Phụng Vụ - Mục Vụ
Ước Muốn Hoà Thuận Vì Tư Lợi
Phó tế: JB Nguyễn văn Định
05:54 19/09/2009
Sống Tỉnh Thức # 44
ƯỚC MUỐN HOÀ THUẬN VÌ TƯ LỢI
* Chuyện thần thoại kể rằng: Có chàng thanh niên kia ngồi khóc sướt mướt bên dòng suối. Một ông tiên phúc hậu râu tóc trắng xoá, hiện ra và hỏi vì sao chàng khóc, rồi hứa cho chàng một điều ước: “Con ước muốn điều gì ta cũng sẽ làm, để cho con hết sầu khổ.”
Người thanh niên nói: “Thưa Tiên Ông, cha tôi và tôi có mối bất hoà đã lâu, nay cha tôi sắp qua đời do bệnh ung thư. Vì vậy điều ước muốn của tôi là xin cho tôi được hoà thuận với cha tôi trước khi ông ấy lià đời.” Tiên ông lấy làm lạ và cũng rất hài lòng bảo: “Lần đầu tiên ta thấy một người có được điều ước muốn cao đẹp như con. Sao con không xin giầu sang tiền bạc như bao người khác, mà con chỉ xin hoà thuận với cha của mình?”.
Thanh niên thôi khóc, vui vẻ nói: “Thưa Tiên Ông, tôi không dám dối, thú thật, cha tôi là triệu phú. Nếu không hoà thuận với ông ấy, thì chắc chắn trong di chúc tôi sẽ chẳng được gì cả !”
* Một phút hồi tâm: Dường như khi làm một việc gì, người ta cũng có bóng dáng tư lợi, hoặc vật chất, hoặc tinh thần, ngay cả lúc phục vụ trong mục vụ, thiêng liêng, cũng muốn được trả công nào đó.
Lòng tôi vẫn hay tính toán, ngay cả lúc phục vụ yêu thương! Có kẻ chỉ yêu suông trên miệng, nói lời yêu mà lòng không yêu! Tình yêu cần phát xuất từ sự rung động của tâm hồn, bởi những cảm xúc chân thành. Thánh Giacôbê khuyên: Đức khôn ngoan làm cho con người trở nên trước là thanh khiết, sau là hiếu hoà, khoan dung, mềm dẻo, đầy từ bi và sinh nhiều hoa thơm trái tốt, không thiên vị, cũng chẳng giả hình. Bởi đâu có chiến tranh, xung đột giữa anh em? Chẳng phải là bởi chính những khoái lạc của anh em đang gây chiến trong con người anh em đó sao ?... (Gc 3, 16-17;- 4, 1-3)
Tôi cần phục vụ trong sự chận thật, bằng những bày tỏ cụ thể và nhiệt thành, với sự dẫn dắt của Lời Chúa. Thánh Linh sẽ thúc đẩy và rung cảm tôi thực hiện cho tha nhân một cách vô vị lợi.
Thánh Gioan kêu gọi: Anh em thân mến! Nếu lòng chúng ta không cáo tội chúng ta, chúng ta được mạnh dạn đến cùng Thiên Chúa. (1 Gioan 3, 21). Như vậy tiếng nói của lương tâm rất cần.
Phó tế: GB Nguyễn văn Định * johndvn@yahoo.com
ƯỚC MUỐN HOÀ THUẬN VÌ TƯ LỢI
* Chuyện thần thoại kể rằng: Có chàng thanh niên kia ngồi khóc sướt mướt bên dòng suối. Một ông tiên phúc hậu râu tóc trắng xoá, hiện ra và hỏi vì sao chàng khóc, rồi hứa cho chàng một điều ước: “Con ước muốn điều gì ta cũng sẽ làm, để cho con hết sầu khổ.”
Người thanh niên nói: “Thưa Tiên Ông, cha tôi và tôi có mối bất hoà đã lâu, nay cha tôi sắp qua đời do bệnh ung thư. Vì vậy điều ước muốn của tôi là xin cho tôi được hoà thuận với cha tôi trước khi ông ấy lià đời.” Tiên ông lấy làm lạ và cũng rất hài lòng bảo: “Lần đầu tiên ta thấy một người có được điều ước muốn cao đẹp như con. Sao con không xin giầu sang tiền bạc như bao người khác, mà con chỉ xin hoà thuận với cha của mình?”.
Thanh niên thôi khóc, vui vẻ nói: “Thưa Tiên Ông, tôi không dám dối, thú thật, cha tôi là triệu phú. Nếu không hoà thuận với ông ấy, thì chắc chắn trong di chúc tôi sẽ chẳng được gì cả !”
* Một phút hồi tâm: Dường như khi làm một việc gì, người ta cũng có bóng dáng tư lợi, hoặc vật chất, hoặc tinh thần, ngay cả lúc phục vụ trong mục vụ, thiêng liêng, cũng muốn được trả công nào đó.
Lòng tôi vẫn hay tính toán, ngay cả lúc phục vụ yêu thương! Có kẻ chỉ yêu suông trên miệng, nói lời yêu mà lòng không yêu! Tình yêu cần phát xuất từ sự rung động của tâm hồn, bởi những cảm xúc chân thành. Thánh Giacôbê khuyên: Đức khôn ngoan làm cho con người trở nên trước là thanh khiết, sau là hiếu hoà, khoan dung, mềm dẻo, đầy từ bi và sinh nhiều hoa thơm trái tốt, không thiên vị, cũng chẳng giả hình. Bởi đâu có chiến tranh, xung đột giữa anh em? Chẳng phải là bởi chính những khoái lạc của anh em đang gây chiến trong con người anh em đó sao ?... (Gc 3, 16-17;- 4, 1-3)
Tôi cần phục vụ trong sự chận thật, bằng những bày tỏ cụ thể và nhiệt thành, với sự dẫn dắt của Lời Chúa. Thánh Linh sẽ thúc đẩy và rung cảm tôi thực hiện cho tha nhân một cách vô vị lợi.
Thánh Gioan kêu gọi: Anh em thân mến! Nếu lòng chúng ta không cáo tội chúng ta, chúng ta được mạnh dạn đến cùng Thiên Chúa. (1 Gioan 3, 21). Như vậy tiếng nói của lương tâm rất cần.
Phó tế: GB Nguyễn văn Định * johndvn@yahoo.com
Cùng chiến thắng trong cuộc đua yêu thương và phục vụ
LM. Giuse Trương Đình Hiền
08:28 19/09/2009
Chúa Nhật XXV Thường niên (B)
Cùng chiến thắng trong cuộc đua yêu thương và phục vụ
Dẫn nhập đầu lễ:
Nội dung sứ điệp Phụng vụ Chúa Nhật XXV hôm nay có thể được tóm tắt trong 4 từ giản dị sau đây: Khiêm hạ phục vụ.
Trong một thế giới đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi trào lưu chủ nghĩa cá nhân và hưởng thụ, chuộng giàu có vinh quang và quyền cao chức trọng, Lời Chúa hôm nay dạy chúng ta phải trở về với sự liêm chính của Tin Mừng: đó chính là hiền hòa, khoan dung, khiêm tốn phục vụ và luôn hoán cải trở nên bé nhỏ khó ghèo.
Để Lời Chúa thấm nhập vào tâm hồn và biến thành hiện thực cuộc sống, nhất là để xứng đáng cử hành mầu nhiệm thánh, chúng ta cùng thú nhận tội lỗi.
Giảng lễ:
Dưới một khía cạnh nào đó, người ta có thể định nghĩa: cuộc sống chính là một chiến trường, mà mọi người đều phải nỗ lực chiến đấu, hay là một trường đua mà ai ai cũng đang cật lực để về nhất. Về mặt tâm lý, tự bản chất, những cuộc tranh đua đó là một yếu tố cần thiết để hình thành nhân cách. Một người không cố gắng phấn đấu để vượt thắng chính mình và vươn lên thì làm sao có thể đạt tới độ chín mùi của nhân cách. Cũng vậy, về mặt xã hội, việc tranh đua chính đáng, hợp tình hợp lý sẽ đưa xã hội tiến lên. Một xã hội thiếu vắng bầu khí tranh đua mà chỉ răm rắp thi hành những mệnh lệnh sẽ là một xã hội trì trệ, chậm tiến, lạc hậu.
Tuy nhiên, tranh đua để có cái nhất, để đến chỗ đầu không phải lúc nào cũng tốt, cũng mưu cầu lợi ích và mang lại những điều thiện hảo.
- Trong thể thao, đi tìm cái nhất bằng bất cứ giá nào như các vận động viên sử dụng Đôping là một cách ăn gian hèn hạ.
- Trong chính trị, đi tìm vị trí hàng đầu để thoả mãn đam mê quyền lực dẫn tới độc tài cai trị tàn ác bất nhân, … thì muôn đời sẽ bị kết án và phỉ nhỗ.
- Trong kinh tế, muốn trở nên giàu có nhất mà bất kể lương tâm và sẵn sàng mua gian bán lận, dùng mọi thủ đoạn lọc lừa dối trá, bóc lột, đối xử bất công…thì cái giàu có nhất đó lại trở thành đại gian đại ác.
- Có những cái nhất, vị trí hàng đầu không do tự lực cánh sinh mà do hối lộ, tham nhũng, gian xảo, mua chuộc để tiến thân…thì cái nhất, cái hàng đầu đó sẽ trở thành tệ hại cho xã hội.
Và phải chăng đó chính là cái nhất, cái vị trí hàng đầu mà “con rắn nơi địa đàng đã làm mồi nhữ hai ông bà tổ tông loài người”: “Ngày nào các ngươi ăn nó thì các ngươi sẽ trở thành người lớn nhất, trở thành Thiên Chúa”. Không may cho loài người, A-đam và E-Va đã bất kể lời của Thiên Chúa dạy bảo, luật của Thiên Chúa nghiêm cấm, đã ước mơ “làm đầu” nên đã kéo theo một nhân loại sa ngã thảm thương, đánh mất hạnh phúc của địa đàng ban sơ thánh thiện.
Và rồi, bài học đó cứ lặp đi lặp lại hoài trong lịch sử. Ca-in vì không muốn thua em là A-ben trước con mắt Thượng Đế, nên sẵn sàng ra tay sát hại đứa em ruột giữa cánh đồng. Hêrôđê vì sợ em bé mới sinh ở Bêlem sẽ đoạt mất ngai vàng nên đã tàn nhẫn sát hại các trẻ em ở Bêlem từ hai tuổi trở xuống. Và ở giữa cái thế kỷ 20, một thế kỷ mà ánh sáng văn minh đã được rọi đến khắp hang cùng ngỏ hẻm, thì chỉ vì đam mê quyền lực và sợ đánh mất cái vị trí hàng đầu để độc tài cai trị mà Hít-Le đã tiêu diệt 6 triệu người Do Thái và gây ra cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai đem lại bao đau thương cho toàn thể thế giới. Cũng chính trong cái ý nghĩa ngông cuồng xây dựng một xã hội Xã hội chủ nghĩa hoàn mỹ nhất mà các lãnh tụ độc tài như Stalin, Mao Trạch Đông và kế tiếp sau đó là Pon-pốt đã ra tay giết hại bao nhiệu triệu sinh linh đồng bào của chính dân tộc mình…
Phải chăng đó chính là cái cách ứng xử và lý luận của phường vô đạo mà sách Khôn Ngoan cáh đây mấy ngàn năm đã lên tiếng cảnh giác và chúng ta vừa nghe trong BĐ 1:
“Ta gài bẫy hại tên công chính, vì nó chỉ làm vướng chân ta, nó chống lại các việc ta làm, trách ta vi phạm lề luật, và tố cao ta không tuân hành lễ giáo….Ta hãy hạ nhục và tra tấn nó, để biết nó hiền hòa làm sao, và thử xem nó nhẫn nhục đến mức nào. Nào ta kết án nó chết nhục nhã, vì cứ như nó nói, nó sẽ được Thiên Chúa viếng thăm”.
Và đừng nói chi những chuyện xa xôi. Bài Tin Mừng hôm nay tường thuật một bối cảnh thật sống động, thật “người” về tập đoàn các tông đồ đang đi theo Chúa truyền đạo. Mặc cho việc Chúa mạc khải và nói xa nói gần về đoạn đường khổ nạn sắp xảy đến cho Đấng Được Xức Dầu mà chính Phêrô đã có lúc tuyên xưng “Thầy là Đức Kitô”, các Tông đồ cứ hăng say tranh luận, bàn cải xem ai là người chiếm vị trí hàng đầu trong Vương Quốc Thiên Chúa sắp được thiết lập nay mai.
Lại là một cuộc tranh đua về nhất. Xem ra cái ước mơ trần tục với cõi lòng còn nặng trĩu tham sân si, các Tông đồ, những cột trụ cho Giáo Hội tương lai của Chúa Giêsu, những sứ giả đem tin mừng gieo rắc khắp tứ phương thiên hạ, vẫn không thoát khỏi cái não trạng và nếp nghĩ, cái ước mơ và dự phóng tầm thường như bao nhiêu con người tầm thường trong nhân loại ! Nhưng tế nhị làm sao. Chúa Giêsu đợi về đến nhà mới “hỏi tội”: “Dọc đường anh em tranh luận chuyện gì thế ?”. Cho tới nước nầy thì “im thin thít’ chứ biết mở miệng làm sao. Và từ đó, các ông được một bài học để đời, một bài học được áp dụng cho toàn thể Dân Chúa từ kẻ cao nhất cho đến người thấp nhất, mà biểu hiện cụ thể lại âm vang xuyên suốt qua chính danh xưng của vị lãnh đạo tối cao của Hội Thánh được Ngài dùng trong các văn kiện ngỏ lời cùng Dân Chúa: TÔI TỚ CÁC TÔI TỚ.
Nếu nói Chúa Giêsu là một nhà cách mạng, thì yếu tố cách mạng đầu tiên phải chăng là “cách mạng về quan điểm”, quan điểm ứng xử và phục vụ lẫn nhau: “Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết và làm người phục vụ mọi người”. Và Ngài đã chứng minh cụ thể vào chiều Thứ Năm trước khi bị trao nộp, khi Ngài quỳ xuống rửa chân cho các môn sinh trong bữa tiệc cuối cùng.
Và kể từ đó, trong nhân loại đã nảy sinh một cuộc đua tranh mới: đua tranh để trở nên bé nhỏ thấp hèn, đua tranh để trở nên hiền lành khiêm hạ, đua tranh để trở nên tôi tớ phục vụ trong quảng đại yêu thương…Hàng triệu vị Thánh được tôn vinh trên bàn thờ Giáo Hội là những chứng từ sống động cho những cuộc “đua tranh về nhất”, cho những “vị trí hàng đầu” trong cuộc cách mạng của Tin mừng do Chúa Giêsu khởi xướng. Và hình như trong lãnh vực nầy, cũng đã đang và sẽ có những “kỷ lục” mới, kỷ lục của thực hiện Tin mừng, kỷ lục của cuộc hành trình nên thánh.
- Sẵn sàng chết thay cho bạn tù để người ấy có thể đoàn tụ với gia đình như cha Maximilien Kolbe không phải là một “kỷ lục trong tình yêu dâng hiến “sao ?
- Đức Cha Gioan Cassaigne, từ giã ngài tòa Giám Mục dành cả cuộc đời còn lại để phục vụ và chết giữa những người cùi ở Di Linh chẳng phải là một người phá kỷ lục trong cuộc phấn đấu hy sinh và phục vụ đó sao ?
- Người nữ tu già nua, lưng còng Têrêsa-Calcutta đã được trao giải Nobel và đã chinh phục con tim của cả thế giới phải chăng vì đã “phá kỷ lục” trong con đường yêu thương và phục vụ người nghèo.
Nói cách khác, với sứ điệp Lời Chúa hôm nay, mọi người chúng ta đều được gọi mời lên đường, dấn thân cho cuộc đua tình yêu phục vụ, cuộc đua hy sinh và bác ái, cuộc đua thực ti các giá trị của Tin Mừng.
Chính trong ý nghĩa đó, chúng ta hãy mượn lời cầu của Mẹ Thánh Têrêsa Calcutta để nguyện cầu cho nhau cùng chiến thắng trong cuộc đua tranh khó khăn nầy:
Lạy Chúa,
Xin ban cho chúng con ánh sáng đức tin
để nhận ra Chúa hôm nay và hằng ngày,
nơi khuôn mặt khốn khổ
của tất cả những người bị thử thách:
những kẻ đói, không chỉ vì thiếu ăn, nhưng vì thiếu Lời Chúa;
những kẻ khát, không chỉ vì thiếu nước,
nhưng còn vì thiếu bình an, sự thật, công bằng và tình thương;
những kẻ vô gia cư,
không chỉ tìm kiếm một mái nhà,
nhưng còn tìm một con tim hiểu biết, yêu thương;
những kẻ bệnh hoạn và hấp hối,
không chỉ trong thân xác,
nhưng còn trong tinh thần nữa,
bằng cách thực thi lời hy vọng nầy:
“Điều mà ngươi làm cho người bé mọn nhất trong anh em là làm cho chính Ta”
Cùng chiến thắng trong cuộc đua yêu thương và phục vụ
Dẫn nhập đầu lễ:
Nội dung sứ điệp Phụng vụ Chúa Nhật XXV hôm nay có thể được tóm tắt trong 4 từ giản dị sau đây: Khiêm hạ phục vụ.
Trong một thế giới đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi trào lưu chủ nghĩa cá nhân và hưởng thụ, chuộng giàu có vinh quang và quyền cao chức trọng, Lời Chúa hôm nay dạy chúng ta phải trở về với sự liêm chính của Tin Mừng: đó chính là hiền hòa, khoan dung, khiêm tốn phục vụ và luôn hoán cải trở nên bé nhỏ khó ghèo.
Để Lời Chúa thấm nhập vào tâm hồn và biến thành hiện thực cuộc sống, nhất là để xứng đáng cử hành mầu nhiệm thánh, chúng ta cùng thú nhận tội lỗi.
Giảng lễ:
Dưới một khía cạnh nào đó, người ta có thể định nghĩa: cuộc sống chính là một chiến trường, mà mọi người đều phải nỗ lực chiến đấu, hay là một trường đua mà ai ai cũng đang cật lực để về nhất. Về mặt tâm lý, tự bản chất, những cuộc tranh đua đó là một yếu tố cần thiết để hình thành nhân cách. Một người không cố gắng phấn đấu để vượt thắng chính mình và vươn lên thì làm sao có thể đạt tới độ chín mùi của nhân cách. Cũng vậy, về mặt xã hội, việc tranh đua chính đáng, hợp tình hợp lý sẽ đưa xã hội tiến lên. Một xã hội thiếu vắng bầu khí tranh đua mà chỉ răm rắp thi hành những mệnh lệnh sẽ là một xã hội trì trệ, chậm tiến, lạc hậu.
Tuy nhiên, tranh đua để có cái nhất, để đến chỗ đầu không phải lúc nào cũng tốt, cũng mưu cầu lợi ích và mang lại những điều thiện hảo.
- Trong thể thao, đi tìm cái nhất bằng bất cứ giá nào như các vận động viên sử dụng Đôping là một cách ăn gian hèn hạ.
- Trong chính trị, đi tìm vị trí hàng đầu để thoả mãn đam mê quyền lực dẫn tới độc tài cai trị tàn ác bất nhân, … thì muôn đời sẽ bị kết án và phỉ nhỗ.
- Trong kinh tế, muốn trở nên giàu có nhất mà bất kể lương tâm và sẵn sàng mua gian bán lận, dùng mọi thủ đoạn lọc lừa dối trá, bóc lột, đối xử bất công…thì cái giàu có nhất đó lại trở thành đại gian đại ác.
- Có những cái nhất, vị trí hàng đầu không do tự lực cánh sinh mà do hối lộ, tham nhũng, gian xảo, mua chuộc để tiến thân…thì cái nhất, cái hàng đầu đó sẽ trở thành tệ hại cho xã hội.
Và phải chăng đó chính là cái nhất, cái vị trí hàng đầu mà “con rắn nơi địa đàng đã làm mồi nhữ hai ông bà tổ tông loài người”: “Ngày nào các ngươi ăn nó thì các ngươi sẽ trở thành người lớn nhất, trở thành Thiên Chúa”. Không may cho loài người, A-đam và E-Va đã bất kể lời của Thiên Chúa dạy bảo, luật của Thiên Chúa nghiêm cấm, đã ước mơ “làm đầu” nên đã kéo theo một nhân loại sa ngã thảm thương, đánh mất hạnh phúc của địa đàng ban sơ thánh thiện.
Và rồi, bài học đó cứ lặp đi lặp lại hoài trong lịch sử. Ca-in vì không muốn thua em là A-ben trước con mắt Thượng Đế, nên sẵn sàng ra tay sát hại đứa em ruột giữa cánh đồng. Hêrôđê vì sợ em bé mới sinh ở Bêlem sẽ đoạt mất ngai vàng nên đã tàn nhẫn sát hại các trẻ em ở Bêlem từ hai tuổi trở xuống. Và ở giữa cái thế kỷ 20, một thế kỷ mà ánh sáng văn minh đã được rọi đến khắp hang cùng ngỏ hẻm, thì chỉ vì đam mê quyền lực và sợ đánh mất cái vị trí hàng đầu để độc tài cai trị mà Hít-Le đã tiêu diệt 6 triệu người Do Thái và gây ra cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai đem lại bao đau thương cho toàn thể thế giới. Cũng chính trong cái ý nghĩa ngông cuồng xây dựng một xã hội Xã hội chủ nghĩa hoàn mỹ nhất mà các lãnh tụ độc tài như Stalin, Mao Trạch Đông và kế tiếp sau đó là Pon-pốt đã ra tay giết hại bao nhiệu triệu sinh linh đồng bào của chính dân tộc mình…
Phải chăng đó chính là cái cách ứng xử và lý luận của phường vô đạo mà sách Khôn Ngoan cáh đây mấy ngàn năm đã lên tiếng cảnh giác và chúng ta vừa nghe trong BĐ 1:
“Ta gài bẫy hại tên công chính, vì nó chỉ làm vướng chân ta, nó chống lại các việc ta làm, trách ta vi phạm lề luật, và tố cao ta không tuân hành lễ giáo….Ta hãy hạ nhục và tra tấn nó, để biết nó hiền hòa làm sao, và thử xem nó nhẫn nhục đến mức nào. Nào ta kết án nó chết nhục nhã, vì cứ như nó nói, nó sẽ được Thiên Chúa viếng thăm”.
Và đừng nói chi những chuyện xa xôi. Bài Tin Mừng hôm nay tường thuật một bối cảnh thật sống động, thật “người” về tập đoàn các tông đồ đang đi theo Chúa truyền đạo. Mặc cho việc Chúa mạc khải và nói xa nói gần về đoạn đường khổ nạn sắp xảy đến cho Đấng Được Xức Dầu mà chính Phêrô đã có lúc tuyên xưng “Thầy là Đức Kitô”, các Tông đồ cứ hăng say tranh luận, bàn cải xem ai là người chiếm vị trí hàng đầu trong Vương Quốc Thiên Chúa sắp được thiết lập nay mai.
Lại là một cuộc tranh đua về nhất. Xem ra cái ước mơ trần tục với cõi lòng còn nặng trĩu tham sân si, các Tông đồ, những cột trụ cho Giáo Hội tương lai của Chúa Giêsu, những sứ giả đem tin mừng gieo rắc khắp tứ phương thiên hạ, vẫn không thoát khỏi cái não trạng và nếp nghĩ, cái ước mơ và dự phóng tầm thường như bao nhiêu con người tầm thường trong nhân loại ! Nhưng tế nhị làm sao. Chúa Giêsu đợi về đến nhà mới “hỏi tội”: “Dọc đường anh em tranh luận chuyện gì thế ?”. Cho tới nước nầy thì “im thin thít’ chứ biết mở miệng làm sao. Và từ đó, các ông được một bài học để đời, một bài học được áp dụng cho toàn thể Dân Chúa từ kẻ cao nhất cho đến người thấp nhất, mà biểu hiện cụ thể lại âm vang xuyên suốt qua chính danh xưng của vị lãnh đạo tối cao của Hội Thánh được Ngài dùng trong các văn kiện ngỏ lời cùng Dân Chúa: TÔI TỚ CÁC TÔI TỚ.
Nếu nói Chúa Giêsu là một nhà cách mạng, thì yếu tố cách mạng đầu tiên phải chăng là “cách mạng về quan điểm”, quan điểm ứng xử và phục vụ lẫn nhau: “Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết và làm người phục vụ mọi người”. Và Ngài đã chứng minh cụ thể vào chiều Thứ Năm trước khi bị trao nộp, khi Ngài quỳ xuống rửa chân cho các môn sinh trong bữa tiệc cuối cùng.
Và kể từ đó, trong nhân loại đã nảy sinh một cuộc đua tranh mới: đua tranh để trở nên bé nhỏ thấp hèn, đua tranh để trở nên hiền lành khiêm hạ, đua tranh để trở nên tôi tớ phục vụ trong quảng đại yêu thương…Hàng triệu vị Thánh được tôn vinh trên bàn thờ Giáo Hội là những chứng từ sống động cho những cuộc “đua tranh về nhất”, cho những “vị trí hàng đầu” trong cuộc cách mạng của Tin mừng do Chúa Giêsu khởi xướng. Và hình như trong lãnh vực nầy, cũng đã đang và sẽ có những “kỷ lục” mới, kỷ lục của thực hiện Tin mừng, kỷ lục của cuộc hành trình nên thánh.
- Sẵn sàng chết thay cho bạn tù để người ấy có thể đoàn tụ với gia đình như cha Maximilien Kolbe không phải là một “kỷ lục trong tình yêu dâng hiến “sao ?
- Đức Cha Gioan Cassaigne, từ giã ngài tòa Giám Mục dành cả cuộc đời còn lại để phục vụ và chết giữa những người cùi ở Di Linh chẳng phải là một người phá kỷ lục trong cuộc phấn đấu hy sinh và phục vụ đó sao ?
- Người nữ tu già nua, lưng còng Têrêsa-Calcutta đã được trao giải Nobel và đã chinh phục con tim của cả thế giới phải chăng vì đã “phá kỷ lục” trong con đường yêu thương và phục vụ người nghèo.
Nói cách khác, với sứ điệp Lời Chúa hôm nay, mọi người chúng ta đều được gọi mời lên đường, dấn thân cho cuộc đua tình yêu phục vụ, cuộc đua hy sinh và bác ái, cuộc đua thực ti các giá trị của Tin Mừng.
Chính trong ý nghĩa đó, chúng ta hãy mượn lời cầu của Mẹ Thánh Têrêsa Calcutta để nguyện cầu cho nhau cùng chiến thắng trong cuộc đua tranh khó khăn nầy:
Lạy Chúa,
Xin ban cho chúng con ánh sáng đức tin
để nhận ra Chúa hôm nay và hằng ngày,
nơi khuôn mặt khốn khổ
của tất cả những người bị thử thách:
những kẻ đói, không chỉ vì thiếu ăn, nhưng vì thiếu Lời Chúa;
những kẻ khát, không chỉ vì thiếu nước,
nhưng còn vì thiếu bình an, sự thật, công bằng và tình thương;
những kẻ vô gia cư,
không chỉ tìm kiếm một mái nhà,
nhưng còn tìm một con tim hiểu biết, yêu thương;
những kẻ bệnh hoạn và hấp hối,
không chỉ trong thân xác,
nhưng còn trong tinh thần nữa,
bằng cách thực thi lời hy vọng nầy:
“Điều mà ngươi làm cho người bé mọn nhất trong anh em là làm cho chính Ta”
Vẽ đẹp của đời phục vụ
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
10:52 19/09/2009
“Ai muốn làm đầu, thì phải làm người rốt hết, và làm người phục vụ người khác” (Mc 9,36)
1. Lý tưởng phục vụ
Có thể nói đây là một trong những câu nói đẹp nhất của Tin Mừng. Từ khi mới đi tu, tôi không hiểu hết ý nghĩa của nó, bởi vì cái nhìn của Chúa hoàn toàn khác với cái nhìn của con người. Vì thông thường ai cũng muốn làm đầu. Ai cũng thích chỗ cao trọng. Ai cũng muốn được người khác phục vụ. Ngay cả các tông đồ cũng thế, theo Chúa rồi mà vẫn còn mang não trạng tranh giành nhau và tìm chổ lớn chỗ nhỏ.
Nhưng dần dần tôi mới hiểu được ý nghĩa của câu nói này. Tôi nhận thấy rằng:
Trong một quốc gia, nếu những người lãnh đạo là những người phục vụ người dân thì đất nước đó sẽ phát triễn và sẽ tiến nhanh tiến mạnh.
Trong một xã hội, nếu mọi người biết phục vụ nhau, thì xã hội đó sẽ bình an và thịnh vượng.
Một giáo xứ mà trong đó ai cũng mặc lấy tinh thần phục vụ lẫn nhau, thì giáo xứ đó rất sống động và đầy niềm vui.
Cũng thế trong một gia đình vợ chồng, con cái biết phục vụ lẫn nhau, thì gia đình đó sẽ có sự cảm thông, yêu thương và hạnh phúc dư tràn.
Phục vụ là lý tưởng mời gọi tất cả mọi người sống và thực hành để làm cho cuộc sống này được đẹp hơn, nhân bản hơn và yêu thương hơn.
Giáo hội cũng chọn phục vụ làm con đường phải đi như Chúa đã dạy. Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II quả quyết rằng: “Con người là con đường của Giáo Hội”. Nghĩa là Giáo Hội được thiết lập là để phục vụ con người. Con người là trung tâm điểm của sứ mạng Giáo Hội. Trong Giáo Hội có chức vụ, có địa vị nhưng không phải là để thống trị người khác, nhưng là phương tiện để phục vụ lợi ích các linh hồn và xây dựng Nhiệm Thể Chúa Kitô.
Giáo hội được mời gọi bước theo mẫu gương phục vụ của Chúa Kitô. Người là Đấng giàu có nhưng đã trở nên nghèo khó. Người là Đấng cao trọng nhưng đã trở nên rốt hết. Người là Thầy nhưng đã cúi xuống rửa chân cho các môn đệ. Người là Chúa nhưng đã hiến mạng sống mình vì ơn cứu độ của chúng ta. Đúng như Lời Người: “Vì Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ, và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người” (Mc 10,45).
2. Ơn gọi linh mục là ơn gọi phục vụ
Trong Năm Linh Mục, tôi muốn chia sẽ về ơn gọi của tôi. Chúa gọi tôi đi tu vào năm 19 tuổi, lúc đó tôi mang trong mình nhiều ước mơ. Khi chọn lựa đi tu, tôi cũng phải vật lộn với chính mình và cứ tự hỏi phải đi con đường nào. Những buổi tối về mấy người bạn cùng làng đồng lứa quây quần bên nhau dưới ánh đèn dầu, chúng rĩ vào tai tôi: “Cậu đừng có đi tu, thời nay ít người đi tu rồi, đời độc thân cực lắm”. Nghe những lời đó làm tôi cũng lung lạc muốn bỏ ý định đi tu. Nhưng tôi vẫn nghe trong lòng một tiếng mời gọi ra đi. Sau khi suy nghĩ và cầu nguyện, cuối cùng tôi nói với Mẹ, “con sẽ đi tu mẹ ạ”. Nghe điều đó, tôi thấy mắt mẹ tôi rưng rưng nước mắt và tôi hiểu được tâm trạng của mẹ tôi lúc đó: có thể đó là những dòng nước mắt của niềm vui vì có một người con sẽ dâng mình cho Chúa. Nhưng có thể đó là những dòng nước mắt của hy sinh vì “mất một người con trai trưởng” là chổ dựa của gia đình tôi.
Tôi đã bước đi theo tiếng gọi làm linh mục của Chúa. Sau hơn sáu năm huấn luyện ở Đại Chủng Viện Vinh Thanh, mùa Đông năm 2001 tôi được truyền chức linh mục bởi Đức Cha Phaolô Cao Đình Thuyên. Nay tôi đã làm linh mục được tám năm. Càng ngày tôi càng xác tín rằng: Chức linh mục không phải là một cái nghề, cũng không phải là một địa vị trong lòng Giáo Hội để tìm kiếm. Nhưng chức linh mục là một hồng ân, hay đúng hơn, nói theo Thánh Phaolô là một đặc sủng (charisma) của Chúa Thánh Thần. Đặc sủng này được ban cho tôi là vì lợi ích chung, là để phục vụ lợi ích cộng đoàn. Hiểu như thế, tôi càng được thôi thúc hơn và mời gọi hơn đi vào con đường của Chúa, đó là con đường yêu thương và phục vụ người khác. Lý tưởng đó thúc đẩy tôi lên đường và “ra khơi” mỗi ngày. Khi phục vụ trong sứ mạng linh mục tôi thấy những chân trời mới ló dạng, chân trời của yêu thương và hy vọng, chân trời của niềm vui và truyền giáo. Tôi rất thích câu thơ của đại thi hào Ân Độ, Tagor, vì rất đúng với đời linh mục:
“Khi tôi ngủ, tôi mơ thấy niềm vui
Khi tôi thức, tôi thấy đời phục vụ
Khi tôi phục vụ, tôi gặp được niềm vui”.
Lạy Chúa, xin giúp chúng con biết đi vào con đường của Chú, đó là con đường yêu thương và phục vụ. Vì chỉ con đường đó dẫn chúng con tới niềm vui, bình an và hoan lạc trong tâm hồn. Amen!
1. Lý tưởng phục vụ
Có thể nói đây là một trong những câu nói đẹp nhất của Tin Mừng. Từ khi mới đi tu, tôi không hiểu hết ý nghĩa của nó, bởi vì cái nhìn của Chúa hoàn toàn khác với cái nhìn của con người. Vì thông thường ai cũng muốn làm đầu. Ai cũng thích chỗ cao trọng. Ai cũng muốn được người khác phục vụ. Ngay cả các tông đồ cũng thế, theo Chúa rồi mà vẫn còn mang não trạng tranh giành nhau và tìm chổ lớn chỗ nhỏ.
Nhưng dần dần tôi mới hiểu được ý nghĩa của câu nói này. Tôi nhận thấy rằng:
Trong một quốc gia, nếu những người lãnh đạo là những người phục vụ người dân thì đất nước đó sẽ phát triễn và sẽ tiến nhanh tiến mạnh.
Trong một xã hội, nếu mọi người biết phục vụ nhau, thì xã hội đó sẽ bình an và thịnh vượng.
Một giáo xứ mà trong đó ai cũng mặc lấy tinh thần phục vụ lẫn nhau, thì giáo xứ đó rất sống động và đầy niềm vui.
Cũng thế trong một gia đình vợ chồng, con cái biết phục vụ lẫn nhau, thì gia đình đó sẽ có sự cảm thông, yêu thương và hạnh phúc dư tràn.
Phục vụ là lý tưởng mời gọi tất cả mọi người sống và thực hành để làm cho cuộc sống này được đẹp hơn, nhân bản hơn và yêu thương hơn.
Giáo hội cũng chọn phục vụ làm con đường phải đi như Chúa đã dạy. Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II quả quyết rằng: “Con người là con đường của Giáo Hội”. Nghĩa là Giáo Hội được thiết lập là để phục vụ con người. Con người là trung tâm điểm của sứ mạng Giáo Hội. Trong Giáo Hội có chức vụ, có địa vị nhưng không phải là để thống trị người khác, nhưng là phương tiện để phục vụ lợi ích các linh hồn và xây dựng Nhiệm Thể Chúa Kitô.
Giáo hội được mời gọi bước theo mẫu gương phục vụ của Chúa Kitô. Người là Đấng giàu có nhưng đã trở nên nghèo khó. Người là Đấng cao trọng nhưng đã trở nên rốt hết. Người là Thầy nhưng đã cúi xuống rửa chân cho các môn đệ. Người là Chúa nhưng đã hiến mạng sống mình vì ơn cứu độ của chúng ta. Đúng như Lời Người: “Vì Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ, và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người” (Mc 10,45).
2. Ơn gọi linh mục là ơn gọi phục vụ
Trong Năm Linh Mục, tôi muốn chia sẽ về ơn gọi của tôi. Chúa gọi tôi đi tu vào năm 19 tuổi, lúc đó tôi mang trong mình nhiều ước mơ. Khi chọn lựa đi tu, tôi cũng phải vật lộn với chính mình và cứ tự hỏi phải đi con đường nào. Những buổi tối về mấy người bạn cùng làng đồng lứa quây quần bên nhau dưới ánh đèn dầu, chúng rĩ vào tai tôi: “Cậu đừng có đi tu, thời nay ít người đi tu rồi, đời độc thân cực lắm”. Nghe những lời đó làm tôi cũng lung lạc muốn bỏ ý định đi tu. Nhưng tôi vẫn nghe trong lòng một tiếng mời gọi ra đi. Sau khi suy nghĩ và cầu nguyện, cuối cùng tôi nói với Mẹ, “con sẽ đi tu mẹ ạ”. Nghe điều đó, tôi thấy mắt mẹ tôi rưng rưng nước mắt và tôi hiểu được tâm trạng của mẹ tôi lúc đó: có thể đó là những dòng nước mắt của niềm vui vì có một người con sẽ dâng mình cho Chúa. Nhưng có thể đó là những dòng nước mắt của hy sinh vì “mất một người con trai trưởng” là chổ dựa của gia đình tôi.
Tôi đã bước đi theo tiếng gọi làm linh mục của Chúa. Sau hơn sáu năm huấn luyện ở Đại Chủng Viện Vinh Thanh, mùa Đông năm 2001 tôi được truyền chức linh mục bởi Đức Cha Phaolô Cao Đình Thuyên. Nay tôi đã làm linh mục được tám năm. Càng ngày tôi càng xác tín rằng: Chức linh mục không phải là một cái nghề, cũng không phải là một địa vị trong lòng Giáo Hội để tìm kiếm. Nhưng chức linh mục là một hồng ân, hay đúng hơn, nói theo Thánh Phaolô là một đặc sủng (charisma) của Chúa Thánh Thần. Đặc sủng này được ban cho tôi là vì lợi ích chung, là để phục vụ lợi ích cộng đoàn. Hiểu như thế, tôi càng được thôi thúc hơn và mời gọi hơn đi vào con đường của Chúa, đó là con đường yêu thương và phục vụ người khác. Lý tưởng đó thúc đẩy tôi lên đường và “ra khơi” mỗi ngày. Khi phục vụ trong sứ mạng linh mục tôi thấy những chân trời mới ló dạng, chân trời của yêu thương và hy vọng, chân trời của niềm vui và truyền giáo. Tôi rất thích câu thơ của đại thi hào Ân Độ, Tagor, vì rất đúng với đời linh mục:
“Khi tôi ngủ, tôi mơ thấy niềm vui
Khi tôi thức, tôi thấy đời phục vụ
Khi tôi phục vụ, tôi gặp được niềm vui”.
Lạy Chúa, xin giúp chúng con biết đi vào con đường của Chú, đó là con đường yêu thương và phục vụ. Vì chỉ con đường đó dẫn chúng con tới niềm vui, bình an và hoan lạc trong tâm hồn. Amen!
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:12 19/09/2009
MẶT TRĂNG TRÒN HAY KHÔNG TRÒN
Hoa dạ lý hương trông nhìn ánh trăng lưỡi liềm, than thở nói:
- “Trăng có âm quang tròn khuyết, giống như người thế gian họa phúc vô thường vậy”.
Đấng tạo hóa nhè nhẹ cười:
- “Bé con, con sai rồi, mặt trăng từ trước đến nay không bị khuyết, nó chỉ bị bóng đêm che khuất. Bản chất của sinh mệnh cũng thế, lúc nào con có thể để xuống gánh nặng, thoát khỏi bóng đêm, sinh mệnh tự nhiên đầy đặn tròn trịa”.
(Trích "Chuyện ngụ ngôn cho thời hiện nay")
Suy tư:
Con người sống thì phải làm việc, làm việc thì có trách nhiệm, và trách nhiệm là gánh nặng.
Bổn phận và trách nhiệm là cụm từ luôn đi đôi với nhau, làm bổn phận mà không chu toàn, thì gọi là vô trách nhiệm, người có lương tâm thì không muốn trở thành kẻ vô trách nhiệm, cho nên luôn luôn thấy gánh nặng trên vai của mình.
Để gánh nặng xuống, nhưng không phải để cho người khác mà là để trong tay Chúa, xin Chúa cùng vác với mình, hay ít nữa, xin Chúa nhân từ bỏ qua những thiếu sót trong bổn phận của mình vì quá mệt mỏi. Chúa Giê-su đã nói: “Hãy đến cùng Ta, hỡi những ai khó nhọc và gánh nặng…” đó sao?
Làm hết sức lực của mình, và phó thác gánh nặng (công việc) cho Chúa, đó là người khôn ngoan vậy.
--------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Hoa dạ lý hương trông nhìn ánh trăng lưỡi liềm, than thở nói:
- “Trăng có âm quang tròn khuyết, giống như người thế gian họa phúc vô thường vậy”.
Đấng tạo hóa nhè nhẹ cười:
- “Bé con, con sai rồi, mặt trăng từ trước đến nay không bị khuyết, nó chỉ bị bóng đêm che khuất. Bản chất của sinh mệnh cũng thế, lúc nào con có thể để xuống gánh nặng, thoát khỏi bóng đêm, sinh mệnh tự nhiên đầy đặn tròn trịa”.
(Trích "Chuyện ngụ ngôn cho thời hiện nay")
Suy tư:
Con người sống thì phải làm việc, làm việc thì có trách nhiệm, và trách nhiệm là gánh nặng.
Bổn phận và trách nhiệm là cụm từ luôn đi đôi với nhau, làm bổn phận mà không chu toàn, thì gọi là vô trách nhiệm, người có lương tâm thì không muốn trở thành kẻ vô trách nhiệm, cho nên luôn luôn thấy gánh nặng trên vai của mình.
Để gánh nặng xuống, nhưng không phải để cho người khác mà là để trong tay Chúa, xin Chúa cùng vác với mình, hay ít nữa, xin Chúa nhân từ bỏ qua những thiếu sót trong bổn phận của mình vì quá mệt mỏi. Chúa Giê-su đã nói: “Hãy đến cùng Ta, hỡi những ai khó nhọc và gánh nặng…” đó sao?
Làm hết sức lực của mình, và phó thác gánh nặng (công việc) cho Chúa, đó là người khôn ngoan vậy.
--------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:24 19/09/2009
N2T |
60. Thấy rõ mình, khinh miệt mình là kiến thức trác tuyệt nhất, là có lợi cho học vấn nhất.
(sách Gương Chúa Giê-su)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:35 19/09/2009
N2T |
232. Từ trước đến nay thượng đế không oán trách phàn nàn nhân loại ngu đần, nhưng con người ta lại oán trách phàn nàn thượng đế bất công.
Mừng lễ thánh Toma Thiện và Thánh Matthêu
Hai Tê Miệt Vườn
20:08 19/09/2009
COI THƯỜNG MẠNG MÌNH
Tuổi đời mười tám xuân xanh,
Nhưng ngài xứng đáng mang danh anh hùng.
Bởi vì đã sống tín trung,
Một lòng theo Chúa thuỷ chung nghĩa tình.
Thế nên hiến trọn đời mình,
Miễn sao danh Chúa hiển vinh sáng ngời.
Đây là cách thế kêu mời,
Mọi người dương thế sống đời thiện chân.
Vậy là tất cả trở thành,
Con Cha chí ái công dân Nước Trời.
Thế nhân hưởng được cuộc đời,
An bình thư thái của thời cánh chung.
Dắt nhau vào cõi thiên cung,
Ngìn thu được sống vô cùng sướng vui.
“Ai yêu quý mạng sống mình thì sẽ mất, còn ai coi thường mạng sống mình ở đời này
thì sẽ giữ lại được cho sự sống đời đời” (Ga 12,25)
Lễ Thánh Tôma Thiện sinh năm 1820 tại Trung Quán, Quảng Bình.
ĐI THEO TIẾNG GỌI
Anh chàng thu thuế năm xưa,
Hôm nay chỉ biết say sưa Nước Trời.
Và anh hiến trọn cuộc đời,
Quyết theo Đức Chúa giảng lời của Cha.
Dẫn đưa những kẻ lạc xa,
Trở về đoàn tụ trong nhà thân thương.
Chẳng ai còn bị vấn vương,
Bởi bao tội ác tai ương oán hờn.
Chính nhờ gặp Đấng Chí Tôn,
Ấy là Thiên Chúa cội nguồn phúc ân.
Loài người đổi mới canh tân,
Ở trong ân sủng Thánh Thần tình yêu.
Xác hồn quả thật phong nhiêu,
Như cành nho tốt sinh nhiều quả hoa.
Cuối đời tất cả về nhà,
Muôn đời vui sống bên Cha nhân lành.
“Bỏ nơi ấy, Đức Giêsu đi ngang qua trạm thu thuế thì thấy một người tên là Matthêu đang ngồi ở đó.
Người bảo ông: “Anh hãy theo tôi!” Ông đứng dậy đi theo Người” (Mt 9,9).
Lễ thánh Matthêu tông đồ 21/09/2009
Tuổi đời mười tám xuân xanh,
Nhưng ngài xứng đáng mang danh anh hùng.
Bởi vì đã sống tín trung,
Một lòng theo Chúa thuỷ chung nghĩa tình.
Thế nên hiến trọn đời mình,
Miễn sao danh Chúa hiển vinh sáng ngời.
Đây là cách thế kêu mời,
Mọi người dương thế sống đời thiện chân.
Vậy là tất cả trở thành,
Con Cha chí ái công dân Nước Trời.
Thế nhân hưởng được cuộc đời,
An bình thư thái của thời cánh chung.
Dắt nhau vào cõi thiên cung,
Ngìn thu được sống vô cùng sướng vui.
“Ai yêu quý mạng sống mình thì sẽ mất, còn ai coi thường mạng sống mình ở đời này
thì sẽ giữ lại được cho sự sống đời đời” (Ga 12,25)
Lễ Thánh Tôma Thiện sinh năm 1820 tại Trung Quán, Quảng Bình.
ĐI THEO TIẾNG GỌI
Anh chàng thu thuế năm xưa,
Hôm nay chỉ biết say sưa Nước Trời.
Và anh hiến trọn cuộc đời,
Quyết theo Đức Chúa giảng lời của Cha.
Dẫn đưa những kẻ lạc xa,
Trở về đoàn tụ trong nhà thân thương.
Chẳng ai còn bị vấn vương,
Bởi bao tội ác tai ương oán hờn.
Chính nhờ gặp Đấng Chí Tôn,
Ấy là Thiên Chúa cội nguồn phúc ân.
Loài người đổi mới canh tân,
Ở trong ân sủng Thánh Thần tình yêu.
Xác hồn quả thật phong nhiêu,
Như cành nho tốt sinh nhiều quả hoa.
Cuối đời tất cả về nhà,
Muôn đời vui sống bên Cha nhân lành.
“Bỏ nơi ấy, Đức Giêsu đi ngang qua trạm thu thuế thì thấy một người tên là Matthêu đang ngồi ở đó.
Người bảo ông: “Anh hãy theo tôi!” Ông đứng dậy đi theo Người” (Mt 9,9).
Lễ thánh Matthêu tông đồ 21/09/2009
Theo gương Mát-thêu xưa
J.B. Nguyễn Quốc Tuấn
20:09 19/09/2009
Theo gương Mát-thêu xưa
(Cảm hứng Tin Mừng Mát-thêu 9, 9 – 13)
Tháng ngày mải miết tơ vương
Một hôm Chúa đến gọi con theo Ngài
Đam mê lạc thú trần ai
Hùa vây van vỉ níu hoài tim con
Chợt nghe tiếng Chúa gọi dồn:
“Hãy theo Ta – chính thật nguồn bình an !”
Hổ ngươi trào dậy tâm can
Tấm thân tội lỗi, Chúa còn màng ư ? !
Theo gương Thánh Mathêu xưa
Nghe Chúa gọi giữa cơn mơ tiền tài
Vội vàng đứng dậy đi ngay
Chẳng ngần ngại xác thân đầy uế nhơ
Vì tin tình Chúa bao la
Khoan dung lượng cả thứ tha tội đầy
Thuốc lành biệt dược chữa ngay
Lễ nghi đâu thể sánh tày lòng nhân
Con đây yếu nhược tinh thần
Chúa ơi, xin chữa tấm thân tội nguyền
Đỡ nâng con đứng thẳng lên
Đi theo tiếng Chúa vững tin tình Ngài !!!
(Cảm hứng Tin Mừng Mát-thêu 9, 9 – 13)
Tháng ngày mải miết tơ vương
Một hôm Chúa đến gọi con theo Ngài
Đam mê lạc thú trần ai
Hùa vây van vỉ níu hoài tim con
Chợt nghe tiếng Chúa gọi dồn:
“Hãy theo Ta – chính thật nguồn bình an !”
Hổ ngươi trào dậy tâm can
Tấm thân tội lỗi, Chúa còn màng ư ? !
Theo gương Thánh Mathêu xưa
Nghe Chúa gọi giữa cơn mơ tiền tài
Vội vàng đứng dậy đi ngay
Chẳng ngần ngại xác thân đầy uế nhơ
Vì tin tình Chúa bao la
Khoan dung lượng cả thứ tha tội đầy
Thuốc lành biệt dược chữa ngay
Lễ nghi đâu thể sánh tày lòng nhân
Con đây yếu nhược tinh thần
Chúa ơi, xin chữa tấm thân tội nguyền
Đỡ nâng con đứng thẳng lên
Đi theo tiếng Chúa vững tin tình Ngài !!!
Thánh Mátthêo Tông đồ, tác giả Tin Mừng
Lm Giacôbê Tạ Chúc
20:11 19/09/2009
Ngày 21 tháng 9 kính thánh Mátthêo Tông đồ
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt nam, có nhiều vị vua chúa được gán cho nhãn hiệu: “ cõng rắn cắn gà nhà”, hay là: “nối giáo cho giặc” như Lê Chiêu Thống, hay Nguyễn Ánh…Người dân bao giờ cũng căm ghét họ, vì họ cộng tác với ngọai bang để làm khổ anh em đồng bào của mình. Có lẽ viên thu thuế Mátthêô cũng bị nằm trong tầm ngắm này. Là nhân viên thuế vụ, Mátthêô làm việc với ngọai bang là Đế quốc Rôma đang cai trị dân tộc Dothái, sưu cao thuế nặng, ức hiếp dân lành và làm giàu trên mồ hôi, nước mắt của nhân dân. Những người thu thuế đều bị dân Do thái liệt kê vào hạng: “phường tội lỗi”.
Cuộc đời của Mátthêô
Cả ba thánh sử trong tin mừng nhất lãm đều tường thuật lại việc Chúa Giêsu kêu gọi thánh nhân, khi Ngài đang còn là một nhân viên thu thuế. Mátthêô dùng đúng tên của mình:
“ Bỏ nơi ấy, Đức Giêsu đi ngang qua trạm thu thuế, thì thấy một người tên là Mátthêô đang ngồi tại trạm. Người bảo ông: “Anh hãy theo tôi! “Ông đứng dậy đi theo Người”(Mt 9, 9). Còn Márcô và Luca thì gọi tên là Lêvi(Mc 2,13-14; Lc 5,27-28). Như vậy, tin mừng nhất lãm cho chúng ta biết thánh nhân làm nghề thu thuế, gốc người Capharnaum, con của ông Alphée, và là anh em với ông Giacôbê. Theo sử gia Eusêbe thì thánh nhân đã chịu tử đạo ở Éthiopie.
Matthêô là một tội nhân
Thật vậy cứ nhìn vào thái độ của những người đi theo Chúa thì biết họ nghĩ gì về con người của ông. Đức Giêsu vào dùng bữa tại nhà Mátthêô, điều này làm cho đám đông kịch liệt lên án: “Sao Thầy các anh lại ăn uống với bọn thu thuế, và quân tội lỗi như vậy?”(Mt 9, 11). Theo cái nhìn của những người Do thái thì Mátthêô đúng là một tội nhân, một con người xấu cần phải tránh tiếp xúc, vì nếu giao tiếp với họ thì sẽ thành ô uế. Chúa Giêsu không phản kháng lại truyền thống về quan niệm: sạch – dơ, của những người Do thái, Ngài lại càng không biện minh cho những việc làm của mình. Trái lại, Chúa Giêsu còn mời gọi những người theo Chúa hãy có cái nhìn siêu việt, và độ lượng hơn đối với những người tội lỗi: “Người khỏe mạnh không cần thầy thuốc, người đau ốm mới cần”(Mt 9, 12), rồi Ngài khẳng định: “Vì tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi” (Mt 9, 13).
Mátthêô là một thánh nhân
Sau cuộc gặp gỡ với Đức Giêsu, Mátthêô đã bỏ nghề thu thuế, một nghề béo bở, dễ gặt hái ra tiền và đi theo Chúa. Từ kinh nghiệm sống với Chúa Giêsu, thánh nhân đã thu thập được những tài liệu quý báu cho quyển Tin mứng thứ nhất của Ngài. Đọc phúc âm của Ngài, mỗi người sẽ dễ dàng nhận ra một sự xuyên suốt của lịch sử cứu độ, từ cựu ước sang tân ước. Mátthêu trình bày Chúa Giêsu là Đấng Mêsia, Con vua Đavít, Con Người. Chúng ta dễ dàng nhận thấy điều này, bởi vì đa số độc giả của Mátthêô là người Do Thái, và là người Kitô hữu gốc Do thái. Phụng vụ ngày lễ kính nhớ Ngài, đã có từ thế kỷ thứ V, rồi đến thế kỷ thứ VIII, lễ kính được thiết lập.
Đi theo Chúa luôn là một thách đố của niềm tin và lòng yêu mến, con người trước khi trở thành thánh nhân luôn là một tội nhân. Là tội nhân để khiêm nhường và chạy đến với chúa, đón nhận lòng xót thương vô hạn của Ngài. Là một thánh nhân để chuyển cầu cho những ai chạy đến với mình, như cuộc đời của thánh Tông đồ Mátthêô.
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt nam, có nhiều vị vua chúa được gán cho nhãn hiệu: “ cõng rắn cắn gà nhà”, hay là: “nối giáo cho giặc” như Lê Chiêu Thống, hay Nguyễn Ánh…Người dân bao giờ cũng căm ghét họ, vì họ cộng tác với ngọai bang để làm khổ anh em đồng bào của mình. Có lẽ viên thu thuế Mátthêô cũng bị nằm trong tầm ngắm này. Là nhân viên thuế vụ, Mátthêô làm việc với ngọai bang là Đế quốc Rôma đang cai trị dân tộc Dothái, sưu cao thuế nặng, ức hiếp dân lành và làm giàu trên mồ hôi, nước mắt của nhân dân. Những người thu thuế đều bị dân Do thái liệt kê vào hạng: “phường tội lỗi”.
Cuộc đời của Mátthêô
Cả ba thánh sử trong tin mừng nhất lãm đều tường thuật lại việc Chúa Giêsu kêu gọi thánh nhân, khi Ngài đang còn là một nhân viên thu thuế. Mátthêô dùng đúng tên của mình:
“ Bỏ nơi ấy, Đức Giêsu đi ngang qua trạm thu thuế, thì thấy một người tên là Mátthêô đang ngồi tại trạm. Người bảo ông: “Anh hãy theo tôi! “Ông đứng dậy đi theo Người”(Mt 9, 9). Còn Márcô và Luca thì gọi tên là Lêvi(Mc 2,13-14; Lc 5,27-28). Như vậy, tin mừng nhất lãm cho chúng ta biết thánh nhân làm nghề thu thuế, gốc người Capharnaum, con của ông Alphée, và là anh em với ông Giacôbê. Theo sử gia Eusêbe thì thánh nhân đã chịu tử đạo ở Éthiopie.
Matthêô là một tội nhân
Thật vậy cứ nhìn vào thái độ của những người đi theo Chúa thì biết họ nghĩ gì về con người của ông. Đức Giêsu vào dùng bữa tại nhà Mátthêô, điều này làm cho đám đông kịch liệt lên án: “Sao Thầy các anh lại ăn uống với bọn thu thuế, và quân tội lỗi như vậy?”(Mt 9, 11). Theo cái nhìn của những người Do thái thì Mátthêô đúng là một tội nhân, một con người xấu cần phải tránh tiếp xúc, vì nếu giao tiếp với họ thì sẽ thành ô uế. Chúa Giêsu không phản kháng lại truyền thống về quan niệm: sạch – dơ, của những người Do thái, Ngài lại càng không biện minh cho những việc làm của mình. Trái lại, Chúa Giêsu còn mời gọi những người theo Chúa hãy có cái nhìn siêu việt, và độ lượng hơn đối với những người tội lỗi: “Người khỏe mạnh không cần thầy thuốc, người đau ốm mới cần”(Mt 9, 12), rồi Ngài khẳng định: “Vì tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi” (Mt 9, 13).
Mátthêô là một thánh nhân
Sau cuộc gặp gỡ với Đức Giêsu, Mátthêô đã bỏ nghề thu thuế, một nghề béo bở, dễ gặt hái ra tiền và đi theo Chúa. Từ kinh nghiệm sống với Chúa Giêsu, thánh nhân đã thu thập được những tài liệu quý báu cho quyển Tin mứng thứ nhất của Ngài. Đọc phúc âm của Ngài, mỗi người sẽ dễ dàng nhận ra một sự xuyên suốt của lịch sử cứu độ, từ cựu ước sang tân ước. Mátthêu trình bày Chúa Giêsu là Đấng Mêsia, Con vua Đavít, Con Người. Chúng ta dễ dàng nhận thấy điều này, bởi vì đa số độc giả của Mátthêô là người Do Thái, và là người Kitô hữu gốc Do thái. Phụng vụ ngày lễ kính nhớ Ngài, đã có từ thế kỷ thứ V, rồi đến thế kỷ thứ VIII, lễ kính được thiết lập.
Đi theo Chúa luôn là một thách đố của niềm tin và lòng yêu mến, con người trước khi trở thành thánh nhân luôn là một tội nhân. Là tội nhân để khiêm nhường và chạy đến với chúa, đón nhận lòng xót thương vô hạn của Ngài. Là một thánh nhân để chuyển cầu cho những ai chạy đến với mình, như cuộc đời của thánh Tông đồ Mátthêô.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Liên hệ ngoại giao giữa Vatican và Chính Thống Nga được cải thiện đáng kể
Nguyễn Long Thao
06:46 19/09/2009
VATICAN CITY 18/09/09.- Thông tấn xã AP trích lời một giới chức cao cấp của Vatican cho biết, mối liên hệ ngoại giao giữa Chính Thống Nga và Tòa Thánh Vatican đã được cải thiện rất nhiều trong thời gian gần đây, và rất có thể việc cải thiện này đưa tới việc hai nhà lãnh đạo của hai Giáo Hội sẽ có cuộc họp thượng đỉnh
Tuyên bố với đài phát thanh Vatican, Đức Hồng Y Walter Kasper nói: “ Trong những năm gần đây, chúng tôi đã vượt qua được tất cả những mối căng thẳng”.
Đức Hồng Y đặc trách Hội Đồng Giáo Hoàng Hợp Nhất Kitô Hữu đưa ra lời tuyên bố trên đây sau khi họp với đức Tổng Giám Mục Hilarion, đặc trách Ngoại Vụ của Giáo Hội Chính Thống Giáo Nga và Đức TGM, theo dự trù, cũng sẽ có cuộc hội kiến với Đức Thánh Cha vào ngày thứ Sáu
Được hỏi liệu chuyến viếng thăm Mạc Tư Khoa của ĐGH có thể thực hiện được không? Đức Hồng Y Walter Kasper trả lời “ “rất gần” nhưng hiện nay vấn đề không có trong nghị trình thảo luận. Tuy nhiên, Ngài cũng nói thêm “ các giới chức Chính Thống Giáo Nga không phản đối chuyện hội kiến giữa hai nhà lãnh đạo và nếu có cuộc họp như thế thì cũng sẽ không diễn ra ở Mạc tư Khoa hay tại Vatican, mà sẽ ở một quốc gia trung lập thứ ba.
Tưởng cũng nên nói thêm, thời còn sinh tiền, ĐGH Gioan Phaolô II ao ước được viếng thăm Mạc Tư Khoa. Tuy nhiên, những nổ lực của Tòa Thánh trong vấn đề này đều bị giới chức lãnh đạo Giáo Hội Chính Thống Nga ngăn chặn với hai cáo buộc. Một là Công Giáo Roma đã nỗ lực thu hút tín hữu của Chính Thống Nga. Hai là Công Giáo còn đòi lại những đất đai, tài sản đã bị cộng sản tịch thu và trao cho Giáo Hội Chính Thống Nga quản lý. Những cáo buộc trên đây đều bị Vatican bác bỏ.
Việc ĐTC và Đức Thượng Phụ Chính Thống Nga gặp nhau là dấu chỉ sự căng thẳng giữa hai bên đã được cải thiện ở mức đáng kể.
Giới quan sát quốc tế cũng nhận thấy mối liên hệ giữa Vatican và Tòa Thượng Phụ Chính Thống Nga đang được tích cực cải thiện qua hai sự kiện. Một là hai Giáo Hội sẽ có cuộc đối thoại thần học được tổ chức tại Cyprus vào những tháng sắp tới. Hai là vào tháng Bảy vừa qua, Tổng Thống Nga Dmitry Medvedev đã nói với báo chí Ý Đại Lợi rằng Nga muốn cải thiện mối quan hệ ngoại giao với Vatican.
Tuyên bố với đài phát thanh Vatican, Đức Hồng Y Walter Kasper nói: “ Trong những năm gần đây, chúng tôi đã vượt qua được tất cả những mối căng thẳng”.
Đức Hồng Y đặc trách Hội Đồng Giáo Hoàng Hợp Nhất Kitô Hữu đưa ra lời tuyên bố trên đây sau khi họp với đức Tổng Giám Mục Hilarion, đặc trách Ngoại Vụ của Giáo Hội Chính Thống Giáo Nga và Đức TGM, theo dự trù, cũng sẽ có cuộc hội kiến với Đức Thánh Cha vào ngày thứ Sáu
Được hỏi liệu chuyến viếng thăm Mạc Tư Khoa của ĐGH có thể thực hiện được không? Đức Hồng Y Walter Kasper trả lời “ “rất gần” nhưng hiện nay vấn đề không có trong nghị trình thảo luận. Tuy nhiên, Ngài cũng nói thêm “ các giới chức Chính Thống Giáo Nga không phản đối chuyện hội kiến giữa hai nhà lãnh đạo và nếu có cuộc họp như thế thì cũng sẽ không diễn ra ở Mạc tư Khoa hay tại Vatican, mà sẽ ở một quốc gia trung lập thứ ba.
Tưởng cũng nên nói thêm, thời còn sinh tiền, ĐGH Gioan Phaolô II ao ước được viếng thăm Mạc Tư Khoa. Tuy nhiên, những nổ lực của Tòa Thánh trong vấn đề này đều bị giới chức lãnh đạo Giáo Hội Chính Thống Nga ngăn chặn với hai cáo buộc. Một là Công Giáo Roma đã nỗ lực thu hút tín hữu của Chính Thống Nga. Hai là Công Giáo còn đòi lại những đất đai, tài sản đã bị cộng sản tịch thu và trao cho Giáo Hội Chính Thống Nga quản lý. Những cáo buộc trên đây đều bị Vatican bác bỏ.
Việc ĐTC và Đức Thượng Phụ Chính Thống Nga gặp nhau là dấu chỉ sự căng thẳng giữa hai bên đã được cải thiện ở mức đáng kể.
Giới quan sát quốc tế cũng nhận thấy mối liên hệ giữa Vatican và Tòa Thượng Phụ Chính Thống Nga đang được tích cực cải thiện qua hai sự kiện. Một là hai Giáo Hội sẽ có cuộc đối thoại thần học được tổ chức tại Cyprus vào những tháng sắp tới. Hai là vào tháng Bảy vừa qua, Tổng Thống Nga Dmitry Medvedev đã nói với báo chí Ý Đại Lợi rằng Nga muốn cải thiện mối quan hệ ngoại giao với Vatican.
ĐGH và các Thượng phụ họp để thảo luận về tương lai Giáo hội tại Trung Đông
Phụng Nghi
08:49 19/09/2009
Beirut (AsiaNews) - Sự lớn mạnh của trào lưu chính thống(fundamentalism) ở Trung Đông và những mối quan ngại chủ nghĩa cơ bản này gây ra nơi người Kitô hữu; tầm quan trọng của cuộc đối thoại giữa Hồi giáo-Thiên Chúa giáo; cơ chế của các Thượng phụ Công giáo Đông phương trong Giáo hội Hoàn vũ; thẩm quyền giáo hội tại Kuwait và các nước vùng Vịnh: đó là 4 đề tài chính mà 7 vị Thượng phụ Công giáo Đông phương sẽ thảo luận với Đức giáo hoàng Benedict hôm nay, theo lời thỉnh cầu của họ.
Nasrallah Boutros Sfeir (thượng phụ giáo hội Maronite), Bédros XIX (thượng phụ giáo hội Công giáo Armenia), và Ignace Joseph III Younan (thượng phụ giáo hội Công giáo Syria) đã tới Roma ngày hôm qua. Các vị tới ngày hôm nay là thượng phụ giáo hội Melkite Ignace Joseph III Younan, thượng phụ giáo hội Chaldea Emmanuel Delly, thượng phụ giáo hội Latinh Jerusalem Fouad Twal và thượng phụ giáo hội Copt Antonios Naguib.
Các nhận định của 7 thượng phụ đã được ghi trên một bản ghi chú để trao cho Đức giáo hoàng. Trong cuộc họp, các ngài dự định sẽ đưa ra nhiều chi tiết với Đức thánh cha, trước nhất là về những vấn đề liên quan đến chỗ đứng trong Giáo hội Hoàn vũ của các Giáo hội dưới quyền các vị cai quản, cũng như những vấn đề liên quan đến giáo hội, gồm thẩm quyền giáo hội ở Kuwait và các vương quốc vùng Vịnh, những nước mà trong những năm vừa qua đã tiếp đón hàng chục ngàn người lao động thuộc mọi giới; họ là những người Kitô hữu Ả rập được lôi cuốn tới đây do tình trạng kinh tế bùng phát. Các Giáo hội Đông phương muốn Tòa thánh Roma phản ảnh về sự kiện là, theo nhãn quan lịch sử, thì vùng này đúng ra thuộc về các giáo hội theo nghi lễ Antiokia.
Các thượng phụ cũng còn quan tâm đến số phận của các Kitô hữu ở Trung Đông, những người đang bị thử thách bởi sự lớn mạnh của chủ nghĩa chính thống, đặc biệt là tại Ai cập và Iraq. Các ngài sẽ nhấn mạnh đến tầm quan trọng của một hành động quốc tế mạnh mẽ và phối hợp nhằm đền bù những bất công người Palestine phải gánh chịu, và sẽ đề nghị một giải pháp đúng đắn gồm cả quyền để cho người Paleatine được có quốc gia riêng của họ. Các ngài cũng sẽ nhấn mạnh đến tầm quan trọng của cuộc đối thoại Hồi giáo – Kitô giáo.
Trong thời gian lưu ngụ tại Roma, ngày 21 và 22 tháng 9 các ngài cũng sẽ tham dự một phiên họp chuẩn bị cho hội nghị đặc biệt của Thượng hội đồng các Giám mục Trung Đông sẽ được tổ chức tại Roma vào năm tới.
Nasrallah Boutros Sfeir (thượng phụ giáo hội Maronite), Bédros XIX (thượng phụ giáo hội Công giáo Armenia), và Ignace Joseph III Younan (thượng phụ giáo hội Công giáo Syria) đã tới Roma ngày hôm qua. Các vị tới ngày hôm nay là thượng phụ giáo hội Melkite Ignace Joseph III Younan, thượng phụ giáo hội Chaldea Emmanuel Delly, thượng phụ giáo hội Latinh Jerusalem Fouad Twal và thượng phụ giáo hội Copt Antonios Naguib.
Các nhận định của 7 thượng phụ đã được ghi trên một bản ghi chú để trao cho Đức giáo hoàng. Trong cuộc họp, các ngài dự định sẽ đưa ra nhiều chi tiết với Đức thánh cha, trước nhất là về những vấn đề liên quan đến chỗ đứng trong Giáo hội Hoàn vũ của các Giáo hội dưới quyền các vị cai quản, cũng như những vấn đề liên quan đến giáo hội, gồm thẩm quyền giáo hội ở Kuwait và các vương quốc vùng Vịnh, những nước mà trong những năm vừa qua đã tiếp đón hàng chục ngàn người lao động thuộc mọi giới; họ là những người Kitô hữu Ả rập được lôi cuốn tới đây do tình trạng kinh tế bùng phát. Các Giáo hội Đông phương muốn Tòa thánh Roma phản ảnh về sự kiện là, theo nhãn quan lịch sử, thì vùng này đúng ra thuộc về các giáo hội theo nghi lễ Antiokia.
Các thượng phụ cũng còn quan tâm đến số phận của các Kitô hữu ở Trung Đông, những người đang bị thử thách bởi sự lớn mạnh của chủ nghĩa chính thống, đặc biệt là tại Ai cập và Iraq. Các ngài sẽ nhấn mạnh đến tầm quan trọng của một hành động quốc tế mạnh mẽ và phối hợp nhằm đền bù những bất công người Palestine phải gánh chịu, và sẽ đề nghị một giải pháp đúng đắn gồm cả quyền để cho người Paleatine được có quốc gia riêng của họ. Các ngài cũng sẽ nhấn mạnh đến tầm quan trọng của cuộc đối thoại Hồi giáo – Kitô giáo.
Trong thời gian lưu ngụ tại Roma, ngày 21 và 22 tháng 9 các ngài cũng sẽ tham dự một phiên họp chuẩn bị cho hội nghị đặc biệt của Thượng hội đồng các Giám mục Trung Đông sẽ được tổ chức tại Roma vào năm tới.
Giới chuyên nghiệp truyền thông Công giáo phải rao truyền Tin Mừng
Phụng Nghi
08:51 19/09/2009
Fatima, Portugal (CNA).- Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa thánh, cha Federico Lombardi tuyên bố rằng người Công giáo trong giới truyền thông trước nhất phải là “những tín hữu, những người Kitô hữu. Chúng ta muốn cho Tin mừng của Chúa Giêsu Kitô được mọi người biết tới và thấu hiểu bằng những lời chứng của Giáo hội. Nếu điều đó không thực hiện được, đó là chúng ta bỏ phí phạm thì giờ.”
Phát biểu trong Ngày Truyền thông Xã hội tổ chức tại Fatima (Bồ đào nha), linh mục phát ngôn viên của Tòa thánh nói rằng người Công giáo trong giới truyền thông “không phải là những người gieo rắc lời tuyên truyền chính trị, cũng chẳng phải là những người bênh vực đặc quyền đặc lợi nào, hoặc chỉ đơn thuần là những chuyên viên làm báo chí.”
Ngày nay, có nhiều khả năng để Giáo hội có thể dùng các phương tiện truyền thông hầu “phục vụ Tin mừng của Chúa Giêsu Kitô.” Sau khi nêu lên sự kiện là trong giới truyền thông hiện nay có các ký giả thuộc mọi thành phần, mọi khuynh hướng, và đừng nên tự động coi họ như những người nham hiểm hay thiếu thiện ý, cha Lombardi nhấn mạnh rằng điều quan trọng là hướng họ đi theo con đường đúng đắn, “để họ có thể cung cấp những tin tức tốt, nếu họ có thiện chí muốn làm như thế.”
Cha Lombardi nói rằng Huấn quyền của Giáo hội là điểm tham chiếu quan trọng cho người Công giáo trong giới truyền thông, và cha thúc giục họ luôn luôn dùng “thư ngôn ngữ trong sáng, giản dị và dễ hiểu, đừng dùng những từ ngữ trừu tượng, phức tạp hay thiên về kỹ thuật. Lúc nào cũng nói sự thật, đó là tiền đề căn bản khi phải đối đầu ngay cả với những tình huống khó khăn nhất.”
Phát biểu trong Ngày Truyền thông Xã hội tổ chức tại Fatima (Bồ đào nha), linh mục phát ngôn viên của Tòa thánh nói rằng người Công giáo trong giới truyền thông “không phải là những người gieo rắc lời tuyên truyền chính trị, cũng chẳng phải là những người bênh vực đặc quyền đặc lợi nào, hoặc chỉ đơn thuần là những chuyên viên làm báo chí.”
Ngày nay, có nhiều khả năng để Giáo hội có thể dùng các phương tiện truyền thông hầu “phục vụ Tin mừng của Chúa Giêsu Kitô.” Sau khi nêu lên sự kiện là trong giới truyền thông hiện nay có các ký giả thuộc mọi thành phần, mọi khuynh hướng, và đừng nên tự động coi họ như những người nham hiểm hay thiếu thiện ý, cha Lombardi nhấn mạnh rằng điều quan trọng là hướng họ đi theo con đường đúng đắn, “để họ có thể cung cấp những tin tức tốt, nếu họ có thiện chí muốn làm như thế.”
Cha Lombardi nói rằng Huấn quyền của Giáo hội là điểm tham chiếu quan trọng cho người Công giáo trong giới truyền thông, và cha thúc giục họ luôn luôn dùng “thư ngôn ngữ trong sáng, giản dị và dễ hiểu, đừng dùng những từ ngữ trừu tượng, phức tạp hay thiên về kỹ thuật. Lúc nào cũng nói sự thật, đó là tiền đề căn bản khi phải đối đầu ngay cả với những tình huống khó khăn nhất.”
Đức Thánh Cha triệu tập Thượng Hội Đồng Giám Mục đặc biệt về Trung Đông
LM Trần Đức Anh, OP
20:12 19/09/2009
CASTEL GANDOLFO - Hôm 19-9-2009, ĐTC Biển Đức 16 tuyên bố triệu tập Thượng HĐGM khóa đặc biệt về Trung Đông sẽ tiến hành từ ngày 10 đến 24-10 năm 2010, về đề tài: ”Giáo Hội Công Giáo tại Trung Đông: hiệp thông và chứng tá: ”đông đảo những người trở thành tín hữu đều một lòng một ý với nhau” (Cv 4,32).
ĐTC thông báo quyết định trên đây trong buổi họp tại dinh Tông Tòa ở Castel Gandolfo với các vị Thượng Phụ và TGM trưởng của các Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Đông phương. Hiện diện trong buổi họp còn có ĐHY Quốc vụ khanh Tòa Thánh Tarcisio Bertone, ĐHY Leonardo Sandri, Tổng trưởng Bộ các Giáo Hội Công Giáo Đông phương, và các chức sắc của Bộ này, cũng như Đức Thượng Phụ Fouad Twal của Giáo Hội Công Giáo la tinh ở Jerusalem.
Trong phiên họp, ĐTC đã nghe các vị Thượng Phụ và Tổng GM trưởng trình bày về các vấn đề của các Giáo Hội liên hệ. Ngài tái bày tỏ mối quan đối với các vấn đề của các Giáo Hội này và nói rằng: ”Tôi muốn đoan quyết với anh em rằng tôi luôn nghĩ đến và cầu nguyện cho anh em. Tôi không quên Lời Kêu Gọi hòa bình mà anh em đã trao cho tôi vào cuối Thượng HĐGM thế giới hồi cuối tháng 10 năm 2008. Và khi nói về hòa bình, tự nhiên người ta nghĩ tới trước tiên là Vùng Trung Đông”.
Sau phiên họp, ĐTC đã dùng bữa trưa với các vị Thượng Phụ và TGM trưởng.
6 vị Thượng Phụ Giáo Chủ tham dự phiên họp ĐTC với thuộc các nghi lễ Canđê, Maronite, Melkit, Copte, Siri và Armeni. Ngoài ra có Đức Thượng Phụ Fouad Twal của Giáo Hội Công Giáo la tinh ở Jerusalem như vừa nói trên và 4 vị TGM trưởng của các Giáo Hội Công Giáo đông phương Ucraine, Rumani, Syro Malabar và Syro Malankara bên Ấn Độ.
Hồi tháng giêng năm nay, Đức TGM Louis Sako của tổng giáo phận Kirkuk bên Irak, thuộc Giáo Hội Công Giáo Canđê và nhiều GM Irak khác đã về Roma viếng một hai thánh Tông Đồ và thăm Tòa Thánh. Các vị đã xin ĐTC triệu tập một Thượng HĐGM đặc biệt cho các Giáo Hội ở Trung Đông để tìm giải pháp cho các vấn đề của các tín hữu Kitô thuộc miền này như nạn di cư đi nơi khác làm cho sự hiện diện của Kitô giáo tại Trung Đông ngày càng giảm sút, việc làm chứng tá Kitô trong thế giới đa số theo Hồi giáo, quan hệ với Hồi giáo, vai trò của các tín hữu Kitô trong đời sống dân sự và chính trị, tình trạng thiếu tự do tôn giáo và viễn tượng tương lai của các tín hữu Kitô. Ngoài ra, quan hệ giữa các tín hữu Công Giáo thuộc các nghi lễ khác nhau ở Trung Đông cũng có vấn đề.
Trong Giáo Hội, ngoài các Thượng HĐGM thế giới nhóm họp 3 năm một lần, còn có các khóa họp đặc biệt như các Thượng HĐGM 5 đại lục hồi trước Năm Thánh 2000, hoặc các Thượng HĐGM cho một nước như Thượng HĐGM Hòa Lan, Thượng HĐGM Liban năm 1995.. (SD 19-9-2009)
ĐTC thông báo quyết định trên đây trong buổi họp tại dinh Tông Tòa ở Castel Gandolfo với các vị Thượng Phụ và TGM trưởng của các Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Đông phương. Hiện diện trong buổi họp còn có ĐHY Quốc vụ khanh Tòa Thánh Tarcisio Bertone, ĐHY Leonardo Sandri, Tổng trưởng Bộ các Giáo Hội Công Giáo Đông phương, và các chức sắc của Bộ này, cũng như Đức Thượng Phụ Fouad Twal của Giáo Hội Công Giáo la tinh ở Jerusalem.
Trong phiên họp, ĐTC đã nghe các vị Thượng Phụ và Tổng GM trưởng trình bày về các vấn đề của các Giáo Hội liên hệ. Ngài tái bày tỏ mối quan đối với các vấn đề của các Giáo Hội này và nói rằng: ”Tôi muốn đoan quyết với anh em rằng tôi luôn nghĩ đến và cầu nguyện cho anh em. Tôi không quên Lời Kêu Gọi hòa bình mà anh em đã trao cho tôi vào cuối Thượng HĐGM thế giới hồi cuối tháng 10 năm 2008. Và khi nói về hòa bình, tự nhiên người ta nghĩ tới trước tiên là Vùng Trung Đông”.
Sau phiên họp, ĐTC đã dùng bữa trưa với các vị Thượng Phụ và TGM trưởng.
6 vị Thượng Phụ Giáo Chủ tham dự phiên họp ĐTC với thuộc các nghi lễ Canđê, Maronite, Melkit, Copte, Siri và Armeni. Ngoài ra có Đức Thượng Phụ Fouad Twal của Giáo Hội Công Giáo la tinh ở Jerusalem như vừa nói trên và 4 vị TGM trưởng của các Giáo Hội Công Giáo đông phương Ucraine, Rumani, Syro Malabar và Syro Malankara bên Ấn Độ.
Hồi tháng giêng năm nay, Đức TGM Louis Sako của tổng giáo phận Kirkuk bên Irak, thuộc Giáo Hội Công Giáo Canđê và nhiều GM Irak khác đã về Roma viếng một hai thánh Tông Đồ và thăm Tòa Thánh. Các vị đã xin ĐTC triệu tập một Thượng HĐGM đặc biệt cho các Giáo Hội ở Trung Đông để tìm giải pháp cho các vấn đề của các tín hữu Kitô thuộc miền này như nạn di cư đi nơi khác làm cho sự hiện diện của Kitô giáo tại Trung Đông ngày càng giảm sút, việc làm chứng tá Kitô trong thế giới đa số theo Hồi giáo, quan hệ với Hồi giáo, vai trò của các tín hữu Kitô trong đời sống dân sự và chính trị, tình trạng thiếu tự do tôn giáo và viễn tượng tương lai của các tín hữu Kitô. Ngoài ra, quan hệ giữa các tín hữu Công Giáo thuộc các nghi lễ khác nhau ở Trung Đông cũng có vấn đề.
Trong Giáo Hội, ngoài các Thượng HĐGM thế giới nhóm họp 3 năm một lần, còn có các khóa họp đặc biệt như các Thượng HĐGM 5 đại lục hồi trước Năm Thánh 2000, hoặc các Thượng HĐGM cho một nước như Thượng HĐGM Hòa Lan, Thượng HĐGM Liban năm 1995.. (SD 19-9-2009)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đại Chủng Viện Vinh Thanh, niềm vui ngày khai giảng
GP Vinh
11:15 19/09/2009
XÃ ĐOÀI - Hoà chung niềm vui mùa khai trường, Sáng 16/09/2009 tại Đại Chủng viện Vinh Thanh diễn ra lễ khai giảng năm học mới 2009 - 2010 và cắt băng khánh thành nhà Ban Triết trong bầu khí linh thiêng và trang trọng. Thành phần tham dự có Đức Cha Phaolô Maria Cao Đình Thuyên - giám đốc Đại Chủng Viện; Cha Tổng Đại Diện Phanxicô Xavie Võ Thanh Tâm - giáo sư Đại Chủng viện; Cha Bề Trên Đại Chủng viện, quý Cha giáo, Cha Linh hướng, quý Cha giải tội; Cha quản lý Toà Giám mục; quý Cha đặc trách giới Doanh nhân; quý Cha Dòng Thiên An; thầy quản lý Đại Chủng viện. Cùng hiện diện hôm nay còn có hơn 150 Doanh nhân, đại diện cho giới Doanh nhân giáo phận Vinh - nhà tài trợ và thi công xây dựng nhà Ban Triết Đại Chủng viện, và 132 chủng sinh thuộc ba khoá 8, 10 và 11 của hai giáo phận Vinh và Thanh hoá.
Xem hình ảnh
Mặc dù lễ khai giảng năm nay được tổ chức muộn hơn so với những năm trước, nhưng không vì thế mà làm giảm đi không khí tưng bừng và rạo rực. Đó là khoảnh khắc linh thiêng và cao quý của người chủng sinh nói chung và cách riêng đối với anh em chủng sinh khoá XI - đây là lễ khai giảng đầu đời chủng sinh. Niềm vui càng tăng lên bởi, ngày khai giảng cũng chính là thời điểm cắt băng khánh thành toà nhà Ban Triết.
Niềm vui góp lại niềm vui lớn! Thật vậy, trong diễn từ khai giảng Cha Gioan Nguyễn Khắc Bá - Bề Trên Đại Chủng viện, đại diện ban đào tạo trước khi trình bày về sứ mệnh, mục tiêu và mục đích của việc đào tạo tại Đại Chủng viện, ngài đã thổ lộ: bầu khí diễn ra tại Đại Chủng viện hôm nay là điều chưa từng có. Theo ngài “chưa bao giờ ngày khai giảng năm học mới tại Đại Chủng viện lại có sự hiện diện đông đảo của các thành phần Dân Chúa, đông đảo người giáo dân đến thế”; “việc cắt băng khánh thành toà nhà Ban Triết do giới Doanh nhân giáo phận Vinh đầu tư xây dựng là sự kiện chưa từng có tại Đại Chủng viện”, cho thấy nỗi thao thức của giáo dân đối với việc đào tạo ơn gọi, cũng như chỗ đứng và vai trò của họ trong đời sống Giáo Hội. Chưa hết, niềm vui của ngày khai giảng được nhân lên gấp bội khi “Đại Chủng viện chứng kiến mùa mưa ơn gọi hết sức dồi dào với 63 anh em chủng sinh khoá XI vừa nhập gia đình Đại Chủng viện, chưa bao giờ số chủng sinh đạt cực điểm trong một khoá tại ĐCV Vinh Thanh như thế”. Ngoài ra, ĐCV hôm nay còn rất vui mừng được chào đón Cha Phêrô Nguyễn Văn Viên vừa mới đi du học về và được Đức Cha bổ nhiệm làm Cha giáo sư Đại Chủng viện.
Nhắc lại những sự kiện làm nên bầu khí ngày khai giảng vui tươi và trang trọng hơn những năm trước. Trong lời huấn dụ, Đức Cha Phaolô đặc đặc biệt nhấn mạnh tới Năm linh mục, đây là dịp để chúng ta học tập, noi gương, hầu trở nên những người mục tử như lòng Chúa mong muốn. Ngài nhắn nhủ mỗi người chủng sinh cần cố gắng giữ gìn kỷ luật, và ở điểm này chỉ cần suy niệm theo lời khuyên của Đức Piô XII khi nói chuyện với chủng sinh rằng: “cha sẵn sàng phong thánh cho con nếu con chịu khó giữ luật nhặt và hoàn thành nhiệm vụ của người chủng sinh trong chủng viện. Không cần con phải làm phép lạ; không cần con phải nói năng khúc triết; cũng không cần con phải học rộng tài cao và cũng không cần phải nhiều tiền của, nhưng con hãy làm tròn nhiệm vụ và giữ luật nhặt cho tốt thì cha sẽ phong thánh cho con”.
Tiếp nối lời huấn dụ của Đức Cha, Cha Tổng Đại Diện Phanxicô Xavie Võ Thanh Tâm nhắn nhủ thêm: học để sau này truyền giáo - thuật lại cuộc đời Chúa Kitô, nhưng muốn làm được thì ngay từ bây giờ chúng ta phải có thao thức; phải biết kết hợp với Đức Kitô, làm nhân chứng …hãy cố gắng học đi đôi với hành trong thái độ chung dung. Cha bày tỏ lòng ngưỡng mộ đối với sự hy sinh của quý vị Doanh nhân và hy vọng, giới Doanh nhân giáo phận tiếp tục giúp đỡ để xây dựng Đại Chủng viện thành một trung tâm mục vụ của giáo phận mỗi khi cần thiết. Nhưng để làm được điều ấy thì trước hết, cần xây dựng nhà cho đội ngũ giáo sư bởi theo ngài, muốn ở đâu tốt không biết nhưng trung tâm đầu não mà không tốt thì mọi sự sẽ không đạt.
Cũng trong khung cảnh lễ khai giảng, đại diện giới Doanh nhân – nhà tài trợ và thi công xây dựng nhà Ban Triết lên báo cáo tổng kết về công trình và cám ơn quý Bề Trên đã tạo điều kiện để cho mọi thành viên trong giới có dịp làm việc lành phúc đức. Cũng nên nói thêm về giới Doanh nhân giáo phận Vinh, được Đức Cha Phaolô mời gọi thành lập vào tháng 08/2008 với mục đích giúp mỗi thành viên trong giới sống chứng nhân Tin Mừng phù hợp với hoàn cảnh và giúp đỡ nhau trong nghề nghiệp. Ngay từ khi thành lập, giới Doanh nhân đã khởi xướng kế hoạch góp phần giúp đỡ giáo phận, và đó là kết quả có được toà nhà Ban Triết tại Đại Chủng viện được xây dựng. Toà nhà được khởi công vào 15/11/2008 và hoàn thành vào ngày 10/09/2009. Tổng diện tích sử dụng là 1500 mét vuông, gồm 20 phòng cho chủng sinh, 4 phòng cho giáo sư và 1 phòng học lớn, với tất cả tiện nghi trong ngoài hoàn toàn mới. Tổng kinh phí của công trình là 3.800.000.000 VNĐ (ba tỷ tám). Tấm lòng nhiệt thành với Giáo Hội nói chung và cách riêng, trong việc cộng tác xây dựng giáo phận của giới Doanh nhân được Đức Cha Phaolô trao bằng Ghi Ơn trong ngày khai giảng.
Trong tư cách là những người đón nhận, một đại diện chủng sinh lên tỏ bày lòng tri ân đối với Đức Cha, quý Cha, và cách riêng đối với giới Doanh nhân giáo phận Vinh. Sau khi ra mắt Ban Điều Hành mới, Phó Ban điều hành thay mặt cho anh em chủng sinh nói lên lời quyết tâm đối với năm học mới. Sau cùng là lễ cắt băng khánh thành toà nhà Ban Triết thật long trọng và hoành tráng.
Lễ khai giảng và cắt băng khánh thành nhà Ban Triết khép lại với Thánh lễ tạ ơn Thiên Chúa và cầu nguyện cho năm học mới do Đức Cha Phaolô chủ sự, có quý cha cùng đồng tế và đông đảo quý Doanh nhân cùng tham dự trong bầu khí thật linh thiêng và sốt mến.
Xem hình ảnh
Mặc dù lễ khai giảng năm nay được tổ chức muộn hơn so với những năm trước, nhưng không vì thế mà làm giảm đi không khí tưng bừng và rạo rực. Đó là khoảnh khắc linh thiêng và cao quý của người chủng sinh nói chung và cách riêng đối với anh em chủng sinh khoá XI - đây là lễ khai giảng đầu đời chủng sinh. Niềm vui càng tăng lên bởi, ngày khai giảng cũng chính là thời điểm cắt băng khánh thành toà nhà Ban Triết.
Niềm vui góp lại niềm vui lớn! Thật vậy, trong diễn từ khai giảng Cha Gioan Nguyễn Khắc Bá - Bề Trên Đại Chủng viện, đại diện ban đào tạo trước khi trình bày về sứ mệnh, mục tiêu và mục đích của việc đào tạo tại Đại Chủng viện, ngài đã thổ lộ: bầu khí diễn ra tại Đại Chủng viện hôm nay là điều chưa từng có. Theo ngài “chưa bao giờ ngày khai giảng năm học mới tại Đại Chủng viện lại có sự hiện diện đông đảo của các thành phần Dân Chúa, đông đảo người giáo dân đến thế”; “việc cắt băng khánh thành toà nhà Ban Triết do giới Doanh nhân giáo phận Vinh đầu tư xây dựng là sự kiện chưa từng có tại Đại Chủng viện”, cho thấy nỗi thao thức của giáo dân đối với việc đào tạo ơn gọi, cũng như chỗ đứng và vai trò của họ trong đời sống Giáo Hội. Chưa hết, niềm vui của ngày khai giảng được nhân lên gấp bội khi “Đại Chủng viện chứng kiến mùa mưa ơn gọi hết sức dồi dào với 63 anh em chủng sinh khoá XI vừa nhập gia đình Đại Chủng viện, chưa bao giờ số chủng sinh đạt cực điểm trong một khoá tại ĐCV Vinh Thanh như thế”. Ngoài ra, ĐCV hôm nay còn rất vui mừng được chào đón Cha Phêrô Nguyễn Văn Viên vừa mới đi du học về và được Đức Cha bổ nhiệm làm Cha giáo sư Đại Chủng viện.
Nhắc lại những sự kiện làm nên bầu khí ngày khai giảng vui tươi và trang trọng hơn những năm trước. Trong lời huấn dụ, Đức Cha Phaolô đặc đặc biệt nhấn mạnh tới Năm linh mục, đây là dịp để chúng ta học tập, noi gương, hầu trở nên những người mục tử như lòng Chúa mong muốn. Ngài nhắn nhủ mỗi người chủng sinh cần cố gắng giữ gìn kỷ luật, và ở điểm này chỉ cần suy niệm theo lời khuyên của Đức Piô XII khi nói chuyện với chủng sinh rằng: “cha sẵn sàng phong thánh cho con nếu con chịu khó giữ luật nhặt và hoàn thành nhiệm vụ của người chủng sinh trong chủng viện. Không cần con phải làm phép lạ; không cần con phải nói năng khúc triết; cũng không cần con phải học rộng tài cao và cũng không cần phải nhiều tiền của, nhưng con hãy làm tròn nhiệm vụ và giữ luật nhặt cho tốt thì cha sẽ phong thánh cho con”.
Tiếp nối lời huấn dụ của Đức Cha, Cha Tổng Đại Diện Phanxicô Xavie Võ Thanh Tâm nhắn nhủ thêm: học để sau này truyền giáo - thuật lại cuộc đời Chúa Kitô, nhưng muốn làm được thì ngay từ bây giờ chúng ta phải có thao thức; phải biết kết hợp với Đức Kitô, làm nhân chứng …hãy cố gắng học đi đôi với hành trong thái độ chung dung. Cha bày tỏ lòng ngưỡng mộ đối với sự hy sinh của quý vị Doanh nhân và hy vọng, giới Doanh nhân giáo phận tiếp tục giúp đỡ để xây dựng Đại Chủng viện thành một trung tâm mục vụ của giáo phận mỗi khi cần thiết. Nhưng để làm được điều ấy thì trước hết, cần xây dựng nhà cho đội ngũ giáo sư bởi theo ngài, muốn ở đâu tốt không biết nhưng trung tâm đầu não mà không tốt thì mọi sự sẽ không đạt.
Cũng trong khung cảnh lễ khai giảng, đại diện giới Doanh nhân – nhà tài trợ và thi công xây dựng nhà Ban Triết lên báo cáo tổng kết về công trình và cám ơn quý Bề Trên đã tạo điều kiện để cho mọi thành viên trong giới có dịp làm việc lành phúc đức. Cũng nên nói thêm về giới Doanh nhân giáo phận Vinh, được Đức Cha Phaolô mời gọi thành lập vào tháng 08/2008 với mục đích giúp mỗi thành viên trong giới sống chứng nhân Tin Mừng phù hợp với hoàn cảnh và giúp đỡ nhau trong nghề nghiệp. Ngay từ khi thành lập, giới Doanh nhân đã khởi xướng kế hoạch góp phần giúp đỡ giáo phận, và đó là kết quả có được toà nhà Ban Triết tại Đại Chủng viện được xây dựng. Toà nhà được khởi công vào 15/11/2008 và hoàn thành vào ngày 10/09/2009. Tổng diện tích sử dụng là 1500 mét vuông, gồm 20 phòng cho chủng sinh, 4 phòng cho giáo sư và 1 phòng học lớn, với tất cả tiện nghi trong ngoài hoàn toàn mới. Tổng kinh phí của công trình là 3.800.000.000 VNĐ (ba tỷ tám). Tấm lòng nhiệt thành với Giáo Hội nói chung và cách riêng, trong việc cộng tác xây dựng giáo phận của giới Doanh nhân được Đức Cha Phaolô trao bằng Ghi Ơn trong ngày khai giảng.
Trong tư cách là những người đón nhận, một đại diện chủng sinh lên tỏ bày lòng tri ân đối với Đức Cha, quý Cha, và cách riêng đối với giới Doanh nhân giáo phận Vinh. Sau khi ra mắt Ban Điều Hành mới, Phó Ban điều hành thay mặt cho anh em chủng sinh nói lên lời quyết tâm đối với năm học mới. Sau cùng là lễ cắt băng khánh thành toà nhà Ban Triết thật long trọng và hoành tráng.
Lễ khai giảng và cắt băng khánh thành nhà Ban Triết khép lại với Thánh lễ tạ ơn Thiên Chúa và cầu nguyện cho năm học mới do Đức Cha Phaolô chủ sự, có quý cha cùng đồng tế và đông đảo quý Doanh nhân cùng tham dự trong bầu khí thật linh thiêng và sốt mến.
Tiểu Chủng Viện Lê Bảo Tịnh khai giảng năm học mới
GP Thanh Hóa
11:21 19/09/2009
THANH HÓA - Ngày 18/9/2009, TCV Lê Bảo Tịnh giáo phận Thanh Hóa đã long trọng tổ chức lễ khai giảng năm học 2009 – 2010. Hiện diện trong lễ khai giảng có Đức giám mục giáo phận Giuse Nguyễn Chí Linh, giám đốc TCV; cha Tổng đại diện Phêrô Vũ Tiến Phúc; cha bề trên TCV Giuse Vũ Thanh Long; quý cha trong Ban thường vụ, quý cha hạt trưởng, quý Sơ, quý thầy cô giáo và 36 ứng sinh thuộc 2 lớp A và B TCV Lê Bảo Tịnh.
Xem hình ảnh
Trong diễn văn khai mạc, cha bề trên TCV Giuse Vũ Thanh Long đã sơ lượt qua về sự hình thành của TCV từ thời Đức cồ Giám mục Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm đến nay. Những thành quả đạt được trong những năm qua, đồng thời đưa ra định hướng cho việc đào tạo ứng viên linh mục tương lai: “với mục đích, không nhằm huấn luyện họ trở thành những Linh mục “quan chức” hay “công chức”, nhưng huấn luyện họ trở thành những chứng nhân tình yêu, những con người quả cảm rao truyền chân lý, sống theo chân lý và làm chứng cho chân lý Tin mừng. Đó chính là mục tiêu đã, đang và sẽ được Đức cha, Ban thường vụ, Ban giảng huấn quan tâm hàng đầu trong chương trình đào tạo”.
Sau một thời gian được làm quen với những sinh hoạt của TCV và TGM, 20 tân ứng sinh thuộc khóa 14 (lớp B) ngày hôm nay chính thức ra mắt long trọng trong lễ khai giảng với lời giới thiệu của thầy đồng hành Giuse Phạm Văn Công.
Đức cha Giuse trong bài phát biểu đã gọi công trình đào tạo của TCV là công trình của “tình thương”, tình thương được thể hiện qua sự nhiệt huyết của quý cha trong Ban thường vụ; quý cha, quý thầy cô trong ban giảng huấn; tình thương được thể hiện qua sự đóng góp của quý ân nhân để xây dựng TCV khang trang như hôm nay. Về phía ứng sinh, Đức cha Giuse căn dặn là phải thể hiện lòng mến yêu Giáo hội, mến yêu giáo phận bằng bằng cách chu toàn nghĩa vụ của một ứng sinh mà Ban thường vụ đã đề ra trong chương trình đào tạo.
Cha Tổng đại diện Phêrô Vũ Tiến Phúc đã đưa ra phép so sánh quá khứ và hiện tại để cho các ứng sinh có cái nhìn về lịch sử, ngài cho rằng so với quá khứ, hiện nay TCV Lê Bảo Tịnh đã vượt qua được một số mặt: Cơ sở khang trang hơn, số lượng giáo viên đa dạng hơn với sự tham gia giảng dậy của những thầy cô không cùng tôn giáo; số lượng giáo viên cho mỗi học sinh cũng cao hơn: 17 giáo viên / 36 học sinh. Ngài nhìn nhận “đây là một hồng ân, một sự quan tâm đặc biệt của bề trên dành cho công cuộc đào tạo linh mục của giáo phận”.
Cha Phaolô Trần Ngọc Loan (linh hướng), cha Phaolô Ngân Nguyễn Ngọc Ngân (giảng viên giáo lý), cha Giuse Phạm Văn Nhân - hạt trưởng Sông Mã – đại diện cho quý cha trong giáo phận chúc mừng TCV một năm học mới với nhiều thành quả tốt.
Xúc động, vui sướng trước những hồng ân lớn lao mà Chúa đã ban cho TCV ngay trước thềm năm học mới, đại diện ứng sinh bày tỏ niềm tri ân sâu sắc với Đức Cha, quý cha và tất cả những tấm lòng hảo tâm đã, đang ngày đêm hướng lòng về TCV. Trong lời tuyên hứa, các ứng sinh nói lên quyết tâm: cố gắng học tập, tu đức, xây dựng tình huynh đệ yêu thương,… xứng đáng với niềm tin, sự kỳ vọng của giáo phận và mọi người dành cho.
Buổi lễ đã kết thúc tốt đẹp vào lúc 10h45 với “Bài ca hiệp nhất”. Chúng ta hãy cầu nguyện cho các Tân Ứng sinh cảm nhận được nơi đây là mái ấm thứ hai của đời mình. Ước mong tình yêu thương hiệp nhất sẽ được triển nở cách mạnh mẽ trong môi trường này, để các chú giúp nhau giữ vững lý tưởng, được huấn luyện và tự huấn luyện tốt, hầu trở nên những mầm non ưu tú cho Giáo Hội và Giáo phận ngày mai.
Xem hình ảnh
Trong diễn văn khai mạc, cha bề trên TCV Giuse Vũ Thanh Long đã sơ lượt qua về sự hình thành của TCV từ thời Đức cồ Giám mục Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm đến nay. Những thành quả đạt được trong những năm qua, đồng thời đưa ra định hướng cho việc đào tạo ứng viên linh mục tương lai: “với mục đích, không nhằm huấn luyện họ trở thành những Linh mục “quan chức” hay “công chức”, nhưng huấn luyện họ trở thành những chứng nhân tình yêu, những con người quả cảm rao truyền chân lý, sống theo chân lý và làm chứng cho chân lý Tin mừng. Đó chính là mục tiêu đã, đang và sẽ được Đức cha, Ban thường vụ, Ban giảng huấn quan tâm hàng đầu trong chương trình đào tạo”.
Sau một thời gian được làm quen với những sinh hoạt của TCV và TGM, 20 tân ứng sinh thuộc khóa 14 (lớp B) ngày hôm nay chính thức ra mắt long trọng trong lễ khai giảng với lời giới thiệu của thầy đồng hành Giuse Phạm Văn Công.
Đức cha Giuse trong bài phát biểu đã gọi công trình đào tạo của TCV là công trình của “tình thương”, tình thương được thể hiện qua sự nhiệt huyết của quý cha trong Ban thường vụ; quý cha, quý thầy cô trong ban giảng huấn; tình thương được thể hiện qua sự đóng góp của quý ân nhân để xây dựng TCV khang trang như hôm nay. Về phía ứng sinh, Đức cha Giuse căn dặn là phải thể hiện lòng mến yêu Giáo hội, mến yêu giáo phận bằng bằng cách chu toàn nghĩa vụ của một ứng sinh mà Ban thường vụ đã đề ra trong chương trình đào tạo.
Cha Tổng đại diện Phêrô Vũ Tiến Phúc đã đưa ra phép so sánh quá khứ và hiện tại để cho các ứng sinh có cái nhìn về lịch sử, ngài cho rằng so với quá khứ, hiện nay TCV Lê Bảo Tịnh đã vượt qua được một số mặt: Cơ sở khang trang hơn, số lượng giáo viên đa dạng hơn với sự tham gia giảng dậy của những thầy cô không cùng tôn giáo; số lượng giáo viên cho mỗi học sinh cũng cao hơn: 17 giáo viên / 36 học sinh. Ngài nhìn nhận “đây là một hồng ân, một sự quan tâm đặc biệt của bề trên dành cho công cuộc đào tạo linh mục của giáo phận”.
Cha Phaolô Trần Ngọc Loan (linh hướng), cha Phaolô Ngân Nguyễn Ngọc Ngân (giảng viên giáo lý), cha Giuse Phạm Văn Nhân - hạt trưởng Sông Mã – đại diện cho quý cha trong giáo phận chúc mừng TCV một năm học mới với nhiều thành quả tốt.
Xúc động, vui sướng trước những hồng ân lớn lao mà Chúa đã ban cho TCV ngay trước thềm năm học mới, đại diện ứng sinh bày tỏ niềm tri ân sâu sắc với Đức Cha, quý cha và tất cả những tấm lòng hảo tâm đã, đang ngày đêm hướng lòng về TCV. Trong lời tuyên hứa, các ứng sinh nói lên quyết tâm: cố gắng học tập, tu đức, xây dựng tình huynh đệ yêu thương,… xứng đáng với niềm tin, sự kỳ vọng của giáo phận và mọi người dành cho.
Buổi lễ đã kết thúc tốt đẹp vào lúc 10h45 với “Bài ca hiệp nhất”. Chúng ta hãy cầu nguyện cho các Tân Ứng sinh cảm nhận được nơi đây là mái ấm thứ hai của đời mình. Ước mong tình yêu thương hiệp nhất sẽ được triển nở cách mạnh mẽ trong môi trường này, để các chú giúp nhau giữ vững lý tưởng, được huấn luyện và tự huấn luyện tốt, hầu trở nên những mầm non ưu tú cho Giáo Hội và Giáo phận ngày mai.
Niềm vui trọng đại trong ngày lễ truyền chức linh mục tại Pháp quốc
Lm Giuse Vũ Tiến Tặng
11:31 19/09/2009
MONTPELLIER,Pháp quốc - Những tia nắng đầu tiên chiếu dọi trên những lùm cây vẫn chưa bừng tỉnh sau một giấc ngủ say. Ánh nắng bàng bạc khẽ len lỏi khắp các góc cạnh của những hoa lá cành với đầy đủ sắc màu làm tăng thêm vẻ đẹp duyên dáng của mùa thu. Những chiếc lá vàng thu nhởn nhơ bay theo chiều gió. Một ngày đẹp trời hứa hẹn nhiều niềm vui cho nguời dân vùng Địa Trung Hải vốn được thiên nhiên ưu đãi với biển đẹp và phong cảnh hữu tình.
Ngay từ sáng sớm, từng tốp người đang miệt mài trong công việc. Chỗ này, mấy chị em đang luôn tay luôn chân chuẩn bị những món ăn cho bữa tiệc mừng. Chỗ kia, các anh thanh niên đang vận chuyển những thứ cần thiết sang bên phòng tiệc. Ở nơi khác, Các anh chị em giáo dân miền Montpellier, Pháp Quốc, đang say sưa hoà mình vào tâm tình những bài thánh ca linh thiêng. Tất cả đều chuẩn bị cho một ngày lễ trọng đại: thánh lễ truyền chức linh mục của thầy phó tế Phêrô-Gioan Lê Việt Thắng, tu sỹ dòng Đức Bà Mông Triệu tại nhà thờ Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu, thuộc Tổng Giáo Phận Montpellier.
Gần đến giờ thánh lễ truyền chức, mọi người từ khắp muôn phương tập họp đông đủ tại ngôi thánh đường. Một cộng đoàn đến từ khắp nơi trên thế giới: từ Việt Nam thân thương, từ Hoa Kỳ của phía bên kia địa cầu, từ Lyon, Paris và khắp các miền của nước Pháp. Đây không những là niềm vui riêng của tân chức và gia đình, của Giáo xứ Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu nơi tân chức phục vụ trong một năm qua, của cộng đoàn anh em tu sỹ dòng Đức Bà Mông Triệu - vốn đã đón nhận và dìu dắt đương sự trong suốt bảy năm ròng, mà còn là niềm vui chung của Giáo phận Montpellier, Giáo Hội Pháp-Việt và Giáo Hội hoàn vũ.
Đúng 11 giờ, đoàn đồng tế khoảng 40 linh mục và phó tế do Đức cha Guy Thomazeau, Tổng Giám Mục Montpellier chủ sự từ từ tiến vào thánh đường trong lời ca nhập lễ thật sốt sắng: « Thánh Thần Chúa ngự trên tôi. Ngài đã xức dầu cho tôi. Sai tôi đi loan báo Tin Mừng Cho người nghèo khó… ». Cộng đoàn phụng vụ hợp lòng hợp ý trong lời ca tiếng hát, và sống trọn vẹn bầu không khí sốt sắng và trang nghiêm của thánh lễ truyền chức.
Trong bài giảng, Đức Tổng Giám mục chủ tế cũng đề cập đến sự hiện diện của tân chức tại giáo phận của ngài như một lời chứng sống động về gia đình Công Giáo Việt Nam đạo hạnh nơi đã sản sinh ra nhiều ơn gọi thánh hiến, về Giáo Hội Việt Nam đầy sức sống. Ngài cũng đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của bí tích truyền chức thánh đối với cộng đồng gia đình, nhân loại và dân Chúa. Ngài cũng không quên nhắc đến chiều kích màu nhiệm của ơn gọi. Thiên Chúa trao sứ mệnh trọng đại cho những con người tầm thường, yếu đuối và mỏng dòn.
Phần cuối của thánh lễ, tân linh mục trong bài cám ơn đã bày tỏ lòng biết ơn của mình trước hết đối với cha mẹ, các anh chị em trong gia đình, dòng Đức Bà Mông Triệu, cũng như mọi người các này cách khác đã mở rộng vòng tay đón nhận và nâng đỡ đương sự trên bước đường ơn gọi. Tân linh mục cũng nhân ra bàn tay quan phòng kỳ diệu của Thiên Chúa trong suốt chặng đường 17 năm qua và không quên đề nghị cộng đoàn tiếp tục nâng đỡ mình trong cầu nguyện để chu toàn sứ vụ mới.
Thánh lễ truyền chức càng tăng thêm ý nghĩa vì được cử hành ngay trong Năm Thánh hoá Linh mục, trong Năm Thánh kỷ niệm 150 năm ngày qua đời của cha thánh Gioan Viannay, Quan Thầy của các linh mục, trong lòng nhà thờ Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu, Tiến Sỹ Hội Thánh và cũng là Quan Thầy của các nhà Truyền Giáo. Chính vị thánh này cũng đã từng ước ao được sang sống tại Đan viện Carmel ở Việt Nam.
«Vâng lời Thầy, con xin thả lưới ». Xin Đức Kitô, Người đã gọi và chọn Tân Chức trong sứ mệnh loan báo Tin Mừng luôn luôn đồng hành và nâng đỡ Tân Linh Mục suốt cuộc hành trình ra khơi để thả lưới người. Nhờ lời chuyển của Đức Mẹ hồn xác lên Trời, thánh Phêrô Tông Đồ, thánh Têrêsa Hài Đồng, thánh Gioan MariaViannay, xin cho cha Phêrô trở nên vị Linh Mục như lòng Chúa mong ước.
Ngay từ sáng sớm, từng tốp người đang miệt mài trong công việc. Chỗ này, mấy chị em đang luôn tay luôn chân chuẩn bị những món ăn cho bữa tiệc mừng. Chỗ kia, các anh thanh niên đang vận chuyển những thứ cần thiết sang bên phòng tiệc. Ở nơi khác, Các anh chị em giáo dân miền Montpellier, Pháp Quốc, đang say sưa hoà mình vào tâm tình những bài thánh ca linh thiêng. Tất cả đều chuẩn bị cho một ngày lễ trọng đại: thánh lễ truyền chức linh mục của thầy phó tế Phêrô-Gioan Lê Việt Thắng, tu sỹ dòng Đức Bà Mông Triệu tại nhà thờ Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu, thuộc Tổng Giáo Phận Montpellier.
Gần đến giờ thánh lễ truyền chức, mọi người từ khắp muôn phương tập họp đông đủ tại ngôi thánh đường. Một cộng đoàn đến từ khắp nơi trên thế giới: từ Việt Nam thân thương, từ Hoa Kỳ của phía bên kia địa cầu, từ Lyon, Paris và khắp các miền của nước Pháp. Đây không những là niềm vui riêng của tân chức và gia đình, của Giáo xứ Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu nơi tân chức phục vụ trong một năm qua, của cộng đoàn anh em tu sỹ dòng Đức Bà Mông Triệu - vốn đã đón nhận và dìu dắt đương sự trong suốt bảy năm ròng, mà còn là niềm vui chung của Giáo phận Montpellier, Giáo Hội Pháp-Việt và Giáo Hội hoàn vũ.
Đúng 11 giờ, đoàn đồng tế khoảng 40 linh mục và phó tế do Đức cha Guy Thomazeau, Tổng Giám Mục Montpellier chủ sự từ từ tiến vào thánh đường trong lời ca nhập lễ thật sốt sắng: « Thánh Thần Chúa ngự trên tôi. Ngài đã xức dầu cho tôi. Sai tôi đi loan báo Tin Mừng Cho người nghèo khó… ». Cộng đoàn phụng vụ hợp lòng hợp ý trong lời ca tiếng hát, và sống trọn vẹn bầu không khí sốt sắng và trang nghiêm của thánh lễ truyền chức.
Trong bài giảng, Đức Tổng Giám mục chủ tế cũng đề cập đến sự hiện diện của tân chức tại giáo phận của ngài như một lời chứng sống động về gia đình Công Giáo Việt Nam đạo hạnh nơi đã sản sinh ra nhiều ơn gọi thánh hiến, về Giáo Hội Việt Nam đầy sức sống. Ngài cũng đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của bí tích truyền chức thánh đối với cộng đồng gia đình, nhân loại và dân Chúa. Ngài cũng không quên nhắc đến chiều kích màu nhiệm của ơn gọi. Thiên Chúa trao sứ mệnh trọng đại cho những con người tầm thường, yếu đuối và mỏng dòn.
Phần cuối của thánh lễ, tân linh mục trong bài cám ơn đã bày tỏ lòng biết ơn của mình trước hết đối với cha mẹ, các anh chị em trong gia đình, dòng Đức Bà Mông Triệu, cũng như mọi người các này cách khác đã mở rộng vòng tay đón nhận và nâng đỡ đương sự trên bước đường ơn gọi. Tân linh mục cũng nhân ra bàn tay quan phòng kỳ diệu của Thiên Chúa trong suốt chặng đường 17 năm qua và không quên đề nghị cộng đoàn tiếp tục nâng đỡ mình trong cầu nguyện để chu toàn sứ vụ mới.
Thánh lễ truyền chức càng tăng thêm ý nghĩa vì được cử hành ngay trong Năm Thánh hoá Linh mục, trong Năm Thánh kỷ niệm 150 năm ngày qua đời của cha thánh Gioan Viannay, Quan Thầy của các linh mục, trong lòng nhà thờ Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu, Tiến Sỹ Hội Thánh và cũng là Quan Thầy của các nhà Truyền Giáo. Chính vị thánh này cũng đã từng ước ao được sang sống tại Đan viện Carmel ở Việt Nam.
«Vâng lời Thầy, con xin thả lưới ». Xin Đức Kitô, Người đã gọi và chọn Tân Chức trong sứ mệnh loan báo Tin Mừng luôn luôn đồng hành và nâng đỡ Tân Linh Mục suốt cuộc hành trình ra khơi để thả lưới người. Nhờ lời chuyển của Đức Mẹ hồn xác lên Trời, thánh Phêrô Tông Đồ, thánh Têrêsa Hài Đồng, thánh Gioan MariaViannay, xin cho cha Phêrô trở nên vị Linh Mục như lòng Chúa mong ước.
Lễ Khai Giảng Trường Việt Ngữ Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Arlington, VA
Như Mai
12:20 19/09/2009
Virginia, ngày 18/9/2009: Ngày Thứ Sáu 18/9/2009 Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Arlington, VA đã tổ chức Lễ Khai Giảng Trường Việt Ngữ lúc 7 giờ chiều. Từ lúc 6:30 chiều, bãi đậu xe đã được căng giây để dành khu vực cho học sinh và phụ huynh tập hợp trước Trung Tâm Giáo Dục của giáo xứ.
Khai giảng Trường Việt Ngữ Niên Khóa 2009 - 2010
Đây là năm thứ 7 giáo xứ tổ chức các lớp Việt Ngữ cho con em các gia đình trong và ngoài giáo xứ. Ngay từ năm 1979 giáo xứ đã có các lớp tiếng Việt Mùa Hè trong 5 năm. Nhưng từ năm 2003 cha xứ Nguyễn Đức Vượng chấp thuận cho mở các dậy tiếng Việt trong niên khoá để mùa hè các em và các thầy cô có thể nghỉ ngơi và đi chơi với gia đình. Các lớp được giảng dậy từ 7 giờ đến 8 giờ 30 tối. Phụ huynh chở con em đi học có thể tham dự thánh lễ 7 giờ chiều và ở lại đọc kinh chờ các con em tan học.
Sĩ số ngày càng gia tăng, và mỗi năm trường mở thêm một lớp. Năm nay con số học sinh lên trên 270 em với 14 lớp từ Mẫu Giáo đến lớp 7. Ngày khai giảng vẫn còn rất nhiều phụ huynh dẫn con em đến ghi danh chật cả văn phòng, phải tràn ra ngoài hành lang để ghi danh cho kịp. Ban giám đốc có 5 vị, và ban giảng huấn có 30 thầy cô, và phụ giáo.
Sau khi ông hiệu trưởng Bùi Hữu Thư chào mừng phụ huynh, học sinh, cám ơn phụ huynh đã cho con em đến trường và cám ơn các thầy cô đã nhận lời làm giáo viên và phụ giáo, ông đã tuyên bố khai giảng niên khoá 2009-2010. Cha xứ Nguyễn Đức Vượng đã ban hiều thị và cầu nguyện xin Chúa chúc lành cho các học sinh, phụ huynh và các thầy cô, để niên khoá 2009-2010 mang lại được những kết quả tốt. Cha nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì tiếng mẹ đẻ trên đất Hoa Kỳ.
Các học sinh đã lần lượt theo sự hướng dẫn của các thầy cô để vào lớp của mình tại Trung Tâm Giáo Dục và Nhà Khách. Vì nhà thờ đang trong thời kỳ xây cất, số lượng lớp học bị hạn chế. Lớp Song Ngữ dành cho người lớn Việt Nam và Hoa Kỳ không nói đọc và viết được tiếng Việt phải học trong văn phòng cha xứ. Tuần tới khi có buổi họp của Hội Phụ Huynh Học Sinh, sẽ phải sử dụng cả Phòng Ăn của Nhà Xứ.
Công tác xây cất đã khởi sự từ ngày 23/5/2009 và sẽ hoàn tất cuối tháng 3 năm 2010. Khi hoàn tất sẽ có thêm 7 lớp học rộng rãi bên hầm nhà thờ, và niên khoá 2010-2011 học sinh và thầy cô sẽ rất thoải mái.
Học phí chỉ có 50 Mỹ Kim một năm để trả tiền sách giáo khoa, các tài liệu và dụng cụ trợ huấn, phần thưởng cho các em và quà tặng cho các thầy cô. Tất cả nhân viên ban giám đốc và ban giảng huấn đều là những thiện nguyện viên hy sinh không thù lao. Các thầy cô còn bỏ tiền túi để mua các món đồ cần dùng trong lớp học của mình mà không đòi hỏi phải bồi hoàn. Trong số các thầy cô có cả các vị ngoài Công Giáo đã giảng dậy từ 6 năm qua, cũng như có rất nhiều học sinh ngoài giáo xứ thuộc các tôn giáo khác. Tinh thần hy sinh của tất cả các thầy cô cho việc duy trì ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam thật đáng ngợi khen và tri ân.
Khai giảng Trường Việt Ngữ Niên Khóa 2009 - 2010
Đây là năm thứ 7 giáo xứ tổ chức các lớp Việt Ngữ cho con em các gia đình trong và ngoài giáo xứ. Ngay từ năm 1979 giáo xứ đã có các lớp tiếng Việt Mùa Hè trong 5 năm. Nhưng từ năm 2003 cha xứ Nguyễn Đức Vượng chấp thuận cho mở các dậy tiếng Việt trong niên khoá để mùa hè các em và các thầy cô có thể nghỉ ngơi và đi chơi với gia đình. Các lớp được giảng dậy từ 7 giờ đến 8 giờ 30 tối. Phụ huynh chở con em đi học có thể tham dự thánh lễ 7 giờ chiều và ở lại đọc kinh chờ các con em tan học.
Sĩ số ngày càng gia tăng, và mỗi năm trường mở thêm một lớp. Năm nay con số học sinh lên trên 270 em với 14 lớp từ Mẫu Giáo đến lớp 7. Ngày khai giảng vẫn còn rất nhiều phụ huynh dẫn con em đến ghi danh chật cả văn phòng, phải tràn ra ngoài hành lang để ghi danh cho kịp. Ban giám đốc có 5 vị, và ban giảng huấn có 30 thầy cô, và phụ giáo.
Sau khi ông hiệu trưởng Bùi Hữu Thư chào mừng phụ huynh, học sinh, cám ơn phụ huynh đã cho con em đến trường và cám ơn các thầy cô đã nhận lời làm giáo viên và phụ giáo, ông đã tuyên bố khai giảng niên khoá 2009-2010. Cha xứ Nguyễn Đức Vượng đã ban hiều thị và cầu nguyện xin Chúa chúc lành cho các học sinh, phụ huynh và các thầy cô, để niên khoá 2009-2010 mang lại được những kết quả tốt. Cha nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì tiếng mẹ đẻ trên đất Hoa Kỳ.
Các học sinh đã lần lượt theo sự hướng dẫn của các thầy cô để vào lớp của mình tại Trung Tâm Giáo Dục và Nhà Khách. Vì nhà thờ đang trong thời kỳ xây cất, số lượng lớp học bị hạn chế. Lớp Song Ngữ dành cho người lớn Việt Nam và Hoa Kỳ không nói đọc và viết được tiếng Việt phải học trong văn phòng cha xứ. Tuần tới khi có buổi họp của Hội Phụ Huynh Học Sinh, sẽ phải sử dụng cả Phòng Ăn của Nhà Xứ.
Công tác xây cất đã khởi sự từ ngày 23/5/2009 và sẽ hoàn tất cuối tháng 3 năm 2010. Khi hoàn tất sẽ có thêm 7 lớp học rộng rãi bên hầm nhà thờ, và niên khoá 2010-2011 học sinh và thầy cô sẽ rất thoải mái.
Học phí chỉ có 50 Mỹ Kim một năm để trả tiền sách giáo khoa, các tài liệu và dụng cụ trợ huấn, phần thưởng cho các em và quà tặng cho các thầy cô. Tất cả nhân viên ban giám đốc và ban giảng huấn đều là những thiện nguyện viên hy sinh không thù lao. Các thầy cô còn bỏ tiền túi để mua các món đồ cần dùng trong lớp học của mình mà không đòi hỏi phải bồi hoàn. Trong số các thầy cô có cả các vị ngoài Công Giáo đã giảng dậy từ 6 năm qua, cũng như có rất nhiều học sinh ngoài giáo xứ thuộc các tôn giáo khác. Tinh thần hy sinh của tất cả các thầy cô cho việc duy trì ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam thật đáng ngợi khen và tri ân.
Vẻ vang dân Việt: Cộng tác viên VietCatholic đăng quang ngôi Vua Bánh Pie Tây Úc
Hương Giang
17:14 19/09/2009
Vua Bánh Pie Đồng Văn Vượng |
Anh chị Hoàng Viết Tự và anh Vượng |
Vua Bánh Pie Đồng Văn Vượng tại WYD 2008 |
Anh Giuse Đồng Văn Vượng, 52 tuổi, anh ruột của cha Giuse Đồng Văn Vinh, chánh xứ Greenwood, đã liên tục giữ ngôi vị vua Bánh Pie trong hơn một thập niên qua. Đến dự những buổi lễ trao giải thưởng như thế này ta mới thấy “lạnh xương sống” khi biết Á Hậu - người đứng thứ hai sau anh Vượng nhà ta là một “đại gia” người Ý đã lừng danh về nghề làm bánh từ Rôma và đã nổi tiếng tại Tây Úc từ thời… Thế Chiến Thứ Hai.
Bánh Pie là một loại bánh có hình tròn hay hình vuông, có hình dạng giống như cái bánh dẻo hay bánh trung thu nhưng lớn hơn một chút. Loại bánh này có lẽ chưa hề có ở Việt Nam. Bánh Pie làm tương đối khó. Nếu làm dày quá thì rất khó ăn. Làm mỏng quá thì rất dễ vỡ ra khi khách hàng cầm đến. Bánh Pie còn khó ở chỗ là nó không hạp với khẩu vị người Việt. Nhiều người Việt sống lâu năm ở Úc cho biết ăn một cái bánh pie xong mấy tháng sau thấy cái bánh pie vẫn còn ngán không muốn ăn. Là người tị nạn khi đặt chân lên đất Úc không biết gì đến nghề làm bánh mà giờ đây anh được suy tôn là Vua Bánh Pie thì thật là đáng khâm phục. Làm bánh “Tây” mà “Tây” chịu mua đã là đáng nể. “Tây” lại phong làm Vua Bánh Pie thì quả là một kỳ công.
Không những làm Vua Bánh Pie ở Tây Úc, năm trước anh Đồng Văn Vượng còn được suy tôn là Vua Bánh Pie toàn quốc Úc Đại Lợi. Năm nay vua Đồng Văn Vượng bị soán ngôi trong cuộc thi bánh Pie toàn quốc. Anh chỉ nhận được 7 huy chương bạc trong giải này.
Anh Vượng là nhiếp ảnh viên của VietCatholic. Trong ảnh, anh đang “tác nghiệp” tại Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới Sydney 2008 bên cạnh các đồng nghiệp AP, Reuters…
Trong buổi lễ trao giải tối thứ Bẩy 19/09/2009 tại Perth, cộng đoàn Công Giáo Việt Nam Tây Úc cũng có một cặp vợ chồng trẻ được tặng giải danh dự về bánh Sinh Nhật. Đó là anh chị Hoàng Viết Tự.
Thương nhớ cha Phêrô-Tuần Nguyễn Cao Hiên
LM. Trăng Thập Tự Võ Tá Khánh
21:11 19/09/2009
THƯƠNG NHỚ CHA PHÊRÔ TUẦN NGUYỄN CAO HIÊN (1922-2009)
Tuần cấm phòng năm linh mục giữa tháng 3-2009, cha Phêrô Tuần Nguyễn Cao Hiên về trước một ngày và rời Qui Nhơn sau các cha khác một ngày. Cha rất vui lại được sống giữa những anh em linh mục mà cha hằng thương mến. Thấy cha khỏe, ai cũng hẹn tuần tĩnh tâm năm sau sẽ lại gặp cha, nhưng cha bảo không biết năm sau còn về được chăng.
Thế rồi cuối tháng 5, ai cũng bàng hoàng nghe tin Cha vào bệnh viện và phát hiện tụy tạng đã bị ung thư tới giai đoạn chót.
Mãi đến sáng 29-8-2009, tôi mới có dịp về thăm ngài. Hôm ấy tôi về giáo xứ Cao Thái, thì gặp hai cựu chủng sinh Qui Nhơn, Giuse Nguyễn Uy Nam và Phêrô Lê Mến, đang chuẩn bị đi thăm ngài, tôi liền đi theo. Ba chúng tôi và một ứng sinh dòng Cát Minh được thầy nhà khách nhà Hưu Dưỡng Dòng Đồng Công đưa vào tận phòng ngài. Cha Hiên nằm trên giường, hỏi han hoàn cảnh sống của hai cựu chủng sinh học trò ngài. Có điện thoại reo, ngài đưa tay nhấc ống nghe lên để tắt chuông rồi đặt xuống ngay. Chỗ ung thư tụy tạng bị mổ ra rồi đã khâu lại, hóa trị mấy lần và không thấy có gì lạc quan. Ngài vui vẻ trả lời những câu hỏi của anh em. Anh em hỏi có đau lắm không, ngài xác nhận là đau lắm, nhưng trên môi vẫn cười tươi vui vẻ, khiến bạn trẻ ứng sinh Cát Minh rất ngạc nhiên. Tôi chia sẻ cho ngài tin tức về sức khỏe Đức Cha Qui Nhơn, về các cha cao niên trong giáo phận, về những hoạt động tại giáo phận trong định hướng dọn mừng kỷ niệm 400 năm Tin Mừng đến với quê hương Qui Nhơn, về kết quả truyền giáo hiện nay tại những địa bàn ngài đã phục vụ. Trước khi chia tay, chúng tôi cùng cầu nguyện chung với ngài, xin Chúa đón nhận những đau đớn của ngài để mưu ích cho anh em linh mục, các cựu chủng sinh, những giáo dân và cả lương dân mà ngài đã tận tụy phục vụ mấy chục năm qua. Chúng tôi linh cảm đó là lần gặp gỡ cuối cùng nhưng lòng thấy đầy an ủi vì tấm gương vị ân sư vẫn sáng chói cho đến cuối đời, đúng hơn, càng lúc càng sáng chói.
Bây giờ thì ngài đã thật sự từ giã tất cả chúng ta. Ngài đã được Chúa gọi về lúc 19g17 ngày 19-9-2009 tại nhà Hưu Dưỡng Đồng Công Thủ Đức, hưởng thọ 88 tuổi.
Hẳn là tất cả cựu học sinh và con cái của cha, linh mục cũng như giáo dân, ai cũng thấy mình diễm phúc vì đã được thụ giáo với ngài, được học với ngài chẳng những kiến thức, kinh nghiệm và nhiệt tình mà trên hết là mẫu gương sống. Trong năm thánh hóa linh mục, những kỷ niệm về ngài sẽ là một nguồn động viên rất lớn cho những linh mục con em ngài. Vì thế ước mong không những các cựu học sinh của ngài, mà cả các anh em linh mục khác trong giáo phận, mỗi người đều ghi lại đôi điều để góp phần nêu cao chứng từ về một Gioan Maria Vianney của thời đại.
Qui Nhơn, 22g10, ngày 19-9-2009
Tuần cấm phòng năm linh mục giữa tháng 3-2009, cha Phêrô Tuần Nguyễn Cao Hiên về trước một ngày và rời Qui Nhơn sau các cha khác một ngày. Cha rất vui lại được sống giữa những anh em linh mục mà cha hằng thương mến. Thấy cha khỏe, ai cũng hẹn tuần tĩnh tâm năm sau sẽ lại gặp cha, nhưng cha bảo không biết năm sau còn về được chăng.
Thế rồi cuối tháng 5, ai cũng bàng hoàng nghe tin Cha vào bệnh viện và phát hiện tụy tạng đã bị ung thư tới giai đoạn chót.
Mãi đến sáng 29-8-2009, tôi mới có dịp về thăm ngài. Hôm ấy tôi về giáo xứ Cao Thái, thì gặp hai cựu chủng sinh Qui Nhơn, Giuse Nguyễn Uy Nam và Phêrô Lê Mến, đang chuẩn bị đi thăm ngài, tôi liền đi theo. Ba chúng tôi và một ứng sinh dòng Cát Minh được thầy nhà khách nhà Hưu Dưỡng Dòng Đồng Công đưa vào tận phòng ngài. Cha Hiên nằm trên giường, hỏi han hoàn cảnh sống của hai cựu chủng sinh học trò ngài. Có điện thoại reo, ngài đưa tay nhấc ống nghe lên để tắt chuông rồi đặt xuống ngay. Chỗ ung thư tụy tạng bị mổ ra rồi đã khâu lại, hóa trị mấy lần và không thấy có gì lạc quan. Ngài vui vẻ trả lời những câu hỏi của anh em. Anh em hỏi có đau lắm không, ngài xác nhận là đau lắm, nhưng trên môi vẫn cười tươi vui vẻ, khiến bạn trẻ ứng sinh Cát Minh rất ngạc nhiên. Tôi chia sẻ cho ngài tin tức về sức khỏe Đức Cha Qui Nhơn, về các cha cao niên trong giáo phận, về những hoạt động tại giáo phận trong định hướng dọn mừng kỷ niệm 400 năm Tin Mừng đến với quê hương Qui Nhơn, về kết quả truyền giáo hiện nay tại những địa bàn ngài đã phục vụ. Trước khi chia tay, chúng tôi cùng cầu nguyện chung với ngài, xin Chúa đón nhận những đau đớn của ngài để mưu ích cho anh em linh mục, các cựu chủng sinh, những giáo dân và cả lương dân mà ngài đã tận tụy phục vụ mấy chục năm qua. Chúng tôi linh cảm đó là lần gặp gỡ cuối cùng nhưng lòng thấy đầy an ủi vì tấm gương vị ân sư vẫn sáng chói cho đến cuối đời, đúng hơn, càng lúc càng sáng chói.
Bây giờ thì ngài đã thật sự từ giã tất cả chúng ta. Ngài đã được Chúa gọi về lúc 19g17 ngày 19-9-2009 tại nhà Hưu Dưỡng Đồng Công Thủ Đức, hưởng thọ 88 tuổi.
Hẳn là tất cả cựu học sinh và con cái của cha, linh mục cũng như giáo dân, ai cũng thấy mình diễm phúc vì đã được thụ giáo với ngài, được học với ngài chẳng những kiến thức, kinh nghiệm và nhiệt tình mà trên hết là mẫu gương sống. Trong năm thánh hóa linh mục, những kỷ niệm về ngài sẽ là một nguồn động viên rất lớn cho những linh mục con em ngài. Vì thế ước mong không những các cựu học sinh của ngài, mà cả các anh em linh mục khác trong giáo phận, mỗi người đều ghi lại đôi điều để góp phần nêu cao chứng từ về một Gioan Maria Vianney của thời đại.
Qui Nhơn, 22g10, ngày 19-9-2009
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Nguyễn Tấn Dũng: ''Việt Nam sẽ không nhượng bộ Công giáo về vấn đề đất đai''
Stefan Bos/VOA
11:41 19/09/2009
BUDAPEST 19/09/2009 - Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng nói rằng chính phủ ông sẽ không chấp nhận yêu cầu của Tòa thánh Vatican đòi giao hoàn cho Giáo hội Công giáo Việt Nam những tài sản bị tịch thu. Ông Dũng đã cho biết như thế tại Budapest hôm thứ 6, sau cuộc thảo luận về vấn đề thương mại với Thủ tướng Hungary Gordon Bajnai.
Khi trả lời các câu hỏi của phái viên đài VOA, ông Nguyễn Tấn Dũng đã bênh vực cho việc chính phủ ông ngăn không cho Giáo hội Công giáo lấy lại đất đai và tài sản đã bị nhà nước tịch thu từ năm 1954.
Trong nhiều tháng qua, giáo dân Công giáo ở Việt Nam đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình ở nhiều nơi để đòi lại tài sản của giáo hội.
Tuy nhiên ông Nguyễn Tấn Dũng nói rằng Việt Nam sẽ không nhượng bộ trước áp lực, kể cả áp lực của Tòa thánh Vatican, về vấn đề này:
"Việt Nam bảo đảm mọi người Việt Nam tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo, có tín ngưỡng hoặc không tín ngưỡng. Việc tài sản đất đai của các tôn giáo ở Việt Nam phải thực hiện đúng theo hiến pháp và pháp luật của Việt Nam. Ở Việt Nam tôi xin nói rõ với các bạn là không có tài sản của Vatican ở Việt Nam. Trên lãnh thổ Việt Nam chỉ có đất đai của đất nước Việt Nam, của dân tộc Việt Nam, của nhà nước Việt Nam. Không có bất cứ một tài sản nào của tôn giáo ở nước ngoài của Vatican là ở Việt Nam. Những cái đòi hỏi cái gọi là tài sản của Vatican là một đòi hỏi vô lý và không phù hợp với hiến pháp và pháp luật của Việt Nam."
Ông Nguyễn Tấn Dũng đã cho biết như thế trong lúc có tin là Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết sẽ đến nước Ý vào tháng 11 hoặc tháng 12 tới đây để hội kiến Đức Giáo hoàng Benedicto 16 trong khuôn khổ của những nỗ lực nhằm tái lập mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với Tòa thánh Vatican.
Tuy nhiên những nhân vật tranh đấu cho nhân quyền và dân chủ nói rằng lập luận của ông Nguyễn Tấn Dũng đã được chính phủ lợi dụng để đàn áp các tín đồ Công giáo và Tin lành, trong lúc có tin nói rằng một số nhân vật lãnh đạo giáo hội Công giáo và tín đồ Tin Lành đã bị câu lưu.
Ông Nguyễn Tấn Dũng đã phát biểu sau cuộc thảo luận với Thủ tướng Hungary về vấn đề tăng cường quan hệ kinh tế, bao gồm một hợp đồng cho vay 88 triệu đô la để xây một bệnh viện ở Việt Nam.
Thủ tướng Bajnai cho đài VOA biết rằng tuy các mối quan hệ kinh tế đã được cải thiện nhưng Hungary và Liên hiệp Âu châu sẽ tiếp tục thảo luận với chính phủ ở Hà Nội về mối quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với thành tích nhân quyền của Việt Nam:
"Chúng tôi đánh giá cao cuộc thảo luận nhân quyền đang tiếp diễn giữa Việt Nam và Liên hiệp Âu châu. Hungarie là một phần của cuộc thảo luận này. Chúng tôi xem Liên hiệp Âu châu là một liên minh của các giá trị, bao gồm các giá trị nhân bản và các quyền con người. Chúng tôi có chung quan điểm với các đối tác của chúng tôi ở Âu châu. Và chúng tôi trông mong là sự hợp tác và cuộc thảo luận này giữa Việt Nam với Liên hiệp Âu châu sẽ giúp cải thiện mối quan hệ giữa hai nước và giữa Việt Nam với Liên hiệp Âu châu."
Nhiều người đang lưu ý tới phát biểu của Thủ tướng Bajnai về vấn đề Việt Nam vì Hungary sẽ giữ chức Chủ tịch luân phiên của Liên hiệp Âu châu vào năm 2011.
Với hơn 6 triệu người theo đạo Công giáo, Việt Nam là nước có cộng đồng Thiên chúa giáo lớn hàng thứ nhì ở Đông Nam Á, sau Philippines.
Những nhân vật tranh đấu cho quyền lợi của người Công giáo đã chỉ trích việc chính phủ Hoa kỳ loại tên Việt Nam ra khỏi danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về vấn đề tự do tôn giáo. Họ nói rằng hành động đó làm cho chính phủ Việt Nam gia tăng điều mà họ gọi là những hành động đàn áp tôn giáo.
(Nguồn: http://www.voanews.com/vietnamese/2009-09-19-voa9.cfm)
Khi trả lời các câu hỏi của phái viên đài VOA, ông Nguyễn Tấn Dũng đã bênh vực cho việc chính phủ ông ngăn không cho Giáo hội Công giáo lấy lại đất đai và tài sản đã bị nhà nước tịch thu từ năm 1954.
Trong nhiều tháng qua, giáo dân Công giáo ở Việt Nam đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình ở nhiều nơi để đòi lại tài sản của giáo hội.
Tuy nhiên ông Nguyễn Tấn Dũng nói rằng Việt Nam sẽ không nhượng bộ trước áp lực, kể cả áp lực của Tòa thánh Vatican, về vấn đề này:
"Việt Nam bảo đảm mọi người Việt Nam tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo, có tín ngưỡng hoặc không tín ngưỡng. Việc tài sản đất đai của các tôn giáo ở Việt Nam phải thực hiện đúng theo hiến pháp và pháp luật của Việt Nam. Ở Việt Nam tôi xin nói rõ với các bạn là không có tài sản của Vatican ở Việt Nam. Trên lãnh thổ Việt Nam chỉ có đất đai của đất nước Việt Nam, của dân tộc Việt Nam, của nhà nước Việt Nam. Không có bất cứ một tài sản nào của tôn giáo ở nước ngoài của Vatican là ở Việt Nam. Những cái đòi hỏi cái gọi là tài sản của Vatican là một đòi hỏi vô lý và không phù hợp với hiến pháp và pháp luật của Việt Nam."
Ông Nguyễn Tấn Dũng đã cho biết như thế trong lúc có tin là Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết sẽ đến nước Ý vào tháng 11 hoặc tháng 12 tới đây để hội kiến Đức Giáo hoàng Benedicto 16 trong khuôn khổ của những nỗ lực nhằm tái lập mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với Tòa thánh Vatican.
Tuy nhiên những nhân vật tranh đấu cho nhân quyền và dân chủ nói rằng lập luận của ông Nguyễn Tấn Dũng đã được chính phủ lợi dụng để đàn áp các tín đồ Công giáo và Tin lành, trong lúc có tin nói rằng một số nhân vật lãnh đạo giáo hội Công giáo và tín đồ Tin Lành đã bị câu lưu.
Ông Nguyễn Tấn Dũng đã phát biểu sau cuộc thảo luận với Thủ tướng Hungary về vấn đề tăng cường quan hệ kinh tế, bao gồm một hợp đồng cho vay 88 triệu đô la để xây một bệnh viện ở Việt Nam.
Thủ tướng Bajnai cho đài VOA biết rằng tuy các mối quan hệ kinh tế đã được cải thiện nhưng Hungary và Liên hiệp Âu châu sẽ tiếp tục thảo luận với chính phủ ở Hà Nội về mối quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với thành tích nhân quyền của Việt Nam:
"Chúng tôi đánh giá cao cuộc thảo luận nhân quyền đang tiếp diễn giữa Việt Nam và Liên hiệp Âu châu. Hungarie là một phần của cuộc thảo luận này. Chúng tôi xem Liên hiệp Âu châu là một liên minh của các giá trị, bao gồm các giá trị nhân bản và các quyền con người. Chúng tôi có chung quan điểm với các đối tác của chúng tôi ở Âu châu. Và chúng tôi trông mong là sự hợp tác và cuộc thảo luận này giữa Việt Nam với Liên hiệp Âu châu sẽ giúp cải thiện mối quan hệ giữa hai nước và giữa Việt Nam với Liên hiệp Âu châu."
Nhiều người đang lưu ý tới phát biểu của Thủ tướng Bajnai về vấn đề Việt Nam vì Hungary sẽ giữ chức Chủ tịch luân phiên của Liên hiệp Âu châu vào năm 2011.
Với hơn 6 triệu người theo đạo Công giáo, Việt Nam là nước có cộng đồng Thiên chúa giáo lớn hàng thứ nhì ở Đông Nam Á, sau Philippines.
Những nhân vật tranh đấu cho quyền lợi của người Công giáo đã chỉ trích việc chính phủ Hoa kỳ loại tên Việt Nam ra khỏi danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về vấn đề tự do tôn giáo. Họ nói rằng hành động đó làm cho chính phủ Việt Nam gia tăng điều mà họ gọi là những hành động đàn áp tôn giáo.
(Nguồn: http://www.voanews.com/vietnamese/2009-09-19-voa9.cfm)
Nhà cầm quyền CSVN thẳng tay đàn áp Giáo dân Loan Lý, GP Huế
Nhóm LM Nguyễn Kim Điền tường trình
12:06 19/09/2009
Sao lại đánh chúng tôi? Sao lại xô đẩy chúng tôi ra khỏi trường của chúng tôi? Chúng tôi là dân lành sao lại đối xử ác độc với chúng tôi? Hãy tôn trọng sự thật! Tự do tôn giáo đâu? Công lý đâu? Những tiếng kêu gào của giáo dân Loan Lý đã vang lên như thế giữa đêm khuya lúc 2g30 và giữa ban ngày lúc 9g sáng hôm 14-09-2009 tại sân trường Tiểu học của Giáo xứ.
Vốn là một giáo xứ ở vùng biển Cửa Tùng (nơi sông Bến Hải chảy về) thuộc cực bắc tỉnh Quảng Trị, Loan Lý đã di cư vào Thừa Thiên sau năm 1954 và được chính quyền Tổng thống Ngô Đình Diệm giúp khai khẩn lập làng ở vùng cát trắng hoang sơ Lăng Cô, nằm giữa Biển Đông và đầm An Cư (xin xem bản đồ). Dân số hiện nay vào khoảng 800 người.
Năm 1956, giáo xứ xây một ngôi trường để dạy giáo lý lẫn văn hóa cho con em. Ngôi trường nằm đối diện với nhà thờ, cách nhau bởi quốc lộ 1A, lưng xoay ra phía đầm An Cư, trên một diện tích 40x120 mét, và không có hàng rào bao quanh. Năm 1975, nhà cầm quyền địa phương (theo chính sách giáo dục của Cộng sản) tự tiện trưng dụng nó làm trường tiểu học, dạy các lớp từ 1 đến 5. Hiện có 127 học sinh. Nhưng ngày Chúa nhật, các em Công giáo vào học giáo lý tại các lớp. Rất hài hòa!
Đã nhiều năm nay, giáo xứ làm đơn đòi lại trường để sửa chữa và dùng làm nhà sinh hoạt cộng đồng. Thế nhưng nhà cầm quyền không chịu trả và cũng không cho sửa chữa. Ngược lại, nhà cầm quyền muốn sửa chữa thì Giáo xứ chẳng đồng thuận.
Một tuần trước Chúa nhật 13-09-2009, ngày khai giảng năm học giáo lý niên khóa 2009-2010, Ủy ban nhân dân thị trấn Lăng Cô có mời linh mục quản xứ Phao-lô Ngô Thanh Sơn (mới nhận nhiệm sở được một năm) và các vị trong Hội đồng Giáo xứ đến “làm việc”. Hai bên đồng thuận giữ nề nếp học hành như mấy năm trước. Đùng một cái, thầy cô ra lệnh cho học sinh học ngày Chúa nhật cả sáng lẫn chiều (đang khi thông thường thì cấp 1 nghỉ ngày Thứ bảy và Chúa nhật). Ủy ban lại mời Cha quản xứ và Hội đồng Giáo xứ làm việc tại trụ sở lúc 8g Chúa nhật 13-09 để thông báo lệnh của ban giám hiệu. Đương nhiên cha quản xứ không thể nào chấp nhận. Thế là vào khoảng 11g, giáo xứ nhận văn thư “từ nay cấm dạy và học giáo lý tại trường”. Lúc đó thầy cô đang có mặt đông đủ tại trường cùng với một số học sinh, ngoại trừ các em Công giáo. Vốn chiếm đa số, các em này nhất định không đi học ngày Chúa nhật.
Khoảng 13g, bỗng nhiên có 2 xe cần cẩu, 1 xe múc đất và một xe ben (chuyên chở vật liệu) từ đâu chạy đến đậu ngay trước cửa trường. Tiếp theo là một đoàn xe máy của thầy cô và cán bộ UBND thị trấn Lăng Cô khoảng chừng 30 người, trong đó có ông Lê Văn Tình, chủ tịch UB và ông Lộc, hiệu trưởng trường tiểu học thị trấn. Ngoài ra còn có một lực lượng quay phim khá hùng hậu. Con đường quốc lộ 1A ngang qua Giáo xứ bị phong tỏa hai đầu. Xe Nam Bắc chỉ còn có thể đi con đường ven đầm An Cư mà thôi. Giáo dân bắt đầu kéo đến để chờ xem chuyện gì xảy ra đây.
Khoảng 16g, cha Quản xứ (cha sở), Hội đồng Giáo xứ, các giáo lý viên và các giáo lý sinh khai mạc năm học Giáo lý tại sân nhà thờ (nằm trên cao). Sau đó tất cả tiến xuống trường để bắt đầu giờ giáo lý. Cha sở đến gặp thầy hiệu trưởng Lộc, yêu cầu mở các cửa lớp để các em vào học nhưng thầy quyết không mở, lại còn cho người án ngữ trước mỗi lớp. Giáo dân lớn đứng xung quanh đều hết sức phẫn nộ, nhưng vẫn rất tự chế, nhẫn nhục, không xông vào đập phá các ổ khóa hay gạt người của hiệu trưởng. Cha sở truyền lệnh cho sinh hoạt giáo lý ngoài sân trường. Các thiếu nhi vui vẻ và bình tĩnh hát các bài ca giáo lý giữa cặp mắt thán phục lẫn thương cảm của cha mẹ anh chị và dưới ống kính máy quay vidéo của nhà cầm quyền. Một bài hát được lặp đi lặp lại: “Cái nhà là nhà của ta. Công khó ông cha lập ra. Cháu con ta gìn giữ lấy. Muôn năm với nước non nhà”!?!
Sau 30 phút, tức vào khoảng 17g, tất cả các lớp giáo lý giải tán, cha sở cũng vui vẻ giã từ các các thầy cô canh gác trường. Bốn chiếc xe nói trên chuyển động, đứng sát đuôi nhau, che kín hoàn toàn mặt tiền ngôi trường. Tối hôm đó, khoảng 21g, cha Quản xứ âm thầm rời xứ, mọi liên lạc điện thoại với ngài cũng bị cắt đứt. Giáo dân đoán là cha ra Huế để tường trình sự kiện. Thế nhưng tại Tòa GM lúc này chỉ còn cha Thư ký Văn phòng và cha Quản lý Nhà Chung, còn Đức TGM Nguyễn Như Thể đang đi họp ở Đài Loan, Đức GM Phụ tá Lê Văn Hồng đi họp tại Philippin. Cả hai đến 20-09 mới về lại Việt Nam. Chiều ngày 14-09, cha sở mới về lại, cho giáo dân hay rằng mình ra Huế gặp cha Dương Quỳnh, gốc Loan Lý, đang cai quản Giáo xứ chánh tòa Phủ Cam. Còn mọi liên lạc điện thoại với cha (tới tấp đêm 13 rạng ngày 14 và suốt sáng 14) không thực hiện được là vì máy di động của cha bất ngờ hết pin.
Đến 1g ngày 14-09, bỗng có nhiều tiếng động lạ ở trường. Một số giáo dân gần đó thức dậy nhào tới xem. Thì ra có một xe ben chở lưới thép B40, cọc sắt và bảng hiệu “Trường Tiểu học Lăng Cô, cơ sở 2” đến, tiếp đến là nhiều xe con, xe tải chở công an, cán bộ. Đủ bộ sậu đầu lãnh. Có cả viên hiệu trưởng Lộc. Tất cả khoảng 200 người, đầu đội mũ bảo hiểm (để dễ nhận diện nhau), đa số mặc thường phục, một ít mặc áo xanh, áo vàng. Tay ai nấy đều cầm dùi cui chuyên dụng của cảnh sát (phát ánh sáng ban đêm) hoặc đùi tre cán giáo (một loại tre rất cứng vì đặc ruột). Họ bắt đầu dựng cổng, gắn bảng hiệu, rào lưới thép quanh trường. Một giáo dân chạy lên nhà thờ kéo chuông báo động. Nhưng dây chuông đã bị ai cắt mất rồi. Thế là phải gọi cửa các nữ tu ở bên cạnh, vào nhà thờ, leo lên tầng đàn (chỗ ca đoàn hát), bò ra tháp chuông để báo động. Giáo dân lật đật vùng dậy mở cửa. Than ôi, đứng trước mỗi nhà đã có đôi ba dân quân án ngữ. Ngoài đường quốc lộ thì công an áo xanh, áo vàng. Thế là họ đi ngả sau, băng qua độn cát, lách qua bụi bờ, kéo đến nhà thờ. Đa số ăn mặc phong phanh (đêm hè mà!). Tất cả khoảng 400 người, phần lớn là giáo dân nữ, già có trẻ có. Nhờ lực lượng đông đảo, lại thêm lòng mến yêu Công lý và Giáo xứ, họ quyết xông vào tháo dỡ hàng rào, xô ngã cổng bằng hai bàn tay không. Tại sao lại rào trường dựng cổng cách ám muội giữa đêm khuya như thế? Không thể để bọn cướp ngày làm đêm này tự tung tự tác được! Lúc đó vào khoảng 2g40 sáng. Hai bên xô xát nhau dữ dội. Tiếng la hét xé toang màn đêm. Công an dùng dùi cui không đánh vào đầu (tránh bị phác giác) mà chỉ đánh vào tay chân, thọc vào ngực, bụng và hông (trò rất hiểm). Nhiều giáo dân bị thương. Đa số là phụ nữ. Chị Nguyễn Thị Thay bị thương nặng. Cuối cùng, nhễ nhại mồ hôi, bàn tay trầy sướt, giáo dân đã chiến thắng, hàng rào thép bị gỡ bỏ, cổng trường bảng hiệu cũng bị hạ và đập dẹp. Đến 5g sáng thì cán bộ công an đành phải rút lui. Bốn chiếc xe lớn từ chiều hôm trước cũng rời vị trí.
Giáo dân ngồi lại sân trường, canh thức lần chuỗi, hát “Kinh Hòa bình” của thánh Phanxicô, cầu nguyện cho công lý và bình an mãi tới sáng, lòng ray rứt tự hỏi: “Cái thứ chính quyền và cái nền giáo dục nào đây?” Một số giáo dân hào hiệp đã mang bánh mì tới tặng bà con chiến sĩ.
Đến 6g sáng Thứ hai 14-09-2009, nhà cầm quyền CS bắt đầu điều động lực lượng bao vây giáo xứ. Mỗi nhà có ít nhất hai bộ đội canh giữ. Rồi từng nhóm bộ đội gác quốc lộ 1A, đường men theo bờ đầm (bên hông giáo xứ, xem bản đồ vệ tinh) và mọi con hẻm lớn nhỏ trên con đường này. Cả hai con đường đều bị phong tỏa giao thông. Xe Nam-Bắc, ngay từ chân đèo Phú Gia, phải đi vào con đường vòng quanh đầm phía núi (gọi là đường Hói Mít Hói Dừa, xem bản đồ in màu). Công an áo xanh, áo vàng đứng rải khắp nơi, bên cạnh những chiếc xe bảng số xanh. Thanh niên và phụ nữ lạ mặt, khẩu trang che kín, tay cầm dùi cui ngồi thành từng tổ ở đầu giáo xứ (dốc đèo Phù Gia). Công nhân đứng cạnh những xe tải chở đầy đất đá, vật liệu xây dựng. Đến 7g30, tất cả tiến vào trung tâm Giáo xứ, đến tận Nhà thờ và nhà trường. Đầu tiên là 3 xe nhà binh chở đầy cảnh sát cơ động (có chữ CSCĐ sau lưng) khoảng chừng 80 đến 100
người, trang bị lựu đạn cay, dùi cui và khiên mộc trong suốt, có chữ Police. Tiếp đến là xe ủi đất, xe múc đất, xe cần cẩu, xe chở vật liệu xây dựng, xe bồn nước (màu xanh lam), xe vòi rồng (màu đỏ) và đặc biệt một xe là lạ, màu cứt ngựa, trên đó có trang bị một khẩu súng lớn khoảng 100 ly. Người ta cho đó là xe phóng hơi cay. Sau đấy là một đoàn xe chở đầy công an hình sự áo xanh, công an giao thông áo vàng, bộ đội biên phòng áo cứt ngựa, rồi là hàng đoàn người dân lạ mặt (“quần chúng tự phát”). Đấy là chưa kể hơn một chục chuyên viên thu hình, có phận sự quay phim liên tục, cận cảnh, nhằm mục đích tuyên truyền vu khống (đài truyền hình CS ngay tối 14-09 đã làm như vậy) và nhất là để điểm mặt các giáo dân can đảm hầu tiện trả thù trừng phạt về sau. Tổng cộng phải từ 1000 đến 1500 người (đang khi giáo dân đến được hiện trường chỉ vài trăm mạng). Chỉ huy cuộc đàn áp giáo dân và cướp trắng ngôi trường, gồm có:
Sau khi đổ bộ xuống trước nhà thờ, tất cả lực lượng “quần chúng tự phát” tràn vào sân trường, vây lấy đám giáo dân -đa phần là phụ nữ và trẻ em- đang hát thánh ca, cầu nguyện dưới cái nắng càng lúc càng gay gắt. Công an thì tràn nhà dân chung quanh, đuổi hết những khách lạ tò mò cũng như án ngữ đường lên nhà thờ Loan Lý. Riêng đám CSCĐ thì vẫn đứng giữa đường.
Đúng 8g, ông chủ tịch UBND thị trấn Lăng Cô là Lê Văn Tình bắt đầu cầm loa phóng thanh, “yêu cầu bà con giải tán để nhà nước sửa chữa và xây dựng trường học”. Giáo dân không một ai nhúc nhích. Mười phút sau, CSCĐ tiến vào và bắt đầu đẩy giáo dân ra khỏi khu vực.
Trước đó một giờ, Linh mục Gioan Nguyễn Đức Tuân, quản xứ Lăng Cô (gần chân đèo Hải Vân), đồng thời là Hạt trưởng Giáo hạt Hải Vân, đã tìm mọi cách đến Loan Lý. Bị công an giao thông cản trở, ngài yêu cầu cho gặp cấp chỉ huy của họ. Ông Lê Văn Tình liền đến và cho biết bây giờ chỉ có huyện mới giải quyết được thôi. Biết là “trò đá bóng”, cha Tuân bèn băng nhà này qua nhà nọ và tới được thánh đường Loan Lý. Ngài vào trường gặp các cán bộ huyện Phú Lộc, yêu cầu họ phải tôn trọng dân chúng, tôn trọng con người, giải quyết hài hòa để chẳng ai bị thương.
Bỗng có tiếng la hét vang bên ngoài sân trường. Cha Tuân liền chạy ra thì thấy cảnh sát cơ động vừa xô đẩy vừa đánh tới tấp tất cả giáo dân có mặt tại sân. Đám này cũng dùng trò hiểm: không vung dùi cui vào đầu vào mặt mà chỉ đánh từ vai trở xuống, cũng như thọc mạnh vào ngực, vào bụng, vào hông… Ngài chạy tới cản trở, liền bị đẩy mạnh cùng giáo dân xuống mặt đường, qua vệ đường bên kia, vào khu vực nhà thờ. Ai té, bị kéo lê đi không thương tiếc. Các chị Hoàng Thị Huệ, Hoàng Thị Thu, Nguyễn Thị Huế, Trương Thị Mỹ Vân, Hoàng Thị Thanh, Tôn Nữ Thị Phượng, Trương Thị Oanh, ông Hoàng Đồng, bà Dương Thị Thân và nhiều chị em khác bị đánh mang thương tích ở chân tay và thân mình.
Các vị trong Hội đồng Giáo xứ như: Hoàng Văn Hiệu, Nguyễn Văn Y, Lê Quang Đoàn, Nguyễn Sĩ, Hoàng Huệ, Phùng Sử, Lê Quang Tình chạy lui chạy tới la khản cả cổ họng: “Hãy dừng tay! Hãy dừng tay!” nhưng chẳng được gì. Hai ông lão Nguyễn Mật, Phùng Ngại cũng chỉ biết than lên: “Chưa từng thấy! Quá tàn bạo!” Hai em Việt, Triển thấy mẹ là Nguyễn Thị Vinh bị đánh, chạy ra cứu, bị công an bắt lên xe chở đi mất tích (không rõ giờ này đã thả chưa).
Sau khi giáo dân đã bị đánh đuổi như con vật, bị xô đẩy ra khỏi sân trường, thì các xe ủi đất, múc đất, xe bồn nước, xe chở xi măng cát sạn và thợ xây tiến vào. Cảnh sát giao thông áo vàng cũng khiêng tới hàng rào sắt sơn trắng đỏ để bảo vệ khu vực. Người ta bắt đầu đào móng, xây tường, trước con mắt vừa thất vọng vừa phẫn nộ của các giáo dân tay không bất lực ngồi bên phía nhà thờ. Quả là trò đàn áp tước đoạt giữa thanh thiên bạch nhật, đúng cung cách bọn cướp ngày mà chỉ chế độ CS mới có.
Đang khi đó, các linh mục Gioan Bosco Dương Quan Niệm (quản xứ Thừa Lưu), Đôminicô Lý Thanh Phong (quản xứ Phú Xuyên) và vài linh mục khác bị chặn từ xa. Linh mục Giuse Hoàng Cẩn (quản xứ Truồi), gốc Loan Lý, và linh mục Bênêđíctô Phạm Tuấn (quản xứ Hói Dừa), đã vào được Giáo xứ Loan Lý nhưng bị bộ đội chận lại, không cho tới nhà thờ. Riêng Linh mục Nguyễn Hữu Giải, quản xứ An Bằng (chỗ xa nhất), đã đến được một nhà giáo dân khá gần nhà thờ lúc 9g30. Cha liền đi công khai ra đường, thì bị bộ đội chận lại, nói là có lệnh giới nghiêm khu vực. Linh mục yêu cầu cho xem bản văn lệnh cấm. Họ cứng họng. Ngài liền đòi gặp cấp chỉ huy. Cuối cùng một sĩ quan bộ đội tới và linh mục yêu cầu ông ta hộ tống ngài đến nhà thờ.
Đến nơi, cha Giải trông thấy một cảnh tượng đau lòng xót ruột. Các ông ngồi buồn bã. Các anh ngồi im lặng. Các bà các chị ngồi tức tối. Thân thể họ đau nhức, đầy vết bầm, đầy vết máu. Họ đã thức từ khuya cho tới giờ này. Họ đã chiến thắng và bây giờ thất trận. Đến trưa, họ vẫn ngồi lỳ, không màng ăn uống. Đang lúc lực lượng của cái “chính quyền do dân, của dân, vì dân” một nửa thì hộc tốc xây dựng bức tường, một nửa thì canh chừng nhân dân, không những tại khu vực nhà trường nhà thờ mà còn khắp cả giáo xứ.
Hôm đó, 14-09, nhiều người Loan Lý ra chợ Nước Ngọt hay chợ Lăng Cô hoặc có việc phải tạm rời giáo xứ, đi thì được nhưng không thể về, thành ra có người đành phải vứt bỏ thức ăn hay hàng hóa trên con lộ. Quân canh gác chỉ biết lạnh lùng theo lệnh, chẳng hề có chút lòng nhân. Có người khi đi dùng xe máy, khi về thì bị tịch thu xe không biên lai, không giấy xác nhận tạm giữ. E rằng mất luôn! Mọi con đường, mọi con hẻm đều có “bạn dân” hay dân quân trấn giữ với bộ mặt đằng đằng sát khí. Lệnh phong tỏa chỉ bị hủy vào cuối ngày 15-09 mà thôi.
Giáo dân đứng nhìn ngôi trường bị cướp trong bất lực, phẫn nộ, buồn bã Tính đến thời điểm này (lúc chúng tôi viết bài tường trình), bức tường bao quanh khu đất tranh chấp (nói cho đúng là ăn cướp) đã được gấp rút xây dựng ngày đêm, nhất là phía đối diện với nhà thờ, để tránh sự chú ý của những người qua đường và đề phòng sự “phản kích” của giáo dân. Nay thì ngôi trường mở cổng ra phía đầm An Cư, xoay lưng với thánh đường. Nếu tính đến đỉnh cột thì “bức tường ô nhục” này (tên gọi mới được giáo dân Loan Lý đặt cho) cao gần 3 mét.
Lực lượng cảnh sát canh giữ khu vực hiện thời còn khoảng gần một chục. Họ mặc thường phục để dễ dàng nhòm ngó, theo dõi những ai qua lại. Tuy nhiên, hằng ngày đội CSCĐ khoảng chừng 30 người vẫn được nhà cầm quyền huy động đến đây để thị uy. Họ ngồi trên xe chuyên dụng chạy quanh khu vực giáo xứ Loan Lý mỗi ngày hai lần nhằm uy hiếp tinh thần giáo dân mà một số vẫn còn khiếp hãi trước những sự việc đời họ chưa bao giờ chứng kiến.
Một số giáo dân cũng cho biết nhà cầm quyền đang bắt đầu thực hiện việc đe dọa và trả thù những giáo dân hăng hái có mặt hôm xảy ra sự việc. Một vài người bị thương trong lúc xảy ra xô xát, va chạm, đã không thể tìm được các cơ sở y tế hoặc các hiệu dược phẩm tại địa phương để mua thuốc hoặc chữa chạy, vì các cơ sở này được lệnh không cấp bán thuốc cho họ. Bên cạnh đó, công việc làm ăn của một số giáo dân cũng bị cản trở hoặc bị gây khó dễ. Một cán bộ đã chỉ thẳng mặt một giáo dân có mặt tại hiện trường hôm xảy ra đụng độ: “Rồi mày sẽ biết tay tao!”. Đặc biệt có một gia đình sở hữu một chiếc xe ôtô làm phương tiện sinh nhai, thì nay chạy đến đâu đều bị cảnh sát ách lại và tìm cớ hoạnh họe phạt tiền đến đấy. Họ đã bị giấy phạt đầu tiên là 3 triệu đồng hôm 16-09.
Cũng xin nhắc lại rằng cách đây hơn 10 năm, tháng 7-1999, nhà cầm quyền Cộng sản đã tính cướp đất của nhà thờ Loan Lý để mở rộng thêm diện tích của khách sạn Hương Giang (mà giáo dân nói là tài sản của bí thư tỉnh ủy Hồ Xuân Mãn). May thay cha sở lúc đó, Cái Hồng Phượng, và giáo dân đã đoàn kết sống chết bên nhau nên họ đã chiến thắng, nghĩa là đã kịp rào khu vực nhà thờ, khiến Giáo xứ không mất một tấc đất nào cả.
Cũng xin lưu ý thêm rằng: sau khi hầm Hải Vân (là hầm đường bộ dài nhất Đông Nam Á, 6.280m, xuyên qua đèo Hải Vân, nối liền tỉnh Thừa Thiên-Huế với thành phố Đà Nẵng ở miền Trung Việt Nam), được khánh thành vào năm 2005, thì thị trấn Lăng Cô (sát chân đèo và hầm đèo) trở nên hấp dẫn khách du lịch. Đến ngày 6-6-2009, Lăng Cô lại chính thức trở nên thành viên của Câu lạc bộ các vịnh đẹp nhất thế giới. Lễ trao giấy chứng nhận đã diễn ra tại thành phố Setubal, Bồ Đào Nha, trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh lần thứ V với chủ đề "Đại dương kết nối chúng ta". Đến sáng ngày 1-8-2009, tại Khu Kinh tế Chân Mây-Lăng Cô lại diễn ra Lễ khởi công xây dựng Dự án Khu du lịch Laguna-Huế tại huyện Phú Lộc. Chính Thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng đã đến dự và phát lệnh khởi công dự án lớn này. Kể từ đó (từ 2005), đất đai vùng Lăng Cô trở nên đắt như vàng. Cán bộ CS thi nhau chia chác đất công hoặc ngang nhiên cướp đất tư. Việc này đã bị nhân dân tố cáo qua đơn từ vô số (nhưng vô vọng) cũng như phản ảnh qua nhiều cuộc trả lời phỏng vấn trên đài Chân Trời Mới. Chính vì thế, thay vì bỏ ra một số đất công để xây trường mới cho con em thị trấn, nhà cầm quyền CS đã ngang nhiên cướp trường của Giáo xứ và Giáo hội.
Kết luận: Việc cưỡng chiếm một tài sản của tư nhân, nhất là của tập thể tôn giáo, dù để làm một công trình công cộng nào đó (như tòa Khâm sứ, linh địa Thái Hà đã bị biến thành công viên…) vẫn là một hành vi bất công, không thể nào biện minh được, vì xâm phạm quyền tư hữu chính đáng và vì chính tài sản đó của tôn giáo cũng nhắm phục vụ cộng đồng. Đấy chỉ thuần là trò ăn cướp của một nhà cầm quyền độc tài, coi mình là sở hữu chủ tối cao mọi đất đai tài sản. Việc chiếm một ngôi trường của tôn giáo để làm một ngôi trường công cộng cũng không thể chấp nhận được và ngoài ra, còn là một hành vi phản giáo dục hoàn toàn. Thật ra, nền giáo dục của chế độ CSVN từ hơn nửa thế kỷ nay có gì là tốt đẹp, có gì là nhân bản, có gì là thành quả đâu!
Phần các giáo dân Giáo xứ Loan Lý, (vốn còn gọi là Luân Lý, nghĩa là lấy đạo làm gốc, làm trọng, sống bác ái công bình), họ chỉ biết sống đời hiền lương từ bao năm nay, đêm nhà không đóng cửa, ngày vườn không hàng rào. Tuy nhiên, họ vẫn quyết bênh vực công lý sự thật. Qua việc bảo vệ tài sản Giáo hội, họ chỉ muốn đấu tranh cho một cái gì rộng lớn hơn: đó là dân chủ nhân quyền, là tự do tôn giáo trước bạo cường cộng sản độc tài toàn trị. Nay thì giáo dân đang mong chờ các lãnh đạo tinh thần cao nhất của Giáo hội tại Huế và tại Việt Nam lên tiếng hiệp thông với họ trong mối ưu tư chung về sự thật và lẽ phải, xứng danh môn đồ của Chúa Kitô!
Kết thúc bài này, chúng tôi xin được ngỏ lời cảm ơn những giáo dân Loan Lý tuyệt vời, đầy đức tin sống động và tấm lòng can đảm. Chính nhờ những chuyện họ kể, hình họ chụp (dưới đôi mắt cú vọ của công an) mà mới có bản tường trình này gởi đến Đồng bào và Thân hữu quốc tế. Xin tất cả tiếp tục thông tin, cầu nguyện và ủng hộ cho những vị anh hùng dân dã chân đất này.
Giáo xứ Loan Lý trên bản đồ |
Năm 1956, giáo xứ xây một ngôi trường để dạy giáo lý lẫn văn hóa cho con em. Ngôi trường nằm đối diện với nhà thờ, cách nhau bởi quốc lộ 1A, lưng xoay ra phía đầm An Cư, trên một diện tích 40x120 mét, và không có hàng rào bao quanh. Năm 1975, nhà cầm quyền địa phương (theo chính sách giáo dục của Cộng sản) tự tiện trưng dụng nó làm trường tiểu học, dạy các lớp từ 1 đến 5. Hiện có 127 học sinh. Nhưng ngày Chúa nhật, các em Công giáo vào học giáo lý tại các lớp. Rất hài hòa!
Đã nhiều năm nay, giáo xứ làm đơn đòi lại trường để sửa chữa và dùng làm nhà sinh hoạt cộng đồng. Thế nhưng nhà cầm quyền không chịu trả và cũng không cho sửa chữa. Ngược lại, nhà cầm quyền muốn sửa chữa thì Giáo xứ chẳng đồng thuận.
Một tuần trước Chúa nhật 13-09-2009, ngày khai giảng năm học giáo lý niên khóa 2009-2010, Ủy ban nhân dân thị trấn Lăng Cô có mời linh mục quản xứ Phao-lô Ngô Thanh Sơn (mới nhận nhiệm sở được một năm) và các vị trong Hội đồng Giáo xứ đến “làm việc”. Hai bên đồng thuận giữ nề nếp học hành như mấy năm trước. Đùng một cái, thầy cô ra lệnh cho học sinh học ngày Chúa nhật cả sáng lẫn chiều (đang khi thông thường thì cấp 1 nghỉ ngày Thứ bảy và Chúa nhật). Ủy ban lại mời Cha quản xứ và Hội đồng Giáo xứ làm việc tại trụ sở lúc 8g Chúa nhật 13-09 để thông báo lệnh của ban giám hiệu. Đương nhiên cha quản xứ không thể nào chấp nhận. Thế là vào khoảng 11g, giáo xứ nhận văn thư “từ nay cấm dạy và học giáo lý tại trường”. Lúc đó thầy cô đang có mặt đông đủ tại trường cùng với một số học sinh, ngoại trừ các em Công giáo. Vốn chiếm đa số, các em này nhất định không đi học ngày Chúa nhật.
Khoảng 13g, bỗng nhiên có 2 xe cần cẩu, 1 xe múc đất và một xe ben (chuyên chở vật liệu) từ đâu chạy đến đậu ngay trước cửa trường. Tiếp theo là một đoàn xe máy của thầy cô và cán bộ UBND thị trấn Lăng Cô khoảng chừng 30 người, trong đó có ông Lê Văn Tình, chủ tịch UB và ông Lộc, hiệu trưởng trường tiểu học thị trấn. Ngoài ra còn có một lực lượng quay phim khá hùng hậu. Con đường quốc lộ 1A ngang qua Giáo xứ bị phong tỏa hai đầu. Xe Nam Bắc chỉ còn có thể đi con đường ven đầm An Cư mà thôi. Giáo dân bắt đầu kéo đến để chờ xem chuyện gì xảy ra đây.
Khoảng 16g, cha Quản xứ (cha sở), Hội đồng Giáo xứ, các giáo lý viên và các giáo lý sinh khai mạc năm học Giáo lý tại sân nhà thờ (nằm trên cao). Sau đó tất cả tiến xuống trường để bắt đầu giờ giáo lý. Cha sở đến gặp thầy hiệu trưởng Lộc, yêu cầu mở các cửa lớp để các em vào học nhưng thầy quyết không mở, lại còn cho người án ngữ trước mỗi lớp. Giáo dân lớn đứng xung quanh đều hết sức phẫn nộ, nhưng vẫn rất tự chế, nhẫn nhục, không xông vào đập phá các ổ khóa hay gạt người của hiệu trưởng. Cha sở truyền lệnh cho sinh hoạt giáo lý ngoài sân trường. Các thiếu nhi vui vẻ và bình tĩnh hát các bài ca giáo lý giữa cặp mắt thán phục lẫn thương cảm của cha mẹ anh chị và dưới ống kính máy quay vidéo của nhà cầm quyền. Một bài hát được lặp đi lặp lại: “Cái nhà là nhà của ta. Công khó ông cha lập ra. Cháu con ta gìn giữ lấy. Muôn năm với nước non nhà”!?!
Sau 30 phút, tức vào khoảng 17g, tất cả các lớp giáo lý giải tán, cha sở cũng vui vẻ giã từ các các thầy cô canh gác trường. Bốn chiếc xe nói trên chuyển động, đứng sát đuôi nhau, che kín hoàn toàn mặt tiền ngôi trường. Tối hôm đó, khoảng 21g, cha Quản xứ âm thầm rời xứ, mọi liên lạc điện thoại với ngài cũng bị cắt đứt. Giáo dân đoán là cha ra Huế để tường trình sự kiện. Thế nhưng tại Tòa GM lúc này chỉ còn cha Thư ký Văn phòng và cha Quản lý Nhà Chung, còn Đức TGM Nguyễn Như Thể đang đi họp ở Đài Loan, Đức GM Phụ tá Lê Văn Hồng đi họp tại Philippin. Cả hai đến 20-09 mới về lại Việt Nam. Chiều ngày 14-09, cha sở mới về lại, cho giáo dân hay rằng mình ra Huế gặp cha Dương Quỳnh, gốc Loan Lý, đang cai quản Giáo xứ chánh tòa Phủ Cam. Còn mọi liên lạc điện thoại với cha (tới tấp đêm 13 rạng ngày 14 và suốt sáng 14) không thực hiện được là vì máy di động của cha bất ngờ hết pin.
Đến 1g ngày 14-09, bỗng có nhiều tiếng động lạ ở trường. Một số giáo dân gần đó thức dậy nhào tới xem. Thì ra có một xe ben chở lưới thép B40, cọc sắt và bảng hiệu “Trường Tiểu học Lăng Cô, cơ sở 2” đến, tiếp đến là nhiều xe con, xe tải chở công an, cán bộ. Đủ bộ sậu đầu lãnh. Có cả viên hiệu trưởng Lộc. Tất cả khoảng 200 người, đầu đội mũ bảo hiểm (để dễ nhận diện nhau), đa số mặc thường phục, một ít mặc áo xanh, áo vàng. Tay ai nấy đều cầm dùi cui chuyên dụng của cảnh sát (phát ánh sáng ban đêm) hoặc đùi tre cán giáo (một loại tre rất cứng vì đặc ruột). Họ bắt đầu dựng cổng, gắn bảng hiệu, rào lưới thép quanh trường. Một giáo dân chạy lên nhà thờ kéo chuông báo động. Nhưng dây chuông đã bị ai cắt mất rồi. Thế là phải gọi cửa các nữ tu ở bên cạnh, vào nhà thờ, leo lên tầng đàn (chỗ ca đoàn hát), bò ra tháp chuông để báo động. Giáo dân lật đật vùng dậy mở cửa. Than ôi, đứng trước mỗi nhà đã có đôi ba dân quân án ngữ. Ngoài đường quốc lộ thì công an áo xanh, áo vàng. Thế là họ đi ngả sau, băng qua độn cát, lách qua bụi bờ, kéo đến nhà thờ. Đa số ăn mặc phong phanh (đêm hè mà!). Tất cả khoảng 400 người, phần lớn là giáo dân nữ, già có trẻ có. Nhờ lực lượng đông đảo, lại thêm lòng mến yêu Công lý và Giáo xứ, họ quyết xông vào tháo dỡ hàng rào, xô ngã cổng bằng hai bàn tay không. Tại sao lại rào trường dựng cổng cách ám muội giữa đêm khuya như thế? Không thể để bọn cướp ngày làm đêm này tự tung tự tác được! Lúc đó vào khoảng 2g40 sáng. Hai bên xô xát nhau dữ dội. Tiếng la hét xé toang màn đêm. Công an dùng dùi cui không đánh vào đầu (tránh bị phác giác) mà chỉ đánh vào tay chân, thọc vào ngực, bụng và hông (trò rất hiểm). Nhiều giáo dân bị thương. Đa số là phụ nữ. Chị Nguyễn Thị Thay bị thương nặng. Cuối cùng, nhễ nhại mồ hôi, bàn tay trầy sướt, giáo dân đã chiến thắng, hàng rào thép bị gỡ bỏ, cổng trường bảng hiệu cũng bị hạ và đập dẹp. Đến 5g sáng thì cán bộ công an đành phải rút lui. Bốn chiếc xe lớn từ chiều hôm trước cũng rời vị trí.
Giáo dân ngồi lại sân trường, canh thức lần chuỗi, hát “Kinh Hòa bình” của thánh Phanxicô, cầu nguyện cho công lý và bình an mãi tới sáng, lòng ray rứt tự hỏi: “Cái thứ chính quyền và cái nền giáo dục nào đây?” Một số giáo dân hào hiệp đã mang bánh mì tới tặng bà con chiến sĩ.
Đến 6g sáng Thứ hai 14-09-2009, nhà cầm quyền CS bắt đầu điều động lực lượng bao vây giáo xứ. Mỗi nhà có ít nhất hai bộ đội canh giữ. Rồi từng nhóm bộ đội gác quốc lộ 1A, đường men theo bờ đầm (bên hông giáo xứ, xem bản đồ vệ tinh) và mọi con hẻm lớn nhỏ trên con đường này. Cả hai con đường đều bị phong tỏa giao thông. Xe Nam-Bắc, ngay từ chân đèo Phú Gia, phải đi vào con đường vòng quanh đầm phía núi (gọi là đường Hói Mít Hói Dừa, xem bản đồ in màu). Công an áo xanh, áo vàng đứng rải khắp nơi, bên cạnh những chiếc xe bảng số xanh. Thanh niên và phụ nữ lạ mặt, khẩu trang che kín, tay cầm dùi cui ngồi thành từng tổ ở đầu giáo xứ (dốc đèo Phù Gia). Công nhân đứng cạnh những xe tải chở đầy đất đá, vật liệu xây dựng. Đến 7g30, tất cả tiến vào trung tâm Giáo xứ, đến tận Nhà thờ và nhà trường. Đầu tiên là 3 xe nhà binh chở đầy cảnh sát cơ động (có chữ CSCĐ sau lưng) khoảng chừng 80 đến 100
Bên phải là hình các lãnh đạo công an địa phương điều động đàn áp |
Sau khi đổ bộ xuống trước nhà thờ, tất cả lực lượng “quần chúng tự phát” tràn vào sân trường, vây lấy đám giáo dân -đa phần là phụ nữ và trẻ em- đang hát thánh ca, cầu nguyện dưới cái nắng càng lúc càng gay gắt. Công an thì tràn nhà dân chung quanh, đuổi hết những khách lạ tò mò cũng như án ngữ đường lên nhà thờ Loan Lý. Riêng đám CSCĐ thì vẫn đứng giữa đường.
Đúng 8g, ông chủ tịch UBND thị trấn Lăng Cô là Lê Văn Tình bắt đầu cầm loa phóng thanh, “yêu cầu bà con giải tán để nhà nước sửa chữa và xây dựng trường học”. Giáo dân không một ai nhúc nhích. Mười phút sau, CSCĐ tiến vào và bắt đầu đẩy giáo dân ra khỏi khu vực.
Trước đó một giờ, Linh mục Gioan Nguyễn Đức Tuân, quản xứ Lăng Cô (gần chân đèo Hải Vân), đồng thời là Hạt trưởng Giáo hạt Hải Vân, đã tìm mọi cách đến Loan Lý. Bị công an giao thông cản trở, ngài yêu cầu cho gặp cấp chỉ huy của họ. Ông Lê Văn Tình liền đến và cho biết bây giờ chỉ có huyện mới giải quyết được thôi. Biết là “trò đá bóng”, cha Tuân bèn băng nhà này qua nhà nọ và tới được thánh đường Loan Lý. Ngài vào trường gặp các cán bộ huyện Phú Lộc, yêu cầu họ phải tôn trọng dân chúng, tôn trọng con người, giải quyết hài hòa để chẳng ai bị thương.
Bỗng có tiếng la hét vang bên ngoài sân trường. Cha Tuân liền chạy ra thì thấy cảnh sát cơ động vừa xô đẩy vừa đánh tới tấp tất cả giáo dân có mặt tại sân. Đám này cũng dùng trò hiểm: không vung dùi cui vào đầu vào mặt mà chỉ đánh từ vai trở xuống, cũng như thọc mạnh vào ngực, vào bụng, vào hông… Ngài chạy tới cản trở, liền bị đẩy mạnh cùng giáo dân xuống mặt đường, qua vệ đường bên kia, vào khu vực nhà thờ. Ai té, bị kéo lê đi không thương tiếc. Các chị Hoàng Thị Huệ, Hoàng Thị Thu, Nguyễn Thị Huế, Trương Thị Mỹ Vân, Hoàng Thị Thanh, Tôn Nữ Thị Phượng, Trương Thị Oanh, ông Hoàng Đồng, bà Dương Thị Thân và nhiều chị em khác bị đánh mang thương tích ở chân tay và thân mình.
Các vị trong Hội đồng Giáo xứ như: Hoàng Văn Hiệu, Nguyễn Văn Y, Lê Quang Đoàn, Nguyễn Sĩ, Hoàng Huệ, Phùng Sử, Lê Quang Tình chạy lui chạy tới la khản cả cổ họng: “Hãy dừng tay! Hãy dừng tay!” nhưng chẳng được gì. Hai ông lão Nguyễn Mật, Phùng Ngại cũng chỉ biết than lên: “Chưa từng thấy! Quá tàn bạo!” Hai em Việt, Triển thấy mẹ là Nguyễn Thị Vinh bị đánh, chạy ra cứu, bị công an bắt lên xe chở đi mất tích (không rõ giờ này đã thả chưa).
Sau khi giáo dân đã bị đánh đuổi như con vật, bị xô đẩy ra khỏi sân trường, thì các xe ủi đất, múc đất, xe bồn nước, xe chở xi măng cát sạn và thợ xây tiến vào. Cảnh sát giao thông áo vàng cũng khiêng tới hàng rào sắt sơn trắng đỏ để bảo vệ khu vực. Người ta bắt đầu đào móng, xây tường, trước con mắt vừa thất vọng vừa phẫn nộ của các giáo dân tay không bất lực ngồi bên phía nhà thờ. Quả là trò đàn áp tước đoạt giữa thanh thiên bạch nhật, đúng cung cách bọn cướp ngày mà chỉ chế độ CS mới có.
Đang khi đó, các linh mục Gioan Bosco Dương Quan Niệm (quản xứ Thừa Lưu), Đôminicô Lý Thanh Phong (quản xứ Phú Xuyên) và vài linh mục khác bị chặn từ xa. Linh mục Giuse Hoàng Cẩn (quản xứ Truồi), gốc Loan Lý, và linh mục Bênêđíctô Phạm Tuấn (quản xứ Hói Dừa), đã vào được Giáo xứ Loan Lý nhưng bị bộ đội chận lại, không cho tới nhà thờ. Riêng Linh mục Nguyễn Hữu Giải, quản xứ An Bằng (chỗ xa nhất), đã đến được một nhà giáo dân khá gần nhà thờ lúc 9g30. Cha liền đi công khai ra đường, thì bị bộ đội chận lại, nói là có lệnh giới nghiêm khu vực. Linh mục yêu cầu cho xem bản văn lệnh cấm. Họ cứng họng. Ngài liền đòi gặp cấp chỉ huy. Cuối cùng một sĩ quan bộ đội tới và linh mục yêu cầu ông ta hộ tống ngài đến nhà thờ.
Đến nơi, cha Giải trông thấy một cảnh tượng đau lòng xót ruột. Các ông ngồi buồn bã. Các anh ngồi im lặng. Các bà các chị ngồi tức tối. Thân thể họ đau nhức, đầy vết bầm, đầy vết máu. Họ đã thức từ khuya cho tới giờ này. Họ đã chiến thắng và bây giờ thất trận. Đến trưa, họ vẫn ngồi lỳ, không màng ăn uống. Đang lúc lực lượng của cái “chính quyền do dân, của dân, vì dân” một nửa thì hộc tốc xây dựng bức tường, một nửa thì canh chừng nhân dân, không những tại khu vực nhà trường nhà thờ mà còn khắp cả giáo xứ.
Hôm đó, 14-09, nhiều người Loan Lý ra chợ Nước Ngọt hay chợ Lăng Cô hoặc có việc phải tạm rời giáo xứ, đi thì được nhưng không thể về, thành ra có người đành phải vứt bỏ thức ăn hay hàng hóa trên con lộ. Quân canh gác chỉ biết lạnh lùng theo lệnh, chẳng hề có chút lòng nhân. Có người khi đi dùng xe máy, khi về thì bị tịch thu xe không biên lai, không giấy xác nhận tạm giữ. E rằng mất luôn! Mọi con đường, mọi con hẻm đều có “bạn dân” hay dân quân trấn giữ với bộ mặt đằng đằng sát khí. Lệnh phong tỏa chỉ bị hủy vào cuối ngày 15-09 mà thôi.
Giáo dân đứng nhìn ngôi trường bị cướp trong bất lực, phẫn nộ, buồn bã Tính đến thời điểm này (lúc chúng tôi viết bài tường trình), bức tường bao quanh khu đất tranh chấp (nói cho đúng là ăn cướp) đã được gấp rút xây dựng ngày đêm, nhất là phía đối diện với nhà thờ, để tránh sự chú ý của những người qua đường và đề phòng sự “phản kích” của giáo dân. Nay thì ngôi trường mở cổng ra phía đầm An Cư, xoay lưng với thánh đường. Nếu tính đến đỉnh cột thì “bức tường ô nhục” này (tên gọi mới được giáo dân Loan Lý đặt cho) cao gần 3 mét.
Lực lượng cảnh sát canh giữ khu vực hiện thời còn khoảng gần một chục. Họ mặc thường phục để dễ dàng nhòm ngó, theo dõi những ai qua lại. Tuy nhiên, hằng ngày đội CSCĐ khoảng chừng 30 người vẫn được nhà cầm quyền huy động đến đây để thị uy. Họ ngồi trên xe chuyên dụng chạy quanh khu vực giáo xứ Loan Lý mỗi ngày hai lần nhằm uy hiếp tinh thần giáo dân mà một số vẫn còn khiếp hãi trước những sự việc đời họ chưa bao giờ chứng kiến.
Một số giáo dân cũng cho biết nhà cầm quyền đang bắt đầu thực hiện việc đe dọa và trả thù những giáo dân hăng hái có mặt hôm xảy ra sự việc. Một vài người bị thương trong lúc xảy ra xô xát, va chạm, đã không thể tìm được các cơ sở y tế hoặc các hiệu dược phẩm tại địa phương để mua thuốc hoặc chữa chạy, vì các cơ sở này được lệnh không cấp bán thuốc cho họ. Bên cạnh đó, công việc làm ăn của một số giáo dân cũng bị cản trở hoặc bị gây khó dễ. Một cán bộ đã chỉ thẳng mặt một giáo dân có mặt tại hiện trường hôm xảy ra đụng độ: “Rồi mày sẽ biết tay tao!”. Đặc biệt có một gia đình sở hữu một chiếc xe ôtô làm phương tiện sinh nhai, thì nay chạy đến đâu đều bị cảnh sát ách lại và tìm cớ hoạnh họe phạt tiền đến đấy. Họ đã bị giấy phạt đầu tiên là 3 triệu đồng hôm 16-09.
Cũng xin nhắc lại rằng cách đây hơn 10 năm, tháng 7-1999, nhà cầm quyền Cộng sản đã tính cướp đất của nhà thờ Loan Lý để mở rộng thêm diện tích của khách sạn Hương Giang (mà giáo dân nói là tài sản của bí thư tỉnh ủy Hồ Xuân Mãn). May thay cha sở lúc đó, Cái Hồng Phượng, và giáo dân đã đoàn kết sống chết bên nhau nên họ đã chiến thắng, nghĩa là đã kịp rào khu vực nhà thờ, khiến Giáo xứ không mất một tấc đất nào cả.
Cũng xin lưu ý thêm rằng: sau khi hầm Hải Vân (là hầm đường bộ dài nhất Đông Nam Á, 6.280m, xuyên qua đèo Hải Vân, nối liền tỉnh Thừa Thiên-Huế với thành phố Đà Nẵng ở miền Trung Việt Nam), được khánh thành vào năm 2005, thì thị trấn Lăng Cô (sát chân đèo và hầm đèo) trở nên hấp dẫn khách du lịch. Đến ngày 6-6-2009, Lăng Cô lại chính thức trở nên thành viên của Câu lạc bộ các vịnh đẹp nhất thế giới. Lễ trao giấy chứng nhận đã diễn ra tại thành phố Setubal, Bồ Đào Nha, trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh lần thứ V với chủ đề "Đại dương kết nối chúng ta". Đến sáng ngày 1-8-2009, tại Khu Kinh tế Chân Mây-Lăng Cô lại diễn ra Lễ khởi công xây dựng Dự án Khu du lịch Laguna-Huế tại huyện Phú Lộc. Chính Thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng đã đến dự và phát lệnh khởi công dự án lớn này. Kể từ đó (từ 2005), đất đai vùng Lăng Cô trở nên đắt như vàng. Cán bộ CS thi nhau chia chác đất công hoặc ngang nhiên cướp đất tư. Việc này đã bị nhân dân tố cáo qua đơn từ vô số (nhưng vô vọng) cũng như phản ảnh qua nhiều cuộc trả lời phỏng vấn trên đài Chân Trời Mới. Chính vì thế, thay vì bỏ ra một số đất công để xây trường mới cho con em thị trấn, nhà cầm quyền CS đã ngang nhiên cướp trường của Giáo xứ và Giáo hội.
Kết luận: Việc cưỡng chiếm một tài sản của tư nhân, nhất là của tập thể tôn giáo, dù để làm một công trình công cộng nào đó (như tòa Khâm sứ, linh địa Thái Hà đã bị biến thành công viên…) vẫn là một hành vi bất công, không thể nào biện minh được, vì xâm phạm quyền tư hữu chính đáng và vì chính tài sản đó của tôn giáo cũng nhắm phục vụ cộng đồng. Đấy chỉ thuần là trò ăn cướp của một nhà cầm quyền độc tài, coi mình là sở hữu chủ tối cao mọi đất đai tài sản. Việc chiếm một ngôi trường của tôn giáo để làm một ngôi trường công cộng cũng không thể chấp nhận được và ngoài ra, còn là một hành vi phản giáo dục hoàn toàn. Thật ra, nền giáo dục của chế độ CSVN từ hơn nửa thế kỷ nay có gì là tốt đẹp, có gì là nhân bản, có gì là thành quả đâu!
Phần các giáo dân Giáo xứ Loan Lý, (vốn còn gọi là Luân Lý, nghĩa là lấy đạo làm gốc, làm trọng, sống bác ái công bình), họ chỉ biết sống đời hiền lương từ bao năm nay, đêm nhà không đóng cửa, ngày vườn không hàng rào. Tuy nhiên, họ vẫn quyết bênh vực công lý sự thật. Qua việc bảo vệ tài sản Giáo hội, họ chỉ muốn đấu tranh cho một cái gì rộng lớn hơn: đó là dân chủ nhân quyền, là tự do tôn giáo trước bạo cường cộng sản độc tài toàn trị. Nay thì giáo dân đang mong chờ các lãnh đạo tinh thần cao nhất của Giáo hội tại Huế và tại Việt Nam lên tiếng hiệp thông với họ trong mối ưu tư chung về sự thật và lẽ phải, xứng danh môn đồ của Chúa Kitô!
Kết thúc bài này, chúng tôi xin được ngỏ lời cảm ơn những giáo dân Loan Lý tuyệt vời, đầy đức tin sống động và tấm lòng can đảm. Chính nhờ những chuyện họ kể, hình họ chụp (dưới đôi mắt cú vọ của công an) mà mới có bản tường trình này gởi đến Đồng bào và Thân hữu quốc tế. Xin tất cả tiếp tục thông tin, cầu nguyện và ủng hộ cho những vị anh hùng dân dã chân đất này.
Liên Đoàn CGVN Hoa Kỳ
Chúc mừng! Chúc mừng
LM Giuse Nguyễn Thanh Liêm
10:44 19/09/2009
CHÚC MỪNG ! CHÚC MỪNG
Văn Phòng Liên Đoàn nhận được tin báo:
Phụ Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Hải Ngoại tổ chức:
LỄ MỪNG NGÂN KHÁNH THÀNH LẬP PHỤ TỈNH
vàNGHI THỨC THÁNH HIẾN ĐỀN ĐỨC MẸ HẰNG CỨU GIÚP
sẽ được cử hành vào lúc 10 giờ sáng, Thứ Bẩy ngày 10 tháng 10 năm 2009
do Đức Cha Vincent Rizzotto, JCL, chủ sự
tại Tu Viện Thánh Clêmentê,
3417 W. Little York Road
Houston, Texas 77091
(713) 681-5144
Ngoài ra Linh Mục Dominic Hạnh Nguyễn Đức Hạnh, OSB cũng báo tin:
Thánh Lễ khởi công thành lập
ĐAN VIỆN BIỂN ĐỨC THIÊN TÂM
Thánh Lễ sẽ do Đức Giám Mục Kevin J. Farrel, D.D
Giám Mục Địa Phận Dallas, chủ tế
Được cử hành vào lúc 10:30 giờ sáng ngày Thứ Bẩy 19 tháng 9 năm 2009
tại ĐAN VIỆN BIỂN ĐỨC THIÊN TÂM, thành phố Kerens, Tiểu Bang Texas.
Trong dịp đại hồng ân này, đại diện cho Liên Đoàn CGVN tại Hoa Kỳ, chúng con xin được chúc mừng và chung vui với PHỤ TỈNH DÒNG CHÚA CỨU THẾ HẢI NGOẠI và
ĐAN VIỆN BIỂN ĐỨC THIÊN TÂM.
Nguyện xin Thiên Chúa qua lời chuyển cầu của Đức Mẹ La Vang và Các Thánh Tử Đạo Việt Nam chúc lành và ban muôn hồng ân xuống trên quý Dòng và quý Đan Viện, để quý Cha và quý Tu Sĩ luôn được hăng say và trung tín trong sứ mệnh và công việc mục vụ loan truyền Phúc Âm.
Kính Chúc Mừng
Liên Đoàn CGVN tại Hoa Kỳ
Thông Báo
Cáo Phó: Nữ tu Têrêsa Avila Nguyễn Thị Nhịn mới tạ thế tại Gò Vấp Saigòn
MTG Gò Vấp
18:41 19/09/2009