Ngày 14-09-2018
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Từ bỏ mình và vác Thập giá mình mà theo Chúa
Lm Đan Vinh
06:48 14/09/2018
CHÚA NHẬT 24 THƯỜNG NIÊN B
Is 50,5-9a ; Gc 2,14-18 ; Mc 8,27-35

I. HỌC LỜI CHÚA

1. TIN MỪNG : Mc 8,27-35

(27) Đức Giê-su và các môn đệ của người đi tới các làng xã vùng Xê-da-rê Phi-líp-phê. Dọc đường, Người hỏi các môn đệ : “Người ta nói Thầy là ai ? (28) Các ông đáp : “Họ bảo Thầy là ông Gio-an Tẩy Giả, có kẻ thì bảo là ông Ê-li-a, kẻ khác lại cho là một ngôn sứ nào đó”. (29) Người lại hỏi các ông : “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai ? Ông Phê-rô trả lời : “Thầy là Đấng Ki-tô”. (30) Đức Giê-su liền cấm ngặt các ông không được nói với ai về Người. (31) Rồi Người bắt đầu dạy cho các ông biết : Con Người phải chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ mục, thượng tế cùng kinh sư loại bỏ, bị giết chết và sau ba ngày sống lại. (32) Người nói điều đó, không úp mở. Ông Phê-rô liền kéo riêng Người ra và bắt đầu trách Người. (33) Nhưng khi Đức Giê-su quay lại, nhìn thấy các môn đệ, Người trách ông Phê-rô: “Sa-tan! Lui lại đằng sau Thầy ! Vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người. (34) Rồi Đức Giê-su gọi đám đông cùng các môn đệ lại. Người nói với họ rằng : “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo. (35) Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất. Còn ai liều mạng sống mình vì tôi và vì Tin Mừng thì sẽ cứu được mạng sống ấy”.

2. Ý CHÍNH :

Sau khi lắng nghe dư luận quần chúng, Đức Giê-su đòi các môn đệ phải xác định niềm tin vào Người : “Anh em bảo Thầy là ai ?” Phê-rô đã đại diện Nhóm Mười Hai tuyên xưng đức tin : “Thầy là Đấng Ki-tô”. Từ đây Đức Giê-su bắt đầu cho các ông biết con đường Người sắp trải qua là : “Qua đau khổ để vào trong vinh quang”. Người trách Phê-rô khi ông cản Người theo con đường này. Người đòi môn đệ phải chấp nhận “Bỏ mình và vác thập giá mình mà đi theo Người”.

3. CHÚ THÍCH :

- C 27-28 : + “Người ta nói Thầy là ai ?” : Qua các môn đệ, Đức Giê-su muốn biết người ta nghĩ gì về Người. + Là Gio-an Tẩy Giả tái sinh : Đây là ý tưởng của đảng Hê-rô-đê (x. Mt 14,2). + Là Ê-li-a : Ngôn sứ Ma-la-ki-a đã từng tuyên sấm về sứ mệnh của ngôn sứ Ê-li-a là đi trước dọn đường cho Đấng Thiên Sai : “Này Ta sai ngôn sứ Ê-li-a đến với các ngươi, trước khi ngày của Đức Chúa đến, ngày trọng đại và kinh hoàng” (Ml 3,23). + Là một trong các vị ngôn sứ : Dân chúng tin Đức Giê-su ít ra là Đấng được Thiên Chúa tuyển chọn và sai đến để giáo huấn dân Người.
- C 29-30 : + Người lại hỏi các ông : “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai ? : Đức Giê-su đặt câu hỏi này với các môn đệ để xem nhận thức của các ông về Người ra sao. + Ông Phê-rô trả lời : “Thầy là Đấng Ki-tô” : Phê-rô tuyên xưng Đức Giê-su là Ki-tô hay Đấng Cứu Thế. Đây là lời tuyên xưng chính xác về sứ mệnh của Đức Giê-su. Do lời tuyên xưng này mà Phê-rô đã được Người khen có phúc (x. Mt 16,16-17). Chính Đức Giê-su cũng thừa nhận Người là Đấng Ki-tô trước tòa án tôn giáo (x Mc 14,61-62). Lời tuyên xưng của Phê-rô tuy đúng, nhưng chưa rõ ràng, vì người nghe có thể hiểu sai về sứ mệnh cứu thế của Người và gán cho Người sứ mệnh Thiên Sai trần tục, đến để giải phóng dân Do thái bằng bạo lực, thoát khỏi ách thống trị của Đế quốc Rô-ma. + Đức Giê-su liền cấm ngặt các ông không được nói với ai về Người : Đức Giê-su cấm nói ra không phải để phủ nhận lời tuyên tín của Phê-rô, nhưng vì muốn tránh sự cuồng nhiệt của dân Do Thái đang thao thức muốn sử dụng bạo lực để lật đổ nhà cầm quyền Rô-ma. Người cấm các môn đệ nói ra Người là Đấng Ki-tô vì Người cần có thêm thời gian để rao giảng về sứ mệnh cứu thế thiêng liêng theo thánh ý Thiên Chúa. Cuối cùng, Người cấm nói ra vì “Giờ của Người chưa đến”, vì cần phải có Thần Khí tác động, thì người ta mới chấp nhận được chân lý này.
- C 31-33 : + Người bắt đầu dạy các ông biết... : Đây là lúc Đức Giê-su loan báo về cuộc Tử Nạn và Phục Sinh mà Người sắp trải qua. + Con Người : Khi tự nhận là Con Người, Đức Giê-su vừa khiêm tốn xưng mình là : “kẻ hèn này”, lại vừa theo ý nghĩa biểu tượng của văn chương khải huyền Do Thái về Con Người là Đấng ngự bên hữu Thiên Chúa (x. Tv 110,1) và sẽ đến trên mây trời (x. Đn 7,13-14). Đức Giê-su đã dùng tước hiệu Con Người nhiều hơn tước hiệu Mê-si-a, đã bị người Do Thái tục hóa khi hiểu theo nghĩa quyền lực thống trị. Trong Tân Ước, từ ngữ Con Người được lặp đi lặp lại tới 70 lần. Con Người có nghĩa là “Người Tôi tớ Đức Gia-vê, bị loại bỏ và bị giết chết và sau đó mới được tôn vinh và sẽ ban ơn cứu rỗi cho muôn người” (x. Mc 8,31). Trước khi xuất hiện trong vinh quang vào ngày sau hết, Con Người phải tự hạ, sống cuộc đời trần thế, bị nghèo khó (x. Mt 8,20), bị khinh dể (x. Mt 11,19), bị xúc phạm (x. Mt 12,32), bị tử hình thập giá (x. Ga 3,14), rồi mới vào vinh quang Phục Sinh (x. Dt 2,6-9). Cuối cùng trong ngày tận thế, Con Người sẽ lại đến ngự trên ngai uy quyền mà xét xử muôn dân (x. Mt 25,31-46). + Ông Phê-rô liền kéo riêng Người ra và bắt đầu trách Người : Tuy tuyên xưng Đức Giê-su là Đấng Ki-tô, nhưng Phê-rô vẫn chưa hiểu hết ý nghĩa của tước hiệu này. Ông chưa hiểu rằng theo thánh ý Thiên Chúa thì “Đấng Ki-tô phải chịu đau khổ rồi mới vào trong vinh quang” (x Lc 24,26). Ông đã thay mặt anh em can trách Đức Giê-su đừng chấp nhận chịu thất bại trước rồi mới chiến thắng. Các môn đệ bấy giờ đều hy vọng Thầy lên làm vua Mê-si-a để các ông được chia sẻ quyền hành (x. Lc 22,24), được ngồi bên tả bên hữu Thầy (x. Mt 20,21). + Người trách Phê-rô : “Xa-tan ! Lui lại đằng sau Thầy ! : Khi kéo riêng Đức Giê-su ra can trách, ông phê-rô đang làm công việc của Xa-tan, là cám dỗ Đức Giê-su đi theo con đường khác với thánh ý Chúa Cha. Nhưng Đức Giê-su ra lệnh cho Phê-rô quay về chỗ của môn đệ ở phía sau và phải đi theo đường lối của Thầy (x. Mc 1,17.20; 8,34). + Vì tư tưởng của anh không phải tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người” : Ngôn sứ I-sai-a đã tuyên sấm : ”Trời cao hơn đất chừng nào, thì đường lối của Ta cũng cao hơn đường lối các ngươi, và tư tưởng của Ta cũng cao hơn tư tưởng các ngươi chừng ấy” (Is 55,9). Ông Phê-rô đã không hiểu thánh ý Thiên Chúa muốn Đức Giê-su cứu thế bằng con đường “Qua đau khổ vào vinh quang” và mời gọi mọi người theo con đường này (x. Mt 16,21-23).
- C 34-35 : + “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo” : Đức Giê-su đòi người ta tự nguyện đi theo con đường này. + Từ bỏ chính mình : “Từ bỏ” ở đây đồng nghĩa với “ghét” hay “yêu ít hơn” hoặc “coi thường” bản thân mình (x. Lc 14,26; Ga 12,25). + Vác thập giá mình : Thành ngữ “vác thập giá mình” gợi lên thói tục quân lính bắt tử tội phải tự vác cây thập giá của mình đi đến nơi hành hình. Ai muốn làm môn đệ Đức Giê-su, cũng phải vác thập giá mình hằng ngày mà đi theo Người. + “Cứu mạng sống mình thì sẽ mất. Liều mạng sống mình vì Đức Giê-su và vì Tin Mừng thì cứu được mạng sống ấy”: Câu nói nghịch lý này mời gọi người nghe quan tâm đến giá trị đích thực của cuộc sống ở đời sau. Một người sống ích kỷ đời này, thì sẽ mất đời sống vĩnh hằng đời sau. Nhưng nếu ai sẵn sàng chịu thiệt, chịu chết vì đức tin ở đời này, thì sẽ được sống đời đời do Chúa ban cho ở đời sau.

4. CÂU HỎI :

1) Khi được hỏi, các môn đệ đã thuật lại cho Đức Giê-su nghe dư luận quần chúng nói về Người như thế nào ?
2) Phê-rô tuyên xứng Đức Giê-su là ai ? Lời tuyên xưng ấy đúng hay sai ? Người Do thái thời đó có hiểu tước hiệu ấy đúng như ý Thiên Chúa muốn Đức Giê-su thi hành không ?
3) Tại sao Đức Giê-su cấm nói ra tước hiệu Ki-tô mà Phê-rô vừa tuyên xưng ?
4) Khi xưng mình là “Con Người”, Đức Giê-su ngầm dạy điều gì về vai trò và sứ mệnh của Người ?
5) Tại sao Đức Giê-su thích xưng mình bằng tước hiệu “Con Người” hơn tước hiệu “Mê-si-a” hay “Ki-tô” nghĩa là “Đấng Thiên Sai” ?
6) Trong Tân Ước, từ “Con Người” được nói tới bao nhiêu lần và mang ý nghĩa gì ?
7) Tại sao Phê-rô can Đức Giê-su đừng đi đường “qua đau khổ vào trong vinh quang” ?
8) Đức Giê-su đã mắng Phê-rô ra sao và đòi ông lui lại vị trí nào ?
9) Ý Thiên Chúa muốn Đức Giê-su phải cứu độ thế gian bằng con đường nào ?
10) Đức Giê-su đòi kẻ muốn theo làm môn đệ của Người phải làm gì ?
11) “Từ bỏ mình” có ý nghĩa ra sao ?
12) “vác thập giá mình mà theo Thầy” nghĩa là gì ?

II. SỐNG LỜI CHÚA

1. LỜI CHÚA : Chúa phán : “Ai muốn theo tôi phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo” (Mc 8,34):

2. CÂU CHUYỆN :

1) "QUO VADIS ?" - THẦY ĐI ĐÂU ? :

Thời hoàng đế NÊ-RON của Đế quốc Rô-ma, theo thông lệ, các nước chư hầu đều phải gửi một người trong hoàng tộc sang Rô-ma để làm con tin. Đây là một cách bảo đảm sự tùng phục của các chư hầu. Trong số các con tin ấy có một nàng con gái đẹp tuyệt vời làm cho người cháu của hoàng đế Néron si mê. Anh chàng này vừa có địa vị thế lực trong triều đình, lại vừa giàu có và thông thái. Anh tin mình sẽ chinh phục được trái tim của người đẹp đạo Công Giáo. Lúc đó bạo Chúa Nê-ron đang ra tay giết hại các tín hữu theo đạo Ki-tô. Tông đồ Phê-rô đang ở trong thành Rô-ma lãnh đạo một cộng đoàn tín hữu. Trước cơn bách hại ngày một tàn khốc. Phê-rô phải nghe lời góp ý của các tín hữu là ông hãy chạy trốn ra ngoài thành để Hội Thánh khỏi bị tiêu diệt hoàn toàn. Nhưng sau khi trốn được ra ngoài thành, Phê-rô lại gặp Thầy Giê-su vác thập giá từ ngoài đi vào thành. Ông hỏi "Quo vadis ?", tiếng Latinh nghĩa là "Thầy đi đâu ?" Đức Giê-su trả lời: “Ta vào thành Rô-ma để chịu đóng đinh một lần nữa” rồi Người biến mất. Phê-rô hiểu được ý Chúa nên đã quay vào trong thành Rô-ma. Sau đó ông đã bị bắt và cuối cùng chịu đóng đinh ngược đầu để nêu gương can đảm chết vì đức tin cho các tín hữu. Tấm gương anh dũng chết vì danh Chúa của tông đồ Phê-rô và các tín hữu Công Giáo đã khiến anh chàng hoàng gia nói trên cảm phục và cuối cùng anh đã quyết định theo Chúa Giê-su để nên giống như cô gái người yêu đã tin theo Chúa.

Hôm nay chúng ta sẽ trả lời thế nào trước câu hỏi của Chúa: “Còn anh em bảo Thầy là ai ?”.

2) TRẢI QUA THỬ THÁCH ĐỂ ĐƯỢC THÀNH CÔNG:

Bà GÔN-ĐA MÊ (Golda Meir), nữ Thủ tướng đầu tiên của nước Ít-ra-en, khi còn là thiếu nữ đã cảm thấy thất vọng về nhan sắc của mình. Bà đã thuật lại giai đoạn thiếu thời ấy như sau : “Mỗi lần nhìn vào khuôn mặt của mình trong gương, tôi lại thầm trách sao Ông Trời quá bất công, khi ban cho tôi một khuôn mặt thô ráp chứ không thanh tú duyên dáng như các bạn gái đồng trang lứa. Mãi về sau tôi mới nhận ra rằng : Chính khuôn mặt không mấy đẹp đẽ của tôi lại là điều may mắn và mang lại sự thành công cho tôi sau này. Bởi vì điều ấy buộc tôi luôn phải cố gắng khám phá ra các tài năng ẩn giấu nơi bản thân và làm chúng phát triển ngày một tốt hơn. Cuối cùng tôi rút ra được bài học này là : Một phụ nữ đáng quí trọng không phải do có sắc đẹp trời cho, vì sắc đẹp đó sẽ mau bị phai tàn theo năm tháng. Giá trị đích thực của một phụ nữ ở chỗ cố gắng phấn đấu làm việc, để khám phá ra khả năng Chúa ban, rồi phát huy biến các tài năng đó nên phương tiện giúp ích cho bản thân, gia đình và xã hội…”.

GÔN-ĐA MÊ đã không còn than khóc phản kháng hay chán nản, nhưng vui vẻ chấp nhận thập giá đời mình, vác nó lên vai mà bước tới và trở thành nữ Thủ tướng đầu tiên của nước It-ra-en.

3) BÀI THƠ “DỌC ĐƯỜNG”:

Thi sĩ RÔ-BỚT BAO-NING HA-MINH-TƠN (Robert Browning Hamilton) trong bài thơ “Dọc đường” (Along the Road), đã tóm lược nội dung Tin Mừng hôm nay bằng những lời thơ đầy ý nghĩa như sau: “Tôi đã cùng bước đi một quãng đường với Nữ Thần Hoan Lạc. Dọc đường, nàng đã cho tôi được sung sướng bằng những lời ve vuốt tự ái của tôi. Nhưng rồi cuối cùng tôi chẳng thấy khôn ngoan hơn bao nhiêu. Sau đó, tôi lại bước đi với Nữ Thần Đau Khổ. Dọc đàng, nàng chẳng nói một lời. Nhưng cuối cùng tôi lại thấy mình lớn lên về kinh nghiệm sống, về sự khôn ngoan, nhờ trải qua các đau khổ trong suốt thời gian bước đi bên nàng…”.

4) ĐỨC KI-TÔ BỊ CHỐI BỎ:

Vào năm 1904, Hàn lâm viện Hoàng gia Anh đã tổ chức một cuộc triển lãm, trong đó họa sĩ Cô-xê (Smith Kosse) đã trưng bày một bức ảnh mang tựa đề: "Người bị khinh chê chối bỏ". Họa sĩ vẽ Đức Giê-su đang đứng trước nhà thờ chính tòa Thánh Phaolô, trong một khu phố đông đúc tại trung tâm thành phố Luân đôn, nhưng không một ai quan tâm tới Người:
Một ông nọ vừa đi vừa đọc báo, suýt đụng phải Người.
Một khoa học gia bận bịu với những chiếc ống nghiệm, nên không nhìn thấy Chúa.
Một vị chức sắc thuộc hàng giáo phẩm đang hiên ngang tiến bước mà không thấy Đức Ki-tô.
Có một nhà thần học đang hăng say thuyết minh về Đức Ki-tô nhưng không nhìn biết Người.
Duy chỉ có một nữ tu là nhìn về Chúa, nhưng vẫn tiếp tục đi con đường riêng của mình.
Ông BÁC-ĐÊ (William Barclay), một học giả Kinh Thánh nổi tiếng đã bình luận về bức họa như sau: "Những điều này vẫn luôn xảy ra trong cuộc sống hôm nay. Nếu Đức Ki-tô tái xuất hiện, sẽ chẳng có ai chú ý tới Người. Người ta còn phải bận tâm về đủ thứ chuyện họ coi là quan trọng khác, hơn là quan tâm tới Chúa hoặc lắng nghe Lời Chúa dạy”.

3. THẢO LUẬN :

Mỗi khi gặp được những điều may lành như ý, chúng ta thường dâng lời tạ ơn Chúa. Nhưng khi gặp rủi ro trái ý, chúng ta nên làm gì để thực hành lời Chúa dạy : “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo” ?

4. SUY NIỆM :

1) “Thầy là Đấng Ki-tô”:

- Dư luận dân Do thái coi Đức Giê-su là Gio-an Tẩy giả tái sinh, là ngôn sứ Ê-li-a hay một vị ngôn sứ thời xưa. Còn ông Phê-rô khi được hỏi đã thay anh em tuyên xưng “Thầy là Đức Ki-tô Thiên Sai”. Sau đó Đức Giê-su đã mặc khải cho ông sứ mệnh của Người là cứu độ nhân loại bằng con đường thập giá: “qua đau khổ vào trong vinh quang” (x Mt 16,21).
- Lời Đức Giê-su cho biết về việc Người sẽ phải trải qua cuộc Tử Nạn rồi mới vào trong vinh quang đã làm cho Phê-rô bất ngờ. Ông đã kéo Người lại mà can trách Người. Nhưng Đức Giê-su đã mắng ông : "Xa-tan, hãy lui lại đằng sau Thầy. Vì anh không nghĩ những điều của Thiên Chúa, mà chỉ nghĩ những điều của loài người". "Bởi vì sự điên rồ của Thiên Chúa thì khôn ngoan hơn loài người, và sự yếu đuối của Thiên Chúa thì mạnh mẽ hơn loài người" (1 C 1,25).

2) “Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo” (Mt 16,24) :

Tất cả mọi thành phần dân Chúa là hàng giáo phẩm, giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân, đều được mời đi theo Chúa. Đức Giê-su đòi những ai muốn theo làm môn đệ của Người phải từ bỏ: bỏ nghề chài lưới, bỏ tình cảm gia đình là cha già, vợ con, nhà cửa ruộng nượng… Hôm nay Người còn đòi môn đệ phải từ bỏ chính mình, và vác thập giá mình mà theo Người. Vậy vác thập giá nghĩa là gì ?:
- Là từ bỏ “cái tôi” tự ái, ích kỷ; lòng ham mê tiền bạc, danh vọng, quyền hành và các đam mê bất chính khác. Là nên “đồng hình đồng dạng” với Đức Giê-su Con Thiên Chúa (x Rm 8,29).
- Vác thập giá mình là biết tự chủ, vượt lên những đòi hỏi bản năng, nỗ lực nên hoàn thiện, là quyết tâm lọai bỏ con người “thuộc thể”, để mặc lấy con người “thuộc linh” được dựng nên theo hình ảnh của Thiên Chúa (x Stk 1,26). Như vậy: “vác thập giá mình” là sẵn lòng chấp nhận những đau khổ và rủi ro thất bại trong cuộc sống, noi gương Đức Giê-su đã chịu đau khổ trong cuộc khổ nạn của Người.
- “Vác thập giá mình” cụ thể là nhờ Thần Khí giúp chúng ta thanh luyện khỏi các thói hư xác thịt như : “Dâm bôn, ô uế, phóng đãng, thờ quấy, phù phép, hận thù, bất hòa, ghen tương, nóng giận, tranh chấp, chia rẽ, bè phái, ganh tỵ, say sưa, chè chén, và những điều khác giống như vậy…” để đón nhận hoa quả của Thần Khí là: Bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hòa, tiết độ... Những ai thuộc về Đức Ki-tô Giê-su thì đã đóng đinh tính xác thịt vào thập giá cùng với các dục vọng và đam mê” (Gl 5,19-24).

3) Vui lòng đón nhận những đau khổ gặp phải:

- Từ xưa đến nay, có một vấn đề nan giải làm cho nhiều người chán nản thất vọng là vấn đề đau khổ. Người ta sinh ra trong tiếng khóc, trải qua cuộc đời đầy nước mắt, rồi âm thầm nằm xuống với tiếng khóc của người thân. Cho nên, Kinh Thánh nói: "Đời là thung lũng nước mắt". Chỉ có Lời Chúa mới cho chúng ta câu trả lời thỏa đáng: nguyên nhân gây đau khổ là tội lỗi. "Vì ngươi đã phạm tội thì trái đất sẽ sinh gai góc, ngươi phải làm ăn vất vả, đổ mồ hôi mới có ăn và ngươi là tro bụi thì sẽ hoàn về tro bụi". Từ đó, đời là vũng châu lệ.
- Chúa Giê-su được sai đến trần gian gánh lấy tội lỗi nhân loại. Nhờ sự chết và sống lại, Người cứu chúng ta khỏi tội lỗi và sự chết. Người dùng đau khổ làm phương thế để cứu chúng ta và dạy chúng ta phải bỏ mình, vác thập giá mình mà theo Người. Chúa cũng dạy chúng ta khi gặp đau khổ trái ý cũng đừng thất vọng, than trời trách đất mà hãy chạy đên với Người để được bổ sức: “Hãy đến với tôi, hỡi những ai khó nhọc và gánh nặng, tôi sẽ nâng đỡ bổ sức cho". Sắn sàng chấp nhận bỏ ý riêng mình để vâng theo ý Chúa Cha noi gương Chúa Giê-su.

4) Đau khổ sẽ thanh luyện chúng ta nên thánh:

- Thiên Chúa thường sử dụng khổ đau để rèn luyện con người nên tốt hơn. Các vĩ nhân trên thế giới, các thánh nhân trong Giáo hội, đều đã trải qua muôn ngàn khó khăn trong cuộc sống... Nhưng các ngài không nản chí buông xuôi, mà quyết tâm vượt qua để trở nên vĩ đại, như Chúa Phục Sinh đã nói với hai môn đệ làng Em-mau: “Đức Ki-tô lại chẳng phải chịu khổ hình như thế, rồi mới vào trong vinh quang của Người sao ?” (Lc 24,26).
- Người tín hữu chúng ta hôm nay cũng phải chấp nhân chịu thử thách rồi mới được thành công. Từ đây thập giá đối với chúng ta không còn là hình khổ ghê sợ, nhưng là phương tiện để vào trong vinh quang. Con người ngày nay thường ngại hãm mình, không muốn từ bỏ và ngại vất vả hy sinh… Nhưng nếu ai muốn cuộc sống của mình có ý nghĩa thì phải chấp nhận thử thách như người đời thường nói : “Có công mài sắt có ngày nên kim” “Lửa thử vàng gian nan thử đức”. Một khi hiểu được ý nghĩa cao cả của đau khổ thập giá, chúng ta sẽ hãnh diện nói như thánh Phao-lô: ”Vinh dự của tôi là thập giá Đức Ki-tô” (Gl 6,14). Từ đây thập giá trở thành chiếc cầu duy nhất nối liền giữa đất với trời, là phương tiện dẫn đưa chúng ta về tới quê trời đời sau.

5. NGUYỆN CẦU :

LẠY CHÚA GIÊ-SU. Hôm nay nếu con được Chúa hỏi : “Về phần con, con bảo Thầy là ai ? ” Con sẽ phải tuyên xưng thế nào đây ? Xin Chúa đừng để con chỉ tuyên xưng tin Chúa ngoài môi miệng, nhưng là tin bằng hành động : Bằng việc cầu nguyện kết hiệp với Chúa; luôn chu toàn bổn phận với lòng yêu mến Chúa; Biết cậy trông phó thác mọi sự trong tay Chúa quan phòng; Biết tạ ơn Chúa khi vui cũng như lúc buồn, khi thành công cũng như lúc thất bại... Vì biết rằng tất cả những gì Chúa để xảy đến, đều là hồng ân của Chúa, và đều mang lại ích lợi cho phần rỗi đời đời của con. Xin giúp con năng nhìn lên thánh giá của Chúa, để học sống tình thương hiến thân quảng đại của Chúa, như Chúa đã dạy: “Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu mình” (Ga 15,13).
X. HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A. - Đ. XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:18 14/09/2018
3. ĐỀU LÀ HỌ VƯƠNG
Đời nhà Đường, Thương châu ở huyện Nam Bì, Quách Vụ Tịnh là trợ lý huyện trưởng lần đầu lên văn phòng huyện, hỏi một thuộc sứ tên là Vưong Khánh:
- “Mày họ gì ?”
Trả lời:
- “Họ Vương”.
Nói xong Vương Khánh bỏ đi.
Một lúc sau Vương Khánh lại đến, Quách Vụ Tịnh lại hỏi:
- “Mày họ gì ?”
Lại nghe trả lời:
- “Họ Vương”.
Quách Vụ Tịnh rất kinh ngạc, ngớ người rất lâu, nhìn kỷ Vương Khánh rồi nói:
- “Hê, thuộc sứ của huyện Nam Bì đều là họ Vương cả hay sao ?”
(Ngũ tạp tô)

Suy tư 3:
Có người nghe qua tên của ai là nhớ mãi, nhưng cũng có người không hề để ý đến tên của người khác, đó là chuyện thường xảy ra trong cuộc sống hôm nay của con người.
Tên, có một ý nghĩa rất đặc biệt và có thể nói nó gắn liền với một con người.
Người Trung Hoa đặt tên cho con mình rất có ý có tứ và thường có một ý nghĩa rất tốt lành, với một mong ước là con mình sau này cũng giống như cái tên của nó vậy.
Tên gọi Giê-su nghĩa là Đấng Cứu Chuộc; danh hiệu Ki-tô của Đức Chúa Giê-su có nghĩa là Đấng được xức dầu; cứu chuộc và xức dầu để trở nên nguồn ơn cứu độ cho toàn thể nhân loại qua mọi thời đại, và trở thành Trưởng Tử của những kẻ tin.
Tên gọi Ki-tô hữu cũng có một ý nghĩa rất to lớn và tích cực. Ý nghĩa to lớn vì nó là danh hiệu của Đức Chúa Giê-su được trao ban cho chúng ta ngày lãnh nhận bí tích Rửa Tội, để chúng ta được Ngài làm gia nghiệp đời mình; tích cực vì đây là một cái tên làm cho chúng ta sống đẹp với Chúa và với mọi người hơn, sống bằng danh hiệu Ki-tô hữu của mình với niềm xác tín sâu xa...
Người ta có thể không nhớ đến tên của chúng ta, nhưng họ không bao giờ quên được danh hiệu Ki-tô hữu nơi chúng ta, bởi vì không ai quên người đã vì mình mà phục vụ và có khi hy sinh mạng sống, cũng có nghĩa là nói: khi chúng ta vì danh Đức Chúa Ki-tô mà giúp đỡ, phục vụ một ai đó, thì suốt đời họ sẽ nhớ đến chúng ta là những người Ki-tô hữu, vì anh em mà phục vụ...

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)

-----------
http://www.vietcatholicnews.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:20 14/09/2018

52. Ý hướng có thể gọi là linh hồn của hành vi: ý hướng tốt thì hành vì tốt, ý hướng xấu thì hành vi xấu.

(Thánh Augustinus)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")

--------
http://www.vietcatholicnews.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Chúa Nhật 24 TN B : Đường yêu thương
Lm Giuse Nguyễn văn Nghĩa
09:00 14/09/2018
Vì chúng ta, Chúa Kitô đã chịu khổ hình thập giá. Chúa đón nhận thập giá là để nhân loại chúng ta được thứ tha tội lỗi, được giải hòa với Chúa Cha. Nếu Chúa Kitô vác thập giá là để nhân loại chúng ta được hạnh phúc, vậy thì cớ sao Người lại khẳng định rằng ai muốn theo Người thì phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo? (x.Mc 8,34). Vác thập giá là chấp nhận hy sinh, bỏ mình, chấp nhận cả những bất công, nhục hình. Nhiều người Macxit cũng như một vài triết gia thế kỷ ánh sáng đã vin vào điều này để kết án Kitô giáo là một loại thuốc phiện ru ngủ đám đông dân cùng khổ cam chịu cảnh bất công đàn áp với niềm hy vọng sẽ được hưởng phần phúc sau này và thế là đã tạo cớ cho bất công ngự trị, tạo dịp cho kẻ thống trị bốc lột, đàn áp dân nghèo. Dù kết án Kitô giáo, nhưng khi đã nắm được quyền thì người ta lại giương khẩu hiệu rằng nhân dân hãy hy sinh chịu khó, chịu khổ vì một tương lai tươi sáng sau này to đẹp hơn gấp mười lần hôm nay, một tương lai mà nhiều người nhận định rằng chỉ là một viễn ảnh khó thành hiện thực, dĩ nhiên là đối với đám dông dân chúng bị trị. Phải chăng cái khẩu hiệu ấy cũng là một thứ thuốc an thần? Cái vòng lẩn quẩn và cũng là một nghịch lý xem ra khó có câu trả lời.

Không gì hơn là tập chú vào cuộc đời và những lời giảng dạy của Chúa Giêsu Kitô để tìm lời giải đáp cho vấn nạn nêu trên, cho dù biết rằng trong kiếp lữ hành này chúng ta không thể nào đến với sự thật toàn vẹn, vì được mấy ai dám chắc chắn là mình đã mở hết lòng để đón nhận Thần Chân Lý. Trước hết cần khẳng định rằng khi mời gọi chúng ta, mời gọi dân chúng hãy từ bỏ mình, vác thập giá mà theo, thì Chúa Giêsu không hề và không bao giờ muốn chúng ta cúi mình cam chịu cảnh khổ, chịu cảnh bất công cách tiêu cực, làm cớ cho những người bóc lột những kẻ gian ác lợi dụng để vinh thân phì da và ngụp lặn trong tội ác của họ. Việc tìm sự sung sướng hay hạnh phúc trong chính sự đau khổ là điều lệch lạc mà ngày nay người ta gọi đó là một dạng tâm bệnh, bệnh khổ dâm. Một điều chắc chắn không kém: nếu là người cha thực sự thì không bao giờ muốn con cái phải khổ đau. Chúa Giêsu đã từng nói rằng dù chỉ là người cha trần thế với nhiều khiếm khuyết, thế mà sự thường khi con cái xin bánh thì chẳng ai lại ném cho chúng hòn đá. Thiên Chúa là người Cha trên mọi người cha, là Đấng trọn hảo nên Người chỉ muốn và làm điều tốt lành cho con cái (x.Lc 11,9-13; 12,32). Vậy lý giải thế nào về sự hiện hữu của thập giá mà Chúa Giêsu đã gánh trên vai và Người đã minh nhiên mời gọi chúng ta vác lấy để đi theo Người?

Đường yêu thương, con đường làm người chính là chìa khóa giải đáp cho vấn nạn này. “Thiên Chúa là Tình yêu” (1Ga 4,8). Đây không phải là một tình yêu quy ngã nhưng là tình yêu hướng tha từ trong bản thể của cộng đoàn Thiên Chúa Ba Ngôi. Thiên Chúa đã thông chia tình yêu này cho các loài thụ tạo, đặc biệt cho loài người. Rất nhiều triết gia đã đồng thuận về một ý nghĩa của sự hiện hữu là “hiện hữu cho” nơi các loài. Chẳng hạn đất đai khoáng sản có ra là cho thảo mộc cỏ cây; cỏ cây thảo mộc có ra là cho động vật… Yêu thương đích thực thì không sống cho chính mình mà sống cho ai đó và vì ai đó. Chính khi hướng đến tha thể là lúc ta mới thực sự là mình. Chúa Cha thực sự là mình trong tương quan với Chúa Con, trao ban tất cả cho Chúa Con. Ngược lại Chúa Con thực sự là mình khi luôn hướng về Chúa Cha, tìm kiếm và thực hiện ý Chúa Cha, trao ban lại tất cả cho Chúa Cha. Và Chúa Thánh Thần chỉ thực sự là Tình Yêu Ngôi Vị giữa Chúa Cha và Chúa Con khi luôn tìm vinh danh hai Ngôi cực trọng ấy.

Sống trong tương quan liên vị và ra khỏi chính mình là động thái từ bỏ mà Chúa Giêsu đã nhấn mạnh khi khẳng định: “Ai muốn cứu mạng sống mình thì sẽ mất, còn ai liều mạng sống mình vì tôi và vì Tin Mừng thì sẽ cứu được mạng sống ấy” (Mc 8,35). Như thế thập giá hay những hy sinh, từ bỏ không phải là sự khổ đau mà chúng ta đành phải trả giá theo nghĩa tiêu cực nhưng chính là dữ kiện và có thể nói là điều kiện mà chúng ta phải vượt qua trong tiến trình sống yêu thương, tiến trình thể hiện bản thân mình, vốn là hình ảnh và là họa ảnh của Thiên Chúa Tình Yêu.

Hình ảnh con nhộng lột xác để hóa thành bướm, hình ảnh con rắn lột vỏ để lớn lên vẫn thường được nhiều người gợi lên để minh họa cho ý tưởng này. Mọi so sánh dù cố nhắm làm rõ một khái niệm nào đó, nhưng ít nhiều còn khập khiễng. Lột xác để thành bướm hay lột vỏ để lớn lên thì vẫn có cái gì đó vì chính mình. Trong khi đó chuyện vác thập giá là vì tha nhân. Chúa Giêsu vác thập giá là vì chúng ta. Người chịu khổ hình là để chúng ta được cứu độ. Người tự nguyện nên nghèo khó là để chúng ta nên sang giàu. Và khi sống vì chúng ta, thì Người thể hiện chính Người là Giêsu, Đấng Cứu Độ, là Kitô, Đấng được Thiên Chúa xức dầu, loan báo Tin Mừng cho người nghèo khó, băng bó những tâm hồn đau thương, giải thoát kẻ bị giam cầm, công bố năm hồng ân và ngày khen thưởng (x.Lc 4,18-19).

“Đức tin không có hành động, thì quả là đức tin chết” (Gc 2, 17). Một trong những hành động để làm sống đức tin theo thánh Giacôbê tông đồ chỉ dạy đó là yêu thương tha nhân cách cụ thể và toàn diện, cả linh hồn lẫn thể xác. Để sống yêu thương thì chuyện vác thập giá là chuyện đương nhiên phải có. Tuy nhiên cần ý thức rằng chúng ta vác thập giá là vì tha nhân, nghĩa là để cho tha nhân được hạnh phúc, cho người nghèo khỏi cảnh khổ, cho người bị áp bức được tự do, cho người tội lỗi biết sám hối ăn năn, cho người gian ác biết quay gót trở về… Hiểu được điều này thì hy vọng chúng ta sẽ biết cách thế vác thập giá như thế nào để thực sự là theo Chúa Giêsu Kitô, chứ không phải là làm cớ cho sự dữ thống trị, làm cớ cho kẻ gian ác thích chí, cười khì.

Lm Giuse Nguyễn văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Công Giáo và Phật Giáo Hoa Kỳ hợp tác xây dựng nhà ở cho người nghèo và vô gia cư.
Nguyễn Long Thao
10:53 14/09/2018
Tin từ Vatican cho biết những người Công Giáo và Phật Giáo Hoa Kỳ đang cộng tác với nhau trong dự án có tên là “Nhà Ở Giá Cả Phải Chăng Màu Xanh”

Dự án kết hợp những người Công Giáo và Phật Giáo tại ba thành phố Hoa Kỳ là Brooklyn, Chicago và Los Angeles để xây dựng nhà ở cho những người nghèo và vô gia cư.

Dự án đã gửi một phái đoàn đến Vatican do Đức Giám Mục Nicholas DiMarzio của Brooklyn hướng dẫn. Phái đoàn đã đến thăm Vatican tuần này, đưa ra sáng kiến một bàn tay giúp đỡ cho người dân đói nghèo, vô gia cư, đồng thời để vinh danh Đức Hồng Y Jean-Louis Tauran là người đứng đầu Hội đồng Giáo Hoàng Về Đối Thoại Liên Tôn đã qua đời

Dự án có mục đích xây dựng cao ốc làm nhà ở vĩnh viễn cho người vô gia cư và người già có thu nhập thấp

Ngài nói thêm sở dĩ gọi là Nhà Ở Giá Cả Phải Chăng Màu Xanh vì cao ốc sẽ dùng năng lượng mặt trời và trên nóc cao ốc sẽ có khu vườn trông cây cỏ.

Đức Giám Mục lãnh đạo nhóm liên tôn nói “Dự án “Nhà Ở Giá Cả Phải Chăng Màu Xanh do Đức Hồng Y Tauran đề xuất, khởi đi từ tinh thần của Tông Huấn Laudato Si. Sáng kiến này cũng có ý nghiã quan trọng đối với vấn đề đối thoại liên tôn vì các tôn giáo khác nhau có thể cùng hợp tác thực thi những dịch vụ xã hội. Đó là điều mà Đức cố Hồng Y Tauran đã hình dung cho Dự Án Nhà Ở Giá Cả Phải Chăng Màu Xanh

Nguyễn Long Thao
 
Giáo Phận San Jose tiến hành điều tra việc giải quyết lạm dụng của linh mục, sẽ nêu đích danh.
Giuse Thẩm Nguyễn
16:42 14/09/2018


Giáo phận San Jose sẽ cho tiến hành một cuộc điều tra độc lập về lạm dụng tình dục của giáo sĩ và sẽ nêu đích danh những linh mục bị tố cáo lạm dụng trẻ em trong một phần nỗ lực của giáo phận nhằm đối phó với một vụ bê bối đã làm rung chuyển Giáo Hội Công Giáo Roma trên toàn thế giới.

Trong một thông báo bất thường gởi cho tất cả giáo dân, Đức Giám Mục Patrick J McGrath đưa ra cam kết đầu tiên là ngài đã thuê một cựu nhân viên của cục điều tra liên bang (FBI )để đánh giá cách mà lãnh đạo giáo phận đã giải quyết những vụ khiếu nại lạm dụng trong quá khứ.

Trong bản thông báo, Đức Giám Mục McGrath nói rằng “Những tiết lộ gần đây về những tội ác kinh khủng và đau lòng của việc lạm dụng tình dục trẻ em bởi các linh mục và hệ thống che đậy bởi các giám mục, đã bùng lên một cuộc khủng hoảng" chưa từng có trong thời đại của chúng ta, trong Giáo Hội Công Giáo của chúng ta. Có một nhu cầu cần cải cách, một nhu cầu cần minh bạch trong phản ứng của Giáo Hội đối với các cáo buộc lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên và những người lớn dễ bị tổn thương nhất mặc dù chúng ta vẫn nỗ lực để ngăn chặn lạm dụng và bảo đảm môi trường an toàn cho mọi người.”

Giáo phận San Jose đưa ra quyết định như vậy sau một cuộc điều tra của đại bồi thẩm đoàn ở Pennsylvania vào tháng Tám công khai những lạm dụng tình dục của giáo sĩ và những nỗ lực che đậy, tạo nên áp lực mới trên các giám mục Hoa kỳ và Tòa Thánh để xem xét đầy đủ hơn về lạm dụng sau nhiều thập niên. Từ khi có bản tường trình Pennsylvania, các luật sư ở New York, Illinois, Missouri, Nebraska và New Mexico đã nói rằng họ sẽ vào cuộc điều tra lạm dụng tình dục của linh mục Công Giáo và xem xét lại hồ sơ của các giáo phận địa phương. Hầu hết các giám mục cho biết sẽ hợp tác để làm sáng tỏ việc này, riêng California thì vẫn chưa thực hiện một bước như vậy.

John Salberg, 53 tuổi, là một trong 12 cậu giúp lễ bị quấy nhiễu vào thập niên 70 bởi cha xứ Joseph Prichard tại nhà thờ Thánh Martin of Tours ở San Jose, đã có tuyên bố với một xúc cảm lẫn lộn vào hôm Thứ Năm rằng,

“Tiến bộ nào cũng tốt. Tôi hoan nghênh bất cứ nỗ lực nào để thế giới thế tục bên ngoài tham gia việc điều tra của Giáo hội, đó chỉ là những gì cần phải làm. Nhưng có một phần cảm xúc là tại sao đã không làm việc này vào 16 năm trước đây?”

Sau bản tường trình Pennsylvania, Giáo phận San Diego đã thông báo sẽ tiến hành một cuộc xem xét nội bộ những vụ việc của hơn 50 năm trước và sẽ nêu danh tánh của các linh mục mà trước đây chưa được công bố cho công chúng trên trang nhà của giáo phận.

Ở những nơi khác trong vùng Vịnh này, Helen Osman, giám đốc truyền thông tạm thời của Giáo Phận Oakland nói rằng “Chúng tôi đang tiến hành coi lại những hồ sơ, nhưng chưa quyết định là có đưa tên ra hay không, dù việc thảo luận đang tiếp diễn.”

Đối với Tổng Giáo phận San Francisco, giám đốc truyền thông Mike Brown không trả lời những câu hỏi là liệu có thực hiên những bước tương tự hay không.

Salberg nói rằng anh ta muốn việc đại bồi thẩm đoàn tiểu bang xem xét việc lạm dụng trong vụ án của anh ta đã được giải quyết vào năm 2005 trong vụ án dân sự chống lại giáo phận San Franciso mà lúc đó đang gồm các giáo xứ ở San Jose. Mở ngay một bồi thẩm đoàn điều tra ở California hiện nay vẫn có thể làm một số điều tốt.

Đức Giám Mục McGrath nói rằng giáo phận San Jose sẽ tổ chức ba “ buổi lắng nghe” vào những tuần sắp tới trong đó ngài sẽ mời góp ý “ của những nạn nhân bị lạm dụng tính dục bởi giáo sĩ dù trực tiếp hay nơi gia đình của họ.” Chương trình dự trù sẽ vào ngày 22 tháng Chín, 02 và 17 tháng Mười.

Đức Giám Mục McGrath cũng cho biết vào trung tuần tháng Mười, “chúng tôi sẽ công bố danh sách và tình trạng giải quyết của các linh mục bị tố cáo lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên trong phạm vi Giáo Phận San Jose.”

“Tôi hy vong việc công bố danh tánh này sẽ giúp những nạn nhân vô tội, những nạn nhân còn sống và gia đình của họ thực hiện bước tiếp theo trên hành trình tiến tới trọn vẹn và cũng cho những người khác không nói ra, được mạnh dạn và tin tưởng hướng về phía trước.

Giáo phận đã sắp xếp “một cuộc đánh giá độc lập sâu sắc” tất cả hồ sơ của giáo phận liên quan đến việc lạm dụng tình dục trẻ em và những người dễ bị tổn thương bởi bất cứ giáo sĩ nào do giám mục bổ nhiệm. Giám Mục McGrath nói rằng việc đánh giá ấy sẽ được thực hiện bởi Kathleen McChesney, một cựu trợ lý giám đốc của cơ quan điều tra liên bang (FBI) và công ty Quản Lý Tư Vấn Kinsale của bà.

Việc đánh giá hồ sơ “ cũng sẽ xác định cách mà lãnh đạo giáo phận giải quyết những cáo buộc lạm dụng tình dục khi nhận được báo cáo.”

Đức Giám Mục McGrath nói rằng giáo phận cũng sẽ yêu cầu bà McChesney đưa ra đề nghị “ làm sao chúng ta có thể cải tiến quá trình đáp ứng với những người sống sót của lạm dụng, ngăn ngừa sự lạm dụng trong tương lai, và chịu trách nhiệm và minh bạch hơn đối với những hành động của kẻ phạm tội và những người có khả năng hay bảo vệ họ.

__________________________________________________

Ba “Buổi lắng nghe” về lạm dụng tình dục của giáo sĩ như sau:

Thứ Bẩy ngày 22 tháng Chín, lúc 10:00 sáng tại hội trường nhà thờ Our Lady of the Rosary ở Palo Alto.

Thứ Ba, ngày 2 tháng Mười, lúc 7:00 tối tại giáo xứ Most Holy Trinity (Chúa Ba Ngôi) ở San Jose

Thứ Tư, ngày 17 tháng Mười, lúc 3:00 chiều tại giáo xứ Santa Teresa ở San Jose.

.
Source: Mercury News San Jose diocese to investigate handling of priest abuse, name names
 
Chánh án minh oan cho Đức Giám Mục Kevin Rhoades, lắc đầu ngao ngán trước những tố cáo lảng xẹt.
Đặng Tự Do
18:48 14/09/2018
Một chánh án quận ở Pennsylvania đã minh oan cho Đức Cha Kevin Rhoades, Giám Mục giáo phận Fort Wayne-South Bend. Hôm thứ Năm 13/9, chánh án Francis Chardo của quận Dauphin, Pennsylvania đưa ra phán quyết sau:

“Sau khi điều tra đầy đủ, Tòa án Quận Dauphin đã xác định rằng hoàn toàn không có cơ sở nào để kết luận rằng Đức Giám Mục Kevin C. Rhoades đã từng tham gia vào một mối quan hệ hình sự hoặc không chính đáng với một người mà chúng tôi sẽ gọi là J.T.”

Trong khi đưa ra phán quyết chánh án Francis Chardo thẳng thừng bày tỏ sự ngao ngán trước những thiệt hại mà Đức Cha Rhoades phải chịu trước những cáo buộc “lảng xẹt”.

Một người anh em họ của J.T., là người đã qua đời năm 1996, đã liên lạc với Giáo phận Harrisburg và cáo buộc rằng ông ta nhớ lại Đức Cha Rhoades, lúc ấy còn là linh mục, đã đi du lịch với J.T. khi J.T. còn là một trẻ vị thành niên ở tuổi 13 hay 14, và rằng ông nghĩ rằng có gì bậy bạ trong đó nên buộc phải tố cáo. Harrisburg là thủ phủ của Dauphin County.

Đức cha Rhoades, năm nay 60 tuổi, được phong chức linh mục tại giáo phận Harrisburg năm 1983. Ngài trở thành Giám mục giáo phận Harrisburg năm 2004, và tiếp tục phục vụ ở đó cho đến năm 2009 được Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 bổ nhiệm Giám mục Fort Wayne-South Bend.

Chánh án Francis Chardo cho biết như sau: “J.T. đến tuổi 18 vào tháng 7 năm 1988, và cha Rhoades không hề biết J.T. cho đến thời điểm đó. Hai năm sau đó, khi cha Rhoades được bổ nhiệm làm chánh xứ giáo xứ St. Francis, là họ đạo của J.T., bà mẹ của anh xin ngài vào nhà tù thăm viếng anh.”

Cha Rhoades gặp J.T. lần đầu tiên vào năm 1990 tại nhà tù Dauphin County. Chánh án Chardo lưu ý rằng các kỷ lục của nhà tù hoàn toàn trùng khớp với lời khai của Đức Cha Rhoades.

Ngày 6 tháng 4 năm 1990, J.T. được trả tự do vì cha Rhoades nói với một tòa án rằng J.T. có thể làm dịch vụ cộng đồng tại giáo xứ của mình thay vì phải chịu ngồi tù.

Chánh án Chardo cho biết tiếp: “Trong thời gian J.T. làm dịch vụ cộng đồng và dành thời gian tại Giáo xứ St. Francis, Cha Rhoades quyết định thực hiện một chuyến đi đến Puerto Rico. Một người bạn của Cha Rhoades, là một giáo viên, đang cân nhắc theo đuổi đời sống tu trì, cũng cùng đi với ngài. Khi được biết về chuyến đi Puerto Rico sắp diễn ra, J.T. xin Cha Rhoades cho tham gia chuyến đi để anh ta có thể thăm bà ngoại mình ở đó. Cha Rhoades đồng ý. Tất cả ba người đã thực hiện chuyến đi đến Puerto Rico và không có quan hệ tình dục hoặc thân mật nào giữa họ. Chúng tôi đã phỏng vấn người giáo viên này qua điện thoại vì ông ấy đang sống ở Anh… Ông ấy xác nhận lời khai của Đức Cha Rhoades về chuyến đi và không có sự tiếp xúc tình dục hay thân mật nào giữa Cha Rhoades và bất cứ ai khác trong chuyến đi đó.”

Mẹ của J.T. cũng được các thám tử phỏng vấn và bà “chứng thực lời khai của Đức Giám Mục Rhoades”, xác nhận rằng chuyến đi Puerto Rico đã diễn ra khi J.T. đã ở độ tuổi 20, và rằng “bà ấy không bao giờ thấy có bất kỳ dấu hiệu nào về sự tiếp xúc tình dục giữa J.T. và Cha Rhoades.”

Chánh án Chardo cũng lưu ý rằng cuộc điều tra được khởi sự vì người anh em họ của J.T. cả quyết Cha Rhoades “đã đi du lịch với J.T. đến Puerto Rico hai lần và đến Nam Mỹ một lần khi J.T. chỉ mới ở 13 hoặc 14 tuổi. Tòa hoàn toàn bác bỏ điều này.”

Chánh án Chardo cũng lưu ý thêm là người anh em họ xác nhận chưa bao giờ chứng kiến bất kỳ hành vi tình dục hoặc điều gì bất hợp pháp nhưng chỉ nghĩ rằng việc đi du lịch này là kỳ quặc và vì thế anh cảm thấy phải tố cáo. Giáo phận Harriburg đã nhanh chóng gửi bản báo cáo cho cảnh sát Quận Dauphin.

“Dựa trên các hồ sơ liên quan đến nhiệm vụ của Đức Giám Mục Rhoades và các cuộc phỏng vấn với Đức Giám Mục Rhoades và mẹ của J.T., chúng tôi đã xác định rằng Đức Giám Mục Rhoades lần đầu tiên tiếp xúc với J.T. là theo yêu cầu của bà mẹ anh trong khi J.T. là một tù nhân trưởng thành tại nhà tù quận Dauphin. Liên hệ này hoàn toàn đúng đắn và diễn ra trong bối cảnh một nhà lãnh đạo tinh thần tiếp cận với một tù nhân để đưa ra hướng dẫn tôn giáo.”

Chánh án Chardo cũng lấy làm tiếc rằng vụ án khi chưa có kết luận cụ thể đã rò rỉ ra ngoài “tạo ra những suy đoán không phù hợp và không có nền tảng gây ra thiệt hại đáng kể và không cần thiết cho Đức Giám Mục Rhoades.”

Trong thông cáo đưa ra sau đó, Giáo phận Fort Wayne-South Bend đã tuyên bố rằng “Trong khi điều quan trọng là các buộc nên được đưa ra, thì cũng không kém phần quan trọng là việc giải quyết các tố cáo phải được tiến hành đúng tiến trình. Kết quả của cuộc điều tra này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc các nhà chức trách hữu quan cần phải xác định độ tin cậy của những lời cáo buộc trước khi danh tiếng của bất kỳ cá nhân nào bị đưa ra trước tòa án công luận.”

Đức Cha Kevin C. Rhoades có thể kiện ngược lại người tố cáo ngài về tội phỉ báng. Tuy nhiên, người mục tử đi kiện con chiên là một điều không nên. Đó là yếu điểm của các giám mục và linh mục. Thành ra, các kẻ tố cáo các ngài yên chí không lo bị kiện ngược lại.

Phản ứng trước phán quyết của phiên tòa, Đức Cha Rhoades nói: “Tôi dâng sự đau đớn của tôi trong thời gian khó khăn này cho những nạn nhân bị lạm dụng tình dục.”


Source: Dauphin County District Attorney's Office - Bishop Kevin Rhoades cleared of any wrongdoing following referral by Diocese
 
Thánh lễ tại Santa Marta 14/9/2018: Thập giá dạy ta đừng sợ thất bại
Đặng Tự Do
20:28 14/09/2018
Thập giá của Chúa Giêsu dạy chúng ta rằng, trong cuộc đời này, có cả thất bại lẫn vinh quang, và đừng sợ những “thời khắc đen tối” vì những khoảng khắc ấy có thể được chiếu sáng nhờ thập giá, là dấu chỉ chiến thắng của Thiên Chúa trước sự dữ. Đức Thánh Cha đã nói như trên trong bài giảng thánh lễ sáng thứ Sáu 14 tháng Chín tại nhà nguyện Santa Marta

Mô tả Satan như loài ma quỷ đã bị khắc chế và bị xiềng xích, nhưng “nó vẫn tiếp tục sủa,” và nếu anh chị em đến gần vuốt ve nó, nó sẽ tiêu diệt anh chị em.

Sự thất bại của Chúa Giêsu thắp sáng những bóng tối trong cuộc sống của chúng ta

Đức Thánh Cha giải thích rằng khi chúng ta chiêm ngưỡng thập tự giá, dấu ấn của các Kitô hữu, chúng ta suy ngẫm một dấu chỉ thất bại nhưng đó cũng là dấu chỉ chiến thắng: “Tất cả những gì Chúa Giêsu đã làm trong đời Ngài” đều thất bại trên thập tự giá và hy vọng của những người theo Ngài vào giờ khắc đó đã tan thành mây khói.

“Chúng ta đừng sợ chiêm ngắm thập giá trong những khoảnh khắc thối chí, thất bại. Khi Thánh Phaolô suy tư về mầu nhiệm Chúa Giêsu Kitô, ngài đưa ra một số nhận xét rất mạnh mẽ. Ngài nói với chúng ta rằng Chúa Giêsu đã hoàn toàn trút bỏ mình, tự hủy mình, mặc lấy thân phận tội lỗi của loài người chúng ta cho đến chết, và gánh lấy tất cả tội lỗi của chúng ta lên chính mình, tất cả tội lỗi của thế gian: Ngài chỉ còn là một ‘miếng giẻ rách’, một người bị lên án. Thánh Phaolô không ngại cho thấy sự thất bại này và ngay cả điều ấy cũng có thể soi sáng những khoảnh khắc tối tắm của chúng ta, những giây phút thất bại của chúng ta. Nhưng thập giá cũng là một dấu chỉ chiến thắng cho chúng ta, các Kitô hữu.”

Thứ Sáu Tuần Thánh

Đức Thánh Cha nhắc nhớ rằng trong Bài đọc Thứ Nhất, Sách Dân số nói về thời điểm trong cuộc Xuất Hành khi những người Do Thái hay kêu ca “bị các con rắn trừng phạt”. Điều này, theo Đức Thánh Cha, liên hệ đến con rắn cổ đại, là Satan, là “Đại Sư Tổ Cáo Buộc”. Nhưng, Đức Thánh Cha nói tiếp rằng, Chúa phán cùng ông Môisê rằng con rắn gây ra cái chết sẽ được treo lên và sẽ mang lại ơn cứu rỗi. Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích rằng đây là một lời tiên tri. Thực ra, “khi mang lấy thân phận tội lỗi của loài người, Chúa Giêsu đã đánh bại tác giả gây ra tội lỗi, Ngài đã đánh bại con rắn”. Và Satan đã rất vui mừng vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh “đến mức nó không chú ý” đến cái bẫy vĩ đại “của lịch sử mà nó đã sa vào.”

Satan nuốt chửng Chúa Giêsu và thần tính của Ngài

Như các Giáo Phụ của Giáo Hội nói, Satan nhìn thấy Chúa Giêsu trong trạng thái thê thảm như vậy, và giống như một con cá đói đã cắn câu, nó nuốt chửng Ngài. “Nhưng chính vào thời điểm đó, nó cũng nuốt chửng thần tính của Ngài là mồi nhử gắn vào móc câu. Vào lúc đó, Satan đã bị hủy diệt mãi mãi. Nó không còn sức mạnh. Trong giây phút đó, thập tự giá đã trở thành một dấu chỉ chiến thắng.”

Con rắn bị xích, nhưng anh chị em đừng lại gần nó

“Chiến thắng của chúng ta là thập giá của Chúa Giêsu, là chiến thắng trên kẻ thù của chúng ta, trên con rắn cổ đại, trên Đại Sư Tổ Cáo Buộc. Chúng ta đã được cứu” bởi thập giá, bởi sự kiện là Chúa Giêsu đã quyết định hạ mình tới tột cùng, nhưng với một sức mạnh thần thánh”.

“Chúa Giêsu nói với ông Nicôđêmô: Khi được nâng lên, tôi sẽ kéo tất cả mọi người lên cùng tôi”. Chúa Giêsu đã được nâng lên và Satan đã bị phá hủy. Chúng ta phải bị thu hút bởi thập giá Chúa Giêsu: chúng ta phải nhìn vào thập giá này bởi vì thập giá mang đến cho chúng ta sức mạnh để tiến lên phía trước. Và con rắn cổ xưa đã bị phá hủy vẫn còn sủa, vẫn còn đe dọa nhưng, như những Giáo Phụ của Giáo Hội nói, nó là một con chó bị xích lại rồi: nếu anh chị em không đến gần thì nó không thể cắn anh chị em; nhưng nếu anh chị em thử vuốt ve nó bởi vì anh chị em cảm thấy nó thu hút mình như thể một con chó con dễ thương, hãy chuẩn bị, nó sẽ tiêu diệt anh chị em”.

Cây thánh giá: một dấu chỉ của thất bại và chiến thắng

Đức Giáo Hoàng Phanxicô kết luận rằng cuộc đời của chúng ta tiếp tục với Chúa Kitô chiến thắng và Phục sinh, và là Đấng đã gửi Chúa Thánh Thần đến với chúng ta. Nhưng con chó bị xích, là ma quỷ, vẫn còn đó là kẻ “mà tôi không được đến gần vì nó sẽ cắn tôi”.

“Thập tự giá dạy chúng ta rằng trong cuộc sống có thất bại và chiến thắng. Chúng ta phải có khả năng chịu đựng thất bại, thừa nhận những thất bại của chúng ta một cách kiên nhẫn, ngay cả những tội lỗi của chúng ta bởi vì Ngài đã chuộc tội cho chúng ta. Trong Ngài, chúng ta nhìn nhận những thất bại và tội lỗi của chúng ta, và cầu xin Ngài tha thứ, nhưng không bao giờ cho phép mình bị quyến rũ bởi con chó bị xích này. Sẽ rất tốt nếu hôm nay, khi chúng ta về nhà, chúng ta bỏ ra 5, 10, 15 phút trước cây thánh giá chúng ta có trong nhà hay là cây thánh giá ở xâu chuỗi Mân Côi: hãy nhìn vào thánh giá, đó là dấu chỉ sự thất bại của chúng ta, thánh giá khơi dậy sự bách hại, sự hủy diệt nhắm vào chúng ta; nhưng thánh giá cũng là dấu chỉ chiến thắng của chúng ta bởi vì đó là nơi Thiên Chúa đã chiến thắng”.


Source: Vatican News - Pope at Mass: the cross teaches us not to fear defeat
 
Văn Hóa
Dẫn nhập vào văn chương tiên tri, kỳ 5
Vũ Văn An
01:39 14/09/2018
(B) Giáo huấn tiên tri về xã hội và luân lý

Việc nhấn mạnh tới nền luân lý xã hội khá rõ nơi các tiên tri cổ điển tiền lưu đầy khiến các ngài được tước hiệu “tiên tri xã hội”. Từ những điều đã nói ở trên, hiển nhiên không phải vì công trạng của các tiên tri mà chúng ta nhấn mạnh tới khía cạnh này trong sứ điệp của các ngài như thể các ngài đã lưu ý tới nó một cách bất cân xứng. Không như có lần đã được gọi, các tiên tri chắc chắn không phải là “những nhà viết sách tuyên truyền cực đoan” (radical pamphleteers) (E. Renan, Histoire du peuple d’Israel [Paris, 1893] 2, 425) hay “những người nổi dậy” (L.Wallis, Sociological Study of the Bible [Chicago, 1912] 168 v.v…) Sứ điệp xã hội chắc chắn là nhấn mạnh chính, nhưng việc giải thích nó phải được tìm nơi chức năng của 1 tiên tri Israel: các ngài phục vụ như lương tâm của dân tộc chỉ trong các vấn đề cần đến lương tâm mà thôi. Trước tấm phông của lịch sử Israel, học thuyết xã hội tiên tri rất thích ứng với chỗ đứng riêng của nó và không có gì là quá khuôn khổ cả. Chính các tiên tri hẳn phải ngỡ ngàng vì tước hiệu “xã hội” của mình. Các ngài chỉ nhấn mạnh tới các nhân đức vốn cố hữu nơi các học lý tuyển chọn và giao ước, các nhân đức đã bị vi phạm trắng trợn ở một Israel từng từ bỏ gần hết các lý tưởng cổ xưa bằng cách hòa nhập vào các lối sống ngoại đạo. Cho là trong tôn giáo tôn thờ Giavê vốn đã có đặc tính xã hội, các tiên tri không đề xuất điều gì mới mà chỉ gợi lại nền luân lý ai cũng biết, mặc dù phần lớn làm ngơ.

Tuy nhiên, từ sự nhấn mạnh của tiên tri này, ta thấy xuất hiện một chủ đề trong Cựu Ước, một chủ đề sẽ trở thành khẳng định chính và trải dài tới học lý của Tân Ước về Nước Thiên Chúa (xem Mt 5:3). Chủ đề này là chủ đề người nghèo của Giavê (ʽănāwîm), nghĩa là, người bị áp bức về phương diện xã hội mà việc phục hồi họ chỉ có thể xuất phát từ Giavê mà thôi, và, do đó, họ gần như đồng nghĩa với người công chính, những người trung thành còn sót lại, với quyền được kêu thấu tới Chúa. Trong chủ đề này, giáo huấn tiên tri cũng duy trì được tính quân bằng của nó. Cảnh nghèo không bao giờ bị các tiên tri Israel xúc cảm hóa; phù hợp với phần lớn Cựu Ước, các ngài coi đó là điều không đáng ước mong. Người nghèo không phải chỉ vì là nghèo, mà sự kiện hiện sinh không nên bị bỏ quên là cảnh nghèo và sự bóc lột bất công thường đi đôi với nhau. Chính lòng ác độc của người khác đã tạo ra trạng huống này, và toàn bộ cố gắng tiên tri hướng vào việc chống lại lòng ác độ này.

Chúng ta không có ý tối thiểu hóa sự đóng góp của các tiên tri khi quả quyết rằng các ngài cố gắng ghi khắc vào tâm khảm dân Chúa một nền luân lý đã có. Các ngài quả có thêm vào cho các truyền thống xưa tính tức khắc của lời Chúa ở thời các ngài, rút từ chính kinh nghiệm của các ngài về vị Thiên Chúa của lịch sử Israel. Lời rao giảng của các ngài về các mệnh lệnh xã hội và luân lý mà ta phải tìm nơi các biến cố qua đó Thiên Chúa thiết lập ra Israel đã đem lại cho Cựu Ước căn bản có thế giá nhất của nó để giải thích lịch sử như bao gồm các hành động cứu rỗi của Thiên Chúa và coi Chúa Giêsu Kitô như là nhân vật chính trong việc cứu chuộc (heilgeschichte).

(C) Độc thần đạo đức học

“Độc thần đạo đức học” (ethical monotheism) được dùng để mô tả điều được coi là quan trọng nhất trong mọi khám phá tiên tri, nghĩa là, Thiên Chúa của Israel có một ý chí luân lý và chỉ bằng một đời sống luân lý, Người mới được thờ phượng đúng theo ý chí này. Chúng tôi đã nhấn mạnh rằng việc “khám phá” này của các tiên tri không có chi mới cả. Tuy nhiên, sức nặng trong sứ điệp của các ngài đối với dân Israel thì chắc chắn có mới. Các ngài khám phá ra nguyên lý ở nơi nó luôn luôn sẵn có đó cho mọi người, đó là truyền thống thánh.

Chủ thuyết độc thần lý thuyết xuất hiện tương đối mãi sau này trong lịch sử Israel. Chủ thuyết độc thần của các tiên tri tiền lưu đầy vốn được gọi là chủ thuyết độc thần “thực tiễn” hay “năng động” nghĩa là một thứ độc thần hiện sinh, hình thức độc thần duy nhất có thể có trong bối cảnh lịch sử của nó, và tuy nhiên là một hình thức độc thần không có tính lý thuyết. Hình thức này cũng tìm thấy trong các truyền thống cổ xưa nhất của Israel, phát khởi từ các trình thuật về tổ phụ. Xét theo điều chúng ta phải kết luận về việc lưu truyền lời lẽ của các tiên tri cổ điển, điều không thể tin được là giáo huấn tiên tri có thể xa rời các luồng tư duy chính dòng của Israel như một số nhà phê bình chủ trương. Việc lưu truyền các trước tác tiên tri chỉ có nghĩa khi ta nhìn nhận sự kiện hiển nhiên này: để tiếp tục tồn tại, chúng tùy thuộc việc dân chấp nhận chúng, nhìn nhận trong chúng chính lời lẽ của một vị Thiên Chúa cũng là Thiên Chúa của đức tin họ, bất chấp họ có thể ngần ngừ ra sao trong việc hành động theo lời đã được lưu truyền đến họ. Các trước tác của các tiên tri cổ điển là gia bảo của tôn giáo Israel, tôn giáo của Akháp, của Êlia, của Xítkigiahu cũng như của Mikhagiơhu, của Hananiah (Khananihu?) và của Giêrêmia. Bất cứ giải thích nào khác cũng làm lịch sử trở thành vô nghĩa.

Đã đành, việc các tiên tri nối tôn giáo vào luân lý là một điều độc đáo. Nếu họ thấy căn bản cho việc nối kết này trong truyền thống chung họ cùng có với người đương thời, thì điều vẫn đúng là nhờ thừa tác vụ của họ mà việc nối kết này đã được củng cố để không bao giờ bị phân rẽ nữa. Sự kiện này vốn được duy trì như một trách cứ đối với hàng tiên tri theo nghĩa giải đáp của các ngài đối với các vấn đề xã hội và luân lý luôn có tính tôn giáo chứ không thực tiễn. Như đã ghi nhận ở trên, các tiên tri không cổ vũ chính sách nào nhằm thay thế các định chế lỗi thời bằng các định chế tốt hơn. Một đàng, nếu họ không bao giờ đề nghị phải phản động trở về với quá khứ như nhà Rê-kháp (xem Grm 35), thì họ cũng không bao giờ gợi ý bất cứ kế hoạch hành động nào qua đó, đời sống hiện hữu của người Do Thái nên hòa hợp với bất cứ điều gì được họ coi là các lý tưởng cổ xưa của Israel. Với các chính trị gia gìa nua hom hem của Israel và Giuđa cố gắng đem lại cho quê hương nhỏ xíu của họ một phương thế để sống còn giữa đại dương quyền lực chính trị trong đó chính sách trung lập không được dung thứ, rõ ràng các tiên tri sẽ không thể mang lại chút hy vọng nào trong việc họ liên tiếp kết án mọi liên minh chính trị coi như phản bội lại giao ước của Thiên Chúa Israel. Nếu Giêrêmia có thể bị hiểu lầm bởi những người vô cảm có tinh thần bè phái thuộc một lãnh thổ bại trận mà bản năng chỉ có tính tự sát, thì ông cũng có thể bị hiểu lầm bởi những người ái quốc trung thực có lòng đạo cũng thành thực, nếu không hiểu biết, như ông. “Hãy làm điều tốt… hãy thực thi công lý… hãy xa lánh sự ác…”là những huấn lệnh tuyệt vời, nhưng chúng không tạo nên một phác thảo nào để điều hành việc nước, thậm chí để điều hành sinh hoạt nghề nghiệp tư riêng. Há không phải vì những phản đối liên tục chống lại các nhà duy luân lý nên các tiên tri tự bằng lòng với các cách ngôn và từ khước cầm bắt các thực tại hắc búa của cuộc sống thực tiễn?

Ta nên đối mặt với vai trò nói tiên tri, nhưng không nên bôi lọ nó. Các tiên tri không phải là các nhà dạy đời, chính khách, hay chính trị gia; họ là các tiên tri. Chức năng của họ là mạc khải tâm trí Thiên Chúa, một tâm trí họ biết mà người khác không biết. Trong chức năng này, họ tìm được raison d’être (lý do hiện hữu) của họ, và chức năng của người khác là diễn dịch lời lẽ tiên tri thành các kế hoạch hành động cả cho sinh hoạt tư lẫn sinh hoạt công. Thảm kịch của Israel không phải họ đã nhận được từ hàng tiên tri bất cứ điều gì kém hơn điều các tiên tri giả thiết phải đem lại, mà là, họ có hàng tư tế không biết Thiên Chúa và lề luật của Người, những nhà cai trị tạo luật riêng tách biệt khỏi Thiên Chúa, và một dân tộc không lưu ý gì tới lời lẽ tiên tri.

Kỳ cuối: III. Văn chương tiên tri
 
Dẫn nhập vào văn chương tiên tri, kỳ cuối
Vũ Văn An
18:27 14/09/2018
III. Văn chương tiên tri

Các điều nói trên đây là những dẫn nhập sơ khởi để chúng ta khảo sát nền văn chương tiên tri của Cựu Ước. Chỉ dưới ánh sáng này, ta mới có thể hiểu nền văn chương này có nghĩa gì, ai sản xuất ra nó, và nhằm mục đích gì. Dĩ nhiên, chúng ta quan tâm đến nền văn chương tiên tri như đã được định nghĩa, nghĩa là, một nền văn chương do các tiên tri cổ điền có văn bản sản xuất ra. Qui điển Do Thái có tính bao gồm hơn khi kể là “các tiên tri sơ khởi” những gì chúng ta vẫn coi là các sách lịch sử (tức các sách đệ nhị luật). Chúng ta cũng không quan tâm tới các loại văn chương khác mà vì các lý do khác nhau người ta vốn kể có tính tiên tri, được đại diện bởi Ai Ca, Barúc, Đanien và Giôna.

(I) Các tiên tri có văn bản và các tiên tri không có văn bản

Theo một nghĩa, sự phân biệt giữa các tiên tri có văn bản và các tiên tri không có văn bản dựa trên một quan niệm sai lầm về lịch sử các tiên tri có văn bản, và dù sao, cũng có tính cách ngẫu nhiên. Vì phần lớn là nhờ các môn đệ của các tiên tri lớn mà ta có được các văn bản của các vị tiên tri lớn này.

Đàng khác, văn chương tiên tri không bao gồm các sách viết bởi các tác giả có văn bản cùng một cách như sách Rút, chẳng hạn, là sách được viết bởi một tác giả nhất định, hay cả như Sách Tin Mừng Gioan. Tên tuổi xuất hiện ở đầu các sách tiên tri quả đồng nhất một cách có thực chất với lời lẽ của một tiên tri riêng biệt. Tuy nhiên, các lời tiên tri này, phần lớn, là những lời đáng ghi nhớ được thu thập và hiệu đính từ các tiên tri, chứ không phải là các trước tác văn bản của chính các tiên tri. Chúng là kết quả của việc nối kết có tính biên tập những sưu tập nhỏ hơn gồm các lời tiên tri được nối với nhau nhờ các khẩu hiệu, sự giống nhau trong chủ đề, các thể văn hay sự tương tự về một khía cạnh nào đó.



Các sưu tập trên có thể do chính các tiên tri thực hiện không? Có thể lắm, nhưng không chắc chắn, như việc khảo sát từng “sách” tiên tri cá thể đã cho thấy. Trong nhiều điển hình, các nhà sưu tập các lời tiên tri kia hiển nhiên thiếu các tín liệu chỉ có các tác giả mới có thể có được. Một điều nữa là tư liệu về tiểu sử ở ngôi thứ ba đã tạo nên phần chủ yếu của nhiều sách tiên tri. Cả ở đây nữa, các tiên tri rất có thể viết về mình ở ngôi thứ ba; tuy nhiên, sẽ hợp lý hơn nhiều khi cho rằng tư liệu này phát xuất từ cùng một nguồn có trách nhiệm đối với sưu tập, tức các môn đệ của các tiên tri. Chúng ta đã được minh nhiên cho hay về sự hiện hữu của các môn đệ này và về vai trò của họ trong việc duy trì và thông truyền lời lẽ của thầy mình – thí dụ Is 8:16-20, Giêrêmia 36 cũng là một nguồn thông tin qúy giá, miêu tả giai đoạn đầu trong việc thu thập Sách Giêrêmia khi một số các lời tiên tri của Giêrêmia đã được viết xuống bởi lời ông đọc cho môn đệ Barúc. Tương tự như thế, nhiều lời tiên tri trong các sách tiên tri khác cho thấy các dấu hiệu chúng đã được đọc để được viết xuống. Ngay đối với Sách Amốt cũng thế: vị này vốn được coi như một tiên tri thuộc loại riêng biệt, nhưng trong Sách này, ta thấy không những có các tư liệu thuộc ngôi thứ ba (7:10-17) mà cả các trình thuật ở ngôi thứ nhất nhưng giả thiết có sự hiện diện của những thính giả thân hữu có nhiệm vụ ghi nhớ và ghi chép (xem 7: 1,4,7: 8:1-2). Cũng chính trong vòng các môn đệ mà khởi nguyên các tư liệu riêng, như “các lời thú tội” của Giêrêmia (12:1-6; 15:15-21…) đã được duy trì và được thầy tiết lộ cho trò và thoạt đầu không có ý định phổ biến cho công chúng.

Khả thể trên nêu lên câu hỏi về ipsissima verba (chính lời lẽ) của các tiên tri. Đến mức nào các lời tiên tri của Amốt, Hôsê, Isaia và các tiên tri khác xem ra y hệt như đã nói ra ngay từ đầu? Câu trả lời cho câu hỏi này không hề đơn giản, mà một câu trả lời đơn độc cũng không đủ cho mọi trường hợp.

Nói chung, chúng ta có đủ lý do để nghĩ rằng trong phần lớn các bản văn thi ca quan trọng hàng đầu đối với một sách tiên tri nhất định, chúng ta có sự chép lại theo thực chất chính lời lẽ nguyên thủy của vị tiên tri. Ta có thể nghĩ rằng trong một vài điển hình, những lời lẽ này đã được chính vị tiên tri ghi lại, trên các vỏ hào (ostraca) hay các phương tiện ghi chép quen thuộc khác. Tuy nhiên, điều này không nhất thiết, xét vì cấu trúc thi ca có bản chất làm dễ dàng việc nhớ và lưu truyền chính xác. Thực vậy, từ các tư liệu thi ca này thấy xuất hiện nhiều văn phong và hằng số khác biệt, để có thể nói đến một đặc điểm Amốt hay Isaia để dễ dàng tách biệt tư liệu của Giêrêmia khỏi tư liệu của Barúc v.v…

Các tư liệu văn xuôi cho ta nhiều khó khăn phụ trội. Dĩ nhiên, một tiên tri có thể sản xuất ra cả thi ca lẫn văn xuôi và có nhiều liều lượng văn xuôi trong các sách tiên tri chắc chắn có hoàn cảnh đời thực chân chính trong thừa tác vụ của các tiên tri cá thể. Tuy nhiên, những gì chúng ta biết được về diễn trình nói tiên tri thông thường khuyến khích ta nghĩ rằng hình thức thông thường của nó là việc nói ra những câu quả quyết tương đối ngắn bằng thi ca. Các phần văn xuôi trong văn chương tiên tri thường có dáng dấp sản phẩm văn chương hơn là các lời nói với cử tọa. Do đó, chúng thường là những câu dẫn giải hay tóm tắt các lời tiên tri chứ không hẳn là chính các lời tiên tri. Các lời dẫn giải này cũng có thể là công trình của vị tiên tri, giống như Thánh Gioan Thánh Giá viết những câu văn xuôi giải thích các kinh nghiệm thi ca của ngài; nhưng thông thường hơn, chúng là các lời nhắc lại ý nghĩa lời tiên tri, đôi khi duy trì được các trích đoạn ngắn chính các lời lẽ nguyên thủy như truyền thống đã truyền lại. Giả thuyết này xem ra được đặc biệt xác nhận trong trường hợp Giêrêmia; nhiều lời tiên tri của sách này hiển nhiên đã được truyền tụng trong các giới chịu ảnh hưởng nặng nể của văn phong và ngữ vựng đệ nhị luật.

(II) Các hình thức văn chương tiên tri

Tư liệu đặc biệt có tính tiên tri hơn cả tìm thấy trong các sách tiên tri là sấm ngôn, nghĩa là mạc khải của Thiên Chúa. Như chúng ta đã chỉ ra trên đây, sấm ngôn thường là một câu thơ ngắn, mặc dù, trong văn chương tiên tri, các sấm ngôn thuộc loại tương tự thường được nối kết với nhau để trở thành một đơn vị lớn hơn, đôi khi do chính vị tiên tri, nhưng thường là do một người hiệu đính. Để làm nổi bật nguồn gốc thần linh của sấm ngôn, tiên tri thường có lời phi lộ, lời kết luận hay xen vào đó những nhắc nhở thích hợp: “Giavê phán thế”; “Giavê nói” v.v… Tuy nhiên, tiên tri cũng có thể nói nhân danh mình như là phát ngôn viên của Thiên Chúa.

Các tác giả có thói quen phân biệt nhiều loại sấm ngôn khác nhau tùy thuộc bản chất chính xác của lời Chúa đang được thông truyền. Nó có thể được phân biệt thành lời tiên tri bất hạnh hay lời tiên tri hạnh phước, cho biết sự ác sắp đến hay việc tốt sắp xẩy ra. Lời tiên tri tiền lưu đầy chủ yếu thuộc loại bất hạnh (xem Grm 28:8), điều này không nhất thiết có nghĩa mọi hay phần lớn các lời tiên tri hạnh phước trong các sách của các tiên tri tiền lưu đầy phát xuất từ các bổ túc về sau của các tiên tri hậu lưu đầy; ngay Amốt, người bi quan hơn cả trong các tiên tri tiền lưu đầy cũng đã có thể đưa ra nhiều lời tiên tri có giá trị về cứu rỗi (5:15). Tuy nhiên, đúng là lời tiên tri cứu rỗi có đặc điểm hậu lưu đầy rõ rệt, y như lời tiên tri bất hạnh có đặc điểm tiền lưu đầy 1 cách rõ ràng. Các lời tiên tri bất hạnh dành cho các dân tộc ngoại giáo chống lại sự thống trị của Giavê là đặc điểm của cả lời tiên tri tiền lẫn hậu lưu đầy.

Sự tối tăm thường là đặc tính của việc nói tiên tri: sự mơ hồ trong sấm ngôn Delphic đã thành thành ngữ thời cổ điển xưa. Tuy nhiên, chính hoạt động soạn thảo thường đã làm tối ý nghĩa đối với chúng ta (bất kể đối với người đương thời của soạn giả có rõ ràng đến đâu), thí dụ như khi ta phải phân biệt đâu là họa đâu là phúc trong một bản văn như Is 7:13tt.

Lời Thiên Chúa qua trung gian việc nói tiên tri không hoàn toàn hay không chủ yếu có tính có thể tiên đoán. Một sấm ngôn tiên tri về họa có thể và thường là việc Thiên Chúa kết án tội lỗi (xem Is 1:2-3; 3:12-15…) hay là lời kêu gọi thống hối (xem Am 5:4-5a; Xp 2:3) mà giản lược có thể coi như nhau. Chính trong các lời tiên tri như thế, ta tìm thấy nguồn chính của học lý xã hội và luân lý được mạc khải qua các tiên tri. Như thế, rõ ràng, một sấm ngôn, cùng một lúc, có thể là lời kết án, lời khuyên bảo, và một lời tiên tri về họa hay phúc.

Hoàn cảnh chính xác trong đó các tiên tri nói ra phần lớn các sấm ngôn trên không được mô tả cho ta, nên chúng ta chỉ có thể đưa ra giả thuyết. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tiên tri thuật lại kinh nghiệm nói tiên tri của mình, phát biểu lại sấm ngôn như là một phần của trình thuật; nhờ các miêu tả này, ta có được một ý tưởng tốt hơn về diễn trình nói tiên tri. Do đó, Amốt miêu tả các thị kiến khác nhau trong đó lời Thiên Chúa đã được mạc khải cho ông (7:1-9; 8:1-3; 9:1tt) cũng như Giêrêmia (13:1-11) và các tiên tri khác. Trong Êdêkien, những miêu tả này thường khá chi tiết (thí dụ 8:3tt; 37:1-14) và, như thế, trở thành mẫu mực để bắt chước trong hàng tiên tri hậu lưu đầy và khải huyền trong đó thị kiến là thực chất chứ không phải chỉ là dịp của lời tiên tri. Một số thị kiến của Êdêkien đọc nghe như trải nghiệm xuất thần; tuy nhiên, các miêu tả tiên tri trước đó dường như chỉ là những biến cố tầm thường qua đó tiên tri được ban cho sự thông sáng đặc biệt nhờ việc tiếp xúc của ông với Thiên Chúa.



Sự viết lại lời tiên tri bởi chính vị tiên tri có nhiều hình thức khác hơn trình thuật thị kiến. Amốt 1:3-2:8 đã sử dụng hình thức thi ca cổ xưa thấy có cả trong một số văn chương khôn ngoan (xem Châm Ngôn 30:15tt). Edk 19:2-14, 27:3-9 v.v… và nhiều đoạn tiên tri khác đã được soạn thảo dưới hình thức “truy điệu ca” (qînâ) trong khi Is 5:1-7 khởi đầu bằng 1 bài tình ca được những người hát rong ở đường phố đô thị hát. Chúng ta đã nhắc tới “vụ kiện giao ước”, 1 hình thức mượn của nghi thức giao ước xưa rất nổi tiếng. Một hình thức mở rộng của nó trong Mk 6:1-8 xem ra khá được mô phỏng theo phụng vụ Đền Thờ mà chúng ta từng được thấy một số điển hình trong các Thánh Vịnh. Nhiều đoạn tiên tri khác rất thông thường trong văn chương tiên tri là các bài giảng tiên tri (tôrâ), cả bằng văn xuôi lẫn thi ca, tức lời giáo huấn tương ứng với tôrâ tư tế trong các đền thánh. Chính từ các điển hình tôrâ trình bầy trong các các sách tiên tri khác nhau đó mà ta rút ra được học lý và cách nói có tính tiên tri một cách đặc trưng, vì đến thời đến lúc, bài giảng loại này đã tạo ra một truyền thống văn chương riêng y hệt như tôrâ tư tế.

Điều ta gọi là các hành vi tượng trưng của các tiên tri cũng có thể được xếp vào các hình thức văn chương khác nhau, vì các hành vi này cũng là những lời tiên tri. Hành vi tượng trưng được năng tìm thấy nơi tiên tri Êdêkien nhiều hơn nơi bất cứ tiên tri nào khác, tuy nhiên không phải chỉ một mình ông mới có. Cuộc hôn nhân của Hôsê (Hs 1-3), việc ở trần của Isaia (20:1-6), Tên Sơ-a Gia-súp ông đặt cho con trai (7:3), việc ở độc thân của Giêrêmia (16:1-4) và việc ông mua thửa vườn của Khanaên (32: 6tt) đều là các hành vi tượng trưng. Ta gọi chúng là tượng trưng vì ta nghĩ chúng là các dấu chỉ của một thực tại khác. Tuy nhiên, đối với tâm trí Cựu Ước, tự chúng, chúng là các thực tại, là lời tiên tri được biến thành hữu hình. Khi Êdêkien vẽ ra những con đường dẫn ra khỏi Babylon (21:23tt), không phải ông chỉ nghĩ ra một biến cố để theo; mà theo một nghĩa nào đó, ông đang đem biến cố này vào hiện hữu. Cuộc sống và các việc làm của vị tiên tri đều tràn ngập các lời tiên tri giống như lời nói của các ngài vậy, vì tâm trí Thánh Kinh không hề phân biệt giữa hai điều này.

(III) Hình thành các sách tiên tri

Không có chỗ và cũng không phải là chỗ để ta đi vào lịch sử soạn thảo của từng sách tiên tri ở đây. Lịch sử này khá phức tạp và khác nhau từ sách này qua sách nọ; việc xem xét cẩn trọng hơn đối với sách này hay sách nọ sẽ được tìm thấy ở phần chú giải của từng sách liên hệ. Ở đây, chúng ta chỉ ghi nhận các chi tiết lịch sử nào áp dụng cho việc hình thành nền văn chương tiên tri nói chung mà thôi.

Các đồ đệ của các vị tiên tri chắc chắn có trách nhiệm thực hiện công việc đầu tiên là thu thập và viết xuống các sấm ngôn, các bài giảng, và các tư liệu văn xuôi cũng như thi ca khác, mà một số được duy trì trong chính lời nói của vị tiên tri và một số do các môn đệ nhớ được và dẫn giải. Thêm vào đó, các môn đệ còn lồng vào các ký ức về tiểu sử và đôi khi cả các tư liệu khác có liên quan nữa (thí dụ ca khúc sáng thế được dùng để tạo nên các bài tụng ca trong Amốt 4:13; 5:8-9; 9:5-6). Toàn bộ sưu tập đã được thu thập như thế sẽ được sắp xếp theo một trật tự nào đó theo chủ đề hay theo thứ tự thời gian, hoặc cả hai. Đôi khi các đơn vị nguyên thủy được duy trì (thí dụ, có lẽ Am 1: 3-2:8), nhưng nói chung, các đơn vị hoàn thành đều là công trình của các môn đệ vì tư liệu tiên tri thường được tạo ra từng chút một suốt trong các thừa tác vụ tiên tri lâu dài. Do đó, đoạn có tính tiểu sử của Am 7:10-17 đã được đặt sau trình thuật của chính Amốt về cuộc thị kiến của ông ở 7:7-9 vì ở đấy có nhắc đến nhà Gia-róp-am. Tương tự như thế, đọan tiểu sử ở Hs 1, các sấm ngôn ở Hs 2, và đoạn tự thuật ở Hs 3 đã được thống nhất vì sự đồng nhất của chủ đề. Rất có thể một môn đệ hiệu đính viên đã đặt Am 1:2, phát xuất bất cứ lúc nào trong sự nghiệp của tiên tri, ở đầu sách, nơi nay được dùng như lời dẫn nhập vào toàn sưu tập.

Việc hiệu đính do các môn đệ của tiên tri thực hiện chắc chắn bao gồm cả việc tu sửa có tính soạn thảo lẫn việc thu thập lời lẽ của ngài. Một việc tu sửa nữa diễn ra sau khi sưu tập tiên tri đã được đem ra sử dụng nơi công chúng. Các lời nhắc đến Giuđa trong bản văn Hípri hiện thời của Amốt 6:1; Hs 6:4 có lẽ, và phần chắc trong trường hợp Hs 12:3, là kết quả của việc thay đổi từ “Israel” nguyên thủy. Sau khi vương quốc phía bắc sụp đổ, các lời tiên tri của Amốt và Hôsê được lưu truyền ở phía nam,và các thích ứng này được thực hiện để chứng tỏ khả thể áp dụng chúng một cách liên tục. Các tu sửa tương tự như thế đã thích ứng các lời tiên tri khác vào tình thế hậu lưu đầy.

Việc hiệu đính các sưu tập tiên tri hiện nay phần lớn xem ra đều thuộc thời hậu lưu đầy. Chính vào thời gian này, các tước hiệu và định mức thời gian đã được thêm vào đầu sách. Các định mức thời gian đều chỉ về Giuđa, dù là với các công trình như Amốt và Hôsê, là những công trình nguyên thủy chỉ quan tâm tới Israel. Hơn nữa, các định mức này không luôn luôn ăn ý với nội dung tiên tri.

Các hiệu đính viên hậu lưu đầy, những người được chứng kiến sự nên trọn của lời tiên tri bất hạnh tiền lưu đầy và vẫn còn trải nghiệm thời lưu đầy và hậu lưu đầy, đã theo một phác thảo khá có tính tiêu chuẩn trong việc phân phối các sưu tập tiên tri. Họ có xu hướng tập trung các sấm ngôn bất hạnh ở đầu sách và các sấm ngôn hạnh phước (cứu rỗi) ở cuối sách; ở giữa, họ đặt các sấm ngôn chống lại Dân Ngoại. Mục đích của lối sắp xếp này là để nói lên niềm tin của họ vào việc phục hồi một Israel được cứu chuộc qua việc bại trận của các kẻ thù Thiên Chúa và dân của Người. Đồng thời, họ muốn lợi dụng cơ hội này để đặc biệt bổ túc cho các đoạn 2 và 3 của các phần này bằng các đoạn tiên tri tương tự khác, cập nhật hóa các sấm ngôn chống lại các Dân Ngoại (thí dụ, bằng cách lồng vào các sấm ngôn chống lại Babylon ở Is 13:1-14:23) và bao gồm các chủ đề cứu rỗi mới như việc tái thống nhất Israel và Giuđa rút từ Giêrêmia và Êdêkien. Mọi loại tư liệu bổ sung đều được thêm vào để mở rộng các sách tiên tri. Ngay những sách tiên tri hoàn toàn nói đến đại họa như sách Amốt cũng nhận được lời bạt nói tới cứu rỗi (9:8b-15), và có man vàn các đoạn thêm vào thuộc loại này (xem Hs 1:7; 3:5b; Mk 3:24b; v.v…). Vì nhiều lý do khác, các loại thêm vào này đã được thực hiện, như tư liệu giầu tính lịch sử liên quan tới nhiều tiên tri quan trọng như Isaia (các chương 36-39, xem 2V 18:13-20:19) và Giêrêmia (chương 52; xem 2V 24:18-25:30).

Có thể bản văn của một số văn chương tiên tri vẫn còn tương đối có thể thay đổi được cho tới khi nó được lồng vào qui điển (như Giêrêmia chẳng hạn). Dĩ nhiên, còn có những thêm thắt và sửa đổi nữa, kết quả của chú thích hay tự ý thêm vào không hề có nghĩa thánh kinh.

IV. Lời tiên tri

Quan tâm của chúng ta đối với nền văn chương tiên tri, khỏi cần nói, không phải chỉ vì chúng ta lưu ý tới một hiện tương tôn giáo cổ xưa. Lời tiên tri không những là, mà vẫn còn là lời của Thiên Chúa. Nếu trọn bộ Sách Thánh là lời Thiên Chúa, thì điều đó càng đúng một cách siêu việt đối với lời tiên tri trong đó Thiên Chúa đã quyết định nói trực tiếp với dân của Người. Hơn nữa, nó không phải là một ghi chép văn khố mà là lời hằng sống của một Thiên Chúa hằng sống.



Ý tưởng đó, ít nhất, là quan điểm của Thánh Kinh. Chúng ta từng quả quyết rằng các hành vi tượng trưng của các tiên tri không phải chỉ là dấu hiệu mà là những công trình hữu hiệu. Điều này dĩ nhiên càng đúng đối với các phát biểu của các ngài. Lời trách móc của Êlia ngỏ với A-Kháp “ngươi là kẻ gây rối của Israel” (1V 18:17) và lời khiếu nại của Vua Israel về việc Mikhagiơhu không nói tiên tri điều tốt cho ông ta (1V 22:8) không phải là lời hờn dỗi phi lý lúc thoạt mới nghe. Đúng hơn, chúng thừa nhận rằng lời tiên tri là quyền năng phát xuất từ Thiên Chúa và vị tiên tri là dụng cụ qua đó quyền năng kia được chuyển thông. Lời tiên tri có sự sống riêng của nó một khi nó thoát ra từ cửa miệng tiên tri và vị tiên tri đồng nhất với lời ngài nói ra.

Nếu chúng ta chia sẻ quan điểm thánh kinh này, thì chúng ta phải nhìn nhận hai điều. Thứ nhất, lời tiên tri lớn lao hơn chính vị tiên tri, điều mà chính các tiên tri là những người đầu tiên thừa nhận. Ta biết đến sự lớn lao này nhờ việc nên trọn trong Tân Ước, một điều, ngược lại, không phải là việc xẩy ra của một quá khứ chết nhưng là của một thực tại sống động và không ngừng phát triển. Thứ hai, lời tiên tri là lời của Isaia, hay Amốt, hay Giêrêmia, hay có lẽ của một người ta không biết tên, một người, dù sao, đích thân can dự vào lời này, sống cho nó và sẵn sàng chết vì nó. Nếu chúng ta muốn tiếp nhận sứ điệp này như Thiên Chúa đã tỏ bày cho ta, ta phải tiếp nhận nó như nó đã đến qua miệng các tiên tri của Israel. Bất cứ điều gì kém thế đều không phải là lời tiên tri.

Viết theo Bruce Vawter, C.M. †, "Introduction to Prophetic Literature" trong The New Jerome Biblical Commentary, Student Edition, các trang 186-200
 
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 13/09/2018: Tổng thống Donald Trump lên tiếng bênh vực Đức Giáo Hoàng
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
21:28 14/09/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô giải thích lý do ban cấp tư cách tự trị cho Chính Thống Giáo Ukraine

Tại cuộc họp của các nhà lãnh đạo Chính thống tuần trước, Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô của Constantinople khẳng định rằng ngài, với tư cách là Thượng Phụ Đại Kết, có thẩm quyền phê chuẩn việc ban cấp quy chế tự trị cho Giáo hội Chính thống Ukarine.

Tuy nhiên, một phát ngôn viên của Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa cảnh báo rằng nếu Constantinople đưa ra quyết định cấp quyền tự trị cho Giáo hội Chính thống Ukraine, quyết định này “sẽ chỉ được chấp nhận bởi một số ít những kẻ hô hào ly giáo, đồng thời chủ trương ly giáo sẽ được hợp pháp hoá.”

Đức Thượng Phụ Bácthôlômêô, trong diễn từ của ngài tại cuộc họp thượng đỉnh hôm 31 tháng 8 với các vị giám mục Chính thống giáo, nói rằng cuộc vận động đòi quyền tự trị của người Ukraine không phải là một diễn biến mới mẻ gì. Ngược lại, ngài nói, Giáo hội Chính thống ở Kiev - được thành lập trước Giáo hội Chính thống ở Mạc Tư Khoa — thường xuyên kêu đòi cho được tự trị.

Ngài nói:

“Chính Thống Giáo Ukraine đã có từ lâu trước khi Tòa Thượng Phụ Kiev /ˈkij-ɛf/ được dời đến Mạc Tư Khoa vào đầu thế kỷ 14 mà không có phép về giáo luật của Giáo Hội Mẹ. Từ đó đã có những nỗ lực không mệt mỏi về phía các anh em người Kiev của chúng ta để giành độc lập khỏi sự kiểm soát của Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa.”

Đức Thượng Phụ Bácthôlômêô nói rằng không có biến cố lịch sử nào của Giáo hội Chính thống ở Ukraine “có thể biện minh cho bất kỳ sự can thiệp nào của Giáo hội tại Nga.” Ngài nói thêm rằng “Nga, là nước phải chịu trách nhiệm cho tình hình đau khổ hiện nay ở Ukraine, vì thế không thể đứng ra giải quyết vấn đề này. Do đó, ngài nhấn mạnh rằng: “Thượng Phụ Đại kết đã chủ động giải quyết vấn đề này.”

Phát biểu tại Mạc Tư Khoa, Đức Tổng Giám Mục Hilarion, phát ngôn nhân chính thức cho Giáo hội Chính thống Nga, cảnh báo rằng nếu Constantinople công nhận một Giáo hội Chính thống Ukarine tự trị, thì “điều này sẽ gây ra chia rẽ trong toàn bộ thế giới Chính thống.” Ngài nói rằng các tín hữu Chính Thống ở Ukraine sẽ phản đối việc ban cấp tư cách tự trị này.

2. Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô khởi động tiến trình ban cấp quy chế tự trị cho Chính Thống Giáo Ukraine

Trong một diễn biến có thể dự đoán trước nhưng vẫn gây sửng sốt vì không ngờ có thể diễn ra nhanh như vậy, hôm thứ Sáu 7 tháng Chín, Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô đã khởi động tiến trình ban cấp quy chế tự trị cho Chính Thống Giáo Ukraine.

Thông cáo của Chánh Thư Ký Thánh Công Đồng Constantinope cho biết:

“Trong khuôn khổ của việc chuẩn bị cho việc ban cấp quy chế tự trị cho Giáo hội Chính thống ở Ukraine, Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô đã bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục Daniel của giáo phận Pamphilon, Hoa Kỳ; và Đức Giám Mục Grace Ilarion của giáo phận Edmonton, Canada, làm Đặc Sứ Toàn Quyền của ngài tại Kiev. Cả hai vị đang coi sóc các tín hữu chính thống Ukraine tại các quốc gia tương ứng của họ dưới quyền của Đức Thượng Phụ Đại Kết.

Tòa Thượng Phụ Đại kết, ngày 7 tháng 9 năm 2018

Chánh Thư Ký Thánh Công Đồng.”

Tưởng cũng nên nhắc lại, các nhà lãnh đạo thân phương Tây của Ukraine đã từng bước tìm cách di chuyển nước cộng hòa Xô Viết cũ này ra khỏi quỹ đạo của Nga, sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea vào lãnh thổ của mình năm 2014 và xúi dục một cuộc nổi loạn ở miền đông Ukraine.

Tại Ukraine hiện nay có đến 3 Giáo Hội Chính Thống Giáo. Nhóm đông nhất là nhóm Chính Thống Giáo Nga trực thuộc tòa thượng phụ Mạc Tư Khoa. Nhóm thứ hai là Chính Thống Giáo Ukraine và nhóm thứ ba là Chính Thống Giáo Ukraine tự trị với đa số là các vị Chính Thống Giáo Ukraine trở về từ hải ngoại sau khi cộng sản sụp đổ.

Nhiệm vụ của hai vị Đặc Sứ Toàn Quyền của Đức Thượng Phụ Đại Kết là hiệp nhất cả 3 nhóm lại thành một Giáo Hội Chính Thống duy nhất, tách hoàn toàn khỏi Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa.

Kiev coi nhóm Chính Thống Giáo Nga trực thuộc tòa thượng phụ Mạc Tư Khoa là một công cụ để điện Kremlin tác động lên nội tình của Ukraine. Cho đến nay, nhóm này là nhóm Chính Thống Giáo duy nhất tại Ukraine được thế giới Chính Thống Giáo nhìn nhận.

Tháng Tư vừa qua, tại Istanbul, tổng thống Poroshenko đã gặp Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô, lãnh đạo tinh thần của các Kitô hữu Chính thống toàn thế giới, để tìm kiếm sự hỗ trợ trong việc nhìn nhận tính cách hợp pháp của Chính Thống Giáo Ukraine.

Ông Poroshenko đã so sánh việc có một Giáo Hội tự trị với nguyện vọng của Kiev được gia nhập Liên minh châu Âu và NATO, “bởi vì điện Kremlin coi Giáo Hội Chính Thống Giáo Nga là một trong những công cụ quan trọng ảnh hưởng đến Ukraine.”

3. Mạc Tư Khoa lên án quyết định ban cấp quy chế tự trị cho Chính Thống Ukraine

Chỉ vài giờ sau khi quyết định ban cấp quy chế tự trị cho Chính Thống Ukraine được công bố vào sáng sớm thứ Sáu 7 tháng Chín, thông tấn xã Interfax của Nga, cho biết Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa đã ra tuyên bố lên án quyết định này.

Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa thấy rằng quyết định của Đức Thượng Phụ thành Constantinople bổ nhiệm hai giám mục làm Đặc Sứ Toàn Quyền ở Ukraine là một sự xâm nhập chưa từng có vào lãnh thổ của mình và cảnh báo rằng diễn biến này không thể không có sự đáp trả.

“Việc Đức Thượng Phụ Constantinople bổ nhiệm các đại diện tại Ukraine, mà không có sự đồng ý của Đức Thượng Phụ Mạc Tư Khoa và toàn Nga cũng như của Đức Tổng Giám Mục Kiev và toàn Ukraine, không gì khác hơn là một cuộc xâm lược chưa từng có vào lãnh thổ giáo luật của Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa,” linh mục Vladimir Legoyda, người đứng đầu Ủy ban Xã hội và Truyền thông của Thánh Công Đồng Chính Thống Nga, tuyên bố như trên vào tối thứ Sáu.

“Những hành động này không thể không có sự đáp trả”, ông nói.

Tòa Thượng Phụ Đại Kết Constantinope đã công bố trên trang Web của mình vào sáng sớm thứ Sáu 7 tháng Chín việc bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục Daniel của giáo phận Pamphilon, Hoa Kỳ; và Đức Giám Mục Grace Ilarion của giáo phận Edmonton, Canada, làm Đặc Sứ Toàn Quyền của Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô tại Kiev “trong khuôn khổ của việc chuẩn bị cho việc ban cấp quy chế tự trị cho Giáo hội Chính thống ở Ukraine.”

“Cả hai vị đang coi sóc các tín hữu chính thống Ukraine tại các quốc gia tương ứng của họ dưới quyền của Đức Thượng Phụ Đại Kết.” tuyên bố này cho biết thêm.

Trong cố gắng ngăn cản việc ban cấp quy chế tự trị cho Chính Thống Giáo Ukraine, Đức Thượng Phụ Kirill của Mạc Tư Khoa đã tham dự cuộc họp thượng đỉnh ngày 31 tháng 8 với Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô và các Thượng Phụ Chính Thống Giáo trên toàn thế giới. Tuy nhiên, cố gắng này của Đức Thượng Phụ Kirill đã không thành công.

4. Điện tặc Nga tấn công vào hộp thư điện tử của Tòa Sứ Thần Tòa Thánh tại Ukraine

Điện tặc Nga đã tấn công vào hộp thư điện tử của nhiều nhà lãnh đạo Công Giáo, và Chính thống có quan hệ với Ukraine trong cuộc xung đột giữa Kiev và Mạc Tư Khoa về việc ban cấp quy chế độc lập cho Chính Thống Giáo Ukraine.

Đức Tổng Giám Mục Claudio Gugerotti, Sứ Thần Tòa Thánh tại Ukraine, nằm trong số 4,700 mục tiêu toàn cầu của nhóm gián điệp mạng “Fancy Bear”. Đó là nhóm tin tặc Nga bị truy tố trong cuộc điều tra của thẩm phán Robert Mueller, nguyên Giám Đốc FBI từ năm 2001 đến 2013, về sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử tổng thống tại Hoa Kỳ vào năm 2016 và các vấn đề khác có liên quan.

Hộp thư điện tử của bà Hillary Clinton đã bị nhóm này thâm nhập và nhiều emails của bà bị tung ra cho giới truyền thông. Nhiều ủng hộ viên của bà Clinton cho rằng đây là một trong những nguyên nhân chính khiến bà bị thất cử trước ông Donald Trump.

Đức Sứ Thần Tòa Thánh Gugerotti và một giáo sĩ Công Giáo nghi lễ Đông phương Ukraine đã bị tấn công bởi nhóm này, cùng với các nhà ngoại giao nước ngoài khác, các nhà báo, cũng như các nhân viên tình báo.

Có lẽ nhóm Fancy Bear muốn tìm hiểu lập trường của Vatican trước việc Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô ban cấp quy chế tự trị cho Chính Thống Giáo Ukraine.

Hôm 28 tháng Tám, Associated Press cũng đã cho biết các điện tặc người Nga này đã cố gắng ăn cắp thư tín của một số nhà lãnh đạo Chính Thống Giáo tại Constantinople. Mục tiêu tấn công bao gồm các phụ tá hàng đầu của Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô, người thường được mô tả là người thứ nhất trong số các Thượng Phụ Chính Thống Giáo.

Các hoạt động tấn công diễn ra mạnh nhất trong những tháng gần đây, sau khi Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô tuyên bố ngài hoàn toàn có thẩm quyền ban cấp cho một Giáo Hội Chính Thống tân lập tại Ukraine tư cách “Tomos of Autocephaly” - một Giáo Hội tự trị hoàn toàn, mà chính phủ Ukraine đang mong đợi.

Giáo hội Chính thống Nga cho biết họ không có thông tin gì về những tấn công của nhóm điện tặc Nga có tên là Fancy Bear và từ chối bình luận. Các quan chức Nga nói với AP rằng điện Kremlin không có liên quan gì đến Fancy Bear, mặc dù ngày càng có nhiều bằng chứng ngược lại.

Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô, 78 tuổi, không sử dụng email, các viên chức trong Tòa Thượng Phụ Constantinope nói với AP. Nhưng các trợ lý của ngài thì dùng nhiều loại tài khoản của Google.

5. Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô sẽ sớm cho các linh mục Chính Thống Giáo được kết hôn lần thứ hai

Trích thuật nguồn tin của Romfea, trang tin điện tử tiếng Anh Orthodox Christianity cho biết Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô sẽ sớm cho phép các linh mục được tái hôn. Một tài liệu chính thức sẽ được Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô công bố trong đó nêu một cách chi tiết các điều kiện để các linh mục có thể được phép kết hôn lần thứ hai.

Theo tài liệu này, chỉ những linh mục góa bụa, tức là người vợ đã qua đời mới được phép tái hôn, trong khi các linh mục có ý định có một cuộc hôn nhân thứ hai bằng cách rẫy bỏ người vợ mình sẽ không được phép làm như vậy.

6. Chết vì không để Hồng quân Liên sô cưỡng hiếp, vị tử đạo Anna Kolesárová là mẫu gương cho người trẻ

Giống như Thánh Maria Goretti, vị tử đạo mới nhất của Slovakia là một mẫu gương cho những người trẻ tuổi, Đức Hồng Y Angelo Becciu, tân Tổng Trưởng Bộ Tuyên Thánh đã nhận xét như trên.

Tân Chân Phước tử đạo Anna Kolesárová đã bị bắn ở tuổi 16 trước mặt gia đình vì đã kháng cự không để một tên Hồng quân Liên Sô cưỡng hiếp mình. Đức Hồng Y Angelo Becciu ca tụng Chân Phước Anna Kolesárová như là mẫu gương cho tất cả người Công Giáo, đặc biệt là những người trẻ để họ có thể “tái khám phá vẻ đẹp của tình yêu đích thực cũng như nhân đức khiết tịnh.”

Tờ Quan Sát Viên Rôma đã đăng những đoạn trích trong bài giảng của Đức Hồng Y tại thánh lễ tuyên phong Chân Phước diễn ra tại Košice, Slovakia, hôm thứ Bẩy 1 tháng Chín vừa qua.

Những người trở thành anh hùng và thánh nhân không phải “đột nhiên” được như vậy, ngài nói. Chân Phước Kolesárová đã được chuẩn bị do sự giáo dục và đời sống tinh thần vững chắc của mình, và “được nuôi dưỡng bởi lời cầu nguyện hàng ngày và việc tham gia vào các bí tích”.

Chân Phước Kolesárová sinh năm 1928 gần biên giới hiện nay giữa Slovakia và Ukraine. Khi Hồng quân Liên Sô chiếm được ngôi làng của cô vào năm 1944, một tên lính say rượu đã vào nhà cô, nơi cô đã trốn được rồi.

Chẳng may, trong hy vọng làm dịu cơn quậy phá tưng bừng của tên lính, người cha của cô yêu cầu con gái mình nấu món gì đó cho nó. Tên lính thấy cô thì xông lại hãm hiếp. Khi cô chống cự lại và chạy thoát được, nó bắn cô hai lần. Cha và hàng xóm của cô là những nhân chứng cho cảnh tượng bi đát này.

7. Lịch trình cập nhật về chuyến tông du thứ 25 của Đức Thánh Cha tới các quốc gia vùng Baltic

Tòa Thánh đã công bố một lịch trình được cập nhật về chuyến tông du thứ 25 của Đức Thánh Cha vào cuối tháng này tới các quốc gia vùng Baltic.

Thông cáo của Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết chuyến đi sẽ bao gồm thêm một buổi cầu nguyện ở Vilnius, Lithuania, tại một đài tưởng niệm những người Do thái của thành phố này đã chết trong thời kỳ chiếm đóng của Đức Quốc xã.

Bên cạnh đó còn có các chuyến viếng thăm các đền thờ Thánh Mẫu quan trọng và những nơi tưởng niệm cuộc chiến đấu tự do của các quốc gia. Trong thời chiếm đóng của Đức Quốc Xã, dân số Do Thái của thành phố đã giảm từ 40,000 đến mức không còn ai cả. Hầu hết họ bị đưa đi theo nhóm vào khu rừng bên ngoài thành phố và bị bắn chết tại đó.

Đây là chương trình cập nhật vừa được Vatican công bố. Thời gian được liệt kê là địa phương.

Thứ Bảy ngày 22 tháng 9 năm 2018

Lúc 07g30, Đức Thánh Cha khởi hành bằng đường hàng không từ sân bay Fiumicino của Rôma để bay sang Vilnius, thủ đô của Lithuania.

Lúc 11g30, ngài sẽ đến sân bay quốc tế Vilnius.

Lúc 12g10, sau những nghi lễ chào đón tại phi trường, Đức Thánh Cha sẽ đi xe đến dinh tổng thống nơi sẽ diễn ra cuộc gặp gỡ với tổng thống, chính quyền dân sự và ngoại giao đoàn vào lúc 12g40.

Sau khi nghỉ trưa tại Tòa Sứ thần Tòa Thánh, lúc 16g30, Đức Thánh Cha sẽ viếng thăm Đền Thánh Lòng Thương Xót Chúa và sau đó có cuộc gặp gỡ với giới trẻ ở quảng trường phía trước đền thờ vào lúc 17g30.

Lúc 18g40, ngài sẽ đến thăm nhà thờ chính tòa thành phố.

8. Chúa Nhật ngày 23 tháng 9 năm 2018

Lúc 08g15, Đức Thánh Cha di chuyển bằng xe hơi đến Kaunas nơi ngài sẽ cử hành thánh lễ tại công viên Santakos vào lúc 10g sáng.

Lúc 12g, Đức Thánh Cha sẽ chủ sự buổi đọc kinh Truyền Tin.

Sau thánh lễ, Đức Thánh Cha sẽ ăn trưa với các giám mục trong Tòa Giám Mục trước khi có cuộc gặp gỡ với các linh mục, nam nữ tu sĩ và các chủng sinh tại nhà thờ chính tòa Kaunas vào lúc 15g.

Lúc 16g, Đức Thánh Cha cầu nguyện tại một đài tưởng niệm những người Do thái của thành phố này đã chết trong thời kỳ chiếm đóng của Đức Quốc xã trong khu Vilnius Ghetto.

Lúc 17g30, ngài đến thăm Viện Bảo tàng Thời Kỳ Chiếm Đóng và cuộc Chiến đấu dành Tự do.

9. Thứ Hai ngày 24 tháng 9 năm 2018

Lúc 07g20, Đức Thánh Cha khởi hành bằng đường hàng không từ sân bay Quốc tế Vilnius để đến Riga.

Sau một giờ bay, Đức Thánh Cha đến thủ đô của Latvia lúc 08g20.

Sau những nghi lễ chào đón tại phi trường, Đức Thánh Cha sẽ đi xe đến dinh tổng thống nơi sẽ diễn ra cuộc gặp gỡ với tổng thống, chính quyền dân sự và ngoại giao đoàn vào lúc 9g30.

Sau cuộc gặp gỡ tại đây, lúc 10g10, ngài sẽ đến đặt hoa tại Đài Tưởng Niệm các nạn nhân của cộng sản và phát xít, trước khi có cuộc gặp gỡ đại kết với Chính Thống Giáo tại Cung Văn Hóa Riga.

Lúc 10g40, Đức Thánh Cha tham dự buổi cầu nguyện đại kết tại nhà thờ chính tòa Riga của Tin Lành Lutheran.

Sau đó, Đức Thánh Cha sẽ thăm nhà thờ chánh tòa Thánh Giacôbê Tông Đồ vào lúc 11g50.

Ngài sẽ ăn trưa với các giám mục trong Nhà Thánh Gia của Tòa Tổng Giám Mục vào lúc 12g30.

Buổi chiều, lúc 14g30, Đức Thánh Cha sẽ di chuyển bằng trực thăng từ sân bay trực thăng Riga Harbour đến Đền Thánh Mẹ Thiên Chúa, ở Aglona.

Tại đây, Đức Thánh Cha sẽ cử hành thánh lễ cho anh chị em giáo dân Estonia lúc 16g30.

Sau nghi thức tiễn biệt diễn ra tại sân bay trực thăng Aglona vào lúc 18g30, Đức Thánh Cha sẽ di chuyển bằng máy bay trực thăng đến sân bay quốc tế Vilnius của Lithuania; nghĩa là ngài quay trở lại quốc gia đầu tiên trong chuyến tông du này. Chỉ sau 15 phút bay trực thăng, ngài sẽ đến nơi.

10. Thứ Ba ngày 25 tháng 9 năm 2018

Lúc 8g30 sáng sẽ có nghi thức tiễn biệt tại sân bay quốc tế Vilnius. Sau đó, Đức Thánh Cha khởi hành bằng đường hàng không từ sân bay quốc tế Vilnius đến sân bay quốc tế Tallinn của Estonia.

Lúc 09g50 ngài sẽ đến sân bay quốc tế Tallinn. Sau những nghi lễ chào đón tại phi trường, Đức Thánh Cha sẽ đi xe đến quảng trường gần dinh tổng thống. Tại đây sẽ có nghi thức chào đón Đức Thánh Cha lúc 10g15.

Lúc 10g30, Đức Thánh Cha sẽ viếng thăm xã giao tổng thống tại dinh tổng thống và sau 30 phút đàm đạo, lúc 11g Đức Thánh Cha sẽ đọc một diễn từ trước chính quyền dân sự và ngoại giao đoàn tại Vườn Hồng của phủ tổng thống.

Sau cuộc gặp gỡ tại đây, ngài sẽ có cuộc gặp gỡ với những người trẻ tại nhà thờ Thánh Charles của Tin Lành Lutheran vào lúc 11g50.

Lúc 13g, Đức Thánh Cha sẽ ăn trưa với đoàn tùy tùng tại tu viện của các nữ tu dòng Brigidine ở Pirita.

Đức Thánh Cha sau đó sẽ có cuộc gặp gỡ với các nhân viên bác ái Công Giáo tại nhà thờ chính tòa hai thánh Phêrô và Phaolô Tông Đồ vào lúc 15g15.

Liền đó, Đức Thánh Cha dâng thánh lễ cho công chúng tại quảng trường Tự do vào lúc 16g30.

Lúc 18g30, sẽ có nghi thức tiễn biệt tại sân bay quốc tế Tallinn.

Đức Thánh Cha sẽ về đến Rôma lúc 21g20.

11. Giáo Hội Kenya kêu gọi cầu nguyện nhưng không nao núng trước việc một số linh mục bỏ đạo để kết hôn

Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Kenya các Giám Mục kêu gọi anh chị em giáo dân cầu nguyện cho các linh mục bền đỗ trong ơn gọi của các ngài. Đồng thời các ngài cho biết “không nao núng” trước việc một nhóm các linh mục bỏ đạo để gia nhập vào một ly giáo trong đó cho phép họ kết hôn.

Giám mục của nhóm này là Peter Njogu, trước đây đã được thụ phong linh mục Công Giáo vào năm 1989. Ông đã quyết định sống độc thân suốt cuộc đời mình để phục vụ Chúa và Giáo Hội. Nhưng 13 năm sau, tất cả đã thay đổi.

Năm 2002, Njogu bị Giáo phận Nyeri buộc tội có một người bạn gái, là người mà ông đã gặp trong thời gian làm mục vụ ở Ý. Ông từ chối những lời cáo buộc vào thời điểm đó, nhưng bây giờ thừa nhận là sự thật.

Njogu đã gia nhập ly giáo có tên là Giáo Hội Công Giáo Toàn cầu Canh tân và được Tổng giám mục ly khai Emmanuel Milingo người Zambia, là người cầm đầu ly giáo, tấn phong Giám Mục. Sau đó, Njogu kết hôn với Berith Karimi Njogu, là người bạn gái của mình.

Kể từ đó Njogu, 55 tuổi, cha của 3 đứa con, thuờng lui tới Đại Chủng viện Chúa Kitô Vua ở Nyeri và trên khắp đất nước để khuyến dụ các linh mục bỏ đạo tham gia vào nhóm này.

“Tôi bảo họ sống hãy cuộc sống của mình đi vì luật độc thân không phải có trong Kinh Thánh và nó không thánh hóa chức tư tế”. Njogu từng là giảng viên tại Đại học Kenyatta ở Nairobi nói. Ông tranh luận rằng: “Có một sự khác biệt rất lớn giữa luật độc thân và ơn gọi chức tư tế. Việc độc thân linh mục nên là một tùy chọn để khuyến khích nhiều thanh niên tham gia chức tư tế hơn.”

Ly giáo Giáo Hội Công Giáo Toàn cầu Canh tân đã chiêu dụ được hơn 15 linh mục và có các giáo phận trải dài khắp Kenya.

Đức Giám Mục Philip Anyolo của giáo phận Homa Bay, Kenya, chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Kenya, nói: “Chúng tôi không lo lắng chút nào. Họ bây giờ không phải là linh mục Công Giáo và họ có thể làm bất cứ điều gì họ muốn. Nhưng một khi là một linh mục Công Giáo, thì có những quy tắc cần tuân theo”.

12. Tổng thống Donald Trump lên tiếng bênh vực Đức Giáo Hoàng

Tổng thống Donald Trump đã lên tiếng bênh vực Đức Giáo Hoàng Phanxicô, và nói rằng Đức Giáo Hoàng đang giải quyết tình huống “tốt nhất có thể được”.

Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Daily Caller, ông Trump nói vụ tai tiếng lạm dụng tính dục đã quay lại đến 70 năm qua, và là “một trong những câu chuyện buồn nhất nhưng khiến tôi kính phục Giáo Hội Công Giáo rất nhiều.”

Đề cập đến nhiều cáo buộc lạm dụng chống lại Đức Tổng Giám Mục Theodore McCarrick, ông Trump nói: “Tôi ngạc nhiên với McCarrick, mọi người đều biết ngài và thật đáng kinh ngạc khi thấy những điều này.”

Những lời bình luận của ông Trump được đưa ra rất nhanh chóng, chỉ chưa đầy hai tuần sau khi Đức Tổng Giám Mục Carlo Maria Viganò, cựu Sứ Thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ, kêu gọi Đức Giáo Hoàng từ chức.

Ông Trump từ chối tham gia những lời chỉ trích Đức Giáo Hoàng Phanxicô, và nói rằng ông tin là “Đức Giáo Hoàng đang giải quyết chuyện này cách tốt nhất một người có thể làm được”

Vào năm 2013, ông Trump đã đặt câu hỏi về quyết định từ chức của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô, và tweet rằng: “Đức Giáo Hoàng không nên từ chức - ngài nên tiếp tục. Chuyện này làm ngài đau khổ, và làm tổn thương Giáo Hội”

Khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô được bầu, ông đã nồng nhiệt chào mừng và mô tả ngài là “một người khiêm nhường … rất giống tôi, điều này có thể giải thích tại sao tôi rất thích ngài!”

Quan hệ giữa Đức Thánh Cha Phanxicô và tổng thống Trump đã căng thẳng vào năm 2016 sau khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói rằng nếu ông Trump đang nghĩ đến chuyện xây các bường dọc biên giới với Mễ Tây Cơ, thì ông ta “không phải là Kitô hữu”. Nhưng sau một cuộc triều yết thân thiện tại Vatican vào năm sau đó, ông Trump đã mô tả việc gặp Đức Thánh Cha Phanxicô là “danh dự để đời”.

13. Cuộc gặp gỡ của 30 Giám Mục Âu Châu tại viện bảo tàng tội ác cộng sản tại Spac, Albania

“Quản lý các chứng tích tội ác cộng sản. Học tập và hoạt động cho tương lai của châu Âu”- đó là chủ đề của trại hè quốc tế đầu tiên quy tụ các Giám Mục Âu Châu được tổ chức trên những cánh đồng nơi từng là trại lao động cải tạo cộng sản ở Spac, Albania.

Quỹ Maximilian Kolbe - được thành lập bởi các giám mục Ba Lan và Đức cho việc hòa giải hai dân tộc – đã phối hợp với viện Bảo tàng Spac và Renovabis để thực hiện sáng kiến này như là một phần trong nỗ lực biến đổi trại lao động cải tạo khét tiếng này thành một đài tưởng niệm tội ác cộng sản tại Albania.

30 vị Giám Mục đã tham gia trại hè này đến từ Albania, Bulgaria, Đức, Ba Lan và Ukraine. Một thông cáo của Hội Đồng Giám Mục Đức được đưa ra hôm thứ Hai 3 tháng 9 cho biết các vị đã có cuộc gặp gỡ các cựu tù nhân và tham dự các cuộc thảo luận sâu rộng về chủ đề tội ác cộng sản và những hậu quả tại Albania.

Thông báo cũng cho biết trong số các vị tham dự có Đức Tổng Giám Mục Ludwig Schick, người Đức, là Tổng Giám Mục Bamberg và Đức Tổng Giám Mục Angelo Massafra, người Albania, là Tổng Giám Mục Shkodër

Đức Tổng Giám Mục Ludwig Schick nhận xét rằng “Sự thật về quá khứ là điều cần thiết cho tương lai, đặc biệt là khi chúng ta đánh giá giai đoạn lịch sử từ năm 1944 đến năm 1991”.

Ngài nhấn mạnh thêm rằng đây là lý do tại sao điều quan trọng là phải bảo tồn phần còn lại của trại lao động này như một “ký ức về thời gian đó”, để giúp “an ủi những người sống sót và những người thân yêu của họ, để phơi bày sự thật của lịch sử đau buồn này, và tạo ra những địa điểm quan trọng để suy tư.”

Các vị tham dự cũng đích thân tham gia vào việc làm sạch cỏ dại và thu nhặt rác rưởi tại khu vực này như là một cử chỉ tượng trưng đóng góp cụ thể cho việc bảo tồn khu vực.

14. Tổng Giám Mục Singapore: Cuộc khủng hoảng liên quan đến tội ác lạm dụng tính dục là lời mời gọi chúng ta bừng tỉnh

Dưới ánh sáng của các báo cáo gần đây về việc lạm dụng tình dục trẻ em của các linh mục ở Pennsylvania, Hoa Kỳ, Đức Tổng Giám Mục William Goh của Singapore, cho biết hôm thứ Bảy 1 tháng 9 rằng đó là “một lời mời gọi chúng ta bừng tỉnh, vì Giáo Hội Công Giáo ở Singapore cũng không miễn nhiễm khỏi những cáo buộc lạm dụng trẻ em”, và một số trường hợp đang được điều tra.

Đức Cha Goh cũng bảo đảm rằng không có sự bao che trong tổng giáo phận Singapore, và các hướng dẫn đã được đưa ra để giảm thiểu những nguy cơ lạm dụng như vậy. Ngài nói trong một bức thư mục vụ được công bố vào hôm thứ Bảy.

Ngài nói thêm rằng các trường hợp tố cáo trong quá khứ đã được đánh giá với kết luận cụ thể bởi Văn phòng Giám sát các Tiêu chuẩn chuyên nghiệp (PSO), và được xác nhận bởi Bộ Giáo Lý Đức Tin ở Rôma.

PSO, được thành lập bởi vị tiền nhiệm của Đức Cha Goh là Đức Tổng Giám Mục Nicholas Chia vào năm 2011, đã và đang hỗ trợ Giáo hội trong việc điều tra các khiếu nại lạm dụng tình dục. Để “đảm bảo tính công bằng và không có sự can thiệp nào từ Tòa Tổng Giám mục”, PSO có nhân viên là các chuyên gia giáo dục và các thành viên không phải là giáo sĩ.

Đức Tổng Giám Mục Goh nói thêm rằng một báo cáo của cảnh sát phải được thực hiện bất cứ khi nào PSO giải quyết một vụ kiện. Ngài giải thích rằng đó là phương cách để ngăn cản những tuyên bố có tính chất mạ lị, hoặc phóng đại nhằm gây hại cho người vô tội.

“Nỗi đau của việc bị thẩm vấn và sống dưới sự nghi ngờ trong khi chờ phán quyết của những linh mục này cũng không thua gì sự đau khổ mà những người thực sự bị lạm dụng phải chịu,” ngài nói.

Đức Tổng Giám Mục cũng vạch ra một số hệ thống và quy trình mới để bảo vệ các tín hữu khỏi bị lạm dụng tình dục.

Ngài nhấn mạnh rằng tất cả các linh mục và những người làm việc cho tổng giáo phận giờ đây phải tuyên bố rằng họ chưa từng bị kết tội lạm dụng tình dục. Những người có hồ sơ về tội ác này sẽ không được phép làm việc mục vụ hoặc “hòa nhập với những người dễ bị tổn thương”.

Hơn nữa, các chủng sinh và tập sinh cũng sẽ phải chịu những hình thức kiểm tra tâm lý và lý lịch nghiêm ngặt hơn trước khi được nhận vào đời sống tu trì.

15. Tuyên bố của HĐGM Ba Lan về thiệt hại trong thế chiến thứ Hai: 20% linh mục triều bị Đức Quốc Xã giết

Sau khi chế độ cộng sản bị sụp đổ tại Ba Lan, được tự do, các Giám Mục nước này đã tiến hành một cuộc điều tra sâu rộng về những thiệt hại nghiêm trọng mà Giáo Hội tại quốc gia này đã phải gánh chịu trong thế kỷ qua, cả trong thời kỳ Đức Quốc Xã cai trị quốc gia này và trong thời kỳ cộng sản.

Ngày 31 tháng 8, Phòng Báo Chí của Hội Đồng Giám Mục Ba Lan đã công bố các kết quả điều tra liên quan đến thời kỳ Đức Quốc Xã nhân kỷ niệm 79 năm ngày Đức Quốc Xã mở cuộc tấn công xâm lược Ba Lan 11/09/1939.

Toàn văn tuyên bố như sau:

Linh mục phát ngôn viên của Hội Đồng Giám Mục nhắc nhở rằng trong Thế chiến II ở Ba Lan đã có một sự bách hại dã man các giáo sĩ. “Các linh mục, tu sĩ, nữ tu bị bắn, bị đưa đến trại tập trung, bị cầm tù và bị tra tấn. Người Đức tịch thu tài sản của Giáo hội và đóng cửa các nhà thờ. Tuy nhiên, đức tin của Giáo hội ở Ba Lan đã tồn tại trong suốt thời kỳ tối tăm của khủng bố Đức Quốc xã” - ngài nói thêm.

Cha Rytel-Andrianik đã chỉ ra những dữ liệu bi thảm trong Thế chiến II. “Theo nghiên cứu khoa học, vào năm 1939, Giáo Hội Ba Lan có khoảng 10,000 linh mục triều. Đức Quốc xã đã giết chết khoảng 2,000 linh mục, nghĩa là cứ 5 linh mục thì có 1 linh mục bị giết. Trong số khoảng 8,000 tu sĩ theo số liệu năm 1939, 370 vị đã bị sát hại. Trong khoảng 17,000 nữ tu, Đức quốc xã đã giết khoảng 280 chị. Ngoài ra, trong Thế chiến II, khoảng 4,000 linh mục và tu sĩ, và khoảng 1,100 nữ tu đã bị cầm tù trong các trại tập trung của Đức. Những người được tại ngoại cũng bị bách hại cách này cách khác” - phát ngôn viên của Hội đồng Giám mục Ba Lan nhấn mạnh.

Trong Thế chiến II, gần một nửa số giáo phận Ba Lan bị trống tòa. Trong hai mươi mốt giáo phận Công Giáo ở Ba Lan, có chín giáo phận trống tòa vì giám mục bản quyền bị giam giữ hoặc bị buộc phải di cư, và một trong các giám mục giáo phận đã bị giết.

“Trong những tình huống xem ra sự khinh miệt mạng sống con người và hận thù thắng thế, ta phải luôn nhớ lại hậu quả của Thế chiến II, đó là sự sụp đổ của nền văn minh châu Âu, cuộc bách hại thường dân và nạn diệt chủng người Do Thái. Do đó, Giáo Hội muốn nhắc nhở luật tự nhiên bao gồm sự tôn trọng mạng sống của mỗi con người từ khi thụ thai đến cái chết tự nhiên. Không có ngoại lệ nào hết. Cuộc chiến này đã cho thấy những hậu quả là thê thảm đến thế nào khi con người cố gắng phủ nhận Thiên Chúa. Vì vậy, chúng ta phải liên tục nhắc nhở những lời của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II: + đừng chiến tranh nữa ở bất cứ nơi nào trên thế giới, và đừng chiến tranh nữa trong các cộng đồng và gia đình của chúng ta” - Cha Rytel-Andrianik nói.

16. Chia sẻ của Đức Hồng Y Timothy Dolan về cuộc khủng hoảng hiện nay trong Giáo Hội

Hôm thứ Ba 4 tháng 9, Đức Hồng Y Timothy Dolan, Tổng Giám Mục New York đã đề cập đến các vụ tai tiếng lạm dụng tình dục đang làm rung chuyển Giáo Hội Công Giáo – và nói rằng chính ngài cũng hoang mang.

“Khi người ta nói với tôi, Đức Hồng Y biết không, chúng con rất tức giận, chúng con bối rối, hoang mang, và thất vọng, tôi nghĩ họ có thể mong đợi ở tôi những lời chống chế, nhưng tôi nói với họ, “Rất vui được gặp bạn. Tôi cũng thấy như thế.”

“Chúng ta đều như thế,” Đức Tổng Giám Mục New York nói với Cha Dave Dwyer trong “Chương trình Công Giáo” trên đài truyền thanh Sirius XM.

“Gần như có một tình liên đới trong nỗi buồn”, ngài nói thêm.

Đức Hồng Y nhận xét rằng những tranh cãi phát sinh trong mùa hè này - bao gồm câu chuyện của cựu Hồng Y Tổng Giám Mục Washington Theodore Hồng Y McCarrick, báo cáo của bồi thẩm Pennsylvania và một lá thư đang gây xôn xao của một vị cựu Sứ Thần Tòa Thánh kêu gọi Đức Giáo Hoàng Phanxicô từ chức – đã khiến mọi người bị tổn thương, không chừa ra bất cứ ai.

“Không có tội lỗi nào bị cô lập trong một hành vi đơn lẻ. Nó ảnh hưởng, và nó tiếp tục ảnh hưởng đến nhiều người, không có một người nào trong Giáo Hội không bị ảnh hưởng bởi điều này,” ngài nói. Các vụ tai tiếng có một “bản chất lây lan”, chúng chạm vào tất cả mọi người từ những người Công Giáo “bước vào nhà máy hoặc lớp học hay văn phòng” và cảm thấy nhục nhã cho đến các linh mục “không thể loại trừ được cái cảm giác” lo âu không biết anh chị em giáo dân có tự hỏi phải chăng mình cũng là một kẻ săn mồi.

Cả người mẹ của Đức Hồng Y Dolan, gần 90 tuổi, cũng đã gọi cho ngài để nói rằng bà đã phải bỏ bữa trưa tại nhà dưỡng lão vì cảm thấy nhục nhã.

Ngài thuật lại rằng bà cụ nói:

“Mẹ cảm thấy nhục nhã khi đi đến phòng ăn. Là một người Công Giáo, mẹ rất xấu hổ. Mẹ không biết phải nói gì với người ta.”

Đức Hồng Y nhận xét chua chát rằng mỗi lần ngài dự tính đưa ra một lời bình luận về các cuộc khủng hoảng, thì “một vụ tai tiếng mới lại nổ ra.”

Sau khi báo cáo bồi thẩm đoàn được công bố hồi tháng trước - với phát hiện rằng trong vòng 70 năm qua hơn 300 linh mục đã lạm dụng trên 1,000 trẻ em ở Pennsylvania - Đức Hồng Y Dolan đã đưa ra một tuyên bố xin lỗi vì những nỗi đau mà các nạn nhân cảm thấy.

Vào tháng Sáu, ngài tuyên bố rằng Tổng giáo phận New York đã tìm thấy những cáo buộc “đáng tin cậy” theo đó McCarrick đã lạm dụng tình dục một cậu bé giúp lễ 16 tuổi tại nhà thờ chánh tòa Thánh Patrick vào những năm 1970 – nhưng ngài không bình luận gì thêm.

Đức Hồng Y cũng không bình luận gì về bức thư của Đức Tổng Giám Mục Carlo Maria Viganò.

Nhìn về phía trước, Đức Hồng Y Dolan cho biết ngài nghĩ rằng Giáo Hội đang đi đúng hướng – khi đưa ra tiến trình tái xét, đã được thực hiện từ năm 2002. Tiến trình đó đã giúp xem xét những cáo buộc lạm dụng tình dục chống lại McCarrick.

Theo “Điều lệ bảo vệ trẻ em và thanh thiếu niên” tổng giáo phận chịu trách nhiệm báo cáo những cáo buộc cho các cơ quan thực thi pháp luật, tiến hành các cuộc điều tra và chuyển kết quả cho hội đồng xét duyệt của Tổng giáo phận.

Đức Hồng Y Dolan cho biết ngài rất tin tưởng vào tiến trình này sau khi hội đồng xét duyệt đưa cho ngài một báo cáo chỉ ra những cáo buộc chống lại McCarrick là đáng tin cậy và được chứng minh, ngài tin tưởng hội đồng đến mức thậm chí gửi ngay cho Tòa Thánh mà không cần phải duyệt lại trước.

“Nếu DA, tức là ủy ban các nhà điều tra độc lập, và hội đồng xét duyệt của tôi đã tìm thấy điều này được chứng minh, thì đó là tất cả những gì tôi cần biết”, ngài nói.

“Nếu điều này dạy cho chúng ta bất cứ điều gì, thì đó là đức tin của chúng ta không đặt nơi Đức Giáo Hoàng, đức tin của chúng ta không đặt nơi các Hồng Y, đức tin của chúng ta không đặt nơi các giám mục, đức tin của chúng ta cũng không đặt nơi các linh mục ... đức tin của chúng ta phải đặt nơi Chúa Giêsu”, Đức Hồng Y Dolan nói trong chương trình phát thanh.