Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:39 19/09/2017
6. THANG THUỐC TƯƠNG KIẾN
Có tên lang băm nọ trị bệnh làm chết bệnh nhân, chủ nhà đem hắn ta đè dưới hành lang mà đánh, và chuẩn bị trói lại đem đi cáo quan. Đứa em của người chết rất là đau khổ, khóc lóc nói:
- “Anh ơi là anh ơi, làm sao có thể gặp lại anh được hè.”
Tên lang băm ứng tiếng nói:
- “Nếu muốn gặp anh ta thì rất là dễ dàng.”
Hỏi làm sao để gặp, lang băm nói:
- “Thang thuốc mà anh của ngươi uống đó, coi còn cặn bã không ? Nếu còn thì ngươi cứ cầm lấy mà uống, uống xong thì lập tức có thể tương kiến cùng anh của ngươi tại âm phủ liền !!”
(Giải Uẩn thiên)
Suy tư 6:
Chết và sống là hai con đường song song vô tận, cho nên không thể cùng nhau tương kiến, chỉ có cùng chết hoặc cùng sống mới có thể gặp nhau.
Hoả ngục và thiên đàng là hai nơi xa tít mù vô tận, xa vô tận là vì những người ở hai nơi ấy không thể và không bao giờ gặp nhau.
Nhưng những người Ki-tô hữu thì biết rất rõ ràng là hoả ngục và thiên đàng cũng rất gần với chúng ta, chúng ta có thể một bước nhảy lên thiên đàng và một bước có thể nhảy xuống hoả ngục; rất gần vì nó ở ngay trong chúng ta, vì nó tuỳ thuộc vào cách sống thánh thiện hay gian ác của chúng ta ngày hôm nay mà thôi.
Niềm ao ước của chúng ta sống ở đời này là hy vọng được tương kiến với Thiên Chúa trên thiên đàng mai sau, mà tương kiến thế nào được khi hằng ngày chúng ta thích “tương kiến” với ma quỷ, hành động theo bản năng xác thịt của mình như tham lam, trộm cắp, phê bình nói xấu người khác, tham ô ghen ghét, lười biếng.v.v...hơn là làm theo lời của Chúa dạy !?
Cứ gâp gỡ Chúa trong công việc hằng ngày của mình, có nghĩa là hãy nhìn thấy Chúa hiện diện ngay trong tất cả công việc của mình, và những biến cố xảy ra trong cuộc sống hằng ngày của anh chị em cũng như của mọi người, thì việc tương kiến vĩ đại ngày sau trên thiên đàng chắc chắn sẽ hiện thực, bởi vì Thiên Chúa không hề hứa lèo bao giờ.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Có tên lang băm nọ trị bệnh làm chết bệnh nhân, chủ nhà đem hắn ta đè dưới hành lang mà đánh, và chuẩn bị trói lại đem đi cáo quan. Đứa em của người chết rất là đau khổ, khóc lóc nói:
- “Anh ơi là anh ơi, làm sao có thể gặp lại anh được hè.”
Tên lang băm ứng tiếng nói:
- “Nếu muốn gặp anh ta thì rất là dễ dàng.”
Hỏi làm sao để gặp, lang băm nói:
- “Thang thuốc mà anh của ngươi uống đó, coi còn cặn bã không ? Nếu còn thì ngươi cứ cầm lấy mà uống, uống xong thì lập tức có thể tương kiến cùng anh của ngươi tại âm phủ liền !!”
(Giải Uẩn thiên)
Suy tư 6:
Chết và sống là hai con đường song song vô tận, cho nên không thể cùng nhau tương kiến, chỉ có cùng chết hoặc cùng sống mới có thể gặp nhau.
Hoả ngục và thiên đàng là hai nơi xa tít mù vô tận, xa vô tận là vì những người ở hai nơi ấy không thể và không bao giờ gặp nhau.
Nhưng những người Ki-tô hữu thì biết rất rõ ràng là hoả ngục và thiên đàng cũng rất gần với chúng ta, chúng ta có thể một bước nhảy lên thiên đàng và một bước có thể nhảy xuống hoả ngục; rất gần vì nó ở ngay trong chúng ta, vì nó tuỳ thuộc vào cách sống thánh thiện hay gian ác của chúng ta ngày hôm nay mà thôi.
Niềm ao ước của chúng ta sống ở đời này là hy vọng được tương kiến với Thiên Chúa trên thiên đàng mai sau, mà tương kiến thế nào được khi hằng ngày chúng ta thích “tương kiến” với ma quỷ, hành động theo bản năng xác thịt của mình như tham lam, trộm cắp, phê bình nói xấu người khác, tham ô ghen ghét, lười biếng.v.v...hơn là làm theo lời của Chúa dạy !?
Cứ gâp gỡ Chúa trong công việc hằng ngày của mình, có nghĩa là hãy nhìn thấy Chúa hiện diện ngay trong tất cả công việc của mình, và những biến cố xảy ra trong cuộc sống hằng ngày của anh chị em cũng như của mọi người, thì việc tương kiến vĩ đại ngày sau trên thiên đàng chắc chắn sẽ hiện thực, bởi vì Thiên Chúa không hề hứa lèo bao giờ.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Thi ca suy niệm Chúa nhật tuần 25 thường niên
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
08:14 19/09/2017
(Mt. 20:1-16)
CÔNG BẰNG.
Dụ ngôn làm việc vườn nho,
Người thuê lao động, phát cho lương ngày.
Đồng lòng lợi tức hôm nay,
Ra vườn từ sáng, hăng say việc làm.
Nhiều người thất nghiệp khổ cam,
Không ai thuê mướn, hãm giam đợi chờ.
Ngóng tin sốt ruột hững hờ,
Chủ thương gọi tới, giúp nhờ việc đây.
Khoảng giờ thứ sáu hôm nay,
Giờ ba, giờ chín, gọi ngay ra đồng.
Vui mừng có việc ngóng trông,
Thù lao tùy chủ, trả công gọi mời.
Một đồng lương trả từng người,
Người sau, kẻ trước, xin mời lãnh công.
Số người từ sớm kể công,
Chúng tôi vất vả, mà không hơn gì.
Chủ rằng đồng ý đã ghi,
Chúng ta thỏa thuận, cầm đi số tiền.
Công bằng đối xử trước tiên,
Rộng lòng quảng đại, nhân hiền có sao.
Trong bài Phúc Âm đã kể rằng chủ vườn nho mướn những người làm việc được trả lương theo thỏa thuận. Xem ra rất công bằng. Nhưng truyện xảy ra, có những người làm ít mà lại được hưởng nhiều, đã gây nên sự ghen tương chành cạnh. Những người đến sau, làm có mấy giờ mà cũng được hưởng lương đồng đều như những người vất vả từ sáng sớm. Thật là khó chịu với cách đối xử của ông chủ. Ông chủ đã trả lương cho các người làm công theo cách thế của riêng ông với sự đại lượng từ bi.
Làm việc là cộng tác vào công trình sáng tạo của Chúa. Chúa ban cho mỗi người khả năng riêng biệt để cùng nhau góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp. Ai trong chúng ta cũng cần có công ăn việc làm. Làm việc để phát triển khả năng. Làm việc để kiếm sống. Có những người may mắn, làm ít mà hưởng nhiều. Có những người cầy sâu cuốc bẫm, làm việc cực nhọc vất vả, đổ mồ hôi, sối nước mắt mới có của ăn. Hằng ngày họ chạy lo kiếm công ăn việc làm, không có việc kể như không có của ăn.
Suy lại cuộc đời, chúng ta vào làm vườn nho của Chúa đã lâu. Chúng ta đã được những gì? Có lẽ chúng ta đã nhận lãnh vô vàn ân huệ. Còn có những người vừa mới vào làm vườn nho, mới gia nhập đạo, họ cũng được thừa hưởng những ân lộc như chúng ta, đôi khi còn có hơn nữa, chúng ta có ghen tị không?
Làm việc trong vườn nho của Chúa đã là một ân phúc. Điều quan trọng không phải làm nhiều giờ hay ít giờ, mà làm việc với lòng mến hay không? Đừng ngồi đó kể lể rằng: Tôi là đạo gốc ba bốn đời. Tôi đáng được hưởng những đặc quyền hơn những người khác. Điều so sánh này không ích lợi gì cả. Mỗi người được lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội là được mời vào làm vườn nho. Thời gian dài ngắn không quan trọng, tùy thuộc chúng ta thi hành với lòng bác ái và yêu thương. Mọi ân huệ đều là ơn sủng nhưng không mà Chúa đã ban. Chúa rộng lượng ban đầy dư hơn là chúng ta đáng được.
Hãy tạ ơn Chúa vì Chúa cho chúng ta được làm trong Vườn Nho của Chúa.
THỨ HAI, TUẦN 25 THƯỜNG NIÊN
(Lc 8, 16-18).
ÁNH SÁNG
Thắp đèn trên giá soi chung,
Tỏa lan ánh sáng, khắp vùng tối tăm.
Chúa là sự sáng muôn năm,
Chiếu soi tỏa sáng, viếng thăm loài người.
Không gì kín nhiệm ở đời,
Mà không tỏ lộ, giữa nơi phố phường.
Không gì ẩn dấu náu nương,
Khơi ra ánh sáng, tứ phương rõ ràng.
Ai có sẽ được trao ban,
Lập thân công đức, tràn lan sống đời.
Tưởng mình có sẵn mọi thời,
Lấy đi mất trắng, của hời dối gian.
Các con ánh sáng trần gian,
Nêu gương đức ái, xua tan bóng sầu.
Thiên cung chiếu sáng nhiệm mầu,
Chứng nhân gương mẫu, hàng đầu rạng soi.
THỨ BA, TUẦN 25 THƯỜNG NIÊN
(Lc 8, 19-21).
THI HÀNH
Anh em với mẹ tới thăm,
Đám đông chen lấn, chuyên chăm nghe Lời.
Nhắn tin thông báo đôi lời,
Bà con đứng đó, xin mời Chúa ra.
Chúa rằng ai đó mẹ Ta,
Mọi người có mặt, cũng là anh em.
Đoàn dân hãy đến mà xem,
Thực hành lời Chúa, giữ kèm luật yêu.
Gia đình của Chúa bao nhiêu,
Kết thành Nhiệm Thể, cao siêu Nước Trời.
Thiện nam tín nữ gọi mời,
Tôn thờ Thiên Chúa, Ngôi Lời Chúa Con,
Thần Linh ân sủng sắt son,
Ba Ngôi một Chúa, vuông tròn kính tin.
Nguyện cầu khấn vái van xin,
Yêu thương tha thứ, muôn nghìn phúc ân.
THỨ TƯ, TUẦN 25 THƯỜNG NIÊN
(Lc 9, 1-6).
PHÓ THÁC
Tông đồ Chúa gọi trao ban,
Quyền năng sức mạnh, phá tan xích xiềng.
Tâm thần bệnh hoạn thiêng liêng,
Chữa lành thân xác, mọi miền truyền rao.
Xua trừ ma quỷ tự hào,
Cứu người chữa bệnh, biết bao sự lành.
Vâng lời cất bước thực hành,
Không mang bao bị, tranh dành hơn thua.
Không tiền không bạc không mua,
Tin Mừng rao giảng, trong mùa hồng ân.
Bình an thần trí vọng ngân,
Ăn năn sám hối, canh tân cuộc đời.
Nơi nào đón tiếp kêu mời,
Yêu thương lưu lại, dậy khơi lòng người.
Thành tâm mở cửa Nước Trời.
Loan truyền rảo khắp, mọi nơi chúc lành.
THỨ NĂM, TUẦN 25 THƯỜNG NIÊN
(Lc 9, 7-9).
TỰ VẤN
Hê-rô-đê mãi phân vân,
Giê-su cao cả, thần dân kính thờ.
Suy đi nghĩ lại lờ mờ,
Đa nghi tính toán, vật vờ không yên.
Nhiều người kháo láo huyên thuyên,
Gio-an sống lại, như tiên xuống trần.
Có người suy đoán thần nhân,
Ê-li-a đến, canh tân lòng người.
Tiên tri sống lại vào đời,
Thuở xưa đã đến, một thời ân ban.
Vua quan thắc mắc hỏi han,
Hê-rô-đê nói, Gio-an chém đầu.
Ông này quyền phép bởi đâu,
Mong tìm gặp gỡ, ngõ hầu thực hư.
Yêu thương Chúa rất nhân từ,
Ban ơn đại phúc, tràn dư bởi trời.
THỨ SÁU, TUẦN 25 THƯỜNG NIÊN
(Lc 9, 18-22).
CON NGƯỜI
Chúa thường cầu nguyện mọi nơi,
Cha Con liên kết, Ngôi Lời dấu yêu.
Nhiệm mầu Thiên Chúa huyền siêu,
Môn đồ chưa tỏ, nhiều điều quanh đây.
Giê-su muốn họ trình bầy,
Người ta suy tưởng, nghĩ Thầy là ai?
Gio-an Tẩy Giả thiên sai,
Ê-li-a đến, trên ngai từ trời.
Tiên tri xuất hiện trong đời,
Thuở xưa tái hiện, cao vời thánh ân.
Yêu thương cảm mến ân cần,
Tông đồ theo Chúa, sống gần ngay bên.
Trí lòng mạc khải ơn trên,
Là ai? Thầy hỏi, con nên trả lời.
Phê-rô đại diện đáp lời,
Ki-tô Đấng Thánh, cứu đời độ nhân.
THỨ BẢY, TUẦN 25 THƯỜNG NIÊN
(Lc 9, 44b-45).
ĐAU KHỔ
Mọi người thán phục xưng tôn,
Thực hành dấu lạ, cứu hồn thế nhân.
Vinh quang tỏa chiếu nhân trần,
Con đường cứu chuộc, thanh bần hy sinh.
Giê-su phục vụ hết mình,
Yêu thương tha thứ, thập hình khổ đau.
Người đời toa rập với nhau,
Ghen tương thù ghét, trước sau cứng lòng.
Cứng đầu cứng cổ suy vong,
Tà tâm phản phúc, lưỡi đòng đâm thâu.
Xác thân đòn đánh hằn sâu,
Tử hình thập giá, thảm sầu vì yêu.
Tình yêu của Chúa cao siêu,
Nhiệm mầu hy tế, ban nhiều ân thiêng.
Chương trình của Chúa linh thiêng,
Hiến thân cứu độ, tội khiên xóa nhòa.
Đồng Lương Xứng Đáng
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
13:14 19/09/2017
Chúa Nhật XXV thường niên năm - A
(Mt 20, 1 – 16a)
Chúa Nhật này, tác giả Tin Mừng muốn tiếp tục quảng diễn cho chúng ta giáo huấn của Chúa Giêsu về Nước Trời. Sứ điệp sâu xa chính là ý muốn cứu độ phổ quát cả và nhân loại của Chúa Cha, nên mọi người đều được mời đến làm vườn nho của Chúa.
Điểm nổi bật trong dụ ngôn này là cuộc nổi loại của những người đến làm việc trước. Những người (thợ làm vườn nho) sống và làm việc vì Nước Trời, nhưng coi đó như một trách nhiệm nặng nề ( "chúng tôi chịu đựng nắng nôi khó nhọc suốt cả ngày " Mt 20,12) chứ không phải là hồng ân đến từ Thiên Chúa, tự coi mình như những tên đầy tớ xấu.
Bước vào trong sự thân tình của Chúa
Tất cả chúng ta đều được Chúa mời gọi đi làm vườn nho của Chúa. Trong Kinh Thánh, cây nho có một ý nghĩa sâu sắc. Nó là biểu tượng của giao ước giữa Thiên Chúa với dân Ngài (Is 5, 1-7 ; Gr 2, 21 ; Ez 15, 4). Câu "hãy đi làm vườn nho ta" (Mt 20, 4) được Chúa Giêsu lặp đi lặp lại trong ba dụ ngôn, theo truyền thống câu này muốn nói : "Hãy đi vào trong Giao ước…Hãy đến chia sẻ Giao ước với ta".
Đi làm vườn nho của Chúa, được sẻ chia công việc với Chúa, có ý nói, chúng ta dù sớm hay muộn cũng bước vào trong thân tình với Chúa, sống với Chúa. Chúa Giêsu tự khẳng định mình: "Thầy là cây nho thật" (Ga 15, 1-5). Nên câu "Hãy đi làm vườn nho ta" còn có nghĩa là " hãy vào hưởng niềm vui của chủ ngươi" (Mt 25, 21). Từ đây chúng ta mới hiểu được một đồng mà ông chủ trả cho người đến trước cũng như người đến sau là đồng nào.
Đồng lương yêu thương
Dụ ngôn những người làm thuê được mướn làm việc trong vườn nho qua những giờ khác nhau, tất cả lãnh lương giống như nhau là một đồng bạc, đã gây nên một khó khăn cho những người đọc Tin Mừng. Chúa nói với những người làm công : "Các ngươi cũng hãy đi làm vườn nho ta, ta sẽ trả công cho các ngươi xứng đáng" (Mt 20, 4). Có người hỏi : Xứng đáng ở đây là xứng với cái gì ? Khi có hai cái bằng nhau, hoặc cái này xứng với cái kia được coi là xứng đáng. Vậy đâu là tiêu chuẩn để Chúa Giêsu trả công xứng đáng? Nhiều người không khỏi ngạc nhiên, nhất là những người đến làm việc trước hết vì tiêu chuẩn trả công của ông chủ. Cách hành xử của ông chủ có chấp nhận được không? Không xúc phạm đến nguyên tắc đền bù xứng đáng sao ?
Khó khăn phát xuất từ một sự sai lầm. Vấn đề đền bù được qui chiếu về sự đời đời, Thiên Chúa "sẽ thưởng phạt mỗi người tùy theo việc họ làm" (Rm 2, 6). Thiên Chúa nhân lành, Ngài có cách tính không giống chúng ta : "Tư tưởng Ta không phải là tư tưởng các ngươi, và đường lối các ngươi không phải là đường lối của Ta" (Is 55, 8). Thiên Chúa ban cho con người cái mà Ngài cho là tốt nhất. Tiêu chuẩn của Ngài là tấm lòng, tiêu chuẩn của chúng ta thường là lý trí, và dĩ nhiên không luôn luôn đúng.
Trong dụ ngôn, mức lương được trả là một đồng. Đây là đồng đracmơ; hay đồng đờ nhê, là thuế mà mỗi Người Do Thái phải nộp vào Đền Thờ Giêrusalem mỗi năm cho việc bảo trì, hoặc đồng "xtate" tiền cổ Hy lạp là đồng được thánh Phêrô dùng để nộp thuế Đền thờ, phần của ngài và của Chúa Giêsu. Mỗi người nhận được một đồng, có ý nói đến mức lương của một ngày làm việc, một cái gì đó để sống trong ngày như bánh mì chẳng hạn.
Để nhận ra "điểm chính" trong dụ ngôn, chúng ta phải để ý đến qui chiếu của Chúa Giêsu về một tình huống cụ thể. Đồng bạc duy nhất được trả cho tất cả là nước Chúa, Chúa Giêsu đã mang xuống thế vì yêu thương thế gian. Dụ ngôn bắt đầu : "Nước Trời giống như chủ nhà kia sáng sớm ra thuê người làm vườn nho mình" (Mt 20, 1). Như vậy, Nước Trời là chủ đề chính và là bối cảnh của dụ ngôn.
Đồng lương ơn cứu độ phổ quát
Một lần nữa, vấn đề về ơn cứu độ của người Do thái và dân ngoại, hay của kẻ lành và những người tội lỗi được đặt ra, trước ơn cứu rỗi do Chúa Giêsu mang đến. Mặc dầu chỉ vì nghe huấn giáo của Chúa Giêsu mà người dân ngoại (những kẻ tội lỗi, những người thu thuế, những người đĩ điếm, v.v.) quyết định theo Chúa, trong khi trước lúc đó họ còn đứng đàng xa (nhàn rỗi). Vì ý định theo Chúa mà họ sẽ không có chỗ bậc hai trong vương quốc. Họ cũng sẽ ngồi cùng một bàn như những người khác và hưởng đầy đủ những của cải thời cứu thế.
Chúa Giêsu không cung cấp chúng ta một bài học về đạo đức xã hội, nhưng là bài học về tình yêu của Thiên Chúa với hết mọi người : "Từ sáng sớm, cho đến giờ thứ ba, giờ thứ sáu và thứ chín".
Không có ai là quá muộn để vào Nước Trời. Tất cả những ai chưa khám phá ra tình yêu của Thiên Chúa vẫn được Ngài mời gọi mọi người nam nữ trong mọi giờ và ở mọi lứa tuổi đi làm vườn nho của Chúa! Đây là lời kêu gọi phổ quát. Đó là vấn đề kêu gọi hơn là vấn đề thưởng. Chúng ta đừng bao giờ thất vọng về ơn cứu độ đời đời của chúng ta.
Có nhiều người cần cù, chịu khó, luôn sẵn sàng làm việc nhưng "không ai thuê"; họ nhàn rỗi vì thiếu việc làm và không có người mướn, lòng nhiệt thành đang có sẵn, có tiếng gọi thuê, họ lên đường mà không có sự mặc cả giá tiền như những người trước. Ông chủ đánh giá công việc của họ cách khôn ngoan và trả công cho họ bằng những người khác. Ý muốn nói, dù hoán cải vào "buổi sáng, giờ thứ ba … và thứ mười một giờ " đi chăng nữa, thì hết thảy mọi người đều được đón nhận … anh trộm lành được lên Thiên đàng " vào giờ thứ mười một" anh thực sự là người được mời gọi vào giờ sau hết và trở thành người đầu tiền vào Nước Trời : "Thật hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên thiên đàng với ta" (Lc 23, 43). Chúa không kết án kẻ trộm, Chúa bày tỏ lòng nhân lành của mình ; họ đi làm, nhưng "không ai thuê" (Mt 20, 7), nếu người ta không thuê anh, anh "hãy đi làm vườn nho ta" (Mt 20, 4).
Điều mà chúng ta gán cho Thiên Chúa là không xứng đáng với Thiên Chúa, và điều Thiên Chúa ban cho chúng ta vượt quá công trạng của chúng ta : "từ người đến sau hết tới người đến trước hết đều lãnh mỗi người một đồng". Chúng ta không thể trách lòng tốt của ông chủ, vì không thấy gì sai trái trong cách ông hành xử. Ông trả cho mỗi người theo như thỏa thuận và thể hiện lòng thương xót như ông muốn : " Nào tôi chẳng được phép làm như ý tôi muốn sao? "
Một huấn giáo khác có thể rút ra từ dụ ngôn. Ông chủ biết rằng những người làm thuê giờ cuối cũng có những nhu cầu như bao người khác, họ cũng có con cái phải nuôi ăn, như những nguời làm thuê giờ thứ nhất. Khi trả cho mọi người đồng lương y nhau, ông chủ chứng tỏ rằng ông không xét theo công trạng cho bằng theo nhu cầu. Ông chứng tỏ rằng ông không những công bằng, mà còn "tốt lành," quảng đại và nhân đạo.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
(Mt 20, 1 – 16a)
Chúa Nhật này, tác giả Tin Mừng muốn tiếp tục quảng diễn cho chúng ta giáo huấn của Chúa Giêsu về Nước Trời. Sứ điệp sâu xa chính là ý muốn cứu độ phổ quát cả và nhân loại của Chúa Cha, nên mọi người đều được mời đến làm vườn nho của Chúa.
Điểm nổi bật trong dụ ngôn này là cuộc nổi loại của những người đến làm việc trước. Những người (thợ làm vườn nho) sống và làm việc vì Nước Trời, nhưng coi đó như một trách nhiệm nặng nề ( "chúng tôi chịu đựng nắng nôi khó nhọc suốt cả ngày " Mt 20,12) chứ không phải là hồng ân đến từ Thiên Chúa, tự coi mình như những tên đầy tớ xấu.
Bước vào trong sự thân tình của Chúa
Tất cả chúng ta đều được Chúa mời gọi đi làm vườn nho của Chúa. Trong Kinh Thánh, cây nho có một ý nghĩa sâu sắc. Nó là biểu tượng của giao ước giữa Thiên Chúa với dân Ngài (Is 5, 1-7 ; Gr 2, 21 ; Ez 15, 4). Câu "hãy đi làm vườn nho ta" (Mt 20, 4) được Chúa Giêsu lặp đi lặp lại trong ba dụ ngôn, theo truyền thống câu này muốn nói : "Hãy đi vào trong Giao ước…Hãy đến chia sẻ Giao ước với ta".
Đi làm vườn nho của Chúa, được sẻ chia công việc với Chúa, có ý nói, chúng ta dù sớm hay muộn cũng bước vào trong thân tình với Chúa, sống với Chúa. Chúa Giêsu tự khẳng định mình: "Thầy là cây nho thật" (Ga 15, 1-5). Nên câu "Hãy đi làm vườn nho ta" còn có nghĩa là " hãy vào hưởng niềm vui của chủ ngươi" (Mt 25, 21). Từ đây chúng ta mới hiểu được một đồng mà ông chủ trả cho người đến trước cũng như người đến sau là đồng nào.
Đồng lương yêu thương
Dụ ngôn những người làm thuê được mướn làm việc trong vườn nho qua những giờ khác nhau, tất cả lãnh lương giống như nhau là một đồng bạc, đã gây nên một khó khăn cho những người đọc Tin Mừng. Chúa nói với những người làm công : "Các ngươi cũng hãy đi làm vườn nho ta, ta sẽ trả công cho các ngươi xứng đáng" (Mt 20, 4). Có người hỏi : Xứng đáng ở đây là xứng với cái gì ? Khi có hai cái bằng nhau, hoặc cái này xứng với cái kia được coi là xứng đáng. Vậy đâu là tiêu chuẩn để Chúa Giêsu trả công xứng đáng? Nhiều người không khỏi ngạc nhiên, nhất là những người đến làm việc trước hết vì tiêu chuẩn trả công của ông chủ. Cách hành xử của ông chủ có chấp nhận được không? Không xúc phạm đến nguyên tắc đền bù xứng đáng sao ?
Khó khăn phát xuất từ một sự sai lầm. Vấn đề đền bù được qui chiếu về sự đời đời, Thiên Chúa "sẽ thưởng phạt mỗi người tùy theo việc họ làm" (Rm 2, 6). Thiên Chúa nhân lành, Ngài có cách tính không giống chúng ta : "Tư tưởng Ta không phải là tư tưởng các ngươi, và đường lối các ngươi không phải là đường lối của Ta" (Is 55, 8). Thiên Chúa ban cho con người cái mà Ngài cho là tốt nhất. Tiêu chuẩn của Ngài là tấm lòng, tiêu chuẩn của chúng ta thường là lý trí, và dĩ nhiên không luôn luôn đúng.
Trong dụ ngôn, mức lương được trả là một đồng. Đây là đồng đracmơ; hay đồng đờ nhê, là thuế mà mỗi Người Do Thái phải nộp vào Đền Thờ Giêrusalem mỗi năm cho việc bảo trì, hoặc đồng "xtate" tiền cổ Hy lạp là đồng được thánh Phêrô dùng để nộp thuế Đền thờ, phần của ngài và của Chúa Giêsu. Mỗi người nhận được một đồng, có ý nói đến mức lương của một ngày làm việc, một cái gì đó để sống trong ngày như bánh mì chẳng hạn.
Để nhận ra "điểm chính" trong dụ ngôn, chúng ta phải để ý đến qui chiếu của Chúa Giêsu về một tình huống cụ thể. Đồng bạc duy nhất được trả cho tất cả là nước Chúa, Chúa Giêsu đã mang xuống thế vì yêu thương thế gian. Dụ ngôn bắt đầu : "Nước Trời giống như chủ nhà kia sáng sớm ra thuê người làm vườn nho mình" (Mt 20, 1). Như vậy, Nước Trời là chủ đề chính và là bối cảnh của dụ ngôn.
Đồng lương ơn cứu độ phổ quát
Một lần nữa, vấn đề về ơn cứu độ của người Do thái và dân ngoại, hay của kẻ lành và những người tội lỗi được đặt ra, trước ơn cứu rỗi do Chúa Giêsu mang đến. Mặc dầu chỉ vì nghe huấn giáo của Chúa Giêsu mà người dân ngoại (những kẻ tội lỗi, những người thu thuế, những người đĩ điếm, v.v.) quyết định theo Chúa, trong khi trước lúc đó họ còn đứng đàng xa (nhàn rỗi). Vì ý định theo Chúa mà họ sẽ không có chỗ bậc hai trong vương quốc. Họ cũng sẽ ngồi cùng một bàn như những người khác và hưởng đầy đủ những của cải thời cứu thế.
Chúa Giêsu không cung cấp chúng ta một bài học về đạo đức xã hội, nhưng là bài học về tình yêu của Thiên Chúa với hết mọi người : "Từ sáng sớm, cho đến giờ thứ ba, giờ thứ sáu và thứ chín".
Không có ai là quá muộn để vào Nước Trời. Tất cả những ai chưa khám phá ra tình yêu của Thiên Chúa vẫn được Ngài mời gọi mọi người nam nữ trong mọi giờ và ở mọi lứa tuổi đi làm vườn nho của Chúa! Đây là lời kêu gọi phổ quát. Đó là vấn đề kêu gọi hơn là vấn đề thưởng. Chúng ta đừng bao giờ thất vọng về ơn cứu độ đời đời của chúng ta.
Có nhiều người cần cù, chịu khó, luôn sẵn sàng làm việc nhưng "không ai thuê"; họ nhàn rỗi vì thiếu việc làm và không có người mướn, lòng nhiệt thành đang có sẵn, có tiếng gọi thuê, họ lên đường mà không có sự mặc cả giá tiền như những người trước. Ông chủ đánh giá công việc của họ cách khôn ngoan và trả công cho họ bằng những người khác. Ý muốn nói, dù hoán cải vào "buổi sáng, giờ thứ ba … và thứ mười một giờ " đi chăng nữa, thì hết thảy mọi người đều được đón nhận … anh trộm lành được lên Thiên đàng " vào giờ thứ mười một" anh thực sự là người được mời gọi vào giờ sau hết và trở thành người đầu tiền vào Nước Trời : "Thật hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên thiên đàng với ta" (Lc 23, 43). Chúa không kết án kẻ trộm, Chúa bày tỏ lòng nhân lành của mình ; họ đi làm, nhưng "không ai thuê" (Mt 20, 7), nếu người ta không thuê anh, anh "hãy đi làm vườn nho ta" (Mt 20, 4).
Điều mà chúng ta gán cho Thiên Chúa là không xứng đáng với Thiên Chúa, và điều Thiên Chúa ban cho chúng ta vượt quá công trạng của chúng ta : "từ người đến sau hết tới người đến trước hết đều lãnh mỗi người một đồng". Chúng ta không thể trách lòng tốt của ông chủ, vì không thấy gì sai trái trong cách ông hành xử. Ông trả cho mỗi người theo như thỏa thuận và thể hiện lòng thương xót như ông muốn : " Nào tôi chẳng được phép làm như ý tôi muốn sao? "
Một huấn giáo khác có thể rút ra từ dụ ngôn. Ông chủ biết rằng những người làm thuê giờ cuối cũng có những nhu cầu như bao người khác, họ cũng có con cái phải nuôi ăn, như những nguời làm thuê giờ thứ nhất. Khi trả cho mọi người đồng lương y nhau, ông chủ chứng tỏ rằng ông không xét theo công trạng cho bằng theo nhu cầu. Ông chứng tỏ rằng ông không những công bằng, mà còn "tốt lành," quảng đại và nhân đạo.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Suy Niệm Chúa Nhật 25 Thường Niên – Năm A
Lm. Anthony Trung Thành
21:17 19/09/2017
Suy Niệm Chúa Nhật XXV Thường Niên – Năm A
Ngày xưa, có hai người hàng xóm ghen ghét nhau. Người này ước mong người kia gặp hoạn nạn. Người kia ước mong người này chết. Vì thế, họ ăn không ngon, ngủ không yên khi ước mong xấu xa của họ chưa được toại nguyện. Một hôm, hai người đang cãi vã, ẩu đã lẫn nhau, thình lình Quỷ Vương hiện ra và bảo rằng: “Ta cho chúng bay mỗi đứa một điều ước với điều kiện như sau: Điều ước ấy sẽ ứng cho mình và cùng lúc ứng gấp đôi cho người kia. Nhanh lên ! Ta không có thì giờ để chờ đợi đâu.” Vì ganh ghét nhau, không ai muốn cho người khác hơn mình, cho nên người láng giềng thứ nhất ước: “Xin Quỷ Vương cho tôi đui một con mắt”. Thế là điều ước được thỏa mãn. Người này liền đui một con mắt. Và người kia đui cả hai con mắt. Người kia tức quá, liền ước trả đũa: “Xin Quỷ Vương cho tôi gãy một chân”. Lập tức anh ta gãy một chân. Và dĩ nhiên người láng giềng gãy luôn hai chân. Hậu quả: Người này bị đui một mắt và gãy hai chân. Người kia bị đui hai mắt và gãy một chân.
Trong xã hội chúng ta đang sống, nhiều người vẫn có cách cư xử tương tự như hai người trong câu chuyện trên đây: Thà chấp nhận mình “đui một mắt, gãy một chân” để người khác “đui hai mắt, gãy hai chân” chứ không muốn người khác hơn mình. Vì sao người ta lại cư xử với nhau như thế? Vì người ta ghen tị nhau. Người ta có thể ghen tị nhau đủ mọi phương diện: ghen tị vì thấy người khác giàu có hơn mình; ghen tị vì thấy người khác giỏi giang hơn mình; ghen tị vì thấy người khác đẹp hơn mình; ghen tị vì thấy người khác đạo đức hơn mình; ghen tị vì thấy người khác thành công hơn mình; ghen tị vì thấy người khác hát hay hơn mình; ghen tị vì thấy người khác được yêu mến hơn mình…Vì ghen tị nên sinh ra nói xấu, dèm pha, hạ bệ và thậm chí ẩu đã, chém giết lẫn nhau.
Chúng ta vẫn thấy điều này xảy ra trong Kinh Thánh: Khi Đức Chúa chấp nhận lễ vật của Abel mà không chấp nhận lễ vật của mình, vì lòng ghen tị, Cain đã giết chết Abel (x. St 4, 2-26); Khi dân chúng ca tụng “Đavít giết giặc được hàng vạn còn Saul chỉ giết được hàng ngàn”, vì lòng ghen tị, Saul tìm cách làm hại Đavít (x. 1 Sm 18, 6-9); Khi thấy dân chúng mến mộ, đi theo Đức Giêsu ngày càng đông, vì lòng ghen tị, những người lãnh đạo Do Thái tìm cách bắt bẻ, hạch sách, làm hại và cuối cùng đã giết chết Đức Giêsu.
Bài Tin mừng hôm nay cũng cho chúng ta thấy, những người thợ làm vườn nho đến trước vì ghen tị nên không chấp nhận ông chủ trả công cho người đến sau cũng một đồng lương như mình: “Họ vừa lãnh vừa cằn nhằn gia chủ: Mấy người sau chót này chỉ làm có một giờ, thế mà ông lại coi họ ngang hàng với chúng tôi là những người đã phải làm việc nặng nhọc cả ngày, lại còn bị nắng nôi thiêu đốt” (Mt 20,11-12). Hơn thế nữa, khi kể dụ ngôn này Đức Giêsu còn nhắm tới việc dân Do Thái ghen tị cả về ơn cứu độ mà Thiên Chúa ban cho dân ngoại. Thật vậy, người Do thái quan niệm rằng: Họ là dân riêng của Chúa, là con cái Abraham, là những người trung thành với lề luật của Môsê, được thể hiện ở giáo ước Sinai giữa Israel với Giavê. Vì thế, chỉ có họ mới xứng đáng được lãnh nhận ơn cứu độ, còn dân ngoại là dân đáng bị hủy diệt, không xứng đáng lãnh nhận ơn cứu độ. Đức Giêsu đã phá quan niệm sai lầm của người Do Thái và sửa trị thói ghen tị của họ bằng cách cho họ thấy lòng bác ái cao cả của Thiên Chúa thể hiện nơi ông chủ vườn nho: “Chẳng lẽ tôi lại không có quyền tuỳ ý định đoạt về những gì là của tôi sao? Hay vì thấy tôi tốt bụng, mà bạn đâm ra ghen tức?” (Mt 20, 15). Thật vậy, Thiên Chúa ban ơn cứu độ cho dân Do Thái. Đồng thời, Ngài cũng ban ơn cứu độ cho dân ngoại. Nước Trời không chỉ dành riêng cho người Do Thái mà còn cho cả dân ngoại. Vào Nước Trời không phải do bởi tiền lương hay do một đặc ân nhưng là do tình thương và lòng quảng đại của Thiên Chúa. Hay nói cách khác, vào Nước Trời là ơn ban nhưng không của Thiên Chúa.
Như vậy, chúng ta mới hiểu câu nói của tiên tri Isaia trong bài đọc thứ nhất: Tư tưởng của Thiên Chúa khác xa với tư tưởng của con người (x. Is 55,8). Thật vậy, cách cư xử của con người chỉ ở mức công bằng: Người làm ít sẽ lãnh lương ít, người làm nhiều sẽ lãnh lương nhiều. Còn cách cư xử của Thiên Chúa thì vượt xa sự công bằng. Đó là tình thương và lòng quảng đại. Vì thế, Ngài đã trả cho người đến sau hết nhiều hơn so với lương anh ta được hưởng.
Sứ điệp Lời Chúa hôm nay, mời gọi chúng ta thực hiện những điều sau đây:
Thứ nhất, phải loại bỏ tính ghen tị ra khỏi cuộc sống chúng ta. Bởi vì, ghen thường đi liền với ghét. Ghét thường đi liền với nói xấu, dèm pha, làm hại nhau. Người ghen tị thường sống trong sự bất an, khó chịu, buồn phiền vì thấy người khác hạnh phúc, thành công hơn mình. Cho nên, ghen tị không những gây ra hậu quả vô cùng tai hại cho đối phương mà còn cho cả chính bản thân mình nữa. Nhà văn Balzac từng nói: “Người có tính ghen tị đau khổ hơn bất cứ một người bất hạnh nào, bởi hạnh phúc của người khác cộng với sự bất hạnh của mình làm cho ta đau khổ gấp nhiều lần”. Thánh Cyprian nói: “Những tội khác thì còn có giới hạn, còn tội ghen tị thì không!”. Vì vậy, hãy loại bỏ tính ghen tị ra khỏi cuộc sống chúng ta.
Thứ hai, hãy tập sống khiêm nhường vì trước mặt Chúa chúng ta là thụ tạo bất toàn. Hãy vượt lên trên sự công bằng để sống yêu thương, quảng đại với mọi người vì những gì chúng ta có đều do hồng ân nhưng không của Thiên Chúa. Hãy vui khi thấy người khác gặp may mắn, thành công. Hãy vui khi có nhiều người tội lỗi trở về với Chúa, nhiều người ngoại đạo gia nhập Giáo hội…Hãy chia sẻ sự rủi ro, hoạn nạn, đau khổ của những người xung quanh. Thánh Phaolô dạy: “Hãy vui với người vui, hãy khóc với người khóc” (Rm 12,15).
Thứ ba, hãy làm việc vì lòng mến Chúa chứ không phải để tính toán với Ngài. Chúa không muốn chúng ta là kẻ làm thuê để Ngài trả tiền lương. Chúa không muốn chúng ta tính toán với Ngài về số lượng công việc chúng ta làm nhưng Ngài muốn chúng ta sống với Ngài giống như người con hiếu thảo đối với cha mẹ mình.
Lạy Chúa, xin cho mỗi người chúng con biết loại bỏ tính ghen tị ra khỏi cuộc sống, xin cho chúng con biết đối xử với nhau bằng tình yêu thương và lòng quảng đại như Chúa. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Ngày xưa, có hai người hàng xóm ghen ghét nhau. Người này ước mong người kia gặp hoạn nạn. Người kia ước mong người này chết. Vì thế, họ ăn không ngon, ngủ không yên khi ước mong xấu xa của họ chưa được toại nguyện. Một hôm, hai người đang cãi vã, ẩu đã lẫn nhau, thình lình Quỷ Vương hiện ra và bảo rằng: “Ta cho chúng bay mỗi đứa một điều ước với điều kiện như sau: Điều ước ấy sẽ ứng cho mình và cùng lúc ứng gấp đôi cho người kia. Nhanh lên ! Ta không có thì giờ để chờ đợi đâu.” Vì ganh ghét nhau, không ai muốn cho người khác hơn mình, cho nên người láng giềng thứ nhất ước: “Xin Quỷ Vương cho tôi đui một con mắt”. Thế là điều ước được thỏa mãn. Người này liền đui một con mắt. Và người kia đui cả hai con mắt. Người kia tức quá, liền ước trả đũa: “Xin Quỷ Vương cho tôi gãy một chân”. Lập tức anh ta gãy một chân. Và dĩ nhiên người láng giềng gãy luôn hai chân. Hậu quả: Người này bị đui một mắt và gãy hai chân. Người kia bị đui hai mắt và gãy một chân.
Trong xã hội chúng ta đang sống, nhiều người vẫn có cách cư xử tương tự như hai người trong câu chuyện trên đây: Thà chấp nhận mình “đui một mắt, gãy một chân” để người khác “đui hai mắt, gãy hai chân” chứ không muốn người khác hơn mình. Vì sao người ta lại cư xử với nhau như thế? Vì người ta ghen tị nhau. Người ta có thể ghen tị nhau đủ mọi phương diện: ghen tị vì thấy người khác giàu có hơn mình; ghen tị vì thấy người khác giỏi giang hơn mình; ghen tị vì thấy người khác đẹp hơn mình; ghen tị vì thấy người khác đạo đức hơn mình; ghen tị vì thấy người khác thành công hơn mình; ghen tị vì thấy người khác hát hay hơn mình; ghen tị vì thấy người khác được yêu mến hơn mình…Vì ghen tị nên sinh ra nói xấu, dèm pha, hạ bệ và thậm chí ẩu đã, chém giết lẫn nhau.
Chúng ta vẫn thấy điều này xảy ra trong Kinh Thánh: Khi Đức Chúa chấp nhận lễ vật của Abel mà không chấp nhận lễ vật của mình, vì lòng ghen tị, Cain đã giết chết Abel (x. St 4, 2-26); Khi dân chúng ca tụng “Đavít giết giặc được hàng vạn còn Saul chỉ giết được hàng ngàn”, vì lòng ghen tị, Saul tìm cách làm hại Đavít (x. 1 Sm 18, 6-9); Khi thấy dân chúng mến mộ, đi theo Đức Giêsu ngày càng đông, vì lòng ghen tị, những người lãnh đạo Do Thái tìm cách bắt bẻ, hạch sách, làm hại và cuối cùng đã giết chết Đức Giêsu.
Bài Tin mừng hôm nay cũng cho chúng ta thấy, những người thợ làm vườn nho đến trước vì ghen tị nên không chấp nhận ông chủ trả công cho người đến sau cũng một đồng lương như mình: “Họ vừa lãnh vừa cằn nhằn gia chủ: Mấy người sau chót này chỉ làm có một giờ, thế mà ông lại coi họ ngang hàng với chúng tôi là những người đã phải làm việc nặng nhọc cả ngày, lại còn bị nắng nôi thiêu đốt” (Mt 20,11-12). Hơn thế nữa, khi kể dụ ngôn này Đức Giêsu còn nhắm tới việc dân Do Thái ghen tị cả về ơn cứu độ mà Thiên Chúa ban cho dân ngoại. Thật vậy, người Do thái quan niệm rằng: Họ là dân riêng của Chúa, là con cái Abraham, là những người trung thành với lề luật của Môsê, được thể hiện ở giáo ước Sinai giữa Israel với Giavê. Vì thế, chỉ có họ mới xứng đáng được lãnh nhận ơn cứu độ, còn dân ngoại là dân đáng bị hủy diệt, không xứng đáng lãnh nhận ơn cứu độ. Đức Giêsu đã phá quan niệm sai lầm của người Do Thái và sửa trị thói ghen tị của họ bằng cách cho họ thấy lòng bác ái cao cả của Thiên Chúa thể hiện nơi ông chủ vườn nho: “Chẳng lẽ tôi lại không có quyền tuỳ ý định đoạt về những gì là của tôi sao? Hay vì thấy tôi tốt bụng, mà bạn đâm ra ghen tức?” (Mt 20, 15). Thật vậy, Thiên Chúa ban ơn cứu độ cho dân Do Thái. Đồng thời, Ngài cũng ban ơn cứu độ cho dân ngoại. Nước Trời không chỉ dành riêng cho người Do Thái mà còn cho cả dân ngoại. Vào Nước Trời không phải do bởi tiền lương hay do một đặc ân nhưng là do tình thương và lòng quảng đại của Thiên Chúa. Hay nói cách khác, vào Nước Trời là ơn ban nhưng không của Thiên Chúa.
Như vậy, chúng ta mới hiểu câu nói của tiên tri Isaia trong bài đọc thứ nhất: Tư tưởng của Thiên Chúa khác xa với tư tưởng của con người (x. Is 55,8). Thật vậy, cách cư xử của con người chỉ ở mức công bằng: Người làm ít sẽ lãnh lương ít, người làm nhiều sẽ lãnh lương nhiều. Còn cách cư xử của Thiên Chúa thì vượt xa sự công bằng. Đó là tình thương và lòng quảng đại. Vì thế, Ngài đã trả cho người đến sau hết nhiều hơn so với lương anh ta được hưởng.
Sứ điệp Lời Chúa hôm nay, mời gọi chúng ta thực hiện những điều sau đây:
Thứ nhất, phải loại bỏ tính ghen tị ra khỏi cuộc sống chúng ta. Bởi vì, ghen thường đi liền với ghét. Ghét thường đi liền với nói xấu, dèm pha, làm hại nhau. Người ghen tị thường sống trong sự bất an, khó chịu, buồn phiền vì thấy người khác hạnh phúc, thành công hơn mình. Cho nên, ghen tị không những gây ra hậu quả vô cùng tai hại cho đối phương mà còn cho cả chính bản thân mình nữa. Nhà văn Balzac từng nói: “Người có tính ghen tị đau khổ hơn bất cứ một người bất hạnh nào, bởi hạnh phúc của người khác cộng với sự bất hạnh của mình làm cho ta đau khổ gấp nhiều lần”. Thánh Cyprian nói: “Những tội khác thì còn có giới hạn, còn tội ghen tị thì không!”. Vì vậy, hãy loại bỏ tính ghen tị ra khỏi cuộc sống chúng ta.
Thứ hai, hãy tập sống khiêm nhường vì trước mặt Chúa chúng ta là thụ tạo bất toàn. Hãy vượt lên trên sự công bằng để sống yêu thương, quảng đại với mọi người vì những gì chúng ta có đều do hồng ân nhưng không của Thiên Chúa. Hãy vui khi thấy người khác gặp may mắn, thành công. Hãy vui khi có nhiều người tội lỗi trở về với Chúa, nhiều người ngoại đạo gia nhập Giáo hội…Hãy chia sẻ sự rủi ro, hoạn nạn, đau khổ của những người xung quanh. Thánh Phaolô dạy: “Hãy vui với người vui, hãy khóc với người khóc” (Rm 12,15).
Thứ ba, hãy làm việc vì lòng mến Chúa chứ không phải để tính toán với Ngài. Chúa không muốn chúng ta là kẻ làm thuê để Ngài trả tiền lương. Chúa không muốn chúng ta tính toán với Ngài về số lượng công việc chúng ta làm nhưng Ngài muốn chúng ta sống với Ngài giống như người con hiếu thảo đối với cha mẹ mình.
Lạy Chúa, xin cho mỗi người chúng con biết loại bỏ tính ghen tị ra khỏi cuộc sống, xin cho chúng con biết đối xử với nhau bằng tình yêu thương và lòng quảng đại như Chúa. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tự sắc mới lập Học Viện Gioan Phaolô 2 hôn nhân gia đình
Lm. Trần Đức Anh OP
09:34 19/09/2017
VATICAN. ĐTC đã ban hành Tông thư tự sắc thành lập Giáo Hoàng Học Viện Gioan Phaolô 2 về hôn nhân và gia đình.
Tự sắc mới mang tựa đề ”Summa Familiae cura” (Săn sóc tối đa cho gia đình), mang chữ ký của ĐTC ngày 8-9 vừa qua và bắt đầu có hiệu lực từ ngày đăng trên báo ”Quan sát viên Roma” tức là từ ngày hôm qua 19-9-2017.
Học viện mới thay thế cho Giáo Hoàng Học Viện Gioan Phaolô 2 về Hôn nhân và gia đình được lập và hoạt động cạnh Giáo Hoàng Đại Học Laterano ở Roma. Lý do khiến ĐTC Phanxicô quyết định thành lập Học Viện mới vì ”sự thay đổi về nhân học và văn hóa, ảnh hưởng tới mọi khía cạnh của đời sống, đòi phải có một lối tiếp cận phân tích và khác, chứ không phải chỉ giới hạn vào những thực hành mục vụ và sứ mạng phản ánh những hình thức và kiểu mẫu quá khứ. Chúng ta phải là những người giải thích có ý thức và say mê về sự khôn ngoan đức tin trong một bối cạnh trong đó con người ít được nâng đỡ hơn so với trước đây, nhờ những cơ cấu xã hội, trong đời sống tình cảm và gia đình của họ. Vì thế, với chủ ý rõ rệt trung thành với giáo huấn của Chúa Kitô, với sự hiểu biết yêu thương và óc thực tiễn khôn ngoan, chúng ta phải nhìn thực tại gia đình ngày nay, với tất cả sự phức tạp, những điểm sáng và điểm tối”.
ĐTC cũng khẳng định rằng Học viện mới về hôn nhân và gia đình sẽ mở rộng lãnh vực quan tâm, theo những điều kích mới của công tác mục vụ và sứ mạng của Giáo Hội, cũng như tham chiếu những phát triển của các khoa nhân văn và nền văn hóa nhân học ngày nay trong lãnh vực rất quan trọng đối với nền văn hóa sự sống”.
Trong phần 2 của Tự Sắc, có 6 điều khoản qui định về vị thế pháp lý của Học Viện mới, tương quan với Huấn quyền và các cơ quan Tòa Thánh như Bộ giáo dục Công Giáo, Bộ Giáo dân, Gia đình và Sự sống, và Hàn lâm viện Tòa Thánh về sự sống (Rei 19-9-2017)
Tự sắc mới mang tựa đề ”Summa Familiae cura” (Săn sóc tối đa cho gia đình), mang chữ ký của ĐTC ngày 8-9 vừa qua và bắt đầu có hiệu lực từ ngày đăng trên báo ”Quan sát viên Roma” tức là từ ngày hôm qua 19-9-2017.
Học viện mới thay thế cho Giáo Hoàng Học Viện Gioan Phaolô 2 về Hôn nhân và gia đình được lập và hoạt động cạnh Giáo Hoàng Đại Học Laterano ở Roma. Lý do khiến ĐTC Phanxicô quyết định thành lập Học Viện mới vì ”sự thay đổi về nhân học và văn hóa, ảnh hưởng tới mọi khía cạnh của đời sống, đòi phải có một lối tiếp cận phân tích và khác, chứ không phải chỉ giới hạn vào những thực hành mục vụ và sứ mạng phản ánh những hình thức và kiểu mẫu quá khứ. Chúng ta phải là những người giải thích có ý thức và say mê về sự khôn ngoan đức tin trong một bối cạnh trong đó con người ít được nâng đỡ hơn so với trước đây, nhờ những cơ cấu xã hội, trong đời sống tình cảm và gia đình của họ. Vì thế, với chủ ý rõ rệt trung thành với giáo huấn của Chúa Kitô, với sự hiểu biết yêu thương và óc thực tiễn khôn ngoan, chúng ta phải nhìn thực tại gia đình ngày nay, với tất cả sự phức tạp, những điểm sáng và điểm tối”.
ĐTC cũng khẳng định rằng Học viện mới về hôn nhân và gia đình sẽ mở rộng lãnh vực quan tâm, theo những điều kích mới của công tác mục vụ và sứ mạng của Giáo Hội, cũng như tham chiếu những phát triển của các khoa nhân văn và nền văn hóa nhân học ngày nay trong lãnh vực rất quan trọng đối với nền văn hóa sự sống”.
Trong phần 2 của Tự Sắc, có 6 điều khoản qui định về vị thế pháp lý của Học Viện mới, tương quan với Huấn quyền và các cơ quan Tòa Thánh như Bộ giáo dục Công Giáo, Bộ Giáo dân, Gia đình và Sự sống, và Hàn lâm viện Tòa Thánh về sự sống (Rei 19-9-2017)
Tổng Giám Mục Úc: Những thách đố trong trận chiến chống lại lạm dụng tình dục.
Giuse Thẩm Nguyễn
13:12 19/09/2017
(EWTN News/CNA) Brisbane, Úc. Lên tiếng giữa những bất đồng đang diễn ra xung quanh việc lạm dụng tình dục ở Úc, Đức Tổng giám mục Mark Coleridge của Brisbane đã nói với Hội Nhà Báo Úc rằng Giáo Hội địa phương đã có nhiều tiến bộ trong nỗ lực giải quyết vấn nạn này, những vẫn còn nhiều khó khăn và không phải là công việc có thể làm trong một sớm một chiều.
ĐTGM nói "Đây là một tiến trình cần thời gian dài để giải quyết. Bởi vì nó không chỉ là vấn đề thay đổi thủ tục và cách tiếp cận mà là xây dựng một nền văn hoá, và việc này cần có thời gian".
Trong những năm qua, cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục ở Úc đã là một trong những điều gây nhức nhối nhất cho Giáo hội. Theo một báo cáo mới đây của Ủy ban Hoàng gia Úc, đã có tới bẩy phần trăm các linh mục Công giáo ở Úc bị cáo buộc tội xâm phạm tình dục trẻ em trong khoảng thời gian từ 1950-2009.
Một trong những vụ án gần đây là việc ĐHY George Pell của Melbourne bị cáo buộc là đã làm ngơ đối với hành vi lạm dụng tình dục của cha Gerald Ridsdale, người đã bị sa thải khỏi chức vụ linh mục. Chính bản thân ĐHY Pell cũng bị hồi tố buộc tội xâm phạm tình dục vào năm 1961 và ngài tuyên bố là vô tội. Phiên xử sơ thẩm của ngài được ấn định vào ngày 6 tháng Mười.
Vì có nhiều đơn tố cáo lạm dụng khác trong nước đã khiến Ủy Ban Hoàng Gia Úc chính thức thành lập Ủy Ban Đặc Trách Về Lạm dụng Tình Dục Trẻ Em vào năm 2013. Ủy Ban này điều tra các khiếu nại về lạm dụng tình dục cũng như giải quyết vụ việc trong phạm vi cả nước, đặc biệt các khiếu nại trong các môi trường tôn giáo,giáo dục, công sở và thể thao.
Ủy ban đã hăm hở lao vào việc điều tra Giáo Hội Công Giáo Úc và đã đi quá xa trong việc đề nghị các linh mục phải báo cáo những tội lạm dụng tình dục được xưng thú trong tòa giải tội, nếu không thì các linh mục sẽ phạm vào tội hình bất kể nguyên tắc phải giữ kín bất khả xâm phạm của tòa giải tội. Ủy ban còn đề nghị thêm 85 loại tội hình khác trong hệ thống tư pháp Úc.
Một số giáo sĩ đã có phản ứng về cuộc điều tra của ủy ban, trong đó có Tổng Giám Mục Denis Hart của Melbourne và Tổng Giám Mục Anthony Fisher của Sydney, cả hai cùng bày tỏ sự buồn phiền và hối tiếc vì sự thất bại của Giáo Hội trong lãnh vực này.
Một bá cáo mới đây của trường Đại Học RMIT cho rằng Giáo Hội Công Giáo Úc đã “quá tụt hậu” trong việc phát triển những tiêu chuẩn và thủ tục để bảo vệ trẻ em chống lạm dụng tình dục nếu so sánh với các quốc gia tương tự khác.
Tuy nhiên, theo ĐTGM Coleridge thì bản tường trình này có thể không hoàn toàn chính xác, bởi Giáo Hội đã tăng cường nhiều nỗ lực để giải quyết những khiếu nại lạm dụng tình dục sau hậu trường. Ngài cho biết thêm rằng hiện nay Tổng Giáo Phận Brisbane đã có những viên chức an ninh và giám soát những vụ việc. Hệ thống giáo dục Công Giáo ở Úc đã có những tiến bộ. ĐTGM Coleridge nhận định rằng hiện nay trường học Công Giáo có lẽ là “ nơi an toàn nhất trong cả nước mà các em có được.”
Hơn nữa, Giáo Hội Công Giáo vừa thành lập một tổ chức vô vị lợi trong năm 2016 có tên là Giới Hạn Tiêu Chuẩn Chuyên Nghiệp Công Giáo nhằm bảo vệ các em khỏi bị lạm dụng bằng cách giám sát và tường trình về các cơ sở Công Giáo. Những nỗ lực này là dấu hiệu cho thấy Giáo Hội ở Úc đang đi đúng đường, tuy nhiên Giáo Hội cần có thời gian để hoàn thiện.
ĐTGM Coleridge nói rằng “Nước Úc đã làm được một số điều tốt nhưng cũng vấp phải một số điều không tốt, và đó là sự thật của bất cứ quốc gia nào.”
Giuse Thẩm Nguyễn
ĐTGM nói "Đây là một tiến trình cần thời gian dài để giải quyết. Bởi vì nó không chỉ là vấn đề thay đổi thủ tục và cách tiếp cận mà là xây dựng một nền văn hoá, và việc này cần có thời gian".
Trong những năm qua, cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục ở Úc đã là một trong những điều gây nhức nhối nhất cho Giáo hội. Theo một báo cáo mới đây của Ủy ban Hoàng gia Úc, đã có tới bẩy phần trăm các linh mục Công giáo ở Úc bị cáo buộc tội xâm phạm tình dục trẻ em trong khoảng thời gian từ 1950-2009.
Một trong những vụ án gần đây là việc ĐHY George Pell của Melbourne bị cáo buộc là đã làm ngơ đối với hành vi lạm dụng tình dục của cha Gerald Ridsdale, người đã bị sa thải khỏi chức vụ linh mục. Chính bản thân ĐHY Pell cũng bị hồi tố buộc tội xâm phạm tình dục vào năm 1961 và ngài tuyên bố là vô tội. Phiên xử sơ thẩm của ngài được ấn định vào ngày 6 tháng Mười.
Vì có nhiều đơn tố cáo lạm dụng khác trong nước đã khiến Ủy Ban Hoàng Gia Úc chính thức thành lập Ủy Ban Đặc Trách Về Lạm dụng Tình Dục Trẻ Em vào năm 2013. Ủy Ban này điều tra các khiếu nại về lạm dụng tình dục cũng như giải quyết vụ việc trong phạm vi cả nước, đặc biệt các khiếu nại trong các môi trường tôn giáo,giáo dục, công sở và thể thao.
Ủy ban đã hăm hở lao vào việc điều tra Giáo Hội Công Giáo Úc và đã đi quá xa trong việc đề nghị các linh mục phải báo cáo những tội lạm dụng tình dục được xưng thú trong tòa giải tội, nếu không thì các linh mục sẽ phạm vào tội hình bất kể nguyên tắc phải giữ kín bất khả xâm phạm của tòa giải tội. Ủy ban còn đề nghị thêm 85 loại tội hình khác trong hệ thống tư pháp Úc.
Một số giáo sĩ đã có phản ứng về cuộc điều tra của ủy ban, trong đó có Tổng Giám Mục Denis Hart của Melbourne và Tổng Giám Mục Anthony Fisher của Sydney, cả hai cùng bày tỏ sự buồn phiền và hối tiếc vì sự thất bại của Giáo Hội trong lãnh vực này.
Một bá cáo mới đây của trường Đại Học RMIT cho rằng Giáo Hội Công Giáo Úc đã “quá tụt hậu” trong việc phát triển những tiêu chuẩn và thủ tục để bảo vệ trẻ em chống lạm dụng tình dục nếu so sánh với các quốc gia tương tự khác.
Tuy nhiên, theo ĐTGM Coleridge thì bản tường trình này có thể không hoàn toàn chính xác, bởi Giáo Hội đã tăng cường nhiều nỗ lực để giải quyết những khiếu nại lạm dụng tình dục sau hậu trường. Ngài cho biết thêm rằng hiện nay Tổng Giáo Phận Brisbane đã có những viên chức an ninh và giám soát những vụ việc. Hệ thống giáo dục Công Giáo ở Úc đã có những tiến bộ. ĐTGM Coleridge nhận định rằng hiện nay trường học Công Giáo có lẽ là “ nơi an toàn nhất trong cả nước mà các em có được.”
Hơn nữa, Giáo Hội Công Giáo vừa thành lập một tổ chức vô vị lợi trong năm 2016 có tên là Giới Hạn Tiêu Chuẩn Chuyên Nghiệp Công Giáo nhằm bảo vệ các em khỏi bị lạm dụng bằng cách giám sát và tường trình về các cơ sở Công Giáo. Những nỗ lực này là dấu hiệu cho thấy Giáo Hội ở Úc đang đi đúng đường, tuy nhiên Giáo Hội cần có thời gian để hoàn thiện.
ĐTGM Coleridge nói rằng “Nước Úc đã làm được một số điều tốt nhưng cũng vấp phải một số điều không tốt, và đó là sự thật của bất cứ quốc gia nào.”
Giuse Thẩm Nguyễn