Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Luca
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng dân chúng rằng: "Không ai thắp đèn rồi lấy hũ che lại, hay đặt dưới gầm giường: nhưng đặt nó trên giá đèn, để những ai đi vào đều thấy ánh sáng. Vì chẳng có gì kín nhiệm mà không bị tỏ ra, và không có gì ẩn giấu mà không bị lộ ra cho người ta biết. Vậy các ngươi hãy ý tứ xem các ngươi nghe thế nào! Vì ai có, sẽ được cho thêm; còn ai không có, cả điều mình tưởng có cũng sẽ bị lấy đi".
Đó là lời Chúa
8. Nếu con cảm thấy lương tâm con không khiết tịnh thì nên hổ thẹn trong lòng.
(Thánh Augustinus)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Ngô Sinh mặc dù tuổi đã lớn, nhưng thích xu nịnh kẻ quyền thế. Một hôm đi dự tiệc rượu và ngẫu nhiên nhìn thấy một người mặc áo vải bố giống như người bình dân đang đi sau ông ta vào dự tiệc, Ngô Sinh miễn cưỡng gật đầu chào một cái, thần sắc rất ngạo mạn.
Qua một lúc sau, ông ta nhìn thấy chủ nhà đối đãi với người mặc áo vải bố bình dân ấy rất cung kính nhiệt tình, bèn ngấm ngầm thăm hỏi, có người nói với ông ta đó là đại nhân Trương Bá Khởi, người mà tên tuổi rất lừng lẫy.
Ngô Sinh muốn đi lên phía trên để lấy lòng Trương Bá Khởi, họ Trương cười nói:
- “Vừa mới nhận của ông có nửa lễ, chỉ đợi ông để lấy thêm nửa lễ nữa, cộng lại là đủ bộ và hoàn trả cho ông, vậy là không để ông phải khó nhọc nữa”.
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 57:
Cuộc sống có những điều nghịch lý nhưng lại hợp lý, nghịch lý là khi người khác nịnh quan lớn mà quan lớn thẳng thắn mĩa mai, bởi vì ít quan lớn nào không thích người khác tâng bốc nịnh nọt mình, đó là hợp lý trong cái nghịch lý vậy.
Thời nay cũng có người lấy làm bực mình vì người hàng xóm nghèo nàn của mình cũng được mời dự tiệc ngồi bên cạnh mình; thời nay cũng có những người chỉ cúi đầu chào kẻ quyền quý giàu sang chứ không thèm đưa tay vẫy chào người bạn nghèo nối khố năm xưa của mình; lại có người thích lấy lòng cấp trên giữa đám đông bá quan văn võ để cho mọi người biết rằng mình quen biết lớn…
Con người ta thích làm vừa lòng người có quyền có thế, cho nên thường phát sinh ra những điều tiêu cực cho việc công cũng như cho cá nhân mình.
Nếu mỗi người Ki-tô hữu biết làm vừa lòng Thiên Chúa bằng cách tuân giữ giới răn của Ngài, và đem lời Ngài thực hành trong cuộc sống thì bản thân sẽ đổi mới, gia đình sẽ hạnh phúc và người người biết quan tâm đến nhau hơn, bởi vì “vâng lời Thiên Chúa thì hơn vâng lời người ta”(Cv 4, 19)…
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
VẪN CHÁY SÁNG
“Để những ai đi vào thì nhìn thấy ánh sáng!”.
Trong “Fan the Flame”, tạm dịch “Thổi Cho Nó Bùng Lên!”, Joseph Stowell nhận xét, “Trong thế vận hội Olympic, người Hy Lạp có một cuộc đua có thể nói là duy nhất. Kẻ chiến thắng không phải là người về đích đầu tiên, nhưng là tất cả những ai về đích với ngọn đuốc trên tay ‘vẫn cháy sáng’. Như vậy, bất cứ ai cũng có thể là người chiến thắng!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Qua Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu mời gọi bạn và tôi ‘thổi cho nó bùng lên’ ngọn lửa đức tin của mình trong thế giới, một thế giới xem ra ‘rất tối’. Là Kitô hữu, chúng ta khác nào vận động viên chạy cho hết đường đua của mình mà đuốc trên tay ‘vẫn cháy sáng!’.
Thật là lợi thế khi trong bóng tối, mỗi người có một đuốc sáng. Ai vây quanh đuốc sáng sẽ không lãng phí thời gian để dò dẫm hay tần ngần; thay vào đó, tất cả có thể nhanh chóng đến nơi họ cần. Có đuốc sáng, mọi người cảm thấy nhẹ nhõm, kể cả bản thân người cầm đuốc. Đây là giá trị đức tin của mỗi Kitô hữu trong thế giới ngày nay. Qua bài đọc Esdra, vua Kyrô xứ Ba Tư khác nào người cầm đuốc; nhờ ông, dân Chúa đã đồng tâm, đồng lực, xây một đền thờ Chúa ở Giêrusalem hầu danh Ngài rạng sáng.
Chúa Giêsu còn khẳng định, “Vì chẳng có gì bí ẩn mà lại không trở nên hiển hiện, chẳng có gì che giấu mà người ta lại không biết”. Thật hấp dẫn! Khi không được người khác khen ngợi, chúng ta có thể buồn hoặc cảm thấy như bị lãng quên; vậy mà đây là lúc chúng ta cần giữ cho lửa bùng lên trong ‘thế giới rất đen’ đó. Vì lẽ, mọi bí ẩn sẽ được hiển hiện vào ‘Ngày của Chúa’. Nhiệm vụ của chúng ta giờ đây không phải là hô hoán, mà là giấu chúng đi; đợi ngày đến đích, nơi có phần thưởng vĩnh cửu. Đó là sự khôn ngoan của người cầm đuốc! Miễn sao, kết thúc hành trình, đuốc ‘vẫn cháy sáng’.
Chúa Giêsu còn nói, “Ai đã có, thì được cho thêm; còn ai không có, thì ngay cái họ tưởng là có, cũng sẽ bị lấy mất!”. Khi nói “Ai đã có”, Ngài ám chỉ những ai cầm đuốc đã dẫn dắt thành công nhóm đồng hành; người ấy sẽ được giao phó nhiều hơn. “Ai không có”, ám chỉ người không giữ được lửa; người ấy sẽ bị loại, đuốc trên tay cũng bị tước đi. Giữ cho đức tin ‘vẫn cháy sáng’, hay để cho đuốc tắt là trách nhiệm của mỗi người!
Anh Chị em,
“Để những ai đi vào thì nhìn thấy ánh sáng!”. Chúa Giêsu muốn chúng ta ‘thổi cho nó bùng lên’ ánh lửa đức tin; nó phải rực sáng, luôn hiện hữu và tồn tại. Hơn bao giờ hết, thế giới đang cần ánh đuốc đức tin của bạn và tôi một cách cấp thiết. Chúng ta đang ở trong một sân vận động bão táp, chiến tranh và nghèo đói. Hãy cầu xin Chúa Thánh Thần thổi bùng ngọn lửa đức tin trong trong linh hồn mình, giữ cho nó khỏi tắt, hầu có thể chiếu sáng và tiếp lửa cho những ánh đuốc đang lụi tàn vì gió bão của anh chị em mình. Nhờ đó, mọi người có thể về đích với đuốc ‘vẫn cháy sáng’. Để rồi, cùng họ, chúng ta có thể reo lên “Việc Chúa làm cho ta ôi vĩ đại!” như tâm tình của Thánh Vịnh đáp ca.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, đừng để con thoả mãn với những ‘đích ngắn’ thế gian; sợ rằng, con không về ‘đích đời đời’ là chính Ngài khi đuốc trên tay rơi mất hồi nào mà không hay!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Mátthêu.
Khi ấy, Đức Giêsu kể cho các môn đệ nghe dụ ngôn này:
“Nước Trời giống như chuyện chủ nhà kia, vừa tảng sáng đã ra mướn thợ vào làm việc trong vườn nho của mình. Sau khi đã thoả thuận với thợ là mỗi ngày một quan tiền, ông sai họ vào vườn nho làm việc. Khoảng giờ thứ ba, ông lại trở ra, thấy có những người khác ở không, đang đứng ngoài chợ. Ông cũng bảo họ: ‘Cả các anh nữa, hãy đi vào vườn nho, tôi sẽ trả cho các anh hợp lẽ công bằng.’ Họ liền đi. Khoảng giờ thứ sáu, rồi giờ thứ chín, ông lại trở ra và cũng làm y như vậy. Khoảng giờ mười một, ông trở ra và thấy còn có những người khác đứng đó, ông nói với họ: ‘Sao các anh đứng đây suốt ngày không làm gì hết?’ Họ đáp: ‘Vì không ai mướn chúng tôi.’ Ông bảo họ: ‘Cả các anh nữa, hãy đi vào vườn nho!’ Chiều đến, ông chủ vườn nho bảo người quản lý: ‘Anh gọi thợ lại mà trả công cho họ, bắt đầu từ những người vào làm sau chót tới những người vào làm trước nhất.’ Vậy những người mới vào làm lúc giờ mười một tiến lại, và lãnh được mỗi người một quan tiền. Khi đến lượt những người vào làm trước nhất, họ tưởng sẽ được lãnh nhiều hơn, thế nhưng cũng chỉ lãnh được mỗi người một quan tiền. Họ vừa lãnh vừa cằn nhằn chủ nhà: ‘Mấy người sau chót này chỉ làm có một giờ, thế mà ông lại coi họ ngang hàng với chúng tôi là những người đã phải làm việc nặng nhọc cả ngày, lại còn bị nắng nôi thiêu đốt.’ Ông chủ trả lời cho một người trong bọn họ: ‘Này bạn, tôi đâu có xử bất công với bạn. Bạn đã chẳng thoả thuận với tôi là một quan tiền sao? Cầm lấy phần của bạn mà đi đi. Còn tôi, tôi muốn cho người vào làm sau chót này cũng được bằng bạn đó. Chẳng lẽ tôi lại không có quyền tuỳ ý định đoạt về những gì là của tôi sao? Hay vì thấy tôi tốt bụng, mà bạn đâm ra ghen tức?’ Thế là những kẻ đứng chót sẽ được lên hàng đầu, còn những kẻ đứng đầu sẽ phải xuống hàng chót.”
Anh chị em thân mến, chào anh chị em,
Bài Tin Mừng hôm nay trình bày cho chúng ta một dụ ngôn đáng ngạc nhiên: người chủ vườn nho đi ra từ sáng sớm cho đến tối để gọi một số người làm công, nhưng cuối cùng, ông trả công cho mọi người một cách đồng đều, kể cả những người chỉ làm việc một giờ (x. Mt 20). : 1-16). Có vẻ như là một sự bất công, nhưng dụ ngôn không được đọc qua các tiêu chí về tiền lương; đúng hơn, nó có ý cho chúng ta thấy những tiêu chuẩn của Thiên Chúa, Đấng không tính toán công trạng của chúng ta, nhưng yêu thương chúng ta như những đứa con.
Chúng ta hãy xem xét kỹ hơn hai hành động thiêng liêng xuất hiện trong câu chuyện. Đầu tiên, Thiên Chúa luôn đi ra ngoài để kêu gọi chúng ta; thứ hai, Ngài trả ơn cho mọi người bằng cùng một “đồng xu”.
Trước hết, Thiên Chúa là Đấng luôn luôn đi ra để kêu gọi chúng ta. Dụ ngôn kể rằng người chủ “ra ngoài từ sáng sớm để thuê người làm vườn nho mình” (c. 1), nhưng sau đó lại ra ngoài vào nhiều thời điểm khác nhau trong ngày cho đến khi mặt trời lặn, để tìm những người chưa có việc làm. Như vậy, chúng ta hiểu rằng trong dụ ngôn, những người làm việc không chỉ là con người mà thôi, nhưng trên hết là Thiên Chúa, Đấng làm việc cả ngày không biết mệt mỏi. Thiên Chúa là như thế: Ngài không chờ đợi những nỗ lực của chúng ta, nhưng Ngài đến với chúng ta, Ngài không kiểm tra để đánh giá công trạng của chúng ta trước khi tìm kiếm chúng ta, Ngài không bỏ cuộc nếu chúng ta chậm đáp lại Ngài; trái lại, chính Ngài đã chủ động và nơi Chúa Giêsu chúng ta thấy Thiên Chúa đã “đi ra” – đến với chúng ta, để tỏ cho chúng ta thấy tình yêu của Ngài. Và Ngài tìm kiếm chúng ta vào mọi thời điểm trong ngày, như Thánh Grêgôriô Cả nói, mọi thời điểm trong ngày tượng trưng cho các giai đoạn và mùa khác nhau của cuộc đời chúng ta cho đến tuổi già (x. Homilies on the Gospel, 19). Đối với tấm lòng Ngài, không bao giờ là quá muộn; Ngài luôn tìm kiếm và chờ đợi chúng ta. Chúng ta đừng quên điều này: Chúa luôn tìm kiếm chúng ta và luôn chờ đợi chúng ta!
Và đây là hành động thứ hai: Chính vì Người quá quảng đại nên Thiên Chúa trả công cho mọi người bằng cùng một “đồng xu”, đó là tình yêu của Người. Đây là ý nghĩa sâu xa nhất của dụ ngôn: những người làm công vào giờ cuối cùng được trả lương như người đầu tiên bởi vì, trên thực tế, Chúa là công lý cao cả hơn. Công lý của Thiên Chúa đi xa hơn công lý của con người. Công lý của con người nói rằng “hãy trả cho mỗi người tùy theo điều họ xứng đáng”, trong khi công lý của Thiên Chúa không đo lường tình yêu theo thang điểm thành quả, bất kể thành quả hay thất bại của chúng ta: Thiên Chúa yêu chúng ta, Ngài yêu chúng ta vì chúng ta là con cái Ngài, và Ngài làm như vậy với một tình yêu vô điều kiện, một tình yêu cho đi một cách tự do.
Anh chị em thân mến, đôi khi có nguy cơ rằng chúng ta có mối quan hệ “thương mại” với Thiên Chúa, tập trung nhiều vào năng lực của chúng ta hơn là vào lòng quảng đại của ân sủng Ngài. Đôi khi, ngay cả với tư cách là Giáo hội, thay vì đi ra ngoài mọi lúc trong ngày và dang rộng vòng tay với mọi người, chúng ta có thể cảm thấy mình là người đầu tiên trong lớp, phán xét người khác ở xa mà không nghĩ rằng Thiên Chúa cũng yêu thương họ với cùng một tình yêu như Ngài dành cho chúng ta. Và ngay cả trong các mối quan hệ của chúng ta, vốn là cơ cấu của xã hội, công lý mà chúng ta thực hành đôi khi không thoát ra khỏi khuôn khổ những tính toán, và chúng ta hạn chế cho đi theo những gì chúng ta nhận được, không dám đi xa hơn, không dám không tính toán về hiệu quả của việc tốt được thực hiện một cách tự do và tình yêu thương được trao đi với tấm lòng rộng mở. Anh chị em thân mến, chúng ta hãy tự hỏi: tôi, một Kitô hữu, có biết cách hướng tới người khác không? Tôi có quảng đại với mọi người không, tôi có biết cách cho đi sự hiểu biết và tha thứ, như Chúa Giêsu đã và đang làm với tôi mỗi ngày không?
Xin Đức Mẹ giúp chúng ta hoán cải theo thước đo của Thiên Chúa: thước đo của tình yêu không tính toán.
Sau khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói thêm như sau:
Anh chị em thân mến!
Hôm nay là Ngày Thế giới Di dân và Tị nạn, với chủ đề: “Tự do lựa chọn di cư hay ở lại”, để nhắc nhở rằng di cư phải là một lựa chọn tự do, và không bao giờ là lựa chọn duy nhất có thể thực hiện được. Thật vậy, quyền di cư giờ đây đã trở thành một nhu cầu đối với nhiều người, trong khi đó phải có quyền không di cư, quyền ở lại quê hương của mình. Điều cần thiết là mọi người nam nữ phải được bảo đảm quyền được sống một cuộc sống xứng đáng trong xã hội mà họ đang sống. Thật không may, nghèo đói, chiến tranh và khủng hoảng khí hậu đã buộc rất nhiều người phải chạy trốn. Vì vậy, tất cả chúng ta đều được yêu cầu tạo ra những cộng đồng sẵn sàng và cởi mở để chào đón, thăng tiến, đồng hành và hội nhập những người đến gõ cửa nhà chúng ta.
Thử thách này là trọng tâm của cuộc gặp gỡ Địa Trung Hải, diễn ra trong những ngày gần đây ở Marseille, và tôi đã tham dự phiên kết luận hôm qua, khi đi đến thành phố, nơi giao nhau của các dân tộc và văn hóa.
Tôi đặc biệt cảm ơn các giám mục của Hội đồng Giám mục Ý, những người đã làm mọi điều có thể để giúp đỡ anh chị em di dân của chúng ta. Chúng ta vừa nghe Đức Tổng Giám Mục Baturi trên truyền hình, trong chương trình “A Sua Immagine” giải thích điều này.
Tôi chào tất cả anh chị em, người Rôma và khách hành hương từ Ý và nhiều quốc gia, đặc biệt chủng viện giáo phận quốc tế Redemptoris Mater ở Köln, bên Đức. Tương tự như vậy, tôi xin chào nhóm người bị ảnh hưởng bởi căn bệnh hiếm gặp được gọi là mất điều hòa, cùng với các thành viên trong gia đình họ.
Tôi nhắc lại lời mời tham gia buổi cầu nguyện đại kết mang tên “Cùng nhau”, sẽ diễn ra vào Thứ Bảy ngày 30 tháng 9 sắp tới tại Quảng trường Thánh Phêrô, để chuẩn bị cho Thượng Hội đồng sẽ bắt đầu vào ngày 4 tháng 10.
Chúng ta hãy nhớ đến Ukraine bị bao vây và cầu nguyện cho dân tộc đang phải chịu nhiều đau khổ này.
Tôi chúc tất cả anh chị em một ngày Chúa Nhật tốt lành. Xin đừng quên cầu nguyện cho tôi. Chúc anh chị em bữa trưa ngon miệng và xin chào tạm biệt.
Source:Dicastero per la Comunicazione - Libreria Editrice Vaticana
Phi thuyền ‘ném’ cái thùng ở trên cao độ 63,000 miles (102,000 kilometers), lọt vào khí quyển của trái Đất lúc 10:42g sáng (giờ miền đông) với tốc độ 27,650 miles/g (44,498 kilometers/g).
Nhiều chiếc dù đã được bung ra để giảm độ rơi và 10 phút sau đó chiếc thùng hạ cánh nhẹ nhàng với tốc độ 11 miles/g (17.7 km/g) trong một khu huấn luyện quân sự ở Utah.
Ông giám đốc NASA Bill Nelson tuyên bố “Xin khen ngợi nhóm công tác ORISIS-Rex đã thành công, đã đem về một việc phi thường là một mẫu tinh thể lớn nhất từ trước đến nay…”
Ông cho biết phi thuyền ORIS-Rex sẽ tiếp tục hành trình vòng quanh Thái Dương Hệ, nó sẽ thăm một tinh thể khác có tên là Apophis và công tác mới này sẽ có một tên mới là OSIRIS-REx-APEX ( for Origins, Spectral Interpretation, Resource Identification, Security-APophis EXplorer.)
Người ta sẽ đưa chiếc thùng về Houston vào thứ Hai và các nhà khoa học gia của NASA với sự trợ giúp của Thày Macke dòng Tên sẽ mở thùng lần đầu tiên vào thứ Ba.
Trong hai năm tới, các khoa học gia sẽ nghiên cứu mẫu đá trong một phòng trong sạch của Johnson Space Center, họ cũng sẽ gửi một số đá qua các phòng thí nghiệm trên Thế Giới như Canadian Space Agency và Japanese Aerospace Exploration Agency
Trở lại chuyện trước đây 3 năm, khi phi thuyền OSIRIS-Rex hạ cánh xuống tinh thể Bennu để lấy mẫu đá (tháng 10 năm 2020), thì mặt đất của tinh thể Bennu đã phản ứng một cách bất ngờ. Mặt đất của tinh thể đã lùi lại giống như nước, số đá cuội trong cái thung lũng mà OSIRIS-Rex đáp xuống, gọi là Nightingale, hầu như muốn chôn vùi chiếc phi thuyền. Điều đó chứng tỏ bề mặt của thinh thể có một tỷ trọng rất thấp. Chiếc phi thuyền đã bị lún sâu 20 inches (50cm) trước khi các khoa học gia phát hỏa bắn nó bay ngược lên. Cuộc đào thoát cũng đã phát hiện thêm một bất ngờ khác: những hình ảnh thu được qua máy hình cho thấy một đám mây gồm có sỏi đá và cát đã nhô lên như thể đuổi theo chiếc phi thuyền.
Những điều đó chứng tỏ đất đá trên bề mặt của Bennu là những mảnh vụn rất xốp, như bọt biển. Có thể vì vậy mà chúng bảo vệ bề mặt của Bennu không bị rỗ chăng?.
Ông Edward Beau Bierhaus, khoa học gia của hãng Lockheet Martin nơi chế tạo ra phi thuyền OSIRIS-REx nói với Space.com: “Chúng giống như một cái đệm của vùng chịu lực trong xe hơi”. "Năng lượng đụng chạm vào đó, thay vì ảnh hưởng tới toàn thể, đã bị hấp thụ bởi tảng đá xốp duy nhất đó."
Kết quả là bề mặt của Bennu có ít miệng hố như những hành tinh tương tự khác trong Thái Dương Hệ.
Những đặc tính kỳ lạ này của Bennu là một vấn đề mới mà các khoa học gia của các thế hệ tương lai sẽ phải giải quyết nếu họ phải đẩy nó ra khỏi quĩ đạo va chạm với Trái Đất.
Xem hình
Thánh lễ đồng tế do Đức Tổng Giám Mục Peter A Comensoli là Tổng Giám mục TGP. Melbourne chủ tế, cùng với đông đảo quý linh mục phụ trách các sắc tộc, quý thầy phó tế cùng đồng tế. Quý Linh mục thuộc Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam gồm có quý Cha: Cha GB. Đặng Nhật Trường CSsR, cha Giuse Ngô Văn Lăng CMF, Ban mục vụ CĐCGVN do quý ông: Phêrô Dương Hoàng Hiệp, Maria Nguyễn Thị Tuyết Mai, Giuse Nguyễn Đoàn Toàn Thi, Đinh Phượng Chi, và Hồng Phương Thanh.
Ca đoàn phụ trách chính là Ca đoàn Saint Bakhita thuộc Nam Sudan, Ca đoàn của Cộng đồng Filipino, thêm hai ca và Ca đoàn thuộc Cộng đồng Samoan, mỗi ca đoàn phụ trách riêng từng phần thánh ca cho buổi lễ.
Ngay từ lúc 2 giờ chiều, kiệu Đức Mẹ do Cộng Đoàn Thánh Emanuel Triệu (Saint Paul) phụ trách trang hoàng với hoa đèn rất đẹp. Chương trình lần chuỗi kinh Mân Côi đa sắc tộc được bắt đầu. Trong mười kinh kính mừng, mỗi sắc tộc phụ trách đọc với suy niệm. Cộng đồng Việt Nam do anh chị Khoa Nguyễn và Mai Bạch thuộc Hội Mân Côi Việt Nam Úc Châu, Cộng đoàn Saint Margaret Brunwick phụ trách đọc kinh và Chị Lệ Hằng phụ trách hát bài Ave, Ave Maria của chục kinh cuối, kết thúc chuỗi kinh mân côi đa quốc gia Năm 2023.
Trong một ngày của tháng đầu Mùa Xuân Melbourne, thời tiết rất đẹp, trời trong xanh và gió nhẹ, thời tiết ấm áp vào khoảng 25 độ C. Mọi người tề tựu về ngôi nhà chung rất sớm để chuẩn bị, nhất là các ca đoàn lo phần âm thanh. Mỗi sắc dân đều mặc quốc phục riêng của sắc tộc mình, một sắc thái riêng biệt và rõ nét, nổi bật vẫn là Cộng đoàn Samoan nam cởi trần, đeo vòng hoa và quấn quanh người một tấm vải giống như vải bố. Cộng đoàn Samoan phụ trách khiêng kiệu sách Tin Mừng lên bàn thờ trao cho phó tế công bố tin mừng với phần nhạc thật sôi nổi của Ca đoàn Nam Sudan.
Cộng đoàn Nam Sudan với các điệu múa rước đoàn đồng tế lên bàn thờ và dâng của lễ với phần phụ nhạc thánh ca dân tộc Nam Sudan, mang sắc thái lễ hội của mỗi sắc tộc làm cho Thánh lễ thêm long trọng và mọi người có dịp học hỏi được nhiều điều mới lạ từ các anh chị em sắc tộc khác trong việc phụng vụ Thánh lễ.
Chúng tôi nhận thấy buổi lễ sắc tộc năm nay bao gồm các cộng đồng Samoan, Spanish, Burmese, Polish, Cantonese, Vietnamese, Indonesia, Nam Sudan, Fijian và Filipino. Đương nhiên, cũng có cả những người thuộc các sắc dân thiểu số cũng đến dự thánh lễ, để cùng được chung hưởng vào niềm vui ngày hội lớn của các sắc tộc trong tổng giáo phận.
Vì là buổi lễ đặc biệt, nên sau thánh lễ. Đức Tổng Giám Mục đã ưu ái lưu lại để đứng chụp hình với từng cộng đồng, từng sắc tộc, từng nhóm nhỏ trong tình thân mến của người chủ chăn đối với đàn chiên từ mọi nơi trên thế giới đến với Tổng giáo phận Melbourne.
Câu 71: Nay nếu Chúa Giêsu có quyền lực như thế, tại sao Người không đơn giản ở lại trên mặt đất để tiếp tục giúp đỡ chúng ta?
Đầu sách Công vụ cũng đặt câu hỏi tương tự khi các tông đồ hỏi: “Lạy Chúa, nay có phải là lúc Chúa sẽ tái lập vương quốc cho Israel không?” (Cv 1:6). Tin Mừng Luca và sách Công vụ là nguồn thực hành phụng vụ của chúng ta đã rõ ràng dị biệt hóa thập giá, phục sinh, lên trời, và sai Chúa Thánh Thần xuống. Tin Mừng Gioan, ngược lại, thấy mọi sự diễn ra trên thập giá. Việc đóng đinh Chúa Giêsu là sự hiển dương Người và là khoảnh khắc khi Người trao lại cho Chúa Thánh Thần. Khi Chúa Giêsu tỏ cho các môn đệ thấy các bàn tay và cạnh sườn Người trong trình thuật phục sinh (Ga 20:19-23), rõ ràng Người hướng họ tới thập giá để hiểu đúng đắn cả việc phục sinh lẫn ơn phúc Chúa Thánh Thần, như chứng tá dưới chân thập giá đã nhấn mạnh (19:35). Trọng điểm là thập giá-phục sinh-lên trời-hiện xuống tạo thành một biến cố đơn nhất theo viễn tượng thần học. “Biến cố” đó là biến cố khải huyền. Nó là hành vi cuối cùng và có tính quyết định của Thiên Chúa bao trùm và hoàn tất toàn bộ lịch sử con người. Trong tư cách ấy, nó mặc khải ngày tận cùng của lịch sử. Cho dù lịch sử như chúng ta biết vẫn tiếp tục cho đến nay, bằng cách dự ứng, Thiên Chúa đã mạc khải nơi Chúa Kitô ý định thần linh dành cho toàn thể.
Theo một nghĩa nào đó, Thiên Chúa có thể nói với chúng ta về ý định thần linh không nhiều hơn điều này: chính vào lúc chết, tình yêu thần linh sẽ ôm lấy chúng ta. Cái ôm tình yêu biến đổi này bao gồm toàn bộ sáng thế. Chúa Giêsu quả là “trưởng tử của trọn bộ sáng thế”. Quyền năng mà hiện nay Chúa Giêsu có là quyền năng của Thần Khí Người. Do đó, chỉ có một câu trả lời khả hữu cho câu hỏi của các môn đệ: “nhưng anh em sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần khi Người ngự xuống trên anh em. Bấy giờ anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giêrusalem, trong khắp các miền Giuđê, Samari và cho đến tận cùng trái đất” (Cv 1:8).Chúa Giêsu sống lại sống với Thiên Chúa trong một hiện hữu biến đổi và hiển dương. Trong tư cách ấy, Người không thể trở về đời này như chúng ta biết nó. Nhưng Người tiếp tục hiện diện trong quyền năng Thánh Thần của Người. Điều là như thế rất thích hợp với hình ảnh Thiên Chúa như Đấng đối thoại (xem câu hỏi 59). Qua các mầu nhiệm vượt qua, Chúa Giêsu nên năng lực để chúng ta đáp trả và lãnh trách nhiệm cho tới khi Người trở lại. Chúng ta được mời gọi tạo ra với Người việc thể hiện trọn vẹn và sau cùng nước Thiên Chúa.
Câu 72: Về các lần hiện ra với các môn đệ thì sao? Há chúng không cho thấy Chúa Giêsu trở lại đời này ít nhất cũng trong giây lát hay sao?
Ở đây, điều hữu ích là phân biệt truyền thống trước đây và các phát triển sau này. Thánh Phaolô cung cấp các kiểu nói trước nhất, điều mà ngài nói ngài đã nhận được (có thể ở Đamát vào khoảng thời gian ngài trở lại khoảng 3 năm sau cái chết của Chúa Giêsu) ở 1Cr 15:3-8. Bốn yếu tố chủ yếu là những tuyên bố đơn giản cho hay Chúa Giêsu chết, Người được chôn cất, Người đã trỗi dậy và Người đã hiện ra với Cephas. “Được chôn cất” củng cố “đã chết” theo nghĩa cái chết của Người là có thực. Cùng cách đó, “hiện ra” củng cố “trỗi dậy”. Mật thiết với tuyên bố Chúa Giêsu trỗi dậy là sự kiện Người hiện ra với Simong Phêrô. Đây là tuyên bố căn bản của Giáo Hội sơ khai, một điều cũng được phát biểu ở Luca 24:34 như sau: “Chúa trỗi dậy thật rồi, và đã hiện ra với ông Simong.” Liệu Phêrô có phải là người đầu tiên theo nghĩa thời gian hay không, cuối cùng, ngài vẫn được dành cho vị trí tối thượng có tính biểu tượng như là “đá tảng” hay nền tảng của đức tin Kitô giáo. Theo nguyên tắc, chỉ một mạc khải này là cần thiết. Nhưng Thánh Phaolô liệt kê các người khác: nhóm mười hai, hơn năm trăm người, Giacôbê, mọi tông đồ, và sau cùng, chính ngài. Nhưng ngài nhấn mạnh trải nghiệm này, trong yếu tính, y như nhau, vì chỉ có một Tin Mừng bởi chỉ có một mạc khải.
Thánh Phaolô là tông đồ duy nhất cho chúng ta trình thuật đầu tay về một trải nghiệm như thế (Gl 1:6-24). Ngài không mô tả trải nghiệm chủ quan bằng các hạn từ thể lý, như Luca mô tả cuộc trở lại của Phaolô (ở ba đoạn khác nhau: Cv 9:1-222; 22:3-16; 26:4-18). Có lẽ nó bao gồm một hình thức nhìn và nghe nào đó, nhưng thánh Phaolô nhấn mạnh đến tính sinh hoạt thần linh. Chính Thiên Chúa Đấng “vui lòng mạc khải Con của Người cho tôi” (Gl 1:16). Ngài nhấn mạnh rằng Tin Mừng được ngài công bố không đến với ngài qua bất cứ trung gian con người nào mà chỉ “qua mạc khải của Chúa Giêsu Kitô” (1:11-12). Chính mạc khải này đem lại cho ngài sứ mệnh của ngài “để tôi công bố Người cho Dân Ngoại” (1:16). Qua suốt sự nghiệp ngài, Thánh Phaolô nhấn mạnh rằng ngài cũng là một tông đồ vì ngài đã được thấy Chúa Giêsu (1Cr 9:1). Một mạc khải duy nhất và độc đáo đã sản xuất ra một Tin Mừng duy nhất vốn y như nhau đối với mọi tông đồ (Gl 1:6-9; 2:1-10; 1Cr 15:1-2.11). Như thế, “các lần hiện ra”, ở một bình diện sớm sủa nhất và nền tảng nhất, có nghĩa một tỏ lộ có tính mạc khải từ Thiên Chúa về sự hiện diện và ý nghĩa của Chúa Giêsu. Vì chính sự phục sinh là một biến cố cánh chung biểu thị tận cùng của lịch sử. Sẽ không thể có một mạc khải khác có tính sau cùng và quyết định theo nghĩa này. Sáng kiến mạc khải của Thiên Chúa kêu gọi một đáp trả đức tin bao gồm việc được sai đi thi hành sứ mệnh để công bố điều này. Đây là nền tảng tông truyền của Giáo Hội.
Câu hỏi 73: Há Chúa Giêsu đã không ăn uống với các môn đệ sau khi Người sống lại hay sao?
Điều đó đem chúng ta trở về với những khai triển sau này đối với truyền thống, và nhất là đối với các trình thuật hiện ra. Các trước tác của Thánh Phaolô cho chúng ta tuyên bố căn bản của Giáo Hội tiên khởi này: Chúa Giêsu đã sống lại và hiện ra với mọi tông đồ từ Phêrô tới chính Phaolô. Dù Thánh Phaolô biết Chúa Giêsu được chôn cất, nhưng ngài không bao giờ nhắc đến ngôi mộ trống. Điều này xuất hiện trước nhất trong Mc 16:1-8 (các câu 9-20 sau này được thêm vào Tin Mừng này). Nhưng trong Máccô, không có vụ Chúa Giêsu hiện ra nào. Một “thanh niên” (một nhân vật mạc khải giống như thiên thần) công bố với các phụ nữ lời công bố căn bản: “Người đã trỗi dậy” (câu 6). Ngôi mộ trống nay chứng tò là dịp cho việc phát triển các câu truyện về các lần hiện ra của Chúa Giêsu. Mátthêu 28:1-20 mô tả một điều có tính chuyển tiếp. Ngài giữ lại và quả thực khai triển cuộc gặp gỡ có tính mạc khải với thiên thần nhưng rồi đặt nó song hành với một lần hiện ra tương tự của chính Chúa Giêsu (các câu 9-10). Dù thế, tập chú hàng đầu của Mátthêu là tập chú vào lời dạy của Chúa nay đã được hiển dương cho các môn đệ Người mọi thời cho đến tận thế (các câu 16-20). Chính với Luca 24:1-53, chúng ta đến gần nhất với việc tưởng tượng Chúa Giêsu phục sinh như một thân xác phục sinh. Người ăn với các môn đệ và cho phép họ rờ đến Người để chứng tỏ rằng Người không phải là bóng ma nhưng thực sự có “thịt có xương”. Thế nhưng, cũng trong Luca, quan tâm hàng đầu cũng là thông truyền lời công bố căn bản (các câu 5-7.19-20.26.34.46) vốn được liên kết chặt chẽ với việc ứng ngiệm sách thánh (các câu 25-27.32.44-46). Việc chứng minh một cách cực thể lý (các câu 36-43) có thể là cách Luca làm ứng nghiệm lời tiên đoán của Chúa Giêsu trong bữa tiệc ly rằng Người sẽ không ăn không uống “cho đến khi nó được ứng nghiệm trong nước Thiên Chúa” (22:15-18). Cuối cùng, Gioan trình bầy một loại thách thức cho những ai nhấn mạnh tới việc chứng minh thể lý mới chịu (Tôma hồ nghi). “Phúc thay những người không thấy mà tin” (Ga 20:29).
Mọi nguồn của chúng ta nhất trí đối với sự kiện nền tảng của Kitô giáo này: Thiên Chúa đã thực sự và quả thực nâng Chúa Giêsu dậy từ cõi chết. Đây là sự kiện không thể thiếu, trên đó toàn bộ đức tin Kitô giáo đặt căn bản. Bất chấp việc người ta có quyết định tin rằng Chúa Giêsu theo nghĩa đen có hiện ra với các môn đệ như Mátthêu, Luca và Gioan thuật lại hay không, người ta không thể duy trì tính liên tục với truyền thống tông đồ mà lại bác bỏ sự kiện phục sinh. Trình thuật của Luca về hai môn đệ trên đường đi Emmau (24:13-35) là một trình thuật tuyệt vời mang lại cho chúng ta hình dạng hết sức cụ thể cho hình ảnh của chúng ta về Chúa Giêsu phục sinh. Nhân vật phục sinh và mầu nhiệm này là ai? Người cùng là một Chúa Giêsu mà chúng ta đã biết trước khi Người chịu chết: Chúa Giêsu, Đấng cùng bước đi với chúng ta trên đường, giải thích sách thánh cho chúng ta, bước vào nhà chúng ta và bẻ bánh với chúng ta. Người vẫn là cùng một Chúa Giêsu nhưng nay được biến đổi bởi quyền năng Chúa Thánh Thần. Chúng ta tiếp tục nhận ra Người khi bẻ bánh.
Câu hỏi 74: Nếu ngôi mộ trống thậm chí không được nhắc đến cho tới tận cùng Tin Mừng Máccô, thì nó quan trọng ra sao? Nó có chứng minh rằng Chúa Giêsu đã sống lại không?
Trong và bởi chính nó, ngôi mộ trống chẳng chứng minh được gì. Nó là một sự kiện mơ hồ cần được giải thích. Các môn đệ có lầm lẫn đi vào một ngôi mộ khác không vì Người vốn được chôn cất bởi các địch thủ của Người (điều này xem ra là nghĩa tự nhiên của câu Cv 13:29)? Các môn đệ có đánh cắp xác của Người không (một lời tố cáo đã được nhắc đến ở Mt 28:11-15)? Chúa Giêsu có sống lại từ cõi chết không (như các Kitô hữu chủ trương)? Tất cả những điều này đều là các giải thích khả hữu. Giống các trình thuật hiện ra, ngôi mộ trống không chứng minh việc phục sinh. Đúng hơn, chính đức tin phục sinh đã giải thích ý nghĩa của ngôi mộ trống. Có lẽ chính vì lý do này mà nó hoặc được giả thiết và làm ngơ hoặc không được biết đến trong các trước tác của Thánh Phaolô. Nhưng, vì tính ưu tiên của biểu lộ mạc khải và đáp trả đức tin tương ứng, ngôi mộ trống cũng trình thuật về nó quả hữu ích trong việc làm cho hình ảnh của chúng ta về Chúa Giêsu phục sinh cụ thể hơn. Trong trường hợp này, nó củng cố đặc tính “thể lý” hay “thể xác” của phục sinh.
Ngay cho dù ngôi mộ trống không được nhắc đến cho tới cuối Tin Mừng Máccô khoảng năm 69 CN, xem ra không có lý do vững chắc nào để hoài nghi cốt lõi lịch sử của truyền thống. Tuyên bố đơn giản tìm thấy nơi Tin Mừng Gioan 20:1: “Sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần, lúc trời còn tối, bà Maria Mađalêna đi đến mộ, thì thấy tảng đá đã lăn khỏi mộ”. Maria Mađalêna là người được mọi truyền thống nhắc đến. Trong tình trạng hoảng loạn (Ga 20:2.11-15), bà ra thăm mộ, có lẽ để dành cho Người một việc chôn cất xứng đáng, và thấy nó trống rỗng. Dựa vào giả thiết ngôi mộ được biết đến, liệu Giáo Hội tiên khởi có công bố việc Chúa Giêsu phục sinh không, trong bối cảnh nó được giải thích trong những ngày ấy, nếu xác Người còn ở trong mồ? Điều đáng lưu ý là ngôi mộ trống chưa bao giờ bị nghi vấn vào thời đó, chỉ các cách giải thích nó bị nghi vấn mà thôi (Mt 28:15).
1. Sáng thứ Bẩy, Crimea lại rung chuyển bởi các vụ nổ sau cuộc tấn công của Hạm đội Hắc Hải
Chỉ trong tuần vừa qua, quân Ukraine đã tấn công vào Crimea đến 3 lần, vào sáng Thứ Tư, trưa Thứ Sáu, và lần mới nhất là sáng Thứ Bẩy.
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Crimea Rocked by Explosions Again After Black Sea Fleet HQ Strike”, nghĩa là “Crimea lại rung chuyển bởi các vụ nổ sau cuộc tấn công của Hạm đội Hắc Hải.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Thành phố Sevastopol của Crimea một lần nữa lại hứng chịu các vụ nổ sau cuộc tấn công của Ukraine nhằm vào trụ sở quân đội Nga trên bán đảo do Mạc Tư Khoa xâm lược.
Các hình ảnh được chia sẻ trên mạng xã hội vào sáng thứ Bảy cho thấy khói bốc lên từ đường chân trời trong bối cảnh có tin đã xảy ra một cuộc tấn công vào quận Inkerman của thành phố, nơi có kho dầu của Hạm đội Hắc Hải của Nga.
Người dùng mạng xã hội đưa tin về còi báo động và quân đội Nga đã triển khai màn khói bao trùm thành phố, với các mảnh vỡ từ trên trời rơi xuống. Theo hãng thông tấn nhà nước Tass, vận tải hành khách đường biển từ Sevastopol cũng tạm thời bị đình chỉ.
Thống đốc Sevastopol do Nga bổ nhiệm, Mikhail Razvozhaev, cho biết rằng theo thông tin ban đầu, lực lượng phòng không Nga đã “phản ứng” và các mảnh vỡ hỏa tiễn đã rơi gần một bến tàu trong thành phố mà không cung cấp thêm thông tin.
Tuy nhiên, trong một bài đăng tiếp theo có tiêu đề “nguy hiểm hỏa tiễn”, ông cảnh báo người dân tắt gas, điện và nơi trú ẩn trong khu chung cư của họ. Nếu đang lái xe, họ được khuyên nên dừng xe và đi xuống tầng hầm của các tòa nhà gần đó.
Trong một tin nhắn khác, Razvozhaev nói rằng mối nguy hiểm đã qua rồi, nhưng vài phút sau ông ta lại đăng một tin nhắn khác nói rằng có một nguy cơ khác là một cuộc tấn công hỏa tiễn theo sau cuộc tấn công bằng máy bay không người lái.
Tuy nhiên, có vẻ như nhà cầm quyền xâm lược ở địa phương đã không chuẩn bị trước cho những cảnh báo trên không. Một kênh Telegram địa phương đưa tin rằng người dân không thể vào hầm tránh bom vì chúng đã bị khóa và không có chìa khóa.
Trên Telegram cũng có báo cáo về hai vụ nổ mạnh gần Dzhankoy, nơi có một trong những phi trường lớn nhất của Nga ở Crimea.
Newsweek đã gửi email cho Bộ quốc phòng Nga và Ukraine để bình luận.
Các vụ nổ được báo cáo diễn ra sau một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của Ukraine vào trụ sở Hạm Đội Hắc Hải, một mục tiêu quan trọng đối với Kyiv. Ukraine tuyên bố sẽ chiếm lại bán đảo bị Nga sáp nhập bất hợp pháp vào năm 2014.
Quân đội Ukraine cho biết họ đứng đằng sau vụ tấn công vào căn cứ chỉ huy hải quân, trái tim biểu tượng của Hải quân Nga. Điều này giáng một đòn mạnh vào Mạc Tư Khoa sau nhiều cuộc tấn công vào cảng quan trọng chiến lược trong những tháng gần đây.
Hình ảnh vệ tinh cho thấy khói bốc lên từ trụ sở Hạm đội Hắc Hải sau cuộc tấn công. Giám đốc tình báo quân đội Ukraine Kyrylo Budanov nói với hãng tin Voice of America rằng ít nhất 9 người thiệt mạng và 16 người bị thương, trong đó có các tướng lĩnh trong số những người thương vong.
2. Tuần lễ thành công nhất kể từ khi cuộc phản công bắt đầu
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Ukraine Just Had Its Best Week Since Counteroffensive Began”, nghĩa là “Ukraine vừa trải qua tuần tuyệt vời nhất kể từ khi cuộc phản công bắt đầu.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Ukraine cho biết họ đã đột phá được Verbove ở khu vực phía nam Zaporizhzhia, nâng cao tinh thần của Kyiv trong tháng thứ tư của cuộc phản công trên chiến trường và trên biển.
Tướng dẫn đầu cuộc phản công của Ukraine dọc chiến tuyến phía nam, Oleksandr Tarnavsky, nói với CNN rằng lực lượng của ông đã tạo được bước đột phá tại thị trấn Verbove có tầm quan trọng chiến lược ở vùng Zaporizhzhia. Nó nằm ở phía đông Robotyne mà Ukraine cho biết đã chiếm lại được vào tháng trước.
Tarnavsky hôm thứ Sáu cho biết quân đội Ukraine tiếp tục tiến xa hơn ở mặt trận phía nam. Lực lượng của Kyiv được cho là đã xuyên thủng tuyến phòng thủ đầu tiên của Nga, được gọi là “phòng tuyến Surovikin”. Công trình này được xây dựng theo lệnh của Tướng Sergey Surovikin, khi ông còn phụ trách lực lượng Nga.
CNN đưa tin trong tuần này lực lượng Ukraine vẫn còn cách thành phố nhỏ Tokmak 13 dặm. Nó được coi là quan trọng đối với việc bảo vệ Melitopol của Nga, là cửa ngõ vào Crimea.
Nhưng Tarnavsky nói rằng sẽ có một bước đột phá lớn xảy ra sau Tokmak, và hiện tại, các lực lượng Nga “đang dựa vào độ sâu của tuyến phòng thủ của họ ở đó”.
Bình luận của Tarnavsky với CNN rằng điều quan trọng là không để mất thế chủ động này được đưa ra cùng ngày khi Ukraine tuyên bố chịu trách nhiệm về vụ tấn công hỏa tiễn vào trụ sở hải quân Nga ở Sevastopol, Crimea.
Kyrylo Budanov, nhà lãnh đạo cơ quan tình báo quân sự Ukraine, cho biết các tướng Nga nằm trong số thương vong trong cuộc tấn công khiến ít nhất 9 người thiệt mạng và 16 người bị thương. Newsweek vẫn chưa xác minh chính xác con số người chết và bị thương. Trong khi đó, các nhà tuyên truyền của Điện Cẩm Linh lên tiếng cảnh báo về khả năng phòng không yếu ớt của Nga.
Trong những tuần gần đây, Ukraine đã tập trung vào bán đảo bị Nga sáp nhập bất hợp pháp vào năm 2014. Crimea là một trung tâm hậu cần chiến lược quan trọng do nằm trên Hắc Hải và các cuộc tấn công ở đó đã thu hút sự chú ý.
Ukraine cho biết, ngày 13/9, họ đã tấn công các mục tiêu hải quân và cơ sở hạ tầng cảng của Nga ở Sevastopol. Một chiếc tàu lớn và một chiếc tàu ngầm bị hư hỏng nặng đến mức không thể sửa chữa được. Bộ Quốc phòng Nga cho biết Kyiv đã tấn công một xưởng đóng tàu ở Hắc Hải bằng 10 hỏa tiễn hành trình và ba tàu cao tốc không có người lái.
Ukraine tập trung vào việc nhắm vào Crimea xảy ra sau khi Nga từ bỏ Sáng kiến Ngũ cốc Hắc Hải vào tháng 7. Sáng kiến Ngũ cốc Hắc Hải đã cho phép các sản phẩm nông nghiệp Ukraine được vận chuyển an toàn cho đến thời điểm đó.
Nhưng Ukraine cũng tỏ ra kiên cường và có khả năng mở lại các tuyến vận tải khi hai tàu chở hàng rời cảng Chornomorsk của Ukraine ở Hắc Hải trong tuần này. Reuters đưa tin, con tàu thứ hai, Aroyat, đã chở gần 20.000 tấn lúa mì đến Phi Châu và Á Châu.
3. Trung Tướng Kyrylo Budanov, Giám đốc Tình Báo quân đội Ukraine, tiết lộ tổn thất của Bộ Tư Lệnh Hạm Đội Hắc Hải. Phải chăng Đô đốc Hạm Đội Hắc Hải Viktor Sokolov đã tử trận?
Đã có những tiết lộ khác nhau về tổn thất của Hạm Đội Hắc Hải trong cuộc tấn công trưa Thứ Sáu. Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov đầu tiên thừa nhận rằng chỉ có một người chết, sau đó ông ta lại nó người đó mất tích, chưa chắc đã chết và không đề cập đến số người bị thương. Trong khi đó, Thống Đốc khu vực Sevastopol, Mikhail Razvozhayev, do Nga bổ nhiệm thì cho rằng thương vong lên đến hàng chục người. Các blogger quân sự Nga đi xa đến mức cho rằng Đô đốc Hạm Đội Hắc Hải Viktor Sokolov đã thiệt mạng trong vụ tấn công.
Giữa các tin tức trái ngược với nhau, Trung Tướng Kyrylo Budanov, Giám đốc Tình Báo quân đội Ukraine, đã lên tiếng tiết lộ tổn thất của Bộ Tư Lệnh Hạm Đội Hắc Hải.
Ký giả CARLO MARTUSCELLI của tờ Politico có trụ sở ở Washington DC có bài tường trình nhan đề “Ukraine claims senior Russian navy officers killed, injured in Crimea missile strike”, nghĩa là “Ukraine tuyên bố sĩ quan hải quân cao cấp của Nga thiệt mạng, bị thương trong vụ tấn công hỏa tiễn ở Crimea”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Lực lượng vũ trang Ukraine tuyên bố hôm thứ Bảy rằng một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của Ukraine nhằm vào trụ sở hạm đội Hắc Hải của hải quân Nga hôm thứ Sáu đã giết chết và làm bị thương “hàng chục” binh sĩ Nga, trong đó có một số quan chức cao cấp.
Tuyên bố này, được đưa ra khi một cuộc tấn công hỏa tiễn khác đang xảy ra ở thành phố Sevastopol của Crimea, nơi hạm đội này đóng quân, vào hôm Thứ Bẩy. Thống đốc Sevastopol do Nga bổ nhiệm, Mikhail Razvozhayev, cho biết trên Telegram rằng các mảnh vỡ từ hỏa tiễn bị đánh chặn đã rơi gần một bến tàu trong cuộc tấn công mới nhất.
Lực lượng đặc nhiệm Ukraine cho biết trên Telegram rằng thông tin chi tiết hơn về vụ tấn công hỏa tiễn hôm thứ Sáu sẽ được thông báo “khi có thể”.
Giám đốc tình báo Ukraine Kyrylo Budanov nói với đài Tiếng Nói Hoa Kỳ rằng ít nhất 9 người đã thiệt mạng và 16 người khác bị thương trong vụ tấn công hôm thứ Sáu.
Theo Budanov, Thượng Tướng Nga Alexander Romanchuk đang trong “tình trạng rất nghiêm trọng”, trong khi tham mưu trưởng, Trung tướng Oleg Tsekov đang trong tình trạng hôn mê. Tuy nhiên, Budanov không xác nhận thông tin cho rằng Đô đốc Hắc Hải Viktor Sokolov đã tử trận trong vụ tấn công, như một số blogger quân sự Nga loan tin.
Crimea, kéo dài tới Hắc Hải, bị Nga xâm lược bất hợp pháp vào năm 2014.
Bộ Quốc phòng Nga ban đầu cho biết một quân nhân đã thiệt mạng trong vụ tấn công hôm thứ Sáu nhưng sau đó chuyển tình trạng thành mất tích, hãng tin AP đưa tin.
Cho đến nay, đôi khi người ta thấy các blogger quân sự Nga đưa ra các con số thương vong còn nặng nề hơn các thông tin do phía Ukraine đưa ra. Nhiều người cho rằng họ làm như thế để thu hút sự chú ý đến các kênh trên Telegram của họ. Tuy nhiên, Cố vấn Bộ Nội Vụ Ukraine, Anton Gerashchenko, bác bỏ khả năng này. Theo luật đàn áp tự do báo chí của Putin, tội tung tin giả nói xấu quân đội Nga có thể bị phạt tù đến 15 năm. Ông cho rằng các blogger quân sự Nga theo khuynh hướng bi thảm hóa tình hình là những người có các chương trình nghị sự riêng của họ, chẳng hạn như muốn tấn công vào cá nhân Valery Gerasimov và Sergei Shoigu; và có những thế lực đàn sau cung cấp thông tin và chống lưng cho họ.
4. Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương quốc Anh nhận định về biến động cao trong hàng ngũ các sĩ quan cao cấp của Nga
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Putin's Military Suffering From 'High Turnover' of Senior Officers: U.K.”, nghĩa là “Vương quốc Anh cho rằng quân đội của Putin đang phải chịu đựng 'biến động cao' các sĩ quan cao cấp.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh
Một báo cáo hôm thứ Bảy từ Bộ Quốc phòng Vương quốc Anh cho biết quân đội của Tổng thống Nga Vladimir Putin ở Ukraine đang bị “tiêu hao cực độ” và “biến động cao”.
Bộ Quốc phòng Anh nói thêm rằng khuynh hướng này được nhìn thấy “ngay cả trong những cấp bậc tương đối cao”.
Báo cáo của Bộ Quốc phòng Anh được đưa ra khi các nhà phân tích phương Tây báo cáo về những thành tựu gần đây đạt được trong cuộc phản công của Kyiv, bao gồm các hoạt động thành công ở khu vực phía nam Zaporizhzhia và những tiến bộ gần khu định cư Bakhmut ở khu vực Donetsk. Quân đội của Putin cũng bị giáng một đòn nặng nề hôm thứ Sáu khi một cuộc tấn công của Ukraine vào trụ sở Hạm đội Hắc Hải của Nga ở thành phố Sevastopol của Crimea được cho là khiến hàng chục người thiệt mạng hoặc bị thương.
Thông tin tình báo cập nhật mới nhất từ Bộ Quốc phòng Anh tập trung vào những thất bại mà Lữ Đoàn Dù cận vệ 247 phải gánh chịu, mà Bộ này gọi là “một trong những trung đoàn không quân uy tín nhất của Nga”.
Theo Bộ Quốc phòng Anh, ba chỉ huy liên tiếp của một Lữ Đoàn Dù “đã từ chức hoặc bị giết”.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga qua email để yêu cầu bình luận.
Báo cáo tình báo cho biết: “Chỉ huy Lữ Đoàn Dù cận vệ 247, Đại tá Vasily Popov có thể đã thiệt mạng tại khu vực Orikhiv đang bị tranh chấp gay gắt vào đầu tháng 9 năm 2023”.
Cơ quan Anh lưu ý rằng người tiền nhiệm của Vasily Popov, Đại tá Pytor Popov, “có thể đã từ chức” chỉ vài tuần trước đó vào tháng 8.
“Các nguồn truyền thông độc lập của Nga cho rằng ông hành động để phản đối việc quân đội không tìm được thi thể các tử sĩ Nga,” Lữ Đoàn Dù nói về việc từ chức của Pytor Popov.
Bản cập nhật tình báo cho biết một chỉ huy khác của Lữ Đoàn Dù cận vệ 247 tên là Đại tá Konstantin Zizevsky đã thiệt mạng gần thành phố cảng Mykolaiv phía nam Ukraine trong những tuần đầu cuộc xâm lược của Putin vào năm 2022.
Báo cáo của Bộ Quốc Phòng Anh kết luận bằng cách tuyên bố rằng việc mất đi các chỉ huy đã trở nên phổ biến trong toàn bộ lực lượng của Putin.
Bộ Quốc phòng Anh cho biết: “Trải nghiệm của Lữ Đoàn Dù 247 nêu bật mức độ tiêu hao và biến động cao trong quân đội được triển khai của Nga, ngay cả trong số các cấp bậc tương đối cao”.
Hôm thứ Hai, Bộ Quốc phòng Anh cũng báo cáo về việc Nga đã sử dụng các đơn vị từ Lực lượng Dù của mình để tăng viện cho lực lượng bộ binh “quá căng” của họ trên tiền tuyến ở Zaporizhzhia.
Bộ này cho biết Nga đang ngày càng chuyển sang sử dụng lực lượng lính dù tinh nhuệ khi lực lượng bộ binh của nước này tiếp tục vất vả đương đầu với quân đội Ukraine. Báo cáo hôm thứ Hai lưu ý rằng việc triển khai như vậy đang gây thiệt hại cho lực lượng Dù và kết quả là các quan chức có thể không hài lòng.
“Với sức mạnh tối đa, một lực lượng như vậy sẽ có khoảng 10.000 lính dù tinh nhuệ. Tuy nhiên, hầu hết tất cả các đơn vị đều có khả năng bị suy giảm sức mạnh đáng kể”, Bộ Quốc phòng Anh viết. “Tình hình hiện tại có thể được các nhà lãnh đạo lực lượng Dù coi là không thỏa đáng.”
5. Thương vong trong vụ Nga ném bom miền Trung và miền Nam Ukraine
Nga đã bắn phá các khu vực Dnipropetrovsk và Kherson của Ukraine trong đêm, khiến một người thiệt mạng và ba người bị thương, các quan chức chính quyền quân sự khu vực cho biết hôm thứ Bảy.
Nhà lãnh đạo chính quyền quân sự của khu vực Oleksandr Prokudin cho biết trên Telegram rằng khu vực biên giới phía nam Kherson của Ukraine đã bị tấn công bởi 598 quả đạn pháo trong 24 giờ qua.
Theo Prokudin, một người đã thiệt mạng và ba người khác bị thương trong vụ tấn công.
Nga đã sử dụng súng cối, pháo binh, hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, hỏa tiễn, máy bay không người lái và máy bay trong cuộc tấn công nhằm vào các khu dân cư, cơ sở y tế và giáo dục ở vùng Kherson cũng như một nhà tù ở khu vực xung quanh thành phố Kherson. Prokudin nói.
Serhii Lysak, nhà lãnh đạo chính quyền quân sự khu vực cho biết trên Telegram rằng khu vực miền trung Dnipropetrovsk của Ukraine đã hứng chịu các cuộc tấn công từ UAV và pháo hạng nặng.
Thủ phủ Dnipro của khu vực đã bị máy bay không người lái Shahed do Iran sản xuất tấn công, làm hư hại “cơ sở hạ tầng quan trọng”, Lysak nói. Lysak cho biết thêm, vụ tấn công cũng làm hư hại các trạm xăng và đèn giao thông ở khu Novooleksandrivka.
Theo Lysak, chất nổ được thả từ máy bay không người lái và các cuộc oanh tạc bằng pháo hạng nặng đã tấn công các thị trấn khác trong khu vực, phá hủy 10 ngôi nhà và làm hư hỏng đường ống dẫn khí đốt.
Lysak cho biết không có thương tích hay tử vong nào được báo cáo sau vụ tấn công vào vùng Dnipropetrovsk.
6. Tin vui cho Ukraine: Tổng thống Biden đồng ý gửi hỏa tiễn tầm xa ATACMS cho Kyiv
Ba ký giả Jonathan Lemire, Alexander Ward, Paul Mcleary và Lara Seligman của tờ Politico có trụ sở ở Washington DC có bài tường trình nhan đề “Biden agrees to send long-range missiles to Ukraine”, nghĩa là “Tổng thống Biden đồng ý gửi hỏa tiễn tầm xa tới Ukraine”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Theo hai quan chức Mỹ quen thuộc với vấn đề này, Tổng thống Joe Biden đã hứa với Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelenskiyy, rằng Hoa Kỳ sẽ sớm cung cấp cho Kyiv một số lượng nhỏ hỏa tiễn tầm xa để hỗ trợ cuộc chiến với Nga.
Biden đã đưa ra cam kết với Zelenskiyy trong chuyến thăm Tòa Bạch Ốc của nhà lãnh đạo Ukraine hôm thứ Năm, hoàn thành mong muốn từ lâu của Kyiv, theo các quan chức phát biểu với điều kiện giấu tên.
Hệ thống hỏa tiễn chiến thuật của quân đội có thể sẽ được chuyển đến Ukraine trong vài tuần tới. Tòa Bạch Ốc từ chối bình luận về vấn đề này
Tin tức này là một thắng lợi lớn cho Zelenskiyy và các quan chức ở Kyiv, những người đã tìm kiếm hỏa tiễn từ lâu. ATACMS có tầm bắn từ 45 đến 190 dặm và người Ukraine từ lâu đã lập luận rằng chúng rất quan trọng để tấn công sâu vào phía sau các vị trí cố thủ của Nga dọc theo chiến tuyến dài 600 dặm.
Các quan chức chính quyền Biden vẫn khẳng định ATACMS sẽ không phải là viên đạn thần kỳ. Cuộc chiến tranh kéo dài 18 tháng vẫn là một trận chiến bằng pháo binh và những tiến bộ được đo bằng feet chứ không phải dặm. Việc rà phá bom mìn làm mất thời gian của binh lính, cản trở mọi hoạt động nhanh chóng để chiếm lại lãnh thổ. Các quan chức Mỹ khẳng định, những hỏa tiễn mới được cung cấp sẽ giúp ích cho chính nghĩa của Ukraine, nhưng chúng sẽ không chứng tỏ là một loại vũ khí có thể thay đổi cuộc chơi.
Tùy thuộc vào thời điểm hỏa tiễn đến, chúng sẽ tăng thêm áp lực mà Ukraine đã đặt lên Hạm đội Hắc Hải của Nga có trụ sở tại Crimea trong những tuần gần đây. Hôm thứ Sáu, Ukraine đã sử dụng hỏa tiễn tầm xa để tấn công trụ sở hạm đội ở Sevastopol, sau khi tấn công vào các ụ tàu có tàu chiến và tàu ngầm của Nga trước đó.
Vấn đề phức tạp là các quan chức quân sự Mỹ và Âu Châu ước tính Ukraine chỉ còn vài tuần nữa để đạt được các mục tiêu quan trọng trong cuộc phản công trước khi thời tiết mùa đông ập đến và khiến cuộc giao tranh trở nên khó khăn hơn.
“Vẫn còn một khoảng thời gian hợp lý, có lẽ thời tiết chiến đấu còn lại khoảng 30 đến 45 ngày,” Tổng Tham Mưu Trưởng Liên Quân, Tướng Mark Milley cho biết gần đây. “Rồi mưa sẽ đổ xuống; nó sẽ trở nên rất lầy lội và sẽ rất khó điều động.”
Quyết định gửi ATACMS được đưa ra trong bối cảnh Anh và Pháp đang lưỡng lự về việc liệu họ có tiếp tục cung cấp hỏa tiễn hành trình tầm xa cho Ukraine hay không. Luân Đôn và Paris đã gửi hỏa tiễn Storm Shadow và SCALP của họ, có tầm bắn tương ứng khoảng 150 dặm.
Tuy nhiên, Pháp sẽ tạm dừng vận chuyển SCALP trong thời gian tới vì chúng cần thiết cho phòng thủ của Paris, Tướng Stéphane Mille, tham mưu trưởng lực lượng không quân và vũ trụ của Pháp, cho biết trong một cuộc họp ngắn hôm thứ Hai.
Mille cũng ám chỉ rằng Paris đang xem xét lại việc có thể tiếp tục gửi một lượng lớn vũ khí của mình tới Ukraine trong bao lâu nữa.
Ông nói: “Sau hai năm, bây giờ chúng ta cần có một cuộc thảo luận khác, bởi vì chúng ta không thể cho đi, cho đi và chứng kiến hệ thống của mình gặp trục trặc ở Ukraine”.
Kyiv cũng đang thúc đẩy Đức gửi hỏa tiễn hành trình Taurus, có tầm bắn hơn 300 dặm, nhưng Berlin cho đến nay vẫn kiềm chế làm như vậy.
Chính quyền Biden đã cân nhắc quyết định gửi ATACMS trong nhiều tuần. Đầu tháng 9, Kyiv đã gây áp lực buộc Washington phải đưa ra lời kêu gọi trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, nơi Zelenskiyy hy vọng sẽ ăn mừng động thái này với Biden. Tuy nhiên, các quan chức Mỹ cho rằng đó là một mốc thời gian quá ngắn, đồng thời lưu ý rằng quyết định vẫn chưa đến được bàn của Biden.
Nhưng có sự chuyển động đằng sau hậu trường. Một tuần trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan đã nói với các nhà lãnh đạo quốc hội rằng Biden có thể bật đèn xanh cho một biến thể của loại vũ khí này, theo hai người quen thuộc với cuộc trò chuyện.
7. Ngoại trưởng Nga nói kế hoạch hòa bình của Ukraine không “thực tế”
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov hôm thứ Bảy cho biết trong cuộc họp báo tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ở New York rằng kế hoạch hòa bình của Ukraine là không “khả thi” hoặc “thực tế”.
Ông Lavrov cho biết mọi người đều hiểu rằng công thức hòa bình của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy - mà ông nói không thể bao gồm việc nhượng bất kỳ lãnh thổ nào cho Nga - là không khả thi.
Nhưng “đồng thời, mọi người đều nói rằng đây chỉ là điều kiện để đàm phán”, ông Lavrov nói.
Ngoại trưởng được hỏi liệu Mạc Tư Khoa có tổ chức đàm phán với chính phủ Ukraine hay không nếu Zelenskiy rút lại sắc lệnh ngăn cản đàm phán với Nga. Ông trả lời bằng cách nói rằng đó không phải là điều Ukraine đang làm mà thay vào đó Zelenskiy “đi khắp thế giới để xin tiền, vũ khí và sự chú ý”.
Thông tin thêm về kế hoạch hòa bình của Ukraine: Zelenskiy đã trình bày công thức hòa bình 10 điểm của Ukraine với các nhà lãnh đạo thế giới tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm 20 ở Bali, Indonesia vào năm ngoái.
Các bước này bao gồm lộ trình hướng tới an toàn hạt nhân và an ninh lương thực, một tòa án đặc biệt xét xử các tội ác chiến tranh của Nga và một hiệp ước hòa bình cuối cùng với Mạc Tư Khoa.
Zelenskiy - người ban đầu đề xuất gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin trong những ngày đầu xâm lược Mạc Tư Khoa - đã bày tỏ lo ngại về việc đàm phán với Nga, chỉ ra hồ sơ phản bội các thỏa thuận trong quá khứ của nước này.
Nga vẫn là thành viên của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, bất chấp nhiều yêu cầu từ hội đồng này về việc chấm dứt chiến tranh ở Ukraine. Tuần này, Zelenskiy đã kêu gọi Hội đồng Bảo an loại bỏ quyền phủ quyết của Nga, lập luận rằng “đây sẽ là bước cần thiết đầu tiên”.
Trong khi đó, Dmitry Anatolyevich Medvedev, phó chủ tịch Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, cũng nói rằng kế hoạch hòa bình của Ukraine không “thực tế”. “Chỉ có một kế hoạch thực tế là đầu hàng vô điều kiện,” ông ta nói.
Dmitry Medvedev sinh ngày 14 tháng 9, năm 1965. Ông ta được bầu làm tổng thống trong cuộc bầu cử năm 2008. Ông phục vụ một nhiệm kỳ duy nhất và được kế nhiệm bởi Putin sau cuộc bầu cử tổng thống năm 2012. Medvedev sau đó được Putin bổ nhiệm làm thủ tướng. Ông từ chức cùng với phần còn lại của chính phủ vào ngày 15 tháng Giêng năm 2020 để cho phép Putin thực hiện những thay đổi sâu rộng về hiến pháp; ông được kế nhiệm bởi Mikhail Mishustin vào ngày 16 tháng Giêng năm 2020. Cùng ngày, Putin bổ nhiệm Medvedev vào chức vụ mới là phó chủ tịch Hội đồng An ninh quốc gia.
Medvedev thường được đánh giá là một người có chừng mực, cân bằng và tự do hơn so với người tiền nhiệm Vladimir Putin, là người cũng được bổ nhiệm làm thủ tướng trong nhiệm kỳ tổng thống của Medvedev. Chương trình nghị sự hàng đầu của Medvedev trên cương vị tổng thống là một chương trình hiện đại hóa trên diện rộng, nhằm hiện đại hóa nền kinh tế và xã hội Nga, đồng thời giảm bớt sự phụ thuộc của nước này vào dầu mỏ và khí đốt. Trong nhiệm kỳ của mình, Medvedev cũng phát động chiến dịch chống tham nhũng, mặc dù sau đó chính ông ta bị buộc tội tham nhũng hạng gộc.
Tuy nhiên, trong cuộc chiến tại Ukraine, người ta càng ngày càng thấy ông ta có những phát biểu điên cuồng, đặc biệt là luận điệu thường xuyên đe dọa thế giới bằng vũ khí hạt nhân.
8. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh
Trong bản tin tình báo mới nhất, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh đã đưa ra những nhận định liên quan đến tổn thất của các sĩ quan cao cấp trong quân đội Nga. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Cẩm Hạnh.
Kể từ tháng 2 năm 2022, ba chỉ huy liên tiếp của một trong những Lữ Đoàn Dù có tiếng tăm nhất của Nga đã từ chức hoặc bị giết.
Đại tá Vasily Popov, chỉ huy Lữ Đoàn Dù Cận vệ 247 có khả năng đã thiệt mạng tại khu vực Orikhiv đang tranh chấp gay gắt vào đầu tháng 9 năm 2023.
Chỉ vài tuần trước đó, vào tháng 8 năm 2023, người tiền nhiệm của ông, Đại tá Pytor Popov, có khả năng đã từ chức quyền chỉ huy. Các nguồn truyền thông độc lập của Nga cho biết ông từ chức để phản đối việc quân đội không tìm được thi thể các tử sĩ Nga.
Trong những tuần đầu của cuộc xâm lược, Đại tá chỉ huy Lữ Đoàn Dù 247 lúc đó là Konstantin Zizevsky đã bị giết gần Mykolaiv. Kinh nghiệm của Lữ Đoàn 247 nêu bật mức độ tiêu hao và biến động cao trong quân đội được triển khai của Nga, ngay cả trong các cấp bậc tương đối cao.
9. Tướng chỉ huy cuộc phản công của Ukraine dọc mặt trận phía nam cho biết lực lượng Ukraine đã đột phá vào thị trấn Verbove phía nam.
“Ở cánh trái gần Verbove, chúng tôi có một bước đột phá và chúng tôi tiếp tục tiến xa hơn,” Chuẩn tướng Oleksandr Tarnavsky nói với CNN hôm thứ Sáu, mặc dù ông thừa nhận rằng quân đội đang tiến bộ chậm hơn dự kiến.
“Không nhanh như mong đợi, không giống như trong các bộ phim về chiến tranh thế giới thứ hai,” ông nói. “Điều quan trọng là không để mất thế chủ động mà chúng tôi có. Và, không, đừng đánh mất nó trong thực tế, nhưng phải giữ nó bằng hành động.”
Diễn biến này tiếp nối thành quả đạt được của lực lượng Ukraine vào đầu tháng 9. Tarnavsky nói với Observer rằng các lực lượng đã chọc thủng tuyến phòng thủ đầu tiên của Nga gần Zaporizhzhia sau nhiều tuần rà phá mìn.
10. Những vụ nổ rung chuyển các thị trấn Berdiansk, Tokmak
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng Chúa Nhật 24 tháng Chín, Ivan Fedorov, Thị trưởng Melitopol của Ukraine, cho biết trong ngày Thứ Bẩy nhiều vụ nổ đã vang lên ở khu vực Berdiansk, Zaporizhzhia tạm thời bị chiếm đóng.
“Người dân địa phương báo cáo về một loạt các vụ nổ trong thị trấn gây ra các phản ứng hốt hoảng của quân xâm lược Nga.”
“Ở Tokmak, trong ngày thứ hai liên tiếp, người dân báo cáo có nhiều tiếng nổ lớn. Thương vong của đối phương đang được làm rõ”, ông nói.
Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov cho biết lực lượng Ukraine tiếp tục hoạt động tấn công theo hướng Zaporizhzhia, trong khu vực Verbove, đẩy lùi kẻ thù và giành được chỗ đứng ở phía Nam thị trấn này.
“Theo hướng này, các binh sĩ của Lữ đoàn Địa Phương Quân 103 của Lực lượng vũ trang Ukraine đã bắn trúng một xe thiết giáp chuyển quân BTR-80, phá hủy một ổ súng máy, đồng thời làm hư hại một xe chiến đấu bộ binh và xe tải Ural-4320 bằng máy bay không người lái chiến đấu”.
Trong 24 giờ qua, 510 lính Nga đã bị loại khỏi vòng chiến cùng với 11 xe tăng, 21 xe thiết giáp, 33 hệ thống pháo, 4 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, 2 hệ thống phòng không, và 26 xe chuyển quân và nhiên liệu.
Tính chung từ ngày 24 tháng 2, 2022 đến 24 Tháng Chín, Lực lượng vũ trang Ukraine đã loại khỏi vòng chiến khoảng 275.460 quân nhân Nga. Tổn thất của quân xâm lược còn bao gồm 315 máy bay, 316 trực thăng, 4.655 xe tăng, 4.867 máy bay không người lái tác chiến-chiến thuật, 8.912 xe thiết giáp, 1.518 hỏa tiễn hàng trình,6.210 hệ thống pháo, 20 tàu chiến, 1 tàu ngầm, 789 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, 8.716 xe chuyển quân và nhiên liệu, 530 hệ thống phòng không, và 912 thiết bị đặc biệt.
1. Giáo phận Nigeria kêu gọi cầu nguyện cho linh mục bị bắt cóc
Giáo phận Nigeria đang kêu gọi những lời cầu nguyện để Cha Marcellinus Obioma Okide được giải thoát an toàn. ngài được tường trình đã bị bắt cóc khỏi Giáo phận Enugu của Nigeria vào ngày 17 tháng 9.
Trong một tuyên bố ngày 19 tháng 9 do ACI Africa, đối tác tin tức của CNA ở Phi Châu, có được, linh mục chưởng ấn giáo phận đã cung cấp thông tin chi tiết về vụ bắt cóc. Cha Okide, người phục vụ với tư cách là linh mục quản xứ tại Giáo xứ St. Mary Amofia-Agu Affa, đang trên đường trở về giáo xứ vào buổi chiều tối thì bị bắt cóc dọc đường.
Cha Wilfred Chidi Agubuchie nói: “Giáo phận yêu cầu các bạn cầu nguyện cho Cha Okide được trả tự do nhanh chóng và lành mạnh cũng như cho sự thay đổi trái tim của những kẻ bắt cóc”.
Cha Agubuchie nhấn mạnh rằng: “Thật đáng thất vọng khi âm mưu xấu xa này vẫn đang gây khó khăn cho người dân của chúng ta. Xin Chúa đến để giải thoát những kẻ bị giam cầm (Lc 4:18) giải thoát anh em chúng ta khỏi tay đối phương và cứu lấy đất nước Nigeria của chúng ta.”
Nigeria đã trải qua tình trạng bất ổn kể từ năm 2009 khi cuộc nổi dậy của Boko Haram bắt đầu với mục đích biến đất nước này thành một quốc gia Hồi giáo.
Kể từ đó, nhóm này, một trong những nhóm Hồi giáo lớn nhất ở Phi Châu, đã dàn dựng các cuộc tấn công khủng bố bừa bãi nhằm vào nhiều mục tiêu khác nhau, bao gồm các nhóm tôn giáo và chính trị cũng như dân thường.
Tình hình trong nước càng trở nên phức tạp hơn do có sự tham gia của những người chăn nuôi Fulani chủ yếu là người Hồi giáo, còn được gọi là Dân quân Fulani.
Vụ bắt cóc Cha Okide ngày 17 tháng 9 là vụ mới nhất trong hàng loạt vụ bắt cóc các thành viên giáo sĩ ở quốc gia đông dân nhất Phi Châu.
Vào ngày 2 tháng 8, một linh mục và một chủng sinh đã bị bắt cóc khỏi Giáo phận Minna. Cha Paul Sanogo đến từ Mali và chủng sinh Melchior Mahinini đến từ Tanzania đã được thả vào ngày 23 tháng 8 sau ba tuần bị giam cầm.
2. Các Giám mục Panama: Người Công giáo không được tham dự Thánh lễ của Huynh Đoàn Thánh Piô X
Hội đồng Giám mục Panama đã công bố một thông cáo nói rằng các tín hữu Công giáo không nên tham dự các buổi lễ của Huynh đệ đoàn Linh mục Thánh Piô X, mà các thành viên được gọi là Lefebvrists.
Trong tuyên bố ngày 14 tháng 9, được Tổng giáo phận Panama đăng vào ngày 16 tháng 9, các giám mục đã viết: “Chúng tôi thông báo với dân Chúa rằng Huynh đệ đoàn linh mục của Thánh Piô X do Đức Tổng Giám mục Marcel Lefevbre thành lập năm 1970 chưa hiệp thông trọn vẹn với Giáo hội Công giáo, vì vậy các tín hữu Công giáo phải hạn chế tham dự các buổi lễ của nhóm này.”
“Đối với các bí tích được cử hành trong buổi lễ của họ, các tín hữu được nhắc nhở rằng để cử hành các bí tích cần phải có sự chấp thuận của giám mục hoặc cơ quan có thẩm quyền của giáo hội; và nếu không có nó thì những thứ này là bất hợp pháp”, Hội Đồng Giám Mục nói thêm.
Đức Tổng Giám Mục Lefebvre qua đời trong tình trạng bị rút phép thông công vào năm 1991 vì đã tấn phong bốn giám mục mà không có sự chấp thuận của Đức Gioan Phaolô II. Đức Cha Lefebvre thành lập Huynh Đoàn Thánh Piô X như một phản ứng đối với những gì ngài coi là sai sót đã xâm nhập vào Giáo hội Công giáo sau Công đồng Vatican II.
Trong bối cảnh đối thoại giữa Vatican và những người theo Huynh Đoàn Thánh Piô X, năm 2009, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô 16 đã dỡ bỏ vạ tuyệt thông đối với bốn giám mục được Đức Cha Lefebvre thánh hiến năm 1988 là Bernard Fellay, Bernard Tissier de Mallerais, Richard Williamson và Alfonso de Galarreta.
Các giám mục Panama cũng minh định rằng: “Về việc cử hành Thánh lễ bằng tiếng Latinh, chúng tôi thông báo rằng thánh lễ này không bị cấm trong Giáo hội Công giáo, nhưng nó phải được các giám mục chấp thuận.”
Vatican đã công bố tự sắc Traditionis Custodes của Đức Giáo Hoàng Phanxicô vào ngày 16 tháng 7 năm 2021. Văn bản gần như hạn chế hoàn toàn việc cử hành Thánh lễ Latinh truyền thống hoặc nghi thức Tridentine của Sách lễ năm 1962.
Với tài liệu này, Đức Thánh Cha đã thay đổi các điều khoản được đưa ra bởi người tiền nhiệm của ngài, Đức Bênêđíctô XVI, trong tự sắc Summorum Pontificum năm 2007, để Thánh lễ Latinh truyền thống trở nên phổ biến rộng rãi hơn.
Traditionis Custodes xác định rằng giám mục địa phương là người cho phép cử hành Bí tích Thánh Thể bằng Sách lễ năm 1962. Nếu vị linh mục xin phép được thụ phong sau khi tự sắc được công bố, thì Vatican phải cấp phép.
Đức Tổng Giám mục Georg Gänswein, thư ký riêng của Đức Bênêđíctô XVI bắt đầu từ năm 2003, đã tuyên bố trong hồi ký của mình rằng đối với Đức cố Giáo Hoàng, Traditionis Custodes là “một sai lầm” và ngài đã đọc bản văn này “với nỗi đau trong lòng”.
Nhiều tín hữu cảm thấy khó tham dự thánh lễ Latinh truyền thống đã gia nhập Huynh Đoàn Thánh Piô X.
3. Đức Thánh Cha sẽ gặp một số di dân tại Pháp
Trong cuộc viếng thăm tại thành phố Marseille bên Pháp, vào cuối tuần này, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ gặp một số người nhập cư đến Pháp, qua đường Briançon ở núi Alps, giáp giới với nước Ý.
Đức Hồng Y Jean-Marc Aveline, Tổng giám mục Giáo phận Marseille, cho biết như trên, trong cuộc họp báo hôm Chúa nhật, ngày 17 tháng Chín vừa qua, để trình bày “Các cuộc gặp gỡ Địa Trung Hải”, khai diễn cùng ngày 17 tháng Chín và sẽ được Đức Thánh Cha bế mạc ngày 23 tháng Chín này.
Đức Hồng Y cho biết cuộc gặp gỡ những người di dân sẽ diễn ra chiều thứ Sáu, ngày 22 tháng Chín, khi Đức Thánh Cha đến Đài tưởng niệm những người hàng hải và di dân chết trong biển, để mặc niệm. Trong dịp này, ngài cũng sẽ gặp các hiệp hội dấn thân cứu giúp những người di dân trên biển cả và trên vùng núi, đặc biệt là tại Briançon. Thị trấn này có khoảng 12.000 dân cư là nơi những người di dân từ Ý tìm cách lén vào Pháp, tránh thoát sự kiểm soát của cảnh sát Pháp. Họ tiến qua những con đường núi ở cao độ, nguy hiểm, để qua biên giới. Đó là con đường rất khó khăn vì nhiệt độ xuống rất thấp. Trong cuộc gặp gỡ, những người di dân đã trải qua con đường đó sẽ kể lại cho Đức Thánh Cha hoàn cảnh sống khó khăn của họ.
1. Tướng Ben Hodges thúc đẩy Hoa Kỳ cung cấp ATACM đầy đủ năng lực cho Ukraine
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Ukraine Needs Full ATACM Capabilities: Retired US General”, nghĩa là “Tướng hồi hưu Hoa Kỳ nhận định rằng Ukraine cần đầy đủ năng lực của ATACM.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Mỹ phải cung cấp cho Ukraine hệ thống hỏa tiễn chiến thuật của quân đội, gọi tắt là ATACMS, có đầy đủ khả năng tấn công vào các mục tiêu của Nga ở Crimea chứ không phải một phiên bản thấp hơn, Trung tướng về hưu Ben Hodges nói với Newsweek.
Tổng thống Joe Biden đã nói với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy trong chuyến thăm Mỹ hôm thứ Năm rằng Kyiv sẽ nhận được hệ thống hỏa tiễn mà nước này yêu cầu. Đây là thông tin được NBC cho biết dẫn lời ba quan chức Mỹ và một quan chức quốc hội.
Tuy nhiên, Tòa Bạch Ốc mà Newsweek đã gửi email để bình luận, vẫn chưa xác nhận điều này và các hệ thống này không nằm trong gói viện trợ quân sự trị giá 325 triệu Mỹ Kim được công bố cho Ukraine trong tuần này. Reuters đưa tin Ngũ Giác Đài cũng kín tiếng khi nói rằng “liên quan đến ATACMS, chúng tôi không có gì để công bố”.
Hodges nói rằng ông không tin rằng Washington đã đưa ra quyết định cung cấp hệ thống này. Ông nói thêm rằng các báo cáo chưa được xác nhận cho thấy loại ATACMS sẽ được chuyển giao “là biến thể bom chùm có tầm bắn ngắn hơn”.
Điều này sẽ hữu ích cho một số mục tiêu “nhưng không hiệu quả bằng việc phá hủy các cơ sở lớn của Nga ở Crimea”, Hodges nói.
Tướng Hodges nói thêm, nếu chính quyền Biden cuối cùng đã quyết định cung cấp vũ khí, “tại sao lại có một kế hoạch truyền thông khó hiểu cho quyết định này?”
Tướng Hodges nói: “Tại sao bây giờ thay vì ở căn cứ không quân Đức Ramstein hoặc trong chuyến thăm Washington DC của Tổng thống Zelenskiy”. Điều này sẽ gây thêm áp lực lên Đức trong việc cung cấp hệ thống hỏa tiễn Taurus, là hệ thống mà Ukraine cũng rất cần.
Tướng Hodges là cựu tướng chỉ huy của Quân đội Hoa Kỳ ở Âu Châu. Ông là một trong những nhân vật quân sự đã kêu gọi Washington cung cấp cho Kyiv các hệ thống tầm xa để nước này có thể chiếm lại Crimea mà Mạc Tư Khoa đã chiếm giữ vào năm 2014.
ATACMS có tầm bắn lên tới 290 km, nghĩa là lực lượng Ukraine có thể tấn công các mục tiêu ở xa hơn so với hỏa tiễn từ Hệ thống hỏa tiễn pháo binh cơ động cao, gọi tắt là HIMARS, do Mỹ cung cấp và hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt M270.
Tướng Hodges nói: “Chính quyền Biden dường như vẫn lo ngại về việc cung cấp khả năng tấn công chính xác tầm xa mà Ukraine có thể sử dụng để chống lại các mục tiêu bên trong Nga”. Ông lưu ý rằng Anh và Pháp rất vui khi Ukraine không sử dụng các hỏa tiễn mà họ đã cung cấp, Storm Shadow và SCALP, để tấn công vào lãnh thổ Nga.
Tướng Hodges nói thêm: “Tuy nhiên, việc chuyển giao những vũ khí này ngay lập tức sẽ tạo ra sự khác biệt trong việc hỗ trợ những nỗ lực của Ukraine nhằm biến Crimea thành không thể bảo vệ được đối với các lực lượng của Nga”.
Crimea đã trở thành tâm điểm mới cho cuộc chiến mà Nga khơi mào và là nơi xảy ra hàng loạt cuộc tấn công nổi bật trong những tuần gần đây. Hôm thứ Sáu, trụ sở Hạm đội Hắc Hải của Nga ở Sevastopol đã bị tấn công, Kyiv nói rằng hai tướng lĩnh của Mạc Tư Khoa nằm trong số những người thương vong.
Túy Vân xin mở ngoặc để nói thêm rằng các blogger quân sự Nga thậm chí nói rằng có đến 3 tướng Nga nằm trong số những trường hợp thương vong. Tuy nhiên, Trung Tướng Kyrylo Budanov, Giám đốc Tình Báo quân đội Ukraine, cho rằng chỉ có hai người. Ông nói với Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ rằng Thượng Tướng Oleksandr Romanchuk, Tư Lệnh chiến trường Zaporizhzhia, bị thương nghiêm trọng. Trung Tướng Oleg Tsekov, Tư Lệnh Lữ Đoàn Thủy Quân Lục Chiến Biệt Lập 200 đang trong tình trạng hôn mê. Riêng trường hợp Đô Đốc Viktor Sokolov, mà một số blogger quân sự Nga khẳng định đã tử trận, Trung Tướng Kyrylo Budanov cho biết ông không xác nhận hay bác bỏ tin đó vì Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Ukraine không có thông tin về người này.
Kyiv đã nhìn nhận rằng, vào ngày 13 tháng 9, Ukraine đã tấn công các mục tiêu hải quân và cơ sở hạ tầng cảng của Nga trong thành phố, trong đó một tàu lớn và một tàu ngầm bị hư hỏng nặng đến mức không thể sửa chữa được.
2. Tờ Financial Times cho rằng Tổng thống Biden đã quyết định trao ATACMS cho Ukraine ngay cả trước khi Tổng thống Zelenskiy đến New York
Theo một báo cáo trên tờ Financial Times, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã quyết định cung cấp cho Ukraine các hệ thống hỏa tiễn chiến thuật quân sự tầm xa (ATACMS) trước chuyến thăm Mỹ của Volodymyr Zelenskiy, nhưng không công bố trong tuần này vì lý do chiến lược.
Tờ báo trích dẫn một nguồn tin nói rằng chính quyền đã chọn không công bố quyết định này một cách công khai để tránh thông báo cho Nga, khiến lực lượng của họ phải di chuyển các tuyến tiếp tế của họ ra xa tiền tuyến hơn.
Biden nói với Zelenskiy rằng Washington sẽ cung cấp cho Ukraine một số lượng nhỏ ATACMS, NBC News đưa tin hôm thứ Sáu.
Financial Times đưa tin hôm thứ Bảy rằng các nguồn tin của họ nói rằng Washington sẽ gửi một phiên bản hỏa tiễn được trang bị đạn chùm, thay vì một đầu đạn đơn lẻ.
3. Phản ứng dữ dội từ các nhân vật truyền hình của Điện Cẩm Linh trước khả năng phòng không yếu kém của Nga ở bán đảo Crimea
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Crimea Black Sea HQ Strike Sparks Furious Reaction From Russian TV Figures”, nghĩa là “Cuộc tấn công của trụ sở Hắc Hải ở Crimea gây ra phản ứng dữ dội từ các nhân vật truyền hình Nga.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Các nhà tuyên truyền của Điện Cẩm Linh đã phản ứng với sự lo ngại về khả năng của Mạc Tư Khoa trong việc ngăn chặn hỏa tiễn của Ukraine, sau cuộc tấn công vào trụ sở Hải quân Hắc Hải của Nga ở Sevastopol, Crimea.
Hậu quả của cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của Ukraine vào trung tâm biểu tượng của Hải quân Nga mà Kyiv tuyên bố hôm thứ Sáu vẫn đang được đánh giá. Tuy nhiên, cựu cố vấn Điện Cẩm Linh Sergei Markov nói rằng điều đó cho thấy “chúng ta đang chứng kiến sự leo thang rõ ràng của các cuộc tấn công” bằng hỏa tiễn và máy bay không người lái do phương Tây cung cấp.
“Lực lượng phòng không của quân đội Nga rõ ràng cần được tăng cường một cách nghiêm chỉnh”, Markov nói trên Telegram, sau cái mà ông gọi là cuộc tấn công lớn nhất của Ukraine vào Crimea kể từ khi bắt đầu chiến tranh.
Margarita Simonyan, tổng biên tập kênh Russia Today, gọi tắt là RT, và là khách mời thường xuyên của đài truyền hình nhà nước Nga, cho biết rằng cuộc tấn công do tập thể phương Tây thực hiện. Bà đã đưa ra lời cảnh báo tới các đồng minh của Ukraine.
Simonyan nói: “Sự leo thang sẽ tiếp tục theo cấp số nhân cho đến khi chúng tôi buộc phải đưa ra tối hậu thư cho tất cả họ rằng từ giờ trở đi chúng tôi sẽ coi họ như những người tham gia”. Bà nói thêm rằng các đồng minh của Ukraine nên được coi là đối thủ quân sự.
Người dẫn chương trình truyền hình nhà nước Nga Sergey Mardan mô tả cuộc tấn công là “một đòn giáng mạnh vào toàn bộ giới thượng lưu Nga”, mà ông tin rằng đang tìm cách đóng băng cuộc xung đột vào mùa thu năm 2023.
Mardan cho biết rằng giới tinh hoa Nga không muốn chiến đấu và coi cuộc xâm lược toàn diện là một sai lầm thảm khốc.
Mardan viết: “Cách lý tưởng đối với họ là một thất bại quân sự 'có giới hạn' của Nga. “Chúng ta chỉ cần chứng minh rằng chúng ta không thể thắng.” Ông nói thêm rằng cuộc tấn công hôm thứ Sáu đã phá tan huyền thoại rằng “Crimea đã được chiếm mà không có một phát súng nào vào năm 2014”.
Brady Africk, nhà phân tích tại Viện Doanh nghiệp Mỹ, đã đăng trên X (trước đây là Twitter) những hình ảnh vệ tinh về hậu quả của vụ tấn công trong đó có thể thấy khói bốc lên từ tòa nhà. Ông lưu ý các video cho thấy hỏa tiễn hành trình Storm Shadow và SCALP do Pháp và Anh cung cấp do Ukraine vận hành đã tấn công địa điểm này như thế nào.
Kyrylo Budanov, nhà lãnh đạo Tổng cục Tình báo Ukraine, nói với Đài Tiếng nói Hoa Kỳ rằng 9 người thiệt mạng và 16 người bị thương. Trong số những người bị thương có chỉ huy nhóm các lực lượng ở Zaporizhzhia, Thượng Tướng Alexander Romanchuk, trong khi tham mưu trưởng, Trung tướng Oleg Tsekov “hôn mê”. Newsweek vẫn chưa thể xác minh những tuyên bố này.
Budanov nói với đài Tiếng Nói Hoa Kỳ hôm thứ Bảy rằng: “Số lượng quân nhân chính quy bị thương không phải là nhân viên của trụ sở vẫn đang được xác định”.
Tuy nhiên, Andrey Kortunov, cố vấn Bộ Ngoại giao Nga và giám đốc Hội đồng các vấn đề quốc tế Nga, nói rằng các cuộc tấn công có ý nghĩa quan trọng về mặt tâm lý, mặc dù “về mặt quân sự, tôi không nghĩ nó thực sự gây ra thiệt hại lớn đến vậy”.
“Nó không tấn công bất kỳ mục tiêu quân sự thực sự quan trọng nào”, Kortunov nói với chương trình phát thanh Today của BBC hôm thứ Bảy. “Thiệt hại, ít nhất là theo báo cáo mà chúng tôi nhận được, là khá hạn chế.” Newsweek đã gửi email cho bộ quốc phòng Ukraine và Nga để bình luận
4. Hải quân Ukraine cho biết các cộng tác viên Crimea nhận ra họ phải chạy trốn
Sau các cuộc tấn công thành công do Lực lượng vũ trang Ukraine phát động, những người cộng tác ở Crimea nhận ra rằng họ phải chạy trốn khỏi bán đảo bị tạm chiếm.
“Trong số những thông tin chúng tôi nhận được, có thông tin cho thấy một số cộng tác viên đã nhận ra rằng họ cần phải di chuyển đi đâu đó,” Dmytro Pletenchuk, phát ngôn viên của Hải quân các lực lượng vũ trang Ukraine, cho biết, khi được hỏi về khả năng tái khởi động các căn cứ, các tàu thuyền và thương vong của các chỉ huy Nga ở Crimea sau các cuộc tấn công có mục tiêu rõ ràng của lực lượng phòng thủ.
Nói về tổn thất của Hạm đội Hắc Hải của Nga do các cuộc tấn công của AFU, ông nói rằng việc Nga che giấu những dữ liệu này là điều khá logic.
“Nhưng nếu chúng ta đang nói về các quan chức cấp cao của Bộ chỉ huy Hải quân Hạm đội Hắc Hải của Liên bang Nga, thì những cáo phó này sớm hay muộn chắc chắn sẽ xuất hiện. Về phía thủy thủ đoàn, chúng tôi không thể nói rằng có tin tức đặc biệt nào về vấn đề này”, phát ngôn nhân Hải quân cho biết.
Đồng thời, ông tuyên bố rằng ông không thể xác nhận “sự tham gia của chúng ta” vào việc này. Pletenchuk nói thêm: “Tôi chỉ có thể lưu ý rằng công việc đang diễn ra, thiệt hại do hỏa hoạn vẫn tiếp tục và sẽ tiếp tục”.
Như đã đưa tin, Cục Truyền thông Chiến lược của Văn phòng Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Ukraine xác nhận rằng Lực lượng Phòng vệ đã tiến hành thành công cuộc tấn công vào trụ sở Hạm đội Hắc Hải của Liên bang Nga tại vùng đất tạm thời bị tạm chiếm. Sevastopol vào khoảng 12h ngày 22/9.
Cục trưởng Cục Tình báo Bộ Quốc phòng Ukraine Kyrylo Budanov cho biết ít nhất 9 người đã thiệt mạng và 16 người bị thương, trong đó có các tướng Nga, do vụ tấn công.
Ông xác nhận Thượng Tướng Nga Alexander Romanchuk, tư lệnh chiến trường Zaporizhzhia đang trong “tình trạng rất nghiêm trọng”, trong khi Trung tướng Oleg Tsekov, Tư Lệnh Lữ Đoàn Thủy Quân Lục Chiến số 200 đang trong tình trạng hôn mê. Tuy nhiên, Budanov không xác nhận thông tin cho rằng Đô đốc Hạm Đội Hắc Hải Viktor Sokolov đã tử trận trong vụ tấn công, như một số blogger quân sự Nga loan tin.
Cho đến nay, một số blogger quân sự Nga loan tin là Đô đốc Hạm Đội Hắc Hải Viktor Sokolov đã tử trận, một số khác nói rằng ông ta đã mất tích.
Tuy nhiên, chúng tôi xin lưu ý với quý vị và anh chị em rằng cho đến nay, đôi khi người ta thấy các blogger quân sự Nga đưa ra các con số thương vong còn nặng nề hơn các thông tin do phía Ukraine đưa ra. Nhiều người cho rằng họ làm như thế để thu hút sự chú ý đến các kênh trên Telegram của họ. Nhưng, Cố vấn Bộ Nội Vụ Ukraine, Anton Gerashchenko, bác bỏ khả năng này. Theo luật đàn áp tự do báo chí của Putin, tội tung tin giả nói xấu quân đội Nga có thể bị phạt tù đến 15 năm. Ông cho rằng các blogger quân sự Nga theo khuynh hướng bi thảm hóa tình hình là những người có các chương trình nghị sự riêng của họ, chẳng hạn như muốn tấn công vào cá nhân Valery Gerasimov và Sergei Shoigu; và có những thế lực đàng sau cung cấp thông tin và chống lưng cho họ.
Cục Truyền thông Chiến lược hứa sẽ cho biết thông tin sớm nhất có thể.
5. Chủ tịch của cái gọi là Cộng hòa Nhân Dân Donetsk cảnh báo quân Ukraine đang tập trung nhiều tiểu đoàn để tái chiếm thành phố Bakhmut
Lực lượng Ukraine đã tiến hành các cuộc tấn công phối hợp vào một số thị trấn ở khu vực phía đông Donetsk và đang pháo kích dữ dội vào thành phố Bakhmut, một quan chức do Nga bổ nhiệm trong khu vực cho biết hôm thứ Sáu.
“Trong 24 giờ qua trên hướng Krasnolimansk, quân Ukraine đã thực hiện một số hành động và tiến hành trinh sát chiến đấu theo nhiều hướng cùng một lúc”.
Ông liệt kê một số thị trấn ở phía bắc Donetsk gần thành phố Lyman, nơi nằm dưới sự kiểm soát của Ukraine và tuyên bố các cuộc tấn công đã bị lực lượng Nga trấn áp.
Bakhmut bị lực lượng Nga tạm chiếm vào tháng 5 sau nhiều tháng giao tranh tàn khốc nhưng lực lượng Ukraine ngay lập tức bắt đầu đẩy lui xung quanh sườn của họ và chiếm lại một số thị trấn bị phá hủy.
Pushilin cho biết trong đoạn video tuyên bố trên mạng xã hội: “Tình hình ở Bakhmut đang r1 rất căng thẳng, thành phố đang bị pháo kích hỗn loạn”.
Pushilin cũng cho biết lực lượng Ukraine đang tập trung các tiểu đoàn tấn công ở phía bắc thị trấn từng có dân số ước tính khoảng 70.000 người.
6. Ngoại trưởng Nga nói Mỹ đang “trực tiếp gây chiến” với Mạc Tư Khoa
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov hôm thứ Bảy cho rằng Hoa Kỳ và các đồng minh khác của Ukraine đang “trực tiếp gây chiến” với Mạc Tư Khoa.
Một nhà báo đã hỏi ông Lavrov rằng tại thời điểm nào Mỹ sẽ trực tiếp tham gia vào cuộc chiến chống lại Nga, thay vì tham gia vào một cuộc xung đột ủy nhiệm.
“Bạn có thể gọi đây là bất cứ điều gì bạn muốn, nhưng họ đang trực tiếp gây chiến với chúng tôi. Chúng ta có thể gọi đây là một cuộc chiến hỗn hợp nhưng điều đó không thay đổi được thực tế”, ông Lavrov nói. Ông nói thêm: “Họ đang tham gia vào các hoạt động thù địch với chúng tôi một cách hiệu quả, sử dụng người Ukraine làm thức ăn gia súc”.
Ngoại trưởng cho biết Mỹ, Anh và nhiều nước khác đang “tiến hành chiến tranh” chống lại Nga và đang tham gia các hoạt động thù địch chống lại nước này.
Ông Lavrov cho biết Mỹ và các nước khác đang cung cấp số lượng vũ khí ngày càng lớn hơn cho Kyiv, trong khi các vệ tinh quân sự và máy bay tình báo của các nước này cũng được sử dụng để chống lại Mạc Tư Khoa.
Một số bối cảnh: Mạc Tư Khoa thường coi cuộc xâm lược Ukraine mà nước này thường gọi là “chiến dịch quân sự đặc biệt” là một cuộc đấu tranh chống lại nỗ lực thống trị toàn cầu của các cường quốc phương Tây.
Các đồng minh của Kyiv và các cơ quan quốc tế đã bác bỏ mô tả này, nói rằng họ đang giúp bảo vệ Ukraine khỏi một cuộc xâm lược vô cớ và âm mưu chiếm đoạt lãnh thổ.
7. Cảnh sát Na Uy bắt giữ cựu chỉ huy Wagner vì cố gắng tái nhập cảnh trái phép vào Nga
Cảnh sát Na Uy đã bắt giữ một cựu chỉ huy của nhóm lính đánh thuê Wagner vì nghi ngờ rằng anh ta đã cố gắng tái nhập cảnh Nga bất hợp pháp sau khi xin tị nạn ở Na Uy hồi đầu năm nay, luật sư của người đàn ông này cho biết hôm thứ Bảy với Reuters.
Cảnh sát cho biết trong một tuyên bố vào cuối ngày thứ Sáu rằng một người đàn ông ở độ tuổi 20 đã bị bắt giữ vì cố gắng vượt biên trái phép sang Nga, nhưng không nêu tên người này.
Andrei Medvedev đã trốn khỏi Nga vào Tháng Giêng để đến Na Uy. Luật sư của ông, Brynjulf Risnes, nói với Reuters rằng việc bắt giữ ông là do hiểu lầm.
“Anh ta lên đó để xem liệu có thể tìm được nơi anh ta đã vượt qua (vào Na Uy vào Tháng Giêng) hay không. Anh ta bị chặn lại khi đang ở trên một chiếc taxi. Anh ta chưa bao giờ ở gần biên giới… Anh ta chưa bao giờ có ý định vượt biên vào Nga”, Risnes nói.
8. Nhà hoạt động Nga bị bỏ tù 8 năm vì một video tố cáo tội ác của quân Nga
Nga đã tuyên án tù dài hạn cho một nhà hoạt động chính trị vì đăng các bài đăng trên mạng xã hội chỉ trích hoạt động quân sự của Mạc Tư Khoa ở Ukraine.
Phát ngôn nhân của tòa án quân sự ở trung tâm thành phố Yekaterinburg xác nhận với AFP rằng nhà hoạt động Richard Rouz đã bị kết án 8 năm tù.
Nhóm giám sát quyền OVD-Info cho biết, ông đã bị bắt giữ vào tháng 4 năm ngoái sau khi đăng lại một đoạn video cáo buộc lực lượng Nga phạm tội ác chiến tranh ở Bucha, một thị trấn bên ngoài thủ đô Ukraine đã bị tạm chiếm trong vài tuần.
Nhà chức trách cáo buộc anh ta truyền bá thông tin sai lệch bất hợp pháp và sau đó mở một vụ án liên quan đến khủng bố chống lại Rouz, 38 tuổi, sau khi tìm thấy một bài đăng kêu gọi giết Tổng thống Vladimir Putin để chấm dứt tình trạng thù địch ở Ukraine.
OVD-Info cho biết vợ ông, Marya Rouz, đã bị giam giữ vào tháng 4 năm 2022 và được thả để chờ xét xử.
Nhóm này cho biết cô đã trốn sang Armenia, nơi cô bị giam giữ và đe dọa dẫn độ cùng với con trai mình. OVD-Info cho biết cô đã được thả và kể từ đó đã trốn sang Ba Lan.
Nhóm giám sát cho biết khoảng 20.000 người ở Nga đã bị giam giữ vì lên tiếng phản đối cuộc xung đột. Một số nhân vật đối lập chính trị cao cấp cũng đã bị kết án tù dài hạn vì phản đối cuộc xung đột.
9. Giám đốc phòng thủ mạng Kyiv cho biết tin tặc Nga tấn công mạng lưới điều tra tội ác chiến tranh
Các điệp viên Nga đang sử dụng tin tặc để tấn công vào các hệ thống máy tính tại các cơ quan thực thi pháp luật ở Ukraine nhằm xác định và thu thập bằng chứng liên quan đến cáo buộc tội ác chiến tranh của Nga, giám đốc phòng thủ mạng của Ukraine nói với Reuters.
Yurii Shchyhol, nhà lãnh đạo Cơ quan Bảo vệ Thông tin và Truyền thông Đặc biệt của Ukraine, cơ quan phụ trách phòng thủ mạng, tuyên bố rằng các tin tặc, làm việc cho các cơ quan tình báo GRU và FSB của Nga, đã đẩy mạnh các chiến dịch xâm nhập kỹ thuật số nhắm vào văn phòng và các phòng ban của tổng công tố Ukraine là những nơi ghi lại tội ác chiến tranh của Nga.
Đã có sự thay đổi về phương hướng, từ việc tập trung vào các cơ sở năng lượng sang các tổ chức thực thi pháp luật mà trước đây không thường xuyên bị nhắm tới.
Ông nói thêm: “Sự thay đổi này, hướng tới tòa án, công tố viên và các đơn vị thực thi pháp luật, cho thấy tin tặc đang thu thập bằng chứng về tội ác chiến tranh của Nga ở Ukraine” nhằm theo dõi các cuộc điều tra của Ukraine.
Hoạt động gián điệp sẽ được cơ quan này làm nổi bật trong một báo cáo sắp tới sẽ được công bố vào thứ Hai.
Yurii Shchyhol nhận định rằng 'Chiến tranh mạng sẽ không kết thúc ngay cả sau khi Ukraine giành chiến thắng trên chiến trường'
Theo một báo cáo được Reuters xem thấy, cho biết tin tặc cũng đang cố gắng thu thập thông tin tình báo về các công dân Nga bị bắt ở Ukraine, nhằm “giúp những cá nhân này tránh bị truy tố và đưa họ trở về Nga”.
Bộ Ngoại giao Nga và FSB chưa trả lời yêu cầu bình luận của Reuters. Cơ quan tình báo quân sự GRU của Nga không thể đưa ra bình luận.
Shchyhol tuyên bố bộ phận của ông đã nhìn thấy bằng chứng cho thấy tin tặc Nga đang truy cập vào camera an ninh tư nhân ở Ukraine để theo dõi kết quả của các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và máy bay không người lái tầm xa.
Chúng tôi đã ghi lại một số nỗ lực nhằm giành quyền truy cập vào máy quay video gần các cơ sở mà họ tấn công và vào các hệ thống cung cấp thông tin về sự ổn định của mạng lưới năng lượng.
Shchyhol nói thêm: “Bạn cần hiểu rằng cuộc chiến tranh mạng sẽ không kết thúc ngay cả sau khi Ukraine giành chiến thắng trên chiến trường”.
10. Thêm 3 tàu đi qua hành lang được chỉ định ở Hắc Hải để lấy hàng tại các cảng Ukraine
Đại sứ Mỹ tại Ukraine Bridget A. Brink cho biết hôm thứ Bảy rằng có thêm ba tàu đi qua hành lang nhân đạo ở Hắc Hải để cập cảng Ukraine trong tuần này.
“Hai tàu xuất khẩu chở ngũ cốc tới các cảng ở Phi Châu, Á Châu và Trung Đông hiện đang trên đường đến Bosphorus,” Brink cho biết như trên và nhấn mạnh rằng “Bất chấp việc Nga rút khỏi Sáng kiến Ngũ cốc Hắc Hải, Ukraine vẫn tiếp tục nỗ lực cung cấp lương thực cho thế giới.”
Một số bối cảnh: Nga đã rút khỏi một thỏa thuận do Liên Hiệp Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian vào tháng 7 vốn cho phép Ukraine xuất khẩu ngũ cốc thông qua các chuyến hàng qua Hắc Hải. Mạc Tư Khoa cảnh báo rằng bất kỳ tàu nào hướng tới Ukraine sẽ bị coi là có khả năng mang theo vũ khí.
Tháng trước, hải quân Ukraine đã ban hành lệnh tuyên bố “các hành lang tạm thời” cho các tàu buôn đến và đi từ các cảng Ukraine, mặc dù thừa nhận vẫn có nguy cơ gặp phải mìn hoặc các cuộc tấn công của Nga trên tất cả các tuyến đường.
11. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh
Trong bản tin tình báo mới nhất, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh đã đưa ra các nhận định sau liên quan đến cuộc sống trong xã hội Nga ngày nay. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Phượng.
Trong những tuần gần đây, khách hàng Nga rất có thể đang gặp phải tình trạng thiếu xăng và dầu diesel cục bộ. Sự thiếu hụt dường như không phải là kết quả trực tiếp của chiến tranh.
Chúng có thể được gây ra bởi một loạt các yếu tố, bao gồm sự gia tăng nhu cầu ngắn hạn từ khu vực nông nghiệp, việc bảo trì các nhà máy lọc dầu vào mùa hè hàng năm và giá xuất khẩu hấp dẫn.
Vào ngày 21 tháng 9 năm 2023, Nga đã đình chỉ gần như toàn bộ hoạt động xuất khẩu dầu diesel và xăng để ổn định thị trường nội địa.
Động thái này gần như chắc chắn sẽ hạn chế hơn nữa nguồn cung trong một thị trường toàn cầu thắt chặt, có thể có tác động lớn nhất đến các quốc gia hiện đang phụ thuộc vào nguồn cung cấp nhiên liệu của Nga.
Nói cho dễ hiểu là xăng dầu ở nhiều quốc gia sẽ lên giá.
12. Đây là những gì quân đội Ukraine đang tập trung hoàn thành dọc mặt trận phía Nam, theo vị tướng hàng đầu
Vị tướng chỉ huy cuộc chiến của Ukraine dọc theo tiền tuyến phía nam đã phát biểu trong tuần này về sự tập trung của ông vào khu vực Zaporizhzhia đang bị tranh chấp gay gắt.
Tướng Oleksandr Tarnavsky tin rằng bước đột phá lớn của Ukraine - bước đột phá lớn nhất trong cuộc phản công đang diễn ra của nước này - vẫn chưa đến, ông nói với phóng viên quốc tế cao cấp của CNN Frederik Pleitgen trong một cuộc phỏng vấn độc quyền hôm thứ Sáu.
“Tôi nghĩ điều đó sẽ xảy ra sau Tokmak,” Tarnavsky nói, đề cập đến một thành phố đóng vai trò là trung tâm chiến lược phía nam của Nga, nằm cách các vị trí mà quân đội Ukraine hiện đang chiến đấu khoảng 20 km. “Hiện tại, họ đang dựa vào độ sâu của tuyến phòng thủ ở đó.”
Thay vì “phòng tuyến Surovikin”, là tuyến phòng thủ được xây dựng theo lệnh của cựu Tướng Sergey Surovikin, Tarnavsky cho biết vấn đề lớn hơn là “ngã tư, hàng cây và bãi mìn giữa các hàng cây”.
Ông nói: “Có sự kết hợp của các nhóm phòng thủ nhỏ, nguy hiểm của đối phương hiện đang được thiết lập rất chính xác và thành thạo”. “Nhưng hành động của các chiến binh của chúng tôi buộc họ phải từ từ rút lui khi đối mặt với đội tấn công của chúng tôi.”
Tích cực về kết quả cuối cùng, vị tướng thừa nhận rằng để cuộc phản công thành công, lực lượng Ukraine ít nhất cần phải tiếp cận Tokmak.
“Tokmak là mục tiêu tối thiểu,” ông nói. “Mục tiêu tổng thể là đến được biên giới tiểu bang của chúng tôi.”
Tarnavsky hôm thứ Sáu cho biết lực lượng của ông đã đạt được bước đột phá gần thị trấn Verbove, nằm ở phía đông bắc Tokmak ở vùng Zaporizhzhia phía nam Ukraine.
13. Nga sử dụng tất cả mọi thứ sẵn có để tấn công trả đũa Ukraine vụ tấn công vào Hạm Đội Hắc Hải
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều Chúa Nhật 24 tháng Chín, Phát ngôn nhân của lực lượng không quân Ukraine, Đại Tá Yurii Ihnat, cho biết:
Quân đội Nga sử dụng hỏa tiễn chống hạm Oniks có tầm bắn hạn chế để tấn công khu vực Odesa và Mykolayiv do thiếu hỏa tiễn hành trình.
“Hỏa tiễn lớp Kalibr hoặc Kh của hàng không chiến lược có thể vươn xa hơn, đánh sâu vào đất nước ta. Hỏa tiễn Oniks không tới được đó, vì vậy, do đó, đôi khi chúng cũng được sử dụng để tấn công vào các khu vực Odesa và Mykolayiv”, Đại Tá Ihnat nói.
Ông lưu ý, hỏa tiễn Oniks có tầm bắn giới hạn lên tới 600 km.
“Nếu một hỏa tiễn được phóng thấp hơn, gần mặt nước hơn thì... bán kính hoạt động của nó thực tế sẽ giảm đi một nửa. Về nguyên tắc, đây là hỏa tiễn chống hạm có thể bắn trúng bờ biển. Vì vậy, đối phương đang sử dụng loại vũ khí mà chúng có theo hướng này”, phát ngôn nhân giải thích.
Theo ông, người Nga tiết kiệm hỏa tiễn Kalibr bằng cách sử dụng một loại vũ khí khác để tấn công hướng nam.
“Họ có nhiều loại vũ khí khác nhau để tấn công. Họ có hỏa tiễn Kh-22 trên các tàu phóng hỏa tiễn tầm xa, họ có vũ khí hàng không loại Kh-59, Kh-31 - những hỏa tiễn mà họ cũng thường sử dụng để tấn công lãnh thổ của chúng ta. Tức là đối phương sử dụng loại vũ khí mà họ cho là hợp lý hơn để sử dụng theo hướng này hay hướng khác”, Ihnat nói.
Khi được hỏi liệu lực lượng phòng không có thể “tác động” đến việc này hay không, phát ngôn nhân nói: “Tất nhiên là chúng tôi có thể”.
Trong cuộc họp báo, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov cho biết Trong 24 giờ qua, 390 lính Nga đã bị loại khỏi vòng chiến cùng với 7 xe tăng, 2 xe thiết giáp, 23 hệ thống pháo, một hệ thống phòng không, và 18 xe chuyển quân và nhiên liệu.
Tính chung từ ngày 24 tháng 2, 2022 đến 24 Tháng 9, 275.850 quân nhân Nga đã bị loại khỏi vòng chiến. Tổn thất của quân xâm lược còn bao gồm 315 chiến đấu cơ, 316 máy bay trực thăng, 4.662 xe tăng, 4.888 máy bay không người lái, 8.914 xe thiết giáp, 1.518 hỏa tiễn hành trình, 6.233 hệ thống pháo, 20 tàu chiến, một tàu ngầm, 789 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, 8.734 xe chuyển quân và nhiên liệu, 531 hệ thống phòng không, cùng 914 thiết bị chuyên dụng.
1. Bốn giám mục Trung Quốc đến Bỉ, Hòa Lan và Pháp để nối lại cộng tác
Bốn giám mục Công Giáo Trung Quốc đã đến Âu châu để nối lại những tương quan cộng tác huynh đệ bị đình trệ trong thời đại địch Covid.
Hãng tin Fides của Bộ Loan báo Tin mừng, truyền đi ngày 18 tháng Chín vừa qua cho biết bốn giám mục đó là Đức Cha Giuse Quách Kim Tài, Giám mục Giáo phận Thừa Đức, tỉnh Hà Bắc, tân Giám đốc Đại chủng viện quốc gia ở Thẩm Dương, Đức Cha Lưu Tân Hồng, Giám mục An Huy, Đức Cha Giuse Thôi Khánh Kỳ, Giám mục Hán Khẩu tỉnh Vũ Hán, Đức Cha Bùi Quân Dân, Giám mục Giáo phận Thẩm Dương và có cha Đinh Dương, thuộc Giáo phận Trùng Khánh.
Các vị đến Bỉ theo lời mời của Hội Ferdinand Verbiest ở Louvain, một tổ chức được sự bảo trợ của Tỉnh dòng Thừa sai Khiết tâm Đức Mẹ (CICM), quen gọi là các cha dòng Scheut. Phái đoàn đã tới Louvain bên Bỉ, ngày 07 tháng Chín, bắt đầu cuộc viếng thăm một tuần lễ. Đoàn đã được cha Jeroom Heyndrickx, thừa sai, người bạn thân của Giáo Hội Công Giáo tại Trung Quốc, cùng với các thành viên khác cũng như các học giả về Trung Quốc đón tiếp.
Trong những ngày lưu lại Bỉ, bốn giám mục Trung Quốc đã thực hiện một khóa huấn luyện ngắn cho các linh mục, tu sĩ và giáo dân đến từ Hoa Lục, cũng như tham gia các cuộc gặp gỡ tại trụ sở hội Linh mục Verbiest và học viện Trung Hoa, để tìm kiếm những phương thức mới hầu khởi động lại những trao đổi và khóa huấn luyện, cộng tác với các giáo phận ở Trung Quốc. Đoàn giám mục Hoa Lục đã được Đức Hồng Y Jozef De Kesel, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Bỉ, nguyên Tổng giám mục Giáo phận Malines-Bruxelles, tiếp kiến. Cuộc gặp gỡ kết thúc với thánh lễ đồng tế tại nhà nguyện Tòa Tổng giám mục sở tại, với sự hiện diện của Đức Cha Luc Terlinden, tân Tổng giám mục thủ đô Vương Quốc Bỉ.
Sau nước Bỉ, bốn giám mục Trung Quốc còn sang Hòa Lan viếng thăm Nhà Mẹ của Dòng Ngôi Lời ở Steyl, sau đó các vị sang Pháp, từ ngày 12 đến ngày 15 tháng Chín để gặp gỡ các vị thuộc Hội thừa sai Paris.
Hội Ferdinand Berbiest được Tỉnh dòng thừa sai Scheut Trung Hoa thành lập năm 1982 với mục đích nghiên cứu học thuật, trao đổi văn hóa, đối thoại và cộng tác giữa các Giáo hội, thăng tiến đối thoại và cộng tác văn hóa với Trung Quốc và với Giáo Hội Công Giáo tại nước này. Hội cũng dấn thân nghiên cứu học thuật cùng với các học viện ở Trung Quốc và Bỉ. Hội cộng tác với Giáo hội tại Trung Quốc trong tinh thần huynh đệ Kitô và hiệp thông giữa các Giáo hội địa phương. Cộng tác với Trung Quốc, Hội này góp phần đào tạo các linh mục của Giáo hội, qua việc giảng dạy tại các chủng viện, cấp học bổng và dấn thân mục vụ và xã hội.
2. Giáo Hội Công Giáo Đức giúp 673 triệu Euro trong năm 2022
Trong năm ngoái, 2022, tổng cộng Giáo Hội Công Giáo Đức đã tài trợ 673 triệu Euro cho các dự án mục vụ, xã hội và phát triển ở các nước nghèo trên thế giới.
Con số trên đây được trình bày trong phúc trình thường niên tựa đề: “Giáo hội hoàn vũ 2022 (Weltkirche 2022), công bố ngày 15 tháng Chín vừa qua, do Ủy ban đặc biệt của Hội đồng Giám mục Đức, trong đó có đại diện của những tổ chức và cơ quan quan trọng nhất của Giáo hội Đức trên bình diện quốc tế.
Ấn bản năm nay tập trung về những tình trạng chiến tranh và bạo lực, cũng như về vấn đề đời sống và đức tin trong những hoàn cảnh như thế. Ngoài chứng từ của những người bị thương tổn, còn có những tấm gương về công việc hòa giải và ký ức của Giáo hội, đồng hành với những người tị nạn và suy tư về sự có thể dung hợp giữa việc bảo vệ chống bạo lực và sứ điệp hòa bình của Kitô giáo.
Các thống kê tài chánh trong phúc trình cho thấy nguồn gốc và việc sử dụng các ngân khoản giúp Giáo hội trên thế giới. Phần lớn các số tiền đó do các ân nhân đóng góp, qua các cuộc lạc quyên và tiền thuế của Giáo hội. Số tiền những người đóng góp cho các tổ chức bác ái Công Giáo và các dòng tu lên tới gần 425 triệu Euro trong năm ngoái. Ngoài ra, có 29 triệu Euro đến từ các cuộc lạc quyên cho các lý do của Giáo hội hoàn vũ. Hội đồng Giám mục Đức, qua hiệp hội các giáo phận Đức và mỗi giáo phận đều hỗ trợ công việc của các tổ chức bác ái Công Giáo, rút từ tiền thuế các tín hữu đóng cho Giáo hội, ngân khoản này là 47,8 triệu Euro. Ngoài ra, chính phủ cũng hỗ trợ các dự án phát triển của Giáo hội và những can thiệp cứu trợ khẩn cấp trong trường hợp thiên tai.
Chủ tịch Hội đồng Ủy ban “Giáo hội hoàn vũ” là Đức Cha Bertram Meier, Giám mục Giáo phận Augsburg, bày tỏ cảm kích vì mức độ dấn thân đối với Giáo hội hoàn cầu. Ngài nói: “Tình liên đới vượt biên giới này hoàn toàn thuộc về sứ mạng của Giáo hội, và chúng tôi muốn bảo đảm trong tương lai. Chúng tôi cám ơn những người đã đóng góp ít nhiều, thực thi tình liên đới đối với những người túng thiếu trên thế giới”.
Đức Cha cũng cám ơn chính quyền Đức vì đã tín nhiệm nơi hoạt động chuyên môn của Giáo hội trong lãnh vực này qua sự đóng góp cho các sứ vụ của Giáo hội. Ngoài ra, cần nhắc đến sự dấn thân của đông đảo người thiện nguyện trong các giáo xứ, các hội đoàn và trường học. Chính sự dấn thân của họ làm cho tầm mức hoạt động của Giáo hội trên bình diện thế giới có thể tiến hành được”.
Hội đồng của tổ chức “Giáo hội hoàn vũ” ở Đức gồm đại diện của Hội đồng Giám mục, các giáo phận, Hội đồng các Bề trên dòng tu, các tổ chức bác ái của Giáo hội Đức hoạt động quốc tế, như Advenia, Caritas quốc tế, tổ chức Nhi đồng truyền giáo, quen gọi là “Các ca viên ngôi sao”, Misereor, Missio Aachen và Munich, Renovabis, Hội thánh Bonifaxio, v.v.
3. Một giám mục Đức phê bình sự tai hại của Tiến trình Công nghị tại Đức
Một giám mục Đức, là Đức Cha Stefan Oster, Giám mục Giáo phận Passau, miền nam Đức, phê bình sự tai hại của Tiến trình Công nghị trong Giáo Hội Công Giáo tại nước này, vì gia tăng những lập trường cực đoan trong Giáo hội, giữa dân Chúa, giữa các giám mục và trong tương quan của Giáo Hội Công Giáo với Tòa Thánh.
Tiến trình Công nghị của Công Giáo Đức là một tiến trình do Hội đồng Giám mục và Ủy ban trung ương giáo dân Công Giáo Đức đề xướng nhắm cải tổ Giáo hội sau những vụ giáo sĩ lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên trong những thập niên trước đây: cải tổ trong bốn lãnh vực cũng là bốn diễn đàn của công nghị: cải tổ việc thực thi quyền bính trong Giáo hội, cụ thể là dân chủ hóa; vai trò của phụ nữ trong Giáo hội, trong đó có việc cho phụ nữ chịu thánh chức, cải tổ luân lý tính dục của Giáo hội cho hợp thời và sau cùng là thay đổi luật độc thân giáo sĩ. Khóa họp toàn thể của công nghị có 230 đại biểu, đa số là giáo dân. Ban đầu, công nghị dự kiến sẽ kết thúc vào tháng Mười năm 2021, nhưng vì đại dịch nên kết thúc vào tháng Hai năm ngoái.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho Tuần báo Công Giáo “Die Tagespost”, số ra cuối tuần này, ngày 09 tháng Chín năm 2023, Đức Cha Oster tố giác rằng hồi năm ngoái, khi Tiến trình Công nghị kết thúc với những nghị quyết được thông qua, số người Công Giáo rời bỏ Giáo hội đạt tới mức kỷ lục. Đức Cha nói: Việc xin ra khỏi Giáo hội cao như thế, không nhất thiết là vì Tiến trình Công nghị, nhưng chắc chắn là Con đường này cũng không đưa họ trở về với Giáo hội.
Theo Đức Cha, không phải mọi điều nói về Con đường này đều là tiêu cực, nhưng “tôi xác tín rằng xu hướng chung sẽ đẩy mạnh tiến trình tự tục hóa kéo dài”. Giáo hội không còn thu hút nữa đối với những người trẻ, vì báo chí liên tục nói về những vấn đề gây phẫn nộ, bực tức, như luật độc thân giáo sĩ, truyền chức linh mục cho phụ nữ, tính dục, lý thuyết về giống, gender, hoặc cuộc khủng hoảng vì lạm dụng. Trong khi đó, Giáo hội cống hiến quá ít các lớp huấn giáo đi xa hơn những chuẩn bị cho các em khi xưng tội rước lễ lần đầu hoặc chịu phép Thêm sức. “Giáo hội thường không giải thích về nội dung đức tin và ảnh hưởng của đức tin tới đời sống cụ thể của con người”.
Đức Cha Oster cho biết: Tại giáo phận Passau, chúng tôi tìm cách khơi gợi cho người trẻ về đức tin với kinh nguyện chúc tụng Chúa, những kinh nghiệm cộng đồng trong những quán giải khát và trong tương lai có một trường về việc làm môn đệ Chúa, với sự cộng tác của cộng đoàn Loreto. Đức Cha nhấn mạnh rằng: “Nếu không có chiều kích cầu nguyện và phụng tự, thì mọi toan tính tái loan báo Tin mừng sẽ không có kết quả”.