Phụng Vụ - Mục Vụ
Tại sao Chúa không cho người chết hiện về cảnh báo ?
Lm. Anphong Nguyễn Công Minh, OFM
07:50 24/09/2016
CN 26C : Tại sao Chúa không cho người chết hiện về cảnh báo
Dụ ngôn Lazarô và người phú hộ có thể có một ý mà chúng ta không đồng ý, là tại sao Chúa không cho người chết hiện về cảnh báo. Chúa Giêsu đặt vào miệng Abraham câu trả lời cho lời van xin của người giàu như sau : "Ông nhà giàu nói : 'Lạy tổ phụ, vậy thì con xin tổ phụ sai anh La-da-rô đến nhà cha con, vì con hiện còn năm người anh em nữa. Xin sai anh đến cảnh cáo họ, kẻo họ lại cũng sa vào chốn cực hình này!' Ông Áp-ra-ham đáp : 'Chúng đã có Mô-sê và các Ngôn Sứ, thì chúng cứ nghe lời các vị đó.' Ông nhà giàu nói : 'Thưa tổ phụ Áp-ra-ham, họ không chịu nghe đâu, nhưng nếu có người từ cõi chết đến với họ, thì họ sẽ ăn năn sám hối.' Ông Áp-ra-ham đáp : 'Mô-sê và các Ngôn Sứ mà họ còn chẳng chịu nghe, thì người chết có sống lại, họ cũng chẳng chịu tin."
Ta không đồng ý, là bởi vì người chết hiện về nói, là hiệu quả chứ. Mô-sê và các ngôn sứ thì xa xưa rồi, chắc họ nói cho ai chứ đâu phải cho mình, còn kẻ chết hiện về, đích thị là nói cho mình, mình tin ngay. Chưa thấy quan tài, chưa đổ lệ. Nay đã thấy quan tài, mà là quan tài sống, tức người chết trong quan tài hiện về nói, chắc phải đổ lệ thôi. Vì nó sờ tới gáy của mình.
Bằng chứng hiện nay, khi nghe tin thấy Đức Mẹ khóc chỗ này, nhỏ lệ chỗ kia, ta ùn ùn kéo tới, vì xem đó như sứ điệp đụng tới ta, sống trong những ngày này. Còn Mẹ hiện ra “năm xưa trên cây sồi” thì là năm xưa rồi, lại còn “làng Fatima xa xôi,” đâu có đụng gì, chạm gì tới gáy của ta đâu. Cho nên cũng là những lời kêu gọi hoán cải năm xưa 1917 của Mẹ Fatima, thì ta không nghe, nhưng nếu nó là giọt lệ hôm nay 2016, ta bị chạm ngay.
Cũng vậy, Mosê thì xưa rồi, ngôn sứ đã quá xa, ta quên hết, nhưng nếu kẻ chết, mới chết thôi hiện về, ta thấy gáy ta lạnh ngay, thay đổi lối sống tức thì. Thay được bao lâu không biết, nhưng chắc chắn là thay.
Nhưng tại sao Chúa không cho người chết hiện về cảnh cáo ? Chắc Ngài cũng có lý do mà ta thử tìm. Dĩ nhiên dụ ngôn người phú hộ và Lazarô không có ý dạy ta về điều này. Điểm chính vẫn là không được sống khép mình lại. Nhưng ta cứ thử tìm xem.
Giả như Chúa cho người chết hiện về. Dụ ngôn giảm nhẹ mức độ, bằng cách chỉ xin cho Lazarô hiện về, chứ nếu muốn hiệu quả, phải chính người phú hộ hiện về : với bộ quần áo rực lửa, thân hình đen đủi đớn đau, mặt phỏng độ chín, thì chắc phải hiệu quả hơn nhiều. Có lẽ người phú hộ đang mặc cả, nếu Chúa cho Lazarô về, ông sẽ nài thêm, “thôi để con về, con biết cách nói cho 5 anh em con hoán cải.” Nhưng xin cho Lazarô về đã không được, nên ông chẳng thể nài thêm.
1. Giả như Chúa cho người chết hiện về, và như chúng ta vừa phân tích, thế nào 5 anh em kia cũng sẽ sợ mà hoán cải. Chúng ta vừa nói chữ gì : “sợ.” Họ sợ hãi và hoán cải. Họ sợ vì họ thấy quan tài, nên phải đổ lệ, chứ nếu không phải Lazarô, và nhất là không phải anh ruột của mình hiện về, chắc chắn họ cũng chưa, cũng không hoán cải đâu, vì chưa lạnh gáy. Khi làm điều gì vì sợ, thì không còn tự do, và vì thế cũng mất giá trị.
Một cô gái yêu chàng trai kia vì sợ, tình yêu đó đâu có giá trị. Chúa chẳng muốn người ta yêu Chúa, chỉ vì sợ hãi. Chúa chẳng muốn người ta tin Chúa, chỉ vì sợ hãi.
Trong một buổi diễn thuyết về tin có Chúa, một cử toạ đứng lên mạnh mẽ tuyên bố : Bằng chứng rõ nhất không có Chúa đó là không có một kẻ nào tuyên bố không có Chúa, hoặc tệ hơn nữa, chửi rủa Chúa, mà bị Chúa cho sét đánh chết cả.
Giả như ai nói : “Làm gì có Chúa,” là bị cứng lưỡi 5 phút (phạt cảnh cáo ! phạt vi cảnh !); còn ai cả gan chửi Chúa : Chúa đi chơi đâu rồi mà để tôi bị oan thế này ! Hoặc, Chúa gì mà ác quá vậy, thất thiên thất đức quá ! liền bị Thiên Lôi lôi ngã xuống đất... Thì làm sao ? Rất nhiều người tin vào Chúa, tin có Chúa. Nhưng tin vì sợ chứ không tin vì yêu. Chúa không muốn người ta tin Chúa, yêu Chúa, chỉ vì sợ, chỉ vì không còn con đường nào khác. Chúa đã lỡ dựng nên con người có tự do, thì Chúa cũng tôn trọng tự do của con người, kể cả tự do không tin Chúa, tự do đi vào hoả ngục.
Vậy là ta tạm tìm lý do, tại sao Chúa không cho kẻ chết hiện về cảnh cáo người sống, vì Chúa không muốn người ta hoán cải chỉ vì sợ hãi.
2. Tuy nhiên, cũng có thể phi bác lý luận của dụ ngôn, rằng kẻ chết có về, họ cũng chẳng sợ. Ta thử đưa một ví dụ :
Ai chẳng biết hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ. Hoặc mạnh hơn, ma tuý là kẻ giết người. Ấy vậy mà vẫn cứ lao vào. Nếu bạn mình chết vì hút thuốc, tử vì nàng tiên nâu, thì mình sợ, bỏ vài bữa, hay hơn nữa là bỏ nửa tháng, rồi lại lăn bừa vào lại ngay. Cho nên làm vì sợ, không vững bền ; và trên bình diện đạo, làm vì sợ, yêu vì sợ chẳng có giá trị gì.
Dụ ngôn từ chối cho người chết trở về cảnh báo, bằng cách đưa ra câu trả lời : "Chúng đã có Mô-sê và các ngôn sứ, chúng cứ nghe lời các vị đó". Vâng, người ta luôn luôn đòi một dấu chỉ khác thường. Ta hãy nghe Phúc Âm thuật : "Ông hãy làm cho chúng tôi một phép lạ để chúng tôi tin"... "Ông hãy gieo mình từ nóc đền thờ xuống đi." “Ông hãy xuống khỏi thập giá, nếu ông là Con Thiên Chúa” Chúng tôi tin liền ! Một số Kitô hữu luôn luôn tiếp tục dựa vào những phép lạ và những lần hiện ra. Người giầu xin cho Ladarô hiện về. Thế nhưng, sự sống lại của Ladarô bằng xương bằng thịt, em trai của Mácta và Maria ở Bêtania không những không thuyết phục được những người Pharisêu và các giáo trưởng, mà con thúc đẩy họ có quyết định loại trừ Đức Giêsu (x. Ga 11,45-53), và cả loại trừ Lazarô nữa ! (x. Ga 12, 10) Lazarô là người chết sống lại đó, có ai sợ đâu.
Con đường chân chính duy nhất đến với đức tin không phải là một phép lạ nhãn tiền, mà là sự khiêm nhường lắng nghe Lời Chúa (Maisen và các ngôn sứ).
Có thể có người trong chúng ta cảm thấy khó chịu khi lời phú ông xin cho anh em được cảnh cáo lại bị từ chối. Nhưng sự thật hiển nhiên là nếu người ta đã nắm được chân lý của lời Thiên Chúa, và nếu ở ngay trước mắt họ có kẻ buồn rầu cần an ủi, có kẻ thiếu thốn cần trợ giúp, có kẻ đau khổ cần giúp đỡ, song họ không động lòng và không làm gì hết, thì không còn gì khác để thay đổi lòng họ. Cuộc đối thoại giữa người giàu đau khổ và cụ tổ Áp-ra-ham là nét nổi bật linh động để ghi sâu vào lòng thính giả giáo huấn Chúa dậy qua dụ ngôn : Hỏa ngục là thế giới của ghen ghét, không có chỗ nào cho cảm thương tha nhân ; trong hoả ngục chỉ có thù ghét ngự trị. Khi Áp-ra-ham nói với người giàu : "Giữa chúng tôi đây và các con có cả một vực thẳm lớn," Cụ muốn nói sau khi chết và sống lại thì không còn ăn năn nào nữa. Những kẻ dữ sẽ không ăn năn và đi vào Nước Chúa ; người lành không phạm tội và không sa xuống hỏa ngục được, một vực thẳm lớn không thể vượt qua mà !
Chúng ta sẽ hiểu hơn với lời giải thích dụ ngôn Lazarô và phú hộ của thánh Gio-an Kim Khẩu qua lời van xin của thánh nhân: "Tôi xin anh em, quỳ xuống chân anh em mà nài xin, anh em hãy ăn năn, hãy sám hối mà trở về với Chúa, hãy sống tốt lành hơn, trong khi chúng ta còn hưởng được quãng thời gian vắn này, để chúng ta không phải than khóc cách vô ích như người giàu kia khi chúng ta chết, và khi mà những tiếng khóc than chẳng đem lại một an ủi nào. Vì ngay cả khi chúng ta có một người cha, người con, một người bạn hay bất cứ một nhân vật nào đi nữa có thế giá bên cạnh Chúa, không ai có thể giải cứu chúng ta khỏi những hành động của chúng ta, chính chúng ta kết án chúng ta."
Có một danh ngôn khá hay : “Việc lành làm suốt đời không đủ, việc dữ làm giây lát đã dư.” Đó là cách hay nhất để chúng ta khỏi phải nài xin và nài xin vô ích cho ta hiện về cảnh báo anh em ta.
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
Dụ ngôn Lazarô và người phú hộ có thể có một ý mà chúng ta không đồng ý, là tại sao Chúa không cho người chết hiện về cảnh báo. Chúa Giêsu đặt vào miệng Abraham câu trả lời cho lời van xin của người giàu như sau : "Ông nhà giàu nói : 'Lạy tổ phụ, vậy thì con xin tổ phụ sai anh La-da-rô đến nhà cha con, vì con hiện còn năm người anh em nữa. Xin sai anh đến cảnh cáo họ, kẻo họ lại cũng sa vào chốn cực hình này!' Ông Áp-ra-ham đáp : 'Chúng đã có Mô-sê và các Ngôn Sứ, thì chúng cứ nghe lời các vị đó.' Ông nhà giàu nói : 'Thưa tổ phụ Áp-ra-ham, họ không chịu nghe đâu, nhưng nếu có người từ cõi chết đến với họ, thì họ sẽ ăn năn sám hối.' Ông Áp-ra-ham đáp : 'Mô-sê và các Ngôn Sứ mà họ còn chẳng chịu nghe, thì người chết có sống lại, họ cũng chẳng chịu tin."
Ta không đồng ý, là bởi vì người chết hiện về nói, là hiệu quả chứ. Mô-sê và các ngôn sứ thì xa xưa rồi, chắc họ nói cho ai chứ đâu phải cho mình, còn kẻ chết hiện về, đích thị là nói cho mình, mình tin ngay. Chưa thấy quan tài, chưa đổ lệ. Nay đã thấy quan tài, mà là quan tài sống, tức người chết trong quan tài hiện về nói, chắc phải đổ lệ thôi. Vì nó sờ tới gáy của mình.
Bằng chứng hiện nay, khi nghe tin thấy Đức Mẹ khóc chỗ này, nhỏ lệ chỗ kia, ta ùn ùn kéo tới, vì xem đó như sứ điệp đụng tới ta, sống trong những ngày này. Còn Mẹ hiện ra “năm xưa trên cây sồi” thì là năm xưa rồi, lại còn “làng Fatima xa xôi,” đâu có đụng gì, chạm gì tới gáy của ta đâu. Cho nên cũng là những lời kêu gọi hoán cải năm xưa 1917 của Mẹ Fatima, thì ta không nghe, nhưng nếu nó là giọt lệ hôm nay 2016, ta bị chạm ngay.
Cũng vậy, Mosê thì xưa rồi, ngôn sứ đã quá xa, ta quên hết, nhưng nếu kẻ chết, mới chết thôi hiện về, ta thấy gáy ta lạnh ngay, thay đổi lối sống tức thì. Thay được bao lâu không biết, nhưng chắc chắn là thay.
Nhưng tại sao Chúa không cho người chết hiện về cảnh cáo ? Chắc Ngài cũng có lý do mà ta thử tìm. Dĩ nhiên dụ ngôn người phú hộ và Lazarô không có ý dạy ta về điều này. Điểm chính vẫn là không được sống khép mình lại. Nhưng ta cứ thử tìm xem.
Giả như Chúa cho người chết hiện về. Dụ ngôn giảm nhẹ mức độ, bằng cách chỉ xin cho Lazarô hiện về, chứ nếu muốn hiệu quả, phải chính người phú hộ hiện về : với bộ quần áo rực lửa, thân hình đen đủi đớn đau, mặt phỏng độ chín, thì chắc phải hiệu quả hơn nhiều. Có lẽ người phú hộ đang mặc cả, nếu Chúa cho Lazarô về, ông sẽ nài thêm, “thôi để con về, con biết cách nói cho 5 anh em con hoán cải.” Nhưng xin cho Lazarô về đã không được, nên ông chẳng thể nài thêm.
1. Giả như Chúa cho người chết hiện về, và như chúng ta vừa phân tích, thế nào 5 anh em kia cũng sẽ sợ mà hoán cải. Chúng ta vừa nói chữ gì : “sợ.” Họ sợ hãi và hoán cải. Họ sợ vì họ thấy quan tài, nên phải đổ lệ, chứ nếu không phải Lazarô, và nhất là không phải anh ruột của mình hiện về, chắc chắn họ cũng chưa, cũng không hoán cải đâu, vì chưa lạnh gáy. Khi làm điều gì vì sợ, thì không còn tự do, và vì thế cũng mất giá trị.
Một cô gái yêu chàng trai kia vì sợ, tình yêu đó đâu có giá trị. Chúa chẳng muốn người ta yêu Chúa, chỉ vì sợ hãi. Chúa chẳng muốn người ta tin Chúa, chỉ vì sợ hãi.
Trong một buổi diễn thuyết về tin có Chúa, một cử toạ đứng lên mạnh mẽ tuyên bố : Bằng chứng rõ nhất không có Chúa đó là không có một kẻ nào tuyên bố không có Chúa, hoặc tệ hơn nữa, chửi rủa Chúa, mà bị Chúa cho sét đánh chết cả.
Giả như ai nói : “Làm gì có Chúa,” là bị cứng lưỡi 5 phút (phạt cảnh cáo ! phạt vi cảnh !); còn ai cả gan chửi Chúa : Chúa đi chơi đâu rồi mà để tôi bị oan thế này ! Hoặc, Chúa gì mà ác quá vậy, thất thiên thất đức quá ! liền bị Thiên Lôi lôi ngã xuống đất... Thì làm sao ? Rất nhiều người tin vào Chúa, tin có Chúa. Nhưng tin vì sợ chứ không tin vì yêu. Chúa không muốn người ta tin Chúa, yêu Chúa, chỉ vì sợ, chỉ vì không còn con đường nào khác. Chúa đã lỡ dựng nên con người có tự do, thì Chúa cũng tôn trọng tự do của con người, kể cả tự do không tin Chúa, tự do đi vào hoả ngục.
Vậy là ta tạm tìm lý do, tại sao Chúa không cho kẻ chết hiện về cảnh cáo người sống, vì Chúa không muốn người ta hoán cải chỉ vì sợ hãi.
2. Tuy nhiên, cũng có thể phi bác lý luận của dụ ngôn, rằng kẻ chết có về, họ cũng chẳng sợ. Ta thử đưa một ví dụ :
Ai chẳng biết hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ. Hoặc mạnh hơn, ma tuý là kẻ giết người. Ấy vậy mà vẫn cứ lao vào. Nếu bạn mình chết vì hút thuốc, tử vì nàng tiên nâu, thì mình sợ, bỏ vài bữa, hay hơn nữa là bỏ nửa tháng, rồi lại lăn bừa vào lại ngay. Cho nên làm vì sợ, không vững bền ; và trên bình diện đạo, làm vì sợ, yêu vì sợ chẳng có giá trị gì.
Dụ ngôn từ chối cho người chết trở về cảnh báo, bằng cách đưa ra câu trả lời : "Chúng đã có Mô-sê và các ngôn sứ, chúng cứ nghe lời các vị đó". Vâng, người ta luôn luôn đòi một dấu chỉ khác thường. Ta hãy nghe Phúc Âm thuật : "Ông hãy làm cho chúng tôi một phép lạ để chúng tôi tin"... "Ông hãy gieo mình từ nóc đền thờ xuống đi." “Ông hãy xuống khỏi thập giá, nếu ông là Con Thiên Chúa” Chúng tôi tin liền ! Một số Kitô hữu luôn luôn tiếp tục dựa vào những phép lạ và những lần hiện ra. Người giầu xin cho Ladarô hiện về. Thế nhưng, sự sống lại của Ladarô bằng xương bằng thịt, em trai của Mácta và Maria ở Bêtania không những không thuyết phục được những người Pharisêu và các giáo trưởng, mà con thúc đẩy họ có quyết định loại trừ Đức Giêsu (x. Ga 11,45-53), và cả loại trừ Lazarô nữa ! (x. Ga 12, 10) Lazarô là người chết sống lại đó, có ai sợ đâu.
Con đường chân chính duy nhất đến với đức tin không phải là một phép lạ nhãn tiền, mà là sự khiêm nhường lắng nghe Lời Chúa (Maisen và các ngôn sứ).
Có thể có người trong chúng ta cảm thấy khó chịu khi lời phú ông xin cho anh em được cảnh cáo lại bị từ chối. Nhưng sự thật hiển nhiên là nếu người ta đã nắm được chân lý của lời Thiên Chúa, và nếu ở ngay trước mắt họ có kẻ buồn rầu cần an ủi, có kẻ thiếu thốn cần trợ giúp, có kẻ đau khổ cần giúp đỡ, song họ không động lòng và không làm gì hết, thì không còn gì khác để thay đổi lòng họ. Cuộc đối thoại giữa người giàu đau khổ và cụ tổ Áp-ra-ham là nét nổi bật linh động để ghi sâu vào lòng thính giả giáo huấn Chúa dậy qua dụ ngôn : Hỏa ngục là thế giới của ghen ghét, không có chỗ nào cho cảm thương tha nhân ; trong hoả ngục chỉ có thù ghét ngự trị. Khi Áp-ra-ham nói với người giàu : "Giữa chúng tôi đây và các con có cả một vực thẳm lớn," Cụ muốn nói sau khi chết và sống lại thì không còn ăn năn nào nữa. Những kẻ dữ sẽ không ăn năn và đi vào Nước Chúa ; người lành không phạm tội và không sa xuống hỏa ngục được, một vực thẳm lớn không thể vượt qua mà !
Chúng ta sẽ hiểu hơn với lời giải thích dụ ngôn Lazarô và phú hộ của thánh Gio-an Kim Khẩu qua lời van xin của thánh nhân: "Tôi xin anh em, quỳ xuống chân anh em mà nài xin, anh em hãy ăn năn, hãy sám hối mà trở về với Chúa, hãy sống tốt lành hơn, trong khi chúng ta còn hưởng được quãng thời gian vắn này, để chúng ta không phải than khóc cách vô ích như người giàu kia khi chúng ta chết, và khi mà những tiếng khóc than chẳng đem lại một an ủi nào. Vì ngay cả khi chúng ta có một người cha, người con, một người bạn hay bất cứ một nhân vật nào đi nữa có thế giá bên cạnh Chúa, không ai có thể giải cứu chúng ta khỏi những hành động của chúng ta, chính chúng ta kết án chúng ta."
Có một danh ngôn khá hay : “Việc lành làm suốt đời không đủ, việc dữ làm giây lát đã dư.” Đó là cách hay nhất để chúng ta khỏi phải nài xin và nài xin vô ích cho ta hiện về cảnh báo anh em ta.
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
Tội dửng dưng
Lm. JB. Nguyễn Minh Hùng
10:45 24/09/2016
TỘI DỬNG DƯNG
Chúa Nhật 26 thưởng niên năm C
Trong vòng nửa tháng nay, người ta xôn xao về trường hợp chị Lò Thị Phanh ở xã Mường Sai, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La bị trọng bệnh, được gia đình đưa vào Bệnh viện Lao và bệnh phổi Sơn La chạy chữa.
Biết bệnh nhân khó qua khỏi, sáng ngày 12.9.2016, gia đình gồm anh Lò Văn Muôn, anh trai của chị Phanh, cùng cha và một người em trai của anh Muôn quyết định đưa chị về nhà. Bệnh viện không cho xe, trong khi trong túi của họ chỉ có 400.000 đồng và một chiếc xe máy. Họ không thể thuê xe ô tô.
Cả ba người đành thuê xe ôm chở chị. Anh Muôn ngồi phía sau xe ôm giữ chị. Xe máy để lại cho cha và em trai còn đang ở bệnh viện, để lo nốt các khâu cuối cùng, khi xuất viện.
Đi một đoạn, chị Phanh chết. Anh Muôn đành đặt em ở lề đường, gọi điện cho cha và em trai (còn đang ở bệnh viện). Những người này mua một chiếc chiếu đề gói xác chị Phanh. Một lần nữa, họ lại đành quyết định chở con và em của họ bằng xe máy. Có khác chăng là bây giờ chị Phanh đã chết, và xe máy là xe của gia đình.
Giữa trưa đứng bóng, anh Muôn chở xác chị Phanh trên suốt con đường dài gần 70 cây số. Xác chết nằm phía sau xe máy thò đôi chân tím tái ra khỏi chiếu, xe cứ chạy, có lúc dừng chờ ở bến đò, rồi xe cùng xác qua đò, trước sự chứng kiến của không biết bao nhiêu người.
Lãnh đạo bệnh viện phân trần: Họ không nghĩ và cũng không biết chị Phanh có thể chết trên đường đi. Kể cũng lạ: Người nhà không còn hy vọng chị Phanh có thể được chữa khỏi, lo ngại chị sẽ chết ở bệnh viện, nên mới một mực đưa chị về. Còn bệnh viện lại hoàn toàn không biết chị sẽ chết? Và vì thế, bệnh viện vẫn đứng ngoài trách nhiệm dẫu bệnh nhân chết ngay sau khi rời bệnh viện?
Bệnh viện còn nại vào lý do người nhà bệnh nhân hoàn toàn tự nguyện, thậm chí viết đơn xin về và chở bằng xe máy chứ bệnh viện không ép. Có ai đó còn cho rằng, chở xác chết bằng xe máy là… phong tục của đồng bào thiểu số nên phải tôn trọng.
Thân nhân của người mới chết không hề đổ lỗi cho bệnh viện, chỉ than thở nghèo quá, khổ quá, không có tiền thuê xe ô tô chuyên chở, cực chẳng đã mới phải sử dụng xe máy...
Chuyện buồn hơn cả chuyện buồn ấy tưởng chỉ có thế. Nào ngờ, chỉ cách sau đó bốn ngày, ngày 16.9.2016, trang zing.vn lại xuất hiện hình ảnh và bài viết tương tự. Lần này không phải ở ngoài đường, nhưng ngay trong sân của chính bệnh viện Lao và bệnh phổi Sơn La nói trên. Trường hợp này xảy ra vào ngày 8.9, trước trường hợp của chị Phanh bốn ngày.
Giám đốc bệnh viện xác nhận, người được bó trong chiếu là Lù Văn Xương (57 tuổi, ở xã Mường Giôn, huyện Quỳnh Nhai). Hôm đó, anh Xương được người nhà đưa vào viện trong trạng thái suy hô hấp. Anh Xương chết sau khi đến bệnh viện khoảng một giờ đồng hồ.
Tác giả Hoàng Lam (người đăng ảnh và viết bài trên zing.vn) cho biết: “Theo bác sỹ Tuận, thấy gia đình khó khăn nên kíp trực hôm đó đã quyên góp số tiền đủ để thuê xe chở thi thể từ viện về bản nhưng gia đình kiên quyết từ chối.
‘Đại diện gia đình nói chở bằng xe máy vốn là chuyện thường lệ ở địa phương nên không cần bệnh viện hỗ trợ xe’, vị bác sỹ thông tin và cho biết thêm người thân bệnh nhân vẫn nhất quyết dùng xe máy để chở”…
Hôm nay, Chúa Nhật 26 thường niên, chúng ta suy niệm dụ ngôn về Phú hộ và Lazarô nghèo khó. Điều lạ là: Chúa không lên án người phú hộ. Chúa không hề cho biết, anh đã gian tham, dâm đãng, giết người hay phạm bất cứ một tội ác nào. Nhưng vì sao người phú hộ phải chịu cực hình trong hỏa ngục? Anh đã làm gì để phải bị trầm luân muôn kiếp?
Câu trả lời chỉ có thể gói gọn trong hai tiếng “dửng dưng”. Đó chính là sự dửng dưng của người phú hộ, một sự dửng dưng đến mức vô tâm, vô tình, vô nhân.
Người phú hộ không thèm nhìn, không thèm quan tâm đến người anh em nghèo khó của mình, dù họ hiện diện ngay bên thềm nhà mình. Chẳng những không quan tâm, không hề có cái nhìn yêu thương, không mảy may một chút để ý gì đến người nghèo ấy, hằng ngày anh lại còn yến tiệc linh đình ngay bên cạnh cái nghèo của người anh em.
Anh chịu cực hình không phải vì ông giàu, không phải vì ông ăn uống thoải mái. Nhưng anh bị trầm luân đời đời trong địa ngục, vì anh không biết cho đi, không biết san sẻ. Anh làm ngơ trước người anh em của anh đang đau khổ, đang chết đói. Anh đã hết sức dửng dưng.
Những hình ảnh về những con người đau khổ bên trên là lời tố cáo mạnh dành cho thái độ dửng đưng của thời đại, của những kẻ vô tâm, của tất cả chúng ta.
Những hình ảnh về những con người đau khổ ấy chính là Lazarô hiện thực, Lazarô thời đại ở bên cạnh, ở trước cửa nhà, ở trên đường phố, ở trong góc chợ… mà chúng ta không thèm nhìn, chúng ta đã làm ngơ, đã bước qua họ mà đi. Chúng ta quá nghèo lòng trước những anh chị em nghèo tiền.
Cũng như bao nhiêu người dửng dưng trên đường phố Sơn La trước những cái xác của đồng loại chở trên xe hai bánh, – giữa ban ngày, giữa ánh mặt trời chan chứa, trên đoạn đường dài khoảng từ 70 đến 100 cây số của những ngày hôm trước, mà bất cứ ai đi qua cũng không thể không nhận ra, nhưng chẳng có một ai chặng những chiếc xe ấy lại, chẳng một ai muốn làm một điều gì đó lớn hơn, đẹp hơn để giúp đỡ những con người tội nghiệp kia – chúng ta, dù là Con Thiên Chúa, dù tuyên xưng mọi người là anh em, đã biết bao nhiêu lần dửng dưng trước những số phận bi đát của anh chị em mình?
Một lần nữa, lời của Chúa Giêsu, cùng biết bao nhiêu cảnh thực tế tàn khốc đã và đang diễn ra đang lên án thái độ ích kỷ, mặc ai nấy sống, sự dửng dưng đến vô tâm và tàn nhẫn trong lòng mỗi một người.
Một lần nữa, chúng ta phải đấm ngực mình về lời Chúa Giêsu dạy: Hãy sống yêu thương theo gương của Chúa. Chúng ta phải chân nhận rằng, vì sự dửng dưng của mình, mà hàng ngày có vô số người phải chết đói; vô số bệnh nhân chết vì không có điều kiện chữa bệnh; vô số trẻ em phải lao đao kiếm sống, hoặc bị lợi dụng, bị lạm dụng…; vô số phụ nữ phải bán thân nuôi mình, nuôi những người thân…
Một lần nữa, chúng ta phải sám hối, vì sự dửng dưng của mình góp phần làm cho thói vô cảm của thời đại lên ngôi. Chính thói vô cảm ấy đã khiến lương tâm số lớn người chai lỳ hơn, dễ làm cho người với người ngày càng tàn nhẫn hơn, xảy ra nhiều hoàng cảnh đáng thương hơn, nhiều mảnh đời bế tắt hơn…
Sẽ có một ngày chúng ta ra khỏi cuộc đời, bước vào một thế giới mới. Giấy thông hành cho chuyến đi này không là tiền của, không là vật chất mà chúng ta đã cố công cả một đời xây đắp, nhưng là tình yêu, lòng bác ái, là sự rộng lượng của bản thân.
Nhân suy niệm về hai hình ảnh tương phản trong Tin Mừng hôm nay: Người nghèo Lazarô được Chúa ân thưởng nơi lòng Tổ phụ Apraham và người phú hộ bị trầm luân đời đời, ta hãy nghe lại lời phát biểu của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II nhân cuộc thăm viếng nước Mỹ ngày 2.10.1979, mà suy nghĩ về đời sống bác ái của ta: “Chúng ta không thể thờ ơ vui hưởng của cải và tự do của chúng ta, nếu bất cứ ở vùng nào đó, người nghèo Lazarô của thế kỷ XX vẫn còn đang đứng chờ ngoài cửa… Chúng ta hãy đối xử với họ như những thực khách trong gia đình của mình”.
Lạy Chúa, xin tha thứ cho chúng con, vì nhiều lần, chúng con đã làm ngơ trước những anh chị em nghèo khổ xung quanh chúng con. Xin cho chúng con từ đây, biết quyết tâm thực hành đức bác ái một cách nghiêm túc như Chúa dạy. Amen.
Lm. JB NGUYỄN MINH HÙNG
Chúa Nhật 26 thưởng niên năm C
Trong vòng nửa tháng nay, người ta xôn xao về trường hợp chị Lò Thị Phanh ở xã Mường Sai, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La bị trọng bệnh, được gia đình đưa vào Bệnh viện Lao và bệnh phổi Sơn La chạy chữa.
Cả ba người đành thuê xe ôm chở chị. Anh Muôn ngồi phía sau xe ôm giữ chị. Xe máy để lại cho cha và em trai còn đang ở bệnh viện, để lo nốt các khâu cuối cùng, khi xuất viện.
Đi một đoạn, chị Phanh chết. Anh Muôn đành đặt em ở lề đường, gọi điện cho cha và em trai (còn đang ở bệnh viện). Những người này mua một chiếc chiếu đề gói xác chị Phanh. Một lần nữa, họ lại đành quyết định chở con và em của họ bằng xe máy. Có khác chăng là bây giờ chị Phanh đã chết, và xe máy là xe của gia đình.
Giữa trưa đứng bóng, anh Muôn chở xác chị Phanh trên suốt con đường dài gần 70 cây số. Xác chết nằm phía sau xe máy thò đôi chân tím tái ra khỏi chiếu, xe cứ chạy, có lúc dừng chờ ở bến đò, rồi xe cùng xác qua đò, trước sự chứng kiến của không biết bao nhiêu người.
Lãnh đạo bệnh viện phân trần: Họ không nghĩ và cũng không biết chị Phanh có thể chết trên đường đi. Kể cũng lạ: Người nhà không còn hy vọng chị Phanh có thể được chữa khỏi, lo ngại chị sẽ chết ở bệnh viện, nên mới một mực đưa chị về. Còn bệnh viện lại hoàn toàn không biết chị sẽ chết? Và vì thế, bệnh viện vẫn đứng ngoài trách nhiệm dẫu bệnh nhân chết ngay sau khi rời bệnh viện?
Bệnh viện còn nại vào lý do người nhà bệnh nhân hoàn toàn tự nguyện, thậm chí viết đơn xin về và chở bằng xe máy chứ bệnh viện không ép. Có ai đó còn cho rằng, chở xác chết bằng xe máy là… phong tục của đồng bào thiểu số nên phải tôn trọng.
Thân nhân của người mới chết không hề đổ lỗi cho bệnh viện, chỉ than thở nghèo quá, khổ quá, không có tiền thuê xe ô tô chuyên chở, cực chẳng đã mới phải sử dụng xe máy...
Chuyện buồn hơn cả chuyện buồn ấy tưởng chỉ có thế. Nào ngờ, chỉ cách sau đó bốn ngày, ngày 16.9.2016, trang zing.vn lại xuất hiện hình ảnh và bài viết tương tự. Lần này không phải ở ngoài đường, nhưng ngay trong sân của chính bệnh viện Lao và bệnh phổi Sơn La nói trên. Trường hợp này xảy ra vào ngày 8.9, trước trường hợp của chị Phanh bốn ngày.
Giám đốc bệnh viện xác nhận, người được bó trong chiếu là Lù Văn Xương (57 tuổi, ở xã Mường Giôn, huyện Quỳnh Nhai). Hôm đó, anh Xương được người nhà đưa vào viện trong trạng thái suy hô hấp. Anh Xương chết sau khi đến bệnh viện khoảng một giờ đồng hồ.
Tác giả Hoàng Lam (người đăng ảnh và viết bài trên zing.vn) cho biết: “Theo bác sỹ Tuận, thấy gia đình khó khăn nên kíp trực hôm đó đã quyên góp số tiền đủ để thuê xe chở thi thể từ viện về bản nhưng gia đình kiên quyết từ chối.
‘Đại diện gia đình nói chở bằng xe máy vốn là chuyện thường lệ ở địa phương nên không cần bệnh viện hỗ trợ xe’, vị bác sỹ thông tin và cho biết thêm người thân bệnh nhân vẫn nhất quyết dùng xe máy để chở”…
Hôm nay, Chúa Nhật 26 thường niên, chúng ta suy niệm dụ ngôn về Phú hộ và Lazarô nghèo khó. Điều lạ là: Chúa không lên án người phú hộ. Chúa không hề cho biết, anh đã gian tham, dâm đãng, giết người hay phạm bất cứ một tội ác nào. Nhưng vì sao người phú hộ phải chịu cực hình trong hỏa ngục? Anh đã làm gì để phải bị trầm luân muôn kiếp?
Câu trả lời chỉ có thể gói gọn trong hai tiếng “dửng dưng”. Đó chính là sự dửng dưng của người phú hộ, một sự dửng dưng đến mức vô tâm, vô tình, vô nhân.
Người phú hộ không thèm nhìn, không thèm quan tâm đến người anh em nghèo khó của mình, dù họ hiện diện ngay bên thềm nhà mình. Chẳng những không quan tâm, không hề có cái nhìn yêu thương, không mảy may một chút để ý gì đến người nghèo ấy, hằng ngày anh lại còn yến tiệc linh đình ngay bên cạnh cái nghèo của người anh em.
Anh chịu cực hình không phải vì ông giàu, không phải vì ông ăn uống thoải mái. Nhưng anh bị trầm luân đời đời trong địa ngục, vì anh không biết cho đi, không biết san sẻ. Anh làm ngơ trước người anh em của anh đang đau khổ, đang chết đói. Anh đã hết sức dửng dưng.
Những hình ảnh về những con người đau khổ bên trên là lời tố cáo mạnh dành cho thái độ dửng đưng của thời đại, của những kẻ vô tâm, của tất cả chúng ta.
Những hình ảnh về những con người đau khổ ấy chính là Lazarô hiện thực, Lazarô thời đại ở bên cạnh, ở trước cửa nhà, ở trên đường phố, ở trong góc chợ… mà chúng ta không thèm nhìn, chúng ta đã làm ngơ, đã bước qua họ mà đi. Chúng ta quá nghèo lòng trước những anh chị em nghèo tiền.
Cũng như bao nhiêu người dửng dưng trên đường phố Sơn La trước những cái xác của đồng loại chở trên xe hai bánh, – giữa ban ngày, giữa ánh mặt trời chan chứa, trên đoạn đường dài khoảng từ 70 đến 100 cây số của những ngày hôm trước, mà bất cứ ai đi qua cũng không thể không nhận ra, nhưng chẳng có một ai chặng những chiếc xe ấy lại, chẳng một ai muốn làm một điều gì đó lớn hơn, đẹp hơn để giúp đỡ những con người tội nghiệp kia – chúng ta, dù là Con Thiên Chúa, dù tuyên xưng mọi người là anh em, đã biết bao nhiêu lần dửng dưng trước những số phận bi đát của anh chị em mình?
Một lần nữa, lời của Chúa Giêsu, cùng biết bao nhiêu cảnh thực tế tàn khốc đã và đang diễn ra đang lên án thái độ ích kỷ, mặc ai nấy sống, sự dửng dưng đến vô tâm và tàn nhẫn trong lòng mỗi một người.
Một lần nữa, chúng ta phải đấm ngực mình về lời Chúa Giêsu dạy: Hãy sống yêu thương theo gương của Chúa. Chúng ta phải chân nhận rằng, vì sự dửng dưng của mình, mà hàng ngày có vô số người phải chết đói; vô số bệnh nhân chết vì không có điều kiện chữa bệnh; vô số trẻ em phải lao đao kiếm sống, hoặc bị lợi dụng, bị lạm dụng…; vô số phụ nữ phải bán thân nuôi mình, nuôi những người thân…
Một lần nữa, chúng ta phải sám hối, vì sự dửng dưng của mình góp phần làm cho thói vô cảm của thời đại lên ngôi. Chính thói vô cảm ấy đã khiến lương tâm số lớn người chai lỳ hơn, dễ làm cho người với người ngày càng tàn nhẫn hơn, xảy ra nhiều hoàng cảnh đáng thương hơn, nhiều mảnh đời bế tắt hơn…
Sẽ có một ngày chúng ta ra khỏi cuộc đời, bước vào một thế giới mới. Giấy thông hành cho chuyến đi này không là tiền của, không là vật chất mà chúng ta đã cố công cả một đời xây đắp, nhưng là tình yêu, lòng bác ái, là sự rộng lượng của bản thân.
Nhân suy niệm về hai hình ảnh tương phản trong Tin Mừng hôm nay: Người nghèo Lazarô được Chúa ân thưởng nơi lòng Tổ phụ Apraham và người phú hộ bị trầm luân đời đời, ta hãy nghe lại lời phát biểu của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II nhân cuộc thăm viếng nước Mỹ ngày 2.10.1979, mà suy nghĩ về đời sống bác ái của ta: “Chúng ta không thể thờ ơ vui hưởng của cải và tự do của chúng ta, nếu bất cứ ở vùng nào đó, người nghèo Lazarô của thế kỷ XX vẫn còn đang đứng chờ ngoài cửa… Chúng ta hãy đối xử với họ như những thực khách trong gia đình của mình”.
Lạy Chúa, xin tha thứ cho chúng con, vì nhiều lần, chúng con đã làm ngơ trước những anh chị em nghèo khổ xung quanh chúng con. Xin cho chúng con từ đây, biết quyết tâm thực hành đức bác ái một cách nghiêm túc như Chúa dạy. Amen.
Lm. JB NGUYỄN MINH HÙNG
Ở đây hôm nay đang có thật Thiên Đàng
Lm. Giuse Trương Đình Hiền
20:33 24/09/2016
Ở ĐÂY HÔM NAY ĐANG CÓ THẬT THIÊN ĐÀNG
(Chúa Nhật 26 THƯỜNG NIÊN C 2016)
Vào ngày Chúa Nhật ngày 4/9/2016 vừa qua, ĐGH Phanxicô đã phong hiển thánh cho Chân phước Têrêxa Calcutta, vị Nữ tu đã từng đoạt giải Nobel Hòa Bình năm 1978. Cả thế giới một lần nữa “ngất ngây” trước vẽ đẹp tinh thần của “Nguời Nữ Tu già nua ốm yếu” nầy, người được xem là “biểu tượng của lòng thương xót”, là “người bạn của người nghèo”. Mà không chỉ “ngất ngây”, cả thế giới đang được Mẹ Thánh gọi mời sống tinh thần khó nghèo và yêu thương, vị tha và chia sẻ theo tinh thần của mẹ, hay đúng hơn, tinh thần của Chúa Giêsu, tinh thần của Tin mừng Tám Mối Phúc Thật.
Có một điều chẳng ai ngờ là tên của của Vị Nữ Tu Công Giáo nghèo nàn, khiêm hạ nầy nầy lại được đặt cho một đại lộ quan trọng nhất của thành phố Calcutta, thành phố của một nước Ấn Độ chỉ có 1,6% dân Công Giáo. Đơn giản, chỉ vì Mẹ đã sống hết mình cái “lý của Tin Mừng”, Tin Mừng đuợc loan báo cho người nghèo khó. Mẹ đã trở thành vĩ đại, đã trở thành đại thánh, chỉ vì Mẹ đã thể hiện đúng mức “cái nghèo” của Phúc Âm, cái nghèo biết đặt mình khiêm hạ trước Thiên Chúa để cho đi hết mình, để liên đới với những kẻ cùng khổ, để sống cho và sống với những kẻ mang thân phận khốn khổ bần hàn. Con đường của Mẹ Têrêxa đã đi, lý tưởng mà Mẹ đã chọn lựa, cũng chính là nội dung ý nghĩa của sứ điệp phụng vụ Chúa Nhật 26 Thường Niên mà Lời Chúa đã minh nhiên xác quyết qua các trích đoạn đặc trưng :
Ngay từ thời xa xưa trong Cựu ước, ngôn sứ Amos đã oán thán kêu lên : “Khốn cho các ngươi là những kẻ phú quý ở Sion…chẳng thương hại gì đến nổi băn khoăn của Giuse…!” (Bđ 1, Am 6,1a.4-7).
Lời cảnh báo nầy vẫn còn nguyên tính thời sự cho thế giới hôm nay, cho mỗi người chúng ta, một thế giới, một xã hội đang chìm ngập trong cái nảo trạng “làm giàu bất kể”, “hưởng thụ bất kể” và đang hình thành những khoảng cách biệt lớn lao giữa kẻ giàu và người nghèo, đang đặt biết bao thân phận của kẻ nghèo, bất hạnh, nạn nhân của chiến tranh, bóc lột vào những hoàn cảnh bi đát tận cùng.
Trong khi đó, những lời của Thánh vinh 145 (Tv 145,7.8-9a.9bc-10) lại chuyển tải một sứ điệp đầy lòng xót thương của Thiên Chúa, Đấng là chỗ tựa nương vững chắc cho những kẻ nghèo : “Chúa là Đấng trả lại quyền lợi cho người bị áp bức, và ban cho những người đói được cơm ăn…” . Vâng, Thiên Chúa luôn là chỗ dựa cuối cùng, và là đáp số cho những phận người đang mang nặng những nổi oan khiên và bao nhiêu bất công, thảm cảnh mà họ đang cam chịu trong cuộc đời trần thế. Và đó cũng chính là cách chọn lựa của Đức Kitô, của Hội Thánh : đứng về phía người nghèo, làm điểm tựa cho họ, mang cho họ niềm hy vọng tin yêu. Sứ điệp nầy càng bức thiết đối với riêng những người Công Giáo, những kẻ đang được gọi mời “thể hiện lòng thương xót của Thiên Chúa” trong chính Năm Thánh ngoại thường nầy, Năm thánh Lòng Thương Xót.
Mà điều nầy đâu chỉ là một chút cảm tình thoáng qua để rồi tan theo mây gió. Không, Thánh Phaolô trong thư thứ 1 gởi Ti-mô-thê đã khuyên bảo người môn đệ Ti-mô-thê là “hãy chiến đấu trong cuộc chiến chiến đấu chính nghĩa của đức tin. Hãy cố đoạt lấy sự sống đời đời mà con đã được kêu gọi tới và vì đó…” (Bđ 2, 1 Tm 6,11-16). Những lời nầy thật là những lời khuyên thích hợp cho mỗi người chúng ta hôm nay ; bởi vì chúng ta đang sống trong một bối cảnh xã hội mà đời sống vật chất, hưởng thụ, tiền của đang là một nổi ám ảnh triền miên cho mọi gia đình khiến cho mọi giá trị vĩnh hằng, cùng đích vĩnh cửu trở thành tương đối hóa.
Nhưng rõ nét nhất, ấn tượng nhất mà Lời Chúa hôm nay muốn chuyển tải lại chính là dụ ngôn “Người nghèo La-za-rô và ông phú hộ” của Chúa Kitô trong Tin mừng Luca (Lc 16,19-31). Chúa Giê-su đã khắc hoạ hai mẫu người điển hình trong xã hội loài người muôn nơi, muôn thuở : Giàu và nghèo, để từ đó hướng tới sứ điệp : Nếu chỉ biết cậy dựa vào sự giàu sang để hưởng thụ một cách ích kỷ, không biết xót thương, liên đới với anh em đồng loại, nhất là với những người nghèo nàn, cơ cực, bất hạnh, thì cánh cửa thiên đàng mai hậu sẽ khép lại, mọi quan hệ với Thiên Chúa sẽ bị cắt đứt. Chính vì thế, Thiên đàng, quê hương vĩnh cửu, hạnh phúc đời đời không phải là một thực tại ảo tưởng, xa vời, nhưng là đang hình thành, triển nở ngay từ cuộc sống hôm nay.
Chính Mẹ Thánh Têrêsa Calcutta, người đã từ bỏ những tiện nghi, yên hàn nơi cộng đoàn dòng các nữ tu Côlôrentô để ra đi quyết tìm thấy “thiên đàng” nơi địa chỉ của những người nghèo ở Calcutta ; và Mẹ đã tìm gặp thật sự !
Vâng, nếu mỗi người chúng ta sống và thực hiện cho tới nơi tới chốn những điều trên, thì quả thật, Ở ĐÂY HÔM NAY ĐANG CÓ THẬT THIÊN ĐÀNG.
Giuse Trương Đình Hiền
(Chúa Nhật 26 THƯỜNG NIÊN C 2016)
Vào ngày Chúa Nhật ngày 4/9/2016 vừa qua, ĐGH Phanxicô đã phong hiển thánh cho Chân phước Têrêxa Calcutta, vị Nữ tu đã từng đoạt giải Nobel Hòa Bình năm 1978. Cả thế giới một lần nữa “ngất ngây” trước vẽ đẹp tinh thần của “Nguời Nữ Tu già nua ốm yếu” nầy, người được xem là “biểu tượng của lòng thương xót”, là “người bạn của người nghèo”. Mà không chỉ “ngất ngây”, cả thế giới đang được Mẹ Thánh gọi mời sống tinh thần khó nghèo và yêu thương, vị tha và chia sẻ theo tinh thần của mẹ, hay đúng hơn, tinh thần của Chúa Giêsu, tinh thần của Tin mừng Tám Mối Phúc Thật.
Có một điều chẳng ai ngờ là tên của của Vị Nữ Tu Công Giáo nghèo nàn, khiêm hạ nầy nầy lại được đặt cho một đại lộ quan trọng nhất của thành phố Calcutta, thành phố của một nước Ấn Độ chỉ có 1,6% dân Công Giáo. Đơn giản, chỉ vì Mẹ đã sống hết mình cái “lý của Tin Mừng”, Tin Mừng đuợc loan báo cho người nghèo khó. Mẹ đã trở thành vĩ đại, đã trở thành đại thánh, chỉ vì Mẹ đã thể hiện đúng mức “cái nghèo” của Phúc Âm, cái nghèo biết đặt mình khiêm hạ trước Thiên Chúa để cho đi hết mình, để liên đới với những kẻ cùng khổ, để sống cho và sống với những kẻ mang thân phận khốn khổ bần hàn. Con đường của Mẹ Têrêxa đã đi, lý tưởng mà Mẹ đã chọn lựa, cũng chính là nội dung ý nghĩa của sứ điệp phụng vụ Chúa Nhật 26 Thường Niên mà Lời Chúa đã minh nhiên xác quyết qua các trích đoạn đặc trưng :
Ngay từ thời xa xưa trong Cựu ước, ngôn sứ Amos đã oán thán kêu lên : “Khốn cho các ngươi là những kẻ phú quý ở Sion…chẳng thương hại gì đến nổi băn khoăn của Giuse…!” (Bđ 1, Am 6,1a.4-7).
Lời cảnh báo nầy vẫn còn nguyên tính thời sự cho thế giới hôm nay, cho mỗi người chúng ta, một thế giới, một xã hội đang chìm ngập trong cái nảo trạng “làm giàu bất kể”, “hưởng thụ bất kể” và đang hình thành những khoảng cách biệt lớn lao giữa kẻ giàu và người nghèo, đang đặt biết bao thân phận của kẻ nghèo, bất hạnh, nạn nhân của chiến tranh, bóc lột vào những hoàn cảnh bi đát tận cùng.
Trong khi đó, những lời của Thánh vinh 145 (Tv 145,7.8-9a.9bc-10) lại chuyển tải một sứ điệp đầy lòng xót thương của Thiên Chúa, Đấng là chỗ tựa nương vững chắc cho những kẻ nghèo : “Chúa là Đấng trả lại quyền lợi cho người bị áp bức, và ban cho những người đói được cơm ăn…” . Vâng, Thiên Chúa luôn là chỗ dựa cuối cùng, và là đáp số cho những phận người đang mang nặng những nổi oan khiên và bao nhiêu bất công, thảm cảnh mà họ đang cam chịu trong cuộc đời trần thế. Và đó cũng chính là cách chọn lựa của Đức Kitô, của Hội Thánh : đứng về phía người nghèo, làm điểm tựa cho họ, mang cho họ niềm hy vọng tin yêu. Sứ điệp nầy càng bức thiết đối với riêng những người Công Giáo, những kẻ đang được gọi mời “thể hiện lòng thương xót của Thiên Chúa” trong chính Năm Thánh ngoại thường nầy, Năm thánh Lòng Thương Xót.
Mà điều nầy đâu chỉ là một chút cảm tình thoáng qua để rồi tan theo mây gió. Không, Thánh Phaolô trong thư thứ 1 gởi Ti-mô-thê đã khuyên bảo người môn đệ Ti-mô-thê là “hãy chiến đấu trong cuộc chiến chiến đấu chính nghĩa của đức tin. Hãy cố đoạt lấy sự sống đời đời mà con đã được kêu gọi tới và vì đó…” (Bđ 2, 1 Tm 6,11-16). Những lời nầy thật là những lời khuyên thích hợp cho mỗi người chúng ta hôm nay ; bởi vì chúng ta đang sống trong một bối cảnh xã hội mà đời sống vật chất, hưởng thụ, tiền của đang là một nổi ám ảnh triền miên cho mọi gia đình khiến cho mọi giá trị vĩnh hằng, cùng đích vĩnh cửu trở thành tương đối hóa.
Nhưng rõ nét nhất, ấn tượng nhất mà Lời Chúa hôm nay muốn chuyển tải lại chính là dụ ngôn “Người nghèo La-za-rô và ông phú hộ” của Chúa Kitô trong Tin mừng Luca (Lc 16,19-31). Chúa Giê-su đã khắc hoạ hai mẫu người điển hình trong xã hội loài người muôn nơi, muôn thuở : Giàu và nghèo, để từ đó hướng tới sứ điệp : Nếu chỉ biết cậy dựa vào sự giàu sang để hưởng thụ một cách ích kỷ, không biết xót thương, liên đới với anh em đồng loại, nhất là với những người nghèo nàn, cơ cực, bất hạnh, thì cánh cửa thiên đàng mai hậu sẽ khép lại, mọi quan hệ với Thiên Chúa sẽ bị cắt đứt. Chính vì thế, Thiên đàng, quê hương vĩnh cửu, hạnh phúc đời đời không phải là một thực tại ảo tưởng, xa vời, nhưng là đang hình thành, triển nở ngay từ cuộc sống hôm nay.
Chính Mẹ Thánh Têrêsa Calcutta, người đã từ bỏ những tiện nghi, yên hàn nơi cộng đoàn dòng các nữ tu Côlôrentô để ra đi quyết tìm thấy “thiên đàng” nơi địa chỉ của những người nghèo ở Calcutta ; và Mẹ đã tìm gặp thật sự !
Vâng, nếu mỗi người chúng ta sống và thực hiện cho tới nơi tới chốn những điều trên, thì quả thật, Ở ĐÂY HÔM NAY ĐANG CÓ THẬT THIÊN ĐÀNG.
Giuse Trương Đình Hiền
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐTC Phanxicô tiếp kiến các nạn nhân khủng bố Hồi Giáo
Lê Đình Thông
08:07 24/09/2016
TIẾP KIẾN CÁC NẠN NHÂN KHỦNG BỐ HỒI GIÁO
Sau đó, Đức Thánh Cha xuống tận nơi chào thân ái, ôm hôn và nói lời ủy lạo với từng người. Ngoài các nạn nhân Nice, một số nạn nhân khủng bố đến từ Hoa Kỳ, Maroc và Estonie. Nhiều người không ngăn được nước mắt. 180 người gồm 58 gia đình các nạn nhân bị chết hoặc bị thương, kể cả 2 người bị thương tại nhà thờ Saint Etienne du Rouvray ngày 26/07 vừa qua, khiến cha Jacques Hamel bị thiệt mạng.
Ông Pierre Etienne Denis, chủ tịch Hiệp hội các Nạn nhân Khủng bố (FENVAC) cho rằng : Những nạn nhân đến đây không phân biệt tôn giáo đều nhận ra lòng nhân ái vô biên của vị lãnh đạo tối cao Giáo Hội Công Giáo.’’ Đức Hồng Y Quốc vụ Khanh Tòa Thánh nhận định cuộc triều yết này mang ý nghĩa đại kết.
Nhân dịp này, ban hợp xướng của nhạc viện Nice đã trình diễn ca khúc ‘‘Nissa la bella’’ nói lên lòng biết ơn Đức Thánh Cha. Đức Cha André Marceau, giám mục Nice đã dâng 86 bông hoa cẩm chướng đủ màu, tượng trưng cho 86 nạn nhân vô tội bị chiếc xe vận tải của quân khủng bố cán chết tại Nice.
Kinh Hòa Bình
Xin Cha sử dụng phàm nhân,
trở thành khí cụ bình an nước Trời.
Nơi đâu oán ghét người đời,
tình yêu rũ sạch rã rời dửng dưng.
Nơi đâu xúc phạm ngập ngừng,
thứ tha lầm lỗi xin đừng bận tâm.
Nơi đâu chia rẽ ngại ngần,
tấc lòng hòa hợp tình thân lặng thầm.
Nơi đâu reo rắc sai lầm,
Con đem chân lý Phúc âm nguyện cầu.
Nơi đâu ngờ vực lẫn nhau,
Con đem tin tưởng dãi dầu cậy trông.
Nơi đâu nước mắt lưng tròng,
Con đem hy vọng một lòng tóm thâu.
Nơi đâu tăm tối lệ sầu,
Con đem ánh sáng nhiệm mầu bốn phương.
Nơi đâu khóc lóc thê lương,
Con đem hạnh phúc yêu thương trọn đời.
Con tìm an ủi người đời,
không mong nhận được mấy lời ủi an.
Con mong hiểu thấu tâm can,
Không mong người hiểu nắng tàn bụi sương.
Con mong thực hiện yêu thương,
Không mong nhận được tình thương thế trần.
Khi con tự nguyện trao ban,
Là khi nhận được vô vàn phúc ân.
Khi con quên hết chân thân,
Con liền gặp gỡ khí thần bản thân.
Khi con tha thứ ân cần,
Mới mong thoát khỏi trầm luân đọa đầy.
Đến khi nhắm mắt xuôi tay,
Là con sống lại ơn dầy thánh ân.
Thánh Phanxicô Assisi (1182-1226)
(Bản dịch : Lê Đình Thông)
Giáo xứ Paris, ngày 24/09/2016
Lê Đình Thông
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đức cha Giuse Châu Ngọc Tri thăm mục vụ và ban Bí tích Thêm Sức tại Giáo xứ Tà Lùng Cao Bằng
Giuse Trần Ngọc Huấn
19:23 24/09/2016
Đức Cha Giuse Châu Ngọc tri thăm mục vụ và ban Bí tích Thêm Sức tại Giáo xứ Tà Lùng Cao Bằng
Vào chiều ngày thứ Bảy, 17 tháng 9 năm 2016, cộng đoàn Dân Chúa tại Giáo xứ Tà Lùng (Giáo hạt Cao Bằng) vui mừng chào đón vị Chủ chăn của Giáo phận – Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri – đến thăm viếng mục vụ. Đây là lần thứ hai Giáo xứ được đón Đức Cha tới thăm kể từ khi ngài về nhận Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng vào tháng Tư năm nay.
Xem Hình
Niềm vui trào dâng khi Giáo xứ dành cho Đức Cha khả kính một sự đón tiếp thật bất ngờ. Khi xe Đức Cha còn cách giáo xứ khoảng 500 mét, một đoàn hàng chục anh chị em giáo dân với trang phục thật đẹp và tay mang cờ đã vui mừng chào đón Đức Cha và tháp tùng ngài vào tới khuôn viên Thánh đường giáo xứ. Tại đây, cha xứ Vinhsơn Đào Văn Uyên thay mặt mọi thành phần Dân Chúa chào kính và dâng tặng Đức Cha bó hoa tươi thắm. Trong niềm vui hạnh ngộ, Đức Cha bắt tay và thăm hỏi từng người hiện diện nơi đây. Tình cha con trong gia đình Giáo xứ, Giáo phận được thể hiện thật rõ nét và cảm động.
Cao điểm của chuyến thăm viếng mục vụ là Thánh lễ ban Bí tích Thêm Sức do Đức Cha Giuse chủ sự vào hồi 19 giờ 30 tối thứ Bảy. Đồng tế với Đức Cha có cha xứ Vinhsơn, cha Giuse Đỗ Hồng Phúc.SDB (Văn phòng Tòa Giám mục) và cha Giuse Nguyễn Văn Vinh (giáo xứ Bó Tờ). Đông đảo mọi thành phần Dân Chúa đã hiệp dâng Thánh lễ trong một bầu khí phụng vụ trang trọng, thiêng thánh và sốt sắng.
Bước vào Thánh lễ, Đức Cha Giuse ngỏ lời với cộng đoàn hiện diện: “Một lần nữa, tôi rất vui mừng được về thăm Giáo xứ Tà Lùng rất thân mến, được cùng với Cha xứ Vinhsơn, quý dì, Hội đồng mục vụ và quý ông bà anh chị em, chúng con thiếu nhi. Hôm nay, đặc biệt hơn, tôi sẽ cử hành Thánh lễ Ban bí tích Thêm Sức cho 8 em thiếu nhi là con cháu các gia đình, và 5 em khác được Rước Chúa lần đầu. Đây là những hồng phúc mà Thiên Chúa ban cho chúng ta – người trưởng thành đã lãnh nhận và đang làm phát huy hiệu quả Bí tích trong đời sống của chúng ta. Chúng ta đã chăm lo cho con cháu của chúng ta được học Giáo lý, được sống đạo thì hôm nay các em cũng được như chúng ta, được đón nhận ơn của Chúa qua Bí tích, lãnh nhận ơn Chúa Thánh Thần để trở nên chứng nhân của Chúa trong đời sống. Chúng ta cùng dâng lời tạ ơn Thiên Chúa, chúc mừng giáo xứ Tà Lùng của chúng ta, cùng xin ơn Chúa Thánh Thần xuống tràn ngập trên cộng đoàn Giáo xứ của chúng ta để mỗi người chúng ta cũng biết đón nhận và cộng tác với ơn Chúa để làm cho ơn Chúa trổ sinh hoa trái trong đời sống của chúng ta, xây dựng đời sống đạo đức của mỗi người và từng gia đình, cũng là xây dựng Giáo xứ, Giáo Hội ngày một thăng tiến”.
Sau bài Tin Mừng, cha xứ Vinhsơn thỉnh cầu Đức Cha chủ sự ban Bí tích Thêm Sức cho 8 em thiếu nhi trong Giáo xứ, là những em đã được chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết để lãnh Bí tích quan trọng này. Cộng đoàn phụng vụ vui mừng Tạ ơn Chúa sau khi Đức Cha bày tỏ sự ưng thuận, chuẩn y việc cử hành Bí tích Thêm Sức cho các em.
Trong bài chia sẻ Tin Mừng, Đức Cha Giuse quảng diễn về hoạt động mạnh mẽ của Chúa Thánh Thần trong đời sống Hội Thánh, trong đời sống nhân loại và trên đời sống của mỗi người. Chính Chúa Thánh Thần hướng dẫn và giúp cho Hội Thánh thực sự trở nên dấu chỉ ơn Cứu độ cho con người. Chính Chúa Thánh Thần đồng hành và nâng đỡ mọi sinh hoạt của Hội Thánh và của từng người trong hành trình đức tin.
Đức Cha nhấn mạnh: Lãnh nhận Bí tích chỉ là dấu bên ngoài, quan trọng nhất chính là ơn bên trong – ta không thấy được nhưng quan trọng vô cùng – làm nên đời sống người Kitô hữu, nuôi dưỡng đức tin người Công Giáo của chúng ta. Giữ đạo Chúa không chỉ đơn giản là chăm đi nhà thờ, làm một số việc bề ngoài, nhưng quan trọng là chúng ta được canh tân, được đổi mới, được cảm hóa, được khích lệ bởi ơn Chúa để chúng ta sống cho xứng đáng với hồng ân đã lãnh nhận. Chúng ta có thể sống đạo cách sống động chính là nhờ chúng ta có ơn Chúa Thánh Thần. Trong đời sống tín hữu, nếu không có ơn Chúa Thánh Thần thì chúng ta chẳng thể làm được gì. Chúng ta được Chúa kêu gọi để lãnh nhận ơn Chúa Thánh Thần. Chúng ta sống trong lòng Giáo Hội là sống trong sự thánh hóa của Chúa Thánh Thần.
Kết thúc bài giảng, Đức Cha Giuse mời gọi cộng đoàn hãy mang Chúa Thánh Thần trong đời sống đức tin của mình: Chúa Thánh Thần là lửa sốt mến trong lòng chúng ta, làm chúng ta nhiệt thành và đốt nóng lên trong chúng ta sự hăng hái trong việc sống đạo, diễn tả đức tin, xây dựng Hội Thánh và loan báo Tin Mừng. Hãy mang Lửa Thánh Thần vào trong đời sống của chúng ta để mọi người cảm nhận nơi chúng ta sự nhiệt thành trong đức tin và truyền giáo.
Nghi thức ban Bí tích Thêm Sức được cử hành một cách trang trọng và sốt sắng. Cộng đoàn cùng tuyên xưng Đức Tin, cầu xin ơn Chúa Thánh Thần. Các em thiếu nhi quỳ trước Đức Giám Mục khi ngài đọc lời nguyện và đặt tay, xức dầu ban Bí tích Thêm Sức.
Trong phần Hiệp lễ, Đức Cha Giuse trao Mình – Máu Thánh Chúa cho 5 em thiếu nhi trong Giáo xứ được Xưng Tội Rước Lễ lần đầu hôm nay và 8 em vừa lãnh Bí tích Thêm Sức.
Trước khi lãnh Phép lành cuối lễ, một vị phụ huynh đại diện cho gia đình và các em lãnh Bí tích hôm nay nói lên tâm tình tri ân Đức Cha, cha xứ, quý cha, quý dì, quý thầy và cộng đoàn; cùng dâng lên Đức Cha bó hoa tươi gói ghém lòng biết ơn và cảm mến.
Đức Cha Giuse ngỏ lời với cộng đoàn, ngài chúc mừng cha xứ, giáo xứ và cộng đoàn có thêm những em thiếu nhi được lãnh nhận Bí tích Thêm Sức và được Xưng Tội Rước Lễ lần đầu trong Thánh lễ này, đó là một bước ghi dấu sự trưởng thành đức tin trong đời sống các em. Ngài mời gọi toàn thể cộng đoàn, nhất là các bậc phụ huynh, hãy làm gương mẫu cho các em trong đời sống đạo, siêng năng và nhiệt thành xây dựng xứ đạo ngày một thăng tiến hơn.
Thánh lễ kết thúc vào hồi 21g20 với phép lành của Đức Cha chủ sự. Sau đó, cộng đoàn vào khuôn viên nhà xứ cùng gặp gỡ vị Chủ chăn Giáo phận và chia sẻ niềm vui của ngày lễ hôm nay.
Cũng trong chương trình thăm viếng mục vụ tại Giáo xứ Tà Lùng, vào buổi sáng 18 tháng 9 năm 2016, sau khi cử hành Thánh lễ Chúa Nhật lúc 8 giờ tại nhà thờ Giáo xứ, Đức Cha gặp gỡ riêng Hội đồng mục vụ Giáo xứ. Ngài cũng dành thời giờ thăm viếng các nữ tu Mến Thánh Giá Thủ Thiêm đang phục vụ tại Giáo xứ, và thăm hỏi một vài gia đình trong Giáo xứ.
Giuse Trần Ngọc Huấn – BTT.GPLSCB
Vào chiều ngày thứ Bảy, 17 tháng 9 năm 2016, cộng đoàn Dân Chúa tại Giáo xứ Tà Lùng (Giáo hạt Cao Bằng) vui mừng chào đón vị Chủ chăn của Giáo phận – Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri – đến thăm viếng mục vụ. Đây là lần thứ hai Giáo xứ được đón Đức Cha tới thăm kể từ khi ngài về nhận Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng vào tháng Tư năm nay.
Xem Hình
Niềm vui trào dâng khi Giáo xứ dành cho Đức Cha khả kính một sự đón tiếp thật bất ngờ. Khi xe Đức Cha còn cách giáo xứ khoảng 500 mét, một đoàn hàng chục anh chị em giáo dân với trang phục thật đẹp và tay mang cờ đã vui mừng chào đón Đức Cha và tháp tùng ngài vào tới khuôn viên Thánh đường giáo xứ. Tại đây, cha xứ Vinhsơn Đào Văn Uyên thay mặt mọi thành phần Dân Chúa chào kính và dâng tặng Đức Cha bó hoa tươi thắm. Trong niềm vui hạnh ngộ, Đức Cha bắt tay và thăm hỏi từng người hiện diện nơi đây. Tình cha con trong gia đình Giáo xứ, Giáo phận được thể hiện thật rõ nét và cảm động.
Cao điểm của chuyến thăm viếng mục vụ là Thánh lễ ban Bí tích Thêm Sức do Đức Cha Giuse chủ sự vào hồi 19 giờ 30 tối thứ Bảy. Đồng tế với Đức Cha có cha xứ Vinhsơn, cha Giuse Đỗ Hồng Phúc.SDB (Văn phòng Tòa Giám mục) và cha Giuse Nguyễn Văn Vinh (giáo xứ Bó Tờ). Đông đảo mọi thành phần Dân Chúa đã hiệp dâng Thánh lễ trong một bầu khí phụng vụ trang trọng, thiêng thánh và sốt sắng.
Bước vào Thánh lễ, Đức Cha Giuse ngỏ lời với cộng đoàn hiện diện: “Một lần nữa, tôi rất vui mừng được về thăm Giáo xứ Tà Lùng rất thân mến, được cùng với Cha xứ Vinhsơn, quý dì, Hội đồng mục vụ và quý ông bà anh chị em, chúng con thiếu nhi. Hôm nay, đặc biệt hơn, tôi sẽ cử hành Thánh lễ Ban bí tích Thêm Sức cho 8 em thiếu nhi là con cháu các gia đình, và 5 em khác được Rước Chúa lần đầu. Đây là những hồng phúc mà Thiên Chúa ban cho chúng ta – người trưởng thành đã lãnh nhận và đang làm phát huy hiệu quả Bí tích trong đời sống của chúng ta. Chúng ta đã chăm lo cho con cháu của chúng ta được học Giáo lý, được sống đạo thì hôm nay các em cũng được như chúng ta, được đón nhận ơn của Chúa qua Bí tích, lãnh nhận ơn Chúa Thánh Thần để trở nên chứng nhân của Chúa trong đời sống. Chúng ta cùng dâng lời tạ ơn Thiên Chúa, chúc mừng giáo xứ Tà Lùng của chúng ta, cùng xin ơn Chúa Thánh Thần xuống tràn ngập trên cộng đoàn Giáo xứ của chúng ta để mỗi người chúng ta cũng biết đón nhận và cộng tác với ơn Chúa để làm cho ơn Chúa trổ sinh hoa trái trong đời sống của chúng ta, xây dựng đời sống đạo đức của mỗi người và từng gia đình, cũng là xây dựng Giáo xứ, Giáo Hội ngày một thăng tiến”.
Sau bài Tin Mừng, cha xứ Vinhsơn thỉnh cầu Đức Cha chủ sự ban Bí tích Thêm Sức cho 8 em thiếu nhi trong Giáo xứ, là những em đã được chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết để lãnh Bí tích quan trọng này. Cộng đoàn phụng vụ vui mừng Tạ ơn Chúa sau khi Đức Cha bày tỏ sự ưng thuận, chuẩn y việc cử hành Bí tích Thêm Sức cho các em.
Trong bài chia sẻ Tin Mừng, Đức Cha Giuse quảng diễn về hoạt động mạnh mẽ của Chúa Thánh Thần trong đời sống Hội Thánh, trong đời sống nhân loại và trên đời sống của mỗi người. Chính Chúa Thánh Thần hướng dẫn và giúp cho Hội Thánh thực sự trở nên dấu chỉ ơn Cứu độ cho con người. Chính Chúa Thánh Thần đồng hành và nâng đỡ mọi sinh hoạt của Hội Thánh và của từng người trong hành trình đức tin.
Đức Cha nhấn mạnh: Lãnh nhận Bí tích chỉ là dấu bên ngoài, quan trọng nhất chính là ơn bên trong – ta không thấy được nhưng quan trọng vô cùng – làm nên đời sống người Kitô hữu, nuôi dưỡng đức tin người Công Giáo của chúng ta. Giữ đạo Chúa không chỉ đơn giản là chăm đi nhà thờ, làm một số việc bề ngoài, nhưng quan trọng là chúng ta được canh tân, được đổi mới, được cảm hóa, được khích lệ bởi ơn Chúa để chúng ta sống cho xứng đáng với hồng ân đã lãnh nhận. Chúng ta có thể sống đạo cách sống động chính là nhờ chúng ta có ơn Chúa Thánh Thần. Trong đời sống tín hữu, nếu không có ơn Chúa Thánh Thần thì chúng ta chẳng thể làm được gì. Chúng ta được Chúa kêu gọi để lãnh nhận ơn Chúa Thánh Thần. Chúng ta sống trong lòng Giáo Hội là sống trong sự thánh hóa của Chúa Thánh Thần.
Kết thúc bài giảng, Đức Cha Giuse mời gọi cộng đoàn hãy mang Chúa Thánh Thần trong đời sống đức tin của mình: Chúa Thánh Thần là lửa sốt mến trong lòng chúng ta, làm chúng ta nhiệt thành và đốt nóng lên trong chúng ta sự hăng hái trong việc sống đạo, diễn tả đức tin, xây dựng Hội Thánh và loan báo Tin Mừng. Hãy mang Lửa Thánh Thần vào trong đời sống của chúng ta để mọi người cảm nhận nơi chúng ta sự nhiệt thành trong đức tin và truyền giáo.
Nghi thức ban Bí tích Thêm Sức được cử hành một cách trang trọng và sốt sắng. Cộng đoàn cùng tuyên xưng Đức Tin, cầu xin ơn Chúa Thánh Thần. Các em thiếu nhi quỳ trước Đức Giám Mục khi ngài đọc lời nguyện và đặt tay, xức dầu ban Bí tích Thêm Sức.
Trong phần Hiệp lễ, Đức Cha Giuse trao Mình – Máu Thánh Chúa cho 5 em thiếu nhi trong Giáo xứ được Xưng Tội Rước Lễ lần đầu hôm nay và 8 em vừa lãnh Bí tích Thêm Sức.
Trước khi lãnh Phép lành cuối lễ, một vị phụ huynh đại diện cho gia đình và các em lãnh Bí tích hôm nay nói lên tâm tình tri ân Đức Cha, cha xứ, quý cha, quý dì, quý thầy và cộng đoàn; cùng dâng lên Đức Cha bó hoa tươi gói ghém lòng biết ơn và cảm mến.
Đức Cha Giuse ngỏ lời với cộng đoàn, ngài chúc mừng cha xứ, giáo xứ và cộng đoàn có thêm những em thiếu nhi được lãnh nhận Bí tích Thêm Sức và được Xưng Tội Rước Lễ lần đầu trong Thánh lễ này, đó là một bước ghi dấu sự trưởng thành đức tin trong đời sống các em. Ngài mời gọi toàn thể cộng đoàn, nhất là các bậc phụ huynh, hãy làm gương mẫu cho các em trong đời sống đạo, siêng năng và nhiệt thành xây dựng xứ đạo ngày một thăng tiến hơn.
Thánh lễ kết thúc vào hồi 21g20 với phép lành của Đức Cha chủ sự. Sau đó, cộng đoàn vào khuôn viên nhà xứ cùng gặp gỡ vị Chủ chăn Giáo phận và chia sẻ niềm vui của ngày lễ hôm nay.
Cũng trong chương trình thăm viếng mục vụ tại Giáo xứ Tà Lùng, vào buổi sáng 18 tháng 9 năm 2016, sau khi cử hành Thánh lễ Chúa Nhật lúc 8 giờ tại nhà thờ Giáo xứ, Đức Cha gặp gỡ riêng Hội đồng mục vụ Giáo xứ. Ngài cũng dành thời giờ thăm viếng các nữ tu Mến Thánh Giá Thủ Thiêm đang phục vụ tại Giáo xứ, và thăm hỏi một vài gia đình trong Giáo xứ.
Giuse Trần Ngọc Huấn – BTT.GPLSCB
Gia đình cựu chủng sinh Huế mừng bổn mạng
Trương Trí
07:57 24/09/2016
GIA ĐÌNH CỰU CHỦNG SINH HUẾ MỪNG BỔN MẠNG
TÔMA THIỆN VÀ CẦU NGUYỆN CHO TIẾN TRÌNH PHONG THÁNH CỦA ĐỨC Hồng Y F.X. NGUYỄN VĂN THUẬN
Sáng ngày 24 tháng 9, tại Nhà thờ An Vân, Huế. Quí Cha và anh chị em thuộc Gia đình Cựu Chủng sinh Huế tôt chức gặp mặt thường niên và dâng lễ Giỗ người “Anh Cả”: Thánh Tôma Trần Văn Thiện. Cũng trong Thánh lễ này, cộng đoàn hiệp dâng lời cầu nguyện cho tiến trình phong Thánh của Tôi tớ Chúa: Đức Hồng Y F.X. Nguyễn Văn Thuận, vị Giám đốc tiên khởi của Tiểu Chủng viện Hoan Thiện, là người Thầy và cũng là người Cha đáng kính của Gia đình Cựu Chủng sinh Huế.
Xem hình
Một điều đáng trân trọng của ngày gặp mặt năm nay được Cha F.X. Nguyễn Văn Cần lớp HT 65, cũng là Quản xứ An Vân đăng cai tổ chức. Cùng dự có Cha G.B. Lê Văn Nghiêm, Ngài vào Chủng viện Hoan Thiện năm 67, nhưng vì “Tu muộn” nên tuy nhập cùng năm nhưng Ngài dạy chúng tôi. Cha Antôn Nguyễn Văn Thăng, Quản xứ An Truyền và quí cao niên như: Thầy Đỗ Trinh Huệ và thầy Lê Văn Gioang và anh Nguyễn Văn Khen thuộc Chủng viện Phú Xuân 53, cùng lớp với Đức Tổng Giám mục Giáo phận Huế F.X. Lê Văn Hồng.
Trong buổi sinh hoạt, anh Trưởng Ban Đại diện Gia đình Cựu Chủng sinh Huế Nguyễn Đức Long nêu lên tình hình sinh hoạt trong năm qua, và mời gọi mọi người đóng góp ý kiến để trong năm tới được hoàn thiện hơn. Cha G.B. Lê Văn Nghiêm đề nghị các lớp nên có những buổi sinh hoạt nhiều hơn ngoài sinh hoạt chung của Trường hằng năm, đồng thời trong sinh hoạt nên giúp nhau gần gũi Chúa hơn, cũng như tham gia tích cực hơn vào các hoạt động của Giáo xứ mà mình đang sống. Anh Nguyễn Đức Long cũng phổ biến về việc Gia đình Cựu Chủng sinh Huế tích cực hổ trợ kinh phí cho tiến trình phong Thánh của Đức Hồng Y F.X. Nguyễn Văn Thuận, dù nhỏ nhất để tỏ lòng yêu mến người Cha, người Thầy đáng kính.
Thánh lễ đồng tế do Cha G.B. Lê Văn Nghiêm chủ tế, cùng với quí Cha, anh chị em lần lượt tiến lên trước Hương án của người anh cả Tô ma Thiện dâng nén hương tỏ lòng kính trọng vị Thánh Tử đạo bổn mạng của Gia đình Cựu Chủng sinh Huế.
Mở đầu Thánh lễ, Cha chủ tế mời gọi mọi người sốt sắng dâng Thánh lễ Giỗ Thánh Tử đạo TôMa Thiện, và cũng xin Ngài chuyển cầu cùng Thiên Chúa cho tiến trình phong Thánh của Đức Hồng Y F.X. Nguyễn Văn thuận sớm hoàn thành.
Trong bài giảng lễ, Cha F.X. Nguyễn Văn Cần chia sẻ: “Vì danh Thầy, các con sẽ bị người đời ghét bỏ”. Lời Chúa Giêsu nói với các môn đệ trải qua 2.000 năm vẫn còn tồn tại. Trong lịch sử của Giáo Hội, chúng ta thấy thời đại nào cũng vậy, môn đệ của Chúa Giê su phải chịu chung một số phận với Thầy mình, nghĩa là bị bách hại. Thời nào cũng có các vị Thánh Tử đạo. Thánh Chủng sinh Tử đạo Tôma Trần Văn Thiện cũng chịu chung số phận khi quyết không chối bỏ Chúa trước những cám dỗ vật chất xa hoa của cuộc đời. Thánh Tử đạo Tô ma Trần văn Thiện là một trong 117 vị Thánh Tử đạo được Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II phong lên bậc Hiển Thánh ngày 19 tháng 6 năm 1988.
Ngài cũng nhắc nhở anh em hãy luôn thể hiện mình là một Cựu Chủng sinh, là người con của Chủng viện thì phải làm sao cho xứng đáng với tên gọi.Ngài kể lại trong lần Hội ngộ Gia đình Cựu Chủng sinh Huế lần thứ I, rất đông anh chị em từ hải ngoại và khắp mọi miền đất nước về dự. Đức Nguyên Tổng Giám mục Stêphanô Nguyễn Như Thể đã nói đùa vui nhưng rất thực tế: “Chủng viện lập ra là để đào tạo những người Chồng, người Cha gia đình, những người giáo dân tốt lành, thánh thiện…” Mà thực vậy vì theo Đức Tổng thì từ lúc nào đến bây giờ, khi vào Chủng viện thì lớp nào cũng trên 50 người, nhưng cuối cùng được chọn làm Linh mục chỉ đếm được trên đầu ngón tay.
Do đó, chúng ta cầu nguyện cho nhau, được biết làm lợi, sinh hoa kết trái từ những vốn liếng quí giá mà Chúa thương ban cho mình trong thời gian tu học trong Chủng viện. Nhất là giáo dục và rèn luyện các cháu theo con đường đạo đức nhân bản, noi gương Thánh Tử đạo Tôma Thiện, người anh Cả của Gia đình Cựu Chủng sinh Huế, luôn hiên ngang, bất khuất để tuyên xưng: “Tôi chỉ muốn quyền chức trên Trời chứ không cần quyền chức ở trần gian này.”
Kết thúc Thánh lễ, mọi người cùng chụp hình lưu niệm trước ngôi Nhà thờ cổ An Vân và cùng dự bữa cơm thân mật. Cha An tôn Nguyễn Văn Thăng, Quản xứ An Truyền đã đăng cai tổ chức ngày lễ Giỗ và gặp mặt năm 2017 tại Giáo xứ An truyền trong tiếng vỗ tay hoan nghênh của mọi người.
Trương Trí
TÔMA THIỆN VÀ CẦU NGUYỆN CHO TIẾN TRÌNH PHONG THÁNH CỦA ĐỨC Hồng Y F.X. NGUYỄN VĂN THUẬN
Sáng ngày 24 tháng 9, tại Nhà thờ An Vân, Huế. Quí Cha và anh chị em thuộc Gia đình Cựu Chủng sinh Huế tôt chức gặp mặt thường niên và dâng lễ Giỗ người “Anh Cả”: Thánh Tôma Trần Văn Thiện. Cũng trong Thánh lễ này, cộng đoàn hiệp dâng lời cầu nguyện cho tiến trình phong Thánh của Tôi tớ Chúa: Đức Hồng Y F.X. Nguyễn Văn Thuận, vị Giám đốc tiên khởi của Tiểu Chủng viện Hoan Thiện, là người Thầy và cũng là người Cha đáng kính của Gia đình Cựu Chủng sinh Huế.
Xem hình
Một điều đáng trân trọng của ngày gặp mặt năm nay được Cha F.X. Nguyễn Văn Cần lớp HT 65, cũng là Quản xứ An Vân đăng cai tổ chức. Cùng dự có Cha G.B. Lê Văn Nghiêm, Ngài vào Chủng viện Hoan Thiện năm 67, nhưng vì “Tu muộn” nên tuy nhập cùng năm nhưng Ngài dạy chúng tôi. Cha Antôn Nguyễn Văn Thăng, Quản xứ An Truyền và quí cao niên như: Thầy Đỗ Trinh Huệ và thầy Lê Văn Gioang và anh Nguyễn Văn Khen thuộc Chủng viện Phú Xuân 53, cùng lớp với Đức Tổng Giám mục Giáo phận Huế F.X. Lê Văn Hồng.
Trong buổi sinh hoạt, anh Trưởng Ban Đại diện Gia đình Cựu Chủng sinh Huế Nguyễn Đức Long nêu lên tình hình sinh hoạt trong năm qua, và mời gọi mọi người đóng góp ý kiến để trong năm tới được hoàn thiện hơn. Cha G.B. Lê Văn Nghiêm đề nghị các lớp nên có những buổi sinh hoạt nhiều hơn ngoài sinh hoạt chung của Trường hằng năm, đồng thời trong sinh hoạt nên giúp nhau gần gũi Chúa hơn, cũng như tham gia tích cực hơn vào các hoạt động của Giáo xứ mà mình đang sống. Anh Nguyễn Đức Long cũng phổ biến về việc Gia đình Cựu Chủng sinh Huế tích cực hổ trợ kinh phí cho tiến trình phong Thánh của Đức Hồng Y F.X. Nguyễn Văn Thuận, dù nhỏ nhất để tỏ lòng yêu mến người Cha, người Thầy đáng kính.
Thánh lễ đồng tế do Cha G.B. Lê Văn Nghiêm chủ tế, cùng với quí Cha, anh chị em lần lượt tiến lên trước Hương án của người anh cả Tô ma Thiện dâng nén hương tỏ lòng kính trọng vị Thánh Tử đạo bổn mạng của Gia đình Cựu Chủng sinh Huế.
Mở đầu Thánh lễ, Cha chủ tế mời gọi mọi người sốt sắng dâng Thánh lễ Giỗ Thánh Tử đạo TôMa Thiện, và cũng xin Ngài chuyển cầu cùng Thiên Chúa cho tiến trình phong Thánh của Đức Hồng Y F.X. Nguyễn Văn thuận sớm hoàn thành.
Trong bài giảng lễ, Cha F.X. Nguyễn Văn Cần chia sẻ: “Vì danh Thầy, các con sẽ bị người đời ghét bỏ”. Lời Chúa Giêsu nói với các môn đệ trải qua 2.000 năm vẫn còn tồn tại. Trong lịch sử của Giáo Hội, chúng ta thấy thời đại nào cũng vậy, môn đệ của Chúa Giê su phải chịu chung một số phận với Thầy mình, nghĩa là bị bách hại. Thời nào cũng có các vị Thánh Tử đạo. Thánh Chủng sinh Tử đạo Tôma Trần Văn Thiện cũng chịu chung số phận khi quyết không chối bỏ Chúa trước những cám dỗ vật chất xa hoa của cuộc đời. Thánh Tử đạo Tô ma Trần văn Thiện là một trong 117 vị Thánh Tử đạo được Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II phong lên bậc Hiển Thánh ngày 19 tháng 6 năm 1988.
Ngài cũng nhắc nhở anh em hãy luôn thể hiện mình là một Cựu Chủng sinh, là người con của Chủng viện thì phải làm sao cho xứng đáng với tên gọi.Ngài kể lại trong lần Hội ngộ Gia đình Cựu Chủng sinh Huế lần thứ I, rất đông anh chị em từ hải ngoại và khắp mọi miền đất nước về dự. Đức Nguyên Tổng Giám mục Stêphanô Nguyễn Như Thể đã nói đùa vui nhưng rất thực tế: “Chủng viện lập ra là để đào tạo những người Chồng, người Cha gia đình, những người giáo dân tốt lành, thánh thiện…” Mà thực vậy vì theo Đức Tổng thì từ lúc nào đến bây giờ, khi vào Chủng viện thì lớp nào cũng trên 50 người, nhưng cuối cùng được chọn làm Linh mục chỉ đếm được trên đầu ngón tay.
Do đó, chúng ta cầu nguyện cho nhau, được biết làm lợi, sinh hoa kết trái từ những vốn liếng quí giá mà Chúa thương ban cho mình trong thời gian tu học trong Chủng viện. Nhất là giáo dục và rèn luyện các cháu theo con đường đạo đức nhân bản, noi gương Thánh Tử đạo Tôma Thiện, người anh Cả của Gia đình Cựu Chủng sinh Huế, luôn hiên ngang, bất khuất để tuyên xưng: “Tôi chỉ muốn quyền chức trên Trời chứ không cần quyền chức ở trần gian này.”
Kết thúc Thánh lễ, mọi người cùng chụp hình lưu niệm trước ngôi Nhà thờ cổ An Vân và cùng dự bữa cơm thân mật. Cha An tôn Nguyễn Văn Thăng, Quản xứ An Truyền đã đăng cai tổ chức ngày lễ Giỗ và gặp mặt năm 2017 tại Giáo xứ An truyền trong tiếng vỗ tay hoan nghênh của mọi người.
Trương Trí
Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh: “Xưa Ta bị đại họa Formosa, ngươi đã không đoái hoài tới”
Nhà Thờ Thái Hà - Hà Nội
19:27 24/09/2016
Tài Liệu - Sưu Khảo
Tổng lãnh Thiên Thần của Thiên Chúa
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
07:52 24/09/2016
Tổng lãnh Thiên Thần của Thiên Chúa
Trong bức tranh vẽ trên trần nhà, tường vách thánh đường kính các Thiên Thần ở Palermo có hình cùng tên và chức vị của bảy vị Tổng lãnh Thiên Thần:
1.Michael - Victoriosus - Người chiến thắng
2.Gabriel – Nuntius - Sứ gỉa
3.Raphael – Medicus - Thầy thuốc
4.Uriel – Fortis Socius – Người đồng hành mạnh mẽ
5.Jehudiel – Remunerator - Người làm ơn
6.Barachiel – Adjutor - Người trợ giúp
7. Sealthiel – Oarator - Người bầu cử
Tổng lãnh Thiên Thần Michael đứng đầu bảy vị Tổng lãnh Thiên Thần của Thiên Chúa. Tiên Tri Daniel đã diễn tả Tổng lãnh Thiên Thần Michael đứng về phía Thiên Chúa: “Thời đó, Michael là đấng vẫn thường che chở dân người.” ( Daniel 12,1).
Tổng lãnh Thiên Thần Michael được xưng tụng với danh xưng bằng tiếng Latinh: Quis ut Deus? – Ai bằng Thiên Chúa?.
Theo tương truyền:
-Thiên Thần Michael được liệt vào hàng Thiên Thần quân đội chiến đấu đã đánh thắng Thiên Thần quỉ dữ Lucifer.
-Thiên Thần Michael đã vâng lệnh Thiên Chúa cầm gươm đuổi Ông Bà nguyên tổ Adong-Evà ra khỏi vườn địa đàng, sau khi Ông bà phạm tội bất phục tùng Thiên Chúa.
- Thiên Thần Michael cũng là vị Thiên Thần thổi kèn Posaune đánh thức gọi những người đã qua đời sống lại ra khỏi mồ.
Tổng lãnh Thiên Thần Michael là vị Thiên Thần có sức mạnh khả năng đi đến quyết định dứt khoát lại mang chiến thắng cho Thiên Chúa, khi giết chết con rồng mãng xà ma qủi, như sách Kinh Thánh thuật lại:„ Bấy giờ, có giao chiến trên trời: thiên thần Mi-ca-en và các thiên thần của người giao chiến với Con Mãng Xà. Con Mãng Xà cùng các thiên thần của nó cũng giao chiến.8 Nhưng nó không đủ sức thắng được, và cả bọn không còn chỗ trên trời nữa.9 Con Mãng Xà bị tống ra, đó là Con Rắn xưa, mà người ta gọi là ma quỷ hay Xa-tan, tên chuyên mê hoặc toàn thể thiên hạ; nó bị tống xuống đất, và các thiên thần của nó cũng bị tống xuống với nó.“ Khải Huyền 12, 7-9).
Tổng lãnh Thiên Thần Michael, theo vâng mệnh Thiên Chúa, đã quyết định lằn ranh giữa Trời và hỏa ngục. Vì thế , Vị Tổng lãnh Thiên Thần Michael được chọn là quan thầy bầu cử cho những người trong giờ phút cơn hấp hối.
Tổng lãnh Thiên Thần Gabriel
Tên Gabri-El có ý nghĩa „ sức mạnh của Thiên Chúa“. Là Vị sứ gỉa của Thiên Chúa được sai đến báo tin cho thiếu nữ Maria ở làng Nazarethê, Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa sẽ đầu thai làm người trong cung lòng Maria:“ Sức mạnh của Thiên Chúa, Đấng Toàn Năng sẽ phủ rợp bóng trên chị… ( Lc 1,26/38).
Khi hiện ra với Ngôn sứ Dacharia trong đền thờ, vị Tổng lãnh Thiên Thần đã nói: „ Tôi là Gabriel, hằng đứng chầu trước mặt Thiên Chúa, tôi được sai đến nói với ông và loan báo tin mừng ấy cho ông.“ ( Lc 1,19).
Hằng ngày trong đời sống đức tin của Hội Thánh, vào lúc 12.00 giờ trưa chuông thánh đường đổ hồi, kinh tuyền tin được xướng đọc lên. Như vào mỗi ngày Chúa Nhật lúc 12.00 giờ trưa, Đức Thánh Cha từ trên cửa sổ văn phòng làm việc cùng đọc kinh truyền tin với mọi người Gíao dân đứng tụ tập ở quảng trường Thánh Phero bên Vatican.
Tiếng chuông lúc 12.00 trưa và Kinh Truyền tin nhắc nhớ đến Tổng lãnh Thiên Thần Gabri-El, là Sứ Gỉa của Thiên Chúa mang loan báo tin vui Chúa Giêsu Con Thiên Chúa xuống trần gian làm người.
Tổng lãnh Thiên Thần Rafael
Tên Rafa-El mang ý nghĩa „ Thiên Chúa chữa lành“. Trong Kinh Thánh sách Tobia thuật lại Thiên Thần Rafael vâng mệnh Thiên Chúa chữa lành bệnh mắt cho Tobia:
„Ngay lúc ấy, lời cầu xin của hai người là Tô-bít và Xa-ra đã được đoái nghe trước nhan vinh hiển của Thiên Chúa.17 Và thiên sứ Ra-pha-en được sai đến chữa lành cho cả hai. Ông Tô-bít thì được khỏi các vết sẹo trắng ở mắt, để ông được ngắm nhìn tận mắt ánh sáng của Thiên Chúa.“ ( Tobia 3, 16“)
Thiên Thần Rafael luôn hằng đồng hành che chở Tobia trên đường đi. ( Tobia 6, 10)
Tổng lãnh Thiên Thần Rafael trở thành bổn mạng phù hộ cho con người đi xa du lịch
Ông Bà Cha Mẹ nào ngay từ lúc con cháu còn nhỏ thơ bé cũng đều to nhỏ âm thầm cầu xin với các Thiên Thần phù hộ cho đời sống thể xác lẫn tinh thần của chúng. Bằng an hồn xác là nhu cầu căn bản rất cần thiết cho đời sống.
Sống lòng bác ái giúp đỡ nhau, kính trọng sự sống, điều chân thật lẽ phải luôn là nhu cầu làm nên khung nền kiến tạo đường đời sống tình liên đới con người với nhau trong xã hội.
Sống thể hiện một đời sống trong tương quan tình liên đới với Đấng là nguồn đời sống, nguồn tình yêu và ơn tha thứ, luôn là nhu cầu khát vọng của tinh thần con người ở đời.
Nhu cầu tinh thần này không chỉ là nhu cầu thiêng liêng đạo giáo, nhưng đó là nhu cầu đời sống văn hóa của con người ở vào mọi thời đại. Nhu cầu tinh thần văn hóa này cùng với những nhu cầu khác cho sự sống thể xác giúp đời sống có đầy đủ ý nghĩa, triển nở cùng mang đến niềm vui hạnh phúc.
Các Thiên Thần của Thiên Chúa là Sứ gỉa được Thiên Chúa gửi sai đến cùng đồng hành trợ giúp con người trong mọi hoàn cảnh đời sống thể hiện tình lòng thương xót bác ái vị tha.
Với người tín hữu Chúa Giêsu Kitô, Thiên Chúa là Đấng của sự chân thật, sự tốt lành thiện hảo, là Thiên Chúa của lòng khoan dung tha thứ qua Thánh Gía Chúa Giêsu Kitô.
Lòng tin vào Thiên Thần vượt qúa khỏi sự suy hiểu cùng thắc mắc của trí khôn con người. Thắc mắc thuộc về đời sống con người. Và thắc mắc giúp con người tỉnh thức thêm ra.
Lễ kính các Tổng Lãnh Thiên Thần của Thiên Chúa, 29.09.
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
Trong bức tranh vẽ trên trần nhà, tường vách thánh đường kính các Thiên Thần ở Palermo có hình cùng tên và chức vị của bảy vị Tổng lãnh Thiên Thần:
1.Michael - Victoriosus - Người chiến thắng
2.Gabriel – Nuntius - Sứ gỉa
3.Raphael – Medicus - Thầy thuốc
4.Uriel – Fortis Socius – Người đồng hành mạnh mẽ
5.Jehudiel – Remunerator - Người làm ơn
6.Barachiel – Adjutor - Người trợ giúp
7. Sealthiel – Oarator - Người bầu cử
Tổng lãnh Thiên Thần Michael đứng đầu bảy vị Tổng lãnh Thiên Thần của Thiên Chúa. Tiên Tri Daniel đã diễn tả Tổng lãnh Thiên Thần Michael đứng về phía Thiên Chúa: “Thời đó, Michael là đấng vẫn thường che chở dân người.” ( Daniel 12,1).
Tổng lãnh Thiên Thần Michael được xưng tụng với danh xưng bằng tiếng Latinh: Quis ut Deus? – Ai bằng Thiên Chúa?.
Theo tương truyền:
-Thiên Thần Michael được liệt vào hàng Thiên Thần quân đội chiến đấu đã đánh thắng Thiên Thần quỉ dữ Lucifer.
-Thiên Thần Michael đã vâng lệnh Thiên Chúa cầm gươm đuổi Ông Bà nguyên tổ Adong-Evà ra khỏi vườn địa đàng, sau khi Ông bà phạm tội bất phục tùng Thiên Chúa.
- Thiên Thần Michael cũng là vị Thiên Thần thổi kèn Posaune đánh thức gọi những người đã qua đời sống lại ra khỏi mồ.
Tổng lãnh Thiên Thần Michael là vị Thiên Thần có sức mạnh khả năng đi đến quyết định dứt khoát lại mang chiến thắng cho Thiên Chúa, khi giết chết con rồng mãng xà ma qủi, như sách Kinh Thánh thuật lại:„ Bấy giờ, có giao chiến trên trời: thiên thần Mi-ca-en và các thiên thần của người giao chiến với Con Mãng Xà. Con Mãng Xà cùng các thiên thần của nó cũng giao chiến.8 Nhưng nó không đủ sức thắng được, và cả bọn không còn chỗ trên trời nữa.9 Con Mãng Xà bị tống ra, đó là Con Rắn xưa, mà người ta gọi là ma quỷ hay Xa-tan, tên chuyên mê hoặc toàn thể thiên hạ; nó bị tống xuống đất, và các thiên thần của nó cũng bị tống xuống với nó.“ Khải Huyền 12, 7-9).
Tổng lãnh Thiên Thần Michael, theo vâng mệnh Thiên Chúa, đã quyết định lằn ranh giữa Trời và hỏa ngục. Vì thế , Vị Tổng lãnh Thiên Thần Michael được chọn là quan thầy bầu cử cho những người trong giờ phút cơn hấp hối.
Tổng lãnh Thiên Thần Gabriel
Tên Gabri-El có ý nghĩa „ sức mạnh của Thiên Chúa“. Là Vị sứ gỉa của Thiên Chúa được sai đến báo tin cho thiếu nữ Maria ở làng Nazarethê, Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa sẽ đầu thai làm người trong cung lòng Maria:“ Sức mạnh của Thiên Chúa, Đấng Toàn Năng sẽ phủ rợp bóng trên chị… ( Lc 1,26/38).
Khi hiện ra với Ngôn sứ Dacharia trong đền thờ, vị Tổng lãnh Thiên Thần đã nói: „ Tôi là Gabriel, hằng đứng chầu trước mặt Thiên Chúa, tôi được sai đến nói với ông và loan báo tin mừng ấy cho ông.“ ( Lc 1,19).
Hằng ngày trong đời sống đức tin của Hội Thánh, vào lúc 12.00 giờ trưa chuông thánh đường đổ hồi, kinh tuyền tin được xướng đọc lên. Như vào mỗi ngày Chúa Nhật lúc 12.00 giờ trưa, Đức Thánh Cha từ trên cửa sổ văn phòng làm việc cùng đọc kinh truyền tin với mọi người Gíao dân đứng tụ tập ở quảng trường Thánh Phero bên Vatican.
Tiếng chuông lúc 12.00 trưa và Kinh Truyền tin nhắc nhớ đến Tổng lãnh Thiên Thần Gabri-El, là Sứ Gỉa của Thiên Chúa mang loan báo tin vui Chúa Giêsu Con Thiên Chúa xuống trần gian làm người.
Tổng lãnh Thiên Thần Rafael
Tên Rafa-El mang ý nghĩa „ Thiên Chúa chữa lành“. Trong Kinh Thánh sách Tobia thuật lại Thiên Thần Rafael vâng mệnh Thiên Chúa chữa lành bệnh mắt cho Tobia:
„Ngay lúc ấy, lời cầu xin của hai người là Tô-bít và Xa-ra đã được đoái nghe trước nhan vinh hiển của Thiên Chúa.17 Và thiên sứ Ra-pha-en được sai đến chữa lành cho cả hai. Ông Tô-bít thì được khỏi các vết sẹo trắng ở mắt, để ông được ngắm nhìn tận mắt ánh sáng của Thiên Chúa.“ ( Tobia 3, 16“)
Thiên Thần Rafael luôn hằng đồng hành che chở Tobia trên đường đi. ( Tobia 6, 10)
Tổng lãnh Thiên Thần Rafael trở thành bổn mạng phù hộ cho con người đi xa du lịch
Ông Bà Cha Mẹ nào ngay từ lúc con cháu còn nhỏ thơ bé cũng đều to nhỏ âm thầm cầu xin với các Thiên Thần phù hộ cho đời sống thể xác lẫn tinh thần của chúng. Bằng an hồn xác là nhu cầu căn bản rất cần thiết cho đời sống.
Sống lòng bác ái giúp đỡ nhau, kính trọng sự sống, điều chân thật lẽ phải luôn là nhu cầu làm nên khung nền kiến tạo đường đời sống tình liên đới con người với nhau trong xã hội.
Sống thể hiện một đời sống trong tương quan tình liên đới với Đấng là nguồn đời sống, nguồn tình yêu và ơn tha thứ, luôn là nhu cầu khát vọng của tinh thần con người ở đời.
Nhu cầu tinh thần này không chỉ là nhu cầu thiêng liêng đạo giáo, nhưng đó là nhu cầu đời sống văn hóa của con người ở vào mọi thời đại. Nhu cầu tinh thần văn hóa này cùng với những nhu cầu khác cho sự sống thể xác giúp đời sống có đầy đủ ý nghĩa, triển nở cùng mang đến niềm vui hạnh phúc.
Các Thiên Thần của Thiên Chúa là Sứ gỉa được Thiên Chúa gửi sai đến cùng đồng hành trợ giúp con người trong mọi hoàn cảnh đời sống thể hiện tình lòng thương xót bác ái vị tha.
Với người tín hữu Chúa Giêsu Kitô, Thiên Chúa là Đấng của sự chân thật, sự tốt lành thiện hảo, là Thiên Chúa của lòng khoan dung tha thứ qua Thánh Gía Chúa Giêsu Kitô.
Lòng tin vào Thiên Thần vượt qúa khỏi sự suy hiểu cùng thắc mắc của trí khôn con người. Thắc mắc thuộc về đời sống con người. Và thắc mắc giúp con người tỉnh thức thêm ra.
Lễ kính các Tổng Lãnh Thiên Thần của Thiên Chúa, 29.09.
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
Văn Hóa
Phiếm luận về Trăng
Nguyễn Ngọc Duy Hân
16:39 24/09/2016
Tôi vừa đi dự buổi Tết Trung Thu do nhiều Hội Đoàn tại Toronto tổ chức về, thật mừng vì các em vui, mọi người vui, trời không bị mưa như tin thời tiết đã dự báo. Trung Thu trong tôi có nhiều kỷ niệm, nhớ tới thì lòng “man mác buồn”, ôi thời thơ ấu đã qua!
Năm tôi 8, 9 tuổi gì đó, dù không mang tên Ngô Như Ý, nhưng tôi quả thật là y như ngố, thế mà chẳng hiểu sao cô giáo lại chọn lên đại diện cho các học sinh tỉnh lỵ đọc diễn văn trong ngày Trung Thu. Để chuẩn bị, chị tôi bắt tôi đọc đi đọc lại nhiều lần cho thật nhuyễn. Rõ khổ, ông Tỉnh Trưởng tỉnh Tây Ninh lúc bấy giờ lại mang cấp bậc Trung Tá, để mở đầu tôi phải xướng lên câu “Kính thưa Trung Tá Tỉnh Trưởng”. Tôi ngọng nghịu tập: “Kính thưa Tung Tá Tỉnh Tưởng”, mất chữ “r”, bà chị cầm thước đập lên bàn quát to “Đọc lại, Trung tá!” Tôi to giọng “Kính thưa Trung Trá Trỉnh Trưởng”, tất cả đều có chữ “r”. Chèn ơi, nếu ông mang cấp bậc thiếu tá hay đại tá chắc tôi đã đỡ khổ hơn. Nhưng hình như lúc đọc thật trước đám đông tôi đã phát âm đúng, vì không nhớ cảnh bị các ông anh bà chị la rầy!
Rồi có năm chúng tôi làm lồng đèn đi dự thi Trung Thu. Anh tôi bỏ công chẻ tre, uốn vuốt làm thành cái đầu lân thật to. Chúng tôi chăm chút dán giấy bóng kiếng, dùng màu nước vẽ từng cái vảy rồng, tô màu thật đẹp, lòng háo hức mong được giải. Tiếc thay chưa đi tới điểm tổ chức thì trời mưa, chiếc lồng đèn ướt nhẹp màu sắc lem luốc, tôi đã khóc thút thít trong mưa. Nhà tôi nghèo, Trung Thu may lắm mỗi đứa được chừng một phần tư hay nửa cái bánh nướng, thèm lắm hít ngửi mãi rồi mới dám ăn. Má tôi thì thích bánh dẻo, nhưng ít khi nào bà dám bỏ tiền ra mua.
Đó là chuyện Trung Thu thuở bé, rằm tháng 8 mà không nói chuyện về trăng thì thiếu sót, nên tôi sẽ tản mạn một chút về Trăng, về đề tài rất đẹp đã được nhiều người bàn tới.
Mặt trăng tiếng Latin là Luna, là vệ tinh duy nhất của trái đất và lớn thứ năm trong hệ mặt trời. Khoảng cách trung bình tính từ tâm trái đất đến mặt trăng là 384.403 km, lớn khoảng 30 lần đường kính trái đất. Đường kính mặt trăng là 3.474 km, tức hơn một phần tư đường kính trái đất.
Trong Kinh Thánh, sách Sáng Thế Ký ghi lại Đức Chúa Trời đã tạo ra mặt trăng vào ngày thứ tư khi ngài phán bảo hãy có hai vì sáng lớn; vì lớn hơn tức là mặt trời để cai trị ban ngày, vì nhỏ hơn (mặt trăng) để cai trị ban đêm. Kinh Thánh cũng có ghi về ngày tận thế: Trong những ngày ấy, mặt trời sẽ tối sầm, mặt trăng mất sáng và tinh tú tự trời sẽ sa xuống.
Theo Phật giáo, những sự kiện quan trọng trong đời đức Phật đều diễn ra vào đêm trăng tròn. Ngài đản sanh vào đêm rằm tháng Tư, xuất gia vào đêm trăng tròn tháng Hai và thành đạo vào đêm trăng tròn tháng Chạp. Người theo Phật giáo ăn chay dựa theo ngày rằm và ngày không trăng.
Các giai thoại lý thú như Hằng Nga cùng các tiên nữ múa hát điệu nghê thường vào đêm rằm tháng Tám, chú Cuội và thỏ ngọc ngồi dưới gốc cây đa nhớ nhà, chuyện Hậu Nghệ cầm cung bắn rớt 9 mặt trời là những câu chuyện thần thoại hồi bé tôi đã say mê.
Trong tiếng Việt, mặt trăng còn được gọi bằng những tên khác như ông Trăng, ông Giăng, chị Hằng, vầng Nguyệt, chị Nguyệt, Hằng Nga, Thái Âm…
Theo các nhà khảo cổ thì hình ảnh về mừng trăng đã được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Phan Kế Bính trong sách Phong Tục Việt Nam cũng đã ghi dân ta từ thế kỷ 19 đã có tập tục ban ngày làm cỗ cúng gia tiên, tối đến bày cỗ thưởng trăng.
Tại Đại Hàn, ngày trăng tròn này là Lễ Tạ Ơn Chuseok, để nông dân cám ơn tổ tiên đã cho mùa màng thu hoạch tốt đẹp, và là ngày tết lớn thứ hai trong năm. Tại Đài Loan, ngày Tết Trung Thu là ngày nghỉ lễ chính thức cho cả nước.
Nguyệt thực xảy ra lúc trăng tròn, khi trái đất nằm giữa mặt trời, mặt trăng và cùng nằm trên một đường thẳng. Bước tiến đầu tiên trong việc quan sát mặt trăng được thực hiện nhờ sự phát minh viễn vọng kính. Galileo Galilei đã sử dụng tốt công cụ này để quan sát vẻ mặt chị Hằng.
Ngày 20 tháng 7 năm 1969, nhân loại bước một bước dài khi phi hành gia Neil Armstrong là người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng thành công với chi phí hàng nhiều tỷ đô la. Cho tới nay, Eugene Cernan - thành viên của phi vụ Apollo 17 - là người cuối cùng rời mặt Trăng vào ngày 14 tháng 12 năm 1972 và từ đó chưa ai đặt chân lên đây nữa, có lẽ vì hao tốn quá. Thật ra, Hoa Kỳ cũng quay lại thăm nàng Nguyệt năm 1994 nhưng chỉ bằng robot trên con tàu vũ trụ Clementine. Theo các nhà khoa học NASA, con người có thể định cư trên mặt trăng trong tương lai. Nói tới NASA tôi xin mở ngoặc là có khá nhiều người Việt Nam rất giỏi làm việc ở đây, như tiến sĩ Nguyễn Xuân Vinh, nhà vật lý thiên văn Eugene Trịnh Hữu Châu, Bruce Vũ Thanh ....
Nhà văn Toan Ánh đã viết về món trà sen đêm trăng rất cầu kỳ. Buổi chiều khi sen khép cánh, người ta bỏ vào nhụy hoa một ít trà, để trong đêm trà thấm hương thơm của hoa, thẩm thấu tinh túy của đất trời. Sáng ra trước khi sen bung cánh, người ta ra ao lấy trà ra khỏi búp hoa để pha uống. Chu choa, không biết trà này thơm ngon cỡ nào, tôi thì thuộc loại “đàn gảy tai trâu”, chắc là không biết phân biệt. Ngay cả cafe tôi cũng không kén, uống như uống thuốc cho tỉnh ngủ, không cần phải nóng phải tươi, phải rắc rối gì. Viết tới đây tôi bỗng nhớ bài “Trăng sáng vườn chè”, để cho vị trà ngon hơn, chè chắc cũng phải hái vào đêm trăng đem ướp búp sen tươi mới thật là tuyệt!
Bạn có ghé thăm Sóc Trăng bao giờ chưa? Sóc Trăng là tên một tỉnh ven biển thuộc đồng bằng sông Cửu Long nằm ở cửa Nam sông Hậu. Tên gọi Sóc Trăng do chữ Srok Kh’leang của tiếng Khmer mà ra - nghĩa là kho chứa bạc của nhà vua. Tiếng Việt phiên âm ra Sóc Trăng, chứ không phải địa danh này là nơi trăng sáng nhất.
Vầng trăng Việt Nam trong ca dao thể hiện qua câu lục bát quen thuộc:
Hỡi cô tát nước bên đàng,
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi?
Bài đồng dao: ông giẳng ông giăng
xuống đây với tôi
có nồi cơm nếp
có tệp bánh chưng
có lưng vò rượu. . .” có lẽ ai cũng thuộc.
Trong thơ văn xưa, phải nói tới nhà thơ Lý Bạch vì yêu trăng quá, nên trong một cơn say, đã nhào xuống giòng sông để ... ôm lấy trăng rồi chết đuối. Ông đã nhiều lần ngồi trên thuyền ngắm trăng:
Đầu giường trăng tỏ rạng
Đất trắng ngỡ như sương
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng
Cúi đầu nhớ cố hương
Trong Chinh Phụ Ngâm, ta thấy có câu:
Nguyệt hoa, hoa nguyệt trùng trùng,
Trước hoa, dưới nguyệt trong lòng xiết đau.
Rồi đến Đức Trần Hưng Đạo là võ tướng mà cũng không kềm nỗi hồn thơ lai láng trước “Bến Trăng Thanh” để rồi cảm khái:
Đêm nghỉ bến trăng thanh
Bỗng hay đầy thú lạ
Thơ theo bút tuôn dòng.... Ngài quả là người văn võ song toàn.
Tác phẩm Đoạn Trường Tân Thanh của Thi hào Nguyễn Du cũng không thiếu những câu nói về trăng:
Tuần trăng khuyết, dĩa dầu hao,
Mặt mơ tưởng mặt, lòng ngao ngán lòng.
Hoặc: Khi chén rượu, khi cuộc cờ,
Khi xem hoa nở, khi chờ trăng lên.
Khi tả người đẹp Nguyễn Du đã ví: Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang. Nhóm chúng tôi gần đây ai cũng than mình khá “nở nang”, vậy là đẹp ra phải không các bạn?!
Bà Chúa thơ nôm Hồ Xuân Hương cũng diễn tả đầy màu sắc:
Một trái trăng thu chín mõm mòm
Một vừng quế đỏ đỏ lòm lom
Trăng của bà trong đêm khuya thanh vắng uống rượu mong giải sầu nhưng tỉnh ra lại càng buồn hơn: “Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”. Nữ sĩ họ Hồ này được nổi tiếng về thơ văn, không khét tiếng như bác kia họ Hồ nhưng ai cũng phỉ nhổ!
Trong bài Thu ẩm của Nguyễn Khuyến, ông đã tả:
Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt
Làn ao lóng lánh bóng trăng loe. Nhóm Hippy Việt Nam thời đó có mốt mặc quần ống loe, chắc là lấy ý từ câu thơ này.
Nguyễn Khuyến cũng đã từng ngắm trăng mà lo nghĩ việc quốc gia:
Sáu khắc hồn tan bóng nguyệt mờ
Có phải tiếc xuân mà đứng gọi
Hay là nhớ nước vẫn nằm mơ
Trong bài ca chúc Tết thanh niên của Phan Bội Châu, cụ đã than thở:
Thẹn cùng sông, buồn cùng núi, tủi cùng trăng
Hai mươi năm lẻ đã từng chua với xót
Thật thế, thời ấy đất nước bị Pháp đô hộ, người dân thiếu ý thức, nên cụ lúc nào cũng canh cánh bên lòng những nỗi niềm. Ngày nay mình bị Cộng sản cai trị, bán nước cho Tàu, ta có bận lòng vì đất nước và chua xót như cụ không?
Thi sĩ Quách Tấn viết:
Đêm nay chờ trăng mọc
Ngồi thẩn thơ trong vườn
Quanh hoa lá róc rách
Như đua bắt làn hương
Thi sĩ Tản Đà đã than thở:
Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi,
Trần giới em nay chán nữa rồi.
Tôi đôi khi cũng rất chán đời, chán thế thái nhân tình, nhưng không sống ở thế trần thì chỉ còn nước lên cung trăng hay thiên đường, cũng đâu có dễ!
Nguyễn Nhược Pháp trong “Ngày xưa” đã mơ màng:
Ta còn đang luyến mộng
Yêu bóng người vẩn vơ
Tay ngà ai phủ trán?
Hiu hắt ánh trăng mờ...
Nói tới thơ trăng mà không nhắc tới Hàn Mặc Tử với “Một miệng trăng”, “Ngủ với trăng”, “Rượt trăng”, “Say trăng” thì không được, nên ta hãy cùng Hàn thi sĩ thắc mắc:
Khuya rồi, trăng trốn ở nơi đâu?
Ta chờ ta đợi suốt canh thâu
Ta xé gió trời, mây nghiêng rẽ
Trăng tàn đẫm ướt một dòng châu
Hoặc: Hương trăng phảng phất nơi đâu đó
Có thấy người về giữa cõi im?
Trăng! Trăng! Trăng! Là Trăng, Trăng, Trăng!
Ai mua trăng tôi bán trăng cho?
… Trời hỡi làm sao khi đói khát,
Gió trăng có sẵn làm sao ăn?
Trong bài thơ nổi tiếng “Đây Thôn Vĩ Dạ”, ông cũng nói đến trăng theo kiểu cách khác lạ và đầy thơ mộng:
Gió theo lối gió, mây đường mây,
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay...
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó,
Có chở trăng về kịp tối nay?
Toàn là những câu hỏi về trăng khó trả lời, thương thay cho một đời nghệ sĩ tài hoa nhưng số phận nghiệt ngã. Có lẽ cảm hứng từ việc Hàn Mặc Tử bán trăng, hiện nay có một đồng bào trong nước lấy tên là “Người Buôn Gió”, là một blogger dám lên tiếng đấu tranh cho nhân quyền và tự do tại Việt Nam rất can đảm đáng nể phục.
Riêng nhà thơ Lưu Trọng Lư đã rất thính tai với câu thơ:
Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức? Có lẽ ông cảm được ánh trăng thu bằng tâm hồn, không cần nhìn mà chỉ nhắm mắt lắng nghe. Điều này có lẽ đúng vì những người khiếm thị luôn nghe, dùng các giác quan khác để cảm nhận được sự việc có khi còn sâu sắc hơn người sáng mắt.
Nhà học giả hơi “điên chữ “ Bùi Giáng cũng từng đặt nghi vấn:
Em về mấy thế kỷ sau,
Nhìn trăng có thấy nguyên màu ấy không?
Ông hỏi câu này có lẽ vì biết khi xảy ra nguyệt thực, trăng sẽ đổi thành màu đỏ cam nên người ta còn gọi là mặt trăng máu. Còn trăng xanh là hiện tượng trăng tròn và sáng lần thứ hai trong một tháng. Trăng xanh không xuất hiện thường xuyên, nó xảy ra khoảng vài năm một lần. Không biết “màu ấy” Bùi Giáng có ý nói là màu gì, xanh hay đỏ?!
Với bài thơ Trăng Đất Khách, tác giả Trần Mộng Tú đã chia sẻ:
Những đêm trăng sáng tôi không ngủ
Âm thầm mắt lệ nhớ quê hương
Ngày về sao bỗng xa xăm quá
Tôi thức cùng trăng suốt đêm trường.
Vâng, quả thật trăng trên đất khách hải ngoại thật buồn, ít khi nào mình có giờ và khung cảnh thích hợp để thấy trăng. Những tòa nhà cao chọc trời đã che đi ánh sáng chị Hằng, cuộc sống bận rộn tất bật đầy căng thẳng, lòng dạ nào mà thưởng thức ánh trăng? Còn ở quê nhà thì đói khát, bị bưng bít trù dập, nếu còn lãng mạn yêu trăng thì không chừng bị coi là đang ở “cõi trên”!
Nếu nói về những bài nhạc có liên hệ tới trăng thì rất nhiều, nào là nhạc phẩm Trương Chi của Văn Cao kể chuyện người nghệ sĩ xấu trai nhưng đã trót đem lòng yêu người đẹp Mỵ Nương. Chuyện bắt đầu vào “Một chiều xưa trăng nước chưa thành thơ” rồi tới “Đêm nay dòng sông Thương dâng cao, mà ai hát dưới trăng ngà ...”
Trung Thu về ai cũng muốn nghe lại bài hát Thằng Cuội của Lê Thương: Bóng trăng trắng ngà, có cây đa to, có thằng Cuội già, ôm một mối mơ …. Mối mơ bạn đang ôm là những mơ ước gì, có phần nào cho quê hương đất nước không?
Chắc bạn cũng biết bài Trăng Mờ Bên Suối, sáng tác của nhạc sĩ Lê Mộng Nguyên, rồi tới Huế Đêm Trăng của Quốc Dũng, Tình Lúa Duyên Trăng của tác giả Hoài An, hoặc bài Nửa Vầng Trăng của Nhật Trung là những sáng tác khá phổ thông.
Lời bài Ảo Ảnh của Y Vân cũng miêu tả tâm sự: Khi vui thấy trăng không mờ, lòng buồn nên trăng úa: Đây quả là ảnh ảo của ảo ảnh - virtual reality - vì sự thật thì trăng vẫn là trăng, đâu có vì ai đó vui buồn mà thành tròn hay méo.
Phạm Mạnh Cương trong nhạc phẩm Thương Hoài Ngàn Năm cũng rất chung tình: Trăng khuyết rồi có khi đầy, Ngăn cách rồi cũng xum vầy....
Cũng nên nhắc tới bài Gạo trắng Trăng thanh của Hoàng Thi Thơ diễn tả hình ảnh dân quê thật vui nhộn: Trong đêm trăng, tiếng chày khua, ta hát vang trong đêm trường mênh mang.
Ngược lại với bài Nghìn Trùng Xa Cách, Phạm Duy đã diễn tả với những nốt nhạc thê thiết: Rừng vắng ban mai, đường phố trăng soi, trả hết cho người, cho người đi ...
Ngoài ra phải nhắc đến bài Nguyệt Cầm của Cung Tiến: Trăng Tầm Dương lung linh bóng sáng, đêm mùa trăng úa làm vỡ hồn ta ... Ôi đàn trăng cũ làm vỡ hồn anh... Nói đến nguyệt cầm thì tôi cũng xin tả sơ về cây đàn nguyệt này. Vì nhạc cụ có hộp đàn hình tròn như mặt trăng nên mới có tên là “đàn Nguyệt”. Đàn Nguyệt được sử dụng trong hát Chèo, Chầu Văn, Ca Huế, Đờn Ca Tài Tử và Cải Lương…Trong miền Nam người ta gọi nó là đờn Kìm. Mới đầu tôi lẫn lộn, tưởng nguyệt cầm và tỳ bà cầm là một, nhưng đàn tì bà hình bầu dục. Để cho dễ nhớ bạn có thể hiểu đàn nguyệt thì tròn, đàn tì bà thì méo!
Nói đến nhạc Trịnh Công Sơn thì nhiều bài, nhiều câu về trăng lắm, đặc biệt bài Nguyệt Ca:
Từ khi trăng là nguyệt đèn thắp sáng trong tôi
Từ khi trăng là nguyệt em mang tim bối rối
Từ khi trăng là nguyệt tôi như từng cánh diều vui
Từ khi em là nguyệt trong tôi có những mặt trời. Nhưng thôi không viết nhiều về TCS, ông này bị người Việt quốc gia lên án là làm tay sai cho Việt cộng, viết nhạc phản chiến để đánh phá chính thể quốc gia, làm việc cho Việt Cộng, dù nhạc của ông cũng có những bài tình ca rất hay.
Riêng nhà thơ đấu tranh Nguyễn chí Thiện, tác giả tập thơ “Hoa Địa Ngục” cũng đã viết về trăng, dù ông ở trong tù Cộng Sản - dưới đáy địa ngục:
Cũng phải ngước trông đất trời, vấn hỏi?
Trăng lặn…
Sao tàn…
Nói tới đây mới nhớ khi còn ở trung học, các thầy cô “quốc doanh” dạy chúng tôi phải có tinh thần tập thể, cái gì cũng phải mang ơn Bác và Đảng, như ngắm trăng cũng phải cùng ngắm chung, ngồi một mình tư lự với trăng là tư duy sai lầm, là cá nhân chủ nghĩa, nghe thấy kinh sợ thay vì kính sợ. Tội nghiệp các thầy cô này, có lẽ họ đâu muốn dạy “láo lếu” như thế mà chỉ vì bị ép buộc. Đến bây giờ nhiều sách báo vẫn còn XHCN “Xạo Hết Chỗ Nói” hoặc “Xin Hầu Chi-Na”, biết đến bao giờ dân mình mới được sống trong ấm no và sự thật?
Nếu bạn hay con cháu học dương cầm, chắc là bạn biết bản nhạc dưới cái tên “Sonata - Ánh trăng”. Bài nhạc này do Beethoven soạn, ông xấu trai vì bị chứng bệnh lạ làm biến dạng, nhưng mang trái tim nghệ sĩ đa tình. Beethoven yêu cô học trò là Giulietta Guicciardi, nhưng không được đáp lại. Một lần buồn tình đứng trên cây cầu của dòng sông xanh Danube trong một đêm trăng rất sáng, Beetthoven nghe tiếng dương cầm vang lên bên khu lao động. Beethoven đi tới và gặp người cha đang ngồi nghe cô con gái mù chơi dương cầm. Người cha cho biết con gái đã từng ước mơ được ngắm nhìn ánh trăng trên dòng Danube, nhưng có lẽ sẽ không bao giờ được. Xúc động trước tình cha con, Beethoven ngồi vào cây đàn và với cảm xúc mãnh liệt, nhà soạn nhạc thiên tài đã dạo nên khúc Sonata lúc nhẹ nhàng hiền dịu như ánh trăng, lúc lại mạnh mẽ rồi mênh mang như sóng sông Danube. Tiếng nhạc thấm đẫm trong ánh trăng, dạt dào trong tình người, diễn tả khát vọng bước ra khỏi sự khắc nghiệt của số phận, của thất tình và trở thành bất hủ. Beethoven bị điếc năm 30 tuổi nhưng vẫn sáng tác nhạc được. Mới đầu tôi không tin người điếc có thể chơi nhạc, nhưng tôi có thầy và vài người bạn khá giỏi nhạc, họ chỉ cần nhìn nốt nhạc mà biết âm điệu trầm bổng ra sao. Đưa cho một sáng tác mới, không cần đàn họ cũng có thể nhìn cách viết nhạc mà hát lên được. Môn “võ công” này tôi cũng có học qua, gọi là “xướng âm”, nhưng tôi chẳng thấy “sướng”, chỉ thấy khổ vì khó quá!
Gần đây có bộ phim hoạt họa với hình ảnh 3D ba chiều thu hút nhiều khán giả, bạn đã xem chưa? Đó là cuốn phim Despicable Me. Dựa theo nội dung phim chuyện người ta dịch tựa đề là “Kẻ Cắp Mặt Trăng”. Chuyện phim nói về nhân vật xấu tên Gru. Gru quyết định làm phi vụ có một không hai cho thế giới phải kinh khiếp: ăn cắp mặt trăng. Cũng may Gru đã tìm thấy được ở ba cô bé mồ côi - nhân vật trong phim - một tình thương yêu kỳ lạ, và điều này đã thay đổi con người Gru. Chuyện có “happy ending” khi Gru cùng ba cô bé sống hạnh phúc với nhau khi mặt trăng vẫn tỏa sáng.
Nói chuyện văn chương thơ nhạc thì hoài hoài không hết, riêng trong đời sống hằng ngày thì các chuyên gia trường đại học California - Mỹ phát hiện rằng có một tác động giữa ánh sáng mặt trăng tới sức khỏe con người. Những ngày trăng tròn, ánh trăng đã ảnh hưởng đến giấc ngủ của con người, gây khó ngủ rồi ít nhiều tác động đến hệ thần kinh, dẫn đến những thái độ, hành động bất thường. Vậy nếu người phối ngẫu hay con cháu của bạn hôm đó ương ương dở dở, nói bậy bạn hãy thông cảm bỏ qua cho. Bạn cũng có thể đổ lỗi cho chị Hằng khi chính bạn đang bị “khó ở” dễ nổi cáu. Việc phụ nữ hàng tháng rụng trứng được gọi là chu kỳ kinh nguyệt, hồi đi học ở trường “Xã Hội Chủ Nghĩa” chúng tôi nghịch ngợm gọi những ngày “bị” là ngày “mắc võng trên rừng Trường Sơn”. Khi đi chợ mua cua, bạn nhớ để ý có phải đang gần ngày có trăng hay không, vì cua sẽ bị óp không chắc thịt.
Gần đây với đời sống hiện đại nên cũng hại điện, ít khi chúng ta còn giờ, còn khung cảnh thích hợp để ngắm trăng. Ăn bánh Trung Thu thì sợ bị bỏ hóa chất độc, các lồng đèn, sản phẩm cho trẻ em bị Tàu hóa, sản xuất hàng loạt với phẩm chất tệ, không như những lồng đèn ông sao, đèn cá chép đặc thù khi xưa nên mất phần thú vị. Trong khi dân nghèo đói, cá chết, mọi thứ nhiễm độc, những đại gia, công an cai trị dân vẫn phè phỡn ăn chơi xa xỉ, đốt tiền không hết. Đã có những chiếc bánh trung thu với nhân là 9 dược liệu quý như đông trùng hạ thảo, vảy tê giác, vây cá mập, trứng cá, yến sào... Riêng cái vỏ hộp đựng bánh có khi giá đến triệu triệu. Một khách sạn 5 sao tại Hà Nội đã tung ra hộp bánh trên có hình con ngựa và cá chép mạ vàng 24K, đồng thời quảng cáo chỉ sản xuất 999 hộp - ít sợ bị đụng hàng. Cái hộp này ăn xong nhất định phải giữ vì có vàng trên đó. Hồi sau 1975, cái gì cũng quý cũng khó, nên chúng tôi cũng chắt chiu để dành những cái hộp bánh bích-quy, lon ghi-gô để đựng kim chỉ, đồ lặt vặt trong nhà. Sang đây những năm đầu tôi cũng còn thói quen giữ lại các lon hộp này, bỏ đi thì tiếc, làm chật nhà quá sức. Bánh Trung thu ngày nay không còn là thứ đồ ăn cho tết nhi đồng, mà đã trở thành công cụ để người ta hối lộ, nghe thật buồn và giận. Mà thôi, tôi định viết “vài dòng” mà bây giờ ra “dài dòng” rồi, tôi xin trở lại chuyện tổ chức Trung Thu Cộng đồng Toronto một chút rồi ngưng.
Năm nay lần đầu tiên ban tổ chức gồm nhiều hội đoàn hợp sức - để thể hiện tình đoàn kết. Nhìn các em mặc áo dài, tay cầm lồng đèn hình Lá Cờ Vàng di sản, lòng tôi bồi hồi biết bao. Ngoài phần văn nghệ và MC giới thiệu chương trình, phần nhiều do các em thiếu nhi chia nhau đảm trách, các em cũng được nghe đọc về các anh hùng dân tộc như Đinh Bộ Lĩnh, Trần Quốc Toản… Trách nhiệm hướng dẫn cho giới trẻ biết về quê hương và cội nguồn không phải một sớm một chiều, một ngày lễ hội là xong, mà là con đường dài và không kém khó khăn. Việc tổ chức các sinh hoạt cộng đồng cũng không dễ, nhìn những anh chị “xâm mình” đứng ra làm việc chung tôi thật cảm kích. Họ không phải là thần thánh, họ cũng chỉ có 24 tiếng mỗi ngày, cũng phải đi làm, lo cho gia đình như mọi người, nhưng họ đã cố gắng. Thế nào cũng có sai sót, nhưng tôi xin được trân trọng, thật lòng thông cảm và mong có thêm nhiều anh chị em, nhất là quý vị phụ huynh cùng xăn tay bước vào góp sức, để cùng nhau xây dựng cộng đồng, cùng nhau dẫn dắt các con em, nối kết thế hệ cha ông với con cháu, để mai đây khi chúng ta “rời bỏ cuộc chơi”, thì đã có các cháu sẵn sàng tiếp nối, tiếp tục sứ mạng phục vụ và làm vẻ vang giòng giống Rồng Tiên cho đến ngày cùng nhau trở về.
Tôi cũng thiết tha mong một ngày quê hương thanh bình, dân chủ, để chúng ta cùng nắm tay ca hát dưới ánh trăng vàng, cùng xây dựng đất nước giàu mạnh không gian dối, không chất độc và nhất là không Cộng sản.
Năm tôi 8, 9 tuổi gì đó, dù không mang tên Ngô Như Ý, nhưng tôi quả thật là y như ngố, thế mà chẳng hiểu sao cô giáo lại chọn lên đại diện cho các học sinh tỉnh lỵ đọc diễn văn trong ngày Trung Thu. Để chuẩn bị, chị tôi bắt tôi đọc đi đọc lại nhiều lần cho thật nhuyễn. Rõ khổ, ông Tỉnh Trưởng tỉnh Tây Ninh lúc bấy giờ lại mang cấp bậc Trung Tá, để mở đầu tôi phải xướng lên câu “Kính thưa Trung Tá Tỉnh Trưởng”. Tôi ngọng nghịu tập: “Kính thưa Tung Tá Tỉnh Tưởng”, mất chữ “r”, bà chị cầm thước đập lên bàn quát to “Đọc lại, Trung tá!” Tôi to giọng “Kính thưa Trung Trá Trỉnh Trưởng”, tất cả đều có chữ “r”. Chèn ơi, nếu ông mang cấp bậc thiếu tá hay đại tá chắc tôi đã đỡ khổ hơn. Nhưng hình như lúc đọc thật trước đám đông tôi đã phát âm đúng, vì không nhớ cảnh bị các ông anh bà chị la rầy!
Rồi có năm chúng tôi làm lồng đèn đi dự thi Trung Thu. Anh tôi bỏ công chẻ tre, uốn vuốt làm thành cái đầu lân thật to. Chúng tôi chăm chút dán giấy bóng kiếng, dùng màu nước vẽ từng cái vảy rồng, tô màu thật đẹp, lòng háo hức mong được giải. Tiếc thay chưa đi tới điểm tổ chức thì trời mưa, chiếc lồng đèn ướt nhẹp màu sắc lem luốc, tôi đã khóc thút thít trong mưa. Nhà tôi nghèo, Trung Thu may lắm mỗi đứa được chừng một phần tư hay nửa cái bánh nướng, thèm lắm hít ngửi mãi rồi mới dám ăn. Má tôi thì thích bánh dẻo, nhưng ít khi nào bà dám bỏ tiền ra mua.
Đó là chuyện Trung Thu thuở bé, rằm tháng 8 mà không nói chuyện về trăng thì thiếu sót, nên tôi sẽ tản mạn một chút về Trăng, về đề tài rất đẹp đã được nhiều người bàn tới.
Mặt trăng tiếng Latin là Luna, là vệ tinh duy nhất của trái đất và lớn thứ năm trong hệ mặt trời. Khoảng cách trung bình tính từ tâm trái đất đến mặt trăng là 384.403 km, lớn khoảng 30 lần đường kính trái đất. Đường kính mặt trăng là 3.474 km, tức hơn một phần tư đường kính trái đất.
Trong Kinh Thánh, sách Sáng Thế Ký ghi lại Đức Chúa Trời đã tạo ra mặt trăng vào ngày thứ tư khi ngài phán bảo hãy có hai vì sáng lớn; vì lớn hơn tức là mặt trời để cai trị ban ngày, vì nhỏ hơn (mặt trăng) để cai trị ban đêm. Kinh Thánh cũng có ghi về ngày tận thế: Trong những ngày ấy, mặt trời sẽ tối sầm, mặt trăng mất sáng và tinh tú tự trời sẽ sa xuống.
Theo Phật giáo, những sự kiện quan trọng trong đời đức Phật đều diễn ra vào đêm trăng tròn. Ngài đản sanh vào đêm rằm tháng Tư, xuất gia vào đêm trăng tròn tháng Hai và thành đạo vào đêm trăng tròn tháng Chạp. Người theo Phật giáo ăn chay dựa theo ngày rằm và ngày không trăng.
Các giai thoại lý thú như Hằng Nga cùng các tiên nữ múa hát điệu nghê thường vào đêm rằm tháng Tám, chú Cuội và thỏ ngọc ngồi dưới gốc cây đa nhớ nhà, chuyện Hậu Nghệ cầm cung bắn rớt 9 mặt trời là những câu chuyện thần thoại hồi bé tôi đã say mê.
Trong tiếng Việt, mặt trăng còn được gọi bằng những tên khác như ông Trăng, ông Giăng, chị Hằng, vầng Nguyệt, chị Nguyệt, Hằng Nga, Thái Âm…
Theo các nhà khảo cổ thì hình ảnh về mừng trăng đã được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Phan Kế Bính trong sách Phong Tục Việt Nam cũng đã ghi dân ta từ thế kỷ 19 đã có tập tục ban ngày làm cỗ cúng gia tiên, tối đến bày cỗ thưởng trăng.
Tại Đại Hàn, ngày trăng tròn này là Lễ Tạ Ơn Chuseok, để nông dân cám ơn tổ tiên đã cho mùa màng thu hoạch tốt đẹp, và là ngày tết lớn thứ hai trong năm. Tại Đài Loan, ngày Tết Trung Thu là ngày nghỉ lễ chính thức cho cả nước.
Nguyệt thực xảy ra lúc trăng tròn, khi trái đất nằm giữa mặt trời, mặt trăng và cùng nằm trên một đường thẳng. Bước tiến đầu tiên trong việc quan sát mặt trăng được thực hiện nhờ sự phát minh viễn vọng kính. Galileo Galilei đã sử dụng tốt công cụ này để quan sát vẻ mặt chị Hằng.
Ngày 20 tháng 7 năm 1969, nhân loại bước một bước dài khi phi hành gia Neil Armstrong là người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng thành công với chi phí hàng nhiều tỷ đô la. Cho tới nay, Eugene Cernan - thành viên của phi vụ Apollo 17 - là người cuối cùng rời mặt Trăng vào ngày 14 tháng 12 năm 1972 và từ đó chưa ai đặt chân lên đây nữa, có lẽ vì hao tốn quá. Thật ra, Hoa Kỳ cũng quay lại thăm nàng Nguyệt năm 1994 nhưng chỉ bằng robot trên con tàu vũ trụ Clementine. Theo các nhà khoa học NASA, con người có thể định cư trên mặt trăng trong tương lai. Nói tới NASA tôi xin mở ngoặc là có khá nhiều người Việt Nam rất giỏi làm việc ở đây, như tiến sĩ Nguyễn Xuân Vinh, nhà vật lý thiên văn Eugene Trịnh Hữu Châu, Bruce Vũ Thanh ....
Nhà văn Toan Ánh đã viết về món trà sen đêm trăng rất cầu kỳ. Buổi chiều khi sen khép cánh, người ta bỏ vào nhụy hoa một ít trà, để trong đêm trà thấm hương thơm của hoa, thẩm thấu tinh túy của đất trời. Sáng ra trước khi sen bung cánh, người ta ra ao lấy trà ra khỏi búp hoa để pha uống. Chu choa, không biết trà này thơm ngon cỡ nào, tôi thì thuộc loại “đàn gảy tai trâu”, chắc là không biết phân biệt. Ngay cả cafe tôi cũng không kén, uống như uống thuốc cho tỉnh ngủ, không cần phải nóng phải tươi, phải rắc rối gì. Viết tới đây tôi bỗng nhớ bài “Trăng sáng vườn chè”, để cho vị trà ngon hơn, chè chắc cũng phải hái vào đêm trăng đem ướp búp sen tươi mới thật là tuyệt!
Bạn có ghé thăm Sóc Trăng bao giờ chưa? Sóc Trăng là tên một tỉnh ven biển thuộc đồng bằng sông Cửu Long nằm ở cửa Nam sông Hậu. Tên gọi Sóc Trăng do chữ Srok Kh’leang của tiếng Khmer mà ra - nghĩa là kho chứa bạc của nhà vua. Tiếng Việt phiên âm ra Sóc Trăng, chứ không phải địa danh này là nơi trăng sáng nhất.
Vầng trăng Việt Nam trong ca dao thể hiện qua câu lục bát quen thuộc:
Hỡi cô tát nước bên đàng,
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi?
Bài đồng dao: ông giẳng ông giăng
xuống đây với tôi
có nồi cơm nếp
có tệp bánh chưng
có lưng vò rượu. . .” có lẽ ai cũng thuộc.
Trong thơ văn xưa, phải nói tới nhà thơ Lý Bạch vì yêu trăng quá, nên trong một cơn say, đã nhào xuống giòng sông để ... ôm lấy trăng rồi chết đuối. Ông đã nhiều lần ngồi trên thuyền ngắm trăng:
Đầu giường trăng tỏ rạng
Đất trắng ngỡ như sương
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng
Cúi đầu nhớ cố hương
Trong Chinh Phụ Ngâm, ta thấy có câu:
Nguyệt hoa, hoa nguyệt trùng trùng,
Trước hoa, dưới nguyệt trong lòng xiết đau.
Rồi đến Đức Trần Hưng Đạo là võ tướng mà cũng không kềm nỗi hồn thơ lai láng trước “Bến Trăng Thanh” để rồi cảm khái:
Đêm nghỉ bến trăng thanh
Bỗng hay đầy thú lạ
Thơ theo bút tuôn dòng.... Ngài quả là người văn võ song toàn.
Tác phẩm Đoạn Trường Tân Thanh của Thi hào Nguyễn Du cũng không thiếu những câu nói về trăng:
Tuần trăng khuyết, dĩa dầu hao,
Mặt mơ tưởng mặt, lòng ngao ngán lòng.
Hoặc: Khi chén rượu, khi cuộc cờ,
Khi xem hoa nở, khi chờ trăng lên.
Khi tả người đẹp Nguyễn Du đã ví: Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang. Nhóm chúng tôi gần đây ai cũng than mình khá “nở nang”, vậy là đẹp ra phải không các bạn?!
Bà Chúa thơ nôm Hồ Xuân Hương cũng diễn tả đầy màu sắc:
Một trái trăng thu chín mõm mòm
Một vừng quế đỏ đỏ lòm lom
Trăng của bà trong đêm khuya thanh vắng uống rượu mong giải sầu nhưng tỉnh ra lại càng buồn hơn: “Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”. Nữ sĩ họ Hồ này được nổi tiếng về thơ văn, không khét tiếng như bác kia họ Hồ nhưng ai cũng phỉ nhổ!
Trong bài Thu ẩm của Nguyễn Khuyến, ông đã tả:
Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt
Làn ao lóng lánh bóng trăng loe. Nhóm Hippy Việt Nam thời đó có mốt mặc quần ống loe, chắc là lấy ý từ câu thơ này.
Nguyễn Khuyến cũng đã từng ngắm trăng mà lo nghĩ việc quốc gia:
Sáu khắc hồn tan bóng nguyệt mờ
Có phải tiếc xuân mà đứng gọi
Hay là nhớ nước vẫn nằm mơ
Trong bài ca chúc Tết thanh niên của Phan Bội Châu, cụ đã than thở:
Thẹn cùng sông, buồn cùng núi, tủi cùng trăng
Hai mươi năm lẻ đã từng chua với xót
Thật thế, thời ấy đất nước bị Pháp đô hộ, người dân thiếu ý thức, nên cụ lúc nào cũng canh cánh bên lòng những nỗi niềm. Ngày nay mình bị Cộng sản cai trị, bán nước cho Tàu, ta có bận lòng vì đất nước và chua xót như cụ không?
Thi sĩ Quách Tấn viết:
Đêm nay chờ trăng mọc
Ngồi thẩn thơ trong vườn
Quanh hoa lá róc rách
Như đua bắt làn hương
Thi sĩ Tản Đà đã than thở:
Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi,
Trần giới em nay chán nữa rồi.
Tôi đôi khi cũng rất chán đời, chán thế thái nhân tình, nhưng không sống ở thế trần thì chỉ còn nước lên cung trăng hay thiên đường, cũng đâu có dễ!
Nguyễn Nhược Pháp trong “Ngày xưa” đã mơ màng:
Ta còn đang luyến mộng
Yêu bóng người vẩn vơ
Tay ngà ai phủ trán?
Hiu hắt ánh trăng mờ...
Nói tới thơ trăng mà không nhắc tới Hàn Mặc Tử với “Một miệng trăng”, “Ngủ với trăng”, “Rượt trăng”, “Say trăng” thì không được, nên ta hãy cùng Hàn thi sĩ thắc mắc:
Khuya rồi, trăng trốn ở nơi đâu?
Ta chờ ta đợi suốt canh thâu
Ta xé gió trời, mây nghiêng rẽ
Trăng tàn đẫm ướt một dòng châu
Hoặc: Hương trăng phảng phất nơi đâu đó
Có thấy người về giữa cõi im?
Trăng! Trăng! Trăng! Là Trăng, Trăng, Trăng!
Ai mua trăng tôi bán trăng cho?
… Trời hỡi làm sao khi đói khát,
Gió trăng có sẵn làm sao ăn?
Trong bài thơ nổi tiếng “Đây Thôn Vĩ Dạ”, ông cũng nói đến trăng theo kiểu cách khác lạ và đầy thơ mộng:
Gió theo lối gió, mây đường mây,
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay...
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó,
Có chở trăng về kịp tối nay?
Toàn là những câu hỏi về trăng khó trả lời, thương thay cho một đời nghệ sĩ tài hoa nhưng số phận nghiệt ngã. Có lẽ cảm hứng từ việc Hàn Mặc Tử bán trăng, hiện nay có một đồng bào trong nước lấy tên là “Người Buôn Gió”, là một blogger dám lên tiếng đấu tranh cho nhân quyền và tự do tại Việt Nam rất can đảm đáng nể phục.
Riêng nhà thơ Lưu Trọng Lư đã rất thính tai với câu thơ:
Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức? Có lẽ ông cảm được ánh trăng thu bằng tâm hồn, không cần nhìn mà chỉ nhắm mắt lắng nghe. Điều này có lẽ đúng vì những người khiếm thị luôn nghe, dùng các giác quan khác để cảm nhận được sự việc có khi còn sâu sắc hơn người sáng mắt.
Nhà học giả hơi “điên chữ “ Bùi Giáng cũng từng đặt nghi vấn:
Em về mấy thế kỷ sau,
Nhìn trăng có thấy nguyên màu ấy không?
Ông hỏi câu này có lẽ vì biết khi xảy ra nguyệt thực, trăng sẽ đổi thành màu đỏ cam nên người ta còn gọi là mặt trăng máu. Còn trăng xanh là hiện tượng trăng tròn và sáng lần thứ hai trong một tháng. Trăng xanh không xuất hiện thường xuyên, nó xảy ra khoảng vài năm một lần. Không biết “màu ấy” Bùi Giáng có ý nói là màu gì, xanh hay đỏ?!
Với bài thơ Trăng Đất Khách, tác giả Trần Mộng Tú đã chia sẻ:
Những đêm trăng sáng tôi không ngủ
Âm thầm mắt lệ nhớ quê hương
Ngày về sao bỗng xa xăm quá
Tôi thức cùng trăng suốt đêm trường.
Vâng, quả thật trăng trên đất khách hải ngoại thật buồn, ít khi nào mình có giờ và khung cảnh thích hợp để thấy trăng. Những tòa nhà cao chọc trời đã che đi ánh sáng chị Hằng, cuộc sống bận rộn tất bật đầy căng thẳng, lòng dạ nào mà thưởng thức ánh trăng? Còn ở quê nhà thì đói khát, bị bưng bít trù dập, nếu còn lãng mạn yêu trăng thì không chừng bị coi là đang ở “cõi trên”!
Nếu nói về những bài nhạc có liên hệ tới trăng thì rất nhiều, nào là nhạc phẩm Trương Chi của Văn Cao kể chuyện người nghệ sĩ xấu trai nhưng đã trót đem lòng yêu người đẹp Mỵ Nương. Chuyện bắt đầu vào “Một chiều xưa trăng nước chưa thành thơ” rồi tới “Đêm nay dòng sông Thương dâng cao, mà ai hát dưới trăng ngà ...”
Trung Thu về ai cũng muốn nghe lại bài hát Thằng Cuội của Lê Thương: Bóng trăng trắng ngà, có cây đa to, có thằng Cuội già, ôm một mối mơ …. Mối mơ bạn đang ôm là những mơ ước gì, có phần nào cho quê hương đất nước không?
Chắc bạn cũng biết bài Trăng Mờ Bên Suối, sáng tác của nhạc sĩ Lê Mộng Nguyên, rồi tới Huế Đêm Trăng của Quốc Dũng, Tình Lúa Duyên Trăng của tác giả Hoài An, hoặc bài Nửa Vầng Trăng của Nhật Trung là những sáng tác khá phổ thông.
Lời bài Ảo Ảnh của Y Vân cũng miêu tả tâm sự: Khi vui thấy trăng không mờ, lòng buồn nên trăng úa: Đây quả là ảnh ảo của ảo ảnh - virtual reality - vì sự thật thì trăng vẫn là trăng, đâu có vì ai đó vui buồn mà thành tròn hay méo.
Phạm Mạnh Cương trong nhạc phẩm Thương Hoài Ngàn Năm cũng rất chung tình: Trăng khuyết rồi có khi đầy, Ngăn cách rồi cũng xum vầy....
Cũng nên nhắc tới bài Gạo trắng Trăng thanh của Hoàng Thi Thơ diễn tả hình ảnh dân quê thật vui nhộn: Trong đêm trăng, tiếng chày khua, ta hát vang trong đêm trường mênh mang.
Ngược lại với bài Nghìn Trùng Xa Cách, Phạm Duy đã diễn tả với những nốt nhạc thê thiết: Rừng vắng ban mai, đường phố trăng soi, trả hết cho người, cho người đi ...
Ngoài ra phải nhắc đến bài Nguyệt Cầm của Cung Tiến: Trăng Tầm Dương lung linh bóng sáng, đêm mùa trăng úa làm vỡ hồn ta ... Ôi đàn trăng cũ làm vỡ hồn anh... Nói đến nguyệt cầm thì tôi cũng xin tả sơ về cây đàn nguyệt này. Vì nhạc cụ có hộp đàn hình tròn như mặt trăng nên mới có tên là “đàn Nguyệt”. Đàn Nguyệt được sử dụng trong hát Chèo, Chầu Văn, Ca Huế, Đờn Ca Tài Tử và Cải Lương…Trong miền Nam người ta gọi nó là đờn Kìm. Mới đầu tôi lẫn lộn, tưởng nguyệt cầm và tỳ bà cầm là một, nhưng đàn tì bà hình bầu dục. Để cho dễ nhớ bạn có thể hiểu đàn nguyệt thì tròn, đàn tì bà thì méo!
Nói đến nhạc Trịnh Công Sơn thì nhiều bài, nhiều câu về trăng lắm, đặc biệt bài Nguyệt Ca:
Từ khi trăng là nguyệt đèn thắp sáng trong tôi
Từ khi trăng là nguyệt em mang tim bối rối
Từ khi trăng là nguyệt tôi như từng cánh diều vui
Từ khi em là nguyệt trong tôi có những mặt trời. Nhưng thôi không viết nhiều về TCS, ông này bị người Việt quốc gia lên án là làm tay sai cho Việt cộng, viết nhạc phản chiến để đánh phá chính thể quốc gia, làm việc cho Việt Cộng, dù nhạc của ông cũng có những bài tình ca rất hay.
Riêng nhà thơ đấu tranh Nguyễn chí Thiện, tác giả tập thơ “Hoa Địa Ngục” cũng đã viết về trăng, dù ông ở trong tù Cộng Sản - dưới đáy địa ngục:
Cũng phải ngước trông đất trời, vấn hỏi?
Trăng lặn…
Sao tàn…
Nói tới đây mới nhớ khi còn ở trung học, các thầy cô “quốc doanh” dạy chúng tôi phải có tinh thần tập thể, cái gì cũng phải mang ơn Bác và Đảng, như ngắm trăng cũng phải cùng ngắm chung, ngồi một mình tư lự với trăng là tư duy sai lầm, là cá nhân chủ nghĩa, nghe thấy kinh sợ thay vì kính sợ. Tội nghiệp các thầy cô này, có lẽ họ đâu muốn dạy “láo lếu” như thế mà chỉ vì bị ép buộc. Đến bây giờ nhiều sách báo vẫn còn XHCN “Xạo Hết Chỗ Nói” hoặc “Xin Hầu Chi-Na”, biết đến bao giờ dân mình mới được sống trong ấm no và sự thật?
Nếu bạn hay con cháu học dương cầm, chắc là bạn biết bản nhạc dưới cái tên “Sonata - Ánh trăng”. Bài nhạc này do Beethoven soạn, ông xấu trai vì bị chứng bệnh lạ làm biến dạng, nhưng mang trái tim nghệ sĩ đa tình. Beethoven yêu cô học trò là Giulietta Guicciardi, nhưng không được đáp lại. Một lần buồn tình đứng trên cây cầu của dòng sông xanh Danube trong một đêm trăng rất sáng, Beetthoven nghe tiếng dương cầm vang lên bên khu lao động. Beethoven đi tới và gặp người cha đang ngồi nghe cô con gái mù chơi dương cầm. Người cha cho biết con gái đã từng ước mơ được ngắm nhìn ánh trăng trên dòng Danube, nhưng có lẽ sẽ không bao giờ được. Xúc động trước tình cha con, Beethoven ngồi vào cây đàn và với cảm xúc mãnh liệt, nhà soạn nhạc thiên tài đã dạo nên khúc Sonata lúc nhẹ nhàng hiền dịu như ánh trăng, lúc lại mạnh mẽ rồi mênh mang như sóng sông Danube. Tiếng nhạc thấm đẫm trong ánh trăng, dạt dào trong tình người, diễn tả khát vọng bước ra khỏi sự khắc nghiệt của số phận, của thất tình và trở thành bất hủ. Beethoven bị điếc năm 30 tuổi nhưng vẫn sáng tác nhạc được. Mới đầu tôi không tin người điếc có thể chơi nhạc, nhưng tôi có thầy và vài người bạn khá giỏi nhạc, họ chỉ cần nhìn nốt nhạc mà biết âm điệu trầm bổng ra sao. Đưa cho một sáng tác mới, không cần đàn họ cũng có thể nhìn cách viết nhạc mà hát lên được. Môn “võ công” này tôi cũng có học qua, gọi là “xướng âm”, nhưng tôi chẳng thấy “sướng”, chỉ thấy khổ vì khó quá!
Gần đây có bộ phim hoạt họa với hình ảnh 3D ba chiều thu hút nhiều khán giả, bạn đã xem chưa? Đó là cuốn phim Despicable Me. Dựa theo nội dung phim chuyện người ta dịch tựa đề là “Kẻ Cắp Mặt Trăng”. Chuyện phim nói về nhân vật xấu tên Gru. Gru quyết định làm phi vụ có một không hai cho thế giới phải kinh khiếp: ăn cắp mặt trăng. Cũng may Gru đã tìm thấy được ở ba cô bé mồ côi - nhân vật trong phim - một tình thương yêu kỳ lạ, và điều này đã thay đổi con người Gru. Chuyện có “happy ending” khi Gru cùng ba cô bé sống hạnh phúc với nhau khi mặt trăng vẫn tỏa sáng.
Nói chuyện văn chương thơ nhạc thì hoài hoài không hết, riêng trong đời sống hằng ngày thì các chuyên gia trường đại học California - Mỹ phát hiện rằng có một tác động giữa ánh sáng mặt trăng tới sức khỏe con người. Những ngày trăng tròn, ánh trăng đã ảnh hưởng đến giấc ngủ của con người, gây khó ngủ rồi ít nhiều tác động đến hệ thần kinh, dẫn đến những thái độ, hành động bất thường. Vậy nếu người phối ngẫu hay con cháu của bạn hôm đó ương ương dở dở, nói bậy bạn hãy thông cảm bỏ qua cho. Bạn cũng có thể đổ lỗi cho chị Hằng khi chính bạn đang bị “khó ở” dễ nổi cáu. Việc phụ nữ hàng tháng rụng trứng được gọi là chu kỳ kinh nguyệt, hồi đi học ở trường “Xã Hội Chủ Nghĩa” chúng tôi nghịch ngợm gọi những ngày “bị” là ngày “mắc võng trên rừng Trường Sơn”. Khi đi chợ mua cua, bạn nhớ để ý có phải đang gần ngày có trăng hay không, vì cua sẽ bị óp không chắc thịt.
Gần đây với đời sống hiện đại nên cũng hại điện, ít khi chúng ta còn giờ, còn khung cảnh thích hợp để ngắm trăng. Ăn bánh Trung Thu thì sợ bị bỏ hóa chất độc, các lồng đèn, sản phẩm cho trẻ em bị Tàu hóa, sản xuất hàng loạt với phẩm chất tệ, không như những lồng đèn ông sao, đèn cá chép đặc thù khi xưa nên mất phần thú vị. Trong khi dân nghèo đói, cá chết, mọi thứ nhiễm độc, những đại gia, công an cai trị dân vẫn phè phỡn ăn chơi xa xỉ, đốt tiền không hết. Đã có những chiếc bánh trung thu với nhân là 9 dược liệu quý như đông trùng hạ thảo, vảy tê giác, vây cá mập, trứng cá, yến sào... Riêng cái vỏ hộp đựng bánh có khi giá đến triệu triệu. Một khách sạn 5 sao tại Hà Nội đã tung ra hộp bánh trên có hình con ngựa và cá chép mạ vàng 24K, đồng thời quảng cáo chỉ sản xuất 999 hộp - ít sợ bị đụng hàng. Cái hộp này ăn xong nhất định phải giữ vì có vàng trên đó. Hồi sau 1975, cái gì cũng quý cũng khó, nên chúng tôi cũng chắt chiu để dành những cái hộp bánh bích-quy, lon ghi-gô để đựng kim chỉ, đồ lặt vặt trong nhà. Sang đây những năm đầu tôi cũng còn thói quen giữ lại các lon hộp này, bỏ đi thì tiếc, làm chật nhà quá sức. Bánh Trung thu ngày nay không còn là thứ đồ ăn cho tết nhi đồng, mà đã trở thành công cụ để người ta hối lộ, nghe thật buồn và giận. Mà thôi, tôi định viết “vài dòng” mà bây giờ ra “dài dòng” rồi, tôi xin trở lại chuyện tổ chức Trung Thu Cộng đồng Toronto một chút rồi ngưng.
Năm nay lần đầu tiên ban tổ chức gồm nhiều hội đoàn hợp sức - để thể hiện tình đoàn kết. Nhìn các em mặc áo dài, tay cầm lồng đèn hình Lá Cờ Vàng di sản, lòng tôi bồi hồi biết bao. Ngoài phần văn nghệ và MC giới thiệu chương trình, phần nhiều do các em thiếu nhi chia nhau đảm trách, các em cũng được nghe đọc về các anh hùng dân tộc như Đinh Bộ Lĩnh, Trần Quốc Toản… Trách nhiệm hướng dẫn cho giới trẻ biết về quê hương và cội nguồn không phải một sớm một chiều, một ngày lễ hội là xong, mà là con đường dài và không kém khó khăn. Việc tổ chức các sinh hoạt cộng đồng cũng không dễ, nhìn những anh chị “xâm mình” đứng ra làm việc chung tôi thật cảm kích. Họ không phải là thần thánh, họ cũng chỉ có 24 tiếng mỗi ngày, cũng phải đi làm, lo cho gia đình như mọi người, nhưng họ đã cố gắng. Thế nào cũng có sai sót, nhưng tôi xin được trân trọng, thật lòng thông cảm và mong có thêm nhiều anh chị em, nhất là quý vị phụ huynh cùng xăn tay bước vào góp sức, để cùng nhau xây dựng cộng đồng, cùng nhau dẫn dắt các con em, nối kết thế hệ cha ông với con cháu, để mai đây khi chúng ta “rời bỏ cuộc chơi”, thì đã có các cháu sẵn sàng tiếp nối, tiếp tục sứ mạng phục vụ và làm vẻ vang giòng giống Rồng Tiên cho đến ngày cùng nhau trở về.
Tôi cũng thiết tha mong một ngày quê hương thanh bình, dân chủ, để chúng ta cùng nắm tay ca hát dưới ánh trăng vàng, cùng xây dựng đất nước giàu mạnh không gian dối, không chất độc và nhất là không Cộng sản.
Thao Thức Về Trau Dồi Tiếng Việt Cho Người Trẻ
Lm Võ Tá Khánh
20:23 24/09/2016
THAO THỨC VỀ TRAU DỒI TIẾNG VIỆT CHO NGƯỜI TRẺ
Kính thưa toàn thể Công đồng Dân Chúa Việt Nam,
Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà thơ Hàn Mạc Tử (21/9/1912-2012), một số tác giả văn thơ Công Giáo đã có dịp gặp gỡ và cùng nhau chia sẻ thao thức về nhu cầu khẩn cấp phải giúp các bạn trẻ Công Giáo trau dồi tiếng Việt. Bản thao thức này cũng đã được các tác giả văn thơ góp ý thêm nhân dịp lễ trao giải cuộc thi lần thứ IV, 21-22/9/2016.
Ngày 13/01/2016, Hội thảo khoa học về Lịch sử chữ Quốc ngữ (mang tên “Bình Định với chữ Quốc ngữ”) tại Qui Nhơn đã ghi nhận công lao to lớn của các nhà truyền giáo và tiền nhân trong việc hình thành và phát triển chữ Quốc ngữ. Đóng góp của cha ông xưa thúc giục con cháu ngày nay phải phát huy tiếng mẹ đẻ nhằm chu toàn trách vụ loan báo Tin mừng.
Thế nhưng hoàn cảnh xã hội và văn hóa ngày nay đang đặt ra cho thế hệ trẻ Việt Nam nói chung và các bạn trẻ Công Giáo nói riêng nhiều thách đố trong việc diễn đạt ý tưởng bằng tiếng Việt, trong văn nói cũng như văn viết.
Thật ra, sự suy thoái văn hóa đọc và văn hóa viết không chỉ là điều quan ngại của chúng ta mà còn là vấn đề toàn cầu. Cả Tổ chức UNESCO cũng đã chọn ngày 21-2 hằng năm làm ngày Quốc tế tiếng mẹ đẻ. Do đó những thao thức, suy nghĩ và sáng kiến đóng góp này vừa hòa nhịp với cộng đồng nhân loại vừa mong tìm ra những giải đáp thực tế và hữu hiệu cho hoàn cảnh hiện nay của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam.
I. TẦM QUAN TRỌNG CỦA TIẾNG VIỆT
1. TRONG VIỆC HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH VÀ ĐẠO ĐỨC
Có thể nói, đánh giá đầu tiên của người khác đối với mỗi con người là trên bình diện ngôn ngữ. “Lời ăn, tiếng nói” là điều mà cha mẹ phải dạy cho con trước tiên. Người lịch lãm có cách dùng từ và diễn ý khác dân giang hồ. Các công ty tuyển dụng nhân sự đều cần phải phỏng vấn. Nét đẹp của ngôn ngữ sẽ dẫn dắt ta đến nét đẹp của tư duy và hành động. Phong cách ứng xử của giới trẻ hiện nay bị tha hóa phần nào cũng là do thiếu trau dồi tiếng mẹ đẻ.
2. TRONG VIỆC XÂY DỰNG XÃ HỘI – QUÊ HƯƠNG
Học giả Phạm Quỳnh có nói: “Tiếng ta còn, nước ta còn”. Ngôn ngữ một dân tộc đi đôi với vận mệnh dân tộc ấy. Sự thật ấy được chứng nghiệm nơi lịch sử dân Do Thái. Sau 19 thế kỷ bị ly tán, năm 1947 họ đã tái lập được quốc gia nhờ vẫn giữ vững tiếng nói và chữ viết của cha ông. Ngôn ngữ mẹ đẻ giúp họ nhớ mình là người dân cùng một nước, có một lịch sử cần tiếp nối và có một quê hương để hẹn về.
Ta không biết các Việt kiều ở nước ngoài sẽ duy trì tiếng Việt được mấy đời, thế nhưng ngay trong nước, tình trạng xem ra rất bi quan. Sinh viên ra trường mà viết tiếng Việt không xuôi, sai cả về chính tả, dùng từ, đặt câu và diễn ý. Bên cạnh đó là cách viết tiếng Việt tùy tiện trên tin nhắn điện thoại và giao tiếp trên mạng đã xâm nhập cả trên các văn bản học tập, văn bản thư tín và cả trên các biểu ngữ công cộng…
3. TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN VĂN HÓA
Người Việt Nam hiện nay bị mất thói quen đọc sách. Bao nhiêu lời hay, ý đẹp, tư tưởng trong sáng hướng thượng được các tác giả ấp ủ, thai nghén… nhưng thử hỏi hậu thế có mấy ai đón nhận?
Trong buổi bình minh của nền văn học Việt Nam hiện đại dùng mẫu tự La-tinh, đã có những áng văn bất hủ, những vần thơ trác tuyệt; nhưng hiện nay còn mấy người nhớ tới, nói chi đến việc kế thừa? Tiếng Việt có cách chơi chữ tao nhã và thâm thúy đã được truyền từ nhiều đời nhưng hiện nay xem như… tuyệt chủng! Để rồi thay vào đó là những thứ phi văn hóa nhan nhản khắp nơi.
4. TRONG VIỆC ƯƠM NIỀM TỰ HÀO DÂN TỘC
Thời Bắc thuộc, không ít lần các danh sĩ người Việt đã chinh phục được triều đình phương Bắc bằng văn hóa và ngôn ngữ (Mạc Đĩnh Chi, Đoàn Thị Điểm, Trạng Hiền…). Các sứ giả đi giữa rừng gươm không hề nao núng nhờ biết vận dụng bộ não thông kim bác cổ và dùng “ba tấc lưỡi”. Kiến thức đi đôi với ngôn ngữ khiến ta tự tin hơn là gươm giáo và sức mạnh.
Hãy nhìn sang một số nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan… Chữ viết của họ rất khác biệt với mẫu tự La-tinh ta đang dùng. Để hòa nhập với thế giới, họ gặp nhiều khó khăn hơn ta. Vậy mà, họ vẫn tôn vinh lối viết ấy và tìm cách cho người dân trân trọng tiếng Mẹ đẻ. Tại Thái Lan, những bảng hiệu bằng tiếng nước ngoài bị đánh thuế rất đắt. Nhiều nhà đầu tư Nhật Bản hay Hàn Quốc ra nước ngoài không dùng tiếng Anh, khiến người ta phải học tiếng của họ để làm việc cho họ. Còn chúng ta?
5. TRONG SỨ MẠNG LOAN TIN MỪNG
Với các con cái Chúa, nhất là những người dấn thân cho sứ vụ loan báo Tin mừng, khả năng nói và viết tiếng Việt trôi chảy và đúng chuẩn mực là điều hết sức quan trọng. Đạo Chúa là Đạo mạc khải, phải được diễn tả bằng Lời, trước hết là cho những người anh em cùng văn hóa và ngôn ngữ đang sống ngay bên cạnh. Bởi thế, người thông truyền sứ điệp Tin Mừng cho người Việt phải nói và viết tiếng Việt thật chuẩn xác và trong sáng.
II. LÀM THẾ NÀO ĐỂ MỌI THÀNH PHẦN DÂN CHÚA GÓP SỨC VÀO VIỆC TRAU DỒI TIẾNG MẸ ĐẺ?
Mọi người Công Giáo Việt Nam đều cần ý thức tầm quan trọng của việc trau dồi tiếng mẹ đẻ và cùng chung quyết tâm khắc phục, từ nỗ lực của các gia đình và giáo xứ đến cấp giáo phận và quy mô cả nước.
1. KHỞI ĐI TỪ GIA ĐÌNH
Các gia đình có phần trách nhiệm trong việc suy thoái tiếng Việt nơi người trẻ vì chúng ta thiếu quan tâm theo dõi nhắc nhủ con em mình. Đàng khác, khi cho con em đi học, thường chúng ta chỉ bận tâm tới chuyện học gì để dễ xin việc làm về sau, đua nhau học tiếng Anh theo phong trào, không bận tâm gì tới tiếng Việt.
Làm sao để giúp các gia đình có cái nhìn rộng lớn hơn, vươn tới lợi ích chung của Dân tộc và Hội thánh chứ không chỉ nghĩ tới lợi ích riêng của nhà mình? Làm sao để cha mẹ không chỉ lo liệu cho con cái biết làm ra tiền nhưng trước hết biết hướng đời mình về Chân, Thiện, Mỹ?
2. ĐẾN SINH HOẠT GIÁO XỨ
Việc giữ gìn tiếng Việt là trách nhiệm của mọi người. Đang khi nhiều người khác không biết dựa vào đâu để cổ võ sự phục hưng cho tiếng Việt thì người Công Giáo may mắn có hệ thống giáo xứ. Chúng ta cần vận động tất cả phụ huynh và bạn trẻ ở các giáo xứ tích cực hưởng ứng, mới mong đạt kết quả cao.
Các giáo xứ cần có chương trình tìm kiếm và đào tạo các tài năng văn thơ trẻ qua các cuộc thi văn thơ tại chỗ, mở lớp trau dồi viết văn, khuyến khích các đoàn thể làm nội san, có phần thưởng cho các cá nhân và tập thể xứng đáng. Cần có tầm nhìn xa rộng để đầu tư mở lớp trau dồi tiếng Việt cho nhi đồng và thiếu niên. Nếu chính người dân trong giáo xứ ý thức được vấn đề, chúng ta có thể bắt đầu, hoàn toàn tự lực hoặc với sự trợ giúp của những đồng hương xa quê.
Về văn hóa đọc, nếu mỗi giáo xứ đều có một nhóm trẻ dấn thân làm tông đồ phát hành sách báo, hằng tuần bán sách, phim và nhạc đạo cuối nhà thờ , cổ võ mọi người đọc sách thì tình trạng sẽ khả quan hơn.
Các lớp giáo lý, các đoàn thể trẻ từ hội lễ sinh, Thiếu nhi Thánh thể đến ca đoàn cần khuyến khích thành viên của mình trau dồi Việt ngữ.
Nỗ lực tại giáo xứ kết quả nhiều hay ít tùy vào sự quan tâm của các cha xứ và cha phó. Xin quý cha tha thiết và thường xuyên nhắc nhở mọi người.
3. GIỚI TRẺ
Cách nói và cách viết tiếng Việt của các bạn trẻ đang bị bóp méo rất nhanh vì ngôn ngữ của tin nhắn. Lòng vị tha và quả cảm của người trẻ đang bị nhạt phai và tan rã. Lương tâm người trẻ đang bị lệch lạc mà không ý thức. Làm sao để cứu vãn những điều ấy? Muốn giúp người trẻ tìm lại tâm hồn quảng đại và những lý tưởng cao cả, khuyến khích họ đọc gương danh nhân và học lịch sử nước nhà thôi chưa đủ, còn phải dạy họ yêu tiếng nói của quê hương.
Ta phải làm gì để giúp các bạn trẻ biết đánh giá mọi sự theo quan điểm Tin mừng? Làm sao cho giới trẻ sống Tin mừng, chọn phục vụ Thiên Chúa thay vì chạy theo Tiền của?
Bản thao thức này được gửi trực tiếp đến các bạn trẻ qua các phương tiện thông tin giới trẻ hiện dùng để các bạn thấy đây là vấn đề của chính mình. Tương lai Dân tộc và Hội thánh là của chính các bạn và tương lai ấy tùy thuộc vào độ chuẩn xác về cách dùng tiếng mẹ đẻ của các bạn. Càng chăm chú trau dồi tiếng Việt, bạn trẻ càng trưởng thành nhờ gia tăng khả năng hướng vào nội tâm, làm giàu đời sống tinh thần: quan sát, suy tư, nghiền ngẫm và cả cầu nguyện trong thinh lặng. Cách làm việc ấy đưa người trẻ đến với chiều sâu Tin mừng. Số ơn gọi cũng sẽ nhờ đó mà gia tăng.
Ước mong rằng chính các bạn trẻ tích cực tham gia chia sẻ những thao thức này và mạnh dạn đề xuất sáng kiến của các bạn. Mong rằng khắp nơi sẽ dậy lên những nhóm trẻ yêu tiếng nước nhà, những câu lạc bộ luyện văn, những Facebook, nhắc nhau trau dồi tiếng mẹ đẻ, nói và viết tiếng Việt thật chuẩn.
4. CHỦNG VIỆN VÀ CÁC DÒNG TU
Hầu hết những ứng viên vào các Chủng viện và Dòng tu tại Việt Nam hiện nay đều gặp khó khăn về việc viết văn. Chương trình đào tạo hiện nay tại các chủng viện và dòng tu đã có phần chú ý tới tiếng Việt nhưng kết quả còn hạn chế.
Văn là người, lời văn vừa tiết lộ vừa định hình cách suy nghĩ và hành động của một người. Muốn điều chỉnh những lệch lạc về giáo dục nhân bản, cách dễ làm và hữu hiệu nhất là điều chỉnh lại nét chữ và lời văn.
5. TIỀM NĂNG CÁC GIÁO PHẬN
Trong thực tế, các giáo xứ miền quê rất khó khăn về tài chánh. Trong mỗi giáo hạt, những giáo xứ có điều kiện cần hỗ trợ những giáo xứ nghèo. Các nhà hảo tâm trong và ngoài nước cần có hướng đi tích cực, thay vì dồn tiền vào các cơ sở vật chất nên dùng một phần nâng đỡ các giáo xứ trong việc phát huy văn hóa. Các cấp mục tử cần có những tiếng nói vận động về việc này. Hơn nữa, muốn đẩy mạnh phong trào, các giáo xứ cần được cấp giáo phận quan tâm đầu tư cách thiết thực.
Trang truyền thông của mỗi giáo phận cần quan tâm tới việc chăm sóc tiếng Việt cho người trẻ, cổ võ và nâng đỡ các giáo xứ trong việc này.
Cần có kế hoạch đào tạo người cầm bút cho Giáo phận. Hiện nay có hai giải thưởng văn thơ Công Giáo bắt đầu được chú ý: Giải “Đất Mới” của Xuân Lộc và Giải “Viết Văn Đường Trường” của Qui Nhơn. Cả hai đều cần được duy trì và nên có thêm một giải thưởng ở phía Bắc. Các giáo phận nên khuyến khích lớp trẻ của mình tham gia gửi bài dự thi. Cần quan tâm tìm ra những người thích cầm bút sáng tác hiện có trong giáo phận và tạo điều kiện cho họ phát triển khả năng bằng cách:
+ Tổ chức ngày họp mặt hằng năm cho các tác giả trong giáo phận và những người quan tâm tới mục vụ văn hóa.
+ Tổ chức định kỳ các cuộc thi văn thơ Công Giáo thuộc Giáo phận để tìm kiếm tài năng và tác phẩm mới.
+ Lập đại lý sách Công Giáo cấp Giáo phận để cung ứng sách đến các nhóm tông đồ sách báo các giáo xứ .
7. CÂU HỎI CHO GIỚI CẦM BÚT
Giới trẻ có còn yêu thích sáng tác? Nhìn qua các trang truyền thông lớn, các tác giả Công Giáo hiện nay hầu hết đều trên 50 tuổi. Số tác giả dưới số tuổi ấy, cả nơi giáo dân lẫn nơi giới nhà tu, rất hiếm hoi. Nơi các trang tin giáo phận có một số người viết được những bản tin ngắn, số người viết thành bài hẳn hoi rất ít. Văn chương học thuật vẫn còn là vùng trắng với Kitô giáo, vắng bóng các chứng nhân Kitô hữu. Việc tìm kiếm và đào tạo tài năng trẻ dường như chỉ mới trên lý thuyết. Phải chăng chính sự suy thoái tiếng Việt khiến ta không làm tròn được sứ mạng loan Tin mừng cho đồng bào trong và ngoài nước?
Bản thao thức này bắt đầu từ những người đang cầm bút. Đặt vấn đề này, chính các anh chị em đang cầm bút cũng cần tự vấn, cần khởi đi từ thái độ tự phê trước khi nêu sáng kiến đóng góp. Giới cầm bút Công Giáo đang và sẽ quan tâm như thế nào tới người trẻ?
8. TRÊN BÌNH DIỆN CẢ NƯỚC
Cũng ước mong Tiểu ban Từ vựng sớm hoàn thành một cuốn từ điển gồm những thuật ngữ thông dụng trong Đạo.
Những điều khác đã có nhiều người đề cập, xin để tùy các vị hữu trách quyết định.
LỜI KẾT: VÌ MỘT Ý THỨC CHUNG
Việc trau dồi tiếng Việt cho người trẻ phải là một định hướng lâu dài. Bản thao thức này chỉ nhằm khơi dậy ý thức về việc phát triển văn hóa nói chung và tiếng Việt nói riêng, đồng thời tha thiết mời gọi mọi người tích cực tham gia vào ích chung của Giáo Hội. Cụ thể mỗi người nên tận dụng mọi phương tiện: email, điện thoại, photocopy văn bản để chia sẻ những thao thức này đến càng nhiều người càng tốt, đến quý cha và quý Hội đồng Giáo xứ, đến từng giáo dân, cách riêng là các bạn trẻ, sinh viên và học sinh các cấp, nhất là các chủng sinh và những người tận hiến trẻ, để hướng đến một thông điệp và một sứ mạng chung cho tất cả chúng ta. Sự suy thoái tiếng mẹ đẻ là nguy cơ đáng sợ. Nếu chúng ta không quan tâm đúng mức, thì cả Giáo Hội lẫn xã hội sẽ gánh chịu hậu quả của việc suy thoái nhân cách và văn hóa ứng xử. Còn nếu chúng ta dám trực diện với thách đố và dấn thân giải quyết vấn đề, Chúa Thánh Thần sẽ làm cho công cuộc phúc âm hóa xã hội sinh hoa kết quả và Giáo Hội Chúa Kitô tại Việt Nam sẽ thành niềm hy vọng cho Dân tộc.
Nếu quý vị và các bạn có những sáng kiến và những nội dung khác cần bàn, xin viết thành những bài ngắn, mỗi bài dưới 2 trang A4 và gửi về FB Văn Thơ Công Giáo https://www.facebook.com/groups/vanthoconggiao, qua email, để mọi người có thể tham gia thảo luận rộng rãi.
Xin chân thành cám ơn.
NHỮNG NGƯỜI YÊU QUÝ TIẾNG VIỆT
CÙNG THAO THỨC
Kính thưa toàn thể Công đồng Dân Chúa Việt Nam,
Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà thơ Hàn Mạc Tử (21/9/1912-2012), một số tác giả văn thơ Công Giáo đã có dịp gặp gỡ và cùng nhau chia sẻ thao thức về nhu cầu khẩn cấp phải giúp các bạn trẻ Công Giáo trau dồi tiếng Việt. Bản thao thức này cũng đã được các tác giả văn thơ góp ý thêm nhân dịp lễ trao giải cuộc thi lần thứ IV, 21-22/9/2016.
Ngày 13/01/2016, Hội thảo khoa học về Lịch sử chữ Quốc ngữ (mang tên “Bình Định với chữ Quốc ngữ”) tại Qui Nhơn đã ghi nhận công lao to lớn của các nhà truyền giáo và tiền nhân trong việc hình thành và phát triển chữ Quốc ngữ. Đóng góp của cha ông xưa thúc giục con cháu ngày nay phải phát huy tiếng mẹ đẻ nhằm chu toàn trách vụ loan báo Tin mừng.
Thế nhưng hoàn cảnh xã hội và văn hóa ngày nay đang đặt ra cho thế hệ trẻ Việt Nam nói chung và các bạn trẻ Công Giáo nói riêng nhiều thách đố trong việc diễn đạt ý tưởng bằng tiếng Việt, trong văn nói cũng như văn viết.
Thật ra, sự suy thoái văn hóa đọc và văn hóa viết không chỉ là điều quan ngại của chúng ta mà còn là vấn đề toàn cầu. Cả Tổ chức UNESCO cũng đã chọn ngày 21-2 hằng năm làm ngày Quốc tế tiếng mẹ đẻ. Do đó những thao thức, suy nghĩ và sáng kiến đóng góp này vừa hòa nhịp với cộng đồng nhân loại vừa mong tìm ra những giải đáp thực tế và hữu hiệu cho hoàn cảnh hiện nay của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam.
I. TẦM QUAN TRỌNG CỦA TIẾNG VIỆT
1. TRONG VIỆC HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH VÀ ĐẠO ĐỨC
Có thể nói, đánh giá đầu tiên của người khác đối với mỗi con người là trên bình diện ngôn ngữ. “Lời ăn, tiếng nói” là điều mà cha mẹ phải dạy cho con trước tiên. Người lịch lãm có cách dùng từ và diễn ý khác dân giang hồ. Các công ty tuyển dụng nhân sự đều cần phải phỏng vấn. Nét đẹp của ngôn ngữ sẽ dẫn dắt ta đến nét đẹp của tư duy và hành động. Phong cách ứng xử của giới trẻ hiện nay bị tha hóa phần nào cũng là do thiếu trau dồi tiếng mẹ đẻ.
2. TRONG VIỆC XÂY DỰNG XÃ HỘI – QUÊ HƯƠNG
Học giả Phạm Quỳnh có nói: “Tiếng ta còn, nước ta còn”. Ngôn ngữ một dân tộc đi đôi với vận mệnh dân tộc ấy. Sự thật ấy được chứng nghiệm nơi lịch sử dân Do Thái. Sau 19 thế kỷ bị ly tán, năm 1947 họ đã tái lập được quốc gia nhờ vẫn giữ vững tiếng nói và chữ viết của cha ông. Ngôn ngữ mẹ đẻ giúp họ nhớ mình là người dân cùng một nước, có một lịch sử cần tiếp nối và có một quê hương để hẹn về.
Ta không biết các Việt kiều ở nước ngoài sẽ duy trì tiếng Việt được mấy đời, thế nhưng ngay trong nước, tình trạng xem ra rất bi quan. Sinh viên ra trường mà viết tiếng Việt không xuôi, sai cả về chính tả, dùng từ, đặt câu và diễn ý. Bên cạnh đó là cách viết tiếng Việt tùy tiện trên tin nhắn điện thoại và giao tiếp trên mạng đã xâm nhập cả trên các văn bản học tập, văn bản thư tín và cả trên các biểu ngữ công cộng…
3. TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN VĂN HÓA
Người Việt Nam hiện nay bị mất thói quen đọc sách. Bao nhiêu lời hay, ý đẹp, tư tưởng trong sáng hướng thượng được các tác giả ấp ủ, thai nghén… nhưng thử hỏi hậu thế có mấy ai đón nhận?
Trong buổi bình minh của nền văn học Việt Nam hiện đại dùng mẫu tự La-tinh, đã có những áng văn bất hủ, những vần thơ trác tuyệt; nhưng hiện nay còn mấy người nhớ tới, nói chi đến việc kế thừa? Tiếng Việt có cách chơi chữ tao nhã và thâm thúy đã được truyền từ nhiều đời nhưng hiện nay xem như… tuyệt chủng! Để rồi thay vào đó là những thứ phi văn hóa nhan nhản khắp nơi.
4. TRONG VIỆC ƯƠM NIỀM TỰ HÀO DÂN TỘC
Thời Bắc thuộc, không ít lần các danh sĩ người Việt đã chinh phục được triều đình phương Bắc bằng văn hóa và ngôn ngữ (Mạc Đĩnh Chi, Đoàn Thị Điểm, Trạng Hiền…). Các sứ giả đi giữa rừng gươm không hề nao núng nhờ biết vận dụng bộ não thông kim bác cổ và dùng “ba tấc lưỡi”. Kiến thức đi đôi với ngôn ngữ khiến ta tự tin hơn là gươm giáo và sức mạnh.
Hãy nhìn sang một số nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan… Chữ viết của họ rất khác biệt với mẫu tự La-tinh ta đang dùng. Để hòa nhập với thế giới, họ gặp nhiều khó khăn hơn ta. Vậy mà, họ vẫn tôn vinh lối viết ấy và tìm cách cho người dân trân trọng tiếng Mẹ đẻ. Tại Thái Lan, những bảng hiệu bằng tiếng nước ngoài bị đánh thuế rất đắt. Nhiều nhà đầu tư Nhật Bản hay Hàn Quốc ra nước ngoài không dùng tiếng Anh, khiến người ta phải học tiếng của họ để làm việc cho họ. Còn chúng ta?
5. TRONG SỨ MẠNG LOAN TIN MỪNG
Với các con cái Chúa, nhất là những người dấn thân cho sứ vụ loan báo Tin mừng, khả năng nói và viết tiếng Việt trôi chảy và đúng chuẩn mực là điều hết sức quan trọng. Đạo Chúa là Đạo mạc khải, phải được diễn tả bằng Lời, trước hết là cho những người anh em cùng văn hóa và ngôn ngữ đang sống ngay bên cạnh. Bởi thế, người thông truyền sứ điệp Tin Mừng cho người Việt phải nói và viết tiếng Việt thật chuẩn xác và trong sáng.
II. LÀM THẾ NÀO ĐỂ MỌI THÀNH PHẦN DÂN CHÚA GÓP SỨC VÀO VIỆC TRAU DỒI TIẾNG MẸ ĐẺ?
Mọi người Công Giáo Việt Nam đều cần ý thức tầm quan trọng của việc trau dồi tiếng mẹ đẻ và cùng chung quyết tâm khắc phục, từ nỗ lực của các gia đình và giáo xứ đến cấp giáo phận và quy mô cả nước.
1. KHỞI ĐI TỪ GIA ĐÌNH
Các gia đình có phần trách nhiệm trong việc suy thoái tiếng Việt nơi người trẻ vì chúng ta thiếu quan tâm theo dõi nhắc nhủ con em mình. Đàng khác, khi cho con em đi học, thường chúng ta chỉ bận tâm tới chuyện học gì để dễ xin việc làm về sau, đua nhau học tiếng Anh theo phong trào, không bận tâm gì tới tiếng Việt.
Làm sao để giúp các gia đình có cái nhìn rộng lớn hơn, vươn tới lợi ích chung của Dân tộc và Hội thánh chứ không chỉ nghĩ tới lợi ích riêng của nhà mình? Làm sao để cha mẹ không chỉ lo liệu cho con cái biết làm ra tiền nhưng trước hết biết hướng đời mình về Chân, Thiện, Mỹ?
2. ĐẾN SINH HOẠT GIÁO XỨ
Việc giữ gìn tiếng Việt là trách nhiệm của mọi người. Đang khi nhiều người khác không biết dựa vào đâu để cổ võ sự phục hưng cho tiếng Việt thì người Công Giáo may mắn có hệ thống giáo xứ. Chúng ta cần vận động tất cả phụ huynh và bạn trẻ ở các giáo xứ tích cực hưởng ứng, mới mong đạt kết quả cao.
Các giáo xứ cần có chương trình tìm kiếm và đào tạo các tài năng văn thơ trẻ qua các cuộc thi văn thơ tại chỗ, mở lớp trau dồi viết văn, khuyến khích các đoàn thể làm nội san, có phần thưởng cho các cá nhân và tập thể xứng đáng. Cần có tầm nhìn xa rộng để đầu tư mở lớp trau dồi tiếng Việt cho nhi đồng và thiếu niên. Nếu chính người dân trong giáo xứ ý thức được vấn đề, chúng ta có thể bắt đầu, hoàn toàn tự lực hoặc với sự trợ giúp của những đồng hương xa quê.
Về văn hóa đọc, nếu mỗi giáo xứ đều có một nhóm trẻ dấn thân làm tông đồ phát hành sách báo, hằng tuần bán sách, phim và nhạc đạo cuối nhà thờ , cổ võ mọi người đọc sách thì tình trạng sẽ khả quan hơn.
Các lớp giáo lý, các đoàn thể trẻ từ hội lễ sinh, Thiếu nhi Thánh thể đến ca đoàn cần khuyến khích thành viên của mình trau dồi Việt ngữ.
Nỗ lực tại giáo xứ kết quả nhiều hay ít tùy vào sự quan tâm của các cha xứ và cha phó. Xin quý cha tha thiết và thường xuyên nhắc nhở mọi người.
3. GIỚI TRẺ
Cách nói và cách viết tiếng Việt của các bạn trẻ đang bị bóp méo rất nhanh vì ngôn ngữ của tin nhắn. Lòng vị tha và quả cảm của người trẻ đang bị nhạt phai và tan rã. Lương tâm người trẻ đang bị lệch lạc mà không ý thức. Làm sao để cứu vãn những điều ấy? Muốn giúp người trẻ tìm lại tâm hồn quảng đại và những lý tưởng cao cả, khuyến khích họ đọc gương danh nhân và học lịch sử nước nhà thôi chưa đủ, còn phải dạy họ yêu tiếng nói của quê hương.
Ta phải làm gì để giúp các bạn trẻ biết đánh giá mọi sự theo quan điểm Tin mừng? Làm sao cho giới trẻ sống Tin mừng, chọn phục vụ Thiên Chúa thay vì chạy theo Tiền của?
Bản thao thức này được gửi trực tiếp đến các bạn trẻ qua các phương tiện thông tin giới trẻ hiện dùng để các bạn thấy đây là vấn đề của chính mình. Tương lai Dân tộc và Hội thánh là của chính các bạn và tương lai ấy tùy thuộc vào độ chuẩn xác về cách dùng tiếng mẹ đẻ của các bạn. Càng chăm chú trau dồi tiếng Việt, bạn trẻ càng trưởng thành nhờ gia tăng khả năng hướng vào nội tâm, làm giàu đời sống tinh thần: quan sát, suy tư, nghiền ngẫm và cả cầu nguyện trong thinh lặng. Cách làm việc ấy đưa người trẻ đến với chiều sâu Tin mừng. Số ơn gọi cũng sẽ nhờ đó mà gia tăng.
Ước mong rằng chính các bạn trẻ tích cực tham gia chia sẻ những thao thức này và mạnh dạn đề xuất sáng kiến của các bạn. Mong rằng khắp nơi sẽ dậy lên những nhóm trẻ yêu tiếng nước nhà, những câu lạc bộ luyện văn, những Facebook, nhắc nhau trau dồi tiếng mẹ đẻ, nói và viết tiếng Việt thật chuẩn.
4. CHỦNG VIỆN VÀ CÁC DÒNG TU
Hầu hết những ứng viên vào các Chủng viện và Dòng tu tại Việt Nam hiện nay đều gặp khó khăn về việc viết văn. Chương trình đào tạo hiện nay tại các chủng viện và dòng tu đã có phần chú ý tới tiếng Việt nhưng kết quả còn hạn chế.
Văn là người, lời văn vừa tiết lộ vừa định hình cách suy nghĩ và hành động của một người. Muốn điều chỉnh những lệch lạc về giáo dục nhân bản, cách dễ làm và hữu hiệu nhất là điều chỉnh lại nét chữ và lời văn.
5. TIỀM NĂNG CÁC GIÁO PHẬN
Trong thực tế, các giáo xứ miền quê rất khó khăn về tài chánh. Trong mỗi giáo hạt, những giáo xứ có điều kiện cần hỗ trợ những giáo xứ nghèo. Các nhà hảo tâm trong và ngoài nước cần có hướng đi tích cực, thay vì dồn tiền vào các cơ sở vật chất nên dùng một phần nâng đỡ các giáo xứ trong việc phát huy văn hóa. Các cấp mục tử cần có những tiếng nói vận động về việc này. Hơn nữa, muốn đẩy mạnh phong trào, các giáo xứ cần được cấp giáo phận quan tâm đầu tư cách thiết thực.
Trang truyền thông của mỗi giáo phận cần quan tâm tới việc chăm sóc tiếng Việt cho người trẻ, cổ võ và nâng đỡ các giáo xứ trong việc này.
Cần có kế hoạch đào tạo người cầm bút cho Giáo phận. Hiện nay có hai giải thưởng văn thơ Công Giáo bắt đầu được chú ý: Giải “Đất Mới” của Xuân Lộc và Giải “Viết Văn Đường Trường” của Qui Nhơn. Cả hai đều cần được duy trì và nên có thêm một giải thưởng ở phía Bắc. Các giáo phận nên khuyến khích lớp trẻ của mình tham gia gửi bài dự thi. Cần quan tâm tìm ra những người thích cầm bút sáng tác hiện có trong giáo phận và tạo điều kiện cho họ phát triển khả năng bằng cách:
+ Tổ chức ngày họp mặt hằng năm cho các tác giả trong giáo phận và những người quan tâm tới mục vụ văn hóa.
+ Tổ chức định kỳ các cuộc thi văn thơ Công Giáo thuộc Giáo phận để tìm kiếm tài năng và tác phẩm mới.
+ Lập đại lý sách Công Giáo cấp Giáo phận để cung ứng sách đến các nhóm tông đồ sách báo các giáo xứ .
7. CÂU HỎI CHO GIỚI CẦM BÚT
Giới trẻ có còn yêu thích sáng tác? Nhìn qua các trang truyền thông lớn, các tác giả Công Giáo hiện nay hầu hết đều trên 50 tuổi. Số tác giả dưới số tuổi ấy, cả nơi giáo dân lẫn nơi giới nhà tu, rất hiếm hoi. Nơi các trang tin giáo phận có một số người viết được những bản tin ngắn, số người viết thành bài hẳn hoi rất ít. Văn chương học thuật vẫn còn là vùng trắng với Kitô giáo, vắng bóng các chứng nhân Kitô hữu. Việc tìm kiếm và đào tạo tài năng trẻ dường như chỉ mới trên lý thuyết. Phải chăng chính sự suy thoái tiếng Việt khiến ta không làm tròn được sứ mạng loan Tin mừng cho đồng bào trong và ngoài nước?
Bản thao thức này bắt đầu từ những người đang cầm bút. Đặt vấn đề này, chính các anh chị em đang cầm bút cũng cần tự vấn, cần khởi đi từ thái độ tự phê trước khi nêu sáng kiến đóng góp. Giới cầm bút Công Giáo đang và sẽ quan tâm như thế nào tới người trẻ?
8. TRÊN BÌNH DIỆN CẢ NƯỚC
Cũng ước mong Tiểu ban Từ vựng sớm hoàn thành một cuốn từ điển gồm những thuật ngữ thông dụng trong Đạo.
Những điều khác đã có nhiều người đề cập, xin để tùy các vị hữu trách quyết định.
LỜI KẾT: VÌ MỘT Ý THỨC CHUNG
Việc trau dồi tiếng Việt cho người trẻ phải là một định hướng lâu dài. Bản thao thức này chỉ nhằm khơi dậy ý thức về việc phát triển văn hóa nói chung và tiếng Việt nói riêng, đồng thời tha thiết mời gọi mọi người tích cực tham gia vào ích chung của Giáo Hội. Cụ thể mỗi người nên tận dụng mọi phương tiện: email, điện thoại, photocopy văn bản để chia sẻ những thao thức này đến càng nhiều người càng tốt, đến quý cha và quý Hội đồng Giáo xứ, đến từng giáo dân, cách riêng là các bạn trẻ, sinh viên và học sinh các cấp, nhất là các chủng sinh và những người tận hiến trẻ, để hướng đến một thông điệp và một sứ mạng chung cho tất cả chúng ta. Sự suy thoái tiếng mẹ đẻ là nguy cơ đáng sợ. Nếu chúng ta không quan tâm đúng mức, thì cả Giáo Hội lẫn xã hội sẽ gánh chịu hậu quả của việc suy thoái nhân cách và văn hóa ứng xử. Còn nếu chúng ta dám trực diện với thách đố và dấn thân giải quyết vấn đề, Chúa Thánh Thần sẽ làm cho công cuộc phúc âm hóa xã hội sinh hoa kết quả và Giáo Hội Chúa Kitô tại Việt Nam sẽ thành niềm hy vọng cho Dân tộc.
Nếu quý vị và các bạn có những sáng kiến và những nội dung khác cần bàn, xin viết thành những bài ngắn, mỗi bài dưới 2 trang A4 và gửi về FB Văn Thơ Công Giáo https://www.facebook.com/groups/vanthoconggiao, qua email
Xin chân thành cám ơn.
NHỮNG NGƯỜI YÊU QUÝ TIẾNG VIỆT
CÙNG THAO THỨC
Lời chia sẻ của ban tổ chức giải viết văn đường trường
Lm. Joakim Nguyễn Đức Quang
20:25 24/09/2016
Lời chia sẻ của ban tổ chức giải viết văn đường trường
Trước hết con xin được phép đọc điện thư của Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, Chủ tịch Ủy ban Văn hóa trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, hiệp thông với cuộc họp mặt và lễ trao giải của chúng ta
“Kính thăm cha Gioan Phêrô,
-Trước hết cám ơn cha đã thăm hỏi và cầu chúc sức khỏe.
-Sau đó cũng hết lòng cám ơn cha vì thư mời đến dự lễ trao giải Viết Văn Đường Trường.
Xin chúc mừng cha và những người tâm huyết, cách riêng những người đã tham dự tích cực bằng những tác phẩm văn chương của mình. Xin Chúa chúc lành cho cha và công việc cha đang thực hiện, để một mặt tiếng Việt có cơ hội được trau dồi, và mặt khác người trẻ gặp được hướng đi lành mạnh và bổ ích để vươn lên.
-Xin lỗi cha vì những bất tiện trong quá khứ. Từ nay, mọi đề án và công việc liên quan đến Văn Hóa, xin cha vui lòng liên hệ với cha Tổng Thư Ký UBVH.
Chân thành cám ơn cha.
+ Giuse Vũ Duy Thống.”
Chúng con chân thành biết ơn Đức Cha Giuse.
Năm 2012, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà thơ Hàn Mạc Tử (21/9/1912-2012), một số tác giả văn thơ Công Giáo có dịp gặp nhau, cùng chia sẻ thao thức về nhu cầu khẩn cấp phải giúp các bạn trẻ Công Giáo trau dồi tiếng Việt. Cũng ngày ấy các năm sau, khi gặp gỡ trong dịp trao giải Giải Viết Văn Đường Trường, vấn đề được nhắc lại. Cách riêng năm 2015, các tham dự viên đã được khuyến khích trình vấn đề lên Hội đồng Giám mục Việt Nam.
Nhóm được giao trách nhiệm khởi thảo văn bản gồm các ông An Thiện Minh,Lê Đình Bảng và linh mục Trăng Thập Tự đã làm việc qua email và chiều ngày16/01/2016 đã họp mặt tại Học viện Mục vụ Tổng giáo phận Sài Gòn cùng làm việc với cha Bảo Lộc, Giám học của Học viện, để hoàn thiện văn bản đúc kết. Do thấy rằng một bản kiến nghị sẽ chỉ chất thêm gánh nặng lên vai các mục tử và kết quả sẽ chẳng đến đâu nếu Dân Chúa ở các cấp cơ sở không ý thức và tích cực hợp tác, nhóm làm việc đã chọn viết thành một bản thao thức để cùng chia sẻ với mọi thành phần Dân Chúa.
Bản văn “Thao thức về chăm sóc tiếng Việt cho người trẻ” đúc kết cuối tháng Hai 2016 đã được quý Cha đặc trách Văn hóa của 25 giáo phận đồng thuận nhưng vì một lý do ngoài ý muốn, còn bị trì hoãn chưa phổ biến. Tuy nhiên nhờ đó mà nhóm làm việc có thêm thời gian cân nhắc và cuối cùng đã tìm được giải đáp tốt nhất. Điều quan trọng phải nhắm đến là làm sao lôi cuốn sự nhập cuộc của chính các bạn trẻ. Nếu bản “Thao thức” mang chữ ký của một ai đó, nó sẽ thành một công văn, khiến các bạn trẻ sẽ chẳng quan tâm gì. Những lời kêu gọi các bạn trẻ càng gần gũi càng được đón nhận. Nếu là một bản văn thích hợp với Facebook được các bạn trẻ ưa thích, họ sẽ truyền đi rất nhanh. Vì thế, bản văn đã được rút ngắn, gửi đến các tác giả tham dự giải VVĐT xin góp ý và hôm nay chúng ta đã chung quyết để phổ biến.
Bản THAO THỨC TRAU DỒI TIẾNG VIỆC CHO NGƯỜI TRẺ quý vị và các bạn đang cầm trên tay có 2 phần:
I. TẦM QUAN TRỌNG CỦA TIẾNG VIỆT
1. Trong Việc Hình Thành Nhân Cách Và Đạo Đức
2. Trong Việc Xây Dựng Xã Hội – Quê Hương
3. Trong Việc Phát Triển Văn Hóa
4. Trong Việc Ươm Niềm Tự Hào Dân Tộc
5. Trong Sứ Mạng Loan Báo Tin Mừng
II. LÀM THẾ NÀO ĐỂ MỌI THÀNH PHẦN DÂN CHÚA GÓP SỨC VÀO VIỆC TRAU DỒI TIẾNG MẸ ĐẺ?
1. Khởi Đi Từ Gia Đình
2. Đến Sinh Hoạt Giáo Xứ
3. Giới Trẻ
4. Chủng Viện Và Các Dòng Tu
5. Tiềm Năng Các Giáo Phận
6. Câu Hỏi Cho Người Cầm Bút
7. Trên Bình Diện Cả Nước
LỜI KẾT
Với Thời gian cho phép con xin dừng lại một chút ở mục 1 và 2 của phần II.
“1. Khởi Đi Từ Gia Đình
Các gia đình có phần trách nhiệm trong việc suy thoái tiếng Việt nơi người trẻ vì chúng ta thiếu quan tâm theo dõi nhắc nhủ con em mình. Đàng khác, khi cho con em đi học, thường chúng ta chỉ bận tâm tới chuyện học gì để dễ xin việc làm về sau, đua nhau học tiếng Anh theo phong trào, không bận tâm gì tới tiếng Việt.
Làm sao để giúp các gia đình có cái nhìn rộng lớn hơn, vươn tới lợi ích chung của Dân tộc và Hội thánh chứ không chỉ nghĩ tới lợi ích riêng của nhà mình? Làm sao để cha mẹ không chỉ lo liệu cho con cái biết làm ra tiền nhưng trước hết biết hướng đời mình về Chân, Thiện, Mỹ?
2. Đến Sinh Hoạt Giáo Xứ
Việc giữ gìn tiếng Việt là trách nhiệm của mọi người. Đang khi nhiều người khác không biết dựa vào đâu để cổ võ sự phục hưng cho tiếng Việt thì người Công Giáo may mắn có hệ thống giáo xứ. Chúng ta cần vận động tất cả phụ huynh và bạn trẻ ở các giáo xứ tích cực hưởng ứng, mới mong đạt kết quả cao.
Các giáo xứ cần có chương trình tìm kiếm và đào tạo các tài năng văn thơ trẻ qua các cuộc thi văn thơ tại chỗ, mở lớp trau dồi viết văn, khuyến khích các đoàn thể làm nội san, có phần thưởng cho các cá nhân và tập thể xứng đáng. Cần có tầm nhìn xa rộng để đầu tư mở lớp trau dồi tiếng Việt cho nhi đồng và thiếu niên. Nếu chính người dân trong giáo xứ ý thức được vấn đề, chúng ta có thể bắt đầu, hoàn toàn tự lực hoặc với sự trợ giúp của những đồng hương xa quê.
Về văn hóa đọc, nếu mỗi giáo xứ đều có một nhóm trẻ dấn thân làm tông đồ phát hành sách báo, hằng tuần bán sách, phim và nhạc đạo cuối nhà thờ , cổ võ mọi người đọc sách thì tình trạng sẽ khả quan hơn.
Các lớp giáo lý, các đoàn thể trẻ từ hội lễ sinh, Thiếu nhi Thánh thể đến ca đoàn cần khuyến khích thành viên của mình trau dồi Việt ngữ.
Nỗ lực tại giáo xứ kết quả nhiều hay ít tùy vào sự quan tâm của các cha xứ và cha phó. Xin quý cha tha thiết và thường xuyên nhắc nhở mọi người.”
Kính thưa Đức Cha, quý Cha, quý vị và các bạn,
Việc vận động trau dồi tiếng Việt cho người trẻ phải là một định hướng lâu dài.
Bản thao thức này chỉ nhằm khơi dậy ý thức về việc phát triển văn hóa nói chung và tiếng Việt nói riêng, đồng thời tha thiết mời gọi mọi người tích cực tham gia vào ích chung của Giáo Hội. Cụ thể mỗi người nên tận dụng mọi phương tiện: email, điện thoại, photocopy văn bản để chia sẻ những thao thức này đến càng nhiều người càng tốt, đến quý cha và quý Hội đồng Giáo xứ, đến từng giáo dân, cách riêng là các bạn trẻ, sinh viên và học sinh các cấp, nhất là các chủng sinh và những người tận hiến trẻ, để hướng đến một thông điệp và một sứ mạng chung cho tất cả chúng ta. Sự suy thoái tiếng mẹ đẻ là nguy cơ đáng sợ. Nếu chúng ta không quan tâm đúng mức, thì cả Giáo Hội lẫn xã hội sẽ gánh chịu hậu quả của việc suy thoái nhân cách và văn hóa ứng xử. Còn nếu chúng ta dám trực diện với thách đố và dấn thân giải quyết vấn đề, Chúa Thánh Thần sẽ làm cho công cuộc phúc âm hóa xã hội sinh hoa kết quả và Giáo Hội Chúa Kitô tại Việt Nam sẽ thành niềm hy vọng cho Dân tộc.
Ước mong sao mỗi người trong chúng ta sẽ có sáng kiến giúp cho bản Thao thức này lan nhanh trong giới trẻ ở các Giáo phận, làm dậy lên phong trào giới trẻ rủ nhau trau dồi tiếng Việt mến yêu. Xin chân thành cám ơn.
Lm. Joakim Nguyễn Đức Quang
Phó ban Văn hóa & Giáo dục Giáo phận Qui Nhơn
Trước hết con xin được phép đọc điện thư của Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, Chủ tịch Ủy ban Văn hóa trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, hiệp thông với cuộc họp mặt và lễ trao giải của chúng ta
“Kính thăm cha Gioan Phêrô,
-Trước hết cám ơn cha đã thăm hỏi và cầu chúc sức khỏe.
-Sau đó cũng hết lòng cám ơn cha vì thư mời đến dự lễ trao giải Viết Văn Đường Trường.
Xin chúc mừng cha và những người tâm huyết, cách riêng những người đã tham dự tích cực bằng những tác phẩm văn chương của mình. Xin Chúa chúc lành cho cha và công việc cha đang thực hiện, để một mặt tiếng Việt có cơ hội được trau dồi, và mặt khác người trẻ gặp được hướng đi lành mạnh và bổ ích để vươn lên.
-Xin lỗi cha vì những bất tiện trong quá khứ. Từ nay, mọi đề án và công việc liên quan đến Văn Hóa, xin cha vui lòng liên hệ với cha Tổng Thư Ký UBVH.
Chân thành cám ơn cha.
+ Giuse Vũ Duy Thống.”
Chúng con chân thành biết ơn Đức Cha Giuse.
Năm 2012, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà thơ Hàn Mạc Tử (21/9/1912-2012), một số tác giả văn thơ Công Giáo có dịp gặp nhau, cùng chia sẻ thao thức về nhu cầu khẩn cấp phải giúp các bạn trẻ Công Giáo trau dồi tiếng Việt. Cũng ngày ấy các năm sau, khi gặp gỡ trong dịp trao giải Giải Viết Văn Đường Trường, vấn đề được nhắc lại. Cách riêng năm 2015, các tham dự viên đã được khuyến khích trình vấn đề lên Hội đồng Giám mục Việt Nam.
Nhóm được giao trách nhiệm khởi thảo văn bản gồm các ông An Thiện Minh,Lê Đình Bảng và linh mục Trăng Thập Tự đã làm việc qua email và chiều ngày16/01/2016 đã họp mặt tại Học viện Mục vụ Tổng giáo phận Sài Gòn cùng làm việc với cha Bảo Lộc, Giám học của Học viện, để hoàn thiện văn bản đúc kết. Do thấy rằng một bản kiến nghị sẽ chỉ chất thêm gánh nặng lên vai các mục tử và kết quả sẽ chẳng đến đâu nếu Dân Chúa ở các cấp cơ sở không ý thức và tích cực hợp tác, nhóm làm việc đã chọn viết thành một bản thao thức để cùng chia sẻ với mọi thành phần Dân Chúa.
Bản văn “Thao thức về chăm sóc tiếng Việt cho người trẻ” đúc kết cuối tháng Hai 2016 đã được quý Cha đặc trách Văn hóa của 25 giáo phận đồng thuận nhưng vì một lý do ngoài ý muốn, còn bị trì hoãn chưa phổ biến. Tuy nhiên nhờ đó mà nhóm làm việc có thêm thời gian cân nhắc và cuối cùng đã tìm được giải đáp tốt nhất. Điều quan trọng phải nhắm đến là làm sao lôi cuốn sự nhập cuộc của chính các bạn trẻ. Nếu bản “Thao thức” mang chữ ký của một ai đó, nó sẽ thành một công văn, khiến các bạn trẻ sẽ chẳng quan tâm gì. Những lời kêu gọi các bạn trẻ càng gần gũi càng được đón nhận. Nếu là một bản văn thích hợp với Facebook được các bạn trẻ ưa thích, họ sẽ truyền đi rất nhanh. Vì thế, bản văn đã được rút ngắn, gửi đến các tác giả tham dự giải VVĐT xin góp ý và hôm nay chúng ta đã chung quyết để phổ biến.
Bản THAO THỨC TRAU DỒI TIẾNG VIỆC CHO NGƯỜI TRẺ quý vị và các bạn đang cầm trên tay có 2 phần:
I. TẦM QUAN TRỌNG CỦA TIẾNG VIỆT
1. Trong Việc Hình Thành Nhân Cách Và Đạo Đức
2. Trong Việc Xây Dựng Xã Hội – Quê Hương
3. Trong Việc Phát Triển Văn Hóa
4. Trong Việc Ươm Niềm Tự Hào Dân Tộc
5. Trong Sứ Mạng Loan Báo Tin Mừng
II. LÀM THẾ NÀO ĐỂ MỌI THÀNH PHẦN DÂN CHÚA GÓP SỨC VÀO VIỆC TRAU DỒI TIẾNG MẸ ĐẺ?
1. Khởi Đi Từ Gia Đình
2. Đến Sinh Hoạt Giáo Xứ
3. Giới Trẻ
4. Chủng Viện Và Các Dòng Tu
5. Tiềm Năng Các Giáo Phận
6. Câu Hỏi Cho Người Cầm Bút
7. Trên Bình Diện Cả Nước
LỜI KẾT
Với Thời gian cho phép con xin dừng lại một chút ở mục 1 và 2 của phần II.
“1. Khởi Đi Từ Gia Đình
Các gia đình có phần trách nhiệm trong việc suy thoái tiếng Việt nơi người trẻ vì chúng ta thiếu quan tâm theo dõi nhắc nhủ con em mình. Đàng khác, khi cho con em đi học, thường chúng ta chỉ bận tâm tới chuyện học gì để dễ xin việc làm về sau, đua nhau học tiếng Anh theo phong trào, không bận tâm gì tới tiếng Việt.
Làm sao để giúp các gia đình có cái nhìn rộng lớn hơn, vươn tới lợi ích chung của Dân tộc và Hội thánh chứ không chỉ nghĩ tới lợi ích riêng của nhà mình? Làm sao để cha mẹ không chỉ lo liệu cho con cái biết làm ra tiền nhưng trước hết biết hướng đời mình về Chân, Thiện, Mỹ?
2. Đến Sinh Hoạt Giáo Xứ
Việc giữ gìn tiếng Việt là trách nhiệm của mọi người. Đang khi nhiều người khác không biết dựa vào đâu để cổ võ sự phục hưng cho tiếng Việt thì người Công Giáo may mắn có hệ thống giáo xứ. Chúng ta cần vận động tất cả phụ huynh và bạn trẻ ở các giáo xứ tích cực hưởng ứng, mới mong đạt kết quả cao.
Các giáo xứ cần có chương trình tìm kiếm và đào tạo các tài năng văn thơ trẻ qua các cuộc thi văn thơ tại chỗ, mở lớp trau dồi viết văn, khuyến khích các đoàn thể làm nội san, có phần thưởng cho các cá nhân và tập thể xứng đáng. Cần có tầm nhìn xa rộng để đầu tư mở lớp trau dồi tiếng Việt cho nhi đồng và thiếu niên. Nếu chính người dân trong giáo xứ ý thức được vấn đề, chúng ta có thể bắt đầu, hoàn toàn tự lực hoặc với sự trợ giúp của những đồng hương xa quê.
Về văn hóa đọc, nếu mỗi giáo xứ đều có một nhóm trẻ dấn thân làm tông đồ phát hành sách báo, hằng tuần bán sách, phim và nhạc đạo cuối nhà thờ , cổ võ mọi người đọc sách thì tình trạng sẽ khả quan hơn.
Các lớp giáo lý, các đoàn thể trẻ từ hội lễ sinh, Thiếu nhi Thánh thể đến ca đoàn cần khuyến khích thành viên của mình trau dồi Việt ngữ.
Nỗ lực tại giáo xứ kết quả nhiều hay ít tùy vào sự quan tâm của các cha xứ và cha phó. Xin quý cha tha thiết và thường xuyên nhắc nhở mọi người.”
Kính thưa Đức Cha, quý Cha, quý vị và các bạn,
Việc vận động trau dồi tiếng Việt cho người trẻ phải là một định hướng lâu dài.
Bản thao thức này chỉ nhằm khơi dậy ý thức về việc phát triển văn hóa nói chung và tiếng Việt nói riêng, đồng thời tha thiết mời gọi mọi người tích cực tham gia vào ích chung của Giáo Hội. Cụ thể mỗi người nên tận dụng mọi phương tiện: email, điện thoại, photocopy văn bản để chia sẻ những thao thức này đến càng nhiều người càng tốt, đến quý cha và quý Hội đồng Giáo xứ, đến từng giáo dân, cách riêng là các bạn trẻ, sinh viên và học sinh các cấp, nhất là các chủng sinh và những người tận hiến trẻ, để hướng đến một thông điệp và một sứ mạng chung cho tất cả chúng ta. Sự suy thoái tiếng mẹ đẻ là nguy cơ đáng sợ. Nếu chúng ta không quan tâm đúng mức, thì cả Giáo Hội lẫn xã hội sẽ gánh chịu hậu quả của việc suy thoái nhân cách và văn hóa ứng xử. Còn nếu chúng ta dám trực diện với thách đố và dấn thân giải quyết vấn đề, Chúa Thánh Thần sẽ làm cho công cuộc phúc âm hóa xã hội sinh hoa kết quả và Giáo Hội Chúa Kitô tại Việt Nam sẽ thành niềm hy vọng cho Dân tộc.
Ước mong sao mỗi người trong chúng ta sẽ có sáng kiến giúp cho bản Thao thức này lan nhanh trong giới trẻ ở các Giáo phận, làm dậy lên phong trào giới trẻ rủ nhau trau dồi tiếng Việt mến yêu. Xin chân thành cám ơn.
Lm. Joakim Nguyễn Đức Quang
Phó ban Văn hóa & Giáo dục Giáo phận Qui Nhơn