Ngày 20-09-2017
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật 25 Mùa Quanh Năm A. 24.9.2017
Lm Francis Lý văn Ca
03:49 20/09/2017
ĐẦU LỄ: Anh Chị Em thân mến,
Mỗi ngày Chúa Nhật, chúng ta có dịp quy tụ cùng nhau nơi đây, để lắng nghe và học hỏi Lời Chúa qua các bài đọc và lời chia sẻ. Đáp lại lời Chúa, qua các kinh nguyện và tán tụng Ngài qua các bài thánh ca. Sau cùng là tham dự Bàn Tiệc Thánh Thể.

Đôi lúc vì sinh kế, bận rộn với cuộc sống hằng ngày, chúng ta quên đi giá trị to tát mà Chúa đã ban cho chúng ta, nuôi dưỡng chúng ta qua các ơn thánh của Ngài. Hôm nay, chúng ta hãy để tâm hồn lắng dịu, để Lời Chúa thấm nhuần mảnh đất tâm hồn, và Bánh Thánh Thể làm chúng ta vững sức tiến về quê trời.

Các bài đọc hôm nay, trình bày cho chúng ta về sự khoan hồng và đại lượng của Thiên Chúa đối với nhân loại. Với sự đại lượng nầy, Thiên Chúa ước mong chúng ta đối xử lại với anh em đồng loại. Vì tất cả những gì Chúa ban cho chúng ta, đều do tình thương của Ngài. Đó là tư tưởng chính của thánh lễ hôm nay.

Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:

TRƯỚC BÀI ĐỌC I:
Isaia trình bày cho chúng ta rõ ràng về tư tưởng của Thiên Chúa, khác với tư tưởng loài người. Ước chi qua bài đọc nầy, chúng ta suy nghĩ, phán đón dựa trên sự khôn ngoan của Thiên Chúa soi dẫn chúng ta.

TRƯỚC BÀI II:
Thánh Phaolô nhấn mạnh trong lá thư chúng ta sắp nghe: Đời sống của Ngài là chính Chúa Kitô. Cho dù cái chết có xảy đến, thì đây là dịp để chúng ta kết hiệp với Đức Kitô.

TRƯỚC BÀI TIN MỪNG:
Nghĩa bóng của bài Tin Mừng hôm nay ám chỉ sự ganh tỵ của người Dothái đối với dân ngoại, vì họ đã lắng nghe Lời Chúa và tin vào lời rao giảng của Đức Kitô. Người Dothái vẫn còn quan niệm sai lầm về sự cứu rỗi chỉ dành cho dân tộc của họ mà thôi.


Lời Nguyện Giáo Dân

Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Chúa phán qua miệng tiên tri Isaia hôm nay là đường lối của Ngài khác với đường lối con người. Cho dù thế, với lòng thành khẩn, kiên trì trong lời cầu xin, Chúa là Cha đầy lòng thương xót, sẽ ban cho chúng ta những ơn cần thiết sau đây:

1. Chúng ta cầu nguyện cho Đức Thánh Cha Phanxicô, cùng các phẩm trật trong Giáo Hội, được đầy khôn ngoan, để chu toàn trọng trách là những vị chủ chăn, mà Chúa đã đặt lên coi sóc vườn nho của Chúa nơi trần gian. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

2. Chúng ta cầu nguyện cho ơn thiên triệu, đặc biệt là giới trẻ, biết đáp lại tiếng Chúa kêu mời cộng tác trong việc coi sóc vườn nho của Chúa. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

3. Xin cho những anh chị em đang chuẩn bị thành hôn luôn chuyên cần tham dự khóa Dụ Bị Hôn Nhân Công Giáo, được thấu hiểu trách nhiệm của họ trong tương lai về đời sống gia đình, để họ chuyên cần trau dồi đời sống thiêng liêng, ngõ hầu chuẩn bị cho chính họ, và gia đình của họ mai ngày, những nguyên tắc căn bản để sống đời hôn nhân công giáo. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

4. Chúng ta tiếp tục cầu nguyện cho những nạn nhân của các thiên tai trên thế giới, nạn nhân của bạo lực, động đất, lũ lụt và nạn kỳ thị, tàn sát tôn giáo của những người Hồi Giáo Quá Khích…xin cho các quốc gia trên thế giới biết cùng nhau góp phần xoa dịu những khổ đau trong tình nhân loại đại đồng. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

5. Chúng ta cầu nguyện cho những thân bằng quyến thuộc đã yên nghỉ, những linh hồn mồ côi không còn ai để nguyện cầu. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

Linh mục:
Lạy Chúa, Chúa muốn tất cả nhân loại đều được cứu rỗi. Xin Chúa giúp chúng con biết vượt thắng những cảm nghỉ riêng tư thiển cận, để tất cả chúng con biết tha thứ cho nhau và cảm thông với những yếu hèn của anh chị em. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen
 
Lòng tốt của Thiên Chúa
Lm.Giuse Nguyễn Hữu An
06:31 20/09/2017
Chúa Nhật 25 Thường Niên A

Thánh Gioan Phaolô II đã viết trong Tông huấn “Christi Fideles Laici” về ơn gọi và và sứ vụ của người giáo dân trong Giáo Hội và trong thế giới : “Những thành phần giáo dân trong dân tín hữu Chúa Kitô… hình thành nên Dân Chúa có thể được so sánh với những người làm trong vườn nho được nhắc tới trong Tin Mừng Matthêu…“Anh cũng đi vào vườn nho”…Tiếng gọi là một quan tâm không những cho các Mục tử, các giáo sĩ, những người nam và nữ tu sĩ. Tiếng gọi được gởi tới mọi người; những người giáo dân thường cũng được Chúa kêu gọi đích danh, từ Người họ nhận lãnh một sứ vụ vì Giáo Hội và vì thế giới” (số 1-2).

Dụ ngôn “ thợ làm vườn nho” với hình ảnh ông chủ vườn nho năm lần đi kiếm người làm vườn vào những thời điểm khác nhau chứa đựng một huấn giáo thiêng liêng: lòng quảng đại vượt trên lẽ công bình,Thiên Chúa kêu gọi mọi người vào hưởng hạnh phúc là do lòng tốt của Ngài.

“Quả thế, về Nước Trời thì cũng như một gia chủ kia, ngay vừa tảng sáng, đã ra thuê thợ cho vườn nho của ông ...”. Giữa một “chợ người” ít việc nhiều người, các ông chủ ra thuê thợ làm việc và trả công nhật. Chúa Giêsu đã quan sát và lấy hình ảnh cụ thể này ở Do thái để mạc khải mầu nhiệm Nước Trời. Người kể dụ ngôn ông chủ vườn nho với các thợ làm việc các giờ khác nhau trong ngày. Tiền công nhật là 1 đồng, giá thỏa thuận đôi bên.Gia chủ thuê thợ làm vườn nho vào các giờ giấc khác nhau. Ở Do thái một ngày bắt đầu từ lúc 6 giờ chiều : - 3 giờ là 9 giờ sáng - 6 giờ là 12 giờ trưa - 9 giờ là 3 giờ chiều - 11 giờ là 5 giờ chiều

1. Lòng ghen tị

Theo lệ thường, công nhật sẽ chấm dứt lúc 12 giờ tức là 6 giờ chiều. 5 giờ chiều ông chủ còn ra thuê nhân công. Những người làm từ giờ 11, họ chỉ làm việc 1 giờ là nghĩ. Trong khi đó người làm từ sáng, lao động 12 giờ. Vậy mà cuối ngày khi trả lương, ông chủ lại trả bắt đầu từ người sau hết là 1 đồng. Những người làm trước tưởng là được nhiều hơn, nhưng cũng chỉ 1 đồng mà thôi. Họ phản đối, họ trách móc vì họ bị hai thiệt thòi: kẻ khác làm 1 giờ mà họ 12 giờ, kẻ khác làm lúc trời đã mát mẻ, họ làm cả ngày dưới trời nắng gió nóng của miền Địa Trung Hải. Họ hụt hẫng và khó chịu với chủ. Nếu ông chủ trả lương cho người làm sau ít hơn, chắc họ chẳng hề tỏ vẻ khó chịu. Nếu họ không hay biết số tiền mà ông chủ trả cho người làm sau chắc là họ vui vẻ và biết ơn khi trở về nhà. Nhưng vì biết được nên họ giận dữ và ghen tị. Rõ ràng người ghen tị không vui được với người vui, vì họ không biết yêu thương. Họ coi người kia là kẻ thù, chứ không là bạn. Vì vậy, sự thành công của ai đó đã trở thành mối đe dọa, ghen tức.

Lòng ghen tị đã xuất hiện từ khởi thuỷ loài người. Cain ghen tị với em trai là Aben chỉ vì lễ vật của Aben được Chúa thương chấp nhận, còn lễ vật của Cain bị khước từ. Lòng ghen tị đã xui khiến Cain giết em. Đavít là vị anh hùng tài hoa trẻ tuổi đã lập được chiến công oanh liệt, cứu nguy cho dân quân Ítraen bằng cách giao chiến một chọi một với tên Gôliát khổng lồ thuộc phe Philitinh, hạ gục y chỉ bằng một phát ná bắn đá và dùng chính thanh gươm của y mà chặt đầu y. Thế rồi quân Ítraen thừa thắng xông lên như nước vỡ bờ, tràn lên giết hại rất nhiều quân Philitinh thù nghịch. "Khi Đavít thắng trận trở về, phụ nữ từ hết mọi thành của Ítraen kéo ra, ca hát múa nhảy, đón vua Saun, với trống con, với tiếng reo mừng và tiếng não bạt. Họ ca hát rằng: "Vua Saun hạ được hàng ngàn, ông Đavít hàng vạn". Thế là từ lúc ấy, lòng ghen tị sục sôi trong lòng vua Saun, khiến nhà vua phóng giáo vào Đavít đang khi Đavít gảy đàn cho vua nghe. May thay Đavít kịp né mình thoát chết trong gang tấc. Rồi sau đó, vua lùng sục Đavít tận thâm sơn cùng cốc, quyết hạ sát cho bằng được vị anh hùng kiệt xuất nầy. (1Sam 17-18).

Lòng ghen tị làm xấu đi những tương quan tốt đẹp vốn có giữa anh em bạn bè. Lòng ghen tị còn xui khiến người ta làm hại nhau, làm cho xã hội chậm tiến và kém phát triển.

2. Lòng tốt

Ông chủ trả lương như vậy có bất công không? Chắc chắn là không vì ông trả đủ số tiền đã thỏa thuận là 1 đồng. Vì người ghen tị lầm bầm than phiền nên ông trả lời: Này bạn, tôi đâu có xử bất công với bạn, bạn chẳng thỏa thuận với tôi là 1 đồng hay sao? Cầm lấy phần bạn mà về đi, còn tôi, tôi muốn cho ai là tùy tôi, chẳng lẽ tôi không có quyền tùy ý định đoạt là những gì của tôi sao? Hay vì tôi tốt bụng mà bạn ghen tức ? Đây là điểm chính của dụ ngôn. Hành động của ông chủ không phải là do ông bất thường, bất công, nhưng do ông chủ tốt lành.Tốt ở chỗ là không muốn ai phải thua thiệt sút kém. Ông muốn ai cũng may mắn, ai cũng có tiền về nuôi gia đình. 1 đồng ông phát cho người làm giờ 11 không phải là do công bình. Đồng bạc ấy là do lòng tốt của ông ban tặng.

Gia chủ là Thiên Chúa. Các tay thợ là loài người nhận ra Thiên Chúa qua nhiều thời kỳ khác nhau. Thợ làm giờ thứ 11 là người tội lỗi. Làm vườn nho là vào Nước Trời và thực thi luật pháp Nước Trời. Các thợ cằn nhằn là nhóm Pharisiêu, Luật sĩ. Họ ghen tương vì Chúa Giêsu đối xử khoan dung với người tội lỗi, yêu thương dân ngoại. Các thợ làm ít lãnh nhiều là các người ngày hôm qua sống trong tội lỗi, ngày hôm nay là công dân Nước Trời. 1 đồng là vé vào Nước Trời. Kẻ làm trước người làm sau, tất cả đều được Thiên Chúa ban cho Nước Trời. Thiên Chúa ban cho ai là do lòng tốt của Ngài. Yếu tố chính Đức Giêsu nhấn mạnh là Thiên Chúa rộng rãi vô cùng. Thiên Chúa là Đấng giàu lòng thương xót đối xử rất nhân từ với mọi người. Đặc biệt đối với dân ngoại là những người được gọi vào Giáo hội qua những giờ sau hết. Đối với những người này, Thiên Chúa cũng ban cho mọi quyền lợi và đặc ân như người Do thái là những kẻ được gọi từ đầu. Thiên Chúa nhìn nhận sự việc theo lòng lân tuất của Ngài. Con người nhìn theo quyền lợi, tính toán hơn thiệt. Thiên Chúa ân thưởng, trả công cho ai tùy theo lòng tốt của Ngài. Thiên Chúa trả công không làm thiệt hại ai, luôn công bằng.

Qua dụ ngôn, Chúa Giêsu muốn minh chứng rằng: trong cách thức hành động của mình, Thiên Chúa không đi theo những qui tắc lề luật của sự công bình hạn hẹp, cứng nhắc. Ngài chỉ thực thi theo sự tốt lành của mình, theo thúc đẩy bởi tình yêu của mình. Ngài hào phóng trong tình thương xót và hoàn toàn tự do trong các việc thiện hảo.

3. Sứ điệp

Dụ ngôn “thợ làm vườn nho”, cho thấy rõ sự trái ngược giữa lòng tốt của gia chủ và lòng ghen tị của những người thợ vào vườn nho từ sáng sớm. Thiên Chúa mở rộng vòng tay đón nhận mọi người, còn chúng ta thì khép chặt lại không muốn tiếp nhận ai. Thiên Chúa nhìn thấy sự đáng thương của những người chưa được làm con cái Ngài, còn chúng ta chỉ nhìn những người anh chị em này một cách tiêu cực và vênh vang cho rằng mình tốt hơn họ.

Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta đối xử nhân hậu với người khác. Hãy tránh xa lối nhìn thiển cận theo cảm tính, theo tính vị kỷ, theo quyền lợi cá nhân. Không nên ghen tị khi người khác có tài đức hơn, giàu có hơn, xinh đẹp hơn. Hãy bằng lòng với cái mình đang có và cố gắng phát triển nó lên. Ai cũng được Chúa ban cho những khả năng khác nhau. Người 5 nén, người 2 nén, người 1 nén. Ngày ra trước mặt Chúa, Chúa không hỏi: con đã làm những gì, làm ông này hay bà nọ. Chúa chỉ hỏi về lòng mến, mến Chúa và yêu thương tha nhân. Con đã yêu mến Thầy và tha nhân không ? Chính tình yêu trong công việc là thước đo mà Chúa Giêsu đòi hỏi nơi mỗi người chúng ta. Đó là cung cách sống đạo đền đáp hồng ân.

Hồng ân là một ơn ban dựa vào lòng tốt của người ban ơn. Hồng ân làm cho người lãnh nhận tràn đầy lòng biết ơn. Công lao là tính toán dựa trên công sức người làm việc. Công lao thì cần phải đòi lại điều gì tương xứng bằng tiền lương, bằng đền bù, bằng trả lại theo lẽ công bằng.

Như thế, có một sự khác biệt lớn giữa kiểu sống đạo dựa trên hồng ân và kiểu giữ đạo nhằm vào công trạng. Người ta có thể chấp nhận "giữ đạo" để được "lên thiên đàng". Nhưng người ta cũng có thể "sống đạo" chỉ vì muốn đền đáp một chút nào hồng ân bao la của Thiên Chúa. Kiểu giữ đạo theo công trạng sẽ làm cho người Kitô hữư trở thành "nô lệ", thành "kẻ làm công". Cách sống đạo như một hồng ân làm cho người Kitô hữu trở thành con cái hiếu thảo với Thiên Chúa là Cha yêu thương. Nhờ đó Kitô hữu sẽ nhận ra hồng ân của Chúa nơi mọi sự, khắp mọi nơi, trong mọi lúc, tràn ngập cuộc đời, để biết hân hoan ca tụng Chúa, biết vui mừng vì hồng ân Chúa nơi anh chị em của mình.

Những người thợ được thuê làm vườn nho vào những giờ khác nhau, đó là hình ảnh những người được mời vào Giáo hội qua Bí Tích Rửa Tội vào những tuổi đời khác nhau. Sống trong Giáo hội, mọi người đều là con cái của Chúa, không phân biệt giàu nghèo sang hèn. Ai cũng được Thiên Chúa yêu thương. Đã là yêu thương thì không còn đứng trong ranh giới công bình.Thiên Chúa thưởng công cho ai là tùy lòng tốt của Ngài. Cùng nhau làm việc Tông Đồ Truyền Giáo là bổn phận mỗi người Kitô hữu. Phần thưởng là do lòng tốt Chúa ban. Như thế chúng ta sẽ xây dựng được Nước Trời giữa trần gian.

 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Mexico động đất lần thứ 2: Giáo hội kêu gọi xin Đức Bà Guadalupe che chở.
Kateri Diễm Châu
16:47 20/09/2017
Vừa mới hứng chịu một trận động đất ‘cực mạnh’ với cường độ 8.1 (ngày 07 tháng 9) mà nhiều nơi vẫn còn bị cô lập chưa tiếp cứu được thì Mexico lại phải chịu một trận động đất thứ 2, tuy cường độ là 7.1, nhưng lại xảy ra ở vùng đông dân.

Trận động đất mới này xảy ra giữa ban ngày, 2g trưa ngày 19 tháng 9, ngay sau khi thành phố Mexico City vừa kết thúc tưởng niệm biến cố động đất kinh hoàng 32 năm trước (sáng ngày 19 tháng 9 năm 1985, cường độ 8) gây thiệt mạng 5000 và thương tích 50,000 người.

Nhiều công tư sở, nhà thờ và trường học đã bị xập, số thiệt mạng đang tăng hàng giờ và thân nhân và bạn hữu vẫn đang bới móc như điên cuồng từ các đống gạch vụn để tìm người sống sót.

Theo tin sơ khởi thì đã có ít nhất 217 người chết ở Mexico City trong đó có ít nhất 25 trẻ em trong một trường học bị sụp, và ít nhất 15 người đang tham dự Thánh Lễ đã thiệt mạng khi một nhà thờ bị đổ ở bang Puebla.

Trong sự u sầu đó, các giám mục cuả Mexico đã lên tiếng kêu gọi đoàn kết và khấn nguyện xin đức Bà Guadalupe cầu bầu và an ủi. Các giám mục Hoa Kỳ cũng bày tỏ phân ưu và ở Vatican, đức thánh cha Phanxicô đã xúc động cầu xin mọi người hãy thông công cầu nguyện.

"Chúng tôi cùng đau buồn với những nạn nhân của trận động đất xảy ra hôm nay, 19 tháng 9 năm 2017, ở nhiều nơi trong nước", là lời tuyên bố cuả Đức Tổng giám mục José Francisco Robles Ortega Guadalajara, chủ tịch Hội đồng Giám Mục Mexico, và đức giám mục phụ tá Alfonso G. Miranda Guardiola Monterrey, tổng thư ký.

Lên tiếng ca ngợi những nỗ lực cứu hộ để giải cứu những nạn nhân, bản tuyên bố viết tiếp "Một lần nữa, chúng ta lại chứng kiến tình đoàn kết của người Mexico, trước những những đau khổ của anh chị em của họ."

"Hôm nay hơn bao giờ hết, chúng tôi kêu mời toàn thể dân Chúa hãy hợp nhất trong tình tương trợ cho các anh chị em đang phải hứng chịu các tai ương xảy ra khắp nước," ... "Chúng tôi xin Mẹ chả chúng ta, Đức Bà Guadalupe, hãy ban ơn yên ủi và nhờ sự cầu bầu cuả Mẹ, giúp chúng ta và tăng cường chúng ta, trong việc xây dựng lại đất nước."

Tại giáo phận Puebla, Caritas và các ủy ban mục vụ của giáo phận ra thông báo rằng họ đang phân phối thực phẩm, vệ sinh cá nhân và tã cho các trung tâm tạm trú địa phương.

Tại Vatican trong buổi triều yết chung hôm thứ Tư, đức Giáo hoàng Phanxicô cũng bày tỏ sự ưu tư và cầu nguyện cho tất cả những người bị ảnh hưởng bởi trận động đất.

"Trong thời điểm phiền muộn này, ta muốn được gần gũi và cầu nguyện với tất cả mọi người dân Mexico yêu quý. Tất cả chúng ta hãy nâng lời cầu nguyện lên Thiên Chuá để xin Ngài bế vào lòng những người vừa mất đi mạng sống, an ủi những người bị thương tích, gia đình của họ và tất cả những người bị ảnh hưởng,"

Đức Giáo hoàng cũng nguyện cầu xin Đức Trinh nữ Guadalupe "hãy ở gần gũi với quốc gia Mexico yêu quý."

Các giám mục Hoa Kỳ cũng gửi lời chia buồn và an ủi.

"Một lần nữa, lòng chúng tôi trĩu nặng vì các anh chị em bên Mexico, ngày hôm nay đã phải chịu thêm một trận động đất thảm khốc," lời Đức Hồng y Daniel N. DiNardo Galveston-Houston, chủ tịch Hội đồng các giám mục Hoa Kỳ.

"Chúng tôi kết hiệp cùng họ trong lời cầu nguyện và tình đoàn kết, và cùng nhau van nài đến lòng từ mẫu cuả Đức Bà Guadalupe, là đấng hay an ủi và giàu lòng thương xót.
 
Top Stories
Could Russia abandon Syria? It’s happened before
Catholic Herald
20:36 20/09/2017
Shaun Walker, the Moscow correspondent of the Guardian, is rather a brave man. He recently accepted the Russian government’s invitation to visit Syria and to take a carefully chaperoned tour which shows off just how well the country is now doing thanks to Russian intervention. Links to his accounts can be found here. His reports are well worth reading, and give us a better picture of what life is like there, one feels, than reports written from the comparative safety of, let us say, Beirut.

It seems that the level of violence in Syria has decreased markedly of late – after all, a couple of years ago the place was far too dangerous for journalists, though Damascus has been peaceful and outwardly normal for some time. Last autumn a conference was held in the city, sponsored by the British Syrian Society (headed by president Assad’s father-in-law). I spoke to one of the attendees, who was granted face time with Assad, and he said Damascus was quiet, apart from one (presumably unscheduled) distant detonation. But this is the regime’s narrative: everything is normal, all is quiet, nothing to see here, please move along.

Walker’s reports reveal this narrative to be fiction. There is something dreadfully wrong about Syria, which is far from normality.

First of all, huge swathes of Aleppo and other places are now deserted and in ruins, the people who used to live there either dead or forced into exile in other parts of Syria or outside it. This was always part of the regime’s plan – to engineer an “ethnic rebalancing” among Syria’s various factions, getting rid of the groups whose loyalty could not be presumed. This form of tribal cleansing is not unique to Syria. It happened in the former Yugoslavia, in Lebanon, and it has happened in numerous African countries. In all these places, the only difference is one of scale.

The second thing that Walker notes is that the Russians are everywhere. That Syria has been pacified is largely a Russian achievement, or so Russia would have us believe. Certainly, the Syrian army could not subdue the country on its own, but the achievement is not exclusively Russian, as plenty of help came from Iran and their allies Hizbollah. And yet, crucially, Walker notes that the Syrian war is not popular back home in Russia. Naturally, Mr Putin and the mullahs in Teheran are not going to abandon Mr Assad now, but Mr Assad is only safe while his backers are able to back him. Regime change in Moscow in Teheran will mean regime change in Damascus too.

Russia has a particularly poor record when it comes to upholding puppet regimes. In the 1980’s, when it became apparent that the Russians would not, as in the past, send in the tanks to crush the opposition, all the Communist regimes of Eastern Europe collapsed, and did so rapidly and by and large without much bloodshed. So, it is possible that some future Russian government may decide that Syria can be let go, just as East Germany and the other client states of the Warsaw Pact were let go. Iran, of course, is a different story, but even in this case, it is by no means certain that the current regime will last forever.

Walker’s tour of Syria was meant to be a show of Russian might, and an assertion that Syria was returning to normality. But behind the façade, and Russians know about façades, things are very different. Even so, if Syria is quiet at present, that must be welcomed by its poor people, who have been terrified by the sound of bombs for far too long.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Video Phỏng Vấn Lm. Giuse Vũ Quang Tấn OP giáo phận Hưng Hóa VN đến thăm Úc Châu
Jos. Vĩnh
02:35 20/09/2017


Giáo phận Hưng Hóa nằm trên miền Tây Bắc, bắc Việt Nam. Một giáo phận bao gồm 10 tỉnh: Lào Cai, Lai Châu, Ðiện Biên, Hòa Bình, Hà Tây, Phú Thọ, Yên Bái, Hà Giang và Tuyên Quang. Tổng diện tích 54,352 km2.

Tổng dân số trên địa hạt giáo phận là 7,145,623 người. Số giáo dân Công giáo là 192,283 người. Dân chúng đa số làm nghề nông – lâm nghiệp. Số rất ít còn lại làm tiểu – thủ – công nghiệp.

Sắc tộc: Giáo phận Hưng Hóa có tới 39 sắc tộc, thực tế mới kiểm chứng được 17 sắc tộc: Kinh,Mèo (H’Mông), Mường, Tày, Nùng, Thái, Dao, Sán Chay, Khờ Mú, Hà Nhì, Lào, La Chí, Phù Lá, Sán Chỉ, và Bố Y…

Hưng Hóa là một giáo phận gặp rất nhiều khó khăn:

– Về kinh tế: Hưng Hóa trải rộng trên miền thượng du và trung du, nên đời sống vật chất thiếu thốn và phát triển chậm.

– Về tri thức: Là giáo phận có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, nên văn hóa thấp, hầu như lạc hậu. Giáo phận thành lập được 100 năm mới có một linh mục đi du học.

– Nghèo về nhân sự: Linh mục, tu sĩ quá ít. Giáo phận lại có một khoảng thời gian trống tòa 11 năm.

Ngày 05.8.2003, đức cha Antôn Vũ Huy Chương được đức giáo hoàng Gioan-Phaolô II bổ nhiệm làm giám mục giáo phận Hưng Hóa.

– Toà Giám mục: Là một tòa nhà 3 tầng được xây dựng từ năm 1990 dưới thời đức cha Giuse Nguyễn Phụng Hiểu, nhỏ bé và đã xuống cấp nên không đủ để đáp ứng nhu cầu mục vụ của giáo phận.

– Nhà Thờ: Giáo phận Hưng Hoá có hơn 500 họ đạo nhưng chỉ khoảng 350 họ có nhà thờ hay nhà nguyện, nhiều nơi được xây mới hoặc tu bổ. Tuy nhiên, có rất nhiều nhà thờ, nhà nguyện xuống cấp hoặc quá chật hẹp, cũ kỹ… Tại nhiều nơi, giáo dân vẫn phải sinh hoạt tôn giáo tại nhà tư.

Vì giáo phận rộng lớn, việc mục vụ rất nhiều, giáo phận cần có thêm giám mục phụ tá. Ngày 30.3.2010, đức thánh cha Bênêđictô XVI đã bổ nhiệm cha Gioan-Maria Vũ Tất làm giám mục phụ tá giáo phận Hưng Hóa để giúp đỡ đức cha Antôn. Mọi người chưa kịp vui mừng trước hồng ân này, thì ngày 01 tháng 3 năm 2011, đức cha Antôn Vũ Huy Chương được đổi vào giáo phận Đà Lạt, đức cha Gioan-Maria Vũ Tất lên làm giám mục chính tòa Hưng Hóa.

Ngày 15.6.2013, đức thánh cha Phanxicô bổ nhiệm cha Anphongso Nguyễn Hữu Long, giám đốc đại chủng viện Huế, làm giám mục phụ tá giáo phận Hưng Hóa. Lễ tấn phong giám mục được cử hành tại nhà thờ chính tòa ngày 06.9.2013.

Tính đến nay, giáo phận Hưng Hóa có 115 giáo xứ và 1 chuẩn xứ, 570 giáo họ với 235.000 tín hữu, tỷ lệ 3,9%. Về nhân sự, có 90 linh mục gồm 75 linh mục giáo phận và số còn lại là các linh mục dòng.

110 đại chủng sinh đang theo học tại các chủng viện, 63 tiền chủng sinh, 60 tu sinh; 2 nữ tu dòng thánh Phaolô Chartres, 6 nữ tu dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ, dòng Mến Thánh Giá Hưng Hóa với 270 nữ tu, 45 tập sinh, 130 đệ tử, 3.030 giáo lý viên.

Giáo phận Hưng Hoá được thành lập từ năm 1895 dưới thời Đức Giáo Hoàng LÊ-Ô XIII, với tên gọi là giáo phận ĐOÀI. Năm 1924, giáo phận Đoài được đổi tên thành giáo phận Hưng Hoá cho đến ngày nay
 
Kết thúc hội nghị Uỷ Ban Mục Vụ Gia Đình
Gioan Lê Quang Vinh
08:16 20/09/2017
Hội nghị Ủy Ban Mục Vụ Gia Đình trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt nam năm 2017, được tổ chức trong hai ngày vừa kết thúc. Tham dự Hội nghị có Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri, Chủ tịch Ủy Ban Mục Vụ Gia Đình, Đức Cha Louis Nguyễn Anh Tuấn, Tổng Thư Ký Ủy Ban, hơn 40 linh mục từ 20 giáo phận và một số giáo dân trong Ban Thư Ký.

Xem Hình

Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri phát biểu khai mạc, nói lên ý nghĩa Hội Nghị, cùng nhau xây dựng lược đồ “Hướng Dẫn Mục Vụ Gia Đình”. Đức Cha cũng nói lên những đóng góp lớn lao của Đức Cha Louis và ban Nghiên huấn, mà đứng đầu là Cha Augustinô Nguyễn Văn Dụ.

Trong hai ngày làm việc, Hội Nghị thảo luận về Dự thảo lược đồ Hướng Dẫn Mục Vụ Gia Đình trong bối cảnh xã hội hôm nay, dưới ánh sáng Lời Chúa và huấn quyền Hội Thánh, đặc biệt theo Tông huấn Familiaris Consortio và Amoris Laetitia.

Hai Đức Cha và các tham dự viên thảo luận về các vấn đề hôn nhân và gia đình, trong đó có những khó khăn, thách đố và những viễn tượng tốt đẹp của gia đình Công giáo Việt nam. Hội nghị đồng ý rằng cần phải nói lên tầm quan trọng của gia đình trước khi nói đến những vấn đề của gia đình.

Hai Đức Cha Chủ tịch đưa ra tư tưởng chủ đạo của bảng lược đồ hướng dẫn mục vụ gia đình: Gia đình Việt nam sống và loan báo Tin Mừng. Các vấn đề gia đình như hôn nhân khác đạo, người tân tòng, những gia đình gặp khó khăn, và mọi vấn nạn gia đình khác đều được nêu lên để mong sẽ tìm được hướng dẫn và giải pháp thích hợp.

Các tham dự viên cũng đồng ý rằng cần phải sống Tin Mừng trước khi loan báo Tin Mừng.

Sau hai ngày làm việc, gần như mọi vấn đề cần thiết đã được đề cập đến: việc chuẩn bị hôn nhân, chuẩn bị gần, chuẩn bị xa, đồng hành với các gia đình, mục vụ cho những hoàn cảnh đặc biệt, phương thế nâng đỡ hỗ trợ v.v… đều được thảo luận với những ưu tư mục tử.

Đức Cha Luy nói rõ: chúng ta góp ý để có một lược đồ, không gấp gáp, mà còn cần thêm ý kiến các cha để viết lại và khai triển trong Hội nghị sắp tới. Như thế, để lược đồ hoàn chỉnh, còn cần thêm nhiều đóng góp và nhất là lời cầu nguyện của mọi thành phần Dân Chúa.

Hai ngày ngắn ngủi trôi nhanh. Nhưng, như Đức Cha Louis nói: mọi người “cùng ăn, cùng ở, cùng cầu nguyện, cùng lảm việc”, nên thật vui tươi ý nghĩa và chia tay cũng lưu luyến.

Người tín hữu giáo dân chắc ít biết là các mục tử ưu tư, lo lắng và yêu thương họ biết bao. Nói như Cha thư ký Ủy ban của giáo tỉnh Sàigòn, vui nhưng rất thật: “Họ nói mình khó, nhưng họ đâu biết tình thương mình dành cho họ hải hà”.

Trước khi bế mạc Hội nghị, Đức Cha Giuse, Chủ tịch UBGĐ và mọi người chúc mừng Đức Tân Giám Mục Louis Nguyễn Anh Tuấn, Giám mục Phụ tá Giáo phận Sàigòn.

Xin cùng cầu nguyện cho các vị mục tử thân yêu trong Gia đình Hội Thánh Chúa và cho các gia đình Công giáo Việt nam.

Gioan Lê Quang Vinh
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Hóa ra đã rữa như con mắm
Phạm Trần
20:05 20/09/2017
Từ lâu, đảng Cộng sản Việt Nam khoe hoài chuyện nhờ có đòan kết nhất trí trong đảng mà Đảng đã đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Nhưng riêng chuyện nhiều đảng viên đã chán đảng đến tận mang tai nên bỏ sinh hoạt và nghỉ chơi luôn với đảng thì các Dư luận viên lại giấu đi để xuyên tạc và mạ lỵ.

Bằng chứng như báo Quân đội Nhân dân (QĐND) viết ngày 18/09/2017:”Thời gian gần đây, lợi dụng việc một vài cá nhân tự nguyện viết đơn xin ra khỏi Đảng, các thế lực thù địch, những kẻ cơ hội chính trị lại được dịp “đục nước béo cò”, thông qua một số trang điện tử và mạng xã hội để xuyên tạc bản chất và truyền thống cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Với những giọng điệu hết sức hằn học theo kiểu “bới lông tìm vết”, các thế lực thù địch, những kẻ cơ hội chính trị ra sức cổ súy, cho rằng việc xin ra khỏi Đảng của một vài cá nhân là “hết sức đúng đắn”, “là sự tỉnh táo”, “là những người có danh dự”…”

Thời điểm xuất hiện bài viết của QĐND cũng đáng chú ý vì nó ra mắt công chúng sau 16 ngày Giáo sư Tương Lai (tên thật là Nguyễn Phước Tương, nguyên là Viện trưởng, Viện Xã hội học Việt Nam, sinh năm 1936 tại Thừa Thiên - Huế) đưa ra tuyến bố:

“Tôi là Tương Lai, vào Đảng Lao Động Việt Nam ngày 6.1.1959, đảng do Hồ Chí Minh sáng lập và lãnh đạo, sau này đổi tên thành Đảng Cộng sản Việt Nam, hôm nay 2.9.2017 tuyên bố dứt bỏ mọi liên hệ với Đảng của Nguyễn Phú Trọng đang thao túng, để tiếp tục chiến đấu với tư cách một đảng viên Đảng Lao Động Việt Nam như ngày tuyên thệ đứng vào hàng ngũ Đảng của Hồ Chí Minh.”

Quyết định của Giáo sư Tương Lai, nguyên là một trong số tư vấn của hai nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải, đã gây tiếng vang và tranh luận khắp nơi.

BẢN CHẤT-TRUYỀN THỐNG GÌ ?

Nhưng điều mà báo QĐND gọi là “bản chất và truyền thống cách mạng của Đảng” là cái quái gì thế ?

Báo này ba hoa chích chòe rằng bản chất và truyền thống ấy là :“Đảng Cộng sản Việt Nam không có mục tiêu nào khác là phấn đấu, hy sinh vì tự do, hạnh phúc của nhân dân, của dân tộc, để “ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành” .

Nhưng những loại người dân nào được đảng cho hưởng diễm phúc này ? Nếu các Dư luận viên không nói cho đúng và trúng thì sẽ bị dân chửi mệt nghỉ.

Bởi vì “ Bác của các anh”, ông Hồ Chí Minh, đã nói như thế với các Phóng viên nước ngoài từ năm 1946. Ông bảo họ:”Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ǎn áo mặc, ai cũng được học hành.” (Báo Cứu quốc, số 147, ngày 21-1-1946).

Vậy mà bây giờ đã 71 năm rồi, kể từ sau ngày ông Hồ nói câu này (1946-2017) , nước Việt Nam vẫn chưa “hoàn toàn độc lập” vì chủ quyền lãnh thổ vẫn có một phần nằm trong tay quân xâm lược Tầu ở dọc biên giới phía bắc và tại Hoàng Sa và Trường Sa.

Các dư luận viên ăn báo hại dân cũng nên thành thật để hỏi nhau xem nhân dân đã “hoàn toàn tự do” chưa ? , hay chỉ có những kẻ có chức có quyền và con ông cháu cha mới nằm trong hàng ngũ “ai cũng có cơm ǎn áo mặc, ai cũng được học hành” ?

Còn chuyện tầm phào nói đảng đã “hy sinh vì tự do, hạnh phúc của nhân dân, của dân tộc” từ khi ra đời ngày 3 tháng 2 năm 1930 thì chưa được chứng minh trong đời sống nhân dân đâu.

Nếu không tin thì các quan chức to đầu của đảng cứ việc bảo tài xế lái xe đưa đến thăm dân tại các bãi rác Đồng Tràm (xã Cửa Cạn) và bãi rác ấp 7 (thị trấn An Thới), Phú Quốc thì biết ngay dân hạnh phúc dưới lá cở đảng đến mức nào. Nếu chưa thỏa tính tò mò thì ghé về hai bãi rác Hòa Thành và Bến Cầu (Tây Ninh) , hoặc ra ngay bãi rác Nam Sơn ( Sóc Sơn - Hà Nội) để thăm dân cho biết sự tình thế nào chứ đừng ngồi nhà nói phét.

Có lẽ vì lâu nay quen sống xa dân nên lãnh đạo không biết dân cơ cực ra sao với chiếc bánh vẽ xóa đói giảm nghèo hay công bằng xã hội gỉa tạo, dân chủ trá hình và văn minh tụt hậu. Vì thế mà họ không hiểu tại sao đã có tới 40% đảng viên tự cho mình quyền “không sinh hoạt đảng nữa”, và nhiều người nổi tiếng khác thì tuyên bố ra khỏi đảng kể từ khóa đảng XI.

Cũng chính vì tình trạng đảng viên không còn coi Điều lệ đảng ra gì nữa nên họ cứ tự ý làm những việc “không được phép làm” để cho vinh thân phì gia và thỏa chí tang bồng.

Nhưng để hạ thấp mức nghiêm trọng của tình trạng bỏ đảng hay “tự diễn biến” và “tự chuyển hoá” trong hàng ngũ cán bộ, đảng viên, báo QĐND đã mỉa mai rằng:”Trước hết cần nhìn nhận đúng đắn, đầy đủ về việc một số cá nhân xin ra khỏi Đảng thời gian qua và âm mưu lợi dụng xuyên tạc nhằm chống phá Việt Nam của các thế lực thù địch, những phần tử cơ hội chính trị.

Điểm qua tên tuổi những người xin ra khỏi Đảng được những kẻ rắp tâm hại Đảng, hại dân liệt kê trong các bài viết đăng trên một số trang báo điện tử ở nước ngoài, hoặc qua mạng xã hội thì việc xin ra khỏi Đảng của họ cũng không khó hiểu. Không phải đến bây giờ, những người một thời mang danh đảng viên mới bộc lộ tư tưởng, mà một thời gian dài, họ đã lợi dụng dân chủ nói và viết trái với quan điểm, đường lối của Đảng; trái với chủ trương, chính sách của Nhà nước; trái với nguyện vọng và tình cảm của tuyệt đại đa số nhân dân.”

Đoạn văn này cũng có ít điều đánh tráo khái niệm thật và gỉa cần phải đem ra ánh sáng như bảo rằng những thông tin nói về đảng viên bỏ đảng có “hại cho đảng” thì đã đành, nhưng cũng “hại dân” nữa thì không ổn chút nào. Bởi vì chuyện bỏ đảng của đảng viên làm sao mà hại cả đến dân, hay là báo QĐND muốn nhập nhằng đánh tráo chữ nghĩa để đồng hoá đảng với dân hòng gỉam bớt nỗi ê chề cho đảng ?

ĐẢNG VIÊN RA ĐẢNG

Vậy phải chăng khi báo QĐND cố ý hạ uy tín những người bỏ đảng là “những người một thời mang danh đảng viên” dù họ là những người trọng tuổi có uy tín, học cao và có thành tích trong nhiều lĩnh vực khác nhau, cũng là lọai xòang thôi sao ?

Vậy chứ những người như Luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về Dân chủ và Pháp luật thuộc Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở TPHCM, tuyên bố ra khỏi đảng ngày 4/12/2013, sau hơn 40 năm theo đảng, có ý nghĩa gì không ?

Ông Lê Hiếu Đằng, người đã qua đời ngày 22 tháng 1 năm 2014, nói với VOA Việt ngữ ngày 5/12/2013:

“Tôi ở trong đảng lâu năm, cũng hy vọng đảng sẽ có chuyển biến, nhưng bây giờ nhận thấy rằng đảng càng ngày càng tệ, không có sự chuyển biến gì mà lại trở thành lực cản trở cho sự phát triển của đất nước. Nếu mình đứng làm thành viên trong đảng thì sau này mình cũng có trách nhiệm. Thành ra thôi, mình rút ra. Rút ra trở thành một công dân tự do để mình đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, dân quyền, nhân quyền, và môi trường, vốn là những vấn đề thực tế của con người. Chủ nghĩa xã hội nó đã tanh bành như ở Liên Xô rồi, mình còn đi theo làm chi nữa.”

Hơn một năm sau ngày ông Đẳng qua đời, vào ngày 25 tháng 2 năm 2014, Cựu tổng biên tập Lao Động Tống Văn Công, Tác gỉa hồi ký 'Đến già mới chợt tỉnh- Từ theo cộng đến chống cộng' (Người Việt Books xuất bản và phát hành năm 2016) cũng tuyên bố bỏ đảng.

Ông Công viết:”Trải qua 56 năm hoạt động trong Đảng, nay nghiệm lại, thức tỉnh, ngấm được nỗi đau lầm lạc vào con đường lịch sử, buộc dân tộc vào tròng độc tài đảng trị che giấu sau chiếc mặt nạ tự do, dân chủ.”

Vì vậy, khi được BBC (tiếng Việt) hỏi ông đã "Hối tiếc nhất điều gì", ông đáp:”Đó là tự nguyện làm công cụ của Đảng chứ không phải thực hiện quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận của nhân dân.” (BBC, 30/11/2016)

Trong Lời Chia Tay Với Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 25/02/2014, cựu Tổng Biên tập báo Lao Động viết:”Càng tự hào về lý tưởng cao cả mà mình đã bỏ cả đời để phục vụ, tôi càng day dứt, xấu hổ vì sự thoái hóa, tham nhũng của một bộ phận không nhỏ những người trong guồng máy lãnh đạo, khiến Đảng cầm quyền phạm nhiều sai lầm, làm mất hết niềm tin của nhân dân, làm khoảng cách tụt hậu của đất nước càng ngày càng xa so với các nước khu vực. Những người lúc nào cũng hô hào kiên trì ý thức hệ lỗi thời, cấm không được tự diễn biến, thực ra, họ chỉ nhằm duy trì quyền lực, khai thác “lợi ích nhóm”, làm giàu cho bản thân, bất chấp thiệt hại của nhân dân lao động và đất nước….”

Thế rồi ông dứt khoát:”Vì những lẽ đó mà thời gian qua, tôi hết sức tự kiềm chế, cố gắng tiếp tục đứng trong hàng ngũ Đảng để cùng với các đảng viên chân chính trực tiếp đấu tranh, góp ý xây dựng Đảng, hi vọng những người lãnh đạo nhận ra sai lầm, vứt bỏ ý thức hệ lạc hậu, tiến tới một Đại hội Đảng đổi mới lần 2: Đổi mới chính trị, thực hiện nhà nước pháp quyền đúng như các thể chế chính trị hiện đại. Từ đó mà vực dậy niềm tin đang cùng kiệt của nhân dân, tiếp tục sứ mệnh mà đảng viên và nhân dân giao cho.

Hôm nay, con đường ấy đã bị chặn lại. Đau lòng lắm, nhưng phải đành vậy thôi! Từ giờ phút này, từ ngày hôm nay, 25-2-2014, tôi xin nói lời chia tay với Đảng Cộng sản Việt Nam.”

Người nổi tiếng thứ ba lìa khỏi đảng là nhà giáo tại Đại học Xây dựng đã nghỉ hưu, Ông Nguyễn Đình Cống cũng viết trêng trang báo cá nhân: “Tôi thông báo từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam từ ngày 03 tháng 02 năm 2016. Yêu cầu tổ chức Đảng xóa tên tôi khỏi danh sách”.

Trả lời BBC Tiếng Việt, Giáo sư Cống, người chia tay đảng sau 31 năm, cho biết nguyên nhân việc làm của ông: “Thực ra ý định ra khỏi Đảng có từ lâu rồi. Nhưng tôi vẫn muốn kéo dài ra đến Đại hội 12 vì trước đại hội 12, tôi cũng đã đóng góp rất nhiều ý kiến cho đại hội, muốn đại hội thảo luận, trao đổi."

"Tôi chờ xem thử đại hội có trao đổi, thảo luận gì không, có chuyển biến gì không."

"Rồi sau đại hội, không thấy chuyển biến gì cả thì tôi quyết định dứt khoát ra khỏi Đảng.”

Giáo sư Cống tiết lộ với BBC những ý kiến ông đã nói với lãnh đạo đảng :“Tôi có nêu ý ‎ kiến Chủ nghĩa Marx - Lenin là không thích hợp nữa, nên bỏ nó đi. Chứ đừng có kiên trì Marx- Lenin, bỏ cái đường lối tiến lên chủ nghĩa xã hội, mà phải xây dựng một thể chế dân chủ, tam quyền phân lập, bỏ cái việc toàn trị của Đảng, bỏ quốc hữu hóa ruộng đất."

"Nghĩa là phải thay đổi thể chế chính trị, chứ không phải giữ nguyên như thế này."

Tuy nhiên, Giáo sư Cống cho biết đã “không nhận được bất kỳ một phản hồi nào hết”.

Vậy thì ra đôi khi cứ nghe đảng nói dai, nói dài và nói mãi thì nhiều người lầm tưởng rằng đảng vẫn tròn vo một cục ai ngờ nó đã rữa ra như con mắm. -/-

Phạm Trần

(09/017)
 
Văn Hóa
Lễ thánh sử Matthêô tông đồ : Cây bút viết của chàng trai thuế vụ
Sơn Ca Linh
08:49 20/09/2017
Chàng thuế vụ mang theo cây bút viết,
Mỗi sáng chiều và những tối đêm đen.
Cây bút vàng mòn mỏi chữ bon chen,
Những số, những tên, những đồng, những cắt…!

Thời gian trôi cây bút càng héo hắt,
Mãi chữ tiền, trang trước tiếp trang sau.
Tiền ai mạt hạng, tiền kẻ sang giàu,
Thấm mồ hôi lẫn mùi tanh của máu !

Nhẵn mặt quen tay nên bút càng viết tháu,
Miễn lũy thừa con số cứ tăng lên.
Ai được, ai thua, ai mất ai quên,
Có hóa ra không, chữ đen thành trắng… !

Nhưng sáng hôm nay đường sao vắng lặng ?
Bàn trống trơn và viết cũng ngồi không.
À thì ra, dân phố thị Caphanaum,
Rũ nhau nghe Thầy Giêsu thuyết pháp !

Rồi bổng chốc bên vĩa hè nhớp nháp,
Cây viết run run cây viết sững sờ.
Chuyện vừa xảy ra như một giấc mơ,
“Đấng Mê-sia” lại dừng chân nơi trạm thuế !

Đời cây viết “sang ngang” từ dạo đó.
Bỏ nghề xưa, trang sách cũ oan khiên.
Dòng chữ hôm nao khiến hái ra tiền,
Đành bỏ lại để viết trang “Sách mới”.

Dòng chữ ấy bây giờ trông mới rợi.
Mực thoáng mùi hương thơm nghĩa Tin Mừng,
Mùi yêu thương, mùi sám hối rưng rưng,
Mùi hy vọng, mùi niềm vui cứu độ.

Cây bút viết của Vị Tông Đồ Thánh Sử,
Hai mươi thế kỷ vẫn đẹp làm sao !
Trang sách Phúc Âm, dòng chữ ngọt ngào,
Cảm ơn ngươi, “cây bút của chàng trai thuế vụ” !

Sơn Ca Linh
(Lễ Thánh Matthêô 21/9/2017)







 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Nữ Vương Việt Nam
Nguyễn Trung Tây Lm
08:06 20/09/2017
NỮ VƯƠNG VIỆT NAM
Ảnh của Nguyễn Trung Tây Lm. (SVD)
Chiều ghé vô giáo đường,
Dừng trước tòa Nữ Vương
Đốt lên ngàn ngọn nến!
Mừng sinh nhật Mẹ thương!
(NTT)
 
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 21/09/2017: Vatican công bố danh tính các Giám Mục chết thảm vì cộng sản
VietCatholic Network
16:55 20/09/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Vatican công bố danh sách các Giám Mục Trung Quốc chết thảm thời cộng sản

Nhà xuất bản Vatican - Libreria Editrice Vaticana – vừa xuất bản một cuốn sách dầy trình bày những cái chết bi thảm của 75 Giám Mục Trung Quốc. Cuốn sách có tựa đề “Vescovi Nella Terra Di Conucio” – nghĩa là “Các Giám Mục trên miền đất của Khổng Tử.”

Cuốn sách này do Gianni Cardinale biên tập. Ông là một chuyên gia về địa chính trị của Vatican và là một ký giả danh tiếng của hai tờ “Avvenire” và “Limes”. Ông không đưa ra lời bình luận nào mà chỉ đơn thuần là tổng kết những tài liệu của Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh mà cho đến bây giờ người ta chỉ được biết từng phần một chứ không có một bức tranh tổng thể.

Đây là lần đầu tiên Vatican công bố tên của các giám mục của mỗi giáo phận Trung Quốc, cả các giám mục công khai lẫn các giám mục hầm trú, cả các vị hợp lệ lẫn những kẻ bất hợp lệ.

Nhưng trên hết, cuốn sách này bao gồm tiểu sử của 75 giám mục Trung Quốc đã chết thảm từ năm 2004 đến nay, tất cả đều bị bách hại trong nhiều năm hoặc nhiều thập kỷ trong lao tù lao động cưỡng bức, các trại cải tạo, quản thúc tại gia, hay chí ít cũng bị công an mật vụ Trung Quốc liên tục đeo bám.

Qua việc công bố tài liệu này, Tòa Thánh có lẽ muốn nêu rõ với những ai hoài nghi về thái độ của Vatican đối với bọn cầm quyền Bắc Kinh là những cách hành xử mà chế độ cộng sản gây ra đối với các giám mục Trung Quốc tại quốc gia này cần phải được chấm dứt trước khi Vatican có thể đồng ý ký một hiệp định với chính quyền Bắc Kinh trong việc bổ nhiệm các giám mục.

2. Một vài nét về cuốn “Vescovi Nella Terra Di Conucio”

Việc bách hại các giám mục Trung Quốc, trên thực tế, không chỉ diễn ra từ năm 2004 cho tới nay, nhưng đã được bắt đầu và có lẽ còn tàn khốc hơn dưới triều đại của Mao Trạch Đông và cuộc Cách mạng Văn hoá, khi bọn cầm quyền tuyên bố rõ ràng rằng mục tiêu của chế độ là hủy diệt Giáo hội Công giáo, hay chí ít là tạo ra một mô hình Giáo Hội Công Giáo Trung Hoa tách khỏi Rôma và hoàn toàn phục tùng bọn cầm quyền.

Việc hành hạ các Giám Mục cũng đã được tiếp tục sau cuộc Cách mạng Văn hoá ngay cả khi một số các Giám Mục hoặc các ứng viên Giám Mục được thả ra khỏi các nhà tù. Để sống sót các ngài bắt buộc phải làm việc trong các mỏ muối hoặc mỏ đá, chăn nuôi heo, nung gạch. Nếu may mắn hơn, các vị làm việc trong một tiệm ăn hay như những người bán rong trên hè phố.

Tiêu biểu trong danh sách các Giám Mục bị chết thảm dưới bàn tay sắt của bọn cầm quyền Bắc Kinh là Đức Giám Mục Gioan Gao Kexian thuộc giáo phận Yên Đài, chết thảm với nhiều thương tích trên người sau khi bị bắt cóc vào năm 1999.

Một Giám Mục phụ tá của giáo phận Yongnian là Đức Cha Gioan Han Dingxiang bị cầm tù trong 20 năm, được thả ra nhưng sau đó lại biến mất vào năm 2006, và năm 2007 Trung Quốc cho biết là ngài đã chết, được hỏa táng và chôn tại một địa điểm tới nay vẫn chưa được tiết lộ.

Năm 2010, lại có một giám mục khác là Gioan Yang Shudao thuộc giáo phận Phúc Châu, đã chết sau hai mươi sáu năm tù, và phần đời còn lại của ngài “hầu như luôn bị quản thúc tại gia và bị giám sát chặt chẽ.”

Chưa kể những khó khăn của các vị giám mục gần đây nhất của Thượng Hải, như Đức Cha Giuse Fan Zhingliang, Dòng Tên, qua đời năm 2014, là Giám Mục hầm trú; và người kế nhiệm của ngài là Đức Cha Thaddeus Mã Đạt Khâm, bị bắt giữ từ năm 2012 vì đã từ chức khỏi Hiệp hội Công giáo yêu nước vì cho rằng đường lối của hội này là “không phù hợp” với đức tin Công Giáo.

Trong năm qua lại xảy ra vụ bắt cóc và giam giữ Đức Giám Mục Phêrô Thiệu Chúc Mẫn thuộc giáo phận Ôn Châu tại một địa điểm chưa được tiết lộ. Đại sứ quán Đức ở Trung Quốc và sau đó chính Tòa Thánh đã lên tiếng hôm 26 tháng 6. Nhưng đến nay cả phía chính phủ Đức cũng như Tòa Thánh đều không nhận được bất kỳ phản hồi nào của bọn cầm quyền Bắc Kinh.

3. Nhận định của ký giả Sandro Magister về việc Tòa Thánh công bố danh sách các Giám Mục Trung Quốc chết thảm thời cộng sản

Trong bài “Dal Vaticano una doccia gelata sui negoziati con Pechino”, nghĩa là “Một gáo nước lạnh từ Vatican tạt vào các cuộc thương thảo với Trung Quốc”, Sandro Magister của tờ L’Espresso có bài nhận định sau đây:

Đức Phanxicô là vị giáo hoàng đầu tiên bay qua không phận Trung Quốc. Nhưng liệu ngài có đặt chân được trên mảnh đất này hay không vẫn là một điều còn phải chờ xem. Tháng 8 vừa qua, nhà xuất bản Libreria Editrice Vaticana của Tòa Thánh đã công bố một hồ sơ, như một gáo nước lạnh tạt vào mặt những ai tiếp tục cho rằng một thỏa thuận giữa Tòa thánh và Bắc Kinh sắp xảy ra.

Trước những điều vừa được Vatican chính thức công bố, sự lạc quan mà Đức Thánh Cha Phanxicô bày tỏ mỗi khi ngài được hỏi về Trung Quốc chỉ có thể được giải thích như là một thái độ đầy tính ngoại giao hơn là thực chất. Đúng là đang có một cuộc đàm phán giữa Vatican và Trung Quốc, với các cuộc họp ba tháng một lần luân phiên nhau giữa Rome và Bắc Kinh. Nhưng ngoài tình trạng thiếu tự do tôn giáo tại Hoa Lục và chính sách công khai bách hại người Công Giáo mà tài liệu vừa được công bố của Vatican trong những ngày gần đây đã nêu rõ, có ít nhất hai trở ngại đối với một thỏa thuận về các thủ tục bổ nhiệm giám mục trong tương lai.

Thứ nhất là Hội Đồng giám mục Trung Quốc, cơ cấu có trách nhiệm tuyển chọn ứng viên, hiện giờ chỉ gồm toàn các giám mục chính thức được Bắc Kinh công nhận, mà không có ba mươi vị giám mục “hầm trú” chỉ được Vatican công nhận. Đến nay, Tòa Thánh vẫn không có cách nào thuyết phục bọn cầm quyền Bắc Kinh nhìn nhận các vị này.

Trở ngại thứ hai, cũng nghiêm trọng không kém, là trường hợp của bảy vị giám mục “chính thức”, trong đó có ba người đã bị công khai rút phép thông công, một người có “con đàn cháu đống”, và một người có nhân tình.

4. Ấn Giáo cực đoan đốt hình nộm Đức Hồng Y Telesphore Toppo

Làn sóng Ấn Giáo cực đoan đang lan nhanh tại Ấn. Hôm 12 tháng 8 vừa qua, bang Jharkhand thuộc miền Đông Ấn Độ đã là bang thứ Tám trong số 29 bang của Ấn Độ thông qua luật cấm người Ấn Giáo cải đạo sang bất cứ tôn giáo nào khác.

Raghubar Das, thủ hiến bang Jharkhand, thành viên của đảng Ấn Giáo cực đoan BJP, là kẻ công khai vận động cho dự luật cấm cải đạo này. Trong những ngày gần đây, Raghubar Das đã đưa ra các phát biểu kích động bạo lực tôn giáo dẫn đến những cuộc biểu tình khổng lồ của các thành phần Ấn Giáo cực đoan.

Trong một diễn biến bi đát, những người biểu tình đã đốt thánh giá, và hình nộm của Đức Hồng Y Telesphore Toppo, là Tổng giám mục Ranchi và là nhà lãnh đạo hàng đầu của Giáo hội Công giáo ở Jharkhand.

Các Kitô hữu, phần lớn là người Công giáo, chiếm chưa tới 5% trong số 27 triệu dân Jharkhand.

5. Phản ứng của Hội Đồng Giám Mục Ấn về vụ đốt hình nộm Đức Hồng Y Telesphore Toppo

Tổng thư ký Hội Đồng Giám mục Ấn Độ, là Đức Cha Theodore Mascarenhas, vừa lên tiếng trứớc vụ đốt hình nộm Đức Hồng Y Telesphore Toppo. Ngài đã kêu gọi Thủ tướng Narendra Modi “can thiệp để ngăn chặn hận thù” đang bùng phát ở bang Jharkhand.

Trong một bức thư gửi cho ông Modi, Đức Tổng Giám Mục Theodore cáo buộc thủ hiến Raghubar Das của bang Jharkhand đang theo đuổi đường lối cực đoan tôn giáo bằng những bài phát biểu kích động hận thù tôn giáo càng ngày càng táo tợn.

Bức thư của Đức Cha Theodore được công bố hôm 13 tháng 9, cảnh giác rằng nếu hành động của thủ hiến Raghubar Das “không được kiềm chế ngay lập tức,” bạo lực và hận thù sẽ bùng phát.

Thủ tướng Modi cũng là một thành viên của BJP.

Đức Cha Theodore viết rằng ngài bị thúc giục phải hành động vì “một bức ảnh khủng khiếp, đáng lo ngại và đáng sợ” mà một thanh niên Công Giáo đã gửi ngài cho thấy những người Ấn Giáo đang đốt hình nộm của Đức Hồng Y Telesphore Toppo.

Đức Cha Theodore cũng từng là Giám Mục Phụ Tá của Ranchi nơi vụ việc đáng tiếc vừa diễn ra.

Ngài nhắc cho thủ tướng Modi nhớ rằng trong bài diễn văn Ngày Độc lập năm nay ông Modi nói rằng “bạo lực nhân danh niềm tin tôn giáo là điều không thể chấp nhận”. Phát biểu này được người dân Ấn chào đón và hoan nghênh nhưng Đức Cha Theodore nhận xét cay đắng rằng “trong vài tháng qua đã không có sự liên hệ nào giữa thực tế và hệ tư tưởng mà ngài đã tuyên bố”

“Lịch sử cho chúng ta thấy rằng hận thù bắt đầu như một tia lửa nhỏ nhưng có thể bùng phát thành một ngọn lửa kinh hoàng không thể ngăn cản được. Như ngài thừa biết, việc đốt cháy một hình nộm là khúc dạo đầu cho một thứ bạo lực thể chất”.

6. Viễn ảnh chuyến tông du của Đức Thánh Cha tại Ấn Độ

Trên chuyến bay trở về Rome sau ba ngày tông du đến vùng Caucasus, hôm 2 tháng 10 năm ngoái, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cho các phóng viên biết ngài chắc chắn sẽ đến thăm Ấn Độ và Bangladesh vào năm 2017.

Phát biểu của Đức Thánh Cha dựa trên niềm tin vào sự thành thật của thủ tướng Ấn Narendra Modi. Tuy nhiên, ông Modi, một lãnh tụ của đảng Ấn Giáo cực đoan BJP, có lẽ chỉ muốn “mời lơi”, hay thậm chí chỉ muốn lợi dụng Đức Giáo Hoàng nhằm làm giảm bớt những chỉ trích về tình trạng tự do tôn giáo tồi tệ hiện nay tại Ấn trong khi ông chuẩn bị thăm các nước trong khối Liên Hiệp Âu Châu.

Theo dự trù ban đầu chuyến tông du tới Ấn Độ và Bangladesh sẽ diễn ra từ ngày 30 tháng 11 đến ngày 2 tháng 12.

Hôm 28 tháng 8, Tòa Thánh công bố rằng Đức Thánh Cha sẽ tông du Miến Điện vào ngày 27 tháng Mười Một, và ở đó cho đến ngày 30. Sau đó, ngài sẽ dừng chân tại Dhaka, Bangladesh, từ ngày 30 tháng 11 đến ngày 2 tháng 12 trước khi trở lại Rôma. Sau tuyên bố này của Tòa Thánh, tại Ấn, kế hoạch chuẩn bị cho chuyến tông du Ấn Độ của Đức Thánh Cha đã chậm hẳn lại vì ít người tin rằng điều đó có thể xảy ra.

7. Đức Thánh Cha tiếp các Giám Mục mới chịu chức

Đức Thánh Cha nhắn nhủ các Giám Mục mới chuyên cần cầu xin Chúa ban ơn phân định khôn ngoan trong việc phục vụ và hướng dẫn dân Chúa.

Ngài đưa ra lời mời gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 14-9, dành cho các Giám Mục mới thụ phong trong thời gian gần đây. Các vị tham dự khóa bồi dưỡng do Bộ Giám Mục và Bộ các Giáo Hội Công Giáo Đông phương tổ chức.

Lên tiếng trong dịp này, Đức Thánh Cha đề cao tầm quan trọng của sự phân định khôn ngoan, mà thánh Phaolô trình bày như một hồng ân của Thánh Linh (Xc 1 Cr 12,10) và Thánh Tômasô Aquino gọi là “nhân đức trổi vượt phán đoán theo các nguyên tắc cao” (S.T, II-II. a.4,ad 3).

Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng “Chỉ những ai được Thiên Chúa hướng dẫn mới có danh nghĩa và uy thế để được đề nghị làm người hướng dẫn tha nhân. Chỉ những ai quen thuộc với vị Thầy nội tâm này, mới có thể dạy dỗ và làm tăng trưởng sự phân định; vị Thầy nội tâm, như một địa bàn, cung cấp những tiêu chuẩn để phận định, cho mình và cho người khác, những thời điểm của Thiên Chúa và ân phúc của Chúa; để nhận ra khi Chúa đi qua và con đường cứu độ của Chúa, để chỉ dẫn những phương thế cụ thể, làm đẹp lòng Chúa”.

Đức Thánh Cha nhắn nhủ các Giám Mục liên tục khẩn cầu ơn phân định như điều kiện tiên quyết để soi sáng mọi sự khôn ngoan của con người, sự khôn ngoan về cuộc sống, tâm lý, xã hội, luân lý, qua đó chúng ta dùng để phận định những con đường của Thiên Chúa, để cứu độ những ngừơi được ủy thác cho chúng ta.

Đức Thánh Cha nhắc nhở các Giám Mục sống sự phân định như thành phần của Dân Chúa, Giám Mục không phải là cha và là chủ nhân ông tự mãn, và càng không phải là một mục tử cô lập, sợ sệt. Sự phân định của Giám Mục luôn là một hành động cộng đoàn, tham khảo ý kiến của các linh mục và các thành phần khác của dân Chúa cũng như trong sự trao đổi và chia sẻ với các anh em Giám Mục khác:

“Trong sự đối thoại thanh thản, Giám Mục không sự chia sẻ, và đôi khi cũng thay đổi sự phân định của mình với người khác: với các anh em trong hàng giám mục, được liên kết nhờ bí tích, và nhờ đó sự phân định có tính chất đoàn thể; với các linh mục của mình mà Giám Mục là người bảo đảm sự hiệp nhất; với các tín hữu giáo dân, vì họ bảo tồn “cảm nghiệm” sự bất khả ngộ trong đức tin ở trong Giáo Hội: họ biết rằng Thiên Chúa không thiếu tình thương và không chối bỏ những lời Ngài hứa”.

Sau cùng Đức Thánh Cha mời gọi các Giám Mục mới hãy vun trồng một thái độ lắng nghe, tăng trưởng trong tự do từ bỏ quan điểm của mình (khi nó tỏ ra thiên vị và thiếu sót), để đón nhận quan điểm của Thiên Chúa”

8. Đức Thánh Cha tiếp Tổng tu nghị dòng Thừa Sai Thánh Tâm

Đức Thánh Cha khuyến khích các tu sĩ dòng thừa sai Thánh Tâm chứng tỏ nơi bản thân và các hoạt động của mình tình thương và sự dịu dàng của Thiên Chúa đối với những người bé nhỏ, rốt cùng, những người không được bảo về và bị gạt ra ngoài lề trên trái đất.

Ngài đưa ra lời nhắn nhủ trên đây trong buổi tiếp kiến sáng hôm 16-9 dành cho 85 thành viên Tổng tu nghị của dòng Thừa Sai Thánh Tâm là dòng cho Cha Jean Jules Chevalier người Pháp thành lập năm 1854 với mục đích phổ biến lòng tôn sùng Thánh Tâm Chúa Giêsu và Mẹ Maria. Theo niên giám năm nay của Tòa Thánh, dòng hiện có 1754 tu sĩ, trong đó có 1.265 linh mục, hoạt động tại 154 nhà trên thế giới. Tại Á châu, dòng này hiện diện tại Nam Hàn, Philippines, Nhật Bản, Ấn độ và Indonesia.

Trong bài huấn dụ, Đức Thánh Cha nhắc đến mục tiêu vừa nói của dòng Thừa Sai Thánh Tâm và nói rằng “để đạt tới mục đích đó, tôi mời gọi anh em, như tôi thường nhắc nhở cho những người thánh hiến, “hãy trở về với mối tình đầu tiên và duy nhất”, hãy ngắm nhìn Chúa Giêsu Kitô để học với Chúa cách yêu mến với con tim nhân trần, tìm kiếm và săn sóc những con chiên bị lạc và bị thương, hoạt động cho công lý và tình liên đới với những người yếu thế và người nghèo, mang lại hy vọng và phẩm giá cho những người kém may mắn, đi tới bất kỳ nơi nào con người đang chờ đợi được lắng nghe và giúp đỡ.. Anh em hãy chứng tỏ nơi bản thân và các hoạt động của mình tình yêu say mê và dịu dàng của Thiên Chúa đối với những người bé mọn, những người rốt cùng, những người vô phương thế tự vệ và bị gạt ra ngoài lề”.

Đức Thánh Cha nhận xét rằng trong dòng Thừa Sai Thánh Tâm có nhiều tu huynh: “Tôi xin anh em đừng chiều theo sự ác của trào lưu duy giáo sĩ làm cho dân Chúa, nhất là những người trẻ xa lìa Giáo Hội.. Hãy sống với nhau một tình huynh đệ chân thành, đón nhận sự khác biệt và đề cao sự phong phú của mỗi người.. Đừng sợ tiếp tục và gia tăng tình hiệp thông với giáo dân cộng tác với anh em trong việc tông đồ, làm cho họ tham gia những lý tưởng và các dự phóng của anh em, chia sẻ với họ những phong phú về linh đạo xuất phát từ đoàn sủng của dòng anh em”.

9. Đức Thánh Cha tiếp các đại diện Hiệp hội lưu diễn

Đức Thánh Cha kêu gọi tăng cường sự cộng tác giữa các giáo xứ và các đoàn trình diễn lưu động để săn sóc mục vụ cho các tín hữu trong ngành này.

Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 15-9 dành cho 120 thành viên hiệp hội quốc gia Italia những người lưu diễn, gọi tắt là Anesv, phần lớn thuộc các gánh xiệc.

Đức Thánh Cha nhìn nhận những vất vả trong cuộc sống và hoạt động của họ, nay đây mai đó, với những khó khăn. Nhưng ngài cũng đề cao ơn gọi của những người trong ngành này mang lại niềm vui cho tha nhân.

Về việc mục vụ và đời sống đạo của các tín hữu trong ngành lưu diễn, Đức Thánh Cha nói: “Tôi cầu mong rằng giữa các cộng đoàn lưu động của anh chị em và các cộng đoàn giáo xứ ngày càng có sự cởi mở hơn, gặp gỡ, ước muốn biết nhau và chia sẻ cuộc sống cũng như kinh nguyện”.

Đức Thánh Cha nhận xét rằng “Ơn gọi của cuộc sống và hoạt động của anh chị em là niềm vui. Tôi nghĩ rằng nếu chúng ta đi ngược lại nguồn gốc các cuộc trình diễn của anh chị em, những đoàn lưu diễn,chúng ta luôn tìm thấy một người nào đó, ông nội bà nội, ông cố nội, v.v. là người đã say mê loại trình diễn này, đã cảm thấy một ơn gọi vui tơi, và vì thế đã sẵn sàng hy sinh, và ơn gọi đó đã trở thành một sứ mạng: sứ mạng cống hiến cho dân chúng, cho các trẻ em và cả những người lớn và người gia cơ hội giải trí lành mạnh và thanh sạch. Bên trong ơn gọi và sứ mạng ấy làm sao không có bàn tay của Thiên Chúa? Thiên Chúa yêu thương và muốn chúng ta được hạnh phúc. Nơi nào có vui mừng đơn sơ, thanh sạch, ở đó có dấu vết của Chúa. Vì thế, nếu anh chị em biết bảo tồn các giá trị đó, sự chân thành và đơn sơ, thì anh chị em là những sứ giả của niềm vui làm đẹp lòng Thiên Chúa và đến từ Ngài”

10. Đức Thánh Cha bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli làm tân Sứ Thần Tòa Thánh tại Israel, kiêm Khâm Sứ Tòa Thánh tại Palestine.

Hôm 13-9, Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli, Đại diện không thường trú tại Việt Nam, làm tân Sứ Thần Tòa Thánh tại Israel, kiêm Khâm Sứ Tòa Thánh tại Palestine.

Cho đến nay, Đức Tổng Giám Mục Girelli cũng là Sứ thần Tòa thánh tại Singapore, và tại Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN).

Trong nhiệm vụ này, Đức Tổng Giám Mục Girelli đã ra vào Việt Nam hơn 70 lần.

Trong bài giảng tại thánh lễ khai mạc Đại hội Thánh Mẫu toàn quốc tại La Vang ngày 13-8-2017, Đức TGM Girelli nói rằng: “Tự do tôn giáo không phải là một cái gì tùy tiện trong tay các nhà chức trách, nhưng tự do tôn giáo là một quyền trong tay của người dân. Nhiều người trên thế giới ước mong rằng quyền tự do tôn giáo ở Việt Nam phải được tôn trọng hơn, phải được thực thi đầy đủ hơn, và Hội Thánh Công Giáo phải được nhìn nhận như một nguồn thiện tích hơn là một vấn nạn cho đất nước”.

11. Đức Hồng Y Charles Bo yêu cầu bà Aung San Suu Kyi lên tiếng về tình trạng bách hại người Hồi Giáo Rohingya

Trong khi hàng trăm ngàn người Hồi giáo Rohingya lũ lượt chạy trốn khỏi Miến Điện và giữa những chỉ trích toàn cầu về sự im lặng của chính phủ dân sự nước này đối với cuộc khủng hoảng nhân đạo đang diễn ra, Đức Hồng Y Charles Bo nói rằng nhà lãnh đạo Miến Điện Aung San Suu Kyi “lẽ ra đã phải lên tiếng.”

Đức Hồng y Charles Maung Bo, Tổng giám mục Yangon, nhận định rằng người dân ở bang Rakhine đã và đang phải đối diện với những thống khổ kinh hoàng, sau nhiều thập niên bị bỏ rơi và ngược đãi, mà không có sự khắc phục nhanh chóng.

Liên Hiệp Quốc cho biết hơn 370,000 người Hồi giáo Rohingya đã trốn khỏi bang Rakhine của Miến Điện để chạy sang Bangladesh trong ba tuần vừa qua. Cuộc xung đột gần đây bắt đầu vào ngày 25 tháng 8, khi quân đội Miến Điện tiến hành một cuộc đàn áp ở bang Rakhine. Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc đã nhận được các báo cáo theo đó các lực lượng an ninh và dân quân đang đốt cháy nhiều thị trấn của người Rohingya và bắn vào những thường dân bỏ trốn. Cao Ủy Trưởng về Nhân quyền của Liên Hợp Quốc nói trước Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc hôm thứ Hai 11 tháng 9 rằng tình hình dường như là “ví dụ trong sách giáo khoa về cách thế người ta thanh lọc chủng tộc”.

Cho đến nay bà Aung San Suu Kyi, vẫn chưa lên án bạo lực chống lại thiểu số Hồi giáo ở nước có đa số dân theo Phật giáo này. Hôm thứ Tư, 13 tháng 9, bà Suu Kyi đã hủy bỏ kế hoạch thăm Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tại New York, bắt đầu vào tuần tới, và bà đổ lỗi cho một chiến dịch thông tin sai lệch và “những tin giả mạo” liên quan đến cuộc khủng hoảng nhân đạo đang diễn ra tại bang Rakhine.

Những người từng đoạt giải Nobel hòa bình như Đức Đạt Lai Lạt Ma, và Đức Giám Mục Desmond Tutu đã kêu gọi bà Aung San Suu Kyi can thiệp vào cuộc khủng hoảng.

12. Chung quanh chuyến tông du Miến Điện của Đức Thánh Cha Phanxicô

Thế giới Công Giáo trong thời gian qua đã hướng về Colombia nơi Đức Thánh Cha Phanxicô đang thực hiện một sứ mệnh khó khăn là làm sao thuyết phục được người dân nước này chấp nhận các thỏa thuận ngưng bắn mà chính phủ của họ đã thỏa thuận với các nhóm phiến quân sau 52 năm xung đột khiến 260,000 người thiệt mạng, 60,000 người mất tích, và hơn 7 triệu người phải di dời.

Ngay khi Đức Thánh Cha về lại Vatican, báo chí tại Italia lại hướng sự chú ý của dư luận đến một chuyến tông du khác, chắc chắn là khó khăn hơn nhiều, sẽ được thực hiện trong vòng 10 tuần sắp tới.

Trong bài “Il papa in Myanmar. La faccia violenta del buddismo” (Đức Giáo Hoàng tại Miến Điện. Khuôn mặt bạo lực của Phật Giáo), Sandro Magister nhận định như sau:

Thứ Hai, ngày 28 tháng 8, phòng báo chí Tòa Thánh đã đưa ra một thông báo chính thức về chuyến tông du mà Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ thực hiện tại Miến Điện và Bangladesh từ ngày 30 tháng 11 đến ngày 2 tháng 12.

Tuy nhiên, oái oăm thay, một ngày trước đó, vào cuối buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật, Đức Thánh Cha Phanxicô đã có những rắc rối với nước đầu tiên trong hai nước này. Ngài nói, một phần từ diễn văn đã được soạn sẵn; và một phần theo ngẫu hứng, những từ sau đây, là đoạn không có trong văn bản được cung cấp trước cho các nhà báo:

“Đã có những tin tức đau buồn liên quan đến cuộc đàn áp một nhóm tôn giáo thiểu số, những người Rohingya anh em của chúng ta. Tôi muốn bày tỏ tất cả sự gần gũi của tôi với họ. Và tất cả chúng ta hãy cầu xin Chúa cứu họ; và xin Ngài nâng đỡ những người nam nữ có thiện chí muốn trợ giúp họ, muốn đem lại cho họ đầy đủ nhân quyền. Chúng ta hãy cầu nguyện cho anh em Rohingya của chúng ta.”

13. Phản ứng từ Miến Điện

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Trong những giờ tiếp theo, những phản ứng về những lời này, ở Miến Điện, rất là tiêu cực. Cố nhiên, người ta có thể thấy những phản ứng phẫn nộ trên các phương tiện truyền thông do chính phủ kiểm soát, là những cơ quan thậm chí đến nay vẫn không chấp nhận thuật ngữ “Rohingya” đang được sử dụng để nói về những người Hồi giáo sống ở khu vực Rakhine gần biên giới với Bangladesh, là những người trong nhiều năm qua là nạn nhân của một cuộc bách hại tàn bạo. Tuy nhiên, cả các đại diện của Giáo hội Công giáo nhỏ bé tại địa phương cũng đưa ra các phản ứng không mấy thuận lợi.

Đức Cha Raymond Sumlut Gam, giám mục giáo phận Banmaw và là cựu giám đốc Caritas Miến Điện, nói với Asia News:

“Chúng tôi sợ rằng Đức Giáo Hoàng không có đủ thông tin chính xác và đã đưa ra những tuyên bố không phản ánh thực tại. Khẳng định người Rohingya đang bị 'bách hại' có thể gây căng thẳng nghiêm trọng ở Miến Điện.”

Trong khi đó, cha Mariano Soe Naing, phát ngôn viên của Hội Đồng Giám Mục Miến Điện nói:

“Nếu chúng tôi phải đưa Đức Thánh Cha đến với những người đau khổ nhất trong chúng tôi, chúng tôi sẽ đưa ngài đến các trại tị nạn tại Kachin (một vùng có đa số dân theo Công Giáo), nơi có đông đảo các nạn nhân của cuộc nội chiến, họ đã phải bỏ nhà cửa đến đó tị nạn. Liên quan đến việc sử dụng thuật ngữ 'Rohingya', ý kiến của tôi là, để thể hiện sự tôn trọng đối với nhân dân và chính phủ Miến Điện, chúng ta nên dùng cách diễn đạt chính thức, đó là ‘người Hồi Giáo tại Rakhine’. Nếu Đức Giáo Hoàng tiếp tục sử dụng thuật ngữ 'Rohingya' trong chuyến tông du của ngài, chúng tôi thực sự phải quan tâm đến sự an toàn của ngài.”

Ở Miến Điện, số người Công giáo chiếm chưa đến một phần trăm dân số, cụ thể là 600,000 trong tổng số 50 triệu dân và thường được xem như là ‘những người nước ngoài’, ngang hàng với các nhóm thiểu số bị ngược đãi khác. Vì vậy, thật là dễ hiểu khi thấy người Công Giáo ở Miến Điện phản ứng một cách dè dặt.

Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên là Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh đã không cung cấp cho Đức Thánh Cha Phanxicô một văn bản ít ngẫu hứng hơn, khi ngài thực sự muốn nói chuyện công khai về cuộc bách hại Rohingya, nhất là khi ngài sắp sửa thực hiện chuyến tông du đến quốc gia này.

14. Quan hệ Tòa Thánh và Miến Điện

Tòa Thánh đã thiết lập quan hệ ngoại giao với Myanmar vào tháng Ba năm ngoái. Và hồi tháng Năm năm nay, Đức Giáo Hoàng đã tiếp bà Aung San Suu Kyi, người đoạt giải Nobel hoà bình bị nhà cầm quyền quản thúc tại gia trong 15 năm và cuối cùng đã được bầu lên một cách dân chủ và được chỉ định là bộ trưởng ngoại giao trong một chính phủ vẫn dưới sự kiểm soát của quân đội, là thế lực tiếp tục nắm giữ đòn bẩy quyền lực thực sự tại Miến Điện.

Một hồ sơ được cập nhật hoàn toàn cần phải được trình lên Đức Thánh Cha Phanxicô trước chuyến tông du.

Nhưng trên thực tế, những lời Đức Thánh Cha nói trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 27 tháng 8 dường như chưa được cập nhật.

Việc một vị giáo hoàng xác định mình như một người bảo vệ những người Hồi giáo, những người mà lần này không phải là những người đi bách hại người ta mà là những người bị người khác bách hại, không những chỉ là một điều thật chính đáng nhưng còn chắc chắn có một ảnh hưởng lớn trên sân khấu toàn cầu.

Nhưng ở Miến Điện những người bị bách hại cũng bao gồm cả các Kitô hữu của các nhóm sắc tộc Kachin và Chin, ở phía bắc của đất nước này, và những người Karen và Karenni ở phía đông. Cơ man đến mức không đếm xuể số nhà thờ đã bị phá hủy Trong những năm gần đây, nhiều làng mạc bị đốt phá và tàn sát, hàng chục ngàn người buộc phải chạy trốn.

15. Và trên hết: ai đang bách hại họ, và tại sao?

Tin tức cho thấy có những vụ bắt buộc cải đạo sang Phật Giáo, ngay cả đối với các trẻ nhỏ, trong các trường học nhằm biến các học sinh của các tôn giáo khác thành những tiểu tăng đầu cạo trọc và mặc áo choàng màu xám. Đưa Thánh Kinh và sách tôn giáo vào nước này là bất hợp pháp. Người không phải là Phật tử bị loại khỏi bất kỳ chức vụ nào trong guồng máy chính quyền đất nước.

Đại đa số người dân Miến Điện, trên thực tế, là các tín đồ Phật giáo. Và các nhà sư Phật giáo là những người đứng đầu các tổ chức không đội trời chung đối với các nhóm thiểu số của các tôn giáo khác, với sự hỗ trợ hoàn toàn của quân đội.

Điều đó hoàn toàn mâu thuẫn triệt để với truyền thuyết phổ quát người ta vẫn nghĩ về Phật giáo như hòa bình, từ bi, trí tuệ, và tình huynh đệ.

Thực tế thì khác. Tự do tôn giáo bị đàn áp nặng nề không chỉ ở Miến Điện, nhưng còn ở những nơi khác với một mức độ thấp hơn ở các nước đa số dân theo Phật giáo như Sri Lanka, nơi Đức Thánh Cha đã viếng thăm năm 2015; Lào, Campuchia, Bhutan, và Mông Cổ.

Trong những tuần gần đây, cuộc bách hại người Rohingya của chế độ Phật giáo Miến Điện đã đạt đến đỉnh cao, buộc nhiều người phải chạy trốn sang Bangladesh. Tuy nhiên họ đang bị chặn lại ở biên giới. Và vào thời điểm ngay bây giờ khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô đang chuẩn bị thăm viếng cả hai quốc gia này.

Bà Aung San Suu Kyi, một người đấu tranh cho nhân quyền, đang để cho mọi sự như thế diễn ra và giữ im lặng không nói một lời nào, vì bà bị khống chế nặng nề bởi một chế độ chuyên quyền quân phiệt hà khắc nhất và của các Phật tử.

Đức Thánh Cha Phanxicô không bị những ràng buộc này. Và không chỉ người Rohingya nhưng tất cả những người thiểu số bị bách hại ở Miến Điện đang mong đợi ngài nói và hành động như một người tự do, bênh vực cho họ, và công khai tố cáo những người đang áp bức họ; cũng như vạch trần những lý do tại sao họ làm như vậy.

Thật không dễ dàng cho Đức Thánh Cha để đáp ứng mong đợi thứ hai này.

16. Tuyên bố của Tòa Thánh về cáo buộc của Hoa Kỳ đối với một linh mục trong tòa Sứ Thần Tòa Thánh ở Washington

Trong một diễn biến quá sức nhục nhã, một linh mục, là thành viên của phái đoàn ngoại giao Tòa Thánh đang phục vụ tại Washington đã bị triệu hồi về Vatican, nơi ông sẽ bị điều tra hình sự về những cáo buộc liên quan đến việc tàng trữ sách báo khiêu dâm trẻ em.

Hôm thứ Sáu 15 tháng 9, ông Greg Burke, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh, cho biết hôm 21 tháng 8, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã thông báo cho Tòa Thánh về “những vi phạm luật pháp có liên quan đến hình ảnh khiêu dâm trẻ em của một thành viên trong đoàn ngoại giao Tòa Thánh tại thủ đô Washington”.

“Tòa Thánh, theo thực hành của các quốc gia có chủ quyền, đã triệu hồi linh mục đang bị đặt vấn đề, về Vatican”.

Phòng Báo Chí Tòa Thánh nói thêm rằng danh tính của linh mục này và các chi tiết khác được bảo vệ bởi “sự bảo mật điều tra” trong giai đoạn điều tra sơ bộ. Theo Niên giám Tòa thánh, tại Tòa Sứ thần ở Washington DC, ngoài Đức Tổng Giám Mục Christoph Pierre, là sứ thần Tòa Thánh, còn có ba linh mục khác trong đoàn ngoại giao Tòa Thánh.

Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết sau khi nhận được thông báo từ Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, “Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh đã chuyển thông tin này đến Toà án Vatican để thụ lý”.

Ông Greg Burke cho biết: “Tòa án của Vatican đã mở một cuộc điều tra và đã bắt đầu hợp tác trên quy mô quốc tế để có được các yếu tố liên quan đến vụ án.”

Ông Greg Burke nhấn mạnh rằng tại thời điểm này cuộc điều tra đang tập trung vào các vấn đề được định nghĩa như là “tội phạm chống trẻ em” trong “Các luật bổ sung về các vấn đề hình sự năm 2013” của Vatican.

Cụ thể, ông nói, cuộc điều tra đang đề cập đến những gì luật định nghĩa là “hình ảnh khiêu dâm trẻ em”, có nghĩa là bất kỳ biểu tượng nào, bằng bất cứ phương tiện nào, liên quan đến trẻ vị thành niên tham gia vào các hoạt động tình dục.

Ông Greg Burke cũng giới thiệu với các phóng viên về điều 10 trong luật bổ sung về các vấn đề hình sự năm 2013 trong đó thảo luận các hình phạt hình sự đối với một người bị kết tội sản xuất hoặc buôn bán các nội dung khiêu dâm trẻ em; trong những trường hợp đó, luật lệ của Vatican quy định đến 12 năm tù giam và phạt tiền lên đến 250,000 euro.
 
TV Thời sự Giáo hội và Thế giới ngày nay, Thứ Tư ngày 20 09 2017
VietCatholic Network
17:34 20/09/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:

1. Buổi tiếp kiến chung của ĐTC hôm Thứ Tư ngày 20.9.

2. Tự sắc mới lập Học Viện Gioan Phaolô 2 về hôn nhân gia đình.

3. Đức Hồng Y Sarah nói về cuộc cải tổ phụng vụ mới nhất của Đức Phanxicô.

4. ĐTC nói hãy Cầu nguyện cho các nhà lãnh đạo, ngay cả khi họ xấu xa

5. ĐTC kêu gọi các Giám Mục Nhật Bản Bản đẩy mạnh sứ mạng làm ”muối đất và ánh sáng”.

6. Đức Tổng Giám Mục Úc nhận định về những thách đố trong trận chiến chống lại lạm dụng tình dục.

7. ĐHY Charles Bo yêu cầu bà Aung San Suu Kyi lên tiếng về tình trạng bách hại người Hồi Giáo Rohingya.

8. LM Chito đã được cứu thoát khói tay bọn Hồi Giáo Philippine.

9. Mục Sư Graham nói với bà Hillary Clinton “ Bầu cử qua rồi, bà đã thua - Chúng ta hãy tiếp tục bước tới.”

10. Lễ khai giảng Học viện Công giáo Việt Nam.

11. Giới thiệu Thánh Ca: Đón chào ngày mới

Sau đây là phần tin chi tiết:
 
Thánh Ca
Thánh ca: Đón Chào Ngày Mới -- Ca sĩ Hằng Nga
VietCatholic Network
08:29 20/09/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
ĐK. Nghe chim hót líu lo đón chào ngày mới đến. Chúa mời gọi con bưóc đi theo Người vào trong cuộc đời. Một ngày vui tươi, hãy sống cho tình Chúa nơi nơi, sống Tin Mừng khắp nơi đem niềm vui về cho mọi người.

1/Cuộc đời sẽ còn nhiều đắng cay. Chúa vẫn luôn ở cùng ta. Tình đời sẽ còn nhiều đổi thay. Chúa vẫn luôn ở với ta.

2/Cuộc đời sẽ còn nhiều dối gian. Chúa vẫn luôn ở cùng ta. Lòng người sẽ còn nhiều lo toan. Chúa vẫn luôn ở với ta.

3/Cuộc đời sẽ còn nhiều lắng lo. Chúa vẫn luôn ở cùng ta. Đường đời sẽ còn nhiều gian nan. Chúa vẫn luôn ở với ta.