Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:47 22/09/2015
25. SỬA CHỮA LỚN VƯỜN NGỰ UYỂN.
Tần Thủy Hoàng muốn sửa sang lại vườn ngự uyển lớn chiều dài mấy trăm dặm, nuôi đủ các loại cầm thú để ông ta thưởng ngoạn.
Ưu Chiên cố ý tấm tắc khen ngợi, nói:
- “Chủ ý này của bệ hạ thật là kỳ diệu, nuôi nhiều loại cầm thú bên trong, đợi lúc địch quân đến đánh, ngài chỉ cần hạ lệnh cho con nai dùng sừng của nó chống lại là được rồi”.
Tần Thủy Hoàng cười cười, bỏ đi ý nghĩ sửa lại vườn ngự uyển.
(Sử ký)
Suy tư 25:
Nhu cầu vui chơi giải trí là cần thiết cho cuộc sống của con người, cần thiết tức là phải có trong sinh hoạt, nhưng cần thiết không phải là đặt ngang hàng với nhiệm vụ quốc phòng.
Trong đời sống linh đạo tu đức của chúng ta cũng thế, cái gì là cần thiết cho đời sống tu đức của một linh mục ? Có rất nhiều linh mục đặt nặng vấn đề tiện nghi trong sinh hoạt trên đời sống tu đức, được sai phái đi coi sóc một họ đạo nhỏ, nghèo nàn thì nhất định không đi, mà nếu có đi thì ra điều kiện với Đấng bản quyền. Như vậy, mục đích làm linh mục của họ là hưởng thụ các tiện nghi chứ không phải vì yêu mến các linh hồn, càng không phải là muốn trở thành môn đệ chân chính của Đức Chúa Giê-su Ki-tô.
Nhìn thấy một linh mục có đời sống xa hoa giữa đám con chiên nghèo khổ, thì thử hỏi, ai mà nhìn thấy cho được Đức Chúa Giê-su nghèo nàn trong hang lừa máng cỏ chứ ?
Nhìn thấy một linh mục “ngự” trong căn nhà có gắn máy lạnh (1), trang trí hơn cả phòng tiếp khách của thủ tướng, đẹp lộng lẫy hơn cả nhà thờ, thì thử hỏi, có ai nhìn thấy được Đức Chúa Giê-su quằn quại đau thương trên thập giá chứ ?
Có đủ tiện nghi để việc truyền giáo được thuận lợi, với việc có đầy đủ tiện nghi để hưởng thụ thì khác xa nhau như trời với đất.
Thiết tưởng điều này tất cả mọi người đều biết rất rõ, huống chi là linh mục ? Khỏi bàn tới...
(1) Ở nước ngoài căn phòng có máy lạnh là chuyện phổ thông, nhưng nước mình còn nghèo…
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
N2T |
Tần Thủy Hoàng muốn sửa sang lại vườn ngự uyển lớn chiều dài mấy trăm dặm, nuôi đủ các loại cầm thú để ông ta thưởng ngoạn.
Ưu Chiên cố ý tấm tắc khen ngợi, nói:
- “Chủ ý này của bệ hạ thật là kỳ diệu, nuôi nhiều loại cầm thú bên trong, đợi lúc địch quân đến đánh, ngài chỉ cần hạ lệnh cho con nai dùng sừng của nó chống lại là được rồi”.
Tần Thủy Hoàng cười cười, bỏ đi ý nghĩ sửa lại vườn ngự uyển.
(Sử ký)
Suy tư 25:
Nhu cầu vui chơi giải trí là cần thiết cho cuộc sống của con người, cần thiết tức là phải có trong sinh hoạt, nhưng cần thiết không phải là đặt ngang hàng với nhiệm vụ quốc phòng.
Trong đời sống linh đạo tu đức của chúng ta cũng thế, cái gì là cần thiết cho đời sống tu đức của một linh mục ? Có rất nhiều linh mục đặt nặng vấn đề tiện nghi trong sinh hoạt trên đời sống tu đức, được sai phái đi coi sóc một họ đạo nhỏ, nghèo nàn thì nhất định không đi, mà nếu có đi thì ra điều kiện với Đấng bản quyền. Như vậy, mục đích làm linh mục của họ là hưởng thụ các tiện nghi chứ không phải vì yêu mến các linh hồn, càng không phải là muốn trở thành môn đệ chân chính của Đức Chúa Giê-su Ki-tô.
Nhìn thấy một linh mục có đời sống xa hoa giữa đám con chiên nghèo khổ, thì thử hỏi, ai mà nhìn thấy cho được Đức Chúa Giê-su nghèo nàn trong hang lừa máng cỏ chứ ?
Nhìn thấy một linh mục “ngự” trong căn nhà có gắn máy lạnh (1), trang trí hơn cả phòng tiếp khách của thủ tướng, đẹp lộng lẫy hơn cả nhà thờ, thì thử hỏi, có ai nhìn thấy được Đức Chúa Giê-su quằn quại đau thương trên thập giá chứ ?
Có đủ tiện nghi để việc truyền giáo được thuận lợi, với việc có đầy đủ tiện nghi để hưởng thụ thì khác xa nhau như trời với đất.
Thiết tưởng điều này tất cả mọi người đều biết rất rõ, huống chi là linh mục ? Khỏi bàn tới...
(1) Ở nước ngoài căn phòng có máy lạnh là chuyện phổ thông, nhưng nước mình còn nghèo…
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:46 22/09/2015
N2T |
10. Một vài người trưng cầu chủ ý của mình với người thân thuộc rồi lấy làm tiếc vì nhỡ theo đuổi ơn gọi, thì như Đức Chúa Giê-su đã nói “là người không thích hợp với Nước Trời" .
(Thánh Cyrillus)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:46 22/09/2015
N2T |
Sau khi Tần Thủy Hoàng chết, con là Hồ Hợi lấy hiệu là Tần Nhị Thế.
Vì để cho kinh thành Hàm Dương có mỹ quan, ông ta bèn hạ lệnh sơn lại bức tường thành.
Ưu Chiên vỗ tay ngâm nga hát:
- “Tường thành sơn trét sáng sáng,
kẻ địch đến chẳng dám (trèo) lên;
Tường thành sơn dầu loang loáng,
địch nhân trèo (lên) dính cả trên !”
Nhưng lại cố ý làm bộ điệu khó khăn, nói:
“Chỉ là sơn quét quá nhiều,
cho nên không thể đẹp được,
cần phải để khô,
sơn mới không bị tróc.
Bệ hạ nên làm trước một cái nhà thật lớn để che toàn bộ bức tường rồi mới có thể sơn tiếp được”.
Tần Nhị Thế chỉ vẫy vẫy tay nói:
- “Thôi, thôi”.
(Sử ký)
Suy tư 26:
Làm một cái nhà lớn rồi đem toàn bộ bức tường dài hàng trăm mét bỏ vào trong để bảo quản, thì ai mà làm được, trong lúc bức tường thì dài, lại chôn chặt dưới đất ?
Cũng giống như chúng ta đi xưng tội mà giấu đi không xưng các tội trọng với linh mục, giấu trong lòng thì không ai biết cả, nhưng lương tâm áy náy và Thiên Chúa thì biết tỏng teo là ta giấu tội, mà đã sợ tội rồi giấu đi thì đừng phạm tội có hay hơn không ? Bởi vì xưng tội mà giấu tội trọng thì tội nặng lên gấp đôi và việc xưng tội lần ấy sẽ không thành.
Ai có mắt thì xem và đọc, đọc thì hiểu, mà đã hiểu thì khi đi xưng tội không thèm giấu tội làm chi cho tội thêm nặng…
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:42 22/09/2015
N2T |
11. Người có đủ sự phán đoán, có lý tính, thì nên hoàn toàn dâng hiến mình.
(Thánh Ignatius Antiochenus)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Toà Bạch Ốc mong đợi gì nơi chuyến thăm của Đức Thánh Cha
Bùi Hữu Thư
10:06 22/09/2015
Wahington Post: Chính phủ Obama hy vọng chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha sẽ làm giảm bớt những bế tắc về chính trị tại Hoa Thịnh Đốn
Phó Tổng Thống Biden tuần qua đã cho hay Toà Bạch Ốc đã hết sức nhức đầu về tình trạng bế tắc và chua chát của hiện tình chính trị Hoa Kỳ. Ông Biden nói với một nhóm người Châu Mỹ La Tinh : “Nhân vật nổi tiếng nhất trên thế giới sắp đến Hoa Kỳ.” Không chỉ sự kiện Đức Thánh Cha nổi tiếng làm cho Toà Bạch Ốc vui mừng, mà là khả năng của ngài giúp cho có thể vượt qua những khúc mắc của tình trạng bế tắc của Hoa Kỳ về chính trị, trong khi tổng thống Obama đã không vượt qua được.
Câu hỏi to lớn đối với ông Obama và các cố vấn của ông là không biết sự nổi danh của Đức Thánh Cha có thể chuyển lay được phần nào các địa bàn về vài vấn đề then chốt đối với Toà Bạch Ốc và giúp cho tổng thống Obama có được lối thoát trong những tháng cuối cùng của nhiệm kỳ của ông không?
Đức Thánh Cha đã có những lập trường cải cách – đôi khi về bên tả của ông Obama, và cũng hoàn toàn năm bên ngoài những tranh luận về chính trị của Hoa Kỳ - những vấn đề như cải tổ các đạo luật về công lý tội phạm, di dân và bình đẳng về kinh tế. Đầu năm nay, ngài nói rằng việc gia tăng nhiệt độ toàn cầu, bị thúc đẩy bởi chế độ tiêu thụ quá mức, chủ nghĩa vật chất và lòng tham lam quá độ, đang đe doạ biến trái đất thành một đống rác dơ bẩn.
Tuy nhiên ngài vẩn được phe Cộng Hoà ưa chuộng, kể cả ông John A. Boehmer, chủ tịch Hạ Viện, là người đã mời Đức Thánh Cha nói chuyện trước Lưỡng Viện.
Ông Obama và Đức Thánh Cha Phanxicô đã không có nhiều thì giờ ngồi với nhau trong hai năm của giáo triều của ngài. Hai vị lãnh tụ đã gặp gỡ tại Vatican trong 45 phút năm ngoái khi ông Obama nói: “Phần lớn cuộc đối thoại tập trung vào hai vấn đề chính: thảm trạng của người nghèo khó, và sống bên lề xã hội, và sự bất bình đẳng ngày càng gia tăng, cùng những thách đố của chiến tranh trên thế giới ngày nay.”
Ông John Carr, giám đốc các Dự Án về Tư Tưởng Công Giáo và Đời Sống Công Cộng thuộc Đại Học Georgetown nói: “Chúng ta tại Hoa Thịnh Đốn, tưởng rằng mình là cái rốn của vũ trụ, nhưng chúng ta không phải là trung tâm của thế giới của Đức Thánh Cha Phanxicô.” Vì ngài không chú tâm nhiều đến việc gặp gỡ ông Obama hay các nhân vật cao cấp của Toà Bạch Ốc.
Và đây có lẽ là cơ hội tốt nhất để Toà Bạch Ốc khai triển các tranh luận về một chuỗi những vấn đề bế tắc vô vọng là cốt lõi của nghị trình của ông Obama. Sức mạnh của Đức Thánh Cha không nằm nơi những lời phát biểu của ngài (vì nhiều khi ngài đã bỏ qua bài diễn văn đã soạn sẵn), mà ở nơi các hành động của ngài. Mặc dầu ngài nói ngài không biết sử dụng máy vi tính, nhưng ngài lại có tài sử dụng những cử chỉ có tính cách kịch nghệ đã được chiếu đi chiếu lại nhiều lần trên mạng lưới toàn cầu. Chẳng hạn, sau Thánh Lễ Phục Sinh tại Rôma, ngài đã xuống xe bước vào đám đông để ôm lên và hôn một đứa trẻ bị bệnh đau màng óc. Video chiếu cảnh Đức Thánh Cha hôn em Dominic Goandreau đã được hai đài truyền hình Fox News, CNN chiếu suốt ngày, và buổi tối trên hai đài ABC và NBC. Đa số cảm nghĩ của người Mỹ về Đức Thánh Cha sẽ chịu ảnh hưởng bởi các giây phút cảm động ngài sẽ dành cho mọi người như khi ngài viếng thăm khám đường tại Philadelphia với 100 phạm nhân và gia đình của họ.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã chú ý nhiều đến tình trạng luân lý đạo đức của con người, và chính điều này đã khiến cho ngài có nhiều quyền năng. Giờ phút quan trọng nhất của chuyến tông du có thể là khi ngài giảng bằng tiếng Iphanho trong Thánh Lễ Chúa Nhật ngày 27 tháng 9 tại Nữu Ước trước hàng vạn người di cư đến từ Trung và Nam Mỹ.
Charlie Kupchan, một viên chức cao cấp trong Hội Đồng An Ninh Quốc Gia nói: “Đức Thánh Cha Phanxicô là một nhân vật rất độc lập, theo như chúng ta biết qua các chuyến tông du trước đây của ngài là chúng ta sẽ không biết gì về những gì ngài sẽ nói cho đến khi ngài nói ra.”
Phó Tổng Thống Biden tuần qua đã cho hay Toà Bạch Ốc đã hết sức nhức đầu về tình trạng bế tắc và chua chát của hiện tình chính trị Hoa Kỳ. Ông Biden nói với một nhóm người Châu Mỹ La Tinh : “Nhân vật nổi tiếng nhất trên thế giới sắp đến Hoa Kỳ.” Không chỉ sự kiện Đức Thánh Cha nổi tiếng làm cho Toà Bạch Ốc vui mừng, mà là khả năng của ngài giúp cho có thể vượt qua những khúc mắc của tình trạng bế tắc của Hoa Kỳ về chính trị, trong khi tổng thống Obama đã không vượt qua được.
Câu hỏi to lớn đối với ông Obama và các cố vấn của ông là không biết sự nổi danh của Đức Thánh Cha có thể chuyển lay được phần nào các địa bàn về vài vấn đề then chốt đối với Toà Bạch Ốc và giúp cho tổng thống Obama có được lối thoát trong những tháng cuối cùng của nhiệm kỳ của ông không?
Đức Thánh Cha đã có những lập trường cải cách – đôi khi về bên tả của ông Obama, và cũng hoàn toàn năm bên ngoài những tranh luận về chính trị của Hoa Kỳ - những vấn đề như cải tổ các đạo luật về công lý tội phạm, di dân và bình đẳng về kinh tế. Đầu năm nay, ngài nói rằng việc gia tăng nhiệt độ toàn cầu, bị thúc đẩy bởi chế độ tiêu thụ quá mức, chủ nghĩa vật chất và lòng tham lam quá độ, đang đe doạ biến trái đất thành một đống rác dơ bẩn.
Tuy nhiên ngài vẩn được phe Cộng Hoà ưa chuộng, kể cả ông John A. Boehmer, chủ tịch Hạ Viện, là người đã mời Đức Thánh Cha nói chuyện trước Lưỡng Viện.
Ông Obama và Đức Thánh Cha Phanxicô đã không có nhiều thì giờ ngồi với nhau trong hai năm của giáo triều của ngài. Hai vị lãnh tụ đã gặp gỡ tại Vatican trong 45 phút năm ngoái khi ông Obama nói: “Phần lớn cuộc đối thoại tập trung vào hai vấn đề chính: thảm trạng của người nghèo khó, và sống bên lề xã hội, và sự bất bình đẳng ngày càng gia tăng, cùng những thách đố của chiến tranh trên thế giới ngày nay.”
Ông John Carr, giám đốc các Dự Án về Tư Tưởng Công Giáo và Đời Sống Công Cộng thuộc Đại Học Georgetown nói: “Chúng ta tại Hoa Thịnh Đốn, tưởng rằng mình là cái rốn của vũ trụ, nhưng chúng ta không phải là trung tâm của thế giới của Đức Thánh Cha Phanxicô.” Vì ngài không chú tâm nhiều đến việc gặp gỡ ông Obama hay các nhân vật cao cấp của Toà Bạch Ốc.
Và đây có lẽ là cơ hội tốt nhất để Toà Bạch Ốc khai triển các tranh luận về một chuỗi những vấn đề bế tắc vô vọng là cốt lõi của nghị trình của ông Obama. Sức mạnh của Đức Thánh Cha không nằm nơi những lời phát biểu của ngài (vì nhiều khi ngài đã bỏ qua bài diễn văn đã soạn sẵn), mà ở nơi các hành động của ngài. Mặc dầu ngài nói ngài không biết sử dụng máy vi tính, nhưng ngài lại có tài sử dụng những cử chỉ có tính cách kịch nghệ đã được chiếu đi chiếu lại nhiều lần trên mạng lưới toàn cầu. Chẳng hạn, sau Thánh Lễ Phục Sinh tại Rôma, ngài đã xuống xe bước vào đám đông để ôm lên và hôn một đứa trẻ bị bệnh đau màng óc. Video chiếu cảnh Đức Thánh Cha hôn em Dominic Goandreau đã được hai đài truyền hình Fox News, CNN chiếu suốt ngày, và buổi tối trên hai đài ABC và NBC. Đa số cảm nghĩ của người Mỹ về Đức Thánh Cha sẽ chịu ảnh hưởng bởi các giây phút cảm động ngài sẽ dành cho mọi người như khi ngài viếng thăm khám đường tại Philadelphia với 100 phạm nhân và gia đình của họ.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã chú ý nhiều đến tình trạng luân lý đạo đức của con người, và chính điều này đã khiến cho ngài có nhiều quyền năng. Giờ phút quan trọng nhất của chuyến tông du có thể là khi ngài giảng bằng tiếng Iphanho trong Thánh Lễ Chúa Nhật ngày 27 tháng 9 tại Nữu Ước trước hàng vạn người di cư đến từ Trung và Nam Mỹ.
Charlie Kupchan, một viên chức cao cấp trong Hội Đồng An Ninh Quốc Gia nói: “Đức Thánh Cha Phanxicô là một nhân vật rất độc lập, theo như chúng ta biết qua các chuyến tông du trước đây của ngài là chúng ta sẽ không biết gì về những gì ngài sẽ nói cho đến khi ngài nói ra.”
Kết thúc tông du Cuba: có phép lạ mưa xuống nhưng không khí tự do thì vẫn phải chờ.
Trần Mạnh Trác
15:00 22/09/2015
Một thanh niên van xin ĐTC can thiệp cho tự do |
Những cơn mưa
Không uổng sự mong chờ cuả nhiều tháng nay, người dân Cuba vui mừng cho biết cuộc tông du cuả ĐTC Phanxicô đã đem đến cho họ nhiều ơn phúc, và ngay cả những cơn mưa nữa. Sau một muà hạn hán dài, mưa đã đổ xuống hôm thứ Hai trên hầu hết lãnh thổ, đài khí tượng loan báo sẽ còn có mưa nữa vào thứ Ba. Người ta đã gọi đó là 'những giọt nước thánh'.
Người ta đặt nhiều kỳ vọng vào cuộc tông du này, hy vọng rằng vị giáo hoàng đầu tiên cuả Mỹ Châu sẽ thuyết phục được ông Chủ Tịch Raul Castro đưa đất nước ra khỏi sự cô lập lâu dài - và chấm dứt nhiều thập niên sách nhiễu, đàn áp và bắt giam những người bất đồng chính kiến.
Nhưng nhiều chuyên gia cho biết rằng khả năng của việc Đức Thánh Cha có thể làm thay đổi một chính sách thì hạn chế lắm. Dù cho những điều Ngài rao giảng về dân chủ sẽ một ngày nào đó tạo ra những hiệu quả, nhưng cái ngày đó thì còn xa xôi lắm.
Và Toà Thánh cũng có vẻ cẩn thận trước những kỳ vọng như thế. Tình hình nhân quyền của quốc gia này vẫn còn ảm đạm, theo báo cáo mới nhất cuả Human Rights Watch về Cuba.
Đàn áp tiếp tục
"Chính quyền Cuba vẫn tiếp tục đàn áp những người bất đồng chính kiến và ngăn cản những lời chỉ trích công khai", nhóm nhân quyền báo cáo. "Dù cho trong những năm gần chính quyền đã không còn áp dụng những bản án tù dài hạn để trừng phạt những người phê bình, nhưng những cuộc bắt bớ tùy tiện ngắn hạn thì đã tăng lên đáng kể."
Trong chuyến viếng thăm của DGH Phanxicô, nhiều nhà hoạt động nhân quyền cho biết họ bị mắc kẹt trong nhà của họ, được canh giữ bởi nhân viên an ninh.
Ủy ban Nhân quyền và Hòa giải Quốc gia Cuba báo cáo có 768 vụ bắt giữ ngắn hạn vào tháng trước, một tổng số cao nhất trong năm nay.
Cảnh sát thường giữ họ để thẩm vấn tại đồn. Nhưng đôi khi họ bị đưa ra khỏi thị trấn, bắt đứng dưới trời nắng, hoặc phải ngồi chờ bên trong một xe buýt nóng nực.
Cuộc ân xá 3.522 tù nhân vào tuần trước được coi là một cử chỉ hòa giải cuả chính quyền, nhưng trong số đó không hề có một người nào của số 60 tù nhân chính trị mà 'Ủy ban bất đồng chính kiến về Nhân quyền và Hòa giải Quốc gia' cuả Cuba đã liệt kê ra.
"Ông Raul đã rất khôn khéo trong việc tạo ra một hình ảnh của mình như là một nhà cải cách, bằng cách nới lỏng một số lãnh vực trong nền kinh tế, nhưng những cải cách đó thì rất nhỏ và không làm thay đổi quyền kiểm soát tuyệt đối của chính phủ trên nền kinh tế," theo lời ông Sebastian Arcos, một cựu tù nhân chính trị đã chạy thoát khỏi Cuba cách đây 22 năm và đang cư ngự ở Florida . Hiện nay, ông là phó giám đốc của Viện Nghiên cứu Cuba tại Đại học Quốc tế Florida ở Miami.
Hiến pháp Cuba cho phép tự do ngôn luận nhưng phải "định hướng xã hội chủ nghĩa,"nghiã là việc đàn áp những người bất đồng chính kiến là hợp pháp và cần thiết, dù cho người đó chỉ dừng lại, hay đơn giản chỉ có ý tham dự một cuộc biểu tình mà thôi.
Có áp lực từ Giáo Hội?
Có vẻ như Đức Thánh Cha đã thúc đẩy ông Castro trong diễn từ vào tối thứ Bảy ở sân bay quốc tế Havana. Ngài đề cập đến những người bất đồng chính kiến ở Cuba hoặc đang lưu vong ở Mỹ, khi nói rằng Ngài rất lấy làm tiếc vì "có nhiều người, vì nhiều lý do, Ngài không thể gặp được."
Hai người bất đồng chính kiến nổi tiếng, Marta Beatriz Roque và Miriam Leiva, đã được Vatican mời để tham dự buổi kinh chiều với ĐGH trong ngôi nhà thờ lịch sử của Havana. Nhưng họ nói rằng đã bị nhân viên an ninh bắt giữ và bị cấm tham dự sự kiện này.
Bà Roque và bà Leiva cho biết họ còn được Vatican mời gặp Đức Giáo Hoàng tại toà đại sứ của Tòa Thánh, nhưng cũng bị bắt giữ vào dịp đó nữa.
Một viễn cảnh mờ mịt.
Phóng viên Arcos nghĩ rằng cuộc tông du này sẽ không tạo ra một thay đổi nào trên những gì mà ông gọi là "sự thiếu tự do kinh hoàng" ở Cuba.
"Người Cuba đang hy vọng có những cải cách dân chủ nhiều hơn và họ sẽ phải thất vọng," ông nói. "Castro đang hy vọng sẽ được hưởng đôi chút cái hương thơm kỳ diệu cuả Đức Phanxicô. Nỗi lo sợ của tôi là chuyến viếng thăm này sẽ củng cố thêm tính hợp pháp chính trị của chế độ. "
Sự lạm dụng của chính phủ có thể vẫn tiếp tục, theo ý kiến cuả Giáo sư Greg Weeks, một nhà khoa học chính trị tại Đại học Bắc Carolina ở Charlotte.
"Kết quả có thể là: những thông điệp cuả Đức Giáo Hoàng sẽ được coi như là tôn giáo hơn là chính trị. Ngài nói về quyền con người nhưng không chỉ trích trực tiếp chính quyền Cuba. Nhìn chung, những điều Ngài nói sẽ thấm nhuần vào tận xương tuỷ hầu như caủ tất cả mọi người, nhưng không phải là một tia lửa làm mồi cho những thay đổi nhanh chóng, " Giáo sư Greg Weeks viết.
Thêm vào đó những công việc cuả những người bất đồng chính kiến ở Cuba cũng không tự giúp họ được bao nhiêu.
Hầu hết người dân Cuba không có nhiều thiện cảm về họ, tin rằng họ phần lớn được trợ giúp bởi số tiền $ 30 triệu trợ giúp cuả Mỹ qua các chương trình thúc đẩy dân chủ ở Cuba. Số tiền đó đưa vào Cuba qua các nhóm phi chính phủ.
Những 'Thiếu Phụ áo Trắng' (Ladies in White) thường biểu tình sau Thánh Lễ mỗi ngày Chúa Nhật, thừa nhận rằng những người đi biểu tình sẽ được trả $ 30 cho mỗi cuộc tuần hành, là một số tiền lớn so với mức lương trung bình hàng tháng của Cuba.
"Các phương tiện truyền thông chính thống mô tả những người đối kháng tại Cuba là những chiến sĩ tự do dũng cảm. Nhưng đó là một phần của những gì mà tôi gọi là sự sai lạc liên tục về thực trạng tại Cuba," theo lời ông Arnold August, một tác giả ở Montreal. Ông August thường có một cái nhìn thiện cảm với chính quyền Cuba hơn hầu hết các nhà phân tích khác.
Vai trò cuả Giáo Hội
Đã có người lạc quan cho rằng Giáo Hội có thể làm Cuba thay đổi như nhiều lần trước đây. Như những cuộc tông du cuả Đức John Paul II (năm 1998,) và cuả Đức Bênêđictô XVI (năm 2012,) cả hai lần đều giúp mở rộng các quyền tự do cho Giáo Hội Công Giáo ở Cuba, từng phải hoạt động trong bóng tối sau cuộc cách mạng năm 1959 .
"Đức Thánh Cha đang tạo ra một không gian an toàn để việc hòa giải có thể diễn ra," theo ý kiến của phóng viên Austen Ivereigh, một chuyên gia về Giáo Hội Công Giáo ở Mỹ Latin cho biết.
Nhưng cũng có nhiều người cho rằng Giáo Hội có thể và nên làm nhiều hơn.
"Tôi hiểu quan điểm cuả Giáo Hội, và chúng ta đều biết rằng Giáo Hội đang chơi một cuộc chơi dài, nhưng vào thời điểm này, tức là vào chuyến viếng thăm của vị giáo hoàng thứ ba, thì Giáo Hội phải sử dụng uy quyền đạo đức của mình để giải quyết một tình huống mà về cơ bản là không phù hợp với các giá trị cuả Giáo Hội, "theo lời ông Jose Cardenas, từng làm việc tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và tại Hội đồng cố vấn an ninh quốc gia dưới thời cựu Tổng thống George W. Bush.
Tuy nhiên, phóng viên Ivereigh thì tin rằng Đức Giáo Hoàng đang dẫn đưa Cuba đi vào lề phải cuả con đường.
"Ngài đến Cuba để chữa lành lịch sử và đẩ xây dựng những cây cầu," Ivereigh nói. "Cái eo biển Florida đối với vị giáo hoàng này thì cũng giống như bức tường Berlin với Đức Giáo Hoàng John Paul II - không chỉ là một rào cản vật lý, nhưng là một rào cản của nghi ngờ và ngờ vực. Và vì thế mà đức Phanxicô có một vai trò quan trọng ở đây."
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tới Hoa Kỳ trong chuyến viếng thăm đầu tiên của ngài
Vũ Van An
17:55 22/09/2015
Tin của New York Time cho hay Đức Giáo Hoàng đã đuợc đón tiếp trọng thể tại Washington vào buổi chiều Thứ Ba khi ngài bắt đầu cuộc viếng thăm Hoa Kỳ đầu tiên của ngài với quyết tâm thúc giục siêu cường cuối cùng của thế giới phải làm nhiều hơn nữa trong việc chăm sóc hành tinh và những cư dân bị đẩy qua bên lề hơn hết.
Máy bay của ngài lượn ra khỏi bầu trời đầy mây để đáp xuống Phi Trường Hỗn Hợp Andrews, một địa điểm ấn tượng vẫn được biết dưới tên Căn Cứ Không Lực Andrews nhiều hơn và là bản doanh của đoàn máy bay của Tổng Thống. Lúc Đức Giáo Hoàng bước khỏi máy bay, ngài được nghinh đón bởi Tổng Thống Obama, Phó T63ng Thống Joseph R. Biden Jr. và các bà vợ của họ, Michelle Obama và Jill Biden.
Việc Đức Giáo Hoàng tới đây là để bắt đầu chuyến viếng thăm 6 ngày sẽ đưa ngài từ đây tới New York và Philadelphia những nơi ngài sẽ cử hành các Thánh Lễ trước những đám đông vĩ đại, sẽ chủ tọa nghi lễ phong thánh đầu tiên trên đất Hoa Kỳ, sẽ đọc diễn văn trước Quốc Hội và gây không ít căng thẳng trong sứ điệp của ngài. Nhiều chủ đề của ngài trùng hợp với các chủ đề của Ông Obama, nhưng chúng cũng sẽ khác biệt một cách có ý nghĩa sẽ làm chuyến đi thêm ý nhị.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô trở thành vị giáo hoàng thứ ba thăm viếng Washington và do đó, cả thủ đu nhộn nhịp đón tiếp ngài. Một vòng đai an ninh rộng lớn đã được thiết lập suốt từ Đồi Capitol tới Tòa Bạch Ốc và Tòa Khâm Sứ, nơi ngài cư ngụ, gồm việc đóng nhiều đường và hạn chế người đi bộ. Hàng ngàn cư dân và du khách ra khỏi thành phố sẵn sàng tụ về những địa điểm ngài dự trù dừng lại và các chính khách thuộc mọi mầu sắc đều đang "nhận vơ" thế giá của ngài cho các nghị trình của mình.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô tới đây từ Cuba nơi ngài vừa kết thúc chuyến viếng thăm 4 ngày vào sáng Thứ Ba ngay tại trung tâm tôn giáo và cách mạng của nước này, sau khi viếng đền vị Quan Thầy của cả nước tại El Cobre và ngỏ lời cuối cùng với nhân dân Cuba từ thành phố Santiago de Cuba.
Ngài cử hành Thánh Lễ tại một nhà thờ gần vùng núi Sierra Maestra nơi có đền thờ Nữ Trinh Bác Ái xây trong thế kỷ 19. Đền thờ này giữ bức tượng được người Công Giáo của xứ sở hết sức sùng kính: đó là một bức tượng Đức Nữ Trinh Maria nhỏ bằng gỗ được các ngư phủ tìm thấy cách nay hơn 400 năm.
Sau đó, ngài đưa ra lời ca ngợi gia đình trong bài giảng cuối cùng của ngài tại Nhà Thờ Chánh Tòa Đức Mẹ Lên Trời ở Santiago de Cuba, ví các bài học Chúa dạy với các bài học trong gia đình. "Không có gia đình, không có hơi ấm của gia đình, đời trở thành trống rỗng, làm yếu đi các mạng lưới vốn nâng đỡ ta trong nghịch cảnh, nuôi dưỡng ta trong cuộc sống hàng ngày và động viên ta xây dựng một tương lai tốt hơn" ngài nói thế với những người hiện diện.
Hàng trăm khách đã được Tòa Khâm Sứ mời tới nghinh đón Đức Giáo Hoàng tại Sân Bay Andrews. Họ đứng chờ ngài trên một khán đài bằng kim loại. Khoảng hơn 10 nhà lãnh đạo Giáo Hội cũng đã được mời tham gia với Tổng Thống Obama, Ông Biden và các bà vợ của họ trên sân bay, trong khi hàng quân danh dự đứng nghiêm chỉnh và một ban nhạc học đường trình diễn. Ông Obama mang theo các con gái Malia và Sasha, và mẹ vợ, Marian Robinson, trong khi Ông Biden mang theo hai đứa cháu, Maisy và Finnegan.
Không dự tính có bài diễn văn nào khi Đức Giáo Hoàng tới đây nhưng Vatican chọn 4 trẻ em thuộc lớp 1, lớp 3 và lớp 7 từ nhiều trường Công Giáo khác nhau thuộc vùng Washington để nghinh đón ngài, một em mang bó hoa. Sau đó, Đức Giáo Hoàng đã đi riêng về Tòa Khâm Sứ nghỉ đêm.
Việc Tổng Thống đích thân nghinh đón là dấu chỉ sự kính trọng. Các tổng thống ít khi nghinh đón các khách ngoại quốc tại Phi Trường Andrews, thay vào đó, chờ họ tới Tòa Bạch Ốc. Lần duy nhất Ông Obama tới Phi Trường này để nghinh đón một nguyên thủ quốc gia là năm ngoái khi ông đón Tổng Thống François Hollande của France tới thăm, chỉ bởi vì ngay sau đó, hai vị tổng thống cùng lên Không Lực Một để tới Charlottesville, Va.
Nhưng Tổng Thống Bush cũng đã có ngoại lệ vào năm 2008 khi Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI tới thăm. Bởi thế Ông Obama đã theo gương. Ông BIden, phó tổng thống Công Giáo đầu tiên của đất nước, rất mong được diện kiến với Đức Giáo Hoàng.
Tòa Bạch Ốc tìm cách nhấn mạnh các tương đồng giữa Tổng Thống và Đức Giáo Hoàng, trong khi lờ đi các lãnh vực bất đồng.Ông Earnest, phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc nói rằng: "Cả Tổng Thống Obama lẫn Đức Giáo Hoàng Phanxicô, trong suốt nghiệp vụ của các vị, đã chứng tỏ dấn thân cho các giá trị liên quan tới công lý xã hội và kinh tế".
Hôm Thứ Ba, một số dân biểu Dân Chủ công bố ba cuốn video ngắn khẩn khoản xin Đức Giáo Hoàng đề cập tới di dân, thay đổi khí hậu và nghèo đói trong bài diễn văn trước Quốc Hội của ngài. Thượng Nghị Sĩ Bernie Sanders của Vermont, đang vận động ra tranh cử tổng thống cho Đảng Dân Chủ, tham gia với các công nhân khế ước và lương thấp làm việc tại Đồi Capitol và nhiều tòa nhà liên bang đang đình công để đòi lương cao hơn và được quyền tham gia công đoàn.
Ở phía bên kia cuộc chiến ý thức hệ, những người chống phá thai hy vọng Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ thúc đẩy các cố gắng của họ trong việc áp đặt các giới hạn mới lên thủ tục phá thai và hủy bỏ việc tài trợ cho "công ty" phá thai Planned Parenthood. Chỉ mấy giờ trướ ckhi ngài tới, các thượng nghị sĩ Cộng Hòa đã cố gắng nhưng thất bại trong cuộc vận động ngăn cấm việc phá thai sau 20 tuần thai nghén.
Ấy thế nhưng, Đức Phanxicô cũng có thể đưa ra các điểm thách thức cả hai đảng, nhất là nếu ngài lặp lại các nhận xét chống lại điều ngài coi là quá lạm của việc hoàn cầu hóa và của chủ nghĩa tư bản. Và ngài cũng có thể làm cà Tòa Bạch Ốc lẫn Quốc Hội khó chịu nếu ngài thúc giục họ phải làm nhiều hơn để giúp người tỵ nạn Syria đang tràn vào Âu Châu; Ông Obama đã ra lệnh nhận thêm 10,000 người Syria vào năm tới, nhưng điều này chỉ là một bách phân nhỏ so với những gì các nhóm nhân quyền đã khuyến cáo.
Theo chương trình, Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ dự nghi lễ chào mừng long trọng tại Vuờn Phía Nam của Bạch Ốc vào sáng Thứ Tư, với 21 phát súng chào, ban nhạc Thủy Quân Lục Chiến cử quốc ca Tòa Thánh và khoảng 15,000 người tụ tập ở đó và tại khu Ellipse gần đó. Sau đó, Ông Obama và Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ hội kiến riêng với nhau trong khoảng 45 phút tại Phòng Bầu Dục trong khi Ông Biden và Ngoại Trưởng John Kerry, đều là người Công Giáo, sẽ gặp gỡ riêng với Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh.
Sau khi rời Bạch Ốc, Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ dẫn đoàn hộ tống của ngài quanh khu Ellipse và chủ tọa buổi cầu nguyện tại Nhà Thờ Chánh Tòa Thánh Mátthêu. Sau đó vào buổi chiều, ngài dự tính sẽ cử hành Thánh Lễ cho khoảng 30,000 người, trong đó có Phó Tổng Thống Biden, tại Vương Cung Thánh Đường Đền Thánh Quốc Gia Vô Nhiễm Thai.
Trong Thánh Lễ này, Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ phong hiển thánh cho á thánh Junipero Serra, tu sĩ Dòng Phanxicô người Tây Ban Nha, nổi tiếng trong việc khai mở 9 vùng truyền giáo của người Tây Ban Nha tại California trong thập niên 1700. Đây là cuộc phong hiển thánh đầu tiên trên đất Hoa Kỳ. Đối với Giáo Hội, á thánh Serra được coi là vị anh hùng đã truyền bá Tin Mừng cho Tân Thế Giới. Nhưng nhiều nhóm Thổ Dân Hoa Kỳ lên án ngài đã đối xử khắc nghiệt với dân bản địa.
Trọng điểm chuyến viếng thăm Washington sẽ là bài diễn văn của ngài trước phiên họp lưỡng viện Quốc Hội vào sáng Thứ Năm theo lời mời của chủ tịch Hạ Viện John A. Boehner, một dân biểu Cộng Hòa theo Công Giáo của Ohio, cũng là lần đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ. Yêu cầu có vé hiếm hoi lên cao đến nỗi các viên chức quốc hội phải áp đặt các giới hạn bất thường lên nhiều người vốn có quyền lui tới Quốc Hội.
Văn phòng Ông Boehner phát hành 50,000 vé cho các thượng nghị sĩ và dân biểu để họ phân phối cho các cử tri được mời tới Vườn Phía Tây của Đồi Capitol nơi họ được xem bài diễn văn của Đức Giáo Hoàng trên các màn ảnh khổng lồ và có thể được thoáng thấy ngài vẫy tay từ ban công của chủ tịch.
Bằng việc dừng chân ở Cuba trước chuyến viếng thăm Hoa Kỳ được nhiều người mong chờ, Đức Giáo Hoàng Phanxicô muốn cho người ta thấy vai trò của ngài trong việc làm môi giới cho việc nối lại bang giao giữa Havana và Washington. Đức Giáo Hoàng sử dụng sức mạnh nổi bật của ngài để cổ vũ cho thế đứng của Giáo Hội tại Cuba, nơi Giáo Hội bị chính phủ đẩy qua bên lề đã quá lâu.
Nhiều người mong ước ngài sẽ nêu vấn đề nhân quyền và tự do chính trị với những người đón tiếp ngài, nhưng Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tỏ ra hết sức thận trọng. Ngài không gặp các nhà bất đồng hay trực tiếp thách thức Chủ Tịch Raúl Castro hoặc anh ông là Fidel, dù ngài có đưa ra một số nhận định được các nhà phân tích giải thích là phê phán khéo léo chiều hướng ý thức hệ của chính phủ. Đức Giáo Hoàng cũng không nói gì tới việc Hoa Kỳ cấm vận buôn bán với Cuba.
Phát ngôn viên Tòa Thánh, Cha Federico Lombardi, cho hay: Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã lên tiếng cách “rõ ràng, khôn khéo và hạn chế” và vai trò của ngài vốn không phải là khiêu khích trong các vấn đề chính trị nội bộ.
Cha nói với các ký giả trong cuộc họp báo vào hôm Thứ Hai rằng: “Đức Giáo Hoàng muốn thực hiện một đóng góp, nhưng trách nhiệm hệ ở các nhà lãnh đạo các quốc gia. Ngài không muốn đi quá vai trò của ngài. Ngài chỉ muốn đóng góp bằng các gợi ý, cổ vũ đối thoại, công lý và ích chung của người dân.”
Tuy vậy, trong Thánh Lễ sáng Thứ Ba, có sự hiện diện của Chủ Tịch Castro, Đức Giáo Hoàng, một lần nữa, đã thúc giục người Cuba hãy cổ vũ việc phục vụ hơn là các ý thức hệ, một chủ đề được coi như lời nhận định về chính phủ Cộng Sản, một chính phủ đã cai trị xứ sở này hơn 50 năm qua.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói rằng: “Cuộc cách mạng của chúng ta diễn ra qua tình âu yếm, qua niềm vui luôn trở thành sự gần gũi và cảm thương, dẫn chúng ta tới chỗ can dự vào và phục vụ cuộc sống người khác”
Một số nhà phân tích cho hay: các nhận định hạn chế của Đức Giáo Hoàng Phanxicô có lợi cho các nhà lãnh đạo Cuba và chính phủ Obama. Họ coi chuyến viếng thăm này thành công vì nó giúp đôi bên tiếp tục tiến về phía bình thường hóa các mối liên hệ.
Carlos Alzugaray Treto, nhà cựu ngoại giao của Cuba và rất gần gũi với anh em Castro, cho rằng “Đây là tình huống cùng thắng lợi cho cả ba người. Họ đều muốn cùng một sự việc”.
Máy bay của ngài lượn ra khỏi bầu trời đầy mây để đáp xuống Phi Trường Hỗn Hợp Andrews, một địa điểm ấn tượng vẫn được biết dưới tên Căn Cứ Không Lực Andrews nhiều hơn và là bản doanh của đoàn máy bay của Tổng Thống. Lúc Đức Giáo Hoàng bước khỏi máy bay, ngài được nghinh đón bởi Tổng Thống Obama, Phó T63ng Thống Joseph R. Biden Jr. và các bà vợ của họ, Michelle Obama và Jill Biden.
Việc Đức Giáo Hoàng tới đây là để bắt đầu chuyến viếng thăm 6 ngày sẽ đưa ngài từ đây tới New York và Philadelphia những nơi ngài sẽ cử hành các Thánh Lễ trước những đám đông vĩ đại, sẽ chủ tọa nghi lễ phong thánh đầu tiên trên đất Hoa Kỳ, sẽ đọc diễn văn trước Quốc Hội và gây không ít căng thẳng trong sứ điệp của ngài. Nhiều chủ đề của ngài trùng hợp với các chủ đề của Ông Obama, nhưng chúng cũng sẽ khác biệt một cách có ý nghĩa sẽ làm chuyến đi thêm ý nhị.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô trở thành vị giáo hoàng thứ ba thăm viếng Washington và do đó, cả thủ đu nhộn nhịp đón tiếp ngài. Một vòng đai an ninh rộng lớn đã được thiết lập suốt từ Đồi Capitol tới Tòa Bạch Ốc và Tòa Khâm Sứ, nơi ngài cư ngụ, gồm việc đóng nhiều đường và hạn chế người đi bộ. Hàng ngàn cư dân và du khách ra khỏi thành phố sẵn sàng tụ về những địa điểm ngài dự trù dừng lại và các chính khách thuộc mọi mầu sắc đều đang "nhận vơ" thế giá của ngài cho các nghị trình của mình.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô tới đây từ Cuba nơi ngài vừa kết thúc chuyến viếng thăm 4 ngày vào sáng Thứ Ba ngay tại trung tâm tôn giáo và cách mạng của nước này, sau khi viếng đền vị Quan Thầy của cả nước tại El Cobre và ngỏ lời cuối cùng với nhân dân Cuba từ thành phố Santiago de Cuba.
Ngài cử hành Thánh Lễ tại một nhà thờ gần vùng núi Sierra Maestra nơi có đền thờ Nữ Trinh Bác Ái xây trong thế kỷ 19. Đền thờ này giữ bức tượng được người Công Giáo của xứ sở hết sức sùng kính: đó là một bức tượng Đức Nữ Trinh Maria nhỏ bằng gỗ được các ngư phủ tìm thấy cách nay hơn 400 năm.
Sau đó, ngài đưa ra lời ca ngợi gia đình trong bài giảng cuối cùng của ngài tại Nhà Thờ Chánh Tòa Đức Mẹ Lên Trời ở Santiago de Cuba, ví các bài học Chúa dạy với các bài học trong gia đình. "Không có gia đình, không có hơi ấm của gia đình, đời trở thành trống rỗng, làm yếu đi các mạng lưới vốn nâng đỡ ta trong nghịch cảnh, nuôi dưỡng ta trong cuộc sống hàng ngày và động viên ta xây dựng một tương lai tốt hơn" ngài nói thế với những người hiện diện.
Hàng trăm khách đã được Tòa Khâm Sứ mời tới nghinh đón Đức Giáo Hoàng tại Sân Bay Andrews. Họ đứng chờ ngài trên một khán đài bằng kim loại. Khoảng hơn 10 nhà lãnh đạo Giáo Hội cũng đã được mời tham gia với Tổng Thống Obama, Ông Biden và các bà vợ của họ trên sân bay, trong khi hàng quân danh dự đứng nghiêm chỉnh và một ban nhạc học đường trình diễn. Ông Obama mang theo các con gái Malia và Sasha, và mẹ vợ, Marian Robinson, trong khi Ông Biden mang theo hai đứa cháu, Maisy và Finnegan.
Không dự tính có bài diễn văn nào khi Đức Giáo Hoàng tới đây nhưng Vatican chọn 4 trẻ em thuộc lớp 1, lớp 3 và lớp 7 từ nhiều trường Công Giáo khác nhau thuộc vùng Washington để nghinh đón ngài, một em mang bó hoa. Sau đó, Đức Giáo Hoàng đã đi riêng về Tòa Khâm Sứ nghỉ đêm.
Việc Tổng Thống đích thân nghinh đón là dấu chỉ sự kính trọng. Các tổng thống ít khi nghinh đón các khách ngoại quốc tại Phi Trường Andrews, thay vào đó, chờ họ tới Tòa Bạch Ốc. Lần duy nhất Ông Obama tới Phi Trường này để nghinh đón một nguyên thủ quốc gia là năm ngoái khi ông đón Tổng Thống François Hollande của France tới thăm, chỉ bởi vì ngay sau đó, hai vị tổng thống cùng lên Không Lực Một để tới Charlottesville, Va.
Nhưng Tổng Thống Bush cũng đã có ngoại lệ vào năm 2008 khi Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI tới thăm. Bởi thế Ông Obama đã theo gương. Ông BIden, phó tổng thống Công Giáo đầu tiên của đất nước, rất mong được diện kiến với Đức Giáo Hoàng.
Tòa Bạch Ốc tìm cách nhấn mạnh các tương đồng giữa Tổng Thống và Đức Giáo Hoàng, trong khi lờ đi các lãnh vực bất đồng.Ông Earnest, phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc nói rằng: "Cả Tổng Thống Obama lẫn Đức Giáo Hoàng Phanxicô, trong suốt nghiệp vụ của các vị, đã chứng tỏ dấn thân cho các giá trị liên quan tới công lý xã hội và kinh tế".
Hôm Thứ Ba, một số dân biểu Dân Chủ công bố ba cuốn video ngắn khẩn khoản xin Đức Giáo Hoàng đề cập tới di dân, thay đổi khí hậu và nghèo đói trong bài diễn văn trước Quốc Hội của ngài. Thượng Nghị Sĩ Bernie Sanders của Vermont, đang vận động ra tranh cử tổng thống cho Đảng Dân Chủ, tham gia với các công nhân khế ước và lương thấp làm việc tại Đồi Capitol và nhiều tòa nhà liên bang đang đình công để đòi lương cao hơn và được quyền tham gia công đoàn.
Ở phía bên kia cuộc chiến ý thức hệ, những người chống phá thai hy vọng Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ thúc đẩy các cố gắng của họ trong việc áp đặt các giới hạn mới lên thủ tục phá thai và hủy bỏ việc tài trợ cho "công ty" phá thai Planned Parenthood. Chỉ mấy giờ trướ ckhi ngài tới, các thượng nghị sĩ Cộng Hòa đã cố gắng nhưng thất bại trong cuộc vận động ngăn cấm việc phá thai sau 20 tuần thai nghén.
Ấy thế nhưng, Đức Phanxicô cũng có thể đưa ra các điểm thách thức cả hai đảng, nhất là nếu ngài lặp lại các nhận xét chống lại điều ngài coi là quá lạm của việc hoàn cầu hóa và của chủ nghĩa tư bản. Và ngài cũng có thể làm cà Tòa Bạch Ốc lẫn Quốc Hội khó chịu nếu ngài thúc giục họ phải làm nhiều hơn để giúp người tỵ nạn Syria đang tràn vào Âu Châu; Ông Obama đã ra lệnh nhận thêm 10,000 người Syria vào năm tới, nhưng điều này chỉ là một bách phân nhỏ so với những gì các nhóm nhân quyền đã khuyến cáo.
Theo chương trình, Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ dự nghi lễ chào mừng long trọng tại Vuờn Phía Nam của Bạch Ốc vào sáng Thứ Tư, với 21 phát súng chào, ban nhạc Thủy Quân Lục Chiến cử quốc ca Tòa Thánh và khoảng 15,000 người tụ tập ở đó và tại khu Ellipse gần đó. Sau đó, Ông Obama và Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ hội kiến riêng với nhau trong khoảng 45 phút tại Phòng Bầu Dục trong khi Ông Biden và Ngoại Trưởng John Kerry, đều là người Công Giáo, sẽ gặp gỡ riêng với Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh.
Sau khi rời Bạch Ốc, Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ dẫn đoàn hộ tống của ngài quanh khu Ellipse và chủ tọa buổi cầu nguyện tại Nhà Thờ Chánh Tòa Thánh Mátthêu. Sau đó vào buổi chiều, ngài dự tính sẽ cử hành Thánh Lễ cho khoảng 30,000 người, trong đó có Phó Tổng Thống Biden, tại Vương Cung Thánh Đường Đền Thánh Quốc Gia Vô Nhiễm Thai.
Trong Thánh Lễ này, Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ phong hiển thánh cho á thánh Junipero Serra, tu sĩ Dòng Phanxicô người Tây Ban Nha, nổi tiếng trong việc khai mở 9 vùng truyền giáo của người Tây Ban Nha tại California trong thập niên 1700. Đây là cuộc phong hiển thánh đầu tiên trên đất Hoa Kỳ. Đối với Giáo Hội, á thánh Serra được coi là vị anh hùng đã truyền bá Tin Mừng cho Tân Thế Giới. Nhưng nhiều nhóm Thổ Dân Hoa Kỳ lên án ngài đã đối xử khắc nghiệt với dân bản địa.
Trọng điểm chuyến viếng thăm Washington sẽ là bài diễn văn của ngài trước phiên họp lưỡng viện Quốc Hội vào sáng Thứ Năm theo lời mời của chủ tịch Hạ Viện John A. Boehner, một dân biểu Cộng Hòa theo Công Giáo của Ohio, cũng là lần đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ. Yêu cầu có vé hiếm hoi lên cao đến nỗi các viên chức quốc hội phải áp đặt các giới hạn bất thường lên nhiều người vốn có quyền lui tới Quốc Hội.
Văn phòng Ông Boehner phát hành 50,000 vé cho các thượng nghị sĩ và dân biểu để họ phân phối cho các cử tri được mời tới Vườn Phía Tây của Đồi Capitol nơi họ được xem bài diễn văn của Đức Giáo Hoàng trên các màn ảnh khổng lồ và có thể được thoáng thấy ngài vẫy tay từ ban công của chủ tịch.
Bằng việc dừng chân ở Cuba trước chuyến viếng thăm Hoa Kỳ được nhiều người mong chờ, Đức Giáo Hoàng Phanxicô muốn cho người ta thấy vai trò của ngài trong việc làm môi giới cho việc nối lại bang giao giữa Havana và Washington. Đức Giáo Hoàng sử dụng sức mạnh nổi bật của ngài để cổ vũ cho thế đứng của Giáo Hội tại Cuba, nơi Giáo Hội bị chính phủ đẩy qua bên lề đã quá lâu.
Nhiều người mong ước ngài sẽ nêu vấn đề nhân quyền và tự do chính trị với những người đón tiếp ngài, nhưng Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tỏ ra hết sức thận trọng. Ngài không gặp các nhà bất đồng hay trực tiếp thách thức Chủ Tịch Raúl Castro hoặc anh ông là Fidel, dù ngài có đưa ra một số nhận định được các nhà phân tích giải thích là phê phán khéo léo chiều hướng ý thức hệ của chính phủ. Đức Giáo Hoàng cũng không nói gì tới việc Hoa Kỳ cấm vận buôn bán với Cuba.
Phát ngôn viên Tòa Thánh, Cha Federico Lombardi, cho hay: Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã lên tiếng cách “rõ ràng, khôn khéo và hạn chế” và vai trò của ngài vốn không phải là khiêu khích trong các vấn đề chính trị nội bộ.
Cha nói với các ký giả trong cuộc họp báo vào hôm Thứ Hai rằng: “Đức Giáo Hoàng muốn thực hiện một đóng góp, nhưng trách nhiệm hệ ở các nhà lãnh đạo các quốc gia. Ngài không muốn đi quá vai trò của ngài. Ngài chỉ muốn đóng góp bằng các gợi ý, cổ vũ đối thoại, công lý và ích chung của người dân.”
Tuy vậy, trong Thánh Lễ sáng Thứ Ba, có sự hiện diện của Chủ Tịch Castro, Đức Giáo Hoàng, một lần nữa, đã thúc giục người Cuba hãy cổ vũ việc phục vụ hơn là các ý thức hệ, một chủ đề được coi như lời nhận định về chính phủ Cộng Sản, một chính phủ đã cai trị xứ sở này hơn 50 năm qua.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói rằng: “Cuộc cách mạng của chúng ta diễn ra qua tình âu yếm, qua niềm vui luôn trở thành sự gần gũi và cảm thương, dẫn chúng ta tới chỗ can dự vào và phục vụ cuộc sống người khác”
Một số nhà phân tích cho hay: các nhận định hạn chế của Đức Giáo Hoàng Phanxicô có lợi cho các nhà lãnh đạo Cuba và chính phủ Obama. Họ coi chuyến viếng thăm này thành công vì nó giúp đôi bên tiếp tục tiến về phía bình thường hóa các mối liên hệ.
Carlos Alzugaray Treto, nhà cựu ngoại giao của Cuba và rất gần gũi với anh em Castro, cho rằng “Đây là tình huống cùng thắng lợi cho cả ba người. Họ đều muốn cùng một sự việc”.
Hy vọng mới cho những ai không có vé có thể đón Đức Thánh Cha tại Washington DC.
Trần Mạnh Trác
20:02 22/09/2015
Sân Ellipse ở giữa Cây Bút Chì và toà Bạch Cung |
National Mall ở giữa Cây Bút Chì và toà Bạch ốc |
Những buổi lễ cuả ĐTC ở Washington DC đã không còn vé, sự phân phối là thông qua các giáo xứ cuả hai tổng giáo phận Washington DC và Baltimore, nhưng dù là giáo dân cuả một giáo xứ ở đây, hy vọng để có 1 vé là rất ít. Lấy thí dụ các giáo xứ VN ở vùng này, mỗi nơi chỉ được phân phát có 7 vé mà thôi.
Nhưng mới đây toà tổng giám mục cuả Washington DC đã tạo thêm một chương trình mới cho những ai không có vé có thể tham gia, đó là cuộc diễn hành cuả ĐTC ngay sau buổi tiếp tân tại toà Bạch Cung ngày mai, 23 tháng 9-2015, bắt đầu khoảng 10:30g, hoặc 11:00g sáng (tuỳ theo chương trình lâu mau ở trong toà Bạch Cung.)
Sự kiện không cần vé duy nhất ở Washington DC này được mở rộng cho tất cả mọi người không phân biệt tôn giáo, tuy nhiên những người tham dự phải đi qua an ninh.
Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ đi trên popemobile diễu hành chung quanh chiếc sân cỏ hình bầu dục trước toà Bạch Cung gọi là 'Ellipse' và đi trên chiếc sân rộng trước toà Bạch ốc goị là 'National Mall.'
Các cổng an ninh sẽ bắt đầu mở ra cho khu vực Ellipse và National Mall từ 4:00 sáng và sẽ đóng (không cho ai đi vào nữa) lúc 10 giờ sáng.
Không được mang thức ăn hoặc nước uống từ bên ngoài vào. Các hàng quán ven đường vẫn có sẵn để bán thực phẩm cho những ai cần tới. Một khi đi vào rồi thì những người tham dự sẽ không được phép đi ra cho đến khi cuộc diễn hành chấm dứt.
Người ta cũng có thể tụ tập trên sân của Đài tưởng niệm Washington (gọi là Cây Bút Chì ), tuy không được xe Popemobile đi qua, nhưng sẽ có những màn ảnh lớn trực tiếp truyền hình những hoạt động cuả Đức Giáo Hoàng.
Những người đi vào sân Cây Bút Chì để theo dõi truyền hình trực tiếp có thể mang theo thực phẩm và thức uống, nhưng phải là những loại phù hợp với các nguyên tắc cuả các công viên quốc gia. Nói cách chung là những loại gói sẵn và không xả rác.
Buổi hát kinh chiều với các linh mục, tu sĩ nam nữ và chủng sinh tại Havana
VietCatholic Network
20:30 22/09/2015
Quý vị và anh chị em đang theo dõi phóng sự đặc biệt về chuyến tông du Cuba và Hoa Kỳ của Đức Thánh Cha Phanxicô.
Như chúng tôi đã đưa tin, sáng nay Chúa Nhật 20 tháng 9, Đức Thánh Cha đã cử hành thánh lễ tại Quảng trường Cách Mạng ở thủ đô Cuba. Sau đó, lúc 4 giờ chiều, Đức Thánh Cha đã đến viếng thăm Chủ tịch Hội đồng Nhà Nước cùng với Hội đồng Bộ trưởng Cuba tại Dinh Cách Mạng.
Sau cuộc gặp gỡ với chính quyền dân sự, lúc 5 giờ 15, Đức Thánh Cha đã chủ sự buổi hát kinh chiều với các linh mục, tu sĩ nam nữ và chủng sinh tại Nhà Thờ Chính tòa La Havana.
Cuba, với diện tích rộng 110,861 km2, có dân số là 11,192,000 người, trong đó có 6,775,000 người Công Giáo, tương đương với 60.5 phần trăm dân số. Giáo Hội tại Cuba hiện nay có 11 giáo phận hay những miền giám quản tông tòa với 283 giáo xứ và 2,094 trung tâm mục vụ. Hiện tại, đất nước này có 17 giám mục, 365 linh mục, 659 tu sĩ nam nữ, và 4,395 giáo lý viên. Có 85 chủng sinh đang theo học tại chủng viện Havana và nước ngoài.
Trong bài huấn từ, Đức Thánh Cha nói:
Chúng ta tụ họp nhau trong Nhà Thờ Chính Tòa đầy lịch sử của Havana này để dùng các Thánh Vịnh ngợi ca lòng tín trung của Thiên Chúa đối với Dân của Người, trong tâm tình tạ ơn sự hiện diện và lòng thương xót hải hà của Người. Một lòng tín trung và thương xót không những được tưởng nhớ bởi toà nhà này mà còn bởi ký ức sống động của một số người cao niên trong chúng ta, những người nhờ kinh nghiệm mà biết được rằng “lòng thương xót của Người kéo dài mãi mãi và lòng tín trung của Người xuyên suốt mọi thời đại”. Vì thế, anh chị em thân mến, chúng ta hãy cùng nhau dâng lời cảm tạ.
Chúng ta hãy dâng lời cảm tạ vì sự hiện diện của Thần Khí trong các đặc sủng phong phú và đa dạng của mọi nhà truyền giáo từng đặt chân tới lãnh thổ này và trở thành người Cuba giữa người Cuba, một dấu chỉ cho thấy lòng thương xót của Thiên Chúa là vĩnh cửu.
Tin Mừng trình bầy Chúa Giêsu trong đối thoại với Cha của Người. Nó đem ta vào tâm điểm của tình thân mật đầy cầu nguyện giữa Chúa Cha và Chúa Con. Vì giờ của Người đã tới gần, Chúa Giêsu cầu nguyện cho các môn đệ của Người, cho những ai đang ở với Người và cho những ai sắp sửa tới nữa (xem Ga 17:20). Ta nên nhớ rằng, trong giây phút chủ yếu này, Chúa Giêsu đã biến đời sống của các môn đệ Người, đời sống ta, thành một phần trong lời cầu nguyện của Người. Người xin Cha Người giữ họ hợp nhất và hân hoan. Chúa Giêsu biết rất rõ tâm hồn các môn đệ của Người, và Người biết rất rõ tâm hồn ta. Và do đó, Người xin Chúa Cha cứu họ khỏi tinh thần cô lập, tinh thần chỉ biết đi tìm trú ẩn nơi các chắc chắn riêng của họ và nơi các vùng êm ái riêng của họ, tinh thần dửng dưng đối với người khác và tinh thần chia rẽ “phe nhóm” chỉ làm méo mó gương mặt đa dạng một cách phong phú của Giáo Hội. Đó là những tình huống sẽ dẫn tới một thứ cô lập và chán nản, một nỗi buồn dần dần sẽ tạo ra oán giận, ta thán miên man, buồn chán; đó “không phải là ý Thiên Chúa dành cho ta, cũng không phải là sống trong Thần Khí” (Niềm Vui Tin Mừng, số 2), mà Người đã mời gọi họ, mà Người đã mời gọi ta. Đó là lý do tại sao Chúa Giêsu cầu xin để nỗi buồn này và sự cô lập này không trổi vượt trong tâm hồn ta. Ta muốn làm cùng một việc, ta muốn tham dự vào lời cầu nguyện của Chúa Giêsu, vào lời của Người, để ta có thể cùng nhau thưa rằng “Lạy Cha, xin giữ họ trong danh Cha… để họ nên một như chúng ta là một” (Ga 17:11), “để niềm vui các con nên trọn” (Ga 15:11).
Chúa Giêsu cầu nguyện và Người mời gọi ta cầu nguyện, vì Người biết rằng một số điều chỉ có thể được tiếp nhận như hồng phúc; một số điều chỉ có thể được cảm nghiệm như hồng phúc. Hợp nhất là một ơn phúc chỉ có thể ban cho ta bởi Chúa Thánh Thần; ta phải cầu xin cho được ơn phúc này và phải làm hết sức để được hồng phúc này biến cải.
Hợp nhất thường bị lẫn lộn với độc dạng; với các hành động, tâm tư và lời nói y hệt như nhau. Đó không phải là hợp nhất, mà là y theo. Nó giết chết sự sống của Thần Khí; nó giết chết các đặc sủng mà Thiên Chúa ban cho để gây ích cho dân Người. Hợp nhất bị đe dọa bất cứ khi nào ta cố biến người khác thành hình ảnh và họa ảnh của chính ta. Hợp nhất là một hồng phúc, không phải một điều để áp đặt bằng sức mạnh hay bằng sắc lệnh. Tôi vui mừng được thấy anh chị em ở đây, những người nam nữ thuộc nhiều thế hệ, nhiều hậu cảnh và trải nghiệm khác nhau, tất cả hợp nhất nhờ lời cầu nguyện chung của ta. Ta hãy cầu xin Thiên Chúa gia tăng ước nguyện của ta được gần gũi nhau. Được trở thành người lân cận, luôn có đó cho nhau, với tất cả các dị biệt, các ý thích và cách nhìn sự vật của ta. Được ăn nói thẳng thắn, bất chấp các bất đồng và tranh cãi, và không nói sau lưng nhau. Ước mong ta trở thành các mục tử gần gũi dân ta, cởi mở đối với các vấn nạn và các vấn đề của họ. Các tranh chấp và bất đồng trong Giáo Hội là điều nên chờ đợi và, tôi dám nói, còn cần thiết nữa. Chúng là một dấu chỉ cho thấy Giáo Hội đang sống động và Thần Khí vẫn còn đang hành động, còn đang dậy men Giáo Hội. Khốn thay cho những cộng đồng nào không có chữ “có” và chữ “không”! Họ như những cặp vợ chồng hết còn tranh luận, vì đã mất hết hứng thú, mất hết yêu thương.
Chúa cũng cầu nguyện để ta tràn đầy “niềm vui trọn vẹn” của Người (xem Ga 17:13). Niềm vui của các Kitô hữu, và đặc biệt của các người tận hiến nam nữ, là dấu chỉ hết sức rõ ràng sự hiện diện của Chúa Kitô trong đời họ. Khi ta thấy những gương mặt buồn bã, thì điều này cảnh báo rằng một điều gì đó đang không ổn. Quả có ý nghĩa, khi đây chính là lời cầu xin mà Chúa Giêsu dã dâng lên Chúa Cha ngay trước khi Người tới Vườn Giệtsimani để làm mới lại tiếng “xin vâng” của Người. Tôi biết chắc: tất cả các anh chị em đều từng phải chịu nhiều hy sinh và đối với một số anh chị em, trong nhiều thập niên qua, những sự hy sinh này đã được chứng tỏ là khó khăn. Chúa Giêsu cầu nguyện, vào chính giờ phút hy sinh của Người, để ta đừng bao giờ đánh mất niềm vui vì biết rằng Người đã chiến thắng thế gian. Sự chắc chắn này gợi hứng cho ta, hết sáng này tói sáng nọ, để ta đổi mới đức tin ta. “Với tình âu yếm không bao giờ làm ta thất vọng, nhưng luôn có khả năng phục hồi niềm vui của ta”, nhờ lời cầu nguyện của Người, và trước mặt dân của ta, Chúa Kitô “làm ta có thể ngẩng đầu lên và bắt đầu như mới” (Niềm Vui Tin Mừng, số 3).
Chứng tá tỏa sáng niềm vui này mọi lúc và ở khắp mọi nơi là điều quan trọng xiết bao, có giá trị xiết bao đối với đời sống người dân Cuba, bất chấp các mệt mỏi, các lo âu của ta và ngay cả các thất vọng, thứ cám dỗ nguy hiểm vốn gậm nhấm chính linh hồn ta!
Anh chị em thân mến, Chúa Giêsu cầu nguyện để tất cả chúng ta nên một, và để niềm vui của Người ngụ cư trong ta. Ước mong ta cũng làm như thế, khi ta hợp nhất với nhau trong lời cầu nguyện.
Như chúng tôi đã đưa tin, sáng nay Chúa Nhật 20 tháng 9, Đức Thánh Cha đã cử hành thánh lễ tại Quảng trường Cách Mạng ở thủ đô Cuba. Sau đó, lúc 4 giờ chiều, Đức Thánh Cha đã đến viếng thăm Chủ tịch Hội đồng Nhà Nước cùng với Hội đồng Bộ trưởng Cuba tại Dinh Cách Mạng.
Sau cuộc gặp gỡ với chính quyền dân sự, lúc 5 giờ 15, Đức Thánh Cha đã chủ sự buổi hát kinh chiều với các linh mục, tu sĩ nam nữ và chủng sinh tại Nhà Thờ Chính tòa La Havana.
Cuba, với diện tích rộng 110,861 km2, có dân số là 11,192,000 người, trong đó có 6,775,000 người Công Giáo, tương đương với 60.5 phần trăm dân số. Giáo Hội tại Cuba hiện nay có 11 giáo phận hay những miền giám quản tông tòa với 283 giáo xứ và 2,094 trung tâm mục vụ. Hiện tại, đất nước này có 17 giám mục, 365 linh mục, 659 tu sĩ nam nữ, và 4,395 giáo lý viên. Có 85 chủng sinh đang theo học tại chủng viện Havana và nước ngoài.
Trong bài huấn từ, Đức Thánh Cha nói:
Chúng ta tụ họp nhau trong Nhà Thờ Chính Tòa đầy lịch sử của Havana này để dùng các Thánh Vịnh ngợi ca lòng tín trung của Thiên Chúa đối với Dân của Người, trong tâm tình tạ ơn sự hiện diện và lòng thương xót hải hà của Người. Một lòng tín trung và thương xót không những được tưởng nhớ bởi toà nhà này mà còn bởi ký ức sống động của một số người cao niên trong chúng ta, những người nhờ kinh nghiệm mà biết được rằng “lòng thương xót của Người kéo dài mãi mãi và lòng tín trung của Người xuyên suốt mọi thời đại”. Vì thế, anh chị em thân mến, chúng ta hãy cùng nhau dâng lời cảm tạ.
Chúng ta hãy dâng lời cảm tạ vì sự hiện diện của Thần Khí trong các đặc sủng phong phú và đa dạng của mọi nhà truyền giáo từng đặt chân tới lãnh thổ này và trở thành người Cuba giữa người Cuba, một dấu chỉ cho thấy lòng thương xót của Thiên Chúa là vĩnh cửu.
Tin Mừng trình bầy Chúa Giêsu trong đối thoại với Cha của Người. Nó đem ta vào tâm điểm của tình thân mật đầy cầu nguyện giữa Chúa Cha và Chúa Con. Vì giờ của Người đã tới gần, Chúa Giêsu cầu nguyện cho các môn đệ của Người, cho những ai đang ở với Người và cho những ai sắp sửa tới nữa (xem Ga 17:20). Ta nên nhớ rằng, trong giây phút chủ yếu này, Chúa Giêsu đã biến đời sống của các môn đệ Người, đời sống ta, thành một phần trong lời cầu nguyện của Người. Người xin Cha Người giữ họ hợp nhất và hân hoan. Chúa Giêsu biết rất rõ tâm hồn các môn đệ của Người, và Người biết rất rõ tâm hồn ta. Và do đó, Người xin Chúa Cha cứu họ khỏi tinh thần cô lập, tinh thần chỉ biết đi tìm trú ẩn nơi các chắc chắn riêng của họ và nơi các vùng êm ái riêng của họ, tinh thần dửng dưng đối với người khác và tinh thần chia rẽ “phe nhóm” chỉ làm méo mó gương mặt đa dạng một cách phong phú của Giáo Hội. Đó là những tình huống sẽ dẫn tới một thứ cô lập và chán nản, một nỗi buồn dần dần sẽ tạo ra oán giận, ta thán miên man, buồn chán; đó “không phải là ý Thiên Chúa dành cho ta, cũng không phải là sống trong Thần Khí” (Niềm Vui Tin Mừng, số 2), mà Người đã mời gọi họ, mà Người đã mời gọi ta. Đó là lý do tại sao Chúa Giêsu cầu xin để nỗi buồn này và sự cô lập này không trổi vượt trong tâm hồn ta. Ta muốn làm cùng một việc, ta muốn tham dự vào lời cầu nguyện của Chúa Giêsu, vào lời của Người, để ta có thể cùng nhau thưa rằng “Lạy Cha, xin giữ họ trong danh Cha… để họ nên một như chúng ta là một” (Ga 17:11), “để niềm vui các con nên trọn” (Ga 15:11).
Chúa Giêsu cầu nguyện và Người mời gọi ta cầu nguyện, vì Người biết rằng một số điều chỉ có thể được tiếp nhận như hồng phúc; một số điều chỉ có thể được cảm nghiệm như hồng phúc. Hợp nhất là một ơn phúc chỉ có thể ban cho ta bởi Chúa Thánh Thần; ta phải cầu xin cho được ơn phúc này và phải làm hết sức để được hồng phúc này biến cải.
Hợp nhất thường bị lẫn lộn với độc dạng; với các hành động, tâm tư và lời nói y hệt như nhau. Đó không phải là hợp nhất, mà là y theo. Nó giết chết sự sống của Thần Khí; nó giết chết các đặc sủng mà Thiên Chúa ban cho để gây ích cho dân Người. Hợp nhất bị đe dọa bất cứ khi nào ta cố biến người khác thành hình ảnh và họa ảnh của chính ta. Hợp nhất là một hồng phúc, không phải một điều để áp đặt bằng sức mạnh hay bằng sắc lệnh. Tôi vui mừng được thấy anh chị em ở đây, những người nam nữ thuộc nhiều thế hệ, nhiều hậu cảnh và trải nghiệm khác nhau, tất cả hợp nhất nhờ lời cầu nguyện chung của ta. Ta hãy cầu xin Thiên Chúa gia tăng ước nguyện của ta được gần gũi nhau. Được trở thành người lân cận, luôn có đó cho nhau, với tất cả các dị biệt, các ý thích và cách nhìn sự vật của ta. Được ăn nói thẳng thắn, bất chấp các bất đồng và tranh cãi, và không nói sau lưng nhau. Ước mong ta trở thành các mục tử gần gũi dân ta, cởi mở đối với các vấn nạn và các vấn đề của họ. Các tranh chấp và bất đồng trong Giáo Hội là điều nên chờ đợi và, tôi dám nói, còn cần thiết nữa. Chúng là một dấu chỉ cho thấy Giáo Hội đang sống động và Thần Khí vẫn còn đang hành động, còn đang dậy men Giáo Hội. Khốn thay cho những cộng đồng nào không có chữ “có” và chữ “không”! Họ như những cặp vợ chồng hết còn tranh luận, vì đã mất hết hứng thú, mất hết yêu thương.
Chúa cũng cầu nguyện để ta tràn đầy “niềm vui trọn vẹn” của Người (xem Ga 17:13). Niềm vui của các Kitô hữu, và đặc biệt của các người tận hiến nam nữ, là dấu chỉ hết sức rõ ràng sự hiện diện của Chúa Kitô trong đời họ. Khi ta thấy những gương mặt buồn bã, thì điều này cảnh báo rằng một điều gì đó đang không ổn. Quả có ý nghĩa, khi đây chính là lời cầu xin mà Chúa Giêsu dã dâng lên Chúa Cha ngay trước khi Người tới Vườn Giệtsimani để làm mới lại tiếng “xin vâng” của Người. Tôi biết chắc: tất cả các anh chị em đều từng phải chịu nhiều hy sinh và đối với một số anh chị em, trong nhiều thập niên qua, những sự hy sinh này đã được chứng tỏ là khó khăn. Chúa Giêsu cầu nguyện, vào chính giờ phút hy sinh của Người, để ta đừng bao giờ đánh mất niềm vui vì biết rằng Người đã chiến thắng thế gian. Sự chắc chắn này gợi hứng cho ta, hết sáng này tói sáng nọ, để ta đổi mới đức tin ta. “Với tình âu yếm không bao giờ làm ta thất vọng, nhưng luôn có khả năng phục hồi niềm vui của ta”, nhờ lời cầu nguyện của Người, và trước mặt dân của ta, Chúa Kitô “làm ta có thể ngẩng đầu lên và bắt đầu như mới” (Niềm Vui Tin Mừng, số 3).
Chứng tá tỏa sáng niềm vui này mọi lúc và ở khắp mọi nơi là điều quan trọng xiết bao, có giá trị xiết bao đối với đời sống người dân Cuba, bất chấp các mệt mỏi, các lo âu của ta và ngay cả các thất vọng, thứ cám dỗ nguy hiểm vốn gậm nhấm chính linh hồn ta!
Anh chị em thân mến, Chúa Giêsu cầu nguyện để tất cả chúng ta nên một, và để niềm vui của Người ngụ cư trong ta. Ước mong ta cũng làm như thế, khi ta hợp nhất với nhau trong lời cầu nguyện.
Đức Thánh Cha đến Hoa Kỳ trong chuyến tông du lịch sử
VietCatholic Network
20:29 22/09/2015
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Lúc 16h chiều giờ địa phương ngày thứ Ba 22 tháng 9, máy bay của Đức Thánh Cha đã đáp xuống phi trường quân sự Andrews của thủ đô Hoa Thịnh Đốn.
Hoa Kỳ, với diện tích lên đến 9,372,616 km2, có 316,253,000 dân, trong đó có 71,796,000 người Công Giáo, chiếm 22.7 phần trăm dân số. Trong 196 giáo phận, có 18,256 giáo xứ và 2,183 trung tâm mục vụ.
Giáo Hội tại Hoa Kỳ hiện có 457 giám mục, 40,967 linh mục, 55,390 tu sĩ nam nữ, 381,892 giáo lý viên và 5,829 chủng sinh.
Giáo Hội có 11,265 trung tâm giáo dục Công Giáo, từ mầm non đến đại học. Về các trung tâm bác ái và xã hội, Giáo Hội tại Hoa Kỳ có 888 bệnh viện và phòng khám, hai trung tâm dành cho người bị bệnh phong, 1,152 trung tâm dành cho người già hoặc người tàn tật, 1,090 trẻ mồ côi, 981 trung tâm tư vấn gia đình và một số đông đảo các trung tâm khác phò sinh, và 4,295 trung tâm đặc biệt dành cho việc giáo dục nhằm tái hội nhập vào xã hội.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Hình ảnh gây ấn tượng nhất cho giới truyền thông tại Hoa Kỳ là Đức Thánh Cha đã di chuyển trên chiếc Fiat nhỏ bé. Cho nên, chúng tôi mạn phép trình bày hình ảnh ấn tượng này trước.
Trong vài giờ nữa, chúng tôi sẽ trình bày với quý vị và anh chị em chi tiết về nghi thức đón tiếp Đức Thánh Cha Phanxicô tại căn cứ không quân Andrews của thủ đô Hoa Thịnh Đốn.
Những hình ảnh quý vị và anh chị em đang thấy đây là sau buổi lễ đón tiếp, tổng thống Obama đang đi cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô đi ra chiếc Fiat nhỏ bé đang chờ sẵn ngài để đưa Đức Thánh Cha về nghỉ tại Tòa Sứ Thần Tòa Thánh ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Đức Thánh Cha Phanxicô đã được tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và đệ nhất phu nhân Michelle Obama đón tiếp trên đường băng tại căn cứ không quân Andrews.
Đây là lần đầu tiên trong nhiệm kỳ tổng thống của mình, ông Obama đã chào đón một quốc khách tại ngay trên đường băng vào thời điểm đáp xuống đất Mỹ. Thông thường các tổng thống Hoa Kỳ thường chỉ đón các vị khách tại Tòa Bạch Cung.
Tuy nhiên đối với người tiền nhiệm của Đức Thánh Cha Phanxicô, là Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16, Tổng thống George W. Bush và phu nhân Laura Bush đã thân hành đến căn cứ không quân ở Maryland để chào đón ngài.
Tiền lệ đã được đặt ra. Có lẽ vì lý do đó nên cuộc đón tiếp Đức Thánh Cha Phanxicô đã diễn ra ngay tại đây.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Chuyến thăm này đánh dấu cuộc gặp gỡ lần thứ hai giữa Đức Thánh Cha Phanxicô với Tổng thống Obama. Lần gặp gỡ đầu tiên đã diễn ra tại Vatican hồi tháng 3 năm 2014.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo dân Việt trước giờ Đức Giáo Hoàng đến thủ đô Mỹ
Khánh An / VOA
07:01 22/09/2015
Giáo dân Việt trước giờ Đức Giáo Hoàng đến thủ đô Mỹ
Sự kiện Đức Giáo Hoàng Phanxicô lần đầu tiên đến thăm thủ đô Washington D.C, Hoa Kỳ từ ngày 22/9 – 24/9 được xem là một sự kiện trọng đại. Các cơ quan công lực dự kiến có hàng trăm ngàn người sẽ đổ về Washington trong 3 ngày này. Các phương tiện giao thông công cộng sẽ bị quá tải không khác gì ngày tuyên thệ nhậm chức của tổng thống Mỹ. Vậy còn giáo dân Việt Nam ở khu vực này thì thế nào? Phóng viên Khánh An của ban Việt ngữ VOA tìm hiểu.
Ngôi nhà thờ Giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam ở Arlington, Virgina, thuộc khu vực thủ đô Washington D.C của Mỹ, là nơi tập trung đông đảo giáo dân Việt Nam từ nhiều năm nay. Dù mỗi Chúa Nhật ở đây đều có nhiều thánh lễ khác nhau, nhưng số người đi lễ dường như vẫn quá tải so với sức chứa của ngôi nhà thờ nhỏ vừa được nới rộng, tu bổ thêm vài năm trước.
Thánh lễ ngày 20/9 có vẻ đặc biệt hơn những Chúa Nhật khác. Ngôi thánh đường nhỏ có sự hiện diện của hai lãnh đạo tinh thần quan trọng của giáo dân Việt Nam từ quê nhà sang, đó là Giám mục Bùi Văn Đọc - Tổng Giám mục Giáo phận Sài Gòn – và Giám mục Nguyễn Thái Hợp – Giám mục Giáo phận Vinh, Chủ tịch Ủy ban Công lý Hòa bình thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam để cùng tham dự những sự kiện chào đón Đức Giáo Hoàng Phanxicô đến Mỹ vào thứ Ba.
Tôi xin chuyển lên Đức Giáo Hoàng một lần nữa lời chào của người Công Giáo Việt Nam. Có lẽ ít nơi nào trên thế giới mà người dân Công Giáo gắn bó với Giáo Hội, hàng giáo phẩm và đặc biệt yêu mến Đức Giáo Hoàng như giáo dân Việt Nam.
Giám mục Nguyễn Thái Hợp nói.
Chị Hường, một ca viên trong giáo xứ, chia sẻ:
“Chị rất mong được gặp Đức Giáo Hoàng bởi vì đây là sự kiện rất quan trọng trong cuộc đời đối với một người Công Giáo, thành ra chị hy vọng gặp được Đức Giáo Hoàng tận mắt, nếu bắt tay được với Đức Giáo Hoàng thì càng tốt.”
Nhưng cũng như người dân ở khắp khu vực thủ đô và các tiểu bang khác trên nước Mỹ, cơ hội cho giáo dân Việt được trực tiếp hôn tay Đức Giáo Hoàng là cực kỳ nhỏ. Ông nói:
“Muốn [gặp] lắm, nhưng khó mà chen chân lắm. Mình chỉ đứng xa ra để nhìn thấy dung nhan Ngài mà thôi”.
Linh mục Hoàng Thanh Sơn của Giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam cho biết việc gặp Đức Giáo Hoàng là một điều rất cần thiết đối với đời sống tâm linh của một giáo dân Công Giáo, nhưng vì những tấm vé tham dự các thánh lễ mà Đức Giáo Hoàng sẽ cử hành tại D.C. được phân phối đều cho tất cả các giáo xứ nên số lượng vé ở mỗi giáo xứ là rất hạn chế:
“Tất cả cộng đồng Việt Nam hải ngoại, nhất là vùng Washington D.C – Virginia này, rất nóng lòng muốn gặp Đức Thánh Cha qua sự thăm viếng của Ngài. Đối với giáo xứ, địa phận chỉ cho có 7 vé mà thôi. Mà 7 vé so với 8.000, 9.000 giáo dân ở đây thì thực sự không là gì nên giáo xứ phải rút thăm. Ai là người may mắn thì sẽ được những tấm vé đó để dự thánh lễ phong thánh ở Vương cung Thánh Đường vào thứ Tư này.”
Linh mục Sơn cho biết nhiều giáo dân Việt tìm kiếm cơ hội gặp được người đứng đầu Hội thánh Công Giáo bằng cách lái xe từ D.C qua Philadelphia để tham dự ngày Đại hội Thế giới về Gia đình và dĩ nhiên cũng cần phải có một tấm vé để tham dự ngày hội này. Anh Chris Phạm là một trong số những người may mắn đó. Anh chia sẻ:
“Thấy vui vì có cơ hội gặp được một người rất quan trọng và ticket cũng hiếm nữa.”
Ước tính có hàng trăm ngàn người sẽ đổ về thủ đô nước Mỹ trong 3 ngày, từ 22/9 – 24/9. Rất nhiều con đường sẽ bị cấm xung quanh khu vực Tòa đại sứ Vatican, Tòa Bạch Ốc và các thánh đường mà Đức Giáo Hoàng sẽ tới nên giao thông thủ đô dự kiến sẽ rất khó khăn, ngay cả với hệ thống giao thông công cộng.
Tất cả cộng đồng Việt Nam hải ngoại, nhất là vùng Washington D.C – Virginia này, rất nóng lòng muốn gặp Đức Thánh Cha. Đối với giáo xứ, địa phận chỉ cho có 7 vé mà thôi. Mà 7 vé so với 8.000, 9.000 giáo dân ở đây thì thực sự không là gì nên giáo xứ phải rút thăm. Ai là người may mắn thì sẽ được những tấm vé đó để dự thánh lễ phong thánh ở Vương cung Thánh Đường vào thứ Tư này.
Linh mục Hoàng Thanh Sơn, Giáo xứ Các Thánh tử đạo VN, cho biết.
Thông báo từ Cơ quan Quản lý Nhân sự Mỹ (OPM) từ nhiều tuần trước đã khuyến cáo các cơ quan chính phủ và các công ty nên xem 3 ngày Đức Giáo Hoàng ở thủ đô như 3 ngày nghỉ tuyết. Anh Chris Phạm cho biết anh được cho phép làm việc tại nhà trong cả 3 ngày.
Nói về tình cảm của giáo dân Việt Nam đối với người đứng đầu Giáo Hội, Giám mục Nguyễn Thái Hợp cho biết.
“[Tôi] Chuyển lên Đức Giáo Hoàng một lần nữa lời chào của người Công Giáo Việt Nam. Có lẽ ít nơi nào trên thế giới mà người dân Công Giáo gắn bó với Giáo Hội, hàng giáo phẩm và đặc biệt yêu mến Đức Giáo Hoàng như giáo dân Việt Nam.”
Truyền thông Hoa Kỳ hôm thứ Hai dẫn nguồn tin từ một bản ghi nhớ của Trung tâm Tình báo Hình sự bang Pennsylvania cảnh báo nguy cơ những kẻ khủng bố giả dạng các lực lượng ứng cứu nhằm thực hiện các cuộc tấn công khủng bố trong thời gian Đức Giáo Hoàng ở Mỹ. Do vậy, an ninh ở khu vực thủ đô cũng được thắt chặt trong những ngày này.
Theo thông cáo gửi đến các cơ quan công lực Hoa Kỳ, tất cả những người tham dự, dù có vé hay không, đều phải qua đi máy kiểm tra an ninh trước khi vào khu vực đứng xem xe của Đức Giáo Hoàng đi qua.
Thông báo đưa ra danh sách những thứ bị cấm đem vào khu vực gần Đức Giáo Hoàng, trong đó người tham dự bị cấm mang cả những vật dụng thông thường như bong bóng, cây chụp ảnh selfie, hộp đựng thức ăn thủy tinh hay kim loại, bút laser, xe đạp…
Mọi thông tin liên quan tới chuyến đi của Đức Giáo Hoàng đến Mỹ đều có trên trang web: http://www.popefrancisvisit.com và các website của các cơ quan công lực Hoa Kỳ.
Sự kiện Đức Giáo Hoàng Phanxicô lần đầu tiên đến thăm thủ đô Washington D.C, Hoa Kỳ từ ngày 22/9 – 24/9 được xem là một sự kiện trọng đại. Các cơ quan công lực dự kiến có hàng trăm ngàn người sẽ đổ về Washington trong 3 ngày này. Các phương tiện giao thông công cộng sẽ bị quá tải không khác gì ngày tuyên thệ nhậm chức của tổng thống Mỹ. Vậy còn giáo dân Việt Nam ở khu vực này thì thế nào? Phóng viên Khánh An của ban Việt ngữ VOA tìm hiểu.
Ngôi nhà thờ Giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam ở Arlington, Virgina, thuộc khu vực thủ đô Washington D.C của Mỹ, là nơi tập trung đông đảo giáo dân Việt Nam từ nhiều năm nay. Dù mỗi Chúa Nhật ở đây đều có nhiều thánh lễ khác nhau, nhưng số người đi lễ dường như vẫn quá tải so với sức chứa của ngôi nhà thờ nhỏ vừa được nới rộng, tu bổ thêm vài năm trước.
Thánh lễ ngày 20/9 có vẻ đặc biệt hơn những Chúa Nhật khác. Ngôi thánh đường nhỏ có sự hiện diện của hai lãnh đạo tinh thần quan trọng của giáo dân Việt Nam từ quê nhà sang, đó là Giám mục Bùi Văn Đọc - Tổng Giám mục Giáo phận Sài Gòn – và Giám mục Nguyễn Thái Hợp – Giám mục Giáo phận Vinh, Chủ tịch Ủy ban Công lý Hòa bình thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam để cùng tham dự những sự kiện chào đón Đức Giáo Hoàng Phanxicô đến Mỹ vào thứ Ba.
Tôi xin chuyển lên Đức Giáo Hoàng một lần nữa lời chào của người Công Giáo Việt Nam. Có lẽ ít nơi nào trên thế giới mà người dân Công Giáo gắn bó với Giáo Hội, hàng giáo phẩm và đặc biệt yêu mến Đức Giáo Hoàng như giáo dân Việt Nam.
Giám mục Nguyễn Thái Hợp nói.
Chị Hường, một ca viên trong giáo xứ, chia sẻ:
“Chị rất mong được gặp Đức Giáo Hoàng bởi vì đây là sự kiện rất quan trọng trong cuộc đời đối với một người Công Giáo, thành ra chị hy vọng gặp được Đức Giáo Hoàng tận mắt, nếu bắt tay được với Đức Giáo Hoàng thì càng tốt.”
Nhưng cũng như người dân ở khắp khu vực thủ đô và các tiểu bang khác trên nước Mỹ, cơ hội cho giáo dân Việt được trực tiếp hôn tay Đức Giáo Hoàng là cực kỳ nhỏ. Ông nói:
“Muốn [gặp] lắm, nhưng khó mà chen chân lắm. Mình chỉ đứng xa ra để nhìn thấy dung nhan Ngài mà thôi”.
Linh mục Hoàng Thanh Sơn của Giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam cho biết việc gặp Đức Giáo Hoàng là một điều rất cần thiết đối với đời sống tâm linh của một giáo dân Công Giáo, nhưng vì những tấm vé tham dự các thánh lễ mà Đức Giáo Hoàng sẽ cử hành tại D.C. được phân phối đều cho tất cả các giáo xứ nên số lượng vé ở mỗi giáo xứ là rất hạn chế:
“Tất cả cộng đồng Việt Nam hải ngoại, nhất là vùng Washington D.C – Virginia này, rất nóng lòng muốn gặp Đức Thánh Cha qua sự thăm viếng của Ngài. Đối với giáo xứ, địa phận chỉ cho có 7 vé mà thôi. Mà 7 vé so với 8.000, 9.000 giáo dân ở đây thì thực sự không là gì nên giáo xứ phải rút thăm. Ai là người may mắn thì sẽ được những tấm vé đó để dự thánh lễ phong thánh ở Vương cung Thánh Đường vào thứ Tư này.”
Linh mục Sơn cho biết nhiều giáo dân Việt tìm kiếm cơ hội gặp được người đứng đầu Hội thánh Công Giáo bằng cách lái xe từ D.C qua Philadelphia để tham dự ngày Đại hội Thế giới về Gia đình và dĩ nhiên cũng cần phải có một tấm vé để tham dự ngày hội này. Anh Chris Phạm là một trong số những người may mắn đó. Anh chia sẻ:
“Thấy vui vì có cơ hội gặp được một người rất quan trọng và ticket cũng hiếm nữa.”
Ước tính có hàng trăm ngàn người sẽ đổ về thủ đô nước Mỹ trong 3 ngày, từ 22/9 – 24/9. Rất nhiều con đường sẽ bị cấm xung quanh khu vực Tòa đại sứ Vatican, Tòa Bạch Ốc và các thánh đường mà Đức Giáo Hoàng sẽ tới nên giao thông thủ đô dự kiến sẽ rất khó khăn, ngay cả với hệ thống giao thông công cộng.
Tất cả cộng đồng Việt Nam hải ngoại, nhất là vùng Washington D.C – Virginia này, rất nóng lòng muốn gặp Đức Thánh Cha. Đối với giáo xứ, địa phận chỉ cho có 7 vé mà thôi. Mà 7 vé so với 8.000, 9.000 giáo dân ở đây thì thực sự không là gì nên giáo xứ phải rút thăm. Ai là người may mắn thì sẽ được những tấm vé đó để dự thánh lễ phong thánh ở Vương cung Thánh Đường vào thứ Tư này.
Linh mục Hoàng Thanh Sơn, Giáo xứ Các Thánh tử đạo VN, cho biết.
Thông báo từ Cơ quan Quản lý Nhân sự Mỹ (OPM) từ nhiều tuần trước đã khuyến cáo các cơ quan chính phủ và các công ty nên xem 3 ngày Đức Giáo Hoàng ở thủ đô như 3 ngày nghỉ tuyết. Anh Chris Phạm cho biết anh được cho phép làm việc tại nhà trong cả 3 ngày.
Nói về tình cảm của giáo dân Việt Nam đối với người đứng đầu Giáo Hội, Giám mục Nguyễn Thái Hợp cho biết.
“[Tôi] Chuyển lên Đức Giáo Hoàng một lần nữa lời chào của người Công Giáo Việt Nam. Có lẽ ít nơi nào trên thế giới mà người dân Công Giáo gắn bó với Giáo Hội, hàng giáo phẩm và đặc biệt yêu mến Đức Giáo Hoàng như giáo dân Việt Nam.”
Truyền thông Hoa Kỳ hôm thứ Hai dẫn nguồn tin từ một bản ghi nhớ của Trung tâm Tình báo Hình sự bang Pennsylvania cảnh báo nguy cơ những kẻ khủng bố giả dạng các lực lượng ứng cứu nhằm thực hiện các cuộc tấn công khủng bố trong thời gian Đức Giáo Hoàng ở Mỹ. Do vậy, an ninh ở khu vực thủ đô cũng được thắt chặt trong những ngày này.
Theo thông cáo gửi đến các cơ quan công lực Hoa Kỳ, tất cả những người tham dự, dù có vé hay không, đều phải qua đi máy kiểm tra an ninh trước khi vào khu vực đứng xem xe của Đức Giáo Hoàng đi qua.
Thông báo đưa ra danh sách những thứ bị cấm đem vào khu vực gần Đức Giáo Hoàng, trong đó người tham dự bị cấm mang cả những vật dụng thông thường như bong bóng, cây chụp ảnh selfie, hộp đựng thức ăn thủy tinh hay kim loại, bút laser, xe đạp…
Mọi thông tin liên quan tới chuyến đi của Đức Giáo Hoàng đến Mỹ đều có trên trang web: http://www.popefrancisvisit.com và các website của các cơ quan công lực Hoa Kỳ.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Mai mốt,
Lykhách
08:18 22/09/2015
Mai mốt anh về lại con sông
Mà bao năm nhớ khắc khoải trong lòng
Nơi ấy một thời mẹ cha kham khổ sống
Anh em thuở đầy kỷ niệm long đong!
Mai mốt anh về lại bến sông
Bên bờ kia xanh ngắt ruộng đồng
Dăm con bò gầy giữa đất trời thơ thẩn
Gió xạc xào một cõi biếc mênh mông
Anh chưa biết về lại sẽ làm gì
Hay chợt về rồi thổn thức ra đi
Tóc bạc đầu còn mấy nỗi buồn chung thủy
Hạnh phúc, ngày vui có đọng lại mấy khi?
Nhưng chắc chắn là anh sẽ về
Anh sẽ về một ngày còn có thể
Thay đổi nhiều nhưng có điều vẫn thế
Yêu lắm đất nước, con người chân chất tình quê
Dù đã mấy mươi mùa đời lưu vong
Anh vẫn chưa định cư ở đâu đấy trong lòng
Trái đất này chẳng mấy gì đáng sống
Ngoài tình người với nhau em biết không?
Ừ thì nỗi buồn theo thân người tạm dung
Trời Tây nó quá đỗi thanh bình
Áo ấm cơm no là một căn bản sống
Nghĩ mà thêm thương người khốn khổ đằng Đông!
Khắc khoải vẫn về vì cứ hỏi tại sao
Tại sao con người mãi gây khổ cho nhau?
Tại sao kiếp người phải vùi vào cơm áo?
Nhân sinh này sao có thể bay cao!
Thôi thì mai mốt anh sẽ về
Thả thơ lồng lộng bên sông quê
Bên lở bên bồi như kiếp người vẫn thế
Mơ lời phù sa xanh một cõi bâng quơ!
lykhách
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Các vị đồng tế phải Rước cả Mình và Máu Thánh Chúa.
Nguyễn Trọng Đa
20:33 22/09/2015
Giải đáp phụng vụ: Các vị đồng tế phải Rước cả Mình và Máu Thánh Chúa.
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Trong một Thánh lễ đồng tế nhân một sự kiện Giáo Hội, Đức Giám Mục chủ tế và các linh mục đứng trên bục gần bàn thờ Rước lễ theo cách thông thường, tức Rước cả Mình và Máu Thánh Chúa, trong khi khoảng 20 linh mục đứng xa bục đã không Rước Máu Thánh Chúa. Thưa cha, đây có phải là một sự lạm dụng không? Tôi biết rõ rằng Chúa hiện diện đầy đủ dưới hai hình Bánh và Rượu, nhưng Chúa đã nói: "Hãy cầm lấy mà uống". Trong Máu Thánh Chúa Kitô có một "dấu hiệu" hy tế của giao ước mới và vĩnh cửu, một "dấu hiệu" cánh chung. Các nguyên tắc và qui định của Sách Lễ Rôma không lường trước được bất kỳ ngoại lệ nào đối với luật chung này. - G. M., Ý
Đáp: Bạn đọc này của chúng tôi nói chính xác. Tất cả các vị đồng tế Thánh lễ buộc phải Rước lễ cả hai hình, và ngoại trừ trong một số trường hợp rất đặc biệt, đây là một lạm dụng nghiêm trọng nếu các vị không thể làm như vậy.
Khá gần đây, Thánh Bộ Phụng Tự và Kỷ luật Bí Tích đã giải quyết vấn đề về Thánh lễ có đông vị đồng tế, và các nguyên tắc của nó có thể được áp dụng trong trường hợp này. Tài liệu mang tên "Hướng dẫn cho Thánh lễ có đông vị đồng tế" (Guidelines for large Concelebrations) ban hành ngày 13-6-2014, cho đến nay chỉ được công bố bằng tiếng Tây Ban Nha và tiếng Ý trên trang mạng của Tòa Thánh Vatican. Tôi không thể tìm thấy một bản dịch tiếng Anh chính thức nào.
Đối với Thánh lễ có đông vị đồng tế, các nguyên tắc này nói rằng chúng được thiết kế để cung cấp cho các Giám mục một vài hỗ trợ, trong việc chuẩn bị các quy tắc tương tự cho giáo phận của mình. Tài liệu nói về như cầu cho sự chuẩn bị xa và gần cho các Thánh lễ có đông vị đồng tế, nhu cầu có thể để hoàn thành một cộng đồng cầu nguyện, bất chấp số đông người tham dự, tinh thần hoán cải ở nơi nào việc xưng tội có thể diễn ra, và một số chỉ dẫn cho việc sử dụng màn hình lớn khi cần thiết.
Về chủ đề vị trí của các vị đồng tế và việc các vị Rước lễ, hướng dẫn trên nêu ra một vài chỉ dẫn. Sau đây là bản dịch của riêng tôi và trong một số trường hợp là bản tóm ý chính.
"9. Nếu Thánh Lễ được chọn, vấn đề chấp nhận các linh mục đến đồng tế phải được bàn tới. Giá trị cao cả của Thánh lễ, đặc biệt khi Giám mục Giáo phận chủ trì với các linh mục và phó tế đứng chung quanh ngài, phải chú ý đến các vấn đề phát sinh liên quan đến việc diễn tả hữu hình của sự hiệp nhất giũa các linh mục, nhất là trong Kinh Nguyện Thánh Thể. Thường thì số lượng cao của các vị đồng tế không cho phép tất cả họ đứng gần bàn thờ, làm cho họ đứng quá xa nên gây ra một sự lúng túng nào đó trong liên hệ với bàn thờ. Phù hợp với luật, Giám mục cần điều chỉnh kỷ luật đồng tế trong giáo phận của mình. Vì vậy, sau một đánh giá chu đáo, để không làm phương hại đến các dấu hiệu của việc đồng tế Thánh lễ, điều phù hợp nhất là điều chỉnh số lượng của các linh mục cho đúng khả năng chứa của khu vực bàn thờ hoặc khu vực tương đương. Một tiêu chuẩn là làm thế nào để chấp nhận một số đại diện đông các linh mục. Còn số các linh mục khác, xin đề nghị tổ chức cho họ tham gia lễ đồng tế tại nhà thờ hay nơi khác vào thời điểm thích hợp trong ngày.
"14. Nếu các vị và chức năng các vị không được phân biệt rõ ràng qua lễ phục của họ, thì dễ dàng có sự nhầm lẫn về vai trò của các vị. Vì vậy mỗi thừa tác viên có chức thánh phải mang lễ phục riêng của mình. Ngay cả khi có rất đông vị đồng tế, cần khuyến khích các vị mang áo lễ (chasuble), áo lễ màu trắng luôn là tốt nhất. Các thừa tác viên khác, với lễ phục của mình, tuân theo tập tục hợp pháp của địa phương.
"18. [. ...] Nên chỉ có một bàn thờ. Do đó các bàn thờ khác hoặc các bàn khác, mà các vị đồng tế có thể đứng chung quanh chúng, cần được đem đi nơi khác - tương tự như vậy, cũng cần tránh sử dụng một cái bàn quá dài, mà số lượng đông linh mục có thể đứng chung quanh được, vì việc này cản trở giáo dân nhìn vào bàn thờ.
"19. [....] Các ghế dành cho các vị đồng tế được đặt trong cung thánh. Nếu Thánh lễ diễn ra ngoài trời, trong một hành lang lớn hoặc một quảng trường công cộng, cần giới hạn một khu vực, mà ở đó các linh mục có thể tụ tập với một sự hiệp nhất hữu hình rõ ràng....
"29. Điều quan trọng là phải tiên liệu việc Rước lễ của các vị đồng tế, vốn đòi hỏi sự chuẩn bị và chú ý cẩn thận. ‘Việc Rước lễ của các linh mục đồng tế nên tiến hành theo qui định trong sách phụng vụ, luôn sử dụng Bánh thánh được truyền phép trong cùng Thánh lễ ấy, và các vị đồng tế luôn Rước lễ cả Mình và Máu Thánh Chúa' (Huấn thị Redemptionis Sacramentum, 98). Các vị đồng tế Rước lễ trước khi cho tín hữu Rước lễ.
"Nếu số lượng đông các vị đồng tế cản trở việc họ tiến đến bàn thờ, các vị có thể đến nơi đã qui định và Rước lễ với sự thanh thản và lòng đạo đức. Trong một nhà thờ lớn, các nơi đó có thể là bàn thờ cạnh, trong khi ở ngoài trời, nơi qui định nên thiết lập như thế nào để các vị đồng tế có thể nhận biết rõ ràng. Tại các nơi như thế, cần có một cái bàn lớn và chắc chắn. Trên bàn, có một hay nhiều khăn thánh, một chén thánh hay nhiều chén thánh, cùng với đĩa thánh đựng Bánh Thánh. Nếu điều này là quá khó, các vị đồng tế vẫn ở yên vị trí và Rước Mình và Máu Thánh Chúa, được chuyển tới bởi các phó tế hoặc vài vị đồng tế khác. Phải cẩn thận đối đa để tránh làm cho Mình Thánh hoặc Máu Thánh rơi xuống đất.
"Sau khi các vị đồng tế Rước lễ xong, điều quan trọng là bảo đảm rằng Máu Thánh phải được Rước hết, và các Bánh Thánh còn lại được đưa về nơi lưu giữ Thánh Thể"
Các trường hợp, mà trong đó vị đồng tế Rước lễ dưới một hình, là đặc biệt cho cá nhân vị đồng tế ấy, chứ không phải cho các vị đồng tế nói chung. Thí dụ, một số linh mục đã có phép Rước lễ như thế vì các vấn đề sức khỏe, như dị ứng hoặc nghiện rượu. Trong trường hợp này, họ thường yêu cầu tham gia đồng tế chứ không cử hành Thánh lễ một mình, bởi vì vị chủ tế phải luôn Rước lễ cả Mình và Máu Thánh Chúa, để cho dấu chỉ của hy tế được trọn vẹn. (Zenit.org 22-9-2015)
Nguyễn Trọng Đa
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Trong một Thánh lễ đồng tế nhân một sự kiện Giáo Hội, Đức Giám Mục chủ tế và các linh mục đứng trên bục gần bàn thờ Rước lễ theo cách thông thường, tức Rước cả Mình và Máu Thánh Chúa, trong khi khoảng 20 linh mục đứng xa bục đã không Rước Máu Thánh Chúa. Thưa cha, đây có phải là một sự lạm dụng không? Tôi biết rõ rằng Chúa hiện diện đầy đủ dưới hai hình Bánh và Rượu, nhưng Chúa đã nói: "Hãy cầm lấy mà uống". Trong Máu Thánh Chúa Kitô có một "dấu hiệu" hy tế của giao ước mới và vĩnh cửu, một "dấu hiệu" cánh chung. Các nguyên tắc và qui định của Sách Lễ Rôma không lường trước được bất kỳ ngoại lệ nào đối với luật chung này. - G. M., Ý
Đáp: Bạn đọc này của chúng tôi nói chính xác. Tất cả các vị đồng tế Thánh lễ buộc phải Rước lễ cả hai hình, và ngoại trừ trong một số trường hợp rất đặc biệt, đây là một lạm dụng nghiêm trọng nếu các vị không thể làm như vậy.
Khá gần đây, Thánh Bộ Phụng Tự và Kỷ luật Bí Tích đã giải quyết vấn đề về Thánh lễ có đông vị đồng tế, và các nguyên tắc của nó có thể được áp dụng trong trường hợp này. Tài liệu mang tên "Hướng dẫn cho Thánh lễ có đông vị đồng tế" (Guidelines for large Concelebrations) ban hành ngày 13-6-2014, cho đến nay chỉ được công bố bằng tiếng Tây Ban Nha và tiếng Ý trên trang mạng của Tòa Thánh Vatican. Tôi không thể tìm thấy một bản dịch tiếng Anh chính thức nào.
Đối với Thánh lễ có đông vị đồng tế, các nguyên tắc này nói rằng chúng được thiết kế để cung cấp cho các Giám mục một vài hỗ trợ, trong việc chuẩn bị các quy tắc tương tự cho giáo phận của mình. Tài liệu nói về như cầu cho sự chuẩn bị xa và gần cho các Thánh lễ có đông vị đồng tế, nhu cầu có thể để hoàn thành một cộng đồng cầu nguyện, bất chấp số đông người tham dự, tinh thần hoán cải ở nơi nào việc xưng tội có thể diễn ra, và một số chỉ dẫn cho việc sử dụng màn hình lớn khi cần thiết.
Về chủ đề vị trí của các vị đồng tế và việc các vị Rước lễ, hướng dẫn trên nêu ra một vài chỉ dẫn. Sau đây là bản dịch của riêng tôi và trong một số trường hợp là bản tóm ý chính.
"9. Nếu Thánh Lễ được chọn, vấn đề chấp nhận các linh mục đến đồng tế phải được bàn tới. Giá trị cao cả của Thánh lễ, đặc biệt khi Giám mục Giáo phận chủ trì với các linh mục và phó tế đứng chung quanh ngài, phải chú ý đến các vấn đề phát sinh liên quan đến việc diễn tả hữu hình của sự hiệp nhất giũa các linh mục, nhất là trong Kinh Nguyện Thánh Thể. Thường thì số lượng cao của các vị đồng tế không cho phép tất cả họ đứng gần bàn thờ, làm cho họ đứng quá xa nên gây ra một sự lúng túng nào đó trong liên hệ với bàn thờ. Phù hợp với luật, Giám mục cần điều chỉnh kỷ luật đồng tế trong giáo phận của mình. Vì vậy, sau một đánh giá chu đáo, để không làm phương hại đến các dấu hiệu của việc đồng tế Thánh lễ, điều phù hợp nhất là điều chỉnh số lượng của các linh mục cho đúng khả năng chứa của khu vực bàn thờ hoặc khu vực tương đương. Một tiêu chuẩn là làm thế nào để chấp nhận một số đại diện đông các linh mục. Còn số các linh mục khác, xin đề nghị tổ chức cho họ tham gia lễ đồng tế tại nhà thờ hay nơi khác vào thời điểm thích hợp trong ngày.
"14. Nếu các vị và chức năng các vị không được phân biệt rõ ràng qua lễ phục của họ, thì dễ dàng có sự nhầm lẫn về vai trò của các vị. Vì vậy mỗi thừa tác viên có chức thánh phải mang lễ phục riêng của mình. Ngay cả khi có rất đông vị đồng tế, cần khuyến khích các vị mang áo lễ (chasuble), áo lễ màu trắng luôn là tốt nhất. Các thừa tác viên khác, với lễ phục của mình, tuân theo tập tục hợp pháp của địa phương.
"18. [. ...] Nên chỉ có một bàn thờ. Do đó các bàn thờ khác hoặc các bàn khác, mà các vị đồng tế có thể đứng chung quanh chúng, cần được đem đi nơi khác - tương tự như vậy, cũng cần tránh sử dụng một cái bàn quá dài, mà số lượng đông linh mục có thể đứng chung quanh được, vì việc này cản trở giáo dân nhìn vào bàn thờ.
"19. [....] Các ghế dành cho các vị đồng tế được đặt trong cung thánh. Nếu Thánh lễ diễn ra ngoài trời, trong một hành lang lớn hoặc một quảng trường công cộng, cần giới hạn một khu vực, mà ở đó các linh mục có thể tụ tập với một sự hiệp nhất hữu hình rõ ràng....
"29. Điều quan trọng là phải tiên liệu việc Rước lễ của các vị đồng tế, vốn đòi hỏi sự chuẩn bị và chú ý cẩn thận. ‘Việc Rước lễ của các linh mục đồng tế nên tiến hành theo qui định trong sách phụng vụ, luôn sử dụng Bánh thánh được truyền phép trong cùng Thánh lễ ấy, và các vị đồng tế luôn Rước lễ cả Mình và Máu Thánh Chúa' (Huấn thị Redemptionis Sacramentum, 98). Các vị đồng tế Rước lễ trước khi cho tín hữu Rước lễ.
"Nếu số lượng đông các vị đồng tế cản trở việc họ tiến đến bàn thờ, các vị có thể đến nơi đã qui định và Rước lễ với sự thanh thản và lòng đạo đức. Trong một nhà thờ lớn, các nơi đó có thể là bàn thờ cạnh, trong khi ở ngoài trời, nơi qui định nên thiết lập như thế nào để các vị đồng tế có thể nhận biết rõ ràng. Tại các nơi như thế, cần có một cái bàn lớn và chắc chắn. Trên bàn, có một hay nhiều khăn thánh, một chén thánh hay nhiều chén thánh, cùng với đĩa thánh đựng Bánh Thánh. Nếu điều này là quá khó, các vị đồng tế vẫn ở yên vị trí và Rước Mình và Máu Thánh Chúa, được chuyển tới bởi các phó tế hoặc vài vị đồng tế khác. Phải cẩn thận đối đa để tránh làm cho Mình Thánh hoặc Máu Thánh rơi xuống đất.
"Sau khi các vị đồng tế Rước lễ xong, điều quan trọng là bảo đảm rằng Máu Thánh phải được Rước hết, và các Bánh Thánh còn lại được đưa về nơi lưu giữ Thánh Thể"
Các trường hợp, mà trong đó vị đồng tế Rước lễ dưới một hình, là đặc biệt cho cá nhân vị đồng tế ấy, chứ không phải cho các vị đồng tế nói chung. Thí dụ, một số linh mục đã có phép Rước lễ như thế vì các vấn đề sức khỏe, như dị ứng hoặc nghiện rượu. Trong trường hợp này, họ thường yêu cầu tham gia đồng tế chứ không cử hành Thánh lễ một mình, bởi vì vị chủ tế phải luôn Rước lễ cả Mình và Máu Thánh Chúa, để cho dấu chỉ của hy tế được trọn vẹn. (Zenit.org 22-9-2015)
Nguyễn Trọng Đa
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Sắc Thu
Nguyễn Đức Cung
20:43 22/09/2015
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Sáng nay cúc nở sau thềm
Thì ra trời đã êm đềm vào thu.
(nđc)