Ngày 13-09-2014
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN 24 TN)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:46 13/09/2014
Chúa Nhật 24 THƯỜNG NIÊN

N2T


Tin mừng: Mt 18, 21-35.

“Thầy không bảo là đến bảy lần, nhưng là đến bảy mươi lần bảy”.


Anh chị em thân mến,

Đức Chúa Giê-su nghiêm khắc cảnh cáo chúng ta: “Ấy vậy, Cha của Thầy ở trên trời cũng sẽ đối xử với anh em như thế, nếu mỗi người trong anh em không hết lòng tha thứ cho anh em mình”.

Hết lòng tha thứ cho nhau là tha thứ đến bảy mươi lần bảy, bảy mươi lần bảy là con số được nhân lên gấp bội rất nhiều lần trên số học, nhưng nó là hết lòng trong cung cách tha thứ của người môn đệ Đức Chúa Giê-su. Có người tha thứ nhưng không hết lòng, nên họ vẫn còn nhớ lại những lỗi lầm của tha nhân; có người tha thứ nhưng chỉ có bảy lần, nên họ vẫn không thể nào cộng tác với người anh em chị em; có người tha thứ nhưng không hết lòng tha thứ, nên họ vẫn còn có thái độ kiêu ngạo với tha nhân…

Hết lòng tha thứ tức là trong lòng không còn chút tức hờn giận dỗi, mà vẫn cứ nhìn thấy người xúc phạm đến mình như là người anh em chị em thân thiết bấy lâu nay của mình; hết lòng tha thứ cho anh em chị em, là chúng ta trở thành người có trí nhớ tồi nhất đối với những lỗi lầm mà tha nhân đã xúc phạm đến mình, có như thế chúng ta mới trở nên người môn đệ của Đức Chúa Giê-su, và thật sự là người đem sứ điệp yêu thương của Chúa đến cho mọi người.

Anh chị em thân mến,

Tấm lòng của Đức Chúa Giê-su đã trãi ra rất rõ ràng cho chúng ta thấy khi Ngài dạy chúng ta phải tha thứ cho anh em đến bảy mươi lần bảy, Ngài đã hết lòng yêu thương nhân loại tội lỗi đến giọt máu cuối cùng trên thập giá, thân xác Ngài ngay cả một giọt nước giọt máu cũng không còn vì đã hết lòng yêu thương nhân loại, Ngài đã hết lòng yêu thương nhân loại cho đến muôn đời.

Bí tích Thánh Thể và bí tích Hòa Giải là nơi để cho chúng ta thấy rất rõ Đức Chúa Giê-su đã hết lòng yêu thương chúng ta, và cũng nơi các bí tích này, Ngài không chỉ muốn dạy chúng ta phải yêu thương bằng cách tha thứ mà thôi, nhưng phải hết lòng quên đi những thiếu sót lỗi lầm mà tha nhân đã xúc phạm đến mình...

Khó lắm khi hết lòng tha thứ cho người xúc phạm đến mình, nhưng chúng ta cố gắng thực hiện với ơn trợ giúp của Đức Chúa Giê-su và của Đức Mẹ Ma-ri-a.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.

-----------------

http://nhantai.info

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com

http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Có mấy thứ thập giá ?
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
08:11 13/09/2014
Có mấy thứ thập giá ?

Cứ khoảng năm, sáu năm một lần, ngày 14 tháng 9 rơi vào Chúa Nhật. 14-9 là ngày lễ Suy tôn Thánh giá. Thay vì suy tôn Thánh giá, thì ta hãy suy tư về thánh giá. Thay vì nghĩ tới thánh giá của Chúa, thì hãy nhớ tới thánh giá của mình, mà Đức Kitô đã nói: “Ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ mình, vác thánh giá mình theo Ta”.

Nếu vác thánh giá có nghĩa là mang thánh giá, đeo thánh giá, thì nhiều người trong chúng ta – nhất là các bà các cô và nhiều người trên thế giới – nhất là các chàng hippy cao bồi đã thực thi Lời Chúa triệt để : Họ mang thánh giá trên ngực, giờ họ mang tòng teeng cả nơi hai lỗ tai và nhiều nơi khác. Có thời thánh giá nhỏ, có lúc mang thánh giá thật to. Lúc vàng, lúc gỗ… Mang như vậy cũng có điều tốt, vì một cách nào đó làm cho bóng thánh giá hiện diện đó đây.

Nhưng cũng có khi –và rất nhiều khi– không mang những thánh giá như vậy mà vẫn là vác thánh giá thật. Những thánh giá thật đó là những thánh giá nào ?

Thánh Giêronimo liệt kê 4 loại :

1- Thánh giá vì đạo

-Thánh giá vì đạo đạt tới bậc cao là chết vì đạo, cho dù chết trên thập tự hay chết vì thú dữ xé thây, hay chết vì lưỡi gươm lý hình, thì cũng là vác thánh giá tử vì đạo.

Vào những thế kỷ đầu của kỷ nguyên Kitô giáo, ở Roma xa xôi, xa về không gian lẫn thời gian, ở những nước gần chúng ta hơn như Hàn Quốc, Nhật Bản, Philippines, hoặc ngay tại quê hương đất nước chúng ta, cách đây hơn 100 năm thôi : đã có bao nhiêu kẻ vì muốn theo Chúa Kitô mà đã phải vác lấy thập giá tử vì đạo này. 117 + 1 vị còn đó, lễ kính ngày 24/11: thánh Anrê Dũng Lạc và các bạn tử đạo. Nhật có Phaolo Miki và các bạn, lễ kính 6-2. Đại Hàn có 103 vị tử đạo được ĐGH Gioan Phaolô II đến tận Seoul phong thánh 1984, lễ mừng 20-9: thánh Kim Taegon và Chung Hasan cùng các bạn, và mới tháng 8-2014 đây ĐGH Phanxicô đến Đại Hàn để phong chân phước cho 124 vị trong đó có vị tử đạo tiên khởi. Phi Luật Tân có thánh Laurenso Ruiz và các bạn, kính ngày 28-9 ; và những vị tử đạo tiên khởi Roma, kính ngày 30-6.

Thánh giá vì đạo ở đỉnh cao là Tử vì đạo.

-Thánh giá vì đạo ở bậc trung là những bách hại vì đạo : vì là người Công Giáo, vì là người theo Đức Kitô mà ta bị trù dập, mất việc, xếp ở cột 12 trong sơ yếu lý lịch !

Cũng có thể được xếp vào bậc trung thánh giá vì đạo, là loại thánh giá đặc biệt, không phải vì đạo mà là do Đạo gây ra. Trong lịch sử ta thấy điển hình có Galilê, bị chính Đạo o ép suýt bị hoả thiêu khi ông chứng minh trái đất quay chứ không phải mặt trời chạy.

Vào khoảng năm 1990, Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Bình đi “ad limina” ở Roma về, ngài vui mừng, chia sẻ : lần này Toà Thánh đã xem tôi là người Công Giáo rồi ! Là vì trong quá trình sống chung với anh em sau năm 1975, ngài đã bị báo cáo này nọ, chẳng hạn ngài là giám mục chưa đến nỗi “quốc doanh” nhưng là loại “công tư hợp doanh.”

Có những bổn đạo “được” cha xứ để ý cách riêng, gọi thẳng ra là trù dập, o ép. Thánh giá bởi đạo là thế, tuy không phổ biến, không nhiều, nhưng cũng khá nặng. Nặng hạng trung.

-Thánh giá vì đạo ở bậc thấp là tuân giữ lề luật của đạo. Chẳng ai bách hại trù dập vì đạo, chẳng ai chặt đầu đóng đinh vì đạo, thì ở mọi thời mọi nơi ta vẫn còn phải vác thập giá vì đạo loại cấp thấp này : Ăn chay, kiêng thịt, đọc kinh, đi lễ …, đó là những thánh giá vì đạo mà ta phải vác nếu ta muốn theo Đức Kitô.

2- Thánh giá do Chúa [Quan Phòng]

Có khi là chính Chúa gửi tới, có khi là Ngài quan phòng để cho sự việc xảy ra. Thánh giá loại này bao gồm tất cả những bệnh tật, lo âu, sợ hãi, chán nản, thất bại, mà ta gặp trong cuộc sống. Bi quan hơn một chút, thì cả cuộc sống là thập giá.

“Đã mang tiếng khóc chào đời.” Chẳng bé thơ nào, chẳng ai bước chân vào đời mà nở nụ cười cả. Phật thì bảo : Đời là bể khổ. Bởi đó có thể nói thánh giá loại này được gọi là khổ giá. Nếu vác cho khéo sẽ thành thánh giá.

-Hiệp sĩ Phanxicô vì một cơn bệnh thập tử nhất sinh mà hoán cải thành thánh. Khổ giá biến thành thánh giá.

-Anphôngsô thất bại trước một vụ kiện mà quay về với Chúa. Khổ giá thành thánh giá.

Nhiều người do cha mẹ chết sớm, vác thập giá nuôi bầy em, mà nên những vĩ nhân. Nhiều bạn trẻ thi rớt, nhiều bạn trai bị bồ đá, đau quá, dốc quyết đi tu, đỗ cụ làm cha !

3- Thập giá do ma quỉ

Ma quỉ có thật chứ không phải chuyện huyền thoại, thần sầu quỉ khốc đâu. Và ma quỉ lại không ở yên. Ma quỉ hành động, hành động tích cực. Cứ đọc sách Job thì biết. Những trang đầu của sách Sáng Thế cũng vậy. Và nhất là trong cuộc đời của Chúa Giêsu, quỉ ma cũng không buông tha Ngài.

Vì thế thập giá do ma quỉ là những chước cám dỗ: mưu ma chước quỉ. Ở thời nào cũng có, ở nơi nào cũng có, ở lứa tuổi nào cũng có, ở ngành nghề nào cũng có.

Nghề buôn thì có cám dỗ làm giàu bằng con đường tắt, con đường lậu ; nghề xây cất thì có cám dỗ xây một, cất (giấu) hai.

Tuổi trẻ có cám dỗ về ăn chơi phung phí. Tuổi già có cám dỗ về kể lể thành công. Học sinh có cám dỗ cóp bài, tìm phao. Công nhân có cám dỗ câu giờ lao động.

Người chồng có cám dỗ thấy vợ người khác duyên dáng thuỳ mị hơn bà xã ở nhà. Người vợ có cám dỗ thấy chồng nhà bên cạnh tháo vát lanh lợi hơn ông chồng nhà mình, cù lần một cục…

Ta không thể kể xiết, bởi có những cám dỗ tinh vi mưu mô hơn nữa kìa. Nhất là những cám dỗ len lỏi vào cả trong việc đạo đức cầu kinh.

Vác những cám dỗ đó, mà không sa vào những cám dỗ đó, nhưng vác đem đi xa : chứ không phải sa chước cám dỗ (trong kinh Lạy Cha), quả là một cách vác thập giá theo chân Chúa.

4- Thánh giá do chính mình

Đây là tên gọi của những hy sinh, hãm mình. Hy sinh, hãm mình là những điều mình đáng ra không phải làm, nhưng mình làm thêm, đáng ra mình được hưởng, nhưng mình không hưởng.

Được xem Tivi giải trí, mình hãm mình không xem.

Không phải quét nhà, nhưng hy sinh cầm cái chổi…

Người ta kể Phanxicô thường rắc thêm tro vào thức ăn, để ăn bớt ngon hơn hầu hãm mình. Mặc áo, thì lót thêm ít vải gai bố hầu ép thân ép xác (như mặc áo nhặm).

Phải đi với người ta một dặm, mình hi sinh đi thêm một dặm nữa.

Gương các vị thánh về hy sinh cũng đầy dẫy và trong gia đình, gương hi sinh của cha mẹ anh chị cũng không thiếu.

Mẹ thức thêm để vá cho con chiếc áo, cha làm thêm giờ để lo cho con một món đồ chơi. Mẹ nhịn miếng thịt để cho con trai lớn, bố nhường trái chuối cho bé út trong nhà.

Trên đây là ta dựa theo cách liệt kê của thánh Giêrônimo để mô tả 4 loại thập giá mà ta thường phải vác : thập giá vì đạo, thập giá vì Chúa, thập giá do ma, thập giá bởi mình.

Nhưng cũng có nhiều cách vác.Vác mà càu nhàu lẩm bẩm thì giá đã nặng lại nặng thêm mà không sinh ích gì. Còn vác cùng với Chúa, theo chân Chúa, thì ánh sáng mới loé ở chân trời.

Per crucem ad lucem : qua thập giá đến ánh sáng là một châm ngôn của Dòng Mến Thánh Giá, được sáng lập từ Việt Nam. Và gẫm Năm Sự Thương, thứ tư thì ngắm : Đức Chúa Giêsu vác thánh giá – Ta hãy xin cho được vác thánh giá theo chân Chúa. Hãy “vác thánh giá theo chân Chúa,” sẽ thấy tương lai tươi sáng cuối đường hầm vậy.

LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
 
Biến thập giá nên thánh giá ban ơn cứu độ
Lm Đan Vinh
14:26 13/09/2014
HIỆP SỐNG TIN MỪNG : LỄ SUY TÔN THÁNH GIÁ

Ds 21,4b-9 ; Pl 2,6-11 ; Ga 3,13-17

BIẾN THẬP GIÁ NÊN THÁNH GIÁ BAN ƠN CỨU ĐỘ

I.HỌC LỜI CHÚA

1.TIN MỪNG: Ga 3,14-21

Khi ấy Đức Giê-su nói với ông Ni-cô-đê-mô rằng: (13) Không ai đã lên trời, ngoại trừ Con Người, Đấng từ trời xuống. (14) Như ông Mô-sê đã giương cao con rắn trong sa mạc, Con Người cũng sẽ phải được giương cao như vậy, (15) để ai tin vào Người thì được sống muôn đời. (16) Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời. (17) Quả vậy, Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người mà được cứu độ.

2. Ý CHÍNH:

Khi nói chuyện với ông Ni-cô-đê-mô, Đức Giê-su đã mặc khải về tình thương cứu độ của Thiên Chúa như sau:

Để cứu chuộc thế gian đang sống trong bóng tối sự chết, Thiên Chúa đã sai Con Một giáng trần làm Đấng Thiên Sai. Nhờ chấp nhận cái chết đau thương trên thập giá để đền tội thay và giao hòa loài người với Thiên Chúa. Từ đây, những ai muốn được ơn cứu độ phải có mấy điều kiện sau: Một là phải được tái sinh bởi Nước và Thánh Thần. Hai là phải tin Đức Giê-su, Đấng đã chịu chết trên thập giá để đền tội thay, mà con rắn đồng thời Mô-sê là hình bóng. Ba là phải vác thập giá mình hằng ngày mà đi theo Người.

3. CHÚ THÍCH:

- C 14-15: + Ni-cô-đê-mô: Một người vị vọng trong dân Do Thái, là thành viên của Công Nghị tại Giê-ru-sa-lem. Ông muốn tìm hiểu về con người và giáo lý của Đức Giê-su, nhưng vẫn trong trạng thái dè dặt. Sau này ông đã can đảm bênh vực Đức Giê-su trong Công Nghị (x. Ga 7,50-52; 12,32). Và khi an táng Người, ông đã can đảm gia nhập vào hàng ngũ các môn đệ của Đức Giê-su (x. Ga19,39). + Mô-sê giương cao con rắn trong sa mạc: Khi được cứu thoát khỏi cảnh nô lệ người Ai Cập, dân Do Thái thay vì biết ơn Chúa và Mô-sê, họ lại kêu ca trách móc khi phải chịu kham khổ. Họ thà quay lại làm nô lệ cho dân Ai-Cập, miễn là hằng ngày được ngồi bên nồi thịt và được ăn uống no nê, còn hơn là được tự do mà bị đói khát thiếu thốn giữa nơi sa mạc hoang vu. Chúa đã trừng phạt họ về tội vô ơn bạc nghĩa ấy. Họ đã bị rắn lửa bò ra cắn chết nhiều người. Bấy giờ họ mới hồi tâm sám hối và cầu xin Mô-sê để nhờ ông cầu xin Đức Chúa tha tội cho họ. Đức Chúa đã tha và truyền đúc tượng một con rắn bằng đồng, treo lên cây cột để ai bị rắn cắn mà tin cậy vào tình thương tha thứ của Đức Chúa, thể hiện qua việc nhìn lên con rắn đồng này, thì sẽ được cứu sống (x. Ds 21,8-9). + Con Người: là một hình ảnh được ngôn sứ Đa-ni-en nhìn thấy trong giấc chiêm bao. Con Người nói đây là một nhân vật được Đức Chúa tuyển chọn và trao cho sứ mạng cai trị muôn dân trong sự công minh chính trực (x. Đn 7,13-14). Đức Giê-su nhiều lần đã tự xưng là Con Người theo nghĩa này (x. Mt 8,20; 12,32). + Cũng sẽ được giương cao như vậy, để ai tin vào Người thì được sống muôn đời: Đức Giê-su đã tiên báo Người sẽ được nâng lên khỏi mặt đất, bị treo trên cây thập giá, giống như con rắn đồng thời Mô-sê xưa, để giao hòa tội nhân với Đức Chúa và nên dấu chỉ ơn cứu độ cho loài người. Người cũng được nâng lên trong vinh quang của Thiên Chúa, nghĩa là được tôn vinh trong Thiên Chúa (x. Ga 3,13; 6,62), để kéo mọi tín hữu lên trời hưởng hạnh phúc với Người (x. Ga 8,28; 12,32-34).

- C 16-18: + Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một: Thánh Gio-an đã khẳng định nhiều lần: “Thiên Chúa là Tình Yêu” (1 Ga 4,8). Người thể hiện tình yêu qua việc ban Con Một yêu dấu cho thế gian. Thế gian chính là tất cả mọi loài thụ tạo, đặc biệt là loài người. Sự ban tặng này, gợi lên hình ảnh tổ phụ Áp-ra-ham xưa đã vâng lời Đức Chúa, hiến dâng con trai độc nhất là I-sa-ác làm của lễ toàn thiêu tiến dâng Đức Chúa (St 22,2-13). + Để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời: Điều kiện để được ơn cứu độ là phải tin vào Đức Giê-su - Con Một Thiên Chúa, là Đấng ban ơn cứu độ cho loài người. Ơn cứu độ là ơn tha thứ mọi tội lỗi, xóa bỏ hình phạt đáng chịu vì tội, và sau này được sống lại trong ngày tận thế để được hưởng hạnh phúc muôn đời trong Nước Trời với Chúa.

4. CÂU HỎI: 1) Con rắn trong sa mạc thời kỳ Xuất Hành của Cựu Ước, liên quan thế nào với việc Đức Giê-su chịu chết trên thánh giá thời Tân Ước ? 2) Ngày nay nếu muốn được ơn cứu độ do Đức Giê-su, các tín hữu phải có những điều kiện nào? 3) Tin vào Con Thiên Chúa cụ thể đòi chúng ta phải làm gì? Tin như vậy sẽ mang lại những ơn ích gì ?

II.SỐNG LỜI CHÚA

1. LỜI CHÚA: “Như ông Mô-sê đã giương cao con rắn trong sa mạc, Con Người cũng sẽ phải được giương cao như vậy, để ai tin vào Người thì được sống muôn đời”(Ga 3,15)

2. CÂU CHUYỆN: RẮN ĐỒNG TRONG SA MẠC

Khi nói chuyện với ông Ni-cô-đê-mô vào lúc đêm tối, Đức Giê-su đã đề cập đến con rắn đồng đã được Mô-sê treo trên cây cột, như một biểu hiệu tình thương của Thiên Chúa tha thứ tội lỗi của dân Ít-ra-en. Tình thương ấy sẽ còn được biểu lộ qua việc Đức Giê-su bị giương cao trên cây thập giá, để những ai tin nơi Người, nhìn lên cây thập giá là biểu hiệu tình yêu tột đỉnh của Người, thì sẽ không phải chết trong tội nữa, nhưng sẽ được Người cứu độ và được tham phần sự sống muôn đời của Người (Ga 3,14-15). Thánh Gio-an đã tóm kết như sau: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Ga 3,16).

3. SUY NIỆM:

1) Đức Giê-su là rắn đồng thời Tân Ước:

Đã từ lâu, hình ảnh một con rắn cuộn tròn quanh một cây gậy đã được ngành y dược thế giới chọn làm biểu tượng. Hình ảnh con rắn y dược này cũng giống như con rắn đồng thời kỳ Xuất Hành đựoc Đức Giê-su đề cập trong Tin Mừng hôm nay. Khi con cháu Gia-cóp được Mô-sê cứu khỏi ách nô lệ cho người Ai Cập đi vào hoang địa trong cuộc hành trình về Miền Đất Hứa, họ đã phải trải qua cuộc sống gian khổ trong sa mạc nóng bức khô cằn, không bánh ăn, thiếu nước uống, không thịt thà rau thơm như khi con sống tại Ai cập trước đó… Họ đã kêu trách Đức Chúa và Mô-sê đã đầy đọa làm khổ họ và hè nhau quay trở về Ai Cập, sẵn sàng chịu làm nô lệ cho người Ai Cập, miễn là có bánh ăn, nước uống và hằng ngày ngồi bên nồi thịt thơm ngon …. Làm như vậy, họ đã phạm tội vô ơn bạc nghĩa với Đức Chúa, nên họ đã bị trừng phạt đích đáng: Ho9j đã bị rắn lửa bò ra cắn chết nhiều người. Khi dân It-ra-en nhận thức ra tội lỗi của họ đã gây ra hình phạt như vậy thì họ đã xin Mô-sê cầu cùng Đức Chúa nguôi cơn giận. Đức Chúa đã sẵn sàng tha thứ và Chúa đã truyền cho Mô-sê đúc một con rắn bằng đồng, treo trên một cây cột, để làm biểu tượng ơn tha thứ tội lỗi. Đế những ai bị rắn cấn lẽ ra phải chết, nhưng nếu biết nhìn lên hình con rắn đồng và kêu cầu Đức Chúa tha tội thì sẽ được Người cứu khỏi chết.

Tuy nhiên con rắn đồng thời Xuất Hành chỉ là hình bóng của Đức Giê-su trong thời Tân Ước. Đức Giê-su đã được Chúa Cha sai đến làm Đấng Cứu Thế hay Đấng Thiên Sai. Người đã mở ra một con đường cứu độ cho dân Ít-ra-en Mới là Hội Thánh. Con đường Chúa Giê-su chọn đi là đường hẹp, leo dốc với nhiều chông gai và ít người muốn đi. Đây là con đường thánh giá mà Đức Giê-su đã trải qua để đền tội thay cho loài người chúng ta. Chính khi chịu chết trên thánh giá, Đức Giê-su đã trở thành linh dược chữa lành mọi tội lỗi và tật nguyền của chúng ta. Từ cạnh sườn bị lưỡi đòng đâm thâu, nước rửa tội đã chảy ra để tẩy rửa tội lỗi chúng ta và nhiều người. Rồi từ cạnh sườn bị đâm thâu, Máu bí tích Thánh Thể đã chảy ra để ban sự sống đời đời cho những ai tin cậy hiệp thông rước lễ trong Thánh lễ.

2) Phân biệt thập giá với Thánh Giá:

Thập giá là một hình khổ bằng gỗ được đóng lại thành hình thữ thập. Đây là hình khổ được người Rô-ma thường dùng để trừng phạt hành hình tử tội: Kẻ tử tội sau khi vác cây khổ giá đến nơi hành hình, sẽ bị lột trần và bị đóng đinh chân tay vào thập giá rồi được treo lên. Họ sẽ bị nhìn đói nhịn khát cho đến chết. Đây là hình phạt nặng nề nhất dành cho người nô lệ dám làm loạn chống lại quân Rô-ma, hay dành cho các tội nhân dân thường phạm trọng án cướp của giết người… Đức Giê-su đã bị các đầu mục dân Do Thái ganh ghét thù hằn bắt nộp cho quan Phi-la-tô người Rô-ma, và làm áp lực đòi ông này phải kết án tử hình thập giá cho Người bằng cách đồng thanh la to rằng: “Đóng đinh nó vào thập giá ! Đóng đinh nó vào thập giá !” (Mt 27,22-23).

Đức Giê-su đã chấp nhận con đường thập giá theo thánh ý Chúa Cha và mời gọi các môn đệ chấp nhận đi con đường này qua câu nói: “Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo” (Mt 16,24). Chính khi chịu chết treo trên thập giá, Đức Giê-su đã có thể đền tội thay cho nhân loại chúng ta và là biểu tượng ban ơn cứu độ trong thời Tân Ước. Từ đây thập giá hình khổ của Đức Giê-su đã trở thành Thánh Giá đáng tôn thờ. Chính nhờ cây thánh giá này mà nhân loại chúng ta đã được hưởng lời hứa ban ơn cứu độ. Do đó, trong nghi thức suy tôn Thánh Giá tại các nhà thờ vào chiều Thứ Sau Tuần Thánh, Linh mục chủ sự sẽ cầm cây Thánh giá có tượng Chúa chịu nạn, giơ lên cho mọi người thấy và nói: “Đây là cây thánh giá, nơi treo Đấng Cứu Độ trần gian”. Cộng đoàn quỳ gối thưa chung: “Chúng ta hãy đến thờ lạy”.

3)Tập vác Thánh Giá trong cuộc sống hằng ngày:

Mỗi tín hữu chúng ta đều được Chúa Giê-su mời gọi hãy bỏ mình, nghĩa là bỏ đi cái tôi ích kỷ tự ái cao, là từ bỏ nhừng thói hư tật xấu mang mắc phải… để vác thánh giá mình hằng ngày mà theo chân Người. Thánh giá mỗi người chúng ta phải mang vác chính là những việc bổn phận hằng ngày phải kiếm tiền về lo cho gia đình, việc phục vụ cho cộng đoàn. Thập giá còn là những tai ương bệnh tật hay thất bại trái với ý muốn, là những bệnh nhận liệt giường trong gia đình, hay người chồng và vợ con khó nết luôn gây sự bực bội cho mình…

Chúa Giê-su trong vườn Ghết-sê-ma-ni đã cầu nguyện với Chúa Cha: “Cha ơi, nếu được, xin cho chén này rời khỏi con. Nhưng xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha” (Mt 26,39). Nếu mỗi tín hữu chúng ta cũng biết noi gương Chúa đón nhận các gian nan thử thách, chịu đựng các điều trái ý… Đó là chúng ta đang đi con đường “qua đau khổ vào trong vinh quang” của Chúa Giê-su. Ước gì mỗi lần phải chịu đựng đau khổ, thất bại, rủi ro… chúng ta hãy noi gương Chúa Giê-su để dâng một lời cầu nguyện với Chúa Cha: “Lạy Cha. Con xin chịu đựng sự đau khổ này để đền tội con và cầu cho một người thân đang đi con đường lầm lạc, sớm được ơn trở về giao hòa với Cha”.

4. THẢO LUẬN: Làm thề nào để thể hiện đức tin khi gặp nhừng điều trái ý, những thất bại hay những điều cực lòng trong cuộc sống… hầu biến các điều ấy trở thành phương thế giúp chúng ta thanh luyện và nhận được ơn cứu độ của Chúa ?

5. NGUYỆN CẦU:

LẠY CHÚA GIÊ-SU. Mỗi lần chúng lỡ sa ngã phạm tội, xin Chúa cho chúng con biết tin cậy phó thác trong tình thương bao dung của Chúa, và dọn mình lãnh nhân ơn giao hòa trong bí tích giải tội. Xin cho chúng con năng nhìn lên thánh giá Chúa là nguồn ơn cứu độ độc nhất của chúng con. Xin giúp chúng con năng đi chặng đàng thánh giá, hằng ngày đọc kinh Mân côi với phần suy niệm năm sự thương để cảm nghiệm được tình Chúa yêu con, giúp con quyết tâm chừa cải tội lỗi và các thói hư. Nhờ đó, chúng con xứng đáng nhận được ơn Chúa tha thứ tội lỗi, được Chúa Thánh Thần biến đổi nên con ngoan của Chúa Cha, nên môn đệ đích thật của Chúa Giê-su, và nên anh chị em của mọi người trong cộng đoàn Hội Thánh.

X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.

LM ĐAN VINH - HHTM
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Chị Maria Voce tái đắc cử chủ tịch của Phong trào Focolare
Đặng Tự Do
02:47 13/09/2014
Các thành viên phong trào Focolare đã bỏ phiếu ủng hộ sự liên tục của hàng lãnh đạo. 500 đại biểu của phong trào đang nhóm họp phiên khoáng đại tại Rôma đã quyết định ủng hộ chị Maria Voce làm chủ tịch thêm một nhiệm kỳ 6 năm nữa. Quyết định này đã được Tòa Thánh chính thức chấp thuận.

Chị Maria Voce năm nay 77 tuổi, là người Ý, quê quán tại Calabria. Năm 2008, chị đã được bầu làm người kế vị đầu tiên của chị Chiara Lubich, người sáng lập Phong trào. Giờ đây, chị sẽ lãnh đạo phong trào Focolare thêm 6 năm nữa.

Phong trào Focolare là một tổ chức giáo dân lớn nhất trong Giáo Hội Công Giáo với khoảng hơn 2 triệu thành viên, trong đó có cả những người không Công Giáo và thậm chí những người chưa theo một tôn giáo nào. Thông qua những sáng kiến và tổ chức của mình, họ thúc đẩy sự thống nhất và hiệp thông giữa con người, dưới ánh sáng sứ điệp của Chúa Giêsu.

Trong phiên khoáng đại sẽ kết thúc vào ngày 28 tháng 9 tới đây, họ sẽ xác định ưu tiên trong những năm tới. Và trước khi trở về nhà, họ sẽ gặp gỡ Đức Giáo Hoàng Phanxicô vào ngày 26 tháng 9.
 
Quan ngại về an ninh của ĐTC trong chuyến thăm Thổ Nhĩ Kỳ
Đặng Tự Do
03:22 13/09/2014
Trong chuyến bay trở về Rôma từ Hàn Quốc, khi nói về lịch trình bận rộn của mình, Đức Giáo Hoàng thừa nhận rằng ngài đã có một xu hướng sử dụng quá tải các nguồn năng lượng của mình. Ngài thừa nhận rằng một số bệnh nhỏ mà ngài phải chịu đựng trong suốt mùa hè có thể do kiệt sức mà gây ra, và nói: "Bây giờ tôi phải thận trọng hơn một chút ". Đức Giáo Hoàng cho biết ngài sẽ giữ một nhịp điệu làm việc ít lại vì tình trạng sức khoẻ. Tuy nhiên, trước những chuyển biến trên thế giới, Đức Thánh Cha có lẽ sẽ không thực hiện được điều đó.

Trong một diễn biến gây bất ngờ cho nhiều người, Cha Federico Lombardi, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết trong cuộc họp báo hôm 12 tháng 9 rằng Đức Thánh Cha sẽ đến thăm Thổ Nhĩ Kỳ vào cuối tháng Mười Một.

Thông báo của Tòa Thánh chỉ diễn ra vài giờ sau khi tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ là ông Recep Tayyip Erdoğan chính thức mời Đức Thánh Cha đến thăm đất nước này và Đức Thánh Cha đã đồng ý ngay lập tức.

Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã đến thăm Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng Mười năm 2006. Ngài đã viếng thăm Ankara, và gặp gỡ với chính quyền địa phương. Ngài cũng đã đến thăm Izmir, gần thành phố Ephesus cổ đại, để kính viếng một ngôi đền dành riêng cho Đức Trinh Nữ Maria. Người Hồi Giáo cũng đến đây để tôn kính Đức Mẹ. Sau đó, ngài đến thăm Toà Thượng Phụ Fanar ở Istanbul, của Đức Thượng phụ Đại kết Constantinople và cầu nguyện với vị Đại Giáo Trưởng của Hồi Giáo tại đền thờ Xanh của Hồi giáo.

Cũng trong cuộc họp báo trên chuyến bay trở về từ Hán Thành, Đức Thánh Cha tiết lộ rằng ngài đã nói chuyện với các trợ lý của ngài về một chuyến thân chinh đến Iraq. "Tại thời điểm này đó không phải là điều tốt nhất để thực hiện", nhưng ngài nói thêm rằng ngài để ngỏ khả năng đó và sẽ thực hiện khi đó là điều hữu ích. Vì thế, các quan sát viên cho rằng bên cạnh các địa điểm như Ankara và Istanbul, Đức Thánh Cha có thể sẽ viếng thăm người tị nạn từ Syria và Iraq ở miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ. Điều này gây quan ngại cho nhiều người vì Thổ Nhĩ Kỳ là cửa ngõ cho các thành phần thánh chiến từ Tây phương xâm nhập vào Iraq và Syria để tham gia chiến đấu chung với bọn khủng bố Hồi Giáo IS. Hoa Kỳ và các nước phương Tây đã nhiều lần yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ chặn đường tiếp tế người và các loại vũ khí cho bọn khủng bố Hồi Giáo IS ở biên giới phía Nam nhưng Thổ Nhĩ Kỳ xem ra không đủ khả năng đáp ứng được.

Cho đến nay, chỉ có một sự kiện được xác nhận là vào 30 tháng 11, Đức Thánh Cha sẽ tham dự Phụng Vụ Thánh do Đức Thượng phụ Đại kết cử hành để mừng lễ Thánh Anrê Tông Đồ. Theo một truyền thống đã có từ thời Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Mỗi năm Tòa Thượng Phụ Đại Kết Constantinople đều gởi đoàn đại biểu sang Rôma tham dự Lễ Hai Thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô ngày 29 tháng 6. Đáp lại, Tòa Thánh cũng gởi đoàn đại biểu sang Constantinople để tham dự lễ Thánh Anrê Tông Đồ được cử hành ngày 30 tháng 11.

Chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô chắc cũng sẽ bao gồm một chuyến viếng thăm một đền thờ Hồi giáo và một cuộc họp với người Hồi giáo, để xây dựng một cầu nối giữa Công Giáo và thế giới Hồi giáo trong việc tìm kiếm sự hỗ trợ chống lại chủ nghĩa cực đoan tôn giáo.

Đức Thánh Cha sẽ có một lịch trình bận rộn trong những ngày tới. Trong tháng Chín, ngài sẽ tông du lịch Albania. Trong tháng Mười, ngài sẽ tham dự Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới về gia đình và trong tháng Mười một, ngài sẽ có hai lần xuất ngoại: đó là tới Strasbourg để nói chuyện trước Nghị Viện Châu Âu và sau đó là đến Thổ Nhĩ Kỳ.
 
Kẻ phá đám tại Strasbourg qua đời chỉ vài giờ sau khi Tòa Thánh loan báo ĐTC Phanxicô sẽ đến Strasbourg
Đặng Tự Do
08:20 13/09/2014
Tòa Thánh đã xác nhận rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ nói chuyện trong phiên họp khoáng đại Nghị viện châu Âu ở Strasbourg, vào ngày 25 tháng 11.

Chủ tịch Nghị viện châu Âu, là ông Martin Schulz, người đã được Đức Giáo Hoàng tiếp kiến vào tháng Mười năm ngoái, thông báo rằng Đức Giáo Hoàng đã chấp nhận lời mời của ông.

Chuyến thăm được mô tả là một cử chỉ đầy biểu tượng và rất quan trọng vì châu Âu ngày càng trở nên thế tục và phong trào bài tôn giáo dâng cao tại các nước phương Tây. Đức Hồng Y Reinhard Marx, là Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục của Cộng đồng châu Âu, hoan nghênh sáng kiến này. Ngài nói đó sẽ là một cách tốt để Quốc hội châu Âu nhớ lại nguồn cội Kitô của mình.

Tháng Mười Một sẽ là một tháng bận rộn cho Đức Giáo Hoàng vì sau khi nói chuyện trước Nghị Viện Châu Âu, ngài sẽ tông du đến Thổ Nhĩ Kỳ vài ngày sau đó.

Ngày 8 tháng 10 năm 1988, Đức Gioan Phaolô II đã trở thành vị Giáo hoàng đầu tiên lên tiếng trước Nghị viện châu Âu. Vào thời điểm đó, bức tường Berlin vẫn còn chia cách nước Đức và chủ nghĩa cộng sản vẫn thống trị ở Đông Âu. Vì thế trong bài phát biểu, Đức Thánh Cha nhắc nhở Quốc hội, rằng châu Âu nên học cách hít thở với hai lá phổi, trong cùng một cơ thể.

Trong một tình cờ khá lạ lùng, người đã la hét phá đám bài nói chuyện của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II ngày 8 tháng 10 năm 1988 đã đột ngột qua đời chỉ vài giờ sau khi Tòa Thánh loan báo về cuộc viếng thăm Strasbourg của Đức Thánh Cha Phanxicô.

Ian Paisley (06/04/1926 – 12/09/2014), người Ái Nhĩ Lan thuộc Giáo Hội Tin Lành Trưởng Lão đã la hét dữ dội và hô những khẩu hiệu chống Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II khi ngài bắt đầu bài nói chuyện của mình.

Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã bình tĩnh chờ đợi trong khi các nghị viên khác lôi Ian Paisley ra ngoài. Nghị viện châu Âu đã vỗ tay vang dội hoan hô cử chỉ từ tốn của ngài.

Ian Paisley đã theo đuổi một lập trường chống Công Giáo rất cực đoan. Ông qua đời tại Belfast ngày 12 tháng 9 vừa qua.
 
Lời kêu gọi của Đức Thánh Cha tại Lampedusa được hồi âm
Đặng Tự Do
07:21 13/09/2014
Hơn 1,500 người tị nạn đã được cứu sống nhờ dự án Trạm Trợ Giúp Thuyền Nhân Ngoài Khơi. Trạm Trợ Giúp này là một con thuyền mang tên 'The Phoenix' dài hơn 140 feet (42m), trên đó có hai chiếc ghe nhỏ và hai máy bay không người lái có thể khởi động trên biển, và bay suốt hơn sáu tiếng đồng hồ, với tốc độ 240km một giờ.

Dự án Trạm Trợ Giúp Thuyền Nhân Ngoài Khơi đã được đưa ra bởi một cặp vợ chồng Công Giáo sống ở Malta, với mục đích cụ thể là giải cứu những người nhập cư bị mắc cạn dọc Địa Trung Hải.

Regina Catrambone, người sáng lập dự án này cho biết

"Ý tưởng này đã ập đến khi chúng tôi đã ngồi hàng giờ trong kỳ nghỉ hè giữa Lampedusa và Tunisia. Chúng tôi phát hiện ra một chiếc phao áo khoác. Tôi và chồng tôi nhìn chằm chằm vào chiếc áo khoác này. Viên thuyền trưởng trên thuyền chúng tôi nói rằng có thể người mặc chiếc áo khoác này đã không còn nữa. "

Một thời gian ngắn sau đó, Regina và chồng là Christopher Catrambone nói rằng họ nghe những lời kêu gọi đầy xúc động của Đức Giáo Hoàng trong chuyến thăm đảo Lampedusa yêu cầu các Kitô hữu làm mọi cách có thể để cứu giúp những người tị nạn.

Regina Catrambone nói tiếp:

"Đó là một sự thúc đẩy lớn đối với chúng tôi bởi vì trong bài phát biểu của ngài nhiều lần ngài kêu gọi tất cả mọi người hãy giúp đỡ những người tị nạn bằng khả năng, và kỹ năng của mình. Điều này giống như một tiếng chuông vang lên trong trái tim chúng tôi."

Vào cuối tháng Tám vừa qua, họ quyết định thực hiện ý tưởng của mình. Cho đến nay, họ đã cứu sống được hai chiếc thuyền đầy những người nhập cư bị mắc cạn. Khi họ nhìn thấy một chiếc tàu bị nạn, các nhân viên cứu hộ và y tá sơ cứu cho họ và gọi chính quyền địa phương đến cứu giúp họ.

Riêng trong năm nay, ước tính có khoảng 100,000 người nhập cư đã đến bờ biển Ý, để vượt thoát chiến tranh, nghèo đói hay bị ngược đãi. Số lượng những người vượt biển không thành công đến nay vẫn không rõ.
 
Bài Giáo Lý của ĐTC Phanxicô về Hội Thánh: Hội Thánh dậy chúng ta biết thương xót
Phaolô Phạm Xuân Khôi
10:59 13/09/2014
“Có thể là một Kitô hữu mà không có lòng thương xót không? Không. Người Kitô hữu nhất thiết phải có lòng thương xót, bởi vì đây là trung tâm của Tin Mừng.”

Dưới đây là bản dịch bài Giáo Lý của ĐTC Phanxicô được ban hành ngày 10 tháng 9 năm 2014 trong buổi Triều Yết Chung tại Quảng Trường Thánh Phêrô. Hôm nay ĐTC tiếp tục chu kỳ Giáo Lý mới về Hội Thánh. Ngài giải thích về việc Hội Thánh về thương xót như thế nào.

* * *


Anh chị em thân mến, chào anh chị em.

Trong cuộc hành trình giáo lý về Hội Thánh của chúng ta, chúng ta đang ngừng lại để bàn đến việc Hội Thánh là mẹ. Lần trước chúng ta đã nhấn mạnh rằng Hội Thánh làm cho chúng ta lớn lên, và với ánh sáng và sức mạnh của Lời Chúa chỉ cho chúng ta con đường cứu rỗi, cùng bảo vệ chúng ta khỏi sự dữ. Hôm nay tôi muốn nhấn mạnh đến một khía cạnh cụ thể của hoạt động giáo dục của mẹ Hội Thánh của chúng ta, đó là, Hội Thành dạy cho chúng ta các việc thương xót như thế nào.

Một nhà giáo dục tốt tập trung vào những điều thiết yếu. Không đi lạc trong các chi tiết, nhưng muốn truyền đạt điều gì thực sự quan trọng để đứa con hoặc học sinh có thể tìm thấy ý nghĩa và niềm vui của đời sống. Đó là sự thật. Đó là điều cần thiết, theo Tin Mừng, là lòng thương xót. Bản chất của Tin Mừng là lòng thương xót. Thiên Chúa đã sai Con của Ngài xuống, Thiên Chúa làm người để cứu chúng ta, nghĩa là, để ban cho chúng ta lòng thương xót của Ngài. Chúa Giêsu đã nói một cách rõ ràng qua việc tóm lược giáo huấn của Người cho các môn đệ: “Hãy thương xót, như Cha các con là Đấng hay thương xót” (Lc 6:36). Có thể là một Kitô hữu mà không có lòng thương xót không? Không. Người Kitô hữu nhất thiết phải có lòng thương xót, bởi vì đây là trung tâm của Tin Mừng. Và trung thành với giáo huấn này, Hội Thánh chỉ có thể lặp lại cùng một điều cho các con cái mình: “Hãy thương xót”, như Chúa Cha, và như Chúa Giêsu là Lòng Thương Xót.

Vì thế Hội Thánh hoạt động như Chúa Giêsu. Không dạy những bài học lý thuyết về tình yêu, về lòng thương xót. Không truyền bá trên toàn thế giới một triết lý, một con đường khôn ngoan.... Tất nhiên, Kitô giáo cũng là tất cả những điều ấy, nhưng như là kết quả, từ suy tư. Mẹ Hội Thánh, như Chúa Giêsu dạy bằng gương sáng, và các lời nói được sử dụng để làm sáng tỏ ý nghĩa của các cử chỉ của mình.

Mẹ Hội Thánh dạy chúng ta cho người đói khát ăn uống, cho người trần truồng áo mặc. Và Hội Thánh làm như thế nào? Hội Thánh làm điều ấy bằng gương sáng của nhiều vị thánh đã làm điều ấy một cách gương mẫu; Hội Thánh cũng làm điều ấy bằng gương sáng của rất nhiều người cha và người mẹ, là những người dạy cho con cái của họ rằng điều chúng ta dư thừa là dành cho những người túng thiếu. Biết điều này thật là quan trọng. Trong những gia đình Kitô giáo đơn giản nhất luôn luôn có một nguyên tắc hiếu khách thánh thiêng: không bao giờ thiếu một đĩa thức ăn và một chiếc giường cho những người cần đến chúng. Có một người mẹ, ở một giáo phận khác, đã nói với tôi rằng bà muốn dạy điều này cho các con của bà và bảo chúng giúp đỡ và cung cấp thức ăn cho những người đói khát; bà có ba đứa con. Và một hôm vào bữa trưa, khi người cha ở sở làm, bà ở với ba đứa con của bà, các cháu còn bé, khoảng 7, 5 và 4 tuổi - và có tiếng gõ cửa: có một người đàn ông xin một chút đồ ăn. Người mẹ nói với ông: “Chờ một chút.” Và bà trở lại nói với các con: “Có một người đàn ông đang xin ăn ở ngoài kia, chúng ta phải làm gì?” “Mẹ, chúng ta cho ông ấy, chúng ta cho ông ấy.” Mỗi người đều có một miếng thịt bít tết với khoai tây chiên trên đĩa của mình. “Rất tốt – bà mẹ nói – các con hãy cho ông ấy một nửa đĩa của tất cả các con, và chúng ta sẽ cho ông ấy một nửa miếng bít tết của mỗi người.” “Ồ không, mẹ, điều này không tốt.” Bà nói, “Đúng thế các con phải cho từ chính đĩa của các con.” Và thế là bà mẹ đã dạy các con bà cho người khác thức ăn từ chính đĩa của các cháu. Đây là một gương sáng đã giúp tôi rất nhiều. “Nhưng tôi không có đồ ăn thừa ...” Hãy cho từ những gì anh chị em có. Đó là điều chúng ta học từ Mẹ Hội Thánh. Và các chị em, nhiều bà mẹ đang ở đây, các chị em biết phải làm gì để dạy con cái của mình rằng chúng có thể chia sẻ mọi thứ với những người nghèo khổ.

Mẹ Hội Thánh dạy chúng ta gần gũi những người đau yếu. Có biết bao người nam nữ thánh thiện đã phục vụ Chúa Giêsu cách này! Và có biết bao người nam nữ bình thường đang thực hành việc làm thương xót này mỗi ngày trong một phòng ở bệnh viện hoặc ở viện dưỡng lão, hoặc ở nhà riêng của họ, là giúp đỡ những người bệnh tật.

Mẹ Hội Thánh dạy chúng ta gần gũi những người đang ở tù. “Nhưng thưa Cha, không được, điều này rất nguy hiểm, họ là những người xấu.” Nhưng mỗi người chúng ta đều có khả năng làm củng một điều mà những người ở tù đã làm! Tất cả chúng ta đều có khả năng phạm tội và làm cũng những điều ấy, là phạm những sai lỗi trong cuộc sống. Họ không xấu hơn anh chị em và tôi! Lòng thương xót thắng vượt mọi bức tường, rào cản, và đưa chúng ta đến việc luôn luôn tìm kiếm khuôn mặt con người. Chính lòng thương xót thay đổi tâm hồn và đời sống, có thể tái sinh một con người cùng cho phép người ấy hội nhập vào xã hội theo một phương cách mới.

Mẹ Hội Thánh dạy chúng ta gần gũi những người bị bỏ rơi và đang chết một mình. Và đó là điều Chân phước Têrêsa đã làm trên đường phố Calcutta; là điều nhiều Kitô hữu đã làm và đang làm mà không sợ cầm tay những người sắp rời bỏ thế gian này. Và ngay cả ở đây, lòng thương xót ban bình an cho những người ra đi và những người ở lại, làm cho chúng ta cảm thấy rằng Thiên Chúa vĩ đại hơn cả sự chết, và rằng việc nghỉ ngơi nơi Ngài, ngay cả cuộc chia tay cuối cùng cũng chỉ là “tạm biệt”... Chân phước Têrêsa đã hiểu điều này! Người ta nói với mẹ, “Thưa Mẹ, việc này mất thì giờ.” Đi tìm người chết trên đường phố, những người bắt đầu bị những con chuột cống ăn thịt, và mẹ đã đưa họ về nhà để họ được chết sạch sẽ, yên hàn, trong sự mơn trớn và an bình. Mẹ đã chào họ “tạm biệt,” với tất cả những điều ấy ... và rất nhiều người nam và nữ như mẹ đã làm điều ấy. Và họ đang chờ mẹ ở đó [chỉ lên trời], để mở cửa cho họ, cửa thiên đàng. Giúp người ta chết lành, trong bình an.

Anh chị em thân mến, bằng cách này Hội Thánh là một người mẹ, dạy con mình các việc làm thương xót. Hội Thánh đã học cách này từ Chúa Giêsu, học rằng điều này là điều thiết yếu cho ơn cứu rỗi. Chỉ yêu thương những người yêu thương mình thì chưa đủ. Chúa Giêsu nói rằng dân ngoại cũng làm như thế. Chỉ làm điều tốt cho những người làm tốt cho mình thì chưa đủ. Để thay đổi thế giới thành tốt hơn chúng ta phải làm điều tốt cho những người không có khả năng đền đáp chúng ta, cũng như Chúa Cha đã làm cho chúng ta, qua việc ban Chúa Giêsu cho chúng ta. Chúng ta đã trả bao nhiêu cho ơn cứu chuộc của mình? Không trả gì hết, tất cả đều nhưng không! Hãy làm việc lành mà không mong được đáp trả chút nào. Vậy, Đức Chúa Cha đã làm cho chúng ta thế nào thì chúng ta cũng phải làm như thế. Hãy làm điều lành và hãy tiến bước! Tốt đẹp biết bao khi được sống trong Hội Thánh, Mẹ Hội Thánh của chúng ta dạy chúng ta những điều mà Chúa Giêsu đã dạy chúng ta. Chúng ta tạ ơn Chúa, là Đấng đã ban cho chúng ta ơn có Hội Thánh là mẹ, Hội Thánh dạy chúng ta con đường thương xót, đó là con đường sống. Chúng ta tạ ơn Chúa.

http://giaoly.org/vn/

Nguyên bản: http://w2.vatican.va/content/francesco/it/audiences/2014/documents/papa-francesco_20140910_udienza-generale.html
 
Đức Thánh Cha phê bình thái độ ”sống chết mặc bay” trước thảm cảnh chiến tranh
Lm Trần Đức Anh OP
15:23 13/09/2014
REDIPUGLIA. Sáng 13-9-2014, ĐTC Phanxicô tái lên án sự điên rồ của chiến tranh; sự tham lam tiền bạc, bất bao dung, và sự ham hố tiền bạc, dẫn đến chiến tranh.

Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi viếng thăm và cử hành thánh lễ lúc gần 10 giờ sáng tại nghĩa trang quân đội Redipuglia nhân dịp kỷ niệm 100 năm thế chiến thứ I bùng nổ.

Đây là nghĩa trang quân đội lớn nhất ở Italia, ở mạn đông bắc giáp giới với Cộng hòa Slovenia và là nơi có mộ của hơn 100 ngàn binh sĩ Italia.

ĐTC đã đáp máy bay từ Roma lúc 8 giờ sáng và khi đến nơi, ngài viếng thăm trước tiên nghĩa trang Áo Hung nơi có mộ của gần 14.500 binh sĩ tử trận thuộc nước Áo, Hungari và nhiều nước khác. Ngài cầu nguyện và đặt vòng hoa tưởng niệm. Tiếp đến, ĐTC tới đài tưởng niệm và nghĩa trang Redipuglia để cử hành thánh lễ.

Đồng tế với ĐTC có gần 100 GM Italia và các nước khác, cùng với một số LM tuyên úy quân đội. Trong số hàng chục ngàn người hiện diện trước lễ đài dưới trời mưa, có các giới chức chính quyền và quân đội Italia và nước ngoài, và các tín hữu.

Toàn văn bài giảng của ĐTC:

”Sau khi chiêm ngắm vẻ đẹp cảnh trí toàn vùng này, nơi mà những người nam nữ làm việc để nuôi dưỡng gia đình, nơi các trẻ em chơi đùa và người già mơ ước.. khi ở nơi này, tôi chỉ tìm được lời này để nói: chiến tranh là một sự điên rồ.

”Trong khi Thiên Chúa làm cho công trình sáng tạo của ngài tiến triển, và loài người chúng ta được mời gọi cộng tác vào công trình của Chúa, thì chiến tranh tàn phá. Nó tàn phá cả điều đẹp nhất mà Thiên Chúa đã tạo dựng là con người. Chiến tranh đảo lộn tất cả, kể cả liên hệ giữa anh chị em với nhau. Chiến tranh là điên rồ, kế hoạch phát triển của nó là tàn phá: nó muốn phát triển bằng cách tàn phá!

”Lòng tham lam, bất bao dung, ham hố quyền lực.. đó là những động lực thúc đẩy đi tới quyết định chiến tranh, và những động lực ấy thường được biện minh bằng một ý thức hệ; nhưng trước tiên có một sự đam mê, một động lực sai trái. Ý thức hệ là một biện minh, và khi không có ý thức hệ, thì có câu trả lời của Cain: ”Có liên hệ gì tới tôi đây?”, ”Tôi đâu có phải là người canh giữ em tôi?” (St 4,9). Chiến tranh chẳng nể ai một ai: người già, trẻ em, các bà mẹ, người cha... ”Có hệ gì tới tôi đâu?”

”Trên cổng vào nghĩa trang này, phất phới khẩu hiệu chế nhạo của chiến tranh ”Có hệ gì tới tôi đâu?”. Tất cả những người có di hài đang an nghỉ tại đây, đã có từng có những dự phóng, những ước mơ.. nhưng cuộc sống của họ đã bị đốn ngã. Nhân loại nói: ”Có hệ gì tới tôi đâu?”

”Cả ngày nay, sau sự thất bại của một cuộc thế chiến khác, có lẽ người ta có thể nói về một cuộc chiến thứ ba đang được chiến đấu ”từng mảnh”, với những tội ác, những cuộc tàn sát, những cuộc tàn phá...

Nói đúng ra, trang đầu tiên của các báo phải có tựa đề ”Có hệ gì tới tôi đâu?”. Cain nói: ”Tôi có phải là người canh giữ em tôi đâu?”.

”Thái độ ấy hoàn toàn trái ngược thái độ mà Chúa Giêsu yêu cầu chúng ta trong Phúc Âm. Chúng ta đã nghe: Chúa ở trong người anh em bé nhỏ nhất: Ngài là Vua, là Thẩm Phán xét xử thế gian, là người đói, khát, là ngoại kiều, người bệnh, là tù nhân... Ai săn sóc người anh em thì được vào trong niềm vui của Chúa; trái lại ai không làm như vậy, người nào bỏ sót và nói ”Có hệ gì tới tôi đâu?”, thì phải ở ngoài.

”Ở đây có bao nhiêu nạn nhân. Hôm nay chúng ta tưởng niệm họ. Khóc thương và đau lòng. Từ nơi đây, chúng ta tưởng niệm tất cả các nạn nhân của mọi cuộc chiến tranh.

”Ngày nay cũng có bao nhiêu nạn nhân.. làm sao điều này có thể xảy ra? Nó có thể xảy ra được vì cả ngày nay, ở hậu trường, có những lợi lộc, có những kế hoặc chính trị địa lý, có lòng ham hố tiền bạc và quyền hành, và có công nghệ võ khí, dường như là rất quan trọng!

”Và những kẻ đề ra những kế hoạch kinh hoàng ấy, những kẻ xách động các cuộc xung đột, cũng như các chủ hãng chế võ khí, đã ghi vào tâm hồn họ câu ”Có hệ gì tới tôi đâu?”

Và chính những người khôn ngoan nhận ra các lỗi lầm, cảm thấy đau khổ, thống hối, xin tha thứ và khóc lóc.

Với câu ”Có hệ gì tới tôi đâu?” mà những doanh nhân chiến tranh đã ghi trong lòng, có lẽ họ kiếm được rất nhiều tiền, nhưng con tim hư hỏng của họ đã mất khả năng khóc. Câu ”Có hệ gì tới tôi đâu?” làm cho họ không khóc được. Cain không khóc. Bóng đen của Cain vẫn còn che phủ chúng ta ngày nay, tại nghĩa trang này. Chúng ta thấy nó ở đây. Ta thấy trong lịch sự từ năm 1914 đến ngày nay. Ta cũng thấy trong những ngày này.

Và ĐTC kết luận rằng:

”Với tâm hồn của người con, người anh, người cha, tôi cầu xin cho tất cả anh chị em, và cho tất cả chúng ta ơn hoán cải tâm hồn: đi từ thái độ ”Có hệ gì tới tôi đâu?”, tới thái độ khóc lóc. Khóc cho tất cả những người đã ngã gục vì “cuộc thảm sát vô ích”, khóc cho tất cả những nạn nhân của chiến tranh điên rồ, trong mọi thời đại. Nhân loại đang cần khóc lóc, và đây là giờ để khóc.”

Cuối thánh lễ, Bà Bộ trưởng quốc phòng Italia, và các vị tư lệnh quân đội, đã trao tặng ĐTC một bàn thờ ”dã chiến” được một LM tuyên úy dùng để dâng thánh lễ trong thế chiến thứ I. Ngoài ra vị Tổng tham mưu trưởng quân đội Italia đã tặng ĐTC bản sao giấy đăng ký của Ông nội của ngài, Gioan Bergoglio, một trong 31 ngàn sĩ quan của Italia đã chiến đấu trong thế chiến thứ I.

Tiếp đến ĐTC đã trao cho các GM hiện diện mỗi vị một cái đèn và dầu từ miền Assisi như biểu tượng ánh sáng hòa bình. Đèn do Tu viện Phanxicô ở Assisi và dầu do Hiệp hội cha Luigi Ciotti tặng để thắp sáng trong các buổi lễ tượng niệm thế chiến thứ I cử hành ở các địa phương.

Sau thánh lễ, ĐTC đã đáp máy bay trở về Roma vào lúc gần một giờ trưa cùng ngày. (SD 13-9-2014)
 
Top Stories
Pope Francis: War is ''madness'' which brings destruction
Vatican Radio
11:05 13/09/2014
Vatican 2014-09-13 -- Pope Francis on Saturday morning celebrated Mass at the Italian Military Memorial of Redipuglia. The visit to the area, which was the scene of fighting between Italy and the forces of the Central Powers during World War I, was to mark the centenary of the beginning of the war. The Mass was said for the fallen and victims of all wars.

Here lie many victims. Today, we remember them,” said Pope Francis, during his homily. “There are tears, there is sadness. From this place we remember all the victims of every war.”

During his remarks, Pope Francis called war “madness” and “irrational”, and said its only plan was to bring destruction.

“Greed, intolerance, the lust for power…. These motives underlie the decision to go to war, and they are too often justified by an ideology; but first there is a distorted passion or impulse,” said the Pope. Below is the full text of the prepared homily of Pope Francis

After experiencing the beauty of travelling throughout this region, where men and women work and raise their families, where children play and the elderly dream… I now find myself here, in this place, able to say only one thing: War is madness.

Whereas God carries forward the work of creation, and we men and women are called to participate in his work, war destroys. It also ruins the most beautiful work of his hands: human beings. War ruins everything, even the bonds between brothers. War is irrational; its only plan is to bring destruction: it seeks to grow by destroying.

Greed, intolerance, the lust for power…. These motives underlie the decision to go to war, and they are too often justified by an ideology; but first there is a distorted passion or impulse. Ideology is presented as a justification and when there is no ideology, there is the response of Cain: “What does it matter to me? Am I my brother’s keeper?” (cf. Gen 4:9). War does not look directly at anyone, be they elderly, children, mothers, fathers…. “What does it matter to me?”

Above the entrance to this cemetery, there hangs in the air those ironic words of war, “What does it matter to me?” Each one of the dead buried here had their own plans, their own dreams… but their lives were cut short. Humanity said, “What does it matter to me?”

Even today, after the second failure of another world war, perhaps one can speak of a third war, one fought piecemeal, with crimes, massacres, destruction…

In all honesty, the front page of newspapers ought to carry the headline, “What does it matter to me?” Cain would say, “Am I my brother’s keeper?”

This attitude is the exact opposite of what Jesus asks of us in the Gospel. We have heard: he is in the least of his brothers; he, the King, the Judge of the world, he is the one who hungers, who thirsts, he is the stranger, the one who is sick, the prisoner… The one who cares for his brother or sister enters into the joy of the Lord; the one who does not do so, however, who by his omissions says, “What does it matter to me?”, remains excluded.

Here lie many victims. Today, we remember them. There are tears, there is sadness. From this place we remember all the victims of every war.

Today, too, the victims are many… How is this possible? It is so because in today’s world, behind the scenes, there are interests, geopolitical strategies, lust for money and power, and there is the manufacture and sale of arms, which seem to be so important!

And these plotters of terrorism, these schemers of conflicts, just like arms dealers, have engraved in their hearts, “What does it matter to me?”

It is the task of the wise to recognize errors, to feel pain, to repent, to beg for pardon and to cry.

With this “What does it matter to me?” in their hearts, the merchants of war perhaps have made a great deal of money, but their corrupted hearts have lost the capacity to cry. That “What does it matter to me?” prevents the tears. Cain did not cry. The shadow of Cain hangs over us today in this cemetery. It is seen here. It is seen from 1914 right up to our own time. It is seen even in the present.

With the heart of a son, a brother, a father, I ask each of you, indeed for all of us, to have a conversion of heart: to move on from “What does it matter to me?”, to tears: for each one of the fallen of this “senseless massacre”, for all the victims of the mindless wars, in every age. Humanity needs to weep, and this is the time to weep.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Phỏng vấn cha Bề trên giám Tỉnh Dòng Đa Minh Việt Nam
Maria Vũ Loan
08:20 13/09/2014
SAIGÒN - Ngày 15/9 là lễ Đức Mẹ Sầu Bi, bổn mạng Tỉnh dòng Đa Minh Việt Nam, chúng tôi có dịp trao đổi với cha Bề trên Giám tỉnh Giuse Ngô Sĩ Đình về Tỉnh dòng.

Kính thưa Cha, nhân dịp lễ Đức Mẹ Sầu Bi, Bổn mạng Tỉnh dòng Đa Minh Việt Nam, xin Cha cho độc giả VietCatholic – Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo - biết một số hoạt động của Tỉnh dòng Đa Minh ạ ?

- Cha Giuse NSĐ: Vâng, chúng tôi rất hân hạnh.

Thưa Cha, cha có thể cho biết ý nghĩa của tước hiệu Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo Việt Nam mà Giáo Hội kính nhớ vào ngày lễ Đức Mẹ Sầu Bi?

- Cha Giuse NSĐ: Tôi xin phép xác định, tước hiệu của Tỉnh dòng là “Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo”, chứ không phải Nữ Vương của riêng các Thánh Tử đạo Việt Nam. Có thêm chữ Việt Nam trong tước hiệu vì Tỉnh dòng ở Việt Nam.

Chị biết rằng các tu sĩ Đa Minh đã đến Việt Nam để rao giảng Tin Mừng từ hơn 400 năm nay rồi. Và các tu sĩ Đa Minh đã đồng hành với Giáo Hội tại Việt Nam trải qua các giai đoạn lịch sử, đặc biệt thời tử đạo. Đã có 38 vị thuộc gia đình Đa Minh Việt Nam được phong thánh trong số 117 vị thánh tử đạo Việt Nam. Vì thế, có thể nói tỉnh dòng được sinh ra từ dòng máu các thánh tử đạo. Do đó, khi được thành lập năm 1967, tỉnh dòng đã nhận tước hiệu là “Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo”, để muốn noi gương các vị Tử đạo, nhất là noi gương đức Mẹ Maria trên con đường bước theo đức Giêsu cho đến lúc can trường đứng dưới chân thập giá, mẫu gương mà Giáo Hội kính nhớ ngày lễ Đức Mẹ Sầu Bi.

Được biết mới đây có tuần tĩnh tâm hằng năm của toàn tỉnh dòng, xin Cha cho biết chủ đề được chia sẻ và một số nét đặc biệt trong cuộc gặp gỡ này?

- Cha Giuse NSĐ: Cám ơn Chị đã nghĩ rằng chúng tôi có tuần tĩnh tâm chung hằng năm cho toàn tỉnh dòng. Thực sự chúng tôi cũng mong như vậy, nhưng việc tổ chức không đơn giản, cơ sở chúng tôi cũng còn giới hạn, anh em trong tỉnh dòng lại có nhiều công việc mục vụ, nên hiện nay chúng tôi chỉ có thể tổ chức tĩnh tâm chung hai năm một lần, nghĩa là một năm tĩnh tâm cấp cộng đoàn tu viện, một năm cấp tỉnh dòng.

Thứ đến, trong dịp tĩnh tâm này chúng tôi đặc biệt hướng đến dịp kỷ niệm 800 năm thành lập Dòng (1216-2016) và 50 năm thành lập Tỉnh dòng (1967-2017). Do đó, hai chủ đề chính mà chúng tôi nêu lên, một là tạ ơn Chúa; và hai là canh tân ơn gọi và sứ vụ của mình. Cụ thể chúng tôi cùng nhau nhìn lại cuộc sống mình có phù hợp với lối sống tu trì và ba lời khấn không, tiếp đến là nhìn lại sứ vụ của mình có trung trung thành với đặc sủng giảng thuyết của Dòng không ?

Xin Cha nói qua về tình hình chung của tỉnh dòng Đa Minh về việc phục vụ tại các tu viện, tu xá, cộng đoàn, giáo điểm hiện nay trên đất nước Việt Nam ?

- Cha Giuse NSĐ: Thưa Chị, con số tu sĩ của tỉnh dòng Đa Minh tại Việt Nam hiện nay là hơn 300, kể cả gần 100 anh em trong thời gian thụ huấn. Có lẽ cũng giống trường hợp nhiều hội dòng khác, chúng tôi cũng đang tìm kiếm cách thức phù hợp để thi hành sứ vụ phục vụ Giáo Hội tại Việt Nam. Một cách chung, chúng tôi hoạt động trong ba lãnh vực chính. Một là lãnh vực giáo dục, dạy học trong các Học viện Triết học - Thần học và Chủng viện; Hai là đảm nhận mục vụ tại các giáo xứ; Ba là đồng hành với các hội đoàn, đặc biệt là Huynh đoàn Giáo dân Đa Minh với con số hơn một trăm ngàn hội viên.

Hướng đi mà Tỉnh Dòng Đa Minh Việt Nam đang dự định là gì ạ ?

- Cha Giuse NSĐ: Đặc sủng của dòng Đa Minh trong Giáo Hội là giảng Lời Chúa để phục vụ ơn cứu độ các linh hồn, đó là hướng đi của chúng tôi. Chúng tôi mong muốn có cơ hội để thực thi đặc sủng đó, và chúng tôi mong muốn mình có đủ khả năng và sáng kiến để phục vụ trong lãnh vực đó.

Thưa Cha, khó khăn và thuận lợi trong việc thi hành sứ vụ của linh mục, tu sĩ dòng Đa Minh hiện nay là gì ạ?

- Cha Giuse NSĐ: Như tôi vừa nói, đặc sủng giảng thuyết đặt chúng tôi trước đòi hỏi phải trung thành với Lời Chúa, với các giá trị của Tin Mừng. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói trong bài giảng ngày lễ phong chân phước cho 124 vị tử đạo Hàn Quốc, rằng chúng ta dễ bị cám dỗ làm nhẹ các đòi hỏi của Tin Mừng để thích ứng với suy nghĩ và cách sống của con người thời đại ! Làm sao để lối sống của mình không phương hại đến tính khả tín của lời giảng. Thiết tưởng đó là khó khăn nhất trong sứ vụ của chúng tôi. Về mặt thuận lợi thì chúng tôi phải tạ ơn Chúa vì sự cộng tác của rất nhiều anh chị em. Trước tiên là phải kể đến các ơn gọi trẻ tiếp tục sứ vụ của Dòng, thứ đến là anh chị em trong gia đình Đa Minh Việt Nam, và rất nhiều ân nhân cách này cách khác đang giúp chúng tôi thi hành sứ vụ.

Tại nhà thờ Đa Minh Ba Chuông, hằng năm đều có thánh lễ truyền chức linh mục; đây là niềm vui chung của Tỉnh Dòng cũng như của Giáo Hội địa phương, xin Cha cho biết về tình hình ơn gọi dòng Đa Minh hiện nay?

- Cha Giuse NSĐ: Đúng như Chị nói, hằng năm chúng tôi có niềm vui lớn là một số anh em được lãnh tác vụ linh mục. Ngoài ơn Chúa, thì đây là thành quả của nỗ lực cá nhân các tiến chức, và còn do sự cộng tác của nhiều người. Trong đó phải kể đến gia đình các tiến chức và quý ân nhân. Tôi xin được mượn cơ hội này để bày tỏ lòng biết ơn đến tất cả những ai đã giúp đỡ chúng tôi trong việc đạo tạo các tu sĩ đó.

Về tình hình ơn gọi trong tỉnh dòng, thì hiện nay chúng tôi nhận ứng sinh sau khi tốt nghiệp đại học. Các em sẽ trải qua hai năm ở Thỉnh viện, một năm ở Tập viện, sáu năm ở Học viện cùng với hai năm thực tập trong giai đoạn Học viện, tổng cộng khoảng 11 năm. Chúng tôi rất vui vì có nhiều anh em đến chia sẻ sứ vụ với chúng tôi. Và cho dù có những khó khăn, rất nhiều anh em vẫn trung thành với ơn gọi Đa Minh. Chúng tôi tạ ơn Chúa.

Xin Cha chia sẻ một chút tâm tư của mình khi ở trong cương vị Bề trên Giám tỉnh ?

- Cha Giuse NSĐ: Tôi xin trình bày hai ý. Một là việc lắng nghe tiếng nói của anh em. Theo thể chế của dòng Đa Minh, bề trên là người thực thi những quyết định của cộng đoàn. Do đó, mong muốn của tôi là làm sao để anh em có cơ hội để trình bày ý kiến của họ, làm sao tôi nghe được tiếng nói của họ, và hiểu được ý của họ. Điều này lúc trước tôi tưởng là đơn giản, nhưng càng ngày càng nhận thấy đó là một công việc không chỉ thuần có tích cách kỹ thuật và nghệ thuật, nhưng còn phải dựa trên nền tảng tu đức và hoán cải. Thứ hai, qua việc lắng nghe anh em tôi cảm nhận được sự hiện diện của Thiên Chúa trong lịch sử con người một cách rất tuyệt vời. Tôi nhớ có một nữ phóng viên người Bỉ phỏng vấn cha Timothy Radcliffe, nguyên bề trên tổng quyền dòng Đa Minh, rằng khi làm bề trên Tổng quyền, thì hình ảnh về Thiên Chúa nơi Cha có thay đổi không ? Tôi nghĩ chức vị nào thì cũng phải là người cộng tác với Thiên Chúa để phục vụ anh chị em được uỷ thác cho mình. Đối với bản thân tôi, khi nhận ra ân sủng của Thiên Chúa đang tác động nơi anh em, thì mình càng cảm nhận được sự hiện diện và đồng hành của Thiên Chúa trong lịch sử con người một cách thâm sâu hơn.

Xin chân thành cảm ơn cha. Xin kính chúc cha nhiều sức khỏe để hoàn thành sứ vụ tại Tỉnh Dòng.
 
Hội Nghị Thường Niên Uỷ Ban Mục Vụ Gia Đình lần V tại Giáo phận Thanh Hóa .
Maria Thủy Tiên
08:58 13/09/2014
Hội Nghị Thường Niên Uỷ Ban Mục Vụ Gia Đình lần V tại Giáo phận Thanh Hóa (10-12/09/2014).

Thư Mục Vụ Năm Đức Tin của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam gửi cộng đồng dân Chúa (11.10.2012) đã nhấn mạnh rằng: “Trong suốt lịch sử mấy trăm năm của Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam, gia đình vẫn là cái nôi truyền thống đức tin cho con cái, là trường dạy Giáo lý đầu tiên cho thế hệ trẻ, là nơi đào tạo những Kitô hữu vững mạnh trong đức tin và gương mẫu trong đời sống đạo đức”.(9).

Được gợi hứng từ đó, trong năm Tân Phúc Âm Hóa đời sống Gia Đình 2014, Uỷ Ban Mục Vụ Gia Đình trực thuộc HĐGMVN phối hợp cùng với Giáo phận Thanh Hóa, đã có sáng kiến tổ chức Hội Nghị Thường Niên Ủy Ban Mục Vụ Gia đình lần V với chủ đề “ Gia đình và Giáo xứ phục vụ tình yêu và sự sống”, diễn ra từ ngày 10-12/09/2014.

Đến tham dự Hội Nghị lần này gồm có 3 Giám mục: Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri, Giám mục giáo phận Đà Nẵng, Chủ tịch UBMVGĐ, Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, Giám mục giáo phận Thanh Hóa, Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân, Giám mục giáo phận Lạng Sơn, cùng với 155 tham dự viên đến từ 21 giáo phận, trong số này có 34 linh mục, 6 nữ tu và 115 giáo dân, gồm 32 nữ và 83 nam, một số thuộc 6 đoàn thể Công Giáo về gia đình và tổ chức WOOMB Việt Nam.

Sau tiết mục múa “Tình Gia Đình” của các đệ tử Dòng MTG Thanh Hóa, Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh với tư cách là chủ nhà, đã đọc diễn từ chào mừng Đại Hội và giới thiệu sơ lược đôi nét về lịch sử của giáo phận Thanh Hóa.

Hội Nghị lần này diễn ra trong bối cảnh “Toàn thể Hội Thánh đang hướng về Thượng Hội Đồng Giám Mục khóa ngoại thường lần thứ III từ 05-19/10/2014 sắp tới tại Roma, để bàn về các thách đố mục vụ gia đình trong bối cảnh công cuộc loan báo Tin Mừng hôm nay. Mẹ Hội Thánh mời gọi các thành phần Dân Chúa cùng trăn trở, thao thức, lắng nghe, suy nghĩ, bàn hỏi, cầu nguyện để có thể góp tiếng nói và tâm huyết của mình giúp Hội Thánh đối diện và cả đương đầu với những thách đố ngày càng phức tạp này. Đây chắc chắn phải là lý do và sự thúc đẩy mạnh mẽ nhất để chúng ta lặn lội về Tòa giám mục Thanh Hóa gặp nhau trong những ngày này, với trách nhiệm là những nười được ủy thác cách đặc biệt hơn trong mục vụ gia đình. Và cũng có thể nói, một cách nào đó, các gia đình Công Giáo Việt Nam cũng đang hướng nhìn về phía chúng ta hôm nay để chờ đợi một điều gì đó dù là nhỏ bé, giúp xây dựng đời sống gia đình Công Giáo Việt Nam sống tốt đẹp hơn đối với ơn gọi và sứ vụ của mình” (Trích diễn từ khai mạc của Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri).

Sau phần khai mạc, Hội Nghị đã bắt tay vào chương trình qua phần trình bày của Cha Luy Nguyễn Anh Tuấn, Thư ký Uỷ ban mục vụ gia đình về “ Bối cảnh mục vụ gia đình ở Việt Nam hiện nay” và của Cha Augustino Nguyễn Văn Dụ, Trưởng Tiểu ban Nghiên huấn về “Hoạt động của Tiểu ban Nghiên huấn trong 3 năm qua”.

Thánh lễ khai mạc do Đức Cha Chủ tịch UBMVGĐ chủ tế, cùng đồng tế có Đức Cha Giáo phận Thanh Hóa, Đức Cha Giáo phận Lạng Sơn và các Linh mục tham dự Hội nghị.

Trong hai buổi làm việc tiếp theo (chiều ngày 10 và sáng ngày 11/09/2014), Hội nghị đã chia thành 8 Nhóm nhỏ cùng nhau tìm hiểu và trao đổi về các đề tài của Hội nghị, gồm 2 chủ đề chung:

1. Trạng gia đình Việt Nam quá khứ và hiện tại.

2. Định hướng mục vụ gia đình tương lai.

Và một trong 8 đề tài riêng như sau:

1. Nguyên nhân gia đình trẻ gặp khó khăn

2. Mục vụ gia đình trong giáo xứ hiện nay

3. Bí tích hôn phối: Kết hôn trong Chúa Kitô

4. Chuẩn bị hôn nhân trong viễn cảnh Tân Phúc Âm Hóa

5. Trách nhiệm gia đình/ cha mẹ trong việc chuẩn bị xa

6. Trách nhiệm của giáo xứ trong việc chuẩn bị gần

7. Thái độ của gia đình trước hôn nhân khác đạo

8. Bảo vệ tình yêu và bênh vực sự sống.

Qua hai buổi làm việc chung theo từng nhóm, vào chiều thứ 5 (11/09/2014), Hội nghị đã họp chung để nghe báo cáo đúc kết của các nhóm, góp ý xây dựng mục vụ gia đình trong thời gian tới. Bằng sự nhiệt tình mới, phương pháp mới và cách diễn tả mới trong Hội nghị năm nay đã đem lại nhiều phấn khởi và hy vọng.

Vào sáng thứ 6 (12/09/2014), toàn thể Hội nghị cùng nhau gặp gỡ Đức Giám Mục giáo phận Lạng Sơn và Ban Nghiên Huấn để trao đổi và giải đáp những vấn đề thắc mắc, đồng thời thông qua biên bản Hội nghị lần V.

Sau ba ngày chung sống, cầu nguyện và làm việc, Hội nghị vui mừng nhận ra sự hiện diện và tác động của Chúa Thánh Thần trên toàn thế tham dự viên, mặc dù phải đối diện với tình trạng hoàn cảnh khó khăn và đầy thách của các gia đình trong Giáo Hội và xã hội Việt Nam hiện nay.

Thánh lễ bế mạc do Đức Cha giáo phận Lạng Sơn chủ tế, Đức Cha Chủ tịch UBMVGĐ giảng lễ cùng quý Cha tham dự Hội nghị đồng tế đã khép lại Hội nghị nhưng lại mở ra sứ vụ mới cho chúng ta, như Thượng Hội Đồng Giám Mục 2014 đã nói: “Sứ vụ loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo đã được Chúa trực tiếp trao phó cho các môn đệ của Người và Hội Thánh là sứ giả loan tin trong dòng lịch sử. Thời đại hôm nay trong đó chúng ta đang sống, khủng hoảng xã hội và tâm linh hiển nhiên đã trở thành một thách đố mục vụ chất vấn sứ vụ loan báo Tin Mừng của Hội Thánh cho gia đình, vốn là tế bào sống động của xã hội và Giáo Hội. Việc loan báo Tin Mừng cho các gia đình trong bối cảnh này là một việc khẩn cấp và cần thiết hơn bao giờ hết…”

Maria Thủy Tiên