Ngày 12-09-2018
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật 24 Mùa Quanh Năm B 16.9.2018
Lm Francis Lý văn Ca
02:46 12/09/2018
Đầu Lễ: Anh Chị Em thân mến,
Các bài Tin Mừng trong những Chúa Nhật gần đây, chúng ta thấy Chúa Giêsu đã chữa nhiều bệnh nhân, Ngài cũng đã làm nhiều phép lạ... Tất cả những phép lạ Chúa thực hiện để minh chứng Ngài là Đấng Thiên Sai thiên hạ đợi trông và Ngài đến từ Thiên Chúa.

Phúc Âm tuần nầy, Chúa Giêsu sẽ đặt câu hỏi với chính những người đang theo Chúa, tức là các tông đồ. Ngài muốn biết với những tháng ngày sống bên Chúa, mục kích những phép lạ Ngài làm, các ông nghĩ Ngài là ai?

Trong cuộc sống, đôi lúc chúng ta phải tự hỏi chính mình những điều tuyên xưng ngoài môi miệng có được chúng ta thể hiện trong cuộc sống không?

Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:

TRƯỚC BÀI I:
Có thể đa số ngưòi Dothái thời Chúa Giêsu hiểu sai lạc về sứ vụ của Đấng Thiên Sai mà Isaia đã loan báo. Đấng đó đến không phải để giúp giải phóng đất nước của họ ra khỏi cảnh cai trị của Rôma nhưng giải thoát họ khỏi sự thống chế của bóng tối và sự dữ. Tức ác thần Satan.

TRƯỚC BÀI II:
Thánh Giacôbê khuyên nhủ chúng ta thể hiện đức tin qua những hành động cụ thể trong cuộc sống. Mời Anh Chị Em nghe tư tưởng nầy qua bài đọc sau đây.

TRƯỚC BÀI PÂ:
Đã đến lúc Chúa Giêsu phải trắc nghiệm những kẻ sống gần Ngài về cảm nghĩ của họ đối với Ngài. Qua sự trắc nghiệm nầy, Ngài đã vẽ cho họ chân dung thực của Đấng Mêssia - chính Ngài - phải: đau khổ, tử nạn và phục sinh.

Lời Nguyện Giáo Dân

Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Người tông đồ đi theo Thầy Chí Thánh, ước mong đưọc giống Thầy mình. Trong sự tin tưởng Chúa sẽ biến đổi chúng ta mỗi ngày được trở nên Ngài hơn, chúng ta dâng lên Ngài những ý nguyện cầu sau đây:

1. Xin cho Giáo Hội trên đường lữ hành luôn kiên trì trong ơn gọi, trung thành trong trách nhiệm rao giảng mầu nhiệm Thầy Chí Thánh Giêsu đã đau khổ, chết và phục sinh khải hoàn cho tới khi Ngài lại đến. Chúng ta cầu xin Chúa.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

2. Xin Chúa trả công bội hậu cho những giảng viên giáo lý đã và đang giúp đỡ cho những ai đi tìm Chúa. Xin cho những bậc làm cha mẹ và người đỡ đầu luôn là những mẫu gương sáng đức tin cho họ. Chúng ta cầu xin Chúa.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

3. Xin cho những đấng bậc trong gia đình, ngoài xã hội đã và đang gặp những thánh giá, đắng cay trong cuộc đời, được đầy ơn thánh để tiếp tục chặng đường đang đi và trên đường lữ hành nầy. Chúng ta cầu xin Chúa.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

4. Xin cho chúng ta luôn biết chia sẻ với tha nhân những gánh nặng của cuộc đời. Xin cho mỗi người chúng ta sẽ là những Ximong, Vêrônica là những người bạn cùng thông cảm và biết chia sẻ thánh giá với họ. Chúng ta cầu xin Chúa.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

5. Chúng ta dùng ít giây thinh lặng để nhớ đến những linh hồn mồ côi, những linh hồn mà chúng ta nhớ đến qua lòng hiếu thảo…. Chúng ta cầu xin Chúa.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

Linh mục:
Chúa đã sai Con Chúa đến trần gian để dạy chúng con đường về quê trời. Xin cho chúng con biết phục vụ anh chị em, chấp nhận vác thánh giá của chính mình và chia sẻ gánh nặng của anh chị em trong cuộc sống theo gương của Chúa: vì tha nhân. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
 
Nhận biết Chúa Kitô: Suy niệm Tin Mừng Chúa nhật 24 – B
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
07:56 12/09/2018
Nhận biết Chúa Kitô: Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật XXIV – B

(Mc 8, 27-35)

1) Nhận biết Đức Kitô

Toàn bộ Tin Mừng thánh Marcô nhằm mục đích trả lời cho câu hỏi: "Chúa Giêsu là ai?" Nhưng trong trích đoạn Tin Mừng hôm nay, chính Chúa Giêsu lại minh nhiên đặt cho các môn đệ câu hỏi : "Các con bảo Thầy là ai? " Chúng ta, những Kitô hữu giờ đây nghe và đọc lại cũng buộc phải trả lời.

Trong các chương Tin Mừng của Chúa Nhật trước, Chúa Giêsu đã không minh nhiên trả lời câu hỏi đặt ra về chính mình, nhưng các việc Người làm tự nó là những câu trả lời về chính Chúa.

• Người làm cho kẻ què đi được, ý nói, Người ban cho con người khả năng bước đi trong cuộc sống;

• Người làm cho kẻ điếc nghe được và người câm nói được, như thế, Người là Đấng có lời ban sự sống và lý giải vê cuộc sống;

• Người làm kẻ chết sống lại, chứng tỏ, Người là Đấng bảo trợ sự sống;

• Người làm cho người mù thấy được, chứng tỏ Người là Ánh Sáng, đến chiếu tỏa ánh trần gian;

• Người làm cho sóng yên biển lặng, như vậy, Người là Chúa tể trời đất ;

• Người hóa bánh ra nhiều cho dân chúng ăn trong sa mạc, thể hiện, Người là Đấng nuôi dưỡng nhân loại cả xác lẫn hồn.

Đọc lại và thấy tất cả những việc Chúa "làm", chúng ta đi đến kết luận : "Người là Đấng Mêssia" (tiếng Hy lạp là : Đức Kitô)". Tiếc thay, nhiều người đương thời, ngay cả chúng ta ngày hôm nay nữa vẫn không nắm bắt được sự mới mẻ vĩ đại của Chúa Giêsu, vì thế với câu hỏi, "Người ta bảo Thầy là ai?" Phần lớn trả lời "người làm việc " không hơn không kém các tiên tri trước Người. "Còn các con, các con bảo Thầy là ai? " Là câu hỏi Chúa Giêsu đặt ra cho các môn đệ của mình, nhân danh cả nhóm Phêrô trả lời : "Thầy là Đức Kitô! " Phêrô đưa ra một câu trả lời chính xác, không nói khác được, vì ông biết rõ Chúa Giêsu là Đấng Mêssia. Việc Chúa chết và sống lại là điều không tưởng, nhưng điều không tưởng tượng được ấy Chúa Giêsu đã hoàn tất cách vinh quang, điều duy nhất có thể thay đổi lịch sử nhân loại. Nói theo kiểu Heidegger, nếu không có Chúa, con người chỉ là một "sinh vật phải chết", cái chết của Chúa "gắn" liền với Thập giá; Người "giải thoát chúng ta khỏi ràng buộc" của sự chết.

Cần phải nhắc lại, câu trả lời của thánh Phêrô hàm chứa sự hiểu biết sâu xa về tình yêu chịu đóng đinh. Chính con đường Thập giá hoàn tất mục đích cứu độ của Chúa Giêsu. Khi Phêrô, vị Thủ lãnh các Tông Đồ thưa Chúa : "Thầy là Đức Kitô". Chúa Giêsu, Đấng Mêsia cảm thấy cần phải nhấn mạnh, Con Thiên Chúa phải chịu đau khổ nhiều. Vì thế, vấn nạn "Còn các con, các con bảo Thầy là ai?" Chúa Giêsu đặt ra cho chúng ta hôm nay. Câu trả lời : "Thầy là Đức Kitô, Tình Yêu bị đóng đinh và sống lại" mới đủ ý nghĩa. Thánh Phaolô viết : "Nếu Đức Kitô không sống lại, đức tin của chúng ta là mơ hồ", Chúa biết Thập giá, tự nó không phải là một trở ngại cho ơn cứu rỗi. Thập giá là điều kiện. Thập giá không phải là cây cột của người La Mã, nhưng là cây gỗ để Thiên Chúa viết Tin Mừng.

Đấng Mêsia mời gọi chúng ta lên núi Calvariô với Chúa và bước theo Chúa chịu đóng đinh trên Thập giá, Đấng bị kết án tán dương sự công chính, Đấng chết đi để xác nhận sự sống, Người bị đóng đinh để bước vào vinh quang.

Bằng cách bước theo Chúa Kitô và tin tưởng vào lòng từ ái của Người, chúng ta hãy rang rộng cánh tay và mở rộng lòng mình như Đấng bị đóng đinh trên Thập giá. Tất nhiên, để làm điều ấy, như thánh Phêrô, chúng ta phải nhận biết Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế, Đấng Cứu Độ, chấp nhận Thập giá như "chìa khóa" Chúa dùng để mở Trời và đóng cửa địa ngục. Đấng Cứu Chuộc đã vác "chìa khóa" nặng nề trên vai, anh cảm thấy gánh nặng và trách nhiệm khi bị đóng đinh treo trên thập giá đó. Đức Kitô trao cho thánh Phêrô "chìa khóa" Nước Trời và kêu gọi ông đóng đinh với Người, vác lấy gánh nhẹ nhàng trên vai Ngài như Người, dạy cho ông biết sự khiêm nhường và dịu dàng để "cởi trói" những người nô lệ thế gian, xác thịt và ma quỉ "ràng buộc" họ với Chúa Kitô trong một giao ước vĩnh cửu làm cho họ trở nên con cái của Cha vĩnh cửu trên trời.

2) Tình yêu đích thực vì bị đóng đinh

Tất nhiên, chúng ta cũng vậy, như Thánh Phêrô, chúng ta cũng muốn rời xa Thập giá Chúa. Nhưng Ma quỉ, Tên Cám Dỗ, nỗ lực lôi kéo chúng ta ra khỏi (Con đường Thánh Giá), thay thế nó bằng một con đường được thiết lập bởi sự khôn ngoan loài người.

Chúa Kitô đã vạch trần Tên Cám Dỗ và vượt qua hắn : Cả cuộc đời Người là một lời "xin vâng" không ngừng đối với Thiên Chúa và là một lời "từ chối" luôn mãi đối với Ma quỉ. Chúa Giêsu đã chiến thắng Ma quỉ. Ma quỉ lại cố gắng lôi kéo môn đệ của Thầy Giêsu : để tách rời Đấng Mêssia khỏi thập giá, tách họ ra khỏi niềm tin vào Chúa Giêsu- Vua và ngai vàng của Người là cây Thập giá.

Sau khi thể hiện thiên tính của mình và vạch mặt sự hiện diện của Tên Cám Dỗ, Chúa Giêsu mạc khải cho các môn đệ và nhân loại biết con đường Chúa đi. Không có hai con đường, một cho Chúa Giêsu, một cho các môn đệ, mà chỉ có một : "Ai muốn theo Thầy, phải từ chối chính mình và vác thập giá mình mà theo", vì Thánh giá là biểu tượng của tình yêu bị đóng đinh.

Quả thật, Thánh giá là "hình phạt đối với người Do thái và sự điên rồ đối với dân ngoại" (1 Cor 1,18-24) chúng ta thật khó để hiểu và chấp nhận nó.

Tình yêu bị đóng đinh không phải là tình yêu bị chết, nhưng là tình yêu "hy sinh". Để yêu thương, Chúa Giêsu đã tự nộp mình vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự. Nếu chúng ta muốn yêu thương như Chúa Kitô, chúng ta phải biết và làm điều đó. Thánh giá là dấu chỉ lớn nhất của tình yêu Thiên Chúa đối với con người.

Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con vui mừng đón nhận và đi theo Chúa chịu đóng đinh, nhưng sống lại để cứu chuộc chúng con. Amen.

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ



Theo Chúa phải từ bỏ mình, vác thập giá mình



Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật XXIV - B

(Mc 8, 27 – 35)

Sau lời tuyên xưng : “Thầy là Đức Kitô” (Mc 8, 29) Phêrô cùng các môn đệ bị Thầy cấm không được nói với bất cứ ai về Thầy. Liền sau lời cấm là bài học về chính Thầy, Đấng Mêssia : “Con Người sẽ phải chịu đau khổ nhiều…bị giết đi” (Mc 8, 31). Vì không chấp nhận nên Phêrô đã bị khiển trách nặng nề bởi ông đã bày tỏ ý tưởng sai lạc của con người về Đấng Cứu Thế : “Satan, hãy lui đi, vì người không biết việc Thiên Chúa, mà chỉ biết việc loài người” (Mc 8, 33).

Quả thật, một thụ tạo sao hiểu được ý Đấng Sáng Tạo, một con người sao biết được Thiên Chúa. Chúng ta phải cám ơn các tác giả Tin Mừng đã mô tả cách chân thực về con người môn đệ Chúa Giêsu, thực sự họ không phải là nhân vật lý tưởng tuyệt vời hay là thần thánh gì hết, họ là những con người bằng xương bằng thịt với đức tính và khuyết điểm như chúng ta. Có thế họ mới gần gũi chúng ta, và giúp chúng ta nhận ra rằng tất cả chúng ta cần phải hoàn thiện mỗi ngày, bởi không ai là hoàn hảo ngay từ khi mới sinh.

Vậy, đâu là ý Thiên Chúa?

Chúa Giêsu bắt đầu dạy cho các môn đệ hiểu rằng “Con Người sẽ phải chịu đau khổ nhiều, sẽ bị các kỳ lão, các trưởng tế, các luật sĩ chối bỏ, và giết đi, rồi sau ba ngày sẽ sống lại” (Mc 8, 31). Chương trình trên làm đảo lộn tâm hồn các môn đệ. Làm sao “Ðấng Kitô” (Mc 8, ) lại có thể bị đau khổ cho tới chết được? Tông đồ Phêrô nổi loạn, không chấp nhận con đường ấy, nên mới : “Kéo Người lui ra mà can trách Người” (Mc 8, 32). Ý muốn của Thiên Chúa là chấp nhận thập giá.

Xem ra sự khác biệt giữa chương trình tình yêu của Chúa Cha và dự án, ước muốn của các môn đệ là điều hiển nhiên. Không chấp nhận thập giá là phủ nhận chương trình tình yêu của Chúa Giêsu, và hầu như ngăn cản Người thi hành ý muốn của Chúa Cha. Vì thế Chúa Giêsu mới nặng lời trách đuổi Phêrô: “Satan, hãy lui đi ” (Mc 8, 33).

Khi con người thực hiện cuộc đời mình chỉ hướng tới thành công xã hội, giầu sang vật chất và kinh tế, con người gạt bỏ Thiên Chúa sang một bên, không lý luận theo Thiên Chúa nữa, mà theo con người. Và khi nào chúng ta để cho những suy nghĩ, tình cảm hay lý luận nhân loại chiếm ưu thế, không để cho đức tin, hay Thiên Chúa dạy dỗ và hướng dẫn, lúc ấy chúng ta sẽ trở nên những tảng đá cản trở chương trình tình yêu của Người.

Theo Chúa phải từ bỏ

Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ: ” Ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ mình, vác thập giá mà theo Ta. Quả thật, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất. Còn ai chịu mất mạng sống mình vì Ta và vì Phúc Âm, thì sẽ cứu được mạng sống mình” (Mc 8, 34).

Chúng ta tự hỏi: “Từ bỏ” mình có nghĩa gì? Và tại sao ta phải tử bỏ mình?

Thật khó chấp nhận điều Chúa Giêsu yêu cầu là từ bỏ và hy sinh. Sống trong một xã hội được lập trình sẵn, khuyến khích thành công nhanh, tận dụng tối đa làm ít, hưởng nhiều, đỡ tốn thời giờ và sức khỏe, nên không có lạ khi chúng ta làm và nhìn mọi sự theo kiểu con người chứ không theo cái nhìn của Thiên Chúa. Chính Phêrô, chỉ sau khi đã lãnh nhận Chúa Thánh Thần, ông mới ý thức được rằng, ông phải qua con đường ông đi và sống trong hy vọng.

Cần phải phân biệt, Chúa Giêsu không đòi chúng ta từ bỏ “điều chúng ta là“, nhưng điều “chúng ta đã trở nên“. Chúng ta là hình ảnh Thiên Chúa, Thiên Chúa thấy tốt đẹp sau khi tạo dựng người nam và người nữ (x. St 1, 31). Điều chúng ta phải từ bỏ không phải là điều Chúa đã làm, nhưng điều chúng ta lạm dụng quyền tự do làm, cụ thể như: kiêu ngạo, hà tiện, dâm dục, hờn giận, mê ăn uống, ghen ghét và làm biếng… là những khuynh hướng xấu, tội lỗi, bao phủ trên hình ảnh Thiên Chúa. Thánh Phaolô gọi ảnh biến hình này là “ảnh dưới đất“, ngược với “ảnh trên trời“, giống như Chúa Kitô. Do đó “từ bỏ chính chúng ta“, là từ bỏ ý loài người để mặc lấy ý Chúa, hợp và giống Chúa hơn.

Kierkegaard đã lấy một ví dụ: Hai người trẻ ngôn ngữ khác nhau yêu nhau. Muốn cho tình yêu của hai người sống còn và lớn mạnh, một trong hai người phải học tiếng nói của người kia. Bằng không, họ không có khả năng truyền đạt và tình yêu của họ không bền. Và ông kết luận, điều này chỉ xảy ra giữa chúng ta và Chúa. Chúng ta nói thứ ngôn ngữ xác thịt, Chúa nói thứ ngôn ngữ thần khí; chúng ta nói ngôn ngữ tính ích kỷ, Chúa nói ngôn ngữ tình yêu.

Muốn theo Chúa, phải từ bỏ chính mình là học ngôn ngữ của Chúa để chúng ta có thể giao tiếp với Chúa. Chúng ta sẽ không có khả năng nói “vâng” với người khác nếu chúng ta trước hết không khả năng nói “không” với chúng ta.

Theo Chúa là chấp nhận thập giá

Thì ra con đường của các môn đệ là theo Chúa Giêsu, Ðấng bị đóng đinh. Con đường “chịu mất chính mình“, để tìm lại được chính mình, như Đức nguyên Giáo hoàng Benedictô XVI viết: con đường “chịu mất chính mình“, là điều cần thiết đối với con người, và nếu không có điều này, thì nó không thể tìm lại được chính mình” (Ðức Giêsu thành Nagiarét 2007, 333).

Ngày nay Chúa Giêsu cũng mời gọi chúng ta: “Ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ mình, vác thập giá mà theo Ta” (Mc 8, 34). Theo Chúa khi chấp nhận thập giá của mình với lòng yêu mến. Dưới con mắt thế gian, “chịu mất mạng sống” (Mc 8, ) là một thất bại. Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã viết như sau: “Một cách nhiệm mầu chính Chúa Kitô chấp nhận… chết trên một thập giá để nhổ tận gốc rễ tội kiêu căng khỏi trái tim con người, và biểu lộ một sự vâng phục toàn vẹn con thảo” (Es. ap. Gaudete in Domino 9 maggio 1975, AAS 67 (1975) 300-301). Khi tự nguyện chấp nhận cái chết, Ðức Giêsu mang lấy thập giá của tất cả mọi người và trở thành suối nguồn ơn thánh cứu độ cho toàn dân. Thánh Cirillo thành Giêrusalem giải thích rằng: “Thập giá chiến thắng đã soi sáng những ai bị mù lòa vì ngu muội, đã giải thoát người bị tội lỗi giam cầm, đã đem lại ơn cứu độ cho toàn nhận loại” (Catechisis Illuminandorum XIII,1; de Christo crucifixo et sepulto: PG 33, 772 B).

Lạy Chúa Giêsu Kitô Con Thiên Chúa hằng sống đã đến thế gian chịu chết và sống lại để cứu chuộc chúng con, chúng con xin theo Chúa, nhưng xin Chúa giúp chúng con biết từ bỏ chính mình và vác thánh giá đời chúng con mỗi ngày để theo Chúa. Xin gia tăng lòng tin yêu Chúa nơi chúng con, để những gì tốt đẹp nơi chúng con ngày càng phát triển và được Chúa chăm sóc giữ gìn. Amen.

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Chuyến tông du thứ 25 của Đức Thánh Cha: Giới thiệu quốc gia Estonia
Đặng Tự Do
05:52 12/09/2018


Nhận lời mời của các vị đứng đầu nhà nước và các giám mục những quốc gia sở tại, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ tông du đến các quốc gia vùng Baltic từ ngày 22 đến 25 tháng 9 năm 2018. Ngài sẽ thăm các thành phố Vilnius và Kaunas ở Lithuania; Riga và Aglona ở Latvia và Tallinn ở Estonia. Đây sẽ là chuyến tông du thứ 25 của Đức Thánh Cha Phanxicô bên ngoài Italia. Nhân dịp này chúng tôi xin giới thiệu với quý vị và anh chị em vài nét về Estonia.

1. Địa dư

Estonia /ɛs-t'oʊ-ni-ə/ (tiếng địa phương /'ɛs-tɪ̈/), tên chính thức là Cộng hòa Estonia là một quốc gia trong vùng Baltic ở Đông Bắc châu Âu. Estonia rộng 45,228 km2, tức khoảng một phần sáu Việt Nam. Trong tổng số 1,340,000 dân, người Công Giáo chỉ có 5,745 người nên chỉ có một miền Phủ Doãn Tông Tòa.

Trong ba nước Đức Thánh Cha sẽ thăm viếng trong chuyến tông du lần thứ 25 bên ngoài Italia, Estonia là quốc gia nhỏ nhất cả về diện tích, dân số và tỷ lệ người Công Giáo.

Estonia tiếp giáp với Liên bang Nga về phía đông, Latvia về phía nam, vịnh Phần Lan về phía bắc và biển Baltic về phía tây.

Estonia có địa hình thấp hơn so với 2 nước còn lại trong vùng Baltic với rất nhiều sông, hồ, và một diện tích rừng đáng kể.

Thủ đô Estonia là Tallinn với 449,160 dân theo thống kê năm 2017.

Quốc ca là bài “Mu isamaa, mu õnn ja rõõm” (Tổ quốc tôi, hạnh phúc và niềm vui của tôi)

Người Estonia có liên hệ về nhân chủng học với người Phần Lan. Tiếng Estonia là một trong những ngôn ngữ thuộc nhóm ngôn ngữ Phần Lan-Ugra của hệ ngôn ngữ Ural, có liên hệ gần với tiếng Phần Lan và tiếng Hung Gia Lợi. Đây là một trong số ít những ngôn ngữ chính thức của châu Âu không bắt nguồn từ hệ ngôn ngữ Ấn-Âu.

2. Vài nét về lịch sử Estonia

Estonia là một quốc gia có lịch sử lâu đời tại châu Âu. Tổ tiên của người Estonia là những người thuộc bộ lạc Pulli cổ đã sống ở phía đông bờ biển Baltic ít nhất từ thiên niên kỷ thứ nhất trước Chúa Giáng Sinh.

Trong suốt lịch sử của mình, Estonia đã từng bị nhiều quốc gia láng giềng đô hộ, tiêu biểu nhất là Thụy Điển và Nga.

Chỉ nói về lịch sử cận đại thì từ thế kỷ 18 Estonia bị sáp nhập vào Nga. Tuy nhiên, người Estonia giữ gìn được bản sắc dân tộc qua một nền văn học, âm nhạc, sân khấu mang bản sắc riêng của Estonia. Vì thế, mặc dù bị đô hộ trong nhiều thế kỷ, họ không bị đồng hóa.

Người Nga ráo riết Nga hóa vùng này cho nên người Estonia có một thái độ rất e dè đối với người láng giềng xấu bụng. Vào những năm 1890 các nhà trí thức đã kêu gọi quyền tự trị lớn hơn cho vùng đất này, và xa hơn nữa là sự độc lập hoàn toàn cho Estonia. Sau khi cộng sản lên nắm chính quyền trong cuộc Cách mạng Tháng Mười năm 1917, Estonia đã tự tuyên bố độc lập vào ngày 24 tháng 2 năm 1918. Với sự trợ giúp của phương Tây, Estonia đã chiến thắng quân đội Liên Sô trong cuộc chiến tranh giành độc lập (1918-1920).

Với Hiệp ước bất tương xâm giữa Liên Sô và Quốc Xã Đức, thường được gọi là hiệp ước Molotov-Ribbentrop 1939, cùng với Lithuania và Latvia, Estonia lại bị sáp nhập vào Liên Bang Sô Viết với tên gọi Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Estonia.

Trong suốt hai năm 1939 và 1940, người Đức đã di tản kiều bào Đức ở Estonia và Latvia về nước. Vào ngày 16 tháng 6 năm 1940, quân Liên Sô tiến vào Estonia, Latvia và Lithuania. Chính phủ Estonia quyết định không phản ứng lại để tránh đổ máu. Các lực lượng quân đội của Estonia được lệnh tiến hành giải giới, không chống lại Hồng quân Liên Sô. Lòng căm thù người Nga lại tăng lên một mức đáng kể nữa.

Năm 1941, Đức Quốc xã tấn công Liên Sô và sáp nhập Estonia thành một tỉnh của Đức đặt tên là Ostland. Cũng giống như tại Kiev của Ukraine, khi quân Đức tràn vào, dân chúng túa ra đường hoan hô họ như những anh hùng giải phóng.

Các trại tập trung được thành lập trên lãnh thổ Estonia với những vụ giết chóc và thảm sát đẫm máu những người Nga di dân sang Estonia.

Khoảng 70,000 người Estonia đã tham gia vào các lực lượng vũ trang Đức Quốc xã bất chấp thực tế lúc đó đã gần như hiển nhiên rằng Đức đang trên bờ vực bại trận.

Đầu năm 1944, Hồng quân Liên Sô tấn công vào Estonia. Quân Đức và vô số các đơn vị Estonia sát cánh với quân Đức chống trả dữ dội và cầm chân quân Nga suốt 6 tháng tại biên giới. Tháng Ba, 1944, máy bay Nga sô bắt đầu thả bom bừa bãi vào Tallin và các thành phố khác. Đến tháng Mười Một, 1944, quân Nga tiến vào Tallin. Cuộc tắm máu kinh hoàng bắt đầu và được tiếp diễn với cảnh hàng chục ngàn người bị đầy sang Tây Bá Lợi Á. Estonia lại bị sáp nhập vào Nga.

Sau cuộc chính biến bất thành tại Mạc Tư Khoa của các thành phần cộng sản quá khích nhằm lật đổ ông Gorbachev, ngày 20 tháng 8 1991, Estonia tuyên bố trở thành một quốc gia độc lập chấm dứt thời kỳ hơn 50 năm chiếm đóng của Liên Sô.

3. Giáo Hội tại Estonia

Trong tổng số 1,340,000 dân, người Công Giáo chỉ có 5,745 người nên chỉ có một miền Phủ Doãn Tông Tòa với 9 giáo xứ. Cũng như Latvia, đa số dân Estonia theo Tin Lành Luther. Giáo Hội Công Giáo tại Estonia có 6 linh mục trong đó có 3 linh mục triều và 3 linh mục dòng; 3 nam tu sĩ, và 20 nữ tu.

Sứ Thần Tòa Thánh hiện nay là Đức Tổng Giám Mục Pedro López Quintana, người Tây Ban Nha. Ngài là Sứ Thần Tòa Thánh tại cả ba quốc gia vùng Baltic và Tòa Sứ Thần được đặt tại Vinius, Lithuania.

Cộng đoàn nhỏ bé Estonia đã rất vui mừng khi được Đức Thánh Cha Phanxicô viếng thăm. Họ đã dành trọn ngày thứ Bảy 1/9 vừa qua để ăn chay và cầu nguyện chuẩn bị cho chuyến viếng thăm của Đức Phanxicô đến thủ đô Tallin của họ trong vài tuần nữa.

Sáng kiến ăn chay cầu nguyện là một lời mời gọi của Đức Giám Mục Philippe Jourdan, Giám Quản Tông Tòa Estonia, trong thư gửi cho các tín hữu Công Giáo trong giáo phận vào ngày 22/7 vừa qua.

“Việc ăn chay và cầu nguyện thường đi đôi với nhau,” Đức Giám Mục Jourdan viết trong bức thư của Ngài, “Vì vậy, tôi tha thiết xin anh chị em dành ít nhất một ngày để ăn chay cho ý chỉ này và ngày này là thứ Bảy mùng 1 tháng 9.

Nhớ lại tháng Tám với nhiều lễ hội về Đức Maria như lễ Đức Mẹ xuống tuyết ngày 5 tháng 8, Lễ Mẹ Lên trời ngày 15 tháng 8, lễ Mẹ Trinh Nữ vương ngày 22 tháng 8 và chuyến hành hương của toàn dân Estonia về Đền thờ Đức Mẹ ở Viru-Nigula vào ngày 25 tháng Tám, Đức Giám Mục Jourdan nói, “trong những ngày tôn kính Đức Mẹ này, tôi tha thiết xin tất cả hãy dâng lời cầu nguyện qua tràng chuỗi Mân Côi để cầu nguyện cho sự thành công của chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô.”

Ngài viết tiếp: “Chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô được hiện thực bởi mọi người chúng ta và tùy thuộc vào tất cả chúng ta, và sự chuẩn bị tinh thần thì quan trọng hơn là sự chuẩn bị bề ngoài.”

“Những khoảnh khắc cầu nguyện và chay tịnh này có thể là những cam kết chung của chúng ta trong việc chuẩn bị cho chuyến tông du của Đức Thánh Cha. Tôi chắc chắn rằng Thiên Chúa sẽ nhận lời cầu nguyện của chúng ta và sẽ cho chúng ta thâu gặt được nhiều hoa trái hơn lòng chúng ta mơ ước.”

Chuyến tông du thứ 25 bên ngoài Italia của Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ là chuyến tông du đầu tiên của một vị Giáo Hoàng đến với các quốc gia vùng Baltic sau một phần tư thế kỷ. Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ là vị giáo hoàng thứ hai tông du đến ba quốc gia này, chính xác 25 năm sau khi Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II viếng thăm vào tháng 9 năm 1993.

4. Xã hội Estonia ngày nay

Ngày nay, Estonia là thành viên của Liên minh châu Âu, Hội đồng Châu Âu, Hiệp định Schengen, OECD và NATO. Estonia cũng là một thành viên của Ngân hàng Đầu tư Bắc Âu, và là một thành viên trong Liên minh hợp tác Bắc Âu-Baltic của các nước Bắc Âu.

Trong ba nước vùng Baltic, Estonia là nước thịnh vượng nhất. Mức độ phát triển kinh tế được coi là hàng đầu Âu Châu.

Chủ nghĩa thế tục phát triển mạnh tại Estonia. Trong khối các nước từng nằm trong khối Liên Sô cũ, Estonia là nước đầu tiên công nhận “hôn nhân” đồng tính vào tháng 10 năm 2014 và luật mới có hiệu quả thi hành vào đầu năm 2016.

5. Chính trị Estonia

Estonia là một nước cộng hòa theo chế độ dân chủ nghị viện với tam quyền phân lập là: lập pháp, hành pháp và tư pháp.

Quyền lập pháp được thực hiện bởi Quốc hội Estonia (Riigikogu), hay còn gọi là Hội đồng Quốc gia. Quốc hội Estonia gồm 101 ghế và được bầu 4 năm một lần.

Đứng đầu hành pháp là thủ tướng Estonia. Chức thủ tướng được đề cử bởi tổng thống và được bầu tại quốc hội. Chính phủ Estonia có tổng cộng 12 bộ trưởng (bao gồm cả thủ tướng). Thủ tướng có quyền chỉ định các bộ trưởng khác phụ trách các bộ chuyên trách, ngoài ra còn có thể chọn thêm tối đa 3 bộ trưởng không phụ trách một bộ nào. Như vậy, số bộ trưởng tối đa trong chính phủ Estonia là 15 bộ trưởng.

Tòa án Tối cao Estonia (Riigikohus) phụ trách việc xét xử luật pháp với 19 thẩm phán tối cao. Chức tổng thẩm phán tối cao có nhiệm kỳ 9 năm và được đề cử bởi tổng thống, thông qua bởi quốc hội.

Tổng thống Estonia là người đứng đầu nhà nước Estonia. Tổng thống Estonia có vai trò chủ yếu trong các lĩnh vực ngoại giao và mang tính nghi thức, nhưng cũng có quyền phủ quyết một bộ luật. Chức tổng thống được bầu bởi quốc hội với điều kiện phải giành được ít nhất 2/3 tổng số phiếu bầu.

Tổng thống Estonia hiện nay là bà Kersti Kaljulaid /kˈer:sti ˈkɑ:lju:lɑid̥]; sinh ngày 30 tháng 12 năm 1969. Bà là tổng thống thứ 5 của Cộng Hòa Estonia và nhậm chức vào ngày 10 tháng 10 năm 2016. Bà là nữ đầu tiên của Estonia cũng như vị tổng thống trẻ nhất, 46 tuổi vào thời điểm được bầu.

Bà Kaljulaid từng là một quan chức nhà nước, và là đại diện của Estonia tại Tòa án Kiểm toán châu Âu từ năm 2004 đến năm 2016.

Bà là tín hữu Tin Lành Lutheran nhưng không thực hành đạo và nhiều lần từ chối lời mời tham dự các nghi lễ quan trọng của các mục sư. Bà đã kết hôn và có hai con, một trai, một gái nhưng sau đó ly dị. Trong cuộc hôn nhân lần thứ hai, với ông Georgi-Rene Maksimovski, bà có thêm hai người con trai.

6. Chuyến tông du của Đức Thánh Cha tới Estonia

Theo chương trình đã được Phòng Báo Chí Tòa Thánh công bố, lúc 08g30 sáng thứ Ba ngày 25 tháng 9 sẽ có nghi thức tiễn biệt tại sân bay quốc tế Vilnius. Sau đó, Đức Thánh Cha khởi hành bằng đường hàng không từ sân bay quốc tế Vilnius đến sân bay quốc tế Tallinn của Estonia.

Lúc 09g50 ngài sẽ đến sân bay quốc tế Tallinn. Sau những nghi lễ chào đón tại phi trường, Đức Thánh Cha sẽ đi xe đến quảng trường gần dinh tổng thống. Tại đây sẽ có nghi thức chào đón Đức Thánh Cha lúc 10g15.

Lúc 10g30, Đức Thánh Cha sẽ viếng thăm xã giao tổng thống tại dinh tổng thống và sau 30 phút đàm đạo, lúc 11g Đức Thánh Cha sẽ đọc một diễn từ trước chính quyền dân sự và ngoại giao đoàn tại Vườn Hồng của phủ tổng thống.

Sau cuộc gặp gỡ tại đây, ngài sẽ có cuộc gặp gỡ với những người trẻ tại nhà thờ Thánh Charles của Tin Lành Lutheran vào lúc 11g50.

Lúc 13g, Đức Thánh Cha sẽ ăn trưa với đoàn tùy tùng tại tu viện của các nữ tu dòng Brigidine ở Pirita.

Đức Thánh Cha sau đó sẽ có cuộc gặp gỡ với các nhân viên bác ái Công Giáo tại nhà thờ chính tòa hai thánh Phêrô và Phaolô Tông Đồ vào lúc 15g15.

Liền đó, Đức Thánh Cha dâng thánh lễ cho công chúng tại quảng trường Tự do vào lúc 16g30.

Lúc 18g30, sẽ có nghi thức tiễn biệt tại sân bay quốc tế Tallinn.

Đức Thánh Cha sẽ về đến Rôma lúc 21g20.


Source: Wiki Estonia

Catholic Hierarchy - Estonia
 
ĐGH triệu tập các Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục thế giới để bàn việc phòng chống lạm dụng trẻ thành niên
Nguyễn Long Thao
09:49 12/09/2018
Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ triệu tập các Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục thế giới về họp tại Rome để thảo luận về công việc phòng chống lạm dụng trẻ vị thành niên và người lớn dễ bị tổn thương.

Phó Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa Thánh, Paloma García Ovejero trong một cuộc họp báo vào sáng thứ Tư 12 tháng 9 cho biết sẽ có một cuộc họp giữa các Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục với Đức Giáo Hoàng tại Vatican từ ngày 21 đến 24 tháng 2 năm 2019.

Nội dung cuộc họp báo sáng nay để nói về cuộc họp Hội đồng Cố vấn Hồng Y kết thúc sáng thứ Tư 12 tháng 9.

Cuộc họp báo cho biết Hội Đồng Cố Vấn Hồng Y đã “phản ánh đầy đủ với Đức Thánh Cha về vấn đề lạm dụng tình dục”.

Phó Giám Đốc Phong Báo Chí Tòa Thánh cho biết tất cả các thành viên của Hội đồng Hồng Y đều có mặt, ngoại trừ Đức Hồng Y George Pell, Đức Hồng Y Francisco Javier Errázuriz, và Hồng Y Laurent Monsengwo Pasinya.

Đức Giáo Hoàng Francis đã tham dự hầu hết các phiên họp của Hội Đồng Cố Vấn Hồng Y. Ngài chỉ vắng mặt trong một một số phiên họp

Theo Phó Giám Đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh, phần lớn công việc trong các phiên họp của Hội đồng Hồng Y đã được dành ra để điều chỉnh lần cuối cùng bản dự thảo Hiến Chế Tông Tòa (Apostolic Constitution) có tựa đề tạm thời là Praedicate Envangelicum.

Một bảo sao Hiến Chế Tông Toà tạm thời đã được gửi đến Đức Thánh Cha để ngài duyệt xét về phương diện giáo luật và có thể sửa đổi thêm.

Trong cuộc họp của Hội đồng, Hồng Y Seán Patrick O’Malley, của Hoa Kỳ đã cập nhật những công tác hiện tại của Ủy ban Giáo hoàng về bảo vệ trẻ vị thành niên.

Cuối cùng, các Hồng Y tham dự phiên họp đã bày tỏ tình đoàn kết với Đức Giáo Hoàng Phanxicô, giữa lúc có nhiều biến cố xảy ra cho giáo hội trong những tuần vừa qua.

Nguyễn Long Thao
 
Đức Thánh Cha họp bàn với các Giám mục để thảo luận về việc bảo vệ trẻ vị thành niên
Thanh Quảng sdb
17:29 12/09/2018
Đức Thánh Cha họp bàn với các Giám mục để thảo luận về việc bảo vệ trẻ vị thành niên



Vào tháng Hai năm tới Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ gặp gỡ các đại diện của tất cả các giám mục Công Giáo trên toàn thế giới để thảo luận về việc bảo vệ trẻ vị thành niên và những người lớn yếu đuối dễ bị tổn thương.

Đức Thánh Cha Phanxicô quyết định triệu tập tất cả các Chủ tịch của tất cả các Hội Đồng Giám mục thế giới về Rome để thảo luận về chương trình dự phòng chống lại việc lạm dụng trẻ vị thành niên và người yếu đuối dễ bị tổn thương.

Thông báo được Phó Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa Thánh là bà Paloma García Ovejero đưa ra tại một cuộc họp báo về cuộc họp của Hội đồng các Hồng Y cố vấn vừa được kết thúc vào sáng thứ Tư.

Họp về kế hoạch dự phòng chống lại sự lạm dụng tính dục

Thông cáo của Hội đồng Hồng Y đưa ra thêm chi tiết là cuộc họp với Đức Thánh Cha sẽ diễn ra tại Vatican từ 21-24 tháng 2 năm 2019. Tuyên bố của Ban Hồng Y cố vấn cho hay rằng trong cuộc hội ngộ tuần này, dưới sự “soi dẫn của Chúa Thánh Thần Hội đồng đã thẳng thắn bàn về vấn đề lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên”.

Buổi họp báo vào thứ Tư hôm qua chỉ dành riêng bàn về cuộc họp tuần này của Hội đồng Cố vấn Hồng Y. Bà Ovejero lưu ý rằng tất cả các thành viên của Hội đồng đều có mặt, ngoại trừ Đức Hồng Y George Pell, Đức Hồng Y Francisco Javier Errázuriz, và Hồng Y Laurent Monsengwo Pasinya. Đức Thánh Cha đã tham gia đầy đủ các cuộc họp, ngoại trừ những lúc Ngài phải vắng mặt vì các nhiệm vụ quan yếu khác.

Cải cách Curia

Theo bà phó giám đốc phòng báo chí Tòa thánh thì “phần lớn công việc của Hội đồng đã tập trung vào những thảo luận điều chỉnh cuối cùng cho bản dự thảo Hiến pháp Tông đồ mới về Giáo triều La Mã, tạm mang tên là Praedicate evangelium.” Một bản sao của văn bản tạm thời đã được đệ lên cho Đức Thánh Cha, với kỳ vọng tài liệu sẽ được duyệt xét lại theo đúng giáo luật hầu được hoàn chỉnh.

Trong các cuộc họp của Hội đồng các Hồng Y cố vấn, Đức Hồng Y Seán Patrick O’Malley, O.F.M. Cap., đã cập nhật những công tác của Ủy ban Giáo hoàng về bảo vệ trẻ em vị thành niên.

Cuối cùng, các Hồng Y một lần nữa bày tỏ tình hiệp nhất hoàn toàn với Đức Thánh Cha Phanxicô liên quan đến những gì đã và đang xảy ra trong những tuần qua.
 
Đức Thánh Cha Phanxicô: “Tôi hy vọng sẽ đến thăm Nhật Bản vào năm tới”
Đặng Tự Do
17:58 12/09/2018
Hôm thứ Tư 12 tháng 9, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp gỡ các đại biểu của Hiệp hội Tensho Kenoho Shisetsu Kenshokai trước buổi tiếp kiến chung Thứ Tư hàng tuần, và bày tỏ mong muốn được đến thăm Nhật Bản vào năm tới.

Hiệp hội Nhật Bản này được biết đến qua các dự án đề cao văn hóa và tình đoàn kết. Đức Thánh Cha đã gặp nhóm này trong đại thính đường Phaolô Đệ Lục, và nhắc nhở họ về một hành trình dài nữa mà những người Nhật đã thực hiện để gặp được một vị Giáo Hoàng.

Ngài nhắc nhớ chuyến viếng thăm cách đây hơn 400 năm, vào năm 1585, khi bốn thanh niên Nhật Bản đến Rôma, cùng với một số nhà truyền giáo Dòng Tên, và được triều yết Đức Giáo Hoàng Gregôriô XIII.

Đức Giáo Hoàng nhận xét rằng đó là lần đầu tiên một nhóm đại diện từ Nhật Bản đến châu Âu và ngài mô tả đây là một cuộc họp lịch sử giữa hai nền văn hóa và truyền thống tâm linh lớn đáng được ghi nhớ.

Đặc biệt, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đề cập đến người lãnh đạo của nhóm bốn thanh niên đến thăm Tòa Thánh vào năm 1585, là anh Mancio Ito, người sau đó đã trở thành một linh mục, và anh Julian Nakaura, giống như nhiều người khác, đã bị hành quyết trên ngọn đồi nổi tiếng của các vị tử đạo Nagasaki và đã được tuyên phong Chân Phước.

Trong cuộc gặp gỡ hôm thứ Tư, Đức Thánh Cha ghi nhận những nỗ lực của Hiệp hội “để thành lập quỹ đào tạo thanh thiếu niên và trẻ mồ côi, nhờ sự đóng góp của các công ty nhạy cảm với vấn đề của họ”.

Đức Thánh Cha nói thêm rằng, mong muốn của họ cho thấy tôn giáo, văn hóa và nền kinh tế có thể làm việc cùng nhau một cách hòa bình để tạo ra một thế giới nhân đạo hơn được đánh dấu bởi một hệ sinh thái tích hợp, hoàn toàn phù hợp với những gì chính Đức Thánh Cha vẫn hằng mong muốn.

Trong khi chào hỏi những người hiện diện, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng bày tỏ hy vọng sẽ được thăm Nhật Bản vào năm tới và mong rằng sau cuộc gặp gỡ hôm thứ Tư, các thành viên trong nhóm được khích lệ trở lại đất nước mình trong tư cách là các đại sứ thiện chí của tình hữu nghị và là những người đề cao các giá trị nhân bản và Kitô.


Source: Vatican News: Pope Francis: 'I hope to visit Japan next year'
 
Tòa Thánh và việc trả lời và điều tra vụ che đậy lạm dụng tình dục
Vũ Văn An
17:59 12/09/2018
Bất kể bản thân của Tổng Giám Mục Viganò có ra sao, các lời tố cáo của ngài về việc che đậy hành vi lạm dụng tình dục lâu năm của cựu Hồng Y McCarrick vì đã nhắm vào Vatican, đầu não của Giáo Hội hoàn cầu, nên dù muốn dù không cần được Vatican làm sáng tỏ bằng cách lên tiếng trả lời có/không và cho mở cuộc điều tra để minh chứng. Người hết lòng ủng hộ Đức Phanxicô như Hồng Y Tổng Giám Mục Cupich cũng phải nhận rằng chỉ có một cuộc điều tra ngọn ngành mới có thể xác minh lời của Tổng Giám Mục Viganò là khả tín hay không.

Thực ra, chính Đức Phanxicô cũng không hoàn toàn bác bỏ việc trả lời các cáo buộc của Tổng Giám Mục Viganò. Trong cuộc họp báo trên không từ Dublin về Rôma, sau câu tuyên bố : “tôi sẽ không nói một lời nào cả” về vụ này, Đức Phanxicô khuyến khích báo chí tự tìm ra câu trả lời và cho hay: lúc đó, ngài sẽ lên tiếng. Tuy nhiên, căn cứ vào các bài giảng gần đây tại Nhà Santa Marta, mà phần lớn để củng cố việc giữ im lặng, thì chắc là ngài sẽ không đích thân trả lời. Điều này có thể đúng, vì tuyên bố gần đây của Hội Đồng C9 nói rằng Tòa Thánh, chứ không hẳn Đức Phanxicô, sẽ ra tuyên bố trả lời các cáo buộc của Tổng Giám Mục Viganò. Nên nhớ Hội Đồng C9 chỉ là một cơ quan cố vấn, không phải là phát ngôn viên của Tòa Thánh. Và cho đến nay, Tòa Thánh chưa chính thức xác nhận tin này.

Tuy nhiên, Tòa Thánh đã công khai công bố Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ tiếp Chủ Tịch, Phó Chủ Tịch và Tổng Thư Ký của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ vào hôm 13 tháng 9. Các vị này đã chính thức công bố nội dung cuộc gặp mặt sắp tới mà điểm nổi bật là một cuộc điều tra, dưới hình thức thanh tra tông tòa (apostolic visitation), về việc tại sao cựu Hồng Y McCarrick bê bối chừng ấy mà lại tiếp tục được thăng thưởng và giữ nhiều vai trò có ảnh hưởng không những Giáo Hội Hoa Kỳ mà cả Giáo Hội hoàn vũ nữa. Phần chắc, vì thế, sẽ có một hình thức điều tra nào đó, nếu không ở bộ giám mục hay phủ quốc vụ khanh của Tòa Thánh thì ít nhất cũng ở tòa Sứ Thần Tòa Thánh ở Washington D.C. và các giáo phận liên hệ ở Hoa Kỳ.

Đạt được hai điều trên là cả một cố gắng phi thường, với sự góp ý của rất nhiều người, thuộc mọi khuynh hướng. Sau đây, xin tường thuật một số cố gắng này.



Trên đây, chúng tôi có nhắc đến Hồng Y Tổng Giám Mục Cupich, người được nói tới trong Chứng Từ Viganò. Báo chí từ trước đến nay chỉ nhấn mạnh đến việc ngài thanh minh các cáo buộc nhắm vào ngài và Đức Phanxicô, ít ái lưu ý đến việc ngài muốn có cuộc điều tra.
Thực vậy, trong tuyên bố ngày 29 tháng Tám “Về Tường Trình Sai Lạc của NBC Chicago”, Hồng Y Cupich xác nhận: “Sau đó, tôi được hỏi liệu có nên có một cuộc điều tra độc lập về trường hợp Tổng Giám Mục Theodore McCarrick hay không, và tôi ủng hộ lời kêu gọi của Hồng Y Daniel DiNardo, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, phải có một cuộc điều tra thấu đáo”.

Vị Hồng Y Tổng Giám Mục thứ hai bị nêu tên trên Chứng Từ Viganò là Joseph Tobin của Newark, Tổng Giáo Phận mà cựu Hồng Y McCarrick vốn là Tổng Giám Mục trước đây. Theo tin CBS New York ngày 27 tháng Tám, sau khi cho rằng các lời tố cáo của Tổng Giám Mục Viganò là đầy “các sai lầm về sự kiện và ẩn ý”, Hồng Y Tobin nói ngắn gọn rằng: “chúng tôi tin tưởng rằng một cuộc kiểm tra các cáo buộc... sẽ giúp thiết lập ra sự thật”. Câu nói phần nào không rõ nghĩa này, sau đó, đã được bổ túc nhân cuộc phỏng vấn của Mike Kelly thuộc tờ North Jersey Record, đăng tải ngày 31 tháng Tám. Trong cuộc phỏng vấn này, Hồng Y Tobin nhìn nhận có nghe tin đồn về các bê bối của vị tiền nhiệm, nhưng cho là chuyện hoang đường (incredulous) nên không điều tra. Ngài tỏ ý tiếc về thiếu sót này, lời ngài: “xấu hổ cho tôi vì đã không tra vấn sớm hơn”. Nhưng nay thì ngài cương quyết làm rõ mọi chuyện, trong đó, theo Kelly, có việc thuê nhóm Kinsale Management Consultants, do cựu viên chức của FBI là Kathleen McChesney cầm đầu, để khảo sát mọi hồ sơ của tổng giáo phận liên quan đến việc lạm dụng tình dục. Và tuy không nói rõ ngài có yêu cầu Vatican mở cuộc điều tra liên quan đến Chứng Từ Viganò hay không, nhưng Hồng Y Tobin hứa với Kelly: “Hiện nay, Tobin nói rằng ngài cố gắng xử lý cuộc khủng hoảng đang bùng nổ không những liên quan đến McCarrick mà cả các tường trình lạm dụng tình dục khác phát xuất từ Phúc Trình của Đại Bồi Thẩm Đoàn Pennsylvania. Ngài hứa sự minh bạch... Trách vụ đầu tiên là gỡ bỏ màn che bí mật khỏi giáo hội của ngài. Sau 2000 năm, đã đến lúc Đạo Công Giáo mở mắt mình ra”.



Hồng Y Tổng Giám Mục Washignton D.C., Wuerl, vị Hồng Y thứ ba bị nêu tên trên Chứng Từ Viganò, cực lực cho rằng mình không hề biết gì về tác phong bê bối của McCarrick, nên không thể bị tố cáo là che đậy. Tuy nhiên, trong tuyên bố chính thức của Tổng Giáo Phận ngày 27 tháng Tám, ngài ủng hộ một cuộc điều tra cho rõ sự thật: “Cơ sở duy nhất để Đức Hồng Y Wuerl thách thức thừa tác vụ của Tổng Giám Mục McCarrick là tín liệu của Tổng Giám Mục Viganò hay các tín liệu khác của Tòa Thánh. Những tín liệu này chưa bao giờ được cung cấp. Có lẽ khởi điểm cho một cuộc duyệt xét thanh thản và khách quan về chứng từ này là bao gồm nhiệm kỳ của Tổng Giám Mục Viganò trong tư cách Sứ Thần Toà Thánh tại Hiệp Chúng Quốc vào ủy nhiệm thư của Cuộc Thanh Tra Tông Tòa đã được Hồng Y Daniel DiNardo, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, kêu gọi”.

Chỉ còn Giám Mục Robert McElroy của San Diego, vị mà theo Tổng Giám Mục Viganò, cũng tham dự vào việc che đậy hành vi xấu xa công khai của McCarrick. Đức Cha McElroy thừa nhận, năm 2016, có nhận được lá thư của nhà phân tâm học Richard Sipe tố cáo hành vi dâm dật của McCarrick. Nhưng cũng như Hồng Y Tobin, ngài coi Sipe không đáng tin, tín liệu do ông cung cấp không chính xác. Nhưng khác với các vị trên, Đức Cha McElroy không đòi điều tra gì cả và nguyên tuyền coi chứng từ Viganò vô giá trị vì phản ảnh “ý thức hệ đấu tranh”, tinh thần “bè phái, chia rẽ và bóp méo”.

Thiển nghĩ, tác phong của Đức Cha McElroy còn kém hơn cả tác phong của các ký giả thế tục, những người tuy coi động thái Viganò như một âm mưu đảo chánh, nhưng không đến nỗi bác bỏ hoàn toàn các hành động cần thiết để giải quyết cuộc khủng hoảng do chứng từ này nêu ra.

Thực vậy, Barbie Latza Nadeau, Trưởng Phòng Rome của tờ The Daily Beast, dù tố cáo âm mưu lật đổ Đức Phanxicô của động thái Viganò, vẫn cho rằng chiến lược im lặng của Đức Phanxicô trước các cáo buộc của chứng từ Viganò đã “bị phản pháo” vì không thẳng thừng bác bỏ nội dung của chứng từ này. Nadeau cho rằng sự im lặng của Đức Bênêđíctô XVI cũng thế “chỉ quạt cho ngọn lửa đã được các kẻ thù bảo thủ đốt lên cháy bùng thêm”. Cô cho rằng “trái banh đang nằm gọn trong sân của Đức Phanxicô... đối với toàn bộ vụ tai tiếng đang xé toạc giáo hội ngay ở chính các đường nối của nó”.

Rất may, càng ngày càng có thêm các vị giám mục không riêng tại Hoa Kỳ mà còn tại các nước khác yêu cầu có cuộc điều tra. Đức Cha Marian Eleganti O.S.B. của Giáo Phận Chur, Thụy Sĩ, chẳng hạn, trong một cuộc phỏng vấn của Kath.net ngày 31 tháng Tám, đã nói rằng: “Sự kiện Đức Giáo Hoàng Phanxicô không muốn nói một lời nào về những lời tố cáo ấy là một việc không bác bỏ cổ điển (a classical non-denial)”. Từ điển Oxford định nghĩa non-denial như sau: một câu tuyên bố xem ra bác bỏ điều gì đó là thật nhưng thực ra không tạo thành một câu bác bỏ đối với một chủ trương hay một lời tố cáo chuyên biệt.

Tờ báo nổi tiếng của Đức, Frankfurter Allgemeine Zeitung (FAZ), ngày 6 tháng 9 đặt câu hỏi “Liệu bạo lực tình dục mà người ta vốn im lặng bao nhiêu năm qua nay có thực sự lại được chính thức đáp ứng bằng im lặng hay không? Quả là một nhạo báng đối với các nạn nhân!”.

Trong khi ấy, Đức Cha Robert E. Guglielmone của giáo phận Charleston, South Carolina, ngày 31 tháng Tám, khi gửi thư cho Sứ Thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ, Christopher Pierre, đã viết: “Chúng con cảm thấy bị phản bội, giận dữ và dẫn đường sai. Nay là lúc phải làm một điều gì đó. Con có một số đề xuất để hỗ trợ cho lời tuyên bố của Hồng Y Daniel N. DiNardo. Điều phải làm là Tòa Thánh lãnh vai trò lãnh đạo trong việc điều tra sự tiến thân của Tổng Giám Mục Theodore McCarrick... Điều tuyệt đối cần thiết là mọi người chúng con được biết làm thế nào và tại sao việc tiến thân này lại diễn ra. Hành động phải diễn ra ngay lập tức và công khai”.

Theo ngài, cuộc điều tra cũng phải bao gồm sự thật/sự giả trong chứng từ Viganò. Ngài nhấn mạnh: “Giáo Hội chúng ta được mời gọi làm hải đăng trong bóng tối. Con yêu cầu ngài là đại sứ của sự thật và giúp tay vào việc bảo đảm có sự thay đổi có thể thi hành được”.

Và để hỗ trợ cho chứng từ Viganò, ngày 7 tháng 9 vừa qua, Catholic News Service đã cho đăng lá thư của Phủ Quốc Vụ Khanh Toà Thánh xác nhận có nhận được thông tin về các hành vi tồi tệ của McCarrick từ năm 2000. Lá thư này gửi cho Cha Boniface Ramsey, được vị linh mục này tiếp nhận ngày 11 tháng 10 năm 2006 do Đức Tổng Giám Mục Leonardo Sandri, lúc đó là phó quốc vụ khanh lo công vụ tổng quát, ký. Lá thư viết “tôi hỏi đặc biệt liên quan đến những vấn đề trầm trọng liên lụy tới các sinh viên của Chủng Viện Vô Nhiễm, những vấn đề mà hồi tháng 11 năm 2000, Cha đã kín đáo đủ trình lên sứ thần Tòa Thánh lúc ấy tại Hiệp Chúng Quốc, cố Tổng Giám Mục Gabriel Montalvo”.

Charles C. Camosy của tờ Crux ngày 8 tháng 9 tường thuật ý kiến của Melinda Henneberger, một ký giả viết cho Kansas City Star, USA Today, New York Times... về cuộc khủng hoảng này : “Trong bối cảnh hiện nay, con tầu đang bốc cháy và chìm lỉm trong khi thuyền trưởng lại quyết định đây là một trong những khoảnh khắc để giữ im lặng, thủy thủ đoàn thì lý luận như chẳng có gì thay đổi còn hành khách thì nhẩy xuống thuyền cấp cứu”.

Sau cùng, theo cuộc thăm dò mới nhất của Economist/YouGov công bố ngày 11 tháng 9, vì cuộc khủng hoảng lạm dụng và che đậy lạm dụng tình dục, phần lớn người Mỹ (54%) có ý kiến bất thuận lợi đối với Giáo Hội Công Giáo. Thực vậy, 1 trong 3 người từng được dưỡng dục trong đức tin Công Giáo nay không coi mình là Công Giáo nữa: trong 25 phần trăm những người cựu Công Giáo này, 1 trong 10 người tự coi họ là Thệ Phản và nhiều hơn thế tự coi họ là không thống thuộc bất cứ nhóm tôn giáo nào (họa đồ 1).

Cuộc thăm dò này cho thấy thiệt hại rõ ràng của tai tiếng này đối với Giáo Hội và các nhà lãnh đạo của Giáo Hội: người Mỹ có quan điểm thuận lợi cho các giáo hội nói chung, nhưng có cái nhìn tiêu cực hơn đối với Giáo Hội Công Giáo. Ngay người Công Giáo cũng nghĩ không tốt về giáo hội của họ nhiều hơn so với các giáo hội khác (họa đồ 2).

Cả Đức Phanxicô cũng bị giảm bớt thiện cảm nơi người Hoa Kỳ. Hai năm trước đây, trong cuộc thăm dò của CBS News, 4 người so với 1 có thiện cảm với ngài. Tháng Giêng vừa rồi, cuộc thăm dò của Pew cho thấy tỷ lệ ấy là 63% so với 18% (họa đồ 3).

Được hỏi liệu Đức Giáo Hoàng có nên từ chức vì đường lối xử lý tai tiếng lạm dụng tình dục hay không, người Công Giáo trả lời “không” theo tỷ lệ hơn 2 so với 1. Nhưng việc ủng hộ Đức Giáo Hoàng từ chức cao hơn nơi người Công Giáo bảo thủ cũng như cựu Công Giáo và những người không tin Giáo Hội có thể giải quyết êm đẹp cuộc khủng hoảng này (họa đồ 4).

Có lẽ vì thế nay đã đến lúc Tòa Thánh phải làm một điều gì trước chứng từ Viganò. Tin mới nhất cho hay: không những lên tiếng trả lời chứng từ Viganò, gặp gỡ các vị lãnh đạo Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, Đức Giáo Hoàng còn triệu tập một cuộc họp thượng đỉnh với các vị chủ tịch các hội đồng giám mục thế giới để bàn về việc bảo vệ trẻ em trong Giáo Hội, một hình thức tuy kém hơn Thượng Hội Đồng, nhưng trong tình thế này, đủ để đáp ứng nguyện vọng một số giám mục như Tổng Giám Mục Chaput của Philadelphia. Và theo chính tuyên bố của Hồng Y Tổng Giám Mục Wuerl, ngài cũng có thể sẽ chấp nhận đơn từ chức của vị này, từng đệ nạp cách nay 3 năm, mở màn cho một hàn gắn cần thiết.

họa đồ 1


họa đồ 2


hoạ đồ 3


họa đồ 4
 
Phản ứng thật thích hợp hiện nay: 10,000 người rước kiệu Thánh Thể trên đường phố Liverpool
Đặng Tự Do
21:21 12/09/2018
Trong bài “A Remarkable Thing Just Happened in Liverpool, England” – Một chuyện thật đáng kể vừa xảy ra tại Liverpool, Anh quốc, được đăng trên tờ National Catholic Register của hệ thống truyền hình Công Giáo Mỹ EWTN hôm thứ Tư 12/9, phóng viên K.V. Turley ghi nhận như sau:

Một chuyện thật đáng kể vừa xảy ra tại Liverpool, Anh quốc

Sự kiện hôm Chúa Nhật là cuộc rước Công Giáo lớn nhất ở Anh kể từ sau chuyến tông du của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tới Anh vào năm 1982.

Chúa Nhật tuần trước người Công Giáo đã bước đi dưới cơn mưa tầm tã.

Khoảng 10,000 người tụ tập tham dự cuộc rước Công Giáo lớn nhất ở Anh kể từ sau chuyến tông du của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vào năm 1982. Hành động này là đỉnh cao của Đại hội Thánh Thể 2018 vừa diễn ra tại Liverpool.

Đây là một cuộc rước Thánh Thể với một sự khác biệt.

Trên các đường phố của Anh, đó là một hành động thờ phượng rất công khai - một hành động của đức tin đặt nơi Mình, Máu, Linh hồn và Thần tính của Chúa Kitô.

Cuộc rước diễn ra vào thời điểm Giáo hội của Chúa Kitô đang trong quá trình thanh tẩy đau đớn nhưng cần thiết.

Do đó, trời mưa và bầu trời xám xịt của nước Anh thật là phù hợp. Vì ở đây người ta gặp thấy một suối nước mắt khi tiến bước bên cạnh Đấng đã bị đóng đinh một lần nữa trong thân thể của những người vô tội bị thương tổn bởi những người xưng mình là Kitô hữu, nhưng hành động của họ, lại gây ra đau thương cho chính Thầy của mình.

Đức Hồng Y Tổng Giám mục Vincent Nichols nói với những người tham gia rằng cuộc rước này được thực hiện theo tinh thần cầu nguyện và sám hối ... không một chút tự hào hay cảm thức chiến thắng nào trong các bước đi của chúng ta… Về nhiều phương diện, cuộc rước của chúng ta là một hành vi sám hối công khai trong đó chúng ta hướng về Chúa Giêsu Kitô, Đấng mà chúng ta đã đóng đinh Ngài ... Hôm nay chúng ta như những kẻ ăn mày tìm kiếm sự tha thứ trong khi đặt những gánh nặng, những thương tổn, thiệt hại và ngờ vực của chúng ta dưới chân Thánh Giá.”

Đây là một đám rước với một đích điểm duy nhất trong tầm nhìn: Golgotha.

Đại hội Thánh Thể đầu tiên đã diễn ra ở Anh vào năm 1908. Đối với một tôn giáo đã bị nghiền nát, bị bách hại, và cuối cùng đã được bao dung trong vùng đất này, đây là một hành động mang tính cách mạng. Không cần phải nói nhiều, Đại hội đó đã gặp nhiều sự chống đối. Các nhà tổ chức Đại hội lúc đó rất muốn có một cuộc rước Thánh Thể qua các đường phố của London. Điều này bị nhiều người coi là quá đáng sau 4 thế kỷ thiết lập Anh Giáo.

Khi khả năng của một cuộc rước Thánh Thể được đưa ra thảo luận, tờ The Spectator số ra ngày 12 tháng 9 năm 1908, ghi nhận những mối quan tâm có thể cảm nhận được vào thời điểm đó trên khắp các đường phố London, trong khi cũng nêu lên một số thông cảm cho cuộc rước mà người Công Giáo đề xuất.

Tờ báo này viết: “Sự kết thúc trang trọng của Đại hội Thánh Thể vào chiều Chúa Nhật sẽ được đánh dấu bằng một ‘Cuộc rước Bí tích Thánh lễ vĩ đại’, theo đúng nghi thức cử hành của Tòa Thánh. Sau đó là kinh chiều tạ ơn Te Deum và Chầu Mình Thánh Chúa. Các tuyến đường đã được lựa chọn cẩn thận trong các đường phố yên tĩnh quanh nhà thờ chánh tòa Westminster, và đã nhận được sự chấp thuận của các cơ quan cảnh sát. Tuy nhiên, thật không may, một cuộc rước như thế ‘rơi vào lệnh cấm’ của điều 26 trong Đạo luật Loại trừ Ảnh hưởng Công Giáo, mà tất cả mọi người tham gia vào cuộc rước này có thể bị phạt với một số tiền phạt đáng kể. Các nhóm Tin Lành không để yên chuyện này, đang kêu gọi nhà cầm quyền cấm cuộc rước theo Đạo luật trên, và kêu gọi Bộ trưởng Nội vụ cũng như tư lệnh cảnh sát phải thực thi đạo luật. Luật pháp là luật pháp, và chúng tôi không phủ nhận rằng trong trường hợp này nó đứng về phe của những người chống đối. Nhưng quan điểm của Tin Lành rất khó bị thách thức ở đất nước này, vì nó ăn rễ rất sâu trong niềm tin của người dân. Hơn nữa người ta tin rằng đừng để phải hối tiếc sâu xa về những điều khó chịu có thể diễn ra trên đường phố, đó không chỉ là một sự bất lịch sự đối với những vị khách của chúng ta – mà còn gieo rắc một sự ngờ vực vào truyền thống tuyệt vời của chúng ta về sự khoan dung.”

Mặc kệ những kẻ mồm nói “khoan dung” nhưng lại ra tay đàn áp, các nhà tổ chức quyết định vẫn tiến hành cuộc rước Thánh Thể. Chính phủ liền gây áp lực lên Đức Hồng Y Francis Bourne, Tổng Giám mục Westminster, khiến ngài cuối cùng phải miễn cưỡng hủy bỏ đám rước.

Tuy nhiên, người Công Giáo vẫn diễn hành qua các đường phố của Westminster, mặc dù không có Thánh Thể. Các tu sĩ của các dòng tu mặc trang phục bình thường nhưng trên tay cầm theo tu phục của họ, vì vào thời điểm đó họ không được phép mặc tu phục Công Giáo trên đường phố. Họ bước đi trong cuộc biểu tình thầm lặng. Người Công Giáo Anh đã tiến bước và làm chứng, ngay cả khi không có Thánh Thể, người ta đã chứng kiến một Nhiệm Thể Chúa Kitô khác. Cuộc rước đó cho thấy lòng kính trọng đối với những thế hệ đã gìn giữ đức tin truyền thống bất kể những nỗ lực xóa bỏ Giáo Hội Công Giáo khỏi đời sống công cộng và sự thù địch với Giáo Hội vào lúc đó của chính quyền dân sự.

Dưới nhiều khía cạnh khác nhau, việc cấm cách không cho rước Mình Thánh Chúa vào năm 1908 rất gần gũi với những gì được chứng kiến 19 thế kỷ trước đó ở một thành phố khác, Giêrusalem, nơi máu của Người chảy ra từ cạnh sườn bị đâm thâu qua.

Ở Anh ngày nay, các cuộc rước Thánh Thể trên đường phố đã được cho phép.

Trong ngày lễ Corpus Christi (Mình Máu Thánh Chúa) năm nay, tôi đã đi qua các con phố của London trong khi một mặt nhật đựng Mình Thánh Chúa được giơ lên cao. Tuy nhiên, có rất ít phản ứng về điều đó. Đám đông đơn giản là vượt qua Ngài với một thái độ thờ ơ. Những người London ở thế kỷ 21 này, bận rộn mua sắm và ngoạn cảnh, sẽ không làm tổn thương Chúa của chúng ta, họ chỉ thờ ơ qua mặt Ngài trên đường phố, dường như không còn ai nhận ra - hay thậm chí quan tâm - Ngài là ai.

Cuối tuần qua, đúng là người Công Giáo bước đi trong một tinh thần sám hối với Bí Tích Thánh Thể qua các đường phố của Liverpool. Đó là phản ứng đúng đắn với những vết thương gây ra trên cơ thể thiêng liêng của Người. Có lẽ, đó là câu trả lời duy nhất, và những bản sao nên được nhân rộng trong các đường phố, các thành phố và các tuyến đường quốc gia trong toàn bộ thế giới Kitô, vì thử thách cay đắng mới nhất hiện nay hoặc là dẫn chúng ta đi cùng Chúa của chúng ta đến Đồi Calvê hoặc là đưa chúng ta vào một vực thẳm trống rỗng không thể hồi đầu. Vì thế, ngay cả dưới bầu trời u ám xung quanh chúng ta, với Đức Mẹ Sầu Bi bên cạnh, chúng ta hãy tiếp tục chống trả các thử thách, với đôi mắt dán chặt trên thân thể đẫm máu của Ngài, trong khi tiếp tục vác trên vai những gì đã được đặt lên chúng ta - cụ thể là Thánh Giá.




Source: National Catholic Register: A Remarkable Thing Just Happened in Liverpool, England
 
10,000 người rước kiệu Thánh Thể trên đường phố Liverpool
Catholic Church England and Wales
21:30 12/09/2018
 
Hội Đồng Giám Mục Đức lên án thái độ thiếu trách nhiệm của báo chí khi tung ra một tài liệu bị đánh cắp
Đặng Tự Do
22:34 12/09/2018
Một nghiên cứu được thực hiện bởi một ủy ban do Hội Đồng Giám Mục Đức ủy nhiệm về các cáo buộc lạm dụng tình dục hàng ngàn trẻ em ở quốc gia này trong khoảng thời gian từ năm 1946 đến 2014 đã bị đánh cắp và được công bố rộng rãi trên báo chí hôm thứ Tư 12 tháng 9. Báo cáo dự kiến sẽ được công bố vào cuối tháng này.

CNA Deutsch cho biết việc thực hiện nghiên cứu này là do chính Hội Đồng Giám Mục Đức đề ra và dự kiến sẽ được trình bày vào ngày 25 tháng 9 tại phiên họp toàn thể mùa thu của các Giám mục Đức.

Trong khi đưa tin, một số cơ quan truyền thông cố tình gây ra một sự hiểu lầm khi so sánh báo cáo này với báo cáo của bồi thẩm đoàn Pennsylvania, Hoa Kỳ. Thực ra, báo cáo này không phải do nhà nước Đức thực hiện, nhưng do chính Hội Đồng Giám Mục Đức đề ra và phương pháp nghiên cứu cũng khác biệt đáng kể so với phương pháp của bồi thẩm đoàn Pennsylvania, Hoa Kỳ.

Theo tờ Der Spiegel, nghiên cứu ghi nhận tội phạm tình dục chống lại “3677 trẻ vị thành niên”, chủ yếu là trẻ nam từ năm 1946 đến 2014.

Tờ này cho biết thêm “1670 giáo sĩ bị buộc tội lạm dụng” và các nhà nghiên cứu đã “kiểm tra và đánh giá trên lời khai của hơn 38,000 nhân viên và các hồ sơ khác từ 27 giáo phận Đức.”

Tờ Der Spiegel báo cáo rằng trong nhiều trường hợp các nhà nghiên cứu thấy rằng các bằng chứng đã bị “phá hủy hoặc bị sửa đổi”.

Chủ tịch ủy ban nghiên cứu là Đức Cha Stephan Ackermann, Giám Mục giáo phận Trier cho biết trong một tuyên bố đưa ra hôm thứ Tư 12/9:

“Chúng tôi nhận thức được mức độ lạm dụng tình dục được chứng minh bằng kết quả của nghiên cứu này. Thật là đau buồn và nhục nhã.”

“Bốn năm trước, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu này và các giám mục đang trông chờ đối diện với kết quả của nghiên này. Bước đầu tiên sẽ là tại hội nghị mùa thu ở Fulda.”

Đức Cha Ackermann mạnh mẽ chỉ trích sự rò rỉ của bản phúc trình ghi lại tội lạm dụng trẻ vị thành niên bởi các linh mục và tu sĩ ở Đức từ năm 1946 đến năm 2014.

Trong một tuyên bố được Hội Đồng Giám Mục Đức công bố, Đức Cha Ackermann nói: “Tôi rất tiếc là nghiên cứu này vẫn được giữ bí mật cho đến nay, và là kết quả của bốn năm nghiên cứu về chủ đề ‘Lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên bởi các linh mục, phó tế và nam tu sĩ’ lại được công bố ngày hôm nay.”

Ngài nhấn mạnh rằng:

“Đặc biệt, đối với những người bị ảnh hưởng bởi lạm dụng tình dục, việc công bố trước một cách vô trách nhiệm nghiên cứu này là một đòn nghiêm trọng làm tổn thương họ”.

Đức Cha cảm thấy ngao ngán trước cảnh “trong nhà chưa tỏ, ngoài ngõ đã hay”. Ngài nói:

“Còn đáng bực mình hơn nữa là ngay cả các thành viên của Hội đồng Giám mục Đức cho đến nay vẫn chưa được biết toàn bộ bản nghiên cứu”.

Hội Đồng Giám Mục Đức cho biết mục đích của nghiên cứu này, với sự tham gia của tất cả 27 giáo phận, là “để có được sự rõ ràng và minh bạch hơn về mặt trái tối tăm này trong Hội Thánh của chúng ta, không chỉ vì lợi ích của những người bị ảnh hưởng mà thôi, nhưng còn để có thể nhìn thấy những thiếu sót của chính chúng ta và làm mọi thứ có thể để bảo đảm rằng những tội lỗi này không thể được lặp lại”.

“Chúng tôi lo ngại về cách tiếp cận có trách nhiệm và chuyên nghiệp đối với vấn đề này của báo chí. Tôi tin rằng nghiên cứu này là một cuộc khảo sát toàn diện và cẩn thận nhằm mang lại các số liệu và phân tích mà từ đó chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu. Điều này cũng áp dụng cho những phát hiện mang đến một cái nhìn sâu sắc hơn về hành động của các thủ phạm và hành vi của các nhà lãnh đạo giáo hội trong những thập kỷ qua. Một lần nữa, tôi nhấn mạnh rằng nghiên cứu này là một biện pháp mà chúng tôi mắc nợ không chỉ đối với Giáo hội, nhưng trước hết và quan trọng hơn hết là đối với những người bị ảnh hưởng,” Đức Cha Ackermann nói.


Source: Catholic Herald - Leaked German study documents thousands of sexual abuse cases
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Nhóm Bông Hồng Xanh công tác tại GP Vinh, Nghệ An
Maria Vũ Loan
08:07 12/09/2018
Chúng tôi vừa có một chuyến công tác trên địa bàn xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, với công việc quen thuộc là phát học bổng cho học sinh hiếu học, chia sẻ cho bệnh nhân nghèo và thăm một số gia đình có hoàn cảnh khó khăn trong thôn làng.

Từ sân bay Vinh, chúng tôi đến thẳng giáo họ Kẻ Sừa của giáo xứ Làng Nam trong cơn mưa khá nặng hạt, nơi đang có thánh lễ đồng tế mừng kính ngày sinh nhật Đức Mẹ. Hiệp dâng thánh lễ cùng cộng đoàn ở đây, chúng tôi mới thấy lòng đạo sốt sắng của người giáo dân, tham dự kín nhà thờ - ngôi nhà thờ mà phía trước và phía sau là đồng lúa xanh mướt. Còn thánh lễ đồng tế do quí cha thuộc Tu Hội Truyền Giáo Thánh Vinh Sơn (là linh mục chánh xứ của một số nhà thờ trong giáo phận Vinh) và một cha xứ dòng Đa Minh cùng hiệp dâng.

Xem Hình

Chúng tôi được cha xứ và quí ông trong giáo họ mời dự tiệc buổi trưa, song ấn tượng nhất là cùng được trò chuyện với quí Sơ ngồi cùng bàn. Người Nghệ An nói giọng rất đặc biệt nên khi nghe ai nói gì, chúng tôi phải lắng tai nghe; thấy chúng tôi lóng ngóng không hiểu, một sơ khá xinh đẹp, có nụ cười tươi giòn bèn “thông dịch”, tôi chân thành nói: “Cha hoặc Sơ nói thì em còn nghe được, còn hai ông trùm Nghệ An nói chuyện với nhau, em mà hiểu thì “chết liền”! Các Sơ cười nắc nẻ vì lời thổ lộ chân thành này. Một Sơ còn giải thích cho chúng tôi về đặc sản vùng miền này như bánh đúc lá (giống như bánh giò ở Sài gòn), món cháo dê có đậu xanh...

Sau đó, cha chánh xứ Làng Nam là linh mục GB. Nguyễn Quyết Chiến và chúng tôi lên xe về nhà thờ chính của giáo xứ cách đó vài cây số. Giáo xứ Làng Nam thuộc quí cha Tu Hội Truyền Giáo Thánh Vinh Sơn đảm trách, nằm trên địa bàn xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc; với hơn 80 năm thành lập, hiện giáo xứ có 1.700 giáo dân sinh sống tại bốn giáo họ là Làng Nam, Kẻ Sừa, Đông Thuận và Nguyệt Đàm. Tuy chỉ cách thành phố Vinh chừng 15 km và cách Tòa Giám mục Xã Đoài khoảng 7 km, nhưng nơi đây thường được kể như “vùng sâu vùng xa”. Giáo dân là những người thuần nông, sống dựa vào những thửa ruộng bạc màu nên cái nghèo luôn đi liền kề, con em có ít cơ hội đến trường. Những năm gần đây, giáo xứ đã có nhiều tiến triển, nhiều gia đình đã chuyển từ thuần nông sang làm các nghề thủ công và kinh doanh. Đặc biệt, thương hiệu “Cốm Làng Nam” đã trở thành đặc sản cho dân quanh vùng.

Quang cảnh khuôn viên nhà xứ rộng rãi, nhiều cây xanh, không những chúng tôi thích bầu khí thoáng đãng ở đây mà còn ngạc nhiên về mức độ sạch sẽ quanh nhà xứ, nhà thờ; thật tuyệt vời cho chúng tôi khi tạm trú ở đây hai ngày!

Nghỉ trưa được hai giờ đồng hồ, cha xứ lại cùng chúng tôi đi thăm những gia đình nghèo trong thôn. Con đường làng của miền bắc trung bộ rất thưa người nhưng cây cối hai bên làm chúng tôi có cảm tưởng đang đi dã ngoại. Làng quê có quang cảnh thanh bình thế mà không thiếu những hoàn cảnh quá khắc nghiệt, đáng thương. Một chị có bốn con, đứa nhỏ còn ẵm trên tay, chồng phải sang tận bên Lào làm việc kiếm sống, để chị ở nhà với bốn con thơ dại; có căn nhà khác tốc hết mái với ba đứa trẻ ở quanh đó, em gái lớn nhất đã biết thẹn thùng khi có người hỏi thăm, hỏi ra mới biết bố mẹ chúng nó vỡ nợ bỏ trốn, để lại ba đứa ở với bà ngoại, sáng ngày mai đi lễ, em được học bổng...Cha gọi mấy đứa lại chụp hình còn chúng tôi cho chúng mấy tờ tiền để mua bánh ăn làm chúng cứ cười thẹn thùng. Một bà mẹ trẻ khác cũng ôm vào lòng bốn đứa con, trong đó có hai đứa sinh đôi, hai đứa bị bệnh.

Chẳng có ai trao học bổng ở ven đường, thế mà chúng tôi đã làm điều đó với ba bà cháu khốn khổ kia vì bà đang làm lúa trên mảnh đất nhỏ, hấp tấp gọi hai thằng cháu về vì có cha đến thăm. Lại có nhà kia sinh bảy đứa con, tất cả đều đi học, khi có cha và chúng tôi đến thăm người bố trẻ xúc động òa khóc rưng rức. và một gia đình chúng tôi đến thăm lúc khuya thì chồng mới từ bệnh viện tâm thần về, còn thằng bé lớn bệnh thận, tay như hai que củi...

Sáng Chúa Nhật, chúng tôi tham dự thánh lễ cùng với các em thiếu nhi toàn giáo xứ, từ các giáo họ qui tụ về đây. Rất nề nếp nghiêm trang. Việc phát học bổng được diễn ra nhịp nhàng, tốt đẹp. Khi 30 em lên nhận học bổng thì những cháu khác nhận phần bánh ăn sáng, xem ra cháu nào cũng hớn hở. Theo chúng tôi nghĩ, giúp học bổng là chọn những vùng có các cháu ham học, những hoàn cảnh tương đối có thể vươn lên được, còn quá ngặt nghèo như ở vùng cao miền bắc thì đã có những tổ chức lớn hơn trợ giúp.

Từ nhà thờ bước ra, chúng tôi lên xe đi thăm gia đình một thành viên trong nhóm Bông Hồng Xanh; khi vào Sài Gòn dự tu, bạn này đã đồng hành cùng chúng tôi, nay bạn đã khấn trọn đời. Có đi thăm mới biết gia đình của bạn này thuộc giáo xứ Bố Sơn, có đến 3.700 giáo dân...Qua câu chuyện, chúng tôi được biết, ở vùng này, người ta thường sang nước Lào mưu sinh, gia đình khá giả hơn thì tìm cách sang Đài Loan lao động; còn “nhà giàu” hơn nữa thì sang Châu Âu để lao động phổ thông. Anh tài xế nói: ‘Cô thấy nhà nào xây to thì chắc chắn là nhà ấy có người đi lao động nước ngoài”. Còn dân thường thì đa số vay tiền ngân hàng xây nhà, mua xe rồi trả dần. Người dân Nghệ An thật hiếu khách, nhưng chúng tôi phải ra về để dùng cơm trưa với cha chánh xứ Làng Nam.

Trong bữa cơm trưa Chúa Nhật, khi nghe tôi khen nức nở về nề nếp giáo xứ thì cha chánh xứ cho biết: “Khi nhận quản xứ này, tôi phải cố gắng huấn luyện các em vì vùng này nói chung, có nhiều chuyện phức tạp, luyện tập từ cách ăn nói, đến đi đứng trang phục. Hễ đến nhà thờ thì áo quần phải đoàng hoàng, cháu nào không mua được thì cha may cho. Cổ võ người lớn mặc áo dài, nam giới bỏ áo sơ-mi trong quần...thế là thành nề nếp; rồi còn tập cho sốt sắng trong việc thờ phượng nữa...”. Chúng tôi cũng đáp lời theo “cá tính” của mình: “Thôi thì một trăm con chiên, cha cũng cố gắng ôm trọn cả trăm con, đừng vì một vài con có tính cách khác biệt, hoặc độc đáo hơn mà bộc lộ sự cục bộ trong cộng đoàn vì không thể “cào bằng” trong một tập thể!”. Cha cười. Những lần dùng cơm trong nhà ăn đều có những câu chuyện “thời sự giáo xứ” làm chúng tôi rất thích.

Đặc biệt, chiều ngày Chúa Nhật, chúng tôi xuống bếp, khu riêng biệt để xem các em Thiếu Nhi Thánh Thể ở đây nấu cháo cho bệnh nhân, dưới sự “chỉ huy” của một sơ lớn tuổi. Tuy hoàn cảnh nấu nướng có phần đơn sơ nhưng nồi cháo cũng đầy đủ chất dinh dưỡng thịt xương, tim cật.... Sau đó các em mang lên xe tải chở đến bệnh viện, múc vào những chiếc ly nhựa rồi phát cho bệnh nhân. Riêng nhóm chúng tôi, trước đó đã liên hệ với các bác sĩ của Bệnh viện Lao và Phổi này để được phát phong bì tiền cho ba mươi bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn. Cha xứ và một người trong chúng tôi vào phát trực tiếp, nhanh gọn và thân thiện. Rồi xe lại chở cha xứ và chúng tôi đi qua con đường lớn và đường thôn để về nhà thờ.

Buổi tối, chúng tôi lại được mời “ăn cỗ” của nhà ông chánh trương. Rất “Nghệ An”, mọi người cụng ly rượu bé tí xíu, cười nói rôm rả, có cả chính quyền xã đến tham dự. Ông trưởng giáo họ Kẻ Sừa nói với tôi: “Giáo họ còn phần đất rộng, cũng muốn làm một trung tâm gì đó...”. Chúng tôi cười. Quả thật, vùng thôn quê Nghệ An đất rất rộng rãi, khuôn viên nhà thờ đi mỏi cả chân, còn nhà dân thì cách nhau cũng xa, hẳn là làm cho người dân quê Nghệ An tâm hồn cởi mở, hiếu khách.

Chúng tôi tham dự giờ chầu Thánh Thể cuối ngày Chúa Nhật cùng với giáo xứ mà thấy lòng ấm áp, như một lời từ giã giáo xứ rất sốt sắng trong việc thờ phượng.

Sáng hôm sau, trước khi ra sân bay, chúng tôi tranh thủ đi vào khuôn viên Tòa Giám Mục Vinh. Thật là đẹp và rộng rãi! Có một số chủng sinh đang dứng ở đó. Đã nhiều lần chúng tôi đọc tin tức về nhà thờ Xã Đoài, nay mới nhìn thấy tường tận, lòng không khỏi xúc động. Hình ảnh Giáo Hội trên quê hương nơi nào cũng thấy thân thương trong lòng chúng tôi.

Chúng tôi đi ngược ra bãi biển Cửa Lò của Nghệ An. Quang cảnh thoáng đãng, dãy biệt thự, khách sạn đối diện với bãi biển đẹp và sang trọng, làm chúng tôi có cảm tưởng đang du lịch một nước Đông nam á, thậm chí đẹp hơn Hồng Kông! Đi xe điện quanh bãi biển, ông tài xế cho biết thời tiết ở đây rất khắc nghiệt; nếu nóng thì nóng như “cửa lò”, còn lạnh thì tê cả tay chân!

Đi ngang thành phố Vinh để ra sân bay mới thấy sự khác biệt giữa nông thôn và thành phố của tỉnh Nghệ An. Anh tài xế cho biết, ở đây nhiều người có xe hơi, thậm chí một nhà có hai ba cái; những dãy phố có cửa hàng buôn bán sang trọng, đẹp mắt, đường phố rộng đẹp.

Chúng tôi về đến Sài Gòn với món quà trong tay là bánh cốm, đặc sản quê hương Làng Nam như đánh dấu một địa danh mà chúng tôi vừa đi qua với một tấm lòng.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Dân Chủ Và Đa Đảng Ở Việt Nam
Phạm Trần
19:03 12/09/2018
Ít lâu nay ở Việt Nam nẩy sinh phong trào thi đua nói vế “dân chủ” và “đa nguyên đa đảng” để căm phẫn xuyên tạc đòi hỏi đảng phải từ bỏ độc quyền lãnh đạo và trả lại quyền làm chủ đất nước cho dân qua bầu cử tự do.

Người đầu tiên phải kể là ông Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng. Ông nói cách nay hai năm rằng:”Đứng đầu mà độc đoán, chuyên quyền thì hỏi liệu có dân chủ được không? Dân chủ phải đi đôi với kỷ cương, bởi một đất nước mà không kỷ cương thì không thể phát huy được dân chủ.” (Tuyên bố trong cuộc họp báo ngày 28-01-2016 tại Trung tâm Báo chí, Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Mỹ Đình, Hà Nội).

Khi ấy, ông Trọng vừa tái đắc cử chức Tổng Bí thư tại Phiên họp đầu tiên của Khóa đảng XII, và đó là đáp số của câu hỏi do Thông tín viên Pháp, AFP (Agent France Press) đặt ra :”Thưa Tổng Bí thư, ông có nghĩ rằng dưới sự lãnh đạo của ông, Việt Nam sẽ phát triển giàu mạnh và dân chủ hơn không?”

Hơn hai năm sau, chứng độc đoán của ông Trọng đã vạ vào miệng ông ngày 17/06/2018, khi ông gọi hàng trăm ngàn người dân biểu tình chống Luật An ninh mạng và Dự luật Đặc khu trong hai ngày 10 và 11 tháng 06/2018 từ Sài Gòn ra Hà Nội và tại nhiều thành phố khác, là :“ thành phần bất hảo, nghiện hút ma túy, trộm cắp, đủ các kiểu. Cho nên phải có luật để bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ an ninh mạng, bảo vệ quyền lợi của chúng ta.”

"Xem những thành phần bị công an bắt là ai? Toàn là bất hảo cả", (theo VTCNews và Zing.vn, ngày 17/06/2018)

Trong số những người xuống đường biểu tình có cả trẻ em, phụ nữ chân quê, dân lao động, người già, Tu sỹ và nhiều trí thức giỏi và chân chính hơn ông Trọng mà ông cả gan gọi họ là “bất hảo cả” thì ông Trọng có “độc đoán” và “chuyên quyền” không ?

Cũng trong lần họp báo ngày 18/01/2016, ông Trọng còn khoe về kết quả bầu cử Ban Chấp hành Trung ương Khóa đảng XII :”Quy trình bầu cử thực hiện đúng theo quy chế; trong đó phát huy tinh thần dân chủ khi bỏ phiếu kín biểu quyết đối với những trường hợp xin rút khỏi danh sách đề cử.”

Ông nói:”Có sự kết hợp giữa danh sách giới thiệu của khóa trước với danh sách đề cử, ứng cử tại Đại hội XII. Cũng có trường hợp do Trung ương giới thiệu nhưng không trúng cử; lại có trường hợp Đại hội giới thiệu và trúng cử.Như vậy, Đại hội dân chủ đến thế là cùng, không có dân chủ nào hơn. Đại hội đã biểu thị rõ tinh thần dân chủ, đoàn kết, kỷ cương, trí tuệ.”

Đó là thứ “dân chủ trong đảng” với nhau. Nhân dân không can dự vào việc này nên khoe cũng bằng thừa.

Cũng như trước đây, khi ông Hồ Chí Minh, người lập ra đảng CSVN hô hoán rằng:”“Nước ta là nước dân chủ . Bao nhiêu lợi ích đều vì dân.Bao nhiêu quyền hạn đều của dân”là ông muốn cho dân nghe khoái lỗi tai thôi. Thực chất, như lịch sử đã chứng minh cho đến tận khóa đảng XII thời ông Nguyễn Phú Trọng, dân chưa được làm chủ đất nước bao giờ mà chỉ được ăn những chiếc bánh vẽ trên giấy.

Nhưng đảng đã thẳng tay dành quyền của dân cho bản thân lãnh đạo. Chẳng hạn như đảng chưa hề được dân bỏ phiếu bầu cầm quyền, hay ủy thác chọn lựa thể chế bao giờ mà cứ viết “tự nhiên như người Hà Nội” trong Điều 4 Hiến pháp 2013 rằng:”Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, Nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.”

Hay, như trong Điều 53 khi nói về quyền làm chủ đất đai, đảng cũng hớt tay trên ngay trước mắt người dân. Điều này viết:”Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.”

Như vậy thì dân chủ ở đâu, người dân là chủ nhân của đất nước hay là nô lệ của đảng ?

ĂN GÌ-NÓI BỪA ?

Ấy thế mà mới cách nay 8 năm thôi, mọi người đã phải thất kinh khi đọc bài viết rất hồ hởi để tự ca dân chủ ở Việt Nam của bà Tiến sỹ Nguyễn Thị Doan, Phó Chủ tịch nước.

Khi ấy, Bà viết trên báo Nhân Dân ngày 05/11/2011:” "Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, biết kế thừa những tinh hoa dân chủ của các Nhà nước pháp quyền trong lịch sử và đã, đang phát triển lên tầm cao mới, khác hẳn về bản chất và cao hơn gấp vạn lần so với dân chủ tư sản, nhưng chưa tuyên truyền, giáo dục cho người dân hiểu đúng về dân chủ đi liền với kỷ cương nên một số người đã cố tình lợi dụng dân chủ để gây rối, chia rẽ làm tác động xấu đến trật tự, an toàn xã hội."

Giờ dây, mọi người lại phải nghe ông Phó giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Xuân Tú lý luận kiểu giở người rẳng:”Chủ nghĩa đa nguyên là sản phẩm của giai cấp tư sản với thế giới quan phi khoa học, trái với chủ nghĩa Mác - Lênin. Trong khi đó, Đảng Cộng sản Việt Nam đã, đang và sẽ vẫn mãi xác định lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hoạt động của Đảng. Chính điều đó đã, đang và sẽ mãi bảo đảm cho Đảng Cộng sản Việt Nam - Đảng chính trị duy nhất tồn tại, vững mạnh, hoàn thành sứ mệnh lịch sử vẻ vang của mình. Do vậy, ở Việt Nam không cần sự tồn tại của chủ nghĩa đa nguyên - một thứ cơ sở lý luận cho việc thực hiện chế độ đa đảng.”

Như cá gặp nước, ông này còn vung tay qúa trán khi nịnh đảng :”Thứ hai, trên phương diện thực tiễn: Thực tiễn lịch sử cách mạng Việt Nam đã cho thấy, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với đất nước là sự lựa chọn tất yếu của lịch sử; là ý nguyện của nhân dân Việt Nam.”(Bài đăng Tạp chí Tuyên giáo số 7/2018)

Nhưng lịch sử nào đã chọn đảng CSVN lãnh đạo đất nước hay nhân dân Việt Nam đã bị phong trào Việt Minh, do ông Hồ lãnh đạo, đánh lừa trong cuộc kháng chiền chống Pháp giành độc lập rồi sau đó cướp chính quyền hợp pháp từ tay Thủ tướng Trần Trọng Kim năm 1945 ?

Có giỏi, các nhà viết lịch sử Cộng sản hay đội ngũ tuyên truyền Tuyên giáo hãy chứng minh “ý nguyện của nhân dân Việt Nam” khi ấy là nhân dân nào đã trao quyền cho ông Hồ Chí Minh, vào lúcchính phủ Trần Trọng Kim và triều đình Huế của Vua Bảo Đại không có vũ khí và quân lính bảo vệ (!?)

CHỈ SỢ MẤT QUYỀN

Ngoài lập luận trên, Tuyên giáo đảng tiếp tục loan truyền các bài viêt bảo vệ quyền cai trị độc tôn cho đảng và chống phá tư tưởng đòi thiết lập nhà nước thật sự của dân, do dân và vì dân, thay cho chính phủ dân chủ trá hình CSVN.

Bằng chứng như bài viết của Phó Giáo sư-Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hưởng trên Báo của Đài Tiếng nói Việt Nam (TNVN) ngày 18/01/2011.

Ông Hưởng đã lu loan rằng:”Toàn bộ quá trình cách mạng Việt Nam và hoạt động của nhà nước Việt Nam mới là do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nền chính trị của nước ta vẫn là nền chính trị nhất nguyên. Chế độ chính trị đó là do nhân dân ta lựa chọn từ chính những trải nghiệm trong quá trình lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, kháng chiến chống xâm lược và trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Dưới sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự nghiệp cách mạng nước ta đã đem lại những quyền cơ bản nhất cho quốc gia, dân tộc và toàn thể nhân dân lao động Việt Nam, nhân dân ta thực sự được làm chủ cuộc sống của mình, được sống cuộc đời “tự do, hạnh phúc”.

Ăn nói như thế mà ngửi được à ? Nhân dân nào chọn Đảng lãnh đạo và Chủ nghĩa Cộng sản ? Quyền tự do của dân ở đâu và hạnh phúc ở chỗ nào trong hoàn cảnh kinh tế hay chính trị hiện nay?

Ai cũng biết dân Việt Nam không có tự do báo chí và tự do tư tưởng, không có quyền lập hội, hội họp hay biểu tình như Hiến pháp quy định. Mọi sinh hoạt của dân bị kiểm soát, kể cả tín ngường, tôn giáo. Họ bị đàn áp khi biểu tình bầy tỏ nguyện vọng hay khiếu kiện đòi công bằng.

Thậm chí dân còn bị đàn áp dã man khi xuống đường biểu tình chống Tầu xâm lược hay lên án lính Tầu bắn giết, đánh đập hay ngăn chặn, đâm chìm tầu dánh cá của ngư dân Việt Nam hành nghề ở Biển Đông.

Về kinh tế, thu nhập đồng niên của người Việt Nam chưa tới 3,000 dollars/năm, đứng áp chót trong số các nước Đông Nam Á. Trong khi các quan chức Cộng sản lại giầu to nhờ tham nhũng và mánh mung quyền lực. Có khoảng 23,000 du học sinh Việt Nam theo học tại Mỹ, nhưng đa số là con ông cháu cha. Hàng ngàn tư bản đỏ Cộng sản đã mua tài sản ở nước ngoài, phần lớn tại Mỹ, bẳng tiền mặt, có căn nhà cả triệu dollars.

Nhu vậy thì thái độ “hèn với giặc, ác với dân” của nhà nước CSVN đã rõ như ban ngày mà Tác giả Nguyễn Mạnh Hưởng vẫn nhắm mắt bệnh vực cho chế độ độc tài, phản dân chủ và bất lực trước kẻ thù phương Bắc của đảng để chống nhân dân đòi dân chủ chế độ.

Ông xuyên tạc rằng:” Luận điểm “đa nguyên chính trị”, “đa đảng đối lập” là luận điểm mang nặng tính chất mị dân, dễ gây nên sự ngộ nhận mơ hồ, lẫn lộn về nhận thức, sự dao động về tư tưởng trong một bộ phận cán bộ và nhân dân. Nếu không thực hiện được ý đồ thủ tiêu sự lãnh đạo của Đảng thì cũng dễ gây nên sự chia rẽ trong xã hội và sự thiếu thống nhất về chính trị tư tưởng trong xã hội; sự hoài nghi, dao động, thiếu niềm tự tin của quần chúng nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng.

Thứ hai, thực chất luận điểm đó là nhằm thủ tiêu sự lãnh đạo của Đảng ta đối với xã hội, xoá bỏ nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, “lái’ nền dân chủ nước ta sang nền dân chủ khác, phi xã hội chủ nghĩa. Dù chúng không trực tiếp nói đến chúng ta phải thực hiện dân chủ tư sản, nhưng cái cách “khuyên” chúng ta thực hiện đa đảng, học tập theo các nước phương Tây, đã cho thấy thực chất đó là hướng nền dân chủ nước ta sang dân chủ tư sản.”

Hậu qủa, theo hù họa phản độngcủa ông Hưởng thì:”Điều dẫn đến sẽ là: đất nước diễn ra cảnh hỗn loạn, mất ổn định, làm đổ vỡ nền kinh tế, rơi vào thảm họa như đã từng xảy ra ở một số nước. Thảm họa đó chắc chắn sẽ giáng cả lên đầu nhân dân, nhân dân chỉ là cái cớ cho sự tranh giành quyền lực giữa các phe phái. Rút cục, Việt Nam không còn là đất nước phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa; Đảng Cộng sản mất vai trò lãnh đạo xã hội; mọi thành quả cách mạng của nhân dân ta bị tiêu tan.”

Như vậy, chỉ vì sợ đảng tan và mất độc quyền lãnh đạo, và tất nhiên có khối kẻ Tuyên giáo mất bổng lộc nên ông Hưởng đã dọa tiếp rằng:”Cần nhớ lại một bài học đau xót và thấm thía về thực thi dân chủ sai nguyên tắc ở Liên Xô trong thời gian cải tổ. Những đơn thuốc “công khai hoá”, “dân chủ hoá”, “đa nguyên chính trị” đưa ra nhằm cải tổ chủ nghĩa xã hội, lại tạo “thời cơ”, điều kiện thuận lợi cho các thế lực thù địch ráo riết hơn, quyết liệt hơn trong mưu đồ chống phá và dẫn đến làm tan rã, đổ vỡ chế độ Xô Viết.”

Huyênh hoang như thế rồi ông ta lại phân bua:”Ở Việt Nam không thực hiện chế độ đa đảng không phải vì chúng ta bảo thủ, mất dân chủ như các thế lực thù địch cố tình xuyên tạc, mà đó là yêu cầu khách quan, là vì sự ổn định và phát triển của đất nước, vì sự phát triển của nền dân chủ và hạnh phúc của nhân dân thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh...

Sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định bảo đảm sự ổn định và phát triển, tiến tới một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.”

Nếu đã ăn chắc như thế thì liệu ông Hưởng và những cái loa Tuyên giáo có dám xúi đảng thực hiện cuộc trưng cầu ý dân, có Quốc tế và Liên hợp quốc kiểm soát, xem có mấy phần trăm dân còn muốn cho đảng tiếp tục cai trị và áp dặt chủ nghĩa ngoại lai Cộng sản Mác-Lênin ở Việt Nam. -/-

Phạm Trần

(09/018)
 
Văn Hóa
Dẫn nhập vào văn chương tiên tri, kỳ 4
Vũ Văn An
05:14 12/09/2018
(III) Nền quân chủ

Về nền quân chủ, thái độ tiên tri có đặc điểm là quan tâm tới các thực tại thiêng liêng và không lưu ý tới các hình thức của nó. Tương quan giữa hàng tiên tri và nền quân chủ là điều quan trọng vì nhiều lý do, và lý do không hẳn kém quan trọng là ảnh hưởng mà định chế này có đối với học lý tiên tri về đấng được xức dầu. Về mặt thời gian, hàng tiên tri và nền quân chủ gần như y hệt như nhau: thời vua chúa trong lịch sử Do Thái cũng là thời các tiên tri cổ điển. Trong lịch sử cứu rỗi, nguyên sự kiện ấy thôi cũng đủ gợi ý một nối kết còn thân mật hơn nữa giữa hai định chế.



Nền quân chủ một phần được dùng để kích thích hàng tiên tri, vì với nó, ý niệm mới về mối tương quan giữa Israel và Giavê đã đi vào đời sống Israel; một mối tương quan cần được hàng tiên tri không ngừng tái duyệt. Việc dân chúng yêu cầu có một vị vua, theo một nghĩa nào đó, hiểu như việc họ bác bỏ liên hệ giao ước (xem 1Sm 8:4tt) chắc chắn là quan điểm ưu vị nhìn trở lui của tiên tri; nhưng dù sao, không những truyền thống phản ảnh quan điểm phản quân chủ mà cả truyền thống xưa hơn vốn coi Saun như nhà cai trị được trời sai đến để chấm dứt các thống khổ của Israel (1Sm 9:15tt), cả hai đều đồng ý rằng hàng tiên tri quả đã chủ trì việc quá độ qua chế độ vua chúa. Thực thế, chính hàng tiên tri, một mình nó, đã làm cho nền quân chủ trở thành chấp nhận được đối với Israel: hàng ngũ này cung cấp sự bảo đảm đặc sủng mà việc thiếu nó đã khiến cho ngôi vua mệnh yểu của Avimeléc trở thành một sai lầm rất lớn đối với truyền thống Israel (Tl 9) và việc chuyển quyền từ Saun qua Đavít đã thiết lập ra ngôi vua một cách bền vững mà dưới thời Saun không bao giờ có thể có được (1Sm 15:10-11). Bởi thế, điều nghịch lý là, hàng tiên tri đã giúp thiết lập ra một định chế mà với định chế này họ vẫn luôn giữ một thái độ nửa nóng nửa nguội và có lẽ họ muốn nó đừng bao giờ diễn ra.

Tuy nhiên, hàng tiên tri không bao giờ cầm đầu một phong trào ở Israel nhằm thay thế nền quân chủ bằng một hình thức cai trị khác mà có lẽ họ cho là thích hơn. Việc điều này đúng cũng là một điều rất may, vì không hề có dấu chỉ nào cho thấy truyền thống tiên tri thèm khát hay có khả năng làm chính trị. Các can thiệp của họ vào các vấn đề này cho thấy có lúc không thành công vì cố vấn dở có lúc thành công trong các mục đích cao cả của họ. Việc Nathan chấp nhận Salomôn thay vì Ađônigia (1V 1:8) có lẽ là một chúc lành cho diễn trình hợp pháp và dấu chỉ thánh ý Thiên Chúa (1Sb 28:5) đối nghịch với giả thuyết cho rằng người ta đáng được quyền cai trị chỉ vì là con của cha mình; tuy nhiên, theo quan điểm tiên tri, khó có thể chứng tỏ Salomôn là một chọn lựa khôn ngoan. Cũng không phải là chuyện tình cờ khi không thấy ở bất cứ đâu trong truyền thống Thánh Kinh ghi việc Salomôn hoặc tìm cố vấn nơi các tiên tri hoặc nhận được một sấm ngôn nào đó. Cuộc phản loạn của Gia-róp-am chống lại triều đại Đavít, cũng thế, đã được hàng tiên tri chúc phúc (1V 11:29-39), nhưng Gia-róp-am sau đó đã bị cùng một tiếng nói tiên tri bác bỏ (1V 14:7-11). Giống trường hợp sự can thiệp của tiên tri đã đem đến việc kết liễu triều đại Omri (2V 9:1tt) vì bị thay thế bởi một triều đại khác, một triều đại hóa ra còn tệ hại hơn nữa (Am 7:9; Hs 1:4-5; 8:4). Thành thử, thành tích tiên tri trong lãnh vực mưu đồ chính trị là một thành tích thất bại nhiều hơn thành công. Điều cũng đáng lưu ý là ngoài một vài ngoại lệ, khi được diễn dịch thành chính sách thực tiễn, phần lớn thái độ tiên tri chỉ là cố gắng sử dụng tốt nhất các định chế hiện có.

Dĩ nhiên, đó là điều nó nên là. Chức năng tiên tri là đào tạo lương tâm người ta, chứ không áp đặt các chính sách trên nó. Nó không nhất thiết mong cho đến ngày có quân chủ, nhưng nó bảo đảm để khi quân chủ đến, định chế này phải phù hợp với ý muốn của Giavê. Và một khi nó đã đến rồi, thì nền quân chủ phải đóng vai trò mà nay định mệnh đã chỉ định cho nó: phải nhấn mạnh tới các giới điều của giao ước cũ vốn bị hạ thấp thành luật tư riêng vì định chế luật lệ của nhà vua. Êlia đã được mô tả trong vai trò này ở 1V 21:17-24, trong đó, tiên tri phải lên án tội ác của A-kháp đã phạm chống lại luật lệ và phong tục Israel bằng cách để cho người vợ Phênixi điều khiển mình; mụ vốn chỉ cho ông phải làm vua thực sự ra sao theo cái hiểu của Cận Đông không phải Do Thái. Trong tình tiết này, cũng như trong hành động của tiên tri Sơ-ma-gia chống lại Rơ-kháp-am (2Sb 12:5-7). Giê-hu chống lại Basa (1V 16:1-4), Isaia chống lại Akhát (Is 7:10tt) hay Khítkigia (2V 20:12tt), và Giêrêmia chống lại các vua cuối cùng của Giuđa (Grm 21:11tt), công khó của hàng tiên tri là phải làm cho ngôi vua của Israel thực sự có tính Do Thái.

Cố gắng trên phần lớn đã thất bại.Thành công chỉ có giới hạn, như các sách lịch sử và một số ghi chép tiên tri đã chứng minh. Nhưng phán đoán của tác giả thuộc hệ đệ nhị luật nơi các sách Vua về lịch sử nền quân chủ DoThái chắc chắn đã tìm được một đồng thuận nào đó về phía đa số các tiên tri cổ điển. Mặc dù dựa vào các tiêu chuẩn chuyên biệt hơn và phần nào khác hơn so với các tiêu chuẩn luôn dùng xưa nay của các tiên tri, phán kết của tác giả này quả là 1 phán quyết có tính tiên tri, đó là: ngoài một số ngoại lệ hiếm hoi, các vị vua đã thất bại theo quan điểm các vấn đề họ coi là quan hệ.



Học lý xức dầu của các tiên tri khá nhất quán với thái độ đã phác họa của họ đối với nền quân chủ. Học thuyết xức dầu quân vương của các tiên tri Giuđa tiền lưu đầy, nhất là Isaia, dựa trên cùng một tiền đề tôn giáo vốn được các tác giả của Thánh Vịnh quân vương chủ trương, tức là: sấm ngôn tiên tri ban cho Nhà Đavít (2Sm 7:4tt; Tv 89: 20-38). Các tiên tri cổ điển chấp nhận truyền thống này như là mặc khải của Thiên Chúa, một mặc khải vốn đã lên khuôn cho yếu tính nền thần học của họ, như chính các tác giả thuộc hệ đệ nhị luật từng chấp nhận, trái với việc từ bản năng họ vốn không thích nền quân chủ (xem G. von Rad, Studies in Deuteronomy [London, 1953] 88-91). Nhưng trong khi các tiên tri cung đình và các tiên tri Đền Thờ chịu trách nhiệm các Thánh Vịnh quân vương toàn tâm toàn trí bước sâu ít nhiều vào cõi huyền học vốn trùm phủ ngôi vua ở Cận Đông, bằng cách chấp nhận Hofstil (tước hiệu triều đình?) qua đó, các vị vua được dành cho các tước hiệu có tính thần thiêng và thời kỳ cai trị bất tận, thì trái lại, chúng ta thấy ít có hay không thấy chút nào những điều như thế nơi các tiên tri cổ điển. Điều này không có nghĩa các thánh vịnh quân vương phản ảnh một cách không phê phán lý tưởng quân vương của Cận Đông; lý tưởng này đã được Do Thái Hóa hoàn toàn và trở thành một phần của cách chung học Do Thái về tính phổ quát của Giavê và sấm ngôn Đavít (xem H. –J. Kraus, Psalmen [rev.ed. Neukirchen, 1978] 1. 147-48). Tuy thế, các tác giả Thánh Vịnh đã biểu lộ một sự hứng khởi nào đó đối với ngôi vua như đã được mô tả nơi vị được Giavê xức dầu và việc này không có đối tác trong các sấm ngôn của các tiên tri cổ điển. Một việc Do Thái Hóa triệt để hơn đã diễn ra trong các sấm ngôn này: một việc tâm linh hóa nhằm làm giảm tầm quan trọng, cho thấy vua cũng chỉ là vua và vua là người được Giavê tuyển lựa.

Isaia có lẽ gần nhất với ngôn ngữ Thánh Vịnh quân vương trong các lời iên tri cỉa ông về vương quyền Đavít (xem 7:13-17; 9:5-6; 11:1-5), ấy nhưng, chỉ cần suy nghĩ vắn tắt cũng đủ thấy các suy nghĩ của ông khá khác xa đối với họ. Chẳng hạn, ông không bao giờ sử dụng tước hiệu quân vương, dù hiển nhiên ông nói đến một vị vua dòng Đavít. Các tước hiệu đáng sợ đã được sử dụng, nhưng các tước hiệu này nhằm tôn vinh các hành động đặc sủng của Giavê chứ không phải của những người lãnh nhận chúng. So với các đoạn tương tự cùng loại, ta thấy ở đây không phải chỉ là hoàn cảnh mà là một chính sách có nghiên cứu. Mikha 5:1-4, cũng lệ thuộc sấm ngôn xưa của Nathan cho thấy những nét tương tự. Tất cả các lời tiên tri này xác nhận những điều vinh hiển của vị cai trị được xức dầu này nhưng việc nhấn mạnh của họ hoàn toàn lưu ý tới quyền năng của Giavê hành động qua vị được xức dầu này. Đặc điểm tiên tri đạt tới một thứ cực điểm trong lời tiên tri của Êdêkien. Vị tiên tri này bác bỏ tước hiệu vua cho vị hoàng tử nhà Đavít sẽ ngự trị một Israel được phục hồi (37:25), và trong cái nhìn có tính hạn chế gắt gao mà ông vốn đặt lên hoạt động của vị hoàng tử này, chúng ta khó có thể biện phân được điều gì khác hơn việc mờ mờ nhắc đến ý niệm xức dầu vương giả này (xem 44:3; 45:7-8; 46: 16-18).



Nếu đúng thật Giêrêmia nói đến một chồi Đavít sẽ trị vì như một vị vua công chính của Gia Vê (23:5-6), thì điều cũng đúng là có lẽ đây là lần duy nhất, tiên tri nhắc đến việc này trong tất cả các chất liệu được lưu truyền tới ta (30:9; 33:14tt rõ ràng là những phần thêm vào sau này).Nói chung, lời tiên tri thời lưu đầy không hề đặt bất cứ nhấn mạnh nào lên chủ thuyết xức dầu quân vương: theo Đệ Nhị Isaia (xem 41:2; 44:28; 45:1), “đấng được xức dầu” của Giavê không phải là 1 vị vua dòng Đavít, mà Kyrô, vua Ba Tư! Đối với vị tiên tri này, Đấng Cứu Chuộc duy nhất của Israel là Giavê (41:14). Thời hậu lưu đầy, chủ thuyết xức dầu thuộc dòng Đavít lại trở thành thịnh hành đối với các tiên tri trong một thời gian. Thời Dơrúpbaven, tiên tri Khácgai và Dacaria trở vế với truyền thống xưa trong 1 thời gian ngắn, nhưng hoài vọng của các ông cũng vắn vỏi như bản văn đã sửa đổi của Dacaria (Coi Dcr 6: 9- 15) đã chứng tỏ. Chắc chắn trong cùng thời kỳ này, các soạn giả tiên tri tự ý thêm vào những lời tiên tri có trước đó với việc nhắc tới nhà cai trị dòng Đavít y hệt như vậy.

Dĩ nhiên, ta phải nhấn mạnh điều này: không một tiên tri nào đã bác bỏ tính liên hệ của chủ thuyết xức dầu dòng Đavít với nhiệm cục Thiên Chúa. Chỉ có chuyện đó chưa bao giờ là một trong các ý niệm quan trọng hơn hết của họ mà thôi; họ thừa nhận nó đóng một vai trò trong kế hoạch cứu rỗi của Giavê đến mức họ được phép quan niệm; nhưng vị thế của nó vẫn ở hậu trường các suy nghĩ của họ. Amốt và Hôsê, những người nói tiên tri ở miền bắc Israel, nơi có một truyền thống khác, không quân vương thuộc dòng Đavít, đã có đặc điểm không nói gì về chủ thuyết xức dầu quân vương cả. Theo thiên hướng, các tiên tri không bảo hoàng, nhưng họ phải nhìn nhận rằng Thiên Chúa đã nói qua các tiên tri xưa liên quan tới dòng Đavít. Chính vì để tôn trọng lời tiên tri này nên các ngài đã mong chờ một vị vua đến để lật ngược thành tích đáng buồn của phần lớn các vị vua của Israel và Giuđa bằng cách là con thực sự của Giavê như Người đã được tuyên xưng. Trong tất cả chuyện này, các tiên tri đã dự ứng đến một mức tuyệt vời thái độ mà Chúa Giêsu sẽ tiếp nhận đối với chủ thuyết xức dầu quân vương khi Người tới làm trọn các chờ mong của Cựu Ước. Đối cả với Chúa Giêsu, chủ thuyết xức dầu quân vương là một chi tiết chỉ có trong nhiệm cục cứu rỗi của Thiên Chúa mà thôi. Tuy không bác bỏ nó như là bất liên quan với nhiệm cục ấy, Người vẫn thích tự đồng hóa Người với các khuôn dung khác có thể xác định một cách rõ ràng hơn sự thể hiện Người mang đến cho niềm hy vọng cậy trông của Israel.

(IV) Tôn giáo của Israel

Trong xem xét cuối cùng của ta về các nối kết giữa việc nói tiên tri và các định chế của Israel, ta sẽ trình bầy sơ lược một số quan tâm chủ yếu trong giáo huấn tiên tri nhìn dưới ánh sáng của tôn giáo bình dân thuộc thời đại các ngài. Từ quan điểm này, ta có thể có cơ hội nhiều hơn để thấy cả tính độc đáo của tiên tri, một điều không nên bao giờ bị tối thiểu hóa, lẫn sự phù hợp của các ngài với đức tin truyền thống của tổ tiên.

(A) Cánh chung luận

Chủ thuyết xức dầu là một khía cạnh của cánh chung luận (eschatology); do đó, ta đã ghi nhận một sự nhấn mạnh của các tiên tri qua đó, các tiên tri vừa nối kết với, vừa tách biệt khỏi, các người Do Thái khác. Qua cánh chung luận trong bối cảnh này, ta muốn nói người Do Thái xác tín rằng họ là dân tộc được tuyển chọn, họ đóng 1 vai trò trong việc phán xử và thi hành quyền năng của Thiên Chúa trên vũ trụ. Còn về việc liệu việc phán xét này có được coi như một việc liên tục, kéo dài tận tương lai lịch sử hay chỉ là việc phán xét cuối cùng, thuộc một thời gian bên kia lịch sử, thì là điều phụ thuộc mà ta không cần đi vào. Vì mục đích thực tiễn, cánh chung luận của các tiên tri Do Thái, thực sự, có tính lịch sử mặc dù ý tưởng phán xét cuối cùng kia là ý tưởng đặc trưng của Do Thái Giáo về sau. Tuy nhiên, việc phân bệt này có lẽ không bao giờ có nghĩa nhiều lắm đối với dân Cựu Ước như là đối với chúng ta ngày nay, những người thấy sự qua đi của một Israel như được biết đến trong Cựu Ước và đã tiấp nhận được một giải thích khá khác biệt về cánh chung học như đã được Tân Ước mặc khải.

Tuy nhiên, điều quan trọng là việc nhìn nhận bản chất lịch sử của cánh chung luận tiên tri theo nghĩa khác, tức là: theo quan điểm ý niệm thánh kinh về thời gian, một quan điểm đôi khi được gọi là “trực tuyến” (linear) đối chọi với quan điểm “chu kỳ” (cyclic) về thời gian giả thiết là có liên hệ với các cách suy nghĩ khác. Có lẽ người ta đã quá nhấn mạnh tới sự phân biệt này và rõ ràng đã có nhiều cường điệu hóa trong các kết luận rút ra từ đó. Tuy nhiên, điều xem ra đúng sự kiện, hiển nhiên đối với những người quen thuộc với Thánh Kinh, là ngoài một số ngoại lệ hiếm hoi, các soạn giả Thánh Kinh không bao giờ quan niệm thời gian theo mẫu duy định mệnh mà coi nó như một loạt những khoảnh khắc đầy những biến cố được ý chí quyết định rõ rệt. Nhìn nhận sự kiện này là loại bỏ kiểu giải thích kỳ khôi về lời nói tiên tri, tức kiểu giải thích gán cho các tiên tri khả năng nhìn như chụp hình tương lai gần hoặc xa có liên quan tới những người các ngài được sai đến để mạc khải lời lẽ của Thiên Chúa. “Tiên tri không thấy lịch sử trải ra trước mặt ngài như 1 tấm bản đồ mà nhờ đó, ngài nắm được các biến cố cá thể trong tương lai. Việc thấy trước như thế không không phải là đặc sủng của Tiên Tri. Đúng hơn, ngài thấy các biến cố diễn tiến theo hướng nào. Đó mới là phạm vi của việc nói tiên tri. Ý niệm Hípri về thời gian loại bỏ bất cứ giải thích nào khác về nó” (C. Tresmontant, A Study of Hebrew Thought [NY, 1960] 27).



Dù giải thích ra sao, sự kiện kiểm chứng được vẫn là bản chất của việc nói tiên tri trong Thánh Kinh không phải là thấy tương lai như chụp hình. Thực vậy, việc tiên đoán thường là một phần của sứ điệp tiên tri, nhưng việc tiên đoán được ban cho vị tiên tri theo những bất ngờ ngài biết và những người nghe ngài có thể hiểu được. Lời tiên tri của Isaia về cuộc xâm lăng của Xankhêríp (1o:27-34) là một thí dụ cổ điển: lời tiên tri đã nên trọn, nhưng dưới những hoàn cảnh không được tiên tri thấy trước. Cùng những đặc tính này đã được thấy nơi thị kiến của các tiên tri về cánh chung luận của Israel (xem J. van der Ploeg, Studia Catholica 28 [1953] 81-93).

Xem ra thừa thãi khi phải nhấn mạnh rằng các tiên tri chia sẻ xác tín của Israel về tư cách được Thiên Chúa tuyển chọn. Tuy nhiên, có lúc, người ta tin rằng không hẳn thế, và Amốt 3:2, chẳng hạn, đã bị coi là không xác thực vì đã mâu thuẫn với Amốt 9:7. Có lẽ phần lớn người ta đồng ý rằng việc dễ dàng nhìn nhận “những mâu thuẫn” như thế, trên thực tế, đã để lỡ cơ hội nắm được giáo huấn tiên tri. Các tiên tri quả tin vào việc Israel được tuyển chọn; đại đa số các phát biểu của các ngài quả sẽ mất hết ý nghĩa nếu hoàn cảnh đời thực của họ không xây dựng trên niềm tin này. Việc được tuyển chọn là một phần trong hiến pháp nền tảng của Israel, và các tiên tri rất sẵn sàng, dù các người đồng thời của các ngài không sẵn sàng, chấp nhận mọi hậu quả từ vị thế dân riêng Thiên Chúa của Israel ( xem Am 3:9-12).

Các tiên tri thiêng liêng hóa và luân lý hóa niềm tin trên. Có lẽ sẽ chính xác hơn khi cho rằng các ngài tái luân lý hóa nó, vì các ngài làm thế nhưng không tự cho là canh tân. Chính ý tưởng được tuyển chọn mang theo nó một số nguy hiểm như bị cám dỗ tự mãn với các hậu quả của nó hay mù mờ đối với các cơ sở của nó. Nhiều người Do Thái sa vào các cơn cám dỗ này. Israel không được tuyển chọn vì chính họ, các tiên tri đã phải nhấn mạnh như thế, mà vì Thiên Chúa; họ không được chọn vì các đức hạnh của họ, mà vì nhờ được gần gũi Thiên Chúa, họ có thể tìm được đường tiến tới đức hạnh. Khi Amốt đồng ý rằng Giavê đã tuyển chọn Israel thì là để nhắc nhở họ rằng ngay trong sự kiện đó có hàm chứa quyền của Người được tiêu diệt họ khi họ phạm tội ác: “do đó, Ta sẽ trừng phạt các ngươi” (3:2).

Truyền thống Israel đã diễn tả quan niệm tuyển chọn dưới nhiều ẩn dụ và loại suy đa dạng, một trong những ẩn dụ và loại suy quan trọng nhất này là giao ước. Cả ý niệm này cũng đã tìm thấy nơi các tiên tri, mặc dù với nhiều dè dặt của các ngài. Hạn từ này không bao gờ xuất hiện nơi Amốt, người có lẽ không tài nào hòa giải nó với những lạm dụng về nó. Tuy nhiên, phần lớn các tiên tri khác không cho thấy sự ngần ngại nào trong việc dùng nó, nhưng họ dùng nó như Amốt dùng ý niệm tuyển chọn - đối với các ngài, giao ước là việc thuộc ơn thánh của Giavê và là nền tảng của nghĩa vụ luân lý. Hình ảnh Giavê triệu dân Người ra trước vành công lý, một hình ảnh rất thông thường nơi các tiên tri (xem các thuật ngữ rîb, “kiện tụng” ở Hs 4:1; Mk 6:2 và các từ tương đương ở chỗ khác) là hình ảnh, nay ta biết, mượn từ ngữ vựng giao ước nguyên thủy. Các tiên tri cũng thường hay nhấn mạnh tới truyền thống giao ước Môsê hay giao ước Đavít. Trong giao ước Môsê, đặc tính luân lý của việc tuyển chọn là rõ ràng nhất. Không thông thường chút nào khi các tiên tri tiền lưu đầy dừng lại ở các truyền thống tổ phụ dù các truyền thống này năng được nhắc đến trong các lời tiên tri thời lưu đầy và hậu lưu đầy.

Một ý niệm giúp các tiên tri thiêng liêng hóa ý niệm tuyển chọn là ý niệm “số còn lại” (remnant). Được liên kết một cách đặc biệt với Isaia, ý niệm này xem ra đã được ghi đậm trong các truyền thống tốt đẹp nhất của Israel, lâu đời hơn các tiên tri có văn bản. Nếu Amốt khó có thể coi đây như một khả thể có giá trị (5:15) và thậm chí còn chế giễu mô tả số còn sót lại không hề còn sót lại chút nào (3:12), nhưng ông vẫn tôn trọng niềm tin này theo cách riêng của ông. Amốt vốn là người quá xác tính về việc diệt vong của Israel đến độ không chịu phí thì giờ để suy đoán về các hậu quả của ăn năn thống hối, nhưng các tiên tri khác thì không đến nỗi quá bi quan như thế. Trong lời rao giảng của Hôsê, Isaia và Giêrêmia, ý niệm số còn lại được cứu rỗi, sống thoát sự phán xét của Giavê và trở thành Israel phục hồi, đã đem lại cho ý niệm số còn lại một sự sâu sắc thần học trong đó, các kế sách của Thiên Chúa nhân hậu được hiểu tốt hơn và đặt cơ sở cho việc nói tiên tri thời hậu lưu đầy.



Chính sự phán xét cũng là một ý niệm cánh chung được thiêng liêng hóa một cách sâu đậm trong giáo huấn tiên tri. “Ngày của Giavê” mà Amốt từng nhắc đến như một điều được người cùng thời với ông coi là đương nhiên (5:18-20) đã được nhiều người giải thích khác nhau; dù sao, ông cũng đã có trong tâm trí một số biến cố có thể cử hành chiến thắng của Giavê đối với các địch thù. Ý nghĩa việc Amốt dùng kiểu nói này là việc ông nhận diện kẻ thù không như những người ngoại đạo bất tín mà như chính Israel. Một tiên tri tiền lưu đầy khác cũng đã tiếp nối chủ đề này khi đồng ý với ý niệm truyền thống cho rằng ngày này là ngày kết liễu các dân tộc chống đối dân Thiên Chúa (Xp 2:1-15) nhưng cũng đồng ý với Amốt rằng Israel cũng phải được bao gồm trong các dân tộc này (Xp 1:1-18). Dường như chắc chắn là nền cánh chung luận bình dân có cái nhìn hướng tới 1 tương lai trong đó, Giavê sẽ tính sổ với các kẻ thù của Người và từ cuộc tính sổ này, dân của Người sẽ là người chiến thắng. Vượt ra ngoài các xem xét có tính duy quốc gia và chỉ dưới ánh sáng luật luân lý, hàng tiên tri chấp nhận nền cánh chung luận này nhưng muốn làm người ta hiểu rõ dân này là ai. Nó không phải là thứ Israel trong xương thịt, mà là thứ Israel trong tinh thần, số còn lại, thực sự được tuyển chọn. Lối giải thích tiên tri này tiếp diễn tới thời tiên tri hậu lưu đầy, khi nó còn trở nên rõ ràng hơn nữa rằng sự phán xét của Giavê không hệ ở việc là Israel hay không là Israel mà hệ ở việc là công chính hay không là công chính (xem Mk 3:13-21).

Kỳ sau: (B) Giáo huấn tiên tri về xã hội và luân lý
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Trên Đường Thiên Lý
Đặng Đức Cương
07:48 12/09/2018
TRÊN ĐƯỜNG THIÊN LÝ
Ảnh của Đặng Đức Cương
Dầu qua lũng âm u
tôi sợ gì nguy khốn, vì có Chúa ở cùng.
Côn trượng Ngài bảo vệ, tôi vững dạ an tâm.
(Thánh vịnh 23:4)