Phụng Vụ - Mục Vụ
Tình Yêu và Trách Nhiệm - Bài 8: Trận Chiến Trong Sạch
Phaolô Phạm Xuân Khôi
04:53 17/09/2009
Tiếp theo bài “Chống Lại Đức Trong Sạch”
Trận chiến để bảo vệ đức trong sạch cuối cùng xảy ra tận đáy lòng của con người. Trái tim chúng ta được tạo dựng để yêu thương, nhưng từ ngày Nguyên Tổ sa ngã, trái tim ấy đã bị ô uế bởi ước muốn sử dụng người khác. Ảnh hưởng này của Tội Nguyên Tổ có thể xem ra bi thảm nhất trong việc chúng ta gặp người khác phái, khi ấy trái tim của chúng ta thường bị thu hút đến cùng người kia phần lớn vì vui thú tình cảm hay giác cảm mà chúng ta có thể nhận được từ người ấy hơn là quyết tâm thật sự muốn điều tốt nhất cho họ, và giá trị thật của họ như một con người. Trong bài này, chúng ta sẽ thấy rằng đức trong sạch cao quý hơn việc trả lời “không” đối với một số hành động tính dục mà chúng ta phạm trong thân xác. Cuối cùng, đức trong sạch là vấn đề trong lòng.
Đức Trong Sạch: Có và Không
Từ “trong sạch” có nghĩa đen là “sạch”, và các Kitô hữu đã dùng từ này để diễn tả một nhân đức đặc biệt là nhân đức tiết độ trong những thèm muốn xác thịt của mình. Nhưng điều này không có nghĩa là, một cách nào đó, những thèm muốn tính dục tự bản chất là thiếu trong sạch hay bẩn thỉu. Thật ra, ĐTC Gioan Phaolô II – khi ấy là Cha Karol Wojtyla – trong sách Tình Yêu và Trách Nhiệm, đã cảnh giác chúng ta về cái nhìn tiêu cực đối với đức trong sạch, một cái nhìn coi nhân đức này chỉ như việc đè nén những ước muốn giác quan (“Chỉ cần đừng có ăn nằm trước khi lập gia đình!”). Theo nhãn quan tiêu cực này, đức trong sạch trở thành “một chữ ‘không’ kéo dài”. Loại đè nén này có thể đưa đến hậu quả trầm trọng cho con người: “Đức trong sạch thường được người ta hiểu là một sự kiềm chế cách ‘mù quáng’ những thôi thúc về cảm giác và thể lý đến nỗi những giá trị của ‘thân xác’ và ‘tính dục’ bị đè nén vào tiềm thức, trong lúc chúng chờ dịp để bùng nổ. Đây rõ ràng là một quan niệm sai lầm về đức trong sạch, là một nhân đức nếu chỉ được thực hành cách này, sẽ đương nhiên đưa đến nguy cơ ‘bùng nổ’ như thế” (tr. 170).
Chúng ta phải coi nhân đức trong sạch như một đức tính tích cực giúp chúng ta thương yêu, và bảo vệ tình yêu khỏi bị ô nhiễm bởi khuynh hướng ích kỷ dùng người khác để thoả mãn lạc thú của mình. ĐTC Gioan Phaolô II nói rằng đức trong sạch dứt khoát không phải là “một chữ ‘không’ kéo dài”. Trái lại, trước hết và trên hết, nó là một chữ “có” - một chữ có trong lòng chúng ta đối với con người kia, chứ không phải chỉ những giá trị phái tính của người ấy. Nó là một chữ “có” đòi hỏi phải có những chữ “không” dứt khoát để bảo vệ tình yêu khỏi rơi vào vị lợi. “Sự thiết yếu của đức trong sạch bao gồm việc nhanh chóng xác nhận giá trị của con người trong mọi hoàn cảnh, và trong việc nâng lên mức độ cá nhân tất cả mọi phản ứng về giá trị của ‘thân xác và tính dục’” (tr. 171). Phạm vi tích cực và rộng lớn hơn này của tình yêu dành cho một người là chìa khóa để hiểu ‘những chữ không’ của giáo huấn Hội Thánh về luân lý phái tính.
Tình Yêu Tinh Tuyền
Như chúng ta đã thấy qua những bài suy luận này, việc chúng ta gặp gỡ những người khác phái thường bị chi phối bởi những quyến rũ về tình cảm và cảm giác. Chúng ta bị hấp dẫn nhanh hơn và mạnh hơn bởi những giá trị phái tính của người kia (nam tính/nữ tính và thân xác của họ) hơn là những giá trị thật sự của họ như một con người (các đức tính, sự thánh thiện, việc họ là con cái Thiên Chúa). Bởi vì Tội Nguyên Tổ, chúng ta không tự động cảm nghiệm được tình yêu chân thật và hy sinh đối với một người khác phái, nhưng “một cảm giác bị vẩn đục bởi ao ước hưởng lạc thú” (tr. 161).
Tuy nhiên, nhân đức trong sạch làm giảm bớt những ước muốn hưởng lạc thú, để chúng ta có thể thấy rõ hơn giá trị của con người và đáp lại người yêu của mình bằng một tình yêu được đặt trọng tâm vào những điều tốt lành cho người ấy, chứ không vào việc tìm kiếm thú vui cho chính mình. Như thế, đức tính này được gọi là “trong sạch” vì nó làm cho tình yêu thành một tình yêu rõ ràng và tinh tuyền đối với người kia. ĐTC Gioan Phaolô II giải thích, “Chữ trong sạch ám chỉ việc giải phóng chúng ta khỏi tất cả những gì ‘làm cho chúng ta ra nhơ bẩn’. Nói như thế có nghĩa là tình yêu phải trong suốt: qua tất cả những rung động, những hành động bắt nguồn từ đó chúng ta phải luôn luôn có thể phân biệt một thái độ đối với một người khác phái được phát xuất từ một xác quyết chân thành về giá trị của người ấy” (tr. 146).
Hai Mặt Trận
ĐTC Gioan Phaolô II vạch ra hai mặt trận trong cuộc chiến bảo vệ đức trong sạch. Trước hết, chúng ta phải chiến đấu chống lại điều mà ngài gọi là “vị kỷ về tình cảm,” là khuynh hướng dùng người kia để thỏa mãn sự vui thích về tình cảm của mình. Chủ trương vị lợi này rất khó bị phát giác, bởi vì sự ích kỷ về tình cảm có thể tự ngụy trang như là tình yêu (“Tôi có một cảm giác mãnh liệt như thế khi tôi gần anh ta. Đây phải là tình yêu!”). Mà ngay cả khi tính ích kỷ về tình cảm bị lộ diện (thí dụ, “cô ta chỉ lả lơi” hay “anh ta đùa giỡn với những cảm giác của cô ta”), nó không được coi là một sự xúc phạm trầm trọng đối với tình yêu như là khi một ai dùng người khác như một vật dụng để thỏa mãn thú vui xác thịt của mình.
Tuy nhiên, ĐTC Gioan Phaolô II nói rằng xúc cảm, dù là một bình diện của tình yêu, có thể trở thành “một mối đe dọa cho tình yêu.” Khi một người chỉ chú tâm đến xúc cảm trong một mối quan hệ, thì có một sự vị lợi ích kỷ ẩn nấp nơi hậu trường. Và ĐTC Gioan Phaolô II ghi nhận rằng điều này vẫn là một sự bóp méo tình yêu một cách bi thảm. “Khi một cảm xúc trở thành chính mục đích, chỉ vì sự thích thú mà nó đem lại, người gây ra cảm xúc hay người mà cảm xúc nhắm đến lại một lần nữa trở thành một “vật dụng” cung cấp dịp để thỏa mãn nhu cầu tình cảm của ‘cái tôi’ của một người” (tr. 158).
Mặt trận thứ nhì trong trận chiến bảo vệ đức trong sạch là điều mà ĐTC Gioan Phaolô II gọi là “vị kỷ giác quan,” là khuynh hướng dùng người khác để hưởng lạc thú giác quan. Chắc chắn rằng nhiều hành vi tính dục khác nhau tạo thành loại vị kỷ này. Nhưng ĐTC Gioan Phaolô II nhấn mạnh rằng một người có thể rơi vào tình trạng vị kỷ giác quan mà không cần phải đụng chạm đến thân xác với người khác. Thí dụ, một người đàn ông có thể nhìn ngắm một phụ nữ chỉ vì giá trị thân xác của cô ta, và dùng thân xác cô ấy như một phương tiện để hưởng lạc trong tâm trí anh khi anh nhìn thấy cô ta, hay trong trí nhớ hoặc trí tưởng tượng của anh một thời gian lâu dài sau khi đã thấy cô ta (x. tr. 108). Mười Giới Răn phản ảnh điểm này. Một đàng chúng ta có Điều Răn Thứ Sáu, “Chớ làm sự dâm dục,” là Điều Răn nói về những hành động thể lý bề ngoài trong phạm vi tính dục, và đằng khác Điều răn Thứ Chín, “Chớ ham muốn vợ chồng người” nói về những hành động bên trong thường được gọi là những tư tưởng tà dâm.
Nhưng không phải là dễ mà phân biệt được ranh giới giữa việc chỉ để ý đến giá trị phái tính của một người và bị quyến rũ đến cùng người ấy một cách tội lỗi. Việc để ý đến vẻ bề ngoài về thể chất của một người và tư tưởng tà dâm khác nhau ở chỗ nào? ĐTC Gioan Phaolô II đưa ra cho chúng ta một số hiểu biết rất hữu ích.
Dường như ngài nhận ra ba giai đoạn tổng quát trong trận chiến chống lại chủ nghĩa vị kỷ về cảm giác. Đầu tiên, một người có thể cảm nghiệm được một phản ứng về giác quan cách bộc phát. Ở giai đoạn này một người vô tình nhận ra những giá trị về phái tính của thân xác của một người khác và phản ứng về những giá trị này cách bộc phát. Thí dụ, một người thanh niên bảnh trai bước vào một buổi liên hoan và bắt gặp đôi mắt của một người phụ nữ mà anh ta chưa hề gặp, trong khi người thanh niên ghi nhận những nét hấp dẫn của người phụ nữ và thấy mình bị thu hút bởi người phụ nữ ấy suốt buổi tối. Những giá trị phái tính của người khác phái thường được lộ ra một cách bộc phát như thế. Chúng ta nhận ra giá trị ấy và thấy mình chú ý đến. Điều này không phải là dâm dật, cũng không có tội. Đó chỉ có nghĩa là chúng ta là con người và có những ước muốn về cảm giác của loài người. Như ĐTC Gioan Phaolô II giải thích, tính mê khoái lạc “chỉ hướng toàn thể tinh thần về những giá trị tính dục, đánh thức một chú tâm hay thực ra một ‘sự thu hút’ đến chúng” (tr. 148). Như chúng ta đã thấy trước đây, những ao ước giác cảm ấy được Thiên Chúa ban để kéo người ta lại với nhau trong tình yêu. Thực ra, nó có thể được dùng làm “nguyên liệu thô” cho tình yêu chân chính nếu những sự thu hút giác cảm về thể xác của người kia dẫn đến một mức độ dấn thân sâu xa hơn cho chính người ấy – không chỉ những giá trị phái tính của người ấy.
Những Tư Tưởng Tà Dâm?
Tuy nhiên, ĐTC Gioan Phaolô II cảnh giác chúng ta rằng đi từ giai đoạn thứ nhất của việc chú ý đến những giá trị phái tính của người khác đến giai đoạn thứ nhì là thèm muốn những điều ấy trong lòng mình như một vật dụng có thể dùng được để tìm thú vui giác quan. ĐTC Gioan Phaolô II gọi giai đoạn thứ nhì này là ham mê nhục dục về giác cảm. Ở điểm này, có một điều gì đó trong con người bắt đầu dậy lên: một ao ước được hưởng những giá trị phái tính của thân xác người kia như một dụng cụ để hưởng lạc. Giờ đây các giá trị phái tính này không còn là đối tượng làm cho ta chú ý đến, nhưng là một đối tượng thật cho ước muốn giác cảm trong lòng chúng ta. Có một cái gì đó trong chúng ta “bắt đầu cố gắng tiến về, thèm muốn đạt được, cái giá trị đó” và chúng ta “ao ước chiếm hữu giá trị ấy” (tr. 148).
ĐTC Gioan Phaolô II nói rằng ngay cả giai đoạn thứ nhì là những thu hút về giác cảm vẫn chưa chắc đã có tội. Đó là ảnh hưởng của tính ham mê nhục dục (khuynh hướng dễ phạm tội). Bởi vì bản tính sa ngã của con người, không dễ cho chúng ta hướng những kích thích bên trong của ước muốn giác cảm ấy về phiá tình yêu vô vị lợi đối với người kia. Chúng ta có thể cảm thấy ước muốn hưởng lạc thú về giác quan quá mạnh đến nỗi chúng ta cảm nghiệm được một sự thèm muốn dùng người kia để đạt được lạc thú. Nhưng đây là chìa khóa: ĐTC Gioan Phaolô II nói rằng ngay cả sự kích thích về thèm muốn giác quan này tự nó cũng không là tội bao lâu ý chí chúng ta chống lại thèm muốn dùng người ấy – bao lâu ý chí không đồng ý với thèm muốn ấy. Thực ra, chúng ta có thể cảm nghiệm được những thèm muốn giác cảm chồng chất cách mãnh liệt trong chúng ta dù ý chí của chúng ta không thực sự đồng ý với nó, mà ngay cả khi ý chí của chúng ta trực tiếp chống lại nó (x. tr. 162).
Đó là lý do tại sao ĐTC Gioan Phaolô II khôn ngoan nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta không thể mong thắng trận chiến bảo vệ đức trong sạch trong lòng ngay lập tức được chỉ bằng cách trả lời “không” một cách đủ mạnh mẽ. Ngài nói, “Một hành động của ý chí chống lại một thúc đẩy về giác quan thường không tạo ra một kết quả tức thì.. . . Không ai có thể đòi hỏi mình rằng không được cảm nghiệm một phản ứng giác cảm nào hết, hay phải ngừng ngay chỉ vì ý chí không đồng ý, hay ngay cả vì ý chí tuyên bố nhất định ‘chống lại’” (tr. 162).
Lời khuyên này thật hữu ích cho những ai đang ước muốn sống trong sạch nhưng phải vật lộn. Một người có thể cố gắng hết sức mình để giữ đức trong sạch, nhưng vẫn cảm thấy những phản ứng giác cảm đơn giản, bộc phát và cả những kích thích bên trong của những ước muốn tà dâm. Nhưng người ta phải nhớ rằng bao lâu ý chí không đồng ý với những thèm muốn ích kỷ ấy, thì mình chưa sa ngã phạm tội. Như ĐTC Gioan Phaolô II giải thích, “Có một sự khác biệt giữa ‘không muốn’ và ‘không cảm thấy, và ‘không cảm nghiệm’” (tr. 162).
Nói cách khác, một người có thể cảm thấy thèm muốn xác thịt khích động bên trong lòng mình, nhưng điều này khác với việc đồng ý theo những thèm muốn ấy và coi người kia như một đối tượng để hưởng lạc thú. ĐTC Gioan Phaolô II giải thích, “Một phản ứng giác cảm, hay ‘sự kích thích về’ thèm muốn xác thịt từ kích thích này mà ra, và điều này xảy ra bất chấp ý chí và độc lập với ý chí, tự nó không thể là tội.” “Không, chúng ta phải lượng giá đúng sự kiện là trong bất cứ người đàn ông bình thường nào tính mê sắc dục của thân xác có động lực riêng của nó, mà vì đó những phản ứng về giác quan được biểu lộ.. . . Những giá trị phái tính nối liền với thân xác của một người không những trở nên một mục tiêu của sự chú ý mà còn trở nên mục tiêu của thèm muốn xác thịt. Nguồn gốc của thèm muốn này là sức mạnh của khuynh hướng dễ phạm tội (tính mê dâm dục)…. Và như thế không phải là của ý chí” (tr. 161).
Bước Qua Ngưỡng Cửa Tội Lỗi
Tuy nhiên, những ước muốn tà dâm này tiếp tục cố gắng làm cho ý chí đồng ý với chúng, vì thế đưa con người bước qua lằn ranh tội lỗi. Thực ra, nếu ý chí không chống lại những kích thích của sự thèm khát khoái cảm, một người sẽ rơi vào giai đoạn thứ ba, là giai đoạn mà ĐTC Gioan Phaolô II gọi là thèm muôn xác thịt. Ở đây, ý chí không còn kháng cự nữa, mà buông xuôi, đầu hàng, và đồng ý với việc theo đuổi những giác cảm lạc thú đang xảy ra trong lòng người ấy. Người ấy cố tình trao ý muốn của mình cho những thôi thúc của thân xác, mặc dù những thôi thúc này bảo anh ta phải coi thân xác người phụ nữ như một đối tượng của việc hưởng lạc, dù trong hành động hay trong tư tưởng, trong ký ức hay trong trí tưởng tượng. “Khi nào ý chí đồng ý thì nó bắt đầu tích cực muốn điều có thể ‘xảy ra’ ngay tức thì, trong những cảm giác và những thèm muốn giác quan. Từ lúc ấy trở đi, đó không chỉ còn là một điều gì ‘đang xảy đến’ cho một người, mà là một điều chính người ấy tích cực làm” (tr. 162).
Giờ đây anh đã bước qua ngưỡng cửa tội lỗi. Trước điểm này, anh đã giữ được một mức độ trong sạch quan trọng trong lòng bởi vì chống cự lại những ước muốn dâm dục ích kỷ ấy. Nhưng bây giờ ý chí của anh đồng ý với những ước muốn ấy, có một điều gì thay đổi cách bi thảm: Chính anh thay đổi khi trong lòng anh muốn làm theo những ước muốn vị lợi ấy. Anh không còn chỉ kinh nghiệm một ước muốn sử dụng thân xác người phụ nữ nữa, mà thật sự đang dùng thân xác nàng như một phương tiện thỏa mãn những thèm muốn xác thịt của mình. Anh cũng không còn vật lộn với những ý tưởng dâm dật nữa, mà đã trở thành một người dâm dật, là người đã tán đồng những tư tưởng tà dâm mà trong đó anh dùng thân xác người phụ nữ để hưởng lạc trong tư tưởng.
Sự đồng ý của anh với những tư tưởng dâm dật hay những hành động tà dâm làm cho tình yêu tự hiến không phát triển được trong lòng anh. Vì người dâm dật chỉ nhìn người phụ nữ như một vật dụng để hưởng lạc thú, anh không thể tỏ cho cô ta một tình yêu tử tế và vị tha. Anh không thể quyết tâm làm điều gì tốt nhất cho nàng, hy sinh những ước muốn của mình vì điều tốt cho nàng, bởi vì anh bận tâm hơn với việc thỏa mãn giác quan của mình. “Như thế liên hệ đối với người kia là một liên hệ vị lợi, một phương pháp ‘tiêu thụ,’” và do đó người kia bị đối xử với như “một vật dụng để hưởng lạc” (tr. 151).
Đức trong sạch là một nhân đức giải thoát một người khỏi tình trạng bi thảm bị những thúc đẩy xác thịt kiểm soát. Là một con người bản tinh xa ngã, ngay cả người trong sạch cũng có thể vẫn cảm nghiệm được những ao ước giác quan tà dâm, nhưng không làm nô lệ cho chúng và có thể vượt trên chúng cách nhanh chóng. Cho nên, anh có thể dễ dàng và mau lẹ nhìn thấy trong người phụ nữ nhiều giá trị hơn chỉ cái giá trị phái tính của nàng. Tận đáy lòng anh, anh có thể thấy nàng như một con người, chứ không nhất thiết chỉ như một dịp để hưởng lạc. Và như thế anh có thể yêu nàng cách vị tha vì nàng thật sự là ai, chứ không chỉ vì thú vui xác thịt mà anh có thể nhận được từ nàng. Bằng cách này, sự trong sạch trong lòng làm cho một người được tự do để yêu.
---------------------------------------
Viết theo Love and Responsibility--The Battle for Purity Eward P. Sri, From the Mar/Apr 2006 Issue of Lay Witness Magazine
Suy niệm Phục Vụ
J.B. Nguyễn Quốc Tuấn
06:34 17/09/2009
Suy niệm Phục Vụ
(Cảm hứng Tin mừng Mc 9, 30 – 37)
Đã bao lần vẩn vơ đi tìm mộng
Thành người hùng xưng bá chốn trần ai
Mải cơn say con lãng quên Lời Ngài
Hám vĩ danh cố phô oai dũng khí
Nhưng tại sao vẫn thấy mình nhỏ bé
Giữa mênh mông biển rộng thế nhân
Giữa quyền oai sức mạnh phàm trần
Sức tôi hèn con ngàn lần thua kém
Mới ngỡ rằng ánh hào quang vương miện
Chỉ phát ra từ hồn nhỏ trẻ thơ
Mới rạng soi trong phó thác đơn sơ
Mới lung linh khi làm người phục vụ
Như chính đời dấn thân của Chúa
Cho anh em không ngại chết khổ đau
Cho mọi người sẵn sằng nên rốt hết
Để chứng minh: “…muốn làm người đứng đầu…” *
Xin cho con quả tim nhân hậu
Biết hạ mình nên tôi tớ, Chúa ơi
Giữa anh em con đón tiếp chính Người
Bằng mến yêu bằng khiêm cung phục vụ !
(Cảm hứng Tin mừng Mc 9, 30 – 37)
Đã bao lần vẩn vơ đi tìm mộng
Thành người hùng xưng bá chốn trần ai
Mải cơn say con lãng quên Lời Ngài
Hám vĩ danh cố phô oai dũng khí
Nhưng tại sao vẫn thấy mình nhỏ bé
Giữa mênh mông biển rộng thế nhân
Giữa quyền oai sức mạnh phàm trần
Sức tôi hèn con ngàn lần thua kém
Mới ngỡ rằng ánh hào quang vương miện
Chỉ phát ra từ hồn nhỏ trẻ thơ
Mới rạng soi trong phó thác đơn sơ
Mới lung linh khi làm người phục vụ
Như chính đời dấn thân của Chúa
Cho anh em không ngại chết khổ đau
Cho mọi người sẵn sằng nên rốt hết
Để chứng minh: “…muốn làm người đứng đầu…” *
Xin cho con quả tim nhân hậu
Biết hạ mình nên tôi tớ, Chúa ơi
Giữa anh em con đón tiếp chính Người
Bằng mến yêu bằng khiêm cung phục vụ !
''Ai muốn làm lớn nhất...''
Tuyết Mai
06:36 17/09/2009
Người gọi mười hai ông lại và bảo các ông rằng: "Ai muốn làm lớn nhất, thì hãy tự làm người rốt hết và làm đầy tớ mọi người". Rồi Người đem một em bé lại đặt giữa các ông, ôm nó mà nói với các ông rằng: "Ai đón nhận một trong những trẻ nhỏ như thế này vì danh Thầy, tức là đón tiếp chính mình Thầy. Và ai đón tiếp Thầy, thực ra không phải đón tiếp Thầy, nhưng là đón tiếp Đấng đã sai Thầy". (Mc 9, 29-36 (Hl 30-37)).
Tôi xin được hỏi trên cái cõi đời thường này, ai không thích hay ao ước được làm Lớn chứ nhỉ!??? Tôi có nhớ được nghe ở đâu đó nói là mỗi một người Việt Nam chúng ta, thường cho mình là một vị vua. Thưa có nghĩa là ai cũng cho mình có quyền được làm vua hết, từ nhỏ tới lớn, từ trong gia đình, cho đến ngoài xã hội. Người mà nhút nhát thì tôi không nói rồi, bởi đã có cái tánh nhút nhát thì ở trong nhà cũng đã nhút nhát, ít khi lên tiếng, ngay cả khi được hỏi cũng không muốn trả lời. Nhưng đối với một người bình thường thích ăn, thích nói, thích được phô trương, khoe tài ăn nói, thích được khoe cái tôi, cái tài của mình cho thiên hạ nể nang, (dù mình chẳng có một cái gì để mà khoe cả), như tôi chẳng hạn.
Nếu chúng ta chịu khó để ý trong một bàn tiệc, dù là bàn tiệc nho nhỏ trong gia đình, hay là bàn tiệc lớn nơi chỗ công cộng, thường thì rất là ồn ào, sầm uất, và náo nhiệt, bởi vì ai cũng tranh nhau nói nhiều hơn là nghe. Nếu có người xướng lên một đề tài nào đó để nói và đang nói thì có phải người nói chưa kịp giứt lời là đã có một vài người khác nhẩy tranh nhau vào mà nói, cắt đứt và cắt ngang tư tưởng hay những gì người kia đang nói, như sợ rằng mình sẽ không có dịp để được nói, được khoe tài mình là hay hơn, duyên dáng hơn, giỏi dang hơn; như muốn dành sự chú ý của nhiều người nghe hơn, muốn dành phần khen về cho mình là vì mình nổi bật hơn mọi người khác chăng!? Được những tràng cười dòn tan hay những cái gật gù đồng ý cho những gì mình nói, kể, phịa, bịa đặt, khoác lác, ba hoa, nổ quá mức tưởng tượng, v.v.... Cốt chỉ mong cho mọi người chú ý đến một mình mình là được rồi!. Nhiều khi chính tôi cũng không hiểu tại sao tôi lại phải làm như vậy!? Tôi không thích nghe những người khác họ nói về họ ư!?? Tại sao tôi lại không thấy được cái vô duyên của mình nhỉ!? Có khi nào tôi biết hỏi chính tôi rằng cái cười phụ họa của mọi người, chính là cái cười mà họ đang cười vào mặt tôi hay không!? Trong khi tôi thấy họ càng cười lăn cười bò ra mà tôi cứ tưởng là họ cười cái chuyện có duyên mà tôi đang kể đó chứ!?? Vâng, nếu tôi và anh chị em chịu khó khiêm nhường một tí, thì đi đến đâu cũng được mọi người thương mến, và dành nhiều cảm tình cho mình vì mình là con người biết điều, lịch sự; có biết trước biết sau, biết trên biết dưới, biết ăn trông nồi ngồi trông hướng, biết nhường mọi người.
Có rất nhiều lần tôi để ý thấy trong khi tôi đang thao thao bất tuyệt nói khoe về tôi, chồng tôi, và thành công của con cái tôi, thì trong khoảnh khắc ấy, tôi thấy mọi người không còn muốn nghe chuyện của tôi kể nữa! Không ai bảo ai, họ đã chụm đầu vào thành nhóm và nói chuyện lớn tiếng với nhau, như muốn ngầm cho tôi thấy sự lố bịch, hợm hĩnh, vô duyên, quá trớn của tôi!? Trong tôi đã cảm thấy một cái gì là nghèn nghẹn của sự xấu hổ và thiếu ý thức của mình. Cho nên có phải nếu mình đừng cho mình là quan trọng nhất, khiêm nhường, hòa nhã, và vui vẻ, thì chắc rằng niềm vui của sự gặp gỡ với anh chị em mình mới được trọn vẹn hơn không??? Kinh nghiệm cho tôi thấy người nào thích nói nhiều thì người ấy hay mắc quai bởi những gì mình nói. Khoan dung từ tốn là con người luôn có sự khôn ngoan của Chúa. Cân nhắc từng lời ăn tiếng nói của mình; uốn lưỡi 10 lần trước khi nói thì ai cũng nể trọng, vì những lời mình nói đã có sự suy nghĩ chín chắn.
Quả thật con người yếu kém của mình thường không biết rõ (hay biết mà lừa dối cả chính mình!?) sự yếu kém của mình, trên nhiều lĩnh vực, nhưng lại thích được người khác nghe cái hay của mình, và nghĩ rằng cái hay của mình phải hay hơn cái hay của người khác, tuy dù học lực và học thức của mình thật kém cỏi hơn người ta rất là nhiều, thưa có phải không anh chị em!?? Như nói nhiều mà ý nghĩa chẳng được bao nhiêu, hay trăm voi chẳng được bát nước sáo là vậy!. Như điển hình những gì tôi đã viết từ nãy giờ!? Tôi là ai, mà lại đi viết những lời gàn dở này cho bao nhiêu độc giả có trình độ cao hơn tôi đọc!?
Bởi chẳng qua tôi là một tôi tá rất hèn mọn của Chúa, là một con chiên lạc đường được Chúa thương yêu, cứu thoát đem trở về đàn. Bởi ngay chính tôi trước đây là như thế, đi đâu, hiện diện nơi đâu, cái không tư cách của tôi, chắc đã làm rất nhiều người gai mắt và không ưa, nhưng vì chức phận không nhỏ của tôi ở cái thời gian ấy, đã cho phép tôi lên mặt với đời và với người. Tuy tôi nhỏ tuổi nhưng dưới mắt tôi là những người bắt buộc phải nghe tôi, nếu không thì chỗ mà họ đang có sẽ lập tức được thay thế cho người khác. Tôi gia nhập trong hội đoàn của nhà thờ cũng thế, vì tôi có tiền, nên tôi đã được bầu làm hội trưởng này và hội trưởng khác. Bao nhiêu hội đoàn tôi được bầu làm hội trưởng hết, thế có oai không cơ chứ!?? Chẳng bao lâu, thành công của tôi từ ngoài xã hội cho đến trong khuôn viên nhà thờ của giáo xứ, đã biến tôi ngang nhiên trở thành một con người có thế lực, có quyền, và sai biểu mọi người phải theo ý của tôi. Từ khi có mặt tôi, không nơi nào mà không có chuyện, cho đến một hôm, tôi đã bị bẽ mặt, xấu hổ, và nhục nhã vì tất cả mọi người đã nhất quyết khử trừ tôi trong một buổi họp đại diện cho nhiều hội đoàn. Họ bảo tôi không xứng đáng với chức vụ của mình, lấn lướt, dùng đồng tiền của mình mà coi thường mọi người, bất nhã với những người có tuổi, đôi khi còn muốn lấn lướt cả cha cả thầy.
Sau biến cố ấy! Tôi đã như con thằn lằn cụt đuôi, trốn mất hút và không còn muốn chường mặt đi đến đâu cả! Và cùng lúc tôi cũng bị mất việc vì không ai ưa tôi. Họ đã viết thư lên chủ hãng vì những gì tôi đối xử khắc nghiệt với anh chị em, nên tôi đã bị đuổi một cách nhục nhã và ê chề! Chắc hẳn rất nhiều người đã trù ẻo tôi lắm! Vì tôi rất đáng chết, và tôi đã trả những gì tôi làm; nhãn tiền. Thực sự ra, những con người lợi dụng tiền tài và quyền lực, thường yếu đuối hơn cả những con người bình thường, vì chúng tôi rất sợ cực khổ và đau đớn. Chúng tôi chỉ thích chỉ ngón tay mà thôi! Để sai biểu, để làm oai, để bắt nạt những con người nghèo khổ, thấp cổ bé họng mà thôi! Chứ chúng tôi không biết và không có thể gánh vác được việc gì cho nên thân. Gặp chuyện chẳng lành là chúng tôi dông trước mặc kệ những con người đáng thương trước kia làm việc dưới mình. Ăn ở thì đừng có mong có tình có nghĩa. Sẵn sàng bán nước, bán gia đình, bán người thân thương, bán tất cả để đổi lấy chức phận hay chạy lấy bản thân. Chúng tôi là những con người bán nước để chạy lấy thân. Chúng tôi là những hạng người mà bây giờ có tuổi, có con, có cháu, có chít, đã không có gì đáng để dậy dỗ chúng, hay có gì đáng để mà hãnh diện kể lại cho chúng một thời quá khứ của mình!?? Những người này bên trong họ là những con người rất nhát đảm, luôn sợ hãi, tầm thường, thiếu tự tin, ham hố, hồ đồ, là những hạng người luôn sống đạo đức giả. Thích phô trương chính mình, sống trên xương máu của anh chị em nghèo, như những loài đỉa sống hút máu người cho đến cùng kiệt mới nhả ra. Những loại người này mà anh chị em cho họ là Lớn ư!?
Những người đang làm Lớn này, chỉ cần một lần Chúa cho ngã ngựa, thì mới biết thế nào là Lớn và thế nào là nhỏ, theo tinh thần và sự mong muốn của Chúa. Bởi làm Lớn theo ý của Chúa là phải phục vụ anh chị em mình và phải bắt chước gương sống thương yêu của Chúa và Lời của Chúa thì như kim chỉ nam để chúng ta cùng được Ngài đem về Quê Trời hưởng muôn phước lộc và hạnh phúc vĩnh cữu trường tồn muôn đời bên cạnh Ba Ngôi Thiên Chúa. Amen.
Tôi xin được hỏi trên cái cõi đời thường này, ai không thích hay ao ước được làm Lớn chứ nhỉ!??? Tôi có nhớ được nghe ở đâu đó nói là mỗi một người Việt Nam chúng ta, thường cho mình là một vị vua. Thưa có nghĩa là ai cũng cho mình có quyền được làm vua hết, từ nhỏ tới lớn, từ trong gia đình, cho đến ngoài xã hội. Người mà nhút nhát thì tôi không nói rồi, bởi đã có cái tánh nhút nhát thì ở trong nhà cũng đã nhút nhát, ít khi lên tiếng, ngay cả khi được hỏi cũng không muốn trả lời. Nhưng đối với một người bình thường thích ăn, thích nói, thích được phô trương, khoe tài ăn nói, thích được khoe cái tôi, cái tài của mình cho thiên hạ nể nang, (dù mình chẳng có một cái gì để mà khoe cả), như tôi chẳng hạn.
Nếu chúng ta chịu khó để ý trong một bàn tiệc, dù là bàn tiệc nho nhỏ trong gia đình, hay là bàn tiệc lớn nơi chỗ công cộng, thường thì rất là ồn ào, sầm uất, và náo nhiệt, bởi vì ai cũng tranh nhau nói nhiều hơn là nghe. Nếu có người xướng lên một đề tài nào đó để nói và đang nói thì có phải người nói chưa kịp giứt lời là đã có một vài người khác nhẩy tranh nhau vào mà nói, cắt đứt và cắt ngang tư tưởng hay những gì người kia đang nói, như sợ rằng mình sẽ không có dịp để được nói, được khoe tài mình là hay hơn, duyên dáng hơn, giỏi dang hơn; như muốn dành sự chú ý của nhiều người nghe hơn, muốn dành phần khen về cho mình là vì mình nổi bật hơn mọi người khác chăng!? Được những tràng cười dòn tan hay những cái gật gù đồng ý cho những gì mình nói, kể, phịa, bịa đặt, khoác lác, ba hoa, nổ quá mức tưởng tượng, v.v.... Cốt chỉ mong cho mọi người chú ý đến một mình mình là được rồi!. Nhiều khi chính tôi cũng không hiểu tại sao tôi lại phải làm như vậy!? Tôi không thích nghe những người khác họ nói về họ ư!?? Tại sao tôi lại không thấy được cái vô duyên của mình nhỉ!? Có khi nào tôi biết hỏi chính tôi rằng cái cười phụ họa của mọi người, chính là cái cười mà họ đang cười vào mặt tôi hay không!? Trong khi tôi thấy họ càng cười lăn cười bò ra mà tôi cứ tưởng là họ cười cái chuyện có duyên mà tôi đang kể đó chứ!?? Vâng, nếu tôi và anh chị em chịu khó khiêm nhường một tí, thì đi đến đâu cũng được mọi người thương mến, và dành nhiều cảm tình cho mình vì mình là con người biết điều, lịch sự; có biết trước biết sau, biết trên biết dưới, biết ăn trông nồi ngồi trông hướng, biết nhường mọi người.
Có rất nhiều lần tôi để ý thấy trong khi tôi đang thao thao bất tuyệt nói khoe về tôi, chồng tôi, và thành công của con cái tôi, thì trong khoảnh khắc ấy, tôi thấy mọi người không còn muốn nghe chuyện của tôi kể nữa! Không ai bảo ai, họ đã chụm đầu vào thành nhóm và nói chuyện lớn tiếng với nhau, như muốn ngầm cho tôi thấy sự lố bịch, hợm hĩnh, vô duyên, quá trớn của tôi!? Trong tôi đã cảm thấy một cái gì là nghèn nghẹn của sự xấu hổ và thiếu ý thức của mình. Cho nên có phải nếu mình đừng cho mình là quan trọng nhất, khiêm nhường, hòa nhã, và vui vẻ, thì chắc rằng niềm vui của sự gặp gỡ với anh chị em mình mới được trọn vẹn hơn không??? Kinh nghiệm cho tôi thấy người nào thích nói nhiều thì người ấy hay mắc quai bởi những gì mình nói. Khoan dung từ tốn là con người luôn có sự khôn ngoan của Chúa. Cân nhắc từng lời ăn tiếng nói của mình; uốn lưỡi 10 lần trước khi nói thì ai cũng nể trọng, vì những lời mình nói đã có sự suy nghĩ chín chắn.
Quả thật con người yếu kém của mình thường không biết rõ (hay biết mà lừa dối cả chính mình!?) sự yếu kém của mình, trên nhiều lĩnh vực, nhưng lại thích được người khác nghe cái hay của mình, và nghĩ rằng cái hay của mình phải hay hơn cái hay của người khác, tuy dù học lực và học thức của mình thật kém cỏi hơn người ta rất là nhiều, thưa có phải không anh chị em!?? Như nói nhiều mà ý nghĩa chẳng được bao nhiêu, hay trăm voi chẳng được bát nước sáo là vậy!. Như điển hình những gì tôi đã viết từ nãy giờ!? Tôi là ai, mà lại đi viết những lời gàn dở này cho bao nhiêu độc giả có trình độ cao hơn tôi đọc!?
Bởi chẳng qua tôi là một tôi tá rất hèn mọn của Chúa, là một con chiên lạc đường được Chúa thương yêu, cứu thoát đem trở về đàn. Bởi ngay chính tôi trước đây là như thế, đi đâu, hiện diện nơi đâu, cái không tư cách của tôi, chắc đã làm rất nhiều người gai mắt và không ưa, nhưng vì chức phận không nhỏ của tôi ở cái thời gian ấy, đã cho phép tôi lên mặt với đời và với người. Tuy tôi nhỏ tuổi nhưng dưới mắt tôi là những người bắt buộc phải nghe tôi, nếu không thì chỗ mà họ đang có sẽ lập tức được thay thế cho người khác. Tôi gia nhập trong hội đoàn của nhà thờ cũng thế, vì tôi có tiền, nên tôi đã được bầu làm hội trưởng này và hội trưởng khác. Bao nhiêu hội đoàn tôi được bầu làm hội trưởng hết, thế có oai không cơ chứ!?? Chẳng bao lâu, thành công của tôi từ ngoài xã hội cho đến trong khuôn viên nhà thờ của giáo xứ, đã biến tôi ngang nhiên trở thành một con người có thế lực, có quyền, và sai biểu mọi người phải theo ý của tôi. Từ khi có mặt tôi, không nơi nào mà không có chuyện, cho đến một hôm, tôi đã bị bẽ mặt, xấu hổ, và nhục nhã vì tất cả mọi người đã nhất quyết khử trừ tôi trong một buổi họp đại diện cho nhiều hội đoàn. Họ bảo tôi không xứng đáng với chức vụ của mình, lấn lướt, dùng đồng tiền của mình mà coi thường mọi người, bất nhã với những người có tuổi, đôi khi còn muốn lấn lướt cả cha cả thầy.
Sau biến cố ấy! Tôi đã như con thằn lằn cụt đuôi, trốn mất hút và không còn muốn chường mặt đi đến đâu cả! Và cùng lúc tôi cũng bị mất việc vì không ai ưa tôi. Họ đã viết thư lên chủ hãng vì những gì tôi đối xử khắc nghiệt với anh chị em, nên tôi đã bị đuổi một cách nhục nhã và ê chề! Chắc hẳn rất nhiều người đã trù ẻo tôi lắm! Vì tôi rất đáng chết, và tôi đã trả những gì tôi làm; nhãn tiền. Thực sự ra, những con người lợi dụng tiền tài và quyền lực, thường yếu đuối hơn cả những con người bình thường, vì chúng tôi rất sợ cực khổ và đau đớn. Chúng tôi chỉ thích chỉ ngón tay mà thôi! Để sai biểu, để làm oai, để bắt nạt những con người nghèo khổ, thấp cổ bé họng mà thôi! Chứ chúng tôi không biết và không có thể gánh vác được việc gì cho nên thân. Gặp chuyện chẳng lành là chúng tôi dông trước mặc kệ những con người đáng thương trước kia làm việc dưới mình. Ăn ở thì đừng có mong có tình có nghĩa. Sẵn sàng bán nước, bán gia đình, bán người thân thương, bán tất cả để đổi lấy chức phận hay chạy lấy bản thân. Chúng tôi là những con người bán nước để chạy lấy thân. Chúng tôi là những hạng người mà bây giờ có tuổi, có con, có cháu, có chít, đã không có gì đáng để dậy dỗ chúng, hay có gì đáng để mà hãnh diện kể lại cho chúng một thời quá khứ của mình!?? Những người này bên trong họ là những con người rất nhát đảm, luôn sợ hãi, tầm thường, thiếu tự tin, ham hố, hồ đồ, là những hạng người luôn sống đạo đức giả. Thích phô trương chính mình, sống trên xương máu của anh chị em nghèo, như những loài đỉa sống hút máu người cho đến cùng kiệt mới nhả ra. Những loại người này mà anh chị em cho họ là Lớn ư!?
Những người đang làm Lớn này, chỉ cần một lần Chúa cho ngã ngựa, thì mới biết thế nào là Lớn và thế nào là nhỏ, theo tinh thần và sự mong muốn của Chúa. Bởi làm Lớn theo ý của Chúa là phải phục vụ anh chị em mình và phải bắt chước gương sống thương yêu của Chúa và Lời của Chúa thì như kim chỉ nam để chúng ta cùng được Ngài đem về Quê Trời hưởng muôn phước lộc và hạnh phúc vĩnh cữu trường tồn muôn đời bên cạnh Ba Ngôi Thiên Chúa. Amen.
Bài học về phục vụ
Lm Ignatiô Hồ Thông
06:39 17/09/2009
CHÚA NHẬT XXV THƯỜNG NIÊN
Như Chúa Nhật trước, chủ đề nổi bật của Chúa Nhật nầy vẫn là viễn cảnh Tử Nạn của Đức Giê-su được gợi lên lần thứ hai trong Tin Mừng. Ở nơi chủ đề nầy, ngầm chứa những tranh cãi phàm nhân có thể dẫn đến ghen tuông và thù hằn, thậm chí đến việc sát hại đối thủ của mình. Người Công Chính (bài đọc I và Tin Mừng) là nạn nhân tiêu biểu cho sự ghen tuông và thù hận nầy.
Kn 2: 12, 17-20: Bài đọc I được trích dẫn từ sách Khôn Ngoan. Chính vì cuộc đời đạo hạnh và trung tín của mình mà Người Công Chính bị những người vô đạo lại bách hại cho đến chết.
Gc 3: 16-4: 3: Thư của thánh Gia-cô-bê là cuộc bút chiến lên án những ghen tuông tranh chấp, hậu quả của những đam mê và những khuynh hướng xấu trong khi Đức khôn ngoan của Thiên Chúa là lòng yêu thương anh em mình, quên mình, niềm nở đón tiếp anh em mình, mưu tìm sự hòa đồng.
Mc 9: 29-36 Trong Tin Mừng, Đức Giê-su loan báo lần thứ hai cho các môn đệ của Ngài cuộc Tử Nạn sắp đến của Ngài, nhưng các ông chưa hiểu và tranh luận với nhau xem ai là người lớn nhất trong họ. Chúa Giê-su muốn khai lòng mở trí cho họ hiểu rằng trong Giáo Hội của Ngài người lớn nhất là người hầu hạ mọi người. Đó là hình ảnh thân thương của một gia đình: cha mẹ là người lớn nhất trong gia đình lại trở thành con sen đứa ở phục vụ con cái của mình.
BÀI ĐỌC I (Kn 2: 12, 17-20)
1. Bối cảnh:
Tác giả sách Khôn Ngoan là một người Do thái sinh quán ở thành A-lê-xan-ri-a, ông đã viết vào giữa thế kỷ thứ nhất trước Công Nguyên. Thành A-lê-xan-ri-a lúc đó là một trong những trung tâm rực rỡ nhất của văn hóa Hy lạp và đồng thời một trong những thành phố quan trọng nhất của những người Do thái Hải Ngoại.
Quả thật, cộng đồng Do thái ở đây gìn giữ nét đặc thù của mình; tuy nhiên sức cám dỗ của ngoại giáo chung quanh là một thực tại hằng ngày: tính đa dạng của những lý luận triết học, sự phát triển của các bộ môn, tôn giáo tổng hợp, sức hấp dẫn của những tôn giáo mầu nhiệm, vân vân. Ở đây cũng có những người bội giáo càng lúc càng đông. Tác giả viết để phòng ngừa những sa ngã mới cho những đồng đạo của ông. Với sự sáng suốt của một hiền nhân, ông làm chưng hửng tiến trình ghen ghét được phát triển ở giữa họ, từ ước muốn dập tắt những lời quở trách gây phiền hà họ, cho đến ước muốn làm khổ, đoạn làm hại người công chính lòng dạ sắc son.
2. Lập luận cực đoan của quân vô đạo:
Đoạn văn của sách Khôn Ngoan nầy không trực tiếp là một sấm ngôn liên quan đến cuộc Tử Nạn của Đức Ki tô; đây là một phân tích tâm lý mô tả tình trạng tinh thần của những người Do thái bội giáo trước cuộc sống đạo hạnh của người công chính. Tấm lòng trung tín của người công chính đối với họ là một lời trách cứ thường hằng. Sự phẩn nộ của họ đã đẩy họ đến lập luận quá khích, dẫn họ đến làm khổ và sát hại người công chính: “Ta hãy gài bẩy hại người công chính, vì nó làm vướng chân ta, nó chống lại các việc ta làm, trách ta vi phạm luật Chúa và hạch ta không giữ lễ giáo. Ta hãy xem những lời nó nói có thật không và nghiệm xem cuối cùng nó sẽ ra sao”. Tiến trình thù ghét nầy một ngày kia được áp dụng chống lại Người Công Chính tuyệt hảo. Vì thế, sứ điệp nầy mặc lấy một khía cạnh ngôn sứ.
3. Người công chính chịu đau khổ:
“Nếu người công chính là con Thiên Chúa, thì Người sẽ phù hộ nó”.
Tước hiệu “con Thiên Chúa” là tước hiệu dân Chúa chọn, họ tự kiêu, hãnh diện vì Thiên Chúa đã công bố họ là con cái của Ngài; nhưng trong trường hợp nầy tước hiệu nầy mặc lấy một cung giọng ngôn sứ, vì đây sẽ là lý do mà Thượng Hội Đồng Do thái sẽ nại đến để kết án tử Đức Giê-su: “Người nầy tự xưng mình là Con Thiên Chúa”.
“Ta hãy lên án cho nó phải chết nhục nhã, vì cứ như nó nói, nó sẽ được Thiên Chúa viếng thăm”.
Những lời nầy nhắc nhớ Tv 22, mô tả người công chính bị bách hại kêu gào nỗi khốn khổ của mình nhưng cũng niềm cậy trông của mình vào Đức Chúa. Chính Thánh vịnh này mà trên Thập Giá Đức Giê-su trích dẫn: “Lạy Thiên Chúa, lạy Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con?”.
Những kẻ thù của Đức Giê-su sẽ trích cũng câu nầy đối mặt với nạn nhân của họ đang hấp hối trên thập giá: “Hắn cậy vào Thiên Chúa, thì bây giờ Người cứu hắn đi, nếu quả thật Người thương hắn! Vì hắn đã nói: Ta là Con Thiên Chúa” (Mt 27: 43). Tác giả sách Khôn Ngoan áp dụng những lời nầy vào dung mạo của Người Công Chính lý tưởng gần một trăm năm trước đó.
BÀI ĐỌC II (Gc 3: 16-4: 3)
Chúng ta tiếp tục đọc thư của thánh Gia-cô-bê. Những lời khuyên nhũ theo hình thức của những châm ngôn nhắc nhớ cách thức của các sách minh triết Cựu Ước, nhưng mang hơi thở Tin Mừng.
Thánh Gia-cô-bê đã nhiều lần khai triển mối phúc: “Phúc thay những người nghèo khổ!”. Đoạn văn nầy minh họa một mối phúc khác, “Phúc thay ai xây dựng hòa bình!”.
Đoạn văn nầy có hai phần:
1. Phần thứ nhất (3: 16-18)
Trong phần thứ nhất, tác giả đối lập những tranh chấp gây gỗ của con người với đức khôn ngoan của Thiên Chúa, Đức khôn ngoan “làm cho con người trở nên trước là thanh khiết, sau là hiếu hòa, khoan dung, mền dẻo, mến chuộng điều lành, đầy từ bi và sinh nhiều hoa thơm trái tốt, không thiên vị, cũng chẳng giả hình”. Việc liệt kê dài những phẩm chất của đức khôn ngoan nhắc nhớ bài ca đức mến trong thư thứ nhất của thánh Phao-lô gởi cho các tín hữu Ccô-rin-tô: “Đức mến thì nhẫn nhục, hiền hậu, không ghen tuông, không vênh vang, không tự đắc, không làm điều bất chính, không tìm tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù, không mừng khi thấy sự gian ác, nhưng vui khi thấy điều chân thật. Đức mến tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả” (1Cr 13: 4-7). Nhưng thánh Gia-cô-bê đặt dấu nhấn chủ yếu trên sự hòa bình, hòa bình dập tắt những tranh chấp cải cọ vì “người xây dựng hòa bình là người gieo giống trong hòa bình; và hoa trái họ thu hoạch được là cuộc đời công chính”.
2. Phần thứ hai (4: 1-3)
Trái ngược với đức khôn ngoan của Thiên Chúa là những xung đột ở bên trong con người, ở đó những ham muốn là nguyên do sâu xa nhất của “những hành động hung ác”. Cung giọng của tác giả trở nên khẩn thiết, văn phong được đẩy cao đến mức ngoa dụ: “Anh em ham muốn mà không có, nên anh em chém giết; anh em ganh ghét cũng chẳng được gì, nên anh em xung đột nhau, gây chiến với nhau”.
Cách diễn tả dữ dội nầy, chúng ta cũng gặp thấy thánh Gioan sử dụng trong thư thứ nhất của thánh nhân: “Phàm ai ghét anh em mình, ấy là kẻ sát nhân” (1Ga 3: 15). Những từ ngữ và hình ảnh ở đây thuộc thể loại bút chiến.
Là Giám mục Giê-ru-sa-lem, thủ lãnh Giáo Hội Mẹ, thánh Gia-cô-bê cảm thấy mình chịu trách nhiệm về những tín hữu xa xôi của mình; thánh nhân đặt tất cả hồn tông đồ của mình trong những lời kêu gọi sống cuộc sống Ki tô hữu chân chính.
TIN MỪNG (Mc 9: 30-37)
Trong đoạn trích Tin Mừng này, ý tình đan quyện vào nhau, tâm tư tình cảm dạt dào đầy cảm xúc.
Đức Giê-su thực hiện giai đoạn sau cùng của sứ vụ Ga-li-lê của Ngài; Ngài trở lại lần cuối cùng thành Ca-phác-na-um được xem là bản doanh sứ vụ của Ngài. Từ đó, Ngài sẽ lên Giê-ru-sa-lem để bước vào con đường Tử Nạn của Ngài. Chúng ta biết rằng tại các sách Tin Mừng Nhất Lãm, Chúa Giê-su chỉ lên Giê-ru-sa-lem một lần, trong khi Tin Mừng Gioan tường thuật Đức Giê-su lên Giê-ru-sa-lem nhiều lần vào dịp các ngày đại lễ.
1. Loan báo lần thứ hai cuộc Tử Nạn và Phục Sinh.
Khi đi ngang qua miền Ga-li-lê, Đức Giê-su tránh đám đông; Ngài giới hạn giáo huấn của Ngài chỉ vào các môn đệ của Ngài. Khi Thầy trò đang đi trên đường, Ngài gợi lên lần thứ hai viễn cảnh cuộc Tử Nạn sắp đến của Ngài; Ngài lấy lại các từ ngữ hầu như y hệt lời loan báo thứ nhất: “Con Người sẽ bị nốp vào tay người đời”.
Động từ “nộp” ở đây có nghĩa rất mạnh, nhưng được dùng ở thể thụ động “bị nộp” muốn nói lên điều gì? Sau nầy, thánh Mác-cô sẽ vạch mặt chỉ tên những kẻ nộp Đức Giê-su để đưa Ngài đến cái chết: đó là ông Giu-đa (14: 10), các thượng tế (15: 1) và quan tổng trấn Phi-la-tô (15: 15). Tuy nhiên, đây cũng là hình thức thông dụng mà người Do thái thường dùng để chỉ Thiên Chúa là tác nhân mà tránh nêu danh Người ra vì lòng tôn kính. Vì thế, cái chết của Đức Giê-su có thể quy trách cho những kẻ tội lỗi gây ra, nhưng đó không là một sự cố đơn giản xảy ra trong lịch sử. Các Ki tô hữu sẽ cắt nghĩa “điều kỳ chướng” nầy bằng cách cho thấy nó nằm trong ý định nhiệm mầu của Thiên Chúa. Đó cũng là điều mà lời loan báo đầu tiên diễn tả: “Con người phải chịu nhiều đau khổ”.
“Vào tay người đời”, đây là diễn ngữ kinh thánh để chỉ những kẻ thù không có lòng xót thương; ở đây, diễn ngữ nầy hình thành nên một sự đối chiếu thống thiết với danh xưng “Con Người”. Với danh xưng “Con Người” nầy, Đức Giê-su nhấn mạnh nhân tính của Ngài. Như bao nhiêu con người khác, Ngài cũng biết đau khổ và sự chết đang chờ đợi Ngài, nhưng vận mệnh của Ngài được hoàn tất theo thị kiến của Đa-ni-en trong vinh quang. Vì thế, như sau lần loan báo đầu tiên về cuộc Tử Nạn của mình, Đức Giê-su lại nói thêm lời hứa về cuộc Phục Sinh của Ngài.
2. Sự cô đơn:
Mỗi lần Chúa Giê-su loan báo rõ ràng cuộc Tử Nạn của Ngài, thánh Mác-cô đều nhấn mạnh đến “sự ngu muội” chậm hiểu của các môn đệ (8: 32; 9: 32). Các ông không hiểu, nhưng không dám hỏi Ngài; thay vì đó, các ông lại nghĩ đến việc khác. Các ông đinh ninh rằng việc đi lên Giê-ru-sa-lem lần nầy chắc hẳn Thầy mình sẽ thực hiện sứ mạng của Đấng Mê-si-a, Ngài sẽ thiết lập vương quốc của Ngài; vì thế, các ông bắt đầu tranh luận về những đặc quyền đặc lợi của họ giữa nhóm, xem ai là người lớn hơn cả.
Đức Giê-su không dự phần vào cuộc tranh luận của họ; chắc chắn Ngài đi riêng một mình: thánh Mác-cô ghi nhận rằng vào lúc loan báo lần thứ ba cuộc Tử Nạn của Ngài, “Ngài dẫn đầu các ông” (10: 32). Không ai trong nhóm Mười Hai, những người mà Ngài đã gắn bó suốt ba năm nay, hỏi Ngài về vận mệnh đau thương mà Ngài mời gọi họ dự phần vào. Nói cho cùng, ở nơi họ Ngài không gặp thấy sự đồng hội đồng thuyền với Ngài. Đây là khúc dạo đầu cho việc bỏ rơi hoàn toàn mà Ngài sẽ nhận biết vào lúc Ngài bị bắt. Chúng ta cảm thấy nỗi đau đớn của Ngài qua cách trình bày giản dị của đoạn Tin Mừng nầy.
3. Bài học về sự phục vụ:
Khi đến thành Ca-phác-na-um, vào trong nhà, Đức Giê-su hỏi các môn đệ: “Dọc đường, anh em tranh luận với nhau về chuyện gì vậy?” Các ông làm thinh, không ai dám thú nhận đề tài làm họ bận lòng. Nhưng Đức Giê-su không cần ai nói với Ngài. Vả lại, bài học mà Ngài sắp cho họ có thể giúp cho họ hiểu một cách gián tiếp những lời của Ngài mà vào giây phút nầy, họ đã không thể hiểu được: “Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làm rốt hết, và làm người phục vụ mọi người”.
Với giáo huấn về sự phục vụ nầy, Đức Giê-su đả đảo ngược trật tự thông thường của phẩm trật nhân loại: ăn trên ngồi trước, hưởng những đặc quyền đặc lợi, mà Ngài đã rất dị ứng ở nơi cách sống của những người Biệt Phái. Có lần Ngài đã nói lên ý nghĩa của sứ mạng của Ngài: “Con Người đến không để được phục vụ nhưng để phục vụ”.
Đức Giê-su sẽ đưa ra một mẫu gương rõ ràng hơn nữa vào bữa ăn cuối cùng của Ngài với các môn đệ, Ngài rời chỗ ngồi danh dự của Ngài, mặc bộ đồng phục kẻ hầu người hạ và cúi xuống mà rửa chân cho các môn đệ của Ngài (Ga 13: 4-16) với lời dạy rõ ràng: “Anh em gọi Thầy là Thầy, là Chúa, điều đó phải lắm, vì quả thật, Thầy là Thầy, là Chúa. Vậy, nếu Thầy là Chúa, là Thầy, mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau. Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em” (Ga 13: 13-15).
Nhưng ngay từ bây giờ, Ngài ban cho họ một bài học đặc biệt, soi sáng mặc khải trên con đường lên Giê-ru-sa-lem, con đường tiến về cuộc Khổ Nạn của Ngài, ở đó Ngài đích thân minh họa sứ điệp của Ngài: Ngài sẽ bị đối xử như người rốt hết và sẽ chịu khổ hình của những kẻ nô lệ. Sau điều đó, Ngài sẽ là người đầu hết, trưởng tử của một nhân loại mới. Ngài ngầm hướng tư tưởng của các môn đệ Ngài về sấm ngôn Người Tôi Trung của I-sai-a.
4. Bài học về đức khiêm hạ:
Để có thể nhổ tận gốc rể tính tự cao tự đại và tự mãn của các môn đệ Ngài, Đức Giê-su cho một ví dụ khác. Ngài đem một em nhỏ đặt giữa các ông và nói: “Ai tiếp đón một em nhỏ như em nầy vì danh Thầy, là tiếp đón chính Thầy; và ai tiếp đón Thầy, thì không phải là tiếp đón Thầy, nhưng là tiếp đón Đấng đã sai Thầy”. Chúa Giê-su đối lập thế giới người lớn tự phụ và tham vọng với thế giới trẻ thơ. Trẻ thơ có nhiều đức tính mà người môn đệ của Ngài phải học: chúng biết rõ thân phận yếu đuối nhỏ bé của mình, vì thế, chúng không phô trương sự khôn ngoan và quyền hành của mình, nhưng bày tỏ một niềm tin tưởng đơn sơ và chân thành. Hơn thế nữa, trong Tin Mừng, những kẻ yếu đuối nhỏ bé lại là đàn chiên của Ngài mà Ngài tận tình chăm sóc và hy sinh mạng sống mình cho chúng (Ga 10: 11-15), đó cũng là những “chiên con” mà Ngài sẽ trao gởi cho thánh Phê-rô chăm sóc với lời căn dặn đến ba lần phải yêu mến Ngài hơn bất cứ ai (Ga 21: 15-16).
Trang Tin Mừng nầy là một trong những trang làm chứng về sự chân thật của các sách Tin Mừng. Các Tông Đồ đã không có lý lẽ để tự phụ về mình ở nơi tình tiết nầy; tuy nhiên họ đã để lại tình tiết nầy cho những thế hệ sau nầy, vì nhận ra một cách khiêm tốn tâm trí chậm hiểu và thiếu độ nhạy bén của mình.
Sức hấp dẫn và lôi cuốn của Giáo Hội Đức Ki tô không phải ở nơi việc phô trương những quyền cao chức trọng, nhưng là ở nơi thái độ khiêm tốn hạ mình xuống mà phục vụ những người anh em bé nhỏ đơn sơ chân thành. Nói cho cùng, đây là tâm tình của một gia đình, ở đó cha mẹ là người lớn nhất nhưng đã biến mình thành con sen, đứa ở để phục vụ con cái của mình.
Như Chúa Nhật trước, chủ đề nổi bật của Chúa Nhật nầy vẫn là viễn cảnh Tử Nạn của Đức Giê-su được gợi lên lần thứ hai trong Tin Mừng. Ở nơi chủ đề nầy, ngầm chứa những tranh cãi phàm nhân có thể dẫn đến ghen tuông và thù hằn, thậm chí đến việc sát hại đối thủ của mình. Người Công Chính (bài đọc I và Tin Mừng) là nạn nhân tiêu biểu cho sự ghen tuông và thù hận nầy.
Kn 2: 12, 17-20: Bài đọc I được trích dẫn từ sách Khôn Ngoan. Chính vì cuộc đời đạo hạnh và trung tín của mình mà Người Công Chính bị những người vô đạo lại bách hại cho đến chết.
Gc 3: 16-4: 3: Thư của thánh Gia-cô-bê là cuộc bút chiến lên án những ghen tuông tranh chấp, hậu quả của những đam mê và những khuynh hướng xấu trong khi Đức khôn ngoan của Thiên Chúa là lòng yêu thương anh em mình, quên mình, niềm nở đón tiếp anh em mình, mưu tìm sự hòa đồng.
Mc 9: 29-36 Trong Tin Mừng, Đức Giê-su loan báo lần thứ hai cho các môn đệ của Ngài cuộc Tử Nạn sắp đến của Ngài, nhưng các ông chưa hiểu và tranh luận với nhau xem ai là người lớn nhất trong họ. Chúa Giê-su muốn khai lòng mở trí cho họ hiểu rằng trong Giáo Hội của Ngài người lớn nhất là người hầu hạ mọi người. Đó là hình ảnh thân thương của một gia đình: cha mẹ là người lớn nhất trong gia đình lại trở thành con sen đứa ở phục vụ con cái của mình.
BÀI ĐỌC I (Kn 2: 12, 17-20)
1. Bối cảnh:
Tác giả sách Khôn Ngoan là một người Do thái sinh quán ở thành A-lê-xan-ri-a, ông đã viết vào giữa thế kỷ thứ nhất trước Công Nguyên. Thành A-lê-xan-ri-a lúc đó là một trong những trung tâm rực rỡ nhất của văn hóa Hy lạp và đồng thời một trong những thành phố quan trọng nhất của những người Do thái Hải Ngoại.
Quả thật, cộng đồng Do thái ở đây gìn giữ nét đặc thù của mình; tuy nhiên sức cám dỗ của ngoại giáo chung quanh là một thực tại hằng ngày: tính đa dạng của những lý luận triết học, sự phát triển của các bộ môn, tôn giáo tổng hợp, sức hấp dẫn của những tôn giáo mầu nhiệm, vân vân. Ở đây cũng có những người bội giáo càng lúc càng đông. Tác giả viết để phòng ngừa những sa ngã mới cho những đồng đạo của ông. Với sự sáng suốt của một hiền nhân, ông làm chưng hửng tiến trình ghen ghét được phát triển ở giữa họ, từ ước muốn dập tắt những lời quở trách gây phiền hà họ, cho đến ước muốn làm khổ, đoạn làm hại người công chính lòng dạ sắc son.
2. Lập luận cực đoan của quân vô đạo:
Đoạn văn của sách Khôn Ngoan nầy không trực tiếp là một sấm ngôn liên quan đến cuộc Tử Nạn của Đức Ki tô; đây là một phân tích tâm lý mô tả tình trạng tinh thần của những người Do thái bội giáo trước cuộc sống đạo hạnh của người công chính. Tấm lòng trung tín của người công chính đối với họ là một lời trách cứ thường hằng. Sự phẩn nộ của họ đã đẩy họ đến lập luận quá khích, dẫn họ đến làm khổ và sát hại người công chính: “Ta hãy gài bẩy hại người công chính, vì nó làm vướng chân ta, nó chống lại các việc ta làm, trách ta vi phạm luật Chúa và hạch ta không giữ lễ giáo. Ta hãy xem những lời nó nói có thật không và nghiệm xem cuối cùng nó sẽ ra sao”. Tiến trình thù ghét nầy một ngày kia được áp dụng chống lại Người Công Chính tuyệt hảo. Vì thế, sứ điệp nầy mặc lấy một khía cạnh ngôn sứ.
3. Người công chính chịu đau khổ:
“Nếu người công chính là con Thiên Chúa, thì Người sẽ phù hộ nó”.
Tước hiệu “con Thiên Chúa” là tước hiệu dân Chúa chọn, họ tự kiêu, hãnh diện vì Thiên Chúa đã công bố họ là con cái của Ngài; nhưng trong trường hợp nầy tước hiệu nầy mặc lấy một cung giọng ngôn sứ, vì đây sẽ là lý do mà Thượng Hội Đồng Do thái sẽ nại đến để kết án tử Đức Giê-su: “Người nầy tự xưng mình là Con Thiên Chúa”.
“Ta hãy lên án cho nó phải chết nhục nhã, vì cứ như nó nói, nó sẽ được Thiên Chúa viếng thăm”.
Những lời nầy nhắc nhớ Tv 22, mô tả người công chính bị bách hại kêu gào nỗi khốn khổ của mình nhưng cũng niềm cậy trông của mình vào Đức Chúa. Chính Thánh vịnh này mà trên Thập Giá Đức Giê-su trích dẫn: “Lạy Thiên Chúa, lạy Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con?”.
Những kẻ thù của Đức Giê-su sẽ trích cũng câu nầy đối mặt với nạn nhân của họ đang hấp hối trên thập giá: “Hắn cậy vào Thiên Chúa, thì bây giờ Người cứu hắn đi, nếu quả thật Người thương hắn! Vì hắn đã nói: Ta là Con Thiên Chúa” (Mt 27: 43). Tác giả sách Khôn Ngoan áp dụng những lời nầy vào dung mạo của Người Công Chính lý tưởng gần một trăm năm trước đó.
BÀI ĐỌC II (Gc 3: 16-4: 3)
Chúng ta tiếp tục đọc thư của thánh Gia-cô-bê. Những lời khuyên nhũ theo hình thức của những châm ngôn nhắc nhớ cách thức của các sách minh triết Cựu Ước, nhưng mang hơi thở Tin Mừng.
Thánh Gia-cô-bê đã nhiều lần khai triển mối phúc: “Phúc thay những người nghèo khổ!”. Đoạn văn nầy minh họa một mối phúc khác, “Phúc thay ai xây dựng hòa bình!”.
Đoạn văn nầy có hai phần:
1. Phần thứ nhất (3: 16-18)
Trong phần thứ nhất, tác giả đối lập những tranh chấp gây gỗ của con người với đức khôn ngoan của Thiên Chúa, Đức khôn ngoan “làm cho con người trở nên trước là thanh khiết, sau là hiếu hòa, khoan dung, mền dẻo, mến chuộng điều lành, đầy từ bi và sinh nhiều hoa thơm trái tốt, không thiên vị, cũng chẳng giả hình”. Việc liệt kê dài những phẩm chất của đức khôn ngoan nhắc nhớ bài ca đức mến trong thư thứ nhất của thánh Phao-lô gởi cho các tín hữu Ccô-rin-tô: “Đức mến thì nhẫn nhục, hiền hậu, không ghen tuông, không vênh vang, không tự đắc, không làm điều bất chính, không tìm tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù, không mừng khi thấy sự gian ác, nhưng vui khi thấy điều chân thật. Đức mến tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả” (1Cr 13: 4-7). Nhưng thánh Gia-cô-bê đặt dấu nhấn chủ yếu trên sự hòa bình, hòa bình dập tắt những tranh chấp cải cọ vì “người xây dựng hòa bình là người gieo giống trong hòa bình; và hoa trái họ thu hoạch được là cuộc đời công chính”.
2. Phần thứ hai (4: 1-3)
Trái ngược với đức khôn ngoan của Thiên Chúa là những xung đột ở bên trong con người, ở đó những ham muốn là nguyên do sâu xa nhất của “những hành động hung ác”. Cung giọng của tác giả trở nên khẩn thiết, văn phong được đẩy cao đến mức ngoa dụ: “Anh em ham muốn mà không có, nên anh em chém giết; anh em ganh ghét cũng chẳng được gì, nên anh em xung đột nhau, gây chiến với nhau”.
Cách diễn tả dữ dội nầy, chúng ta cũng gặp thấy thánh Gioan sử dụng trong thư thứ nhất của thánh nhân: “Phàm ai ghét anh em mình, ấy là kẻ sát nhân” (1Ga 3: 15). Những từ ngữ và hình ảnh ở đây thuộc thể loại bút chiến.
Là Giám mục Giê-ru-sa-lem, thủ lãnh Giáo Hội Mẹ, thánh Gia-cô-bê cảm thấy mình chịu trách nhiệm về những tín hữu xa xôi của mình; thánh nhân đặt tất cả hồn tông đồ của mình trong những lời kêu gọi sống cuộc sống Ki tô hữu chân chính.
TIN MỪNG (Mc 9: 30-37)
Trong đoạn trích Tin Mừng này, ý tình đan quyện vào nhau, tâm tư tình cảm dạt dào đầy cảm xúc.
Đức Giê-su thực hiện giai đoạn sau cùng của sứ vụ Ga-li-lê của Ngài; Ngài trở lại lần cuối cùng thành Ca-phác-na-um được xem là bản doanh sứ vụ của Ngài. Từ đó, Ngài sẽ lên Giê-ru-sa-lem để bước vào con đường Tử Nạn của Ngài. Chúng ta biết rằng tại các sách Tin Mừng Nhất Lãm, Chúa Giê-su chỉ lên Giê-ru-sa-lem một lần, trong khi Tin Mừng Gioan tường thuật Đức Giê-su lên Giê-ru-sa-lem nhiều lần vào dịp các ngày đại lễ.
1. Loan báo lần thứ hai cuộc Tử Nạn và Phục Sinh.
Khi đi ngang qua miền Ga-li-lê, Đức Giê-su tránh đám đông; Ngài giới hạn giáo huấn của Ngài chỉ vào các môn đệ của Ngài. Khi Thầy trò đang đi trên đường, Ngài gợi lên lần thứ hai viễn cảnh cuộc Tử Nạn sắp đến của Ngài; Ngài lấy lại các từ ngữ hầu như y hệt lời loan báo thứ nhất: “Con Người sẽ bị nốp vào tay người đời”.
Động từ “nộp” ở đây có nghĩa rất mạnh, nhưng được dùng ở thể thụ động “bị nộp” muốn nói lên điều gì? Sau nầy, thánh Mác-cô sẽ vạch mặt chỉ tên những kẻ nộp Đức Giê-su để đưa Ngài đến cái chết: đó là ông Giu-đa (14: 10), các thượng tế (15: 1) và quan tổng trấn Phi-la-tô (15: 15). Tuy nhiên, đây cũng là hình thức thông dụng mà người Do thái thường dùng để chỉ Thiên Chúa là tác nhân mà tránh nêu danh Người ra vì lòng tôn kính. Vì thế, cái chết của Đức Giê-su có thể quy trách cho những kẻ tội lỗi gây ra, nhưng đó không là một sự cố đơn giản xảy ra trong lịch sử. Các Ki tô hữu sẽ cắt nghĩa “điều kỳ chướng” nầy bằng cách cho thấy nó nằm trong ý định nhiệm mầu của Thiên Chúa. Đó cũng là điều mà lời loan báo đầu tiên diễn tả: “Con người phải chịu nhiều đau khổ”.
“Vào tay người đời”, đây là diễn ngữ kinh thánh để chỉ những kẻ thù không có lòng xót thương; ở đây, diễn ngữ nầy hình thành nên một sự đối chiếu thống thiết với danh xưng “Con Người”. Với danh xưng “Con Người” nầy, Đức Giê-su nhấn mạnh nhân tính của Ngài. Như bao nhiêu con người khác, Ngài cũng biết đau khổ và sự chết đang chờ đợi Ngài, nhưng vận mệnh của Ngài được hoàn tất theo thị kiến của Đa-ni-en trong vinh quang. Vì thế, như sau lần loan báo đầu tiên về cuộc Tử Nạn của mình, Đức Giê-su lại nói thêm lời hứa về cuộc Phục Sinh của Ngài.
2. Sự cô đơn:
Mỗi lần Chúa Giê-su loan báo rõ ràng cuộc Tử Nạn của Ngài, thánh Mác-cô đều nhấn mạnh đến “sự ngu muội” chậm hiểu của các môn đệ (8: 32; 9: 32). Các ông không hiểu, nhưng không dám hỏi Ngài; thay vì đó, các ông lại nghĩ đến việc khác. Các ông đinh ninh rằng việc đi lên Giê-ru-sa-lem lần nầy chắc hẳn Thầy mình sẽ thực hiện sứ mạng của Đấng Mê-si-a, Ngài sẽ thiết lập vương quốc của Ngài; vì thế, các ông bắt đầu tranh luận về những đặc quyền đặc lợi của họ giữa nhóm, xem ai là người lớn hơn cả.
Đức Giê-su không dự phần vào cuộc tranh luận của họ; chắc chắn Ngài đi riêng một mình: thánh Mác-cô ghi nhận rằng vào lúc loan báo lần thứ ba cuộc Tử Nạn của Ngài, “Ngài dẫn đầu các ông” (10: 32). Không ai trong nhóm Mười Hai, những người mà Ngài đã gắn bó suốt ba năm nay, hỏi Ngài về vận mệnh đau thương mà Ngài mời gọi họ dự phần vào. Nói cho cùng, ở nơi họ Ngài không gặp thấy sự đồng hội đồng thuyền với Ngài. Đây là khúc dạo đầu cho việc bỏ rơi hoàn toàn mà Ngài sẽ nhận biết vào lúc Ngài bị bắt. Chúng ta cảm thấy nỗi đau đớn của Ngài qua cách trình bày giản dị của đoạn Tin Mừng nầy.
3. Bài học về sự phục vụ:
Khi đến thành Ca-phác-na-um, vào trong nhà, Đức Giê-su hỏi các môn đệ: “Dọc đường, anh em tranh luận với nhau về chuyện gì vậy?” Các ông làm thinh, không ai dám thú nhận đề tài làm họ bận lòng. Nhưng Đức Giê-su không cần ai nói với Ngài. Vả lại, bài học mà Ngài sắp cho họ có thể giúp cho họ hiểu một cách gián tiếp những lời của Ngài mà vào giây phút nầy, họ đã không thể hiểu được: “Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làm rốt hết, và làm người phục vụ mọi người”.
Với giáo huấn về sự phục vụ nầy, Đức Giê-su đả đảo ngược trật tự thông thường của phẩm trật nhân loại: ăn trên ngồi trước, hưởng những đặc quyền đặc lợi, mà Ngài đã rất dị ứng ở nơi cách sống của những người Biệt Phái. Có lần Ngài đã nói lên ý nghĩa của sứ mạng của Ngài: “Con Người đến không để được phục vụ nhưng để phục vụ”.
Đức Giê-su sẽ đưa ra một mẫu gương rõ ràng hơn nữa vào bữa ăn cuối cùng của Ngài với các môn đệ, Ngài rời chỗ ngồi danh dự của Ngài, mặc bộ đồng phục kẻ hầu người hạ và cúi xuống mà rửa chân cho các môn đệ của Ngài (Ga 13: 4-16) với lời dạy rõ ràng: “Anh em gọi Thầy là Thầy, là Chúa, điều đó phải lắm, vì quả thật, Thầy là Thầy, là Chúa. Vậy, nếu Thầy là Chúa, là Thầy, mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau. Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em” (Ga 13: 13-15).
Nhưng ngay từ bây giờ, Ngài ban cho họ một bài học đặc biệt, soi sáng mặc khải trên con đường lên Giê-ru-sa-lem, con đường tiến về cuộc Khổ Nạn của Ngài, ở đó Ngài đích thân minh họa sứ điệp của Ngài: Ngài sẽ bị đối xử như người rốt hết và sẽ chịu khổ hình của những kẻ nô lệ. Sau điều đó, Ngài sẽ là người đầu hết, trưởng tử của một nhân loại mới. Ngài ngầm hướng tư tưởng của các môn đệ Ngài về sấm ngôn Người Tôi Trung của I-sai-a.
4. Bài học về đức khiêm hạ:
Để có thể nhổ tận gốc rể tính tự cao tự đại và tự mãn của các môn đệ Ngài, Đức Giê-su cho một ví dụ khác. Ngài đem một em nhỏ đặt giữa các ông và nói: “Ai tiếp đón một em nhỏ như em nầy vì danh Thầy, là tiếp đón chính Thầy; và ai tiếp đón Thầy, thì không phải là tiếp đón Thầy, nhưng là tiếp đón Đấng đã sai Thầy”. Chúa Giê-su đối lập thế giới người lớn tự phụ và tham vọng với thế giới trẻ thơ. Trẻ thơ có nhiều đức tính mà người môn đệ của Ngài phải học: chúng biết rõ thân phận yếu đuối nhỏ bé của mình, vì thế, chúng không phô trương sự khôn ngoan và quyền hành của mình, nhưng bày tỏ một niềm tin tưởng đơn sơ và chân thành. Hơn thế nữa, trong Tin Mừng, những kẻ yếu đuối nhỏ bé lại là đàn chiên của Ngài mà Ngài tận tình chăm sóc và hy sinh mạng sống mình cho chúng (Ga 10: 11-15), đó cũng là những “chiên con” mà Ngài sẽ trao gởi cho thánh Phê-rô chăm sóc với lời căn dặn đến ba lần phải yêu mến Ngài hơn bất cứ ai (Ga 21: 15-16).
Trang Tin Mừng nầy là một trong những trang làm chứng về sự chân thật của các sách Tin Mừng. Các Tông Đồ đã không có lý lẽ để tự phụ về mình ở nơi tình tiết nầy; tuy nhiên họ đã để lại tình tiết nầy cho những thế hệ sau nầy, vì nhận ra một cách khiêm tốn tâm trí chậm hiểu và thiếu độ nhạy bén của mình.
Sức hấp dẫn và lôi cuốn của Giáo Hội Đức Ki tô không phải ở nơi việc phô trương những quyền cao chức trọng, nhưng là ở nơi thái độ khiêm tốn hạ mình xuống mà phục vụ những người anh em bé nhỏ đơn sơ chân thành. Nói cho cùng, đây là tâm tình của một gia đình, ở đó cha mẹ là người lớn nhất nhưng đã biến mình thành con sen, đứa ở để phục vụ con cái của mình.
Con người bị nộp vào tay người đời
Lm PX Vũ Phan Long, ofm
06:42 17/09/2009
CHÚA NHẬT XXV THƯỜNG NIÊN B (Máccô 9,30-37)
1.- Ngữ cảnh
Ở Mc 9,31, chúng ta có một bản văn lặp lại lời loan báo Thương Khó ở 8,31. Tác giả cũng nhắc lại tình trạng không hiểu biết của các môn đệ, mà ta đã thấy được tỏ lộ nơi phản ứng của Phêrô trên núi (9,5; x. 10,32). Ghi chú về địa lý của chuyến băng ngang miền Galilê nhằm nhắc nhớ rằng kể từ 8,27, Đức Giêsu không quay trở lại miền này nữa; Người đang trên đường đi lên Giêrusalem. Đức Giêsu không muốn bị níu kéo vô ích trong cuộc hành trình này. Quả đúng là theo 9,33, Người lại có mặt ở Caphácnaum, nhưng ta không thể nói về một hoạt động mới ở Galilê nữa. Những gì xảy ra ở Caphácnaum chỉ liên hệ đến các môn đệ mà thôi.
2.- Bố cục
Bản văn này có thể chia thành hai phần:
1) Loan báo Thương Khó lần thứ hai (9,30-32);
2) Giáo huấn về đời môn đệ (9,33-37).
Phần hai là khởi đầu của một bài diễn từ đa tạp kéo dài tới c. 50. Khối này, dường như có trước TM Mc được đặt trong Diễn từ về Đời sống cộng đoàn trong TM Mt (ch. 18). Mc tìm cách tạo sự thống nhất cho đoạn này bằng cách ghép vào một vài ghi chú tiêu biểu của ngài (c. 30: bí mật; c. 31: dạy; c. 32: các môn đệ không hiểu và sợ; c. 35: “nhà” đối lại với “đường”; c. 34: cãi nhau).
3.- Vài điểm chú giải
- băng qua (30): Động từ paraporeuomai là một từ được tác giả ưa chuộng, bởi vì động từ này được dùng 5 lần trong Tân Ước, thì 4 lần ở trong TM II.
- Bị nộp (31): Ta có thể nghĩ đến ngôn sứ Giêrêmia (Gr 26,24), đến những Thánh vịnh về người trung hiếu đau khổ (Tv 70/71,4; 139/140,5) và đến “các thánh của Đấng Tối Cao bị nộp” vào tay vua Antiôkhô Êpiphanê (Đn 7,22-25). Vậy cuộc Thương Khó của Đức Giêsu sẽ cô đọng và thể hiện trọn vẹn sự đau khổ của những người công chính, thân phận bị bách hại của các ngôn sứ, cái chết của các vị tử đạo.
Động từ nộp (paradidômi) là động từ chuyên môn để nói về sự phản bội (Giuđa “nộp” Đức Giêsu cho các thượng tế: 14,10; các vị này “nộp” Người cho Philatô: 15,1.10; ông này lại “nộp” Người cho lính: 15,15). Đức Giêsu liên tiếp bị chuyển cho quyền hành của mọi lực lượng gian ác: “bàn tay” là biểu tượng của quyền hành, quyền lực, (x. 9,13 nói về Êlia-Gioan Tẩy Giả, nhưng cũng là báo trước số phận của chính Người). Lời loan báo thứ ba sẽ nói chi tiết; và đây là một chướng kỳ quá lớn: một người Do-thái bị những người Do-thái nộp cho Dân ngoại, một sứ giả của Thiên Chúa bị nộp cho người ngoại giáo!
Cho đến lúc này, người ta vẫn có thể hiểu lời loan báo này liên hệ đến những sáng kiến và những trách nhiệm của loài người (Mc 14,21; x. Ga 19,11). Thế nhưng lời nói ở thái bị động (paradidotai, “sẽ bị nộp”) còn là một kiểu nói quanh để chỉ hành động của Thiên Chúa. Nếu vậy: “Thiên Chúa sẽ nộp Con Người vào tay loài người”, không phải là sự gian ác đang hoành hành và thắng thế, nhưng là chính chương trình của Thiên Chúa đang được thực thi xuyên qua sự ngang trái (x. Ga 3,16; Rm 8,32)! Đức Giêsu ý thức Người đang đi vào cuộc Thương Khó như biến cố trung tâm của chương trình cứu độ của Thiên Chúa.
- Khi về tới nhà (33): Để các ông có thể trở thành môn đệ thực sự, cần phải có một sự dẫn nhập. Chủ đề “ngôi nhà” có mục tiêu ấy. Thường thường, Mc không xác định ngôi nhà ở đâu, nhưng xác định chức năng của ngôi nhà: nơi Đức Giêsu qui tụ môn đệ (3,20.31-35), những cuộc trò chuyện riêng tư và những giải thích dành riêng (7,17; 9,28; 10,10; x. 4,10.34), xa cách đám đông và các đối thủ. Thế nhưng lần này tác giả xác định ngôi nhà ở Caphácnaum: phải chăng là nhà Simôn (1,21-29; 2,1), là biểu tượng của cộng đoàn Giáo Hội?
- Đức Giêsu ngồi xuống, gọi Nhóm Mười Hai lại (35): “Ngồi” là tư thế của vị thầy khi giảng dạy (x. c. 35; 4,1; Mt 5,1; Lc 4,20; 5,3;...); Người sẽ chỉ trỗi dậy khi xong câu truyện (10,1: anastas). Chi tiết “gọi Nhóm Mười Hai lại” không hợp lý, khi mà Đức Giêsu đã đang ở trong nhà với các ông. Nhưng cử chỉ ra lệnh này rất có thể nhằm nêu bật tầm quan trọng của lời giáo huấn.
- Ai muốn làm người đứng đầu … làm người phục vụ (diakonos) mọi người: Xem 10,43-44. Đức Giêsu không loại bỏ ý muốn là người đứng đầu, nhưng Người chỉ cho thấy con đường đúng đắn đưa tới đó. Lý tưởng về lãnh đạo như là phục vụ sẽ được Đức Giêsu nêu gương trong phần Tin Mừng còn lại. Khi nói đến “diakonos”, Người xác định kiểu phục vụ. Người không nhắm đến việc phục vụ cưỡng chế của người nô lệ (doulos) mà là việc phục vụ tự do của người tôi tớ, do chính người này muốn và thích; công việc này đòi hỏi sự chú tâm trọn vẹn và tất cả các khả năng của người ấy để mưu ích cho người khác.
- một em nhỏ (36): Em nhỏ ở đây không phải là biểu tượng của sự vô tội hoặc khiêm nhường, nhưng là biểu tượng của một người không có quy chế pháp lý nên không được trợ giúp (yếu thế). Đứa bé không thể làm gì cho người môn đệ. Đón tiếp một em nhỏ là làm một việc tốt cho một con người không đáng kể, mà không mong được đền đáp. Đây không phải là cho một món bố thí rồi bảo họ đi, nhưng là săn sóc và chịu trách nhiệm về họ.
4.- Ý nghĩa của bản văn
* Loan báo Thương Khó lần thứ hai (30-32) So sánh với 8,31 và 10,32-34, ta thấy Lời loan báo thứ hai này ít chính xác hơn cả, lại ngắn hơn, nên rất có thể là lời ở tại gốc. Hơn nữa, câu này còn có kiểu chơi chữ “Con Người/người” và kiểu nói quanh theo thái bị động để diễn tả hành động của Thiên Chúa (“bị nộp”). Tất cả những chi tiết đó chứng tỏ câu này có một nguồn gốc A-ram.
Với lời tiên báo thứ hai này về Thương Khó, tác giả Mc có thể quy hướng hoạt động của Đức Giêsu về Giêrusalem cách dứt khoát hơn. Galilê không còn có thể cầm giữ Đức Giêsu nữa. Các môn đệ đi theo Thầy trên đường Người đi. Ai bịt tai lại thì sẽ không nắm bắt được các đòi hỏi tương lai.
* Giáo huấn về đời môn đệ (33-37) Phân đoạn này bắt đầu với một xác định chính xác về địa điểm: Caphácnaum. Tuy nhiên, những gì tiếp đó không được liên kết với nơi ấy, mà có thể được nói ở bất cứ nơi đâu. Chi tiết địa lý này nhằm tạo cơ hội cho Đức Giêsu ban cho các môn đệ một bài học tại địa điểm quen thuộc nhất của miền Galilê.
Đức Giêsu đã chọn ví dụ về phục vụ này vì vào thời của Người các trẻ em bị coi như là những kẻ thấp bé nhất và bị khinh thường; với ví dụ về em bé, Đức Giêsu muốn cho các môn đệ thấy rằng các ông phải phục vụ cả những người thấp bé cùng rốt nhất. Người đã thiết lập một tiêu chuẩn tổng quát để phân biệt điều thất sự quan trọng và đúng đắn trong đời sống và trong lối cử xử của con người.
Các môn đệ phải tiếp đón Nước Thiên Chúa như các trẻ em, có nghĩa là các ông không thể đi vào đó bằng sức lực riêng. Cũng như các em bé, các ông phải cảm thấy mình được tình yêu của Thiên Chúa che chở, bảo vệ, và phải để cho mình được Thiên Chúa lấp đầy bằng những ân huệ. Chính Đức Giêsu vẫn quay về với Thiên Chúa như về với Người Cha đầy tình yêu thương (Abba) (14,36) và biết rằng Người được Cha che chở bằng tình yêu của Cha.
+ Kết luận
Chỉ có tác giả Mc mới đặt ba lời loan báo Thương Khó và Phục Sinh “trên đường”, trong khung cảnh một cuộc hành trình đưa Đức Giêsu cùng với các môn đệ khởi hành từ Xêdarê Philípphê đến tận vùng cực bắc, xuyên qua miền Galilê, đến tận Giêrusalem qua nẻo Giêrikhô. Rõ ràng ngài muốn dạy chúng ta rằng kể từ lời tuyên xưng của Phêrô, Đức Giêsu chính thức đi vào bước thực hiện kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa và mạc khải dứt khoát về bản thân Người cũng như công việc của Người, bằng cách dấn vào một nẻo đường mới sẽ đưa Người đến cái chết, Nẻo đường của Con Người, nẻo đường Khổ Nạn, là một nghịch lý huyền bí chỉ được vén mở trong sự kín đáo.
5.- Gợi ý suy niệm
1. Đức Giêsu muốn lôi kéo tất cả những bạn đường của Người đi trên con đường này. Đến lời Loan báo thứ ba, ta thấy Người đi đầu, một mình, còn các môn đệ đi theo sau, kinh hoàng. Chính Người hỏi đầu tiên, nhưng họ thì im lặng. Rõ ràng họ thật vất vả khi phải theo Người trên nẻo đường này. Con đường là khung cảnh giúp hiểu sự cương quyết của Đức Giêsu đi thi hành thánh ý Chúa Cha, cho thấy sự cách biệt giữa Đức Giêsu và các môn đệ cũng như tâm trạng thực của các ông.
2. Người môn đệ được khai tâm để có phong cách người tôi tớ trong và do cộng đoàn: tại đó, người ấy sẽ học thay thế mối bận tâm về chỗ nhất gây chia rẽ và đối lập, bằng nỗ lực tìm kiếm chỗ chót, như phương thế duy nhất để kiến tạo được sự hoà thuận khắp nơi (x. 9,50). Như thế, người ấy sẽ có thể thực sự bước theo Đức Giêsu trên nẻo đường tiến về Giêrusalem.
3. Sự cao cả được đo lường không phải bằng thành công và danh tiếng, nhưng bằng giá trị của công việc phục vụ ta cống hiến.
4. Các trẻ em có thể được coi như một địa chấn đồ (sismographes) của xã hội loài người. Nếu các em phát triển bình thường, điều đó chứng tỏ tương quan giữa những người lớn đang lành mạnh; nếu các em trở nên bất bình thường, điều đó cho thấy lối sống của người lớn có gì sai trái, méo mó. Thật ra, tất cả những gì gây tổn hại cho các trẻ em thì cũng chẳng xây dựng gì cho người lớn.
5. Đi vào Nước Thiên Chúa luôn luôn là một ân huệ; chúng ta không bao giờ đáng được, nhưng chỉ có thể chuẩn bị cho mình sẵn sàng đón nhận mà thôi.
1.- Ngữ cảnh
Ở Mc 9,31, chúng ta có một bản văn lặp lại lời loan báo Thương Khó ở 8,31. Tác giả cũng nhắc lại tình trạng không hiểu biết của các môn đệ, mà ta đã thấy được tỏ lộ nơi phản ứng của Phêrô trên núi (9,5; x. 10,32). Ghi chú về địa lý của chuyến băng ngang miền Galilê nhằm nhắc nhớ rằng kể từ 8,27, Đức Giêsu không quay trở lại miền này nữa; Người đang trên đường đi lên Giêrusalem. Đức Giêsu không muốn bị níu kéo vô ích trong cuộc hành trình này. Quả đúng là theo 9,33, Người lại có mặt ở Caphácnaum, nhưng ta không thể nói về một hoạt động mới ở Galilê nữa. Những gì xảy ra ở Caphácnaum chỉ liên hệ đến các môn đệ mà thôi.
2.- Bố cục
Bản văn này có thể chia thành hai phần:
1) Loan báo Thương Khó lần thứ hai (9,30-32);
2) Giáo huấn về đời môn đệ (9,33-37).
Phần hai là khởi đầu của một bài diễn từ đa tạp kéo dài tới c. 50. Khối này, dường như có trước TM Mc được đặt trong Diễn từ về Đời sống cộng đoàn trong TM Mt (ch. 18). Mc tìm cách tạo sự thống nhất cho đoạn này bằng cách ghép vào một vài ghi chú tiêu biểu của ngài (c. 30: bí mật; c. 31: dạy; c. 32: các môn đệ không hiểu và sợ; c. 35: “nhà” đối lại với “đường”; c. 34: cãi nhau).
3.- Vài điểm chú giải
- băng qua (30): Động từ paraporeuomai là một từ được tác giả ưa chuộng, bởi vì động từ này được dùng 5 lần trong Tân Ước, thì 4 lần ở trong TM II.
- Bị nộp (31): Ta có thể nghĩ đến ngôn sứ Giêrêmia (Gr 26,24), đến những Thánh vịnh về người trung hiếu đau khổ (Tv 70/71,4; 139/140,5) và đến “các thánh của Đấng Tối Cao bị nộp” vào tay vua Antiôkhô Êpiphanê (Đn 7,22-25). Vậy cuộc Thương Khó của Đức Giêsu sẽ cô đọng và thể hiện trọn vẹn sự đau khổ của những người công chính, thân phận bị bách hại của các ngôn sứ, cái chết của các vị tử đạo.
Động từ nộp (paradidômi) là động từ chuyên môn để nói về sự phản bội (Giuđa “nộp” Đức Giêsu cho các thượng tế: 14,10; các vị này “nộp” Người cho Philatô: 15,1.10; ông này lại “nộp” Người cho lính: 15,15). Đức Giêsu liên tiếp bị chuyển cho quyền hành của mọi lực lượng gian ác: “bàn tay” là biểu tượng của quyền hành, quyền lực, (x. 9,13 nói về Êlia-Gioan Tẩy Giả, nhưng cũng là báo trước số phận của chính Người). Lời loan báo thứ ba sẽ nói chi tiết; và đây là một chướng kỳ quá lớn: một người Do-thái bị những người Do-thái nộp cho Dân ngoại, một sứ giả của Thiên Chúa bị nộp cho người ngoại giáo!
Cho đến lúc này, người ta vẫn có thể hiểu lời loan báo này liên hệ đến những sáng kiến và những trách nhiệm của loài người (Mc 14,21; x. Ga 19,11). Thế nhưng lời nói ở thái bị động (paradidotai, “sẽ bị nộp”) còn là một kiểu nói quanh để chỉ hành động của Thiên Chúa. Nếu vậy: “Thiên Chúa sẽ nộp Con Người vào tay loài người”, không phải là sự gian ác đang hoành hành và thắng thế, nhưng là chính chương trình của Thiên Chúa đang được thực thi xuyên qua sự ngang trái (x. Ga 3,16; Rm 8,32)! Đức Giêsu ý thức Người đang đi vào cuộc Thương Khó như biến cố trung tâm của chương trình cứu độ của Thiên Chúa.
- Khi về tới nhà (33): Để các ông có thể trở thành môn đệ thực sự, cần phải có một sự dẫn nhập. Chủ đề “ngôi nhà” có mục tiêu ấy. Thường thường, Mc không xác định ngôi nhà ở đâu, nhưng xác định chức năng của ngôi nhà: nơi Đức Giêsu qui tụ môn đệ (3,20.31-35), những cuộc trò chuyện riêng tư và những giải thích dành riêng (7,17; 9,28; 10,10; x. 4,10.34), xa cách đám đông và các đối thủ. Thế nhưng lần này tác giả xác định ngôi nhà ở Caphácnaum: phải chăng là nhà Simôn (1,21-29; 2,1), là biểu tượng của cộng đoàn Giáo Hội?
- Đức Giêsu ngồi xuống, gọi Nhóm Mười Hai lại (35): “Ngồi” là tư thế của vị thầy khi giảng dạy (x. c. 35; 4,1; Mt 5,1; Lc 4,20; 5,3;...); Người sẽ chỉ trỗi dậy khi xong câu truyện (10,1: anastas). Chi tiết “gọi Nhóm Mười Hai lại” không hợp lý, khi mà Đức Giêsu đã đang ở trong nhà với các ông. Nhưng cử chỉ ra lệnh này rất có thể nhằm nêu bật tầm quan trọng của lời giáo huấn.
- Ai muốn làm người đứng đầu … làm người phục vụ (diakonos) mọi người: Xem 10,43-44. Đức Giêsu không loại bỏ ý muốn là người đứng đầu, nhưng Người chỉ cho thấy con đường đúng đắn đưa tới đó. Lý tưởng về lãnh đạo như là phục vụ sẽ được Đức Giêsu nêu gương trong phần Tin Mừng còn lại. Khi nói đến “diakonos”, Người xác định kiểu phục vụ. Người không nhắm đến việc phục vụ cưỡng chế của người nô lệ (doulos) mà là việc phục vụ tự do của người tôi tớ, do chính người này muốn và thích; công việc này đòi hỏi sự chú tâm trọn vẹn và tất cả các khả năng của người ấy để mưu ích cho người khác.
- một em nhỏ (36): Em nhỏ ở đây không phải là biểu tượng của sự vô tội hoặc khiêm nhường, nhưng là biểu tượng của một người không có quy chế pháp lý nên không được trợ giúp (yếu thế). Đứa bé không thể làm gì cho người môn đệ. Đón tiếp một em nhỏ là làm một việc tốt cho một con người không đáng kể, mà không mong được đền đáp. Đây không phải là cho một món bố thí rồi bảo họ đi, nhưng là săn sóc và chịu trách nhiệm về họ.
4.- Ý nghĩa của bản văn
* Loan báo Thương Khó lần thứ hai (30-32) So sánh với 8,31 và 10,32-34, ta thấy Lời loan báo thứ hai này ít chính xác hơn cả, lại ngắn hơn, nên rất có thể là lời ở tại gốc. Hơn nữa, câu này còn có kiểu chơi chữ “Con Người/người” và kiểu nói quanh theo thái bị động để diễn tả hành động của Thiên Chúa (“bị nộp”). Tất cả những chi tiết đó chứng tỏ câu này có một nguồn gốc A-ram.
Với lời tiên báo thứ hai này về Thương Khó, tác giả Mc có thể quy hướng hoạt động của Đức Giêsu về Giêrusalem cách dứt khoát hơn. Galilê không còn có thể cầm giữ Đức Giêsu nữa. Các môn đệ đi theo Thầy trên đường Người đi. Ai bịt tai lại thì sẽ không nắm bắt được các đòi hỏi tương lai.
* Giáo huấn về đời môn đệ (33-37) Phân đoạn này bắt đầu với một xác định chính xác về địa điểm: Caphácnaum. Tuy nhiên, những gì tiếp đó không được liên kết với nơi ấy, mà có thể được nói ở bất cứ nơi đâu. Chi tiết địa lý này nhằm tạo cơ hội cho Đức Giêsu ban cho các môn đệ một bài học tại địa điểm quen thuộc nhất của miền Galilê.
Đức Giêsu đã chọn ví dụ về phục vụ này vì vào thời của Người các trẻ em bị coi như là những kẻ thấp bé nhất và bị khinh thường; với ví dụ về em bé, Đức Giêsu muốn cho các môn đệ thấy rằng các ông phải phục vụ cả những người thấp bé cùng rốt nhất. Người đã thiết lập một tiêu chuẩn tổng quát để phân biệt điều thất sự quan trọng và đúng đắn trong đời sống và trong lối cử xử của con người.
Các môn đệ phải tiếp đón Nước Thiên Chúa như các trẻ em, có nghĩa là các ông không thể đi vào đó bằng sức lực riêng. Cũng như các em bé, các ông phải cảm thấy mình được tình yêu của Thiên Chúa che chở, bảo vệ, và phải để cho mình được Thiên Chúa lấp đầy bằng những ân huệ. Chính Đức Giêsu vẫn quay về với Thiên Chúa như về với Người Cha đầy tình yêu thương (Abba) (14,36) và biết rằng Người được Cha che chở bằng tình yêu của Cha.
+ Kết luận
Chỉ có tác giả Mc mới đặt ba lời loan báo Thương Khó và Phục Sinh “trên đường”, trong khung cảnh một cuộc hành trình đưa Đức Giêsu cùng với các môn đệ khởi hành từ Xêdarê Philípphê đến tận vùng cực bắc, xuyên qua miền Galilê, đến tận Giêrusalem qua nẻo Giêrikhô. Rõ ràng ngài muốn dạy chúng ta rằng kể từ lời tuyên xưng của Phêrô, Đức Giêsu chính thức đi vào bước thực hiện kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa và mạc khải dứt khoát về bản thân Người cũng như công việc của Người, bằng cách dấn vào một nẻo đường mới sẽ đưa Người đến cái chết, Nẻo đường của Con Người, nẻo đường Khổ Nạn, là một nghịch lý huyền bí chỉ được vén mở trong sự kín đáo.
5.- Gợi ý suy niệm
1. Đức Giêsu muốn lôi kéo tất cả những bạn đường của Người đi trên con đường này. Đến lời Loan báo thứ ba, ta thấy Người đi đầu, một mình, còn các môn đệ đi theo sau, kinh hoàng. Chính Người hỏi đầu tiên, nhưng họ thì im lặng. Rõ ràng họ thật vất vả khi phải theo Người trên nẻo đường này. Con đường là khung cảnh giúp hiểu sự cương quyết của Đức Giêsu đi thi hành thánh ý Chúa Cha, cho thấy sự cách biệt giữa Đức Giêsu và các môn đệ cũng như tâm trạng thực của các ông.
2. Người môn đệ được khai tâm để có phong cách người tôi tớ trong và do cộng đoàn: tại đó, người ấy sẽ học thay thế mối bận tâm về chỗ nhất gây chia rẽ và đối lập, bằng nỗ lực tìm kiếm chỗ chót, như phương thế duy nhất để kiến tạo được sự hoà thuận khắp nơi (x. 9,50). Như thế, người ấy sẽ có thể thực sự bước theo Đức Giêsu trên nẻo đường tiến về Giêrusalem.
3. Sự cao cả được đo lường không phải bằng thành công và danh tiếng, nhưng bằng giá trị của công việc phục vụ ta cống hiến.
4. Các trẻ em có thể được coi như một địa chấn đồ (sismographes) của xã hội loài người. Nếu các em phát triển bình thường, điều đó chứng tỏ tương quan giữa những người lớn đang lành mạnh; nếu các em trở nên bất bình thường, điều đó cho thấy lối sống của người lớn có gì sai trái, méo mó. Thật ra, tất cả những gì gây tổn hại cho các trẻ em thì cũng chẳng xây dựng gì cho người lớn.
5. Đi vào Nước Thiên Chúa luôn luôn là một ân huệ; chúng ta không bao giờ đáng được, nhưng chỉ có thể chuẩn bị cho mình sẵn sàng đón nhận mà thôi.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:03 17/09/2009
THẾ GIỚI CỦA GIUN ĐẤT.
Chúng nhân đều chế giễu giun đất:
- “Mày không có mắt, không thể nhìn”.
- “Mày không có tai, không thể nghe”.-
- “Mày không có chân, không thể đi”.
- “Mày không có cánh, không thể bay”.
Giun đất khóc lớn nói với Đấng tạo hóa:
- "Tại sao Ngài đem cái hèn mọn thấp kém mà tạo nên con như thế này, không có một tí gì là tốt đẹp cả…”
- “Bé con, bản thân của sinh mệnh là không có phân biệt cao thấp, quý tiện.”- Đấng tạo hóa buồn sầu nói tiếp: “Ta không coi nhẹ con, tại sao con lại coi nhẹ mình !”
- “Nhưng con vừa mù vừa điếc, vừa không biết bay, lại vừa không biết chạy, Ngài tạo nên con có gì là hay, có gì là lợi chứ ?”
- “Con tiêu hóa rác rưởi để bùn đất tơi xốp, đầy tràn sức sống, vạn vật cứ thế mà sinh dưỡng không ngơi, tại sao con nói là không tốt tí gì chứ?”
- “Nhưng… nhưng…”- Giun đất sụt sùi nói: “Chúng nó đều chế nhạo con…”
- “Có mắt chỉ nhìn thấy mình, có tai chỉ nghe được mình, có chân chỉ vì mình mà chạy vội chạy vàng, có cánh chỉ lượn nơi thế giới của mình…”- Đấng tạo hóa thở dài nói tiếp: “Không thì cũng giống như là vừa đui vừa điếc, vừa què vừa thọt; có và không có, thì có gì là khác biệt chứ?”
(Trích "Chuyện ngụ ngôn cho thời hiện nay")
Suy tư:
Anh sinh viên bạn của tôi thời đại học, từ quê hương Bạc Liêu lên thành phố Sài Gòn học ở trường Đại học Mở - Bán công. Đã viết thư cho người yêu: “Anh sinh ra nhằm ngôi sao xấu, cho nên yêu em mà không dám nói, anh chỉ sợ rằng nói ra rồi em lại cho anh là người đèo cao…” (cám ơn anh bạn của tôi đã cho phép tôi mượn đoạn thư này).
Tôi đã nói với anh bạn: “Cái gì mà ngôi sao xấu với ngôi sao đẹp, nếu mày thật tình yêu cô ta, thì mày chính là ngôi sao đẹp nhất, nhưng nếu mày giả vờ yêu cho “qua ngày đoạn tháng” ở thành phố này, thì mày là một ngôi sao xấu xí nhất trần gian”. Cuối cùng anh ta trở thành ngôi sao tốt, anh học giỏi, hiền, và hay mặc cảm, tình yêu của anh ta đã được đáp trả, tôi nói đùa với họ: “Tụi bây hai đứa thật hết ý”.
Nhưng không biết khi tôi ra nước ngoài tu nghiệp, chúng nó còn yêu nhau không ?
Mặc cảm thường thấy mình thua thiệt mọi thứ rồi dẫn đến trạng thái thiếu tự tin vào mình, và rồi oán trách mọi người. Các bạn trẻ ở ngôi trường mù Nguyễn Đình Chiểu, khi sinh hoạt hát hò, đi lại, nếu không để ý, đố ai mà nhận ra được họ là những người khiếm thị, các bạn này vui chơi, đàn hát cứ như là những người sáng mắt vậy.
Tại Đài Loan, người ta vận động mọi người đến sinh hoạt với các trẻ em tật nguyền, dạy các em hát, dạy các em làm thủ công, dạy các em học vi tính. Nhìn những người tật nguyền thi lái xe lăn, thi khiêu vũ trên xe lăn, thì không ai nói họ là những con người rầu rỉ, chán đời. Họ rất nhộn nhịp thi đua…
Ở đời có những người sáng mắt nhưng lại cứ muốn mình đui, đi trên đường phố, thấy cụ già qua đường giữa dòng xe cộ đông đúc: làm ngơ như không thấy; thấy một phụ nữ tay ẵm con, tay xách nặng nề đi cho kịp chuyến xe nơi bến xe Bình Triệu thì phớt lờ như không thấy...
Cũng có những người lành lặn tay chân, nhưng hình như họ muốn làm người tàn phế. Đôi chân của họ thích đi đến nơi nhà chứa, chỗ hút xì ke, có phải là họ muốn cụt tay cụt chân không?
Có những người nhà của họ chỉ cách nhà thờ khoảng một trăm thước tây, nhưng cả năm đi không đến nơi, mà những chỗ vui chơi nổi tiếng bất kỳ ở chỗ nào cũng không vắng mặt họ, thì có chân cũng như cụt rồi vậy!
Vậy thì, mặc cảm, tự ti, buồn vì mình thua kém mọi người đều không quan trọng, quan trọng là tâm hồn của chúng ta có đui mù, có tật nguyền hay không mà thôi?
---------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Chúng nhân đều chế giễu giun đất:
- “Mày không có mắt, không thể nhìn”.
- “Mày không có tai, không thể nghe”.-
- “Mày không có chân, không thể đi”.
- “Mày không có cánh, không thể bay”.
Giun đất khóc lớn nói với Đấng tạo hóa:
- "Tại sao Ngài đem cái hèn mọn thấp kém mà tạo nên con như thế này, không có một tí gì là tốt đẹp cả…”
- “Bé con, bản thân của sinh mệnh là không có phân biệt cao thấp, quý tiện.”- Đấng tạo hóa buồn sầu nói tiếp: “Ta không coi nhẹ con, tại sao con lại coi nhẹ mình !”
- “Nhưng con vừa mù vừa điếc, vừa không biết bay, lại vừa không biết chạy, Ngài tạo nên con có gì là hay, có gì là lợi chứ ?”
- “Con tiêu hóa rác rưởi để bùn đất tơi xốp, đầy tràn sức sống, vạn vật cứ thế mà sinh dưỡng không ngơi, tại sao con nói là không tốt tí gì chứ?”
- “Nhưng… nhưng…”- Giun đất sụt sùi nói: “Chúng nó đều chế nhạo con…”
- “Có mắt chỉ nhìn thấy mình, có tai chỉ nghe được mình, có chân chỉ vì mình mà chạy vội chạy vàng, có cánh chỉ lượn nơi thế giới của mình…”- Đấng tạo hóa thở dài nói tiếp: “Không thì cũng giống như là vừa đui vừa điếc, vừa què vừa thọt; có và không có, thì có gì là khác biệt chứ?”
(Trích "Chuyện ngụ ngôn cho thời hiện nay")
Suy tư:
Anh sinh viên bạn của tôi thời đại học, từ quê hương Bạc Liêu lên thành phố Sài Gòn học ở trường Đại học Mở - Bán công. Đã viết thư cho người yêu: “Anh sinh ra nhằm ngôi sao xấu, cho nên yêu em mà không dám nói, anh chỉ sợ rằng nói ra rồi em lại cho anh là người đèo cao…” (cám ơn anh bạn của tôi đã cho phép tôi mượn đoạn thư này).
Tôi đã nói với anh bạn: “Cái gì mà ngôi sao xấu với ngôi sao đẹp, nếu mày thật tình yêu cô ta, thì mày chính là ngôi sao đẹp nhất, nhưng nếu mày giả vờ yêu cho “qua ngày đoạn tháng” ở thành phố này, thì mày là một ngôi sao xấu xí nhất trần gian”. Cuối cùng anh ta trở thành ngôi sao tốt, anh học giỏi, hiền, và hay mặc cảm, tình yêu của anh ta đã được đáp trả, tôi nói đùa với họ: “Tụi bây hai đứa thật hết ý”.
Nhưng không biết khi tôi ra nước ngoài tu nghiệp, chúng nó còn yêu nhau không ?
Mặc cảm thường thấy mình thua thiệt mọi thứ rồi dẫn đến trạng thái thiếu tự tin vào mình, và rồi oán trách mọi người. Các bạn trẻ ở ngôi trường mù Nguyễn Đình Chiểu, khi sinh hoạt hát hò, đi lại, nếu không để ý, đố ai mà nhận ra được họ là những người khiếm thị, các bạn này vui chơi, đàn hát cứ như là những người sáng mắt vậy.
Tại Đài Loan, người ta vận động mọi người đến sinh hoạt với các trẻ em tật nguyền, dạy các em hát, dạy các em làm thủ công, dạy các em học vi tính. Nhìn những người tật nguyền thi lái xe lăn, thi khiêu vũ trên xe lăn, thì không ai nói họ là những con người rầu rỉ, chán đời. Họ rất nhộn nhịp thi đua…
Ở đời có những người sáng mắt nhưng lại cứ muốn mình đui, đi trên đường phố, thấy cụ già qua đường giữa dòng xe cộ đông đúc: làm ngơ như không thấy; thấy một phụ nữ tay ẵm con, tay xách nặng nề đi cho kịp chuyến xe nơi bến xe Bình Triệu thì phớt lờ như không thấy...
Cũng có những người lành lặn tay chân, nhưng hình như họ muốn làm người tàn phế. Đôi chân của họ thích đi đến nơi nhà chứa, chỗ hút xì ke, có phải là họ muốn cụt tay cụt chân không?
Có những người nhà của họ chỉ cách nhà thờ khoảng một trăm thước tây, nhưng cả năm đi không đến nơi, mà những chỗ vui chơi nổi tiếng bất kỳ ở chỗ nào cũng không vắng mặt họ, thì có chân cũng như cụt rồi vậy!
Vậy thì, mặc cảm, tự ti, buồn vì mình thua kém mọi người đều không quan trọng, quan trọng là tâm hồn của chúng ta có đui mù, có tật nguyền hay không mà thôi?
---------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:04 17/09/2009
N2T |
58. Ai nghĩ mình là người rốt hết hèn hạ, thì họ mới xứng đáng lãnh nhận ân sủng càng cao.
(sách Gương Chúa Giê-su)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:06 17/09/2009
N2T |
230. Tuổi trẻ nên có sự trầm tư của người già, người già nên có tinh thần của tuổi trẻ.
Con và thánh giá
Sa Mạc Hồng
16:43 17/09/2009
Chúa nằm trên thánh giá
Cơn đau dài đơn côi
Gánh hết bao tội đời
Hơi tàn trong cay đắng
Chúa nằm cơn trưa nắng
Khát giọt lệ tình yêu
Mênh mang thoáng nửa chiều
Còn bao nhiêu nguồn sống
Con theo Ngài năm tháng
Một đời trong tin yêu
Cõi lòng dâng dạt dào
Cho đi mà no thoả
Con nằm trên thánh giá
Lòng hết vương lụy đời
Ôi! Năm xưa, tình Ngài
Yêu thương và tận hiến
Chúa ơi! Đời dâng tiến
Con trôi giạt về đâu
Nỗi đau tự thuở nào
Vẫn còn nguyên thánh giá!
(Kính tặng Tân Linh Mục J.B. Lê Quang Sáng
Dòng Truyền Giáo Ngôi Lời)
Cơn đau dài đơn côi
Gánh hết bao tội đời
Hơi tàn trong cay đắng
Chúa nằm cơn trưa nắng
Khát giọt lệ tình yêu
Mênh mang thoáng nửa chiều
Còn bao nhiêu nguồn sống
Con theo Ngài năm tháng
Một đời trong tin yêu
Cõi lòng dâng dạt dào
Cho đi mà no thoả
Con nằm trên thánh giá
Lòng hết vương lụy đời
Ôi! Năm xưa, tình Ngài
Yêu thương và tận hiến
Chúa ơi! Đời dâng tiến
Con trôi giạt về đâu
Nỗi đau tự thuở nào
Vẫn còn nguyên thánh giá!
(Kính tặng Tân Linh Mục J.B. Lê Quang Sáng
Dòng Truyền Giáo Ngôi Lời)
Chúa Nhật 25 B: Quyền lực và Tiền bạc
LM Nguyễn Trung Tây, SVD
21:56 17/09/2009
Chúa Nhật 25 B: Quyền lực và Tiền bạc
Dấn thân và Phục vụ, Ảnh Nguyễn Trung Tây |
— Ông biết chi không, hắn con gái mà liều lắm. Tháng tới, ra trường, hắn sẽ theo đoàn quân Peace Corps đi tuốt sang Phi Châu làm ở Chad tới hai năm lận.
Nghe lọt lỗ tai về tương lai em đang hành trang chuẩn bị lên đường, tôi vớ vẩn mở lời “dụ” em đi tu. Em không nói chi, nhưng lắc lắc đầu, mái tóc đen lay láy bay bay trong gió. Tôi nói lơ lửng, điều tra kiểu gậy mọt,
— Vậy chắc sẽ lấy chồng…
Em cự tôi ngay tại chỗ,
— Tại sao phải lấy chồng… Bộ cứ con gái thì phải lấy chồng hay sao?
Tôi o tròn miệng. Gặp em tự tin và thông minh quá, tôi cũng khớp. Thấy tôi yên lặng, em đổi đề tài mời tôi giúp cấm phòng cuối tuần cho tuổi trẻ. Tôi le lưỡi, lắc đầu,
— Thôi đi, tuổi trẻ ngày hôm nay có nhiều điều khó hiểu thấy mồ. Ai mà biết tuổi trẻ tụi mi thích cái chi để mà chia sẻ!
Em nhìn tôi, nói ngay trong tiếng Anh, rõ từng âm,
— Dễ òm, quyền lực (power) và tiền bạc (money). Có thế thôi mà cha cũng không biết…
Tôi trợn mắt, tưởng cái gì, quyền lực và tiền bạc ai mà chẳng thích, chứ cứ gì phải là tuổi trẻ…
Thì đấy, người Việt Nam ai chẳng biết câu vè:
Tiền là tiên là Phật,Là sức bật của tuổi trẻ,Là sức khoẻ của tuổi già.
Câu truyện Phúc Âm (9:30-37) viết bởi thánh Mark của Chúa Nhật 25 B cũng đã từng khẳng định về sức mạnh của quyền lực đấy thôi.
Trên con đường xa xôi từ núi Tabor biến hình về lại Galilee, một lần nữa Đức Giêsu lại tiên đoán về tương lai, “Con Người sẽ phải chết, sau ba ngày mới sống lại…” (Mk 9:31). Thầy “lạc đề” như vậy, hỏi sao mà các tông đồ không lạc đường dài dài… Đời đang tươi vui như những chú sư tử no mồi trong sa mạc Trung Đông kia mà, bởi đi theo Thầy, cuộc đời hứa hẹn lầu son gác tiá. Nếu Thầy có khả năng hóa bánh ra nhiều, chữa lành người bị quỷ ám, hồi sinh người đã chết, tại sao lại không đi theo. Đấng Thiên Sai mang tầm vóc vĩ đại tương tự hoàng đế David được tiên báo từ lâu, người có khả năng khôi phục lại đất nước Do Thái ra khỏi ách đô hộ của đế quốc La Mã giờ đây còn ai khác, ngoài Thầy… Làm chi khi sở hữu vương quyền, uy lực trong tay, Thầy lại không phân chia đồng đều cho các môn đệ, những người đã từng bỏ hết mọi sự mà đi theo Thầy. Khi quyền lực nắm được trong tay, thì làm gì mà không có tiền bạc, mà không chỉ là tiền xu hay là vớ vẩn hai đồng tiền kẽm của bà góa nghèo đâu nhé, mà tiền trăm tiền bọc, toàn là tiền vàng, những đồng tiền sáng lấp lánh như truyện cổ tích ngàn lẻ một đêm.
Nhưng khổ! Không phải chỉ một lần, mà tới ba lần lận, ba lần là đúng cả ba, Thầy cứ mở miệng tiên đoán Con Người sẽ bị các thầy thượng tế giết đi… Không, đó không phải là câu chuyện mà các môn đệ muốn nghe muốn bàn. Bởi thế, lời Thầy lọt vô tai này, lại chạy qua lỗ tai kia, rồi đi thông thốc thẳng luôn ra ngoài, bởi chúng con đang bàn chuyện riêng tư. Mà tưởng là chuyện gì, hóa ra, theo như thánh sử Mark, đề tài mấy người môn đệ hăng say thảo luận cũng vẫn chỉ liên quan đến hai chữ quyền lực (Mk 9:33-34).
Chưa đủ, ngay vừa sau khi Thầy tiên đoán lần thứ ba về cuộc thương khó, hai anh em James và John vẫn cứ tiếp tục lạc đường, lần này họ nhanh chân chạy đến tỉ tê với Đức Giêsu,
— Mai này khi Thầy vinh quang, xin cho anh em chúng con người bên tay trái người bên tay hữu nhé (Mark 10:37).
Vậy là ăn chắc. Đức Giêsu mà gật đầu thì thật đúng là đời nở ngàn vạn viên đá lót đường toàn bằng vàng ròng.
Mà thiết nghĩ hai ngàn năm trước và hai ngàn năm sau, cuộc đời nhân thế có lẽ cũng vẫn chưa có gì khác, cũng vẫn chỉ xoay quanh đề tài, quyền lực và tiền bạc.
I. QUYỀN LỰCChẳng lạ chi, trong sa mạc Satan đã từng đem Đức Giêsu lên ngọn núi cao, chỉ cho Người thấy tất cả các thế gian, vinh hoa lợi lộc của trần gian, rồi nói: "Tôi sẽ cho ông tất cả những thứ đó, nếu ông sấp mình bái lạy tôi" (Matt 4:8-9). Khéo quá, thật đúng là Satan.
Năm nay năm linh mục. Có một số người vẫn cứ hỏi tại sao tôi đi tu. Một câu hỏi thật thà, mà nếu trả lời thành thực tôi lại hóa ra mắc kẹt. Nói dối thì không dám, nói thật thì ngượng đến chín người. Chẳng lẽ bây giờ lại kể rằng, cái hồi mới lớn, mười ba mười bốn, tôi thấy cha xứ của tôi quyền uy quá. Ngài cao lớn uy nghi, bởi ngài là chánh xứ và còn là hạt trưởng của hạt Chí Hòa rộng lớn mênh mông. Chiều chiều ngài mặc áo chùng đen, chắp tay sau lưng đi trên đường thăm hỏi dân tình. Giáo dân thấy ngài đều lễ phép một niềm. Mấy ông thanh niên bướng bỉnh, trộm xoài bẻ chuối, phá phách nhất nhì trong xứ thấy bóng ngài cũng im re. Hỏi sao thằng bé đang lớn không mê áo chùng đen. Cho nên tôi tuổi mười bẩy mới năn nỉ nhờ Sơ Mến Thánh Giá mang lên gặp Cha Giám Đốc Tiểu Chủng Viện Sài Gòn.
Mà cuộc đời ai chẳng ham quyền lực, bởi thiên hạ, ai chẳng phù thịnh, có ai lại phù suy. Người có danh có phận trong thiên hạ, đi cửa nào mà lại không lọt. Còn là khố rách cùng đinh, cầm mõ đi rao thì cầm chắc là hỏng. Ai mà trọng vọng? Ai mà nể vì? Có miếng xôi nguội ở dưới góc bếp đình làng người ta cũng chẳng buồn cho. Học trò ê a ba chữ nhất tự vi sư, ai liếc nhìn. Con gái trong làng bĩu môi chê, “Dài lưng tốn vải, ăn no lại nằm”. Nhưng cứ thử đậu Quan Trạng mà coi, thôn làng mấy tổng chẳng vác võng ra đón tận từ đầu đường. Lúc đó khối cô con gái thắt đáy lưng ong tóc quấn đuôi gà thập thò trước cửa. Trong hãng điện tử vùng thung lũng, chỉ là Assembler hàn chì tháo ráp vớ vẩn mấy cái board điện tử, ai nhớ tên mình. Nhưng cứ thử lên làm cai làm xếp dưới tay mười mấy người thợ mà coi, thiên hạ nhìn mình khác liền. Làm gì mà không một điều “Yes, sir”, hai điều cũng “Yes, sir”. Mà nếu Bụt thương tình cho nhảy lên làm Kỹ Sư thắt càvạt, ngồi một mình một cái văn phòng cubicle thì lại càng oai ra phết. Đời tự nhiên hóa ra mùa xuân rực rỡ sắc mầu.
Ca sĩ Michael Jackson, vua nhạc Pop, nổi tiếng với điệu nhảy moonwalk lừng danh. Vừa nằm xuống là thiên hạ xôn xao. Báo điện tử cũng như báo giấy, tin tức truyền hình cũng như radio loan tin hằng phút hằng giờ những bản tin nóng bỏng về cuộc đời và thân thế người ca sĩ tài hoa thiên niên kỷ thứ ba. Được như thế cũng chỉ vì Michael Jackson là hoàng đế, mà lại là vị hoàng đế của một đế quốc nhạc Pop không biên giới trên dưới sáu tỷ người. Vua không ngai như thế làm gì mà Michael Jackson không dư thừa trong tay bao nhiêu quyền lực.
II. TIỀN BẠCCòn tiền bạc, thì thôi, khỏi nói. Tiền mà, ai lại chẳng thích, chắc chỉ trừ người mắc bệnh tâm thần. Phố tôi thuả xưa, có người thanh niên tâm thần, đã từng đứng ngay ngã ba lấy tiền bố mẹ phát tặng không cho thiên hạ. Tôi, con nít, nhanh tay vớ được tờ năm đồng màu xanh con chim phượng hoàng. Tôi cất tờ giấy năm đồng dưới gối, sáng hôm sau mua được gói xôi đậu phộng, có rắc mè. Tiền còn dư, tôi mua truyện tranh Xì Trum, Lữ Hân Phi Lục! Đời tự nhiên rộn ràng bởi tờ giấy năm đồng thuả đó.
Bạn tôi, Kỹ sư điện, hồi xưa bị hãng Intel sa thải, nằm ế dài trong nhà không có đồng xu. Bây giờ Trời thương, mở tiệm móng tay, làm ăn phát đạt, khách khứa tấp nập ở cửa tiệm, chỗ này manicure, chỗ kia pedicure, bàn bên này cô thợ đang làm full set cho một bà, bàn bên kia anh thợ đang thay móng cho một cô… Tiền đếm mỏi cả tay… Tự nhiên thiên hạ nhìn anh với ánh mắt khác liền. Thì cũng chỉ vì anh có tiền.
Mà lạ lắm, những người lớn tuổi, dù có là mắt kém, thông manh lông quặm, tai điếc đặc ra, nhưng tiền vẫn không đếm lộn. Ai mượn bao nhiêu, thiếu nợ ngày nào, các cụ vẫn nhớ rõ ràng và nhớ chính xác. Chẳng trách chi, người ta cứ nói, “Đồng tiền nó liền khúc ruột”. Đụng tới khúc ruột, ai mà chẳng đau chẳng xót.
Cho nên khi người thanh niên đến gặp Đức Giêsu xin Ngài chỉ dẫn phương cách để được sống đời đời. Đức Giêsu nhắc nhở người thanh niên bộ luật Mười Điều Răn. Người thanh niên xác định với Đức Giêsu tất cả những điều đó, thưa Thầy con đã tuân giữ từ thuả nhỏ. Nghe nói thế, Đức Giêsu yêu mến nhìn người thanh niên đề nghị anh về nhà bán hết gia sản, tặng cho người nghèo khó, rồi quay lại làm môn đệ Ngài. Nghe tới đây, người thanh niên sa sầm nét mặt. Lời đề nghị của Đức Giêsu đã trở nên muối mặn xót xa khúc ruột người đối diện. Cho nên anh ta bỏ đi, bởi anh chính là người giàu có (Mark 10:17-22).
Ơi tiền!
III. TÌNH YÊU ĐỘ LƯỢNGÔng bà mình dạy, "Miệng kẻ sang có gang có thép". Hóa ra đồng tiền là thước đo quyền lực của một người.
Có thời đàn ông Đài Loan không có khả năng lập gia đình với người bản xứ, mang tiền đô la sang bên Việt Nam chọn những cô gái đẹp nhất trong mấy làng mang về nhà làm vợ. Mấy ngàn tờ giấy đô la xanh tự nhiên hóa ra gang ra thép. Miệng kẻ có đô có quyền có vợ.
Nhưng có quyền lực, có tiền bạc, có vợ đẹp, như vậy đã đủ để có hạnh phúc hay chưa?
Người thanh niên trong câu truyện Tin Mừng chẳng phải có tiền, nhiều tiền là khác, nhưng anh vẫn phải lên đường tìm kiếm chân lý sống đời đời. Nói một cách khác, anh chàng vẫn còn cảm thấy chưa đủ, vẫn trống vắng với hạnh phúc. Lắng nghe lời yêu cầu, Đức Giêsu chỉ anh ta một chén thuốc đắng, uống ba lần: lần thứ nhất, sống từ bỏ, lần thứ hai, sống bác ái, và lần thứ ba, sống dấn thân.
Chuyện người thanh niên giầu có khẳng định một điều nếu không song hành đi đôi với tình yêu, cả hai, quyền lực và tiền bạc sẽ như kiềng hai chân rất là chênh vênh, do đó vẫn không trọn vẹn để có thể mang lại hạnh phúc cho bất cứ người nào đang sở hữu nó.
Nếu nói như vậy, thì thôi, bây giờ tôi sẽ xin thôi quyền lực và tiền bạc để có hạnh phúc hay sao?
Cũng không phải là như vậy.
Quyền lực và tiền bạc như tia nắng mặt trời. Để tự nhiên một mình, không thấy chi ngoài ánh sáng. Nhưng chiếu qua lăng kiếng, tia nắng mặt trời không mầu hóa ra cầu vồng bẩy mầu đẹp rực rỡ xôn xao. Cũng thế, quyền lực và tiền bạc được sử dụng bởi tình yêu nhân loại, diễn tả qua tấm lòng bác ái, hành xử qua tinh thần phục vụ, thực thi với đời sống dấn thân, quyền lực và tình yêu đó vươn mình trở nên hoàn hảo; khi đó quyền lực và tiền bạc trở nên cầu vồng bẩy mầu mang lại hạnh phúc cho người sở hữu và ngay cả những người anh chị em sống chung quanh.
Chẳng lạ chi trong thư thứ nhất gửi tới công đồng Corinth, thánh Phaolô đã từng nói những lời bất hủ về tình yêu tha nhân,
Nếu như tôi có nói được các thứ tiếngcủa loài người và của các thiên thần đi nữa,mà không có đức mến,thì tôi cũng chẳng khác gì thanh la phèng phèng,chũm chọe xoang xoảng.Nếu như tôi được ơn nói tiên tri,và được biết hết mọi điều bí nhiệm, mọi lẽ cao siêu,hay có được tất cả đức tin đến chuyển núi dời non,mà không có đức mến, thì tôi cũng chẳng là gì.Nếu như tôicó đem hết gia tài cơ nghiệp mà bố thí,hay nộp cả thân xác tôi để chịu thiêu đốt,mà không có đức mến,thì cũng chẳng ích gì cho tôi (1 Cor 13:2—3).
Cô thiếu nữ Việt Nam của đại học Berkeley tôi gặp, cũng bình thường như bao nhiêu người khác, cũng thích quyền lực và tiền bạc. Nhưng cô lại khác nhiều người lắm. Mà cái nét đặc biệt khiến cô khác người chính bởi cô sở hữu được tình yêu độ lượng. Chẳng lạ chi, cô đã dám từ bỏ tất cả, gia đình thân yêu, đời sống sung túc lên đường sang tận Phi Châu sống đời phục vụ. Những mẫu gương Kitô hữu như thế, mỗi lần nghĩ tới em, cô gái Việt Nam của đại học Berkeley, tôi vẫn nghiêng mình kính phục.
www.nguyentrungtay.com
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Gia đình và hôn nhân tại Hoa Kỳ
Vũ Văn An
01:51 17/09/2009
Andrew J. Cherlin, trong một cuốn sách gần đây, tựa là “Hôn Nhân Vòng Ngựa Gỗ: Tình Trạng Hôn Nhân và Gia Đình tại Hoa Kỳ Ngày Nay” (The Marriage Go-Round: The State of Marriage and Family in America Today), cho rằng trong mấy thập niên qua, tại nhiều quốc gia, cuộc sống gia đình đã trải qua nhiều thay đổi tận gốc. Tuy nhiên, tình thế tại Mỹ là tồi tệ nhất so với các quốc gia khác. Ông cho rằng người Mỹ đã ủng hộ các mô thức mâu thuẫn nhau về cuộc sống bản thân và gia đình. Có mô thức nhấn mạnh tới cam kết chia sẻ cuộc đời với một người khác; nhưng lại có mô thức quá nhấn mạnh tới việc phát triển và thăng tiến bản thân.
Tác giả cuốn sách trên vốn là giáo sư Xã Hội Học và Chính Sách Công tại Đại Học Johns Hopkins và đã dành ba thập niên vừa qua để nghiên cứu cuộc sống gia đình. Ông cho rằng hôn nhân như một lý tưởng văn hóa là một sức mạnh lớn lao tại Hoa Kỳ. Thực vậy, chính phủ từng đưa ra nhiều chương trình để cổ vũ hôn nhân và cuộc tranh luận gay gắt liên quan tới các đề nghị chấp nhận hôn nhân đồng tính chứng tỏ rằng nhiều người vẫn còn đang hết lòng bênh vực hôn nhân truyền thống.
Tuy nhiên, Cherlin nhận định rằng không một quốc gia Tây Phương nào lại có thời gian chờ đợi được ly dị ngắn như Hoa Kỳ. Ông cho hay: một nghiên cứu ông đọc được nói rằng con cái sống với hai cha mẹ có kết hôn đàng hoàng tại Hoa Kỳ có nguy cơ phải kinh qua cảnh gia đình bị tan vỡ cao hơn là các trẻ em của các cha mẹ không cheo cưới tại Thụy Điển. Cherlin nhớ cách nay mấy năm, một vài tiểu bang Hoa Kỳ có đưa ra giải pháp “hôn nhân giao ước” (covenant marriage) cho các cặp lấy nhau theo nghi thức dân sự. Trong giải pháp này, cả hai người phối ngẫu sẽ thỏa thuận hạn chế không được ly dị quá sớm và quá dễ dàng.
Không giao ước
Cherlin nhớ lúc đó ông nghĩ: có lẽ tới 1/3 các cặp lấy nhau sẽ chọn giải pháp này. Nhưng kinh nghiệm dạy ông rằng ước đoán ấy quá lạc quan. Vì mấy năm sau, ở Louisiana và Arkansas, chỉ có 2% các cặp hôn nhân chọn lối hôn nhân giao ước ấy mà thôi.
Bởi thế, dù giải pháp trên đã được thông qua năm 2001 tại Arkansas, nhưng tới năm 2004, tiểu bang này có con số ly dị tính theo đầu người cao hơn bất cứ tiểu bang nào khác, trừ Nevada, là tiểu bang vốn “nổi tiếng” xưa nay về ly dị, được mọi người thuộc các tiểu bang khác tuốn tới vì mục đích này.
Đồng thời vào năm 2004, Arkansas cũng có tỷ lệ cao thứ ba tính theo đầu người các vụ kết hôn. Tiểu bang này vốn là “vòng đai Thánh Kinh” của Hoa Kỳ với số người đi nhà thờ cao hơn trung bình. Trên thực tế, 6 trong số 10 tiểu bang có tỷ số ly dị cao nhất đều ở Miền Nam, 4 tiểu bang kia ở Miền Tây, nhưng tất cả đều có khuynh hướng bảo thủ về phương diện xã hội.
Như thế, trong khi hôn nhân tiếp tục được người Mỹ kính chuộng, Cherlin cho rằng khuynh hướng văn hóa hóa hậu hiện đại thiên về việc tự bày tỏ mình và chú trọng tới phát triển bản thân cũng gây ảnh hưởng mạnh.
Có những xã hội biết coi trọng các giá trị của hôn nhân. Trong các xã hội này, rất ít các trường hợp sinh ngoại hôn và sống chung. Theo Cherlin, Ý là một trong các xã hội ấy. Nhưng cũng có nhiều xã hội đặt nặng giá trị trên chủ nghĩa cá nhân, như Thụy Điển chẳng hạn. Tuy nhiên, chỉ có tại Hoa Kỳ, cả hai khuynh hướng xã hội ấy đều cùng hiện diện. Thành thử, người Mỹ coi trọng sự ổn định và an toàn của hôn nhân, nhưng họ cũng tin rằng cá nhân nào bất hạnh với cuộc hôn nhân của mình nên được phép chấm dứt nó. Cherlin kết luận: “Nói cách khác, người Mỹ muốn rằng hôn nhân giao ước dành cho bất cứ ai khác chứ không phải họ”.
Các số thống kê
Cherlin cho rằng điều trên phản ảnh rõ trong các số thống kê về hôn nhân tại Hoa Kỳ. Phần trăm những người mong kết hôn gần như tới 90%, cao hơn bất cứ quốc gia nào khác. Ấy thế nhưng Hoa Kỳ lại có tỷ lệ ly dị cao nhất trong thế giới Tây Phương, cao hơn cả những nước như Thụy Điển.
Tại Hoa Kỳ, phân nửa các cuộc hôn nhân lần đầu xẩy ra vào tuổi 25, so với tuổi 29 tại Ý, tuổi 30 tại Pháp, và tuổi 31 tại Thụy Điển. Đối với người Mỹ, sống chung cũng bắt đầu sớm hơn so với các quốc gia Âu Châu. Hôn nhân tại Hoa Kỳ cũng tan vỡ ở tỷ lệ cao hơn. Gần một nửa các cuộc hôn nhân tại Hoa Kỳ kết liễu vì ly dị. Thực thế, sau 5 năm, hơn 1 phần 5 các cặp vợ chồng Mỹ hoặc ly thân hoặc ly dị. Trong số những người sống chung, quá một nửa tan vỡ sau 5 năm, một tỷ lệ cao hơn bất cứ quốc gia nào.
Tại Hoa Kỳ, 40% trẻ em sinh ra từ các cặp kết hôn hay sống chung phải kinh qua cảnh tan vỡ lúc 15 tuổi. Tại Thụy Điển, tỷ lệ ấy là 30%, và tại các quốc gia khác, chỉ trên dưới 20%.
Sau khi tan vỡ, người Mỹ cũng thường có khuynh hướng đi tìm bạn đường mới nhiều hơn. Gần nửa số trẻ em từng kinh qua cảnh tan vỡ được chứng kiến một người phối ngẫu khác bước vào gia hộ nội trong 3 năm, một tỷ lệ cũng cao hơn các quốc gia khác.
Theo Cherlin, năng kết hôn, năng ly dị, sống chung ngắn hơn đó là điều đang gây nên sóng gió lớn trong cuộc sống gia đình Hoa Kỳ. Điều ông gọi là “vòng ngựa gỗ vui chơi” (merry-go-round) trong các gia đình Hoa Kỳ này không phải là chuyện tình cờ của thống kê. Tác động trên con cái khiến người ta đặc biệt lo ngại. Một số trẻ em phải kinh qua nhiều khó khăn lớn lao trong việc thích ứng với hàng loạt những người phối ngẫu mới. Trẻ em có cha mẹ tái hôn không có được mức hạnh phúc cao như các trẻ em trong các gia đình chỉ có một cha hoặc một mẹ, bất kể việc chúng có được cha hay mẹ thứ hai. Và bất kể cả sự kiện việc tái hôn kia mang thêm thu nhập cho gia hộ và thêm cả người chăm sóc con cái.
Cha mẹ kế làm gián đoạn các mối liên hệ hiện có giữa các cha mẹ đơn lẻ và con cái họ và hiện tượng cứ thay đổi hoài cha mẹ hay người phối ngẫu ảnh hưởng nhiều tới việc phát triển xúc cảm nơi trẻ em.
Thay đổi đáng kể
Nhìn lại 50 năm qua hay gần như thế, Cherlin nhận định về các thay đổi đáng kể đối với gia đình và hôn nhân. Trong thập niên 1950, có con ngoài hôn nhân là kinh nghiệm xấu hổ, trong khi bây giờ nó là chuyện thường tình. Sống với nhau trước hôn nhân là điều trước đây rất hiếm, ngày nay không sống với nhau trước hôn nhân mới là luật trừ.
Hôn nhân vẫn còn được coi là điều quan trọng, nhưng hiện được coi chỉ là một nhiệm ý. Đàng khác, ta đã thấy sự sa sút vô tiền khoáng hậu của hôn nhân, vì nó chỉ được coi như phương thức có thể chấp nhận được để làm tình và nuôi nấng con cái. Cherlin bảo ông không cố ý muốn trở lại với mô thức lý tưởng của thập niên 1950 về cuộc sống gia đình, và ông cũng không chống lại khuynh hướng ngả theo chủ nghĩa cá nhân. Ông chỉ muốn nói: Người Mỹ nên chầm chậm lại và dành nhiều thì giờ hơn để đắn đó các quyết định của mình liên quan tới hôn nhân và cuộc sống gia đình.
Đồng thời, ông cũng không hy vọng sẽ có được những thay đổi tức khắc. Ông cho rằng mặc dù Hoa Kỳ là một quốc gia rất mạnh tinh thần tôn giáo, nhưng ly dị từ lâu vốn là một thành phần của văn hóa và nó từng được hợp pháp từ lâu, trước các nước Âu Châu xa.
Ông cho rằng thách đố là phải tìm ra cách thế có thể tối thiểu hóa các hiệu quả đáng buồn của chủ nghĩa cá nhân. Ông nhìn nhận rằng làm thế nào đạt được điều đó là điều không hiển nhiên. Các gia đình vững ổn có cả cha lẫn mẹ bao giờ cũng đem lại cho con cái một môi trường tốt hơn là các kiểu sắp xếp khác.
Vấn đề là nhiều người ngày nay nhìn hôn nhân dưới cái nhìn khác hẳn, coi nó chỉ là mối liên hệ riêng tư xoay quanh các nhu cầu cần tình yêu và bạn đường của người lớn. Quan điểm hậu hiện đại, dựa trên mối liên hệ ấy về hôn nhân đang thống trị xã hội ngày nay. Thành thử ra, người ta rất hoài nghi việc các chính phủ cổ vũ hôn nhân hay đưa ra các thay đổi trong các chương trình phúc lợi sẽ có thể tác động lớn lao trên cấu trúc gia đình.
Thiết tưởng lời khuyên người ta chầm chậm lại và dành nhiều thì giờ hơn để đưa ra các quyết định liên quan tới hôn nhân là lời khuyên có giá trị. Tuy nhiên, người ta phải tự hỏi không biết lời khuyên ấy có hiệu quả đến đâu. Giải pháp thực sự là phải thay đổi các hoài mong và giá trị văn hóa cũng như xã hội vốn điều hướng các ưu tiên của người ta. Thực hiện được loại biến đổi xã hội ấy quả là một thách đố lớn.
Gương sáng gia đình
Ngày 30 tháng Tám vừa qua, tại dinh mùa hè Castel Gandolfo, khi đọc kinh Truyền Tin với công chúng, Đức Thánh Cha có nhắc tới Thánh Nữ Monica và gương sống gia đình của thánh nữ. Ngài nói rằng: Thánh Augustine đã bú sữa mẹ nhân danh Chúa Giêsu và được mẹ giáo dục trong niềm tin Kitô Giáo đến độ các nguyên tắc của Đạo vẫn tiếp tục sống còn trong ngài kể cả những ngày ngài rơi xuống tận cùng vực thẳm tâm linh và luân lý. Chính vì thế, Thánh Monica, theo lời Đức Thánh Cha, đã được coi là gương mẫu và là bổn mạng các bà mẹ Kitô Giáo.
Thánh nữ không bao giờ ngừng cầu nguyện cho con để con ăn năn trở lại, và cuối cùng đã được an ủi tràn trề thấy con quay về với đức tin và được rửa tội. Chúa đã nhận lời cầu xin của bà mẹ thánh thiện này, người mà Giám Mục thành Tagaste đã quả quyết: “không thể nào một đứa con của muôn dòng lệ ấy lại có thể hư mất được”. Thực vậy, Augustine không những trở lại, ngài còn quyết định sống cuộc sống đơn tu và khi trở về Châu Phi, còn thiết lập cả một cộng đoàn đan sĩ. Những cuộc truyện trò giữa hai mẹ con tại một căn nhà ở Cảng Ostia, khi đang chờ tầu trở về cố hương, quả là cảm động và đầy xây dựng.
Đến lúc đó, đối với con, Thánh Monica đã trở thành “không phải chỉ là một người mẹ, mà là nguồn suối Kitô Giáo của ngài”. Trước khi chết, Thánh Nữ nói với con đừng lo lắng phải chôn mẹ ở đâu, nhưng hãy nhớ tới mẹ trên Bàn Thờ. Thánh Augustine bảo rằng mẹ ngài” sinh ra ngài hai lần”.
Đức Thánh Cha nói thêm: lịch sử Kitô Giáo đầy những gương sáng về các thánh và các gia đình Kitô Giáo đích thực. Như Thánh Basil Cả và Thánh Gregory Nazianzen, cả hai xuất thân từ gia đình thánh thiện. Gần đây hơn, Đức Thánh Cha nhắc tới Luigi Beltrame Quattrocchi và Maria Corsini, vốn là hai vợ chồng, sống về cuối thế kỷ 19 và giữa thế kỷ 20, từng được Đức Gioan Phaolô II phong chân phúc hồi tháng Mười năm 2001 nhân dịp kỷ niệm 20 năm ngày ban hành tông huấn "Familiaris Consortio". Đức Thánh Cha cho rằng tông huấn này ngoài việc làm nổi bật giá trị của hôn nhân và các trách vụ của gia đình ra, còn kêu gọi các cặp vợ chồng hãy đặc biệt dấn thân vào con đường nên thánh, một con đường, nhờ múc được ơn thánh và sức mạnh từ bí tích hôn nhân, sẽ cùng đi với họ suốt cuộc đời.
Hôn nhân trung cổ |
Tuy nhiên, Cherlin nhận định rằng không một quốc gia Tây Phương nào lại có thời gian chờ đợi được ly dị ngắn như Hoa Kỳ. Ông cho hay: một nghiên cứu ông đọc được nói rằng con cái sống với hai cha mẹ có kết hôn đàng hoàng tại Hoa Kỳ có nguy cơ phải kinh qua cảnh gia đình bị tan vỡ cao hơn là các trẻ em của các cha mẹ không cheo cưới tại Thụy Điển. Cherlin nhớ cách nay mấy năm, một vài tiểu bang Hoa Kỳ có đưa ra giải pháp “hôn nhân giao ước” (covenant marriage) cho các cặp lấy nhau theo nghi thức dân sự. Trong giải pháp này, cả hai người phối ngẫu sẽ thỏa thuận hạn chế không được ly dị quá sớm và quá dễ dàng.
Không giao ước
Cherlin nhớ lúc đó ông nghĩ: có lẽ tới 1/3 các cặp lấy nhau sẽ chọn giải pháp này. Nhưng kinh nghiệm dạy ông rằng ước đoán ấy quá lạc quan. Vì mấy năm sau, ở Louisiana và Arkansas, chỉ có 2% các cặp hôn nhân chọn lối hôn nhân giao ước ấy mà thôi.
Bởi thế, dù giải pháp trên đã được thông qua năm 2001 tại Arkansas, nhưng tới năm 2004, tiểu bang này có con số ly dị tính theo đầu người cao hơn bất cứ tiểu bang nào khác, trừ Nevada, là tiểu bang vốn “nổi tiếng” xưa nay về ly dị, được mọi người thuộc các tiểu bang khác tuốn tới vì mục đích này.
Đồng thời vào năm 2004, Arkansas cũng có tỷ lệ cao thứ ba tính theo đầu người các vụ kết hôn. Tiểu bang này vốn là “vòng đai Thánh Kinh” của Hoa Kỳ với số người đi nhà thờ cao hơn trung bình. Trên thực tế, 6 trong số 10 tiểu bang có tỷ số ly dị cao nhất đều ở Miền Nam, 4 tiểu bang kia ở Miền Tây, nhưng tất cả đều có khuynh hướng bảo thủ về phương diện xã hội.
Như thế, trong khi hôn nhân tiếp tục được người Mỹ kính chuộng, Cherlin cho rằng khuynh hướng văn hóa hóa hậu hiện đại thiên về việc tự bày tỏ mình và chú trọng tới phát triển bản thân cũng gây ảnh hưởng mạnh.
Có những xã hội biết coi trọng các giá trị của hôn nhân. Trong các xã hội này, rất ít các trường hợp sinh ngoại hôn và sống chung. Theo Cherlin, Ý là một trong các xã hội ấy. Nhưng cũng có nhiều xã hội đặt nặng giá trị trên chủ nghĩa cá nhân, như Thụy Điển chẳng hạn. Tuy nhiên, chỉ có tại Hoa Kỳ, cả hai khuynh hướng xã hội ấy đều cùng hiện diện. Thành thử, người Mỹ coi trọng sự ổn định và an toàn của hôn nhân, nhưng họ cũng tin rằng cá nhân nào bất hạnh với cuộc hôn nhân của mình nên được phép chấm dứt nó. Cherlin kết luận: “Nói cách khác, người Mỹ muốn rằng hôn nhân giao ước dành cho bất cứ ai khác chứ không phải họ”.
Các số thống kê
Cherlin cho rằng điều trên phản ảnh rõ trong các số thống kê về hôn nhân tại Hoa Kỳ. Phần trăm những người mong kết hôn gần như tới 90%, cao hơn bất cứ quốc gia nào khác. Ấy thế nhưng Hoa Kỳ lại có tỷ lệ ly dị cao nhất trong thế giới Tây Phương, cao hơn cả những nước như Thụy Điển.
Tại Hoa Kỳ, phân nửa các cuộc hôn nhân lần đầu xẩy ra vào tuổi 25, so với tuổi 29 tại Ý, tuổi 30 tại Pháp, và tuổi 31 tại Thụy Điển. Đối với người Mỹ, sống chung cũng bắt đầu sớm hơn so với các quốc gia Âu Châu. Hôn nhân tại Hoa Kỳ cũng tan vỡ ở tỷ lệ cao hơn. Gần một nửa các cuộc hôn nhân tại Hoa Kỳ kết liễu vì ly dị. Thực thế, sau 5 năm, hơn 1 phần 5 các cặp vợ chồng Mỹ hoặc ly thân hoặc ly dị. Trong số những người sống chung, quá một nửa tan vỡ sau 5 năm, một tỷ lệ cao hơn bất cứ quốc gia nào.
Tại Hoa Kỳ, 40% trẻ em sinh ra từ các cặp kết hôn hay sống chung phải kinh qua cảnh tan vỡ lúc 15 tuổi. Tại Thụy Điển, tỷ lệ ấy là 30%, và tại các quốc gia khác, chỉ trên dưới 20%.
Sau khi tan vỡ, người Mỹ cũng thường có khuynh hướng đi tìm bạn đường mới nhiều hơn. Gần nửa số trẻ em từng kinh qua cảnh tan vỡ được chứng kiến một người phối ngẫu khác bước vào gia hộ nội trong 3 năm, một tỷ lệ cũng cao hơn các quốc gia khác.
Theo Cherlin, năng kết hôn, năng ly dị, sống chung ngắn hơn đó là điều đang gây nên sóng gió lớn trong cuộc sống gia đình Hoa Kỳ. Điều ông gọi là “vòng ngựa gỗ vui chơi” (merry-go-round) trong các gia đình Hoa Kỳ này không phải là chuyện tình cờ của thống kê. Tác động trên con cái khiến người ta đặc biệt lo ngại. Một số trẻ em phải kinh qua nhiều khó khăn lớn lao trong việc thích ứng với hàng loạt những người phối ngẫu mới. Trẻ em có cha mẹ tái hôn không có được mức hạnh phúc cao như các trẻ em trong các gia đình chỉ có một cha hoặc một mẹ, bất kể việc chúng có được cha hay mẹ thứ hai. Và bất kể cả sự kiện việc tái hôn kia mang thêm thu nhập cho gia hộ và thêm cả người chăm sóc con cái.
Cha mẹ kế làm gián đoạn các mối liên hệ hiện có giữa các cha mẹ đơn lẻ và con cái họ và hiện tượng cứ thay đổi hoài cha mẹ hay người phối ngẫu ảnh hưởng nhiều tới việc phát triển xúc cảm nơi trẻ em.
Thay đổi đáng kể
Nhìn lại 50 năm qua hay gần như thế, Cherlin nhận định về các thay đổi đáng kể đối với gia đình và hôn nhân. Trong thập niên 1950, có con ngoài hôn nhân là kinh nghiệm xấu hổ, trong khi bây giờ nó là chuyện thường tình. Sống với nhau trước hôn nhân là điều trước đây rất hiếm, ngày nay không sống với nhau trước hôn nhân mới là luật trừ.
Hôn nhân vẫn còn được coi là điều quan trọng, nhưng hiện được coi chỉ là một nhiệm ý. Đàng khác, ta đã thấy sự sa sút vô tiền khoáng hậu của hôn nhân, vì nó chỉ được coi như phương thức có thể chấp nhận được để làm tình và nuôi nấng con cái. Cherlin bảo ông không cố ý muốn trở lại với mô thức lý tưởng của thập niên 1950 về cuộc sống gia đình, và ông cũng không chống lại khuynh hướng ngả theo chủ nghĩa cá nhân. Ông chỉ muốn nói: Người Mỹ nên chầm chậm lại và dành nhiều thì giờ hơn để đắn đó các quyết định của mình liên quan tới hôn nhân và cuộc sống gia đình.
Đồng thời, ông cũng không hy vọng sẽ có được những thay đổi tức khắc. Ông cho rằng mặc dù Hoa Kỳ là một quốc gia rất mạnh tinh thần tôn giáo, nhưng ly dị từ lâu vốn là một thành phần của văn hóa và nó từng được hợp pháp từ lâu, trước các nước Âu Châu xa.
Ông cho rằng thách đố là phải tìm ra cách thế có thể tối thiểu hóa các hiệu quả đáng buồn của chủ nghĩa cá nhân. Ông nhìn nhận rằng làm thế nào đạt được điều đó là điều không hiển nhiên. Các gia đình vững ổn có cả cha lẫn mẹ bao giờ cũng đem lại cho con cái một môi trường tốt hơn là các kiểu sắp xếp khác.
Vấn đề là nhiều người ngày nay nhìn hôn nhân dưới cái nhìn khác hẳn, coi nó chỉ là mối liên hệ riêng tư xoay quanh các nhu cầu cần tình yêu và bạn đường của người lớn. Quan điểm hậu hiện đại, dựa trên mối liên hệ ấy về hôn nhân đang thống trị xã hội ngày nay. Thành thử ra, người ta rất hoài nghi việc các chính phủ cổ vũ hôn nhân hay đưa ra các thay đổi trong các chương trình phúc lợi sẽ có thể tác động lớn lao trên cấu trúc gia đình.
Thiết tưởng lời khuyên người ta chầm chậm lại và dành nhiều thì giờ hơn để đưa ra các quyết định liên quan tới hôn nhân là lời khuyên có giá trị. Tuy nhiên, người ta phải tự hỏi không biết lời khuyên ấy có hiệu quả đến đâu. Giải pháp thực sự là phải thay đổi các hoài mong và giá trị văn hóa cũng như xã hội vốn điều hướng các ưu tiên của người ta. Thực hiện được loại biến đổi xã hội ấy quả là một thách đố lớn.
Gương sáng gia đình
Ngày 30 tháng Tám vừa qua, tại dinh mùa hè Castel Gandolfo, khi đọc kinh Truyền Tin với công chúng, Đức Thánh Cha có nhắc tới Thánh Nữ Monica và gương sống gia đình của thánh nữ. Ngài nói rằng: Thánh Augustine đã bú sữa mẹ nhân danh Chúa Giêsu và được mẹ giáo dục trong niềm tin Kitô Giáo đến độ các nguyên tắc của Đạo vẫn tiếp tục sống còn trong ngài kể cả những ngày ngài rơi xuống tận cùng vực thẳm tâm linh và luân lý. Chính vì thế, Thánh Monica, theo lời Đức Thánh Cha, đã được coi là gương mẫu và là bổn mạng các bà mẹ Kitô Giáo.
Thánh nữ không bao giờ ngừng cầu nguyện cho con để con ăn năn trở lại, và cuối cùng đã được an ủi tràn trề thấy con quay về với đức tin và được rửa tội. Chúa đã nhận lời cầu xin của bà mẹ thánh thiện này, người mà Giám Mục thành Tagaste đã quả quyết: “không thể nào một đứa con của muôn dòng lệ ấy lại có thể hư mất được”. Thực vậy, Augustine không những trở lại, ngài còn quyết định sống cuộc sống đơn tu và khi trở về Châu Phi, còn thiết lập cả một cộng đoàn đan sĩ. Những cuộc truyện trò giữa hai mẹ con tại một căn nhà ở Cảng Ostia, khi đang chờ tầu trở về cố hương, quả là cảm động và đầy xây dựng.
Đến lúc đó, đối với con, Thánh Monica đã trở thành “không phải chỉ là một người mẹ, mà là nguồn suối Kitô Giáo của ngài”. Trước khi chết, Thánh Nữ nói với con đừng lo lắng phải chôn mẹ ở đâu, nhưng hãy nhớ tới mẹ trên Bàn Thờ. Thánh Augustine bảo rằng mẹ ngài” sinh ra ngài hai lần”.
Đức Thánh Cha nói thêm: lịch sử Kitô Giáo đầy những gương sáng về các thánh và các gia đình Kitô Giáo đích thực. Như Thánh Basil Cả và Thánh Gregory Nazianzen, cả hai xuất thân từ gia đình thánh thiện. Gần đây hơn, Đức Thánh Cha nhắc tới Luigi Beltrame Quattrocchi và Maria Corsini, vốn là hai vợ chồng, sống về cuối thế kỷ 19 và giữa thế kỷ 20, từng được Đức Gioan Phaolô II phong chân phúc hồi tháng Mười năm 2001 nhân dịp kỷ niệm 20 năm ngày ban hành tông huấn "Familiaris Consortio". Đức Thánh Cha cho rằng tông huấn này ngoài việc làm nổi bật giá trị của hôn nhân và các trách vụ của gia đình ra, còn kêu gọi các cặp vợ chồng hãy đặc biệt dấn thân vào con đường nên thánh, một con đường, nhờ múc được ơn thánh và sức mạnh từ bí tích hôn nhân, sẽ cùng đi với họ suốt cuộc đời.
Đức Thánh Cha kêu gọi đừng lẫn lộn vai trò linh mục và giáo dân
LM Trần Đức Anh, OP
09:54 17/09/2009
CASTEL GANDOLFO - Trong buổi tiếp kiến 22 GM Brazil sáng 17-9-2009, ĐTC Biển Đức 16 kêu gọi trành hiện tượng "tục hóa linh mục và giáo sĩ hóa giáo dân”.
22 GM thuộc 3 giáo tỉnh Olinda và Recife, Paraíba, Maceió ở miền Đông Bắc 2 và là đoàn thứ 2 trong số 13 đoàn GM Brazil về Roma viếng mộ hai thánh Tông Đồ và thăm Tòa Thánh.
Trong bài huấn dụ, ĐTC nhắc đến sự khác biệt giữa chức linh mục chung của tất cả các Kitô hữu đã chịu phép rửa và chức linh mục thừa tác của những người có thánh chức, và khẳng định rằng: ”Chính trong sự khác biệt thiết yếu giữa chính linh mục thừa tác và chức linh mục chung mà ta hiểu rõ căn tính riêng biệt của các tín hữu được truyền chức và giáo dân. Vì thế, cần phải tránh sự giáo dân hóa linh mục và giáo sĩ hóa giáo dân. Vì thế, trong viễn tượng ấy, các tín hữu giáo dân phải dấn thân trong những thực tại dành riêng cho họ, lãnh vực chính trị, theo nhân sinh quan Kitô giáo và giáo huấn xã hội của Hội Thánh Công Giáo. Trái lại, các linh mục phải tránh trực tiếp dấn thân trong chính trị, để cổ võ cổ võ sự hiệp nhất và hiệp thông của mọi tín hữu và luôn luôn là điểm tham chiếu cho mọi người. Điều quan trọng là phải làm gia tăng ý thức ấy nơi các linh mục, tu sĩ và giáo dân, khích lệ và cảnh giác để mỗi người cảm thấy được thức đẩy để hành động theo bậc của mình”.
Cũng trong bài huấn dụ, ĐTC nhắc đến tình trạng thiếu linh mục tại Brazil và nhận định rằng ”Việc đào sâu một cách hòa hợp, đúng đắn và rõ ràng giữa chức linh mục chung và chức linh mục thừa tác hiện nay là một trong những điểm tế nhị nhất trong cuộc sống của Giáo Hội. Tình trạng thiếu linh mục khiến cho các cộng đoàn có thể có thái độ cam chịu tình trạng thiếu thốn ấn, và đôi khi họ lấy làm an ủi mà nghĩ rằng tình trạng ấy làm nổi bật hơn vai trò của giáo dân. Nhưng không phải sự thiếu linh mục khiến cho giáo dân phải tham gia tích cực và đông đảo hơn. Trong thực tế hễ giáo dân càng ý thức về trách nhiệm của mình trong Giáo Hội thì họ càng ý thức căn tính đặc thù và vai trò không thể thay thế được của linh mục như một mục tử của cộng đoàn, như một chứng nhân về đức tin chân chính và là người ban phát các mầu nhiệm cứu độ nhân danh Chúa Kitô là Đầu”.
Sau cùng khích lệ các GM Brazil tập trung nỗ lực để các giáo phận thuộc quyền có thêm nhiều ơn gọi mới, đồng thời giúp các LM sống phù hợp với ơn thánh của bí tích truyền chức đã lãnh nhận, cũng như làm sao để mỗi cộng đoàn có một linh mục coi sóc. (SD 17-9-2009)
22 GM thuộc 3 giáo tỉnh Olinda và Recife, Paraíba, Maceió ở miền Đông Bắc 2 và là đoàn thứ 2 trong số 13 đoàn GM Brazil về Roma viếng mộ hai thánh Tông Đồ và thăm Tòa Thánh.
Trong bài huấn dụ, ĐTC nhắc đến sự khác biệt giữa chức linh mục chung của tất cả các Kitô hữu đã chịu phép rửa và chức linh mục thừa tác của những người có thánh chức, và khẳng định rằng: ”Chính trong sự khác biệt thiết yếu giữa chính linh mục thừa tác và chức linh mục chung mà ta hiểu rõ căn tính riêng biệt của các tín hữu được truyền chức và giáo dân. Vì thế, cần phải tránh sự giáo dân hóa linh mục và giáo sĩ hóa giáo dân. Vì thế, trong viễn tượng ấy, các tín hữu giáo dân phải dấn thân trong những thực tại dành riêng cho họ, lãnh vực chính trị, theo nhân sinh quan Kitô giáo và giáo huấn xã hội của Hội Thánh Công Giáo. Trái lại, các linh mục phải tránh trực tiếp dấn thân trong chính trị, để cổ võ cổ võ sự hiệp nhất và hiệp thông của mọi tín hữu và luôn luôn là điểm tham chiếu cho mọi người. Điều quan trọng là phải làm gia tăng ý thức ấy nơi các linh mục, tu sĩ và giáo dân, khích lệ và cảnh giác để mỗi người cảm thấy được thức đẩy để hành động theo bậc của mình”.
Cũng trong bài huấn dụ, ĐTC nhắc đến tình trạng thiếu linh mục tại Brazil và nhận định rằng ”Việc đào sâu một cách hòa hợp, đúng đắn và rõ ràng giữa chức linh mục chung và chức linh mục thừa tác hiện nay là một trong những điểm tế nhị nhất trong cuộc sống của Giáo Hội. Tình trạng thiếu linh mục khiến cho các cộng đoàn có thể có thái độ cam chịu tình trạng thiếu thốn ấn, và đôi khi họ lấy làm an ủi mà nghĩ rằng tình trạng ấy làm nổi bật hơn vai trò của giáo dân. Nhưng không phải sự thiếu linh mục khiến cho giáo dân phải tham gia tích cực và đông đảo hơn. Trong thực tế hễ giáo dân càng ý thức về trách nhiệm của mình trong Giáo Hội thì họ càng ý thức căn tính đặc thù và vai trò không thể thay thế được của linh mục như một mục tử của cộng đoàn, như một chứng nhân về đức tin chân chính và là người ban phát các mầu nhiệm cứu độ nhân danh Chúa Kitô là Đầu”.
Sau cùng khích lệ các GM Brazil tập trung nỗ lực để các giáo phận thuộc quyền có thêm nhiều ơn gọi mới, đồng thời giúp các LM sống phù hợp với ơn thánh của bí tích truyền chức đã lãnh nhận, cũng như làm sao để mỗi cộng đoàn có một linh mục coi sóc. (SD 17-9-2009)
Xứ Công Giáo Maryland là ổ phá thai?
Trần Mạnh Trác
18:35 17/09/2009
Những người sống ở Maryland đều biết rõ lịch sử Công Giáo của tiểu bang này. Được thành lập năm 1600 để làm nơi nương náu cho những người Công Giáo Anh tại Thế Giới Mới, Maryland đã trở thành thủ phủ của Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ. Sự hiện diện Công Giáo vẫn còn mạnh mẽ tới ngày hôm nay, với Tổng Giáo Phận Baltimore đếm được nửa triệu giáo dân, làm cho Công Giáo là tôn giáo lớn nhất của tiểu bang.
Thế mà Maryland lại đứng bậc nhất về phá thai. “Thật là một vấn đề nhức nhối” ĐTGM Edwin F. O'Brien đã than thở trên tờ báo Catholic Review.
... cho dù trên thực tế, tiểu bang chỉ đứng thứ tư về tỷ lệ phá thai tính trên đầu người (đứng sau District of Columbia, New York và New Jersey), nhưng chúng ta có nhức nhối không khi sự sống bị huỷ diệt với một qui mô lớn như vậy? Và một điểm đáng buồn là Maryland đang di chuyển dần về phía trên danh sách trong khi ba vùng hành chính gọi là The Free State có tỷ lệ cao nhất đã giảm phá thai kể từ năm 2000; tỷ lệ phá thai tại Maryland tăng 8% so với cùng thời gian.
Tại sao ở nơi mà nhiều người Công Giáo là thành viên của đảng chính trị chủ đạo - một đảng chính trị có truyền thống tôn trọng các quyền của người nghèo, người nhập cư và người sống bên lề xả hội – lại nhất quán và liên tục phò phá thai, chính trị lại thiếu lương tâm và sự sống trong bụng mẹ lại bị coi là vật phế thải?
Toa thuốc của ĐTGM O'Brien's đưa ra là Cầu Nguyện. Ngài kêu gọi tín hữu tham gia chiến dịch 40 ngày cho sự sống (40 Days for Life), bắt đầu ngày 23 tháng 9.
"Xin hãy tham gia. Hãy đọc kinh Mân Côi hoặc lần chuỗi Lòng Thương Xót Chuá. Hãy tham dự thánh lễ thường xuyên hơn. Hãy cầu nguyện trước Thánh Thể.. Cũng giống như những thúng có bánh và cá, những nỗ lực của chúng ta nhằm thay đổi trái tim và cứu thai nhi sẽ có sức mạnh gấp bội nhờ lời cầu nguyện."
ĐTGM O'Brien yêu cầu những người muốn hưá một giờ cầu nguyện liên lạc với điều phối viên Respect Life cuả giáo xứ hoặc e-mail life@archbalt.org để có thêm thông tin về chiến dịch 40 ngày cho sự sống.
Văn phòng Respect Life cuả tổng giáo phận sẽ phân phát cẩm nang “Food for the Journey,” trong dịp phát động chiến dịch “a Day of Reflection”, ngày 24 tháng chín, tại Shrine of St Anthony tại thành phố Ellicott. Xin liên lạc với hộp thư chung life@archbalt.org để có thêm chi tiết.
Thế mà Maryland lại đứng bậc nhất về phá thai. “Thật là một vấn đề nhức nhối” ĐTGM Edwin F. O'Brien đã than thở trên tờ báo Catholic Review.
... cho dù trên thực tế, tiểu bang chỉ đứng thứ tư về tỷ lệ phá thai tính trên đầu người (đứng sau District of Columbia, New York và New Jersey), nhưng chúng ta có nhức nhối không khi sự sống bị huỷ diệt với một qui mô lớn như vậy? Và một điểm đáng buồn là Maryland đang di chuyển dần về phía trên danh sách trong khi ba vùng hành chính gọi là The Free State có tỷ lệ cao nhất đã giảm phá thai kể từ năm 2000; tỷ lệ phá thai tại Maryland tăng 8% so với cùng thời gian.
Tại sao ở nơi mà nhiều người Công Giáo là thành viên của đảng chính trị chủ đạo - một đảng chính trị có truyền thống tôn trọng các quyền của người nghèo, người nhập cư và người sống bên lề xả hội – lại nhất quán và liên tục phò phá thai, chính trị lại thiếu lương tâm và sự sống trong bụng mẹ lại bị coi là vật phế thải?
Toa thuốc của ĐTGM O'Brien's đưa ra là Cầu Nguyện. Ngài kêu gọi tín hữu tham gia chiến dịch 40 ngày cho sự sống (40 Days for Life), bắt đầu ngày 23 tháng 9.
"Xin hãy tham gia. Hãy đọc kinh Mân Côi hoặc lần chuỗi Lòng Thương Xót Chuá. Hãy tham dự thánh lễ thường xuyên hơn. Hãy cầu nguyện trước Thánh Thể.. Cũng giống như những thúng có bánh và cá, những nỗ lực của chúng ta nhằm thay đổi trái tim và cứu thai nhi sẽ có sức mạnh gấp bội nhờ lời cầu nguyện."
ĐTGM O'Brien yêu cầu những người muốn hưá một giờ cầu nguyện liên lạc với điều phối viên Respect Life cuả giáo xứ hoặc e-mail life@archbalt.org để có thêm thông tin về chiến dịch 40 ngày cho sự sống.
Văn phòng Respect Life cuả tổng giáo phận sẽ phân phát cẩm nang “Food for the Journey,” trong dịp phát động chiến dịch “a Day of Reflection”, ngày 24 tháng chín, tại Shrine of St Anthony tại thành phố Ellicott. Xin liên lạc với hộp thư chung life@archbalt.org để có thêm chi tiết.
Top Stories
Wietnam: Przemoc trwa (Violence in Loan Ly continues)
Nasz dziennik
06:29 17/09/2009
Kościół w Wietnamie w 2010 r. obchodził będzie rok jubileuszowy z okazji 350. rocznicy założenia pierwszych dwóch wikariatów apostolskich w tym kraju i 50. rocznicy ustanowienia stałej hierarchii kościelnej. Tamtejsi katolicy mają nadzieję na pielgrzymkę Ojca Świętego do ich kraju w przyszłym roku. Kontrastuje ona jednak z ciągle trudną sytuacją katolickiej wspólnoty, która jest prześladowana przez komunistyczne władze.
Centralnym wydarzeniem roku jubileuszowego ma być Kongres Narodowy w mieście Hue, w środkowej części Wietnamu. Odbędzie się on w dniach 7-10 października 2010 r. i ma być czasem wspólnej refleksji przedstawicieli katolików z różnych stron kraju na temat życia i misji Kościoła w ich ojczyżnie. Niestety, cieniem na te plany kładą się kolejne akty przemocy, jakich doświadczają katolicy w Wietnamie. Właśnie w diecezji, gdzie ma się za rok odbyć jubileuszowy kongres, od kilku dni trwa rozpaczliwa obrona szkoły niedzielnej w katolickiej parafii Loan Ly. To kolejna własność kościelna, którą władze postanowiły skonfiskować.
Jak informuje serwis Vietcatholic News, wszystko zaczęło się w ostatnią niedzielę. Gdy dzieci, siostry zakonne, katecheci i rodzice z ks. Pawłem Ngo Thanh Son, proboszczem katolickiej parafii Loan Ly (diecezja Hue), zgromadzili się, aby rozpocząć nauczanie religijne w szkole niedzielnej, na miejsce przybyli przedstawiciele miejscowych komunistycznych władz i oddziały milicji. Dzieci zostały zmuszone do opuszczenia budynku szkoły, przemocą zamknięto wszystkie drzwi i usiłowano przejąć własność kościelną. Zmagania z siłami policyjnymi trwały całą noc. Kobiety i dzieci były wyczerpane. Wiele osób odniosło rany. Dwóch nastolatków, którzy usiłowali bronić swoich matek przed milicją, zostało aresztowanych, a następnie zwolnionych. Władze wykorzystują swą siłę do pacyfikowania niewinnych parafian. Używają armatek wodnych, pałek elektrycznych oraz fizycznej przemocy, aby zmusić do milczenia ludzi pozbawionych prawa do wyrażania swej opinii.
W poniedziałek wczesnym rankiem na placu pojawiły się większe oddziały milicji. Parafia została otoczona przez wojskowe wozy bojowe i maszyny budowlane. Pod ich osłoną rozpoczęto budowę muru wokół szkoły, aby ją skonfiskować. Komuniści zablokowali biegnącą przez wioskę główną drogę krajową. Mieszkańcom nie pozwala się na opuszczenie wioski. Nikt też z zewnątrz nie może tam przybyć. Jeżeli nie nastąpi jakaś interwencja z zewnątrz, sytuacja tych niewinnych i bezbronnych ludzi, przeciw którym wystawia się wozy bojowe, wydaje się rzeczywiście beznadziejna.
Sławomir Jagodziński
Nasz dziennik - daily catholic newspaper, large readership
(Source: http://www.naszdziennik.pl/index.php?dat=20090917&typ=wi&id=wi11.txt, based on: http://vietcatholic.net/News/Html/71166.htm)
Centralnym wydarzeniem roku jubileuszowego ma być Kongres Narodowy w mieście Hue, w środkowej części Wietnamu. Odbędzie się on w dniach 7-10 października 2010 r. i ma być czasem wspólnej refleksji przedstawicieli katolików z różnych stron kraju na temat życia i misji Kościoła w ich ojczyżnie. Niestety, cieniem na te plany kładą się kolejne akty przemocy, jakich doświadczają katolicy w Wietnamie. Właśnie w diecezji, gdzie ma się za rok odbyć jubileuszowy kongres, od kilku dni trwa rozpaczliwa obrona szkoły niedzielnej w katolickiej parafii Loan Ly. To kolejna własność kościelna, którą władze postanowiły skonfiskować.
Jak informuje serwis Vietcatholic News, wszystko zaczęło się w ostatnią niedzielę. Gdy dzieci, siostry zakonne, katecheci i rodzice z ks. Pawłem Ngo Thanh Son, proboszczem katolickiej parafii Loan Ly (diecezja Hue), zgromadzili się, aby rozpocząć nauczanie religijne w szkole niedzielnej, na miejsce przybyli przedstawiciele miejscowych komunistycznych władz i oddziały milicji. Dzieci zostały zmuszone do opuszczenia budynku szkoły, przemocą zamknięto wszystkie drzwi i usiłowano przejąć własność kościelną. Zmagania z siłami policyjnymi trwały całą noc. Kobiety i dzieci były wyczerpane. Wiele osób odniosło rany. Dwóch nastolatków, którzy usiłowali bronić swoich matek przed milicją, zostało aresztowanych, a następnie zwolnionych. Władze wykorzystują swą siłę do pacyfikowania niewinnych parafian. Używają armatek wodnych, pałek elektrycznych oraz fizycznej przemocy, aby zmusić do milczenia ludzi pozbawionych prawa do wyrażania swej opinii.
W poniedziałek wczesnym rankiem na placu pojawiły się większe oddziały milicji. Parafia została otoczona przez wojskowe wozy bojowe i maszyny budowlane. Pod ich osłoną rozpoczęto budowę muru wokół szkoły, aby ją skonfiskować. Komuniści zablokowali biegnącą przez wioskę główną drogę krajową. Mieszkańcom nie pozwala się na opuszczenie wioski. Nikt też z zewnątrz nie może tam przybyć. Jeżeli nie nastąpi jakaś interwencja z zewnątrz, sytuacja tych niewinnych i bezbronnych ludzi, przeciw którym wystawia się wozy bojowe, wydaje się rzeczywiście beznadziejna.
Sławomir Jagodziński
Nasz dziennik - daily catholic newspaper, large readership
(Source: http://www.naszdziennik.pl/index.php?dat=20090917&typ=wi&id=wi11.txt, based on: http://vietcatholic.net/News/Html/71166.htm)
VIETNAM: une paroisse catholique résiste pendant trois jours aux forces policières qui veulent s'emparer de son école
Eglises d'Asie
09:50 17/09/2009
Malgré un grand déploiement policier, il a fallu trois jours au pouvoir local pour venir à bout de la résistance d’une paroisse catholique
A peine les échos de l’affaire Tam Toa dans la province du Quang Binh s’étaient-ils éteints que, non loin de là, mais dans un autre diocèse, éclatait un nouveau conflit encore plus violent, entre communauté catholique et autorités locales. Les heurts se sont prolongés trois jours durant, dans la paroisse de Loan Ly desservant la population catholique de l’agglomération de Lang Co, située dans la province de Huê-Thua Thiên (diocèse de Huê). Dans la nuit du 13 au 14 septembre, une troupe comprenant des agents de la sûreté ainsi que des personnes non identifiées a envahi le centre paroissial, pour y récupérer de force le bâtiment d’une école considérée par la communauté catholique comme propriété de la paroisse. L’ensemble des fidèles se tenant par la main a essayé de protéger le bâtiment. La résistance des paroissiens s’est prolongée trois jours. Elle n’a pas pu faire face aux forces policières sans cesse renforcées, dont l’effectif, selon des témoins, s’élevait à quelque 1 500 personnes.
L’objet du conflit est une école, située en face de l’église, propriété de la paroisse, confisquée par le pouvoir en 1975. Depuis cette époque, l’archevêque du diocèse, comme les responsables de la paroisse n’ont cessé de faire parvenir des réclamations aux autorités locales, sans réponse de ces dernières. Les choses se sont envenimées dans les premiers jours du mois de septembre de cette année, lorsque les autorités ont décidé de détruire l’ancienne école pour en reconstruire une nouvelle, sans en avertir ni le curé ni le conseil paroissial. Le dimanche 13 septembre, la paroisse inaugurait une session de catéchisme pour les enfants dans les locaux de l’école en question. Pour empêcher les élèves de rentrer dans l’école, le pouvoir local a dépêché, tôt le matin, une troupe d’agents chargés de bloquer les portes ainsi que la route nationale passant entre l’église et l’école. Ne pouvant entrer dans les locaux, les enseignants ont réunis alors les élèves dans la cour pour leur dispenser le cours d’instruction religieuse. Dans l’après-midi, les forces policières se sont retirées.
Mais ce n’était que partie remise. Dans la nuit du 13 septembre, entre 22 h et 2 h du matin, une troupe composée d’agents de la sûreté et de volontaires (parmi lesquels des femmes au visage masqué) s’est de nouveau introduite dans le village alors que la population sommeillait. Les nouveaux arrivants ont commencé à élever des murs de clôture autour de l’école. La cloche de l’église a alerté alors les paroissiens qui se sont précipités sur les lieux pour empêcher les travaux. S’ensuivit une mêlée générale qui allait durer plus de trois jours. Elle ne s’est achevée véritablement que le mercredi 16 septembre. Durant ce temps, les forces policières n’avaient cessé de recevoir des renforts. Aux forces déjà sur place étaient venus s’ajouter des membres de la police routière, de la garde des frontières, ainsi que des cadres civils appartenant à divers services… L’équipement dont ils disposaient comportait aussi bien des engins destinés à la construction que des voitures de pompiers et de multiples armes destinées à la répression des manifestations.
Le mercredi 16 décembre, les forces policières présentes avaient achevé la construction d’un mur de clôture tout autour de l’école, un mur que, dans la communauté, on appelle déjà « le mur de la honte ». Pour le moment, les informations concernant les blessés sont peu précises. Des agents de la sûreté sont encore en poste dans la paroisse.
Dès les premiers jours, la plupart des organes de la presse officielle ont diffusé une version des faits selon laquelle ce serait la paroisse et particulièrement son curé qui auraient provoqué les forces de l’ordre et auraient empêché la restauration de l’école par les pouvoirs publics. Des journaux comme le Quân Dôi Nhân Dân ou encore le Thanh Niên, accusent le curé de la paroisse d’être le principal responsable des événements survenus à Loan Ly (1).
(1) les informations utilisées dans cet articles sont tirées de dépêche diffusée par les agences de langue vietnamienne VietCatholic News, Dong Chua Cuu Thê » et de Radio Free Asia
(Source: Eglises d'Asie, 17 septembre 2009)
A peine les échos de l’affaire Tam Toa dans la province du Quang Binh s’étaient-ils éteints que, non loin de là, mais dans un autre diocèse, éclatait un nouveau conflit encore plus violent, entre communauté catholique et autorités locales. Les heurts se sont prolongés trois jours durant, dans la paroisse de Loan Ly desservant la population catholique de l’agglomération de Lang Co, située dans la province de Huê-Thua Thiên (diocèse de Huê). Dans la nuit du 13 au 14 septembre, une troupe comprenant des agents de la sûreté ainsi que des personnes non identifiées a envahi le centre paroissial, pour y récupérer de force le bâtiment d’une école considérée par la communauté catholique comme propriété de la paroisse. L’ensemble des fidèles se tenant par la main a essayé de protéger le bâtiment. La résistance des paroissiens s’est prolongée trois jours. Elle n’a pas pu faire face aux forces policières sans cesse renforcées, dont l’effectif, selon des témoins, s’élevait à quelque 1 500 personnes.
L’objet du conflit est une école, située en face de l’église, propriété de la paroisse, confisquée par le pouvoir en 1975. Depuis cette époque, l’archevêque du diocèse, comme les responsables de la paroisse n’ont cessé de faire parvenir des réclamations aux autorités locales, sans réponse de ces dernières. Les choses se sont envenimées dans les premiers jours du mois de septembre de cette année, lorsque les autorités ont décidé de détruire l’ancienne école pour en reconstruire une nouvelle, sans en avertir ni le curé ni le conseil paroissial. Le dimanche 13 septembre, la paroisse inaugurait une session de catéchisme pour les enfants dans les locaux de l’école en question. Pour empêcher les élèves de rentrer dans l’école, le pouvoir local a dépêché, tôt le matin, une troupe d’agents chargés de bloquer les portes ainsi que la route nationale passant entre l’église et l’école. Ne pouvant entrer dans les locaux, les enseignants ont réunis alors les élèves dans la cour pour leur dispenser le cours d’instruction religieuse. Dans l’après-midi, les forces policières se sont retirées.
Mais ce n’était que partie remise. Dans la nuit du 13 septembre, entre 22 h et 2 h du matin, une troupe composée d’agents de la sûreté et de volontaires (parmi lesquels des femmes au visage masqué) s’est de nouveau introduite dans le village alors que la population sommeillait. Les nouveaux arrivants ont commencé à élever des murs de clôture autour de l’école. La cloche de l’église a alerté alors les paroissiens qui se sont précipités sur les lieux pour empêcher les travaux. S’ensuivit une mêlée générale qui allait durer plus de trois jours. Elle ne s’est achevée véritablement que le mercredi 16 septembre. Durant ce temps, les forces policières n’avaient cessé de recevoir des renforts. Aux forces déjà sur place étaient venus s’ajouter des membres de la police routière, de la garde des frontières, ainsi que des cadres civils appartenant à divers services… L’équipement dont ils disposaient comportait aussi bien des engins destinés à la construction que des voitures de pompiers et de multiples armes destinées à la répression des manifestations.
Le mercredi 16 décembre, les forces policières présentes avaient achevé la construction d’un mur de clôture tout autour de l’école, un mur que, dans la communauté, on appelle déjà « le mur de la honte ». Pour le moment, les informations concernant les blessés sont peu précises. Des agents de la sûreté sont encore en poste dans la paroisse.
Dès les premiers jours, la plupart des organes de la presse officielle ont diffusé une version des faits selon laquelle ce serait la paroisse et particulièrement son curé qui auraient provoqué les forces de l’ordre et auraient empêché la restauration de l’école par les pouvoirs publics. Des journaux comme le Quân Dôi Nhân Dân ou encore le Thanh Niên, accusent le curé de la paroisse d’être le principal responsable des événements survenus à Loan Ly (1).
(1) les informations utilisées dans cet articles sont tirées de dépêche diffusée par les agences de langue vietnamienne VietCatholic News, Dong Chua Cuu Thê » et de Radio Free Asia
(Source: Eglises d'Asie, 17 septembre 2009)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đại hội Truyền thông Sinh viên Công giáo TGP Hà Nội 2009
Giuse Nguyễn Tiến Đạt
06:59 17/09/2009
CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỘI TRUYỀN THỐNG
SINH VIÊN CÔNG GIÁO TỔNG GIÁO PHẬN HÀ NỘI NĂM 2009
Chủ đề: THẮP SÁNG TIN YÊU VÀ HY VỌNG
Bài hát chủ đề: “Hãy Thắp Sáng lên” - Nhạc sỹ Lê Đức Hùng
I. Thời gian
- Từ 13h00 thứ 7 ngày 14/11 đến 15h00 chúa nhật ngày 15/11/ 2009
II. Địa điểm
- Giáo xứ Thạch Bích - Giáo phận Hà Nội
Địa chỉ: Xã Bích Hòa - Thanh Oai - Hà Nội
III. Thành phần tham dự
- Các nhóm sinh viên thuộc Hội sinh viên Công giáo Tổng giáo phận Hà Nội: Nhóm Vinh, Thanh Hóa, Phát Diệm, Bùi Chu, Thái Bình, Hưng Hóa, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Hải Hà, Nam Định, Hà Nam, Thạch Bích, Công Nghiệp, Nông Nghiệp, Lâm Nghiệp, Sư Phạm II, Di Trạch, Thái Nguyên.
IV. Khách mời
- Quý Đức Cha, Quý Cha, Quý Thầy, Quý Sơ
- Quý Ân nhân, Quý Anh Chi cựu sinh viên
- Quý hội đồng giáo xứ và giáo dân Thạch Bích
V. Ý Nghĩa - Tinh Thần - Chủ Đề Đại Hội Truyền Thống SVCG TGP Lần Thứ XII
Đại hội truyền thống là dịp để chúng mình nhắc nhớ nhau về bản chất và ơn gọi của Người Sinh Viên Công Giáo. Bản chất và ơn gọi ấy biểu hiện qua tên gọi - danh tính của chúng ta: Sinh Viên Công giáo Tổng giáo phận Hà Nội.
Là Người Công Giáo, nghĩa là chúng mình là muối cho đời và là ánh sáng cho trần gian, như chính Đức Giêsu đã chỉ định (Mt 5,13-14). Là Người Sinh Viên Công Giáo, nghĩa là chúng mình được tín nhiệm trao cho những “nén bạc” là cơ hội và khả năng thăng tiến bản thân trên nẻo đường tri thức, và được tin tưởng giao phó nhiệm vụ làm cho những nén bạc ấy sinh lời lãi gấp trăm, trong môi trường đại học cũng như trong trường đời. Là Người Sinh Viên Công Giáo Tổng giáo phận Hà Nội, nghĩa là chúng mình đang được trau dồi tri thức và rèn dũa bản thân trong một môi trường giao thoa và đối thoại: giữa truyền thống cổ kính của nền văn hoá lúa nước Bắc Việt và sự mới mẻ hiện đại của thế giới kỹ thuật số-internet, giữa niềm tin Kitô Giáo và chủ thuyết vô thần… Tắt một lời, là người Sinh Viên Công giáo Tổng giáo phận Hà Nội, chúng mình được mời gọi vừa gìn giữ bản chất làm muối làm men giữa đời vừa đối thoại với các nền văn hoá, các luồng tư tưởng, các lối nghĩ-nếp sống; vừa gìn giữ muối tin-yêu vừa sống giữa môi trường đại học và ướp cho môi trường ấy không những không bị hư hoại mà còn dậy lên men tin-yêu và hy vọng.
Thế nhưng trong thực tế, không ít lần chúng mình bị chao nghiêng giữa đường đời ghập ghềnh chênh vênh; lắm phen chúng mình không còn giữ được chất muối trong mình, đã để cho bao tạp chất ô nhiễm thâm nhập vào và đã để cho mình bị biến chất: cũng gian dối trong học hành thi cử, cũng bị cuốn hút vào thế giới kỹ thuật số và quên Chúa-quên tha nhân… Rất có thể chúng mình đang trở nên “muối bị nhạt đi” mất rồi. “Muối là cái gì tốt” (Mc 9,50). Muối đã nhạt đi có nghĩa là điều gì tốt nơi mình đã phai nhạt, đã nhạt nhoà theo năm tháng. Muối đã nhạt đi thì trở nên vô dụng, nó thậm chí không được dùng làm phân bón ruộng (Lc 14,35). Chúng mình vẫn là những Sinh Viên Công giáo Tổng giáo phận Hà Nội, nhưng muối trong chúng mình đã nhạt-cái gì tốt nơi chúng mình đang tàn phai, thì phải chăng chúng mình đang là “hàng giả”, kém chất lượng. Mặc dù vậy, vẫn còn có đó hy vọng được ướp lại cho muối nơi chúng mình thêm mặn mà và cho cái gì tốt nơi chúng mình trổ sinh những cái gì tốt hơn nữa, bằng cách chúng mình xích lại gần nhau để giúp nhau giữ lấy chất muối, chất men tin-yêu, để truyền lửa hy vọng cho nhau và nối lửa ấy cho đời.
Nếu một đốm lửa đã có thể làm bùng cháy lên nhiều ngọn lửa, thì càng nhiều đốm lửa chúng mình càng có thể làm bùng cháy lên nhiều ngọn lửa hơn nữa; nếu chỉ một ít men đã có thể làm cho cả khối bột dậy men, thì cả khối men chúng mình càng có thể làm dậy men cả một môi trường lớn-môi trường đại học và nhà trọ sinh viên nơi đô thị. Ước mong sao khi đến với đại hội lần thứ XII này, mỗi sinh viên chúng mình đều được ướp lại độ mặn của muối tin-yêu Giêsu và thắp sáng lại lửa hy vọng nơi Người.
VI. Chương trình cụ thể
• Ngày 14 tháng 11
- 13h00: Tập trung + Nhận nơi nghỉ trọ
Chấm điểm thi đua về sự đúng giờ của các nhóm từ 13h00
- 14h30: Khai mạc Hội Thi SV09
- 16h30: Diễu hành + Giới thiệu các nhóm sinh viên
- 17h30: Thánh lễ khai mạc
- 18h30: Ăn tối
- 19h45: Văn nghệ chào mừng Đại Hội Truyền Thống Lần Thứ XII
- 21h15: Cầu nguyện theo cộng đoàn Taize
- 21h45: Đốt lửa trại
- 22h30: Giao lưu giữa các trại
- 23h30: Nghỉ đêm
• Ngày 15 tháng 11
- 5h00: Báo thức
- 5h30: Chào buổi sáng
Tập trung tại các trại
- 6h00 - 9h30: Trò chơi lớn - thi đua, đối kháng
Ăn sáng trong thời gian chơi
- 9h30 - 10h00: Xưng tội
Ai xưng tội thì nói với BTC để sắp xếp Cha giải tội
- 10h15: Rước đoàn đồng tế
- 10h30: Thánh lễ bế mạc
- 11h45: Bữa cơm thân mật
- 12h45 - 13h15: Có thể chụp ảnh lưu niệm chung
- 13h15 - 14h30: Đi cảm ơn giáo dân và dọn dẹp vệ sinh
- 14h30 - 15h00: Lượng giá và chia tay
VII. Tổ chức và phân nhiệm
Hội Sinh Viên Công giáo Tổng giáo phận Hà Nội là mái nhà chung của chúng ta. Do vậy, Đại Hội Truyền Thống Sinh Viên Công Giáo Tổng Giáo Phận Hà Nội là “sân chơi” chung của chúng ta, là dịp họp mặt truyền thống của cả “đại gia đình”. Nói cách khác, chúng mình cùng chung tay dựng xây “tổ ấm”, cùng góp sức gầy dựng “sân chơi”. Chúng ta là những người đồng tổ chức, nên đại hội năm nay diễn ra như thế nào tuỳ thuộc vào cách chúng ta cộng tác với nhau ở nhiều cấp độ: cá nhân với cá nhân, nhóm với nhóm.
Nhưng dù sao, để việc tổ chức được tươm tất, chúng ta vẫn cần có những bạn nhiệt tình, sẵn sàng hy sinh thời gian và công sức cho lợi ích chung. Vì lẽ đó, sẽ có những bạn có những vai trò nhất định trong công cuộc tổ chức đại hội. Thế nên, để việc tổ chức được tươm tất và việc cộng tác với nhau trong các việc chung được suôn sẻ, chúng ta nhất chí với nhau một nguyên tắc làm việc: Cá nhân chịu trách nhiệm và chỉ huy, nhưng mọi người trong tập thể cùng chung tay làm việc.
- Điều phối chung: Anh Giuse Nguyễn Tiến Đạt - trưởng hội sinh viên TGP Hà Nội
Anh Đạo, Chị Dương - phó hội, Chị Hoài - thư ký hội, Anh Tiền - trưởng sv Thạch Bích
- Ban phụng vụ: Anh Lưỡng
Chuẩn bị và tổ chức phụng vụ thánh lễ khai mạc và bế mạc: bài hát, lời dẫn lễ, lời nguyện cho đại hội; phân chia người đọc các bài đọc trong thánh lễ, giúp lễ, tổ chức-điều phối việc cho rước lễ.
Các bài hát phải chọn và phổ biến cho các nhóm để các nhóm chuẩn bị và học hát; phân công người đọc và tập đọc từ trước.
Cộng tác với thầy Hoàng tổ chức cầu nguyện cho cộng đoàn khi kết thúc văn nghệ, phút hồi tâm cho sinh viên khi tàn lửa, nghi thức lên đường cuối thánh lễ bế mạc.
- Hát lễ khai mạc: Ca đoàn sinh viên Công giáo Vinh
- Hát lễ bế mạc: Ca đoàn sinh viên Công giáo Bùi Chu
- Dâng lễ vật: Mỗi nhóm 1 người ( Sơ Hoa và Sơ Phương phụ trách)
- Ban lễ tân: Anh Thịnh + 12 SV Thạch Bích + Mỗi nhóm 1 SV nam và 1 SV nữ
Trang phục lễ tân: Nữ mặc áo dài, nam mặc áo sơ mi trắng
Phối hợp với BTC, liên hệ nhà trọ và lên kế hoạch phân chia nơi trọ cho các nhóm-trại.
Tổ chức đón tiếp và phân chia nơi trọ: đặt một bàn tiếp tân ở gần trại chỉ huy-hoặc phía cuối nhà thờ, để các nhóm tiện liên hệ; có đội ngũ tiếp tân ứng trực để dẫn đường cho mỗi trưởng nhóm-trại đi nhận nhà trọ; nếu được, có bản sơ đồ các nhà trọ.
- Ban truyền thông: Anh Nghinh, Chị Hà
Bảng tin-báo tường giới thiệu các bài viết về cuộc thi: Sinh Viên Công Giáo Tổng Giáo Phận Hà Nội Với Năm Thánh Linh Mục.
Trước đại hội, ban huấn giáo phổ biến chương trình và khuyến khích các nhóm tìm hiểu về năm thánh linh mục qua các đề tài: ơn gọi-thiên chức linh mục, đời sống bí tích và phụng vụ của người công giáo; khuyến khích viết bài chia sẻ-trao đổi các đề tài nói trên và gửi cho ban truyền thông.
Ban truyền thông nhận các bài viết, đánh giá và giới thiệu trên websites, đặc biệt giới thiệu trên bảng tin hoặc báo tường trong đại hội.
- Ban văn nghệ + Sân khấu: Anh Quyết, Anh Hà, Chị Thu
Theo sự điều động của BTC, chuẩn bị sân khấu, lên chương trình và thực hiện chương trình văn nghệ chào mừng đại hội.
- Ban âm thanh + Ánh sáng: Anh Tâm + Ban điện xứ Thạch Bích
Chuẩn bị: Thiết kế đường điện ra cho các trại, sân khấu và khu vực đốt lửa trại
- Ban sinh hoạt: Thầy Tín, Anh Nghi, Anh Dũng + Nhóm Lửa Thiêng
Chuẩn bị: Phổ biến cho các nhóm kiến thức về mật thư, dấu chỉ đường, nội dung thi SV09
Tổ chức một trò chơi lớn trong phạm vi rộng-giáo xứ thạch bích; trò chơi kết thúc với phần ăn nhẹ (nước-trái cây-bánh) để các nhóm nghỉ ngơi chuẩn bị lễ.
- Ban huấn giáo: Thầy Tín và các Sơ
Lên đề cương nội dung tìm hiểu về năm thánh linh mục và phổ biến cho các nhóm tự tổ chức tìm hiểu: ơn gọi-thiên chức linh mục, đời sống phụng vụ và bí tích của người công giáo.
Tổ chức hội thi SV09; tổ chức hội thi sao cho giảm bao nhiêu có thể tính đối kháng-hơn thua, thay vào đó là tinh thần học hỏi, hiểu biết hơn và sống năm thánh thiết thực hơn.
- Ban giám khảo Hội Thi SV09: Thầy Hoàng và các Sơ
Phối hợp với ban huấn giáo và ban sinh hoạt trong việc tổ chức các hoạt động có tính thi đua, theo tinh thần và nội dung thi đua nói trên.
- Ban trang trí khuôn viên nhà thờ: Anh Thiện + Giáo dân xứ Thạch Bích
- Ban trật tự và coi xe: Anh Tuân + Giáo dân xứ Thạch Bích
- Ban ẩm thực: Ban ẩm thực các nhóm sinh viên và giáo dân xứ Thạch Bích
- Ban y tế: Anh Thịnh, Chị Thủy
Liên hệ BTC, chuẩn bị một căn phòng trong khuôn viên nhà thờ Thạch Bích làm phòng y-tế, chuẩn bị dụng cụ sơ cứu, ứng trực để giúp các trại viên cần giúp đỡ về y tế.
Tìm biết trước: trạm y tế địa phương… để phòng khi có chuyện bất trắc.
- Ban vệ sinh môi trường: Nhóm sinh viên Thạch Bích
Theo sự điều động của BTC, dọn vệ sinh-chuẩn bị nơi chốn; nhắc các nhóm-trại trong việc dọn vệ sinh trong và sau đại hội; rà soát và dọn vệ sinh lần cuối, sau khi kết thúc chương trình.
VIII. Tính thi đua và nội dung thi đua
Với ý nghĩa và tinh thần đại hội như nói ở trên, tinh thần thi đua của chúng ta phải gắn liền với tình huynh đệ, chứ không nặng tính đối kháng hơn thua. Thêm vào đó, chúng ta không chỉ thi đua trong những chương trình thi hay trò chơi đối kháng, mà còn và nhất là chúng ta thi đua nhau về nghĩa đệ huynh, về việc sống tinh thần đại hội: thắp sáng tin-yêu và hy vọng. Vì thế, nội dung thi đua trong Đại Hội Sinh Viên Công Giáo Tổng Giáo Phận Hà Nội lần thứ XII này sẽ bao gồm các đề mục, theo thứ tự ưu tiên như sau:
- Tổ chức nhóm-trại theo chương trình chung của đại hội, chăm sóc trại viên (trong suốt quá trình diễn ra đại hội).
- Hội thi SV09 với chủ đề: Sinh Viên Công Giáo Tổng Giáo Phận Hà Nội Với Năm Thánh Linh Mục (trước đại hội: chương trình học hỏi và viết bài; trong thời gian diễn ra đại hội: hội thi SV09).
- Trò chơi thi đua (sáng chủ nhật 15/11, từ 6h00 đến 9h30)
IX. Các Nhóm - Trại
- Chuẩn bị một tiết mục văn nghệ; sau khi tổng dợt, BTC và ban văn nghệ xác định tiết mục nào sẽ trình diễn trong chương trình văn nghệ cho công chúng và tiết mục nào sẽ thể hiện trong chương trình đốt lửa, chia sẻ với nhau (đăng ký tiết mục trước ngày 30/9, mỗi tiết mục không quá 8 phút và BTC sẽ tổng dợt lần 1 vào 15h00 ngày 18/10, tại Đền Thánh Gierado - Thái Hà)
- Chuẩn bị vật dụng và hoàn tất việc dựng trại trước 12h00 ngày thứ 7, 14/11.
- Logo nhóm, bản văn giới thiệu logo nhóm (MC sẽ đọc và giới thiệu nhóm khi các nhóm diễu hành khai mạc đại hội).
- Bảng tin hoặc báo tường giới thiệu nhóm và sinh hoạt của nhóm (trình bày trước trại để giới thiệu về nhóm mình cho các tham dự viên).
- Chuẩn bị vật dụng và tổ chức việc mua sắm-nấu ăn bữa tối thứ 7 và sắp xếp việc chăm sóc trại viên và tổ chức trại viên tham dự chương trình; chuẩn bị-nấu ăn và cộng tác với ban ẩm thực của đại hội để tổ chức bữa ăn trưa ngày chúa nhật 15/11.
X. Kinh phí đóng góp
- Ngoài sự giúp đỡ của Quý Cha, Quý ân nhân, Quý vị hảo tâm thì mỗi sinh viên tham dự đại hội còn phải đóng góp thêm cho BTC là: 40.000đ (đóng cho các trưởng nhóm sinh viên)
Nguyện xin Chúa chúc lành cho công việc của chúng con!
Hà Nội, ngày 15 tháng 9 năm 2009
BAN TỔ CHỨC
Liên hệ: Email: nguyentiendatbc@yahoo.com / Website: svgiaotinhhanoi.com
Điện thoại: 0976265717
Xem hình:
- Hình ảnh Đại hội Truyền thống SVCG TGP Hà Nội năm 2007
- Hình ảnh Đại hội Truyền thống SVCG TGP Hà Nội năm 2008
SINH VIÊN CÔNG GIÁO TỔNG GIÁO PHẬN HÀ NỘI NĂM 2009
Chủ đề: THẮP SÁNG TIN YÊU VÀ HY VỌNG
Bài hát chủ đề: “Hãy Thắp Sáng lên” - Nhạc sỹ Lê Đức Hùng
I. Thời gian
- Từ 13h00 thứ 7 ngày 14/11 đến 15h00 chúa nhật ngày 15/11/ 2009
II. Địa điểm
- Giáo xứ Thạch Bích - Giáo phận Hà Nội
Địa chỉ: Xã Bích Hòa - Thanh Oai - Hà Nội
III. Thành phần tham dự
- Các nhóm sinh viên thuộc Hội sinh viên Công giáo Tổng giáo phận Hà Nội: Nhóm Vinh, Thanh Hóa, Phát Diệm, Bùi Chu, Thái Bình, Hưng Hóa, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Hải Hà, Nam Định, Hà Nam, Thạch Bích, Công Nghiệp, Nông Nghiệp, Lâm Nghiệp, Sư Phạm II, Di Trạch, Thái Nguyên.
IV. Khách mời
- Quý Đức Cha, Quý Cha, Quý Thầy, Quý Sơ
- Quý Ân nhân, Quý Anh Chi cựu sinh viên
- Quý hội đồng giáo xứ và giáo dân Thạch Bích
V. Ý Nghĩa - Tinh Thần - Chủ Đề Đại Hội Truyền Thống SVCG TGP Lần Thứ XII
Đại hội truyền thống là dịp để chúng mình nhắc nhớ nhau về bản chất và ơn gọi của Người Sinh Viên Công Giáo. Bản chất và ơn gọi ấy biểu hiện qua tên gọi - danh tính của chúng ta: Sinh Viên Công giáo Tổng giáo phận Hà Nội.
Là Người Công Giáo, nghĩa là chúng mình là muối cho đời và là ánh sáng cho trần gian, như chính Đức Giêsu đã chỉ định (Mt 5,13-14). Là Người Sinh Viên Công Giáo, nghĩa là chúng mình được tín nhiệm trao cho những “nén bạc” là cơ hội và khả năng thăng tiến bản thân trên nẻo đường tri thức, và được tin tưởng giao phó nhiệm vụ làm cho những nén bạc ấy sinh lời lãi gấp trăm, trong môi trường đại học cũng như trong trường đời. Là Người Sinh Viên Công Giáo Tổng giáo phận Hà Nội, nghĩa là chúng mình đang được trau dồi tri thức và rèn dũa bản thân trong một môi trường giao thoa và đối thoại: giữa truyền thống cổ kính của nền văn hoá lúa nước Bắc Việt và sự mới mẻ hiện đại của thế giới kỹ thuật số-internet, giữa niềm tin Kitô Giáo và chủ thuyết vô thần… Tắt một lời, là người Sinh Viên Công giáo Tổng giáo phận Hà Nội, chúng mình được mời gọi vừa gìn giữ bản chất làm muối làm men giữa đời vừa đối thoại với các nền văn hoá, các luồng tư tưởng, các lối nghĩ-nếp sống; vừa gìn giữ muối tin-yêu vừa sống giữa môi trường đại học và ướp cho môi trường ấy không những không bị hư hoại mà còn dậy lên men tin-yêu và hy vọng.
Thế nhưng trong thực tế, không ít lần chúng mình bị chao nghiêng giữa đường đời ghập ghềnh chênh vênh; lắm phen chúng mình không còn giữ được chất muối trong mình, đã để cho bao tạp chất ô nhiễm thâm nhập vào và đã để cho mình bị biến chất: cũng gian dối trong học hành thi cử, cũng bị cuốn hút vào thế giới kỹ thuật số và quên Chúa-quên tha nhân… Rất có thể chúng mình đang trở nên “muối bị nhạt đi” mất rồi. “Muối là cái gì tốt” (Mc 9,50). Muối đã nhạt đi có nghĩa là điều gì tốt nơi mình đã phai nhạt, đã nhạt nhoà theo năm tháng. Muối đã nhạt đi thì trở nên vô dụng, nó thậm chí không được dùng làm phân bón ruộng (Lc 14,35). Chúng mình vẫn là những Sinh Viên Công giáo Tổng giáo phận Hà Nội, nhưng muối trong chúng mình đã nhạt-cái gì tốt nơi chúng mình đang tàn phai, thì phải chăng chúng mình đang là “hàng giả”, kém chất lượng. Mặc dù vậy, vẫn còn có đó hy vọng được ướp lại cho muối nơi chúng mình thêm mặn mà và cho cái gì tốt nơi chúng mình trổ sinh những cái gì tốt hơn nữa, bằng cách chúng mình xích lại gần nhau để giúp nhau giữ lấy chất muối, chất men tin-yêu, để truyền lửa hy vọng cho nhau và nối lửa ấy cho đời.
Nếu một đốm lửa đã có thể làm bùng cháy lên nhiều ngọn lửa, thì càng nhiều đốm lửa chúng mình càng có thể làm bùng cháy lên nhiều ngọn lửa hơn nữa; nếu chỉ một ít men đã có thể làm cho cả khối bột dậy men, thì cả khối men chúng mình càng có thể làm dậy men cả một môi trường lớn-môi trường đại học và nhà trọ sinh viên nơi đô thị. Ước mong sao khi đến với đại hội lần thứ XII này, mỗi sinh viên chúng mình đều được ướp lại độ mặn của muối tin-yêu Giêsu và thắp sáng lại lửa hy vọng nơi Người.
VI. Chương trình cụ thể
• Ngày 14 tháng 11
- 13h00: Tập trung + Nhận nơi nghỉ trọ
Chấm điểm thi đua về sự đúng giờ của các nhóm từ 13h00
- 14h30: Khai mạc Hội Thi SV09
- 16h30: Diễu hành + Giới thiệu các nhóm sinh viên
- 17h30: Thánh lễ khai mạc
- 18h30: Ăn tối
- 19h45: Văn nghệ chào mừng Đại Hội Truyền Thống Lần Thứ XII
- 21h15: Cầu nguyện theo cộng đoàn Taize
- 21h45: Đốt lửa trại
- 22h30: Giao lưu giữa các trại
- 23h30: Nghỉ đêm
• Ngày 15 tháng 11
- 5h00: Báo thức
- 5h30: Chào buổi sáng
Tập trung tại các trại
- 6h00 - 9h30: Trò chơi lớn - thi đua, đối kháng
Ăn sáng trong thời gian chơi
- 9h30 - 10h00: Xưng tội
Ai xưng tội thì nói với BTC để sắp xếp Cha giải tội
- 10h15: Rước đoàn đồng tế
- 10h30: Thánh lễ bế mạc
- 11h45: Bữa cơm thân mật
- 12h45 - 13h15: Có thể chụp ảnh lưu niệm chung
- 13h15 - 14h30: Đi cảm ơn giáo dân và dọn dẹp vệ sinh
- 14h30 - 15h00: Lượng giá và chia tay
VII. Tổ chức và phân nhiệm
Hội Sinh Viên Công giáo Tổng giáo phận Hà Nội là mái nhà chung của chúng ta. Do vậy, Đại Hội Truyền Thống Sinh Viên Công Giáo Tổng Giáo Phận Hà Nội là “sân chơi” chung của chúng ta, là dịp họp mặt truyền thống của cả “đại gia đình”. Nói cách khác, chúng mình cùng chung tay dựng xây “tổ ấm”, cùng góp sức gầy dựng “sân chơi”. Chúng ta là những người đồng tổ chức, nên đại hội năm nay diễn ra như thế nào tuỳ thuộc vào cách chúng ta cộng tác với nhau ở nhiều cấp độ: cá nhân với cá nhân, nhóm với nhóm.
Nhưng dù sao, để việc tổ chức được tươm tất, chúng ta vẫn cần có những bạn nhiệt tình, sẵn sàng hy sinh thời gian và công sức cho lợi ích chung. Vì lẽ đó, sẽ có những bạn có những vai trò nhất định trong công cuộc tổ chức đại hội. Thế nên, để việc tổ chức được tươm tất và việc cộng tác với nhau trong các việc chung được suôn sẻ, chúng ta nhất chí với nhau một nguyên tắc làm việc: Cá nhân chịu trách nhiệm và chỉ huy, nhưng mọi người trong tập thể cùng chung tay làm việc.
- Điều phối chung: Anh Giuse Nguyễn Tiến Đạt - trưởng hội sinh viên TGP Hà Nội
Anh Đạo, Chị Dương - phó hội, Chị Hoài - thư ký hội, Anh Tiền - trưởng sv Thạch Bích
- Ban phụng vụ: Anh Lưỡng
Chuẩn bị và tổ chức phụng vụ thánh lễ khai mạc và bế mạc: bài hát, lời dẫn lễ, lời nguyện cho đại hội; phân chia người đọc các bài đọc trong thánh lễ, giúp lễ, tổ chức-điều phối việc cho rước lễ.
Các bài hát phải chọn và phổ biến cho các nhóm để các nhóm chuẩn bị và học hát; phân công người đọc và tập đọc từ trước.
Cộng tác với thầy Hoàng tổ chức cầu nguyện cho cộng đoàn khi kết thúc văn nghệ, phút hồi tâm cho sinh viên khi tàn lửa, nghi thức lên đường cuối thánh lễ bế mạc.
- Hát lễ khai mạc: Ca đoàn sinh viên Công giáo Vinh
- Hát lễ bế mạc: Ca đoàn sinh viên Công giáo Bùi Chu
- Dâng lễ vật: Mỗi nhóm 1 người ( Sơ Hoa và Sơ Phương phụ trách)
- Ban lễ tân: Anh Thịnh + 12 SV Thạch Bích + Mỗi nhóm 1 SV nam và 1 SV nữ
Trang phục lễ tân: Nữ mặc áo dài, nam mặc áo sơ mi trắng
Phối hợp với BTC, liên hệ nhà trọ và lên kế hoạch phân chia nơi trọ cho các nhóm-trại.
Tổ chức đón tiếp và phân chia nơi trọ: đặt một bàn tiếp tân ở gần trại chỉ huy-hoặc phía cuối nhà thờ, để các nhóm tiện liên hệ; có đội ngũ tiếp tân ứng trực để dẫn đường cho mỗi trưởng nhóm-trại đi nhận nhà trọ; nếu được, có bản sơ đồ các nhà trọ.
- Ban truyền thông: Anh Nghinh, Chị Hà
Bảng tin-báo tường giới thiệu các bài viết về cuộc thi: Sinh Viên Công Giáo Tổng Giáo Phận Hà Nội Với Năm Thánh Linh Mục.
Trước đại hội, ban huấn giáo phổ biến chương trình và khuyến khích các nhóm tìm hiểu về năm thánh linh mục qua các đề tài: ơn gọi-thiên chức linh mục, đời sống bí tích và phụng vụ của người công giáo; khuyến khích viết bài chia sẻ-trao đổi các đề tài nói trên và gửi cho ban truyền thông.
Ban truyền thông nhận các bài viết, đánh giá và giới thiệu trên websites, đặc biệt giới thiệu trên bảng tin hoặc báo tường trong đại hội.
- Ban văn nghệ + Sân khấu: Anh Quyết, Anh Hà, Chị Thu
Theo sự điều động của BTC, chuẩn bị sân khấu, lên chương trình và thực hiện chương trình văn nghệ chào mừng đại hội.
- Ban âm thanh + Ánh sáng: Anh Tâm + Ban điện xứ Thạch Bích
Chuẩn bị: Thiết kế đường điện ra cho các trại, sân khấu và khu vực đốt lửa trại
- Ban sinh hoạt: Thầy Tín, Anh Nghi, Anh Dũng + Nhóm Lửa Thiêng
Chuẩn bị: Phổ biến cho các nhóm kiến thức về mật thư, dấu chỉ đường, nội dung thi SV09
Tổ chức một trò chơi lớn trong phạm vi rộng-giáo xứ thạch bích; trò chơi kết thúc với phần ăn nhẹ (nước-trái cây-bánh) để các nhóm nghỉ ngơi chuẩn bị lễ.
- Ban huấn giáo: Thầy Tín và các Sơ
Lên đề cương nội dung tìm hiểu về năm thánh linh mục và phổ biến cho các nhóm tự tổ chức tìm hiểu: ơn gọi-thiên chức linh mục, đời sống phụng vụ và bí tích của người công giáo.
Tổ chức hội thi SV09; tổ chức hội thi sao cho giảm bao nhiêu có thể tính đối kháng-hơn thua, thay vào đó là tinh thần học hỏi, hiểu biết hơn và sống năm thánh thiết thực hơn.
- Ban giám khảo Hội Thi SV09: Thầy Hoàng và các Sơ
Phối hợp với ban huấn giáo và ban sinh hoạt trong việc tổ chức các hoạt động có tính thi đua, theo tinh thần và nội dung thi đua nói trên.
- Ban trang trí khuôn viên nhà thờ: Anh Thiện + Giáo dân xứ Thạch Bích
- Ban trật tự và coi xe: Anh Tuân + Giáo dân xứ Thạch Bích
- Ban ẩm thực: Ban ẩm thực các nhóm sinh viên và giáo dân xứ Thạch Bích
- Ban y tế: Anh Thịnh, Chị Thủy
Liên hệ BTC, chuẩn bị một căn phòng trong khuôn viên nhà thờ Thạch Bích làm phòng y-tế, chuẩn bị dụng cụ sơ cứu, ứng trực để giúp các trại viên cần giúp đỡ về y tế.
Tìm biết trước: trạm y tế địa phương… để phòng khi có chuyện bất trắc.
- Ban vệ sinh môi trường: Nhóm sinh viên Thạch Bích
Theo sự điều động của BTC, dọn vệ sinh-chuẩn bị nơi chốn; nhắc các nhóm-trại trong việc dọn vệ sinh trong và sau đại hội; rà soát và dọn vệ sinh lần cuối, sau khi kết thúc chương trình.
VIII. Tính thi đua và nội dung thi đua
Với ý nghĩa và tinh thần đại hội như nói ở trên, tinh thần thi đua của chúng ta phải gắn liền với tình huynh đệ, chứ không nặng tính đối kháng hơn thua. Thêm vào đó, chúng ta không chỉ thi đua trong những chương trình thi hay trò chơi đối kháng, mà còn và nhất là chúng ta thi đua nhau về nghĩa đệ huynh, về việc sống tinh thần đại hội: thắp sáng tin-yêu và hy vọng. Vì thế, nội dung thi đua trong Đại Hội Sinh Viên Công Giáo Tổng Giáo Phận Hà Nội lần thứ XII này sẽ bao gồm các đề mục, theo thứ tự ưu tiên như sau:
- Tổ chức nhóm-trại theo chương trình chung của đại hội, chăm sóc trại viên (trong suốt quá trình diễn ra đại hội).
- Hội thi SV09 với chủ đề: Sinh Viên Công Giáo Tổng Giáo Phận Hà Nội Với Năm Thánh Linh Mục (trước đại hội: chương trình học hỏi và viết bài; trong thời gian diễn ra đại hội: hội thi SV09).
- Trò chơi thi đua (sáng chủ nhật 15/11, từ 6h00 đến 9h30)
IX. Các Nhóm - Trại
- Chuẩn bị một tiết mục văn nghệ; sau khi tổng dợt, BTC và ban văn nghệ xác định tiết mục nào sẽ trình diễn trong chương trình văn nghệ cho công chúng và tiết mục nào sẽ thể hiện trong chương trình đốt lửa, chia sẻ với nhau (đăng ký tiết mục trước ngày 30/9, mỗi tiết mục không quá 8 phút và BTC sẽ tổng dợt lần 1 vào 15h00 ngày 18/10, tại Đền Thánh Gierado - Thái Hà)
- Chuẩn bị vật dụng và hoàn tất việc dựng trại trước 12h00 ngày thứ 7, 14/11.
- Logo nhóm, bản văn giới thiệu logo nhóm (MC sẽ đọc và giới thiệu nhóm khi các nhóm diễu hành khai mạc đại hội).
- Bảng tin hoặc báo tường giới thiệu nhóm và sinh hoạt của nhóm (trình bày trước trại để giới thiệu về nhóm mình cho các tham dự viên).
- Chuẩn bị vật dụng và tổ chức việc mua sắm-nấu ăn bữa tối thứ 7 và sắp xếp việc chăm sóc trại viên và tổ chức trại viên tham dự chương trình; chuẩn bị-nấu ăn và cộng tác với ban ẩm thực của đại hội để tổ chức bữa ăn trưa ngày chúa nhật 15/11.
X. Kinh phí đóng góp
- Ngoài sự giúp đỡ của Quý Cha, Quý ân nhân, Quý vị hảo tâm thì mỗi sinh viên tham dự đại hội còn phải đóng góp thêm cho BTC là: 40.000đ (đóng cho các trưởng nhóm sinh viên)
Nguyện xin Chúa chúc lành cho công việc của chúng con!
Hà Nội, ngày 15 tháng 9 năm 2009
BAN TỔ CHỨC
Liên hệ: Email: nguyentiendatbc@yahoo.com / Website: svgiaotinhhanoi.com
Điện thoại: 0976265717
Xem hình:
- Hình ảnh Đại hội Truyền thống SVCG TGP Hà Nội năm 2007
- Hình ảnh Đại hội Truyền thống SVCG TGP Hà Nội năm 2008
Năm Linh mục: thăm Khe Sanh - Đẹp thay, bước chân người loan báo Tin Mừng!
LM Đaminh Phan Hưng
07:10 17/09/2009
Như một nốt nhạc của tình liên đới anh em đồng chí hướng trong bản giao hưởng vĩ đại của Năm Linh Mục, một số anh em Linh mục của địa phận Huế không hẹn mà hò, lại rủ nhau lên đường đi thăm vùng núi Khe Sanh, địa đầu giới tuyến giáp ranh với Vương quốc Lào, mà cũng là thửa đất phì nhiêu của vùng truyền giáo mầu mỡ thuộc địa phận Huế !
Đoạn đường từ Huế xuôi ra Cam Lộ - Đông Hà, rồi đến Khe Sanh - Lao Bảo là một khoảng xa lộ xa mù tít tắp, gần 4 tiếng đồng hồ xe chạy, với chừng 150 km đường núi uốn khúc chập chùng, với nương rẫy đan xen rừng xanh trùng điệp!
Nhìn những mái nhà sàn của người dân tộc Vân kiều thấp thoáng sau những rừng cây, khe suối, hoặc nhấp nhô trong ruộng lúa nương ngô, thì lời nhắn nhủ của Đức Thánh Cha Bênêđitô 16 trong Sứ điệp gửi Ngày Thế Giới Truyền Giáo, 19 tháng 10, tựa đề ”Được mời gọi là tôi tớ và tông đồ của Chúa Giêsu Kitô vào đầu ngàn năm mới” , như văng vẳng bên tai: " Truyền giáo là vấn đề của tình yêu thương và là một bổn phận của mọi tín hữu. Nó cấp thiết tại những nơi chưa được nghe nói tới Thiên Chúa, và cũng khẩn trương tại những nơi đã được truyền giáo, nhưng lòng tin đã nguội lạnh đi."
Điều này đã được chứng thực cách rõ nét khi chiếc xe đưa đoàn Linh mục tới gần Giáo xứ KHE SANH, tỉnh Quảng Trị.
Hình ảnh của những bước chân gieo mầm cứu rỗi ra đi tung gieo Lời Chúa trên khắp vùng núi đồi Khe Sanh - Lao Bảo như cô đặc lại nơi những gì chúng tôi được thấy tận mắt, sờ tận tay, qua ngôi thánh đường đang được bề thế cất lên trên đỉnh dồi của vùng "trời thấp thật gần", miền đất đỏ "ba san", thuộc hai Huyện Đakrông và Hướng Hóa.
Ngôi nhà thờ đang xây nằm chễm chệ trên đỉnh đồi, có bề ngang 28 m, dài 40 m với ngôi tháp vút cao 32 m vươn tới trời xanh …
Cái đẹp của ngôi-nhà-Chúa-ngự nơi vùng cao nguyên này là sự vươn lên sừng sững giữa đất trời bao la như dáng đứng uy nghi của một niềm Tin, Yêu và Hy vọng sau một thời gian dài vắng bóng tiếng chuông ngân nga trầm bỗng vì thời cuộc!
Cái đẹp đó còn là kết tinh của 1280 giáo dân vùng núi Khe sanh địa đầu này của Tổng Giáo Phận Huế đã son sắt trong đức Tin, bền vững trong đức Cậy, và nồng nàn với đức Mến thủy chung có trước có sau!
Không phải dễ dàng để có đựơc những gì như hôm nay, nếu không có những con người với nhiệt tình truyền giáo như cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Đức Hòa, sẵn sàng ra đi với chân cứng đá mềm, lội suối băng rừng tháng tháng ngày ngày đến với đàn chiên của mình, để yêu thương, để hiến mạng cho họ vì đại cuộc của Nước Trời!
70 cây số đường rừng từ thưở nao, lầy lội lởm chởm đá và cây rừng khởi đi từ Cam Lộ đến Khe Sanh, cho đến hôm nay là đường xa lộ phẳng lì, cũng vẫn chỉ thêm vào cho đôi vai đỡ bớt gánh nặng nhọc nhằn, cho đôi tay gieo vãi mềm mại hơn, cho đôi chân thu ngắn lại quãng đường, mà "lưới người" về cho thuyền cá vui hơn và đẹp lòng Chúa Chiên hơn!
Không phải chỉ quanh quẩn ở khoảng trời gió bạt mây ngàn này mà thôi, cha Phanxicô còn bươn chải đến tận cùng địa giới của những vùng đất thiếu vắng Linh Mục, màu mỡ với bao linh hồn đói khát Lời Chúa như Vĩnh Chấp, Hồ xá……
Bước chân miệt mài không ngơi nghỉ của một Phanxicô Xaviê ngày xưa nay đang được tô đậm lại những nét truyền giáo mới qua Linh mục Phanxicô Xaviê Hoà của vùng Phước Tuyền và Khe Sanh!
Cũng không thể quên những giọt mồ hôi và cả nước mắt của những nữ tu Dòng Mến thánh giá Huế, hay của bao người trước đây đã âm thầm lặn lội gieo vãi những hạt giống đức tin nhỏ bé, đơn sơ, để đến hôm nay, đã có thể thoáng thấy những bông hạt nặng trĩu của cây đức tin nẩy mậm chín vàng!
Có lẽ nơi đây, câu thơ của Thánh Vịnh 126 thật tràn trào ý nghĩa và cảm xúc biết bao:"Họ ra đi, đi mà nức nở, mang hạt giống vãi gieo - Lúc trở về, về reo hớn hở, vai nặng gánh lúa vàng" (Tv 126,6).
Đúng vậy, 6 năm sống với người dân tộc Vân kiều 2300 người và anh chị em Kinh, cha Phanxicô đã rửa tội cho hơn 800 người, thành lập 31 cộng đoàn sớm hôm cầu nguyện và một ban mục vụ Giáo xứ thành tâm thiện chí phục vụ hết mình.
Chính vì những gì cha đã làm được mà ngày 18 tháng 9 năm 2007, Khe sanh đã chính thức trở thành Giáo xứ với sự ưu ái mừng vui cho ngày đáng nhớ đó của cả hai Đức Cha chủ chăn Giáo phận cũng như của mọi thành phần Dân Chúa.
Nói nhiều về một con người Linh mục điển hình trong muôn vàn Linh mục đang dấn thân trên cánh đồng truyền giáo rộng lớn của Tổng giáo phận Huế, hay của cả toàn thế giới, thì lời Đức Hồng y Cláudio Hummes, Bộ trưởng Bộ Giáo sĩ, viết chuẩn bị cho Năm Thánh Linh mục, vẫn là điều đáng để suy tư: đó là " Ước gì năm này sẽ là một cơ hội để hăng say tìm hiểu giá trị của căn tính linh mục, hiểu biết thần học về chức linh mục công giáo và ý nghĩa đặc biệt của ơn gọi và sứ vụ của linh mục trong Giáo Hhội và trong xã hội" ( Lm Võ Xuân Tiến chuyển ngữ / Posted on 23/05/2009 by Xuân Bích Việt Nam)
Chắc hẳn các Linh mục quan trọng không chỉ vì những gì họ làm, nhưng vì chính cuộc sống của họ, và Linh đạo của Linh mục không là gì khác hơn là linh đạo của chính Đức Kitô, vị Linh Mục Thượng Phẩm duy nhất của Tân ước. Thành ra điều này đòi hỏi linh mục phải hoàn toàn gắn bó với điều mà truyền thống Giáo Hội gọi là “lối sống tông đồ” (apostolica vivendi forma); lối sống ấy hệ tại tham gia vào đời sống mới mà Chúa Giêsu đã khai mở và các Tông Đồ đón nhận làm lối sống của mình” . (trích lời Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã tiếp các thành viên của Bộ Giáo sĩ Ngày 16.03.2009).
Hiểu như thế thì "Linh mục phải hiện hữu cho kẻ khác, Linh mục phải cam kết sống với dân chúng trong một sự liên kết của tình yêu thánh thiện và thần thánh (vốn bao hàm sự phong phú của đời sống độc thân thánh thiện), nó đòi buộc Linh mục sống sự liên đới đích thực với những ai đang đau khổ và đang sống trong nhiều hình thức khác nhau của nghèo đói". (Thư của Tổng giám mục Mauro Piacenza, Thư ký Bộ Giáo sĩ, gởi cho các linh mục trên thế giới trước ngày khai mạc Năm linh mục)
Năm thánh Linh Mục hẳn nhiên phải là một năm cầu nguyện của các Linh mục, với các Linh mục và cho các Linh mục, một năm canh tân linh đạo của hàng Linh mục và của mỗi Linh mục. Trong ý thức sâu lắng đó mà Năm thánh Linh mục đối với một số anh em Linh mục trong chuyến đi thăm một trong những cứ điểm truyền giáo vùng sâu vùng vùng xa thuộc Tổng Giáo Phận Huế là dịp để thầm nhắc nhủ với lòng mình về "một sự hoán cải đời sống mỗi ngày, hầu cách sống của Đức Kitô có thể trở thành cách sống biểu hiện rõ nét hơn trong đời sống của mỗi người Linh mục …như là một cuộc chạy đua cách thiêng liêng trong Năm nay, với một “trái tim rộng mở” trong sự phù hợp với ơn gọi, để có thể thốt lên cách chân thực “không còn phải là tôi sống nhưng Đức Kitô sống trong tôi” (Gl 2,20) (Trích Thư của Bộ Giáo sĩ về Năm linh mục (VietCatholic News (07 Jun 2009 17:13)
Sau nữa, cũng là cơ hội để xác tín lại một trong những căn tính của sứ vụ Linh mục là loan báo Tin Mừng trong lòng đất nước Việt nam thân yêu: " Loan báo Tin Mừng, theo quan niệm của Hội Thánh Việt Nam chúng tôi trước hết là chia sẻ cuộc sống, một cuộc sống như chính Chúa Giêsu đã sống, tức là yêu thương mọi người, và yêu thương đến cùng (x. Ga 13,11), yêu thương đến nỗi dám chấp nhận hy sinh tính mạng cho những người mình yêu (x. Ga 15,13). Nói cách khác, loan báo Tin Mừng đồng nghĩa với làm chứng cho Chúa Kitô" (Trích Bản trả lời của các Giáo phận Việt Nam cho bản câu hỏi "Lineamenta": Quan điểm và Mong Ước của các Đức Giám Mục Việt Nam về Sứ Mạng Truyền Giáo của Giáo Hội)
Nếu hiểu cho đúng và chu toàn những nhiệm vụ đó, Linh mục sẽ là người thật sự được sai đi và làm công việc được giao phó. Người ấy xứng đáng đón nhận lời ngợi khen của ngôn sứ I-sai-a:
”Đẹp thay trên đồi núi
bước chân người loan báo tin mừng,
công bố bình an.” (Is. 52,7)
Nhà Thờ Khe Sanh đang được Hoà xây dựng... |
Nhìn những mái nhà sàn của người dân tộc Vân kiều thấp thoáng sau những rừng cây, khe suối, hoặc nhấp nhô trong ruộng lúa nương ngô, thì lời nhắn nhủ của Đức Thánh Cha Bênêđitô 16 trong Sứ điệp gửi Ngày Thế Giới Truyền Giáo, 19 tháng 10, tựa đề ”Được mời gọi là tôi tớ và tông đồ của Chúa Giêsu Kitô vào đầu ngàn năm mới” , như văng vẳng bên tai: " Truyền giáo là vấn đề của tình yêu thương và là một bổn phận của mọi tín hữu. Nó cấp thiết tại những nơi chưa được nghe nói tới Thiên Chúa, và cũng khẩn trương tại những nơi đã được truyền giáo, nhưng lòng tin đã nguội lạnh đi."
Điều này đã được chứng thực cách rõ nét khi chiếc xe đưa đoàn Linh mục tới gần Giáo xứ KHE SANH, tỉnh Quảng Trị.
Hình ảnh của những bước chân gieo mầm cứu rỗi ra đi tung gieo Lời Chúa trên khắp vùng núi đồi Khe Sanh - Lao Bảo như cô đặc lại nơi những gì chúng tôi được thấy tận mắt, sờ tận tay, qua ngôi thánh đường đang được bề thế cất lên trên đỉnh dồi của vùng "trời thấp thật gần", miền đất đỏ "ba san", thuộc hai Huyện Đakrông và Hướng Hóa.
Ngôi nhà thờ đang xây nằm chễm chệ trên đỉnh đồi, có bề ngang 28 m, dài 40 m với ngôi tháp vút cao 32 m vươn tới trời xanh …
Cái đẹp của ngôi-nhà-Chúa-ngự nơi vùng cao nguyên này là sự vươn lên sừng sững giữa đất trời bao la như dáng đứng uy nghi của một niềm Tin, Yêu và Hy vọng sau một thời gian dài vắng bóng tiếng chuông ngân nga trầm bỗng vì thời cuộc!
Cái đẹp đó còn là kết tinh của 1280 giáo dân vùng núi Khe sanh địa đầu này của Tổng Giáo Phận Huế đã son sắt trong đức Tin, bền vững trong đức Cậy, và nồng nàn với đức Mến thủy chung có trước có sau!
Không phải dễ dàng để có đựơc những gì như hôm nay, nếu không có những con người với nhiệt tình truyền giáo như cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Đức Hòa, sẵn sàng ra đi với chân cứng đá mềm, lội suối băng rừng tháng tháng ngày ngày đến với đàn chiên của mình, để yêu thương, để hiến mạng cho họ vì đại cuộc của Nước Trời!
70 cây số đường rừng từ thưở nao, lầy lội lởm chởm đá và cây rừng khởi đi từ Cam Lộ đến Khe Sanh, cho đến hôm nay là đường xa lộ phẳng lì, cũng vẫn chỉ thêm vào cho đôi vai đỡ bớt gánh nặng nhọc nhằn, cho đôi tay gieo vãi mềm mại hơn, cho đôi chân thu ngắn lại quãng đường, mà "lưới người" về cho thuyền cá vui hơn và đẹp lòng Chúa Chiên hơn!
Cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Đức Hoà (thứ hai, hàng đầu) |
Bước chân miệt mài không ngơi nghỉ của một Phanxicô Xaviê ngày xưa nay đang được tô đậm lại những nét truyền giáo mới qua Linh mục Phanxicô Xaviê Hoà của vùng Phước Tuyền và Khe Sanh!
Cũng không thể quên những giọt mồ hôi và cả nước mắt của những nữ tu Dòng Mến thánh giá Huế, hay của bao người trước đây đã âm thầm lặn lội gieo vãi những hạt giống đức tin nhỏ bé, đơn sơ, để đến hôm nay, đã có thể thoáng thấy những bông hạt nặng trĩu của cây đức tin nẩy mậm chín vàng!
Có lẽ nơi đây, câu thơ của Thánh Vịnh 126 thật tràn trào ý nghĩa và cảm xúc biết bao:"Họ ra đi, đi mà nức nở, mang hạt giống vãi gieo - Lúc trở về, về reo hớn hở, vai nặng gánh lúa vàng" (Tv 126,6).
Đúng vậy, 6 năm sống với người dân tộc Vân kiều 2300 người và anh chị em Kinh, cha Phanxicô đã rửa tội cho hơn 800 người, thành lập 31 cộng đoàn sớm hôm cầu nguyện và một ban mục vụ Giáo xứ thành tâm thiện chí phục vụ hết mình.
Chính vì những gì cha đã làm được mà ngày 18 tháng 9 năm 2007, Khe sanh đã chính thức trở thành Giáo xứ với sự ưu ái mừng vui cho ngày đáng nhớ đó của cả hai Đức Cha chủ chăn Giáo phận cũng như của mọi thành phần Dân Chúa.
Nói nhiều về một con người Linh mục điển hình trong muôn vàn Linh mục đang dấn thân trên cánh đồng truyền giáo rộng lớn của Tổng giáo phận Huế, hay của cả toàn thế giới, thì lời Đức Hồng y Cláudio Hummes, Bộ trưởng Bộ Giáo sĩ, viết chuẩn bị cho Năm Thánh Linh mục, vẫn là điều đáng để suy tư: đó là " Ước gì năm này sẽ là một cơ hội để hăng say tìm hiểu giá trị của căn tính linh mục, hiểu biết thần học về chức linh mục công giáo và ý nghĩa đặc biệt của ơn gọi và sứ vụ của linh mục trong Giáo Hhội và trong xã hội" ( Lm Võ Xuân Tiến chuyển ngữ / Posted on 23/05/2009 by Xuân Bích Việt Nam)
Chắc hẳn các Linh mục quan trọng không chỉ vì những gì họ làm, nhưng vì chính cuộc sống của họ, và Linh đạo của Linh mục không là gì khác hơn là linh đạo của chính Đức Kitô, vị Linh Mục Thượng Phẩm duy nhất của Tân ước. Thành ra điều này đòi hỏi linh mục phải hoàn toàn gắn bó với điều mà truyền thống Giáo Hội gọi là “lối sống tông đồ” (apostolica vivendi forma); lối sống ấy hệ tại tham gia vào đời sống mới mà Chúa Giêsu đã khai mở và các Tông Đồ đón nhận làm lối sống của mình” . (trích lời Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã tiếp các thành viên của Bộ Giáo sĩ Ngày 16.03.2009).
Hiểu như thế thì "Linh mục phải hiện hữu cho kẻ khác, Linh mục phải cam kết sống với dân chúng trong một sự liên kết của tình yêu thánh thiện và thần thánh (vốn bao hàm sự phong phú của đời sống độc thân thánh thiện), nó đòi buộc Linh mục sống sự liên đới đích thực với những ai đang đau khổ và đang sống trong nhiều hình thức khác nhau của nghèo đói". (Thư của Tổng giám mục Mauro Piacenza, Thư ký Bộ Giáo sĩ, gởi cho các linh mục trên thế giới trước ngày khai mạc Năm linh mục)
Năm thánh Linh Mục hẳn nhiên phải là một năm cầu nguyện của các Linh mục, với các Linh mục và cho các Linh mục, một năm canh tân linh đạo của hàng Linh mục và của mỗi Linh mục. Trong ý thức sâu lắng đó mà Năm thánh Linh mục đối với một số anh em Linh mục trong chuyến đi thăm một trong những cứ điểm truyền giáo vùng sâu vùng vùng xa thuộc Tổng Giáo Phận Huế là dịp để thầm nhắc nhủ với lòng mình về "một sự hoán cải đời sống mỗi ngày, hầu cách sống của Đức Kitô có thể trở thành cách sống biểu hiện rõ nét hơn trong đời sống của mỗi người Linh mục …như là một cuộc chạy đua cách thiêng liêng trong Năm nay, với một “trái tim rộng mở” trong sự phù hợp với ơn gọi, để có thể thốt lên cách chân thực “không còn phải là tôi sống nhưng Đức Kitô sống trong tôi” (Gl 2,20) (Trích Thư của Bộ Giáo sĩ về Năm linh mục (VietCatholic News (07 Jun 2009 17:13)
Sau nữa, cũng là cơ hội để xác tín lại một trong những căn tính của sứ vụ Linh mục là loan báo Tin Mừng trong lòng đất nước Việt nam thân yêu: " Loan báo Tin Mừng, theo quan niệm của Hội Thánh Việt Nam chúng tôi trước hết là chia sẻ cuộc sống, một cuộc sống như chính Chúa Giêsu đã sống, tức là yêu thương mọi người, và yêu thương đến cùng (x. Ga 13,11), yêu thương đến nỗi dám chấp nhận hy sinh tính mạng cho những người mình yêu (x. Ga 15,13). Nói cách khác, loan báo Tin Mừng đồng nghĩa với làm chứng cho Chúa Kitô" (Trích Bản trả lời của các Giáo phận Việt Nam cho bản câu hỏi "Lineamenta": Quan điểm và Mong Ước của các Đức Giám Mục Việt Nam về Sứ Mạng Truyền Giáo của Giáo Hội)
Nếu hiểu cho đúng và chu toàn những nhiệm vụ đó, Linh mục sẽ là người thật sự được sai đi và làm công việc được giao phó. Người ấy xứng đáng đón nhận lời ngợi khen của ngôn sứ I-sai-a:
”Đẹp thay trên đồi núi
bước chân người loan báo tin mừng,
công bố bình an.” (Is. 52,7)
Nạn tham nhũng, chủ nghĩa Cộng sản và Đạo Công giáo tại Việt Nam
Phụng Nghi
11:09 17/09/2009
Năm nay đánh dấu năm thứ 20 ngày chế độ Cộng sản sụp đổ tại Đông Âu.
Trong lúc nhiều người nhớ lại sự sụp đổ của những chế độ Cộng sản tại các nước như Ba lan, Đông Đức và Hung gia lợi, thì một số khác lại không quên được di sản khủng khiếp của chủ nghĩa Mac xit: hàng triệu người chết và bị tra tấn, các trại lao động và “cải tạo”, những toà án “nhân dân”, sự tàn phá kinh tế chưa từng thấy, và tình trạng hủy hoại môi sinh tồi tệ nhất trong lịch sử.
Như lời kết kuận của một cựu triết gia theo Mac xit mới qua đời, ông Leszek Kolakowski, trong bộ sách nhiều tập nhan đề Main Currents of Marxism (Những trào lưu chính của chủ nghĩa Mac), thì những điều đó xảy ra không phải bất ngờ, mà là hậu quả đúng theo logic của triết học Mac. Theo định nghĩa, không có một kế hoạch chính trị nào xây trên một quan điểm duy vật rõ rệt lại có thể tự coi như bị giới hạn bởi ý tưởng về phẩm giá bẩm sinh của con người, hay bất cứ điều gì gợi ra một chiều kích cuộc sống con người khác hơn chính con người bằng xương bằng thịt.
Đó là một lý do tại sao các thể chế Mac xit luôn luôn thù nghịch với niềm tin tôn giáo. Một sự kiện khác nữa là một số tôn giáo -- chẳng hạn như Thiên Chúa giáo – luôn luôn khẳng định rằng quyền lực của nhà nước có những giới hạn cố hữu, kể cả thứ quyền lực sử dụng bởi “chuyên chính vô sản.” Chấp nhận ý niệm tự do tôn giáo, khi xác định nhiệm vụ của mọi người là tìm kiếm chân lý, tức là nhìn nhận tình trạng giới hạn của nhà nước. Điều đó, chính quyền Cộng sản không bao giờ có thể công nhận.
Do đó, không phải là ngẫu nhiên mà chính thể Sô viêt bách hại dữ dội Giáo hội Chính thống ở Liên bang Sô viết trong thời kỳ 1920-1940, để hành quyết hàng ngàn giáo sĩ. Cũng không phải là tình cờ mà Giáo hội Công giáo suốt thời hậu chiến trong các nước ở Đông Âu dưới chế độ Cộng sản đã bị đè nặng dưới sự đàn áp của chính quyền, với hàng ngàn linh mục và nữ tu bị bắt giữ, tra tấn, và có khi bị hành quyết, còn các giáo dân sống đạo thì bị đẩy ra ngoài lề cuộc sống.
Nếu những điều đó đã hoàn toàn rơi vào lịch sử thì là điều hay, nhưng nếu chúng ta cần chứng minh rằng các chế dộ Cộng sản không hề thay đổi những sự tàn bạo của họ, ta chỉ cần nhìn đến sự đối đầu càng ngày càng lớn mạnh, nhưng lại ít khi được tường trình, giữa Giáo hội Công giáo tại Việt Nam và nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam.
Tại Việt Nam hiện nay có chừng 6 triệu người Công giáo (khoảng 8% dân số). Đây là thiểu số tôn giáo lớn nhất trong một quốc gia hoàn toàn bị chính quyền Cộng sản cai trị từ năm 1975. Cũng như các thể chế Cộng sản, Việt Nam đã lập ra những trại “cải tạo” của mình. Chế độ này cũng đã từ lâu gây khó khăn phiền nhiễu thường xuyên cho Giáo hội Công giáo. Không có biểu tượng nào chứng minh điều đó rõ rệt hơn là Đức cố Hồng y Phanxicô Nguyễn Văn Thuận, được nhiều người coi như một vị thánh của thời đại. Trước khi bắt ngài phải sống lưu vong, chế độ Cộng sản đã bỏ tù ngài suốt 13 năm, trong đó có 9 năm bị biệt giam.
Một số lý do trong việc đối xử như thế với Giáo hội Công giáo Việt Nam là có tính cách lịch sử. Nhà cầm quyền Việt Nam biết rõ rẳng người Công giáo nằm trong số những người nhiệt tâm chống Cộng nhất trong thời kỳ chiến tranh. Lại có chuyện nhiều người Việt đồng hóa Đạo Công giáo với chế độ thực dân Pháp.
Tuy nhiên, quá khứ đó chẳng có ý nghĩa nhiều trong việc giải thích sự đàn áp tàn bạo người Công giáo khắp cả nước hiện đang phải gánh chịu. Nói giản dị, đó chỉ là vì sự tham nhũng của chính quyền.
Như các giám mục Công giáo Việt Nam đã viết năm 2008, tham nhũng là vấn đề lớn lao tại Việt Nam. Điều đó là thực tế xảy ra tại bất cứ quốc gia nào trong đó chính quyền không bị kiềm chế bởi luật lệ, và những sáng kiến chủ yếu nhằm tăng trưởng kinh tế lại nằm trong việc sang đoạt tài sản của người khác chứ không phải là tạo ra sự giàu mạnh bằng doanh nghiệp. Việt Nam, được cơ quan Transparency International liệt kê là một trong những quốc gia tham nhũng nhất.
Ý đồ tự làm giầu gần đây hơn cả của giai cấp chính trị Cộng sản Việt Nam là “trưng dụng” đất của nông dân để sau đó bán lại cho những nhà thầu trả giá cao, rồi sau đó lặng lẽ phủi tay. Giáo hội đã từ lâu đứng về phía nông dân trong những vấn đề đó. Bản tuyên bố của các giám mục hồi năm ngoái nhấn mạnh rằng quyền tư hữu tài sản phải được tôn trọng.
Giờ thì chính tài sản của Giáo hội lại càng ngày càng trở thành mục tiêu của chính quyền. Cuối năm 2008, chẳng hạn, nhà cầm quyền tỉnh Vĩnh Long công bố ý định “trưng dụng” đất đai của một nữ tu viện từ trước tới nay dùng làm chỗ nuôi trẻ mồ côi, để xây dựng một khách sạn. Gần đây hơn, đất đai ở Hà nội mà chính nhà nước công nhận là tài sản của một nhà dòng Công giáo từ năm 1928 lại bị nhà nước lấy làm chỗ xây dựng một cơ sở dân sự.
Những chuyện như thế được lặp đi lặp lại khắp cả Việt Nam. Đáp ứng lại, hàng ngàn người Công giáo đã thực hiện những cuộc phản đối công khai và bất bạo động gần suốt cả năm trời. Theo tường trình của Tổ chức Ân xá Quốc tế, phản ứng của nhà nước là dùng bạo lực và hăm dọa. Giáo dân Công giáo đã bị lên án bằng những thuật ngữ sặc mùi Mac xit là “phản cách mạng”, bị bắt và đem ra xét xử để dằn mặt. Các nữ tu và linh mục bị công an và những tên “chống biểu tình” đánh đập tàn nhẫn. Một phụ nữ đã nói với Tổ chức Ân xá Quốc tế: “Họ chửi bới cả cha mẹ chúng tôi, và nói những câu như “giết chết tổng giám mục, giết chết các linh mục.”
Việt Nam là một quốc gia nơi chủ nghĩa Mac được Kolakowski mô tả rất đúng là “ảo tưởng lớn lao nhất của thế kỷ ta đang sống”, chủ nghĩa này đã lại một lần nữa lộ nguyên hình chẳng gì khác hơn là một cái vỏ bọc hữu dụng cho một tầng lớp chính trị tham nhũng để họ duy trì quyền hành và sống bám vào người khác. Và, lại một lần nữa, người Kitô hữu và chính nghĩa tự do tôn giáo đang phải trả cái giá đắt.
(Nguồn: Dr. SAMUEL GREGG/Catholic Education Resource Center)
Trong lúc nhiều người nhớ lại sự sụp đổ của những chế độ Cộng sản tại các nước như Ba lan, Đông Đức và Hung gia lợi, thì một số khác lại không quên được di sản khủng khiếp của chủ nghĩa Mac xit: hàng triệu người chết và bị tra tấn, các trại lao động và “cải tạo”, những toà án “nhân dân”, sự tàn phá kinh tế chưa từng thấy, và tình trạng hủy hoại môi sinh tồi tệ nhất trong lịch sử.
Như lời kết kuận của một cựu triết gia theo Mac xit mới qua đời, ông Leszek Kolakowski, trong bộ sách nhiều tập nhan đề Main Currents of Marxism (Những trào lưu chính của chủ nghĩa Mac), thì những điều đó xảy ra không phải bất ngờ, mà là hậu quả đúng theo logic của triết học Mac. Theo định nghĩa, không có một kế hoạch chính trị nào xây trên một quan điểm duy vật rõ rệt lại có thể tự coi như bị giới hạn bởi ý tưởng về phẩm giá bẩm sinh của con người, hay bất cứ điều gì gợi ra một chiều kích cuộc sống con người khác hơn chính con người bằng xương bằng thịt.
Đó là một lý do tại sao các thể chế Mac xit luôn luôn thù nghịch với niềm tin tôn giáo. Một sự kiện khác nữa là một số tôn giáo -- chẳng hạn như Thiên Chúa giáo – luôn luôn khẳng định rằng quyền lực của nhà nước có những giới hạn cố hữu, kể cả thứ quyền lực sử dụng bởi “chuyên chính vô sản.” Chấp nhận ý niệm tự do tôn giáo, khi xác định nhiệm vụ của mọi người là tìm kiếm chân lý, tức là nhìn nhận tình trạng giới hạn của nhà nước. Điều đó, chính quyền Cộng sản không bao giờ có thể công nhận.
Do đó, không phải là ngẫu nhiên mà chính thể Sô viêt bách hại dữ dội Giáo hội Chính thống ở Liên bang Sô viết trong thời kỳ 1920-1940, để hành quyết hàng ngàn giáo sĩ. Cũng không phải là tình cờ mà Giáo hội Công giáo suốt thời hậu chiến trong các nước ở Đông Âu dưới chế độ Cộng sản đã bị đè nặng dưới sự đàn áp của chính quyền, với hàng ngàn linh mục và nữ tu bị bắt giữ, tra tấn, và có khi bị hành quyết, còn các giáo dân sống đạo thì bị đẩy ra ngoài lề cuộc sống.
Nếu những điều đó đã hoàn toàn rơi vào lịch sử thì là điều hay, nhưng nếu chúng ta cần chứng minh rằng các chế dộ Cộng sản không hề thay đổi những sự tàn bạo của họ, ta chỉ cần nhìn đến sự đối đầu càng ngày càng lớn mạnh, nhưng lại ít khi được tường trình, giữa Giáo hội Công giáo tại Việt Nam và nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam.
Tại Việt Nam hiện nay có chừng 6 triệu người Công giáo (khoảng 8% dân số). Đây là thiểu số tôn giáo lớn nhất trong một quốc gia hoàn toàn bị chính quyền Cộng sản cai trị từ năm 1975. Cũng như các thể chế Cộng sản, Việt Nam đã lập ra những trại “cải tạo” của mình. Chế độ này cũng đã từ lâu gây khó khăn phiền nhiễu thường xuyên cho Giáo hội Công giáo. Không có biểu tượng nào chứng minh điều đó rõ rệt hơn là Đức cố Hồng y Phanxicô Nguyễn Văn Thuận, được nhiều người coi như một vị thánh của thời đại. Trước khi bắt ngài phải sống lưu vong, chế độ Cộng sản đã bỏ tù ngài suốt 13 năm, trong đó có 9 năm bị biệt giam.
ĐHY Nguyễn Văn Thuận (1928-2002) |
Một số lý do trong việc đối xử như thế với Giáo hội Công giáo Việt Nam là có tính cách lịch sử. Nhà cầm quyền Việt Nam biết rõ rẳng người Công giáo nằm trong số những người nhiệt tâm chống Cộng nhất trong thời kỳ chiến tranh. Lại có chuyện nhiều người Việt đồng hóa Đạo Công giáo với chế độ thực dân Pháp.
Tuy nhiên, quá khứ đó chẳng có ý nghĩa nhiều trong việc giải thích sự đàn áp tàn bạo người Công giáo khắp cả nước hiện đang phải gánh chịu. Nói giản dị, đó chỉ là vì sự tham nhũng của chính quyền.
Như các giám mục Công giáo Việt Nam đã viết năm 2008, tham nhũng là vấn đề lớn lao tại Việt Nam. Điều đó là thực tế xảy ra tại bất cứ quốc gia nào trong đó chính quyền không bị kiềm chế bởi luật lệ, và những sáng kiến chủ yếu nhằm tăng trưởng kinh tế lại nằm trong việc sang đoạt tài sản của người khác chứ không phải là tạo ra sự giàu mạnh bằng doanh nghiệp. Việt Nam, được cơ quan Transparency International liệt kê là một trong những quốc gia tham nhũng nhất.
Ý đồ tự làm giầu gần đây hơn cả của giai cấp chính trị Cộng sản Việt Nam là “trưng dụng” đất của nông dân để sau đó bán lại cho những nhà thầu trả giá cao, rồi sau đó lặng lẽ phủi tay. Giáo hội đã từ lâu đứng về phía nông dân trong những vấn đề đó. Bản tuyên bố của các giám mục hồi năm ngoái nhấn mạnh rằng quyền tư hữu tài sản phải được tôn trọng.
Giờ thì chính tài sản của Giáo hội lại càng ngày càng trở thành mục tiêu của chính quyền. Cuối năm 2008, chẳng hạn, nhà cầm quyền tỉnh Vĩnh Long công bố ý định “trưng dụng” đất đai của một nữ tu viện từ trước tới nay dùng làm chỗ nuôi trẻ mồ côi, để xây dựng một khách sạn. Gần đây hơn, đất đai ở Hà nội mà chính nhà nước công nhận là tài sản của một nhà dòng Công giáo từ năm 1928 lại bị nhà nước lấy làm chỗ xây dựng một cơ sở dân sự.
Những chuyện như thế được lặp đi lặp lại khắp cả Việt Nam. Đáp ứng lại, hàng ngàn người Công giáo đã thực hiện những cuộc phản đối công khai và bất bạo động gần suốt cả năm trời. Theo tường trình của Tổ chức Ân xá Quốc tế, phản ứng của nhà nước là dùng bạo lực và hăm dọa. Giáo dân Công giáo đã bị lên án bằng những thuật ngữ sặc mùi Mac xit là “phản cách mạng”, bị bắt và đem ra xét xử để dằn mặt. Các nữ tu và linh mục bị công an và những tên “chống biểu tình” đánh đập tàn nhẫn. Một phụ nữ đã nói với Tổ chức Ân xá Quốc tế: “Họ chửi bới cả cha mẹ chúng tôi, và nói những câu như “giết chết tổng giám mục, giết chết các linh mục.”
Việt Nam là một quốc gia nơi chủ nghĩa Mac được Kolakowski mô tả rất đúng là “ảo tưởng lớn lao nhất của thế kỷ ta đang sống”, chủ nghĩa này đã lại một lần nữa lộ nguyên hình chẳng gì khác hơn là một cái vỏ bọc hữu dụng cho một tầng lớp chính trị tham nhũng để họ duy trì quyền hành và sống bám vào người khác. Và, lại một lần nữa, người Kitô hữu và chính nghĩa tự do tôn giáo đang phải trả cái giá đắt.
(Nguồn: Dr. SAMUEL GREGG/Catholic Education Resource Center)
Chân dung và gương linh mục Việt Nam: ĐHY Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận (2)
Hà-Minh Thảo
16:51 17/09/2009
Chân dung và gương linh mục Việt Nam:
ĐHY Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận (2) (tiếp theo)
3. Tổng đại diện, Bề trên Chủng viện.
Từ Rôma về Giáo phận Huế, Đức cha Urrutia đã báo với Cha rằng Người gởi Cha đi Rôma không phải không chủ đích. Giáo hội Việt-Nam sẽ cần nhiều Mục tử (người Việt) mới, và Cha sẽ là một trong những Vị đó. Đừng khiêm nhượng… Cha phải chuẩn bị để lãnh đạo. Do đó, Cha cần phải hành động, cầu nguyện… và cộng tác với Giám mục của mình. Đức cha nói tiếp với Cha là, trong bước đầu, Cha sẽ dạy tại Tiểu Chủng viện Phú Xuân trong một thời gian. Tiếp đến, ai biết ? Trong tương lai, có thể tiên đoán Cha sẽ trở thành Bề trên nơi đó.
Cha đến dạy tại Tiểu Chủng viện khi Linh mục An-rê Nguyễn văn Thích đang là Bề trên. Cha rất kính và thích làm việc với Linh mục Thích. Linh mục Bề trên kể cho Cha những điều đã xảy ra tại đây.
Đầu niên khóa 1962 – 1963, khi Tiểu Chủng viện Hoan Thiện – Huế hình thành, Cha đã nhận nhiệm vụ Giám đốc. Là Giám đốc nhưng Cha luôn thăm hỏi, tươi cười với các chú, thông cảm cho sai sót tuổi trẻ. Cha không to tiếng hay quở trách ai bao giờ, đến nỗi Linh mục quản lý thốt lên: ‘Cha Bề trên hiền quá, chẳng có chú nào sợ…’. Sự thật, Cha chủ trương giáo dục đặt nền tảng trên yêu thương và gương sáng chứ không dùng lề luật để trừng phạt.
Một cựu chủng sinh Tiểu Chủng viện Hoan Thiện đã kể cho đài BBC (Anh quốc):
“Trước đây, sau khi có việc 'hô điểm" cuối mỗi kỳ họp các cha, và sau khi vào gặp cha bề trên để nghe ‘tin dữ’, chú nào bị ‘đuổi’ ra khỏi chủng viện thì thấy đời mình như ‘cùi hủi’ rồi, một sự thất bại ê chề trong cuộc đời, cha mẹ sẽ buồn, bạn bè e ngại đứng xa xa mà nhìn, làm như phút chốc mình trở thành kẻ ‘tội lỗi’.
Từ ngày cha Thuận làm bề trên, cựu chủng sinh như được cha thương riêng, có lúc làm cho kẻ ở lại phải nêu thành câu hỏi, ngài hay nói câu tiếng Pháp vào dịp này, đi tu "c'est une chance" mà ra đời "c'est une autre chance".
Bề trên Nguyễn Văn Thuận đã đồng hành với giáo huấn Vaticanô II để đưa kitô giáo vào trong cuộc sống con người, theo lối giáo dục mới, mời gọi những linh mục tương lai nên thực thi mục vụ trong tinh thần dấn thân phục vụ làm đầy tớ, ưu tiên cho những người nghèo.
Năm 1966, một năm trước khi nhận chức giám mục, có lần ngài nói với lớp chúng tôi ‘Cha có dự án xây rộng thêm bên ngoài nhà khách các chú để mở một xưởng nghề, các chú mình tương lai phải học một nghề nghiệp để sinh sống, vì xã hội đang biến đổi, giáo hội cần linh mục có lối sống khác hơn phong cách sống xưa nay’.
Có lúc tôi hỏi về ý nghĩa kiến trúc chủng viện Hoan Thiện và đặc biệt về nhà nguyện tròn và có hồ nước chung quanh, ngài giải thích rằng nhà thờ là nơi gặp gỡ Chúa, và gặp gỡ người anh em, nhưng không phải gặp gỡ ào ào theo kiểu thế gian, những lối xây cất chùa chiền trong văn hóa của dân tộc mình nhắc mình nhớ là phải ‘bước qua bên kia bờ’ để có thể cầu nguyện.
Hè năm 1967, tôi dự định xuất tu, ngài kêu riêng và nhắn nhủ "tu cũng tốt mà về cũng là một ơn gọi riêng, nhưng con nhớ điều này trong đời mình: điều tệ hại trong cuộc đời không phải phạm tội, nhưng là mất đi ý thức tội lỗi".
Thêm vào chức vụ Giám đốc Tiểu Chủng viện Hoan Thiện, Hội đồng Linh mục đã bầu Cha làm Tổng đại diện Tổng giáo phận Huế vào năm 1964. Khi đó, Cha được 36 tuổi.
[Xin nhắc: đây là thời gian mà hằng triệu người Việt, trong đó có Cha, thương nhớ Tổng Thống Ngô đình Diệm cùng hai em Ngô đình Nhu và Ngô đình Cẩn bị thảm sát bởi các tướng lãnh nhận tiền thuê của nhóm chánh khách Mỹ. Tiếp theo, các phản tướng này đã thanh toán nhau làm tiêu hao nhân lực quốc gia.]
IV. TRÁCH VỤ ĐỨC CHA
Ngày 13.04.1967, Cha được Đức Thánh Cha Phaolô VI bổ nhiệm làm Giám mục Giáo phận Nha Trang khi 39 tuổi, thay thế Đức Cha Paul Raymond Piquet, MEP. Ngày 24.06.1967, nhân lễ Thánh Gioan Tẩy Giả, Cha đã được thụ phong Đức Cha bởi Đức Tổng Giám mục Cha Angelo Palmas, Khâm sứ Tòa Thánh tại Việt-Nam, Lào và Campuchia, chủ phong với hai Đức Tổng Giám mục Philipphê Nguyễn kim Điền và Gioan Baotixita Urrutia (Thi) phụ phong. Thánh Lễ tấn phong đã được cử hành trang nghiêm tại khuôn viên Tiểu Chủng viện Hoan Thiện, Cha đã chọn khẩu hiệu ‘Vui Mừng và Hy Vọng’ (Gaudium et Spes), tên Hiến chế Mục vụ của Công Đồng Vatican II. Ngày 10.07.1967, Cha đã nhận nhiệm vụ Giám mục Giáo phận Nha Trang.
A. Khẩu hiệu của Đức Cha.
Phương châm của Cha không chỉ nói lên niềm tin yêu, hy vọng của Cha đối với Mẹ Giáo hội mà còn cho thấy tâm hồn thanh thoát, tươi trẻ, hoà bình, vị tha và hướng thượng, đã được diễn tả trong suốt cuộc đời sứ vụ mục tử của Cha. Cha luôn có niềm vui và hy vọng trong mọi chuyện xảy ra đến Cha, nhưng cũng vì Cha muốn nói lên rằng: Cha thấy giáo huấn của Vatican II chứng tỏ Giáo hội đang trên đường tiến về một sự Đoàn Kết tối hậu, đó chính là vui mừng và hy vọng cho toàn thể nhân loại.
Noi gương Đức Kitô, Cha sống niềm hy vọng trong mọi hoàn cảnh. Khi làm Giám mục ở Nha Trang với những thành công rực rỡ. Khi đến Sài Gòn không được làm việc gì. Những ngày cô đơn đen tối trong trại cải tạo. Những lúc mệt mỏi vì chiến đấu với cơn bệnh hiểm nghèo. Khi vinh quang lên đến tuyệt đỉnh. Khi bị hiểu lầm vu oan. Không lúc nào Cha đánh mất niềm hy vọng.
Noi gương Đức Kitô, Cha đi gieo niềm hy vọng khắp nơi. Đi đến đâu Cha gieo niềm hy vọng đến đó. Gặp ai Cha truyền niềm hy vọng cho người ấy. Chứa chan niềm hy vọng nên Cha luôn tỏa ra niềm vui, niềm lạc quan yêu đời và làm cho bầu khí chung quanh Cha luôn vui tươi đáng mến. Trong phòng biệt giam, Cha vẫn nghĩ ra chuyện vui. Trên giường bệnh, Cha vẫn kể chuyện vui cho mọi người cười thỏa thích. Không hoàn cảnh nào có thể ngăn cản Cha tung gieo niềm hy vọng.
Noi gương Đức Kitô, Cha đem niềm hy vọng đến cho mọi người. Cha dễ dàng đón nhận người thân cũng như người xa lạ. Cha sẵn sàng cộng tác với người đồng ý cũng như những người bất đồng ý kiến. Cha yêu thương bạn hữu cũng như những người thù ghét Cha. Cha làm cho những bạn tù và cả cai tù cũng có cảm tình. Tất cả những ai sống gần Cha đều được cảm hóa. Vì ở bên Cha, mọi người thấy phẩm giá mình được tôn trọng, khả năng con người được phát huy.
(Trích bài giảng của Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt ngày 16.09.2005)
B. Huy hiệu của Đức Cha
Huy hiệu của Cha có nền màu xanh dương với Ngôi Sao Biển (Stella Maris), biểu tượng Đức Trinh Nữ Maria, dẫn đường cho những con thuyền trong chuyến du hành từ đời này cho đến vĩnh cửu. Nổi bật trên màu xanh là ba ngọn núi biểu tượng của đại dương và lục địa (aqua et arida). Ba ngọn núi còn là biểu trưng cho ba miền Quê Hương: Bắc, Trung, và Nam. Ba ngọn núi và biển cả cũng còn là Nha Trang Việt-Nam nằm dài bên Đại Tây Dương. Trong thời cổ đại aqua et arida nghĩa là vũ trụ toàn cầu; như thế cụm từ nói lên rằng Việt-Nam không là một nước cô lập nhưng là một phần của thế giới.
Mười khúc tre tượng trưng 10 điều răn. Tre là một biểu tượng Á châu cho người quân tử hay siêu nhân. Tre gợi nhớ tới huy hiệu của Tổng Thống Ngô đình Diệm, khẩu hiệu của Tổng Thống là ‘Tiết Trực Tâm Hư’. Tre tượng trưng cho sự công chính, trong sạch và chân thành. Lõi của đốt tre thì rỗng như trái tim của một người không chất chứa sự ích kỷ, tham vọng, hay tham lam.
Sự hài hòa giữa nền (với những biểu tượng lấy từ thời cổ Roma và của Giáo Hội Thế giới) và khung của huy hiệu tượng trưng cho văn hóa Á Châu và những gía trị của gia đình Cha với phương châm đã tóm kết những giảng huấn của Cha và cái nhìn của Cha về thế giới, Giáo Hội, đất nước Việt Nam, gia đình, và chính Cha.
C. Chiến dịch Tình Thương.
Như các Giám mục khác, Cha đã chú trọng đào tạo nhân sự như tổ chức Tiểu chủng viện Sao Biển, Chủng viện Lâm Bích (Lambert de la Motte) dành cho ơn gọi trưởng thành… Thiết lập Hội đồng Giáo dân từ cấp Giáo xứ lên Giáo hạt đến Giáo phận và công bố ‘Qui chế Giáo dân’. Hình thành và phát triển Trung tâm Văn hóa Chàm năm 1968 tại Phan rang.
Cha đã phổ biến các Thư luân: Tỉnh thức và Cầu nguyện (19.03.1968), Vững Mạnh trong Đức Tin? Tiến lên trong An bình’ (1969), Công lý và Hòa bình (01.01.1970),
Thưa Cha, đây có phải là sự quan phòng của Thiên Chúa để chuẩn bị cho Cha, vị Mục tử Việt-Nam, trong chức vụ Phó Chủ tịch (24.11.1994) rồi Chủ tịch (24.06.1998) Hội đồng Giáo Hoàng Công Lý và Hòa Bình ?
Vượt ranh giới Giáo phận và biên cương Tổ Quốc, Cha đã thuyết trình đề tài ‘Các
Vấn đề Chánh trị tại Á châu và những Giải pháp liên hệ’ trước Hội nghị Giám mục Á châu họp tại Manila (Phi luật tân), ngày 24.11.1970.
Trong thời gian ngắn, gần 8 năm giữ sứ vụ Mục tử Giáo phận Nha Trang, Cha còn cho luân lưu thêm ba Thư khác: Sứ mạng Chúa Kitô là sứ mạng của chúng ta (1971), Kỷ niệm 300 năm (1971), Năm Thánh Canh tân và Hòa giải (1973).
Tuy nhiên, công tác đáng ghi nhớ của Cha là:
Ngày 15.07.1971, Đức Thánh Cha Phaolô VI thành lập Hội Đồng Giáo Hoàng Đồng Tâm (Cor Unum) với mục đích chính là phối hợp các cơ quan bác ái Công giáo qua các dự án giúp đỡ và phát triển về phương diện nhân bản của Công giáo trên toàn cầu. Sau đó, Cor Unum tham gia trợ giúp Việt-Nam qua một tổ chức được hình thành bởi Hội đồng Giám mục Việt-Nam và Giám mục các quốc gia mang tên là Hợp tác để Tái thiết Việt-Nam (Cooperation for the Reconstruction of Viêtnam (COREV).
Các Giám mục Việt-Nam trao trách nhiệm điều hành cho Cha vì Cha là Chủ tịch Ủy ban Phát triển Hội đồng Giám mục. Đây là một trọng trách nặng nề khiến Cha khó có thể cai quản hữu hiệu Giáo phận, nhưng các Giám mục đã an tâm khi nhớ một người trong gia đình Cha đã hoàn thành mỹ mãn việc bình định cho một triệu người di cư từ Bắc và Nam trong thập niên 1950: Tổng Thống Ngô đình Diệm.
Trụ sở COREV đặt tại Sài Gòn, nên Cha phải thường xuyên đi lại giữa nơi này và Nha Trang. Về tài chánh, dù các Giám mục trao toàn quyền cho Cha, nhưng Cha không bao giờ quyết định mà không hội ý với các Giám mục khác. Cha không ngớt liên lạc, giải trình với các giám đốc Misereor và Caritas Đức, Secours Catholique Pháp, Catholic Relief Services Hoa kỳ, Secours International Bỉ quốc… về các dự án xây nhà, cất trường học… Chúng ta đừng quên Cha nói thạo các tiếng Pháp, Anh, Ý, Tây ban nha, Hoa và La tinh. Người ta thẩm lượng việc Cha làm có thể so sánh với việc làm của năm người bình thường.
Khi gặp khó khăn, Cha nhìn lên trời và xin Cậu Diệm giúp đỡ. COREV càng thành công thì người Cộng sản càng coi Cha là người đáng sợ.
V. LINH MỤC LÀ ĐỨC KITÔ THỨ HAI.
Cha bắt chước Chúa Giêsu:
A. Cầu Nguyện.
Trước khi đi rao giảng Tin Mừng, khi chọn các Tông đồ, Chúa Giêsu đã cầu nguyện rất nhiều. Người cũng đã mời gọi các Tông đồ cùng cầu nguyện với Người trong giờ phút sắp trút hơi thở cuối cùng.
Ngày 19.05.1968 (năm có các cuộc tấn công và tàn sát đồng bào của người cộng sản), Cha đã viết Thư Luân Lưu đầu tiên ‘Tỉnh thức và Cầu nguyện’ như Chúa Giêsu bảo: “Hãy tỉnh thức và cầu nguyện” (Mt.26,41). Tình trạng Việt-Nam hiện nay còn bao lần lâm nguy trầm trọng hơn 1968 vì tự do, dân chủ, dù có bị hạn chế chiến tranh có lan tràn vào thủ đô hay các thành phố, nhưng vẫn còn. Khi đó, làm gì có chuyện biểu ngữ trong Thánh Lễ tấn phong một Đức cha, thì làm sao có sự xuất hiện những biểu ngữ đề cập đến những Giám mục khác…
Cha có nhắc: “Giáo hội, mà chúng ta là chi thể, chưa bao giờ vang hiển và uy thế như hiện nay, nhưng cũng chưa bao giờ phải đương đầu với một cuộc chiến thiêng liêng kinh khủng như hiện nay ? Chúa cần sự cộng tác của chúng ta, chúng ta cần Ơn Chúa, vì ‘không có Người, chúng ta không làm gì được’. Muốn được Ơn Chúa, chúng ta phải cầu nguyện.
Chúa muốn cho ta thấy lời cầu nguyện qua trọng chừng nào và lịch sử Hội Thánh cũng chứng minh điều ấy:
- Hội Thánh sinh ra bởi lời cầu nguyện,
- Hội Thánh thắng thù địch bằng lời cầu nguyện,
- Hội Thánh sống nhờ lời cầu nguyện.
Cha còn chỉ dạy: “Con nắm một bí quyết: Cầu nguyện. Không ai mạnh bằng người cầu nguyện, vì Chúa đã hứa ban tất cả. Khi các con hiệp nhau cầu nguyện có Chúa ở giữa các con (x. Mt 18, 20). Cha tha thiết khuyên con ngoài giờ kinh, hãy cầu nguyện mỗi ngày tối thiểu một giờ, nếu được hai giờ càng tốt. Không phải là mất mát vô ích đâu! Trên quãng đường cha đi, cha đã thấy lời thánh Têrêxa Avila ứng nghiệm: ‘Ai không cầu nguyện, không cần ma quỉ lôi kéo, sẽ tự mình sa xuống hỏa ngục.’”
Trong quyển ‘CẦU NGUYỆN’, sách cuối cùng của mình, Cha dạy:
- Hoạt động không cầu nguyện là vô ích trước mặt Chúa. Máy móc tự động có thể làm hơn con.
- Thứ nhất cầu nguyện, thứ hai hy sinh, thứ ba mới hoạt động.
Tuy nhiên, không phải lúc nào, chúng ta cũng có thể cầu nguyện được như Cha nhắc:
“Ở tù về, tôi được nhiều người chất vấn: ‘Cha sướng thật, trong tù Cha đã có nhiều thời giờ để cầu nguyện!’ Không phải đơn giản như các bạn nghĩ đâu! Chúa đã cho tôi có dịp hiểu rõ sự yếu đuối thể lý và tinh thần của tôi. Thời giờ trong tù trôi qua chậm rãi, đặc biệt trường hợp của những ai bị biệt giam. Bạn hãy tưởng tượng một tuần, một tháng, hai tháng thinh lặng. .. thấy lâu dài cách kinh khủng. Khi thinh lặng ấy kéo dài từng năm, thì nó trở thành đời đời. .. Ông bà ta thường bảo: ‘Nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại, nghĩa là, một ngày trong tù dài bằng ngàn thu tự do’.”
(Còn tiếp)
ĐHY Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận (2) (tiếp theo)
3. Tổng đại diện, Bề trên Chủng viện.
Từ Rôma về Giáo phận Huế, Đức cha Urrutia đã báo với Cha rằng Người gởi Cha đi Rôma không phải không chủ đích. Giáo hội Việt-Nam sẽ cần nhiều Mục tử (người Việt) mới, và Cha sẽ là một trong những Vị đó. Đừng khiêm nhượng… Cha phải chuẩn bị để lãnh đạo. Do đó, Cha cần phải hành động, cầu nguyện… và cộng tác với Giám mục của mình. Đức cha nói tiếp với Cha là, trong bước đầu, Cha sẽ dạy tại Tiểu Chủng viện Phú Xuân trong một thời gian. Tiếp đến, ai biết ? Trong tương lai, có thể tiên đoán Cha sẽ trở thành Bề trên nơi đó.
Cha đến dạy tại Tiểu Chủng viện khi Linh mục An-rê Nguyễn văn Thích đang là Bề trên. Cha rất kính và thích làm việc với Linh mục Thích. Linh mục Bề trên kể cho Cha những điều đã xảy ra tại đây.
Đầu niên khóa 1962 – 1963, khi Tiểu Chủng viện Hoan Thiện – Huế hình thành, Cha đã nhận nhiệm vụ Giám đốc. Là Giám đốc nhưng Cha luôn thăm hỏi, tươi cười với các chú, thông cảm cho sai sót tuổi trẻ. Cha không to tiếng hay quở trách ai bao giờ, đến nỗi Linh mục quản lý thốt lên: ‘Cha Bề trên hiền quá, chẳng có chú nào sợ…’. Sự thật, Cha chủ trương giáo dục đặt nền tảng trên yêu thương và gương sáng chứ không dùng lề luật để trừng phạt.
Một cựu chủng sinh Tiểu Chủng viện Hoan Thiện đã kể cho đài BBC (Anh quốc):
“Trước đây, sau khi có việc 'hô điểm" cuối mỗi kỳ họp các cha, và sau khi vào gặp cha bề trên để nghe ‘tin dữ’, chú nào bị ‘đuổi’ ra khỏi chủng viện thì thấy đời mình như ‘cùi hủi’ rồi, một sự thất bại ê chề trong cuộc đời, cha mẹ sẽ buồn, bạn bè e ngại đứng xa xa mà nhìn, làm như phút chốc mình trở thành kẻ ‘tội lỗi’.
Từ ngày cha Thuận làm bề trên, cựu chủng sinh như được cha thương riêng, có lúc làm cho kẻ ở lại phải nêu thành câu hỏi, ngài hay nói câu tiếng Pháp vào dịp này, đi tu "c'est une chance" mà ra đời "c'est une autre chance".
Bề trên Nguyễn Văn Thuận đã đồng hành với giáo huấn Vaticanô II để đưa kitô giáo vào trong cuộc sống con người, theo lối giáo dục mới, mời gọi những linh mục tương lai nên thực thi mục vụ trong tinh thần dấn thân phục vụ làm đầy tớ, ưu tiên cho những người nghèo.
Năm 1966, một năm trước khi nhận chức giám mục, có lần ngài nói với lớp chúng tôi ‘Cha có dự án xây rộng thêm bên ngoài nhà khách các chú để mở một xưởng nghề, các chú mình tương lai phải học một nghề nghiệp để sinh sống, vì xã hội đang biến đổi, giáo hội cần linh mục có lối sống khác hơn phong cách sống xưa nay’.
Có lúc tôi hỏi về ý nghĩa kiến trúc chủng viện Hoan Thiện và đặc biệt về nhà nguyện tròn và có hồ nước chung quanh, ngài giải thích rằng nhà thờ là nơi gặp gỡ Chúa, và gặp gỡ người anh em, nhưng không phải gặp gỡ ào ào theo kiểu thế gian, những lối xây cất chùa chiền trong văn hóa của dân tộc mình nhắc mình nhớ là phải ‘bước qua bên kia bờ’ để có thể cầu nguyện.
Hè năm 1967, tôi dự định xuất tu, ngài kêu riêng và nhắn nhủ "tu cũng tốt mà về cũng là một ơn gọi riêng, nhưng con nhớ điều này trong đời mình: điều tệ hại trong cuộc đời không phải phạm tội, nhưng là mất đi ý thức tội lỗi".
Thêm vào chức vụ Giám đốc Tiểu Chủng viện Hoan Thiện, Hội đồng Linh mục đã bầu Cha làm Tổng đại diện Tổng giáo phận Huế vào năm 1964. Khi đó, Cha được 36 tuổi.
[Xin nhắc: đây là thời gian mà hằng triệu người Việt, trong đó có Cha, thương nhớ Tổng Thống Ngô đình Diệm cùng hai em Ngô đình Nhu và Ngô đình Cẩn bị thảm sát bởi các tướng lãnh nhận tiền thuê của nhóm chánh khách Mỹ. Tiếp theo, các phản tướng này đã thanh toán nhau làm tiêu hao nhân lực quốc gia.]
IV. TRÁCH VỤ ĐỨC CHA
Ngày 13.04.1967, Cha được Đức Thánh Cha Phaolô VI bổ nhiệm làm Giám mục Giáo phận Nha Trang khi 39 tuổi, thay thế Đức Cha Paul Raymond Piquet, MEP. Ngày 24.06.1967, nhân lễ Thánh Gioan Tẩy Giả, Cha đã được thụ phong Đức Cha bởi Đức Tổng Giám mục Cha Angelo Palmas, Khâm sứ Tòa Thánh tại Việt-Nam, Lào và Campuchia, chủ phong với hai Đức Tổng Giám mục Philipphê Nguyễn kim Điền và Gioan Baotixita Urrutia (Thi) phụ phong. Thánh Lễ tấn phong đã được cử hành trang nghiêm tại khuôn viên Tiểu Chủng viện Hoan Thiện, Cha đã chọn khẩu hiệu ‘Vui Mừng và Hy Vọng’ (Gaudium et Spes), tên Hiến chế Mục vụ của Công Đồng Vatican II. Ngày 10.07.1967, Cha đã nhận nhiệm vụ Giám mục Giáo phận Nha Trang.
A. Khẩu hiệu của Đức Cha.
Phương châm của Cha không chỉ nói lên niềm tin yêu, hy vọng của Cha đối với Mẹ Giáo hội mà còn cho thấy tâm hồn thanh thoát, tươi trẻ, hoà bình, vị tha và hướng thượng, đã được diễn tả trong suốt cuộc đời sứ vụ mục tử của Cha. Cha luôn có niềm vui và hy vọng trong mọi chuyện xảy ra đến Cha, nhưng cũng vì Cha muốn nói lên rằng: Cha thấy giáo huấn của Vatican II chứng tỏ Giáo hội đang trên đường tiến về một sự Đoàn Kết tối hậu, đó chính là vui mừng và hy vọng cho toàn thể nhân loại.
Noi gương Đức Kitô, Cha sống niềm hy vọng trong mọi hoàn cảnh. Khi làm Giám mục ở Nha Trang với những thành công rực rỡ. Khi đến Sài Gòn không được làm việc gì. Những ngày cô đơn đen tối trong trại cải tạo. Những lúc mệt mỏi vì chiến đấu với cơn bệnh hiểm nghèo. Khi vinh quang lên đến tuyệt đỉnh. Khi bị hiểu lầm vu oan. Không lúc nào Cha đánh mất niềm hy vọng.
Noi gương Đức Kitô, Cha đi gieo niềm hy vọng khắp nơi. Đi đến đâu Cha gieo niềm hy vọng đến đó. Gặp ai Cha truyền niềm hy vọng cho người ấy. Chứa chan niềm hy vọng nên Cha luôn tỏa ra niềm vui, niềm lạc quan yêu đời và làm cho bầu khí chung quanh Cha luôn vui tươi đáng mến. Trong phòng biệt giam, Cha vẫn nghĩ ra chuyện vui. Trên giường bệnh, Cha vẫn kể chuyện vui cho mọi người cười thỏa thích. Không hoàn cảnh nào có thể ngăn cản Cha tung gieo niềm hy vọng.
Noi gương Đức Kitô, Cha đem niềm hy vọng đến cho mọi người. Cha dễ dàng đón nhận người thân cũng như người xa lạ. Cha sẵn sàng cộng tác với người đồng ý cũng như những người bất đồng ý kiến. Cha yêu thương bạn hữu cũng như những người thù ghét Cha. Cha làm cho những bạn tù và cả cai tù cũng có cảm tình. Tất cả những ai sống gần Cha đều được cảm hóa. Vì ở bên Cha, mọi người thấy phẩm giá mình được tôn trọng, khả năng con người được phát huy.
(Trích bài giảng của Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt ngày 16.09.2005)
B. Huy hiệu của Đức Cha
Huy hiệu của Cha có nền màu xanh dương với Ngôi Sao Biển (Stella Maris), biểu tượng Đức Trinh Nữ Maria, dẫn đường cho những con thuyền trong chuyến du hành từ đời này cho đến vĩnh cửu. Nổi bật trên màu xanh là ba ngọn núi biểu tượng của đại dương và lục địa (aqua et arida). Ba ngọn núi còn là biểu trưng cho ba miền Quê Hương: Bắc, Trung, và Nam. Ba ngọn núi và biển cả cũng còn là Nha Trang Việt-Nam nằm dài bên Đại Tây Dương. Trong thời cổ đại aqua et arida nghĩa là vũ trụ toàn cầu; như thế cụm từ nói lên rằng Việt-Nam không là một nước cô lập nhưng là một phần của thế giới.
Mười khúc tre tượng trưng 10 điều răn. Tre là một biểu tượng Á châu cho người quân tử hay siêu nhân. Tre gợi nhớ tới huy hiệu của Tổng Thống Ngô đình Diệm, khẩu hiệu của Tổng Thống là ‘Tiết Trực Tâm Hư’. Tre tượng trưng cho sự công chính, trong sạch và chân thành. Lõi của đốt tre thì rỗng như trái tim của một người không chất chứa sự ích kỷ, tham vọng, hay tham lam.
Sự hài hòa giữa nền (với những biểu tượng lấy từ thời cổ Roma và của Giáo Hội Thế giới) và khung của huy hiệu tượng trưng cho văn hóa Á Châu và những gía trị của gia đình Cha với phương châm đã tóm kết những giảng huấn của Cha và cái nhìn của Cha về thế giới, Giáo Hội, đất nước Việt Nam, gia đình, và chính Cha.
C. Chiến dịch Tình Thương.
Như các Giám mục khác, Cha đã chú trọng đào tạo nhân sự như tổ chức Tiểu chủng viện Sao Biển, Chủng viện Lâm Bích (Lambert de la Motte) dành cho ơn gọi trưởng thành… Thiết lập Hội đồng Giáo dân từ cấp Giáo xứ lên Giáo hạt đến Giáo phận và công bố ‘Qui chế Giáo dân’. Hình thành và phát triển Trung tâm Văn hóa Chàm năm 1968 tại Phan rang.
Cha đã phổ biến các Thư luân: Tỉnh thức và Cầu nguyện (19.03.1968), Vững Mạnh trong Đức Tin? Tiến lên trong An bình’ (1969), Công lý và Hòa bình (01.01.1970),
Thưa Cha, đây có phải là sự quan phòng của Thiên Chúa để chuẩn bị cho Cha, vị Mục tử Việt-Nam, trong chức vụ Phó Chủ tịch (24.11.1994) rồi Chủ tịch (24.06.1998) Hội đồng Giáo Hoàng Công Lý và Hòa Bình ?
Vượt ranh giới Giáo phận và biên cương Tổ Quốc, Cha đã thuyết trình đề tài ‘Các
Vấn đề Chánh trị tại Á châu và những Giải pháp liên hệ’ trước Hội nghị Giám mục Á châu họp tại Manila (Phi luật tân), ngày 24.11.1970.
Trong thời gian ngắn, gần 8 năm giữ sứ vụ Mục tử Giáo phận Nha Trang, Cha còn cho luân lưu thêm ba Thư khác: Sứ mạng Chúa Kitô là sứ mạng của chúng ta (1971), Kỷ niệm 300 năm (1971), Năm Thánh Canh tân và Hòa giải (1973).
Tuy nhiên, công tác đáng ghi nhớ của Cha là:
Ngày 15.07.1971, Đức Thánh Cha Phaolô VI thành lập Hội Đồng Giáo Hoàng Đồng Tâm (Cor Unum) với mục đích chính là phối hợp các cơ quan bác ái Công giáo qua các dự án giúp đỡ và phát triển về phương diện nhân bản của Công giáo trên toàn cầu. Sau đó, Cor Unum tham gia trợ giúp Việt-Nam qua một tổ chức được hình thành bởi Hội đồng Giám mục Việt-Nam và Giám mục các quốc gia mang tên là Hợp tác để Tái thiết Việt-Nam (Cooperation for the Reconstruction of Viêtnam (COREV).
Các Giám mục Việt-Nam trao trách nhiệm điều hành cho Cha vì Cha là Chủ tịch Ủy ban Phát triển Hội đồng Giám mục. Đây là một trọng trách nặng nề khiến Cha khó có thể cai quản hữu hiệu Giáo phận, nhưng các Giám mục đã an tâm khi nhớ một người trong gia đình Cha đã hoàn thành mỹ mãn việc bình định cho một triệu người di cư từ Bắc và Nam trong thập niên 1950: Tổng Thống Ngô đình Diệm.
Trụ sở COREV đặt tại Sài Gòn, nên Cha phải thường xuyên đi lại giữa nơi này và Nha Trang. Về tài chánh, dù các Giám mục trao toàn quyền cho Cha, nhưng Cha không bao giờ quyết định mà không hội ý với các Giám mục khác. Cha không ngớt liên lạc, giải trình với các giám đốc Misereor và Caritas Đức, Secours Catholique Pháp, Catholic Relief Services Hoa kỳ, Secours International Bỉ quốc… về các dự án xây nhà, cất trường học… Chúng ta đừng quên Cha nói thạo các tiếng Pháp, Anh, Ý, Tây ban nha, Hoa và La tinh. Người ta thẩm lượng việc Cha làm có thể so sánh với việc làm của năm người bình thường.
Khi gặp khó khăn, Cha nhìn lên trời và xin Cậu Diệm giúp đỡ. COREV càng thành công thì người Cộng sản càng coi Cha là người đáng sợ.
V. LINH MỤC LÀ ĐỨC KITÔ THỨ HAI.
Cha bắt chước Chúa Giêsu:
A. Cầu Nguyện.
Trước khi đi rao giảng Tin Mừng, khi chọn các Tông đồ, Chúa Giêsu đã cầu nguyện rất nhiều. Người cũng đã mời gọi các Tông đồ cùng cầu nguyện với Người trong giờ phút sắp trút hơi thở cuối cùng.
Ngày 19.05.1968 (năm có các cuộc tấn công và tàn sát đồng bào của người cộng sản), Cha đã viết Thư Luân Lưu đầu tiên ‘Tỉnh thức và Cầu nguyện’ như Chúa Giêsu bảo: “Hãy tỉnh thức và cầu nguyện” (Mt.26,41). Tình trạng Việt-Nam hiện nay còn bao lần lâm nguy trầm trọng hơn 1968 vì tự do, dân chủ, dù có bị hạn chế chiến tranh có lan tràn vào thủ đô hay các thành phố, nhưng vẫn còn. Khi đó, làm gì có chuyện biểu ngữ trong Thánh Lễ tấn phong một Đức cha, thì làm sao có sự xuất hiện những biểu ngữ đề cập đến những Giám mục khác…
Cha có nhắc: “Giáo hội, mà chúng ta là chi thể, chưa bao giờ vang hiển và uy thế như hiện nay, nhưng cũng chưa bao giờ phải đương đầu với một cuộc chiến thiêng liêng kinh khủng như hiện nay ? Chúa cần sự cộng tác của chúng ta, chúng ta cần Ơn Chúa, vì ‘không có Người, chúng ta không làm gì được’. Muốn được Ơn Chúa, chúng ta phải cầu nguyện.
Chúa muốn cho ta thấy lời cầu nguyện qua trọng chừng nào và lịch sử Hội Thánh cũng chứng minh điều ấy:
- Hội Thánh sinh ra bởi lời cầu nguyện,
- Hội Thánh thắng thù địch bằng lời cầu nguyện,
- Hội Thánh sống nhờ lời cầu nguyện.
Cha còn chỉ dạy: “Con nắm một bí quyết: Cầu nguyện. Không ai mạnh bằng người cầu nguyện, vì Chúa đã hứa ban tất cả. Khi các con hiệp nhau cầu nguyện có Chúa ở giữa các con (x. Mt 18, 20). Cha tha thiết khuyên con ngoài giờ kinh, hãy cầu nguyện mỗi ngày tối thiểu một giờ, nếu được hai giờ càng tốt. Không phải là mất mát vô ích đâu! Trên quãng đường cha đi, cha đã thấy lời thánh Têrêxa Avila ứng nghiệm: ‘Ai không cầu nguyện, không cần ma quỉ lôi kéo, sẽ tự mình sa xuống hỏa ngục.’”
Trong quyển ‘CẦU NGUYỆN’, sách cuối cùng của mình, Cha dạy:
- Hoạt động không cầu nguyện là vô ích trước mặt Chúa. Máy móc tự động có thể làm hơn con.
- Thứ nhất cầu nguyện, thứ hai hy sinh, thứ ba mới hoạt động.
Tuy nhiên, không phải lúc nào, chúng ta cũng có thể cầu nguyện được như Cha nhắc:
“Ở tù về, tôi được nhiều người chất vấn: ‘Cha sướng thật, trong tù Cha đã có nhiều thời giờ để cầu nguyện!’ Không phải đơn giản như các bạn nghĩ đâu! Chúa đã cho tôi có dịp hiểu rõ sự yếu đuối thể lý và tinh thần của tôi. Thời giờ trong tù trôi qua chậm rãi, đặc biệt trường hợp của những ai bị biệt giam. Bạn hãy tưởng tượng một tuần, một tháng, hai tháng thinh lặng. .. thấy lâu dài cách kinh khủng. Khi thinh lặng ấy kéo dài từng năm, thì nó trở thành đời đời. .. Ông bà ta thường bảo: ‘Nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại, nghĩa là, một ngày trong tù dài bằng ngàn thu tự do’.”
(Còn tiếp)
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Đất Nước Phải Trở Mình!
lykhách
09:27 17/09/2009
Dù hôm nay dân ta bị cướp dần đi quyền lên tiếng nói
Kẻ bị tội tù, kẻ bị trù dập tinh thần và thể xác không ngơi
Loài rắn độc quơ quào trước khi hấp hối
Luôn dãy dụa cuồng điên mổ cắn chân người
Khi đập rắn hãy đánh thẳng vào đầu
Đập thẳng tay trừ hậu họa về sau
Muốn hiểu rắn thì phải khôn như rắn
Dù rất hiền lành lòng cánh trắng bồ câu
Xóa cộng sản bằng gì?
Xưa nay chưa thấy chế độ cộng sản nào bị đánh chết đi
Dụng bạo lực ta không thể hơn cháu con lũ quỷ
Bởi lẽ - tình người - trong chúng ta không thể gạt đi!
TÌNH là sở đoản nhưng sở trường lại mạnh
Cái chữ “NHÂN” mới bất chiến tự nhiên thành
Và chữ “DÂN” như cơn lốc xoáy cuồn cuộn cao khi thức tỉnh
Sẽ nhổ lên bao độc ác tưởng vĩnh viễn đóng đinh
Cộng sản sợ gì?
Lửa kỵ nước, khắc tinh mọi điều là những gì trái ngược
Bản chất của cộng sản dối gian sau trước
Khơi thù hận giữa người với người luôn như chiến lược
Chia rẽ lòng người bằng lợi quyền, chức tước
Bằng miếng cơm, manh áo, bằng những mỹ từ “yêu nước”
Cướp tất cả quyền con người, rồi bố thí dăm điều như ban phước
Để người ganh ghét nhau giữa kẻ mất hết và kẻ chút “được”
Mà quên mất đi cộng sản chính là kẻ cướp trước với những nhân danh
“Nhân danh đảng” núp bóng sau tự hào dân tộc
Kêu gào chiến tranh đầy thảm khốc đảng réo gọi hận thù
Để nhà nhà, mọi nhà luôn có một điều gì mà than khóc
Đảng sẽ giựt giây, máu sẽ đòi nợ máu thiên thu
Khắc tinh cộng sản chính là tình yêu thương, lòng độ lượng
Giữa người với người, mà cộng sản luôn muốn kéo xuống sống như giữa loài dã thú
Ở nơi đâu không có căm thù, cộng sản sẽ tự đi đến cùng đường
Ở đâu có ánh sáng hiểu biết, cộng sản sẽ chết, vì hiểu biết không thể sống với tối tăm ngu
Luôn sau khi cướp quyền tự do dân chủ, rồi ngu dân chính là quốc sách
Của tất cả mọi đảng cộng sản Đông, Tây theo chủ nghĩa Mác-xít
Từ Lê-nin, Sịt-ta-lin, Mao-Trạch-Đông đến học trò Hồ chủ tịch
Còn hơn Tần-Thủy-Hoàng tuy chưa đốt hết sách, nhưng chúng dám giết sạch, dù cả anh em
Giết một mạng, xã hội loài người sẽ lên án là tên sát nhân
Nhưng giết vạn người, lắm khi thế giới sẽ vinh danh anh hùng lộn lẫn
Như nhân loại xưa nay vẫn thường chấp nhận
Vì những “nhân danh cao cả”, thì chém giết là điều kiện: cần!
Và qua u minh dai dẳng của xã hội con người
Của tranh dành vật chất, tranh dành quyền lợi
Trong khát vọng tối tăm, bất kể tình nhân loại:
Chủ nghĩa cộng sản đã thoát thai ra đời!
Cộng sản sống bằng gì?
Bằng man trá, giữa sự ngu si là môi trường của thể chế
Bằng vinh danh những tên ác ôn đồ tể
Giết hằng vạn người dùng như máu sát tế
Để ghim vào giữa tâm người nỗi hận thù giai cấp u mê!
Khi tàn chiến tranh cộng sản sống như ký sinh trùng
Ngày qua ngày bám vào cơ thể quần chúng
Phá sạch hết những tinh hoa cho tâm hồn con người trở nên phù thủng
Quyền sống con người đều quốc hữu hoá thành của chung
Cộng sản sống bằng gieo nỗi lo sợ giữa chúng ta
Cộng sản sống bằng gieo thù hận giữa muôn nhà
Cộng sản sống vui khi chúng ta hân hoan giữa dối trá
Cộng sản sống dã man khi ta đạp đổ tình nghĩa con, cháu, ông, bà
Cộng sản sống khi ta nhìn anh em khổ đau nhưng câm nín
Nhìn bất công thấy quen, và chấp nhận muốn có phải xin
Cộng sản sống mạnh khi chúng ta đánh mất niềm tin
Vào sự thật, vào công bình, vào niềm ước mơ công chính
Cộng sản sống an tâm, khi chúng ta sống để tranh dành nhau
Bất chấp thủ đoạn, trên luồn cúi, dưới đạp đầu
Cộng sản sống dai dẳng khi chúng ta chỉ thấy nhau ở điểm xấu
Mà quên mất đi giữa chúng ta là TÌNH NGHĨA ĐỒNG BÀO!
Cộng sản sống an toàn khi chúng ta sợ riêng đời hoạn nạn
Khi chúng ta dửng dưng trước vận nước lệ tràn
Cộng sản mừng khi chúng ta tự lắc đầu ngao ngán
Rồi âm thầm kéo cái “tôi” về sống riêng một cõi giang san
Công sản còn sống lâu khi chúng ta ăn chơi thả cửa
Xài tiền ngàn nhưng chẳng muốn chia sẻ tiền xu
Sống bất nhân, sống hưởng lạc nhưng lại đui mù
Trước cảnh khổ, vô cảm nhìn kẻ đói khát phải sống như bầy lũ
Cộng sản sẽ sống ngày nào chính mỗi chúng ta còn mơ ngủ
Còn nhìn anh em thua cả loài dã thú, chỉ biết thỏa riêng thù
Chống cộng sản không nghĩa là căm thù con người sống trong cộng sản
Nhưng vì phải đập tan tành một sự dữ, như cần xóa một cái đại ngu!
Tới khi nào chúng ta chưa tự thay đổi
Còn sống ươn hèn, sống ích kỷ, sống buông xuôi
Sống quên mất con người vốn vì TÌNH NHAU mà nên sống
Thì hận thù sẽ còn đặt để cộng sản mãi trên ngôi!
Hãy yêu nhau, và tình yêu cũng cần lên tiếng nói
Hãy sẻ chia, bởi ai cũng cần thiết sống có con người
Hãy xót cho đất nước tại sao trẻ thơ phải ăn gian nói dối
Tại sao quê hương mãi còn đi theo! chậm tựa buông xuôi!
Hãy lặng hồn uống lấy đau khổ của non sông
Dù đắng cay, ray rứt… giúp khao khát cõi lòng
Để từ nghiệt ngã này chúng ta cùng nuôi hy vọng
Biết cùng làm một điều gì cũng sẽ có còn hơn không!
Hãy ước mơ xin cùng réo gào với nhau một niềm mơ ước
Kiếm tâm tư xin mài bằng khát vọng, bằng hùng khí của tổ tiên
Bút mực hãy gieo theo niềm trở trăn non nước
Lối chung này xin một lần hãy chọn là những lối đời riêng
Thời Diên-Hồng đã qua đi nhưng chính khí còn sống mãi
Người khuất còn gần dù yên ổn giấc nghìn thu
Nhưng chính chúng ta - những người đang cầm trong tay hiện tại
Nếu đồng lòng - sẽ xoay vận nước thoát ách ngục tù!
Như đã nhận từ tổ tiên qua bốn nghìn năm dài
Điều ta đang sống cũng chính là những gì sẽ để lại
Hạnh phúc, khổ đau anh em tương tàn chiến thắng hay chiến bại
Đất nước và người dân là kẻ thua đậm nhất sau tang tóc trắng tay!
Đêm uống trăng khuya sao trời soi mấy nỗi
Nghe nghìn xưa thở dài tiếng xa xôi
Nghe nghìn sau như trách thầm hờn tủi
Nghe cả xưa sau trên thân phận đất nước - con người!
Hồn mơ viết những lời thơ bén ngời thép kiếm
Chém hung tàn như Nguyễn Trãi gọt Bình-Ngô
Lệ Nguyễn-Phi-Khanh giọt rớt vào cõi tâm niệm
Hãy về đi - nước mắt mãi tuôn rơi không thể dựng cơ đồ!
Dù hôm nay dân ta bị cướp dần đi quyền lên tiếng nói
Kẻ bị tội tù, kẻ bị trù dập tinh thần và thể xác không ngơi
Non nước bị cắt thịt chia da, tình người với người hấp hối
Và giặc ngoại xâm đang bủa vây kín lưới đợi thời!
Hãy góp tay đưa đất nước đi vào kỷ nguyên của tự do dân chủ
Dân ta thông minh, cần cù và kinh nghiệm về chiến chinh, khổ đau, nhục nhằn đã đủ
Hai mươi năm sau, chúng ta sẽ quay nhìn ngày hôm nay như một quá khứ
Buổi Phù-Đổng-Thiên-Vương vươn vai huyền thoại đẹp tựa thiên thư!
Khi tám mươi triệu hồn người sống cùng trăn trở
Đất nước sẽ phải trở mình!
Chúng ta quá đông, dây nào để cột cùng bó đũa
Nếu chẳng phải là một sợi dây TÌNH?
Kẻ bị tội tù, kẻ bị trù dập tinh thần và thể xác không ngơi
Loài rắn độc quơ quào trước khi hấp hối
Luôn dãy dụa cuồng điên mổ cắn chân người
Khi đập rắn hãy đánh thẳng vào đầu
Đập thẳng tay trừ hậu họa về sau
Muốn hiểu rắn thì phải khôn như rắn
Dù rất hiền lành lòng cánh trắng bồ câu
Xóa cộng sản bằng gì?
Xưa nay chưa thấy chế độ cộng sản nào bị đánh chết đi
Dụng bạo lực ta không thể hơn cháu con lũ quỷ
Bởi lẽ - tình người - trong chúng ta không thể gạt đi!
TÌNH là sở đoản nhưng sở trường lại mạnh
Cái chữ “NHÂN” mới bất chiến tự nhiên thành
Và chữ “DÂN” như cơn lốc xoáy cuồn cuộn cao khi thức tỉnh
Sẽ nhổ lên bao độc ác tưởng vĩnh viễn đóng đinh
Cộng sản sợ gì?
Lửa kỵ nước, khắc tinh mọi điều là những gì trái ngược
Bản chất của cộng sản dối gian sau trước
Khơi thù hận giữa người với người luôn như chiến lược
Chia rẽ lòng người bằng lợi quyền, chức tước
Bằng miếng cơm, manh áo, bằng những mỹ từ “yêu nước”
Cướp tất cả quyền con người, rồi bố thí dăm điều như ban phước
Để người ganh ghét nhau giữa kẻ mất hết và kẻ chút “được”
Mà quên mất đi cộng sản chính là kẻ cướp trước với những nhân danh
“Nhân danh đảng” núp bóng sau tự hào dân tộc
Kêu gào chiến tranh đầy thảm khốc đảng réo gọi hận thù
Để nhà nhà, mọi nhà luôn có một điều gì mà than khóc
Đảng sẽ giựt giây, máu sẽ đòi nợ máu thiên thu
Khắc tinh cộng sản chính là tình yêu thương, lòng độ lượng
Giữa người với người, mà cộng sản luôn muốn kéo xuống sống như giữa loài dã thú
Ở nơi đâu không có căm thù, cộng sản sẽ tự đi đến cùng đường
Ở đâu có ánh sáng hiểu biết, cộng sản sẽ chết, vì hiểu biết không thể sống với tối tăm ngu
Luôn sau khi cướp quyền tự do dân chủ, rồi ngu dân chính là quốc sách
Của tất cả mọi đảng cộng sản Đông, Tây theo chủ nghĩa Mác-xít
Từ Lê-nin, Sịt-ta-lin, Mao-Trạch-Đông đến học trò Hồ chủ tịch
Còn hơn Tần-Thủy-Hoàng tuy chưa đốt hết sách, nhưng chúng dám giết sạch, dù cả anh em
Giết một mạng, xã hội loài người sẽ lên án là tên sát nhân
Nhưng giết vạn người, lắm khi thế giới sẽ vinh danh anh hùng lộn lẫn
Như nhân loại xưa nay vẫn thường chấp nhận
Vì những “nhân danh cao cả”, thì chém giết là điều kiện: cần!
Và qua u minh dai dẳng của xã hội con người
Của tranh dành vật chất, tranh dành quyền lợi
Trong khát vọng tối tăm, bất kể tình nhân loại:
Chủ nghĩa cộng sản đã thoát thai ra đời!
Cộng sản sống bằng gì?
Bằng man trá, giữa sự ngu si là môi trường của thể chế
Bằng vinh danh những tên ác ôn đồ tể
Giết hằng vạn người dùng như máu sát tế
Để ghim vào giữa tâm người nỗi hận thù giai cấp u mê!
Khi tàn chiến tranh cộng sản sống như ký sinh trùng
Ngày qua ngày bám vào cơ thể quần chúng
Phá sạch hết những tinh hoa cho tâm hồn con người trở nên phù thủng
Quyền sống con người đều quốc hữu hoá thành của chung
Cộng sản sống bằng gieo nỗi lo sợ giữa chúng ta
Cộng sản sống bằng gieo thù hận giữa muôn nhà
Cộng sản sống vui khi chúng ta hân hoan giữa dối trá
Cộng sản sống dã man khi ta đạp đổ tình nghĩa con, cháu, ông, bà
Cộng sản sống khi ta nhìn anh em khổ đau nhưng câm nín
Nhìn bất công thấy quen, và chấp nhận muốn có phải xin
Cộng sản sống mạnh khi chúng ta đánh mất niềm tin
Vào sự thật, vào công bình, vào niềm ước mơ công chính
Cộng sản sống an tâm, khi chúng ta sống để tranh dành nhau
Bất chấp thủ đoạn, trên luồn cúi, dưới đạp đầu
Cộng sản sống dai dẳng khi chúng ta chỉ thấy nhau ở điểm xấu
Mà quên mất đi giữa chúng ta là TÌNH NGHĨA ĐỒNG BÀO!
Cộng sản sống an toàn khi chúng ta sợ riêng đời hoạn nạn
Khi chúng ta dửng dưng trước vận nước lệ tràn
Cộng sản mừng khi chúng ta tự lắc đầu ngao ngán
Rồi âm thầm kéo cái “tôi” về sống riêng một cõi giang san
Công sản còn sống lâu khi chúng ta ăn chơi thả cửa
Xài tiền ngàn nhưng chẳng muốn chia sẻ tiền xu
Sống bất nhân, sống hưởng lạc nhưng lại đui mù
Trước cảnh khổ, vô cảm nhìn kẻ đói khát phải sống như bầy lũ
Cộng sản sẽ sống ngày nào chính mỗi chúng ta còn mơ ngủ
Còn nhìn anh em thua cả loài dã thú, chỉ biết thỏa riêng thù
Chống cộng sản không nghĩa là căm thù con người sống trong cộng sản
Nhưng vì phải đập tan tành một sự dữ, như cần xóa một cái đại ngu!
Tới khi nào chúng ta chưa tự thay đổi
Còn sống ươn hèn, sống ích kỷ, sống buông xuôi
Sống quên mất con người vốn vì TÌNH NHAU mà nên sống
Thì hận thù sẽ còn đặt để cộng sản mãi trên ngôi!
Hãy yêu nhau, và tình yêu cũng cần lên tiếng nói
Hãy sẻ chia, bởi ai cũng cần thiết sống có con người
Hãy xót cho đất nước tại sao trẻ thơ phải ăn gian nói dối
Tại sao quê hương mãi còn đi theo! chậm tựa buông xuôi!
Hãy lặng hồn uống lấy đau khổ của non sông
Dù đắng cay, ray rứt… giúp khao khát cõi lòng
Để từ nghiệt ngã này chúng ta cùng nuôi hy vọng
Biết cùng làm một điều gì cũng sẽ có còn hơn không!
Hãy ước mơ xin cùng réo gào với nhau một niềm mơ ước
Kiếm tâm tư xin mài bằng khát vọng, bằng hùng khí của tổ tiên
Bút mực hãy gieo theo niềm trở trăn non nước
Lối chung này xin một lần hãy chọn là những lối đời riêng
Thời Diên-Hồng đã qua đi nhưng chính khí còn sống mãi
Người khuất còn gần dù yên ổn giấc nghìn thu
Nhưng chính chúng ta - những người đang cầm trong tay hiện tại
Nếu đồng lòng - sẽ xoay vận nước thoát ách ngục tù!
Như đã nhận từ tổ tiên qua bốn nghìn năm dài
Điều ta đang sống cũng chính là những gì sẽ để lại
Hạnh phúc, khổ đau anh em tương tàn chiến thắng hay chiến bại
Đất nước và người dân là kẻ thua đậm nhất sau tang tóc trắng tay!
Đêm uống trăng khuya sao trời soi mấy nỗi
Nghe nghìn xưa thở dài tiếng xa xôi
Nghe nghìn sau như trách thầm hờn tủi
Nghe cả xưa sau trên thân phận đất nước - con người!
Hồn mơ viết những lời thơ bén ngời thép kiếm
Chém hung tàn như Nguyễn Trãi gọt Bình-Ngô
Lệ Nguyễn-Phi-Khanh giọt rớt vào cõi tâm niệm
Hãy về đi - nước mắt mãi tuôn rơi không thể dựng cơ đồ!
Dù hôm nay dân ta bị cướp dần đi quyền lên tiếng nói
Kẻ bị tội tù, kẻ bị trù dập tinh thần và thể xác không ngơi
Non nước bị cắt thịt chia da, tình người với người hấp hối
Và giặc ngoại xâm đang bủa vây kín lưới đợi thời!
Hãy góp tay đưa đất nước đi vào kỷ nguyên của tự do dân chủ
Dân ta thông minh, cần cù và kinh nghiệm về chiến chinh, khổ đau, nhục nhằn đã đủ
Hai mươi năm sau, chúng ta sẽ quay nhìn ngày hôm nay như một quá khứ
Buổi Phù-Đổng-Thiên-Vương vươn vai huyền thoại đẹp tựa thiên thư!
Khi tám mươi triệu hồn người sống cùng trăn trở
Đất nước sẽ phải trở mình!
Chúng ta quá đông, dây nào để cột cùng bó đũa
Nếu chẳng phải là một sợi dây TÌNH?
Hình ảnh tường xây quanh ngăn chăn các lối vào Trường Giáo Lý Loan Lý
PV VietCatholic
16:39 17/09/2009
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Đức Mẹ Hòa Bình
Nguyễn Ngọc Danh
10:09 17/09/2009
Đức Mẹ Hòa Bình (Our Lady Of Peace)
Ảnh của Nguyễn Ngọc Danh
Tay Mẹ mười ngón hoa vô lượng
Đổ giòng từ bi xuống tràn đầy
Rửa đi cát bụi – hồn tục lụy
Cho lời kinh nguyện ngát hương bay
(Ngọc Danh)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Bên Đồi Ngàn Thu
lm. Nguyễn Trung Tây
22:12 17/09/2009
BÊN ĐỒI NGÀN THU
Ảnh của Lm. Nguyễn Trung Tây.
Lặng lẽ nơi đây mơ hóa bướm,
Dưới chân Thập Giá đợi một ngày.
(Nguyễn Trung Tây)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền