Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Cuộc Phỏng Vấn Đức Phanxicô của Đài Renascenca, Bồ Đào Nha
Vũ Văn An
01:31 15/09/2015
Theo tin Catholic World News, ngày 14 tháng 9, Đức Giáo Hoàng Phanxicô vừa dành cho Đài Phát Thanh Renascenca, Bồ Đào Nha, một cuộc phỏng vấn về nhiều vấn đề thời sự đang diễn ra tại Âu Châu nói chung.
Sau đây là nguyên văn cuộc phỏng vấn của Aura Miguel (Vatican):
Trong tư cách một vị Giáo Hoàng đến “từ tận cùng thế giới”, Đức Thánh Cha thấy Bồ Đào Nha và dân chúng Bồ Đào Nha ra sao?
Tôi chỉ mới tới Bồ Đào Nha có một lần, tại phi trường, lâu lắm rồi. Lúc đó tôi đang bay tới Rôma với Varig và máy bay dừng tại Lisbon, thành thử tôi chỉ biết có phi trường. Nhưng tôi biết rất nhiều người Bồ Đào Nha. Ở chủng viện tại Buenos Aires, nhiều nhân viên là di dân Bồ Đào Nha. Họ là những người tốt lành, rất gần gũi với các chủng sinh. Và cha tôi có một đồng nghiệp người Bồ. Tôi còn nhớ tên của ông là Adelina, một người tốt lành. Điều tôi muốn nói là tôi chưa gặp người Bồ nào xấu xa cả.
Trong diễn văn của Đức Thánh Cha với các giám mục Bồ Đào Nha, ngoài việc khen ngợi người Bồ và đưa ra cái nhìn thanh thản đối với hiện tình của Giáo Hội, Đức Thánh Cha có nói tới hai quan tâm: một liên quan tới tuổi trẻ và quan tâm kia liên quan tới giáo lý. Đức Thánh Cha sử dụng một hình ảnh để nói rằng “trang phục lúc rước lễ lần đầu không còn thích hợp với người trẻ nữa”, nhưng một số cộng đồng “vẫn nằng nặc đòi họ phải mặc chúng”… Vấn đề là gì ạ?
Đó chỉ là cách nói ví von. Người trẻ ít lễ nghi hơn và họ muốn theo cách riêng của họ. Ta phải để họ tiến thôi, nhưng nên đồng hành với họ, đừng để họ cô đơn, mà phải đồng hành với họ. Và biết cách đồng hành với họ một cách khôn ngoan, biết lúc nào cần nói với họ, và biết cách lắng nghe họ. Người trẻ rất hiếu động. Họ không muốn bị làm phiền và theo nghĩa đó, cô có thể nói “trang phục rước lễ lần đầu không còn thích hợp với người trẻ nữa”. Trẻ em, ngược lại, thích trang phục rước lễ lần đầu khi lên rước lễ. Đó là một thứ ảo giác. Nhưng người trẻ thí thích những thứ ảo giác khác, vì họ đang thay đổi, đang lớn lên, đang tìm tòi, phải không? Đó là lý do tại sao cô cần để họ phát triển, đồng hành với họ, kính trọng họ và nói năng với họ theo cách một người cha.
Vì cùng một lúc, có những tiêu chuẩn cần đề xuất, nhưng những tiêu chuẩn này thường lại không hấp dẫn!
Đó chính là lý do khiến cô phải tìm hiểu điều gì lôi cuốn người trẻ ấy. Thí dụ, điều này xẩy ra khắp nơi, nếu cô đề nghị với họ một cuộc quá giang xe, hay đi cắm trại hoặc đi truyền giáo hay đi thăm một viện tế bần (cotolengo) để chăm sóc người bệnh trong một tuần lễ, hay trong hai tuần lễ, thì chắc anh ta sẽ rất thú vị vì anh ta muốn làm một điều gì cho người khác. Anh ta sẽ cảm thấy mình được bao bọc.
Bao bọc?
Đúng, anh ta được cuốn vào, được dấn thân. Anh ta không còn đứng ngoài nhìn vào nữa. Anh ta để mình can dự vào, nghĩa là, dấn thân cam kết.
Như thế không còn lý do gì để anh ta không lưu lại?
Vì anh ta được làm theo cách của anh ta mà.
Như thế thì Giáo Hội phải tiếp nhận thách thức nào? Đức Thánh Cha cũng có nói tới lối dạy giáo lý, đôi khi quá lý thuyết và không thể đề xuất được cuộc gặp gỡ bản thân nào…
Đúng, điều quan trọng là giáo lý đừng chỉ có tính lý thuyết. Điều ấy không đem lại hiệu quả. Giáo lý là đem lại cho người ta một lý thuyết sống và, do đó, nó phải bao gồm ba ngôn ngữ: ngôn ngữ của trí, ngôn ngữ của tâm và ngôn ngữ của tay.
Giáo lý phải bao gồm ba điều ấy: để người trẻ không những nghĩ và biết đức tin là gì, mà đồng thời, trái tim họ phải cảm nhận được ý nghĩa của đức tin ấy và đàng khác, họ phải làm sao thực hiện được sự việc nữa. Nếu giáo lý thiếu một trong ba thứ ngôn ngữ này, nó sẽ ứ đọng. Ba ngôn ngữ: nghĩ về việc phải cảm nhận ra sao và phải làm gì, cảm nhận điều cô nghĩ và điều cô làm, làm điều cô cảm nhận và điều cô nghĩ.
Lắng nghe Đức Thánh Cha nói, xem ra điều gì cũng rõ ràng cả… nhưng, nhìn chung quanh, nhất là nhìn vào Âu Châu cũ, thế giới Kitô Giáo cũ, thì thấy sự việc không hẳn thế. Điều gì đang thiếu ở đây? Thay đổi não trạng? Đức Thánh Cha có thể nói gì về tình thế này?
Tôi không biết các não trạng đang thay đổi, vì tôi không quen thuộc hết mọi sự, đúng không? Nhưng quả thực, phương pháp học thì đôi khi không hoàn hảo. Ta phải tìm ra một phương pháp giáo lý có thể liên kết được ba điều: các sự thật cần phải tin, những điều cần cảm nhận và những điều cần phải làm, nên làm.
Thưa Đức Thánh Cha, chúng con mong đợi Đức Thánh Cha tại Bồ Đào Nha dịp bách chu niên ngày Đức Mẹ hiện ra tại Fatima. Ba vị giáo hoàng đã tới thăm chúng con, riêng Đức Gioan Phaolô II thì đã thăm chúng con đến ba lần. Đức Thánh Cha hết lòng sùng kính Đức Nữ Trinh Diễm Phúc, Đức Thánh Cha mong muốn gì ở chuyến đi năm 2017?
Rồi, ta cần phải thẳng thắn về chuyện này. Tôi rất muốn đi Bồ Đào Nha dự lễ kỷ niệm bách chu niên. Năm 2017 cũng là năm kỷ niệm 300 năm ngày khám phá ra tượng Đức Mẹ Aparecida, tại Ba Tây.
Do đó, tôi cũng muốn tới đó nữa và tôi đã hứa là sẽ tới đó rồi. Còn về Bồ Đào Nha, tôi từng nói tối muốn đi, tôi rất muốn đi. Đi Bồ Đào Nha thì dễ dàng hơn, ta có thể đi về trong cùng một ngày hoặc, tốt nhất, đi một ngày rưỡi hay hai ngày. Đi gặp Nữ Trinh Diễm Phúc nữa. Ngài là một bà mẹ, hết sức là một bà mẹ, và sự hiện diện của ngài luôn đồng hành với dân Chúa. Nên tôi muốn được đến Bồ Đào Nha, vốn là một đất nước được nhiều ưu đãi.
Đức Thánh Cha mong đợi gì nơi người Bồ Đào Nha chúng con? Chúng con có thể chuẩn bị chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha ra sao mà vẫn tuân theo các yêu cầu của Đức Mẹ một cách tốt nhất?
Đức Trinh Nữ Maria luôn yêu cầu chúng ta cầu nguyện, chăm sóc gia đình và tuân theo các giới răn. Ngài không yêu cầu những điều xa lạ. Ngài yêu cầu ta cầu nguyện cho những người lạc đường, cho những người tự nhận mình có tội, há tất cả chúng ta không phải là những người có tội hay sao? Tôi là người có tội trước hết. Nhưng ngài quả yêu cầu điều ấy, và những lời yêu cầu này nên được sử dụng để chuẩn bị, qua các lời nhắn nhủ đầy tình mẫu tử, hết sức mẫu tử… và để làm cho ngài được mọi con cái biết đến. Điều lạ là ngài luôn đoái nhìn những linh hồn đơn sơ, đúng không? Rất đơn sơ.
Lúc chúng ta đang nói đây, thì có cuộc khủng hoảng tỵ nạn. Đức Thánh Cha trải nghiệm tình thế này ra sao?
Đây chỉ là đầu nhô của ngọn núi băng ngầm. Những người khốn khổ này trốn chạy chiến tranh, nghèo đói, nhưng đây chỉ là đầu nhô của ngọn núi băng ngầm. Vì nguyên nhân của nó nằm sâu bên dưới; và nguyên nhân này chính là một hệ thống kinh tế xã hội xấu xa và bất công, trong mọi sự, khắp thế giới, nói về vấn đề môi sinh, trong xã hội hệ thống kinh tế xã hội, trong chính trị, con người phải luôn chiếm vị trí trung tâm. Hệ thống kinh tế đang nổi bật ngày nay lấy con người ra khỏi trung tâm, đặt thần tài, ngẫu thần thời trang thay thế vào đó. Có những con số thống kê, tôi không nhớ chính xác, nên rất có thể sai, nhưng 17% dân số thế giới đang sở hữu 80% của cải hoàn cầu.
Và việc bóc lột các nước thế giới thứ ba này, về trung kỳ, đang mang lại các hậu quả sau đây: người nào cũng muốn tới Âu Châu…
Và cùng một điều đó đang xẩy ra tại các đô thị lớn. Tại sao các khu ổ chuột lại xuất hiện tại các đô thị lớn?
Cùng một tiêu chuẩn…
Đúng, cùng một tiêu chuẩn… Những người đến từ vùng quê này, vì vùng quê đã bị phá rừng, vì nạn độc canh. Họ không có việc làm, thành thử họ phải lên các đô thị lớn thôi.
Ở Phi Châu cũng thế…
Ở Phi Châu, cũng cùng một hiện đượng đó. Thành thử, các di dân đang kéo nhau tới Âu Châu cũng cùng là một việc, tức việc đi kiếm một chỗ nào đó (để sống). Và, dĩ nhiên, vào lúc này, đối với Âu Châu, quả là điều bất ngờ, vì chúng ta ít khi tin rằng những việc này có thể xẩy ra, có đúng không? Nhưng chúng đã xẩy ra.
Nhưng khi Đức Thánh Cha tới Strasbourg, Đức Thánh Cha từng nói rằng điều cần thiết là hành động giải quyết các nguyên nhân, chứ không chỉ giải quyết các hậu quả. Hình như không có ai lắng nghe Đức Thánh Cha lúc đó và, bây giờ, các hậu quả thì thấy thật gần…
Ta phải tìm tới các nguyên nhân…
Nhưng có lẽ không ai lắng nghe Đức Thánh Cha …
Nơi nào đói kém là nguyên nhân, ta phải tạo công ăn việc làm, phải đầu tư. Nơi nào chiến tranh là nguyên nhân, hãy tìm kiếm hòa bình, hãy làm việc cho hòa bình. Ngày nay, thế giới đang gây chiến với chính mình, nghĩa là thế giới đang có chiến tranh, như tôi từng nói, từng mảng, chút chút một, nhưng thế giới cũng đang chiến tranh chống lại đất đai, hủy diệt đất đai, căn nhà chung của chúng ta, tức môi trường. Các núi băng đang nóng chẩy ra, tại bắc cực, các con gấu bắc cực phải tiếp tục lên cực bắc để sống còn…
Và hình như ta không còn lưu tâm tới con người và số phận họ nữa… Đức Thánh Cha thấy phản ứng của Âu Châu vào lúc này ra sao, với quá nhiều chủ trương khác nhau: một số đang xây tường ngăn cản, số khác thì nhận người tỵ nạn theo tôn giáo của họ, số khác nữa lợi dụng tình thế để đưa ra các tuyên bố mị dân…
Mỗi người đều giải thích ý nghĩa nền văn hóa riêng của họ. Và, đôi khi, việc giải thích theo ý thức hệ, hay giải thích bằng ý niệm, dễ dàng hơn việc thực hiện sự việc, điều vốn là thực tại. Bên ngoài Âu Châu, có một hiện tượng khác đang làm tôi rất đau lòng: Người Rohingya (sắc dân thiểu số theo Hồi Giáo, có lẽ xuất phát từ Miến Điện. Bị đẩy qua bên lề và bị bách hại vì các lý do sắc tộc và tôn giáo. Liên Hiệp Quốc đã đơn cử người Rohingya như là một trong các sắc dân thiểu số bị bách hại hơn cả trên thế giới) bị đuổi khỏi xứ sở của họ, phải lên thuyền và ra đi. Họ tới một hải cảng hay một bờ biển, được cho ăn cho uống rồi lại bị đuổi ra ngoài khơi, chứ không được lên bờ. Quả đang thiếu khả năng tình người chào đón.
Vì không hẳn là nói về khoan dung, mà đúng hơn là khoan dung: là chào đón…!
Chào đón, chào đón người khác và họ có thế nào chào đón họ như thế. Tôi là con trai người di dân và tôi thuộc lớp di dân năm 1929. Nhưng ở Á Căn Đình, từ năm 1884, người Ý và người Tây Ban Nha bắt đầu tới… Tôi không biết lúc nào thì đợt người Bồ Đào Nha tới. Nhưng người di dân tới từ ba quốc gia này. Và khi họ tới, một số có tiền, số khác phải tới các trại tiếp cư di dân và từ đó, họ được chuyển tới các đô thị. Họ đi làm hay đi tìm việc làm. Quả thực lúc đó có việc làm, nhưng những người thuộc gia đình tôi, đã có việc ngay khi mới tới năm 1929, nhưng, do cuộc khủng hoảng kinh tế thập niên 1930, năm 1932 phải lang thang ngoài đường, không còn gì cả. Ông nội tôi mua một nhà kho với 2000 pesos mượn của người ta, còn cha tôi, vốn là một kế toán viên, phải đi bán các sản phẩm từ một chiếc thúng. Như thế, họ có ý chí chiến đấu, để thành công… Tôi thấm thía cảnh di dân! Rồi xẩy ra các cuộc di dân trong Thế Chiến II, nhất là từ Trung Âu, nhiều người Ba Lan, Tiệp Khắc, Crôát, Slôvian và cả người Syria và Lebanon nữa. Còn chúng tôi thì an ổn ở đó. Không hề có chuyện bài ngoại tại Á Căn Đình. Còn hiện nay, đang có các cuộc di dân nội bộ ngay bên trong Mỹ Châu, họ từ nhiều nước Mỹ Châu tới Á Căn Đình, dù đã giảm đi trong ít năm qua, vì càng ngày càng ít việc làm hơn tại Á Căn Đình.
Và cũng từ Mễ Tây Cơ vào Hiệp Chúng Quốc…
Hiện tượng di dân này là một thực tế. Nhưng tôi muốn nói về hiện tượng này không phải để đổi lỗi cho bất cứ ai cách riêng. Khi có chỗ trống, thì người ta ráng lấp đầy nó. Nếu một quốc gia không có trẻ em, thì các di dân sẽ tới và chiếm chỗ của chúng. Tôi nghĩ tới sinh suất tại Ý, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha. Tôi tin sinh suất này hiện gần tới 0%. Thành thử, nếu không có trẻ nhỏ, thì sẽ có nhiều chỗ trống. Và, theo giải thích rất có thể không đúng của tôi, việc không muốn có con này, một phần, do nền văn hóa chuộng tiện nghi dễ chịu tạo nên, há không phải sao? Trong chính gia đình tôi, mấy năm trước đây, tôi nghe các anh em họ người Ý của tôi nói rằng “Con cái ư? Xin miễn. Chúng tôi thích đi du lịch nghỉ hè, hay mua biệt thự, hoặc điều này điều nọ hơn”… Còn người già thì càng ngày càng cô đơn hơn. Tôi tin thách đố lớn nhất của Âu Châu là trở lại với việc làm bà mẹ Âu Châu…
… Ngược với …
… Làm bà nội Âu Châu. Mặc dù có những nước Âu Châu trẻ tỷ dụ như Albani. Nước này gây ấn tượng nơi tôi, những người khoảng 40, 45… và cả Bosnia lẫn Herzegovina nữa, nghĩa là các nước tự tái thiết sau chiến tranh.
Đó là lý do tại sao Đức Thánh Cha thăm nước này…
Dĩ nhiên đúng như thế. Đây là dấu chỉ của Âu Châu.
Nhưng thách đố chào đón các người tỵ nạn đang kéo vào Âu Châu hiện nay, theo quan điểm của Đức Thánh Cha, có là điều tích cực đối với Âu Châu hay không?Nó có mang lại ích lợi không, hay chỉ là một khiêu khích? Liệu cuối cùng Âu Châu có tỉnh thức không, có thay đổi đường đi không?
Có thể. Đã đành, tôi nhìn nhận rằng hiện nay các điều kiện an toàn biên giới không giống như trước đây. Sự thật là cách đây chừng 400 cây số tính từ Sicily, có một nhóm khủng bố rất tàn ác. Thành thử có nguy cơ bị xâm nhập, điều này có thật.
Có thể vào cả Rôma…
Đúng, không ai dám nói Rôma được miễn nhiễm khỏi đe dọa này. Nhưng cô có thể đề phòng và lo liệu cho những người này làm việc. Nhưng còn một vấn đề nữa, đó là: Âu Châu sắp trải qua một cuộc khủng hoảng rất lớn về lao động. Có một nước… Thực ra, tôi xin nhắc tới 3 nước, dù không nêu đích danh, nhưng một số thuộc những nước quan trọng nhất tại Âu Châu, trong đó nạn thất nghiệp nơi những người dưới 25 tuổi lên tới nước thì 40%, nước thì 47% và nước thì 50%. Quả đang có cuộc khủng hoảng lao động, người trẻ không kiếm ra việc làm. Thành thử, sự việc đang có nhiều xáo trộn, không thể nói là đơn giản được. Hiển nhiên, nếu một người tỵ nạn tới, bất chấp mọi phòng ngừa về an ninh, chúng ta vẫn phải chào đón họ, vì đây là giới răn từ trong Thánh Kinh. Môsê từng nói với dân của ông rằng “anh em hãy chào đón ngoại kiều, vì chính anh em từng là ngoại kiều trên đất Ai Cập”.
Nhưng lý tưởng là họ không cần phải trốn chạy, họ có thể ở lại trên lãnh thổ của họ?
Đúng như thế, vâng đúng thế.
Thưa Đức Thánh Cha, trong kinh truyền tin hôm Chúa Nhật, Đức Thánh Cha đã đưa ra thách thức rất cụ thể này nhằm chào đón người tỵ nạn. Đã có phản ứng nào chưa? Đức Thánh Cha đúng ra đang mong mỏi điều gì?
Điều tôi yêu cầu là tại mỗi giáo xứ và tu viện, mỗi đan viện, nên tiếp nhận một gia đình. Một gia đình, chứ không phải một người. Một gia đình sẽ bảo đảm an ninh và an toàn nhiều hơn, tránh được các vụ xâm nhập của những phần tử khác. Khi nói một giáo xứ nên chào đón một gia đình, tôi không cố ý nói họ nên vào sống tại nhà của vị linh mục, trong chính nhà xứ, nhưng mỗi cộng đồng giáo xứ nên lo liệu cho có nơi nào đó, một góc nào đó trong trường có thể biến thành một căn hộ nhỏ hay, nếu cần, họ có thể cho gia đình thuê một căn hộ nhỏ; nhưng họ nên được cung cấp một mái che đầu, được chào đón và hội nhập vào cộng đồng. Tôi đã nhận được rất nhiều phản ứng. Hiện có những tu viện gần như trống rỗng…
Hai năm trước đây, Đức Thánh Cha đã đưa ra yêu cầu này rồi, Đức Thánh Cha đã nhận được trả lời nào chưa?
Chỉ mới có bốn. Một trong các trả lời này là của các cha Dòng Tên (cười); Dòng tên, khá lắm! Nhưng đây là một đề tài nghiêm túc, vì cũng có cơn cám dỗ của tiền tài nữa. Một số dòng tu nói “không, hiện nay tu viện trống nhưng chúng con sắp biến nó thành một khách sạn và chúng con có khách, nhờ thế có thể tự lập được hoặc kiếm thêm chút tiền”. Được, nếu đó là điều anh chị em muốn, thì chịu trả thuế đi! Một trường tôn giáo được miễn thuế vì là tôn giáo, nhưng nếu điều hành như một khách sạn, thì nên trả thuế giống như các cơ sở hàng xóm. Nếu không đâu phải kinh doanh đàng hoàng.
Và Đức Thánh Cha từng nói rằng Đức Thánh Cha sẽ nhận hai gia đình, ngay tại Vatican…
Đúng, hai gia đình. Hôm qua tôi đã được bá cáo là hai gia đình ấy đã được nhận diện, và hai giáo xứ tại Vatican đã đảm nhiệm việc đi tìm họ.
Họ đã được nhận diện rồi ư?
Đúng, đúng, đúng thế, họ đã được nhận diện. Đức Hồng Y Comastri lo việc này; ngài là tổng đại diện Vatican của tôi, cùng với Đức Cha Konrad Krajewski, người giữ chức Từ Thiện Tông Tòa (Apostolic Almoner), vốn làm việc cho người vô gia cư và đặc trách việc đặt nhà tắm dưới chân Hàng Cột, cũng như các thợ hớt tóc, quả là tuyệt diệu. Ngài là người đã dẫn các người vô gia cư đi thăm các viện bảo tàng và Nhà Nguyện Sistine…
Thế các gia đình này sẽ ở lại bao lâu?
Bao lâu Chúa còn muốn. Chúng ta không biết việc này sẽ kết thúc ra sao, đúng không? Tuy nhiên, tôi muốn nói điều này: Âu Châu đã mở mắt họ ra, và tôi xin cám ơn về điều đó. Tôi cám ơn các nước Âu Châu đã mở mắt trước việc này.
Nhóm truyền thông của chúng con đã tham gia cương lĩnh với các định chế Kitô Giáo khác cũng như với các tôn giáo khác, với mục đích giúp chào đón người tỵ nạn. Đức Thánh Cha có lời nào hỗ trợ đối với những người đang giúp đỡ và đối với cả các thính giả và nhân viên của chúng con không?
Tôi khen ngợi nhóm của cô và xin cám ơn về những gì nhóm của cô đang làm, và cho phép tôi đưa ra một vài ý kiến cho nhóm: vào Ngày Phán Xét, chúng ta vốn biết chúng ta sẽ bị phán xét. Điều này được viết tại chương 25 Tin Mừng Thánh Mátthêu. Khi Chúa Giêsu hỏi cô: “Ta đói, con có cho Ta ăn không?” Cô sẽ trả lời “Thưa có”… “và khi Ta là người tỵ nạn, con có giúp Ta không?”, “thưa có”. Do đó, tôi khen ngợi cô, cô đã đáp đúng bài thi! Và tôi cũng muốn nói một điều về tuổi trẻ đang rảnh rỗi. Tôi nghĩ điều đang rất khẩn trương, nhất là đối với các dòng tu có sứ mệnh giáo dục, nhưng cũng đối với người giáo dân nữa, là phải đầu tư vào các khóa học, vào những trường khẩn trương dạy ngắn hạn. Nếu một người trẻ rảnh rỗi học được việc nấu ăn hay làm thợ ống nước trong sáu tháng để có khả năng làm những công việc nhỏ: luôn luôn có những mái nhà phải sửa chữa, hay làm thợ sơn, thì với kinh nghiệm ấy họ sẽ dễ dàng tìm được việc làm hơn, dù chỉ là việc bán thời gian hay tạm thời. Anh ta sẽ có thể làm những công việc mà ta vốn coi là vặt vãnh và nhờ thế anh ta hết rảnh rỗi. Nay ta đang sống trong thời đại của nền giáo dục khẩn trương. Đó là điều Don Bosco vốn làm. Khi thấy số lượng lớn các trẻ em ngoài đường phố, Don Bosco nói: “phải có giáo dục”, nhưng ngài không đưa các em tới các lớp trung học ngay, mà tới các lớp dạy nghề. Nên ngài sắp xếp để một số thợ mộc và thợ ống nước dạy chúng một chút tay nghề, nhờ thế, chúng luôn có cách kiếm kế sinh nhai.
Bây giờ, tôi muốn kể một câu truyện về Don Bosco, ngay tại đây, gần Trastevere, nơi…
… Là khu nghèo nàn…
… Đúng, một khu rất nghèo, nhưng nay nó là khu hoàn toàn thời trang để người trẻ lui tới. Lúc ấy, Don Bosco ngồi xe thổ mộ do ngựa kéo, hay trong một xe hơi, tôi không biết nữa, và bị một ai đó liệng đá khiến cửa xe bị bể. Do đó, ngài bảo những người cùng đi dừng lại mà nói: “Đây là nơi chúng ta nên ở lại!” Cô thấy chưa, trước một hành vi tấn công, ngài đã coi đó như một cơ hội để giúp đỡ người ta, các trẻ em, các người trẻ chỉ biết phá phách. Và ngày nay, có một giáo xứ của dòng Salêdiêng tại địa điểm từng giáo dục thanh thiếu niên và trẻ em, với đủ trường học và nhiều điều khác. Và thế là ta nên trở lại với tuổi trẻ: điều quan trọng là phải đem lại cho tuổi trẻ ngày nay, nhất là những người không tìm được việc làm, một nền giáo dục khẩn trương trong một lãnhvực nào đó giúp họ kiếm được kế sinh nhai.
Còn 1 kỳ
Sau đây là nguyên văn cuộc phỏng vấn của Aura Miguel (Vatican):
Trong tư cách một vị Giáo Hoàng đến “từ tận cùng thế giới”, Đức Thánh Cha thấy Bồ Đào Nha và dân chúng Bồ Đào Nha ra sao?
Tôi chỉ mới tới Bồ Đào Nha có một lần, tại phi trường, lâu lắm rồi. Lúc đó tôi đang bay tới Rôma với Varig và máy bay dừng tại Lisbon, thành thử tôi chỉ biết có phi trường. Nhưng tôi biết rất nhiều người Bồ Đào Nha. Ở chủng viện tại Buenos Aires, nhiều nhân viên là di dân Bồ Đào Nha. Họ là những người tốt lành, rất gần gũi với các chủng sinh. Và cha tôi có một đồng nghiệp người Bồ. Tôi còn nhớ tên của ông là Adelina, một người tốt lành. Điều tôi muốn nói là tôi chưa gặp người Bồ nào xấu xa cả.
Trong diễn văn của Đức Thánh Cha với các giám mục Bồ Đào Nha, ngoài việc khen ngợi người Bồ và đưa ra cái nhìn thanh thản đối với hiện tình của Giáo Hội, Đức Thánh Cha có nói tới hai quan tâm: một liên quan tới tuổi trẻ và quan tâm kia liên quan tới giáo lý. Đức Thánh Cha sử dụng một hình ảnh để nói rằng “trang phục lúc rước lễ lần đầu không còn thích hợp với người trẻ nữa”, nhưng một số cộng đồng “vẫn nằng nặc đòi họ phải mặc chúng”… Vấn đề là gì ạ?
Đó chỉ là cách nói ví von. Người trẻ ít lễ nghi hơn và họ muốn theo cách riêng của họ. Ta phải để họ tiến thôi, nhưng nên đồng hành với họ, đừng để họ cô đơn, mà phải đồng hành với họ. Và biết cách đồng hành với họ một cách khôn ngoan, biết lúc nào cần nói với họ, và biết cách lắng nghe họ. Người trẻ rất hiếu động. Họ không muốn bị làm phiền và theo nghĩa đó, cô có thể nói “trang phục rước lễ lần đầu không còn thích hợp với người trẻ nữa”. Trẻ em, ngược lại, thích trang phục rước lễ lần đầu khi lên rước lễ. Đó là một thứ ảo giác. Nhưng người trẻ thí thích những thứ ảo giác khác, vì họ đang thay đổi, đang lớn lên, đang tìm tòi, phải không? Đó là lý do tại sao cô cần để họ phát triển, đồng hành với họ, kính trọng họ và nói năng với họ theo cách một người cha.
Vì cùng một lúc, có những tiêu chuẩn cần đề xuất, nhưng những tiêu chuẩn này thường lại không hấp dẫn!
Đó chính là lý do khiến cô phải tìm hiểu điều gì lôi cuốn người trẻ ấy. Thí dụ, điều này xẩy ra khắp nơi, nếu cô đề nghị với họ một cuộc quá giang xe, hay đi cắm trại hoặc đi truyền giáo hay đi thăm một viện tế bần (cotolengo) để chăm sóc người bệnh trong một tuần lễ, hay trong hai tuần lễ, thì chắc anh ta sẽ rất thú vị vì anh ta muốn làm một điều gì cho người khác. Anh ta sẽ cảm thấy mình được bao bọc.
Bao bọc?
Đúng, anh ta được cuốn vào, được dấn thân. Anh ta không còn đứng ngoài nhìn vào nữa. Anh ta để mình can dự vào, nghĩa là, dấn thân cam kết.
Như thế không còn lý do gì để anh ta không lưu lại?
Vì anh ta được làm theo cách của anh ta mà.
Như thế thì Giáo Hội phải tiếp nhận thách thức nào? Đức Thánh Cha cũng có nói tới lối dạy giáo lý, đôi khi quá lý thuyết và không thể đề xuất được cuộc gặp gỡ bản thân nào…
Đúng, điều quan trọng là giáo lý đừng chỉ có tính lý thuyết. Điều ấy không đem lại hiệu quả. Giáo lý là đem lại cho người ta một lý thuyết sống và, do đó, nó phải bao gồm ba ngôn ngữ: ngôn ngữ của trí, ngôn ngữ của tâm và ngôn ngữ của tay.
Giáo lý phải bao gồm ba điều ấy: để người trẻ không những nghĩ và biết đức tin là gì, mà đồng thời, trái tim họ phải cảm nhận được ý nghĩa của đức tin ấy và đàng khác, họ phải làm sao thực hiện được sự việc nữa. Nếu giáo lý thiếu một trong ba thứ ngôn ngữ này, nó sẽ ứ đọng. Ba ngôn ngữ: nghĩ về việc phải cảm nhận ra sao và phải làm gì, cảm nhận điều cô nghĩ và điều cô làm, làm điều cô cảm nhận và điều cô nghĩ.
Lắng nghe Đức Thánh Cha nói, xem ra điều gì cũng rõ ràng cả… nhưng, nhìn chung quanh, nhất là nhìn vào Âu Châu cũ, thế giới Kitô Giáo cũ, thì thấy sự việc không hẳn thế. Điều gì đang thiếu ở đây? Thay đổi não trạng? Đức Thánh Cha có thể nói gì về tình thế này?
Tôi không biết các não trạng đang thay đổi, vì tôi không quen thuộc hết mọi sự, đúng không? Nhưng quả thực, phương pháp học thì đôi khi không hoàn hảo. Ta phải tìm ra một phương pháp giáo lý có thể liên kết được ba điều: các sự thật cần phải tin, những điều cần cảm nhận và những điều cần phải làm, nên làm.
Thưa Đức Thánh Cha, chúng con mong đợi Đức Thánh Cha tại Bồ Đào Nha dịp bách chu niên ngày Đức Mẹ hiện ra tại Fatima. Ba vị giáo hoàng đã tới thăm chúng con, riêng Đức Gioan Phaolô II thì đã thăm chúng con đến ba lần. Đức Thánh Cha hết lòng sùng kính Đức Nữ Trinh Diễm Phúc, Đức Thánh Cha mong muốn gì ở chuyến đi năm 2017?
Rồi, ta cần phải thẳng thắn về chuyện này. Tôi rất muốn đi Bồ Đào Nha dự lễ kỷ niệm bách chu niên. Năm 2017 cũng là năm kỷ niệm 300 năm ngày khám phá ra tượng Đức Mẹ Aparecida, tại Ba Tây.
Do đó, tôi cũng muốn tới đó nữa và tôi đã hứa là sẽ tới đó rồi. Còn về Bồ Đào Nha, tôi từng nói tối muốn đi, tôi rất muốn đi. Đi Bồ Đào Nha thì dễ dàng hơn, ta có thể đi về trong cùng một ngày hoặc, tốt nhất, đi một ngày rưỡi hay hai ngày. Đi gặp Nữ Trinh Diễm Phúc nữa. Ngài là một bà mẹ, hết sức là một bà mẹ, và sự hiện diện của ngài luôn đồng hành với dân Chúa. Nên tôi muốn được đến Bồ Đào Nha, vốn là một đất nước được nhiều ưu đãi.
Đức Thánh Cha mong đợi gì nơi người Bồ Đào Nha chúng con? Chúng con có thể chuẩn bị chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha ra sao mà vẫn tuân theo các yêu cầu của Đức Mẹ một cách tốt nhất?
Đức Trinh Nữ Maria luôn yêu cầu chúng ta cầu nguyện, chăm sóc gia đình và tuân theo các giới răn. Ngài không yêu cầu những điều xa lạ. Ngài yêu cầu ta cầu nguyện cho những người lạc đường, cho những người tự nhận mình có tội, há tất cả chúng ta không phải là những người có tội hay sao? Tôi là người có tội trước hết. Nhưng ngài quả yêu cầu điều ấy, và những lời yêu cầu này nên được sử dụng để chuẩn bị, qua các lời nhắn nhủ đầy tình mẫu tử, hết sức mẫu tử… và để làm cho ngài được mọi con cái biết đến. Điều lạ là ngài luôn đoái nhìn những linh hồn đơn sơ, đúng không? Rất đơn sơ.
Lúc chúng ta đang nói đây, thì có cuộc khủng hoảng tỵ nạn. Đức Thánh Cha trải nghiệm tình thế này ra sao?
Đây chỉ là đầu nhô của ngọn núi băng ngầm. Những người khốn khổ này trốn chạy chiến tranh, nghèo đói, nhưng đây chỉ là đầu nhô của ngọn núi băng ngầm. Vì nguyên nhân của nó nằm sâu bên dưới; và nguyên nhân này chính là một hệ thống kinh tế xã hội xấu xa và bất công, trong mọi sự, khắp thế giới, nói về vấn đề môi sinh, trong xã hội hệ thống kinh tế xã hội, trong chính trị, con người phải luôn chiếm vị trí trung tâm. Hệ thống kinh tế đang nổi bật ngày nay lấy con người ra khỏi trung tâm, đặt thần tài, ngẫu thần thời trang thay thế vào đó. Có những con số thống kê, tôi không nhớ chính xác, nên rất có thể sai, nhưng 17% dân số thế giới đang sở hữu 80% của cải hoàn cầu.
Và việc bóc lột các nước thế giới thứ ba này, về trung kỳ, đang mang lại các hậu quả sau đây: người nào cũng muốn tới Âu Châu…
Và cùng một điều đó đang xẩy ra tại các đô thị lớn. Tại sao các khu ổ chuột lại xuất hiện tại các đô thị lớn?
Cùng một tiêu chuẩn…
Đúng, cùng một tiêu chuẩn… Những người đến từ vùng quê này, vì vùng quê đã bị phá rừng, vì nạn độc canh. Họ không có việc làm, thành thử họ phải lên các đô thị lớn thôi.
Ở Phi Châu cũng thế…
Ở Phi Châu, cũng cùng một hiện đượng đó. Thành thử, các di dân đang kéo nhau tới Âu Châu cũng cùng là một việc, tức việc đi kiếm một chỗ nào đó (để sống). Và, dĩ nhiên, vào lúc này, đối với Âu Châu, quả là điều bất ngờ, vì chúng ta ít khi tin rằng những việc này có thể xẩy ra, có đúng không? Nhưng chúng đã xẩy ra.
Nhưng khi Đức Thánh Cha tới Strasbourg, Đức Thánh Cha từng nói rằng điều cần thiết là hành động giải quyết các nguyên nhân, chứ không chỉ giải quyết các hậu quả. Hình như không có ai lắng nghe Đức Thánh Cha lúc đó và, bây giờ, các hậu quả thì thấy thật gần…
Ta phải tìm tới các nguyên nhân…
Nhưng có lẽ không ai lắng nghe Đức Thánh Cha …
Nơi nào đói kém là nguyên nhân, ta phải tạo công ăn việc làm, phải đầu tư. Nơi nào chiến tranh là nguyên nhân, hãy tìm kiếm hòa bình, hãy làm việc cho hòa bình. Ngày nay, thế giới đang gây chiến với chính mình, nghĩa là thế giới đang có chiến tranh, như tôi từng nói, từng mảng, chút chút một, nhưng thế giới cũng đang chiến tranh chống lại đất đai, hủy diệt đất đai, căn nhà chung của chúng ta, tức môi trường. Các núi băng đang nóng chẩy ra, tại bắc cực, các con gấu bắc cực phải tiếp tục lên cực bắc để sống còn…
Và hình như ta không còn lưu tâm tới con người và số phận họ nữa… Đức Thánh Cha thấy phản ứng của Âu Châu vào lúc này ra sao, với quá nhiều chủ trương khác nhau: một số đang xây tường ngăn cản, số khác thì nhận người tỵ nạn theo tôn giáo của họ, số khác nữa lợi dụng tình thế để đưa ra các tuyên bố mị dân…
Mỗi người đều giải thích ý nghĩa nền văn hóa riêng của họ. Và, đôi khi, việc giải thích theo ý thức hệ, hay giải thích bằng ý niệm, dễ dàng hơn việc thực hiện sự việc, điều vốn là thực tại. Bên ngoài Âu Châu, có một hiện tượng khác đang làm tôi rất đau lòng: Người Rohingya (sắc dân thiểu số theo Hồi Giáo, có lẽ xuất phát từ Miến Điện. Bị đẩy qua bên lề và bị bách hại vì các lý do sắc tộc và tôn giáo. Liên Hiệp Quốc đã đơn cử người Rohingya như là một trong các sắc dân thiểu số bị bách hại hơn cả trên thế giới) bị đuổi khỏi xứ sở của họ, phải lên thuyền và ra đi. Họ tới một hải cảng hay một bờ biển, được cho ăn cho uống rồi lại bị đuổi ra ngoài khơi, chứ không được lên bờ. Quả đang thiếu khả năng tình người chào đón.
Vì không hẳn là nói về khoan dung, mà đúng hơn là khoan dung: là chào đón…!
Chào đón, chào đón người khác và họ có thế nào chào đón họ như thế. Tôi là con trai người di dân và tôi thuộc lớp di dân năm 1929. Nhưng ở Á Căn Đình, từ năm 1884, người Ý và người Tây Ban Nha bắt đầu tới… Tôi không biết lúc nào thì đợt người Bồ Đào Nha tới. Nhưng người di dân tới từ ba quốc gia này. Và khi họ tới, một số có tiền, số khác phải tới các trại tiếp cư di dân và từ đó, họ được chuyển tới các đô thị. Họ đi làm hay đi tìm việc làm. Quả thực lúc đó có việc làm, nhưng những người thuộc gia đình tôi, đã có việc ngay khi mới tới năm 1929, nhưng, do cuộc khủng hoảng kinh tế thập niên 1930, năm 1932 phải lang thang ngoài đường, không còn gì cả. Ông nội tôi mua một nhà kho với 2000 pesos mượn của người ta, còn cha tôi, vốn là một kế toán viên, phải đi bán các sản phẩm từ một chiếc thúng. Như thế, họ có ý chí chiến đấu, để thành công… Tôi thấm thía cảnh di dân! Rồi xẩy ra các cuộc di dân trong Thế Chiến II, nhất là từ Trung Âu, nhiều người Ba Lan, Tiệp Khắc, Crôát, Slôvian và cả người Syria và Lebanon nữa. Còn chúng tôi thì an ổn ở đó. Không hề có chuyện bài ngoại tại Á Căn Đình. Còn hiện nay, đang có các cuộc di dân nội bộ ngay bên trong Mỹ Châu, họ từ nhiều nước Mỹ Châu tới Á Căn Đình, dù đã giảm đi trong ít năm qua, vì càng ngày càng ít việc làm hơn tại Á Căn Đình.
Và cũng từ Mễ Tây Cơ vào Hiệp Chúng Quốc…
Hiện tượng di dân này là một thực tế. Nhưng tôi muốn nói về hiện tượng này không phải để đổi lỗi cho bất cứ ai cách riêng. Khi có chỗ trống, thì người ta ráng lấp đầy nó. Nếu một quốc gia không có trẻ em, thì các di dân sẽ tới và chiếm chỗ của chúng. Tôi nghĩ tới sinh suất tại Ý, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha. Tôi tin sinh suất này hiện gần tới 0%. Thành thử, nếu không có trẻ nhỏ, thì sẽ có nhiều chỗ trống. Và, theo giải thích rất có thể không đúng của tôi, việc không muốn có con này, một phần, do nền văn hóa chuộng tiện nghi dễ chịu tạo nên, há không phải sao? Trong chính gia đình tôi, mấy năm trước đây, tôi nghe các anh em họ người Ý của tôi nói rằng “Con cái ư? Xin miễn. Chúng tôi thích đi du lịch nghỉ hè, hay mua biệt thự, hoặc điều này điều nọ hơn”… Còn người già thì càng ngày càng cô đơn hơn. Tôi tin thách đố lớn nhất của Âu Châu là trở lại với việc làm bà mẹ Âu Châu…
… Ngược với …
… Làm bà nội Âu Châu. Mặc dù có những nước Âu Châu trẻ tỷ dụ như Albani. Nước này gây ấn tượng nơi tôi, những người khoảng 40, 45… và cả Bosnia lẫn Herzegovina nữa, nghĩa là các nước tự tái thiết sau chiến tranh.
Đó là lý do tại sao Đức Thánh Cha thăm nước này…
Dĩ nhiên đúng như thế. Đây là dấu chỉ của Âu Châu.
Nhưng thách đố chào đón các người tỵ nạn đang kéo vào Âu Châu hiện nay, theo quan điểm của Đức Thánh Cha, có là điều tích cực đối với Âu Châu hay không?Nó có mang lại ích lợi không, hay chỉ là một khiêu khích? Liệu cuối cùng Âu Châu có tỉnh thức không, có thay đổi đường đi không?
Có thể. Đã đành, tôi nhìn nhận rằng hiện nay các điều kiện an toàn biên giới không giống như trước đây. Sự thật là cách đây chừng 400 cây số tính từ Sicily, có một nhóm khủng bố rất tàn ác. Thành thử có nguy cơ bị xâm nhập, điều này có thật.
Có thể vào cả Rôma…
Đúng, không ai dám nói Rôma được miễn nhiễm khỏi đe dọa này. Nhưng cô có thể đề phòng và lo liệu cho những người này làm việc. Nhưng còn một vấn đề nữa, đó là: Âu Châu sắp trải qua một cuộc khủng hoảng rất lớn về lao động. Có một nước… Thực ra, tôi xin nhắc tới 3 nước, dù không nêu đích danh, nhưng một số thuộc những nước quan trọng nhất tại Âu Châu, trong đó nạn thất nghiệp nơi những người dưới 25 tuổi lên tới nước thì 40%, nước thì 47% và nước thì 50%. Quả đang có cuộc khủng hoảng lao động, người trẻ không kiếm ra việc làm. Thành thử, sự việc đang có nhiều xáo trộn, không thể nói là đơn giản được. Hiển nhiên, nếu một người tỵ nạn tới, bất chấp mọi phòng ngừa về an ninh, chúng ta vẫn phải chào đón họ, vì đây là giới răn từ trong Thánh Kinh. Môsê từng nói với dân của ông rằng “anh em hãy chào đón ngoại kiều, vì chính anh em từng là ngoại kiều trên đất Ai Cập”.
Nhưng lý tưởng là họ không cần phải trốn chạy, họ có thể ở lại trên lãnh thổ của họ?
Đúng như thế, vâng đúng thế.
Thưa Đức Thánh Cha, trong kinh truyền tin hôm Chúa Nhật, Đức Thánh Cha đã đưa ra thách thức rất cụ thể này nhằm chào đón người tỵ nạn. Đã có phản ứng nào chưa? Đức Thánh Cha đúng ra đang mong mỏi điều gì?
Điều tôi yêu cầu là tại mỗi giáo xứ và tu viện, mỗi đan viện, nên tiếp nhận một gia đình. Một gia đình, chứ không phải một người. Một gia đình sẽ bảo đảm an ninh và an toàn nhiều hơn, tránh được các vụ xâm nhập của những phần tử khác. Khi nói một giáo xứ nên chào đón một gia đình, tôi không cố ý nói họ nên vào sống tại nhà của vị linh mục, trong chính nhà xứ, nhưng mỗi cộng đồng giáo xứ nên lo liệu cho có nơi nào đó, một góc nào đó trong trường có thể biến thành một căn hộ nhỏ hay, nếu cần, họ có thể cho gia đình thuê một căn hộ nhỏ; nhưng họ nên được cung cấp một mái che đầu, được chào đón và hội nhập vào cộng đồng. Tôi đã nhận được rất nhiều phản ứng. Hiện có những tu viện gần như trống rỗng…
Hai năm trước đây, Đức Thánh Cha đã đưa ra yêu cầu này rồi, Đức Thánh Cha đã nhận được trả lời nào chưa?
Chỉ mới có bốn. Một trong các trả lời này là của các cha Dòng Tên (cười); Dòng tên, khá lắm! Nhưng đây là một đề tài nghiêm túc, vì cũng có cơn cám dỗ của tiền tài nữa. Một số dòng tu nói “không, hiện nay tu viện trống nhưng chúng con sắp biến nó thành một khách sạn và chúng con có khách, nhờ thế có thể tự lập được hoặc kiếm thêm chút tiền”. Được, nếu đó là điều anh chị em muốn, thì chịu trả thuế đi! Một trường tôn giáo được miễn thuế vì là tôn giáo, nhưng nếu điều hành như một khách sạn, thì nên trả thuế giống như các cơ sở hàng xóm. Nếu không đâu phải kinh doanh đàng hoàng.
Và Đức Thánh Cha từng nói rằng Đức Thánh Cha sẽ nhận hai gia đình, ngay tại Vatican…
Đúng, hai gia đình. Hôm qua tôi đã được bá cáo là hai gia đình ấy đã được nhận diện, và hai giáo xứ tại Vatican đã đảm nhiệm việc đi tìm họ.
Họ đã được nhận diện rồi ư?
Đúng, đúng, đúng thế, họ đã được nhận diện. Đức Hồng Y Comastri lo việc này; ngài là tổng đại diện Vatican của tôi, cùng với Đức Cha Konrad Krajewski, người giữ chức Từ Thiện Tông Tòa (Apostolic Almoner), vốn làm việc cho người vô gia cư và đặc trách việc đặt nhà tắm dưới chân Hàng Cột, cũng như các thợ hớt tóc, quả là tuyệt diệu. Ngài là người đã dẫn các người vô gia cư đi thăm các viện bảo tàng và Nhà Nguyện Sistine…
Thế các gia đình này sẽ ở lại bao lâu?
Bao lâu Chúa còn muốn. Chúng ta không biết việc này sẽ kết thúc ra sao, đúng không? Tuy nhiên, tôi muốn nói điều này: Âu Châu đã mở mắt họ ra, và tôi xin cám ơn về điều đó. Tôi cám ơn các nước Âu Châu đã mở mắt trước việc này.
Nhóm truyền thông của chúng con đã tham gia cương lĩnh với các định chế Kitô Giáo khác cũng như với các tôn giáo khác, với mục đích giúp chào đón người tỵ nạn. Đức Thánh Cha có lời nào hỗ trợ đối với những người đang giúp đỡ và đối với cả các thính giả và nhân viên của chúng con không?
Tôi khen ngợi nhóm của cô và xin cám ơn về những gì nhóm của cô đang làm, và cho phép tôi đưa ra một vài ý kiến cho nhóm: vào Ngày Phán Xét, chúng ta vốn biết chúng ta sẽ bị phán xét. Điều này được viết tại chương 25 Tin Mừng Thánh Mátthêu. Khi Chúa Giêsu hỏi cô: “Ta đói, con có cho Ta ăn không?” Cô sẽ trả lời “Thưa có”… “và khi Ta là người tỵ nạn, con có giúp Ta không?”, “thưa có”. Do đó, tôi khen ngợi cô, cô đã đáp đúng bài thi! Và tôi cũng muốn nói một điều về tuổi trẻ đang rảnh rỗi. Tôi nghĩ điều đang rất khẩn trương, nhất là đối với các dòng tu có sứ mệnh giáo dục, nhưng cũng đối với người giáo dân nữa, là phải đầu tư vào các khóa học, vào những trường khẩn trương dạy ngắn hạn. Nếu một người trẻ rảnh rỗi học được việc nấu ăn hay làm thợ ống nước trong sáu tháng để có khả năng làm những công việc nhỏ: luôn luôn có những mái nhà phải sửa chữa, hay làm thợ sơn, thì với kinh nghiệm ấy họ sẽ dễ dàng tìm được việc làm hơn, dù chỉ là việc bán thời gian hay tạm thời. Anh ta sẽ có thể làm những công việc mà ta vốn coi là vặt vãnh và nhờ thế anh ta hết rảnh rỗi. Nay ta đang sống trong thời đại của nền giáo dục khẩn trương. Đó là điều Don Bosco vốn làm. Khi thấy số lượng lớn các trẻ em ngoài đường phố, Don Bosco nói: “phải có giáo dục”, nhưng ngài không đưa các em tới các lớp trung học ngay, mà tới các lớp dạy nghề. Nên ngài sắp xếp để một số thợ mộc và thợ ống nước dạy chúng một chút tay nghề, nhờ thế, chúng luôn có cách kiếm kế sinh nhai.
Bây giờ, tôi muốn kể một câu truyện về Don Bosco, ngay tại đây, gần Trastevere, nơi…
… Là khu nghèo nàn…
… Đúng, một khu rất nghèo, nhưng nay nó là khu hoàn toàn thời trang để người trẻ lui tới. Lúc ấy, Don Bosco ngồi xe thổ mộ do ngựa kéo, hay trong một xe hơi, tôi không biết nữa, và bị một ai đó liệng đá khiến cửa xe bị bể. Do đó, ngài bảo những người cùng đi dừng lại mà nói: “Đây là nơi chúng ta nên ở lại!” Cô thấy chưa, trước một hành vi tấn công, ngài đã coi đó như một cơ hội để giúp đỡ người ta, các trẻ em, các người trẻ chỉ biết phá phách. Và ngày nay, có một giáo xứ của dòng Salêdiêng tại địa điểm từng giáo dục thanh thiếu niên và trẻ em, với đủ trường học và nhiều điều khác. Và thế là ta nên trở lại với tuổi trẻ: điều quan trọng là phải đem lại cho tuổi trẻ ngày nay, nhất là những người không tìm được việc làm, một nền giáo dục khẩn trương trong một lãnhvực nào đó giúp họ kiếm được kế sinh nhai.
Còn 1 kỳ
Bài giảng tại Santa Marta: Hãy dõi theo con đường Thánh Giá , tránh xa các chước ma quỷ cám dỗ
Đặng Tự Do
03:55 15/09/2015
Nếu chúng ta muốn tiến tới “trên con đường đời sống Kitô”, chúng ta phải hạ mình xuống, như Chúa Giêsu đã làm trên Thánh Giá. Đây là thông điệp trọng tâm bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô vào sáng thứ Hai 14 tháng 9 trong Thánh Lễ Suy Tôn Thánh Giá tại nhà nguyện Santa Marta, cùng với sự tham dự của các Hồng Y thuộc nhóm 9 vị Hồng Y cố vấn đang họp tại Vatican cho đến ngày 16 tháng 9.
Bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô đã dựa trên bài đọc trong ngày kể về con rắn trong sa mạc và những cám dỗ mà ma quỷ quyến rũ chúng ta để rồi tiêu diệt chúng ta. Ngài lưu ý rằng nhân vật chính trong dụ ngôn này là một con rắn, là ma quỷ, là “đứa xảo quyệt và có tài quyến rũ”.
Kinh Thánh nói thêm với chúng ta rằng “ma quỷ là một đứa dối trá, hay ghen ghét, và vì sự ghen tị của ma quỷ, tội lỗi đã lẻn vào thế gian. Tài cám dỗ chúng ta của ma quỷ triệt hạ chúng ta.”
Đức Thánh Cha cảnh báo: “Ma quỷ hứa hẹn nhiều điều, nhưng đến lúc chúng ta tỉnh ngộ giá phải trả là rất cao.”
Đề cập đến Thánh Phaolô, là người đã nổi giận nói với các Kitô hữu thành Galát rằng “Hỡi những người Galát ngu xuẩn, ai đã mê hoặc anh em là những người đã được thấy hình ảnh Đức Giêsu Kitô chịu đóng đinh vào thập giá phơi bày ra trước mắt?. . Anh em ngu xuẩn như thế sao?.. Bấy nhiêu kinh nghiệm anh em đã trải qua, lại uổng công sao?” (Thư Galát 3:1-4), Đức Thánh Cha nói họ đã bị con rắn này làm cho hư hỏng. Điều này, Đức Thánh Cha nhận xét rằng, không có gì là lạ; người dân Israel ý thức được điều đó.
Đức Giáo Hoàng sau đó đã đề cập đến câu chuyện Chúa nói với ông Môsê, “hãy làm một con rắn bằng đồng và những ai [bị rắn cắn] ngước nhìn lên nó sẽ được cứu”. Điều này, Đức Thánh Cha giải thích rằng cũng là “một lời tiên tri, một lời hứa không phải là dễ hiểu”. Đó là lý do tại sao Chúa Giêsu nói với ông Nicôđêmô, "Như ông Môise treo con rắn trong sa mạc lên, cũng thế Con Người cũng sẽ bị treo lên, để ai tin vào Ngài thì được sự sống đời đời.”
Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh rằng con rắn bằng đồng tiêu biểu cho Chúa Giêsu, Đấng đã phải chịu treo trên thập giá.
“Tại sao Chúa chọn hình ảnh thê thảm và xấu xí này. Đơn giản bởi vì Ngài đã đến để gánh lên trên vai mình tất cả tội lỗi của chúng ta, và Ngài đã trở thành tội nhân lớn nhất mà chẳng hề mắc bất cứ tội lỗi nào. Thánh Phaolô nói với chúng ta: ‘Đấng chẳng hề biết tội là gì, thì Thiên Chúa đã biến Người thành hiện thân của tội lỗi vì chúng ta, để làm cho chúng ta nên công chính trong Người.’ (2 Côrintô 5:21). Khi chấp nhận hình ảnh thê thảm và xấu xí ấy, Ngài trở thành con rắn đồng, thành hiện thân của tội lỗi để cứu chúng ta. Đây là thông điệp của Phụng vụ Lời Chúa ngày hôm nay, đây là con đường của Chúa Giêsu.”
“Con đường của Ngài là trở thành phàm nhân giữa chúng ta và gánh lấy mọi tội lỗi của chúng ta lên chính mình. Và Thánh Phaolô giải thích với dân thành Philipphê, là những người mà ông rất thương mến: ‘Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, và chết trên cây thập tự.’
Con đường của Chúa Giêsu là “trút bỏ chính mình, Đấng vốn chẳng biết tội lỗi trở nên tội lỗi vì chúng ta. Ngài đã trở nên xấu xí như con rắn.”
Đức Thánh Cha nhận xét rằng:
“Chúng ta thường nhìn thấy những bức tranh đẹp mô tả lúc Chúa Giêsu chịu treo trên thập giá, nhưng thực tế khác rất xa. Thân thể Ngài đã bị rách nát và đẫm máu bởi tội lỗi của chúng ta. Đây là con đường Chúa đã chọn để đánh bại con rắn theo đường lối của mình. Chúng ta phải nhìn vào Thập Giá của Chúa Giêsu, không phải vào những đường nét nghệ thuật, vào những bức tranh đẹp, nhưng vào thực tế. Và chúng ta phải hướng nhìn vào con đường của Ngài, và nhìn vào Thiên Chúa, là Đấng tiêu diệt chính mình, là Đấng đã cúi xuống để cứu chúng ta.”
Đức Thánh Cha kết luận bài giảng của ngài với những lời như sau: “Con đường của người Kitô hữu là nếu ai muốn tiến trên con đường đời sống Kitô, người ấy phải biết tự hạ mình như Chúa Giêsu. Đó là con đường của sự khiêm nhường, vâng, điều đó cũng có nghĩa là người ấy phải gánh lấy nhục nhã vào mình như Chúa Giêsu đã làm.”
Bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô đã dựa trên bài đọc trong ngày kể về con rắn trong sa mạc và những cám dỗ mà ma quỷ quyến rũ chúng ta để rồi tiêu diệt chúng ta. Ngài lưu ý rằng nhân vật chính trong dụ ngôn này là một con rắn, là ma quỷ, là “đứa xảo quyệt và có tài quyến rũ”.
Kinh Thánh nói thêm với chúng ta rằng “ma quỷ là một đứa dối trá, hay ghen ghét, và vì sự ghen tị của ma quỷ, tội lỗi đã lẻn vào thế gian. Tài cám dỗ chúng ta của ma quỷ triệt hạ chúng ta.”
Đức Thánh Cha cảnh báo: “Ma quỷ hứa hẹn nhiều điều, nhưng đến lúc chúng ta tỉnh ngộ giá phải trả là rất cao.”
Đề cập đến Thánh Phaolô, là người đã nổi giận nói với các Kitô hữu thành Galát rằng “Hỡi những người Galát ngu xuẩn, ai đã mê hoặc anh em là những người đã được thấy hình ảnh Đức Giêsu Kitô chịu đóng đinh vào thập giá phơi bày ra trước mắt?. . Anh em ngu xuẩn như thế sao?.. Bấy nhiêu kinh nghiệm anh em đã trải qua, lại uổng công sao?” (Thư Galát 3:1-4), Đức Thánh Cha nói họ đã bị con rắn này làm cho hư hỏng. Điều này, Đức Thánh Cha nhận xét rằng, không có gì là lạ; người dân Israel ý thức được điều đó.
Đức Giáo Hoàng sau đó đã đề cập đến câu chuyện Chúa nói với ông Môsê, “hãy làm một con rắn bằng đồng và những ai [bị rắn cắn] ngước nhìn lên nó sẽ được cứu”. Điều này, Đức Thánh Cha giải thích rằng cũng là “một lời tiên tri, một lời hứa không phải là dễ hiểu”. Đó là lý do tại sao Chúa Giêsu nói với ông Nicôđêmô, "Như ông Môise treo con rắn trong sa mạc lên, cũng thế Con Người cũng sẽ bị treo lên, để ai tin vào Ngài thì được sự sống đời đời.”
Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh rằng con rắn bằng đồng tiêu biểu cho Chúa Giêsu, Đấng đã phải chịu treo trên thập giá.
“Tại sao Chúa chọn hình ảnh thê thảm và xấu xí này. Đơn giản bởi vì Ngài đã đến để gánh lên trên vai mình tất cả tội lỗi của chúng ta, và Ngài đã trở thành tội nhân lớn nhất mà chẳng hề mắc bất cứ tội lỗi nào. Thánh Phaolô nói với chúng ta: ‘Đấng chẳng hề biết tội là gì, thì Thiên Chúa đã biến Người thành hiện thân của tội lỗi vì chúng ta, để làm cho chúng ta nên công chính trong Người.’ (2 Côrintô 5:21). Khi chấp nhận hình ảnh thê thảm và xấu xí ấy, Ngài trở thành con rắn đồng, thành hiện thân của tội lỗi để cứu chúng ta. Đây là thông điệp của Phụng vụ Lời Chúa ngày hôm nay, đây là con đường của Chúa Giêsu.”
“Con đường của Ngài là trở thành phàm nhân giữa chúng ta và gánh lấy mọi tội lỗi của chúng ta lên chính mình. Và Thánh Phaolô giải thích với dân thành Philipphê, là những người mà ông rất thương mến: ‘Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, và chết trên cây thập tự.’
Con đường của Chúa Giêsu là “trút bỏ chính mình, Đấng vốn chẳng biết tội lỗi trở nên tội lỗi vì chúng ta. Ngài đã trở nên xấu xí như con rắn.”
Đức Thánh Cha nhận xét rằng:
“Chúng ta thường nhìn thấy những bức tranh đẹp mô tả lúc Chúa Giêsu chịu treo trên thập giá, nhưng thực tế khác rất xa. Thân thể Ngài đã bị rách nát và đẫm máu bởi tội lỗi của chúng ta. Đây là con đường Chúa đã chọn để đánh bại con rắn theo đường lối của mình. Chúng ta phải nhìn vào Thập Giá của Chúa Giêsu, không phải vào những đường nét nghệ thuật, vào những bức tranh đẹp, nhưng vào thực tế. Và chúng ta phải hướng nhìn vào con đường của Ngài, và nhìn vào Thiên Chúa, là Đấng tiêu diệt chính mình, là Đấng đã cúi xuống để cứu chúng ta.”
Đức Thánh Cha kết luận bài giảng của ngài với những lời như sau: “Con đường của người Kitô hữu là nếu ai muốn tiến trên con đường đời sống Kitô, người ấy phải biết tự hạ mình như Chúa Giêsu. Đó là con đường của sự khiêm nhường, vâng, điều đó cũng có nghĩa là người ấy phải gánh lấy nhục nhã vào mình như Chúa Giêsu đã làm.”
Các cuộc gặp gỡ giữa các triều đại Giáo Hoàng và các tổng thống Hoa Kỳ
Thúy Vy
09:11 15/09/2015
Vị Tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên gặp gỡ một vị Giáo Hoàng là Woodrow Wilson. Ông gặp Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 15 tại Vatican vào năm 1919. Mãi cho đến 40 năm sau, một cuộc gặp gỡ như thế mới xảy ra. Năm 1959, Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII và Tổng thống Dwight Eisenhower gặp gỡ nhau.
Kể từ khi đó, các cuộc thăm viếng trở thành một truyền thống. Hầu như mọi tổng thống kể từ tổng thống Eisenhower đã tổ chức nhiều cuộc họp với các vị đứng đầu Giáo Hội Công Giáo.
Tổng thống Công Giáo duy nhất cho đến nay của Hoa Kỳ là John F. Kennedy đã viếng thăm Đức Giáo Hoàng Phaolô VI tại điện Vatican. Hai năm sau, Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã trở thành vị Giáo Hoàng đầu tiên đến thăm Hoa Kỳ. Tại đó, Ngài đã gặp gỡ người kế nhiệm của John F. Kennedy, là tổng thống Lyndon B. Johnson ở New York.
Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã thay đổi các mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Vatican. Quan hệ chính thức giữa hai quốc gia Vatican và Hoa Kỳ được thiết lập dưới thời chính quyền Reagan, và Đức Giáo Hoàng người Ba Lan đã có 15 lần hội họp gặp gỡ với nhiều đời tổng thống.
Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, cũng là người đầu tiên đến thăm tòa Bạch Ốc, khi Ngài gặp Tổng thống Jimmy Carter vào năm 1979.
Năm 2008, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã có một buổi sinh nhật nổi tiếng được tổ chức tại tòa Bạch Ốc. Ngài được mời tham dự một buổi hòa nhạc cổ điển và được tổng thống George W. Bush tặng một cái bánh sinh nhật đặc biệt
Người kế vị của tổng thống Bush, Barack Obama, chỉ mới gặp gỡ Đức Giáo Hoàng Phanxico có một lần. Nhưng đã có vài lần tổng thống Barack Obama công khai đánh giá cao Đức Giáo Hoàng. Cả hai vị sẽ làm cho mối quan hệ gắn bó giữa hai bên chặt chẽ hơn khi Đức Giáo Hoàng và tổng thống có một cuộc họp thân mật bên trong phòng Bầu dục.
Đại Hội Thiếu Nhi Thánh Thể Toàn Cầu 2015 tại Roma
Lm. FX Nguyễn Thanh Bình, SVD
09:41 15/09/2015
Đại Hội Thiếu Nhi Thánh Thể Toàn Cầu 2015
Đại Hội Thiếu Nhi Thánh Thể thể giới mừng lễ kỷ niệm 100 năm thành lập Phong Trào được diễn ra từ ngày 4 đến ngày 10 tháng 8 năm 2015 tại Roma. Lần đầu tiên trong lịch sử kể từ khi được thành lập vào năm 1915, Đại Hội triệu tập được 1.500 thành viên từ 35 quốc gia trên thế giới.
Xem Hình
TNTT được bắt nguồn từ Hội Tông Đồ cầu nguyện (HTĐ-CN) và được thành lập vào năm 1915 tại Pháp bởi linh mục Albert Bessières, SJ. Sau đó HTĐ-CN được lan tràn trên thế giới và sang Việt Nam năm 1929. Khi đến Việt Nam Hội Tông Đồ Cầu Nguyện được đổi tên thành Hội Nghĩa Binh Thánh Thể. Sau nhiều năm sinh hoạt và để được biến đổi cho thích hợp với hoàn cảnh xã hội và tuổi trẻ theo thời đại, Hội Nghĩa Binh Thánh Thể được đổi tên thành Thiếu Nhi Thánh Thể vào năm 1964.
Phong Trào TNTT được lớn mạnh trong cả nước do sự đầy mạnh của tất cả các Giám Mục địa phận trong nước. Đang trên đà phát triển phồn thịnh thì biến cố 1975 xảy đển khiến cho Phong Trào bị ngưng hoạt động. Tuy nhiên Phong Trào không chết nhưng như hạt cải được vùi sâu trong lòng đất, luôn luân lưu trong giòng máu qúy Cha Tuyên ủy và các Huynh trưởng, được nẩy mầm và tiếp tục lan tràn qua các trại tị nạn và sau cùng đến đất Canada, Hoa Kỳ, Pháp, Úc Châu, v.v... theo làn sóng tị nạn.
Về phương diện tâm linh Phong Trào là cái phao cứu vớt bao nhiêu trẻ em bị trôi dạt trên biển đời tị nạn và là mái ấm gia đình nuôi dưỡng các em trẻ trong cuộc sống chia lìa mái ấm gia đình và quê hương. Phong Trào luôn luôn là mái ấm gia đình nuôi dưỡng và bảo vệ đời sống nhân bản và đạo đức cho giới trẻ trong thời đại mới.
Nơi nào có cộng đồng Việt Nam là nơi đó có TNTT. Ngay từ bước đầu khi các nhóm tị nạn bước chân đến Hoa Kỳ, các cộng đoàn bắt đầu gầy dựng lại Phong Trào TNTT tại các địa phương nhưng chưa được lớn mạnh. Mãi cho đến năm 1984, dịp Đại Hội Liên Đoàn Công Giáo Viết Nam tại Hoa Kỳ, Ban Chấp Hành Trung Ương được thành lập tại thành phố New Orleans, tiểu bang Loussiana, nơi có cộng đồng Công Giáo mạnh nhất thời bấy giờ. Tuy gặp nhiều khó khăn trong hoản cảnh tị nạn buổi ban đầu, Phong Trào luôn có dấu chỉ lớn mạnh vì tinh thần hy sinh dấn thân hoạt động của các thành viên kỳ cựu rất cao độ. Kề từ năm 1984 cho đến nay, Phong Trào luôn trên đà phát triển không ngừng tuy đường đời trải qua những lúc thăng trầm theo định luật của cuộc sống. Trong suốt thời gian dài từ 1929 đến 2011, Phong Trào TNTT Việt Nam sinh hoạt độc lập và không có sự liên lạc với các TNTT trên thế giới và cũng không một ai nghĩ rằng có TNTT nào khác trên thế giới.
Bỗng dựng năm 2011 Văn Phòng TNTT nhận được lá thư mời từ Văn Phòng TNTT quốc tế triệu tập Đại Hội TNTT thế giới lần đầu tiên tại nước Á Căn Đình. Trong dịp đó có 200 thành viên đại diện 30 nước đến tham dự. Tại Hoa Kỳ có ba linh mục và hai thành viên của Ban Chấp Hành Trung Ương tham dự. Đó là lần đầu tiên trong lịch sử Phong Trào TNTT Việt Nam được liên kết với các nước bạn trên thế giới. Cuộc họp tại Á Căn Đình là bước đầu để chuẩn bị cho Đại Hội TNTT thế giới lần II tại Roma vừa qua.
TNTT Việt Nam tại Hoa Kỳ đóng góp một phần lớn về mặt tinh thần trong Đại Hội TNTT thế giới năm 2015 vừa qua. Thành phần đại diện gồm có 150 Huynh Trưởng và Đoàn Sinh với sự hướng dẫn của Cha Tổng Tuyên Úy FX Nguyễn Thanh Bình, SVD, Cha Phó Tổng Tuyên Úy Quản Trị Phêrô Nguyễn Trọng Hiếu, SVD, và Cha Phó Tổng Tuyên Úy Nghiên Huấn FX Trần Anh Vũ, SCJ. Thành phần đại diện đông nhất trong Đại Hội là nước Ý, gồm 600 tham dự viên. Nếu không tính nước Ý là nước chủ nhà, TNTT Hoa Kỳ có con số đại diện đông nhất.
Chị Phó Chủ Tịch Quản Trị, Maria Gorreti Hồ Tân Uyên và anh Phó Chủ Tịch Nghiên Huấn Đaminh Hoàng Công Thái Dương được mời gọi chia sẻ và dạy khóa về sinh hoạt trong Phong Trào cho nhóm Anh Ngữ. Qua hai ngày học hỏi và trao đổi với nhau cho thấy TNTT Việt Nam có một lực lượng hùng hậu và cơ cấu sinh hoạt tổ chức chặt chẽ nhất so với nhiều nước bạn. TNTT Việt Nam thật sự được lớn mạnh trong nguồn gốc và căn tính của người TNTT. Các em mang đồng phục chính tể trong các nghi thức khai mạc, kết thúc, cũng như trong các cuộc hội họp khác. Các nước bạn thiếu hẳn những hình thức này; họ không mang đồng phục vì họ không có nhiều thành viên và vì thế không có tổ chức quy mô như TNTT tại Hoa Kỳ. Các em TNTT Việt Nam tham dự các thánh lễ một cách nghiêm trang cung kính làm cho nhiều Cha Tuyên Úy các nước bạn gật đầu tỏ vẻ ngưỡng mộ. Thái độ nghiêm trang giữa đám đông cho thấy các em TNTT Việt Nam được lớn mạnh trong kỷ luật và giáo dục. Điều này đáng nói lên niềm tự hào về văn hóa truyền thống và lối sống đạo của người Việt Nam.
Cách sinh hoạt của các nước bạn trong Đại Hội thoải mái và nhẹ về nghi thức và nghi lễ. Trang phục trong các nghi lễ là quần đùi và áo thun sát cánh để thoải mái trong thời tiết nóng. Đa số họ sinh ra trong nền văn hóa giàu âm nhạc và vì thế trong các buổi hội họp họ tạo sự náo nhiệt qua những bản nhạc vui tươi sống động.
Chương trình Đại Hội gồm có hai ngày học hỏi và được chia nhóm theo từng ngôn ngữ. Các thành viên có cơ hội thể hiện tình giao hữu và trao cho nhau tinh thần sống của người TNTT. Rât nhiều nhóm bạn còn chưa biết gì về TNTT vì họ mới được thành lập. Có một số nước bạn mới tham dự Đại Hội TNTT lần đầu tiên trong đời và vì thế đối với họ TNTT còn xa lạ và mới mẻ.
Ngoài hai ngày học hỏi, các tham dự viên có thêm được hai ngày được các hướng dẫn viên dẫn đi bộ theo các con đường trong thành phố Roma để tham quan những địa danh và các nhà thờ. Tuy đi đường không tránh khỏi sự mệt mỏi và khát nước giữa mùa hè tháng Tám của Roma, nhưng tinh thần phấn khởi vui tươi làm cho cơn mệt nhọc biến tan nhanh chóng. Niềm vui tột đỉnh trong các chuyến tham quan bên ngoài là ngày diện kiến Đức Thánh Cha. Ngày đó ai ai cũng phấn khởi vui tươi để mong chờ giây phút gặp gỡ Đức Thánh Cha vì đây là cơ hội hiếm có trong đời người.
Đêm cuối cùng của Đại Hội là đêm văn hóa. Đại diện các nước trình diễn những điệu múa dân ca của từng địa phương giúp tham dự viên cảm nghiệm về sự đa dạng của văn hóa thế giới và từ đó gây mối thân thiện hơn. Tám em TNTT đoàn Andrê Dũng Lạc Miền Nam tại Houston trình diễn màn múa “Người Từ Phương Bắc” trong những chiếc áo ba tà màu sắc với nét đẹp văn hóa Miền Bắc gây được nhiều sự chú ý và ngưỡng mộ của khán giả.
Đêm trình diễn văn hóa cũng là đêm kết thúc năm ngày Đại Hội. Mọi thành phần tham dự cảm thấy luyến tiếc bùi ngùi trước giờ phút chia tay. Từng nhóm năm bảy người xúm lại trao cho nhau quà kỷ niệm cá nhân và những tấm hình selfie thời đại.
Giờ phút sau cùng để lại nhiều hứa hẹn cho lần tới mặc dù chưa biết sẽ gặp nhau nơi nào. Với kỹ thuật hiện đại như facebook, chắc chắn các nước sẽ được liên kết với nhau cách chặt chẽ hơn. Mọi người ra về trong phấn khởi và vui tươi nhưng kèm theo tí bùi ngùi. Đại Hội mừng kỷ một trăm năm thành lập Phong Trào là một kỷ niệm khắc ghi sâu đậm khó phai tàn trong đời người Thiếu Nhi Thánh Thể.
Ước mong năm 2029 dịp kỷ niệm 100 TNTT hiện diện tại Việt Nam, đất nước VN chúng ta có thể sẵn sàng chào đón TNTT khắp nơi trên thế giới cùng đến với quê hương thân yêu hình chữ S thật sự hài hòa, thanh bình và thịnh vượng.
Đại Hội Thiếu Nhi Thánh Thể thể giới mừng lễ kỷ niệm 100 năm thành lập Phong Trào được diễn ra từ ngày 4 đến ngày 10 tháng 8 năm 2015 tại Roma. Lần đầu tiên trong lịch sử kể từ khi được thành lập vào năm 1915, Đại Hội triệu tập được 1.500 thành viên từ 35 quốc gia trên thế giới.
Xem Hình
TNTT được bắt nguồn từ Hội Tông Đồ cầu nguyện (HTĐ-CN) và được thành lập vào năm 1915 tại Pháp bởi linh mục Albert Bessières, SJ. Sau đó HTĐ-CN được lan tràn trên thế giới và sang Việt Nam năm 1929. Khi đến Việt Nam Hội Tông Đồ Cầu Nguyện được đổi tên thành Hội Nghĩa Binh Thánh Thể. Sau nhiều năm sinh hoạt và để được biến đổi cho thích hợp với hoàn cảnh xã hội và tuổi trẻ theo thời đại, Hội Nghĩa Binh Thánh Thể được đổi tên thành Thiếu Nhi Thánh Thể vào năm 1964.
Phong Trào TNTT được lớn mạnh trong cả nước do sự đầy mạnh của tất cả các Giám Mục địa phận trong nước. Đang trên đà phát triển phồn thịnh thì biến cố 1975 xảy đển khiến cho Phong Trào bị ngưng hoạt động. Tuy nhiên Phong Trào không chết nhưng như hạt cải được vùi sâu trong lòng đất, luôn luân lưu trong giòng máu qúy Cha Tuyên ủy và các Huynh trưởng, được nẩy mầm và tiếp tục lan tràn qua các trại tị nạn và sau cùng đến đất Canada, Hoa Kỳ, Pháp, Úc Châu, v.v... theo làn sóng tị nạn.
Về phương diện tâm linh Phong Trào là cái phao cứu vớt bao nhiêu trẻ em bị trôi dạt trên biển đời tị nạn và là mái ấm gia đình nuôi dưỡng các em trẻ trong cuộc sống chia lìa mái ấm gia đình và quê hương. Phong Trào luôn luôn là mái ấm gia đình nuôi dưỡng và bảo vệ đời sống nhân bản và đạo đức cho giới trẻ trong thời đại mới.
Nơi nào có cộng đồng Việt Nam là nơi đó có TNTT. Ngay từ bước đầu khi các nhóm tị nạn bước chân đến Hoa Kỳ, các cộng đoàn bắt đầu gầy dựng lại Phong Trào TNTT tại các địa phương nhưng chưa được lớn mạnh. Mãi cho đến năm 1984, dịp Đại Hội Liên Đoàn Công Giáo Viết Nam tại Hoa Kỳ, Ban Chấp Hành Trung Ương được thành lập tại thành phố New Orleans, tiểu bang Loussiana, nơi có cộng đồng Công Giáo mạnh nhất thời bấy giờ. Tuy gặp nhiều khó khăn trong hoản cảnh tị nạn buổi ban đầu, Phong Trào luôn có dấu chỉ lớn mạnh vì tinh thần hy sinh dấn thân hoạt động của các thành viên kỳ cựu rất cao độ. Kề từ năm 1984 cho đến nay, Phong Trào luôn trên đà phát triển không ngừng tuy đường đời trải qua những lúc thăng trầm theo định luật của cuộc sống. Trong suốt thời gian dài từ 1929 đến 2011, Phong Trào TNTT Việt Nam sinh hoạt độc lập và không có sự liên lạc với các TNTT trên thế giới và cũng không một ai nghĩ rằng có TNTT nào khác trên thế giới.
Bỗng dựng năm 2011 Văn Phòng TNTT nhận được lá thư mời từ Văn Phòng TNTT quốc tế triệu tập Đại Hội TNTT thế giới lần đầu tiên tại nước Á Căn Đình. Trong dịp đó có 200 thành viên đại diện 30 nước đến tham dự. Tại Hoa Kỳ có ba linh mục và hai thành viên của Ban Chấp Hành Trung Ương tham dự. Đó là lần đầu tiên trong lịch sử Phong Trào TNTT Việt Nam được liên kết với các nước bạn trên thế giới. Cuộc họp tại Á Căn Đình là bước đầu để chuẩn bị cho Đại Hội TNTT thế giới lần II tại Roma vừa qua.
TNTT Việt Nam tại Hoa Kỳ đóng góp một phần lớn về mặt tinh thần trong Đại Hội TNTT thế giới năm 2015 vừa qua. Thành phần đại diện gồm có 150 Huynh Trưởng và Đoàn Sinh với sự hướng dẫn của Cha Tổng Tuyên Úy FX Nguyễn Thanh Bình, SVD, Cha Phó Tổng Tuyên Úy Quản Trị Phêrô Nguyễn Trọng Hiếu, SVD, và Cha Phó Tổng Tuyên Úy Nghiên Huấn FX Trần Anh Vũ, SCJ. Thành phần đại diện đông nhất trong Đại Hội là nước Ý, gồm 600 tham dự viên. Nếu không tính nước Ý là nước chủ nhà, TNTT Hoa Kỳ có con số đại diện đông nhất.
Chị Phó Chủ Tịch Quản Trị, Maria Gorreti Hồ Tân Uyên và anh Phó Chủ Tịch Nghiên Huấn Đaminh Hoàng Công Thái Dương được mời gọi chia sẻ và dạy khóa về sinh hoạt trong Phong Trào cho nhóm Anh Ngữ. Qua hai ngày học hỏi và trao đổi với nhau cho thấy TNTT Việt Nam có một lực lượng hùng hậu và cơ cấu sinh hoạt tổ chức chặt chẽ nhất so với nhiều nước bạn. TNTT Việt Nam thật sự được lớn mạnh trong nguồn gốc và căn tính của người TNTT. Các em mang đồng phục chính tể trong các nghi thức khai mạc, kết thúc, cũng như trong các cuộc hội họp khác. Các nước bạn thiếu hẳn những hình thức này; họ không mang đồng phục vì họ không có nhiều thành viên và vì thế không có tổ chức quy mô như TNTT tại Hoa Kỳ. Các em TNTT Việt Nam tham dự các thánh lễ một cách nghiêm trang cung kính làm cho nhiều Cha Tuyên Úy các nước bạn gật đầu tỏ vẻ ngưỡng mộ. Thái độ nghiêm trang giữa đám đông cho thấy các em TNTT Việt Nam được lớn mạnh trong kỷ luật và giáo dục. Điều này đáng nói lên niềm tự hào về văn hóa truyền thống và lối sống đạo của người Việt Nam.
Cách sinh hoạt của các nước bạn trong Đại Hội thoải mái và nhẹ về nghi thức và nghi lễ. Trang phục trong các nghi lễ là quần đùi và áo thun sát cánh để thoải mái trong thời tiết nóng. Đa số họ sinh ra trong nền văn hóa giàu âm nhạc và vì thế trong các buổi hội họp họ tạo sự náo nhiệt qua những bản nhạc vui tươi sống động.
Chương trình Đại Hội gồm có hai ngày học hỏi và được chia nhóm theo từng ngôn ngữ. Các thành viên có cơ hội thể hiện tình giao hữu và trao cho nhau tinh thần sống của người TNTT. Rât nhiều nhóm bạn còn chưa biết gì về TNTT vì họ mới được thành lập. Có một số nước bạn mới tham dự Đại Hội TNTT lần đầu tiên trong đời và vì thế đối với họ TNTT còn xa lạ và mới mẻ.
Ngoài hai ngày học hỏi, các tham dự viên có thêm được hai ngày được các hướng dẫn viên dẫn đi bộ theo các con đường trong thành phố Roma để tham quan những địa danh và các nhà thờ. Tuy đi đường không tránh khỏi sự mệt mỏi và khát nước giữa mùa hè tháng Tám của Roma, nhưng tinh thần phấn khởi vui tươi làm cho cơn mệt nhọc biến tan nhanh chóng. Niềm vui tột đỉnh trong các chuyến tham quan bên ngoài là ngày diện kiến Đức Thánh Cha. Ngày đó ai ai cũng phấn khởi vui tươi để mong chờ giây phút gặp gỡ Đức Thánh Cha vì đây là cơ hội hiếm có trong đời người.
Đêm cuối cùng của Đại Hội là đêm văn hóa. Đại diện các nước trình diễn những điệu múa dân ca của từng địa phương giúp tham dự viên cảm nghiệm về sự đa dạng của văn hóa thế giới và từ đó gây mối thân thiện hơn. Tám em TNTT đoàn Andrê Dũng Lạc Miền Nam tại Houston trình diễn màn múa “Người Từ Phương Bắc” trong những chiếc áo ba tà màu sắc với nét đẹp văn hóa Miền Bắc gây được nhiều sự chú ý và ngưỡng mộ của khán giả.
Đêm trình diễn văn hóa cũng là đêm kết thúc năm ngày Đại Hội. Mọi thành phần tham dự cảm thấy luyến tiếc bùi ngùi trước giờ phút chia tay. Từng nhóm năm bảy người xúm lại trao cho nhau quà kỷ niệm cá nhân và những tấm hình selfie thời đại.
Giờ phút sau cùng để lại nhiều hứa hẹn cho lần tới mặc dù chưa biết sẽ gặp nhau nơi nào. Với kỹ thuật hiện đại như facebook, chắc chắn các nước sẽ được liên kết với nhau cách chặt chẽ hơn. Mọi người ra về trong phấn khởi và vui tươi nhưng kèm theo tí bùi ngùi. Đại Hội mừng kỷ một trăm năm thành lập Phong Trào là một kỷ niệm khắc ghi sâu đậm khó phai tàn trong đời người Thiếu Nhi Thánh Thể.
Ước mong năm 2029 dịp kỷ niệm 100 TNTT hiện diện tại Việt Nam, đất nước VN chúng ta có thể sẵn sàng chào đón TNTT khắp nơi trên thế giới cùng đến với quê hương thân yêu hình chữ S thật sự hài hòa, thanh bình và thịnh vượng.
Sứ điệp ĐTC gửi Ngày Quốc Tế các Bệnh Nhân
Linh Tiến Khải
11:18 15/09/2015
VATICĂNG: Sáng hôm qua Lễ Đức Mẹ Sầu Bi, Tòa Thánh đã công bố sứ điệp ĐTC gửi Ngày Quốc Tế các Bệnh Nhân 11 tháng 2 năm 2016 với đề tài: “Tín thác nơi Chúa Giêsu từ bi như Mẹ Maria: Bất cứ gì Ngài nói với anh em, hãy cứ làm”.
Sứ điệp của ĐTC trả lời cho câu hỏi mà người bệnh, đặc biệt là bệnh nặng, thường đưa ra “Tại sao lại là tôi?” Bệnh tật khiến cho chúng ta bị khủng hoảng và dễ bị cám dỗ rơi vào thất vọng và nổi loạn, vì nghĩ rằng đã mất mọi sự. Nhưng chính trong các lúc ấy đức tin vén mở cho chúng ta thấy tiềm năng tích cực của bệnh tật. Đức tin không làm cho bệnh tật hay khổ đau biến mất, nhưng cung cấp cho chúng ta một chìa khóa đọc hiểu, qua đó có thể khám phá ra ý nghĩa sâu xa của điều chúng ta sống. Và Mẹ Maria Mẹ Thiên Chúa, “chuyên viên sự sống”, trao ban chìa khóa đó cho chúng ta, giúp chúng ta tiến tới gần Chúa Giêsu hơn.
Tiếp tục sứ điêp ĐTC suy tư trình thuật tiệc cưới tại làng Cana, và định nghĩa nó là hình ảnh của Giáo Hội có Chúa Giêsu thương xót ở giữa, chung quanh có các môn đệ và Đức Mẹ là “quan phòng và cầu nguyện”, là “Mẹ được an ủi ủi an con cái Mẹ”, là “phụ nữ sốt sắng có con mắt thức tỉnh và tốt lành” và “có con tim hiền mẫu tràn đầy lòng thương xót”. Trong sự ân cần của Mẹ phản ánh lòng dịu hiền của Thiên Chúa, cũng là sự dịu hiền chúng ta tìm thấy nơi biết bao nhiêu người săn sóc các bệnh nhân và biết đón nhận các nhu cầu, kể cả những nhu cầu khó có thể nhận ra, bởi vì họ nhìn với con mắt đầy tình yêu”. ĐTC nhắc đến các bà mẹ ngồi bên cạnh đầu giường của con cái đau yếu, con cái săn sóc cha mẹ già, các cháu ở bên cạnh ông bà: tất cả đều tín thác nơi bàn tay của Đức Mẹ. Chúng ta xin gì cho những người thân yêu của chúng ta? Dĩ nhiên là sức khỏe, bởi vì chính Chúa Giêsu đã biểu lộ Nước Thiên Chúa qua các vụ chữa lành bệnh tật. Nhưng chúng ta cũng xin cái gì lớn lao hơn nữa: chúng ta xin sự bình an, một sự thanh thản của cuộc sống phát xuất từ con tim và là ơn của Thiên Chúa.
Trong sứ điệp ĐTC cũng chú ý đến các gia nhân của tiệc cưới làng Cana, những người múc nước đổ đầy chum mà Chúa Kitô biến thành rượu. Họ là “những người vô danh”, nhưng dậy cho chúng ta biết bao nhiêu điều, bởi vị họ vâng lời cách quảng đại và làm ngay và làm tốt điều họ được xin làm, mà không kêu ca và không tính toán. Điều này cho chúng ta biết rằng Chúa Giêsu tin tưởng nơi sư cộng tác của con người. Nó có thể là một việc phục vụ mệt nhọc và nặng nề, nhưng Chúa biến đổi nó thành cái gì thiên linh, bởi vì phục vụ tha nhân làm cho chúng ta trở nên giống Chúa Giêsu hơn mọi sự khác. Như thế chúng ta tất cả có thể là “bàn tay, cánh tay, con tim” giúp Thiên Chúa thành toàn các điều lạ lùng, thường dấu ẩn, và nếu chúng ta theo gương Mẹ Maria, thì Chúa Giêsu sẽ luôn luôn biến đổi nước cuộc sống chúng ta thành ruợu hảo hạng.
Hưóng nhìn về Năm Thánh Lòng Thương Xót và Ngày Quốc Tế các Bệnh Nhân sẽ được cử hành bên Thánh Địa, cũng như hai nữ tu con cái của vùng đất này đã được phong hiển thánh hồi tháng 5 năm nay, là thánh Maria Alfonsine Danil Ghattas và thánh Maria Chúa Giêsu bị đóng đinh Bouardy, ĐTC nhấn mạnh rằng mỗi nhà thương hay nhà săn sóc có thể là một dấu chỉ hữu hình và là nơi giúp thăng tiến nền văn hóa gặp gỡ và hoà bình, nơi bệnh tật, khổ đau cũng như sự trợ giúp chuyên nghiệp và huynh đệ góp phần vào việc chiến thắng mọi hạn hẹp và chia rẽ. ĐTC xin Mẹ Maria ghé mắt nhân từ hiền mẫu của Mẹ trên con người, đặc biệt trong những lúc khổ đau (SD 15-9-2015)
Linh Tiến Khải
Sứ điệp của ĐTC trả lời cho câu hỏi mà người bệnh, đặc biệt là bệnh nặng, thường đưa ra “Tại sao lại là tôi?” Bệnh tật khiến cho chúng ta bị khủng hoảng và dễ bị cám dỗ rơi vào thất vọng và nổi loạn, vì nghĩ rằng đã mất mọi sự. Nhưng chính trong các lúc ấy đức tin vén mở cho chúng ta thấy tiềm năng tích cực của bệnh tật. Đức tin không làm cho bệnh tật hay khổ đau biến mất, nhưng cung cấp cho chúng ta một chìa khóa đọc hiểu, qua đó có thể khám phá ra ý nghĩa sâu xa của điều chúng ta sống. Và Mẹ Maria Mẹ Thiên Chúa, “chuyên viên sự sống”, trao ban chìa khóa đó cho chúng ta, giúp chúng ta tiến tới gần Chúa Giêsu hơn.
Tiếp tục sứ điêp ĐTC suy tư trình thuật tiệc cưới tại làng Cana, và định nghĩa nó là hình ảnh của Giáo Hội có Chúa Giêsu thương xót ở giữa, chung quanh có các môn đệ và Đức Mẹ là “quan phòng và cầu nguyện”, là “Mẹ được an ủi ủi an con cái Mẹ”, là “phụ nữ sốt sắng có con mắt thức tỉnh và tốt lành” và “có con tim hiền mẫu tràn đầy lòng thương xót”. Trong sự ân cần của Mẹ phản ánh lòng dịu hiền của Thiên Chúa, cũng là sự dịu hiền chúng ta tìm thấy nơi biết bao nhiêu người săn sóc các bệnh nhân và biết đón nhận các nhu cầu, kể cả những nhu cầu khó có thể nhận ra, bởi vì họ nhìn với con mắt đầy tình yêu”. ĐTC nhắc đến các bà mẹ ngồi bên cạnh đầu giường của con cái đau yếu, con cái săn sóc cha mẹ già, các cháu ở bên cạnh ông bà: tất cả đều tín thác nơi bàn tay của Đức Mẹ. Chúng ta xin gì cho những người thân yêu của chúng ta? Dĩ nhiên là sức khỏe, bởi vì chính Chúa Giêsu đã biểu lộ Nước Thiên Chúa qua các vụ chữa lành bệnh tật. Nhưng chúng ta cũng xin cái gì lớn lao hơn nữa: chúng ta xin sự bình an, một sự thanh thản của cuộc sống phát xuất từ con tim và là ơn của Thiên Chúa.
Trong sứ điệp ĐTC cũng chú ý đến các gia nhân của tiệc cưới làng Cana, những người múc nước đổ đầy chum mà Chúa Kitô biến thành rượu. Họ là “những người vô danh”, nhưng dậy cho chúng ta biết bao nhiêu điều, bởi vị họ vâng lời cách quảng đại và làm ngay và làm tốt điều họ được xin làm, mà không kêu ca và không tính toán. Điều này cho chúng ta biết rằng Chúa Giêsu tin tưởng nơi sư cộng tác của con người. Nó có thể là một việc phục vụ mệt nhọc và nặng nề, nhưng Chúa biến đổi nó thành cái gì thiên linh, bởi vì phục vụ tha nhân làm cho chúng ta trở nên giống Chúa Giêsu hơn mọi sự khác. Như thế chúng ta tất cả có thể là “bàn tay, cánh tay, con tim” giúp Thiên Chúa thành toàn các điều lạ lùng, thường dấu ẩn, và nếu chúng ta theo gương Mẹ Maria, thì Chúa Giêsu sẽ luôn luôn biến đổi nước cuộc sống chúng ta thành ruợu hảo hạng.
Hưóng nhìn về Năm Thánh Lòng Thương Xót và Ngày Quốc Tế các Bệnh Nhân sẽ được cử hành bên Thánh Địa, cũng như hai nữ tu con cái của vùng đất này đã được phong hiển thánh hồi tháng 5 năm nay, là thánh Maria Alfonsine Danil Ghattas và thánh Maria Chúa Giêsu bị đóng đinh Bouardy, ĐTC nhấn mạnh rằng mỗi nhà thương hay nhà săn sóc có thể là một dấu chỉ hữu hình và là nơi giúp thăng tiến nền văn hóa gặp gỡ và hoà bình, nơi bệnh tật, khổ đau cũng như sự trợ giúp chuyên nghiệp và huynh đệ góp phần vào việc chiến thắng mọi hạn hẹp và chia rẽ. ĐTC xin Mẹ Maria ghé mắt nhân từ hiền mẫu của Mẹ trên con người, đặc biệt trong những lúc khổ đau (SD 15-9-2015)
Linh Tiến Khải
Vatican công bố danh tính các vị tham gia trong Thượng Hội Đồng Giám Mục sắp tới
Thúy Vy
20:36 15/09/2015
Sáng thứ Ba 14 tháng 9, Phòng Báo chí Tòa Thánh đã công bố danh tính tất cả những thành viên tham gia Thượng Hội Đồng Giám Mục khóa thường lệ kỳ thứ 14, bắt đầu vào ngày 4 tháng 10.
Trong danh sách này, Tòa Thánh đã cho biết danh tính của các vị Hồng Y, Giám Mục chủ tọa các phiên họp thượng hội đồng và các tham dự viên được đề cử bởi các Giám Mục của hơn 100 quốc gia.
Về phía Giáo Hội Việt Nam, hai nghị phụ chính thức là Đức Tổng Giám Mục Phaolô Bùi Văn Đọc của Tổng giáo phận Sàigòn, cũng là Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo, Giám Mục phụ tá giáo phận Xuân Lộc.
Danh sách mới, và đầy đủ này bao gồm đại diện của các Giáo Hội Công Giáo Đông phương, các vị đứng đầu các cơ quan thuộc giáo triều, các dự thính viên giáo dân, và 45 vị đã được đích thân Đức Giáo Hoàng Phanxicô mời.
Đức Hồng Y Donald W. Wuerl của Washington, Đức Hồng Y Timothy M. Dolan của New York, Đức Tổng Giám Mục Blase J. Cupich của Chicago, và Đức Giám Mục George V. Murry của Youngstown, Ohio đã chính thức được bổ sung vào danh sách các nghị phụ.
Như vậy cùng với 4 vị đã được Hội Đồng Giám Mục bầu trước đây, Hoa Kỳ sẽ có 8 vị tham dự Thượng Hội Đồng.
Những vị được chỉ định trước đây bởi Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ là Đức Tổng Giám mục Joseph E. Kurtz của Louisville và là Chủ tịch của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ; Đức Tổng Giám Mục Charles J. Chaput của Philadelphia; Đức Tổng Giám Mục José H. Gomez của Los Angeles và Đức Hồng Y Daniel N. Di Nardo Galveston-Houston, phó chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.
Trong số những vị được đích thân Đức Giáo Hoàng Phanxicô mời có các Đức Hồng Y Angelo Sodano, Godfried Danneels, Christoph Schönborn, Walter Kasper, Wilfrid Fox Napier, Oscar Andrés Rodríguez Maradiaga, Carlo Caffarra, và Luis Antonio Tagle.
Trong danh sách này, Tòa Thánh đã cho biết danh tính của các vị Hồng Y, Giám Mục chủ tọa các phiên họp thượng hội đồng và các tham dự viên được đề cử bởi các Giám Mục của hơn 100 quốc gia.
Về phía Giáo Hội Việt Nam, hai nghị phụ chính thức là Đức Tổng Giám Mục Phaolô Bùi Văn Đọc của Tổng giáo phận Sàigòn, cũng là Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo, Giám Mục phụ tá giáo phận Xuân Lộc.
Danh sách mới, và đầy đủ này bao gồm đại diện của các Giáo Hội Công Giáo Đông phương, các vị đứng đầu các cơ quan thuộc giáo triều, các dự thính viên giáo dân, và 45 vị đã được đích thân Đức Giáo Hoàng Phanxicô mời.
Đức Hồng Y Donald W. Wuerl của Washington, Đức Hồng Y Timothy M. Dolan của New York, Đức Tổng Giám Mục Blase J. Cupich của Chicago, và Đức Giám Mục George V. Murry của Youngstown, Ohio đã chính thức được bổ sung vào danh sách các nghị phụ.
Như vậy cùng với 4 vị đã được Hội Đồng Giám Mục bầu trước đây, Hoa Kỳ sẽ có 8 vị tham dự Thượng Hội Đồng.
Những vị được chỉ định trước đây bởi Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ là Đức Tổng Giám mục Joseph E. Kurtz của Louisville và là Chủ tịch của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ; Đức Tổng Giám Mục Charles J. Chaput của Philadelphia; Đức Tổng Giám Mục José H. Gomez của Los Angeles và Đức Hồng Y Daniel N. Di Nardo Galveston-Houston, phó chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.
Trong số những vị được đích thân Đức Giáo Hoàng Phanxicô mời có các Đức Hồng Y Angelo Sodano, Godfried Danneels, Christoph Schönborn, Walter Kasper, Wilfrid Fox Napier, Oscar Andrés Rodríguez Maradiaga, Carlo Caffarra, và Luis Antonio Tagle.
Bài giảng tại Santa Marta: Giáo Hội là một người mẹ, không phải là một hiệp hội cứng nhắc
Đặng Tự Do
18:28 15/09/2015
Giáo Hội là một người mẹ nơi cảm giác yêu thương và dịu dàng từ mẫu, cũng như sự ấm áp nhân bản được cảm nhận, nếu không tất cả những gì còn lại chỉ là sự cứng nhắc và kỷ luật. Đức Thánh Cha đã nói như trên trong bài giảng thánh lễ sáng thứ Ba 15 tháng Chín, lễ Đức Mẹ Sầu Bi, tại nhà nguyện Santa Marta. Chín vị Hồng Y đang tham dự khóa họp về cải tổ giáo triều Rôma cũng đã tham dự thánh lễ.
Những suy tư trong bài giảng của Đức Thánh Cha đã dựa trên những lời Chúa Giêsu trối lại từ trên Thập giá khi Ngài phó ông Thánh Gioan làm con Đức Mẹ và ủy thác sự chăm sóc Mẹ Ngài cho vị tông đồ được Ngài yêu mến. Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng Chúa Giêsu không để chúng ta mồ côi. Chúng ta có một người mẹ bảo vệ chúng ta.
“Trong thời buổi này tôi không biết đó có phải là một cảm giác thịnh hành không; nhưng trong thế giới của chúng ta có một cảm giác rất lớn là bị mồ côi, thế giới này là một thế giới mồ côi. Từ này có một tầm quan trọng rất lớn, đó là tầm quan trọng khi Chúa Giêsu nói với chúng ta: ‘Thầy không để anh em mồ côi, Thầy ban cho anh em một người mẹ.’ Và đây cũng là một nguồn mạch cho niềm tự hào của chúng ta. Đó là chúng ta có một người mẹ, một người mẹ bên cạnh chúng ta, bảo vệ chúng ta, đồng hành cùng chúng ta, giúp đỡ chúng ta, ngay cả trong những thời điểm khó khăn hay kinh hoàng.”
Lòng từ mẫu của Đức Maria, vượt khỏi Mẹ và lan xa. Từ đó, xuất hiện một người mẹ thứ hai, đó là Mẹ Giáo Hội.
“Giáo Hội là mẹ của chúng ta. ‘Giáo Hội Mẹ Thánh’ của chúng ta được hình thành thông qua phép rửa của chúng ta, làm cho chúng ta lớn lên trong cộng đồng của mình và có thái độ của người mẹ: hiền lành và nhân ái. Mẹ Maria của chúng ta và Giáo Hội Mẹ của chúng ta biết làm thế nào để vuốt ve con cái của mình và thể hiện sự dịu dàng. Nghĩ về Giáo Hội mà không có cảm giác của lòng từ mẫu là nghĩ về một hiệp hội cứng nhắc, một hiệp hội không có sự ấm áp nhân bản, là nghĩ đến một đứa trẻ mồ côi.”
“Giáo Hội là mẹ của chúng ta và chào đón tất cả chúng ta như một người mẹ: Mẹ Maria của chúng ta, Giáo Hội Mẹ chúng ta, và lòng từ mẫu này được thể hiện qua thái độ hoan nghênh, hiểu biết, nhân lành, tha thứ và dịu dàng.”
“Và nơi đâu có lòng từ mẫu và sự sống, ở đó có cuộc sống, có niềm vui, có hòa bình và chúng ta lớn trong hòa bình. Thiếu vắng lòng từ mẫu này tất cả những gì còn lại chỉ là sự cứng nhắc, kỷ luật và mọi người không biết làm thế nào để mỉm cười. Một trong những điều đẹp nhất và nhân bản nhất là mỉm cười với một đứa trẻ và làm cho đứa bé ấy cười.”
Để kết luận, Đức Thánh Cha nói: “Xin Chúa cho chúng ta cảm nhận được sự hiện diện của Chúa ngày hôm nay, hệt như Ngài lại đang phó mình trong tay Cha thay mặt cho chúng ta và nói: ‘Này Con, này là mẹ con!’”
Những suy tư trong bài giảng của Đức Thánh Cha đã dựa trên những lời Chúa Giêsu trối lại từ trên Thập giá khi Ngài phó ông Thánh Gioan làm con Đức Mẹ và ủy thác sự chăm sóc Mẹ Ngài cho vị tông đồ được Ngài yêu mến. Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng Chúa Giêsu không để chúng ta mồ côi. Chúng ta có một người mẹ bảo vệ chúng ta.
“Trong thời buổi này tôi không biết đó có phải là một cảm giác thịnh hành không; nhưng trong thế giới của chúng ta có một cảm giác rất lớn là bị mồ côi, thế giới này là một thế giới mồ côi. Từ này có một tầm quan trọng rất lớn, đó là tầm quan trọng khi Chúa Giêsu nói với chúng ta: ‘Thầy không để anh em mồ côi, Thầy ban cho anh em một người mẹ.’ Và đây cũng là một nguồn mạch cho niềm tự hào của chúng ta. Đó là chúng ta có một người mẹ, một người mẹ bên cạnh chúng ta, bảo vệ chúng ta, đồng hành cùng chúng ta, giúp đỡ chúng ta, ngay cả trong những thời điểm khó khăn hay kinh hoàng.”
Lòng từ mẫu của Đức Maria, vượt khỏi Mẹ và lan xa. Từ đó, xuất hiện một người mẹ thứ hai, đó là Mẹ Giáo Hội.
“Giáo Hội là mẹ của chúng ta. ‘Giáo Hội Mẹ Thánh’ của chúng ta được hình thành thông qua phép rửa của chúng ta, làm cho chúng ta lớn lên trong cộng đồng của mình và có thái độ của người mẹ: hiền lành và nhân ái. Mẹ Maria của chúng ta và Giáo Hội Mẹ của chúng ta biết làm thế nào để vuốt ve con cái của mình và thể hiện sự dịu dàng. Nghĩ về Giáo Hội mà không có cảm giác của lòng từ mẫu là nghĩ về một hiệp hội cứng nhắc, một hiệp hội không có sự ấm áp nhân bản, là nghĩ đến một đứa trẻ mồ côi.”
“Giáo Hội là mẹ của chúng ta và chào đón tất cả chúng ta như một người mẹ: Mẹ Maria của chúng ta, Giáo Hội Mẹ chúng ta, và lòng từ mẫu này được thể hiện qua thái độ hoan nghênh, hiểu biết, nhân lành, tha thứ và dịu dàng.”
“Và nơi đâu có lòng từ mẫu và sự sống, ở đó có cuộc sống, có niềm vui, có hòa bình và chúng ta lớn trong hòa bình. Thiếu vắng lòng từ mẫu này tất cả những gì còn lại chỉ là sự cứng nhắc, kỷ luật và mọi người không biết làm thế nào để mỉm cười. Một trong những điều đẹp nhất và nhân bản nhất là mỉm cười với một đứa trẻ và làm cho đứa bé ấy cười.”
Để kết luận, Đức Thánh Cha nói: “Xin Chúa cho chúng ta cảm nhận được sự hiện diện của Chúa ngày hôm nay, hệt như Ngài lại đang phó mình trong tay Cha thay mặt cho chúng ta và nói: ‘Này Con, này là mẹ con!’”
Top Stories
Vietnam: La plupart des Montagnards vietnamiens réfugiés au Cambodge sont renvoyés dans leur pays
Eglises d'Asie
03:16 15/09/2015
Dans une émission du 13 septembre 2015, le service en langue vietnamienne de la BBC rapporte les déclarations d’un porte-parole du ministère de l’Intérieur cambodgien. Des centaines de Montagnards venus des Hauts Plateaux du Centre-Vietnam ont franchi la frontière vietnamo-cambodgienne et demandent le statut de réfugié. Seuls treize d’entre eux ont obtenu des autorités cambodgiennes le statut de demandeur d’asile. L’agent du ministère a ajouté que tous les autres seront considérés comme résidant illégalement dans le pays et devront être expulsés vers leur pays d’origine, le Vietnam.
Cet extrême sévérité manifestée à l’égard des populations minoritaires des Hauts Plateaux du Centre-Vietnam ayant fui leur pays pour des raisons religieuses et politiques, et séjournant depuis des mois dans les forêts frontalières du pays, n’est pas circonstancielle. Depuis le début de l’année 2015, au total, seules les 13 personnes mentionnées par le porte-parole ont été reconnues comme demandeurs d’asile, alors que plus de 200 Montagnards ont déposé leur demande. Le porte-parole des affaires intérieures du Cambodge a aussi précisé que les Montagnards acceptés comme demandeurs d’asile avaient été conduits dans les bureaux du Haut Commissariat des Nations Unies aux réfugiés. Celui-ci étudiera leur cas et leur proposera une installation définitive dans un pays tiers
L’exode des réfugiés des Hauts Plateaux du Vietnam, qui avait commencé après le soulèvement de certains groupes en 2001 et réapparu après la résurgence du mouvement en 2006, n’a en réalité jamais cessé depuis cette époque. Cette migration avait cependant baissé d’intensité ces dernières années.
En octobre 2014, une nouvelle vague de réfugiés montagnards a quitté les Hauts Plateaux, franchi la frontière pour venir se réfugier dans la forêt de la province cambodgienne de Ratanakiri. La motivation de cet exil est toujours la même, à savoir l’absence de liberté religieuse et politique. Après le refus du ministère de l’Intérieur de leur accorder le statut de réfugié, déjà, cinquante de ces Montagnards avaient été ramenés au Vietnam, manu militari.
Un certain nombre d’organisations de défense des droits de l'homme ont élevé la voix et ont émis de sévères critiques contre la politique d’expulsion pratiquée par le gouvernement cambodgien. Elles soulignent que, revenus dans leur région, les demandeurs d’asile font l’objet de sanctions et de répression. Phil Robertson, chargé de l’Asie au sein de Human Rights Watch, a qualifié la décision du gouvernement cambodgien de « scandaleuse ». Il a accusé les dirigeants cambodgiens de se soustraire aux obligations découlant de leurs engagements internationaux.
En 2001, après le soulèvement de certains groupes montagnards des Hauts Plateaux du Vietnam, les autorités vietnamiennes avaient lancé une campagne de répression concernant à la fois l’exercice de la liberté religieuse et la volonté d’indépendance de certains leaders. Cette campagne est à l’origine du départ vers la frontière cambodgienne des premiers Montagnards, fuyant les arrestations et les procès. Ce premier exode fut pris en charge par le Haut Commissariat des Nations Unies aux réfugiés et se solda par quelque 3 000 départs vers des pays tiers, en particulier les Etats-Unis. L’exode reprit de plus belle après le deuxième soulèvement du week-end pascal 2004. En janvier 206, des accords tripartites furent signés qui donnaient la possibilité aux Montagnards réfugiés de s’installer dans un pays tiers ou de revenir dans leur pays sous le contrôle du Haut Commissariat. Environ 700 Montagnards du second exode avaient choisi de s’établir dans un tiers pays, généralement aux Etats-Unis. Ces derniers temps, la situation s’est nettement détériorée avec le refus de plus en plus prononcé des autorités khmères d’accepter la présence de Montagnards du Vietnam sur leur territoire. (eda/jm)
(Source: Eglises d'Asie, le 15 septembre 2015)
Cet extrême sévérité manifestée à l’égard des populations minoritaires des Hauts Plateaux du Centre-Vietnam ayant fui leur pays pour des raisons religieuses et politiques, et séjournant depuis des mois dans les forêts frontalières du pays, n’est pas circonstancielle. Depuis le début de l’année 2015, au total, seules les 13 personnes mentionnées par le porte-parole ont été reconnues comme demandeurs d’asile, alors que plus de 200 Montagnards ont déposé leur demande. Le porte-parole des affaires intérieures du Cambodge a aussi précisé que les Montagnards acceptés comme demandeurs d’asile avaient été conduits dans les bureaux du Haut Commissariat des Nations Unies aux réfugiés. Celui-ci étudiera leur cas et leur proposera une installation définitive dans un pays tiers
L’exode des réfugiés des Hauts Plateaux du Vietnam, qui avait commencé après le soulèvement de certains groupes en 2001 et réapparu après la résurgence du mouvement en 2006, n’a en réalité jamais cessé depuis cette époque. Cette migration avait cependant baissé d’intensité ces dernières années.
En octobre 2014, une nouvelle vague de réfugiés montagnards a quitté les Hauts Plateaux, franchi la frontière pour venir se réfugier dans la forêt de la province cambodgienne de Ratanakiri. La motivation de cet exil est toujours la même, à savoir l’absence de liberté religieuse et politique. Après le refus du ministère de l’Intérieur de leur accorder le statut de réfugié, déjà, cinquante de ces Montagnards avaient été ramenés au Vietnam, manu militari.
Un certain nombre d’organisations de défense des droits de l'homme ont élevé la voix et ont émis de sévères critiques contre la politique d’expulsion pratiquée par le gouvernement cambodgien. Elles soulignent que, revenus dans leur région, les demandeurs d’asile font l’objet de sanctions et de répression. Phil Robertson, chargé de l’Asie au sein de Human Rights Watch, a qualifié la décision du gouvernement cambodgien de « scandaleuse ». Il a accusé les dirigeants cambodgiens de se soustraire aux obligations découlant de leurs engagements internationaux.
En 2001, après le soulèvement de certains groupes montagnards des Hauts Plateaux du Vietnam, les autorités vietnamiennes avaient lancé une campagne de répression concernant à la fois l’exercice de la liberté religieuse et la volonté d’indépendance de certains leaders. Cette campagne est à l’origine du départ vers la frontière cambodgienne des premiers Montagnards, fuyant les arrestations et les procès. Ce premier exode fut pris en charge par le Haut Commissariat des Nations Unies aux réfugiés et se solda par quelque 3 000 départs vers des pays tiers, en particulier les Etats-Unis. L’exode reprit de plus belle après le deuxième soulèvement du week-end pascal 2004. En janvier 206, des accords tripartites furent signés qui donnaient la possibilité aux Montagnards réfugiés de s’installer dans un pays tiers ou de revenir dans leur pays sous le contrôle du Haut Commissariat. Environ 700 Montagnards du second exode avaient choisi de s’établir dans un tiers pays, généralement aux Etats-Unis. Ces derniers temps, la situation s’est nettement détériorée avec le refus de plus en plus prononcé des autorités khmères d’accepter la présence de Montagnards du Vietnam sur leur territoire. (eda/jm)
(Source: Eglises d'Asie, le 15 septembre 2015)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Chia sẻ cảm nghiệm tham dự Đại Hội TNTT Thế Giới 2015
Tr. Hồ Tân Uyên
09:36 15/09/2015
Chia sẻ cảm nghiệm tham dự Đại Hội TNTT Thế Giới 2015
Một mùa hè thật vui và đầy ý nghĩa. Tôi đã được cùng phái đoàn hơn 150 thành viên của Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam tại Hoa Kỳ đi tham dự Đại Hội Thiếu Nhi Thánh Thể Thế Giới mừng kỷ niệm 100 năm tại Roma.
Tại Đại Hội tôi đã được cơ hội làm quen nhiều thành viên đến từ các quốc gia khác và được gặp Đức Thánh Cha Phanxicô. Trong suốt đại hội, nhiều lần tôi xúc động cảm nghiệm được tình yêu diệu hiền của Chúa Giêsu Thánh Thể dành cho Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể, đặc biệt Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam tại Hoa Kỳ.
Trong ngày Hành Trình Đức Tin, "Joy of Walking with Jesus," 1.500 thành viên chia theo nhóm đi bộ trên thành phố Roma và thăm viếng các nhà thờ cổ và cầu nguyện. Tôi thầm hỏi với Ngài nhiều lần rằng những cố gắng của các em thiếu nhi và các trưởng ao ước thăng tiến bản thân, ước mong được gần Chúa, trở nên giống Ngài hơn, có đẹp lòng Ngài không? Tuy tai tôi không nghe thấy tiếng nhưng lòng tôi rạo rực lên niềm vui và cảm nghiệm cuộc sống đầy thú vị gần gũi với Anh Cả Giêsu nhiều hơn.
Ngày thứ 3 của Đại Hội, tôi được hân hạnh chia sẻ một vài cảm nghĩ và cuộc sống của tôi. Tôi đã chia sẻ tại sao Thiếu Nhi Việt Nam được lớn mạnh tại Hoa Kỳ, và lấy chính đời sống của mình làm chứng như sau:
Thiếu Nhi Thánh Thể đã được gieo vào lòng đất Việt Nam khoảng năm 1929 với tên gọi là Nghĩa Binh Thánh Thể và lớn mạnh không ngừng. Năm 1964, Phong Trào đổi tên qua thành Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể (Eucharistic Youth Movement) và sau biến cố 1975, người Việt định cư tại các nước khác trên thế giới như Australia, Canada, France, United States... và đem theo hạt giống của Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể. Hạt giống đó lại được nảy mầm, nơi đâu có cộng đoàn, nhà thờ Việt Nam, nơi đó có PT TNTT. Riêng Hoa Kỳ, đến nay có hơn 22 ngàn thành viên PT TNTT và có hơn 150 thành viên tham dự trong dịp lễ mừng 100 năm EYM trên thế giới lần này.
Và với chủ đề: "Niềm Vui của Cộng Đồng" The Joy of Community, tôi đã chia sẻ 3 ý tưởng, tinh thần sống và xây dựng một cộng đồng có Niềm Vui Giêsu.
1. Tinh thần biết ơn
2. Tinh thần làm trong niềm vui có Chúa
3. Tinh thần ao ước muốn cống hiến, muốn làm thêm cho lợi ích chung của mọi người.
Tôi kể lại chuyến đi vượt biển của gia đình tôi năm 1988 để tìm đến một vùng đất hy vọng. Mẹ, hai em và tôi trong số 75 người trên một con thuyền rất nhỏ bé, người với người ngồi và nằm ép vào nhau. Lênh đênh trên biển, thiếu nước, thiếu đồ ăn, máy tàu chính bị hư chỉ còn chạy được với một máy "đuôi tôm" nhỏ lạch bạch sau ghe mà tôi phải giúp múc nước biển lên đổ lên nóc máy cho nguôi bớt và khỏi bị cháy máy.
Trong cuộc vượt đại dương đó, tôi được cảm nghiệm Thiên Chúa thật sự luôn gần bên tôi. Trong khi tiếng kinh cầu mẹ tôi đọc lên và mọi người cùng hoà theo, tiếng mẹ tôi hát “Lạy Mẹ là ngôi sao sáng soi lối cho con lúc vượt biển thế gian...”; một vài người ngoại đạo 14, 15 tuổi khi lên đến bờ nói với tôi là họ thuộc luôn kinh Lạy Cha và Kính Mừng khi mọi người lần hạt trên tàu. Ba ngày nổi trôi trên đại dương, em tôi không ăn, không uống, và đêm đó bão nhồi con thuyền của chúng tội lên xuống trên những cột sóng liên tục, tiếng mẹ tôi nói với tôi rằng, em gái tôi sắp chết và kêu tôi ngồi dậy đọc kinh Ăn Năn Tội. Tôi thì thầm với Chúa "Con biết Ngài không bỏ con nơi đây!" và ngay trong lúc đó tôi tìm thấy câu trả lời của Ngài trong tôi "Me ơi, Bé không chết đâu." Tôi có một cảm giác rất mạnh mẽ sự gần gủi của Ngài bên tôi và chắc trong tim tôi lúc đó, rằng Thiên Chúa không bỏ rơi tôi. Cảm giác đó khắc ghi trong tim tôi đến nay và mỗi lần tôi nhắc đến tôi cảm thấy mắt mũi cay cay. Và nào ngờ cơn mưa giông làm con thuyền ngập nước như sắp bị lật úp, mà mọi người tưởng là thần chết đến, thì đó lại là nguồn nước ngọt mà mọi người trên tàu đang cần. Sau cơn giông bão trời lại sáng, chúng tôi được một giàn khoan dầu vớt và đem vào Pulau Bidong, Nam Dương. Tôi sống bên trại tị nạn được sáu tháng thì được định cư tại Hoa Kỳ...
Tôi không ngừng dâng lên tâm tình tạ ơn Chúa và cảm tạ những ân nhân đã giúp đỡ gia đình tôi, để nay tôi có cơ hội được nói lên lời cám ơn, cũng như bày tỏ qua chính đời sống của mình. Tôi sống trong niềm cảm mến, trong niềm vui có Chúa bên tôi, và tôi muốn làm thêm và làm thêm nhiều hơn nữa những điều hữu ích cho mọi người xung quanh tôi, mỗi ngày mong là “một công dân tốt và là một Kitô hữu hoàn hảo” đúng với mục đích của Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể.
Tr. Hồ Tân Uyên
Một mùa hè thật vui và đầy ý nghĩa. Tôi đã được cùng phái đoàn hơn 150 thành viên của Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam tại Hoa Kỳ đi tham dự Đại Hội Thiếu Nhi Thánh Thể Thế Giới mừng kỷ niệm 100 năm tại Roma.
Trong ngày Hành Trình Đức Tin, "Joy of Walking with Jesus," 1.500 thành viên chia theo nhóm đi bộ trên thành phố Roma và thăm viếng các nhà thờ cổ và cầu nguyện. Tôi thầm hỏi với Ngài nhiều lần rằng những cố gắng của các em thiếu nhi và các trưởng ao ước thăng tiến bản thân, ước mong được gần Chúa, trở nên giống Ngài hơn, có đẹp lòng Ngài không? Tuy tai tôi không nghe thấy tiếng nhưng lòng tôi rạo rực lên niềm vui và cảm nghiệm cuộc sống đầy thú vị gần gũi với Anh Cả Giêsu nhiều hơn.
Ngày thứ 3 của Đại Hội, tôi được hân hạnh chia sẻ một vài cảm nghĩ và cuộc sống của tôi. Tôi đã chia sẻ tại sao Thiếu Nhi Việt Nam được lớn mạnh tại Hoa Kỳ, và lấy chính đời sống của mình làm chứng như sau:
Thiếu Nhi Thánh Thể đã được gieo vào lòng đất Việt Nam khoảng năm 1929 với tên gọi là Nghĩa Binh Thánh Thể và lớn mạnh không ngừng. Năm 1964, Phong Trào đổi tên qua thành Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể (Eucharistic Youth Movement) và sau biến cố 1975, người Việt định cư tại các nước khác trên thế giới như Australia, Canada, France, United States... và đem theo hạt giống của Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể. Hạt giống đó lại được nảy mầm, nơi đâu có cộng đoàn, nhà thờ Việt Nam, nơi đó có PT TNTT. Riêng Hoa Kỳ, đến nay có hơn 22 ngàn thành viên PT TNTT và có hơn 150 thành viên tham dự trong dịp lễ mừng 100 năm EYM trên thế giới lần này.
Và với chủ đề: "Niềm Vui của Cộng Đồng" The Joy of Community, tôi đã chia sẻ 3 ý tưởng, tinh thần sống và xây dựng một cộng đồng có Niềm Vui Giêsu.
1. Tinh thần biết ơn
2. Tinh thần làm trong niềm vui có Chúa
3. Tinh thần ao ước muốn cống hiến, muốn làm thêm cho lợi ích chung của mọi người.
Tôi kể lại chuyến đi vượt biển của gia đình tôi năm 1988 để tìm đến một vùng đất hy vọng. Mẹ, hai em và tôi trong số 75 người trên một con thuyền rất nhỏ bé, người với người ngồi và nằm ép vào nhau. Lênh đênh trên biển, thiếu nước, thiếu đồ ăn, máy tàu chính bị hư chỉ còn chạy được với một máy "đuôi tôm" nhỏ lạch bạch sau ghe mà tôi phải giúp múc nước biển lên đổ lên nóc máy cho nguôi bớt và khỏi bị cháy máy.
Trong cuộc vượt đại dương đó, tôi được cảm nghiệm Thiên Chúa thật sự luôn gần bên tôi. Trong khi tiếng kinh cầu mẹ tôi đọc lên và mọi người cùng hoà theo, tiếng mẹ tôi hát “Lạy Mẹ là ngôi sao sáng soi lối cho con lúc vượt biển thế gian...”; một vài người ngoại đạo 14, 15 tuổi khi lên đến bờ nói với tôi là họ thuộc luôn kinh Lạy Cha và Kính Mừng khi mọi người lần hạt trên tàu. Ba ngày nổi trôi trên đại dương, em tôi không ăn, không uống, và đêm đó bão nhồi con thuyền của chúng tội lên xuống trên những cột sóng liên tục, tiếng mẹ tôi nói với tôi rằng, em gái tôi sắp chết và kêu tôi ngồi dậy đọc kinh Ăn Năn Tội. Tôi thì thầm với Chúa "Con biết Ngài không bỏ con nơi đây!" và ngay trong lúc đó tôi tìm thấy câu trả lời của Ngài trong tôi "Me ơi, Bé không chết đâu." Tôi có một cảm giác rất mạnh mẽ sự gần gủi của Ngài bên tôi và chắc trong tim tôi lúc đó, rằng Thiên Chúa không bỏ rơi tôi. Cảm giác đó khắc ghi trong tim tôi đến nay và mỗi lần tôi nhắc đến tôi cảm thấy mắt mũi cay cay. Và nào ngờ cơn mưa giông làm con thuyền ngập nước như sắp bị lật úp, mà mọi người tưởng là thần chết đến, thì đó lại là nguồn nước ngọt mà mọi người trên tàu đang cần. Sau cơn giông bão trời lại sáng, chúng tôi được một giàn khoan dầu vớt và đem vào Pulau Bidong, Nam Dương. Tôi sống bên trại tị nạn được sáu tháng thì được định cư tại Hoa Kỳ...
Tôi không ngừng dâng lên tâm tình tạ ơn Chúa và cảm tạ những ân nhân đã giúp đỡ gia đình tôi, để nay tôi có cơ hội được nói lên lời cám ơn, cũng như bày tỏ qua chính đời sống của mình. Tôi sống trong niềm cảm mến, trong niềm vui có Chúa bên tôi, và tôi muốn làm thêm và làm thêm nhiều hơn nữa những điều hữu ích cho mọi người xung quanh tôi, mỗi ngày mong là “một công dân tốt và là một Kitô hữu hoàn hảo” đúng với mục đích của Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể.
Tr. Hồ Tân Uyên
Phóng sự một năm thành lập Gia Đình Đa Minh, Garland, TX
Trần Mạnh Trác
11:46 15/09/2015
Xem hình ảnh
Chiều Chuá Nhật 13 tháng 9 vừa qua, 'Gia Đình Đa Minh' đã tề tựu rất đông tại nhà Dòng Đa Minh ở Garland để ăn mừng 3 lý do: kỷ niệm 1 năm thành lập, mừng lễ Bổn Mạng Đức Mẹ Lavang và gặp gỡ nhau.
Mỗi năm họ thường gặp nhau 2 lần, dịp lễ Bổn Mạng này và dịp Tết.
'Gia Đình Đa Minh' lúc ban đầu chỉ qui tụ một số thân hữu nhỏ quen biết với các Sơ Đa Minh Tam Hiệp hiện đang cư ngụ tại Garland, TX, nhưng chỉ trong vòng 1 năm trời thì con số hội viên đã gia tăng tới 150 người.
Phần đông họ là giáo dân cuả GX Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, Garland, TX, là nơi mà các Sơ Tam Hiệp đã phục vụ từ hơn chục năm qua. Nhưng từ những vùng lân cận khác, sau khi được quảng bá về các công việc xã hội và truyền giáo cuả nhà dòng, thì hội đã thu thập được thêm một số nhóm đáng kể, như ở Arlington, Grand Prairie, Carrollton và cả ở những nơi xa xôi như Houston, Atlanta, Seattle, ở bên California, Michigan và vùng Washington DC.
Số hội viên bên ngoài GX ĐMHCG hiện nay chiếm được gần một nửa tổng số, trong đó có cả một gia đình Thầy Sáu ở Grand Prairie.
Hôm nay, tuy Gx ĐMHCG có nhiều hoạt động đặc biệt như họp hội Phụ Huynh Học Sinh, công tác đoàn thể hoặc ca đoàn, số người tham dự ngày kỷ niệm tưởng như sẽ phải ít hơn bình thường, nhưng con số hiện diện, nhờ từ những vùng lân cận đến, đã vượt quá kỷ lục cuả hội và quá sức chứa cuả nhà dòng đến nỗi nhiều người phải đứng trong hành lang hoặc sau vườn. Cái may mắn là các chị tình nguyện làm ẩm thực đã mang đến nhiều thức ăn cho nên vẫn còn dư thừa có thể gói mang về. Một số người đã nghĩ rằng lần họp kế tiếp cần phải mượn một hội trường rộng rãi hơn như cuả giáo xứ hay cuả hội Người Việt QG thay vì ở trong ngôi nhà dòng nhỏ hẹp này.
Tuy gọi là 'nhà dòng', nhưng dòng Đa Minh Tam Hiệp ở Garland chỉ là một căn nhà bé nhỏ nằm trong một khu phố bình dân, các Sơ dọn về đây dưới sự bảo trợ cuả Gx ĐMHCG để phục vụ những công việc văn phòng và giáo dục. Ngày nay 'contract' với GX không còn nữa, các Sơ phải sống tự túc, nhưng vẫn tiếp tục tham gia nhiều công việc giáo dục và mục vụ cuả giáo xứ với tư cách thiện nguyện.
Năm ngoái một số giáo dân thông hiểu tình cảnh éo le của nhà dòng đã bàn với nhau tổ chức quyên góp cá nhân mỗi tháng 5 đô để phụ giúp trả tiền nhà cho các Sơ. Tuy nhiên dựa vào công việc 'giữ trẻ', các Sơ ở đây cho biết họ có khả năng tự túc được. Cho nên những sự quyên góp ấy sẽ để dành cho những công việc mục vụ và xã hội mà nhà dòng Đa Minh ở Tam Hiệp (Biên Hoà) đang điều hành ở Việt Nam.
Tuy mục đích thì to lớn như thế nhưng con số đóng góp vẫn còn khiêm nhượng và bấp bênh lắm, không biết có đủ trả tiền nhà hay chưa, do đó mà sự ủng hộ cho Việt Nam trên căn bản vẫn là những chia sẻ và lao động cuả các Sơ đang cư ngụ ở Garland phải hy sinh gánh vác.
Một trong những cơ sở xã hội được chia sẻ là Viện Dưỡng Lão Suối Tiên, nuôi những bà già neo đơn hoặc chờ chết. Vừa rồi một chị trong Gia Đình Đa Minh đã có dịp tới thăm và đã mang về nhiều tấm hình và kể lại nhiều câu chuyện cảm động xảy ra ở nơi đó.
Ứơc mong trong tương lai sẽ có những hội viên, sau khi về thăm VN, mang về hình ảnh và video ở những nơi khác như những công việc truyền giáo ở Cao Nguyên, ở Miền Tây hay ở những bệnh viện, là những nơi mà trong quá khứ 'Gia Đình Đa Minh' đã có quà 'lì xì' ăn Tết.
Nhờ biết được những khó khăn trong công việc xã hội cuả dòng Đa Minh ở Tam Hiệp, đã có gần chục người không Công Giáo cũng tham gia ủng hộ vật chất và tinh thần cho các Sơ.
Tâm tình gia đình cũng là lớp keo sơn nối kết giữa các hội viên lại với nhau và với nhà dòng. Đã có trường hợp vì hoàn cảnh mưu sinh phải dọn đi xa, các hội viên vẫn tiếp tục giữ lấy mối dây liên lạc thường xuyên.
Và nhà dòng, tức là cộng đoàn tu sĩ cuả các Sơ ở Garland, vẫn mỗi ngày 5 buổi đọc kinh cầu nguyện cho hội viên. Trong năm qua các Sơ đã nhiều lần mau mắn tới thăm hỏi, tham dự các lễ tang lễ giỗ, và cầu nguyện cho những thân nhân cuả hội viên khi gặp cơn hoạn nạn hay ngã bệnh, cho dù người thân nhân đó không phải là hội viên.
Những ai muốn liên lạc với 'Gia Đình Đa Minh' và nhà dòng Garland, xin đề qua địa chỉ:
Sr. Teresa Nguyen Minh Chau, OP.
Dominican Sisters
2934 Landershire Ln.
Garland, TX 75044.
ĐT: 972-530-5068
Xin coi lại Mùa Tạ ơn: Gia Đình Đa Minh ở Hoa Kỳ hướng nhìn về cố hương Việt Nam
Mỗi năm họ thường gặp nhau 2 lần, dịp lễ Bổn Mạng này và dịp Tết.
'Gia Đình Đa Minh' lúc ban đầu chỉ qui tụ một số thân hữu nhỏ quen biết với các Sơ Đa Minh Tam Hiệp hiện đang cư ngụ tại Garland, TX, nhưng chỉ trong vòng 1 năm trời thì con số hội viên đã gia tăng tới 150 người.
Phần đông họ là giáo dân cuả GX Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, Garland, TX, là nơi mà các Sơ Tam Hiệp đã phục vụ từ hơn chục năm qua. Nhưng từ những vùng lân cận khác, sau khi được quảng bá về các công việc xã hội và truyền giáo cuả nhà dòng, thì hội đã thu thập được thêm một số nhóm đáng kể, như ở Arlington, Grand Prairie, Carrollton và cả ở những nơi xa xôi như Houston, Atlanta, Seattle, ở bên California, Michigan và vùng Washington DC.
Số hội viên bên ngoài GX ĐMHCG hiện nay chiếm được gần một nửa tổng số, trong đó có cả một gia đình Thầy Sáu ở Grand Prairie.
Hôm nay, tuy Gx ĐMHCG có nhiều hoạt động đặc biệt như họp hội Phụ Huynh Học Sinh, công tác đoàn thể hoặc ca đoàn, số người tham dự ngày kỷ niệm tưởng như sẽ phải ít hơn bình thường, nhưng con số hiện diện, nhờ từ những vùng lân cận đến, đã vượt quá kỷ lục cuả hội và quá sức chứa cuả nhà dòng đến nỗi nhiều người phải đứng trong hành lang hoặc sau vườn. Cái may mắn là các chị tình nguyện làm ẩm thực đã mang đến nhiều thức ăn cho nên vẫn còn dư thừa có thể gói mang về. Một số người đã nghĩ rằng lần họp kế tiếp cần phải mượn một hội trường rộng rãi hơn như cuả giáo xứ hay cuả hội Người Việt QG thay vì ở trong ngôi nhà dòng nhỏ hẹp này.
Tuy gọi là 'nhà dòng', nhưng dòng Đa Minh Tam Hiệp ở Garland chỉ là một căn nhà bé nhỏ nằm trong một khu phố bình dân, các Sơ dọn về đây dưới sự bảo trợ cuả Gx ĐMHCG để phục vụ những công việc văn phòng và giáo dục. Ngày nay 'contract' với GX không còn nữa, các Sơ phải sống tự túc, nhưng vẫn tiếp tục tham gia nhiều công việc giáo dục và mục vụ cuả giáo xứ với tư cách thiện nguyện.
Năm ngoái một số giáo dân thông hiểu tình cảnh éo le của nhà dòng đã bàn với nhau tổ chức quyên góp cá nhân mỗi tháng 5 đô để phụ giúp trả tiền nhà cho các Sơ. Tuy nhiên dựa vào công việc 'giữ trẻ', các Sơ ở đây cho biết họ có khả năng tự túc được. Cho nên những sự quyên góp ấy sẽ để dành cho những công việc mục vụ và xã hội mà nhà dòng Đa Minh ở Tam Hiệp (Biên Hoà) đang điều hành ở Việt Nam.
Tuy mục đích thì to lớn như thế nhưng con số đóng góp vẫn còn khiêm nhượng và bấp bênh lắm, không biết có đủ trả tiền nhà hay chưa, do đó mà sự ủng hộ cho Việt Nam trên căn bản vẫn là những chia sẻ và lao động cuả các Sơ đang cư ngụ ở Garland phải hy sinh gánh vác.
Một trong những cơ sở xã hội được chia sẻ là Viện Dưỡng Lão Suối Tiên, nuôi những bà già neo đơn hoặc chờ chết. Vừa rồi một chị trong Gia Đình Đa Minh đã có dịp tới thăm và đã mang về nhiều tấm hình và kể lại nhiều câu chuyện cảm động xảy ra ở nơi đó.
Ứơc mong trong tương lai sẽ có những hội viên, sau khi về thăm VN, mang về hình ảnh và video ở những nơi khác như những công việc truyền giáo ở Cao Nguyên, ở Miền Tây hay ở những bệnh viện, là những nơi mà trong quá khứ 'Gia Đình Đa Minh' đã có quà 'lì xì' ăn Tết.
Nhờ biết được những khó khăn trong công việc xã hội cuả dòng Đa Minh ở Tam Hiệp, đã có gần chục người không Công Giáo cũng tham gia ủng hộ vật chất và tinh thần cho các Sơ.
Tâm tình gia đình cũng là lớp keo sơn nối kết giữa các hội viên lại với nhau và với nhà dòng. Đã có trường hợp vì hoàn cảnh mưu sinh phải dọn đi xa, các hội viên vẫn tiếp tục giữ lấy mối dây liên lạc thường xuyên.
Và nhà dòng, tức là cộng đoàn tu sĩ cuả các Sơ ở Garland, vẫn mỗi ngày 5 buổi đọc kinh cầu nguyện cho hội viên. Trong năm qua các Sơ đã nhiều lần mau mắn tới thăm hỏi, tham dự các lễ tang lễ giỗ, và cầu nguyện cho những thân nhân cuả hội viên khi gặp cơn hoạn nạn hay ngã bệnh, cho dù người thân nhân đó không phải là hội viên.
Những ai muốn liên lạc với 'Gia Đình Đa Minh' và nhà dòng Garland, xin đề qua địa chỉ:
Sr. Teresa Nguyen Minh Chau, OP.
Dominican Sisters
2934 Landershire Ln.
Garland, TX 75044.
ĐT: 972-530-5068
Xin coi lại Mùa Tạ ơn: Gia Đình Đa Minh ở Hoa Kỳ hướng nhìn về cố hương Việt Nam
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Nhân lễ giỗ ĐHY Nguyễn Văn Thuận: Dòng dõi yêu nước và kính sợ Thiên Chúa
Hà Minh Thảo
08:46 15/09/2015
DÒNG DÕI YÊU NƯỚC VÀ KÍNH SỢ Thiên Chúa
Ngày 16.09.2015, chúng ta kỷ niệm 12 năm ngày Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận vâng lịnh Thiên Chúa rời trần gian để về Nhà Cha hưởng vinh phúc. Ngày 05.07.2013, tiến trình phong Chân Phước cho Vị Tôi Tớ Chúa đã hoàn thành ở Tổng Giáo phận Rôma. Nhân dịp này, nhà phê bình văn học Nguyễn Hoàng Đức, được Hội đồng Công lý và Hòa bình mời tham dự lễ ‘Bế mạc phần điều tra tại Giáo phận’, đã bị công an sân bay Nội Bài, Hà nội chặn lại không cho xuất cảnh sang Bangkok (Thái lan) trên đường đi Rôma (Ý đại lợi). Ông Đức kể cho ông Mặc Lâm, phóng viên Đài Á châu Tự do RFA biết : « Khi làm ở Phòng Tôn giáo Bộ Công an, người ta có ‘đối sách’ về Đức Cha vì một tội rất to là cháu của Ngô Đình Diệm và sự về Sài gòn làm Phó Tổng Giám mục là để lót ổ lên Tổng Giám mục nên Người bị chuyển ra Bắc ». Tại sao, với hai ‘tội nặng’ này và bị giam giữ 13 năm, trong có những năm biệt giam, nhưng đảng cộng sản không dám đem Đức Cha ra tòa xét xử ?
I. GIÁO DÂN NGÔ ĐÌNH DIỆM.
A.- Công dân nổi tiếng là thông minh liêm khiết.
Sau khi tốt nghiệp thủ khoa trường Hậu Bổ, tương đương Học viện Quốc gia Hành chánh, năm 1923, ông Ngô Đình Diệm, 22 tuổi, được bổ nhiệm làm Tri huyện Quảng điền, rồi Tri phủ Hải lăng và Tuần vũ tỉnh Bình thuận, Phan thiết lúc 29 tuổi. Năm 1932, Hoàng đế Bảo Đại chấp chính, thực hiện một cuộc cải tổ sâu rộng, đã mời ông Diệm, 31 tuổi, đảm nhận chức vụ Thượng thư Bộ Lại, đứng đầu Nội các, và kiêm nhiệm Tổng Thư ký Hội đồng Hỗn hợp Pháp-Việt ngày 02.05.1933. Ôâng đề nghị thi hành các kế hoạch canh tân xứ sở, thiết lập Viện Dân biểu (như Quốc hội) để thảo luận những vấn đề quốc sự. Các đề nghị không được Toàn quyền Pasquier chấp thuận, ngày 12.07.1933, ông Diệm đệ đơn lên Bảo Đại xin từ chức, làm chấn động Triều đình Huế và Chính phủ Pháp lúc đó.
Từ bỏ quan trường, ông Diệm lui về nhà làm dân thường, dạy học, nghiên cứu các sách vở và thường xuyên liên lạc với các nhà ái quốc chống Pháp, để mưu cầu dành Độc lập Tự do cho đất nước. Ông hấp thụ những đức tính cao đẹp và lòng yêu nước nồng nàn từ thân phụ và chịu ảnh hưởng sâu đậm của nền giáo dục Nho giáo và Thiên Chúa giáo. Do đó, nếu Nho giáo đã hun đúc ông thành một công dân thanh liêm, tiết tháo và cương trực, thì nền giáo dục Kitô giáo đã đào tạo ông thành một tín hữu đầy lòng bác ái, vị tha và công chính.
Năm 1939, Toàn quyền Đông dương Jean Decoux ra lệnh cho Khâm sứ Trung kỳ Émille Grandjean, bắt ông Diệm đưa đi an trí tại Xieng khoang, Làoô. Nhưng nhờ có người mật báo để trốn đi Sài gòn lánh nạn. Sau khi Việt Minh cướp chính quyền, ông Diệm trở về Huế thăm mẹ, bị chúng chặn bắt tại Tuy hòa, giải ra Hà nội, rồi đi an trí tại Thái nguyên. Nhờ giới Công Giáo do Đức Cha Lê Hữu Từ phản đối buộc Hồ Chí Minh phải trả tự do cho ông Diệm. Sau đó, ông Hồ muốn lợi dụng uy tín của ông Diệm để lường gạt các nhà ái quốc khác không cộng sản hầu tiêu diệt các vị này bằng ông Diệm giữ chức Bộ trưởng Nội Vụ. Biết rõ ý đồ ông Hồ dâng Việt Nam cho Quốc tế Cộng sản, ông Diệm đòi hỏi phải biết chương trình hành động sự thật của chính phủ. Ông Hồ che dấu, ông Diệm từ chối. Nhân dịp này, ông Diệm can đảm hỏi về cái chết của anh mình là ông Ngô Đình Khôi, nhưng Hồ Chí Minh đổ tội cho đảng viên thuộc quyền.
Tháng 08.1950, ông Diệm, sau khi cùng anh là Đức Cha Ngô Đình Thục đến Vatican để nhận Ơn Toàn xá Năm Thánh và đến các quốc gia Tây Âu trước khi đến Hoa kỳ để tìm hiểu Tổ chức Công quyền thời hiện đại. Sau cùng, ông Diệm sống tại nước Bĩ, trong đan viện Saint–André de Bruges. Từ nơi này, ông được Quốc trưởng Bảo Đại mời đến gặp Nhà Vua ngày 18.06.1945 tại lâu đài Thorenc (Cannes, Pháp). Quốc trưởng đã thuật lại trong hồi ký ‘Le Dragon d’Annam’ (Con Rồng Việt Nam) :
« …Tôi cho vời Ngô Đình Diệm và bảo ông ta:
– Cứ mỗi khi tôi cần thay đổi chính phủ, tôi lại phải gọi đến ông. Ông thì lúc nào cũng từ chối. Nay tình thế rất bi đát, đất nước có thể bị chia cắt làm đôi. Ông cần phải lãnh đạo chính phủ.
– Thưa Hoàng Thượng, không thể được ạ. Ông ta đáp. Tôi xin trình Ngài là sau nhiều năm suy nghĩ, tôi đã quyết định. Tôi định đi tu…
– Tôi kính trọng ý định của ông. Nhưng hiện nay tôi kêu gọi đến lòng ái quốc của ông. Ông không có quyền từ chối trách nhiệm của mình. Sự tồn vong của Việt Nam buộc ông như vậy.
Sau một hồi yên lặng cuối cùng ông ta đáp:
– Thưa Hoàng Thượng, trong trường hợp đó, tôi xin nhận sứ mạng mà Ngài trao phó.
Cầm tay ông, tôi kéo sang phòng bên cạnh, nơi có cây thánh giá. Trước thánh giá, tôi bảo ông ta:
–Đây Chúa của ông đây, ông hãy thề trước chân dung Chúa là giữ vững đất nước mà người ta đã trao cho ông. Ông sẽ bảo vệ nó để chống lại bọn Cộng sản, và nếu cần, chống luôn cả người Pháp nữa.
Ông ta đứng yên lặng một lúc lâu, rồi nhìn tôi, sau nhìn lên Thánh giá, ông nói với giọng nghẹn ngào:
–Tôi xin thề ».
Trở về nước, ông Ngô Đình Diệm bắt tay ngay vào việc ‘làm chính trị’ bằng hành sử quyền Thủ tướng… Do đó, ông đã dành độc lập về mọi mặt cho Việt Nam. Giáo Hội Công Giáo khuyến khích giáo dân tham gia chính trị để góp phần xây dựng xã hội trên nguyên tắc công bằng, thương người và tôn trọng nhân phẩm. Để bài trừ các tệ đoan xã hội được bảo vệ bởi các nhóm võ trang có chi tiền cho Nhà Vua. Do đó, những chính khách, các lãnh đạo giáo phái và người dân ủng hộ ông Diệm qua cuộc Trương cầu dân ý ngày 23.10.1955 để tín nhiệm ông Diệm vào nhiệm vụ Tổng thống cùng công bố nền Cộng hòa cho Việt Nam ngày 26.10.1955 và Hiến Pháp được ban hành vào ngày 26.10.1956.
Trước những thành quả Tổng thống Ngô Đình Diệm và chính phủ đạt được, các chính khách ‘salon’ đòi chia quyền. Vì họ không khả năng hay thiếu đạo đức, ông Diệm từ chối thì sang mét với Mỹ là ‘ông Diệm độc tài hay gia đình trị’… Gặp lúc Hoa kỳ cần bán súng đạn, nên đòi gởi quân tham chiến tại Việt Nam. Ông Diệm từ chối vì không muốn để đồng bào thấy lại hình ảnh lính viễn chinh Pháp, Tổ quốc mất độc lập, … Chúng tạo vụ ‘Đàn áp Phật giáo’ để thuê kẻ giết vị Tổng thống Việt Nam Cộng hòa sáng 2.11.1963. Lúc 14 giờ cùng ngày, ông Hồ Chí Minh, nhận được điện tín loan báo ông Diệm đã chết, vui mừng hét lớn: « Bác cháu sẽ chiến thắng ». Sau đó, ông còn xác nhận : « Ông Ngô Đình Diệm là người yêu nước, theo kiểu của ông ta». Lịnh truyền được ‘Bác’ đưa ra nên ‘chúng cháu’ phải triệt để chống Dòng Dõi Yêu Nước Việt Nam, mà tuân theo Cộng sản quốc tế. Những đau khổ, chết chóc đã xảy ra sau đó đến ngày 30.04.1975 cho quốc gia và dân tộc Việt Nam đã được các cơ quan truyền thông đề cập.
B.- Cuộc tiếp đón và an cư lập nghiệp đồng bào di cư từ Bắc vào Nam.
Vừa nhậm chức Thủ tướng ngày 07.07.1954, ngày 20.07.1954, Hiệp định Geneva, ký giữa Pháp và Việt cộng, để chia Quê hương làm hai Miền đối nghịch nhau, ông Ngô Đình Diệm đã tổ chức, với sự trợ giúp của Hoa kỳ và Pháp, di chuyển, tiếp đón, tạm trú và an cư lập nghiệp cho hơn 800 ngàn đồng bào di cư từ Bắc vào Nam. Ngày 09.08.1954, Phủ Tổng ủy Di cư Tỵ nạn được thành lập để xúc tiến định cư. Thêm vào đó là Uỷ ban Hỗ trợ Định cư, một tổ chức cứu trợ do tư nhân giúp sức. Ông Diệm đặc biệt lưu ý giới sinh viên đại học, nên yêu cầu Bộ Tư lệnh Pháp dành 12 chuyến bay trong hai ngày 12 và 13/08 để đón khoảng 1200 sinh viên từ Bắc vào Nam, tức 2/3 số sinh viên lúc đó chọn di cư.
So với cuộc di cư của người Việt bỏ nước ra đi sau ngày 30.04.1975 mà giới quan sát ước đoán có đến 300 ngàn người chết trên biển và cuộc di cư đến các nước Liên hiệp Âu châu thì cuộc vận chuyển và định cư từ Bắc vào Nam năm 1954-1955 đã thành công mỹ mãn. Tại sao ? Đó là nhờ sự phù trợ của Thánh Odilon, Bổn mạng những người tị nạn, mà ông Ngô Đình Diệm đã chọn cho mình khi tuyên khấn trong bậc oblat tại đan viện dòng Biển Đức Saint–André de Bruges (Vương quốc Bỉ) ngày 01.01.1954. Ngoài ra, Thánh Odilon còn là vị Linh mục đã bắt đầu cử hành Thánh Lễ Cầu cho các Linh hồn ngày 2 tháng 11 mỗi năm và đó cũng chính là ngày ông Diệm qua đời năm 1963.
-> Ghi chú. Những phê bình khen hay chê ông Ngô Đình Diệm đầy dẫy trên ‘xa lộ thông tin’. Tuy nhiên, chúng ta có thể tin tưởng vào những dòng chữ của cựu hoàng Bảo Đại, mất ngôi do Trưng cầu Dân ý ngày 23.10.1955, viết trong ‘Le Dragon d’Annam’ về ông Diệm ‘nổi tiếng là thông minh liêm khiết. Đây là một người quốc gia bảo thủ…’. Bàn về cái chết của ông Diệm, cựu hoàng Bảo Đại cho đây là ‘Chết khi thi hành công vụ’.
II./ Hồng Y TÔI TỚ CHÚA P.X. NGUYỄN VĂN THUẬN.
Ngày 24.04.1975, với khẩu hiệu ‘Vui Mừng và Hy Vọng’ (Gaudium et Spes), tên Hiến chế Mục vụ Công Đồng Vatican II, Đức Cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận được Đức Thánh Cha Phaolô VI bổ nhiệm làm Tổng Giám mục hiệu tòa Vadesi, Tổng Giám mục phó Tổng Giáo phận Sàigòn với quyền kế vị. Ngày 08.05.1975, các Linh mục do Trương bá Cần và Huỳnh công Minh (đảng viên cộng sản) chỉ đạo gởi kiến nghị đến Đức Tổng Giám mục Nguyễn văn Bình bày tỏ mối lo ngại về việc thuyên chuyển Đức Cha về Sài Gòn trong tình thế hiện nay sẽ không thuận lợi cho Giáo Hội tại Việt Nam. Ngày 27.06.1975, tại Dinh Độc lập, Đức Cha đã đối diện với ba Cán bộ cao cấp Ủy ban Quân quản cùng các Linh mục và giáo dân tự nhận là ‘Công Giáo yêu nước’. Đối với Chính quyền Cộng sản, sự thuyên chuyển độ một tuần trước khi họ tiếp thu Sài gòn vào ngày 30.04.1975, là bằng cớ âm mưu giữa Vatican và các Đế quốc. Để trả lời sự cáo buộc đó, Ngài chỉ xác nhận sự vâng lời của mình đối với Bài Sai của Đức Thánh Cha và bác bỏ lời cáo gian có âm mưu nói trên.
Chiều ngày 15.08.1975, Quân quản mở cuộc họp tại Nhà hát Thành phố để cáo buộc ‘sau lưng’ Đức Cha. Khoảng 350 Giáo sĩ, Tu sĩ được mời buộc phải nghe. Ủy ban vì ‘sợ’ muốn ngừa tránh mọi phản ứng của người dân đối với vụ bắt Ngài. Trước đó, Đức Tổng Giám mục Nguyễn văn Bình và Đức Cha Thuận được đưa đến Dinh Độc lập lúc 14 giờ. Tại đó, khi đi qua hành lang để đến phòng họp, Đức Cha Bình đi trước, Đức Cha Thuận đi sau. Lúc đó, một tên công an chận Đức Cha Thuận lại và nói: ‘Anh đi lối này’ và lôi Ngài đi mất luôn. Khoảng 30 phút sau, chỉ thấy tướng Trà nói chuyện vu vơ, Đức Cha Bình hỏi : - Thưa Thượng tướng, còn chuyện gì cần nữa không?
Tướng Trà trả lời:
- Thôi! Cụ ra về được rồi.
- Đức Cha phó của tôi đâu mời Ngài cùng về.
- Như cụ thấy, chế độ này là chế độ Cộng sản. Tên Thuận là dòng dõi Ngô Đình Diệm, chúng nó chống Cách mạng từ trong trứng chống ra, nên không thể để nó ở đây được.
Sau đó, Đức Cha Thuận bị bắt và đem đi trên một xe hơi có hai công an đi kèm và cuộc phiêu lưu của Ngài bắt đầu… Trong cuộc hành trình, Ngài biết mình đang mất tất cả. Ra đi với chiếc áo chùng thâm trong túi có một cỗ tràng hạt, Đức Cha chỉ còn biết phó thác cho Chúa Quan Phòng. Nhưng giữa bao lo âu ấy, Ngài vẫn thấy có một niềm vui lớn: ‘Hôm nay là lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời...’ và Chúa yêu cầu Ngài hãy trở về với điều cốt yếu :
A. Linh mục nuôi Dân Chúa bằng Mình Thánh Đức Kitô.
Không cần một bài sai, nhưng vì hoàn cảnh tang thương của toàn dân Việt, Đức Cha trở thành Tuyên úy chăm sóc những đồng bào sa cơ thất thế, những người tù không bản án. Thánh chức Linh mục nhắc nhở Đức Cha ‘Dân Chúa cần được nuôi phần hồn bằng Mình Thánh Đức Kitô’. Nhưng làm sao để Thánh Thể hiện diện trong nhà tù?
Đức Cha đã kể cho Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và các Giáo sĩ và nhân viên Giáo triều Rôma nhân dịp giảng tĩnh tâm Mùa Chay năm 2000 :
« … Tôi không bao giờ có thể diễn tả hết hết niềm vui lớn lao của tôi : mỗi ngày, với ba giọt rượu và một giọt nước trên lòng bàn tay, tôi cử hành Thánh Lễ. Và đó cũng là bàn thờ, là nhà thờ chính tòa của tôi ! Đó là liều thuốc đích thực cho linh hồn và thân xác tôi : ‘thuốc trường sinh bất tử, thuốc giải độc để khỏi chết, nhưng luôn được sống trong Chúa Giêsu’, như Thánh Ignatio thành Antiokia đã nói. Mỗi lần như thế tôi được dịp giang tay và đóng đinh mình vào thập giá với Chúa Giêsu và cùng Ngài uống chén đau khổ nhất. Mỗi ngày, khi đọc lời truyền phép, với tất cả tâm hồn, tôi làm lại một giao ước mới, giao ước vĩnh cửu giữa tôi và Chúa Giêsu, hòa lẫn Máu Ngài với máu của tôi. Đó là những Thánh Lễ đẹp nhất trong đời tôi ! Sau đó, Mình Thánh được đụng trong những túi nhỏ làm bằng giấy nylon bọc bao thuốc hút, như thế Chúa Giêsu luôn ở giữa chúng tôi, một sức mạnh nuôi sống Dân Chúa: ‘Ta đã đến là để chúng được có sự sống, và có một cách dồi dào’ (Ga 10,10). Khi có buổi học tập, giờ xả hơi, các bạn Công Giáo thừa dịp đó mang các túi nylon đựng Mình Thánh đến chia cho bốn đội kia, mỗi người thay nhau mang trong túi áo một ngày… Những người tù biết có Chúa Giêsu Thánh Thể đang ở giữa trại tù với họ an ủi, xoa dịu những khổ đau thể xác và tinh thần, thêm can đảm chịu đựng cho họ. »
B. Chọn Chúa chứ không phải việc của Chúa.
Đêm 01.12.1975, cùng với 1500 bạn tù đói, mệt, chán nản, bị còng tay hai người chung một khóa số 8, bước xuống gầm tàu ‘Hải Phòng’ đậu tại bến Tân cảng gần cầu Xa lộ, để chở ra trại cải tạo Vĩnh Quang, tỉnh Vĩnh Phú, trong thung lũng núi Tam Đảo, Đức Cha thuật lại :
« Nỗi gian khổ của 9 năm biệt giam một mình với hai người gác, không bạn bè, không có việc làm, tôi ở trong một sự trống rỗng tuyệt đối, đến mức có thể điên đi được. Tôi đi lại suốt ngày trong buồng giam, để vận động cơ thể kẻo nằm luôn thì tôi sẽ chết vì thấp khớp, viêm phổi. Nhiều lúc một mình, tôi bị đau khổ giày vò, tại sao đang lúc mình 48 tuổi, trưởng thành và khỏe mạnh, sau tám năm Giám mục tôi đã có nhiều kinh nghiệm mục vụ, lại phải vào phòng biệt giam, xa giáo phận những 1700 km?
Một đêm thanh vắng, một tiếng từ đáy lòng nhắc nhở tôi: ‘Tại sao con quẫn trí, hoang mang như thế làm gì? Con phải biết phân biệt giữa Chúa và công việc của Chúa. Những gì con đã làm và tiếp tục làm như kinh lý giáo phận, huấn luyện nam nữ tu sĩ, giáo dân, thanh niên, kiến thiết thánh đường, cư xá sinh viên, mở mang các thí điểm truyền giáo... tất cả những công tác ấy đều là những việc tốt lành, là việc của Chúa, nhưng không phải là Chúa! Nếu Chúa muốn con trao tất cả các việc ấy trong tay Ngài, con hãy làm ngay, và hãy tin tưởng vào Ngài. Chúa có thể làm tốt hơn con muôn nghìn lần; Ngài có thể trao việc của Ngài cho những người tài đức hơn con. Hãy chọn một mình Chúa thôi, chọn thánh ý Ngài, chứ đừng chọn việc của Chúa!’. Tôi luôn học tập làm theo ý Chúa. Nhưng ánh sáng này mang lại cho tôi một sinh lực mới, thay đổi tận gốc lối suy nghĩ của tôi, giúp tôi vượt qua những bước gian truân mà hầu như cơ thể không chịu đựng nổi. Từ đây tôi cảm thấy trong lòng tôi ‘một sự bình an mà thế gian không cho được’ ».
Nhân ngày giổ vị Hồng Y Tôi Tớ Chúa, chúng tôi vừa trình bày hai trường hợp những Kitô hữu đã hoàn thành nhiệm vụ đúng cấp bực mình trong Giáo Hội Công Giáo như Tin Mừng Chúa Giêsu dạy và đang được Đức Thánh Cha Phanxicô thuyết giảng qua Tông huấn ‘Niềm Vui Phúc Âm’. Nhiều người Công Giáo trong chúng ta, vì không biết hay vì quá biết mà cứ làm càng, ý nghĩa ‘làm chính trị’ để không hoàn thành nhiệm vụ ‘người Công Giáo tốt là người công dân tốt’.
Hà Minh Thảo
Ngày 16.09.2015, chúng ta kỷ niệm 12 năm ngày Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận vâng lịnh Thiên Chúa rời trần gian để về Nhà Cha hưởng vinh phúc. Ngày 05.07.2013, tiến trình phong Chân Phước cho Vị Tôi Tớ Chúa đã hoàn thành ở Tổng Giáo phận Rôma. Nhân dịp này, nhà phê bình văn học Nguyễn Hoàng Đức, được Hội đồng Công lý và Hòa bình mời tham dự lễ ‘Bế mạc phần điều tra tại Giáo phận’, đã bị công an sân bay Nội Bài, Hà nội chặn lại không cho xuất cảnh sang Bangkok (Thái lan) trên đường đi Rôma (Ý đại lợi). Ông Đức kể cho ông Mặc Lâm, phóng viên Đài Á châu Tự do RFA biết : « Khi làm ở Phòng Tôn giáo Bộ Công an, người ta có ‘đối sách’ về Đức Cha vì một tội rất to là cháu của Ngô Đình Diệm và sự về Sài gòn làm Phó Tổng Giám mục là để lót ổ lên Tổng Giám mục nên Người bị chuyển ra Bắc ». Tại sao, với hai ‘tội nặng’ này và bị giam giữ 13 năm, trong có những năm biệt giam, nhưng đảng cộng sản không dám đem Đức Cha ra tòa xét xử ?
I. GIÁO DÂN NGÔ ĐÌNH DIỆM.
A.- Công dân nổi tiếng là thông minh liêm khiết.
Sau khi tốt nghiệp thủ khoa trường Hậu Bổ, tương đương Học viện Quốc gia Hành chánh, năm 1923, ông Ngô Đình Diệm, 22 tuổi, được bổ nhiệm làm Tri huyện Quảng điền, rồi Tri phủ Hải lăng và Tuần vũ tỉnh Bình thuận, Phan thiết lúc 29 tuổi. Năm 1932, Hoàng đế Bảo Đại chấp chính, thực hiện một cuộc cải tổ sâu rộng, đã mời ông Diệm, 31 tuổi, đảm nhận chức vụ Thượng thư Bộ Lại, đứng đầu Nội các, và kiêm nhiệm Tổng Thư ký Hội đồng Hỗn hợp Pháp-Việt ngày 02.05.1933. Ôâng đề nghị thi hành các kế hoạch canh tân xứ sở, thiết lập Viện Dân biểu (như Quốc hội) để thảo luận những vấn đề quốc sự. Các đề nghị không được Toàn quyền Pasquier chấp thuận, ngày 12.07.1933, ông Diệm đệ đơn lên Bảo Đại xin từ chức, làm chấn động Triều đình Huế và Chính phủ Pháp lúc đó.
Từ bỏ quan trường, ông Diệm lui về nhà làm dân thường, dạy học, nghiên cứu các sách vở và thường xuyên liên lạc với các nhà ái quốc chống Pháp, để mưu cầu dành Độc lập Tự do cho đất nước. Ông hấp thụ những đức tính cao đẹp và lòng yêu nước nồng nàn từ thân phụ và chịu ảnh hưởng sâu đậm của nền giáo dục Nho giáo và Thiên Chúa giáo. Do đó, nếu Nho giáo đã hun đúc ông thành một công dân thanh liêm, tiết tháo và cương trực, thì nền giáo dục Kitô giáo đã đào tạo ông thành một tín hữu đầy lòng bác ái, vị tha và công chính.
Năm 1939, Toàn quyền Đông dương Jean Decoux ra lệnh cho Khâm sứ Trung kỳ Émille Grandjean, bắt ông Diệm đưa đi an trí tại Xieng khoang, Làoô. Nhưng nhờ có người mật báo để trốn đi Sài gòn lánh nạn. Sau khi Việt Minh cướp chính quyền, ông Diệm trở về Huế thăm mẹ, bị chúng chặn bắt tại Tuy hòa, giải ra Hà nội, rồi đi an trí tại Thái nguyên. Nhờ giới Công Giáo do Đức Cha Lê Hữu Từ phản đối buộc Hồ Chí Minh phải trả tự do cho ông Diệm. Sau đó, ông Hồ muốn lợi dụng uy tín của ông Diệm để lường gạt các nhà ái quốc khác không cộng sản hầu tiêu diệt các vị này bằng ông Diệm giữ chức Bộ trưởng Nội Vụ. Biết rõ ý đồ ông Hồ dâng Việt Nam cho Quốc tế Cộng sản, ông Diệm đòi hỏi phải biết chương trình hành động sự thật của chính phủ. Ông Hồ che dấu, ông Diệm từ chối. Nhân dịp này, ông Diệm can đảm hỏi về cái chết của anh mình là ông Ngô Đình Khôi, nhưng Hồ Chí Minh đổ tội cho đảng viên thuộc quyền.
Tháng 08.1950, ông Diệm, sau khi cùng anh là Đức Cha Ngô Đình Thục đến Vatican để nhận Ơn Toàn xá Năm Thánh và đến các quốc gia Tây Âu trước khi đến Hoa kỳ để tìm hiểu Tổ chức Công quyền thời hiện đại. Sau cùng, ông Diệm sống tại nước Bĩ, trong đan viện Saint–André de Bruges. Từ nơi này, ông được Quốc trưởng Bảo Đại mời đến gặp Nhà Vua ngày 18.06.1945 tại lâu đài Thorenc (Cannes, Pháp). Quốc trưởng đã thuật lại trong hồi ký ‘Le Dragon d’Annam’ (Con Rồng Việt Nam) :
« …Tôi cho vời Ngô Đình Diệm và bảo ông ta:
– Cứ mỗi khi tôi cần thay đổi chính phủ, tôi lại phải gọi đến ông. Ông thì lúc nào cũng từ chối. Nay tình thế rất bi đát, đất nước có thể bị chia cắt làm đôi. Ông cần phải lãnh đạo chính phủ.
– Thưa Hoàng Thượng, không thể được ạ. Ông ta đáp. Tôi xin trình Ngài là sau nhiều năm suy nghĩ, tôi đã quyết định. Tôi định đi tu…
– Tôi kính trọng ý định của ông. Nhưng hiện nay tôi kêu gọi đến lòng ái quốc của ông. Ông không có quyền từ chối trách nhiệm của mình. Sự tồn vong của Việt Nam buộc ông như vậy.
Sau một hồi yên lặng cuối cùng ông ta đáp:
– Thưa Hoàng Thượng, trong trường hợp đó, tôi xin nhận sứ mạng mà Ngài trao phó.
Cầm tay ông, tôi kéo sang phòng bên cạnh, nơi có cây thánh giá. Trước thánh giá, tôi bảo ông ta:
–Đây Chúa của ông đây, ông hãy thề trước chân dung Chúa là giữ vững đất nước mà người ta đã trao cho ông. Ông sẽ bảo vệ nó để chống lại bọn Cộng sản, và nếu cần, chống luôn cả người Pháp nữa.
Ông ta đứng yên lặng một lúc lâu, rồi nhìn tôi, sau nhìn lên Thánh giá, ông nói với giọng nghẹn ngào:
–Tôi xin thề ».
Trở về nước, ông Ngô Đình Diệm bắt tay ngay vào việc ‘làm chính trị’ bằng hành sử quyền Thủ tướng… Do đó, ông đã dành độc lập về mọi mặt cho Việt Nam. Giáo Hội Công Giáo khuyến khích giáo dân tham gia chính trị để góp phần xây dựng xã hội trên nguyên tắc công bằng, thương người và tôn trọng nhân phẩm. Để bài trừ các tệ đoan xã hội được bảo vệ bởi các nhóm võ trang có chi tiền cho Nhà Vua. Do đó, những chính khách, các lãnh đạo giáo phái và người dân ủng hộ ông Diệm qua cuộc Trương cầu dân ý ngày 23.10.1955 để tín nhiệm ông Diệm vào nhiệm vụ Tổng thống cùng công bố nền Cộng hòa cho Việt Nam ngày 26.10.1955 và Hiến Pháp được ban hành vào ngày 26.10.1956.
Trước những thành quả Tổng thống Ngô Đình Diệm và chính phủ đạt được, các chính khách ‘salon’ đòi chia quyền. Vì họ không khả năng hay thiếu đạo đức, ông Diệm từ chối thì sang mét với Mỹ là ‘ông Diệm độc tài hay gia đình trị’… Gặp lúc Hoa kỳ cần bán súng đạn, nên đòi gởi quân tham chiến tại Việt Nam. Ông Diệm từ chối vì không muốn để đồng bào thấy lại hình ảnh lính viễn chinh Pháp, Tổ quốc mất độc lập, … Chúng tạo vụ ‘Đàn áp Phật giáo’ để thuê kẻ giết vị Tổng thống Việt Nam Cộng hòa sáng 2.11.1963. Lúc 14 giờ cùng ngày, ông Hồ Chí Minh, nhận được điện tín loan báo ông Diệm đã chết, vui mừng hét lớn: « Bác cháu sẽ chiến thắng ». Sau đó, ông còn xác nhận : « Ông Ngô Đình Diệm là người yêu nước, theo kiểu của ông ta». Lịnh truyền được ‘Bác’ đưa ra nên ‘chúng cháu’ phải triệt để chống Dòng Dõi Yêu Nước Việt Nam, mà tuân theo Cộng sản quốc tế. Những đau khổ, chết chóc đã xảy ra sau đó đến ngày 30.04.1975 cho quốc gia và dân tộc Việt Nam đã được các cơ quan truyền thông đề cập.
B.- Cuộc tiếp đón và an cư lập nghiệp đồng bào di cư từ Bắc vào Nam.
Vừa nhậm chức Thủ tướng ngày 07.07.1954, ngày 20.07.1954, Hiệp định Geneva, ký giữa Pháp và Việt cộng, để chia Quê hương làm hai Miền đối nghịch nhau, ông Ngô Đình Diệm đã tổ chức, với sự trợ giúp của Hoa kỳ và Pháp, di chuyển, tiếp đón, tạm trú và an cư lập nghiệp cho hơn 800 ngàn đồng bào di cư từ Bắc vào Nam. Ngày 09.08.1954, Phủ Tổng ủy Di cư Tỵ nạn được thành lập để xúc tiến định cư. Thêm vào đó là Uỷ ban Hỗ trợ Định cư, một tổ chức cứu trợ do tư nhân giúp sức. Ông Diệm đặc biệt lưu ý giới sinh viên đại học, nên yêu cầu Bộ Tư lệnh Pháp dành 12 chuyến bay trong hai ngày 12 và 13/08 để đón khoảng 1200 sinh viên từ Bắc vào Nam, tức 2/3 số sinh viên lúc đó chọn di cư.
So với cuộc di cư của người Việt bỏ nước ra đi sau ngày 30.04.1975 mà giới quan sát ước đoán có đến 300 ngàn người chết trên biển và cuộc di cư đến các nước Liên hiệp Âu châu thì cuộc vận chuyển và định cư từ Bắc vào Nam năm 1954-1955 đã thành công mỹ mãn. Tại sao ? Đó là nhờ sự phù trợ của Thánh Odilon, Bổn mạng những người tị nạn, mà ông Ngô Đình Diệm đã chọn cho mình khi tuyên khấn trong bậc oblat tại đan viện dòng Biển Đức Saint–André de Bruges (Vương quốc Bỉ) ngày 01.01.1954. Ngoài ra, Thánh Odilon còn là vị Linh mục đã bắt đầu cử hành Thánh Lễ Cầu cho các Linh hồn ngày 2 tháng 11 mỗi năm và đó cũng chính là ngày ông Diệm qua đời năm 1963.
-> Ghi chú. Những phê bình khen hay chê ông Ngô Đình Diệm đầy dẫy trên ‘xa lộ thông tin’. Tuy nhiên, chúng ta có thể tin tưởng vào những dòng chữ của cựu hoàng Bảo Đại, mất ngôi do Trưng cầu Dân ý ngày 23.10.1955, viết trong ‘Le Dragon d’Annam’ về ông Diệm ‘nổi tiếng là thông minh liêm khiết. Đây là một người quốc gia bảo thủ…’. Bàn về cái chết của ông Diệm, cựu hoàng Bảo Đại cho đây là ‘Chết khi thi hành công vụ’.
II./ Hồng Y TÔI TỚ CHÚA P.X. NGUYỄN VĂN THUẬN.
Ngày 24.04.1975, với khẩu hiệu ‘Vui Mừng và Hy Vọng’ (Gaudium et Spes), tên Hiến chế Mục vụ Công Đồng Vatican II, Đức Cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận được Đức Thánh Cha Phaolô VI bổ nhiệm làm Tổng Giám mục hiệu tòa Vadesi, Tổng Giám mục phó Tổng Giáo phận Sàigòn với quyền kế vị. Ngày 08.05.1975, các Linh mục do Trương bá Cần và Huỳnh công Minh (đảng viên cộng sản) chỉ đạo gởi kiến nghị đến Đức Tổng Giám mục Nguyễn văn Bình bày tỏ mối lo ngại về việc thuyên chuyển Đức Cha về Sài Gòn trong tình thế hiện nay sẽ không thuận lợi cho Giáo Hội tại Việt Nam. Ngày 27.06.1975, tại Dinh Độc lập, Đức Cha đã đối diện với ba Cán bộ cao cấp Ủy ban Quân quản cùng các Linh mục và giáo dân tự nhận là ‘Công Giáo yêu nước’. Đối với Chính quyền Cộng sản, sự thuyên chuyển độ một tuần trước khi họ tiếp thu Sài gòn vào ngày 30.04.1975, là bằng cớ âm mưu giữa Vatican và các Đế quốc. Để trả lời sự cáo buộc đó, Ngài chỉ xác nhận sự vâng lời của mình đối với Bài Sai của Đức Thánh Cha và bác bỏ lời cáo gian có âm mưu nói trên.
Chiều ngày 15.08.1975, Quân quản mở cuộc họp tại Nhà hát Thành phố để cáo buộc ‘sau lưng’ Đức Cha. Khoảng 350 Giáo sĩ, Tu sĩ được mời buộc phải nghe. Ủy ban vì ‘sợ’ muốn ngừa tránh mọi phản ứng của người dân đối với vụ bắt Ngài. Trước đó, Đức Tổng Giám mục Nguyễn văn Bình và Đức Cha Thuận được đưa đến Dinh Độc lập lúc 14 giờ. Tại đó, khi đi qua hành lang để đến phòng họp, Đức Cha Bình đi trước, Đức Cha Thuận đi sau. Lúc đó, một tên công an chận Đức Cha Thuận lại và nói: ‘Anh đi lối này’ và lôi Ngài đi mất luôn. Khoảng 30 phút sau, chỉ thấy tướng Trà nói chuyện vu vơ, Đức Cha Bình hỏi : - Thưa Thượng tướng, còn chuyện gì cần nữa không?
Tướng Trà trả lời:
- Thôi! Cụ ra về được rồi.
- Đức Cha phó của tôi đâu mời Ngài cùng về.
- Như cụ thấy, chế độ này là chế độ Cộng sản. Tên Thuận là dòng dõi Ngô Đình Diệm, chúng nó chống Cách mạng từ trong trứng chống ra, nên không thể để nó ở đây được.
Sau đó, Đức Cha Thuận bị bắt và đem đi trên một xe hơi có hai công an đi kèm và cuộc phiêu lưu của Ngài bắt đầu… Trong cuộc hành trình, Ngài biết mình đang mất tất cả. Ra đi với chiếc áo chùng thâm trong túi có một cỗ tràng hạt, Đức Cha chỉ còn biết phó thác cho Chúa Quan Phòng. Nhưng giữa bao lo âu ấy, Ngài vẫn thấy có một niềm vui lớn: ‘Hôm nay là lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời...’ và Chúa yêu cầu Ngài hãy trở về với điều cốt yếu :
A. Linh mục nuôi Dân Chúa bằng Mình Thánh Đức Kitô.
Không cần một bài sai, nhưng vì hoàn cảnh tang thương của toàn dân Việt, Đức Cha trở thành Tuyên úy chăm sóc những đồng bào sa cơ thất thế, những người tù không bản án. Thánh chức Linh mục nhắc nhở Đức Cha ‘Dân Chúa cần được nuôi phần hồn bằng Mình Thánh Đức Kitô’. Nhưng làm sao để Thánh Thể hiện diện trong nhà tù?
Đức Cha đã kể cho Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và các Giáo sĩ và nhân viên Giáo triều Rôma nhân dịp giảng tĩnh tâm Mùa Chay năm 2000 :
« … Tôi không bao giờ có thể diễn tả hết hết niềm vui lớn lao của tôi : mỗi ngày, với ba giọt rượu và một giọt nước trên lòng bàn tay, tôi cử hành Thánh Lễ. Và đó cũng là bàn thờ, là nhà thờ chính tòa của tôi ! Đó là liều thuốc đích thực cho linh hồn và thân xác tôi : ‘thuốc trường sinh bất tử, thuốc giải độc để khỏi chết, nhưng luôn được sống trong Chúa Giêsu’, như Thánh Ignatio thành Antiokia đã nói. Mỗi lần như thế tôi được dịp giang tay và đóng đinh mình vào thập giá với Chúa Giêsu và cùng Ngài uống chén đau khổ nhất. Mỗi ngày, khi đọc lời truyền phép, với tất cả tâm hồn, tôi làm lại một giao ước mới, giao ước vĩnh cửu giữa tôi và Chúa Giêsu, hòa lẫn Máu Ngài với máu của tôi. Đó là những Thánh Lễ đẹp nhất trong đời tôi ! Sau đó, Mình Thánh được đụng trong những túi nhỏ làm bằng giấy nylon bọc bao thuốc hút, như thế Chúa Giêsu luôn ở giữa chúng tôi, một sức mạnh nuôi sống Dân Chúa: ‘Ta đã đến là để chúng được có sự sống, và có một cách dồi dào’ (Ga 10,10). Khi có buổi học tập, giờ xả hơi, các bạn Công Giáo thừa dịp đó mang các túi nylon đựng Mình Thánh đến chia cho bốn đội kia, mỗi người thay nhau mang trong túi áo một ngày… Những người tù biết có Chúa Giêsu Thánh Thể đang ở giữa trại tù với họ an ủi, xoa dịu những khổ đau thể xác và tinh thần, thêm can đảm chịu đựng cho họ. »
B. Chọn Chúa chứ không phải việc của Chúa.
Đêm 01.12.1975, cùng với 1500 bạn tù đói, mệt, chán nản, bị còng tay hai người chung một khóa số 8, bước xuống gầm tàu ‘Hải Phòng’ đậu tại bến Tân cảng gần cầu Xa lộ, để chở ra trại cải tạo Vĩnh Quang, tỉnh Vĩnh Phú, trong thung lũng núi Tam Đảo, Đức Cha thuật lại :
« Nỗi gian khổ của 9 năm biệt giam một mình với hai người gác, không bạn bè, không có việc làm, tôi ở trong một sự trống rỗng tuyệt đối, đến mức có thể điên đi được. Tôi đi lại suốt ngày trong buồng giam, để vận động cơ thể kẻo nằm luôn thì tôi sẽ chết vì thấp khớp, viêm phổi. Nhiều lúc một mình, tôi bị đau khổ giày vò, tại sao đang lúc mình 48 tuổi, trưởng thành và khỏe mạnh, sau tám năm Giám mục tôi đã có nhiều kinh nghiệm mục vụ, lại phải vào phòng biệt giam, xa giáo phận những 1700 km?
Một đêm thanh vắng, một tiếng từ đáy lòng nhắc nhở tôi: ‘Tại sao con quẫn trí, hoang mang như thế làm gì? Con phải biết phân biệt giữa Chúa và công việc của Chúa. Những gì con đã làm và tiếp tục làm như kinh lý giáo phận, huấn luyện nam nữ tu sĩ, giáo dân, thanh niên, kiến thiết thánh đường, cư xá sinh viên, mở mang các thí điểm truyền giáo... tất cả những công tác ấy đều là những việc tốt lành, là việc của Chúa, nhưng không phải là Chúa! Nếu Chúa muốn con trao tất cả các việc ấy trong tay Ngài, con hãy làm ngay, và hãy tin tưởng vào Ngài. Chúa có thể làm tốt hơn con muôn nghìn lần; Ngài có thể trao việc của Ngài cho những người tài đức hơn con. Hãy chọn một mình Chúa thôi, chọn thánh ý Ngài, chứ đừng chọn việc của Chúa!’. Tôi luôn học tập làm theo ý Chúa. Nhưng ánh sáng này mang lại cho tôi một sinh lực mới, thay đổi tận gốc lối suy nghĩ của tôi, giúp tôi vượt qua những bước gian truân mà hầu như cơ thể không chịu đựng nổi. Từ đây tôi cảm thấy trong lòng tôi ‘một sự bình an mà thế gian không cho được’ ».
Nhân ngày giổ vị Hồng Y Tôi Tớ Chúa, chúng tôi vừa trình bày hai trường hợp những Kitô hữu đã hoàn thành nhiệm vụ đúng cấp bực mình trong Giáo Hội Công Giáo như Tin Mừng Chúa Giêsu dạy và đang được Đức Thánh Cha Phanxicô thuyết giảng qua Tông huấn ‘Niềm Vui Phúc Âm’. Nhiều người Công Giáo trong chúng ta, vì không biết hay vì quá biết mà cứ làm càng, ý nghĩa ‘làm chính trị’ để không hoàn thành nhiệm vụ ‘người Công Giáo tốt là người công dân tốt’.
Hà Minh Thảo
Tài Liệu - Sưu Khảo
Những bước chuyển mình của Hội Thánh trên đường loan báo Tin Mừng
+ĐGM. Cosma Hoàng Văn Đạt
09:22 15/09/2015
NHỮNG BƯỚC CHUYỂN MÌNH CỦA HỘI THÁNH TRÊN ĐƯỜNG LOAN BÁO TIN MỪNG
Từ Ad Gentes đến Evangelii Gaudium
Dẫn nhập: Kính thưa Đại Hội, nhằm kỉ niệm năm mươi năm sắc lệnh Ad Gentes (đến với muôn dân) ra đời, chúng ta cùng nhau nhìn lại sự chuyển mình của Hội Thánh trên đường Loan báo Tin Mừng: từ Ad Gentes đến Evagelii Gaudium.
Công Đồng Vaticano II đã khẳng định “bản chất của Giáo Hội là truyền giáo” (AG, Số 2). Đức Gioan Phaolô II tiếp tục kêu mời chúng ta nhận ra rằng “không được giảm bớt nỗ lực rao giảng Tin Mừng” cho những người ở xa Đức Kitô, “bởi vì đây là nhiệm vụ hàng đầu của Hội Thánh”. Vì thế, cho tới hôm nay “hoạt động truyền giáo hôm nay vẫn là thách thức lớn nhất cho Hội Thánh”, và “nhiệm vụ truyền giáo phải là nhiệm vụ hàng đầu” (EG, số 15). Như vậy, mệnh lệnh truyền giáo của Thầy Giêsu chí thánh vẫn luôn được các Tông đồ và các đấng kế nhiệm không ngừng thi hành và đào sâu. Cụ thể, trong giới hạn của đề tài này, chúng ta nhìn lại bước đường loan báo Tin Mừng của Hội Thánh từ AG đến EG.
Ad Gentes số 13 đã viết rằng: “Tại những nơi Thiên Chúa đã mở rộng lối vào cho việc rao giảng mầu nhiệm Chúa Kitô, phải tin tưởng và bền chí loan báo cho tất cả mọi người nhận biết Thiên Chúa hằng sống và Đấng Ngài sai đến cứu chuộc mọi người là Chúa Kitô, để những người ngoài Kitô giáo được Chúa Thánh Thần mở lòng tự ý trở về với Chúa trong niềm tin, và thành tâm gắn bó với Đấng là “đường, là sự thật và là sự sống” (Ga 14,6), Đấng không chỉ đáp ứng, mà đúng hơn, còn vượt quá đến vô cùng những ước vọng thiêng liêng của con người” (AG, số 13).
Thượng Hội Đồng GM họp năm 2012 đã tái khẳng định tân phúc âm hoá là một lời kêu gọi được gửi tới mọi người và nhằm tới ba đối tượng chính:
1.Thứ nhất là người sống đạo khô khan: chúng ta có thể nhắc đến lãnh vực mục vụ thông thường, được “sinh động hoá bởi lửa của Thần Khí, để đốt cháy tâm hồn những tín hữu thường xuyên tham dự việc phụng tự cộng đoàn và tụ họp vào Ngày của Chúa để được nuôi dưỡng bằng Lời và Bánh sự sống trường sinh của Ngài”.Trong số người này chúng ta cũng có thể kể những tín hữu vẫn duy trì một đức tin sâu xa và chân thành, biểu lộ đức tin bằng các cách khác nhau, nhưng ít khi tham dự việc thờ phượng.
2. Thứ hai là người không sống đạo: “những người đã rửa tội nhưng không sống những đòi hỏi của phép Rửa”, những người thiếu một mối quan hệ có ý nghĩa với Hội Thánh và không còn cảm nghiệm niềm an ủi phát sinh bởi đức tin. Trong mối quan tâm từ mẫu của mình, Hội Thánh tìm cách giúp họ trải nghiệm một sự hoán cải để phục hồi niềm vui của đức tin cho tâm hồn họ và khơi dậy nơi họ một sự dấn thân cho Tin Mừng.
3.Thứ ba là người chưa biết Chúa: chúng ta không thể quên rằng loan báo Tin Mừng trước hết và trên hết là giảng Tin Mừng cho những người không biết Đức Giêsu Kitô hay luôn luôn chối bỏ Ngài. Nhiều người trong số họ vẫn đang âm thầm tìm kiếm Thiên Chúa, được dẫn dắt bởi ước vọng muốn thấy mặt Người, kể cả tại những nước vốn có truyền thống Kitô giáo lâu đời. Tất cả họ có quyền đón nhận Tin Mừng. Người Kitô hữu có bổn phận rao giảng Tin Mừng cho mọi người, không loại trừ bất kỳ ai.
Một hình thức mới mà không mới mà Đức Phanxico trong tông huấn Evangelii Gaudium mời gọi chúng ta đó là loan báo Tin mừng bằng sức hút: “Thay vì tỏ ra muốn áp đặt những bó buộc mới, người Kitô hữu phải tỏ ra như là những người muốn chia sẻ niềm vui của mình, chỉ ra một chân trời của cái đẹp, và mời gọi mọi người khác tới dự một bữa tiệc ngon. Hội Thánh phát triển không phải bằng việc chiêu dụ, nhưng “bằng sức thu hút” (EG, số 14).
Vào thời chúng ta, lệnh truyền của Chúa Giêsu: “Anh em hãy đi thu thập môn đệ” vẫn là lời mời gọi cho sứ mạng loan báo Tin Mừng của Hội Thánh trong khung cảnh đổi thay và đầy thách thức mới, và tất cả chúng ta được kêu gọi tham gia vào cuộc “đi ra” truyền giáo mới này. Mỗi Kitô hữu và mỗi cộng đoàn phải nhận ra con đường mà Chúa chỉ cho, nhưng tất cả chúng ta phải vâng theo tiếng gọi của Ngài là ra đi từ vùng đất tiện nghi của mình để đến với mọi vùng “ngoại vi” đang cần ánh sáng Tin Mừng (EG, số 20).
A - Ad Gentes: truyền giáo là bản chất của Giáo Hội
1- Chủ đích của việc rao giảng Tin Mừng
Chủ đích của việc rao giảng Tin Mừng là loan báo về “Đấng được Chúa Cha thánh hóa và sai xuống trần gian” (x. Ga 19,36). Ngài đã nói về chính mình rằng: “Thánh Thần Chúa ngự trên tôi, vì Ngài đã xức dầu cho tôi, sai tôi đi rao giảng Tin Mừng cho những người nghèo khó…(Lc 4,18). Những gì Chúa đã một lần rao giảng hay đã thực hiện để cứu rỗi nhân loại, phải được công bố và loan truyền, bắt đầu từ Giêrusalem cho đến tận cùng trái đất, như thế những gì đã được thực hiện chỉ một lần để cứu rỗi mọi người, sẽ có hiệu lực cho toàn thể nhân loại qua mọi thời đại (AG, số 3).
Đồng thời, chủ đích của hoạt động truyền giáo cũng là việc gầy dựng cộng đoàn nơi các dân tộc hay những cộng đồng chưa có sự hiện diện của Giáo Hội (AG, số 6).
Ad Gentes số 8 khẳng định rằng “Không ai có thể nhờ sức riêng để tự giải thoát khỏi tội lỗi và thắng vượt chính mình, cũng không ai hoàn toàn thoát khỏi sự yếu đuối, nỗi cô đơn hay tình trạng nô lệ, trái lại, mọi người đều cần đến Chúa Kitô là mẫu gương và là Thầy dạy, là Đấng giải thoát, Đấng cứu độ và là Đấng ban sự sống” (AG, số 8). Vì vậy, loan báo Tin Mừng là hơi thở của Giáo Hội.
2- Ai là người LBTM ?
Loan báo Tin Mừng không phải là của riêng ai mà “toàn thể Giáo Hội đều phải truyền giáo và công cuộc Phúc Âm hóa là nhiệm vụ căn bản của đoàn Dân Chúa, vì thế, Thánh Công Đồng mời gọi mọi người thực hiện cuộc canh tân từ nội tâm, để khi đã ý thức sâu sắc về trách nhiệm của mỗi người trong việc truyền bá Tin Mừng, tất cả cùng tham gia vào công cuộc truyền giáo cho muôn dân” (AG, số 35).
Chính vì thế “phận vụ chính của giáo dân, nam cũng như nữ, là làm chứng về Chúa Kitô bằng cách sống cũng như bằng lời nói, trong gia đình, trong các đoàn thể xã hội, cũng như trong môi trường nghề nghiệp. Họ cũng phải gieo rắc niềm tin vào Chúa Kitô nơi những người có chung môi trường sống hay cùng chung ngành nghề; đây là một nhiệm vụ khẩn thiết vì nhiều người chỉ có thể nghe Tin Mừng và nhận biết Chúa Kitô nhờ những giáo dân sống gần bên họ” (AG, số 21).
Tuy nhiên, không phải chỉ cần hiện diện và được thiết lập trong một dân tộc nào đó, hay chỉ cần làm việc tông đồ bằng gương lành là đã đủ, nhưng đoàn dân Kitô hữu được thiết lập và hiện diện chính là để dùng lời nói và việc làm loan báo Chúa Kitô cho anh chị em đồng bào ngoài Kitô giáo, và giúp họ đón nhận Chúa Kitô cách trọn vẹn (AG, số 15).
Cũng thế, liên quan đến việc truyền giáo cho lương dân, phải thật sự đề cao công lao to lớn của đội ngũ giảng viên giáo lý, nam cũng như nữ, những người thấm nhuần tinh thần tông đồ, đã vất vả rất nhiều để mang lại sự hỗ trợ đặc biệt và vô cùng cần thiết cho việc truyền bá đức tin và mở rộng Giáo Hội (AG, số 17).
3- Tại sao phải LBTM khi Công đồng Vaticanô II khẳng định những người ở ngoài Giáo Hội cũng có thể được cứu độ?
Thật vậy, những ai không vì lỗi của mình mà chưa biết đến Tin Mừng của Đức Kitô và Giáo Hội Người, nhưng lại thành tâm tìm kiếm Thiên Chúa, và dưới tác động của ơn thánh, họ cố gắng hành động để chu toàn thánh ý Thiên Chúa được biểu lộ qua mệnh lệnh của lương tâm, thì vẫn có thể đạt được ơn cứu độ vĩnh cửu. Cả những người không vì lỗi của mình mà chưa nhận biết Thiên Chúa cách rõ ràng, nhưng cố gắng sống đời chính trực, dĩ nhiên là với ơn Chúa, thì Chúa Quan Phòng cũng không từ chối ban ơn trợ lực cần thiết để họ được cứu độ (LG, số 16).
Chúng ta có bổn phận loan báo Tin Mừng để mọi người được biết Đức Kitô là Đấng Cứu độ do Thiên Chúa sai đến. Mỗi người có quyền từ chối hay đón nhận, và phải chịu trách nhiệm về chọn lựa của mình. Riêng đối với những ai vì lý do nào đó (không phải do lỗi của họ) mà không biết Tin Mừng ấy, thì Chúa sẽ phán xét họ theo cuộc sống của họ. Nếu họ cố gắng sống theo tiếng lương tâm, họ có thể được Chúa ban ơn cứu độ.
Dù những người chưa biết Chúa cũng có thể được ơn cứu độ, chúng ta vẫn vui sướng được LBTM cho mọi người. Được biết Đức Giêsu một cách rõ ràng là hạnh phúc lớn. Chúng ta không muốn giữ hạnh phúc đó cho riêng mình. Hơn nữa, niềm tin minh nhiên vào Đức Giêsu làm cho con người được gắn bó chặt chẽ với Đấng Cứu độ do Thiên Chúa sai đến, nhờ đó họ có thể được ơn cứu độ một cách “vững chắc” hơn.
Vì thế, vâng lệnh Chúa Kitô, đồng thời được ân sủng và tình yêu của Chúa Thánh Thần thúc đẩy, Giáo Hội thực thi sứ mệnh, khi thực sự hiện diện giữa mọi người và mọi dân tộc, bằng cách hoạt động để nhờ gương mẫu đời sống, lời giảng dạy, các bí tích và những phương thế trao ban ân sủng khác, dẫn đưa tất cả đến với đức tin, đón nhận ơn giải thoát và bình an của Chúa Kitô, nhờ đó mở ra con đường thông suốt và vững chắc giúp họ thông dự trọn vẹn vào mầu nhiệm Chúa Kitô (AG, số 5).
B- Đức Phaolô VI, tông huấn Evangelii Nuntiandi
Tông huấn ra đời trong bối cảnh kết thúc năm thánh, kỉ niệm mười năm bế mạc Công Đồng Vatican II và vấn đề Phúc âm hóa của Thượng hội Đống Giám Mục năm 1974. Qua tông huấn này ngài muốn khuyến khích các Ki-tô hữu trong sứ mệnh phúc âm hóa để họ thêm lòng yêu mến, nhiệt thành và hân hoan mà chu toàn sứ mệnh loan báo Tin Mừng. Mọi Kito hữu đều được mời gọi trở thành những sứ giả Tin Mừng.
1-Sứ giả Tin Mừng, những chứng nhân chân thực
Thời nay, người ta thường hay lặp đi lặp lại rằng thế kỷ này thèm khát sự chân thực. Nhất là đối với giới trẻ, người ta nói rằng họ ghê tởm sự giả trá, ngụy tạo và trên hết mọi sự họ tìm kiếm sự thật, sự trong suốt (EN, số 76).
Những “thời điểm này” phải làm cho chúng ta tỉnh thức. Người ta vẫn luôn luôn đặt câu hỏi cách âm thầm hay lớn tiếng: “Anh có thực sự tin điều anh loan truyền không ? Anh có sống đều anh tin không? Anh có thực sự rao giảng điều anh sống không ? Hơn bao giờ hết, cái chứng tích đời sống đã trở nên một điều kiện thiết yếu cho hiệu quả thâm sâu của việc rao giảng. Chính vì thế, chúng ta đây, trong một mức độ nào đó, đều có trách nhiệm về bước tiến của Tin Mừng mà chúng ta loan truyền….
Trong sự đòi hỏi khắt khe của công cuộc loan báo Tin Mừng bằng những chứng nhân chân thực, ngài nhắn nhủ các chư huynh trong hàng Giám Mục là những người đã được Thánh Thần cắt đặt để điều khiển Giáo Hội (Cvtđ 20,28). Các Linh Mục và các Phó tế, những cộng tác viên của Giám Mục trong việc tụ tập dân Chúa và cổ võ đời sống thiêng liêng của các cộng đoàn địa phương. Các tu sĩ, những chứng nhân của một Giáo Hội được mời gọi nên thánh và là những người tận hiến làm chứng cho các mối phúc thật. Các gíao dân: các gia đình Công Giáo, những người trẻ và những người trưởng thành, tất cả những người đang làm việc trong bất cứ ngành nghề nào, những người lãnh đạo, cả những người nghèo khổ nhưng thường giàu lòng tin cậy, tất cả mọi giáo dân đang ý thức về vai trò rao giảng Tin Mừng để phục vụ Giáo Hội hoặc giữa lòng xã hội và thế giới. (mọi thành phần đều được mời gọi để loan báo tin mừng)
Và cuối cùng ngài nhắn nhủ với tất cả mọi người: lòng nhiệt thành truyền giáo của chúng ta phải được xuất phát từ sự thánh thiện thật sự của một cuôc sống được nuôi dưỡng bằng cầu nguyện, và nhất là bằng lòng yêu mến đối với phép Thánh Thể. Hơn nữa, như Công Đồng đã nêu rõ việc rao giảng cũng phải làm cho người rao giảng lớn lên trong đường thánh thiện (EN, số 76).
2-Sứ giả Tin Mừng, người xây dựng hiệp nhất
Sức mạnh của việc rao giảng Tin Mừng sẽ giảm sút nhiều nếu những người loan truyền chia rẽ nhau bằng mọi rạn nứt. Phải chăng đó không phải là một khó khăn lớn cho việc phúc âm hóa ngày nay ? Lời di chúc thiêng liêng của Chúa cho chúng ta hiểu rằng sự hiệp nhất giữa các môn đệ Ngài không những chỉ là bằng chứng chúng ta là môn đệ Ngài, nhưng còn là bằng chứng Ngài được Chúa Cha sai đến và đó cũng là trắc nghiệm về sự đáng tin của các Kitô hữu và của chính Đức Kitô (EN, số 77).
Là những người rao giảng Tin Mừng, chúng ta phải đưa ra cho các tín hữu của Đức Kitô, không phải hình ảnh của những con người bị chia rẽ bởi những tranh chấp không chút xây dựng, nhưng là hình ảnh của những con người trưởng thành trong Đức tin, có khả năng gặp nhau bên trên những căng thẳng thực tế, nhờ việc cùng nhau tìm kiếm chân lý cách chân thành và vô vị lợi. Đúng thế, số phận của việc rao giảng Tin Mừng liên kết chặt chẽ với chứng tá hiệp nhất của Giáo Hội. Đó vừa là nguồn trách nhiệm và cũng là nguồn an ủi.
Về điểm này, Ta muốn nhấn mạnh rằng, dấu chỉ hiệp nhất giữa các Kitô hữu là đường lối và khí cụ của việc Phúc Âm hóa. Việc chia rẽ giữa các Kitô hữu là một tình trạng nghiêm trọng làm hoen ố công cuộc của Chúa Kitô. …
3-Sứ giả Tin Mừng, người phục vụ của chân lý
Tin Mừng mà chúng ta có trọng trách rao giảng cũng là lời chân lý. Chân lý đem lại tự do (Ga 8,32) và chỉ nó mới ban sự bình an tâm hồn, đó chính là những điều người ta tìm kiếm khi đến nghe chúng ta rao giảng Tin Mừng. Chân lý về Thiên Chúa, chân lý về con người và số phận huyền nhiệm của con người, chân lý về thế gian. Đó là chân lý khó khăn mà chúng ta tìm được trong Lời Chúa và chúng ta không phải là chủ, là người sở hữu nhưng chỉ là người quản lý, người phát ngôn và đầy tớ phục vụ chân lý đó (EN, số 78).
4-Trở thành dấu chỉ của tình yêu: xây dựng nền văn minh tình thương
Công việc Phúc Âm hóa đòi hỏi người rao giảng phải có một tình huynh đệ luôn lớn mạnh đối với những người mình truyền giảng. Mẫu gương của người truyền giảng Tin Mừng là Thánh Phaolô tông đồ đã viết cho tín hữu Thesalonica lời sau đây mà tất cả chúng ta có thể lấy làm chương trình hành động: “Chúng tôi thật gắn bó với anh em đến nỗi không chỉ muốn chia sẻ Tin Mừng của Thiên Chúa với anh em mà còn thí cả mạng sống chúng tôi nữa, bởi chưng anh em trở nên những người thân mến của chúng tôi” (1Tx 2,8). Tình yêu này là gì ? Hơn cả tình cảm của môt nhà giáo, đó là tình yêu của một người cha và hơn thế nữa đó là tình yêu của một người mẹ. Chính Đức Kitô mong đợi nơi mỗi nhà rao giảng Tin Mừng, nơi mỗi người thợ xây dựng Giáo Hội thứ tình yêu này. Một dấu chỉ của tình yêu này chính là biết lo lắng ban phát chân lý và dẫn tới hiệp nhất. Một dấu chỉ khác đó là tận hiến hoàn toàn cho việc loan báo Đức Kitô (EN, số 79). Ta xin đề cập thêm vài dấu chỉ khác của tình yêu này trong số 79.
Trước hết là tôn trọng tình trạng tôn giáo và tinh thần của những người mà ta rao giảng. Tôn trọng tiết điệu của họ mà ta không có quyền cưỡng ép. Tôn trọng lương tâm và xác tín của họ để không cưỡng bách họ.
Một dấu chỉ khác của tình yêu này là biết lo lắng không làm tổn thương người khác, nhất là những người còn yếu đức tin (x, 1Cr 8,9-13; Rm 14,15) bằng những lời nói tuy có thể rõ ràng đối với những người thông thạo, nhưng đối với các tín hữu thì đó có thể là nguồn bối rối và vấp phạm như một vết thương lòng.
Trước tiên Tin Mừng phải được công bố bằng chứng tá. Chẳng hạn giữa cộng đoàn nhân loại mà họ đang sống, một Kitô hữu hay một nhóm Kitô hữu, biểu lộ khả năng cảm thông và đón nhận, chia sẻ đời sống và số phận với những người khác, tỏ tình liên đới trong những nỗ lực chung nhằm đạt được những gì là cao qúy và tốt đẹp nhất. Hoặc là, một cách thực đơn giản và tự nhiên, họ chiếu tỏa niềm tin của mình nơi những gía trị vượt xa những giá trị thông thường, niềm trông cậy vào điều mà người khác không thấy và có lẽ không dám mơ tưởng tới. Nhờ chứng tá không lời này, Kitô hữu gợi lên những vấn nạn bất khả kháng trong tâm hồn những kẻ trông thấy họ sống: Tại sao họ là những người như thế ? Tại sai họ sống như vậy ? Cái gì hoặc ai đã thôi thúc họ ? Tại sao họ ở giữa chúng ta ? Một chứng tá như vậy đã là sự công bố Tin Mừng tuy thầm lặng nhưng rất mãnh liệt và hiệu nghiệm. Đó là động tác khai mào của việc Phúc Âm hóa. Đó có thể là những vấn nạn đầu tiên mà nhiều người không thật sự là Kitô hữu đặt ra, họ là những người chưa bao giờ được nghe nói về Đức Kitô, họ là những người đã chịu phép rửa nhưng không hành đạo, họ là những người sống trong cộng đoàn Kitô hữu nhưng lại không hề theo những nguyên tắc Kitô giáo, hoặc là những vất vả tìm kiếm một cái gì hay một Đấng nào đó mà họ đoán là có, nhưng không thể biết tên là gì. Rồi sẽ có những vấn nạn khác sâu xa hơn, đòi hỏi hơn, phát sinh từ chứng tá ấy, một chứng tá bao gồm sự hiện diện, sự chia sẻ, tình liên đới. Chứng tá đó là một yếu tố chính yếu, tiên quyết của việc Phúc Âm hóa.
Mọi Kitô hữu đều được kêu gọi sống chứng tá đó và như thế họ có thể là những người rao giảng Tin Mừng đích thực. Ta đặc biệt nghĩ đến trách nhiệm của những người di cư trong những xứ tiếp nhận họ.
C- Đức Gioan Phaolo II: Giáo Hoàng của những chuyến công du
Đức Phaolo VI đã ra khỏi nước Ý, và Đức Gioan Phaolo II là người mang lại ý nghĩa cho việc ra khỏi nước Ý. ĐGH Gioan-Phaolô II đã “chạm” đến cuộc đời xa hơn biên giới của Giáo Hội. Ngài giúp thay đổi thế kỷ XX bằng vai trò chủ đạo. Qua việc thể hiện niềm tin tôn giáo sâu sắc, dựa trên lòng tôn trọng đối với từng cá nhân mong muốn tìm kiếm chân lý, vị Giáo Hoàng đặc biệt xuất thân từ Ba lan đã biểu lộ lòng nhân đạo và giúp mọi người biết cách xử lý các hiểm hoạ đe doạ thế kỷ XXI. Lúc sinh thời, ĐGH Gioan-Phaolô II đã được coi là vị thánh sống, hiện thân của lòng nhân hậu. Người ta gọi Ngài là “Giáo hoàng của mọi thời đại”.
Trong tông huấn Sứ Vụ Đấng Cứu Thế, ngài nói Giáo Hội là truyền giáo do tự bản tính, chứ không do từ mệnh lệnh của Chúa Kitô.
Lý do căn bản của việc truyền giáo là sự mạc khải cuối cùng mà Thiên Chúa đã mạc khải về chính mình trong Đức Giêsu Kitô, vì thế tự bản tính, Giáo Hội có tính cách thừa sai. Giáo Hội không thể không loan báo Tin Mừng, tức chân lý toàn vẹn mà Thiên Chúa đã tỏ bày (RM, số 5)
Một nét độc đáo của thần học được canh tân là sự liên kết chặt chẽ giữa mạc khải Tin mừng của Tình yêu Thiên Chúa đối với mọi người và sự cấp bách phải truyền giáo: “Giáo Hội không được phép từ bỏ việc loan báo rằng Chúa Giêsu đã đến mạc khải Dung Mạo của Thiên Chúa, qua Thập Giá và Phục Sinh, Người đã đem lại Ơn Cứu Độ cho mọi người.. . sự sống mới trong Người là Tin Mừng cho con người thuộc mọi thời đại.. .” ( RM, số 11).
Tiếp nối chủ đề “ Ðức Giêsu Kitô, Ðấng Cứu độ, với sứ mạng yêu thương và phục vụ tại Á Châu, để cho họ được sống và được sống dồi dào" của Thượng Hội Đồng Giám Mục Á Châu, Đức Gioan Phaolo II muốn mời gọi Giáo Hội Tại Á Châu xây dựng một nền văn minh tình thương và sự sống qua việc dành tình thương yêu tiên cho người nghèo (x. EA, số 34) và phục vụ sự sống ( x. EA, số 35).
Nhưng để có thể xây dựng được một nền văn minh tình thương và sự sống, ngài đòi hỏi toàn thể Giáo Hội phải trở thành “chứng tá Kitô hữu chính hiệu, bởi vì "ngày nay dân chúng tin các chứng nhân hơn là các Thầy dạy, tin vào kinh nghiệm hơn là lời giảng dạy, và tin vào đời sống và hành động hơn là vào lý thuyết". Điều này càng đúng trong bối cảnh Á Châu, nơi mà dân chúng được thuyết phục do đời sống thánh thiện hơn là do lý lẽ trí thức (x. EA, số 42).
D- Ad Gentes đến THĐGMTG và Liên HĐGM Á Châu
1- Sứ giả Tin Mừng, bạn là ai
Biết mình bất xứng, cần hoán cải, nhưng xác tín vào sức mạnh của Thánh Thần.
(Trích Sứ điệp THĐGMTG 2012 về Tân Phúc Âm Hóa, s. 5)
[5] … Để có thể Phúc Âm hóa thế giới, trước tiên Giáo Hội phải đặt mình lắng nghe Lời Chúa. Lời mời gọi Phúc Âm hóa được thể hiện thành một tiếng gọi hoán cải.
Chúng ta chân thành cảm thấy bổn phận hoán cải bản thân trước tiên theo sức mạnh của Chúa Kitô, Đấng duy nhất có khả năng canh tân mọi sự, nhất là cuộc sống nghèo nàn của chúng ta. Cách khiêm tốn, chúng ta phải nhìn nhận rằng những nghèo nàn và yếu hèn của các môn đệ của Chúa Giêsu, cách riêng của các thừa tác viên của Ngài, đè nặng trên tính khả tín của việc truyền giáo. Chắc chắn, chúng ta ý thức, trước tiên các giám mục chúng tôi, không bao giờ có thể xứng với lời kêu gọi của Chúa và với việc gìn giữ Tin Mừng mà Ngài giao phó cho chúng ta để loan báo Ngài cho muôn dân.
2- Vị sứ giả Tin Mừng, bạn được sai đến đâu
Đến với một thế giới đầy thách đố, nhưng đồng thời có nhiều cơ hội
(trích Sứ điệp THĐGMTG 2012 về Tân Phúc Âm Hóa, s. 6)
[6] Chúng ta không cảm thấy bị đe dọa bởi những điều kiện của thời đại chúng ta đang sống. Đó là một thế giới đầy những mâu thuẫn và những thách đố, nhưng nó vẫn là công trình tạo dựng của Thiên Chúa, chắc chắn bị sự dữ làm tổn thương, nhưng luôn được Thiên Chúa yêu thương, trong đó có thể nảy sinh một lần nữa hạt giống của Lời Chúa để nó có thể mang lại hoa trái mới.
3- Bạn được sai đến với ai
Kề cận với những ai đang khát khao ý nghĩa trọn vẹn cho cuộc sống
(trích Sứ điệp THĐGMTG 2012 về Tân Phúc Âm Hóa, s. 1)
[1]… Chúng tôi để cho một trang Tin Mừng soi sáng chúng tôi: cuộc gặp gỡ của Chúa Giêsu với người phụ nữ Samaritanô bên giếng nước Gia-cóp (x. Ga 4, 5-42). Không có người nam hay người nữ nào mà, vào một thời điểm nào đó trong đời mình, không ở gần bên một giếng nước với một cái vò rỗng và niềm hy vọng tìm được sự thể hiện khát vọng sâu xa nhất của tâm hồn, niềm hy vọng duy nhất có thể mang lại ý nghĩa trọn vẹn cho cuộc sống. Ngày nay, có nhiều giếng nước được đề tặng cho cơn khát của con người, nhưng một sự phân định là cần thiết để tránh những thứ nước ô nhiễm.
Đến với những người đã rời xa đức tin
(trích Sứ điệp THĐGMTG 2012 về Tân Phúc Âm Hóa, s. 2)
[2] Dẫn đưa con người của thời đại này đến với Chúa Giêsu, đến gặp gỡ với Ngài, là một sự cấp bách liên quan đến mọi vùng đất trên thế giới, những vùng đất hoàn toàn gần đây cũng như những vùng đất được Phúc Âm hóa xưa. Quả thế, khắp nơi đều cảm thấy nhu cầu làm tươi mới lại một đức tin đang có nguy cơ mờ tối đi trong những khung cảnh văn hóa làm ngăn trở sự bén rễ cá nhân, sự tỏa sáng xã hội, sự sáng sủa nội dung và những hoa trái tương hợp của nó…
4- bạn thi hành sứ vụ như thế nào
a- Đối thoại, một phương cách sống và thi hành sứ vụ.
(Trích Sứ điệp Liên HĐGM Á Châu 2012 về Canh Tân Sứ giả TM, s. 5)
[5] Công cuộc Tân Phúc âm hóa kêu gọi lấy tinh thần đối thoại thúc đẩy cuộc sống hằng ngày và chọn tương quan hòa hợp chứ không đối đầu. Ðối thoại phải là tiêu chí cho mọi hình thức thực thi sứ vụ và phục vụ tại châu Á. Ðặc trưng của đối thoại là khiêm tốn nhận ra sự hiện diện kín đáo của Thiên Chúa trong cuộc tranh đấu của người nghèo, trong sự phong phú về văn hóa của nhân dân, trong sự đa dạng về truyền thống tôn giáo và trong thẳm sâu cõi lòng mỗi người. Ðối thoại như thế là lối sống và phương cách truyền giáo của chúng ta. Ðối thoại trở thành nền tảng cho nền linh đạo hiệp thông nhằm canh tân sứ giả Tin Mừng.
b- Hiện diện khiêm hạ.
(Trich Sứ điệp Liên HĐGM Á Châu 2012 về Canh Tân Sứ giả TM, s. 6)
[6] Chúng tôi tin rằng mỗi người châu Á đều dự phần và đồng hành trong cuộc hành trình tiến đến Nước Thiên Chúa, và tin rằng những cánh đồng truyền giáo là những thửa đất có sự hiện diện và hoạt động lạ lùng của Thánh Thần Thiên Chúa. Trên cánh đồng truyền giáo bao la tại châu Á, chứng từ lặng lẽ nhưng hùng hồn của đời sống Kitô hữu đích thực đòi phải biết hiện diện trong khiêm hạ, biết sống đối thoại, trong đó bao gồm cuộc sống cầu nguyện và "chiêm niệm". Ðó là yêu cầu đặt ra cho các sứ giả mới của Tin Mừng, hoạt động giữa những nền văn hóa đề cao sự bỏ mình và quý trọng cầu nguyện. Sự hiện diện khiêm hạ phải được thể hiện bằng nếp sống giản dị và liên kết với người nghèo.
5- Vai trò ngôn sứ
a. Vai trò ngôn sứ của người truyền giáo.
( Trích (Sứ điệp Liên HĐGM Á Châu 2012 về Canh Tân Sứ giả TM, s. 7)
[7] Trở nên ngôn sứ là trong ánh sáng của Chúa Thánh Thần, nhận diện những nghịch lý tại châu Á và tố cáo bất cứ những gì làm suy yếu, hạ thấp giá trị và tước bỏ phẩm giá của con cái Thiên Chúa. Những sứ giả mới của Tin Mừng phải bảo vệ phẩm giá làm người của tất cả mọi người, nhất là của phụ nữ, trẻ em và những người không có đủ điều kiện sống cho ra con người trong xã hội châu Á chúng ta. Qua việc tố cáo bất công, những sứ giả mới của Tin Mừng loan báo tình yêu của Thiên Chúa, "những điều quan trọng hơn trong Lề Luật" tức là là công bình, lòng nhân từ và thành tín (Mt 23, 23), và tình yêu được Chúa Giêsu dành ưu tiên cho người nghèo.
b. Liên đới với những nạn nhân.
( Trích Sứ điệp Liên HĐGM Á Châu 2012 về Canh Tân Sứ giả TM, s. 8)
[8] Trong Hội nghị, chúng tôi đã lưu ý con số các nạn nhân của quá trình toàn cầu hóa, của bất công, của thảm họa hạt nhân và thiên tai, của những cuộc tấn công do những kẻ cực đoan và khủng bố gây ra, con số ấy đang gia tăng từng ngày. Chúa Giêsu đứng về phía nạn nhân của các thảm họa và bất công. Người liên đới với những ai bị xã hội loại bỏ. Liên đới và xót thương những nạn nhân và bị gạt ra ngoài lề xã hội phải trở thành chiều kích chính yếu của linh đạo Tân Phúc âm hóa.
E- Evangelii Gaudium
Sau năm mươi năm Công Đồng Vatican II, Đức Giáo Hoàng Phanxico cho ra tông huấn Niềm Vui của Tin Mừng. Tông huấn này vừa như phác họa lại những bước đường cơ bản Giáo Hội đã đi, nhưng đồng thời cũng đưa ra những gợi ý cụ thể cho công cuộc loan báo Tin Mừng của Giáo Hội đầu thế kỷ 21. Cụ thể Giáo Hội phải được gây dựng được những cộng đoàn tràn đầy niềm vui và niềm vui ấy sẽ lan tỏa ra đến tận các vùng ngoại biên, qua việc gặp gỡ văn hóa và chiếu tỏa lòng thương xót.
1- Gây dựng cộng đoàn rao giảng TM
(Đức Phanxicô, Tông Huấn Evangelii Gaudium, s.24)
Hội Thánh “đi ra” là một cộng đoàn các môn đệ truyền giáo đi bước trước, dấn thân và nâng đỡ, sinh hoa trái và vui mừng. Một cộng đoàn loan báo Tin Mừng biết rằng Chúa đã có sáng kiến, Ngài đã yêu chúng ta trước (xem Ga 4:19), và vì thế chúng ta có thể dấn bước, mạnh dạn có sáng kiến, đến với người khác, tìm kiếm những người sa ngã, đứng ở các ngả đường để đón mời những người bị gạt ra bên lề. Một cộng đoàn như thế có một ước muốn khôn nguôi là tỏ lòng thương xót, kết quả của kinh nghiệm bản thân của cộng đoàn về sức mạnh lòng thương vô biên của Thiên Chúa. Chúng ta hãy thử cố gắng hơn một chút để đi bước trước và dấn thân. Đức Giêsu đã rửa chân cho các môn đệ. Chúa dấn thân và mời gọi các môn đệ dấn thân, khi Ngài cúi xuống rửa chân họ. Ngài bảo các môn đệ: “Nếu anh em thực hành, thì phúc cho anh em!” (Ga 13:17). Một cộng đoàn loan báo Tin Mừng dấn mình vào đời sống hằng ngày của dân chúng bằng lời nói và hành động; cộng đoàn ấy vượt qua các khoảng cách, sẵn sàng hạ mình khi cần, và ôm ấp đời sống con người, chạm vào thân thể đau khổ của Đức Kitô nơi người khác. Như vậy, các người loan báo Tin Mừng mang lấy “mùi của đàn chiên” và đàn chiên sẵn sàng nghe tiếng của họ.
Một cộng đoàn loan báo Tin Mừng cũng nâng đỡ, đồng hành với dân chúng ở mỗi bước đi trên đường, bất kể con đường này có thể dài hay khó đi bao nhiêu. Cộng đoàn này cũng quen với việc kiên nhẫn chờ đợi và sự chịu đựng tông đồ. Loan báo Tin Mừng phần lớn hệ tại sự kiên nhẫn và không quan tâm tới áp lực của thời gian. Trung thành với ơn Chúa, nó cũng sinh hoa kết quả. Một cộng đoàn loan báo Tin Mừng luôn luôn để tâm tới kết quả, vì Chúa muốn nó sinh hoa kết quả. Nó chăm sóc hạt giống và không mất kiên nhẫn với cỏ dại. Người gieo giống khi thấy cỏ dại mọc lên giữa hạt giống thì không càu nhàu hay phản ứng thái quá. Họ tìm cách để cho Lời được nhập thể trong một hoàn cảnh nhất định và phát sinh những hoa quả của đời sống mới, dù những kết quả này có vẻ chưa hoàn hảo hay đầy đủ. Người môn đệ sẵn sàng mạo hiểm đời mình, thậm chí chấp nhận tử đạo, để làm chứng cho Đức Giêsu, nhưng mục tiêu không phải là muốn có kẻ thù, mà là để thấy Lời của Thiên Chúa được chấp nhận và sức mạnh giải thoát và đổi mới của Lời được tỏ lộ.
Sau cùng, một cộng đoàn loan báo Tin Mừng thì chan chứa niềm vui; nó biết cách để luôn luôn vui mừng. Nó ăn mừng trước mỗi chiến thắng nho nhỏ, mỗi bước tiến trong công cuộc loan báo Tin Mừng. Hân hoan loan báo Tin Mừng trở thành cái đẹp của phụng vụ, như một phần mối quan tâm hằng ngày của chúng ta trong việc làm lan tỏa lòng nhân hậu. Hội Thánh vừa giảng Tin Mừng vừa được nghe giảng Tin Mừng qua vẻ đẹp của phụng vụ, vì phụng vụ vừa là cử hành công việc rao giảng Tin Mừng, vừa là nguồn mạch canh tân hành vi trao hiến của Hội Thánh.
2- Gầy dựng giáo xứ hướng về truyền giáo
(Đức Phanxicô, Tông Huấn Evangelii Gaudium, s. 28)
Giáo xứ không phải là một cơ chế lỗi thời; lý do chính là nó có tính linh động cao, nó có thể tiếp thu những tình huống khá khác biệt tùy theo sự cởi mở và óc sáng tạo truyền giáo của người mục tử và của cộng đoàn. Chắc chắn giáo xứ không phải là cơ chế duy nhất loan báo Tin Mừng, nhưng nếu nó tỏ ra có khả năng tự canh tân và thích nghi không ngừng, nó vẫn tiếp tục là “Hội Thánh sống giữa các gia đình của các con trai con gái mình”. Giáo xứ là một cộng đoàn của các cộng đoàn, một thánh điện để những người khát nước đến uống dọc đường, và một trung tâm thường xuyên vươn ra truyền giáo. Tuy nhiên, phải nhìn nhận rằng lời kêu gọi duyệt lại và canh tân các giáo xứ của chúng ta vẫn chưa đủ sức đưa các giáo xứ đến gần người dân hơn, biến các giáo xứ trở thành những môi trường sống hiệp thông và tham dự, và làm cho giáo xứ trở nên hoàn toàn hướng về truyền giáo.
3. Lòng đạo đức bình dân
Trong nhiều điểm nhấn của Niềm Vui Tin Mừng, Đức Phanxico đã không quên nhắc lại tầm quan trọng của lòng đạo đức bình dân trong công cuộc loan báo Tin Mừng. Ngài nói “tầm quan trọng của lòng đạo đức bình dân, một cách diễn tả đích thực về hoạt động truyền giáo tự phát của Dân Chúa” (EG, số 122).
4- Trong Thánh Thần của Đức Chúa Phục Sinh
a. Đức Kitô Phục Sinh là nguồn gốc sâu xa của mọi niềm hy vọng
(Đức Phanxicô, Tông Huấn Evangelii Gaudium, s. 275)
Trong chương 2, chúng ta đã suy tư về sự thiếu vắng một linh đạo thâm sâu dẫn đến thái độ bi quan, tất định và hoài nghi. Một số người không dấn thân cho truyền giáo bởi vì họ nghĩ sẽ chẳng thay đổi được gì và có cố gắng bao nhiêu cũng vô ích. Họ nghĩ: “Sao tôi phải từ bỏ các tiện nghi và thú vui nếu tôi chẳng thấy có kết quả gì?” Thái độ này khiến người ta không thể làm người truyền giáo. Đây chỉ là một cái cớ dối trá để tiếp tục bị vướng mắc trong tiện nghi, lười biếng, bất mãn một cách vu vơ và ích kỷ, trống rỗng. Nó là một thái độ tự hủy diệt, vì “người ta không thể sống mà không có hy vọng: cuộc đời sẽ trở nên vô nghĩa và không thể chịu đựng nổi”. Nếu chúng ta nghĩ rằng không cái gì thay đổi được, chúng ta phải nhớ rằng Đức Giêsu Kitô đã chiến thắng tội lỗi và sự chết và bây giờ là Đấng toàn năng. Đức Giêsu Kitô đang sống thực sự. Nói cách khác, “nếu Đức Kitô đã không chỗi dậy, thì lời rao giảng của chúng tôi trống rỗng” (1 Cr 15:14). Tin Mừng kể cho chúng ta rằng khi các tông đồ bắt đầu đi rao giảng, “Chúa cùng hoạt động với các ông, và dùng những dấu lạ kèm theo mà xác nhận lời các ông rao giảng” (Mc 16:20). Đó cũng là điều xảy ra hôm nay. Chúng ta được mời gọi khám phá và trải nghiệm điều đó. Đức Kitô sống lại và được tôn vinh là nguồn suối hy vọng của chúng ta, và Ngài sẽ không từ chối giúp đỡ chúng ta trong việc thực thi sứ mạng Ngài đã ủy thác cho chúng ta.
b. Sức sống của Đấng Phục Sinh đã thấm nhập vào thế giới
(Đức Phanxicô, Tông Huấn Evangelii Gaudium, s. 276)
Sự sống lại của Đức Kitô không phải là một biến cố của quá khứ; nó chứa đựng một sức mạnh cốt thiết đã thấm nhuần thế giới này. Ở đâu mà tất cả có vẻ như đã chết, ở đó các dấu hiệu phục sinh đột nhiên xuất hiện. Đó là một sức mạnh không thể cưỡng lại được. Thường chúng ta thấy Thiên Chúa có vẻ như không hiện hữu: chúng ta thấy khắp quanh mình những cảnh bất công, tội ác, thờ ơ, tàn bạo không ngớt. Nhưng cũng đúng là giữa cảnh tối tăm luôn luôn có một cái gì mới phát sinh và sớm hay muộn sẽ sinh hoa kết quả. Trên mặt đất bị san bằng, sự sống vẫn bùng dậy một cách ngoan cường. Bất kể hoàn cảnh đen tối đến đâu, sự thiện luôn luôn xuất hiện trở lại và lan tỏa. Mỗi ngày trong thế giới của chúng ta, cái đẹp luôn luôn tái sinh, nó lớn lên xuyên qua những bão tố của lịch sử. Các giá trị luôn luôn có khuynh hướng xuất hiện trở lại dưới những dạng mới, và loài người cũng đã tái sinh hết lần này qua lần khác từ những tình huống xem như là đã tận số. Sức mạnh của sự sống lại là như thế, và tất cả những người loan báo Tin Mừng là những công cụ của sức mạnh ấy.
Kết luận
Giáo Hội Việt Nam sau hơn 400 năm truyền giáo nhưng tỉ lệ vẫn chưa tới 10% dân số. Năm mươi năm qua với biết bao thay đổi trong phương pháp truyền giáo, với ánh sáng của Vatican II, với các thông điệp về truyền giáo nhưng tỉ lệ người Công Giáo không tăng hoặc có tăng thì không đáng kể; có những nơi dậm chân tại chỗ, có những nơi suy giảm. Chúng ta cũng cần nhìn lại sau năm mươi năm khởi đầu truyền giáo: từ số không lên khoảng 150 ngàn. Đây là con số cho chúng ta suy nghĩ.
Chúng ta cần so sánh với với các tông đồ thời Hội Thánh sơ khai; so sánh với cha Đắc Lộ, những thừa sai, thầy giảng và giáo dân đầu thế kỳ 17.
Khi đưa ra những nhận định và những gợi ý trên nhằm để chúng ta đặt ra câu hỏi là chúng ta phải làm gì? Xin hãy không đỗ lỗi cho hoàn cảnh: Múa vụng chê đất lệch!
Chúng ta hãy cùng xét mình với kinh tôi thú nhận: lỗi tại tôi mọi đàng!
Nhìn lại công cuộc truyền giáo từ Hội Thánh sơ khai cho đến hôm nay chúng ta dễ dàng nhận ra rằng khó khăn xuất hiện ở mọi thời đại.
Nhưng trong bối cảnh hiện nay, chúng ta có thể nhận thấy rõ ràng là hoàn cảnh thuận lợi hơn, nhiều phương tiện truyền giáo hơn. Nhưng chúng ta cũng có thể thấy rằng chúng ta đang sống chủ nghĩa “túm tụm”. Giáo Hội mình tốt rồi, giáo xứ mình mạnh rồi, gia đình mình thánh thiện rồi nên phải bảo vệ cái tốt, cái mạnh và cái thánh thiện đó bằng việc co cụm lại.
Đề nghị:
Năm tới Giáo Hội sống năm Phúc Âm hóa xã hội, nhưng trước tiên cần Tân Phúc Âm hóa nội bộ để Phúc Âm hóa xã hội.
*
Thay vì những gợi ý
Vài đề nghị
1. Tập trung vào Tin Mừng về con người và xã hội
2. Tôn kính tổ tiên
3. Hoạt động bác ái.
4. Sân chư dân
5. Gặp gỡ và đối thoại
Hướng về Trời mới đất mới (Kh 21,1)
Mỗi người chúng ta có thể có những góp ý cụ thể nữa.
Từ Ad Gentes đến Evangelii Gaudium
Dẫn nhập: Kính thưa Đại Hội, nhằm kỉ niệm năm mươi năm sắc lệnh Ad Gentes (đến với muôn dân) ra đời, chúng ta cùng nhau nhìn lại sự chuyển mình của Hội Thánh trên đường Loan báo Tin Mừng: từ Ad Gentes đến Evagelii Gaudium.
Công Đồng Vaticano II đã khẳng định “bản chất của Giáo Hội là truyền giáo” (AG, Số 2). Đức Gioan Phaolô II tiếp tục kêu mời chúng ta nhận ra rằng “không được giảm bớt nỗ lực rao giảng Tin Mừng” cho những người ở xa Đức Kitô, “bởi vì đây là nhiệm vụ hàng đầu của Hội Thánh”. Vì thế, cho tới hôm nay “hoạt động truyền giáo hôm nay vẫn là thách thức lớn nhất cho Hội Thánh”, và “nhiệm vụ truyền giáo phải là nhiệm vụ hàng đầu” (EG, số 15). Như vậy, mệnh lệnh truyền giáo của Thầy Giêsu chí thánh vẫn luôn được các Tông đồ và các đấng kế nhiệm không ngừng thi hành và đào sâu. Cụ thể, trong giới hạn của đề tài này, chúng ta nhìn lại bước đường loan báo Tin Mừng của Hội Thánh từ AG đến EG.
Ad Gentes số 13 đã viết rằng: “Tại những nơi Thiên Chúa đã mở rộng lối vào cho việc rao giảng mầu nhiệm Chúa Kitô, phải tin tưởng và bền chí loan báo cho tất cả mọi người nhận biết Thiên Chúa hằng sống và Đấng Ngài sai đến cứu chuộc mọi người là Chúa Kitô, để những người ngoài Kitô giáo được Chúa Thánh Thần mở lòng tự ý trở về với Chúa trong niềm tin, và thành tâm gắn bó với Đấng là “đường, là sự thật và là sự sống” (Ga 14,6), Đấng không chỉ đáp ứng, mà đúng hơn, còn vượt quá đến vô cùng những ước vọng thiêng liêng của con người” (AG, số 13).
Thượng Hội Đồng GM họp năm 2012 đã tái khẳng định tân phúc âm hoá là một lời kêu gọi được gửi tới mọi người và nhằm tới ba đối tượng chính:
1.Thứ nhất là người sống đạo khô khan: chúng ta có thể nhắc đến lãnh vực mục vụ thông thường, được “sinh động hoá bởi lửa của Thần Khí, để đốt cháy tâm hồn những tín hữu thường xuyên tham dự việc phụng tự cộng đoàn và tụ họp vào Ngày của Chúa để được nuôi dưỡng bằng Lời và Bánh sự sống trường sinh của Ngài”.Trong số người này chúng ta cũng có thể kể những tín hữu vẫn duy trì một đức tin sâu xa và chân thành, biểu lộ đức tin bằng các cách khác nhau, nhưng ít khi tham dự việc thờ phượng.
2. Thứ hai là người không sống đạo: “những người đã rửa tội nhưng không sống những đòi hỏi của phép Rửa”, những người thiếu một mối quan hệ có ý nghĩa với Hội Thánh và không còn cảm nghiệm niềm an ủi phát sinh bởi đức tin. Trong mối quan tâm từ mẫu của mình, Hội Thánh tìm cách giúp họ trải nghiệm một sự hoán cải để phục hồi niềm vui của đức tin cho tâm hồn họ và khơi dậy nơi họ một sự dấn thân cho Tin Mừng.
3.Thứ ba là người chưa biết Chúa: chúng ta không thể quên rằng loan báo Tin Mừng trước hết và trên hết là giảng Tin Mừng cho những người không biết Đức Giêsu Kitô hay luôn luôn chối bỏ Ngài. Nhiều người trong số họ vẫn đang âm thầm tìm kiếm Thiên Chúa, được dẫn dắt bởi ước vọng muốn thấy mặt Người, kể cả tại những nước vốn có truyền thống Kitô giáo lâu đời. Tất cả họ có quyền đón nhận Tin Mừng. Người Kitô hữu có bổn phận rao giảng Tin Mừng cho mọi người, không loại trừ bất kỳ ai.
Một hình thức mới mà không mới mà Đức Phanxico trong tông huấn Evangelii Gaudium mời gọi chúng ta đó là loan báo Tin mừng bằng sức hút: “Thay vì tỏ ra muốn áp đặt những bó buộc mới, người Kitô hữu phải tỏ ra như là những người muốn chia sẻ niềm vui của mình, chỉ ra một chân trời của cái đẹp, và mời gọi mọi người khác tới dự một bữa tiệc ngon. Hội Thánh phát triển không phải bằng việc chiêu dụ, nhưng “bằng sức thu hút” (EG, số 14).
Vào thời chúng ta, lệnh truyền của Chúa Giêsu: “Anh em hãy đi thu thập môn đệ” vẫn là lời mời gọi cho sứ mạng loan báo Tin Mừng của Hội Thánh trong khung cảnh đổi thay và đầy thách thức mới, và tất cả chúng ta được kêu gọi tham gia vào cuộc “đi ra” truyền giáo mới này. Mỗi Kitô hữu và mỗi cộng đoàn phải nhận ra con đường mà Chúa chỉ cho, nhưng tất cả chúng ta phải vâng theo tiếng gọi của Ngài là ra đi từ vùng đất tiện nghi của mình để đến với mọi vùng “ngoại vi” đang cần ánh sáng Tin Mừng (EG, số 20).
A - Ad Gentes: truyền giáo là bản chất của Giáo Hội
1- Chủ đích của việc rao giảng Tin Mừng
Chủ đích của việc rao giảng Tin Mừng là loan báo về “Đấng được Chúa Cha thánh hóa và sai xuống trần gian” (x. Ga 19,36). Ngài đã nói về chính mình rằng: “Thánh Thần Chúa ngự trên tôi, vì Ngài đã xức dầu cho tôi, sai tôi đi rao giảng Tin Mừng cho những người nghèo khó…(Lc 4,18). Những gì Chúa đã một lần rao giảng hay đã thực hiện để cứu rỗi nhân loại, phải được công bố và loan truyền, bắt đầu từ Giêrusalem cho đến tận cùng trái đất, như thế những gì đã được thực hiện chỉ một lần để cứu rỗi mọi người, sẽ có hiệu lực cho toàn thể nhân loại qua mọi thời đại (AG, số 3).
Đồng thời, chủ đích của hoạt động truyền giáo cũng là việc gầy dựng cộng đoàn nơi các dân tộc hay những cộng đồng chưa có sự hiện diện của Giáo Hội (AG, số 6).
Ad Gentes số 8 khẳng định rằng “Không ai có thể nhờ sức riêng để tự giải thoát khỏi tội lỗi và thắng vượt chính mình, cũng không ai hoàn toàn thoát khỏi sự yếu đuối, nỗi cô đơn hay tình trạng nô lệ, trái lại, mọi người đều cần đến Chúa Kitô là mẫu gương và là Thầy dạy, là Đấng giải thoát, Đấng cứu độ và là Đấng ban sự sống” (AG, số 8). Vì vậy, loan báo Tin Mừng là hơi thở của Giáo Hội.
2- Ai là người LBTM ?
Loan báo Tin Mừng không phải là của riêng ai mà “toàn thể Giáo Hội đều phải truyền giáo và công cuộc Phúc Âm hóa là nhiệm vụ căn bản của đoàn Dân Chúa, vì thế, Thánh Công Đồng mời gọi mọi người thực hiện cuộc canh tân từ nội tâm, để khi đã ý thức sâu sắc về trách nhiệm của mỗi người trong việc truyền bá Tin Mừng, tất cả cùng tham gia vào công cuộc truyền giáo cho muôn dân” (AG, số 35).
Chính vì thế “phận vụ chính của giáo dân, nam cũng như nữ, là làm chứng về Chúa Kitô bằng cách sống cũng như bằng lời nói, trong gia đình, trong các đoàn thể xã hội, cũng như trong môi trường nghề nghiệp. Họ cũng phải gieo rắc niềm tin vào Chúa Kitô nơi những người có chung môi trường sống hay cùng chung ngành nghề; đây là một nhiệm vụ khẩn thiết vì nhiều người chỉ có thể nghe Tin Mừng và nhận biết Chúa Kitô nhờ những giáo dân sống gần bên họ” (AG, số 21).
Tuy nhiên, không phải chỉ cần hiện diện và được thiết lập trong một dân tộc nào đó, hay chỉ cần làm việc tông đồ bằng gương lành là đã đủ, nhưng đoàn dân Kitô hữu được thiết lập và hiện diện chính là để dùng lời nói và việc làm loan báo Chúa Kitô cho anh chị em đồng bào ngoài Kitô giáo, và giúp họ đón nhận Chúa Kitô cách trọn vẹn (AG, số 15).
Cũng thế, liên quan đến việc truyền giáo cho lương dân, phải thật sự đề cao công lao to lớn của đội ngũ giảng viên giáo lý, nam cũng như nữ, những người thấm nhuần tinh thần tông đồ, đã vất vả rất nhiều để mang lại sự hỗ trợ đặc biệt và vô cùng cần thiết cho việc truyền bá đức tin và mở rộng Giáo Hội (AG, số 17).
3- Tại sao phải LBTM khi Công đồng Vaticanô II khẳng định những người ở ngoài Giáo Hội cũng có thể được cứu độ?
Thật vậy, những ai không vì lỗi của mình mà chưa biết đến Tin Mừng của Đức Kitô và Giáo Hội Người, nhưng lại thành tâm tìm kiếm Thiên Chúa, và dưới tác động của ơn thánh, họ cố gắng hành động để chu toàn thánh ý Thiên Chúa được biểu lộ qua mệnh lệnh của lương tâm, thì vẫn có thể đạt được ơn cứu độ vĩnh cửu. Cả những người không vì lỗi của mình mà chưa nhận biết Thiên Chúa cách rõ ràng, nhưng cố gắng sống đời chính trực, dĩ nhiên là với ơn Chúa, thì Chúa Quan Phòng cũng không từ chối ban ơn trợ lực cần thiết để họ được cứu độ (LG, số 16).
Chúng ta có bổn phận loan báo Tin Mừng để mọi người được biết Đức Kitô là Đấng Cứu độ do Thiên Chúa sai đến. Mỗi người có quyền từ chối hay đón nhận, và phải chịu trách nhiệm về chọn lựa của mình. Riêng đối với những ai vì lý do nào đó (không phải do lỗi của họ) mà không biết Tin Mừng ấy, thì Chúa sẽ phán xét họ theo cuộc sống của họ. Nếu họ cố gắng sống theo tiếng lương tâm, họ có thể được Chúa ban ơn cứu độ.
Dù những người chưa biết Chúa cũng có thể được ơn cứu độ, chúng ta vẫn vui sướng được LBTM cho mọi người. Được biết Đức Giêsu một cách rõ ràng là hạnh phúc lớn. Chúng ta không muốn giữ hạnh phúc đó cho riêng mình. Hơn nữa, niềm tin minh nhiên vào Đức Giêsu làm cho con người được gắn bó chặt chẽ với Đấng Cứu độ do Thiên Chúa sai đến, nhờ đó họ có thể được ơn cứu độ một cách “vững chắc” hơn.
Vì thế, vâng lệnh Chúa Kitô, đồng thời được ân sủng và tình yêu của Chúa Thánh Thần thúc đẩy, Giáo Hội thực thi sứ mệnh, khi thực sự hiện diện giữa mọi người và mọi dân tộc, bằng cách hoạt động để nhờ gương mẫu đời sống, lời giảng dạy, các bí tích và những phương thế trao ban ân sủng khác, dẫn đưa tất cả đến với đức tin, đón nhận ơn giải thoát và bình an của Chúa Kitô, nhờ đó mở ra con đường thông suốt và vững chắc giúp họ thông dự trọn vẹn vào mầu nhiệm Chúa Kitô (AG, số 5).
B- Đức Phaolô VI, tông huấn Evangelii Nuntiandi
Tông huấn ra đời trong bối cảnh kết thúc năm thánh, kỉ niệm mười năm bế mạc Công Đồng Vatican II và vấn đề Phúc âm hóa của Thượng hội Đống Giám Mục năm 1974. Qua tông huấn này ngài muốn khuyến khích các Ki-tô hữu trong sứ mệnh phúc âm hóa để họ thêm lòng yêu mến, nhiệt thành và hân hoan mà chu toàn sứ mệnh loan báo Tin Mừng. Mọi Kito hữu đều được mời gọi trở thành những sứ giả Tin Mừng.
1-Sứ giả Tin Mừng, những chứng nhân chân thực
Thời nay, người ta thường hay lặp đi lặp lại rằng thế kỷ này thèm khát sự chân thực. Nhất là đối với giới trẻ, người ta nói rằng họ ghê tởm sự giả trá, ngụy tạo và trên hết mọi sự họ tìm kiếm sự thật, sự trong suốt (EN, số 76).
Những “thời điểm này” phải làm cho chúng ta tỉnh thức. Người ta vẫn luôn luôn đặt câu hỏi cách âm thầm hay lớn tiếng: “Anh có thực sự tin điều anh loan truyền không ? Anh có sống đều anh tin không? Anh có thực sự rao giảng điều anh sống không ? Hơn bao giờ hết, cái chứng tích đời sống đã trở nên một điều kiện thiết yếu cho hiệu quả thâm sâu của việc rao giảng. Chính vì thế, chúng ta đây, trong một mức độ nào đó, đều có trách nhiệm về bước tiến của Tin Mừng mà chúng ta loan truyền….
Trong sự đòi hỏi khắt khe của công cuộc loan báo Tin Mừng bằng những chứng nhân chân thực, ngài nhắn nhủ các chư huynh trong hàng Giám Mục là những người đã được Thánh Thần cắt đặt để điều khiển Giáo Hội (Cvtđ 20,28). Các Linh Mục và các Phó tế, những cộng tác viên của Giám Mục trong việc tụ tập dân Chúa và cổ võ đời sống thiêng liêng của các cộng đoàn địa phương. Các tu sĩ, những chứng nhân của một Giáo Hội được mời gọi nên thánh và là những người tận hiến làm chứng cho các mối phúc thật. Các gíao dân: các gia đình Công Giáo, những người trẻ và những người trưởng thành, tất cả những người đang làm việc trong bất cứ ngành nghề nào, những người lãnh đạo, cả những người nghèo khổ nhưng thường giàu lòng tin cậy, tất cả mọi giáo dân đang ý thức về vai trò rao giảng Tin Mừng để phục vụ Giáo Hội hoặc giữa lòng xã hội và thế giới. (mọi thành phần đều được mời gọi để loan báo tin mừng)
Và cuối cùng ngài nhắn nhủ với tất cả mọi người: lòng nhiệt thành truyền giáo của chúng ta phải được xuất phát từ sự thánh thiện thật sự của một cuôc sống được nuôi dưỡng bằng cầu nguyện, và nhất là bằng lòng yêu mến đối với phép Thánh Thể. Hơn nữa, như Công Đồng đã nêu rõ việc rao giảng cũng phải làm cho người rao giảng lớn lên trong đường thánh thiện (EN, số 76).
2-Sứ giả Tin Mừng, người xây dựng hiệp nhất
Sức mạnh của việc rao giảng Tin Mừng sẽ giảm sút nhiều nếu những người loan truyền chia rẽ nhau bằng mọi rạn nứt. Phải chăng đó không phải là một khó khăn lớn cho việc phúc âm hóa ngày nay ? Lời di chúc thiêng liêng của Chúa cho chúng ta hiểu rằng sự hiệp nhất giữa các môn đệ Ngài không những chỉ là bằng chứng chúng ta là môn đệ Ngài, nhưng còn là bằng chứng Ngài được Chúa Cha sai đến và đó cũng là trắc nghiệm về sự đáng tin của các Kitô hữu và của chính Đức Kitô (EN, số 77).
Là những người rao giảng Tin Mừng, chúng ta phải đưa ra cho các tín hữu của Đức Kitô, không phải hình ảnh của những con người bị chia rẽ bởi những tranh chấp không chút xây dựng, nhưng là hình ảnh của những con người trưởng thành trong Đức tin, có khả năng gặp nhau bên trên những căng thẳng thực tế, nhờ việc cùng nhau tìm kiếm chân lý cách chân thành và vô vị lợi. Đúng thế, số phận của việc rao giảng Tin Mừng liên kết chặt chẽ với chứng tá hiệp nhất của Giáo Hội. Đó vừa là nguồn trách nhiệm và cũng là nguồn an ủi.
Về điểm này, Ta muốn nhấn mạnh rằng, dấu chỉ hiệp nhất giữa các Kitô hữu là đường lối và khí cụ của việc Phúc Âm hóa. Việc chia rẽ giữa các Kitô hữu là một tình trạng nghiêm trọng làm hoen ố công cuộc của Chúa Kitô. …
3-Sứ giả Tin Mừng, người phục vụ của chân lý
Tin Mừng mà chúng ta có trọng trách rao giảng cũng là lời chân lý. Chân lý đem lại tự do (Ga 8,32) và chỉ nó mới ban sự bình an tâm hồn, đó chính là những điều người ta tìm kiếm khi đến nghe chúng ta rao giảng Tin Mừng. Chân lý về Thiên Chúa, chân lý về con người và số phận huyền nhiệm của con người, chân lý về thế gian. Đó là chân lý khó khăn mà chúng ta tìm được trong Lời Chúa và chúng ta không phải là chủ, là người sở hữu nhưng chỉ là người quản lý, người phát ngôn và đầy tớ phục vụ chân lý đó (EN, số 78).
4-Trở thành dấu chỉ của tình yêu: xây dựng nền văn minh tình thương
Công việc Phúc Âm hóa đòi hỏi người rao giảng phải có một tình huynh đệ luôn lớn mạnh đối với những người mình truyền giảng. Mẫu gương của người truyền giảng Tin Mừng là Thánh Phaolô tông đồ đã viết cho tín hữu Thesalonica lời sau đây mà tất cả chúng ta có thể lấy làm chương trình hành động: “Chúng tôi thật gắn bó với anh em đến nỗi không chỉ muốn chia sẻ Tin Mừng của Thiên Chúa với anh em mà còn thí cả mạng sống chúng tôi nữa, bởi chưng anh em trở nên những người thân mến của chúng tôi” (1Tx 2,8). Tình yêu này là gì ? Hơn cả tình cảm của môt nhà giáo, đó là tình yêu của một người cha và hơn thế nữa đó là tình yêu của một người mẹ. Chính Đức Kitô mong đợi nơi mỗi nhà rao giảng Tin Mừng, nơi mỗi người thợ xây dựng Giáo Hội thứ tình yêu này. Một dấu chỉ của tình yêu này chính là biết lo lắng ban phát chân lý và dẫn tới hiệp nhất. Một dấu chỉ khác đó là tận hiến hoàn toàn cho việc loan báo Đức Kitô (EN, số 79). Ta xin đề cập thêm vài dấu chỉ khác của tình yêu này trong số 79.
Trước hết là tôn trọng tình trạng tôn giáo và tinh thần của những người mà ta rao giảng. Tôn trọng tiết điệu của họ mà ta không có quyền cưỡng ép. Tôn trọng lương tâm và xác tín của họ để không cưỡng bách họ.
Một dấu chỉ khác của tình yêu này là biết lo lắng không làm tổn thương người khác, nhất là những người còn yếu đức tin (x, 1Cr 8,9-13; Rm 14,15) bằng những lời nói tuy có thể rõ ràng đối với những người thông thạo, nhưng đối với các tín hữu thì đó có thể là nguồn bối rối và vấp phạm như một vết thương lòng.
Trước tiên Tin Mừng phải được công bố bằng chứng tá. Chẳng hạn giữa cộng đoàn nhân loại mà họ đang sống, một Kitô hữu hay một nhóm Kitô hữu, biểu lộ khả năng cảm thông và đón nhận, chia sẻ đời sống và số phận với những người khác, tỏ tình liên đới trong những nỗ lực chung nhằm đạt được những gì là cao qúy và tốt đẹp nhất. Hoặc là, một cách thực đơn giản và tự nhiên, họ chiếu tỏa niềm tin của mình nơi những gía trị vượt xa những giá trị thông thường, niềm trông cậy vào điều mà người khác không thấy và có lẽ không dám mơ tưởng tới. Nhờ chứng tá không lời này, Kitô hữu gợi lên những vấn nạn bất khả kháng trong tâm hồn những kẻ trông thấy họ sống: Tại sao họ là những người như thế ? Tại sai họ sống như vậy ? Cái gì hoặc ai đã thôi thúc họ ? Tại sao họ ở giữa chúng ta ? Một chứng tá như vậy đã là sự công bố Tin Mừng tuy thầm lặng nhưng rất mãnh liệt và hiệu nghiệm. Đó là động tác khai mào của việc Phúc Âm hóa. Đó có thể là những vấn nạn đầu tiên mà nhiều người không thật sự là Kitô hữu đặt ra, họ là những người chưa bao giờ được nghe nói về Đức Kitô, họ là những người đã chịu phép rửa nhưng không hành đạo, họ là những người sống trong cộng đoàn Kitô hữu nhưng lại không hề theo những nguyên tắc Kitô giáo, hoặc là những vất vả tìm kiếm một cái gì hay một Đấng nào đó mà họ đoán là có, nhưng không thể biết tên là gì. Rồi sẽ có những vấn nạn khác sâu xa hơn, đòi hỏi hơn, phát sinh từ chứng tá ấy, một chứng tá bao gồm sự hiện diện, sự chia sẻ, tình liên đới. Chứng tá đó là một yếu tố chính yếu, tiên quyết của việc Phúc Âm hóa.
Mọi Kitô hữu đều được kêu gọi sống chứng tá đó và như thế họ có thể là những người rao giảng Tin Mừng đích thực. Ta đặc biệt nghĩ đến trách nhiệm của những người di cư trong những xứ tiếp nhận họ.
C- Đức Gioan Phaolo II: Giáo Hoàng của những chuyến công du
Đức Phaolo VI đã ra khỏi nước Ý, và Đức Gioan Phaolo II là người mang lại ý nghĩa cho việc ra khỏi nước Ý. ĐGH Gioan-Phaolô II đã “chạm” đến cuộc đời xa hơn biên giới của Giáo Hội. Ngài giúp thay đổi thế kỷ XX bằng vai trò chủ đạo. Qua việc thể hiện niềm tin tôn giáo sâu sắc, dựa trên lòng tôn trọng đối với từng cá nhân mong muốn tìm kiếm chân lý, vị Giáo Hoàng đặc biệt xuất thân từ Ba lan đã biểu lộ lòng nhân đạo và giúp mọi người biết cách xử lý các hiểm hoạ đe doạ thế kỷ XXI. Lúc sinh thời, ĐGH Gioan-Phaolô II đã được coi là vị thánh sống, hiện thân của lòng nhân hậu. Người ta gọi Ngài là “Giáo hoàng của mọi thời đại”.
Trong tông huấn Sứ Vụ Đấng Cứu Thế, ngài nói Giáo Hội là truyền giáo do tự bản tính, chứ không do từ mệnh lệnh của Chúa Kitô.
Lý do căn bản của việc truyền giáo là sự mạc khải cuối cùng mà Thiên Chúa đã mạc khải về chính mình trong Đức Giêsu Kitô, vì thế tự bản tính, Giáo Hội có tính cách thừa sai. Giáo Hội không thể không loan báo Tin Mừng, tức chân lý toàn vẹn mà Thiên Chúa đã tỏ bày (RM, số 5)
Một nét độc đáo của thần học được canh tân là sự liên kết chặt chẽ giữa mạc khải Tin mừng của Tình yêu Thiên Chúa đối với mọi người và sự cấp bách phải truyền giáo: “Giáo Hội không được phép từ bỏ việc loan báo rằng Chúa Giêsu đã đến mạc khải Dung Mạo của Thiên Chúa, qua Thập Giá và Phục Sinh, Người đã đem lại Ơn Cứu Độ cho mọi người.. . sự sống mới trong Người là Tin Mừng cho con người thuộc mọi thời đại.. .” ( RM, số 11).
Tiếp nối chủ đề “ Ðức Giêsu Kitô, Ðấng Cứu độ, với sứ mạng yêu thương và phục vụ tại Á Châu, để cho họ được sống và được sống dồi dào" của Thượng Hội Đồng Giám Mục Á Châu, Đức Gioan Phaolo II muốn mời gọi Giáo Hội Tại Á Châu xây dựng một nền văn minh tình thương và sự sống qua việc dành tình thương yêu tiên cho người nghèo (x. EA, số 34) và phục vụ sự sống ( x. EA, số 35).
Nhưng để có thể xây dựng được một nền văn minh tình thương và sự sống, ngài đòi hỏi toàn thể Giáo Hội phải trở thành “chứng tá Kitô hữu chính hiệu, bởi vì "ngày nay dân chúng tin các chứng nhân hơn là các Thầy dạy, tin vào kinh nghiệm hơn là lời giảng dạy, và tin vào đời sống và hành động hơn là vào lý thuyết". Điều này càng đúng trong bối cảnh Á Châu, nơi mà dân chúng được thuyết phục do đời sống thánh thiện hơn là do lý lẽ trí thức (x. EA, số 42).
D- Ad Gentes đến THĐGMTG và Liên HĐGM Á Châu
1- Sứ giả Tin Mừng, bạn là ai
Biết mình bất xứng, cần hoán cải, nhưng xác tín vào sức mạnh của Thánh Thần.
(Trích Sứ điệp THĐGMTG 2012 về Tân Phúc Âm Hóa, s. 5)
[5] … Để có thể Phúc Âm hóa thế giới, trước tiên Giáo Hội phải đặt mình lắng nghe Lời Chúa. Lời mời gọi Phúc Âm hóa được thể hiện thành một tiếng gọi hoán cải.
Chúng ta chân thành cảm thấy bổn phận hoán cải bản thân trước tiên theo sức mạnh của Chúa Kitô, Đấng duy nhất có khả năng canh tân mọi sự, nhất là cuộc sống nghèo nàn của chúng ta. Cách khiêm tốn, chúng ta phải nhìn nhận rằng những nghèo nàn và yếu hèn của các môn đệ của Chúa Giêsu, cách riêng của các thừa tác viên của Ngài, đè nặng trên tính khả tín của việc truyền giáo. Chắc chắn, chúng ta ý thức, trước tiên các giám mục chúng tôi, không bao giờ có thể xứng với lời kêu gọi của Chúa và với việc gìn giữ Tin Mừng mà Ngài giao phó cho chúng ta để loan báo Ngài cho muôn dân.
2- Vị sứ giả Tin Mừng, bạn được sai đến đâu
Đến với một thế giới đầy thách đố, nhưng đồng thời có nhiều cơ hội
(trích Sứ điệp THĐGMTG 2012 về Tân Phúc Âm Hóa, s. 6)
[6] Chúng ta không cảm thấy bị đe dọa bởi những điều kiện của thời đại chúng ta đang sống. Đó là một thế giới đầy những mâu thuẫn và những thách đố, nhưng nó vẫn là công trình tạo dựng của Thiên Chúa, chắc chắn bị sự dữ làm tổn thương, nhưng luôn được Thiên Chúa yêu thương, trong đó có thể nảy sinh một lần nữa hạt giống của Lời Chúa để nó có thể mang lại hoa trái mới.
3- Bạn được sai đến với ai
Kề cận với những ai đang khát khao ý nghĩa trọn vẹn cho cuộc sống
(trích Sứ điệp THĐGMTG 2012 về Tân Phúc Âm Hóa, s. 1)
[1]… Chúng tôi để cho một trang Tin Mừng soi sáng chúng tôi: cuộc gặp gỡ của Chúa Giêsu với người phụ nữ Samaritanô bên giếng nước Gia-cóp (x. Ga 4, 5-42). Không có người nam hay người nữ nào mà, vào một thời điểm nào đó trong đời mình, không ở gần bên một giếng nước với một cái vò rỗng và niềm hy vọng tìm được sự thể hiện khát vọng sâu xa nhất của tâm hồn, niềm hy vọng duy nhất có thể mang lại ý nghĩa trọn vẹn cho cuộc sống. Ngày nay, có nhiều giếng nước được đề tặng cho cơn khát của con người, nhưng một sự phân định là cần thiết để tránh những thứ nước ô nhiễm.
Đến với những người đã rời xa đức tin
(trích Sứ điệp THĐGMTG 2012 về Tân Phúc Âm Hóa, s. 2)
[2] Dẫn đưa con người của thời đại này đến với Chúa Giêsu, đến gặp gỡ với Ngài, là một sự cấp bách liên quan đến mọi vùng đất trên thế giới, những vùng đất hoàn toàn gần đây cũng như những vùng đất được Phúc Âm hóa xưa. Quả thế, khắp nơi đều cảm thấy nhu cầu làm tươi mới lại một đức tin đang có nguy cơ mờ tối đi trong những khung cảnh văn hóa làm ngăn trở sự bén rễ cá nhân, sự tỏa sáng xã hội, sự sáng sủa nội dung và những hoa trái tương hợp của nó…
4- bạn thi hành sứ vụ như thế nào
a- Đối thoại, một phương cách sống và thi hành sứ vụ.
(Trích Sứ điệp Liên HĐGM Á Châu 2012 về Canh Tân Sứ giả TM, s. 5)
[5] Công cuộc Tân Phúc âm hóa kêu gọi lấy tinh thần đối thoại thúc đẩy cuộc sống hằng ngày và chọn tương quan hòa hợp chứ không đối đầu. Ðối thoại phải là tiêu chí cho mọi hình thức thực thi sứ vụ và phục vụ tại châu Á. Ðặc trưng của đối thoại là khiêm tốn nhận ra sự hiện diện kín đáo của Thiên Chúa trong cuộc tranh đấu của người nghèo, trong sự phong phú về văn hóa của nhân dân, trong sự đa dạng về truyền thống tôn giáo và trong thẳm sâu cõi lòng mỗi người. Ðối thoại như thế là lối sống và phương cách truyền giáo của chúng ta. Ðối thoại trở thành nền tảng cho nền linh đạo hiệp thông nhằm canh tân sứ giả Tin Mừng.
b- Hiện diện khiêm hạ.
(Trich Sứ điệp Liên HĐGM Á Châu 2012 về Canh Tân Sứ giả TM, s. 6)
[6] Chúng tôi tin rằng mỗi người châu Á đều dự phần và đồng hành trong cuộc hành trình tiến đến Nước Thiên Chúa, và tin rằng những cánh đồng truyền giáo là những thửa đất có sự hiện diện và hoạt động lạ lùng của Thánh Thần Thiên Chúa. Trên cánh đồng truyền giáo bao la tại châu Á, chứng từ lặng lẽ nhưng hùng hồn của đời sống Kitô hữu đích thực đòi phải biết hiện diện trong khiêm hạ, biết sống đối thoại, trong đó bao gồm cuộc sống cầu nguyện và "chiêm niệm". Ðó là yêu cầu đặt ra cho các sứ giả mới của Tin Mừng, hoạt động giữa những nền văn hóa đề cao sự bỏ mình và quý trọng cầu nguyện. Sự hiện diện khiêm hạ phải được thể hiện bằng nếp sống giản dị và liên kết với người nghèo.
5- Vai trò ngôn sứ
a. Vai trò ngôn sứ của người truyền giáo.
( Trích (Sứ điệp Liên HĐGM Á Châu 2012 về Canh Tân Sứ giả TM, s. 7)
[7] Trở nên ngôn sứ là trong ánh sáng của Chúa Thánh Thần, nhận diện những nghịch lý tại châu Á và tố cáo bất cứ những gì làm suy yếu, hạ thấp giá trị và tước bỏ phẩm giá của con cái Thiên Chúa. Những sứ giả mới của Tin Mừng phải bảo vệ phẩm giá làm người của tất cả mọi người, nhất là của phụ nữ, trẻ em và những người không có đủ điều kiện sống cho ra con người trong xã hội châu Á chúng ta. Qua việc tố cáo bất công, những sứ giả mới của Tin Mừng loan báo tình yêu của Thiên Chúa, "những điều quan trọng hơn trong Lề Luật" tức là là công bình, lòng nhân từ và thành tín (Mt 23, 23), và tình yêu được Chúa Giêsu dành ưu tiên cho người nghèo.
b. Liên đới với những nạn nhân.
( Trích Sứ điệp Liên HĐGM Á Châu 2012 về Canh Tân Sứ giả TM, s. 8)
[8] Trong Hội nghị, chúng tôi đã lưu ý con số các nạn nhân của quá trình toàn cầu hóa, của bất công, của thảm họa hạt nhân và thiên tai, của những cuộc tấn công do những kẻ cực đoan và khủng bố gây ra, con số ấy đang gia tăng từng ngày. Chúa Giêsu đứng về phía nạn nhân của các thảm họa và bất công. Người liên đới với những ai bị xã hội loại bỏ. Liên đới và xót thương những nạn nhân và bị gạt ra ngoài lề xã hội phải trở thành chiều kích chính yếu của linh đạo Tân Phúc âm hóa.
E- Evangelii Gaudium
Sau năm mươi năm Công Đồng Vatican II, Đức Giáo Hoàng Phanxico cho ra tông huấn Niềm Vui của Tin Mừng. Tông huấn này vừa như phác họa lại những bước đường cơ bản Giáo Hội đã đi, nhưng đồng thời cũng đưa ra những gợi ý cụ thể cho công cuộc loan báo Tin Mừng của Giáo Hội đầu thế kỷ 21. Cụ thể Giáo Hội phải được gây dựng được những cộng đoàn tràn đầy niềm vui và niềm vui ấy sẽ lan tỏa ra đến tận các vùng ngoại biên, qua việc gặp gỡ văn hóa và chiếu tỏa lòng thương xót.
1- Gây dựng cộng đoàn rao giảng TM
(Đức Phanxicô, Tông Huấn Evangelii Gaudium, s.24)
Hội Thánh “đi ra” là một cộng đoàn các môn đệ truyền giáo đi bước trước, dấn thân và nâng đỡ, sinh hoa trái và vui mừng. Một cộng đoàn loan báo Tin Mừng biết rằng Chúa đã có sáng kiến, Ngài đã yêu chúng ta trước (xem Ga 4:19), và vì thế chúng ta có thể dấn bước, mạnh dạn có sáng kiến, đến với người khác, tìm kiếm những người sa ngã, đứng ở các ngả đường để đón mời những người bị gạt ra bên lề. Một cộng đoàn như thế có một ước muốn khôn nguôi là tỏ lòng thương xót, kết quả của kinh nghiệm bản thân của cộng đoàn về sức mạnh lòng thương vô biên của Thiên Chúa. Chúng ta hãy thử cố gắng hơn một chút để đi bước trước và dấn thân. Đức Giêsu đã rửa chân cho các môn đệ. Chúa dấn thân và mời gọi các môn đệ dấn thân, khi Ngài cúi xuống rửa chân họ. Ngài bảo các môn đệ: “Nếu anh em thực hành, thì phúc cho anh em!” (Ga 13:17). Một cộng đoàn loan báo Tin Mừng dấn mình vào đời sống hằng ngày của dân chúng bằng lời nói và hành động; cộng đoàn ấy vượt qua các khoảng cách, sẵn sàng hạ mình khi cần, và ôm ấp đời sống con người, chạm vào thân thể đau khổ của Đức Kitô nơi người khác. Như vậy, các người loan báo Tin Mừng mang lấy “mùi của đàn chiên” và đàn chiên sẵn sàng nghe tiếng của họ.
Một cộng đoàn loan báo Tin Mừng cũng nâng đỡ, đồng hành với dân chúng ở mỗi bước đi trên đường, bất kể con đường này có thể dài hay khó đi bao nhiêu. Cộng đoàn này cũng quen với việc kiên nhẫn chờ đợi và sự chịu đựng tông đồ. Loan báo Tin Mừng phần lớn hệ tại sự kiên nhẫn và không quan tâm tới áp lực của thời gian. Trung thành với ơn Chúa, nó cũng sinh hoa kết quả. Một cộng đoàn loan báo Tin Mừng luôn luôn để tâm tới kết quả, vì Chúa muốn nó sinh hoa kết quả. Nó chăm sóc hạt giống và không mất kiên nhẫn với cỏ dại. Người gieo giống khi thấy cỏ dại mọc lên giữa hạt giống thì không càu nhàu hay phản ứng thái quá. Họ tìm cách để cho Lời được nhập thể trong một hoàn cảnh nhất định và phát sinh những hoa quả của đời sống mới, dù những kết quả này có vẻ chưa hoàn hảo hay đầy đủ. Người môn đệ sẵn sàng mạo hiểm đời mình, thậm chí chấp nhận tử đạo, để làm chứng cho Đức Giêsu, nhưng mục tiêu không phải là muốn có kẻ thù, mà là để thấy Lời của Thiên Chúa được chấp nhận và sức mạnh giải thoát và đổi mới của Lời được tỏ lộ.
Sau cùng, một cộng đoàn loan báo Tin Mừng thì chan chứa niềm vui; nó biết cách để luôn luôn vui mừng. Nó ăn mừng trước mỗi chiến thắng nho nhỏ, mỗi bước tiến trong công cuộc loan báo Tin Mừng. Hân hoan loan báo Tin Mừng trở thành cái đẹp của phụng vụ, như một phần mối quan tâm hằng ngày của chúng ta trong việc làm lan tỏa lòng nhân hậu. Hội Thánh vừa giảng Tin Mừng vừa được nghe giảng Tin Mừng qua vẻ đẹp của phụng vụ, vì phụng vụ vừa là cử hành công việc rao giảng Tin Mừng, vừa là nguồn mạch canh tân hành vi trao hiến của Hội Thánh.
2- Gầy dựng giáo xứ hướng về truyền giáo
(Đức Phanxicô, Tông Huấn Evangelii Gaudium, s. 28)
Giáo xứ không phải là một cơ chế lỗi thời; lý do chính là nó có tính linh động cao, nó có thể tiếp thu những tình huống khá khác biệt tùy theo sự cởi mở và óc sáng tạo truyền giáo của người mục tử và của cộng đoàn. Chắc chắn giáo xứ không phải là cơ chế duy nhất loan báo Tin Mừng, nhưng nếu nó tỏ ra có khả năng tự canh tân và thích nghi không ngừng, nó vẫn tiếp tục là “Hội Thánh sống giữa các gia đình của các con trai con gái mình”. Giáo xứ là một cộng đoàn của các cộng đoàn, một thánh điện để những người khát nước đến uống dọc đường, và một trung tâm thường xuyên vươn ra truyền giáo. Tuy nhiên, phải nhìn nhận rằng lời kêu gọi duyệt lại và canh tân các giáo xứ của chúng ta vẫn chưa đủ sức đưa các giáo xứ đến gần người dân hơn, biến các giáo xứ trở thành những môi trường sống hiệp thông và tham dự, và làm cho giáo xứ trở nên hoàn toàn hướng về truyền giáo.
3. Lòng đạo đức bình dân
Trong nhiều điểm nhấn của Niềm Vui Tin Mừng, Đức Phanxico đã không quên nhắc lại tầm quan trọng của lòng đạo đức bình dân trong công cuộc loan báo Tin Mừng. Ngài nói “tầm quan trọng của lòng đạo đức bình dân, một cách diễn tả đích thực về hoạt động truyền giáo tự phát của Dân Chúa” (EG, số 122).
4- Trong Thánh Thần của Đức Chúa Phục Sinh
a. Đức Kitô Phục Sinh là nguồn gốc sâu xa của mọi niềm hy vọng
(Đức Phanxicô, Tông Huấn Evangelii Gaudium, s. 275)
Trong chương 2, chúng ta đã suy tư về sự thiếu vắng một linh đạo thâm sâu dẫn đến thái độ bi quan, tất định và hoài nghi. Một số người không dấn thân cho truyền giáo bởi vì họ nghĩ sẽ chẳng thay đổi được gì và có cố gắng bao nhiêu cũng vô ích. Họ nghĩ: “Sao tôi phải từ bỏ các tiện nghi và thú vui nếu tôi chẳng thấy có kết quả gì?” Thái độ này khiến người ta không thể làm người truyền giáo. Đây chỉ là một cái cớ dối trá để tiếp tục bị vướng mắc trong tiện nghi, lười biếng, bất mãn một cách vu vơ và ích kỷ, trống rỗng. Nó là một thái độ tự hủy diệt, vì “người ta không thể sống mà không có hy vọng: cuộc đời sẽ trở nên vô nghĩa và không thể chịu đựng nổi”. Nếu chúng ta nghĩ rằng không cái gì thay đổi được, chúng ta phải nhớ rằng Đức Giêsu Kitô đã chiến thắng tội lỗi và sự chết và bây giờ là Đấng toàn năng. Đức Giêsu Kitô đang sống thực sự. Nói cách khác, “nếu Đức Kitô đã không chỗi dậy, thì lời rao giảng của chúng tôi trống rỗng” (1 Cr 15:14). Tin Mừng kể cho chúng ta rằng khi các tông đồ bắt đầu đi rao giảng, “Chúa cùng hoạt động với các ông, và dùng những dấu lạ kèm theo mà xác nhận lời các ông rao giảng” (Mc 16:20). Đó cũng là điều xảy ra hôm nay. Chúng ta được mời gọi khám phá và trải nghiệm điều đó. Đức Kitô sống lại và được tôn vinh là nguồn suối hy vọng của chúng ta, và Ngài sẽ không từ chối giúp đỡ chúng ta trong việc thực thi sứ mạng Ngài đã ủy thác cho chúng ta.
b. Sức sống của Đấng Phục Sinh đã thấm nhập vào thế giới
(Đức Phanxicô, Tông Huấn Evangelii Gaudium, s. 276)
Sự sống lại của Đức Kitô không phải là một biến cố của quá khứ; nó chứa đựng một sức mạnh cốt thiết đã thấm nhuần thế giới này. Ở đâu mà tất cả có vẻ như đã chết, ở đó các dấu hiệu phục sinh đột nhiên xuất hiện. Đó là một sức mạnh không thể cưỡng lại được. Thường chúng ta thấy Thiên Chúa có vẻ như không hiện hữu: chúng ta thấy khắp quanh mình những cảnh bất công, tội ác, thờ ơ, tàn bạo không ngớt. Nhưng cũng đúng là giữa cảnh tối tăm luôn luôn có một cái gì mới phát sinh và sớm hay muộn sẽ sinh hoa kết quả. Trên mặt đất bị san bằng, sự sống vẫn bùng dậy một cách ngoan cường. Bất kể hoàn cảnh đen tối đến đâu, sự thiện luôn luôn xuất hiện trở lại và lan tỏa. Mỗi ngày trong thế giới của chúng ta, cái đẹp luôn luôn tái sinh, nó lớn lên xuyên qua những bão tố của lịch sử. Các giá trị luôn luôn có khuynh hướng xuất hiện trở lại dưới những dạng mới, và loài người cũng đã tái sinh hết lần này qua lần khác từ những tình huống xem như là đã tận số. Sức mạnh của sự sống lại là như thế, và tất cả những người loan báo Tin Mừng là những công cụ của sức mạnh ấy.
Kết luận
Giáo Hội Việt Nam sau hơn 400 năm truyền giáo nhưng tỉ lệ vẫn chưa tới 10% dân số. Năm mươi năm qua với biết bao thay đổi trong phương pháp truyền giáo, với ánh sáng của Vatican II, với các thông điệp về truyền giáo nhưng tỉ lệ người Công Giáo không tăng hoặc có tăng thì không đáng kể; có những nơi dậm chân tại chỗ, có những nơi suy giảm. Chúng ta cũng cần nhìn lại sau năm mươi năm khởi đầu truyền giáo: từ số không lên khoảng 150 ngàn. Đây là con số cho chúng ta suy nghĩ.
Chúng ta cần so sánh với với các tông đồ thời Hội Thánh sơ khai; so sánh với cha Đắc Lộ, những thừa sai, thầy giảng và giáo dân đầu thế kỳ 17.
Khi đưa ra những nhận định và những gợi ý trên nhằm để chúng ta đặt ra câu hỏi là chúng ta phải làm gì? Xin hãy không đỗ lỗi cho hoàn cảnh: Múa vụng chê đất lệch!
Chúng ta hãy cùng xét mình với kinh tôi thú nhận: lỗi tại tôi mọi đàng!
Nhìn lại công cuộc truyền giáo từ Hội Thánh sơ khai cho đến hôm nay chúng ta dễ dàng nhận ra rằng khó khăn xuất hiện ở mọi thời đại.
Nhưng trong bối cảnh hiện nay, chúng ta có thể nhận thấy rõ ràng là hoàn cảnh thuận lợi hơn, nhiều phương tiện truyền giáo hơn. Nhưng chúng ta cũng có thể thấy rằng chúng ta đang sống chủ nghĩa “túm tụm”. Giáo Hội mình tốt rồi, giáo xứ mình mạnh rồi, gia đình mình thánh thiện rồi nên phải bảo vệ cái tốt, cái mạnh và cái thánh thiện đó bằng việc co cụm lại.
Đề nghị:
Năm tới Giáo Hội sống năm Phúc Âm hóa xã hội, nhưng trước tiên cần Tân Phúc Âm hóa nội bộ để Phúc Âm hóa xã hội.
*
Thay vì những gợi ý
Vài đề nghị
1. Tập trung vào Tin Mừng về con người và xã hội
2. Tôn kính tổ tiên
3. Hoạt động bác ái.
4. Sân chư dân
5. Gặp gỡ và đối thoại
Hướng về Trời mới đất mới (Kh 21,1)
Mỗi người chúng ta có thể có những góp ý cụ thể nữa.
Giải đáp phụng vụ: Xin cho biết tiêu chuẩn chọn Bài đọc cho lễ một vị Thánh
Nguyễn Trọng Đa
11:08 15/09/2015
Giải đáp phụng vụ: Xin cho biết tiêu chuẩn chọn Bài đọc cho lễ một vị Thánh
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Đâu là phương pháp của việc chọn các bài đọc Thánh lễ cho các ngày trong tuần và cuối tuần? Liệu là đúng để sử dụng các bài đọc trong Sách Bài Đọc, được thiết lập cho ngày lễ một vị thánh, hoặc chỉ dùng các bài đọc tiêu biểu cho ngày lễ? Nghĩa là, liệu các bài đọc dành cho lễ thánh Maria Goretti (5-7) được sử dụng, chẳng hạn, thay vì dùng bài đọc của ngày thứ Hai của tuần thứ 14 Mùa Thường Niên, nếu Sách Lịch không liệt kê các bài đọc riêng cho lễ vị Thánh? Tôi nghe một chủng sinh nói rằng chỉ có các bài đọc "được duyệt" trong Sách Lịch mới có thể được sử dụng trong Thánh Lễ vào một ngày cụ thể, và rằng bởi vì chúng đi theo trật tự mỗi ngày, hoặc vì một chủ đề đặc biệt, chúng không thể thay đổi với các bài đọc của một ngày lễ vị Thánh, và rằng một Sách Bài Đọc mới hơn có thể không còn có các bài đọc đặc biệt cho ngày lễ một vị Thánh nữa. - T. G., Hartford, Connecticut, Mỹ.
Đáp: Đối với bài đọc ngày thường trong năm, có một nguyên tắc chung về việc đọc liên tục Kinh Thánh, vốn cho phép một số trường hợp ngoại lệ. Mục đích chung của sự sắp xếp này được giải thích trong tài liệu Dẫn nhập Sách Bài Đọc:
"60. Thứ tự hiện tại của các bài đọc cho Thánh Lễ là một sự sắp xếp các bài đọc Kinh Thánh, vốn cung cấp cho các tín hữu một kiến thức của toàn bộ lời Chúa, trong một mô hình phù hợp với mục đích. Trong suốt năm phụng vụ, nhưng nhất là trong mùa Phục Sinh, Mùa Chay, và Mùa Vọng, sự lựa chọn và thứ tự của các bài đọc là nhằm giúp các tín hữu của Đức Kitô một nhận thức ngày càng sâu hơn của đức tin, mà họ tuyên xưng và của lịch sử cứu độ. Theo đó, thứ tự của các bài đọc tương ứng với các yêu cầu và lợi ích của Kitô hữu".
Về việc sắp xếp các bài đọc cho các ngày trong tuần và lễ các thánh, tài liệu này tiếp tục nói:
"69. Các bài đọc ngày trong tuần đã được sắp xếp theo cách sau đây.
"1. Mỗi Thánh Lễ có hai bài đọc: bài đọc thứ nhất là lấy từ Cựu Ước hay từ một vị Tông Đồ (nghĩa là, hoặc từ một thư hoặc từ Sách Khải Huyền), và trong mùa Phục Sinh, từ sách Công Vụ Tông Đồ; bài đọc thứ hai lấy từ các sách Tin Mừng.
"2. Chu kỳ hàng năm cho Mùa Chay có các nguyên tắc sắp xếp riêng, vốn có tính đến đặc điểm phép rửa và thống hối của mùa này.
"3. Chu kỳ cho các ngày trong tuần của Mùa Vọng, mùa Giáng sinh, và mùa Phục Sinh, cũng là hàng năm, và do đó các bài đọc vẫn như nhau mỗi năm.
"4. Đối với ba mươi bốn tuần của Mùa Thường Niên, các bài đọc Tin Mừng ngày thường được sắp xếp trong một chu trình đơn giản, được lặp lại mỗi năm. Tuy nhiên, bài đọc thứ nhất được sắp xếp trong một chu kỳ hai năm, và do đó được đọc mỗi hai năm một lần. Năm I được sử dụng trong các năm lẻ; và Năm II, trong các năm chẵn.
"Giống như thứ tự cho các ngày Chúa Nhật và các ngày lễ, thứ tự các bài đọc ngày trong tuần được qui định bởi sự áp dụng tương tự của các nguyên tắc về sự hài hòa và việc đọc bán liên tục, đặc biệt là trong trường hợp của các mùa với đặc tính riêng của mùa.
"70. Hai loạt các bài đọc được cung cấp cho Thánh lễ các Thánh.
"1. Phần Riêng của các Thánh cung cấp loạt bài đầu tiên, cho lễ trọng, lễ kính, hoặc lễ nhớ, và đặc biệt khi có các bản văn thích hợp cho lễ này hoặc lễ kia. Tuy nhiên, đôi khi trong phần Riêng, có một quy chiếu đến bản văn thích hợp nhất trong phần Chung, như là bản văn được ưu tiên.
"2. Phần Chung của các Thánh cung cấp loạt thứ hai và mở rộng hơn của các bài đọc. Trước tiên, có các bài thích hợp cho các nhóm khác nhau của các thánh (tử đạo, mục tử, trinh nữ, …), sau đó có nhiều bản văn bàn về sự thánh thiện nói chung. Chúng có thể được tự do lựa chọn, bất cứ khi nào phần Chung được chỉ định như là nguồn cho sự lựa chọn các bài đọc.
"71. Như là trình tự của chúng, tất cả các bản văn trong phần này của thứ tự các bài đọc xuất hiện theo thứ tự, mà chúng được đọc trong Thánh Lễ. Vì thế các bản văn Cựu Ước được đọc trước, rồi đến thư các Tông đồ, sau đó là Thánh vịnh và câu đáp giữa các bài đọc, và cuối cùng là các bản văn từ Tin Mừng. Lý do của sự sắp xếp này là rằng, trừ khi có ghi chú thể khác, linh mục chủ tế có thể tùy ý chọn từ các bản văn đó, tùy theo nhu cầu mục vụ của cộng đoàn tham gia Thánh lễ ấy”.
Về các tiêu chuẩn sử dụng trong việc lựa chọn bài đọc thích hợp nhất, tài liệu Dẫn nhập Sách Bài Đọc nói:
"82. Sự sắp xếp các bài đọc ngày trong tuần cung cấp bản văn cho tất cả các ngày trong tuần suốt cả năm. Do đó, trong hầu hết các trường hợp, các bài đọc này phải được sử dụng vào các ngày được chỉ định, trừ khi một lễ trọng, lễ kính hoặc lễ nhớ với các bài đọc riêng diễn ra.
"Trong việc sử dụng thứ tự các bài đọc cho các ngày trong tuần, phải chú ý để xem liệu một bài đọc này hay bài đọc khác từ cùng sách trong Kinh thánh sẽ phải bị bỏ qua, vì một Thánh lễ nào đó diễn ra trong tuần. Với sự sắp xếp các bài đọc cho cả tuần cần được nhớ tới, linh mục trong trường hợp đó nên sắp xếp để bỏ qua các đoạn ít quan trọng hơn, hoặc kết hợp chúng một cách thích hợp nhất với các bài đọc khác, nếu chúng góp phần vào cái nhìn toàn thể của một chủ đề đặc biệt.
"5) Lễ các Thánh
"83. Khi chúng tồn tại, các bài đọc riêng được đưa ra cho lễ các Thánh, nghĩa là, các đoạn Kinh Thánh về vị Thánh hoặc mầu nhiệm mà Thánh lễ đang cử hành. Ngay cả trong trường hợp của một lễ nhớ, các bài đọc này phải chiếm chỗ của các bài đọc ngày trong tuần cho cùng ngày ấy. Thứ tự các bài đọc cần lưu ý rõ ràng cho mỗi trường hợp của các bài đọc riêng cho một lễ nhớ.
"Trong một số trường hợp, có các bài đọc được thích ứng, nghĩa là các bài đọc nêu bật một khía cạnh của đời sống thiêng liêng của vị Thánh hoặc việc làm của vị Thánh ấy. Việc sử dụng các bài đọc này dường như không ràng buộc, ngoại trừ vì các lý do mục vụ thuyết phục. Đối với phần lớn, các qui chiếu được đưa ra cho các bài đọc trong phần Chung, để tạo điều kiện dễ dàng cho sự lựa chọn. Nhưng đây là các gợi ý đơn thuần: thay vì một bài đọc được thích ứng hoặc một bài đọc đặc biệt được đề nghị từ phần Chung, bất kỳ bài đọc khác được nhắc đến từ phần Chung có thể được chọn.
"Sự quan tâm đầu tiên của một linh mục cử hành với một cộng đoàn là các lợi ích thiêng liêng của các tín hữu, và ngài phải cẩn thận không áp đặt sở thích cá nhân của mình trên họ. Trên hết, ngài sẽ đảm bảo không bỏ qua quá thường xuyên, hoặc không có lý do chính đáng, các bài đọc được chỉ định cho mỗi ngày trong Sách Bài Đọc ngày trong tuần: Giáo Hội mong muốn rằng một bàn tiệc xa hoa của lời Chúa được dọn ra trước mặt các tín hữu.
"Cũng có các bài đọc chung, nghĩa là, các bài đọc được đặt trong phần Chung, hoặc dành cho một nhóm các Thánh (tử đạo, trinh nữ, mục tử), hoặc cho các Thánh nói chung. Bởi vì trong các trường hợp này, nhiều bản văn được liệt kê cho cùng một việc đọc, nên linh mục có quyền chọn bài đọc nào thích hợp nhất cho người nghe.
"Trong tất cả lễ các Thánh, các bài đọc có thể được lấy, không chỉ từ phần Chung, mà các qui chiếu nêu rõ cho từng trường hợp, mà còn từ phần Chung của các Thánh Nam Nữ, khi có lý do đặc biệt để làm như vậy".
Do đó, để tóm lược phần trên đây, chúng tôi có thể nói rằng Giáo Hội không thích làm gián đoạn quá thường xuyên việc đọc liên tục Kinh Thánh được đưa ra trong Thánh Lễ hàng ngày. Tuy nhiên, việc đọc liên tục này sẽ bị gián đoạn, bất cứ khi nào có các bài đọc riêng cho một ngày nhất định, chẳng hạn như lễ trọng, lễ kính và mỗt số lễ nhớ của các vị Thánh với các bài đọc riêng (chẳng hạn như các thánh được nhắc đến trong chính bài đọc, như thánh Maria Mađalêna).
Vào các ngày lễ nhớ khác, vốn không có các bài đọc buộc riêng, linh mục có thể lấy các bài đọc từ phần riêng của vị Thánh, hoặc từ phần Chung của các Thánh, nếu vì một lý do mục vụ chính đáng, ngài quyết định rằng cần đề cao một vị Thánh nào đó. Thí dụ, nếu một giáo xứ ở Mỹ, Úc hoặc Ý có một số đông tín hữu đến từ Philippines tham dự Thánh Lễ hàng ngày, linh mục có thể quyết định cử hành lễ thánh Lawrence Ruiz, vị tử đạo đầu tiên của đất nước họ (ngày 28-9), trong một đặc biệt bằng cách lấy các bài đọc từ phần Chung của các Thánh Tử Đạo.
Để trả lời câu hỏi của độc giả chúng tôi: Các bài đọc riêng cho thánh Maria Goretti có thể được sử dụng, nếu có một lý do mục vụ chính đáng để làm như vậy. Quyết định này là do vị chủ tế. Giáo Hội chỉ khuyến nghị rằng điều này không nên thực hiện cho mọi vị Thánh, để đừng làm gián đoạn chu kỳ bình thường quá thường xuyên. Thông tin được cung cấp bởi chủng sinh trên là không chính xác, và không thích hợp với các qui định đã nêu ở trên. (Zenit.org 15-9-2015)
Nguyễn Trọng Đa
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Đâu là phương pháp của việc chọn các bài đọc Thánh lễ cho các ngày trong tuần và cuối tuần? Liệu là đúng để sử dụng các bài đọc trong Sách Bài Đọc, được thiết lập cho ngày lễ một vị thánh, hoặc chỉ dùng các bài đọc tiêu biểu cho ngày lễ? Nghĩa là, liệu các bài đọc dành cho lễ thánh Maria Goretti (5-7) được sử dụng, chẳng hạn, thay vì dùng bài đọc của ngày thứ Hai của tuần thứ 14 Mùa Thường Niên, nếu Sách Lịch không liệt kê các bài đọc riêng cho lễ vị Thánh? Tôi nghe một chủng sinh nói rằng chỉ có các bài đọc "được duyệt" trong Sách Lịch mới có thể được sử dụng trong Thánh Lễ vào một ngày cụ thể, và rằng bởi vì chúng đi theo trật tự mỗi ngày, hoặc vì một chủ đề đặc biệt, chúng không thể thay đổi với các bài đọc của một ngày lễ vị Thánh, và rằng một Sách Bài Đọc mới hơn có thể không còn có các bài đọc đặc biệt cho ngày lễ một vị Thánh nữa. - T. G., Hartford, Connecticut, Mỹ.
Đáp: Đối với bài đọc ngày thường trong năm, có một nguyên tắc chung về việc đọc liên tục Kinh Thánh, vốn cho phép một số trường hợp ngoại lệ. Mục đích chung của sự sắp xếp này được giải thích trong tài liệu Dẫn nhập Sách Bài Đọc:
"60. Thứ tự hiện tại của các bài đọc cho Thánh Lễ là một sự sắp xếp các bài đọc Kinh Thánh, vốn cung cấp cho các tín hữu một kiến thức của toàn bộ lời Chúa, trong một mô hình phù hợp với mục đích. Trong suốt năm phụng vụ, nhưng nhất là trong mùa Phục Sinh, Mùa Chay, và Mùa Vọng, sự lựa chọn và thứ tự của các bài đọc là nhằm giúp các tín hữu của Đức Kitô một nhận thức ngày càng sâu hơn của đức tin, mà họ tuyên xưng và của lịch sử cứu độ. Theo đó, thứ tự của các bài đọc tương ứng với các yêu cầu và lợi ích của Kitô hữu".
Về việc sắp xếp các bài đọc cho các ngày trong tuần và lễ các thánh, tài liệu này tiếp tục nói:
"69. Các bài đọc ngày trong tuần đã được sắp xếp theo cách sau đây.
"1. Mỗi Thánh Lễ có hai bài đọc: bài đọc thứ nhất là lấy từ Cựu Ước hay từ một vị Tông Đồ (nghĩa là, hoặc từ một thư hoặc từ Sách Khải Huyền), và trong mùa Phục Sinh, từ sách Công Vụ Tông Đồ; bài đọc thứ hai lấy từ các sách Tin Mừng.
"2. Chu kỳ hàng năm cho Mùa Chay có các nguyên tắc sắp xếp riêng, vốn có tính đến đặc điểm phép rửa và thống hối của mùa này.
"3. Chu kỳ cho các ngày trong tuần của Mùa Vọng, mùa Giáng sinh, và mùa Phục Sinh, cũng là hàng năm, và do đó các bài đọc vẫn như nhau mỗi năm.
"4. Đối với ba mươi bốn tuần của Mùa Thường Niên, các bài đọc Tin Mừng ngày thường được sắp xếp trong một chu trình đơn giản, được lặp lại mỗi năm. Tuy nhiên, bài đọc thứ nhất được sắp xếp trong một chu kỳ hai năm, và do đó được đọc mỗi hai năm một lần. Năm I được sử dụng trong các năm lẻ; và Năm II, trong các năm chẵn.
"Giống như thứ tự cho các ngày Chúa Nhật và các ngày lễ, thứ tự các bài đọc ngày trong tuần được qui định bởi sự áp dụng tương tự của các nguyên tắc về sự hài hòa và việc đọc bán liên tục, đặc biệt là trong trường hợp của các mùa với đặc tính riêng của mùa.
"70. Hai loạt các bài đọc được cung cấp cho Thánh lễ các Thánh.
"1. Phần Riêng của các Thánh cung cấp loạt bài đầu tiên, cho lễ trọng, lễ kính, hoặc lễ nhớ, và đặc biệt khi có các bản văn thích hợp cho lễ này hoặc lễ kia. Tuy nhiên, đôi khi trong phần Riêng, có một quy chiếu đến bản văn thích hợp nhất trong phần Chung, như là bản văn được ưu tiên.
"2. Phần Chung của các Thánh cung cấp loạt thứ hai và mở rộng hơn của các bài đọc. Trước tiên, có các bài thích hợp cho các nhóm khác nhau của các thánh (tử đạo, mục tử, trinh nữ, …), sau đó có nhiều bản văn bàn về sự thánh thiện nói chung. Chúng có thể được tự do lựa chọn, bất cứ khi nào phần Chung được chỉ định như là nguồn cho sự lựa chọn các bài đọc.
"71. Như là trình tự của chúng, tất cả các bản văn trong phần này của thứ tự các bài đọc xuất hiện theo thứ tự, mà chúng được đọc trong Thánh Lễ. Vì thế các bản văn Cựu Ước được đọc trước, rồi đến thư các Tông đồ, sau đó là Thánh vịnh và câu đáp giữa các bài đọc, và cuối cùng là các bản văn từ Tin Mừng. Lý do của sự sắp xếp này là rằng, trừ khi có ghi chú thể khác, linh mục chủ tế có thể tùy ý chọn từ các bản văn đó, tùy theo nhu cầu mục vụ của cộng đoàn tham gia Thánh lễ ấy”.
Về các tiêu chuẩn sử dụng trong việc lựa chọn bài đọc thích hợp nhất, tài liệu Dẫn nhập Sách Bài Đọc nói:
"82. Sự sắp xếp các bài đọc ngày trong tuần cung cấp bản văn cho tất cả các ngày trong tuần suốt cả năm. Do đó, trong hầu hết các trường hợp, các bài đọc này phải được sử dụng vào các ngày được chỉ định, trừ khi một lễ trọng, lễ kính hoặc lễ nhớ với các bài đọc riêng diễn ra.
"Trong việc sử dụng thứ tự các bài đọc cho các ngày trong tuần, phải chú ý để xem liệu một bài đọc này hay bài đọc khác từ cùng sách trong Kinh thánh sẽ phải bị bỏ qua, vì một Thánh lễ nào đó diễn ra trong tuần. Với sự sắp xếp các bài đọc cho cả tuần cần được nhớ tới, linh mục trong trường hợp đó nên sắp xếp để bỏ qua các đoạn ít quan trọng hơn, hoặc kết hợp chúng một cách thích hợp nhất với các bài đọc khác, nếu chúng góp phần vào cái nhìn toàn thể của một chủ đề đặc biệt.
"5) Lễ các Thánh
"83. Khi chúng tồn tại, các bài đọc riêng được đưa ra cho lễ các Thánh, nghĩa là, các đoạn Kinh Thánh về vị Thánh hoặc mầu nhiệm mà Thánh lễ đang cử hành. Ngay cả trong trường hợp của một lễ nhớ, các bài đọc này phải chiếm chỗ của các bài đọc ngày trong tuần cho cùng ngày ấy. Thứ tự các bài đọc cần lưu ý rõ ràng cho mỗi trường hợp của các bài đọc riêng cho một lễ nhớ.
"Trong một số trường hợp, có các bài đọc được thích ứng, nghĩa là các bài đọc nêu bật một khía cạnh của đời sống thiêng liêng của vị Thánh hoặc việc làm của vị Thánh ấy. Việc sử dụng các bài đọc này dường như không ràng buộc, ngoại trừ vì các lý do mục vụ thuyết phục. Đối với phần lớn, các qui chiếu được đưa ra cho các bài đọc trong phần Chung, để tạo điều kiện dễ dàng cho sự lựa chọn. Nhưng đây là các gợi ý đơn thuần: thay vì một bài đọc được thích ứng hoặc một bài đọc đặc biệt được đề nghị từ phần Chung, bất kỳ bài đọc khác được nhắc đến từ phần Chung có thể được chọn.
"Sự quan tâm đầu tiên của một linh mục cử hành với một cộng đoàn là các lợi ích thiêng liêng của các tín hữu, và ngài phải cẩn thận không áp đặt sở thích cá nhân của mình trên họ. Trên hết, ngài sẽ đảm bảo không bỏ qua quá thường xuyên, hoặc không có lý do chính đáng, các bài đọc được chỉ định cho mỗi ngày trong Sách Bài Đọc ngày trong tuần: Giáo Hội mong muốn rằng một bàn tiệc xa hoa của lời Chúa được dọn ra trước mặt các tín hữu.
"Cũng có các bài đọc chung, nghĩa là, các bài đọc được đặt trong phần Chung, hoặc dành cho một nhóm các Thánh (tử đạo, trinh nữ, mục tử), hoặc cho các Thánh nói chung. Bởi vì trong các trường hợp này, nhiều bản văn được liệt kê cho cùng một việc đọc, nên linh mục có quyền chọn bài đọc nào thích hợp nhất cho người nghe.
"Trong tất cả lễ các Thánh, các bài đọc có thể được lấy, không chỉ từ phần Chung, mà các qui chiếu nêu rõ cho từng trường hợp, mà còn từ phần Chung của các Thánh Nam Nữ, khi có lý do đặc biệt để làm như vậy".
Do đó, để tóm lược phần trên đây, chúng tôi có thể nói rằng Giáo Hội không thích làm gián đoạn quá thường xuyên việc đọc liên tục Kinh Thánh được đưa ra trong Thánh Lễ hàng ngày. Tuy nhiên, việc đọc liên tục này sẽ bị gián đoạn, bất cứ khi nào có các bài đọc riêng cho một ngày nhất định, chẳng hạn như lễ trọng, lễ kính và mỗt số lễ nhớ của các vị Thánh với các bài đọc riêng (chẳng hạn như các thánh được nhắc đến trong chính bài đọc, như thánh Maria Mađalêna).
Vào các ngày lễ nhớ khác, vốn không có các bài đọc buộc riêng, linh mục có thể lấy các bài đọc từ phần riêng của vị Thánh, hoặc từ phần Chung của các Thánh, nếu vì một lý do mục vụ chính đáng, ngài quyết định rằng cần đề cao một vị Thánh nào đó. Thí dụ, nếu một giáo xứ ở Mỹ, Úc hoặc Ý có một số đông tín hữu đến từ Philippines tham dự Thánh Lễ hàng ngày, linh mục có thể quyết định cử hành lễ thánh Lawrence Ruiz, vị tử đạo đầu tiên của đất nước họ (ngày 28-9), trong một đặc biệt bằng cách lấy các bài đọc từ phần Chung của các Thánh Tử Đạo.
Để trả lời câu hỏi của độc giả chúng tôi: Các bài đọc riêng cho thánh Maria Goretti có thể được sử dụng, nếu có một lý do mục vụ chính đáng để làm như vậy. Quyết định này là do vị chủ tế. Giáo Hội chỉ khuyến nghị rằng điều này không nên thực hiện cho mọi vị Thánh, để đừng làm gián đoạn chu kỳ bình thường quá thường xuyên. Thông tin được cung cấp bởi chủng sinh trên là không chính xác, và không thích hợp với các qui định đã nêu ở trên. (Zenit.org 15-9-2015)
Nguyễn Trọng Đa
Văn Hóa
Chứng Nhân Đường Hy Vọng
Đinh Văn Tiến Hùng
17:04 15/09/2015
Kính nguyện nhân dịp Lễ Giỗ thứ 13 (16/9) của Cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn văn Thuận
“Như Man-na nuôi dưỡng dân Do Thái trên đường về Đất Hứa, Thánh Thể sẽ nuôi dưỡng con đi cùng Đường Hy vọng” ( Ga.6 : 53 )
*Chúa là Đấng con ca mừng buổi sáng,
Chúa là Đấng con khấn nguyện chiều hôm,
Chúa là Đấng con trọn niềm Hy Vọng,
Mãi ngàn đời xin kính cẩn suy tôn. (1)
Cuộc đời Ngài trên con Đường Hy Vọng,
Từ khi chào đời đến lúc ra đi,
Chính là bản trường ca thật diệu kỳ,
Khiến muôn người đều ngợi ca ngưỡng phục,
Vì năm tháng tuổi thơ được hun đúc,
Trong dòng máu các Tử Đạo anh hùng,
Hòa cùng tinh thần ái quốc kiên trung,
Đã tạo nên một tấm gương oanh liệt.
Người Tông Đồ hăng say đầy nhiệt huyết,
Một Linh Mục trẻ khát vọng dâng đầy,
Một Giám Mục chưa tròn tuổi bốn mươi (2),
Nêu cao khẩu hiệu ‘ Vui Mừng & Hy Vọng ‘
Vâng Thánh ý vượt qua bao biến động,
Trước bạo quyền, tù ngục chẳng hề nao,
Lòng bền vững không khiếp sợ gian lao,
Dâng Lễ ba giọt rượu,một giọt nước (3)
Lên Thiên Chúa mỗi ngày lời nguyện ước,
Trước Thánh Giá gỗ, giây điện treo lên (4)
Ôi Thánh Thể ban sức mạnh niềm tin !
Trao cho Chúa dù qua bao thử thách,
Lời cầu nguyện đã dâng đầy sức mạnh,
Nên vượt thắng mười ba năm tù đầy,
Và vinh quang đang chiếu sáng giờ đây,
Mang tâm huyết ghi vào Đường Hy Vọng, (5)
Một tuyệt tác với niềm tin chân lý,
Như Man-na để nuôi dưỡng tâm hồn,
Như hòa bình mà nhân loại chờ mong,
Từng tờ lịch đã trở thành Sứ điệp,
Đem Hy Vọng vào cuộc sống bất diệt,
Chính tình yêu đong đầy trao thế nhân,
Khiến cai tù phải thức tỉnh hồi tâm.
Cuộc đời- Tu sĩ- Tù nhân- Truyền giáo,
Đều phát xuất từ thiết tha cầu nguyện.
Người tù kiệt xuất được Chúa cất lên,
Thành Hồng Y Tổng Trưởng trong Giáo triều,
Đem Công lý Hòa bình cho nhân thế.
Và rồi đây tiếp theo muôn thế hệ,
Vinh danh Ngài là Một Vị Thánh Nhân,
Sống trọn vẹn với năm tháng thế trần,
Làm Nhân chứng Tình yêu ĐƯỜNG HY VỌNG.
*Chấm này nối tiếp chấm kia, ngàn vạn chấm trở thành một đường dài.
Phủt này nối tiếp phút kia, muôn triệu phút thành một đời sống.
Chấm mỗi chấm cho đúng, đường sẽ đẹp.
Sống mỗi phút cho tốt, đời sẽ thánh.
Đường Hy Vọng do mỗi chấm Hy Vọng.
Đường Hy Vọng do mỗi phủt Hy Vọng. (6)
ĐINH VĂN TIẾN HÙNG
*Ghi chú: 1) Trích Thánh Kinh Phụng Vụ.
(2) ĐHY Nguyễn văn Thuận lãnh chức Linh Mục 25 tuổi và Giám Mục 39 tuổi.
(3 & 4) Trong tù hàng này ĐHY dâng Thánh Lễ với 3 giọt rượu và 1 giọt nước trong lòng bàn tay trước Thánh Giá gỗ và giây đeo bằng giây điện do Ngài làm.
(5) Tên tác phẩm ĐHY viết trong tù trên những tờ lịch rời do 1 em bé cung cấp.
(6) Trích trong Đường Hy Vọng đoạn 978.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Nhìn Từ Mênh Mông
Richard Drysdale
20:51 15/09/2015
Ảnh của Richard Drysdale
Nhà cao thành phố ngất trời
Chỉ là ổ kiến dưới trời mênh mông.
(bt)