Phụng Vụ - Mục Vụ
Những chiếc vé ưu tiên vào Nước Trời
Lm. Giuse Trương Đình Hiền
09:05 18/09/2011
(Chúa Nhật 25 TN A, 2011)
Trong cuộc đời công khai rao giảng Tin Mừng, nội dung sứ điệp mà Chúa Giêsu công bố xuyên suốt trong suốt 3 năm, như nền tảng của giáo lý Tân Ước, đó chính là : NƯỚC TRỜI.
Và điều cốt yếu trong sứ điệp về Nước Trời lại là chính điều nầy : Nước Trời dành cho những kẻ khó nghèo, bé mọn mà người đại diện chính là các trẻ em : “Ai không đón nhận Nước Thiên Chúa với tâm hồn một trẻ em, thì sẽ chẳng được vào” (Mc 10,15)
Sứ điệp đó, lời công bố đó trên những nẽo đường xứ Palestina cách đây gần 2000 năm, quả đúng là một Tin Mừng. Chính Tin Mừng nầy đã mang lại một niềm phấn khởi, một nổi hy vọng, một cuộc đổi đời cho hàng hàng lớp lớp người người nghèo, những người bị gạt ra bên lề xã hội, những bọn phung cùi, những kẻ mù điếc tật nguyền, những người tội lỗi thuộc hàng thu thuế, đỉ điếm như Matthêô, Giakê, Maria Mađalêna, những kẻ dốt nát, tối tăm như những chàng dân chài Phêrô, Giacôbê…bên bờ hồ Galilê…
Và chính Đức Giêsu, không chỉ bằng lời rao giảng, bằng chủ trương, mà Ngài còn la cà quen thân, ăn uống, viếng thăm, bênh vực những hạng người nầy. Quả thật, lời rao giảng, cách sống và lối ứng xử đó đã làm cho một nhóm người Do Thái dị ứng. Đó là nhóm “Biệt Phải”, nhóm tư tế và nhóm đang có chức trọng, quyền cao, tiền nhiều thế mạnh trong xã hội Do Thái bấy giờ.
Để vạch ra một thái độ sống đạo ngược lại với ý Chúa và xa rời khỏi đường lối chính chuyên của chân lý mặc khải đã bao đời được các sứ ngôn loan báo, dạy dỗ của lớp người “biệt phái” nầy, và để củng cố niềm hy vọng và xác tín cho những người “thấp cổ bé miệng, nghèo nàn nhỏ bé…” đứng lên làm lại cuộc đời, Chúa Giêsu đã nhiều lần, nhiều lúc, nhiều nơi và bằng nhiều cách đã công bố nội dung sứ điệp nầy :
- Người nghèo sẽ cầm chắc chiếc vé ưu tiên để vào Nước Trời : “Phúc cho những ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ” (Tám Mối phúc ; Mt 5, 1-12).
- Nước Trời là bữa tiệc linh đình dành cho “đứa con hoang” trở về trong vòng tay tha thứ của người cha nhân hậu (Dụ ngôn “Người cha nhân hậu” ; Lc 15, 11-32)
- Nước Trời dành cho những ai hóa nên như trẻ nhỏ (Mt 19,13-15)
- Nước Trời mở cửa đón tiếp người ăn xin nhèo khổ La-za-rô (Lc 16,19-21)
- Nước Trời sẵn sàng mở cửa đón nhận những “người thợ đến trễ” (Mt 20,1-16)
Và cụ thể hơn, tiếp sau những lời giảng dạy đó, Nước Trời hiện thực :
- Qua những chàng trai dân chài dốt nát bỏ lưới bỏ thuyền mà đi theo Chúa. (Mt 4,18-22)
- Qua chàng thanh niên thu thuế Matthêô, hay ông đại gia trưởng ty thuế vụ Gia Kê cũng giã từ quá khứ để gia nhập hàng ngủ những người nghèo sắp hàng vào Nước Chúa.
- Qua cô gái làng chơi Maria Mađalêna trào tuôn ước mắt thống hối để làm lại cuộc đời trong Nước Chúa.
- Qua người thu thuế đứng xa cung thánh cúi đầu đánh ngực với lời nguyện thống hối khiêm nhu : “Lạy Chúa xin thương xót con, vì con là người tội lỗi” (Lc 18,9-14)
- Qua tâm hồn khiêm hạ đầy niềm tin yêu của người đàn bà ngoại giáo Canaan sẵn sàng chấp nhận thân phận của chú chó con để được lãnh nhận chút bánh thừa từ bàn ăn rơi xuống.
- Qua đoàn lũ đám đông bơ vơ tất tưởi như đàn chiên không ai chăm sóc nhiệt tình vào trong hoang mạc để nghe Thầy rao giảng suốt 3 ngày với những chiếc bao tử trống không.
- Qua anh chàng thanh niên mù từ lúc mới sinh, những người câm, què điếc lác, những người bị quỷ ám, những thân phận cùi hủi bị ném ra hoang mạc…
- Qua tên tử tội bị đóng đinh trên đồi Canvê vào chiều thứ Sáu, đến giờ phút cuối cùng đã chợt nhận ra “Nước Thiên Chúa” nơi chính người đồng bạn tử tội Giêsu…: “Ông Giêsu ơi, khi nào ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi” (Lc 23,42-43)
Và rõ ràng những “Người Biệt Phái”, đám dân tư tế, những kẻ quyền cao chức trọng trong dân Ít-ra-en, những người rủng rỉnh tiền bạc đầy kho lẫm… lúc bấy giờ chẳng tìm đâu ra vị trí của mình trong "Nước Trời" của Đấng Cứu Thế.
Nước Trời của Giêsu Nadaret không dành cho họ. Họ dị ứng, họ bất mãn.
Bởi chưng, trong tâm thức của họ, Nước Trời phải dành ưu tiên cho họ vì họ đạo đức sốt sắng, giữ luật Môsê nghiêm túc, học hỏi Thánh Kinh nhuần nhuyễn. Họ là đại diện chính truyền của tôn giáo cha ông ; họ là người “con trưởng trong nhà cha” (dụ ngôn người cha nhân hậu), họ là người biệt phái nghênh ngang tự hào đứng giữa đền thờ cầu nguyện với bao nhiêu công đức (dụ ngôn hai người lên đền thờ cầu nguyện) ; và ở đây hôm nay, trong bài Tin Mừng vừa được công bố, họ là “những người thợ làm vườn nho đến từ giờ đầu tiên” (Dụ ngôn thợ làm vườn nho), họ không thể chấp nhận “một đồng” như những người thợ đến trễ. Họ phải chiếm phần hơn hay ít ra, những “tên thợ đến trễ” kia không thể nhận "một đồng" bằng họ.
Quả thật Tin Mừng của Chúa Giêsu đã làm cho họ chưng hửng ; và từ thái độ chưng hửng đã đưa họ tới chỗ dị ứng, ghen tương, đố kỵ và sẵn sàng loại bỏ Chúa Giêsu cùng với Tin Mừng “đáng ghét” của Ngài. Và kết thúc câu chuyện Nước Trời thì chính Đức Kitô đã tiên cảm trước trong chính dụ ngôn “tá điền sát nhân” : “Đứa thừa tự đây rồi ! Nào ta giết quách nó đi, và đoạt lấy gia tài nó !” Thế là chúng bắt lấy cậu, quăng ra bên ngoài vườn nho, và giết đi…(Mt 21,33-46)
Thật ra Nước Trời của Đức Kitô có loại trừ họ đâu. Chỉ cần họ hoán cải, chỉ cần “quay đầu” thì “thành Phật” mà. Ngay từ đầu, Ngài đã công bố : “Thời kỳ đã mãn và Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng” (Mc 1,15).
Câu chuyện Nước Trời trong Tin Mừng của Chúa Giêsu đâu đã khép lại ; và hôm nay Phụng vụ lại một lần nữa nhắc lại sứ điệp nầy để cảnh giác chúng ta về sự chọn lựa cuộc sống đức tin sao cho xứng hợp với những đòi hỏi của Nước Trời.
Ở giữa lòng cuộc sống thế giới hôm nay đã có bao chứng từ chọn lựa đẹp sống theo Tin Mừng mà chúng ta có thể noi gương :
- Đó là sự chọn lựa của em bé Nhật Bản 9 tuổi sẵn sàng hy sinh túi thực phẩm của mình cho những nạn nhân đói khát hơn trong cơn động đất.
- Đó là sự chọn lựa của cô giáo trẻ thạc sĩ Nguyễn thị Bích Hạnh sẵn sàng chấp nhận bị đuổi việc để sẵn sàng nói "có" cho sự thật và công lý.
- Đó là sự chọn lựa của người tín hữu Trương Văn Sương chấp nhận chét rũ tù vì lý tưởng đấu tranh cho tự do công lý.
- Đó cũng là chọn lựa của cô hoa hậu hoàn vũ 2011 Leila Lopes người da màu Angola tự tin nói lời "Tạ ơn Thiên Chúa" để giữ nguyên căn tính Kitô hữu của mình trước bao cám dỗ của vinh hoa phú quí...
Lời Chúa mời gọi chúng ta gột bỏ cái tôi “biệt phái” tự hào, luôn cho mình thuộc lớp người “đến từ giờ thứ nhất” bằng những công trạng, việc lành, chăm chuyên giữ đạo nghiêm túc mà khinh thường, loại trừ những anh chị em khác không như chúng ta.
Lời Chúa mời gọi chúng ta luôn hoán cải để đáp lại tiếng Chúa gọi mời trong thái độ khiêm hạ, thống hối làm lại cuộc đời cho dù ở đâu và lúc nào trên lộ trình cuộc sống.
Lời Chúa mời gọi chúng ta ngước nhìn về Chúa để tìm thấy và thuận theo ý Ngài, cho dù “ý tưởng của Chúa cách xa ngàn trùng với ý tưởng chúng ta” (BĐ 1).
Lời Chúa mời gọi chúng ta uốn nắn cuộc sống không theo những lối mòn của cái tôi ích kỷ, hình thức, hơm hĩnh, nhưng là “phù hợp với chính Tin Mừng của Chúa Giêsu” (BĐ 2).
Và như thế, cuộc đời chúng ta, cho dù chỉ là những “người thợ đến trễ”, chúng ta cứ vững tin rằng, lòng bao dung nhân hậu của Chúa sẽ không dè sẽn lấy bớt phần thưởng sẽ dành cho chúng trong ngày chung thẩm. Amen
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha đi vào gốc rễ của nạn thất nghiệp
Bùi Hữu Thư
21:49 18/09/2011
Đức Thánh Cha bế mạc Đại Hội Thánh Thể Ancona |
Rôma, ngày 13 tháng 9, 2011 (Zenit.org).- Chủ bút của nhật báo bán chính thức của Vatican nói là Đức Thánh Cha Benedict XVI đã đi tới gốc rễ của việc thất nghiệp trong chuyến viếng thăm Ancona một ngày Chúa Nhật vừa qua.
Đức Thánh Cha đã đến thành phố hải cảng của Ý để bế mạc Đại Hội Thánh Thể Quốc Gia lần thứ 25. Ngài đọc hai bài diễn từ dài và một bài giảng trong Thánh Lễ.
Giới truyền thông bình luận về ưu tư của Đức Thánh Cha, Giám Mục Thành Rôma và là giới chức cao cấp của Giáo Hội tại Ý, về nạn thất nghiệp và thiếu an ninh trong việc làm. Ông Gian Maria Vian nói: Đó là một sự lựa chọn có hiểu biết, trên tất cả mọi sự trong giai đoạn khủng hoảng này, và là một sự lựa chọn nhấn mạnh được sự quan tâm của Đức Thánh Cha."
Nhưng vị chủ bút báo L'Osservatore tiếp, "Chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha Benedict XVI và các bài diễn từ của ngài còn nhắm đến nhiều hơn nữa."
Ông nói Đức Thánh Cha đi tới tận "gốc rễ của vấn đề," ngài khuyến khích mọi người "suy nghĩ về các hậu quả của những nỗ lực tổ chức xã hội theo những ý thức hệ "nhắm tổ chức xã hội bằng quyền lực và kinh tế."
Đức Thánh Cha kêu gọi tái thiết lập sự tối thượng của Thiên Chúa, ông Vian nói, vì "con người cần bánh để sống. Dĩ nhiên, con người cần cơm bánh hàng ngày, nhưng trên hết cần đến bánh chính thật là chính Đức Kitô."
Vị chủ bút đề nghị: hậu quả của Thánh Thể có tính cách chính trị: "Thực vậy, Đức Thánh Cha nói, từ bí tích nằm tại trọng tâm của đức tin Kitô giáo -- một giả dụ mới về trách nhiệm của cộng đồng được phát hiện và 'một sự phát triển tích cực mới đã nẩy sinh và đặt trọng tâm vào con người, nhất là những người nghèo khó, bệnh tật hay thiếu thốn."
Ông Vian ghi nhận là Đức Thánh Cha Benedict XVI đã tiếp theo suy tư về bánh bằng một suy tư về rượu, là hình thái khác của Bí Tích Thánh Thể.
Trong diễn từ với các cặp đã đính hôn, Đức Thánh Cha nói về rượu mừng đã hết tại Cana.
Ông Vian nói: "Ngày nay cũng thế, rượu này đã hết, nhưng ngay ngày hôm nay, cũng như vào ngày đó, Đức Kitô muốn rượu này được rót ra cho tất cả mọi người: trong tình thân hữu với tất cả mọi con người."
Lời Chúa ngày Chúa nhật: ĐGH thăm Đức quốc
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
09:11 18/09/2011
Das Wort zum Sonntag - Lời Chúa ngày Chúa nhật.
Xã hội nước Đức là một xã hội tự do dân chủ, theo dạng đa nguyên không chỉ về chính trị đảng phái, mà cả về tôn giáo tín ngưỡng trong dân gian nữa. Xã hội này, cũng như các xã hội đất nước bên Âu châu, đang trở thành một xã hội có nhiều nền văn hóa của nhiều dân tộc sinh sống nơi đây .
Xã hội nước Đức có gốc rễ từ nền văn minh Kytô giáo ở Âu châu từ ngàn năm nay. Điều này tỏ hiện nơi các công trình văn hóa xây cất, nơi lịch sử sách vở còn ghi chép thuật lại. Văn minh Kytô giáo ăn rễ sâu vào đời sống xã hội văn hóa nơi đây.
Từ hàng chục năm nay, mỗi buổi chiều tối thứ bảy hằng tuần, đài truyền hình ARD, đài phát thanh quốc gia đều phát đi chương trình trình „Das Wort zum Sonntag- Lời Chúa ngày Chúa nhật“, như thức ăn tinh thần đạo giáo cho nhu cầu thính gỉa của một xã hội sống trong nền văn minh Kytô giáo. Chương trình trực tiếp truyền hình vị giảng thuyết này kéo dài thường là năm phút.
Các vị được mời nói giảng thuyết thường là các chức sắc chuyên về thần học trong hai đạo Công giáo và Tin Lành ở nước Đức. Nhưng cũng có những lần luật trừ.
Năm 1987 đức cố Giáo hoàng Gioan Phaolô đệ nhị, bây giờ trở thành Chân Phước trong Hội Thánh Chúa Giêsu, đã nói giảng thuyết trên đài ARD „ Das Wort zum Sonntag“.
Đức đương kim Giáo hoàng Benedictô thứ 16 đã giảng thuyết hai lần trên hệ thống ARD „ Das Wort zum Sonntag“ phát truyền đi khắp nước Đức cùng thế giới.
Tuần sau, ngày thứ năm 22.09.2011 đức Giáo hoàng Benedictô thứ 16. sẽ bắt đầu chuyến viếng thăm mục vụ nước Đức. Từ nhiều tháng qua Giáo Hội Công giáo nước Đức cùng với chính phủ nơi đây đã từng bước cẩn thận, rộn rã chuẩn bị cho chuyến viếng thăm này. Cũng có nhiều thành phần ồn ào lên tiếng phản đối bằng nhiều hình thức cùng với những lý luận chày cối hay theo một ý thức hệ mạ lỵ phỉ báng, đòi hỏi tẩy chay chuyến thăm viếng của ngài. Đây là xứ tự do tư tưởng, tự do ngôn luận!
Nhưng những người Công giáo Đức vẫn vui mừng hoan hỷ đón chờ Đức Giáo hoàng đến viếng thăm đất nước của họ. Người Công giáo Việt Nam đang sinh sống ở xã hội nước Đức cùng sống trong nhịp điệu hơi thở vui mừng chờ đón ngày đức Thánh Cha Benedictô thứ 16. sang thăm viếng.
Dịp này đài truyền hình ARD , ngày thứ bảy 17.09.2011 đã mời đức Giáo hoàng Benedictô 16. giảng thuyết „ Das Wort zum Sonntag“. Chương trình này được phát đi lúc 22.55 giờ đêm thứ bảy 17.09.2011 kéo dài gần năm phút.
Đức Thánh cha Bendictô 16, trong phẩm phục Giáo hoàng mầu trắng ngồi trên ghế của giáo hoàng gương mặt cùng đôi mắt tỏa ra nét căng thẳng nhưng hiền hòa nhân từ, cùng sâu sắc nhìn thẳng hướng về phía trứơc tới thính gỉa. Ngài nói giảng thuyết bình tĩnh thuộc lòng bài giảng như một người nói những gì xuất phát từ trong tim óc lúc đó suy nghĩ ra. Những tư tưởng ngài nói ra minh bạch có lý luận khoa học tâm lý thứ tự rõ ràng của một nhà thần học tầm cỡ thầy dậy, một nhà gỉang thuyết có nét bình dân đơn giản thu hút người nghe cả về cung cách diễn tả lẫn từ ngữ câu chữ dùng.
„ Thưa qúy Ông , qúy Bà,
Thưa đồng bào thân mến,
một vài ngày nữa tôi sẽ sang thăm viếng nước Đức. Tôi vui mừng về chuyến đi về thăm quê hương này. Tôi vui mừng hơn nữa đến thăm thủ đô Berlin, nơi đó sẽ có nhiều cuộc gặp gỡ; tôi vui mừng lễ dĩ nhiên đặc biệt sẽ đọc diễn văn trước các Vị Đại diện dân cử ở Quốc Hội – Bundestag- và dâng Thánh lễ ở sân vận động Olympia tại thủ đô Berlin.
Cao điểm của chuyến thăm viếng này là sẽ ở Erfurt: Trong tu viện Thánh Augustino, trong ngôi thánh đường Augustino, nơi đây Martin Luthero đã khởi đầu con đường của Ông, tôi sẽ được gặp gỡ các vị đại diện Giáo Hội Tin Lành nước Đức. Chúng tôi sẽ cùng nhau cầu nguyện, cùng nhau lắng nghe Lời Chúa nói, suy nghĩ và còn nói chuyện với nhau. Chúng tôi không chờ đợi điều gì ngoạn mục bất ngờ đâu. Thật ra điều to lớn diễn ra là chúng tôi cùng nhau ở nơi đó suy nghĩ, lắng nghe Lời Chúa, và cầu nguyện trong tinh thần sâu thẳm bên nhau, và làm sống động tinh thần đại kết hiệp nhất.
Điều khác thường cảm kích cho tôi trong chuyến viếng thăm này là cuộc gặp gỡ với dân chúng ở vùng Eichsfeld. Nơi đây là một vùng thôn quê nhỏ hẻo lánh, nhưng vùng Eichsfeld đã sống trải qua nhiều những biến động chao đảo của lịch sử. Dẫu vậy người dân nơi đây cũng vẫn một lòng trung thành giữ vững đức tin Công giáo.
Tôi sẽ đến thăm vùng miền Tây Nam nước Đức, thánh phố Freiburg, một thành phố lớn, sẽ có nhiều cuộc gặp gỡ ở nơi đó, đặc biệt buổi chiều tối canh thức cầu nguyện với giới trẻ, và sau cùng dâng Thánh lễ kết thúc cuộc thăm viếng.
Tất cả cuộc viếng thăm của tôi không phải là một cuộc du lịch tôn giáo, cũng chẳng phải một màn trình diễn ngoạn mục. Lời chỉ nam hướng dẫn cho những ngày thăm viếng này là : „ Nơi đâu có Thiên Chúa hiện diện, nơi đó có tương lai“. Điều này nhắc nhở: Thiên Chúa ở giữa trong khung cảnh tầm nhìn đời sống con người. Nơi nào thiếu vắng bóng Thiên Chúa, nơi đó con người chúng ta càng có nhu cầu cần Ngài.
Qúy Vị sẽ hỏi tôi: Có Thiên Chúa thật không? Và nếu Ngài thật sự có, Ngài làm gì với chúng ta ? Chúng ta có thể vào đến Ngài được không?
Thật ra: Chúng ta không thể đem thiên Chúa đặt trên bàn được, chúng ta không thể đụng chạm Ngài như đụng chạm vào một cái máy, hay bất cứ đồ vật gì cầm nắm trong tay được. Chúng ta phải bắt đầu khai triển lại khả năng nhận ra có Thiên Chúa hiện diện trong chúng ta.
Trong khung cảnh tầm cỡ bao la to lớn của vũ trụ chúng ta có thể mường tượng ra điều gì về tầm cỡ bao la to lớn của Thiên Chúa.
Chúng ta có thể dùng sử dụng kỹ thuật, vì chúng được xây dựng hợp lý làm ra do lý trí suy luận phát minh.Trong chiều kích to lớn của điều hợp lý nơi thế giới chúng ta có thể mường tượng ra điều gì của thần linh sáng tạo. Do bởi Thần linh sáng tạo mà điều suy luận hợp lý của lý trí nảy sinh khai triển ra. Và chúng ta có thể trong vẻ đẹp trong sáng của công trình tạo dựng thiên nhiên cũng nhìn nhận cảm thấy điều gì tốt đẹp, điều gì cao cả to lớn và cả lòng khoan dung nhân hậu của Thiên Chúa nữa.
Chúng ta có thể lắng nghe Lời hằng sống của Chúa viết trong Kinh Thánh, không phải chỉ đơn giản do con người nói, nhưng do chính từ Thiên Chúa nói thì thầm trong tâm hồn mà ta nghe được.
Và sau cùng, trong gặp gỡ với con người đã được Thiên Chúa thúc đẩy cảm hóa trong tận tâm hồn, chúng ta nhận ra Thiên Chúa. Tôi không chỉ nghĩ đến những vị lớn cao cả như Thánh Phaolô, Thánh Phanxicô khó nghèo Assisi, Mẹ Á Thánh Terexa, nhưng đến những con người đơn thành bình dân mà không được ai nói đến. Khi chúng ta gặp gỡ họ, ta cảm nhận thấy từ nơi họ điều gì về lòng từ tâm nhân hậu, điều vui mừng, điều to lớn, những điều đó làm chúng ta biết rằng Thiên Chúa hiện diện, và Ngài đang thúc đẩy cảm hóa ta.
Chính vì thế, chúng ta muốn trong những ngày này cố gắng nỗ lực tìm kiếm lại khuôn mặt Thiên Chúa, nhận ra rằng chính chúng ta là những con người, có nhiệm vụ mang ánh sáng niềm hy vọng vào trong đời sống trần gian. Ánh sáng đó do từ Thiên Chúa phátt sinh và giúp chúng ta sống đời sống mình.“
Giáo Hoàng Benedictô 16.
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long dịch từ bản Đức ngữ
Xã hội nước Đức là một xã hội tự do dân chủ, theo dạng đa nguyên không chỉ về chính trị đảng phái, mà cả về tôn giáo tín ngưỡng trong dân gian nữa. Xã hội này, cũng như các xã hội đất nước bên Âu châu, đang trở thành một xã hội có nhiều nền văn hóa của nhiều dân tộc sinh sống nơi đây .
Xã hội nước Đức có gốc rễ từ nền văn minh Kytô giáo ở Âu châu từ ngàn năm nay. Điều này tỏ hiện nơi các công trình văn hóa xây cất, nơi lịch sử sách vở còn ghi chép thuật lại. Văn minh Kytô giáo ăn rễ sâu vào đời sống xã hội văn hóa nơi đây.
Từ hàng chục năm nay, mỗi buổi chiều tối thứ bảy hằng tuần, đài truyền hình ARD, đài phát thanh quốc gia đều phát đi chương trình trình „Das Wort zum Sonntag- Lời Chúa ngày Chúa nhật“, như thức ăn tinh thần đạo giáo cho nhu cầu thính gỉa của một xã hội sống trong nền văn minh Kytô giáo. Chương trình trực tiếp truyền hình vị giảng thuyết này kéo dài thường là năm phút.
Các vị được mời nói giảng thuyết thường là các chức sắc chuyên về thần học trong hai đạo Công giáo và Tin Lành ở nước Đức. Nhưng cũng có những lần luật trừ.
Năm 1987 đức cố Giáo hoàng Gioan Phaolô đệ nhị, bây giờ trở thành Chân Phước trong Hội Thánh Chúa Giêsu, đã nói giảng thuyết trên đài ARD „ Das Wort zum Sonntag“.
Đức đương kim Giáo hoàng Benedictô thứ 16 đã giảng thuyết hai lần trên hệ thống ARD „ Das Wort zum Sonntag“ phát truyền đi khắp nước Đức cùng thế giới.
Tuần sau, ngày thứ năm 22.09.2011 đức Giáo hoàng Benedictô thứ 16. sẽ bắt đầu chuyến viếng thăm mục vụ nước Đức. Từ nhiều tháng qua Giáo Hội Công giáo nước Đức cùng với chính phủ nơi đây đã từng bước cẩn thận, rộn rã chuẩn bị cho chuyến viếng thăm này. Cũng có nhiều thành phần ồn ào lên tiếng phản đối bằng nhiều hình thức cùng với những lý luận chày cối hay theo một ý thức hệ mạ lỵ phỉ báng, đòi hỏi tẩy chay chuyến thăm viếng của ngài. Đây là xứ tự do tư tưởng, tự do ngôn luận!
Nhưng những người Công giáo Đức vẫn vui mừng hoan hỷ đón chờ Đức Giáo hoàng đến viếng thăm đất nước của họ. Người Công giáo Việt Nam đang sinh sống ở xã hội nước Đức cùng sống trong nhịp điệu hơi thở vui mừng chờ đón ngày đức Thánh Cha Benedictô thứ 16. sang thăm viếng.
Dịp này đài truyền hình ARD , ngày thứ bảy 17.09.2011 đã mời đức Giáo hoàng Benedictô 16. giảng thuyết „ Das Wort zum Sonntag“. Chương trình này được phát đi lúc 22.55 giờ đêm thứ bảy 17.09.2011 kéo dài gần năm phút.
Đức Thánh cha Bendictô 16, trong phẩm phục Giáo hoàng mầu trắng ngồi trên ghế của giáo hoàng gương mặt cùng đôi mắt tỏa ra nét căng thẳng nhưng hiền hòa nhân từ, cùng sâu sắc nhìn thẳng hướng về phía trứơc tới thính gỉa. Ngài nói giảng thuyết bình tĩnh thuộc lòng bài giảng như một người nói những gì xuất phát từ trong tim óc lúc đó suy nghĩ ra. Những tư tưởng ngài nói ra minh bạch có lý luận khoa học tâm lý thứ tự rõ ràng của một nhà thần học tầm cỡ thầy dậy, một nhà gỉang thuyết có nét bình dân đơn giản thu hút người nghe cả về cung cách diễn tả lẫn từ ngữ câu chữ dùng.
„ Thưa qúy Ông , qúy Bà,
Thưa đồng bào thân mến,
một vài ngày nữa tôi sẽ sang thăm viếng nước Đức. Tôi vui mừng về chuyến đi về thăm quê hương này. Tôi vui mừng hơn nữa đến thăm thủ đô Berlin, nơi đó sẽ có nhiều cuộc gặp gỡ; tôi vui mừng lễ dĩ nhiên đặc biệt sẽ đọc diễn văn trước các Vị Đại diện dân cử ở Quốc Hội – Bundestag- và dâng Thánh lễ ở sân vận động Olympia tại thủ đô Berlin.
Cao điểm của chuyến thăm viếng này là sẽ ở Erfurt: Trong tu viện Thánh Augustino, trong ngôi thánh đường Augustino, nơi đây Martin Luthero đã khởi đầu con đường của Ông, tôi sẽ được gặp gỡ các vị đại diện Giáo Hội Tin Lành nước Đức. Chúng tôi sẽ cùng nhau cầu nguyện, cùng nhau lắng nghe Lời Chúa nói, suy nghĩ và còn nói chuyện với nhau. Chúng tôi không chờ đợi điều gì ngoạn mục bất ngờ đâu. Thật ra điều to lớn diễn ra là chúng tôi cùng nhau ở nơi đó suy nghĩ, lắng nghe Lời Chúa, và cầu nguyện trong tinh thần sâu thẳm bên nhau, và làm sống động tinh thần đại kết hiệp nhất.
Điều khác thường cảm kích cho tôi trong chuyến viếng thăm này là cuộc gặp gỡ với dân chúng ở vùng Eichsfeld. Nơi đây là một vùng thôn quê nhỏ hẻo lánh, nhưng vùng Eichsfeld đã sống trải qua nhiều những biến động chao đảo của lịch sử. Dẫu vậy người dân nơi đây cũng vẫn một lòng trung thành giữ vững đức tin Công giáo.
Tôi sẽ đến thăm vùng miền Tây Nam nước Đức, thánh phố Freiburg, một thành phố lớn, sẽ có nhiều cuộc gặp gỡ ở nơi đó, đặc biệt buổi chiều tối canh thức cầu nguyện với giới trẻ, và sau cùng dâng Thánh lễ kết thúc cuộc thăm viếng.
Tất cả cuộc viếng thăm của tôi không phải là một cuộc du lịch tôn giáo, cũng chẳng phải một màn trình diễn ngoạn mục. Lời chỉ nam hướng dẫn cho những ngày thăm viếng này là : „ Nơi đâu có Thiên Chúa hiện diện, nơi đó có tương lai“. Điều này nhắc nhở: Thiên Chúa ở giữa trong khung cảnh tầm nhìn đời sống con người. Nơi nào thiếu vắng bóng Thiên Chúa, nơi đó con người chúng ta càng có nhu cầu cần Ngài.
Qúy Vị sẽ hỏi tôi: Có Thiên Chúa thật không? Và nếu Ngài thật sự có, Ngài làm gì với chúng ta ? Chúng ta có thể vào đến Ngài được không?
Thật ra: Chúng ta không thể đem thiên Chúa đặt trên bàn được, chúng ta không thể đụng chạm Ngài như đụng chạm vào một cái máy, hay bất cứ đồ vật gì cầm nắm trong tay được. Chúng ta phải bắt đầu khai triển lại khả năng nhận ra có Thiên Chúa hiện diện trong chúng ta.
Trong khung cảnh tầm cỡ bao la to lớn của vũ trụ chúng ta có thể mường tượng ra điều gì về tầm cỡ bao la to lớn của Thiên Chúa.
Chúng ta có thể dùng sử dụng kỹ thuật, vì chúng được xây dựng hợp lý làm ra do lý trí suy luận phát minh.Trong chiều kích to lớn của điều hợp lý nơi thế giới chúng ta có thể mường tượng ra điều gì của thần linh sáng tạo. Do bởi Thần linh sáng tạo mà điều suy luận hợp lý của lý trí nảy sinh khai triển ra. Và chúng ta có thể trong vẻ đẹp trong sáng của công trình tạo dựng thiên nhiên cũng nhìn nhận cảm thấy điều gì tốt đẹp, điều gì cao cả to lớn và cả lòng khoan dung nhân hậu của Thiên Chúa nữa.
Chúng ta có thể lắng nghe Lời hằng sống của Chúa viết trong Kinh Thánh, không phải chỉ đơn giản do con người nói, nhưng do chính từ Thiên Chúa nói thì thầm trong tâm hồn mà ta nghe được.
Và sau cùng, trong gặp gỡ với con người đã được Thiên Chúa thúc đẩy cảm hóa trong tận tâm hồn, chúng ta nhận ra Thiên Chúa. Tôi không chỉ nghĩ đến những vị lớn cao cả như Thánh Phaolô, Thánh Phanxicô khó nghèo Assisi, Mẹ Á Thánh Terexa, nhưng đến những con người đơn thành bình dân mà không được ai nói đến. Khi chúng ta gặp gỡ họ, ta cảm nhận thấy từ nơi họ điều gì về lòng từ tâm nhân hậu, điều vui mừng, điều to lớn, những điều đó làm chúng ta biết rằng Thiên Chúa hiện diện, và Ngài đang thúc đẩy cảm hóa ta.
Chính vì thế, chúng ta muốn trong những ngày này cố gắng nỗ lực tìm kiếm lại khuôn mặt Thiên Chúa, nhận ra rằng chính chúng ta là những con người, có nhiệm vụ mang ánh sáng niềm hy vọng vào trong đời sống trần gian. Ánh sáng đó do từ Thiên Chúa phátt sinh và giúp chúng ta sống đời sống mình.“
Giáo Hoàng Benedictô 16.
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long dịch từ bản Đức ngữ
ĐTC: Tin Mừng đã và còn đang biến đổi thế giới
Linh Tiến Khải
14:45 18/09/2011
Tin Mừng đã và đang biến đổi thế giới như một dòng sông tưới gội một cánh đồng mênh mông. Vì Thiên Chúa là Tình Yêu đã làm người nơi Đức Giêsu và với hiến tế của Người Ngài đã cứu chuộc nhân loại khỏi nô lệ sự dữ bằng cách trao ban cho nó một niềm hy vọng đáng tin cậy.
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khẳng định như trên trong buổi đọc kinh truyền tin chung với 2.000 tín hữu và du khách hành hương trưa Chúa Nhật 18-9-2011 trong sân nhà nghỉ mát Castel Gandolfo.
Giải thích ý nghĩa bài đọc thứ hai trong phụng vụ Chúa Nhật ngài nói: Anh chị em thân mến. Trong phụng vụ hôm nay bắt đầu bài đọc thư thánh Phaolô gửi tín hữu Philiphê, nghĩa là gửi các thành phần cộng đoàn mà chính thánh Tông Đồ đã thành lập trong thành phố Philiphê, một thuộc địa quan trọng của người Roma bên Macedonia, ngày nay là miền bắc Hy Lạp. Thánh Phaolô tới đây trong chuyến du hành truyền giáo thứ hai của người, từ bờ biển Anatolia đi ngang qua biển Egeo. Đây là lần đầu tiên Tin Mừng tới với Âu châu. Chúng ta đang ở vào năm 50, nghĩa là khoảng 20 năm sau cái chết và sự sống lại của Chúa Giêsu. Vậy mà trong Thư gửi tín hữu Philiphê đã có một bài thánh thi dâng kính Chúa Kitô giới thiệu một tổng hợp đầy đủ mầu nhiệm của Người: nhập thể, dốc đổ chính mình, nghĩa là hạ mình cho tới chết trên thập giá và được tôn vinh. Mầu nhiệm này đã trở thành một với cuộc đời của tông đồ Phaolô, là người viết bức thư này trong khi bị cầm tù, và đang chờ đợi lời tuyên án sống hay chết. Thánh nhân khẳng định: ”Đối với tôi sống là Chúa Kitô, và chết là một mối lợi” (Pl 1,21). Đây là một ý nghĩa mới của cuộc sống con người; nó hệ tại sự kết hiệp với Chúa Giêsu Kitô hằng sống; không phải chỉ như là một nhân vật lịch sử, một bậc thầy của sự khôn ngoan, một vị lãnh đạo tôn giáo, mà với một người có chính Thiên Chúa ở trong mình. Cái chết vá sự phục sinh là Tin Mừng khởi hành từ Giêrusalem được chỉ định đến với tất cả mọi người và mọi dân tôc, và biến đổi mọi nền văn hóa từ bên trong, bằng cách rộng mở chúng cho sự thật nền tảng này: đó là Thiên Chúa là tình yêu, đã làm ngươi nơi Đức Giêsu và với hiến tế của Người đã cứu chuộc nhân loại khỏi nô lệ sự dữ, bằng cách trao ban cho nó một niềm hy vọng có thể tin tưởng được.
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói về thánh Phaolô như sau: Thánh Phaolô là một con người tóm gọn nơi mình ba thế giới: thế giới do thái, thế giới hy lạp và thế giới roma. Không phải tình cờ mà Thiên Chúa đã trao phó cho thánh nhân sứ mệnh đem Tin Mừng từ Á châu tới Hy Lạp, rồi tới Roma, bằng cách bác một cây cầu sẽ phóng Kitô giáo tới tận cùng bờ cõi trái đất. Ngày nay chúng ta đang sống trong một thời đại của việc tái truyền giảng Tin Mừng. Có các chân trời rộng rãi được mở ra cho việc loan báo Tin Mừng, trong khi các vùng có truyền thống kitô cổ xưa được mời gọi tái khám phá ra vẻ đẹp của đức tin. Các nhân vật của sứ mệnh này là các người nam nữ, giống như thánh Phaolô, có thể nói rằng: ”Đối với tôi sống là Chúa Kitô”. Đó là các người, các gia đình, các cộng đoàn chấp nhận làm việc trong vườn nho của Chúa, theo hình ảnh của Phúc Âm Chúa Nhật này (x. Mt 20,1-16). Các người thợ khiêm tồn và quảng đại, không xin phần thưởng nào khác ngoài phần thưởng được chia sẻ sứ mệnh của Chúa Giêsu và của Giáo Hội Người. Thánh Phaolô viết trong thư: ”Nếu sống trong thân xác có nghĩa là làm việc sinh hoa trái, thì tôi thật không biết phải chọn cái gì” (Pl 1,22): sự kết hiệp tràn đầy với Chúa Kitô bên kia cái chết, hay việc phục vụ thân mình mầu nhiệm Người trên trần gian này.
Rồi Đức Thánh Cha kết luận bài huấn dụ như sau: Các bạn thân mến, Tin Mừng đã biến đổi thế giới và còn đang biến đổi nó, như một dòng sông trưởi gội một cánh đồng mênh mông. Chúng ta hãy hướng lời cầu lên Đức Trinh Nữ Maria để trong toàn Giáo Hội được chín mùi các ơn gọi linh mục tu sĩ và giáo dân phục vụ việc tái truyền giảng Tin Mừng.
Tiếp đến Đức Thánh Cha đã cất kinh Truyên Tin và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Sau kinh Truyền Tin Đức Thánh Cha đã chào tín hữu bằng nhiều thư tiếng khác nhau. Trong tiếng Pháp ngài khích lệ các học sinh sinh viên và giới phụ huynh như sau: Các năm học hành rất quan trọng: thật là điều quan trọng rộng mở lãnh vực hiểu biết và học sống với người khác. Vì thế tôi mời gọi giới phụ huynh theo dõi sát con em của nình và lắng nghe chúng kể lể, nói với chúng về các kinh nghiệm chúng đang sống, và như thế giúp chúng có các lựa chon tốt. Gia đình và học đường là thửa đất tốt, nơi đào tạo nhân loại ngày mai. Và lời cầu chúc trở thành lời kêu gọi: Ước chi mỗi trẻ em có thể nhận được nền giáo duc nó có quyền hưởng!
Bằng tiếng Đức Đức Thánh Cha nói: Tôi vui sướng vì các cuộc gặp gỡ với nhiều người bên Đức trong chuyến viếng thăm quê hương của tôi. Xin anh chị em đồng hành với chuyến viếng thăm của tôi bằng lời cầu nguyện; xin Chúa cho chúng ta lại sống kinh nghiệm vẻ đẹp và và sự tươi mát của đức tin một cách mới mẻ, và để chúng ta, như là các chứng nhân của Người, có thể trao ban cho tha nhân niền hy vọng và sự định hướng cho tương lai.
Trong tiếng Anh ngài mời gọi tín hữu vượt thắng các ghen tương đối với sự thành công của tha nhân, hay các bất mãn vì chúng ta đã không được cám ơn về sự phục vụ của mình. Có thể vượt thắng nó khi nghĩ tới các ơn Thiên Chúa rộng ban cho chúng ta.
Trong tiếng Ba Lan Đức Thánh Cha nhắc cho mọi người biết rằng Thiên Chúa ban cho chúng ta các đặc sủng khác nhau, các nhiệm vụ khác nhau nhưng cùng một đồng lương chờ đợi chúng ta: đó là niền vui được đời đời chia sẻ lòng lành của Thiên Chúa.
Bằng tiếng Ý Đức Thánh Cha đã chào nhiều nhóm hiện diện, trong đó có các nữ tu Trường truyền giáo Mẹ Giáo Hội ở Castel Gandolfo. Các chị thuộc nhiều nước khác nhau trong đó có hơn mười chị Việt Nam.
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khẳng định như trên trong buổi đọc kinh truyền tin chung với 2.000 tín hữu và du khách hành hương trưa Chúa Nhật 18-9-2011 trong sân nhà nghỉ mát Castel Gandolfo.
Giải thích ý nghĩa bài đọc thứ hai trong phụng vụ Chúa Nhật ngài nói: Anh chị em thân mến. Trong phụng vụ hôm nay bắt đầu bài đọc thư thánh Phaolô gửi tín hữu Philiphê, nghĩa là gửi các thành phần cộng đoàn mà chính thánh Tông Đồ đã thành lập trong thành phố Philiphê, một thuộc địa quan trọng của người Roma bên Macedonia, ngày nay là miền bắc Hy Lạp. Thánh Phaolô tới đây trong chuyến du hành truyền giáo thứ hai của người, từ bờ biển Anatolia đi ngang qua biển Egeo. Đây là lần đầu tiên Tin Mừng tới với Âu châu. Chúng ta đang ở vào năm 50, nghĩa là khoảng 20 năm sau cái chết và sự sống lại của Chúa Giêsu. Vậy mà trong Thư gửi tín hữu Philiphê đã có một bài thánh thi dâng kính Chúa Kitô giới thiệu một tổng hợp đầy đủ mầu nhiệm của Người: nhập thể, dốc đổ chính mình, nghĩa là hạ mình cho tới chết trên thập giá và được tôn vinh. Mầu nhiệm này đã trở thành một với cuộc đời của tông đồ Phaolô, là người viết bức thư này trong khi bị cầm tù, và đang chờ đợi lời tuyên án sống hay chết. Thánh nhân khẳng định: ”Đối với tôi sống là Chúa Kitô, và chết là một mối lợi” (Pl 1,21). Đây là một ý nghĩa mới của cuộc sống con người; nó hệ tại sự kết hiệp với Chúa Giêsu Kitô hằng sống; không phải chỉ như là một nhân vật lịch sử, một bậc thầy của sự khôn ngoan, một vị lãnh đạo tôn giáo, mà với một người có chính Thiên Chúa ở trong mình. Cái chết vá sự phục sinh là Tin Mừng khởi hành từ Giêrusalem được chỉ định đến với tất cả mọi người và mọi dân tôc, và biến đổi mọi nền văn hóa từ bên trong, bằng cách rộng mở chúng cho sự thật nền tảng này: đó là Thiên Chúa là tình yêu, đã làm ngươi nơi Đức Giêsu và với hiến tế của Người đã cứu chuộc nhân loại khỏi nô lệ sự dữ, bằng cách trao ban cho nó một niềm hy vọng có thể tin tưởng được.
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói về thánh Phaolô như sau: Thánh Phaolô là một con người tóm gọn nơi mình ba thế giới: thế giới do thái, thế giới hy lạp và thế giới roma. Không phải tình cờ mà Thiên Chúa đã trao phó cho thánh nhân sứ mệnh đem Tin Mừng từ Á châu tới Hy Lạp, rồi tới Roma, bằng cách bác một cây cầu sẽ phóng Kitô giáo tới tận cùng bờ cõi trái đất. Ngày nay chúng ta đang sống trong một thời đại của việc tái truyền giảng Tin Mừng. Có các chân trời rộng rãi được mở ra cho việc loan báo Tin Mừng, trong khi các vùng có truyền thống kitô cổ xưa được mời gọi tái khám phá ra vẻ đẹp của đức tin. Các nhân vật của sứ mệnh này là các người nam nữ, giống như thánh Phaolô, có thể nói rằng: ”Đối với tôi sống là Chúa Kitô”. Đó là các người, các gia đình, các cộng đoàn chấp nhận làm việc trong vườn nho của Chúa, theo hình ảnh của Phúc Âm Chúa Nhật này (x. Mt 20,1-16). Các người thợ khiêm tồn và quảng đại, không xin phần thưởng nào khác ngoài phần thưởng được chia sẻ sứ mệnh của Chúa Giêsu và của Giáo Hội Người. Thánh Phaolô viết trong thư: ”Nếu sống trong thân xác có nghĩa là làm việc sinh hoa trái, thì tôi thật không biết phải chọn cái gì” (Pl 1,22): sự kết hiệp tràn đầy với Chúa Kitô bên kia cái chết, hay việc phục vụ thân mình mầu nhiệm Người trên trần gian này.
Rồi Đức Thánh Cha kết luận bài huấn dụ như sau: Các bạn thân mến, Tin Mừng đã biến đổi thế giới và còn đang biến đổi nó, như một dòng sông trưởi gội một cánh đồng mênh mông. Chúng ta hãy hướng lời cầu lên Đức Trinh Nữ Maria để trong toàn Giáo Hội được chín mùi các ơn gọi linh mục tu sĩ và giáo dân phục vụ việc tái truyền giảng Tin Mừng.
Tiếp đến Đức Thánh Cha đã cất kinh Truyên Tin và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Sau kinh Truyền Tin Đức Thánh Cha đã chào tín hữu bằng nhiều thư tiếng khác nhau. Trong tiếng Pháp ngài khích lệ các học sinh sinh viên và giới phụ huynh như sau: Các năm học hành rất quan trọng: thật là điều quan trọng rộng mở lãnh vực hiểu biết và học sống với người khác. Vì thế tôi mời gọi giới phụ huynh theo dõi sát con em của nình và lắng nghe chúng kể lể, nói với chúng về các kinh nghiệm chúng đang sống, và như thế giúp chúng có các lựa chon tốt. Gia đình và học đường là thửa đất tốt, nơi đào tạo nhân loại ngày mai. Và lời cầu chúc trở thành lời kêu gọi: Ước chi mỗi trẻ em có thể nhận được nền giáo duc nó có quyền hưởng!
Bằng tiếng Đức Đức Thánh Cha nói: Tôi vui sướng vì các cuộc gặp gỡ với nhiều người bên Đức trong chuyến viếng thăm quê hương của tôi. Xin anh chị em đồng hành với chuyến viếng thăm của tôi bằng lời cầu nguyện; xin Chúa cho chúng ta lại sống kinh nghiệm vẻ đẹp và và sự tươi mát của đức tin một cách mới mẻ, và để chúng ta, như là các chứng nhân của Người, có thể trao ban cho tha nhân niền hy vọng và sự định hướng cho tương lai.
Trong tiếng Anh ngài mời gọi tín hữu vượt thắng các ghen tương đối với sự thành công của tha nhân, hay các bất mãn vì chúng ta đã không được cám ơn về sự phục vụ của mình. Có thể vượt thắng nó khi nghĩ tới các ơn Thiên Chúa rộng ban cho chúng ta.
Trong tiếng Ba Lan Đức Thánh Cha nhắc cho mọi người biết rằng Thiên Chúa ban cho chúng ta các đặc sủng khác nhau, các nhiệm vụ khác nhau nhưng cùng một đồng lương chờ đợi chúng ta: đó là niền vui được đời đời chia sẻ lòng lành của Thiên Chúa.
Bằng tiếng Ý Đức Thánh Cha đã chào nhiều nhóm hiện diện, trong đó có các nữ tu Trường truyền giáo Mẹ Giáo Hội ở Castel Gandolfo. Các chị thuộc nhiều nước khác nhau trong đó có hơn mười chị Việt Nam.
Việc nhập cư và ''Nước Hoa Kỳ sắp tới”
Nguyễn Trọng Đa
16:19 18/09/2011
(Bài của ĐTGM José Gomez, Los Angeles)
"Cha chúng ta ở trên Trời không dựng nên dân tộc nào hoặc nhóm sắc tộc nào thấp kém hơn dân tộc khác”
Đây là bài diễn văn của Đức Tổng Giám Mục José Gomez, tổng giáo phận Los Angeles, ngày 28-7 tại Viện Napa. Nhật báo L'Osservatore Romano đã công bố phiên bản này ngày 11-8.
Cuộc tranh luận chính trị của chúng ta về việc nhập cư ở Mỹ làm tôi thất vọng. Tôi thường nghĩ rằng chúng ta đang có nói chuyện xung quanh các góc cạnh của vấn đề thật sự. Cả hai mặt của lập luận này được lấy cảm hứng một ý tưởng đẹp và yêu nước của lịch sử và các giá trị Mỹ. Nhưng gần đây tôi đã bắt đầu tự hỏi: Chúng ta đang thật sự nói về nước Mỹ nào đây?
Mỹ đang thay đổi và đã thay đổi trong một thời gian dài. Các lực lượng của toàn cầu hóa đang thay đổi nền kinh tế của chúng ta, và buộc chúng ta phải xem xét lại phạm vi và mục đích của chính phủ chúng ta. Các mối đe dọa từ kẻ thù bên ngoài đang thay đổi cảm thức chúng ta về chủ quyền quốc gia. Mỹ đang thay đổi bên trong nữa.
Văn hóa của chúng ta đang thay đổi. Chúng ta có một cơ cấu pháp lý, vốn cho phép, và thậm chí trả tiền nữa, sự giết trẻ sơ sinh trong bụng mẹ. Các tòa án và cơ quan lập pháp của chúng ta đang tái định nghĩa các định chế tự nhiên của hôn nhân và gia đình. Chúng ta có một nền văn hóa ưu tú - trong chính phủ, các phương tiện truyền thông và các học viện – vốn là công khai thù địch với đức tin tôn giáo.
Mỹ đang trở thành một nước khác một cách cơ bản. Đây là lúc tất cả chúng ta nhận ra điều này – cho dù lập trường của chúng ta về vấn đề chính trị của việc nhập cư là ra sao chăng nữa. Chúng ta cần nhìn nhận rằng việc nhập cư là một phần của một loạt câu hỏi về căn tính và vận mạng đất nước chúng ta. Nước Mỹ là gì? Làm người Mỹ có nghĩa là gì? Chúng ta là ai với tư cách là một dân, và chúng ta đang hướng về đâu như là một quốc gia? "Nước Mỹ sắp tới" sẽ như thế nào?
Là người Công giáo, là công dân trung thành ở Mỹ, chúng ta phải trả lời các câu hỏi này trong một khung lớn hơn về qui chiếu. Là người Công Giáo, chúng ta phải luôn nhớ rằng còn có nhiều điều cho đời sống của bất kỳ quốc gia nào, hơn là các đòi hỏi của thời điểm trong chính trị, kinh tế và văn hóa. Chúng ta phải xem xét tất cả các đòi hỏi này và các cuộc tranh luận về chúng, trong ánh sáng kế hoạch của Thiên Chúa cho các quốc gia.
Đây là một thách thức lớn đối với chúng ta trong nền văn hóa này. Văn hóa của chúng ta thúc đẩy chúng ta "tư nhân hóa" đức tin của chúng ta, tách rời đức tin ra khỏi đời sống chúng ta trong xã hội. Chúng ta luôn phải cưỡng lại sự cám dỗ này. Chúng ta được kêu gọi sống đức tin của chúng ta trong các công ăn việc làm, gia đình và cộng đồng của chúng ta, và trong sự tham gia của chúng tôi vào đời sống công cộng. Điều đó có nghĩa là chúng ta phải đem một quan điểm đức tin Công Giáo cho cuộc tranh luận này về việc nhập cư. Chúng ta không thể chỉ nghĩ về vấn đề này như người đảng Dân chủ hay người đảng Cộng hòa, hoặc như người cấp tiến hay người bảo thủ.
Tôi nghĩ rằng tất cả chúng ta đều biết các giáo huấn của Giáo Hội chúng ta về việc nhập cư. Điều chúng ta cần hiểu rõ hơn là làm thế nào để nhìn việc nhập cư trong ánh sáng của lịch sử và mục đích của nước Mỹ, khi nhìn qua quan điểm của đức tin Công Giáo chúng ta. Khi chúng ta hiểu việc nhập cư từ quan điểm này, chúng ta có thể thấy rằng việc nhập cư không phải là một vấn đề cho nước Mỹ. Đây là một cơ hội. Việc nhập cư là chìa khóa cho sự đổi mới nước Mỹ.
Một trong các vấn đề mà chúng ta có ngày hôm nay là rằng chúng ta đã mất đi cảm thức của "câu chuyện" dân tộc của Mỹ. Nếu người dân chúng ta biết lịch sử chúng ta đầy đủ, những gì họ biết là không đầy đủ. Và khi chúng ta không biết toàn bộ câu chuyện, chúng ta kết thúc với các giả định sai về căn tính và văn hóa của Mỹ.
Câu chuyện của Mỹ, mà hầu hết chúng ta biết, được thiết lập ở New England. Đó là câu chuyện của các người định cư và con tàu Mayflower, Lễ Tạ Ơn đầu tiên, và bài giảng của John Winthrop về một "Thành phố trên ngọn đồi".
Đó là câu chuyện của những người vĩ đại như Washington, Jefferson và Madison. Đó là câu chuyện của các văn bản vĩ đại như Tuyên ngôn Độc lập và Tuyên ngôn Nhân quyền. Đó là một câu chuyện đẹp. Nó cũng đúng thật nữa. Mỗi người Mỹ cần biết các nhân vật này, các lý tưởng và nguyên tắc mà họ đã tranh đấu để có được. Từ câu chuyện này, chúng ta biết rằng căn tính và văn hóa của Mỹ được bắt nguồn chủ yếu từ các niềm tin Kitô giáo về phẩm giá con người.
Nhưng câu chuyện của các bậc công thần khai quốc và các sự thật, mà các vị cho là hiển nhiên, là không phải là toàn bộ câu chuyện về nước Mỹ. Phần còn lại của câu chuyện bắt đầu từ hơn một thế kỷ trước khi có người định cư. Nó bắt đầu vào thập niên 1520 ở Florida và thập niên 1540 ở California.
Nó là câu chuyện, không phải về việc giải quyết thuộc địa, và cơ hội chính trị và kinh tế. Nhưng nó là câu chuyện về khám phá và truyền giáo. Câu chuyện này không về người Tin Lành gốc Anh, mà là về người Công Giáo gốc Tây Ban Nha. Nó được tập trung, không ở New England, nhưng ở Nueva España - Tây Ban Nha mới - ở góc đối diện của lục địa.
Từ câu chuyện này, chúng ta biết rằng trước khi vùng đất này có tên, cư dân của nó đã được rửa tội nhân danh Chúa Giêsu Kitô. Những người dân của vùng đất này được gọi là Kitô hữu, trước khi họ được gọi là người Mỹ. Và họ được gọi tên này bằng tiếng Tây Ban Nha, tiếng Pháp và tiếng Anh.
Từ lịch sử này, chúng ta biết rằng rất lâu trước khi có Đảng Trà Boston, các nhà truyền giáo Công Giáo đã cử hành Thánh Lễ trên nền đất của lục địa này. Người Công giáo thành lập khu định cư lâu đời nhất của Mỹ, tại St.Augustine, Florida, năm 1565. Các nhà truyền giáo nhập cư đã đặt tên sông ngòi, núi non và vùng đất của lục địa này bằng tên các vị thánh, các bí tích và các tín điều.
Chúng ta lấy các tên này và cho là sự bình thường không để ý tới ý nghĩa của nó. Nhưng địa lý nước Mỹ làm chứng rằng quốc gia của chúng ta được sinh ra từ cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu Kitô. Thành phố Sacramento ("Bí Tích"). TP Las Cruces ("Thánh giá"). TP Corpus Christi ("Mình Chúa Kitô"). Ngay cả Núi Sangre de Cristo, được gọi là núi Bửu Huyết Chúa Kitô.
Nhà sử học thế kỷ 19 John Gilmary Shea nói điều này cách thật đẹp. Trước khi có nhà cửa trong vùng đất này, đã có bàn thờ rồi: "Thánh lễ đã được cử hành để thánh hóa đất đai, và lôi kéo phúc lành từ trời xuống, trước khi người ta bước đi tới để xây dựng nhà cửa cho con người. Bàn thờ nhiều tuổi hơn lò sưởi".
Đây là phần còn thiếu của lịch sử nước Mỹ. Và hôm nay hơn bao giờ hết, chúng ta cần biếtdi sản của sự thánh thiện và thờ phượng - đặc biệt là người Công giáo Mỹ. Cùng vớicác nhân vật Washington và Jefferson, chúng ta cần phải biết các câu chuyện của các vị tông đồ vĩ đại của Mỹ. Chúng ta cần biết các nhà truyền giáo Pháp như Mẹ Giuse và các linh mục dòng, Thánh Isaac Jogues và Cha Jacques Marquette, là những người đến từ Canada để mang đức tin cho phần nửa phía bắc của đất nước chúng ta. Chúng ta cần biết các nhà truyền giáo Tây Ban Nha như linh mục dòng Phanxicô Magin Català và linh mục Dòng Tên Eusebio Kino, là những người đến từ Mexico để truyền giáo cho lãnh thổ Tây Nam và Tây Bắc.
Chúng ta nên biết các câu chuyện của các người khác, như Chân phước Antonio Margil. Ngài là một linh mục dòng Phanxicô, và là một trong các gương mặt yêu thích của tôi từ cuộc truyền giáo đầu tiên ở Mỹ. Chân phước Antonio rời quê hương Tây Ban Nha của ngài và đi đến Tân Thế giới năm 1683. Ngài nói với mẹ ngài rằng ngài đến đây bởi vì "hàng triệu linh hồn đi lạc muốn có các linh mục, để xua tan bóng tối của sự không tín ngưỡng".
Mọi người thường gọi ngài là "ông Cha Bay". Ngài đi 40-50 dặm (64-80 km) mỗi ngày, đi bộ chân đất mà thôi. Cha Antonio đã có một cảm thức lục địa thật sự về việc truyền giáo. Cha thành lập các nhà thờ ở bang Texas và Louisiana, và cũng ở Costa Rica, Nicaragua, Guatemala và Mexico nữa.
Ngài là một linh mục can đảm và yêu mến. Ngài đã thoát chết nhiều lần khỏi bàn tay của người dân bản địa, vì ngài đến rao giảng Tin Mừng cho họ. Có lần ngài đã đứng trước mộtđội xử chết của người Da Đỏ vũ trang cung tên. Một lần khác, ngài đã gần như bị thiêu sống nguy đến tính mạng.
Tôi đã biết về cha Antonio khi tôi là Đức Tổng Giám Mục tổng giáo phận San Antonio. Ngài rao giảng ở đây năm 1719-1720, và thành lập Khu truyền giáo San José ở đó. Ngài thường nói về San Antonio như là trung tâm của việc truyền giáo ở Mỹ. Ngài nói: “San Antonio ... sẽ là bộ chỉ huy của mọi việc truyền giáo, mà Chúa chúng ta sẽ thiết lập…và đến thời điểm tốt lành, tất cả Thế giới Mới này sẽ trở lại đạo Công giáo hết”.
Đây là lý do thực sự cho nước Mỹ, khi chúng ta xem xét lịch sử của chúng tôi trong ánh sáng kế hoạch của Thiên Chúa cho các quốc gia. Nước Mỹ được dự định là một nơi gặp gỡ với Chúa Giêsu Kitô hằng sống. Điều này là động lực của các nhà truyền giáo đến đây đầu tiên. Tính cách dân tộc và tinh thần của Mỹ được ghi dấu sâu sắc bởi các giá trị Tin Mừng họ mang lại cho vùng đất này. Những giá trị này làm cho các tài liệu sáng lập của chính phủ chúng ta trở thành rất đặc biệt.
Mặc dù được thành lập bởi các Kitô hữu, Mỹ đã trở thành nhà cho một sự đa dạng tuyệt vời của các nền văn hóa, tôn giáo và lối sống. Sự đa dạng này khởi sắc một cách chính xác, bởi vì các vị sáng lập quốc gia của chúng ta đã có một tầm nhìn Kitô giáo về con người, sự tự do, và sự thật.
Ông G. K. Chesterton nói thật nổi tiếng rằng "Mỹ là quốc gia duy nhất trong thế giới đượcthành lập trên một tín ngưỡng". Và "tín ngưỡng" này, như ông công nhận, là Kitô giáo cách cơ bản. Chính niềm tin cơ bản của Mỹ nói rằng tất cả đàn ông và phụ nữ được tạo ra bình đẳng - với các quyền được Thiên Chúa trao là sự sống, sự tự do, và mưu cầu hạnh phúc.
Mỗi quốc gia nào khác trong lịch sử đã được thành lập trên cơ sở của lãnh thổ chung và dân tộc - quan hệ đất đai và quan hệ họ hàng. Còn Mỹ là dựa trên lý tưởng Kitô giáo, trên niềm tin vốn phản ảnh tính phổ quát tuyệt vời của Tin Mừng. Kết quả là, chúng ta đã luôn luôn là một quốc gia có nhiều dân tộc. E pluribus Unum (Hiệp nhất trong đa dạng). Một dân tộc hình thành từ nhiều dân tộc, chủng tộc và tín ngưỡng.
Trong suốt lịch sử của chúng ta, các vấn đề đã luôn luôn phát sinh khi chúng ta được ban niềm tin này cho Mỹ. Hoặc khi chúng ta đã cố gắng hạn chế nó một cách nào đó. Đó là lý do tại sao thật là cần thiết ngày nay chúng ta nhắc nhớ lịch sử truyền giáo của Mỹ - và tái cống hiến chính mình cho tầm nhìn về "tín ngưỡng” thành lập của Mỹ.
Khi chúng ta quên nguồn gốc của nước ta trong việc truyền giáo của người Công giáo gốc Tây Ban Nha cho thế giới mới, chúng ta kết thúc với những ý tưởng bị biến dạng về bản sắc dân tộc của chúng ta. Chúng ta kết thúc với một ý tưởng rằng Mỹ có nguồn gốc từ người châu Âu da trắng duy nhất, và văn hóa của chúng ta là chỉ dựa trên chủ nghĩa cá nhân, đạo đức làm việc và pháp quyền, mà chúng ta thừa hưởng từ tổ tiên Tin Lành gốc Anh của chúng ta.
Khi điều đó đã xảy ra trong quá khứ, nó đã dẫn đến các giai đoạn trong lịch sử của chúng ta, mà chúng ta ít tự hào nhất – sự ngược đãi người Mỹ bản xứ; chế độ nô lệ; sự bùng lên của thuyết cho rằng công dân sinh ra ở địa phương trội hơn người nhập cư và thuyết chống Công giáo; sự giam giữ người Mỹ gốc Nhật trong Chiến tranh thế giới lần thứ II; các phiêu lưu của "vận mệnh hiển nhiên".
Lẽ tất nhiên có các nguyên nhân phức tạp hơn nhiều đằng sau các thời điểm này trong lịch sử của chúng ta. Nhưng tại gốc rễ, tôi nghĩ rằng chúng ta có thể thấy một yếu tố chung - một khái niệm sai lầm cho rằng "người Mỹ thật sự" là người có một chủng tộc đặc biệt, giai cấp, tôn giáo, hoặc nền tảng dân tộc đặc biệt.
Tôi lo lắng rằng trong các cuộc tranh luận chính trị hiện nay về việc nhập cư, chúng ta đang bước vào một giai đoạn mới của thuyết cho rằng công dân sinh ra ở địa phương trội hơn người nhập cư. Sự biện minh trí tuệ cho thuyết mới này được thành lập vài năm trước đây trong một cuốn sách có ảnh hưởng của giao sư Samuel Huntington ở Đai học Harvard, nhan đề là "Chúng ta là ai?" (Who Are We?). Ông đưa ra rất nhiều lập luận phức tạp tinh vi, nhưng lập luận cơ bản của ông là bản sắc và văn hóa của người Mỹ đang bị đe dọa bởi người nhập cư Mexico.
Căn tính thật sự của người Mỹ "là sản phẩm của nền văn hóa Tin lành-Anh quốc nổi bật của các người định cư thành lập của Mỹ trong thế kỷ 17 và 18", theo ông Huntington. Ngược lại, các giá trị của người Mexico bắt nguồn trong một nền “văn hóa đạo Công giáo" về cơ bản không tương thích, mà theo ông Huntington lập luận, không tạo giá trị cho sáng kiến riêng hoặc đạo đức công việc, thay vào đó lại khuyến khích sự thụ động và chấp nhận đói nghèo.
Đây là các tuyên bố quen thuộc và cũ xưa của thuyết cho rằng công dân sinh ra ở địa phương trội hơn người nhập cư, và chúng dễ dàng làm mất uy tín. Người ta có thể nêu ra di sản vinh quang của văn học và nghệ thuật Tây Ban Nha, hoặc thành tích của người Mỹ gốc Mexico và người Mỹ gốc Tây Ban Nha trong kinh doanh, chính phủ, y học và các lĩnh vực khác.Thật không may, ngày nay chúng ta còn nghe các ý tưởng như ý tưởng của ông Huntington được lặp đi lặp lại trên truyền hình cáp và trên đài phát thanh - và thậm chí đôi khi từ miệng một số nhà lãnh đạo chính trị của chúng ta.
Có các sự khác biệt đáng kể không phủ nhận giữa các giả định văn hóa của người Công Giáo gốc Tây Ban Nha và người Tin Lành gốc Anh. Loại suy nghĩ mù quáng này bắt nguồn từ một sự hiểu biết không đầy đủ về lịch sử Mỹ. Trong lịch sử, cả hai nền văn hóa có một yêu cầu chính đáng về chỗ đứng trong "câu chuyện" dân tộc của chúng ta - và trong sự hình thành của một bản sắc đích thực và tính cách dân tộc của người Mỹ.
Tôi tin rằng người Công giáo Mỹ có một nhiệm vụ đặc biệt hôm nay là người giám hộ của sự thật về tinh thần Mỹ và bản sắc dân tộc của chúng ta. Tôi tin rằng chúng ta phải là chứng nhân cho một loại chủ nghĩa yêu nước của Mỹ.
Chúng ta được mời gọi đưa ra tất cả những gì cao thượng trong tinh thần của người Mỹ. Chúng ta cũng được kêu gọi thách thức những người có thể làm giảm hoặc "hạ giá" căn tính thực sự của Mỹ. Kể từ khi tôi đến California, tôi đã suy nghĩ rất nhiều về Chân Phước Junipero Serra, một người nhập cư Dòng Phanxicô đến từ Tây Ban Nha, qua ngã Mexico, để rao giảng Tin Mừng cho bang lớn lao này.
Chân Phước Junipero yêu thương các người bản địa của lục địa này. Ngài đã học ngôn ngữ địa phương của họ, tập tục và niềm tin của họ. Ngài đã dịch Phúc Âm, các kinh đọc và giáo lý đức tin, để tất cả mọi người có thể nghe thấy các công trình vĩ đại của Thiên Chúa trong tiếng mẹ đẻ của mình! Ngài ghi dấu Thánh giá trên trán người dân và nói với họ, Amar a Dios! Hãy yên mến Chúa!
Đây là một cách tốt để hiểu nhiệm vụ của chúng ta là người Công Giáo trong nền văn hóa của chúng ta hôm nay. Chúng ta cần tìm một cách để "dịch" Tin Mừng tình yêu cho người dân của thời đại chúng ta. Chúng ta cần phải nhắc nhở cho anh chị em của mình các chân lý, đã được giảng dạy bởi Chân Phước Junipero và các nhà truyền giáo anh em của ngài. Cần nhắc nhở rằng chúng ta đều là con cái của một Cha trên trời. Cần nhắc nhở rằng Cha chúng ta ở trên trời không làm cho một số quốc gia hoặc nhóm chủng tộc "thấp kém" hoặc ít xứng đáng hơn, với các phước lành của Ngài.
Người Công giáo cần dẫn dắt đất nước chúng ta vào một tinh thần mới của sự đồng cảm. Chúng ta cần phải giúp đỡ anh chị em của chúng ta bắt đầu nhìn những người lạ giữa chúng ta như họ thực sự là họ - chứ không nhìn theo chủng loại chính trị hay ý thức hệ, hoặc các định nghĩa bắt nguồn từ nỗi sợ hãi của chính chúng ta.
Điều này là rất khó, tôi biết. Tôi biết là một thách thức đặc biệt khi nhìn những người nhập cư đang ở đây cách bất hợp pháp. Nhưng sự thật là rất ít người "chọn" phải lìa bỏ quê hương của mình. Di cư là hầu như luôn luôn một sự bắt buộc cho người ta, do các điều kiện thảm khốc mà họ phải đối mặt trong cuộc sống của họ.
Hầu hết các người đàn ông và phụ nữ, những người đang sống ở Mỹ mà không có giấy tờ hợplệ, đã phải vượt qua hàng trăm, thậm chí hàng ngàn dặm nữa. Họ đã để lại tất cả mọi thứ phía sau, liều mạng sống và sự an toàn của họ. Họ đã làm điều này, không vì sự thoải mái riêng hoặc lợi ích ích kỷ của họ. Họ đã làm điều này để nuôi sống người thân yêu của họ. Để được làm cha, làm mẹ tốt. Để làm con trai và con gái dễ thương.
Những người nhập cư này - dù họ đến đây cách nào - là những con người có nghị lực và khát vọng. Họ là những người không sợ công việc khó khăn hoặc sự hy sinh. Họ không hề giống những gì mà giáo sư Huntington và những người khác mô tả! Những người đàn ông và phụ nữ này có lòng can đảm và các đức tính khác. Đa số họ tin vào Chúa Giêsu Kitô và yêu Giáo hội Công giáo của chúng ta. Họ chia sẻ các giá trị truyền thống của Mỹ về đức tin, gia đình và cộng đồng.
Đó là lý do tại sao tôi tin rằng các anh chị em nhập cư của chúng ta là chìa khóa cho sự đổi mới của Mỹ. Và tất cả chúng ta đều biết rằng nước Mỹ cần đổi mới - kinh tế và chính trị, nhưng cũng cần đổi mới tinh thần, đạo đức và văn hóa nữa. Tôi tin rằng các người này, đến đất nước chúng ta, sẽ mang lại một tinh thần kinh doanh mới và trẻ trung về làm việc chăm chỉ cho nền kinh tế của chúng ta. Tôi cũng tin rằng họ sẽ giúp đổi mới tâm hồn của Mỹ.
Trong cuốn sách cuối cùng của Chân phước Gioan Phaolô II “Hoài niệm và căn tính” (Memory and Identity), viết vào năm Ngài qua đời, Ngài nói: "Lịch sử của tất cả các quốc gia được kêu gọi lấy chỗ đứng trong lịch sử cứu độ". Chúng ta phải nhìn việc nhập cư trong bối cảnh của nước Mỹ cần đổi mới. Và chúng ta cần nhìn cả việc nhập cư và sự đổi mới của Mỹ trong ánh sáng kế hoạch của Thiên Chúa cho việc cứu độ và lịch sử của các quốc gia.
Lời hứa của Mỹ là rằng chúng ta có thể là một quốc gia, trong đó các người nam và người nữ từ tất cả các nền chủng tộc, tín ngưỡng và quốc gia, có thể sống với nhau như anh chị em. Mỗi người trong chúng ta là một người con của lời hứa đó. Nếu chúng ta vạch ra gia phả của hầu hết mọi người ở Mỹ, các dòng dõi tổ tiên sẽ dẫn chúng ta vượt ra ngoài biên giới của chúng ta đến một số vùng đất lạ, nơi mà mỗi tổ tiên chúng ta đã sinh sống.
Sự kế thừa này đến với người Công giáo Mỹ như một món quà và một nhiệm vụ. Chúng ta được mời gọi có các đóng góp riêng của chúng ta cho quốc gia này - thông qua cách chúng ta sống đức tin của chúng ta trong Chúa Giêsu Kitô như là công dân tốt. Lịch sử của chúng ta cho thấy rằng nước Mỹ được sinh ra từ sứ mệnh của Giáo Hội cho các quốc gia. "Nước Mỹ sắp tới" sẽ được xác định bởi các lựa chọn, mà chúng ta làm với tư cách là môn đệ của Chúa và công dân của Mỹ. Qua các thái độ và hành động của chúng ta, qua các quyết định mà chúng ta làm, chúng ta đang viết các chương tiếp theo của câu chuyện Mỹ.
Xin Đức Mẹ Guadalupe, Mẹ của các nước châu Mỹ, ban cho chúng ta lòng can đảm mà chúng Ta cần, để làm những gì Chúa chúng ta đòi hỏi.
Tại sao Giáo Hội và Quốc Gia không thể là bạn hữu?
Bùi Hữu Thư
21:44 18/09/2011
Đức Thánh Cha tại Castel Gaondolfo |
Một mặt Đức Thánh Cha lưu ý là các xã hội không được cột neo chặt trên các giá trị Kitô giáo sẽ bị trôi dạt trên biển cả mênh mông, vì coi thường chân lý gắn bó nhân loại với công lý, hòa bình, tôn trọng và liên đới.
Mặt khác, lại có những nhóm người và cá nhân lại cố tình ôm chặt lấy chính sách dân chủ của việc phân cách Giáo Hội và quốc gia, họ không muốn bất cứ tiếng nói nào liên quan đến tôn giáo được tự do phát biểu trên diễn đàn công cộng.
Một giới chức trong Hội Đồng Giáo Hoàng về Văn Hóa nói: Tại nhiều quốc gia Tây Phương, nhất là các nước Âu Châu, khi một vị lãnh đạo giáo hội lên tiếng về chiều kích đạo đức của bất cứ vấn đề nào, "thì lập tức vị này bị tấn công y như vị ấy đang gây trở ngại".
Linh mục Theodore Mascarenhas, một thành viên của Dòng Truyền Giáo Thánh Phanxicô Xaviê (Society of the Missionaries of St. Francis Xavier) nói: "Nền dân chủ của chúng ta đã trở nên có tính cách chọn lọc," và bất khoan dung khi tất cả một phần của một cộng đồng -- là những người của đức tin - bị từ chối không cho có tự do ngôn luận trong lãnh vực cộng cộng.
Cha Mascarenhas nói: Sự phân cách giữa giáo hội và quốc gia, đã là tiêu biểu cho nền tảng dân chủ, "tiếc thay đã biến thành sự phân cách giữa Thiên Chúa và đời sống," trong đó các niềm tin và các giá trị tôn giáo đã không những phải bị gạt bỏ ra ngoài phương thức lấy quyết định của quần chúng, mà còn phải bị loại bỏ ra ngoài đời sống của con người nữa.
Linh mục Mascarenhas, một giáo sư và là một học giả về Thánh Kinh nói với hãng thông tấn Catholic News Service là Âu Châu, được nhìn qua các cuộc tranh luận thường xuyên về việc có cho phụ nữ đội khăn chùm đầu hay treo thánh giá trên tường các lớp học hay không, cần phải cẩn thận để tránh rơi vào một hình thức Taliban hóa."
Chung quanh việc một linh mục Công Giáo Úc bị nêu tên tại Thượng Viện
Vũ Văn An
23:26 18/09/2011
Mấy ngày nay, dư luận Công Giáo Úc đang xôn xao về việc một linh mục Công Giáo, thuộc Tổng Giáo Phận Adelaide, bị một thượng nghị sĩ nêu đích danh hãm hiếp một cựu linh mục Công Giáo và hiện đang lãnh đạo Giáo Hội Anh Giáo Cổ Truyền thế giới. Trước khi đi vào chi tiết các nhân vật liên hệ đến vụ việc, xin mời bạn đọc nghe hai bản tường trình, một của Mark Colvin thuộc chương trình PM của Đài Truyền Thanh ABC và một của Leigh Sales thuộc chương trình Lateline của Đài Truyền Hình ABC1.
Giáo Hội trả lời Thượng Nghị Sĩ Xenophon về lời tố cáo lạm dụng tình dục
Mark Colvin: Vị linh mục ở tâm điểm lời tố cáo bị tai tiếng lạm dụng tình dục trong Giáo Hội Công Giáo đã đưa ra một công bố với truyền thông, và Đức Tổng Giám Mục Adelaide đã lên tiếng bênh vực ngài.
Đức Ông Ian Dempsey từ khước không nhận bất cứ câu hỏi nào sau khi đọc lời công bố soạn sẵn của ngài.
Đêm qua, Thượng Nghị Sĩ Nick Xenophon đã sử dụng đặc quyền nghị viện để nêu đích danh Đức Ông Dempsey là người bị tố hiếp dâm.
Đức Ông Dempsey cực lực bác bỏ lời tố cáo ấy, nhưng Thượng Ngị Sĩ Xenophon vẫn giữ quyết định nêu đích danh vị linh mục này tại Quốc Hội.
Sau đây là tường trình của Nance Haxton.
Nance Haxton: Hôm nay, một Đức Ông Ian Dempsey bị xúc động trông thấy đã đối diện với giới truyền thông để bác bỏ các lời tố cáo cho ngài là một người hiếp dâm. Ngài đưa ra một lời tuyên bố có suy nghĩ ngay tại phía trước nhà xứ của ngài tại Brighton.
Ian Dempsey: Sau các khai triển vào ngày hôm qua, tôi muốn tuyên bố rằng tôi biết được các lời tố cáo vô căn cứ của John Hepworth chống lại tôi, nhờ cuộc điều tra do Đức TGM Adelaide ra lệnh. Tôi đã xác minh bằng cách viết cho cuộc điều tra này rằng tôi cực lực bác bỏ các lời tố cáo, mà theo tôi, liên quan tới những biến cố đã xẩy ra khoảng 45 năm trước và không hề có liên hệ gì tới người chưa đến tuổi khôn (under-age). Vì cuộc điều tra còn đang tiếp diễn, nên tôi không có gì để nói thêm, ngoài việc bác bỏ các lời tố cáo.
Nance Haxton: Sau đó, ngài nói với báo chí là ngài sẽ đi nghỉ một tháng. Đêm qua, TNS Nick Xenophon đã sử dụng đặc quyền nghị viện để nêu đích danh Đức Ông Ian Dempsey là người bị tố cáo hiếp dâm Đức TGM John Hepworth. Vị TGM này tố cáo rằng ngài liên tiếp bị hiếp dâm bởi 3 linh mục trong thời gian 12 năm, lúc đang được huấn luyện tại một chủng viện Công Giáo, nhưng hiện nay chỉ còn một linh mục sống sót. Điều đáng lưu ý là Đức Ông Ian Dempsey không nhắc gì tới TNS Xenophon trong lời tuyên bố của ngài. Judy Fernandez thuộc Hội Đồng Giáo Xứ Brighton lên tiếng bênh vực cha xứ đã 10 năm của bà.
Judy Fernandez: Chúng tôi rất tiếc TNS Xenophon đã quyết định biến việc này thành công khai, khi diễn trình điều tra còn đang tiến hành. Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ Đức Ông Dempsey, người đã cực lực bác bỏ lời tố cáo, trong việc ngài hợp tác với cuộc điều tra của Tổng Giáo Phận. Và chúng tôi sẽ làm tất cả những gì để giáo xứ vượt qua thời gian khó khăn này.
Nance Haxton: Ông Brian Crowe, cựu thẩm phán và là giáo dân giáo xứ Brighton, đứng bên cạnh Đức Ông Ian Dempsey trong cuộc gặp gỡ báo chí, đã gần như không cầm được nước mắt.
Brian Crowe: Nói theo kiểu bình dân, có lẽ quí vị sẽ gọi ngài là một gã tốt (good bloke), đó chính là tư thế của ngài trong cộng đoàn. Ngài chắc chắn là một cha xứ tuyệt hảo. Ngài được cả giáo xứ kính trọng cao độ và được mọi người rất yêu quí.
Nance Haxton: Hôm nay, TNS Xenophon vẫn duy trì quyết định nêu đích danh vị linh mục vào đêm qua tại Thượng Viện dưới đặc quyền nghị viện.
Nick Xenophon: Đặc quyền nghị viện là một vấn đề hết sức nghiêm trọng, một vấn đề cần được nghiêm chỉnh cân nhắc và tôi rất biết ơn ông chủ tịch (Thượng Viện) đã nhắc nhở tôi về các qui luật, nhưng tôi hiểu rõ các qui luật đối với đặc quyền này và tầm quan trọng của nó.
Khi những lời tố cáo nghiêm trọng được đưa ra và dĩ nhiên phải tuyệt đối giả thiết người ta (người bị tố cáo) là vô tội, nhưng khi có những lời tố cáo như thế, thì trong những trường hợp tương tự, qui luật chung là vị linh mục phải bị huyền chức (stood down), đi nghỉ vì lý do hành chính, trong khi có cuộc điều tra thích đáng.
Bởi thế, tôi thực sự nghĩ rằng trái banh phần lớn hiện nằm trong tay Giáo Hội Công Giáo phải đưa vấn đề ra tòa án Nam Úc và theo tôi, thủ tục hiện nay không thoả đáng.
Nance Haxton: Đức TGM John Hepworth nói rằng ngài đang tính đem vấn đề ra cảnh sát.
John Hepworth: Tôi đã được nhiều người khuyên là hãy nghĩ xem cảnh sát có thể làm gì hơn cho tôi và tôi hứa là sẽ trở lại vấn đề này một tuần nữa để xem sự việc diễn tiến ra sao. Nhưng rõ ràng là: vì Giáo Phận (Adelaide) vẫn còn đang trong giai đoạn điều tra sơ khởi, nên giải pháp kia vẫn còn nằm trên bàn của tôi.
Nance Haxton: Nhưng Đức TGM Công Giáo của Adelaide là Philip Wilson nói rằng TNS Xenophon sai khi nêu đích danh vị linh mục. Ngài cũng bênh vực cách giáo hội xử lý vụ việc.
Philip Wilson: Tôi hết sức buồn là TNS Xenophon đã nêu đích danh vị linh mục tại Quốc Hội. Ông không cần phải làm như thế, nhất là xem ra đó không phải là ý muốn của Đức TGM Hepworth. Không bao giờ có ai cho rằng việc vị linh mục hiện diện tại giáo xứ có chi nguy hiểm cả, hơn nữa, cuộc điều tra đang được tiến hành. Sự thiệt hại đối với thanh danh của vị linh mục là điều hiển nhiên và nặng nề, và theo thiển ý, việc này chỉ có hại cho suy đoán vô tội, một suy đoán mà ai trong chúng ta cũng có quyền được hưởng.
Ngoài điều đó ra, nỗi đau buồn cho giáo xứ cũng hết sức to lớn. Điều xẩy ra quả không đẹp chút nào, quả rất bất công. Tuy nhiên, ưu tư của tôi hiện nay là bảo đảm để cuộc điều tra được tiếp tục; cuộc điều tra ấy phải trong sáng, độc lập và mau chóng kết thúc theo cách thức hợp lệ và thích đáng.
Đó là điều đã xẩy ra cho tới nay và tôi cầu xin để những biến cố trong mấy ngày qua không làm cản trở diễn trình điều tra.
Mark Colvin: Đức TGM Công Giáo của Adelaide Philip Wilson đã chấm dứt tường trình của Nance Haxton.
Lời tố cáo của Xenophon khiến đặc quyền nghị viện được chú ý
Leigh Sales: Việc sử dụng đặc quyền nghị viện đang bị nhiều người soi mói sau các lời tố cáo gây chấn động của TNS độc lập Nick Xenophon. Trong lời phát biểu trước một nghị viện gần như trống rỗng vào đêm thứ Ba, TNS Xenophon đã nêu đích danh một linh mục Công Giáo ở Adelaide là hiếp dâm một đồng nghiệp linh mục cuối thập niên 1960. TNS nói rằng ông làm như thế vì thất vọng trước việc rõ ràng giáo quyền Công Giáo không chịu hành động. Hôm nay, vị linh mục bị nêu danh, Đức Ông Ian Dempsey, đã cực lực bác bỏ mọi lời tố cáo ấy. Mike Sexton có bài tường trình từ Adelaide.
Mike Sexton: Giáo xứ Công Giáo Brighton chạy dài theo một giải đất đầy phong cảnh và giầu có của bãi tắm Adelaide. Nhưng hôm nay, giáo xứ thanh bình này thấy mình rơi vào giữa một trận cuồng phong luật lệ và luân lý do việc cha xứ của họ bị TNS Nick Xenophon nêu đích danh tại Quốc Hội.
Nick Xenophon, TNS độc lập: Giáo dân giáo xứ Brighton có quyền biết rằng trong 4 năm qua, vẫn chưa được giải quyết việc linh mục Ian Dempsey cưỡng hiếp John Hepworth, và các vị lãnh đạo Giáo Hội đã không chịu điều tra vụ việc này một cách thích đáng, họ đã không chịu huyền chức vị linh mục này.
Ian Dempsey, linh mục: Tôi cực lực bác bỏ các lời tố cáo, mà theo tôi, liên quan tới các biến cố đã xẩy ra khoảng 45 năm trước và không liên hệ gì tới người dưới tuổi khôn.
Philip Wilson, Tổng Giám Mục Công Giáo Adelaide: Cho rằng tổng giáo phận Adelaide không đáp ứng lời tố cáo một cách thích đáng hay trì hoãn hoặc xử lý không đúng lời khiếu nại của Đức TGM Hepworth là hoàn toàn sai.
Mike Sexton: TNS Xenophon nói rằng động lực của ông là nỗi thất vọng khi thấy Giáo Hội không khẩn trương xử lý các lời tố cáo của cựu linh mục John Hepworth, người cho rằng vụ lạm dụng kia đã gây chấn thương lâu dài cho ngài.
John Hepworth, TGM Hiệp Thông Anh Giáo Cổ Truyền: Như mọi nạn nhân, đời bạn bị khủng hoảng trầm trọng. Khó xử lý với mọi người, nhất là những người gần gũi với bạn, muốn thân mật nhưng không biết phải xử lý ra sao.
Mike Sexton: Các khiếu nại chống lại hai linh mục ở Victoria, cả hai đều đã chết, đã được giải quyết gần đây, và John Hepworth đã nhận được bồi thường. Nhưng lời tố cáo của ngài chống lại vị linh mục ở Nam Úc thì vẫn còn đó. Một số người chất vấn việc TNS sử dụng đặc quyền nghị viện để can thiệp vào vụ việc.
Greg Craven, Đại Học Công Giáo Úc: Không có vấn đề chống đặc quyền nghị viện. Nghị viện phải được tuyệt đối tự do tranh luận và nói theo nghĩa đen, đó chính là điều ta phải giết các vua để dành lấy. Vấn đề ở đây là bạn phải tranh luận một cách có trách nhiệm. Và người ta không nên sử dụng đặc quyền nghị viện như một thay thế cho xử án, kết tội.
Mike Sexton: Vốn là một luật sư về hiến pháp và là phó viện trưởng Đại Học Công Giáo Úc, Greg Craven tin rằng khi mưu toan bắt người ta hành động, TNS độc lập có thể khiến hành động ấy bị trì trệ.
Greg Craven: Điều nghịch lý là việc ấy không làm cho kẻ phạm tội dễ bị kết án hay điều tra hơn; trái lại là đàng khác. Vì thực tế là bạn có một người đã bị nêu đích danh, nên khó tổ chức được một bồi thẩm đoàn (jury) không có sẵn thiên kiến, hầu như không thể đem lại cho người bị tố cáo một phiên xử đúng nghĩa.
Mike Sexton: Sau lời tuyên bố tại Thượng Viện, Nick Xenophon bác bỏ ý kiến cho rằng mình là khẩu đại bác bắn bậy.
Nick Xenophon: Tôi coi trách nhiệm của tôi một cách rất nghiêm chỉnh trong tư cách thành viên của Quốc Hội, thành viên của Thượng Viện.
Mike Sexton: Và được sự ủng hộ tức khắc của một nhóm.
Người đàn bà: là đại biểu của nạn nhân tội phạm từ Victoria…
Nick Xenophon: Hê-lô.
Người đàn bà: … và là người có nhiều thành viên bị Giáo Hội Công Giáo lạm dụng, xin chúc mừng. Tôi nghĩ điều ông làm hết sức sáng giá và can đảm.
Mike Sexton: Quyết định ra công khai của John Hepworth là một phần trong cuộc hành trình dài trở lại Giáo Hội Công Giáo của ngài, một định chế mà ngài từng hết lòng muốn tham gia vào năm 1960.
John Hepworth: Khi nhập chủng viện, tôi 15 tuổi, chỉ mấy tháng sau là 16. Thực sự, tôi muốn làm linh mục từ lúc mới 7 tuổi, tôi nói với cha mẹ về chuyện đó.
Mike Sexton: Nhưng nay, ngài bảo ngài thấy mình thành mục tiêu của lạm dụng tình dục. Bẩy năm trước đây, ngài cho ABC biết nền văn hóa ở chủng viện.
John Hepworth (2004): Phần lớn người phạm tội là linh mục, cái trò đùa này đặc biệt xẩy ra đối với các trẻ trai giúp lễ. Tôi muốn nói, gần như một trò đùa. Vì các linh mục này thường được thuyên chuyển ra ngoại quốc. Nếu là linh mục Anh Giáo, thì phần lớn được thuyên chuyển qua Anh, còn nếu là linh mục Công Giáo thì được thuyên chuyển về Ái Nhĩ Lan.
Mike Sexton: Cuối cùng, John Hepworth rời bỏ Giáo Hội (Công Giáo), di chuyển về Anh và trở thành một người Anh Giáo. Nhưng ngài vẫn tiếp tục loay hoay với mối liên hệ tan vỡ với Giáo Hội Công Giáo.
John Hepworth: Đây là chuyện vừa nhân vừa thần. Bạn phải không ngừng để mắt về phía thần làm lý do cho điều bạn đang làm hơn là về phía tội lỗi và những điều khủng khiếp mà rất nhiều chi thể của nó vẫn biểu hiện hết thời này qua thời nọ.
Mike Sexton: Năm 1992, John Hepworth tách rời khỏi Giáo Hội Anh Giáo để trở thành thành phần của điều gọi là Phong Trào Anh Giáo Liên Tục (Continuing Anglican Movement). Phong trào này cho rằng mình có tới 400,000 thành viên trên khắp thế giới và đang tìm cách hợp nhất với Giáo Hội Công Giáo. Các cuộc thương thảo với Vatican được lãnh đạo bởi John Hepworth cùng một lúc với các lời tố cáo lạm dụng.
John Hepworth: Là nhà lãnh đạo của nhóm, tôi sẽ có những cuộc gặp gỡ tại Vatican và có thể với chính Đức Giáo Hoàng, thành thử tôi cảm thấy không đẹp cho tôi cũng như cho họ nếu không ráng giải thích lý do tại sao nhiều năm trước đây, tôi đã rời bỏ Giáo Hội Công Giáo. Tôi đã trốn chạy (Giáo Hội ấy).
Mike Sexton: Đức TGM Công Giáo Philip Wilson của Adelaide nói rằng các cuộc điều tra vẫn đang tiếp diễn. Đức Ông Ian Dempsey sẽ đi nghỉ như dự định và Đức TGM John Hepworth vẫn tiếp tục bào chữa cho sự thay đổi.
John Hepworth: Chỉ có Giáo Hội mới hàn gắn được điều Giáo Hội đánh vỡ. Nên, về một phương diện, tôi cố gắng nêu gương và cho người khác thấy lại gần Giáo Hội là điều có thể nhưng hết sức khó khăn.
Còn 1 kỳ
Giáo Hội trả lời Thượng Nghị Sĩ Xenophon về lời tố cáo lạm dụng tình dục
Mark Colvin: Vị linh mục ở tâm điểm lời tố cáo bị tai tiếng lạm dụng tình dục trong Giáo Hội Công Giáo đã đưa ra một công bố với truyền thông, và Đức Tổng Giám Mục Adelaide đã lên tiếng bênh vực ngài.
Đức Ông Ian Dempsey từ khước không nhận bất cứ câu hỏi nào sau khi đọc lời công bố soạn sẵn của ngài.
Đêm qua, Thượng Nghị Sĩ Nick Xenophon đã sử dụng đặc quyền nghị viện để nêu đích danh Đức Ông Dempsey là người bị tố hiếp dâm.
Đức Ông Dempsey cực lực bác bỏ lời tố cáo ấy, nhưng Thượng Ngị Sĩ Xenophon vẫn giữ quyết định nêu đích danh vị linh mục này tại Quốc Hội.
Sau đây là tường trình của Nance Haxton.
Nance Haxton: Hôm nay, một Đức Ông Ian Dempsey bị xúc động trông thấy đã đối diện với giới truyền thông để bác bỏ các lời tố cáo cho ngài là một người hiếp dâm. Ngài đưa ra một lời tuyên bố có suy nghĩ ngay tại phía trước nhà xứ của ngài tại Brighton.
Ian Dempsey: Sau các khai triển vào ngày hôm qua, tôi muốn tuyên bố rằng tôi biết được các lời tố cáo vô căn cứ của John Hepworth chống lại tôi, nhờ cuộc điều tra do Đức TGM Adelaide ra lệnh. Tôi đã xác minh bằng cách viết cho cuộc điều tra này rằng tôi cực lực bác bỏ các lời tố cáo, mà theo tôi, liên quan tới những biến cố đã xẩy ra khoảng 45 năm trước và không hề có liên hệ gì tới người chưa đến tuổi khôn (under-age). Vì cuộc điều tra còn đang tiếp diễn, nên tôi không có gì để nói thêm, ngoài việc bác bỏ các lời tố cáo.
Nance Haxton: Sau đó, ngài nói với báo chí là ngài sẽ đi nghỉ một tháng. Đêm qua, TNS Nick Xenophon đã sử dụng đặc quyền nghị viện để nêu đích danh Đức Ông Ian Dempsey là người bị tố cáo hiếp dâm Đức TGM John Hepworth. Vị TGM này tố cáo rằng ngài liên tiếp bị hiếp dâm bởi 3 linh mục trong thời gian 12 năm, lúc đang được huấn luyện tại một chủng viện Công Giáo, nhưng hiện nay chỉ còn một linh mục sống sót. Điều đáng lưu ý là Đức Ông Ian Dempsey không nhắc gì tới TNS Xenophon trong lời tuyên bố của ngài. Judy Fernandez thuộc Hội Đồng Giáo Xứ Brighton lên tiếng bênh vực cha xứ đã 10 năm của bà.
Judy Fernandez: Chúng tôi rất tiếc TNS Xenophon đã quyết định biến việc này thành công khai, khi diễn trình điều tra còn đang tiến hành. Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ Đức Ông Dempsey, người đã cực lực bác bỏ lời tố cáo, trong việc ngài hợp tác với cuộc điều tra của Tổng Giáo Phận. Và chúng tôi sẽ làm tất cả những gì để giáo xứ vượt qua thời gian khó khăn này.
Nance Haxton: Ông Brian Crowe, cựu thẩm phán và là giáo dân giáo xứ Brighton, đứng bên cạnh Đức Ông Ian Dempsey trong cuộc gặp gỡ báo chí, đã gần như không cầm được nước mắt.
Brian Crowe: Nói theo kiểu bình dân, có lẽ quí vị sẽ gọi ngài là một gã tốt (good bloke), đó chính là tư thế của ngài trong cộng đoàn. Ngài chắc chắn là một cha xứ tuyệt hảo. Ngài được cả giáo xứ kính trọng cao độ và được mọi người rất yêu quí.
Nance Haxton: Hôm nay, TNS Xenophon vẫn duy trì quyết định nêu đích danh vị linh mục vào đêm qua tại Thượng Viện dưới đặc quyền nghị viện.
Nick Xenophon: Đặc quyền nghị viện là một vấn đề hết sức nghiêm trọng, một vấn đề cần được nghiêm chỉnh cân nhắc và tôi rất biết ơn ông chủ tịch (Thượng Viện) đã nhắc nhở tôi về các qui luật, nhưng tôi hiểu rõ các qui luật đối với đặc quyền này và tầm quan trọng của nó.
Khi những lời tố cáo nghiêm trọng được đưa ra và dĩ nhiên phải tuyệt đối giả thiết người ta (người bị tố cáo) là vô tội, nhưng khi có những lời tố cáo như thế, thì trong những trường hợp tương tự, qui luật chung là vị linh mục phải bị huyền chức (stood down), đi nghỉ vì lý do hành chính, trong khi có cuộc điều tra thích đáng.
Bởi thế, tôi thực sự nghĩ rằng trái banh phần lớn hiện nằm trong tay Giáo Hội Công Giáo phải đưa vấn đề ra tòa án Nam Úc và theo tôi, thủ tục hiện nay không thoả đáng.
Nance Haxton: Đức TGM John Hepworth nói rằng ngài đang tính đem vấn đề ra cảnh sát.
John Hepworth: Tôi đã được nhiều người khuyên là hãy nghĩ xem cảnh sát có thể làm gì hơn cho tôi và tôi hứa là sẽ trở lại vấn đề này một tuần nữa để xem sự việc diễn tiến ra sao. Nhưng rõ ràng là: vì Giáo Phận (Adelaide) vẫn còn đang trong giai đoạn điều tra sơ khởi, nên giải pháp kia vẫn còn nằm trên bàn của tôi.
Nance Haxton: Nhưng Đức TGM Công Giáo của Adelaide là Philip Wilson nói rằng TNS Xenophon sai khi nêu đích danh vị linh mục. Ngài cũng bênh vực cách giáo hội xử lý vụ việc.
Philip Wilson: Tôi hết sức buồn là TNS Xenophon đã nêu đích danh vị linh mục tại Quốc Hội. Ông không cần phải làm như thế, nhất là xem ra đó không phải là ý muốn của Đức TGM Hepworth. Không bao giờ có ai cho rằng việc vị linh mục hiện diện tại giáo xứ có chi nguy hiểm cả, hơn nữa, cuộc điều tra đang được tiến hành. Sự thiệt hại đối với thanh danh của vị linh mục là điều hiển nhiên và nặng nề, và theo thiển ý, việc này chỉ có hại cho suy đoán vô tội, một suy đoán mà ai trong chúng ta cũng có quyền được hưởng.
Ngoài điều đó ra, nỗi đau buồn cho giáo xứ cũng hết sức to lớn. Điều xẩy ra quả không đẹp chút nào, quả rất bất công. Tuy nhiên, ưu tư của tôi hiện nay là bảo đảm để cuộc điều tra được tiếp tục; cuộc điều tra ấy phải trong sáng, độc lập và mau chóng kết thúc theo cách thức hợp lệ và thích đáng.
Đó là điều đã xẩy ra cho tới nay và tôi cầu xin để những biến cố trong mấy ngày qua không làm cản trở diễn trình điều tra.
Mark Colvin: Đức TGM Công Giáo của Adelaide Philip Wilson đã chấm dứt tường trình của Nance Haxton.
Lời tố cáo của Xenophon khiến đặc quyền nghị viện được chú ý
Leigh Sales: Việc sử dụng đặc quyền nghị viện đang bị nhiều người soi mói sau các lời tố cáo gây chấn động của TNS độc lập Nick Xenophon. Trong lời phát biểu trước một nghị viện gần như trống rỗng vào đêm thứ Ba, TNS Xenophon đã nêu đích danh một linh mục Công Giáo ở Adelaide là hiếp dâm một đồng nghiệp linh mục cuối thập niên 1960. TNS nói rằng ông làm như thế vì thất vọng trước việc rõ ràng giáo quyền Công Giáo không chịu hành động. Hôm nay, vị linh mục bị nêu danh, Đức Ông Ian Dempsey, đã cực lực bác bỏ mọi lời tố cáo ấy. Mike Sexton có bài tường trình từ Adelaide.
Mike Sexton: Giáo xứ Công Giáo Brighton chạy dài theo một giải đất đầy phong cảnh và giầu có của bãi tắm Adelaide. Nhưng hôm nay, giáo xứ thanh bình này thấy mình rơi vào giữa một trận cuồng phong luật lệ và luân lý do việc cha xứ của họ bị TNS Nick Xenophon nêu đích danh tại Quốc Hội.
Nick Xenophon, TNS độc lập: Giáo dân giáo xứ Brighton có quyền biết rằng trong 4 năm qua, vẫn chưa được giải quyết việc linh mục Ian Dempsey cưỡng hiếp John Hepworth, và các vị lãnh đạo Giáo Hội đã không chịu điều tra vụ việc này một cách thích đáng, họ đã không chịu huyền chức vị linh mục này.
Ian Dempsey, linh mục: Tôi cực lực bác bỏ các lời tố cáo, mà theo tôi, liên quan tới các biến cố đã xẩy ra khoảng 45 năm trước và không liên hệ gì tới người dưới tuổi khôn.
Philip Wilson, Tổng Giám Mục Công Giáo Adelaide: Cho rằng tổng giáo phận Adelaide không đáp ứng lời tố cáo một cách thích đáng hay trì hoãn hoặc xử lý không đúng lời khiếu nại của Đức TGM Hepworth là hoàn toàn sai.
Mike Sexton: TNS Xenophon nói rằng động lực của ông là nỗi thất vọng khi thấy Giáo Hội không khẩn trương xử lý các lời tố cáo của cựu linh mục John Hepworth, người cho rằng vụ lạm dụng kia đã gây chấn thương lâu dài cho ngài.
John Hepworth, TGM Hiệp Thông Anh Giáo Cổ Truyền: Như mọi nạn nhân, đời bạn bị khủng hoảng trầm trọng. Khó xử lý với mọi người, nhất là những người gần gũi với bạn, muốn thân mật nhưng không biết phải xử lý ra sao.
Mike Sexton: Các khiếu nại chống lại hai linh mục ở Victoria, cả hai đều đã chết, đã được giải quyết gần đây, và John Hepworth đã nhận được bồi thường. Nhưng lời tố cáo của ngài chống lại vị linh mục ở Nam Úc thì vẫn còn đó. Một số người chất vấn việc TNS sử dụng đặc quyền nghị viện để can thiệp vào vụ việc.
Greg Craven, Đại Học Công Giáo Úc: Không có vấn đề chống đặc quyền nghị viện. Nghị viện phải được tuyệt đối tự do tranh luận và nói theo nghĩa đen, đó chính là điều ta phải giết các vua để dành lấy. Vấn đề ở đây là bạn phải tranh luận một cách có trách nhiệm. Và người ta không nên sử dụng đặc quyền nghị viện như một thay thế cho xử án, kết tội.
Mike Sexton: Vốn là một luật sư về hiến pháp và là phó viện trưởng Đại Học Công Giáo Úc, Greg Craven tin rằng khi mưu toan bắt người ta hành động, TNS độc lập có thể khiến hành động ấy bị trì trệ.
Greg Craven: Điều nghịch lý là việc ấy không làm cho kẻ phạm tội dễ bị kết án hay điều tra hơn; trái lại là đàng khác. Vì thực tế là bạn có một người đã bị nêu đích danh, nên khó tổ chức được một bồi thẩm đoàn (jury) không có sẵn thiên kiến, hầu như không thể đem lại cho người bị tố cáo một phiên xử đúng nghĩa.
Mike Sexton: Sau lời tuyên bố tại Thượng Viện, Nick Xenophon bác bỏ ý kiến cho rằng mình là khẩu đại bác bắn bậy.
Nick Xenophon: Tôi coi trách nhiệm của tôi một cách rất nghiêm chỉnh trong tư cách thành viên của Quốc Hội, thành viên của Thượng Viện.
Mike Sexton: Và được sự ủng hộ tức khắc của một nhóm.
Người đàn bà: là đại biểu của nạn nhân tội phạm từ Victoria…
Nick Xenophon: Hê-lô.
Người đàn bà: … và là người có nhiều thành viên bị Giáo Hội Công Giáo lạm dụng, xin chúc mừng. Tôi nghĩ điều ông làm hết sức sáng giá và can đảm.
Mike Sexton: Quyết định ra công khai của John Hepworth là một phần trong cuộc hành trình dài trở lại Giáo Hội Công Giáo của ngài, một định chế mà ngài từng hết lòng muốn tham gia vào năm 1960.
John Hepworth: Khi nhập chủng viện, tôi 15 tuổi, chỉ mấy tháng sau là 16. Thực sự, tôi muốn làm linh mục từ lúc mới 7 tuổi, tôi nói với cha mẹ về chuyện đó.
Mike Sexton: Nhưng nay, ngài bảo ngài thấy mình thành mục tiêu của lạm dụng tình dục. Bẩy năm trước đây, ngài cho ABC biết nền văn hóa ở chủng viện.
John Hepworth (2004): Phần lớn người phạm tội là linh mục, cái trò đùa này đặc biệt xẩy ra đối với các trẻ trai giúp lễ. Tôi muốn nói, gần như một trò đùa. Vì các linh mục này thường được thuyên chuyển ra ngoại quốc. Nếu là linh mục Anh Giáo, thì phần lớn được thuyên chuyển qua Anh, còn nếu là linh mục Công Giáo thì được thuyên chuyển về Ái Nhĩ Lan.
Mike Sexton: Cuối cùng, John Hepworth rời bỏ Giáo Hội (Công Giáo), di chuyển về Anh và trở thành một người Anh Giáo. Nhưng ngài vẫn tiếp tục loay hoay với mối liên hệ tan vỡ với Giáo Hội Công Giáo.
John Hepworth: Đây là chuyện vừa nhân vừa thần. Bạn phải không ngừng để mắt về phía thần làm lý do cho điều bạn đang làm hơn là về phía tội lỗi và những điều khủng khiếp mà rất nhiều chi thể của nó vẫn biểu hiện hết thời này qua thời nọ.
Mike Sexton: Năm 1992, John Hepworth tách rời khỏi Giáo Hội Anh Giáo để trở thành thành phần của điều gọi là Phong Trào Anh Giáo Liên Tục (Continuing Anglican Movement). Phong trào này cho rằng mình có tới 400,000 thành viên trên khắp thế giới và đang tìm cách hợp nhất với Giáo Hội Công Giáo. Các cuộc thương thảo với Vatican được lãnh đạo bởi John Hepworth cùng một lúc với các lời tố cáo lạm dụng.
John Hepworth: Là nhà lãnh đạo của nhóm, tôi sẽ có những cuộc gặp gỡ tại Vatican và có thể với chính Đức Giáo Hoàng, thành thử tôi cảm thấy không đẹp cho tôi cũng như cho họ nếu không ráng giải thích lý do tại sao nhiều năm trước đây, tôi đã rời bỏ Giáo Hội Công Giáo. Tôi đã trốn chạy (Giáo Hội ấy).
Mike Sexton: Đức TGM Công Giáo Philip Wilson của Adelaide nói rằng các cuộc điều tra vẫn đang tiếp diễn. Đức Ông Ian Dempsey sẽ đi nghỉ như dự định và Đức TGM John Hepworth vẫn tiếp tục bào chữa cho sự thay đổi.
John Hepworth: Chỉ có Giáo Hội mới hàn gắn được điều Giáo Hội đánh vỡ. Nên, về một phương diện, tôi cố gắng nêu gương và cho người khác thấy lại gần Giáo Hội là điều có thể nhưng hết sức khó khăn.
Còn 1 kỳ
Top Stories
Merkel urges Christian unity ahead of pope visit
AFP
07:37 18/09/2011
BERLIN (AFP) - Chancellor Angela Merkel on Saturday called for Christians to unite against the advance of secularism as she prepared to welcome Pope Benedict XVI on a landmark visit back to his native Germany.
"I think it is important to constantly reinforce the unity of Christians at a time when we are confronted by a growing secularism," said Merkel, who is herself the daughter of a Protestant pastor who died earlier this month.
"What the Christian faith has in common should always be remembered," she said in her weekly video podcast.
Merkel also said that she was "particularly pleased" at the prospect of Benedict coming to Germany for his first official visit since being elected pope in April 2005.
During his visit, which begins on Thursday and wraps up next Sunday of next week, Benedict XVI will visit Berlin, Erfurt in the ex-German Democratic Republic, and Freiburg.
Merkel said that the visit was an opportunity to recall how Europe was marked by the Christian faith.
"This is a source of strength which we should encourage through dialogue among the religions," added Merkel, who is leader of the ruling Christian Democratic Union (CDU) party.
"I think it is important to constantly reinforce the unity of Christians at a time when we are confronted by a growing secularism," said Merkel, who is herself the daughter of a Protestant pastor who died earlier this month.
"What the Christian faith has in common should always be remembered," she said in her weekly video podcast.
Merkel also said that she was "particularly pleased" at the prospect of Benedict coming to Germany for his first official visit since being elected pope in April 2005.
During his visit, which begins on Thursday and wraps up next Sunday of next week, Benedict XVI will visit Berlin, Erfurt in the ex-German Democratic Republic, and Freiburg.
Merkel said that the visit was an opportunity to recall how Europe was marked by the Christian faith.
"This is a source of strength which we should encourage through dialogue among the religions," added Merkel, who is leader of the ruling Christian Democratic Union (CDU) party.
A Vatican option for the Palestinian U.N. quest
Gwynne Dyer
15:48 18/09/2011
LONDON — "We will go to the United Nations (to request the recognition of Palestine as a state) and then we will return to talks," said Palestinian President Mahmoud Abbas early this month.
But he is actually going to the U.N. because there are no peace talks, and there is little likelihood of them even if he doesn't go. He has to give Palestinians some sign of progress, even if it is a purely symbolic U.N. recognition of a Palestinian state.
The Israelis have already lined up the United States to veto it. The U.S. Congress has loyally threatened to cut all financial aid to the Palestinian Authority if the statehood project goes ahead. Prime Minister Benjamin Netanyahu has even warned that Israel might withdraw from the Oslo accords, the foundation of Middle Eastern peace talks for the past two decades.
The Israeli government is also warning that if Palestine is recognized as a state, then there will be a wave of violence against Jewish settlers in the occupied territories.
It's unclear why the Palestinians would be likelier to resort to violence if they were DENIED statehood than if they were granted it, but Netanyahu insists that terrible things will happen if the U.N. recognizes a Palestinian state. It won't.
Mahmoud Abbas will address the General Assembly on the 23rd of this month, and then there will be a vote that he is certain to win. One hundred and twenty U.N. members recognize Palestinian statehood already, and he can easily find the eight extra votes he needs.
His problem is that only the Security Council can admit a state to full membership in the United Nations — and one of its five permanent, veto-wielding members is the United States.
The last time the U.S. openly defied Israel was in 1991, when President George H.W Bush forced Yitzak Shamir's government to attend the Madrid conference that led to the Oslo accords and the "peace process". But the senior Bush has always believed that he lost the 1992 election as a result, and Barack Obama has no intention of following his example.
The U.S. has already promised Netanyahu that it will prevent Palestinian statehood, so this whole proposition seems an exercise in futility. Palestine will not get a U.N. seat, the U.S. will become even more disliked in the Arab world because it vetoed Palestine's request, and angry and frustrated Palestinians may turn to violence. Abbas is no fool, so he must have a better plan than that. What is it?
He knows that the "peace process" has been dead for years, and that there is nothing to lose by ignoring it. It is only kept on life support to save the United States and some European countries from having to admit that they will never try to force Israel to make territorial concessions.
Abbas also knows that there will be no domestic pressure on Netanyahu to change course. The average Israeli has stopped worrying much about security and "peace" since the Wall around the West Bank stopped most terrorist attacks. Besides, Netanyahu is politically in thrall to the Jewish settlers: His coalition government would collapse if he compromised on territorial issues.
Finally, Abbas knows that Palestinian popular support for the "two-state solution," the essential goal of the past 20 years of peace talks, is fading rapidly. Yet he and the Palestine Liberation Organization are indissolubly linked to that solution, so he must restore its credibility.
There will be no U.N. seat for Palestine this year, but there's a halfway house that could bring enough benefits to win him some time. It's known as the "Vatican option." Vatican City is an independent and universally recognized state, but it only has 800 citizens so it has never sought a seat in the General Assembly.
It does participate in most U.N. special organizations as a "nonmember observer state." Palestine could achieve that status this month. The General Assembly can upgrade its current status as a nonmember "observer entity" to a nonmember "observer state" with no Security Council involvement and no risk of veto. It probably will.
Becoming an "observer state" would confer real advantages on Palestine. It could then join international organizations like UNESCO, the World Health Organization, and UNICEF.
Most important, it could also bring complaints before the International Criminal Court (ICC), including allegations that Israel has committed war crimes.
Since Israel (like the U.S.) refuses to accept the authority of the ICC, that would have limited practical implications for Israelis, but international arrest warrants might be issued. That would greatly inconvenience Israeli diplomacy: The ICC is the toughest and most impartial international legal authority in the world, and its indictments have a real impact on global public opinion.
What about the U.S. veto and its negative effects on America's reputation in most parts of the world?
Washington would certainly prefer Abbas not to launch this initiative, but it does have the option of handing the proposal for full Palestinian membership in the U.N. over to a committee of experts for examination. Properly conducted, that examination might last for years.
Much hot air will be expended over this initiative, but it will not cause a crisis.
(Source: http://search.japantimes.co.jp/rss/eo20110919gd.html, Gwynne Dyer is a London-based independent journalist)
But he is actually going to the U.N. because there are no peace talks, and there is little likelihood of them even if he doesn't go. He has to give Palestinians some sign of progress, even if it is a purely symbolic U.N. recognition of a Palestinian state.
The Israelis have already lined up the United States to veto it. The U.S. Congress has loyally threatened to cut all financial aid to the Palestinian Authority if the statehood project goes ahead. Prime Minister Benjamin Netanyahu has even warned that Israel might withdraw from the Oslo accords, the foundation of Middle Eastern peace talks for the past two decades.
The Israeli government is also warning that if Palestine is recognized as a state, then there will be a wave of violence against Jewish settlers in the occupied territories.
It's unclear why the Palestinians would be likelier to resort to violence if they were DENIED statehood than if they were granted it, but Netanyahu insists that terrible things will happen if the U.N. recognizes a Palestinian state. It won't.
Mahmoud Abbas will address the General Assembly on the 23rd of this month, and then there will be a vote that he is certain to win. One hundred and twenty U.N. members recognize Palestinian statehood already, and he can easily find the eight extra votes he needs.
His problem is that only the Security Council can admit a state to full membership in the United Nations — and one of its five permanent, veto-wielding members is the United States.
The last time the U.S. openly defied Israel was in 1991, when President George H.W Bush forced Yitzak Shamir's government to attend the Madrid conference that led to the Oslo accords and the "peace process". But the senior Bush has always believed that he lost the 1992 election as a result, and Barack Obama has no intention of following his example.
The U.S. has already promised Netanyahu that it will prevent Palestinian statehood, so this whole proposition seems an exercise in futility. Palestine will not get a U.N. seat, the U.S. will become even more disliked in the Arab world because it vetoed Palestine's request, and angry and frustrated Palestinians may turn to violence. Abbas is no fool, so he must have a better plan than that. What is it?
He knows that the "peace process" has been dead for years, and that there is nothing to lose by ignoring it. It is only kept on life support to save the United States and some European countries from having to admit that they will never try to force Israel to make territorial concessions.
Abbas also knows that there will be no domestic pressure on Netanyahu to change course. The average Israeli has stopped worrying much about security and "peace" since the Wall around the West Bank stopped most terrorist attacks. Besides, Netanyahu is politically in thrall to the Jewish settlers: His coalition government would collapse if he compromised on territorial issues.
Finally, Abbas knows that Palestinian popular support for the "two-state solution," the essential goal of the past 20 years of peace talks, is fading rapidly. Yet he and the Palestine Liberation Organization are indissolubly linked to that solution, so he must restore its credibility.
There will be no U.N. seat for Palestine this year, but there's a halfway house that could bring enough benefits to win him some time. It's known as the "Vatican option." Vatican City is an independent and universally recognized state, but it only has 800 citizens so it has never sought a seat in the General Assembly.
It does participate in most U.N. special organizations as a "nonmember observer state." Palestine could achieve that status this month. The General Assembly can upgrade its current status as a nonmember "observer entity" to a nonmember "observer state" with no Security Council involvement and no risk of veto. It probably will.
Becoming an "observer state" would confer real advantages on Palestine. It could then join international organizations like UNESCO, the World Health Organization, and UNICEF.
Most important, it could also bring complaints before the International Criminal Court (ICC), including allegations that Israel has committed war crimes.
Since Israel (like the U.S.) refuses to accept the authority of the ICC, that would have limited practical implications for Israelis, but international arrest warrants might be issued. That would greatly inconvenience Israeli diplomacy: The ICC is the toughest and most impartial international legal authority in the world, and its indictments have a real impact on global public opinion.
What about the U.S. veto and its negative effects on America's reputation in most parts of the world?
Washington would certainly prefer Abbas not to launch this initiative, but it does have the option of handing the proposal for full Palestinian membership in the U.N. over to a committee of experts for examination. Properly conducted, that examination might last for years.
Much hot air will be expended over this initiative, but it will not cause a crisis.
(Source: http://search.japantimes.co.jp/rss/eo20110919gd.html, Gwynne Dyer is a London-based independent journalist)
Holy Land clerics bless Palestinian UN bid
AFP
15:58 18/09/2011
Priests in the Holy Land used their sermons on Sunday to give their blessing to the Palestinians' bid for United Nations membership.
The retired Latin Patriarch of Jerusalem, Michel Sabbah, the first Palestinian to hold the post since the Crusades, was to preach in the Roman Catholic church in the northern West Bank city of Nablus.
A joint statement by Catholic, Orthodox, Anglican and Lutheran priests pledged their "support for the diplomatic efforts being deployed to win international recognition for the State of Palestine... on the June 1967 borders with Jerusalem as our capital."
The priests went further than their bishops, who in a statement this week confined themselves to a call for intensified prayer and diplomatic efforts ahead of the Palestinian membership request, to be sent to the UN Security Council on Friday.
"Palestinians and Israelis should exercise restraint, whatever the outcome of the vote at the United Nations," the bishops said.
"We call upon decision-makers and people of good will to do their utmost to achieve the long-awaited justice, peace and reconciliation between Israelis and Palestinians."
Palestinian president Mahmud Abbas and Israeli Prime Minister Benjamin Netanyahu look set for a UN showdown next week, with Abbas planning to push for membership for a Palestinian state and Netanyahu arguing against it.
"Despite the pressures that we face, Palestine goes to the UN on the 23rd of this month to seek admission as a full member," Abbas told Egyptian television on Wednesday.
(Source: http://news.yahoo.com/holy-land-clerics-bless-palestinian-un-bid-140822635.html)
A joint statement by Catholic, Orthodox, Anglican and Lutheran priests pledged their "support for the diplomatic efforts being deployed to win international recognition for the State of Palestine... on the June 1967 borders with Jerusalem as our capital."
The priests went further than their bishops, who in a statement this week confined themselves to a call for intensified prayer and diplomatic efforts ahead of the Palestinian membership request, to be sent to the UN Security Council on Friday.
"Palestinians and Israelis should exercise restraint, whatever the outcome of the vote at the United Nations," the bishops said.
"We call upon decision-makers and people of good will to do their utmost to achieve the long-awaited justice, peace and reconciliation between Israelis and Palestinians."
Palestinian president Mahmud Abbas and Israeli Prime Minister Benjamin Netanyahu look set for a UN showdown next week, with Abbas planning to push for membership for a Palestinian state and Netanyahu arguing against it.
"Despite the pressures that we face, Palestine goes to the UN on the 23rd of this month to seek admission as a full member," Abbas told Egyptian television on Wednesday.
(Source: http://news.yahoo.com/holy-land-clerics-bless-palestinian-un-bid-140822635.html)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo hạt Thái Thụy mừng Năm Thánh Giáo Phận
Văn Chiến
09:13 18/09/2011
THÁI BÌNH - Hôm nay, 18.09.2011, hàng ngàn tín hữu Giáo hạt Thái Thụy qui tụ về Giáo xứ Thượng Phúc mừng đón năm Thánh, nhân kỷ niệm 75 năm thành lập giáo phận Thái Bình. Đây cũng là dịp Giáo xứ Thượng Phúc cử hành tuần chầu lượt, thay mặt giáo phận.
Cùng về hiệp thông trong ngày lễ này có Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ, quí cha trong và ngoài giáo hạt, quí tu sĩ, chủng sinh và giáo dân hạt Thái Thụy.
Cũng nên nhắc thêm, TháiThụy là một giáo hạt có địa bàn trải rộng trên toàn huyện Thái Thụy và một phần của huyện Đông Hưng, gồm 20 giáo xứ với tổng số nhân danh là 17.337.
Vào lúc 8h00 ngày 18.09.2011, Đức cha Phêrô đã về tới giáo xứ Thượng Phúc trong niềm hân hoan của quí cha và giáo dân trong giáo hạt Thái Thụy.
Trong lời chào thăm cộng đoàn, Đức cha Phêrô bày tỏ lời cám ơn cha Luca Nguyễn Văn Định - quản hạt Thái Thụy, quí cha và giáo dân trong hạt Thái Thụy đã long trọng tổ chức mừng năm thánh giáo phận và đón tiếp ngài. Đức cha cũng nói: “Về mặt đạo đức, chúng ta tạ ơn Chúa, cám ơn các tiền nhân đã để lại cho chúng ta một gia sản đức tin mà hôm nay chúng ta đang sống và gìn giữ. Tuy nhiên, trong ơn gọi riêng mỗi người, chúng ta cùng nhau thú nhận rằng, chúng ta vì cách này hay cách khác chưa phát huy hết khả năng để giới thiệu Chúa cho các anh chị em lương dân. Vì vậy, hướng đi trong giáo phận trong thời gian tới là tập trung vào truyền giáo. Mặt khác, có đức tin thôi chưa đủ, mà cần phải có sự hiểu biết khoa học. Con số thống kê gần đây cho thấy, trong giáo phận vẫn còn nhiều em nhỏ bỏ học. Với tâm tình người cha, tôi mời gọi anh chị em tích cực cộng tác với Thiên Chúa, tạo điều kiện để con em mình được thăng tiến về đức tin và văn hóa, nhờ đó, Giáo Hội và xã hội ngày càng phát triển”.
Thánh lễ mừng năm Thánh giáo phận của Giáo hạt Thái Thụy được cử hành lúc 9h15 cùng ngày, trong bầu khí linh thiêng và sốt mến, với sự hiệp thông của Đức giám mục giáo phận, quí cha, quí tu sĩ, chủng sinh và giáo hữu hạt Thái Thụy.
Trong bài giảng của mình, Đức cha Phêrô tiếp tục nhấn mạnh đến sứ vụ truyền giáo, cách riêng trong Giáo phận Thái Bình. Đức cha nói: “Chúa Giêsu mới chính là mục tử duy nhất của chúng ta, nên chúng ta yêu mến những người cộng tác với Chúa, là chúng ta yêu mến chính Chúa Giêsu chứ không phải bản thân cá nhân họ. Các Giám mục, linh mục không phải là người sở hữu hay chủ nhân của vườn nho, nhưng là chính Chúa. Tất cả mọi việc chúng ta làm, là làm trong vườn nho của Chúa Giêsu. Dù thiện cảm hay không thiện cảm với người vào giờ thứ chín hay thứ mười một, thì chúng ta hãy nhớ rằng, chúng ta đang làm việc cho Chúa chứ không phải cho họ. Bằng ơn gọi riêng của mỗi người, chúng ta hãy tích cực cộng tác với Thiên Chúa, đem tình thương của Thiên Chúa đến cho các anh chị em lương dân và coi đó như là kế hoạch chính yếu của giáo phận”. Đức cha cũng nêu lên nhận định của mình sau khoảng thời gian đi mục vụ 102 giáo xứ và một số giáo họ trong giáo phận. Đức cha nói: “Giáo phận chúng ta đi đâu cũng cảm phục và biết ơn các vị tiền nhân đã để lại cho giáo phận gia sản đức tin cao quí. Nhưng nhìn vào tỉ lệ chênh lệch giữa những tín hữu công giáo với anh chị em lương dân trong địa bàn tỉnh Hưng Yên và Thái Bình, chúng ta cảm thấy còn khiếm khuyết khi chúng ta chưa nỗ lực trong sư vụ giới thiệu Chúa cho mọi người. Vì vậy, chúng ta hãy cộng tác tích cực hơn nữa trong vai trò người thợ trong vườn nho của Chúa và liên kết với những người thợ khác, để giáo phận, Giáo hội ngày càng thêm đông các tín hữu của Chúa”.
Trước khi Đức cha ban phép lành với ơn Toàn xá, ông Giuse Trần Hữu Giang – Chủ tịch hội đồng giáo xứ Thượng Phúc - đại diện cho cộng đoàn trong giáo hạt Thái Thụy cám ơn Đức cha, quí cha, quí tu sĩ, chủng sinh và quí khách.
Thánh lễ mừng năm thánh giáo phận tại Giáo hạt Thái Thụy đã khép lại, nhưng sứ vụ “người thợ làm vườn nho” của Giáo hạt Thái Thụy tiếp tục được triển nở cho tới ngày đạt được kết quả viên mãn trong Chúa Kitô.
Cũng nên nhắc thêm, TháiThụy là một giáo hạt có địa bàn trải rộng trên toàn huyện Thái Thụy và một phần của huyện Đông Hưng, gồm 20 giáo xứ với tổng số nhân danh là 17.337.
Vào lúc 8h00 ngày 18.09.2011, Đức cha Phêrô đã về tới giáo xứ Thượng Phúc trong niềm hân hoan của quí cha và giáo dân trong giáo hạt Thái Thụy.
Trong lời chào thăm cộng đoàn, Đức cha Phêrô bày tỏ lời cám ơn cha Luca Nguyễn Văn Định - quản hạt Thái Thụy, quí cha và giáo dân trong hạt Thái Thụy đã long trọng tổ chức mừng năm thánh giáo phận và đón tiếp ngài. Đức cha cũng nói: “Về mặt đạo đức, chúng ta tạ ơn Chúa, cám ơn các tiền nhân đã để lại cho chúng ta một gia sản đức tin mà hôm nay chúng ta đang sống và gìn giữ. Tuy nhiên, trong ơn gọi riêng mỗi người, chúng ta cùng nhau thú nhận rằng, chúng ta vì cách này hay cách khác chưa phát huy hết khả năng để giới thiệu Chúa cho các anh chị em lương dân. Vì vậy, hướng đi trong giáo phận trong thời gian tới là tập trung vào truyền giáo. Mặt khác, có đức tin thôi chưa đủ, mà cần phải có sự hiểu biết khoa học. Con số thống kê gần đây cho thấy, trong giáo phận vẫn còn nhiều em nhỏ bỏ học. Với tâm tình người cha, tôi mời gọi anh chị em tích cực cộng tác với Thiên Chúa, tạo điều kiện để con em mình được thăng tiến về đức tin và văn hóa, nhờ đó, Giáo Hội và xã hội ngày càng phát triển”.
Thánh lễ mừng năm Thánh giáo phận của Giáo hạt Thái Thụy được cử hành lúc 9h15 cùng ngày, trong bầu khí linh thiêng và sốt mến, với sự hiệp thông của Đức giám mục giáo phận, quí cha, quí tu sĩ, chủng sinh và giáo hữu hạt Thái Thụy.
Trong bài giảng của mình, Đức cha Phêrô tiếp tục nhấn mạnh đến sứ vụ truyền giáo, cách riêng trong Giáo phận Thái Bình. Đức cha nói: “Chúa Giêsu mới chính là mục tử duy nhất của chúng ta, nên chúng ta yêu mến những người cộng tác với Chúa, là chúng ta yêu mến chính Chúa Giêsu chứ không phải bản thân cá nhân họ. Các Giám mục, linh mục không phải là người sở hữu hay chủ nhân của vườn nho, nhưng là chính Chúa. Tất cả mọi việc chúng ta làm, là làm trong vườn nho của Chúa Giêsu. Dù thiện cảm hay không thiện cảm với người vào giờ thứ chín hay thứ mười một, thì chúng ta hãy nhớ rằng, chúng ta đang làm việc cho Chúa chứ không phải cho họ. Bằng ơn gọi riêng của mỗi người, chúng ta hãy tích cực cộng tác với Thiên Chúa, đem tình thương của Thiên Chúa đến cho các anh chị em lương dân và coi đó như là kế hoạch chính yếu của giáo phận”. Đức cha cũng nêu lên nhận định của mình sau khoảng thời gian đi mục vụ 102 giáo xứ và một số giáo họ trong giáo phận. Đức cha nói: “Giáo phận chúng ta đi đâu cũng cảm phục và biết ơn các vị tiền nhân đã để lại cho giáo phận gia sản đức tin cao quí. Nhưng nhìn vào tỉ lệ chênh lệch giữa những tín hữu công giáo với anh chị em lương dân trong địa bàn tỉnh Hưng Yên và Thái Bình, chúng ta cảm thấy còn khiếm khuyết khi chúng ta chưa nỗ lực trong sư vụ giới thiệu Chúa cho mọi người. Vì vậy, chúng ta hãy cộng tác tích cực hơn nữa trong vai trò người thợ trong vườn nho của Chúa và liên kết với những người thợ khác, để giáo phận, Giáo hội ngày càng thêm đông các tín hữu của Chúa”.
Trước khi Đức cha ban phép lành với ơn Toàn xá, ông Giuse Trần Hữu Giang – Chủ tịch hội đồng giáo xứ Thượng Phúc - đại diện cho cộng đoàn trong giáo hạt Thái Thụy cám ơn Đức cha, quí cha, quí tu sĩ, chủng sinh và quí khách.
Thánh lễ mừng năm thánh giáo phận tại Giáo hạt Thái Thụy đã khép lại, nhưng sứ vụ “người thợ làm vườn nho” của Giáo hạt Thái Thụy tiếp tục được triển nở cho tới ngày đạt được kết quả viên mãn trong Chúa Kitô.
Mừng Ngày Hội Ngộ CĐCGVN - Nam Úc 2011
Jos. Vĩnh SA
08:48 18/09/2011
Ngày Hội Ngộ Lần Thứ VII Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam - Nam Úc
Những tia nắng ấm vào buổi sáng Chúa Nhật 18/9/2011, tại Nam Úc chiếu rọi thành phố Adelaide đón mùa Xuân sang như mang lại một niềm hy vọng bừng lên trong lòng những nguời Công Giáo Việt Nam tại Nam Úc.. .
Trong bầu không khí tưng bừng, phấn khởi, các tín hữu CĐCGVN-Nam Úc từ khắp các nơi trong thành phố Adelaide đã tề tựu về Trung Tâm Đức Mẹ Thuyền Nhân vùng Pooraka chuẩn bị cho Thánh Lễ và tham dự ngày Hội Ngộ theo truyền thống hằng năm.
Click Nơi Đây Xem Hình
Thánh Lễ Tạ Ơn, đã được cử hành vào lúc 9 giờ 30 sáng, Chúa Nhật 18-9-2011, tại hội trường chính Trung Tâm Đức Mẹ Thuyền Nhân, với sự hiện diện của gần hai ngàn giáo dân tham dự.
Mở đầu Thánh Lễ ca đoàn Việt Linh đã cất lên bài ca nhập lễ với những cung điệu hùng tráng và vui tươi, điểm tô thêm những nỗi rạo rực và sốt sáng của toàn thể các tín hữu trong Cộng Ðồng...
Thánh Lễ do Đức Ông Phaolô Nguyễn Minh Tâm quản nhiệm Cộng Đồng chủ tế, cùng đồng tế có quý cha Gioan B. Nguyễn Viết Huy Sj phó quản nhiệm, cha Phêrô Trần Quang Tòng phó xứ Saint Augustine, Salibury và cha Canut Nguyễn Thái Hoạch từ Sydney sang, cha Giuse Phạm Minh Ước Sj và cha Lãm từ VN sang Melbourne du học, đến thăm Adelaide.
Bài giảng trong Thánh Lễ, Đức ông Minh Tâm đã chia sẻ về ý nghĩa yêu thương, đoàn kết và xây dựng là một trong những mục đích và trọng tâm mọi sinh hoạt của Cộng Đồng, mà ngày Hội Ngộ hằng năm là dịp để mọi người thể hiện cách sống đức tin, đem đạo vào đời và qua những sinh hoạt như: ăn uống, vui chơi, giải trí, gặp gỡ, chia sẻ, chuyện trò... mà mọi người có dịp biểu lộ lòng mến Chúa, yêu người, cho chính những người gần gũi yêu thưong trong gia đình và cộng đoàn. Thánh lễ kết thúc với những tâm tình tạ ơn sốt sáng của giáo dân đến tham dự.
Tiếp theo là phần liên hoan Hội Ngộ. Tất cả mọi người quy tụ về khu Cánh Buồm (khu nghỉ mát phía ngoài hội trưòng chính) để tham dự nghi thức khai mạc buổi tiệc liên hoan cho ngày Hội Ngộ.
Đức ông Phaolô Nguyễn Minh Tâm quản nhiệm Cộng Đồng đã tuyên bố khai mạc ngày Hội Ngộ trong bầu không khí hân hoan nô nức của mọi người.
Sau nghi thức khai mạc, là một bữa tiệc liên hoan thật tưng bừng, vui vẻ. Những thức ăn thơm ngon và nóng hổi đã được Ban Ẩm Thực chuyển đến các lều phân phối thức ăn, để khoản đãi mọi ngưòi. Các tín hữu tham dự lần lượt xếp hàng đến lấy thức ăn và quy tụ thành từng nhóm, từng gia đình, quây quần bên những đĩa thức ăn trong khuôn viên trung tâm để cùng trò chuyện, chia sẻ và thưởng thức rất nhiều món ăn ngon miệng trong thực đơn thật phong phú là do những công lao khó nhọc của bao người dưới sự sắp xếp thật chu đáo của Ban Tổ Chức ngày Hội Ngộ.
Ngày Hội Ngộ giống như một ngày đại Pinic hay ngày Tết chung của Cộng Đồng theo truyền thống văn hoá của tiểu bang Nam Úc "The Festival State" nghĩa là tiểu bang Hội Hè, có lễ hội vui chơi quanh năm..
Chương trình "Ngày Hội Ngộ 2011" với nhiều sinh hoạt được sắp xếp từ bên trong hội trường chính của Trung Tâm Sinh Hoạt như: Bóng bàn, thi đấu cờ tướng, cờ vua, hội họa cho các em thiếu nhi…vv...
Ra phía ngoài sân, trong khuôn viên Cộng Đồng là những trận thi đấu thể thao: bóng chuyền, nhẩy giây, kéo co, vòng quay, leo tường, trưng bày cây kiểng và Bonsai.
Có nhiều Lều triển lãm, đặc biệt lều của họ đạo Phaolô dành cho các tiên ông hun khói, thử thuốc lào ba số 888 hút bằng điếu bát và có tiết mục xổ số giải thưởng...vv..."Ông kia đã bỏ thuốc lào. Thấy 3 số 8 lại đào điếu lên". Các đoàn thể khác như: Ca Đoàn Việt Linh, Hội Đạo Binh, Hội Dòng Ba Đa Minh cũng thi đua triển lãm hình ảnh và thông tin sinh hoạt của hội đoàn mình...
Đặc biệt năm nay có đội múa lân “Trung Nghĩa Đường” đến trình diễn múa lân giúp vui cho bà con trong Cộng Đồng. Đội lân đã trổ tài leo lên hái Lộc.
Điểm tập trung chính trong ngày Hội Ngộ là những sinh hoạt văn nghệ, thi đố vui có thưởng, những trò chơi giải trí và rất nhiều tiết mục hấp dẫn lôi cuốn mọi người. Các em thiếu nhi cũng có dịp vui chơi thỏa thích qua nhiều trò chơi ngoài trời như cầu tuột, nhảy sàn, nhảy nhà hơi, quay vòng trên cao, vẽ mặt, cưỡi lừa, xem thú gia cầm..vv...
Trong ngày Hội Ngộ 2011 năm nay, tiểu ban báo chí đã phát hành cuốn đặc san Manna II.
Một đặc san có hình thức trang nhã, với một nội dung phong phú, quy tụ những bài viết của nhiều cây viết giáo dân trong Cộng Đồng đóng góp vào Đặc San như vườn hoa muôn sắc, nhằm trở nên nhịp cầu xây dựng tình hiệp thông trong Cộng Đồng.
Được biết, đặc san Manna II biếu tặng cho mỗi gia đình trong Cộng Đồng một cuốn, nhân ngày Hội Ngộ, đã được mọi người hân hoan đón nhận như một món qùa tinh thần trong ngày vui chung.
Ngày Hội Ngộ được thành công tốt đẹp là nhờ vào sự đóng góp công sức của các ban, các nhóm, các đoàn thể, phong trào và các Họ Đạo...
Ban Ẩm Thực cũng đã vất vả nhiều ngày để chuẩn bị và chu toàn nhiệm vụ cung cấp thức ăn cho gần 2,000 người tham dự.
Ban Trang Trí cũng đã làm việc cật lực, giúp tăng thêm nét sống động, rực rỡ cho Trung Tâm Đức Mẹ Thuyền Nhân trong ngày Hội Ngộ.
Ban Trật Tự và Ban Phân Phối Thức Ăn đã phục vụ tận tâm, chu đáo.
Ban thể thao, trò chơi cũng đã chuẩn bị mọi thứ cho chương trình thi đua thể thao, tranh giải, giúp cho bầu khí thêm vui tươi, nhộn nhịp....
Phần phát giải thưởng cho tất cả các bộ môn dự thi đã được diễn ra thật hào hứng, được xen kẽ trong chương trình ca nhạc sống động do ban nhạc Viễn Du và các ca sĩ cây nhà lá vườn trình diễn
Trong ngày Hội Ngộ 2011, mọi người đều cảm nhận được một sự kết hợp hài hòa trong công việc tổ chức với những tấm lòng thân ái và hiệp thông của các giáo dân, cùng với sự phối hợp, điều hành nhịp nhàng của Ban Tổ Chức, qua sự dìu dắt của Ban Tuyên Úy và Ban Mục Vụ.
Một điều đáng vui mừng là mọi người đều hân hoan vui vẻ góp phần chung vào công tác tổ chức và mọi tín hữu tham dự ngày Hội Ngộ đều có chung một tâm tình yêu thương đoàn kết và hiệp thông trong tình thân gia đình dân Chúa để mọi người có được một ngày vui trọn vẹn.
Đến gần 5 giờ chiều, mọi người ra về trong niềm phấn khởi, hân hoan, đầy tin yêu, tràn đầy niềm tin và sức sống trong tinh thần hiệp thông để phục vụ tha nhân và vinh Danh Chúa.
(Ban Truyền Thông CĐ tường trình từ Adelaide – SA)
Những tia nắng ấm vào buổi sáng Chúa Nhật 18/9/2011, tại Nam Úc chiếu rọi thành phố Adelaide đón mùa Xuân sang như mang lại một niềm hy vọng bừng lên trong lòng những nguời Công Giáo Việt Nam tại Nam Úc.. .
Trong bầu không khí tưng bừng, phấn khởi, các tín hữu CĐCGVN-Nam Úc từ khắp các nơi trong thành phố Adelaide đã tề tựu về Trung Tâm Đức Mẹ Thuyền Nhân vùng Pooraka chuẩn bị cho Thánh Lễ và tham dự ngày Hội Ngộ theo truyền thống hằng năm.
Click Nơi Đây Xem Hình
Thánh Lễ Tạ Ơn, đã được cử hành vào lúc 9 giờ 30 sáng, Chúa Nhật 18-9-2011, tại hội trường chính Trung Tâm Đức Mẹ Thuyền Nhân, với sự hiện diện của gần hai ngàn giáo dân tham dự.
Mở đầu Thánh Lễ ca đoàn Việt Linh đã cất lên bài ca nhập lễ với những cung điệu hùng tráng và vui tươi, điểm tô thêm những nỗi rạo rực và sốt sáng của toàn thể các tín hữu trong Cộng Ðồng...
Thánh Lễ do Đức Ông Phaolô Nguyễn Minh Tâm quản nhiệm Cộng Đồng chủ tế, cùng đồng tế có quý cha Gioan B. Nguyễn Viết Huy Sj phó quản nhiệm, cha Phêrô Trần Quang Tòng phó xứ Saint Augustine, Salibury và cha Canut Nguyễn Thái Hoạch từ Sydney sang, cha Giuse Phạm Minh Ước Sj và cha Lãm từ VN sang Melbourne du học, đến thăm Adelaide.
Bài giảng trong Thánh Lễ, Đức ông Minh Tâm đã chia sẻ về ý nghĩa yêu thương, đoàn kết và xây dựng là một trong những mục đích và trọng tâm mọi sinh hoạt của Cộng Đồng, mà ngày Hội Ngộ hằng năm là dịp để mọi người thể hiện cách sống đức tin, đem đạo vào đời và qua những sinh hoạt như: ăn uống, vui chơi, giải trí, gặp gỡ, chia sẻ, chuyện trò... mà mọi người có dịp biểu lộ lòng mến Chúa, yêu người, cho chính những người gần gũi yêu thưong trong gia đình và cộng đoàn. Thánh lễ kết thúc với những tâm tình tạ ơn sốt sáng của giáo dân đến tham dự.
Tiếp theo là phần liên hoan Hội Ngộ. Tất cả mọi người quy tụ về khu Cánh Buồm (khu nghỉ mát phía ngoài hội trưòng chính) để tham dự nghi thức khai mạc buổi tiệc liên hoan cho ngày Hội Ngộ.
Đức ông Phaolô Nguyễn Minh Tâm quản nhiệm Cộng Đồng đã tuyên bố khai mạc ngày Hội Ngộ trong bầu không khí hân hoan nô nức của mọi người.
Sau nghi thức khai mạc, là một bữa tiệc liên hoan thật tưng bừng, vui vẻ. Những thức ăn thơm ngon và nóng hổi đã được Ban Ẩm Thực chuyển đến các lều phân phối thức ăn, để khoản đãi mọi ngưòi. Các tín hữu tham dự lần lượt xếp hàng đến lấy thức ăn và quy tụ thành từng nhóm, từng gia đình, quây quần bên những đĩa thức ăn trong khuôn viên trung tâm để cùng trò chuyện, chia sẻ và thưởng thức rất nhiều món ăn ngon miệng trong thực đơn thật phong phú là do những công lao khó nhọc của bao người dưới sự sắp xếp thật chu đáo của Ban Tổ Chức ngày Hội Ngộ.
Ngày Hội Ngộ giống như một ngày đại Pinic hay ngày Tết chung của Cộng Đồng theo truyền thống văn hoá của tiểu bang Nam Úc "The Festival State" nghĩa là tiểu bang Hội Hè, có lễ hội vui chơi quanh năm..
Chương trình "Ngày Hội Ngộ 2011" với nhiều sinh hoạt được sắp xếp từ bên trong hội trường chính của Trung Tâm Sinh Hoạt như: Bóng bàn, thi đấu cờ tướng, cờ vua, hội họa cho các em thiếu nhi…vv...
Ra phía ngoài sân, trong khuôn viên Cộng Đồng là những trận thi đấu thể thao: bóng chuyền, nhẩy giây, kéo co, vòng quay, leo tường, trưng bày cây kiểng và Bonsai.
Có nhiều Lều triển lãm, đặc biệt lều của họ đạo Phaolô dành cho các tiên ông hun khói, thử thuốc lào ba số 888 hút bằng điếu bát và có tiết mục xổ số giải thưởng...vv..."Ông kia đã bỏ thuốc lào. Thấy 3 số 8 lại đào điếu lên". Các đoàn thể khác như: Ca Đoàn Việt Linh, Hội Đạo Binh, Hội Dòng Ba Đa Minh cũng thi đua triển lãm hình ảnh và thông tin sinh hoạt của hội đoàn mình...
Đặc biệt năm nay có đội múa lân “Trung Nghĩa Đường” đến trình diễn múa lân giúp vui cho bà con trong Cộng Đồng. Đội lân đã trổ tài leo lên hái Lộc.
Điểm tập trung chính trong ngày Hội Ngộ là những sinh hoạt văn nghệ, thi đố vui có thưởng, những trò chơi giải trí và rất nhiều tiết mục hấp dẫn lôi cuốn mọi người. Các em thiếu nhi cũng có dịp vui chơi thỏa thích qua nhiều trò chơi ngoài trời như cầu tuột, nhảy sàn, nhảy nhà hơi, quay vòng trên cao, vẽ mặt, cưỡi lừa, xem thú gia cầm..vv...
Trong ngày Hội Ngộ 2011 năm nay, tiểu ban báo chí đã phát hành cuốn đặc san Manna II.
Một đặc san có hình thức trang nhã, với một nội dung phong phú, quy tụ những bài viết của nhiều cây viết giáo dân trong Cộng Đồng đóng góp vào Đặc San như vườn hoa muôn sắc, nhằm trở nên nhịp cầu xây dựng tình hiệp thông trong Cộng Đồng.
Được biết, đặc san Manna II biếu tặng cho mỗi gia đình trong Cộng Đồng một cuốn, nhân ngày Hội Ngộ, đã được mọi người hân hoan đón nhận như một món qùa tinh thần trong ngày vui chung.
Ngày Hội Ngộ được thành công tốt đẹp là nhờ vào sự đóng góp công sức của các ban, các nhóm, các đoàn thể, phong trào và các Họ Đạo...
Ban Ẩm Thực cũng đã vất vả nhiều ngày để chuẩn bị và chu toàn nhiệm vụ cung cấp thức ăn cho gần 2,000 người tham dự.
Ban Trang Trí cũng đã làm việc cật lực, giúp tăng thêm nét sống động, rực rỡ cho Trung Tâm Đức Mẹ Thuyền Nhân trong ngày Hội Ngộ.
Ban Trật Tự và Ban Phân Phối Thức Ăn đã phục vụ tận tâm, chu đáo.
Ban thể thao, trò chơi cũng đã chuẩn bị mọi thứ cho chương trình thi đua thể thao, tranh giải, giúp cho bầu khí thêm vui tươi, nhộn nhịp....
Phần phát giải thưởng cho tất cả các bộ môn dự thi đã được diễn ra thật hào hứng, được xen kẽ trong chương trình ca nhạc sống động do ban nhạc Viễn Du và các ca sĩ cây nhà lá vườn trình diễn
Trong ngày Hội Ngộ 2011, mọi người đều cảm nhận được một sự kết hợp hài hòa trong công việc tổ chức với những tấm lòng thân ái và hiệp thông của các giáo dân, cùng với sự phối hợp, điều hành nhịp nhàng của Ban Tổ Chức, qua sự dìu dắt của Ban Tuyên Úy và Ban Mục Vụ.
Một điều đáng vui mừng là mọi người đều hân hoan vui vẻ góp phần chung vào công tác tổ chức và mọi tín hữu tham dự ngày Hội Ngộ đều có chung một tâm tình yêu thương đoàn kết và hiệp thông trong tình thân gia đình dân Chúa để mọi người có được một ngày vui trọn vẹn.
Đến gần 5 giờ chiều, mọi người ra về trong niềm phấn khởi, hân hoan, đầy tin yêu, tràn đầy niềm tin và sức sống trong tinh thần hiệp thông để phục vụ tha nhân và vinh Danh Chúa.
(Ban Truyền Thông CĐ tường trình từ Adelaide – SA)
Lễ ra mắt quyển Từ Điển Công Giáo
LM Giuse Nguyễn Tuấn Hải
08:25 18/09/2011
Xem hình ảnh
Từ 9 giờ đến 9 giờ 30 tiếp đón quan khách. Mỗi khách đến dự “Lễ ra mắt từ điển Công Giáo” được Ban Tổ Chức tặng quyển Từ Điển làm quà ngay trước khi bước vào phòng họp. Đúng 9g30, chương trình bắt đầu do sự điều khiển của MC là ông Augustinô Vương Đình Chữ với nghi thức khai mạc hát thánh ca. Sau đó, Cha Phêrô Nguyễn Chí Thiết giới thiệu hai Đức Cha và các thành phần quan khách tham dự.
Kế tiếp, trong phần tuyên bố lý do, Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc đã trình bày: “Nếu tôi không lầm, thì cách đây hơn 3 năm, tại Trung Tâm Công giáo có tổ chức “buổi ra mắt” của “Nhóm Từ vựng Công giáo”, là một trong 3 tiểu ban của Uỷ Ban Giáo Lý Đức Tin, trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Tôi đã giới thiệu cha Nguyễn Chí Thiết, người đứng đầu nhóm và các anh chị em cộng sự viên. Hôm nay, tôi không giới thiệu Nhóm nữa, nhưng giới thiệu “một công trình của Nhóm”: Cuốn “Từ điển Công giáo” đầu tiên, viết bằng Tiếng Việt, chứ không phải dịch từ các Từ điển bằng Tiếng Nước Ngoài.”
Đức Cha cũng cho rằng, đây là một công trình khiêm tốn, mới đi được một phần ba con đường, vì chỉ mới định nghĩa được 500 mục từ cơ bản. Trong tương lai gần, còn phải định nghĩa hơn 1000 mục từ nữa, mới hoàn thành toàn bộ Từ điển Công giáo đầy đủ.” Đức Cha cũng nêu lên 5 ưu điểm của quyển “Từ điển Công giáo” đang được ra mắt: 1/ Vắn tắt, không dài dòng quá sự cần thiết; 2/ Tương đối dễ hiểu, tuy vẫn giả thiết người đọc cần có một trình độ học thức vừa phải; 3/ nhắm điều cốt yếu; 4/ cập nhật hóa, vì có lưu tâm đến những văn kiện mới nhất của Giáo hội, hoặc những quyển sách mới của các nhà thần học; 5/ Ưu điểm quan trọng nhất đối với Giáo hội là tôn trọng Huấn Quyền.
Khi Đức Cha Chủ Tịch UBGLĐT tuyên bố lý do xong, Cha Phêrô Nguyễn Chí Thiết tóm tắt quá trình làm việc và hình thành quyển “Từ điển Công giáo”. Cha cho biết khởi đi từ một ê-kíp rất nhỏ bé vào đầu năm 2007, nhưng với thời gian đã lập được Ban Điều Hành, Ban Biên Tập, Ban Kỹ Thuật, Văn Phòng Thường Trực,… Tổng cộng số thành viên và cộng tác viên là 130 người. Cha cũng cho biết, mỗi một Định nghĩa được đúc kết trong Từ điển xem ra đơn giản nhưng thực tế đã trải qua một chuỗi công việc qua nhiều giai đoạn khác nhau. Có 8 giai đoạn như sau:
1. Văn phòng thường trực tìm các từ để đề nghị làm mục từ.
2. Ban Điều hành chọn các từ ấy thành Mục từ làm đồi tượng để định nghĩa.
3. Ban Hán Nôm có bổn phận phân tách từ nguyên của của từ ấy.
4. Mỗi một biên soạn viên nhận viết thành một định nghĩa sơ khởi.
5. Một chuyên viên xem lại Định nghĩa ấy, cho nhận xét và hoàn chỉnh tương đối.
6. Mời một số chuyên viên thuộc nhiều ngành khác nhau mà từ ấy liên hệ, làm thành một nhóm duyệt xét làm việc chung với nhau, cho các nhận xét bổ túc và chỉnh sửa nếu cần.
7. Ban Thư Ký của nhóm duyệt xét và viết lại thành văn.
8. Ban Điều Hành duyệt lại và chấp thuận thành một Định Nghĩa chính thức và đưa vào văn bản của cuốn từ điển này.
Cha Phêrô Nguyễn Chí Thiết đã giới thiệu Từ Điển, và bày tỏ lòng biết ơn đối với Đức Cha Chủ Tịch UBGLĐT, Đức Cha Chủ Tịch UBCLHB, và tất cả những ai đã đóng góp tài lực và vật lực cho Ban Từ Vựng để sinh ra đứa con tinh thần là quyển “Từ điển Công giáo” này. Cha cũng lưu ý rằng, công việc vẫn chưa hoàn thành và còn phải nỗ lực nhiều hơn nữa trong các năm tới, với một nhịp điệu có thể còn căng thẳng và tế nhị hơn. Vì thế, Cha mong rằng, mọi người tiếp tục nâng đỡ tinh thần và vật chất để có thể hoàn thành sứ mệnh mà Giáo Hội Việt Nam đã ủy thác cho.
Sau đó là phát biểu ý kiến và bình luận của Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp và quí quan khách khác. Trong phần phát biểu của mình, Đức Cha bày tỏ niềm vui và chúc mừng vì công trình vất vả của UBGLĐT và của nhiều người đã được ra mắt. Đức Cha cũng nhấn mạnh đến ý tưởng “Văn tải đạo”, dùng tiếng Việt để chuyển tải chân lý của Thiên Chúa.
Kết thúc phần phát biểu ý kiến và bình luận, Cha Phêrô Nguyễn Chí Thiết cám ơn.
Lễ ra mắt kết thúc vào lúc 11 giờ. Nhìn chung, buổi ra mắt quyển “Từ điển Công giáo” được đánh giá là thành công tốt đẹp. Sau đó, quí Đức Cha, quí Cha, và quí quan khách dùng cơm trưa tại Phòng Họp trong bầu khí thân mật và vui vẻ.
Thánh lễ mừng tại giáo xứ K’Đô, Lạc Hòa, Giáo phận Đà Lạt
Lm. Giuse Nguyễn Văn Thành
11:50 18/09/2011
Vào lúc 10g ngày 18-9-2011, Đức cha Antôn Vũ Huy Chương, Giám mục Giáo phận Đà Lạt chủ tế Thánh lễ mừng Thượng Kèo nhà thờ K’Đô, mừng thượng thọ và 41 năm linh mục của cha xứ Gioan Baotixita Nguyễn Văn Khang, tại giáo xứ K’Đô – Lạc Hòa. Cùng hiệp dâng Thánh lễ với Đức cha có hơn 20 linh mục, quí Soeur, quí Thầy, thân nhân và ân nhân trong và ngoài giáo xứ và Giáo phận.
Bước vào Thánh lễ, Đức cha nói lên ý nghĩa của buổi lễ. Ngài nói: “Sau hơn một năm khởi công, nhà thờ K’Đô hôm nay đã đến ngày dựng kèo. Chúng ta vui mừng. Và chúng ta vui mừng hơn nữa, khi cha xứ K’Đô được 70 tuổi và 41 năm linh mục. Chúng ta cầu nguyện cho việc xây dựng được nhanh chóng hoàn thành và cũng cầu nguyện cho cha xứ được hồn an xác mạnh”.
Giảng trong Thánh lễ, Đức cha chia sẻ về tình yêu của Chúa qua phụng vụ Lời Chúa ngày Chúa nhật 25 thường niên. Ngài nói: “Không phải chúng ta làm được việc gì nhưng là chúng ta làm việc đó như thế nào. Không phải chúng ta làm được nhiều công việc nhưng là chất lượng công việc chúng ta làm như thế nào. Không phải chúng ta sống nhiều năm hay ít năm nhưng là chúng ta sống như thế nào…. Quan trọng nhất là tình yêu”.
Được biết, khi nhận chức mục tử trong Giáo phận Đức cha rất quan tâm tới linh mục đoàn, nhất là các linh mục già yếu và bệnh tật. Ngài ân cần thăm hỏi và động viên từng người. Trong trường hợp của Gioan Baotixita cũng vậy, khi ngài biết tin cha nằm trên giường bệnh và phải tháo khớp chân (di chứng của bệnh tiểu đường). Chính ngài là người đầu tiên đến thăm cha Gioan Baotixita tại bệnh viện. Và ngài ngỏ ý tổ chức ngày lễ mừng Thượng kèo, Thượng thọ 70 tuổi và 41 năm linh mục của cha Gioan Baotixita hôm nay. Thật là một sáng kiến mục vụ tuyệt vời bắt nguồn từ chính tình yêu.
Thánh lễ được cử hành rất sốt sáng và không ít những giọt nước mắt tuôn rơi vì xúc động. Xúc động vì giáo xứ chuẩn bị có nhà thờ mới. Xúc động vì nhìn thấy cha xứ của mình dâng lễ ngồi trên xe lăn. Một người cha đã gắn bó suốt 38 năm trong vai trò là cha xứ. Với ngần ấy năm sống tại K’Đô, cha đã nhớ tên từng người, từng gia đình. Cha tâm sự: “Mình đã chứng hôn cho ông, rửa tội cho bố, rồi chứng hôn cho bố và rửa tội cho con. Làm sao mà lại không ân tình, ân nghĩa” !
Sau lời nguyện hiệp lễ, Đức cha làm phép những “cây kèo” và cha quản hạt đã rẩy nước phép thánh hiến. Qua nghi thức này, những người tham dự Thánh lễ cảm nhận được sự thánh thiêng của nhà Chúa.
Tiếp theo, một vị đại diện cho Hội đồng giáo xứ có lời cám ơn Đức cha Antôn, quí cha quản hạt, quí cha đồng tế, quí thầy, quí dì, quí khách.
Về việc xây dựng nhà thờ ông nói: “… Công trình nhà thờ giáo xứ K’Đô – Lạc Hòa, sau một năm thi công, các gia đình trong giáo xứ cùng nhau góp công, góp của, hiệp nhất xây dựng nhà thờ, cùng một số ân nhân gần xa giúp đỡ… Hôm nay, giáo xứ chúng con vui mừng tổ chức lễ Thượng Kèo, được Đức cha Giáo phận chủ sự Thánh lễ và làm phép kèo. Chúng con thật sự biết ơn. Xin Đức cha và mọi người cầu nguyện cho việc xây dựng nhà thờ được mau chóng hoàn thành trong bình an”.
Về việc mừng cha xứ, ông xúc động chia sẻ: “Kính thưa cha chánh xứ, cách đây 41 năm, ngày 28/11/1970, Thiên Chúa đã chọn cha làm linh mục. Và vào lúc 15g30 ngày 7/7/1973, Chúa đã sai cha đi loan báo Tin Mừng cho vùng đất đỏ K’Đô. Từ đó đến nay, cha gắn bó với chúng con đã được 38 năm… Trong suốt 38 năm qua, cho dù gặp biết bao gian nan thử thách, cha vẫn dành cho chúng con, giáo xứ K’Đô – Lạc Hòa, trọn vẹn con tim của cha. Chúng con xin thành kính tri ân”.
Sau những lời cám ơn và chia sẻ của ông chủ tịch HĐGX K’Đô, mọi người tham dự Thánh lễ đều hết sức vui mừng về lời cám ơn của cha xứ. Tuy ngồi trên xe lăn với thể trạng suy kiệt nhưng cha đã có những tâm tình rất lắng đọng và xúc tích. Cha nói: “Trọng kính Đức cha Antôn, kính thưa quí cha, quí nam nữ - tu sĩ và cộng đoàn, con sống được đến giờ này là nhờ tình thương của Chúa và sự nâng đỡ của Đức cha và mọi người. Con sẽ dùng thời giờ còn lại để loan báo Tin Mừng không phải bằng hai chân nhưng bằng một chân”.
Cuối cùng, giáo xứ mở tiệc mừng trọng thể quí Đức cha, quí cha, quí nam nữ tu sĩ, ân nhân tại khuôn viên giáo xứ. Bầu khí vui mừng và thân thiện trong bữa tiệc nói lên sự hiệp nhất yêu thương trong giáo xứ.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Thành
Giảng trong Thánh lễ, Đức cha chia sẻ về tình yêu của Chúa qua phụng vụ Lời Chúa ngày Chúa nhật 25 thường niên. Ngài nói: “Không phải chúng ta làm được việc gì nhưng là chúng ta làm việc đó như thế nào. Không phải chúng ta làm được nhiều công việc nhưng là chất lượng công việc chúng ta làm như thế nào. Không phải chúng ta sống nhiều năm hay ít năm nhưng là chúng ta sống như thế nào…. Quan trọng nhất là tình yêu”.
Được biết, khi nhận chức mục tử trong Giáo phận Đức cha rất quan tâm tới linh mục đoàn, nhất là các linh mục già yếu và bệnh tật. Ngài ân cần thăm hỏi và động viên từng người. Trong trường hợp của Gioan Baotixita cũng vậy, khi ngài biết tin cha nằm trên giường bệnh và phải tháo khớp chân (di chứng của bệnh tiểu đường). Chính ngài là người đầu tiên đến thăm cha Gioan Baotixita tại bệnh viện. Và ngài ngỏ ý tổ chức ngày lễ mừng Thượng kèo, Thượng thọ 70 tuổi và 41 năm linh mục của cha Gioan Baotixita hôm nay. Thật là một sáng kiến mục vụ tuyệt vời bắt nguồn từ chính tình yêu.
Thánh lễ được cử hành rất sốt sáng và không ít những giọt nước mắt tuôn rơi vì xúc động. Xúc động vì giáo xứ chuẩn bị có nhà thờ mới. Xúc động vì nhìn thấy cha xứ của mình dâng lễ ngồi trên xe lăn. Một người cha đã gắn bó suốt 38 năm trong vai trò là cha xứ. Với ngần ấy năm sống tại K’Đô, cha đã nhớ tên từng người, từng gia đình. Cha tâm sự: “Mình đã chứng hôn cho ông, rửa tội cho bố, rồi chứng hôn cho bố và rửa tội cho con. Làm sao mà lại không ân tình, ân nghĩa” !
Sau lời nguyện hiệp lễ, Đức cha làm phép những “cây kèo” và cha quản hạt đã rẩy nước phép thánh hiến. Qua nghi thức này, những người tham dự Thánh lễ cảm nhận được sự thánh thiêng của nhà Chúa.
Tiếp theo, một vị đại diện cho Hội đồng giáo xứ có lời cám ơn Đức cha Antôn, quí cha quản hạt, quí cha đồng tế, quí thầy, quí dì, quí khách.
Về việc mừng cha xứ, ông xúc động chia sẻ: “Kính thưa cha chánh xứ, cách đây 41 năm, ngày 28/11/1970, Thiên Chúa đã chọn cha làm linh mục. Và vào lúc 15g30 ngày 7/7/1973, Chúa đã sai cha đi loan báo Tin Mừng cho vùng đất đỏ K’Đô. Từ đó đến nay, cha gắn bó với chúng con đã được 38 năm… Trong suốt 38 năm qua, cho dù gặp biết bao gian nan thử thách, cha vẫn dành cho chúng con, giáo xứ K’Đô – Lạc Hòa, trọn vẹn con tim của cha. Chúng con xin thành kính tri ân”.
Sau những lời cám ơn và chia sẻ của ông chủ tịch HĐGX K’Đô, mọi người tham dự Thánh lễ đều hết sức vui mừng về lời cám ơn của cha xứ. Tuy ngồi trên xe lăn với thể trạng suy kiệt nhưng cha đã có những tâm tình rất lắng đọng và xúc tích. Cha nói: “Trọng kính Đức cha Antôn, kính thưa quí cha, quí nam nữ - tu sĩ và cộng đoàn, con sống được đến giờ này là nhờ tình thương của Chúa và sự nâng đỡ của Đức cha và mọi người. Con sẽ dùng thời giờ còn lại để loan báo Tin Mừng không phải bằng hai chân nhưng bằng một chân”.
Cuối cùng, giáo xứ mở tiệc mừng trọng thể quí Đức cha, quí cha, quí nam nữ tu sĩ, ân nhân tại khuôn viên giáo xứ. Bầu khí vui mừng và thân thiện trong bữa tiệc nói lên sự hiệp nhất yêu thương trong giáo xứ.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Thành
Mừng Legio Mariæ 63 năm tại Việt Nam và mừng Tôi Tớ của Chúa Frank Duff lên bậc Chân Phước.
An Duy
11:48 18/09/2011
“HỒNG ÂN CỦA NGÀI PHAN ĐỨC VỚI LEGIO MARIÆ” (1921 - 2011)
Vào lúc 15 giờ chiều ngày 14.09.2011, tại Trung Tâm Mục Vụ TGP Saigòn, một thánh lễ long trọng đã được cử hành nhân dịp kỷ niệm 90 năm Hội đoàn Legio Mariæ hình thành và phát triển trên thế giới, 63 năm tại Việt Nam và cầu nguyện xin Thiên Chúa sớm đưa Tôi Tớ của Người là Ông Frank Duff (Phan Đức) lên bậc Chân Phước.
Xem hình ảnh
Thành phần tham dự gồm có: Đức cha Phê-rô Nguyễn Văn Khảm, Giám mục phụ tá TGP. TP. HCM, kiêm giám đốc Trung Tâm Mục Vụ; giám đốc Đại Chủng Viện Thánh Giu-se Sài Gòn. Cha Phê-rô Giu-se Ma-ri-a Hà Thiên Trúc, P. Linh giám Senatus Việt Nam. Cha Giu-se Phạm Bá Lãm, Hạt trưởng giáo hạt Phú Thọ. Cha Đa-minh Nguyễn Đình Tân, Hạt trưởng giáo hạt Gia Định. Cha Cha Giu-se Phan Đức Hiệp, CSsR, và 12 quý cha Linh giám và phó Linh giám, quý soeur bảo trợ của các giáo xứ trong Tổng giáo phận.
Ngoài ra, cùng đến chia sẻ niềm vui trong dịp mừng lễ trọng đại này còn có sự hiện diện của: Ông Phê-rô Nguyễn Văn Trà Trưởng Ban Liên lạc HĐMV giáo xứ cấp Giáo phận kiêm chủ tịch HĐMV giáo xứ nhà thờ Chính tòa Sài Gòn. Ông Đa-minh Ma-ri-a Đỗ Ngọc Phác, Trưởng Ban quản trị Hội đồng Senatus Việt Nam. Ông Gio-a-Kim Hoàng Văn Thái, Phó Ban quản trị Hội đồng Senatus Việt Nam. Ông Đaminh Ma-ri-a Tạ Đình Nha, Trưởng Comitium Sài Gòn II, kiêm Trưởng Ban Liên lạc HĐMV giáo xứ giáo hạt Chí Hòa. Ông Gio-an Tông đồ Nguyễn Văn Đạo, Trưởng Comitium Sài Gòn III. Quý anh chị em trong Ban Thường Trực HĐ Senatus Việt Nam; Hơn 800 ủy viên của các cấp Hội đồng đại diện cho 13.000 hội viên hoạt động và tán trợ Legio Mariae trong TGP. Tp. HCM.
Trước khi chương tình Đại lễ được diễn ra là phần tập hát của chị Lu-xi-a Lâm Thị Thanh Hiền, Trưởng Curia Tân Định. Sau đó, là kinh khai mạc Tessera được mở đầu và lần hat 50 mùa Mừng. Kế đó, Anh Trưởng Senatus Việt Nam Đa-minh Ma-ri-a Đỗ Ngọc Phác lên lễ đài tuyên bố lý do, ý nghĩa kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Legio Mariae và yêu cầu mỗi hội viên ủng hộ mạnh mẽ, chuyển lời kêu gọi, đồng thời cầu nguyện khấng xin Thiên Chúa sớm đưa Tôi Tớ của Người là Ông Phan Đức lên bậc Chân Phước với những lời sau đây:
“Năm 2011 chúng ta tổ chức kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Legio Mariae và một năm tràn đầy Hồng Ân cho mọi hội viên Legio. Để tập trung sự chú ý và nỗ lực trong năm nay, Hội Đồng Trung ương Concilium đề nghị chúng ta thực hiện chủ đề Hồng ân của ngài Phan Đức với Legio Mariae - Hồng Ân Thiên Chúa đã ban tặng cho Đấng sáng lập Legio Mariae, ngài Phan Đức Tôi Tớ của Thiên Chúa, nhờ linh hứng của Chúa Thánh Thần và ơn Chúa soi sáng, ngài đã sáng lập và hướng dẫn Legio Mariae.
Ngài Phan Đức đã qua đời được 30 năm. Một con người với vẻ bề ngoài thật khiêm tốn và bình lặng đã thiết lập nên một phong trào cầu nguyện rộng khắp thế giới dưới sự bảo trợ của Chúa Cứu Thế và Đức Ma-ri-a vào ngày 07.09.1921. Từ ngày thành lập Legio Mariae đã lan rộng khắp thế giới và đem lại rất nhiều lợi ích cho Giáo Hội, đặc biệt nhất la Giáo Hội đang phải đương đầu với nhiều khó khăn và sự bách hại. Chúng ta cảm tạ Chúa đã ban Hồng Ân cho ngài Phan Đức là Hồng Ân mà Công Đồng Vatican II đã chứng nhận khi ngài được Đức Phao-lô VI mời tham dự với tư cách là một giáo dân.
Chúng ta cũng cảm tạ Chúa vì ngài đã đổ tràn đầy Hồng Ân này trên chúng ta những hội viên Legio Mariae. Chúng ta cũng đặc biệt nhớ đến người giáo dân kiên cường đã về Nhà Cha. Người giáo dân đã dũng cảm mang thông điệp của Chúa Giê-su đến cho mọi người. Sự kiên cường của ngài không phải là ham muốn tầm thường của con người mà là sự tận hiến đối với Mẹ Ma-ri-a. Người Mẹ luôn trải lòng để hiểu các con cái của mình và để thực hiện dấu chỉ của Thiên Chúa toàn năng.
Nhưng phần quan trọng nhất vẫn là sự ủng hộ cho cuộc vận động này của toàn thể Legio Mariae trên toàn thế giới. Làm thế nào để danh tiếng của ngài Phan Đức được mọi người trong và ngoài hội đoàn của chúng ta biết tới. Một trong những câu hỏi đầu tiên ở Tòa Thánh Rô-ma sẽ là: Có ai ao ước tuyên Chân Phước cho ngài hay không? 10.000.000 hội viên của chúng ta có ao ước điều đó không? Tất cả tùy thuộc vào chúng ta biến ao ước thành hành động để Đấng sáng lập của chúng ta được tuyên thánh.
Đức Hồng Y John Henry Newman gần đây đã được tuyên Chân Phước, Tôi Tớ Chúa Phan Đức của chúng ta rất tôn kính và thường trích dẫn lời của ngài trong Thủ Bản. Lễ tuyên thánh của Đức Hồng Y John Henry Newman đã gây ấn tượng rất lớn đối với những người hiện diện và tiếp tục tạo ấn tượng cho toàn thể Giáo Hội. Điều này càng thúc đẩy chúng ta hơn nữa để làm sao cho mọi người đều biết đến ngài Phan Đức Đấng sáng lập của chúng ta. Nếu mỗi quốc gia có sự hiện diện của Legio Mariae đều ủng hộ cuộc vận động này. Ngài sẽ là nguồn động viên và ban ơn phúc cho chúng ta.
Điều quan trọng mà chúng ta phải luôn ghi nhớ: chúng ta không phải chỉ cho mọi người thấy ngài là một vĩ nhân, nhưng chúng ta cầu nguyện để ngài được tuyên thánh. Chúng ta không chỉ đem ra ánh sáng những lợi ích của Legio Mariae, nhưng chúng ta cho thế giới thấy những cống hiến của ngài cho toàn thể Giáo Hội thông qua ơn Chúa Thánh Thần. Chúng ta không chỉ đề cập tới cuộc sống và những thành công trong cuộc sống của ngài nhưng điều chúng ta quan tâm là đời sống tâm linh của ngài. Cuộc đời thánh thiện của ngài đã minh họa rõ nét sự trung thành đối với Giáo Hội và Lời dạy của Chúa thông qua lời rao giảng của các Tông Đồ. Sự ủng hộ của mỗi hội viên là một phần không thể thiếu trong cuộc vận động này. Một lần nữa xin cảm ơn sự đóng góp của các hội viên Legio Mariae. Chúng ta hãy cầu nguyện xin Đức Ma-ri-a Mẹ Giáo Hội và là Nữ Tướng của Legio phù hộ cho mọi cố gắng của chúng ta trong cuộc vận động này”.
Tiếp theo, là phần diễn nguyện của các đơn vị thuộc Comitium Sài Gòn 2 và 3; 2 Junior của Thị Nghè và Tân Sơn Nhì với những tiết mục múa: Tinh thần Legio, Đừng sợ, Kìa Bà nào, Cùng Mẹ ra khơi, câu chuyện công tác điển hình và các ca khúc "Và con tim đã vui trở lại”.
Thánh Lễ Đại Trào: Đúng 17g00, sau kinh Catena thánh lễ được bắt đầu. Trong phần nhập lễ Đức cha Phê-rô phụ tá ngỏ lời chào đến tất quý anh chị em Legio Mariæ đại diện cho các giáo xứ và quý khách mời trong Tổng giáo phận, ngài nói như sau:
“Hôm nay, TTMV/ TGP. TP. HCM rất hân hoan đón tiếp quý anh chị em đại diện cho các thành viên Legio Mariæ trong Tổng giáo phận. Cùng với quý cha linh giám hiện diện, các ngài rất tha thiết với Legio Mariæ. Chúng ta họp nhau chiều nay để dâng lời Tạ ơn Chúa vì biết bao Hồng Ân mà Chúa đã ban cho từng thành viên qua 90 năm hiện diện trên thế giới và 63 năm tại Việt Nam; Tạ ơn Chúa với biết bao hoa trái tông đồ qua hội viên Legio Mariæ Chúa đã ban cho Giáo hội Việt Nam, cách riêng của TGP. TP. HCM này. Cùng với tâm tình Tạ ơn đó, chúng ta hiệp ý với các thành viên trên thế giới dâng lời cầu nguyện xin Chúa sớm đưa Tôi Tớ của Người là Ông Phan Đức lên hàng Chân Phước. Không phải vì vinh dự cá nhân của Ông, mà là để Ông trở thành mẫu gương soi sáng cho đời sống đức tin và dự dấn thân tông đồ của tất cả chúng ta”.
Trong phần giảng lễ, Đức cha Phê-rô phụ tá đã nhấn mạnh: “Chúng ta họp nhau đây đúng vào Lễ Suy Tôn Thánh Giá và lắng nghe Lời Tin mừng được công bố, là một cơ hội rất tốt để giúp cho mình thấy Đạo binh này là Đạo binh của tình yêu. Đạo binh được thấm nhuần tình yêu của Đấng ban tặng Con Một mình cho nhân loại, và Đạo binh ấy trở thành Đạo binh đem tình yêu của Thiên Chúa đến cho mọi người, mà gương mẫu là Mẹ Ma-ri-a”.
Phần kết lễ, ông Đa-minh Ma-ri-a Tạ Đình Nha, Trưởng Comitium Sài Gòn 2, Trưởng Ban tổ chức đã đọc lời cảm ơn rất cảm động đến Đức Cha, quý cha Linh giám, quý soeur bảo trợ quý anh chị em Legio Mariae và quý khách. Sau đó, cộng đoàn đã được nhận Phép lành cuối lễ.
Đại lễ Tạ ơn đã kết thúc hồi 18g30 cùng ngày, bằng một bữa tiệc thật ấm lòng giữa những người con của Đức Mẹ Ma-ri-a, tham dự là quý anh chị em đại diện các đơn vị đến từ 200 giáo xứ của từng vùng miền khác nhau trong Tổng giáo phận.
Nắng chiều Sài Gòn hôm ấy thật dịu mát, không chỉ nhờ những tàng cây cao của đường Tôn Đức Thắng và trong khuôn viên Trung tâm mục vụ, nhưng chính là những dịu mát đang có ở ngay trong lòng những ai đã được tham dự Đại lễ đáng nhớ này.
Vào lúc 15 giờ chiều ngày 14.09.2011, tại Trung Tâm Mục Vụ TGP Saigòn, một thánh lễ long trọng đã được cử hành nhân dịp kỷ niệm 90 năm Hội đoàn Legio Mariæ hình thành và phát triển trên thế giới, 63 năm tại Việt Nam và cầu nguyện xin Thiên Chúa sớm đưa Tôi Tớ của Người là Ông Frank Duff (Phan Đức) lên bậc Chân Phước.
Xem hình ảnh
Thành phần tham dự gồm có: Đức cha Phê-rô Nguyễn Văn Khảm, Giám mục phụ tá TGP. TP. HCM, kiêm giám đốc Trung Tâm Mục Vụ; giám đốc Đại Chủng Viện Thánh Giu-se Sài Gòn. Cha Phê-rô Giu-se Ma-ri-a Hà Thiên Trúc, P. Linh giám Senatus Việt Nam. Cha Giu-se Phạm Bá Lãm, Hạt trưởng giáo hạt Phú Thọ. Cha Đa-minh Nguyễn Đình Tân, Hạt trưởng giáo hạt Gia Định. Cha Cha Giu-se Phan Đức Hiệp, CSsR, và 12 quý cha Linh giám và phó Linh giám, quý soeur bảo trợ của các giáo xứ trong Tổng giáo phận.
Ngoài ra, cùng đến chia sẻ niềm vui trong dịp mừng lễ trọng đại này còn có sự hiện diện của: Ông Phê-rô Nguyễn Văn Trà Trưởng Ban Liên lạc HĐMV giáo xứ cấp Giáo phận kiêm chủ tịch HĐMV giáo xứ nhà thờ Chính tòa Sài Gòn. Ông Đa-minh Ma-ri-a Đỗ Ngọc Phác, Trưởng Ban quản trị Hội đồng Senatus Việt Nam. Ông Gio-a-Kim Hoàng Văn Thái, Phó Ban quản trị Hội đồng Senatus Việt Nam. Ông Đaminh Ma-ri-a Tạ Đình Nha, Trưởng Comitium Sài Gòn II, kiêm Trưởng Ban Liên lạc HĐMV giáo xứ giáo hạt Chí Hòa. Ông Gio-an Tông đồ Nguyễn Văn Đạo, Trưởng Comitium Sài Gòn III. Quý anh chị em trong Ban Thường Trực HĐ Senatus Việt Nam; Hơn 800 ủy viên của các cấp Hội đồng đại diện cho 13.000 hội viên hoạt động và tán trợ Legio Mariae trong TGP. Tp. HCM.
Trước khi chương tình Đại lễ được diễn ra là phần tập hát của chị Lu-xi-a Lâm Thị Thanh Hiền, Trưởng Curia Tân Định. Sau đó, là kinh khai mạc Tessera được mở đầu và lần hat 50 mùa Mừng. Kế đó, Anh Trưởng Senatus Việt Nam Đa-minh Ma-ri-a Đỗ Ngọc Phác lên lễ đài tuyên bố lý do, ý nghĩa kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Legio Mariae và yêu cầu mỗi hội viên ủng hộ mạnh mẽ, chuyển lời kêu gọi, đồng thời cầu nguyện khấng xin Thiên Chúa sớm đưa Tôi Tớ của Người là Ông Phan Đức lên bậc Chân Phước với những lời sau đây:
“Năm 2011 chúng ta tổ chức kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Legio Mariae và một năm tràn đầy Hồng Ân cho mọi hội viên Legio. Để tập trung sự chú ý và nỗ lực trong năm nay, Hội Đồng Trung ương Concilium đề nghị chúng ta thực hiện chủ đề Hồng ân của ngài Phan Đức với Legio Mariae - Hồng Ân Thiên Chúa đã ban tặng cho Đấng sáng lập Legio Mariae, ngài Phan Đức Tôi Tớ của Thiên Chúa, nhờ linh hứng của Chúa Thánh Thần và ơn Chúa soi sáng, ngài đã sáng lập và hướng dẫn Legio Mariae.
Ngài Phan Đức đã qua đời được 30 năm. Một con người với vẻ bề ngoài thật khiêm tốn và bình lặng đã thiết lập nên một phong trào cầu nguyện rộng khắp thế giới dưới sự bảo trợ của Chúa Cứu Thế và Đức Ma-ri-a vào ngày 07.09.1921. Từ ngày thành lập Legio Mariae đã lan rộng khắp thế giới và đem lại rất nhiều lợi ích cho Giáo Hội, đặc biệt nhất la Giáo Hội đang phải đương đầu với nhiều khó khăn và sự bách hại. Chúng ta cảm tạ Chúa đã ban Hồng Ân cho ngài Phan Đức là Hồng Ân mà Công Đồng Vatican II đã chứng nhận khi ngài được Đức Phao-lô VI mời tham dự với tư cách là một giáo dân.
Chúng ta cũng cảm tạ Chúa vì ngài đã đổ tràn đầy Hồng Ân này trên chúng ta những hội viên Legio Mariae. Chúng ta cũng đặc biệt nhớ đến người giáo dân kiên cường đã về Nhà Cha. Người giáo dân đã dũng cảm mang thông điệp của Chúa Giê-su đến cho mọi người. Sự kiên cường của ngài không phải là ham muốn tầm thường của con người mà là sự tận hiến đối với Mẹ Ma-ri-a. Người Mẹ luôn trải lòng để hiểu các con cái của mình và để thực hiện dấu chỉ của Thiên Chúa toàn năng.
Nhưng phần quan trọng nhất vẫn là sự ủng hộ cho cuộc vận động này của toàn thể Legio Mariae trên toàn thế giới. Làm thế nào để danh tiếng của ngài Phan Đức được mọi người trong và ngoài hội đoàn của chúng ta biết tới. Một trong những câu hỏi đầu tiên ở Tòa Thánh Rô-ma sẽ là: Có ai ao ước tuyên Chân Phước cho ngài hay không? 10.000.000 hội viên của chúng ta có ao ước điều đó không? Tất cả tùy thuộc vào chúng ta biến ao ước thành hành động để Đấng sáng lập của chúng ta được tuyên thánh.
Đức Hồng Y John Henry Newman gần đây đã được tuyên Chân Phước, Tôi Tớ Chúa Phan Đức của chúng ta rất tôn kính và thường trích dẫn lời của ngài trong Thủ Bản. Lễ tuyên thánh của Đức Hồng Y John Henry Newman đã gây ấn tượng rất lớn đối với những người hiện diện và tiếp tục tạo ấn tượng cho toàn thể Giáo Hội. Điều này càng thúc đẩy chúng ta hơn nữa để làm sao cho mọi người đều biết đến ngài Phan Đức Đấng sáng lập của chúng ta. Nếu mỗi quốc gia có sự hiện diện của Legio Mariae đều ủng hộ cuộc vận động này. Ngài sẽ là nguồn động viên và ban ơn phúc cho chúng ta.
Điều quan trọng mà chúng ta phải luôn ghi nhớ: chúng ta không phải chỉ cho mọi người thấy ngài là một vĩ nhân, nhưng chúng ta cầu nguyện để ngài được tuyên thánh. Chúng ta không chỉ đem ra ánh sáng những lợi ích của Legio Mariae, nhưng chúng ta cho thế giới thấy những cống hiến của ngài cho toàn thể Giáo Hội thông qua ơn Chúa Thánh Thần. Chúng ta không chỉ đề cập tới cuộc sống và những thành công trong cuộc sống của ngài nhưng điều chúng ta quan tâm là đời sống tâm linh của ngài. Cuộc đời thánh thiện của ngài đã minh họa rõ nét sự trung thành đối với Giáo Hội và Lời dạy của Chúa thông qua lời rao giảng của các Tông Đồ. Sự ủng hộ của mỗi hội viên là một phần không thể thiếu trong cuộc vận động này. Một lần nữa xin cảm ơn sự đóng góp của các hội viên Legio Mariae. Chúng ta hãy cầu nguyện xin Đức Ma-ri-a Mẹ Giáo Hội và là Nữ Tướng của Legio phù hộ cho mọi cố gắng của chúng ta trong cuộc vận động này”.
Tiếp theo, là phần diễn nguyện của các đơn vị thuộc Comitium Sài Gòn 2 và 3; 2 Junior của Thị Nghè và Tân Sơn Nhì với những tiết mục múa: Tinh thần Legio, Đừng sợ, Kìa Bà nào, Cùng Mẹ ra khơi, câu chuyện công tác điển hình và các ca khúc "Và con tim đã vui trở lại”.
Thánh Lễ Đại Trào: Đúng 17g00, sau kinh Catena thánh lễ được bắt đầu. Trong phần nhập lễ Đức cha Phê-rô phụ tá ngỏ lời chào đến tất quý anh chị em Legio Mariæ đại diện cho các giáo xứ và quý khách mời trong Tổng giáo phận, ngài nói như sau:
“Hôm nay, TTMV/ TGP. TP. HCM rất hân hoan đón tiếp quý anh chị em đại diện cho các thành viên Legio Mariæ trong Tổng giáo phận. Cùng với quý cha linh giám hiện diện, các ngài rất tha thiết với Legio Mariæ. Chúng ta họp nhau chiều nay để dâng lời Tạ ơn Chúa vì biết bao Hồng Ân mà Chúa đã ban cho từng thành viên qua 90 năm hiện diện trên thế giới và 63 năm tại Việt Nam; Tạ ơn Chúa với biết bao hoa trái tông đồ qua hội viên Legio Mariæ Chúa đã ban cho Giáo hội Việt Nam, cách riêng của TGP. TP. HCM này. Cùng với tâm tình Tạ ơn đó, chúng ta hiệp ý với các thành viên trên thế giới dâng lời cầu nguyện xin Chúa sớm đưa Tôi Tớ của Người là Ông Phan Đức lên hàng Chân Phước. Không phải vì vinh dự cá nhân của Ông, mà là để Ông trở thành mẫu gương soi sáng cho đời sống đức tin và dự dấn thân tông đồ của tất cả chúng ta”.
Trong phần giảng lễ, Đức cha Phê-rô phụ tá đã nhấn mạnh: “Chúng ta họp nhau đây đúng vào Lễ Suy Tôn Thánh Giá và lắng nghe Lời Tin mừng được công bố, là một cơ hội rất tốt để giúp cho mình thấy Đạo binh này là Đạo binh của tình yêu. Đạo binh được thấm nhuần tình yêu của Đấng ban tặng Con Một mình cho nhân loại, và Đạo binh ấy trở thành Đạo binh đem tình yêu của Thiên Chúa đến cho mọi người, mà gương mẫu là Mẹ Ma-ri-a”.
Phần kết lễ, ông Đa-minh Ma-ri-a Tạ Đình Nha, Trưởng Comitium Sài Gòn 2, Trưởng Ban tổ chức đã đọc lời cảm ơn rất cảm động đến Đức Cha, quý cha Linh giám, quý soeur bảo trợ quý anh chị em Legio Mariae và quý khách. Sau đó, cộng đoàn đã được nhận Phép lành cuối lễ.
Đại lễ Tạ ơn đã kết thúc hồi 18g30 cùng ngày, bằng một bữa tiệc thật ấm lòng giữa những người con của Đức Mẹ Ma-ri-a, tham dự là quý anh chị em đại diện các đơn vị đến từ 200 giáo xứ của từng vùng miền khác nhau trong Tổng giáo phận.
Nắng chiều Sài Gòn hôm ấy thật dịu mát, không chỉ nhờ những tàng cây cao của đường Tôn Đức Thắng và trong khuôn viên Trung tâm mục vụ, nhưng chính là những dịu mát đang có ở ngay trong lòng những ai đã được tham dự Đại lễ đáng nhớ này.
Văn Hóa
Xưa và nay
Trầm Thiên Thu
07:38 18/09/2011
Ngày xưa gánh lúa trĩu vai
Ông bà ta vẫn tháng ngày lớn khôn
Đã đành thời đó gian truân
Nhọc nhằn lao động tay chân lụy phiền!
Ngày nay lũ trẻ hồn nhiên
Oằn vai cõng sách vở lên lớp mình
Học hành mà hóa cực hình
Hóa thành ác mộng, học sinh kinh hồn!
Tìm con chữ cũng gian nan
Canh tân giáo dục bao lần vậy sao?
Chuyện đời thật, chẳng chiêm bao
Cố lo cải tiến mà sao… cải lùi?
Rất cần giáo dục con người
Mà sao thấy giống chuyện vui, chuyện đùa
Ráp vần chưa được chữ NGỜ
Mà sao lại đã hóa NGƠ mất rồi!
Học sinh cõng chữ cong người
Xót lòng cha mẹ bó tay, lắc đầu!
HÀNH TRÌNH SINH TỬ
Sinh ra là trắng đôi tay
Xác thân trần trụi, loay hoay khóc nhè
Rồi lo cuộc sống bộn bề
Mưa chiều, nắng sớm, nặng nề tâm can
Tháng ngày xuôi ngược trần gian
Loanh quanh giữa những nhọc nhằn không ngơi
Ô hay tóc trắng phau rồi
Mai về cát bụi trắng đôi tay gầy
Sinh tay trắng, chết trắng tay
Cả đời tay trắng sao đầy kiêu căng?
Lạy Thiên Chúa, Đấng yêu thương
Xin cho con biết sống dừng “cái tôi”!
Đồng Tháp, 17-9-2011
Người đàn ông uy quyền là người cô đơn nhất
Tuyết Mai
07:40 18/09/2011
Hôm nay lại thêm một cơn giông bão ghé đến thành phố Westminster, thăm gia đình tôi. Chắc cũng chẳng khác mấy với những gia đình có con cái lớn như chúng tôi. Ôi thì lại chuyện con cái ấy mà!. Con cái làm phiền cha mẹ thì nó chẳng có mặt ở nhà dùm cho tôi, để cho ông nhà tôi ổng mắng nhiếc và la lối nó cho sướng cái miệng của ông. Đằng này ổng cứ nhè tôi mà hoạnh họe, hạch hỏi, đổ thừa, và trách cứ tôi đủ thứ. Tôi cứ tưởng tượng rằng mình là cái thùng rác không hơn không kém. Tất cả những gì ổng muốn tìm hiểu về con gái cưng của ổng thì tôi cũng nào có biết hơn gì ông đâu. Ông nhà tôi thì được cái tánh đó đã làm khổ tôi cả bao nhiêu chục năm nay rồi!. Chắc cái bệnh rất thường muốn có của người đàn ông là muốn có uy quyền trên vợ và con cái. Cái tánh của ông nhà tôi thì thật cảm tạ Chúa cái gì cũng tốt, chỉ duy một điều là muốn có quyền hành trong gia đình. Mà cái muốn ấy của ổng tôi đã để cho ổng cầm quyền suốt từ khi tôi về làm vợ của ổng cơ mà!.
Tôi đã để cho ông lo tất cả mọi thứ trong nhà từ A đến Z. Tôi đã để cho ông toàn quyền nắm giữ tiền bạc và chẳng giữ riêng cho mình đồng bạc nào cả! Thì hà huống chi tôi có được trương mục riêng. Nhưng tôi đã chọn chìu theo ý ông. Từ trong nhà cho đến ra ngoài, tôi luôn chọn là cái bóng đi sau chồng tôi. Nên chắc ổng đã quen như thế mà từ từ lấn lướt thái quá, và quên rằng tôi cũng có mức chịu đựng của tôi.
Tất nhiên cơn giông bão đến rồi lại đi nơi khác, nhưng những rác rưởi từ cơn giông ấy để lại, mới là điều đáng để tôi nói. Có ai đã nhìn tận mắt những tấm hình trước và sau của cơn bão Joplin tiểu bang Missouri chưa?. Tàn khốc và khủng khiếp sợ hãi thật!. Cũng giống như cơn bão thường hay xẩy ra trong gia đình của chúng ta vậy!. Chẳng phải giống như sau cơn mưa trời lại sáng đâu!. Cơn giông tố xẩy ra trong một gia đình nhất là vợ chồng, nó giống như tự mình đào cái hố sâu, rồi tự mình chôn vùi mình trong ấy!. Không hiểu có ai nhìn ra điều này hay không?. Nhưng riêng tôi thì mỗi lần cơn giông đến thường để lại cho tôi một vết sẹo lòng. Mà tôi gọi là Thánh Giá của đời tôi, là khổ vì chồng vì con. Đừng hiểu lầm rằng chồng tôi đụng gì đến thân xác tôi; nhưng đây vẫn là nỗi khổ tâm mà ông luôn dằn vặt tinh thần của tôi. Tôi thiết nghĩ những người chồng hiền nhất cũng giống ông nhà tôi mà thôi!. Trong sự cố gắng dằn cơn thịnh nộ của ông để tránh khỏi bạo hành, thì ông thay vào đó bằng những lời nói làm cho người vợ rất yêu dấu của ông ra đau đớn. Như câu người xưa thường nói “Lời đẹp thì nhớ lâu; lời đau thì nhớ đời” là thế!.
So ra Thánh Giá của tôi thiết nghĩ cũng rất nhẹ so với những gia đình khác; có điều tôi phải hiểu và nhận ra những cái tốt của ông nhà tôi để sống. Thuở còn trẻ, tôi còn có được sức khỏe thì khác, có nghĩa 10 lần ổng giận thì tôi nhịn hết cả 10, nhưng nay sức khỏe Chúa ban chỉ còn cầm chừng theo thời gian mà thôi!. Có nghĩa tôi cũng không khác như bao nhiêu người được gọi là ở tuổi đang ngả về chiều. Chúa ban cho bao nhiêu thì nay Chúa lấy lại từ từ; là điều và là luật rất tự nhiên của con người mà thôi!. Vì hiểu được như thế nên tôi cố gắng chấp nhận tánh xấu của chồng tôi rất ư là “người”. Nhưng cảm xúc thì khó mà giữ cho được như mặt hồ thu lặng lẽ không gợn sóng.
Sau suốt 5 giờ đồng hồ, cơn giông bão bốc tất cả nhà cửa của chúng tôi lên, thì ông nhà tôi sau cùng đã thốt được một câu nghe rất chí lý mà xưa kia còn trẻ ông đã không hiểu và không để ý cho mấy; câu nói ấy là: “Người đàn ông uy quyền là người đàn ông cô đơn nhất”. Tôi lợi dụng câu nói này mà khuyên ông nhà tôi nên suy nghĩ, bởi câu nói trên không xa với thực tế lắm đâu!. Uy quyền thường được dùng ngoài xã hội và nơi công sở. Bởi đó là chức vụ, bổn phận, và trách nhiệm, đã được người ta định giá khi mướn mình làm công việc đó!. Không làm thì sẽ không bảo đảm còn giữ được việc làm của mình. Nhưng nếu dùng uy quyền mà đối xử với vợ con trong nhà là sai. Vì trong gia đình đòi hỏi người chồng người cha phải dùng tình yêu thương, thông cảm, và quan tâm, để xây dựng một mái ấm gia đình có nền tảng đạo đức hơn và lối sống lành mạnh hơn.
Dùng uy quyền và bạo hành trên vợ con là tự chính mình muốn dần càng xa cách mọi người. Ai lại muốn ở gần người dữ tợn bao giờ?. Con cái nào lại muốn đến gần người cha hay mẹ mà lúc nào cũng sẵn sàng cho chúng con đầy những lời nói giận dữ và chửi rủa?. Làm sao tìm được sự cảm thông khi mà người chồng người cha luôn áp đảo vợ con, để thỏa mãn được những ý muốn cho riêng mình?. Từ từ gia đình sẽ không còn được hòa khí nữa!. Từ từ người vợ sẽ trở nên lạnh cảm và không còn muốn gần chồng nữa!. Tôi thì chứng kiến rất nhiều những cảnh người già bị bỏ vào viện dưỡng lão. Và tôi đã từng chứng kiến những người già rất khó khăn với những nhân viên làm việc trong viện dưỡng lão, nhất là người Mỹ, dù họ là ông hay bà. Những người này tôi thường thấy chẳng có ai lui tới để thăm hỏi họ, ngay cả người già VN mình. Điều này tôi đã tự hỏi rất nhiều lần là tại sao, không ai đến thăm họ?. Thì bây giờ tôi đã hiểu lý do vì sao!. Nếu chúng ta là bậc cha mẹ mà không làm tròn bổn phận thì khi về già, con cái chúng ta cũng chẳng coi cha mẹ là quan trọng. Thử hỏi chúng ta là cha mẹ khi chúng còn nhỏ, chúng ta đã không dậy chúng sống trong tình yêu thương, biết chia sẻ, biết quan tâm cho nhau, thì khi chúng lớn lên, chúng cũng chẳng biết yêu thương ai và quan tâm đến ai cả!. Thành thử khi chúng ta già cần đến con cái, thì con cái của chúng ta đâu??. Cho nên khi chúng ta vào viện dưỡng lão hay thăm nom ai trong nhà thương mà cảm thấy họ cô đơn đến tột độ, chúng ta cũng đừng quá khắt khe mà lên án con cái của họ. Hy vọng những người con bỏ bê cha mẹ là con số rất ít không đáng kể!. Nếu không thì có phải đó là những chuyện rất buồn mà bánh xe trước đi qua, bánh xe sau lại đổ tới, cả hai dấu vết xấu xa giống y nhau.
Chúa trao ban cho chúng ta con cái là để thay thế Người dậy dỗ chúng. Con cái là hồng ân Chúa ban. Xin cho bậc cha mẹ biết thương con cái mà dậy dỗ chúng cho đúng với đường hướng mà Thiên Chúa muốn. Để tương lai của chúng là những thành phần rất hữu ích và hữu dụng cho chính chúng, gia đình, và xã hội. Và để chúng sẽ lập lại những gì thật tốt lành do cha mẹ đã dậy dỗ cho thế hệ tiếp nối mai sau.
Tôi đã để cho ông lo tất cả mọi thứ trong nhà từ A đến Z. Tôi đã để cho ông toàn quyền nắm giữ tiền bạc và chẳng giữ riêng cho mình đồng bạc nào cả! Thì hà huống chi tôi có được trương mục riêng. Nhưng tôi đã chọn chìu theo ý ông. Từ trong nhà cho đến ra ngoài, tôi luôn chọn là cái bóng đi sau chồng tôi. Nên chắc ổng đã quen như thế mà từ từ lấn lướt thái quá, và quên rằng tôi cũng có mức chịu đựng của tôi.
Tất nhiên cơn giông bão đến rồi lại đi nơi khác, nhưng những rác rưởi từ cơn giông ấy để lại, mới là điều đáng để tôi nói. Có ai đã nhìn tận mắt những tấm hình trước và sau của cơn bão Joplin tiểu bang Missouri chưa?. Tàn khốc và khủng khiếp sợ hãi thật!. Cũng giống như cơn bão thường hay xẩy ra trong gia đình của chúng ta vậy!. Chẳng phải giống như sau cơn mưa trời lại sáng đâu!. Cơn giông tố xẩy ra trong một gia đình nhất là vợ chồng, nó giống như tự mình đào cái hố sâu, rồi tự mình chôn vùi mình trong ấy!. Không hiểu có ai nhìn ra điều này hay không?. Nhưng riêng tôi thì mỗi lần cơn giông đến thường để lại cho tôi một vết sẹo lòng. Mà tôi gọi là Thánh Giá của đời tôi, là khổ vì chồng vì con. Đừng hiểu lầm rằng chồng tôi đụng gì đến thân xác tôi; nhưng đây vẫn là nỗi khổ tâm mà ông luôn dằn vặt tinh thần của tôi. Tôi thiết nghĩ những người chồng hiền nhất cũng giống ông nhà tôi mà thôi!. Trong sự cố gắng dằn cơn thịnh nộ của ông để tránh khỏi bạo hành, thì ông thay vào đó bằng những lời nói làm cho người vợ rất yêu dấu của ông ra đau đớn. Như câu người xưa thường nói “Lời đẹp thì nhớ lâu; lời đau thì nhớ đời” là thế!.
So ra Thánh Giá của tôi thiết nghĩ cũng rất nhẹ so với những gia đình khác; có điều tôi phải hiểu và nhận ra những cái tốt của ông nhà tôi để sống. Thuở còn trẻ, tôi còn có được sức khỏe thì khác, có nghĩa 10 lần ổng giận thì tôi nhịn hết cả 10, nhưng nay sức khỏe Chúa ban chỉ còn cầm chừng theo thời gian mà thôi!. Có nghĩa tôi cũng không khác như bao nhiêu người được gọi là ở tuổi đang ngả về chiều. Chúa ban cho bao nhiêu thì nay Chúa lấy lại từ từ; là điều và là luật rất tự nhiên của con người mà thôi!. Vì hiểu được như thế nên tôi cố gắng chấp nhận tánh xấu của chồng tôi rất ư là “người”. Nhưng cảm xúc thì khó mà giữ cho được như mặt hồ thu lặng lẽ không gợn sóng.
Sau suốt 5 giờ đồng hồ, cơn giông bão bốc tất cả nhà cửa của chúng tôi lên, thì ông nhà tôi sau cùng đã thốt được một câu nghe rất chí lý mà xưa kia còn trẻ ông đã không hiểu và không để ý cho mấy; câu nói ấy là: “Người đàn ông uy quyền là người đàn ông cô đơn nhất”. Tôi lợi dụng câu nói này mà khuyên ông nhà tôi nên suy nghĩ, bởi câu nói trên không xa với thực tế lắm đâu!. Uy quyền thường được dùng ngoài xã hội và nơi công sở. Bởi đó là chức vụ, bổn phận, và trách nhiệm, đã được người ta định giá khi mướn mình làm công việc đó!. Không làm thì sẽ không bảo đảm còn giữ được việc làm của mình. Nhưng nếu dùng uy quyền mà đối xử với vợ con trong nhà là sai. Vì trong gia đình đòi hỏi người chồng người cha phải dùng tình yêu thương, thông cảm, và quan tâm, để xây dựng một mái ấm gia đình có nền tảng đạo đức hơn và lối sống lành mạnh hơn.
Dùng uy quyền và bạo hành trên vợ con là tự chính mình muốn dần càng xa cách mọi người. Ai lại muốn ở gần người dữ tợn bao giờ?. Con cái nào lại muốn đến gần người cha hay mẹ mà lúc nào cũng sẵn sàng cho chúng con đầy những lời nói giận dữ và chửi rủa?. Làm sao tìm được sự cảm thông khi mà người chồng người cha luôn áp đảo vợ con, để thỏa mãn được những ý muốn cho riêng mình?. Từ từ gia đình sẽ không còn được hòa khí nữa!. Từ từ người vợ sẽ trở nên lạnh cảm và không còn muốn gần chồng nữa!. Tôi thì chứng kiến rất nhiều những cảnh người già bị bỏ vào viện dưỡng lão. Và tôi đã từng chứng kiến những người già rất khó khăn với những nhân viên làm việc trong viện dưỡng lão, nhất là người Mỹ, dù họ là ông hay bà. Những người này tôi thường thấy chẳng có ai lui tới để thăm hỏi họ, ngay cả người già VN mình. Điều này tôi đã tự hỏi rất nhiều lần là tại sao, không ai đến thăm họ?. Thì bây giờ tôi đã hiểu lý do vì sao!. Nếu chúng ta là bậc cha mẹ mà không làm tròn bổn phận thì khi về già, con cái chúng ta cũng chẳng coi cha mẹ là quan trọng. Thử hỏi chúng ta là cha mẹ khi chúng còn nhỏ, chúng ta đã không dậy chúng sống trong tình yêu thương, biết chia sẻ, biết quan tâm cho nhau, thì khi chúng lớn lên, chúng cũng chẳng biết yêu thương ai và quan tâm đến ai cả!. Thành thử khi chúng ta già cần đến con cái, thì con cái của chúng ta đâu??. Cho nên khi chúng ta vào viện dưỡng lão hay thăm nom ai trong nhà thương mà cảm thấy họ cô đơn đến tột độ, chúng ta cũng đừng quá khắt khe mà lên án con cái của họ. Hy vọng những người con bỏ bê cha mẹ là con số rất ít không đáng kể!. Nếu không thì có phải đó là những chuyện rất buồn mà bánh xe trước đi qua, bánh xe sau lại đổ tới, cả hai dấu vết xấu xa giống y nhau.
Chúa trao ban cho chúng ta con cái là để thay thế Người dậy dỗ chúng. Con cái là hồng ân Chúa ban. Xin cho bậc cha mẹ biết thương con cái mà dậy dỗ chúng cho đúng với đường hướng mà Thiên Chúa muốn. Để tương lai của chúng là những thành phần rất hữu ích và hữu dụng cho chính chúng, gia đình, và xã hội. Và để chúng sẽ lập lại những gì thật tốt lành do cha mẹ đã dậy dỗ cho thế hệ tiếp nối mai sau.
Đồng hành
Jos. Tú Nạc, NMS
07:51 18/09/2011
Tôi biết Người đang đứng cạnh bên tôi
Khi tôi dưới thung lung sâu hun hút,
Tôi biết Người đang ở đó cùng tôi
Khi tôi ra khơi trùng dương mù mịt,
Tôi biết Người đang kề sát bên tôi
Khi tôi nhìn nước biển xanh biêng biếc,
Tôi tưởng tình Người dào dạt trong tôi
Khi tôi bước vao rừng sâu thăm thẳm,
Tôi biết Người đang sánh bước bên tôi
Khi tôi ngước nhìn trời xanh lồng lộng,
Tôi tưởng tình Người dào dạt trong tôi
Khi tôi bang qua hoang mạc cỗi cằn,
Tôi biết Người đang lo lắng cho tôi
Khi tôi ngắm nhìn phong cảnh mỹ miều,
Tôi rạo rực người tạo chúng cho tôi
Khi tôi chu du phố phường tấp nập,
Người đi cùng và che chở cho tôi
Khi tôi tản bộ miền quê êm ả,
Người chuyện trò và bầu bạn bên tôi
Khi tôi hít sáng hương xuân thoang thoảng,
Tôi biết người hằng ngày đó bên tôi
Khi xuống phố linh hồn tôi hăm hở,
Hạnh phúc tình đầu Người đã cho tôi.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Cổ Thụ Nẩy Mầm
Diệp Hải Dung
21:45 18/09/2011
CỔ THỤ NẨY MẦM
Ảnh của Diệp Hải Dung, (Australia, Hình chụp tại Canley Heights-Sydney)
Cây cổ thụ mùa đông còn chờ mãi
Giữa tháng Ba, cây nảy lộc, chồi non
Mọc um tùm những cánh lá con con
Ngả bóng lớn cho người ngồi nghỉ mệt..
(Trích thơ của Nguyên Đỗ)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Ảnh của Diệp Hải Dung, (Australia, Hình chụp tại Canley Heights-Sydney)
Cây cổ thụ mùa đông còn chờ mãi
Giữa tháng Ba, cây nảy lộc, chồi non
Mọc um tùm những cánh lá con con
Ngả bóng lớn cho người ngồi nghỉ mệt..
(Trích thơ của Nguyên Đỗ)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền