa trời. Đây là nơi có rất đông khách du lịch và dân chúng lui tới, và là nơi tổ chức nhiều biến cố văn hoá và nghệ thuật.
Cây Thánh Giá hoà giải được dựng tại quảng trường các vị lập quốc là cây Thánh Giá đã được rước qua vùng Đông Ianes hồi năm 2012. Dưới đế Thánh Giá có gắn một bảng ghi số các nạn nhân của các vụ bắt cóc, sát hại và mìn chống người gây đổ máu cho vùng này trong cuộc nội chiến dài từ năm 1964 tới 2016.
Đức Thánh Cha đã đến công viên lúc 17 giờ 20. Hiện diện tại công viên có tổng thống Colombia, khoảng 400 trẻ em và một nhóm thổ dân. Đức Thánh Cha được vài trẻ em tiếp đón và tháp tùng tới Thánh Giá hoà giải, trong khi một ca đoàn hát một bài thánh ca truyền thống. Tiếp đến là tiếng kèn truy diệu và một phút thinh lặng cầu nguyện cho những người đã chết.
Kế đó là các chứng từ của nhiều người Colombia từng chịu đau khổ cách này cách khác trong cuộc nội chiến tiếp diễn hơn một nửa thế kỷ qua.
Pastora Mira mất đứa con gái và đứa con trai trong cuộc tranh chấp. Thế nhưng bà đã chăm sóc một trong những tên sát hại con trai bà, cho rằng chính đức tin đã giúp bà tha thứ.
Luz Dary chịu nhiều vết thương nặng vì mìn bẫy, nhưng đã phục hồi và nay đang làm việc để loại trừ các đe dọa của chúng và giúp các người bị thương khác.
Những người khác thuộc các nhóm phiến quân cho biết họ đã nhận ra sự vô nghĩa của bạo lực và đã thay đổi cuộc sống mình để làm việc cho hòa bình.
Trong diễn từ với những người hiện diện, Đức Thánh Cha nói:
“Tôi đến đây với lòng kính trọng và ý thức rõ ràng rằng như Môsê tôi đang đứng trên mảnh đất thánh thiêng”. Đó là lời Đức Phanxicô ngỏ với người Colombia ngày 8 tháng 9, tại buổi Gặp Gỡ Hòa Giải Quốc Gia tại Villavicencio, Colombia.
Ngài nói với đám đông trong đó nhiều người bị mất người thân yêu hoặc bị thương tích trong cuộc nội chiến kéo dài hơn nửa thế kỷ nay rằng “anh chị em mang theo cõi lòng và xác thịt các dấu chỉ ký ức sống động gần đây của dân tộc anh chị em, vốn được đánh dấu bằng các biến cố bi thảm nhưng cũng đầy các nghĩa cử anh hùng, tình người vĩ đại, và các giá trị tâm linh cao cả là niềm tin và niềm hy vọng”.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô cầu nguyện cho mọi nạn nhân của cuộc nội chiến, các nạn nhân thiệt mạng, bị thương, mất tích, di tản, tỵ nạn, què cụt, ít nhất 8 triệu người. Colombia là một đất nước có con số người di tản trong nước đông nhất thế giới: 7 triệu người.
Ngài nói tiếp: “tôi hiện diện ở đây không hẳn để nói, nhưng để gần gũi anh chị em và được tận mắt nhìn thấy anh chị em, lắng nghe anh chị em và mở lòng tôi ra đối với chứng tá sống và tin của anh chị em. Và nếu anh chị em cho phép, tôi cũng muốn được ôm và cùng khóc với anh chị em. Tôi muốn chúng ta cùng nhau cầu nguyện và tha thứ cho nhau, tôi cũng cần xin sự tha thứ, để, cùng nhau, chúng ta có thể tìm kiếm và tiến vào đức tin và đức cậy”.
Đức Thánh Cha nói rằng “Tôi cám ơn các anh chị em của chúng ta đã chia sẻ các chứng từ của họ với chúng ta, nhân danh nhiều người khác. Được nghe các câu truyện của họ là điều tốt xiết bao đối với chúng ta! Tôi rất xúc động khi lắng nghe họ.
“Đó là những câu truyện về đau khổ và sầu não, nhưng trên hết, chúng cũng là những câu truyện về yêu thương và tha thứ nói với chúng ta về sự sống và niềm hy vọng; những câu truyện về việc không để hận thù, trả đũa hay đau đớn kiểm soát cõi lòng chúng ta”.
Đức Giáo Hoàng kết thúc các nhận định của ngài bằng lời kêu gọi hòa bình và hoà giải, đặt các ý nguyện này dưới chân Tượng Chịu Nạn Bojayá, tức bức tượng cụt tay cụt chân cứu được từ ngôi thánh đường bị đạn súng cối phá sập khiến 79 người thiệt mạng.
Ngài ngỏ với dân chúng như một lời tâm tình rằng: “Sau cùng, trong tư cách một người anh và một người cha, tôi muốn thưa điều này: Hỡi Colombia, hãy mở cõi lòng mình ra như Dân Thiên Chúa và hãy hòa giải. Đừng sợ cả sự thật lẫn công lý. Nhân dân Colombia thân yêu, đừng sợ phải xin tha thứ và cung hiến sự tha thứ. Đừng chống lại sự hoà giải này, một sự hoà giải cho phép anh chị em xích lại gần nhau và gặp gỡ nhau như anh chị em, và thắng vượt hận thù.
“Nay là lúc để hàn gắn các thương tích, bắc các cây cầu, khắc phục các dị biệt. Nay là lúc để tháo ngòi hận thù, từ bỏ trả đũa, và chào đón việc sống chung dựa trên công lý, sự thật, việc tạo ra một nền văn hóa gặp gỡ huynh đệ chân chính. Uớc chi chúng ta sống hòa hợp và liên đới, như lòng Chúa muốn. Chúng ta hãy cầu nguyện để trở thành những người xây dựng hòa bình, để nơi nào có hận thù ghen ghét, chúng ta mang đến tình yêu và lòng thương xót”.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Sau lễ nghi tưởng niệm các nạn nhân Đức Thánh Cha đã trồng một cây kỷ niệm, như biểu tượng cho một cuộc sống mới. Kết thúc lễ nghi Đức Thánh Cha đã từ giã mọi người để ra phi trường cách đó 10 cây số rưỡi đáp máy bay trở về thủ đô Bogota. Máy bay chở Đức Thánh Cha và đoàn tuỳ tùng đã về tới phi trường quân sự Catam của thủ đô Bogota sau 40 phút bay. Từ phi trường Đức Thánh Cha đã đi xe về Toà Sứ Thần cách đó 12 cây số để dùng bữa tối và nghỉ đêm. Trước Toà Sứ Thần có đông đảo các nạn nhân của bạo lực, quân nhân, cảnh sát và cựu du kích quân chào đón Đức Thánh Cha.
Buổi sáng, ngài chủ tọa thánh lễ tuyên phong Chân Phước cho hai vị giáo sĩ bị sát hại vì đức tin trong cuộc nội chiến này và ban chiều ngài chủ tọa buổi Gặp Gỡ Hòa Giải Quốc Gia, vốn là mục tiêu hàng đầu của chuyến tông du lần này.
Thật vậy, chính phủ đã ký một thỏa thuận với nhóm phiến quân FARC hồi tháng 11 năm ngoái sau 52 năm xung đột khiến 260,000 người thiệt mạng, 60,000 người mất tích, và hơn 7 triệu người phải di dời. Các hiệp định hòa bình nói trên được ký kết là do chủ ý của chính phủ, với sự hậu thuẫn của Tòa Thánh, bất chấp ý nguyện của nhân dân Colombia. Các cuộc trưng cầu dân ý đều cho thấy đa số người dân Colombia chống lại các thỏa thuận ngưng bắn này.
Thách đố lớn nhất của Đức Thánh Cha Phanxicô trong chuyến tông du này là làm sao thuyết phục người dân Colombia chấp nhận các thỏa ước đã được chính phủ ký kết với các nhóm phiến quân; và cổ vũ sự hiệp nhất trong Giáo Hội.
Đó là bối cảnh của buổi Gặp Gỡ Hòa Giải Quốc Gia mà Như Ý sẽ tường thuật với quý vị và anh chị em trong chương trình này.
Buổi gặp gỡ đã diễn ra tại công viên các vị lập quốc Colombia, tiếng địa phương gọi là Los Fundadores.
Đây là công viên lớn nhất thành phố Villavicencio, rộng 6 mẫu tây, có một quảng trường hình tròn nơi có đài kỷ niệm các vị lập quốc Colombia, do ông Rodrrigo Arenas Betancourt xây. Bức tượng đồng diễn tả một người đàn ông thuộc chủng tộc Ianos, đặt trên hai con ngựa, hai cánh tay cầm con chim Corocora là loại chim đặc biệt của vùng này. Công viên có nhiều đường lát đá, các vườn cây, vùng giải trí giáo dục dành cho trẻ em, các ao hồ và một phông ten lớn tân thời gồm ba cổng mầu xanh đa trời. Đây là nơi có rất đông khách du lịch và dân chúng lui tới, và là nơi tổ chức nhiều biến cố văn hoá và nghệ thuật.
Cây Thánh Giá hoà giải được dựng tại quảng trường các vị lập quốc là cây Thánh Giá đã được rước qua vùng Đông Ianes hồi năm 2012. Dưới đế Thánh Giá có gắn một bảng ghi số các nạn nhân của các vụ bắt cóc, sát hại và mìn chống người gây đổ máu cho vùng này trong cuộc nội chiến dài từ năm 1964 tới 2016.
Đức Thánh Cha đã đến công viên lúc 17 giờ 20. Hiện diện tại công viên có tổng thống Colombia, khoảng 400 trẻ em và một nhóm thổ dân. Đức Thánh Cha được vài trẻ em tiếp đón và tháp tùng tới Thánh Giá hoà giải, trong khi một ca đoàn hát một bài thánh ca truyền thống. Tiếp đến là tiếng kèn truy diệu và một phút thinh lặng cầu nguyện cho những người đã chết.
Kế đó là các chứng từ của nhiều người Colombia từng chịu đau khổ cách này cách khác trong cuộc nội chiến tiếp diễn hơn một nửa thế kỷ qua.
Pastora Mira mất đứa con gái và đứa con trai trong cuộc tranh chấp. Thế nhưng bà đã chăm sóc một trong những tên sát hại con trai bà, cho rằng chính đức tin đã giúp bà tha thứ.
Luz Dary chịu nhiều vết thương nặng vì mìn bẫy, nhưng đã phục hồi và nay đang làm việc để loại trừ các đe dọa của chúng và giúp các người bị thương khác.
Những người khác thuộc các nhóm phiến quân cho biết họ đã nhận ra sự vô nghĩa của bạo lực và đã thay đổi cuộc sống mình để làm việc cho hòa bình.
Trong diễn từ với những người hiện diện, Đức Thánh Cha nói:
“Tôi đến đây với lòng kính trọng và ý thức rõ ràng rằng như Môsê tôi đang đứng trên mảnh đất thánh thiêng”. Đó là lời Đức Phanxicô ngỏ với người Colombia ngày 8 tháng 9, tại buổi Gặp Gỡ Hòa Giải Quốc Gia tại Villavicencio, Colombia.
Ngài nói với đám đông trong đó nhiều người bị mất người thân yêu hoặc bị thương tích trong cuộc nội chiến kéo dài hơn nửa thế kỷ nay rằng “anh chị em mang theo cõi lòng và xác thịt các dấu chỉ ký ức sống động gần đây của dân tộc anh chị em, vốn được đánh dấu bằng các biến cố bi thảm nhưng cũng đầy các nghĩa cử anh hùng, tình người vĩ đại, và các giá trị tâm linh cao cả là niềm tin và niềm hy vọng”.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô cầu nguyện cho mọi nạn nhân của cuộc nội chiến, các nạn nhân thiệt mạng, bị thương, mất tích, di tản, tỵ nạn, què cụt, ít nhất 8 triệu người. Colombia là một đất nước có con số người di tản trong nước đông nhất thế giới: 7 triệu người.
Ngài nói tiếp: “tôi hiện diện ở đây không hẳn để nói, nhưng để gần gũi anh chị em và được tận mắt nhìn thấy anh chị em, lắng nghe anh chị em và mở lòng tôi ra đối với chứng tá sống và tin của anh chị em. Và nếu anh chị em cho phép, tôi cũng muốn được ôm và cùng khóc với anh chị em. Tôi muốn chúng ta cùng nhau cầu nguyện và tha thứ cho nhau, tôi cũng cần xin sự tha thứ, để, cùng nhau, chúng ta có thể tìm kiếm và tiến vào đức tin và đức cậy”.
Đức Thánh Cha nói rằng “Tôi cám ơn các anh chị em của chúng ta đã chia sẻ các chứng từ của họ với chúng ta, nhân danh nhiều người khác. Được nghe các câu truyện của họ là điều tốt xiết bao đối với chúng ta! Tôi rất xúc động khi lắng nghe họ.
“Đó là những câu truyện về đau khổ và sầu não, nhưng trên hết, chúng cũng là những câu truyện về yêu thương và tha thứ nói với chúng ta về sự sống và niềm hy vọng; những câu truyện về việc không để hận thù, trả đũa hay đau đớn kiểm soát cõi lòng chúng ta”.
Đức Giáo Hoàng kết thúc các nhận định của ngài bằng lời kêu gọi hòa bình và hoà giải, đặt các ý nguyện này dưới chân Tượng Chịu Nạn Bojayá, tức bức tượng cụt tay cụt chân cứu được từ ngôi thánh đường bị đạn súng cối phá sập khiến 79 người thiệt mạng.
Ngài ngỏ với dân chúng như một lời tâm tình rằng: “Sau cùng, trong tư cách một người anh và một người cha, tôi muốn thưa điều này: Hỡi Colombia, hãy mở cõi lòng mình ra như Dân Thiên Chúa và hãy hòa giải. Đừng sợ cả sự thật lẫn công lý. Nhân dân Colombia thân yêu, đừng sợ phải xin tha thứ và cung hiến sự tha thứ. Đừng chống lại sự hoà giải này, một sự hoà giải cho phép anh chị em xích lại gần nhau và gặp gỡ nhau như anh chị em, và thắng vượt hận thù.
“Nay là lúc để hàn gắn các thương tích, bắc các cây cầu, khắc phục các dị biệt. Nay là lúc để tháo ngòi hận thù, từ bỏ trả đũa, và chào đón việc sống chung dựa trên công lý, sự thật, việc tạo ra một nền văn hóa gặp gỡ huynh đệ chân chính. Uớc chi chúng ta sống hòa hợp và liên đới, như lòng Chúa muốn. Chúng ta hãy cầu nguyện để trở thành những người xây dựng hòa bình, để nơi nào có hận thù ghen ghét, chúng ta mang đến tình yêu và lòng thương xót”.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Sau lễ nghi tưởng niệm các nạn nhân Đức Thánh Cha đã trồng một cây kỷ niệm, như biểu tượng cho một cuộc sống mới. Kết thúc lễ nghi Đức Thánh Cha đã từ giã mọi người để ra phi trường cách đó 10 cây số rưỡi đáp máy bay trở về thủ đô Bogota. Máy bay chở Đức Thánh Cha và đoàn tuỳ tùng đã về tới phi trường quân sự Catam của thủ đô Bogota sau 40 phút bay. Từ phi trường Đức Thánh Cha đã đi xe về Toà Sứ Thần cách đó 12 cây số để dùng bữa tối và nghỉ đêm. Trước Toà Sứ Thần có đông đảo các nạn nhân của bạo lực, quân nhân, cảnh sát và cựu du kích quân chào đón Đức Thánh Cha.
Thánh Ca
Thánh Ca: Một Ngày Để Yêu Thương - Trình bày: Ca Sĩ Kim Thúy
VietCatholic Network
13:48 12/09/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây