Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 24/09: Chấp nhận và buông bỏ với lòng tín thác – Lm. Phêrô Nguyễn Văn Cao, SJ
Giáo Hội Năm Châu
02:52 23/09/2022
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca
Khi ấy, đang lúc mọi người còn bỡ ngỡ về tất cả các việc Đức Giê-su làm, thì Người nói với các môn đệ rằng: “Phần anh em, hãy lắng tai nghe cho kỹ những lời sau đây: Con Người sắp bị nộp vào tay người đời.” Nhưng các ông không hiểu lời đó, vì đối với các ông, lời đó còn bí ẩn, đến nỗi các ông không nhận ra ý nghĩa. Nhưng các ông sợ không dám hỏi lại Người về lời ấy.
Đó là lời Chúa
Chỉ sợ nghèo lòng
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
14:18 23/09/2022
CHỈ SỢ NGHÈO LÒNG
CHÚA NHẬT XXVI THƯỜNG NIÊN NĂM C
Dụ ngôn người giàu – giàu đến mức Chúa Giêsu không gọi tên anh ta, thay tên gọi, Chúa gọi anh là “nhà phú hộ” – và người nghèo tên là Lazarô nhắc mỗi người ý thức bổn phận sống bác ái, chia sẻ những gì có thể cho anh chị em, nhất là giúp đỡ những người túng cực, nghèo đói…
Người giàu - người nghèo; sự đối lập giữa giàu - nghèo, sự tương phản giữa sung sướng do giàu - khổ đau, đói rách do nghèo thời nào mà chẳng có. Bức tranh cuộc sống có những gam màu sáng - tối giữa "kẻ ăn không hết" và "người lần không ra" luôn là thứ hiện sinh vây lấy con người.
Tuy nhiên, giàu, tự bản thân, không là tội. Nghèo cũng không phải hình phạt. Chúa không kết án phú hộ vì đã bóc lột, lăng nhục hay xua đuổi Lazarô. Chúa cũng không lên án ông sống gian dối, tham lam, trộm cướp. Mạch văn cho ta hiểu thêm: ông trở nên phú hộ là do bươn chải, vất vả, bỏ công tích cóp mới có. Công sức ông đổ ra, ông có quyền được hưởng.
Chúa cũng không cho thấy Lazarô ngửa tay xin giúp đỡ và bị phú hộ từ chối. Lazarô chỉ nằm đó trong cái xác đói lả, co ro, rét mướt và ghẻ lở ngay ngưỡng cửa nhà người giàu.
Vì lý do gì người phú hộ sa hỏa ngục? Chỉ một lý do duy nhất: Người giàu đã không nhìn thấy người nghèo ở ngay bên. Ông quá ích kỷ. Ông bỏ qua cơ hội cứu giúp người nghèo bớt đói, giảm thiểu khả năng bị cái chết tấn công, trong khi việc cứu giúp ấy hoàn toàn nằm trong tầm tay ông.
Vô cảm và tiếc rẻ tiền bạc khiến ông chai cứng tâm hồn trước nhu cầu sống của người anh em sát cạnh. Không chỉ anh em trên phương diện làm người, đó còn là người cùng niềm tin vào Thiên Chúa, cùng tuân giữ luật Môsê như ông.
Dù không chủ trương hay cố tình ác tâm, nhưng thói vô cảm và tiếc rẻ tiền của, biến ông nên người ác. Ông phải trả giá cho lối sống khô cứng của mình.
Theo Vụ Các vấn đề Kinh tế và Xã hội của Liên Hiệp quốc, năm 2019 thế giới có khoảng 1,3 tỷ người thu nhập chưa đầy một đôla mỗi ngày. Nghĩa là họ sống dưới mức nghèo khổ.
Từ khi dịch cúm Vũ Hán bùng phát đến nay, người ta chưa có số liệu chính xác về người nghèo, nhưng chắc chắn, đã tăng ngất ngưỡng. Đó là chưa kể, hiện nay, do việc Nga xâm lược Ucraina, trong khi cả hai quốc gia đều nằm trong số những quốc gia hàng đầu về việc cung cấp lương thực, thực phẩm và các loại nhu yếu khác của đời sống thế giới, cộng với việc Mỹ và phương Tây buộc phải sử dụng nhiều biện pháp chế tài gắt gao dành cho Nga, chắc chắn số lượng người nghèo, người đói của thế giới đang gia tăng hãi hùng.
Đọc hay nghe những bản tin như trên, có thể chúng ta bàng quan cho rằng, đó là chuyện đại sự, chuyện của thế giới, mỗi cá nhân làm sao có thể làm gì để bù đắp những thiếu thốn chất đầy như núi?
Nếu là người tin Thiên Chúa, biết mình luôn hưởng nhờ tình yêu của Chúa, luôn ý thức cao và mạnh rằng, Chúa đòi ta phải lên đường đến với anh em đói nghèo, bệnh tật, chúng ta không dám có những suy nghĩ tiêu cực như vừa nói.
Bởi không thể làm gì lớn, ta vẫn có thể thi hành nhiệm vụ của mình trong khả năng có thể có được. Lối suy nghĩ như trên là lối suy nghĩ thoái thác, trốn trách nhiệm, ích kỷ và vô cảm.
Điều quan trọng không nằm ở chỗ có nhiều hay ít, cánh tay có thể vươn ra thế giới hay không. Nhưng quan trọng ở chỗ, ta có thực tâm yêu Chúa, yêu người, thực tâm muốn sống Lời Chúa bằng thi hành đức bác hay không mà thôi!
Hãy yêu. Hãy tập yêu. Tình yêu sẽ cho ta cách để yêu, để trao tặng, để cho đi. Không có cá nhân biết đặt tình yêu con người lên hàng đầu, thế giới không có những tập thể, những chủ trương, những đường lối hướng đến người nghèo.
Đức ái Kitô buộc ta phải sống với người nghèo, người khổ, người đau bệnh, người bất hạnh để thực hành nguyên lý "cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống".
Là Kitô hữu, ta tuyệt đối không dửng dưng với người đau khổ, không đồng lõa với bất công, với những chủ thuyết vô nhân đạo trong xã hội. Mọi nơi, mọi lúc, hãy nêu cao Mối Phúc thứ Năm mà Chúa công bố trong Hiến chương Nước Trời: "Phúc cho ai biết thương xót, người ấy sẽ được xót thương".
Hoặc lời khẳng định của Chúa: Ai cho anh em mình dù chỉ một chén nước lã thôi, người ấy đã trao ban cho chính Chúa.
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:22 23/09/2022
9. Tình yêu thường tỉnh thức, con ngủ nó không ngủ, con mệt mỏi nó không mệt mỏi, con khốn đốn nó không khốn đốn, con sợ nó không sợ. Giống như lửa cháy phầng phầng đốt thiêu mọi vật, vì tất cả mà bỏ tất cả, và ở trong tất cả mà được tất cả.
(sách Gương Đức Chúa Giê-su)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
-----------
http://www.vietcatholic.org
http://facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:24 23/09/2022
5. THUỐC GIA TRUYỀN TRỊ BỆNH
Triều đại nhà Tống có ông bác sĩ họ Lưu, biết dùng thuốc hay để chữa bệnh, nên người ta gọi là “thuốc gia truyền họ Lưu”.
Một hôm, Tô Đông Pha đi thăm ông ta, vừa ngồi xuống ghế thì có bệnh nhân đến, bệnh nhân nói ngồi thuyền gặp gió lớn sợ quá nên bị bệnh.
Thầy thuốc gia truyền họ Lưu bèn nói:
- “Về nhà tìm cái bánh lái chiếc thuyền cũ, dùng lửa hơ cho khô, rồi pha thêm son, cây phục linh, đem tất cả nghiền thật nát, uống với nước lã”.
Bệnh nhân không hiểu ý nghĩa nên thỉnh giáo thầy thuốc, thầy thuốc gia truyền đắc ý nói:
- “Diệu kỳ là ở đây, cái bánh lái của chiếc thuyền cũ là chỗ của người lái thuyền, ngày dài tháng rộng, nên mồ hôi thấm vào trong gỗ, người lái đò thích nhất là đấu nhau với sóng gió, cho nên nó có thể trị bệnh kinh phong trên nước”.
Tô Đông Pha ngồi bên cạnh cười thầm, sau khi bệnh nhân đi về thì ông ta cố ý hỏi thầy thuốc gia truyền họ Lưu:
- “Nhà tôi có một người bệnh, nửa đêm mồ hôi ra quá trời, giường hai ba lớp chiếu đều ướt hết, nên dùng thuốc gì hả thầy?”
Bác sĩ gia truyền không cần nghĩ ngợi, nói:
- “Chỉ cần tìm vài ba cây cọ (quạt lá) lâu năm phơi khô nghiền nát, uống vào là bảo đảm hết bệnh ngay”.
Tô Đông Pha cười nói:
- “Theo như ông nói đó thì đem cây bút đốt cháy đen thành than, đưa cho một người không biết chữ uống thì lập tức biết viết văn chương; đưa cho thằng tiểu quỷ liếm liếm và nuốt cái thuẩn đở thì lập tức nó trở thành dũng cảm; gọi một người thật xấu như ma mút ngửi ngửi đôi vòng tai mà Tây Thi đã đeo, thì nó lập tức biến thành người tuấn tú hay sao?”
Bác sĩ gia truyền họ Lưu nghe xong thì kinh ngạc nói:
- “Không ngờ ngài Đông Pha đây cũng là một danh y nổi tiếng !”
(Đống Pha Chí Lâm)
Suy tư 5:
Người ta nói: ăn gì bổ nấy; hoặc là: ăn gan bổ gan, ăn tim bổ tim, thiếu chất ngọt thì ăn đường.v.v...những phương thuốc đơn giản đó đôi lúc cũng hiệu nghiệm, và ai cũng có thể làm bác sĩ cho chính mình.
Chất xúc tác để người Ki-tô hữu được hoạt bát mà làm việc truyền giáo là: yêu thương, phục vụ và khiêm tốn.
- Thiếu mất yêu thương thì lòng trở thành giận ghét, dễ dàng coi anh em như kẻ thù, cho nên cần phải “bổ” yêu thương.
- Thiếu mất tinh thần phục vụ thì trở thành ông chủ khắc nghiệt, không nhận ra người thân cận của mình, cho nên cần phải “bổ” tinh thần phục vụ.
- Thiếu lòng khiêm tốn thì sẽ thành kiêu ngạo, coi trời bằng vung, và thách thức cả cha mẹ và bề trên của mình, cho nên cần phải “bổ” sự khiêm tốn.
Tô Đông Pha vì thông minh mà nhận ra cái “kỳ diệu” của ông thầy thuốc gia truyền, nên được gọi là danh y.
Trong đời sống tu đức của người Ki-tô hữu cũng vậy, nếu tự biết mình thiếu cái gì để “bổ” cái ấy, thì chắc chắn Lời Chúa sẽ được mọi người đón nhận qua đời sống thánh thiện của chúng ta vậy.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
------------
http://www.vietcatholic.org
http://facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Triều đại nhà Tống có ông bác sĩ họ Lưu, biết dùng thuốc hay để chữa bệnh, nên người ta gọi là “thuốc gia truyền họ Lưu”.
Một hôm, Tô Đông Pha đi thăm ông ta, vừa ngồi xuống ghế thì có bệnh nhân đến, bệnh nhân nói ngồi thuyền gặp gió lớn sợ quá nên bị bệnh.
Thầy thuốc gia truyền họ Lưu bèn nói:
- “Về nhà tìm cái bánh lái chiếc thuyền cũ, dùng lửa hơ cho khô, rồi pha thêm son, cây phục linh, đem tất cả nghiền thật nát, uống với nước lã”.
Bệnh nhân không hiểu ý nghĩa nên thỉnh giáo thầy thuốc, thầy thuốc gia truyền đắc ý nói:
- “Diệu kỳ là ở đây, cái bánh lái của chiếc thuyền cũ là chỗ của người lái thuyền, ngày dài tháng rộng, nên mồ hôi thấm vào trong gỗ, người lái đò thích nhất là đấu nhau với sóng gió, cho nên nó có thể trị bệnh kinh phong trên nước”.
Tô Đông Pha ngồi bên cạnh cười thầm, sau khi bệnh nhân đi về thì ông ta cố ý hỏi thầy thuốc gia truyền họ Lưu:
- “Nhà tôi có một người bệnh, nửa đêm mồ hôi ra quá trời, giường hai ba lớp chiếu đều ướt hết, nên dùng thuốc gì hả thầy?”
Bác sĩ gia truyền không cần nghĩ ngợi, nói:
- “Chỉ cần tìm vài ba cây cọ (quạt lá) lâu năm phơi khô nghiền nát, uống vào là bảo đảm hết bệnh ngay”.
Tô Đông Pha cười nói:
- “Theo như ông nói đó thì đem cây bút đốt cháy đen thành than, đưa cho một người không biết chữ uống thì lập tức biết viết văn chương; đưa cho thằng tiểu quỷ liếm liếm và nuốt cái thuẩn đở thì lập tức nó trở thành dũng cảm; gọi một người thật xấu như ma mút ngửi ngửi đôi vòng tai mà Tây Thi đã đeo, thì nó lập tức biến thành người tuấn tú hay sao?”
Bác sĩ gia truyền họ Lưu nghe xong thì kinh ngạc nói:
- “Không ngờ ngài Đông Pha đây cũng là một danh y nổi tiếng !”
(Đống Pha Chí Lâm)
Suy tư 5:
Người ta nói: ăn gì bổ nấy; hoặc là: ăn gan bổ gan, ăn tim bổ tim, thiếu chất ngọt thì ăn đường.v.v...những phương thuốc đơn giản đó đôi lúc cũng hiệu nghiệm, và ai cũng có thể làm bác sĩ cho chính mình.
Chất xúc tác để người Ki-tô hữu được hoạt bát mà làm việc truyền giáo là: yêu thương, phục vụ và khiêm tốn.
- Thiếu mất yêu thương thì lòng trở thành giận ghét, dễ dàng coi anh em như kẻ thù, cho nên cần phải “bổ” yêu thương.
- Thiếu mất tinh thần phục vụ thì trở thành ông chủ khắc nghiệt, không nhận ra người thân cận của mình, cho nên cần phải “bổ” tinh thần phục vụ.
- Thiếu lòng khiêm tốn thì sẽ thành kiêu ngạo, coi trời bằng vung, và thách thức cả cha mẹ và bề trên của mình, cho nên cần phải “bổ” sự khiêm tốn.
Tô Đông Pha vì thông minh mà nhận ra cái “kỳ diệu” của ông thầy thuốc gia truyền, nên được gọi là danh y.
Trong đời sống tu đức của người Ki-tô hữu cũng vậy, nếu tự biết mình thiếu cái gì để “bổ” cái ấy, thì chắc chắn Lời Chúa sẽ được mọi người đón nhận qua đời sống thánh thiện của chúng ta vậy.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
------------
http://www.vietcatholic.org
http://facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Vẫn có một ai đó
Lm. Minh Anh
23:11 23/09/2022
VẪN CÓ MỘT AI ĐÓ
“Lạy Chúa, trải qua bao thế hệ, Ngài vẫn là nơi chúng con trú ẩn!”.
Một nghiên cứu xã hội học ở San Francisco cho biết, tại một cuộc phỏng vấn các cô gái bán hoa; các cô được hỏi, “Điều gì bạn cần nhất và không thể có được?”. Luôn đi kèm với nỗi buồn và nước mắt, các cô có chung một câu trả lời, “Điều tôi cần nhất là ‘có một ai đó’ lắng nghe tôi; một người đủ quan tâm để lắng nghe tôi!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Còn hơn ‘Có một ai đó’ lắng nghe tôi; một người đủ quan tâm để lắng nghe tôi!”, Lời Chúa hôm nay cho thấy, dẫu phận người mong manh; nhưng ‘vẫn có một Ai đó’ ở với nó! Ngài cầm cân nẩy mực mọi sự, trường tồn vạn đại, và là Đấng mà nơi Ngài, con người tìm nương thân! Thánh Vịnh đáp ca xác tín, “Lạy Chúa, trải qua bao thế hệ, Ngài vẫn là nơi chúng con trú ẩn!”.
Bài đọc Giảng Viên cho thấy những thước phim lãng mạn về sự mòn hao của tuổi trẻ, nghiệt ngã của tuổi già và bẽ bàng của cái chết! Nó mời gọi chúng ta “đẩy lui sầu não khỏi tâm hồn”. Tác giả báo trước về sự héo hon khi các kỹ năng, sự linh hoạt, thị giác, thính giác, sức lực của tuổi trẻ giảm dần, cho đến khi thần chết viếng thăm; đời người bấy giờ, chỉ như một sợi dây đứt đoạn! Tuy nhiên, trong khi cuốn sách kết thúc với những lời mà nó bắt đầu, “Phù vân trên mọi phù vân, mọi sự đều là phù vân!”, thì ở giữa nó, tiết lộ những chân lý. Nó nhắc nhở chúng ta về sự khốn cùng và bất lực của con người; cùng lúc, nói lên sự vĩ đại của nó bằng cách cho thấy ‘vẫn có một Ai đó’ vĩ đại hơn thế giới, đang ở giữa thế giới và cũng đang điều khiển thế giới! ‘Vẫn có một Ai đó’ đang chăm bẵm chúng ta, để cho dù cuộc đời thật vắn vỏi, thế sự quá đỗi phù vân; nhưng ‘vẫn có một Ai đó’ hằng yêu thương và chỉ nơi Ngài, chúng ta nương ẩn.
Cùng với cái nhìn của Giảng Viên, Tin Mừng hôm nay cho thấy một điều tương tự! Đang khi mọi người phấn chấn, ngưỡng mộ và thán phục, Chúa Giêsu lại báo cho các môn đệ về cái chết cận kề của Ngài. Thật trùng hợp! Ngài cũng nói đến kiếp phù sinh, “Con Người sẽ phải bị nộp vào tay người đời!”. Đó là một cái chết trọn nghĩa đen lẫn nghĩa bóng! Ngài nói đến bị nộp, phản bội, oan sai… rồi đây, Ngài cũng run rẩy xin cất chén đắng này, “nhưng không theo ý Con, một theo ý Cha”; để rồi, phó mình trong tay Cha và đầu phục nó như con đường tất yếu phải bước đi, hầu có thể chìm sâu vào tình yêu dành cho Cha và cho con người. Ngài sẽ chết trên thập giá, dang tay cứu lấy kiếp phù hoa của phận người, làm cho nó vững bền đến thiên thu.
Anh Chị em,
“Lạy Chúa, trải qua bao thế hệ, Ngài vẫn là nơi chúng con trú ẩn!”. Thánh Vịnh 89 thật ủi an, “Ngàn năm Chúa kể là gì, tựa hôm qua đã qua đi mất rồi”. Sống dưới bóng cánh của Đấng mà “ngàn năm tựa hồ hôm qua”, thì trước bất cứ khó khăn nào, bạn và tôi luôn nhớ đến Ngài; điều đó giúp chúng ta hình dung cuộc sống mình như một hạt cát trên nền vũ trụ, một hạt cát được yêu thương. Cũng thế, thật an ủi, Chúa Giêsu sẽ không để chúng ta một mình khi chúng ta bước trên con đường Ngài đi. Ngài luôn ở bên, yêu thương; và ‘vẫn có một Ai đó’ luôn trợ giúp, chính Thánh Thần của Ngài! Chúa Thánh Thần luôn có mặt, đỡ nâng chúng ta trong bất kỳ sự suy giảm nào, khi già đi hoặc lúc thần chết ngấp nghé. Càng cầu xin, ân sủng Thánh Thần càng đổ xuống, chúng ta yên tâm bước đi trong tự do, vui tươi, lòng trắc ẩn và bình an. Sống theo phẩm cách con cái Thiên Chúa là sứ mệnh của chúng ta; không chỉ sống, chúng ta còn làm chứng cho một thế giới vốn đang chạy tìm bao mê đắm phù hoa, một thế giới có các giá trị rất khác với thế giới của Chúa Giêsu, nơi trú ẩn của mỗi người.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, giữa những hao mòn của cuộc đời, khi con còn trẻ hoặc khi con về chiều, xin cho con ý thức rằng, ‘vẫn có một Ai đó’ hằng yêu thương con, luôn ở gần con, ở trong con!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Mỗi Tuần Sống Một Câu Lời Chúa (CN 26 TN)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:26 23/09/2022
CHÚA NHẬT 26 THƯỜNG NIÊN
Tin mừng : Lc 16, 19-31
“Con đã nhận phần phước của con rồi, còn La-da-rô suốt một đời chịu hoàn toàn những bất hạnh. Bây giờ La-da-rô được an ủi nơi đây, còn con thì phải chịu khốn khổ.”
Anh chị em thân mến,
Bài Tin Mừng hôm nay Đức Chúa Giê-su đưa ra cho chúng ta thấy một bức tranh hai bối cảnh: giàu và nghèo, phúc và hoạ, qua dụ ngôn người giàu có và người nghèo La-da-rô; đây cũng là bức tranh của thế giới ngày nay, nơi có nhiều người cơm không có ăn áo không có mặc, họ đang cùng sống với những người giàu có dư thừa tiền bạc, đang phung phí thức ăn và sống xa hoa với những nhu cầu không cần thiết cho cuộc sống
1/ Giàu
Ông phú hộ giàu có ngày ngày yến tiệc linh đình, xa hoa hưởng thụ và đắm chìm trong những thú vui, ông sáng mắt trước những tờ giấy bạc và những đồng vàng lóe mắt, nhưng lại “đui mù” trước cảnh nghèo khó của anh La-da-rô.
Đây là một thảm kịch thường xảy ra trong xã hội hôm nay cũng như xã hội thời Đức Chúa Giê-su, đây cũng là thảm hoạ cho người giàu có vật chất nhưng lại thiếu thốn về tinh thần yêu thương anh em đồng loại, bởi vì Đức Chúa Giê-su qua bài dụ ngôn rất sống động hôm nay đã cảnh cáo chúng ta –những người giàu có- về cách thức sử dụng của cải mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta…
2/ Nghèo
Anh La-da-rô nghèo khổ đói ăn ngồi trước cổng nhà của người phú hộ đang yến tiệc tưng bừng, anh hy vọng nhặt được những miếng bánh vụn từ bàn tiệc của thực khách rơi xuống để ăn cho đỡ đói, nhưng không ai cho, nghèo như anh thì thật là quá nghèo, và càng buồn tủi hơn nữa khi thân phận của mình còn thua một con chó của người phú hộ kia. Anh La-da-rô là hình ảnh thật của những người nghèo hôm nay đang ngồi ăn xin bên lề đường, trước cổng nhà thờ và có khi trước cửa nhà chúng ta, người nghèo ấy là hình ảnh của Đức Chúa Giê-su quằn quại đau thương trên thập giá đang chờ sự an ủi giúp đỡ của chúng ta.
Nghèo vật chất còn dễ chịu hơn là nghèo tình thương, bởi vì nghèo vật chất thì người khác có thể giúp đỡ, nhưng nghèo tình thương thì chỉ có ân sủng của Thiên Chúa mới làm cho họ được an vui, mà ân sủng của Thiên Chúa làm sao để xuống trong tâm hồn họ, khi mà họ vẫn không mở rộng tâm hồn để đón nhận những người nghèo !
3/ Phúc
Đức Chúa Giê-su đã nói: “Phúc cho những ai có tâm hồn nghèo khó vì Nước Trời là của họ” (Mt 5, 3), nghèo khó là phúc vì đó là lời khẳng định của Đức Chúa Giê-su, nhưng rất ít người coi đó là hạnh phúc của mình, nên họ vẫn thấy cuộc sống của mình quá phủ phàng, và oán trách Thiên Chúa bất công.
Phúc không hệ tại ở vật chất nhưng ở tại tâm hồn có Chúa hay không mà thôi, bởi vì một khi trong tâm hồn có Chúa thì giàu hay nghèo, sung sướng hay khổ cực cũng đều là phúc thật, nhưng nếu trong tâm hồn không có Chúa thì đúng là nghèo và đau khổ thật. Anh La-da-rô đã có phúc vì anh vui lòng chấp nhận cảnh nghèo mà không oán trời trách người, cho nên anh đã được thưởng phúc trên thiên đàng.
4/ Hoạ
Người phú hộ giàu có đã gặp hoạ, không phải vì ông giàu mà gặp hoạ, nhưng là vì ông ta sống dửng dưng với anh em đồng loại của mình đang nghèo đói ngồi ăn xin trước cửa nhà. Họa ở đời này và hoạ ở đời sau thì khác nhau xa vô cùng, con người ta ai cũng nghĩ đến cái họa của mình trong cuộc sống đời này thì sợ hãi, nhưng lại không nghĩ đến cái hoạ đời sau để mà tu thân tích đức, thương người như thể thương thân.
Cái họa ở đời này đôi lúc là cái phúc cho người biết nhẫn nhục và chấp nhận nó, nhưng cái hoạ đời sau thì không thể biến thành phúc được, bởi vì cái khoảng cách biến đổi hoạ thành phúc ấy chỉ có ở đời này mà thôi…
Anh chị em thân mến,
Đức Chúa Giê-su mời gọi chúng ta đem tình thương của Ngài trải rộng khắp trong cuộc sống đời thường của mình nơi những anh chị em nghèo khó, bởi vì đó chính là phương thế biến hoạ thành phúc của người Ki-tô hữu ở đời này.
Giàu chưa phải là họa mà nghèo cũng không phải là phúc, nhưng hoạ phúc là do tâm hồn của chúng ta có bóng dáng của Thiên Chúa hay không mà thôi.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
-------------
http://www.vietcatholic.org
http://facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin mừng : Lc 16, 19-31
“Con đã nhận phần phước của con rồi, còn La-da-rô suốt một đời chịu hoàn toàn những bất hạnh. Bây giờ La-da-rô được an ủi nơi đây, còn con thì phải chịu khốn khổ.”
Anh chị em thân mến,
Bài Tin Mừng hôm nay Đức Chúa Giê-su đưa ra cho chúng ta thấy một bức tranh hai bối cảnh: giàu và nghèo, phúc và hoạ, qua dụ ngôn người giàu có và người nghèo La-da-rô; đây cũng là bức tranh của thế giới ngày nay, nơi có nhiều người cơm không có ăn áo không có mặc, họ đang cùng sống với những người giàu có dư thừa tiền bạc, đang phung phí thức ăn và sống xa hoa với những nhu cầu không cần thiết cho cuộc sống
1/ Giàu
Ông phú hộ giàu có ngày ngày yến tiệc linh đình, xa hoa hưởng thụ và đắm chìm trong những thú vui, ông sáng mắt trước những tờ giấy bạc và những đồng vàng lóe mắt, nhưng lại “đui mù” trước cảnh nghèo khó của anh La-da-rô.
Đây là một thảm kịch thường xảy ra trong xã hội hôm nay cũng như xã hội thời Đức Chúa Giê-su, đây cũng là thảm hoạ cho người giàu có vật chất nhưng lại thiếu thốn về tinh thần yêu thương anh em đồng loại, bởi vì Đức Chúa Giê-su qua bài dụ ngôn rất sống động hôm nay đã cảnh cáo chúng ta –những người giàu có- về cách thức sử dụng của cải mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta…
2/ Nghèo
Anh La-da-rô nghèo khổ đói ăn ngồi trước cổng nhà của người phú hộ đang yến tiệc tưng bừng, anh hy vọng nhặt được những miếng bánh vụn từ bàn tiệc của thực khách rơi xuống để ăn cho đỡ đói, nhưng không ai cho, nghèo như anh thì thật là quá nghèo, và càng buồn tủi hơn nữa khi thân phận của mình còn thua một con chó của người phú hộ kia. Anh La-da-rô là hình ảnh thật của những người nghèo hôm nay đang ngồi ăn xin bên lề đường, trước cổng nhà thờ và có khi trước cửa nhà chúng ta, người nghèo ấy là hình ảnh của Đức Chúa Giê-su quằn quại đau thương trên thập giá đang chờ sự an ủi giúp đỡ của chúng ta.
Nghèo vật chất còn dễ chịu hơn là nghèo tình thương, bởi vì nghèo vật chất thì người khác có thể giúp đỡ, nhưng nghèo tình thương thì chỉ có ân sủng của Thiên Chúa mới làm cho họ được an vui, mà ân sủng của Thiên Chúa làm sao để xuống trong tâm hồn họ, khi mà họ vẫn không mở rộng tâm hồn để đón nhận những người nghèo !
3/ Phúc
Đức Chúa Giê-su đã nói: “Phúc cho những ai có tâm hồn nghèo khó vì Nước Trời là của họ” (Mt 5, 3), nghèo khó là phúc vì đó là lời khẳng định của Đức Chúa Giê-su, nhưng rất ít người coi đó là hạnh phúc của mình, nên họ vẫn thấy cuộc sống của mình quá phủ phàng, và oán trách Thiên Chúa bất công.
Phúc không hệ tại ở vật chất nhưng ở tại tâm hồn có Chúa hay không mà thôi, bởi vì một khi trong tâm hồn có Chúa thì giàu hay nghèo, sung sướng hay khổ cực cũng đều là phúc thật, nhưng nếu trong tâm hồn không có Chúa thì đúng là nghèo và đau khổ thật. Anh La-da-rô đã có phúc vì anh vui lòng chấp nhận cảnh nghèo mà không oán trời trách người, cho nên anh đã được thưởng phúc trên thiên đàng.
4/ Hoạ
Người phú hộ giàu có đã gặp hoạ, không phải vì ông giàu mà gặp hoạ, nhưng là vì ông ta sống dửng dưng với anh em đồng loại của mình đang nghèo đói ngồi ăn xin trước cửa nhà. Họa ở đời này và hoạ ở đời sau thì khác nhau xa vô cùng, con người ta ai cũng nghĩ đến cái họa của mình trong cuộc sống đời này thì sợ hãi, nhưng lại không nghĩ đến cái hoạ đời sau để mà tu thân tích đức, thương người như thể thương thân.
Cái họa ở đời này đôi lúc là cái phúc cho người biết nhẫn nhục và chấp nhận nó, nhưng cái hoạ đời sau thì không thể biến thành phúc được, bởi vì cái khoảng cách biến đổi hoạ thành phúc ấy chỉ có ở đời này mà thôi…
Anh chị em thân mến,
Đức Chúa Giê-su mời gọi chúng ta đem tình thương của Ngài trải rộng khắp trong cuộc sống đời thường của mình nơi những anh chị em nghèo khó, bởi vì đó chính là phương thế biến hoạ thành phúc của người Ki-tô hữu ở đời này.
Giàu chưa phải là họa mà nghèo cũng không phải là phúc, nhưng hoạ phúc là do tâm hồn của chúng ta có bóng dáng của Thiên Chúa hay không mà thôi.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
-------------
http://www.vietcatholic.org
http://facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Một bức tranh khảm Byzantine đáng chú ý được phát hiện ở Gaza
Đặng Tự Do
05:24 23/09/2022
Tạp chí Terre Sainte hay Thánh Địa đưa tin khi đang đào trong vườn ô liu của mình, một nông dân ở Gaza đã phát hiện ra một bức tranh quan trọng. Dưới lớp đất thuộc về một trại tị nạn, người nông dân bắt gặp một bức tranh khảm Byzantine, sau khi khai quật, hóa ra có kích thước khổng lồ: gần 30 mét vuông. Các mảnh ghép của tác phẩm nghệ thuật tạo thành một bàn cờ gồm các khung hình có nhiều động vật được thể hiện, chẳng hạn như hồng hạc, thỏ, cá heo, chó hoặc dê. Những hình ảnh này sau đó được bao quanh bởi các họa tiết hoa văn. Chuyên gia đầu tiên được tư vấn đã nói rằng đó là một khám phá “đặc biệt”, vì phẩm chất của tác phẩm cũng như trạng thái bảo quản hoàn hảo của nó.
Sau phát hiện này, một nhà khảo cổ học từ Trường Kinh thánh và Khảo cổ học Giêrusalem của Pháp cảnh báo về những rủi ro đè nặng lên bức tranh khảm, bao gồm nạn cướp bóc, là điều thường xuyên xảy ra trong khu vực.
Ông cũng cảnh báo về các áp lực xuất phát từ việc buôn bán bất động sản thường xuyên hy sinh di tích khảo cổ học để lấy không gian cho các tòa nhà. Nhà khảo cổ học kêu gọi cứu các tác phẩm nghệ thuật và giúp chính phủ Palestine khai quật các di sản độc đáo này.
Trong một diễn biến khác liên quan đến Thánh Địa Giêrusalem, Do Thái đã chính thức công nhận Đức Hồng Y Johannes de Jong là người công chính giữa các dân nước. Đức Hồng Y đã đóng một vai trò trung tâm trong cuộc kháng chiến của Giáo hội đối với chế độ Đức Quốc xã ở Hà Lan và tố cáo cuộc đàn áp người Do Thái.
Source:terresainte.net
Các giám mục ở Bỉ thách thức Vatican, công bố nghi thức chúc lành cho các kết hiệp đồng tính
Đặng Tự Do
05:25 23/09/2022
Trong một cử chỉ công khai thách thức Vatican, hôm thứ Ba, các giám mục Công Giáo ở Bỉ đã thông báo về việc áp dụng các nghi thức chúc lành cho các cặp đồng tính trong giáo phận của họ.
Họ cũng công bố cái gọi là nghi thức phụng vụ cho việc chúc lành các kết hiệp đồng tính luyến ái.
Tờ Nederlands Dagblad nhận định: “Làm như vậy, họ đang chống lại Vatican”, và nhận xét cay đắng rằng “Thay vì rửa tội cho thế gian, các Hồng Y và Giám Mục này đang giơ đầu cho thế gian rửa tội cho họ.”
Vào tháng 3 năm 2021, Vatican đã công bố chính thức bằng văn bản để làm rõ rằng Giáo Hội Công Giáo không có quyền chúc lành phụng vụ cho các kết hiệp đồng tính luyến ái.
Tuy nhiên, dựa trên lập luận của họ về Tông Huấn Amoris laetitia, Hồng Y Jozef De Kesel của Mechelen-Brussels và các giám mục khác vào ngày 20 tháng 9 đã xuất bản một tài liệu có tiêu đề “Gần gũi về mặt mục vụ với những người đồng tính - Vì một Giáo hội chào đón không loại trừ một ai.”
Ấn phẩm của các giám mục bao gồm một nghi thức phụng vụ được đề xuất cho các chúc lành đồng giới, bao gồm lời cầu nguyện, đọc Kinh thánh và các phần trong đó các cặp đồng tính có thể “bày tỏ trước mặt Thiên Chúa cách họ cam kết với nhau”.
Các giám mục của vùng nói tiếng Flemish của Bỉ cũng thông báo rằng mỗi giáo phận sẽ chỉ định một người chịu trách nhiệm “phản ứng cụ thể và đáp ứng mong muốn quan tâm rõ ràng đến tình trạng của những người đồng tính luyến ái, cha mẹ và gia đình của họ trong việc thực hiện chính sách này. Đức Thánh Cha Phanxicô cũng bày tỏ rõ ràng điều này trong tông huấn Amoris laetiti vào tháng 4 năm 2016 của ngài về việc chăm sóc mục vụ các gia đình”.
Bộ Giáo lý Đức tin, gọi tắt là CDF, đã công bố “Responsum ad dubium”, nghĩa là “Bản phúc đáp cho một hồ nghi” vào ngày 15 tháng 3, với sự chấp thuận của Đức Thánh Cha Phanxicô. Trả lời câu hỏi: “Giáo hội có quyền chúc lành cho sự kết hiệp của những người cùng giới tính không?” CDF đã trả lời: “Không”, và phác thảo lý do trả lời “Không” trong một ghi chú giải thích và đính kèm một bài bình luận.
Đức Hồng Y Ruini, từng là tổng đại diện của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II và Đức Bênêđíctô thứ 16 tại Rôma từ năm 1991 đến năm 2008, và là chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Ý trong 16 năm. Ngài nói rằng “mọi người chắc chắn có thể được chúc phúc, để họ được hoán cải, chứ không phải là để tán thành tội lỗi của họ.”
“Chính Thiên Chúa ban phước cho người tội lỗi để người ấy được hoán cải bởi Ngài, nhưng Ngài không thể chúc lành cho tội lỗi”.
“Tôi muốn nhấn mạnh đến sức mạnh của lập trường này: đó không đơn thuần là một vấn đề Giáo hội đã quyết định không làm, mà là điều mà Giáo hội không thể làm. Không ai trong Giáo hội có thẩm quyền làm như thế.”
Giáo huấn của Giáo Hội về đồng tính luyến ái
Giáo huấn Công Giáo về đồng tính luyến ái được tóm tắt trong các phần 2357, 2358 và 2359 của Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo.
Giáo Hội dạy rằng những người đồng tính luyến ái “phải được chấp nhận với sự tôn trọng, lòng trắc ẩn và sự tế nhị. Cần tránh mọi dấu hiệu phân biệt đối xử bất công đối với họ”.
Tuy nhiên, khoản 2357 sách giáo lý Công Giáo viết:
Đồng tính luyến ái là những liên hệ giữa những người nam hay nữ cảm thấy bị lôi cuốn tính dục với người đồng phái nhiều hơn với người khác phái. Đồng tính luyến ái xuất hiện trong nhiều thời đại và văn hóa, với nhiều hình thức khác nhau. Cho đến nay, người ta vẫn chưa giải thích được nguyên nhân tâm thần của hiện tượng này. Căn cứ vào Kinh Thánh vốn xem chúng như những suy đồi nghiêm trọng ( x. St 19,1-29; Rm 1,24-27; 1 Cr 6,10; 1Tm 1,10 ), truyền thống Hội Thánh luôn tuyên bố :”Các hành vi đồng tính luyến ái tự bản chất là thác loạn” ( x. CDF, décl “persona humana” 8 ). Các hành vi này nghịch với luật tự nhiên vì loại bỏ chủ đích truyền sinh của hành vi tính dục, cũng không xuất phát từ nhu cầu bổ túc thực sự về tình cảm và tính dục. Những hành vi này không thể chấp nhận được trong bất cứ trường hợp nào.
Source:Catholic News Agency
300.000 thanh niên hành hương đền thánh Đức Mẹ Itatí ở Á Căn Đình
Đặng Tự Do
17:36 23/09/2022
Với chủ đề “Cùng với Đức Maria, chúng ta gặp lại nhau như một Giáo hội đồng nghị”, hơn 300.000 thanh niên từ đông bắc Argentina đã hành hương đến Đền thờ Đức Mẹ Đồng trinh Itatí ở Tổng giáo phận Corrientes vào thứ Bảy, ngày 17 tháng 9.
Các bạn trẻ đại diện cho các giáo phận khác nhau đã trực tiếp gặp lại nhau sau hai năm, bày tỏ mối quan tâm, kỳ vọng và cam kết đối với thực tế mà họ phải sống ở khu vực đó của đất nước.
“Chúng tôi đang trải qua một ngày hội anh em đúng nghĩa vì chúng tôi là gia đình. Marianela Villar, điều phối viên mục vụ giới trẻ của Giáo phận Posadas, nói.
Những người trẻ tuổi đã đi bộ hơn sáu dặm giữa Corrientes và Itatí, đi cùng với 100 xe hỗ trợ.
“Chúng tôi đang kỷ niệm thực tế là giới trẻ được ôm ấp bởi Mẹ của chúng tôi, người chăm sóc và bảo vệ họ. Mẹ chỉ đường, cho chúng tôi sức mạnh và hy vọng mỗi ngày “, Villar nói.
Trong cuộc gặp gỡ với Mẹ Itatí này, những người hành hương đến đền thờ Đức Mẹ bày tỏ niềm vui: “Chúng tôi cảm thấy vô cùng vui sướng trong lòng vì sau hai năm dài chờ đợi và mất phương hướng, một lần nữa chúng tôi có thể trú ẩn dưới lớp áo của Mẹ”, một thiếu niên đến từ tỉnh Entre Ríos bình luận sôi nổi.
Đức Cha Hugo Nicolás Barbaro của San Roque de Presidencia Roque Sáenz Peña, người đã thuyết giảng trong Thánh lễ trọng tâm của cuộc hành hương lần thứ 43 đến đền thờ, nói rằng “Đức Trinh Nữ không thờ ơ với những con cái hư hỏng.”
“Hãy lắng nghe giọng nói ngọt ngào của Mẹ; Mẹ muốn chúng con hạnh phúc, có khả năng yêu thương, để chúng con chia sẻ sự giàu có của cuộc sống lành mạnh và tốt đẹp của chúng con.”
“Chúng con đặt mình trong tay Mẹ; xin Mẹ hướng dẫn để chúng con luôn làm theo thánh ý Chúa. Mẹ là nguyên nhân cho niềm vui của chúng con, cho sự bình yên của chúng con. Xin chớ chê, chớ bỏ lời khẩn cầu của chúng con, Lạy Mẹ; xin hãy giải cứu chúng con khỏi mọi nguy hiểm, ôi Đức Trinh Nữ vinh hiển và diễm phúc,” vị giám mục cầu nguyện.
Một số khách hành hương trẻ tuổi bình luận: “Chúng tôi mong đợi thời gian này với hy vọng và niềm vui. Chúng tôi muốn, với sự giúp đỡ của Chúa Thánh Thần, chúng tôi cùng nhau đi bộ, xây dựng những cây cầu và thực hiện các giải pháp mà khu vực của chúng tôi cần đến.
Source:Catholic News Agency
Đức Hồng Y Konrad Krajewski, Đặc Sứ của Đức Thánh Cha đến thăm Izium
Đặng Tự Do
17:37 23/09/2022
Đức Hồng Y Krajewski, Bộ trưởng Bác ái, đặc phái viên của Đức Thánh Cha Phanxicô, tiếp tục viếng thăm ủy lạo tại miền đông Ukraine, sau khi bị pháo kích suýt chết hai ngày trước đó.
Từ thành Kharkiv, Đức Hồng Y đã được Đức Cha Pavlo Honcharuk, Giám mục giáo phận Kharkiv-Zaporizhia hướng dẫn đến thăm thị trấn Izium, nơi người ta mới khám phá ngôi mộ tập thể với khoảng 500 xác người bị chôn tại đó. Đức Hồng Y đã thấy lòng thương xót của khoảng 50 người trẻ, đặc biệt là các cảnh sát viên và lính cứu hỏa, mặc áo trắng, khai quật các hố mộ này, với sự tế nhị, để lấy xác các nạn nhân bị giết từ ba, bốn tháng trước đó, cả những nạn nhân mới đây, để an táng họ một cách xứng đáng. Mùi xú uế thật nồng nặc.
Đức Hồng Y nói với Đài Vatican rằng: “Không có lời nói, không có nước mắt nào có thể diễn tả nổi tình trạng này. Tất cả diễn ra trong thinh lặng. Thật là cảm động khi thấy cách thức họ mang các thi thể đi, như thể đó là những thân nhân của họ. Tôi và Đức Giám Mục tháp tùng đi quanh, tôi liên tục đọc chuỗi Lòng Thương xót. Chúng tôi ở lại đó khoảng ba tiếng đồng hồ... Thật là một ngày khó khăn đối với tôi. Tôi đã thấy bao nhiêu người chết, nhưng tôi cũng đã gặp những người chứng tỏ vẻ đẹp giấu ẩn trong tâm hồn”.
Đức Hồng Y cũng đã gặp gỡ các viên chức địa phương và an ủi họ. Thị trưởng Valerii Marchenko cho biết trong một video được đăng trên kênh truyền hình Rada TV Chúa Nhật của Quốc hội Ukraine rằng tầm mức tội ác của quân Putin tại thành phố của ông vượt rất xa những gì tìm thấy tại Bucha. “Ở Bucha, quân Nga chỉ có chưa đầy một tháng. Ở đây chúng có đến hơn 5 tháng trời.”
“Cho đến nay đã có những câu chuyện được chính các nạn nhân hay gia đình của họ kể lại như các vụ quân Nga hãm hiếp tập thể các phụ nữ, cắt xẻo các phần trên thân thể họ để mua vui. Một số phụ nữ may mắn sống sót nhưng nhiều người đã bị quân Nga giết chết sau đó. Lại có trường hợp hai thanh niên bị quân Nga xẻo mất lỗ tai trước khi đem đi chôn sống. Người dân trong vùng đã tìm cách đánh dấu vị trí hai thanh niên bị giết hại. Quân Nga mở cuộc điều tra lùng bắt người đã đánh dấu. Vài ngày sau đó dân chúng thấy nổi lên trên sông một xác người đầu bị trùm trong bao bố. Biết bao những chuyện khốn nạn không thể tưởng tượng nổi có thể xảy ra trong thời đại này, đã xảy ra tại thành phố này. Putin đã muốn thiết lập một tầng đầu địa ngục ở thành phố của chúng tôi,” Marchenko nói.
Ngày 20 tháng Chín, Đức Hồng Y Krajewski rời thành Kharkiv để về thủ đô Kyiv và kết thúc sứ mạng đã được Đức Thánh Cha trao phó, đại diện ngài viếng thăm và ủy lạo dân chúng Ukraine đang chịu đau khổ vì chiến tranh, đặc biệt tại miền đông nước này.
Source:Catholic News Agency
Đền Thờ Thánh Phêrô bừng sáng khi chiếu video kể câu chuyện về vị giáo hoàng đầu tiên
Đặng Tự Do
17:38 23/09/2022
Du khách đến thăm Vatican vào tháng 10 sẽ có thể nhìn thấy mặt tiền của Đền Thờ Thánh Phêrô được chiếu sáng với màn hình video kể câu chuyện về vị giáo hoàng đầu tiên của Giáo hội.
Một video dài 8 phút, “Hãy theo tôi: Cuộc đời của Thánh Phêrô”, sẽ được chiếu trên mặt tiền của Đền Thờ Thánh Phêrô mỗi đêm từ ngày 2 tháng 10 đến ngày 16 tháng 10, bắt đầu lúc 9 giờ tối
Một bản xem trước ngắn của video tại cuộc họp báo ở Vatican vào ngày 20 tháng 9 cho thấy video bao gồm các tác phẩm nghệ thuật thời Phục hưng được tìm thấy trong Bảo tàng Vatican và bên trong Đền Thờ Thánh Phêrô.
Đức Hồng Y Mauro Gambetti, Giám quản Đền Thờ Thánh Phêrô, cho biết đây là sáng kiến đầu tiên trong một số sáng kiến mục vụ nhằm giúp chào đón những người hành hương đến lăng mộ của Thánh Phêrô trước Năm Thánh 2025 của Giáo hội.
Theo vị Hồng Y, Vatican dự kiến sẽ có 30 triệu người đến thăm Đền Thờ Thánh Phêrô trong Năm Thánh.
“Điều quan trọng là họ phải nhìn thấy bộ mặt của Giáo hội Mẹ đang chào đón tất cả mọi người. Chúng tôi đã nghĩ đến việc thể hiện hình ảnh của Giáo hội sơ khai, được thành lập dựa trên Thánh Phêrô và lời tuyên xưng đức tin của ngài,” Đức Hồng Y Gambetti nói.
“Chúng tôi nghĩ rằng mọi người sẽ được hướng dẫn bởi gương của Thánh Phêrô để gặp gỡ Chúa và anh chị em của họ, để sống kinh nghiệm của họ như những người hành hương, và ra đi đổi mới. Đó là một hành động mục vụ tổng hợp.”
Màn hình sẽ được chiếu trên mặt tiền của Đền Thờ Thánh Phêrô cứ 15 phút một lần từ 9 giờ tối đến 11 giờ tối trong hai tuần đầu tiên của tháng 10.
Source:Catholic News Agency
Đức Hồng Y Pell: Đứng vững với Lời Thiên Chúa
Vũ Văn An
18:54 23/09/2022
Trước các ngả nghiêng về luân lý và tín lý ngày càng trầm trọng thêm hiện nay, Đức Hồng Y George Pell, nguyên chủ tịch Văn phòng Kinh tế của Tòa Thánh, lên tiếng trên tạp chí First Things, khuyên nên đứng vững với Lời Thiên Chúa:
Cách đây khá lâu, trong những ngày còn ở chủng viện, một người bạn linh mục trẻ của tôi đã tham dự một bài giảng dẫn nhập vào Sách Khải huyền và Kinh thánh. Giảng viên nói với cả lớp rằng có khoảng cách đáng kể giữa thông điệp, sứ điệp và giáo huấn thực sự của Thiên Chúa và các văn bản chúng ta có trong Cựu ước và Tân ước. Vị giảng viên không nói, như bề trên tổng quyền Dòng Tên, rằng chúng ta không biết Chúa Giêsu Kitô đã dạy gì vì lúc đó chưa có máy ghi âm, không có điện thoại để ghi lại khoảnh khắc ấy. Nhưng quả bà ấy đi theo hướng đó.
Bạn tôi ngây ngô hỏi Công đồng Vatican II có nói gì về chủ đề này không. Vị giảng viên, tự tin vào chuyên môn của mình, giải thích rằng có. Tài liệu được gọi là gì? Nhanh như chớp, câu trả lời đến ngay: “Dei Verbum,” Lời Thiên Chúa. Chỉ khi bà dừng lại để mỉm cười và tận hưởng sự đóng góp của mình, giảng viên mới nhận ra rằng bà đã sai lầm. Kinh thánh là lời của Thiên Chúa dành cho chúng ta, được viết bằng các hình thức và phong cách khác nhau và ở các thời đại khác nhau bởi các tác giả loài người. Mặc dù chúng không được tổng lãnh thiên thần Gabriel đọc từng chữ, như người Hồi giáo cho rằng Kinh Qur'an được như thế, chúng vẫn là Lời của Thiên Chúa dành cho chúng ta.
Hai chủ đề chính gây căng thẳng một cách sáng tạo trong bốn kỳ họp của Công đồng Vatican II ở Rôma (1962–65) là “aggiornamento”, hoặc cập nhật mọi điều, và “ressourcement”, hoặc trở lại các nguồn để lấy linh hứng. Tất nhiên, cả hai thuật ngữ đều bao hàm khá nhiều khía cạnh. Chúng ta đọc các dấu chỉ thời đại để đưa Giáo hội đến chỗ được cập nhật. Nhưng như nhà thần học Tin lành người Thụy Sĩ Karl Barth đã hỏi Đức Giáo Hoàng Phaolô VI: cập nhật là gì? Sự thật được tìm thấy vào thời kỳ nào và ở những chỗ nào?
Đối với người Công Giáo, nguồn là gì? Tương phản với những người Thệ phản, người Công Giáo minh nhiên nại tới cả Kinh thánh lẫn Truyền thống, như đã được Công đồng Trent dạy bảo. Dei Verbum, hay Hiến chế tín lý về Mạc khải Thiên Chúa, được khai triển trong bốn phiên họp, là một trong những đóng góp tốt nhất của Công đồng, giải quyết nhiều căng thẳng trí thức trong Giáo hội và về phương diện đại kết. Thiên Chúa của Kinh Thánh không phải là sáng tạo của con người, cũng không phải là kẻ áp bức, nhưng tự mạc khải chính mình Người và sứ điệp cứu rỗi của Người qua Chúa Giêsu Kitô, “Đấng trung gian và tóm kết toàn thể mạc khải.”
Thánh kinh và Thánh truyền gắn kết với nhau, phát xuất từ cùng một nguồn cội thần linh, và hướng tới cùng một mục đích. Thánh truyền lưu truyền Lời Thiên Chúa, được Chúa Kitô và Chúa Thánh Thần giao phó cho các tông đồ. “Truyền thống thánh thiêng và Sách thánh tạo nên một kho thánh thiêng duy nhất của Lời Thiên Chúa” (Dei Verbum, 7–8). Những quan điểm này đã được tái khẳng định gần như nhất trí trong Thượng Hội Đồng Rôma về Lời Chúa năm 2008.
Trong những thời kỳ hậu công đồng này, giống như các giáo hội và giáo phái khác ở phương Tây, Giáo Hội Công Giáo phải đối đầu với một điều mới mẻ trong lịch sử của mình. Giáo Hội sống ở một số quốc gia nơi nhiều người, đôi khi là đa số, sống phi tôn giáo, dù không phản tôn giáo. Những người ngoại giáo thời La Mã cổ xưa không phải là phi tôn giáo - hầu hết là mê tín, tin vào nhiều loại thần thánh. Tất cả những ai yêu mến Chúa Kitô và các cộng đồng Kitô giáo của họ đều đau buồn vì sự vô tín của phương Tây, nhưng thường bị chia rẽ một cách cay đắng và nền tảng về cách tốt nhất để xoay chuyển tình thế này.
Vấn đề trên có thể được phát biểu nhiều cách. Có phải những lời dạy của Chúa Kitô — và nhất là các ý tưởng Công Giáo về sự hy sinh và tình dục, về nhu cầu cầu nguyện và ăn năn — chỉ là lỗi thời, bị thay thế giống như niềm tin rằng mặt trời quay quanh trái đất không? Có phải thuyết tiến hóa và hàng triệu năm của loài khủng long đã đánh bật thần thoại Do thái-Kitô giáo ra khỏi vị trí của nó không? Mọi người có bị bắt buộc phải tin với Comte rằng thời đại của tôn giáo đã qua đi, rằng không còn có thể giữ cho Kitô giáo được cập nhật nữa?
Tất nhiên, những người có đức tin sẽ bác bỏ những hình thức vô tín ngưỡng triệt để này và đương đầu với tình hình bằng những hạn từ nhiều sắc thái hơn. Thế giới hiện đại đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc giảm nghèo và mù chữ, giảm đói và tăng tuổi thọ. Không thể phủ nhận những tiến bộ ngoạn mục của khoa học, kỹ thuật và y học. Trong những lĩnh vực này, chúng ta chắc chắn biết nhiều hơn tổ tiên chúng ta, mặc dù có quá nhiều người trẻ của chúng ta mong manh và khốn khổ, bị xiềng xích bởi thói quen theo nhiều cách không hay ho khác nhau. Thí dụ, tỷ lệ tự tử của thanh niên ở Úc quá cao. Tại sao lại có sự tương phản giữa sự tiến bộ và sự gia tăng đau khổ?
Trong khi chúng ta tiếp tục tin vào Thiên Chúa Tạo Hóa đầy yêu thương của chúng ta và tiếp tục chiêm ngưỡng những lời dạy tuyệt vời của Chúa Giêsu, Con của Đức Maria, Đấng đã bị đóng đinh bởi người La Mã và các nhà chức trách tôn giáo Do Thái gần hai nghìn năm trước, há chúng ta lại không nhận ra tốt hơn bao giờ hết rằng trong khi Chúa Giêsu là một thiên tài và một nhà tiên tri, Người cũng là một con người với những giới hạn về tuổi tác, văn hóa và tôn giáo của Người hay sao? Do đó, Kitô hữu có được phép, cùng với những vị giáo phẩm cao cấp nói tiếng Đức, bác bỏ các giáo huấn căn bản của Kitô giáo về tình dục vì họ tin rằng những lời giáo huấn đó không còn phù hợp với kiến thức khoa học hiện đại không? Hơn thế nữa, các Kitô hữu có bị khoa học hiện đại buộc phải bác bỏ các giáo huấn đó và các giáo huấn Kitô giáo tương tự như vậy không?
Hai sự phát triển gần đây đáng chú ý. Tại cuộc họp gần đây của Con đường Đồng nghị Đức, gần hai phần ba số giám mục Đức dường như đã đi hơi xa một chút theo hướng bác bỏ, và Bộ Giáo lý Đức tin đã không bình luận gì. Bây giờ các giám mục Bỉ cũng đang di chuyển cùng một hướng. Những lực lượng này, những lực lượng muốn phá hủy tính độc hữu của hôn nhân dị tính, giáo huấn luân lý Do thái – Kitô giáo cổ xưa ấy, và hợp pháp hóa hoạt động tình dục đồng tính, đang làm việc để truyền bá chất độc của họ.
Tân Ước vạch rõ bổn phận của Người Kế vị Thánh Phêrô, con người đá tảng, nền đá (Mt. 16:18), là củng cố đức tin của anh em mình — nhất là khi một số người đang suy yếu (Lc. 22:32). Hiện đang cần có hành động dứt khoát từ Bộ Giáo lý Đức tin, để ngăn chặn tình trạng xấu thêm và sửa chữa sai lầm.
Lời tuyên bố của Đức Hồng Y Jean-Claude Hollerich rằng ngài không còn muốn thay đổi học thuyết của Giáo hội đáng được hoan nghênh, và Đức Hồng Y Reinhard Marx cũng đã phần nào đi theo hướng này. Đây là những bước phát triển tốt; nhưng phần lớn các giám mục Đức thì sao?
Ai có sự thật trong cuộc tranh chấp này? Ý kiến khai sáng của phương Tây và những người Công Giáo Đức có thiện cảm với nó, hay giáo huấn Kitô giáo truyền thống, vốn được đa số áp đảo những người thờ phượng Công Giáo ủng hộ? Kitô hữu quyết định như thế nào? Đâu là các tiêu chuẩn? Ban đầu chúng ta có thể quay trở lại với Sách Giáo lý Công Giáo, hoặc Bộ Giáo luật, nhưng việc quay trở lại với thuật ngữ và các giáo huấn của Công đồng Vatican II cũng rất hữu ích.
Đâu là chữ cuối cùng cần được khám phá? Câu trả lời phụ thuộc vào các sự thật đang được thảo luận, vì Giáo hội không có tài chuyên môn đặc thù nào để quyết định sự thật của khoa học, lịch sử, hay kinh tế học. Tuy nhiên, với huấn quyền Công Giáo, cả Cựu ước lẫn Tân ước đều dạy rằng mạc khải có thẩm quyền về luân lý cũng như đức tin. Do đó, các chân lý luân lý phải được công nhận và thừa nhận trong truyền thống tông đồ.
Giáo huấn Công Giáo cho rằng giáo hoàng, các giám mục và tất cả các tín hữu là những người phục vụ và bảo vệ truyền thống tông đồ, không có quyền bác bỏ hoặc bóp méo các yếu tố thiết yếu, đặc biệt khi truyền thống đang được khai triển và giải thích. Điều đang tranh cãi khi chúng ta bác bỏ giáo huấn luân lý căn bản về tình dục (chẳng hạn) không phải là một đoạn trong Sách Giáo lý Công Giáo, hoặc giáo luật của Giáo hội, hoặc thậm chí là một sắc lệnh công đồng. Chính Lời Thiên Chúa, vốn được trao phó cho các tông đồ, đang bị bác bỏ. Chúng ta không biết rõ hơn Thiên Chúa.
Nếu sự mạc khải của Thiên Chúa, như thấy trong Kinh Thánh, được chấp nhận như Lời của Thiên Chúa, thì chúng ta sẽ phục tùng và tuân theo. Chúng ta đứng vững dưới Lời Thiên Chúa.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Bài Thuyết Trình : Xây Dựng Hội Thánh Địa Phương
Tôma Trương Văn Ân
16:21 23/09/2022
Bài Thuyết Trình: Xây Dựng Hội Thánh Địa Phương
Kính thưa Đức Cha Chủ tịch Uỷ Ban Giáo Dân và Đức Cha Emmanuel.
Kinh thưa Quí Cha trong UBGD trực thuộc HĐGMVN
Kính thưa quí Cha Trưởng – Phó và Ủy viên các UBGD của 27 Giáo phận, Nam nữ Tu sĩ, quí Ông bà anh chị Đại diện các Đoàn thể và Đại diện các Hội đồng mục vụ trên cả Nước.
Xem Hình
Con tên là: Tôma Trương Văn Ân, Ủy viên Ủy Ban Giáo Dân Giáo Phận Đà Nẵng.
Con xin được Trân trọng Kính Chào Quí Đức Cha, Quí Cha và tất cả quí vị.
xin cho con được chia sẻ: Đề tài: XÂY DỰNG HỘI THÁNH ĐỊA PHƯƠNG.
Bài chia sẻ có 4 phần.
Phần 1: Hội Thánh địa phương là gì?
Phần 2: Xây dựng Hội Thánh địa phương “ Hiệp Hành” như thế nào?
Phần 3: Xây dựng Hội Thánh địa phương quan tâm đến: người nghèo, Giới trẻ, người di dân và sự thăng tiến của đời sống Hôn nhân gia đình !
Và phần cuối cùng: Xây dựng Hội Thánh địa phương hội nhập trong nền văn hóa bản địa.
(Phần Thứ nhất ): Hội Thánh địa phương là gì?
Tuy nhiên chính nơi mỗi Giáo xứ mới thực sự toát lên vai trò căn bản của người Kitô hữu. Trong khung cảnh này, chúng ta tạm dừng lại nơi Cộng Đoàn Giáo xứ, Giáo họ biệt lập, hoặc những Giáo điểm khác … Nơi đó có các Cha Quản xứ, Quản nhiệm, Cha phụ tá … coi sóc dưới sự đặt để của Giám mục giáo phận của mình. Luôn bên cạnh Quý Cha mục vụ ở đây còn có Quý Hội Đồng mục vụ Giáo Xứ bao gồm (Ban Thường vụ, Ban điều hành các Giáo họ, và các Ban ngành đoàn thể trong giáo xứ). Họ là cầu nối đắc lực giữa Quý cha và Giáo dân cũng như những mối tương quan khác. Tuy nhiên không phải lúc nào giữa Cha Quản xứ, Quản nhiệm và quí vị trong Hội đồng mục vụ cũng có được tiếng nói chung, chính vì vậy ở đây chúng ta có thể quy về 3 hình thức cộng đoàn giáo xứ hiện nay đang diễn ra:
1/ Hình thức THỤ ĐỘNG:
Cha quản xứ thụ động giao trắng cho Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ (HĐMVGX) toàn quyền quyết định tất cả, mình chỉ thi hành các Bí tích và Thánh Lễ. Điều này dễ làm cho những người đứng đầu loạn quyền, dễ dẫn đến tranh chấp, và phe nhóm …
2/ Hình thức TĂNG ĐỘNG:
( tăng động từ Cha quản xứ) Cha quản xứ quá nhiệt thành dành tất cả quyền quyết định cho mình, cha phán, cha quyết. Giáo dân và HĐMVGX chỉ biết cúi đầu nghe, ai có ý kiến khác thì bị loại trừ ngay, trong tâm trí Cha: Giáo dân là những người chả biết gì! và Cha trở nên ảo tưởng độc quyền và độc đoán.
( hình thức tăng động từ ) HĐMVGX và Giáo dân khi làm được việc gì rồi thì, đẩy Cha xứ ra ngoài, vì Cha đến một thời gian thôi mà rồi Cha cũng đi Giáo xứ này mới là của chúng mình nhé ! Thế là tự tung tự tác, dẫn đến biết nhiêu điều hệ lụy như: phe nhóm, nói hành nói xấu, nghi kỵ lẫn nhau …
3/ Hình thức CHỦ ĐỘNG:
( chủ động từ Cha quả xứ ) Cha quản xứ luôn HIỆP HÀNH với HĐMVGX với Giáo dân; luôn gặp gỡ - lắng nghe – phân định để hướng dẫn cộng đoàn, và có những quyết định chính đoán trong sự đồng thuận cao của mọi người.
( chủ động từ ) HĐMVGX và Giáo dân, nhất là những người có những chuyên môn riêng luôn HIỆP HÀNH góp ý xây dựng trong tinh thần LẮNG NGHE – PH N ĐỊNH và ĐỐI THOẠI để đi đến một thống nhất chung trong công việc, dưới sự quyết định cuối cùng của Cha Quản xứ.
Ngoài ra nhiều nơi có những Cộng Đoàn Giáo hội Cơ Bản đó là những nhóm nhỏ có: cùng sở thích, cùng liên cư liên địa, cùng đồng nghiệp, cùng đồng hương, cùng lớp, cùng họ hàng … cùng quy tụ với nhau để dễ dàng quan tâm chăm sóc và giúp nhau phát triển trong đời sống Đức Tin và Kinh Tế …
( Phần 2 ) Xây dựng Hội Thánh địa phương “ Hiệp Hành “ như thế nào?
Hiệp hành là bản chất của Giáo hội, đây là cơ hội thúc đẩy sự hoán cải mục vụ của mỗi Giáo hội địa phương, tránh tình trạng độc quyền chuyên chế. Hàng Giáo sĩ có sứ vụ lãnh đạo để đưa cộng đoàn đi theo đúng ý của Thiên Chúa; Giáo dân có sứ vụ cộng tác với hàng Giáo sĩ để xây dựng Hội Thánh cách vững bền trong ân sủng Chúa. Nhưng là sự cộng tác sống động của mỗi người, tùy theo từng Ơn gọi họ được Chúa Thánh Thần tác động. Giáo sĩ và Giáo dân cùng làm nên Giáo hội duy nhất, tạo nên Dân Thiên Chúa trong Đức Ki-tô. Nhờ sự cộng tác các thành phần dân Chúa, làm cho các hoạt động mục vụ tại Giáo xứ linh hoạt sinh động và hiệu quả hơn cho việc loan báo Tin Mừng.
Các thành phần trong Giáo xứ, tùy theo từng đặc sủng, Ơn gọi của mình, Hiệp thông, tham gia vào tiến trình chung, cùng hoạch định, cùng thực hiện và cùng đồng trách nhiệm. Hội đồng mục vụ giáo xứ và các Đoàn thể đưa ra những đề xuất, phác thảo cho một việc, một sự kiện liên quan đến Giáo xứ. Linh mục quản xứ giữ vai trò lãnh đạo, phối kiểm và đưa ra quyết định sau cùng, trong tình yêu thương, gặp gỡ, lắng nghe và phân định.
Ngày nay, có những Giáo dân có chuyên môn chuyên biệt, được đào tạo bài bản như: quản trị, tài chính, y tế, giáo dục…. thậm chí cả Thần học và triết học. vì vậy, quí Cha quản xứ cần lắng nghe và tôn trọng những ý kiến chuyên môn đó của họ, vì lợi ích chung của Cộng đoàn, nếu ý kiến đó không đi ngược lại Tín lý và những Giáo huấn của Giáo hội.
( phần 3 ) Xây dựng Hội Thánh địa phương quan tâm đến Người nghèo, Giới trẻ, người Di dân và sự thăng tiến Hôn nhân gia đình:
Hội Thánh Quan tâm đến Người nghèo:
Thánh Lôrenxô nói: “ Người nghèo là tài sản của Giáo hội “. Trong Tám mối phúc, Chúa Giê-su lại dạy: “ Phúc cho ai có tinh thần nghèo khó, vì Nước trời là của họ”.
Người nghèo ( có thể ) nghèo về vật chất, về tinh thần, bị bỏ rơi, cô đơn, vô vọng. Nghèo do định kiến, do phân biệt giai cấp xã hội, do chiến tranh, do xung đột sắc tộc..v v … dù nghèo dưới bất cứ hoàn cảnh hay hình thức nào, Giáo hội đều quan tâm đến họ. Tất cả Họ đều được Thiên Chúa yêu thương, và Chúa bảo chúng ta: “ làm cho Họ là làm cho chính Chúa”. Chúng ta Quan tâm giúp đỡ trong tinh thần lắng nghe, tôn trong nhân phẩm và phẩm giá/, đem đến cho Họ an bình của Thiên Chúa.
Hội Thánh Quan tâm đến giới trẻ:
Trong Tông huấn Loan Báo Tin Mừng (Evangelii Nuntiandi, 1975), thánh Giáo Hoàng Phao-lô VI viết: “Hoàn cảnh hiện nay thôi thúc chúng ta lưu ý đặc biệt đến những người trẻ. Sự gia tăng về số lượng và sự hiện diện ngày càng nhiều của họ trong xã hội, những vấn đề đang vây lấy họ, đánh thức mọi người phải nhiệt tâm và khôn ngoan lo lắng giúp đỡ họ hiểu biết và sống lý tưởng Tin Mừng. Ngoài ra, những người trẻ, một khi đã được đào tạo kỹ càng về đức tin và cầu nguyện, sẽ càng ngày càng trở nên những tông đồ cho giới trẻ. Giáo hội tin tưởng rất nhiều vào sự đóng góp của họ và chúng ta đã nhiều lần bày tỏ sự tín nhiệm hoàn toàn vào họ” (Evangelii Nuntiandi 72) ( trích Tông huấn Loan Báo Tin Mừng, số 72 ). Đối với Thánh Giáo Hoàng Phao-lô 6, Giáo hội cần quan tâm đặc biệt đến giới trẻ, nhất là giúp họ có được nhãn quan và tâm thức của Giáo hội trong sứ mệnh loan báo Tin Mừng cho toàn thể thế giới.
Hội Thánh quan tâm đến Người di dân: Giáo xứ cần lập Ban Mục vụ di dân.
Người di dân cũng có nhu cầu được tư vấn về luật lệ và quyền lợi lao động, nâng cao tay nghề, học ngoại ngữ, bồi thêm kiến thức để họ nhanh chóng hoà nhập vào xã hội và môi trường đang sống. Giáo hội có thể lập ra những chương trình dạy nghề, dạy kỹ năng mềm, kỹ năng sống, dạy ngoại ngữ, giới thiệu việc làm để giúp những người di dân, đặc biệt các bạn trẻ thăng tiến bản thân và đóng góp tốt hơn cho xã hội.
Người di dân cũng cần được tư vấn về đời sống tinh thần, Tôn Giáo, giúp họ vượt qua khủng hoảng trong cuộc sống. Cần quan tâm đặc biệt đến khía cạnh gia đình của những người di dân. Tình trạng chia cắt xa nhà của Họ dễ làm quan hệ gia đình của họ tổn thương. Cần giúp đỡ Họ, để tránh tình trạng đổ vỡ gia đình khi gặp quá nhiều áp lực trong cuộc sống.
Nên liên kết những trạm y tế, phòng khám miễn phí để giúp các di dân nghèo được tiếp cận với những dịch vụ y tế, khám bệnh, lấy thuốc, được tư vấn về dinh dưỡng, điều kiện vệ sinh và phòng bệnh.
Hội Thánh quan tâm thăng tiến Hôn nhân Gia đình:
Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình ( CTTTHNGĐ) / ( không chỉ ) giúp các đôi hôn nhân hiểu biết và phát triển sự liên hệ vợ chồng trong đời sống hôn nhân, nhưng còn nhấn mạnh đến sự liên hệ giữa cha mẹ và con cái và phương pháp giáo dục chúng trong môi trường xã hội mới. Cũng như sự liên hệ với tha nhân, nhất là với Cộng Đồng dân Chúa qua việc phục vụ theo tinh thần “Hồn Tông Đồ Song Đôi”.
Gia đình, nơi các thành viên được yêu thương, được tôn trọng và chấp thuận, được nâng đỡ, là môi trường để phát huy năng lực. Trong môi trường gia đình, Thành viên học cách yêu thương, tôn trọng nhau, biết hy sinh và biết chấp nhận nhau, biết nhạy bén với những khó khăn có thể xảy đến.
Giáo hội cần quan tâm đến gia đình là tế bào của xã hội, là nơi ươm mầm đức tin cho con cháu. Gia đình là nơi gìn giữ và truyền đạt văn hóa, phẩm chất, Tôn Giáo, tri thức …. Cho thế hệ tương lai. Gia đình còn là nơi chăm sóc người trẻ, là nơi thể hiện sự hiếu thảo của con cháu với Ông bà…
( phần 4 ) xây dựng Hội Thánh hội nhập văn hóa địa phương:
Hội nhập văn hóa địa phương, là dùng chính văn hóa đó chuyển tải Sứ điệp Tin Mừng. Cần loại bỏ những gì là mê tín, nhưng những cử chỉ biết ơn, hiếu thảo Tôn kính, các giá trị tinh thần phù hợp với Đức tin, cần được mặc lấy tinh thần Ki-tô giáo. Sự hội nhập này đòi hỏi một mặt, Giáo hội vẫn phải giữ nguyên các tín điều và những gì là thiết yếu của Công Giáo, nhưng mặt khác, vẫn có thể gần gũi một cách tối đa với các tập tục và nền giáo dục của các dân tộc.
Kết luận:
Muốn Xây dựng Hội Thánh địa phương thật sự tốt đẹp theo Giáo huấn của Giáo Hội tất cả thành phần Dân Thiên Chúa cần tôn trọng phẩm giá và Ơn gọi riêng của mỗi người. Giáo sĩ ( cụ thể Cha quản xứ) và Giáo dân (qua Hội đồng mục vụ và các Đoàn thể) gặp gỡ, lắng nghe và biết phân định, cùng đồng trách nhiệm trong những công việc chung của Giáo Hội địa phương. Hiệp nhất, cùng tham gia và loan báo Tin Mừng, qua những việc làm cụ thể trong công tác mục vụ cho cộng đoàn, cho người nghèo, cho Giới trẻ, và việc thăng tiến toàn diện các thành viên trong gia đình.
Các thành phần dân Chúa trong Giáo Hội địa phương cần đề ra những Chương trình cụ thể trong việc loan báo Tin Mừng qua đối thoại, qua hội nhập văn hóa, qua việc quan tâm thăng tiến con người, thăng tiến gia đình. Tạo ra những con người có Đức tin và có tầm ứng xử phù hợp cho việc Truyền Giáo.
Hiện nay, tại Giáo phận Đà Nẵng chúng con, Cộng đoàn Giáo phận thực thi Quyết Nghị của Đức Giám Mục Giáo phận, trong Công Nghị Giáo phận hôm ngày 1/7/2022, tiền Thượng Hội đồng Giám mục thế giới lần thứ XVI, đó là Đọc Kinh Gia Đình và mỗi gia đình, mỗi giáo xứ và Giáo phận có kế hoạch cụ thể cho việc truyền Giáo.
Bài chia sẻ của con đến đây đã kết thúc. con xin cám ơn Quí Đức Cha, Quí Cha và quí Ông bà anh chị đã chú ý lắng nghe.
xin Chúa qua lời chuyển cầu của Đức Mẹ La Vang, Thánh A-nê Thành Bổn mạng Ủy Ban Giáo dân ban cho quí Đức Cha, quí Cha và mọi người được mọi sự an lành và Đại hội được thành công tốt đẹp.
con xin cám ơn rất nhiều, xin cám ơn !
Tôma Trương Văn Ân
Kính thưa Đức Cha Chủ tịch Uỷ Ban Giáo Dân và Đức Cha Emmanuel.
Kinh thưa Quí Cha trong UBGD trực thuộc HĐGMVN
Kính thưa quí Cha Trưởng – Phó và Ủy viên các UBGD của 27 Giáo phận, Nam nữ Tu sĩ, quí Ông bà anh chị Đại diện các Đoàn thể và Đại diện các Hội đồng mục vụ trên cả Nước.
Xem Hình
Con tên là: Tôma Trương Văn Ân, Ủy viên Ủy Ban Giáo Dân Giáo Phận Đà Nẵng.
Con xin được Trân trọng Kính Chào Quí Đức Cha, Quí Cha và tất cả quí vị.
xin cho con được chia sẻ: Đề tài: XÂY DỰNG HỘI THÁNH ĐỊA PHƯƠNG.
Bài chia sẻ có 4 phần.
Phần 1: Hội Thánh địa phương là gì?
Phần 2: Xây dựng Hội Thánh địa phương “ Hiệp Hành” như thế nào?
Phần 3: Xây dựng Hội Thánh địa phương quan tâm đến: người nghèo, Giới trẻ, người di dân và sự thăng tiến của đời sống Hôn nhân gia đình !
Và phần cuối cùng: Xây dựng Hội Thánh địa phương hội nhập trong nền văn hóa bản địa.
(Phần Thứ nhất ): Hội Thánh địa phương là gì?
Nói về Hội Thánh địa phương, tất nhiên chúng ta phải nghĩ đến cộng đoàn giáo phận được trao phó cho một Giám mục coi sóc như Giáo luật điều 368 – 369 đã định rõ: “Giáo phận là một phần dân Chúa được trao phó cho một Giám mục chăn dắt, với sự cộng tác của linh mục đoàn, nhờ sự gắn bó với chủ chăn của mình và được ngài tập hợp trong Chúa Thánh Thần nhờ Phúc m và Thánh Thể, phần dân ấy tạo thành một Giáo Hội địa phương, trong đó Giáo Hội duy nhất, thánh thiện, Công Giáo và tông truyền của Đức Ki-tô hiện diện và hoạt động thực sự.”
Tuy nhiên chính nơi mỗi Giáo xứ mới thực sự toát lên vai trò căn bản của người Kitô hữu. Trong khung cảnh này, chúng ta tạm dừng lại nơi Cộng Đoàn Giáo xứ, Giáo họ biệt lập, hoặc những Giáo điểm khác … Nơi đó có các Cha Quản xứ, Quản nhiệm, Cha phụ tá … coi sóc dưới sự đặt để của Giám mục giáo phận của mình. Luôn bên cạnh Quý Cha mục vụ ở đây còn có Quý Hội Đồng mục vụ Giáo Xứ bao gồm (Ban Thường vụ, Ban điều hành các Giáo họ, và các Ban ngành đoàn thể trong giáo xứ). Họ là cầu nối đắc lực giữa Quý cha và Giáo dân cũng như những mối tương quan khác. Tuy nhiên không phải lúc nào giữa Cha Quản xứ, Quản nhiệm và quí vị trong Hội đồng mục vụ cũng có được tiếng nói chung, chính vì vậy ở đây chúng ta có thể quy về 3 hình thức cộng đoàn giáo xứ hiện nay đang diễn ra:
1/ Hình thức THỤ ĐỘNG:
Cha quản xứ thụ động giao trắng cho Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ (HĐMVGX) toàn quyền quyết định tất cả, mình chỉ thi hành các Bí tích và Thánh Lễ. Điều này dễ làm cho những người đứng đầu loạn quyền, dễ dẫn đến tranh chấp, và phe nhóm …
Còn trường hợp HĐMVGX và Giáo dân quá thụ động với suy nghỉ gượng ép: “Cha thay mặt Chúa, Cha nói là Chúa nói”, để hết cho Cha quyết định, Cha biểu gì làm nấy, Cha không biểu thì ta không làm cho khỏe. Điều này dễ dẫn đến Cha độc quyền, tự mãn, khoe khoang …, hoặc là Cha bơ vơ nhiều khi không biết phải quyết định thể nào cho phải.
2/ Hình thức TĂNG ĐỘNG:
( tăng động từ Cha quản xứ) Cha quản xứ quá nhiệt thành dành tất cả quyền quyết định cho mình, cha phán, cha quyết. Giáo dân và HĐMVGX chỉ biết cúi đầu nghe, ai có ý kiến khác thì bị loại trừ ngay, trong tâm trí Cha: Giáo dân là những người chả biết gì! và Cha trở nên ảo tưởng độc quyền và độc đoán.
( hình thức tăng động từ ) HĐMVGX và Giáo dân khi làm được việc gì rồi thì, đẩy Cha xứ ra ngoài, vì Cha đến một thời gian thôi mà rồi Cha cũng đi Giáo xứ này mới là của chúng mình nhé ! Thế là tự tung tự tác, dẫn đến biết nhiêu điều hệ lụy như: phe nhóm, nói hành nói xấu, nghi kỵ lẫn nhau …
3/ Hình thức CHỦ ĐỘNG:
( chủ động từ Cha quả xứ ) Cha quản xứ luôn HIỆP HÀNH với HĐMVGX với Giáo dân; luôn gặp gỡ - lắng nghe – phân định để hướng dẫn cộng đoàn, và có những quyết định chính đoán trong sự đồng thuận cao của mọi người.
( chủ động từ ) HĐMVGX và Giáo dân, nhất là những người có những chuyên môn riêng luôn HIỆP HÀNH góp ý xây dựng trong tinh thần LẮNG NGHE – PH N ĐỊNH và ĐỐI THOẠI để đi đến một thống nhất chung trong công việc, dưới sự quyết định cuối cùng của Cha Quản xứ.
Ngoài ra nhiều nơi có những Cộng Đoàn Giáo hội Cơ Bản đó là những nhóm nhỏ có: cùng sở thích, cùng liên cư liên địa, cùng đồng nghiệp, cùng đồng hương, cùng lớp, cùng họ hàng … cùng quy tụ với nhau để dễ dàng quan tâm chăm sóc và giúp nhau phát triển trong đời sống Đức Tin và Kinh Tế …
( Phần 2 ) Xây dựng Hội Thánh địa phương “ Hiệp Hành “ như thế nào?
Hiệp hành là bản chất của Giáo hội, đây là cơ hội thúc đẩy sự hoán cải mục vụ của mỗi Giáo hội địa phương, tránh tình trạng độc quyền chuyên chế. Hàng Giáo sĩ có sứ vụ lãnh đạo để đưa cộng đoàn đi theo đúng ý của Thiên Chúa; Giáo dân có sứ vụ cộng tác với hàng Giáo sĩ để xây dựng Hội Thánh cách vững bền trong ân sủng Chúa. Nhưng là sự cộng tác sống động của mỗi người, tùy theo từng Ơn gọi họ được Chúa Thánh Thần tác động. Giáo sĩ và Giáo dân cùng làm nên Giáo hội duy nhất, tạo nên Dân Thiên Chúa trong Đức Ki-tô. Nhờ sự cộng tác các thành phần dân Chúa, làm cho các hoạt động mục vụ tại Giáo xứ linh hoạt sinh động và hiệu quả hơn cho việc loan báo Tin Mừng.
Các thành phần trong Giáo xứ, tùy theo từng đặc sủng, Ơn gọi của mình, Hiệp thông, tham gia vào tiến trình chung, cùng hoạch định, cùng thực hiện và cùng đồng trách nhiệm. Hội đồng mục vụ giáo xứ và các Đoàn thể đưa ra những đề xuất, phác thảo cho một việc, một sự kiện liên quan đến Giáo xứ. Linh mục quản xứ giữ vai trò lãnh đạo, phối kiểm và đưa ra quyết định sau cùng, trong tình yêu thương, gặp gỡ, lắng nghe và phân định.
Ngày nay, có những Giáo dân có chuyên môn chuyên biệt, được đào tạo bài bản như: quản trị, tài chính, y tế, giáo dục…. thậm chí cả Thần học và triết học. vì vậy, quí Cha quản xứ cần lắng nghe và tôn trọng những ý kiến chuyên môn đó của họ, vì lợi ích chung của Cộng đoàn, nếu ý kiến đó không đi ngược lại Tín lý và những Giáo huấn của Giáo hội.
( phần 3 ) Xây dựng Hội Thánh địa phương quan tâm đến Người nghèo, Giới trẻ, người Di dân và sự thăng tiến Hôn nhân gia đình:
Hội Thánh Quan tâm đến Người nghèo:
Thánh Lôrenxô nói: “ Người nghèo là tài sản của Giáo hội “. Trong Tám mối phúc, Chúa Giê-su lại dạy: “ Phúc cho ai có tinh thần nghèo khó, vì Nước trời là của họ”.
Người nghèo ( có thể ) nghèo về vật chất, về tinh thần, bị bỏ rơi, cô đơn, vô vọng. Nghèo do định kiến, do phân biệt giai cấp xã hội, do chiến tranh, do xung đột sắc tộc..v v … dù nghèo dưới bất cứ hoàn cảnh hay hình thức nào, Giáo hội đều quan tâm đến họ. Tất cả Họ đều được Thiên Chúa yêu thương, và Chúa bảo chúng ta: “ làm cho Họ là làm cho chính Chúa”. Chúng ta Quan tâm giúp đỡ trong tinh thần lắng nghe, tôn trong nhân phẩm và phẩm giá/, đem đến cho Họ an bình của Thiên Chúa.
Hội Thánh Quan tâm đến giới trẻ:
Trong Tông huấn Đức Kitô Đang Sống (Christus Vivit, 2019), Đức Thánh Cha Phanxicô viết: “Điều quan trọng là cần phải nhận thức rằng Đức Giêsu là một người trẻ. Người đã hiến dâng mạng sống mình khi Người là, theo ngôn ngữ của thời đại hôm nay, người trưởng thành trẻ” (Christus Vivit 23) ( trích Tông huấn Đức Ki-tô đang sống, số 23 )
Trong Tông huấn Loan Báo Tin Mừng (Evangelii Nuntiandi, 1975), thánh Giáo Hoàng Phao-lô VI viết: “Hoàn cảnh hiện nay thôi thúc chúng ta lưu ý đặc biệt đến những người trẻ. Sự gia tăng về số lượng và sự hiện diện ngày càng nhiều của họ trong xã hội, những vấn đề đang vây lấy họ, đánh thức mọi người phải nhiệt tâm và khôn ngoan lo lắng giúp đỡ họ hiểu biết và sống lý tưởng Tin Mừng. Ngoài ra, những người trẻ, một khi đã được đào tạo kỹ càng về đức tin và cầu nguyện, sẽ càng ngày càng trở nên những tông đồ cho giới trẻ. Giáo hội tin tưởng rất nhiều vào sự đóng góp của họ và chúng ta đã nhiều lần bày tỏ sự tín nhiệm hoàn toàn vào họ” (Evangelii Nuntiandi 72) ( trích Tông huấn Loan Báo Tin Mừng, số 72 ). Đối với Thánh Giáo Hoàng Phao-lô 6, Giáo hội cần quan tâm đặc biệt đến giới trẻ, nhất là giúp họ có được nhãn quan và tâm thức của Giáo hội trong sứ mệnh loan báo Tin Mừng cho toàn thể thế giới.
Hội Thánh quan tâm đến Người di dân: Giáo xứ cần lập Ban Mục vụ di dân.
Người di dân cũng có nhu cầu được tư vấn về luật lệ và quyền lợi lao động, nâng cao tay nghề, học ngoại ngữ, bồi thêm kiến thức để họ nhanh chóng hoà nhập vào xã hội và môi trường đang sống. Giáo hội có thể lập ra những chương trình dạy nghề, dạy kỹ năng mềm, kỹ năng sống, dạy ngoại ngữ, giới thiệu việc làm để giúp những người di dân, đặc biệt các bạn trẻ thăng tiến bản thân và đóng góp tốt hơn cho xã hội.
Người di dân cũng cần được tư vấn về đời sống tinh thần, Tôn Giáo, giúp họ vượt qua khủng hoảng trong cuộc sống. Cần quan tâm đặc biệt đến khía cạnh gia đình của những người di dân. Tình trạng chia cắt xa nhà của Họ dễ làm quan hệ gia đình của họ tổn thương. Cần giúp đỡ Họ, để tránh tình trạng đổ vỡ gia đình khi gặp quá nhiều áp lực trong cuộc sống.
Nên liên kết những trạm y tế, phòng khám miễn phí để giúp các di dân nghèo được tiếp cận với những dịch vụ y tế, khám bệnh, lấy thuốc, được tư vấn về dinh dưỡng, điều kiện vệ sinh và phòng bệnh.
Hội Thánh quan tâm thăng tiến Hôn nhân Gia đình:
Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình ( CTTTHNGĐ) / ( không chỉ ) giúp các đôi hôn nhân hiểu biết và phát triển sự liên hệ vợ chồng trong đời sống hôn nhân, nhưng còn nhấn mạnh đến sự liên hệ giữa cha mẹ và con cái và phương pháp giáo dục chúng trong môi trường xã hội mới. Cũng như sự liên hệ với tha nhân, nhất là với Cộng Đồng dân Chúa qua việc phục vụ theo tinh thần “Hồn Tông Đồ Song Đôi”.
Gia đình, nơi các thành viên được yêu thương, được tôn trọng và chấp thuận, được nâng đỡ, là môi trường để phát huy năng lực. Trong môi trường gia đình, Thành viên học cách yêu thương, tôn trọng nhau, biết hy sinh và biết chấp nhận nhau, biết nhạy bén với những khó khăn có thể xảy đến.
Giáo hội cần quan tâm đến gia đình là tế bào của xã hội, là nơi ươm mầm đức tin cho con cháu. Gia đình là nơi gìn giữ và truyền đạt văn hóa, phẩm chất, Tôn Giáo, tri thức …. Cho thế hệ tương lai. Gia đình còn là nơi chăm sóc người trẻ, là nơi thể hiện sự hiếu thảo của con cháu với Ông bà…
( phần 4 ) xây dựng Hội Thánh hội nhập văn hóa địa phương:
Hội nhập văn hóa địa phương, là dùng chính văn hóa đó chuyển tải Sứ điệp Tin Mừng. Cần loại bỏ những gì là mê tín, nhưng những cử chỉ biết ơn, hiếu thảo Tôn kính, các giá trị tinh thần phù hợp với Đức tin, cần được mặc lấy tinh thần Ki-tô giáo. Sự hội nhập này đòi hỏi một mặt, Giáo hội vẫn phải giữ nguyên các tín điều và những gì là thiết yếu của Công Giáo, nhưng mặt khác, vẫn có thể gần gũi một cách tối đa với các tập tục và nền giáo dục của các dân tộc.
Kết luận:
Muốn Xây dựng Hội Thánh địa phương thật sự tốt đẹp theo Giáo huấn của Giáo Hội tất cả thành phần Dân Thiên Chúa cần tôn trọng phẩm giá và Ơn gọi riêng của mỗi người. Giáo sĩ ( cụ thể Cha quản xứ) và Giáo dân (qua Hội đồng mục vụ và các Đoàn thể) gặp gỡ, lắng nghe và biết phân định, cùng đồng trách nhiệm trong những công việc chung của Giáo Hội địa phương. Hiệp nhất, cùng tham gia và loan báo Tin Mừng, qua những việc làm cụ thể trong công tác mục vụ cho cộng đoàn, cho người nghèo, cho Giới trẻ, và việc thăng tiến toàn diện các thành viên trong gia đình.
Các thành phần dân Chúa trong Giáo Hội địa phương cần đề ra những Chương trình cụ thể trong việc loan báo Tin Mừng qua đối thoại, qua hội nhập văn hóa, qua việc quan tâm thăng tiến con người, thăng tiến gia đình. Tạo ra những con người có Đức tin và có tầm ứng xử phù hợp cho việc Truyền Giáo.
Hiện nay, tại Giáo phận Đà Nẵng chúng con, Cộng đoàn Giáo phận thực thi Quyết Nghị của Đức Giám Mục Giáo phận, trong Công Nghị Giáo phận hôm ngày 1/7/2022, tiền Thượng Hội đồng Giám mục thế giới lần thứ XVI, đó là Đọc Kinh Gia Đình và mỗi gia đình, mỗi giáo xứ và Giáo phận có kế hoạch cụ thể cho việc truyền Giáo.
Bài chia sẻ của con đến đây đã kết thúc. con xin cám ơn Quí Đức Cha, Quí Cha và quí Ông bà anh chị đã chú ý lắng nghe.
xin Chúa qua lời chuyển cầu của Đức Mẹ La Vang, Thánh A-nê Thành Bổn mạng Ủy Ban Giáo dân ban cho quí Đức Cha, quí Cha và mọi người được mọi sự an lành và Đại hội được thành công tốt đẹp.
con xin cám ơn rất nhiều, xin cám ơn !
Tôma Trương Văn Ân
VietCatholic TV
Căng thẳng tại LHQ: Ngoại trưởng Nga chửi thề tổng thống Ukraine bằng tiếng lóng Nga gây phẫn nộ
VietCatholic Media
02:17 23/09/2022
1. Ngoại trưởng Ukraine chỉ trích Lavrov của Nga vì đã xúc phạm Zelenskiy bằng những tiếng chửi thề không phù hợp tại Liên Hiệp Quốc
Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba đã chỉ trích nhà ngoại giao hàng đầu của Nga hôm thứ Năm vì những tiếng chửi thề không phù hợp tại Liên Hiệp Quốc. Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã dùng tiếng lóng để chửi tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy. Đó là những tiếng lóng thông dụng ở Nga, người Nga và những người biết tiếng Nga hiểu ý nghĩa của nó. Đó là những từ ngữ hạ cấp của phường đầu đường xó chợ mà chúng tôi không muốn nhắc lại ở đây.
Trong bài phát biểu của mình, Ngoại trưởng Lavrov đã công kích tổng thống Ukraine bằng một loạt những lời lăng mạ nhằm phủ nhận những tội ác của Nga, đồng thời đưa ra những tuyên bố kỳ quặc về việc ai là người phải chịu trách nhiệm cho cuộc chiến ở Ukraine.
Đáp lại, Kuleba mô tả Nga là kẻ vô liêm sỉ. Ông nói: “Các nhà ngoại giao Nga trực tiếp đồng lõa vì những lời nói dối của họ đã kích động những tội ác này và che đậy chúng”.
Ông nói thêm, “Người Nga tự tin rằng họ có thể thoát khỏi bất cứ thứ gì và họ có quyền làm bất cứ điều gì họ muốn.”
“Họ nghĩ rằng họ được phép phá bỏ các nhà máy điện hạt nhân và chiếm đoạt chúng. Họ cho rằng họ được phép mở ra những cuộc khủng bố bằng hỏa tiễn đối với dân thường và các cơ sở hạ tầng quan trọng. Họ nghĩ rằng họ có quyền đe dọa thế giới bằng việc sử dụng vũ khí hạt nhân. Họ phải chịu trách nhiệm về tất cả những điều này.”
Ông Kuleba cho biết Ukraine không lo lắng về bất kỳ sự gia tăng quân số nào của Nga sau đợt động viên bán phần trong tuần này.
“Putin tuyên bố huy động nhưng những gì ông ấy thực sự tuyên bố trước toàn thế giới là thất bại của ông ấy. Bạn có thể ra lệnh gọi nhập ngũ cho 300,000 hoặc 500,000 người, nhưng bạn sẽ không bao giờ chiến thắng trong cuộc chiến này “.
Kuleba cũng kêu gọi các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc giúp đỡ đất nước của ông chống lại sự xâm lược của Nga và giành lấy công lý bằng cách buộc Nga phải chịu trách nhiệm về cuộc xâm lược Ukraine, và lặp lại nhận xét hôm thứ Tư của Zelenskiy trong bài phát biểu tại Liên Hiệp Quốc.
2. Ukraine thề sẽ 'tiêu diệt' tất cả các chiến binh Nga, kể cả những người bị buộc nhập ngũ
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Ukraine Vows to 'Destroy' All Russian Fighters, Including Involuntary Units”, nghĩa là “Ukraine thề sẽ 'tiêu diệt' tất cả các chiến binh Nga, kể cả những người bị buộc nhập ngũ.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Ánh Tuyết.
Tổng tư lệnh Các lực lượng vũ trang Ukraine hôm thứ Tư tuyên bố sẽ tiêu diệt tất cả những người Nga vượt biên giới mang vũ khí trong tay, bất kể họ tham chiến một cách tự nguyện hay bị ép buộc.
Tướng Valery Zaluzhny nhấn mạnh cam kết của Ukraine tiếp tục bảo vệ lãnh thổ của mình trước sự xâm lược của Nga.
“Hàng trăm nghìn người đàn ông và phụ nữ bảo vệ quê hương của họ, nhà cửa, con cái của họ và tương lai của Ukraine”.
Zaluzhny lưu ý rằng bất chấp việc động viên bán phần ở Nga đã được công bố hôm thứ Tư, không có tuyên bố nào từ các nhà lãnh đạo quân sự hoặc chính trị của Nga sẽ “ảnh hưởng đến sự sẵn sàng chiến đấu vì tự do của chúng tôi.”
“Chúng tôi sẽ tiêu diệt tất cả những ai đến vùng đất của chúng tôi bằng vũ khí - dù là tự nguyện hay do bị ép buộc”
Việc điều động một phần do Tổng thống Nga Vladimir Putin công bố hôm thứ Tư chỉ áp dụng cho các công dân Nga trong lực lượng dự bị và những người đã phục vụ trong quân đội với “một số chuyên môn quân sự nhất định và kinh nghiệm liên quan”. Dù là động viên bán phần, quyết định này vẫn sẽ kêu gọi tới 300.000 binh sĩ chiến đấu cho Nga trong cuộc chiến.
Ông Putin nói rằng việc huy động là cần thiết để “bảo vệ chủ quyền, an ninh và toàn vẹn lãnh thổ của Nga” khi cuộc tấn công mà Nga tiến hành nhằm vào Ukraine vào ngày 24 tháng 2 sắp tới gần kỷ niệm 7 tháng giao tranh.
Vẫn chưa rõ liệu việc huy động có đủ để xoay chuyển cục diện của cuộc chiến đã khiến Nga gặp nhiều tổn thất nặng nề trong những tuần gần đây hay không. Các cuộc phản công của Ukraine ở các khu vực phía nam Kherson và phía đông Kharkiv đã gây ra tổn thất nặng nề cho binh lính, thiết bị của Putin và giành lại được nhiều lãnh thổ mà Nga chiếm được trước đó.
Ngay cả trước khi có những phản công này, các chuyên gia tin rằng Putin đã phải vật lộn với tình trạng thiếu nhân lực.
Trong một nỗ lực tăng cường quân đội của Putin, các nhà chức trách Nga được cho là đã đến thăm một nơi trú ẩn dành cho người vô gia cư ở St.Petersburg vào tháng trước để tuyển mộ những người cư trú trong cơ sở này. Bộ Tổng tham mưu Các lực lượng vũ trang Ukraine trong tháng này cho biết người Nga đã bắt đầu tuyển mộ binh lính bị bệnh và bị thương từ các bệnh viện ở khu vực Donetsk, miền đông Ukraine, nơi bị Nga chiếm đóng một phần.
Nhiều người Nga đang phản đối kịch liệt lệnh điều động của Putin. Các cuộc biểu tình đã nổ ra ở nhiều vùng của Nga sau thông báo này, trong khi các chuyến bay khởi hành bắt đầu tăng giá và cháy vé. Các tìm kiếm trên Google về “cách bẻ gãy một cánh tay tại nhà” để khỏi đi lính cũng cho thấy sự gia tăng ở Nga sau khi Putin công bố kế hoạch huy động.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga để đưa ra bình luận.
3. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tuyên bố NATO sẽ không tham gia vào kiểu ăn nói 'liều lĩnh' liên quan đến hạt nhân
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Putin Will Not Provoke NATO Into 'Reckless' Nuclear Rhetoric, Chief Says”, nghĩa là “Putin không thể khiêu khích NATO tham gia vào kiểu ăn nói 'liều lĩnh' liên quan đến hạt nhân”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Ánh Tuyết.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã tuyên bố rằng liên minh phòng thủ sẽ không tham gia vào “kiểu ăn nói hạt nhân liều lĩnh và nguy hiểm” như Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Bình luận của Stoltenberg đã được đưa ra với Tổng biên tập Alessandra Galloni của Reuters tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc vào hôm thứ Tư. Người đứng đầu NATO mô tả mối đe dọa hạt nhân rõ ràng của Putin trong một bài phát biểu trên truyền hình hôm thứ Tư là “lối ăn nói nguy hiểm và liều lĩnh”.
“Cách duy nhất để kết thúc cuộc chiến này là chứng minh rằng Tổng thống Putin sẽ không giành chiến thắng trên chiến trường. Khi nhận ra điều đó, ông ấy phải ngồi xuống và đàm phán một thỏa thuận hợp lý với Ukraine.”
Hôm thứ Tư, ông Putin đã thông báo rằng một cuộc động viên bán phần sẽ diễn ra ở Nga để gửi thêm binh sĩ đến chiến đấu ở Ukraine, nơi các lực lượng phản công ở khu vực miền nam Kherson và miền đông Kharkiv đã gây ra tổn thất nặng cho binh lính Nga, trang thiết bị và lãnh thổ do Nga nắm giữ. Tổng thống Nga nói rằng lệnh này sẽ chỉ áp dụng cho các công dân Nga hiện đang trong lực lượng dự bị và những người đã phục vụ trong quân đội với “một số chuyên môn quân sự nhất định và kinh nghiệm liên quan.”
Ông cũng tuyên bố rằng việc huy động là cần thiết để “bảo vệ chủ quyền, an ninh và toàn vẹn lãnh thổ của Nga.”
Trong cùng một bài phát biểu, Putin nói rằng ông sẵn sàng đáp trả những gì ông cho là “tống tiền hạt nhân” từ phương Tây bằng cách sử dụng vũ khí của chính đất nước ông, ngụ ý rằng các cuộc tấn công hạt nhân có thể xảy ra.
Ông cáo buộc đại diện cấp cao của các nước NATO đang thảo luận về khả năng sử dụng “vũ khí hủy diệt hàng loạt – hay vũ khí hạt nhân – để chống lại Nga”.
Cuộc xâm lược đang diễn ra của Putin vẫn chưa lan ra ngoài biên giới Ukraine, nhưng những lo ngại đang gia tăng rằng cuộc xung đột có thể gây ra một cuộc chiến lớn hơn giữa Nga và NATO. Các khách mời và người dẫn chương trình truyền hình nhà nước Nga đã nhiều lần gợi ý và thậm chí khuyến khích Nga tấn công hạt nhân chống lại các nước NATO.
Một người dẫn chương trình truyền hình Nga nói rằng Nga lẽ ra đã phóng một hỏa tiễn hạt nhân vào Vương quốc Anh trong lễ tang của Nữ hoàng Elizabeth II vào đầu tuần này. Một nhân vật truyền hình khác của Nga vào tháng 6 cảnh báo rằng việc NATO tiếp tục hỗ trợ Ukraine trong bối cảnh chiến tranh sẽ thúc đẩy một “cuộc tấn công hạt nhân lớn” mà chỉ có “những người đột biến” mới sống sót.
Trong bài phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc hôm thứ Tư, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã chỉ trích Nga đưa ra “những lời đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân một cách vô trách nhiệm” và nhấn mạnh rằng chiến tranh hạt nhân “không thể thắng và không bao giờ phải tiến hành”.
Newsweek đã liên hệ với Điện Cẩm Linh và NATO để đưa ra bình luận.
Ukraine tìm được cách hạ gục máy bay không người lái Iran. Putin lừa người Nga tuyển cả triệu quân
VietCatholic Media
02:55 23/09/2022
1. Lực lượng Ukraine tiêu diệt 4 máy bay không người lái kamikaze của Iran ở vùng Mykolaiv
Trong bản báo cáo sáng thứ Sáu 23 tháng 9, Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết tại khu vực Mykolaiv, Lực lượng Không quân của Lực lượng vũ trang Ukraine đã tiêu diệt một lúc 4 máy bay không người lái Shahid-136 kamikaze do Iran sản xuất vào tối nay.
“Vào khoảng 20:00 ngày 22 tháng 9 tại khu vực Mykolaiv, các chiến binh của lữ đoàn hỏa tiễn phòng không Odesa thuộc Bộ Tư lệnh Không quân miền Nam đã bắn hạ 4 máy bay không người lái Shahed-136 kamikaze của Nga do Iran sản xuất bằng 2 hỏa tiễn phòng không tầm trung dẫn đường.”
Ở miền nam Ukraine, quân đội Nga đã tăng cường các cuộc không kích bằng máy bay không người lái kamikaze của Iran loại Shahid-136. Đặc biệt, với việc sử dụng máy bay không người lái như vậy, kẻ thù đã một lần nữa tấn công vào cơ sở hạ tầng cảng của thành phố Ochakiv, vùng Mykolaiv. Một trong hai chiếc máy bay không người lái đã bị bắn hạ bởi các đơn vị Ukraine, chiếc còn lại đánh trúng một tàu kéo ở cảng.
2. Các văn phòng chính phủ ở Nga bị ném bom xăng bốc cháy
Như chúng tôi đã đưa tin thông báo động viên bán phần của Putin đã làm dấy lên hàng chục cuộc biểu tình ở các thành phố của Nga, dẫn đến hơn 1.300 vụ bắt giữ vì phản đối chiến tranh. Hơn 1,311 người đã bị giam giữ tại 38 thành phố của Nga vào tối thứ Tư, bao gồm ít nhất 502 người ở Mạc Tư Khoa và 524 người ở Saint Petersburg, thành phố đông dân thứ hai của Nga.
Tờ Newsweek vừa có bài tường trình nhan đề “Government Offices in Russia Set on Fire With Molotov Cocktails—Report”, nghĩa là “Báo cáo cho biết các văn phòng chính phủ ở Nga bị ném bom xăng bốc cháy.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Theo các phương tiện truyền thông địa phương, các văn phòng chính phủ đã bị đốt cháy bằng bom xăng tự chế ở nhiều vùng của Nga sau quyết định của Tổng thống Nga Vladimir Putin về việc điều động một phần quân dự bị của Nga đến chiến đấu ở Ukraine.
Tại Tolyatti, một thành phố bên sông Volga ở miền tây nước Nga, báo chí địa phương cho biết một người đơn độc đã ném một quả bom xăng vào cửa chính của một tòa nhà hành chính của chính phủ trên phố Belorusskaya.
Vào khoảng 3:44 sáng theo giờ địa phương hôm thứ Năm, cửa của tòa nhà và một phần trần của nó đã bốc cháy, hãng tin độc lập MediaZona của Nga đưa tin. Diện tích đám cháy rộng 10 mét vuông, được báo cáo là đã được dập tắt trong vòng 20 phút.
Baza, một trang tin tức có quan hệ mật thiết với cảnh sát Nga, tuyên bố rằng nhân viên đã tìm thấy những quả bom xăng đã qua sử dụng tại hiện trường.
Các nhân viên của tòa nhà văn phòng nói với trang tin tức địa phương Neslukhi.rf của Nga rằng mái hiên đã bị hư hại. Một bức ảnh được ấn phẩm chia sẻ cho thấy các cửa sổ bị vỡ. Không rõ ai đứng sau vụ tấn công.
Trong một diễn biến khác, tại thành phố Lomonosov, là một phần của Saint Petersburg, một văn phòng tuyển mộ nhập ngũ cấp quận đã bốc cháy vào đêm qua. Một bức ảnh cho thấy thiệt hại đã được công bố trên phương tiện truyền thông xã hội.
Tại thành phố Gai, thuộc vùng Orenburg của Nga, một văn phòng tuyển mộ nhập ngũ khác cũng bị phóng hỏa vào đêm thứ Tư, làm hư hỏng một bức tường, theo báo cáo của phương tiện truyền thông địa phương.
Trong khi đó, ở Nizhny Novgorod, miền tây nước Nga, một vụ hỏa hoạn đã xảy ra vào đêm qua tại một văn phòng tuyển mộ nhập ngũ khác của quân đội. Ngọn lửa đã được dập tắt trước khi lực lượng cứu hỏa đến và không có thương tích nào được báo cáo, theo truyền thông địa phương.
Baza đưa tin, một quả bom xăng cũng được ném qua cửa sổ văn phòng.
Kể từ khi Nga xâm lược Ukraine bắt đầu vào ngày 24 tháng 2, đã có hơn một chục nỗ lực phóng hỏa các văn phòng tuyển mộ nhập ngũ trên khắp nước Nga, bao gồm cả ở các khu vực Ivanovo, Mạc Tư Khoa, Nizhnevartovsk, Ryazan, Sverdlovsk và Voronezh.
Những sự việc mới nhất xảy ra sau khi Putin tuyên bố động viên bán phần cho lực lượng vũ trang. Các quan chức quốc phòng cho biết có tới 300.000 quân dự bị sẽ bị gọi nhập ngũ để chiến đấu.
Các cuộc biểu tình đã nổ ra trên toàn quốc phản đối chiến tranh và sắc lệnh huy động một phần của Putin, với những người biểu tình cầm các biểu ngữ “Không tham chiến” và “Không động viên”. Ít nhất 1.386 người đã bị bắt tại 38 thành phố trên khắp nước Nga trong các cuộc biểu tình, dự án nhân quyền OVD-Info đưa tin.
Tại Novosibirsk, một người dân tham gia một cuộc mít tinh được tường trình đã bị giam giữ trên Quảng trường Lenin.
Đoạn phim đăng trên Telegram cho thấy người đàn ông hét vào mặt các viên chức cảnh sát: “Tôi sẽ không chết vì Putin và vì các ngươi! Bản thân các ngươi biết rằng mọi thứ đều tệ hại”. Những người biểu tình khác hoan nghênh người đàn ông đó.
Trước đó, Ivan Zhdanov, một đồng minh của thủ lĩnh đối lập Nga Alexei Navalny bị bỏ tù đã kêu gọi người dân Nga phản đối động thái tiến hành huy động một phần của Putin.
Theo kênh tin tức độc lập Meduza có trụ sở tại Latvia, “Nếu bạn đã sẵn sàng làm những việc lớn, bao gồm phóng hỏa văn phòng tuyển mộ nhập ngũ, chúng tôi ủng hộ điều này và cũng sẵn sàng cung cấp một số hỗ trợ”, Zhdanov cho biết hôm thứ Tư, theo kênh tin tức độc lập Meduza có trụ sở tại Latvia.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga để đưa ra bình luận.
3. Quan chức tình báo Ukraine cảnh báo Nga có thể sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại Ukraine
Vadym Skibitskyi, đại diện của Cục tình báo của Bộ Quốc phòng Ukraine, đã cảnh báo rằng việc Nga sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật trong cuộc chiến chống Ukraine có thể gây ra mối đe dọa cho tất cả các nước trong khu vực Hắc Hải.
“Rất có thể Nga sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại Ukraine. Họ sẽ cố gắng ngăn chặn hoạt động phản công của chúng tôi và phá hủy nhà nước của chúng tôi”, Skibitskyi nói.
Ông nói thêm, những hành động như vậy của Nga sẽ gây ra mối đe dọa không chỉ đối với Ukraine mà còn đối với các quốc gia khác.
Skibitskyi cho biết: “Vụ nổ vũ khí hạt nhân chiến thuật sẽ có tác động không chỉ ở Ukraine mà còn ở khu vực Hắc Hải, và nói thêm rằng bụi phóng xạ từ việc sử dụng vũ khí hạt nhân có thể ảnh hưởng đến các quốc gia bao gồm Ba Lan, Thổ Nhĩ Kỳ và Bulgaria.
Ông nói rằng hệ quả của các biện pháp động viên ở Nga có thể là một cuộc tấn công của quân đội Nga, có thể bắt đầu sớm nhất là vào mùa đông năm nay.
“Đánh giá của chúng tôi là một cuộc tấn công mới có thể xảy ra trong suốt mùa đông và mùa xuân. Đây là lý do tại sao Nga cần các đơn vị mới. Mục tiêu chính của Nga là chiếm đóng toàn bộ lãnh thổ Ukraine”, Skibitskyi nói.
Trong bài phát biểu trên truyền hình ngày 21/9, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân. Đến lượt Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết, Mỹ sẵn sàng theo đuổi các biện pháp kiểm soát vũ khí quan trọng trên thế giới. Đại diện cấp cao của Liên Hiệp Âu Châu Josep Borrell lưu ý rằng việc ông Putin đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân sẽ không làm lung lay sự ủng hộ đối với Ukraine.
4. Putin đánh lừa người Nga, cái gọi là động viên bán phần thực ra là tổng động viên cả 1 triệu người
Sắc lệnh động viên bán phần của Putin thiếu mất một dòng quan trọng khiến trò động viên bán phần của ông ta thực chất là tổng động viên và hàng triệu người Nga sẽ bị đẩy vào cái cối xay thịt người khổng lồ của Putin. Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Putin Decree's Missing Line May Reveal Plan To Mobilize 1 Million—Report”, nghĩa là “Sắc lệnh của Putin thiếu mất một dòng cho thấy đây là kế hoạch động viên cả một triệu người.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Trong một bài phát biểu hiếm hoi trên truyền hình hôm thứ Tư, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tuyên bố động viên bán phần, mà như Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu nói sau đó, có thể triệu tập tới 300.000 quân dự bị tham gia các nỗ lực của Mạc Tư Khoa ở Ukraine.
Các chuyên gia nhận định rằng các điều khoản trong lệnh gọi nhập ngũ được cả Putin và Shoigu giải thích mơ hồ, một cách cố ý, nhưng càng khó hiểu hơn nữa khi sắc lệnh của Điện Cẩm Linh, có một điểm bị thiếu trong văn bản, đó là điều 7.
Tài liệu gốc do Điện Cẩm Linh ban hành trình bày theo thứ tự từ điều 1 đến điều 6, nhưng lại có không có điều 7. Sau điều 6, văn bản đột ngột tăng lên điều 8.
Thật khó để tin rằng trong một sắc lệnh của tổng thống quan trọng như thế, sự vắng mặt của điều 7 chỉ đơn giản là một sai lầm, mặc dù vẫn chưa biết tại sao điều khoản cụ thể đó trong văn bản có thể đã bị cố ý bỏ qua, và nội dung của nó là gì.
Novaya Gazeta Europe, một tờ báo độc lập của Nga nổi tiếng với những bài đưa tin chỉ trích về xã hội và chính trị Nga, đã viết rằng điều thứ bảy của sắc lệnh về việc huy động sẽ cho phép Bộ Quốc phòng Nga ra lệnh gọi nhập ngũ đến một triệu người, chứ không phải 300.000 như đã được Shoigu tuyên bố.
Điện Cẩm Linh đã bác bỏ tuyên bố này.
Trong cuộc phỏng vấn với truyền thông nhà nước Nga RIA Novosti, phát ngôn nhân của Tổng thống Dmitry Peskov nói rằng luận điệu theo đó Điện Cẩm Linh có kế hoạch gọi nhập ngũ đến một triệu người vào quân đội Nga là “một lời nói dối”.
Trước đó, Peskov cho rằng điều thứ bảy của sắc lệnh được dự định dành riêng cho các quan chức Nga, và nói thêm rằng việc động viên bán phần chỉ gọi nhập ngũ “tối đa 300 nghìn người”.
Trong khi tuyên bố chưa được xác minh, tờ báo cho biết báo cáo của họ dựa trên “một nguồn tin trong chính quyền Putin.”
Novaya Gazeta cho biết các bộ khác mà họ liên hệ cũng không thể nhìn thấy điều 7, có vẻ như được phân loại là tuyệt mật, mặc dù các bộ thường nhận được toàn văn các tài liệu chính thức.
Theo tờ báo, điều 7 đã được đóng dấu “tuyệt mật”, là mức cao nhất của các tài liệu được phân loại, theo luật của Nga. Novaya Gazeta viết rằng theo luật của Nga, cho dù tài liệu được phân loại là “bí mật”, hay “tối mật” đi chăng nữa, việc tiết lộ chỉ dẫn đến các hình thức kỷ luật hoặc các biện pháp hành chính, nói đơn giản hơn không phải là một tội hình sự đến mức phải tù tội.
Tờ báo hiện đang tìm cách liên lạc với bất kỳ ai có thể có quyền truy cập vào toàn văn của sắc lệnh với điều kiện giấu tên, để xuất bản tài liệu trên trang web của mình.
Theo thông tin được Putin và Shoigu chia sẻ về việc động viên bán phần, việc triệu tập ngay lập tức sẽ liên quan đến 300.000 quân dự bị đã từng phục vụ trong quân đội Nga và có kinh nghiệm chiến đấu hoặc có kỹ năng quân sự chuyên biệt.
Sinh viên và lính nghĩa vụ, những người đã phục vụ 12 tháng bắt buộc trong lực lượng vũ trang Nga, có thể chưa bị ảnh hưởng bởi lệnh động viên bán phần lần này.
5. Zelenskiy khuyến khích người Nga phản đối lệnh “động viên bán phần” của Putin
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy hôm thứ Năm đã kêu gọi người dân Nga phản đối lệnh “động viên bán phần” do Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa ra trong tuần này.
Trong bài phát biểu hàng ngày trước quốc dân đồng bào, Zelenskiy nói rằng hàng nghìn binh sĩ Nga đã thiệt mạng trong cuộc chiến kéo dài gần 7 tháng.
“Hàng chục nghìn người chết và bị thương. Muốn thêm nữa à? Đừng? Như thế các bạn phải phản đối. Phải đánh trả. Phải chạy trốn. Hoặc đầu hàng Ukraine. Đây là những lựa chọn để các bạn tồn tại,” Zelenskiy nói.
Theo ước tính hồi tháng 8 của Ngũ Giác Đài, từ 70.000 đến 80.000 người Nga đã thiệt mạng hoặc bị thương trong cuộc chiến ở Ukraine.
Giải quyết các cuộc biểu tình chống chiến tranh đang diễn ra trên khắp nước Nga, nhà lãnh đạo Ukraine nói, “Người dân Nga hiểu rằng họ đã bị lừa.”
Ông nói, các cuộc biểu tình ở Nga là một dấu hiệu cho thấy tâm trạng của công chúng trong nước.
“Các bạn đã là đồng phạm trong tất cả những tội ác, những vụ giết người và tra tấn người Ukraine này. Bởi vì các bạn đã im lặng,” Zelenskiy nói trước người dân Nga.
“Đối với đàn ông ở Nga, đây là lựa chọn chết hoặc sống, trở thành kẻ tàn tật hoặc bảo toàn sức khỏe. Đối với phụ nữ ở Nga, lựa chọn là cam chịu mất chồng, mất con trai mãi mãi, hoặc cố gắng bảo vệ họ khỏi cái chết, khỏi chiến tranh, khỏi tên bạo chúa,”Zelenskiy nói.
6. Ngoại trưởng Ukraine chỉ trích Lavrov của Nga vì đã xúc phạm Zelenskiy bằng những tiếng chửi thề không phù hợp tại Liên Hiệp Quốc
Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba đã chỉ trích nhà ngoại giao hàng đầu của Nga hôm thứ Năm vì những tiếng chửi thề không phù hợp tại Liên Hiệp Quốc. Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã dùng tiếng lóng để chửi tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy. Đó là những tiếng lóng thông dụng ở Nga, người Nga và những người biết tiếng Nga hiểu ý nghĩa của nó. Đó là những từ ngữ hạ cấp của phường đầu đường xó chợ mà chúng tôi không muốn nhắc lại ở đây.
Trong bài phát biểu của mình, Ngoại trưởng Lavrov đã công kích tổng thống Ukraine bằng một loạt những lời lăng mạ nhằm phủ nhận những tội ác của Nga, đồng thời đưa ra những tuyên bố kỳ quặc về việc ai là người phải chịu trách nhiệm cho cuộc chiến ở Ukraine.
Đáp lại, Kuleba mô tả Nga là kẻ vô liêm sỉ. Ông nói: “Các nhà ngoại giao Nga trực tiếp đồng lõa vì những lời nói dối của họ đã kích động những tội ác này và che đậy chúng”.
Ông nói thêm, “Người Nga tự tin rằng họ có thể thoát khỏi bất cứ thứ gì và họ có quyền làm bất cứ điều gì họ muốn.”
“Họ nghĩ rằng họ được phép phá bỏ các nhà máy điện hạt nhân và chiếm đoạt chúng. Họ cho rằng họ được phép mở ra những cuộc khủng bố bằng hỏa tiễn đối với dân thường và các cơ sở hạ tầng quan trọng. Họ nghĩ rằng họ có quyền đe dọa thế giới bằng việc sử dụng vũ khí hạt nhân. Họ phải chịu trách nhiệm về tất cả những điều này.”
Ông Kuleba cho biết Ukraine không lo lắng về bất kỳ sự gia tăng quân số nào của Nga sau đợt động viên bán phần trong tuần này.
“Putin tuyên bố huy động nhưng những gì ông ấy thực sự tuyên bố trước toàn thế giới là thất bại của ông ấy. Bạn có thể ra lệnh gọi nhập ngũ cho 300,000 hoặc 500,000 người, nhưng bạn sẽ không bao giờ chiến thắng trong cuộc chiến này “.
Kuleba cũng kêu gọi các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc giúp đỡ đất nước của ông chống lại sự xâm lược của Nga và giành lấy công lý bằng cách buộc Nga phải chịu trách nhiệm về cuộc xâm lược Ukraine, và lặp lại nhận xét hôm thứ Tư của Zelenskiy trong bài phát biểu tại Liên Hiệp Quốc.
Chúc lành hay chúc dữ? Các giám mục ở Bỉ thách thức Vatican chúc lành cho kết hiệp đồng giới
VietCatholic Media
05:23 23/09/2022
1. Một bức tranh khảm Byzantine đáng chú ý được phát hiện ở Gaza
Tạp chí Terre Sainte hay Thánh Địa đưa tin khi đang đào trong vườn ô liu của mình, một nông dân ở Gaza đã phát hiện ra một bức tranh quan trọng. Dưới lớp đất thuộc về một trại tị nạn, người nông dân bắt gặp một bức tranh khảm Byzantine, sau khi khai quật, hóa ra có kích thước khổng lồ: gần 30 mét vuông. Các mảnh ghép của tác phẩm nghệ thuật tạo thành một bàn cờ gồm các khung hình có nhiều động vật được thể hiện, chẳng hạn như hồng hạc, thỏ, cá heo, chó hoặc dê. Những hình ảnh này sau đó được bao quanh bởi các họa tiết hoa văn. Chuyên gia đầu tiên được tư vấn đã nói rằng đó là một khám phá “đặc biệt”, vì phẩm chất của tác phẩm cũng như trạng thái bảo quản hoàn hảo của nó.
Sau phát hiện này, một nhà khảo cổ học từ Trường Kinh thánh và Khảo cổ học Giêrusalem của Pháp cảnh báo về những rủi ro đè nặng lên bức tranh khảm, bao gồm nạn cướp bóc, là điều thường xuyên xảy ra trong khu vực.
Ông cũng cảnh báo về các áp lực xuất phát từ việc buôn bán bất động sản thường xuyên hy sinh di tích khảo cổ học để lấy không gian cho các tòa nhà. Nhà khảo cổ học kêu gọi cứu các tác phẩm nghệ thuật và giúp chính phủ Palestine khai quật các di sản độc đáo này.
Trong một diễn biến khác liên quan đến Thánh Địa Giêrusalem, Do Thái đã chính thức công nhận Đức Hồng Y Johannes de Jong là người công chính giữa các dân nước. Đức Hồng Y đã đóng một vai trò trung tâm trong cuộc kháng chiến của Giáo hội đối với chế độ Đức Quốc xã ở Hà Lan và tố cáo cuộc đàn áp người Do Thái.
Source:terresainte.net
2. Các giám mục ở Bỉ thách thức Vatican, công bố nghi thức chúc lành cho các kết hiệp đồng tính
Trong một cử chỉ công khai thách thức Vatican, hôm thứ Ba, các giám mục Công Giáo ở Bỉ đã thông báo về việc áp dụng các nghi thức chúc lành cho các cặp đồng tính trong giáo phận của họ.
Họ cũng công bố cái gọi là nghi thức phụng vụ cho việc chúc lành các kết hiệp đồng tính luyến ái.
Tờ Nederlands Dagblad nhận định: “Làm như vậy, họ đang chống lại Vatican”, và nhận xét cay đắng rằng “Thay vì rửa tội cho thế gian, các Hồng Y và Giám Mục này đang giơ đầu cho thế gian rửa tội cho họ.”
Vào tháng 3 năm 2021, Vatican đã công bố chính thức bằng văn bản để làm rõ rằng Giáo Hội Công Giáo không có quyền chúc lành phụng vụ cho các kết hiệp đồng tính luyến ái.
Tuy nhiên, dựa trên lập luận của họ về Tông Huấn Amoris laetitia, Hồng Y Jozef De Kesel của Mechelen-Brussels và các giám mục khác vào ngày 20 tháng 9 đã xuất bản một tài liệu có tiêu đề “Gần gũi về mặt mục vụ với những người đồng tính - Vì một Giáo hội chào đón không loại trừ một ai.”
Ấn phẩm của các giám mục bao gồm một nghi thức phụng vụ được đề xuất cho các chúc lành đồng giới, bao gồm lời cầu nguyện, đọc Kinh thánh và các phần trong đó các cặp đồng tính có thể “bày tỏ trước mặt Thiên Chúa cách họ cam kết với nhau”.
Các giám mục của vùng nói tiếng Flemish của Bỉ cũng thông báo rằng mỗi giáo phận sẽ chỉ định một người chịu trách nhiệm “phản ứng cụ thể và đáp ứng mong muốn quan tâm rõ ràng đến tình trạng của những người đồng tính luyến ái, cha mẹ và gia đình của họ trong việc thực hiện chính sách này. Đức Thánh Cha Phanxicô cũng bày tỏ rõ ràng điều này trong tông huấn Amoris laetiti vào tháng 4 năm 2016 của ngài về việc chăm sóc mục vụ các gia đình”.
Bộ Giáo lý Đức tin, gọi tắt là CDF, đã công bố “Responsum ad dubium”, nghĩa là “Bản phúc đáp cho một hồ nghi” vào ngày 15 tháng 3, với sự chấp thuận của Đức Thánh Cha Phanxicô. Trả lời câu hỏi: “Giáo hội có quyền chúc lành cho sự kết hiệp của những người cùng giới tính không?” CDF đã trả lời: “Không”, và phác thảo lý do trả lời “Không” trong một ghi chú giải thích và đính kèm một bài bình luận.
Đức Hồng Y Ruini, từng là tổng đại diện của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II và Đức Bênêđíctô thứ 16 tại Rôma từ năm 1991 đến năm 2008, và là chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Ý trong 16 năm. Ngài nói rằng “mọi người chắc chắn có thể được chúc phúc, để họ được hoán cải, chứ không phải là để tán thành tội lỗi của họ.”
“Chính Thiên Chúa ban phước cho người tội lỗi để người ấy được hoán cải bởi Ngài, nhưng Ngài không thể chúc lành cho tội lỗi”.
“Tôi muốn nhấn mạnh đến sức mạnh của lập trường này: đó không đơn thuần là một vấn đề Giáo hội đã quyết định không làm, mà là điều mà Giáo hội không thể làm. Không ai trong Giáo hội có thẩm quyền làm như thế.”
Giáo huấn của Giáo Hội về đồng tính luyến ái
Giáo huấn Công Giáo về đồng tính luyến ái được tóm tắt trong các phần 2357, 2358 và 2359 của Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo.
Giáo Hội dạy rằng những người đồng tính luyến ái “phải được chấp nhận với sự tôn trọng, lòng trắc ẩn và sự tế nhị. Cần tránh mọi dấu hiệu phân biệt đối xử bất công đối với họ”.
Tuy nhiên, khoản 2357 sách giáo lý Công Giáo viết:
Đồng tính luyến ái là những liên hệ giữa những người nam hay nữ cảm thấy bị lôi cuốn tính dục với người đồng phái nhiều hơn với người khác phái. Đồng tính luyến ái xuất hiện trong nhiều thời đại và văn hóa, với nhiều hình thức khác nhau. Cho đến nay, người ta vẫn chưa giải thích được nguyên nhân tâm thần của hiện tượng này. Căn cứ vào Kinh Thánh vốn xem chúng như những suy đồi nghiêm trọng ( x. St 19,1-29; Rm 1,24-27; 1 Cr 6,10; 1Tm 1,10 ), truyền thống Hội Thánh luôn tuyên bố :”Các hành vi đồng tính luyến ái tự bản chất là thác loạn” ( x. CDF, décl “persona humana” 8 ). Các hành vi này nghịch với luật tự nhiên vì loại bỏ chủ đích truyền sinh của hành vi tính dục, cũng không xuất phát từ nhu cầu bổ túc thực sự về tình cảm và tính dục. Những hành vi này không thể chấp nhận được trong bất cứ trường hợp nào.
Source:Catholic News Agency
3. Đức Ông Charles Pope: Hãy cẩn thận, dâm ô dẫn chúng ta đến cái chết khốn nạn đời đời
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Như chúng tôi đã đưa tin, trong một cử chỉ công khai thách thức Vatican, hôm thứ Ba 20 tháng 9, Hồng Y Jozef De Kesel của Mechelen-Brussels và các giám mục khác đã xuất bản một tài liệu có tiêu đề “Gần gũi về mặt mục vụ với những người đồng tính - Vì một Giáo hội chào đón không loại trừ một ai,” trong đó họ đã thông báo về việc áp dụng các nghi thức chúc lành cho các cặp đồng tính trong giáo phận của họ.
Họ cũng công bố cái gọi là nghi thức phụng vụ cho việc chúc lành các kết hiệp đồng tính luyến ái.
Tờ Nederlands Dagblad nhận định: “Làm như vậy, họ đang chống lại Vatican”, và nhận xét cay đắng rằng “Thay vì rửa tội cho thế gian, các Hồng Y và Giám Mục này đang giơ đầu cho thế gian rửa tội cho họ.”
Đức Ông Charles Pope là giáo sư Kinh Thánh đang giảng dạy tại các chủng viện ở tổng giáo phận Washington DC và phụ trách một lớp Kinh Thánh tại Quốc Hội Hoa Kỳ. Ngài cũng là niên trưởng linh mục đoàn của tổng giáo phận Washington.
Ngài đã có bài viết sau trên tờ National Catholic Register với nhan đề “Do Not Be Deceived: Christ Forbids Homosexual Acts, and the Church Cannot Teach Otherwise” nghĩa là “Đừng để bị lừa: Chúa Kitô cấm các hành vi đồng tính luyến ái, và Giáo Hội không thể dạy ngược lại” nhằm đưa ra các dẫn chứng Kinh Thánh bảo vệ các giáo huấn của Giáo Hội liên quan đến vấn đề các hành vi đồng tính luyến ái. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
“Căn cứ vào Kinh Thánh vốn xem chúng như những suy đồi nghiêm trọng (x. St 19,1-29; Rm 1,24-27; 1 Cr 6,10; 1 Tm 1,10), truyền thống Hội Thánh luôn tuyên bố: ‘Các hành vi đồng tính luyến ái tự bản chất là thác loạn’ (x. Bộ Giáo Lý Đức Tin, tuyên ngôn “persona humana” 8). Các hành vi này nghịch với luật tự nhiên vì loại bỏ chủ đích truyền sinh của hành vi tính dục, cũng không xuất phát từ nhu cầu bổ túc thực sự về tình cảm và tính dục. Những hành vi này là không thể chấp nhận được trong bất cứ trường hợp nào.” (GLCG 2357)
“Căn cứ vào Kinh Thánh vốn xem chúng như những suy đồi nghiêm trọng (x. St 19,1-29; Rm 1,24-27; 1 Cr 6,10; 1 Tm 1,10), truyền thống Hội Thánh luôn tuyên bố: ‘Các hành vi đồng tính luyến ái tự bản chất là thác loạn’ (x. Bộ Giáo Lý Đức Tin, tuyên ngôn “persona humana” 8). Các hành vi này nghịch với luật tự nhiên vì loại bỏ chủ đích truyền sinh của hành vi tính dục, cũng không xuất phát từ nhu cầu bổ túc thực sự về tình cảm và tính dục. Những hành vi này là không thể chấp nhận được trong bất cứ trường hợp nào.” (GLCG 2357)
Cuộc cách mạng tình dục đang từng bước tiến sâu vào một sự hoang mang ngày càng sâu sắc khiến nhiều người Công Giáo và những Kitô hữu khác bị bối rối. Nhưng không thể lầm lạc và cũng không ai, dù là giáo dân hay giáo sĩ, được phép bất đồng chính kiến đối với các giáo huấn của Giáo Hội về tính dục con người. Cả Kinh Thánh và giáo lý của Giáo Hội đều rất rõ ràng rằng tất cả các hình thức kết hợp tình dục bất chính, dù là ngoại tình, tà dâm hay các hành vi đồng tính luyến ái, đều là tội lỗi và không thể được chấp thuận dưới bất kỳ hình thức nào.
Một số người Công Giáo chính thức bất đồng chính kiến với Giáo Hội vì nhận thức và thái độ cố ý bác bỏ giáo huấn của Giáo Hội của họ, nhưng số người như thế không nhiều bằng những người bất đồng chính kiến với Giáo Hội vì sự lầm lạc gây ra bởi một nền văn hóa ồn ào và một bục giảng câm nín.
Đặc biệt đáng trách là bất kỳ phó tế, linh mục hoặc giám mục nào gieo rắc lầm lạc bằng những tuyên bố trực tiếp, hay cố ý nói mơ hồ hoặc đưa ra những chính sách sai lầm quảng bá lòng thương xót mà không đề cập gì đến sự ăn năn cần thiết. Chăm sóc cho mọi người tội lỗi là công việc liên tục của Giáo Hội. Tất cả những người tội lỗi đều đáng được yêu thương và chăm sóc mục vụ cẩn thận, với một niềm tôn trọng. Nhưng những gì Thiên Chúa đã mạc khải là tội lỗi, mà dám gọi là tốt hay cho rằng đó chỉ là chuyện thường tình, dù bằng lời nói trực tiếp hay bằng sự ngụy biện, đều không phải là chăm sóc mục vụ; nhưng là một lỗi nặng. Tất cả chúng ta, giáo sĩ và giáo dân, đều được kêu gọi trở thành tiên tri của Thiên Chúa, truyền bá giáo huấn của Ngài; và chúng ta phải nhớ rằng một ngày nào đó chúng ta sẽ phải giải trình với Ngài.
Trước đây tôi đã viết về nhiều khía cạnh lầm lẫn khác nhau liên quan đến tính dục trong nền văn hóa của chúng ta, ví dụ như tà dâm, ngoại tình, tránh thai, chuyển giới, cuộc chiến chống lại dục vọng, hôn nhân, ly hôn và Rước lễ, và các nạn nhân của cuộc cách mạng tình dục. Trong bài này, tôi đặc biệt tập trung vào giáo huấn của Thiên Chúa liên quan đến hành vi đồng tính luyến ái.
Đáng buồn thay, trong những tháng gần đây, một số giáo sĩ đã truyền bá những quan niệm phiến diện và đôi khi sai lầm nghiêm trọng rằng những hành vi đó có thể được chấp nhận. Chúng không thể được chấp nhận.
Do đó, một lần nữa tôi cảm thấy bị bắt buộc phải giảng dạy về vấn đề này, xác nhận lại Kinh Thánh và giáo lý của Giáo Hội. Kinh Thánh rất rõ ràng khi mô tả một cách rõ ràng và dứt khoát hoạt động đồng tính luyến ái như một tội lỗi nghiêm trọng và một sự rối loạn luân lý. Một số người cố gắng giải thích lại Kinh Thánh để nói khác đi, nhẹ nhất tôi phải nói rằng các cố gắng ấy là hoang đường. Họ thường đưa ra những lý thuyết bẻ cong luận lý và đưa ra những quan điểm lịch sử lừa đảo để loại bỏ chính ý nghĩa rất đơn giản của các văn bản.
Tôi muốn chia sẻ với anh chị em một vài đoạn Kinh Thánh này, nhưng trước khi thực hiện điều này, tôi muốn mô tả bối cảnh của bài suy tư này và làm rõ hai điều rất quan trọng.
Bối cảnh - Những suy tư của tôi hướng đến những Kitô hữu đồng đạo, do đó tôi sử dụng Kinh Thánh làm điểm xuất phát chính, vì tất cả chúng ta cùng chia sẻ niềm tin vào vị thế chuẩn mực và thẩm quyền của Lời Chúa. Trong các bối cảnh khác, chẳng hạn khi đề cập đến thế giới thế tục, các lập luận dựa trên Luật Tự nhiên sẽ phù hợp hơn. Nhưng, trong bài viết này, Kinh Thánh và giáo huấn của Giáo Hội là nền tảng. Người Công Giáo, những người nên chấp nhận rằng Kinh Thánh được Thiên Chúa soi sáng và giảng dạy không chút sai lầm về đức tin và đạo đức, phải có sự hiểu biết rõ ràng về Kinh Thánh, nếu không chúng ta lại sa vào sự lầm lạc đang lan rộng trên thế giới.
Minh xác thứ nhất: Hoạt động tình dục đồng giới phải bị lên án, nhưng chúng ta không lên án những người có khuynh hướng tình dục đồng giới. Một số cá nhân bị thu hút bởi các thành viên cùng giới tính. Tại sao điều này lại xảy ra hoặc nó xảy ra như thế nào vẫn chưa được hiểu đầy đủ, nhưng dù sao thì đó cũng là một cuộc đấu tranh trong nội tâm đối với một số người. Bởi vì xu hướng tình dục thường không phải là vấn đề được lựa chọn trực tiếp hoặc thậm chí là được kiểm soát ngay lập tức, bản thân nó không phải là đối tượng bị lên án về mặt đạo đức. Bị cám dỗ phạm tội không làm cho người ta trở nên tội lỗi, hay xấu xa, họ thậm chí không có tội vì cơn cám dỗ đó. Đúng hơn, chính sự đầu hàng cơn cám dỗ mới là điều khiến người ta trở thành kẻ tội lỗi.
Nhiều người đồng tính luyến ái sống trong sạch. Dù bị cám dỗ thực hiện các hành vi quan hệ tình dục đồng giới nhưng họ không làm như vậy. Đây là điều can đảm, thánh thiện và đáng khen ngợi. Tuy nhiên, đáng buồn thay, những người khác bị thu hút đồng giới không chỉ phạm tội hoạt động tình dục đồng giới mà còn công khai phô trương nó và bác bỏ các văn bản Kinh Thánh rõ ràng ngăn cấm điều đó. Chúng ta chỉ có thể hy vọng và cầu nguyện cho sự hoán cải của họ. Tuy nhiên, chúng ta phải phân biệt giữa xu hướng tình dục đồng giới và hoạt động tình dục đồng giới.
Minh xác thứ hai: Chúng ta không nên xem hoạt động tình dục đồng giới như thể đó là tội lỗi tình dục duy nhất bị Thiên Chúa lên án. Những người dị tính luyến ái cũng được mời gọi sống thuần khiết trong tình dục. Kinh Thánh lên án hoạt động đồng tính luyến ái, và chính Kinh Thánh cũng lên án một cách rõ ràng những hành vi ngoại tình và tà dâm. Kinh Thánh mô tả đây là những tội lỗi nghiêm trọng có thể loại trừ con người khỏi dân Chúa và Nước Trời (xem Eph 5:5-7; Gal 5:16-21; Rev 21:5-8; Rev. 22:14-16; Mt. 15:19-20; 1 Cor 6:9-20; Col 3:5-6; 1 Thess 4:1-8; 1 Tim 1:8-11; Heb 13:4). Đáng buồn thay, ngày nay nhiều người đang sống trong tình trạng công khai vi phạm giáo huấn của Kinh Thánh. Nhiều người tham gia vào các quan hệ tình dục trước hôn nhân, và nói rằng điều đó là OK vì “ai cũng làm thế mà”. Điều này, giống như hoạt động đồng tính luyến ái, là tội lỗi và cần được ăn năn ngay lập tức.
Do đó, hoạt động tình dục đồng giới không phải là tội lỗi duy nhất Kinh Thánh và các Kitô hữu chỉ ra. Mỗi con người, không có ngoại lệ, dù dị tính hay đồng tính luyến ái, đều được mời gọi đến với sự thuần khiết về tình dục, sống khiết tịnh và tự chủ. Mọi sự vi phạm điều này đều là một tội lỗi. Nói một cách tích cực hơn, mệnh lệnh của Thiên Chúa về sự khiết tịnh có nghĩa là với ân sủng của Thiên Chúa, mọi người đều có thể thuần khiết về tình dục. Thiên Chúa ban ân sủng cho chúng ta để có thể thi hành những lệnh truyền của Ngài!
Với bối cảnh và những minh định này trong trí, giờ đây chúng ta có thể hướng sự chú ý của mình sang lời dạy trong Kinh Thánh về đồng tính luyến ái.
Như đã trình bày ở trên, Kinh Thánh lên án rõ ràng và mạnh mẽ các hành vi đồng tính luyến ái. Ví dụ:
Ngươi không được nằm với đàn ông như nằm với đàn bà: đó là điều ghê tởm (Lv 18:22)
Người đàn ông nào nằm với một người đàn ông khác như nằm với đàn bà, thì cả hai đã làm điều ghê tởm (Lv 20:13)
Tương tự như vậy, câu chuyện về sự hủy diệt thành Xơ-đôm và Gô-mô-ra, trong số những thứ khác, miêu tả tội lỗi hoạt động đồng tính luyến ái. Quá dài dòng để sao chép lại toàn bộ ở đây, nhưng anh chị em có thể đọc trong chương thứ 19 Sách Sáng thế ký. Một số người đã cố truyền bá một cách lầm lạc rằng câu chuyện của Xơ-đôm và Gô-mô-ra chỉ là câu chuyện về “lòng tốt”, và tôi đã viết về chủ đề đó ở đây: Tội lỗi của Xơ-đôm và Gô-mô-ra. Và mọi người Công Giáo hãy lưu ý rằng Sách Giáo lý nêu bật chương thứ 19 Sách Sáng thế ký như là cơ sở Kinh Thánh trong việc cấm các hành vi đồng tính luyến ái.
Từ trời, Thiên Chúa mặc khải cơn thịnh nộ của Người chống lại mọi thứ vô luân và bất chính của những người lấy sự bất chính mà giam hãm chân lý. Những gì người ta có thể biết về Thiên Chúa, thì thật là hiển nhiên trước mắt họ, vì chính Thiên Chúa đã cho họ thấy rõ...qua những công trình của Người. Do đó, họ không thể tự bào chữa được, vì tuy biết Thiên Chúa, họ đã không tôn vinh hay cảm tạ Người cho phải đạo. Trái lại, đầu óc họ suy luận viển vông và tâm trí ngu si của họ hoá ra mê muội. Họ khoe mình khôn ngoan, nhưng đã trở nên điên rồ…Bởi thế, Thiên Chúa đã để mặc họ buông theo dục tình đồi bại. Đàn bà không quan hệ theo lẽ tự nhiên, mà lại làm điều trái tự nhiên. Đàn ông cũng vậy, không quan hệ với đàn bà theo lẽ tự nhiên, mà lại đem lòng thèm muốn lẫn nhau: đàn ông bậy bạ với đàn ông. Như vậy là chuốc vào thân hình phạt xứng với sự lầm lạc của mình. Vì họ đã không thèm nhận biết Thiên Chúa, nên Người đã để mặc họ theo trí óc lệch lạc mà làm những điều bất xứng (Rm 1: 18-29).
Nào anh em chẳng biết rằng những kẻ bất chính sẽ không được Nước Thiên Chúa làm cơ nghiệp sao? Anh em đừng lầm. Những kẻ dâm đãng, thờ ngẫu tượng, ngoại tình, truỵ lạc, kê gian, những kẻ trộm cướp, tham lam, say sưa rượu chè, quen chửi bới, sẽ không được Nước Thiên Chúa làm cơ nghiệp (1 Cr 6: 9-10).
Chúng ta biết rằng Lề Luật là tốt, nếu người ta sử dụng cho đúng cách. Thật vậy, Lề Luật có đó, không phải cho người công chính, mà là cho hạng người sống ngoài lề luật và bất phục tùng, vô luân và tội lỗi, phạm thánh phạm thượng, giết cha giết mẹ, sát nhân, dâm dật, kê gian, buôn người, nói dối, bội thề, và những kẻ sống ngược với giáo lý lành mạnh. Đó là giáo lý phù hợp với Tin Mừng đã được giao phó cho tôi, Tin Mừng về vinh quang của Thiên Chúa chí tôn. (1 Tim 1: 8-11).
Anh chị em hãy lưu ý rằng trong những văn bản này, hoạt động tình dục đồng giới, hay còn gọi là kê gian, được liệt kê là một trong số các tội phạm tình dục khác; nó không phải là tội lỗi tình dục duy nhất. Vậy thì đây là điều Kinh Thánh dạy: hoạt động tình dục đồng giới là tội lỗi, cũng như các tội lỗi tình dục khác như tà dâm và ngoại tình. Đúng là không có nhiều văn bản nói về hoạt động đồng tính luyến ái, nhưng bất cứ khi nào đề cập đến các hành vi đồng tính, thì các hành vi này đều bị lên án rõ ràng và không khoan nhượng. Hơn nữa, sự kết án này xảy ra ở mọi giai đoạn của mặc khải trong Kinh Thánh, từ đầu đến cuối.
Một số người nói rằng Chúa Giêsu chưa từng đề cập đến đồng tính luyến ái. Vâng, Ngài cũng chưa từng đề cập đến hiếp dâm, loạn luân hay, lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên, nhưng sự “im lặng” của Ngài trong những vấn đề này chắc chắn không phải là một sự tán thành. Hơn nữa, Chúa Giêsu nói rằng ai nghe các môn đệ của Ngài thì nghe Ngài (xin xem Luca 10:16), và các Thư chung của các Tông Đồ đề cập rõ ràng đến các hành vi đồng tính luyến ái và lên án chúng cùng với tà dâm, ngoại tình và tất cả những gì là ô uế tình dục.
Đáng buồn thay, ngày nay nhiều người đã bỏ qua một bên những giáo huấn này về hoạt động đồng tính luyến ái. Họ không chỉ tuyên bố rằng điều đó không phải là tội lỗi, mà họ còn cử mừng, và chúc phúc cho nó như thể đó là một điều tốt đẹp. Những người ngoại đạo làm điều này đã là tồi tệ lắm rồi, nhưng thật là quá bi thảm hơn bội phần khi những người tự xưng mình là Công Giáo và là Kitô hữu mà lại làm ra những điều như vậy.
Anh chị em đừng để bị lừa. Những kẻ nào tán thành hành vi đồng tính luyến ái hoặc bất kỳ hành vi tình dục bất hợp pháp nào khác đang bỏ qua Lời Đức Chúa Trời hoặc đang diễn giải lại Lời Chúa cho phù hợp với chương trình nghị sự của họ. Thánh Vịnh 2:1 than thở “Sao chư dân lại ồn ào náo động? Sao vạn quốc dám bày kế viển vông” Chúa Giêsu biết rằng một số người sẽ lợi dụng Ngài để thúc đẩy các chương trình nghị sự sai trái của họ, và vì vậy Ngài đã cảnh báo rằng: “Anh em hãy coi chừng kẻo bị người ta lừa gạt. Sẽ có nhiều kẻ mạo danh Thầy đến nói rằng: ‘Chính Ta đây!’, và họ sẽ lừa gạt được nhiều người.” (Mc 13:5-6) Thánh Phaolô cũng biết rằng một số sẽ xuyên tạc đức tin Kitô: “Tôi biết rằng khi tôi đi rồi, thì sẽ có những sói dữ đột nhập vào anh em, chúng không tha đàn chiên. Ngay từ giữa hàng ngũ anh em sẽ xuất hiện những người giảng dạy những điều sai lạc, hòng lôi cuốn các môn đệ theo chúng.” (Cv 20:29-30).
Chúng ta phải nói sự thật đến từ Thiên Chúa và sau đó sống với sự thật ấy. Kìm hãm sự thật dẫn đến xuyên tạc, lầm lạc và đau khổ. Tình trạng tháo thứ tình dục trong thời đại của chúng ta đã dẫn đến những đau khổ lớn: những bệnh lây truyền qua đường tình dục, AIDS, nạo phá thai, mang thai ở tuổi vị thành niên, hôn nhân tan vỡ, ly hôn, làm cha mẹ đơn thân, nghiện các nội dung khiêu dâm, lạm dụng tình dục, ngộ nhận về tình dục và suy giảm văn hóa. Kinh Thánh chép rằng: “Họ gieo gió thì sẽ gặt gió lốc” (Hs 8: 7). “Anh em đừng có lầm tưởng: Thiên Chúa không để cho người ta nhạo báng đâu! Thật vậy, ai gieo giống nào thì sẽ gặt giống ấy. Ai theo tính xác thịt mà gieo điều xấu, thì sẽ gặt được hậu quả của tính xác thịt là sự hư nát. Còn ai theo Thần Khí mà gieo điều tốt, thì sẽ gặt được kết quả của Thần Khí là sự sống đời đời” (Gl 6:7-8). Nền văn hóa của chúng ta chắc chắn đang gặt hái những tác động tàn phá của cuộc cách mạng tình dục. Như mọi khi, chính những đứa trẻ phải trả giá cao nhất cho những hành vi sai trái của người lớn.
Một số người phản đối giáo huấn của Kinh Thánh và Giáo Hội đã chụp mũ những ai có quan điểm khác với họ là “hận thù” và “cố chấp”. Chúng ta là những người có đức tin phải tuyên bố rằng sự phản đối của Giáo Hội đối với hành vi đồng tính luyến ái bắt nguồn từ Lời Chúa, mà chúng ta phải ngoan ngoãn vâng theo. Chúng ta không thể nói và dạy gì khác hơn là những gì Thiên Chúa đã mạc khải một cách nhất quán trong Lời Ngài. Chúng ta không bao giờ được phép nói dối người khác hoặc tán thành những thực hành sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của họ hoặc ơn cứu rỗi đời đời của họ. Khẳng định cho rằng một số tầng lớp hoặc một số hạng người nhất định, trong trường hợp này là những người có sức hấp dẫn đồng giới, không thể sống một cách hợp lý theo lời dạy của Kinh Thánh mới chính là một hình thức cố chấp.
Có lẽ tốt nhất nên kết thúc bằng một tuyên bố từ Sách Giáo lý, thể hiện sự rõ ràng về giáo huấn của Giáo Hội nhưng cũng yêu thương tôn trọng những người có sức hấp dẫn đồng giới:
Đồng tính luyến ái là những liên hệ giữa những người nam hay nữ cảm thấy bị lôi cuốn tính dục với người đồng phái nhiều hơn với người khác phái. Đồng tính luyến ái xuất hiện trong nhiều thời đại và văn hóa, với nhiều hình thức khác nhau. Cho đến nay, người ta vẫn chưa giải thích được nguyên nhân tâm thần của hiện tượng này. Căn cứ vào Kinh Thánh vốn xem chúng như những suy đồi nghiêm trọng (x. St 19,1-29; Rm 1,24-27; 1 Cr 6,10; 1 Tm 1,10), truyền thống Hội Thánh luôn tuyên bố: “Các hành vi đồng tính luyến ái tự bản chất là thác loạn” (x. Bộ Giáo Lý Đức Tin, tuyên ngôn “persona humana” 8). Các hành vi này nghịch với luật tự nhiên vì loại bỏ chủ đích truyền sinh của hành vi tính dục, cũng không xuất phát từ nhu cầu bổ túc thực sự về tình cảm và tính dục. Những hành vi này không thể chấp nhận được trong bất cứ trường hợp nào.
Đừng quên một số người đã có khuynh hướng đồng tính luyến ái thâm căn. Đối với đa số những người này, khuynh hướng lệch lạc ấy là một thử thách. Chúng ta phải đón nhận họ với lòng tôn trọng, thông cảm và tế nhị, tránh đối xử bất công. Cả những người này cũng được mời gọi thực hiện ý Chúa trong cuộc sống, và, nếu là Ki-tô hữu, họ được kêu gọi kết hợp những khó khăn họ có thể gặp phải do hoàn cảnh của mình với hy lễ thập giá của Chúa.
Những người đồng tính luyến ái cũng được mời gọi sống khiết tịnh. Họ có thể và phải cương quyết tiến dần đến sự toàn thiện Ki-tô Giáo nhờ kinh nguyện và ân sủng bí tích, nhờ biết tự chủ để củng cố tự do nội tâm và nhờ sự nâng đỡ của một tình bạn vô vị lợi. (GLCG 2357-2359).
Tôi viết bài này hôm nay với hy vọng rằng anh chị em sẽ không bao giờ sa vào sự lầm lạc của thời đại chúng ta. “Anh em đừng có rập theo đời này, nhưng hãy cải biến con người anh em bằng cách đổi mới tâm thần, hầu có thể nhận ra đâu là ý Thiên Chúa: cái gì là tốt, cái gì đẹp lòng Chúa, cái gì hoàn hảo.” (xem Rm 12: 2). Sự chăm sóc mục vụ thích hợp cần thiết ngày nay là làm sáng tỏ và củng cố mọi người trong đức tin tông truyền được ủy thác cho Giáo Hội. Vì mục đích đó, tôi hy vọng anh chị em thấy bài viết này hữu ích. Xin cho tất cả chúng ta, các giáo sĩ và giáo dân, các vị tiên tri qua phép rửa tội, dám nói ra sự thật với lòng yêu mến, bền đỗ và can đảm.
Source:National Catholic Register
Tướng Mỹ cảnh báo: Thua đau, sợ bị bắt, Putin sẽ dùng hạt nhân. Ukraine bắn rơi 218 trực thăng Nga
VietCatholic Media
15:51 23/09/2022
1. Video cho thấy trực thăng cá sấu của Nga rơi từ trên trời xuống sau cuộc tấn công của quân Ukraine
Tướng James Hecker, Tư Lệnh Không Quân Hoa Kỳ tại Âu Châu, đã phát biểu tại Hội nghị Hàng không, Vũ trụ & Không gian mạng ở Washington, rằng Không Quân Nga hiếm khi bay vào Ukraine mà thay vào đó quân Nga chỉ dám bắn hỏa tiễn tầm xa vì sợ các hệ thống phòng không của Ukraine.
Ủng hộ luận điểm này, tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Video Shows Russian 'Alligator' Chopper Fall From Sky After Ukraine Strike”, nghĩa là “Video cho thấy trực thăng cá sấu của Nga rơi từ trên trời xuống sau cuộc tấn công của quân Ukraine”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Khoảnh khắc một chiếc trực thăng Ka-52 “Alligator” của Nga bị Ukraine bắn rơi đã được ghi lại trên video, mang đến cái nhìn về một trong những tổn thất gần đây nhất của Nga trong cuộc chiến đang diễn ra.
Đoạn video được Bộ Quốc phòng Ukraine chia sẻ trên Twitter, trong đó cho biết Lực lượng Vệ binh Quốc gia Ukraine đã bắn hạ chiếc máy bay này bằng cách sử dụng hệ thống phòng không di động Igla, gọi tắt là MANPADS. Máy bay trực thăng có thể được nhìn thấy đang bay ở phía xa ngay trước khi nó bị tấn công, và sau đó tiếp tục bay được thêm một đoạn ngắn trước khi nhào xuống đất trong một bức tường khói.
Mặc dù Bộ Quốc phòng không nói rõ Ka-52 bị phá hủy khi nào và ở đâu, nhưng Vệ binh Quốc gia Ukraine cho biết nó đã bị bắn rơi hôm thứ Năm tại mặt trận Zaporizhzhia, tờ báo Ukraine trực tuyến Ukraine Ukrainska Pravda đưa tin.
Danh sách các thiết bị của Nga mà Ukraine cho biết đã bị phá hủy hoặc bị mất trong cuộc chiến đang diễn ra, cũng như số người thiệt mạng của Nga, đã được thống kê kể từ khi cuộc xung đột bắt đầu vào ngày 24 tháng 2. Trong ước tính mới nhất được công bố hôm thứ Năm, Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết Hơn 2200 xe tăng Nga, 4700 xe chiến đấu bọc thép, 253 máy bay phản lực quân sự và 218 máy bay trực thăng đã bị loại bỏ. Các thiệt hại vẫn chưa được xác nhận bởi Nga.
Bản tin cập nhật hôm thứ Năm của Ukraine cho biết, 55510 quân nhân Nga đã thiệt mạng kể từ khi cuộc chiến bắt đầu. Hôm thứ Tư, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu thông báo con số binh sĩ Nga tử trận thấp hơn nhiều là 5937. Các quan sát viên cho rằng con số ít như thế không thể biện minh cho luật động viên vừa được tung ra.
Các lực lượng Ukraine được tường trình đã tìm thấy rất nhiều thiết bị mà quân đội Nga bỏ lại khi chạy trốn khỏi một cuộc phản công ở khu vực phía đông Kharkiv.
Hôm Chúa Nhật, Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết họ đã phát hiện ra một trong những xe tăng tiên tiến nhất của Nga, T-90M, trong tình trạng “hoàn hảo” bị bỏ rơi trong khu vực. Tuần trước, Cơ quan An ninh Ukraine đã chia sẻ những bức ảnh trên mạng xã hội cho thấy các “kho vũ khí” do người Nga bỏ lại ở Kharkiv.
“Chúng tôi biết phải làm gì với chúng và chúng tôi chắc chắn sẽ sử dụng chúng cho mục đích đã định - chống lại kẻ thù,” dịch vụ cho biết về nguồn cung cấp.
Ka-52 “Alligator” là một máy bay trực thăng tấn công trong mọi thời tiết do Không quân Nga vận hành, theo Airforce-technology.com. Đây là phiên bản hai chỗ ngồi của chiếc Ka-50 một chỗ ngồi.
Theo Ukraine, Nga đã mất một số máy bay trực thăng Ka-52 trong những tháng gần đây.
Bộ Tư lệnh Lực lượng Vũ trang Ukraine hồi tháng trước cho biết máy bay ném bom đã hạ 1 chiếc Ka-52 và 3 máy bay không người lái của Nga. Đầu tháng này, Bộ Tư lệnh Không quân Ukraine cho biết một máy bay trực thăng “Alligator” khác đã bị phá hủy, cùng ngày Bộ Quốc phòng Ukraine thông báo 23 xe tăng, 33 xe chiến đấu bọc thép và 24 hệ thống pháo cũng đã bị loại bỏ.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga để đưa ra bình luận.
2. Nhóm các nhà lập pháp lưỡng đảng của Mỹ yêu cầu Ngũ Giác Đài gửi máy bay không người lái tiên tiến đến Ukraine
Một nhóm các nhà lập pháp lưỡng đảng đã yêu cầu Ngũ Giác Đài gửi các máy bay không người lái tiên tiến tới Ukraine trong một bức thư gửi Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin vào ngày 21/9 và được CNN xem qua.
“Ukraine có thể đối đầu tốt hơn với các mối đe dọa từ Nga bằng các Hệ thống Máy bay Không người lái tiên tiến như MQ-1C Grey Eagle hoặc MQ-9A Reaper”, một nhóm 17 nhà lập pháp lưỡng đảng viết trong bức thư gửi Austin.
Các nhà lập pháp viết: “Các hệ thống máy bay không người lái tiên tiến này, có thể được bố trí ở xa tiền tuyến của cuộc chiến, sẽ cung cấp khả năng giám sát liên tục và theo dõi chính xác tầm xa và tấn công cần thiết để chống lại hỏa tiễn của Nga,” các nhà lập pháp viết.
Các nhà lập pháp nhấn mạnh trong bức thư rằng điều quan trọng là phải hoàn thành việc đánh giá xem có gửi máy bay không người lái MQ-1C Grey Eagle “một cách kịp thời hay không”.
Các nhà lập pháp viết: “Mặc dù việc đánh giá và giảm thiểu rủi ro là quan trọng, nhưng không nên vì thế mà đánh đổi mạng sống của người Ukraine”
Tờ Wall Street Journal lần đầu tiên đã đưa tin về bức thư.
Phát ngôn nhân Ngũ Giác Đài, Chuẩn tướng Pat Ryder, cho biết Hoa Kỳ đã biết về yêu cầu của Ukraine đối với máy bay không người lái MQ-1C Grey Eagle. Tướng Pat Ryder nói với các phóng viên trong cuộc họp báo tại Ngũ Giác Đài hôm thứ Năm.
“Chúng tôi biết rằng người Ukraine đã yêu cầu Đại bàng xám nhưng chưa có quyết định nào được đưa ra về vấn đề đó,” Ryder nói.
Ryder cho biết, trong suốt cuộc xung đột, Mỹ đã trao cho Ukraine những vũ khí khác bao gồm khả năng tình báo, giám sát và trinh sát như máy bay không người lái Puma, máy bay không người lái ScanEagle, máy bay không người lái Switchblade và máy bay không người lái Phoenix Ghost.
“Chúng tôi tiếp tục duy trì một cuộc đối thoại mạnh mẽ với Ukraine và cộng đồng quốc tế về những gì chúng tôi, cộng đồng quốc tế, có thể làm để hỗ trợ Ukraine, nhưng đó là nơi chúng tôi đang ở, vào thời điểm này,” Ryder nói thêm.
3. Các bộ trưởng ngoại giao thảo luận về tòa án đặc biệt trừng phạt Nga vì những hành vi tàn bạo ở Ukraine
Trong một cuộc họp do luật sư nhân quyền Amal Clooney điều hành, các bộ trưởng ngoại giao của Đức, Hà Lan, Đan Mạch và Ukraine hôm thứ Năm đã thảo luận về các cáo buộc về các hành vi tàn bạo trong cuộc xung đột ở Ukraine và khả năng thành lập một tòa án quốc tế đặc biệt để xét xử tội xâm lược.
“Nga phải trả giá”, Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba nói trong sự kiện được tổ chức bên lề Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ở New York.
Ông kêu gọi thành lập một tòa án đặc biệt, lặp lại lời kêu gọi của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đêm qua.
“Chúng tôi tiếp tục tin rằng công lý phải được thực thi theo cách không để lại khoảng trống nào cho tội ác xâm lược,” Kuleba nói.
Clooney, người đang cố vấn cho Kyiv về việc tìm ra trách nhiệm giải trình cho các nạn nhân Ukraine, đã kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới giúp người dân Ukraine tái thiết bằng cách ủng hộ dự thảo nghị quyết của Liên Hiệp Quốc nhằm thiết lập một khuôn khổ cho một ủy ban bồi thường.
“Ukraine có thể cần tới 1 nghìn tỷ USD để sửa chữa thiệt hại. Việc ghi nhận các khoản trợ giúp nên bắt đầu ngay bây giờ,” cô nói.
Theo Thứ trưởng Bộ Tư pháp Ukraine Iryna Mudra,, một quỹ bồi thường do Ukraine đề xuất sẽ cần đến các tài sản của Nga ở nước ngoài đã bị các chính phủ nước ngoài chiếm giữ và phát mãi.
Một số ngoại trưởng khác đã có mặt trên khán đài và lên bục để lên tiếng ủng hộ Ukraine, bao gồm các đại diện từ Anh, Ba Lan, Canada và Estonia.
4. Cựu quan chức quốc phòng lo ngại Mỹ đang đánh giá thấp những lời đe dọa của Putin
Sau khi Putin tung ra những lời đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân và cảnh báo thế giới rằng lời nói của ông ta không phải trò đùa, trên các mạng xã hội, nhiều người lo ngại rằng họ có thể đột nhiên thấy mình đã chết khi Putin quyết định thi hành lời đe dọa của ông ta. Tiến sĩ Hans Kristensen, giám đốc dự án thông tin hạt nhân tại Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ, trấn an thế giới rằng các cơ quan tình báo có thể biết trước khi Putin ra lệnh tung ra đòn hạt nhân.
Tuy nhiên, tờ Newsweek cũng vừa gióng lên một tiếng nói khác, trong một bài tường trình có nhan đề “Former Defense Official Concerned U.S. Is Underestimating Putin”, nghĩa là “Cựu quan chức quốc phòng lo ngại Mỹ đang đánh giá thấp Putin”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Mặc dù các quan chức tình báo hàng đầu đang làm dịu lo ngại về một cuộc tấn công hạt nhân sắp xảy ra do lệnh của Vladimir Putin, một cựu quan chức quốc phòng cho biết ông lo lắng rằng Mỹ có thể đang đánh giá thấp việc Tổng thống Nga sẵn sàng tiến hành một cuộc tấn công vào Ukraine.
Hôm thứ Tư, Tổng thống Putin tuyên bố rằng Nga sẽ mở rộng các nỗ lực chiến tranh để đáp lại cuộc phản công ngoạn mục của quân Ukraine. Putin cảnh báo rằng ông ta sẵn sàng sử dụng “nhiều loại vũ khí hủy diệt khác nhau” để “bảo vệ nước Nga và người dân Nga.”
Mối đe dọa thẳng thừng đã khiến cả Tổng thống Mỹ Joe Biden và Hội đồng An ninh Quốc gia phải phản ứng, cảnh báo rằng sẽ có “những phản ứng nghiêm khắc” nếu Nga sử dụng vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, các quan chức cũng trấn an rằng “không có dấu hiệu” cho thấy các sự kiện sẽ sớm leo thang đến mức đó.
Nhưng một cựu quan chức Mỹ cho rằng những tuyên bố đó có thể hơi quá ngây thơ trong trường hợp của Putin. Trung tướng đã nghỉ hưu Robert Ashley nói với Newsweek rằng mặc dù ông không muốn suy đoán về khả năng xảy ra một cuộc tấn công hạt nhân, nhưng “mối quan tâm của tôi là chúng ta có thể đang đánh giá thấp mức độ mà Putin có thể đi xa trong việc leo thang xung đột.”
“Mặc dù tôi vẫn đánh giá việc sử dụng vũ khí hạt nhân vẫn còn rất thấp, nhưng nó không phải là con số không như nhiều người đã viết,” Ashley viết trong một email.
Các chuyên gia khác trước đây đã nói với Newsweek rằng vì giám sát hoạt động hạt nhân đã trở thành tiêu chuẩn kể từ thời Chiến tranh Lạnh, Mỹ nên có những phương thế rất tốt để biết khi nào Putin có thể tấn công.
John Erath, giám đốc chính sách cấp cao tại Trung tâm Kiểm soát vũ khí và Không phổ biến vũ khí, nói rằng mặc dù Tổng thống Nga có khả năng đang cố gắng sử dụng mối đe dọa để thuyết phục các quốc gia khác xem xét lại sự ủng hộ của họ đối với Ukraine, “Putin không hề nói đùa, đó là một phần của mối nguy hiểm. “
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã tuyên bố rằng các đồng minh của Ukraine sẽ không tham gia vào “kiểu nói năng hạt nhân liều lĩnh và nguy hiểm” như Putin. Nhưng trong bài phát biểu hôm thứ Tư trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, Biden cảnh báo rằng “Hoa Kỳ sẵn sàng theo đuổi các biện pháp kiểm soát vũ khí quan trọng”.
Ông nói: “Một cuộc chiến tranh hạt nhân không thể thắng và không bao giờ cần được tiến hành.
Đồng thời với việc Mỹ có thể đang đánh giá thấp Putin, nhà lãnh đạo Nga cũng có thể tính toán sai về phản ứng của NATO nếu ông ta chuyển sang khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân.
Ashley nói: “Tôi không thể nghĩ rằng Putin muốn kéo Mỹ và NATO tham gia trực tiếp vào cuộc xung đột. Có lẽ Putin cũng có thể hiểu rằng việc sử dụng vũ khí hạt nhân có thể khiến điều đó trở thành một khả năng khác biệt. Tuy nhiên, ông ấy có thể tiếp tục hiểu sai về việc NATO và Mỹ có thể sẽ đi bao xa.”
5. Các nước láng giềng của Nga đe dọa bỏ tù những công dân nào của họ tham chiến ở Ukraine
Trong một diễn biến cho thấy cuộc chiến của Putin đang mất dần sự ủng hộ ngay cả trong các quốc gia thường được gọi mỉa mai là các “chư hầu” của Nga, các nước láng giềng của Nga là Kazakhstan, Kyrgyzstan và Uzbekistan đã cảnh cáo các công dân của họ đang lao động tại Nga chớ có ham tiền mà gia nhập quân đội của Putin chiến đấu tại Ukraine.
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia's Neighbors Threaten Jail for Those Who Fight in Ukraine”, nghĩa là “Các nước láng giềng của Nga đe dọa bỏ tù những công dân nào của họ tham chiến ở Ukraine.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Các nước láng giềng của Nga là Kazakhstan, Kyrgyzstan và Uzbekistan đều đã đe dọa bỏ tù các công dân nào tham gia cuộc chiến Ukraine, vài giờ sau khi Mạc Tư Khoa tuyên bố mở trung tâm tuyển quân cho các chiến binh nước ngoài.
Đại sứ quán Kyrgyzstan tại Nga đã cảnh báo trong một tuyên bố hôm thứ Tư rằng công dân của họ sống ở Nga sẽ phải đối mặt với trách nhiệm hình sự nếu đánh nhau ở Ukraine và có thể bị trừng phạt 10 năm tù giam.
“Việc công dân của Cộng hòa Kyrgyzstan tham gia vào các cuộc chiến trên lãnh thổ của các quốc gia nước ngoài có thể bị phạt tù đến 10 năm kèm theo việc tịch thu tài sản”, thông báo từ đại sứ quán cho biết.
Riêng đại sứ quán Uzbekistan tại Nga cảnh báo công dân nước này không được thành lập các tiểu đoàn tình nguyện hoặc tham gia chiến tranh, đồng thời nói rằng những người làm như vậy có thể phải đối mặt với án tù 10 năm. Ở Kazakhstan, tham gia chiến sự ở Ukraine có thể bị phạt tù từ 5 đến 9 năm.
Hôm thứ Tư, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã kêu gọi 300.000 quân dự bị chiến đấu trong cuộc chiến, trong đợt động viên bán phần đầu tiên của đất nước kể từ Thế chiến thứ hai. Trong một bài phát biểu, ông Putin nói rằng những người dự bị và cựu quân nhân có “một số chuyên môn quân sự nhất định và kinh nghiệm liên quan” sẽ phải tuân theo lệnh gọi nhập ngũ.
Theo nhóm giám sát biểu tình độc lập OVD-Info, thông báo này đã làm dấy lên hàng chục cuộc biểu tình ở các thành phố của Nga, dẫn đến hơn 1.300 vụ bắt giữ vì phản đối chiến tranh. Nhóm theo dõi cho biết hơn 1.311 người đã bị giam giữ tại 38 thành phố của Nga vào tối thứ Tư, bao gồm ít nhất 502 người ở Mạc Tư Khoa và 524 người ở St Petersburg, thành phố đông dân thứ hai của Nga.
Các cuộc biểu tình này là cuộc biểu tình phản chiến toàn quốc đầu tiên kể từ khi giao tranh ở Ukraine bắt đầu vào cuối tháng Hai. Văn phòng công tố Mạc Tư Khoa đã cảnh báo rằng việc tổ chức hoặc tham gia các cuộc biểu tình có thể dẫn đến án tù 15 năm.
Sau khi Putin tuyên bố động viên bán phần, các đoạn phim trên mạng xã hội xuất hiện cho thấy hàng nghìn người Nga tại biên giới Phần Lan đang cố gắng chạy trốn khỏi đất nước.
Tờ báo mạng Lenta của Nga đưa tin rằng các chuyến bay từ Nga đến Armenia, Thổ Nhĩ Kỳ và Gruzia đã bán hết vé trong vòng vài phút sau khi ông Putin thông báo.
“Tất cả vé cho các chuyến bay thẳng đến Istanbul và Yerevan đã được bán hết trong vài phút sau bài phát biểu của Putin,” ấn phẩm viết trên Twitter, chia sẻ ảnh chụp màn hình của các trang cho thấy không còn vé máy bay nào.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga để đưa ra bình luận.
Chứng tá của Đức Hồng Y đại diện ĐTC sau khi thăm tầng đầu địa ngục Izium. Đền thánh Đức Mẹ Itatí
VietCatholic Media
17:34 23/09/2022
1. 300.000 thanh niên hành hương đền thánh Đức Mẹ Itatí ở Á Căn Đình
Với chủ đề “Cùng với Đức Maria, chúng ta gặp lại nhau như một Giáo hội đồng nghị”, hơn 300.000 thanh niên từ đông bắc Argentina đã hành hương đến Đền thờ Đức Mẹ Đồng trinh Itatí ở Tổng giáo phận Corrientes vào thứ Bảy, ngày 17 tháng 9.
Các bạn trẻ đại diện cho các giáo phận khác nhau đã trực tiếp gặp lại nhau sau hai năm, bày tỏ mối quan tâm, kỳ vọng và cam kết đối với thực tế mà họ phải sống ở khu vực đó của đất nước.
“Chúng tôi đang trải qua một ngày hội anh em đúng nghĩa vì chúng tôi là gia đình. Marianela Villar, điều phối viên mục vụ giới trẻ của Giáo phận Posadas, nói.
Những người trẻ tuổi đã đi bộ hơn sáu dặm giữa Corrientes và Itatí, đi cùng với 100 xe hỗ trợ.
“Chúng tôi đang kỷ niệm thực tế là giới trẻ được ôm ấp bởi Mẹ của chúng tôi, người chăm sóc và bảo vệ họ. Mẹ chỉ đường, cho chúng tôi sức mạnh và hy vọng mỗi ngày “, Villar nói.
Trong cuộc gặp gỡ với Mẹ Itatí này, những người hành hương đến đền thờ Đức Mẹ bày tỏ niềm vui: “Chúng tôi cảm thấy vô cùng vui sướng trong lòng vì sau hai năm dài chờ đợi và mất phương hướng, một lần nữa chúng tôi có thể trú ẩn dưới lớp áo của Mẹ”, một thiếu niên đến từ tỉnh Entre Ríos bình luận sôi nổi.
Đức Cha Hugo Nicolás Barbaro của San Roque de Presidencia Roque Sáenz Peña, người đã thuyết giảng trong Thánh lễ trọng tâm của cuộc hành hương lần thứ 43 đến đền thờ, nói rằng “Đức Trinh Nữ không thờ ơ với những con cái hư hỏng.”
“Hãy lắng nghe giọng nói ngọt ngào của Mẹ; Mẹ muốn chúng con hạnh phúc, có khả năng yêu thương, để chúng con chia sẻ sự giàu có của cuộc sống lành mạnh và tốt đẹp của chúng con.”
“Chúng con đặt mình trong tay Mẹ; xin Mẹ hướng dẫn để chúng con luôn làm theo thánh ý Chúa. Mẹ là nguyên nhân cho niềm vui của chúng con, cho sự bình yên của chúng con. Xin chớ chê, chớ bỏ lời khẩn cầu của chúng con, Lạy Mẹ; xin hãy giải cứu chúng con khỏi mọi nguy hiểm, ôi Đức Trinh Nữ vinh hiển và diễm phúc,” vị giám mục cầu nguyện.
Một số khách hành hương trẻ tuổi bình luận: “Chúng tôi mong đợi thời gian này với hy vọng và niềm vui. Chúng tôi muốn, với sự giúp đỡ của Chúa Thánh Thần, chúng tôi cùng nhau đi bộ, xây dựng những cây cầu và thực hiện các giải pháp mà khu vực của chúng tôi cần đến.
Source:Catholic News Agency
2. Đức Hồng Y Konrad Krajewski, Đặc Sứ của Đức Thánh Cha đến thăm Izium
Đức Hồng Y Krajewski, Bộ trưởng Bác ái, đặc phái viên của Đức Thánh Cha Phanxicô, tiếp tục viếng thăm ủy lạo tại miền đông Ukraine, sau khi bị pháo kích suýt chết hai ngày trước đó.
Từ thành Kharkiv, Đức Hồng Y đã được Đức Cha Pavlo Honcharuk, Giám mục giáo phận Kharkiv-Zaporizhia hướng dẫn đến thăm thị trấn Izium, nơi người ta mới khám phá ngôi mộ tập thể với khoảng 500 xác người bị chôn tại đó. Đức Hồng Y đã thấy lòng thương xót của khoảng 50 người trẻ, đặc biệt là các cảnh sát viên và lính cứu hỏa, mặc áo trắng, khai quật các hố mộ này, với sự tế nhị, để lấy xác các nạn nhân bị giết từ ba, bốn tháng trước đó, cả những nạn nhân mới đây, để an táng họ một cách xứng đáng. Mùi xú uế thật nồng nặc.
Đức Hồng Y nói với Đài Vatican rằng: “Không có lời nói, không có nước mắt nào có thể diễn tả nổi tình trạng này. Tất cả diễn ra trong thinh lặng. Thật là cảm động khi thấy cách thức họ mang các thi thể đi, như thể đó là những thân nhân của họ. Tôi và Đức Giám Mục tháp tùng đi quanh, tôi liên tục đọc chuỗi Lòng Thương xót. Chúng tôi ở lại đó khoảng ba tiếng đồng hồ... Thật là một ngày khó khăn đối với tôi. Tôi đã thấy bao nhiêu người chết, nhưng tôi cũng đã gặp những người chứng tỏ vẻ đẹp giấu ẩn trong tâm hồn”.
Đức Hồng Y cũng đã gặp gỡ các viên chức địa phương và an ủi họ. Thị trưởng Valerii Marchenko cho biết trong một video được đăng trên kênh truyền hình Rada TV Chúa Nhật của Quốc hội Ukraine rằng tầm mức tội ác của quân Putin tại thành phố của ông vượt rất xa những gì tìm thấy tại Bucha. “Ở Bucha, quân Nga chỉ có chưa đầy một tháng. Ở đây chúng có đến hơn 5 tháng trời.”
“Cho đến nay đã có những câu chuyện được chính các nạn nhân hay gia đình của họ kể lại như các vụ quân Nga hãm hiếp tập thể các phụ nữ, cắt xẻo các phần trên thân thể họ để mua vui. Một số phụ nữ may mắn sống sót nhưng nhiều người đã bị quân Nga giết chết sau đó. Lại có trường hợp hai thanh niên bị quân Nga xẻo mất lỗ tai trước khi đem đi chôn sống. Người dân trong vùng đã tìm cách đánh dấu vị trí hai thanh niên bị giết hại. Quân Nga mở cuộc điều tra lùng bắt người đã đánh dấu. Vài ngày sau đó dân chúng thấy nổi lên trên sông một xác người đầu bị trùm trong bao bố. Biết bao những chuyện khốn nạn không thể tưởng tượng nổi có thể xảy ra trong thời đại này, đã xảy ra tại thành phố này. Putin đã muốn thiết lập một tầng đầu địa ngục ở thành phố của chúng tôi,” Marchenko nói.
Ngày 20 tháng Chín, Đức Hồng Y Krajewski rời thành Kharkiv để về thủ đô Kyiv và kết thúc sứ mạng đã được Đức Thánh Cha trao phó, đại diện ngài viếng thăm và ủy lạo dân chúng Ukraine đang chịu đau khổ vì chiến tranh, đặc biệt tại miền đông nước này.
Source:Catholic News Agency
3. Đền Thờ Thánh Phêrô bừng sáng khi chiếu video kể câu chuyện về vị giáo hoàng đầu tiên
Du khách đến thăm Vatican vào tháng 10 sẽ có thể nhìn thấy mặt tiền của Đền Thờ Thánh Phêrô được chiếu sáng với màn hình video kể câu chuyện về vị giáo hoàng đầu tiên của Giáo hội.
Một video dài 8 phút, “Hãy theo tôi: Cuộc đời của Thánh Phêrô”, sẽ được chiếu trên mặt tiền của Đền Thờ Thánh Phêrô mỗi đêm từ ngày 2 tháng 10 đến ngày 16 tháng 10, bắt đầu lúc 9 giờ tối
Một bản xem trước ngắn của video tại cuộc họp báo ở Vatican vào ngày 20 tháng 9 cho thấy video bao gồm các tác phẩm nghệ thuật thời Phục hưng được tìm thấy trong Bảo tàng Vatican và bên trong Đền Thờ Thánh Phêrô.
Đức Hồng Y Mauro Gambetti, Giám quản Đền Thờ Thánh Phêrô, cho biết đây là sáng kiến đầu tiên trong một số sáng kiến mục vụ nhằm giúp chào đón những người hành hương đến lăng mộ của Thánh Phêrô trước Năm Thánh 2025 của Giáo hội.
Theo vị Hồng Y, Vatican dự kiến sẽ có 30 triệu người đến thăm Đền Thờ Thánh Phêrô trong Năm Thánh.
“Điều quan trọng là họ phải nhìn thấy bộ mặt của Giáo hội Mẹ đang chào đón tất cả mọi người. Chúng tôi đã nghĩ đến việc thể hiện hình ảnh của Giáo hội sơ khai, được thành lập dựa trên Thánh Phêrô và lời tuyên xưng đức tin của ngài,” Đức Hồng Y Gambetti nói.
“Chúng tôi nghĩ rằng mọi người sẽ được hướng dẫn bởi gương của Thánh Phêrô để gặp gỡ Chúa và anh chị em của họ, để sống kinh nghiệm của họ như những người hành hương, và ra đi đổi mới. Đó là một hành động mục vụ tổng hợp.”
Màn hình sẽ được chiếu trên mặt tiền của Đền Thờ Thánh Phêrô cứ 15 phút một lần từ 9 giờ tối đến 11 giờ tối trong hai tuần đầu tiên của tháng 10.
Source:Catholic News Agency