Phụng Vụ - Mục Vụ
Đấng chịu đóng đinh trên thập giá là Thiên Chúa
Lm Nguyễn Hữu Thy
03:42 14/09/2008
Lễ Suy tôn Thánh Giá Chúa:
Đấng chịu đóng đanh trên thập giá là Thiên Chúa
(Pl 2,6-11)
Trong ngày Chúa Nhật hôm nay toàn thể Giáo Hội mừng kính Thánh Giá Chúa, một đại Lễ kỳ cựu nhất trong Kitô giáo. Lễ Suy Tôn Thánh Giá Chúa hôm nay nhắc lại ngày cung hiến trọng thể Đền Thờ Mộ Chúa tại Giê-ru-sa-lem mà hoàng đế Constantin đã cho xây dựng trên đồi đá Golgota, chính nơi Chúa chịu đóng dinh và trên ngôi mộ, chính nơi Chúa đã được táng xác. Vào ngày sau khi cung hiến Đền Thờ, 14.9.335, Thánh Giá Chúa được trưng bày cho dân chúng kính viếng và suy tôn. Và từ đó, Thánh Giá Chúa được coi như biểu tượng của sự chiến thắng, của niềm hy vọng và là điểm nhận diện của người Kitô hữu. Tuy nhiên, bên cạnh đó, Thánh Giá Chúa cũng đã bị chối từ và trở nên cớ vấp phạm và sự nhạo báng cho những kẻ vô đạo.
Một con lừa bị treo trên thập giá: dấu chỉ nhạo báng
Vào năm 1856 tại Palatin ở Roma, các nhà khảo cổ đã khám phá được một điều rất kinh ngạc. Khi họ tìm cách thu dọn đống đổ nát tại một trại lính Roma đời xưa, họ đã tìm thấy trên vách tường sù sì vẽ hình một cây thập tự giá được đóng chặt vào tường bằng một cái đinh thô. Trên thập tự giá đó có treo một xác người, nhưng đầu người đó lại là đầu một con lừa. Dưới cây thập tự kỳ quái đó có đề hàng chữ: «Alexamenos đang thờ kính một vị Thiên Chúa!» Và trước thập tự đó có một người thanh niên đang cầu nguyện với hai tay giơ lên hướng về phía thập tự giá.
Các nhà khảo cổ dự đoán bức hình đó được vẽ vào giữa các năm 123 đến 126 sau công nguyên. Bức hình vẽ này là một sự trình bày hình ảnh về Thánh Giá Chúa vào thời thượng cổ, và dĩ nhiên đây là một hình ảnh có tính cách nhạo báng và châm biếm Thánh Giá Chúa! Tác giả bức hình muốn nói rằng: Phải chăng Thiên Chúa lại bị đóng đinh vào thập giá? Nếu vậy, thì vị Thiên Chúa này chỉ là một con lừa! Và ai thờ kính một Thiên Chúa như thế thì cũng chỉ là một con lừa. Tiếp đến vào năm 1870, tại một nơi khác, câu trả lời về người thanh niên Kitô hữu tên Alexamenos được khám phá ra. Ở đây người ta thấy có hàng chữ: «Alexamenos luôn trung tín!»(1)
Sự khám phá này của các nhà khảo cổ đã muốn nói lên rằng, người thanh niên Kitô hữu tên Alexameros đang giơ tay cầu nguyện hướng về Thánh Giá đã bị các hoạ sĩ vẽ tranh hài hước nhạo báng. Tuy nhiên, sự nhạo báng khinh khi đó không chỉ nhằm Alexamenos mà thôi, nhưng còn nhằm cả chính Đấng đã bị đóng đinh trên Thánh Giá nữa. Vì theo họ, một vị thần mà còn bị loài người giết chết trên thập giá thì thử hỏi là loại thần nào? Và cũng thế, một con người mà lại đi thờ kính một vị thần bị treo trên thập giá như một tử tội bất tài thì thử hỏi con người đó thuộc loại người nào?
Thánh Giá: biểu tượng chiến thắng của các Kitô hữu
Ngày 13.9.335, hoàng đế Constantin đã cho tổ chức lễ cung hiến Đền Thờ được xây dựng trên mộ Đức Giêsu. Và trong lịch sử Giáo Hội, ngày 13 tháng 9 hằng năm cũng được coi là ngày tìm thấy Thánh Giá Chúa. Vì thế, người ta đã chọn ngày này để cung hiến Nhà Chúa. Và ngày hôm sau, ngày 14 tháng 9 năm 355, lần đầu tiên Thánh Giá Chúa được công khai trưng bày cho cộng đoàn các tín hữu kính viếng và suy tôn.
Ngay từ đầu các Kitô hữu đều tôn kính cây gỗ Thánh Giá đó như một vật thánh, bởi vì Đức Kitô, là Sư Phụ và là Đấng Cứu Thế của họ đã chiến thắng được sự chết qua cuộc khổ nạn của Người trên Thánh Giá. Do đó, sự suy tôn kính thờ Thánh Giá đối với các Kitô hữu mang một ý nghĩa trọng đại, hoàn toàn khác hẳn với việc thờ kính bất cứ di tích thánh nào khác. Điều đó được minh chứng qua thư Thánh Phaolô gửi Phi-lip-phê (2,6-11) mà chúng ta được nghe trong Bài Đọc II: Mặc dù Đức Giêsu Kitô vốn dĩ ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng lại không muốn duy trì địa vị như thế. Trái lại Người đã trở nên như một kẻ nô lệ, hoàn toàn giống như loài người chúng ta. Người đã sống như chúng ta và đã hoàn toàn vâng phục Thiên Chúa Cha, dù cho Sứ Vụ của Người có bị coi là «thất bại» và chính Người cũng bị đe dọa bằng cái chết tủi nhục trên thập giá.
Đức Giêsu Kitô không hề run sợ lẫn trốn con đường thập giá, bởi vì Người đã quá biết rằng cuộc tử nạn trên thập giá không hề là chặng cuối cùng của cuộc sống Người. Người bị giết chết, chứ không bị tiêu diệt! Do đó, Người để cho kẻ thù đóng đinh vào thập giá. Quả vậy, từ cây thập giá đã trổ sinh ra cây sự sống vĩnh cửu cho cả nhân loại.
Đó chính là điều Alexamenos đã hiểu rõ và cũng vì vậy, anh đã giơ cao đôi tay hướng về Thánh giá Chúa mà cầu nguyện. Và cũng vì thế, đối với tất cả chúng ta, Đức Giêsu Kitô bị đóng đinh trên Thánh Giá là Thiên Chúa toàn năng, chứ không phải là con lừa, không phải là một nguyên cớ cho sự nhạo cuời khinh khi; đồng thời Thánh Giá Chúa là dấu chỉ của sự chiến thắng vinh quang trên tất cả mọi tội lỗi và sự chết.
Đấng chịu đóng đinh trên thập giá là Đấng Cứu Thế của nhân loại
Ở dưới các Hang Toại Đạo ở Rôma từ thời các Kitô hữu tiên khởi, có một hình vẽ về Đức Kitô bị đóng đinh trên thập giá, đầu đội một hào quang tượng trưng cho việc Người đã chiến thắng được tất cả mọi sự nguyên nhân xô đẩy con người xa lìa Thiên Chúa, tức tội lỗi, bằng cái chết của Người trên thập giá, và đồng thời cũng qua cuộc khổ nạn của Người, Đức Kitô đã mang lại cho nhân loại một cuộc sống mới, lành mạnh và vĩnh cửu.
Thật ra, bức hình này của Đức Kitô đã được thánh Phaolô trình bày trong thư Phi-lip-phê như đã nói trên, trong đó thánh nhân viết: «Bởi vậy Thiên Chúa đã siêu tôn Người… và muôn vật đều phải bái quỳ trước mặt Người» (Pl 2,9-10). Thật vậy, trong ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, tất cả chúng ta đều cung kính bái quỳ và hôn kính một cách long trọng Thánh Giá Chúa.
Cùng với Alexamenos chúng ta không được phép xấu hổ trước Thánh Giá Chúa, nếu mỗi khi chúng ta giơ tay hướng về Thánh Giá Chúa để cầu nguyện như anh, dù cho hôm nay và có lẽ cả trong tương lai nữa, Đức Kitô chịu đóng đinh còn bị nhiều kẻ vô tín ngưỡng khinh chê nhạo cười như một chú lừa. Bởi vì chúng ta đã xác tín được rằng chính nhờ cái chết đau thương đó của Đức Kitô trên thập giá mà Chúa Cha được vinh danh và cả nhân loại được làm hòa với Thiên Chúa và như thế được thoát khỏi sự tiêu diệt đời đời. Cùng với tác giả thư Phi-lip-phê, chúng ta hãy tuyên xưng: «Đức Giêsu Kitô là Chúa – vì vinh danh Thiên Chúa Cha!»
_________________________
1. W. Hoffsümmer, 255 Kurzgeschichten für gottesdienst, Schule und Gruppe, Mainz 1983, trang 37
Đấng chịu đóng đanh trên thập giá là Thiên Chúa
(Pl 2,6-11)
Trong ngày Chúa Nhật hôm nay toàn thể Giáo Hội mừng kính Thánh Giá Chúa, một đại Lễ kỳ cựu nhất trong Kitô giáo. Lễ Suy Tôn Thánh Giá Chúa hôm nay nhắc lại ngày cung hiến trọng thể Đền Thờ Mộ Chúa tại Giê-ru-sa-lem mà hoàng đế Constantin đã cho xây dựng trên đồi đá Golgota, chính nơi Chúa chịu đóng dinh và trên ngôi mộ, chính nơi Chúa đã được táng xác. Vào ngày sau khi cung hiến Đền Thờ, 14.9.335, Thánh Giá Chúa được trưng bày cho dân chúng kính viếng và suy tôn. Và từ đó, Thánh Giá Chúa được coi như biểu tượng của sự chiến thắng, của niềm hy vọng và là điểm nhận diện của người Kitô hữu. Tuy nhiên, bên cạnh đó, Thánh Giá Chúa cũng đã bị chối từ và trở nên cớ vấp phạm và sự nhạo báng cho những kẻ vô đạo.
Một con lừa bị treo trên thập giá: dấu chỉ nhạo báng
Vào năm 1856 tại Palatin ở Roma, các nhà khảo cổ đã khám phá được một điều rất kinh ngạc. Khi họ tìm cách thu dọn đống đổ nát tại một trại lính Roma đời xưa, họ đã tìm thấy trên vách tường sù sì vẽ hình một cây thập tự giá được đóng chặt vào tường bằng một cái đinh thô. Trên thập tự giá đó có treo một xác người, nhưng đầu người đó lại là đầu một con lừa. Dưới cây thập tự kỳ quái đó có đề hàng chữ: «Alexamenos đang thờ kính một vị Thiên Chúa!» Và trước thập tự đó có một người thanh niên đang cầu nguyện với hai tay giơ lên hướng về phía thập tự giá.
Các nhà khảo cổ dự đoán bức hình đó được vẽ vào giữa các năm 123 đến 126 sau công nguyên. Bức hình vẽ này là một sự trình bày hình ảnh về Thánh Giá Chúa vào thời thượng cổ, và dĩ nhiên đây là một hình ảnh có tính cách nhạo báng và châm biếm Thánh Giá Chúa! Tác giả bức hình muốn nói rằng: Phải chăng Thiên Chúa lại bị đóng đinh vào thập giá? Nếu vậy, thì vị Thiên Chúa này chỉ là một con lừa! Và ai thờ kính một Thiên Chúa như thế thì cũng chỉ là một con lừa. Tiếp đến vào năm 1870, tại một nơi khác, câu trả lời về người thanh niên Kitô hữu tên Alexamenos được khám phá ra. Ở đây người ta thấy có hàng chữ: «Alexamenos luôn trung tín!»(1)
Sự khám phá này của các nhà khảo cổ đã muốn nói lên rằng, người thanh niên Kitô hữu tên Alexameros đang giơ tay cầu nguyện hướng về Thánh Giá đã bị các hoạ sĩ vẽ tranh hài hước nhạo báng. Tuy nhiên, sự nhạo báng khinh khi đó không chỉ nhằm Alexamenos mà thôi, nhưng còn nhằm cả chính Đấng đã bị đóng đinh trên Thánh Giá nữa. Vì theo họ, một vị thần mà còn bị loài người giết chết trên thập giá thì thử hỏi là loại thần nào? Và cũng thế, một con người mà lại đi thờ kính một vị thần bị treo trên thập giá như một tử tội bất tài thì thử hỏi con người đó thuộc loại người nào?
Thánh Giá: biểu tượng chiến thắng của các Kitô hữu
Đức Kitô chịu chết để chúng ta được sống |
Ngay từ đầu các Kitô hữu đều tôn kính cây gỗ Thánh Giá đó như một vật thánh, bởi vì Đức Kitô, là Sư Phụ và là Đấng Cứu Thế của họ đã chiến thắng được sự chết qua cuộc khổ nạn của Người trên Thánh Giá. Do đó, sự suy tôn kính thờ Thánh Giá đối với các Kitô hữu mang một ý nghĩa trọng đại, hoàn toàn khác hẳn với việc thờ kính bất cứ di tích thánh nào khác. Điều đó được minh chứng qua thư Thánh Phaolô gửi Phi-lip-phê (2,6-11) mà chúng ta được nghe trong Bài Đọc II: Mặc dù Đức Giêsu Kitô vốn dĩ ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng lại không muốn duy trì địa vị như thế. Trái lại Người đã trở nên như một kẻ nô lệ, hoàn toàn giống như loài người chúng ta. Người đã sống như chúng ta và đã hoàn toàn vâng phục Thiên Chúa Cha, dù cho Sứ Vụ của Người có bị coi là «thất bại» và chính Người cũng bị đe dọa bằng cái chết tủi nhục trên thập giá.
Đức Giêsu Kitô không hề run sợ lẫn trốn con đường thập giá, bởi vì Người đã quá biết rằng cuộc tử nạn trên thập giá không hề là chặng cuối cùng của cuộc sống Người. Người bị giết chết, chứ không bị tiêu diệt! Do đó, Người để cho kẻ thù đóng đinh vào thập giá. Quả vậy, từ cây thập giá đã trổ sinh ra cây sự sống vĩnh cửu cho cả nhân loại.
Đó chính là điều Alexamenos đã hiểu rõ và cũng vì vậy, anh đã giơ cao đôi tay hướng về Thánh giá Chúa mà cầu nguyện. Và cũng vì thế, đối với tất cả chúng ta, Đức Giêsu Kitô bị đóng đinh trên Thánh Giá là Thiên Chúa toàn năng, chứ không phải là con lừa, không phải là một nguyên cớ cho sự nhạo cuời khinh khi; đồng thời Thánh Giá Chúa là dấu chỉ của sự chiến thắng vinh quang trên tất cả mọi tội lỗi và sự chết.
Đấng chịu đóng đinh trên thập giá là Đấng Cứu Thế của nhân loại
Ở dưới các Hang Toại Đạo ở Rôma từ thời các Kitô hữu tiên khởi, có một hình vẽ về Đức Kitô bị đóng đinh trên thập giá, đầu đội một hào quang tượng trưng cho việc Người đã chiến thắng được tất cả mọi sự nguyên nhân xô đẩy con người xa lìa Thiên Chúa, tức tội lỗi, bằng cái chết của Người trên thập giá, và đồng thời cũng qua cuộc khổ nạn của Người, Đức Kitô đã mang lại cho nhân loại một cuộc sống mới, lành mạnh và vĩnh cửu.
Thật ra, bức hình này của Đức Kitô đã được thánh Phaolô trình bày trong thư Phi-lip-phê như đã nói trên, trong đó thánh nhân viết: «Bởi vậy Thiên Chúa đã siêu tôn Người… và muôn vật đều phải bái quỳ trước mặt Người» (Pl 2,9-10). Thật vậy, trong ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, tất cả chúng ta đều cung kính bái quỳ và hôn kính một cách long trọng Thánh Giá Chúa.
Cùng với Alexamenos chúng ta không được phép xấu hổ trước Thánh Giá Chúa, nếu mỗi khi chúng ta giơ tay hướng về Thánh Giá Chúa để cầu nguyện như anh, dù cho hôm nay và có lẽ cả trong tương lai nữa, Đức Kitô chịu đóng đinh còn bị nhiều kẻ vô tín ngưỡng khinh chê nhạo cười như một chú lừa. Bởi vì chúng ta đã xác tín được rằng chính nhờ cái chết đau thương đó của Đức Kitô trên thập giá mà Chúa Cha được vinh danh và cả nhân loại được làm hòa với Thiên Chúa và như thế được thoát khỏi sự tiêu diệt đời đời. Cùng với tác giả thư Phi-lip-phê, chúng ta hãy tuyên xưng: «Đức Giêsu Kitô là Chúa – vì vinh danh Thiên Chúa Cha!»
_________________________
1. W. Hoffsümmer, 255 Kurzgeschichten für gottesdienst, Schule und Gruppe, Mainz 1983, trang 37
Dòng dõi người phụ nữ
Gioan Lê Quang Vinh
18:17 14/09/2008
DÒNG DÕI NGƯỜI PHỤ NỮ
Ngay sau khi con người phạm tội bất trung, Thiên Chúa đã hứa ban Đấng Cứu Thế bằng lời hứa chắc chắn và Lời ấy cũng là lời tuyên án cho loài quỷ quyệt (ma quỷ thì hẳn là xảo quyệt): “Ta sẽ đặt một mối thù giữa ngươi và người phụ nữ, giữa dòng dõi ngươi và dòng dõi người phụ nữ. Người phụ nữ ấy sẽ đạp nát đầu ngươi và ngươi sẽ rình cắn gót chân người”. Chỉ trong một câu ngắn gọn của Đấng Tạo Hoá, toàn bộ chương trình cứu rỗi, vẻ cao đẹp của người phụ nữ và sự thất bại ê chề của quyền lực hoả ngục đã hiện lên rõ ràng và được minh định không còn thay đổi được nữa. Vậy người phụ nữ ấy là ai? “Bà là ai? Bà là ai như huệ giữa chòm gai?”. Chúa Giêsu đã hai lần giới thiệu rõ ràng Người Phụ Nữ ấy cho con người trần gian, một lần trong tiệc cưới Cana và một lần trong bữa tiệc muôn đời trên đồi Canvê: “Thưa Bà (thưa Người phụ nữ, Mulier)…”. Vâng, Người Phụ Nữ ấy là Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa, Đấng mà toàn thể nhân loại ngước lên nhìn, không chỉ để ca ngợi vẻ cao sang, mà còn là chiêm ngắm mầu nhiệm đau khổ của Mẹ, đặc biệt trong Lễ Mẹ Đau Khổ ngày 15/9, ngay sau Lễ Suy Tôn Thánh Giá Chúa Giêsu.
Thiên Chúa là Cha công minh vì yêu thương đã không thể bỏ mặc đoàn con tội lỗi, thì chắc chắn Mẹ hiền cũng không thể quên những đứa con nhỏ bé, cô độc và yếu đuối của Mẹ. Chúa không hề đặt mối thù giữa Mẹ với con người, cho dù là người tội lỗi và yếu hèn nhất, nhưng Chúa đặt mối thù giữa Mẹ và ma quỉ, hiện thân của quyền lực tối tăm và sự chết. Nói cách khác, Chúa đặt Mẹ làm Nữ Vương của ánh sáng. Điều đó có nghĩa là gì nếu không phải là Mẹ bênh đỡ con cái sự sáng và chống lại quyền lực sự chết. Vậy trận tuyến đã rõ ràng như Lời Chúa Giêsu: “Ai không theo Ta là chống lại Ta”. Ai cũng có tự do, chọn đứng bên chân Thánh Giá, dưới bóng che chở dịu hiền của Mẹ hay đứng bên thần chết. Thần chết có thể tự do tung hoành, bóng tối có thể tự do tung hoành, sự giả dối xảo quyệt có thể tự do tung hoành, nhưng có một giới hạn mà nó phải quỳ xuống và quay lưng trốn chạy, ấy là Thánh Giá Chúa Giêsu, bên cạnh đó là Người Phụ Nữ của muôn đời.
Phe tự đặt mình vào hàng đối nghịch với Thiên Chúa ngày càng thêm đông số, bởi một lẽ hết sức đơn giản là lời hứa của thủ lãnh của họ rất hấp dẫn và dễ đạt được. Ấy là của cải. Ấy là sự yên thân. Ấy là sự thoả mãn những tự ái. Mà tự ái đó rất là trẻ con và vô lý, kiểu như đã lỡ chứng minh mình có lý thì ráng chứng minh tới cùng, dù càng chứng minh thì càng thấy cái lý của mình chỉ là cái lỳ. Tất cả những điều mà ma quỉ và thế gian xảo quyệt hứa cho những người đứng về phía chúng thì là ảo ảnh, bởi lẽ bản chất của phe nhóm ấy đã là gian xảo rồi, gian xảo như đầu mục của nó khi thỏ thẻ với Eva: “Cứ ăn vào đi. Ngày nào ăn trái này, ngươi sẽ…” Có một cái nó không nói ra: “Ngươi sẽ chết”.
Những người chọn tin và đi theo Đức Giêsu là những người không có những lời hứa ngon ngọt và phù phiếm ở thế gian này. Lời hứa dành cho họ trong cuộc đời này là: “Ai theo Ta, hãy bỏ mình và vác thập giá”. Dân Chúa ở Việt nam đã chọn đứng về phía Thập giá. Các Cha các thầy và giáo dân Thái hà đứng về phía Thập giá. Thế gian đang dỗ dành các ngài: “Hãy biến đá nên bánh” để mà ăn đi, hưởng đi, và sẽ sung sướng như chúng tôi đây. Dỗ dành xong không được, thế gian bảo:”Đóng đinh nó vào thập giá”. Đến đây thì thế gian tưởng là chúng đã thắng. Thế gian quên một điều, khi kết án dân Thiên Chúa như thế, chúng đã trả dân Chúa về bên Thánh Giá vinh quang của Đức Kytô, bên cạnh đó có bóng Mẹ hiền.
Tôi vào đọc thử mấy trang viết bài bác Giáo Hội. Ngày xưa, những kẻ bách đạo khôn ngoan hơn, chỉ bắt bớ, đánh đập và giết chết các tín hữu. Thế kỷ 21 là thế kỷ của thông tin, của vi tính và của những kỹ thuật tân kỳ, lẽ ra người ta bắt bớ tinh vi hơn. Nhưng không phải. Hơn thế nữa, người ta còn lên án và mỉa mai chính Thiên Chúa và Mẹ Thánh của Ngài. Đây là cái dại của thế gian, dù thế gian vốn là xảo quyệt. Ngay cả những người bình dân vô học nhất của Á đông thời xa xưa, trong thi ca bình dân, có hài hước và mỉa mai đến mấy, cũng chỉ dám giỡn mặt với các nhà tu hành là quá lắm rồi. Không hề có một truyện kể hay câu thơ nào dám báng bổ Đấng Tối Cao. Nhưng bây giờ, người ta đã đi quá giới hạn. Đi quá đến nỗi Mẹ Maria, dịu dàng và nhân hậu vô cùng, cũng đã phải nhiều lần đích thân đến với con cái Mẹ trực tiếp để bênh đỡ.
Đối với thế gian, con cái Chúa không nói chuyện lý lẽ hay bằng chứng được. Trước toà án Do thái, Chúa Giêsu chưa nói gì thì thủ lãnh thế gian đã nói: “Có cần bằng chứng gì nữa?”. Thời nay câu ấy còn đúng hơn. Họ chẳng cần bằng chứng. Họ tạo ra được hết. Bằng chứng là chỉ dành cho những nơi mà công lý được thực thi mà thôi. Thế thì, dân Chúa sẽ dựa vào cái gì để tin là mình sẽ thắng và công lý sẽ được thực hiện? Câu trả lời nằm ở một Người Phụ Nữ, khi ở thế gian này đã từng yếu ớt, khiêm hạ và nhỏ bé. Người Phụ Nữ ấy khi đứng bên Thánh Giá đã mặc lấy sức mạnh vô song. Chính nơi Người Phụ Nữ đã qua đau khổ để đến ánh vinh quang rạng ngời ấy mà dân Chúa sẽ chiến thắng. Chính Mẹ đã nói và lời Mẹ đã thành hiện thực: “Trái Tim Mẹ sẽ thắng”.
Thế gian ơi, hãy dừng những trò ma mãnh khi còn kịp lúc. Thiên Chúa và Mẹ Ngài rất nhân hậu và kiên nhẫn. Nhưng nếu ai đã kiên quyết chống đối Ngài đến cùng, thì “Chúa sẽ giơ cánh tay uy hùng đập tan” họ ngay tức khắc. Người Phụ Nữ được đặc tuyển của muôn đời đã từng rất thương đau, nhưng cuối cùng vẫn uy hùng bước vào vinh quang như đạo binh xếp hàng vào trận. Dòng dõi của Bà cũng sẽ chiến thắng thế gian và sự chết. Từ cổ chí kim, không có một bà mẹ tốt lành nào mà quên con mình khi đã vượt qua những gian khổ lớn lao, huống chi Mẹ Chúa Cứu Thế và Mẹ loài người.
Lạy Mẹ là Đấng Đồng Công cứu chuộc nhân loại, xin Mẹ gìn giữ và che chở đàn con nhỏ bé của Mẹ, nhất là những người con đang đau khổ ở Thái Hà. Xin cho chúng con được gắn kết những đau khổ mà thế gian áp đặt lên chúng con với những nỗi đau thương vô cùng của Mẹ ngày xưa, để Chân Lý và Công Lý nơi Con Mẹ sớm ngự trị trên thế gian này.
Ngay sau khi con người phạm tội bất trung, Thiên Chúa đã hứa ban Đấng Cứu Thế bằng lời hứa chắc chắn và Lời ấy cũng là lời tuyên án cho loài quỷ quyệt (ma quỷ thì hẳn là xảo quyệt): “Ta sẽ đặt một mối thù giữa ngươi và người phụ nữ, giữa dòng dõi ngươi và dòng dõi người phụ nữ. Người phụ nữ ấy sẽ đạp nát đầu ngươi và ngươi sẽ rình cắn gót chân người”. Chỉ trong một câu ngắn gọn của Đấng Tạo Hoá, toàn bộ chương trình cứu rỗi, vẻ cao đẹp của người phụ nữ và sự thất bại ê chề của quyền lực hoả ngục đã hiện lên rõ ràng và được minh định không còn thay đổi được nữa. Vậy người phụ nữ ấy là ai? “Bà là ai? Bà là ai như huệ giữa chòm gai?”. Chúa Giêsu đã hai lần giới thiệu rõ ràng Người Phụ Nữ ấy cho con người trần gian, một lần trong tiệc cưới Cana và một lần trong bữa tiệc muôn đời trên đồi Canvê: “Thưa Bà (thưa Người phụ nữ, Mulier)…”. Vâng, Người Phụ Nữ ấy là Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa, Đấng mà toàn thể nhân loại ngước lên nhìn, không chỉ để ca ngợi vẻ cao sang, mà còn là chiêm ngắm mầu nhiệm đau khổ của Mẹ, đặc biệt trong Lễ Mẹ Đau Khổ ngày 15/9, ngay sau Lễ Suy Tôn Thánh Giá Chúa Giêsu.
Thiên Chúa là Cha công minh vì yêu thương đã không thể bỏ mặc đoàn con tội lỗi, thì chắc chắn Mẹ hiền cũng không thể quên những đứa con nhỏ bé, cô độc và yếu đuối của Mẹ. Chúa không hề đặt mối thù giữa Mẹ với con người, cho dù là người tội lỗi và yếu hèn nhất, nhưng Chúa đặt mối thù giữa Mẹ và ma quỉ, hiện thân của quyền lực tối tăm và sự chết. Nói cách khác, Chúa đặt Mẹ làm Nữ Vương của ánh sáng. Điều đó có nghĩa là gì nếu không phải là Mẹ bênh đỡ con cái sự sáng và chống lại quyền lực sự chết. Vậy trận tuyến đã rõ ràng như Lời Chúa Giêsu: “Ai không theo Ta là chống lại Ta”. Ai cũng có tự do, chọn đứng bên chân Thánh Giá, dưới bóng che chở dịu hiền của Mẹ hay đứng bên thần chết. Thần chết có thể tự do tung hoành, bóng tối có thể tự do tung hoành, sự giả dối xảo quyệt có thể tự do tung hoành, nhưng có một giới hạn mà nó phải quỳ xuống và quay lưng trốn chạy, ấy là Thánh Giá Chúa Giêsu, bên cạnh đó là Người Phụ Nữ của muôn đời.
Phe tự đặt mình vào hàng đối nghịch với Thiên Chúa ngày càng thêm đông số, bởi một lẽ hết sức đơn giản là lời hứa của thủ lãnh của họ rất hấp dẫn và dễ đạt được. Ấy là của cải. Ấy là sự yên thân. Ấy là sự thoả mãn những tự ái. Mà tự ái đó rất là trẻ con và vô lý, kiểu như đã lỡ chứng minh mình có lý thì ráng chứng minh tới cùng, dù càng chứng minh thì càng thấy cái lý của mình chỉ là cái lỳ. Tất cả những điều mà ma quỉ và thế gian xảo quyệt hứa cho những người đứng về phía chúng thì là ảo ảnh, bởi lẽ bản chất của phe nhóm ấy đã là gian xảo rồi, gian xảo như đầu mục của nó khi thỏ thẻ với Eva: “Cứ ăn vào đi. Ngày nào ăn trái này, ngươi sẽ…” Có một cái nó không nói ra: “Ngươi sẽ chết”.
Những người chọn tin và đi theo Đức Giêsu là những người không có những lời hứa ngon ngọt và phù phiếm ở thế gian này. Lời hứa dành cho họ trong cuộc đời này là: “Ai theo Ta, hãy bỏ mình và vác thập giá”. Dân Chúa ở Việt nam đã chọn đứng về phía Thập giá. Các Cha các thầy và giáo dân Thái hà đứng về phía Thập giá. Thế gian đang dỗ dành các ngài: “Hãy biến đá nên bánh” để mà ăn đi, hưởng đi, và sẽ sung sướng như chúng tôi đây. Dỗ dành xong không được, thế gian bảo:”Đóng đinh nó vào thập giá”. Đến đây thì thế gian tưởng là chúng đã thắng. Thế gian quên một điều, khi kết án dân Thiên Chúa như thế, chúng đã trả dân Chúa về bên Thánh Giá vinh quang của Đức Kytô, bên cạnh đó có bóng Mẹ hiền.
Tôi vào đọc thử mấy trang viết bài bác Giáo Hội. Ngày xưa, những kẻ bách đạo khôn ngoan hơn, chỉ bắt bớ, đánh đập và giết chết các tín hữu. Thế kỷ 21 là thế kỷ của thông tin, của vi tính và của những kỹ thuật tân kỳ, lẽ ra người ta bắt bớ tinh vi hơn. Nhưng không phải. Hơn thế nữa, người ta còn lên án và mỉa mai chính Thiên Chúa và Mẹ Thánh của Ngài. Đây là cái dại của thế gian, dù thế gian vốn là xảo quyệt. Ngay cả những người bình dân vô học nhất của Á đông thời xa xưa, trong thi ca bình dân, có hài hước và mỉa mai đến mấy, cũng chỉ dám giỡn mặt với các nhà tu hành là quá lắm rồi. Không hề có một truyện kể hay câu thơ nào dám báng bổ Đấng Tối Cao. Nhưng bây giờ, người ta đã đi quá giới hạn. Đi quá đến nỗi Mẹ Maria, dịu dàng và nhân hậu vô cùng, cũng đã phải nhiều lần đích thân đến với con cái Mẹ trực tiếp để bênh đỡ.
Đối với thế gian, con cái Chúa không nói chuyện lý lẽ hay bằng chứng được. Trước toà án Do thái, Chúa Giêsu chưa nói gì thì thủ lãnh thế gian đã nói: “Có cần bằng chứng gì nữa?”. Thời nay câu ấy còn đúng hơn. Họ chẳng cần bằng chứng. Họ tạo ra được hết. Bằng chứng là chỉ dành cho những nơi mà công lý được thực thi mà thôi. Thế thì, dân Chúa sẽ dựa vào cái gì để tin là mình sẽ thắng và công lý sẽ được thực hiện? Câu trả lời nằm ở một Người Phụ Nữ, khi ở thế gian này đã từng yếu ớt, khiêm hạ và nhỏ bé. Người Phụ Nữ ấy khi đứng bên Thánh Giá đã mặc lấy sức mạnh vô song. Chính nơi Người Phụ Nữ đã qua đau khổ để đến ánh vinh quang rạng ngời ấy mà dân Chúa sẽ chiến thắng. Chính Mẹ đã nói và lời Mẹ đã thành hiện thực: “Trái Tim Mẹ sẽ thắng”.
Thế gian ơi, hãy dừng những trò ma mãnh khi còn kịp lúc. Thiên Chúa và Mẹ Ngài rất nhân hậu và kiên nhẫn. Nhưng nếu ai đã kiên quyết chống đối Ngài đến cùng, thì “Chúa sẽ giơ cánh tay uy hùng đập tan” họ ngay tức khắc. Người Phụ Nữ được đặc tuyển của muôn đời đã từng rất thương đau, nhưng cuối cùng vẫn uy hùng bước vào vinh quang như đạo binh xếp hàng vào trận. Dòng dõi của Bà cũng sẽ chiến thắng thế gian và sự chết. Từ cổ chí kim, không có một bà mẹ tốt lành nào mà quên con mình khi đã vượt qua những gian khổ lớn lao, huống chi Mẹ Chúa Cứu Thế và Mẹ loài người.
Lạy Mẹ là Đấng Đồng Công cứu chuộc nhân loại, xin Mẹ gìn giữ và che chở đàn con nhỏ bé của Mẹ, nhất là những người con đang đau khổ ở Thái Hà. Xin cho chúng con được gắn kết những đau khổ mà thế gian áp đặt lên chúng con với những nỗi đau thương vô cùng của Mẹ ngày xưa, để Chân Lý và Công Lý nơi Con Mẹ sớm ngự trị trên thế gian này.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:28 14/09/2008
SÁNG RÕ
- “Không nên hết lòng đi tìm kiếm Thiên Chúa.” Sư phụ nói: “Chỉ cần nhìn xem thì tất cả sẽ tự nhiên thông thoáng, rộng và sáng.”
- “Nên quan sát như thế nào.”
- “Khi con nhìn bất cứ vật gì, thì chỉ nhìn thấy cái hiển hiện trước mắt, không nghĩ đến gì khác.”
Các đệ tử quá kinh ngạc không giải thích nổi, thế là sư phụ nói một dụ ngôn: “Khi các con nhìn mặt trăng thì hết sức nhìn mặt trăng, không nhìn vật gì khác.”
- “Khi chúng con nhìn mặt trăng, thì ngoài mặt trăng ra, còn có thể nhìn những gì nữa ?”
- “Người đói thì sẽ thấy một dĩa phô-mát, người đang yêu sẽ nhìn thấy mặt của người yêu.”
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Có nhiều vị (trước khi làm thánh) đi tìm kiếm Thiên Chúa trên rừng dưới biển nhưng không gặp được Ngài; có nhiều bậc vĩ nhân tài trí cao rộng thông thiên đạt địa đi tìm kiếm Thiên Chúa trong sách vở cổ kim, nhưng không gặp được Ngài, nhưng rồi các vị ấy đã gặp được Thiên Chúa, không phải nơi các vì sao trên bầu trời, cũng không phải dưới biển khơi, nhưng ngay trong cuộc sống của họ khi họ nhìn ngắm kỳ công bao la huy hoàng kỳ diệu của Thiên Chúa, và họ đã trở nên bạn thân thiết của Chúa Giê-su.
Người đói thì tìm thức ăn, người khát thì tìm thức uống, người khao khát chân lý thì chỉ tìm kiếm chân lý, người khao khát Thiên Chúa thì đi tìm Thiên Chúa.
Có một vài người Ki-tô hữu mỗi ngày đi tìm kiếm Chúa trong nhà thờ nhưng không gặp đuộc Chúa, vì họ chỉ muốn nhìn thấy một Chúa Giê-su biết làm phép lạ cho họ có của cải dư thừa mà không làm lụng; có một vài người Ki-tô hữu đi tìm Chúa trong tu viện nhưng không gặp được Chúa, vì họ chỉ muốn mượn danh Chúa để củng cố tham vọng cá nhân, để kiếm lòng hảo tâm của người khác...
Người tìm kiếm Chúa chân chính thì sẽ gặp đuộc Chúa, khi lòng họ sáng rõ, biết nhìn thấy Ngài qua mọi hoàn cảnh vui buồn của cuộc sống.
N2T |
- “Không nên hết lòng đi tìm kiếm Thiên Chúa.” Sư phụ nói: “Chỉ cần nhìn xem thì tất cả sẽ tự nhiên thông thoáng, rộng và sáng.”
- “Nên quan sát như thế nào.”
- “Khi con nhìn bất cứ vật gì, thì chỉ nhìn thấy cái hiển hiện trước mắt, không nghĩ đến gì khác.”
Các đệ tử quá kinh ngạc không giải thích nổi, thế là sư phụ nói một dụ ngôn: “Khi các con nhìn mặt trăng thì hết sức nhìn mặt trăng, không nhìn vật gì khác.”
- “Khi chúng con nhìn mặt trăng, thì ngoài mặt trăng ra, còn có thể nhìn những gì nữa ?”
- “Người đói thì sẽ thấy một dĩa phô-mát, người đang yêu sẽ nhìn thấy mặt của người yêu.”
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Có nhiều vị (trước khi làm thánh) đi tìm kiếm Thiên Chúa trên rừng dưới biển nhưng không gặp được Ngài; có nhiều bậc vĩ nhân tài trí cao rộng thông thiên đạt địa đi tìm kiếm Thiên Chúa trong sách vở cổ kim, nhưng không gặp được Ngài, nhưng rồi các vị ấy đã gặp được Thiên Chúa, không phải nơi các vì sao trên bầu trời, cũng không phải dưới biển khơi, nhưng ngay trong cuộc sống của họ khi họ nhìn ngắm kỳ công bao la huy hoàng kỳ diệu của Thiên Chúa, và họ đã trở nên bạn thân thiết của Chúa Giê-su.
Người đói thì tìm thức ăn, người khát thì tìm thức uống, người khao khát chân lý thì chỉ tìm kiếm chân lý, người khao khát Thiên Chúa thì đi tìm Thiên Chúa.
Có một vài người Ki-tô hữu mỗi ngày đi tìm kiếm Chúa trong nhà thờ nhưng không gặp đuộc Chúa, vì họ chỉ muốn nhìn thấy một Chúa Giê-su biết làm phép lạ cho họ có của cải dư thừa mà không làm lụng; có một vài người Ki-tô hữu đi tìm Chúa trong tu viện nhưng không gặp được Chúa, vì họ chỉ muốn mượn danh Chúa để củng cố tham vọng cá nhân, để kiếm lòng hảo tâm của người khác...
Người tìm kiếm Chúa chân chính thì sẽ gặp đuộc Chúa, khi lòng họ sáng rõ, biết nhìn thấy Ngài qua mọi hoàn cảnh vui buồn của cuộc sống.
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:29 14/09/2008
N2T |
31. Tất cả ơn thiên triệu bị từ bỏ, đều là vì trước tiên đã bỏ giờ cầu nguyện suy gẫm.
(Thánh John Berchmans)Thiên Chúa nhân lành và công bằng
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
22:01 14/09/2008
CHÚA NHẬT 25 THƯỜNG NIÊN
Mt 20, 1 – 16a
CON NGƯỜI NGHĨ KHÁC CHÚA
Con người thường suy nghĩ và có cái nhìn theo cách của con người, còn Chúa có cái nhìn và hành động hoàn toàn khác với loài người, với con người. Con người khác xa với Chúa không chỉ vì Chúa là Thiên Chúa, là Đấng tối cao, siêu việt, là Đấng thánh thiện vô song, còn con người chỉ là loại thụ tạo tầm thường. Con người khác xa Chúa đến mức độ ghen tỵ hay kêu trách Chúa là bất công khi thấy Chúa xử sự nhân lành với người khác.Những bài đọc Chúa nhật 25, năm A, đặc biệt bài Tin Mừng sẽ cho chúng ta thấy rõ sự nhân lành và công bằng của Chúa.
Ý NGHĨA TIN MỪNG HÔM NAY:
Thực tế, thuê công làm việc cho gia đình, cho một tập đoàn, một công ty là một việc làm rất đỗi bình thường. Trong bất cứ một xã hội nào, một nước nào. Tuy nhiên, trong dụ ngôn thánh Matthêu viết hôm nay quả thực việc thuê thợ làm vườn nho không bình thường chút nào cả: tại sao ông chủ lại trả tiền công đồng đều cho mọi người thợ làm trong ngày vào các giờ khác nhau ? Chúng ta xem cách trả đó có công bằng không vì người chỉ làm có đúng một giờ cũng được ông chủ trả ngang tiền với người làm việc từ sáng sớm ? Qua dụ ngôn này, chúng ta thấy cách cử xử của ông chủ rất đúng bởi vì ngay từ đầu thu thợ làm vườn nho ông chủ đã thỏa thuận với cách sòng phẳng: bất cứ người làm từ sáng sớm đến người làm từ buổi ban chiều, người làm chỉ một giờ rồi đến giờ ra về, ông chủ đều đã thỏa thuận trả đồng đều một đồng bạc, tất cả họ đã bằng lòng như thế. Do đó, ông chủ đã công bằng hết sức khi trả mỗi người một đồng bạc và đó là quyền của ông chủ. Dụ ngôn này nói lên hình ảnh tuyệt vời của Thiên Chúa vô cùng tốt lành, nhân hậu, hơn ông chủ vườn nho bình thường không sao so sánh. Ngài tốt lành, lòng thương xót, nhân hậu của Thiên Chúa vượt qua mọi sự trả công của con người thường đối xử với nhau trong cuộc đời này. Đối với Thiên Chúa, con người chỉ có thể khẩn nài Thiên Chúa nhờ lòng thương của Ngài, chứ không nào dùng công nghiệp của mình để đổi lấy ân huệ của Ngài được. Đức Giêsu mời gọi con người, mời gọi chúng ta nhìn sâu vào cõi lòng của Thiên Chúa. Người không chỉ là một Thiên Chúa công bình, ngay thẳng, công minh mà còn là một người cha đầy yêu thương. Dụ ngôn “ Người con hoang đàng “ “ Con chiên lạc “ “ Đồng bạc đánh mất “ nói lên tấm lòng đầy yêu thương của Người. Bở vì tất cả đều là ân huệ của Người. tất cả đều do lòng nhân hậu lòng tốt của Thiên Chúa.
THIÊN CHÚA YÊU THƯƠNG MỌI NGƯỜI:
Chính vì yêu thương mọi người, yêu thương nhân loại tội lỗi, Thiên Chúa đã sai của Người là Đức Kitô đến trần gian để mang ơn cứu độ cho nhân loại và để đem hạnh phúc cho muôn người, cho nhiều người. Chúa không phân biệt đối xử với người này người nọ. Chúa luôn luôn công minh, chính trực và tốt lành đối với mọi người. Chúng ta vẫn còn nhớ câu ông chủ vườn nho nói với người ghen tỵ: ”Hay vì thấy tôi tốt bụng, mà bạn đâm ra ghen tức ?” ( Mt 20, 15 ). Chúa tốt bụng với mọi người. Tốt bụng cả với người làm chỉ có một giờ vì Chúa đã trả anh ta sòng phẳng không thiếu một hào, một xu khi đã cùng anh cam kết khi bắt đầu làm việc.Biết bao hồng ân, biết bao phúc lộc chúng ta lãnh nhận nơi Thiên Chúa như thế chúng ta không còn lý do gì để ghen tỵ với người khác, với anh em của chúng ta. Bởi không nhận ra được tình thương của Thiên Chúa mà biết bao tội ác lan tràn trên trần gian, bao cuộc chiến tranh, bắt cóc, lộng hành, chiếm giết đã xẩy ra trên thế giới muôn thời. Cain đã giết Abel em của chính mình. Tháp Babel không thành vì con người ghen tương, không hiểu nhau, ai cũng muốn làm chủ, cũng muốn tự cao tự đại. Người anh cả ghen tỵ với đứa em thứ của mình vì không cảm nhận được tình thương cao vời của người cha và không biết tha thứ cho đứa em lầm lỡ.Người Pharisiêu kiêu ngạo đã ghen tỵ với người thu thuế được Chúa yêu thương và tha thứ, nhận lời. Thiên Chúa yêu thương mọi người miễn là con người biết mở lòng, biết sám hối quay trở về với Người để xin người ban ơn tha thứ.
ÁP DỤNG VÀO THỰC TẾ CUỘC ĐỜI:
Chúa muốn gửi cho con người cho loài người một sứ điệp: Nước trời là phần thưởng nhưng không Ngài ban cho con người. Thiên Chúa ban cho con người chỉ vì tình yêu, lòng thương xót của Người mà thôi, chứ hoàn toàn không phải công lao con người tạo được cho mình và bắt Chúa phải thưởng công. Trong cuộc sống đời thường, chúng ta hãy cảm tạ tri ân Chúa vì Ngài ban những hồng ân quí giá cho người này người kia. Đừng ghen tỵ với họ bởi vì làm như thế là chúng ta muốn giới hạn hành động yêu thương của Thiên Chúa. Chúa hành động theo ý của Người, bởi vì lòng của Chúa thì bao la và lòng của con người có giới hạn. Chúng ta hãy nhớ lại lời của Chúa: ” Những kẻ sau hết sẽ lên trước hết, còn những kẻ trước hết sẽ phải xuống hàng chót “( Mt 20, 16a)
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Dụ ngôn người chủ vườn nho nói lên điều gì ?
2.Tại sao người làm một giờ lại cũng được một đồng bạc như người đã làm từ sáng sớm ?
3.Ghen tỵ có tốt không ?
4.Dụ ngôn này muốn gửi cho chúng ta thông điệp gì ?
Mt 20, 1 – 16a
CON NGƯỜI NGHĨ KHÁC CHÚA
Con người thường suy nghĩ và có cái nhìn theo cách của con người, còn Chúa có cái nhìn và hành động hoàn toàn khác với loài người, với con người. Con người khác xa với Chúa không chỉ vì Chúa là Thiên Chúa, là Đấng tối cao, siêu việt, là Đấng thánh thiện vô song, còn con người chỉ là loại thụ tạo tầm thường. Con người khác xa Chúa đến mức độ ghen tỵ hay kêu trách Chúa là bất công khi thấy Chúa xử sự nhân lành với người khác.Những bài đọc Chúa nhật 25, năm A, đặc biệt bài Tin Mừng sẽ cho chúng ta thấy rõ sự nhân lành và công bằng của Chúa.
Ý NGHĨA TIN MỪNG HÔM NAY:
Thực tế, thuê công làm việc cho gia đình, cho một tập đoàn, một công ty là một việc làm rất đỗi bình thường. Trong bất cứ một xã hội nào, một nước nào. Tuy nhiên, trong dụ ngôn thánh Matthêu viết hôm nay quả thực việc thuê thợ làm vườn nho không bình thường chút nào cả: tại sao ông chủ lại trả tiền công đồng đều cho mọi người thợ làm trong ngày vào các giờ khác nhau ? Chúng ta xem cách trả đó có công bằng không vì người chỉ làm có đúng một giờ cũng được ông chủ trả ngang tiền với người làm việc từ sáng sớm ? Qua dụ ngôn này, chúng ta thấy cách cử xử của ông chủ rất đúng bởi vì ngay từ đầu thu thợ làm vườn nho ông chủ đã thỏa thuận với cách sòng phẳng: bất cứ người làm từ sáng sớm đến người làm từ buổi ban chiều, người làm chỉ một giờ rồi đến giờ ra về, ông chủ đều đã thỏa thuận trả đồng đều một đồng bạc, tất cả họ đã bằng lòng như thế. Do đó, ông chủ đã công bằng hết sức khi trả mỗi người một đồng bạc và đó là quyền của ông chủ. Dụ ngôn này nói lên hình ảnh tuyệt vời của Thiên Chúa vô cùng tốt lành, nhân hậu, hơn ông chủ vườn nho bình thường không sao so sánh. Ngài tốt lành, lòng thương xót, nhân hậu của Thiên Chúa vượt qua mọi sự trả công của con người thường đối xử với nhau trong cuộc đời này. Đối với Thiên Chúa, con người chỉ có thể khẩn nài Thiên Chúa nhờ lòng thương của Ngài, chứ không nào dùng công nghiệp của mình để đổi lấy ân huệ của Ngài được. Đức Giêsu mời gọi con người, mời gọi chúng ta nhìn sâu vào cõi lòng của Thiên Chúa. Người không chỉ là một Thiên Chúa công bình, ngay thẳng, công minh mà còn là một người cha đầy yêu thương. Dụ ngôn “ Người con hoang đàng “ “ Con chiên lạc “ “ Đồng bạc đánh mất “ nói lên tấm lòng đầy yêu thương của Người. Bở vì tất cả đều là ân huệ của Người. tất cả đều do lòng nhân hậu lòng tốt của Thiên Chúa.
THIÊN CHÚA YÊU THƯƠNG MỌI NGƯỜI:
Chính vì yêu thương mọi người, yêu thương nhân loại tội lỗi, Thiên Chúa đã sai của Người là Đức Kitô đến trần gian để mang ơn cứu độ cho nhân loại và để đem hạnh phúc cho muôn người, cho nhiều người. Chúa không phân biệt đối xử với người này người nọ. Chúa luôn luôn công minh, chính trực và tốt lành đối với mọi người. Chúng ta vẫn còn nhớ câu ông chủ vườn nho nói với người ghen tỵ: ”Hay vì thấy tôi tốt bụng, mà bạn đâm ra ghen tức ?” ( Mt 20, 15 ). Chúa tốt bụng với mọi người. Tốt bụng cả với người làm chỉ có một giờ vì Chúa đã trả anh ta sòng phẳng không thiếu một hào, một xu khi đã cùng anh cam kết khi bắt đầu làm việc.Biết bao hồng ân, biết bao phúc lộc chúng ta lãnh nhận nơi Thiên Chúa như thế chúng ta không còn lý do gì để ghen tỵ với người khác, với anh em của chúng ta. Bởi không nhận ra được tình thương của Thiên Chúa mà biết bao tội ác lan tràn trên trần gian, bao cuộc chiến tranh, bắt cóc, lộng hành, chiếm giết đã xẩy ra trên thế giới muôn thời. Cain đã giết Abel em của chính mình. Tháp Babel không thành vì con người ghen tương, không hiểu nhau, ai cũng muốn làm chủ, cũng muốn tự cao tự đại. Người anh cả ghen tỵ với đứa em thứ của mình vì không cảm nhận được tình thương cao vời của người cha và không biết tha thứ cho đứa em lầm lỡ.Người Pharisiêu kiêu ngạo đã ghen tỵ với người thu thuế được Chúa yêu thương và tha thứ, nhận lời. Thiên Chúa yêu thương mọi người miễn là con người biết mở lòng, biết sám hối quay trở về với Người để xin người ban ơn tha thứ.
ÁP DỤNG VÀO THỰC TẾ CUỘC ĐỜI:
Chúa muốn gửi cho con người cho loài người một sứ điệp: Nước trời là phần thưởng nhưng không Ngài ban cho con người. Thiên Chúa ban cho con người chỉ vì tình yêu, lòng thương xót của Người mà thôi, chứ hoàn toàn không phải công lao con người tạo được cho mình và bắt Chúa phải thưởng công. Trong cuộc sống đời thường, chúng ta hãy cảm tạ tri ân Chúa vì Ngài ban những hồng ân quí giá cho người này người kia. Đừng ghen tỵ với họ bởi vì làm như thế là chúng ta muốn giới hạn hành động yêu thương của Thiên Chúa. Chúa hành động theo ý của Người, bởi vì lòng của Chúa thì bao la và lòng của con người có giới hạn. Chúng ta hãy nhớ lại lời của Chúa: ” Những kẻ sau hết sẽ lên trước hết, còn những kẻ trước hết sẽ phải xuống hàng chót “( Mt 20, 16a)
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Dụ ngôn người chủ vườn nho nói lên điều gì ?
2.Tại sao người làm một giờ lại cũng được một đồng bạc như người đã làm từ sáng sớm ?
3.Ghen tỵ có tốt không ?
4.Dụ ngôn này muốn gửi cho chúng ta thông điệp gì ?
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha nói niềm hy vọng vẫn vững mạnh tại nước Pháp
Bùi Hữu Thư
08:20 14/09/2008
Đức Thánh Cha nói niềm hy vọng vẫn vững mạnh tại nước Pháp.
Ngài khẳng định Giáo Hội là nơi tìm được lời hứa để đạt được sự sống vĩnh cửu.
PARIS, ngày 13 tháng 9, 2008 (Zenit.org).- Mặc dầu một số người nghĩ rằng nước Pháp đã quay lưng lại với đạo Công Giáo, hôm nay tại Paris Đức Thánh Cha Benedict XVI khẳng định rằng niềm hy vọng vẫn vững mạnh hơn bất cứ sự gì khác.
Đức Thánh Cha nói đến niềm hy vọng hôm nay trong bài giảng của Thánh Lễ được ngài dâng tại Công Trường Invalides, trước khoảng 260.000 người.
Ngài nói, "Niềm hy vọng sẽ luôn luôn vững mạnh hơn bất cứ sự gì khác. Giáo Hội được xây dựng trên tảng đá của Chúa Kitô, có những hứa hẹn về cuộc sống vĩnh cửu, không phải vì giáo hữu thánh thiện hơn các người khác, nhưng vì Chúa Kitô đã hứa như sau với Thánh Phêrô: “Anh là Phêrô, trên viên đá này ta sẽ xây Giáo Hội của ta, và tất cả quyền lực của sự chết sẽ không sao thắng nổi.”
Trước cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha, đang tiếp diễn cho tới thứ hai, giới truyền thông phổ biến các thống kê về sự suy đồi của việc sống đạo tại Pháp.
Để đáp lại ý tưởng tiêu cực này, Đức Thánh Cha nói với người Pháp: “Trong niềm hy vọng vững vàng vào sự hiện diện vĩnh cửu của Thiên Chúa trong tâm hồn của mỗi người chúng ta, trong niềm hân hoan vì ý thức rằng Chúa Kitô đang ở với chúng ta cho đến ngày tận thế, trong sức mạnh mà Chúa Thánh Thần đã ban cho tất cả những ai để cho Người tuôn đổ hồng ân tràn đầy, tôi ký thác tất cả các bạn, những kitô hữu tại Paris và tại Pháp, cho tác động uy quyền và xót thương của Thiên Chúa Tình Yêu, một Thiên Chúa đã chết cho chúng ta trên thập giá, và sống lại vinh hiển vào buổi sáng Phục Sinh.”
Thủ Tướng François Fillon có mặt trong Thánh Lễ. Cùng với Đức Thánh Cha có khoảng 90 Hồng Y và Giám Mục và 1.500 linh mục đồng tế. Một ca đoàn 1.200 ca viên đã hát trong thánh lễ.
Các thành viên của hội “Giải Phóng Những Kẻ Bị Giam Cầm (Aux Captifs La Libération/To Captives, Freedom) một hiệp hội chăm lo cho những kẻ không nhà sống trên đường phố.
Và Đức Thánh Cha Benedict XVI để lại một điệp văn đòi hỏi đặc biệt cho giới trẻ đang nghe lời mời gọi để trở thành các linh mục: “Xin đừng sợ hãi. Xin đừng sợ phải dâng hiến cuộc đời cho Chúa Kitô.”
"Không có gì có thể thay thế sứ vụ tông đồ của các linh mục trong lòng Giáo Hội. Không có gì có thể thay thế một Thánh Lễ được dâng cho sự cứu chuộc thế giới.”
260.000 người chờ đợi Đức Thánh Cha đến dâng thánh lễ tại Công Trường Invalides, Paris |
Đức Thánh Cha chủ sự kinh chiều với các Linh Mục, tu sĩ Pháp
LM Trần Đức Anh, OP
13:49 14/09/2008
PARIS -. Chiều 12-9-2008, ĐTC Biển Đức 16 đã chủ sự buổi hát kinh chiều trọng tại Nhà thờ chính tòa Đức Bà Paris với 2.800 linh mục, phó tế, tu sĩ nam nữ và chủng sinh.
Thánh đường hùng vĩ này, dài 130 mét, cao 36 mét và rộng 48 mét, có thể chứa được 6500 người, và được xây cất hồi thế kỷ 12 trên phần đất trước kia là một vương cung thánh đường có từ thế kỷ thứ 6.
Dọc đường từ học viện Bernardins nơi ngài đã gặp gỡ 700 người thuộc giới văn hóa trước đó, ĐTC đã đi xe bọc kính để chào thăm rất đông tín hữu đứng hai bên đường để chào đón. Đặc biệt khi ngài đến Nhà thờ chính tòa, hàng ngàn bạn trẻ đã reo mừng đón tiếp ngài. Nhiều người vẫy cờ Tòa Thánh và cũng có nhóm giương cao biểu ngữ cám ơn ĐTC vì đã ban hành tự sắc cho phép cử hành thánh lễ bằng tiếng la tinh theo nghi thức tiền công đồng chung Vatican 2.
Hiện diện tại buổi hát kinh chiều cũng có đại diện của một số cộng đoàn Kitô khác. Kinh chiều về Ngày lễ Đức Mẹ. Sau lời chào mừng của ĐHY TGM Paris, là nghi thức đốt nến và đèn.
Trong bài giảng, sau bài đọc đoạn thư của thánh Phaolô, gửi tín hữu thành Galat (4,4-5), ĐTC đã đi từ vẻ huy hoàng và tầm quan trọng của Nhà thờ chính tòa Đức Bà Paris, và đề cao vai trò của nghệ thuật dẫn con người đến cùng Thiên Chúa. Thánh đường này là ”một dấu chỉ sống động về sự hiện diện của Thiên Chúa giữa chúng ta.. Vẻ đẹp của nhà thờ này đã giúp nhiều người tìm được ơn hoán cải”.
ĐTC cũng nhắc đến Lời Chúa được rao giảng trong Đền Thờ và vai trò của các thừa tác viên của Chúa trong việc rao giảng Lời Chúa: ”Thiên Chúa thật khiêm tốn khi ngài muốn dùng chúng ta để truyền bá lời Ngài. Chúng ta trở thành tiếng nói của Chúa sau khi lắng nghe từ miệng Chúa. Chúng ta đặt Lời Chúa trên môi chúng ta để trao ban cho thế giới..”
Từ những điều trên đây, ĐTC lần lượt nhắn nhủ các linh mục đừng sợ dành nhiều thời gian cho việc đọc, suy gẫn Kinh Thánh và cầu nguyện với kinh Thần Vụ. ”Lời Chúa được đọc và suy gẫm trong Giáo Hội tác động và biến đổi anh em mà hầu như nhiều khi anh em không cảm thấy”.
Với các chủng sinh, ĐTC cũng nhắn nhủ các thày hãy suy gẫm Lời Chúa hằng ngày để đi vào trong cuộc sống của chính Chúa Kitô, Đấng mà các thầy được kêu gọi phổ biến chung quanh mình.
Với các tu sĩ nam nữ, ĐTC nói: ”Việc tuyên khấn những lời khuyên Phúc Âm làm cho anh chị em được đồng hình dạng với Đâng trở nên thanh bần, vâng phục và khiết tịnh. Của cải phong phú duy nhất của anh chị em, của cải duy nhất có thể vượt qua các thời đại và cả bức bàn sự chết, chính là Lời Chúa. CHính Chúa đã nói: ”Trời đất sẽ qua đi, nhưng lời Thầy sẽ không bao giờ qua đi” (Mt 24,35). Sự tuân phục của anh chị em, theo nguyên ngữ, là một sự lắng nghe, vì từ ”obéir” đến từ chữ la tinh ”abaudire”, có nghĩa là lắng tai nghe điều gì hoặc nghe ai. Khi vâng lời, anh chị em hướn gtâm hồn mình về Đấng là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống (Jn 14,6)... Sự tinh tuyền của lời Chúa chính là mẫu gương sự khiết tịnh của anh chị em.
Sau khi ban phép lành cuối kinh chiều, ĐTC đã tiến ra bên ngoài thánh đường để chào thăm hàng ngàn bạn trẻ tụ tập ở bên ngoài, chuẩn bị cuộc canh thức cầu nguyện chuẩn bị cho thánh lễ sáng thứ bẩy 13-9-2008 với ĐTC tại Quảng trường Viện Phế Binh. Họ reo hò chào đón ngài.
ĐTC nhắc nhở các bạn trẻ về 2 đề tài: Chúa Thánh Linh và Thánh Giá. Nhờ ơn Chúa Thánh Linh, người trẻ có thể trở thành những chứng nhân của Chúa Kitô trong đời sống thường nhật và không sợ rao giảng Chúa Kitô cho tha nhân. Ngài nói: ”Các con sống trong một thời đại có nhiều người rất quảng đại. Các con cần nói về Chúa Kitô cho mọi người quanh các con, cho gia đình và bạn hữu, tại nơi học hành, làm việc và giải trí của các con”.
Các bạn trẻ reo hò thật to khi ngài nói: ”Các con đừng sợ! Cha và toàn thể Giáo Hội tín nhiệm nơi các con”.
Nhìn các bạn trẻ đông đảo, ĐTC nói rằng ngài biết có nhiều người đang đeo giây Thánh Giá ở cổ. ”Đó không phải là một đồ trang sức hay là một nữ trang, nhưng là biểu tượng đức tin và ơn cứu độ. Thánh Giá cũng là một biểu tượng sự đau khổ của nhân loại, và việc tôn kính Thánh Giá nhiều khi bị người ta chế nhạo hoặc đưa tới sự bách hại.”
Ban đêm, các bạn đã rước nên qua các đường phố ở Paris sau đó, dọc theo bờ sông Seine và canh thức tại Quảng trường trước Viện Phế Binh.
Thánh đường hùng vĩ này, dài 130 mét, cao 36 mét và rộng 48 mét, có thể chứa được 6500 người, và được xây cất hồi thế kỷ 12 trên phần đất trước kia là một vương cung thánh đường có từ thế kỷ thứ 6.
Dọc đường từ học viện Bernardins nơi ngài đã gặp gỡ 700 người thuộc giới văn hóa trước đó, ĐTC đã đi xe bọc kính để chào thăm rất đông tín hữu đứng hai bên đường để chào đón. Đặc biệt khi ngài đến Nhà thờ chính tòa, hàng ngàn bạn trẻ đã reo mừng đón tiếp ngài. Nhiều người vẫy cờ Tòa Thánh và cũng có nhóm giương cao biểu ngữ cám ơn ĐTC vì đã ban hành tự sắc cho phép cử hành thánh lễ bằng tiếng la tinh theo nghi thức tiền công đồng chung Vatican 2.
Hiện diện tại buổi hát kinh chiều cũng có đại diện của một số cộng đoàn Kitô khác. Kinh chiều về Ngày lễ Đức Mẹ. Sau lời chào mừng của ĐHY TGM Paris, là nghi thức đốt nến và đèn.
Trong bài giảng, sau bài đọc đoạn thư của thánh Phaolô, gửi tín hữu thành Galat (4,4-5), ĐTC đã đi từ vẻ huy hoàng và tầm quan trọng của Nhà thờ chính tòa Đức Bà Paris, và đề cao vai trò của nghệ thuật dẫn con người đến cùng Thiên Chúa. Thánh đường này là ”một dấu chỉ sống động về sự hiện diện của Thiên Chúa giữa chúng ta.. Vẻ đẹp của nhà thờ này đã giúp nhiều người tìm được ơn hoán cải”.
ĐTC cũng nhắc đến Lời Chúa được rao giảng trong Đền Thờ và vai trò của các thừa tác viên của Chúa trong việc rao giảng Lời Chúa: ”Thiên Chúa thật khiêm tốn khi ngài muốn dùng chúng ta để truyền bá lời Ngài. Chúng ta trở thành tiếng nói của Chúa sau khi lắng nghe từ miệng Chúa. Chúng ta đặt Lời Chúa trên môi chúng ta để trao ban cho thế giới..”
Từ những điều trên đây, ĐTC lần lượt nhắn nhủ các linh mục đừng sợ dành nhiều thời gian cho việc đọc, suy gẫn Kinh Thánh và cầu nguyện với kinh Thần Vụ. ”Lời Chúa được đọc và suy gẫm trong Giáo Hội tác động và biến đổi anh em mà hầu như nhiều khi anh em không cảm thấy”.
Với các chủng sinh, ĐTC cũng nhắn nhủ các thày hãy suy gẫm Lời Chúa hằng ngày để đi vào trong cuộc sống của chính Chúa Kitô, Đấng mà các thầy được kêu gọi phổ biến chung quanh mình.
Với các tu sĩ nam nữ, ĐTC nói: ”Việc tuyên khấn những lời khuyên Phúc Âm làm cho anh chị em được đồng hình dạng với Đâng trở nên thanh bần, vâng phục và khiết tịnh. Của cải phong phú duy nhất của anh chị em, của cải duy nhất có thể vượt qua các thời đại và cả bức bàn sự chết, chính là Lời Chúa. CHính Chúa đã nói: ”Trời đất sẽ qua đi, nhưng lời Thầy sẽ không bao giờ qua đi” (Mt 24,35). Sự tuân phục của anh chị em, theo nguyên ngữ, là một sự lắng nghe, vì từ ”obéir” đến từ chữ la tinh ”abaudire”, có nghĩa là lắng tai nghe điều gì hoặc nghe ai. Khi vâng lời, anh chị em hướn gtâm hồn mình về Đấng là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống (Jn 14,6)... Sự tinh tuyền của lời Chúa chính là mẫu gương sự khiết tịnh của anh chị em.
Sau khi ban phép lành cuối kinh chiều, ĐTC đã tiến ra bên ngoài thánh đường để chào thăm hàng ngàn bạn trẻ tụ tập ở bên ngoài, chuẩn bị cuộc canh thức cầu nguyện chuẩn bị cho thánh lễ sáng thứ bẩy 13-9-2008 với ĐTC tại Quảng trường Viện Phế Binh. Họ reo hò chào đón ngài.
ĐTC nhắc nhở các bạn trẻ về 2 đề tài: Chúa Thánh Linh và Thánh Giá. Nhờ ơn Chúa Thánh Linh, người trẻ có thể trở thành những chứng nhân của Chúa Kitô trong đời sống thường nhật và không sợ rao giảng Chúa Kitô cho tha nhân. Ngài nói: ”Các con sống trong một thời đại có nhiều người rất quảng đại. Các con cần nói về Chúa Kitô cho mọi người quanh các con, cho gia đình và bạn hữu, tại nơi học hành, làm việc và giải trí của các con”.
Các bạn trẻ reo hò thật to khi ngài nói: ”Các con đừng sợ! Cha và toàn thể Giáo Hội tín nhiệm nơi các con”.
Nhìn các bạn trẻ đông đảo, ĐTC nói rằng ngài biết có nhiều người đang đeo giây Thánh Giá ở cổ. ”Đó không phải là một đồ trang sức hay là một nữ trang, nhưng là biểu tượng đức tin và ơn cứu độ. Thánh Giá cũng là một biểu tượng sự đau khổ của nhân loại, và việc tôn kính Thánh Giá nhiều khi bị người ta chế nhạo hoặc đưa tới sự bách hại.”
Ban đêm, các bạn đã rước nên qua các đường phố ở Paris sau đó, dọc theo bờ sông Seine và canh thức tại Quảng trường trước Viện Phế Binh.
ĐTC nói: Hãy xa lánh các thần giả tiền bạc và quyền bính
Linh tiến Khải
13:54 14/09/2008
Tường thuật ngày thứ hai Đức Thánh Cha viếng thăm mục vụ Pháp
PARIS - Sáng thứ bẩy 13-9-2008 là ngày thứ hai viếng thăm nước Pháp Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã có hai sinh hoạt chính: lúc 10 giờ sáng ngài chủ sự thánh lễ cho tín hữu tại khu đất trống trước Điện Les Invalides trong thủ đô Paris, và vào ban tối Đức Thánh Cha giảng trong buổi lần hạt Mân Côi và rước đuốc tại Lộ Đức. Sau đây là chi tiết các sinh hoạt của Đức Thánh Cha.
Lúc 9 giờ sáng Đức Thánh Cha rời Tòa Sứ Thần để đến thăm Học Viện Pháp. Học viện này được thành lập năm 1795 và bao gồm 5 Hàn Lâm Viện: Hàn Lâm Viện Pháp, Hàn Lâm Viện Văn Chương, Hàn Lâm Viện Khoa Học, Hàn Lâm Viện Nghệ Thuật, Hàn Lâm Viện Luân Lý và Chính Trị. Trong số các thành viên của Hàn Lâm Viện Luân Lý Chính Trị cũng có Đức Hồng Y Henri de Lubac. Năm 1992 Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, Tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin, được chọn làm thành viên gia nhập nước ngoài của Hàn Lâm Viện này, tiếp nối khoa học gia Andrei Sakharov qua đời năm 1989.
Đức Thánh Cha đã được ông Gabriel de Broglie Viện Trưởng tiếp đón tại cửa chính dành cho các vị quốc trưởng và dẫn vào trong Phòng Mái Tròn là phòng họp của các vị thuộc 5 Hàn Lâm Viện. Sau đó Đức Thánh Cha thăm lăng tẩm của Đức Hồng Y Mazarin và khánh thành một tấm bảng kỷ niệm chuyến viếng thăm này. Từ Học Viện Pháp Đức Thánh Cha tiếp tục đến khu đất trống trước Điện Thương Phế Binh Les Invalides, nằm cách đó 1 cây số rưỡi.
Điện Les Invalides gồm Khách sạn Les Invalides, viện bảo tàng và Nhà thờ chính tòa. Dinh thự này được vua Louis XIV cho xây cất năm 1671 để tiếp nhận các thương phế binh, sau này được giao cho các Nữ tu Thánh Vinh Sơn de Paoli coi sóc, và hiện nay là nhà thương của những người bị thương nặng. Nhà thờ thánh Louis của Điện Les Invalides hiện là nhà thờ chính tòa của giám hạt quân đội. Chính tại đây bộ lễ Requiem của nhạc sĩ Berlioz được trình bầy lần đầu tiên năm 1837. Năm 1994 Đức Hồng Y Yves Congar dòng Đa Minh, phải nằm nhà thương, đã nhận mũ Hồng Y từ tay Đức Hồng Y Willebrands. Nhà thờ này cũng giữ tro của hoàng đế Napoleon.
Khoảng đất trống trước Điện Les Invalides dài 500 mét rộng 250 mét có thể chứa tới 200 ngàn người.
Thánh lễ do Đức Thánh Cha cử hành đã bắt đầu lúc 10 giờ sáng trước sự hiện diện tống thống Sarkozy và phu nhân cùng các giới chức chính quyền và khoảng 260 ngàn tín hữu thuộc đủ mọi mầu da và tiếng nói. Cùng đồng tế thánh lễ có gần 100 HY, TGM, GM và mấy ngàn Linh Mục.
Khán đài bằng gỗ thông cao 20 mét có tàn che mầu trắng đơn sơ nổi bật trên nền công viên mầu xanh của Điện Les Invalides.
Ngỏ lời chào mừng Đức Thánh Cha, Đức Hồng Y André Vingt Trois, TGM Paris, bầy tỏ niềm vui của người dân Paris và vùng Ile de France cũng như đại điện của nhiều giáo phận toàn nước được cử hành thánh lễ với Đức Thánh Cha. Nước Pháp, đặc biệt vùng Paris, là ngã tư gặp gỡ của nhiều dân tộc và quốc gia gồm những người di cư thuộc nhiều nước Âu châu, Mỹ châu, Phi châu, Á châu và đại dương châu. Các Giáo hội Kitô cũng gồm nhiều lễ nghi khác nhau như armeni, ucraine, maronít, copte, siriac, hy lạp melkít, công giáo hy lạp, rumani và nga, và đều là các cộng đoàn rất sinh động. Nhiều người thuộc các thế hệ di cư đã lâu đời và đã hội nhập xã hội pháp, nhiều người khác là các anh chị em mới tới sau này. Rất nhiều người trong họ đã phải bỏ quê hương nhà cửa và gia đình ra đi vì chiến tranh, hay vì sự đàn áp chính trị hoặc lý do kinh tế.
Các cộng đoàn Kitô Pháp sung sướng tiếp đón họ và trợ giúp họ tìm ra chỗ đứng của họ trong xã hội và cộng đoàn giáo hội, và cầu mong nước Pháp góp phần vào việc phát triển lâu dài đất nước của họ và cải tiến chính trị để họ có thể trở về quê hương và đoàn tụ khi họ muốn. Qua Đức Thánh Cha là Người Kế Vị thánh Phêrô, Giáo Hội Pháp sung sướng được sống tình hiệp thông và hiệp nhất với Giáo Hội hoàn vũ.
Giảng trong thánh lễ Đức Thánh Cha đã quảng diễn các bài đọc và mời gọi mọi người ý thức được ơn gọi là Kitô hữu, xa lánh việc tôn thờ các thần giả và xây dựng đời mình trên đá tảng là Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã chết, phục sinh và hiện diện trong bí tích Thánh Thể, mà Giáo Hội cử hành dọc dài lịch sử của mình. Chính Người là Đấng giải thoát chúng ta khỏi các tà thần và cho chúng ta tham dự vào cuộc sống của Người và trở thành những người rao truyền tình yêu của Người trên thế giới. Chính Chúa Kitô làm cho chúng ta được tự do đích thực.
Khi khuyên nhủ tín hữu Côrintô xa lánh việc tôn thờ ngẫu tượng, là những đồ vật vô tri vô giác bằng vàng bạc do con người làm ra, thánh Phaolô mời gọi họ thôi tôn thờ các thần linh hy lạp và ngừng tế lễ cho chúng. Vì các ngẫu tượng đó khiến cho con người bị tha hóa, xa rời số phận đích thực của mình, và cản ngăn con người nhận biết Chúa Kitô là Đấng cứu độ duy nhất, Đấng chỉ cho con người đường tới với Thiên Chúa. Áp dụng vào cuộc sống ngày nay Đức Thánh Cha nói:
Lời mời gọi xa lánh các ngẫu tượng này ngày nay vẫn còn thích đáng. Thế giới ngày nay lại đã không tạo ra các ngẫu tượng riêng đó sao? Nó đã lại không bắt chước các người ngoại giáo thời xa xưa, khi đánh lạc hướng con người khỏi đích điểm thật sự của nó, khỏi hạnh phúc được sống vĩnh cửu bên Thiên Chúa hay sao? Đó là câu hỏi mà mọi người ngay thẳng với chính mình không thể không đặt ra. Điều gì quan trọng trong đời tôi? Tôi đặt điều gì vào chỗ nhất?Từ ”ngẫu tượng” trong tiếng hy lạp có nghĩa là ”hình ảnh”, ”gương mặt”, ”sự diễn tả”, nhưng cũng có nghĩa là ”ma qủy”, ”dáng vẻ vô ích”. Ngẫu tượng là cạm bẫy, vì nó khiến cho người hầu hạ nó lạc hướng và đẩy nó vào trong vương quốc của dáng vẻ bề ngoài. Đó lại chẳng phải là chước cám đỗ của thời đại chúng ta hay sao? Chước cám đỗ tôn thờ một qúa khứ không còn nữa bằng cách quên đi các thiếu sót của nó, chước cám đỗ tôn thờ một tương lai chưa tới bằng cách tin rằng chỉ với sức lực của mình con người sẽ hiện thực được hạnh phúc vĩnh cửu trên trái đất này! Thánh Phaolô nói rằng sự tham lam vô độ cũng là ngẫu tượng, ”cội rễ sinh ra mọi điều ác là lòng ham muốn tiền bạc, vì buông theo lòng ham muốn đó nhiều người đã lạc xa đức tin và chuốc lấy bao nỗi đớn đau xâu xé” (1 Tm 6,10).
Khi chú giải văn bản này, thánh Gioan Crisostomo ghi nhận rằng thánh Phaolô nghiêm nghị lên án việc tôn thờ thần giả vì nó là một ”tội trọng”, một ”gương mù gương xấu:, một ”bệnh dịch hạch” (Homelie 24 thư thứ I gửi tín hữu Corinto), nhưng không lên án người tôn thờ ngẫu tượng. Chúng ta không bao giờ được lẫn lộn giữa tội, là điều không thể chấp nhận được, và tội nhân có thể hoán cải và tha thứ. Thánh Phaolô mời gọi tín hữu dùng khả năng suy tư của họ để phân định vấn đề. Thiên Chúa không bao giờ đòi hỏi con người hy sinh lý trí của mình. Lý trí không bao giờ xung khắc với lòng tin. Thiên Chúa duy nhất là Cha, Con và Thánh Thần đã tạo ra lý trí của chúng ta và ban cho chúng ta lòng tin bằng cách đề nghị chúng ta tự do tiếp nhận nó như là ơn qúy giá. Nhưng con người có thể tạo ra cho mình các ngẫu tượng. Chúng ta hãy xin Chúa giúp chúng ta thanh tẩy mình khỏi mọi ngẫu tượng.
Tiếp tục bài giảng Đức Thánh Cha nói thánh Phaolô xin chúng ta dùng lý trí và lòng tin để đến với Thiên Chúa và khám phá ra Thiên Chúa. Và lòng tin cho chúng ta biết Chúa hiện diện trong bí tích Thánh Thể, do Chúa Kitô thành lập chiều ngày Thứ Năm Tuần Thánh và được Giáo Hội tiếp tục cử hành từ hai ngàn năm nay. Chúa Kitô phục sinh tự trao ban cho tín hữu biết bao triệu triệu lần trong các vương cung thánh đường nguy nga cũng như trong các nhà nguyện bé nhỏ nghèo nàn nhất. Và Đức Thánh Cha đã đưa ra lời kêu gọi sau đây:
Anh chị em, chúng ta hãy bao bọc bí tích Mình và Máu Thánh Chúa, Bí Tích Rất Thánh sự hiện diện thực sự của Chúa đối với Giáo Hội và toàn nhân loại, với lòng tôn kính lớn lao nhất. Đừng lơ là mà không biểu lộ lòng kính trọng và tình yêu thương của chúng ta đối với Chúa. Hãy cho Chúa các biểu hiệu danh dự lớn lao nhất! Qua lời nói, sự thinh lặng và các cử chỉ đừng bao giờ chấp nhận để cho lòng tin nơi Chúa Kitô phục sinh hiện diện trong bí tích Thánh Thể phai nhạt trong chúng ta và chung quanh chúng ta! Như thánh Crisostomo chúng ta hãy duyệt xét tất cả mọi ơn lành và các việc kỳ diệu Thiên Chúa đã làm. Người đã giải thoát loài người khỏi sự lầm lạc và khiến cho những người đã xa nhau được gần nhau, khiến cho những kẻ tuyệt vọng và vô thần của thế giới này trở thành một dân anh em, đồng thừa tự với Con Thiên Chúa... Điều ở trong chén thánh cũng chính là điều đã chảy ra từ cạnh sườn Chúa và chúng ta dự phần vào đó. Chính Thánh Lễ cũng mời gọi chúng ta xa lánh ngẫu tượng như thánh Phaolô nói ”Anh em không thể uống chén của Chúa và chén của ma qủy được” (1 Cr 10,21). Thánh lễ mời gọi chúng ta phân định điều vâng phục Thần Khí của Chúa nơi chúng ta với điều lắng nghe tinh thần của sự dữ. Trong thánh lễ chúng ta chỉ muốn thuộc về Chúa Kitô và cùng với tác giả thánh vịnh nâng chén cứu độ để tạ ơn Chúa.
Mỗi khi một thánh lễ được cử hành, mỗi khi Chúa Kitô hiện diện một cách bí tích trong Giáo Hội là công trình cứu độ của chúng ta được thành toàn. Cử hành Thánh Thể có nghĩa là nhận biết rằng chỉ có Thiên Chúa mới có thể cống hiến cho chúng ta hạnh phúc tràn đầy, dậy cho chúng ta biết các giá trị đích thật, các giá trị vĩnh cửu không bao giờ tàn phai. Thiên Chúa hiện diện trên bàn thờ, nhưng cũng hiện diện trên bàn thờ tâm lòng chúng ta khi chúng ta rước lễ, khi chúng ta nhận Người trong bí tích Thánh Thể. Chỉ có Người mới dậy cho chúng ta xa lánh các ngẫu tượng, các ảo ảnh của tư tưởng.
Đức Thánh Cha nói thêm trong bài giảng: nhưng ai là người có thể nâng chén cứu độ và kêu cầu danh Chúa thay cho toàn dân Chúa, nếu không phải là linh mục đựơc Giám Mục truyền chức cho nhiệm vụ này? Rồi Đức Thánh Cha đã kêu gọi người trẻ quảng đại đáp lại lời Chúa kêu mời sống ơn gọi linh mục tu sĩ: ”Các con đừng sợ! Các con đừng sợ dâng hiến cho Chúa Kitô cuộc sống của các con. Sẽ không có gì có thể thay thế thừa tác linh mục giữa lòng Giáo Hội. Sẽ không có gì có thể thay thế một Thánh Lễ cho ơn cứu rỗi của thế giới! Các bạn trẻ thân mến, ít nhất là các bạn trẻ đang nghe cha, đừng để cho tiếng gọi của Chúa Kitô không có câu câu trả lời.
Trong Phúc Âm Chúa Kitô cũng dậy chúng ta xa lánh các ngẫu tượng bằng cách xây nhà trên đá tảng là chính Ngài. Các tư tưởng, lời nói, việc làm của chúng ta chỉ có chiều kích đích thật, nếu quy hướng chúng về sứ điệp Tin Mừng. Giáo Hội được xây dựng trên đá tảng của Chúa Kitô có các lời hứa sự sống vĩnh cửu không phải vì các thành phần của Giáo Hội thánh thiện hơn các người khác, nhưng bởi vì lời Chúa Kitô đã hứa với thánh Phêrô: ” Con là đá, trên đá này Thầy sẽ xây Giáo Hội của Thầy và quyền lực sự chết sẽ không bao giờ thắng nổi” (Mt 16,18).
Trong niềm hy vọng bất diệt vào sự hiện diện vĩnh cửu của Thiên Chúa trong tâm hồn của từng người và trong niềm vui biết rằng Chúa Kitô ở cùng chúng ta cho đến tận thế, trong sức mạnh Chúa Thánh Thần ban cho mọi người chấp nhận để cho Chúa nắm bắt, tôi phó thác Kitô hữu Paris và nước Pháp cho hoạt động quyền năng và từ bi của Thiên Chúa tình yêu. Cùng với thánh Phaolô tôi xin lập lại với mọi ngươi thiện chí lắng nghe tôi rằng: ”Hãy xa lánh các tà thần và đừng ngưng làm việc thiện!”
Đã có sáu cặp tín hữu đại diện cho nhiều sắc tộc khác nhau lên dâng của lễ. Trong phần rước lễ tín hữu đã qùy để Đức Thánh Cha trao Mình Thánh Chúa. Hàng trăm Linh Mục đã giúp phân phát Mình Thánh Chúa cho các tín hữu khác.
Thánh lễ đã kết thúc lúc gần 12 giờ trưa. Khi Đức Thánh Cha đi xuống các Linh Mục hai bên lối đi đã cố chen lấn để bắt tay ngài khiến cho các nhân viên an ninh cận vệ đã phải vất vả giữ trật tự.
Tiếp đến Đức Thánh Cha đã dùng bữa trưa với các Giám Mục Ile de France và đoàn tùy tùng tại tòa Sứ Thần Tòa Thánh và nghỉ ngơi chốc lát trước khi từ giã Tòa Sứ Thần để ra phi trường Orly lấy máy bay đi Tarbes.
Máy bay đã rời phi trường Orly lúc 16.30 và đáp xuống phi trường Tarbes sau 1 giờ 15 phút bay. Đón tiếp Đức Thánh Cha đã có Đức Cha Jacques Perrier Giám Mục Tarbes Lộ đức và ông Jean Pierre Artiganave, thị trưởng Lộ Đức và các giới chức đạo đời địa phương. Từ Tarbes Đức Thánh Cha đi trực thăng tới Lộ Đức nằm cách đó 14 cây số.
Thành phố Lộ Đức nằm trên độ cao 420 mét và có hơn 15 ngàn dân. Vùng này đã có người ở từ Thời Đá. Người Galles, người Roma, Dân Rợ và người Hồi Mori theo nhau củng cố vùng này và xây một pháo đài kiên cố. Năm 778 vua Charles Magne cầm quân bao vây pháo đài của người hồi Saraceni do Mirat chỉ huy, nhưng không sao hạ được thành. Đức Cha Turpin, Giám Mục Puy en Velay, đề nghị Mirat dầu hàng Nữ Vương nước trời và Mirat đã buông khí giới trước tượng Đức Mẹ đen ở Puy, và xin được rửa tội lấy tên là Lorus. Tên này được đặt cho thành phố và sau này trở thành Lourdes, Lộ Đức.
Khi Đức Mẹ hiện ra vào năm 1858 Lộ Đức chỉ là một làng có 4000 ngàn dân. Người được Đức Mẹ hiện ra là cô bé Bernadette Soubirous, 14 tuổi, mù chữ và chưa rước lễ lần đầu. Đức Mẹ đã hiện ra với Bernadette 17 lần tất cả. Ngày mùng 4 tháng 7 năm 1866 Bernadette rời Lộ Đức để vào dòng Thánh Gildard tại Nevers. Chị qua đời tại Nevers ngày 16 tháng 4 năm 1879, xác của chị còn tươi nguyên vẹn như khi mới qua đời và hiện được trưng bày cho tín hữu kính viếng.
Hằng năm có 6 triệu tín hữu thuộc 70 nước trên thế giới đến hành hương tại Lộ Đức. Các cuộc hành hương thường được tổ chức theo lịch trình quanh năm và cho các thành phần xã hội và nghề nghiệp khác nhau như giới trẻ, các bệnh nhân, giới quân nhân vv... Có 7000 người thiện nguyện và 100.000 người đồng hành với tín hữu hành hương. 30 Tuyên Úy thuộc 4 dòng tu và các giáo phận khác nhau túc trực đảm trách công tác mục vụ tại trung tâm thánh mẫu Lộ Đức. Ngoài ra cũng có các nữ tu của 5 cộng đoàn và hiệp hội giáo dân cộng tác. Có 297 nhân viên thường trực và 109 nhân viên theo mùa trong 63 công tác khác nhau: từ việc tiếp đón cho đến quản trị, an ninh và kỹ thuật. Chi phí hằng năm là 18 triệu Euros, 90%v là do các tín hữu dâng cúng.
Lúc 18 giờ 30 Đức Thánh Cha bắt đầu lộ trình hành hương gồm bốn chặng của Năm Thánh: tại giếng rửa tội trong nhà thờ giáo xứ Thánh Tâm, nơi Bernadette bắt đầu cuộc sống Kitô; nhà tù nơi chị Bernadette đã sống với gia đình trong cảnh nghèo nàn và trong bầu khí cầu nguyện; hang đá Massabielle nơi Đức Mẹ đã hiện ra với Bernadette; và sáng Chúa Nhật hôm nay thêm chặng thứ bốn là nhà nguyện của dưỡng nhi viện, nơi Bernadette rước lễ lần đầu.
Tại mỗi chặng Đức Thánh Cha đọc một lời nguyện của Năm Thánh. Tại hang đá khi Đức Thánh Cha đi ngang qua suối Đức Mẹ, một em bé đưa cho Đức Thánh Cha một ly nước suối. Đức Thánh Cha đã thắp lên một ngọn nến và thinh lặng cầu nguyện rồi đọc lời nguyện của Năm Thánh và kinh Kính Mừng.
Từ Hang đá lúc 19 giờ 30 Đức Thánh Cha đi xe về Tịch liêu Thánh Giuse cách đó 3 cây số rưỡi, là nơi ngài ở trong thời gian lưu lại Lộ Đức. Lúc 21 giờ 30 Đức Thánh Cha tới đền thánh ngỏ lời với các tín hữu. Trước đó tín hữu đã lần hạt Mân Côi năm sự Sáng và rước đuốc.
Ca đoàn cất bài Magnificat và đoạn Phúc Âm thánh Gioan chương 3 nói về việc Chúa Giêsu bị giương cao trên thập giá và Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian để thế gian được cứu độ, đã được đọc bằng 6 ngôn ngữ thường dùng tại Lộ Đức là các thứ tiếng: Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Anh, Đức và Hòa Lan.
Trong bài giảng Đức Thánh Cha đã nhắc lại biến cố Đức Mẹ hiện ra với chị Bernadette ngày 11 tháng 2 năm 1858 cách đây 150 năm. Và trong lần hiện ra ngày 25 tháng 3 năm 1858 Đức Mẹ cho Bernadette biết tên mình ”Ta là Đấng Vô Nhiễm Thai”. Đức Thánh Cha mời gọi mọi người hướng nhìn lên Đức Maria người nữ mặc áo mặt trời, đầu đội triều thiên 12 ngôi sao và chân đạp mặt trăng biểu tượng cho cái chết. Mẹ được mặc áo sự sống của Chúa Kitô phục sinh Con Mẹ, nên là biểu tượng chiến thắng của Tình Yêu và Sự Thiện, chiến thắng của Thiên Chúa.
Biết bao nhiêu người tới hang đá Lộ Đức đã gặp được ánh sáng ấy trên gương mặt của Bernadette và được hoán cải. Tuy gia đình Soubirous phải sống trong cảnh bần cùng, buồn thương tật bệnh và hiểu lầm, khước từ và khốn khó nhưng các bóng đêm của trái đất đã không cản ngăn được Ánh Sáng của Trời Cao soi chiếu (Ga 1,5).
Lộ Đức là nơi Chúa đã chọn để cho ánh sáng và vẻ đẹp của Ngài soi chiếu. Mỗi sáng khi Bernadette đến hang đá chị đều đem theo một ngọn nến để cắm trong hang và dân chúng cũng làm như thế khi đến nơi của Ánh Sáng và An Bình này. Từ ngày đó cháy sáng lên một bụi gai rạng ngời với lời cầu của tín hữu hành hương và đau yếu, ngày đêm, mùa hè cũng như mùa đông: họ đem đến đây các âu lo và sầu khổ, nhưng trước hết là lòng tin và niềm hy vọng.
Tràng hạt Mân Côi có tính cách thần học sâu xa. Khi chúng ta lần hạt, Mẹ Maria cho chúng ta mượn con tim và con mắt của Mẹ để suy niệm cuộc sống của Chúa Kitô Con Mẹ. Gương Đức Gioan Phaolo II cho thấy cuộc đời và việc phục vụ của người đã dựa trên lời kinh Mân Côi thế nào. Và nhiều Giáo Hoàng tiền nhiệm cũng đã khích lệ tín hữu lần hạt Mân Côi như có thể thấy trên bức khảm đá mầu của vương cung thánh đường. Ước chi Lộ Đức đầy ánh sáng trở thành trường học dạy chúng ta lần hạt Mân Côi và đối thoại với Chúa. Cuộc rước nến cho chúng ta thấy trong cộng đoàn Giáo Hội bừng lên ánh sáng cuộc đối thoại giữa con người và Thiên Chúa, và một con đường ánh sáng mở ra trong lịch sử nhân loại, cả trong những lúc đen tối nhất.
Cuộc rước nến diễn tả sự gắn bó của chúng ta với các người đau khổ: các nạn nhân của bạo lực, chiến tranh, khủng bố và đói khát hay các bất công tai ương, thù hận và áp bức, các vi phạm nhân phẩm và các quyền căn bản của con người, các vấn đề gia đình, cảnh cô đơn, hay lang thang đó đây, cũng như liên đới với những người bị bắt bớ và bị giết chết vì Chúa Kitô.
Tiếp tục bài giảng Đức Thánh Cha nói: Nghe theo lời mời gọi của Chúa Giêsu chúng ta hãy để cho ánh sáng của niềm hy vọng, của lời cầu nguyện và tình yêu thương bừng cháy. Chúng ta cần ánh sáng và được mời gọi là ánh sáng. Tội lỗi khiến cho chúng ta mù lòa, nó cản ngăn chúng ta đến với tha nhân và không tin tưởng nơi họ và khiến cho chúng ta không để cho mình được hướng dẫn. Như anh mù Bartimeo chúng ta hãy xin Chúa cho chúng ta sáng mắt để nhìn thấy vinh quang Chúa. Chúa Kitô mời gọi chúng ta là ánh sáng thế gian, Ngài mời gọi chúng ta để cho ánh sáng tình yêu chiếu sáng cuộc đời.
Ngày mai là lễ tôn vinh Thánh Gia, chiều nay chúng ta hãy nhìn lên dấu chỉ của Tân Ước, trên đó trải dài toàn cuộc sống của Chúa Kitô. Thánh Giá là cử chỉ diễn tả tình yêu thương toàn vẹn nhất của Chúa Giêsu, Đấng hiến dâng sự sống cho các bạn hữu... Qua thập giá toàn cuộc sống chúng ta nhận được ánh sáng, sức mạnh và niền hy vọng. Xin Mẹ Maria và thánh Bernadette giúp chúng ta sống như con cái ánh sáng để làm chứng mọi ngày trong đời rằng Chúa Kitô là ánh áng, niềm hy vọng và sự sống của chúng ta.
Sau khi hát kinh Te Deum Tạ ơn Chúa và ban phép lành tòa thánh cho tín hữu Đức Thánh Cha đã trở về tịch liêu Thánh Giuse để nghỉ đêm kết thúc ngày thứ hai viếng thăm Pháp.
Linh Tiến Khải
PARIS - Sáng thứ bẩy 13-9-2008 là ngày thứ hai viếng thăm nước Pháp Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã có hai sinh hoạt chính: lúc 10 giờ sáng ngài chủ sự thánh lễ cho tín hữu tại khu đất trống trước Điện Les Invalides trong thủ đô Paris, và vào ban tối Đức Thánh Cha giảng trong buổi lần hạt Mân Côi và rước đuốc tại Lộ Đức. Sau đây là chi tiết các sinh hoạt của Đức Thánh Cha.
Lúc 9 giờ sáng Đức Thánh Cha rời Tòa Sứ Thần để đến thăm Học Viện Pháp. Học viện này được thành lập năm 1795 và bao gồm 5 Hàn Lâm Viện: Hàn Lâm Viện Pháp, Hàn Lâm Viện Văn Chương, Hàn Lâm Viện Khoa Học, Hàn Lâm Viện Nghệ Thuật, Hàn Lâm Viện Luân Lý và Chính Trị. Trong số các thành viên của Hàn Lâm Viện Luân Lý Chính Trị cũng có Đức Hồng Y Henri de Lubac. Năm 1992 Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, Tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin, được chọn làm thành viên gia nhập nước ngoài của Hàn Lâm Viện này, tiếp nối khoa học gia Andrei Sakharov qua đời năm 1989.
Đức Thánh Cha đã được ông Gabriel de Broglie Viện Trưởng tiếp đón tại cửa chính dành cho các vị quốc trưởng và dẫn vào trong Phòng Mái Tròn là phòng họp của các vị thuộc 5 Hàn Lâm Viện. Sau đó Đức Thánh Cha thăm lăng tẩm của Đức Hồng Y Mazarin và khánh thành một tấm bảng kỷ niệm chuyến viếng thăm này. Từ Học Viện Pháp Đức Thánh Cha tiếp tục đến khu đất trống trước Điện Thương Phế Binh Les Invalides, nằm cách đó 1 cây số rưỡi.
Điện Les Invalides gồm Khách sạn Les Invalides, viện bảo tàng và Nhà thờ chính tòa. Dinh thự này được vua Louis XIV cho xây cất năm 1671 để tiếp nhận các thương phế binh, sau này được giao cho các Nữ tu Thánh Vinh Sơn de Paoli coi sóc, và hiện nay là nhà thương của những người bị thương nặng. Nhà thờ thánh Louis của Điện Les Invalides hiện là nhà thờ chính tòa của giám hạt quân đội. Chính tại đây bộ lễ Requiem của nhạc sĩ Berlioz được trình bầy lần đầu tiên năm 1837. Năm 1994 Đức Hồng Y Yves Congar dòng Đa Minh, phải nằm nhà thương, đã nhận mũ Hồng Y từ tay Đức Hồng Y Willebrands. Nhà thờ này cũng giữ tro của hoàng đế Napoleon.
Khoảng đất trống trước Điện Les Invalides dài 500 mét rộng 250 mét có thể chứa tới 200 ngàn người.
Thánh lễ do Đức Thánh Cha cử hành đã bắt đầu lúc 10 giờ sáng trước sự hiện diện tống thống Sarkozy và phu nhân cùng các giới chức chính quyền và khoảng 260 ngàn tín hữu thuộc đủ mọi mầu da và tiếng nói. Cùng đồng tế thánh lễ có gần 100 HY, TGM, GM và mấy ngàn Linh Mục.
Khán đài bằng gỗ thông cao 20 mét có tàn che mầu trắng đơn sơ nổi bật trên nền công viên mầu xanh của Điện Les Invalides.
Ngỏ lời chào mừng Đức Thánh Cha, Đức Hồng Y André Vingt Trois, TGM Paris, bầy tỏ niềm vui của người dân Paris và vùng Ile de France cũng như đại điện của nhiều giáo phận toàn nước được cử hành thánh lễ với Đức Thánh Cha. Nước Pháp, đặc biệt vùng Paris, là ngã tư gặp gỡ của nhiều dân tộc và quốc gia gồm những người di cư thuộc nhiều nước Âu châu, Mỹ châu, Phi châu, Á châu và đại dương châu. Các Giáo hội Kitô cũng gồm nhiều lễ nghi khác nhau như armeni, ucraine, maronít, copte, siriac, hy lạp melkít, công giáo hy lạp, rumani và nga, và đều là các cộng đoàn rất sinh động. Nhiều người thuộc các thế hệ di cư đã lâu đời và đã hội nhập xã hội pháp, nhiều người khác là các anh chị em mới tới sau này. Rất nhiều người trong họ đã phải bỏ quê hương nhà cửa và gia đình ra đi vì chiến tranh, hay vì sự đàn áp chính trị hoặc lý do kinh tế.
Các cộng đoàn Kitô Pháp sung sướng tiếp đón họ và trợ giúp họ tìm ra chỗ đứng của họ trong xã hội và cộng đoàn giáo hội, và cầu mong nước Pháp góp phần vào việc phát triển lâu dài đất nước của họ và cải tiến chính trị để họ có thể trở về quê hương và đoàn tụ khi họ muốn. Qua Đức Thánh Cha là Người Kế Vị thánh Phêrô, Giáo Hội Pháp sung sướng được sống tình hiệp thông và hiệp nhất với Giáo Hội hoàn vũ.
Giảng trong thánh lễ Đức Thánh Cha đã quảng diễn các bài đọc và mời gọi mọi người ý thức được ơn gọi là Kitô hữu, xa lánh việc tôn thờ các thần giả và xây dựng đời mình trên đá tảng là Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã chết, phục sinh và hiện diện trong bí tích Thánh Thể, mà Giáo Hội cử hành dọc dài lịch sử của mình. Chính Người là Đấng giải thoát chúng ta khỏi các tà thần và cho chúng ta tham dự vào cuộc sống của Người và trở thành những người rao truyền tình yêu của Người trên thế giới. Chính Chúa Kitô làm cho chúng ta được tự do đích thực.
Khi khuyên nhủ tín hữu Côrintô xa lánh việc tôn thờ ngẫu tượng, là những đồ vật vô tri vô giác bằng vàng bạc do con người làm ra, thánh Phaolô mời gọi họ thôi tôn thờ các thần linh hy lạp và ngừng tế lễ cho chúng. Vì các ngẫu tượng đó khiến cho con người bị tha hóa, xa rời số phận đích thực của mình, và cản ngăn con người nhận biết Chúa Kitô là Đấng cứu độ duy nhất, Đấng chỉ cho con người đường tới với Thiên Chúa. Áp dụng vào cuộc sống ngày nay Đức Thánh Cha nói:
Lời mời gọi xa lánh các ngẫu tượng này ngày nay vẫn còn thích đáng. Thế giới ngày nay lại đã không tạo ra các ngẫu tượng riêng đó sao? Nó đã lại không bắt chước các người ngoại giáo thời xa xưa, khi đánh lạc hướng con người khỏi đích điểm thật sự của nó, khỏi hạnh phúc được sống vĩnh cửu bên Thiên Chúa hay sao? Đó là câu hỏi mà mọi người ngay thẳng với chính mình không thể không đặt ra. Điều gì quan trọng trong đời tôi? Tôi đặt điều gì vào chỗ nhất?Từ ”ngẫu tượng” trong tiếng hy lạp có nghĩa là ”hình ảnh”, ”gương mặt”, ”sự diễn tả”, nhưng cũng có nghĩa là ”ma qủy”, ”dáng vẻ vô ích”. Ngẫu tượng là cạm bẫy, vì nó khiến cho người hầu hạ nó lạc hướng và đẩy nó vào trong vương quốc của dáng vẻ bề ngoài. Đó lại chẳng phải là chước cám đỗ của thời đại chúng ta hay sao? Chước cám đỗ tôn thờ một qúa khứ không còn nữa bằng cách quên đi các thiếu sót của nó, chước cám đỗ tôn thờ một tương lai chưa tới bằng cách tin rằng chỉ với sức lực của mình con người sẽ hiện thực được hạnh phúc vĩnh cửu trên trái đất này! Thánh Phaolô nói rằng sự tham lam vô độ cũng là ngẫu tượng, ”cội rễ sinh ra mọi điều ác là lòng ham muốn tiền bạc, vì buông theo lòng ham muốn đó nhiều người đã lạc xa đức tin và chuốc lấy bao nỗi đớn đau xâu xé” (1 Tm 6,10).
Khi chú giải văn bản này, thánh Gioan Crisostomo ghi nhận rằng thánh Phaolô nghiêm nghị lên án việc tôn thờ thần giả vì nó là một ”tội trọng”, một ”gương mù gương xấu:, một ”bệnh dịch hạch” (Homelie 24 thư thứ I gửi tín hữu Corinto), nhưng không lên án người tôn thờ ngẫu tượng. Chúng ta không bao giờ được lẫn lộn giữa tội, là điều không thể chấp nhận được, và tội nhân có thể hoán cải và tha thứ. Thánh Phaolô mời gọi tín hữu dùng khả năng suy tư của họ để phân định vấn đề. Thiên Chúa không bao giờ đòi hỏi con người hy sinh lý trí của mình. Lý trí không bao giờ xung khắc với lòng tin. Thiên Chúa duy nhất là Cha, Con và Thánh Thần đã tạo ra lý trí của chúng ta và ban cho chúng ta lòng tin bằng cách đề nghị chúng ta tự do tiếp nhận nó như là ơn qúy giá. Nhưng con người có thể tạo ra cho mình các ngẫu tượng. Chúng ta hãy xin Chúa giúp chúng ta thanh tẩy mình khỏi mọi ngẫu tượng.
Tiếp tục bài giảng Đức Thánh Cha nói thánh Phaolô xin chúng ta dùng lý trí và lòng tin để đến với Thiên Chúa và khám phá ra Thiên Chúa. Và lòng tin cho chúng ta biết Chúa hiện diện trong bí tích Thánh Thể, do Chúa Kitô thành lập chiều ngày Thứ Năm Tuần Thánh và được Giáo Hội tiếp tục cử hành từ hai ngàn năm nay. Chúa Kitô phục sinh tự trao ban cho tín hữu biết bao triệu triệu lần trong các vương cung thánh đường nguy nga cũng như trong các nhà nguyện bé nhỏ nghèo nàn nhất. Và Đức Thánh Cha đã đưa ra lời kêu gọi sau đây:
Anh chị em, chúng ta hãy bao bọc bí tích Mình và Máu Thánh Chúa, Bí Tích Rất Thánh sự hiện diện thực sự của Chúa đối với Giáo Hội và toàn nhân loại, với lòng tôn kính lớn lao nhất. Đừng lơ là mà không biểu lộ lòng kính trọng và tình yêu thương của chúng ta đối với Chúa. Hãy cho Chúa các biểu hiệu danh dự lớn lao nhất! Qua lời nói, sự thinh lặng và các cử chỉ đừng bao giờ chấp nhận để cho lòng tin nơi Chúa Kitô phục sinh hiện diện trong bí tích Thánh Thể phai nhạt trong chúng ta và chung quanh chúng ta! Như thánh Crisostomo chúng ta hãy duyệt xét tất cả mọi ơn lành và các việc kỳ diệu Thiên Chúa đã làm. Người đã giải thoát loài người khỏi sự lầm lạc và khiến cho những người đã xa nhau được gần nhau, khiến cho những kẻ tuyệt vọng và vô thần của thế giới này trở thành một dân anh em, đồng thừa tự với Con Thiên Chúa... Điều ở trong chén thánh cũng chính là điều đã chảy ra từ cạnh sườn Chúa và chúng ta dự phần vào đó. Chính Thánh Lễ cũng mời gọi chúng ta xa lánh ngẫu tượng như thánh Phaolô nói ”Anh em không thể uống chén của Chúa và chén của ma qủy được” (1 Cr 10,21). Thánh lễ mời gọi chúng ta phân định điều vâng phục Thần Khí của Chúa nơi chúng ta với điều lắng nghe tinh thần của sự dữ. Trong thánh lễ chúng ta chỉ muốn thuộc về Chúa Kitô và cùng với tác giả thánh vịnh nâng chén cứu độ để tạ ơn Chúa.
Mỗi khi một thánh lễ được cử hành, mỗi khi Chúa Kitô hiện diện một cách bí tích trong Giáo Hội là công trình cứu độ của chúng ta được thành toàn. Cử hành Thánh Thể có nghĩa là nhận biết rằng chỉ có Thiên Chúa mới có thể cống hiến cho chúng ta hạnh phúc tràn đầy, dậy cho chúng ta biết các giá trị đích thật, các giá trị vĩnh cửu không bao giờ tàn phai. Thiên Chúa hiện diện trên bàn thờ, nhưng cũng hiện diện trên bàn thờ tâm lòng chúng ta khi chúng ta rước lễ, khi chúng ta nhận Người trong bí tích Thánh Thể. Chỉ có Người mới dậy cho chúng ta xa lánh các ngẫu tượng, các ảo ảnh của tư tưởng.
Đức Thánh Cha nói thêm trong bài giảng: nhưng ai là người có thể nâng chén cứu độ và kêu cầu danh Chúa thay cho toàn dân Chúa, nếu không phải là linh mục đựơc Giám Mục truyền chức cho nhiệm vụ này? Rồi Đức Thánh Cha đã kêu gọi người trẻ quảng đại đáp lại lời Chúa kêu mời sống ơn gọi linh mục tu sĩ: ”Các con đừng sợ! Các con đừng sợ dâng hiến cho Chúa Kitô cuộc sống của các con. Sẽ không có gì có thể thay thế thừa tác linh mục giữa lòng Giáo Hội. Sẽ không có gì có thể thay thế một Thánh Lễ cho ơn cứu rỗi của thế giới! Các bạn trẻ thân mến, ít nhất là các bạn trẻ đang nghe cha, đừng để cho tiếng gọi của Chúa Kitô không có câu câu trả lời.
Trong Phúc Âm Chúa Kitô cũng dậy chúng ta xa lánh các ngẫu tượng bằng cách xây nhà trên đá tảng là chính Ngài. Các tư tưởng, lời nói, việc làm của chúng ta chỉ có chiều kích đích thật, nếu quy hướng chúng về sứ điệp Tin Mừng. Giáo Hội được xây dựng trên đá tảng của Chúa Kitô có các lời hứa sự sống vĩnh cửu không phải vì các thành phần của Giáo Hội thánh thiện hơn các người khác, nhưng bởi vì lời Chúa Kitô đã hứa với thánh Phêrô: ” Con là đá, trên đá này Thầy sẽ xây Giáo Hội của Thầy và quyền lực sự chết sẽ không bao giờ thắng nổi” (Mt 16,18).
Trong niềm hy vọng bất diệt vào sự hiện diện vĩnh cửu của Thiên Chúa trong tâm hồn của từng người và trong niềm vui biết rằng Chúa Kitô ở cùng chúng ta cho đến tận thế, trong sức mạnh Chúa Thánh Thần ban cho mọi người chấp nhận để cho Chúa nắm bắt, tôi phó thác Kitô hữu Paris và nước Pháp cho hoạt động quyền năng và từ bi của Thiên Chúa tình yêu. Cùng với thánh Phaolô tôi xin lập lại với mọi ngươi thiện chí lắng nghe tôi rằng: ”Hãy xa lánh các tà thần và đừng ngưng làm việc thiện!”
Đã có sáu cặp tín hữu đại diện cho nhiều sắc tộc khác nhau lên dâng của lễ. Trong phần rước lễ tín hữu đã qùy để Đức Thánh Cha trao Mình Thánh Chúa. Hàng trăm Linh Mục đã giúp phân phát Mình Thánh Chúa cho các tín hữu khác.
Thánh lễ đã kết thúc lúc gần 12 giờ trưa. Khi Đức Thánh Cha đi xuống các Linh Mục hai bên lối đi đã cố chen lấn để bắt tay ngài khiến cho các nhân viên an ninh cận vệ đã phải vất vả giữ trật tự.
Tiếp đến Đức Thánh Cha đã dùng bữa trưa với các Giám Mục Ile de France và đoàn tùy tùng tại tòa Sứ Thần Tòa Thánh và nghỉ ngơi chốc lát trước khi từ giã Tòa Sứ Thần để ra phi trường Orly lấy máy bay đi Tarbes.
Máy bay đã rời phi trường Orly lúc 16.30 và đáp xuống phi trường Tarbes sau 1 giờ 15 phút bay. Đón tiếp Đức Thánh Cha đã có Đức Cha Jacques Perrier Giám Mục Tarbes Lộ đức và ông Jean Pierre Artiganave, thị trưởng Lộ Đức và các giới chức đạo đời địa phương. Từ Tarbes Đức Thánh Cha đi trực thăng tới Lộ Đức nằm cách đó 14 cây số.
Thành phố Lộ Đức nằm trên độ cao 420 mét và có hơn 15 ngàn dân. Vùng này đã có người ở từ Thời Đá. Người Galles, người Roma, Dân Rợ và người Hồi Mori theo nhau củng cố vùng này và xây một pháo đài kiên cố. Năm 778 vua Charles Magne cầm quân bao vây pháo đài của người hồi Saraceni do Mirat chỉ huy, nhưng không sao hạ được thành. Đức Cha Turpin, Giám Mục Puy en Velay, đề nghị Mirat dầu hàng Nữ Vương nước trời và Mirat đã buông khí giới trước tượng Đức Mẹ đen ở Puy, và xin được rửa tội lấy tên là Lorus. Tên này được đặt cho thành phố và sau này trở thành Lourdes, Lộ Đức.
Khi Đức Mẹ hiện ra vào năm 1858 Lộ Đức chỉ là một làng có 4000 ngàn dân. Người được Đức Mẹ hiện ra là cô bé Bernadette Soubirous, 14 tuổi, mù chữ và chưa rước lễ lần đầu. Đức Mẹ đã hiện ra với Bernadette 17 lần tất cả. Ngày mùng 4 tháng 7 năm 1866 Bernadette rời Lộ Đức để vào dòng Thánh Gildard tại Nevers. Chị qua đời tại Nevers ngày 16 tháng 4 năm 1879, xác của chị còn tươi nguyên vẹn như khi mới qua đời và hiện được trưng bày cho tín hữu kính viếng.
Hằng năm có 6 triệu tín hữu thuộc 70 nước trên thế giới đến hành hương tại Lộ Đức. Các cuộc hành hương thường được tổ chức theo lịch trình quanh năm và cho các thành phần xã hội và nghề nghiệp khác nhau như giới trẻ, các bệnh nhân, giới quân nhân vv... Có 7000 người thiện nguyện và 100.000 người đồng hành với tín hữu hành hương. 30 Tuyên Úy thuộc 4 dòng tu và các giáo phận khác nhau túc trực đảm trách công tác mục vụ tại trung tâm thánh mẫu Lộ Đức. Ngoài ra cũng có các nữ tu của 5 cộng đoàn và hiệp hội giáo dân cộng tác. Có 297 nhân viên thường trực và 109 nhân viên theo mùa trong 63 công tác khác nhau: từ việc tiếp đón cho đến quản trị, an ninh và kỹ thuật. Chi phí hằng năm là 18 triệu Euros, 90%v là do các tín hữu dâng cúng.
Lúc 18 giờ 30 Đức Thánh Cha bắt đầu lộ trình hành hương gồm bốn chặng của Năm Thánh: tại giếng rửa tội trong nhà thờ giáo xứ Thánh Tâm, nơi Bernadette bắt đầu cuộc sống Kitô; nhà tù nơi chị Bernadette đã sống với gia đình trong cảnh nghèo nàn và trong bầu khí cầu nguyện; hang đá Massabielle nơi Đức Mẹ đã hiện ra với Bernadette; và sáng Chúa Nhật hôm nay thêm chặng thứ bốn là nhà nguyện của dưỡng nhi viện, nơi Bernadette rước lễ lần đầu.
Tại mỗi chặng Đức Thánh Cha đọc một lời nguyện của Năm Thánh. Tại hang đá khi Đức Thánh Cha đi ngang qua suối Đức Mẹ, một em bé đưa cho Đức Thánh Cha một ly nước suối. Đức Thánh Cha đã thắp lên một ngọn nến và thinh lặng cầu nguyện rồi đọc lời nguyện của Năm Thánh và kinh Kính Mừng.
Từ Hang đá lúc 19 giờ 30 Đức Thánh Cha đi xe về Tịch liêu Thánh Giuse cách đó 3 cây số rưỡi, là nơi ngài ở trong thời gian lưu lại Lộ Đức. Lúc 21 giờ 30 Đức Thánh Cha tới đền thánh ngỏ lời với các tín hữu. Trước đó tín hữu đã lần hạt Mân Côi năm sự Sáng và rước đuốc.
Ca đoàn cất bài Magnificat và đoạn Phúc Âm thánh Gioan chương 3 nói về việc Chúa Giêsu bị giương cao trên thập giá và Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian để thế gian được cứu độ, đã được đọc bằng 6 ngôn ngữ thường dùng tại Lộ Đức là các thứ tiếng: Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Anh, Đức và Hòa Lan.
Trong bài giảng Đức Thánh Cha đã nhắc lại biến cố Đức Mẹ hiện ra với chị Bernadette ngày 11 tháng 2 năm 1858 cách đây 150 năm. Và trong lần hiện ra ngày 25 tháng 3 năm 1858 Đức Mẹ cho Bernadette biết tên mình ”Ta là Đấng Vô Nhiễm Thai”. Đức Thánh Cha mời gọi mọi người hướng nhìn lên Đức Maria người nữ mặc áo mặt trời, đầu đội triều thiên 12 ngôi sao và chân đạp mặt trăng biểu tượng cho cái chết. Mẹ được mặc áo sự sống của Chúa Kitô phục sinh Con Mẹ, nên là biểu tượng chiến thắng của Tình Yêu và Sự Thiện, chiến thắng của Thiên Chúa.
Biết bao nhiêu người tới hang đá Lộ Đức đã gặp được ánh sáng ấy trên gương mặt của Bernadette và được hoán cải. Tuy gia đình Soubirous phải sống trong cảnh bần cùng, buồn thương tật bệnh và hiểu lầm, khước từ và khốn khó nhưng các bóng đêm của trái đất đã không cản ngăn được Ánh Sáng của Trời Cao soi chiếu (Ga 1,5).
Lộ Đức là nơi Chúa đã chọn để cho ánh sáng và vẻ đẹp của Ngài soi chiếu. Mỗi sáng khi Bernadette đến hang đá chị đều đem theo một ngọn nến để cắm trong hang và dân chúng cũng làm như thế khi đến nơi của Ánh Sáng và An Bình này. Từ ngày đó cháy sáng lên một bụi gai rạng ngời với lời cầu của tín hữu hành hương và đau yếu, ngày đêm, mùa hè cũng như mùa đông: họ đem đến đây các âu lo và sầu khổ, nhưng trước hết là lòng tin và niềm hy vọng.
Tràng hạt Mân Côi có tính cách thần học sâu xa. Khi chúng ta lần hạt, Mẹ Maria cho chúng ta mượn con tim và con mắt của Mẹ để suy niệm cuộc sống của Chúa Kitô Con Mẹ. Gương Đức Gioan Phaolo II cho thấy cuộc đời và việc phục vụ của người đã dựa trên lời kinh Mân Côi thế nào. Và nhiều Giáo Hoàng tiền nhiệm cũng đã khích lệ tín hữu lần hạt Mân Côi như có thể thấy trên bức khảm đá mầu của vương cung thánh đường. Ước chi Lộ Đức đầy ánh sáng trở thành trường học dạy chúng ta lần hạt Mân Côi và đối thoại với Chúa. Cuộc rước nến cho chúng ta thấy trong cộng đoàn Giáo Hội bừng lên ánh sáng cuộc đối thoại giữa con người và Thiên Chúa, và một con đường ánh sáng mở ra trong lịch sử nhân loại, cả trong những lúc đen tối nhất.
Cuộc rước nến diễn tả sự gắn bó của chúng ta với các người đau khổ: các nạn nhân của bạo lực, chiến tranh, khủng bố và đói khát hay các bất công tai ương, thù hận và áp bức, các vi phạm nhân phẩm và các quyền căn bản của con người, các vấn đề gia đình, cảnh cô đơn, hay lang thang đó đây, cũng như liên đới với những người bị bắt bớ và bị giết chết vì Chúa Kitô.
Tiếp tục bài giảng Đức Thánh Cha nói: Nghe theo lời mời gọi của Chúa Giêsu chúng ta hãy để cho ánh sáng của niềm hy vọng, của lời cầu nguyện và tình yêu thương bừng cháy. Chúng ta cần ánh sáng và được mời gọi là ánh sáng. Tội lỗi khiến cho chúng ta mù lòa, nó cản ngăn chúng ta đến với tha nhân và không tin tưởng nơi họ và khiến cho chúng ta không để cho mình được hướng dẫn. Như anh mù Bartimeo chúng ta hãy xin Chúa cho chúng ta sáng mắt để nhìn thấy vinh quang Chúa. Chúa Kitô mời gọi chúng ta là ánh sáng thế gian, Ngài mời gọi chúng ta để cho ánh sáng tình yêu chiếu sáng cuộc đời.
Ngày mai là lễ tôn vinh Thánh Gia, chiều nay chúng ta hãy nhìn lên dấu chỉ của Tân Ước, trên đó trải dài toàn cuộc sống của Chúa Kitô. Thánh Giá là cử chỉ diễn tả tình yêu thương toàn vẹn nhất của Chúa Giêsu, Đấng hiến dâng sự sống cho các bạn hữu... Qua thập giá toàn cuộc sống chúng ta nhận được ánh sáng, sức mạnh và niền hy vọng. Xin Mẹ Maria và thánh Bernadette giúp chúng ta sống như con cái ánh sáng để làm chứng mọi ngày trong đời rằng Chúa Kitô là ánh áng, niềm hy vọng và sự sống của chúng ta.
Sau khi hát kinh Te Deum Tạ ơn Chúa và ban phép lành tòa thánh cho tín hữu Đức Thánh Cha đã trở về tịch liêu Thánh Giuse để nghỉ đêm kết thúc ngày thứ hai viếng thăm Pháp.
Linh Tiến Khải
ĐTC cử hành Thánh lễ Chúa Nhật tại Lộ-đức
Bình Hòa
13:57 14/09/2008
ĐTC cử hành Thánh lễ chúa nhật tại Lộ-đức
Đức Bênêđictô XVI đã đến Lộ đức từ tối thứ bảy, và đã bắt đầu lộ trình dành cho các khách hành hương nhân dịp kỷ niệm 150 năm Đức Mẹ hiện ra, đó là 1/ viếng nơi thánh nữ Bernadette đã được lãnh bí tích rửa tội; 2/ căn nhà của gia đình thánh nữ; 3/ hang đá Đức Mẹ hiện ra, và chủ toạ cuộc rước đuốc. Sáng chúa nhựt hôm qua, ngài chủ tọa Thánh lễ đồng tế dành cho các tín hữu, và đã giải thích ý nghĩa sứ điệp Lộ đức trong bài giảng và bài huấn dự trước khi đọc kinh Truyền tin. Vào buổi chiều, ngài đã gặp gỡ hội đồng Giám mục Pháp và tham dự cuộc rước kiệu Mình Thánh Chúa. Ngày thứ hai, hôm nay, ngài tiếp tục chặng thứ 4 của lộ trình hành hương, kính viếng nhà nguyện mà thánh Bernadette được ruớc lễ lần đầu. Cuộc cử hành phụng vụ cuối cùng là Thánh lễ dành cho các bệnh nhân. Bài tường thuật hôm nay được dành cho hai bài huấn giáo của đức thánh cha đọc trong thánh lễ và trong buổi đọc kinh Truyền tin vào sáng chúa nhựt.
Thánh lễ được diễn ra tại cánh đồng ở bên kia sông, đối diện với hang đá. Cùng đồng tế với Đức Thánh Cha là 230 giám mục và chừng một ngàn linh mục. Người ta ước tính khoảgn 150 ngàn người đến từ nhiều miền khác nhau của nuớc Pháp và nhất là từ nhiều quốc gia trên thế giới. Tính cách quốc tế của thánh lễ dành cho khách hành hương được nêu bật qua hai bài đọc Sách Thánh đầu tiên bằng tiếng Hòa lan và tiếng Đức, còn bài Phúc âm thì được lặp lại bằng tiếng Pháp, Ý, Tây ban nha, Anh. Các ý chỉ lời nguyện phổ quát được xướng bằng tiếng Pháp, Tamil, A-rap, Bồ đào nha, Morê (miền Trung phi), Ba-lan, Hoa.
Hôm qua là lễ suy tôn Thánh giá Chúa Giêsu. Ý nghĩa của thập giá được giải thích dựa theo các bài đọc Sách Thánh, đối chiếu với cuộc đời của thánh nữ Bernadette, và dĩ nhiên là với cuộc đời của Đức Maria. Ý nghĩa căn bản của Thập giá được thánh Gioan tóm tắt trong Bài Tin mừng, đó là “Thiên Chúa đã quá thương yêu thế gian đến nỗi đã trao ban Người Con Một của mình, ngõ hầu nhân loại được cứu độ. Thánh giá là biểu tượng của Kitô giáo, bởi vì nó nói lên rằng trên đời này có một tình yêu còn mạnh hơn sự chết, mạnh hơn những yếu đuối của chúng ta và tội lỗi của chúng ta. Tình yêu giúp cho con người được tự do, được giải thoát, có khả năng giao hoà, và kiến tạo một thế giới hoà giải. Đức Maria đã hiện ra tại Lộ đức để nói cho thế gian biết về tình thương của Thiên Chúa dành cho hết mọi người. Mẹ kêu mời hết mọi người thiện chí, hết những ai đang chịu đau khổ về tâm hồn hay thể xác, hãy ngước mắt nhìn Thập giá của Chúa Giêsu để tìm thấy nguồn mạch sự sống và sự cứu độ. Thực vậy, ngay từ lần hiện ra đầu tiên, Đức Mẹ đã dạy thánh Bernadette làm dấu thánh giá, ra như muốn mời gọi chúng ta hãy đi sâu vào trọng tâm của mầu nhiệm Kitô giáo, để khám phá mầu nhiệm tình yêu, đồng thời Mẹ cũng kêu gọi chúng ta hãy hoán cải tâm hồn, để phục vụ cho công cuộc loan bao sứ điệp tình yêu của Chúa.
Trong phần thứ hai, Đức Thánh Cha chuyển sang con người thánh nữ Bernadette, tượng trưng cho sứ điệp căn bản vừa nói trên đây. Bernadette là một thiếu nữ thuộc một gia đình nghèo khó, không có học thức, không có quyền hành, và sức khoẻ dòn mỏng. Đức Mẹ đã chọn em để chuyển thông sứ điệp của hoán cải, cầu nguyện và đền tội, hợp với lời Chúa Giêsu đã thưa với Chúa Cha: “Cha đã giấu ẩn những điều này khỏi những kẻ khôn ngoan thông thái và đã tỏ ra cho những kẻ bé mọn”. Chúng ta cũng được mời gọi hãy làm phát triển những hồng ân đã được nhận lãnh lúc lãnh các bí tích.
Điều này đã đưa Đức Bênêđictô XVI đào sâu ý nghĩa của ơn gọi của mỗi người tín hữu. Khi hiện ra với Bernadette, Mẹ Maria đã xưng rằng: “Ta là kẻ vô nhiễm nguyên tội”. Những lời này nói lên ân huệ cao quý mà Thiên Chúa đã dành cho Người, khi nhìn đến phận hèn của kẻ nữ tì, nhưng đồng thời cũng nói lên thái độ phó thác và hợp tác với ơn gọi trong lúc Truyền tin: “Này đây, tôi là nữ tì của Thiên Chúa, xin hãy xảy đến điều mà Ngài đã nói”. Thực ra thái độ khiêm tốn này đã nói lên phẩm giá cao quý nhất của con người, khi đáp trả cách tự do với ân huệ của Thiên Chúa. Đây cũng là tấm gương cho chúng ta, tuy mang dấu tích của tội lỗi, nhưng chúng ta được cứu rỗi trong niềm hy vọng, niềm hy vọng cho phép chúng ta đương đầu với những khó khăn của cuộc sống mỗi ngày. Ngài nói tiếp: “Sứ điệp của Đức Maria là sứ điệp hy vọng cho hết mọi người vào thời buổi hôm nay, bất kỳ thuộc quốc gia nào. Tôi thích kêu cầu Đức Mẹ như là Ngôi sao của niềm hy vọng”. Trên con đường đời, lắm khi tối tăm mù mịt, Mẹ trở nên ánh sáng của hy vọng soi sáng và dẫn đường cho chúng ta. Mẹ kêu mời chúng ta hãy phục vụ các anh em mình cách quảng đại tại đây ở Lộ đức, Mẹ mời gọi chúng ta hãy khám phá rằng cuộc đời là một ơn gọi do Chúa ban, ơn gọi được thể hiện nhờ gia đình, và một số người qua chức linh mục và đời tận hiến. Thập giá của Chúa Kitô chúc đẩy chúng ta hãy đáp lại tiếng gọi của Chúa bằng tiếng “Xin Vâng”, và đừng nản chí trước những khó khăn. Nhờ tiếng “Xin Vâng” của Mẹ Maria mà ơn cứu độ được trao cho thế giới, làm đổi thay lịch sử của nhân loại. Các bạn trẻ thân mến, đến lượt các bạn, đừng sợ đáp lại “Xin Vâng” khi Chua đến kêu gọi đi theo Người.
Thánh lễ kết thúc vào lúc gần 12 giờ trưa, và trước khi ban phép lành bế mạc, Đức Thánh Cha đã đọc bài huấn giáo thứ hai về đức Maria trước khi xưóng kinh Truyền tin. Mỗi khi đọc kinh này, chúng ta có dịp suy gẫm mầu nhiệm Nhập Thể của Chúa Kitô, cách riêng về tâm tình của Đức Maria khi đón tiếp lời thiên sứ. Người đã quảng đại đáp lại “Xin vâng”, bởi vì Người được thong dong, không bị tội lỗi làm hoen ố, nhờ đặc ân Vô nhiễm nguyên tội. Tuy nhiên, dù đặc ân đã làm Người được trổi vượt lên trên thân phận chung của loài người chúng ta, nhưng không làm cho Người tách xa chúng ta, trái lại Người xich lại gần chúng ta. Trong khi tội lỗi gây ra chia rẽ, làm chúng ta xa cách nhau, thì sự thanh khiết của Mẹ Maria làm cho Người hết sức gần gũi với chúng ta, chú ý đến từng người chúng ta và mong muốn điều tốt lành cho chúng ta. Tại Lộ-đức và tại các thánh điện khác kính Thánh mẫu, ta thấy từng đoàn lũ đến với Mẹ, thủ thỉ tâm tình với Mẹ, ký thác những tâm tư thầm kín nhất. Đứng trước nhan Mẹ, con người không do dự tỏ bày sự yếu đuối của mình, trao gửi lời van nài và nghi nan, phát biểu những mong muốn kín đáo.
Đức Thánh Cha nói tiếp: Mẹ Maria chỉ cho chúng ta con đường ngay thẳng để đến với Thiên Chúa, đó là trong sự đơn sơ và thành thực. Nhờ Mẹ, chúng ta thấy rằng đức tin không phải là một gánh nặng nhưng là một cánh bay lên cao để ẩn náy trong cánh tay Chúa. Đời sống và đức tin của dân Chúa đã cho thấy rằng đặc ân Vô nhiễm nguyên tội được ban cho Đức Maria không chỉ là một ân huệ cá nhân, nhưng là hồng ân cho hết mọi người, một ân huệ dành cho toàn thể Dân Chúa. Nơi đức Maria, Hội thánh chiêm ngắm điều mà mình được kêu gọi đạt đến. Nơi Mẹ, mỗi tín hữu ngay từ bây giờ có thể ngắm nhìn sự hoàn tất của ơn gọi bản thân mình.
Sau khi nhắc lại những lời trối trăn của Chúa Giêsu từ trên thập giá, Đức Thánh Cha đã kết thúc bài huấn dụ với lời khẩn cầu: “Ôi Maria, xin hãy tỏ ra là mẹ của hết mọi người, xin ban cho chúng con, Chúa Kitô là niềm hy vọng của thế giới. Amen”
Đức Bênêđictô XVI đã đến Lộ đức từ tối thứ bảy, và đã bắt đầu lộ trình dành cho các khách hành hương nhân dịp kỷ niệm 150 năm Đức Mẹ hiện ra, đó là 1/ viếng nơi thánh nữ Bernadette đã được lãnh bí tích rửa tội; 2/ căn nhà của gia đình thánh nữ; 3/ hang đá Đức Mẹ hiện ra, và chủ toạ cuộc rước đuốc. Sáng chúa nhựt hôm qua, ngài chủ tọa Thánh lễ đồng tế dành cho các tín hữu, và đã giải thích ý nghĩa sứ điệp Lộ đức trong bài giảng và bài huấn dự trước khi đọc kinh Truyền tin. Vào buổi chiều, ngài đã gặp gỡ hội đồng Giám mục Pháp và tham dự cuộc rước kiệu Mình Thánh Chúa. Ngày thứ hai, hôm nay, ngài tiếp tục chặng thứ 4 của lộ trình hành hương, kính viếng nhà nguyện mà thánh Bernadette được ruớc lễ lần đầu. Cuộc cử hành phụng vụ cuối cùng là Thánh lễ dành cho các bệnh nhân. Bài tường thuật hôm nay được dành cho hai bài huấn giáo của đức thánh cha đọc trong thánh lễ và trong buổi đọc kinh Truyền tin vào sáng chúa nhựt.
Thánh lễ được diễn ra tại cánh đồng ở bên kia sông, đối diện với hang đá. Cùng đồng tế với Đức Thánh Cha là 230 giám mục và chừng một ngàn linh mục. Người ta ước tính khoảgn 150 ngàn người đến từ nhiều miền khác nhau của nuớc Pháp và nhất là từ nhiều quốc gia trên thế giới. Tính cách quốc tế của thánh lễ dành cho khách hành hương được nêu bật qua hai bài đọc Sách Thánh đầu tiên bằng tiếng Hòa lan và tiếng Đức, còn bài Phúc âm thì được lặp lại bằng tiếng Pháp, Ý, Tây ban nha, Anh. Các ý chỉ lời nguyện phổ quát được xướng bằng tiếng Pháp, Tamil, A-rap, Bồ đào nha, Morê (miền Trung phi), Ba-lan, Hoa.
Hôm qua là lễ suy tôn Thánh giá Chúa Giêsu. Ý nghĩa của thập giá được giải thích dựa theo các bài đọc Sách Thánh, đối chiếu với cuộc đời của thánh nữ Bernadette, và dĩ nhiên là với cuộc đời của Đức Maria. Ý nghĩa căn bản của Thập giá được thánh Gioan tóm tắt trong Bài Tin mừng, đó là “Thiên Chúa đã quá thương yêu thế gian đến nỗi đã trao ban Người Con Một của mình, ngõ hầu nhân loại được cứu độ. Thánh giá là biểu tượng của Kitô giáo, bởi vì nó nói lên rằng trên đời này có một tình yêu còn mạnh hơn sự chết, mạnh hơn những yếu đuối của chúng ta và tội lỗi của chúng ta. Tình yêu giúp cho con người được tự do, được giải thoát, có khả năng giao hoà, và kiến tạo một thế giới hoà giải. Đức Maria đã hiện ra tại Lộ đức để nói cho thế gian biết về tình thương của Thiên Chúa dành cho hết mọi người. Mẹ kêu mời hết mọi người thiện chí, hết những ai đang chịu đau khổ về tâm hồn hay thể xác, hãy ngước mắt nhìn Thập giá của Chúa Giêsu để tìm thấy nguồn mạch sự sống và sự cứu độ. Thực vậy, ngay từ lần hiện ra đầu tiên, Đức Mẹ đã dạy thánh Bernadette làm dấu thánh giá, ra như muốn mời gọi chúng ta hãy đi sâu vào trọng tâm của mầu nhiệm Kitô giáo, để khám phá mầu nhiệm tình yêu, đồng thời Mẹ cũng kêu gọi chúng ta hãy hoán cải tâm hồn, để phục vụ cho công cuộc loan bao sứ điệp tình yêu của Chúa.
Trong phần thứ hai, Đức Thánh Cha chuyển sang con người thánh nữ Bernadette, tượng trưng cho sứ điệp căn bản vừa nói trên đây. Bernadette là một thiếu nữ thuộc một gia đình nghèo khó, không có học thức, không có quyền hành, và sức khoẻ dòn mỏng. Đức Mẹ đã chọn em để chuyển thông sứ điệp của hoán cải, cầu nguyện và đền tội, hợp với lời Chúa Giêsu đã thưa với Chúa Cha: “Cha đã giấu ẩn những điều này khỏi những kẻ khôn ngoan thông thái và đã tỏ ra cho những kẻ bé mọn”. Chúng ta cũng được mời gọi hãy làm phát triển những hồng ân đã được nhận lãnh lúc lãnh các bí tích.
Điều này đã đưa Đức Bênêđictô XVI đào sâu ý nghĩa của ơn gọi của mỗi người tín hữu. Khi hiện ra với Bernadette, Mẹ Maria đã xưng rằng: “Ta là kẻ vô nhiễm nguyên tội”. Những lời này nói lên ân huệ cao quý mà Thiên Chúa đã dành cho Người, khi nhìn đến phận hèn của kẻ nữ tì, nhưng đồng thời cũng nói lên thái độ phó thác và hợp tác với ơn gọi trong lúc Truyền tin: “Này đây, tôi là nữ tì của Thiên Chúa, xin hãy xảy đến điều mà Ngài đã nói”. Thực ra thái độ khiêm tốn này đã nói lên phẩm giá cao quý nhất của con người, khi đáp trả cách tự do với ân huệ của Thiên Chúa. Đây cũng là tấm gương cho chúng ta, tuy mang dấu tích của tội lỗi, nhưng chúng ta được cứu rỗi trong niềm hy vọng, niềm hy vọng cho phép chúng ta đương đầu với những khó khăn của cuộc sống mỗi ngày. Ngài nói tiếp: “Sứ điệp của Đức Maria là sứ điệp hy vọng cho hết mọi người vào thời buổi hôm nay, bất kỳ thuộc quốc gia nào. Tôi thích kêu cầu Đức Mẹ như là Ngôi sao của niềm hy vọng”. Trên con đường đời, lắm khi tối tăm mù mịt, Mẹ trở nên ánh sáng của hy vọng soi sáng và dẫn đường cho chúng ta. Mẹ kêu mời chúng ta hãy phục vụ các anh em mình cách quảng đại tại đây ở Lộ đức, Mẹ mời gọi chúng ta hãy khám phá rằng cuộc đời là một ơn gọi do Chúa ban, ơn gọi được thể hiện nhờ gia đình, và một số người qua chức linh mục và đời tận hiến. Thập giá của Chúa Kitô chúc đẩy chúng ta hãy đáp lại tiếng gọi của Chúa bằng tiếng “Xin Vâng”, và đừng nản chí trước những khó khăn. Nhờ tiếng “Xin Vâng” của Mẹ Maria mà ơn cứu độ được trao cho thế giới, làm đổi thay lịch sử của nhân loại. Các bạn trẻ thân mến, đến lượt các bạn, đừng sợ đáp lại “Xin Vâng” khi Chua đến kêu gọi đi theo Người.
Thánh lễ kết thúc vào lúc gần 12 giờ trưa, và trước khi ban phép lành bế mạc, Đức Thánh Cha đã đọc bài huấn giáo thứ hai về đức Maria trước khi xưóng kinh Truyền tin. Mỗi khi đọc kinh này, chúng ta có dịp suy gẫm mầu nhiệm Nhập Thể của Chúa Kitô, cách riêng về tâm tình của Đức Maria khi đón tiếp lời thiên sứ. Người đã quảng đại đáp lại “Xin vâng”, bởi vì Người được thong dong, không bị tội lỗi làm hoen ố, nhờ đặc ân Vô nhiễm nguyên tội. Tuy nhiên, dù đặc ân đã làm Người được trổi vượt lên trên thân phận chung của loài người chúng ta, nhưng không làm cho Người tách xa chúng ta, trái lại Người xich lại gần chúng ta. Trong khi tội lỗi gây ra chia rẽ, làm chúng ta xa cách nhau, thì sự thanh khiết của Mẹ Maria làm cho Người hết sức gần gũi với chúng ta, chú ý đến từng người chúng ta và mong muốn điều tốt lành cho chúng ta. Tại Lộ-đức và tại các thánh điện khác kính Thánh mẫu, ta thấy từng đoàn lũ đến với Mẹ, thủ thỉ tâm tình với Mẹ, ký thác những tâm tư thầm kín nhất. Đứng trước nhan Mẹ, con người không do dự tỏ bày sự yếu đuối của mình, trao gửi lời van nài và nghi nan, phát biểu những mong muốn kín đáo.
Đức Thánh Cha nói tiếp: Mẹ Maria chỉ cho chúng ta con đường ngay thẳng để đến với Thiên Chúa, đó là trong sự đơn sơ và thành thực. Nhờ Mẹ, chúng ta thấy rằng đức tin không phải là một gánh nặng nhưng là một cánh bay lên cao để ẩn náy trong cánh tay Chúa. Đời sống và đức tin của dân Chúa đã cho thấy rằng đặc ân Vô nhiễm nguyên tội được ban cho Đức Maria không chỉ là một ân huệ cá nhân, nhưng là hồng ân cho hết mọi người, một ân huệ dành cho toàn thể Dân Chúa. Nơi đức Maria, Hội thánh chiêm ngắm điều mà mình được kêu gọi đạt đến. Nơi Mẹ, mỗi tín hữu ngay từ bây giờ có thể ngắm nhìn sự hoàn tất của ơn gọi bản thân mình.
Sau khi nhắc lại những lời trối trăn của Chúa Giêsu từ trên thập giá, Đức Thánh Cha đã kết thúc bài huấn dụ với lời khẩn cầu: “Ôi Maria, xin hãy tỏ ra là mẹ của hết mọi người, xin ban cho chúng con, Chúa Kitô là niềm hy vọng của thế giới. Amen”
Từ Sydney tới Paris
Vũ Văn An
22:39 14/09/2008
Từ Sydney tới Paris
1. Paris
Theo tờ Le Figaro, gần 50,000 người đã tụ tập tại khu nhà thờ Chính Tòa Paris, trong đó có rất nhiều người trẻ, để nghe sứ điệp của Đức Bênêđíctô XVI, một sứ điệp nói về lòng can đảm và phúc âm hóa.
Ngài bảo họ “Các con hãy mở rộng tâm hồn. Hãy đem tin mừng tới những người thuộc lớp tuổi của các con và nhiều người khác. Hãy làm chứng cho Thiên Chúa”. Ngài được giới trẻ vỗ tay vang dội khi lặp lại lời của Đức Gioan Phaolô II: “Các con đừng sợ!” và sau đó nói thêm “Các con hãy can đảm lên”. Ngài cũng làm giới trẻ hiện diện ở đấy hết sức phấn khởi, khi bảo họ: “Giáo Hội tin tưởng nơi các con!”
Khi nhắc đến tầm quan trọng của Chúa Thánh Thần, Đấng “thúc đẩy ta làm chứng nhân”, Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh tới “kho tàng” của Thánh Giá Chúa Kitô. Ngài bảo: “Thánh Giá là biểu tượng sự khôn ngoan của Thiên Chúa và tình yêu vô lượng của Người, tối nay, cha trao Thánh Giá Chúa Kitô cho các con”. Ngài mời gọi họ “tôn thờ và kính trọng Thánh Giá” vốn không phải là “một đồ trang trí hay một món nữ trang, nhưng là một dấu chỉ tự nhiên và hữu hình”.
Tờ Le Figaro cho rằng Đức Giáo Hoàng đã gửi cho giới trẻ Công Giáo Pháp một sứ điệp phúc âm hóa và tin tưởng, nhưng cũng là một sứ điệp kiêu hãnh được làm người tín hữu. Báo này nhận xét rằng với sứ điệp ấy, Đức Giáo Hoàng đã lấy được cảm tình nồng hậu của giới trẻ Pháp, những người cho tới lúc này vẫn chưa quên nét qúy yêu nơi đặc sủng Gioan Phaolô II. Theo gương vị tiền nhiệm, Ngài đã biết cách ‘quyến rũ’ giới trẻ bằng các ngôn từ thẳng thắn và đầy tham vọng.
Amélie, một nữ sinh trường Yvelines cho hay: “Đối với một vị Giáo Hoàng mà người ta thường cho là nghiêm khắc, sứ điệp của Ngài quả là độc đáo! Quả là tuyệt diệu khi Ngài bảo chúng tôi rằng Ngài tin tưởng nơi chúng tôi, điều ấy quả đem lại cho chúng tôi một khởi đầu hết sức mới mẻ”.
Không lạ gì giới trẻ Pháp đã mở hội mừng vị Giáo Hoàng “của họ” bằng cờ xí, biểu ngữ và hò hét vang dội điệp khúc “Benedetto, Benedetto” ngay khi Ngài mới xuất hiện.
Đối với Astrid, “Đức Giáo Hoàng đem lại cho chúng tôi niềm vui được tin được cậy trở lại để tiếp tục sống đức tin của mình”. Một nhóm học sinh trường Antony, ngồi vòng tròn ăn bữa ăn ngoài trời trước khi tham gia buổi canh thức, xem ra lên tinh thần rõ ràng. Trong đó, có Clément. Cậu nói: “Thật là độc đáo! Tuyệt diệu nữa, vì được có mặt cùng các Kitô hữu khác lấy lại sức mạnh”. Laura, nữ sinh viên y khoa mỉm cười rạng rỡ: “Ngài ấm áp, thẳng thắn. Sứ điệp của Ngài quả là tuyệt: đừng sợ chia sẻ niềm tin!”. Về chuyện trở về truyền thống, Anne Celia, nữ sinh ở Trappes, người vừa hát vừa múa theo nhịp cũng mỉm cười bảo: “Trong Giáo Hội, ai cũng có chỗ đứng, lối phát biểu nào cũng được chào đón cả”. Nhưng Charlotte, nữ sinh viên luật thì dè dặt hơn: “lui trở lại với một vài lời cầu nguyện bằng tiếng La Tinh, đó là khuynh hướng Ngài muốn đưa ra, điều ấy rất có thể bêu xấu (stigmatiser) Giáo Hội và làm người khác sợ sệt, nhưng chúng ta được tự do sống đức tin theo cách của chúng ta…”.
2. Không quên Sydney
Khởi đầu bài nói truyện với giới trẻ Pháp tại quảng trường phía trước nhà thờ Notre-Dame ở Paris, Đức Bênêđíctô XVI cho họ hay cuộc chào đón đầy nhiệt tình của họ làm Ngài nhớ tới cuộc tụ tập “không thể nào quên được” ở Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Sydney vào tháng Bẩy vừa qua. Một trong hai bảo vật mà Ngài muốn giới trẻ Pháp tích trữ trong trái tim họ cũng có liên can tới cuộc tụ tập tại Sydney kia. Đó là câu đã được dùng làm chủ đề cho cuộc tụ tập ấy: “Các con sẽ nhận được sức mạnh khi Chúa Thánh Thần xuống trên các con và các con sẽ là nhân chứng của Ta” (Cv 1:8).
Ngài cho hay tại Sydney, nhiều người trẻ đã tái khám phá được tầm quan trọng của Chúa Thánh Thần cho đời ta, cho đời sống mọi Kitô hữu. Vì Chúa Thánh Thần đem lại cho ta mối liên hệ sâu sắc với Thiên Chúa, nguồn mọi điều thiện hảo chân chính của con người. “Ai trong chúng con cũng muốn yêu và được yêu! Nhưng muốn học cách yêu và tìm được sức mạnh để yêu, các con phải chạy lại với Thiên Chúa”.
Đức Thánh Cha nói tiếp: “Chúa Thánh Thần, Đấng vốn là Tình Yêu, có thể mở cửa tâm hồn các con để tiếp nhận ơn yêu thương chân thực… Muốn tìm thấy Chúa Kitô, các con hãy phó mình cho Chúa Thánh Thần. Người là Đấng Hướng Dẫn tối cần thiết để ta cầu nguyện, Người làm cho niềm hy vọng của ta sống động và Người là nguồn hân hoan thực sự… Chúa Thánh Thần giúp ta tiếp cận mầu nhiệm Thiên Chúa, làm ta hiểu Thiên Chúa là ai. Người giúp ta biết nhìn người lân cận như anh chị em mà Thiên Chúa đã ban cho ta và để ta sống với họ trong tình đồng chí nhân bản và thiêng liêng, nói cách khác là sống trong lòng Giáo Hội”.
Đức Giáo Hoàng nói rằng giới trẻ nổi tiếng có lòng quảng đại lớn lao. Lòng quảng đại ấy thúc đẩy họ nói về Chúa Kitô cho mọi người chung quanh, cho gia đình và bạn hữu, ở mọi chỗ học hành, làm việc và nghỉ ngơi. “Đừng sợ! Hãy ‘can đảm sống Phúc Âm và mạnh dạn loan báo Phúc Âm ấy’ [sứ điệp gửi Giới Trẻ Thế Giới, ngày 20 tháng Bẩy năm 2007]. Cho nên cha khuyến khích các con tìm cách loan báo Thiên Chúa cho mọi người chung quanh các con, dựa lời chứng của các con trên sức mạnh của Chúa Thánh Thần…
Các con hãy mang Tin Mừng đến cho người trẻ thuộc lớp tuổi của các con và cả cho nhiều người khác nữa. Họ đang gặp khó khăn trong các mối liên hệ, đang lo âu xao xuyến vì tương lai bất định trong việc làm và việc học. Họ đang kinh qua đau đớn nhưng cũng có nhiều giây phút hân hoan. Các con hãy là chứng nhân của Chúa, vì trong tư cách người trẻ, nhờ Phép Rửa và cùng tuyên xưng một đức tin (xem Eph 4:5), các con là thành viên đầy đủ của cộng đồng Giáo Hội. Giáo Hội tin tưởng nơi các con và cha muốn nói để các con biết điều ấy!”.
Bảo vật thứ hai mà Đức Thánh Cha muốn người trẻ tích trữ trong tâm hồn, là bảo vật có liên hệ mật thiết với Năm kính thánh Phaolô năm nay. Đức Thánh Cha muốn nói tới mầu nhiệm Thánh Giá, một mầu nhiệm vốn nằm ở tâm điểm cuộc đời Thánh Tông Đồ Dân Ngoại. Đức Thánh Cha nói rằng Chúa Nhật này, tại Lộ Đức, Ngài sẽ cử hành lễ Tôn Vinh Thánh Giá. “Nhiều người trong các con đeo thánh giá trên dây chuyền quanh cổ. Cha cũng đeo một thánh giá như thế, giống như mọi giám mục khác. Thánh giá ấy không phải là đồ trang trí hay một món qúy kim. Nó là biểu tượng qúy giá cho đức tin của ta, một dấu chỉ tự nhiên và hữu hình ta thuộc về Chúa Kitô”.
Theo Đức Thánh Cha, Thánh Phaolô đã dùng thư thứ nhất gửi tín hữu Côrintô để giải thích ý nghĩa của Thánh Giá. Cộng đoàn tín hữu Côrintô lúc đó đang kinh qua khủng hoảng lớn do ảnh hưởng tồi bại của nền văn hóa chung quanh, y hệt nền văn hóa đang vây quanh ta ngày nay: cãi cọ tranh chấp ngay trong cộng đoàn tín hữu, bị quyến rũ bởi các thế phẩm tôn giáo và lý thuyết triết học, đức tin hời hợt và luân lý suy đồi. Thánh Phaolô viết rằng: “Đối với những kẻ đang hư đi, lời của Thánh Giá quả là rồ dại, nhưng đối với những người được cứu rỗi như ta, nó là sức mạnh của Thiên Chúa” (1Cor 1:18)”, là khôn ngoan khôn sánh. Sự khôn ngoan đầy mầu nhiệm và bí ấn này (xem 1Cor 2:7) phải được Chúa Thánh Thần mạc khải, không có Người, “những kẻ sống theo lẽ tự nhiên không thể nào hiểu được” (1Cor 2:14). Chúa Thánh Thần mở các chân trời mới cho trí hiểu con người, giúp họ nhận ra sự khôn ngoan đích thực chỉ tìm thấy nơi một mình Chúa Kitô mà thôi. Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh: “Đối với Kitô hữu, Thánh Giá đồng nghĩa với sự khôn ngoan của Thiên Chúa và tình yêu vô cùng của Người, được mạc khải trong ơn cứu rỗi của Chúa Kitô, Đấng từng chịu đóng đinh và đã sống lại để thế gian được sống, đặc biệt để mỗi người các con được sống”
Đức Giáo Hoàng mong ước rằng”cái hiểu diệu kỳ rằng Chúa đã vì tình yêu mà dựng nên các con sẽ dẫn các con tới việc tôn kính và tôn sùng Thánh Giá. Nó không phải chỉ là biểu tượng cho cuộc sống trong Chúa của các con và sự cứu rỗi của các con mà thôi, mà còn là chứng tá âm thầm của nỗi đau nhân bản và là biểu thức độc đáo và vô giá của mọi niềm hy vọng của ta.”
Đức Thánh Cha kết luận: “Các bạn trẻ thân mến, cha biết rằng tôn kính Thánh Giá đôi khi làm các con bị chế diễu, có khi còn bị bách hại nữa. Một cách nào đó, Thánh Giá xem chừng đe doạ chính sự an toàn nhân bản, nhưng trên hết, nó cũng công bố hồng ân Thiên Chúa và củng cố ơn cứu rỗi của ta. Tối nay, cha xin giao Thánh Giá Chúa Kitô cho các con. Chúa Thánh Thần sẽ giúp các con hiểu mầu nhiệm yêu thương của nó. Lúc đó, các con cũng sẽ cùng Thánh Phaolô tuyên xưng rằng: ‘ước chi tôi chẳng hãnh diện về điều gì, ngoài thập giá Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta! Nhờ thập giá Người, thế gian đã bị đóng đinh vào thập giá đối với tôi, và tôi đối với thế gian’ (Gl 6:14). Thánh Phaolô đã hiểu rõ những lời đầy nghịch lý của Chúa Giêsu, Đấng từng dạy rằng chính lúc hiến (“mất”) mạng sống mình, ta tìm lại được nó (xem Mc 8:35; Ga 12:24). Từ giáo huấn ấy, Thánh Tông Đồ kết luận: Thánh Giá nói lên định luật nền tảng của tình yêu, công thức hoàn hảo nhất cho sự sống đích thật… Các bạn trẻ thân mến, cha muốn một lần nữa cho các con hay: cha tin tưởng nơi các con, và cha muốn ngày hôm nay cũng như trong tương lai, các con sẽ cảm nghiệm được lòng qúy trọng và âu yếm của toàn thể Giáo Hội, và thế giới cũng sẽ có dịp thực sự nhìn thấy một Giáo Hội sống động! Xin Thiên Chúa ở bên cạnh các con mỗi ngày. Xin Người chúc lành cho các con, gia đình và bằng hữu các con”
3. Người bạn
Những lời trên nghe ra nhiều tâm tình hơn những lời Ngài từng nói ở Sydney hồi tháng Bẩy. Có thể vì càng ngày giới trẻ càng làm vị Giáo Hoàng khắc khổ này ‘mềm lòng’ hơn chăng. Hay như Jean-Marie Guénois của nhật báo Le Figaro ngày 13 tháng Chín từng nhận xét: “Ngài là một người bạn, một người bạn cũ của nước Pháp, không phải người bạn của ba mươi năm, mà là bạn cả một đời”? Guénois cho hay: “con người này, con người dù đã làm giáo hoàng ba năm nay, mà vẫn luôn e lệ và dè dặt này, nay đã không dấu được cảm xúc và thiện cảm đối với đất nước chúng ta (khi nói): “Tôi yêu Nước Pháp”. Giọng điệu của Ngài tự xác nhận điều ấy, suốt hành trình thăm Paris lần đầu (trong tư cách Giáo Hoàng), nơi Ngài rõ ràng đang ở nhà mình, trong thành phố Paris này và trên nước Pháp mà Ngài yêu mến này. Không một chút căng thẳng, hoàn toàn thanh thản nơi vị Giáo Hoàng 81 tuổi. Ngài biết rõ Ngài đang đi đâu và Ngài sẽ gặp những ai…Chiều qua, cả cái sức nặng của cuộc hành trình căng thẳng cũng đã như không đè nặng lên Ngài chút nào. Nguyên tuyền chỉ là một niềm vui: niềm vui chia sẻ trong cuộc gặp gỡ ấm áp tại điện Élysée, niềm vui được đám đông bầy tỏ trên bờ sông Seine, dọc đường Giáo Hoàng Xa chạy qua cũng như người trẻ ở tiền đình nhà thờ Đức Bà, niềm vui được nội tâm hóa trong buổi đọc kinh chiều ở nhà thờ chính tòa với hàng giáo sĩ. Nghiêm chỉnh hơn một chút, nhưng cũng luôn đầy thiện cảm, là giờ phút long trọng trong ngày, lúc Ngài hội ngộ với thế giới văn hóa ở Học Viện Bernardins”.
Guénois cho hay ở đấy Ngài chẳng ngại cho thế giới văn hóa hay: tự do tinh thần trong nền văn hóa Âu Châu nói riêng và nhân bản nói chung thực ra là con đẻ của kỷ luật và cái học của các đan sĩ Trung Cổ! “Chính các đan sĩ này, nhờ một nghiên cứu có tính cộng đoàn về Lời Chúa trong ‘tính đa nguyên ý nghĩa và giải nghĩa’ của nó, đã cách ly được chủ nghĩa cực đoan và chủ nghĩa cuồng tín (fondamentalisme et fanatisme)”. Ngài cũng cho rằng “văn hóa làm việc” của các đan sĩ này, trong đó, con người nhận trách nhiệm của mình đối với sáng thế, cũng đã góp phần lên khuôn mạo cho Âu Châu”. Chính vì thế, trong cuộc gặp gỡ tại Điện Élysée, Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh rõ hơn rằng: dù phải chấp nhận quan điểm đạo đời tách biệt một cách tích cực, nhưng luôn phải nhớ “gốc rễ của Pháp và gốc rễ của Âu Châu là Kitô giáo”.
Còn về Giáo Hội, trong buổi đọc kinh chiều ở nhà thờ Đức Bà, Ngài cho hay Giáo hội phải cởi mở với hết mọi người: “Không ai dư thừa trong Giáo Hội, không một ai hết! Mọi người đều có thể và đều phải có chỗ trong lòng Giáo Hội”. Người ta cho rằng Ngài muốn ám chỉ đến tự sắc cách nay một năm, đúng ngày 14 tháng Chín, cho phép việc cử hành nghi lễ tiền công đồng bằng tiếng La Tinh, một tự sắc đang gây nhiều tranh cãi trong Giáo Hội Pháp.
Chắc chắn Đức Bênêđictô XVI không lạc quan tếu về nước Pháp. Ngài hiểu rõ nước Pháp hơn người ta tưởng. Tờ Le Figaro, ngày 13 tháng Chín dưới tựa đề “Người Công Giáo Pháp mong gì ở cuộc tông du của Đức Bênêđíctô XVI?”, cho hay: Giáo Hội Pháp trông đợi cuộc tông du ấy trong hồi hộp lẫn lo sợ. Vì “các mối liên giữa Rome và Paris không đơn giản”. Bài diễn văn tại Latran ngày 20 tháng 12 năm ngoái của Nicolas Sarkozy, tổng thống nước này, đã tạo ra khá nhiều ngỡ ngàng và bất bình, khi ông xác nhận rằng Nền Cộng Hòa không có ‘ơn gọi’ phải mang lại cho đời một ý nghĩa.
Tại Rome, ngày 11 tháng Bẩy vừa qua, Đức Hồng Y Tarcisio Bertone cho rằng “một số yếu tố nào đó khiến ta hy vọng có được sự tiến triển trong ý niệm đạo-đời cứng ngắc này, một ý niệm từng biến nền Đệ Tam Cộng Hòa Pháp thành một mô thức phản tôn giáo”. Phải chăng đó là lý do Đức Bênêđíctô XVI đã tới Paris trước, mặc dù lý do chính của Ngài là tới Lộ Đức mừng kỷ niệm năm thứ 150 ngày Đức Mẹ hiện ra với Thánh Nữ Bernadette.
1. Paris
Theo tờ Le Figaro, gần 50,000 người đã tụ tập tại khu nhà thờ Chính Tòa Paris, trong đó có rất nhiều người trẻ, để nghe sứ điệp của Đức Bênêđíctô XVI, một sứ điệp nói về lòng can đảm và phúc âm hóa.
Ngài bảo họ “Các con hãy mở rộng tâm hồn. Hãy đem tin mừng tới những người thuộc lớp tuổi của các con và nhiều người khác. Hãy làm chứng cho Thiên Chúa”. Ngài được giới trẻ vỗ tay vang dội khi lặp lại lời của Đức Gioan Phaolô II: “Các con đừng sợ!” và sau đó nói thêm “Các con hãy can đảm lên”. Ngài cũng làm giới trẻ hiện diện ở đấy hết sức phấn khởi, khi bảo họ: “Giáo Hội tin tưởng nơi các con!”
Khi nhắc đến tầm quan trọng của Chúa Thánh Thần, Đấng “thúc đẩy ta làm chứng nhân”, Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh tới “kho tàng” của Thánh Giá Chúa Kitô. Ngài bảo: “Thánh Giá là biểu tượng sự khôn ngoan của Thiên Chúa và tình yêu vô lượng của Người, tối nay, cha trao Thánh Giá Chúa Kitô cho các con”. Ngài mời gọi họ “tôn thờ và kính trọng Thánh Giá” vốn không phải là “một đồ trang trí hay một món nữ trang, nhưng là một dấu chỉ tự nhiên và hữu hình”.
Tờ Le Figaro cho rằng Đức Giáo Hoàng đã gửi cho giới trẻ Công Giáo Pháp một sứ điệp phúc âm hóa và tin tưởng, nhưng cũng là một sứ điệp kiêu hãnh được làm người tín hữu. Báo này nhận xét rằng với sứ điệp ấy, Đức Giáo Hoàng đã lấy được cảm tình nồng hậu của giới trẻ Pháp, những người cho tới lúc này vẫn chưa quên nét qúy yêu nơi đặc sủng Gioan Phaolô II. Theo gương vị tiền nhiệm, Ngài đã biết cách ‘quyến rũ’ giới trẻ bằng các ngôn từ thẳng thắn và đầy tham vọng.
Amélie, một nữ sinh trường Yvelines cho hay: “Đối với một vị Giáo Hoàng mà người ta thường cho là nghiêm khắc, sứ điệp của Ngài quả là độc đáo! Quả là tuyệt diệu khi Ngài bảo chúng tôi rằng Ngài tin tưởng nơi chúng tôi, điều ấy quả đem lại cho chúng tôi một khởi đầu hết sức mới mẻ”.
Không lạ gì giới trẻ Pháp đã mở hội mừng vị Giáo Hoàng “của họ” bằng cờ xí, biểu ngữ và hò hét vang dội điệp khúc “Benedetto, Benedetto” ngay khi Ngài mới xuất hiện.
Đối với Astrid, “Đức Giáo Hoàng đem lại cho chúng tôi niềm vui được tin được cậy trở lại để tiếp tục sống đức tin của mình”. Một nhóm học sinh trường Antony, ngồi vòng tròn ăn bữa ăn ngoài trời trước khi tham gia buổi canh thức, xem ra lên tinh thần rõ ràng. Trong đó, có Clément. Cậu nói: “Thật là độc đáo! Tuyệt diệu nữa, vì được có mặt cùng các Kitô hữu khác lấy lại sức mạnh”. Laura, nữ sinh viên y khoa mỉm cười rạng rỡ: “Ngài ấm áp, thẳng thắn. Sứ điệp của Ngài quả là tuyệt: đừng sợ chia sẻ niềm tin!”. Về chuyện trở về truyền thống, Anne Celia, nữ sinh ở Trappes, người vừa hát vừa múa theo nhịp cũng mỉm cười bảo: “Trong Giáo Hội, ai cũng có chỗ đứng, lối phát biểu nào cũng được chào đón cả”. Nhưng Charlotte, nữ sinh viên luật thì dè dặt hơn: “lui trở lại với một vài lời cầu nguyện bằng tiếng La Tinh, đó là khuynh hướng Ngài muốn đưa ra, điều ấy rất có thể bêu xấu (stigmatiser) Giáo Hội và làm người khác sợ sệt, nhưng chúng ta được tự do sống đức tin theo cách của chúng ta…”.
2. Không quên Sydney
Khởi đầu bài nói truyện với giới trẻ Pháp tại quảng trường phía trước nhà thờ Notre-Dame ở Paris, Đức Bênêđíctô XVI cho họ hay cuộc chào đón đầy nhiệt tình của họ làm Ngài nhớ tới cuộc tụ tập “không thể nào quên được” ở Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Sydney vào tháng Bẩy vừa qua. Một trong hai bảo vật mà Ngài muốn giới trẻ Pháp tích trữ trong trái tim họ cũng có liên can tới cuộc tụ tập tại Sydney kia. Đó là câu đã được dùng làm chủ đề cho cuộc tụ tập ấy: “Các con sẽ nhận được sức mạnh khi Chúa Thánh Thần xuống trên các con và các con sẽ là nhân chứng của Ta” (Cv 1:8).
Ngài cho hay tại Sydney, nhiều người trẻ đã tái khám phá được tầm quan trọng của Chúa Thánh Thần cho đời ta, cho đời sống mọi Kitô hữu. Vì Chúa Thánh Thần đem lại cho ta mối liên hệ sâu sắc với Thiên Chúa, nguồn mọi điều thiện hảo chân chính của con người. “Ai trong chúng con cũng muốn yêu và được yêu! Nhưng muốn học cách yêu và tìm được sức mạnh để yêu, các con phải chạy lại với Thiên Chúa”.
Đức Thánh Cha nói tiếp: “Chúa Thánh Thần, Đấng vốn là Tình Yêu, có thể mở cửa tâm hồn các con để tiếp nhận ơn yêu thương chân thực… Muốn tìm thấy Chúa Kitô, các con hãy phó mình cho Chúa Thánh Thần. Người là Đấng Hướng Dẫn tối cần thiết để ta cầu nguyện, Người làm cho niềm hy vọng của ta sống động và Người là nguồn hân hoan thực sự… Chúa Thánh Thần giúp ta tiếp cận mầu nhiệm Thiên Chúa, làm ta hiểu Thiên Chúa là ai. Người giúp ta biết nhìn người lân cận như anh chị em mà Thiên Chúa đã ban cho ta và để ta sống với họ trong tình đồng chí nhân bản và thiêng liêng, nói cách khác là sống trong lòng Giáo Hội”.
Đức Giáo Hoàng nói rằng giới trẻ nổi tiếng có lòng quảng đại lớn lao. Lòng quảng đại ấy thúc đẩy họ nói về Chúa Kitô cho mọi người chung quanh, cho gia đình và bạn hữu, ở mọi chỗ học hành, làm việc và nghỉ ngơi. “Đừng sợ! Hãy ‘can đảm sống Phúc Âm và mạnh dạn loan báo Phúc Âm ấy’ [sứ điệp gửi Giới Trẻ Thế Giới, ngày 20 tháng Bẩy năm 2007]. Cho nên cha khuyến khích các con tìm cách loan báo Thiên Chúa cho mọi người chung quanh các con, dựa lời chứng của các con trên sức mạnh của Chúa Thánh Thần…
Các con hãy mang Tin Mừng đến cho người trẻ thuộc lớp tuổi của các con và cả cho nhiều người khác nữa. Họ đang gặp khó khăn trong các mối liên hệ, đang lo âu xao xuyến vì tương lai bất định trong việc làm và việc học. Họ đang kinh qua đau đớn nhưng cũng có nhiều giây phút hân hoan. Các con hãy là chứng nhân của Chúa, vì trong tư cách người trẻ, nhờ Phép Rửa và cùng tuyên xưng một đức tin (xem Eph 4:5), các con là thành viên đầy đủ của cộng đồng Giáo Hội. Giáo Hội tin tưởng nơi các con và cha muốn nói để các con biết điều ấy!”.
Bảo vật thứ hai mà Đức Thánh Cha muốn người trẻ tích trữ trong tâm hồn, là bảo vật có liên hệ mật thiết với Năm kính thánh Phaolô năm nay. Đức Thánh Cha muốn nói tới mầu nhiệm Thánh Giá, một mầu nhiệm vốn nằm ở tâm điểm cuộc đời Thánh Tông Đồ Dân Ngoại. Đức Thánh Cha nói rằng Chúa Nhật này, tại Lộ Đức, Ngài sẽ cử hành lễ Tôn Vinh Thánh Giá. “Nhiều người trong các con đeo thánh giá trên dây chuyền quanh cổ. Cha cũng đeo một thánh giá như thế, giống như mọi giám mục khác. Thánh giá ấy không phải là đồ trang trí hay một món qúy kim. Nó là biểu tượng qúy giá cho đức tin của ta, một dấu chỉ tự nhiên và hữu hình ta thuộc về Chúa Kitô”.
Theo Đức Thánh Cha, Thánh Phaolô đã dùng thư thứ nhất gửi tín hữu Côrintô để giải thích ý nghĩa của Thánh Giá. Cộng đoàn tín hữu Côrintô lúc đó đang kinh qua khủng hoảng lớn do ảnh hưởng tồi bại của nền văn hóa chung quanh, y hệt nền văn hóa đang vây quanh ta ngày nay: cãi cọ tranh chấp ngay trong cộng đoàn tín hữu, bị quyến rũ bởi các thế phẩm tôn giáo và lý thuyết triết học, đức tin hời hợt và luân lý suy đồi. Thánh Phaolô viết rằng: “Đối với những kẻ đang hư đi, lời của Thánh Giá quả là rồ dại, nhưng đối với những người được cứu rỗi như ta, nó là sức mạnh của Thiên Chúa” (1Cor 1:18)”, là khôn ngoan khôn sánh. Sự khôn ngoan đầy mầu nhiệm và bí ấn này (xem 1Cor 2:7) phải được Chúa Thánh Thần mạc khải, không có Người, “những kẻ sống theo lẽ tự nhiên không thể nào hiểu được” (1Cor 2:14). Chúa Thánh Thần mở các chân trời mới cho trí hiểu con người, giúp họ nhận ra sự khôn ngoan đích thực chỉ tìm thấy nơi một mình Chúa Kitô mà thôi. Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh: “Đối với Kitô hữu, Thánh Giá đồng nghĩa với sự khôn ngoan của Thiên Chúa và tình yêu vô cùng của Người, được mạc khải trong ơn cứu rỗi của Chúa Kitô, Đấng từng chịu đóng đinh và đã sống lại để thế gian được sống, đặc biệt để mỗi người các con được sống”
Đức Giáo Hoàng mong ước rằng”cái hiểu diệu kỳ rằng Chúa đã vì tình yêu mà dựng nên các con sẽ dẫn các con tới việc tôn kính và tôn sùng Thánh Giá. Nó không phải chỉ là biểu tượng cho cuộc sống trong Chúa của các con và sự cứu rỗi của các con mà thôi, mà còn là chứng tá âm thầm của nỗi đau nhân bản và là biểu thức độc đáo và vô giá của mọi niềm hy vọng của ta.”
Đức Thánh Cha kết luận: “Các bạn trẻ thân mến, cha biết rằng tôn kính Thánh Giá đôi khi làm các con bị chế diễu, có khi còn bị bách hại nữa. Một cách nào đó, Thánh Giá xem chừng đe doạ chính sự an toàn nhân bản, nhưng trên hết, nó cũng công bố hồng ân Thiên Chúa và củng cố ơn cứu rỗi của ta. Tối nay, cha xin giao Thánh Giá Chúa Kitô cho các con. Chúa Thánh Thần sẽ giúp các con hiểu mầu nhiệm yêu thương của nó. Lúc đó, các con cũng sẽ cùng Thánh Phaolô tuyên xưng rằng: ‘ước chi tôi chẳng hãnh diện về điều gì, ngoài thập giá Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta! Nhờ thập giá Người, thế gian đã bị đóng đinh vào thập giá đối với tôi, và tôi đối với thế gian’ (Gl 6:14). Thánh Phaolô đã hiểu rõ những lời đầy nghịch lý của Chúa Giêsu, Đấng từng dạy rằng chính lúc hiến (“mất”) mạng sống mình, ta tìm lại được nó (xem Mc 8:35; Ga 12:24). Từ giáo huấn ấy, Thánh Tông Đồ kết luận: Thánh Giá nói lên định luật nền tảng của tình yêu, công thức hoàn hảo nhất cho sự sống đích thật… Các bạn trẻ thân mến, cha muốn một lần nữa cho các con hay: cha tin tưởng nơi các con, và cha muốn ngày hôm nay cũng như trong tương lai, các con sẽ cảm nghiệm được lòng qúy trọng và âu yếm của toàn thể Giáo Hội, và thế giới cũng sẽ có dịp thực sự nhìn thấy một Giáo Hội sống động! Xin Thiên Chúa ở bên cạnh các con mỗi ngày. Xin Người chúc lành cho các con, gia đình và bằng hữu các con”
3. Người bạn
Những lời trên nghe ra nhiều tâm tình hơn những lời Ngài từng nói ở Sydney hồi tháng Bẩy. Có thể vì càng ngày giới trẻ càng làm vị Giáo Hoàng khắc khổ này ‘mềm lòng’ hơn chăng. Hay như Jean-Marie Guénois của nhật báo Le Figaro ngày 13 tháng Chín từng nhận xét: “Ngài là một người bạn, một người bạn cũ của nước Pháp, không phải người bạn của ba mươi năm, mà là bạn cả một đời”? Guénois cho hay: “con người này, con người dù đã làm giáo hoàng ba năm nay, mà vẫn luôn e lệ và dè dặt này, nay đã không dấu được cảm xúc và thiện cảm đối với đất nước chúng ta (khi nói): “Tôi yêu Nước Pháp”. Giọng điệu của Ngài tự xác nhận điều ấy, suốt hành trình thăm Paris lần đầu (trong tư cách Giáo Hoàng), nơi Ngài rõ ràng đang ở nhà mình, trong thành phố Paris này và trên nước Pháp mà Ngài yêu mến này. Không một chút căng thẳng, hoàn toàn thanh thản nơi vị Giáo Hoàng 81 tuổi. Ngài biết rõ Ngài đang đi đâu và Ngài sẽ gặp những ai…Chiều qua, cả cái sức nặng của cuộc hành trình căng thẳng cũng đã như không đè nặng lên Ngài chút nào. Nguyên tuyền chỉ là một niềm vui: niềm vui chia sẻ trong cuộc gặp gỡ ấm áp tại điện Élysée, niềm vui được đám đông bầy tỏ trên bờ sông Seine, dọc đường Giáo Hoàng Xa chạy qua cũng như người trẻ ở tiền đình nhà thờ Đức Bà, niềm vui được nội tâm hóa trong buổi đọc kinh chiều ở nhà thờ chính tòa với hàng giáo sĩ. Nghiêm chỉnh hơn một chút, nhưng cũng luôn đầy thiện cảm, là giờ phút long trọng trong ngày, lúc Ngài hội ngộ với thế giới văn hóa ở Học Viện Bernardins”.
Guénois cho hay ở đấy Ngài chẳng ngại cho thế giới văn hóa hay: tự do tinh thần trong nền văn hóa Âu Châu nói riêng và nhân bản nói chung thực ra là con đẻ của kỷ luật và cái học của các đan sĩ Trung Cổ! “Chính các đan sĩ này, nhờ một nghiên cứu có tính cộng đoàn về Lời Chúa trong ‘tính đa nguyên ý nghĩa và giải nghĩa’ của nó, đã cách ly được chủ nghĩa cực đoan và chủ nghĩa cuồng tín (fondamentalisme et fanatisme)”. Ngài cũng cho rằng “văn hóa làm việc” của các đan sĩ này, trong đó, con người nhận trách nhiệm của mình đối với sáng thế, cũng đã góp phần lên khuôn mạo cho Âu Châu”. Chính vì thế, trong cuộc gặp gỡ tại Điện Élysée, Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh rõ hơn rằng: dù phải chấp nhận quan điểm đạo đời tách biệt một cách tích cực, nhưng luôn phải nhớ “gốc rễ của Pháp và gốc rễ của Âu Châu là Kitô giáo”.
Còn về Giáo Hội, trong buổi đọc kinh chiều ở nhà thờ Đức Bà, Ngài cho hay Giáo hội phải cởi mở với hết mọi người: “Không ai dư thừa trong Giáo Hội, không một ai hết! Mọi người đều có thể và đều phải có chỗ trong lòng Giáo Hội”. Người ta cho rằng Ngài muốn ám chỉ đến tự sắc cách nay một năm, đúng ngày 14 tháng Chín, cho phép việc cử hành nghi lễ tiền công đồng bằng tiếng La Tinh, một tự sắc đang gây nhiều tranh cãi trong Giáo Hội Pháp.
Chắc chắn Đức Bênêđictô XVI không lạc quan tếu về nước Pháp. Ngài hiểu rõ nước Pháp hơn người ta tưởng. Tờ Le Figaro, ngày 13 tháng Chín dưới tựa đề “Người Công Giáo Pháp mong gì ở cuộc tông du của Đức Bênêđíctô XVI?”, cho hay: Giáo Hội Pháp trông đợi cuộc tông du ấy trong hồi hộp lẫn lo sợ. Vì “các mối liên giữa Rome và Paris không đơn giản”. Bài diễn văn tại Latran ngày 20 tháng 12 năm ngoái của Nicolas Sarkozy, tổng thống nước này, đã tạo ra khá nhiều ngỡ ngàng và bất bình, khi ông xác nhận rằng Nền Cộng Hòa không có ‘ơn gọi’ phải mang lại cho đời một ý nghĩa.
Tại Rome, ngày 11 tháng Bẩy vừa qua, Đức Hồng Y Tarcisio Bertone cho rằng “một số yếu tố nào đó khiến ta hy vọng có được sự tiến triển trong ý niệm đạo-đời cứng ngắc này, một ý niệm từng biến nền Đệ Tam Cộng Hòa Pháp thành một mô thức phản tôn giáo”. Phải chăng đó là lý do Đức Bênêđíctô XVI đã tới Paris trước, mặc dù lý do chính của Ngài là tới Lộ Đức mừng kỷ niệm năm thứ 150 ngày Đức Mẹ hiện ra với Thánh Nữ Bernadette.
Top Stories
Vietnam Provincial Superior of the Redemptorists: Hope in talks with the government is vanishing
J.B. An Dang
09:30 14/09/2008
The Provincial Superior of the Redemptorists in Vietnam reports to all Redemptorists in Vietnam and around the world that great efforts have been made to dialogue with the government but they have yield nothing, and his hope is vanishing.
“No servant is greater than his master (Jn 15:20),” Fr. Vincent Nguyen Trung Thanh warns his Vietnamese Redemptorist brothers in a letter released on Sunday Sep. 14, in which he tells them that results from talks with the government are void.
“We had opportunities to talk with the leaders of the nation who are in charge of the Committee For Religious Affairs and the Ministry of Public Security... to present our aspiration for justice and peace.” In details, Fr. Vincent Nguyen requested the government “to stop all reports on newspaper, radio and television which are delivering false accusations to defame us,”, “to release all those who have been arrested,” and “to dialogue seriously on the Thai Ha dispute and return the land to us.”
“There were promises [from state officials],” he reports. But, unfortunately, “even the simple promise to stop the assault of state-run media against us has never been respected!”
In this situation, “Please recite continuous nine days of Novenas Our Lady of Perpetual Help,” the Provincial Superior asks his Redemptorist brothers.
In conclusion, Fr. Vincent Nguyen asks “Saint Alphonsus Liguori, all Redemptorist Saints and Blesseds, in particular, Blesseds Ivan Ziatyk, Dominik Trechka, Vasil Velechkovskyi, Nicholas Charnetsky, Zenon Kowalyk - witnesses to the faith in the twentieth century” to intercede for Vietnamese Redemptorists in this difficult time.
“No servant is greater than his master (Jn 15:20),” Fr. Vincent Nguyen Trung Thanh warns his Vietnamese Redemptorist brothers in a letter released on Sunday Sep. 14, in which he tells them that results from talks with the government are void.
“We had opportunities to talk with the leaders of the nation who are in charge of the Committee For Religious Affairs and the Ministry of Public Security... to present our aspiration for justice and peace.” In details, Fr. Vincent Nguyen requested the government “to stop all reports on newspaper, radio and television which are delivering false accusations to defame us,”, “to release all those who have been arrested,” and “to dialogue seriously on the Thai Ha dispute and return the land to us.”
“There were promises [from state officials],” he reports. But, unfortunately, “even the simple promise to stop the assault of state-run media against us has never been respected!”
In this situation, “Please recite continuous nine days of Novenas Our Lady of Perpetual Help,” the Provincial Superior asks his Redemptorist brothers.
In conclusion, Fr. Vincent Nguyen asks “Saint Alphonsus Liguori, all Redemptorist Saints and Blesseds, in particular, Blesseds Ivan Ziatyk, Dominik Trechka, Vasil Velechkovskyi, Nicholas Charnetsky, Zenon Kowalyk - witnesses to the faith in the twentieth century” to intercede for Vietnamese Redemptorists in this difficult time.
Blessed Ivan Ziatyk C.Ss.R. (1899-1952). Beatified June 27th, 2001.Born in Galizia, Ukraine. Ordained priest 1923. Later, in 1935, professed as a Redemptorist and taught in the Redemptorist Seminary. Interned by the Soviets (With 58 other Redemptorists) in 1946. Arrested in 1950 and imprisoned. Interrogated and tortured. Condemned to 10 years of forced labour in Siberia, where he was beaten to death in 1952.
Blessed Dominik Trechka C.Ss.R. (1886-1959) Beatified November 4th, 2001.Blessed Dominik Trechka was born in Moravia in 1886. As a Redemptorist priest he gave Parish Missions, worked among the Greek Catholics in Galizia and Slovakia, and helped in the formation of younger Redemptorists. In 1950 he was sentenced by the Czech Communist Government to twelve years imprisonment, and after unspeakable torture, died in prison in 1959.
Blessed Vasil Velechkovskyi C.Ss.R. (1903-1973). Beatified June 27th, 2001.Born in Ivano-Frankivsk, Ukraine. Joined the Redemptorists in 1920. Ordained priest 1925. Missioner for 20 years. Arrested by the Soviets. After a two year trial in Kiev, he was condemned to be shot. Later commuted to 10 years in Siberian labour camps. Liberated in 1955. Consecrated Bishop in Moscow 1969. Twice more arrested and liberated. Settled in Winnipeg, Canada. Died June 1973.
Blessed Nicholas Charnetsky C.Ss.R. (1884-1959). Beatified June 27th, 2001.Born in Semakivtsi, Western Ukraine. Ordained priest 1909. Later joined the Redemptorists in 1919. Missioner for 5 years. Consecrated Bishop in 1931. Arrested in Lviv 1945. Tortured and humiliated, he was condemned to 15 years of forced labour in Siberia. Released in 1956 in a dying condition. He recovered, continued his ministry and died in Lviv, April 1959.
Blessed Zenon Kowalyk C.Ss.R. (1903-1941). Beatified June 27th, 2001. Born in Ivatsciv Horisiscnij, Ukraine. Professed as a Redemptorist 1926. Ordained priest 1932. Famous as a preacher and confessor. Arrested by the Bolsheviks in 1940. Imprisoned and tortured. Official Soviet documents state he was shot in prison in Lviv, June 1941.
Blessed Dominik Trechka C.Ss.R. (1886-1959) Beatified November 4th, 2001.Blessed Dominik Trechka was born in Moravia in 1886. As a Redemptorist priest he gave Parish Missions, worked among the Greek Catholics in Galizia and Slovakia, and helped in the formation of younger Redemptorists. In 1950 he was sentenced by the Czech Communist Government to twelve years imprisonment, and after unspeakable torture, died in prison in 1959.
Blessed Vasil Velechkovskyi C.Ss.R. (1903-1973). Beatified June 27th, 2001.Born in Ivano-Frankivsk, Ukraine. Joined the Redemptorists in 1920. Ordained priest 1925. Missioner for 20 years. Arrested by the Soviets. After a two year trial in Kiev, he was condemned to be shot. Later commuted to 10 years in Siberian labour camps. Liberated in 1955. Consecrated Bishop in Moscow 1969. Twice more arrested and liberated. Settled in Winnipeg, Canada. Died June 1973.
Blessed Nicholas Charnetsky C.Ss.R. (1884-1959). Beatified June 27th, 2001.Born in Semakivtsi, Western Ukraine. Ordained priest 1909. Later joined the Redemptorists in 1919. Missioner for 5 years. Consecrated Bishop in 1931. Arrested in Lviv 1945. Tortured and humiliated, he was condemned to 15 years of forced labour in Siberia. Released in 1956 in a dying condition. He recovered, continued his ministry and died in Lviv, April 1959.
Blessed Zenon Kowalyk C.Ss.R. (1903-1941). Beatified June 27th, 2001. Born in Ivatsciv Horisiscnij, Ukraine. Professed as a Redemptorist 1926. Ordained priest 1932. Famous as a preacher and confessor. Arrested by the Bolsheviks in 1940. Imprisoned and tortured. Official Soviet documents state he was shot in prison in Lviv, June 1941.
Letter of Vietnam Redemptorist Provincial Superior
Fr. Vincent Pham Trung Thanh, C.Ss.R.
18:47 14/09/2008
THE REDEMPTORIST PROVINCE OF VIETNAM
38 Ky Dong St 3rd District, Ho Chi Minh City
Vietnam
Dear Confreres in Christ,
Today Sep. 14 marks one month anniversary of the explosive incident at Thai Ha (Aug. 14), and more than 8 months has passed since the day we have been publicly initiated our continuous prayers for peace and justice. We have also made known to the world of our faith and hope in the issue at hand. On the same day, 12 years ago our
elderly priest, Reverend Father Joseph Vu Ngoc Bich started his quest for justice in his own way.
Coincidentally, today is the day that the Church celebrates the Feast of Exultation of the Holy Cross. Jesus, the Son of God, came down from heaven, became incarnate to be a witness to the truth. His whole life was devoted to telling the truth until his triumph over the liars, the deceitful, the wicked, the cunning and ultimately, death. He won them all when he walked up to the Cross. To pay homage to the Cross is for us to determine our fates and our missions, where "No servants are greater than their master" (Jn 15:20)
On the cross, Jesus affirmed his faith and entrusted his life to God the Father. Also on the cross, Jesus became closer to Virgin Mary than ever before. Last, but not least, he had observed the solidarity his beloved disciples were staunchly displaying.
During the last one month of ordeal, we have experienced how strong our faith and trust we have in our Vietnam Province, and all the love and solidarity we have received from one another, Thai Ha in particular and the global Church on a larger scale.
We are grateful to have our fathers such as the Archbishop of Hanoi, and other diocesan bishops who came to visit, pray, celebrate Masses, give homilies, to share our concerns and offer their support. We were grateful for Cardinal John the Baptist and other bishops who issued pastoral letters, letters in communion, notices and so on to support, speak out, and witness to the truth.
We appreciate the Colleges of Priests of dioceses and deaneries, and scores of priests as well as religious congregations and communities throughout the country who have visited, offered prayers and Mass or spoke out on our behalf.
We are thankful for the support of our global Christian community as a whole. They are brave, resilient, trustworthy, kind, and full of love for one another. They are the pioneer in letting the witness speak out the truth and be heard. They had sacrificed a great deal in order for justice to be triumphed, and they were relentless in their quest for fairness. They have been offering us their staunch support, and courageously speaking out in the news media to demand the honesty.
Let us give thanks to God and pray for our shepherds, and our people. Not forgotten in my mind are our innocent confreres and sisters who are currently being unjustly detained and interrogated, please offer them thoughts and prayers. I also ask of you to pray more for those who were severely beaten, sprayed on with harmful gas while praying in communion with us. I believe in God our protector who will bless those benefactors.
During this period of ordeal, I have been in touch on a regular basis with our Father General Superior and other Redemptorists all over the world. In my duty, I have reported in detail our situation and our stance to the General Superior and other Redemptorist provinces, from whom I have received many letters of console and support, not only from father General Superior but also from other Redemptorist confreres. I find it comforting to learn that we're not alone in this crusade, in search of justice. We know that we have the entire congregation in the world walking side by side with us. It's our duty to pray for father General Superior and the entire congregation.
Information from abroad has shown tremendous amount of support from Catholic communities. They had rallied to offer candle-vigil prayers in solidarity with us, and sign many petitions to the world leaders expressing their view and their desire to see peace be restored and justice be served in our matter. Let us pray that this solidarity among our Church communities be strong as it's always been.
We met with the top leaders of the nation who are in charge of Committees (the Committee of Religious Affairs) and Ministries (Ministry of Public Safety) to express our thirst for justice and peace. We also affirmed our determination to search for the truth. We laid out our plan to achieve our goal by conducting peaceful praying vigils and we asked them to stop publishing articles, information, broadcasting episodes that were distortional, insulting, defaming to us. We asked them to release those who are arrested during Thai Ha incident, either on Thai Ha's premise or elsewhere. We suggested that we would sit down and have serious dialogue on Thai Ha issue in Congregation for the disputed land to be return to its rightful owner. Regrettably, our simple, reasonable request has never been responded properly except mere promises, even the simple promise to stop the assault of state-run media against us has never been respected!
Dear Confreres,
As we are not to take matters in our own hand, we look up to God for his blessing, I therefore ask you to increase our prayers.
- Please keep reciting continuously Nine-day Novenas to Our Lady of Perpetual Help.
- I respectfully ask the Superiors of the communities to send their priests to Thai Ha to help with pastoral duties.
- I respectfully ask the Superiors to keep yourselves being informed of Thai Ha on a regular basis, not only from the Internet but also from direct contact with our confreres at Thai Ha.
Dear Confreres,
This is the opportunity God has granted us to brighten our vocation to be his witnesses among men, to be the salt of the earth. We have to take advantage of this opportunity to be the sacrificial holocaust offer to the Lord.
I invoke Saint Alphonsus Liguori, all Redemptorist Saints and Blesseds, in particular, Blesseds Ivan Ziatyk, Dominik Trechka, Vasil Velechkovskyi, Nicholas Charnetsky, Zenon Kowalyk - witnesses to the faith in the twentieth century to intercede before God for us in this difficult time.
Let us follow in the footsteps of Our Lord Jesus Christ and be always under the protection of our Mother of Perpetual Help.
Our confreres here at Thai Ha and the Christian community at Thai Ha will always be in my daily prayers,
Provincial Superior,
Fr. Vincent Pham Trung Thanh, C.Ss.R.
(signed and sealed)
38 Ky Dong St 3rd District, Ho Chi Minh City
Vietnam
Dear Confreres in Christ,
Today Sep. 14 marks one month anniversary of the explosive incident at Thai Ha (Aug. 14), and more than 8 months has passed since the day we have been publicly initiated our continuous prayers for peace and justice. We have also made known to the world of our faith and hope in the issue at hand. On the same day, 12 years ago our
elderly priest, Reverend Father Joseph Vu Ngoc Bich started his quest for justice in his own way.
Coincidentally, today is the day that the Church celebrates the Feast of Exultation of the Holy Cross. Jesus, the Son of God, came down from heaven, became incarnate to be a witness to the truth. His whole life was devoted to telling the truth until his triumph over the liars, the deceitful, the wicked, the cunning and ultimately, death. He won them all when he walked up to the Cross. To pay homage to the Cross is for us to determine our fates and our missions, where "No servants are greater than their master" (Jn 15:20)
On the cross, Jesus affirmed his faith and entrusted his life to God the Father. Also on the cross, Jesus became closer to Virgin Mary than ever before. Last, but not least, he had observed the solidarity his beloved disciples were staunchly displaying.
During the last one month of ordeal, we have experienced how strong our faith and trust we have in our Vietnam Province, and all the love and solidarity we have received from one another, Thai Ha in particular and the global Church on a larger scale.
We are grateful to have our fathers such as the Archbishop of Hanoi, and other diocesan bishops who came to visit, pray, celebrate Masses, give homilies, to share our concerns and offer their support. We were grateful for Cardinal John the Baptist and other bishops who issued pastoral letters, letters in communion, notices and so on to support, speak out, and witness to the truth.
We appreciate the Colleges of Priests of dioceses and deaneries, and scores of priests as well as religious congregations and communities throughout the country who have visited, offered prayers and Mass or spoke out on our behalf.
We are thankful for the support of our global Christian community as a whole. They are brave, resilient, trustworthy, kind, and full of love for one another. They are the pioneer in letting the witness speak out the truth and be heard. They had sacrificed a great deal in order for justice to be triumphed, and they were relentless in their quest for fairness. They have been offering us their staunch support, and courageously speaking out in the news media to demand the honesty.
Let us give thanks to God and pray for our shepherds, and our people. Not forgotten in my mind are our innocent confreres and sisters who are currently being unjustly detained and interrogated, please offer them thoughts and prayers. I also ask of you to pray more for those who were severely beaten, sprayed on with harmful gas while praying in communion with us. I believe in God our protector who will bless those benefactors.
During this period of ordeal, I have been in touch on a regular basis with our Father General Superior and other Redemptorists all over the world. In my duty, I have reported in detail our situation and our stance to the General Superior and other Redemptorist provinces, from whom I have received many letters of console and support, not only from father General Superior but also from other Redemptorist confreres. I find it comforting to learn that we're not alone in this crusade, in search of justice. We know that we have the entire congregation in the world walking side by side with us. It's our duty to pray for father General Superior and the entire congregation.
Information from abroad has shown tremendous amount of support from Catholic communities. They had rallied to offer candle-vigil prayers in solidarity with us, and sign many petitions to the world leaders expressing their view and their desire to see peace be restored and justice be served in our matter. Let us pray that this solidarity among our Church communities be strong as it's always been.
We met with the top leaders of the nation who are in charge of Committees (the Committee of Religious Affairs) and Ministries (Ministry of Public Safety) to express our thirst for justice and peace. We also affirmed our determination to search for the truth. We laid out our plan to achieve our goal by conducting peaceful praying vigils and we asked them to stop publishing articles, information, broadcasting episodes that were distortional, insulting, defaming to us. We asked them to release those who are arrested during Thai Ha incident, either on Thai Ha's premise or elsewhere. We suggested that we would sit down and have serious dialogue on Thai Ha issue in Congregation for the disputed land to be return to its rightful owner. Regrettably, our simple, reasonable request has never been responded properly except mere promises, even the simple promise to stop the assault of state-run media against us has never been respected!
Dear Confreres,
As we are not to take matters in our own hand, we look up to God for his blessing, I therefore ask you to increase our prayers.
- Please keep reciting continuously Nine-day Novenas to Our Lady of Perpetual Help.
- I respectfully ask the Superiors of the communities to send their priests to Thai Ha to help with pastoral duties.
- I respectfully ask the Superiors to keep yourselves being informed of Thai Ha on a regular basis, not only from the Internet but also from direct contact with our confreres at Thai Ha.
Dear Confreres,
This is the opportunity God has granted us to brighten our vocation to be his witnesses among men, to be the salt of the earth. We have to take advantage of this opportunity to be the sacrificial holocaust offer to the Lord.
I invoke Saint Alphonsus Liguori, all Redemptorist Saints and Blesseds, in particular, Blesseds Ivan Ziatyk, Dominik Trechka, Vasil Velechkovskyi, Nicholas Charnetsky, Zenon Kowalyk - witnesses to the faith in the twentieth century to intercede before God for us in this difficult time.
Let us follow in the footsteps of Our Lord Jesus Christ and be always under the protection of our Mother of Perpetual Help.
Our confreres here at Thai Ha and the Christian community at Thai Ha will always be in my daily prayers,
Provincial Superior,
Fr. Vincent Pham Trung Thanh, C.Ss.R.
(signed and sealed)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Một Thánh lễ tác động đời tận hiến Nữ tu Mến Thánh Giá Huế
Phêrô Nguyễn Ngọc Giáo
10:16 14/09/2008
HUẾ, Việt Nam (14/9/2008) - "Lời mời gọi sống khác thường vì Thập giá không có gì hấp dẫn" là chủ đề bài giảng của đức giám mục phụ tá Huế Phanxicô Xavie Lê Văn Hồng trong thánh lễ Tôn Vinh Thập Giá Chúa KiTô, đã tác động đến đời tận hiến của các nữ tu Mến Thánh Giá Huế,
Năm nay, các Nữ tu thuộc hội dòng Mến Thánh Giá Huế, cử hành Thánh lễ hằng năm lớn nhất của hội dòng nhằm ngày Chúa nhật 14 /09/2008, tại trụ sở nhà mẹ An Lăng Huế cách Hà Nội 660 cây số về phía nam.
Nữ tu Maria Nguyễn Thị Tuyệt, cố vấn mục vụ của hội dòng cho biết:’’ Đây là thánh lễ không rầm rộ, không tiệc tùng rộn ràng như mọi năm, nhưng là Thánh lễ giúp chị em chúng tôi sống lại linh đạo Mến Thánh Giá, tôn thờ mến yêu Đức KiTô, qua những Thánh Giá hằng ngày trong bổn phận hoặc giao tế với mọi người.
Gần 250 nữ tu, trong đó, có các nữ tu đang mục vụ tại các giáo xứ vùng sâu vùng xa, đã về tham dự Thánh lễ này. Đức cha chủ tế, đã lập lại lời mời gọi của Chúa Giêsu:’’Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình,vác thập giá mình mà theo’’ (Mt 16,24-25).
Qua hai suy niệm về Thập Giá của Đức KiTô, Vị chủ tế 68 tuổi, đã chia sẻ:’’ Thánh Giá, con đường vâng phục và Thánh Giá, con đường mang lại sự sống’’. Đức cha phụ tá Huế đã so sánh thời đại ngày nay, người ta đề cao sự tự do và xem vâng phục là mất tự do, hèn nhát, yếu đuối.
Đức cha muốn nhấn mạnh đến sự tự do vâng phục của Đức Kitô, bằng con đường thập giá, khi Ngài sẵn sàng hiến mạng sống, chết cách ô nhục để trao ban sự sống ngài cho đoàn chiên. Đức cha lưu ý các nữ tu:’’Đừng để Thánh Giá đè dẹp chúng ta nhưng hãy vươn lên, để tước hiệu Mến Thánh Giá là lẽ sống tình yêu chúng ta bước theo Chúa’’.
Thay mặt chị tổng phụ trách, nữ tu Maria Nguyễn Thị Tuỵêt cho biết, trước Lễ Suy Tôn Thánh Giá, hội dòng đã dành một đêm tĩnh nguyện trước Mình Thánh Chúa và Thánh Giá Chúa, để xem xét và nhìn lại đời sống tận hiến của mình, đối với tình yêu ThậpGiá, để xin lỗi Chúa vì đã nhiều lần các nữ tu sống không đúng với ơn gọi của mình.
Theo nữ tu Tuyệt, chủ đề của đêm tĩnh nguyện năm nay 2008 là ‘’Tôn Vinh Thập Giá Chúa KiTô Với Thánh Phaolô’’, chị Tuyệt giải thích rằng Đêm tĩnh nguyện này đã giúp các chị sống lại Mầu nhiệm Thập Giá mà Thánh Phaolô đã cảm nghiệm, sống, rao giảng một Đức KiTô chịu đóng đinh.
Thánh Phaolô là vị Tông đồ vĩ đại của Chúa KiTô và Hội Thánh, ngưòi đã được Chúa tuyển chọn để đem Tin mừng Cứu rỗi đến muôn dân.
Được biết, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, đã công bố ý muốn dành một năm, để ban ơn toàn xá cho các tín hữu, từ ngày 29/6/2008 đến hết ngày 29/6/2009, nhân kỷ niệm 2000 năm sinh nhật thánh Phaolô.
Năm nay, các Nữ tu thuộc hội dòng Mến Thánh Giá Huế, cử hành Thánh lễ hằng năm lớn nhất của hội dòng nhằm ngày Chúa nhật 14 /09/2008, tại trụ sở nhà mẹ An Lăng Huế cách Hà Nội 660 cây số về phía nam.
Nữ tu Maria Nguyễn Thị Tuyệt, cố vấn mục vụ của hội dòng cho biết:’’ Đây là thánh lễ không rầm rộ, không tiệc tùng rộn ràng như mọi năm, nhưng là Thánh lễ giúp chị em chúng tôi sống lại linh đạo Mến Thánh Giá, tôn thờ mến yêu Đức KiTô, qua những Thánh Giá hằng ngày trong bổn phận hoặc giao tế với mọi người.
Gần 250 nữ tu, trong đó, có các nữ tu đang mục vụ tại các giáo xứ vùng sâu vùng xa, đã về tham dự Thánh lễ này. Đức cha chủ tế, đã lập lại lời mời gọi của Chúa Giêsu:’’Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình,vác thập giá mình mà theo’’ (Mt 16,24-25).
Qua hai suy niệm về Thập Giá của Đức KiTô, Vị chủ tế 68 tuổi, đã chia sẻ:’’ Thánh Giá, con đường vâng phục và Thánh Giá, con đường mang lại sự sống’’. Đức cha phụ tá Huế đã so sánh thời đại ngày nay, người ta đề cao sự tự do và xem vâng phục là mất tự do, hèn nhát, yếu đuối.
Đức cha muốn nhấn mạnh đến sự tự do vâng phục của Đức Kitô, bằng con đường thập giá, khi Ngài sẵn sàng hiến mạng sống, chết cách ô nhục để trao ban sự sống ngài cho đoàn chiên. Đức cha lưu ý các nữ tu:’’Đừng để Thánh Giá đè dẹp chúng ta nhưng hãy vươn lên, để tước hiệu Mến Thánh Giá là lẽ sống tình yêu chúng ta bước theo Chúa’’.
Thay mặt chị tổng phụ trách, nữ tu Maria Nguyễn Thị Tuỵêt cho biết, trước Lễ Suy Tôn Thánh Giá, hội dòng đã dành một đêm tĩnh nguyện trước Mình Thánh Chúa và Thánh Giá Chúa, để xem xét và nhìn lại đời sống tận hiến của mình, đối với tình yêu ThậpGiá, để xin lỗi Chúa vì đã nhiều lần các nữ tu sống không đúng với ơn gọi của mình.
Theo nữ tu Tuyệt, chủ đề của đêm tĩnh nguyện năm nay 2008 là ‘’Tôn Vinh Thập Giá Chúa KiTô Với Thánh Phaolô’’, chị Tuyệt giải thích rằng Đêm tĩnh nguyện này đã giúp các chị sống lại Mầu nhiệm Thập Giá mà Thánh Phaolô đã cảm nghiệm, sống, rao giảng một Đức KiTô chịu đóng đinh.
Thánh Phaolô là vị Tông đồ vĩ đại của Chúa KiTô và Hội Thánh, ngưòi đã được Chúa tuyển chọn để đem Tin mừng Cứu rỗi đến muôn dân.
Được biết, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, đã công bố ý muốn dành một năm, để ban ơn toàn xá cho các tín hữu, từ ngày 29/6/2008 đến hết ngày 29/6/2009, nhân kỷ niệm 2000 năm sinh nhật thánh Phaolô.
Giáo phận Lạng Sơn- Cao Bằng có hai vị Quản Hạt tiên khởi
Vũ Duy Cường SJ
18:37 14/09/2008
LẠNG SƠN - Nếu ai đã từng đến Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng, hoặc ít nhiều để tâm đến Giáo phận nhỏ bé vùng núi này ngang qua các phương tiện truyền thông Công giáo thì đều khám phá ra những nét đặc biệt của nó. Một trong những nét đặc biệt ấy là từ khi chính thức được Toà Thánh công nhận đến ngày nay Giáo phận mới có được hai Linh mục quản hạt đầu tiên, đồng nghĩa với việc Giáo phận từ nay đã có hai Giáo hạt đó là: Giáo hạt Lạng Sơn, gồm các giáo xứ và các giáo điểm truyền giáo thuộc tỉnh Lạng Sơn và Giáo hạt Cao Bằng.
Có thể nói đây là biến cố trọng đại chứng tỏ tình thương và ân ban của Thiên Chúa giành cho “đứa con sinh sau đẻ muộn” Lạng Sơn – Cao Bằng, cũng như đánh dấu bước ngoặt và sự lớn lên của của một Giáo phận non trẻ và mang nhiều nét đặc biệt này.
Quyết định bổ nhiệm hai tân Quản hạt và tái bổ nhiệm vị đại diện Giám mục chính thức được công bố ngay trong dịp tĩnh tâm của linh mục đoàn và các tu sỹ nam nữ đang thi hành sứ mạng tại Giáo phận. Chiều ngày 9 tháng 9 năm 2008 trước Thánh Lễ do chính Đức Giám mục chủ tế với sự đồng tế của Linh mục đoàn, trong đó có sự hiện diện hiệp dâng Thánh lễ của tất cả các tu sỹ đang phục vụ tại Giáo phận và bà con giáo dân Giáo xứ Chính toà, Cha thư ký Toà Giám Mục đã long trọng công bố thư ngỏ và quyết định bổ nhiệm của vị chủ chăn Giáo phận Giuse Đặng Đức Ngân.
Cụ thể là: đối với vai trò đại diện Giám mục vẫn là cha Giuse Trần Đức Hạnh hiện là linh mục chánh xứ Giáo xứ Mỹ Sơn; vị trí quản hạt Giáo Hạt Lạng Sơn thuộc về cha Phê-rô Đỗ Văn Tín, chánh xứ Thất Khê và cuối cùng cha Giuse Nguyễn Văn Chung đang làm chính xứ Giáo xứ Thanh Sơn thuộc tỉnh Cao Bằng sẽ đảm trách sứ mạng Quản hạt Giáo hạt Cao Bằng.
Ngay sau khi đón nhận quyết định bổ nhiệm mới, ba cha đã lên trước Bàn Thánh Chúa, đặt tay trên sách ghi Lời Hằng Sống dưới sự chứng kiến của vị đại diện cao nhất của Giáo phận cùng linh mục đoàn và toàn thể các tu sỹ nam nữ và giáo dân hiện diện đã tái khẳng định niềm xác tín của mình vào Thầy Giêsu cùng những lời dạy của Thầy được ghi lại trong Kinh thánh và tuyên thệ sẽ trung thành với truyền thống Kitô và những lời dạy của Mẹ Giáo hội; đồng thời trong vai trò tiếp nối sứ mạng Thầy mình, với sự trợ giúp của ơn Thánh, các ngài nguyện tiếp tục dấn thân trọn vẹn cho công cuộc bảo vệ đức tin và loan báo Tin Mừng trong tác vụ mới.
Vậy là từ nay Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng đã có hai Giáo hạt và hai vị quản hạt tiên khởi, điều mà năm bảy năm trước không ai dám nghĩ tới vì số lượng nhân sự khiêm tốn cộng với những khó khăn khách quan trong việc quản trị các giáo xứ nghèo và phân tán vùng núi. Thế mà hôm nay, trong bàn tay quan phòng của Thiên Chúa với nỗ lực và sáng kiến tông đồ của vị chủ chăn cộng với sự chung tay tích cực của các linh mục trong Giáo phận điều đó đã trở thành hiện thực. Cơ cấu quản trị và phẩm trật trong Giáo phận dần dà trở nên rõ nét hơn, dù chưa thật sự hoàn hảo nhưng cũng đủ để nói lên được Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng đang bước qua một chặng mới trên hành trình loan báo Tin Mừng và xây dựng Hội Thánh địa phương.
Bước đi trên chặng đường mới chắn chắn sẽ đối diện với những thách đố mới, những gập ghềnh mới. Thế nhưng, những thách đố và gập ghềnh kia không làm cho người mục tử chùn bước. Ngược lại, chính lúc ấy tiếng gọi của sứ mạng lại thôi thúc mạnh hơn, niềm hy vọng lớn hơn, tình yêu và sự phó thác trở nên trọn vẹn hơn, vì người mục tử xác tín rằng, con đường đó Thầy mình đã đi. Trong tinh thần liên đới và hiệp thông, xin mọi người cùng chia sẻ tin vui này với Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng và cũng mong sao nhờ lời cầu nguyện của những con người yêu quý và đồng cảm thức với sứ Lạng mà mỗi ngày Giáo phận nhon trẻ này được lớn lên và lớn mãi trong Tình Thương của Thiên Chúa.
Sau đây là hình các linh mục và tu sĩ của giáo phận Lạng Sơn:
Có thể nói đây là biến cố trọng đại chứng tỏ tình thương và ân ban của Thiên Chúa giành cho “đứa con sinh sau đẻ muộn” Lạng Sơn – Cao Bằng, cũng như đánh dấu bước ngoặt và sự lớn lên của của một Giáo phận non trẻ và mang nhiều nét đặc biệt này.
Quyết định bổ nhiệm hai tân Quản hạt và tái bổ nhiệm vị đại diện Giám mục chính thức được công bố ngay trong dịp tĩnh tâm của linh mục đoàn và các tu sỹ nam nữ đang thi hành sứ mạng tại Giáo phận. Chiều ngày 9 tháng 9 năm 2008 trước Thánh Lễ do chính Đức Giám mục chủ tế với sự đồng tế của Linh mục đoàn, trong đó có sự hiện diện hiệp dâng Thánh lễ của tất cả các tu sỹ đang phục vụ tại Giáo phận và bà con giáo dân Giáo xứ Chính toà, Cha thư ký Toà Giám Mục đã long trọng công bố thư ngỏ và quyết định bổ nhiệm của vị chủ chăn Giáo phận Giuse Đặng Đức Ngân.
Cụ thể là: đối với vai trò đại diện Giám mục vẫn là cha Giuse Trần Đức Hạnh hiện là linh mục chánh xứ Giáo xứ Mỹ Sơn; vị trí quản hạt Giáo Hạt Lạng Sơn thuộc về cha Phê-rô Đỗ Văn Tín, chánh xứ Thất Khê và cuối cùng cha Giuse Nguyễn Văn Chung đang làm chính xứ Giáo xứ Thanh Sơn thuộc tỉnh Cao Bằng sẽ đảm trách sứ mạng Quản hạt Giáo hạt Cao Bằng.
Ngay sau khi đón nhận quyết định bổ nhiệm mới, ba cha đã lên trước Bàn Thánh Chúa, đặt tay trên sách ghi Lời Hằng Sống dưới sự chứng kiến của vị đại diện cao nhất của Giáo phận cùng linh mục đoàn và toàn thể các tu sỹ nam nữ và giáo dân hiện diện đã tái khẳng định niềm xác tín của mình vào Thầy Giêsu cùng những lời dạy của Thầy được ghi lại trong Kinh thánh và tuyên thệ sẽ trung thành với truyền thống Kitô và những lời dạy của Mẹ Giáo hội; đồng thời trong vai trò tiếp nối sứ mạng Thầy mình, với sự trợ giúp của ơn Thánh, các ngài nguyện tiếp tục dấn thân trọn vẹn cho công cuộc bảo vệ đức tin và loan báo Tin Mừng trong tác vụ mới.
Vậy là từ nay Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng đã có hai Giáo hạt và hai vị quản hạt tiên khởi, điều mà năm bảy năm trước không ai dám nghĩ tới vì số lượng nhân sự khiêm tốn cộng với những khó khăn khách quan trong việc quản trị các giáo xứ nghèo và phân tán vùng núi. Thế mà hôm nay, trong bàn tay quan phòng của Thiên Chúa với nỗ lực và sáng kiến tông đồ của vị chủ chăn cộng với sự chung tay tích cực của các linh mục trong Giáo phận điều đó đã trở thành hiện thực. Cơ cấu quản trị và phẩm trật trong Giáo phận dần dà trở nên rõ nét hơn, dù chưa thật sự hoàn hảo nhưng cũng đủ để nói lên được Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng đang bước qua một chặng mới trên hành trình loan báo Tin Mừng và xây dựng Hội Thánh địa phương.
Bước đi trên chặng đường mới chắn chắn sẽ đối diện với những thách đố mới, những gập ghềnh mới. Thế nhưng, những thách đố và gập ghềnh kia không làm cho người mục tử chùn bước. Ngược lại, chính lúc ấy tiếng gọi của sứ mạng lại thôi thúc mạnh hơn, niềm hy vọng lớn hơn, tình yêu và sự phó thác trở nên trọn vẹn hơn, vì người mục tử xác tín rằng, con đường đó Thầy mình đã đi. Trong tinh thần liên đới và hiệp thông, xin mọi người cùng chia sẻ tin vui này với Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng và cũng mong sao nhờ lời cầu nguyện của những con người yêu quý và đồng cảm thức với sứ Lạng mà mỗi ngày Giáo phận nhon trẻ này được lớn lên và lớn mãi trong Tình Thương của Thiên Chúa.
Sau đây là hình các linh mục và tu sĩ của giáo phận Lạng Sơn:
Các Bạn trẻ Công giáo Vinh mang Tết Trung Thu Về Vùng Lũ ở Yên Bái
Trần Đức Hà
18:54 14/09/2008
YÊN BÁI - Ngày 13/9/2008 (tức 14/8 âm lịch) – Nhân dịp tết Trung thu, các bạn trẻ Công giáo Vinh, dẫn đầu là Phanxicô Xaviê Nguyễn Công Hùng, người sáng lập nhóm Nghị Lực Sống.Net (diễn đàn dành cho người khuyết tật Việt Nam) đang sinh hoạt tại Linh Đàm - Hà Nội, đã tổ chức đêm trung thu cho hơn 500 em thiếu nhi tại xã Minh Quân, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. Tham gia đoàn còn có thầy Thích Minh Chi ở chùa Hương – Hà Tây, hiện đang tu học ở Học viện Phật giáo Việt Nam, Hiệp sỹ Khúc Hải Vân cũng như nhiều bạn lương dân là thành viên trong nhóm.
Minh Quân là địa phương nằm cách thành phố Yên Bái chừng 20km. Toàn xã có 6 thôn trong đó có một thôn là họ đạo Đức Quân thuộc giáo xứ Yên Bái, giáo phận Hưng Hóa. Nằm bên dòng sông Hồng chảy về xuôi, nơi đây là một trong những địa phương nghèo của tỉnh nói chung. Toàn xã có khoảng 914 hộ và 3792 nhân khẩu thì có hơn 1/3 là hộ cần được cứu đói trong cơn lũ quét hôm tháng 8 vừa rồi, tổng thiệt hại ước tính 11 tỷ đồng.
Cuộc sống cơm áo chưa no đủ, đời sống văn hóa tinh thần vì thế cũng còn rất nhiều khó khăn. Hướng tới những học sinh, trẻ em và người dân nghèo ở đây, mang lại niềm vui nho nhỏ bằng tinh thần thiện nguyện là mục đích của những người thực hiện. “Được tin thiên tai ập đến Minh Quân, chúng em ở Nghị Lực Sống luôn tâm niệm làm một điều gì cho các em còn khó khăn ở đây. Chúng em đã quyên góp mỗi người trong nhóm một ít. Ngoài ra, thông qua lời kêu gọi qua Internet, chúng em đã góp được hơn 20 triệu, nhiều bộ quần áo, sách vở, bánh kẹo… để tặng cho các em”. Têrêsa Nguyễn Thảo Vân, người em gái Công Hùng cũng bị liệt như anh cho biết.
Bắt đầu tổ chức từ lúc 15h khi mà những ánh nắng còn đang chói chang, những trò chơi dân gian đã cuốn hút được các em thanh thiếu niên tham gia nhiệt tình, tạo nên không khí vui vẻ bước đầu. Mặc dù các em ở hai thôn bị vỡ đê, ngăn cách với địa điểm tổ chức vui chơi không thể đến tham dự được nhưng trên sân lúc này có hơn 500 cháu, có nhiều cháu rất háo hức đến trước khi khai mạc.
Bé Nguyễn Thị Thanh Lam, học sinh trường Tiểu học Hòa Quân cho biết: - “Cháu rất vui khi được nghe cô giáo thông báo sẽ có các anh các chị về tổ chức đêm trung thu. Đây là niềm vui lớn vì chưa bao giờ nơi cháu tổ chức trung thu một cách đầy đủ cả. Mặc dù cô giáo bảo mọi người tập trung lúc 15 h như vì háo hức nên chúng cháu không chờ đợi được, kéo đến tập trung khi xe của đoàn vừa tới sân vận động”…
Song song với hoạt động chơi trò chơi các tiết mục văn nghệ với chủ đề chính là mừng Trung thu, ca ngợi tình yêu quê hương đất nước…Hoạt động tặng quà được các em đặc biệt thích thú. Các em tham dự đều có phần quà là kẹo bánh, đèn lồng, mặt nạ.. để tổ chức phá cỗ đón trăng, hơn 100 em học sinh khá giỏi được tặng quà gồm sách vở, thước kẻ, bút mực, và đồ chơi trung thu. Đặc biệt, phần quà gồm một triệu đồng tiền mặt tặng cho 10 bạn khuyết tật hiếu học, một chiếc xe đạp mini mới được trao cho em Trần Thị Ngọc Anh để động viên em vượt lên số phận nghiệt ngã, có nghị lực vươn lên chiến thắng mọi thử thách.
Cuối đêm trung thu sôi động hẳn lên bởi màn múa lân uyển chuyển, nhịp nhàng. Minh Quân đêm nay có đầy đủ “chị Hằng”, “chú Cuội”, hai nhân vật quen thuộc trong điển tích xưa do các anh chị tình nguyện viên Nghị Lực Sống thể hiện. Đêm Trung thu đã về khuya với ánh trăng rằm, ánh sáng từ đèn lồng bập bùng và cả những đốm lửa rực rỡ trên không trung bởi hàng loạt đèn trời mà các bạn đã mang từ Hà Nội đến.
Lãnh đạo địa phương đánh giá cao việc làm của các bạn trẻ trong nhóm, ông Trần Văn Hẹ, chủ tịch xã cho biết: “Tôi thực sự xúc động và thay lời cho nhân dân Minh Quân gửi tới các bạn lời biết ơn chân thành nhất. Mong muốn hành trình của các bạn trẻ công giáo Nghị Lực Sống kết nối các bạn trẻ Minh Quân, thổi luồng gió mới cho các bạn tại địa phương này ”
Theo các bạn Nghị Lực Sống cho biết, ngoài địa điểm tặng quà chính ở xã Minh Quân này, một số tình nguyện viên của nhóm sẽ phối hợp với một số giáo xứ và địa phương ở Kontum, Hà Tĩnh, Nghệ An tiếp tục trao quà nhân dịp trung thu cho các em. Tổng giá trị quà tặng hơn 20 triệu đồng.
Minh Quân là địa phương nằm cách thành phố Yên Bái chừng 20km. Toàn xã có 6 thôn trong đó có một thôn là họ đạo Đức Quân thuộc giáo xứ Yên Bái, giáo phận Hưng Hóa. Nằm bên dòng sông Hồng chảy về xuôi, nơi đây là một trong những địa phương nghèo của tỉnh nói chung. Toàn xã có khoảng 914 hộ và 3792 nhân khẩu thì có hơn 1/3 là hộ cần được cứu đói trong cơn lũ quét hôm tháng 8 vừa rồi, tổng thiệt hại ước tính 11 tỷ đồng.
Cuộc sống cơm áo chưa no đủ, đời sống văn hóa tinh thần vì thế cũng còn rất nhiều khó khăn. Hướng tới những học sinh, trẻ em và người dân nghèo ở đây, mang lại niềm vui nho nhỏ bằng tinh thần thiện nguyện là mục đích của những người thực hiện. “Được tin thiên tai ập đến Minh Quân, chúng em ở Nghị Lực Sống luôn tâm niệm làm một điều gì cho các em còn khó khăn ở đây. Chúng em đã quyên góp mỗi người trong nhóm một ít. Ngoài ra, thông qua lời kêu gọi qua Internet, chúng em đã góp được hơn 20 triệu, nhiều bộ quần áo, sách vở, bánh kẹo… để tặng cho các em”. Têrêsa Nguyễn Thảo Vân, người em gái Công Hùng cũng bị liệt như anh cho biết.
Bắt đầu tổ chức từ lúc 15h khi mà những ánh nắng còn đang chói chang, những trò chơi dân gian đã cuốn hút được các em thanh thiếu niên tham gia nhiệt tình, tạo nên không khí vui vẻ bước đầu. Mặc dù các em ở hai thôn bị vỡ đê, ngăn cách với địa điểm tổ chức vui chơi không thể đến tham dự được nhưng trên sân lúc này có hơn 500 cháu, có nhiều cháu rất háo hức đến trước khi khai mạc.
Bé Nguyễn Thị Thanh Lam, học sinh trường Tiểu học Hòa Quân cho biết: - “Cháu rất vui khi được nghe cô giáo thông báo sẽ có các anh các chị về tổ chức đêm trung thu. Đây là niềm vui lớn vì chưa bao giờ nơi cháu tổ chức trung thu một cách đầy đủ cả. Mặc dù cô giáo bảo mọi người tập trung lúc 15 h như vì háo hức nên chúng cháu không chờ đợi được, kéo đến tập trung khi xe của đoàn vừa tới sân vận động”…
Song song với hoạt động chơi trò chơi các tiết mục văn nghệ với chủ đề chính là mừng Trung thu, ca ngợi tình yêu quê hương đất nước…Hoạt động tặng quà được các em đặc biệt thích thú. Các em tham dự đều có phần quà là kẹo bánh, đèn lồng, mặt nạ.. để tổ chức phá cỗ đón trăng, hơn 100 em học sinh khá giỏi được tặng quà gồm sách vở, thước kẻ, bút mực, và đồ chơi trung thu. Đặc biệt, phần quà gồm một triệu đồng tiền mặt tặng cho 10 bạn khuyết tật hiếu học, một chiếc xe đạp mini mới được trao cho em Trần Thị Ngọc Anh để động viên em vượt lên số phận nghiệt ngã, có nghị lực vươn lên chiến thắng mọi thử thách.
Cuối đêm trung thu sôi động hẳn lên bởi màn múa lân uyển chuyển, nhịp nhàng. Minh Quân đêm nay có đầy đủ “chị Hằng”, “chú Cuội”, hai nhân vật quen thuộc trong điển tích xưa do các anh chị tình nguyện viên Nghị Lực Sống thể hiện. Đêm Trung thu đã về khuya với ánh trăng rằm, ánh sáng từ đèn lồng bập bùng và cả những đốm lửa rực rỡ trên không trung bởi hàng loạt đèn trời mà các bạn đã mang từ Hà Nội đến.
Lãnh đạo địa phương đánh giá cao việc làm của các bạn trẻ trong nhóm, ông Trần Văn Hẹ, chủ tịch xã cho biết: “Tôi thực sự xúc động và thay lời cho nhân dân Minh Quân gửi tới các bạn lời biết ơn chân thành nhất. Mong muốn hành trình của các bạn trẻ công giáo Nghị Lực Sống kết nối các bạn trẻ Minh Quân, thổi luồng gió mới cho các bạn tại địa phương này ”
Theo các bạn Nghị Lực Sống cho biết, ngoài địa điểm tặng quà chính ở xã Minh Quân này, một số tình nguyện viên của nhóm sẽ phối hợp với một số giáo xứ và địa phương ở Kontum, Hà Tĩnh, Nghệ An tiếp tục trao quà nhân dịp trung thu cho các em. Tổng giá trị quà tặng hơn 20 triệu đồng.
Ngày Hội ngộ toàn Cộng Đồng Công Giáo Nam Úc
Jos. Vĩnh
19:53 14/09/2008
Ngày Hội Ngộ Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam – Nam Úc
Theo thông lệ, hàng năm Ban Tuyên Úy và Hội Đồng Mục Vụ Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam tại Nam Úc đã tổ chức một ngày Hội Ngộ để cho toàn thể các giáo dân trong Cộng Đồng có một ngày gặp gỡ hàn huyên, vui chơi và ăn uống với nhau.
Xem hình ảnh ngày Hội Ngộ CĐCGVN Nam Úc
Văn Nghệ Hội Ngộ |
Kết thúc Thánh Lễ 9 giờ 30 sáng Chúa Nhật. Mọi người đã tập trung ra sân hóng mát Cánh Buồn trong khuôn viên để nghe lời tuyên bố khai mạc của Ban Tổ Chức. Sau mọi người đến các lều phân phát ẩm thực, xếp hàng nhận lãnh các thức ăn, rồi nhập lại từng nhóm, ngồi ăn chung vui với nhau.
Trong ngày Hội Ngô hôm nay, ngoài tiết mục chung vui ẩm thực, còn xen kẽ các chương trình thi đua thể thao, văn nghệ và giải trí, đối vui, đấu cơ tướng, cờ vua, chơi games, vẽ mặt, bóng bàn, bóng chuyền, leo tường.
Các em thiếu nhi được cưỡi ngựa, cưỡi lừa, đánh cầu, phóng phi tiêu, chơi xích đu, xe quay, cầu tụt..vv..vv....
Cuộc vui chơi Hội Ngộ của Cộng Đồng đến gần 4 giờ chiều mới chấm dứt. Tuy nhiên các bạn thanh niên còn vui chơi và dọn dẹp đến tối mới xong.
Nhiều gia đình còn gọi, ngày hôm nay là ngày “Đại Picnic”. Vì thời tiết hôm nay rất đẹp của mùa xuân trên Úc Châu và cũng là dịp để các gia đình, bạn bè gặp gỡ, thăm hỏi vui chơi với nhau suốt ngày, chỉ một năm mới có một lần được nghỉ ngơi, gặp gỡ được nhiều người trong cộng đồng, thật thỏai mái như vầy, sẽ quên đi những lao động vất vả mệt nhọc suốt năm.
Đặc biệt trong ngày hôm nay còn thêm tiết mục đấu các quà tặng do công ty sản xuất: bàn ghế, tranh ảnh và các đồ gia dụng cùng với những kỷ niệm do các Mạnh Thường Quân trao tặng, đã đem đấu gía để gây quỹ cho Cộng Đồng.
Ước chừng có khoảng 3.000 người đến tham dự, rất vui. Thật đúng như 2 câu thơ của một giáo dân gửi tặng:
Cộng Đồng Hội Ngộ Vui Thay
Mười Bốn Tháng Chín là Ngày Hàn Huyên
Mười Bốn Tháng Chín là Ngày Hàn Huyên
Lễ Tạ ơn của 2 linh mục của Cộng Đoàn CGVN Thánh Vinh Sơn Liêm Melbourne
Trần Văn Minh
19:59 14/09/2008
MELBOURNE, Australia - Sáng Chuá nhật lễ Suy Tôn Thánh giá 14 Tháng 9 Năm 2008 hôm nay, trời Xuân Melbourne ấm áp, tại Công đoàn Công giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm, thuộc TGP Melbourne, hân hoan chào đón hai tân linh mục xuất thân từ cộng đoàn vưà đón nhận thiên chưc linh mục cuả Chuá trở về công đoàn dâng hai Thánh lễ tạ ơn. Một lễ lúc 8 giờ 45 dành cho các em thiếu nhi Thánh thể và một Thánh lễ vào lúc 11 giờ 30 dành cho cộng đoàn
Hinh ảnh Lễ Tạ Ơn
Trên cổng tam quan cuả nguyện đường, Với tấm băng rôn có hàng chữ chào mừng hai tân linh mục được treo ngang để đón chào hai tân linh mục là các linh mục J.B. Lê Trọng Bình và Giuse Vũ Nhật Thăng. Cả hai linh mục là hai trong bốn linh mục vưà được tấn phong vào Thứ Bảy Ngày 6 Tháng 9 vưà qua tại TGP Melbourne.
Trong lời chào mừng, linh mục Raphael Võ Đức Thiện Quản nhiệm công đoàn Vinh Sơn Liêm đã vui mừng chào đón hai tân linh mục, những người con cuả cộng đoàn, xuất thân từ Phong trào Thiếu nhi Thánh thể cộng đoàn, đã đi theo con đường tận hiến, phục vụ Thiên Chuá và tha nhân trong đời sống tu trì qua Thiên chức Linh mục cuả Chuá.
Trong bài chia sẽ lời Chuá, linh mục Giuse Vũ Nhật Thăng đã ngỏ lời cám ơn đến cha quản nhiệm, quý chức trong cộng đoàn, các đoàn thể, các huynh trưởng đã cầu nguyện và nâng đỡ hai cha trong những ngày qua, và cả ngày hôm nay trong sự đón tiếp nồng hậu trong tinh thần yêu thương trong cộng đoàn yêu mến.
Trước khi kết lễ, linh mục Lê Trọng Bình một lần nưã đã cũng ngỏ lời cám ơn chân thành đến cha quản nhiệm, các ban ngành, đoàn thể, cùng cha mẹ, anh em, cùng tất cả mọi người hiện diện trong thánh lễ tạ ơn hôm nay. Đặc biệt, là Linh mục Lê Trọng Bình cuả cộng đoàn hôm nay, trong Đại Hội Giới trẻ WYD 2008 vưà qua, là phó tế Việt Nam duy nhất được vinh dự phụ lễ trong Thánh lễ bế mạc đại hội giới trẻ.
Sau buổi lễ, một tiệc liên hoan mừng hai tân linh mục thật linh đình với phần văn nghệ đặc sắc cuả các ca đoàn thuộc Trung tâm Công giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm phụ trách, trong bầu không khí thân mật trong tình gia đình với toàn thể cộng đoàn tham dự trong niềm vui chung cuả toàn thể cộng đoàn.
Hinh ảnh Lễ Tạ Ơn
Trên cổng tam quan cuả nguyện đường, Với tấm băng rôn có hàng chữ chào mừng hai tân linh mục được treo ngang để đón chào hai tân linh mục là các linh mục J.B. Lê Trọng Bình và Giuse Vũ Nhật Thăng. Cả hai linh mục là hai trong bốn linh mục vưà được tấn phong vào Thứ Bảy Ngày 6 Tháng 9 vưà qua tại TGP Melbourne.
Trong lời chào mừng, linh mục Raphael Võ Đức Thiện Quản nhiệm công đoàn Vinh Sơn Liêm đã vui mừng chào đón hai tân linh mục, những người con cuả cộng đoàn, xuất thân từ Phong trào Thiếu nhi Thánh thể cộng đoàn, đã đi theo con đường tận hiến, phục vụ Thiên Chuá và tha nhân trong đời sống tu trì qua Thiên chức Linh mục cuả Chuá.
Trong bài chia sẽ lời Chuá, linh mục Giuse Vũ Nhật Thăng đã ngỏ lời cám ơn đến cha quản nhiệm, quý chức trong cộng đoàn, các đoàn thể, các huynh trưởng đã cầu nguyện và nâng đỡ hai cha trong những ngày qua, và cả ngày hôm nay trong sự đón tiếp nồng hậu trong tinh thần yêu thương trong cộng đoàn yêu mến.
Trước khi kết lễ, linh mục Lê Trọng Bình một lần nưã đã cũng ngỏ lời cám ơn chân thành đến cha quản nhiệm, các ban ngành, đoàn thể, cùng cha mẹ, anh em, cùng tất cả mọi người hiện diện trong thánh lễ tạ ơn hôm nay. Đặc biệt, là Linh mục Lê Trọng Bình cuả cộng đoàn hôm nay, trong Đại Hội Giới trẻ WYD 2008 vưà qua, là phó tế Việt Nam duy nhất được vinh dự phụ lễ trong Thánh lễ bế mạc đại hội giới trẻ.
Sau buổi lễ, một tiệc liên hoan mừng hai tân linh mục thật linh đình với phần văn nghệ đặc sắc cuả các ca đoàn thuộc Trung tâm Công giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm phụ trách, trong bầu không khí thân mật trong tình gia đình với toàn thể cộng đoàn tham dự trong niềm vui chung cuả toàn thể cộng đoàn.
Dòng Thánh Tâm phát quà trung thu cho trẻ em khuyết tật
Josephus Nguyễn
20:25 14/09/2008
Huế - Viêt Nam (14/9/2008) – Đến hẹn lại lên, nhằm góp phần mang lại niềm vui cho trẻ em trong “đêm hội trăng rằm”, đặc biệt là những mảnh đời bất hạnh, đoàn Đệ tử Dòng Thánh Tâm do Cha Sté Trần Đình Tề - Giám đốc Đệ tử viện - dẫn đầu, đã đến thăm hỏi và tặng quà cho các em tại Trung tâm nuôi dạy trẻ em khuyết tật Nguyệt Biều (số 560 – Bùi Thị Xuân) và Hội người mù Thừa Thiên Huế (số 180/1 – Phan Bội Châu).
Hơn 120 phần quà đã được Ban Giám đốc và anh em Đệ tử trao tận tay cho các em nhỏ tại 2 trung tâm. Đến với đợt mục vụ lần này, cùng với bao người thiện chí và các tổ chức từ thiện ở Viêt Nam cũng như hải ngoại, đoàn Đệ tử Dòng Thánh Tâm mong muốn được góp một phần nhỏ vào việc chung chia với các em có hoàn cảnh đặc biệt, những mảnh đời “không lành lặn” để từ đó mang đế cho các em những nụ cười trong ngày rằm tháng 8.
Thông qua việc mục vụ này, Ban giám đốc Đệ tử cũng muốn tạo điều kiện cho anh em Đệ tử, đặc biệt là các anh em mới, có cơ hội làm quen, cọ xát với công tác xã hội để từ đó có thêm những trải nghiệm trong công việc mục vụ.
Kinh phí cho đợt phát quà này là do sự tích góp của ban Giám đốc và anh em Đệ tử. Giá trị những phần quà không lớn nhưng nó “đầy đặn” biết bao vì trong đó chất chứa bao tình yêu thương của từng anh em Đệ tử dành cho các em để “tiếp lửa” cho những nụ cười chưa tròn và những ánh mắt luôn khát khao được một lần nhìn ngắm ánh sáng mặt trời.
Mặc dù bệnh tật, không nói được nhiều, nhưng khi đón nhận phần quà từ đoàn Đệ tử, nhiều em nhỏ tại đây đã lẩm bẩm hai tiếng “cám ơn!”. Nhiều em khuyết tật cũng rung rinh thân hình theo tiếng trống lân của đoàn. Không khí của ngày hội thiếu nhi như lan ra và làm ấm những cõi lòng.
Với tinh thần phục vụ, Cha Sté Trần Đình Tề đã tâm sự với các em nhỏ: “Các anh đến đây không hẳn là mang đến cho các em niềm vui mà chính các em đã cho các anh được gần gũi và phục vụ các em”. Phục vụ và phục vụ hết mình, đoàn Đệ tử đã và đang chắp cánh cho những ước mơ, làm ấm lên tình người ở những nơi có dấu chân của đoàn Đệ tử Thánh Tâm. Cần lắm những tấm lòng!
Hơn 120 phần quà đã được Ban Giám đốc và anh em Đệ tử trao tận tay cho các em nhỏ tại 2 trung tâm. Đến với đợt mục vụ lần này, cùng với bao người thiện chí và các tổ chức từ thiện ở Viêt Nam cũng như hải ngoại, đoàn Đệ tử Dòng Thánh Tâm mong muốn được góp một phần nhỏ vào việc chung chia với các em có hoàn cảnh đặc biệt, những mảnh đời “không lành lặn” để từ đó mang đế cho các em những nụ cười trong ngày rằm tháng 8.
Thông qua việc mục vụ này, Ban giám đốc Đệ tử cũng muốn tạo điều kiện cho anh em Đệ tử, đặc biệt là các anh em mới, có cơ hội làm quen, cọ xát với công tác xã hội để từ đó có thêm những trải nghiệm trong công việc mục vụ.
Kinh phí cho đợt phát quà này là do sự tích góp của ban Giám đốc và anh em Đệ tử. Giá trị những phần quà không lớn nhưng nó “đầy đặn” biết bao vì trong đó chất chứa bao tình yêu thương của từng anh em Đệ tử dành cho các em để “tiếp lửa” cho những nụ cười chưa tròn và những ánh mắt luôn khát khao được một lần nhìn ngắm ánh sáng mặt trời.
Mặc dù bệnh tật, không nói được nhiều, nhưng khi đón nhận phần quà từ đoàn Đệ tử, nhiều em nhỏ tại đây đã lẩm bẩm hai tiếng “cám ơn!”. Nhiều em khuyết tật cũng rung rinh thân hình theo tiếng trống lân của đoàn. Không khí của ngày hội thiếu nhi như lan ra và làm ấm những cõi lòng.
Với tinh thần phục vụ, Cha Sté Trần Đình Tề đã tâm sự với các em nhỏ: “Các anh đến đây không hẳn là mang đến cho các em niềm vui mà chính các em đã cho các anh được gần gũi và phục vụ các em”. Phục vụ và phục vụ hết mình, đoàn Đệ tử đã và đang chắp cánh cho những ước mơ, làm ấm lên tình người ở những nơi có dấu chân của đoàn Đệ tử Thánh Tâm. Cần lắm những tấm lòng!
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Những câu Vè Ca Dao Thái Hà
Hiền Thạch
14:40 14/09/2008
VÈ CA DAO THÁI HÀ
Kính tặng Đồng-Bào-Thái-Hà-Việt Nam
1. Hoan hô bổn đạo Thái Hà
Hơi cay, roi điện... cứ là đồ chơi.
2. Ối giời! "miếng đất Thái Hà"
Nuốt vô chẳng đặng, ói ra chẳng đừng !
3. Ai ra Hà Nội thì ra
Chưa ra Hà Nội... khi chưa qua Thái Hà.
4. Tràng An nổi tiếng hai Hà
Một là Hà Nội, Thái Hà là hai.
5. Về đây Hà Nội, Thái Hà
nơi là Linh Địa, nơi là Thủ Đô.
6. Thái Hà trên búa, dưới đe
Tưởng rằng dễ nuốt, ai dè... khó tiêu !!
7. Đêm nằm tưởng " ngự villa"
Canh ba thức giấc: Thái Hà... chưa xong !!
8.Thái Hà hết ổ, hết hang...
Hết nơi đấu đá, hết đàng... bán, chia !!
9. Truyền hình "dựng chuyện" Thái Hà
Diễn viên mượn một... cụ già cái bang !!
10. Xem đài, đọc chuyện-Thái-Hà...
Càng xem, càng đọc (báo)... chưởi cha thằng đài.
11. Lâu nay chẳng biết Thái Hà
"Cũng may nhờ đảng" ngộ ra... chánh, tà !!
12. Không đi không biết Thái Hà
Đến rồi mới thấy... đảng ta lắm trò...!!
13. Đảng ta thay mặt... Rôma
"Đẻ" thêm... Giáo-Phận-Thái-Hà! Mẹ ơi!
14. Hà nội có ông tướng Nhanh
Chuyện chi cũng... lẹ, như "canh" -Thái- Hà
15. Bên tây "cách mạng" đỏ, cam...
Thái Hà cầu nguyện "cách.. . phần" quan tham !
16. Đảng gian sản xuất giáo gian
Thái Hà chịu trận gian nan trăm bề
17. Thái Hà kiên định lời thề
Quyết đòi công lý chẳng nề tử sinh
18. Trúc xinh, trúc mọc bên đình
Thái Hà có Mẹ hiển linh vô cùng...
19. Hà nội Hàng Trống, Hàng Thùng...
Thái Hà cũng dậy tiếng còng cầu kinh
20. Ngày đêm canh giữ Thái Hà
Canh đoàn con nít, đàn bà, đàn ông...
Đêm ngày mỏi gối, tốn công
Canh đoàn con nít, đàn ông, đàn bà
21. Ca dao kính tặng Thái Hà
Tài nông đức cạn, xin mạnh... mà hiệp thông.
Amen
Kính tặng Đồng-Bào-Thái-Hà-Việt Nam
1. Hoan hô bổn đạo Thái Hà
Hơi cay, roi điện... cứ là đồ chơi.
2. Ối giời! "miếng đất Thái Hà"
Nuốt vô chẳng đặng, ói ra chẳng đừng !
3. Ai ra Hà Nội thì ra
Chưa ra Hà Nội... khi chưa qua Thái Hà.
4. Tràng An nổi tiếng hai Hà
Một là Hà Nội, Thái Hà là hai.
5. Về đây Hà Nội, Thái Hà
nơi là Linh Địa, nơi là Thủ Đô.
6. Thái Hà trên búa, dưới đe
Tưởng rằng dễ nuốt, ai dè... khó tiêu !!
7. Đêm nằm tưởng " ngự villa"
Canh ba thức giấc: Thái Hà... chưa xong !!
8.Thái Hà hết ổ, hết hang...
Hết nơi đấu đá, hết đàng... bán, chia !!
9. Truyền hình "dựng chuyện" Thái Hà
Diễn viên mượn một... cụ già cái bang !!
10. Xem đài, đọc chuyện-Thái-Hà...
Càng xem, càng đọc (báo)... chưởi cha thằng đài.
11. Lâu nay chẳng biết Thái Hà
"Cũng may nhờ đảng" ngộ ra... chánh, tà !!
12. Không đi không biết Thái Hà
Đến rồi mới thấy... đảng ta lắm trò...!!
13. Đảng ta thay mặt... Rôma
"Đẻ" thêm... Giáo-Phận-Thái-Hà! Mẹ ơi!
14. Hà nội có ông tướng Nhanh
Chuyện chi cũng... lẹ, như "canh" -Thái- Hà
15. Bên tây "cách mạng" đỏ, cam...
Thái Hà cầu nguyện "cách.. . phần" quan tham !
16. Đảng gian sản xuất giáo gian
Thái Hà chịu trận gian nan trăm bề
17. Thái Hà kiên định lời thề
Quyết đòi công lý chẳng nề tử sinh
18. Trúc xinh, trúc mọc bên đình
Thái Hà có Mẹ hiển linh vô cùng...
19. Hà nội Hàng Trống, Hàng Thùng...
Thái Hà cũng dậy tiếng còng cầu kinh
20. Ngày đêm canh giữ Thái Hà
Canh đoàn con nít, đàn bà, đàn ông...
Đêm ngày mỏi gối, tốn công
Canh đoàn con nít, đàn ông, đàn bà
21. Ca dao kính tặng Thái Hà
Tài nông đức cạn, xin mạnh... mà hiệp thông.
Amen
Nhà nước phúc đáp (2)
Đinh Phan - Thái Hà
14:44 14/09/2008
Nhà nước phúc đáp (2)
Đảng tao có nhiều trự để thờ
Tao gọi các trự là tổ sư
Trự Lê, trự Mác thêm trự Cáo
Đã thủng tai chưa, rõ lũ khờ!
Nói chuyện với đảng phải dạ thưa
Phải thật khúm núm, nhớ nghe chưa?
Quyền lực tao nắm trong tay đấy
Văn hóa đảng tao: xin và cho!
Đình Phan
Hà Nội 14/9/08
Thái Hà trả lời nhà nước
Dạ đảng còn dấu bớt trự Mao
Khi xửa khi xưa ngụ nước tàu
Kẻ mà “quí đảng”dâng hai đảo
Để hòng củng cố địa vị cao
Có quyền đảng cướp khắp gần xa
Đâu chỉ nạn nhân ở Thái Hà
Đảng oai phong nhất là ở chỗ
Giỏi chà đồ nhôm: chôm đồ nhà!
Thái Hà
Hà Nội 14/9/08
Đảng tao có nhiều trự để thờ
Tao gọi các trự là tổ sư
Trự Lê, trự Mác thêm trự Cáo
Đã thủng tai chưa, rõ lũ khờ!
Nói chuyện với đảng phải dạ thưa
Phải thật khúm núm, nhớ nghe chưa?
Quyền lực tao nắm trong tay đấy
Văn hóa đảng tao: xin và cho!
Đình Phan
Hà Nội 14/9/08
Thái Hà trả lời nhà nước
Dạ đảng còn dấu bớt trự Mao
Khi xửa khi xưa ngụ nước tàu
Kẻ mà “quí đảng”dâng hai đảo
Để hòng củng cố địa vị cao
Có quyền đảng cướp khắp gần xa
Đâu chỉ nạn nhân ở Thái Hà
Đảng oai phong nhất là ở chỗ
Giỏi chà đồ nhôm: chôm đồ nhà!
Thái Hà
Hà Nội 14/9/08
Vị Giám mục người Pháp tới thăm linh địa Thái Hà- thiếu tướng Nhanh cũng có mặt
PV VietCatholic
17:05 14/09/2008
THÁI HÀ - Hôm nay Chúa Nhật 14/9/2008, trời nắng chang chang, nhưng dân chúng khắp nơi vẫn đổ về Thái Hà đông đúc, nhiều người dùng những chiếc quạt hoặc những tờ báo che đầu và rất nhiều người vẫn đứng giữa trời nắng mà cầu nguyện.
Đặc biệt hôm nay có sự tham gia của 40 bạn trẻ có lẽ là thuộc các giáo xứ trong thành phố Hà Nội, đeo băng đỏ trên cánh tay, đang làm công tác hướng dẫn khách hành hương. Họ nhiệt thành chỉ dẫn mọi người trật tự ra vào linh địa. Nhưng vàp lúc 9h30 có khoảng 150 nhân viên an ninh và cảnh sát cơ động được huy động đến linh địa Đức Bà lúc này. Trên tay công an ai cũng có cái dui cui điện. Công an kéo đến, và họ không cho sinh viên giữ trật tự, bắt sinh viên cởi bỏ băng đỏ ghi chữ "trật tự giáo xứ Thái Hà".
Một lát sau, chúng tôi cũng thấy thiếu tướng Nhanh, Giám đốc công an thành phố Hà Nội, xuất hiện. Ông đảo quanh linh địa một vòng, tiếp xức với hai vị linh mục DCCT ít lâu, rồi ông lên xe đi ngay.
Tưởng rằng có chuyện lớn sắp xảy đến với Thái Hà mất rồi!? Chúng tôi vội vàng tiếp cận các tu sĩ mặc áo dòng đang cầu nguyện với giáo dân trước linh đài Đức Bà và chúng tôi cũng tìm cách dò hỏi một số nhân viên an ninh để biết rõ chuyện gì sắp xảy ra. Hóa ra là vấn đề không quá trầm trọng như dự đoán của chúng tôi. Một tu sĩ cho chúng tôi biết: “Hôm nay một số sinh viên tập trung tại Đại sứ quán Trung Quốc trên đường Hoàng Diệu để biểu tình, phản đối việc Trung Quốc công bố công hàm mà ông Phạm Văn Đồng đã ký cách đây 50 năm xác nhận Hoàng Sa và Trường Xa là của Trung Quốc. Có lẽ sợ đám sinh viên sau khi biểu tình sẽ kéo đến linh địa ủng hộ Thái Hà, nên công an được huy động đến đây đông để tìm cách ngăn chặn”. Mọi ngả đường dẫn đến linh địa Đức Bà lúc này đều có công an canh gác nghiêm ngặt.
Hôm nay đặc biệt có Hội Kèn giáo xứ Cam Châu, giáo phận Thái Bình đến Thái Hà hiệp thông cầu nguyện. Có rất đông các nữ tu Mến Thánh Giá Hà Nội tới cầu nguyện hiệp thông.
Thêm vào đó còn có vị khách qúi đến thăm Thái Hà. Đó là Đức giám mục Jean Legrez thuộc giáo phận Saint Claude bên Pháp đến viếng linh địa Đức Bà thăm hỏi tình hình và cầu nguyện tại đây.
Cho tới ban chiều Chúa Nhật hôm nay đã có tới 7 thánh lễ được tổ chức tại nhà thờ để đáp ứng như cầu của khách hành hương và những người tới kính viếng Đức Mẹ.
Hầu như mọi người đều vào nhà thờ dự lễ rồi lại ra linh địa thăm viếng và cầu nguyện. Có lẽ lượng người hành hương đông quá, nên sau mỗi lễ, mọi người tuy nghi đi ra linh địa, chứ không có những cuộc rước và cầu nguyện chung như mọi khi. Chỉ riêng sau thánh lễ dành cho thiếu nhi, các em xếp hàng ngay ngắn, trật tự tiến ra linh đài dâng hoa và cầu nguyện với Đức Mẹ.
Đặc biệt hôm nay có sự tham gia của 40 bạn trẻ có lẽ là thuộc các giáo xứ trong thành phố Hà Nội, đeo băng đỏ trên cánh tay, đang làm công tác hướng dẫn khách hành hương. Họ nhiệt thành chỉ dẫn mọi người trật tự ra vào linh địa. Nhưng vàp lúc 9h30 có khoảng 150 nhân viên an ninh và cảnh sát cơ động được huy động đến linh địa Đức Bà lúc này. Trên tay công an ai cũng có cái dui cui điện. Công an kéo đến, và họ không cho sinh viên giữ trật tự, bắt sinh viên cởi bỏ băng đỏ ghi chữ "trật tự giáo xứ Thái Hà".
Một lát sau, chúng tôi cũng thấy thiếu tướng Nhanh, Giám đốc công an thành phố Hà Nội, xuất hiện. Ông đảo quanh linh địa một vòng, tiếp xức với hai vị linh mục DCCT ít lâu, rồi ông lên xe đi ngay.
Tưởng rằng có chuyện lớn sắp xảy đến với Thái Hà mất rồi!? Chúng tôi vội vàng tiếp cận các tu sĩ mặc áo dòng đang cầu nguyện với giáo dân trước linh đài Đức Bà và chúng tôi cũng tìm cách dò hỏi một số nhân viên an ninh để biết rõ chuyện gì sắp xảy ra. Hóa ra là vấn đề không quá trầm trọng như dự đoán của chúng tôi. Một tu sĩ cho chúng tôi biết: “Hôm nay một số sinh viên tập trung tại Đại sứ quán Trung Quốc trên đường Hoàng Diệu để biểu tình, phản đối việc Trung Quốc công bố công hàm mà ông Phạm Văn Đồng đã ký cách đây 50 năm xác nhận Hoàng Sa và Trường Xa là của Trung Quốc. Có lẽ sợ đám sinh viên sau khi biểu tình sẽ kéo đến linh địa ủng hộ Thái Hà, nên công an được huy động đến đây đông để tìm cách ngăn chặn”. Mọi ngả đường dẫn đến linh địa Đức Bà lúc này đều có công an canh gác nghiêm ngặt.
Hôm nay đặc biệt có Hội Kèn giáo xứ Cam Châu, giáo phận Thái Bình đến Thái Hà hiệp thông cầu nguyện. Có rất đông các nữ tu Mến Thánh Giá Hà Nội tới cầu nguyện hiệp thông.
Thêm vào đó còn có vị khách qúi đến thăm Thái Hà. Đó là Đức giám mục Jean Legrez thuộc giáo phận Saint Claude bên Pháp đến viếng linh địa Đức Bà thăm hỏi tình hình và cầu nguyện tại đây.
Cho tới ban chiều Chúa Nhật hôm nay đã có tới 7 thánh lễ được tổ chức tại nhà thờ để đáp ứng như cầu của khách hành hương và những người tới kính viếng Đức Mẹ.
Hầu như mọi người đều vào nhà thờ dự lễ rồi lại ra linh địa thăm viếng và cầu nguyện. Có lẽ lượng người hành hương đông quá, nên sau mỗi lễ, mọi người tuy nghi đi ra linh địa, chứ không có những cuộc rước và cầu nguyện chung như mọi khi. Chỉ riêng sau thánh lễ dành cho thiếu nhi, các em xếp hàng ngay ngắn, trật tự tiến ra linh đài dâng hoa và cầu nguyện với Đức Mẹ.
Thư Cha Giám Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam
Lm. Vinhsơn Phạm Trung Thành C.Ss.R.
07:07 14/09/2008
Ai là ''Mẹ Đất'' ở linh địa Thái Hà?
Mai Ân
23:31 14/09/2008
Ai là "Mẹ Đất" ở linh địa Thái Hà?
Nhắc đến “vụ án Thái Hà” mà không nhắc đến “Mẹ Đất” cũng như các mẹ đã có công trong việc giữ đất quả là một thiếu sót vô cùng lớn lao. Các mẹ, các ông, các chị, các anh mỗi người đều góp công, góp của, góp sức để giữ đất cho Thái Hà, nhưng phải nói là sự góp phần của “Mẹ Đất” thật là rất đặc biệt và phi thường.
Mẹ Đất” là một trong những người kiên cường “giữ đất” tại Linh Địa Đức Bà Thái Hà và tên thật của Mẹ là Đất nên cứ đến Linh Địa hỏi thăm “Mẹ Đất” thì mọi người sẽ chỉ ngay “Mẹ Đất” là ai.
“Mẹ Đất” là một cụ già trông rất đơn sơ, chất phác, nhỏ bé, lại hom hem gầy yếu! Bà cụ năm nay ngoài tám chục tuổi. Dầu vất vả dầy sương giãi nắng, nhưng cụ bà luôn luôn nở nụ cười móm mém của cụ nhiều hơn là nghe cụ nói. Nhìn bề ngoài có vẻ ốm yếu đấy nhưng bên trong “Mẹ Đất” là một cụ già chịu thương, chịu khó cương quyết và sẵn sàng đổ máu đào cho chính nghĩa, cho công lý trong vụ đòi đất của giáo xứ Thái Hà.
“Mẹ Đất” lại hết sức khiêm tốn trong công việc nhỏ nhoi giữ Linh Địa Đức Bà của mình. Chưa bao giờ “Mẹ Đất” nói về những công trạng của mình cả. Nhưng không ai có thể phủ nhận được sự hy sinh vô cùng to lớn của Mẹ.
“Lô-cốt” của “Mẹ Đất” cũng như của các bà giữ đất Linh Địa Đức Bà áng ngữ ngay con đường vào Linh Địa nên những ai cố tình muốn diệt “Mẹ Đất” thì cũng không mấy là khó khăn.
Quê nhà tận Thạch Bích - cách Thái Hà non chục cây số - vậy mà lại bén duyên với Thái Hà đã lâu rồi. Chính trong cơn hoạn nạn, khốn khó bảo vệ chân lý, công bằng thì cái duyên giữa Thái Hà với “Mẹ Đất” và giữa “Mẹ Đất” với Thái Hà lại càng gắn bó keo sơn hơn. Tính ra hơn 9 tháng, từ cái ngày “vụ án” đất đai Thái Hà xảy ra đến nay “Mẹ Đất” chuyển hẳn lên "bám trụ" với Thái Hà. “Mẹ Đất” là người chứng kiến bao thăng trầm lịch sử của “vụ án” Thái Hà.
Mẹ đã ôm ấp Linh Địa Đức Bà trong lòng Mẹ những ngày buồn bã của cái Tết Nguyên Đán cho đến những cơn lạnh rét buốt lịch sử vừa qua và vẫn kiên cường cho đến giây phút hiện tại. Cách riêng, sự kiện lịch sử Đức Bà vào linh địa thế nào “Mẹ Đất” là người diễm phúc được “nhìn thấy” một cách tỏ tường hơn ai hết. Nghe Mẹ kể lại thôi tôi cảm thấy được “Mẹ Đất” quả là một con người tuyệt vời. Thật không quá lời khi nhiều người ca ngợi Mẹ là một người phi thường.
Hỏi thăm thì được biết trước khi nghỉ hưu “Mẹ Đất” làm ở công ty Vệ sinh môi trường. Có lẽ thâm niên quá lâu năm nên giờ lương hưu của mẹ cũng dư sống để Mẹ lo việc nhà Chúa. Người thân quen vẫn trêu “Mẹ Đất” là: “U ăn lương Nhà Nước mà làm việc cho Nhà Chúa!”. Mẹ chỉ nhoẻn miệng cười khi mọi người trêu Mẹ chứ Mẹ chẳng hề phân trần điều gì cả.
Thật ra mà nói thì “Mẹ Đất” là một trong những “nghi can nặng ký” trong “vụ án Thái Hà”. Mẹ đã bị hạch lên hạch xuống quá nhiều lần. Tưởng chừng Mẹ chịu thua trước những khó khăn, gian khổ, hoạch hoẹ, hăm doạ và đàn áp nhưng Mẹ vẫn trung kiên theo Chúa đến cùng dù cho phải tù tội.
Những ngày đầu tiên khó khăn gian khổ “Mẹ Đất” phải nằm trên những vòng kẽm gai của Linh Địa Đức Bà, sau này khi dọn dẹp một chút Mẹ được nằm trên cái vạc giường gọi là chiếc giường êm ái của mẹ. Những đêm đầu canh gác Linh Địa Đức Bà, “Mẹ Đất” bị bắt đóng phạt 80.000 đồng vì tội “cư trú bất hợp pháp”. Vừa nghe tin Mẹ bị đóng phạt được tung lên mạng internet thì có một ân nhân gửi ngay cho Mẹ 50 USD để dành đóng phạt cho những lần sau nếu cứ tái phạm với cái tội danh “cư trú bất hợp pháp” !
Các anh điều tra đến hỏi Mẹ bao nhiêu tuổi, Mẹ bảo: không nhớ !
Các anh hỏi Mẹ nhà Mẹ ở đâu, Mẹ bảo: không nhớ !
Các anh hỏi Mẹ chứng minh nhân dân, Mẹ bảo: mất rồi !
Các anh bảo Mẹ đọc biên bản vi phạm, Mẹ bảo: mắt mờ không thấy !
Các anh bảo Mẹ ký tên vào biên bản vi phạm, Mẹ bảo: không biết chữ !
Các anh bảo Mẹ lên Kho bạc nhà nước để đóng phạt, Mẹ bảo: không biết đường !
Các anh bảo Mẹ là ai xui khiến Mẹ giữ đất Đức Bà, Mẹ bảo: Đức Bà chứ ai !
Các anh tìm đủ mọi cách để tra vấn “Mẹ Đất” đủ thứ đủ điều nhưng không thể hỏi thêm được điều gì khi Mẹ nói: không nghe – không thấy – không biết.
Mẹ cũng đã được nhiều lần dụ ngon dụ ngọt, đe doạ của những anh có trách nhiệm bảo vệ hiện trường nhưng Mẹ cương quyết không bao giờ nghe theo hay hoảng sợ. Mẹ còn bảo các anh ấy là nếu thích thì cứ bắt Mẹ cho vào tù vì Mẹ thích vào ăn cơm tù. Thế nhưng, với một cụ già vô tội thì chẳng ai có thể kết án “Mẹ Đất” được.
Bất chấp mọi hiểm nguy, bất chấp mọi gian khó, bất chấp mọi lời nguyền rủa, bất chấp mọi sự đe doạ “Mẹ Đất” vẫn là “Mẹ Đất” ở Linh địa Thái Hà. Mẹ còn “bật mí” rằng nếu có phải tử vì đạo thì Mẹ cũng sẽ sẵn sàng bất cứ lúc nào và bất cứ giờ nào nếu Chúa muốn.
“Vụ án Thái Hà” đến một ngày nào đó sẽ đến phần kết, “vụ án Thái Hà” đến một ngày nào đó cũng sẽ lui vào dĩ vãng nhưng hình ảnh một bà “Mẹ Đất” đơn sơ và chân chất sẽ còn mãi trong lòng của cộng đồng dân Chúa Thái Hà, cách riêng trong lòng quý tu sĩ linh mục Dòng Chúa Cứu Thế thân thương.
Một ngày nào đó “Mẹ Đất” cũng sẽ trở về với lòng đất Mẹ nhưng trong lòng tin - cậy - mến, với tất cả những hy sinh, gian khổ mà “Mẹ Đất” chịu ở đời này thì đời sau “Mẹ Đất” sẽ được Thiên Chúa là Cha giàu lòng thương xót và Đức Bà của Phố Đức Bà – Thái Hà ngày xưa mà “Mẹ Đất” đã có công gìn giữ sẽ ôm “Mẹ Đất” vào lòng và cho “Mẹ Đất” vui hưởng triều thiên vĩnh hằng nơi Thiên Quốc. Và nhất là đối với giáo dân Thái Hà, mẹ tấm gương chịu đựng, kiên nhẫn, một người Kitô hữu đích thật, phản ánh trung thực mẫu gương của Mẹ Maria; phục vụ Chúa với tất cả con người, hết tâm hồn, hết trí không, và hết mọi sự mà mẹ có ở đời này. Amen
Nhắc đến “vụ án Thái Hà” mà không nhắc đến “Mẹ Đất” cũng như các mẹ đã có công trong việc giữ đất quả là một thiếu sót vô cùng lớn lao. Các mẹ, các ông, các chị, các anh mỗi người đều góp công, góp của, góp sức để giữ đất cho Thái Hà, nhưng phải nói là sự góp phần của “Mẹ Đất” thật là rất đặc biệt và phi thường.
Bà Đất, đức TGM Kiệt, bà Vy, ĐC Đệ, cha Phụng |
“Mẹ Đất” là một cụ già trông rất đơn sơ, chất phác, nhỏ bé, lại hom hem gầy yếu! Bà cụ năm nay ngoài tám chục tuổi. Dầu vất vả dầy sương giãi nắng, nhưng cụ bà luôn luôn nở nụ cười móm mém của cụ nhiều hơn là nghe cụ nói. Nhìn bề ngoài có vẻ ốm yếu đấy nhưng bên trong “Mẹ Đất” là một cụ già chịu thương, chịu khó cương quyết và sẵn sàng đổ máu đào cho chính nghĩa, cho công lý trong vụ đòi đất của giáo xứ Thái Hà.
“Mẹ Đất” lại hết sức khiêm tốn trong công việc nhỏ nhoi giữ Linh Địa Đức Bà của mình. Chưa bao giờ “Mẹ Đất” nói về những công trạng của mình cả. Nhưng không ai có thể phủ nhận được sự hy sinh vô cùng to lớn của Mẹ.
“Lô-cốt” của “Mẹ Đất” cũng như của các bà giữ đất Linh Địa Đức Bà áng ngữ ngay con đường vào Linh Địa nên những ai cố tình muốn diệt “Mẹ Đất” thì cũng không mấy là khó khăn.
Quê nhà tận Thạch Bích - cách Thái Hà non chục cây số - vậy mà lại bén duyên với Thái Hà đã lâu rồi. Chính trong cơn hoạn nạn, khốn khó bảo vệ chân lý, công bằng thì cái duyên giữa Thái Hà với “Mẹ Đất” và giữa “Mẹ Đất” với Thái Hà lại càng gắn bó keo sơn hơn. Tính ra hơn 9 tháng, từ cái ngày “vụ án” đất đai Thái Hà xảy ra đến nay “Mẹ Đất” chuyển hẳn lên "bám trụ" với Thái Hà. “Mẹ Đất” là người chứng kiến bao thăng trầm lịch sử của “vụ án” Thái Hà.
Mẹ đã ôm ấp Linh Địa Đức Bà trong lòng Mẹ những ngày buồn bã của cái Tết Nguyên Đán cho đến những cơn lạnh rét buốt lịch sử vừa qua và vẫn kiên cường cho đến giây phút hiện tại. Cách riêng, sự kiện lịch sử Đức Bà vào linh địa thế nào “Mẹ Đất” là người diễm phúc được “nhìn thấy” một cách tỏ tường hơn ai hết. Nghe Mẹ kể lại thôi tôi cảm thấy được “Mẹ Đất” quả là một con người tuyệt vời. Thật không quá lời khi nhiều người ca ngợi Mẹ là một người phi thường.
Hỏi thăm thì được biết trước khi nghỉ hưu “Mẹ Đất” làm ở công ty Vệ sinh môi trường. Có lẽ thâm niên quá lâu năm nên giờ lương hưu của mẹ cũng dư sống để Mẹ lo việc nhà Chúa. Người thân quen vẫn trêu “Mẹ Đất” là: “U ăn lương Nhà Nước mà làm việc cho Nhà Chúa!”. Mẹ chỉ nhoẻn miệng cười khi mọi người trêu Mẹ chứ Mẹ chẳng hề phân trần điều gì cả.
Thật ra mà nói thì “Mẹ Đất” là một trong những “nghi can nặng ký” trong “vụ án Thái Hà”. Mẹ đã bị hạch lên hạch xuống quá nhiều lần. Tưởng chừng Mẹ chịu thua trước những khó khăn, gian khổ, hoạch hoẹ, hăm doạ và đàn áp nhưng Mẹ vẫn trung kiên theo Chúa đến cùng dù cho phải tù tội.
Những ngày đầu tiên khó khăn gian khổ “Mẹ Đất” phải nằm trên những vòng kẽm gai của Linh Địa Đức Bà, sau này khi dọn dẹp một chút Mẹ được nằm trên cái vạc giường gọi là chiếc giường êm ái của mẹ. Những đêm đầu canh gác Linh Địa Đức Bà, “Mẹ Đất” bị bắt đóng phạt 80.000 đồng vì tội “cư trú bất hợp pháp”. Vừa nghe tin Mẹ bị đóng phạt được tung lên mạng internet thì có một ân nhân gửi ngay cho Mẹ 50 USD để dành đóng phạt cho những lần sau nếu cứ tái phạm với cái tội danh “cư trú bất hợp pháp” !
Các anh điều tra đến hỏi Mẹ bao nhiêu tuổi, Mẹ bảo: không nhớ !
Các anh hỏi Mẹ nhà Mẹ ở đâu, Mẹ bảo: không nhớ !
Các anh hỏi Mẹ chứng minh nhân dân, Mẹ bảo: mất rồi !
Các anh bảo Mẹ đọc biên bản vi phạm, Mẹ bảo: mắt mờ không thấy !
Các anh bảo Mẹ ký tên vào biên bản vi phạm, Mẹ bảo: không biết chữ !
Các anh bảo Mẹ lên Kho bạc nhà nước để đóng phạt, Mẹ bảo: không biết đường !
Các anh bảo Mẹ là ai xui khiến Mẹ giữ đất Đức Bà, Mẹ bảo: Đức Bà chứ ai !
Các anh tìm đủ mọi cách để tra vấn “Mẹ Đất” đủ thứ đủ điều nhưng không thể hỏi thêm được điều gì khi Mẹ nói: không nghe – không thấy – không biết.
Mẹ cũng đã được nhiều lần dụ ngon dụ ngọt, đe doạ của những anh có trách nhiệm bảo vệ hiện trường nhưng Mẹ cương quyết không bao giờ nghe theo hay hoảng sợ. Mẹ còn bảo các anh ấy là nếu thích thì cứ bắt Mẹ cho vào tù vì Mẹ thích vào ăn cơm tù. Thế nhưng, với một cụ già vô tội thì chẳng ai có thể kết án “Mẹ Đất” được.
Bất chấp mọi hiểm nguy, bất chấp mọi gian khó, bất chấp mọi lời nguyền rủa, bất chấp mọi sự đe doạ “Mẹ Đất” vẫn là “Mẹ Đất” ở Linh địa Thái Hà. Mẹ còn “bật mí” rằng nếu có phải tử vì đạo thì Mẹ cũng sẽ sẵn sàng bất cứ lúc nào và bất cứ giờ nào nếu Chúa muốn.
“Vụ án Thái Hà” đến một ngày nào đó sẽ đến phần kết, “vụ án Thái Hà” đến một ngày nào đó cũng sẽ lui vào dĩ vãng nhưng hình ảnh một bà “Mẹ Đất” đơn sơ và chân chất sẽ còn mãi trong lòng của cộng đồng dân Chúa Thái Hà, cách riêng trong lòng quý tu sĩ linh mục Dòng Chúa Cứu Thế thân thương.
Một ngày nào đó “Mẹ Đất” cũng sẽ trở về với lòng đất Mẹ nhưng trong lòng tin - cậy - mến, với tất cả những hy sinh, gian khổ mà “Mẹ Đất” chịu ở đời này thì đời sau “Mẹ Đất” sẽ được Thiên Chúa là Cha giàu lòng thương xót và Đức Bà của Phố Đức Bà – Thái Hà ngày xưa mà “Mẹ Đất” đã có công gìn giữ sẽ ôm “Mẹ Đất” vào lòng và cho “Mẹ Đất” vui hưởng triều thiên vĩnh hằng nơi Thiên Quốc. Và nhất là đối với giáo dân Thái Hà, mẹ tấm gương chịu đựng, kiên nhẫn, một người Kitô hữu đích thật, phản ánh trung thực mẫu gương của Mẹ Maria; phục vụ Chúa với tất cả con người, hết tâm hồn, hết trí không, và hết mọi sự mà mẹ có ở đời này. Amen
Thông Báo
Ai Tín: Linh Mục J.B. Đỗ Trung Thanh qua đời
Giáo Xứ Tuy Hòa
13:41 14/09/2008
AI TÍN: LINH MỤC J.B. ĐỖ TRUNG THANH QUA ĐỜI
TIỂU SỬ
Cha GIOAN BAOTIXITA ĐỖ TRUNG THANH
Sinh ngày: 02-11-1928
Nguyên quán: thôn Chàng Thôn, xã Trịnh Xá, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.
Cha: Gioan Baotixita Đỗ Viết Kỷ
Mẹ: Anna Lê Thị Nhật
1941 - 1944: Học Tiểu Chủng Viện Tràng Tập Hà Nội.
1944 - 1952: Học Tiểu Chủng Viện Hoàng Nguyên và Pio XII
1952 - 1953: Dạy học ở trường Hoàng Nguyên và giúp xứ Vĩnh Trị.
1953 - 1954: Học Đại Chủng Viện Xuân Bích Hà Nội
1954 - 1959: Học Đại Chủng Viện Xuân Bích Vĩnh Long và Thị Nghè
1959 - 1960: Giúp xứ Quảng Ngãi
09-07-1960: Thụ phong Linh Mục
1961 -1967: Phó xứ Quảng Ngãi đặc trách giáo họ biệt lập Thu Xà
1967 - 2007: Chính xứ giáo xứ Phú Hòa, Quảng Ngãi
2007 – 2008: nghỉ dưỡng tại nhà hưu dưỡng linh mục giáo phận
14-09-2008: Qua đời tại nhà hưu dưỡng linh mục giáo phận lúc 07 giờ 45
CHƯƠNG TRÌNH TẨN LIỆM VÀ AN TÁNG
CHA GIOAN B. ĐỖ TRUNG THANH
Nghi thức tẩn liệm: 09 giờ 00 ngày 15/09/2008
Nghi thức di quan: 04 giờ 45 ngày 16/09/2008
Thánh Lễ an táng:
+ 05 giờ 00 ngày 16/09/2008
+ Tại Nhà Thờ Chính Toà Qui Nhơn
An táng tại: Nghĩa địa các linh mục ở Làng Sông
CỘNG ĐOÀN DÂN CHÚA GIÁO HẠT PHÚ YÊN,
GIÁO XỨ TUY HÒA
THÀNH KÍNH PHÂN ƯU
R.I.P