Ngày 24-09-2018
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
05:55 24/09/2018
5. THỦ THUẬT ĐẶC SẮC
Có một nghệ nhân buôn bán ở ngoại thành, gặp lúc hoàng đế đi kinh lý ngang qua đó, cái mũ thiên bình đội trên đầu của vua bị hư, bèn kêu ông ta đến sửa.
Nghệ nhân sửa xong, hoàng đế tặng cho ông ta rất nhiều lượng bạc.
Nghệ nhân rất hoan hỉ và đi về nhà, đường về nhà thì phải trèo qua một ngọn núi và ông ta thấy một con cọp đang nằm giơ cả móng vuốt mà gào mà rống, té ra là con cọp bị một cái gai tre to đâm vào trong móng. Ông ta lập tức nhổ cái gai tre ra cho nó, con hổ bèn chạy vào trong rừng tha về một cái đầu nai để báo đáp ông ta.
Nghệ nhân về đến nhà thì vui mừng phấn khởi nói với vợ con:
- “Ta có hai loại thủ thuật rất đặc sắc có thể phát tài rồi !”
Thế là, ông ta viết một hàng chữ lớn trên cổng nhà:
- “Chuyên sửa mũ thiên bình (mũ vua), kiêm luôn nhổ gai cho hổ”.
(Ngũ tạp tô)

Suy tư 5:
Sửa mũ cho nhà vua là một vinh dự, nhổ gai giùm cho con hổ là một việc làm tốt, cho nên vua trả công bằng tiền bạc và hổ trả ơn bằng cái đầu nai là chuyện thường tình, là chuyện bác ái chứ không phải là thủ thuật đặc sắc.
Sửa mũ cho nhà vua là giúp nhà vua có cái mũ lành lặn dù đó không phải là nghề chuyên môn của nghệ nhân; nhổ gai giùm cho hổ là giúp hổ đi lại được thoải mái đó là người có tấm lòng nhân ái, đáng nêu gương, chứ không có gì là thủ thuật đặc sắc.
Thủ thuật đặc sắc nói nôm na là người có tay nghề cao tinh xảo, điêu luyện và khéo léo.
Người Ki-tô hữu có hai “thủ thuật” đặc sắc nhất đó là cầu nguyện và làm việc bác ái:
- Cầu nguyện không những làm cho người vô dụng trở thành hữu dụng cho tha nhân, mà còn làm cho họ trở nên con cái của Thiên Chúa; cầu nguyện làm cho người xấu trở thành người tốt, làm cho người cứng lòng tin trở thành người yêu mến Thiên Chúa và tha nhân cách nhiệt tình...
- Bác ái là những việc lành mà chúng ta làm cho tha nhân để họ nhìn thấy Đức Chúa Giê-su qua cuộc sống yêu thương của chúng ta; bác ái cũng là diễn tả lại cuộc sống của Đức Chúa Giê-su đã sống, đó là vì yêu thương mà hy sinh mạng sống mình cho nhân loại...
Cầu nguyện nói được là một “thủ thuật” đặc sắc của người Ki-tô hữu trong cuộc sống hôm nay, họ cầu nguyện trong việc làm nên họ đã cảm hoá được người tội lỗi, họ cầu nguyện khi giải trí nên họ đã làm cho rất nhiều người nhìn thấy Thiên Chúa qua cuộc sống của họ...
Cũng như người thợ được vua trả tiền công và con hổ trả ơn bằng đầu nai, thì những người Ki-tô hữu được Thiên Chúa trả công không những ở đời này mà còn ở đời sau trên nước Thiên Đàng, hạnh phúc vô cùng...

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)

------------
http://www.vietcatholicnews.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi Tuần SỐNG Một Câu Lời Chúa (CN 25 TN)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
05:57 24/09/2018
Chúa Nhật 25 THƯỜNG NIÊN

Tin mừng : Mc 9, 30-37
“Con người sẽ bị nộp. Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải phục vụ mọi người.”


Bạn thân mến,
Cuộc sống con người nếu không có những tham vọng thì sẽ rất bằng phẳng, sẽ rất hiền hoà như nguyên tổ A-dong và E-va của chúng ta hồi ở trong vườn địa đàng, nhưng con người thì luôn có tham vọng, cái tham vọng này nhiều lúc vượt qua khả năng của con người: muốn làm lớn.
Đức Chúa Giêsu đã ân cần dặn dò các môn đệ : “Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết, và làm người phục vụ mọi người” , Ngài muốn các môn đệ phải học nơi Ngài sứ mệnh “làm lớn” tức là sứ mệnh phục vụ tha nhân trong chính bổn phận của mình. Bởi vì có nhiều người “làm lớn” nhưng không thích phục vụ; có nhiều người thích ăn trên đầu ngồi trên cổ người khác, nhưng lại chỉ tay năm ngón và coi việc phục vụ như là công việc đê hèn của các đầy tớ, đó là nguyên nhân của những bất hoà, phe phái và chiến tranh.

Đức Chúa Giêsu đã phục vụ và Ngài coi phục vụ chính là tiêu chuẩn để làm lớn trong Nước Trời.
“Muốn làm lớn thì phải làm nhỏ” không ai lớn cho bằng Đức Chúa Giê-su, Ngài chính là Thiên Chúa, là vua vũ trụ; nhưng cũng không ai nhỏ cho bằng Đức Chúa Giê-su, Ngài chính là con người, một con người nghèo khó nhất giữa loài người, và không ai đề cao việc phục vụ như Ngài, bởi vì chính Ngài đã phục vụ trong yêu thương cho đến chết, và chết rất tội nghiệp trên cây thập giá. Đó chính là hình ảnh sống động của người “làm lớn”, là mẫu gương phục vụ cho những người muốn “làm lớn” trong cộng đoàn của mình.
Con người ta ai cũng thích được làm ông này bà nọ -trong đó có bạn và tôi- ai cũng thích được có quyền hành để sai người này bảo người kia, nhưng rất ít có người thích phục vụ người khác như một tôi tớ. Có những lúc chúng ta phục vụ mà trong tâm hồn vẫn còn vướng mắc cái mắc cỡ, coi phục vụ là việc xấu xa đê tiện của hạng đầy tớ, cho nên chúng ta miễn cưỡng khi cúi xuống vung tay vứt nắm đồng tiền cho người ăn xin bên vệ đường, và nhanh chân bước đi mà không thèm ngoái cổ nhìn lại...
Bạn thân mến,
Người làm lớn tức là người có chức có quyền trong xã hội và Giáo Hội, nhưng chức quyền của họ không làm cho người khác lớn lên trong tình thương nếu họ không biết phục vụ, trái lại, người biết phục vụ vì yêu thương sẽ có ảnh hưởng lớn mạnh trên mọi người, mà không cần có một thế lực nào của người đời nâng đỡ, bởi vì chính Thiên Chúa là Đấng yêu thương sẽ luôn ở với họ.
Có người phục vụ tha nhân, nhưng không yêu thương.
Có người phục vụ tha nhân, nhưng cách miễn cưỡng.
Có người phục vụ tha nhân, nhưng phục vụ chiếu lệ.
Có người phục vụ tha nhân, nhưng lẩm bẩm chửi thề...

Chỉ có những ai thành tâm yêu mến Đức Chúa Giê-su trong tha nhân mới có cung cách phục vụ chân chính, và như thế họ là những người lớn nhất trong Nước Trời vậy !
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
--------------
http://www.vietcatholicnews.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:01 24/09/2018

54. Cùng sống với Chúa Giê-su của chúng ta, là có ích lợi đối với tinh thần tu đức của mỗi người.

(Thánh Terese of Lisieux)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")

----------
http://www.vietcatholicnews.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Diễn Văn của Đức Giáo Hoàng trong buổi gặp gỡ các nhà cầm quyền dân sự và ngoại giao đoàn Latvia
Vũ Văn An
03:39 24/09/2018
Theo tin chính thức của Tòa Thánh, Thứ Hai, 24 tháng Chín năm 2018, trong buổi tiếp đón ngài ở Dinh Tổng Thống Latvia, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đọc bài diễn văn sau đây:



Thưa Tổng Thống
Qúy thành viên chính phủ và các thẩm quyền quốc gia
Qúy thành viên ngoại giao đoàn và qúy đại diện xã hội dân sự
Các bạn thân mến,

Thưa Tổng Thống, tôi biết ơn vì những lời chào đón ân cần của ngài và vì lời mời tới thăm Latvia mà ngài đã ngỏ cùng tôi trong buổi chúng ta gặp nhau tại Vatican.Tôi sung sướng được hiện diện ở đây lần đầu tiên, cả ở Latvia lẫn ở thành phố này, một thành phố, giống như toàn bộ đất nước, vốn phải đương đầu với các cuộc tranh đấu khó khăn về xã hội, chính trị, kinh tế và tâm linh, hậu quả của các chia rẽ và tranh chấp quá khứ, thế nhưng, hiện nay đã trở nên một trong các trung tâm văn hóa, chính trị và thương thuyền chính của cả vùng. Các đóng góp của qúy vị cho văn hóa, nghệ thuật và đặc biệt cho âm nhạc đã nổi tiếng quá bên kia các biên giới của qúi vị. Và hôm nay, tôi cũng có thể đánh giá cao những đóng góp đó lúc tôi tới phi trường. Với lời lẽ của Thánh Vịnh Gia, qúi vị quả có thể nói rằng “Ngài đã biến tang chế con thành múa nhẩy” (Tv 30:12). Latvia, đất của người Dainas, đã biến các sầu buồn và đau đớn của nó thành ca hát và múa nhẩy, và đã tìm cách trở thành nơi đối thoại và gặp gỡ, một cuộc sống chung hòa bình và hướng về tương lai.

Năm nay, quí vị cử hành 100 năm nền độc lập của đất nước quí vị, một thời điểm quan trọng đối với cuộc sống của xã hội nói chung. Quí vị biết quá rõ cái giá của nền tự do đó, tự do mà quí vị đã phải chiến thắng đi chiến thắng lại. Đó là một nền tự do được làm cho khả hữu nhờ vào cội rễ của quí vị, một cội rễ như Zenta Maurina, người từng truyền cảm hứng cho rất nhiều quí vị, từng nhận xét, “hiện diện ở thiên đàng”. Không có khả năng hướng thựợng này, không có khả năng nại tới các chân trời lớn hơn, những chân trời nhắc nhở chúng ta nhớ đến "phẩm giá siêu việt" ấy, phẩm giá mà tất cả chúng ta, như những hữu thể nhân bản, đều được ân ban (xem Diễn Văn với Nghị viện châu Âu, ngày 25 tháng 11 năm 2014), việc xây dựng lại quốc gia của quí vị sẽ không thể có được. Khả năng tâm linh biết nhìn sâu xa hơn ấy, như đã được biểu lộ trong các cử chỉ nhỏ mọn và hàng ngày của tình liên đới, cảm thương và hỗ trợ lẫn nhau, đã nâng đỡ quí vị và ngược lại, nó đã đem lại cho quí vị óc sáng tạo cần thiết để tạo ra các diễn trình xã hội mới, bất chấp các luồng tư tưởng duy giản lược và loại trừ luôn đe dọa cấu trúc của xã hội.

Tôi rất vui khi biết rằng Giáo Hội Công Giáo, trong khi hợp tác với các giáo hội Kitô giáo khác, là thành phần quan trọng của những gốc rễ đó. Sự hợp tác này cho thấy rằng có thể xây dựng sự hiệp thông giữa những khác biệt. Điều này sẽ xảy ra khi người ta được thúc đẩy để để lại phía sau các xung đột hời hợt và thấy nhau trong phẩm giá sâu sắc hơn của họ. Thật vậy, khi, trong tư cách cá nhân và cộng đồng, chúng ta học cách nhìn xa hơn bản thân và lợi ích riêng của chúng ta, thì sự hiểu biết và cam kết lẫn nhau sẽ mang lại hoa trái trong tình liên đới. Tình liên đới này, hiểu theo nghĩa sâu sắc nhất và thách thức nhất, trở thành một cách để tạo lịch sử tại một vùng nơi xung đột, căng thẳng và cả các nhóm có lúc bị coi là thù địch cũng có thể đạt được một sự hợp nhất về nhiều phương diện, tạo nên sự sống mới (xem Evangelii Gaudium, 228). Tin Mừng đã nuôi dưỡng đời sống của dân tộc qúi vị trong quá khứ; ngày nay nó có thể tiếp tục mở ra những nẻo đường mới giúp qúi vị đương đầu với các thách thức hiện tại, trân quí các dị biệt và, trên hết, khuyến khích “hiệp thông” giữa mọi người.

Việc cử hành bách chu niên này nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng xiết bao phải trân quí nền tự do và độc lập của Latvia. Những điều này chắc chắn là một hồng ân, nhưng cũng là một nhiệm vụ cho mọi người. Làm việc cho tự do là tự cam kết mình với sự phát triển toàn diện và toàn diện hóa các cá nhân và cộng đồng. Sở dĩ hôm nay chúng ta có thể ăn mừng, thì là do tất cả những người đã đi tiên phong và mở cửa cho tương lai, và để lại cho qúi vị cùng một trách nhiệm đó: mở cửa cho tương lai bằng cách hướng tới mọi điều có thể phục vụ sự sống, tạo ra sự sống.

Khi kết thúc cuộc gặp gỡ của chúng ta, chúng tôi sẽ đi đến Đài tưởng niệm Tự do, nơi các trẻ em, người trẻ và các gia đình sẽ có mặt. Họ nhắc nhở chúng ta rằng “tình mẹ” của Latvia - được lặp lại theo lối loại suy trong chủ đề của chuyến viếng thăm này - được phản ánh trong khả năng cổ vũ các chiến lược thực sự hữu hiệu tập trung vào khuôn mặt cụ thể của các gia đình, người cao niên, trẻ em và thanh thiếu niên này, hơn tính ưu việt của kinh tế so với sự sống. "Tình mẹ" của Latvia cũng được biểu lộ trong khả năng tạo ra các cơ hội nhân dụng, để không ai phải mất gốc mới có thể xây dựng được một tương lai. Chỉ số phát triển nhân bản cũng được đo lường bằng khả năng gia tăng và nhân thừa. Việc phát triển các cộng đồng không được phát sinh, càng không được đo lường, chỉ bằng số lượng hàng hóa hoặc tài nguyên mà họ sở hữu, mà đúng hơn bằng mong ước của họ tạo ra sự sống và xây dựng tương lai. Điều này chỉ có thể có theo mức độ họ có gốc rễ trong quá khứ, có óc sáng tạo trong hiện tại, tự tin và hy vọng vào tương lai. Lúc đó, nó cũng được đo lường bằng khả năng tự hy sinh và cam kết của họ, bắt chước gương sáng của các thế hệ đi trước.

Thưa Tổng thống, các bạn thân mến: với việc tôi bắt đầu cuộc hành hương của tôi ở lãnh thổ này, tôi cầu xin Thiên Chúa tiếp tục đồng hành, chúc phúc và làm cho thịnh vượng công trình của bàn tay qúi vị trong sự phục vụ đất nước này.
 
Diễn từ của Đức Thánh Cha trong buổi cầu nguyện đại kết tại Cung Văn Hóa Riga của thủ đô Latvia
Thanh Quảng sdb chuyển ngữ
07:58 24/09/2018
Sáng thứ Ba 24 tháng 9, sau những nghi lễ chào đón tại phi trường, Đức Thánh Cha đã đi xe đến dinh tổng thống nơi diễn ra cuộc gặp gỡ với tổng thống, chính quyền dân sự và ngoại giao đoàn vào lúc 9g30

Sau cuộc gặp gỡ tại đây, lúc 10g10, ngài đến đặt hoa tại Đài Tưởng Niệm các nạn nhân của cộng sản và phát xít, trước khi có cuộc gặp gỡ đại kết tại Cung Văn Hóa Riga vào lúc 10g40.

Trong diễn từ với đại diện các hệ phái Kitô tại Latvia, Đức Thánh Cha nói:


Tôi rất vui mừng được họp mặt cùng quí vị tại vùng đất này, một cuộc gặp gỡ trong một hành trình tương kính, hợp tác và thân tình giữa các Giáo hội của Chúa Kitô, đây là một khởi điểm thành công của sự hiệp thông thống nhất trong khi vẫn duy trì được sự phong phú khác biệt của mỗi Giáo hội. Tôi dám quyết rằng đây chính là một “nét đại kết sống” và là một trong những đặc điểm tuyệt diệu tại vùng đất Latvia này. Tại sao chúng ta lại không hy vọng và tạ ơn.

Tôi xin chân thành cám ơn Đức Tổng Giám Mục Jānis Vanags đã rộng mở cửa nhà hầu cho cuộc họp mặt cầu nguyện này được hiện thực. Một quần thể của nhà thờ chính tòa đây đã trở thành nơi tiếp đón nhiều tổ chức tôn giáo của thành phố này trong suốt một chiều dài lịch sử hơn 800 năm qua. Niềm tin trung kiên của nhiều anh chị em chúng ta đã có trong việc tôn thờ, cầu nguyện, nuôi dưỡng niềm hy vọng trong thời bĩ cực hầu kín múc cho mình lòng can đảm để đối diện với những lúc đầy bất công và khổ đau.

Hôm nay đây, cũng chính tại nơi này đang tiếp đón chúng ta quy tụ lại trong Chúa Thánh Linh để Ngài tiếp tục nối kết chúng ta lại, cũng như biến chúng ta thành những nhân tố nối kết các Giáo hội lại với nhau, để sự khác biệt của chúng ta không trở thành những vết nứt chia rẽ. Hãy để cho Thần Linh Chúa phủ lấp chúng ta bằng thần khí đối thoại, hiểu biết, tìm kiếm sự tôn trọng lẫn nhau trong tình huynh đệ (xem Ê-phê-sô 6: 13-18). Giáo phận này là một trong những giáo phận cổ kính nhất của châu Âu và là một giáo phận lớn nhất trên thế giới ngay từ thời khởi điểm của giáo phận. Chúng ta có thể tưởng tượng cách Giáo phận đã hành trình theo thời gian của cuộc sống, sự sáng tạo, trí tưởng tượng và trao ban tình thương xót dành cho những người đang cần tới. Đây chính là một công cụ của Thiên Chúa dành cho những người đang khao khát hướng thiện và rộng mở và trái tim mình. Hôm nay nó lại là một biểu tượng sống động cho thành phố và Giáo hội nơi đây. Đối với cư dân nơi này đại diện cho nhiều tầng lớp, có một truyền thống cá biệt của xứ sở. Chứ không phải như những khách du lịch vãng lai, chỉ có ngắm nhìn những nét nghệ thuật mà trầm trồ và ghi lại qua những hình ảnh bình thường. Và đây chính là một mối nguy biến đổi những cư dân nơi đây trở thành những khách du lịch bàng quang. Biến những gì quá khứ thành một di tích lịch sử, một điểm để du lịch và một bảo tàng để nhớ lại những biến cố đã qua, chỉ có giá trị lịch sử chứ không còn làm cho trái tim con người chúng ta được rung cảm.

Đối với đức tin, điều đó cũng có thể xảy ra giống hệt như vậy. Chúng ta có thể nhìn các tín hữu Chúa Kitô hữu nơi đây nhữ những người khách du lịch bàng quang. Tệ hại hơn nữa, chúng ta có thể xác quyết rằng tất cả truyền thống Kitô giáo của chúng ta có thể cùng chịu chung một số phận: xếp tất cả vào quá khứ, đóng khung lại trong bốn bức tường của các nhà thờ, không còn hát lên những giai điệu uyển chuyển gây truyền cảm cho cuộc sống, làm rung động con tim toàn diện của con người chúng ta.

May thay Tin Mừng của Chúa mà chúng ta vừa lắng nghe, đức tin của chúng ta không thể bị che giấu, nhưng được biết đến và âm vang tới mọi lãnh vực khác nhau của xã hội, để mọi người có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nó và xã hội được chiếu sáng bởi ánh sáng của nó. 11, 33).

Nếu âm vang của Tin Mừng bị chấm dứt, không còn được vang vọng lên trong cuộc sống của chúng ta, thì nó đã biến thành một cái gì đó vàng son hoàng tráng của quá khứ, nó không còn sinh động hầu có thể đột phá những tham lam tiền bạc đang làm tắt ngụt đi niềm hy vọng vươn lên...

Nếu âm điệu của Tin Mừng ngừng âm vang và dấy lên trong lòng chúng ta một niềm can đảm, thì chúng ta sẽ mất đi những niềm vui khi chúng ta có lòng thương cảm; chúng ta tìm được sự dịu dàng qua những mối giây tin tưởng và kín múc được khả năng hòa giải lúc tìm về nguồn khi ý thức được rằng chúng ta luôn được thứ tha...

Nếu âm vang của Tin Mừng ngừng bặt trong tâm hồn chúng ta, trong quảng trường của chúng ta, trong nơi làm việc, trong guồng máy chính trị và trong nền kinh tế của chúng ta thì tâm lòng chúng ta cũng sẽ cạn kiệt những sinh lực phấn đấu cho nhân phẩm con người…

Nếu âm vang của Tin Mừng không còn nữa thì chúng ta sẽ mất đi những lời mời gọi hướng cuộc sống chúng ta về trời cao thiên quốc để chỉ còn ngụp nặn trong những tệ nạn của thời đại: cô đơn và cô lập. Cơn bệnh phát sinh nơi những người không có bạn hữu dễ tìm thấy nơi những người già cả bị bỏ rơi, cũng như nơi những người trẻ không có lý tưởng và tương lai (xem bài phát biểu tại Nghị viện châu Âu, ngày 25 tháng 11 năm 2014 ).

Lời của Chúa xưa đã nguyện "xin cho chúng nên một, [...] để thế giới có thể tin nhận…" (Jn 17:21). Những lời này đang âm vang mạnh mẽ trong chúng ta, chúng ta hãy cảm tạ Chúa. Chính Chúa Giêsu là Đấng đã thực hiện ý Cha Ngài tự hiến trên thập giá vì chúng sinh. Ngài cũng đang mời gọi chúng ta dấn bước theo Ngài. Chúng ta hãy chìm đắm trong lời cầu nguyện của mỗi người chúng ta như những tín hữu trong Giáo Hội riêng tư của chính mình, tha thiết khẩn cầu cho sự hiệp thông trong ân sủng của Thiên Chúa Cha từ ngàn đời… (xem Thánh Gioan Phaolô II, Enc. Ut unum sint, 9), chính trong ánh sáng đó chúng ta có thể tìm ra cho mọi Giáo hội một ý nghĩa chính đáng của sự đại kết: trong thập giá của Chúa, qua những khắc khỏai của người trẻ, trong nỗi cô đơn của người già và trong sự mỏng dòn dễ bị tổn thương nơi trẻ thơ, hoặc nơi những người sống vô vọng, cô đơn và cô độc.

Khi Chúa Giêsu kêu cầu cùng Thiên Chúa Cha và Chúa nghĩ đến chúng ta, Ngài đã không ngừng cầu xin: ‘cho chúng nên một’. Sứ vụ ấy ngày hôm nay đang mời gọi chúng ta và yêu cầu chúng ta hãy xích lại với nhau; đó là mệnh lệnh đòi hỏi chúng ta thôi nhìn vào những vết thương của quá khứ, nhưng hãy có thái độ tự nhìn vào thẳm sâu tâm hồn chúng ta trước tâm tình cầu nguyện của Thầy Giêsu Chúa chúng ta. Đó cũng là sứ mệnh làm cho âm hưởng của Tin Mừng không ngừng vang lên nơi phố xá của chúng ta. Có thể có người nói: đây là thời điểm khó khăn, những gì đang xảy ra cho chúng ta là những thời điểm phức tạp. Người khác có thể cho rằng vì trong xã hội chúng ta đang sống số Kitô hữu chỉ là tiểu số nên có ít ảnh hưởng được, không như những chủ nghĩa thế tục vân vân và vân vân... Điều này không thể dẫn chúng ta đến một thái độ tiêu cực là đóng cửa lòng lại, tự thủ hoặc tệ hại hơn nữa là rút lui vào bóng tối. Chúng ta không thể không phủ nhận rằng đây không phải là thời điểm dễ dàng, đặc biệt là đối với nhiều anh chị em của chúng ta, những người đang sống một cuộc sống lưu vong và thậm chí là đang bị bách hại vì đức tin. Nhưng những lời chứng của họ giúp chúng ta khám phá ra rằng Chúa vẫn tiếp tục kêu gọi chúng ta và mời chúng ta sống chứng tá Tin Mừng trong niềm vui, với lòng biết ơn và thăng tiến. Nếu Chúa Kitô gửi chúng ta đến sống trong thời đại này, vào giờ phút này - duy nhất chỉ có chúng ta – thì chúng ta không được thối thoát chùn bước trước sự sợ hãi mà không can cường trung thành với ơn gọi trong niềm vui. Chúa sẽ ban cho chúng ta sức mạnh để bền bỉ trong mọi phút giây cuộc đời, trong mọi hoàn cảnh, cơ hội hầu kiến tạo sự hiệp thông và hòa giải với Chúa Cha và với anh chị em đồng loại, đặc biệt với những người mà xã hội ngày nay coi như là cặn bã và đáng bị đào thải.

Nếu Chúa Kitô đã tin tưởng chúng ta xứng đáng để làm cho Tin Mừng của Ngài được loan truyền, chúng ta có sẵn sàng làm việc đó không? Sự hiệp nhất mà Chúa kêu gọi chúng ta luôn luôn là một sự hiệp nhất truyền giáo, mời gọi chúng ta vượt ra ngoài và tiếp cận những trái tim của người thế hầu biến đổi văn hóa, xã hội hiện tại mà chúng ta đang sinh sống. Lời Chúa Giêsu là những hạt giống gieo vào chốn thẳm sâu của linh hồn, vào trong các làng mạc phố xá ” (Tông huấn Evangelii Gaudium, 74).

Sứ mệnh đại kết này sẽ thành công, nếu chúng ta mở lòng cho phép Thần Linh của Chúa Kitô thấm nhập, Ngài là đấng có khả năng “đột phá các chương trình nhàm chán mà chúng ta vẫn cố hữu, Ngài sẽ làm chúng ta ngỡ ngàng trước sức sáng tạo thần linh của Ngài. Mỗi khi chúng ta cố gắng quay trở về nguồn và khôi phục lại tính nguyên thủy của Tin Mừng, thì những bước đường mới sẽ được khai mở, những phương pháp sáng tạo, những hình thức mới, những dấu chứng hùng hồn, những lời chất chứa ý nghĩa mới cho thế giới hiện đại sẽ được khai mở ”(ibid., 11) . Vậy hỡi các bạn hữu quý mến, chúng ta hãy làm cho Tin Mừng Chúa được âm vang trong thời đại chúng ta đang sống! Hãy mở tim lòng chúng ta ra cho những mơ ước và phấn đấu cho cuộc sống được tươi đẹp trọn vẹn mà Chúa hứa ban và mọi người chúng ta mong ước. Hãy trở nên những nhà truyền giáo cho Chúa giữa thế giới chúng ta đang sống.

 
Bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô chiều Thứ Hai 24 tháng 9 tại Đền Thánh Đức Mẹ Agnola, Latvia
J.B. Đặng Minh An dịch
18:30 24/09/2018
Người dân Latvia chủ yếu theo Tin Lành Luther. Tuy nhiên, Latgale, người Latvia gọi là Latgola /l'ɑt-gɔ-lɒ/, một miền ở phía Đông Nam Latvia, lại là một miền gần như toàn tòng Công Giáo trước thời kỳ chiếm đóng của Liên Sô. Trong hơn 50 năm chiếm đóng, người Nga đưa dân sang vùng này. Cho nên, ngày nay 65.8% dân số là Công Giáo và 23.8% dân số là Chính Thống Giáo Nga.

Thủ phủ của Latgale là Aglona, nơi có Đền Thánh kính Đức Mẹ lớn nhất Latvia, cách thủ đô Riga 201km. Trong thời gian chuẩn bị cho chuyến tông du của Đức Thánh Cha, chính phủ Latvia quyết định ngày thứ Hai 24 tháng 9 năm 2018 là quốc lễ; và tăng cường 6 chuyến tàu tốc hành để dân chúng có thể di chuyển từ Riga đến Đền Thánh kính Đức Mẹ Aglona, là một địa điểm quan trọng trong chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô.

Buổi chiều ngày thứ Hai 24 tháng 9, lúc 14g30, Đức Thánh Cha đã di chuyển bằng trực thăng từ sân bay trực thăng Riga Harbour đến Đền Thánh Mẹ Thiên Chúa, ở Aglona.

Tại đây, Đức Thánh Cha đã cử hành thánh lễ cho anh chị em giáo dân Latvia lúc 16g30.

Trong bài giảng thánh lễ tại đây, Đức Thánh Cha nói:


Chúng ta có thể nói một cách thích đáng rằng điều Thánh Luca nói với chúng ta ở đầu sách Tông Đồ Công Vụ đang được lặp lại ở đây hôm nay: chúng ta cùng nhau cầu nguyện, và Mẹ Maria cùng cầu nguyện với chúng ta (xem Công-vụ 1:14). Hôm nay chính chúng ta thể hiện chủ đề của chuyến viếng thăm này: “Xin Mẹ tỏ ra là Mẹ chúng con!” Lạy Mẹ xin chỉ cho chúng con thấy nơi Mẹ tiếp tục hát bài Magnificat của mình. Xin chỉ cho chúng con thấy những nơi Con Mẹ bị đóng đinh, để chúng con có thể gặp được sự hiện diện kiên vững của Mẹ dưới chân thập tự giá.

Tin Mừng Gioan chỉ nói về hai khoảnh khắc trong cuộc đời của Chúa Giêsu với sự hiện diện của Mẹ Ngài: đó là trong tiệc cưới Cana (xem Ga 2: 1-12) và trong trình thuật Phúc Âm chúng ta vừa đọc, khi Đức Maria đứng bên dưới thập giá (xem Galat 19: 25-27). Có lẽ vị Thánh Sử muốn cho chúng ta thấy Mẹ của Chúa Giêsu trong hai hoàn cảnh trái ngược này của cuộc sống - niềm vui của một bữa tiệc cưới và nỗi buồn trong cái chết của một người con. Với sự hiểu biết ngày càng sâu sắc của Mẹ về mầu nhiệm Lời Chúa, Đức Maria chỉ cho chúng ta thấy Tin Mừng mà Chúa muốn chia sẻ với chúng ta ngày hôm nay.

Điều đầu tiên Thánh Gioan đề cập đến là Đức Maria “đứng gần thánh giá Chúa Giêsu”, gần với Con của Mẹ. Mẹ đứng đó, dưới chân cây thánh giá, với niềm tin vững chắc, không sợ hãi và không lay chuyển. Đây là điểm chính yếu mà Đức Maria thể hiện - Mẹ đứng gần những người đau khổ, những người mà thế giới xa lánh, Mẹ đứng gần ngay cả những người bị đưa ra xét xử, bị lên án bởi tất cả mọi người, bị trục xuất, là những người không chỉ đơn thuần bị áp bức hoặc bị bóc lột mà thôi; mà còn hoàn toàn bị gạt ra “bên ngoài hệ thống”, ngoài lề xã hội (xem Tông huấn Niềm Vui Phúc Âm, 53). Mẹ đứng gần họ, kiên định dưới chân cây thập giá của sự thiếu được cảm thông và những đau khổ mà họ phải gánh chịu.

Đức Maria cũng chỉ cho chúng ta cách để “đứng gần” những tình huống này; nó đòi hỏi nhiều hơn việc đơn thuần là đi ngang qua, hay thực hiện một chuyến thăm chóng vánh, của một thứ “du lịch liên đới”. Thay vào đó, nó có nghĩa là những người trong tình huống đau đớn như thế phải cảm nhận được là chúng ta đứng vững bên cạnh họ và về phía họ. Tất cả những người bị xã hội loại bỏ đều có thể trải nghiệm được Mẹ vẫn kín đáo đứng gần họ, vì trong nỗi đau khổ của họ, Mẹ nhìn thấy những vết thương vẫn còn rộng mở của Chúa Giêsu Con Mẹ. Mẹ đã học được điều này ở chân thập giá. Cả chúng ta cũng được mời gọi để “chạm đến” những đau khổ của tha nhân. Chúng ta hãy đi ra ngoài để gặp gỡ người dân của chúng ta, để an ủi họ và đồng hành cùng họ. Chúng ta đừng ngại trải nghiệm sức mạnh của sự dịu dàng, đừng ngại dự phần và để cho cuộc sống của chúng ta trở nên phức tạp vì lợi ích của người khác (xem ibid, 270). Như Đức Maria, chúng ta hãy kiên định, lòng chúng ta hãy bình an trong Chúa. Chúng ta hãy sẵn sàng nâng đỡ người sa ngã, nâng cao kẻ thấp hèn và giúp kết thúc tất cả những tình huống áp bức đang khiến nhiều người cảm thấy như đang bị đóng đinh.

Chúa Giêsu yêu cầu Đức Maria đón nhận người môn đệ yêu dấu làm con Mẹ. Bản văn cho chúng ta biết rằng Đức Maria và người môn đệ ấy đứng cùng nhau ở chân thập giá, nhưng Chúa Giêsu nhận ra rằng điều ấy vẫn chưa đủ, vì họ chưa hoàn toàn “tiếp nhận” nhau. Chúng ta có thể đứng bên cạnh nhiều người, thậm chí có thể chia sẻ cùng một mái nhà, một khu xóm hay nơi làm việc; chúng ta có thể chia sẻ đức tin, chiêm ngắm và trải nghiệm cùng những mầu nhiệm, nhưng không đón nhận hoặc thực sự “tiếp nhận” nhau bằng tình yêu. Có bao nhiêu cặp vợ chồng có thể nói về cuộc sống bên nhau, nhưng không cùng với nhau; có bao nhiêu người trẻ cảm thấy đau khổ vì khoảng cách tách biệt giữa họ và người lớn; bao nhiêu người già cảm thấy được yên thân, nhưng không được chăm sóc và chấp nhận một cách thương yêu.

Chắc chắn, khi chúng ta mở lòng mình ra cho người khác, chúng ta có thể bị thương nặng. Cả trong đời sống chính trị cũng thế, những xung đột trong quá khứ giữa các dân tộc có thể thấy hiện ra tỏ tường một cách đau đớn. Đức Maria cho thấy Mẹ là một người phụ nữ mở lòng mình ra để tha thứ, để đặt sang một bên những oán giận và nghi ngờ. Mẹ không sống trên những giả định “chuyện gì có thể xảy ra” nếu như các bạn bè của con mình, hoặc các thượng tế và kỳ mục trong dân hành động khác đi. Mẹ không buông trôi theo sự chán nản hay bất lực. Đức Maria tín thác nơi Chúa Giêsu và tiếp nhận người môn đệ của Ngài, vì những mối quan hệ chữa lành và giải phóng chúng ta là những mối quan hệ mở ra cho chúng ta những cuộc gặp gỡ và tình huynh đệ với những người khác, mà trong họ chúng ta tìm thấy chính Thiên Chúa (xem Tông huấn Niềm Vui Phúc Âm, 92). Đức Giám Mục Sloskans, người đang an nghỉ ở đây, sau khi bị bắt và bị lưu đầy, đã viết thư cho cha mẹ ngài: “Con cầu xin song thân từ tận đáy lòng con: đừng để lòng thù oán hay bực tức len lỏi vào lòng mình. Nếu chúng ta cho phép điều đó xảy ra, chúng ta sẽ không phải là những Kitô hữu đích thực, nhưng là những người cuồng tín”. Đôi khi chúng ta thấy sự quay lại của những cách nghĩ gieo vào lòng chúng ta sự nghi ngờ người khác, hoặc cho chúng ta thấy các số liệu thống kê theo đó chúng ta sẽ tốt hơn, thịnh vượng hơn và an toàn hơn nếu chúng ta cô lập trong chính mình. Vào những thời điểm đó, Đức Maria và các môn đệ của vùng đất này mời gọi chúng ta “tiếp nhận” các anh chị em của chúng ta, để chăm sóc cho họ, theo tinh thần của một tình huynh đệ phổ quát.

Đức Maria cũng cho thấy Mẹ là người phụ nữ sẵn sàng được đón nhận, một người khiêm tốn để cho mình trở thành một phần của thế giới môn đệ. Tại tiệc cưới, trước nguy cơ việc thiếu rượu có thể làm cho buổi lễ đầy những nghi thức nhưng lại cạn kiệt tình thương và niềm vui, Mẹ đã bảo những người đầy tớ hãy làm điều Chúa Giêsu nói với họ (x. Ga 2,5). Giờ đây, như một môn đệ vâng phục, Mẹ vui lòng để cho mình được đón tiếp, và thích ứng với nhịp sống của người trẻ hơn. Sự hòa hợp vẫn luôn là khó khăn khi chúng ta khác biệt nhau, khi tuổi tác, và những trải nghiệm trong cuộc sống cũng như những hoàn cảnh khiến chúng ta có những cách thức suy tư và hành động khác nhau, mà thoạt nhìn có vẻ là đối nghịch. Trong đức tin, khi chúng ta đón nhận lệnh truyền phải đón tiếp và để mình được đón tiếp, ta có thể kiến tạo sự hiệp nhất trong khác biệt, vì những khác biệt không ngăn cản và cũng chẳng phân rẽ chúng ta, nhưng cho phép chúng ta có thể nhìn xa hơn, và thấy tha nhân trong phẩm giá sâu xa nhất của họ, như những người con của cùng một Cha” (Tông huấn Niềm Vui Phúc Âm, 228),

Trong Thánh Lễ này, như trong mọi Thánh Lễ khác, chúng ta nhớ lại ngày tại đồi Golgotha. Từ chân thập giá, Đức Maria mời gọi chúng ta hãy mừng vui vì chúng ta đã được nhận làm con Mẹ, và cả Chúa Giêsu Con Mẹ cũng mời gọi chúng ta đón nhận Mẹ vào nhà mình để Mẹ trở thành một phần trong cuộc sống của chúng ta. Đức Maria muốn ban cho cho chúng ta sự can đảm của Mẹ, để chúng ta cũng có thể kiên định; và sự khiêm nhường của Mẹ, để giống như Mẹ, chúng ta có thể thích ứng với bất kỳ những gì cuộc sống mang đến. Trong ngôi đền thờ của Mẹ này, Mẹ xin tất cả chúng ta có thể tái cam kết chào đón nhau không có sự phân biệt đối xử nào. Bằng cách này, tất cả mọi người ở Latvia có thể biết rằng chúng ta sẵn sàng thể hiện cảm tình đối với người nghèo, nâng dậy những ai sa ngã, và tiếp nhận những người khác ngay khi họ đến, và ngay trong tình trạng hiện nay của họ.

Amen.

Sau thánh lễ, Đức Thánh Cha nói thêm:

Anh chị em thân mến,

Vào cuối buổi lễ này, tôi cảm ơn vị giám mục của anh chị em vì những lời ngài đã nói với tôi. Tôi cũng muốn cảm ơn, từ trái tim tôi, tất cả những người qua những cách khác nhau đã cống hiến cho chuyến tông du này. Đặc biệt, tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của tôi với Tổng thống Cộng hòa và các nhà chức trách của đất nước vì sự chào đón của họ.

Tôi phó dâng lên Mẹ Chí Thánh của Thiên Chúa, trong “Miền đất Đức Maria” này, một chuỗi Mân Côi đặc biệt: Xin Đức Trinh Nữ bảo vệ và luôn luôn đồng hành cùng anh chị em.
 
Top Stories
Accord Chine-Vatican: « Pour la première fois, tous les évêques de Chine sont en communion avec Rome »
Églises d'Asie
10:19 24/09/2018
24/09/2018 -- Le 22 septembre, en plus de l’annonce de la signature d’un accord provisoire entre le Saint-Siège et la Chine à propos de la nomination des évêques, le Vatican a publié deux communiqués importants. Le premier annonce la levée de l’excommunication de huit évêques « officiels » qui avaient été ordonnés sans l’accord du pape. Le deuxième révèle la création du nouveau diocèse de Chengde, qui reprend des territoires d’autres diocèses (notamment ceux de Jehol, Jinzhou et Chifeng). Il sera confié à Mgr Guo Jincai, qui fait partie des évêques revenus dans la communion ecclésiale et qui n’avait pas de territoire diocésain.

Pour la première fois depuis des décennies, tous les évêques de Chine sont en pleine communion avec le pape, a annoncé le Vatican. Le pape a levé les excommunications de huit évêques qui avaient été ordonnés sans l’accord du Vatican, a annoncé le Vatican le 22 septembre. Quelques heures plus tôt, des représentants du Vatican et du gouvernement chinois ont signé un « accord provisoire » à propos de la nomination des évêques. « Afin de soutenir l’annonce de l’Évangile en Chine, le pape François a décidé de réadmettre dans la pleine communion ecclésiale les évêques ‘officiels’ ordonnés sans mandat pontifical », a déclaré le Vatican : Mgr Joseph Guo Jincai, Mgr Joseph Huang Bingzhang, Mgr Paul Lei Shiyin, Mgr Joseph Liu Xinhong, Mgr Joseph Ma Yinglin, Mgr Joseph Yue Fusheng et Mgr Vincent Zhan Silu, ainsi que, à titre posthume, Mgr Antoine Tu Shihua, OFM, décédé le 4 janvier 2017, qui avait exprimé avant de mourir le désir de se réconcilier avec le Siège apostolique. Afin de soutenir l’œuvre pastorale en Chine et d’assurer un meilleur soutien spirituel pour les fidèles, le pape François a également décidé de créer le nouveau diocèse de Chengde, dans la province de Hebei (et dépendant de l’archidiocèse de Pékin). Il sera confié à Mgr Guo Jincai, qui fait partie des évêques revenus dans la communion ecclésiale et qui n’avait pas de territoire diocésain.

Le Vatican, en régularisant le statut des évêques, souhaite « qu’avec les décisions prises puisse s’ouvrir un nouveau parcours, qui permette de surmonter les blessures du passé en réalisant la pleine communion de tous les catholiques chinois », dont une partie refusait jusqu’ici toute participation à des activités ecclésiales organisées sous l’autorité des évêques non reconnus par Rome. Ces dernières années, la plupart des évêques choisis par l’Association patriotique des catholiques chinois (dépendant du gouvernement) avaient demandé et obtenu l’accord du Vatican avant leurs ordinations. Le cardinal Pietro Parolin, Secrétaire d’État du Saint-Siège, a déclaré dans un communiqué que « l’objectif du Saint-Siège est un objectif pastoral, c’est-à-dire qu’il s’agit d’aider les Églises locales afin qu'elles bénéficient de conditions majeures en termes de liberté, d'autonomie et d'organisation, de façon à ce qu’elles puissent se consacrer à la mission d'annonce de l'Évangile et contribuer au développement intégral de la personne et de la société. »

« Nous avons besoin d'unité, nous avons besoin de confiance et d'un nouvel élan », ajoute le cardinal Parolin. « À la communauté catholique en Chine - aux évêques, aux prêtres, aux religieux et religieuses et aux fidèles - le pape confie en particulier l'engagement de vivre un authentique esprit de réconciliation entre frères, en posant des gestes concrets qui aident à surmonter les incompréhensions du passé, y compris du passé récent. » La nomination et l’affectation des évêques sont au cœur des relations Chine-Vatican depuis des décennies. L’Église catholique insistant, au cours des négociations, pour que les évêques soient nommés par le pape et le gouvernement chinois affirmant que cela serait de l’ingérence étrangère dans les affaires internes chinoises.

Pour la vie de l’Église en Chine et le bien du peuple chinois

Les communautés catholiques qui ont refusé de s’enregistrer auprès du gouvernement et de suivre les évêques nommés par l’État sont ordinairement désignées sous le nom d’Église « souterraine ». Cela dit, beaucoup de communautés ont des évêques qui ont été élus localement mais qui ont déclaré leur fidélité au pape, ce qui veut dire qu’ils ont été reconnus par le gouvernement et par le Vatican. Le Vatican a toujours dit qu'accepter des compromis à propos de la nomination des évêques n’était certes pas idéal, mais que cela pouvait être un premier pas vers une plus grande liberté et davantage de sécurité pour la communauté catholique locale. Le communiqué du Vatican indique que l’accord a été signé le 22 septembre à Pékin par Mgr Antoine Camillera, sous-secrétaire pour les relations avec les États au sein de la Secrétairerie d'État du Saint-Siège, et par Wang Chao, ministre chinois adjoint des Affaires étrangères. L’accord provisoire, explique le Vatican, « qui est le fruit d’un rapprochement graduel et réciproque, a été conclu après un long parcours de tractation pondérée et prévoit des évaluations périodiques quant à son application. Il concerne la nomination des évêques, question de grande importance pour la vie de l’Église, et créé les conditions pour une plus vaste collaboration au niveau bilatéral ».

« Les deux parties », poursuit le communiqué, « souhaitent qu’une telle entente favorise un parcours de dialogue institutionnel fécond et clairvoyant et contribue positivement à la vie de l’Église catholique en Chine, au bien du peuple chinois et à la paix dans le monde. » Le Vatican n’a pas publié le texte de l’accord ni donné de détails sur son contenu. Selon les médias, qui ont annoncé l’évènement mi-septembre, l’accord provisoire devrait préciser la façon dont les évêques catholiques sont nommés par la communauté catholique chinoise et approuvés par le pape avant leur ordination et installation. Le cardinal Parolin, de son côté, a confié aux journalistes le 20 septembre que le Vatican est « convaincu que c’est un pas en avant. Nous ne sommes naïfs au point de penser que désormais, tout va bien se passer, mais il nous semble que nous sommes dans la bonne direction ». Greg Burke, directeur du bureau de presse du Saint-Siège, a déclaré que l’accord était pastoral et non politique. Cela dit, il est vu comme une étape dans les longs efforts entrepris pour relancer les relations diplomatiques entre le Vatican et la Chine. Les deux parties n’ont pas eu de liens diplomatiques officiels depuis la révolution communiste chinoise de 1949.

(Source: Églises d'Asie, le 24 septembre 2018, Avec Ucanews, Asianews et Vaticannews)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Phú Bình : Vầng Trăng Tuổi Thơ
Martinô Lê Hoàng Vũ
07:46 24/09/2018
Chiều nay Chúa Nhật 23.9.2018, tức 14 tháng tám âm lịch, tại Giáo xứ Phú Bình, hạt Phú Thọ, SG đã diễn ra lễ hội Tết Trung Thu dành cho các em thiếu nhi chủ đề : “ Vầng Trăng Tuổi Thơ”.Chương trình được bắt đầu lúc 19 giờ tại sân khấu phía sau nhà thờ.

Trước tiên là lời tuyên bố khai mạc của cha chính xứ Gioan Baotixita Trần Văn Trí,cùng hiện diện còn có quý thầy, quý sơ,các anh chị Huynh Trưởng của Đoàn TNTT trong giáo xứ.

Xem Hình

Ngay từ buổi chiều, khi cộng đoàn còn tham dự thánh lễ lúc 17 giờ, từ các gia đình,các em nhỏ đã ríu rít rủ nhau, tối nay lên nhà thờ vui Trung Thu.Một bạn Huynh trưởng trong giáo xứ trên trang Facebook cá nhân đã viết câu STT vừa như mời mọc vừa tự hào về sự hoành tráng của lễ hội Trung thu xứ nhà : “Trước giờ G,xứ em không có gì nhiều, ngoài lồng đèn”kèm theo đó là biểu tượng mặt cười.Tuy rằng trước đó bạn ấy than “mệt rã rời”,vì phải chuẩn bị tập múa, hóa trang đạo cụ và chuẩn bị trang trí sân khấu cho ngày hội.

Tưởng mọi người cũng nên biết,giáo xứ Phú Bình là cái nôi, xứ sở của nghề làm lồng đèn truyền thống nổi tiếng khắp thành phố Sài gòn tồn tại hơn nửa thế kỷ qua,vì vậy lễ hội Trung Thu ở đây phải “ có tâm và có tầm”.

Sau màn múa lân khai mạc lễ hội tiếp theo là các tiết mục văn nghệ do đoàn TNTT xứ nhà trình diễn.Trong khi đó các em có những phần quà bánh,được ăn uống, anh Xứ đoàn Trưởng nhường sân khấu Chú Cuội và Chị Hằng Nhi dẫn dắt câu chuyện.

Xem kẽ các ca khúc vui tươi là những tiểu phẩm hiện đại trình bày sứ điệp :Mùa Trung Thu – mùa chia sẻ và yêu thương,nói đến hoàn cảnh những em nghèo không có ngày Tết Trung Thu,những bạn bán vé số, những bạn nhỏ mồ côi, không có nhà, phải bươm chải mưu sinh kiếm sống ngoài lề đường và công viên.

Ngày vui trung thu của các em thiếu nhi Phú Bình còn được “nóng” lên bởi sự góp mặt của cha chính xứ, quý thầy với đàn dân tộc thể hiện bài điệu lý cây đa và ca khúc “Con gái nhỏ của ba”.Chắc chắn qua lễ hội Trung Thu này, các em về nhà các em sẽ cảm thấy vui hơn và hạnh phúc biết bao khi được cha mẹ,anh chị Huynh Trưởng,cha chánh xứ và tất cả mọi người yêu thương chăm sóc.Từng lời ca ngọt ngào thỏ thẻ như giót vào tai các em “Con gái nhỏ của ba,ba thương con biết mấy. Hãy cứ mãi tươi cười để cả nhà đều vui”

Xin tạ ơn Chúa đã ban cho các em thiếu nhi Giáo xứ Phú Bình một buổi tối không mưa,tràn ngập niềm vui chan hòa tình yêu thương và nhất là các em thấy mình được nâng niu chăm sóc,để nhờ đó các em luôn nhớ mình là niềm vui của gia đình,niềm tự hào của ba mẹ,khi các em biết chăm chỉ học tập, siêng năng học hỏi giáo lý và tham dự thánh lễ hằng ngày.

Martinô Lê Hoàng Vũ
 
Giáo xứ Vĩnh Hòa: Đêm Hội Trăng Rằm 2018
Văn Minh
07:53 24/09/2018
“Trung thu bên Chúa”, là chủ đề lễ hội Trung thu của giáo xứ Vĩnh Hòa, được các anh chị huynh trưởng GLV tổ chứccho các em thiếu nhi trong giáo xứ diễn ra lúc 19g00 Chúa Nhật ngày 23.09.2018, tại khuôn viên sân chư thánh của giáo xứ Vĩnh Hòa.

Xem Hình

Đến tham dự lễ hội, có trên 500 các em thiếu nhi trong và ngoài giáo xứcùng quý vị phụ huynh bế các em nhỏ trên tay ngồi chật kín sân nhà thờ. Nhìn nét mặt vui tươiphấn khởi của các em cùng với những lá phiếu xổ số trên tay xen lẫn tiếng cười nói rộn rã làm cho bầu khí của đêm Trăng Rằm trở nên tưng bừng và náo nhiệt hơn thường ngày.

Đúng 19g00, cha xứ Gioakim Lê Hậu Hán, lên khai mạc đêm lễ hội và chúc cho tất cả các em thiếu nhi có một đêm Trung thu thật nhiều niềm vui và ý nghĩa trongbình an.

Mở đầu, là tiết mục múa Lân do các em trong Ban Lễ Sinh thể hiện diễn ra rất sôi động và ấn tượng. Tiếp theo, là vở kịch ngắn do một anh huynh trưởng và chị trong ca đoàn Thiên Thần trình diễn với chủ đề “Sự tích chú Cuội”. Qua mỗi tiết mục văn nghệ, người dẫn chương trình (MC) đọc kết quả xổ sốvà được các anh chị huynh trưởng trao cho người trúng giải thưởng, ai nấy mắt đều chăm chú nhìn vào những tấm vé số trên tay và vỡ òa vui mừng khi trúng giải. Giá trị giải thưởng không chỉ dừng lại ở vật chất, mà muốn nói lên đếnsự quan tâm của các anh chị huynh trưởng GLV, quý vị phụ huynh và cộng đoàn giáo xứ, một phần nào đó giúp các em tránh xa những tệ nạn xấu bên ngoài xã hội. Qua đây, cũng gợi nên những hồi ức quen thuộc trong tâm trí người lớn của chúng ta. Ước mong sẽ có nhiều người hơn nữa cũng biết quan tâm giúp cho các em về vật chất cũng như tinh thần. Như Lời Chúa Giêsu đã phán, “Ai đón tiếp một em nhỏ vì danh Thầy, là đón tiếp chính Thầy” (Mt 18,5).

Xong chương trình văn nghệ, các anh chị huynh trưởng GLV, cùng các em thiếu nhi đi rước lồng đèn qua các ngõ xóm xung quanh nhà thờ hòa trong tiếng trống Lân nhộn nhịp của các em Ban Lễ sinh.

Trước khi ra về, các anh chị huynh trưởng GLV trao cho mỗi em thiếu nhi không phân biệt tôn giáo một phần quà.

Đêm Hội Trăng Rằm được khép lại lúc 21g00 cùng ngày trong sự bình an.
 
Tin vui: Giáo phận Hải Phòng chính thức nhận lại Tiểu Chủng viện Ba Đông
BTT GP
08:07 24/09/2018
Tiểu Chủng Viện Ba Đông sau hơn 60 năm nhà nước quản lý nay đã chính thức được trao trả lại cho Giáo phận Hải Phòng. Đây là một tin vui làm nức lòng cả giáo phận, bởi mảnh đất này đã in đậm dấu ấn đức tin của bao thế hệ tín hữu miền duyên hải.

Xem Hình

Kể từ khi Đức cha Giuse Vũ Văn Thiên được Tòa Thánh chọn làm giám mục giáo phận Hải Phòng, ngài đã nhiều lần làm đơn đề nghị tỉnh Hải Dương giải quyết, trả lại Tiểu Chủng viện Ba Đông cho giáo phận, phục vụ cho các nhu cầu đào tạo, ươm mầm ơn gọi. Với sự nỗ lực của Đức Giám Mục và sự tận tình của cha Giuse Dương Hữu Tình, người được ủy thác lo công việc quan trọng này, sau một thời gian dài kiên trì làm việc với lãnh đạo tỉnh Hải Dương, huyện Gia Lộc và xã Đồng Quang, giờ đây khu đất Tiểu chủng viện đã thuộc về tài sản của Giáo phận và có thể sử dụng cho các hoạt động mục vụ, nhất là việc đào tạo các linh mục tương lai.

Giây phút lịch sử trên mảnh đất thiêng này diễn ra vào ngày 22 tháng 9 năm 2018, khi cha Giuse Dương Hữu Tình, chính xứ Hải Dương, quản hạt Hải Dương, đại diện Tòa Giám mục Hải Phòng; cùng cha Gioankim Đặng Văn Hoàng, chính xứ Kẻ Bượi, quản nhiệm giáo xứ Ba Đông đã tới UBND xã Đồng Quang để nhận lại Tiểu Chủng viện Ba Đông.

Cùng hiện diện trong buổi bàn giao này, có ông Nguyễn Sĩ Bắc, đại diện Ban Tôn giáo tỉnh Hải Dương, cùng với đại diện Đảng ủy, UBND xã Đồng Quang. Hai bên đã thống nhất mốc giới và giáo phận Hải Phòng đã chính thức nhận diện tích khoảng 11.000 m2 đất thuộc Tiểu Chủng viện Ba Đông cũ.

Theo lịch sử của giáo phận Hải Phòng, năm 1875, Đức cha Jose Terres Hiến được tấn phong giám mục, làm Giám Mục Phụ Tá cho Đức cha Colomer Lễ. Ngài có công xây dựng chủng viện ở Kẻ Sặt, Đông Xuyên và Ba Đông. Trong đó, Tiểu chủng viện Ba Đông lớn nhất và còn tồn tại cho đến ngày nay. Tuy nhiên, sau biến cố di cư năm 1954, Tiểu Chủng viện đã được nhà nước sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau.

Hiện nay dãy nhà hai tầng hình chữ U của Tiểu Chủng viện vẫn còn, nhưng đã xuống cấp trầm trọng, đặc biệt dãy nhà bên trong đã sụp mái, các bức tường bị rạn nứt nhiều, do không được bảo dưỡng.

Tiểu Chủng viện Ba Đông là một công trình tâm linh gắn liền với lịch sử của giáo phận, nhiều linh mục đã được đào tạo tại nơi đây. Bởi vậy mà tên gọi “Nhà tràng Ba Đông” vẫn còn in trong tâm trí nhiều người tín hữu với những dấu ấn thiêng liêng sâu đậm.

Chúng ta cùng với Đức cha giáo phận tạ ơn Thiên Chúa và tiếp tục cầu nguyện, để khu đất Tiểu Chủng viện Ba Đông phát huy những hoa trái thiêng liêng như thuở nào, và góp phần cho đời sống đức tin của giáo phận Hải Phòng thân yêu ngày một thăng tiến hơn.

BTT GP
 
Ngày Thân Hữu Salesian Don Bosco Việt Nam Úc Châu
Trần Bá Nguyệt
17:32 24/09/2018
Melbourne, 22-9-2018. Hơn 200 thân hữu gia đình Salesian Melbourne đã tụ tập tại Thánh Đường Trường Trung Học Salesian Savio, khu vực Chadstone, Tiểu bang Victoria trong một buổi chiều thứ bảy vẫn còn hơi lạnh của đầu mùa xuân có chút nắng ấm bên ngoài để dự Thánh Lễ Tạ Ơn và tiệc mừng trong hội trường sau thánh lễ.

Hình Trần Bá Nguyệt

Hình Thai Nguyen

Hai linh mục Dòng Don Bosco, Cha Nguyễn Hữu Quảng và Cha Đinh Thanh Bình đã dâng thánh lễ tạ ơn với Ca đoàn Don Bosco hùng hậu.

Trong bài giảng hấp dẫn nhiều ý nghĩa (mặc dầu không soạn trước), Cha Bình đã gợi ý về chuyện gây quỹ cũng như lễ hội “quanh năm suốt tháng” tại Úc đến nỗi nhiều người thờ ơ – hay nói như ngôn ngữ thời thượng là ‘vô cảm’ – trước những kêu gọi đóng góp này nọ. Những lời kêu gọi khiến nhiều người không còn muốn quan tâm đến nữa. Hai câu chuyện minh hoạ cuối bài giảng đã gây bao xúc động và suy nghĩ cho công việc của nhà dòng. Câu chuyện thứ nhất kể về một linh mục sau khi đã mệt mỏi vì công tác mục vụ cần nghỉ ngơi nên đã không trả lời một cú điện thoại khẩn từ đầu giây bên kia. Những tưởng đó là một lời mời gọi thông thường nào đó, nhưng ngài không biết cú điện thoại đó đến từ một người hấp hối mà sáng hôm sau đã không còn trên cõi thế. Tình huống đó đã hằn sâu trong tim vị linh mục khi bỏ qua một lời kêu gọi giúp đỡ. Câu chuyện thứ hai kể về “chú nhỏ” Đinh Thanh Bình hay làm biếng, thích chơi hơn thích ngồi bên bàn học và chẳng bao giờ nghĩ mình có khả năng ngôn ngữ. Ấy thế mà nhờ những đàn anh (như Cha Anthony) và nhà dòng, “Chú nhỏ Đinh Thanh Bình” đã trở thành một nhà thuyết giảng “ăn khách” nhiều nơi với những bài giảng sinh động ăn sâu lòng người mà ai cũng mến đến nỗi không thể quên.

Cha Don Bosco trong đời đã có rất nhiều câu nói làm thay đổi cuộc đời các thanh thiếu niên. Cha đã từng nói với thủ lãnh một băng đảng thiếu niên hư hỏng “Mình là bạn!” và mời anh bạn khó chịu này về trại nuôi trẻ của cha để rồi sau đó anh tỉnh ngộ.

Cha Bình kết luận: Ngày nay có nhiều người đã chết vì “vô cảm”. Nhưng nhiều người không biết rằng chỉ một đồng âm thầm bỏ ra cho công cuộc từ thiện nào đó lại quý giá hơn hàng triệu đồng của những đại gia giàu có trao tặng để lấy tiếng tăm cho chuyện làm ăn của họ.

Cuối thánh lễ, Cha chủ tế Anthony Quảng đã trình chiếu và thuyết trình về một số công việc từ thiện mà nhà dòng đã làm, đặc biệt cho giới trẻ thiếu may mắn Việt Nam. Cha đã nói đến việc một hãng xe hơi Đức đã mở trường dạy sửa chữa xe hơi hạng sang tại VN cho trẻ em VN. Dòng Don Bosco cũng đã có 5 trường dạy nghề trong nước. Đài Truyền Hình Vĩnh Long cũng đã có một phóng sự chiếu về Trường Dạy Nghề của nhà Dòng tại Vĩnh Long. Các sơ dòng FMA cũng có những trung tâm nuôi giữ trẻ mồ côi trong nước.

Đặc biệt, Cha Bề Trên Cả mới nhậm chức ít tháng trước đây (người Afganistan) và Tỉnh Dòng Úc châu đã lên kế hoạch mở một trung tâm trẻ và một giáo xứ mới tại Đảo Quốc Fiji với phí tổn dự trù lên đến 3,5 triệu Úc Kim. Hiện nay, sự đóng góp qua hai đợt cho Fiji mới chỉ đủ để dọn đất ($180 ngàn) và dựng vài căn nhà cho nhà xứ trên mảnh đất đó ($250 ngàn). Hãy nghĩ tới những người kém may mắn, các trẻ em mồ côi hiếu học, và hãy mở rộng vòng tay cho công cuộc trợ giúp Dòng Don Bosco trong Ngày Thân Hữu năm nay.

Sau thánh lễ, nhà ảo thuật VN Xuân Tuấn đã biểu diễn ăn lửa, phun lửa ngoài sân trường Salesian trước khi toàn thể thân hữu vào trong hội trường để thưởng thức bữa ăn chiều tối với gần 15 món ăn hấp dẫn và một chương trình văn nghệ do giới trẻ, Đoàn Thanh Thiếu Niên Salesian cùng với Ca Đoàn Don Bosco, Giáo Xứ St Margaret Mary’s trình diễn rất đặc sắc qua các ca khúc Em Đi Chùa Hương, Tình bắc Duyên Nam, các màn hoạt cảnh đầy mầu sắc nói lên công việc trợ giúp của Salesian với những người bất hạnh, các trẻ em đường phố, màn trình diễn ca khúc Ba Miền VN Bắc Trung Nam, màn múa giới trẻ và các em thiếu nhi rất sinh động và vui nhộn.

Ngày Thân Hữu Salesian năm nay khép lại với gần 40 ngàn đô la đóng góp cho công cuộc trợ giúp thanh thiếu niên kém may mắn VN mọi nơi.
 
Văn Hóa
Hòa Lan – Chút Tản Mạn Mùa Thu 2018
Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD.
19:11 24/09/2018
Đầu tháng 9,thời tiết bắt đầu se lạnh chuẩn bị bước vào mùa Thu. Những giọt mưa lất phất với những cơn gió rì rào khiến lòng người cũng cảm thấy nhẹ nhàng và dễ chịu sau những ngày hè nóng bức. Các sinh hoạt từ chính trị đến tôn giáo, xã hội lại bắt đầu tất bậc.Ở châu Á, châu Mỹ và châu Âu học sinh bắt đầu tựu trường.

Có lẽ một trong những tin nóng nhất trên mạng xã hội trong những ngày khai trường ở Việt Nam là bộ sách giáo khoa về chương trình công nghệ giáo dục của một vị tiến sĩ nọ tuổi đã cao nhưng lại quá ấu trĩ và tự phụ khi tự cho mình là người giỏi nhất thế giới, có bằng cấp cao nhất thế giới và không ngừng đả kích, khinh chê người khác khi được phỏng vấn về bộ sách do ông đứng đầu.Đâu đâu cũng nghe người ta chế giễu nào là tròn tròn, vuông vuông, giác giác… Cũng may là nhờ mạng xã hội lên tiếng nên dù muốn hay không nhiều trường học và tỉnh thành trong cả nước đã nói không với chương trình công nghệ giáo dục này dù đã từng được vào dạy chui mấy chục năm qua mà không ai dám đụng vào vì sợ nhóm lợi ích.

Cách đây mấy tháng cũng có một vị tiến sĩ muốn cải tiến tiếng Việt với bộ chữ cái mới. Tuy nhiên, sự nghiên cứu của ông không những không được hoan nghênh mà còn bị “ném đá” một cách không thương tiếc bởi những người bình dân nhất, và sau cùng người đại diện của chính phủ đã tuyên bố cho đến lúc này không cần phải cải tiến hay sửa đổi bộ chữ cái tiếng Việt nữa vì tiếng Việt đã quá hay, quá đẹp. Hai vị tiến sĩ này đều từng học ở Nga Sô và Trung Quốc một thời gian và tuổi đời của họ cũng là bậc đáng kính nhưng công bằng mà nói do thiếu sự khiêm nhường và quá cá nhân chủ nghĩa khi tự cho mình là người học sâu, hiểu rộng nên kết quả không được nhìn nhận vì thiếu tính thực tiễn và nhân văn.

Tháng 9 năm nay cũng có những ngày đặc biệt của Dòng Ngôi Lời mà ngày lễ quan trọng nhất là lễ sinh nhật Dòng trùng vào ngày sinh nhật Đức Mẹ. Dòng truyền giáo Ngôi Lời tính đến năm 2018 đang hiện diện và hoạt động trên 84 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới với hơn 6.000 tu sĩ truyền giáo. Sứ mạng của Dòng truyền giáo Ngôi Lời là làm việc với những người di dân, người nhiễm HIV-SIDA, điều hành trường học, xây dựng các giáo điểm truyền giáo và trông coi giáo xứ. Các tu sĩ Ngôi Lời cũng dạy mọi người những phương cách sống tự túc qua những chương trình và quản lý đất đai, canh tác nông nghiệp và phát triển chăn nuôi. Và quan trọng hơn hết, qua việc chia sẻ Lời Chúa và cử hành các bí tích, các tu sĩ Dòng Truyền giáo Ngôi Lời nâng đỡ, ủi an người thiếu thốn và xoa dịu người đang đau khổ. Ở Hòa Lan, Dòng Ngôi Lời đã hiện diện 143 năm qua từ khi cha thánh Sáng Lập Arnoldo lập Dòng tại Steyl, Venlo và từ đó đã gởi biết bao nhà truyền giáo đến các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay số tu sĩ truyền giáo Ngôi Lời người địa phương tại Hòa Lan đã già nua nên Tổng quyền đã quyết định gởi các nhà truyền giáo từ các nước khác đến đây để làm việc và chăm sóc mục vụ với những người di dân quốc tế nói tiếng Bahasa (Indonesia), tiếng Tagalog (Philiphines), tiếng Pháp (sắc dân châu Phi từng là thuộc địa của Pháp), tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha (vùng Nam Mỹ), tiếng Anh (những quốc gia nói tiếng Anh) và có lẽ trong tương lai cho cộng đồng người Việt rất đông đảo ở đây. Năm nay là năm đầu tiên chúng tôi tổ chức lễ quốc tế tại một giáo xứ mới ở Hoofddorp gần sân bay Schiphol mà Giáo phận Amsterdam-Haarlem giao cho Dòng nhân dịp lễ sinh nhật Đức Mẹ cũng là lễ kỷ niệm 143 năm thành lập Dòng. Vì là lần đầu tiên tổ chức nên không được chu đáo lắm nhưng những cộng đồng được mời đến tham dự rất sốt sắng và chung vui với Dòng. Một nhóm nhỏ anh chị em người Việt đã đáp lại lời mời gọi của chúng tôi đã tham dự thánh lễ và đóng góp hai bài hát dâng lễ và hiệp lễ rất nhịp nhàng và thanh thoát khiến mọi người tham dự và các linh mục đồng tế thích thú dù họ không hiểu tiếng Việt. Bản thân chúng tôi cảm thấy rất vui và hãnh diện về cộng đồng người Việt của mình ở Hòa Lan so với những sắc dân khác mà chúng tôi từng làm việc vì người Việt mình lịch sự, siêng năng, chu đáo và rất thân thiện.

Tháng 9 theo lịch lễ của giáo xứ Việt Nam tại Hòa Lan là lễ bổn mạng của giáo xứ có tên là Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo Việt Nam dù lễ các thánh tử đạo Việt Nam là ngày 24 tháng 11 theo lịch phụng vụ. Vì là giáo xứ tòng nhân nên cha xứ và ban điều hành giáo xứ thường gộp chung các sinh hoạt để dễ tổ chức vì ở đây không dễ gì tập trung đông đủ giáo dân từ các nơi nằm rãi rác khắp Hòa Lan và một năm chỉ có 5 lễ chính mang tính cách giáo xứ. Lễ bổn mạng giáo xứ năm nay có Đức Hồng Y của Tổng Giáo Phận chủ tế để ban bí tích thêm sức cho khoảng 40 em và khoảng 30 em rước Lễ Lần đầu. Anh em linh mục Việt Nam đang làm việc mục vụ cho người Hòa Lan và người di dân cũng hiệp thông đồng tế để khích lệ vị tân Quản Nhiệm vừa lãnh nhận giáo xứ khoảng 6 tháng nay. Quan sát thấy nhiều nụ cười từ phía giáo dân vì họ cảm thấy yên tâm và tin tưởng vào vị mục tử mới khiến chúng tôi vui lây. Với sự khiêm nhường, nhiệt thành và dễ thương của vị chủ chăn mới khi về đón nhận giáo xứ tòng nhân của người Việt tại Hòa Lan sau hơn 20 năm làm việc truyền giáo ở châu Phi và Ấn Độ, ngài đã biết lắng nghe, và nhất là “ngửi được mùi chiên” của ngài trong giáo xứ dù đây là lần đầu tiên trong đời ngài đảm nhận chức vụ này. Ước mong Mẹ Maria và Các Thánh Tử Đạo Việt Nam luôn phù hộ và ban ơn cho giáo xứ và cho vị mục tử luôn gắn bó và liên kết với nhau để giáo xứ ngày một lớn mạnh hơn.

Lần đầu tiên sau hơn một năm sống ở Hòa Lan chúng tôi biết được có ngày Prinsjesdag (còn gọi là ngày thứ Ba tuần thứ ba của tháng 9) là một ngày quan trọng cho nền chính trị tại Hòa Lan đã có từ thế kỷ XVII. Hòa Lan là một quốc gia quân chủ lập hiến và quyền con người được đặt trên hết. Ngày này có rất nhiều nghi thức mang tính biểu tượng nhưng điều quan trọng là quốc hội bàn thảo việc chi thu ngân sách quốc gia và được công khai trên báo chí để người dân được biết và kiểm soát. Chúng tôi quan sát và nhận thấy rằng những quốc gia dân chủ thì các vị lãnh đạo giàu có rồi mới đi làm chính trị để cho người dân và đất nước ngày càng thịnh vượng, ấm no; trong khi những quốc gia độc tài đảng trị thì những người làm chính trị thuộc thành phần con ông cháu cha và bất tài nên muốn làm chính trị để làm giàu. Bản thân chúng tôi đang đi làm thiện nguyện để thực tập thêm tiếng Hòa Lan ở một số trung tâm người neo đơn hay ở các bệnh viện
và luôn thấy những vị lãnh đạo của thành phố đến viếng thăm, trò chuyện, hỏi han để biết thêm tình trạng của những người bất hạnh, neo đơn này. Một vụ tai nạn nhỏ, một vụ hỏa hoạn, một vụ mất trộm hay một vụ ẩu đả xảy ra thì ngoài những anh cảnh sát hay xe cứu thương đến kịp thời thì ngay sau đó các vị lãnh đạo cũng đến ngay để nắm bắt tình hình và giải quyết triệt để. Người ta sẵn sàng trả lời phỏng vấn báo chí để mọi người biết chuyện gì xảy ra. Họ đúng là công bộc của dân dù gia đình họ không hề nghèo.Họ rất nhã nhặn, lịch sự nhưng không kém phần cương quyết. Khi sống với nhiều nền văn hóa và nhiều quốc gia khác nhau chúng tôi mới được dịp quan sát và thấy cách làm việc rất khoa học nhưng cũng đầy tình người của các quốc gia văn minh như Hòa Lan. Chúng tôi không muốn so sánh vì mọi so sánh đều mang tính khập khiễng nhưng chúng tôi ước mong nước Việt mình cần có những người lãnh đạo dám nghĩ, dám nói, dám làm để người dân bớt khổ và xã hội ngày càng công bằng, văn minh hơn.

Mùa Thu cũng vừa bước qua với những cơn gió mỗi ngày một mạnh hơn và nhiệt độ cũng bắt đầu giảm dần khiến cho những cành lá rụng nhiều trên những con đường đầy cây xanh. Hôm nay cũng là Tết Trung Thu cho các em thiếu nhi tại Việt Nam và ở Hòa Lan một số giáo khu cũng tổ chức Trung Thu cho các thiếu nhi ở đây để nhắc nhở cho các em cội nguồn của dân tộc. Sự hy sinh dù không lớn của những bậc cha mẹ người Việt ở nơi xa xứ cho những người con thân yêu mình phải nói là rất đáng tuyên dương vì đâu ai buộc họ làm như thế ở một quốc gia văn minh, dân chủ như ở Hòa Lan. Nhìn những em bé nghèo ở những tỉnh miền núi hay những khu ở chuộc bên Việt Nam phải lỗi song, vượt suốt đến trường
và thiếu cái ăn, cái mặc mà thấy xót xa vô cùng. Cũng may có nhiều tấm lòng hảo tâm của những mạnh thường quân khắp nơi ở hải ngoại và sự cộng tác không tính toán của những người trong nước để các em có được những mái ấm, những bữa ăn và nhất là những món quà Trung Thu ý nghĩa trong dịp này. Chúc mừng các bé có một cái tết Trung Thu trọn vẹn với những bài múa Lân, múa Rồng.

Chúng tôi cũng vừa bước qua một tuổi nữa và tóc cũng bắt đầu thêm nhiều sợi bạc. Cảm động nhiều khi những người đồng hương Việt Nam mà chúng tôi mới quen biết trong một số thánh lễ rửa tội, đám cưới, tân gia, an táng…đã nâng ly rượu mừng trong này sinh nhật xa quê hương. Cảm động lắm khi họ biếu tặng những món quà đơn sơ nhưng rất ý nghĩa trong việc mục vụ mà có lẽ người dân ở Nam Mỹ mà chúng tôi từng làm việc trước đây chưa bao giờ hiểu được mình. Tạ ơn Chúa đã cho con sống đến ngày hôm nay như là một khí cụ của Ngài nhưng đôi lúc con lại trở chứng và bất tuân lệnh Ngài. “Lạy Chúa, xin dạy chúng con đếm tháng ngày mình sống, ngõ hầu tâm trí được khôn ngoan” (Tv 90,12).Mỗi một ngày mới, xin cho con luôn biết sống tâm tình:"Từ buổi mai, xin cho đoàn con được no say tình Chúa, để ngày ngày được hớn hở vui ca" (Tv 90,14). Xin cho con luôn biết dâng lời cảm tại Ngài qua những công việc con phục vụ anh chị em con. Amen.

Hòa Lan,24 tháng 09năm 2018

Têt Trung Thu Việt Nam,

Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD.
 
VietCatholic TV
Bài giảng của Đức Thánh Cha tại công viên Santakos, Kaunas, Lithuania ngày 23/9/2018
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
05:24 24/09/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Như chúng tôi đã đưa tin, hôm qua thứ Bẩy 22 tháng 9, Đức Thánh Cha đã khởi hành bằng đường hàng không từ sân bay Fiumicino của Rôma để bay sang Vilnius /vɪl -nɪʊs/, thủ đô của Lithuania / lɪ-θjuˈ-eɪ-niə /. Trong ngày đầu tiên tại Lithuania, Đức Thánh Cha đã có một diễn từ trước tổng thống, chính quyền dân sự và ngoại giao đoàn; và vào buổi chiều Đức Thánh Cha đã viếng thăm Đền Thánh Lòng Thương Xót Chúa và có cuộc gặp gỡ với giới trẻ ở quảng trường phía trước đền thờ.

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Lúc 08g15 sáng Chúa Nhật ngày 23 tháng 9, Đức Thánh Cha đã di chuyển bằng xe hơi đến Kaunas nơi ngài cử hành thánh lễ tại công viên Santakos vào lúc 10g sáng.

Theo Đức Cha Gintaras Grušas /gɪ̈'n-tɑ-rɑ grʊ'-tʃɑ/, Tổng Giám Mục thủ đô Vilnius, năm 2018 này cả ba nước Baltic là Lithuania, Latvia và Estonia đều kỷ niệm 100 năm tuyên bố độc lập. Ngài nói:

“Lễ kỷ niệm này cũng là một thời gian để suy tư về ân sủng tự do, cũng như giá phải trả để giành được tự do. Ân sủng này đòi hỏi chúng ta phải hoạt động vì thiện ích chung và hòa bình. 50 năm chiếm đóng của Liên Sô đòi hỏi một sự suy tư sâu sắc về giá phải trả cho tự do - những đau khổ, trục xuất, ngược đãi và hy sinh mạng sống cần phải được nhớ đến không bao giờ lãng quên.

Năm nay, Lithuania cũng kỷ niệm 300 năm ngày Đức Mẹ Trakai, Đấng bảo trợ của Lithuania, được một vị Giáo Hoàng đội vương miện. Tượng Đức Mẹ Trakai là tượng thứ hai của Đức Maria bên ngoài Rôma được một vị Giáo Hoàng đội vương miện. Trong suốt những năm chiếm đóng của Liên Sô, Toà Thánh tiếp tục công nhận các nước Lithuania, Latvia và Estonia như là các quốc gia độc lập. Đó là một dấu hiệu tuyệt vời của hy vọng cho người dân Lithuania ngay cả trong những khoảnh khắc đen tối nhất. Tháng 9 này cũng đánh dấu kỷ niệm lần thứ 25 chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đến các nước vùng Baltic, một chuyến thăm quan trọng đã mang lại can đảm cho ba nước này ngay từ đầu cuộc hành trình mới của họ trong tư cách là các nước cộng hòa độc lập.

Trong bài giảng Thánh Lễ Chúa Nhật 25 Mùa Quanh Năm, Đức Thánh Cha nói:

Thánh Máccô dành toàn bộ một phần trong Tin Mừng của ngài để nói về giáo huấn của Chúa dành cho các môn đệ. Ở giữa chặng đường trong cuộc hành trình đến Giêrusalem, có vẻ như Chúa Giêsu, đã muốn các môn đệ lặp lại sự lựa chọn đi theo Người. Chúa biết rằng lựa chọn ấy sẽ kéo theo những khoảnh khắc thử thách và đau buồn. Vị Thánh Sử mô tả thời kỳ này trong cuộc đời Chúa Giêsu bằng cách đề cập rằng trong ba lần, Ngài đã công bố cuộc thương khó của mình. Tất cả ba lần, các môn đệ đều bày tỏ sự hoang mang và phản đối, và vào mỗi dịp như thế, Chúa muốn dạy dỗ họ. Chúng ta vừa nghe về lần thứ hai trong ba lần này (xem Mc 9: 30-37).

Đời sống Kitô bao giờ cũng liên quan đến những kinh nghiệm về thập tự giá; đôi khi những kinh nghiệm này có thể dường như dài bất tận. Các thế hệ trước vẫn mang nặng những vết sẹo của thời kỳ chiếm đóng, những đau khổ của những người bị trục xuất, nỗi hoang mang đối với những người biệt tích không bao giờ quay trở lại, nỗi xấu hổ của những người chỉ điểm và phản bội. Sách Khôn Ngoan nói cho chúng ta biết về những người bị bách hại, những người bị sỉ nhục và trừng phạt chỉ vì sự tốt lành của họ (xem Kn 2: 10-12). Có biết bao người trong số anh chị em nhận ra chính mình, hay trong lịch sử của một số thành viên gia đình, trong đoạn văn mà chúng ta vừa đọc? Có bao nhiêu người trong số anh chị em cũng cảm thấy đức tin của mình bị lay động vì Thiên Chúa dường như không đứng về phía anh chị em? vì thực tại trung tín của anh chị em chưa đủ để Ngài can thiệp vào lịch sử của mình? Thành phố Kaunas biết về điều này; Lithuania nói chung có thể làm chứng về điều đó, và vẫn rùng mình khi nhắc đến Siberia, hoặc những ghettos tại Vilnius và Kaunas, trong số những nơi khác. Anh chị em có thể lặp lại những lời lên án thốt lên bởi Thánh Giacôbê Tông đồ trong trích đoạn Bức Thư của ngài mà chúng ta vừa nghe: họ thèm muốn, họ giết người, họ tham gia vào các tranh chấp và xung đột (x. 4: 2).

Các môn đệ không muốn Chúa Giêsu nói với họ về những sầu buồn và thập giá; họ không muốn liên can đến những thử thách và gian khổ. Thánh Máccô nói với chúng ta rằng họ quan tâm đến những thứ khác, trên đường về nhà họ thảo luận ai là người lớn nhất trong số họ. Anh chị em ơi: khát khao quyền lực và vinh quang là dấu hiệu của những người không chữa lành được những ký ức của quá khứ và, có lẽ vì lý do đó, họ không tham gia tích cực vào các nghĩa vụ hiện tại. Họ thà thảo luận ai giỏi hơn, ai là người đã hành động liêm chính hơn trong quá khứ, ai là người có nhiều quyền hơn những người khác. Như thế, chúng ta phủ nhận lịch sử của chúng ta, một lịch sử “vinh quang chính vì nó là một lịch sử của hy sinh, của hy vọng và của những cuộc đấu tranh hàng ngày, của cuộc sống dành để phục vụ và trung tín bất kể mệt mỏi đến đâu” (Tông huấn Niềm Vui Phúc Âm, 96 ). Thật là một thái độ không sinh hoa kết quả và vô ích khi từ chối tham gia vào việc xây dựng hiện tại, vì nó đã mất liên lạc với những cuộc đấu tranh của dân tộc trung tín chúng ta. Chúng ta không thể giống như những nhà “hiền triết” tâm linh, là những kẻ chỉ phán xét từ xa và nói huyên thiên về “điều gì nên được thực hiện” (xem ibid.).

Chúa Giêsu, biết những gì các môn đệ đang thảo luận, nên Ngài cho họ một phương dược giải độc cho cuộc đấu tranh quyền lực và cho thái độ từ chối hy sinh của họ. Và để làm cho việc giảng dạy của mình trở nên trang trọng hơn, Ngài ngồi xuống, như một bậc tôn sư thường làm, triệu tập họ lại và đặt một đứa trẻ ở giữa họ; loại trẻ chỉ kiếm được một xu để làm công việc mà chẳng ai thèm quan tâm. Ngày nay, Chúa Giêsu sẽ ở đâu giữa chúng ta, vào sáng Chúa Nhật này? Ai sẽ là người nhỏ nhất, người nghèo nhất ở giữa chúng ta, ai mà chúng ta nên chào đón một trăm năm sau nền độc lập của mình? Ai là người không có gì để cho chúng ta, để những nỗ lực và hy sinh của chúng ta đáng giá? Có lẽ đó là các dân tộc thiểu số trong thành phố chúng ta. Hoặc những người thất nghiệp phải di cư. Có thể là người cao niên và cô đơn, hoặc những người trẻ tuổi không tìm thấy ý nghĩa nào trong cuộc sống bởi vì họ đã mất đi nguồn cội của mình.

“Ở giữa họ” có nghĩa là ở cùng một khoảng cách với mọi người, để không ai có thể cho rằng không chú ý thấy, không ai có thể tranh luận rằng đó là “trách nhiệm của ai đó” bởi vì “tôi không thấy anh ta”, hoặc “tôi xa quá mà”. Và không có ai muốn thu hút sự chú ý đến chính mình, muốn được tán dương hay được ca ngợi.

Ở đó, tại thành phố Vilnius, dòng sông Vilnia hợp lưu và mất tên của mình cho sông Neris; rồi, đến lượt Neris lại cũng mất tên của mình khi hợp lưu với sông Neman. Điều này nhắc nhở chúng ta về ý nghĩa của thuật ngữ Giáo Hội đang di chuyển, không sợ đi ra ngoài và sẵn sàng dự phần, ngay cả khi có vẻ như chúng ta tự đổ mình ra, đánh mất chính mình, khi vươn đến những người yếu đuối, bị bỏ rơi, những người trôi dạt ngoài lề cuộc sống. Tuy nhiên, chúng ta cũng biết rằng tiến ra cũng có nghĩa lúc này lúc khác phải dừng lại, dẹp sang một bên những lo lắng và quan tâm của chúng ta, để lưu tâm, lắng nghe và đồng hành cùng những người còn lại trên lề đường. Đôi khi, nó sẽ có nghĩa là hành động như người cha của đứa con hoang đàng, người đã chờ đợi ở ngưỡng cửa sự trở lại của anh ta, để mở toang nó ra ngay khi anh ta đến (xem ibid, 46). Vào những lúc khác, giống như các môn đệ, chúng ta sẽ cần phải biết rằng khi chào đón một trẻ thơ, chúng ta chào đón chính Chúa Giêsu.

Đó là lý do tại sao chúng ta ở đây hôm nay. Chúng ta muốn chào đón Chúa Giêsu, trong lời của Ngài, trong Thánh Thể, trong những người bé mọn. Chào mừng Ngài để Ngài có thể chữa lành ký ức của chúng ta và đồng hành cùng chúng ta trong thời điểm hiện tại với những thách đố và những dấu chỉ đầy phấn khích, để chúng ta có thể theo Ngài như những môn đệ của Ngài. Vì không có gì thực sự là nhân bản mà không tìm thấy tiếng vọng trong con tim các môn đệ của Chúa Kitô. Chúng ta cảm thấy như là của chính mình niềm vui và hy vọng, nỗi buồn và đau khổ của những người trong thời đại chúng ta, đặc biệt là người nghèo và đau khổ (xem Công Đồng Chung Vatican, Gaudium et Spes, 1). Vì lý do này, và bởi vì với tư cách là một cộng đồng, chúng ta cảm thấy sự đoàn kết chân thật và sâu sắc với tất cả nhân loại - ở đây trong thành phố này và khắp Lithuania - và lịch sử của nó (xem ibid.), Chúng ta muốn dành cuộc sống của mình cho sự phục vụ trong hân hoan, và làm cho tất cả mọi người biết rằng Chúa Giêsu Kitô là hy vọng duy nhất của chúng ta.
 
Bài huấn đức của Đức Thánh Cha trong buổi đọc kinh Truyền Tin tại Kaunas, Lithuania
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
08:48 24/09/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Như chúng tôi đã đưa tin, hôm qua thứ Bẩy 22 tháng 9, Đức Thánh Cha đã khởi hành bằng đường hàng không từ sân bay Fiumicino của Rôma để bay sang Vilnius /vɪl -nɪʊs/, thủ đô của Lithuania / lɪ-θjuˈ-eɪ-niə /. Trong ngày đầu tiên tại Lithuania, Đức Thánh Cha đã có một diễn từ trước tổng thống, chính quyền dân sự và ngoại giao đoàn; và vào buổi chiều Đức Thánh Cha đã viếng thăm Đền Thánh Lòng Thương Xót Chúa và có cuộc gặp gỡ với giới trẻ ở quảng trường phía trước đền thờ.

Lúc10g sáng Chúa Nhật ngày 23 tháng 9, Đức Thánh Cha đã cử hành thánh lễ tại công viên Santakos vào lúc 10g sáng.

Những hình ảnh quý vị và anh chị em đang xem thấy đây là buổi đọc kinh Truyền Tin sau Thánh Lễ.

Trong dịp này, Đức Thánh Cha đã đưa ra huấn từ sau:

Lúc 3 giờ chiều, Đức Thánh Cha đã có cuộc gặp gỡ với các Giám Mục, linh mục, nam nữ tu sĩ và chủng sinh tại nhà thờ chính toà Kaunas.

Theo thống kê năm 2011, trong tổng số 2.8 triệu dân các tín hữu Công Giáo chiếm 77.2% dân số rồi đến Chính Thống giáo Nga 4.1%, Tin Lành Lutheran 0.6%.

Theo Niên Giám 2016 của Tòa Thánh, trong tổng số 2,824,000 dân, người Công Giáo chiếm 77.2%, sinh hoạt trong 8 giáo phận trong đó có 2 tổng giáo phận và một giáo phận quân đội. Giáo Hội tại Lithuania có 779 linh mục trong đó có 681 linh mục triều và 79 linh mục dòng; 4 phó tế vĩnh viễn, 145 nam tu sĩ, và 773 nữ tu.

Sứ Thần Tòa Thánh hiện nay là Đức Tổng Giám Mục Pedro López Quintana, người Tây Ban Nha. Ngài là Sứ Thần Tòa Thánh tại cả ba quốc gia vùng Baltic.

Trong bài huấn từ của ngài, Đức Thánh Cha nói:

Chúng con thân mến,

Trong bài đọc thứ nhất của Lời Chúa hôm nay, trích từ Sách Khôn ngoan, nói về sự đàn áp người công chính, những người mà “sự hiện diện đơn thuần” của họ đủ làm cho những kẻ không niềm tin phải bực tức, biến họ thành những kẻ đàn áp người nghèo, thành những người vô cảm đối với người mồ côi góa phụ và không tôn kính những bậc lớn tuổi. Họ công bố “quyền lực là tiêu chuẩn cho công lý”. Họ thống trị kẻ yếu, dùng sức mạnh để áp đặt những tư duy, ý thức hệ vào thực tại. Họ xử dụng bạo lực hoặc chèn ép để áp đặt vào cuộc sống hàng ngày, thay thế cho sự trung thực, thẳng thắn, chăm chỉ và hài hòa. Họ xây một thế giới khác, một xã hội khác bao có thể như sách Khôn ngoan đã nói: “Chúng ta hãy nhục mạ và làm khổ nó, để thử xem nó có hiền lành và nhẫn nại không. Chúng ta hãy kết án cho nó chết cách nhục nhã, vì theo lời nó nói, thì người ta sẽ cứu nó!”

Bảy mươi lăm năm trước, quốc gia này chứng kiến sự tàn phá cuối cùng của Thành phố Ghetto Vilnius; đây là cao điểm của việc giết hại hàng ngàn người Do Thái đã bắt đầu cả hai năm trước đó. Như chúng ta đã đọc thấy trong sách Khôn ngoan, người Do Thái bị xúc phạm và trừng phạt tàn nhẫn. Chúng ta hãy suy nghĩ về thời điểm đó, và khẩn cầu xin Chúa ban cho chúng ta món quà của sự nhậy bén hầu phát hiện kịp thời bất kỳ sự tái phát nào cái thái độ độc hiểm này, nó len lỏi vào tâm lòng con người như một cơn gió có thể làm tan nát trái tim của các thế hệ chưa từng trải qua những kinh nghiệm như vậy.

Chúa Giêsu trong Tin Mừng cho chúng ta biết về một cám dỗ mà chúng ta phải rất cẩn thận: khát vọng một sự ưu tú và thống trị trên người khác, hầu chế ngự trái tim con người. Điều thường xảy ra là một người tự coi mình là thương cấp, độc quyền tiêu thụ, và được hưởng nhiều đặc quyền. Liều thuốc giải độc mà Chúa Giêsu đề xuất cho trái tim của chúng ta, cho bất kỳ một xã hội hay một quốc gia nào là “nếu muốn làm lớn, hãy làm người cuối rốt, hãy làm đầy tớ cho tất cả mọi người; hãy đến những nơi mà không ai muốn tới, đến những vùng ngoại vi xa xôi hẻo lánh nhất; để phục vụ và trao ban.

Nếu chúng ta được quyền, hãy cho Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô có cơ hội chạm vào cõi lòng sâu thẳm của cuộc sống chúng ta, Cha đảm bảo với chúng con “một sự hiệp nhất toàn cầu” chắc chắn sẽ được hiện thực. “Trong thế giới của chúng ta, đặc biệt ở một số nước, các dạng chiến tranh và xung khắc nhau đang nổi lên, nhưng chúng ta vẫn xác tín rằng trong sự tôn trọng người khác sẽ chữa lành mọi vết thương, các nhịp cầu sẽ nối kết các mối quan hệ và” san sẻ cho nhau những gánh nặng “(Gal 6: 2)” (Evangelii Gaudium, 67).

Ở Lithuania, chúng con có một ngọn đồi thánh giá, nơi hàng ngàn người, qua nhiều thế kỷ, đã để lại nhiều cây thánh giá. Cha tha thiết yêu cầu chúng con, hãy cùng cha xướng Kinh Truyền tin (Angelus), tha thiết xin Đức Maria giúp chúng ta cắm cây thánh giá đời mình, thập giá của chính chúng ta và cam kết hoạt động cho nhu cầu của tha nhân, phục vụ cho người nghèo, chăm sóc và quan tâm cho người bị bỏ rơi và cho những người thiểu số. Bằng cách này, chúng ta có thể đẩy lui khỏi cuộc sống của chúng ta và khỏi nền văn hóa của chúng ta nguy cơ hủy diệt lẫn nhau, của việc gạt bỏ nhau, và trù diệt những ai làm phiền tới mình!

Nếu Chúa Giêsu đặt một em bé giữa chúng ta, và mời gọi chúng ta tự nghĩ mình phải làm gì cho bé! Chúng ta có can đảm đáp trả “Xin Vâng” như Mẹ Maria xưa. Một lời “Xin Vâng” đã làm đổi thay cả cuộc sống của Mẹ hầu mang lại hoa trái thiêng liêng như Mẹ không.

Đức Thánh Cha đọc Kinh Truyền Tin

Sau đó Đức Thánh Cha cám ơn Ngài thủ tướng của đất nước Lithuania và nội các của thủ tướng, Cám ơn các Giám mục và những ai đã lo tổ chước cho chuyến Tông du này. Tôi chân thành cám ơn tới tất cả những người theo nhiều cách thức khác nhau, qua những tâm tình cầu nguyện cho chuyến Tông du này.

Tôi muốn dành một giây phút đặc biệt cầu nguyện cho những người Do Thái trong những giây phút này. Chiều nay, tôi sẽ cầu nguyện trước Đài tưởng niệm các nạn nhân Do Thái ở Vilnius, nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày họ bị diệt chủng. Chúng ta cũng hãy cầu nguyện cho cuộc đối thoại cấp cao đang diễn ra vì công lý và hòa bình.

Xin chúc tất cả một Chúa Nhật vui vẻ! và ăn trưa ngon miệng!

Gražaus sekmadienio! Skaniu pietu!
 
Giáo Hội Năm Châu 24/09/2018: Giới thiệu quốc gia Estonia
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
20:39 24/09/2018
1. Địa dư Estonia

Estonia /ɛs-t'oʊ-ni-ə/ (tiếng địa phương /'ɛs-tɪ̈/), tên chính thức là Cộng hòa Estonia là một quốc gia trong vùng Baltic ở Đông Bắc châu Âu. Estonia rộng 45,228 km2, tức khoảng một phần sáu Việt Nam. Trong tổng số 1,340,000 dân, người Công Giáo chỉ có 5,745 người nên chỉ có một miền Phủ Doãn Tông Tòa.

Trong ba nước Đức Thánh Cha sẽ thăm viếng trong chuyến tông du lần thứ 25 bên ngoài Italia, Estonia là quốc gia nhỏ nhất cả về diện tích, dân số và tỷ lệ người Công Giáo.

Estonia tiếp giáp với Liên bang Nga về phía đông, Latvia về phía nam, vịnh Phần Lan về phía bắc và biển Baltic về phía tây.

Estonia có địa hình thấp hơn so với 2 nước còn lại trong vùng Baltic với rất nhiều sông, hồ, và một diện tích rừng đáng kể.

Thủ đô Estonia là Tallinn với 449,160 dân theo thống kê năm 2017.

Quốc ca là bài “Mu isamaa, mu õnn ja rõõm” (Tổ quốc tôi, hạnh phúc và niềm vui của tôi)

Người Estonia có liên hệ về nhân chủng học với người Phần Lan. Tiếng Estonia là một trong những ngôn ngữ thuộc nhóm ngôn ngữ Phần Lan-Ugra của hệ ngôn ngữ Ural, có liên hệ gần với tiếng Phần Lan và tiếng Hung Gia Lợi. Đây là một trong số ít những ngôn ngữ chính thức của châu Âu không bắt nguồn từ hệ ngôn ngữ Ấn-Âu.

2. Vài nét về lịch sử Estonia

Estonia là một quốc gia có lịch sử lâu đời tại châu Âu. Tổ tiên của người Estonia là những người thuộc bộ lạc Pulli cổ đã sống ở phía đông bờ biển Baltic ít nhất từ thiên niên kỷ thứ nhất trước Chúa Giáng Sinh.

Trong suốt lịch sử của mình, Estonia đã từng bị nhiều quốc gia láng giềng đô hộ, tiêu biểu nhất là Thụy Điển và Nga.

Chỉ nói về lịch sử cận đại thì từ thế kỷ 18 Estonia bị sáp nhập vào Nga. Tuy nhiên, người Estonia giữ gìn được bản sắc dân tộc qua một nền văn học, âm nhạc, sân khấu mang bản sắc riêng của Estonia. Vì thế, mặc dù bị đô hộ trong nhiều thế kỷ, họ không bị đồng hóa.

Người Nga ráo riết Nga hóa vùng này cho nên người Estonia có một thái độ rất e dè đối với người láng giềng xấu bụng. Vào những năm 1890 các nhà trí thức đã kêu gọi quyền tự trị lớn hơn cho vùng đất này, và xa hơn nữa là sự độc lập hoàn toàn cho Estonia. Sau khi cộng sản lên nắm chính quyền trong cuộc Cách mạng Tháng Mười năm 1917, Estonia đã tự tuyên bố độc lập vào ngày 24 tháng 2 năm 1918. Với sự trợ giúp của phương Tây, Estonia đã chiến thắng quân đội Liên Sô trong cuộc chiến tranh giành độc lập (1918-1920).

Với Hiệp ước bất tương xâm giữa Liên Sô và Quốc Xã Đức, thường được gọi là hiệp ước Molotov-Ribbentrop 1939, cùng với Lithuania và Latvia, Estonia lại bị sáp nhập vào Liên Bang Sô Viết với tên gọi Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Estonia.

Trong suốt hai năm 1939 và 1940, người Đức đã di tản kiều bào Đức ở Estonia và Latvia về nước. Vào ngày 16 tháng 6 năm 1940, quân Liên Sô tiến vào Estonia, Latvia và Lithuania. Chính phủ Estonia quyết định không phản ứng lại để tránh đổ máu. Các lực lượng quân đội của Estonia được lệnh tiến hành giải giới, không chống lại Hồng quân Liên Sô. Lòng căm thù người Nga lại tăng lên một mức đáng kể nữa.

Năm 1941, Đức Quốc xã tấn công Liên Sô và sáp nhập Estonia thành một tỉnh của Đức đặt tên là Ostland. Cũng giống như tại Kiev của Ukraine, khi quân Đức tràn vào, dân chúng túa ra đường hoan hô họ như những anh hùng giải phóng.

Các trại tập trung được thành lập trên lãnh thổ Estonia với những vụ giết chóc và thảm sát đẫm máu những người Nga di dân sang Estonia.

Khoảng 70,000 người Estonia đã tham gia vào các lực lượng vũ trang Đức Quốc xã bất chấp thực tế lúc đó đã gần như hiển nhiên rằng Đức đang trên bờ vực bại trận.

Đầu năm 1944, Hồng quân Liên Sô tấn công vào Estonia. Quân Đức và vô số các đơn vị Estonia sát cánh với quân Đức chống trả dữ dội và cầm chân quân Nga suốt 6 tháng tại biên giới. Tháng Ba, 1944, máy bay Nga sô bắt đầu thả bom bừa bãi vào Tallin và các thành phố khác. Đến tháng Mười Một, 1944, quân Nga tiến vào Tallin. Cuộc tắm máu kinh hoàng bắt đầu và được tiếp diễn với cảnh hàng chục ngàn người bị đầy sang Tây Bá Lợi Á. Estonia lại bị sáp nhập vào Nga.

Sau cuộc chính biến bất thành tại Mạc Tư Khoa của các thành phần cộng sản quá khích nhằm lật đổ ông Gorbachev, ngày 20 tháng 8 1991, Estonia tuyên bố trở thành một quốc gia độc lập chấm dứt thời kỳ hơn 50 năm chiếm đóng của Liên Sô.

3. Giáo Hội tại Estonia

Trong tổng số 1,340,000 dân, người Công Giáo chỉ có 5,745 người nên chỉ có một miền Phủ Doãn Tông Tòa với 9 giáo xứ. Cũng như Latvia, đa số dân Estonia theo Tin Lành Luther. Giáo Hội Công Giáo tại Estonia có 6 linh mục trong đó có 3 linh mục triều và 3 linh mục dòng; 3 nam tu sĩ, và 20 nữ tu.

Sứ Thần Tòa Thánh hiện nay là Đức Tổng Giám Mục Pedro López Quintana, người Tây Ban Nha. Ngài là Sứ Thần Tòa Thánh tại cả ba quốc gia vùng Baltic và Tòa Sứ Thần được đặt tại Vinius, Lithuania.

Cộng đoàn nhỏ bé Estonia đã rất vui mừng khi được Đức Thánh Cha Phanxicô viếng thăm. Họ đã dành trọn ngày thứ Bảy 1/9 vừa qua để ăn chay và cầu nguyện chuẩn bị cho chuyến viếng thăm của Đức Phanxicô đến thủ đô Tallin của họ trong vài tuần nữa.

Sáng kiến ăn chay cầu nguyện là một lời mời gọi của Đức Giám Mục Philippe Jourdan, Giám Quản Tông Tòa Estonia, trong thư gửi cho các tín hữu Công Giáo trong giáo phận vào ngày 22/7 vừa qua.

“Việc ăn chay và cầu nguyện thường đi đôi với nhau,” Đức Giám Mục Jourdan viết trong bức thư của Ngài, “Vì vậy, tôi tha thiết xin anh chị em dành ít nhất một ngày để ăn chay cho ý chỉ này và ngày này là thứ Bảy mùng 1 tháng 9.

Nhớ lại tháng Tám với nhiều lễ hội về Đức Maria như lễ Đức Mẹ xuống tuyết ngày 5 tháng 8, Lễ Mẹ Lên trời ngày 15 tháng 8, lễ Mẹ Trinh Nữ vương ngày 22 tháng 8 và chuyến hành hương của toàn dân Estonia về Đền thờ Đức Mẹ ở Viru-Nigula vào ngày 25 tháng Tám, Đức Giám Mục Jourdan nói, “trong những ngày tôn kính Đức Mẹ này, tôi tha thiết xin tất cả hãy dâng lời cầu nguyện qua tràng chuỗi Mân Côi để cầu nguyện cho sự thành công của chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô.”

Ngài viết tiếp: “Chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô được hiện thực bởi mọi người chúng ta và tùy thuộc vào tất cả chúng ta, và sự chuẩn bị tinh thần thì quan trọng hơn là sự chuẩn bị bề ngoài.”

“Những khoảnh khắc cầu nguyện và chay tịnh này có thể là những cam kết chung của chúng ta trong việc chuẩn bị cho chuyến tông du của Đức Thánh Cha. Tôi chắc chắn rằng Thiên Chúa sẽ nhận lời cầu nguyện của chúng ta và sẽ cho chúng ta thâu gặt được nhiều hoa trái hơn lòng chúng ta mơ ước.”

Chuyến tông du thứ 25 bên ngoài Italia của Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ là chuyến tông du đầu tiên của một vị Giáo Hoàng đến với các quốc gia vùng Baltic sau một phần tư thế kỷ. Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ là vị giáo hoàng thứ hai tông du đến ba quốc gia này, chính xác 25 năm sau khi Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II viếng thăm vào tháng 9 năm 1993.

4. Xã hội Estonia ngày nay

Ngày nay, Estonia là thành viên của Liên minh châu Âu, Hội đồng Châu Âu, Hiệp định Schengen, OECD và NATO. Estonia cũng là một thành viên của Ngân hàng Đầu tư Bắc Âu, và là một thành viên trong Liên minh hợp tác Bắc Âu-Baltic của các nước Bắc Âu.

Trong ba nước vùng Baltic, Estonia là nước thịnh vượng nhất. Mức độ phát triển kinh tế được coi là hàng đầu Âu Châu.

Chủ nghĩa thế tục phát triển mạnh tại Estonia. Trong khối các nước từng nằm trong khối Liên Sô cũ, Estonia là nước đầu tiên công nhận “hôn nhân” đồng tính vào tháng 10 năm 2014 và luật mới có hiệu quả thi hành vào đầu năm 2016.

5. Chính trị Estonia

Estonia là một nước cộng hòa theo chế độ dân chủ nghị viện với tam quyền phân lập là: lập pháp, hành pháp và tư pháp.

Quyền lập pháp được thực hiện bởi Quốc hội Estonia (Riigikogu), hay còn gọi là Hội đồng Quốc gia. Quốc hội Estonia gồm 101 ghế và được bầu 4 năm một lần.

Đứng đầu hành pháp là thủ tướng Estonia. Chức thủ tướng được đề cử bởi tổng thống và được bầu tại quốc hội. Chính phủ Estonia có tổng cộng 12 bộ trưởng (bao gồm cả thủ tướng). Thủ tướng có quyền chỉ định các bộ trưởng khác phụ trách các bộ chuyên trách, ngoài ra còn có thể chọn thêm tối đa 3 bộ trưởng không phụ trách một bộ nào. Như vậy, số bộ trưởng tối đa trong chính phủ Estonia là 15 bộ trưởng.

Tòa án Tối cao Estonia (Riigikohus) phụ trách việc xét xử luật pháp với 19 thẩm phán tối cao. Chức tổng thẩm phán tối cao có nhiệm kỳ 9 năm và được đề cử bởi tổng thống, thông qua bởi quốc hội.

Tổng thống Estonia là người đứng đầu nhà nước Estonia. Tổng thống Estonia có vai trò chủ yếu trong các lĩnh vực ngoại giao và mang tính nghi thức, nhưng cũng có quyền phủ quyết một bộ luật. Chức tổng thống được bầu bởi quốc hội với điều kiện phải giành được ít nhất 2/3 tổng số phiếu bầu.

Tổng thống Estonia hiện nay là bà Kersti Kaljulaid /kˈer:sti ˈkɑ:lju:lɑid̥]; sinh ngày 30 tháng 12 năm 1969. Bà là tổng thống thứ 5 của Cộng Hòa Estonia và nhậm chức vào ngày 10 tháng 10 năm 2016. Bà là nữ đầu tiên của Estonia cũng như vị tổng thống trẻ nhất, 46 tuổi vào thời điểm được bầu.

Bà Kaljulaid từng là một quan chức nhà nước, và là đại diện của Estonia tại Tòa án Kiểm toán châu Âu từ năm 2004 đến năm 2016.

Bà là tín hữu Tin Lành Lutheran nhưng không thực hành đạo và nhiều lần từ chối lời mời tham dự các nghi lễ quan trọng của các mục sư. Bà đã kết hôn và có hai con, một trai, một gái nhưng sau đó ly dị. Trong cuộc hôn nhân lần thứ hai, với ông Georgi-Rene Maksimovski, bà có thêm hai người con trai.

6. Chuyến tông du của Đức Thánh Cha tới Estonia

Theo chương trình đã được Phòng Báo Chí Tòa Thánh công bố, lúc 08g30 sáng thứ Ba ngày 25 tháng 9 sẽ có nghi thức tiễn biệt tại sân bay quốc tế Vilnius. Sau đó, Đức Thánh Cha khởi hành bằng đường hàng không từ sân bay quốc tế Vilnius đến sân bay quốc tế Tallinn của Estonia.

Lúc 09g50 ngài sẽ đến sân bay quốc tế Tallinn. Sau những nghi lễ chào đón tại phi trường, Đức Thánh Cha sẽ đi xe đến quảng trường gần dinh tổng thống. Tại đây sẽ có nghi thức chào đón Đức Thánh Cha lúc 10g15.

Lúc 10g30, Đức Thánh Cha sẽ viếng thăm xã giao tổng thống tại dinh tổng thống và sau 30 phút đàm đạo, lúc 11g Đức Thánh Cha sẽ đọc một diễn từ trước chính quyền dân sự và ngoại giao đoàn tại Vườn Hồng của phủ tổng thống.

Sau cuộc gặp gỡ tại đây, ngài sẽ có cuộc gặp gỡ với những người trẻ tại nhà thờ Thánh Charles của Tin Lành Lutheran vào lúc 11g50.

Lúc 13g, Đức Thánh Cha sẽ ăn trưa với đoàn tùy tùng tại tu viện của các nữ tu dòng Brigidine ở Pirita.

Đức Thánh Cha sau đó sẽ có cuộc gặp gỡ với các nhân viên bác ái Công Giáo tại nhà thờ chính tòa hai thánh Phêrô và Phaolô Tông Đồ vào lúc 15g15.

Liền đó, Đức Thánh Cha dâng thánh lễ cho công chúng tại quảng trường Tự do vào lúc 16g30.

Lúc 18g30, sẽ có nghi thức tiễn biệt tại sân bay quốc tế Tallinn.

Đức Thánh Cha sẽ về đến Rôma lúc 21g20.
 
Lời nguyện của Đức Thánh Cha tại Viện Bảo Tàng tưởng nhớ các nạn nhân cộng sản tại Lithuania
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
22:18 24/09/2018
Như chúng tôi đã đưa tin, sáng Chúa Nhật ngày 23 tháng 9, Đức Thánh Cha đã cử hành thánh lễ tại công viên Santakos vào lúc 10g sáng.

Lúc 3 giờ chiều, Đức Thánh Cha đã có cuộc gặp gỡ với các Giám Mục, linh mục, nam nữ tu sĩ và chủng sinh tại nhà thờ chính toà Kaunas.

Lúc 4g chiều, tại thủ đô Vilnius /vɪl -nɪʊs/, Đức Thánh Cha cầu nguyện tại một đài tưởng niệm những người Do thái của thành phố này đã chết trong thời kỳ chiếm đóng của Đức Quốc xã trong khu Vilnius Ghetto.

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, Tuyên ngôn độc lập của Lithuania được công bố vào ngày 16 tháng 2 năm 1918, chính thức thành lập nước Cộng hòa Lithuania hiện đại.

Với Hiệp ước bất tương xâm giữa Liên Sô và Quốc Xã Đức, thường được gọi là hiệp ước Molotov-Ribbentrop 1939, cùng với Estonia và Latvia, Lithuania lại bị sáp nhập vào Liên Bang Sô Viết với tên gọi Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Lithuania.

Vào ngày 16 tháng 6 năm 1940, quân Liên Sô tiến vào Estonia, Latvia và Lithuania. Những người Lithuania giàu có lũ lượt di tản ra nước ngoài. Những người còn lại tham gia vào nhiều phong trào kháng chiến chống quân Nga.

Ngày 22 tháng 6 năm 1941, Đức Quốc Xã tấn công Liên Sô, tạo cơ hội cho Lithuania có một thời gian độc lập ngắn ngủi. Những khu trại tập trung để tàn sát người Do Thái được dựng lên ở rất nhiều nơi, lại có thêm sự tiếp tay của một số người Lithuania. Trước đó, Lithuania là một trong những cộng đồng người Do Thái hưng thịnh nhất tại châu Âu. Sau khi chiến tranh kết thúc, chỉ 9% người Do Thái tại Lithuania còn sống sót.

Nữ Tổng thống Dalia Grybauskaitė / da-lɛ grɪ-bɑʊ̈z-kɑɪ-tʃe / đã hiện diện với Đức Thánh Cha trong cuộc viếng thăm của ngài tại đài tưởng niệm những người Do thái của thành phố này đã chết trong thời kỳ chiếm đóng của Đức Quốc xã trong khu Vilnius Ghetto.

Chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha tại đài tưởng niệm người Do Thái được truyền hình trực tiếp tại Giêrusalem.

Đức Thánh Cha đã đặt một bó hoa thật lớn và yên lặng cầu nguyện cho những người đã chết.

Sau đó, Đức Thánh Cha đã lên xe đến thăm Viện Bảo tàng Thời Kỳ Chiếm Đóng, tức là hơn 50 năm Lithuania bị Liên Sô cai trị. Viện Bảo tàng này cũng là nơi gìn giữ những chứng tích trong cuộc chiến đấu dành Tự do chống cộng sản của người dân Lithuania.

Ít nhất 780,000 người Lithuania đã chết trong thập niên 1940, hầu hết là do tay của cộng sản Liên Sô.

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Lúc 5g30 chiều, Đức Thánh Cha đến thăm Viện Bảo tàng Thời Kỳ Chiếm Đóng, tức là thời kỳ 50 năm Liên Sô cai trị Lithuania, và cuộc Chiến đấu dành Tự do.

Năm 1945, Hồng quân Liên sô chiếm lại Lithuania. Lithuania lại trở thành một nước cộng hòa xô viết.

Trong thời kỳ này, nhiều người Lithuania đã cộng tác với Đức Quốc xã bị đi đầy sang Siberia và các vùng hẻo lánh khác của Liên Sô. Đáp lại, hàng chục nghìn người Lithuania đã tham gia một tổ chức vũ trang du kích chống Liên Sô. Nhưng cuối cùng họ đã thất bại vào năm 1965.

Ngày 23 tháng 8 năm 1989, nhân kỉ niệm 50 năm Hiệp ước Molotov-Ribbentrop, hai triệu người Estonia, Latvia và Lithuania đã nối thành một dải người từ Tallinn đến Vilnius, thể hiện tình đoàn kết của ba nước Baltic cùng chung nguyện vọng tách khỏi Liên Sô. Biến cố này thường được gọi là cuộc cách mạng bất bạo động mỉm cười và ca hát.

Vào ngày 11 tháng 3 năm 1990, một năm trước khi Liên Bang Sô Viết chính thức tan rã, Lithuania trở thành quốc gia Baltic đầu tiên tuyên bố độc lập, dẫn đến việc khôi phục một nước Lithuania độc lập sau 50 năm chiếm đóng của Liên Sô.

Tại đài tưởng niệm các nạn nhân cộng sản trong thời gian hơn nửa thế kỷ Liên Sô cai trị Lithuania, Đức Thánh Cha đã đọc lời nguyện sau:

“Lạy Thiên Chúa, lạy Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con?”(Mt 27:46)

Tiếng kêu của Chúa, Chúa ơi, tiếp tục vang lên. Nó vang vọng trong những bức tường ở đây, gợi lại những đau khổ của biết bao những người con nam nữ của quốc gia này. Người Lithuania và những người từ các quốc gia khác đã trả giá bằng da thịt của họ cho lòng khao khát quyền lực tuyệt đối của những kẻ tìm kiếm sự thống trị hoàn toàn.

Tiếng kêu của Chúa, Chúa ơi, được lặp lại trong tiếng khóc của người vô tội, là những người trong sự kết hiệp với Chúa, đã cất tiếng khóc kêu thấu đến trời cao. Đó là Thứ Sáu Tuần Thánh của nỗi buồn và cay đắng, của sự bỏ rơi và bất lực, của sự tàn nhẫn và vô nghĩa mà dân tộc Lithuania này đã trải qua như là hậu quả của thứ tham vọng không kiềm chế làm chai cứng và mù lòa con tim.

Tại nơi tưởng niệm này, Chúa ơi, chúng con cầu nguyện xin cho tiếng kêu của Chúa có thể khiến chúng con tỉnh táo. Xin cho tiếng kêu của Chúa, có thể giải phóng chúng con khỏi căn bệnh tâm linh vẫn là một cám dỗ liên tục đối với chúng con trong tư cách một dân tộc: đó là sự lãng quên những kinh nghiệm và khổ đau của những người đã đi trước chúng con.

Trong tiếng khóc của Chúa, và trong cuộc sống của tất cả những người đã phải chịu đựng rất nhiều trong quá khứ, xin cho chúng con có thể tìm thấy can đảm để dấn thân một cách quyết liệt cho hiện tại và tương lai. Xin cho tiếng khóc này khuyến khích chúng con đừng buông trôi theo những thị hiếu hôm nay, theo những khẩu hiệu ngô nghê, hoặc những nỗ lực nhằm giảm bớt hoặc tước mất từ bất kỳ người nào nhân phẩm Chúa đã ban cho họ.

Lạy Chúa, xin cho Lithuania là một ngọn hải đăng của hy vọng. Xin cho quốc gia này trở thành vùng đất của ký ức và hành động, liên tục cam kết chiến đấu chống lại mọi hình thức bất công. Xin cho Lithuania có thể thúc đẩy những nỗ lực sáng tạo để bảo vệ quyền của tất cả mọi người, đặc biệt là những người vô phương thế tự vệ và dễ bị tổn thương nhất. Và xin cho Lithuania có thể là một thày giáo cho tất cả mọi người về cách thế hòa giải và hòa hợp sự đa dạng.

Lạy Chúa, xin cho chúng con đừng điếc lác trước lời cầu xin của tất cả những ai đang kêu lên thấu đến trời cao trong thời đại của chính chúng con.