Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:51 22/09/2019
42. Vì chúng ta giương cao cái tôi của mình chứ không hạ xuống, phải đem cái tôi của mình hạ xuống chứ không giương cao.
(Thánh Benedict)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:56 22/09/2019
20. VẠCH TỘI NGỰ THIỆN
Ngày xưa chức ngự sứ là để giám sát triều đình, người nhậm chức ngự sứ nếu trong một trăm ngày mà không để xuất phê bình triều đình thì sẽ không được ở lại chức, phải bị bãi miễn.
Có một ngự sứ tên là Vương Bình, đã đến một trăm ngày rồi mà vẫn chưa đề ra được cái gì để phê bình, các đồng sự nhìn thấy ông ta rất trầm tĩnh thì có chút kinh ngạc.
Có một người nói:
- “Vương Bình không muốn lên tiếng thì nhất định trong lòng phải có chuyện đại sự”.
Qua mấy ngày sau, các đồng sự nghe nói Vương Bình đã mở miệng phê bình triều đình, bèn âm thầm đi nghe ngóng coi ra sao, nhưng nghe ngóng rất lâu mới được biết rõ ràng bèn nói:
- “Vương Bình lên tiếng vạch tội trong ngự thiện có một sợi tóc”.
Mọi người vì cái chuyện nhỏ này mà làm cho lớn nên cười ha ha.
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 20:
Trong thức ăn của người dân thường thì dù có cả nắm tóc hay có cái gì gì đi chăng nữa thì cũng chẳng nhằm nhò gì, nhưng trong thức ăn của nhà vua hay của tổng thống, hoặc bất cứ một người quyền quý nào là vấn đề lại không đơn giản chút nào, nó sẽ là vô cùng quan trọng vì chức phận và địa vị của họ…
Trong thức ăn của nhà vua có sợi tóc là chuyện lớn đối với người có trách nhiệm chứ không phải chuyện nhỏ, nhưng với người vô trách nhiệm thì là chuyện nhỏ không đáng nói.
Trước mặt Thiên Chúa thì tất cả mọi người đều giống nhau không phân biệt nhà vua hay dân thường, cho nên linh mục là người có trách nhiệm rất lớn, ngài không thể coi là chuyện nhỏ khi trong giáo xứ của mình có người lãnh đạm với việc đọc kinh dâng lễ, ngài cũng không thể làm ngơ trước những thói hư tật xấu như cờ bạc rượu chè be bét của một vài giáo dân trong giáo xứ, do đó mà ngài phải lên tiếng dạy dỗ và khuyên răn…
“Ngự thiện” của người Ki-tô hữu chính là Mình Máu Thánh Đức Chúa Giê-su, cho nên một “sợi tóc” trong tâm hồn cũng là một thứ nguy hiểm cho phần rỗi đời đời, mà chúng ta không nên coi thường cho là chuyện nhỏ…
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Ngày xưa chức ngự sứ là để giám sát triều đình, người nhậm chức ngự sứ nếu trong một trăm ngày mà không để xuất phê bình triều đình thì sẽ không được ở lại chức, phải bị bãi miễn.
Có một ngự sứ tên là Vương Bình, đã đến một trăm ngày rồi mà vẫn chưa đề ra được cái gì để phê bình, các đồng sự nhìn thấy ông ta rất trầm tĩnh thì có chút kinh ngạc.
Có một người nói:
- “Vương Bình không muốn lên tiếng thì nhất định trong lòng phải có chuyện đại sự”.
Qua mấy ngày sau, các đồng sự nghe nói Vương Bình đã mở miệng phê bình triều đình, bèn âm thầm đi nghe ngóng coi ra sao, nhưng nghe ngóng rất lâu mới được biết rõ ràng bèn nói:
- “Vương Bình lên tiếng vạch tội trong ngự thiện có một sợi tóc”.
Mọi người vì cái chuyện nhỏ này mà làm cho lớn nên cười ha ha.
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 20:
Trong thức ăn của người dân thường thì dù có cả nắm tóc hay có cái gì gì đi chăng nữa thì cũng chẳng nhằm nhò gì, nhưng trong thức ăn của nhà vua hay của tổng thống, hoặc bất cứ một người quyền quý nào là vấn đề lại không đơn giản chút nào, nó sẽ là vô cùng quan trọng vì chức phận và địa vị của họ…
Trong thức ăn của nhà vua có sợi tóc là chuyện lớn đối với người có trách nhiệm chứ không phải chuyện nhỏ, nhưng với người vô trách nhiệm thì là chuyện nhỏ không đáng nói.
Trước mặt Thiên Chúa thì tất cả mọi người đều giống nhau không phân biệt nhà vua hay dân thường, cho nên linh mục là người có trách nhiệm rất lớn, ngài không thể coi là chuyện nhỏ khi trong giáo xứ của mình có người lãnh đạm với việc đọc kinh dâng lễ, ngài cũng không thể làm ngơ trước những thói hư tật xấu như cờ bạc rượu chè be bét của một vài giáo dân trong giáo xứ, do đó mà ngài phải lên tiếng dạy dỗ và khuyên răn…
“Ngự thiện” của người Ki-tô hữu chính là Mình Máu Thánh Đức Chúa Giê-su, cho nên một “sợi tóc” trong tâm hồn cũng là một thứ nguy hiểm cho phần rỗi đời đời, mà chúng ta không nên coi thường cho là chuyện nhỏ…
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Tuần SỐNG Một Câu Lời Chúa (CN 25 TN)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:03 22/09/2019
Chúa Nhật 25 THƯỜNG NIÊN
Tin mừng : Lc 16, 10-13
“Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa, vừa làm tôi tiền của được.”
Bạn thân mến,
Sống ở đời cần phải có sự trung tín, trung tín trong việc nhỏ cũng như trung tín trong việc lớn, bởi vì Đức Chúa Giê-su đã dạy như thế, và chỉ có như thế chúng ta mới có thể trở thành chứng nhân Tin Mừng cho Nước Trời tại trần gian này.
Trung tín trong việc nhỏ là những việc mà có lúc bạn và tôi cho là tầm thường, quá tầm thường nữa là khác, việc tầm thường ấy chính là mỗi tuần đến quét nhà thờ một lần, việc tầm thường ấy chính là mỗi tuần đi thăm một bệnh nhân mà đoàn thể đã ủy thác, việc tầm thường ấy là nhặt một miểng chai nằm giữa đường đi có thể gây thương tích cho người khác, việc tầm thường ấy là soạn bài giảng cho thánh lễ trẻ em mà chúng ta cho là không cần thiết.v.v…và còn nhiều việc rất tầm thường khác trong cuộc sống của chúng ta.
Trung tín trong những việc tầm thường hoặc việc nhỏ, là bày tỏ một ý chí quyết tâm cao của người Ki-tô hữu, có quyết tâm thì mới có thể trung tín, việc nhỏ quyết tâm làm thì việc lớn chắc chắn sẽ quyết tâm nhiều hơn nữa.
Trung tín trong việc lớn là trung tín trong những việc nhỏ, đó là lời khuyên đầy tính giáo dục và đạo đức của Đức Chúa Giê-su, bởi vì người chỉ biết trung tín với những việc lớn mà thôi thì sự trung tín ấy sẽ không được dài lâu, vì sự trung tín ấy của họ là trung tín của lợi nhuận, của ích kỷ và của tham lam.
Từ việc trung tín trong công việc hàng ngày, Đức Chúa Giê-su hướng dẫn bạn và tôi đến sự trung tín phải có trong việc thờ phượng Thiên Chúa, đó là trung tín với đức tin và tín ngưỡng của mình trong cuộc sống hàng ngày.
Bạn thân mến,
Có những người Ki-tô hữu chỉ trung tín với Đức Chúa Giê-su khi gia đình khá giả, khi cuộc sống phong lưu, nhưng đến khi gặp những chuyện đau buồn ngoài ý muốn thì không còn trung tín với Thiên Chúa nữa, họ oán trách Thiên Chúa, họ lơ là đi nhà thờ, và cuối cùng thì nghe theo lời bạn bè đi chùa miếu cúng vái những hình tượng mà đã có một thời họ cho là dị đoan nhảm nhí ma quỷ. Cho nên, lòng trung tín của chúng ta với Thiên Chúa cần phải giống như ông Gióp trong cựu ước khi bị bà vợ cám dỗ ông bất trung với Thiên Chúa, ông nói: “Cả bà cũng nói như một mụ điên. Chúng ta đón nhận điều lành từ Thiên Chúa, còn điều dữ, lại không biết đón nhận sao ?” (G 2, 10a)
Sự bất trung của chúng ta đối với Thiên Chúa ở ngay trong con người của mình đó là khi chúng ta kiêu ngạo; ở ngay trong nhà và bên cạnh chúng ta, đó chính là vợ con, cha mẹ và bạn bè xúi giục chúng ta bỏ Chúa khi nhìn thấy những khó khăn mà chúng ta phải chịu, mà chính bà vợ và bạn bè của ông Gióp là những người đại diện, bởi vì khi lòng trung tín không được đặt trên nền tảng của đức tin và lòng yêu mến thì sẽ trở thành bất trung.
Không ai làm tôi hai chủ, bởi vì như thế có nghĩa là chúng ta có hai quả tim, mà người có hai qủa tim là quá bất bình thường, cũng vậy, người Ki-tô hữu không thể vừa làm con cái của Thiên Chúa vừa làm con cái của ma quỷ, vì như thế chúng ta không thể trở nên chứng nhân cho Tin Mừng của Đức Chúa Giê-su, đó chính là chúng ta đi hàng hai vừa thỏa hiệp với ma quỷ để hưởng thụ vật chất ở đời này, vừa khấn vái cầu xin Thiên Chúa ban ơn khi gặp khó khăn trong cuộc sống.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
-------------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin mừng : Lc 16, 10-13
“Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa, vừa làm tôi tiền của được.”
Bạn thân mến,
Sống ở đời cần phải có sự trung tín, trung tín trong việc nhỏ cũng như trung tín trong việc lớn, bởi vì Đức Chúa Giê-su đã dạy như thế, và chỉ có như thế chúng ta mới có thể trở thành chứng nhân Tin Mừng cho Nước Trời tại trần gian này.
Trung tín trong việc nhỏ là những việc mà có lúc bạn và tôi cho là tầm thường, quá tầm thường nữa là khác, việc tầm thường ấy chính là mỗi tuần đến quét nhà thờ một lần, việc tầm thường ấy chính là mỗi tuần đi thăm một bệnh nhân mà đoàn thể đã ủy thác, việc tầm thường ấy là nhặt một miểng chai nằm giữa đường đi có thể gây thương tích cho người khác, việc tầm thường ấy là soạn bài giảng cho thánh lễ trẻ em mà chúng ta cho là không cần thiết.v.v…và còn nhiều việc rất tầm thường khác trong cuộc sống của chúng ta.
Trung tín trong những việc tầm thường hoặc việc nhỏ, là bày tỏ một ý chí quyết tâm cao của người Ki-tô hữu, có quyết tâm thì mới có thể trung tín, việc nhỏ quyết tâm làm thì việc lớn chắc chắn sẽ quyết tâm nhiều hơn nữa.
Trung tín trong việc lớn là trung tín trong những việc nhỏ, đó là lời khuyên đầy tính giáo dục và đạo đức của Đức Chúa Giê-su, bởi vì người chỉ biết trung tín với những việc lớn mà thôi thì sự trung tín ấy sẽ không được dài lâu, vì sự trung tín ấy của họ là trung tín của lợi nhuận, của ích kỷ và của tham lam.
Từ việc trung tín trong công việc hàng ngày, Đức Chúa Giê-su hướng dẫn bạn và tôi đến sự trung tín phải có trong việc thờ phượng Thiên Chúa, đó là trung tín với đức tin và tín ngưỡng của mình trong cuộc sống hàng ngày.
Bạn thân mến,
Có những người Ki-tô hữu chỉ trung tín với Đức Chúa Giê-su khi gia đình khá giả, khi cuộc sống phong lưu, nhưng đến khi gặp những chuyện đau buồn ngoài ý muốn thì không còn trung tín với Thiên Chúa nữa, họ oán trách Thiên Chúa, họ lơ là đi nhà thờ, và cuối cùng thì nghe theo lời bạn bè đi chùa miếu cúng vái những hình tượng mà đã có một thời họ cho là dị đoan nhảm nhí ma quỷ. Cho nên, lòng trung tín của chúng ta với Thiên Chúa cần phải giống như ông Gióp trong cựu ước khi bị bà vợ cám dỗ ông bất trung với Thiên Chúa, ông nói: “Cả bà cũng nói như một mụ điên. Chúng ta đón nhận điều lành từ Thiên Chúa, còn điều dữ, lại không biết đón nhận sao ?” (G 2, 10a)
Sự bất trung của chúng ta đối với Thiên Chúa ở ngay trong con người của mình đó là khi chúng ta kiêu ngạo; ở ngay trong nhà và bên cạnh chúng ta, đó chính là vợ con, cha mẹ và bạn bè xúi giục chúng ta bỏ Chúa khi nhìn thấy những khó khăn mà chúng ta phải chịu, mà chính bà vợ và bạn bè của ông Gióp là những người đại diện, bởi vì khi lòng trung tín không được đặt trên nền tảng của đức tin và lòng yêu mến thì sẽ trở thành bất trung.
Không ai làm tôi hai chủ, bởi vì như thế có nghĩa là chúng ta có hai quả tim, mà người có hai qủa tim là quá bất bình thường, cũng vậy, người Ki-tô hữu không thể vừa làm con cái của Thiên Chúa vừa làm con cái của ma quỷ, vì như thế chúng ta không thể trở nên chứng nhân cho Tin Mừng của Đức Chúa Giê-su, đó chính là chúng ta đi hàng hai vừa thỏa hiệp với ma quỷ để hưởng thụ vật chất ở đời này, vừa khấn vái cầu xin Thiên Chúa ban ơn khi gặp khó khăn trong cuộc sống.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
-------------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Xin Chọn Làm Cánh Chim Hay Đoá Huệ
Lm. Trương Đình Hiền.
12:16 22/09/2019
LM.
(Chúa Nhật 25 TN C – 2019)
Đã từ bao đời, theo truyền thông “khôn ngoan” của người Việt Nam được lưu dấu qua nền văn chương truyền khẩu, nhất là ca dao, tục ngữ, việc đánh giá, dè chừng những hạng người “hại dân hại nước” vẫn được ông bà nhắc nhở cháu con :
Con ơi nhớ lấy câu nầy,
Cướp đêm là giặc cướp ngày là quan.
Nhưng xét cho cùng, ở dưới thế gian nầy, không chỉ xã hội Việt Nam, mà đâu đâu cũng đầy những kẻ bại hoại, những kẻ tìm mọi cách để làm lợi cho mình bất kể những hành vi, những phương kế xúc phạm và tác hại cho những kẻ khác, nhất là những kẻ nghèo hèn, thấp cổ bé miệng.
Điển hình là xã hội dân Do Thái từ thế kỷ thứ 8 trước Công Nguyên, căn cứ vào giáo huấn của sách ngôn sứ Amos (764-755 BC) mà Phụng vụ trích đọc trong Bài đọc 1 Chúa Nhật hôm nay, đã vạch ra cho chúng ta thấy những gương mặt “giặc cướp” của thời xa xưa đó :
Hãy nghe đây, hỡi những ai đàn áp người cùng khổ và tiêu diệt kẻ nghèo hèn trong xứ. Các ngươi thầm nghĩ: "Bao giờ ngày mồng một qua đi, cho ta còn bán lúa; bao giờ mới hết ngày sa-bát, để ta bày thóc ra? Ta sẽ làm cho cái đấu nhỏ lại, cho quả cân nặng thêm; Ta sẽ làm lệch cán cân để đánh lừa thiên hạ. Ta sẽ lấy tiền bạc mua đứa cơ bần, đem đôi dép đổi lấy tên cùng khổ; cả lúa nát gạo mục, ta cũng đem ra bán." (Am 8,4-6).
Và cũng giống như niềm tin bàng bạc của đại đa số nhân loại về một “chiếc võng trời” (Thiên võng khôi khôi) sẽ không để “lọt lưới” bất kỳ người nào manh tâm hành ác (Sơ nhi bất lậu), nhà tiên tri mang tính “cách mạng” của Do Thái đã nhân danh Chúa mà tuyên bố dứt dạc : “Ta sẽ chẳng bao giờ quên một hành vi nào của chúng.” (Am 8,7).
Nhưng Lời Chúa không chỉ dừng lại việc hướng dẫn luân lý để loài người xây dựng xã hội tốt hơn, mà còn hướng đến chiều kích siêu việt để con người nhận ra thánh ý Thiên Chúa và được ơn cứu rỗi khi đi hết cuối đường lịch sử, như cách thuyên giải của Thánh Phaolô trong trích đoạn thư gởi cho đồ đệ Timôthê trong Bài đọc 2 hôm nay : “Đó là điều tốt và đẹp lòng Thiên Chúa, Đấng cứu độ chúng ta, Đấng muốn cho mọi người được cứu độ và nhận biết chân lý” (1 Tm 2,3-4).
Tuy nhiên, Thánh Phaolô cũng lưu ý rằng : để nhận biết Thiên Chúa và chân lý cứu độ của Ngài, con người phải tin và đón nhận chính Đức Kitô, “Đấng Trung gian giữa Thiên Chúa và loài người”, “Đấng đã tự hiến làm giá chuộc mọi người. Điều này đã được chứng thực vào đúng thời đúng buổi.” (1 Tm 2,5-6). Quả thật, khi vâng lệnh ý Cha “cắm lều ở giữa nhân loại” (Ga 1,14), Con Thiên Chúa chọn cuộc sống khó nghèo (Tám mối phúc thật), yêu thương (điều răn mới), phục vụ (rửa chân), và chấp nhận “phó mình làm giá cứu chuộc”.
Qua dụ ngôn “người quản lý ranh khôn” được thánh sử Luca tường thuật hôm nay, Chúa Giêsu muốn dạy cách “phân định” đâu là sự khôn đích thực của “con cái sự sáng” và sự “tinh ranh” của “con cái đời này”. Thật vậy, đối với những con người không bước đi dưới ánh sáng của Lời Chúa, của Tin Mừng, thì tiêu đích của cuộc đời chỉ là “lợi nhuận”, là “có lợi cho bản thân”, là “được việc của mình”…; mối tương quan xã hội, con người với nhau không đặt nền tảng trên phẩm giá, trên nhân vị, trên tình yêu…mà đơn thuần, chỉ là “có lợi”, bất chấp cả luân thường, đạo lý. Đây chính là một chọn lựa với nguyên tắc hoàn toàn thế tục và đi ngược lại luân lý Tin Mừng : lấy cứu cánh biện minh cho phương tiện. Đây là kiểu hành xử và lý luận của “người quản lý ranh khôn” : các anh cũng có lợi, tôi cũng có lợi, tội gì không sửa lại văn tự…!
Sở dĩ xã hội hôm nay đầy dẫy những tiêu cực, bại hoại, giả dối, tham nhũng, lừa đảo… phải chăng cũng vì có quá nhiều người đã chọn sống và hành xử theo cái “tinh ranh quái quỷ” đầy tham dục và ích kỷ. Những người mang danh Kitô hữu, những người “con của sự sáng” chấp nhận “lội ngược dòng”, sẵn sàng chọn lựa “làm tôi Thiên Chúa”, cho dù phải trả giá bằng “con đường thập giá”, con đường “trắng tay khó nghèo”, con đường “bấp bênh” của thân phận “con chim sải cánh trên bầu trời xanh” (Mt 6,26), hay “đoá huệ khoe sắc giữa mênh mông đồng nội” (Mt 6,28).
Thế nhưng chúng ta đừng quên lời ca bất hủ Magnificat của “Người Trinh Nữ nghèo Maria” :
“Chúa hạ bệ những ai quyền thế,
Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường.
Kẻ đói nghèo, Chúa ban của đầy dư,
người giàu có, lại đuổi về tay trắng…” (Lc 1,52-53).
LM. Trương Đình Hiền.
(Chúa Nhật 25 TN C – 2019)
Đã từ bao đời, theo truyền thông “khôn ngoan” của người Việt Nam được lưu dấu qua nền văn chương truyền khẩu, nhất là ca dao, tục ngữ, việc đánh giá, dè chừng những hạng người “hại dân hại nước” vẫn được ông bà nhắc nhở cháu con :
Con ơi nhớ lấy câu nầy,
Cướp đêm là giặc cướp ngày là quan.
Nhưng xét cho cùng, ở dưới thế gian nầy, không chỉ xã hội Việt Nam, mà đâu đâu cũng đầy những kẻ bại hoại, những kẻ tìm mọi cách để làm lợi cho mình bất kể những hành vi, những phương kế xúc phạm và tác hại cho những kẻ khác, nhất là những kẻ nghèo hèn, thấp cổ bé miệng.
Điển hình là xã hội dân Do Thái từ thế kỷ thứ 8 trước Công Nguyên, căn cứ vào giáo huấn của sách ngôn sứ Amos (764-755 BC) mà Phụng vụ trích đọc trong Bài đọc 1 Chúa Nhật hôm nay, đã vạch ra cho chúng ta thấy những gương mặt “giặc cướp” của thời xa xưa đó :
Hãy nghe đây, hỡi những ai đàn áp người cùng khổ và tiêu diệt kẻ nghèo hèn trong xứ. Các ngươi thầm nghĩ: "Bao giờ ngày mồng một qua đi, cho ta còn bán lúa; bao giờ mới hết ngày sa-bát, để ta bày thóc ra? Ta sẽ làm cho cái đấu nhỏ lại, cho quả cân nặng thêm; Ta sẽ làm lệch cán cân để đánh lừa thiên hạ. Ta sẽ lấy tiền bạc mua đứa cơ bần, đem đôi dép đổi lấy tên cùng khổ; cả lúa nát gạo mục, ta cũng đem ra bán." (Am 8,4-6).
Và cũng giống như niềm tin bàng bạc của đại đa số nhân loại về một “chiếc võng trời” (Thiên võng khôi khôi) sẽ không để “lọt lưới” bất kỳ người nào manh tâm hành ác (Sơ nhi bất lậu), nhà tiên tri mang tính “cách mạng” của Do Thái đã nhân danh Chúa mà tuyên bố dứt dạc : “Ta sẽ chẳng bao giờ quên một hành vi nào của chúng.” (Am 8,7).
Nhưng Lời Chúa không chỉ dừng lại việc hướng dẫn luân lý để loài người xây dựng xã hội tốt hơn, mà còn hướng đến chiều kích siêu việt để con người nhận ra thánh ý Thiên Chúa và được ơn cứu rỗi khi đi hết cuối đường lịch sử, như cách thuyên giải của Thánh Phaolô trong trích đoạn thư gởi cho đồ đệ Timôthê trong Bài đọc 2 hôm nay : “Đó là điều tốt và đẹp lòng Thiên Chúa, Đấng cứu độ chúng ta, Đấng muốn cho mọi người được cứu độ và nhận biết chân lý” (1 Tm 2,3-4).
Tuy nhiên, Thánh Phaolô cũng lưu ý rằng : để nhận biết Thiên Chúa và chân lý cứu độ của Ngài, con người phải tin và đón nhận chính Đức Kitô, “Đấng Trung gian giữa Thiên Chúa và loài người”, “Đấng đã tự hiến làm giá chuộc mọi người. Điều này đã được chứng thực vào đúng thời đúng buổi.” (1 Tm 2,5-6). Quả thật, khi vâng lệnh ý Cha “cắm lều ở giữa nhân loại” (Ga 1,14), Con Thiên Chúa chọn cuộc sống khó nghèo (Tám mối phúc thật), yêu thương (điều răn mới), phục vụ (rửa chân), và chấp nhận “phó mình làm giá cứu chuộc”.
Qua dụ ngôn “người quản lý ranh khôn” được thánh sử Luca tường thuật hôm nay, Chúa Giêsu muốn dạy cách “phân định” đâu là sự khôn đích thực của “con cái sự sáng” và sự “tinh ranh” của “con cái đời này”. Thật vậy, đối với những con người không bước đi dưới ánh sáng của Lời Chúa, của Tin Mừng, thì tiêu đích của cuộc đời chỉ là “lợi nhuận”, là “có lợi cho bản thân”, là “được việc của mình”…; mối tương quan xã hội, con người với nhau không đặt nền tảng trên phẩm giá, trên nhân vị, trên tình yêu…mà đơn thuần, chỉ là “có lợi”, bất chấp cả luân thường, đạo lý. Đây chính là một chọn lựa với nguyên tắc hoàn toàn thế tục và đi ngược lại luân lý Tin Mừng : lấy cứu cánh biện minh cho phương tiện. Đây là kiểu hành xử và lý luận của “người quản lý ranh khôn” : các anh cũng có lợi, tôi cũng có lợi, tội gì không sửa lại văn tự…!
Sở dĩ xã hội hôm nay đầy dẫy những tiêu cực, bại hoại, giả dối, tham nhũng, lừa đảo… phải chăng cũng vì có quá nhiều người đã chọn sống và hành xử theo cái “tinh ranh quái quỷ” đầy tham dục và ích kỷ. Những người mang danh Kitô hữu, những người “con của sự sáng” chấp nhận “lội ngược dòng”, sẵn sàng chọn lựa “làm tôi Thiên Chúa”, cho dù phải trả giá bằng “con đường thập giá”, con đường “trắng tay khó nghèo”, con đường “bấp bênh” của thân phận “con chim sải cánh trên bầu trời xanh” (Mt 6,26), hay “đoá huệ khoe sắc giữa mênh mông đồng nội” (Mt 6,28).
Thế nhưng chúng ta đừng quên lời ca bất hủ Magnificat của “Người Trinh Nữ nghèo Maria” :
“Chúa hạ bệ những ai quyền thế,
Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường.
Kẻ đói nghèo, Chúa ban của đầy dư,
người giàu có, lại đuổi về tay trắng…” (Lc 1,52-53).
LM. Trương Đình Hiền.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Phép lạ dân thành Napoli trông đợi vừa diễn ra. Máu khô của vị tử đạo Gennaro hóa lỏng
Đặng Tự Do
03:26 22/09/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Trong bài giảng của mình, ngài đã chỉ trích mạnh mẽ tội ác bạo lực trên đường phố Napoli.
Mặc dù phép lạ tái diễn liên tục tại thành phố này, nhưng “những điều ác gây ra bởi những kẻ giết người và thù ghét nhân loại tại Napoli vẫn không dừng lại,” ngài nói. “Hệ quả là họ giết chết ngay từ trong trứng nước tất cả mọi ước mơ và khả năng xây dựng một tương lai.”
Điều này, ngài lưu ý rằng, đã tạo ra sự sợ hãi và bất an, và đi ngược lại thiện ích chung.
Chúng ta phải tự hỏi: “Có phải người dân Napoli vẫn có một trái tim vĩ đại và chân thành hay không? Các công dân của thành phố chúng ta ngày nay phải trả lời câu hỏi này bằng sự thật, bằng hiện thực, với sự trung thực và can đảm, không để mình bị cuốn theo một nỗi hoài nhớ sai lầm về thời đại chúng ta đã từng có”.
Những lời hùng hồn của ngài đã nhận được nhiều tràng pháo tay của anh chị em tín hữu. Thánh Gennariô có lẽ cũng tán thưởng những lời này của Đức Hồng Y Tổng Giám Mục nên máu khô của ngài đã hóa lỏng hoàn toàn.
Thánh Gennariô là giám mục thành Benevento, nước Ý. Ngài được chọn làm quan thầy của thành Naples nước này. Thánh nhân chịu tử đạo trong cuộc bách hại dưới triều hoàng đế La Mã Diocletian vào ngày 19 tháng 9 năm 305.
Ngài bị chặt đầu cùng với các phó tế Festus, Sosius và Proculus; thầy đọc sách Desiderius và hai giáo dân Eutyches và Acutius. Tất cả đều bị bắt khi đến thăm Sosius, là phó tế và đang bị tù ở Pozzuoli. Sau khi bị bắt, họ bị quăng vào đấu trường để gấu xé xác nhưng chúng không làm hại các ngài, bởi đó họ bị chém đầu.
Một lọ máu khô của ngài được lưu trữ trong nhà thờ chánh tòa Naples. Một hiện tượng kỳ lạ không giải thích được là máu khô của ngài hóa lỏng mỗi năm ba lần: vào ngày 19 tháng 9, ngày lễ kính thánh nhân; ngày Chúa Nhật đầu tiên của tháng Năm, kỷ niệm di tích của ngài được rước vào nhà thờ chánh tòa Naples; và vào ngày 16 tháng 12, kỷ niệm vụ phun trào núi lửa Vesuvius. Giáo Hội chưa từng chính thức tuyên bố đây là phép lạ, mặc dù Đức Tổng Giám Mục Naples thường xuyên chủ sự các buổi lễ tại đó và hộp đựng máu khô được đặt trên bàn thờ và phép lạ được công bố khi máu của ngài hóa lỏng.
Ngày 16 tháng 12 năm 2016, bửu huyết của Thánh Gennariô đã không hóa lỏng như dự kiến. Chỉ một tuần sau đó, các nhà khoa học cho biết một hỏa diệm sơn ngoài khơi bờ biển đảo Sicily, gần Naples, đã rục rịch hoạt động trở lại.
Hỏa diệm sơn Campi Flegrei là núi lửa lớn hơn rất nhiều so với ngọn núi lửa Vesuvius, từng phun trào phún xuất thạch phá hủy toàn bộ thành phố cổ Pompeii. Núi lửa Campi Flegrei, một khi bùng nổ có thể gây nguy hiểm cho nhiều nước châu Âu.
Nhiều cư dân của Naples tin rằng việc máu của thánh nhân không hóa lỏng là một dấu chỉ cho thấy các bi kịch sẽ xảy đến cho thành phố. Gần đây nhất, khi máu của thánh nhân không hóa lỏng vào năm 1980, một trận động đất đã xảy ra ít ngày sau ở phía nam thành phố Naples làm hơn 2,500 người thiệt mạng. Một trường hợp tương tự vào năm 1939, khi một bệnh dịch tả tấn công thành phố ngay trước khi bùng nổ Thế chiến thứ hai; và vào năm 1943, khi quân đội Đức Quốc xã chiếm đóng Ý. Trong quá khứ xa xôi nhất, sự vắng mặt của các phép lạ thường được kết hợp với các tổn thất quân sự, các vụ phun trào núi lửa, và sự bùng phát của các dịch bệnh.
Ngày 19 tháng 9 năm ngoái phép lạ cũng diễn ra nhưng Đức Hồng Y Crescenzio Sepe không nhấc lọ máu lên được. Ngài được tường thuật là “bị xây xẩm và phải ngồi xuống” nên không thể giơ cao lọ máu lên cho anh chị em giáo dân thấy như vẫn thường làm.
Nhiệt độ quá nóng trong bầu không khí quá đông anh chị em tập trung trong và ngoài nhà thờ để theo dõi biến cố này có lẽ đã làm vị Hồng Y 75 tuổi cảm thấy ngạt thở. Các vị đồng tế đã khuyên ngài về nghỉ. Tuy nhiên, Đức Hồng Y đã từ chối. Ngài ngồi nghỉ và sau đó tiếp tục dâng thánh lễ như thường lệ.
Vào ngày 21 tháng 3 năm 2015, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã gặp gỡ các linh mục, tu sĩ và chủng sinh tại nhà thờ này.
Trước khi kết thúc cuộc gặp gỡ, Đức Thánh Cha đã đọc kinh Lạy Cha. Đức Hồng Y Sepe trao cho ngài bình máu thánh Gennaro. Khi Đức Thánh Cha hôn kính thánh tích, máu bắt đầu hóa lỏng và Đức Hồng Y đưa ra nhận xét này với Đức Thánh Cha.
Đức Thánh Cha sau đó đã cầm thánh tích trên tay để ban phép lành cho cộng đoàn trước khi trao lại cho Đức Hồng Y. Vị Hồng Y Tổng Giám Mục thành Napoli quan sát một lần nữa và kêu gọi sự chú ý của mọi người.
Ngài nói:
“Anh chị em chú ý: Có dấu chỉ cho thấy Thánh San Gennaro thương mến Đức Giáo Hoàng, cũng là người Napoli như chúng ta: máu đã lỏng”.
Máu đã hóa lỏng nhưng không hoàn toàn. Đức Giáo Hoàng nhận xét hóm hỉnh như sau:
“Dường như vị thánh yêu thương chúng ta một chút. Chúng ta phải hoán cải nhiều hơn để ngài yêu thương chúng ta hoàn toàn.”
Source:National Catholic Register
Thần học gia tuyên bố rút lui khỏi tiến trình công nghị có hiệu quả ràng buộc ở Đức
Lệ Hằng, F.M.A.
16:39 22/09/2019
Một thành viên của Ủy ban Thần học Quốc tế đã tuyên bố rằng cô không thể tham gia vào tiến trình công nghị “có hiệu quả ràng buộc”, được thực hiện bởi Hội Đồng Giám Mục Đức.
Marianne Schlosser, một thành viên của Ủy ban Thần học Quốc tế, cho biết cô lo ngại về cả phương hướng lẫn phương pháp của tiến trình công nghị này đến mức không còn muốn tham gia vào tiến trình này nữa.
Schlosser, giáo sư thần học tại Đại học Vienna và là người đã nhận được Giải thưởng Ratzinger 2018, được mời tham gia tiến trình công nghị tại Đức trong diễn đàn “phụ nữ trong các vai trò và chức vụ trong Giáo Hội”, với tư cách là một chuyên gia.
Schlosser cho biết cô không thể đồng ý với Tài Liệu Làm Việc của nhóm chuẩn bị. Cô đã nêu ra một số vấn đề, đặc biệt là vấn đề “thành kiến cố hữu trong việc phong chức” cho phụ nữ.
Cái người ta gọi là “thành kiến cố hữu” này không phải là vấn đề có thể bàn cãi về mặt thần học, lịch sử, mục vụ hay linh đạo. Cô nói với KNA rằng Giáo Hội Công Giáo dạy rằng Giáo Hội không có thẩm quyền trong việc phong chức cho phụ nữ.
Cô Schlosser cho biết các cuộc thảo luận về việc phong chức cho phụ nữ đã “được tiến hành từ rất lâu rồi”, tất cả các lý lẽ tranh luận đã được trao đổi và được đưa hết lên bàn thảo luận rồi.
Vì đó là “không phải là một vấn đề liên quan đến kỷ luật”, nên chủ đề này “không thể được đàm phán trong một diễn đàn với các thành viên hỗn hợp”, tức là giữa các giám mục và giáo dân, cô nói.
Schlosser đã không tham dự trong hai cuộc họp chuẩn bị.
Nhà thần học cũng bày tỏ nỗi sợ hãi về sự phân cực trầm trọng trong Giáo Hội Đức.
Vào ngày 23 tháng 9 năm 2014, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã bổ nhiệm Schlosser làm thành viên của Ủy ban Thần học Quốc tế. Cô cũng được chỉ định là thành viên của ủy ban nghiên cứu điều tra việc phong chức phó tế cho nữ giới vào năm 2016.
Schlosser, một người miền Bavaria, quê hương của Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16, cũng là cố vấn cho Ủy ban Đức tin của Hội Đồng Giám Mục Đức và kể từ tháng Giêng năm 2018, cô là một thành viên của Ủy ban Thần học của Hội Đồng Giám Mục Áo.
Source:Catholic News AgencyTheologian withdraws from German synodal path
Marianne Schlosser, một thành viên của Ủy ban Thần học Quốc tế, cho biết cô lo ngại về cả phương hướng lẫn phương pháp của tiến trình công nghị này đến mức không còn muốn tham gia vào tiến trình này nữa.
Schlosser, giáo sư thần học tại Đại học Vienna và là người đã nhận được Giải thưởng Ratzinger 2018, được mời tham gia tiến trình công nghị tại Đức trong diễn đàn “phụ nữ trong các vai trò và chức vụ trong Giáo Hội”, với tư cách là một chuyên gia.
Schlosser cho biết cô không thể đồng ý với Tài Liệu Làm Việc của nhóm chuẩn bị. Cô đã nêu ra một số vấn đề, đặc biệt là vấn đề “thành kiến cố hữu trong việc phong chức” cho phụ nữ.
Cái người ta gọi là “thành kiến cố hữu” này không phải là vấn đề có thể bàn cãi về mặt thần học, lịch sử, mục vụ hay linh đạo. Cô nói với KNA rằng Giáo Hội Công Giáo dạy rằng Giáo Hội không có thẩm quyền trong việc phong chức cho phụ nữ.
Cô Schlosser cho biết các cuộc thảo luận về việc phong chức cho phụ nữ đã “được tiến hành từ rất lâu rồi”, tất cả các lý lẽ tranh luận đã được trao đổi và được đưa hết lên bàn thảo luận rồi.
Vì đó là “không phải là một vấn đề liên quan đến kỷ luật”, nên chủ đề này “không thể được đàm phán trong một diễn đàn với các thành viên hỗn hợp”, tức là giữa các giám mục và giáo dân, cô nói.
Schlosser đã không tham dự trong hai cuộc họp chuẩn bị.
Nhà thần học cũng bày tỏ nỗi sợ hãi về sự phân cực trầm trọng trong Giáo Hội Đức.
Vào ngày 23 tháng 9 năm 2014, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã bổ nhiệm Schlosser làm thành viên của Ủy ban Thần học Quốc tế. Cô cũng được chỉ định là thành viên của ủy ban nghiên cứu điều tra việc phong chức phó tế cho nữ giới vào năm 2016.
Schlosser, một người miền Bavaria, quê hương của Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16, cũng là cố vấn cho Ủy ban Đức tin của Hội Đồng Giám Mục Đức và kể từ tháng Giêng năm 2018, cô là một thành viên của Ủy ban Thần học của Hội Đồng Giám Mục Áo.
Source:Catholic News Agency
Phán Quyết Của Chánh Án Weinberg Về Kháng Cáo Của Đức Hồng Y Pell: ‘Các trở ngại chắc chắn’ chống kết án, trở ngại 11-13
Vũ Văn An
18:43 22/09/2019
(11) Có thể không chắc có thực [improbable] việc rượu nho có sẵn để nốc
826 Potter nói rằng ông ta không bao giờ bỏ rượu bí tích ở bên ngoài sau Thánh lễ trọng thể vào Chúa Nhật. Tuy nhiên, ông ta thừa nhận rằng linh mục này hay linh mục nọ trong số các linh mục đã cử hành Thánh lễ vào ban đêm, hoặc trong tuần, có thể đã làm như vậy. Ông nhấn mạnh rằng một khi các bình rượu đã được đổ đầy trong Thánh lễ 11 giờ sáng, ‘mọi thứ được khóa trong tủ sắt. Nó không bị để lại ở nơi công khai’.
827 Như đã chỉ ra trước đây, người khiếu nại nói rằng rượu nho mà các cậu bé đã ‘nốc’ có màu đỏ. Bản ghi chép đọc như sau:
NGƯỜI KHIẾU NẠI: Vâng, tôi, tôi thấy đó là rượu nho đỏ. Đó là rượu nho đỏ.
...
ÔNG RICHTER: [đọc bằng chứng của người khiếu nại ở phiên điều trần]
Cái chai là à, ông biết đấy, giống như một chai màu xanh lá cây nhạt - chai mầu hổ phách và có nhãn hiệu đẹp trên đó và, vâng, nó giống như, nó là một loại ngọt ngào’.
Câu hỏi: ‘Rượu nho đỏ ngọt, phải không?’
[Trả lời:] ‘Một cái gì giống như thế’.
[Câu hỏi:] ‘Vâng, ông đã uống; ông đã?'
[Trả lời:] ‘Chúng tôi đã làm một nốc’.
[Câu hỏi:] ‘Từ chai hay gì?’
[Trả lời:] ‘Tôi nghĩ vậy’.
[Câu hỏi:] Và đó là rượu bí tích thông thường; phải không?'
Trả lời: ‘Tôi không thử rượu bí tích thông thường như thế’.
Câu hỏi: ‘Nhưng ông đã dùng rượu bí tích; Có đúng không?'
Trả lời: ‘Đúng, nhưng tôi không nhớ nó ra sao’.
Câu hỏi: ‘Không, nhưng ông nhớ màu của nó; phải không?’
Trả lời: ‘Ừm. Nó đựng trong một cái chai mầu tối’.
Câu hỏi: ‘Nhưng với ông, nó giống như rượu bí tích bình thường; [nó] có?' ...
NGƯỜI KHIẾU NẠI: Vâng.
...
ÔNG RICHTER: Và [những câu trả lời đó] có đúng không?
NGƯỜI KHIẾU NẠI: Ừm, tôi chỉ muốn nói - ông đã đề cập đến rượu nho mầu đỏ tía.
ÔNG RICHTER: Chúng có đúng không? Chúng có đúng không?
NGƯỜI KHIẾU NẠI: Vâng, chúng đúng.
...
ÔNG RICHTER: Và như vậy, khi tôi hỏi ông tại phiên điều trần năm nay về màu của rượu, ông cho rằng đó là màu đỏ; phải không?
NGƯỜI KHIẾU NẠI: Đó là màu đỏ.
ÔNG RICHTER: Đó là màu đỏ. Được rồi, nó màu đỏ và đó là câu trả lời ông vẫn giữ. Sự kiện là, nếu tôi nói với ông, rượu nho trắng đã được sử dụng và có một lời giải thích cho điều đó, ông nói, "Không, nó không đúng. Đó là rượu vang đỏ’. Phải không?
NGƯỜI KHIẾU NẠI: Nó là rượu nho đỏ. Cái chai mà chúng tôi nhìn và uống từ đó là rượu nho đỏ.
828 Một số nhân chứng đã đưa ra bằng chứng cho thấy Cha xứ nhà thờ chính tòa McCarthy không bao giờ sử dụng rượu nho đỏ trong bất cứ Thánh lễ nào được tổ chức vào năm 1996 hoặc 1997. Vì lý do sức khỏe, ông nhấn mạnh rằng chỉ rượu bí tích trắng được sử dụng mà thôi.
829 Bằng chứng được ghi trước từ phiên tòa đầu tiên đã được phát cho bồi thẩm đoàn nghe từ một nhân chứng tên là John May. Ông từng là người quản lý của Nhà máy rượu Sevenhill ở Nam Úc từ năm 1972 đến năm 2001. Ông nói rằng chức năng chính của nhà máy rượu là cung cấp rượu bàn thờ hoặc rượu bí tích để sử dụng trong Giáo Hội Công Giáo. Rượu bí tích Sevenhill được cung cấp cho một nhà phân phối ở Victoria, người đã bán nó với số lượng lớn cho Nhà thờ Chính Tòa.
830 May mô tả các chai được cung cấp dùng cho rượu bí tích năm 1996 có màu xanh nhạt. Trong diễn trình đối chất, ông nhấn mạnh màu sáng của các chai là ‘... màu trắng ... với một chút màu xanh lá cây’. Đây là trường hợp cho cả rượu bí tích đỏ và trắng. Ông nói rằng chúng hoàn toàn trong suốt, và người ta không thể nhầm rượu nho đỏ với rượu nho trắng. Ông nói thêm rằng cả hai loại rượu bí tích trắng được sản xuất vào thời điểm đó đều có màu sáng và dễ dàng phân biệt với rượu nho đỏ.
831 Ông Richter đệ trình rằng bằng chứng của May trái ngược hoàn toàn với trình thuật của người khiếu nại rằng rượu mà họ đã nốc đã được chứa trong một chai ‘mầu tối’. Tuy nhiên, người khiếu nại nhấn mạnh rằng bằng chứng mà ông ta đưa ra tại phiên điều trần về bề ngoài của chiếc chai có ‘mầu tối’ là đúng và chính xác.
Trả lời của Công tố - Không phải là không chắc có thực việc rượu nho có sẵn để nốc
832 Trong lịch trình bằng chứng cho lý lẽ bằng văn bản của mình, công tố đã không đề cập đến đệ trình đặc thù này. Do đó, nó không đưa ra thách thức bằng văn bản nào đối với đệ trình này trước Tòa án này. Ông Boyce QC, luật sư của người trả lời trước Tòa án này cũng không xử lý với vấn đề này trong diễn trình đệ trình bằng miệng.
833 Tôi suy diễn rằng công tố không coi đây là vấn đề có bất cứ ý nghĩa lớn lao nào. Chắc chắn, xét riêng nó, nó có thể là như vậy. Tuy nhiên, không một điều nào trong số những điều được gọi là ‘trở ngại’ này đối với bản án có ý định bị xem xét hoàn toàn trong cô lập.
(12) Người khiếu nại có thể đã ở trong phòng áo của các linh mục vào những dịp khác, trong khi là một ca viên
834, Trong bằng chứng của mình trước công tố, người khiếu nại đã mô tả một loại căn bếp nhỏ có lưu trữ được ốp gỗ trong phòng áo của các Linh mục. Trong bản ghi chép lại cuộc cuốc bộ tại Nhà thờ Chính Tòa, được mở lại cho bồi thẩm đoàn xem, ông ta nói rằng bề ngoài của phòng áo ‘không thay đổi’.
835 Tuy nhiên, Potter đã đưa ra bằng chứng không bị thách thức rằng toàn bộ khu vực nhà bếp hiện có thể thấy trong phòng áo của các Linh mục chỉ mới được lắp đặt vào khoảng năm 2003 hoặc 2004, rất lâu sau khi đương đơn không còn là Tổng Giám mục.
836 Liên quan đến việc người khiếu nại đã có thể đưa ra một mô tả tổng quát về Phòng áo của các Linh mục khi ông đưa ra lời tuyên bố ban đầu với cảnh sát, ông Richter đệ trình rằng điều này không đáng ngạc nhiên. Người khiếu nại đã không tranh luận việc đã được chỉ cho xem xung quanh phòng áo của các Linh mục ở một số thời điểm vào năm 1996, có lẽ vào đầu năm đó. Bằng chứng của ông về chủ đề này như sau:
ÔNG RICHTER: Ông đã được, phải không, dự một chuyến tham quan Nhà thờ Chính Tòa khi ông tham gia ca đoàn?
NGƯỜI KHIẾU NẠI: Tôi được, vâng.
ÔNG RICHTER: Và ông đã được chỉ cho xem các phòng áo?
NGƯỜI KHIẾU NẠI: Tôi không có ký ức về điều đó, không.
ÔNG RICHTER: Ông có tranh luận không?
NGƯỜI KHIẾU NẠI: Ừm, không.
Trả lời của công tố - thách thức đối với tầm quan trọng được dành cho ’nhượng bộ’ này
837 Trong lịch trình chứng cớ trước Tòa án này, công tố đã không đề cập đến đệ trình đặc thù này. Do đó, nó không đưa ra thách thức bằng văn bản nào đối với nó.
838 Tuy nhiên, Ông Boyce đã bàn đến vấn đề này bằng một tranh luận miệng. Ông cho rằng khả năng của người khiếu nại trong việc cung cấp cho cảnh sát một mô tả tương đối chính xác về bố cục phòng áo của các Linh mục, khi ông lần đầu tiên nói chuyện với họ vào năm 2015, đã cung cấp ít nhất một số hỗ trợ cho trình thuật của ông về biến cố đầu tiên. Ông cũng nói thêm rằng không có bằng chứng tích cực nào về việc người khiếu nại có khi nào được dẫn tham quan Nhà thờ Chính Tòa, hoặc phòng áo của các Linh mục.
839 Ngoài ra, ông Boyce đã đệ trình rằng điều quan trọng là phòng áo của Đức Tổng Giám Mục không có sẵn vào tháng 12 năm 1996. Do đó, đương đơn sẽ phải sử dụng phòng áo của các Linh mục tại thời điểm đó. Điều này có thể giải thích lý do tại sao ông ta đã trực tiếp đến phòng áo đó vào ngày xảy ra biến cố đầu tiên. Điều đó cũng có thể đem lại một số đáng tin nào đó cho trình thuật của người khiếu nại.
(13) Cộng hưởng (compounding) các điều có thể không chắc có thật liên quan đến biến cố đầu tiên
840 Ông Richter đã đệ trình rằng mỗi một trong số lượng lớn các điều có thể không chắc có thật một cách độc lập, nếu không muốn nói là 'không thể', sẽ phải xảy ra trong một khung thời gian rất ngắn (có thể là 10 phút hoặc giống như thế), nếu trình thuật của người khiếu nại về biến cố đầu tiên là đúng.
841 Các vấn đề được ông Richter dựa vào để hỗ trợ cho đệ trình ‘cộng hưởng các điều có thể không có thật’ là:
• Đương đơn không còn đứng ở các bậc thềm phía trước.
• Ông ở một mình khi vào phòng áo của các Linh mục.
• Portelli không vào để giúp đương đơn cởi áo lễ, hoặc tự cởi áo lễ cho mình.
• Potter không có mặt ở đó để hỗ trợ cho việc cởi áo lễ.
• Potter không di chuyển giữa cung thánh và phòng áo của các Linh mục.
• Các người giúp lễ không di chuyển giữa cung thánh và phòng áo của các Linh mục.
• không có linh mục đồng tế nào trong phòng áo của các Linh mục, hoặc vì một lý do nào đó, họ không cởi áo lễ.
• 40 người, một số là người lớn, không chú ý đến người khiếu nại và cậu bé kia rời khỏi đám rước.
• người khiếu nại và cậu bé kia bước vào phòng ca đoàn, sau khi đã đi qua hai cánh cửa bị khóa mà không có ai chú ý; và
• người khiếu nại và cậu bé kia tham gia buổi diễn tập của ca đoàn mà họ được yêu cầu tham dự, sau khi mất dạng hơn 10 phút, mà không người nào chú ý.
842 Bằng cách ‘cộng hưởng các điều có thể không có thật’, ông Richter đã thẳng thắn mời bồi thẩm đoàn tiếp cận vấn đề bằng cách sử dụng một hình thức phân tích xác suất [probabilistic analysis] (mà không sử dụng kiểu nói này), chứng minh rằng trình thuật của người khiếu nại có thể không thỏa mãn nh cầu phải chứng minh vượt quá sự nghi ngờ hợp lý. Sau này, tôi sẽ trở lại đệ trình đặc thù trong những lý do này.
Trả lời của công tố - không được đề các chuyên biệt.
843 Trong lịch trình chứng cớ của mình, công tố đã không đề cập đến đệ trình đặc thù này. Cũng không làm như vậy trong diễn trình tranh luận bằng miệng trước Tòa án này. Tuy nhiên, tôi suy đoán rằng câu trả lời mà họ có thể đưa ra cho lập luận này là bằng chứng của người khiếu nại rất thuyết phục, đáng tin và đáng dựa vào đến nỗi bất cứ khái niệm nào về việc cộng hưởng các điều có thể không đúng sự thật sẽ được vượt qua.
Kỳ tới: Trở ngại 14: Nếu chuyện xảy ra thực sự đã xẩy ra, người khiếu nại và cậu bé kia phải thảo luận với nhau về nó
826 Potter nói rằng ông ta không bao giờ bỏ rượu bí tích ở bên ngoài sau Thánh lễ trọng thể vào Chúa Nhật. Tuy nhiên, ông ta thừa nhận rằng linh mục này hay linh mục nọ trong số các linh mục đã cử hành Thánh lễ vào ban đêm, hoặc trong tuần, có thể đã làm như vậy. Ông nhấn mạnh rằng một khi các bình rượu đã được đổ đầy trong Thánh lễ 11 giờ sáng, ‘mọi thứ được khóa trong tủ sắt. Nó không bị để lại ở nơi công khai’.
827 Như đã chỉ ra trước đây, người khiếu nại nói rằng rượu nho mà các cậu bé đã ‘nốc’ có màu đỏ. Bản ghi chép đọc như sau:
NGƯỜI KHIẾU NẠI: Vâng, tôi, tôi thấy đó là rượu nho đỏ. Đó là rượu nho đỏ.
...
ÔNG RICHTER: [đọc bằng chứng của người khiếu nại ở phiên điều trần]
Cái chai là à, ông biết đấy, giống như một chai màu xanh lá cây nhạt - chai mầu hổ phách và có nhãn hiệu đẹp trên đó và, vâng, nó giống như, nó là một loại ngọt ngào’.
Câu hỏi: ‘Rượu nho đỏ ngọt, phải không?’
[Trả lời:] ‘Một cái gì giống như thế’.
[Câu hỏi:] ‘Vâng, ông đã uống; ông đã?'
[Trả lời:] ‘Chúng tôi đã làm một nốc’.
[Câu hỏi:] ‘Từ chai hay gì?’
[Trả lời:] ‘Tôi nghĩ vậy’.
[Câu hỏi:] Và đó là rượu bí tích thông thường; phải không?'
Trả lời: ‘Tôi không thử rượu bí tích thông thường như thế’.
Câu hỏi: ‘Nhưng ông đã dùng rượu bí tích; Có đúng không?'
Trả lời: ‘Đúng, nhưng tôi không nhớ nó ra sao’.
Câu hỏi: ‘Không, nhưng ông nhớ màu của nó; phải không?’
Trả lời: ‘Ừm. Nó đựng trong một cái chai mầu tối’.
Câu hỏi: ‘Nhưng với ông, nó giống như rượu bí tích bình thường; [nó] có?' ...
NGƯỜI KHIẾU NẠI: Vâng.
...
ÔNG RICHTER: Và [những câu trả lời đó] có đúng không?
NGƯỜI KHIẾU NẠI: Ừm, tôi chỉ muốn nói - ông đã đề cập đến rượu nho mầu đỏ tía.
ÔNG RICHTER: Chúng có đúng không? Chúng có đúng không?
NGƯỜI KHIẾU NẠI: Vâng, chúng đúng.
...
ÔNG RICHTER: Và như vậy, khi tôi hỏi ông tại phiên điều trần năm nay về màu của rượu, ông cho rằng đó là màu đỏ; phải không?
NGƯỜI KHIẾU NẠI: Đó là màu đỏ.
ÔNG RICHTER: Đó là màu đỏ. Được rồi, nó màu đỏ và đó là câu trả lời ông vẫn giữ. Sự kiện là, nếu tôi nói với ông, rượu nho trắng đã được sử dụng và có một lời giải thích cho điều đó, ông nói, "Không, nó không đúng. Đó là rượu vang đỏ’. Phải không?
NGƯỜI KHIẾU NẠI: Nó là rượu nho đỏ. Cái chai mà chúng tôi nhìn và uống từ đó là rượu nho đỏ.
828 Một số nhân chứng đã đưa ra bằng chứng cho thấy Cha xứ nhà thờ chính tòa McCarthy không bao giờ sử dụng rượu nho đỏ trong bất cứ Thánh lễ nào được tổ chức vào năm 1996 hoặc 1997. Vì lý do sức khỏe, ông nhấn mạnh rằng chỉ rượu bí tích trắng được sử dụng mà thôi.
829 Bằng chứng được ghi trước từ phiên tòa đầu tiên đã được phát cho bồi thẩm đoàn nghe từ một nhân chứng tên là John May. Ông từng là người quản lý của Nhà máy rượu Sevenhill ở Nam Úc từ năm 1972 đến năm 2001. Ông nói rằng chức năng chính của nhà máy rượu là cung cấp rượu bàn thờ hoặc rượu bí tích để sử dụng trong Giáo Hội Công Giáo. Rượu bí tích Sevenhill được cung cấp cho một nhà phân phối ở Victoria, người đã bán nó với số lượng lớn cho Nhà thờ Chính Tòa.
830 May mô tả các chai được cung cấp dùng cho rượu bí tích năm 1996 có màu xanh nhạt. Trong diễn trình đối chất, ông nhấn mạnh màu sáng của các chai là ‘... màu trắng ... với một chút màu xanh lá cây’. Đây là trường hợp cho cả rượu bí tích đỏ và trắng. Ông nói rằng chúng hoàn toàn trong suốt, và người ta không thể nhầm rượu nho đỏ với rượu nho trắng. Ông nói thêm rằng cả hai loại rượu bí tích trắng được sản xuất vào thời điểm đó đều có màu sáng và dễ dàng phân biệt với rượu nho đỏ.
831 Ông Richter đệ trình rằng bằng chứng của May trái ngược hoàn toàn với trình thuật của người khiếu nại rằng rượu mà họ đã nốc đã được chứa trong một chai ‘mầu tối’. Tuy nhiên, người khiếu nại nhấn mạnh rằng bằng chứng mà ông ta đưa ra tại phiên điều trần về bề ngoài của chiếc chai có ‘mầu tối’ là đúng và chính xác.
Trả lời của Công tố - Không phải là không chắc có thực việc rượu nho có sẵn để nốc
832 Trong lịch trình bằng chứng cho lý lẽ bằng văn bản của mình, công tố đã không đề cập đến đệ trình đặc thù này. Do đó, nó không đưa ra thách thức bằng văn bản nào đối với đệ trình này trước Tòa án này. Ông Boyce QC, luật sư của người trả lời trước Tòa án này cũng không xử lý với vấn đề này trong diễn trình đệ trình bằng miệng.
833 Tôi suy diễn rằng công tố không coi đây là vấn đề có bất cứ ý nghĩa lớn lao nào. Chắc chắn, xét riêng nó, nó có thể là như vậy. Tuy nhiên, không một điều nào trong số những điều được gọi là ‘trở ngại’ này đối với bản án có ý định bị xem xét hoàn toàn trong cô lập.
(12) Người khiếu nại có thể đã ở trong phòng áo của các linh mục vào những dịp khác, trong khi là một ca viên
834, Trong bằng chứng của mình trước công tố, người khiếu nại đã mô tả một loại căn bếp nhỏ có lưu trữ được ốp gỗ trong phòng áo của các Linh mục. Trong bản ghi chép lại cuộc cuốc bộ tại Nhà thờ Chính Tòa, được mở lại cho bồi thẩm đoàn xem, ông ta nói rằng bề ngoài của phòng áo ‘không thay đổi’.
835 Tuy nhiên, Potter đã đưa ra bằng chứng không bị thách thức rằng toàn bộ khu vực nhà bếp hiện có thể thấy trong phòng áo của các Linh mục chỉ mới được lắp đặt vào khoảng năm 2003 hoặc 2004, rất lâu sau khi đương đơn không còn là Tổng Giám mục.
836 Liên quan đến việc người khiếu nại đã có thể đưa ra một mô tả tổng quát về Phòng áo của các Linh mục khi ông đưa ra lời tuyên bố ban đầu với cảnh sát, ông Richter đệ trình rằng điều này không đáng ngạc nhiên. Người khiếu nại đã không tranh luận việc đã được chỉ cho xem xung quanh phòng áo của các Linh mục ở một số thời điểm vào năm 1996, có lẽ vào đầu năm đó. Bằng chứng của ông về chủ đề này như sau:
ÔNG RICHTER: Ông đã được, phải không, dự một chuyến tham quan Nhà thờ Chính Tòa khi ông tham gia ca đoàn?
NGƯỜI KHIẾU NẠI: Tôi được, vâng.
ÔNG RICHTER: Và ông đã được chỉ cho xem các phòng áo?
NGƯỜI KHIẾU NẠI: Tôi không có ký ức về điều đó, không.
ÔNG RICHTER: Ông có tranh luận không?
NGƯỜI KHIẾU NẠI: Ừm, không.
Trả lời của công tố - thách thức đối với tầm quan trọng được dành cho ’nhượng bộ’ này
837 Trong lịch trình chứng cớ trước Tòa án này, công tố đã không đề cập đến đệ trình đặc thù này. Do đó, nó không đưa ra thách thức bằng văn bản nào đối với nó.
838 Tuy nhiên, Ông Boyce đã bàn đến vấn đề này bằng một tranh luận miệng. Ông cho rằng khả năng của người khiếu nại trong việc cung cấp cho cảnh sát một mô tả tương đối chính xác về bố cục phòng áo của các Linh mục, khi ông lần đầu tiên nói chuyện với họ vào năm 2015, đã cung cấp ít nhất một số hỗ trợ cho trình thuật của ông về biến cố đầu tiên. Ông cũng nói thêm rằng không có bằng chứng tích cực nào về việc người khiếu nại có khi nào được dẫn tham quan Nhà thờ Chính Tòa, hoặc phòng áo của các Linh mục.
839 Ngoài ra, ông Boyce đã đệ trình rằng điều quan trọng là phòng áo của Đức Tổng Giám Mục không có sẵn vào tháng 12 năm 1996. Do đó, đương đơn sẽ phải sử dụng phòng áo của các Linh mục tại thời điểm đó. Điều này có thể giải thích lý do tại sao ông ta đã trực tiếp đến phòng áo đó vào ngày xảy ra biến cố đầu tiên. Điều đó cũng có thể đem lại một số đáng tin nào đó cho trình thuật của người khiếu nại.
(13) Cộng hưởng (compounding) các điều có thể không chắc có thật liên quan đến biến cố đầu tiên
840 Ông Richter đã đệ trình rằng mỗi một trong số lượng lớn các điều có thể không chắc có thật một cách độc lập, nếu không muốn nói là 'không thể', sẽ phải xảy ra trong một khung thời gian rất ngắn (có thể là 10 phút hoặc giống như thế), nếu trình thuật của người khiếu nại về biến cố đầu tiên là đúng.
841 Các vấn đề được ông Richter dựa vào để hỗ trợ cho đệ trình ‘cộng hưởng các điều có thể không có thật’ là:
• Đương đơn không còn đứng ở các bậc thềm phía trước.
• Ông ở một mình khi vào phòng áo của các Linh mục.
• Portelli không vào để giúp đương đơn cởi áo lễ, hoặc tự cởi áo lễ cho mình.
• Potter không có mặt ở đó để hỗ trợ cho việc cởi áo lễ.
• Potter không di chuyển giữa cung thánh và phòng áo của các Linh mục.
• Các người giúp lễ không di chuyển giữa cung thánh và phòng áo của các Linh mục.
• không có linh mục đồng tế nào trong phòng áo của các Linh mục, hoặc vì một lý do nào đó, họ không cởi áo lễ.
• 40 người, một số là người lớn, không chú ý đến người khiếu nại và cậu bé kia rời khỏi đám rước.
• người khiếu nại và cậu bé kia bước vào phòng ca đoàn, sau khi đã đi qua hai cánh cửa bị khóa mà không có ai chú ý; và
• người khiếu nại và cậu bé kia tham gia buổi diễn tập của ca đoàn mà họ được yêu cầu tham dự, sau khi mất dạng hơn 10 phút, mà không người nào chú ý.
842 Bằng cách ‘cộng hưởng các điều có thể không có thật’, ông Richter đã thẳng thắn mời bồi thẩm đoàn tiếp cận vấn đề bằng cách sử dụng một hình thức phân tích xác suất [probabilistic analysis] (mà không sử dụng kiểu nói này), chứng minh rằng trình thuật của người khiếu nại có thể không thỏa mãn nh cầu phải chứng minh vượt quá sự nghi ngờ hợp lý. Sau này, tôi sẽ trở lại đệ trình đặc thù trong những lý do này.
Trả lời của công tố - không được đề các chuyên biệt.
843 Trong lịch trình chứng cớ của mình, công tố đã không đề cập đến đệ trình đặc thù này. Cũng không làm như vậy trong diễn trình tranh luận bằng miệng trước Tòa án này. Tuy nhiên, tôi suy đoán rằng câu trả lời mà họ có thể đưa ra cho lập luận này là bằng chứng của người khiếu nại rất thuyết phục, đáng tin và đáng dựa vào đến nỗi bất cứ khái niệm nào về việc cộng hưởng các điều có thể không đúng sự thật sẽ được vượt qua.
Kỳ tới: Trở ngại 14: Nếu chuyện xảy ra thực sự đã xẩy ra, người khiếu nại và cậu bé kia phải thảo luận với nhau về nó
Đòn chí mạng lên Giáo Hội Công Giáo: 21 năm tù cho các linh mục từ chối vi phạm ấn tín giải tội
Đặng Tự Do
19:51 22/09/2019
Các linh mục tại tiểu bang Victoria sẽ phải đối mặt với án tù lên đến 3 năm nếu các ngài không chịu vi phạm ấn tín tòa giải tội
Trong tuyên bố đưa ra hôm thứ Ba, thủ hiến Victoria là ông Daniel Andrew cho biết các linh mục trong tiểu bang Victoria sẽ phải đối mặt với án tù lên đến 3 năm nếu các ngài không chịu vi phạm ấn tín tòa giải tội trong trường hợp hối nhân xưng thú các tội liên quan đến lạm dụng thể xác và tình dục trẻ em.
Ông Daniel Andrew tuyên bố không ai được quyền ngồi trên luật pháp sau khi luật mới được quốc hội thông qua vào tối thứ ba. Diễn biến này đã xảy ra sau khi Quốc Hội được Hội đồng Lập pháp bật đèn xanh.
“Trong những tuần và những tháng vừa qua, đã có một số tranh cãi liên quan đến các giáo hội, đặc biệt là Giáo Hội Công Giáo. Nhưng chúng tôi tin rằng đây chính xác là những gì cần phải xảy ra,” ông ta nói với các phóng viên hôm thứ Tư.
“Ấn tín tòa giải tội, không ai, không chính trị gia nào, không linh mục nào, không có bất kỳ lý do nào, bất kỳ quyền nào để đặt niềm tin của họ, hoặc giáo luật của giáo hội họ lên trên sự bảo vệ của trẻ em. Đó là điều quan trọng nhất.”
“Điều quan trọng nhất là gửi một thông điệp rằng luật pháp phải được thực hiện nghiêm túc,” ông nói.
Ông Andrew nói thêm rằng chính quyền tiểu bang yêu cầu các nhân viên mục vụ của Giáo Hội Công Giáo tuân theo luật được viết bởi tiểu bang Victoria chứ không phải những luật được viết bởi Rôma.
“Tôi đã làm rõ rằng luật của tiểu bang chúng ta được viết bởi Quốc Hội Victoria, chứ không phải ở Rôma và sẽ có những trừng phạt nặng nề dành cho bất cứ ai vi phạm.”
Những lời tuyên bố của ông Andrew có thể hiểu được nếu ông ta là một người vô thần. Tuy nhiên, trớ trêu ở đây là ông Andrew thường tự xưng mình là một người Công Giáo thực hành đạo.
Tòa Ân Giải Tối Cao đã ra thông báo chính thức vào hôm thứ Hai 1 tháng Bẩy vừa qua, nói rằng trong khi Giáo hội cam kết chống lại tội lỗi lạm dụng tính dục, ấn tín Tòa Giải Tội không thể được đánh đồng với các bí mật nghề nghiệp khác, như các bí mật nghề nghiệp của luật sư và khách hàng, là những điều có thể được tiết lộ trong một số trường hợp.
Tuyên bố của Vatican khẳng định rằng Giáo hội sẽ làm mọi cách “để ngăn chặn luật pháp thế tục được áp dụng lên ấn tín tòa giải tội, là điều bất khả xâm phạm.”
Thông báo của Tòa Ân Giải Tối Cao, đã được ký bởi Đức Hồng Y Mauro Piacenza, Chánh Tòa Ân Giải Tối Cao, nhấn mạnh rằng “Bí mật trong tòa giải tội không phải là một nghĩa vụ được áp đặt từ bên ngoài, nhưng là một yêu cầu nội tại của bí tích và, do đó, không thể bị giải thể ngay cả bởi hối nhân.” Nói cách khác, cho dù chính người xưng tội đồng ý cho cha giải tội nói ra những gì nghe được trong tòa giải tội, ngài vẫn bị buộc phải giữ bí mật không được tiết lộ những gì đã nghe được.
Giáo luật 983, 984 và 1388, và giáo lý Giáo Hội Công Giáo 1467 dạy rằng “Hội Thánh buộc mọi linh mục, khi giải tội, phải giữ kín tuyệt đối những tội hối nhân đã xưng thú. Ai vi phạm sẽ mắc vạ nặng nề... Bí mật tòa giải tội không chấp nhận ngoại lệ nào.”
Trong lịch sử Giáo Hội, Thánh Gioan thành Nepomuk, Thánh Mateo Correa Magallanes, Thánh Fernando Olmedo Reguera và Thánh Pedro Marieluz Garces là những người đã chịu tử vì đạo, cương quyết không vi phạm ấn tín tòa giải tội.
Đáp lại lời tuyên bố của ông Andrew, cha Bob Maguire, một linh mục của tổng giáo phận Melbourne nói: “Họ cứ chuẩn bị nhà tù trước đi. Không ai trong chúng tôi sẽ vi phạm ấn tín tòa giải tội.”
Đầu tháng Tám năm nay, Đức Tổng Giám Mục Peter Comensoli của Melbourne tuyên bố rằng ngài đã chuẩn bị vào tù thay vì vi phạm ấn tín bí tích hòa giải.
Trong khi đó nhà lãnh đạo của Giáo Hội Công Giáo Tasmania cho biết các linh mục trong tổng giáo phận của ngài sẽ không tuân thủ bất cứ luật nào buộc họ phải vi phạm ấn tín tòa giải tội. Theo gương các tiểu bang khác tại Úc trừ ra tại Tây Úc, Tasmania cũng vừa thông qua luật buộc các linh mục phải vi phạm ấn tín bí tích hòa giải.
Tasmania thông qua luật phạt tù đến 21 năm các linh mục nào không chịu vi phạm ấn tín tòa giải tội
Trước khi chúng tôi thực hiện chương trình này, Tasmania thông qua luật phạt tù đến 21 năm các linh mục nào không chịu vi phạm ấn tín tòa giải tội. Cha Bob Maguire nhận định rằng án tù nặng như thế không phải nhằm để bảo vệ các trẻ vị thành niên nhưng là một cách nhằm giết chết ơn gọi linh mục tại Úc. “Còn ai dám đi tu làm linh mục nữa không trong một tình huống nguy hiểm như thế?”, cha Bob Maguire đặt câu hỏi. Ngài nói tiếp rằng "Trong một quốc gia pháp quyền, với một nền dân chủ trưởng thành. Hình phạt cần phải tương xứng với sự vi phạm. Nghe trong tòa giải tội mà không báo cáo không thể lãnh một hình phạt còn nặng nề hơn tội giết người."và chua chát nhận định rằng chủ nghĩa thế tục ở Úc xem ra quyết liệt muốn giết chết đạo Công Giáo ở quốc gia này bằng bất cứ giá nào.
Trong khi đó, Đức Tổng Giám Mục Porteous nói rằng các linh mục là người không thể vi phạm ấn tín tòa giải tội trong bất kỳ trường hợp nào.
“Tôi tin rằng dự luật vừa được thông qua Tasmania sẽ không tăng cường việc bảo vệ trẻ em và những người dễ bị tổn thương, nhưng nó sẽ có tác dụng ngược lại - vì những người phạm tội sẽ mất đi khả năng thú nhận những tội lỗi nghiêm trọng vì sợ bị báo cáo, và như vậy đánh mất đi khả năng hoán cải.”
Ngài nhấn mạnh rằng “Điều này sẽ khiến các linh mục mất đi cơ hội khuyến khích những người phạm tội ăn năn và tự báo cáo với cảnh sát”.
Vào tháng 7, trong khi dự luật này vẫn còn đang được xem xét, Đức Tổng Giám Mục Porteous đã viết rằng Đức Giáo Hoàng đã nói rõ rằng không thể có bất kỳ ngoại lệ cho phép một linh mục được quyền vi phạm ấn tín bí tích hòa giải.
“Các linh mục và tất cả những nhân viên mục vụ của Giáo hội hiểu rõ nghĩa vụ của mình trước pháp luật. Tuy nhiên, các linh mục không thể tuân thủ luật pháp yêu cầu họ vi phạm cam kết của mình đối với giáo huấn nhất quán của Giáo Hội về sự bất khả xâm phạm của ấn tín tòa giải tội. Với tư cách là Tổng Giám mục, nhiệm vụ của tôi là bảo vệ giáo huấn Công Giáo về vấn đề này.”
Ngài nhấn mạnh rằng:
“Chính quyền có thể đưa ra tất cả các loại biện minh cho việc muốn biết những gì đã được xưng thú với một linh mục, từ những lý do cao quý nhất như bảo vệ cuộc sống con người vô tội đến những lý do thấp hèn nhất như duy trì quyền lực chính trị.”
“Nhưng thực tế là các vị thánh, như Thánh Mateo Correa Magallanes và Thánh Gioan Nepomucene, là những người đã thí mạng để bảo vệ ấn tín bí tích hòa giải, đều biết rằng bất kể lý do nào được nhà cầm quyền đưa ra, cho dù ý định của họ có cao quý đến đâu đi nữa, phá vỡ ấn tín tòa giải tội sẽ gây nên kết thúc bi đát của bí tích này. Nếu một linh mục phá vỡ ấn tín này, các tín hữu sẽ mất niềm tin, và lo ngại rằng những gì họ thú nhận có thể được công khai hoặc sử dụng để chống lại họ.”
Source:AleteiaPriests in Tasmania could face 21 years in jail for refusing to break the seal of confession
Trong tuyên bố đưa ra hôm thứ Ba, thủ hiến Victoria là ông Daniel Andrew cho biết các linh mục trong tiểu bang Victoria sẽ phải đối mặt với án tù lên đến 3 năm nếu các ngài không chịu vi phạm ấn tín tòa giải tội trong trường hợp hối nhân xưng thú các tội liên quan đến lạm dụng thể xác và tình dục trẻ em.
Ông Daniel Andrew tuyên bố không ai được quyền ngồi trên luật pháp sau khi luật mới được quốc hội thông qua vào tối thứ ba. Diễn biến này đã xảy ra sau khi Quốc Hội được Hội đồng Lập pháp bật đèn xanh.
“Trong những tuần và những tháng vừa qua, đã có một số tranh cãi liên quan đến các giáo hội, đặc biệt là Giáo Hội Công Giáo. Nhưng chúng tôi tin rằng đây chính xác là những gì cần phải xảy ra,” ông ta nói với các phóng viên hôm thứ Tư.
“Ấn tín tòa giải tội, không ai, không chính trị gia nào, không linh mục nào, không có bất kỳ lý do nào, bất kỳ quyền nào để đặt niềm tin của họ, hoặc giáo luật của giáo hội họ lên trên sự bảo vệ của trẻ em. Đó là điều quan trọng nhất.”
“Điều quan trọng nhất là gửi một thông điệp rằng luật pháp phải được thực hiện nghiêm túc,” ông nói.
Ông Andrew nói thêm rằng chính quyền tiểu bang yêu cầu các nhân viên mục vụ của Giáo Hội Công Giáo tuân theo luật được viết bởi tiểu bang Victoria chứ không phải những luật được viết bởi Rôma.
“Tôi đã làm rõ rằng luật của tiểu bang chúng ta được viết bởi Quốc Hội Victoria, chứ không phải ở Rôma và sẽ có những trừng phạt nặng nề dành cho bất cứ ai vi phạm.”
Những lời tuyên bố của ông Andrew có thể hiểu được nếu ông ta là một người vô thần. Tuy nhiên, trớ trêu ở đây là ông Andrew thường tự xưng mình là một người Công Giáo thực hành đạo.
Tòa Ân Giải Tối Cao đã ra thông báo chính thức vào hôm thứ Hai 1 tháng Bẩy vừa qua, nói rằng trong khi Giáo hội cam kết chống lại tội lỗi lạm dụng tính dục, ấn tín Tòa Giải Tội không thể được đánh đồng với các bí mật nghề nghiệp khác, như các bí mật nghề nghiệp của luật sư và khách hàng, là những điều có thể được tiết lộ trong một số trường hợp.
Tuyên bố của Vatican khẳng định rằng Giáo hội sẽ làm mọi cách “để ngăn chặn luật pháp thế tục được áp dụng lên ấn tín tòa giải tội, là điều bất khả xâm phạm.”
Thông báo của Tòa Ân Giải Tối Cao, đã được ký bởi Đức Hồng Y Mauro Piacenza, Chánh Tòa Ân Giải Tối Cao, nhấn mạnh rằng “Bí mật trong tòa giải tội không phải là một nghĩa vụ được áp đặt từ bên ngoài, nhưng là một yêu cầu nội tại của bí tích và, do đó, không thể bị giải thể ngay cả bởi hối nhân.” Nói cách khác, cho dù chính người xưng tội đồng ý cho cha giải tội nói ra những gì nghe được trong tòa giải tội, ngài vẫn bị buộc phải giữ bí mật không được tiết lộ những gì đã nghe được.
Giáo luật 983, 984 và 1388, và giáo lý Giáo Hội Công Giáo 1467 dạy rằng “Hội Thánh buộc mọi linh mục, khi giải tội, phải giữ kín tuyệt đối những tội hối nhân đã xưng thú. Ai vi phạm sẽ mắc vạ nặng nề... Bí mật tòa giải tội không chấp nhận ngoại lệ nào.”
Trong lịch sử Giáo Hội, Thánh Gioan thành Nepomuk, Thánh Mateo Correa Magallanes, Thánh Fernando Olmedo Reguera và Thánh Pedro Marieluz Garces là những người đã chịu tử vì đạo, cương quyết không vi phạm ấn tín tòa giải tội.
Đáp lại lời tuyên bố của ông Andrew, cha Bob Maguire, một linh mục của tổng giáo phận Melbourne nói: “Họ cứ chuẩn bị nhà tù trước đi. Không ai trong chúng tôi sẽ vi phạm ấn tín tòa giải tội.”
Đầu tháng Tám năm nay, Đức Tổng Giám Mục Peter Comensoli của Melbourne tuyên bố rằng ngài đã chuẩn bị vào tù thay vì vi phạm ấn tín bí tích hòa giải.
Trong khi đó nhà lãnh đạo của Giáo Hội Công Giáo Tasmania cho biết các linh mục trong tổng giáo phận của ngài sẽ không tuân thủ bất cứ luật nào buộc họ phải vi phạm ấn tín tòa giải tội. Theo gương các tiểu bang khác tại Úc trừ ra tại Tây Úc, Tasmania cũng vừa thông qua luật buộc các linh mục phải vi phạm ấn tín bí tích hòa giải.
Tasmania thông qua luật phạt tù đến 21 năm các linh mục nào không chịu vi phạm ấn tín tòa giải tội
Trước khi chúng tôi thực hiện chương trình này, Tasmania thông qua luật phạt tù đến 21 năm các linh mục nào không chịu vi phạm ấn tín tòa giải tội. Cha Bob Maguire nhận định rằng án tù nặng như thế không phải nhằm để bảo vệ các trẻ vị thành niên nhưng là một cách nhằm giết chết ơn gọi linh mục tại Úc. “Còn ai dám đi tu làm linh mục nữa không trong một tình huống nguy hiểm như thế?”, cha Bob Maguire đặt câu hỏi. Ngài nói tiếp rằng "Trong một quốc gia pháp quyền, với một nền dân chủ trưởng thành. Hình phạt cần phải tương xứng với sự vi phạm. Nghe trong tòa giải tội mà không báo cáo không thể lãnh một hình phạt còn nặng nề hơn tội giết người."và chua chát nhận định rằng chủ nghĩa thế tục ở Úc xem ra quyết liệt muốn giết chết đạo Công Giáo ở quốc gia này bằng bất cứ giá nào.
Trong khi đó, Đức Tổng Giám Mục Porteous nói rằng các linh mục là người không thể vi phạm ấn tín tòa giải tội trong bất kỳ trường hợp nào.
“Tôi tin rằng dự luật vừa được thông qua Tasmania sẽ không tăng cường việc bảo vệ trẻ em và những người dễ bị tổn thương, nhưng nó sẽ có tác dụng ngược lại - vì những người phạm tội sẽ mất đi khả năng thú nhận những tội lỗi nghiêm trọng vì sợ bị báo cáo, và như vậy đánh mất đi khả năng hoán cải.”
Ngài nhấn mạnh rằng “Điều này sẽ khiến các linh mục mất đi cơ hội khuyến khích những người phạm tội ăn năn và tự báo cáo với cảnh sát”.
Vào tháng 7, trong khi dự luật này vẫn còn đang được xem xét, Đức Tổng Giám Mục Porteous đã viết rằng Đức Giáo Hoàng đã nói rõ rằng không thể có bất kỳ ngoại lệ cho phép một linh mục được quyền vi phạm ấn tín bí tích hòa giải.
“Các linh mục và tất cả những nhân viên mục vụ của Giáo hội hiểu rõ nghĩa vụ của mình trước pháp luật. Tuy nhiên, các linh mục không thể tuân thủ luật pháp yêu cầu họ vi phạm cam kết của mình đối với giáo huấn nhất quán của Giáo Hội về sự bất khả xâm phạm của ấn tín tòa giải tội. Với tư cách là Tổng Giám mục, nhiệm vụ của tôi là bảo vệ giáo huấn Công Giáo về vấn đề này.”
Ngài nhấn mạnh rằng:
“Chính quyền có thể đưa ra tất cả các loại biện minh cho việc muốn biết những gì đã được xưng thú với một linh mục, từ những lý do cao quý nhất như bảo vệ cuộc sống con người vô tội đến những lý do thấp hèn nhất như duy trì quyền lực chính trị.”
“Nhưng thực tế là các vị thánh, như Thánh Mateo Correa Magallanes và Thánh Gioan Nepomucene, là những người đã thí mạng để bảo vệ ấn tín bí tích hòa giải, đều biết rằng bất kể lý do nào được nhà cầm quyền đưa ra, cho dù ý định của họ có cao quý đến đâu đi nữa, phá vỡ ấn tín tòa giải tội sẽ gây nên kết thúc bi đát của bí tích này. Nếu một linh mục phá vỡ ấn tín này, các tín hữu sẽ mất niềm tin, và lo ngại rằng những gì họ thú nhận có thể được công khai hoặc sử dụng để chống lại họ.”
Source:Aleteia
Con người giá trị hơn tiền tài vật chất
Thanh Quảng sdb
20:19 22/09/2019
Con người giá trị hơn tiền tài vật chất
Trong buổi triều yết tại Quảng trường Thánh Phêrô trưa Chúa Nhật 22/9/2019, Đức Thánh Cha Phanxicô chia sẻ rằng Chúa Giêsu mời chúng ta hãy dùng sự giầu có tiền bạc để thể hiện những điều tốt đẹp và nối kết các mối giao hảo.
Trước khi đọc kinh Truyền tin, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc nhớ cho khách hành hương về Tin mừng Phúc âm của Chúa Nhật hôm nay về người quản gia xảo quyệt và bất công.
Bị buộc tội đã phung phí tiền bạc của chủ, người quản gia ấy sắp bị sa thải… Khi phải đối diện với tình huống này, ông ta nghĩ ra một cách để bảo đảm cho mình một tương lai an toàn cho mình bằng cách triệu gọi những chủ nợ tới và cắt giảm các khoản nợ cho họ. Mục đích của ông là mua lòng họ, với hy vọng sẽ được bù đáp trả trong tương lai lúc ông ta lâm nạn!
Thật tuyệt vời
Đức Thánh Cha nhận xét rằng Chúa Giê-su không trình bày dụ ngôn này để mở đường cho chúng ta không cần sống trung thực, mà Chúa muốn mời gọi chúng ta hãy sống khôn khéo! Đức Thánh Cha giải thích: với trí thông minh và sự khôn khéo giúp chúng ta vượt thoát được những tình huống khó khăn.
Sự giàu có thiếu trung thực
Chìa khóa để hiểu dụ ngôn này, theo lời Đức Thánh Cha Phanxicô, là lời khuyên của Chúa Giêsu dành cho chúng ta hãy biết xử trí với bạn bè giàu có thiếu lòng trung thực trong hoàn cảnh hoạn nạn mà vẫn chiếm hữu được nước trời.
ĐTC cho hay “Sự giàu có không trung thực" có thể là tiền của - đôi khi còn được gọi là “ma quỷ cám dỗ” - khi chúng ta đề cập đến tiền của sang giầu vật chất.
Bức tường ngăn cách
Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích rằng sự giàu có của con người có thể đưa đến việc xây lên những bức tường ngăn cách và phân biệt đối xử. Đức Thánh Cha Phanxicô mời hãy gọi 'hãy dùng tiền của mà mua lấy bạn bè'; dùng tiền của mà thương giúp tha nhân vì con người thì quí hơn mọi thứ mà chúng ta có thể chiếm hữu.
Chúa Giêsu đã chỉ cho chúng ta hãy biết dùng của cải mà mua lấy bạn hữu để chính họ sẽ đền ơn mà mời đón chúng ta vào nước trời; cũng như Đức Thánh Cha nhấn mạnh chúng ta hãy dùng tiền của sang giàu mà xây dựng tình huynh đệ và đoàn kết, thì sẽ không chỉ chiếm hữu được Thiên Chúa mà còn nối kết được với tha nhân trong tình sẻ chia những gì Chúa đặt để trong tay chúng ta.
Hãy biến cái sai thành cái thiện
Cuối cùng Đức Thánh Cha tiếp tục chia sẻ rằng Tin Mừng hôm nay làm nổi bật người quản gia bất lương khi bị người chủ của cho thôi việc đã tự hỏi mình phải làm gì bây giờ?
Đối diện với những thất bại của chúng ta, Đức Đức Thánh Cha nói Chúa Giêsu đảm bảo với chúng ta rằng chúng ta phải luôn cảnh tỉnh để sửa sai lỗi lầm của mình bằng cách làm điều tốt.
Sau cùng, Đức Thánh Cha kết thúc: "Nếu ta gây sầu buồn cho ai, hãy ủi an họ! Nếu ta đối xử bất công với ai, hãy đền trả cho họ!” Sống như vậy, chúng ta sẽ được Thiên Chúa ân thưởng...
Trong buổi triều yết tại Quảng trường Thánh Phêrô trưa Chúa Nhật 22/9/2019, Đức Thánh Cha Phanxicô chia sẻ rằng Chúa Giêsu mời chúng ta hãy dùng sự giầu có tiền bạc để thể hiện những điều tốt đẹp và nối kết các mối giao hảo.
Trước khi đọc kinh Truyền tin, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc nhớ cho khách hành hương về Tin mừng Phúc âm của Chúa Nhật hôm nay về người quản gia xảo quyệt và bất công.
Bị buộc tội đã phung phí tiền bạc của chủ, người quản gia ấy sắp bị sa thải… Khi phải đối diện với tình huống này, ông ta nghĩ ra một cách để bảo đảm cho mình một tương lai an toàn cho mình bằng cách triệu gọi những chủ nợ tới và cắt giảm các khoản nợ cho họ. Mục đích của ông là mua lòng họ, với hy vọng sẽ được bù đáp trả trong tương lai lúc ông ta lâm nạn!
Thật tuyệt vời
Đức Thánh Cha nhận xét rằng Chúa Giê-su không trình bày dụ ngôn này để mở đường cho chúng ta không cần sống trung thực, mà Chúa muốn mời gọi chúng ta hãy sống khôn khéo! Đức Thánh Cha giải thích: với trí thông minh và sự khôn khéo giúp chúng ta vượt thoát được những tình huống khó khăn.
Sự giàu có thiếu trung thực
Chìa khóa để hiểu dụ ngôn này, theo lời Đức Thánh Cha Phanxicô, là lời khuyên của Chúa Giêsu dành cho chúng ta hãy biết xử trí với bạn bè giàu có thiếu lòng trung thực trong hoàn cảnh hoạn nạn mà vẫn chiếm hữu được nước trời.
ĐTC cho hay “Sự giàu có không trung thực" có thể là tiền của - đôi khi còn được gọi là “ma quỷ cám dỗ” - khi chúng ta đề cập đến tiền của sang giầu vật chất.
Bức tường ngăn cách
Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích rằng sự giàu có của con người có thể đưa đến việc xây lên những bức tường ngăn cách và phân biệt đối xử. Đức Thánh Cha Phanxicô mời hãy gọi 'hãy dùng tiền của mà mua lấy bạn bè'; dùng tiền của mà thương giúp tha nhân vì con người thì quí hơn mọi thứ mà chúng ta có thể chiếm hữu.
Chúa Giêsu đã chỉ cho chúng ta hãy biết dùng của cải mà mua lấy bạn hữu để chính họ sẽ đền ơn mà mời đón chúng ta vào nước trời; cũng như Đức Thánh Cha nhấn mạnh chúng ta hãy dùng tiền của sang giàu mà xây dựng tình huynh đệ và đoàn kết, thì sẽ không chỉ chiếm hữu được Thiên Chúa mà còn nối kết được với tha nhân trong tình sẻ chia những gì Chúa đặt để trong tay chúng ta.
Hãy biến cái sai thành cái thiện
Cuối cùng Đức Thánh Cha tiếp tục chia sẻ rằng Tin Mừng hôm nay làm nổi bật người quản gia bất lương khi bị người chủ của cho thôi việc đã tự hỏi mình phải làm gì bây giờ?
Đối diện với những thất bại của chúng ta, Đức Đức Thánh Cha nói Chúa Giêsu đảm bảo với chúng ta rằng chúng ta phải luôn cảnh tỉnh để sửa sai lỗi lầm của mình bằng cách làm điều tốt.
Sau cùng, Đức Thánh Cha kết thúc: "Nếu ta gây sầu buồn cho ai, hãy ủi an họ! Nếu ta đối xử bất công với ai, hãy đền trả cho họ!” Sống như vậy, chúng ta sẽ được Thiên Chúa ân thưởng...
Tin Giáo Hội Việt Nam
Cộng đoàn Thánh Tôma Thiện và Tâm Thánh Mẫu La Vang Melbourne
Trần Văn Minh
04:42 22/09/2019
Melbourne, vào lúc 11 giờ sáng Chúa Nhật 25 thường niên, Ngày 25/9/2019. Tại Trung Tâm Thánh Mẫu La Vang, số 225 Hutton Road vùng Keysborough. Cộng đoàn Thánh Tôma Trần Văn Thiện đã cử hành thánh lễ đồng tế mừng bổn mạng trong ngày truyền thống của cộng đoàn hằng năm.
Xem hình
Trước khi cử hành thánh lễ đồng tế, cộng đoàn đã tổ chức cuộc rước kiệu Thánh Tôma Trần Văn Thiện từ tiền đình ngôi thánh đường mới, đi vòng qua nhà nguyện để vào khu lễ đài. Trước lễ đài, một ngôi nhà bạt được dựng lên để mọi người tránh lạnh, mặc dù với thời tiết rất đẹp, nắng vàng, trời trong, nhưng cái lạnh của đầu mùa Xuân mà thời tiết vẫn chưa xua tan được cái lạnh từ Nam Cực thổi về.
Lễ đài được trang hoàng tuy đơn sơ nhưng rất trọng thể. Bên phải bàn thờ, kiệu Thánh Tôma Trần Văn Thiện an vị trước mặt cộng đoàn. Phía trái là quốc kỳ Úc, Việt Nam Cộng Hòa, chung với cờ của Hội Thánh Công Giáo. Trong hàng ghế quan khách, chúng tôi thấy có ông Nguyễn Văn Bon, chủ tịch Cộng đồng Người Việt Tự Do Liên bang Úc. Ông Trần Ngọc Cẩn, ông Nguyễn Ngọc Trúc và các thành viên trong Hội đồng mục vụ Cộng đồng Công Giáo Việt Nam Tổng giáo phận Melbourne, đại diện các ban mục vụ các cộng đoàn Công Giáo Việt Nam trong cộng đồng về hiệp dâng thánh lễ cùng cộng đoàn.
Mở đầu thánh lễ đồng tế, Linh mục Vũ Ngọc Tuyển đã giới thiệu đoàn đồng tế trong phẩm phục đỏ, gồm bảy linh mục, tất cả quý linh mục: Vũ Ngọc Tuyển, Đặng Nhật Trường, Trần Minh Hiếu, Hoàng Kim Huy, Mai Văn Sang, Ngọc Dũng và Duy. Đều là các linh mục Dòng.
Trong bài chia sẻ, Linh mục Hoàng Kim Huy SDB, từ Sydney về đã chia sẻ về sự chọn lựa con đường theo Chúa. Tuy rất khó cho mọi người lựa chọn vì ai cũng thích sự sung sướng, mà không muốn chọn con đường khổ cực. Chúa Giêsu trước khi chọn sự chết trên thập tự, Người đã chọn những cái chết từ từ trong đời sống. Thánh Tôma Thiện mà cộng đoàn mừng bổn mạng hôm nay, Ngài cũng qua nhiều gian khó để được như bài hát mà ca đoàn đã hát: ai gieo trong lệ sầu, sẽ về trong vinh quang. Và chúng ta chọn theo Ngài để Ngài dẫn ta về cùng Chúa. Và Cha Huy đã có bài thơ dí dỏm để tặng cộng đoàn.
Ông Trương Tấn Phát, chủ tịch ban mục vụ của Cộng đoàn Thánh Tôma Trần Văn Thiện đã lên cám ơn quý cha, quan khách và toàn thể cộng đoàn đã về trung tâm để cùng dâng lễ tạ ơn nhân ngày truyền thống.
Kết lễ, Linh mục Vũ Ngọc Tuyển DCCT. Đã giới thiệu về “Ngôi Nhà của chúng ta” đó là Nhà thờ của Trung Tâm Thánh Mẫu La Vang, mà chúng ta đã thấy, không phải trên giấy, hay trong niềm mơ ước của mọi người. Đi từ những ý nghĩ thật nhỏ nhoi nhưng không dễ thực hiện, là làm sao có được một ngôi nhà rộng rãi có mái che cho mọi người về dâng lễ. Với nền xi măng, không lát gạch, không Carpark, không vườn hoa, sân bãi. Nhưng đến hôm nay, chúng ta đã thực hiện được những cái không trên thành có, không những chúng ta đã vượt qua được ước mơ rất lớn lao đó, mà còn hơn thế. Nếu được sự cố gắng của mọi người rộng tay giúp đỡ cho “Ngôi nhà chúng ta” hoàn tất, mà còn khang trang, đẹp đẽ hơn. Để ngày khánh thành là 22/02/2020 được tốt đẹp.
Hôm nay, tuy chưa hoàn thành, nhưng cộng đoàn nhân ngày truyền thống, nhà thờ sẽ mở cửa để mời cộng đoàn vào xem, Linh mục quản nhiệm cũng mô tả hai bức tranh trên kiếng được làm thêm, mang nhiều ý nghĩa, một là bức tranh Chúa Giêsu cứu Thánh Phêro trên biển, và một bức có hình chiếc thuyền tượng trưng cho nguồn gốc của Người Việt tại Úc, và chúng ta đã được Đức Mẹ hướng dẫn để vượt qua phong ba, bão tố đến nơi an bình, thay vì để kiếng trắng.
Sau phép lành cuối lễ, và bài ca kết lễ do Ca đoàn của Cộng đoàn Thánh Tôma Thiện. Mọi người đều tiến về ngôi nhà thờ mới, khang trang, rộng rãi, mặc dù chưa hoàn tất, nhưng ai cũng trầm trồ khen ngợi và tạ ơn Chúa đã ban nhiều hồng ân xuống cộng đoàn. Sau đó, mọi người xếp hàng để nhận phần ăn trưa, với hàng ngàn người về dâng lễ, nên hai ba hàng cùng thứ tự lên nhận các hộp đựng thức ăn được giữ nóng rất ngon, và sau đó trở lại trước lễ đài để vừa ăn, vừa thưởng thức phần văn nghệ truyền thống và buổi chiều, có phần văn nghệ vui Tết Tung Thu cho các em Thiếu Nhi Thánh Thể của Xứ đoàn Thánh Tôma Thiện.
Lễ đài |
Xem hình
Trước khi cử hành thánh lễ đồng tế, cộng đoàn đã tổ chức cuộc rước kiệu Thánh Tôma Trần Văn Thiện từ tiền đình ngôi thánh đường mới, đi vòng qua nhà nguyện để vào khu lễ đài. Trước lễ đài, một ngôi nhà bạt được dựng lên để mọi người tránh lạnh, mặc dù với thời tiết rất đẹp, nắng vàng, trời trong, nhưng cái lạnh của đầu mùa Xuân mà thời tiết vẫn chưa xua tan được cái lạnh từ Nam Cực thổi về.
Lễ đài được trang hoàng tuy đơn sơ nhưng rất trọng thể. Bên phải bàn thờ, kiệu Thánh Tôma Trần Văn Thiện an vị trước mặt cộng đoàn. Phía trái là quốc kỳ Úc, Việt Nam Cộng Hòa, chung với cờ của Hội Thánh Công Giáo. Trong hàng ghế quan khách, chúng tôi thấy có ông Nguyễn Văn Bon, chủ tịch Cộng đồng Người Việt Tự Do Liên bang Úc. Ông Trần Ngọc Cẩn, ông Nguyễn Ngọc Trúc và các thành viên trong Hội đồng mục vụ Cộng đồng Công Giáo Việt Nam Tổng giáo phận Melbourne, đại diện các ban mục vụ các cộng đoàn Công Giáo Việt Nam trong cộng đồng về hiệp dâng thánh lễ cùng cộng đoàn.
Mở đầu thánh lễ đồng tế, Linh mục Vũ Ngọc Tuyển đã giới thiệu đoàn đồng tế trong phẩm phục đỏ, gồm bảy linh mục, tất cả quý linh mục: Vũ Ngọc Tuyển, Đặng Nhật Trường, Trần Minh Hiếu, Hoàng Kim Huy, Mai Văn Sang, Ngọc Dũng và Duy. Đều là các linh mục Dòng.
Trong bài chia sẻ, Linh mục Hoàng Kim Huy SDB, từ Sydney về đã chia sẻ về sự chọn lựa con đường theo Chúa. Tuy rất khó cho mọi người lựa chọn vì ai cũng thích sự sung sướng, mà không muốn chọn con đường khổ cực. Chúa Giêsu trước khi chọn sự chết trên thập tự, Người đã chọn những cái chết từ từ trong đời sống. Thánh Tôma Thiện mà cộng đoàn mừng bổn mạng hôm nay, Ngài cũng qua nhiều gian khó để được như bài hát mà ca đoàn đã hát: ai gieo trong lệ sầu, sẽ về trong vinh quang. Và chúng ta chọn theo Ngài để Ngài dẫn ta về cùng Chúa. Và Cha Huy đã có bài thơ dí dỏm để tặng cộng đoàn.
Ông Trương Tấn Phát, chủ tịch ban mục vụ của Cộng đoàn Thánh Tôma Trần Văn Thiện đã lên cám ơn quý cha, quan khách và toàn thể cộng đoàn đã về trung tâm để cùng dâng lễ tạ ơn nhân ngày truyền thống.
Kết lễ, Linh mục Vũ Ngọc Tuyển DCCT. Đã giới thiệu về “Ngôi Nhà của chúng ta” đó là Nhà thờ của Trung Tâm Thánh Mẫu La Vang, mà chúng ta đã thấy, không phải trên giấy, hay trong niềm mơ ước của mọi người. Đi từ những ý nghĩ thật nhỏ nhoi nhưng không dễ thực hiện, là làm sao có được một ngôi nhà rộng rãi có mái che cho mọi người về dâng lễ. Với nền xi măng, không lát gạch, không Carpark, không vườn hoa, sân bãi. Nhưng đến hôm nay, chúng ta đã thực hiện được những cái không trên thành có, không những chúng ta đã vượt qua được ước mơ rất lớn lao đó, mà còn hơn thế. Nếu được sự cố gắng của mọi người rộng tay giúp đỡ cho “Ngôi nhà chúng ta” hoàn tất, mà còn khang trang, đẹp đẽ hơn. Để ngày khánh thành là 22/02/2020 được tốt đẹp.
Hôm nay, tuy chưa hoàn thành, nhưng cộng đoàn nhân ngày truyền thống, nhà thờ sẽ mở cửa để mời cộng đoàn vào xem, Linh mục quản nhiệm cũng mô tả hai bức tranh trên kiếng được làm thêm, mang nhiều ý nghĩa, một là bức tranh Chúa Giêsu cứu Thánh Phêro trên biển, và một bức có hình chiếc thuyền tượng trưng cho nguồn gốc của Người Việt tại Úc, và chúng ta đã được Đức Mẹ hướng dẫn để vượt qua phong ba, bão tố đến nơi an bình, thay vì để kiếng trắng.
Sau phép lành cuối lễ, và bài ca kết lễ do Ca đoàn của Cộng đoàn Thánh Tôma Thiện. Mọi người đều tiến về ngôi nhà thờ mới, khang trang, rộng rãi, mặc dù chưa hoàn tất, nhưng ai cũng trầm trồ khen ngợi và tạ ơn Chúa đã ban nhiều hồng ân xuống cộng đoàn. Sau đó, mọi người xếp hàng để nhận phần ăn trưa, với hàng ngàn người về dâng lễ, nên hai ba hàng cùng thứ tự lên nhận các hộp đựng thức ăn được giữ nóng rất ngon, và sau đó trở lại trước lễ đài để vừa ăn, vừa thưởng thức phần văn nghệ truyền thống và buổi chiều, có phần văn nghệ vui Tết Tung Thu cho các em Thiếu Nhi Thánh Thể của Xứ đoàn Thánh Tôma Thiện.
Đại Hội Song Nguyền Liên Bang Úc Châu Kỷ Niệm 25 Năm
Diệp Hải Dung
13:40 22/09/2019
Chiều thứ sáu 20/09/2019 các anh chị em Song Nguyền thuộc các tiểu bang Perth (Tây Úc) Adelaide (Nam Úc) Melbourne, Sydney, Brisbane và Thủ đô Canberra đã đến Trung Tâm Tĩnh Huấn Thánh Giuse Bringelly Sydney tham dự 3 ngày Đại Hội Song Nguyền Úc Châu mừng kỷ niệm 25 năm thành lập do Ban Điều Hành Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Úc Châu tổ chức với chủ đề “Song Nguyền Yêu Thương”
Xem Hình
Sau khi ghi danh tất cả mọi người tiến vào hội trường với nghi thức thắp nến, đống thời Mc Thảo Khang giới thiệu Đức Giám Mục Giuse Châu Ngọc Tri Giám Mục Lạng Sơn Cao Bằng Chủ tịch Ủy Ban Mục Vụ Gia Đình của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Cha Phêrô Chu Quang Minh sáng lập Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình, Cha Phêrô Trần Văn Trợ Đại diện Ban Tuyên Úy CĐCGVN Sydney, Cha Linh Nguyền Martin Đinh Trung Hòa đến từ Melbourne, Cha Linh Nguyền Francis Lý Văn Ca đến từ Tây Úc, Cha Giuse Hoàng Văn Quảng đến từ Việt Nam, Cha Giuse Hoàng Văn Tiệc Phụ tá Đức Giám Mục Lạng Sơn, và Cha Canut Nguyễn Thái Hoạch đồng thời có sự tham dự của anh chị Quyết Điệp Chủ Nguyền Trung Ương CTTTHN Hải Ngoại, Anh chị Từ Liên Phó Nguyền Nội Vụ toàn quốc Việt Nam và anh Nguyễn Ngọc Khiêm Phó Chủ tịch Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam TGP Sydney.
Cha Martin Đinh Hòa thay mặt Ban Điều Hành Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhận Úc Châu tuyên bố khai mạc Đại Hội. Sau đó Chủ Nguyền Liên Bang Úc Châu Xuân- Yến ngỏ lời chào mừng Đức Giám Mục Giuse Châu Ngọc Tri, quý Cha, quý đại diện Phong Trào Đoàn Thể trong Cộng Đồng và tất cả mọi người. Trong khung cảnh trang trọng và ấm cúng của buổi khai mạc Đại Hội Song Nguyền Úc Châu, kỷ niệm 25 năm thành lập CTTTHNGĐ tại Úc, thay mặt Ban Tổ Chức, chúng con hân hoan chào đón quý Đức Cha, qúy Cha, qúy anh chị và quý vị đã yêu thương mà đến với Đại Hội chúng con trong giây phút khai mạc này. Sự hiện diện của quý Đức Cha, quý Cha và quý vị đã nói lên lòng yêu thương và sự quan tâm nâng đỡ khích lệ CTTTHNGĐ chúng con. Chúng tôi cũng hân hoan chào đón qúy anh chị Song Nguyền từ các tiểu bang Úc Châu về tham dự Đại Hội ngày hôm nay với chủ đề Song Nguyền Yêu Thương.. .Xin cầu chúc Đại Hội đạt được thành công tốt đẹp để đem lại nhiều lợi ích hơn cho các gia đình. Xin cầu chúc qúy anh chị Song Nguyền luôn hăng say phục vụ trong tinh thần “Song Nguyền Yêu Thương” với “Hồn Tông Đồ Song Đôi”
Kế tiếp Đức Giám Mục, qúy Cha cùng hiệp dâng Thánh lễ khai mạc Đại Hội “Tạ Ơn Hồng Ân 25 năm” trước khi kết thúc Thánh lễ ông Nguyễn Ngọc Khiêm Phó Chủ tịch Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam TGP Sydney ngỏ lời chúc mừng Đại Hội Song Nguyền mừng 25 năm thành lập. Cha sáng lập CTTTHNGĐ Phêrô Chu Quang Minh ngỏ lời chúc mừng Đại Hội và tất cả qúy anh chị em Song Nguyền từ các nơi về đây tham dự Đại Hội. Ngoài ra còn có sự hiện diện của qúy Cha Truyên úy Trưởng Bùi Sơn Lâm Linh Nguyền CTTTHNGĐ TGP Sydney, Cha Cựu Linh Nguyền Nguyễn Văn Tuyết và Cha Lê Hồng Mạnh. Cha Tuyên úy Trưởng Bùi Sơn Lâm cũng lời chào mừng Đức Giám Mục quý Cha và tất cả mọi người và Cha cầu chúc cho Đại Hội Song Nguyền được mọi sự thành công tốt đẹp.
Thánh lễ kết thúc mọi người dùng cơm tối tại nhà ăn trung tâm và nghỉ đêm.
Sáng thứ Bảy 21/09/2019 Cha Francis Lý Văn Ca thuyết giảng đề tài “ Song Nguyền Với Thánh Thể” “Yêu Mãi Đến Cùng”. Cha Hoàng Văn Quảng thuyết giảng với chủ đề “ Nghệ Thuật Làm Cha Mẹ và Cha Phêrô Chu Quang Minh thuyết giảng chủ đề “ Sống Đoàn Sủng Chương Trình Để Có Niềm Vui Trong Gia Đình” sau đó các anh chị em Song Nguyền chia từng nhóm để cùng nhau hội thảo đúc kết và chỉa sẻ.
Sau giờ cơm trưa anh chị Chủ Nguyền TƯ/ CTTTHN Hải Ngoại Quyết Điệp chia sẻ đề tài “ Hồn Tông Đồ Song Đôi Trong Môi Trường Gia Đình và Xã Hội” các nhóm cùng thảo luận và chia sẻ đức kết giúp cho các anh chị thêm niềm tin và nghị lực để giữ vững hạnh phúc trong gia đình.
Buổi chiều cùng ngày, quý Đức Cha Vincent Nguyễn Văn Long Giám Mục Giáo Phận Parramatta, Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri Giám Mục Giáo Phận Lạng Sơn VN và qúy Cha Linh nguyền cùng hiệp dâng Thánh lễ tạ ơn với “Ơn Gọi Gia Đình” và buổi tối chương trình văn nghệ do các anh chị em Song Nguyền trình diễn với những tiết mục ca vũ hoạt cảnh rất ngoạn mục và đặc sắc.
Chúa Nhật 22/09/2019 Đại diện các tiểu bang tường trình những sinh họat CTTTHNGĐ tại địa phương và đồng thời phát hành Kỷ Yếu 25 Năm và tặng qủa lưu niệm cho Đức Cha, quý Cha và mọi người.
Thánh lễ bế mạc “ Song Nguyền Yêu Thương – Lên Đường Phục Vụ” do Đức Giám Mục Giuse Châu Ngọc Tri cùng với qúy Cha Linh Nguyền hiệp dâng Thánh lễ. Trong bài giảng Thánh lễ. ĐGM nói về 3 vòng tròn Logo của Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình tượng trưng cho 3 chiếc nhẫn. Hai chiếc nhẫn dành cho vợ chồng và một chiếc nhẫn dành cho Chúa Giêsu KiTô tức Ngài luôn hiện diện nâng đỡ trong đời sống gia đình chúng ta qua bí tích hôn nhân. Nếu ai thờ ơ nguội lạnh không có sinh hoạt đạo đức nữa thì mình đã làm mất chiếc nhẫn qúy tức vắng Chúa trong đời mình,trong gia đình mình, quan trọng của gia đình chúng ta là Thiên Chúa là Đức Giêsu KiTô…
Đặc biệt trong Thánh lễ có nghi thức giới thiệu Tân Ban Điều Hành Liên Bang và tuyên thệ trước bàn thờ.
Trước khi Thánh lễ kết thúc bế mạc, anh chị Chủ Nguyền Liên Bang Úc Châu Xuân Yến ngỏ lời cám ơn ĐGM, qúy Cha, qúy ân nhân và tất cả mọi người đã tham dự giúp đỡ 3 ngày Đại Hội Song Nguyền Yêu Thương được gặt hái nhiều thành quả tốt đẹp.
Diệp Hải Dung
Xem Hình
Sau khi ghi danh tất cả mọi người tiến vào hội trường với nghi thức thắp nến, đống thời Mc Thảo Khang giới thiệu Đức Giám Mục Giuse Châu Ngọc Tri Giám Mục Lạng Sơn Cao Bằng Chủ tịch Ủy Ban Mục Vụ Gia Đình của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Cha Phêrô Chu Quang Minh sáng lập Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình, Cha Phêrô Trần Văn Trợ Đại diện Ban Tuyên Úy CĐCGVN Sydney, Cha Linh Nguyền Martin Đinh Trung Hòa đến từ Melbourne, Cha Linh Nguyền Francis Lý Văn Ca đến từ Tây Úc, Cha Giuse Hoàng Văn Quảng đến từ Việt Nam, Cha Giuse Hoàng Văn Tiệc Phụ tá Đức Giám Mục Lạng Sơn, và Cha Canut Nguyễn Thái Hoạch đồng thời có sự tham dự của anh chị Quyết Điệp Chủ Nguyền Trung Ương CTTTHN Hải Ngoại, Anh chị Từ Liên Phó Nguyền Nội Vụ toàn quốc Việt Nam và anh Nguyễn Ngọc Khiêm Phó Chủ tịch Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam TGP Sydney.
Kế tiếp Đức Giám Mục, qúy Cha cùng hiệp dâng Thánh lễ khai mạc Đại Hội “Tạ Ơn Hồng Ân 25 năm” trước khi kết thúc Thánh lễ ông Nguyễn Ngọc Khiêm Phó Chủ tịch Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam TGP Sydney ngỏ lời chúc mừng Đại Hội Song Nguyền mừng 25 năm thành lập. Cha sáng lập CTTTHNGĐ Phêrô Chu Quang Minh ngỏ lời chúc mừng Đại Hội và tất cả qúy anh chị em Song Nguyền từ các nơi về đây tham dự Đại Hội. Ngoài ra còn có sự hiện diện của qúy Cha Truyên úy Trưởng Bùi Sơn Lâm Linh Nguyền CTTTHNGĐ TGP Sydney, Cha Cựu Linh Nguyền Nguyễn Văn Tuyết và Cha Lê Hồng Mạnh. Cha Tuyên úy Trưởng Bùi Sơn Lâm cũng lời chào mừng Đức Giám Mục quý Cha và tất cả mọi người và Cha cầu chúc cho Đại Hội Song Nguyền được mọi sự thành công tốt đẹp.
Thánh lễ kết thúc mọi người dùng cơm tối tại nhà ăn trung tâm và nghỉ đêm.
Sáng thứ Bảy 21/09/2019 Cha Francis Lý Văn Ca thuyết giảng đề tài “ Song Nguyền Với Thánh Thể” “Yêu Mãi Đến Cùng”. Cha Hoàng Văn Quảng thuyết giảng với chủ đề “ Nghệ Thuật Làm Cha Mẹ và Cha Phêrô Chu Quang Minh thuyết giảng chủ đề “ Sống Đoàn Sủng Chương Trình Để Có Niềm Vui Trong Gia Đình” sau đó các anh chị em Song Nguyền chia từng nhóm để cùng nhau hội thảo đúc kết và chỉa sẻ.
Sau giờ cơm trưa anh chị Chủ Nguyền TƯ/ CTTTHN Hải Ngoại Quyết Điệp chia sẻ đề tài “ Hồn Tông Đồ Song Đôi Trong Môi Trường Gia Đình và Xã Hội” các nhóm cùng thảo luận và chia sẻ đức kết giúp cho các anh chị thêm niềm tin và nghị lực để giữ vững hạnh phúc trong gia đình.
Buổi chiều cùng ngày, quý Đức Cha Vincent Nguyễn Văn Long Giám Mục Giáo Phận Parramatta, Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri Giám Mục Giáo Phận Lạng Sơn VN và qúy Cha Linh nguyền cùng hiệp dâng Thánh lễ tạ ơn với “Ơn Gọi Gia Đình” và buổi tối chương trình văn nghệ do các anh chị em Song Nguyền trình diễn với những tiết mục ca vũ hoạt cảnh rất ngoạn mục và đặc sắc.
Chúa Nhật 22/09/2019 Đại diện các tiểu bang tường trình những sinh họat CTTTHNGĐ tại địa phương và đồng thời phát hành Kỷ Yếu 25 Năm và tặng qủa lưu niệm cho Đức Cha, quý Cha và mọi người.
Thánh lễ bế mạc “ Song Nguyền Yêu Thương – Lên Đường Phục Vụ” do Đức Giám Mục Giuse Châu Ngọc Tri cùng với qúy Cha Linh Nguyền hiệp dâng Thánh lễ. Trong bài giảng Thánh lễ. ĐGM nói về 3 vòng tròn Logo của Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình tượng trưng cho 3 chiếc nhẫn. Hai chiếc nhẫn dành cho vợ chồng và một chiếc nhẫn dành cho Chúa Giêsu KiTô tức Ngài luôn hiện diện nâng đỡ trong đời sống gia đình chúng ta qua bí tích hôn nhân. Nếu ai thờ ơ nguội lạnh không có sinh hoạt đạo đức nữa thì mình đã làm mất chiếc nhẫn qúy tức vắng Chúa trong đời mình,trong gia đình mình, quan trọng của gia đình chúng ta là Thiên Chúa là Đức Giêsu KiTô…
Đặc biệt trong Thánh lễ có nghi thức giới thiệu Tân Ban Điều Hành Liên Bang và tuyên thệ trước bàn thờ.
Trước khi Thánh lễ kết thúc bế mạc, anh chị Chủ Nguyền Liên Bang Úc Châu Xuân Yến ngỏ lời cám ơn ĐGM, qúy Cha, qúy ân nhân và tất cả mọi người đã tham dự giúp đỡ 3 ngày Đại Hội Song Nguyền Yêu Thương được gặt hái nhiều thành quả tốt đẹp.
Diệp Hải Dung
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Vào Thu
Nguyễn Đức Cung
18:47 22/09/2019
VÀO THU
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Vườn sau lác đác lá vàng
Thì ra thu đã nhẹ nhàng về đây.
(nđc)
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Vườn sau lác đác lá vàng
Thì ra thu đã nhẹ nhàng về đây.
(nđc)
VietCatholic TV
Tiến trình công nghị có hiệu quả ly giáo tại Đức
Giáo Hội Năm Châu
19:44 22/09/2019
Trong một diễn biến rất đáng quan ngại, Ủy ban Thường Trực Hội Đồng Giám Mục Đức đã bỏ phiếu với tỷ số áp đảo 21 trên 3, bác bỏ một đề nghị được nêu trong thư của Đức Thánh Cha. Việc này đã khiến cho Đức Hồng Y Rainer Maria Woelki cảnh báo Giáo Hội tại Đức đang trên bờ vực ly giáo.
Do đó, trong chương trình này, chúng tôi xin điểm qua với quý vị và anh chị em tình hình của Giáo Hội tại quốc gia này.
1. Làn sóng bỏ đạo tại Đức
Trong những năm gần đây, có một thực tế đáng âu lo là mỗi năm có hàng trăm ngàn tín hữu Công Giáo chính thức làm đơn lên tòa án tuyên bố bỏ đạo, và như thế khỏi phải đóng thuế 9% thu nhập cho Giáo Hội. Tình hình tương tự cũng xảy ra với Giáo Hội Tin Lành và còn trầm trọng hơn.
Theo báo cáo của các Giáo Hội Công Giáo và Tin lành Đức, tổn thất cho cả hai cộng đồng lên tới hơn 430,000 tín hữu trong năm 2018.
Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Đức cho biết 216,078 tín hữu Công Giáo đã bỏ đạo trong năm 2018. Trong khi đó, Giáo Hội Tin Lành Đức cho biết 220,000 tín hữu Tin Lành đã rời bỏ hàng ngũ của họ.
Tổng cộng, khoảng 23 triệu công dân Đức vẫn là thành viên của Giáo Hội Công Giáo và 21 triệu người là thành viên của Giáo Hội Tin lành. Hai nhóm chiếm 53.2% trên tổng số 83 triệu dân Đức.
Một nghiên cứu được công bố bởi Đại học Freiburg vào tháng 5 đã kết luận rằng nếu tình hình vẫn tiếp tục như hiện nay, số các tín hữu của hai Giáo Hội tại Đức sẽ giảm chỉ còn một nửa vào năm 2060.
2. Khó khăn hiện nay tại Đức là trước nguy cơ trầm trọng này, các Giám Mục không thống nhất trong nhận định và loay hoay không tìm ra được hướng đi.
Khó khăn cam go nhất hiện nay là các Giám Mục Đức không thống nhất với nhau trong nhận định và trong hướng đi.
Đức Hồng Y Rainier Woelki, Tổng Giám mục Köln, và 7 vị Giám Mục khác cho rằng tình trạng hiện nay phát sinh từ cuộc khủng hoảng đức tin trong các xã hội Tây phương.
Đức Hồng Y Reinhard Marx và nhiều vị khác cho rằng vấn đề là ở cơ chế của Giáo Hội. Do đó, cần xét lại hàng loạt vấn đề liên quan đến kỷ luật và các giáo huấn của Giáo Hội tiêu biểu là luật độc thân linh mục, phong chức linh mục cho phụ nữ, thay đổi giáo huấn về tính dục.
3. Những diễn biến mới nhất
Ngày 14 tháng Ba vừa, Đức Hồng Y Reinhard Marx, Tổng Giám Mục của Munich và Freising, và là chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức tuyên bố rằng Giáo Hội Công Giáo ở Đức đang bắt đầu một “tiến trình công nghị với hiệu lực ràng buộc” để giải quyết những gì ngài nói là những vấn đề chính đó là “thẩm quyền, sự dự phần và phân chia quyền lực” giữa Tòa Thánh và các Giáo Hội địa phương, “đạo đức tình dục”, “hình thái đời sống linh mục”, và “ phụ nữ trong các thừa tác vụ và chức vụ của Giáo Hội”.
Cần nói ngay rằng tất cả những vấn đề này đều liên quan đến Giáo Hội hoàn vũ chứ không riêng gì Giáo Hội tại Đức. Hội Đồng Giám Mục không thể mang lại hiệu lực pháp lý cho các nghị quyết về các vấn đề này, điều đó vượt quá khả năng của một Hội Đồng Giám Mục địa phương.
4. Phong trào Maria 2.0
Để hỗ trợ cho “tiến trình công nghị với hiệu lực ràng buộc” của Đức Hồng Y Marx, Đức Cha Franz-Josef Bode Giám Mục Osnabrück, phó chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức, thúc đẩy một phong trào phụ nữ có tên là Maria 2.0.
Nhóm Maria 2.0, và những người chống lưng phía sau, là một trào lưu nguy hiểm có khả năng dẫn đến ly giáo nếu không sớm bị đập tan.
Barbara Stratmann, một trong những người khởi xướng phong trào, nói rằng nhóm của bà có tên là Maria 2.0 vì “Maria 1.0 tượng trưng cho ý tưởng coi Đức Maria như là một người phục vụ và im lặng. 2.0 là viết tắt cho một khởi đầu mới. Thiết lập lại tất cả mọi thứ từ con số không. Phụ nữ chúng tôi không còn như trước đây nữa.”
Trong một bức thư ngỏ đến Đức Thánh Cha Phanxicô nhóm này đặt ra 5 yêu sách trong đó nghiêm trọng nhất là đòi phong chức linh mục cho phụ nữ, xóa bỏ luật độc thân linh mục và thay đổi đạo lý của Giáo Hội về tính dục cho phù hợp với thực tế của cuộc sống.
Những người khởi xướng yêu cầu tất cả phụ nữ tham gia vào “một cuộc đình công” trong tháng Năm là tháng Giáo Hội dành đặc biệt cho lòng sùng kính tháng Đức Mẹ, bằng cách không bước vào nhà thờ trong tuần lễ từ 11 đến 18 tháng 5 năm 2019.
Cuộc đình công còn bao gồm không tham gia vào bất kỳ các công việc phục vụ khác của Giáo Hội.
Nhóm Maria 2.0 được thành lập từ các phụ nữ đơn sơ chuyên phụ trách đọc sách thánh tại nhà thờ Thánh Giá ở Munster. Những phụ nữ khởi xướng nhóm này, như lãnh đạo của nhóm Barbara Stratmann, đều là những người bình dân. Nhưng họ có những người chống lưng.
Trang Web chính thức của Giáo Hội Công Giáo ở Đức đăng tải các tin tức sâu rộng về hoạt động và những lời kêu gọi biểu tình của họ, và tường thuật rằng Đức Cha Franz-Josef Bode của Osnabrück công khai hỗ trợ chiến dịch. Nhiều người cho rằng chính Đức Cha Bode là người đã tạo ra cái nhóm này để gây áp lực nhằm ủng hộ cho những nghị trình trong cái gọi là “tiến trình công nghị với hiệu lực ràng buộc” của Đức Hồng Y Marx.
5. Ủy ban Trung ương Công Giáo Đức (ZdK)
Để bảo đảm thắng lợi trong tiến trình công nghị “có hiệu quả ràng buộc”, Đức Hồng Y Marx đề nghị rằng Hội Đồng Giám Mục Đức và Ủy ban Trung ương Công Giáo Đức (ZdK) có số tham dự viên bằng nhau và có quyền bình đẳng trong bàn bạc và biểu quyết.
Đề nghị này đã được thông qua vào ngày 19 tháng Tám, trong cuộc họp của Ủy ban Thường Trực Hội Đồng Giám Mục Đức.
Ngay cả trước khi đề nghị này được thông qua, Ủy ban Trung ương Công Giáo Đức đã cử ra một danh sách những người có một hồ sơ rất dài các phát biểu công khai chống lại các giáo huấn và kỷ luật của Giáo Hội liên quan đến việc phong chức linh mục cho phụ nữ, xóa bỏ luật độc thân linh mục và đạo lý về tính dục.
6. Ý kiến của Đức Thánh Cha
Nói chuyện với các nhà báo trên chuyến bay trở về từ Ngày Giới trẻ Thế giới, Đức Thánh Cha nói ngài sẽ không cho phép luật độc thân linh mục trở thành một tùy chọn trong Giáo Hội Latinh.
“Quyết định của tôi là: độc thân linh mục không thể là một tùy chọn,” Đức Giáo Hoàng nói. “Tôi sẽ không thay đổi điều này. Tôi không có cảm giác là tôi có thể đứng trước mặt Chúa với một quyết định như thế”.
Đức Giáo Hoàng đã xác quyết như thế nên tuyên bố của Đức Hồng Y Reinhard Marx bắt đầu một “tiến trình công nghị với hiệu lực ràng buộc” để xét lại luật độc thân linh mục khiến nhiều người hoang mang tự hỏi: Trong Giáo Hội Công Giáo hiện nay, Đức Phanxicô là Giáo Hoàng hay Đức Reinhard Marx mới thực sự là Giáo Hoàng?
Chức tư tế dành cho phụ nữ cũng là điều không thể được vì điều đó không thuộc về thẩm quyền của Giáo Hội như Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã tuyên bố một cách “chung cuộc về vấn đề này” với tất cả hiệu lực ràng buộc trên toàn thể Giáo Hội vào năm 1994 - và nhiều lần Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng khẳng định như thế.
Tháng Sáu vừa qua, Đức Thánh Cha đã viết một lá thư cảnh báo người Công Giáo Đức cần chống lại một công nghị “chỉ tập trung vào việc xem xét các cấu trúc chứ không được linh hoạt bởi sứ mệnh thiết yếu của Giáo Hội là truyền bá đức tin.”
Ngài cảnh báo rằng tiến trình công nghị của Đức phải tránh cám dỗ chạy theo “chủ nghĩa tân Pelagiô” [dựa vào sức riêng của mình] khi “tìm cách điều chỉnh cuộc sống của Giáo Hội theo luận lý hiện tại.” Hệ quả là chúng ta có thể có “một cấu trúc giáo hội gọn gàng và thậm chí là được ‘hiện đại hóa’, nhưng không có linh hồn và hấp lực truyền giáo.”
Đức Giáo Hoàng đặc biệt cảnh báo Giáo Hội Đức đừng nên theo đuổi bất kỳ đường lối nào nhắm thích nghi với não trạng đương thời và thúc giục người Công Giáo Đức phải bảo vệ Giáo Hội cả về cơ cấu lẫn đức tin.
“Giáo Hội hoàn vũ sống trong và với các Giáo Hội địa phương, cũng thế các Giáo Hội địa phương sống và phát triển trong và với Giáo Hội hoàn vũ, và nếu chúng ta tách ra khỏi toàn thể Giáo Hội, chúng ta sẽ suy yếu, khô héo và tàn lụi. Do đó, cần phải luôn luôn sống và hiệp thông hiệu quả với toàn thể Giáo Hội,” Đức Thánh Cha viết.
Ngài cảnh báo các Giám Mục Đức: “Mỗi lần các cộng đồng giáo hội đã cố gắng để giải quyết vấn đề của nó một mình, tin tưởng và tập trung hoàn toàn vào lực lượng của nó hoặc các phương pháp của nó, sự thông minh của nó, ý chí hoặc uy tín của mình, cuối cùng nó chỉ làm gia tăng và kéo dài tệ nạn nó đã cố gắng giải quyết.”
7. Nhận định của Bộ Giám Mục và Hội đồng Giáo hoàng về giải thích các văn bản luật của Vatican
Trong một lá thư đề ngày 4 tháng 9 gửi cho Đức Hồng Y Marx, Đức Hồng Y Marc Ouellet, tổng trưởng Bộ Giám mục của Vatican, nói rằng kế hoạch tiến hành tiến trình công nghị tại Đức phải tuân theo các hướng dẫn do Đức Thánh Cha Phanxicô ban hành vào tháng Sáu. Vị Hồng Y người Canada đặc biệt nhấn mạnh rằng một tiến trình công nghị ở Đức không thể thay đổi giáo huấn hoặc kỷ luật phổ quát của Giáo Hội.
Đức Hồng Y Ouellet cũng gửi cho Đức Hồng Y Marx một bản đánh giá pháp lý dài bốn trang về các dự thảo của các Giám Mục Đức.
Bản đánh giá, được ký bởi người đứng đầu Hội đồng Giáo hoàng về giải thích các văn bản luật của Vatican, nói rằng kế hoạch của các Giám Mục Đức vi phạm các nguyên tắc giáo luật và trên thực tế, được đặt ra nhằm thay đổi các chuẩn mực và giáo lý phổ quát của Giáo Hội.
Hội đồng Giáo hoàng chỉ ra rằng “Từ các điều khoản của dự thảo kế hoạch, có thể thấy rõ rằng Hội Đồng Giám Mục Đức đã có ý định triệu tập một Công Đồng Địa Phương như được nêu trong các khoản giáo luật 439 đến 446 nhưng né tránh không sử dụng thuật ngữ này.”
“Làm thế nào một Giáo Hội địa phương có thể thảo luận với hiệu quả ràng buộc khi các chủ đề thảo luận có liên quan đến toàn thể Giáo Hội?”, Đức Tổng Giám Mục Filippo Iannone, người đứng đầu Hội đồng Giáo hoàng về giải thích các văn bản luật viết.
Ngài nhấn mạnh rằng:
“Hội Đồng Giám Mục không thể mang lại hiệu lực pháp lý cho các nghị quyết về các vấn đề này, điều đó vượt quá khả năng của nó”.
Ngài đặc biệt lưu ý rằng bản dự thảo tháng 8 trong đó quy định Hội Đồng Giám Mục Đức và Ủy ban Trung ương Công Giáo Đức (ZdK) có số tham dự viên bằng nhau và có quyền bình đẳng trong bàn bạc và biểu quyết. Theo Đức Cha Iannone, sự sắp xếp như thế là không thể chấp nhận.
“Có một ấn tượng rằng Hội Đồng Giám Mục và ZdK đều bình đẳng với nhau: họ gửi cùng một số lượng tương đương các tham dự viên, bình đẳng trong việc chủ tọa các phiên họp, bình quyền trong bỏ phiếu và thảo luận, và vân vân.”
“Tính chất cá mè một lứa này giữa các Giám Mục và giáo dân là không phù hợp về phương diện giáo hội học,” Đức Cha Iannone khẳng định.
8. Ý kiến của Giáo sư Chad Pecknold
Chad C. Pecknold, giáo sư Thần Học Hệ Thống trường Đại Học Công Giáo Mỹ Châu tại Washington DC có bài nhận định sau được đăng trên Catholic Herald ngày 13 tháng 9 vừa qua, sau đó trên nhiều cơ quan truyền thông Công Giáo khác. Chúng tôi xin dùng bài này như một tổng kết sâu sắc về những gì đang diễn ra tại Đức.
Các Giám Mục Đức đang đề xuất một lòng thương xót giả
Họ muốn thay đổi giáo huấn không phải để giải thoát con người khỏi tội lỗi, nhưng nói rằng tội lỗi không còn là tội lỗi nữa
Bất cứ ai đã từng nghiên cứu cuộc tranh cãi giữa Thánh Augustinô với Pelagiô đều biết rằng đôi khi ta có thể sử dụng một từ với một ý nghĩa ngược lại. Pêlagiô đã sử dụng từ ‘grace’ - ‘ân sủng’ khá thường xuyên, và luôn thừa nhận ‘sự cần thiết của ân sủng’. Kết quả là, nhiều Giám Mục đã bán tín bán nghi. Thánh Augustinô không dễ bị lừa. Ngài truy cho tới cùng những gì Pêlagiô muốn nói qua từ ‘ân sủng’. Ngài không tuyệt vọng trước việc bao nhiêu người ủng hộ cho dị giáo này. Ngài chỉ đơn giản là tiếp tục với câu hỏi về ân sủng, và cuối cùng đã phơi bày sự thật rằng Pêlagiô dùng từ ân sủng với ý nghĩa không gì khác hơn là ‘những năng lực tự nhiên’ của chúng ta. Nói cách khác, Thánh Augustinô đã sử dụng lý trí để giúp tất cả các Giám Mục anh em của mình thấy rằng khi Pêlagiô sử dụng từ ‘ân sủng’, ông ta có ý nói về một điều hoàn toàn ngược lại. Nhờ Thánh Augustinô mà giờ đây chúng ta có thể thấy một ý kiến nhiều người cho rằng có thể chấp nhận được, thật ra, lại là một dị giáo đáng nguyền rủa.
Trong thời đại của chúng ta cũng vậy, rất nhiều từ đang được sử dụng với ý nghĩa ngược lại, và vì vậy, nhiệm vụ của chúng ta, trong một số khía cạnh nhất định, khó khăn hơn. Nếu ai đó nói về “phước lành của tự do”, bạn có thể cảm thấy một nỗi xúc cảm dành cho tự do đang chạy rần rần trên đôi chân yêu nước của bạn. Nhưng nếu xem xét kỹ hơn bạn có thể phát hiện ra rằng ý nghĩa của ‘tự do’ người ta đang nói đây thực sự chỉ có nghĩa là ‘giấy phép’ – đó là sự lừa dối suy đồi biện minh cho thứ lựa chọn muốn làm gì thì làm không bị ràng buộc [bởi bất cứ trách nhiệm nào và như thế là giết chết tự do đích thực] - bạn nên cảnh giác hơn và quan tâm đến việc người nói thường sử dụng chữ tự do để nói về điều ngược lại như thế nào.
Chúng ta cũng thấy cùng một năng động như thế khi người ta nói về lòng thương xót, và những thứ lòng thương xót giả mạo. Lòng thương xót là một loại cảm thông dành cho kẻ có tội, nhưng lòng thương xót giả mạo hầu như luôn là một hình thức cảm thông với chính tội lỗi. Trong mớ bòng bong những thuật ngữ của nền văn hóa trị liệu của chúng ta, thương xót đang có ý nghĩa là một cái gì đó giống như “đồng tình”. Để thể hiện sự đồng cảm với một tội nhân, người ta cho rằng cần phải thể hiện sự đồng cảm rất lớn với chính tội lỗi. Với một ý nghĩa giả mạo như vậy, lòng thương xót dành cho kẻ có tội không giúp giải phóng kẻ có tội khỏi một tội lỗi thực sự, nhưng chỉ là khoác cho những tội lỗi thực sự ấy một ý nghĩa ngược lại – “Khốn thay những kẻ bảo cái tốt là xấu, cái xấu là tốt, những kẻ biến tối thành sáng, sáng thành tối” (Is 5:20).
Thoáng một cái, ngôn ngữ về lòng thương xót có thể trở nên tế nhị, bắt đầu có nghĩa ngược lại mà ta không cảm nhận được. Nó ngay lập tức trở nên vô lý khi nó được làm rõ. Không ai có thể khẳng định một cách nghiêm túc rằng thời gian Chúa dành để khuyên bảo các cô gái mại dâm thực sự là một sự đồng hành mục vụ với “các công nhân ngành tình dục” đang phải lao động dưới một hệ thống bất công! Quá vô lý! Nhưng những điều phi lý tương tự đang được đề xuất thường xuyên trong Giáo hội, và chúng phát sinh khi chúng ta không chú ý đến ý nghĩa thực sự của những từ ngữ. Ân sủng không phải là sức riêng tự nhiên của một người. Tự do không phải là giấy phép. Lòng thương xót không phải là sự thông cảm với tội lỗi.
Ở Đức, trái với ý muốn của Đức Thánh Cha, các Giám Mục đã và đang theo đuổi một chương trình thương xót giả. Các vị muốn tự do hóa cuộc sống độc thân linh mục không phải để thánh hóa chức tư tế, nhưng là xóa bỏ một quy luật dẫn đến sự thánh hóa ấy. Các vị muốn thay đổi giáo huấn về đồng tính luyến ái không phải vì thương xót cho gánh nặng tội lỗi nặng nề, nhưng để nói rằng tội lỗi không còn là tội lỗi nữa. Các vị muốn chấp nhận quan hệ tình dục ngoài hôn nhân không phải để cổ vũ cho “quan hệ tình dục tích cực”, nhưng vì muốn phủ nhận hôn nhân là định chế duy nhất cho phép hành vi tình dục diễn ra như mong muốn của Thiên Chúa.
Đức Hồng Y Rainier Woelki, Tổng Giám mục Köln, là một ngoại lệ rất đáng chú ý. Giáo hội ở Đức cần nhiều Giám Mục dám đứng lên như ngài. Mùa xuân vừa rồi, Đức Hồng Y lưu ý rằng những người đang thúc đẩy những thay đổi này chưa bao giờ thậm chí quan tâm đến việc tự hỏi bản thân mình những câu hỏi có tính chất xã hội học cơ bản nhất: “Tại sao các Kitô hữu Tin Lành ở Đức không phát triển?” Họ là những người đã thực hiện tất cả các đề xuất này nhưng đã không tìm thấy chút triển vọng nào, thậm chí còn đau khổ hơn nữa. Đức Hồng Y Woelki viết rằng mặc dù đã thực hiện tất cả những gì các Giám Mục Công Giáo ở Đức hiện đang đề nghị, người Tin Lành “không khá hơn chút nào – có thể nhìn thấy nơi cách thực hành đức tin của họ, cách họ chỉ tuyển dụng được rất ít các thừa tác viên mục vụ, và số lượng các tín hữu rời khỏi giáo hội của họ còn ồ ạt hơn. Chẳng nhẽ những điều đó không chỉ ra rằng vấn đề thực sự nằm ở chỗ khác, và toàn bộ Kitô Giáo đang phải đương đầu với một cuộc khủng hoảng về đức tin và sự hiểu biết, hơn là thích nghi với một ‘thực tế mới của cuộc sống’ được trình bày như thể là không thể cưỡng lại được?” Chính xác là như thế.
Cảm nhận của tôi là các Giám Mục khác ở Đức không hỏi câu hỏi tuyệt vời của Đức Hồng Y Woelki vì các vị không có hứng thú với câu trả lời. Các ngài thao tác trên một định nghĩa giả về lòng thương xót, là một định nghĩa đang lừa dối chính các vị và đàn chiên của các vị. Tuần vừa qua, Vatican nói rằng các Giám Mục Đức đang lên kế hoạch cho một tiến trình công nghị “có hiệu quả ràng buộc” mà, trên thực tế, “là vô giá trị về mặt giáo hội học”. Đó là một lời thẳng thắn, không quanh co.
Tháng Sáu vừa qua, chính Đức Giáo Hoàng cảnh báo các Giám Mục Đức: “Mỗi lần các cộng đồng giáo hội đã cố gắng để giải quyết vấn đề của nó một mình, tin tưởng và tập trung hoàn toàn vào lực lượng của nó hoặc các phương pháp của nó, sự thông minh của nó, ý chí hoặc uy tín của mình, cuối cùng nó chỉ làm gia tăng và kéo dài tệ nạn nó đã cố gắng giải quyết.” Đó là một lời thẳng thắn, không quanh co.
Các Giám Mục ở Đức nên bắt đầu lắng nghe Đức Giáo Hoàng hơn là những người muốn làm giáo hoàng. Đức Thánh Cha đã ban cho họ một đề nghị chú tâm đến việc truyền giáo. Đáng buồn thay, như với tất cả các thứ giả mạo, ân sủng giả, tự do giả và lòng thương xót giả các Giám Mục Đức dường như đang bước trên một con đường tự hủy diệt. ‘Ưu tiên truyền giáo’ mà Đức Thánh Cha kêu gọi các vị chấp nhận cho tiến trình công nghị của các vị có thể cần phải bắt đầu với chính các Giám Mục ở Đức.
Do đó, trong chương trình này, chúng tôi xin điểm qua với quý vị và anh chị em tình hình của Giáo Hội tại quốc gia này.
1. Làn sóng bỏ đạo tại Đức
Trong những năm gần đây, có một thực tế đáng âu lo là mỗi năm có hàng trăm ngàn tín hữu Công Giáo chính thức làm đơn lên tòa án tuyên bố bỏ đạo, và như thế khỏi phải đóng thuế 9% thu nhập cho Giáo Hội. Tình hình tương tự cũng xảy ra với Giáo Hội Tin Lành và còn trầm trọng hơn.
Theo báo cáo của các Giáo Hội Công Giáo và Tin lành Đức, tổn thất cho cả hai cộng đồng lên tới hơn 430,000 tín hữu trong năm 2018.
Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Đức cho biết 216,078 tín hữu Công Giáo đã bỏ đạo trong năm 2018. Trong khi đó, Giáo Hội Tin Lành Đức cho biết 220,000 tín hữu Tin Lành đã rời bỏ hàng ngũ của họ.
Tổng cộng, khoảng 23 triệu công dân Đức vẫn là thành viên của Giáo Hội Công Giáo và 21 triệu người là thành viên của Giáo Hội Tin lành. Hai nhóm chiếm 53.2% trên tổng số 83 triệu dân Đức.
Một nghiên cứu được công bố bởi Đại học Freiburg vào tháng 5 đã kết luận rằng nếu tình hình vẫn tiếp tục như hiện nay, số các tín hữu của hai Giáo Hội tại Đức sẽ giảm chỉ còn một nửa vào năm 2060.
2. Khó khăn hiện nay tại Đức là trước nguy cơ trầm trọng này, các Giám Mục không thống nhất trong nhận định và loay hoay không tìm ra được hướng đi.
Khó khăn cam go nhất hiện nay là các Giám Mục Đức không thống nhất với nhau trong nhận định và trong hướng đi.
Đức Hồng Y Rainier Woelki, Tổng Giám mục Köln, và 7 vị Giám Mục khác cho rằng tình trạng hiện nay phát sinh từ cuộc khủng hoảng đức tin trong các xã hội Tây phương.
Đức Hồng Y Reinhard Marx và nhiều vị khác cho rằng vấn đề là ở cơ chế của Giáo Hội. Do đó, cần xét lại hàng loạt vấn đề liên quan đến kỷ luật và các giáo huấn của Giáo Hội tiêu biểu là luật độc thân linh mục, phong chức linh mục cho phụ nữ, thay đổi giáo huấn về tính dục.
3. Những diễn biến mới nhất
Ngày 14 tháng Ba vừa, Đức Hồng Y Reinhard Marx, Tổng Giám Mục của Munich và Freising, và là chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức tuyên bố rằng Giáo Hội Công Giáo ở Đức đang bắt đầu một “tiến trình công nghị với hiệu lực ràng buộc” để giải quyết những gì ngài nói là những vấn đề chính đó là “thẩm quyền, sự dự phần và phân chia quyền lực” giữa Tòa Thánh và các Giáo Hội địa phương, “đạo đức tình dục”, “hình thái đời sống linh mục”, và “ phụ nữ trong các thừa tác vụ và chức vụ của Giáo Hội”.
Cần nói ngay rằng tất cả những vấn đề này đều liên quan đến Giáo Hội hoàn vũ chứ không riêng gì Giáo Hội tại Đức. Hội Đồng Giám Mục không thể mang lại hiệu lực pháp lý cho các nghị quyết về các vấn đề này, điều đó vượt quá khả năng của một Hội Đồng Giám Mục địa phương.
4. Phong trào Maria 2.0
Để hỗ trợ cho “tiến trình công nghị với hiệu lực ràng buộc” của Đức Hồng Y Marx, Đức Cha Franz-Josef Bode Giám Mục Osnabrück, phó chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức, thúc đẩy một phong trào phụ nữ có tên là Maria 2.0.
Nhóm Maria 2.0, và những người chống lưng phía sau, là một trào lưu nguy hiểm có khả năng dẫn đến ly giáo nếu không sớm bị đập tan.
Barbara Stratmann, một trong những người khởi xướng phong trào, nói rằng nhóm của bà có tên là Maria 2.0 vì “Maria 1.0 tượng trưng cho ý tưởng coi Đức Maria như là một người phục vụ và im lặng. 2.0 là viết tắt cho một khởi đầu mới. Thiết lập lại tất cả mọi thứ từ con số không. Phụ nữ chúng tôi không còn như trước đây nữa.”
Trong một bức thư ngỏ đến Đức Thánh Cha Phanxicô nhóm này đặt ra 5 yêu sách trong đó nghiêm trọng nhất là đòi phong chức linh mục cho phụ nữ, xóa bỏ luật độc thân linh mục và thay đổi đạo lý của Giáo Hội về tính dục cho phù hợp với thực tế của cuộc sống.
Những người khởi xướng yêu cầu tất cả phụ nữ tham gia vào “một cuộc đình công” trong tháng Năm là tháng Giáo Hội dành đặc biệt cho lòng sùng kính tháng Đức Mẹ, bằng cách không bước vào nhà thờ trong tuần lễ từ 11 đến 18 tháng 5 năm 2019.
Cuộc đình công còn bao gồm không tham gia vào bất kỳ các công việc phục vụ khác của Giáo Hội.
Nhóm Maria 2.0 được thành lập từ các phụ nữ đơn sơ chuyên phụ trách đọc sách thánh tại nhà thờ Thánh Giá ở Munster. Những phụ nữ khởi xướng nhóm này, như lãnh đạo của nhóm Barbara Stratmann, đều là những người bình dân. Nhưng họ có những người chống lưng.
Trang Web chính thức của Giáo Hội Công Giáo ở Đức đăng tải các tin tức sâu rộng về hoạt động và những lời kêu gọi biểu tình của họ, và tường thuật rằng Đức Cha Franz-Josef Bode của Osnabrück công khai hỗ trợ chiến dịch. Nhiều người cho rằng chính Đức Cha Bode là người đã tạo ra cái nhóm này để gây áp lực nhằm ủng hộ cho những nghị trình trong cái gọi là “tiến trình công nghị với hiệu lực ràng buộc” của Đức Hồng Y Marx.
5. Ủy ban Trung ương Công Giáo Đức (ZdK)
Để bảo đảm thắng lợi trong tiến trình công nghị “có hiệu quả ràng buộc”, Đức Hồng Y Marx đề nghị rằng Hội Đồng Giám Mục Đức và Ủy ban Trung ương Công Giáo Đức (ZdK) có số tham dự viên bằng nhau và có quyền bình đẳng trong bàn bạc và biểu quyết.
Đề nghị này đã được thông qua vào ngày 19 tháng Tám, trong cuộc họp của Ủy ban Thường Trực Hội Đồng Giám Mục Đức.
Ngay cả trước khi đề nghị này được thông qua, Ủy ban Trung ương Công Giáo Đức đã cử ra một danh sách những người có một hồ sơ rất dài các phát biểu công khai chống lại các giáo huấn và kỷ luật của Giáo Hội liên quan đến việc phong chức linh mục cho phụ nữ, xóa bỏ luật độc thân linh mục và đạo lý về tính dục.
6. Ý kiến của Đức Thánh Cha
Nói chuyện với các nhà báo trên chuyến bay trở về từ Ngày Giới trẻ Thế giới, Đức Thánh Cha nói ngài sẽ không cho phép luật độc thân linh mục trở thành một tùy chọn trong Giáo Hội Latinh.
“Quyết định của tôi là: độc thân linh mục không thể là một tùy chọn,” Đức Giáo Hoàng nói. “Tôi sẽ không thay đổi điều này. Tôi không có cảm giác là tôi có thể đứng trước mặt Chúa với một quyết định như thế”.
Đức Giáo Hoàng đã xác quyết như thế nên tuyên bố của Đức Hồng Y Reinhard Marx bắt đầu một “tiến trình công nghị với hiệu lực ràng buộc” để xét lại luật độc thân linh mục khiến nhiều người hoang mang tự hỏi: Trong Giáo Hội Công Giáo hiện nay, Đức Phanxicô là Giáo Hoàng hay Đức Reinhard Marx mới thực sự là Giáo Hoàng?
Chức tư tế dành cho phụ nữ cũng là điều không thể được vì điều đó không thuộc về thẩm quyền của Giáo Hội như Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã tuyên bố một cách “chung cuộc về vấn đề này” với tất cả hiệu lực ràng buộc trên toàn thể Giáo Hội vào năm 1994 - và nhiều lần Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng khẳng định như thế.
Tháng Sáu vừa qua, Đức Thánh Cha đã viết một lá thư cảnh báo người Công Giáo Đức cần chống lại một công nghị “chỉ tập trung vào việc xem xét các cấu trúc chứ không được linh hoạt bởi sứ mệnh thiết yếu của Giáo Hội là truyền bá đức tin.”
Ngài cảnh báo rằng tiến trình công nghị của Đức phải tránh cám dỗ chạy theo “chủ nghĩa tân Pelagiô” [dựa vào sức riêng của mình] khi “tìm cách điều chỉnh cuộc sống của Giáo Hội theo luận lý hiện tại.” Hệ quả là chúng ta có thể có “một cấu trúc giáo hội gọn gàng và thậm chí là được ‘hiện đại hóa’, nhưng không có linh hồn và hấp lực truyền giáo.”
Đức Giáo Hoàng đặc biệt cảnh báo Giáo Hội Đức đừng nên theo đuổi bất kỳ đường lối nào nhắm thích nghi với não trạng đương thời và thúc giục người Công Giáo Đức phải bảo vệ Giáo Hội cả về cơ cấu lẫn đức tin.
“Giáo Hội hoàn vũ sống trong và với các Giáo Hội địa phương, cũng thế các Giáo Hội địa phương sống và phát triển trong và với Giáo Hội hoàn vũ, và nếu chúng ta tách ra khỏi toàn thể Giáo Hội, chúng ta sẽ suy yếu, khô héo và tàn lụi. Do đó, cần phải luôn luôn sống và hiệp thông hiệu quả với toàn thể Giáo Hội,” Đức Thánh Cha viết.
Ngài cảnh báo các Giám Mục Đức: “Mỗi lần các cộng đồng giáo hội đã cố gắng để giải quyết vấn đề của nó một mình, tin tưởng và tập trung hoàn toàn vào lực lượng của nó hoặc các phương pháp của nó, sự thông minh của nó, ý chí hoặc uy tín của mình, cuối cùng nó chỉ làm gia tăng và kéo dài tệ nạn nó đã cố gắng giải quyết.”
7. Nhận định của Bộ Giám Mục và Hội đồng Giáo hoàng về giải thích các văn bản luật của Vatican
Trong một lá thư đề ngày 4 tháng 9 gửi cho Đức Hồng Y Marx, Đức Hồng Y Marc Ouellet, tổng trưởng Bộ Giám mục của Vatican, nói rằng kế hoạch tiến hành tiến trình công nghị tại Đức phải tuân theo các hướng dẫn do Đức Thánh Cha Phanxicô ban hành vào tháng Sáu. Vị Hồng Y người Canada đặc biệt nhấn mạnh rằng một tiến trình công nghị ở Đức không thể thay đổi giáo huấn hoặc kỷ luật phổ quát của Giáo Hội.
Đức Hồng Y Ouellet cũng gửi cho Đức Hồng Y Marx một bản đánh giá pháp lý dài bốn trang về các dự thảo của các Giám Mục Đức.
Bản đánh giá, được ký bởi người đứng đầu Hội đồng Giáo hoàng về giải thích các văn bản luật của Vatican, nói rằng kế hoạch của các Giám Mục Đức vi phạm các nguyên tắc giáo luật và trên thực tế, được đặt ra nhằm thay đổi các chuẩn mực và giáo lý phổ quát của Giáo Hội.
Hội đồng Giáo hoàng chỉ ra rằng “Từ các điều khoản của dự thảo kế hoạch, có thể thấy rõ rằng Hội Đồng Giám Mục Đức đã có ý định triệu tập một Công Đồng Địa Phương như được nêu trong các khoản giáo luật 439 đến 446 nhưng né tránh không sử dụng thuật ngữ này.”
“Làm thế nào một Giáo Hội địa phương có thể thảo luận với hiệu quả ràng buộc khi các chủ đề thảo luận có liên quan đến toàn thể Giáo Hội?”, Đức Tổng Giám Mục Filippo Iannone, người đứng đầu Hội đồng Giáo hoàng về giải thích các văn bản luật viết.
Ngài nhấn mạnh rằng:
“Hội Đồng Giám Mục không thể mang lại hiệu lực pháp lý cho các nghị quyết về các vấn đề này, điều đó vượt quá khả năng của nó”.
Ngài đặc biệt lưu ý rằng bản dự thảo tháng 8 trong đó quy định Hội Đồng Giám Mục Đức và Ủy ban Trung ương Công Giáo Đức (ZdK) có số tham dự viên bằng nhau và có quyền bình đẳng trong bàn bạc và biểu quyết. Theo Đức Cha Iannone, sự sắp xếp như thế là không thể chấp nhận.
“Có một ấn tượng rằng Hội Đồng Giám Mục và ZdK đều bình đẳng với nhau: họ gửi cùng một số lượng tương đương các tham dự viên, bình đẳng trong việc chủ tọa các phiên họp, bình quyền trong bỏ phiếu và thảo luận, và vân vân.”
“Tính chất cá mè một lứa này giữa các Giám Mục và giáo dân là không phù hợp về phương diện giáo hội học,” Đức Cha Iannone khẳng định.
8. Ý kiến của Giáo sư Chad Pecknold
Chad C. Pecknold, giáo sư Thần Học Hệ Thống trường Đại Học Công Giáo Mỹ Châu tại Washington DC có bài nhận định sau được đăng trên Catholic Herald ngày 13 tháng 9 vừa qua, sau đó trên nhiều cơ quan truyền thông Công Giáo khác. Chúng tôi xin dùng bài này như một tổng kết sâu sắc về những gì đang diễn ra tại Đức.
Các Giám Mục Đức đang đề xuất một lòng thương xót giả
Họ muốn thay đổi giáo huấn không phải để giải thoát con người khỏi tội lỗi, nhưng nói rằng tội lỗi không còn là tội lỗi nữa
Bất cứ ai đã từng nghiên cứu cuộc tranh cãi giữa Thánh Augustinô với Pelagiô đều biết rằng đôi khi ta có thể sử dụng một từ với một ý nghĩa ngược lại. Pêlagiô đã sử dụng từ ‘grace’ - ‘ân sủng’ khá thường xuyên, và luôn thừa nhận ‘sự cần thiết của ân sủng’. Kết quả là, nhiều Giám Mục đã bán tín bán nghi. Thánh Augustinô không dễ bị lừa. Ngài truy cho tới cùng những gì Pêlagiô muốn nói qua từ ‘ân sủng’. Ngài không tuyệt vọng trước việc bao nhiêu người ủng hộ cho dị giáo này. Ngài chỉ đơn giản là tiếp tục với câu hỏi về ân sủng, và cuối cùng đã phơi bày sự thật rằng Pêlagiô dùng từ ân sủng với ý nghĩa không gì khác hơn là ‘những năng lực tự nhiên’ của chúng ta. Nói cách khác, Thánh Augustinô đã sử dụng lý trí để giúp tất cả các Giám Mục anh em của mình thấy rằng khi Pêlagiô sử dụng từ ‘ân sủng’, ông ta có ý nói về một điều hoàn toàn ngược lại. Nhờ Thánh Augustinô mà giờ đây chúng ta có thể thấy một ý kiến nhiều người cho rằng có thể chấp nhận được, thật ra, lại là một dị giáo đáng nguyền rủa.
Trong thời đại của chúng ta cũng vậy, rất nhiều từ đang được sử dụng với ý nghĩa ngược lại, và vì vậy, nhiệm vụ của chúng ta, trong một số khía cạnh nhất định, khó khăn hơn. Nếu ai đó nói về “phước lành của tự do”, bạn có thể cảm thấy một nỗi xúc cảm dành cho tự do đang chạy rần rần trên đôi chân yêu nước của bạn. Nhưng nếu xem xét kỹ hơn bạn có thể phát hiện ra rằng ý nghĩa của ‘tự do’ người ta đang nói đây thực sự chỉ có nghĩa là ‘giấy phép’ – đó là sự lừa dối suy đồi biện minh cho thứ lựa chọn muốn làm gì thì làm không bị ràng buộc [bởi bất cứ trách nhiệm nào và như thế là giết chết tự do đích thực] - bạn nên cảnh giác hơn và quan tâm đến việc người nói thường sử dụng chữ tự do để nói về điều ngược lại như thế nào.
Chúng ta cũng thấy cùng một năng động như thế khi người ta nói về lòng thương xót, và những thứ lòng thương xót giả mạo. Lòng thương xót là một loại cảm thông dành cho kẻ có tội, nhưng lòng thương xót giả mạo hầu như luôn là một hình thức cảm thông với chính tội lỗi. Trong mớ bòng bong những thuật ngữ của nền văn hóa trị liệu của chúng ta, thương xót đang có ý nghĩa là một cái gì đó giống như “đồng tình”. Để thể hiện sự đồng cảm với một tội nhân, người ta cho rằng cần phải thể hiện sự đồng cảm rất lớn với chính tội lỗi. Với một ý nghĩa giả mạo như vậy, lòng thương xót dành cho kẻ có tội không giúp giải phóng kẻ có tội khỏi một tội lỗi thực sự, nhưng chỉ là khoác cho những tội lỗi thực sự ấy một ý nghĩa ngược lại – “Khốn thay những kẻ bảo cái tốt là xấu, cái xấu là tốt, những kẻ biến tối thành sáng, sáng thành tối” (Is 5:20).
Thoáng một cái, ngôn ngữ về lòng thương xót có thể trở nên tế nhị, bắt đầu có nghĩa ngược lại mà ta không cảm nhận được. Nó ngay lập tức trở nên vô lý khi nó được làm rõ. Không ai có thể khẳng định một cách nghiêm túc rằng thời gian Chúa dành để khuyên bảo các cô gái mại dâm thực sự là một sự đồng hành mục vụ với “các công nhân ngành tình dục” đang phải lao động dưới một hệ thống bất công! Quá vô lý! Nhưng những điều phi lý tương tự đang được đề xuất thường xuyên trong Giáo hội, và chúng phát sinh khi chúng ta không chú ý đến ý nghĩa thực sự của những từ ngữ. Ân sủng không phải là sức riêng tự nhiên của một người. Tự do không phải là giấy phép. Lòng thương xót không phải là sự thông cảm với tội lỗi.
Ở Đức, trái với ý muốn của Đức Thánh Cha, các Giám Mục đã và đang theo đuổi một chương trình thương xót giả. Các vị muốn tự do hóa cuộc sống độc thân linh mục không phải để thánh hóa chức tư tế, nhưng là xóa bỏ một quy luật dẫn đến sự thánh hóa ấy. Các vị muốn thay đổi giáo huấn về đồng tính luyến ái không phải vì thương xót cho gánh nặng tội lỗi nặng nề, nhưng để nói rằng tội lỗi không còn là tội lỗi nữa. Các vị muốn chấp nhận quan hệ tình dục ngoài hôn nhân không phải để cổ vũ cho “quan hệ tình dục tích cực”, nhưng vì muốn phủ nhận hôn nhân là định chế duy nhất cho phép hành vi tình dục diễn ra như mong muốn của Thiên Chúa.
Đức Hồng Y Rainier Woelki, Tổng Giám mục Köln, là một ngoại lệ rất đáng chú ý. Giáo hội ở Đức cần nhiều Giám Mục dám đứng lên như ngài. Mùa xuân vừa rồi, Đức Hồng Y lưu ý rằng những người đang thúc đẩy những thay đổi này chưa bao giờ thậm chí quan tâm đến việc tự hỏi bản thân mình những câu hỏi có tính chất xã hội học cơ bản nhất: “Tại sao các Kitô hữu Tin Lành ở Đức không phát triển?” Họ là những người đã thực hiện tất cả các đề xuất này nhưng đã không tìm thấy chút triển vọng nào, thậm chí còn đau khổ hơn nữa. Đức Hồng Y Woelki viết rằng mặc dù đã thực hiện tất cả những gì các Giám Mục Công Giáo ở Đức hiện đang đề nghị, người Tin Lành “không khá hơn chút nào – có thể nhìn thấy nơi cách thực hành đức tin của họ, cách họ chỉ tuyển dụng được rất ít các thừa tác viên mục vụ, và số lượng các tín hữu rời khỏi giáo hội của họ còn ồ ạt hơn. Chẳng nhẽ những điều đó không chỉ ra rằng vấn đề thực sự nằm ở chỗ khác, và toàn bộ Kitô Giáo đang phải đương đầu với một cuộc khủng hoảng về đức tin và sự hiểu biết, hơn là thích nghi với một ‘thực tế mới của cuộc sống’ được trình bày như thể là không thể cưỡng lại được?” Chính xác là như thế.
Cảm nhận của tôi là các Giám Mục khác ở Đức không hỏi câu hỏi tuyệt vời của Đức Hồng Y Woelki vì các vị không có hứng thú với câu trả lời. Các ngài thao tác trên một định nghĩa giả về lòng thương xót, là một định nghĩa đang lừa dối chính các vị và đàn chiên của các vị. Tuần vừa qua, Vatican nói rằng các Giám Mục Đức đang lên kế hoạch cho một tiến trình công nghị “có hiệu quả ràng buộc” mà, trên thực tế, “là vô giá trị về mặt giáo hội học”. Đó là một lời thẳng thắn, không quanh co.
Tháng Sáu vừa qua, chính Đức Giáo Hoàng cảnh báo các Giám Mục Đức: “Mỗi lần các cộng đồng giáo hội đã cố gắng để giải quyết vấn đề của nó một mình, tin tưởng và tập trung hoàn toàn vào lực lượng của nó hoặc các phương pháp của nó, sự thông minh của nó, ý chí hoặc uy tín của mình, cuối cùng nó chỉ làm gia tăng và kéo dài tệ nạn nó đã cố gắng giải quyết.” Đó là một lời thẳng thắn, không quanh co.
Các Giám Mục ở Đức nên bắt đầu lắng nghe Đức Giáo Hoàng hơn là những người muốn làm giáo hoàng. Đức Thánh Cha đã ban cho họ một đề nghị chú tâm đến việc truyền giáo. Đáng buồn thay, như với tất cả các thứ giả mạo, ân sủng giả, tự do giả và lòng thương xót giả các Giám Mục Đức dường như đang bước trên một con đường tự hủy diệt. ‘Ưu tiên truyền giáo’ mà Đức Thánh Cha kêu gọi các vị chấp nhận cho tiến trình công nghị của các vị có thể cần phải bắt đầu với chính các Giám Mục ở Đức.