Ngày 18-09-2014
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Rộng lượng
Lm Vũđình Tường
05:21 18/09/2014
Rộng lượng được hiểu là hành động tốt, cần khuyến khích, học hỏi. Rộng lượng phát xuất từ tấm lòng từ tâm, cho đi mà không mong nhận lại. Cho đi, không phải của dư thừa hay không thích, mà cho đi những gì mình có thể cho bằng cách san sẻ cho nhau để giảm bớt mối lo của người khác. Rộng lượng phát xuất tự tâm là điều trọn hảo bởi nó thể hiện lòng xót thương giữa con người với con người. Từ xa xưa nhóm quí tộc hiểu lầm họ tự nhận chỉ những ai sanh ra trong dòng dõi quí tộc mới rộng lượng. Họ còn hiểu lầm hơn nữa khi cho rằng bất cứ ai sanh ra trong dòng dõi quí tộc đều rộng lượng. Tư tưởng này về sau được nâng cao hơn khi nói đến rộng lượng người ta nói đến tinh thần rộng lượng bằng cách nhấn mạnh đến các đức tính như can đảm, sức mạnh, bác ái và hiền lành. Các đức tính này được vật chất hoá khi nói đến vật chất người ta dùng các từ như đất đai phì nhiêu, thực phẩm chất lượng hay thanh thoát của mầu sắc. Rộng lượng ở thế kỉ 19 nhấn mạnh nhiều đến việc san sẻ tiền bạc và của cải cho người khác hơn là tinh thần rộng lượng và rồi rộng lượng biến đổi thêm một lần nữa và nhấn mạnh đến cách thức và tinh thần của người rộng lượng.

Thực ra rộng lượng không phải là bản tính tự nhiên của con người. Không phải khi sanh ra ai cũng là người rộng lượng. Rộng lượng là đức tính tốt. Tất cả các đức tính tốt đều phải được huấn luyện, giáo dục mới có. Để trở thành người rộng lượng, có lòng từ tâm, lòng thương xót người đồng loại thì cần phải học và thực hành sống rộng lượng với chính mình và với tha nhân. Sống thực hành rộng lượng sẽ giúp tâm đạo người đó phát triển đồng thời từ từ huỷ diệt, trừ thói hư, tật xấu. Rộng lượng ngày nay được hiểu rộng rãi hơn xưa rất nhiều. Nó vượt quá khỏi nhu cầu vật chất tiến đến nhu cầu tâm lí, như cầu cảm xúc và nhu cầu tâm linh. Rộng lượng không phải chi giới hạn trong việc phân phát, bố thí của cải vật chất. Rộng lượng trong rất nhiều trường hợp, nhất là trong giới trung lưu, họ không thiếu thốn của cải vật chất nhưng đói khát tinh thần. Họ cần rộng lượng vể các phương diện tâm lí cảm xúc và cả tâm linh nữa. Cuộc sống con người ngày nay đòi hỏi con người đối xử với nhau trong tình nhân loại, tình người. Người giầu chia sẻ cho người nghèo là điều cần thiết và ưu tiên các nhu cầu khác cũng rất quan trọng như tự do ngôn luận, tự do tư tưởng, tự do tôn giáo. Người ta cần rộng lượng trong việc phê bình, chỉ trích. Cần rộng lượng trong lời ăn, tiếng nói mong tránh làm tổn thương, xúc phạm đến phẩm giá con người, hay tạo nên những câu nói cay cú gây chấn động đến tình cảm, gây xáo trộn, bất thường cho tâm lí người khác. Người ta cần rộng lượng trong việc dùng thời gian cho việc thờ phượng. Đừng tính toán quá kĩ từng giây phút với Đấng dựng nên ta. Hãy hảo tâm thời gian cầu nguyện, thờ phượng vì Chúa là Đấng hảo tâm.

Kitô hữu có nhiệm vụ rộng lượng trong việc thực thi bác ái với tha nhân. Thực thi đức ái là một sứ mạng, sứ mạng rao giảng Tin Mừng cho mọi người qua hành động cụ thể bởi vì mọi người. Ngoài tình người, tình liên đới mọi người dù tin hay không tin Đức Kitô đều là con cái Thiên Chúa, anh chị em trong Đức Kitô, mặc dù họ không thừa nhận Đức Kitô nhưng chúng ta không có quyền loại họ ra ngoài vì quyền thuộc về Chúa hay bị loại ra không nằm trong thẩm quyền của ta mà do Chúa quyết định. Chính Đức Kitô, không phân biệt, Ngài nói,

Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy Mat 25,40

Nhiệm vụ truyền giáo chính của Giáo Hội là ban phát bình an cho mọi người. Mang an bình bằng cách chia sẻ gánh nặng của họ, chia sẻ bằng tình thương, bằng thông cảm, bằng ủi an bằng kêu gọi cổ động các Kitô hữu san sẻ những gì có thể được cho anh em cần đến sự giúp đỡ của họ. Chính các tông đồ thời Giáo Hội sơ khai đã làm điều này khi các Ngài nhắc lại điều Đức Kitô phán dậy: Cho thì có phúc hơn là nhận Cv 20, 35

Thánh Phaolô trong 1Cr 12,31tt khi dậy về bác ái và yêu thương. Ngài viết bác ái mà thiếu yêu thương là tìm vinh quang cho chính mình. Bác ái đi kèm với yêu thương là tìm vinh quang cho Thiên Chúa và vì thế ơn Chúa sẽ biến đổi đời ta.

Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bài Giáo Lý của ĐTC Phanxicô: Hội Thánh Công Giáo và Tông Truyền
Phaolô Phạm Xuân Khôi
09:35 18/09/2014
“Là một phần tử của một Hội Thánh Công Giáo và Tông Truyền… có nghĩa là quan tâm đến sự cứu rỗi của toàn thể nhân loại, không cảm thấy dửng dưng hoặc xa lạ với số phận của rất nhiều anh em mình, nhưng mở lòng và đoàn kết với họ….”

Dưới đây là bản dịch bài Giáo Lý của ĐTC Phanxicô được ban hành ngày 17 tháng 9 năm 2014 trong buổi Triều Yết Chung tại Quảng Trường Thánh Phêrô. Hôm nay ĐTC tiếp tục chu kỳ Giáo Lý mới về Hội Thánh. Ngài giải thích về Hội Thánh Công Giáo và Tông Truyền.

* * *


Anh chị em thân mến, chào anh chị em.

Tuần này chúng ta tiếp tục bàn về Hội Thánh. Khi tuyên xưng đức tin của mình, chúng ta khẳng định rằng Hội Thánh là “Công Giáo” và “Tông Truyền”. Nhưng ý nghĩa thực sự của hai từ này, hai đặc tính mà ai cũng biết đến của Hội Thánh, là gì? Và chúng có giá trị gì đối với các cộng đồng Kitô hữu và mỗi người chúng ta?

1. Công Giáo có nghĩa là phổ quát. Một định nghĩa đầy đủ và rõ ràng được một trong các Giáo Phụ của Hội Thánh, Thánh Cyrillô thành Giêrusalem,cung cấp khi ngài nói: “Hội Thánh chắc chắn là Công Giáo, nghĩa là phổ quát, bởi vì Hội Thánh đã lan tràn khắp nơi, từ đầu này cho đến đầu kia trái đất; và vì Hội Thánh dạy cách phổ quát và không sai lạc mọi chân lý mà con người có thể biết, cả về những sự trên trời và dưới đất” (Giáo Lý XVIII, 23).

Một dấu chỉ hiển nhiên về Công Giáo tính của Hội Thánh là Hội Thánh nói mọi thứ tiếng. Và điều này là không có gì khác hơn là hiệu quả của Lễ Hiện Xuống (Cv 2:1-13): thực ra, chính Chúa Thánh Thần đã ban cho các Tông Đồ và toàn thể Hội Thánh có khả năng để vang vọng Tin Mừng cứu độ và tình yêu của Thiên Chúa cho tất cả mọi người, cho đến tận cùng trái đất. Như thế, Hội Thánh được sinh ra là Công Giáo, là một “tấu khúc” ngay từ ban đầu, và chỉ có thể là Công Giáo và được tung ra để truyền giáo cùng gặp gỡ tất cả mọi người. Lời Chúa hôm nay được đọc bằng tất cả mọi thứ tiếng, tất cả mọi người đều có sách Tin Mừng bằng ngôn ngữ của mình, để đọc. Và tôi trở lại với cùng một ý niệm: việc mang theo với mình một sách Tin Mừng nhỏ luôn luôn là điều tốt, mang nó trong túi hay bóp của của anh chị em và đọc một đoạn trong ngày. Điều này thật tốt cho chúng ta. Tin Mừng đã lan rộng bằng tất cả các ngôn ngữ bởi vì Hội Thánh, vì việc rao giảng Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu Chuộc, trên toàn thế giới. Và vì lý do này mà chúng ta nói Hội Thánh là Công Giáo bởi nó phổ quát.

2. Nếu Hội Thánh được sinh ra là Công Giáo, thì có nghĩa là Hội Thánh được sinh “để đi ra”, được sinh ra để truyền giáo. Nếu các Tông Đồ đã chỉ ở trong Phòng Tiệc Ly đó, mà không đi ra để mang Tin Mừng, thì Hội Thánh chỉ là Hội Thánh của dân ấy, của thành phố phố ấy, trong phòng Tiệc Ly ấy. Nhưng tất cả các ngài đã đi ra để vào thế giới, kể từ lúc khai sinh của Hội Thánh, từ lúc Chúa Thánh Thần ngự xuống trên các ngài. Và vì thế mà Hội Thánh được sinh ra “để đi ra”, tức là để truyền giáo. Đó là điều mà chúng ta diễn tả bằng tĩnh từ Tông Truyền, vì các Tông Đồ là những người mang Tin Mừng về việc Phục Sinh của Chúa Giêsu. Thuật ngữ này nhắc nhở chúng ta rằng Hội Thánh, được xây trên nền tảng là các Tông Đồ và sự liên tục với các ngài – chính các Tông Đồ đã đi và đã thiết lập các Hội Thánh mới, đã hình thành các giám mục mới, và như thế trên khắp thế giới, trong sự liên tục. Ngày nay tất cả chúng ta nối tiếp nhóm Tông Đồ ấy là những vị đã nhận được Chúa Thánh Thần và sau đó “đi ra” để rao giảng - được sai đi để mang đến cho tất cả mọi người lời loan báo Tin Mừng này, kèm theo các dấu chỉ của sự dịu hiền và quyền năng của Thiên Chúa. Điều này xuất phát từ Lễ Hiện Xuống: Thực ra, chính Chúa Thánh Thần thắng vượt mọi chống đối, thắng vượt cám dỗ khép kín nơi chính mình, trong số ít người được tuyển chọn, và được coi là những người duy nhất nhận được phúc lành của Thiên Chúa. Thí dụ, nếu một số Kitô hữu làm điều này và nói, “Chúng tôi là những người được tuyển chọn, chỉ có chúng tôi thôi” và cuối cùng họ chết. Chết trong linh hồn trước, sau đó sẽ chết trong thân xác vì họ không có sự sống, họ không có khả năng sinh ra sự sống, sinh ra những người khác: họ không phải là tông đồ. Và chính Chúa Thánh Thần dẫn chúng ta đến gặp gỡ anh em, ngay cả những người ở xa nhất theo mọi ý nghĩa, để họ có thể chia sẻ với chúng ta tình yêu, bình an và niềm vui mà Chúa Phục Sinh đã để lại cho chúng ta như một món quà.

3. Là một phần tử của một Hội Thánh Công Giáo và Tông Truyền có nghĩa gì đối với cộng đồng và mỗi người chúng ta? Trước hết, nó có nghĩa là quan tâm đến sự cứu rỗi của toàn thể nhân loại, không cảm thấy dửng dưng hoặc xa lạ với số phận của rất nhiều anh em mình, nhưng mở lòng và đoàn kết với họ. Nó cũng có nghĩa là có một cảm giác viên mãn, sự đầy đủ, sự hài hòa của đời sống Kitô hữu, luôn luôn gạt bỏ những lập trường thiên vị, một chiều, là những điều đóng kín chúng ta nơi chính mình.

Là một phần tử của Hội Thánh Tông Truyền có nghĩa là ý thức được rằng đức tin của mình được bám chặt vào lời loan báo và chứng từ của chính các Tông Đồ của Chúa Giêsu - được neo ở đó, thuộc về một chuỗi nối dài từ đó; và do đó luôn luôn cảm thấy được sai đi, cảm thấy có nhiệm vụ rao giảng Đức Kitô và tình yêu của Người cho tất cả nhân loại, với một tâm hồn tràn ngập niềm vui, trong sự hiệp thông với những người kế vị các Tông Đồ. Và ở đây tôi muốn nhắc lại đời sống anh hùng của nhiều người, nhiều nhà truyền giáo, là những người đã từ bỏ quê hương để ra đi rao giảng Tin Mừng ở các nước khác nơi các châu lục khác. Một Đức Hồng Y người Ba Tây làm việc ở Amazon đã có lần nói với tôi rằng khi ngài đến một nơi, đến một quốc gia hay một thành phố của Amazon, ngài luôn luôn đến nghĩa trang để nhìn ngắm các ngôi mộ của các nhà truyền giáo, các linh mục, các thầy, các sơ là những người đã đi rao giảng Tin Mừng: các tông đồ. Và ngài nghĩ rằng, tất cả các vị ấy có thể được phong thánh ngay bây giờ vì đã từ bỏ tất cả để rao giảng Chúa Giêsu Kitô. Chúng ta hãy tạ ơn Chúa vì Hội Thánh của chúng ta có quá nhiều nhà truyền giáo, có rất nhiều nhà truyền giáo và cần nhiều hơn nữa! Chúng ta hãy cảm tạ Chúa vì việc này. Có lẽ trong số rất nhiều người trẻ, con trai và con gái đang ở đây, có ai đó muốn trở thành một nhà truyền giáo: Hãy tiến tới! Và mang Tin Mừng của Chúa Giêsu là điều xinh đẹp. Hãy dũng cảm và can đảm!

Như vậy chúng ta hãy xin Chúa làm mới lại trong chúng ta hồng ân của Chúa Thánh Thần, ngõ hầu mỗi cộng đồng Kitô hữu và từng người đã được rửa tội là một biểu hiện của mẹ Hội Thánh Công Giáo và Tông Truyền.

http://giaoly.org/vn/

Nguyên bản: http://w2.vatican.va/content/francesco/it/audiences/2014/documents/papa-francesco_20140917_udienza-generale.html
 
Đức Thánh Cha nhắn nhủ các tân Giám Mục
LM. Trần Đức Anh OP
10:00 18/09/2014
VATICAN. ĐTC nhắn nhủ các GM mới tăng cường đời sống nội tâm, kết hiệp với Chúa để có thể chu toàn sứ mạng mục tử.

Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng ngày 18-9-2014, dành cho các GM mới thuộc bộ GM và Bộ các Giáo Hội Công Giáo Đông phương, về Roma tham dự khóa bồi dưỡng.

Hiện diện tại buổi tiến kiến có ĐHY Tổng trưởng Bộ GM Marc Ouellet, và ĐHY Leonardo Sandri, Tổng trưởng Bộ các Giáo Hội Công Giáo Đông phương.

Trong bài huấn dụ dài, ĐTC đề cập đến nhiều khía cạnh của đời sống và sứ vụ GM, đặc biệt là sự hiện diện giữa đoàn chiên. Ngài nói: ”Tôi cảm thấy nghĩa vụ phải nhắc nhở cho các vị Mục Tử của Giáo Hội về mối liên hệ không thể tách rời giữa sự hiện diện bền vững của GM và sự tăng trưởng của đoàn chiên. Mỗi công trình cải tổ đích thực của Giáo Hội Chúa Kitô bắt đầu bằng sự hiện diện, từ sự hiện diện của Chúa Kitô không bao giờ thiếu, nhưng cũng từ sự hiện diện của vị Mục Tử cai quản nhân danh Chúa Kitô...”

ĐTC nói thêm rằng: ”Để ở lại hoàn toàn trong các giáo phận của anh em, cần luôn luôn ở lại trong Chúa và đừng trốn chạy Chúa: cần ở lại trong Lời Chúa, trong Thánh Thể của Người, trong ”những điều thuộc về Chúa Cha” (Xc Lc 2,49) và nhất là trong thập giá của Chúa. Đừng dừng lại qua đường, nhưng ở lại lâu trong Chúa! Như ngọn đèn không tắt trước Nhà Tạm trong các nhà thờ chính tòa huy hoàng của anh em, hoặc trong các nhà nguyện tầm thường, cũng vậy trong cái nhìn của anh em, đoàn chiên không thiếu cuộc gặp gỡ với ngọn lửa của Chúa Phục Sinh”.

ĐTC cũng nhắc nhở các GM nuôi ảo tưởng vì cám dỗ muốn thay đổi dân. ”Anh em hãy yêu mến dân mà Thiên Chúa ban cho anh em, cả khi họ ”đã phạm những tội tầy đình”, anh em đừng mệt mỏi lên cùng Chúa để xin ơn tha thứ cho họ và một khởi đầu mới..

”Tôi khuyên nhủ anh em hãy vun trồng nơi mình, trong tư cách là Cha và là Ch Chăn, một thời gian nội tâm trong đó anh em có thể dành chỗ cho các linh mục của anh em: tiếp đón, lắng nghe và hướng dẫn họ. Tôi muốn anh em là những Giám Mục người ta có thể tìm đến và tiếp xúc được, không phải bằng bao nhiêu phương tiện truyền thông mà anh em sở hữu, nhưng bằng khoảng không gian nội tâm mà anh em dành để đón tiếp con người, với những nhu cầu cụ thể của họ, trao ban cho họ đầu đủ giáo huấn của Giáo Hội, chứ không phải một danh sách những điều phải than phiền”.

Sau cùng, ĐTC nói với các GM rằng: Xin anh em vui lòng đừng sa vào chước cám dỗ hy sinh tự do của anh em bằng cách bao quanh mình với những quần thần, những người ủng hộ, vì nơi môi miệng của GM Giáo Hội và thế giới có quyền luôn tìm được Tin Mừng làm cho chúng ta được tự do” (SD 18-9-2014)
 
Tân tổng giám mục Sydney
Vũ Văn An
22:55 18/09/2014
Đức Thánh Cha Phanxicô vừa bổ nhiệm Đức Cha Anthony Fisher, giám mục Parramatta, làm TGM Sydney thay thế Đức HY George Pell hiện phụ trách Văn Phòng Kinh Tế của Tòa Thánh.

Sinh năm 1960, Đức Cha Fisher vốn làm việc cho một công ty luật trước khi gia nhập Dòng Đaminh, lúc 25 tuổi. Ngài khấn trọn đời năm 1987 và được thụ phong linh mục năm 1991. Ngài có tiến sĩ triết học về đạo đức sinh học tại Đại Học Oxford năm 1995.

Làm linh mục, ngài dạy tại Đại Học Công Giáo Úc và năm 2000, ngài trở thành giám đốc thành lập của Viện Gioan Phaolô II về Hôn Nhân Và Gia Đình tại Melbourne.

Sau đó, ngài là thành viên của Viện Hàn Lâm Giáo Hoàng về Sự Sống và làm tuyên úy cho quốc hội Victoria từ năm 1997 tới năm 2000. Đức Cha Fisher dấn thân nhiều vào các công trình phục vụ giới trẻ và là phối trí viên của Ngày Giới Trẻ Thế Giới lần thứ 23 tại Sydney, tháng Bẩy năm 2008.

Năm 2003, ngài được bổ nhiệm làm giám mục phụ tá của Sydney và từ năm 2010, ngài là Giám Mục Parramatta. Được coi như người thân cận của Đức HY Pell, việc bổ nhiệm ngài lần này đã được nhiều người mong chờ.

Anh chị em tôi nghĩ tôi điên

Nhân cơ hội này Catholic World News có cho đăng lại một bài báo trên tờ Sydney Morning Herald năm 2007 nói về cuộc gặp gỡ giữa Đức HY Pell, Đức Cha Fisher và Bác Sĩ Philip Nitschke, người được công luận Úc gọi là Bác Sĩ Tử Thần, vì ông là người nhiệt tâm tranh đấu cho quyền an tử. Bài báo gọi Đức Cha Fisher là vị giám mục được tăng áp (turbocharged bishop) với 20 năm “gió lốc” và đường bay chưa có dấu hiệu gì là bình ổn cả.

Cuộc gặp mặt trên diễn ra trong một buổi chiều dùng trà, trong đó ba vị nhâm nhi trà ấm với bánh bích quy. Vị giám mục trẻ, một ngôi sao đang lên của Vatican, một vận động viên đạo đức học, một kẻ yêu nhạc kịch và là một tay nấu bánh bông lan trái cây có tiếng, không muốn nói chuyện làm ăn, nên họ quay qua nói về môn túc cầu bầu dục kiểu Úc (AFL). Một việc mà Nitschke hết sức lấy làm lạ: họ gặp nhau tại một căn phòng phụ sau cuộc tranh luận về chủ đề “An tử: đồng ý hay không”. Sau này, Nitschke nhận định: “tôi nghĩ chắc họ cho rằng mời tôi uống trà là một chuyện lịch sự cần làm”.

Trong cuộc tranh luận nẩy lửa tại Đại Sảnh của ĐH Sydney nói trên, Đức Cha Fisher, người từng mài dũa kỹ thuật của mình tại Trung Học Thánh Inhaxiô ở Riverview ngày nào, nơi tranh biện là một môn thể thao “chém giết” (blood sport), đưa ra luận điểm: “Vấn đề ở đây thực ra không phải là đặt bà nội ra khỏi cơn cùng quẫn của bà mà là đặt bà ra khỏi cơn cùng quẫn của ta”. Đối với Gloria và Colin, mẹ và cha ngài, thì ĐC Fisher đã thắng vẻ vang hôm đó…

21 năm trước đó, vào một ngày lạnh lẽo của mùa thu Canberra, Tony Fisher, lúc ấy 26 tuổi, đang bách bộ trong tu viện trống vắng và hoàn toàn yên tĩnh của các tu sĩ Đaminh. Sau lưng ngài là quyết định rời bỏ công ty Clayton Utz, nơi ngài làm việc trong tư cách một luật sư trẻ của dự án tái thiết Queen Victoria Building. Còn trước mắt là chức linh mục.

Năm 1985, ngài thành thực nói về quyết định từ bỏ cơ hội, từ bỏ tự do và sự giầu có của thế tục. Quyết định làm linh mục khiến cha mẹ ngài hết sức hân hoan nhưng “các anh chị em tôi nghĩ là tôi điên”.

Lúc đó, mới chỉ là một tập sinh Đaminh non trẻ, ngài không hề bao giờ có ý niệm 20 năm sau sẽ leo lên gần tới đỉnh: cố vấn của giáo hoàng; người được Đức HY Pell gọi điện thoại bất cứ lúc nào về những vấn đề tổng quát của sự sống và đạo đức học; một trong những giám mục Úc trẻ nhất, phối trí viên Ngày Giới Trẻ Thế Giới, một ngày hội chẳng kém gì ngày hội Thế Vận…

Làm sao mà nhanh thế? Để bắt đầu, Fisher được Giáo Hội gửi đi học triết học tại Oxford. Sau đó, được chỉ định làm việc tại Melbourne, nơi ngài là giám đốc thành lập của Viện Gioan Phaolô II về Hôn Nhân và Gia Đình. Ổn định trong cơ cấu quản trị với ít vị ở trên mình, hàng năm ngài qua văn phòng chính ở Ý nhiều lần.

Khách hàng, phí tổn và thỏa hiệp, mà các luật sự quá quen thuộc, không ô nhiễm thế giới của Fisher. Ngài trở thành Tuyên Úy của Quốc Hội Victoria và là một cố vấn, ít khi công khai, cho nhiều chính trị gia ở cả Úc lẫn Anh. Không thể ghi điểm công việc của ngài căn cứ vào các định mức làm việc thường lệ hoặc bất cứ cách đo lường sổi nào về quản trị. Ngài sống một mình trong một căn nhà thanh bình từ đó nhìn thấy chân trời bất tận của Cảng Sydney và ngài được đánh giá qua những gì ngài nghĩ, nói và viết. Ngài xử lý các buổi hẹn trên một điện thoại thông minh Blackberry; học thuộc lòng tiếng Ý trên một máy MP3; vào ngày Lễ Thánh Đaminh tổ phụ, ngài biến thành một đầu bếp và mời hàng tá bạn bè; những lúc rảnh rỗi, ngài ra bãi biển, có ba vết thẹo ung thư da làm chứng.

Câu hỏi đương nhiên được đặt ra: có phải do hy sinh? Hy sinh gì? Đức Cha Fisher, nay (2007) đã 47 tuổi cho hay: “có khá nhiều thử thách, nhưng tôi không muốn huênh hoang cho rằng chúng là bất cứ điều gì giống như người ta vẫn kinh qua trong những vụ tan vỡ các liên hệ lớn hay làm ăn thất bại, hoặc trầm cảm hay chết chóc”.

Vẫn còn trẻ đến độ Đức HY Pell thường chế nhạo ngài về mái tóc thò ra ngoài mũ giám mục khi hành lễ, nhưng Đức Cha Fisher không phải là người non dại. Ngài cũng chẳng kém sắt đá bao nhiêu so với tổng trưởng y tế Tony Abbott (nay là Thủ Tướng Úc), người học trên ngài vài lớp ở Riverview.

"Một điều về Tony, mà tôi chưa bao giờ cho anh ta hay, là anh ta gây ảnh hưởng trên tôi vì anh ta là một trong những thể tháo gia vĩ đại, một người mà bọn con trai phải ngưỡng mộ, và anh ta tham dự Thánh Lễ ở nhà nguyện mỗi ngày, một điều khiến những loại trí thức ít nổi như tôi cũng không ngại thực hiện”.

Đức HY Pell thích được ĐC Fisher hợp tác. Trong cuộc bỏ phiếu theo lương tâm về tế bào gốc giữa năm 2007, một cuộc bỏ phiếu gây chia rẽ tại Quốc HỘi New South Wales và đã khiến người ta bàn tới việc tuyệt thông một số chính trị gia Công Giáo, hai vị đã cùng hành động với nhau về chính trị.

Đức Cha Fisher hiện diện cùng với Đức HY Pell trong những cuộc công phá chính của ngài và ít nhất cũng là người kiểm soát sự kiện, thậm chí còn có thể là tác giả, của một bản tuyên bố của Đức HY, được đăng trên trang đầu tờ Herald vào lúc cao điểm của cuộc tranh luận. Bản tuyên bố này cảnh cáo các chính trị gia rằng họ không nên mong được thưởng “mà còn có thể bị trừng phạt” vì đã đi ngược lại giáo huấn của Giáo Hội.

Cùng tuần đó, tại Cao Đẳng Campion, Đức Cha Fisher tuyên bố thêm: “nại tới lương tâm đã trở thành nại tới một thứ thẻ ‘tự do ra khỏi luân lý’” và mô tả các chiến thuật của thủ hiến Morris Jemma là “buồn nôn về luân lý”.

Sau đó, ngài tuyên bố: “tôi không chờ mong có những người Công Giáo làm chủ mọi chuyện, nhưng quả là kỳ cục nếu ta phải trở lại trường hợp trong đó người Công Giáo bị loại ra ngoài hay người Kitô hữu bị loại ra ngoài. Tôi muốn thấy họ là thành phần của cuộc tranh luận quyết liệt đang diễn ra tại phòng nội các hay ở những nơi khác và ở đó họ đưa ra một tầm nhìn tôn giáo”

Điều làm ngài hài lòng không ít là trong một khoảng thời gian không lâu, thời Keating, “chúng ta có một thủ tướng, một tổng toàn quyền và một chánh án tối cao cùng một lúc”.

Điều lạ là Đức Cha Fisher không thuộc Dòng Tên. Dù được gửi học tại một trong những ngôi trường tốt nhất của dòng này ở Sydney vì mẹ ngài rất ngưỡng mộ các học trò rất lịch thiệp tốt nghiệp từ trường này, nhưng thay vì dính bén với thứ triết lý tự lập và mạo hiểm của dòng Tên, ngài đã chọn thứ triết lý khác.

Vị phối trí viên về giáo dục tôn giáo tại Riverview và là giám đốc phụng vụ và thánh nhạc, Cha Thomas O’Donovan, người từng dạy Đức Cha Fisher và là cố vấn và cha giải tội của ngài trong mấy năm sau này, cũng thắc mắc về việc này. Cậu sinh viên Fisher đã chọn dòng Đaminh, một dòng chuyên giảng thuyết và giảng dạy, sống cộng đoàn, yêu đời và thường không được chọn giữ chức vụ cao trong Giáo Hội.

Ngài nhận định rằng “bất kể nó có phản ảnh việc tôi được lớn lên trong một gia đình lớn hay vì những điều khác thuộc tính tình của tôi, nhưng đối với tôi, cộng đồng rất quan trọng. Tôi muốn sống với một nhóm người sẵn sàng cầu nguyện với tôi, khích lệ tôi và có mặt ở đó khi tôi trở về nhà vào ban đêm từ bất cứ công việc nào”.

Dòng Daminh cũng không “kiểm duyệt” khiếu thưởng thức đồ ăn của ngài: “bò béo, bột mì, rượu nho trong bình da, hạt mù tạt và rau thơm, toàn bộ sách nấu nướng của Trung Đông xưa đều có sẵn trong Tân Ước”. Ngài bảo: “nếu nghĩ rằng muốn làm một Kitô hữu thánh thiện thực sự mà phải ghét thức ăn, thức uống và bạn bè để ngồi đó thừ mặt ra, thì theo tôi, đó không phải là Kitô hữu chi cả”.

Nét đẹp bà mẹ

Đức Cha Fisher thừa hưởng được nét da đẹp của ngài từ bà Gloria, mẹ ngài, người có gốc gác ở vùng Basque, Tây Ban Nha. Bà tới Úc lúc còn thiếu niên, qua ngả Trung Hoa, nơi thân phụ bà, một cầu thủ môn thể thao quốc gia jai-alai, được tuyển dụng làm việc cho một nhóm được các ông vua cờ bạc tại Thượng Hải tài trợ trong thập niên 1940. Sau khi Cộng Sản cầm quyền tại Trung Hoa, môn jai-alai bị cấm, nên gia đình phải chạy qua Phi Luật Tân, nơi Gloria ghi danh tại một trường quốc tế và học tiếng Anh, giọng Mỹ.

Làm thế nào một người trầm tĩnh, có óc thực tiễn, tốt nghiệp ngành dược như Colin Fiasher, thân phụ ngài, lại để mắt xanh tới cô thiếu nữ xa lạ này là điều không ai biết. Nhưng theo Đức Cha Fisher: “khi các ngài lấy nhau, ba tôi là một người Úc đặc sệt, chuyên nướng thịt bò và phết vegemite vào bánh mì nướng. Má tôi phải văn minh hóa người. Má dạy ba tôi về rượu nho, chẳng hạn, lúc ông cụ chưa biết uống nó, nhưng nay, người tham gia một trong những hội nếm rượu nho thời thượng nhất xứ, thành thạo đến có thể nhắm mắt cho hay rượu ấy phát xuất từ phía nào của ngọn núi.

"Cuối cùng, ba tôi đã thắng cuộc đua nấu ăn của tạp chí Women's Weekly. Tôi lớn lên trong một gia đình nơi việc con trai nấu nướng được coi là hoàn toàn đáng kính và theo tôi, ngoài má ra, các con trai là những tay đầu bếp cừ khôi nhất trong gia đình”.

Trong vòng 6 năm, hai ông bà Fisher có 5 người con. Nhưng với Anthony, người con lớn nhất, thì như thể một thiên thần đã sa xuống giữa họ. Cha mẹ cậu cho hay: Ngay từ đầu, cậu đã tốt lành và có trực giác, có tinh thần trách nhiệm, biết vâng lời. Về phần mình, Đức Cha Fisher hết lòng kính trọng và ngưỡng phục cha mẹ và hiều thấu các cam kết của các ngài. “Tôi nhớ một hôm, khi tôi còn nhỏ, ngắm mẹ xử lý với chúng tôi, và tự nghĩ: ‘mẹ quả rất hay về việc này’. Có lẽ đó là ý nghĩ trước nhất của tôi”.

Ngài cũng còn nhớ đã bắt chước mẹ ra sao. “Mỗi tối, mẹ đều yêu cầu tôi gọi mọi người vào dùng bữa, thế là tôi ra ngoài hô to: ‘bày trẻ!’ y như một người lớn”.

Một tâm tư quan trọng khác đối với ngài là gia đình Fisher khá an toàn và luôn luôn thăng tiến, luôn tiến trước sức tăng trưởng của thành phố. Cha ngài, lúc ấy có một tiệm dược phẩm ở Lakemba, sau mở rộng để bao gồm một quày bán báo, làm việc rất chăm chỉ và quản trị khéo. Sau đó, gia đình chuyển tới Longeville và sau đó, đã mua một nơi rộng rãi tại Manly đầy ánh sáng và sóng nước.

Ngài nhận định: “tôi nghĩ tôi xuất thân từ một gia đình tầm thường, nhưng có được một gia đình như thế là điều tốt. Tôi có được một khởi đầu rất tốt ở trong đời nhờ có được những người yêu tôi và dấn thân cho tôi lúc tôi còn con nít và tôi muốn điều này xẩy ra cho mọi người Úc nói chung trong tương lai”.

Ngài nhắc lại giây phút quyết định làm linh mục. Lúc ấy đã nghỉ việc luật sư được ít tháng, từ Âu Châu gọi về nhà giữa lúc mọi người đang hội hè ăn uống, cha mẹ vui hết cỡ. Nhưng bà Gloria cho hay: “các đứa con khác của chúng tôi thì khóc, tất cả đều khóc”.

Vấn đề lạm dụng tình dục

Richard Blackburn của Sydney Morning Herald, tường thuật việc bổ nhiệm mới này, nhấn mạnh tới thái độ của Đức Cha Fisher trước nạn giáo sĩ và tu sĩ lạm dụng tình dục trẻ em, một thái độ, theo ông, có tính hòa giải hơn là thái độ của vị tiền nhiệm, George Pell. Sau các tuyên bố gây chỉ trích của Đức HY Pell vào tháng rồi tại Ủy Ban Hoàng Gia về Các Đáp Ứng Của Các Định Chế Đối Với Nạn Lạm Dụng Tình Dục Trẻ Em, Đức Cha Fisher cho rằng Giáo Hội cần làm nhiều hơn nữa đối với các nạn nhân của lạm dụng tình dục: “các nạn nhân bị lạm dụng và mọi người trẻ phải được đặt lên trước nhất, không viện cớ, không che đậy gì cả. Giáo Hội phải làm tốt hơn nữa trong lãnh vực này và tôi cam kết đóng một vai trò lãnh đạo trong việc lấy lại niềm tin của cộng đồng và của chính các thành viên của chúng tôi...

“Giáo Hội Công Giáo tại Úc đang kinh qua một thời kỳ bị công chúng dò xét và tự vấn lương tâm. Tôi hy vọng nó sẽ từ thời kỳ này tái xuất hiện một cách trong trắng, khiêm nhường hơn, biết cảm thương nhiều hơn và được tái sinh về tâm linh.

Nhận định về việc được trở lại TGP Sydney, ngài cho hay: “tôi rất phấn khích khi được trở lại TGP Sydney và được xây dựng trên các nền tảng do vị tiền nhiệm của tôi là Đức HY George Pell để lại. Sydney là một thành phố sinh động, luôn thăng tiến với rất nhiều tiềm năng trở thành một trong các thành phố, và một cộng đồng đức tin lớn nhất thế giới”.

Tổng Giám Mục Dòng đầu tiên của Úc

Tess Livingstone của tờ The Australian, thì cho rằng Đức Cha Anthony Fisher, Dòng Đa Minh, là vị tổng giám mục đầu tiên của Úc xuất thân từ một dòng tu, Dòng Đaminh, kể từ thời Đức TGM Roger Bede Vaughan, một tu sĩ dòng Bênêđíctô, năm 1877.

Ngài tự hào về bối cảnh đa văn hóa của chính ngài: mẹ ngài là người Tây Ban Nha, từng sống ở Trung Hoa, Phi Luật Tân; bản thân ngài lớn lên tại Lakemba, nơi thân phụ ngài có một tiệm dược phẩm, và là nơi đông di dân gốc Việt và Hồi Giáo. Ngài nói: “giống nhiều người ở Parramatta và Sydney, tôi xuất thân từ một bối cảnh đa văn hóa”.

Tối qua, Đức Cha Fisher xin “mọi người Công Giáo và những người có thiện chí khác cầu nguyện để tôi trở thành một người chăn chiên tốt lành theo lòng Chúa Giêsu Kitô”.

Thánh chiến

Được loan báo vào đúng ngày có quyết định dẹp tan các âm mưu giết người của những kẻ chủ trương thánh chiến, việc bổ nhiệm Đức Cha Fisher nhắc ta nhớ tới vai trò của một tu sĩ Đaminh khác là Đức Piô V, người đã tổ chức một liên minh Kitô Giáo chống lại đoàn tầu chiến Hồi Giáo trong trận đánh Lepanto tháng Mười năm 1571.

Đức Cha Fisher nói rằng các va chạm giữa các nền văn minh vốn là các đặc điểm của lịch sử. Trong môi trường hiện nay, các Giáo Hội tại Úc có một vai trò quan trọng cần thủ diễn trong việc khuyến khích sự chừng mực và đứng đắn.

Tháng Tám vừa qua, lúc còn là GM Parramatta, Đức Cha Fisher tuyên bố rằng các nhà lãnh đạo Giáo Hội ngần ngại không lên tiếng vì sợ đổ thêm dầu vào lửa. “Nhưng, là những đồng Kitô hữu và đồng nhân chủng, chúng tôi không thể làm ngơ trước cuộc bách hại và thanh trừng tôn giáo này”. Ngài nói thêm: “tình huống đang tồi tệ cực kỳ nhanh chóng. Đây gần như là một trường hợp cổ điển để việc can thiệp thuộc một loại nào đó, như không kích của Hoa Kỳ vào những kẻ quá khích, cần thực hiện để bảo vệ người vô tội”.

Ngài sẽ nhậm chức TGM Sydney vào giữa tháng Mười Một. Ngài đồng ý với quan điểm của Đức Phanxicô khi cho rằng giám mục tốt là giám mục “bùn dính giầy” và có “mùi chiên”. Ngài tin rằng ngài có một “thế thân đôi chút chiêm niệm hơn” vị tiền nhiệm của mình.

Đài SBS, dựa vào bản tin AAP, thì cho rằng Đức tân TGM cam kết rằng “Lạm dụng tình dục sẽ không thề xẩy ra nữa”.

Về TGP mới, ngài cho rằng “Giáo Hội tại Sydney được diễm phúc có được các gia đình mạnh mẽ, các nhóm sắc tộc và tuổi trẻ. Úc là một quốc gia gồm những người di dân, ta cần chứng tỏ rằng ta có thể sống chung với nhau và cùng nhau xây dựng quốc gia. Giáo Hội có một vai trò để đóng trong việc hợp tác thân hữu”.

Từng là phối trí viên của Ngày Giới Trẻ Thế Giới năm 2008, ngài hy vọng mở rộng được mối liên hệ tốt đẹp với người trẻ Công Giáo trong vai trò tổng giám mục: “Tôi rất tin tưởng rằng người trẻ của chúng ta, khi có được kỹ năng và được hỗ trợ thích đáng sẽ thực hiện được những việc lớn lao”.
 
Top Stories
Francis to bishops: men able to cultivate God's fields
ViS
10:03 18/09/2014
Vatican City, 2014 (VIS) – This morning the Holy Father received in audience the bishops appointed during the last year, who are participating in the congress organised by the Congregation for Bishops and the Congregation for the Oriental Churches. Francis commented that he was happy to meet them and said that they were “the fruit of the arduous work and tireless prayer of the Church who, when she chooses her pastors, recalls that entire night the Lord spent on the mount, in the presence of the Father, before naming those He wanted to stay with him and to go forth into the world”.

The Pope asked them now that they have overcome their initial fears and excitement of their consecration, never to take for granted the ministry entrusted to them, never to lose their wonder before God's plan nor the awe of walking aware of His presence and the presence of the Church who is, first and foremost, His. He also reminded them of “the inseparable bond between the stable presence of the bishop and the growth of the flock”. “When the pastor is missing or unavailable, pastoral care and the salvation of souls is at risk. In fact, in the pastors Christ gives to the Church, He shows His love for His bride and gives His life for her”.

He continued, “we do not need superficially happy bishops; it is necessary to dig deeper to discover what the Spirit continues to inspire in your Bride. You are not fixed-term bishops, who always need to change address, like medicines that lose their power to cure, or like those insipid foodstuffs that have to be thrown away because they have lost their usefulness. It is important not to block the curative force that springs from within the gift you have received, and this defends you from the temptation to come and go aimlessly, because no wind is favourable to he who does not know where he is going. And we have learned where we are going: we are always going towards Jesus”. He added, “in this way, your watch over your flock will never fail to encounter the flame of the Risen Christ”.

“I also beg you not to fall prey to the temptation to change the people. Love the people that God has given you, even when they have committed grave sins, without tiring of turning to the Lord for forgiveness and a new beginning, even at the cost of having to cancel your false images of the divine face or the fantasies you have nurtured of how to ensure their communion with God”. The Church, he added, is to offer “welcome to all without discrimination, offering the firmness of the authority that enables growth and the gentleness of paternity that generates. Do not fall prey the temptation to sacrifice your freedom by surrounding yourself with courts, networks or choirs of assent, as the Church and the world always have the right to hear from the lips of bishops the Gospel that sets them free”.

Pope Francis advised the bishops to imitate Moses' patience in leading his people, as “nothing is more important than introducing people to God!”. He therefore urged them to begin with the young and the elderly, “because the first are our wings, and the second are our roots. Wings and roots without which we do not know what we are, much less where we are going”. He added that he saw the bishops as sentinels, able to awaken their Churches; “men able to cultivate and ripen God's fields and pastors able to restore unity. “Do not waste energy in conflict and disagreement, but rather use it to build and to love”, he concluded, wishing them “fruitfulness, patience, humility and much prayer”.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ giỗ lần thứ 12 Đức Hồng Y Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận
LM. Trần Đức Anh OP
09:59 18/09/2014
ROMA: Lúc 9 giờ sáng 18-9-2014, ĐHY Peter Turkson, Chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh Công Lý và Hòa Bình, đã chủ sự thánh lễ tại Nhà Thờ Đức Mẹ Cầu Thang ở Roma, nhân lễ giỗ lần thứ 12 của vị Tôi Tớ Chúa, Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận.

Tại thánh đường này của dòng Camêlô nhặt phép có mộ của Đức Cố Hồng Y. Đồng tế thánh lễ có Đức Cha Mario Toso, Tổng thư ký Hội Đồng và gần 30 linh mục Việt Nam và Ý, trước sự hiện diện của gần 100 người gồm các nữ tu Việt Nam, chủng sinh, tu sinh Việt Nam một số giáo dân và thân nhân bạn hữu và cộng tác viên của Đức Cố Hồng Y trong Hội Đồng.

Giảng trong thánh lễ, ĐHY Turkson đã khai triển ý nghĩa các bài đọc thánh lễ, ngài liên kết những đau khổ mà ĐHY Phanxicô đã chịu trong tình trạng tù đày với cuộc khổ nạn của Chúa Kitô. ĐHY cùng mời gọi mọi người cầu nguyện để án phong chân phước cho ĐHY Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận được tiến hành mau lẹ và tốt đẹp.
ĐHY Nguyễn Văn Thuận qua đời ngày 16-9 năm 2002 hưởng thọ 74 tuổi. Hồi đầu tháng 7 năm 2013, cuộc điều tra cấp giáo phận để làm án phong chân phước cho Đức Cố HY đã được kết thúc trọng thể và toàn bộ hồ sơ được chuyên lên Bộ Phong Thánh để cứu xét. (TPN 18-9-2014)
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Tham nhũng ơi ! mi ở đâu ra ?
Phạm Trần
08:57 18/09/2014
THAM NHŨNG ƠI, MI Ở ĐÂU BÒ RA ?

Quốc nạn tham nhũng ở Việt Nam không chỉ là một căn bệnh bất trị mà là “tội ác kinh hòang” do đảng Cộng sản sinh ra và nuôi dưỡng để hại dân hại nước.

Nhiều người điều hành việc nước, kể cả Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng cho rằng “công tác phòng,chống tham nhũng” cũng như “xây dựng chỉnh đốn đảng” là chuyện lâu dài, không thể giải quyết nhanh chóng được vì phải “vừa chống vừa xây, xử đúng người đúng tội” chứ không thể để oan sai cho người bị cáo buộc vì “nhà nước ta là nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân”, và vì “Đảng không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của nhân dân.”

Tòan là những khẩu hiệu của “ngôn ngữ chèo đò qua sông rồi bỏ lái”. Thậm chí còn có nhiều cấp lãnh đạo lại dám nói “không diệt hết được thì phải sống chung với nó” vì không ai biết con số “không nhỏ cán bộ đảng viên suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống” là bao nhiêu, 2 cũng là nhiều mà 100 cũng như nhau !

Nhiều nguyên lãnh đạo, kể cả cựu Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu (khóa VIII) và nguyên Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Phạm Thế Duyệt là nhiều lần kêu gọi đảng phài tìm cho ra được “số không nhỏ” để biết mà xử lý.

Tuy nhiên ông Nguyễn Phú Trọng và Ban Chấp hành Trung Ương XI, tác gỉa của Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, ban hành năm 2012, vẫn không nhúc nhích được một ly, sau 9 lần tổ chức Hội nghị Trung ương và một Hội nghị tòan quốc chống tham nhũng ngày 05/05/2014.

Nhiều Đại biểu Quốc hội cũng nhức nhối nói rằng đảng đã nói thì phải làm chứ không thể cứ nói rồi để đấy như “đánh trống bỏ dùi”, sẽ mất tín nhiệm trong nhân dân.

Mặt trận Tổ quốc, nơi tập hợp các Tổ chức Chính trị, Xã hội để ủng hộ và giám sát việc thi hành chính sách của đảng cũng “kiến nghị” với đảng rằng lời “nói phải đi đôi với việc làm” để nhân dân tin đảng chứ không thể đánh gío như “con bươm bướm đậu rồi lại bay” !

Nhưng đảng chẳng làm được việc gì như đã chứng minh từ năm 2003 dưới thời Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, sau khi Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 (lần 2) “Về một số vấn đề cơ bản và cấp bách trong công tác xây dựng Đảng hiện nay” .

Trước năm 2003, lãnh đạo cũng thường xuyên nhắc nhở đảng viên phải học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo lời dậy:”Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” nhưng đảng viên lại cứ làm theo “định hướng 3 không” tự biên tự diễn cho mình là “không biết, không làm, không bàn, không kiểm tra” thay vì phải để cho dân thực hành phương châm “dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra” khiến cho tình trạng “cá đối bằng đầu” đã nhao nhao khắp nơi trong hệ thống !

Bởi vì , dưới lăng kính của Giáo sư, Tiến sỹ Hòang Chí Bảo, chuyên viên của Hội đồng Lý luận Trung ương thì tham nhũng là “muôn mầu, muôn hình vạn trạng.

Ông viết:”Nhận diện tham nhũng ở Việt Nam cho thấy những biểu hiện phức tạp đặc thù của nó là đa dạng, muôn vẻ sắc thái, loại hình, mức độ, cũng như hậu quả. Mức độ tham nhũng nặng nề ở Việt Nam, tính nan giải, khó trị của nó được lý giải từ sự yếu kém của thể chế, tính nửa vời trong chỉ đạo thực hiện và sự thoái hóa của không ít quan chức, công chức trong bộ máy, thậm chí tham nhũng có cả trong hoạt động tư pháp, trong điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Tình trạng pháp luật có, pháp chế cũng có nhưng pháp trị thì không hoặc yếu kém và hình thức, là một thực tế phổ biến hiện nay.” (Trìch bài viết ngày 30 Tháng 3 2014)

NGUYỄN PHÚ TRỌNG THẤT BẠI

Căn bệnh kinh niên hết thuốc chữa này còn được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhìn nhận trong Diễn văn kết luận ngày 05/05/2014 tại “Hội nghị toàn quốc về công tác phòng, chống tham nhũng.”

Ông nói: “Tình hình tham nhũng vẫn diễn ra nghiêm trọng ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực, nhất là trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng; quản lý, sử dụng đất đai; quản lý, khai thác tài nguyên, khoáng sản và đầu tư công. Tình trạng tham nhũng vặt, biểu hiện qua nạn hối lộ trong lĩnh vực hành chính, dịch vụ công, nạn lót tay, chạy chọt để được việc khi giao dịch với các cơ quan công quyền, vẫn còn nhức nhối. Việc phát hiện tham nhũng vẫn là khâu yếu. Việc xử lý hành vi tham nhũng ở một số vụ, việc có biểu hiện nương nhẹ; vẫn còn tình trạng lạm dụng để xử lý kỷ luật, xử lý hành chính thay cho việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can theo quy định của pháp luật. Việc phát huy vai trò, trách nhiệm của xã hội và hợp tác quốc tế trong phòng, chống tham nhũng còn hạn chế. Tham nhũng vẫn đang là thách thức và là một trong những vấn đề bức xúc nhất của xã hội hiện nay.”

Nhóm chữ “tình hình tham nhũng vẫn diễn ra nghiêm trọng” đã có từ thời Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu rồi lan qua 10 năm trong 2 nhiệm kỳ của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh (khoá IX và X) rồi lại chuyển sang cho ông Nguyễn Phú Trọng khoá đảng XI từ 2011 !

Như vậy không phải chỉ có thất bại của ông Trọng mà là của “tòan đảng” hết thời này qua thời khác vì đảng nói mà không làm hay có làm thì cũng “vừa làm vừa chơi” cho hết thời gian.

Tuy nhiên ông Trọng đã làm cho nhiều đảng viên và nhân dân thất vọng vì ông “nói chống tham nhũng nhiều đến chóng mặt” từ khi lên cầm quyền, nhất là sau khi nhận thêm chức Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng từ ngày 01-02-2013, thay Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng , người đã thất bại trong công tác này từ năm 2007.

Theo Quyết định của Bộ Chính trị thì Ban Chỉ đạo 16 người do ông Trọng đứng đầu “chịu trách nhiệm trước Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong việc chỉ đạo, phối hợp, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước.”

Những người kia gồm: Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Chỉ đạo; Ngô Văn Dụ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Phó trưởng Ban Chỉ đạo; Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó trưởng Ban Chỉ đạo; Uông Chu Lưu, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó trưởng Ban Chỉ đạo; Nguyễn Bá Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Phó trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo.

Các Ủy viên gồm: Tô Huy Rứa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương,; Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an; Ngô Xuân Lịch, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; Trương Hòa Bình, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Trung ương Đảng, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Huỳnh Phong Tranh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thanh tra Chính phủ; Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Kiểm toán Nhà nước; Vũ Trọng Kim, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Nguyễn Văn Hiện, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội.

Vậy sau một năm “chống giặc tham nhũng”, Ban này đã làm nên trò trống gì chưa ?

Hãy nghe tiếp những “lời vàng ngọc” của ông Trong trong diễn văn ngày 05/05/2014: “Chúng ta cũng phải thẳng thắn thừa nhận công tác phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng thời gian qua vẫn còn nhiều hạn chế so với yêu cầu và kỳ vọng của nhân dân. Công tác hoàn thiện thể chế về phòng, chống tham nhũng vẫn còn chậm; công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu; cán bộ, công chức, viên chức, người dân tố cáo các hành vi tham nhũng còn ít, trong khi chưa có cơ chế hữu hiệu để bảo vệ và khen thưởng người tố cáo tham nhũng. Trách nhiệm, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của một số cấp uỷ, tính tiên phong, gương mẫu của một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa cao. Nhiều biện pháp phòng ngừa tham nhũng thực hiện còn hình thức….Tỉ lệ thu hồi tài sản tham nhũng còn rất thấp….”

Như vậy là trắng tay rồi còn gì nữa ?

CÒN NGUYÊN NHƯ CŨ

Chuyện “làm ăn lỗ lã” này còn được Phó Tổng Thanh tra Trần Đức Lượng bổ sung tại phiên họp lần thứ 14 của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội về công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) năm 2014 hôm 15/09/014:”Chính phủ nhận định, tính hình tham nhũng vẫn diễn ra phức tạp. Tình trạng sách nhiễu, vòi vĩnh, phiền hà ở một bộ phận công chức, viên chức Nhà nước vẫn diễn ra gây bức xúc đối với người dân và doanh nghiệp.

“Tham nhũng ngày càng tinh vi, khó phát hiện do các đối tượng tham nhũng thường có chức vụ, có trình độ hiểu biết pháp luật, quan hệ rộng, liên kết với nhau thành các nhóm lợi ích. Tội phạm kinh tế, tham nhũng trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, tín dụng, chứng khoán tiếp tục diễn biến phức tạp, gây thất thoát lớn tài sản của Nhà nước.” (báo Thanh Tra của Chính phủ, 16/09/2014)

Về chuyện kê khai tài sản của cán bộ, đàng viên chính nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu (Khóa VIII từ tháng 12 năm 1997 đến tháng 4 năm 2001) cũng nhìn nhận đảng bất lực vì tài sản của cán bộ tham nhũng được phân chia cho người khác đứng tên nên ông cũng phải bó tay.

Bây giờ 13 năm sau ngày ông Phiêu “về vườn”, Phó Tổng Thanh tra Trần Đức Lượng vẫn thản nhiên báo cáo : “Việc kê khai tài sản thu nhập; đổi mới phương thức thanh toán và nộp lại quà tặng hiệu quả thấp, hình thức. Một số vụ việc, vụ án tham nhũng xử lý vẫn còn chậm; trong một số vụ án tham nhũng, việc phối hợp dánh giá chứng cứ, tội danh giữa các cơ quan tố tụng chưa chặt chẽ nên hiệu quả chưa cao. Công tác giám định tư pháp còn nhiều bất cập, thời gian giám định dài, kinh phí.

Nhất là, số vụ việc có dấu hiệu tham nhũng được phát hiện qua thanh tra, kiểm toán chuyển cơ quan điều tra chưa tương xứng với tình hình; tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng còn rất thấp (trên 10%). Còn người dân thì chưa tin vào việc xử lý, giải quyết của các cơ quan chức năng, trong khi người tố cáo vẫn bị trù dập, trả thù…”

Sao lại chỉ thu được 10% còn 90% kia biến đâu mất mà Bộ Công an và hai Ban Thanh tra đảng và nhà nước tìm không ra ? Liệu có tham nhũng ngay trong các cơ quan điều tra và cán bộ đi điều tra không ?

Thắc mắc này không được Ông Trần Đăng Yến, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm kiêm Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng (C48), Bộ Công an trả lời các Đại biểu Quốc Hội.

Theo báo Thanh Tra (16/09/014) thì ông Yến chỉ biết trình bầy khơi khơi “biết rồi khổ lắm nói mãi” rằng: “ Để chống “giặc nội xâm” tham nhũng hiệu quả, không còn cách nào khác phải thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa, đồng thời tạo cơ chế để cơ quan điều tra sớm phát hiện hành vi tham nhũng vì đối tượng là người có chức vụ, quyền hạn, tránh tình tài sản tham nhũng đã bị tẩu tán, thậm chí đối tượng đã trốn ra nước ngoài.”

Nhưng đâu chỉ có những cán bộ, đảng viên, nhất là những kẻ có chức có quyền tham nhũng là bọn “giặc nội xâm” mà còn có cả những kẻ đang rắp tâm “cõng rắn cắn gà nhà” trong quan hệ Việt Nam-Trung Quốc nữa chứ.

Liệu Bộ Công An, Tổng Cục Chính trị Quân đội Nhân dân và Ban Nội chính Trung ương của ông Nguyễn Bá Thanh có dám vác đèn đi soi mà bắt “những con beo đội nốt thỏ” này không ?

Phạm Trần

(09/014)
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hoán cải mục vụ: Chương trình hành động của tiến trình tân phúc âm hóa
Lm. Giuse Trương Đình Hiền
21:01 18/09/2014
HOÁN CẢI MỤC VỤ (CONVERSION PASTORALE)

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA TIẾN TRÌNH TÂN PHÚC ÂM HÓA


(Chuyên đề học hỏi Tông Huấn “NIỀM VUI TIN MỪNG” của ĐTC Phanxicô Trong khóa Thường Huấn linh mục giáo phận Qui Nhơn năm 2014)

DẪN NHẬP :

Kể từ buổi sáng thứ Ba ngày 26/11/2013, cả thế giới Công Giáo hân hoan khôn xiết khi được đón nhận một quà tặng tuyệt vời từ Vị Mục Tử Tối Cao. Quà tặng tinh thần cao quý đó chính là Tông Huấn Evangelii Gaudium (Niềm Vui Tin Mừng), Tông huấn đầu tiên của Đức Thánh Cha Phanxicô sau hơn 8 tháng trên ngai tòa Thánh Phêrô.

Trong viễn tượng “thời sự mục vụ”, có thể nói Tông Huấn nầy là một đúc kết (như vẫn thường xảy ra) của Đức Thánh Cha sau cuộc họp của Thượng Hội Đồng Giám Mục thế giới ; ở đây, chính là văn kiện hậu Thượng Hội Đồng Giám Mục thứ 13, diễn ra từ ngày 7 đến ngày 28 tháng 10 năm 2012 tại Rôma với chủ đề Tân phúc âm hóa để thông truyền đức tin Ki-tô giáo.

Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, cho dù “nhiều lần, Đức Thánh Cha Phanxicô tham chiếu các Đề nghị của Thượng Hội Đồng tháng Mười 2012, như thế ngài cho thấy sự đóng góp của Thượng Hội Đồng quan trọng là dường nào trong việc soạn thảo Tông huấn này. Thế nhưng văn kiện này đi xa hơn kinh nghiệm của Thượng Hội Đồng. Trong văn kiện này, Đức Thánh Cha đã in dấu không chỉ kinh nghiệm mục vụ riêng của ngài, nhưng còn lời mời gọi đón nhận thời điểm ân sủng mà Giáo Hội đang sống, để xúc tiến cách tin tưởng, xác tín và nhiệt thành giai đoạn mới của việc Phúc Âm hóa.” ([1])

Kể từ khi được công bố cho thế giới, quả thật Tông Huấn EG ([2]) - cùng với con người và “phong cách mục vụ” của ĐTC Phanxicô, đã thổi vào “cơ thể” Giáo Hội và cả thế giới một luồng sinh khí mới mẻ đầy tươi mát, hân hoan và hy vọng, như nhận xét tinh tế của Linh mục James Martin, SJ : “Chưa bao giờ lại có một văn kiện giáo hoàng khiến người ta phải suy nghĩ, ngạc nhiên và lên tinh thần bằng tông huấn “Niềm Vui Tin Mừng”.([3])

Để áp dụng hiệu quả định hướng mục vụ của HĐGMVN dành cho năm 2014 : Phúc-Âm-hóa đời sống gia đình và để hướng tới mục tiêu sống đạo của giáo phận Qui Nhơn năm 2015 : “Chiểu tỏa niềm tin” , việc (anh em linh mục chúng ta) tiếp cận và học hỏi Tông Huấn EG quả thật là bổ ích và cần thiết hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, vì nội dung của văn kiện quá phong phú (chỉ cần điểm danh các tham chiếu thì có thể xác nhận điều nầy. ([4]) ), nên để cảm nhận và nắm bắt được hết các chiều kích dài rộng mà văn kiện chuyển tải thì mỗi người chúng ta cần trực tiếp đọc và nghiền ngẫm chính bản văn.

Trong khung cảnh giới hạn của một cuộc thường huấn, xin được giới thiệu một trong những chủ đề khá trọng tâm của văn kiện nầy : HOÁN CẢI MỤC VỤ (CONVERSION PASTORALE). Bởi vì, có thể nới được, đây chính là : CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA TIẾN TRÌNH TÂN PHÚC ÂM HÓA mà ĐTC Phanxicô đề nghị cho toàn thể Hội Thánh.

Cách riêng, theo tác giả ANDREA TORNIELLI, thì chủ đề “Hoán Cải Mục Vụ” là một lộ trình được ĐTC khai mở cho Hội Thánh bằng chính chứng từ và giáo huấn của Ngài trong những tháng đầu tiên trên ngai giáo hoàng. (Xin trích dịch một đoạn ngắn) :

“Đây là giấc mơ của ĐTC Phanxico được ngài trình bày trong Tông Huấn Niềm Vui Tin Mừng. Trong Tông Huấn nầy, Ngài mời gọi các tín hữu phải “đi ra” và ngài vạch ra cho toàn thể Giáo Hội con đường “Hoán Cải Mục Vụ”, một lộ trình mà Ngài đã khai mở bằng chính chứng từ cuộc sống và giáo huấn của ngài trong ít tháng đầu tiên trên ngai giáo hoàng.” ([5])

Trước hết, để nêu bật lý do chọn lựa chủ đề nầy, xin được lưu ý rằng : cụm từ “HOÁN CẢI MỤC VU” (CONVERSION PASTORALE) đã được ĐTC nhắc đến 3 lần trong Chương Một, Mục II :

Tôi hi vọng tất cả các cộng đoàn sẽ dành những cố gắng cần thiết để tiến tới theo con đường của một sự hoán cải mục vụ và truyền giáo không để tình hình tiếp tục như hiện tại. (EG 25)

Việc đổi mới các cơ cấu theo đòi hỏi của sự hoán cải mục vụ chỉ có thể được hiểu trong ánh sáng này: như một phần của cố gắng làm cho chúng có định hướng truyền giáo hơn, làm cho hoạt động mục vụ thông thường ở mọi cấp mang tính bao gồm và mở rộng hơn, khơi dậy nơi những người làm mục vụ một ước muốn không ngừng đi ra và nhờ đó kích thích một đáp ứng tích cực từ tất cả những người được Đức Kitô mời gọi đi vào tình bạn với Ngài. (EG 27)

Giáo hoàng và các cơ cấu trung ương của Hội Thánh hoàn vũ cũng cần nghe tiếng gọi hoán cải mục vụ. (EG 32)

Và để cắt nghĩa cụm từ nầy, chúng ta hãy nghe các Đức Giám Mục chuyên viên họp báo giới thiệu Tông Huấn ngày 26.11.2013, đặc biệt Đức Cha Baldisseri, trong phần cắt nghĩa các chủ điểm của Tông Huấn đã trình bày đại để như sau : Để bước đi trên con đường này, Đức Thánh Cha Phanxicô nhất mạnh đến “sự hoán cải (nguyên văn người dịch dùng chữ “chuyển đổi”) mục vụ” (conversion pastorale), tức là chuyển từ một cái nhìn quan liêu giấy tờ, tĩnh và hành chánh về mục vụ sang một viễn cảnh truyền giáo, trong đó mục vụ là luôn trong tư thế loan báo Tin Mừng (25) ([6])

Nói cách khác, đó là một cuộc “chuyển đổi mục vụ” đã từng được nêu bật trong văn kiện Aparecida ([7]) mà chính ĐTC đã từng là một kiến trúc sư để hôm nay ngài lặp lại một lần nữa trong Tông Huấn nầy :

“chúng ta cần phải chuyển đổi “từ một nền mục vụ thuần tuý bảo tồn sang một mục vụ dứt khoát mang tính truyền giáo” ([8])

Giờ đây, chúng ta thử cùng nhau tiếp cận nội dung của chủ đề nầy vừa để áp dụng cho chính sự “hoán cải” của mình, vừa để rút ra những định hướng mục vụ cơ bản khả dĩ đáp ứng được những yêu cầu mục vụ thích hợp và cụ thể cho cộng đoàn Dân Chúa địa phương.

Sau đây là lộ trình được đề nghị để thực hiện :

Phần I : Học hỏi văn kiện qua việc phân tích và tiếp cận bản văn với các mục :

- 1. Tìm ra nguyên do cốt yếu nào để Hội Thánh và mọi thành phần Dân Chúa cần phải “Hoán Cải Mục Vụ”.

- 2. Xác định các trọng tâm trên lộ trình hoán cải.

- 3. “Khoanh vùng” các đối tượng nào cần phải “Hoán Cải Mục Vụ” trước tiên.

- 4. Phân định các tiêu chí cần nhắm đến cho việc hoán cải.

Phần II : Đề nghị các áp dụng việc “hoán cải mục vụ” trong hiện tình giáo phận với các lãnh vực :

1. Mục vụ ngôn sứ (Rao giảng).

2. Mục vụ tư tế (Phụng Vụ) :

3. Mục vụ vương đế (Quản trị)

PHẦN I. TIẾP CẬN VÀ HỌC HỎI VĂN KIỆN

A. LÝ DO ĐỂ HOÁN CẢI MỤC VỤ

1. Lý do đầu tiên để “hoán cải mục vụ” mà ĐTC đề nghị cho Hội Thánh, cho mỗi Ki-tô hữu đó chính là để trung thành với Đức Ki-tô, với sứ mệnh cốt yếu của mình được lãnh nhận từ nơi Đấng Sáng Lập Hội Thánh :

“Đây là nguồn của cuộc chiến đấu anh dũng và không chần chừ của Hội Thánh: chiến đấu để sửa sai những khuyết điểm phạm phải bởi các thành viên của mình; những khuyết điểm ấy được nhận ra và bị lên án khi Hội Thánh tự xét mình bằng cách soi vào mẫu gương của mình là Đức Kitô”.[23] Công Đồng Vaticanô II trình bày sự hoán cải của Hội Thánh như là một sự canh tân liên tục phát sinh từ lòng trung thành với Đức Giêsu Kitô: “Mọi việc canh tân Hội Thánh cốt yếu nhằm sống trung thành với ơn gọi của Hội Thánh hơn... Trên đường lữ hành, Hội Thánh được Chúa Kitô mời gọi canh tân luôn mãi, một sự canh tân mà Hội Thánh, vì là một định chế nhân trần, bao giờ cũng cần đến”.[24] ([9])

2. Lý do thứ hai để “Hoán Cải Mục Vụ” mà ĐTC nêu bật cách rõ ràng dứt khoát qua những ngôn từ thật mạnh mẽ đó chính là để Hội Thánh không còn khép kín, quy về mình nhưng cần phải “đi ra”, phải rộng mở :

Như Đức Gioan Phaolô II có lần nói với các Giám Mục vùng Châu Đại Dương: “Mọi sự canh tân của Hội Thánh phải lấy truyền giáo làm mục tiêu để tránh rơi vào nguy cơ của một Hội Thánh qui vào chính mình”.[25] ([10])

3. Và lý do thứ ba để “Hoán Cải Mục Vụ”, cũng là lý do và ý nghĩa trọng tâm mà ĐTC đã nêu bật từ những dòng đầu tiên của Tông Huấn: đó chính là để toàn thể Dân Chúa và mọi người khác tìm lại được niềm vui Tin Mừng.

“NIỀM VUI CỦA TIN MỪNG đổ đầy trái tim và cuộc sống của tất cả những ai gặp Chúa Giêsu. Những ai chấp nhận đề nghị cứu độ của Người đều được giải thoát khỏi tội lỗi, buồn phiền, trống rỗng nội tâm và cô đơn. Với Đức Kitô, niềm vui luôn luôn được tái sinh. Trong Tông Huấn này, tôi muốn khích lệ các tín hữu đi vào một chương mới của công cuộc loan báo Tin Mừng ngập tràn niềm vui này, đồng thời vạch ra những lối đi mới cho hành trình của Hội Thánh trong những năm sắp tới.” ([11])

Tất cả những lý do “Hoán Cải Mục Vụ” mà ĐTC vừa nêu bật trong Tông Huấn EG chắc chắn đã được gợi ý từ ý tưởng “Hoán Cải” mà các Nghị Phụ trong Thượng Hội Đồng Giám Mục lần thứ XIII đã nhắc tới, như một tác động căn bản cho công cuộc Tân Phúc Âm Hóa :

“Trong những ngày này, nơi các GM chúng tôi, nhiều lần có những tiếng nói được gióng lên nhắc nhở rằng để có thể rao giảng Tin Mừng cho thế giới, thì trước tiên Giáo Hội cần đặt mình trong tư thế lắng nghe Lời Chúa. Lời mời gọi rao giảng Tin Mừng được diễn tả qua lời kêu gọi hoán cải.

Chúng ta hãy tin chắc rằng chúng ta phải là những người trước hết cần phải hoán cải, cần phải trở về với quyền năng của Chúa Kitô, là Đấng duy nhất có thể đổi mới mọi sự, nhất là đổi mới cuộc sống nghèo nàn của chúng ta.” ([12]) (Xem thêm bài “Những trục chính của Thượng Hội Đồng” của của Đức Cha Pierre – Marie Carré, Tổng Giám mục Montpelliers, Thư ký đặc biệt của Đại Hội Thượng Hội Đồng Giám Mục lần thứ XIII)

Và để xác tín rằng, việc “Hoán Cải Mục Vụ” luôn luôn là hành vi của đức tin, hành vi thuộc về Chúa Thánh Thần, các Nghị Phụ mời gọi chúng ta thực hành trong niềm tin yêu phó thác.

“Giả sử sự đổi mới ấy được phó thác cho sức riêng của chúng ta, thì chúng ta có lý do nghiêm trọng để nghi ngờ, nhưng sự hoán cải, cũng như việc rao giảng Tin Mừng trong Giáo Hội chủ yếu không đến từ con người yếu đuối như chúng ta, nhưng đúng hơn từ chính Thánh Linh của Chúa. Sức mạnh và sự chắc chắn của chúng ta hệ tại điều này là sự ác không bao giờ có tiếng nói cuối cùng, trong Giáo Hội cũng như trong lịch sử: “Tâm hồn các con đừng sao xuyến và đừng sợ hãi” Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ của Ngài như thế.” (Ga 14,27). ([13])

B. NHỮNG TRỌNG TÂM TRÊN LỘ TRÌNH HOÁN CẢI MỤC VỤ :

Được đúc kết từ những thao thức mục vụ khi còn là mục tử bên kia bờ đại dương – Á Căn Đình -, cùng với những giáo huấn “đầy lửa” trong những tháng đầu tiên trên ngai giáo hoàng, ĐTC Phanxicô đề nghị cho toàn thể Hội Thánh một lộ trình hoán cải với các trọng điểm sau :

1. “Chọn lựa truyền giáo” phải nằm ở trung tâm :

“Tôi ước mơ một “chọn lựa truyền giáo”, nghĩa là một nỗ lực truyền giáo có khả năng biến đổi mọi sự, để các thói quen, các cách hành động, các giờ giấc và chương trình, ngôn ngữ và các cơ cấu của Hội Thánh có thể được khai thông thích hợp cho việc loan báo Tin Mừng cho thế giới hôm nay, hơn là cho sự bảo tồn của Hội Thánh.” ([14])

2. Canh tân cơ cấu với 3 chiều kích cơ bản :

- Định hướng mục vụ : mang tính truyền giáo

- Không gian mục vụ : bao gồm và rộng mở hơn.

- Tác nhân mục vụ : Không ngừng đi ra.

“Việc đổi mới các cơ cấu theo đòi hỏi của sự hoán cải mục vụ chỉ có thể được hiểu trong ánh sáng này: như một phần của cố gắng làm cho chúng có định hướng truyền giáo hơn, làm cho hoạt động mục vụ thông thường ở mọi cấp mang tính bao gồm và mở rộng hơn, khơi dậy nơi những người làm mục vụ một ước muốn không ngừng đi ra và nhờ đó kích thích một đáp ứng tích cực từ tất cả những người được Đức Kitô mời gọi đi vào tình bạn với Ngài.” ([15])

C. NHỮNG ĐỐI TƯỢNG CẦN PHẢI THỰC HÀNH HOÁN CẢI

Tất cả mọi thành phần Dân Chúa, mọi cơ cấu phẩm trật, mọi tổ chức và mọi người trong ngôi nhà Hội Thánh đều phải thực hành “Hoán Cải Mục Vụ”.

“Giáo hoàng và các cơ cấu trung ương của Hội Thánh hoàn vũ cũng cần nghe tiếng gọi hoán cải mục vụ.” ([16])

Tuy nhiên, để dễ áp dụng vào chương trình mục vụ “hic et nunc”, chúng ta có thể lựa chọn các đối tượng sau đây theo đề nghị của ĐTC :

1. Hoán cải mục vụ từ cấp giáo phận :

“Mỗi Giáo Hội địa phương, trong tư cách là một phần của Hội Thánh Công Giáo được cai quản bởi một giám mục, cũng được kêu gọi có sự hoán cải truyền giáo.” ([17]).

ĐTC không quên vạch ra lộ trình căn bản cho các giám mục địa phương trên cuộc hành trình hoán cải mục vụ nầy :

“Giám mục phải luôn luôn nuôi dưỡng sự hiệp thông truyền giáo này trong Giáo Hội địa phương của mình, theo lý tưởng của các cộng đoàn Kitô giáo tiên khởi, ở đó các tín hữu đều một lòng một trí với nhau (xem Cv 4:32). Để làm điều này, có khi ngài sẽ đứng trước dân, chỉ đường cho họ và giữ cho niềm hi vọng của họ luôn sống động. Khi khác, ngài chỉ cần ở giữa họ bằng một sự hiện diện khiêm tốn và nhân từ. Khi khác nữa, ngài sẽ phải đi theo họ, giúp đỡ những ai bị bỏ lại đàng sau, và—trên hết—để cho đoàn chiên tự mình mở ra những lối đi mới. Trong sứ mạng nuôi dưỡng một sự hiệp thông năng động, cởi mở và truyền giáo này của ngài, ngài sẽ phải khuyến khích và phát triển các phương thế tham gia được đề nghị trong Bộ Giáo Luật,[34] và các hình thức đối thoại mục vụ khác, với ước muốn lắng nghe hết mọi người chứ không chỉ những ai nói ra những gì ngài thích nghe.” ([18])

2. Hoán cải mục vụ nơi các cộng đoàn giáo xứ :

ĐTC rất đề cao vai trò của cộng đoàn giáo xứ. Đây chính là một “hạt nhân”, một điểm khởi phát cho mọi chương trình mục vụ của Hội Thánh.

“Giáo xứ là một cộng đoàn của các cộng đoàn, một thánh điện để những người khát nước đến uống dọc đường, và một trung tâm thường xuyên vươn ra truyền giáo. Tuy nhiên, phải nhìn nhận rằng lời kêu gọi duyệt lại và canh tân các giáo xứ của chúng ta vẫn chưa đủ sức đưa các giáo xứ đến gần người dân hơn, biến các giáo xứ trở thành những môi trường sống hiệp thông và tham dự, và làm cho giáo xứ trở nên hoàn toàn hướng về truyền giáo.” ([19])

3. Hoán cải mục vụ tại các hội đoàn tông đồ, cộng đoàn tu sĩ… :

ĐTC đánh giá cao vai trò của các hội đoàn, hiệp hội ([20]) trong sinh hoạt đức tin của Dân Chúa. Tuy nhiên, Ngài cũng mời gọi tất cả các cộng đoàn cơ bản nầy cần phải hoán cải để có thể mang lại hiệu quả tốt hơn cho công cuộc truyền giáo.

“Một số thậm chí không còn bằng lòng sống như một phần tử của cộng đồng Hội Thánh rộng lớn hơn nhưng phát triển một tinh thần loại trừ, tạo ra một “phe nhóm nội bộ”. Thay vì thuộc về một Hội Thánh toàn thể trong tất cả sự đa dạng, họ thuộc về nhóm này hay nhóm nọ, nghĩ rằng mình thì khác hay đặc biệt.” ([21])

“Tôi rất đau lòng khi thấy một số cộng đoàn Kitô hữu, thậm chí cả những người thánh hiến, có thể dung dưỡng những hình thức thù nghịch, chia rẽ, vu khống, nói xấu, oán thù, đố kỵ và ước muốn áp đặt một số ý tưởng bằng bất cứ giá nào, thậm chí bằng các hành động bách hại giống như những cuộc săn lùng phù thuỷ thực sự. Chúng ta sẽ rao giảng Tin Mừng cho ai nếu chúng ta hành động theo cách này?” ([22])

4. Hoán cải mục vụ dành cho những người đang làm mục vụ :

a/. Các linh mục, tu sĩ :

“Việc đồng hoá người linh mục với Đức Kitô là đầu—nghĩa là nguồn mạch chính của ân sủng—không có nghĩa là đặt người linh mục lên trên những người khác. Trong Hội Thánh, các chức vụ “không đặt một số người lên địa vị cao hơn những người khác” ([23])

“các mục tử có chức thánh và các nhà hoạt động mục vụ khác có thể hiện thực hoá hương thơm sự gần gũi và cái nhìn thân mật của Đức Kitô. Hội Thánh sẽ phải dẫn đưa mọi người—linh mục, tu sĩ, và giáo dân—vào trong “nghệ thuật đồng hành” này, nó dạy chúng ta biết cởi dép khi đứng trên nền đất thánh thiêng của người khác (xem Xh 3:5). Bước chân đồng hành này phải có nhịp đều và vững vàng, phản ánh thái độ gần gũi và cái nhìn cảm thông của chúng ta, giúp chữa lành và khích lệ sự tăng trưởng trong đời sống Kitô giáo.” ([24])

b/. Mọi người giáo dân :

“Mỗi Kitô hữu và mỗi cộng đoàn phải nhận ra con đường mà Chúa chỉ cho, nhưng tất cả chúng ta phải vâng theo tiếng gọi của Ngài là ra đi từ vùng đất tiện nghi của mình để đến với mọi vùng “ngoại vi” đang cần ánh sáng Tin Mừng.” ([25])

“Khi mà chúng ta đang cần nhiều nhất một năng động truyền giáo để đem muối và ánh sáng cho đời, thì nhiều giáo dân sợ rằng có thể họ sẽ được yêu cầu đảm nhận một hoạt động tông đồ nào đó, và họ tìm cách tránh né mọi trách nhiệm có thể lấy mất thì giờ rảnh rỗi của họ. Ví dụ, ngày nay tại các giáo xứ thật khó tìm được những giáo lý viên đã được huấn luyện mà sẵn sàng kiên trì trong công việc này trong một thời gian dài… Một số người hoàn toàn từ chối hiến thân cho truyền giáo và rốt cuộc đi đến một tình trạng tê liệt và nhàm chán thiêng liêng.” ([26])

D. CÁC TIÊU CHÍ CẦN NHẮM ĐẾN CHO VIỆC HOÁN CẢI

Sau khi đã xác định các đối tượng cần phải thực hành “hoán cải mục vụ”, giờ đây chúng ta cùng tìm hiểu xem, ĐTC muốn nhấn mạnh các trật ưu tiên nào trong chương trình “mục vụ hoán cải”, để cả người trao lẫn người nhận đều có được “Niềm Vui Tin Mừng”.

Đức Thánh Cha đã đề nghị 4 tiêu chí sau cần phải được “suy xét lại”. Đó là : MỤC TIÊU, CƠ CẤU, PHONG CÁCH VÀ PHƯƠNG PHÁP.

“Thực hành mục vụ trong nhãn quan truyền giáo cố gắng từ bỏ thái độ tự mãn: “Chúng tôi vẫn luôn luôn làm như thế”. Tôi kêu mời mọi người mạnh dạn và sáng tạo trong việc suy xét lại các mục tiêu, cơ cấu, phong cách và phương pháp truyền giáo tại các cộng đoàn của mình.” ([27])

1. MỤC TIÊU :

Chính sự mập mờ khi xác định mục tiêu và không kiên định trong thực hiện chủ đích đã khiến các sinh hoạt mục vụ, đặc biệt công cuộc truyền giáo của chúng ta luôn trì trệ, nửa vời và thường không mang lại những kết quả mong muốn. Trong lộ trình hoán cải mục vụ liên quan đến việc xác định các mục tiêu và chủ đích truyền giáo, ĐTC đề nghị các điểm sau :

a). Nhắm đến ai và để làm gì ?

- Trước hết, nhắm đến những người giáo dân bình thường để : “sinh động hoá bởi lửa của Thần Khí, để đốt cháy tâm hồn những tín hữu thường xuyên tham dự việc phụng tự cộng đoàn và tụ họp vào Ngày của Chúa để được nuôi dưỡng bằng Lời và Bánh sự sống trường sinh của Ngài”. ([28])

- Thứ đến, nhắm đến những người đã được rửa tội nhưng khô khan nguội lạnh để : “Trong mối quan tâm từ mẫu của mình, Hội Thánh tìm cách giúp họ trải nghiệm một sự hoán cải để phục hồi niềm vui của đức tin cho tâm hồn họ và khơi dậy nơi họ một sự dấn thân cho Tin Mừng.” ([29])

- Sau cùng, nhắm đến “những người không biết Đức Giêsu Kitô hay luôn luôn chối bỏ Ngài” để : “Tất cả họ có quyền đón nhận Tin Mừng. Người Kitô hữu có bổn phận rao giảng Tin Mừng cho mọi người, không loại trừ bất kỳ ai. Thay vì tỏ ra muốn áp đặt những bó buộc mới, người Kitô hữu phải tỏ ra như là những người muốn chia sẻ niềm vui của mình, chỉ ra một chân trời của cái đẹp, và mời gọi mọi người khác tới dự một bữa tiệc ngon.” ([30])

- Nhưng ưu tiên nhất vẫn là nhắm đến những người nghèo : “Hội Thánh phải đến với mọi người, không loại trừ một ai. Nhưng phải đến với ai trước? Khi đọc Tin Mừng, chúng ta thấy một dấu hiệu rõ ràng: không phải những bạn bè và láng giềng giàu có của chúng ta, nhưng trên hết là những người nghèo khổ bệnh tật, những người thường bị khinh dể và ruồng rẫy, những người “không có gì để trả lại ngươi” (Lc 14:14). Không có chỗ cho sự hoài nghi hay những lời giải thích vốn chỉ làm yếu đi một sứ điệp rõ ràng như thế. Hôm nay và mãi mãi, “người nghèo là những người ưu tiên được đón nhận Tin Mừng”,[52] và việc Tin Mừng được tự do rao giảng cho họ là dấu chỉ về vương quốc mà Chúa Giêsu đến để thiết lập. Chúng ta phải nói thẳng ra rằng “có một dây liên kết không thể phân ly giữa đức tin của chúng ta và người nghèo”. Chúng ta đừng bao giờ bỏ họ. ([31] )

b). Bằng cách nào để đề xuất các mục tiêu cho thích đáng ? - Làm việc chung và dưới sự lãnh đạo của giám mục :

“Một sự đề xuất các mục tiêu mà không có sự tìm kiếm chung thoả đáng của cộng đoàn về các phương tiện để đạt các mục tiêu ấy thì tất yếu chỉ là ảo tưởng… Điều quan trọng là không đi một mình, nhưng cậy dựa lẫn nhau như anh chị em, và đặc biệt dưới sự lãnh đạo của các giám mục, trong một nhận thức mục vụ khôn ngoan và thực tế.” ([32])

c). Mục tiêu cần đi kèm với nội dung sứ điệp nào cho phù hợp ? – Vẻ đẹp tình thương cứu độ của Thiên Chúa được mặc khải nơi Đức Ki-tô tử nạn phục sinh.

“sứ điệp phải tập trung vào những gì cốt yếu, những gì đẹp nhất, lớn nhất, lôi cuốn nhất và đồng thời cần thiết nhất. Chúng ta làm cho sứ điệp trở thành đơn giản, nhưng đồng thời không làm mất sự thâm sâu và chân lý của nó, nhờ đó nó càng trở nên mạnh mẽ và có sức thuyết phục.” ([33])

“Trong cái cốt lõi cơ bản này, cái toả sáng chính là vẻ đẹp của tình thương cứu độ của Thiên Chúa được mặc khải nơi Đức Kitô đã chết và sống lại từ cõi chết.” ([34])

2/. CƠ CẤU : MÔ HÌNH HỘI THÁNH “ĐI RA”- “MỞ CỬA” – “HIỆP THÔNG”

Theo ĐTC, “có những cơ cấu Hội Thánh có thể cản trở hoạt động loan báo Tin Mừng” . Vì thế, cần phải hoán cải làm sao để thổi vào các cơ cấu một “sức sống mới và một tinh thần Tin Mừng đích thực”, cùng “sự trung thành với ơn gọi”. Có như thế thì mọi cơ cấu mới không trở nên vô hiệu. (Xem EG cuối số 26).

Và để thực hiện được điều đó, ĐTC đề nghị một mô hình Hội Thánh “đi ra” để cương quyết đoạn tuyệt với một Hội Thánh “khép kín” cứng nhắc trên chính mình như một ốc đảo, như một căn nhà hoang đóng kín. Có lẽ đây là yếu tố được ĐTC quan tâm nhất và cũng là trọng tâm trong chương trình mục vụ hoán cải của Ngài. Ngài nhấn mạnh và lặp đi lặp lại nhiều lần khái niệm một Hội Thánh “đi ra” (en sortie), một Hội Thánh là “nhà Cha đang mở cửa” (la maison ouverte du Père)

a). Một Hội Thánh “đi ra” để gặp gỡ và cống hiến :

“Vì vậy chúng ta hãy đi ra, đi ra để cống hiến cho mọi người sự sống của Chúa Giêsu Kitô. Ở đây tôi lặp lại cho toàn thể Hội Thánh điều tôi từng nói cho các linh mục và giáo dân ở Buenos Aires: Tôi thà có một Hội Thánh bị bầm dập, mang thương tích và nhơ nhuốc vì đi ra ngoài đường, hơn là một Hội Thánh ốm yếu vì bị giam hãm và bám víu vào sự an toàn của mình. Tôi không muốn một Hội Thánh chỉ lo đặt mình vào trung tâm để rốt cuộc bị mắc kẹt trong một mạng lưới các nỗi ám ảnh và các thủ tục.” ([35])

Đặc biệt trong số 24, ĐTC đã cắt nghĩa thật rõ thế nào là một Hội Thánh “ra đi”, một cộng đoàn truyền giáo, qua các chiều kích :

- Đó là một cộng đoàn đi bước trước.

- Đó là một cộng đoàn luôn biết dấn thân và đồng hành với mọi người.

- Đó là một cộng đoàn kiên nhẫn để sinh hoa kết trái cho dù phải chấp nhận mạo hiểm và tử đạo.

- Và sau cùng, đó là một cộng đoàn chan chứa niềm vui.

b). Một Hội Thánh là Nhà Cha đang mở cửa để đón nhận :

“Hội Thánh được kêu gọi trở thành Nhà Cha, luôn luôn mở rộng cửa. Một dấu hiệu của sự mở ra này là các nhà thờ của chúng ta phải luôn luôn mở cửa, để nếu có ai được Chúa Thánh Thần thúc đẩy đến đây tìm Thiên Chúa, họ sẽ không thấy cửa nhà thờ đang đóng. Cũng có những cửa khác không được đóng. Mọi người có thể tham dự một cách nào đó vào đời sống của Hội Thánh; mọi người có thể là thành phần của cộng đoàn, và các cửa của bí tích cũng không được đóng vì bất cứ lý do gì.” ([36])

c). Một Hội Thánh hiệp thông trong đa dạng, cởi mở :

“Một số thậm chí không còn bằng lòng sống như một phần tử của cộng đồng Hội Thánh rộng lớn hơn nhưng phát triển một tinh thần loại trừ, tạo ra một “phe nhóm nội bộ”. Thay vì thuộc về một Hội Thánh toàn thể trong tất cả sự đa dạng, họ thuộc về nhóm này hay nhóm nọ, nghĩ rằng mình thì khác hay đặc biệt.” ([37])

3/ PHONG CÁCH :

Nói đến “phong cách”, chắc mỗi người chúng ta đều có một nhận thức chung : chúng ta, dân Công Giáo, giáo triều Vatican…đang có một “phong cách Phanxicô” ! Chính phong cách nầy đã chi phối hành trình mục vụ của ĐTC từ khi Ngài còn làm giám Mục tại Á Căn Đình, và hôm nay, Ngài đang “tiếp thị” cho thế giới, cho Giáo Hội. Chúng ta thử dừng lại để tìm xem Tông huấn EG đã trình bày phong cách đó như thế nào hầu dựa theo đó mà hoán cải cái phong cách vốn dĩ nghèo nàn, cũ kỹ, quê kệch của chính mình.

a). Phong cách quy chiếu vào Đức Ki-tô, dấn thân cho người nghèo và dưới tác động của Chúa Thánh Thần :

“Chúng ta cần tránh nó bằng cách làm cho Hội Thánh luôn luôn ra khỏi chính mình, qui hướng việc truyền giáo của mình vào Đức Kitô, và dấn thân cho người nghèo. Xin Chúa cứu chúng ta khỏi một Hội Thánh thế tục với những cạm bẫy của hoạt động thiêng liêng và mục vụ bề ngoài! Tính thế tục ngột ngạt này chỉ có thể được chữa lành bằng việc hít thở không khí trong lành của Chúa Thánh Thần, Đấng giải thoát chúng ta khỏi tính vị kỷ trong bộ áo đạo đức bề ngoài mà không có Thiên Chúa. Chúng ta đừng để mình bị cướp mất Tin Mừng!” ([38])

b). Phong cách gần gũi, yêu thương và chứng tá :

“Chúng ta cần nhớ rằng mọi lời giảng dạy tôn giáo rốt cuộc đều phải được phản chiếu nơi cách sống của người giảng dạy, chính cách sống này đánh thức sự ưng thuận của quả tim bằng sự gần gũi, yêu thương và chứng tá của nó.” ([39])

c). Phong cách có Đức Kitô hiện diện trong cuộc sống :

“Một người truyền giáo đích thực, người không bao giờ thôi là một môn đệ, biết rằng có Đức Kitô cùng đi với mình, nói với mình, thở với mình, làm việc với mình. Họ cảm nhận được Đức Giêsu sống với mình giữa công cuộc truyền giáo.” ([40])

d). Phong cách sẻ chia, cở mở, trao ban :

“Chúng ta không sống tốt hơn được khi trốn tránh, náu ẩn, từ chối chia sẻ, ngừng trao ban và đóng kín mình trong những tiện nghi của mình. Một nếp sống như thế không khác gì một cuộc tự sát từ từ.” ([41])

4/. PHƯƠNG PHÁP :

Chân lý là miên viễn. Nhưng cách diễn đạt và chuyển tải cho con người luôn đòi hỏi phải đổi mới. ĐTC đã khẳng định :

“Việc đổi mới các cách diễn tả này trở thành cần thiết để thông truyền cho con người ngày nay sứ điệp Tin Mừng trong ý nghĩa không thay đổi của nó”.[46] ([42])

Sau đây là những đề nghị của ĐTC trong lộ trình hoán cải mục vụ liên quan đến phương pháp diễn tả và thông truyền Sứ điệp Tin Mừng :

a). Vẽ đẹp của Phụng Vụ :

“Hân hoan loan báo Tin Mừng trở thành cái đẹp của phụng vụ, như một phần mối quan tâm hằng ngày của chúng ta trong việc làm lan toả lòng nhân hậu. Hội Thánh vừa giảng Tin Mừng vừa được nghe giảng Tin Mừng qua vẻ đẹp của phụng vụ, vì phụng vụ vừa là cử hành công việc rao giảng Tin Mừng, vừa là nguồn mạch canh tân hành vi trao hiến của Hội Thánh.” ([43])

b). Con đường của các Bí Tích ([44] ):

- Bí tích Rửa Tội : “mở cửa để mọi người tham dự vào đời sống Hội Thánh.”

- Bí tích Giải Tội : “Nơi gặp gỡ của lòng từ bi của Chúa.”

- Bí tích Thánh Thể : “phương thuốc và lương thực cho người yếu đuối”

c). Bài Giảng trong Phụng Vụ :

ĐTC dừng lại khá lâu và tĩ mĩ về đề tài nầy. Bởi vì, theo Ngài, Bài Giảng trong Phụng Vụ chính cơ hội để “Thiên Chúa tìm cách đến với người khác” và “bày tỏ quyền năng của Ngài qua ngôn ngữ nhân loại” (EG 136).

d). Đời sống chung huynh đệ, hiệp nhất :

“Ở đây và bây giờ, đặc biệt ở những nơi chúng ta là một “đoàn chiên nhỏ” (Lc 12:32), các môn đệ Chúa Kitô được kêu gọi sống như một cộng đoàn là muối cho đời và ánh sáng cho trần gian (xem Mt 5:13-16). Chúng ta được kêu gọi làm chứng cho một cách sống chung luôn luôn mới mẻ trong sự trung thành với Tin Mừng.[70] Chúng ta đừng để mình bị cướp mất đời sống chung!” ([45])

e). Môi trường gia đình :

“vì gia đình là tế bào cơ bản của xã hội, ở đó chúng ta học cách sống với người khác bất chấp các khác biệt giữa chúng ta, và học cách thuộc về lẫn nhau; gia đình cũng là nơi cha mẹ truyền thụ đức tin cho con cái.” ([46])

f). Lòng đạo đức bình dân :

“chúng ta có thể thấy những khuyết tật cần phải được chữa lành bởi Tin Mừng: thói trọng nam khinh nữ, tật nghiện rượu, bạo lực gia đình, ít đi lễ, các khái niệm về số phận hay mê tín dị đoan làm người ta chạy theo ma thuật phù phép, v.v… Chính lòng đạo bình dân có thể là một điểm xuất phát để chữa lành và thoát khỏi những khuyết tật này.” ([47]) (Xem thêm các số từ 122-126. ĐTC khai triển tĩ mĩ chuyên đề nầy)

g). Mục vụ giáo lý :

“Huấn giáo là một sự công bố lời Chúa và luôn luôn tập trung vào lời ấy, nhưng nó cũng đòi hỏi một môi trường và một cách trình bày hấp dẫn, việc sử dụng các biểu tượng giàu ý nghĩa, sự tháp nhập vào một tiến trình tăng trưởng rộng hơn và sự tích hợp mọi chiều kích của con người trong một lộ trình nghe và trả lời của cộng đoàn.” ([48])

PHẦN II. ÁP DỤNG MỤC VỤ

ĐỀ NGHỊ ÁP DỤNG HOÁN CẢI MỤC VỤ TRONG HIỆN TÌNH GIÁO PHẬN

Theo những gì mà chúng ta vừa tiếp cận qua chủ đề “Hoán Cải Mục Vụ” được khơi gợi từ Tông Huấn của ĐTC Phanxicô, chúng ta thật sự tạ ơn Chúa.

- Tạ ơn Chúa vì Ngài không để chúng ta mệt mõi hay bế tắt trong việc dấn thân tông đồ và phục vụ cho phần rỗi anh em, nhưng luôn đồng hành, hướng dẫn, soi sáng và ban thêm nghị lực để chúng ta tiếp tục lên đường.

- Tạ ơn Chúa vì chúng ta luôn có những Mục Tử tốt lành, khôn ngoan cung ứng cho chúng ta những định hướng mục vụ tuyệt vời để làm kim chỉ nam cho việc thực hành sống đạo.

- Tạ ơn Chúa vì các cộng đoàn xứ đạo của chúng ta vẫn trung thành giữ đạo cách đơn sơ, khiêm nhượng ; cho dù không có những rầm rộ, hoành tráng nhưng vẫn sâu sắc và chất lượng.

- Tạ ơn Chúa vì biết bao nhiêu mẫu gương tông đồ nhiệt thành quảng đại là các linh mục, các tu sĩ, các giáo lý viên, các anh chị hội viên Legio Mariae, các bạn trẻ và đông đảo các em thiếu nhi vẫn trung thành hằng ngày với đời sống con cái Chúa và ơn gọi riêng của mình.

Nói thế, không có nghĩa là chúng ta an tâm tự tại với hiện tình mục vụ để có thể trở nên biếng lười và dễ sa vào “cạm bẫy của hoạt động thiêng liêng và mục vụ bề ngoài” của tính thế tục để “bị cướp mất Tin Mừng” lúc nào không hay.

Chính trong ý nghĩa đó, xin được đề nghị vài lãnh vực mục vụ cần được hoán cải như sau :

1. Mục vụ ngôn sứ (Rao giảng) :

- Các định hướng mục vụ từ trung ương (cấp giáo phận) cần thực tế, khả thi cho mọi thành phần Dân Chúa, từ thành thị tới nông thôn, từ các giáo xứ đông đảo cho tới các cộng đoàn giáo họ nhỏ lẻ vùng sâu vùng xa.

- Cần phát động một chương trình đem Lời Chúa vào việc thực hành sống đạo cho mọi cộng đoàn, mọi hội đoàn, nhất là những tác nhân mục vụ : chức viêc, giáo lý viên, hội viên Legio Mariae…

- Cần một chương trình giáo lý ưu tiên cho chủ đích, có nội dung mang “tâm điểm Tin Mừng” và dễ vận dụng vào hoàn cảnh đặc thù của các cộng đoàn. Đặc biệt lưu tâm đến chương trình giáo lý dự tòng-tân tòng và kế hoạch mục vụ “hậu tân tòng”.

2. Mục vụ tư tế (Phụng Vụ) :

- Canh tân và phong phú hóa các cử hành Phụng Vụ ngoài thánh đường : Xức dầu kẻ liệt ,lễ nghi An Táng, các chương trình cầu nguyện dịp Lễ Đính Hôn, lễ Cưới, làm phép nhà mới…

- Giáo phận nên khuyến khích chọn lựa một bộ lễ chung cho toàn giáo phận để khi có những dịp cử hành Phụng Vụ với nhiều cộng đoàn khác nhau, mọi người đều có thể tham gia dễ dàng và sinh động.

- Duyệt xét lại án vạ về Hôn phối để việc “mở cửa” các bí tích, nhất là bí tích Giải Tội và Thánh Thể theo đúng định hướng “các cửa bí tích cũng không được đóng vì bất cứ lý do gì” ([49]) của ĐTC.

- Cần chương trình thường huấn chuyên biệt về Giảng Lễ cho các linh mục để việc chuyển tải Lời Chúa được sinh động và hiệu quả hơn.

3. Mục vụ vương đế (Quản trị) :

- Khuyến khích hoặc có kế hoạch huấn luyện và đào tạo nhân sự quản trị cộng đoàn mang tính chuyên nghiệp, khoa học và bài bản cho các linh mục, tu sĩ, chức việc, giáo lý viên, huynh trưởng hội đoàn…

- Cần có chương trình phối hợp, liên đới và làm việc chung giữa các ủy ban mục vụ, các hội đoàn trong những sinh hoạt hoặc đại lễ mang tính giáo phận (Ngày Anrê Kim Thông cho chức việc, ngày Anrê Phú Yên cho giáo lý viên và giới trẻ, ngày giải văn thơ Đặng Đức Tuấn cho giới văn hóa, ngày đại hội cựu chủng sinh LS-QN, ngày đại hội các gia đình…)

- Chuẩn bị cho chương trình mừng đại lễ 400 năm Tin Mừng đến với Qui Nhơn (2018) từ khâu tổ chức điều hành các cấp đến những dự báo các nội dung chương trình thực hiện cụ thể.

KẾT LUẬN

Như một cấu trúc nền tảng cho mọi văn kiện Huấn Quyền, ĐTC đã kết thúc Tông Huấn EG bằng tâm tình hướng về Đức Trinh Nữ Maria mà Ngài thân thương gọi tên là “Ngôi Sao của cuộc tân Phúc Âm hóa” ; và lời kinh dâng về Mẹ cuối cùng như một bài thơ đã đúc kết tất cả nội dung cốt yếu của Tông Huấn để nhờ Mẹ sẽ biến thành hiện thực.

Kết thúc bài chia sẻ hôm nay, tôi cũng xin mượn một ý nhỏ trong lời kinh dịu vợi nầy để nhờ Mẹ chuyển cầu cho tất cả chúng ta, linh mục đoàn giáo phận Qui Nhơn cũng như cho toàn thể cộng đoàn Dân Chúa giáo phận :

Xin cho chúng con lòng can đảm thánh thiện

biết tìm ra những lối đi mới

đem quà tặng của cái đẹp không phai

đến được với mọi người. ([50])

Linh mục Giuse Trương Đình Hiền
Thường huấn linh mục giáo phận Qui Nhơn 2014



[1] Họp báo giới thiệu Tông Huấn “Evangelii gaudium” của Đức Thánh Cha Phanxico về việc loan báo Tin Mừng trong thế giới ngày nay (26/11/2013). Nguồn : trang mạng Xuân Bích Việt Nam. Tý Linh chuyển dịch.

[2] Kể từ đây, xin được sử dụng hai từ viết tắt EG để chỉ Tông Huấn Evangelii Gaudium.

[3] Một số nhận định về tông huấn Evangelii Gaudium của Đức Phanxicô. Vũ Văn An (http://danchuausa.net)

[4] Tông huấn được khai triển trong khung giáo thuyết với các trích dẫn kinh thánh, huấn quyền và các giáo phụ, chẳng hạn như thánh Ireneo, thánh Ambrosio và thánh Augustino, cũng như các thần học gia thời Trung Cổ như chân phước Isacco della Stella, thánh Toma Aguino, Toma thành Kempis. Trong số các thần học gia tân thời có chân phước John Henry Newman, Henri de Lubac, Romano Guardini và các văn hào khác, trong đó có George Bernanos.

Tông huấn cũng quy chiếu các Tông huấn như: Evangelii nuntiandi của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI; các Tông huấn hậu thượng hội đồng giám mục như Christifideles laici; Familiaris consortio; Pastores dabo vobis; Ecclesia in Africa, in Asia, in Oceania, in America, in Medio Oriente, in Europa; Verbum Domini. Thêm vào đó cũng có các tài liệu của Liên Hội Đồng Giám Mục châu Mỹ Latinh như các tài liệu Puebla và Aparecida, cũng như tài liệu của khóa họp thứ XVI của các Thượng Phụ Công Giáo Trung Đông và các Hội Đồng Giám Mục Ấn Độ, Hoa Kỳ, Pháp, Brasil, Philipines và Congo (Bài giới thiệu của Đức Giám Mục Baldisseri trong cuộc họp báo công bố Tông Huấn EG ngày 26.11.2013. Nguồn : Linh Tiến Khải (Đài Vatican)

[5] ANDREA TORNIELLI A “pastoral conversion” is demanded of the whole Church.

This is what Francis asks for in the Apostolic Exhortation “Evangelii Gaudium”, a document which constitutes his pontifical programme. (Nguồn : www.vaticaninsider.com)

“I dream of a “missionary option”, that is, a missionary impulse capable of transforming everything, so that the Church’s customs, ways of doing things, times and schedules, language and structures can be suitably channelled for the evangelization of today’s world rather than for her self preservation.” This is the dream Pope Francis describes in the Apostolic Exhortation “Evangelii Gaudium”. In it, he asks all faithful to “go out” and show the whole Church the path of the “pastoral conversion” which he has been trying to pave with his testimony and preaching in these first few months of his pontificate.

[6] Họp báo giới thiệu Tông Huấn “Evangelii gaudium” của Đức Thánh Cha Phanxico về việc loan báo Tin Mừng trong thế giới ngày nay (26/11/2013). Nguồn : trang mạng Xuân Bích Việt Nam. Tý Linh chuyển dịch.

[7] Hội nghị khoáng đại lần thứ V của các giám mục Châu Mỹ La Tinh và Caribe, Văn kiện Aparecida, 29.6.2007.

[8] EG 15

[9] EG 26

[10] EG 27

[11] EG 1

[12] Sứ điệp Thượng HĐGM thế giới thứ 13 gửi Cộng đoàn Dân Chúa, số 5.

[13] SĐD

[14] EG 27

[15] EG 27

[16] EG 32

[17] EG 30

[18] EG 31

[19] EG 28

[20] EG 29

[21] EG 98

[22] EG 100

[23] EG 104

[24] EG 169

[25] EG 20

[26] EG 81

[27] EG 33

[28] EG 14

[29] SĐD

[30] SĐD

[31] EG 48

[32] EG 33

[33] EG 35

[34] EG 36

[35] EG 49

[36] EG 47

[37] EG 98

[38] EG 97

[39] EG 42

[40] EG 266

[41] EG 272

[42] EG 41

[43] EG 24

[44] EG 47

[45] EG 92

[46] EG 66

[47] EG 69

[48] EG 166

[49] EG 47

[50] EG 288
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Đức Mẹ Bãi Dâu
Nguyễn Hùng
21:52 18/09/2014
ĐỨC MẸ BÃI DÂU
Ảnh của Nguyễn Hùng
Như song lộc triều nguyên: ơn phước cả,
Dâng cao dâng thần nhạc sáng hơn trăng.
Thơm tho bay cho đến cõi Thiên đàng
Huyền diệu biến thành muôn kinh trọng thể
(Trích thơ của Hàn Mặc Tử)
 
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 12 – 18/09/2014 – Kỷ niệm 100 năm thế chiến thứ I
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
17:18 18/09/2014
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Họp báo về chuyến viếng thăm Albania của Đức Thánh Cha

Chúa Nhật 21 tháng 9, Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ đến thăm Albania. Đây sẽ là chuyến tông du quốc tế thứ tư của ngài, nhưng là chuyến viếng thăm đầu tiên một nước châu Âu bên ngoài nước Ý.

Đức Giáo Hoàng dự kiến sẽ đến thủ đô Albania lúc 09:00 sáng. Lễ nghi chào đón chính thức sẽ diễn ra tại dinh Tổng thống, nơi Đức Thánh Cha sẽ có bài nói chuyện với các nhà lãnh đạo dân sự.

Trong một cuộc họp báo hôm Thứ Hai 15 tháng 9, Cha Federico Lombardi cho biết, cao điểm của chuyến tông du là thánh lễ tại quảng trường Mẹ Têrêsa.

"Lúc 11:00, Thánh Lễ sẽ được cử hành tại Quảng trường Mẹ Têrêsa ở thủ đô Tirana. Đức Thánh Cha sẽ có một bài giảng và sẽ kết thúc thánh lễ với kinh Truyền Tin Chúa Nhật."

Cha Lombardi cũng cho biết, trong Thánh Lễ, bài đọc thứ hai sẽ có ý nghĩa đặc biệt với những người Albania vì trong bài đọc này Thánh Phaolô kể lại chuyến thăm Illyria, một khu vực thuộc Albania.

Ngài cho biết:

"Illyria là chính khu vực nơi quốc gia Albania được hình thành, sau khi thành phố Dalmatia được dựng lên ở Crotia. Vì vậy, đối với những người Albania, văn bản này là một chứng tá hùng hồn cho một thực tế là truyền thống Kitô giáo của họ đã có từ thời các Thánh Tông Đồ. Và thật chính đáng khi họ xem Thánh Phaolô là vị rao giảng Tin Mừng đầu tiên ở đất nước của họ. "

Buổi chiều, Đức Thánh Cha sẽ gặp gỡ các nhà lãnh đạo từ 6 tôn giáo trong nước bao gồm Hồi giáo, Công Giáo, Chính Thống Giáo, Tin Lành, Do Thái và Bektashi, một chi phái huynh đệ Hồi giáo Suffi.

Buổi tối, Đức Thánh Cha sẽ có buổi kinh chiều tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phaolô mới được xây dựng với các linh mục, tu sĩ, chủng sinh và các phong trào giáo dân. Cha Lombardi cho biết, trong dịp này các nạn nhân của các cuộc đàn áp tôn giáo đã xảy ra trong những năm 1940 sẽ đưa ra những chứng tá của họ.

"Những chứng từ sẽ bao gồm chứng tá của Đức Tổng Giám mục Tirana, và của hai nhân chứng rất quan trọng. Nhân chứng thứ nhất là một linh mục 80 tuổi và nhân chứng thứ hai là một nữ tu 80 tuổi. Họ là những nhân chứng sống về thời gian Giáo Hội chịu bách hại nặng nề tại quốc gia này"

Đức Giáo Hoàng sau đó sẽ ghé thăm Trung tâm Betania, một tổ chức chăm sóc trẻ em bị bỏ rơi. Từ đó, ngài sẽ tới sân bay và đến Rôma vào 21:30.

2. 253 vị tham gia Thượng Hội Đồng Giám Mục về gia đình

Hôm 9 tháng 9, Văn phòng Tổng Thư Ký Thượng Hội Đồng Giám Mục đã công bố danh sách 253 người sẽ tham dự Thượng Hội Đồng Giám Mục thế giới khóa đặc biệt thứ 3, từ ngày 5 đến 19-10 tới đây tại Vatican.

Chủ đề khóa họp là “Những thách đố mục vụ về gia đình trong bối cảnh loan báo Tin Mừng”, với mục đích ”đề nghị cho thế giới ngày nay vẻ đẹp và các giá trị của gia đình, xuất phát từ sự loan báo của Chúa Giêsu Kitô đánh tan sợ hãi và nâng đỡ niềm hy vọng” (Đức Hồng Y Lorenzo Baldisseri).

Trong số 253 tham dự viên đến từ 5 châu, có 13 thủ lãnh các Giáo Hội Công Giáo Đông phương tự quản, 114 vị Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục, 25 vị Tổng trưởng hoặc Chủ tịch các Cơ quan trung ương Tòa Thánh, 9 thành viên Hội đồng Thượng Hội Đồng Giám Mục, tiếp đến là Đức Hồng Y Tổng thư ký Baldisseri và Đức Cha Phó Tổng thư ký Thượng Hội Đồng Giám Mục, 3 Bề trên Tổng quyền do Hiệp hội các Bề trên Tổng quyền dòng nam bầu lên (Bề trên Tổng Quyền dòng Tên, dòng Capuchino và dòng thanh Giuse (CSI), ngoài ra có 26 nghị phụ do Đức Thánh Cha bổ nhiệm.

Các tham dự viên khác gồm 8 đại biểu của các Giáo Hội Kitô anh em, 38 dự thính viên trong số này có 13 đôi vợ chồng. Thêm vào đó có 16 chuyên gia.

Người Việt Nam duy nhất tham dự Thượng Hội Đồng Giám Mục thế giới sắp tới là Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc, Tổng Giám Mục Sàigòn, trong tư cách là Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.

Trong số 26 nghị phụ do Đức Thánh Cha bổ nhiệm, có Đức Hồng Y Angelo Sodano, niên trưởng Hồng Y đoàn, Đức Hồng Y Walter Kasper, nguyên Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh hiệp nhất các tín hữu Kitô, Đức Hồng Y Gioan Thang Hán, Giám Mục Hong Kong. Có 3 vị là linh mục, đứng đầu là Cha Francois-Xavier Dumortier SJ, Viện trưởng Giáo hoàng Đại học Gregoriana, Cha Antonio Spadaro SJ, Giám đốc tạp chí La Civiltà Cattolica, và Cha Manuel Jesús Arroba Conda, CMF, giáo sư giáo luật Đại Học Giáo Hoàng Laterano.

Trong số các tham dự viên có 191 nghị phụ có quyền phát biểu và bỏ phiếu.

Đức Thánh Cha là Chủ tịch của Thượng Hội Đồng Giám Mục và có 3 Hồng Y Chủ tịch thừa ủy: Đức Hồng Y André Vingt-Trois, Tổng Giám Mục Paris (Pháp), Đức Hồng Y Luis Tagle, Tổng Giám Mục Manila (Philippines) và Đức Hồng Y Raymundo Damasceno Assis, Tổng Giám Mục Aparecida (Brazil).

Công nghị ngoại thường của các Giám Mục thế giới sắp tới chỉ kéo dài 2 tuần lễ nhắm thu thập các dữ kiện và ý kiến, sau đó vào tháng 10 năm 2015, sẽ có Thượng Hội Đồng Giám Mục thế giới thường kỳ, nhắm đưa ra những đề nghị cụ thể cho việc mục vụ gia đình trong bối cảnh loan báo Tin Mừng ngày nay.

3. Các quan chức thành phố Oklahoma quyết tâm tiến hành cho kỳ được Lễ Đen bất chấp sự phản đối của đông đảo dân chúng

Hơn 85,000 người đã ký vào một bản kiến nghị trực tuyến kêu gọi các quan chức thành phố Oklahoma ngăn chặn một Lễ Đen được dự kiến tổ chức ngày21 tháng 9 tới đây tại Trung tâm hành chính của thành phố.

Lễ Đen là một hình thức tôn thờ Satan, một cố gắng để đảo ngược hành động và ý nghĩa của Bí Tích Thánh Thể để châm biếm sự hy sinh của Chúa Kitô và tôn thờ Satan thông qua một nghi lễ truy hoan trụy lạc và bệnh họan.

Đức Cha Paul Stagg Coakley Tổng Giám Mục Oklahoma City nói:

“Nó công kích tất cả mọi thứ mà chúng ta cho là thiêng liêng và mang lại ơn cứu chuộc; và đưa ra những mối nguy hiểm tinh thần cho mọi người.”

Ngài đã nhiều lần thỉnh cầu chính quyền thành phố đừng lấy tiền đóng thuế của dân để tổ chức một hành động báng bổ tôn giáo như thế, tuy nhiên bất chấp ý nguyện chính đáng của ngài và đông đảo những người ký tên trong kiến nghị, các quan chức tại thành phố Oklahoma vẫn quyết tâm tiến hành cho kỳ được Lễ Đen này.

Trong lời tuyên bố đưa ra đầu tháng này, ngài nói:

“Tôi xin anh chị em tín hữu Công Giáo trong toàn tổng giáo phận chống lại thái độ báng bổ này qua lời cầu nguyện và ăn chay.”

Chiều ngày 21 tháng 8, một luật sư đại diện cho Tổng Giáo phận Thành phố Oklahoma đã công bố chiến thắng trong một vụ tổng giáo phận kiện nhóm thờ Satan này đã ăn cắp Mình Thánh Chúa để thực hiện Lễ Đen.

Luật sư Michael Crispino thông báo rằng, những kẻ cầm đầu một nhóm Satanist đã phải đồng ý trả lại những Mình Thánh Chúa đã được thánh hiến cho Đức Tổng Giám Mục Paul Coakley. Trong vụ kiện này, các luật sư đại diện cho tổng giáo phận đã lập luận rằng Mình Thánh Chúa đã được thánh hiến thuộc về Giáo Hội, và do đó các nhóm Satanist đang tàng trữ tài sản bị đánh cắp.

Giờ đây, những kẻ tổ chức Lễ Đen nói rằng họ sẽ không sử dụng một Mình Thánh Chúa được thánh hiến, và buổi lễ sẽ không có một số nghi lễ khiêu dâm có thể vi phạm luật pháp địa phương.

4. Cuộc họp lần thứ Sáu của các vị Hồng Y cố vấn cho Đức Thánh Cha

Hôm thứ Hai 15 tháng 9, Hội đồng các Hồng Y giúp Đức Thánh Cha Phanxicô trong việc cai quản Giáo Hội hoàn vũ và trong việc cải cách Giáo triều Rôma, đã bắt đầu ba ngày họp tại Rôma. Đây là cuộc họp lần thứ 6 của Hội đồng.

Cha Federico Lombardi, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ sung thêm Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh là thành viên thứ 9 của Hội đồng. Trước đây, Đức Hồng Y Parolin cũng đã thường xuyên tham gia các cuộc họp của Hội đồng.

Đức Hồng Y George Pell, tổng trưởng Bộ Kinh Tế, là một thành viên trong Hội Đồng cho biết:

"Kỳ họp này nhắm vào việc cải cách Giáo triều. Ngoài ra, không có gì khác."

Kể từ tháng Hai, vừa qua Đức Hồng Y đã đảm trách chức vụ Tổng Trưởng kinh tế, với trọng trách giám sát mọi chi tiêu của Tòa Thánh.

Hiện nay, ngài đang lên kế hoạch về một ngân sách hợp lý cho tất cả các cơ quan của Vatican.

Đức Hồng Y nói:

"Kế hoạch còn phải được Hội đồng kinh tế thông qua. Chúng tôi hy vọng kế hoạch này sẽ được thực hiện vào cuối năm nay, nhưng có thể phải đợi đến đầu năm tới."

Chức vụ Tổng Trưởng kinh tế là một trong những cải cách quan trọng đã được thực hiện trong năm ngoái, khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô thành lập Hội đồng Hồng Y Đoàn.

5. Đức Thánh Cha đề cao tầm quan trọng của khoa chú giải Kinh Thánh

Đức Thánh Cha đề cao khoa chú giải Kinh Thánh và kêu gọi các nhà chú giải làm tất cả những gì có thể để lãnh hội rõ ràng ý nghĩa của Sách Thánh.

Trong buổi tiếp kiến sáng ngày 12 tháng 9 dành cho các tham dự viên Tuần lễ Kinh Thánh toàn quốc Italia lần thứ 43 tại Roma, Đức Thánh Cha nói: “Khoa chú giải Kinh Thánh, trong Giáo Hội và trên thế giới, chu toàn một công tác không thể thiếu được. Thật là một ảo tưởng và tỏ ra thiếu tôn trọng đối với Kinh Thánh được linh hứng khi bỏ qua khoa chú giải... Sự tôn trọng đích thực đối với Kinh Thánh đòi phải thực hiện tất cả những cố gắng cần thiết để có thể nắm bắt rõ ràng ý nghĩa của Kinh Thánh. Dĩ nhiên không phải mọi Kitô hữu đều có thể đích thân nghiên cứu các văn bản Kinh Thánh. Nghĩa vụ này được ủy thác cho các nhà chú giải, các vị hữu trách trong lãnh vực này để mưu ích cho tất cả mọi người” (Giải thích Kinh Thánh trong Giáo Hội, 15-4-1993, Kết luận).

Đức Thánh Cha cũng khẳng định rằng:

“Khoa chú giải Kinh Thánh Công Giáo không phải chỉ để ý đến các khía cạnh phàm nhân của các văn bản Kinh Thánh mà thôi. Khoa này cần giúp dân Kitô giáo nhận thức một cách rõ ràng hơn Lời Chúa trong các bản văn ấy, để hiểu rõ hơn, hầu sống trọn vẹn trong tình hiệp thông với Thiên Chúa. Để được như vậy, nhà chú giải cần biết nhận thức Lời Chúa trong các bản văn, và điều này chỉ có thể được nếu nhà chú giải có đời sống thiêng liêng nhiệt thành, năng đối thoại với Chúa; chẳng vậy việc nghiên cứu chú giải Kinh Thánh sẽ không đầy đủ, và đánh mất mục tiêu chủ yếu của mình”.

Tuần lễ Kinh Thánh toàn quốc Italia năm nay đã tiến hành từ ngày 8 đến 12 tháng 9 với chủ đề “Ai có thể kể lại những công trình quyền năng của Chúa?”

6. Đức Thánh Cha tiếp kiến gần 50 Giám Mục Congo

Đức Thánh Cha khuyến khích các Giám Mục Cộng hòa dân chủ Congo đào sâu việc huấn luyện tín hữu và tăng cường giáo dục để chống bạo lực.

Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng ngày 12 tháng 9, dành cho gần 50 Giám Mục thuộc 47 giáo phận tại Congo nhân dịp các vị về Roma hành hương viếng mộ hai thánh Tông Đồ và thăm Tòa Thánh.

Ngài bày tỏ vui mừng vì các cộng đồng Kitô tại Congo đang phát triển nhưng đồng thời cũng nhắc nhở rằng: “Như anh em biết, đối với Giáo Hội, điều cốt yếu không phải là vấn đề số lượng, nhưng là sự gắn bó hoàn toàn không chút dè dặt với Thiên Chúa được mạc khải trong Chúa Giêsu Kitô. Chất lượng niềm tin nơi Chúa Kitô, Đấng đã chết và sống lại, sự hiệp thông thân mật với Chúa, chính là nền tảng sự vững chắc của Giáo Hội. Vì thế, điều quan trọng sinh tử là rao giảng Tin Mừng theo chiều sâu. Lòng trung thành với Tin Mừng, Truyền Thống và Giáo Huấn của Hội Thánh chính là những điểm tham chiếu vững chắc bảo đảm sự tinh tuyền của nguồn suối mà anh em đang dẫn đưa Dân Chúa đến” (Lumen Fidei, 36).

Đức Thánh Cha ghi nhận Giáo Hội tại Congo có rất nhiều người trẻ, và ngài tỏ ra nhạy cảm đối với tình cảnh khó khăn của người trẻ. Ngài nói: “Tôi biết anh em chia sẻ những cơ cực, vui mừng và hy vọng của người trẻ. Tôi rất kinh hoàng khi nghĩ đến các trẻ em và người trẻ bị cưỡng bách gia nhập các lực lượng dân quân và bị bó buộc phải giết đồng bào của mình! Vì thế, tôi khuyến khích anh em tăng cường việc mục vụ cho người trẻ... Phương thế hữu hiệu nhất để thắng bạo lực, vượt thắng những chênh lệch và chia rẽ bộ tộc, chính là giúp người trẻ có óc phê bình và đề nghị với họ một tiến trình trưởng thành trong các giá trị Tin Mừng (Xc Evangelii gaudium, 64). Cũng cần tăng cường việc mục vụ trong các đại học cũng như trong các trường Công Giáo và công lập”.

Trong bài huấn dụ, Đức Thánh Cha cũng nhắc đến sự băng hoại gia đình ở Congo do chiến tranh và nghèo đói gây ra. Ngài nói: “Điều không thể thiếu được, đó là đề cao giá trị và khuyến khích tất cả các sáng kiến nhắm củng cố gia đình, là nguồn mạch mọi tình huynh đệ, là nền tảng và là con đường đầu tiên dẫn đến hòa bình” (Sứ điệp Hòa bình thế giới, 2014, 1).

Đức Thánh Cha cũng nói rằng: “Anh em thân mến trong hàng Giám Mục, tôi mời gọi anh em không ngừng hoạt động để thiết lập một nền hòa bình lâu bền và công chính, qua một nền mục vụ đối thoại và hòa giải giữa các thành phần khác nhau trong xã hội, đồng thời hỗ trợ tiến trình giải giáp, và cổ võ sự cộng tác hữu hiệp với các tôn giáo khác”.

Sau cùng, Đức Thánh Cha bày tỏ hy vọng các Giám Mục Congo sẽ tiếp tục hoạt động để nhạy cảm hóa chính quyền về việc kết thúc các cuộc thương thảo để ký một hiệp định với Tòa Thánh.

Trong số gần 70 triệu dân tại Cộng hòa dân chủ Congo đa số là tín hữu Kitô, trong đó có hơn 52% là tín hữu Công Giáo. Các tín hữu Kitô khác chiếm 30% và có 10% theo Hồi giáo, 10% theo các tôn giáo cổ truyền của Phi châu.

7. Đức Thánh Cha phê bình thái độ “sống chết mặc bay” trước thảm cảnh chiến tranh

Sáng 13 tháng 9, Đức Thánh Cha Phanxicô tái lên án sự điên rồ của chiến tranh; sự tham lam tiền bạc, bất bao dung đã dẫn đến chiến tranh.

Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi viếng thăm và cử hành thánh lễ lúc gần 10 giờ sáng tại nghĩa trang quân đội Redipuglia nhân dịp kỷ niệm 100 năm thế chiến thứ I bùng nổ.

Đây là nghĩa trang quân đội lớn nhất ở Italia, ở mạn đông bắc giáp giới với Cộng hòa Slovenia và là nơi có mộ của hơn 100 ngàn binh sĩ Italia.

Đức Thánh Cha đã đáp máy bay từ Roma lúc 8 giờ sáng và khi đến nơi, ngài viếng thăm trước tiên nghĩa trang Áo Hung nơi có mộ của gần 14,500 binh sĩ tử trận thuộc nước Áo, Hungari và nhiều nước khác. Ngài cầu nguyện và đặt vòng hoa tưởng niệm. Tiếp đến, Đức Thánh Cha tới đài tưởng niệm và nghĩa trang Redipuglia để cử hành thánh lễ.

Đồng tế với Đức Thánh Cha có gần 100 Giám Mục Italia và các nước khác, cùng với một số linh mục tuyên úy quân đội. Trong số hàng chục ngàn người hiện diện trước lễ đài dưới trời mưa, có các giới chức chính quyền và quân đội Italia và nước ngoài, và các tín hữu.

Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói:

“Sau khi chiêm ngắm vẻ đẹp cảnh trí toàn vùng này, nơi mà những người nam nữ làm việc để nuôi dưỡng gia đình, nơi các trẻ em chơi đùa và người già mơ ước.. khi ở nơi này, tôi chỉ tìm được lời này để nói: chiến tranh là một sự điên rồ.

Trong khi Thiên Chúa làm cho công trình sáng tạo của ngài tiến triển, và loài người chúng ta được mời gọi cộng tác vào công trình của Chúa, thì chiến tranh tàn phá. Nó tàn phá cả điều đẹp nhất mà Thiên Chúa đã tạo dựng là con người. Chiến tranh đảo lộn tất cả, kể cả liên hệ giữa anh chị em với nhau. Chiến tranh là điên rồ, kế hoạch phát triển của nó là tàn phá: nó muốn phát triển bằng cách tàn phá!

Lòng tham lam, bất bao dung, ham hố quyền lực.. đó là những động lực thúc đẩy đi tới quyết định chiến tranh, và những động lực ấy thường được biện minh bằng một ý thức hệ; nhưng trước tiên có một sự đam mê, một động lực sai trái. Ý thức hệ là một biện minh, và khi không có ý thức hệ, thì có câu trả lời của Cain: “Có liên hệ gì tới tôi đây?”, ”Tôi đâu có phải là người canh giữ em tôi?” (St 4,9). Chiến tranh chẳng nể ai một ai: người già, trẻ em, các bà mẹ, người cha... Có hệ gì tới tôi đâu?”

Trên cổng vào nghĩa trang này, phất phới khẩu hiệu chế nhạo của chiến tranh ‘Có hệ gì tới tôi đâu?’ Tất cả những người có di hài đang an nghỉ tại đây, đã có từng có những dự phóng, những ước mơ.. nhưng cuộc sống của họ đã bị đốn ngã. Nhân loại nói: “Có hệ gì tới tôi đâu?”

Cả ngày nay, sau sự thất bại của một cuộc thế chiến khác, có lẽ người ta có thể nói về một cuộc chiến thứ ba đang được chiến đấu “từng mảnh”, với những tội ác, những cuộc tàn sát, những cuộc tàn phá...

Nói đúng ra, trang đầu tiên của các báo phải có tựa đề “Có hệ gì tới tôi đâu?”. Cain nói: ”Tôi có phải là người canh giữ em tôi đâu?”.

“Thái độ ấy hoàn toàn trái ngược thái độ mà Chúa Giêsu yêu cầu chúng ta trong Phúc Âm. Chúng ta đã nghe: Chúa ở trong người anh em bé nhỏ nhất: Ngài là Vua, là Thẩm Phán xét xử thế gian, là người đói, khát, là ngoại kiều, người bệnh, là tù nhân... Ai săn sóc người anh em thì được vào trong niềm vui của Chúa; trái lại ai không làm như vậy, người nào bỏ sót và nói “Có hệ gì tới tôi đâu?”, thì phải ở ngoài.

“Ở đây có bao nhiêu nạn nhân. Hôm nay chúng ta tưởng niệm họ. Khóc thương và đau lòng. Từ nơi đây, chúng ta tưởng niệm tất cả các nạn nhân của mọi cuộc chiến tranh.

“Ngày nay cũng có bao nhiêu nạn nhân.. làm sao điều này có thể xảy ra? Nó có thể xảy ra được vì cả ngày nay, ở hậu trường, có những lợi lộc, có những kế hoặc chính trị địa lý, có lòng ham hố tiền bạc và quyền hành, và có công nghệ võ khí, dường như là rất quan trọng!

“Và những kẻ đề ra những kế hoạch kinh hoàng ấy, những kẻ xách động các cuộc xung đột, cũng như các chủ hãng chế võ khí, đã ghi vào tâm hồn họ câu ”Có hệ gì tới tôi đâu?”

Và chính những người khôn ngoan nhận ra các lỗi lầm, cảm thấy đau khổ, thống hối, xin tha thứ và khóc lóc.

Với câu “Có hệ gì tới tôi đâu?” mà những doanh nhân chiến tranh đã ghi trong lòng, có lẽ họ kiếm được rất nhiều tiền, nhưng con tim hư hỏng của họ đã mất khả năng khóc. Câu “Có hệ gì tới tôi đâu?” làm cho họ không khóc được. Cain không khóc. Bóng đen của Cain vẫn còn che phủ chúng ta ngày nay, tại nghĩa trang này. Chúng ta thấy nó ở đây. Ta thấy trong lịch sự từ năm 1914 đến ngày nay. Ta cũng thấy trong những ngày này.

Và Đức Thánh Cha kết luận rằng:

“Với tâm hồn của người con, người anh, người cha, tôi cầu xin cho tất cả anh chị em, và cho tất cả chúng ta ơn hoán cải tâm hồn: đi từ thái độ “Có hệ gì tới tôi đâu?”, tới thái độ khóc lóc. Khóc cho tất cả những người đã ngã gục vì “cuộc thảm sát vô ích”, khóc cho tất cả những nạn nhân của chiến tranh điên rồ, trong mọi thời đại. Nhân loại đang cần khóc lóc, và đây là giờ để khóc.”

Cuối thánh lễ, Bà Bộ trưởng quốc phòng Italia, và các vị tư lệnh quân đội, đã trao tặng Đức Thánh Cha một bàn thờ “dã chiến” được một LM tuyên úy dùng để dâng thánh lễ trong thế chiến thứ I. Ngoài ra vị Tổng tham mưu trưởng quân đội Italia đã tặng Đức Thánh Cha bản sao giấy đăng ký của Ông nội của ngài, Gioan Bergoglio, một trong 31 ngàn sĩ quan của Italia đã chiến đấu trong thế chiến thứ I.

Tiếp đến Đức Thánh Cha đã trao cho các Giám Mục hiện diện mỗi vị một cái đèn và dầu từ miền Assisi như biểu tượng ánh sáng hòa bình. Đèn do Tu viện Phanxicô ở Assisi và dầu do Hiệp hội cha Luigi Ciotti tặng để thắp sáng trong các buổi lễ tượng niệm thế chiến thứ I cử hành ở các địa phương.

Sau thánh lễ, Đức Thánh Cha đã đáp máy bay trở về Roma vào lúc gần một giờ trưa cùng ngày.

8. Đức Thánh Cha chủ sự lễ cưới cho 20 đôi hôn phối

Sáng Chúa Nhật 14 tháng 9, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự thánh lễ trọng thể tại Đền thờ Thánh Phêrô và làm phép cưới cho 20 đôi hôn phối thuộc giáo phận Rôma.

Đây là lần đầu tiên ngài cử hành lễ cưới kể từ khi được bầu làm Giáo Hoàng hồi tháng Ba năm ngoái. Biến cố này diễn ra 3 tuần trước khi khai mạc Thượng Hội Đồng Giám Mục thế giới khóa đặc biệt về gia đình sẽ tiến hành tại Roma từ ngày 5 đến 19 tháng 10 tới đây.

Đồng tế với Đức Thánh Cha có Đức Hồng Y Giám quản Agostino Vallini, và Đức Tổng Giám Mục Filippo Iannone, dòng Camêlô, Phó Giám quản của giáo phận Roma, cùng với 40 linh mục quen biết với các đôi hôn phối.

Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã dựa vào bài Phúc Âm Lễ Suy Tôn Thánh Giá nói về dân Chúa trong sa mạc vì nổi loạn nên đã bị con rắn đồng cắn, và Chúa ban thuốc chữa là con rắn đồng, ai nhìn lên con rắn ấy sẽ được chữa lành. Ngài mời gọi các tín hữu, đặc biệt là các đôi vợ chồng hãy tín thác nơi lòng từ bi Chúa giữa những khó khăn trong cuộc sống hôn nhân và gia đình.

Trong bài giảng Đức Thánh Cha nói:

“Bài đọc thứ I nói với chúng ta về hành trình của dân trong sa mạc. Chúng ta hãy nghĩ đến đoàn dân ấy tiến bước dưới sự hướng dẫn của Môisê; nhất là họ là những gia đình: cha, mẹ, con cái, ông bà nội ngoại, những người nam nữ ở mọi lứa tuổi, bao nhiêu trẻ em, với những người già đầy cơ cực.. Dân tộc này làm cho chúng ta nghĩ đến Giáo Hội đang lữ hành trong sa mạc thế giới ngày nay, Dân Thiên Chúa, gồm phần lớn là các gia đình lữ hành trên các nẻo đường cuộc sống, trong lịch sử mỗi ngày.. sức mạnh khôn lường của tình người chứa trong mỗi gia đình: sự giúp đỡ lẫn nhau, tháp tùng giáo dục nhau, những quan hệ gia tăng cùng với sự tăng trưởng của con người, chia sẻ vui mừng và những khó khăn.. Các gia đình là nơi đầu tiên trong đó chúng ta được hình thành như những con người và đồng thời là “những viên gạch” để xây dựng xã hội.

Chúng ta hãy trở lại trình thuật Kinh Thánh. Đến một lúc “dân không chịu nổi cuộc du hành nữa” (Ds 21,4). Họ mệt mỏi, thiếu nước và chỉ ăn “manna”, một lương thực lạ lùng, được Thiên Chúa ban. Bấy giờ họ than trách và phản đối chống Thiên Chúa và chống Môisê: “Tại sao các ông đưa chúng tôi đi?..” (Xc Ds 21,5). Có cám dỗ muốn trở lại đàng sau, từ bỏ hành trình.

Ta nghĩ đến các đôi vợ chồng ‘không chịu nổi cuộc hành trình’ của đời sống hôn nhân và gia đình. Sự vất vả của hành trình trở thành sự mệt mỏi nội tâm; họ không còn niềm vui hôn nhân, không kín múc nước từ nguồn mạch bí tích nữa. Đời sống thường nhật trở thành nặng nề, ‘buồn nôn’.

Kinh Thánh kể, trong lúc lạc hướng ấy, các con rắn độc bò tới và cắn dân chúng, và bao nhiêu người chết. Sự kiện này làm cho dân chúng hối hận, họ xin lỗi ông Môisê và xin ông cầu xin Chúa để các con rắn bỏ đi. Ông Môisê xin Chúa và Ngài ban cho thuốc chữa: một con rắn bằng đồng treo trên cột; bất kỳ ai nhìn con rắn ấy, thì được khỏi độc dược chết chóc của các con rắn.

Biểu tượng này có nghĩa là gì? Thiên Chúa không loại trừ các con rắn, nhưng ngài tặng “thuốc giải độc”: qua con rắn đồng do Môisê đúc và treo lên, Thiên Chúa thông truyền sức mạnh chữa lành, là lòng từ bi của Ngài, mạnh mẽ hơn chất độc của kẻ cám dỗ.

Như chúng ta đã nghe trong Phúc Âm, Chúa Giêsu đồng hóa với biểu tượng ấy: Thực vậy, Chúa Cha, vì yêu thương, đã ban Đức Giêsu là Con duy nhất của Ngài cho loài người, để họ được sống (Xc Ga 3,13-17); và tình yêu bao la của Chúa Cha thúc đẩy Chúa Con trở thành người, trở nên người tôi tớ, chết cho chúng ta và chết trên một cây thập giá; vì thế, Chúa Cha đã cho người sống lại và ban cho Người quyền làm chủ trên toàn thể vũ trụ. Như Thánh Ca trong thư của thánh Phaolô gửi tín hữu thành Philiphê diễn tả (2,6-11). Ai tín thác nơi Chúa Giêsu chịu đóng đanh thì nhận được lòng từ bi của Thiên Chúa chữa lành khỏi nọc độc chết chóc của tội lỗi.

Thuốc chữa mà Thiên Chúa ban cho dân Ngài cũng đặc biệt có giá trị đối với các đôi vợ chồng “không chịu nổi hành trình nữa” và bị tấn công vì những cám dỗ nản chí, bất trung, thoái lui và từ bỏ.. Thiên Chúa là Cha cũng ban cho họ Chúa Giêsu Con của Ngài, không phải để lên án họ, để để cứu thoát họ: nếu họ tín thác nơi Ngài, Ngài chữa lành họ bằng tình yêu thương bừ bi xuất phát từ Thập Giá của Ngài, bằng sức mạnh của ơn thánh tái sinh và đưa họ trở lại hành trình đời sống hôn nhân và gia đình.

Tình yêu Chúa Giêsu, Đấng đã chúc lành và thánh hóa sự kết hiệp vợ chồng, có thể duy trì và canh tân tình yêu của họ, khi tình yêu ấy - về mặt con người- bị mất đi, bị rách nát, bị khô cạn. Tình Yêu của Chúa Kitô có thể trả lại cho đôi vợ chống niềm vui được đồng hành, vì hôn nhân là sự đồng hành của một người nam và một người nữ, trong đó người nam có nghĩa vụ giúp vợ mình ngày càng trở thành một người nữ và người nữ có nhiệm vụ giúp chồng mình ngày càng trở thành một người nam. Đó là nghĩa vụ của anh chị em đối với nhau. “Anh yêu em vì thế anh làm cho em trở nên người nữ hoàn hảo hơn - Em yêu anh, và vì thế em làm cho anh thành người nam hoàn hảo hơn”. Đó là sự hỗ tương giữa những khác biệt. Đó không phải là một cuộc hành trình xuôi chảy, không có xung đột, không phải thế, chẳng vậy thì chẳng phải là con người. Đó là một cuộc du hành cam go, nhiều khi khó khăn, nhiều khi xung đột, nhưng cuộc sống là như thế! Và giữa nền thần học này mà Lời Chúa ban cho chúng ta về dân lữ hành, và cả về các gia đình đang lữ hành, về các đôi vợ chồng đang tiến bước, tôi có một lời khuyên nhỏ. Các đôi vợ chồng cãi nhau là chuyện bình thường. Thường vẫn xảy ra như thế. Nhưng tôi khuyên anh chị em: đừng bao giờ kết thúc một ngày mà không làm hòa với nhau. Không bao giờ. Chỉ cần một cử chỉ nhỏ, và thế là đôi vợ chồng tiếp tục tiến bước. Hôn nhân là biểu tượng đời sống, đời sống thực, chứ không phải là một chuyện tưởng tượng! Đó là bí tích tình yêu của Chúa Kitô và của Giáo Hội, một tình yêu tìm được nơi Thánh Giá sự kiểm chứng và bảo đảm.

Tôi cầu chúc tất cả anh chị em một cuộc hành trình thật đẹp: một hành trình phong phú; ước gì tình yêu tăng trưởng. Tôi cầu chúc anh chị em được hạnh phúc. Sẽ có những thánh giá, nhưng Chúa luôn ở đó để giúp chúng ta tiến bước. Xin Chúa chúc lành cho anh chị em!

Sau bài giảng là nghi thức hôn phối. Đức Thánh Cha lần lượt hỏi các đôi kết hôn có ý thức và tự do thành hôn hay không, có sẵn sàng yêu thương và tôn trọng nhau trọn đời không, có sẵn sàng đón nhận con cái Chúa ban và giáo dục chúng theo luật của Chúa Kitô và Giáo Hội hay không. Sau khi các đôi kết hôn khẳng định ý chí như thế, Đức Thánh Cha mời gọi họ biểu lộ sự đồng thuận trước mặt Thiên Chúa và Giáo Hội. Ngài hỏi từng cặp xem họ có đón nhận người bạn đường của mình, luôn chung thủy, trong lúc an vui cũng như lúc đau khổ, khi khỏe mạnh cũng như lúc bệnh tật, yêu thương và tôn trọng người phối ngẫu của mình mọi ngày trong cuộc sống hay không?

Sau đó, Đức Thánh Cha đã làm phép nhẫn cưới để 20 cặp tân hôn lần lượt trao nhẫn cho nhau theo công thức của nghi lễ hôn phối, rồi Ngài đọc lời nguyện xin Thiên Chúa đổ tràn hồng ân Thánh Linh, nâng đỡ các đôi tân hôn và chúc lành cho họ.

Thánh lễ được tiếp nối với kinh Tin Kính và đến phần rước lễ, 60 linh mục đã trao Mình Thánh Chúa cho các tín hữu.

Buổi lễ kết thúc lúc gần 11 giờ. Sau đó lúc 12 giờ trưa, Đức Thánh Cha đã xuất hiện tại cửa sổ phòng làm việc của ngài để chủ sự buổi đọc kinh Truyền Tin với hàng chục ngàn tín hữu tụ tập tại Quảng trường Thánh Phêrô dưới bầu trời nắng thu thật đẹp..

9. Chị Maria Voce tái đắc cử chủ tịch của Phong trào Focolare

Các thành viên phong trào Focolare, thường được người Việt gọi là phong trào Tổ Ấm, đã bỏ phiếu ủng hộ sự liên tục của hàng lãnh đạo. 500 đại biểu của phong trào đang nhóm họp phiên khoáng đại tại Rôma đã quyết định ủng hộ chị Maria Voce làm chủ tịch thêm một nhiệm kỳ 6 năm nữa. Quyết định này đã được Tòa Thánh chính thức chấp thuận.

Chị Maria Voce năm nay 77 tuổi, là người Ý, quê quán tại Calabria. Năm 2008, chị đã được bầu làm người kế vị đầu tiên của chị Chiara Lubich, người sáng lập Phong trào. Giờ đây, chị sẽ lãnh đạo phong trào Focolare thêm 6 năm nữa.

Phong trào Focolare là một tổ chức giáo dân lớn nhất trong Giáo Hội Công Giáo với khoảng hơn 2 triệu thành viên, trong đó có cả những người không Công Giáo và thậm chí những người chưa theo một tôn giáo nào. Thông qua những sáng kiến và tổ chức của mình, họ thúc đẩy sự thống nhất và hiệp thông giữa con người, dưới ánh sáng sứ điệp của Chúa Giêsu.

Trong phiên khoáng đại sẽ kết thúc vào ngày 28 tháng 9 tới đây, họ sẽ xác định ưu tiên trong những năm tới. Và trước khi trở về nhà, họ sẽ gặp gỡ Đức Giáo Hoàng Phanxicô vào ngày 26 tháng 9.

10. Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ tông du đến Thổ Nhĩ Kỳ vào cuối tháng Mười Một

Trong chuyến bay trở về Rôma từ Hàn Quốc, khi nói về lịch trình bận rộn của mình, Đức Giáo Hoàng thừa nhận rằng ngài đã có một xu hướng sử dụng quá tải các nguồn năng lượng của mình. Ngài thừa nhận rằng một số bệnh nhỏ mà ngài phải chịu đựng trong suốt mùa hè có thể do kiệt sức mà gây ra, và nói: "Bây giờ tôi phải thận trọng hơn một chút ". Đức Giáo Hoàng cho biết ngài sẽ giữ một nhịp điệu làm việc ít lại vì tình trạng sức khoẻ. Tuy nhiên, trước những chuyển biến trên thế giới, Đức Thánh Cha có lẽ sẽ không thực hiện được điều đó.

Trong một diễn biến gây bất ngờ cho nhiều người, Cha Federico Lombardi, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết trong cuộc họp báo hôm 12 tháng 9 rằng Đức Thánh Cha sẽ đến thăm Thổ Nhĩ Kỳ vào cuối tháng Mười Một.

Thông báo của Tòa Thánh chỉ diễn ra vài giờ sau khi tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ là ông Recep Tayyip Erdoğan chính thức mời Đức Thánh Cha đến thăm đất nước này và Đức Thánh Cha đã đồng ý ngay lập tức.

Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã đến thăm Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng Mười năm 2006. Ngài đã viếng thăm Ankara, và gặp gỡ với chính quyền địa phương. Ngài cũng đã đến thăm Izmir, gần thành phố Ephesus cổ đại, để kính viếng một ngôi đền dành riêng cho Đức Trinh Nữ Maria. Người Hồi Giáo cũng đến đây để tôn kính Đức Mẹ. Sau đó, ngài đến thăm Toà Thượng Phụ Fanar ở Istanbul, của Đức Thượng phụ Đại kết Constantinople và cầu nguyện với vị Đại Giáo Trưởng của Hồi Giáo tại đền thờ Xanh của Hồi giáo.

Cũng trong cuộc họp báo trên chuyến bay trở về từ Hán Thành, Đức Thánh Cha tiết lộ rằng ngài đã nói chuyện với các trợ lý của ngài về một chuyến thân chinh đến Iraq. "Tại thời điểm này đó không phải là điều tốt nhất để thực hiện", nhưng ngài nói thêm rằng ngài để ngỏ khả năng đó và sẽ thực hiện khi đó là điều hữu ích. Vì thế, các quan sát viên cho rằng bên cạnh các địa điểm như Ankara và Istanbul, Đức Thánh Cha có thể sẽ viếng thăm người tị nạn từ Syria và Iraq ở miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ. Điều này gây quan ngại cho nhiều người vì Thổ Nhĩ Kỳ là cửa ngõ cho các thành phần thánh chiến từ Tây phương xâm nhập vào Iraq và Syria để tham gia chiến đấu chung với bọn khủng bố Hồi Giáo IS. Hoa Kỳ và các nước phương Tây đã nhiều lần yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ chặn đường tiếp tế người và các loại vũ khí cho bọn khủng bố Hồi Giáo IS ở biên giới phía Nam nhưng Thổ Nhĩ Kỳ xem ra không đủ khả năng đáp ứng được.

Cho đến nay, chỉ có một sự kiện được xác nhận là vào 30 tháng 11, Đức Thánh Cha sẽ tham dự Phụng Vụ Thánh do Đức Thượng phụ Đại kết cử hành để mừng lễ Thánh Anrê Tông Đồ. Theo một truyền thống đã có từ thời Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Mỗi năm Tòa Thượng Phụ Đại Kết Constantinople đều gởi đoàn đại biểu sang Rôma tham dự Lễ Hai Thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô ngày 29 tháng 6. Đáp lại, Tòa Thánh cũng gởi đoàn đại biểu sang Constantinople để tham dự lễ Thánh Anrê Tông Đồ được cử hành ngày 30 tháng 11.

Chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô chắc cũng sẽ bao gồm một chuyến viếng thăm một đền thờ Hồi giáo và một cuộc họp với người Hồi giáo, để xây dựng một cầu nối giữa Công Giáo và thế giới Hồi giáo trong việc tìm kiếm sự hỗ trợ chống lại chủ nghĩa cực đoan tôn giáo.

Đức Thánh Cha sẽ có một lịch trình bận rộn trong những ngày tới. Trong tháng Chín, ngài sẽ tông du lịch Albania. Trong tháng Mười, ngài sẽ tham dự Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới về gia đình và trong tháng Mười một, ngài sẽ có hai lần xuất ngoại: đó là tới Strasbourg để nói chuyện trước Nghị Viện Châu Âu và sau đó là đến Thổ Nhĩ Kỳ.

11. Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ đến Strasbourg để nói chuyện trước khi Nghị viện châu Âu

Tòa Thánh đã xác nhận rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ nói chuyện trong phiên họp khoáng đại Nghị viện châu Âu ở Strasbourg, vào ngày 25 tháng 11.

Chủ tịch Nghị viện châu Âu, là ông Martin Schulz, người đã được Đức Giáo Hoàng tiếp kiến vào tháng Mười năm ngoái, thông báo rằng Đức Giáo Hoàng đã chấp nhận lời mời của ông.

Chuyến thăm được mô tả là một cử chỉ đầy biểu tượng và rất quan trọng vì châu Âu ngày càng trở nên thế tục và phong trào bài tôn giáo dâng cao tại các nước phương Tây. Đức Hồng Y Reinhard Marx, là Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục của Cộng đồng châu Âu, hoan nghênh sáng kiến này. Ngài nói đó sẽ là một cách tốt để Quốc hội châu Âu nhớ lại nguồn cội Kitô của mình.

Tháng Mười Một sẽ là một tháng bận rộn cho Đức Giáo Hoàng vì sau khi nói chuyện trước Nghị Viện Châu Âu, ngài sẽ tông du đến Thổ Nhĩ Kỳ vài ngày sau đó.

Ngày 8 tháng 10 năm 1988, Đức Gioan Phaolô II đã trở thành vị Giáo hoàng đầu tiên lên tiếng trước Nghị viện châu Âu. Vào thời điểm đó, bức tường Berlin vẫn còn chia cách nước Đức và chủ nghĩa cộng sản vẫn thống trị ở Đông Âu. Vì thế trong bài phát biểu, Đức Thánh Cha nhắc nhở Quốc hội, rằng châu Âu nên học cách hít thở với hai lá phổi, trong cùng một cơ thể.

Trong một tình cờ khá lạ lùng, người đã la hét phá đám bài nói chuyện của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II ngày 8 tháng 10 năm 1988 đã đột ngột qua đời chỉ vài giờ sau khi Tòa Thánh loan báo về cuộc viếng thăm Strasbourg của Đức Thánh Cha Phanxicô.

Ian Paisley (06/04/1926 – 12/09/2014), người Ái Nhĩ Lan thuộc Giáo Hội Tin Lành Trưởng Lão đã la hét dữ dội và hô những khẩu hiệu chống Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II khi ngài bắt đầu bài nói chuyện của mình.

Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã bình tĩnh chờ đợi trong khi các nghị viên khác lôi Ian Paisley ra ngoài. Nghị viện châu Âu đã vỗ tay vang dội hoan hô cử chỉ từ tốn của ngài.

Ian Paisley đã theo đuổi một lập trường chống Công Giáo rất cực đoan. Ông qua đời tại Belfast ngày 12 tháng 9 vừa qua.

12. Đức Thánh Cha Phanxicô kỷ niệm 100 năm thế chiến thứ nhất

Sáng thứ Bẩy 13 tháng 9 Đức Thánh Cha Phanxicô viếng thăm đài tưởng niệm chiến sĩ trận vong tại Redipuglia và cử hành thánh lễ tại nghĩa trang các tử sĩ nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày Đệ Nhất Thế Chiến bùng nổ.

Redipuglia là nghĩa trang quân đội lớn nhất tại Italia với mộ của hơn 100 ngàn tử sĩ của Thế chiến thứ nhất, trong đó có 30 ngàn chiến sĩ vô danh. Nghĩa trang này chỉ cách biên giới nước Slovenia vài cây số, và được khánh thành ngày 13 tháng 9 năm 1938. Sau khi viếng thăm nghĩa trang Áo-Hung, đặt vòng hoa trước đài tưởng niệm, vào lúc 10 giờ Đức Thánh Cha chủ sự thánh lễ đồng tế tại đài tưởng niệm với các vị Giám Mục đặc trách các giáo hạt quân đội Italia và các nước cùng nhiều Giám Mục khác. Cuối thánh lễ Đức Thánh Cha đọc kinh cầu cho các binh sĩ tử trận và các nạn nhân chiến tranh. Ngài cũng trao cho mỗi Giám Mục hiện diện một ngọn đèn để thắp sáng trong các lễ tưởng niệm Đệ Nhất Thế Chiến tại các giáo phận liên hệ.

Đệ Nhất Thế Chiến đã bùng nổ ngày 28 tháng 7 năm 1914, và chấm dứt ngày 11 tháng 11 năm 1918. Các cuộc đụng độ diễn ra tai Âu châu, Trung Đông, nhiều đảo Thái Bình Dương, Đại Tây Dương và Ấn Độ, theo các phản ứng liên minh dây chuyền giữa các nước. Đã có hơn 70 triệu người bị động viên, trong số này có 60 triệu tại các nước Âu châu, và hơn 9 triệu binh sĩ ngã gục tại chiến trường, không kể khoảng 7 triệu thường dân bị thiệt mạng.

Mặt khác trong các ngày 31 tháng 8 đến mùng 2 tháng 9 vừa qua, các Giám Mục Đức và Ba Lan đã cùng cử hành các lễ nghi tưởng niệm 75 năm Đệ Nhị Thế Chiến bùng nổ.

Thế Chiến Thứ II bắt đầu ngày mùng 1 tháng 9 năm 1939, khi quân đội Đức Quốc Xã tấn công Ba Lan, và chiến tranh đã kéo dài 6 năm khiến cho 62 triệu người chết, trong đó có 25 triệu binh sĩ: 17 triệu người thuộc khối đồng minh và 8 triệu người thuộc khối Trục gồm Đức, Ý và Nhật Bản. Khối đồng minh có 33 triệu thường dân bị chết, trong khi khối Trục có 4 triệu thường dân thiệt mạng.

Hai thế chiến đã khiến cho gần 80 triệu người chết, hàng chục triệu người khác bị thương hay tàn phế, và bao nhiêu triệu người phải sống trong cảnh nghèo túng, đói khát, bệnh tật, khốn khổ, vì các quốc gia lâm chiến đã dốc đổ tài lực và sát tế nhân lực cho thần chiến tranh và tàn phá. Hàng trăm thành phố làng mạc đã bị bỏ bom bình địa, tan hoang. Biết bao nhiêu hy sinh, mồ hôi, máu và nước mắt của hàng bao thế kỷ xây dựng, vun trồng, với bom đạn của chiến tranh chỉ trong chớp nhoáng đã biến thành tro bụi. Nam giới bị động viên, đất đai bị bỏ hoang không người canh tác, phụ nữ và trẻ em phải nai lưng làm việc trong các hãng chế tạo khí giới hay canh tác cầm chừng không đủ thực phẩm cung cấp cho gia đình. Toàn dân phải thắt lưng buộc bụng hy sinh cho chiến tranh.

13. Tổn thất nặng nề: 2500 người Công Giáo bị Hồi Giáo Boko Haram giết chết

Thông tấn xã Công Giáo Catholic World News cho biết Đức Giám Mục Oliver Doeme của giáo phận Maidiguri, một thành phố ở đông bắc Nigeria, nói rằng bọn khủng bố Hồi Giáo Boko Haram đã giết chết hơn 2,500 người Công Giáo trong giáo phận của ngài.

Đức Cha Oliver đã phải bỏ chạy khỏi Tổng Giám Mục của ngài sau khi thành phố Maidiguri bị quân khủng bố tấn công hôm 12 tháng 9.

Đức Cha Oliver đang tạm trú tại Yola cùng với hàng ngàn người Công Giáo. Đức Cha cho biết "nhiều gia đình không biết nơi nương tựa vào đâu", và "khá nhiều cha mẹ vẫn đang tìm kiếm con em bị mất tích và những người thân yêu."

Ngài cho biết thảm họa xảy ra "vì những người lính đã bỏ ngũ chạy trốn quân khủng bố vì sợ bị giết" nên thành phố đã rời vào tình trạng hỗn loạn.

Hôm thứ Hai 15 tháng 9, quân đội Nigeria đã tái chiếm Maidiguri giết chết hàng trăm thành viên của quân khủng bố.

14. Đức Thánh Cha gặp gỡ các nhóm trẻ em bạch tạng trước buổi triều yết chung

Trước buổi triều yết chung hôm thứ Tư 10 tháng 9, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp một nhóm các trẻ em bị bệnh bạch tạng tại Đại Thính Đường Phaolô Đệ Lục. Đức Giáo Hoàng chào đón từng em một.

Sau khi chào hỏi các em, ngài cám ơn họ về chuyến viếng thăm và yêu cầu các em cầu nguyện cho ngài.

Đức Thánh Cha Phanxicô nói:

"Cha cảm ơn các con đã ghé thăm của cha. Cảm ơn các con rất nhiều. Cha yêu cầu các con cầu nguyện cho cha, xin đừng quên. Để cha có thể tiếp tục công việc của mình. Cha sẽ cầu nguyện cho tất cả anh chị em và các con."

Sau đó, Đức Thánh Cha cùng đọc kinh Kính Mừng và ban phép lành cho các em trước khi ra Quảng trường Thánh Phêrô để chủ sự buổi triều yết chung.

Tình cảnh của những em bị bệnh bạch tạng, những người thường xuyên là nạn nhân của phân biệt đối xử hoặc thậm chí là bạo lực, là một mối quan tâm hàng đầu của Đức Giáo Hoàng.

Gần đây, ngài đã thu tiếng của mình trong audiobook xã hội "Ombra Bianca" (Bóng Trắng), một sáng kiến được đưa ra để hỗ trợ những trẻ bị bệnh bạch tạng ở châu Phi.

15. Lời kêu gọi của Đức Thánh Cha tại Lampedusa được hồi âm

Hơn 1,500 người tị nạn đã được cứu sống nhờ dự án Trạm Trợ Giúp Thuyền Nhân Ngoài Khơi. Trạm Trợ Giúp này là một con thuyền mang tên 'The Phoenix' dài hơn 140 feet (42m), trên đó có hai chiếc ghe nhỏ và hai máy bay không người lái có thể khởi động trên biển, và bay suốt hơn sáu tiếng đồng hồ, với tốc độ 240km một giờ.

Dự án Trạm Trợ Giúp Thuyền Nhân Ngoài Khơi đã được đưa ra bởi một cặp vợ chồng Công Giáo sống ở Malta, với mục đích cụ thể là giải cứu những người nhập cư bị mắc cạn dọc Địa Trung Hải.

Regina Catrambone, người sáng lập dự án này cho biết

"Ý tưởng này đã ập đến khi chúng tôi đã ngồi hàng giờ trong kỳ nghỉ hè giữa Lampedusa và Tunisia. Chúng tôi phát hiện ra một chiếc phao áo khoác. Tôi và chồng tôi nhìn chằm chằm vào chiếc áo khoác này. Viên thuyền trưởng trên thuyền chúng tôi nói rằng có thể người mặc chiếc áo khoác này đã không còn nữa. "

Một thời gian ngắn sau đó, Regina và chồng là Christopher Catrambone nói rằng họ nghe những lời kêu gọi đầy xúc động của Đức Giáo Hoàng trong chuyến thăm đảo Lampedusa yêu cầu các Kitô hữu làm mọi cách có thể để cứu giúp những người tị nạn.

Regina Catrambone nói tiếp:

"Đó là một sự thúc đẩy lớn đối với chúng tôi bởi vì trong bài phát biểu của ngài nhiều lần ngài kêu gọi tất cả mọi người hãy giúp đỡ những người tị nạn bằng khả năng, và kỹ năng của mình. Điều này giống như một tiếng chuông vang lên trong trái tim chúng tôi."

Vào cuối tháng Tám vừa qua, họ quyết định thực hiện ý tưởng của mình. Cho đến nay, họ đã cứu sống được hai chiếc thuyền đầy những người nhập cư bị mắc cạn. Khi họ nhìn thấy một chiếc tàu bị nạn, các nhân viên cứu hộ và y tá sơ cứu cho họ và gọi chính quyền địa phương đến cứu giúp họ.

Riêng trong năm nay, ước tính có khoảng 100,000 người nhập cư đã đến bờ biển Ý, để vượt thoát chiến tranh, nghèo đói hay bị ngược đãi. Số lượng những người vượt biển không thành công đến nay vẫn không rõ.

16. Đức Thánh Cha gặp gỡ tổng thống Tunisia, Mohamed Moncef Marzouki

Hôm 11 tháng 9, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chào đón tổng thống nước Cộng hòa Tunisia, là ông Mohamed Moncef Marzouki, tại Điện Tông Tòa của Vatican.

Hai vị đã nói chuyện với nhau bằng tiếng Pháp. Trong cuộc họp ngắn gọn của họ, hai vị đã nói về đối thoại liên tôn, nhân quyền và tự do tôn giáo. Hai vị cũng thảo luận về vai trò của Giáo Hội trong các lĩnh vực y tế và giáo dục tại Tunisia.

Tunisia có 11 triệu dân trong đó 99% là người Hồi Giáo Sunni. Giáo Hội Công Giáo chỉ có một giáo phận là tổng giáo phận thủ đô Tunis với 20,000 tín hữu.

Tổng thống đã tặng cho Đức Giáo Hoàng một con chim bồ câu màu bạc tượng trưng cho hòa bình. Ngược lại, Đức Giáo Hoàng đã tặng cho tổng thống một huy chương triều đại Giáo Hoàng của ngài.

17. Lễ kính hai vị thánh Giáo Hoàng

Đức Thánh Cha Phanxicô đã quyết định rằng ngày 11 tháng 10 hàng năm là lễ nhớ Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII và ngày 22 tháng 10 là lễ nhớ Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong một sắc lệnh của Thánh Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích.

Sắc lệnh ký ngày 29 tháng 5, đã được công bố trong ấn bản ngày 12 tháng 9 của tờ Quan Sát Viên Rôma.

Tám mươi vị Giáo Hoàng đã được phong thánh thánh, nhưng chỉ khoảng 20 vị có lễ nhớ trong lịch Phụng Vụ.