Ngày 14-09-2017
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Chúa Nhật XXIV Thường niên A
Lm Jude Siciliano OP
14:32 14/09/2017
Huấn ca 27:30-28:7; Tv. 102; Rôma 14: 7-9;Mátthêu 18: 21-35

Trong Kinh Thánh rất dễ tìm những lời khuyên về điều phải làm và không phải làm. Đoạn sách cuối của thánh Phaolô cho biết rõ. Thí dụ: "Anh em là những người đã được Thiên Chúa tuyển lựa nên hiển thánh và yêu thương, vì thế anh em hãy có lòng thương cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền hòa và nhẫn nại. Hãy chịu đựng và tha thứ cho nhau, nếu trong anh em người này có điều gì phải trách móc người kia. Chúa đã tha thứ cho anh em, thì anh em cũng vậy, anh em phải tha thứ cho nhau. Trên hết mọi đức tính, anh em phải có lòng bác ái: đó là mối dây liên kết tuyệt hảo. Ước gì ơn bình an của Đức Kitô điều khiển tâm hồn anh em.... Bởi vậy, anh em hãy hết dạ tri ân" (Cl 13: 11).

Đúng thế, đoạn sách này khuyến khích quý vị thuyết giảng nên nói lên lời hướng dẫn về luân lý dựa trên các đức tính mà thánh Phaolô nêu lên, phải không? Thật thế, người thuyết giảng nên có câu mở đầu quan trọng như "Anh em là những người được Thiên Chúa tuyển lựa ...". Ý nghĩa sâu xa của câu mở đầu ngắn ngủi này để nói lên bao nhiêu đức tính mà chúng ta có thể quên. Nhưng, người thuyết giảng nên thận trọng hãy xem kỹ đoạn sách. Hãy để ý là những điều gì đòi hỏi chúng ta đều mở đầu là "bởi vì anh em là những người được Thiên Chúa tuyển lựa..." Đấy là sự thật phải không? Chúng ta đã cảm nghiệm sự thay đổi hoàn toàn trong chúng ta. Điều gì trước kia phàm nhân không làm được vì tội lỗi và ảnh hưởng vì tội lỗi trên chúng ta, và bây giờ đã được thành tựu. Cũng tin đó nhấn mạnh điều gì đã nói trước kia "hãy tha thứ như Thiên Chúa đã tha thứ cho anh em"

Bài sách này có thể giúp chúng ta, vì bài đọc thứ nhất và thứ ba nhắc đến điều chúng ta phải làm là tha thứ. Hãy nhớ là trong thơ thánh Phaolô cho giáo hữu thành Côlôssê có lời khuyên rất ngắn gọn: "Hãy tha thứ cho nhau như Thiên Chúa đã tha thứ cho anh em". Chúng ta có thể tha thứ vì chúng ta đã được tha thứ. Ơn tha thứ là một ơn Chúa ban nhưng không. Chúng ta không phải làm gì để hưởng ơn đó. Do vậy chúng ta cũng không đòi hỏi người khác nhận được sự tha thứ của chúng ta. Chúng ta không đòi hỏi do chúng ta đã thật lòng được tha thứ. Vì ơn tha thứ chúng ta lãnh nhận giúp chúng ta có thể tha thứ cho người khác. Đây là một ý của Kinh Thánh nói rõ ra sự liên hệ: điều chỉ dẫn đi trước điều phải làm hay không phải làm theo lời chỉ dẫn.

Xin các bạn bỏ qua phần dẫn nhập hơi dài. Nhưng, tôi nghĩ lời dẫn nhập giúp diễn tả bài đọc thứ nhất và bài thứ ba về sự tha thứ. Với tính khôn ngoan, con người đã biết là chúng ta không nên giữ oán hận. Các bậc khôn ngoan lúc trước và bây giờ đều khuyên là nên bỏ qua những điều giận dữ trong sự hiềm thù và oán hờn. Sách Huấn Ca gọi đó là những "điều ghê tởm". Nhưng, hãy chú ý bài sách này bênh vực sự tha thứ, không nói đến sự khôn ngoan của phàm nhân, nhưng nói đến cảm nghiệm của chúng ta về Thiên Chúa. Câu cuối cùng của đoạn sách là điểm chính "...hãy nhớ đến Giao Ước của Đấng Tối Cao, mà không chấp nhận điều lầm lỗi...", đó như là kết luận. Năng lực của tha thứ là đến từ Thiên Chúa, Đấng đã tha thứ cho chúng ta và làm giao ước với chúng ta (đó là điểm chính yếu của sự việc).

Giao ước với Israel mà Huấn Ca nói đến là trọn câu chuyện của lòng thương xót của Thiên Chúa. Thiên Chúa là chủ nhân. Đó không phải là giao ước giữa hai bên bằng nhau, nhưng là một giao ước do Thiên Chúa quyền uy đã tuyển lựa chúng ta và luôn luôn ban cho chúng ta mỗi khi chúng ta xin Ngài. Chúng ta ở trong hoàn cảnh của sự tha thứ này bằng cách "nhớ đến lời Giao Ước". Chúng ta được cam đoan sự tha thứ và Thiên Chúa không phải là một quan tòa không có tình cảm. Chúng ta có thể luôn luôn xin ơn tha thứ và với sự cảm nhận đó mà tha thứ cho kẻ khác. (điều chúng ta đáp lại lời "chỉ dẫn" là tha thứ cho kẻ khác, đó là "điều đòi hỏi"). Bởi kinh nghiệm được tha thứ, chúng ta được năng lực để làm điều này.

Sách Huấn Ca được gọi là sách "tha thứ của giáo hội", và được xử dụng để dạy dỗ tân tòng. Bởi thế, sách đó liên hệ tới Bí tích rửa tội, cam đoan với những người tân tòng là họ sẽ được ơn tha thứ. Sách đó cũng nhấn mạnh là đời sống của người được rửa tội là một đời sống tha thứ cho kẻ khác.

Chúng ta đã được nghe từng đọan văn ngắn của thơ thánh Phaolô gởi cho giáo hữu ở Roma từ lúc bắt đầu mùa hè, và đó là khung cảnh quan trọng của đoạn sách hôm nay. Bởi thế chúng ta có thể muốn đọc lại từ đầu đoạn 14. Trong giáo hội tiên khởi có những cãi vả về loại thực phẩm được xữ dụng, về những ngày lễ phải giữ, và về cách thức sống thế nào là sống đạo đức. Thánh Phaolô không bênh vực ai, và cũng không nghĩ nhiều về những cãi vả đó, nhưng nghĩ nhiều về sự hiệp nhất của cộng đoàn. Phaolô nói, chúng ta có thể nhìn thấy các sự việc một cách khác nhau. Chúng ta nên theo lương tâm của chúng ta, nhưng phải nhớ là chúng ta tất cả đều sống dưới sự cai trị của Thiên Chúa. Chúng ta hiệp nhất với nhau "trong Thiên Chúa", trong quá khứ, hiện tại, và tương lai. Cá nhân không đứng riêng một mình và cùng lúc thuộc về cộng đoàn. Chúng ta có thể nhìn nhận sự việc một cách khác nhau, và đó là điều không sao cả, nếu chúng ta "kính trọng Thiên Chúa". Phần trước trong bài thơ, thánh Phaolô kêu gọi sự chính thật trong ý tưởng và theo lương tâm của mỗi người trong lúc chúng ta cùng sẵn sàng đón nhận tương lai, và đón nhận hoàn cảnh mới.

Trong bài phúc âm hôm nay, khung cảnh cũng quan trọng. Sự lo lắng trong đoạn 18 là về đời sống của cộng đoàn. Đoạn văn mở đầu với câu hỏi của các môn đệ: "Thưa Thầy, ai là người lớn nhất trong Nước Trời?". Các ông muốn biết về địa vị của họ. Câu hỏi đó cũng là điều lo lắng của thế giới ngày nay. Chúa Giêsu liền gọi một em nhỏ đến và bảo các ông và chúng ta hãy xem em nhỏ trước mặt Thiên Chúa. Chúng ta không được đáng có địa vị trước mặt Thiên Chúa. Chúng ta chỉ được hưởng thôi, như em nhỏ dược hưởng tình yêu thương của cha mẹ. Địa vị của chúng ta hôm nay là bởi Thiên Chúa, và được hưởng nhưng không.

Không một ai có địa vị quan trọng trước mặt Thiên Chúa. Không một thành phần nào trong cộng đoàn bị bỏ quên, mặc dù người đó không quan trọng thế nào đi nữa. Con chiên đi lạc (câu 12 & 13), phải được người chăn chiên đi tìm kiếm và đem về trong sự hiệp nhất của cộng đoàn. Tuần vừa rồi, chúng ta nghe là người đi lạc phải được gặp lại và đem về với sự hiệp nhất của cộng đoàn. Hôm nay, một lần nữa, lời chỉ dẫn là tha thứ, nhưng theo thứ tự rõ ràng hơn: trước tiên, người đó được tha thứ (đó là lời "chỉ dẫn"). Một lời bình luận nói rằng, của nợ bằng 167 ngàn năm làm lụng, 7 ngày một tuần. Lời bình luận khác nói bằng 10 triệu đô la. Nhưng chủ điểm là người tôi tớ không bao giờ có thể lấy công trả nợ, mặc dù người đó xin tha nợ. Dù vậy, con nợ đã được tha không dựa vào việc người tôi tớ đáng được hay không, nhưng dựa vào lòng rộng lượng của chủ nhân.

Nếu người tôi tớ nhận được sự thật xãy ra thì người đó đã được thay đỗi. Thật ra thì người tôi tớ được sống một đời sống mới: mà đáng lý anh ta vào tù, nhưng lại được tự do. Người đó không tự làm gì cho mình được tự do. Ngay cả lời anh ta van xin cũng không làm gì cho anh ta được sự tha thứ. Chủ nhân hoàn toàn có quyền giao cho người ta bán anh ta hay bỏ anh ta vào tù. Nhưng vì người tôi tớ đó không tha thứ cho con nợ ít hơn là anh mắc nợ người khác, nên cử chỉ của anh ta chứng tỏ anh ta không hề cảm thông, thay đổi bởi sự tha thứ của chủ nhân mà anh ta đã hưởng. Anh ta không hề biết ơn sự gì đã xãy ra cho anh ta và anh ta không đáp lại, như thế nghĩa là anh ta không làm điều cần có nơi anh ta. Câu cuối cùng của đoạn văn là một lời nhấn mạnh về chủ điểm.

Suy ngẫm về điều Thiên Chúa đã làm cho chúng ta, có thể giúp chúng ta quên của nợ người khác đang mắc phải với chúng ta. Chúng ta đã được thay đổi bởi sự tha thứ sẵn sàng cho chúng ta và sự tha thứ đó có thể giúp chúng ta tiếp tục xin ơn và tha thứ cho người khác. Đó là điểm chúng ta cần suy ngẫm: kinh nghiệm gì chúng ta đã có khi chúng ta lãnh nhận điều gì chúng ta không đáng được với ơn trao ban nhưng khồng? Có ai đã làm điều tốt cho chúng ta mà chúng ta không đáng được hay không cần van xin không? Những kinh nghiệm ấy đã làm gì cho chúng ta? Chúng ta có thay đổi bởi những kinh nghiệm đó không? Chúng ta có thay đổi một cách nào không vì những điều chúng ta lãnh nhận? Những kinh nghiệm đó có thể giúp chúng ta thấy sâu hơn về những ơn huệ mà người tôi tớ không đáng được như trong phúc âm. Thật đáng tiếc là anh ta không để được sự tha thứ vào lòng để thay đổi bản than và làm cho anh tha thứ cho bạn bè tôi tớ của anh.

Nói một cách đơn giản hơn là: Thiên Chúa hành động với chúng ta trước hết là ban ơn sũng. Chúng ta không thể làm gì về ơn tha thứ những bất công đối với chúng ta cho đến khi chúng ta lãnh nhận ơn sũng của Ngài một cách nhưng không và hoàn hão. Chúng ta biết là chúng ta nên khôn ngoan không oán hận. Có biết bao nhiêu thí dụ về một cử chỉ không biết tha thứ có thể làm hại đến đời sống chúng ta. Một linh mục bạn của tôi nói về một bà 75 tuối mà ngài thăm trong bệnh viện đang bị bệnh ung thư. Cách đó 30 năm, chồng bà ly dị bà. Bà ta oán hận mãi cho đến ngày hôm nay. Vì bà bị ám ảnh bởi sự kiện đó, bà ta không bao giờ quên hận thù. Và điều đó đã tạo ảnh hưởng xấu trên con và các cháu. Bà ta thù hận người chồng nên bà ta cũng bị ràng buộc bởi sự căm thù. Mãnh lực của oán thù có ảnh hưởng trên sự sống của bà, làm bà ta không hạnh phúc với gia đình và bạn bè và các ơn huệ trao ban hằng ngày.

Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP


24th Sunday in Ordinary Time (A)
Sirach 27: 30-28:7; Psalm 103; Romans 14: 7-9; Matthew 18: 21-35

It isn’t hard to find biblical passages that give lists, sometimes long lists, of "do’s and don’ts." The closing passages of Pauline epistles come to mind. For example: "Because you are God’s chosen ones, holy and beloved, clothe yourselves with heartfelt mercy, with kindness, humility, meekness and patience; forgive whatever grievances you have against one another. Forgive as the Lord has forgiven you. Over all these virtues put on love...Christ’s peace must reign in your hearts... dedicate yourselves to thankfulness..." (Colossians 3: 11ff). See what I mean?

Doesn’t this passage seem to urge the preacher to give a moral teaching based on one of the virtues Paul lists? It does, if the preacher happens to skip over the crucial opening phrase, "Because you are God’s chosen ones...." The significance of such a small phrase at the head of a much longer list might be missed. But the preacher needs to be cautious. Look more closely at the text. Notice that whatever is asked of us, is asked, "Because you are God’s chosen one...." There it is. We have experienced the transformation that comes from being "God’s chosen ones." That experience has completely transformed us. What was formerly humanly impossible, because of sin and its effects on us, now is very possible. The same message is reinforced by what he says further on, "Forgive AS the Lord has forgiven you."

The above might help us because the first and third readings address something we must do – forgive. Recall how succinctly and clearly stated it is in Colossians, "Forgive AS the Lord has forgiven you." We can forgive because we have first known forgiveness. Forgiveness came as a free gift; we didn’t have to work for it. Nor should we require others to earn it from us. Not if we have truly known forgiveness, for the forgiveness we have received, enables us to freely forgive others. Here is a biblical principle that spells out the proper sequence: "The indicative" (i.e. the statement of the reality, the given fact) precedes "the imperative" (i.e. the do’s and don’t’s that flow from the "indicative").

Excuse this long introduction, but I think it helps set up our interpretation of today’s first and third readings about forgiveness. Human wisdom already knows that we are not to harbor grievances: the sages of the past and present have recommended the wisdom of renouncing the evils of resentment and anger. Sirach calls them, "hateful things." But notice, this reading, in its argument to forgive, does not appeal to human wisdom, but to our experience of God. The last line of the passage is the clue, "...remember the Most High’s covenant, and overlook faults." That seems to sum it up. The reason and the power to forgive comes from what God has done first for us – established a covenant with us. (That’s the "indicative" the statement of the fact).

The Covenant with Israel the author is alluding to, is entirely a story of God's mercy. God takes the initiative. It is not even a contract between equals, but one made by a powerful God who elected us and constantly forgives us when we ask. We keep ourselves in the arena of this forgiveness by "remembering the Covenant." We are assured of mercy, and that God is not an unfeeling judge. We can always ask for forgiveness and knowing this, we forgive others. (The response we make to the "indicative" – to forgive others – that’s the "imperative.") We are empowered from our own experience of forgiveness to do this.

Sirach was called the "Liber Ecclesiastics," the Church Book, and was used for instruction of catechumens. So, it was associated with Baptism, assuring those to be baptized that they would be forgiven. It also emphasizes that the life of the baptized is to be a life of forgiveness for others.

We have been a long time in Romans, a little bit each week since the beginning of summer. The context is important for today’s passage, so you might want to look at the beginning of Chapter 14. There had been arguments in the early church about what kind of foods one was allowed to eat; what holy days to observe; what was the appropriate way to be religious? Paul doesn't take sides, he is less concerned about the arguments, as he is about the unity of the community. He says we can see things differently, we should follow our consciences, but must remember that we are all under the dominion of the Lord. We stand in solidarity with others, "in the Lord"; past, present and future. The individual cannot stand in hard individuality and be apart from the community. We may see things differently, and that is ok, if we "honor the Lord." Earlier in the epistle Paul called for genuine conviction and following one's conscience, while staying open to God's future; open to new situations.

In today’s gospel, once again context is important. The concern of chapter 18 has been the life of the community. The chapter began with the disciples’ question, "Who is of greatest importance in the reign of God?" They want to know about status, about ranking. It’s a question that concerns most of our world as well. Jesus places a child before them and invites them and us to see ourselves as children before God. We haven’t earned favor and status from God, we are given it – the way little ones receive love from their parents. The status we have, comes from God – free of charge.

No one is insignificant before God. No member of the community is to be overlooked, no matter how unimportant he or she seems. The scattered sheep (vv. 12-13) are to be sought out and returned to the fold. Last week we heard that the erring member is to be approached and brought back to union with the community. Again today, the command is to forgive, but the order or dynamic is clearer. First, the person is forgiven (the "indicative."). One commentary says the debt was the equivalent to 167,000 years of labor, seven days a week. Another says, $10 million dollars. The point is that the servant could never have worked it off and had no way to pay it back, despite his pleas. Nevertheless, the debt was forgiven – not based on any merit or promise of the servant, just the generosity of the Master.

If the servant had realized, really taken in what had happened, he would have had to be changed by it. After all, he is living a whole new life; instead of being in prison, he is free. He could do nothing on his own to get free. Even his entreaties don't "earn" him forgiveness, the Master was perfectly in his rights to hand him over to be sold and imprisoned. But since he did not forgive the petty debt of another, his actions show he was never really touched, or changed, by the forgiveness he received. He never appreciated what happened to him and so he never responded in kind – he never did the "imperative." The closing lines of the passage are an extra strong thrust to make the point.

Reflecting on what God has done for us, might also free us from the debts we hold against others. Being changed by the forgiveness always available to us can renew us and enable us to forgive. Some areas of reflection: What experience have we had when we got something we didn’t earn, absolutely free? Has anyone ever done a good for us we didn't deserve, didn't even ask for? What did those experiences do for us? Were we changed by them? Were we somehow different because of what we received? Those experiences might give us some insight to the unmerited gift offered the servant in the gospel. Too bad he didn’t let the forgiveness enter and change his heart to make him forgiving towards his fellow servant.

To put it simply – God makes the first move towards us – grace. We can’t do a thing about forgiving injustices against us until we have received the gift, unwrapped it and luxuriated in it. We know that it is wise not to harbor grievances. There are numerous examples of how a lack of forgiveness can eat away at our lives. A priest friend tells of a 75 year old woman he visited in a hospital who is battling cancer. Thirty years ago her husband divorced her and she has harbored resentment and anger ever since. Because she has been obsessed by this past wrong and has not been able to let it go, it has affected her relationship with her children and grandchildren. She has held him bound, but she has also been held bound. The power she thought she had over him, by not forgiving, has stolen her life, robbed her of the deeper appreciation of family, friends and life’s daily gifts.

 
Hãy Sẵn Sàng Tha Thứ Để Được Chúa Thứ Tha
Lm. Đan Vinh
20:46 14/09/2017
Hãy Sẵn Sàng Tha Thứ Để Được Chúa Thứ Tha

I. HỌC LỜI CHÚA

1. TIN MỪNG: Mt 18,21-35

(21) Bấy giờ, ông Phê-rô đến gần Đức Giê-su mà hỏi rằng: “Thưa Thầy, nếu anh em con cứ xúc phạm đến con, thì con phải tha đến mấy lần ? Có phải bảy lần không ? (22) Đức Giê-su đáp: “Thầy không bảo là đến bảy lần, nhưng là đến bảy mươi lần bảy”. (23) Vì thế, Nước Trời cũng giống như chuyện một ông vua kia muốn đòi các đầy tớ của mình thanh toán sổ sách. (24) Khi nhà vua vừa bắt đầu, thì người ta dẫn đến một kẻ mắc nợ vua mười ngàn nén vàng. (25) Y không có gì để trả, nên tôn chủ ra lệnh bán y cùng tất cả vợ con, tài sản mà trả nợ. (26) Bấy giờ, tên đầy tớ ấy sấp mình xuống bái lạy: “Thưa Ngài, xin rộng lòng hoãn lại cho tôi, tôi sẽ lo trả hết”. (27) Tôn chủ của tên đầy tớ liền chạnh lòng thương, cho y về và tha luôn món nợ. (28) Nhưng vừa ra đến ngoài, tên đầy tớ ấy gặp một người đồng bạn, mắc nợ y một trăm quan tiền. Y liền túm lấy, bóp cổ mà bảo: “Trả nợ cho tao !”. (29) Bấy giờ, người đồng bạn sấp mình xuống năn nỉ: “Thưa anh, xin rộng lòng hoãn lại cho tôi, tôi sẽ lo trả anh”. (30) Nhưng y không chịu, cứ tống anh ta vào ngục cho đến khi trả xong nợ. (31)Thấy sự việc xảy ra như vậy, các đồng bạn của y buồn lắm, mới đi trình bày với tôn chủ đầu đuôi câu chuyện. (32) Bấy giờ, tôn chủ cho đòi y đến vào bảo: “Tên đầy tớ độc ác kia. Ta đã tha hết số nợ ấy cho ngươi, vì ngươi đã van xin Ta, (33) thì đến lượt ngươi, ngươi không phải thương xót đồng bạn, như chính ta đã thương xót ngươi sao ?” (34) Rồi tôn chủ nổi cơn thịnh nộ, trao y cho lính hành hạ, cho đến ngày y trả hết nợ cho ông. (35) Ấy vậy, Cha của Thầy ở trên trời cũng sẽ đối xử với anh em như thế, nếu mỗi người trong anh em không hết lòng tha thứ cho anh em mình”.

2. Ý CHÍNH:

Trong Tin Mừng hôm nay Đức Giê-su không chấp nhận giới hạn tha thứ bẩy lần do Phê-rô đề nghị, nhưng Người đòi môn đệ phải tha bảy mươi lần bảy, nghĩa là phải tha luôn luôn cho anh em mình. Qua dụ ngôn này, Đức Giê-su dạy các môn đệ phải sẵn lòng tha thứ những tội nợ của anh em mình vì ba lý do như sau: Một là vì ta đã được Thiên Chúa tha thứ vô điều kiện. Hai là vì số nợ của anh em đối với ta chẳng là gì so với số nợ ta mắc đối với Thiên Chúa. Ba là nếu ta đòi anh em tính sổ sòng phẳng thế nào, thì ta cũng sẽ bị Thiên Chúa tính sổ nợ sòng phẳng như vậy.

3. CHÚ THÍCH:

- C 21-22: + Ông Phê-rô đến gần Đức Giê-su mà hỏi…: Phê-rô muốn biết phải xử trí thế nào đối với những kẻ đã xúc phạm đến mình ? + Con phải tha đến mấy lần ? Có phải bảy lần không ?: Các Ráp-bi Do thái xưa dạy "quá tam ba bận" nghĩa là tha tối đa 3 lần. Tông đồ Phê-rô thì đưa ra số 7 lần là một con số hoàn hảo. Nhưng Đức Giê-su còn đòi các môn đệ phải đi xa hơn nhiều. + Thầy không bảo là đến bảy lần, nhưng là đến bảy mươi lần bảy: Có chỗ ghi là bảy mươi bảy lần bảy. Ông La-méc xưa đã đòi vợ con phải trả thù cho ông: “Ca-in sẽ được báo thù gấp bảy, còn La-méc thì gấp bảy mươi bảy” (x. St 4,24). Ở đây, thay vì đòi báo thù, Đức Giê-su lại đòi môn đệ phải tha thứ bảy mươi lần bảy, nghĩa là: Phải tha luôn luôn, không giới hạn số lần và phải tha vô điều kiện. Lý do để tha không phải do kẻ có lỗi đã biết ăn năn sám hối, cũng chẳng phải vì kẻ bị xúc phạm muốn tỏ ra sự quảng đại của mình, nhưng chỉ vì Thiên Chúa đã đối xử cách quảng đại và bao dung đối với mọi con nợ của mình.

- C 23-25: + Ông vua kia: Trong Kinh Thánh, vua thường ám chỉ Thiên Chúa, Đấng có quyền tối thượng trên mọi phàm nhân, là vị thẩm phán tối cao và có quyền ra án lệnh cuối cùng. + Đòi các đầy tớ của mình thanh toán sổ sách: Ở đây là tính sổ theo phép công bình. + Các đầy tớ: Trong Thánh Kinh, đầy tớ vừa ám chỉ thuộc hạ hay nô lệ mà cũng ám chỉ bề tôi hay cận thần của nhà vua, là những người có đầy thế lực (x. 1 Sm 8,14; 2 V 5,6). + Một kẻ mắc nợ vua mười ngàn nén vàng: Mỗi nén vàng thời đó giá sáu ngàn quan tiền, tương đương với sáu ngàn ngày công. Mười ngàn nén vàng tương đương với 60.000.000 (sáu mươi triệu) quan tiền + Y không có gì để trả: Không trả được vì món nợ quá lớn. Cũng vậy, tội lỗi của con người phạm đến Thiên Chúa nặng nề vô cùng, không bao giờ người ta có thể trả hết được. + Chủ ra lệnh bán y cùng tất cả vợ con, tài sản mà trả nợ: Trong Kinh Thánh có những trường hợp người mắc nợ không trả được món nợ, nên đã bị chủ bắt con cái người ấy phải làm nô lệ để trừ nợ (x. 2 V 4,1). Ở đây cho thấy cả vợ con cũng phải liên đới chịu trách nhiệm trong việc trả nợ. Như vậy tội lỗi gây ra hậu quả nghiêm trọng không những đối với người phạm tội, mà còn đối với cả những người thân trong gia đình nữa.

- C 26-27: + Sấp mình xuống bái lạy: Người đầy tớ biểu lộ thái độ khiêm nhường luỵ phục bằng việc sấp mình xuống trước tôn chủ mà bái lạy. + Xin rộng lòng hoãn lại cho tôi, tôi sẽ lo trả hết: Anh ta không dám xin tôn chủ tha nợ, vì anh biết số nợ kia quá lớn, và anh không đáng được tha món nợ ấy. Anh chỉ dám xin thêm thời gian để lo thu xếp trả nợ. Cũng giống như đứa con hoang đàng thấy mình không còn đáng được Cha tiếp nhận làm con giống như trước đó, mà chỉ dám xin cha cho anh được làm công cho cha để đền tội mà thôi (x. Lc 15,19). + Tôn chủ của tên đầy tớ liền chạnh lòng thương, cho y về và tha luôn món nợ: Cho dù món nợ quá lớn, nhưng thấy người đầy tớ có thái độ khiêm nhường xin được khất nợ, thì tôn chủ đã động lòng thương. Ông không những cho khất mà còn sẵn sàng tha hết số nợ lớn lao cho anh ta. Cũng vậy, dù tội chúng ta phạm đến Chúa nặng đến đâu đi nữa, nhưng nếu ta ăn năn và quyết tâm chừa cải, thì Thiên Chúa cũng sẽ tha thứ cho ta tất cả, và còn ban thêm nhiều ơn hơn cả những điều ta dám cầu xin Người.

- C 28-30: + một người đồng bạn, mắc nợ y một trăm quan tiền: Người bạn này chỉ mắc nợ y một trăm quan tiền, tương đương với một trăm ngày công lao động. Ở đây so sánh hai món nợ chênh lệch nhau quá nhiều nhằm diễn tả tội lỗi chúng ta xúc phạm đến Thiên Chúa thật quá nặng nề, nếu so với tội anh em phạm đến ta. Vì Thiên Chúa thánh thiện và uy quyền vô cùng, nên tội ta dù nhỏ bé, cũng trở nên nặng hơn nhiều lần. Giống như khi ta dùng một lời nào đó để chửi bạn bè nặng một, nhưng nếu ta cũng dùng lời đó để chửi cha mẹ hay người bề trên thì sẽ thành nặng hơn gấp mười. + Y túm lấy, bóp cổ mà bảo: “Trả nợ cho tao !”: Câu chuyện này diễn tả thái độ khắc nghiệt của tên đầy tớ đối với một người bạn là con nợ của hắn ta. Thái độ này tương phản với thái độ bao dung độ lượng của tôn chủ đối với anh ta. + Thưa anh, xin rộng lòng hoãn lại cho tôi, tôi sẽ lo trả anh: Thái độ và lời năn nỉ của người đồng bạn cũng giống như thái độ và lời cầu xin của tên đầy tớ đối với tôn chủ trước đó. Cả hai con nợ đều không dám xin tha nợ, mà chỉ xin khất một kỳ hạn. Đức Giê-su cố ý trình bày sự tương đồng giữa thái độ của hai con nợ, để làm nổi bật sự tương phản, một bên là lòng quảng đại bao dung của Thiên Chúa tha nợ vô điều kiện, và bên kia là sự hà khắc độc ác của phàm nhân chúng ta đòi xử lý tới cùng. + Nhưng y không chịu, cứ tống anh ta vào ngục cho đến khi trả xong nợ: Khi bắt con nợ vào ngục, chủ nợ cưỡng bức lao động để trừ dần số nợ, hoặc để người này phải nhờ thân nhân bán đồ đạc nhà cửa, hay đi vay mượn để lấy tiền trả nợ. Ở đây cho thấy lòng dạ tên đầy tớ này thật hẹp hòi và thiếu lòng khoan dung độ lượng.

- C 31-33: + Các đồng bạn của y buồn lắm, mới đi trình bày với tôn chủ: Họ bất mãn trước cách cư xử vô nhân đạo và độc ác của tên đầy tớ với bạn hắn ta. Thái độ ấy trái với lòng quảng đại bao dung mà hắn đã nhận được từ nơi tôn chủ. Vì thế những người này đã đi tố cáo hành động bất nhân của hắn để yêu cầu tôn chủ xử lý hắn. + Tên đầy tớ độc ác kia: Tôn chủ la rầy sự độc ác mà hắn đã xử với con nợ của hắn, trái với lòng khoan dung của ông đối với hắn. + Ngươi không phải thương xót đồng bạn, như chính ta đã thương xót ngươi sao ?: Tôn chủ đã hạch tên đầy tớ về thái độ thất nhân ác đức đối với đồng bạn của hắn. Trong kinh Lạy Cha, Đức Giê-su cũng dạy các môn đệ phải tha thứ tội nợ cho anh em để xứng đáng được Thiên Chúa tha thứ tội nợ cho mình.

- C 34-35: + Tôn chủ nổi cơn thịnh nộ: Việc tên đầy tớ không chịu tha thứ cho đồng bạn khiến hắn đã bị tôn chủ nổi giận. Ông đã xử lý với hắn theo phép công bình là giam hắn vào ngục tối cho đến khi trả hết số nợ, đúng như hắn đã xử lý với người bạn là con nợ của hắn trước đó. + Cha của Thầy ở trên trời cũng sẽ đối xử với anh em như thế: Lời kết luận nhằm áp dụng cụ thể bài học: Nếu các môn đệ muốn được Thiên Chúa đối xử khoan dung tha thứ tội lỗi cho mình, thì cũng phải sẵn sàng tha thứ những lỗi lầm cho anh em.

4. CÂU HỎI:

1) Phân biệt về số lần đòi báo thù của ông La-merk thời các Tổ phụ, lời dạy về số lần tha thứ của các rab-bi Do thái, lời đề nghị về số lần tha thứ cho anh em của Tông đồ Phê-rô và lới dạy về số lần phải tha thứ của Chúa Giê-su khác nhau thế nào ? 2) Trong dụ ngôn về hai con nợ, kẻ mắc nợ mười ngàn nén vàng đã cư xử thế nào đối với con nợ chỉ mắc nợ anh ta có một trăm quan tiền ?

II. SỐNG LỜI CHÚA

1. LỜI CHÚA: “Ấy vậy, Cha của Thầy ở trên trời cũng sẽ đối xử với anh em như thế, nếu mỗi người trong anh em không hết lòng tha thứ cho anh em mình” (Mt 18, 35).

2. CÂU CHUYỆN:

1) NGƯỜI HÀNH KHẤT CÓ LÒNG KHOAN DUNG THA THỨ :

Văn hào Nga LÊ-ÔNG TÔN-TOI (Léon Tolstoi) có kể một câu chuyện ngụ ngôn như sau:

Có một lão hành khất kia đứng trước cửa nhà của một người phú hộ để xin bố thí. Nhưng thay vì bố thí cho kẻ nghèo, người phú hộ kia lại nhặt một hòn đá ném vào lão ăn mày để xua đuổi đi. Bị hòn đá ném trúng vào mặt, máu chảy đầm đìa, lão hành khất tức giận lắm, nhưng không làm gì được. Sau khi băng tạm vết thương, lão ta đã nhặt lấy cục đá ném mình cho vào bị, rồi tự nhủ: “Ta sẽ mang theo hòn đá này cho đến ngày mi bị sa cơ thất thế. Bấy giờ ta sẽ dùng chính nó để ném trả vào mặt mi”. Nhiều năm sau, lời chúc dữ của lão hành khất đã thành sự thật. Vì biển lận công quỹ, nên người phú hộ đã bị bắt và còn bị tịch biên toàn bộ tài sản. Trong lúc lính đến vây bắt ông ta, thì lão hành khất kia cũng có mặt ở đó. Lòng căm hận ngày xưa giờ đây lại có dịp bùng phát trở lại. Lão ta cứ bám theo đám người áp tải kia, tay nắm chắc hòn đá năm xưa để chờ cơ hội ném tên phú hộ rửa hận. Nhưng đến khi nhìn thấy gương mặt tiều tụy hốc hác của người này, thì một sự thương cảm lại nổi lên trong lòng lão. Lão tự nhủ: “Bây giờ thì tên phú hộ này cũng chỉ là một kẻ khố rách áo ôm còn khổ hơn ta. Hắn vừa mất hết tài sản, lại còn bị cùm trong ngục tối không biết đến khi nào. Như vậy là ông Trời đã trả báo điều dữ xưa hắn đã làm cho ta rồi. Vậy ta cần chi phải báo oán nữa?”. Nghĩ thế rồi, lão hành khất buông tay ra cho hòn đá rơi xuống đất và bỏ đi nơi khác.

2) XÂY DỰNG MỘT TÌNH YÊU ĐẠI ĐỒNG :

Trong cuốn tiểu thuyết “MẶT TRẬN PHÍA TÂY VẪN YÊN TĨNH” (All quite on the Western), tác giả đã thuật lại câu chuyện cảm động về hai người lính Đức và Pháp như sau:

“Lúc đó cuộc chiến đang diễn ra rất ác liệt giữa quân đội hai nước Đức và Pháp. Một chú lính Đức còn trẻ đang nằm sát dưới một cái hố để tránh đạn pháo. Bỗng nhiên chú ta thấy một người lính Pháp cũng nhảy vào trong hố để tránh đạn đang nổ ầm ầm chung quanh. Trước khi người lính Pháp nhận ra kẻ thù, thì chú lính Đức kia đã đâm anh ta một nhát trúng bụng, khiến anh ta ngã ra bất tỉnh. Bấy giờ chú lính Đức kia chăm chú vào cặp mắt thất thần của kẻ thù. Chú ta thấy người này do máu ra nhiều nên đang há miệng thở hắt ra rất gấp. Môi anh ta bị khô như sắp nứt nẻ. Chú lính Đức liền động lòng trắc ẩn, chú ta lấy ra bình nước đang đeo bên mình cho kẻ thù sắp chết kia uống. Sau khi uống xong mấy ngụm nước thì người lính Pháp tắt thở. Cái chết của anh ta khiến chú lính Đức đột nhiên cảm thấy hối hận vì đã giết chết anh ta. Đây là lần đầu tiên chú nhúng tay vào máu. Chú ta tò mò muốn biết tên của kẻ kia. Khi lần túi quần người chết, chú ta lôi ra một chiếc ví da, trong đó có gắn hình người phụ nữ khá đẹp đang bế một bé gái khoảng ba bốn tuổi, mà chú ta đoán là vợ con của người lính Pháp này. Chú ta chợt nhận ra anh ta không phải là kẻ thù của chú, nhưng là một người chồng và một người cha, là một người cũng biết yêu và muốn được yêu, giống như chú vậy. Chú liền lấy ra một quyển sổ tay để ghi địa chỉ của người chết, và giữ lại tấm hình kia, mà chú định viết thư cho vợ con anh ta để bày tỏ lòng hối tiếc, đồng thời xin lỗi vợ con của người bị chú giết chết”.

Chính nhờ biết thay đổi cách nhìn, mà chú lính Đức đã nhận ra người lính Pháp không phải là kẻ thù, nhưng là một người anh em giống như chú, một người chồng và người cha đang mong sớm chấm dứt chiến tranh để được trở về sống hạnh phúc bên vợ con.

3) SẴN SÀNG THA CHO KẺ THÙ GHÉT GIẾT HẠI MÌNH :

Cha KÍT-XI-ĂNG XÉC-GHÊ (Christian de Chergé) và 6 tu sĩ đã được bề trên phái đi truyền giáo tại một nước Hồi giáo xa xôi. Các nhà lãnh đạo tôn giáo ở đây đã làm đủ cách để hạ uy tín và trục xuất các ngài. Nhưng các tu sĩ không nao núng và vẫn kiên trì với ơn gọi thừa sai. Cuối cùng các người lãnh đạo quyết định giết các ngài. Khi được mật báo mình sắp bị giết, cha Xéc-ghê đã viết một bức thư để sẵn trong túi áo. Ngài viết để gửi cho những kẻ thù ghét đang kéo đến giết hại mình. Nội dung bức thư có đoạn viết như sau: “Và cả bạn nữa, một người bạn giây phút cuối cùng cuộc đời tôi. Bạn đã không hiểu biết việc bạn đang làm. Tôi cầu xin Chúa cho hai chúng ta đều là những kẻ trộm lành. Chúng ta hy vọng sẽ được gặp nhau trên quê trời. Nơi đó chúng ta sẽ được ở với Thiên Chúa là Cha chúng ta”. Lời lẽ trong bức thư không chút hờn oán.

Cha Xéc-ghê đã coi kẻ sắp giết mình như là một người bạn, một người trộm lành giống như cha, và cha mong ước sau này sẽ gặp được anh ta ở trên trời. Thật là một sự tha thứ phi thường giống như Đức Giê-su đã xin Chúa Cha tha thứ cho những kẻ đã giết hại mình: “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23,34). Đó cũng phải là thái độ và là nội dung lời cầu của mỗi tín hữu chúng ta.

4) ĐỂ DỄ THA THỨ CẦN KHIÊM TỐN NHẬN MÌNH CŨNG BẤT TOÀN :

Một hôm gà con cứ theo bám riết lấy gà mẹ. Nó vừa khóc vừa kể cho mẹ nghe về nỗi uất ức ma nó đang phải chịu. Nó nói: “Mẹ ơi, tụi thỏ dám nhạo con rằng tai con chỉ bằng một góc tai của chúng”. Gà mẹ trả lời: “Con đừng để tâm đến những lời bọn thỏ nói làm chi, và hãy tha thứ cho chúng, con nhé!”. Gà con chưa chịu thua tiếp tục tố cáo: “Nhưng bọn cò lại bảo con rằng: con chỉ cao bằng một phần năm cẳng chân của chúng!” Gà mẹ lại an ủi con: “Con ơi! Đừng chấp với chúng làm chi!” Nghe mẹ nói thế, gà con uất ức khóc to lên và nói: “Mẹ! Lúc nào mẹ cũng nói là phải tha cho chúng, đừng thèm chấp với chúng. Còn con thì cứ phải chịu đựng bị bọn chúng cười nhạo chế diễu hoài! Tại sao vậy hả mẹ?” Bấy giờ gà mẹ mới ôn tồn nói với gà con: “Tại vì bọn chúng nói đúng mà con!”. Gà con hỏi tiếp: “Sao lại đúng hả mẹ?”. Gà mẹ trả lời: “Tại vì con thật ra cũng chỉ là một con gà mà thôi!”.

Giống như chú gà con kia, chúng ta thường cảm thấy bị xúc phạm và khó lòng tha thứ cho những kẻ dám cười nhạo khinh thường chúng ta, chỉ vì chúng ta không dám chấp nhận sự thật yếu đuối hèn kém của mình. Lòng khiêm tốn là điều kiện giúp chúng ta dễ dàng chấp nhận bỏ qua những lời nói hành nói xấu hay lời chế nhạo của kẻ khác đối với chúng ta.

5) MAU QUÊN CÁC LỖI PHẠM VÀ LUÔN GHI NHỚ CÔNG ƠN CỦA THA NHÂN :

Sự tha thứ và biết ơn luôn là những cách giúp chúng ta yêu quý cuộc sống, tránh được sự muộn phiền và lòng tràn ngập yêu thương. Nhưng để làm được điều ấy thật không dễ. Bài học về tha thứ và biết ơn từ câu chuyện của cát và đá sau đây sẽ mang đến cho chúng ta niềm vui tâm hồn.

Có hai người bạn thân cùng nhau đi trên sa mạc hoang vắng. Trong suốt cuộc hành trình, họ đã tranh cãi với nhau nhiều lần, đến một lúc, có một người trong phút nóng giận đã tát vào mặt anh bạn của mình. Khi đó, người bị tát dù cảm thấy rất buồn, nhưng anh ta chỉ lẳng lặng dùng ngón tay viết lên bãi cát bên cạnh : “Anh bạn đồng hành với tôi hôm nay đã đánh tôi”. Sau đó hai người tiếp tục đi.

Khi hai người đến một ốc đảo và quyết định nghỉ chân tại đây. Chẳng may, người bị đánh khi nãy bước vào chỗ đầm lầy bị lún, mà càng cố thoát ra thì lại càng bị lún sâu hơn. Rất may sau đó anh đã được người bạn kia cứu thoát khỏi chỗ lầy.

Sau khi đã bình tĩnh lại, anh đã dùng con dao đeo bên mình khắc lên phiến đá gần đó như sau: “Cám ơn anh bạn thân, vì đã cứu sống tôi khỏi vũng lầy”.

Anh bạn đã đánh và sau đó đã giúp đỡ ngạc nhiên hỏi : “Tại sao khi tôi đánh anh thì anh viết lên cát, còn bây giờ khi tôi cứu anh thì anh lại khắc lên đá? ”.

Người kia cười và trả lời như sau: “Mỗi khi chúng ta bị đối xử tệ bạc hoặc bị người khác làm tổn thương, chúng ta chỉ ghi sự tức giận lên cát, để với thời gian, gió cát sẽ xóa nhòa điều ấy. Còn khi chúng ta được giúp đỡ, chúng ta hãy trân trọng sự giúp đỡ đó và ghi khắc nó lên đá để sau này luôn nhớ đền đáp công ơn của họ. Chính điều này sẽ gia tăng nhân cách nơi chúng ta.

3. SUY NIỆM:

1) TẠI SAO PHẢI THA THỨ ?:

+ Tha thứ để đáng được thứ tha: Đức Giê-su dạy các môn đệ phải sẵn lòng tha thứ các lỗi lầm của anh em, để xứng đáng được Thiên Chúa tha thứ tội nợ lớn lao cho mình: Câu chuyện về tên đầy tớ độc ác vừa được tôn chủ tha cho số nợ vô cùng lớn lao là 10.000 nén vàng đang khi hắn chỉ dám xin ông cho khất nợ. Nhưng hắn đã không đối xử bao dung nhân ái như thế với một người bạn chỉ nợ hắn có 100 quan tiền. Hắn đã đòi xử lý để yêu cầu tống giam người kia vào tù, cho đến khi trả hết số nợ. Tôn chủ của hắn nghe biết đã nổi giận và đã xử lý với hắn giống như hắn đã làm cho người bạn kia. Ông yêu cầu tống giam hắn vào ngục, cho đến khi trả hết số nợ lớn lao, mà lẽ ra hắn đã được chủ tha vô điều kiện.

+ Đàng khác, tha thứ cũng là một cách để hóa giải thù hận như Đức Phật đã dạy : “Lấy oán báo oán, oán thù chồng chất. Lấy ơn báo oán, hóa giải oán thù”.

2) PHẢI THA THỨ BAO NHIÊU LẦN ? :

+ Phải tha luôn luôn : Về số lần tha thứ thì các Ráp-bi Do thái đã dạy chỉ tha thứ tối đa 3 lần: “Quá tam ba bận”. Ông Phê-rô đề nghị với Thầy tha tới bảy lần và nghĩ rằng sẽ được Thầy khen ngợi. Nhưng ông thật bất ngờ khi Thầy đòi ông không những phải tha bảy lần, nhưng là bảy mươi lần bảy. Nghĩa là phải tha luôn luôn, không có giới hạn và tha vô điều kiện (x. Mt 18,22).

+ Phải tha vô điều kiện : Qua bài dụ ngôn trong Tin Mừng: Đức Giê-su đòi các môn đệ phải sẵn sàng tha thứ, không phải vì kẻ có tội đã biết nhận lỗi, cũng chẳng phải để các ông có dịp lập thêm công đức, nhưng chỉ vì lòng xót thương. Chúa muốn các môn đệ hãy luôn tha thứ vì mình đã được Thiên Chúa tha cho món nợ khổng lồ là các tội đã phạm đến Chúa, nên cũng phải biết noi gương Chúa để sẵn sàng tha lỗi cho anh em mình.

3) ĐIỀU KIỆN ĐỂ DỄ THA THỨ :

+ Theo bản tính tự nhiên, mỗi người chúng ta khó thoát khỏi cái vòng lẩn quẩn tranh chấp và báo oán. Luật “mắt đền mắt, răng thế răng” tuy có giúp chúng ta trả oán công minh, nhưng chính nó lại là nguyên nhân khiến thế giới này lâm vào tình trạng chiến tranh hận thù liên miên. Chỉ khi con người sẵn sàng tha thứ thì họ mới có thể sống chung hòa bình và được hạnh phúc thực sự.

+ Tha thứ đồng nghĩa với chịu thiệt thòi. Khi chấp nhận tha thứ là ta công nhận tình thương sẽ đánh tan băng giá. Tình thương sẽ làm cho trái tim chai đá của chúng ta biến đổi nên mềm mại để tiếp tục rung động và chạnh lòng xót thương những kẻ đau khổ tội lỗi noi gương Chúa Giê-su.

4) LÀM GÌ ĐỂ THỰC HÀNH SỰ THA THỨ ?

Việc tha thứ cho kẻ thù không dễ dàng, đòi mỗi chúng ta phải quyết tâm áp dụng các phương thế giúp chúng ta dễ tha thứ cho kẻ đã xúc phạm đến chúng ta như sau:

+ Một là kết hiệp mật thiết với Chúa Giê-su như cành nho tháp nhập vào thân cây nho như lời Đức Giê-su : “Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái, vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được” (Ga 15,5).

+ Hai là nhớ lại chúng ta đã được Chúa tha cho bao tội lỗi, nên chúng ta cũng phải sẵn sàng tha thứ cho những xúc phạm của kẻ khác, như ông chủ đã trách con nợ trong Tin Mừng: “Tên đầy tớ độc ác kia. Ta đã tha hết số nợ ấy cho ngươi, vì ngươi đã van xin Ta, thì đến lượt ngươi, ngươi không phải thương xót đồng bạn, như chính ta đã thương xót ngươi sao ? “ (Mt 18,32-33).

+ Ba là coi kẻ có lỗi đang bị lầm lạc, như Đức Giê-su đã cầu xin Chúa Cha tha tội cho những kẻ hành hạ mình : “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23,34).

+ Bốn là hãy năng nhắc lại lời Chúa dạy tha thứ kèm theo lời cầu nguyện như sau : “Anh em hãy tha thứ thì sẽ được Thiên Chúa thứ tha” (Lc 6,37), “Xin tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con” (Mt 6,12).

4. THẢO LUẬN:

1) Mỗi người hãy tự xét mình: Bây giờ tôi đang có kẻ thù nào không? Tôi có làm gì sai lỗi đáng bị thù ghét không? Tôi cần làm gì để loại bỏ nguyên nhân ấy? 2) Theo lời Chúa dạy, tôi sẽ làm gì để quảng đại tha thứ cho những kẻ đã xúc phạm đến mình, và sẽ làm gì cụ thể để biến thù thành bạn ?

5. NGUYỆN CẦU:

- LẠY CHÚA GIÊ-SU. Xin hãy giúp chúng loại bỏ đi sự thù oán để chứa đầy tình thương bao dung, bỏ đi những tranh chấp chiến tranh để chấp nhận sống chung hòa bình. Xin hãy đổ đầy bình an của Chúa vào trái tim khô cằn của chúng con, để sự bình an ấy sẽ chảy tràn sang những người thân trong gia đình, lan ra ngoài xã hội và đi đến khắp nơi trên thế giới.

- LẠY CHÚA. Xin cho chúng con trở nên khí cụ bình an của Chúa. Xin cho chúng con học tập nơi Chúa sự hiền lành và khiêm nhường, sự quảng đại tha thứ và lòng bao dung nhân hậu, để chúng con luôn biết quan tâm phục vụ mọi người, nhất là cầu nguyện cho những kẻ đang thù ghét bách hại chúng con. Nhờ đó, chúng con sẽ trở nên con ngoan hiếu thảo của Chúa Cha, Đấng giàu lòng từ bi thương xót, và nên anh chị em của mọi người chung quanh để làm chứng cho Chúa.

X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.

LM ĐAN VINH - HHTM
 
Vì Sao Phải Quảng Đại Tha Thứ?
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
20:48 14/09/2017
Tha thứ là một chủ đề không có gì mới lạ. Đã là con người thì phải biết tha thứ. Đây là một trong những đức luân lý nhân bản. Và tôn giáo nào cũng dạy con người sống phải biết đại lượng, khoan dung, tha thứ cho người lỗi phạm đến mình. Sự oán ghét, hận thù thỉnh thoảng có mặc chiếc áo của sự công bình làm con người thấy hả hê khi kẻ có tội phải bị đền nợ. Thế nhưng điều ấy chẳng thể thực sự “có hậu” vì “lấy oán trả oán thì oán oán chồng chất”. Vấn đề đặt ra là vì sao chúng ta phải quảng đại tha thứ cho nhau và cần phải tha thứ liên lĩ như Chúa Giêsu khẳng định với Phêrô là đến bảy mươi lần bảy?

Phụng vụ Lời Chúa ngày Chúa Nhật XXIV TN A, đặc biệt bài trích Sách Huấn ca và bài trích Tin Mừng Thánh Matthêu đã nêu rõ nguyên nhân khiến chúng ta phải tha thứ cho nhau cách quảng đại và liên lĩ đó là vì chúng ta cũng là kẻ có tội và đã được Thiên Chúa tha thứ cách liên lĩ và quảng đại. Đồng thời việc tha thứ cho nhau còn là điều kiện như tất yếu để nhận được ơn tha thứ của Thiên Chúa.

Chúng ta đều là kẻ có tội. Đã là người ít có ai dám to gan khẳng định mình vẹn sạch, không vương bẩn tội nhơ. Cha ông chúng ta cảm nghiệm rằng: Đa thọ đa nhục, đa phú đa ưu. Cũng như càng giàu có thì càng thêm nhiều mối lo thì càng thêm tuổi thì tội lỗi càng chất chồng. Mọi thứ tội mà chúng ta phạm đến Thiên Chúa đều to lớn và nặng nề như món nợ không bao giờ có thể trả được. Mười ngàn nén vàng mà anh đầy tớ mắc nợ nhà vua theo câu chuyện dụ ngôn Chúa Giêsu kể là một minh họa. Mức độ nặng nhẹ của tội mà chúng ta phạm không nguyên chỉ căn cứ vào loại tội gì mà còn căn cứ vào người mà chúng ta xúc phạm. Mọi tội lỗi của chúng ta đều xúc phạm đến chính Thiên Chúa, vì chúng ta đã cố tình đi ngược với đường lối Người chỉ dạy, làm trái với giới răn Người ban truyền. Thiên Chúa là Đấng Tạo Thành đã dựng nên muôn vật muôn loài và dựng nên chúng ta từ hư vô. Người còn là Người cha chí ái đã yêu thương chúng ta đến nỗi đã ban chính Con Một cho chúng ta. Chính vì thế bất cứ thứ loại tội nào dù lớn hay bé, dù mặt này hay khía cạnh kia, khi đã xúc phạm đến Đấng Toàn Năng và Toàn Thiện thì đều đáng chịu “tru di cửu tộc”.

Thế mà Thiên Chúa lại tỏ bày tình yêu, lòng khoan dung nhân hậu với chúng ta không bút nào tả xiết. Người đã yêu thương nhân loại chúng ta đến nỗi trao ban chính Người Con Một để chúng ta được thứ tha, được hòa giải với Người và dĩ nhiên là để cho chúng ta được hưởng gia tài là hạnh phúc vĩnh cửu. Thánh Gioan Tông đồ quả quyết chính Thiên Chúa đã đi bước trước trong việc yêu thương chúng ta. Thánh Phaolô, vị Tông Đồ dân ngoại cũng đã khẳng định rằng Chúa Kitô đã chết vì chúng ta ngay khi chúng ta còn là kẻ phản nghịch. Anh đầy tớ mắc món nợ kếch xù trong câu chuyện dụ ngôn, không xin tha mà chỉ xin cho khất nợ một kỳ hạn, thì đức vua lại chạnh lòng thương cho anh về và xí xóa luôn cả món nợ kếch xù ấy. Lòng xót thương tha thứ của Thiên Chúa là thế đó. Đức Bênêđictô XVI trong Thông Điệp đầu triều đại Giáo hoàng của Ngài, Thông điệp “Thiên Chúa Là Tình Yêu” đã nhận định: Tình yêu của Thiên Chúa như chống lại sự công minh của Người (số 10).

Một định luật tất yếu: Nước trên nguồn tuôn đổ dạt dào thì nó cần phải được chảy xuôi về hạ lưu. Đã đón nhận tình yêu tha thứ cách dồi dào và nhưng không, thì chúng ta phải biết yêu thương tha thứ cho nhau cách quảng đại và liên lĩ. Tuy nhiên một thực tế dường như không thể chối, đó là dòng suối ân tình tha thứ đã từng bị chặn đứng bởi tấm lòng hẹp hòi, nhỏ nhen của chúng ta trước lầm lỗi của tha nhân. Cần xác định rằng mọi lỗi lầm mà tha nhân phạm đến chúng ta đều chỉ là món nợ lẻ, không đáng kể. Chúng ta cũng chỉ là thọ tạo như tha nhân không hơn không kém. Chúng ta đồng thời cũng là những tội nhân đầy hạn chế và bất toàn và hơn nữa cái tình mà chúng ta dành cho tha nhân lại có giới hạn, chính vì thế những lỗi lầm mà tha nhân xúc phạm đến chúng dù ở mức nào đi nữa thì chẳng đáng là bao. Thế mà như người đầy tớ vừa được tha một món nợ kếch xù trong chuyện dụ ngôn, chúng ta nhiều khi lại ghim gút lỗi lầm của tha nhân đến độ có hành vi nhẫn tâm và tàn ác dường như không thể tưởng.

Một định luật tất yếu thứ hai: Khi dòng chảy bị chặn thì nguồn nước sẽ trào lênh láng ra ngoài. Dù Thiên Chúa đã ban ơn tha thứ nhưng chúng ta sẽ không nhận được hồng ân ấy, nếu chúng ta khép lòng từ tâm của mình trước tha nhân. Xin cùng nhau ngẫm nghĩ Lời Chúa trong Sách Huấn ca: “Người với người cứ nuôi lòng hờn giận, thế mà lại xin Đức Chúa chữa lành! Nó chẳng biết thương người đồng loại, mà lại dám xin tha tội cho mình! Nó chỉ là người phàm mà để tâm thù hận, thì ai sẽ xin tha tội cho nó?” (Hc 28,3-5). Chúa Giêsu kết thúc câu chuyện dụ ngôn bằng những lời sau: “Ấy vậy, Cha của Thầy ở trên trời cũng sẽ đối xử với anh em như thế (tôn chủ nổi cơn thịnh nộ, trao y cho lính hành hạ, cho đến ngày y trả hết nợ cho ông), nếu mỗi người trong anh em không hết lòng tha thứ cho anh em mình” (Mt 18,35). Trước đó, khi dạy các môn đệ cầu nguyện với Kinh Lạy Cha, Chúa Giêsu cũng đã khẳng định điều tương tự: “Thật vậy, nếu anh em tha lỗi cho người ta, thì Cha anh em trên trời cũng sẽ tha thứ cho anh em. Nhưng nếu anh em không tha thứ cho người ta, thì Cha anh em cũng sẽ không tha lỗi cho anh em” (Mt 14-15).

Là Kitô hữu Công giáo, chúng ta đã từng nhiều lần đến tòa cáo giải. Căn cứ vào lời khẳng định của Chúa Giêsu thì vẫn có đó nhiều người dù đã xưng thú tội lỗi, đã nhận được lời xá giải: “Cha tha tội cho con…” , nhưng tội họ vẫn còn đó, nghĩa là chưa nhận được hồng ân tha thứ của Thiên Chúa, tất thảy chỉ vì họ chưa thực lòng tha thứ cho tha nhân, những người đã lỗi phạm đến họ.

Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột

 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐGH Phanxicô đã khóc với cha Tom, người Ấn Độ
Giuse Thẩm Nguyễn
09:25 14/09/2017
(EWTN News/CNA) Vatican City. Linh mục Ấn Độ Tom Uzhunnalil đã nói với ĐGH Phanxciô vào buổi gặp gỡ đầy xúc động ngay khi cha được thả ra sau 18 tháng bi giam cầm rằng trong suốt thời gian bị cầm tù của mình, cha đã dâng những đau khổ của cha để cầu nguyện cho ĐGH và cho Giáo Hội.

Theo tờ L’Osservatore Romano xuất bản vào ngày 13 tháng Chín, cuộc gặp đã diễn ra tại nhà khách Thánh Martha của Vatican sau buổi tiếp kiến chung với khách hành hương vào hôm Thứ Tư. Những hình ảnh đầy xúc động khi cha Tom quỳ gối để hôn chân ĐGH trong lúc ĐGH âu yếm ban phép lành cho cha.

Nhiều người đã biết đến cha Tom với hình ảnh một linh mục có bộ râu dài rậm rạp trong thời gian cha bị bắt tù khác với những hình ảnh ngày hôm nay một linh mục râu tóc cắt tỉa sạch sẽ trong bộ áo nhà tu.

ĐGH đã rơi lệ khi cha Tom quỳ xuống cám ơn ĐGH và nói rằng “con hằng cầu nguyên cho cha mỗi ngày và con đã dâng mọi khổ đau của con để cầu nguyện cho sứ vụ của cha và cho Giáo Hội.”

Cha Tom là một linh mục dòng Salesian đã thu hút được sự chú ý của thế giới khi ngài bị bắt cóc vào ngày 4 tháng Ba năm 2016, trong một cuộc tấn công vào nhà truyền giáo Adi, ở Yemen, làm cho 16 người thiệt mạng, trong đó có bốn nữ tu.

Có tin đồn là cha sẽ bị đóng đinh vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh. Sau đó lại có những tấm ảnh và băng hình cha Tom gầy gò với bộ râu rậm rạp, xin được giúp đỡ để thả ngài ra, vì tình hình sức khoẻ xấu đi và ngài cần phải vào bệnh viện. Cha nói rằng trong thời gian bị bắt, ngài không thể dâng lễ được nhưng “mỗi ngày cha vẫn âm thầm dâng lễ trong lòng.”

Cha Tom đoan hứa rằng ngài sẽ tiếp tục cầu nguyện "cho tất cả những ai ở bên cạnh tôi một cách thiêng liêng" và đặc biệt cầu nguyện cho 16 người đã chết trong lúc ngài bị bắt cóc. Cha cũng cám ơn chính phủ Oman, đặc biệt là Sultan Qaboos bin Said al Said, và Tòa Thánh trong việc giúp cho ngài được thả ra.

Vể phần mình ĐGH nói với cha Tom rằng ngài sẽ vẫn tiếp tục cầu nguyện cho cha mỗi ngày như khi cha còn trong tù. Trong phút xúc động ấy, ĐGH đã khóc và ban phép lành cho cha Tom.

Cùng đi với cha Tom, có ĐHY Oswald Gracias, Tổng Giám Mục Bombay và cũng là thành viên trong Ban Cố Vấn của ĐGH. ĐHY nói rằng trải qua những giai đoạn khốn cực này, sứ điệp quan trọng mà cha Tom muốn chuyển tải là “Chúa Giêsu rất tuyệt vời và yêu chúng ta vô cùng.” Ngay khi được trả tự do cha Tom tuyên bố rằng “Trong tù, tôi luôn cảm nhận được Chúa ở với tôi mỗi ngày và tôi không bao giờ cô đơn”

Trong lá thư ngày 13 tháng 9, cha Ángel Fernández Artime, Bề trên tỉnh Dòng Salesian, nói rằng Cha Tom đã về nhà dòng vào khoảng 6 giờ chiều và ngày 12 tháng Chín, đã bay thẳng tới Rome từ sân bay Muscat ở Oman.

Chưa có tin khi nào cha Tom sẽ trở về Ấn Độ, tuy nhiên có lẽ ngài sẽ trở lại Kerala trong vòng vài ngày tới.

Giuse Thẩm Nguyễn
 
Đức Thánh Cha tiếp các Giám Mục mới chịu chức
Lm. Trần Đức Anh OP
14:33 14/09/2017
VATICAN. ĐTC nhắn nhủ các GM mới chuyên cần cầu xin Chúa ban ơn phân định khôn ngoan trong việc phục vụ và hướng dẫn dân Chúa.

Ngài đưa ra lời mời gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 14-9-2017, dành cho các GM mới thụ phong trong thời gian gần đây. Các vị tham dự khóa bồi dưỡng do Bộ Giám Mục và Bộ các Giáo Hội Công Giáo Đông phương tổ chức.

Lên tiếng trong dịp này, ĐTC đề cao tầm quan trọng của sự phân định khôn ngoan, mà thánh Phaolô trình bày như một hồng ân của Thánh Linh (Xc 1 Cr 12,10) và Thánh Tômasô Aquino gọi là ”nhân đức trổi vượt phán đoán theo các nguyên tắc cao” (S.T, II-II. a.4,ad 3).

ĐTC nhấn mạnh rằng ”Chỉ những ai được Thiên Chúa hướng dẫn mới có danh nghĩa và uy thế để được đề nghị làm người hướng dẫn tha nhân. Chỉ những ai quen thuộc với vị Thầy nội tâm này, mới có thể dạy dỗ và làm tăng trưởng sự phân định; vị Thầy nội tâm, như một địa bàn, cung cấp những tiêu chuẩn để phận định, cho mình và cho người khác, những thời điểm của Thiên Chúa và ân phúc của Chúa; để nhận ra khi Chúa đi qua và con đường cứu độ của Chúa, để chỉ dẫn những phương thế cụ thể, làm đẹp lòng Chúa”.

ĐTC nhắn nhủ các GM liên tục khẩn cầu ơn phân định như điều kiện tiên quyết để soi sáng mọi sự khôn ngoan của con người, sự khôn ngoan về cuộc sống, tâm lý, xã hội, luân lý, qua đó chúng ta dùng để phận định những con đường của Thiên Chúa, để cứu độ những ngừơi được ủy thác cho chúng ta.

ĐTC nhắc nhở các GM sống sự phân định như thành phần của Dân Chúa, GM không phải là cha và là chủ nhân ông tự mãn, và càng không phải là một mục tử cô lập, sợ sệt. Sự phân định của GM luôn là một hành động cộng đoàn, tham khảo ý kiến của các LM và các thành phần khác của dân Chúa cũng như trong sự trao đổi và chia sẻ với các anh em GM khác:

”Trong sự đối thoại thanh thản, GM không sự chia sẻ, và đôi khi cũng thay đổi sự phân định của mình với người khác: với các anh em trong hàng giám mục, được liên kết nhờ bí tích, và nhờ đó sự phân định có tính chất đoàn thể; với các linh mục của mình mà GM là người bảo đảm sự hiệp nhất; với các tín hữu giáo dân, vì họ bảo tồn ”cảm nghiệm” sự bất khả ngộ trong đức tin ở trong Giáo Hội: họ biết rằng Thiên Chúa không thiếu tình thương và không chối bỏ những lời Ngài hứa”.

Sau cùng ĐTC mời gọi các GM mới hãy vun trồng một thái độ lắng nghe, tăng trưởng trong tự do từ bỏ quan điểm của mình (khi nó tỏ ra thiên vị và thiếu sót), để đón nhận quan điểm của Thiên Chúa” (Rei 14-9-2017)
 
Bốn linh mục sẵn sàng hy sinh mạng sống để bảo vệ bí mật tòa giải tội
Hồng Thủy
14:41 14/09/2017
Hôm giữa tháng 8 vừa qua (năm 2017), Ủy ban hoàng gia Australia đã đề nghị các cha giải tội phải thông báo cho nhà chức trách về những vụ lạm dụng tính dục trẻ em mà các cha biết được trong tòa giải tội. Đây không phải là lần đầu tiên các linh mục gặp phải thách thức vi phạm bí mật tòa giải tội. Giáo luật đã xác định rằng “ấn tích giải tội” là bất khả xâm phạm, do đó luật cấm các linh mục giải tội phản bội lại hối nhân bằng lời nói, hay bằng bất cứ cách
nào với bất cứ lý do nào. Các linh mục vi phạm luật này sẽ ngay lập tức bị vạ tuyệt thông. Các linh mục luôn giữ bí mật tòa giải tội dù cho phải nguy hiểm đến tính mạng. Chúng tôi xin trình bày gương của 4 linh mục đã hy sinh để giữ bí mật tòa giải tội và đây cũng là bằng chứng cho lịch sử lâu dài của sự trung thành của các linh mục trong việc này.

1. Thánh Gioan Nepomucene sinh tại Bohemia, nay là cộng hòa Séc, vào giữa các năm 1340 và 1350. Ngài là vị tử đạo đầu tiên sẵn sàng đón nhận cái chết hơn là tiết lộ bí mật tòa giải tội. Khi cha Gioan Nepomucene đang là cha tổng đại diện của tổng giáo phận Praha, ngài cũng là cha giải tội của nữ hoàng Sophia, vợ của vua Wenceslaus, một vị vua nổi tiếng về giận dữ và ghen tuông. Nhà vua đã ra lệnh cho cha Gioan nói cho ông biết những tội mà vợ ông đã xưng, nhưng cha Gioan đã từ chối vâng theo lệnh của nhà vua. Điều này khiến nhà vua nổi giận; ông đe dọa giết cha Gioan nếu cha không nói cho ông biết các bí mật của vợ ông. Sau đó, vua Wenceslaus lại muốn chiếm đất một tu viện để cho một người bà con thân thích của mình. Cha Gioan đã cấm việc chiếm đoạt này, vì đất đó thuộc về Giáo hội. Tức giận vì sự bất tuân cũng như những cấm đoán của cha Gioan, năm 1393, vua Wenceslaus đã ra lệnh hành hình cha Gioan và ném xác của cha xuống sông Vlata, dòng sông chảy quanh thủ đô Praha ngày nay.

2. Thánh Mateo Correa Magallanes sinh ngày 22 tháng 7 năm 1866, tại Tepechitlán, bang Zacateca, nước Mêhicô, và được thụ phong linh mục năm 1893. Sau khi chịu chức linh mục, cha Mateo làm tuyên úy tại một số tỉnh thành và giáo xứ khác nhau và là một thành viên của Hội hiệp sĩ Colombus. Năm 1927, cha bị lực lượng quân đội Mêhicô, dưới quyền tướng Eulogio Ortiz bắt giữ. Ít ngày sau đó, tướng Ortiz sai cha đi giải tội cho một nhóm người sắp bị xử bắn. Sau khi cha Mateo giải tội xong, tướng Ortiz ra lệnh cho cha phải nói cho ông những điều cha nghe ở tòa giải tội. Cha Mateo đã trả lời “không” với lệnh buộc cha vi phạm ấn tích giải tội và cha đã bị xử tử. Thi hài của cha Mateo hiện được tôn kính tại nhà thờ chánh tòa Durango. Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã phong chân phước cho cha Mateo vào ngày 22 tháng 11 năm 1992 và vào ngày 21 tháng 5 năm 2000, ngài đã tôn phong cha Mateo lên hàng các thánh.

3. Cha Felipe Císcar Puig là một linh mục thuộc giáo phận Valencia trong thời nội chiến Tây ban nha. Trong giai đoạn này, các lực lượng cách mạng và cộng hòa tham gia vào các cuộc chiến bạo lực để dành quyền lực và nhiều tín hữu Công giáo là mục tiêu của bạo lực. Vào cuối tháng 8 năm 1936, cha Ciscar bị đưa đến một nhà tù. Ở đây một tu sĩ dòng Phanxicô tên là Andrés Ivars đã xin cha Ciscar giải tội trước khi bị tử hình. Các quân lính muốn biết nội dung những tội thầy Ivars đã xưng với cha Ciscar nhưng cha từ chối nói với họ. Họ đe dọa giết cha, nhưng không chút sợ hãi, cha trả lời họ: “Hãy làm điều gì các anh muốn nhưng tôi sẽ không bao giờ nói ra điều thầy ấy xưng thú. Tôi sẵn sàng chết vì điều này.” Sau đó quân lính còn đưa cha ra trước tòa và yêu cầu cha nói ra các bí mật, nhưng cha Ciscar tuyên bố cha thà chết hơn là vi phạm ấn tích giải tội. Cha đã bị kết án tử. Cha Ciscar và thầy Ivars bị xử bắn ngày 8 tháng 9 năm 1936. Hồ sơ phong thánh cho cha Felipe Ciscar và thầy Andrés Ivars đang được tiến hành.

4. Cha Fernando Olmedo Reguera sinh ngày 10 tháng 1 năm 1873, tại Santiago de Compostela và chịu chức linh mục trong dòng Capuchino ngày 31 tháng 7 năm 1904. Cha là thư ký của tỉnh dòng cho đến năm 1936, khi cha phải rời tu viện vì cuộc bách hại tôn giáo khốc liệt diễn ra trong vùng. Cha Olmedo bị bắt và bị tra tấn đánh dập ở trong tù. Cha bị buộc phải nói ra những điều các tín hữu xưng tội với cha. Ngày 12 tháng 8 năm 1936, cha bị xử bắn bên ngoài thủ đô Madrid. Thi hài của cha được chôn cất ở tầng hầm nhà thờ Chúa Giêsu ở Madrid. Cha đã được phong chân phước ngày 13 tháng 10 năm 2013, tại Tarragona. (ETWN 22/08/2017)
 
Top Stories
L'Institut catholique du Vietnam effectue sa rentrée
Eglises d'Asie
12:12 14/09/2017
Le 14 septembre prochain, l’Institut catholique du Vietnam effectuera sa rentrée. L’occasion de faire le bilan de sa première année de fonctionnement.

« Nous sommes vraiment reconnaissants à Dieu pour toutes les bénédictions qu’Il a accordées à l’Institut catholique du Vietnam (ICV) pendant l’année académique 2016-2017. Et en général, nous sommes satisfaits de la première année de l’ICV car nous avons atteint presque tous nos objectifs » explique le P. Vincent Nguyên Cao Dung, Secrétaire général de l’Institut, à la Rédaction d’Eglises d’Asie.

Des résultats « assez satisfaisants »

Le 6 août 2015, les autorités vietnamiennes octroyaient à l’Eglise catholique l’autorisation d’ouvrir un institut universitaire national. Un an plus tard, l’ICV proposait de suivre une année de préparation à une Licence canonique (équivalent d’un Master), à l’issue de laquelle les étudiants avaient la possibilité de se spécialiser dans l’une ou l’autre des branches de la théologie (dogmatique ou biblique). 19 des 37 candidats qui se sont présentés aux examens d’admission, organisés en juillet 2016, ont intégré l’ICV et 18 ont validé leur année.

En septembre 2016, le recteur de l’Institut, Mgr Joseph Dinh Duc Dao, avait fait part de son souhait de voir le programme académique proposé s’étendre à d’autres disciplines, de façon à ce que l’ICV « se développe progressivement et satisfasse les besoins non seulement de l’Eglise au Vietnam mais aussi des Eglises de la région ». Il avait, à cette occasion, précisé que l’archevêque de Nagasaki (Japon) et le président de la conférence épiscopale Laos-Cambodge souhaitaient envoyer des étudiants se former au Vietnam.

Dès la rentrée prochaine, le souhait de Mgr Joseph Dinh Duc Dao sera partiellement satisfait : aux côtés des 18 étudiants en Licence canonique, 53 nouveaux étudiants poursuivront des études de Baccalauréat canonique et des cours préparatoires à une Licence canonique (1). Et parmi ceux-ci figurent des religieuses et des laïcs (2). Les 7 et 8 juin derniers, 80 étudiants avaient participé aux examens d’admission.

Une vocation régionale ?

Par contre, ouvrir les portes de l’ICV à des étudiants étrangers nécessitera encore un peu de patience. « Seul le vietnamien est pour l’instant utilisé pendant les cours et les examens » indique le P. Dung. Au cours de l’année écoulée, des professeurs étrangers, notamment des professeurs de l’Université de la Sainte Famille, aux Etats-Unis, ont enseigné l’anglais. L’apprentissage de cette langue constitue une priorité affirme le P. Dung « car au Vietnam, il n’y a pas beaucoup de livres théologiques en vietnamien ».

« Mais dans un avenir proche, nous allons accueillir des professeurs de théologie qui enseigneront en anglais », se réjouit le Secrétaire général de l’Institut. D’autant que l’ICV a récemment signé un accord avec la Fédération internationale des universités catholiques, chargée de promouvoir la coopération entre les établissements d'enseignement supérieur catholiques. Celle-ci s’est engagée à envoyer des professeurs d’anglais et à fournir des livres électroniques à l’Institut vietnamien.

De nouveaux locaux, plus vastes, pour accueillir les étudiants de la deuxième promotion

Pour atteindre ses objectifs, l’ICV doit pouvoir compter sur des formateurs de qualité. Ceux-ci, « des prêtres, religieux et religieuses » précise le P. Dung, ont bénéficié de formations à l’étranger, en Europe, aux Etats-Unis ou aux Philippines.

Afin d’accueillir cette promotion, beaucoup plus nombreuse que la précédente, l’ICV a dû déménager : les locaux de la Conférence des évêques du Vietnam étaient devenus trop petits. Cette année, les étudiants suivront leur formation à l’Université internationale Hong Bang. « Dans l’attente d’avoir notre propre campus », souligne le P. Dung.

Dans une interview à Eglises d’Asie, Mgr Joseph Nguyên Chi Linh, archevêque de Huê et président de la conférence épiscopale du Vietnam, avait souligné qu’avant 1975, deux universités catholiques existaient au Vietnam, à Da Lat et à Saigon. Pour lui, l’ICV ne constitue donc pas une nouveauté mais une « restauration » de ce qui avait été confisqué par les autorités civiles de l’époque. (eda/rg)

(1) 42 étudiants en Baccalauréat canonique, 11 en Licence canonique
(2) 15 religieuses et 9 laïcs intègreront l’ICV

(Source: Eglises d'Asie, le 12 septembre 2017)
 
Singapour: Halimah Yacob, femme, musulmane et présidente de la République de Singapour
Eglises d'Asie
12:14 14/09/2017
Halimah Yacob, musulmane de la minorité malaise, est devenue présidente de la République de Singapour : c'est la seule candidate à avoir obtenu un « certificat d’éligibilité » aux élections présidentielles.

Lundi 11 septembre, le comité électoral a confirmé que les élections présidentielles de Singapour n’auront pas lieu. Halimah Yacob, 63 ans, présidente du Parlement jusqu'à sa démission en août dernier, est la seule des trois candidats à avoir obtenu un « certificat d’éligibilité » aux élections. Celles-ci, réservées exclusivement aux candidats de la minorité malaise de Singapour, auraient dû se tenir le 23 septembre.

La présidente de la République aura essentiellement un rôle cérémoniel, comme ses prédécesseurs, car l’exécutif est entre les mains du Premier ministre Lee Hsien Loong (fils de Lee Kuan Yew, le ‘père de la nation’). Elle détient néanmoins des pouvoirs de veto sur la nomination des postes clés du gouvernement et l'utilisation des réserves financières de Singapour. Normalement, l’accession à ce poste d’une femme issue d’une minorité, qui plus est, musulmane pratiquante portant le voile, dans un Etat laïque et majoritairement chinois (1) devrait être considérée comme une percée remarquable. Cette victoire facile est en fait très controversée.

Une figure publique reconnaissable

Le 6 août dernier, Madame Halimah Yacob annonçait qu’elle se présenterait aux élections présidentielles. « Je fais confiance aux Singapouriens pour voir au-delà du voile, au-delà de la religion, au-delà de la race, au-delà du genre, car c'est ce qui est à la base de notre système » affirmait-elle. Pourtant les Singapouriens ne lui reprochent ni sa religion, ni le fait qu’elle soit une femme. La critique qui revient le plus souvent est le fait d’avoir nié son héritage indien et de prétendre être indépendante alors qu’elle est un ‘produit’ du PAP, le Parti de l’Action du Peuple, au pouvoir depuis l’indépendance de la cité-Etat.

Qui est Halimah Yacob ? Son père d’origine indienne et de religion musulmane est mort quand elle avait huit ans. C’est donc sa mère d’origine malaise qui l’a élevée. Les origines ethniques sont importantes à souligner, car cette élection présidentielle, la première de ce genre, était réservée aux candidats de la minorité malaise de Singapour. Or, certains ont mis en doute le fait que Madame Yacob puisse se présenter car la ‘race’ (2) est traditionnellement considérée comme étant celle du père, et non de la mère. Après avoir fait des études de droit, Mme Yacob fut avocate. C’est en 2001 qu’elle s’est engagée en politique et, à l’âge de 47 ans, elle fut élue députée. En 2011, elle est devenue ministre d'État au ministère du Développement communautaire, de la Jeunesse et des Sports, puis ministre d'État au ministère du Développement social et familial l’année suivante. Sur proposition du Premier ministre Lee Hsien Loong, elle a été élue présidente du Parlement le 14 janvier 2013, devenant ainsi la première femme à tenir ce poste dans l'histoire de la République.

Être ou ne pas être malais ?

Pour cette élection résevée aux Malais, la question de savoir si un candidat à la présidence est « assez malais » était au centre des débats de ces dernières semaines. Deux autres personnes s’étaient présentées pour faire face à Madame Yacob, mais tout comme elle, leur identité ethnique était mise en doute : M. Salleh Marican, dont le père était indien, s’est un peu embrouillé dans son malais lors d’une interview et M. Farid Khan est d’origine pakistanaise sur sa carte d’identité.

Dans la constitution singapourienne: une « personne appartenant à la communauté malaise » est définie comme étant de race malaise ou autre, mais se considérant comme membre de la communauté malaise et généralement acceptée comme tel par celle-ci.

« Pour l'instant, les politiques clés de Singapour dépendent encore de l’utilisation du modèle CMIO [Chinois, Malais, Indiens et Autres (3)]. […] Les identités raciales et culturelles demeurent importantes pour la plupart des Singapouriens », souligne Eugene Tan, professeur de droit à l'Université de Management de Singapour. « Alors que Singapour s’épanouit en tant que nation, l'importance du système CMIO dans la sphère publique devrait diminuer progressivement. Chaque Singapourien a plusieurs identités et aucune classification ne peut jamais en capturer toutes les nuances », ajoute-t-il. Et de préciser : « reconnaître que les identités multiples font partie intégrante de Singapour est vital pour les relations ethniques ».

Une commission a été mise en place pour juger de l’ethnicité de chaque candidat. Mme Halimah Yacob, M. Salleh Marican et M. Farid Khan ont tous les trois reçu leur certificat stipulant qu’ils faisaient bien partie de la communauté malaise. Mais au final, seule Mme Yacob a pu obtenir un certificat d’éligibilité, car elle avait occupé un poste clé dans le service public pendant plus de trois ans. Les deux autres venant du secteur privé devaient justifier de trois ans de travail à la tête d’une entreprise dotée d’un capital d’au moins 500 millions de dollars singapouriens (330 millions d’euros), et ce n’était pas le cas.

Le jeu politique du gouvernement

Le PAP a mis en place ces changements dans le processus électoral afin, soi-disant, d’élargir la représentation politique des minorités ; et les dirigeants, dont le Premier ministre Lee Hsien Loong, ont été forcés de nier que les nouvelles règles allaient à l'encontre de l'éthique méritocratique de Singapour. De nombreux observateurs estiment en fait que ces critères auraient plutôt été mis en place pour barrer la route à l’un des candidats malheureux des dernières élections (en 2011): le docteur Tan Cheng Bock avait perdu de justesse face au candidat officiel Tony Tan, mais il comptait bien se représenter cette année.

La majorité des Singapouriens semblent néanmoins être d’accord sur le fait que Mme Halimah Yacob devrait être une bonne présidente. Mais comme le souligne Md Suhaile, un journaliste singapourien, le fait d’avoir été ‘élue’ grâce à une élection réservée aux malais nourrit le stéréotype des malais qui ne sont tout simplement pas aussi bons que les autres. Il y a quelques jours, Lawrence Chong, un jeune singapourien engagé dans le dialogue interreligieux indiquait sur Facebook : « Je m’inquiète vraiment des conséquences de cette élection présidentielle sur nous en tant que nation. Les commentaires en ligne ne vont pas dans la bonne direction et je crains que le discours nous divise et laisse des blessures béantes dans notre tissu social. Je me demande pourquoi le gouvernement n'a pas choisi un candidat malais lors d'élections précédentes si c’était un problème. Il y a un antécédent, le gouvernement a soutenu le président Nathan [NDLR : SR Nathan, indien, fut le président de Singapour de 1999 à 2011] qui a assumé sa tâche avec sagesse et grâce. Alors, pourquoi le gouvernement n'a-t-il pas laissé ces élections ouvertes à tous, en soutenant Halimah, qui est une excellente candidate ? C'est ce qui me surprend le plus. »

« Si nos dirigeants croient vraiment à la diversité, pourquoi ne préconisons-nous pas que le Premier ministre soit aussi issue d’une minorité ? » questionne Jeraldine, une jeune blogueuse. Elle fait ici référence à la succession du Premier ministre, Lee Hsien Loong, qui a annoncé sa retraite prochaine. Le vice-Premier ministre Tharman Shanmugaratnam, semble être la personnalité préférée des Singapouriens pour lui succéder, mais il est indien.

Dans un entretien avec la BBC en mars dernier, Lee Hsien Loong expliquait : « à Singapour, c'est bien mieux qu'avant, mais la race et la religion comptent toujours. [...] Je pense que les considérations ethniques ne sont jamais absentes lorsque les électeurs votent et cela rend les choses difficiles, ce n'est pas impossible, et j'espère qu'un jour il y aura un Premier ministre non chinois, mais vous me demandez si cela va arriver demain, je ne le pense pas. » (eda/fb)

(1) Selon le recensement de 2015, Singapour compte près de 5,4 millions d’habitants ; les malais représentent 13,3 %, les indiens 9,1 % et les autres minorités 3,3 % d’une population à majorité chinoise (74,3 %).
(2) Le terme de ‘race’ pourrait choquer, mais dans le contexte singapourien, votre ‘race’ est mentionnée sur votre carte d’identité.
(3) La population est catégorisée en fonction des origines ethniques de chacun pour favoriser une sorte de discrimination positive dans de nombreux domaines, tels que l’accession au logement ou à l’éducation.

(Source: Eglises d'Asie, le 13 septembre 2017)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
TGM Leopoldo Girelli, không còn là Đại Diện tại Việt Nam mà được bổ nhiệm làm tân Sứ Thần Tòa Thánh tại Israel
Lm. Trần Đức Anh OP
12:18 14/09/2017
VATICAN. Hôm 13-9-2017, ĐTC đã bổ nhiệm Đức TGM Leopoldo Girelli, Đại diện không thường trú tại Việt Nam, làm tân Sứ Thần Tòa Thánh tại Israel, kiêm Khâm Sứ Tòa Thánh tại Palestine.

Cho đến nay, Đức TGM Girelli cũng là Sứ thần Tòa thánh tại Singapore, và tại Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN).

Đức TGM Girelli năm nay 64 tuổi, sinh ngày 13-3-1953 tại Bergamo, bắc Italia. Sau thời gian thụ huấn tại Trường Ngoại giao Tòa Thánh, ngài 13-7-1987, Cha Girelli bắt đầu được gửi đi phục vụ tại Tòa Sứ Thần ở Camerun, rồi New Zealand, Bộ ngoại giao Tòa Thánh, sau cùng ngài được gửi đi làm Tham Tán tại tòa Sứ Thần ở Washington, Hoa Kỳ.

Ngày 13-4-2006 ngài được thăng TGM và làm Sứ Thần Tòa Thánh tại Indonesia, trong thời gian sau đó, ngài kiêm nhiệm thêm các chức vụ Sứ Thần Tòa Thánh tại Đông Timor. Gần 5 năm sau, ngày 13-1-2011, ngài được bổ nhiệm làm Sứ thần Tòa Thánh tại Singapore, Khâm sứ tại Malaysia, Brunei, và Đại diện không thường trú tại Việt Nam.

Sau khi Malaysia thiết lập quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh, Đức TGM Girelli, ngưng làm Sứ Thần tại đây và tại Đông Timor, và ngưng làm Khâm Sứ tại Brunei từ ngày 16-1-2013.

Trong nhiệm vụ này, Đức TGM Girelli đã ra vào Việt Nam hơn 70 lần.

Trong bài giảng tại thánh lễ khai mạc Đại hội Thánh Mẫu toàn quốc tại La Vang ngày 13-8-2017, Đức TGM Girelli nói rằng: ”Tự do tôn giáo không phải là một cái gì tùy tiện trong tay các nhà chức trách, nhưng tự do tôn giáo là một quyền trong tay của người dân. Nhiều người trên thế giới ước mong rằng quyền tự do tôn giáo ở Việt Nam phải được tôn trọng hơn, phải được thực thi đầy đủ hơn, và Hội Thánh Công Giáo phải được nhìn nhận như một nguồn thiện tích hơn là một vấn nạn cho đất nước”.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Đức Hồng Y đáng kính người Việt Nam
Hà Minh Thảo
17:41 14/09/2017
Ngày 16.09.2017, chúng ta kỷ niệm Lễ Giỗ lần thứ 15 Ðức Hồng y Phanxicô Xavier Nguyễn Văn Thuận. Ngày 04.05.2017, Bộ Phong Thánh đã công bố sắc lệnh nhìn nhận Vị Tôi Tớ Chúa này đã thực hiện các nhân đức ‘đến mức độ anh hùng’. Trước đó, 9 cố vấn của Bộ Phong Thánh cứu xét tập Hồ sơ đúc kết (Positio) về cuộc sống và các nhân đức của Vị Tôi Tớ Chúa Ðức Hồng y Nguyễn Văn Thuận và đa số các vị đã bỏ phiếu thuận. Sau đó, trong cuộc họp của Hội đồng các Ðức Hồng y và Ðức cha thành viên của Bộ đã đồng thanh bỏ phiếu chấp thuận. Việc công bố này đã được Ðức Thánh Cha Phanxicô cho phép trong buổi tiếp kiến cùng ngày dành cho Ðức Hồng y Angelo Amato, SDB, Tổng trưởng Bộ Phong Thánh. Do đó, từ nay Ðức Hồng y P.X. Nguyễn Văn Thuận được mang danh xưng ‘Đấng Đáng Kính’ (Venerabile).

I.- CÁC NHÂN ÐỨC ÐẾN MỨC ÐỘ ANH HÙNG.

A./ Trung thành lệnh Ðức Phaolô VI bổ nhiệm.

Ngày 23.04.1975, Ðức cha Phanxicô Xavier Nguyễn Văn Thuận, Giám mục Giáo phận Nha Trang, được Á Thánh Giáo Hoàng Phaolô VI bổ nhiệm làm Tổng Giám mục hiệu tòa Vadesi, Tổng Giám mục phó Tổng Giáo phận Sàigòn với quyền kế vị. Người quyết định đi vào Sàigòn, noi gương Ðức Kitô đã phải đi Giêrusalem, dù Cha đã biết những gì mình sẽ phải gặp tại đó khi đã viết trong ‘Năm Chiếc Bánh và Hai Con Cá’ : « Giờ đây, tôi phải đi vào Sàigòn lập tức, theo lệnh Ðức Phaolô VI bổ nhiệm…

Ðêm ấy 07.05.1975, khi tôi ghi âm những lời tạm biệt Giáo phận Nha trang, tôi đã khóc nhiều, đó là một lần độc nhất tôi đã khóc nhiều, đó là một lần độc nhất tôi đã khóc thổn thức trong tám năm ở Nha Trang - vì thương nhớ. Nhưng tâm hồn tôi rất bình an, vì tôi vâng lời Ðức Thánh Cha. Tiếp đến là gian khổ, thử thách tại Sàigòn… »

Trong phiên họp ngày 27.06.1975, tại Dinh Ðộc lập, kéo dài từ 15 đến 19 giờ, Ðức cha đã đối diện với ba Cán bộ cao cấp của Ủy ban Quân quản cùng các người Công giáo yêu nước. Ðối với Chính quyền cộng sản, sự thuyên chuyển độ một tuần trước khi họ tiếp thu Sàigòn vào ngày 30.04.1975, là bằng cớ âm mưu giữa Vatican và các Ðế quốc. Ðể trả lời sự cáo buộc đó, Người chỉ xác nhận sự vâng lời của mình đối với Bài Sai của Ðức Thánh Cha.

Ngày 15.08.1975, Ủy ban Quân quản mở cuộc họp tại Nhà hát Thành phố để cáo buộc tội Ðức cha ‘sau lưng’ Người. Khoảng 350 giáo sĩ, tu sĩ được mời buộc nghe. Ủy ban muốn ngừa tránh mọi phản ứng của người dân đối với vụ bắt Ðức cha Thuận. Trước đó, Đức Tổng Giám mục Nguyễn văn Bình và Đức Tổng Giám mục phó được đưa đến Dinh Độc Lập lúc 14 giờ. Tại đó, khi đi qua hành lang để đến phòng họp, Ðức cha Bình đi trước, Ðức cha Thuận đi sau. Lúc đó, một công an chận Ðức cha Thuận lại và nói: ‘Anh đi lối này’ và lôi Người đi mất luôn. Khoảng 30 phút sau, chỉ thấy tướng Trà nói chuyện vu vơ, Ðức cha Bình hỏi : - Thưa Thượng tướng, còn chuyện gì cần nữa không?
Tướng Trà trả lời:
- Thôi! Cụ ra về được rồi.
- Ðức cha phó của tôi đâu mời Ngài cùng về.
- Như cụ thấy, chế độ này là chế độ Cộng sản. Tên Thuận là dòng dõi Ngô Ðình Diệm, chúng nó chống Cách mạng từ trong trứng chống ra, nên không thể để nó ở đây được.

Sau đó, Ðức cha Thuận bị bắt và đem đi trên một xe hơi có hai công an kèm theo. Trong cuộc hành trình dài 450 cây số, trên đường không có một ai. Ðức cha biết mình đang mất tất cả. Ra đi với chiếc áo chùng thâm trong túi có một cỗ tràng hạt. Người chỉ còn biết phó thác cho Chúa Quan Phòng. Giữa bao lo âu ấy, Người vẫn thấy có một niềm vui lớn: ‘Hôm nay là lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời...’ và Chúa muốn Ðức cha hãy trở về với điều cốt yếu. Sau đó, Ðức cha đã bị giam giữ nhiều nơi khác nhau, trong đó, có 9 năm bị biệt giam, cho đến ngày 23.11.988, được thả tự do và bị quản chế tại Hà Nội.

Trong thời gian 13 năm ở tù không bản án, bắt chước Thánh Phaolô, Cha đã viết thư cho các giáo đoàn về kinh nghiệm sống Ðức Tin, Mục vụ, Tu đức. Ðĩ là ba tập sách:
- Ðường hy vọng (1975),sách được phát hành và trở lại trại cải tạo ;
- Ðường hy vọng dưới ánh sáng Lời Chúa và Cộng Đồng Vatican II (1979) ;
- Những người lữ hành trên Ðường Hy Vọng (1980).

B./ Can đảm thi hành sứ vụ Linh mục trong lao tù.

Trở thành Tuyên úy trại giam các tù nhân không bản án, Ðức cha Thuận biết mọi người Công giáo cần Mình Ðức Kitô để sống trong những ngày đen tối như Người kể: « Trong Thánh Thể, chúng tôi loan truyền sự chết của Chúa Giêsu và tuyên xưng sự sống lại của Ngài. Có lúc buồn nản vô cùng, tôi nhìn lên Chúa Giêsu chịu đóng đinh và bị bỏ rơi trên Thánh giá: Ngài không giảng dạy, thăm viếng, chữa lành bệnh tật; Ngài hoàn toàn bất động. Ðối với con mắt loài người, cuộc đời Chúa Giêsu là vô ích, là thất bại. Nhưng đối với đôi mắt Thiên Chúa, chính giây phút ấy lại là giây phút quan trọng nhất của đời Ngài, vì trên Thánh giá Ngài đã đổ máu mình để cứu chuộc nhân loại. Chúa Giêsu là mẫu gương của tình yêu tuyệt đối với Ðức Chúa Cha và các linh hồn. Ngài đã cho tất cả, yêu thương đến cùng (Ga 13, 1), cho đến lúc trút hơi thở cuối cùng và nói lên tiếng ‘hoàn tất’ (Ga 19, 30)». Nhưng làm sao để Thánh Thể hiện diện trong nhà tù?

Ðức Tổng Giám mục Chủ tịch Hội đồng Giáo Hoàng về Công lý Hòa bình đã nói cho Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II và những nhân viên Giáo Triều Rôma nhân dịp giảng tĩnh tâm Mùa Chay năm 2000: « Khi bị bắt, tôi phải ra đi tay không, đi ngay lập tức. Ngày hôm sau, tôi được phép viết cho những người thân để xin những thứ cần thiết nhất như áo quần, kem đánh răng, ... Tôi viết: « Xin vui lòng gửi cho tôi một chút rượu thuốc để chữa bịnh đường ruột ». Các tín hữu hiểu ngay. Họ gửi cho tôi một chai nhỏ đựng rượu lễ, bên ngoài có ghi “Thuốc chữa bịnh đường ruột”, còn bánh lễ thì họ giấu trong một ống nhỏ chống ẩm thấp. Giám thị hỏi tôi :
- Ông bị bịnh đường ruột?
- Phải.
- Ðây, có ít thuốc cho ông đây.

Tôi không bao giờ có thể diễn tả hết hết niềm vui lớn lao của tôi : mỗi ngày, với ba giọt rượu và một giọt nước trên lòng bàn tay, tôi cử hành Thánh Lễ. Và đó cũng là bàn thờ, là nhà thờ Chính tòa của tôi ! Ðó là liều thuốc đích thực cho linh hồn và thân xác tôi ‘thuốc trường sinh bất tử, thuốc giải độc để khỏi chết, nhưng luôn được sống trong Chúa Giêsu’, như Thánh Ignatio thành Antiokia đã nói.

Mỗi lần như thế tôi được dịp giang tay và đóng đinh mình vào thập giá với Chúa Giêsu và cùng Ngài uống chén đau khổ nhất. Mỗi ngày, khi đọc lời truyền phép, với tất cả tâm hồn, tôi làm lại một giao ước mới, giao ước vĩnh cửu giữa tôi và Chúa Giêsu, hòa lẫn Máu Ngài với máu của tôi. Ðó là những Thánh Lễ đẹp nhất trong đời tôi ! Tuy nhiên, cách dâng lễ mỗi nơi mỗi khác. Dưới hầm tàu thủy chở tôi ra miền Bắc, ban đêm tôi ngồi giữa mấy bạn tù, bàn thờ là túi cói đựng đồ, dâng lễ thánh Phanxicô quan thầy của tôi và cho các bạn chịu lễ. Lúc ở trại Vĩnh Quang, tôi phải dâng lễ trong góc cửa ban sáng lúc người ta đi tắm sau giờ thể dục. Lúc đã quen với thời khóa biểu của trại, tôi dâng lễ ban đêm, vì chúng tôi được chia thành từng đội 50 người, ngủ chung trên một láng gỗ, mỗi người được 50 cm, đầu đụng nhau, chân quay ra ngoài. Chúng tôi đã thu xếp để năm anh em Công giáo nằm quanh tôi. Ðến 9 giờ rưỡi đêm, nghe tiếng kẻng là tắt đèn và mọi ngươi phải nằm trong mùng muỗi cá nhân : tôi ngồi cúi sát xuống để dâng lễ thuộc lòng. Tôi đưa tay dưới mùng để chuyển Mình Thánh cho anh em chịu lễ. Chúng tôi nhặt lấy giấy nylon bọc bao thuốc hút để làm những túi nhỏ đựng Mình Thánh. Như thế Chúa Giêsu luôn ở giữa chúng tôi. Chúng tôi tin một sức mạnh : Thánh Thể. Thịt Máu Chúa làm cho chúng tôi sống. « Ta đã đến là để chúng được có sự sống, và có một cách dồi dào » (Ga 10,10). Như manna nuôi dân Do Thái đi đường về Ðất hứa, Thánh Thể sẽ nuôi con đi cùng đường Hy vọng (Ga 6, 53) ».

C.- Người tù không bản án.

Thuật lại việc ra khỏi nhà tù của mình, Ðức cha đã viết trong ‘Năm Chiếc Bánh và Hai Con Cá’ như sau : « Một hôm trời mưa, tôi đang thổi cơm trưa, tôi nghe điện thoại của chiến sĩ trực reo. ‘Biết đâu có tin gì cho tôi? Ðúng rồi, bữa nay là lễ Ðức Mẹ dâng mình vào đền thánh, 21 tháng 11 mà!’. Năm phút sau, anh chiến sĩ trực đến:
- Ông Thuận ơi, ông ăn chưa?
- Chưa ạ, tôi đang thổi cơm đây.
- Ăn xong, ăn mặc sạch sẽ, đi gặp lãnh đạo.
- Lãnh đạo là vị nào vậy?
- Tôi không biết, tôi chỉ được báo thế. Chúc ông may mắn.

Tôi đã được đưa đến nhà khách chính phủ, bên hồ Ha-le, và tôi đã gặp ông Mai Chí Thọ, Bộ trưởng Nội vụ (Bộ công an). Sau lời chào hỏi xã giao, ông Bộ trưởng đã hỏi:
- Ông có nguyện vọng gì không?
- Thưa có, tôi muốn được tự do.
- Bao giờ?
- Hôm nay.

Ông Bộ trưởng có vẻ ngạc nhiên, thường tình phải có thời gian cho cơ quan nhà nước xếp đặt... Nhưng hôm nay là lễ Ðức Mẹ nên tôi tin chắc và xin như vậy. Ðể đánh tan bầu khí lúng túng và ngạc nhiên ấy, tôi nói:
- Thưa ông Bộ trưởng, tôi ở tù lâu lắm, suốt ba đời Giáo hoàng: Phaolô VI, Gioan Phaolô I, và Gioan Phaolô II. Về phía xã hội chủ nghĩa thì tôi đã ở tù bốn đời Tổng Bí thư Liên Xô: Brezhnev, Andropov, Chernenko, và Gorbachev.
Ông Bộ trưởng bật cười và nói:
- Ðúng! đúng!
Ông quay qua bảo người bí thư:
- Hãy liệu đáp ứng nguyện vọng của ông.

Trong lòng tôi vui mừng tạ ơn Ðức Mẹ Maria, vì không những được tự do mà còn được cả dấu chỉ. Chắc Mẹ tha tội tôi cả gan thách đố Mẹ. »

4. Thụ án khổ sai.

Do Việt Nam cộng sản là một nước có ‘một rừng luật, nhưng thích xài luật rừng’, nên những ‘tù nhân không bản án’ bị trừng trị bằng những hình phạt khổ sai vượt mức bình thường.

Ở trại Phú Khánh, tôi bị giam trong một phòng không có cửa sổ, phải đi qua 3 lớp cửa trong một hành lang mới đến khí trời. Vào đó nóng cực kỳ, tôi ngột ngạt và cảm thấy trí óc mất sáng suốt dần dần, cuối cùng là mê man. Có lúc người ta để đèn sáng như ban ngày, lúc khác lại nằm trong bóng tối. Buồng vừa nóng vừa ẩm, đến nỗi tôi xuống nằm dưới nền, còn nấm thì mọc lên trắng cả chiếc chiếu của tôi. Lúc nằm trong tối tăm, tôi thấy có một lỗ dưới vách, ánh sáng lọt vào, tôi lết đến, kê mũi vào đó để thở. Lúc nào trời mưa, nước ở ngoài ngập, những con trùng ở ngoài bò vào, có cả giun và có lần có cả con rết dài; dù thấy vậy, nhưng tôi yếu mệt quá không làm gì được, tôi cứ để cho chúng bò quanh, ngày nào nước xuống, thì chúng lại bò ra. Sau này, hai linh mục bị giam cách tôi 2 lớp cửa, đã thuật lại cho tôi biết: ‘Một hôm cô Thanh, cấp dưỡng, đã mỡ cửa cho chúng con ra đứng nhìn Đức cha nằm dưới đất và bảo: ‘hai anh nhìn thấy ông Thuận, ông sắp chết!’. Nhưng trong cơn cơ cực này, Chúa đã cứu tôi!

II.- TIẾN TRÌNH PHONG THÁNH.

Lúc 18 giờ, ngày 16.09.2002, Ðức Hồng y đã được Thiên Chúa gọi ra khỏi thế gian. Ngay khi hay tin Người qua đời, Ðức cha Giampaolo Crepaldi, Tổng Thư ký Hội đồng Giáo Hoàng Công lý và Hòa bình, đã tuyên bố với báo chí: ‘Một vị Thánh vừa qua đời’. Chiều ngày 20.09.2002, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã từ Castel Gandolfo trở về Vatican, để chủ sự Thánh Lễ An táng Ðức cố Hồng y. Vị Hồng y quá cố đã được Giáo triều và 172 phái đoàn ngọai giao cạnh Tòa Thánh tiển biệt trong một Thánh Lễ trọng thể.

Nhân dịp nầy, Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã ngỏ lời: « Trong 13 năm ngục tù, Ðức Hồng y Thuận đã hiểu nền tảng của đời sống Kitô hữu là ‘chọn một mình Chúa mà thôi’ như các vị tử đạo Việt-Nam đã làm trong những thế kỹ trước. Chúng ta được mời gọi rao giảng cho tất cả mọi người ‘Tin Mừng Hy Vọng’, và Người giải thích rằng: chúng ta chỉ có thể chu toàn Ơn Gọi ấy với sự hy sinh quyết liệt, dù phải chịu những thử thách cam go nhất. Ðức Hồng y nói: ‘Hãy nêu cao giá trị của sự đau khổ như một trong muôn vàn khuôn mặt của Chúa Giêsu chịu đóng đanh và hiệp nhất đau khổ của mình với khổ đau của Chúa, có nghĩa là đi vào chính năng động khổ đau, yêu thương có nghĩa là tham dự vào ánh sáng, sức mạnh, an bình của Chúa; có nghĩa là tìm lại được nơi chính mình một sự hiện diện mới mẻ, sung mãn, của Thiên Chúa. Ðây không phải là sự anh hùng, nhưng là sự trung thành chín chắn, hướng cái nhìn về Chúa Giêsu là mẫu gương của mọi chứng nhân và mọi vị tử đạo. Một gia sản cần được đón nhận mọi ngày trong một cuộc sống đầy yêu thương và dịu hiền.

Con người Ðức Hồng y là một tấm gương sáng ngời về đời sống Kitô, phù hợp với Ðức Tin, cho đến độ tử đạo. Người nói về mình với sự đơn sơ thật đặc biệt: ‘Trong vực thẳm những đau khổ của tôi,... tôi không bao giờ ngừng yêu mến tất cả mọi người, tôi không hề loại trừ một ai khỏi tâm hồn tôi’. Bí quyết của Người là lòng tín thác kiên cường nơi Thiên Chúa, được nuôi dưỡng bằng kinh nghiệm và đau khổ mà Ðức Hồng y chấp nhận với lòng yêu mến. Trong tù, mỗi ngày Người đã cử hành Thánh Lễ với ba giọt rượu và một giọt nước trên lòng bàn tay. Ðó là bàn thờ của Người, là nhà thờ Chính tòa của Người, Mình Thánh Chúa Kitô là ‘thuốc’ của Người, Ðức Hồng Y cảm động kể lại: ‘Mỗi lần như thế tôi được dịp giang tay ra và chịu đóng đinh bản thân trên Thánh giá với Chúa Giêsu, được sống chén đắng với Chúa. Mỗi ngày khi đọc lời truyền phép, tôi hết lòng củng cố một giao ước mới, giao ước đời đời giữa tôi và Chúa Giêsu, nhờ máu của Chúa hòa lẫn với máu của tôi’.

Trung thành cho tới chết, Người giữ được sự bình thản và niềm vui cả trong lúc nằm lâu và phải đau đớn trong bệnh viện và, trong những ngày cuối, khi không còn nói được nữa, Người nhìn chăm chú vào ảnh Thánh giá, cầu nguyện trong thinh lặng, khi Hy lễ tối cao Người tới tuyệt đỉnh, hoàn thành cách vinh quang một cuộc đời đánh dấu bằng sự đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô trên Thánh giá.

Trong chúc thư tinh thần, sau khi xin lỗi, Ðức Hồng y cam đoan tiếp tục yêu mến tất cả mọi người. Người quả quyết: ‘Tôi thanh thản ra đi, và tôi không giữ lòng oán hận nào đối với ai. Tôi dâng tất cả những đau khổ tôi đã trải qua cho Ðức Mẹ Vô Nhiễm và Thánh Giuse’. Chúc thư tinh thần kết thúc với ba lời nhắn nhủ: ‘Hãy yêu mến Ðức Mẹ, hãy tín thác nơi Thánh Giuse, hãy trung thành với Giáo hội, hãy đoàn kết và yêu thương tất cả mọi người’. Ðây chính là tổng hợp trọn cuộc sống của Ðức Hồng y. » và Ðức Thánh Cha đã kết luận: « Giờ đây, ước gì cùng với Thánh Giuse và Mẹ Maria, Ðức Hồng y được đón nhận vào trong niềm vui của Thiên Ðàng, chiêm ngắm Tôn Nhan rạng ngời của Chúa Kitô, Ðấng trên trần thế đã nhiệt thành tìm kiếm như niềm Hy vọng duy nhất của mình. Amen! »

1./ Mở Án Phong Thánh.

Năm năm sau ngày Người về Nhà Cha, Hội đồng Tòa Thánh Công lý và Hòa bình đã tổ chức Thánh Lễ đồng tế do Ðức Hồng Y Renato Raffael Martino, đương kim Chủ tịch và là người kế vị Ðức Hồng Y Phanxicô Xavie, đã chủ sự lúc 11 giờ ngày Chúa Nhật 16.09.2007 tại Nhà thờ Ðức Mẹ Cầu Thang (Santa Maria della Scala, nhà thờ dành cho Ðức Hồng y Thuận tại Rôma), để tưởng nhớ một chứng nhân Hòa bình và Hy vọng, đã chịu giam cầm 13 năm tại quê hương Người.

Tham gia sáng kiến mở án phong Thánh cho Ðức Hồng y, ngoài Hội đồng Tòa thánh Công lý và Hòa bình còn có Quỹ Thánh Mathêu tưởng niệm Ðức Hồng y Nguyễn Văn Thuận, Hội Quan sát Quốc tế Văn Thuận về Ðạo lý xã hội Công Giáo, thân nhân và bạn hữu của Ðức cố Hồng y, cũng như cộng đoàn Công giáo Việt Nam ở Roma.

Nhân dịp này, một buổi triều yết đã diễn ra ngày thứ hai 17.09.2007 tại Dinh thự Giáo Hoàng ở Castel Gandolfo. Trong diễn văn, Ðức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã nói: « Tôi vui mừng, nhân cơ hội này để, một lần nữa, nêu lên chứng tá Ðức Tin sáng ngời mà vị Mục Tử anh dũng này đã để lại cho chúng ta. Ðức cha Phanxicô Xavie đã được vị tiền nhiệm Gioan Phaolô 2 đáng kính của tôi bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng Tòa thánh Công lý và Hòa bình. Nguời đã hoàn thành ‘Toát yếu Giáo huấn Xã hội của Hội Thánh’. Làm sao quên được những nét nổi bật về sự đơn sơ và thân thiện của Người?

Chúng ta tưởng nhớ Người với sự thán phục lớn lao, trong khi chúng ta nghĩ lại trong tâm trí chúng ta những dự phóng lớn lao và tràn đầy Hy vọng, đã làm cho Người luôn sống động và Người tìm cách thế để dễ dàng loan truyền ra và thuyết phục nhiều người; sự dấn thân đầy nhiệt huyết của Người để quảng bá Học thuyết Xã hội của Hội Thánh giữa những người nghèo trên thế giới, và lòng hăng say truyền bá Phúc âm trong lục đia Á Châu của Người, khả năng Người điều hợp các hoạt động bác ái và thăng tiến con người mà Người làm tăng thêm và nâng đỡ tại những nơi nặng nề nhất trên thế giới.

Ðức Hồng y Văn Thuận là một con người của Hy vọng, Người sống bằng Hy vọng, Người phổ biến Hy vọng cho tất cả những ai gặp Người. Chính nhờ năng lực thiêng liêng này mà Người đã chống lại được tất cả những khó khăn thể lý và luân lý. Hy vọng đã nâng đỡ Người khi là Giám mục bị cô lập trong vòng 13 năm trời, xa cách khỏi cộng đoàn giáo phận Người; Hy vọng giúp đỡ Người biết nhìn ra qua cái vô lý của các biến cố xẩy đến cho Ngườøi - không bao giờ được xét xử trong những năm tù ngục - một kế đồ sự quan phòng của Thiên Chúa.

Tin về bệnh ung thư, căn bệnh đưa Người tới cái chết, tin này đã đến với Ngài cùng lúc với việc Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II đặt Người làm Hồng y, vị Giáo Hoàng này bày tỏ với Ðức Hồng y một sự trân trọng và tình cảm thật lớn lao. Ðức Hồng y Văn Thuận thường nhắc lại rằng Kitô hữu là một con người của từng giờ, của lúc này, của giây phút hiện tại, cần được đón nhận và sống với tình yêu Chúa Kitô. Trong khả năng sống giây phút hiên tại này chiếu tỏa ra cái sâu thẳm của việc từ bỏ trong bàn tay Thiên Chúa và tính đơn sơ như trong Phúc âm dạy mà chúng ta tất cả đều kính phục Ngườøi. Làm sao có thể xảy ra điều này - người ta tự hỏi - một người đặt tin tưởng vào Chúa Cha trên trời mà lại từ chối để mình được ôm ấp vào cánh tay của Chúa Cha sao? Và Ðức Thánh Cha kết luận rằng: « Anh chị em thân mến, tôi vui mừng sâu xa đón nhận tin về việc khởi sự án phong Thánh cho vị Ngôn Sứ đặc biệt này của niềm Hy vọng Kitô, và trong khi chúng ta phó thác cho Chúa linh hồn ưu tuyển của Ngài, chúng ta hãy cầu nguyện để tấm gương của Ðức cố Hồng y là giáo huấn hữu hiệu cho chúng ta. Với lời cầu chúc đó, tôi thành tâm ban phép lành cho tất cả anh chị em. »

2./ Tôi tớ Chúa.

Ngày 16.01.2009, Aùn Lệnh của Tòa Giám quản Rôma do Ðức Hồng y Agostino Vallini, Giám Quản, ký về ‘Vụ án Phong Chân phước và Phong Thánh cho Tôi Tớ Chúa Phanxicô Xavier Nguyễn Văn Thuận, Hồng y Giáo phận Rôma’ vào ngày 22.10.2010, Tòa Thánh sẽ chính thức mở hồ sơ đợt hai xét phong Chân phúc cho Người.

Nhân dịp Lễ Giỗ Ðức cố Hồng y, Hội đồng Giáo hoàng Công lý và Hoà bình đã mời chúng ta hãy đọc KINH XIN ƠN như sau:
Lạy Thiên Chúa toàn năng và hằng có đời đời,
là Cha và Con và Thánh Thần,
con cảm tạ Chúa vì đã ban cho Hội Thánh
gương chứng tá anh dũng
của Ðức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận.
Kinh nghiệm khổ đau trong cảnh ngục tù,
được Ngài sống liên kết với Chúa Kitô chịu đóng đinh,
và dưới bóng che chở hiền mẫu của Mẹ Maria,
đã rèn luyện Ngài nên một chứng nhân sáng ngời
cho Hội Thánh và toàn thế giới,
về sự hiệp nhất và tha thứ,
cũng như về công lý và hòa bình.
Con người dễ thương mến
cùng với sứ vụ mục tử giám mục của Ngài
tỏa chiếu rạng ngời ánh sáng của đức tin,
nhiệt tâm của niềm hy vọng
và sức nồng ấm của đức ái.
Giờ đây, nhờ lời bầu cử của Ngài và theo thánh ý Chúa,
xin Chúa ban cho con được ơn đang khẩn cầu,
với niềm hy vọng thấy Ngài
sớm được vinh hiển trên bàn thờ. Amen.
Imprimatur : Vatican, 16.09.2007
+ Giampaolo Crepaldi, Tổng Thư ký
Hội Ðồng Giáo Hoàng Công Lý và Hòa Bình.

Ngày 05.07.2013, tiến trình phong Chân Phước cho Vị Tôi Tớ Chúa đã hoàn thành ở Tổng Giáo phận Rôma. Nhân dịp này, nhà phê bình văn học Nguyễn Hoàng Ðức, được Hội đồng Công lý và Hòa bình mời tham dự lễ ‘Bế mạc phần điều tra tại Giáo phận’, đã bị công an sân bay Nội Bài, Hà nội chặn lại không cho xuất cảnh sang Bangkok (Thái lan) trên đường đi Rôma (Ý đại lợi). Ông Ðức kể cho ông Mặc Lâm, phóng viên Ðài Á châu Tự do RFA biết : « Khi làm ở Phòng Tôn giáo Bộ Công an, người ta có ‘đối sách’ về Ðức cha vì một tội rất to là cháu của Ngô Ðình Diệm và sự về Sài gòn làm Phó Tổng Giám mục là để lót ổ lên Tổng Giám mục nên Người bị chuyển ra Bắc ». Tại sao, với hai ‘tội nặng’ này và bị giam giữ 13 năm, trong có những năm biệt giam, nhưng đảng cộng sản không dám đem Ðức cha ra tòa xét xử ?

Ðức Hồng y không những là một tấm gương sáng ngời về đời sống Kitô hữu mà còn là một công dân yêu nồng nàn Tổ Quốc Việt Nam. Người đã căn dặn chúng ta:
… Là người Công giáo Việt Nam
Con phải yêu Tổ quốc gấp bội.
Chúa dạy con, Hội thánh bảo con,
Cha mong giòng máu ái quốc,
Sôi trào trong huyết quản con…

Ngày 14.09.2017
Lễ Suy Tôn Thánh Giá

Hà Minh Thảo



 
Giáo Hội Công Giáo Dưới Cái Nhìn của Một Ký Giả Hoa Kỳ, bài 41
Vũ Văn An
22:37 14/09/2017
Còn Châu Mỹ La Tinh thì sao?

Trong hơn 500 năm, Đạo Công Giáo Rôma gần như hưởng được sự độc quyền ở Châu Mỹ La Tinh: gần như người đàn ông, đàn bà và trẻ em nào cũng coi mình là chi thể của Giáo Hội Công Giáo. Thế nhưng, do các nhân tố như kinh niên thiếu linh mục và mẫu mực mục vụ không trọng việc sở đắc một đức tin trưởng thành, tính thuần nhất Công Giáo của lục địa này chỉ là một thứ ảo giác, một thứ ảo giác tan ra mây khói vào cuối thế kỷ 20 do sự lớn mạnh của các phong trào Ngũ Tuần và, đặc biệt tại các khu vực đô thị, do cả chủ nghĩa duy tục và sự dửng dưng về tôn giáo nữa.

Cha Franz Damen, Dòng Passionist người Bỉ, một nhân viên kỳ cựu của các giám mục Bolivia, kết luận ở thập niên 1990 rằng các cuộc trở lại từ Đạo Công Giáo qua Phong Trào Thệ Phản ở Châu Mỹ La Tinh trong thế kỷ 20 đông hơn các cuộc trở lại thời Cải Cách Thệ Phản ở Âu Châu thế kỷ 16. Một cuộc nghiên cứu do CELAM, tức Liên Hội Đồng Giám Mục Châu Mỹ La Tinh và vùng Caribbean, ủy nhiệm cuối thập niên 1990 cho thấy 8,000 người Châu Mỹ La Tinh rời bỏ Giáo Hội Công Giáo mỗi ngày. Một cuộc thăm dò năm 2005 của Latinobarometro, một công ty đặt trụ sở ở Chí Lợi chuyên tổ chức các cuộc thăm dò tại 17 quốc gia Châu Mỹ La Tinh, cho thấy 71 phần trăm người Châu Mỹ La Tinh tự coi mình là Công Giáo Rôma vào năm 2004, giảm từ 80 phần trăm vào năm 1995. Nếu xu hướng này tiếp tục ở đà hiện nay, chỉ còn 50 phần trăm người Châu Mỹ La Tinh tự nhận mình là Công Giáo vào năm 2025. (Liệu điều này có thực sự diễn ra hay không thì còn phải chờ xem; các dự phóng thẳng thừng đối với một khoảng thời gian khá dài gần như lúc nào cũng sai).

Thế nhưng, cũng có các dấu hiệu sống mới ở Châu Mỹ La Tinh, và ơn gọi linh mục hiện là một thí dụ tốt. Ở Honduras, chủng viện quốc gia có số sinh viên là 170 người vào năm 2007, cao nhất mọi thời đối với một đất nước tổng số các linh mục chưa quá 400 vị. Hai mươi năm trước đây, chỉ có không quá 40 ứng viên. Bolivia chứng kiến một sự gia tăng đáng kể hơn hết; năm 1972, toàn bộ đất nước chỉ có 49 chủng sinh, trong khi năm 2001, con số này là 714 người, tăng tới 1357 phần trăm. Xét chung, con số chủng sinh ở Châu Mỹ La Tinh tăng 440 phần trăm, theo các số thống kê do trang mạng “Tôn Giáo tại Châu Mỹ La Tinh” thu lượm; trang mạng này do cố linh mục dòng Đa Minh Edward Cleary thuộc Cao Đẳng Providence thiết lập.

Một số chuyên gia tin rằng chủ nghĩa đa nguyên và cạnh tranh tôn giáo đang lớn mạnh ở Châu Mỹ La Tinh thực sự là các phát triển lành mạnh đối với Giáo Hội Công Giáo. Các giám mục Châu Mỹ La Tinh đã đều đặn cam kết nhiều hơn đối với việc mở rộng vai trò của giáo dân để đối phó với cảnh đào ngũ đang tiếp diễn, một phần nhờ nhìn nhận rằng những kẻ cạnh tranh với Giáo Hội đã thành công nhiều hơn nhờ dựa vào mọi tín hữu của họ, chứ không chỉ dựa vào đẳng cấp giáo sĩ mà thôi, trong việc rao giảng tin mừng và xây dựng các cộng đoàn. Cha Cleary lý luận rằng Châu Mỹ La Tinh đang trải qua một cuộc thức tỉnh tôn giáo và dù con số nói chung của Đạo Công Giáo có thể giảm đi, nhưng những người Công Giáo còn lại sẽ được đào tạo tốt hơn và chắc chắn thực hành đức tin tốt hơn.

Đâu là các ưu tiên đối với Giáo Hội Công Giáo ở Châu Mỹ La Tinh?

Hiển nhiên, một trong các ưu tiên là tái xây dựng sức mạnh truyền giáo của Giáo Hội để đối phó với các thách đối mới vừa tả trên đây. Khi tất cả các giám mục Châu Mỹ Latinh họp nhau tại Aparecida, Ba Tây, năm 2007, các ngài kêu gọi một cuộc truyền giáo vĩ đại cho lục địa”; trên thực tế, điều này báo hiệu việc các ngài nhìn nhận rằng các ngài không coi bản sắc Công Giáo của Châu Mỹ Latinh là chuyện đương nhiên nữa. Trọng tâm của cuộc truyền giáo lục địa sẽ là việc vận động hàng ngũ giáo dân. Việc này thực sự diễn ra như thế nào là điều cần chờ xem sao, tuy nhiên ngay ngôn từ cũng đã đánh dấu một điều gì đó xoay chiều đối với Giáo Hội Châu Mỹ Latinh.

Một ưu tiên lâu đời khác dành cho người Công Giáo Châu Mỹ Latinh là cuộc tranh đấu cho công bằng kinh tế và việc bảo vệ người nghèo. Hơn 40 năm qua, trong tư duy Công Giáo, thuật ngữ “ưu tiên chọn người nghèo” đã được liên kết với phong trào thần học giải phóng ở Châu Mỹ Latinh; chính nền thần học này đã đặt thuật ngữ này vào từ vựng Công Giáo. Thế nhưng, ý niệm ưu tiên chọn người nghèo, ngược với công thức thành văn, đã có một gốc gác sâu xa hơn nhiều trong Kitô Giáo. Trong bài diễn văn ngày 13 tháng Năm, 2007, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI quả quyết rằng nó phát xuất từ thuở ban đầu: “Ưu tiên chọn người nghèo đã mặc nhiên có trong niềm tin Kitô học vào vị Thiên Chúa đã trở nên nghèo vì chúng ta, để làm giầu chúng ta bằng cái nghèo của Người”.

Các nhà chuyên môn về lý thuyết xã hội Công Giáo nói tới “sự đồng thuận căn bản của người Latinh” trong Giáo Hội đối với các vấn đề thuộc công bằng kinh tế. Các tác giả Dean Brackley, một linh mục Dòng Tên dạy học tại El Salvador, và Thomas Schubeck, một linh mục Dòng Tên thuộc Đại Học John Carroll ở Cleveland, mô tả điều này như sau: “Thị trường là một phương thế hữu ích, thậm chí cần thiết, cho việc kích thích sản xuất và phân phối tài nguyên. Tuy nhiên, trong ‘nền kinh tế mới’, quá lệ thuộc vào thị trường chỉ làm xấu thêm bất bình đẳng xã hội, đẩy xa hơn việc tập trung giầu có và thu nhập, và để hàng triệu người sa lầy trong cảnh cùng cực”. “Đồng thuận Latinh” không phải chỉ về việc có quá nhiều người nghèo; nó còn cho rằng thị trường tự do, để tự ý, nhất thiết sẽ tạo ra một hố phân cách rộng lớn dần giữa người giầu và người nghèo.

Vì Đạo Công Giáo càng ngày càng có tính hoàn cầu hơn, nên Giáo Hội sẽ phải thích ứng ra sao?

Thế kỷ 21, vì Đạo Công Giáo đang trở thành một “Giáo Hội thế giới”, nên nó sẽ bị căng ra nhiều cách. Thí dụ, hai vấn đề dai dẳng sẽ trở nên khẩn trương hơn: việc Giáo Hội phân phối các tài nguyên mục vụ của mình và qui mô các trung tâm hành động mới trên bản đồ thế giới của Công Giáo phải có đại diện thích đáng bên trong các hành lang quyền hành.

Hai phần ba người Công Giáo ngày nay đang ở Phi Châu, Á Châu và Mỹ Châu Latinh, nhưng các khu vực này là quê hương của chỉ hơn 1 phần 3 linh mục Công Giáo mà thôi. Điều dễ hiểu là Giáo Hội phải đặt nhiều linh mục ở những nơi đang lớn mạnh. Nhưng, như đã nói, Đạo Công Giáo ngày nay đang làm điều ngược lại hẳn. Càng ngày, các linh mục từ thế giới đang phát triển càng được “xuất cảng” qua Âu Châu và Bắc Mỹ, một phần để giải quyết việc thiếu linh mục ở những nơi này, mặc dù, trên thực tế, việc thiếu linh mục thực ra còn trầm trọng hơn nhiều tại quê nhà. Nhà phân tích Philip Jenkins từng viết rằng: “Nhìn dưới viễn ảnh hoàn cầu, một chính sách như thế chỉ có thể mô tả, nhẹ nhất, cũng là thiển cận, mà tệ nhất, là tự sát đối với vận may Công Giáo”.

Để qua một bên sự rù quyến thần học và linh đạo của việc “truyền giáo ngược”, các giám mục của thế giới đang phát triển thường gửi các linh mục của mình ra ngoại quốc vì các lý do tài nguyên. Các linh mục này được giáo dục tốt hơn ở Tây Phương, và trong khi họ ở ngoại quốc, họ còn có thể đem thu nhập về cho giáo phận ở quê nhà. Các giám mục ở Bắc Mỹ và Âu Châu thường bồi thường cho các giáo hội địa phương vì sự phục vụ của các linh mục; chính các linh mục cũng thường gửi về quê hương một phần lương bổng của mình; ngoài ra, các ngài còn tham dự các buổi đại phúc hàng năm tại các giáo phận chủ nhà, nhờ thế được thu tiền dâng cúng để gửi về giáo hội quê hương. Thường thường các vị linh mục này được tiếp đón nồng hậu, nhưng thiển nghĩ các giáo hội giầu có ở Bắc Bán Cầu nên tự hỏi xem liệu việc mình càng ngày càng dựa vào hàng giáo sĩ ngoại quốc có đang làm cho đời sống ra khó khăn thêm cho các Giáo Hội ở Nam Bán Cầu vốn đã bị căng ra vì thiếu linh mục trầm trọng, mất hết chất sám cần thiết và do đó, quả tình đang lặp lại cùng các chính sách di dân bất công của thế giới nói chung.

Cũng có một sự bất tương xứng ở cấp cao nhất của Giáo Hội, không phản ảnh chính xác việc phân phói dân số về phương diện địa dư. Tây Phương hiện chiếm 2 phần 3 hồng y đoàn, mặc dù 2 phần 3 người Công Giáo ngày nay sống ở ngoài Tây Phương.Vặn lại đồng hồ vào năm 2005, ta thấy Hoa Kỳ có 11 vị hồng y trong mật nghị hội bầu Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI, cùng một con số với cả Phi Châu. Ba Tây, nước Công Giáo lớn nhất trên thế giới, chỉ có 3 phiếu bầu. Nghĩa là cứ 6 triệu người Hoa Kỳ thì có một hồng y cử tri, trong khi cứ 43 triệu người Công Giáo Ba Tây mới có 1 hồng y cử tri!

Có nhiều lý do lịch sử có tính thuyết phục giải thích sự chênh lệch này, bắt đầu với việc Đạo Công Giáo không phải là một nền dân chủ, và không hề có hệ thống đại diện theo tỷ lệ trong Giáo Hội. Hơn nữa, nguồn gốc của hồng y đoàn bắt đầu với hàng giáo sĩ Rôma, nên người Ý đương nhiên luôn là khối đông đảo nhất. Ngoài ra, các cơ cấu lãnh đạo của Giáo Hội, trong thiết kế, vốn rất chậm chạp trong việc thay đổi. Trong một số phương diện, Giáo Hội là tuyến phòng thủ cuối cùng, dựng lên để bảo đảm là Giáo Hội không để mình bị cuốn theo các đợt sóng văn hóa. Tuy nhiên, mũ đỏ hồng y vốn rất quan trọng trong Đạo Công Giáo. Thăng vị đứng đầu một giáo hội địa phương lên hàng hồng y là cách trổi vượt nhất và được mọi thời thừa nhận để đức giáo hoàng tỏ dấu hiệu cho thấy giáo hội này rất quan trọng đối với Giáo Hội hoàn vũ. Bởi thế, ngay từ đầu thế kỷ 21 trở đi, các vị giáo hoàng sẽ càng ngày càng bị áp lực phải cử nhiều hồng y hơn cho Nam Bán Cầu.

Phải chăng Giáo Hội Công Giáo ra dấu chỉ cho thấy muốn bỏ Tây Phương?

Ít nhất về phương diện chính thức, câu trả lời rõ ràng là không. Trong một triều giáo hoàng đôi khi bị tố cáo là thiếu phương hướng quản trị, Vatican dưới thời Đức Bênêđíctô XVI có một chủ trương hết sức rõ ràng minh bạch đó là sự khẩn thiết của việc Tân Phúc Âm Hóa, chủ yếu nhắm vào các xã hội truyền thống vốn theo Kitô Giáo ở Tây Phương. Dự án này đã trở nên ưu tiên cao nhất của Giáo Hội Công Giáo dưới sự điều hướng của Đức Bênêđíctô. Cung cách thông thường trong Giáo Hội là khi Đức Giáo Hoàng công bố một dự án nào đó cách minh nhiên tỏ tường, không một chút hàm hồ, phần lớn các viên chức dưới quyền sẽ cố gắng hết sức để thi hành dự án này. Mà Đức Bênêđíctô thì đã minh nhiên cho mọi người biết rõ Tân Phúc Âm Hóa là ưu tiên hàng đầu của ngài.

Quyết tâm của Đức Bênêđíctô đã được giải thích rõ ràng nhiều cách. Bất chấp việc ngài có tiếng không thích hệ thống thư lại, năm 2010, ngài vẫn lập ra cả một cơ quan hoàn toàn mới để đẩy mạnh cố gắng này đó là Hội Đồng Giáo Hoàng để Cổ Vũ Tân Phúc Âm Hóa. Ngài cử vị giáo phẩm kỳ cựu người Ý, Đức Tổng Giám Mục Rino Fisichella, đứng đầu Hội Đồng này, đồng thời cử nhiệm nhiều giáo phẩm Công Giáo hàng đầu trên thế giới làm thành viên của Hội Đồng. Đó là các hồng y Christoph Schonborn của Vienna, Angelo Scola của Venice, George Pell của Sydney, Timothy Dolan của New York, và Marc Oulette của Thánh Bộ Giám Mục. Tất cả được coi là các đồng minh và cố vấn thân cận nhất của Đức Bênêđíctô trên thế giới. Đức Bênêđíctô cũng đã triệu tập một Thượng Hội Đồng Giám Mục vào tháng Mười năm 2012 gồm khoảng 300 giám mục và nhiều nhà lãnh đạo khác của Giáo Hội khắp thế giới về chủ đề Tân Phúc Âm Hóa để Truyền Bá Đức Tin Kitô Giáo.

Còn tiếp
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Cầu Cũ Bỏ Hoang
Vũ Đình Huyến Lm.
22:11 14/09/2017
CẦU CŨ BỎ HOANG
Ảnh của Vũ Đình Huyến, Lm. (CRM)
Nhìn chiếc cầu cũ bỏ hoang
Nhớ về những chiếc cầu ao quê nghèo
(bt)